Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 15 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
01:51 13/07/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 10,34-11,1
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Cuộc hành trình lữ thứ trần gian luôn đong đầy sóng gió nghi nan. Bước đường đời luôn ẩn chứa những trở ngại gian truân. Nhưng chúng con thật hạnh phúc, vì có Chúa làm bạn đồng hành với chúng con. Chúa luôn tiếp sức cho chúng con bằng chính sức sống thần linh của Chúa. Thánh Thể Chúa chính là nguồn sức mạnh cho cuộc đời chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con luôn biết đến với Chúa để tìm sự an ủi nâng đỡ trong những lúc nghi nan của giòng đời.
Lạy Chúa, trên hành trình cuộc đời chúng con cũng còn có rất nhiều bạn đồng hành. Đó chính là hiện thân của Chúa. Họ hiện diện để nâng đỡ chúng con. Và cũng có thể họ là những người đang cần chúng con làm phúc thi ân. Họ là cha mẹ anh em, bè bạn đang giúp đỡ chúng con. Họ là người bất hạnh đang xòe tay xin trợ giúp của chúng con. Xin giúp chúng con biết nhận ra Chúa nơi tha nhân để chúng con đối xử với nhau trong yêu thương chân thành. Xin giúp chúng con mặc lấy tâm tình từ bi và nhân hậu của Chúa để chúng con luôn cảm thông, tha thứ và nâng đỡ anh em.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con luôn hiên ngang bước đi theo Chúa, cho dẫu có gặp muôn vàn những khó khăn. Xin cho chúng con cùng vác với Chúa thập giá trên đường đời chúng con đi. Xin cho tâm hồn chúng con được tràn đầy tình yêu Chúa để thánh giá mà Chúa muốn chúng con vác luôn nhẹ nhàng, êm ái. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 11,20-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
“Như mưa từ trời sẽ thấm vào lòng đất”, sức sống của Chúa cũng thẩm thấu trong chúng con qua bí tích Thánh Thể. Chúng con xin tạ ơn Chúa đã luôn bổ dưỡng cho chúng con qua ơn thánh của Chúa. Xin giúp chúng con biết gìn giữ món quà Chúa ban bằng đời sống tránh xa những cám dỗ tội lỗi, và tử bỏ những thói hư tật xấu.
Lạy Chúa, năm xưa Chúa đã xót xa khi nhìn thấy lối sống dẫn đến diệt vong của con dân thành Ca-pha-na-um. Vì tự mãn nên đã không nhận ra sứ điệp sám hối. Họ chai lì trong tội nên không quyết tâm thay đổi lối sống cho phù hợp Tin Mừng. Nhưng Chúa ơi, có lẽ Chúa cũng đang xót xa nhìn đến phận người chúng con. Vì thế giới hôm nay vẫn còn đó biết bao tệ nạn xấu đang gặm nhấm linh hồn chúng con. Biết bao bạn trẻ đang bị mê hoặc bởi sách báo, phim ảnh xấu đã làm mất đi sự trong trắng của tâm hồn. Họ đã để cho những tư tưởng xấu làm chủ đầu óc họ, khiến họ lao vào con đường tội lỗi. Biết bao người đang vùi sâu đời mình trong những đam mê lầm lạc khiến họ đánh mất nhân tính, và phẩm giá làm người của mình.
Lạy Chúa, xin cho Lời Chúa hôm nay đánh động chúng con biết ăn năn sám hối và canh tân đời sống cho phù hợp Tin Mừng. Xin giúp chúng con thắng vượt những tư tưởng, ước muốn tội lỗi, để chúng con luôn sống trong sạch và cao thượng trong cuộc sống hôm nay. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 11,25-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã nhìn đến phận người yếu đuối nhỏ bé của chúng con. Chúa luôn chúc phúc cho những tâm hồn đơn sơ. Chúa luôn nâng đỡ những ai hèn yếu. Xin cho chúng con luôn khiêm tốn phó thác cuộc đời trong tay Chúa. Xin Chúa nên thành luỹ che chở cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Thiên Chúa nhưng đã xoá mình để trở nên một con người giống như chúng con. Chúa hoà nhập với cuộc đời chúng con trong sự khiêm hạ để phục vụ chúng con. Xin ban cho chúng con một tâm hồn khiêm tốn để chúng con dễ hoà đồng với mọi người. Xin loại trừ trong chúng con tính tự cao tự đại để chúng con không bao giờ khinh khi, coi thường anh em của mình. Xin mặc vào trong tâm hồn chúng con tính đơn sơ, hiền lành để chúng con luôn rộng mở với mọi người và sẵn sàng yêu thương phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết nhận ra những khả năng Chúa ban, để chúng con biết ca tụng Chúa, và sử dụng ơn ban của Chúa để phục vụ mọi người, ngõ hầu làm sáng danh Chúa. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 11,28-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với tâm bánh đơn sơ nhỏ bé, Chúa đã đi vào cuộc đời chúng con thật giản dị, âm thầm. Chúa đến với chúng con không bằng quyền uy mà bằng tình thương của người cha nhân ái bao dung. Chúa đồng hành với chúng con như một người bạn luôn ân cần chăm sóc, giúp đỡ chúng con trong khiêm tốn phục vụ. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết mặc lấy tâm tình của Chúa để chúng con cũng có thể cúi mình phục vụ, và sống bác ái vị tha với nhau. Xin đừng để thói kiêu căng độc ác bùng phát trong chúng con, khiến chúng con trở thành nô bộc của ma quỷ và đánh mất tình Chúa tình người.
Lạy Chúa, mỗi khi chúng con tưởng mình tốt lành thánh thiện, chính là lúc chúng con đang ở trong nguy cơ phạm tội, xa Chúa. Trái lại, khi chúng con mang trong lòng sự khiêm nhường, nhận biết mình tội lỗi bất xứng, chính là lúc chúng con đang lãnh nhận ơn Chúa, đang cảm nếm được sự ngọt ngào của tình Chúa xót thương. Xin giúp chúng con đừng bao giờ có thái độ kiêu căng, cố chấp để rồi không nhận ra tội lỗi của mình, và ở lỳ trong tình trạng tội lỗi. Xin giúp chúng con luôn khiêm tốn nhận ra sự bất toàn của mình, để chúng con biết sống cảm thông và tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa, lời Chúa luôn tha thiết mời gọi chúng con: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Xin giúp chúng con luôn ở trong trường học của Chúa để được Chúa dạy bảo, ngõ hầu có thể đem ra thực hành trong cuộc sống thường ngày. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 12,1-8
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã ngự đến linh hồn chúng con. Dù rằng tâm hồn chúng con còn ngổn ngang trăm bề những lo lắng trần thế, những ham muốn tầm thường. Chúa không chấp nhất tội chúng con. Chúa chỉ còn nghĩ đến một điều là ban phát tình yêu.
Lạy Chúa, ở đời nếu không có tình yêu, người ta sẽ dễ dàng kết án tẩy chay lẫn nhau. Đôi khi còn kết án bừa bãi, thiếu cân nhắc. Xin tha thứ vì những lần chúng con đối xử bất khoan dung với nhau. Xin giúp chúng con đừng bao giờ nói hành, bỏ vạ cáo gian anh em mình một cách bừa bãi. Nhưng xin ban cho chúng con một tâm hồn luôn yêu thương, nhân từ như Chúa để chúng con biết đối xử với nhau ngày một tốt hơn.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng rất nhân từ, xin ban ơn Thánh Thần để hoán cải tâm hồn vốn dĩ ích kỷ và đầy hẹp hòi của chúng con. Xin giúp chúng con đủ sáng suốt để sống và cư xử tốt với nhau, như Chúa hằng đối xử như vậy với chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 15 TN
Mt 12,14-21
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa là Đấng sáng tạo mọi loài. Chúng con thật hạnh phúc vì được Chúa yêu thương hơn muôn loài muôn vật Chúa đã dựng nên. Xin cho chúng con biết quy hướng về Chúa, biết sống phụng sự Chúa trên hết mọi sự, biết tôn thờ Chúa hết lòng và hết trí khôn.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã ban cho chúng con mọi sự: sự sống, sức khỏe, gia đình cùng biết bao ân huệ khác. Chúa chỉ đòi chúng con biết sống đền đáp tình thương cao vời của Chúa bằng đời sống cao rao tình thương của Chúa. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại quá thiếu sót với Chúa. Có mấy khi chúng con biết dành thời giờ trọn vẹn để tôn thờ Chúa. Chúng con thường làm chiếu lệ cho qua. Chúng con thiếu tôn kính trong việc phụng vụ. Chúng con còn so đo tính toán thời giờ với Chúa. Xin tha thứ cho những thiếu sót của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con biết dùng cuộc đời để tôn thờ Chúa, để làm vinh danh Chúa.
Lạy Chúa, là Đấng trung thành trong tình yêu. Cho dù chúng con có bất trung Chúa vẫn yêu thương chúng con. Xin giúp chúng con biết theo gương Chúa để yêu thương và phục vụ anh em trong kiên nhẫn và trung thành như Chúa. Amen
Mt 10,34-11,1
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Cuộc hành trình lữ thứ trần gian luôn đong đầy sóng gió nghi nan. Bước đường đời luôn ẩn chứa những trở ngại gian truân. Nhưng chúng con thật hạnh phúc, vì có Chúa làm bạn đồng hành với chúng con. Chúa luôn tiếp sức cho chúng con bằng chính sức sống thần linh của Chúa. Thánh Thể Chúa chính là nguồn sức mạnh cho cuộc đời chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con luôn biết đến với Chúa để tìm sự an ủi nâng đỡ trong những lúc nghi nan của giòng đời.
Lạy Chúa, trên hành trình cuộc đời chúng con cũng còn có rất nhiều bạn đồng hành. Đó chính là hiện thân của Chúa. Họ hiện diện để nâng đỡ chúng con. Và cũng có thể họ là những người đang cần chúng con làm phúc thi ân. Họ là cha mẹ anh em, bè bạn đang giúp đỡ chúng con. Họ là người bất hạnh đang xòe tay xin trợ giúp của chúng con. Xin giúp chúng con biết nhận ra Chúa nơi tha nhân để chúng con đối xử với nhau trong yêu thương chân thành. Xin giúp chúng con mặc lấy tâm tình từ bi và nhân hậu của Chúa để chúng con luôn cảm thông, tha thứ và nâng đỡ anh em.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con luôn hiên ngang bước đi theo Chúa, cho dẫu có gặp muôn vàn những khó khăn. Xin cho chúng con cùng vác với Chúa thập giá trên đường đời chúng con đi. Xin cho tâm hồn chúng con được tràn đầy tình yêu Chúa để thánh giá mà Chúa muốn chúng con vác luôn nhẹ nhàng, êm ái. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 11,20-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
“Như mưa từ trời sẽ thấm vào lòng đất”, sức sống của Chúa cũng thẩm thấu trong chúng con qua bí tích Thánh Thể. Chúng con xin tạ ơn Chúa đã luôn bổ dưỡng cho chúng con qua ơn thánh của Chúa. Xin giúp chúng con biết gìn giữ món quà Chúa ban bằng đời sống tránh xa những cám dỗ tội lỗi, và tử bỏ những thói hư tật xấu.
Lạy Chúa, năm xưa Chúa đã xót xa khi nhìn thấy lối sống dẫn đến diệt vong của con dân thành Ca-pha-na-um. Vì tự mãn nên đã không nhận ra sứ điệp sám hối. Họ chai lì trong tội nên không quyết tâm thay đổi lối sống cho phù hợp Tin Mừng. Nhưng Chúa ơi, có lẽ Chúa cũng đang xót xa nhìn đến phận người chúng con. Vì thế giới hôm nay vẫn còn đó biết bao tệ nạn xấu đang gặm nhấm linh hồn chúng con. Biết bao bạn trẻ đang bị mê hoặc bởi sách báo, phim ảnh xấu đã làm mất đi sự trong trắng của tâm hồn. Họ đã để cho những tư tưởng xấu làm chủ đầu óc họ, khiến họ lao vào con đường tội lỗi. Biết bao người đang vùi sâu đời mình trong những đam mê lầm lạc khiến họ đánh mất nhân tính, và phẩm giá làm người của mình.
Lạy Chúa, xin cho Lời Chúa hôm nay đánh động chúng con biết ăn năn sám hối và canh tân đời sống cho phù hợp Tin Mừng. Xin giúp chúng con thắng vượt những tư tưởng, ước muốn tội lỗi, để chúng con luôn sống trong sạch và cao thượng trong cuộc sống hôm nay. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 11,25-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã nhìn đến phận người yếu đuối nhỏ bé của chúng con. Chúa luôn chúc phúc cho những tâm hồn đơn sơ. Chúa luôn nâng đỡ những ai hèn yếu. Xin cho chúng con luôn khiêm tốn phó thác cuộc đời trong tay Chúa. Xin Chúa nên thành luỹ che chở cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Thiên Chúa nhưng đã xoá mình để trở nên một con người giống như chúng con. Chúa hoà nhập với cuộc đời chúng con trong sự khiêm hạ để phục vụ chúng con. Xin ban cho chúng con một tâm hồn khiêm tốn để chúng con dễ hoà đồng với mọi người. Xin loại trừ trong chúng con tính tự cao tự đại để chúng con không bao giờ khinh khi, coi thường anh em của mình. Xin mặc vào trong tâm hồn chúng con tính đơn sơ, hiền lành để chúng con luôn rộng mở với mọi người và sẵn sàng yêu thương phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết nhận ra những khả năng Chúa ban, để chúng con biết ca tụng Chúa, và sử dụng ơn ban của Chúa để phục vụ mọi người, ngõ hầu làm sáng danh Chúa. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 11,28-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với tâm bánh đơn sơ nhỏ bé, Chúa đã đi vào cuộc đời chúng con thật giản dị, âm thầm. Chúa đến với chúng con không bằng quyền uy mà bằng tình thương của người cha nhân ái bao dung. Chúa đồng hành với chúng con như một người bạn luôn ân cần chăm sóc, giúp đỡ chúng con trong khiêm tốn phục vụ. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết mặc lấy tâm tình của Chúa để chúng con cũng có thể cúi mình phục vụ, và sống bác ái vị tha với nhau. Xin đừng để thói kiêu căng độc ác bùng phát trong chúng con, khiến chúng con trở thành nô bộc của ma quỷ và đánh mất tình Chúa tình người.
Lạy Chúa, mỗi khi chúng con tưởng mình tốt lành thánh thiện, chính là lúc chúng con đang ở trong nguy cơ phạm tội, xa Chúa. Trái lại, khi chúng con mang trong lòng sự khiêm nhường, nhận biết mình tội lỗi bất xứng, chính là lúc chúng con đang lãnh nhận ơn Chúa, đang cảm nếm được sự ngọt ngào của tình Chúa xót thương. Xin giúp chúng con đừng bao giờ có thái độ kiêu căng, cố chấp để rồi không nhận ra tội lỗi của mình, và ở lỳ trong tình trạng tội lỗi. Xin giúp chúng con luôn khiêm tốn nhận ra sự bất toàn của mình, để chúng con biết sống cảm thông và tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa, lời Chúa luôn tha thiết mời gọi chúng con: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Xin giúp chúng con luôn ở trong trường học của Chúa để được Chúa dạy bảo, ngõ hầu có thể đem ra thực hành trong cuộc sống thường ngày. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 15 thường niên
Mt 12,1-8
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã ngự đến linh hồn chúng con. Dù rằng tâm hồn chúng con còn ngổn ngang trăm bề những lo lắng trần thế, những ham muốn tầm thường. Chúa không chấp nhất tội chúng con. Chúa chỉ còn nghĩ đến một điều là ban phát tình yêu.
Lạy Chúa, ở đời nếu không có tình yêu, người ta sẽ dễ dàng kết án tẩy chay lẫn nhau. Đôi khi còn kết án bừa bãi, thiếu cân nhắc. Xin tha thứ vì những lần chúng con đối xử bất khoan dung với nhau. Xin giúp chúng con đừng bao giờ nói hành, bỏ vạ cáo gian anh em mình một cách bừa bãi. Nhưng xin ban cho chúng con một tâm hồn luôn yêu thương, nhân từ như Chúa để chúng con biết đối xử với nhau ngày một tốt hơn.
Lạy Chúa Giêsu là Đấng rất nhân từ, xin ban ơn Thánh Thần để hoán cải tâm hồn vốn dĩ ích kỷ và đầy hẹp hòi của chúng con. Xin giúp chúng con đủ sáng suốt để sống và cư xử tốt với nhau, như Chúa hằng đối xử như vậy với chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 15 TN
Mt 12,14-21
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa là Đấng sáng tạo mọi loài. Chúng con thật hạnh phúc vì được Chúa yêu thương hơn muôn loài muôn vật Chúa đã dựng nên. Xin cho chúng con biết quy hướng về Chúa, biết sống phụng sự Chúa trên hết mọi sự, biết tôn thờ Chúa hết lòng và hết trí khôn.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã ban cho chúng con mọi sự: sự sống, sức khỏe, gia đình cùng biết bao ân huệ khác. Chúa chỉ đòi chúng con biết sống đền đáp tình thương cao vời của Chúa bằng đời sống cao rao tình thương của Chúa. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại quá thiếu sót với Chúa. Có mấy khi chúng con biết dành thời giờ trọn vẹn để tôn thờ Chúa. Chúng con thường làm chiếu lệ cho qua. Chúng con thiếu tôn kính trong việc phụng vụ. Chúng con còn so đo tính toán thời giờ với Chúa. Xin tha thứ cho những thiếu sót của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con biết dùng cuộc đời để tôn thờ Chúa, để làm vinh danh Chúa.
Lạy Chúa, là Đấng trung thành trong tình yêu. Cho dù chúng con có bất trung Chúa vẫn yêu thương chúng con. Xin giúp chúng con biết theo gương Chúa để yêu thương và phục vụ anh em trong kiên nhẫn và trung thành như Chúa. Amen
Chúa chăn nuôi tôi
LM An Phong Trần Đức Phương
16:20 13/07/2009
CHÚA CHĂN NUÔI TÔI
(CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Bài Đáp Ca Thánh Lễ hôm nay trích trong Thánh Vịnh 22, ca tụng Chúa là Vị Chủ Chăn luôn lo lắng chăn dắt mọi người chúng ta qua mọi hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
“Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi,
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người để tôi nằm nghỉ…
Bên dòng suối mát, Người cho tôi uống thỏa thuê…
Người dẫn dắt tôi trên đường ngay nẻo chính…
Dù khi phải qua những thung lũng tối tăm,
Tôi vẫn không lo sợ, vì Chúa luôn ở cùng tôi…”
Đó là những lời tâm tình của những người thời Cựu Ước ca tụng Chúa luôn là Vị Chủ Chăn lo lắng cho đoàn chiên của Chúa.
Qua dòng thời gian, Chúa cũng chọn một số người ở trần gian để chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Tuy nhiên, cũng có những chủ chăn không chu toàn bổn phận, nên trong Bài Đọc I (Giêrêmia 23: 1-6), qua miệng Tiên tri Giêrêmia, Chúa đã phải lên tiếng cảnh cáo những chủ chăn thiếu trách nhiệm, làm tan nát đoàn chiên của Chúa. Rồi chính Chúa đã ra tay “quy tụ đoàn chiên lại và chọn những chủ chăn xứng đáng để coi sóc. ”
Bài Phúc Âm (Matcô 6: 30-34) ghi việc các Tông đồ, sau những ngày được Chúa Giêsu sai đi truyền giáo, đã trở về vui mừng thuật lại những điều đã làm và đã giảng dạy. Sau đó bao nhiêu việc phải làm cho đoàn dân chúng đông đảo kéo tới “đến nỗi Chúa Giêsu và các Tông đồ không có giờ ăn uống nghỉ ngơi!” Vì thế, Chúa Giêsu cảm thấy các Tông đồ cần phải có những giây phút thinh lặng để nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng tâm hồn, nên Chúa bảo các ông chèo thuyền đến một nơi thanh vắng. Nhưng, dân chúng vẫn kéo đến, và Chúa Giêsu cùng các Tông đồ đã lại phải chiều lòng phục vụ họ. Tấm lòng mục tử yêu thương, hết lòng vì đoàn chiên đã làm Chúa Giêsu “động lòng thương, vì họ như đoàn chiên không người chăn dắt!”
Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay (Êphêsô 2: 13-18) nói về việc Chúa Giêsu, vị Chủ Chăn Nhân Lành, vì thương xót loài người tội lỗi, đã hy sinh trên Thập Giá để cứu chuộc chúng ta và nối kết chúng ta nên một trong tình yêu của Chúa Cha và trong ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần.
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện: xin Chúa ban cho Giáo Hội những chủ chăn luôn biết noi gương Chúa “ yêu thương và tận tâm chăn dắt đoàn chiên” Chúa trao phó. Dâng những hy sinh hãm mình để cầu nguyện cho các chủ chăn là nhiệm vụ của mọi người chúng ta, đặc biệt trong “Năm Linh Mục” này.
(CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Bài Đáp Ca Thánh Lễ hôm nay trích trong Thánh Vịnh 22, ca tụng Chúa là Vị Chủ Chăn luôn lo lắng chăn dắt mọi người chúng ta qua mọi hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
“Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi,
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người để tôi nằm nghỉ…
Bên dòng suối mát, Người cho tôi uống thỏa thuê…
Người dẫn dắt tôi trên đường ngay nẻo chính…
Dù khi phải qua những thung lũng tối tăm,
Tôi vẫn không lo sợ, vì Chúa luôn ở cùng tôi…”
Đó là những lời tâm tình của những người thời Cựu Ước ca tụng Chúa luôn là Vị Chủ Chăn lo lắng cho đoàn chiên của Chúa.
Qua dòng thời gian, Chúa cũng chọn một số người ở trần gian để chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Tuy nhiên, cũng có những chủ chăn không chu toàn bổn phận, nên trong Bài Đọc I (Giêrêmia 23: 1-6), qua miệng Tiên tri Giêrêmia, Chúa đã phải lên tiếng cảnh cáo những chủ chăn thiếu trách nhiệm, làm tan nát đoàn chiên của Chúa. Rồi chính Chúa đã ra tay “quy tụ đoàn chiên lại và chọn những chủ chăn xứng đáng để coi sóc. ”
Bài Phúc Âm (Matcô 6: 30-34) ghi việc các Tông đồ, sau những ngày được Chúa Giêsu sai đi truyền giáo, đã trở về vui mừng thuật lại những điều đã làm và đã giảng dạy. Sau đó bao nhiêu việc phải làm cho đoàn dân chúng đông đảo kéo tới “đến nỗi Chúa Giêsu và các Tông đồ không có giờ ăn uống nghỉ ngơi!” Vì thế, Chúa Giêsu cảm thấy các Tông đồ cần phải có những giây phút thinh lặng để nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng tâm hồn, nên Chúa bảo các ông chèo thuyền đến một nơi thanh vắng. Nhưng, dân chúng vẫn kéo đến, và Chúa Giêsu cùng các Tông đồ đã lại phải chiều lòng phục vụ họ. Tấm lòng mục tử yêu thương, hết lòng vì đoàn chiên đã làm Chúa Giêsu “động lòng thương, vì họ như đoàn chiên không người chăn dắt!”
Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay (Êphêsô 2: 13-18) nói về việc Chúa Giêsu, vị Chủ Chăn Nhân Lành, vì thương xót loài người tội lỗi, đã hy sinh trên Thập Giá để cứu chuộc chúng ta và nối kết chúng ta nên một trong tình yêu của Chúa Cha và trong ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần.
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện: xin Chúa ban cho Giáo Hội những chủ chăn luôn biết noi gương Chúa “ yêu thương và tận tâm chăn dắt đoàn chiên” Chúa trao phó. Dâng những hy sinh hãm mình để cầu nguyện cho các chủ chăn là nhiệm vụ của mọi người chúng ta, đặc biệt trong “Năm Linh Mục” này.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:49 13/07/2009
ÁI TÌNH CỦA PHONG TÍN TỬ
Phong Tín Tử nhìn thấy cái bóng xa xa của con bươm bướm, tình cảm liên miên, bèn nói: “Các anh coi, con bướm vừa đẹp đẽ lại vừa dịu hiền, hơn nữa phong cách lại thanh thoát. Không như con ong mật chỉ biết kêu vù vù, mà lại còn mang thêm một cái kim châm, đốt người khắp nơi, thật là đáng ghét chết đi được”.
Hoa sen trêu chọc: “Ấy là vì anh thích con bướm, người mà anh thích thì tất cả khuyết điểm đều thành ưu điểm; người mà anh không thích thì ngay cả ưu điểm của họ [anh] nhìn cũng không thấy”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Khi yêu thì trái ấu cũng tròn, khi ghét thì trái bồ hòn cũng méo”- Trái ấu thì ai cũng biết nó “méo” đến thậm tệ, nhưng thật ra nó không phải méo, mà là hình thù chẳng ra cái gì cả; còn trái bồ hòn “tròn” đến mức độ nào thì ai mà chẳng biết, khỏi nói.
Nhưng cái đáng nói ở đây chính là: yêu và ghét đều có thể làm cho tròn biến thành méo, và từ méo biến thành tròn, đúng là vĩ đại.
Chỉ có tình yêu của Chúa Ki-tô mới có đủ sức làm méo ra tròn.
Chỉ có sự ganh ghét của ma quỷ mới làm cho tròn thành méo.
Ôi ! Yêu và ghét đều là do cái tâm mà ra cả.
N2T |
Phong Tín Tử nhìn thấy cái bóng xa xa của con bươm bướm, tình cảm liên miên, bèn nói: “Các anh coi, con bướm vừa đẹp đẽ lại vừa dịu hiền, hơn nữa phong cách lại thanh thoát. Không như con ong mật chỉ biết kêu vù vù, mà lại còn mang thêm một cái kim châm, đốt người khắp nơi, thật là đáng ghét chết đi được”.
Hoa sen trêu chọc: “Ấy là vì anh thích con bướm, người mà anh thích thì tất cả khuyết điểm đều thành ưu điểm; người mà anh không thích thì ngay cả ưu điểm của họ [anh] nhìn cũng không thấy”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Khi yêu thì trái ấu cũng tròn, khi ghét thì trái bồ hòn cũng méo”- Trái ấu thì ai cũng biết nó “méo” đến thậm tệ, nhưng thật ra nó không phải méo, mà là hình thù chẳng ra cái gì cả; còn trái bồ hòn “tròn” đến mức độ nào thì ai mà chẳng biết, khỏi nói.
Nhưng cái đáng nói ở đây chính là: yêu và ghét đều có thể làm cho tròn biến thành méo, và từ méo biến thành tròn, đúng là vĩ đại.
Chỉ có tình yêu của Chúa Ki-tô mới có đủ sức làm méo ra tròn.
Chỉ có sự ganh ghét của ma quỷ mới làm cho tròn thành méo.
Ôi ! Yêu và ghét đều là do cái tâm mà ra cả.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:50 13/07/2009
N2T |
40. Người kiêu ngạo mang trong mình vạn điều ác độc và ghét ghen của ma quỷ, làm cho con người ta thấy mình là trội nhất, mà tự tách rời khỏi con đường cứu viện.
(Thánh Augustinus)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Giáo Lý Đức Tin: giáo huấn chống phá thai không thay đổi
Vũ Văn An
09:05 13/07/2009
Hồi tháng Ba vừa qua, việc rút phép thông công đối với những người trực tiếp can dự vào vụ phá thai cho một em bé 9 tuổi tại Ba Tây đã gây xôn xao dư luận thế giới. Em bé này không được nêu tên, nhưng bị cha ghẻ lạm dụng tình dục và đã mang thai 2 đứa con cùng một lúc, trong khi em chỉ cao 1 thướ 3 và không nặng quá 36 kí lô. Đến tuần thứ 15 của thai kỳ, thì các bác sĩ đã tiến hành thủ tục phá thai, với sự đồng ý của em và mẹ em.
Khỏi nói thì việc rút phép thông công trên bị giới phò phá thai lên án kịch liệt. Có điều, khi đưa tin về việc ấy, họ đã cố tình không trung thực. Tờ Time, chẳng hạn, loan tin như sau: “Trường hợp em bé 9 tuổi mang thai đã đủ làm người ta ngỡ ngàng rồi. Ấy thế nhưng phản ứng của Giáo Hội Công Giáo còn khiến cho nhiều người Ba Tây phẫn nộ hơn. Tổng Giám Mục Jose Cardoso Sobrinho của thành phố duyên hải Recife tuyên bố rằng Vatican lên án tuyệt thông cho gia đình của cô gái … vì đã quyết định phá thai”. Time cho rằng việc lên án này gây phẫn nộ, vì trường hợp cô gái hợp với hai trường hợp trừ trong luật Ba Tây, là luật chỉ cho phép phá thai nếu bị cuỡng dâm hay trong trường hợp mạng sống người mẹ bị đe dọa. Theo Time, xương chậu chưa phát triển đủ của người mẹ mới 9 tuổi này làm cho việc sinh nở hết sức nguy hiểm.
Thật ra, Đức TGM Sobrinho chỉ loan báo hay công bố vạ tuyệt thông, chứ Vatican thực sự không trực tiếp dính líu vào. Đối với người không hiểu giáo luật, thì cần nói rõ: những ai trực tiếp can dự vào việc phá thai là tự đặt mình ra ngoài Giáo Hội, nói cách khác là tự động bị rút phép thông công hay chịu vạ tuyệt thông tiền kết (ipso facto hay latae sententiae). Công bố, như lời Đức TGM Sobrinho, chỉ là để giáo dục các tín hữu khác. Những người phò phá thai đều hiểu rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đưa tin theo chiều hướng một kết án kiểu của toà bên ngoài.
Time chỉ trích dẫn một số viên chức “ủng hộ” phá thai mà không trích dẫn các viên chức thẩm quyền khác vốn xác nhận tính mạng người mẹ không nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai cho tới lúc được sinh theo phẫu thuật xêsarê. Các bản tin của Fox News hay BBC News cũng đều thế cả. Họ đồng loạt chỉ trích hành động của Đức TGM Sobrinho, và cho đó là hành động của Giáo Hội Công Giáo nói chung và của Vatican nói riêng.
Một giáo phẩm Vatican phản đối vạ tuyệt thông
Có điều họ không ngờ là một vị giáo phẩm của Vatican cũng đã lên tiếng chỉ trích quyết định công bố vạ tuyệt thông trên đây. Vị giáo phẩm đó là Đức TGM Rino Fisichella, chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, người đã chính thức đăng một bài trên tờ báo bán chính thức của Tòa Thánh, tức tờ L’Osservatore Romano, để đả kích vụ công bố ấy. Khiến hãng tin AP vội cho chạy hàng tít: “Tổng giám mục tại Vatican bênh vực việc phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây”. Theo hãng này, Đức TGM Rino Fisichella đã lên tiếng bênh vực cô gái 9 tuổi phá thai sau khi bị người cha ghẻ cưỡng dâm đến mang bầu, vì cho rằng mạng sống cô gái bị đe doạ vì vụ mang bầu này. Ngài cho rằng: “Trước khi nghĩ đến vạ tuyệt thông, điều cần thiết và cấp bách là phải cứu mạng sống vô tội của cô và đưa cô trở lại với mức độ nhân tính mà những người thuộc Giáo Hội như chúng ta nên hiểu rõ và nắm vững để tuyên xưng”. Hãng AP cũng cho rằng: “mặc dù nói rõ mình chống việc phá thai, nhưng vị giáo phẩm này vẫn tin rằng trong trường hợp này, cô gái, trước nhất, cần phải được bênh vực, nâng đỡ, đối xử cách dịu ngọt, giúp cô cảm thấy rằng chúng ta hết thẩy đang đứng về phía cô, hết thẩy, không trừ một ai”. AP cũng nhắc lại mối ưu tư của Đức TGM Fisichella, cho rằng việc rút phép thông công được quảng bá công khai này “sẽ gây tổn thương đến tính khả tín trong giáo huấn của chúng ta, một giáo huấn bị họ coi là không nhậy cảm, khó hiểu và thiếu xót thương”.
Hãng tin Zenit cũng loan tin: Đức TGM coi việc công bố vạ tuyệt thông này là một việc làm vội vã trong một vấn đề hết sức tế nhị về luân lý, một việc mà ngài cho rằng không cần khẩn trương và công khai đến như thế. Theo ngài, điều cần trong lúc này là tỏ “dấu chỉ gần gũi với người chịu đau khổ, một hành vi cảm thương, biết nhìn quá lãnh vực tài phán, dù vẫn duy trì nguyên tắc”.
Tin tức do AP cung cấp không có gì sai sự thật, nhưng cung cách và lời loan tin có nhiều điều mù mờ, khiến người đọc có những phản ứng không tốt đối với giáo huấn và đường lối của Giáo Hội nói chung và của Toà Thánh nói riêng. Gọi Đức Tổng Giám Mục Fisichella là người của Vatican, thì vừa đúng vừa sai. Tổ chức của Vatican, cũng giống như bất cứ một chính phủ nào khác, có nhiều tầng khác nhau, có những cơ quan có quyền nhận mình đại diện cho Tòa Thánh, dù mức đại diện này vẫn có một phẩm trật riêng, nhưng cũng có những cơ quan hay định chế khó lòng có thể coi là tiếng nói của Vatican được. Thí dụ những cơ quan chỉ có tính cách tư vấn, cố vấn, cung cấp các tư liệu hay ý kiến cho Đức Giáo Hoàng nói riêng hay cho Tòa Thánh nói chung, thì tiếng nói của họ chỉ có cái giá trị như sứ mệnh của họ đã mặc lấy. Một trong những cơ quan ấy chính là Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống. Theo định nghĩa, hàn lâm viện giáo hoàng chỉ là một hội nghiên cứu có tính danh dự (an academic honorary society) được thiết lập và đặt dưới sự chỉ đạo của Toà Thánh. Nhiều hội đã hiện hữu ngay trước khi được nhận danh hiệu “giáo hoàng”. Tiếng nói của chúng, vì thế, không ‘nặng ký’ như tiếng nói của một Thánh Bộ. Hãng AP hiểu rất rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đặt những cái tít thật kêu để ngầm cho mọi người hiểu lầm rằng: quan điểm của Tòa Thánh về việc phá thai đã thay đổi. Thực sự không phải vậy.
Vội vã hấp tấp
Điều thứ hai, thực ra Đức Tổng Giám Mục Fisichella không lên án vạ tuyệt thông, một điều mà chính ngài đã nhìn nhận là đã xẩy ra rồi và có giá trị, vì nó là một vạ tiền kết, ipso facto, không cần ai phải kết án hết. Ngài chỉ lên tiếng về cung cách công bố “vội vã” hay “hấp tấp” mà thôi, trước nhiều quan tâm khác đáng lẽ phải có. Khía cạnh ngài nêu ra, như thế, thuộc phạm vi mục vụ, không hề thuộc phạm vi tài phán, càng không thuộc phạm vi nguyên tắc, học lý, thần học hay tín lý.
Về vấn đề này, có người cho rằng Đức TGM Fisichella mới là người vội vã hấp tấp. Theo Cha Berardo Graz, một chuyên gia y khoa, thuộc giáo phận Guarulhos, “nếu Đức Cha Fisichella nhận được nhiều tín liệu chính xác và đầy đủ chi tiết hơn, có lẽ ngài đã không viết những điều ngài đã viết”. Cha Graz là thành viên hội đồng quản trị của Bệnh Viện Stela Maris tại Sao Paolo, và là một y sĩ được huấn luyện tại Ý. Cha cho rằng Đức Cha Fisichella đã bị hướng dẫn sai một cách trầm trọng về vụ việc này vì mạng sống của cô gái không có chi nguy hiểm cả, như chính bệnh viện ‘điều trị’ cô đã xác nhận. “Điều ấy không đúng! Ngay IMIP (Child Maternity Institute of Pernambuco), sau khi Jose Cardoso Sobrinho, Tổng GM Recife, can thiệp, đã tuyên bố rằng cô gái không có nguy cơ tử vong và chính vì lý do đó, họ đã cho phép cô được chuyển bệnh viện. Nguy cơ chỉ có vào cuối thai kỳ, nhưng lúc đó việc hạ sinh… sẽ được thực hiện bằng phẫu thuật xêsarê, như trong hầu hết 30,000 vụ mang thai của các thiếu nữ nhỏ hơn 14 tuổi tại Ba Tây hàng năm”.
Cha Graz thêm rằng luận điểm phải bênh vực cô gái trước nhất của Đức Cha Fisichella cũng thiếu cơ sở. Bởi vì đó chính là việc Đức Cha Sobrinho đã làm. Nhiều ngày trước vụ phá thai, ngài đã cố gắng hết sức để vận động cho việc ấy đừng xẩy ra. Ngài yêu cầu giám đốc IMIP phải tiết lộ sự thật liên quan đến báo động giả về nguy cơ tử vong đối với cô gái, một láo khoét được phe phò phá thai thổi phồng để đánh động công luận. Sự láo khoét này tiếp tục nhiễm độc giới báo chí và qua nó là đa số dân chúng Ba Tây. Theo cha đó là chiến thuật của văn hóa sự chết.
Cô gái không bị vạ tuyệt thông
Tuy nhiên, phản bác mạnh mẽ nhất chống lại nhận định của Đức Cha Fisichella đến từ chính “hiện trường” xẩy ra sự việc. Đó là thông cáo báo chí của Đức Cha Sobrinho và tuyên ngôn của Tổng Giáo Phận Olinda và Recife.
Nhờ thông cáo và tuyên ngôn này, người ta hiểu hơn các động lực chính đáng đứng đàng sau việc công bố vạ tuyệt thông “latae sententiae”. Theo đó, tất cả những ai trực tiếp góp phần vào việc trục thai đều tự động bị vạ tuyệt thông, đó là bà mẹ cô gái và các bác sĩ phá thai. Riêng cô gái, vì còn quá nhỏ, không bị vạ tuyệt thông ấy. Chi tiết sau thường không được các tờ báo thế tục nhắc tới, cố tình cho người ta hiểu lầm rằng “phán quyết của Vatican” là một phán quyết bất phân biệt, bừa bãi.
Tuyên ngôn cho biết mọi người trong khu vực nhất là vị quản nhiệm giáo xứ Alagoinha, nơi gia đình cô gái cư ngụ, đã hết tình chăm sóc cô gái từ lúc nghe tin cô có thai. Cha xứ tới thăm cô và gia đình cô hàng ngày với tâm tình đầy bác ái và dịu dàng. Khi cô gái được chuyển tới Recife, bất chấp đường xa (hơn 200 cây số), ngài vẫn tới thăm cô gái hàng ngày, tìm đủ mọi cách để cô cảm thấy cô không cô đơn, nhựng Giáo Hội luôn đồng hành với cô. Bởi thế quan tâm hàng đầu của Giáo Hội không phải là nghĩ đến vạ tuyệt thông mà là phúc lợi của cô gái và hai thai nhi của cô, tìm cách cứu vớt cả ba mạng sống ấy. Sau khi cô gái được chuyển tới bệnh viện Recife, Giáo Hội địa phương đã tìm đủ mọi phương tiện luật pháp để tránh việc phá thai.
Tuyên ngôn cũng không đồng ý với nhận định của Đức Cha Fisichella rằng “quyết định này khá khó… đối với chính luật luân lý”. Giáo Hội luôn dạy rằng luật luân lý hết sức rõ ràng: không bao giờ được phép khai trừ sự sống của người vô tội để cứu một mạng sống khác. Trên thực tế, dù có những bác sĩ minh nhiên tuyên bố mình thực hành và tiếp tục thực hành các vụ phá thai, nhưng cũng có nhiều bác sĩ cương quyết nhất định không phá thai, như lời chứng của một cựu bác sĩ Công Giáo, từng phục vụ ngành sản khoa gần 50 năm, cựu trưởng sản khoa tại bệnh viện Andarai [Rio de Janeiro], nơi ông đỡ đẻ 4,524 hài nhi, nhiều em do các bà mẹ vị thành niên.
Việc công bố vạ tuyệt thông chỉ xẩy ra sau khi không còn cách nào khác để ngăn chặn việc phá thai, một việc hết sứ gây chấn động trong dư luận quần chúng, mà nếu Giáo Hội im lặng không lên tiếng, thì lương tâm Công Giáo sẽ cho đó là một đồng lõa với tội ác. Cho nên, theo tuyên ngôn, rất tiếc Đức Cha Fisichella “đã không có được những dữ kiện hay tín liệu cần thiết để lên tiếng về vụ việc này, (và đã lên tiếng) trong sự mù tịt các sự kiện”. Bản lên tiếng của ngài vì thế vô tình là một lời bào chữa cho nạn phá thai, vô tình làm cho các bác sĩ phá thai trong vụ này “hãnh diện” thêm.
Bản tuyên ngôn còn cho rằng Đức Cha Fisichella không bận tâm đến cả việc phải bàn thảo hay hỏi ý kiến anh em của mình trong hàng ngũ giám mục Ba Tây. Ngài tin tưởng báo chí thế tục hơn chính những người hữu trách trong giáo hội địa phương.
Chính vì những phản ứng ấy, những vị hữu trách tại Vatican đã lên tiếng. Trước nhất là đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với hàng giám mục hoàn cầu, nghĩa là “bề trên” của cả Đức Cha Fisichella lẫn Đức Cha Sobrinho. Trong một cuộc phỏng vấn bởi nhật báo Ý La Stampa, Đức Hồng Y cho rằng: “Đây là một trường hợp đáng buồn, nhưng vấn đề thực ra là hai thai nhi ấy là hai con người thơ ngây vô tội, chúng cũng có quyền sống, không ai tước bỏ được. Sự sống phải luôn được bảo vệ. Tấn công chống lại Giáo Hội Ba Tây là không biện minh được”.
Đức Hồng Y Re có ý nói tới các lời chỉ trích của Tổng Thống Ba Tây, Luiz Lula, và của bộ trưởng y tế Jose Gomes Temporao, cả hai đều phò phá thai, chống lại việc Đức Cha Sobrinho công bố vạ tuyệt thông đối với bà mẹ cô gái và các bác sĩ giúp cô phá thai, một vạ họ đương nhiên lãnh lấy. Hội Đồng Giám Mục Ba Tây cũng ra một thông báo ủng hộ việc làm Đức Cha Sobrinho. Bản thông báo này viết rằng: “Trung thành với Phúc Âm, Giáo Hội luôn đặt mình vào vị trí phò sự sống, trong việc dứt khoát lên án mọi bạo hành chống lại phẩm giá nhân vị… Đứng trước tính phức tạp của vụ này, chúng tôi rất buồn khi thấy nó đã không được đối diện với một thái độ bình thản, yên tĩnh và đủ thì giờ cần thiết mà tình thế đòi buộc. Mặt khác, chúng tôi không đồng ý với việc loại trừ mạng sống của những con người nhân bản không thể tự bảo vệ được chính mình”
Giáo huấn vẫn không thay đổi
Sau cùng, tiếng nói có thẩm quyền đã được gióng lên. Theo tin Zenit ngày 12 tháng Bẩy, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban hành một bài minh xác về vụ này, cũng được đăng trên tờ L’Osservatore Romano, ngày 11 tháng Bẩy, để trả lời “một số thư gửi tới Tòa Thánh, mà một số do nhiều nhân vật nổi danh trong sinh hoạt chính trị và giáo hội, liên quan đến tình trạng mù mờ tạo nên tại nhiều quốc gia, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh”.
Thánh Bộ nhấn mạnh rằng: “giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc phá thai chưa bao giờ thay đổi và cũng không thể nào thay đổi”. Giáo huấn ấy đã được nói rõ tại các số 2270-2273 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo.
Dù không trực tiếp bàn rộng tới vụ việc xẩy ra tại Recife chung quanh việc công bố vạ tuyệt thông, nhưng bài minh xác của Thánh Bộ Đức Tin có nhắc sơ qua tới hai việc: bài báo của Đức Cha Fisichella đã bị thao túng, khai thác và cô gái tại Recife thực sự được chăm sóc thỏa đáng về phương diện mục vụ.
Khi đề cập tới những hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, bài minh xác này nhắc lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, theo đó, dù là trong những hoàn cảnh bi đát và đau lòng thí dụ để bảo vệ một số giá trị quan trọng như sức khỏe bà mẹ hay tiêu chuẩn sống của các thành viên khác trong gia đình, chứ không phải vì những lý do vị kỷ, hay ngay trong trường hợp sợ đứa trẻ ra đời sẽ bất bình thường, thì các lý do ấy vẫn không bao giờ có thể biện minh được việc cố ý giết một con người thơ ngây vô tội ("Evangelium Vitae," số 58)."
Bài minh xác cũng đề cập tới “những chữa trị y khoa đặc biệt nhằm duy trì sức khỏe của người mẹ và cho rằng cần phân biệt hai trường hợp khác nhau: thứ nhất là việc chữa trị hay can thiệp ấy trực tiếp gây ra cái chết cho bào thai, việc mà người ta quen gọi là ‘phá thai chữa bệnh’ ('therapeutic abortion'); việc này không bao giờ được phép, vì nó gián tiếp giết chết một mạng người vô tội; thứ hai, có những can thiệp hay chữa trị tự nó không có tính phá thai dù thai nhi vẫn chết do hậu quả phụ thuộc (collateral). Khỏi nói, ai cũng rõ: trường hợp phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây trên đây thuộc trường hợp thứ nhất. Các bác sĩ cố tình giết thai nhi để ‘cứu’ mạng sống người mẹ, một mạng sống chưa thực sự lâm nguy và còn có nhiều cách khác để cứu.
Khỏi nói thì việc rút phép thông công trên bị giới phò phá thai lên án kịch liệt. Có điều, khi đưa tin về việc ấy, họ đã cố tình không trung thực. Tờ Time, chẳng hạn, loan tin như sau: “Trường hợp em bé 9 tuổi mang thai đã đủ làm người ta ngỡ ngàng rồi. Ấy thế nhưng phản ứng của Giáo Hội Công Giáo còn khiến cho nhiều người Ba Tây phẫn nộ hơn. Tổng Giám Mục Jose Cardoso Sobrinho của thành phố duyên hải Recife tuyên bố rằng Vatican lên án tuyệt thông cho gia đình của cô gái … vì đã quyết định phá thai”. Time cho rằng việc lên án này gây phẫn nộ, vì trường hợp cô gái hợp với hai trường hợp trừ trong luật Ba Tây, là luật chỉ cho phép phá thai nếu bị cuỡng dâm hay trong trường hợp mạng sống người mẹ bị đe dọa. Theo Time, xương chậu chưa phát triển đủ của người mẹ mới 9 tuổi này làm cho việc sinh nở hết sức nguy hiểm.
Thật ra, Đức TGM Sobrinho chỉ loan báo hay công bố vạ tuyệt thông, chứ Vatican thực sự không trực tiếp dính líu vào. Đối với người không hiểu giáo luật, thì cần nói rõ: những ai trực tiếp can dự vào việc phá thai là tự đặt mình ra ngoài Giáo Hội, nói cách khác là tự động bị rút phép thông công hay chịu vạ tuyệt thông tiền kết (ipso facto hay latae sententiae). Công bố, như lời Đức TGM Sobrinho, chỉ là để giáo dục các tín hữu khác. Những người phò phá thai đều hiểu rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đưa tin theo chiều hướng một kết án kiểu của toà bên ngoài.
Time chỉ trích dẫn một số viên chức “ủng hộ” phá thai mà không trích dẫn các viên chức thẩm quyền khác vốn xác nhận tính mạng người mẹ không nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai cho tới lúc được sinh theo phẫu thuật xêsarê. Các bản tin của Fox News hay BBC News cũng đều thế cả. Họ đồng loạt chỉ trích hành động của Đức TGM Sobrinho, và cho đó là hành động của Giáo Hội Công Giáo nói chung và của Vatican nói riêng.
Một giáo phẩm Vatican phản đối vạ tuyệt thông
Có điều họ không ngờ là một vị giáo phẩm của Vatican cũng đã lên tiếng chỉ trích quyết định công bố vạ tuyệt thông trên đây. Vị giáo phẩm đó là Đức TGM Rino Fisichella, chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, người đã chính thức đăng một bài trên tờ báo bán chính thức của Tòa Thánh, tức tờ L’Osservatore Romano, để đả kích vụ công bố ấy. Khiến hãng tin AP vội cho chạy hàng tít: “Tổng giám mục tại Vatican bênh vực việc phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây”. Theo hãng này, Đức TGM Rino Fisichella đã lên tiếng bênh vực cô gái 9 tuổi phá thai sau khi bị người cha ghẻ cưỡng dâm đến mang bầu, vì cho rằng mạng sống cô gái bị đe doạ vì vụ mang bầu này. Ngài cho rằng: “Trước khi nghĩ đến vạ tuyệt thông, điều cần thiết và cấp bách là phải cứu mạng sống vô tội của cô và đưa cô trở lại với mức độ nhân tính mà những người thuộc Giáo Hội như chúng ta nên hiểu rõ và nắm vững để tuyên xưng”. Hãng AP cũng cho rằng: “mặc dù nói rõ mình chống việc phá thai, nhưng vị giáo phẩm này vẫn tin rằng trong trường hợp này, cô gái, trước nhất, cần phải được bênh vực, nâng đỡ, đối xử cách dịu ngọt, giúp cô cảm thấy rằng chúng ta hết thẩy đang đứng về phía cô, hết thẩy, không trừ một ai”. AP cũng nhắc lại mối ưu tư của Đức TGM Fisichella, cho rằng việc rút phép thông công được quảng bá công khai này “sẽ gây tổn thương đến tính khả tín trong giáo huấn của chúng ta, một giáo huấn bị họ coi là không nhậy cảm, khó hiểu và thiếu xót thương”.
Hãng tin Zenit cũng loan tin: Đức TGM coi việc công bố vạ tuyệt thông này là một việc làm vội vã trong một vấn đề hết sức tế nhị về luân lý, một việc mà ngài cho rằng không cần khẩn trương và công khai đến như thế. Theo ngài, điều cần trong lúc này là tỏ “dấu chỉ gần gũi với người chịu đau khổ, một hành vi cảm thương, biết nhìn quá lãnh vực tài phán, dù vẫn duy trì nguyên tắc”.
Tin tức do AP cung cấp không có gì sai sự thật, nhưng cung cách và lời loan tin có nhiều điều mù mờ, khiến người đọc có những phản ứng không tốt đối với giáo huấn và đường lối của Giáo Hội nói chung và của Toà Thánh nói riêng. Gọi Đức Tổng Giám Mục Fisichella là người của Vatican, thì vừa đúng vừa sai. Tổ chức của Vatican, cũng giống như bất cứ một chính phủ nào khác, có nhiều tầng khác nhau, có những cơ quan có quyền nhận mình đại diện cho Tòa Thánh, dù mức đại diện này vẫn có một phẩm trật riêng, nhưng cũng có những cơ quan hay định chế khó lòng có thể coi là tiếng nói của Vatican được. Thí dụ những cơ quan chỉ có tính cách tư vấn, cố vấn, cung cấp các tư liệu hay ý kiến cho Đức Giáo Hoàng nói riêng hay cho Tòa Thánh nói chung, thì tiếng nói của họ chỉ có cái giá trị như sứ mệnh của họ đã mặc lấy. Một trong những cơ quan ấy chính là Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống. Theo định nghĩa, hàn lâm viện giáo hoàng chỉ là một hội nghiên cứu có tính danh dự (an academic honorary society) được thiết lập và đặt dưới sự chỉ đạo của Toà Thánh. Nhiều hội đã hiện hữu ngay trước khi được nhận danh hiệu “giáo hoàng”. Tiếng nói của chúng, vì thế, không ‘nặng ký’ như tiếng nói của một Thánh Bộ. Hãng AP hiểu rất rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đặt những cái tít thật kêu để ngầm cho mọi người hiểu lầm rằng: quan điểm của Tòa Thánh về việc phá thai đã thay đổi. Thực sự không phải vậy.
Vội vã hấp tấp
Điều thứ hai, thực ra Đức Tổng Giám Mục Fisichella không lên án vạ tuyệt thông, một điều mà chính ngài đã nhìn nhận là đã xẩy ra rồi và có giá trị, vì nó là một vạ tiền kết, ipso facto, không cần ai phải kết án hết. Ngài chỉ lên tiếng về cung cách công bố “vội vã” hay “hấp tấp” mà thôi, trước nhiều quan tâm khác đáng lẽ phải có. Khía cạnh ngài nêu ra, như thế, thuộc phạm vi mục vụ, không hề thuộc phạm vi tài phán, càng không thuộc phạm vi nguyên tắc, học lý, thần học hay tín lý.
Về vấn đề này, có người cho rằng Đức TGM Fisichella mới là người vội vã hấp tấp. Theo Cha Berardo Graz, một chuyên gia y khoa, thuộc giáo phận Guarulhos, “nếu Đức Cha Fisichella nhận được nhiều tín liệu chính xác và đầy đủ chi tiết hơn, có lẽ ngài đã không viết những điều ngài đã viết”. Cha Graz là thành viên hội đồng quản trị của Bệnh Viện Stela Maris tại Sao Paolo, và là một y sĩ được huấn luyện tại Ý. Cha cho rằng Đức Cha Fisichella đã bị hướng dẫn sai một cách trầm trọng về vụ việc này vì mạng sống của cô gái không có chi nguy hiểm cả, như chính bệnh viện ‘điều trị’ cô đã xác nhận. “Điều ấy không đúng! Ngay IMIP (Child Maternity Institute of Pernambuco), sau khi Jose Cardoso Sobrinho, Tổng GM Recife, can thiệp, đã tuyên bố rằng cô gái không có nguy cơ tử vong và chính vì lý do đó, họ đã cho phép cô được chuyển bệnh viện. Nguy cơ chỉ có vào cuối thai kỳ, nhưng lúc đó việc hạ sinh… sẽ được thực hiện bằng phẫu thuật xêsarê, như trong hầu hết 30,000 vụ mang thai của các thiếu nữ nhỏ hơn 14 tuổi tại Ba Tây hàng năm”.
Cha Graz thêm rằng luận điểm phải bênh vực cô gái trước nhất của Đức Cha Fisichella cũng thiếu cơ sở. Bởi vì đó chính là việc Đức Cha Sobrinho đã làm. Nhiều ngày trước vụ phá thai, ngài đã cố gắng hết sức để vận động cho việc ấy đừng xẩy ra. Ngài yêu cầu giám đốc IMIP phải tiết lộ sự thật liên quan đến báo động giả về nguy cơ tử vong đối với cô gái, một láo khoét được phe phò phá thai thổi phồng để đánh động công luận. Sự láo khoét này tiếp tục nhiễm độc giới báo chí và qua nó là đa số dân chúng Ba Tây. Theo cha đó là chiến thuật của văn hóa sự chết.
Cô gái không bị vạ tuyệt thông
Tuy nhiên, phản bác mạnh mẽ nhất chống lại nhận định của Đức Cha Fisichella đến từ chính “hiện trường” xẩy ra sự việc. Đó là thông cáo báo chí của Đức Cha Sobrinho và tuyên ngôn của Tổng Giáo Phận Olinda và Recife.
Nhờ thông cáo và tuyên ngôn này, người ta hiểu hơn các động lực chính đáng đứng đàng sau việc công bố vạ tuyệt thông “latae sententiae”. Theo đó, tất cả những ai trực tiếp góp phần vào việc trục thai đều tự động bị vạ tuyệt thông, đó là bà mẹ cô gái và các bác sĩ phá thai. Riêng cô gái, vì còn quá nhỏ, không bị vạ tuyệt thông ấy. Chi tiết sau thường không được các tờ báo thế tục nhắc tới, cố tình cho người ta hiểu lầm rằng “phán quyết của Vatican” là một phán quyết bất phân biệt, bừa bãi.
Tuyên ngôn cho biết mọi người trong khu vực nhất là vị quản nhiệm giáo xứ Alagoinha, nơi gia đình cô gái cư ngụ, đã hết tình chăm sóc cô gái từ lúc nghe tin cô có thai. Cha xứ tới thăm cô và gia đình cô hàng ngày với tâm tình đầy bác ái và dịu dàng. Khi cô gái được chuyển tới Recife, bất chấp đường xa (hơn 200 cây số), ngài vẫn tới thăm cô gái hàng ngày, tìm đủ mọi cách để cô cảm thấy cô không cô đơn, nhựng Giáo Hội luôn đồng hành với cô. Bởi thế quan tâm hàng đầu của Giáo Hội không phải là nghĩ đến vạ tuyệt thông mà là phúc lợi của cô gái và hai thai nhi của cô, tìm cách cứu vớt cả ba mạng sống ấy. Sau khi cô gái được chuyển tới bệnh viện Recife, Giáo Hội địa phương đã tìm đủ mọi phương tiện luật pháp để tránh việc phá thai.
Tuyên ngôn cũng không đồng ý với nhận định của Đức Cha Fisichella rằng “quyết định này khá khó… đối với chính luật luân lý”. Giáo Hội luôn dạy rằng luật luân lý hết sức rõ ràng: không bao giờ được phép khai trừ sự sống của người vô tội để cứu một mạng sống khác. Trên thực tế, dù có những bác sĩ minh nhiên tuyên bố mình thực hành và tiếp tục thực hành các vụ phá thai, nhưng cũng có nhiều bác sĩ cương quyết nhất định không phá thai, như lời chứng của một cựu bác sĩ Công Giáo, từng phục vụ ngành sản khoa gần 50 năm, cựu trưởng sản khoa tại bệnh viện Andarai [Rio de Janeiro], nơi ông đỡ đẻ 4,524 hài nhi, nhiều em do các bà mẹ vị thành niên.
Việc công bố vạ tuyệt thông chỉ xẩy ra sau khi không còn cách nào khác để ngăn chặn việc phá thai, một việc hết sứ gây chấn động trong dư luận quần chúng, mà nếu Giáo Hội im lặng không lên tiếng, thì lương tâm Công Giáo sẽ cho đó là một đồng lõa với tội ác. Cho nên, theo tuyên ngôn, rất tiếc Đức Cha Fisichella “đã không có được những dữ kiện hay tín liệu cần thiết để lên tiếng về vụ việc này, (và đã lên tiếng) trong sự mù tịt các sự kiện”. Bản lên tiếng của ngài vì thế vô tình là một lời bào chữa cho nạn phá thai, vô tình làm cho các bác sĩ phá thai trong vụ này “hãnh diện” thêm.
Bản tuyên ngôn còn cho rằng Đức Cha Fisichella không bận tâm đến cả việc phải bàn thảo hay hỏi ý kiến anh em của mình trong hàng ngũ giám mục Ba Tây. Ngài tin tưởng báo chí thế tục hơn chính những người hữu trách trong giáo hội địa phương.
Chính vì những phản ứng ấy, những vị hữu trách tại Vatican đã lên tiếng. Trước nhất là đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với hàng giám mục hoàn cầu, nghĩa là “bề trên” của cả Đức Cha Fisichella lẫn Đức Cha Sobrinho. Trong một cuộc phỏng vấn bởi nhật báo Ý La Stampa, Đức Hồng Y cho rằng: “Đây là một trường hợp đáng buồn, nhưng vấn đề thực ra là hai thai nhi ấy là hai con người thơ ngây vô tội, chúng cũng có quyền sống, không ai tước bỏ được. Sự sống phải luôn được bảo vệ. Tấn công chống lại Giáo Hội Ba Tây là không biện minh được”.
Đức Hồng Y Re có ý nói tới các lời chỉ trích của Tổng Thống Ba Tây, Luiz Lula, và của bộ trưởng y tế Jose Gomes Temporao, cả hai đều phò phá thai, chống lại việc Đức Cha Sobrinho công bố vạ tuyệt thông đối với bà mẹ cô gái và các bác sĩ giúp cô phá thai, một vạ họ đương nhiên lãnh lấy. Hội Đồng Giám Mục Ba Tây cũng ra một thông báo ủng hộ việc làm Đức Cha Sobrinho. Bản thông báo này viết rằng: “Trung thành với Phúc Âm, Giáo Hội luôn đặt mình vào vị trí phò sự sống, trong việc dứt khoát lên án mọi bạo hành chống lại phẩm giá nhân vị… Đứng trước tính phức tạp của vụ này, chúng tôi rất buồn khi thấy nó đã không được đối diện với một thái độ bình thản, yên tĩnh và đủ thì giờ cần thiết mà tình thế đòi buộc. Mặt khác, chúng tôi không đồng ý với việc loại trừ mạng sống của những con người nhân bản không thể tự bảo vệ được chính mình”
Giáo huấn vẫn không thay đổi
Sau cùng, tiếng nói có thẩm quyền đã được gióng lên. Theo tin Zenit ngày 12 tháng Bẩy, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban hành một bài minh xác về vụ này, cũng được đăng trên tờ L’Osservatore Romano, ngày 11 tháng Bẩy, để trả lời “một số thư gửi tới Tòa Thánh, mà một số do nhiều nhân vật nổi danh trong sinh hoạt chính trị và giáo hội, liên quan đến tình trạng mù mờ tạo nên tại nhiều quốc gia, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh”.
Thánh Bộ nhấn mạnh rằng: “giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc phá thai chưa bao giờ thay đổi và cũng không thể nào thay đổi”. Giáo huấn ấy đã được nói rõ tại các số 2270-2273 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo.
Dù không trực tiếp bàn rộng tới vụ việc xẩy ra tại Recife chung quanh việc công bố vạ tuyệt thông, nhưng bài minh xác của Thánh Bộ Đức Tin có nhắc sơ qua tới hai việc: bài báo của Đức Cha Fisichella đã bị thao túng, khai thác và cô gái tại Recife thực sự được chăm sóc thỏa đáng về phương diện mục vụ.
Khi đề cập tới những hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, bài minh xác này nhắc lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, theo đó, dù là trong những hoàn cảnh bi đát và đau lòng thí dụ để bảo vệ một số giá trị quan trọng như sức khỏe bà mẹ hay tiêu chuẩn sống của các thành viên khác trong gia đình, chứ không phải vì những lý do vị kỷ, hay ngay trong trường hợp sợ đứa trẻ ra đời sẽ bất bình thường, thì các lý do ấy vẫn không bao giờ có thể biện minh được việc cố ý giết một con người thơ ngây vô tội ("Evangelium Vitae," số 58)."
Bài minh xác cũng đề cập tới “những chữa trị y khoa đặc biệt nhằm duy trì sức khỏe của người mẹ và cho rằng cần phân biệt hai trường hợp khác nhau: thứ nhất là việc chữa trị hay can thiệp ấy trực tiếp gây ra cái chết cho bào thai, việc mà người ta quen gọi là ‘phá thai chữa bệnh’ ('therapeutic abortion'); việc này không bao giờ được phép, vì nó gián tiếp giết chết một mạng người vô tội; thứ hai, có những can thiệp hay chữa trị tự nó không có tính phá thai dù thai nhi vẫn chết do hậu quả phụ thuộc (collateral). Khỏi nói, ai cũng rõ: trường hợp phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây trên đây thuộc trường hợp thứ nhất. Các bác sĩ cố tình giết thai nhi để ‘cứu’ mạng sống người mẹ, một mạng sống chưa thực sự lâm nguy và còn có nhiều cách khác để cứu.
Bảy nhà thờ ở Baghdad bị đánh bom
Nguyễn Hoàng Thương
16:06 13/07/2009
Baghdad (AsiaNews) - Hôm 12/07, hàng loạt các xe bom đã nhắm mục tiêu vào bảy nhà thờ của Công Giáo nghi lễ Canđê và Chính Thống Giáo. Thiệt hại nặng nhất là Nhà thờ Canđê Thánh Maria ở Sharaa Philistine, nơi vị đại diện Tòa thượng phụ của Baghdad, Đức Cha Sleimon Wardouni làm mục vụ. Chiếc xe bom phát nổ trên con đường chạy dọc theo nhà thờ làm bốn người thiệt mạng và hàng chục người bị thương nặng.
Các nhà thờ khác, vì cách xa con đường nên hư hỏng nhẹ và một số người bị thương, còn các nhà thờ khác nữa chưa có báo cáo thiệt hại nhân mạng và vật chất.
Các nhà thờ khác bị đánh bom gồm: Nhà thờ Canđê Thánh George ở huyện Madidi, Nhà thờ Thánh Giuse ở Nafak (Canđê), Nhà thờ Thánh Tâm (Canđê), Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô (Chính Thống Syria), và Nhà thờ Assyria Thánh Maria. Một nhà thờ Giáo phái Ngày Hưu Lễ Thánh Giacôbê ở Dora dường như vẫn còn cháy vài giờ sau đó.
Chỉ mới một ngày trước, Đức Cha Wardouni còn tuyên bố nhấn mạnh đến thái độ điềm tĩnh ở thủ đô và ở Iraq sau khi các binh lính Mỹ rút quân.
Một số ký giả tại thủ đô cho hay cảnh sát nghi ngờ Abu Omar al-Baghdadi, kẻ cầm đầu Al Qaeda tại Iraq đứng đằng sau các vụ tấn công với động cơ trả thù cho "người tử đạo mạng che mặt" ở Đức. Marwa el-Sherbini, 32 tuổi và có mang 3 tháng, đã bị sát hại bằng dao tại phòng xử án ở Dresden bởi một người Đức gốc Nga, người mà Marwa kiện vì tội phỉ báng. Trong thế giới Hồi giáo, Marwa được gọi là"người tử đạo mạng che mặt" ("martyr of the veil ").
Các nhà thờ khác, vì cách xa con đường nên hư hỏng nhẹ và một số người bị thương, còn các nhà thờ khác nữa chưa có báo cáo thiệt hại nhân mạng và vật chất.
Các nhà thờ khác bị đánh bom gồm: Nhà thờ Canđê Thánh George ở huyện Madidi, Nhà thờ Thánh Giuse ở Nafak (Canđê), Nhà thờ Thánh Tâm (Canđê), Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô (Chính Thống Syria), và Nhà thờ Assyria Thánh Maria. Một nhà thờ Giáo phái Ngày Hưu Lễ Thánh Giacôbê ở Dora dường như vẫn còn cháy vài giờ sau đó.
Chỉ mới một ngày trước, Đức Cha Wardouni còn tuyên bố nhấn mạnh đến thái độ điềm tĩnh ở thủ đô và ở Iraq sau khi các binh lính Mỹ rút quân.
Một số ký giả tại thủ đô cho hay cảnh sát nghi ngờ Abu Omar al-Baghdadi, kẻ cầm đầu Al Qaeda tại Iraq đứng đằng sau các vụ tấn công với động cơ trả thù cho "người tử đạo mạng che mặt" ở Đức. Marwa el-Sherbini, 32 tuổi và có mang 3 tháng, đã bị sát hại bằng dao tại phòng xử án ở Dresden bởi một người Đức gốc Nga, người mà Marwa kiện vì tội phỉ báng. Trong thế giới Hồi giáo, Marwa được gọi là"người tử đạo mạng che mặt" ("martyr of the veil ").
Đại hội Sinh viên Đại học Âu Châu lần thứ I được tổ chức ở Rôma
Nguyễn Hoàng Thương
16:08 13/07/2009
Rôma (H2Onews) - "Những môn đệ mới trên đường Emmaus: Sống đời Kitô hữu ở trường đại học" là chủ đề của Đại hội Sinh viên Đại học Âu Châu lần đầu tiên được Liên Hội đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE) và Văn phòng Hoạt động Mục vụ Đại học của Giáo phận Rôma tổ chức từ ngày 6 đến 12 tháng Bảy tại Y.
Đại hội đón chào 1300 sinh viên từ 31 quốc gia, tất cả các tham dự viên đều tích cực trong các hoạt động mục vụ trường đại học. Đức Cha Lorenzo Leuzzi giải thích rằng họ gặp gỡ nhau để trao đổi kinh nghiệm và củng cố sự hiện diện của Chúa Kitô trong khuôn viên trường đại học: "Đây là thời điểm quan trọng cho tất cả các Hội đồng Giám Mục Âu Châu, vì qua sự tham gia của các phái đoàn, chúng tôi sẽ có thể tạo ra một mạng lưới mục vụ trường đại học để củng cố công việc được thực hiện nơi nhiều vị tuyên úy trường đại học"
Ngài cho hay thêm: "Thời khắc quan trọng sẽ là gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khi ngài với Pope Benedict XVI ngay ngày Lễ kính Thánh Bênêđictô, Thánh Bổn Mạng của Âu Châu và là ngày bổn mạng của Đức Thánh Cha. Vào ngày này, Đức Thánh Cha sẽ gặp giới trẻ Âu Châu, những người theo cách thế nào đó đại diện cho Âu Châu".
Đức Cha mời gọi tất cả những người trẻ tham dự vào buổi yết kiến Đức Thánh Cha này và tham dự Thánh Lễ hôm thứ Bảy, 11/07do Đức Hồng y Tarcisio Bertone chủ tế: "Tôi mời gọi tất cả các bạn trẻ, những người muốn hiệp cùng tất cả các tham dự viên vào sáng Thứ bảy này, tham dự Thánh Lễ, và sau đó, gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, vì nó là một cơ hội trải nghiệm thật sự thời khắc hiệp thông mãnh liệt với Chúa Phục Sinh qua người kế vị Thánh Phêrô, cùng nhau xây dựng một nền văn hóa mới ở Âu Châu để có thể phục vụ con người".
Trong buổi gặp gỡ 1.500 bạn trẻ hôm thứ Bảy 11/07, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi họ hãy là nhà truyền giáo cho những người bạn học chưa biết hay chưa chấp nhận Chúa Kitô. Ngài cũng nhấn mạnh rằng qua việc gặp gỡ Chúa có thể làm cho con tim được canh tân và soi dẫn để đời sống người ta có thể dựa vào đó và sau đó sẻ làm dậy men và trở thành men cho mội xã hội được sinh động bởi Tin Mừng.
Đức Thánh Cha cũng cho hay sự hiện diện của Kitô hữu trong trường đại học đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì ngày nay đức tin đang được kêu gọi, như trong những thế kỷ trước, hiến dâng sự phục vụ không thể thay thế được của mình cho tri thức trong xã hội đương thời để nó trở thành động lực của phát triển. Từ tri thức được nâng cao bởi đức tin, tài năng của từng người với khả năng hy vọng vào tương lai, sẽ vượt thắng những cám dỗ của viễn tượng đơn thuần duy vật của lịch sử và của những phụ thuộc vào cuộc sống.
Đại hội đón chào 1300 sinh viên từ 31 quốc gia, tất cả các tham dự viên đều tích cực trong các hoạt động mục vụ trường đại học. Đức Cha Lorenzo Leuzzi giải thích rằng họ gặp gỡ nhau để trao đổi kinh nghiệm và củng cố sự hiện diện của Chúa Kitô trong khuôn viên trường đại học: "Đây là thời điểm quan trọng cho tất cả các Hội đồng Giám Mục Âu Châu, vì qua sự tham gia của các phái đoàn, chúng tôi sẽ có thể tạo ra một mạng lưới mục vụ trường đại học để củng cố công việc được thực hiện nơi nhiều vị tuyên úy trường đại học"
Ngài cho hay thêm: "Thời khắc quan trọng sẽ là gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khi ngài với Pope Benedict XVI ngay ngày Lễ kính Thánh Bênêđictô, Thánh Bổn Mạng của Âu Châu và là ngày bổn mạng của Đức Thánh Cha. Vào ngày này, Đức Thánh Cha sẽ gặp giới trẻ Âu Châu, những người theo cách thế nào đó đại diện cho Âu Châu".
Đức Cha mời gọi tất cả những người trẻ tham dự vào buổi yết kiến Đức Thánh Cha này và tham dự Thánh Lễ hôm thứ Bảy, 11/07do Đức Hồng y Tarcisio Bertone chủ tế: "Tôi mời gọi tất cả các bạn trẻ, những người muốn hiệp cùng tất cả các tham dự viên vào sáng Thứ bảy này, tham dự Thánh Lễ, và sau đó, gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, vì nó là một cơ hội trải nghiệm thật sự thời khắc hiệp thông mãnh liệt với Chúa Phục Sinh qua người kế vị Thánh Phêrô, cùng nhau xây dựng một nền văn hóa mới ở Âu Châu để có thể phục vụ con người".
Trong buổi gặp gỡ 1.500 bạn trẻ hôm thứ Bảy 11/07, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kêu gọi họ hãy là nhà truyền giáo cho những người bạn học chưa biết hay chưa chấp nhận Chúa Kitô. Ngài cũng nhấn mạnh rằng qua việc gặp gỡ Chúa có thể làm cho con tim được canh tân và soi dẫn để đời sống người ta có thể dựa vào đó và sau đó sẻ làm dậy men và trở thành men cho mội xã hội được sinh động bởi Tin Mừng.
Đức Thánh Cha cũng cho hay sự hiện diện của Kitô hữu trong trường đại học đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì ngày nay đức tin đang được kêu gọi, như trong những thế kỷ trước, hiến dâng sự phục vụ không thể thay thế được của mình cho tri thức trong xã hội đương thời để nó trở thành động lực của phát triển. Từ tri thức được nâng cao bởi đức tin, tài năng của từng người với khả năng hy vọng vào tương lai, sẽ vượt thắng những cám dỗ của viễn tượng đơn thuần duy vật của lịch sử và của những phụ thuộc vào cuộc sống.
Hội Đồng Giám Mục Philippine bầu chọn tân Chủ tịch
Nguyễn Hoàng Thương
16:11 13/07/2009
Manila (CathNewsAsia) - Hội đồng Giám Mục Phi Luật Tân (CBCP) đã bầu chọn Đức Giám Mục Nereo Odchimar, nhà vận động bền bỉ chống lại khai mỏ và phá rừng bất hợp pháp, trở thành Tân Chủ tịch khi đấ nước này chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử vào tháng Năm, 2010.
Đức Giám Mục Nereo Odchimar của Tandag (tỉnh Nereo Surigao del Sur), hiện là Phó Chủ tịch CBCP, được các giám mục bầu chọn đa số phiếu áp đảo từ 86 giáo phận khắp Phi Luật Tân. Ngài sẽ kế vị Đức Tổng Giám Mục Angel Lagdameo của Jaro (Iloilo) sẽ rời khỏi chức vụ Chủ tịch CBCP vào 01/12 tới.
Đức Cha Odchimar sẽ phục vụ một nhiệm kỳ hai năm, ngài từ chối trả lời truyền thông vì chưa nhận nhiệm sở cho đến tháng Mưới Hai. CBCP cũng bầu chọn Tổng Giám Mục Jose Palma của Palo (Leyte) trở thành Phó Chủ tịch CBCP và các thành viên khác của Hội đồng Thường trực.
Tổng Thư ký CBCP, Đức Cha Juanito Figura công bố rằng cuộc bầu chọn đã được thực hiện với 88 giám mục đang tại chức hiện diện trong Phiên họp Thường niên được tổ chức hở Trung Tâm Công Giáo Giáo Hoàng Piô XII ở Manila. Ngài cũng cho hay một số giám mục đã sớm bày tỏ sự ủng hộ việc bầu chọn Đức Cha Odchimar trước đó.
Đức Giám Mục Nereo Odchimar của Tandag (tỉnh Nereo Surigao del Sur), hiện là Phó Chủ tịch CBCP, được các giám mục bầu chọn đa số phiếu áp đảo từ 86 giáo phận khắp Phi Luật Tân. Ngài sẽ kế vị Đức Tổng Giám Mục Angel Lagdameo của Jaro (Iloilo) sẽ rời khỏi chức vụ Chủ tịch CBCP vào 01/12 tới.
Đức Cha Odchimar sẽ phục vụ một nhiệm kỳ hai năm, ngài từ chối trả lời truyền thông vì chưa nhận nhiệm sở cho đến tháng Mưới Hai. CBCP cũng bầu chọn Tổng Giám Mục Jose Palma của Palo (Leyte) trở thành Phó Chủ tịch CBCP và các thành viên khác của Hội đồng Thường trực.
Tổng Thư ký CBCP, Đức Cha Juanito Figura công bố rằng cuộc bầu chọn đã được thực hiện với 88 giám mục đang tại chức hiện diện trong Phiên họp Thường niên được tổ chức hở Trung Tâm Công Giáo Giáo Hoàng Piô XII ở Manila. Ngài cũng cho hay một số giám mục đã sớm bày tỏ sự ủng hộ việc bầu chọn Đức Cha Odchimar trước đó.
Đức Thánh Cha nói hiểu biết Chúa là một phần thiết yếu của nền học vấn
Bùi Hữu Thư
23:10 13/07/2009
VATICAN (CNS) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, kiến thức là yếu tố chính cho việc phát triển ngày nay, nhưng nếu kiến thức về Thiên Chúa bị loại ra khỏi chương trình giáo dục con người thì họ không có đầy đủ hiểu biết để giúp đỡ xã hội.
Đức Thánh Cha nói trong một buổi tiếp kiến ngày 11 tháng 7 với các sinh viên Âu Châu, "Cũng như trong nhiều thế kỷ đã qua, đức tin được mời gọi để cung ứng dịch vụ không thể thay thế cho kiến thức; trong xã hội tân tiến, đức tin là động lực thúc đẩy sự tiến bộ đích thực.
Đức Thánh Cha nói, "Chính kiến thức, được phong phú hóa nhờ sự hỗ trợ của đức tin mới giúp cho con người nhìn vào tương lai với niềm hy vọng, và vượt thắng những cám dỗ của một quan điểm hoàn toàn vật chất về sự hiện sinh và lịch sử.”
Các sinh viên đến Rôma từ 31 quốc gia để thảo luận về các cách sống sao để trở thành môn đệ Chúa Kitô trong môi trường đại học. Buổi họp của họ được Hội Đồng Giám Mục Âu Châu bảo trợ.
Đức Thánh Cha nói, khi các nền văn hóa hội nhập kiến thức vào hệ thống giá trị của họ, họ cần “sự đóng góp của các học giả có thể thảo luận về Thiên Chúa trong các mái trường Đại Học” và để khuyến khích mọi người tìm kiếm Thiên Chúa một lần nữa.
Đức Thánh Cha Benedict nói với các sinh viên rằng trong những năm đại học họ được mời gọi để đầu tư tài nguyên tốt nhất của họ -- vừa trí tuệ lẫn nhân bản và thiêng liêng -- để trưởng thành như những cá nhân và chuẩn bị phục vụ cho ích lợi chung.
Đức Thánh Cha nói, "Hoạt động cho kiến thức là một ơn gọi đặc biệt của đại học. Và trong khi các lãnh vực kiến thức của con người càng ngày càng trở nên phức tạp hơn, con người cần “những đức tính luân lý và tinh thần càng tinh tế hơn” để có thể sử dụng kiến thức này cho lợi ích cá nhân và của mọi người.”
Đức Thánh Cha yêu cầu các sinh viên cộng tác với các giáo sư và tuyên uý “để tạo dựng các phòng thí nghiệm về đức tin và văn hóa” nới việc tìm kiếm sự thật được chia sẻ.
Ngài nói, "Hãy yêu mến các đại học của các bạn, đây là những vận động trường cho việc thao luyện nhân đức và việc phục vụ."
Đức Thánh Cha nói trong một buổi tiếp kiến ngày 11 tháng 7 với các sinh viên Âu Châu, "Cũng như trong nhiều thế kỷ đã qua, đức tin được mời gọi để cung ứng dịch vụ không thể thay thế cho kiến thức; trong xã hội tân tiến, đức tin là động lực thúc đẩy sự tiến bộ đích thực.
Đức Thánh Cha nói, "Chính kiến thức, được phong phú hóa nhờ sự hỗ trợ của đức tin mới giúp cho con người nhìn vào tương lai với niềm hy vọng, và vượt thắng những cám dỗ của một quan điểm hoàn toàn vật chất về sự hiện sinh và lịch sử.”
Các sinh viên đến Rôma từ 31 quốc gia để thảo luận về các cách sống sao để trở thành môn đệ Chúa Kitô trong môi trường đại học. Buổi họp của họ được Hội Đồng Giám Mục Âu Châu bảo trợ.
Đức Thánh Cha nói, khi các nền văn hóa hội nhập kiến thức vào hệ thống giá trị của họ, họ cần “sự đóng góp của các học giả có thể thảo luận về Thiên Chúa trong các mái trường Đại Học” và để khuyến khích mọi người tìm kiếm Thiên Chúa một lần nữa.
Đức Thánh Cha Benedict nói với các sinh viên rằng trong những năm đại học họ được mời gọi để đầu tư tài nguyên tốt nhất của họ -- vừa trí tuệ lẫn nhân bản và thiêng liêng -- để trưởng thành như những cá nhân và chuẩn bị phục vụ cho ích lợi chung.
Đức Thánh Cha nói, "Hoạt động cho kiến thức là một ơn gọi đặc biệt của đại học. Và trong khi các lãnh vực kiến thức của con người càng ngày càng trở nên phức tạp hơn, con người cần “những đức tính luân lý và tinh thần càng tinh tế hơn” để có thể sử dụng kiến thức này cho lợi ích cá nhân và của mọi người.”
Đức Thánh Cha yêu cầu các sinh viên cộng tác với các giáo sư và tuyên uý “để tạo dựng các phòng thí nghiệm về đức tin và văn hóa” nới việc tìm kiếm sự thật được chia sẻ.
Ngài nói, "Hãy yêu mến các đại học của các bạn, đây là những vận động trường cho việc thao luyện nhân đức và việc phục vụ."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thầy Dòng Lasan Việt Nam vì cứu học trò mà bị chết chìm bên Campuchia
John Phương
06:01 13/07/2009
PHNOM PENH - Sáng Chúa Nhật hôm nay ngày 12/07/09, Cộng đoàn gốc người Việt Nam ở Campuchia đã thật xúc động và đau buồn thương tiếc một thầy giáo đã bị tử nạn vì cứu học trò của mình. Đó là Thầy Đaminh Phùng Thế Minh thuộc Dòng La San Việt Nam, sinh năm 1981, và từ 3 năm qua, Thầy được cử sang làm công tác tông đồ cho người Việt tại giáo họ Vạn Lịch, Campuchia.
Cô giáo Nguyễn thị Tuyết đã chứng kiến thảm kịch hôm nay (cô cũng là một tình nguyện viên nhân dịp nghỉ hè cô sang giúp kiều bào tại Campuchia, cùng thiện nguyện với các anh em dòng Lasan). Cô giáo Tuyết kể rằng mục đích của cô cũng như các thầy Dòng sang Campuchia là muốn giúp một tay trong việc giáo dục cho các em nhỏ thuộc họ đạo Vạn Lịch. Cô định sau khi công tác 1 tháng xong sẽ về lại Việt Nam.
Theo lời kể của cô giáo Tuyết thì vào sáng chúa nhật hôm nay, sau khi dự lễ và dạy giáo lý xong, cô Tuyết cùng 3 thầy dòng Lasan dẫn học trò đi sinh hoạt, sau đó dẫn các em đi tắm trước trước cửa nhà thờ khoảng 100mét. Đến 12giờ trưa thầy trò chuẩ̀n bị về ăn cơm, thình lình có em Nguyễn thị Ngọc Giầu trượt chân rớt xuống sông và bị xoáy vào dòng nước hung ác, tức thì thầy Phùng Thế Minh nhảy theo dòng nước cứu em Giầu thoát chết, do nước xoáy qúa mạnh nên đã cuốn thầy chìm dần xuống lòng sông. Không thấy Thày đâu nữa.
Sau 2 tiếng đồng hồ, những người thuyền chài gần đó mới chài lưới và tìm được thi thể của thầy cách đó 200 mét.
Thầy Minh đã liều mình cứu học trò của mình khỏi tay tử thần và đã phải hy sinh chính mạng sống của mình. Tấm gương về lòng dũng cảm của Thầy đã để lại cho họ đạo Vạn Lịch bên Campuchia nói riêng và những Cộng đoàn Công giáo khắp nơi nói một loàng kính phục và qúi mến. Ai cũng bùi ngùi tiếc thường.
Đến khoảng 2giờ chiều chúa nhật 12/07/09 chi thể của thầy Minh được đưa lên nhà thờ Vạn Lịch, một họ đạo nhỏ bé nằm sát bên dòng sông Mekong, cách thủ đô Phnom Penh 50 cây số. Khi biết tin xác Thầy được quàn tại nhà thờ thì giáo dân cũng như đồng hương Việt Nam đã đến tận nơi viéng xác. Các học trò của thầy đến chung quanh khóc thương thầy.
Vào lúc 5g chiều thi thể của thầy Minh được bề trên quyết định đưa về nhà dònd Lasan bên Việt Nam để an táng.
Đôi dòng về Thầy Đaminh Phùng Thế Minh
Sau khi nhập Dòng Lasan được 6 năm, Thầy Minh được cử sang nhận công tác tại chi nhánh của dòng Lasan bên Campuchia.
Thầy Minh đã đến với họ đạo Vạn Lịch được gần 3 năm và công tác của Thầy Minh được bề trên giao phó là dậy giáo lý và dậy tiếng Việt cho bà con và các em nhỏ tại nhà thờ Vạn Lịch, cách thủ đô Phnom Penh chừng 50 cây số.
Đa số bà con ở trong vùng này sống bằng nghề đánh cá và cuộc sống dân chúng ở đây rất nghèo, và không được quyền lợi gì hết, vì họ là những người di trú từ Việt Nam tới đây. Trong hoàn cảnh như vậy thầy Minh đã không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con xóm đạo.
Từ khi có Thầy hiện nơi đây để hướng dẫn anh chị em thì các gia đình người việt cảm thấy được an tâm về đàng thiêng liêng vì có Thềy luôn ở bên cạnh để nâng đỡ, hướng dẫn và nhất là dậy dỗ cho các em nhỏ biết về Chúa và học tiếng Việt.
Trong suốt thời gian ở với họ đạo Vạn Lịch, Thầy Minh đã hy sinh rất nhiều cho họ đạo. Chính Thầy lo sắp xếp các buổi kinh phụng vụ, lo cho giáo dân đọc kinh, đặc biệt khi có linh mục tới dâng thánh lễ.
Một trong các công tác cần thiết và hữu ích là thầy Minh đã tổ chức các lớp giáo lý căn bản lo cho các em được Rước lễ lần đầu, lớp giáo lý Thêm sức và dậy đạo cho tân tòng.
Ông Thanh Phương đã cho chúng tôi biết về Thầy Minh như sau: “Thầy là một người rất đơn sơ, nhẹ nhàng và hiền lành…Đặc biệt có một điều thầy đã làm mà chúng con không bao giờ quên là trước cửa nhà thờ bằng gạch đổ nát, nhưng thầy đã quan sát và thấy cần phải sửa sang lại, và thếy đã thực hiện thành một tác phẩm đẹp. Đó cũng chính là một kỉ niệm thầy đề lại cho chúng con… Trước tin Thầy đã vĩnh viện ra đi, chúng con rất buồn sầu, nhưng được an ủi vì biết rằng chính Thầy đã hy sinh cuộc đời và cả tuổi thanh xuân của mình đề phục vụ Thiên Chúa và những người nghèo khó như chúng con. Chúng con biết ơn Thầy và vô cùng thương tiếc”.
Cô giáo Nguyễn thị Tuyết đã chứng kiến thảm kịch hôm nay (cô cũng là một tình nguyện viên nhân dịp nghỉ hè cô sang giúp kiều bào tại Campuchia, cùng thiện nguyện với các anh em dòng Lasan). Cô giáo Tuyết kể rằng mục đích của cô cũng như các thầy Dòng sang Campuchia là muốn giúp một tay trong việc giáo dục cho các em nhỏ thuộc họ đạo Vạn Lịch. Cô định sau khi công tác 1 tháng xong sẽ về lại Việt Nam.
Theo lời kể của cô giáo Tuyết thì vào sáng chúa nhật hôm nay, sau khi dự lễ và dạy giáo lý xong, cô Tuyết cùng 3 thầy dòng Lasan dẫn học trò đi sinh hoạt, sau đó dẫn các em đi tắm trước trước cửa nhà thờ khoảng 100mét. Đến 12giờ trưa thầy trò chuẩ̀n bị về ăn cơm, thình lình có em Nguyễn thị Ngọc Giầu trượt chân rớt xuống sông và bị xoáy vào dòng nước hung ác, tức thì thầy Phùng Thế Minh nhảy theo dòng nước cứu em Giầu thoát chết, do nước xoáy qúa mạnh nên đã cuốn thầy chìm dần xuống lòng sông. Không thấy Thày đâu nữa.
Sau 2 tiếng đồng hồ, những người thuyền chài gần đó mới chài lưới và tìm được thi thể của thầy cách đó 200 mét.
Thầy Minh đã liều mình cứu học trò của mình khỏi tay tử thần và đã phải hy sinh chính mạng sống của mình. Tấm gương về lòng dũng cảm của Thầy đã để lại cho họ đạo Vạn Lịch bên Campuchia nói riêng và những Cộng đoàn Công giáo khắp nơi nói một loàng kính phục và qúi mến. Ai cũng bùi ngùi tiếc thường.
Đến khoảng 2giờ chiều chúa nhật 12/07/09 chi thể của thầy Minh được đưa lên nhà thờ Vạn Lịch, một họ đạo nhỏ bé nằm sát bên dòng sông Mekong, cách thủ đô Phnom Penh 50 cây số. Khi biết tin xác Thầy được quàn tại nhà thờ thì giáo dân cũng như đồng hương Việt Nam đã đến tận nơi viéng xác. Các học trò của thầy đến chung quanh khóc thương thầy.
Vào lúc 5g chiều thi thể của thầy Minh được bề trên quyết định đưa về nhà dònd Lasan bên Việt Nam để an táng.
Đôi dòng về Thầy Đaminh Phùng Thế Minh
Sau khi nhập Dòng Lasan được 6 năm, Thầy Minh được cử sang nhận công tác tại chi nhánh của dòng Lasan bên Campuchia.
Thầy Minh đã đến với họ đạo Vạn Lịch được gần 3 năm và công tác của Thầy Minh được bề trên giao phó là dậy giáo lý và dậy tiếng Việt cho bà con và các em nhỏ tại nhà thờ Vạn Lịch, cách thủ đô Phnom Penh chừng 50 cây số.
Đa số bà con ở trong vùng này sống bằng nghề đánh cá và cuộc sống dân chúng ở đây rất nghèo, và không được quyền lợi gì hết, vì họ là những người di trú từ Việt Nam tới đây. Trong hoàn cảnh như vậy thầy Minh đã không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con xóm đạo.
Từ khi có Thầy hiện nơi đây để hướng dẫn anh chị em thì các gia đình người việt cảm thấy được an tâm về đàng thiêng liêng vì có Thềy luôn ở bên cạnh để nâng đỡ, hướng dẫn và nhất là dậy dỗ cho các em nhỏ biết về Chúa và học tiếng Việt.
Trong suốt thời gian ở với họ đạo Vạn Lịch, Thầy Minh đã hy sinh rất nhiều cho họ đạo. Chính Thầy lo sắp xếp các buổi kinh phụng vụ, lo cho giáo dân đọc kinh, đặc biệt khi có linh mục tới dâng thánh lễ.
Một trong các công tác cần thiết và hữu ích là thầy Minh đã tổ chức các lớp giáo lý căn bản lo cho các em được Rước lễ lần đầu, lớp giáo lý Thêm sức và dậy đạo cho tân tòng.
Ông Thanh Phương đã cho chúng tôi biết về Thầy Minh như sau: “Thầy là một người rất đơn sơ, nhẹ nhàng và hiền lành…Đặc biệt có một điều thầy đã làm mà chúng con không bao giờ quên là trước cửa nhà thờ bằng gạch đổ nát, nhưng thầy đã quan sát và thấy cần phải sửa sang lại, và thếy đã thực hiện thành một tác phẩm đẹp. Đó cũng chính là một kỉ niệm thầy đề lại cho chúng con… Trước tin Thầy đã vĩnh viện ra đi, chúng con rất buồn sầu, nhưng được an ủi vì biết rằng chính Thầy đã hy sinh cuộc đời và cả tuổi thanh xuân của mình đề phục vụ Thiên Chúa và những người nghèo khó như chúng con. Chúng con biết ơn Thầy và vô cùng thương tiếc”.
Cuộc đi bộ dài 60 km của thanh niên nam nữ tại giáo phận Vinh để cổ vũ và ''Bảo vệ Sự Sống''
Anthony Hoàng
06:50 13/07/2009
VINH - Sáng ngày 13.07.2009, Nhóm Bảo vệ sự sống giáo phận Vinh tổ chức cuộc đi bộ từ giáo xứ Yên Đại, tại thành phố Vinh về giáo xứ Thuận Nghĩa dài 60 km để cổ vũ "Bảo vệ Sự Sống".
Xem hình ảnh
Đoàn gồm 70 thành viên đến từ 12 giáo xứ: Cầu Rầm, Yên Đại, Quy Chính, Vạn Lộc, Mô Vĩnh, Kim Lâm, Yên Lý, Ngọc Long, Rú đất, Trang Nứa, Đồng Sơn và Thuận Nghĩa. Trong đó có nhiều thành phần, nhưng phần đông là các bạn sinh viên tại thành phố Vinh. Cuộc hành trình diễn ra hai ngày. Đoàn sẽ nghỉ đêm và giao lưu tại giáo xứ Xuân Phong, Diễn Châu, Nghệ An.
Linh mục Đaminh Phạm Xuân Kế đã dâng thánh lễ cho anh chị em và sau đó nhắn nhủ và chúc lành cho anh chị em lên đường. Ngài nhấn mạnh rằng công tác của anh chị em đang thực hiện là vinh danh Thiên Chúa và theo tôn chỉ của giáo hội, nhờ sự chuyển cầu và phép lành của Đức Mẹ Maria.
Anh chỉị em hăng hái lên đường và được sự khích lệ nồng hậu của gia đình và các cộng đoàn dân Chúa.
những bước đi hân hoan đã làm nhiều khách đi đường phải chú ý và họ muốn tìm hiểu lý do tại sao các bạn trẻ lại tập họp đi bộ đông như thế này làm gì?
Xem hình ảnh
Đoàn gồm 70 thành viên đến từ 12 giáo xứ: Cầu Rầm, Yên Đại, Quy Chính, Vạn Lộc, Mô Vĩnh, Kim Lâm, Yên Lý, Ngọc Long, Rú đất, Trang Nứa, Đồng Sơn và Thuận Nghĩa. Trong đó có nhiều thành phần, nhưng phần đông là các bạn sinh viên tại thành phố Vinh. Cuộc hành trình diễn ra hai ngày. Đoàn sẽ nghỉ đêm và giao lưu tại giáo xứ Xuân Phong, Diễn Châu, Nghệ An.
Linh mục Đaminh Phạm Xuân Kế đã dâng thánh lễ cho anh chị em và sau đó nhắn nhủ và chúc lành cho anh chị em lên đường. Ngài nhấn mạnh rằng công tác của anh chị em đang thực hiện là vinh danh Thiên Chúa và theo tôn chỉ của giáo hội, nhờ sự chuyển cầu và phép lành của Đức Mẹ Maria.
Anh chỉị em hăng hái lên đường và được sự khích lệ nồng hậu của gia đình và các cộng đoàn dân Chúa.
những bước đi hân hoan đã làm nhiều khách đi đường phải chú ý và họ muốn tìm hiểu lý do tại sao các bạn trẻ lại tập họp đi bộ đông như thế này làm gì?
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sơn Thủy
Lê Trị
06:06 13/07/2009
SƠN THỦY
Ảnh của Lê Trị
Tuyết sơn lừng lững cao vời
Bên hồ soi bóng cọ Trời vẽ tranh!
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền