Ngày 13-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa
Giuse Đinh Lập Liễm
07:53 13/07/2011
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN A
+++

A. DẪN NHẬP

Tuần vừa qua, chúng ta đã suy niệm về dụ ngôn Lời Chúa, hạt giống Lời Chúa phải được sinh hoa kết quả trong lòng chúng ta. Hôm nay, chúng ta suy niệm về dụ ngôn hạt giống và cỏ lùng. Trong đồng lúa tốt lại có xen cỏ lùng do hạt giống xấu sinh ra, cỏ dại này cùng mọc bên cạnh lúa tốt, cả hai cùng mọc lên xanh tốt.

Cũng thế, trong trần gian cũng như trong Giáo hội luôn có những người xấu sống bên cạnh những người tốt, cái thiện và cái ác lẫn lộn, và trớ trêu thay, có khi người xấu lại được gặp may mắn hơn cả người tốt. Chúng ta phải có thái độ nào đối với những người xấu? Phải tiêu diệt người xấu đi chăng để chỉ còn lại người tốt ?

Câu trả lời sẽ là : theo gương Chúa, chúng ta phải có thái độ như trong bài Tin mừng hôm nay : hãy bắt chước lòng kiên nhẫn của Chúa. Thiên Chúa cho kẻ lành người dữ sống chung với nhau, cũng như cho cỏ lùng và lúa cùng mọc lên, đến ngày tận thế Thiên Chúa mới phân xử, mới tách biệt chiên ra khỏi dê, người lành khỏi kẻ dữ. Trong khi chờ đợi ngày phân xử, chúng ta hãy yêu thương mọi người, nhất là tạo điều kiện cho những kẻ tội lỗi biết sám hối trở về đường lành, còn việc xét xử thì dành cho Thiên Chúa.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Kn 12,13,16-19

Các chương 10-19 của sách Khôn ngoan chứa đựng những suy tư về cách hành xử của Thiên Chúa qua những biến cố lịch sử. Dân Do thái bị kẻ thù hãm hại đủ điều, họ tưởng rằng Thiên Chúa sẽ dùng sức mạnh, dùng bạo lực để tiêu diệt quân thù của họ, nhưng ngược lại, Ngài hành xử với chúng bằng sự kiên nhẫn và nhân hậu.

Sự kiện này làm cho dân Do thái hiểu lầm rằng Thiên Chúa quá yếu ớt không thể can thiệp giúp họ. Nhưng câu trả lời cho họ là những kể thù ấy cũng là thụ tạo của Chúa, nên cũng được Ngài yêu thương. Ngài có đủ uy quyền phá tan kẻ dữ, nhưng Ngài chỉ dùng sức mạnh ấy đối với những kẻ ngoan cố. Còn đối với những người mà Ngài còn hy vọng họ hoán cải thì Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi cho họ sám hối để được tha thứ.

+ Bài đọc 2 : Rm 8,26-27

Thánh Phaolô đề cao vai trò Chúa Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu, nhất là trong việc cầu nguyện. Vì chúng ta yếu đuối không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp với ý Chúa, nên Chúa Thánh Thần sẽ ở trong chúng ta, Ngài giúp chúng ta cầu nguyện thế nào cho xứng hợp. Ngài sẽ dạy chúng ta cầu nguyện thế nào cho có hiệu quả bằng những “tiếng than khôn tả” như lời thánh Phalô đã nói.

+ Bài Tin mừng : Mt 13,24-43

Chúa Giêsu hay dùng dụ ngôn để nói đến từng khía cạnh của Nước Trời. Trong bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra ba dụ ngôn để ta suy gẫm , đó là dụ ngôn hạt giống và cỏ lùng, dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men bánh.

Dụ ngôn cỏ lùng giải thích cho chúng ta lý do tại sao lại có sự thiện và sự ác trên trần gian, tại sao trong Hội thánh lại có người lành kẻ dữ ? Và tại sao Thiên Chúa lại để cho người dữ sống chung với người lành mà không tiêu diệt nó đi.

Hai dụ ngôn hạt cải và men bánh nói lên sự tăng triển của Nước Trời. Nước Trời hay Hội thánh chỉ là cộng đoàn nhỏ nhưng sẽ phát triển mạnh trong âm thầm và trong những hoàn cảnh khó khăn, như những cuộc cấm cách, bách hại đạo.

Qua những dụ ngôn này, chúng ta có thể rút ra được một kết luận để cảnh giác chúng ta : đừng có ảo tưởng là có thể có một Hội thánh hoàn hảo ở trên trần gian này, trong đó chỉ còn có toàn những người thánh thiện. Trái lại, kẻ lành người dữ sống chung với nhau. Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi cho kẻ dữ biết ăn năn sám hối để được tha thứ.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Chúa kiên nhẫn chờ đợi

I. DỤ NGÔN CỎ LÙNG

1. Ý nghĩa dụ ngôn :

Dụ ngôn này cho biết trong các công việc của Nước Thiên Chúa, vẫn có xen lẫn những công việc của ma qủi, mà trong giai đoạn sống ở trần gian, nguời ta không thể nào triệt bỏ hết được, chỉ đến ngày tận thế sự phân định mới rõ ràng. Vì thế, dụ ngôn cỏ lùng có mục đích diễn tả lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, Ngài chấp nhận tốt xấu pha trộn, đợi đến ngày cuối cùng Chúa mới lấy quyền phân xử.

2. Lúa và cỏ lùng

Những hình ảnh trong dụ ngôn này rất rõ ràng và quen thuộc với người Palestine. Cỏ lùng là một thứ cỏ dại mà nhà nông phải diệt trừ. Lúc còn nhỏ, cây cỏ lùng giống như cây lúa mì nên khó phân biệt hai thứ, cho đến khi cả hai đâm bông thì có thể nhận ra cách dễ dàng, nhưng lúc đó rễ cỏ lùng và rễ lúa đã mọc quyện vào nhau đến nỗi hễ nhổ cỏ lùng thì lúa cũng dễ dàng bị trốc theo.

Lúa và cỏ lùng không thể tách riêng ra một cách an toàn khi cả hai đang phát triển, nhưng cuối cùng chúng phải được tách riêng ra. Cần phải tách riêng chúng ra bởi vì (khác với cỏ lồng vực bên chúng ta) hạt cỏ lùng rất độc, nó gây chóng mặt, đau ốm và hôn mê. Một số lượng nhỏ của nó cũng có thể gây vị đắng khó chịu. Rốt cuộc người ta thường tách riêng nó ra bằng tay.

Ông Levison mô tả diễn tiến như sau : người ta thuê đàn bà lượm hạt cỏ lùng trong lúa trước khi đem đi xay. Theo nguyên tắc thì người ta tách cỏ lùng với lúa mì sau khi đập xong. Người ta bầy hạt lên trên một cái nia to và các bà có thể lựa ra những hạt cỏ lùng có kích thước và hình dáng y như hạt lúa mì nhưng có mầu xám nhạt.



3. Người tốt và người xấu

Ánh sáng và bóng tối trong thế giới ta đang sống, thiện và ác trong lòng mọi người, đó là cánh đồng lúa mì mà trong đó cỏ lùng mọc lẫn lộn bên cạnh cây lúa tốt. Còn đối với con người, xấu tốt ở xen lẫn với nhau, vàng thau lẫn lộn, không phân biệt được tốt xấu, hoặc đôi khi đánh giá lầm mà coi người tốt ra người xấu, hoặc người xấu ra người tốt.

Trong Hội thánh và nơi mỗi người có một sự pha trộn thánh thiện và tội lỗi, thiện và ác đó là điều không tránh được. Hội thánh là thánh thiện tự bản chất, nhưng Hội thánh cũng có những con người yếu đuối và tội lỗi, và chúng ta, mặc dầu đã nhận nhiều ân sủng qua phép Rửa tội cũng có khuynh hướng phạm tội. Thánh Phaolô đã nói :”Tôi không làm được điều thiện mà tôi muốn, mà điều ác tôi không muốn, tôi lại làm”.

II. THIÊN CHÚA KIÊN NHẪN CHỜ ĐỢI

1. Cách hành xử của con người

Chúng ta là những con người bất toàn nhưng lại muốn tiêu diệt những kẻ bất toàn vì chúng ta mang một thái độ bất bao dung. Chúng ta cảm thấy khó chịu tại sao trong Hội thánh lại có những kẻ xấu, những kẻ bách hại Hội thánh, gây đau khổ cho nhiều người mà họ cứ sống nhởn nhơ con cá vàng, đôi lúc lại còn may mắn hơn người chịu đau khổ ? Chúng ta thường có thái độ như những đầy tớ của ông chủ trong Tin Mừng :”Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi không”?

Đây là thái độ chung của mọi tín hữu chúng ta. Đó cũng là phản ứng của thánh Gioan Tẩy giả, người đã vẽ nên bức tranh gây ấn tượng về việc Đấng Messia sắp đến :”Tay Người cầm nia. Người rê sạch lúa trong sân : thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3,12). Hụt hẫng vì không thấy cách xét xử của Chúa diễn ra y như mình đã loan báo, nên từ trong ngục tù, Ngài sai hai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu rằng :”Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác “?

Đó là phản ứng ngỡ ngàng của tất cả những ai đã nghe lời Đức Giêsu loan báo :”Nước Trời đã đến gần”, thế mà họ lại chẳng thấy có gì được phác họa giống như sự xét xử vẫn trông đợi khi Nước này tới (Fiches dominicales, năm A, tr 230).

2. Cách hành xử của Thiên Chúa

Phản ứng tự nhiên của con người là muốn tiêu diệt ngay cái xấu, diệt cả con người xấu. Nhưng Thiên Chúa lại có một lối hành xử khác với con người. Theo Tin mừng, đáp lại lời hỏi của đầy tớ, ông chủ nói :”Đừng, cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt... sợ rằng khi nhổ cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa”.

Từ mùa gieo – hình ảnh Nước Thiên Chúa đến – đến mùa gặt kèm theo việc đập lúa – hình ảnh việc xét xử – có một khoảng thời gian : Lúc này đang là thời kỳ lúa lớn lên là thời gian nhẫn nại của Thiên Chúa : nếu Thiên Chúa gớm ghét sự ác, thì Người vẫn cứ phải yêu thương con người – kẻ tội lỗi cũng như người công chính – và Người biết rõ tiềm năng lạ lùng của Lời trong lòng họ. Ngày thu hoạch mùa và lựa lọc sẽ đến vào giờ của Người ; ngày đó không thể dự đoán trước. Ông chủ nói với các đầy tớ ông rằng :”Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” (Fiches dominicales, năm A, tr 231).
Trong Thánh vịnh chúng ta thấy có câu :”Chúa chậm bất bình và giầu lòng khoan dung”. Chúa kiên nhẫn đợi chờ con người sám hối. Cỏ lùng thì không có cách nào thay đổi đuợc chỉ chờ đến ngày là thu hoạch cho vào lửa ; còn con người thì khác, con người có thể cải tà qui chính, có thể từ một thằng qủi biến thành một vị thánh. Trong lịch sự Giáo hội, có biết bao “cỏ lùng”, nhờ ơn Chúa, đã trở nên hạt lúa tốt : những Augustinô, những Charles de Foucauld, những Ève Lavallìere là những chứng tích sáng chói.

Truyện : Cải tà qui chính
Piri Thomas có viết một tác phẩm nhan đề :”Hãy xuống những con đường tồi tàn này” . Tác phẩm thuật lại việc ông cải tà qui chính từ một người bị kết án tù vì nghiện ma túy và cố tình giết người, cuối cùng đã sám hối để trở thành một tín hữu Kitô gương mẫu.

Một đêm kia, Piri đang nằm trong phòng giam chuẩn bị ngủ. Đột nhiên, anh nghĩ tới tình trạng tệ hại xấu xa mà anh đã gây ra trong đời mình. Anh cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt cần phải cầu nguyện. Nhưng anh đang nằm chung với một tù nhân khác tên là Chicô. Nên anh phải đợi cho Chicô ngủ đã, anh mới qùi gối trên sàn nhà và cầu nguyện. Anh kể lại rằng :”Tôi bầy tỏ với Chúa những gì có trong trái tim tôi... Tôi nói với Ngài những điều tôi muốn, những thiếu thốn của tôi, những hy vọng và thất vọng... Tôi cảm thấy dường như có thể khóc đuợc... đó là một điều mà bao nhiêu năm nay tôi không thể làm được”.

Sau khi Piri vừa cầu nguyện xong, một tiếng nói đáp lại :”Amen”. Đó là tiếng của Chicô. Rồi Chicô nói nhỏ với Piri :”Tôi cũng tin Chúa”. Thế là hai người bạn tù dốc cạn quá khứ tội lỗi xấu xa và cùng chia sẻ quyết tâm sám hối trở về. Không biết họ đã tâm sự với nhau bao lâu, nhưng trước khi đi ngủ lại, Piri đã nói :”Chúc Chicô ngủ ngon nhé ! Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa luôn luôn ở với chúng ta, chỉ có chúng ta là không ở với Ngài thôi”.

III. THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA

1. Tích cực hay tiêu cực

Đứng trước tình trạng như thế trong trần gian và trong Giáo hội , chúng ta phải có thái độ nào ? Chỉ có hai thái độ : hoặc là tiêu cực, hoặc là tích cực. Nếu có thái độ tiêu cực thì cho thế gian này là đồ bỏ đi, một thế giới hư hỏng đầy tội lồi, cứ để cho nó qua đi. Thái độ tiêu cực này làm cho chúng ta tuyệt vọng, không còn tin vào cái gì nữa, chỉ còn biết ngồi mà rủa bóng tối. Chắc chắn Chúa không cho chúng ta có thái độ tiêu cực này.

Chúng ta phải có thái độ tích cực. Thái độ này giúp chúng ta hãy hướng lòng lên, không ngồi đấy mà nguyền rủa bóng tối, mà chấp nhận nó, đồng thời cố gắng đốt lên một ngọn nến. Trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ :”Các con là ánh sáng cho thế gian, không ai đốt đèn rồi đặt dưới đáy thùng, ngược lại người ấy sẽ đặt trên giá đèn để soi sáng cho mọi người trong nhà. Ánh sáng các con cũng phải tỏa sáng trước thiên hạ như thế”(Mt 5,14-16).

Nhưng một cách thực tế, làm sao chúng ta có thể thắp lên một ngọn nến giữa đêm đen tối tăm của thế giới hôm này ? Trước hết, chúng ta có thể cầu nguyện. Một thi sĩ đã nói :”Lời cầu nguyện mang lại nhiều điều hơn những điều thế giới dám mơ ước”. Thứ đến và tích cực hơn, chúng ta có thể xắn tay áo lên làm một điều gì đó chống lại sự ác trong thế giới chúng ta.

2. Tấm lòng khoan dung

Chúa để người lành kẻ dữ sống chung với nhau là để gây ích lợi cho nhau như lời thánh Augustinô đã nói :”Kẻ dữ người lành đều là con cái Chúa, được Chúa thương yêu tất cả, chúng ta cũng phải thương yêu nhau và phải có thái độ khoan dung”.

Có lần Liên hiệp quốc đã chọn nguyên một năm làm “năm quốc tế về lòng khoan dung” để giảm thiểu khuynh hướng bất bao dung ngày càng gia tăng trong nhân loại. Bao dung là nhân từ, kiên nhẫn chịu đựng những điều xấu của người khác để dần dần tìm cách hoán cải họ.

3. Kiên nhẫn chịu đựng

Sự kiên nhẫn mà Chúa khuyên chúng ta phải có là phản ảnh sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Đây không phải là sự cam chịu vô ích là đè nén cơn giận và cay cú thất vọng. Sự kiên nhẫn phải có là sự bình thản đợi chờ để kẻ tội lỗi có cơ may quay trở lại.

Chúa ghét tội nhưng lại yêu tội nhân vì họ còn có thể thống hối để được tha thứ (Rm 2,4). Nếu Chúa không kiên nhẫn với ta, ta sẽ thế nào ? Ta có cần kiên nhẫn với người gây phiền hà cho ta không ? Nhưng nên nhớ rằng Chúa kiên nhẫn chịu đựng là để giải thoát chứ không phải để dung túng.

Truyện : Giai thoại về thánh Antôn.
Một hôm thánh nhân nghe tin một người thợ giầy tiến bộ hơn Ngài về đường nhân đức. Lòng hăm hở tiến đức đã thúc đẩy Ngài quyết chí đi tìm người thợ giầy kia để học hỏi cách tu đức của người ấy.

Sau những ngày cố công tìm tòi, Ngài đã gặp được người thợ giầy kia. Thoạt thấy công việc của người thợ giầy, thánh nhân hơi nản lòng, vì thấy sinh hoạt duy nhất của người này là đóng giầy. Nhưng để cho bõ công đi tìm kiếm, thánh nhân đã trao đổi với người thợ giầy kia về lối sống tu đức.

Thánh nhân hỏi người thợ giầy về chương trình sống hằng ngày của người thợ ấy. Người này cho biết một ngày của ông được chia ra làm ba phần như sau :
- 8 giờ cho công việc của người thợ giầy.
- 8 giờ cho việc cầu nguyện.
- 8 giờ cho việc ăn uống nghỉ ngơi.

Sau khi nghe người thợ giầy nói, thánh nhân nản lòng vì chính Ngài đã dành cho hết cả ngày để cầu nguyện chứ không phải chỉ tám tiếng.

Thánh nhân hỏi cách xử dụng tiền của ông ta. Người này cho biết 1/3 dành cho ông, 1/3 dành cho Giáo hội, 1/3 dành cho người nghèo.

Nghe vậy thánh nhân cho rằng người thợ giầy này không thể nhân đức hơn Ngài được vì Ngài đã dành tất cả của cải của Ngài cho người nghèo chứ không phải chỉ 1/3.

Cuối cùng thánh nhân khám phá ra người thợ giầy phải sống giữa một thành phố sa đọa, chung quanh đầy những người tội lỗi và gương xấu, và ông thợ giầy đau khổ về chuyện đó, ông không ngớt kêu cầu cùng Chúa cho họ, và ông hằng cầu nguyện cho kẻ có tội chung quanh ông. Và thánh nhân chợt nhận ra rằng đó là điều mà Ngài thua kém người thợ giầy. Ngài thấy rằng Ngài chưa có được sự thao thức về những nỗi khổ đau của những người chung quanh, trái lại, Ngài lại đi tìm cho một mình một cuộc sống an phận với nếp sống ẩn tu (Cử hành phụng vụ Chúa nhật, năm A, tr 67-68).

Các bài đọc hôm nay dạy chúng ta rằng : luôn luôn có một thế lực thù địch ở trong thế gian, tìm kiếm và chời đợi để phá hủy hạt giống tốt. Kinh nghiệm đời sống chúng ta có hai loại ảnh hưởng và cùng tác động trên đời sống chúng ta : ảnh hưởng giúp cho hạt giống Lời Chúa được nảy nở tăng trưởng và ảnh hưởng tìm hủy hoại hạt giống tốt trước khi nó có thể đâm bông kết trái. Đó là bài học nhắc nhở chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác.

Không có vinh quang nào mà không phải trải qua đau thương, không có vinh dự nào mà không đòi hỏi phải chiến đấu. Bởi đó, khi sống trong trần gian đối diện với cái ác, chúng ta không run sợ đầu hàng, hoặc thất vọng nản chí, nhưng hãy kiên tâm chiến đấu để luôn đứng vững trong hàng ngũ con cái Chúa, rồi chắc chắn Chúa sẽ đội mũ triều thiên cho ta. Trong khi chiến đấu với cái ác, chúng ta cũng phải luôn có cái nhìn bao dung với những người tội lỗi, phải có lòng quảng đại, biết cảm thông, và luôn giúp họ tìm dịp trở về. Có như thế chúng ta mới thực sự là những Kitô hữu hoàn thiện như người thợ đóng giầy trong câu chuyện trên.

 
Thiện ác song hành
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:31 13/07/2011
Mọi sự trong thế gian đều tương đối. Thế giới thay đổi. Cuộc sống thay đổi. Sự vật đổi thay. Chế độ chính trị thay đổi. Con người cũng luôn thay đổi. Không có gì tồn tại mãi. Không có gì tốt hay xấu tuyệt đối ở trần gian này. Con người sinh ra tính bản thiện, nhưng xác phàm yếu đuối hướng về đàng xấu. Trong con người có cả thiện lẫn ác. Thiện và ác gắn chặt với bản tính con người. Trong xã hội, có người tốt người xấu, nhưng chẳng có ai tốt hay xấu toàn diện. Thánh Phaolô có kinh nghiệm về sự tốt và xấu: Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không (Rm 7,18). Sự thiện và sự ác như đồng tiền hai mặt. Sự thiện, sự ác có thể tráo đổi và hỗ tương vì trong thiện có ác và trong ác có thiện. Người ta nói trong rủi có cái may và trong cái may có cái rủi. Thiện ác song hành trong cuộc sống đời tạm này, nhưng ngày sau hết, sự thiện và sự ác sẽ được tách biệt muôn đời.

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn “Cỏ Lùng” để diễn tả về nước trời. Những ai có kinh nghiệm về cấy cầy, gieo vãi và trồng trọt nơi đồng ruộng sẽ hiểu dụ ngôn cách dễ dàng. Và đây là dụ ngôn dạy bảo về nước trời nên so sánh với thực tế thì có vài điểm khác biệt. Trong thửa ruộng trồng lúa, thường thì các nhà nông sẽ phải ra công diệt trừ cỏ dại trước. Cây lúa và cây cỏ lùng rất giống nhau. Cỏ lùng phát triển rất nhanh và ăn hại đất mầu. Nhà nông phải nhổ cỏ và xịt thuốc diệt trừ cỏ dại. Dụ ngôn dạy ý nghĩa ám chỉ về lòng khoan dung nhẫn nại của người chủ và sự thiện ác trong lòng người và cuộc đời.

Hình ảnh cuộc đời con người thật rõ ràng. Môi trường sống ảnh hưởng đến toàn diện con người từ cách suy tư, cách xử trí, cách sống và cách ăn nết ở. Luân lý đạo đức có một, nhưng có nhiều cấp bậc và nhiều cách áp dụng. Nói về Nước Trời, mỗi người khi được lãnh nhận bí tích Rửa Tội là họ được tháp nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Chúa Kitô gieo mầm sống tốt: Người đáp rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người (Mt 13,37). Con người sống và phát triển trong môi trường cụ thể của xã hội. Con người dễ nhiễm mùi tục lụy thế gian qua tất cả các ngõ ngách của cuộc sống. Môi trường cuộc sống nơi trần gian có rất nhiều cám dỗ hướng về đàng xấu. Chúa Giêsu giải thích: Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước trời. Cỏ lùng là con cái gian ác (Mt 13,38)

Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ (Mt 13,39). Kẻ thù đây chính là những gương mù gương xấu của con người. Chúa gọi kẻ thù là ma quỷ. Chúng ta phải chóng mặt khi nhìn vào cuộc sống đổi thay về luân thường đạo lý. Con người thời nay đang muốn thay đổi tận gốc rễ những giá trị về tinh thần. Các làn sóng chủ trương Duy Nhân Bản ở Âu Châu đang muốn tước đoạt mọi quyền tự do tôn giáo và cá nhân. Họ chủ trương một cuộc sống duy vật vô thần. Các phong trào nổi dậy đòi tự do luyến ái, hôn nhân đồng tính, ngừa thai phá thai, trợ tử, thụ thai trong ống nghiệm và dùng tế bào gốc nơi phôi thai. Văn hóa sự chết đang lan tràn khắp nơi. Nền luân lý bị soi mòn băng hoại qua những chủ trương quá cấp tiến. Nhiều người không còn muốn sống theo nền đạo đức truyền thống và những giá trị nhân bản nữa.

Nhiều nhóm chủ trương đặt cá nhân chủ nghĩa trên niềm tin tôn giáo, luân lý đạo đức và kỷ cương xã hội. Ảnh hưởng mặt trái của xã hội cứ thấm dần và réo gọi con người trở về thời hoang sơ. Những đức tính cao quý ảnh hưởng của Khổng Giáo như Tam cương ngũ thường, Tam tòng tứ đức, Tu thân tích đức thấy sao mà xa lạ. Giới trẻ thời nay không còn chú ý nhiều đến sự rèn luyện về nhân cách và đạo đức như: Công, dung, ngôn, hạnh. Bóng tối sự dữ cứ đẩy lui con người vào cuộc sống hưởng thụ. Con người bị vòng quay xã hội cuốn hút theo chiều. Văn minh kỹ thuật góp phần đẩy con người đi xa hơn vào sự chạy đua không ngừng. Cái xấu, cái tốt khó có thể phân biệt. Hình như cái tốt nó đi theo với cái tôi thích. Cái tôi thích và tôi muốn là tôi thực hiện đúng. Tôi không muốn người khác phải dạy đời hay chỉ dẫn, ngay cả cha mẹ và thầy cô. Đây là cuộc đời của tôi mà!

Nếu quan sát, chúng ta sẽ nhận ra ngay những ảnh hưởng của truyền thông rất lớn. Những phương tiện truyền tin hằng ngay qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, báo đài, talk show…hay qua kỹ thuật cao như cellphone, itunes, iphone, ipod và ipad. Chúng ta đã đầu tư qúa nhiều thời giờ vào những phương tiện và dụng cụ kỹ thuật tân tiến này. Tình người bị đánh cắp. Ngồi bên nhau đấy nhưng mỗi người một theo một trò chơi và một ý thích khác nhau. Nguồn kiến thức nơi các trang mạng thật dồi dào và đa dạng. Có những kiến thức rất bổ ích mà chúng ta cần học hỏi và trau dồi, nhưng cũng không tránh khỏi những loại văn hóa đồi trụy và tư tưởng đầu độc. Thánh Phaolô nhận ra sự song hành của sự thiện và sự ác: Bởi đó tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay (Rm 7,21). Cái gì sẽ giúp chúng ta nhận định và chọn lựa cho đúng. Chúng ta có thể dựa vào tiếng nói lương tâm, nhưng nếu lương tâm chúng ta bị ô nhiễm và trì độn, làm sao chúng ta có thể sáng suốt để quyết định?

Có muôn vàn loại cỏ lùng từ từ được gieo vào lòng người mọi nơi và mọi thời. Qua các cửa ngõ giác quan như cảm giác, thính giác và thị giác, chúng ta nhìn thấy biết bao hình ảnh, sự cố và nghe được biết bao tin tức, chuyện trong nhà ngoài ngõ và chuyện ba xu. Tất cả những sản phẩm xô bồ vàng thau lẫn lộn như mẻ cá vừa bắt được, chúng ta để nó tự do xâm nhập vào trong đáy tâm hồn của chúng ta. Nhiều khi chúng ta không có giờ để loại bỏ và chọn lựa cái tốt khỏi cái xấu. Chúng ta đón nhận biết bao nhiêu những hình ảnh bạo lực, chém giết, chết chóc, trả thù, trộm cướp, hãm hiếp, gian xảo, khêu gợi lõa lồ, dục tình, hút sách, những lời thô tục, bang bổ, xỉ vả, gian dối…Điều tốt bon chen với điều xấu. Tội lỗi chen lẫn với nhân đức. Sự sai trái chung vai sát cánh với sự thật. Chúng cứ tự nhiên đồng hành bên nhau. Thánh Matthêô ghi chú giải thích: Chủ nhà đáp: 'Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng (Mt.13,29). Làm sao chúng ta có thể nhổ bỏ và dứt khoát với các thói hư tật xấu? Chúng ta sẽ rất dễ dàng bị ô nhiễm bởi môi trường sống. Vì gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi, chọn bài mà đọc và chọn điều tốt mà làm.

Sự giằng co giữa thiện và ác sẽ không ngừng nghỉ. Sự phấn đấu để vươn lên luôn là một thúc bách khẩn thiết. Thân xác và ước muốn của con người cứ bị kéo lôi vào con đường thênh thang rộng rãi. Xác thân muốn thỏa mãn mọi ước mơ và khao khát cứ nổi dậy đòi được đáp ứng. Thánh Phaolô đã chia sẻ kinh nghiệm: Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm (Rm 7,19). Như thế, thiện và ác cứ song hành như cánh đồng lúa chen lẫn cỏ lùng. Chính Chúa Giêsu không muốn cho thợ nhổ cỏ lùng ngay. Như vậy, thói xấu ở đời cũng cần có, để như lửa thử vàng, gian nan thử đức. Chúa không cất chúng ta ra khỏi thế gian. Cạm bẫy tội lỗi vẫn có đó, nhưng Chúa dạy chúng ta hãy cầu nguyện: Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Có nghĩa là chúng ta phải phấn đấu không ngừng để thắng các chước cám dỗ của ma quỷ. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để chỉ dậy: Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta" (Mt 13,30).

Chúng ta cần học hỏi đạo lý và trau dồi nhân đức để không bị những đám cỏ lùng phát triển um tùm lấn át. Sự thật mà nói, căn bản giáo lý của chúng ta qủa thật là qúa khiêm nhường so với kho tàng hiểu biết về khoa học, xã hội và cuộc sống. Chúng ta tự vấn xem sự học hỏi về Kinh Thánh, hiểu biết về Giáo Lý và sự nhuần nhuyễn về giáo huấn của Giáo Hội được bao nhiêu. Là người công giáo, cơ may mỗi tuần một lần khi tham dự thánh lễ, chúng ta được nghe lời Chúa, bài giảng và kinh nguyện, đó là số vốn liếng hạt giống lãnh hội được. Có một số trong chúng ta còn bị thiệt thòi vì khả năng ngôn ngữ và văn hóa giới hạn, mà phải tham dự các buổi phụng vụ bằng tiếng ngoại quốc. Suốt tuần chúng ta chẳng có giờ để học hỏi, nghiên cứu hay tìm hiểu lẽ đạo, chúng ta sẽ dễ dàng bị cỏ lùng trần thế lấn át và bao trùm. Mang danh Kitô hữu mà trong lòng chúng ta đầy áp cỏ lùng. Đối diện với cuộc sống, chúng ta dựa trên những kiến thức đã bị tục hóa để phân tích, phán đoán và chọn lựa. Chúng ta nghĩ rằng những chọn lựa đó là đúng và thích hợp, nhưng sự thật này chỉ là chủ quan. Thánh Phaolô nhắc nhở: Vậy thật ra không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi (Rm 7,17).

Chúng ta hãy rà soát lại thửa ruộng tâm hồn của mình. Hạt giống tốt được gieo vào cung lòng, nhưng có hạt đã rơi vào bụi gai, có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trên đá sỏi và có số ít hạt rơi vào vùng đất tốt đang chờ ngày để sinh hoa kết trái. Trong khi hạt giống cỏ lùng được gieo vãi tràn lan, được ấp ủ canh chừng, phát triển xanh tươi chen lấn và làm hạt giống tốt bị ngột ngạt. Chúng ta không thể nhổ hết cỏ lùng chung quanh, nhưng chúng ta cần vun xới cho hạt giống tốt lời Chúa để có thể sinh hoa trái. Điều quan trọng là hạt giống đức tin của chúng ta không thể bị vùi tắt, mà phải luôn cháy sáng trong đêm tối. Chúng ta phải phấn đấu và giữ đức tin cho đến cùng như thánh Phaôlô dạy: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin (2Tm 4,7). Dù có phải bước đi trong đêm tối, chúng ta không lo mắc nạn vì Chúa ở cùng chúng ta.

Mỗi người hãy chu toàn ơn gọi và chức vụ của mình để nhắm đến cùng đích. Chúng ta không nên trì hoãn hay bỏ cuộc dọc đường. Dù hành trình có gian nan, cuộc sống có đau thương và niềm tin có chao đảo, chúng ta cứ nhắm đích mà hướng tới. Chúa Giêsu hứa ban phần thưởng cho những ai trung tín tới cùng. Sau cuộc lữ hành chạy đua trong niềm tin, thánh Phaolô đã tâm sự: Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện (2Tm 4,8).
 
Chúng ta có niềm hy vọng
Lm Jude Siciliano OP
21:51 13/07/2011
CHÚA NHẬT 16 Mùa Thường Niên A
Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tv 86; Roma 8: 26-27; Matthêu 13: 24-30

CHÚNG TA CÓ NIỀM HY VỌNG

Khi đi du lịch tôi phải cẩn thận. Tôi không chỉ nói về việc lái xe cẩn thận, kiểm tra kỹ lưỡng lịch bay, mang theo những thứ thuốc cần thiết cho một chuyến đi dài ngày… Tôi sẽ nói về các môn thể thao. Tôi thường có mặt tại các thành phố lớn của Mỹ như: Huston, New York, San Fransico, Philadelphia, Atlantic… Mỗi thành phố có các đội thể thao riêng của mình, và tôi phải cẩn thận nhớ tên các đội ấy, kẻo lỡ ra tôi lại quá vui sướng reo hò cho đội nhà trong khi đang trong địa hạt của đội đối phương.
Có một vài điều mà hầu hết chúng ta có chung với nhau khi xem các sự kiện thể thao, dù đó là giải theo mùa hay giải vô địch cuối mùa. Khi chúng ta đến nhập cuộc với những người đang xem thể thao và muốn nắm bắt tình hình thì thường chúng ta hỏi: “Ai đang thắng?” Nếu là đội của mình, chúng ta sẽ ngồi lại và vui vẻ theo dõi. Nếu đội của mình đang thua, hay đang gay go, chúng ta ngồi ra cuối hàng ghế và cảm thấy bực bội, chán nản. Và chúng ta hy vọng. Như có câu rằng: “Hy vọng làm nảy sinh những điều ra như không thể”.
Chúng ta làm được gì nếu không có niềm hy vọng? Khi có nhu cầu, niềm hy vọng lay động chúng ta để thực hiện điều đó tốt đẹp hơn. Những cặp vợ chồng có niềm hy vọng khi họ cùng nhau đến gặp nhà tư vấn hôn nhân gia đình để giải quyết mâu thuẫn, để vượt qua những khác biệt dường như không thể hàn gắn được. Thiếu niên có niềm hy vọng khi chúng ở lại sân bóng rổ sau khi cả đội đã ra về, để tập đi tập lại những cú đứng ném bóng tại chỗ. Những người đang giảm cân có hy vọng khi quyết tâm ăn kiêng hơn nữa và đi bộ 20 phút mỗi ngày. Cha mẹ nhìn thấy những băn khoăn trăn trở của con trẻ và lo lắng cho tương lai của chúng – và hy vọng. Niềm hy vọng giúp cho người ta kiên trì chịu đựng những tác dụng phụ của việc hóa trị.
Có những thứ trong cuộc sống của chúng ta và trên thề giới không đúng. Chính niềm hy vọng giúp chúng ta vượt lên trên những éo le đó, bỏ qua những phản đối, xắn tay áo và cố hết sức để sửa chữa những gì sai trái.Chắc chắn Kitô hữu không được phép tự mãn, chúng ta phải cố gắng để làm mọi sự tốt hơn cho chính chúng ta và cho tha nhân nữa. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm và nên sửa chữa. Chúng ta có niềm hy vọng.
Nhưng đôi khi, dù chúng ta đã cố hết sức nhưng cũng chẳng thay đổi được gì – và không thể thay đổi ngay tức khắc. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn và không phải lúc nào cũng làm được gì đó cho thế giới. Dụ ngôn này đã nói nên điều đó.
Chúng ta giống như người nông dân đã cố công gieo những hạt mầm tốt trong cánh đồng của cuộc đời mình. Chúng ta làm việc vất vả để nuôi một dưỡng gia đình tốt đẹp; tạo nên những tương quan tốt; giúp đỡ những người chúng ta yêu mến chiến đấu với bệnh tật; đấu tranh để có nền giáo dục tốt hơn, chế độ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hòa bình và môi trường sinh thái tốt hơn… Và nếu như thế giới này công bằng, những việc tốt chúng ta đã làm ắt phải sinh ra những kết quả tốt. Nhưng đôi khi, thậm chí nhiều khi, việc tốt chúng ta làm lại mang về những chán chường thất vọng.
Ở Trung Đông, có một loại hạt giống có tên cỏ lùng mà thoạt nhìn quý vị không thể phân biệt nó với cây lúa – cho đến khi cả hai đã trưởng thành. Rễ của cỏ lùng đan với rễ lúa. Nếu như nhổ cây cỏ lùng thì quý vị cũng nhổ luôn cây lúa lên. Giống như dụ ngôn mô tả. Kẻ xấu bị tiêu diệt, và lúa cũng bị tiêu diệt luôn một thể.
Ông chủ trong dụ ngôn đã nói đúng. Ông nói với người đầy tớ đang muốn nhổ ngay đám cỏ lùng lên để làm một việc “đúng”, “hãy để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt…” Thật nản lòng làm sao! Nhìn thấy cỏ mọc lên mà quý vị chẳng thể làm được gì với nó! Quý vị phải để mặc một vài sự việc trong một thời gian, dẫu cho quý vị có biết điều đúng, điều ích lợi có thể làm được. Đó là một thế giới bất toàn và chúng ta không thể làm bất cứ điều gì. Đó là cỏ lùng, những điều khó chịu.
Cỏ lùng là một hình ảnh hay để nói về sự dữ trong thế giới của chúng ta. Chúng lì lợm và khó loại trừ. Như cỏ lùng, sự dữ có vẻ như có cuộc sống riêng của nó. Dụ ngôn gợi lên một câu hỏi mà chúng ta thường hay thắc mắc khi chúng ta nỗ lực làm điều tốt lại gặp chống đối và kháng cự. Sự dữ ở đâu mà ra?
Quý vị có thể nghĩ rằng Kinh Thánh sẽ có câu trả lời cho một vấn nạn quan trọng như thế! Chúng ta cũng có thể có câu trả lời riêng, nhưng Kinh Thánh dường như im lặng về vấn đề này. Câu trả lời của Kinh Thánh là: “Kẻ thù đã làm điều đó”. Đó không phải là câu trả lời thỏa mãn cho vấn đề cấp thiết như thế. Một điều Kinh Thánh nói cho ta biết là: đừng đổ lỗi cho Thiên Chúa về những sự xấu xảy đến với chúng ta. Đừng nói: “Chúa thử thách tôi”. Hoặc “Tôi bị trừng phạt vì những gì tôi đã làm”. Đó không phải là những gì Kinh Thánh nói. “Kẻ thù đã làm điều đó”.
Ông chủ gieo giống tốt trong vườn của mình và ông không dửng dưng với những gì xảy ra. Cuối cùng, đó chính là vườn của ông. Điều đó giúp nhiều người hy vọng và được khích lệ vì biết rằng Thiên Chúa không hành động chống lại họ hay thử thách họ; chính Thiên Chúa luôn bên cạnh chúng ta; chính Thiên Chúa nhiều lúc khiến cho sự việc ra tốt đẹp. Câu chuyện đã minh định điều này: sẽ có một mùa gặt và cái tốt sinh hoa trái. Chúng ta không thể chứng minh điều này với những kẻ hoài nghi – nhưng đó là điều chúng ta tin tưởng.
Trong khi đó, dụ ngôn cũng cho chúng ta một lời cảnh báo. Khi chúng ta liên đới với sự dữ, hoặc những gì mà quý vị nghĩ đó là sự dữ, đừng quá hăng hái để cố tránh né nó – sợ rằng quý vị sẽ làm điều có hại hơn là có lợi. Quý vị có thể nhổ luôn cả lúa lên đấy. Lịch sử còn đầy rẫy những tấm gương về việc quá nhiệt thành. Hãy nghĩ về tất cả các cuộc chiến tranh, Thập tự chinh và các vụ đốt sách để xua đuổi sự dữ. Phù thủy bị các tu sỹ thiêu ở Salem. Biết bao kẻ vô tội đã chịu khổ và chết dưới bàn tay của những kẻ cho rằng mình làm việc tốt nhân danh tôn giáo – cho đến ngày nay? Dụ ngôn cho hay rằng chúng ta không thể chắc chắn đâu là điều tốt để làm. Đừng vội vã như thế khi giải quyết các vấn đề.
Đây không phải tranh luận chống lại việc đổ lỗi cho những gì ma quỷ đã gây ra cho thế giới. Nhưng đây là một cảnh báo. Câu cuối cùng là chúng ta không chịu trách nhiệm; đó không phải cánh đồng của chúng ta. Ông chủ đã đầu tư rất nhiều vào cánh đồng này và sẽ có tính toán. Sau hết, chẳng phải tất cả chúng ta là những kẻ đón nhận sự nhẫn nại và tin tưởng của ông chủ đó sao? Chẳng phải chúng ta sẽ vui mừng vì mình còn thời gian để sửa chữa nhiều thứ trong cuộc đời mình đó sao? Chẳng phải chúng ta có phúc vì được ông chủ tin tưởng khi chúng ta không chắc sự thể sẽ kết thúc ra sao?
Chúng ta có thấy được ân huệ mà câu chuyện này đem lại không? Nó cho chúng ta biết rằng ngay cả bây giờ, khi cuộc sống của chúng ta còn lâu mới hoàn hảo, rằng chúng ta được cho một khoảng thời gian. Dụ ngôn cũng đảm bảo với chúng ta rằng Thiên Chúa không phải không thích thú gì với những việc tốt chúng ta làm: khi chúng ta gặp bế tắc hay khi những cố gắng ra như chẳng mang lại thay đổi nào; hay thậm chí khi chúng ta gặp thất bại.
Thiên Chúa không phải không quan tâm gì , nhưng Ngài đầu tư rất nặng tay cho thế giới này và luôn bên cạnh những cố gắng của chúng ta. Thiên Chúa nghiêm túc và liên đới như thế nào khi thắng vượt sự dữ? Mỗi lần nhìn lên thập giá sẽ cho chúng ta thấy sự dữ có vẻ chiến thắng sự thiện ra sao, nhưng cuối cùng, chính thập giá cho chúng ta biết tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và sự thiện hảo của Thiên Chúa sẽ mang lại một mùa gặt bội thu.
Ai đang thắng? Sự thiện hay sự dữ? Ngay lúc này thật khó mà nói. Nhưng rồi, khi chúng ta chờ đến mùa gặt, chúng ta sẽ vẫn luôn cố gắng làm điều tốt với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa gieo những hạt giống đủ tốt trong cánh đồng thế giới để có một mùa bội thu. Chúng ta sống trong hy vọng.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp

16th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Wisdom 12: 13, 16-19; Psalm 86; Rom 8: 26-27; Matthew 13: 24-30
I have to be careful when I travel. I’m not just talking about driving carefully, double checking flight schedules, carrying the medications I may need for a long trip, etc. I’m talking about sports. I am frequently in major cities in the United States: Houston, New York, San Francisco, Philadelphia, Atlanta, etc. Each city has its own sports teams and I have to be careful about naming, or too-publically cheering, for my home team – when I am in enemy territory!
There is something most of us have in common when we watch sporting events, whether it’s just another seasonal game, or the championship games at the end of the season. When we walk in on people watching the game and we want to catch up with the action, we ask the same question, "Who’s winning?" If it’s our team, we settle in and watch pleasure. If our team is losing, or if it’s close, we sit more towards the edge of our seat and feel a little more adrenaline and edginess in the stomach. And we hope. As the saying goes, "Hope springs eternal."
What would we do without hope? When there is a need, hope stirs us to make things better. Married couples have hope when they go to a marriage counselor to work through, what seem like, irreconcilable differences. Teenagers have hope when they stay on the basketball court after the team leaves to practice their setshot over and over again. People trying to lose weight have hope when they make a resolution to go on one more diet and walk 20 minutes a day. Parents looking at their children’s troubles wonder about their future–and hope. Hope gets a person to endure the side effects of chemotherapy.
There are things in our lives and in the world that aren’t right. It is hope that gets us to go up against the odds, ignore the naysayers, roll up our sleeves and do our best to change what is wrong. Certainly Christians can’t be complacent, we do our best to make things better for ourselves and for others. There are a lot of things we can and should fix. We have hope.
But sometimes despite our best efforts we can’t change things–not right away. We live in an imperfect world and we can’t always do anything about it. The parable says it well.
We are like the farmer who carefully sows good seed in the field of our lives. We work hard to raise a good family; make good relationships; help a loved one battling with a disease; fight for better schools, healthcare, peace and the environment etc. And if the world were fair, the good we do would always yield good results. But sometimes–many times (?), the good we work for looks like it’s going to have the life choked out of it.
In the Middle East there is a weed called darnel and, at first, you can’t tell it from wheat–not until both are fully grown. The weed’s roots tangle around the roots of the wheat. If you pulled up the weeds, you would also pull up the wheat. Just as the parable describes. The evil gets destroyed, but so does the wheat.
The master in the parable is right. He tells the servants, who want to rush out pull up the weeds to make things "right," "let them grow together until the harvest…." How frustrating! To watch weeds grow and you can’t do anything about it! You have to let certain things be for a while, even though you think you know the right and efficient thing to do. It’s an imperfect world and we can’t do anything about it. They’re weeds, burrs and stickers.
Weeds are a good symbol for evil in our world. They are tenacious and they are hard to eliminate. Like weeds, evil seems to have a life of its own. The parable raises the question we often ask, when our best efforts to do the right thing are met with resistance and even opposition. Where does evil come from?
You would think the Bible would have an answer to such an important question! We might have our own, but the Bible is almost silent on the subject. The response the parable offers is, "An enemy has done this." Not a very satisfying answer to a pressing question. One thing the Bible tells us is: don’t blame God when bad things happen to us. Don’t say, "God is testing me." Or, "I am being punished for something I did." That’s not what the Bible says. "An enemy has done this."
The owner planted good seed in the owner’s own field and the owner is not indifferent to what happens. After all, it’s his field. It gives some people hope and encouragement to know that God isn’t acting against them or testing them; that God is on our side; that somehow God will work things out for the good. The story is quite definite about this: there will be a harvest and good will bear fruit. We can’t prove it to skeptics–but it’s what we believe.
Meanwhile the parable offers us a warning. When you’re dealing with evil, or what you think is evil, don’t be overzealous trying to get rid of it-- lest you do more harm than good. You could pull up the wheat. History is filled with examples of the overzealous. Think of all the wars, crusades and book-burnings to wipe out evil. The witch burnings in Salem were done by religious people. How many innocents have suffered and died at the hands of people claiming to do good in the name of religion–right up to the present day? The parable says we can’t be so sure what’s the best thing to do. Don’t be in such a hurry to rush in to solve the problem.
This is not an argument against addressing evils done in the world. But it is a cautionary tale. The bottom line is that we are not in charge; it’s not our field. The owner has invested a lot in this field and will work things out. After all aren’t we the recipients of the owner’s patience and trust? Aren’t we glad we had some time to resolve things in our lives? Aren’t we blessed that the owner had trust in us when we weren’t so sure how things were going to wind up?
Can we hear the grace that the story is offering? It tells us that even now, when our lives are far from perfect, that we are being given time. The parable also assures us that God is not uninterested in the good works we do: when we meet dead ends or when our efforts don’t seem to make a difference; or even when we experience defeat.
God is not unconcerned, but is heavily invested in the world and on our side in our efforts. How serious and committed is God to overcoming evil? One look at the cross will show us how evil may seem to triumph over good, but finally, the cross tells us, God’s love for us and God’s goodness will yield a rich harvest.
Who’s winning? Good or evil? Right now it’s hard to tell. But in the meanwhile, as we wait for the harvest, we’ll keep doing the good we do trusting that God is planting enough good seed in the world to yield a rich harvest. We live in hope.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sự đe dọa của chủ nghĩa Cộng Sản
Vũ Văn An
20:18 13/07/2011
“Ông ta nghĩ rằng một khi nền kinh tế được điều chỉnh đúng đắn, thì mọi sự sẽ trở thành đúng đắn. Sai lầm thực sự của ông ta là chủ nghĩa duy vật: trên thực tế, con người không phải chỉ là sản phẩm của các điều kiện kinh tế”.

Trên đây là nhận định của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (Turning Point for Europe, 1994) về Karl Marx và di sản của ông ta, chỉ vài năm sau khi thế giới ảo tưởng mà ông ta cho ra đời đã xụp đổ do chính các khuyết điểm của nó. Nếu Đức Bênêđíctô XV làm Vườn Nho của Chúa vào lúc bày thú dữ này xổ khỏi chuồng thì Đức Bênêđíctô XVI là người ở trong Vườn Nho ấy khi các tai hại do chúng gây ra đang được sửa chữa, và các lý do khiến chúng xuất hiện đang được khảo sát. Vị Giáo Hoàng đương nhiệm đương nhiên dễ dàng khảo sát Marx và các hậu duệ của ông ta một cách lạnh lùng hơn là vị tiền nhiệm mang cùng tên hiệu và các vị kế nhiệm ngài.

Lúc ấy, các vị này phải đối diện với một thực tế đen tối: các hậu duệ của Marx nhìn Giáo Hội Công Giáo như một định chế chống lại mẫu xã hội lý tưởng của họ ngay từ bên trong. Áp dụng phương pháp phân tích của Marx, họ cho rằng Giáo Hội sống bám vào xã hội, không đóng góp được gì vào nền kinh tế cũng như phúc lợi của nó, lại còn giảng dạy một ‘ý thức hệ’ quáng mù không cho giai cấp công nhân nhìn rõ các thực tại bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Như chính Marx từng nói: “Tôn giáo là tiếng thở dài của giai cấp bị bóc lột, là trái tim của thế giới vô tâm và là linh hồn của những điều kiện vô hồn. Nó là thuốc độc ngu dân”.

Đây quả là một phân tích lạ, vì nó xuất hiện gần như để cung cấp lý do cho sự hiện hữu tiếp tục của Đức Tin và chứng nghiệm cho sự hiện hữu ấy. Dĩ nhiên, Marx đặt căn bản việc phê phán của mình trên chủ nghĩa duy vật: không cần đến Đức Tin trong một thế giới quan chỉ lưu tâm tới sự hiện hữu thể lý của nhân loại. Với nhận định ấy, phát súng khởi đầu đã được bắn ra để tạo nên cả một cuộc tranh chấp kéo dài hơn 1 thế kỷ rưỡi. Hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng, người theo chủ nghĩa Marx bác bỏ Giáo Hội, coi Giáo Hội là lỗi thời, thuộc thời trung cổ, một định chế cuối cùng sẽ biến mất khi thế giới ảo tưởng của Marx thành hình.

Như đã thấy, họ hết sức sai lầm. Họ khiến ta nhớ lại câu đùa bỡn và phản đùa bỡn của Stalin và của Đức Piô XII. Được một cố vấn hỏi rằng Đức Giáo Hoàng sẽ phản ứng ra sao đối với chính sách của ông ta, Stalin trả lời: “Ông Giáo Hoàng có bao nhiêu sư đoàn?”. Người ta cho rằng khi nghe tin nhà độc tài này qua đời, Đức Piô XII nói đùa “bây giờ thì ông ta sẽ hiểu ta có bao nhiêu sư đoàn”. Ngay từ đầu, cuộc tranh chấp đã bất cân xứng. Về bề mặt, người Mácxít rõ ràng nắm thế thượng phong. Họ kiểm soát các chính phủ, các đạo quân và trọn bộ nhiều dân tộc. Ngược lại, sau Thế Chiến I, Giáo Hội trở thành yếu ớt và chia rẽ. Người Công Giáo đánh người Công Giáo khi chủ nghĩa duy quốc gia phá nát mọi cảm thức được thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô.

Ấy thế nhưng, chính Nhiệm Thể Chúa Kitô bảo đảm sự sống còn của Giáo Hội, ngay tại những nơi người ta chủ trương tiêu diệt các cơ cấu của Giáo Hội, như tại Liên Xô chẳng hạn. Theo quan sát của nhiều người, rõ ràng những lực lượng kia không thể làm người ta thôi không tin tưởng vào Thiên Chúa nữa, hay thôi không sống phù hợp với Thánh Kinh nữa. Cho nên, bao lâu người ta còn có thể chuyển giao các giáo huấn của Giáo Hội, thì điều không tránh được là nhà nước duy vật chắc chắn sẽ thất bại, nhất là khi các hứa hẹn về một hạnh phúc triền miên trên mặt đất dựa trên phúc lợi vật chất chỉ là một thứ hạnh phúc trống rỗng.

Chính vì thế, sự đe dọa của Cộng Sản là điều có thực và tầng tầng lớp lớp các vị tử đạo từ Liên Xô tới Tây Ban Nha giữa hai kỳ Thế Chiến đủ để chứng minh cho thực tại ấy. Đối với Đức Giáo Hoàng Piô XI, nó cũng là một thực tại có tính bản thân. Như đã biết, ngài từng là sứ thần tại Warsaw khi quân đội Xô Viết xâm lăng Ba Lan năm 1920, và từng là nhân chứng tận mắt của việc triệt phá không nương tay các nhà thờ Công Giáo và loại trừ có mục đích các linh mục và tu sĩ Công Giáo. Phản ứng của ngài là ban hành Thông Điệp Divini Redemptoris năm 1937. Trong đó, ngài nhắc lại lời cảnh cáo của Đức Bênêđíctô XV rằng việc rao giảng Lời Chúa đã rơi vào những lỗ tai điếc. Và điều đáng lưu ý, là ngài cũng đã nối kết việc xuất hiện của chủ nghĩa Cộng Sản với các khuynh hướng tự do buông thả và duy tục của thế kỷ trước. Divini Redemptoris không một chút hàm hồ bác bỏ thẳng thừng chủ nghĩa duy vật dưới mọi lốt áo của nó. Cũng như bao giờ, Giáo Hội luôn cần một thời gian dài mới đưa ra được một chủ trương, nhưng từ năm 1937 trở đi, quan điểm chính thức là: Chủ nghĩa Mácxít không thể đi đôi với Đạo Công Giáo.

Điều trên rất quan trọng nếu ta xét tới tư thế của Giáo Hội trong Thế Chiến Hai. Đức Giáo Hoàng Piô XI không phải chỉ là vị giáo hoàng của lời nói mà thôi: ngay từ những ngày đầu triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã cố gắng tổ chức các hành động xã hội của Công Giáo. Điều này hết sức quan trọng vì nó làm nổi bật vai trò thay thế của Công Giáo đối với cả chủ nghĩa Marx lẫn chủ nghĩa tư bản. Kể từ thế kỷ thứ 19, Giáo Hội vốn đã rất tích cực trong cố gắng làm giảm các lạm dụng của thị trường tự do, và đồng thời cũng ghê tởm không kém đối với các chủ trương duy vật của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa Marx.

Lao động từ nay phải được nhìn như là thành phần trong sinh hoạt nhân bản, góp phần vào phẩm giá con người và vào việc tán tụng Thiên Chúa. Sứ điệp này được quảng bá nhờ các nghiệp đoàn Công Giáo, phong trào Công Giáo Tiến Hành, phong trào thanh niên Công Giáo, và nhờ nền giáo dục Công Giáo. Các giá trị của Tin Mừng cần phải được thông truyền một cách hữu hiệu nếu muốn phá tan sự đe dọa của các chủ nghĩa duy tục, duy vật, duy tương đối, duy quốc gia cực đoan, và Mácxít. Tất cả các cố gắng trên được đặt dưới sự che chở của Thánh Giuse, vị thánh mà Đức Giáo Hoàng Piô XI coi là lý tưởng đối với người lao động đạo hạnh.

Một đạo Công Giáo tranh đấu được tổ chức như thế lẽ dĩ nhiên sẽ kình chống các tổ chức của chủ nghĩa vô thần đấu tranh hay của chủ nghĩa Quốc Xã tân ngoại đạo. Các chế độ độc tài của thời kỳ giữa hai Thế Chiến và của những năm chiến tranh không khoan nhượng mảy may đối với bất cứ tư tưởng chống đối nào được phát biểu trong các địa hạt của họ; do đó, bất cứ tổ chức nào cổ vũ các tư tưởng ấy đều bị loại trừ hay bị đồng hóa. Điều ấy đã tạo ra rất nhiều vị tử đạo Công Giáo. Tại Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo Công Giáo Tiến Hành là Chân Phúc Bartolome Blanco Marquez bị chế độ Cộng Hoà sát hại. Trong khi ấy, tại Đức, Chân Phúc Karl Leisner trở thành nạn nhân của chính sách tàn bạo tại trại tập trung Dachau vì vai trò lãnh đạo phong trào Thanh Niên của ngài tại nước này.

Điều các chứng nhân trên cho thấy chính là phạm vi trong đó Giáo Hội bị vướng vào nhiều sự ác khác nhau. Điều chẳng may, có thể nói như thế, là không phải ở chỗ nào Giáo Hội cũng thoát ra được mà vẫn còn nguyên vẹn. Một trong các lý do, chứ không hẳn bào chữa, là niềm sợ sệt đối với chủ nghĩa Marx vô thần, như trên đã phác họa. Tại một số nước, một số vị giám mục, linh mục và giáo dân Công Giáo cá thể đã tìm thấy nơi các nhà độc tài cánh hữu một thanh gươm hòan hảo chống lại sự đe dọa trông thấy của Xô Viết. Tại một số nước khác, các xem sét có tính duy quốc gia đã đóng một vai trò chủ yếu khiến một số người Công Giáo sẵn sàng hỗ trợ các chế độ vốn đi ra ngoài nền triết lý sống của Tin Mừng. Dĩ nhiên, có lúc, ta có thể thông cảm điều đó, nhưng không thể nào bào chữa cho nó được.

Như thế, bóng ma Cộng Sản xem ra đã trải rộng lên Giáo Hội vào thời kỳ giữa hai Thế Chiến và những năm có chiến tranh, và đã tác động lên nhiều quyết định. Ít nhất ở buổi đầu, người ta thấy như thể Giáo Hội muốn đứng về phía những nhà độc tài mới của cánh hữu. Qủa trong các lý thuyết có tính ý thức hệ của các nhà độc tài này, người ta thấy có nhiều yếu tố rất hợp với người Công Giáo. Như việc họ bác bỏ thị trường hoàn toàn tự do hay việc họ nhấn mạnh tới trách nhiệm cộng đồng, cả hai xu hướng này đều rất phù hợp với giáo huấn xã hội Công Giáo. Thêm vào đó, họ còn có chủ trương bất khoan dung đối với chủ nghĩa Marx. Ở Ý, sự lôi cuốn của các nhà độc tài còn lớn hơn nữa khi, vào năm 1929, chế độ Mussolini ký hiệp ước Lateran để phục hồi nước Tòa Thánh độc lập cho Giáo Hội, dù dưới một thể thức thu gọn hơn nhiều.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng chẳng bao lâu sau, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã tái điều chỉnh được thế cân bằng. Năm 1931, chẳng hạn, ngài cực lực lên án chế độ toàn trị của Ý trong thông điệp Non Abbiamo Bisogno. Năm 1937, việc lên án này đã được lặp lại khi ngài thẳng thừng kết án chủ nghĩa Quốc Xã trong một thông điệp khác tức thông điệp Mit Brennender Sorge. Nhưng chính trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, Giáo Hội mới lần đầu tiên nếm được mùi phân rẽ mà những ý thức hệ kình chống nhau này gây ra cho hàng ngũ Công Giáo. Dù Tòa Thánh vẫn duy trì đường lối mạnh mẽ của Đức Bênêđíctô XV tức đường lối cho rằng Giáo Hội cung hiến một giải giáp thay thế cho cả chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa duy quốc gia cánh hữu, nhưng buồn thay, nhiều người trong Giáo Hội vẫn chưa nhận ra chủ trương ấy.

Theo Harry Schnitker, Ph.D., Catholic News Agency ngày 11 tháng 7, 2011
 
Giới trẻ Indonesia dự hội trại kỷ niệm 50 thiết lập hàng giáo phẩm
Lã Thụ Nhân
08:46 13/07/2011
Giới trẻ Indonesia dự hội trại kỷ niệm 50 thiết lập hàng giáo phẩm

Kupang (UCANews) - Một hội trại kỷ niệm kéo dài một tuần do Nhà thờ Thánh Giuse Thợ điều hành ở Kupang, thủ phủ của tỉnh Đông Nusa Tenggara, đã quy tụ khoảng 1.000 người trẻ từ 12 điểm truyền giáo trên khắp đất nước Indonesia.

Cha Kristoforus R. Muda, người điều hành giới trẻ giáo xứ cho hay: "Đây là dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm của Giáo Hội Indonesia và đem lại cho giới trẻ một số niềm vui trong những ngày nghỉ hè".

Sự kiện kéo dài từ ngày 09 đến 16 tháng Bảy với chủ đề "Cầu Cho Họ Hiệp Nhất" với các hoạt động khác nhau như làm việc bác ái, trồng cây, làm phân bón hữu cơ, các lớp học nấu ăn, thi đấu thể thao và một cuộc thi ca hát.

Giáo Hội Indonesia là một tổ chức được chính thức thành lập bằng Sắc lệnh "Quod Christus Adorandus" của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, vào ngày 03 tháng Giêng năm 1961, chín tháng sau khi Hội đồng Giám mục gửi thư kiến nghị.

Từ khi được sự phê chuẩn của Đức Giáo hoàng 50 năm trước, Giáo Hội đã phát triển thành một cộng đoàn trưởng thành và có các nhân viên mục vụ địa phương (giáo sĩ và giáo dân) hỗ trợ sự phát triển như là một "Giáo Hội của Chúa Kitô đích thực". Cha Muda khẳng định: "Giới trẻ là các nhà lãnh đạo tương lai của Giáo Hội".

Cha chánh xứ Maximus Un Bria thì cho hay mặc dù hội trại trại có ý nghĩa để kỷ niệm, nhưng ngài nhắc nhở mọi người đừng bỏ qua thông điệp tinh thần của nó: "Đừng chỉ nhìn sự kiện này như là một cơ hội để gặp gỡ những người khác. Thay vào đó, hãy xem nó như là một nỗ lực để thúc đẩy tình huynh đệ, hiệp nhất và làm sâu sắc hơn tình yêu của chúng ta đối với Giáo Hội và đất nước".
 
Chính quyền Trung Quốc bắt cóc Giám Mục
Lã Thụ Nhân
08:48 13/07/2011
Chính quyền bắt cóc giám mục để ép họ tấn phong giám mục bất hợp thức ở Sán Đầu, Trung Quốc

Quảng Châu (AsiaNews) - Bốn giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã mất tích và bị các quan chức chính quyền bắt đi trong những ngày gần đây nhằm chuẩn bị Lễ tấn phong giám mục bất hợp thức cho cha Huang Bingzhang sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng Bảy tới tại Sán Đầu.

Không ai biết nơi bốn vị mục tử đang bị giam giữ. Nguồn tin địa phương cho hãng Tin Tức Á Châu hay Đức Cha Liang Jiansen của Jiangmen, được tấn phong vào tháng Ba năm 2011, đêm 10/7 đã nức nở khi ngài bị các đại diện chính quyền kéo đi. Một nguồn tin khác cho hay Đức Cha Liao Hongqing của Meizhou, cùng với Đức Cha Yongda của Zhanjiang đã bị được đưa đi vào ngày 09 tháng Bảy. Đức Giám Mục Joseph Gan Junqiu của Quảng Châu đã mất tích nhiều ngày, các tín hữu của ngài "liên tục cầu nguyện cho ngài và một số linh mục của ngài để trở nên trung thành với các nguyên tắc của Giáo Hội tại thời điểm quan trọng này".

Ngoài các giám mục ở Quảng Đông, bốn giám mục khác, hiện hiệp thông hoàn toàn với Đức Thánh Cha, cũng được cho là sẽ tham gia vào vụ tấn phong ở Sán Đầu.

Trong khi đó, Đức Cha Paul Pei Junmin của Liêu Ninh, được chỉ định là người chủ phong, đang được các linh mục của ngài bảo vệ ở nhà thờ chính tòa Thẩm Dương. Hôm 10/7, tất cả các linh mục đã cùng cử hành một Thánh Lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của giáo phận. Đó là khoảnh khắc xúc động sâu sắc khi vị giám mục cảm ơn các tín hữu vì sự liên đới của họ, và hát bài thánh ca "Chúa chúc phúc cho anh em". Vào tháng 11 năm 2010, Đức Cha Pei đã bị buộc tham gia vào vụ tấn phong giám mục bất hợp tức ở Thừa Đức.

Công an sắc phục và thường phục đã được bố trí bên ngoài Nhà thờ chánh tòa. Hôm 10/7, các linh mục của Liêu Ninh đã công bố một bức thư giải thích sự hiện diện của họ ở Nhà thờ chánh tòa: "Để bảo vệ đức tin, chúng tôi các linh mục đến với nhau trong nhà thờ chánh tòa một tuần và sẽ tiếp tục ở lại đó cho đến khi cơn bão này qua đi".

Đêm 10/7 tất cả các linh mục đã tổ chức một buổi gặp gỡ cầu nguyện. Từ giờ, các tín hữu, đã bắt đầu tận hiến không ngừng để bảo vệ Giáo Hội.

Trong những ngày gần đây, các phim hoạt hình đã xuất hiện mô tả một người trẻ mặc áo sơ mi, bên trên có dòng chữ: "Để tránh vạ tuyệt thông, loại bỏ tấn phong bất hợp thức". Đối với một số tín hữu thì đây là một dấu hiệu của đau đớn và giận dữ do các vụ tấn phong bất hợp thức gây ra trong những tháng gần đây.

Vài tháng qua, Hội Yêu Nước (PA) và chính quyền đã lên kế hoạch một loạt các vụ tấn phong không có phép của Đức Giáo Hoàng. Vụ mới nhất diễn ra vào ngày 29 tháng Sáu ở Giáo phận Lạc Sơn. Ngày 04 tháng Bảy, Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố, trong đó ra vạ tuyệt thông vị giám mục được tấn phong (Đức Cha Lei Shiyin) và cảnh báo các giám mục đã tham gia vụ tấn phong.

Trong những ngày gần đây, nhiều trang web Công giáo ở Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố từ PA và Hội đồng Giám Mục Trung Quốc. Tuyên bố này rất có thể do cha Yang Yu, một phát ngôn viên của PA viết. Tuyên bố bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về động thái của Vatican, cáo buộc Tòa Thánh không thúc đẩy sự hiệp nhất của Giáo Hội tại Trung Quốc và thay vào đó tạo ra chia rẽ sâu sắc hơn.

Tuyên bố cho hay Giáo phận của Lạc Sơn, được thành lập vào năm 1946, có hơn 70 ngàn người Công Giáo dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Lei Shiyin và các linh mục của ngài, những người đã cộng sự với người tiền nhiệm, Đức Cha Luo Duxi, qua đời vào tháng 12 năm 2009. Tuyên bố nói tiếp rằng ngày 18 tháng Ba, giáo phận đã tổ chức một cuộc bầu chọn và cha Lei đạt được 27/31 phiếu.

Tuyên bố nói thêm mặc dù quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican chưa được bình thường hóa, Giáo Hội tại Trung Quốc phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết để truyền giáo và cũng là điều dễ hiểu khi các Giáo Hội địa phương bầu chọn giám mục để lấp đầy giáo phận trống tòa.

Nhưng thực tế lối nói hoa mỹ "truyền giáo" ẩn giấu một đề án để kiểm soát tất cả các vụ tấn phong giám mục. Vụ việc tấn phong ở Sán Đầu là bằng chứng cho điều này, nơi mà ứng cử viên, cha Huang Bingzhang, được bầu chọn tại một phiên họp do PA điều khiển và thao túng. Ngoài ra, giáo phận có một giám mục là Đức Cha Zhuang Jianjian, được bí mật tấn phong với sự phê chuẩn của Tòa Thánh vào năm 2006. Tuy nhiên, PA không công nhận ngài là một giám mục và luôn ngăn trở việc mục vụ của ngài. Kể từ tháng Mười Hai vừa qua, ngài đã không ngừng bị sự giám sát của công an và trong Tuần Thánh ngài đã bị ngăn cản thực hiện sứ vụ của mình.
 
Việc đóng cửa Washington Theological U. không là một báo động cho các đại học khác
Bùi Hữu Thư
14:43 13/07/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Mẫu mực của một hiệp hội thần học -- nơi các đại chủng viện tập trung các nguồn tư liệu về giáo sư và các sinh viên vào một cơ sở -- đã không còn đứng vững về tài chánh đối với Trường Đại Học Washington Theological Union, Ban Giám Đốc đã quyết định như vậy, và kết quả là họ hoạch định sẽ đóng cửa đại học này vào cuối niên khóa 2012-13.

Tuy nhiên, các trường tương tự có vẻ đứng vững hơn. Lời tuyên bố của Đại Học Washington Theological Union ngày 27 tháng 6 không phải là sự bất ngờ trong giới các đại học Công Giáo tại Hoa Thịnh Đốn.

Linh mục Dòng Camêlô Fred Tillotson, Viện Trưởng đại học kể từ tháng 12 năm 2009 nói: "Sĩ số giám -- đặc biệt là con số trong giới chủng sinh -- và vì lý do có ít dòng tu muốn tiếp tục tài trợ đã khiến cho đại học Washington Theological Union phải trông đợi vào các ngân khoản đóng góp của các tổ chức hay tư nhân để tồn tại những năm vừa qua."

Linh mục Tillotson nói với Catholic News Service: Sĩ số theo học đã suy giảm từ 250 sinh viên 15 năm về trước xuống chỉ còn 44 người hôm nay.

Sáu doanh thương bảo trợ -- các dòng tu đã cố gắng duy trì sự hoạt động của đại học mặc dầu con số chủng sinh theo học giảm sút -- mấy năm về trước bây giờ chỉ còn lại có hai nhà dòng:Tỉnh Dòng Phanxicô Thánh Danh (Franciscans' Holy Name Province,) có trụ sở tại Nữu Ước, và Tỉnh Dòng Camêlô Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria (Most Pure Heart of Mary Province) tại Chicago.

Linh mục Tillotson nói: Trong năm năm qua, đại học Washington Theological Union đã bị thâm thủng ngân qũy, số tiền tài trợ giảm từ 10 triệu Mỹ Kim xuống còn 2 triệu Mỹ Kim.

Cha tiếp: việc thuyên giảm một phần là do những số tiền đầu tư bị tổn thất vì tình hình kinh tế suy thoái, nhưng một phần cũng vì phải bù đắp cho ngân sách dự trù bị thiếu hụt.

Với ít chủng sinh, đại học Washington Theological Union, cũng như các trường khác đang đào tạo các giáo sĩ cho các giáo phái khác, đã thấy đa số các sinh viên thuộc hàng giáo dân.
 
Chân phước Gioan Phaolô II sẽ là vị bổn mạng của châu Âu thống nhất?
Nguyễn Trọng Đa
16:13 13/07/2011
Chân phước Gioan Phaolô II sẽ là vị bổn mạng của châu Âu thống nhất?

Ba Lan làm Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU)

ROMA - Chân phước Gioan Phaolô II sẽ là vị bổn mạng của châu Âu thống nhất? Đó là mong ước được diễn tả bởi Đại sứ Ba Lan bên cạnh Tòa Thánh.

Sáng 12-7 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Thư ký Tòa thánh về các Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Tòa thánh), chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho nước Ba Lan và cho tương lai của châu Âu, trước sự hiện diện của các Đại sứ bên cạnh Tòa thánh.

Thánh lễ này được cử hành theo sáng kiến của Đại sứ Ba Lan bên cạnh Tòa Thánh, bà Hanna Suchocka. Từ ngày 1-7, Ba Lan làm Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu.

Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Mamberti và các thành viên Ngoại giao đoàn đến cầu nguyện bên mộ của Chân phước ĐTC Gioan Phaolô II.

Bà Suchocka cảm ơn các vị tham dự, và bày tỏ mong ước rằng Đức Giáo Hoàng người Ba Lan sẽ được mọi người xem là "vị bổn mạng của một Châu Âu, thống nhất và có thể thở hoàn toàn bằng hai lá phổi của mình".

Về phần mình, trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Mamberti nhắc lại tính cấp bách của sự "hoán cải", của một trở về với các giá trị của tình đoàn kết và tình huynh đệ ở châu Âu.

Ngài đã đưa ra một "cảnh báo chống lại sự mất gốc rễ châu Âu" và "một lời mời gọi hoán cải”.

Đài phát thanh Vatican nhấn mạnh: “Bị mù quáng bởi sự tiến bộ và sung túc, con người ngày nay chỉ quan tâm đến vật chất và quên đi Thiên Chúa, hoặc sống như thể Chúa không hiện hữu. Đặc biệt Đức Tổng Giám Mục Mamberti đề nghị hãy làm theo tấm gương của Thánh Biển Đức, vị bổn mạng của châu Âu".

Và sau ngày lễ thánh Biển Đức, vị đồng bổn mạng của châu Âu, mà ĐTC Biển Đức XVI đã nhắc đến sau khi đọc Kinh Truyền tin ngày chủ nhật 10-7, Đức Tổng Giám Mục Mamberti khuyến khích "Lục địa cũ" hãy "tìm thấy trong nền văn hóa và gốc rễ của mình sức mạnh cho một sự phục hưng tinh thần và nhân bản”.

Đức Tổng Giám Mục Mamberti tuyên bố: “Đến Ngày phán xét, chúng ta phải trả lẽ trước mặt Chúa không những về các tội lỗi chúng ta đã phạm, mà còn về các ân sủng đã nhận được, nhưng chúng ta không biết làm cho sinh hoa kết trái”. (Zenit 12-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Lào: Lo sợ cho mạng sống của các mục sư Tin lành ở tù
Phạm Kim An
16:15 13/07/2011
Lào: Lo sợ cho mạng sống của các mục sư Tin lành ở tù sáu tháng

Viêng Chăn - Hai mục sư Tin Lành ở tù hơn sáu tháng qua, bị bắt giữ cùng với một số tín hữu ngày 4-1tại tỉnh Khammouane (Nam Lào), đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Tự do Tôn giáo ở Lào (Hrwlrf), cơ quan nhà tù đã nói với những người bị tù này rằng họ sẽ sớm được trả tự do, nếu họ chịu ký vào một văn bản nói rằng họ từ bỏ đức tin của mình.

Hai mục sư Wanna và Yohan bị cáo buộc "đã tổ chức một cuộc họp bí mật" với mục đích lật đổ chính quyền. Trong thực tế, hai mục sư Tin Lành đã tụ tập cùng với các tín hữu để cầu nguyện trong lễ Giáng Sinh, và đã xin giấy phép cần thiết từ các cơ quan chính phủ.

Trong khi đó, điều kiện của 18 gia đình Kitô, đã bị trục xuất khỏi làng Katyn (huyện Ta-Oih) trong năm 2010 vì từ chối từ bỏ tôn giáo của họ, đã được cải thiện phần nào. Sirikoon Prasertsee, phát ngôn viên của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Tự do Tôn giáo ở Lào (Hrwlrf) nói: “Với sự xuất hiện của mùa khô, các gia đình bị buộc phải rời khỏi bìa rừng, và bắt đầu đi xin thức ăn". Nhà hoạt động nói rằng một số nông dân địa phương đã cung cấp cho họ một mảnh đất nhỏ, để họ có thể trồng lúa.

Tuy nhiên, điều kiện của họ vẫn có rủi ro. Đến nay, 18 gia đình nông dân sống trong một nơi tạm thời gần làng Katyn, trong huyện Ta-Oyl, tỉnh Caravan, miền Nam Lào. Trong hai thời điểm riêng biệt, các Kitô hữu bị đuổi khỏi nhà họ. Vụ việc đầu tiên đã xảy ra trong tháng 1-2010, liên quan đến 11 gia đình, trong khi vụ việc thứ hai xảy ra hồi tháng 12-2010 ảnh hưởng đến bảy gia đình khác. Trong vòng một năm, các Trưởng làng đã ngăn chặn Kitô hữu trở lại đất đai của họ, và các quan chức đã ra lệnh cho các gia đình ngoài Kitô giáo trong khu vực không giúp đỡ họ, hoặc không cung cấp thực phẩm cho họ. Mục đích của chính quyền là làm cho họ "nghèo đói cùng cực", cho đến khi họ "từ bỏ Kitô giáo". (AsiaNews 12-7-2011)

Phạm Kim An
 
Myanmar: Chính quyền từ chối thanh niên bốn Giáo phận tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới
Nguyễn Trọng Đa
16:17 13/07/2011
Myanmar: Chính quyền từ chối thanh niên bốn Giáo phận tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới

Lý do là có “nhiều vụ đào thoát” tại Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2008 ở Sydney

ROMA - Bốn giáo phận ở Myanmar đã bị chính quyền nước này cấm gửi các đại biểu tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD), vốn sẽ được tổ chức tại Madrid từ ngày 12 đến 16-8, theo trang web "Các Giáo Hội Châu Á" (Eglises d’Asie), Cơ quan ngôn luận của Hội Thừa sai Paris (MEP).

Lý do biện minh biện pháp này là sự đào thoát của một số đại biểu tại Myanmar tại Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2008 ở Úc. Khi đó, họ đã yêu cầu xin tị nạn chính trị.

Theo Linh mục Gerald Pho Khwa, Giám đốc Ủy ban Quốc gia về giới trẻ Công giáo, việc cấm này là việc của chính các Giám mục nữa.

Năm thanh niên thuộc các giáo phận Hakha, Kalay và Banmaw đã không trở về Myanmar sau Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Úc, trong khi người thứ sáu, thuộc giáo phận Myitkyina, lúc đầu xin tị nạn, nhưng sau đó đã đổi ý và trở về nước.

Năm nay, trong mỗi giáo phận, Giám mục và Giám đốc Uỷ ban Giới trẻ được yêu cầu đảm bảo rằng các đại biểu giới trẻ của họ sẽ không đào thoát khi dự Đại hội Giới trẻ Thế giới.

Giám đốc Ủy ban Quốc gia về giới trẻ Công giáo nói rằng cha hy vọng quyết định này sẽ được hiểu bởi các đại biểu liên hệ, bởi vì danh tiếng của Giáo Hội và tương lai của giới trẻ đã bị đe dọa. Cha nói thêm rằng các thủ lĩnh trẻ đại diện cho mỗi giáo phận đã thể hiện sự nhiệt tình, sẵn sàng làm việc cho Giáo Hội và sự phát triển của Giáo hội, bằng cách sử dụng tốt việc tham gia của họ trong các cuộc gặp gỡ quốc tế.

Tuy nhiên, lệnh cấm này đã bị chỉ trích bởi một số người liên quan sự kiện này. Theo Anthony Htoi San Aung, người phụ trách giới trẻ của giáo phận Myitkyina, lệnh cấm này là bất công. Các nhà lãnh đạo Giáo hội nên đã xem xét vấn đề và tìm ra một giải pháp khác, thay vì sự trừng phạt.

Thanh nữ Công giáo 23 tuổi, Brigitte Su Thet Wei, thư ký Uỷ ban giới trẻ của Giáo phận Pathein, nghĩ rằng quyết định này là đáng tiếc, nhưng có thể hiểu được: “Tôi buồn cho các đại biểu không có cơ hội đi đến Madrid, nhưng chúng tôi không thể đảm bảo rằng họ không bắt chước những người đã đào thoát tại Úc trước đây". (Zenit 12-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tín hữu Công giáo Hồng Kông biểu tình phản đối vụ truyền chức Giám mục bất hợp pháp
Linh Tiến Khải
21:45 13/07/2011
HỒNG KÔNG - Sáng ngày 12-7-2011 hàng trăm tín hữu công giáo Hồng Kông đã biểu tình phản đối các vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp, kể cả vụ truyền chức tại giáo phận Sán Đầu dự trù vào ngày 14-7-2011. Họ yêu cầu nhà nước Bắc Kinh ngưng cưỡng bách các Giám Mục tham dự các vụ truyền chức này.

Cuộc biểu tình đã do Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông tổ chức. Mặc dù trời mưa lớn, đoàn người biểu tỉnh đã đứng bên ngoài Văn phòng liên lạc Trung Quốc yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chấm dứt các vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp, cũng như thôi cưỡng bách các Giám Mục tham dự các vụ truyền chức này. Trong các ngày vừa qua nhà nước Trung Quốc đã cho công an bắt 4 Giám Mục tỉnh Quảng Đông để cưỡng bách các vị tham dự lễ truyền chức cho Linh Mục Hoàng Bích Chương, dự trù diễn ra ngày 14-7-2011 tại Sán Đầu. Đó là các Đức Cha Lương Kiến Sâm, Giám Mục Giang Môn, Liêu Hồng Thanh, Giám Mục Mai Châu, Tô Vĩnh Đại, Giám Mục Trạm Giang và Cam Tuấn Khâu, Giám Mục Quảng Châu. Hiện nay không ai biết nhà nước giam giữ các vị ở đâu.

Tín hữu công giáo cũng phản đối thông cáo của nhà nước nói rằng Đức Cha Bùi Quân Dân, Giám Mục Liêu Ninh, được chỉ định làm người chủ phong. Linh Mục đoàn giáo phận Liêu Ninh đã chống lại sự cưỡng bách này của nhà nước và tuốn về tòa giám mục che chở Đức Cha và ngăn chặn không cho công an bắt Đức Cha đi.

Đoàn biểu tình cực lực phản đối các can thiệp thô bạo của chính quyền Bắc Kinh xúc phạm đến con người của các Giám Mục và chà đạp tự do tôn giáo. Báo chí cũng nhắc đến Đức Cha Trang Kiến Kiên, Giám Mục Sán Đầu, năm nay 81 tuổi, hiệp thông với Đức Thánh Cha nhưng không đuợc nhà nước Bắc Kinh thừa nhận. Từ tháng 4 năm nay 2011 Đức Cha bị quản thúc và bị công an canh chừng rất nghiêm ngặt.

Các tín hữu công giáo Hồng Kông biểu tình trưng dẫn Hiến Pháp Trung Quốc và Hiệp ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Họ yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền tự do tôn giáo và ngưng cưỡng bách hàng giáo sĩ làm ngược lại các nguyên tắc đức tin và lương tâm của các vị. Họ cũng đòi nhà nước Bắc Kinh trả tự do cho tất cả các Giám Mục và Linh Mục còn đang bị cầm tù (ASIANEWS 12-7-2011)
 
Cơn sốt vàng và nạn tàn phá môi sinh bên Châu Mỹ Latinh
Linh Tiến Khải
21:34 13/07/2011
Từ mấy thập niên qua kỹ nghệ khai thác vàng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi sinh trầm trọng bên châu Mỹ Latinh và đang tàn phá hàng ngàn mẫu rừng già, đặc biệt là rừng gìa vùng Amazzonia, cũng như gây ra nhiều thứ bệnh giết người, nhất là đối với các thổ dân.

Hiện nay 25% tổng số lượng vàng trên thế giới đến từ các nước châu Mỹ Latinh. Vì các lợi nhuận rất lớn nên các công ty khai thác vàng tranh đua nhau đấu thầu, và song song là nạn khai thác vàng lậu. Thật thế, cơn sốt vàng lan tràn từ Guatemala sang Argentina đi ngang qua các nước Perù, Colombia, Ecuador, Mehico, Cile và Brasil.

Cách đây không lâu, vùng Madre de Dios bên Perù là vùng rừng xanh có cây cối um tùm, nhưng nay dân chúng gọi nó là ”mặt trăng”, vì nó đã biến thành một vùng sa mạc bùn lầy rộng 180 cây số vuông đầy các hố sâu. Mỗi ngày có tới 40.000 người, nhưng theo các tổ chức nhân quyền thì có tới 100.000 người tới đây tìm vàng.

Theo thống kê của Ủy ban môi sinh thuộc Hội quặng mỏ quốc gia Perù mỗi năm Perù cung cấp 16.000 kí vàng trị giá 6 tỷ mỹ kim. Theo các nguồn tin khác mỗi năm vùng Madre de Dios sản xuất gấp đôi, và một phần năm vàng toàn nước Perù đến từ đây. Với giá vàng lên cao, từ năm 2006 tới nay số lượng vàng sản xuất đã gia tăng gấp 5 lần. Bên cạnh việc khai thác có giấy phép có nhiều vụ khai thác bất hợp pháp. Năm ngoái các tổ chức siêu quốc đã dành một phần tư tổng ngân khoản đầu tư vào mạn nam vùng Rio Bravo khiến cho châu Mỹ Latinh đứng hàng đầu trong lãnh vực khai thác vàng, vì các tổ chức này đã chi ra 5,4 tỹ mỹ kim để tài trợ cho kỹ nghệ khám phá và khai thác vàng. Đứng đầu là ba nước Mehicô, Cile và Perù, nơi đã có tới 7.000 đơn xin khai thác. Tiếp đến là Brasil và Argentina, và mới đây có thêm nước Colombia trong danh sách, vì nạn bạo lực tại đây đã giảm bớt và tổng thống Juan Manuel Santos cũng đang chú ý tới việc khai thác mỏ vàng để đẩy mạnh đà tiến kinh tế quốc gia.

Sự kiện các chính quyền trong vùng đều đẩy mạnh kỹ nghệ khai thác vàng khiến cho các tổ chức siêu quốc có các hợp đồng làm ăn rất tốt với tổng thống Calderon của Mehicô, cũng như với nguyên tổng thống Lula của Brasil và bà tổng thống Kirchner của Argentina, hay với tổng thống Correa của Ecuador. Chỉ có nước Costa Rica là đã ra lệnh hạn chế việc khai thác vàng, bằng cách thu hồi giấy phép của hãng thầu ”Vàng bất tận” của Canada.

Mặc dù có sự báo động khẩn cấp của các tổ chức bảo vệ môi sinh và các quyền con người, số các mỏ vàng được khai thác ngày càng gia tăng. Phương pháp thông thường nhất là khai thác lộ thiên, vì các lớp quặng mỏ không sâu lắm, nên thay vì đào các đường hầm, thì các tổ chức tìm vàng đào ra các miệng hố rộng. Sau đó vàng được tách ra khỏi đá bằng nước pha với chất cianuro gọi là tẩy vàng. Chất cianuro rất độc, chảy vào lòng đất và ngấm vào các mạch nước gây ô nhiễm. Cách đây gần một năm Liên Hiệp Âu Châu đưa đưa ra luật cấm rửa vàng bằng chất cianuro. Ngoài ra việc rửa vàng tốn rất nhiều nước, vốn khan hiếm trong vùng nam bán cầu. Theo thống kê của hãng khai thác vàng Martin bên Guatemala mỗi giờ người ta sử dụng tới 250.000 lít nước để rửa đất đá.

Cơn sốt vàng cũng làm nảy sinh ra các trận chiến, các xung đột, các vụ biểu tình đình công, các ngăn chặn từ phía các cộng đoàn địa phương. Văn phòng quan sát các xung đột tại châu Mỹ Latinh đã ghi nhận tới 120 vụ xảy ra tại 15 quốc gia hồi năm ngoái, nhiều nhất là tại Brasil.

Song song với các sinh hoạt khai thác có giấy phép của chính quyền là các vụ khai thác bất hợp pháp. Trong các trường hợp này là do các tay làm ăn đi đêm với vài nhân viên chính quyền địa phương, nhượng các vùng đất được bảo vệ cho việc khai thác tìm vàng để hưởng phần trăm các lợi lộc. Đây là chuyện làm ăn chắc chắn, vì các vùng đất này rất xa xôi hẻo lánh chính quyền khó kiểm soát. Việc khai thác vàng được giao cho một tay chỉ huy. Người này tuyển lựa các nhân công, thường là những người rơi vào cảnh tuyệt vọng và bị vàng quyến rũ. Các công nhân này phải làm việc một ngày từ 12 tới 14 giờ, và mỗi ngày để dành được cho mình 1 gr vàng, giá khoảng 40 mỹ kim, nghĩa là gần 14 lần tiền lương trung bình của một công nhân. Nếu họ để đành được 50 gr vàng thì có hy vọng trở thành thành viên của hợp tác xã, trong trường hợp họ còn sống sót. Vì thật ra các công nhân tim vàng sống trong rừng già, chen chúc nhau trong các chòi hay lều tạm bợ, không điện nước, không cầu tiêu và các phương tiện vệ sinh, và hoàn toàn không có an ninh.

Để tránh các xung đôt giữa các công nhân, các người chỉ huy ở địa phương tìm cách cung cấp cho họ các trò giải trí rẻ tiền. Các quán nước mọc lên khắp nơi, trong đó có các thiếu nữ trẻ tuổi bị bắt buộc làm điếm. Các cô thường bị lừa là tìm ra công ăn việc làm. Theo các tổ chức phi chính quyền, mỗi mùa thu có tới 1.200 thiếu nữ bị lừa và rơi vào cảnh làm điếm, có khi họ chỉ là các bé gái 12 tuổi. Nhưng thảm cảnh này không kéo dài, vì sau đó là bệnh tật, đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm.

Để lọc vàng khỏi đá người ta còn dùng thủy ngân với số lượng rất nhiều: hai kí thủy ngân cho 1 kí vàng. Sau đó chất thủy ngân chảy vào các sông cung cấp nước uống cho dân chúng các làng mạc trong vùng, với các hậu qủa tàn phá sức khỏe khiến cho con người suy yếu kinh niên, mù lòa rồi chết. Xác chết của các nạn nhân trong đó có các công nhân bị chôn vùi trong bùn của hàng ngàn các ”mặt trăng” của châu Mỹ Latinh cùng với vàng của nó.

Bên Brasil các người tìm vàng lén lút này được gọi là các ”garimperos”. Họ xâm lăng vùng đất của thổ dân Yanomani sống trong rừng già Amazzonia. Sự hiện diện của họ mang lại tàn phá với các tiếng động ồn ào của mìn nổ, tiếng cưa cây phá rừng, tiếng máy đào đất và cảnh tìm vàng ngày đêm tra tấn cuộc sống an lành của thổ đân. Vùng rừng già rộng tới 192 ngàn cây số vuông dọc theo biên giới giữa Brasil và Venezuela được bảo vệ và cấm không được khai thác vàng. Nhưng hiệp hội HAY có mục đích bảo vệ các quyền của thổ dân Yanomani cho biết có tới 3.000 người tìm vàng hiện diện trong vùng, và số người này ngày càng gia tăng. Một thừa sai Ý từ 3 năm nay làm việc truyền giáo cho thổ dân cho biết bằng chứng là các tiệm bán vàng gia tăng trong thành phố. Sự hiện diện của các người tìm vàng cũng đem theo các bệnh tật khiến cho thổ dân bị lây. Từ tháng hai năm nay qua đài phát thanh của họ, các thổ dân đã tố cáo một bệnh sốt lạ rất mạnh lan tràn có thể khiến cho người bị bệnh chết trong 24 giờ đồng hồ. Vì trong vùng không có các trợ giúp y tế ổn định, nguy cơ lây bệnh gây tử vong rất cao. Và thảm hại nhất là cảnh đất và rừng bị tàn phá và bị ô nhiễm nặng.

Bên Colombia cùng với cây ma túy coca và các vụ bắt cóc tống tiền, cơn sốt vàng cũng dưỡng nuôi cuộc nội chiến tại đây. Theo ước tính của các chuyên viên, vàng hiện nay trở thành nguồn lợi thứ hai của các lực lượng du kích quân mác xít ”Mặt trận vũ trang cách mạng Colombia” và ”Quân đội giải phóng quốc gia” cũng như của các băng đảng tội phạm bắt nguồn từ tàn dư của các nhóm bán quân sự. Các lực lượng này thường hoạt động chung với nhau để kiếm lời nhiều chừng nào có thể. Trong các vùng xa đôi hẻo lánh như Antioquia, Magdalena, Medio và Bolivar, nơi vẫn còn có chiến tranh và mặc dù đường lối mạnh tay của tổng thống Uribe, tuần nào cũng có các mỏ mới được đào bới một cách bất hợp pháp, không phép tắc, không hợp đồng, nhưng được các băng đảng vũ trang ủng hộ trực tiếp hay gián tiếp. Hậu qủa là Colombia đang trở thành quốc gia bị ô nhiễm chất thủy ngân trầm trọng nhất thế giới.

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc chỉ nội trong vùng Antioquia phẩn nửa các mỏ được khai thác là bất hơp pháp và hằng năm có tới 67 tấn chất hóa học được sử dung, khiến cho dân chúng trong vùng bị rất nhiều bệnh tật. Tin tức của cảnh sát Colombia cho biết trong vùng Magdalena, Medio và nam Bolivar, mỗi năm lực lượng FARC thu vào ít nhất 9 triệu mỹ kim; và họ dùng số tiền này để mua khí giới và nuôi cuộc nội chiến đã kéo dài trên 40 năm.

Bên Guơatemala Đức Cha Alvaro Ramazzi, Giám Mục San Marcos cách biên giới Mehicô 300 cây số, cho biết người dân Guatemala, đa số là các thổ đân đã phải đau khổ rất nhiều vì chiến tranh. Từ hồi năm 1988 khi mới tới San Marcos Đức cha Alvaro đã mạnh mẽ bênh vực các cộng đoàn San Miguel, Ixtahuacan và Sipakapa chống lại các ức hiếp lạm dụng của các nhóm vũ trang. Mười lăm năm sau khi có các hiệp định hóa bình, Đức Cha Alvaro tiếp tục bênh vực các quyền của thổ dân giờ đây bị đe dọa bởi mỏ vàng Marlin, do công ty khai thác vàng Canada Goldcorporation đấu thầu. Các can thiệp mạnh mẽ của Đức Cha khiến cho người ta gọi ngài là ”Giám Mục môi sinh”. Đức Cha cho biết việc khai thac mỏ vàng Marlin đang khiến cho người dân các làng trong toàn vùng bị nhiễm độc. Mỏ vàng vùng Marcos trải dài trên 573 cây số vuông. Từ năm 2003 tới nay các máy đào đất đã đào 5 triệu tấn đất đá mỗi ngày để tìm vàng. Đây là vùng có nhiều vàng. Trong năm 2008 người ta đã tìm đươc 241.000 lạng. Từ năm 2002 tới 2010 công ty tìm vàng đã thu được 1,5 tỷ mỹ kim tiền lời. Để tách vàng ra người ta dùng nườc và chất độc cinuro. Cứ mỗi giây 12 lít nước, trong khi một gia đình nông dân chỉ có 30 lít để sống mỗi ngày. Mỗi ngày người ta cho nổ 9 tấn thuốc nổ để tạo ra các hố khổng lồ sẽ không bao giờ được lấp lại nữa. Các vụ nổ liên tục làm rung chuyển nhà cửa. Trong khi chất cianuro thấm vào lòng đất và mạch nước. Dân chúng địa phương không nhận được gì, chỉ được 1/100 lợi tức. Theo luật ban hành năm 1997 số vàng khai thác được ở lại Guatemala, nhưng các thổ dân nghèo vẫn hoàn nghèo, đã thế lại phải sống trong một môi trường bị tàn phá hoàn toàn.

Các lời tố cáo liên tục của Đức Cha Alvaro và của Hội Đồng Giám Mục Guatemala đã khiến cho Tòa án liên mỹ châu bảo vệ các quyền con người tin,

và vào tháng 5 năm 2010 đã ra lệnh đóng cửa mỏ vàng Marlin. Nhưng trong giáo phận San Marcos, không có gì thay đổi. Các máy ủi đất vẫn tiếp tục gây thương tích cho lòng đất từ đó chảy ra vàng. Trong hơn một năm trời chính quyền của tổng thống Alvaro đã không thèm biết tới phán quyết của tòa án nhân quyền. Ngày 12 tháng 6 vừa qua ông còn tuyên bố không có lý do để ngăn chặn các sinh hoạt khai thác vàng tại Marlin. Nhưng Đức Cha Ramazzi và các cộng đoàn giáo phận San Marcos vẫn không chịu thua. Đức Cha tuyên bố: ”Các mỏ vàng lộ thiên không phải là con đường phát triển đất nước. Việc phát triển phải hài hòa với môi sinh và tôn trọng các quyền con người. Tôi tin rằng giấc mơ của một nước Guatemala công bằng hơn là điều có thể thực hiện được. Dĩ nhiên con đường còn dài, vì thế chúng tôi không được dừng bước”.

(Nguồn: Avvenire 7-7-2011)
 
Top Stories
New wave of harassments against Vietnamese Redemptorists' leaders
Kelly Ann-Nguyen
04:28 13/07/2011
In the last episode of waves of harassments against Vietnamese Redemptorists, police in Tan Son Nhat airport prevented the Provincial Superior of the Order to leave the country for a religious Conference in Singapore. The incident has sparked concerns on hard-line crackdowns against Redemptorists.

Fr. Vincent Pham Trung Thanh,

Vietnam’s Redemptorist Provincial Superior
In an interview with VietCatholic News this morning, Fr. Vincent Pham Trung Thanh, Vietnam’s Redemptorist Provincial Superior expressed his frustration towards continual harassments against his confreres and himself. The incident on Sunday July 10 is a typical example.

"Police stopped me at the last checkpoint after I had completed all the procedures in the airport before boarding a flight to Singapore to attend the Redemptorist Conference of Provincials for Eastern Asia and Oceania," he told VietCatholic News.

The Conference has been held at the monastery of Noveda Singapore from July 11. It has just been concluded today July 13.

"They took me into custody for hours before telling me to return home without any clear explanations,” he added accusing police of violently trampling his freedom of movement and violating against the law.

The incident prompted Vietnam Redemptorist Province to issue a Press Release, alleging Saigon police of grossly violating its Superior's religious rights by preventing him to leave the country to attend a religious event and denying him the right to celebrate missal mass at a prolife gathering.

It's worth to note that according to Vietnam law with the exceptions of wanted criminals and fugitives who have already been charged with crimes, those who are not allowed to leave the country should be informed in advance at least one month.

The Superior, himself, has sent his protest letter to the city's Committee for Religious Affairs outlining his agony at the airport where he was detained by the security forces and informed that he belonged to the list of those who are not permitted to leave the country.

This is the second time the Redemptorist provincial superior was prevented to leave the country. On December 28 last year, similar incident happened when he took a plane to USA.

A few weeks earlier, local officials summoned him to attend "working sessions" at a local government office. At the meeting, representatives of state administration for religious affairs and local officials took turns criticizing Redemptorists for allegedly “preaching anti-government sentiment, instigators of disorder, inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it.”

The Redemptorist province in Vietnam is the largest religious community in Asia. Over the past twenty years, the province has grown in size from 179 professed members in 1983 to 278 today, including 168 priests who live in about 20 houses scattered throughout the country. There are also 222 postulants.

They are known and admired for playing an active role in fighting on behalf of the poor and the helpless against social evils and injustice. This has made the Order a thorn in the eyes of Vietnam authorities that waves of efforts have been made to hinder the Order’s pastoral activities and its growth. According to Fr. Pham, he has been singled out by Vietnam secret police for harassment since the Thai Ha- Hanoi Nuncio incident took place in 2008 where his fellow Redemptorist had offered both physical and spiritual support during the massive protest of parishioners against government illegal land appropriation. He was then prohibited to officiate masses at various occasions, typically at rallies organized by Vietnam Caritas to support and promote the prolife movement which he co-founded 10 years ago with Fr. Le Quang Uy, another Redemptorist.

Most recently the Redemptorists have announced the decision to hold candle vigils for dissidents who had been jailed for raising peacefully their concerns on the submissiveness of Vietnam to China in the national sovereignty and integrity.

As the Provincial Superior has found himself repeatedly falling victim to serious harassments of the Vietnamese communist regime, there are growing concerns among Catholics that following a series of government's harsh crackdowns on these dissidents, now the government seems to turn to religious figures who dare to express publicly their grave concerns for the national security and social injustice, and question the stance of the government in the wake of the Chinese aggression.

When asked if he would like to send a message out to the public, the priest expressed his profound concern for the future of the Church in Vietnam where religious rights and moral values are being lowered to the lowest of all time, in which its ripple effect can be harmful for generations to come. He also called for the Catholics to be united in the love of God, and prayers for the Church as well as for the country

“I am deeply concerned for the situation going on in Vietnam my home country, where everyone are feeling helpless watching it piece by piece slipping into the hand of the Chinese aggressors, and the government is being more occupied with arresting and punishing the patriots rather than fighting for the national integrity of our homeland,” he said.
 
Ho Chi Minh City, vietato al superiore dei redentoristi di lasciare il Paese
Asia-News
05:05 13/07/2011
P. Vincent Pham Trung Thanh è stato bloccato per ore in aeroporto, e poi rimandato a casa senza spiegazioni. I Redentoristi sono nel mirino della polizia. Sono attivi nella difesa dei diritti dei poveri contro le ingiustizie sociali, come l’esproprio illegale di terreni. Appoggiano le proteste contro l’atteggiamento aggressivo della Cina.

Fr. Vincent Pham Trung Thanh,
Vietnam’s Redemptorist Provincial Superior
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – “La polizia mi ha bloccato all’ultimo controllo, dopo che avevo completato tutte le procedure in aeroporto. Mi hanno tenuto in custodia per ore, prima di ordinarmi di tornare a casa senza nessuna spiegazione”: così il superiore provinciale dei Redentoristi in Vietnam, p. Vincent Pham Trung Thanh, racconta ad AsiaNews come gli è stato impedito il 10 luglio scorso di partire dallo scalo di Tan Son Nhat per Singapore, dove doveva partecipare alla conferenza dei provinciali Redentoristi dell’Asia Orientale e dell’Oceania. La conferenza si svolgeva al monastero di Noveda dall’11 al 13 luglio.

L’incidente ha spinto la Provincia vietnamita dell’ordine a emanare un comunicato stampa, in cui si accusa la polizia di Saigon di violare grossolanamente i diritti del Superiore, impedendogli di lasciare il Paese per presenziare a un evento religioso, e negandogli anche il permesso di celebrare la messa a un raduno a favore della vita. Secondo la legge vietnamita le persone a cui non viene consentito lasciare il Paese dovrebbero essere informate con un mese di anticipo. Questa regola non si applica a criminali in fuga, o a chi è stato condannato per un crimine; ma il religioso non ricade in nessuna delle due categorie.

Padre Vincent Pham Trung Thanh ha scritto una lettera di protesta al Comitato per gli affari religiosi di Saigon, mettendo in evidenza la sua sofferenza nelle ore di arresto, fino a quando infine le forze di sicurezza gli hanno comunicato che era nella lista delle persone a cui è proibito varcare i confini. Vincent Pham Trung Thanh è già stato oggetto di violazioni dei suoi diritti da parte del regime; la situazione è peggiorata di recente, quando il governo ha cominciato a reprimere le manifestazioni di chi esprime la sua preoccupazione per l’atteggiamento aggressivo della Cina, e per la debole risposta del governo di Hanoi.

E’ la seconda volta che al provinciale dei Redentoristi è impedito di lasciare il Vietnam. Un episodio analogo è accaduto il 28 dicembre 2010, quando avrebbe dovuto partire per gli Stati uniti. Alcune settimane prima di quella data, funzionari locali della sicurezza lo hanno convocato a “sessioni di lavoro” in un ufficio governativo. Durante le riunioni funzionari di diversi settori statali a turno hanno preso la parola per criticare i Redentoristi, accusandoli di predicare sentimenti anti governativi, di istigare al disordine, di fomentare manifestazioni, e incitando a violare la legge.

AsiaNews gli ha chiesto se vuole inviare un messaggio all’opinione pubblica. Il religioso ha espresso profonda preoccupazione per la Chiesa in Vietnam, dove i diritti religiosi e i valori morali sembrano al minimo storico. Ha invitato i cattolici a essere uniti e a pregare per la Chiesa e il Paese. “Sono profondamente preoccupato per la situazione in Vietnam, dove ciascuno impotente vede la patria cadere pezzo a pezzo nelle mani degli aggressori cinesi, e il governo è più occupato ad arrestare e punire i patrioti che a combattere per l’integrità nazionale”. La Provincia dei Redentoristi in Vietnam è la comunità religiosa più grande dell’Asia. Negli ultimi 20 anni, è passata da 179 a 278 membri, di cui 168 sacerdoti che vivono in 20 case sparse nel Paese. Ci sono anche 220 postulanti. I Redentoristi giocano un ruolo attivo nella difesa dei poveri, contro ingiustizie sociali come l’esproprio illegale di terreni.
 
Ho Chi Minh City, the Redemptorists superior banned from leaving the country
Asia-News
07:45 13/07/2011
Fr. Vincent Pham Trung Thanh was held for hours in the airport, and then sent home without any explanation. The Redemptorists are being targeted by police. They are active in defending the rights of the poor against social injustices, such as the illegal expropriation of land. They support the protests against China's aggressive stance.

Fr. Vincent Pham Trung Thanh,
Vietnam’s Redemptorist Provincial Superior
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - "The police stopped me at the last control point, after I had completed all the procedures at the airport. They kept me in custody for hours before they ordered me to go home without any explanation", said the provincial superior of the Redemptorists in Vietnam, Fr. Vincent Pham Trung Thanh, to AsiaNews as he was prevented from leaving on July 10 last from Tan Son Nhat airport for Singapore, where he was to attend the provincial conference of the Redemptorists in East Asia and Oceania. The conference took place at the monastery of Novedia July 11 to 13.

The incident has prompted the Vietnamese province of the order to issue a press release, which has accused the police of Saigon of grossly violating the rights of the Superior, preventing him from leaving the country to attend a religious event, and also denying permission to celebrate Mass at a pro life rally. According to Vietnamese law people not permitted to leave the country should be informed one month in advance. This rule does not apply to criminals on the run, or those convicted of a crime, but the religious does not fall into either category.

Father Vincent Pham Trung Thanh has written a letter of protest to the Committee for Religious Affairs of Saigon, highlighting his suffering in the hours of arrest, until finally the security forces told him he was on the list of people forbidden to cross the border. Vincent Pham Trung Thanh has already been the subject of violations of his rights by the regime, the situation has worsened recently when the government began to suppress the manifestations of those who expressed concern at the aggressive attitude of China, and the weak response of the government in Hanoi.

It is the second time that the Provincial of the Redemptorists was prevented from leaving Vietnam. A similar incident happened Dec. 28, 2010, when he had to leave for the United States. A few weeks before that date, local security officials summoned him to "working sessions" at a government office. During the meeting officials from different government departments in turn took the floor to criticize the Redemptorists, accusing them of preaching anti-government sentiments, of incitement to disorder, demonstrations and violation of the law.

AsiaNews asked him if he wants to send a message to the public. The cleric has expressed deep concern for the Church in Vietnam, where the religious rights and moral values appear at a low ebb. He called on Catholics to be united and pray for the Church and the country. "I am deeply concerned about the situation in Vietnam, where everyone helplessly watches as our homeland piece by piece fall into the hands of Chinese aggressors, and the government is only concerned with arresting and punishing patriots fighting for national integrity." The Province of the Redemptorists in Vietnam is Asia's largest religious community. Over the past 20 years, it has grown from 179 to 278 members, including 168 priests who live in 20 houses around the country. There are also 220 postulants. The Redemptorists are playing an active role in defending the poor against social injustices such as the illegal expropriation of land.
 
Urgent appeals by Card. Zen and Bishop Tong against illicit Shantou ordination
Eugenia Zhang
08:54 13/07/2011
Cardinal asks Hu Jintao and Wen Jiabao to stop "rogue officials" who carry out violence against the Church and the conscience of the faithful, Msgr. Tong asks all the faithful of the diocese to pray that the faith of Christians in China may be strengthened. Justice and peace, on behalf of Cardinal Zen, issues 60 thousand copies of a newspaper on the illegitimate ordinations, religious freedom and priests imprisoned in China, as well as passages of the Letter of Benedict XVI to Chinese Catholics.

Hong Kong (AsiaNews) - Cardinal Joseph Zen and the bishop of Hong Kong, Mgr. John Tong, have issued two statements ahead of tomorrow’s illegitimate ordination in Shantou (Guangdong).

The government has willed it that Fr. Joseph Huang Bingzhang will be ordained bishop without papal mandate. Four bishops from Guangdong, held for days by government representatives will be forced to attend the ceremony (see 11/07/2011 Officials kidnap bishops of Guangdong to force them to take part in illicit Shantou ordination) as well as four other bishops.

According to AsiaNews sources, until 5 pm (Beijing time), six legitimate bishops, including the four from Guangdong, Haimen and Jiangxi dioceses, have been taken to Shantou city, to prepare for the ordination tomorrow at St. Joseph’s Cathedral in Shantou city.

Bishop Paul Pei Junmin, designated as chairman of the celebration, was not among them (see 08/07/2011 Liaoning priests rush to defense of bishop to prevent his participation in illegitimate ordination).

Card. Zen, bishop emeritus of Hong Kong has issued an "urgent appeal" in the form of "advertising" in the Apple Daily newspaper. The appeal is addressed to Chinese President Hu Jintao and Premier Wen Jiabao.

Signed as a "Zen Ze-kiun, senior citizen of Hong Kong," card. Zen asked the two state leaders “to take the time to care about our Catholics” in China. The cardinal urged the Chinese state leaders to immediately restrain “rogue civil servants who violate the state Constitution, use violence to help the scum of the Church, and to force the mainland bishops, priests and laypeople to do things that go against their conscience.” At the end, the prelate said “God is merciful, but He cannot bless those who make life difficult for His people”.

On the same day, Bishop John Tong Hon of Hong Kong issued a letter to all parishes and Religious communities in the diocese, reminding the faithful of the illegitimate episcopal ordinations on November 20, 2010 and June 29, 2011 in China, and another one is planned to be held in Shantou diocese tomorrow. Such ordinations are “illegitimate because they are being carried out by the government without our Holy Father’s approval”. “Facing this sad and painful situation, I urge all of you to pray for our brothers and sisters in China as they struggle to keep their faith,” he said.

Meanwhile, the diocese’s Justice and Peace Commission is preparing a two-page "Special” newspaper, with 60,000 copies to be distributed tomorrow afternoon at populous spots and train stations in Hong Kong after the illicit ordination in Shantou. The copies will also be distributed on July 17 (Sunday) at more than 40 parishes in the diocese. Some copies will be distributed in Macau diocese.

Lina Chan, executive secretary of the Commission, told AsiaNews that the newspaper is published by Cardinal Zen and edited by the Commission. The content of the special newspaper will contains four parts: Cardinal Zen’s urgent appeal; articles of the China’s Constitution relating to religious belief and religious freedom, the illicit ordinations of Shantou and Leshan, and the ban of Episcopal ordination in Handan on June 29; the inhuman treatment towards detained clergy; Points 7 and 8 of Pope Benedict XVI’s letter to China Catholics in 2007.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Urgent-appeal-by-Bishop-Tong-and-Cardinal-Zen-against-the-illicit-Shantou-ordination-22092.html)
 
La Sécurité publique interdit au supérieur provincial des rédemptoristes au Vietnam de voyager hors du pays
Eglises d'Asie
09:30 13/07/2011
Le 10 juillet 2011, les agents de la Sécurité publique de Hô Chi Minh-Ville ont empêché le P. Vincent Pham Trung Thanh, supérieur provincial des religieux rédemptoristes au Vietnam, de prendre l'avion à destination de Singapour où l'appelaient les devoirs de sa charge. Les raisons de cette interdiction ne lui ont pas été communiquées par les agents qui se sont contentés de dresser un procès-verbal de l'intervention.

Deux jours plus tard, le 12 juillet, la Congrégation faisait paraître un communiqué de presse (1) décrivant les faits et démontrant que l'intervention policière contre le religieux s'était déroulée en violation des dispositions contenues dans le texte législatif invoqué par les agents de la Sécurité dans le procès-verbal.

Le communiqué rapporte que, dans l'après-midi du dimanche 10 juillet, alors que le supérieur provincial se tenait au service de douane de l'aéroport de Tân Son Nhât, des agents de la Sécurité publique de Hô Chi Minh-Ville sont intervenus et ont dressé un procès-verbal stipulant que le religieux avait interdiction de quitter le pays. Dans le procès-verbal, rédigé à l'aéroport, aucune raison n'est donnée pour justifier cette interdiction. Le procès verbal affirmait seulement que les agents ont agi en vertu de l'arrêté 136 /2007 ND CP pour identifier un voyageur inscrit sur la liste des personnes ne pouvant quitter le pays et le prier de se mettre en rapport avec la police de Saigon pour régler son problème.

Le communiqué des religieux rédemptoristes se réfère au même arrêté dont il cite le texte. Celui-ci affirme que l'interdiction de quitter le pays ne peut être délivrée que par un certain nombre de services gouvernementaux énumérés dans le texte et sous forme écrite. Or jusqu'à présent, souligne le communiqué, aucune communication de ce type n'est parvenue au supérieur provincial ; ce qui rend tout à fait illégale l'intervention du 10 juillet 2011 à l'aérodrome de Hô Chi Minh-ville.

Les auteurs du communiqué élèvent ensuite le débat : « L'interdiction de quitter le pays signifiée au supérieur provincial des religieux rédemptoristes pays a ouvertement violé le droit à la liberté religieuse d'une personne spécialisée dans les activités religieuses.

La Sécurité publique de Hô Chi Minh-Ville s'est comportée injustement à l'égard du supérieur provincial des rédemptoristes, un comportement laissant deviner une volonté d'utiliser le pouvoir pour opprimer la religion.
Si le peuple vietnamien paie ses impôts et entretient les services de la Sécurité publique, ce n'est pas pour être opprimé par ses agents et subir des comportements injustes de leur part ».

En conclusion, le communiqué rappelle les 86 ans d'histoire des religieux rédemptoristes du Vietnam, qui sont aujourd'hui 300 travaillant sur tout le territoire du pays. Ces religieux ont pour mission d'évangéliser les pauvres, de se tenir à leurs côtés de les protéger lorsqu'ils sont traités injustement.

(1) Ce communiqué ainsi que le procès-verbal établi par la police ont été mis en ligne sur VietCatholic News, 12 juillet 201 : http://vietcatholic.net/News/Html/91378.htm

(Source: Eglises d'Asie, 13 juillet 2011)
 
Vietnam: Redemptorist provincial stopped from leaving country
Independent Catholic News
17:14 13/07/2011
Vietnamese police prevented the Redemptorist Provincial Superior, Fr Vincent Pham Trung Thanh, from leaving the country for a religious conference in Singapore on Sunday.

"Police stopped me at the last checkpoint (at Tan Son Nhat airport) after I had completed all the procedures before boarding a flight to Singapore to attend the Redemptorist Conference of Provincials for Eastern Asia and Oceania," he told VietCatholic News.

The Conference has been held at the monastery of Noveda Singapore from July 11- 13.

"They took me into custody for hours before telling me to return home without any clear explanations,” he added, accusing police of violently trampling his freedom of movement and violating the law.

The incident prompted Vietnam Redemptorist Province to issue a statement alleging that Saigon police had grossly violated its Superior's religious rights by preventing him from leaving the country to attend a religious event and denying him the right to celebrate Mass at a prolife gathering.

According to Vietnamese law, with the exceptions of wanted criminals and fugitives who have already been charged with crimes, those who are not allowed to leave the country should be informed in advance at least one month.

Fr Pham has sent a letter to the city's Committee for Religious Affairs protesting about the incident.

This is the second time he has been prevented from leaving the country. On 28 December last year, he was stopped from flying to the USA.

A few weeks earlier, local officials summoned him to attend "working sessions" at a local government office. At the meeting, representatives of state administration for religious affairs and local officials took turns criticizing Redemptorists for allegedly “preaching anti-government sentiment, instigators of disorder, inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it.”

The Redemptorist province in Vietnam is the largest religious community in Asia. Over the past twenty years, the province has grown in size from 179 professed members in 1983 to 278 today, including 168 priests who live in about 20 houses scattered throughout the country. There are also 222 postulants.

They are known and admired for playing an active role in fighting on behalf of the poor and vulnerable against social evils and injustice. The Vietnamese authorities regularly clamp down on their pastoral activities. According to Fr Pham, he has been singled out by Vietnam secret police for harassment since the Thai Ha- Hanoi Nuncio incident took place in 2008 where his fellow Redemptorist had offered both physical and spiritual support during the massive protest of parishioners against government illegal land appropriation. He was banned from celebrating Mass at rallies organized by Vietnam Caritas to support and promote the prolife movement which he co-founded 10 years ago with Fr Le Quang Uy, another Redemptorist.

Most recently the Redemptorists have announced plans to hold candlelit vigils for political dissidents in prison.
 
Vietnam blocks Redemptorist superior from leaving country
Catholic World News
17:15 13/07/2011
The Vietnamese head of the Redemptorist order has been stopped from leaving the country, in the latest of a series of clashes between the religious order and the Communist regime.

Father Vincent Pham Trung was stopped by police as he tried to board a flight to Singapore, where he was to attend a regional meeting of Redemptorist superiors. He has been the focal point in several disputes between government officials and priests who are protesting the regime's seizure of properties belonging to the Church.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
GP Ban Mê Thuột khai mạc khóa học Mục vụ Truyền thông II
Bích Ngọc
06:57 13/07/2011
BAN MÊ THUỘT - Sáng nay, ngày 12.7.2011, Ban Văn hóa Truyền thông Giáo phận Banmêthuột tổ chức Khóa mục vụ truyền thông lần thứ 2, tại Phòng hội chung Giáo xứ Thánh Tâm. Ngay từ sáng sớm, các học viên đã tập trung để làm thủ tục ghi danh và được hướng dẫn chương trình, nội quy khóa học.

Đúng 8g30, Cha Antôn Vũ Thanh Lịch, trưởng ban VHTT Giáo phận, trưởng Ban tổ chức, đọc diễn văn chính thức khai mạc khóa học. (Xem bài diễn văn tại đây).

Tham dự buổi khai mạc, có Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận; Cha FX. Nguyễn Kim Long, Chưởng ấn Tòa giám mục; Quý Cha Quản hạt; Quý Cha Trưởng các Ban mục vụ; Quý giảng viên cùng gần 90 học viên thuộc các Hội dòng, đoàn thể và giáo dân của các giáo xứ trong Giáo phận.

Sau diễn văn khai mạc của Cha trưởng Ban tổ chức, Đức cha Vinh Sơn ban huấn từ và chúc khóa học gặt hái thành quả tốt đẹp. Tiếp đến, Soeur Maria Ngọc Lan, giảng viên thuộc dòng Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ, hướng dẫn học viên học tiết đầu tiên, chủ đề: Kỹ năng Truyền thông.

10g30, Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chủ tế Thánh lễ đồng tế cầu xin Chúa Thánh Thần, “xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa tình yêu Chúa trong lòng chúng con”.

Khóa học sẽ bế mạc vào chiều ngày 15.7.2011, chắc chắn các học viên sẽ thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích về truyền thông và loan báo Tin Mừng trong thời đại mới.
 
Ban Mục Vụ Gia Đình GP.Sài Gòn phát động cuộc thi viết về ''Ngườu Bạn Đời''
Ban Mục vụ Gia Đình GP Sàigòn
11:19 13/07/2011
Ban Mục Vụ Gia Đình GP.Sài Gòn phát động cuộc thi viết về "NGƯỜI BẠN ĐỜI"

Kính thưa quí vị, thưa các bạn
Gia đình là kết quả của tình yêu đôi lứa.

Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã tác hợp người nam và người nữ để hình thành tế bào xã hội đầu tiên: “Từ đây, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ để kết hợp với vợ mình và cả hai thành một xương một thịt.” Hình tượng người nữ được tách ra từ người nam để nói lên sự khiếm khuyết bản thể của mỗi phái tính, và họ chỉ có thể trọn hảo khi biết bổ khuyết cho nhau. Đời sống lứa đôi càng tốt đẹp bền vững, thì càng bảo đảm được ý nghĩa:
Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình là Giáo hội thu nhỏ.
Hiện nay, những giá trị nguyên thủy của tình yêu và gia đình đã bị chi phối ít nhiều trong điều kiện phát triển kinh tế, lối sống thực dụng, chủ nghĩa hưởng thụ… Nền móng gia đình lung lay kéo theo nhiều hệ lụy! Cả xã hội và Giáo hội đều thao thức trăn trở muốn tái thiết lập ý nghĩa cao cả của hôn nhân nhằm khôi phục và củng cố những giá trị nhân sinh.

Ban Mục Vụ Gia Đình Tổng GP. Sài Gòn cũng ước mong góp chút phần nhỏ bằng cách tổ chức CUỘC THI VIẾT VỀ NGƯỜI BẠN ĐỜI”, nhằm khơi dậy và nâng cao những giá trị nhân bản ấy.


I. CHỦ ĐỀ: VIẾT VỀ NGƯỜI BẠN ĐỜI
1. Ý nghĩa:
- Tình Yêu và Hôn Nhân luôn là vấn đề lớn của nhân loại.
- Các giá trị nhân văn đều xuất phát từ gia đình.
- Tương quan vợ chồng là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình và xã hội.
2. Mục đích:
- Thực hiện lời mời của Hội Đồng Giám Mục “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống” (Thư chung hậu đại hội dân chúa 2010)
- Tạo cơ hội cho những ai sống bậc gia đình chia sẻ nỗi niềm với người bạn đời những điều mà trong cuộc sống thường ngày không thể bộc bạch.
- Trân quí người bạn đời mình đã chọn và những giá trị khác của hôn nhân.
- Chia sẻ kinh nghiệm cũng như nỗ lực kiến tạo và củng cố hạnh phúc lứa đôi.
- Chuẩn bị chứng nhân chia sẻ cho sự kiện “Lễ Thánh Gia” 30-12-2011, và ngày Lễ Tình Yêu 14/02/2012 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận TP. HCM.

3. Nội dung:
Một cơ hội nói lên tiếng “Mình ơi!” biết đâu lại làm thức tỉnh ai đó, bởi hai tiếng này không chỉ thốt ra bằng âm thanh mà còn bằng một tình yêu chất chứa nhiều kỷ niệm. Hai tiếng “Mình ơi!” có thể làm vơi đi cốc nước ăm ắp chực trào, hai tiếng “Mình ơi!” có khi làm sống dậy một thời say đắm, hai tiếng “Mình ơi!” biết đâu lại hàn gắn những vết thương lòng… để xã hội có những tế bào mạnh khỏe, để con trẻ có điểm tựa vươn lên, để người người có mái ấm đi về hai buổi…
Hãy viết về:
- Những kỷ niệm đáng nhớ, đáng quí trong thời gian chuẩn bị hôn nhân.
- Nhìn lại đời sống vợ chồng: những nguyên lý nền tảng của Hạnh Phúc Lứa Đôi.
- Chia sẻ những ưu tư, thăng hoa, và cả những trái đắng bất hạnh trong đời vợ chồng.
- Những tâm tình sâu kín muốn giải bày cùng người bạn đời nhưng chưa có dịp.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ THI:
- Tất cả các tác giả không chuyên (không phân biệt tôn giáo) viết về đời sống gia đình của chính mình; về vợ, chồng mình…
- Những người tuy không sống bậc gia đình nhưng có ít nhiều cảm xúc qua những gì mình chứng kiến và trải nghiệm.
- Các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân viết về người mình yêu.
- Ước mong các nhà văn, nhà thơ viết bài tham gia hưởng ứng cổ vũ cho cuộc thi.

III. THỂ LỆ THI:
1. VIẾT:
A. Văn xuôi:
Gồm các loại hình: Truyện ngắn, thư tín, tùy bút, ký sự… Mỗi bài thi không quá 1000 chữ.
B. Thơ:
Tất cả các thể thơ, bài thơ dự thi không quá 24 câu.
C. Kịch ngắn:
Không quá 4 trang A4 và thời lượng diễn xuất không quá 10 phút.

2. THUYẾT TRÌNH:
A.Về Thơ-Văn:
Những bài thi viết được chọn vào chung khảo, phải qua phần thi Thuyết Trình. Khi thi thuyết trình, thí sinh có thể minh họa bằng power point, video clip hoặc các cách trình bày khác. Tất cả các thể loại được thuyết trình không quá 5 phút.

B. Về Kịch:
Những kịch bản được chọn vào chung khảo, phải qua phần thi thực hiện (diễn xuất) và không được quá 10 phút. Phần thực hiện (diễn xuất) kịch bản có thể diễn trực tiếp tại sân khấu trong ngày chung khảo, nếu tác giả và nhóm kịch ở gần. BGK cũng có thể chấm chung khảo phần này qua đĩa DVD do nhóm kịch của tác giả thực hiện, nếu ở xa, không có điều kiện đến diễn trực tiếp. BTC sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho việc thực hiện những kịch bản vào chung khảo.

3. THỜI GIAN
A. Thời hạn nhận bài: Từ 15-7-2011 đến ngày 15-10-2011

B. Thể thức nhận bài:
a) Thơ văn kịch bản:
Đánh máy vi tính và gửi qua địa chỉ mail: vietvebandoi@gmail.com
b) Bài gửi qua email:
Yêu cầu ghi rõ:
- PHẦN SUBJECT ( Chủ đề ):
Tham gia dự thi “ Viết về Người bạn đời”, thể loại: THƠ/ VĂN/ KỊCH3
PHẦN ATTACH ( ĐÍNH KÈM) theo cấu trúc:
THƠ / VĂN / KỊCH - TỰA ĐỀ BÀI THI
Vd: VĂN - MÌNH ƠI, TÔI YÊU MÌNH

c) Nếu sử dụng bản viết tay:
Gửi qua bưu điện theo địa chỉ:
Chương Trình Chuyên Đề, số 6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. HCM.
Ngoài bì thư xin ghi rõ: Tham gia dự thi “VIẾT VỀ NGƯỜI BẠN ĐỜI”.
Hạn cuối nhận bài: 10-10-2011 (căn cứ theo dấu bưu điện)

d) Đầu trang bài thi, cả bài thi trên vi tính và viết tay
Cần ghi rõ:
Bài dự thi: “VVNBĐ”
Tên Thánh (nếu có): .................................................
Tên Thật: ....................................................................
Bút danh (nếu có): ...................................................
Năm sinh: ..................................................................
Địa chỉ: .......................................................................
Giáo xứ và Giáo Phận (nếu có): .............................
Số điện thoại: ............................................................

e) Các nhà văn, nhà thơ tham gia bài cổ vũ
Xin ghi: THAM GIA CỔ VŨ CUỘC THI “VVNBĐ”

C. Thông báo kết quả vào chung khảo: Ngày 01-11-2011

D. Thời gian thi chung khảo:
Cuộc thi chung khảo, với phần thi thuyết trình, diễn kịch, được tổ chức long trọng tại TTMV. TGP SG dự kiến ngày 19-11-2011.

E. Lễ Trao Giải:
a) Dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 11-02-2012 nhân dịp Lễ Tình Yêu 14-02-2012, tại Hội Trường GB. PHẠM MINH MẪN, TTMV TGP SG với số người tham dự khoảng 700 khách mời. Các tác phẩm đạt giải được chọn, sẽ được chính tác giả chia sẻ trong ngày Lễ Trao Giải.
b) Một số tác phẩm tiêu biểu phù hợp với chủ đề sẽ được chọn chia sẻ trong dịp Đại Hội Gia Đình của TGP tổ chức vào ngày 30-12-2011 tại Sân Khấu Lớn TTMV TGP, trước 6,000 - 8,000 người tham dự.
c) Cũng trong ngày Đại Hội Gia Đình, BTC dự kiến phát hành cuốn sách làm quà tặng các gia đình nhân Đại Hội Gia Đình và Ngày Lễ Tình Yêu: Tuyển tập những tác phẩm thi viết về người bạn đời.

4. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Ban giám khảo sẽ căn cứ vào các tiêu chí:
- Nội dung phong phú, sâu sắc, có thông điệp mới gửi đến độc giả
- Hành văn chuẩn ngữ pháp, có nghệ thuật thi ca, văn học, kịch nghệ
- Phù hợp với các quy định của BTC

Kết thúc vòng I: 20 bài hay nhất mỗi thể loại (Thơ - Văn xuôi và kịch ) được đăng trên báo mạng. (Nếu có kinh phí sẽ in thành sách và mỗi tác giả sẽ nhận được 1 quyển sách làm quà tặng).

Vòng chung kết: 10 tác giả có bài hay nhất (mỗi thể loại) sẽ dự thi thuyết trình ở vòng chung kết. Có quà tặng đặc biệt và 200.000 đồng, tiền nhuận bút cho các thí sinh không vượt qua vòng chung kết.

Giải thưởng:
Mỗi thể loại có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích:
- Giải nhất: 3.000.000 đồng.
- Giải nhì: 1.500.000 đồng.
- Giải ba: 1.000.000 đồng.
- Giải khuyến khích: 500.000 đồng.
Tổng Cộnggiá trị giải thưởng: 19.500.000 đồng

5. THẮC MẮC, KHIẾU NẠI Mọi thắc mắc, khiếu nại liên quan đến danh sách xét giải sẽ được giải đáp trong vòng 48 giờ, kể từ khi danh sách xét giải được công bố. Ngoài thời gian trên, tất cả các thắc mắc hoặc khiếu nại sẽ không được xem xét.

6. THÔNG TIN LIÊN HỆ
* Địa chỉ liên hệ chính thức với Ban tổ chức:
Chương Trình Chuyên Đề - Trung Tâm Mục Vụ
6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. HCM
ĐTDĐ: 0909 603 808
* Kênh thông tin chính thức từ Ban tổ chức:
Mục Thông Báo của website:
http://www.chuongtrinhchuyende.com
Email: vietvebandoi@gmail.com

Ban Tổ Chức rất mong nhận được nhiều tác phẩm phong phú và đặc sắc của tất cả Quý vị!

 
Liên đoàn CGVN tại Đức mời thánh lễ Thánh lễ cầu nguyện cho Tổ quốc Việt Nam
GB. Phùng Khải Tuấn
09:42 13/07/2011
Kính thưa Quý vị,

Trước tình hình TỔ QUỐC ĐANG LÂM NGUY, SƠN HÀ NGUY BIẾN. NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO không được tôn trọng v.v…, chúng ta là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hãy theo gương của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận: dù ta đang sống ở phương trời nào trên thế giới nhưng luôn hướng lòng về Tổ Quốc thân yêu Việt Nam của mình. luôn đồng hành cùng dân tộc, tha thiết với vận mệnh của quê hương, đất nước, lên tiếng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thân yêu của chúng ta đang trong thời kỳ gặp nhiều thử thách đe dọa bị xâm chiếm về an ninh lãnh thổ, khủng hoàng về kinh tế cũng như về giáo dục gia đình đạo lý. Chúng ta không thể nhắm mắt im lặng làm ngơ và không bao giờ chấp nhận ý đồ gian manh chia cắt giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên chúng ta đã có công xây dựng và bảo vệ bằng xương máu từ hàng ngàn năm qua.

Chúng ta là người Việt Nam ở hải ngoại với con tim chân chính thương Quê Hương yêu Tổ Quốc có trách nhiệm lên
tiếng cho thế giới biết sự tàn ác của chế độ cộng sản Việt Nam và hỗ trợ tinh thần cho đồng bào ruột thịt sống ở bên quê nhà đang đứng lên bảo vệ xây dựng giữ gìn quê hương xứ sở mình.

Trong tâm tình hiệp thông và biết ơn, Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức trân trọng kính mời Quý vị bớt chút thì giờ đến tham dự Thánh Lễ cùng cầu nguyện cho Tổ Quốc VN sớm được thoát khỏi ách cai trị bạo tàn của đảng cộng sản vô thần, để toàn thể dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng TỰ DO DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG BÁC ÁI, TỰ DO TÔN GIÁO và NHÂN QUYỀN, LÃNH THỔ và LÃNH HẢI được toàn vẹn.

Thánh lễ sẽ được tổ chức vào ngày: 14.08.2011 vào lúc:14 giờ 00
Địa điểm: Thánh đường St. Aloysius, Schwyzer Straße 2, 13349 Berlin


Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn vàn Hồng Ân xuống cho Quý vị và toàn thể gia đình. Nhớ nhau trong lời kinh nguyện.

Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính mời.

TM/BCHLĐCGVN tại Đức
 
Dòng Thánh Tâm Huế và thí sinh lưu trú trong tu viện
Đam Nguyên
11:19 13/07/2011
HUẾ, Việt Nam – Một nam tu viện không chỉ mở cửa đón hàng trăm thí sinh từ khắp nơi về dự thi tuyển sinh vào các trường đại học đóng tại thành phố cố đô Huế, mà còn cám ơn các thí sinh đã đến lưu trú trong tu viện và coi công việc hàng năm này như là chương trình mục vụ của nhà dòng.

Linh mục Antôn Huỳnh Đầy, Tổng phụ trách Dòng Thánh Tâm Thánh, đã chủ tế Thánh lễ đặc biệt trước đợt thi thứ hai diễn ra vào tối mồng 8/7. Cha Đầy nói với khoảng 600 thí sinh: “Cám ơn các bạn đã đến lưu trú trong tu viện chúng tôi, nhờ vậy mà các tu sĩ Dòng Thánh Tâm có cơ hội thực hiện sứ vụ giáo dục trong hoàn cảnh ngày nay”.

Vị Bề Trên 57 tuổi, giải thích rằng, từ năm 1975 nhà nước đã quản lý tất cả các trường sở của dòng, kể cả tu viện nhà mẹ ở Phường Đúc, nơi đặt viên đá đầu tiên trong ngày thành lập Dòng năm 1925. “Mục vụ mùa thi cho các thí sinh đại học cũng nằm trong sứ vụ giáo dục giới trẻ và truyền giáo theo ý Đấng Sáng Lập của chúng tôi. Việc làm của chúng tôi không chỉ chung tay vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ mà còn là việc làm sáng danh Chúa nữa. Chúng tôi hy vọng năm tới sẽ phục vụ các bạn tốt hơn năm nay”, cha Đầy nói.

Cha Đầy cho biết nếu không vì lý do bận công tác mục vụ quan trọng của Giáo phận thì Đức Tổng giám mục Têphanô hoặc Đức cha Phụ tá Phanxicô Xaviê sẽ chủ sự Thánh lễ này. Tuy vậy, hai Đức Cha hứa sẽ hiệp thông cầu nguyện và gửi lời chúc phúc tốt lành và sự thành công cho các thí sinh.

Cùng đồng tế với Cha Huỳnh Đầy tại nguyện đường của nhà Dòng, còn có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, đặc trách sinh viên Công Giáo của Tổng giáo phận Huế; Cha Đaminh Phạm Văn Dũng, giám đốc Học viện Dòng Thánh Tâm, trưởng ban tổ chức chương trình mục vụ mùa thi 2011; Cha Gioan Hoan Nguyễn Hữu Vịnh và Quý Cha Khách.

Cha đặc trách sinh viên đã giảng trong Thánh lễ, dựa theo Tin Mừng Mt 10, 16-2, ngài đã chỉ ra những vấn nạn từ thực tế trong xã hội ngày nay đến thái độ tin tưởng và tri ân vào Chúa cũng như Giáo Hội. Qua bài giảng, ngài cũng cho thấy những nỗ lực về phía Giáo Hội là phục vụ con người, cụ thể qua công tác mục vụ sinh viên Công Giáo tại Huế.

Tuy nhiên, cha Tuyến cũng mời gọi chính các bạn trẻ cũng phải nỗ lực cộng tác với Giáo Hội để chính bản thân mình được thăng tiến hơn. Ngài nói: “việc làm của chúng tôi cũng chỉ là góp một phần nhỏ vào với công cuộc đào tạo con người mà vai trò chính yếu và nặng nề nhất vẫn là của chính phụ huynh trong mỗi gia đình và của quý cha quản xứ”.

Vị linh mục chánh xứ Phú Hậu lưu ý các thí sinh thể hiện tinh thần kitô giáo trong thi cử và trong học tập, đó là sự trung thực, tự tin và thể hiện bằng chính năng lực thật của mình, giả như có thất bại thì cái thất bại của lần này sẽ là mẹ của thành công của lần sau. Cha nói thêm rằng: “chúng ta hãy biết chuẩn bị tương lai với tư cách một người có Đức Tin và tránh tinh thần duy thế gian”.

Thầy Giuse Tống Văn Ổn, người điều hành mục vụ mùa thi 2011, cho biết kể từ năm 2005, mỗi năm có từ 600-800 thí sinh đăng ký và đến gõ cổng tu viện, các tu sĩ cung cấp miễn phí chỗ nghỉ, nước uống tinh khiết, điện và nước sinh hoạt, chiếu, gối, mùng mền, bột giặt, giấy vệ sinh, mắc treo quần áo và các đồ dùng khác cho những người trú ngụ trong thời gian từ 4 đến 17 ngày.

Các tu sĩ thường trực cả ngày và đêm để tiếp đón thí sinh tại cổng tu viện và cấp cho mỗi người một thẻ ghi số, tên và ảnh nhận diện từng thí sinh. Các thầy tư vấn cho thí sinh biết các địa điểm thi, những nơi ăn uống ngoài tu viện, các quy định trong thời gian trú ngụ, rồi dẫn đưa các em đến khu vực riêng biệt cho nữ hoặc nam. “Chúng tôi không thể phục vụ bữa ăn miễn phi cho các thí sinh vì nhà dòng không có kinh phí, tuy nhiên các em sẽ được chúng tôi giới thiệu đến các quán cơm giá rẻ ở gần tu viện”, thầy Ổn nói.

Mỗi khi các thí sinh đi bộ ra-vào tu viện, các tu sĩ kiểm soát chặt chẽ và luôn nhắc các em cảnh giác vì có kẻ xấu lợi dụng trộm tiền và giật điện thoại di động ở bên ngoài tu viện. Đã xảy ra việc mất cắp nên hầu hết các thí sinh ký gửi tiền, điện thoại đi động và đồ nữ trang bằng vàng nơi các tu sĩ. Trước khi ra về họ sẽ nhận lại tài sản của mình.

Thầy Ổn 32 tuổi, cho biết hầu hết các thí sinh đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum. Có nhiều thí sinh không Công Giáo được bạn bè người Công Giáo hoặc các tu sĩ hay linh mục ở địa phương giới thiệu đến trú ngụ. Số lượng thí sinh nữ nhiều gấp đôi thí sinh nam, và có một số phụ huynh đi cùng với con em của họ.

Tu sĩ Giuse Nguyễn Văn Khánh, thành viên ban điều hành, cho biết có trên 30 tu sĩ và đệ tử của dòng tham gia phục vụ mùa thi năm nay. “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu tiếp sức mùa thi là cần thiết, do lượng người đổ về thành phố quá tải trong những ngày hè nóng bức. Chúng tôi cũng muốn tiết kiệm chi phí cho những người lao động nghèo đưa con đi thi”.

Thầy Khánh cho biết tổng chi phí mà nhà dòng lo phục vụ mùa thi năm nay hết khoảng 50 triệu đồng. “Nhiều thí sinh khi đi ra ngoài đã bị kẻ xấu móc túi lấy hết tiền rồi về kêu khóc với chúng tôi. Chúng tôi đã kín đáo hỗ trợ tiền ăn hàng ngày cho đến hết ngày thi và cấp cho các em đó số tiền mua vé xe về quê. Chúng tôi phối hợp với các nhân viên an ninh địa phương và các chuyên viên y tế. Họ sẵn sàng cộng tác với chúng tôi khi chúng tôi cần trợ giúp”, thầy Khánh nói.

Thầy Khánh cho biết thêm rằng, nhà dòng thuê 3 xe ôtô để đưa đón các em đi thi, đảm bảo giờ giấc, an toàn và tiết kiệm cho các em. “Chúng tôi hỗ trợ hoặc miễn phí cho các thí sinh vì các em đều có hoàn cảnh khó khăn”. Mỗi thí sinh đóng góp 30.000 đồng tiền xe đi lại trong cả đợt thi, trong khi đó nếu thuê xe máy chở thuê thì mỗi thí sinh phải tốn gấp 3 đến 4 lần số tiền đóng góp.

Nói chuyện với một số thí sinh và phụ huynh của các em, được biết mối ưu tư lo lắng nhiều nhất của họ là vấn đề an toàn và sức khỏe trong những ngày xa nhà để đi thi.

Ông Gioan Nguyễn Văn Tiến, đang dò hỏi đường đi đến một nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ, ông đã gặp một giáo dân và được người này giới thiệu đưa con đến lưu trú tại dòng Thánh Tâm. “Tôi đưa con trai cả của mình đi thi đại học tại Huế nhưng không quen biết ai ở thành phố xa lạ này. Tôi đi tìm Chúa và Chúa đã dẫn đưa bố con tôi đến một nơi vô cùng toại nguyện”.

Đến từ giáo xứ Ái Nghĩa tỉnh Quảng Nam, ông Tiến 45 kể rằng: Trước khi tìm đến dòng Thánh Tâm, tôi ở trọ tại một nhà dân gần ga tầu, mỗi ngày tôi phải trả cho chủ nhà 60.000 đồng. Từ khi chuyển đến trú ngụ trong tu viện, bố con tôi không chỉ được phục vụ miễn phí mà còn được tham dự thánh lễ hàng ngày.

Cảm phục trước công việc của các tu sĩ, ông Tiến đã sáng tác một bài thơ để cám ơn và ca ngợi công việc mà nhà dòng đang làm. Ông nói thêm rằng: “Sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và tận tụy của các tu sĩ sẽ lôi cuốn con trai tôi và nhiều người trẻ khác có ước muốn dâng đời mình cho Thiên Chúa để phục vụ mọi người”.

Thí sinh Cêcilia Nguyễn Thị Liu, đến từ giáo xứ Cự Lại của Huế, thi vào trường Đại Học Nông Lâm, cho biết bố mẹ làm nghề đánh cá thuê ở biển, chỉ đủ thu nhập cho 5 người con ăn học hết phổ thông. “Em may mắn hơn các anh chị vì được bố mẹ cho đi thi tuyển sinh vào đại học”, Lưu nói bố mẹ cho 300 ngàn và cha sở cho 200 ngàn để đi thi, “nhờ ở trong dòng Thánh Tâm mà em chỉ tốn tiền ăn thôi”.

Thí sinh Maria Nguyễn Thị Lê, đến từ tỉnh Nghệ An, thi vào ngành dược của đại học Y khoa, mong muốn đi tu để cấp phát thuốc cho người nghèo. Lê nói các nữ tu đã giới thiệu cho Lê biết và đến trú ngụ trong dòng Thánh Tâm, “em ấn tượng và kính phục tinh thần phục vụ vô vị lợi của các cha và các thầy trong dòng”.

Thí sinh Anna Lê Thị Mận, đến từ tỉnh Hà Tĩnh, cho biết em mồ côi cha từ năm lớp 8, mẹ làm nghề nông nghiệp và buôn gạo để lấy tiền nuôi Mận và 3 anh chị em của Mận ăn học. “Trước khi đi thi, mẹ em bán đi 1 tạ đậu phụng được 2.500.000 đồng, rồi cho em 1.500.000 đồng để đi thi”.

Một thí sinh nam cho biết em thi tại địa điểm không có tuyến xe ôtô đi qua, “thay vì phải thuê xe ôm hết 120.000 đồng thì một thầy đã đưa đón em miễn phí bằng xe máy của thấy ấy, và có nhiều thầy khác cũng làm như vậy”.

Theo truyền thông trong nước, năm nay cả nước có gần 2 triệu hồ sơ của thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng. Có 3 đợt thi, đợt một diễn ra từ ngày 4-5/7, đợt hai từ ngày 9-10/7 và đợt thứ ba dành cho thí sinh thi vào các trường cao đẳng sẽ diễn ra từ ngày 15-16/7. Trước mỗi đợt thi đều có Thánh lễ đặc biệt tại Dòng Thánh Tâm để cầu nguyện cho các thí sinh.

Sau 2 đợt thi đại học, nhà dòng tiếp tục tạo điều kiện cho các thí sinh lưu trú miễn phí để thi đợt thứ ba. Tuy nhiên, số lượng đợt thi cuối cùng này ít hơn nhiều so với hai đợt trước. Tưởng cũng nên nói thêm, Dòng Thánh Tâm đang hoàn thành một toà nhà lưu trú cho các nam học sinh sinh viên có nhu cầu ở nội trú toàn phần để học tại thành phố Huế, bắt đầu nhận vào lưu trú từ năm học 2011-2012.

Năm 2011, Huế có 1.623 phòng thi tại 80 địa điểm thi, địa điểm xa nhất cách trung tâm thành phố 6 kilômét, và có 58.924 hồ sơ của thí sinh trong cả nước đăng ký dự thi vào 7 trường đại học. Ngoài ra, Huế cũng là điểm đến của nhiều thí sinh ngoại tỉnh thi tuyển sinh vào Trung học Phổ thông Quốc Học và nhiều trường Cao đẳng đóng tại thành phố du lịch, cổ kính và đầy mộng mơ.
 
Những anh chị em tình nguyện giúp Tiếp sức mùa thi Don Bosco
Fx Nguyễn Minh Thiều SDB
17:59 13/07/2011
Khát khao phục vụ

Hầu hết các anh chị tình nguyện viên là những công nhân, những sinh viên xa quê. Họ đến với chương trình “Tiếp sức mùa thi” xuất phát từ sự đồng cảm với những khó khăn mà các sĩ tử sẽ gặp phải trong những ngày đầu mới đến thành phố này. Những ngày đầu khi mới đặt chân đến Sài Thành để học tập và làm việc, các anh chị cũng đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tìm nhà trọ. Thấu hiểu được những khó khăn ấy, các anh chị đã đến với chương trình nhằm chung tay giúp đỡ các thí sinh trên bước đường đến gần với giảng đường đại học.

Không ít các tình nguyện viên năm nay đã từng là những thí sinh năm trước nhận được sự giúp đỡ từ chương trình “Tiếp sức mùa thi Don Bosco”. Và năm nay, khi đã là những sinh viên, lại mong muốn được cùng các Cha, các Thầy Don Bosco phục vụ và giúp đỡ đàn em của mình. Bạn Mai Đắc Lộc (SV ĐH Ngân hàng) tâm sự: “Năm ngoái, mình cũng may mắn là một thí sinh được tiếp sức tại Gx. Nam Hòa, một địa điểm tiếp sức mùa thi của Sa-lê-diêng. Ở đó, mình có được một không gian thoải mái để ôn bài và nghỉ ngơi hợp lý trước ngày thi. Vậy nên năm nay, mình quyết định tham gia chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ của Sa-lê-diêng để góp phần nhỏ giúp đỡ các bạn thí sinh lên đây thi như một lời tri ân gởi đến những người đã giúp đỡ mình”.

Trường hợp của bạn Ngọc Yến (SV năm 3 ĐH Nông Lâm), bạn có một người em từng nhận được sự tiếp sức từ chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ Don Bosco Xuân Hiệp trong đợt thi đầu tiên. Và ngay sau khi đợt thi đầu tiên kết thúc, Yến đã trở thành một tình nguyện viên trong đợt thi thứ 2. Yến tâm sự: “Mình rất tâm đắc một câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”; trong đợt thi trước, các anh chị ở đây đã giúp đỡ rất nhiều cho em mình và mình; và mình thực sự xúc động; điều đó đã thúc đẩy mình trở lại đây một lần nữa nhưng là để góp một chút sức cho chương trình này, mình rất muốn chia sẻ những điều mình đã nhận được đến cho các bạn thí sinh”.

Hăng say phục vụ

Công việc của các tình nguyện viên là tiếp nhận các thí sinh, phân phối chỗ ở cho các thí sinh cho phù hợp nhất với địa điểm thi của các thí sinh. Sau đó, đưa các thí sinh đến nơi ở, cùng đồng hành, hướng dẫn thí sinh trong các hoạt động hàng ngày, trong ăn uống…. Trong những ngày thi, các tình nguyện viên lại tiếp tục đồng hành, đưa các thí sinh đến các địa điểm thi. Và họ đã phải trải qua không ít khó khăn.

Khi đến với chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’, mỗi tình nguyện viên cũng đều có một công việc khác nhau. Có những người là công nhân đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; có những người là sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn… Mọi người đã phải hi sinh gác lại những công việc thường ngày đến với chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ vì các sĩ tử.

“Mình đang là sinh viên năm 4, thời gian này mình đang trong giai đoạn phải hoàn tất luận văn tốt nghiệp; nhưng mình đã cố gắng sắp xếp mọi việc để đến tham gia chương trình ý nghĩa này” – bạn Trương Công Khiêm (SV năm 4 ĐH Nông lâm) chia sẻ.

“Thứ hai tới này mình thi nè, nhưng mình vẫn tham gia” – bạn Sơn (ĐH Kinh tế - Luật) vô tư chia sẻ.

Bạn Chúc Ly (SV ĐH Nông lâm), dù đã nghỉ hè, thậm chí bạn đã về quê ở tận Kiên Giang; nhưng bạn vẫn theo tiếng gọi của chương trình, vượt hàng trăm cây số để trở lại Don Bosco Xuân Hiệp tiếp sức cho các sĩ tử.

Đáng nói hơn cả là các anh chị công nhân. Các anh chị đã xin nghỉ phép trong những ngày này, và nhiệt tình tham gia đóng góp cho chương trình.

Có tham gia, có đồng hành với các tình nguyện viên mới thấy cả một sự hi sinh lớn lao. Một ngày tiếp sức của các tình nguyện viên thường bắt đầu từ rất sớm. Thậm chí có những hôm 4h sáng công việc đã phải khởi động.

Các anh chị phải dậy sớm, người có nhiệm vụ gọi các thí sinh, người lại đi chở đồ ăn sáng, người chuẩn bị đồ ăn sáng… Những bộ mặt đang còn ngái ngủ, mệt mỏi sau một ngày tiếp sức nhưng bởi ý thức phục vụ trong tình thương mến đã nhanh chóng được thay bằng những nụ cười tươi tắn và bước chân thoăn thoắt lao vào công việc nhằm giúp các em đi tới các địa điểm thi đúng giờ.

Bạn Khiêm cho biết: “Bình thường có bao giờ mình dậy sớm như vậy đâu, nhưng khi tham gia mình cũng cố gắng dậy sớm hơn”.

Trong lúc thực hiện chương trình tiếp sức cho các thí sinh đã nảy sinh không ít khó khăn khi làm việc chung với nhau bởi sự khác biệt về quan điểm và cả trình độ. Thế nhưng, tất cả vì mục tiêu chung, tất cả vì đàn em thân yêu; mỗi ngày các tình nguyện viên đều dành những giây phút bên nhau, cùng kiểm điểm, cùng chia sẻ, cũng nhau rút kinh nghiệm để công việc được thêm suôn sẻ hơn và việc phục vụ được tốt hơn.

Có nhiều vấn đề và tình huống đặt ra cho ban tổ chức phải giải quyết, khi thì thí sinh quá đông, việc sắp xếp, trung chuyển gặp khó khăn; khi thì nhân lực không đủ; rồi những khó khăn về sức khỏe, về điều kiện thời tiết; khi thì phải tìm kiếm các em đi lạc hay có em đi vắng qua đêm mà không xin phép…. Anh Tuyên (một công nhân) chia sẻ chân thành rằng: “Lúc mình đá bóng, có Cha nói rằng phải nhào vô lấy bóng đừng sợ gì; ở đây, gặp khó khăn mình cũng phải xông vào mà giải quyết thôi”.

Niềm vui còn đọng lại

Những giây phút mệt nhọc rồi cũng qua đi, đọng lại nơi đây là niềm vui. Niềm vui đong đầy, chảy tràn trên từng khuôn mặt các tình nguyện viên.

Bạn Lộc chia sẻ: “Lúc mới đầu, mình đến với chương trình như một sự đến ơn, muốn cho có phong trào thôi; nhưng càng ngày mình lại càng thấy nhiều tình cảm với các anh chị tình nguyện viên; rồi những lần mình được tâm sự với các thí sinh đã đem lại cho mình rất nhiều cảm xúc”.

Bạn Chúc Ly tâm sự: “Ban đầu, mình cũng cảm thấy lo lắng, bỡ ngỡ không biết tham gia sẽ như thế nào vì mình chưa từng tiếp xúc với các anh chị ở đây, hơn nữa mình lại không có đạo, nên càng lo lắng hơn; thế nhưng sự nhiệt tình của các anh chị ở đây đã làm cho mình nhanh chóng hòa nhập, và mình cảm thấy một niềm vui thực sự”

Vui nhất là khi nhận được những lời cảm ơn động viên từ các vị phụ huynh. “Cô rất vui vì con cô đã nhận được những điều như vậy; nếu đứa con sau của cô có thì cô nhất định phải sẽ cho nó vô đây”. Một lời nói thật giản dị chân thành nhưng lại đem đến một niềm vui ấm áp cho anh Tuyên. Anh cho biết: “Mình làm việc cũng chỉ mong nhận được những niềm vui nhỏ bé như vậy thôi”.

Được phục vụ các thí sinh là niềm vui lớn đối với các tình nguyện viên, nụ cười vẫn nở tươi trong từng bước chân phục vụ, hi sinh của các anh chị. “Hi sinh này là nguồn mạch của sự thành toàn và niềm vui, như đã thấy trong mẫu gương hùng hồn của những người nam nữ, để lại đàng sau mọi an toàn, không ngần ngại hi sinh đời sống trong tư cách những nhà truyền giáo…”( Sứ điệp mùa chay 2003 – Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II). Đây chính “là những dấu chỉ và người mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho giới trẻ”; là nhà truyền giáo đang âm thầm gieo những hạt giống Tin Mừng giữa lòng đời.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhà nước lại sách nhiễu các nhà lãnh đạo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Asia-News - Thúy Dung dịch
05:59 13/07/2011
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành bị giữ hàng giờ tại sân bay Tân Sơn Nhất và bị buộc hủy bỏ chuyến bay sang Singapore tham dự hội nghị các vị giám tỉnh trong miền. Chế độ ngang nhiên trả thù vì các ngài dám đứng về phiá người nghèo chống lại bất công xã hội, và tình trạng chiếm đất của người cô thế; và dám chống lại thái độ xâm lược của Trung Hoa.

Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành,
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
“Sau khi tôi đã hoàn thành mọi thủ tục trước khi lên máy bay thì ở cửa cuối cùng tôi bị chặn lại. Tôi bị giữ hàng giờ và bị buộc phải quay về với những lời giải thích không thoả đáng,” cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Vinh Sơn Phạm Trung Thành, đã cho Asia-News biết như trên vào sáng nay. Ngài đã bị ngăn cản không được tham dự Hội Nghị Các Vị Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế trong khu vực Đông Á và Châu Đại Dương tổ chức tại tu viện Noveda của Dòng Chúa Cứu Thế tại Singapore từ 11 đến 13/7.

Vụ này đã khiến Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ra một thông cáo báo chí cáo buộc công an tại Sàigòn vi phạm thô bạo các quyền hợp pháp của vị lãnh đạo cao nhất của Tỉnh Dòng Việt Nam. Không những bị cấm xuất cảnh tham dự một hội nghị thuần tuý tôn giáo, quyền tự do phụng tự của ngài cũng bị ngang nhiên chà đạp vì trong nhiều dịp ngài đã bị cấm cử hành các thánh lễ, tiêu biểu là trong các buổi hội thảo phò sinh.

Điều gây bất bình nghiêm trọng đó là theo luật pháp Việt Nam, trừ ra với những tên tội phạm đang lẩn trốn ngoài vòng pháp luật, những ai bị cấm không được xuất cảnh phải được thông báo trước một tháng. Vị giám tỉnh không rơi vào trường hợp này, thế nhưng công an đã bị đối xử với ngài như thể một tên tội phạm nguy hiểm đang tại đào.

Chính cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành cũng đã viết một kháng thư lên ban Tôn Giáo thành phố nêu bật những uất ức của ngài trong thời gian bị giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất và cuối cùng được bảo cho biết là ngài có trong danh sách những người bị cấm xuất cảnh mà không có một lý do nào thỏa đáng nào được đưa ra.

Cũng như nhiều vị lãnh đạo của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành đã thường xuyên là nạn nhân của những vụ sách nhiễu. Tình trạng của các vị xem ra càng tệ hại hơn sau khi các vị dám nói lên những quan ngại trước thái độ gây hấn muốn xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung quốc và thái độ khuất phục mềm yếu của nhà cầm quyền Việt Nam.

Đây là lần thứ hai vị Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam bị ngăn cản không cho xuất cảnh. Một vụ tương tự đã xảy ra hôm 28/12/2010 khi ngài lên đường sang Hoa Kỳ. Trước đó vài tuần, nhà cầm quyền địa phương triệu tập ngài tới một “buổi làm việc” trong đó cán bộ thi nhau cáo buộc các cha Dòng Chúa Cứu Thế tội nói xấu chế độ, gây bất ổn, và tổ chức các buổi cầu nguyện đông người.

Được hỏi ngài có muốn nhắn gởi tâm tư gì với công luận, vị Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã bày tỏ quan ngại sâu xa của ngài về tình trạng của Giáo Hội tại Việt Nam nơi quyền tự do tôn giáo và các giá trị luân lý đang suy đồi thê thảm. Ngài kêu gọi các tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho Giáo Hội và đất nước.

“Tôi âu lo sâu xa về tình trạng tại Việt Nam nơi chúng ta bất lực nhìn thấy từng mảnh của quê hương lần lượt rơi vào tay những kẻ xâm lược, trong khi nhà nước bận rộn với việc bắt bớ những người yêu nước, những người đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam là tỉnh dòng lớn nhất tại Á Châu. Trong 20 năm qua, từ 179 thành viên, hiện nay đã có 278 thành viên trong đó có 168 linh mục sống rải rác tại 20 nhà trên cả nước. Hiện cũng có 220 thỉnh sinh. Các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được ngưỡng mộ vì lòng can đảm bênh vực cho người nghèo chống lại bất công xã hội, và tình trạng tùy tiện chiếm đất người cô thế của các cán bộ địa phương.

 
Tin Đáng Chú Ý
“Xe hơi bay” đầu tiên trên thế giới trình làng
Liên Nghĩa
11:11 13/07/2011
MASSACHUSETTS - “Xe hơi bay” đầu tiên trên thế giới đã được thử nghiệm và chấp thuận cho sản xuất tại Hoa Kỳ. Theo lời cô Alison Kosik, phóng viên đài truyền hình CNN ngày 12-07-2011 thì giá của mỗi chiếc xe là 250 ngàn Mỹ kim (250,000 USD) và tiền đặt cọc để mua xe là 10 ngàn Mỹ kim (10,000 USD).

“Xe hơi bay” do công ty Terrafugia sản xuất. Công ty nầy đặt trụ sở tại tỉnh Woburn, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Để lái xe thì cần bằng lái nhưng để bay thì cần bằng phi công. Như vậy người xử dụng xe hơi bay cần có bằng lái và bằng bay. Sau khi đáp xuống phi đạo hay đường đi, xe hơi bay chỉ cần một phút để gấp cánh lại và có thể đậu bên đường hay trong garage của nhà mình như các xe hơi khác.

Cơ quan Quản Tri Hàng Không Hoa Kỳ (Federal Aviation Administration) đã cho phép “xe hơi bay” không vận và Cơ quan Quản Trị An Toàn Giao Thông Xa Lộ Quốc Gia (National Highway Traffic Safety Administration) đã cho phép “xe hơi bay” lộ vận.
 
Văn Hóa
Mưa nắng
Thanh Sơn
17:43 13/07/2011
Cả tuần nắng nóng chứa chan
Muôn hoa đua nở nồng nàn sắc hương
Vạn màu rực rỡ bên đường
Vui đùa khoe sắc trên nương trên đồng

Tối qua trời trở cơn giông
Sấm chớp ầm ầm rồi bỗng đổ mưa
Bao nhiêu nước xuống cho vừa
Vạn loài chào đón say sưa vui mừng

Cả đêm ca hát tưng bừng
Côn trùng hòa tấu ăn mừng thánh ân
Sáng nay dậy sớm ra sân
Vòng vòng dạo mát nhịp chân bước đều

Cuộc đời sao qúa đáng yêu
Ngàn hoa vẫn thắm dáng kiều thướt tha
Rảo chân trở bươc về nhà
Lòng con vui hát bài ca dâng Ngài

Giáo đường chuông điểm lai rai
Sáng nay dâng lễ gặp ai cũng chào
Hương lòng kính Chúa trên cao
Tạ ơn Ngài đã ban trao cho đời

Ngàn hoa tươi thắm tuyệt vời
Con xin cảm tạ đời đời Chúa ơi!
Hồng ân ban xuống từ trời
Cho mưa nắng nở hoa đời thế nhân.
 
Hy vọng
Jos. Tú Nạc, NMS
17:44 13/07/2011
Tôi như thấy vòng tay Người ôm ấp,
Khi tôi nằm chờ giấc ngủ về đêm.
Trong giấc ngủ ngỡ chừng Thiên Sứ đến,
Chung quanh tôi nắm chặt với tay êm.

Tôi không biết tại sao là như thế,
Mà sao Người quá đỗi vấn vương tôi.
Để Người gửi Con Một Người xuống thế,
Chết chấn động trên thập giá, thương ôi!

Người canh giữ tôi ngày đêm chẳng bỏ,
Mang cho tôi hy vọng với yêu thương.
Bằng cách nào, tôi biết tôi sẽ sống,
Vì Người giúp tôi đối phó đảm đương.

Vì người cha thương xót chính con mình,
Nên Chúa tôi rủ thương cảm trên tôi.
Tôi tin tưởng nơi Người tôi vẫn biết,
Mối tình Người tôi ấp ủ tình tôi.

(Kính Mẹ Tà Pao – Phan Thiết – Đêm 12/ 7/ 2011)
 
Ai sẽ được vào Nước Trời
Tuyết Mai
17:45 13/07/2011
Khi chúng ta đọc Lời Chúa và cố gắng để hiểu, tôi tin chắc rằng Thánh Thần Chúa sẽ giúp cho chúng ta hiểu; nhất là các dụ ngôn của Chúa Giêsu thường dùng để cắt nghĩa cho con cái thiếu học của Ngài. Chúa làm như thế thì thật phải bởi vì con cái của Ngài phần đông là không có học. Giảng càng dễ hiểu thì con dân của Chúa mới thu thập càng nhiều, mới dễ đi vào lòng người, và nhất là không buồn ngủ. Thường những lời giảng cao siêu lại làm cho con người ta nhất là chẳng hiểu ý, chẳng thấm, và làm cho thời giờ qua đi thật chậm thật chán nản. Chúa cốt ý giảng cho phần đông con Chúa là những con người vô học và mạc khải cho những con người hèn mọn dốt nát. Bởi những con người có học và thông thái thường hay chống báng và đả kích Ngài như những pharisêu, biệt phái, và nhà thông luật. Họ càng thông luật bao nhiêu thì lại càng hống hách, kiêu ngạo, và khinh dể người bấy nhiêu. Họ là những người dùng lời của Chúa để lợi dụng thiên hạ, thục két, và vơ vét của những người nghèo và các bà già góa, vào cho túi của mình.

Đọc Lời Chúa thật dễ hiểu biết bao và thành phần nào cũng hiểu được, vì có được Chúa cắt nghĩa. Vâng, chỉ có những ai quá bon chen và ôm đồm nhiều mới không có thời giờ để hiểu Lời của Chúa mà thôi!. Và vì không để Lời Chúa thấm nhuần vào trong lòng và vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta, mới dễ cho ma quỷ có cơ hội mà dụ dỗ chúng ta càng nhiều. Ở đời chúng ta có những bài học khôn dậy ở đời, thế mà chúng ta lại không biết dùng Lời của Chúa để làm Kim Chỉ Nam hay Khuôn Vàng Thước Ngọc cho tất cả những việc làm trên đời của chúng ta. Có Lời của Chúa, chúng ta mới gạn lọc được những gì gọi là tinh khiết và thiết yếu cho linh hồn đời đời của chúng ta.

Có phải Chúa ban cho chúng ta trí khôn để biết điều lành và điều dữ. Điều lành thì chúng ta làm, còn điều dữ thì chúng ta phải tránh. Không bài học nào thực tế cho bằng bài học của ông Adong và bà Eva. Thiên Chúa đã ban cho hai ông bà một vườn Địa Đàng mà chung quanh không thiếu một thứ gì mà Chúa không ban cho hai ông bà để ngày ngày được hưởng hạnh phúc. Thế mà chỉ có con rắn nó khơi lòng tham từ bà Eva để có được trí khôn bằng và được như Thiên Chúa của hai ông bà, mà bà đã quyết định nghe theo Nó để ăn cho được Trái Chúa Cấm không được ăn.

Thế mới hiểu được rằng con người chúng ta từ nguyên thủy đã và luôn có lòng tham!. Lòng tham ấy đã di truyền xuống cho đời cha ông của chúng ta, cho tới đời con, đời cháu, và sẽ là mãi mãi; cùng sự tuần hoàn của vũ trụ, của thời gian, và của thiên nhiên; nhưng riêng con người cũng vẫn sẽ không bao giờ thay đổi!??. Đó là cái khó vô cùng của con người chúng ta, ít khi nào có thời giờ để chọn Thiên Đàng hay Hỏa Ngục. Chúng ta bị thế gian kềm kẹp, nhốt tù, và biến hết thảy chúng ta thành những nô lệ của vật chất và những gì gọi là sa đọa của thế gian đưa tới hoặc gọi mời. Mà tất cả những gì thuộc về thế gian đã, đang, và sẽ luôn làm cho chúng ta đam mê, mê hoặc, và ghiền, thì đều thuộc về ma quỷ. Chúng quỷ rất đểu, gian manh, gian xảo, tinh ranh, và xảo quyệt lắm!. Nhưng có phải trong chúng ta không có thiên thần bản mệnh đâu? Nhưng vì chúng ta đã làm lơ những lời khuyên của thiên thần bản mệnh của chúng ta đấy thôi!.

Hình như trước sự đam mê thì thiên thần bản mệnh của chúng ta chỉ là con rối vô dụng sau giờ làm việc. Sự đam mê nào cũng làm cho con người của chúng ta mê say và đắm chìm. Của những cuộc vui không bao giờ tàn, của những hứng thú, của sự tìm tòi và thám hiểm, đã khiêu khích lòng tò mò của chúng ta, cho đến khi hiểu ra, tỉnh ra, thì cuộc đời của chúng ta đã ra thân tàn ma dại. Quả thật Thế Gian và Nước Trời là hai nơi và hai thái cực, rất xa cách nhau!. Nếu không có Chúa, không ai có thể biết Nước Trời là đâu và cách thức để vào. Ăn thua khi chúng ta còn sống ở trần gian, chúng ta có tha thiết muốn để được vào Nước Trời hay không? Chứ tôi không tin là con người lại ngu dại đến thế!. Bởi trong trí khôn đã được Chúa ban, chúng ta luôn biết có sự lựa chọn. Chúng ta đã hiểu được sự lựa chọn khi chúng ta còn rất bé cơ mà, nhất là khi vừa tròn một tuổi?. Nhiều bố mẹ con nhà giầu hay tổ chức mừng Sinh Nhật cho những cậu ấm hay công chúa. Họ cho con của họ chọn đồ chơi để muốn biết rằng cậu ấm hay công chúa của họ lớn lên sẽ làm gì?. Trò chơi này tuy có vẻ đấu trí với con nít nhưng thực ra chúng có biết gì đâu, ngoài sự lựa chọn của mầu sắc và hình thức của cái đồ chơi ấy mà thôi!. Nhưng có phải đó cũng là hình thức của sự chọn lựa???.

Ai trên thế gian này muốn chọn vào Nước Trời, khi mà cuộc đời của chúng ta hiện đang no cơm và ấm thân?. Để cắt nghĩa Ấm Thân đây có nghĩa là vật chất chúng ta đang có đầy đủ. Có nghĩa là dư ăn, dư mặc, dư xài, dư tiền, và không động móng chân móng tay, là Ấm Thân. Thế thì ngay lúc này đây nhỡ Chúa đến gọi, ai trong chúng ta lại muốn ra đi?. Vì ai đã thấy được Nước Trời ra sao mà chọn để đi? Ngại ngùng lắm chứ! Nhất là nghe nói Trên Ấy chán lắm! Không có những thú vui chết người (exotic) như trần gian này!. Thế có phải vì con người của chúng ta trong tâm trí đã không muốn chọn Thiên Đàng?. Vì thế mà Chúa đã để cho chúng ta có quyền lựa chọn và có tự do để tự lựa chọn hay không?.

Thiên Đàng cũng chẳng phải là Nơi mà khơi khơi chúng ta chọn đến mà được đến đâu thưa anh chị em!. Đâu đâu cũng có cái giá và cách thức của nó. Anh muốn đi du lịch ở đâu, anh cũng phải tìm hiểu cách để đi, tiền bạc dành dụm, và nơi chốn ăn ở để chúng ta có sự chuẩn bị chỉnh tề và đầy đủ, và ngay cả sự chuẩn bị cho sự ngộ nhỡ của những gì có thể xẩy ra trên đường chúng ta đi du lịch. Sự bất cẩn, quên, hay vô ý, lỡ đò lỡ chuyến chẳng hạn. Nói cho ngay Thiên Chúa của chúng ta Người cũng nhân lành và độ lượng lắm! Cách thức để được vào Nước Trời Người cũng đã dậy chúng ta qua Chúa Giêsu trong những bài Phúc Âm. Và dù Lời của Chúa có khó có khô khan đến đâu, con dân của Chúa đều hiểu được hai Giới Răn chính của Người là Trước kính Chúa trên hết mọi sự; sau lại yêu người như chính mình ta vậy!. Có nghĩa là chúng ta hãy để Chúa luôn ở trong đền thờ tâm hồn của chúng ta, để ma quỷ khó mà đột nhập.

Sau là giúp đỡ anh chị em sống chung quanh chúng ta là những người nghèo khổ thiếu ăn thiếu mặc. Chia sẻ những nỗi niềm đau tận cùng của những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Chia miếng bánh, chia tấm lòng, nụ cười, và lòng khoan dung. Được vậy thì thật Nước Trời đã ngự trị trong lòng của chúng ta rồi!. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Ngàn Mù Sương
Dominic Đức Nguyễn
21:27 13/07/2011
TRÊN NGÀN MÙ SƯƠNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Em vẫn đó hay chỉ là mộng mị
Chiều bâng khuâng mây trắng rủ nhau về
Mình ta buồn lạc lõng giữa tê mê
Chiều thung lũng buồn dâng lên đỉnh núi.
(Trích thơ của Thiên Nhất Phương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền