Ngày 15-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy nghỉ ngơi
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:41 15/07/2018
Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 6, 30-34

Làm việc miệt mài, lao động cần cù là điều cần thiết, đáng trân trọng. Rao giảng, loan báo Tin Mừng là điều tối cần để đưa nhiều linh hồn về với Chúa. Tuy nhiên, sau khi Chúa sai các môn đệ đi thực tập loan báo Tin Mừng, các ngài phân khởi trở về, hớn hở thuật lại những công việc vàng son mà các ngài đã làm được. Chúa không chê trách, không cho những công việc mả các môn đệ đã làm được là vô ích, là không có giá trị. Chúa đặt quan tâm con người, giá trị con người hơn công việc. Ngài muốn các môn đệ vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi đôi chút sau những ngày, những giờ vất vả với công việc. Ngài muốn các môn đệ lắng đọng tâm hồn, sống tình thầy trò và sống mật thiết với nhau.

Thực tế, con người vốn thích thành công trong việc làm, trong những sáng kiến của mình. Họ muốn đề cao thành tích, thích khoe khoang những công trình mình đã làm. Ít khi con người muốn ngồi lại, tĩnh lặng, lắng đọng tâm hồn để xem xét, nhìn lại những việc mình đã làm và phân định, lượng giá những việc làm của mình. Con người luôn nại vào khối lượng công việc chồng chất, cạnh tranh thị trường, thời giờ hạn hẹp, nên họ ít khi dừng lại để rà soát, thẩm định, lắng nghe tiếng lương tâm, tiếng Chúa nói với mình.

Vâng, thấy đám đông Chúa chạnh lòng thương, Chúa nhân từ, đầy trắc ẩn và lòng thương xót của Ngài bao la, Ngài luôn quan tâm đến những nhu cầu thiêng liêng và vật chất của con người. Ngài đụng tới nỗi đau, nỗi khốn khổ của từng con người. Ngài miệt mài rao giảng, làm phép lạ, chữa bệnh, xua trừ ma quỷ vv…Ngài quên cả bản thân của mình. Ngài hiểu thấu sự hạnh phúc, niềm vui của các môn đệ khi các môn đệ thành công trong việc rao giảng của mình. Nhưng Ngài không dừng lại nơi những thành công rực rỡ, vinh quang mau qua của công việc. Ngài tôn trọng phẩm giá, sức khỏe và đặc biệt nhắc nhớ các môn đệ hãy giãn xả, hãy để tâm hồn thanh thản, thân xác nghỉ ngơi, bởi vì làm việc với khối lượng lớn sẽ làm con người bù đầu, bù óc không có giờ tĩnh lặng, cầu nguyện và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi để lấy lại sức sau những ngày, những tháng, những giờ lao đao vất vả vì sứ vụ. Ngài ân cần xin các môn đệ để tâm hồn thảnh thơi, yên lặng, và đặc biệt để các ngài có giờ nghỉ ngơi, thư giãn, chơi bời, trò chuyện thân mật với nhau, và có những khoảng khắc chuyện vãn thân mật với Thiên Chúa. Mẹ Têrêsa Calcutta dù công việc bề bộn vẫn luôn dành giờ cho Chúa trước Thánh Thể và buộc các nữ tu bác ái của Mẹ luôn phải cầu nguyện, dành giờ cho Chúa trước Thánh Thể vv…Các vị thánh luôn làm như vậy. P.Doncocur nói : ” Không một vĩ nhân nào đã thành công mà không đắm mình trong tĩnh lặng mà hồi tâm và cầu nguyện “. Như thế, xem ra sự ồn ào thái quá, sự miệt mài thái quá trong công việc sẽ không mang lại hiệu quả tốt đẹp như lòng con người mong ước. Ngày nay, nhiều khóa thường huấn được mở ra để giúp các linh mục, các tu sĩ nam nữ học hỏi và đào tạo trường kỳ cũng mang một ý nghĩa tích cực như vậy. Càng muốn làm việc có hiệu quả, càng phải biết cách làm việc khoa học, có giờ làm, có giờ nghỉ. Càng muốn đi xa, càng phải chuẩn bị và nghỉ ngơi dưỡng sức. Càng muốn làm việc tông đồ tốt càng phải cầu nguyện, tĩnh dưỡng, và bồi đắp kiến thức, đạo đức, nhân bản vv…

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã truyền cho các môn đệ vào nơi thanh vắng và nghỉ ngơi đôi chút. Xin cho chúng con biết xa lánh những công việc bề bộn hằng ngày để có những giờ nghỉ ngơi, tĩnh lặng và cầu nguyện với Chúa, để qua những sự thành công, những thất bại ở đời, chúng con luôn biết dừng lại rà soát, thẩm định và thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa mời gọi hầu chúng con biết tĩnh lặng và bình an.

Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con không vinh vang khi thành công, không thất vọng khi thất bại, nhưng vẫn một mực tin vào Chúa và cậy trông vào Đức Mẹ. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao khi các môn đệ hăng say kể lại những việc thành công của mình trong chuyến đi truyền giáo thì Chúa lại nói với họ: ” Hãy đi vào nơi thanh vắng và nghỉ ngơi đôi chút ? “.
2.Nơi thanh vắng là gì ?
3.Các môn đệ nghĩ làm sao khi Chúa nhắc nhở họ hãy nghỉ ngơi ?
4.Nghỉ ngơi đối với Chúa có ý nghĩa gì ?
5.Anh chị em nghĩ gì về câu : ” Thấy dân chúng đông đảo Chúa chạnh lòng thương ?”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo tốt phải loan báo Tin Mừng.
Giuse Thẩm Nguyễn
23:53 15/07/2018


(EWTN News/CNA) Hôm nay Chúa Nhật, ĐGH Phanxicô đã nói rằng qua phép Rửa tội, mỗi Kitô hữu được kêu gọi để loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, một sứ mạng không thể tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo.

“Chính phép Rửa tội làm cho chúng ta thành những nhà truyền giáo. Một người đã được chịu phép rửa tội mà không cảm thấy có nhu cầu để loan báo Tin Mừng, công bố về Chúa Giê-su, thì không phải là một người Công Giáo tốt.”

Yếu tố quan trọng đầu tiên của tất cả các tông đồ truyền giáo đích thực đi từ “trung tâm không thay đổi là chính Chúa Giê-su”. Bởi vì rao giảng Tin Mừng không thể tách rời khỏi Đức Kitô hay khỏi Giáo Hội.

Công bố Tin Mừng “không phải là một sáng kiến của cá nhân, của các nhóm, hay thậm chí của tập hợp lớn những người tin, nhưng chính là sứ mạng của Giáo Hội không thể tách rời khỏi sự hiệp nhất với Thiên Chúa chúng ta. Không một Kitô hữu nào rao giảng Tin Mừng “một mình”, nhưng chỉ được sai đi từ Giáo Hội, một Giáo Hội đã nhận được sự ủy thác từ chính Thiên Chúa.”

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần của ngài, ĐGH đã suy tư về sứ mạng của người Kitô hữu như việc Chúa Giê-su sai các môn đệ của ngài ra đi “từng hai người một” để rao giảng về sự sám hối.

Sứ điệp của Chúa Giê-su gởi cho các môn đệ qua câu chuyện trong Phúc Âm không chỉ dành riêng cho các linh mục, nhưng cho tất cả mọi người đã được rửa tội, những người “được kêu gọi để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Kitô trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời.”

Giống như các tông đồ đã được cảnh báo, sứ điệp này có thể sẽ không được đón nhận, giống như những gì chính Chúa Giê-su đã trải qua, Chúa “ đã bị từ chối và bị đóng đinh”

“Chỉ khi nào chúng ta liên kết với Chúa, trong sự chết và sống lại của Ngài, chúng ta mới có thể có sự can đảm để loan báo Tin Mừng.”

Nhớ rằng trung tâm của sứ mang phải quy hướng về Chúa Kitô. ĐGH đưa ra những gương mẫu của các Thánh ở Roma là “những công nhân khiêm nhường của Nước Trời”, như Thánh Philip Neri, Thánh Benedict Joseph Labre, Thánh Phanxicô thành Roma và Thánh Bl. Ludovica Albertoni.

Các thánh đã không làm việc để thăng tiến cho chính mình hay cho những tư tưởng, những lợi ích của riêng mình, nhưng luôn hành động như những sứ giả được Chúa Giê-su sai đi.

Hướng về Đức Trinh Nữ Vương Maria là “môn đệ đầu tiên và là nhà truyền giáo Lời Chúa,” ĐGH xin Mẹ giúp chúng ta mang “ sứ điệp Tin Mừng đến cho thế giới trong sự hân hoan khiêm nhường và rạng ngời, vượt lên trên bất cứ sự khước từ, hiểu lầm hay khốn khó nào.”


Source: EWTN News A good Catholic proclaims the Gospel, Pope Francis says
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long thăm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
00:23 15/07/2018
Melbourne, Thánh lễ 11:30 sáng Chúa Nhật 15/7/2018, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Cộng đoàn đã vui mừng được Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phận Parramatta, TGP Sydney đến thăm, và dâng thánh lễ tạ ơn, làm phép các công trình mới xây dựng tại trung tâm như: khu cầu thang máy và viên đá dùng để chỉnh trang núi Đức Mẹ, nơi sẽ đặt tượng Đức Mẹ Sầu Bi.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Vincent chủ tế, cùng Cha Cuông Giám tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam và Cha Trần Ngọc Tân, Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đồng tế. Ca đoàn Babylon do Ca trưởng Nguyễn Xuân Kính phụ trách phần thánh ca đã dùng lời ca, tiếng đàn để tán dương, chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa thêm sốt sắng và long trọng.

Trong bài chia sẻ xin tóm tắt, mở đầu Đức Cha Vincent đã nhắc lại biến cố năm 2010, khi người giáo dân Hà Nội đã phải xuống đường để đòi và ngăn không cho chính quyền Hà Nội cướp Tòa Khâm Sứ, và biến nơi này thành trung tâm thương mại. Vì mọi người chúng ta được Thiên Chúa trao cho những nhiệm vụ như Amos. Chúng ta không nói tiên tri, nhưng chúng ta phải lên tiếng đòi hỏi công bằng, bác ái, quyền bình đẳng, quyền con người tại những nơi bị áp bức, bất công.

Qua tin mừng, Thiên Chúa đã sai các môn đệ đi, từng hai người một, và Ngài ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Thần ô uế ngày nay là những điều trái đạo đức, trái luân thường, trái với đạo lý, làm ô uế, ô nhiễm con người. Trừ được thần ô uế để con người được sống trong lành mạnh đầy yêu thương và hạnh phúc.

Sau Thánh lễ, trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha Vincent được mời ra phía cuối nhà thờ, nơi vừa mới chỉnh trang thêm rộng rãi, khang trang và nhiều tiện nghi cho sinh hoạt của trung tâm, của cộng đoàn để làm phép các công trình mới này. Đức Cha đã rẩy nước phép và xin Thiên Chúa chúc lành. Đức Cha cũng không quên cám ơn đến những người đã góp công, góp của, góp sức để xây dựng ngôi nhà Chúa thêm khang trang, đẹp đẽ hơn, xứng đáng là nơi cho mọi người đến cùng tôn vinh chúc tụng Thiên Chúa.

Cuối cùng, ông Lê Văn Miện đại diện cộng đoàn lên cám ơn Đức Cha Vincent, Cha Giám Tỉnh Dòng Thánh Thể, cùng toàn thể cộng đoàn đã chung tay góp sức trong đoàn kết để xây dựng nhà Chúa. Ông cũng hết lòng cám ơn Cha Quản nhiệm, vị chủ chăn đã xây dựng cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, để làm sáng danh Chúa trên cánh đồng mầu mỡ bằng yêu thương và phục vụ.
 
Khóa Ca Trưởng cấp I tại Giáo hạt Lào Cai- Giáo phận Hưng Hóa.
Maria Thủy Tiên
15:03 15/07/2018

Giáo phận Hưng Hóa nằm trên miền Tây Bắc, Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào; phía Tây Nam giáp Thanh Hóa và Phát Diệm; phía Ðông Nam giáp Hà Nội và Bắc Ninh; phía Ðông Bắc giáp Bắc Ninh và Lạng Sơn. Một giáo phận bao gồm 10 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên, Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Tổng diện tích 54,352 km2. Dân cư đa phần người sắc tộc Mường, Thổ, Mán, Thái, Nùng, H’Mông (Mèo)... tất cả 30 sắc tộc khác nhau.

Xem Hình

Theo số liệu thống kê năm 2013, giáo phận có khoảng 235.500 giáo dân (3,2% dân số). Dân chúng đa số làm nghề nông - lâm nghiệp. Số rất ít còn lại làm tiểu - thủ - công nghiệp.

Nhìn chung, các tỉnh Tây Bắc Việt Nam có địa hình đồi núi hiểm trở, nền kinh tế khó phát triển. Tuy nhiên, trong trong các tỉnh này có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như: Đền Hùng, Thuỷ Điện Hoà Bình, Núi Ba Vì, Chùa Tây Phương, Sapa...

Riêng về Giáo phận Hưng Hóa đã định hướng xây dựng giáo phận, giáo xứ, giáo họ trở thành một cộng đoàn đức tin, một cộng đoàn phụng tự, một cộng đoàn bác ái, tất cả nhằm trở nên một cộng đoàn truyền giáo. Việc này được tiến hành đồng thời cho người đang sống đạo, cho người đã nhập đạo nhưng không còn sống đạo – nghĩa là tái Phúc Âm Hoá. Tất cả được thực hiện theo phương thức mới - Tân Phúc Âm Hoá.

Một trong những quan tâm hàng đầu đến việc đào tạo nhân sự nằm trong phương thức xây dựng giáo phận đó là Đào tạo ca trưởng, người đệm đàn. Vì thế, hàng năm vào kỳ hè, Ban Thánh nhạc Giáo Phận tổ chức các khoá đào tạo và nâng cấp cho những em được các giáo xứ, giáo họ đề cử. Họ sẽ là những người đệm đàn phụng vụ và dạy hát, điều khiển ca đoàn trong các thánh lễ và sinh hoạt phụng vụ....Với mục đích đó và nhằm nâng cao kiến thức về phụng vụ và thánh nhạc để phục vụ ngày càng tốt hơn theo đúng đường hướng của Giáo hội, cha Giuse Nguyễn Gia Huấn, Trưởng ban Thánh Nhạc giáo phận Hưng Hóa đã tổ chức các khóa ca trưởng cấp I đợt 1 tại giáo xứ Ro Lục (07.2015), ca trưởng cấp I đợt 2 tại giáo xứ Tạ Xá (07.2016), ca trưởng cấp II, đợt 1 tại giáo xứ Yên Tập (07.2017).

Nhận thấy được những kết quả đem lại từ các khóa đào tạo Ca trưởng đó, nay năm, Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Giáo xứ Lào Cai đã tổ chức khóa học Ca trưởng Cấp I, đợt 1 từ ngày 09-21.07.2018 tại nhà thờ Cốc Lếu cho các em thuộc giáo hạt Lào Cai.

Nhà thờ Cốc Lếu thuộc phường Cốc Lếu, thị xã Lào Cai, giáp với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, nằm bên sông Nậm Thi đoạn cắt thượng nguồn sông Hồng. Đây là nhà thờ có vị trí nằm sát vùng biên giới nhất với Trung Quốc.

Tham dự khóa học có 55 em học viên đến từ các giáo xứ xa xôi trong giáo hạt. Đây là một lớp học đặc sắc, có cả người dân tộc và người kinh, có cả các em thiếu nhi chưa tròn 10 tuổi đến những thanh thiếu niên lớn tuổi, có cả con lẫn mẹ cùng học chung. Đa số các em đều đến từ những giáo xứ cách xa nhà thờ Cốc Lếu hàng trăm cây số, những ngày theo khóa học, các em ở lại tại nhà xứ và được quý Cha, quý thầy ở đây chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ trong điều kiện thiếu thốn giữa thời tiết khắc nghiệt.

Các em được sống chung và sinh hoạt với nhau, là cơ hội để các em được tiếp xúc và được quý Cha, quý thầy dạy dỗ, rèn luyện những điều cần thiết trong cuộc sống như về nhân bản, đạo đức, nề nếp vệ sinh.... Mặt khác, đây cũng là dịp để các em chia sẻ và hội nhập văn hóa giữa người kinh và người dân tộc.

Tham gia trực tiếp giảng dạy gồm Sơ Maria Fiat Hồng Trang, Sơ Maria Huỳnh Thị Chín, Sơ Cecilia Yến Linh, Sơ Têrêxa Trần Thị Na, đến từ Sài Gòn và hai Ca trưởng Lê Hùng, Nguyễn Đức Kỳ đến từ hải ngoại và đặc biệt là cha Matthêu Nguyễn Văn Hiền, Trưởng ban Thánh Nhạc giáo phận Vĩnh Long. Đây là những nhân vật chính trong nhóm nhạc theo “trường phái Hải Linh” và là những học trò đã từng học các khóa đào tạo Ca trưởng của thầy Giuse Phạm Đức Huyến.

Hiện diện trong ngày khai mạc khóa Ca trưởng có cha xứ Sapa Phêrô Phạm Thanh Bình, cha xứ Lào Cai Giuse Nguyễn Văn Thành, và quý Cha trong Giáo hạt Lào Cai đã tăng thêm phần long trọng và là nguồn khích lệ cho Ban giảng huấn cũng như các em học viên.

Đây là chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn là cho các em tiếp cận với những kiến thức cơ bản về nhạc lý, xướng âm, cách đánh nhịp, thánh nhạc và phụng vụ... khóa học đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các em và của các phụ huynh trong bầu khí yêu thương và trong sự tiếp đón chu đáo, quan tâm lo lắng của Cha quản xứ Lào Cai và quý Cha phó.

Qua từng ngày học, từ những em chưa biết gì về nhạc đã bắt đầu nắm bắt được những kỹ năng cơ bản, và tiến bộ hơn từng ngày khiến cho Ban giảng huấn cảm thấy vui tươi, phấn khởi hơn để tiếp tục truyền đạt những kiến thức nâng cao hơn. Niềm vui ấy được biểu lộ trên từng khuôn mặt của các em cũng như quý thầy cô trong Ban giảng huấn.

Sự đơn sơ, hồn nhiên của các em học viên đã khiến cho Ban giảng huấn quên đi sự vất vả và mệt nhọc của mình, không ngừng tận tình chỉ dạy cho các em từng chi tiết, giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung của các bài tập và luôn tạo cho các em tâm lý vui tươi, thoải mái “học mà chơi, chơi mà học”.

Em Maria Hoàng Thị Khánh Huyền, một học viên nhỏ tuổi đến từ giáo xứ Bảo Yến cách nhà thờ Cốc Lếu 90km đã đơn sơ chia sẻ “Chúng em rất thích học lớp ca trưởng này cho dù đánh nhịp rất mỏi tay. Nếu có khóa học nữa, chúng em sẽ tiếp tục học”.

Nhìn vào lớp học sinh động này, dường như chúng ta thấy được lòng khao khát ham học hỏi của các em, bên cạnh đó là niềm ao ước, quan tâm, lo lắng của quý Cha, quý thầy và Ban giảng huấn mong được đào tạo các em trở thành những người con hữu ích cho giáo xứ, giáo phận.

Các em chính là thế hệ tương lai của giáo xứ, là cánh tay nối dài để phục vụ Chúa và Giáo Hội bằng những việc tông đồ tùy theo khả năng và năng lực của mình. Được đào tạo ngay từ lúc này các em sẽ được lĩnh hội sớm, được phát triển khả năng của mình cũng như tự tin, tích cực đóng góp phần mình vào việc phục vụ giáo xứ hơn.

Sau một tuần giảng dạy ở đây, Ban giảng huấn chia thành hai nhóm, một nhóm tiếp tục ở lại giúp các em cho đến ngày 21/07/2018 và một nhóm ra đi đến với giáo hạt khác.

Những giây phút tạm gọi là chia tay diễn ra trong bầu khí yêu thương, gần gũi giữa Ban giảng huấn và các học viên. Một vài tiết mục văn nghệ bỏ túi tuy đơn sơ, không bài bản, không đặc sắc như những nơi khác nhưng lại tạo ấn tượng cho Ban giảng huấn bởi trong đó chứa đựng sự cố gắng, nỗ lực của các em bằng tất cả tâm tình, tình cảm chân thành, mộc mạc mà các em gói gắm trong đó, nó mang đậm bản sắc sinh hoạt vốn có của vùng miền nơi đây.

Qua những ngày tiếp xúc với các em, Cha Matthêu Nguyễn Văn Hiền đã nhận thấy được sự tiến bộ thể hiện rõ rệt nơi các em, từ đầu các em còn nhút nhát, rụt rè, không dám phát biểu ý kiến của mình...đến hôm nay, các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong tay nhịp của mình cũng như cách ứng xử của mình. Cha Matthêu ước mong các em học viên sẽ đem áp dụng được những điều đã học được để về phục vụ ở giáo xứ của mình.

Một học viên đến từ giáo xứ Lai Châu đã đại diện cho lớp học nói lên lời cám ơn đến quý Cha, quý thầy và Ban giảng huấn đã tổ chức khóa học ca trưởng để các em có cơ hội được học tập và tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm để về phục vụ giáo xứ địa phương, ngoài lời cám ơn đến những người trực tiếp giảng dạy khóa học còn là tâm tình biết ơn đến thầy Giuse Phạm Đức Huyến và những người âm thầm hy sinh, quảng đại đóng góp tiền của cùng quý ân nhân xa gần đã hướng lòng về lớp học vùng xa này. Các em ước mong sau khóa học này, Ban giảng huấn sẽ tiếp tục đến giúp các em vào dịp hè năm sau.

Với tất cả tâm tình và những gì được cho và nhận hôm nay, mọi người chỉ biết cám ơn Chúa, tạ ơn Mẹ Maria La Vang và tri ân qúy Cha, quý Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn và quý ân nhân bằng cách này hay cách khác đã tạo mọi điều kiện tốt đẹp nhất để các em có những khóa học hữu ích nhằm phục vụ cách hữu hiệu hơn tại các cộng đoàn địa phương.

Giờ đây, “xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám xin hay nghĩ tới” (Ep 3,20).

Maria Thủy Tiên
 
Buổi họp Ban Thường Vụ Giáo Dân LĐCGVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ
Mai Tuấn
16:12 15/07/2018
Nam Cali - Đáp thư mời của Cha Gioan Trần Công Nghị, PCT Ban Thường Vụ Liên Đoàn Miền Tây Nam Hoa Kỳ, kiêm nhiệm chủ tịch Cộng đồng Giáo sĩ Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa kỳ, một buổi họp Ban Thường Vụ Giáo Dân Miền đã được triệu tập vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy 14 Tháng 7 Năm 2018 tại phòng sinh hoạt Giáo xứ St. Columban Giáo Phận Orange.

Hình ảnh -- Photo: William Nguyễn

Thành phần tham dự gồm có 15 người: Đức Ông Giuse Phạm Đức Tuấn chủ tịch LĐCGVN Miền, Cha Gioan Trần Công Nghị, và 3 Linh mục Đại diện 3 giáo phận: Cha Trần Văn Kiểm, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo, Cha Đaminh Nguyễn Anh Tuấn, Đại Diện Liên Lạc TGP Los Angeles. Phía giáo dân có LS Nguyễn Đình Khương, CT Giáo Dân Miền, Ông Trần Ngọc Thể, PCT Giáo Dân Miền, Ông Mai Tuấn TTK Giáo Dân Miền. OB Quyền Nguyễn CT Cộng Đồng Giáo Dân Giáo Phận Orange, Ông Bùi Thế Lữ PCT Nội vụ TGP Los Angeles và một số các vị CT, Hội Trưởng Đoàn Thể Cộng Đoàn.

Buổi họp khá hấp dẫn và sôi nổi với chủ đề chính: Hiện nay Liên Đoàn Công Giáo Miền không còn có những sinh hoạt nối kết bền chặt như trước kia. Các tham dự viên đưa ra nhiều lý do chính đáng như hiện nay các sinh hoạt tôn giáo tại các Cộng đoàn và Cộng đoàn địa phương rất trổi vượt, và ai cũng bận rộn nên sinh hoạt miền đôi khi không thấy còn cần thiết nữa hay không lôi cuốn được sự tham sự của các giới chức; có khi nhiều vị còn không biết tới Liên đoàn là gì... Một kết luận sau những nhận xét, mổ xẻ những gì đã xẩy ra trong quá khứ, đó là LĐCGVN Miền Tây Nam “có danh nghĩa to lớn mà lại không có sinh hoạt, có tiếng mà không có miếng”. Sinh hoạt các Cộng Đoàn, Cộng Đồng thì sống động, tươi vui, nhưng sinh hoạt Liên Đoàn thì èo ọt và dường như không có gì. Lý do chính yếu đó là Liên Đoàn chưa có tinh thần liên kết chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức...

Đức Ông Tuấn và mọi người đều đồng ý đưa ra một nhận xét: Chúng ta không nhất thiết phải ầm ĩ tổ chức những “event” lớn lao, vì các Cộng Đoàn, Cộng Đồng đều bận bịu với sinh hoạt riêng của họ. Chỉ nên gầy dựng lại tinh thần Liên Đoàn qua một sinh hoạt chung nào đó cho các Giới chức trước, như họp nhau định kỳ một năm vài lần đề chia sẽ kinh nghiệm, nhưng vui buồn hay khó khăn... Thí dụ có thể Giáo phận này đưa một đội banh basket, hay bóng đá tới Giáo phận kia tranh giải hay giao hữu, hoặc Thiếu nhi Giáo phận này họp bạn với Giáo phận kia vân vân...

Điều quan trọng là thông báo và đưa tin truyền bá qua các bản tin Cộng Đồng mỗi Giáo phận, hoặc qua cơ quan truyền thông, để nhiều người thấy được sinh hoạt của Giáo Dân trong Liên Đoàn.

Điều thứ hai, Qúy chức Ban Thường Vụ Liên Đoàn nên tham gia các phiên họp của mỗi Giáo phận ít nhất 1, 2 lần trong một năm. Dựa vào chiều hướng trên, Ông Bùi Thế Lữ đề nghị, Liên Đoàn nên có 1 hay 2 cá nhân lo phần truyền thông để phụ trách phần tin tức....

Buổi họp kết thúc với kết luận sau đây: Tổ chức một ngày sinh hoạt cho tất cả các quý chức Giáo dân các Giáo phận trong LĐCGVN MIỀN. Ông Bùi Thế Lữ tình nguyện lãnh trách nhiệm tổ chức cùng với ông chủ tịch Vũ Quyền. Mọi người hoan hỉ vỗ tay.

Tiếp theo, một bữa ăn trưa nhẹ nhưng nhiều món do ĐÔ Phạm Đức Tuấn khoản đãi đã được mọi người chiếu cố.
 
Giáo Xứ Thiên Ân Sàigòn : Lễ Ban Bí Tích Khai Tâm Và Bí Tích Thêm Sức
Trần Hùng Nam
21:20 15/07/2018
Vào lúc 09g30 ngày 15.07.2018, Chúa Nhật 15 Thường niên, năm B, tại giáo xứ Thiên Ân,Hạt Tân Sơn Nhì cha Giuse Lê Hoàng chánh xứ đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn, đồng thời ban các bí tích Khai tâm và bí tích thêm sức cho 37 anh chị em dự tòng xin gia nhập Kitô giáo.

Xem Hình

Để có ngày hồng phúc hôm nay, các anh chị đã qua thời gian tìm hiểu, học hỏi và kết thúc khóa giáo lý dự tòng và hôn nhân. Hôm nay, trước mặt Hội Thánh, cùng có quý cha mẹ đỡ đầu, các thân nhân, các anh chị đã cùng nhau tuyên xưng đức tin và lãnh nhận các bí tích Khai tâm khởi đầu đời sống đức tin của người Kitô hữu.

Kết thúc nghi thức ban các bí tích, Cha Giuse cũng nhắn nhủ cộng đoàn, nhất là các vị cha mẹ đỡ đầu hãy luôn cầu nguyện và nâng đỡ cho các anh chị Tân tòng. Trong ngày lễ trọng đại và trang nghiêm hôm nay cũng là một bước ngoặt của một đời người khi mới gia nhập đạo. Trước mắt sẽ có nhiều thử thách, xin cho các anh chị Tân tòng luôn luôn vững lòng tin vào quyền năng của Thiên Chúa trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho anh chị thêm sức mạnh trong đức tin, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, lòng can đảm và biết kính sợ Thiên Chúa.

Cuối than lee một đại diện cho anh chị em có lời cám ơn cha Giuse chánh xứ đã hết tâm lo cho anh chị em có được ngày hồng phúc hôm nay , và đồng thời cũng cám ơn anh chị giáo lý viên đã cộng tác rất nhiều trong việc truyền đạt kiến thức Kitô giáo cho anh chị em , nguyện xin thiên Chúa và mẹ Maria ban nhiều ơn lành cho cha chánh xứ anh chị giáo lý viên,và quý cộng đoàn.

Trần Hùng Nam
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo VN : Chút cảm nhận từ con số 30.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
14:45 15/07/2018
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã xin Tòa Thánh cho mở Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19-6-2018 nhân kỷ niệm 30 năm ngày 117 vị tử đạo tại Việt Nam được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II nâng lên hàng hiển thánh ngày 19-6-1988. Các dịp mốc kỷ niệm lớn thường là 25 năm, 50 năm hay 100 năm. Vậy con số 30 năm, một con số hơi khác thường của một dịp kỷ niệm rất quan trọng của một Giáo Hội địa phương và được nâng lên hàng Năm Thánh thì chắc hẳn có nguyên do chính đáng và cấp thiết nào đó. Chắc hẳn HĐGMVN nhận thức rằng thời điểm này, giai đoạn này và trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, đoàn cháu con Công Giáo Việt Nam phải nỗ lực sống tinh thần chứng nhân đức tin cách triệt đễ hơn (nguyên nghĩa của hạn từ “tử đạo” là “làm chứng nhân”). Dù không thể tránh khỏi nhiều bất cập và sai sót nhưng cũng xin mạo muội chia sẻ một vài cảm nhận cá nhân khởi đi từ con số 30 năm không mấy bình thường này qua những câu hỏi từ dễ đến khó như sau:

1.Ai là những người có khả năng trực tiếp gây ra sự tử đạo cho 117 vị được tuyên hiển thánh ở trên? Và còn rất nhiều vị chưa được tuyên phong trong số gần 130 ngàn vị bị bách hại cho đến chết. Dễ dàng trả lời đó là các vua quan Việt Nam chúng ta. Theo sử sách thì 117 vị Thánh Tử Đạo tại Việt Nam đã bị giết trong những đời vua chúa sau đây: 2 vị dưới thời chúa Trịnh Doanh (1740-1767). 2 vị dưới thời chúa Trịnh Sâm (1767-1782). 2 vị do sắc lệnh của vua Cảnh Thịnh (1782-1802). 58 vị dưới thời vua Minh Mạng (1820-1841). 3 vị dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847). 50 vị dưới thời vua Tự Đức (1847-1883).

Vậy ai là những người có khả năng “bắt” Kitô hữu Công Giáo Việt Nam hôm nay phải sống chứng nhân đức tin cách triệt đễ nghĩa là “tử đạo”? Cũng dễ dàng trả lời đó là những người có quyền hành ngoài xã hội, có súng ống, đạn dược cách hợp pháp trong tay, có tòa án, có nhà tù…

2.Thử hỏi đâu là nguyên cớ gây ra sự bách hại và dẫn đến sự tử đạo của các chứng nhân đức tin? Có thể do một vài ngộ nhận về kiểu cách thảo hiếu và tôn kính tổ tiên ông bà của người Công Giáo mà vua quan và nhiều anh em lương dân cho rằng theo đạo Tây là “bỏ ông bỏ bà”. Cũng có thể do tâm lý bài ngoại cách quá khích của một số vua quan cộng thêm sự gièm pha nghi ngờ người Công Giáo tiếp tay cho giặc ngoại xâm, cách riêng từ thời “Văn Thân” trở về sau. Những lý do này tuy có ảnh hưởng nhưng chúng không phải là chủ yếu và chỉ trong một vài trường hợp đặc thù. Từ thời chúa Trịnh Doanh (1740-1767) đến hết triều đại vua Thiệu Tri (1841-1847) thì nước Pháp chưa xâm lăng nước Việt chúng ta. Năm 1858 quân Pháp mới đổ bộ vào Đà Nẵng và số thánh Tử Đạo Việt Nam sau cái mốc thời gian ấy là 37 vị, còn trước đó là 80 vị. Thánh Phanxicô Trần Văn Trung đã từng khẳng khái rằng: “Tâu Bệ hạ, đi dánh giặc Tây thì hạ thần đánh hết mình, nhưng bỏ đạo thì không bao giờ”. Cha thánh Emmanuel Nguyễn Văn Triệu cũng đã rõ ràng về đạo thảo hiếu: Tâu Bệ hạ, hạ thần tôn kính cha hạ thần như “hạ phụ”. Hạ thần tôn kính đức vua như “trung phụ”, nhưng hạ thần phải thờ kính Thiên Chúa như “thượng phụ”. Như thế còn có một lý do sâu xa khiến sự bách hại xảy ra mà nhiều thức giả hiện nay đã nhìn nhận, đó là vì người Công Giáo tin nhận chân lý nền tảng là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất mà thôi, là Đấng dựng nên vũ trụ đất trời và Chúa Giêsu Kitô là Con Một của Người đã xuống thế làm người loan báo Tin Mừng cứu độ. Họ quyết sống theo lời dạy của Chúa Giêsu và lối sống của họ, đặc biệt quy chế một vợ một chồng, không thể ly dị đã gây ra sự gai chướng cho những người giàu có, quyền cao chức lớn vốn chưa hẳn dừng lại mức “năm thê, bảy thiếp”.

Thiết tưởng rằng những lý cớ của một thời xa xưa đã gây ra cảnh bách hại người Công Giáo nay như đã không còn. Xã hội Việt Nam hôm nay đã chính thức thừa nhận chế độ nhất phu nhất phụ và nó đã được luật hóa cách minh nhiên. Bà con lương dân, anh chị em khác đạo cũng không còn ngộ nhận là người Công Giáo thì “bỏ cha bỏ mẹ”. Nhiều nhà trí thức và cả giới chức cầm quyền hầu chắc hiểu rõ đạo thảo hiếu của Công Giáo có tính triệt đễ như thế nào. Chuyện tôn thờ một Thiên Chúa trên hết mọi sự thì không ai cấm cản, trái lại đã được luật pháp bảo hộ cách công khai. Việc xây dựng cơ sở tôn giáo ư? Hiện nay xem ra khá dễ dàng. Muốn tổ chức lễ lạc hoành tráng ư? Không khó. Mà nhiều khi còn được tạo điều kiện thuận lợi để thiên hạ trên thế giới ngưỡng mộ “sự tự do tôn giáo” của nước Việt. Duy chỉ một điều mà nhiều vị lãnh đạo xã hội không hề muốn đó là đừng xen vào chuyện chính trị và xã hội mà thôi dẫu cho có đó nhiều khuất tất, sai trái thậm chí bất công đang tồn tại mặt này hay lãnh vực kia. Thế mà Kitô hữu chúng ta không chỉ được mời gọi mà còn bị đòi hỏi phải làm chứng cho chân lý, phải bảo vệ công lý nếu muốn sống xứng là môn đệ của Chúa Kitô.

Sự thật thì dễ mất lòng và hầu chắc dễ mất nhiều quyền lợi chính đáng và có thể mất cả mạng sống khi mà sự thật ấy lại đụng chạm đến người quyền cao chức trọng. Bảo vệ công lý thì sự thường phải chấp nhận nhiều thương đau. Vì Danh Giêsu, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự sống, chúng ta sẽ bị nhiều người ghen ghét và bị bách hại. Khi xin Tòa Thánh mở Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhân cái dịp không mấy bình thường là 30 năm thì tôi thiển nghĩ HĐGMVN xác tín rằng thời điểm này và trong hoàn cảnh xã hội hiện nay Kitô hữu Công Giáo Việt Nam chúng ta cần hiên ngang sống chứng nhân cho Tin Mừng cứu độ, cách riêng bằng việc loan truyền chân lý và bảo vệ công lý.

Chúa Giêsu đã từng căn dặn rằng trong hoàn cảnh bị bách hại thì phải biết sống khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu (x.Mt 10,16). Ân sủng của Chúa không loại trừ những nỗ lực tự nhiên của loài người. Xin đừng quên thứ tự trong lời dạy của Chúa Giêsu. Trước hết là hãy nỗ lực hành xứ cách khôn ngoan rồi sau đó hãy phó thác cho quyên năng và ân sủng của Thiên Chúa chứ không phải ngược lại. Vì chưng đã từng có đó nhiều người khi gặp cảnh khó thì chỉ biết khoanh tay phó thác cho Thiên Chúa cách thụ động.

Để có thể can đảm và hiên ngang loan truyền chân lý và bảo vệ công lý thì phần phía cách khôn ngoan của chúng ta đó là hãy giữ đức công bình và sống tình liên đới thiết thân với anh chị em đang bị đàn áp cách bất công. Hiện thực cho thấy khi chính chúng ta hay người thân ruột thịt chúng ta đang kinh doanh cách thiếu công minh thì chúng ta khó mà mở miệng nói lời sự thật vì há miệng sẽ mắc quai. Qua thông tin thì chúng ta phải chân nhận một thực tiển trong xã hội hiện nay đó là để sản xuất kinh doanh có lãi và bước vào hàng có máu mặt thì chuyện móc ngoặc, lót tay hay chuyện luồn lách luật lệ là chuyện bình thường như cơm bữa. Và nếu chúng ta không thật sự xem người nghèo hèn, kẻ bị áp bức là anh chị em ruột thịt của mình cách nào đó thì hầu chắc cũng sẽ không có chuyện can đảm bảo vệ công lý.

Mong sao Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã mở ra và đừng khép lại với một vài lễ hội long trọng bên ngoài hay những cuộc hành hương để tín hữu tìm kiếm ơn toàn xá cách vụ lợi, mặc dù vẫn có đó nhiều tâm tình đạo đức. Đức tin không hệ tại ở những tâm tình đạo đức chóng qua mà phải được dệt xây trên một sự trưởng thành của ý thức và tinh thần trách nhiệm.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Làm Ra Người
Trà Lũ
15:47 15/07/2018
Trời đã vào hè, hè là mùa cưới hỏi. Ở hải ngoại bây giờ người ta không thể chọn ngày cưới như thuở xưa. Bây giờ đó là hai ngày cuối tuần trong mùa hè vì chỉ thời gian này mới thuận tiện cho mọi người, từ việc rước dâu, chụp ảnh, lễ nhà thờ, yến tiệc nhà hàng... Một ông bạn già bảo tôi: vì lễ cưới không theo giờ thiêng, không theo đúng ngày lành tháng tốt nên đa số các đám cưới ở Bắc Mỹ này về sau đều tan vỡ.

Riêng tại Canada, tháng hè này ngoài chuyện cưới hỏi còn có nhiều chuyện lắm. Thứ nhất là cộng đồng người Việt khắp nơi biểu tình chống CSVN về luật 3 đặc khu và luật an ninh mạng. Ngày song thất 7-7 vừa qua, đồng bào ta từ nhiều nơi đã đổ về thủ đô Ottawa, biểu tình trước quốc hội Canada, trước toà đại sứ TC và VC. Bao nhiêu là cờ vàng, bao hiêu là biểu ngữ tố cáo VC bán nước, bao nhiêu là bài ca ái quốc , từ bài Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang tới những bài mới nhất của Trúc Hồ và Việt Khang. Số người tham dự ở thủ đô lên tới hơn 1 ngàn, thuộc nhiều đoàn thể đến từ nhiều nơi. Ngoài việc biểu tình, còn có việc ký thỉnh nguyện thư xin Canada trừng phạt CSVN theo luật Magnitsky. Ông ODP bảo rằng biểu tình thì cứ biểu tình chứ bộ chính trị của CSVN chúng nó đã quyết dịnh rồi, quốc hội của VC cũng sẽ gật đầu thôi vì các dân biểu đều chỉ là con cờ bày ra cho đẹp mắt. Xưa nay đã có bao giờ quốc hội làm trái ý chúng nó đâu.

Nhân nói tới Ottawa, xin khoe với các cụ phương xa là ở thủ đô này từ xưa đã có đài kỷ niệm Viêt Nam với tượng mẹ VN bồng con vượt biên, nay ngã tư có tượng đài này được chính quyền Canada đặt tên là ‘Công Trường Saigon’. Saigon nha, chứ không phải tên Già Hồ nha.

Một tin thời sự nữa, tin rất nhỏ nhưng phải kể ngay vì nó là tin rất Canada. Theo tin của Humane Society International thì tháng vừa qua một nhóm khách du lịch Canada tới thăm Hàn Quốc. Họ có tới thăm một hãng nuôi chó. Thấy 40 con chó bị nhốt cực khổ và chúng sắp bị giết lấy thịt bán cho nhà hàng, các du khách Canada này vô cùng sửng sốt, đã động lòng thương và đã bỏ tiền ra mua hết 40 con chó này, rồi chở chúng về Canada. Họ đã nhờ thú y chăm sóc, và nay các chú chó này đã có nhiều người ở Montreal rước về nhà nuôi, không phải để ăn thịt như bên Đại Hàn mà để chúng trở thành ‘Pet’, con vật yêu thương trong gia đình. Nghe nói bên Đại Hàn đang có phong trào không giết chó ăn thịt nữa.

Riêng làng An Lạc chúng tôi, ngoài việc tham gia các buổi xuống đường chống CSVN bán nước, phe liền ông chúng tôi còn bàn luận rất sôi nổi về bài báo thuật lời của Dương Khiết Trì, cựu ngoại trưởng của Tàu Cộng, nói lời hỗn láo với Việt Nam. Bài này có tựa đề là ‘ Không cần đánh Việt Nam chúng nó’, người ký tên là Nguyễn Vĩnh Long Hồ. Không biết bài này thật hay giả, nhưng lời lẽ sôi động vô cùng.

Ngoài ra, phe các vĩ nhân quân tử chúng tôi đã trải qua một tháng ôm chặt TV để theo rõi các trận túc cầu World Cup ở Nga. Bây giờ không một vĩ nhân quân tử nào trong làng xem túc cầu một mình. Phải nhiều mình mới vui. Mắt xem mà tai phải nghe bình luận nữa mới sướng. Ngày xưa ở Saigon thời thập niên 1960, nằm nhà nghe Huyền Vũ dẫn banh và bình luận trên radio đã thấy sướng qúa sức. Bây giờ không những chỉ nghe mà còn xem nữa, không phải chỉ một người bình luận mà làng tôi còn có rất nhiều Huyền Vũ. Xem đá banh mà phải hiểu luật chơi mới thú, mới thấy cái tài của các cầu thủ trên sân cỏ. Nếu chỉ nghe mấy ngài hướng dẫn bình luận trên đài không thôi thì chưa thấy đã tai, phải nghe các nhà quân tử trong làng ngồi bên phát biểu, vừa bình luận, vừa reo hò, vừa đập bàn, vừa nói tiếng Đan Mạch nữa mới sướng. Cụ Chánh tiên chỉ dặn cả làng là chớ có ai đi cắt tóc khi có các trận đấu, kẻo ông thợ hớt tóc đang cạo mặt cho mình, tay ông ta đang cầm con dao sắc mà ông ấy phản ứng theo đường banh thì ta dễ đứt cổ đứt tai như chơi. Ngoài ra, nghe nói tại VN, chỉ trong mấy tuần xem đá mà đã có nhiều cuộc tự tử vì thua cá độ. Kinh thật. Thì ra không phải chỉ có các cầu thủ mới có tiền thưởng mà người xem cũng có tiền, tiền cá cuộc. Ông ODP, lãnh tụ đá banh trong làng tôi cho biết là không có môn thể thao nào mà thế giới đông người xem và tiêu tiền nhiều như môn túc cầu này. FIFA cho biết kỳ túc cầu 2014 trên thế giới có một tỷ người coi và họ thu 4 tỷ đồng. Năm nay, thế giới hiện có 7.6 tỷ người thì có tới 3.4 tỷ người coi, và FIFA thu sơ sơ 6.1 tỷ đồng. Đội vô địch sẽ được thưởng 38 triệu, đội về bét cũng sơ sơ 8 triệu. Các cầu thủ có bàn chân vàng được mọi người âu yếm nhắc tên như các tài tử màn bạc lừng danh, lúc nào cũng Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha, Lionel Messi của Argentina, Harry Kane của Anh. Tiếc rằng 3 ngôi sao nổi tiếng này đã không đem được đội banh nước mình vào chung kết. Nhiều người đã đoán trật vì căn cứ vào qúa khứ, Brazil đã 5 lần vô địch, Đức và Ý đã 4 lần vô địch, thế mà lần này bị loại hết. Đau nhất là đội của Đức, vô địch lần trước thì bị loại ngay vòng 1 lần này.

Trước trận chung kết ngày 15/7, làng tôi chia làm 2 phe, một phe đoán đội Pháp sẽ vô địch, một phe cho là đội Croatia sẽ đoạt giải. Anh John to tiếng nhất trong việc đề cao đội Croatia. Lý do đề cao : Nào có nước nào mà vua lại say mê và cưng đội banh như bà vua Kolinda. Các cụ có thấy vua nào vừa trẻ đẹp hơ hớ, vừa say mê bóng đá từ nhỏ như bà vua Kolinda này không? Bà là vua mà đã không đòi được tiếp rước như vua, không ngồi ở hàng ghế danh dự dành cho các vua. Bà hoà mình với đội banh, mặc áo đỏ của đội banh, chụp hình với mọi cầu thủ và nhiều người. Nào có ai nghĩ được rằng một nuớc nhỏ xíu như Croatia với hơn 4 triệu dân và mới lập quốc sau đệ nhị thế chiến mà có đội banh oai hùng như thế này. Đáng nể quá !

Còn phe ủng hộ đội Pháp thì có cụ Chánh, ông ODP. Hai vị này cho rằng Pháp sẽ thắng là lẽ đương nhiên. Hai vị đã trọng tuổi nhưng vẫn còn say mê bóng đá có lẽ từ khi quả banh được người Pháp đem vào VN. Ông ODP cười hà hà : Ngày xưa bé tí, đội banh con nít trong xóm nhà nghèo chúng tôi đã dùng qủa bòng qủa bưởi làm trái banh. Lớn lên chút nữa thì lấy lá chuối cuộn lại làm trái banh. Suốt ngày nghỉ là đá banh. Lớn lên ra tỉnh học thì mới có trái banh bằng da, nhưng phải bơm hơi bên trong.

Cứ mỗi lần trái banh lọt lưới, ông H.O. lại cười há há rồi chỉ vào màn hình : Xem kìa, hãy xem cái cực sướng đang hiện ra trên mặt các cầu thủ, trên mặt đội vừa làm bàn, trên mặt khán giả cùng phe kìa. Cái sướng này còn lớn hơn cái sướng lúc nam nữ yêu nhau khi lên tới đỉnh.

Và giải vô địch 2018 đã về tay đội Pháp. Tuy đội banh Pháp thắng với tỷ số cách biệt 4/2, nhưng ai xem cũng phục tài của đội Croatia, đội của một nước tí hon đấu với một đội có gốc khổng lồ, hai bên nhiều phen ngang ngửa, gay cấn, đứng tim.

Giải World Cup sẽ trở lại Bắc Mỹ năm 2026, tại 3 nước lận. Tháng Sáu vừa qua, 200 thành viên FIFA đã bỏ phiếu chấp thuận 80 trận đấu sẽ được tổ chức như sau : 60 trận tại Hoa Kỳ, 10 trận tại Mexico, 10 trận tại Canada. Các cụ nhớ làm lịch coi giải túc cầu 2026 ngay từ bây giờ nha. Chắc chắn sẽ có ít nhất vài trận ở Toronto, thành phố to lớn và thân yêu này. Chỉ còn 8 năm nữa, vậy các cụ sẽ đi hay con cháu các cụ sẽ đi cơ ?

Trong bữa ăn tại nhà Cụ Chánh tiên chỉ, cô Huế Cao Xuân đã hỏi

ông ODP về nguồn gốc Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Ông ODP đúng là một bồ sách, ông nói ngay : Nó thành hình từ năm 1904, nhưng vì Đệ nhất thế chiến nên mãi đến năm 1921 nó mới ra đời. Người sáng lập là ông Jules Rimet (1873-1956) người Pháp. Ông Rimet là một luật sư danh tiếng ở Paris và cũng là một người Công Giáo sùng đạo. Ông rất mê thể thao. Ông hằng nghĩ rằng thể thao có thể đoàn kết mọi người trên thế giới, bất kể họ thuộc chủng tộc nào và tôn giáo nào. Do đó ông lập ra Hiệp Hội Bóng Đá Quốc Tế, Fédération Internationale de Football Association. Tên này đẻ ra cái tên viết tắt quen thuộc FIFA. Ông Rimet giữ chức chủ tịch FIFA từ 1921 đến 1956, lâu đời nhất. Ông đưọc trao tặng Giải Nobel Hoà Bình 1956 trước khi ông qua đời.

Nghe đến đây xong thì bà cụ B.95 lên tiếng : Hôm nay các bác toàn nói các chuyện nghiêm trang trên sân cỏ, chả có chuyện gì vui cười cả, làm sao tối nay tôi ngủ ngon được. Anh John ơi, anh cứu tôi với !

Anh John xưa nay vẫn là thần tượng của cụ B.95. Anh đã sẵn nhiều chuyện cười trong bụng nên xin kể ngay. Rằng cháu quen một ông mới về du lịch Việt Nam. Ông kể nhiều chuyện hay lắm. Rằng cái mà làm ông ta chú ý là ngôn ngữ VN ở Hà Nội bây giờ . Nó đang biến đổi. Nhiều tiếng lắm, xin kể 2 chữ điển hình. Thứ nhất là tiếng ‘đéo’. Xin lỗi phải nhắc đến tiếng chửi thề này. Nó hầu như đã thay thế tiếng ‘không’. Già trẻ lớn bé gì cũng đéo, ở trường học cũng đéo. Đéo có cái gì mà không đéo. Bạn tôi hỏi chị bán báo mua tờ Nhân Dân. Chị trả lời tỉnh bơ : Đéo có Nhân dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi. Cụ nào sắp về VN , nhất là về Hà Lội đất ngàn năm văn vật ngày xưa, xin hãy chuẩn bị tinh thần và lỗ tai nha.

Tiếng thứ hai là tiếng ‘siêu’ thay cho tiếng ‘nhất hạng’. Xin trích một mẩu tin thời sự : ... Sau khi mua sắm ở Siêu thị, một nhóm siêu sao lên một siêu xe lao vào siêu xa lộ, chạy cực kỳ siêu tốc, tai nạn siêu khủng đã xảy ra : tất cả các siêu mẫu đã siêu thoát và siêu thăng...

Cụ B.95 nghe xong vẫn không hài lòng. Cụ bảo chả thấy tiếng cười ở chỗ nào. Cô Tôn nữ bèn mách cụ rằng anh John có nhiều chuyện cười lắm mà các chuyện của anh thường dính chùm với nhau, chuyện cười này kéo theo chuyện kia. Anh John thử kể một chuyện sinh ra hai ba chuyện coi. Anh John có sẵn trong bụng nên xin kể chuyện ‘bày biện’. Rằng nhà kia có đám giỗ. Cô con dâu là trưởng bếp. Bữa đó họ hàng đến rất đông. Gặp phải ngày trời nóng nực nên cô con dâu ăn mặc phong phanh hở hang. Có một bà bác thấy sự hở hang này ngứa mắt quá không chịu được nên mới nói với cô : Cháu ơi, sao bữa nay cháu bày biện ra nhiều thế. Bà bác là nhà giáo nên nói tiếng ‘bày biện’ thay cho tiếng hở hang. Cô cháu là người Miền Nam nên không hiểu cái ý sâu sắc của chữ nghĩa. Cô hiểu bày biện theo nghĩa đen nên cô đáp lại ngay : Thưa chả mấy khi được các bác các cô chú tới thăm đông như thế này nên cháu có bao nhiêu cháu xin bày biện ra hết để mời các bác các cô chú xơi. Tôi không biết bà bác nghe cô cháu dâu nói như vậy thì sẽ phản ứng ra sao. Cụ nào biết xin mách cho tôi nha.

Rôi từ chuyện này nó kéo sang chuyện khác cũng mang ý nghĩa bày biện. Rằng có một cặp tân hôn kia, vừa tiệc cưới xong là lên đường đi trăng mật ngay. Họ chọn một khách sạn nhỏ bé ở miền quê. Vì chú rể đã vất vả lo lễ cưới và tiệc cưới nên chú mệt phờ, vừa vào tới phòng khách sạn thì chú rể lăn đùng ra giường bất tỉnh. Cô dâu lay mấy cũng không thấy chú động đậy. Cô lo cuống cuồng vì không biết phải làm gì để cho chú hồi sinh. Nhưng rồi cô nghĩ ra việc đi cầu cứu. Cô liền sang gõ cửa phòng bên cạnh. Một bà lão già ra mở cửa. Sau khi nghe lời cầu cứu của cô, bà cụ già đáp ngay : Lão đây cũng đang gặp cơn nguy giống y như cô : ông già chồng lão cũng đang trợn mắt ngáp ngáp, chắc chết đến nơi. Cô dâu nghe xong lời này thì tuyệt vọng chạy về phòng. Trong cơn tuyệt vọng, cô liền nhớ những ngày chưa cưới. Tức thì cô cởi hết quần áo rồi banh mắt chú rể ra rồi nói : Anh ơi, trước khi cưới thì anh cứ đòi xem mà em không cho, nay thì em không tiếc gì anh nữa, anh hãy mở mắt mà xem cho kỹ này. Chú rể mở mắt, thấy cô dâu bày biện ra lồ lộ, bèn tỉnh hẳn rồi ngồi bật dậy, ôm chầm lấy cô dâu rồi hai người đã yêu nhau say đắm.

Hai giờ sau, lúc hai người còn mê man, thì có tiếng gõ cửa. Cô dâu vội mặc áo ra mở. Đó là bà cụ phòng bên . Bà hỏi tình trạng ông chồng của cô ra sao, cô bèn kể hết sự thực cho bà lão nghe. Bà lão gật gù rồi đi về phòng. Bà cũng bắt chước cô dâu, bà cởi hết quần áo và cũng banh mắt ông cụ ra. Ông cụ mở mắt và thấy bà cụ bày biện lõa lồ, liền hét lên một tiếng sợ hãi rồi lăn ra chết luôn.

Không chỉ bà cụ mà cả làng đã cười ầm ĩ. Anh John xin hết nhưng cả làng không cho nên anh xin kể một câu chuyện cuối cùng. Cũng chuyện xảy ra ở Việt Nam. Một cô giáo người Kinh lên miền Thượng dạy học. Được ít lâu thì cô giáo có bầu. Hội đồng làng đem việc này ra xét xử. Họ hỏi cô có bầu với ai. Cô đáp ngay : Với Anh Rong Pleime, hiệu trưởng. Hội đồng làng hỏi anh Pleime có nhận tội không, anh Pleime đáp ‘không’ rất to. Hội đồng làng hỏi : Tội anh rành rành ra đó, sao anh không nhận ? Anh Pleime đáp :

- Thưa Hội Đồng, giết người mới có tội, còn tôi không giết người mà tôi làm ra người, sao lại gọi là tội ?

Các cụ nghĩ sao về câu trả lời của anh Pleime này cơ ?

TRÀ LŨ
 
Thông Điệp Humanae Vitae và huyền thoại con người tự tạo
Vũ Văn An
18:30 15/07/2018
Thông điệp Sự Sống Con Người dĩ nhiên nói đến vấn đề đạo đức truyền sinh. Nhưng bối cảnh của nó bao quát hơn nhiều khi nó vạch trần thứ văn hóa “tự tạo”, điều được một ký giả đề cập đến trong tạp chí America số tháng Bẩy, 2018.

Theo ký giả này, kỷ niệm 50 năm thông điệp Humanae Vitae là dịp để ta xem xét đoạn đường chúng ta, trong tư cách giáo hội và xã hội, đã băng qua kể từ ngày công bố nó. Tháng 7 năm 1968, con người chưa đặt chân lên mặt trăng, nhưng “cuộc chạy đua không gian” đã khá rầm rộ. Việc chẩn đoán ung thư chỉ mới được rỉ tai với những cung giọng đầy sợ sệt, nhưng các thuốc chích mới và cải tiến đã xuất hiện đối với các chứng bại liệt (polio), bệnh đậu mùa (measles) và bệnh sởi (rubella), và người ta có lý do để lạc quan tin rằng thuốc chữa ung thư, và mọi căn bệnh của con người, cuối cùng chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.



Ở California, Walt Disney đã xây xong công viên giải trí mới năm 1955 và chính thức mở cửa địa điểm thứ hai tại miền trung Florida vào năm 1965. Cả hai công viên cuối cùng tập chú vào đặc tính Tomorrowland (Lãnh Thổ Ngày Mai), dựa vào sự tài trợ tập đoàn của đại công ty hóa nông (agrochemical) Monsanto khổng lồ. Phản ảnh tinh thần lạc quan của thời đại, Disney hứa hẹn “một triển vọng đi vào thế giới các ý niệm kỳ diệu, biểu tượng cho các thành tựu của Con Người... Ngày Mai cung ứng những chân trời mới trong khoa học, thám hiểm và lý tưởng. Thời Nguyên Tử, thách thức Ngoại Tầng Không Gian và niềm hy vọng về một thế giới hoà bình, thống nhất”. Khi bước vào “Căn Nhà Tương Lai” của Tomorrowland, “du khách sẽ dễ dàng hơn trong việc tưởng tượng mình đang cư ngụ trong một thế giới như thế”.

“Humanae Vitae”, dĩ nhiên, tập chú đặc biệt vào việc “truyền sinh”. Tựa đề phụ của nó là “Về Việc Điều Hòa Sinh Sản”, thông điệp này tái khẳng định giáo huấn lâu đời của Giáo Hội Công Giáo chống lại việc ngừa thai nhân tạo. Gây tranh cãi nhiều hơn là sự kiện, khi công bố thông điệp này, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã không chấp nhận các kết luận của đa số thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kiểm Soát Sinh Đẻ, một cơ chế bao gồm không những các Hồng Y và giám mục mà cả các nhà thần học và các giáo dân nữa, được thành lập chuyên để xem xét vấn đề này.

Thành viên của ủy ban trên không phải là những người duy nhất nhận thấy giáo huấn của “Humanae Vitae” là đáng phản đối. Trong hàng ngũ giáo dân và cả hàng giáo sĩ nữa, giáo huấn chống ngừa thai nhân tạo bị coi là đáng tra vấn và bác bỏ. Sự chia rẽ đã bùng nổ và cho đến nay vẫn chưa được hàn gắn. Sự bất đồng của các nhà thần học, do Cha Charles Curran lãnh đạo, đã tạo ra nhiều đường phân rẽ, đến nay vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức. Nhân dịp kỷ niệm năm thứ 40 ngày ban hành thông điệp, Đức Hồng Y James Francis Stafford, người lúc đó là một linh mục của Tổng Giáo Phận Baltimore, đã viết như sau: “trong hàng ngũ linh mục đang thi hành thừa tác vụ, các chia rẽ phát triển khắp nơi, giữa bạn bè với nhau, vô phương hàn gắn. Và các vết thương này tiếp tục ảnh hưởng tới toàn bộ Giáo Hội”.



Tuy nhiên, trong nền văn hóa rộng lớn hơn, tại Hoa Kỳ cũng như ở khắp Âu Châu, một cuộc cách mạng đã được khởi động. Đến năm 1968, “thuốc viên ngừa thai” được thừa nhận làm phương thế ngừa thai chưa được 10 năm, nhưng được hàng triệu phụ nữ sử dụng hàng ngày. Và xét trong nhiều phương diện, thuốc viên ngừa thai chỉ là buổi khởi đầu của “các tân biên cương” kiểm soát sinh sản.

Khi thuật ngữ, nay nghe lạ tai, “các bé thơ của nhà thiết kế” (designer babies giống như quần Jean của nhà thiết kế- designer jeans) xuất hiện lần đầu, nhiều người tưởng tượng kỹ thuật sẽ giúp ta mặc tình chọn được các đặc điểm “đáng ước mong” tương đối phù phiếm. Thí dụ như ai cũng có thể có được những bé thơ mắt xanh mũi lõ, hàm răng thẳng băng đều đặn. Nhưng ngày nay, ý niệm tạo ra các bé thơ hàng hiệu như thế thậm chí còn đi xa hơn nhiều. Những người sắp sửa làm cha làm mẹ đôi khi còn đi tìm những người hiến tặng trứng hay tinh trùng nơi dòng dõi “Ivy League” (Tháp Ngà, nghĩa là những người xuất thân từ các đại học danh tiếng miền Đông Hoa Kỳ). Hiện người ta đang bàn luận viễn tượng có thể tận diệt các khuyết tật như hội chứng Down và điếc đặc. Với việc hoàn tất dự án hệ gen người (human genome) và việc gia tăng tính tinh vi và giảm thiểu chi phí của các kỹ thuật xử lý gen (gene-editing), thì khả năng không những có được những vụ thử nghiệm gen chính xác hơn mà còn sửa đổi sâu rộng được hệ gen người xem ra sẽ là điều không tránh khỏi.

Thực thế, các khả thể khó có thể tưởng tượng được vào năm 1968 nay đang là thực tại đối với chúng ta. Một số người gợi ý rằng với những chọn lựa mới trong việc loại bỏ các nét di truyền không ưa thích, các cha mẹ đang phải đương đầu với áp lực xã hội buộc phải thực hiện các sửa đổi này. (Một bậc cha mẹ có trách nhiệm có thể để cho một đứa con sinh ra với viễn ảnh bệnh tim hay ung thư chăng? Còn bệnh điếc đặc? Hoặc hói đầu?)

Không ngạc nhiên chi khi rất nhiều người đang tìm cách để có được những nét mình muốn.

Huyền thoại Con Người Tự Tạo (Self-Made Man)

Điều đáng lưu ý là “Humanae Vitae” đặt vấn đề truyền sinh vào một bối cảnh lớn hơn chính nó. Ngay từ đầu (số 2), nó đã nhấn mạnh tới điều nó gọi là sự “phát triển đáng kể”:

“Sự tiến bộ lạ lùng của con người trong việc thống trị tổ chức hợp lý các sức mạnh của thiên nhiên đến độ họ mưu toan mở rộng việc kiểm soát này ra mọi khía cạnh của chính cuộc sống của họ, thân xác họ, tâm trí và xúc cảm họ, đời sống xã hội họ, và thậm chí cả các định luật điều hòa việc truyền sinh”.

Nói cách khác, không phải chúng ta tìm cách thiết kế con cái mà thiết kế cả chính bản thân chúng ta nữa.



Luận điểm của “Humanae Vitae” gợi ý rằng: không phải là chuyện tình cờ khi chúng ta ngày càng tưởng mình không phải “sinh ra” con cái mà là “tạo ra” chúng, nên chúng ta cũng ngày càng tiến đến chỗ coi việc tự tạo ra mình (self-making) như là điều kiện không thể không có (sine qua non) của đời người. Bản ngã đích thực của tôi là bản ngã do tôi, và chỉ do tôi mà thôi, đã tạo ra. Chính cái tôi này sống một cuộc sống đáng sống và sở hữu phẩm giá. Đối với một nhà triết học, họ dám gọi đây là homo se faciens (con người tự tạo ra mình).

Một số người trong chúng ta có khuynh hướng ca ngợi dịch bản kinh tế của viễn kiến này. Trong nền kinh tế tư bản của ta, mọi người đều hiểu ngay ý nghĩa là gì khi nói một ai đó là người tự tạo (self-made man): đó là người mà thành công về kinh doanh không do điều gì khác hơn chính quyết tâm và chịu khó làm việc của họ. Gần đây, cựu Tổng Thống Obama có thách thức cách nói này trong bài diễn văn tranh cử năm 2012 của ông: “nếu bạn thành công, bạn không tới đó do một mình bạn. Một ai đó đã đầu tư vào cầu vào đường; nếu bạn có được một doanh thương, bạn không xây lên nó”. Phản ứng chống lại câu nói đó khá gay gắt, khi các đối thủ chính trị nắm lấy nó, coi nó như một cuộc tấn công vào sáng kiến của các chủ nhân tiểu thương. Hai tháng sau, Đại Hội Toàn Quốc của Đảng Cộng Hòa tập trung các biến cố của ngày thứ hai vào chủ đề “chúng ta xây lên nó”.

Những người khác, ít lưu ý tới kinh doanh hay tài chánh, sẽ hướng cái nhìn của họ vào việc xây dựng chính cái tôi của họ một cách siêu việt hơn. Ở đây, các tiểu sử cá nhân thường đặt định ra các tiêu chuẩn. Cuộc đời nào đầy những cuộc du hành, đầy những thử nghiệm táo bạo, thám hiểm phi thường, bất kể là quanh co hay tuyệt diệu, là cuộc đời đáng ca ngợi. Ai trong chúng ta ít giầu có hơn hoặc bị giới hạn hơn trong cuộc sống chỉ có thể khát mong được sống “một cách đại biểu” theo gương những người đàn ông và đàn bà vĩ đại của thời đại.

Nhưng dù là trong kinh doanh hay trong tự thuật, quan điểm chủ yếu vẫn như nhau: bất cứ tôi là điều gì đáng kể đều do tôi tạo ra. Và tôi càng tự tạo ra mình cách trọn vẹn từ số không, đời tôi càng chân thực và có ý nghĩa hơn. Câu truyện thành công về kinh tế sẽ hấp dẫn nhất khi nó chỉ bắt đầu với một đồng xu trong túi. Nói rộng hơn, người nào tiến tới cuối đời người mà tự chọn được đường đời, người nào đi du lịch khắp chốn và tiến xa nhất từ bất cứ khởi đầu nào đều đã làm cho đời họ thành thú vị nhất và đáng sống hơn cả.

Làm thế nào “Humanae Vitae” giúp chúng ta xem xét các quan niệm trên một cách có phê phán? Trước hết, ta nên ghi nhận rằng “Humanae Vitae” cảnh cáo chúng ta về mưu toan của con người hiện đại muốn “mở rộng việc kiểm soát này ra mọi khía cạnh của chính cuộc sống của họ”, nên chắc chắn nó không lên án hành động và sáng kiến đúng nghĩa (per se) của con người. Chữ La Tinh moderandis (sửa đổi, thay đổi) dùng ở đoạn hai của văn kiện (đã trích dẫn trên đây) không mang âm hưởng tiêu cực như chữ thống trị trong tiếng Việt hay domination trong tiếng Anh. Nhóm chữ tiếp theo “tổ chức hợp lý” hay hơn, phản ảnh một cung giọng trung lập hơn. Ở đây, “Humanae Vitae” chỉ có ý ghi nhận hiện tượng chứ không phê phán.

Ngoài ra, một phản ứng tương đương và trái ngược hiếm khi nào có thể giải quyết được một vấn đề trong lãnh vực nhân sinh. Tra vấn nền văn hóa homo se faciens và các hệ lụy gây bối rối của việc “tự tạo” sẽ không giải quyết được gì nếu nghiêng về cực kia và quá chú ý tới sự bất lực hay việc tuân phục nói chung.

Điều trên đặc biệt đúng khi kinh nghiệm hiện đại của việc tự tạo đã được các nhóm người khác nhau sống cách khác nhau. Khi ta xem xét gánh nặng lịch sử đặt để lên những con người thuộc một phái tính hay nòi giống đặc thù hay một tính năng động xã hội nào khác, ta đều thấy rằng hình ảnh mạnh mẽ của một cá nhân tự tạo, đối với nhiều người, là điều đơn giản không hề có. Đại danh từ giống đực dùng trong bài này là việc cố tình; vì chúng ta thường dùng chữ “man” (đàn ông) khi nói đến người tự tạo.

Do đó, chỉ thơ mộng hóa kinh nghiệm bị hành động lên mình hay tự hành động cho mình sẽ có những hệ luận rất khác nhau đối với các cá nhân và các nhóm khác nhau. Đối với một số, hệ quả có thể có hại. Dù sao, một số người biết rõ hơn người khác rằng ngay trong thời đại vinh danh việc tự tạo, vẫn có thể có việc các quyết định của bạn bị dẹp bỏ hay đánh phủ đầu đến chết yểu. Ngay ở Hoa Kỳ, “đất của cơ hội”, một đứa trẻ lớn lên trong cảnh nghèo sẽ thấy các khả thể được giáo dục và có việc làm bị giới hạn một cách đáng kể. Một thiếu nữ sẽ nhận thấy bị giới hạn nhiều trong các quyết định của mình, như các hàng tít khắp nước gần đây về sự thịnh hành của xách nhiễu tình dục nơi chỗ làm đã chứng tỏ. Một thanh niên da đen sẽ sớm học được rằng cách anh bị người ta nhìn trong xã hội Hoa Kỳ tạo nên nhiều thách thức đáng kể mà các đồng bạn da trắng của anh không gặp phải.

Tạo dựng và thờ phượng

Vậy thì, đâu là đáp ứng được ta tìm kiếm? Xem ra đường tiến lên phía trước không nằm ở chỗ ngoan ngoãn tuân theo nhưng đúng hơn ở một điều phức tạp hơn. Trong thế giới “Lãnh Thổ Ngày Mai” (Tomorrowland), nghĩa là thế giới chúng ta hiện đang sống, chúng ta được kêu gọi thực hiện công việc khó khăn, đôi khi nặng nề khó nhọc nhưng hết sức phong phú của điều được J. R. R. Tolkien gọi là “sub-creation” (phụ tạo).



Chính Tolkien cho rằng thể loại của ông là một trong những hình thức hư cấu tinh ròng nhất vì nó bao gồm không phải chỉ tạo ra các nhân vật và cốt truyện mà thiết kế cả ngôn ngữ và địa dư nữa, nghĩa là “một thế giới”. Dù thế, Tolkien không coi công trình của mình là sáng tạo nhưng đúng hơn là một hình thức thờ phượng Đấng vốn sáng tạo và vẫn tiếp tục làm như thế. Theo ý hướng này, viễn kiến của Tolkien tương hợp với viễn kiến của văn sĩ bạn và đồng nghiệp là Charles Williams, người nói đến việc “ưa thích dữ kiện [given] hơn”. Qua thuật ngữ này, Williams muốn hiểu thấu mọi sự sống nhân bản: không những các lúc hân hoan tưởng tượng ra các tân thế giới mà cả các lúc khác nữa. Tuy có thiên tài về văn chương được những người như T. S. Eliot và W. H. Auden ca ngợi, ông từng đã phải thôi học đại học vì thiếu ngân khoản.

Trong những khoảnh khắc như thế, trong đó các kế hoạch bị đảo lộn và nỗi thất vọng thật não nề đắng đót, thuật ngữ của Williams cho ta thấy phía bên kia của “phụ tạo”. “Ưa thích dữ kiện hơn” nghĩa là chấp nhận sự kiện này: việc phụ tạo của ta luôn xẩy ra trong cái nôi của sự sáng tạo đã có trước và còn đang tiếp diễn. Công trình của ta không phải là việc thống trị hay làm bạo chúa, không phải là chuyện tạo ra ex nihilo (từ hư vô), nhưng là chuyện yêu thương điều đã được ban cho và tìm cách tạo khuôn cho nó một cách đẹp đẽ.

Dĩ nhiên, điều trên không có nghĩa phải chấp nhận mọi sự như chúng ta thấy. Là những người phụ tạo, thờ phượng trong khi làm việc, chúng ta thường được kêu gọi cộng tác trong việc thúc đẩy để hoàn cảnh hướng tới những gì tốt và đẹp. Nhưng chúng ta được kêu gọi làm việc đó chứ không làm việc khác. Các giới hạn, các thực tại khó khăn, cũng có thể là một phần của chính việc tạo ra công trình phụ tạo đặc thù của riêng ta.

Nếu ta có thể kết hợp cách nào đó giữa ý niệm “phụ tạo” của Tolkien với ý niệm “ưa thích dữ kiện hơn” của Williams, ta sẽ có được một giải thích sâu sắc và đem lại sự sống về nghệ thuật, nghệ thuật nhân sinh. Một văn sĩ nổi tiếng khác cho chúng ta một bức tranh đầy ý nghĩa về điều này: Thánh Augustinô.

Các sự thật cũ và mới

Thánh Augustinô thành Hippo có thiên tài về chữ nghĩa. Chắc chắn ngài biết cách cung hiến cho các độc giả của ngài cả một thế giới được xây dựng bởi kỹ năng tu từ. Tác giả bài này cho rằng trong cuốn Tự Thú của Thánh Augustinô, khoảnh khắc quan trọng nhất không hẳn là cuộc trở lại Kitô giáo thời danh của ngài mà là câu truyện thị kiến mà mãi sau này ngài chia sẻ với mẹ là Nữ Thánh Monica. Bà là một biểu tượng và hiện thân của một cảm thức sâu xa cho thấy Augustinô không tự tạo ra mình. Ngài minh xác: các lời cầu nguyện của bà cho ngài đi trước việc ngài trở lại từ rất lâu. Trước khi bà qua đời không lâu, mẹ và con trai, nay hợp nhất trong đức tin, cùng nhau trải nghiệm khoảnh khắc kỳ lạ và tuyệt vời ấy.



Hai mẹ con say sưa thảo luận về mọi sự tốt lành, bắt đầu là những khoan khoái của năm giác quan và “trèo qua chúng”, từng bước từng bước, cho tới lúc tới được việc chiêm ngưỡng sự sống đời đời. Thánh Augustinô nói “và trong khi chúng tôi nói chuyện và thở hổn hển vì nó, chúng tôi đụng đến nó một chút bằng một khoảnh khắc hoàn toàn tập trung của tâm hồn”.

Nhưng điều gì đã xẩy ra trong khoảnh khắc ấy? Thánh Augustinô và Thánh Monica thấy gì? Ngay sau đó, ngài cho các độc giả của ngài hay:

“Ước chi ai cũng nên im lặng trước sự ồn ào của xác thịt. Ước chi các hình ảnh của trái đất, biển khơi và không trung đều im lặng. Ước chi các tầng trời đều im lặng, Ước chi linh hồn cũng trở nên im lặng và thắng vượt nó bằng cách không nghĩ đến mình, Ước chi mọi giấc mơ và thị kiến hình ảnh đều im lặng, mọi miệng lưỡi mọi dấu chỉ, và bất cứ điều gì chịu thay đổi, Ước chi tất cả những điều này trở nên im lặng đối với một ai đó, vì nếu ai nghe thấy chúng, chúng thẩy đều nói những điều này: “chúng tôi không tự tạo ra mình nhưng Đấng đang hiện hữu đời đời đã tạo ra chúng tôi – tất cả những điều đã nói nay thẩy đều nên im lặng”.

Đối với Thánh Augustinô, có một sự thật sâu sắc mà chỉ có những người chịu khó lắng nghe mới nghe thấy. Từ năm 1968 đến nay, và trong khi chúng ta vào sâu hơn Lãnh Thổ Ngày Mai, bất kể ta xem xét con cái ta hay chính ta, điều tốt đẹp nhất đối với chúng ta là khi cả chúng ta nữa sẽ tìm ra giọng nói của mình và học cách nói thật bạo dạn. Và chúng ta nói bạo dạn nhất khi, dưới lời lẽ của chúng ta, là lời quả quyết: “chúng ta không tự tạo ra mình”.

Nguồn: Holly Taylor Coolman, “‘Humanae Vitae’ at 50”, America, July 23, 2018
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 16/07/2018: Một người Công Giáo được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:24 15/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Một tay súng bị bắn chết ngay trong Tòa Giám Mục ở Phi Luật Tân

Trong một diễn biến vô tiền khoáng hậu, một tay súng đã bị bắn chết ngay trong Tòa Giám Mục tổng giáo phận Cebu, miền Trung Phi Luật Tân hôm 10 tháng 7.

Các nhà chức trách đã xác định tay súng tên là Jeffrey Mendoza Canedo từ bằng lái xe được tìm thấy sau khi người này bị bắn chết.

Ông Remegio Debuayan, là người bảo vệ Tòa Giám Mục, cho biết Canedo đi trên một chiếc xe gắn máy, đội mũ bảo hiểm và trùm kín mặt đã xông vào Tòa Giám Mục.

Y lùng kiếm Đức Tổng Giám Mục Jose Palma của Cebu và hỏi một số người xem Đức Tổng Giám Mục ở đâu vì y muốn nói chuyện với ngài.

Cảnh sát được gọi đến hiện trường và yêu cầu Canedo giơ tay đầu hàng nhưng người đàn ông này đã rút súng chống trả, nên bị cảnh sát bắn chết.

Không ai trong Tòa Giám Mục bị thương. Đức Tổng Giám Mục Jose Palma đang ở Manila khi xảy ra vụ việc.

Trong một tuyên bố, Tổng giáo phận Cebu cho biết Đức Cha Jose Palma “không nhận được lời đe dọa nào trước đó” nên không rõ động cơ của người vừa bị giết. Tuyên bố nói thêm rằng cảnh sát đã chính thức điều tra vụ việc này.

Vụ nổ súng xảy ra sau một loạt các cuộc tấn công bằng súng gần đây vào các linh mục ở Phi Luật Tân đã khiến ba linh mục bị thiệt mạng và một vị khác bị thương nặng

Vụ việc xảy ra một ngày sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Rodrigo Duterte và Đức Tổng Giám Mục Romulo Valles của Davao, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân.

2. Lễ truyền chức Linh mục Vincent Nguyễn Quốc Bảo SDB, một nhà truyền giáo tại Paraguay Nam Mỹ

Tại Asunción, Paraguay, ngày 7 tháng 7 năm 2018 - Giáo xứ Virgen del Carmen đã tưng bừng cử hành một lễ hội, mừng ngày thụ phong Linh mục của thầy Salesian Vincent Nguyễn Quốc Bảo, một người Việt Nam truyền giáo. Đức cha Gabriel Escobar SDB, Giám mục Giáo phận Tông Tòa Chaco Paraguayo chủ phong.

Hiện diện trong Thánh lễ có khoảng 200 tín hữu và đông đảo các sơ Salesian FMA, và nhiều thanh niên nam nữ.

Các tu sĩ Salesian đã hiện diện ở Chaco từ năm 1917 và năm 1948 giáo điểm này được nâng lên là Giáo Phận Tông Tòa, là một trong 6 lãnh thổ truyền giáo được giao phó cho Tu Hội Salesian đảm trách tại Châu Mỹ Latinh. Dân số của Tông tòa này chỉ có 19.000 người (6000 trong số đó là người dân bản địa): Gồm 16.500 là người Công Giáo, 1.500 là các giáo phái Kitô giáo khác và 1000 người không phải là Công Giáo. Lãnh thổ của Tông tòa này trải rộng trêm một phạm vi 96.030 km2, với mật độ rất thấp 0,2 người/km2 và chưa có đường trải nhựa nào cả.

Trong số các giáo sĩ của Tông tòa này có 4 vị truyền giáo đến từ vùng Á Châu: 3 từ Việt Nam và một từ Indonesia, tất cả được cha Bề trên cả Artime sai đến vào năm 2010.

Cha Vincent Bảo (37 tuổi) là một trong những thành viên của chuyến Truyền giáo lần thứ 139, sau khi thầy hoàn thành tất chương trình Triết học tại Học viện Don Rua Đà Lạt, Việt Nam.

3. Đức Thánh Cha bày tỏ tình liên đới và sầu buồn với các nạn nhân lũ lụt ở Nhật Bản

Đức Thánh Cha bày tỏ tình liên đới và sầu buồn với 119 các nạn nhân lũ lụt ở Nhật Bản. Đây là một thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất xảy đến cho miền tây nước Nhật trong 35 năm qua.

Trong bức điện thư do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Ngoại trưởng Vatican ký thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn về sự mất mát nhiều sinh mạng cùng những tổn hại nặng nề do cơn lũ lụt gây ra.

Đức Thánh Cha cũng “động viên các cơ quan dân sự và những ai có thể tham gia vào công cuộc tìm kiếm và cứu nạn các nạn nhân của thảm họa này” và Đức Thánh Cha gửi tới tất cả “phép lành đặc biệt”.

Cơ quan Khí tượng cảnh báo rằng mưa gió vẫn còn kéo dài khiến sạt lở đất và lũ lụt thêm nhiều nguy hiểm và số thương vong có thể sẽ tăng thêm.

Nhiều người bị kẹt trong nhà của họ, khi nhiều đường xá đã bị xụp lở vì lũ lụt.

Tính đến sáng thứ Hai 9/7/2018 đã có khoảng 23,000 người đến được các trung tâm tạm dung, và Thủ tướng Shinzo Abe đã yêu cầu một đơn vị đặc biệt hầu ứng phó với thảm họa này, đơn vị đó gồm có 73.000 người, đó là “nỗ lực hầu cứu sống các nạn nhân…”

Thủ tướng Abe cũng hủy bỏ chuyến viếng thăm châu Âu và Trung Đông của ông hầu có thể hiện diện đẩy mạnh các hoạt động cứu trợ, và đến địa bàn để có thể ủy lạo dân chúng đang bị lũ lụt và sạt lở hoàng hành.

4. Tổng thống Donald Trump đề cử một người Công Giáo vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ

Tổng thống Donald Trump, đã đề cử chánh án Brett Kavanaugh vào chức vụ thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ để thay thế cho Thẩm Phán Anthony Kennedy tuyên bố nghỉ hưu vào ngày 27 tháng 6 năm 2018.

Ông Kavanaugh hiện đang phục vụ trong Tòa phúc thẩm Washington DC từ năm 2006. Trước đây, ông làm việc tại Nhà Trắng dưới thời TT George W. Bush.

Ông tốt nghiệp luật tại Đại học Yale, có vợ và hai con gái. Ông là người Công Giáo và và từ bé hấp thụ nền giáo dục của các cha Dòng Tên tại Georgetown

Giới luật gia nhận định ứng viên Brett Kavanaugh có lập trường bảo thủ. TT Donald Trump mới đây đã bổ nhiệm Chánh Án Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện Ông này cũng thuộc thành phần bảo thủ. Như vậy nếu được Thượng Viện chấp thuận, giới bảo thủ sẽ chiếm đa số tại Tối Cao Pháp Viện.

Tưởng cũng nên nói thêm, dưới thời TT Obama, Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ có 6 người là người Công Giáo, đền khi thầm phán Antonin Scalia chết, số người Công Giáo giảm xuống còn 5. Và nay nếu chánh án Kavanaugh được phê chuẩn thì số thẩm phán người Công Giáo sẽ là 6 người trong tổng số 9 thẩm phán.

Ngay khi ông Cavanaugh được đề cử, cơ quan thông tấn CNN của Hoa Kỳ ngày 10 tháng 7 đã viết bài bình luận có tựa đề “Tại sao người Công Giáo chiếm đa số tại Tối cao Pháp Viện trong khi dân số Công Giáo tại Hoa Kỳ chỉ chiếm 24% dân số nhưng lại giữ 2 phần 3, tức hơn 65% số ghế tại Tối Cao Pháp Viện.

Việc phê chuẩn ứng viên Cavanaugh vào chức vụ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ chắc chắn sẽ gặp nhiều gay go tại Thượng Viện vì đảng Dân Chủ đã cho ông Cavanaugh là quá bảo thủ.

5. Thư ngỏ của Đức Hồng Y Daniel DiNardo gởi Thượng Viện Hoa Kỳ

Tổng thống Donald Trump, đã đề cử chánh án Brett Kavanaugh vào chức vụ thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ để thay thế cho Thẩm Phán Anthony Kennedy tuyên bố nghỉ hưu vào ngày 27 tháng 6 năm 2018. Việc bổ nhiệm của tổng thống Trump còn phải được sự phê chuẩn của Thượng Viện Hoa Kỳ.

Việc phê chuẩn này chắc chắn là rất khó khăn vì ứng viên Cavanaugh là một người Công Giáo ngoan đạo, nổi tiếng chống lại phán quyết cho phép phá thai, thường được gọi là phán quyết Roe chống Wade, của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Các phương tiện truyền thông thế tục cho rằng một khi được bổ nhiệm vào Tòa Án Tối Cao, ông Cavanaugh và những vị Thẩm Phán khác sẽ hình thành khối đa số và sẽ tìm cách lật lại vụ Roe chống Wade.

Thấy trước việc phê chuẩn này sẽ rất là khó khăn, Đức Hồng Y Daniel DiNardo N. Galveston-Houston, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã viết thư cho các thành viên của Thượng Viện vào ngày 6 tháng 7, thúc giục họ đừng coi việc ủng hộ phán quyết Roe chống Wade như là một điều kiện tiên quyết để phê chuẩn một ứng viên Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Bức thư nói rõ rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ “không hỗ trợ hoặc chống lại việc xác nhận một ứng cử viên nào do tổng thống chỉ định.” Thay vào đó, bức thư bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng về quá trình xác nhận ... bị bóp méo một cách hiển nhiên bởi các nỗ lực nhằm khống chế các Thẩm Phán được đề cử phải ủng hộ Roe, mà hậu quả là những ai được đề cử mà có lập trường phản đối việc cố ý giết chết một mạng người vô tội thì cách nào đó lại bị coi là không thích hợp với Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ”.

Đức Hồng Y nói thêm rằng “Dầu sao đi nữa việc hỗ trợ cho Roe là một tiêu chuẩn quá nghèo nàn để đánh giá khả năng của một Thẩm Phán. Trong bốn mươi lăm năm qua, phán quyết Roe đã làm dấy lên nhiều chỉ trích và chống đối trong công chúng hơn bất kỳ phán quyết nào khác vào cuối thế kỷ 20”.

Thư của Đức Hồng Y cũng tham chiếu đến các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng hầu hết người Mỹ phản đối chính sách phá thai không giới hạn trong vụ Roe, và ngày càng có nhiều cơ quan lập pháp tiểu bang thông qua những luật phò sự sống, phù hợp với y học chính thống là không ủng hộ phá thai, và nhiều học giả pháp lý kể cả những người hỗ trợ phá thai cũng thừa nhận rằng phán quyết Roe không đặt cơ sở nơi Hiến pháp Hoa Kỳ.

“Nếu một phán quyết của Tòa án Tối cao đã là một quyết định sai trái, bị công luận chống đối rộng rãi, có quá nhiều khuyết điểm về luân lý, và gây hại cho xã hội, và được cả nhiều người ủng hộ nó coi là không có cơ sở trong Hiến pháp, thì hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để xem việc ủng hộ nó như là một điều kiện tiên quyết cho một Thẩm phán tương lai. Hơn nữa, đức tin của một ứng cử viên không nên là cớ cho đương sự bị phân biệt đối xử. Trong việc phê chuẩn một chức vụ công quyền, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên niềm tin tôn giáo đều là bất công và vi hiến.” Đức Hồng Y nhấn mạnh.

6. Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu tại Bari: “Trung Đông là một hòm bia của hòa bình, chứ không phải là cái lò chiến tranh!”

Sau cuộc gặp gỡ riêng với các vị lãnh đạo thuộc Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống vào ngày thứ Bảy vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được chào đón tại Quảng trường bên ngoài Nhà thờ Thánh Nicholas ở Bari, và Ngài mời gọi tất cả hãy cùng cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông.

Đức Thánh Cha lên án sự thờ ơ, im lặng khi đối diện với thảm cảnh của Trung Đông

Đức Thánh Cha bắt đầu bài chia sẻ bằng nhắc nhớ lại những liên hệ của Chúa Giêsu và Kitô giáo với miền đất Trung đông. Chúa Giê-su đã mời gọi các môn sinh của Ngài hãy dùng tình thương yêu chứ đừng dùng thù hận võ khí với anh chị em lân bang nơi đây. Sự hoán cải mà Tin Mừng mời gọi là phương tiện duy nhất để giải quyết những tranh chấp khổ đau mà vùng đất Trung Đông đang phải đối diện hàng ngày. Bắt chước Chúa Giêsu, chúng ta không thể là “dùng tầu bay hay vũ trang để đưa dẫn tới bình minh rạng rỡ của Lễ Phục Sinh.” Noi theo gương Chúa Giêsu, chúng ta phải dấn thân chính mình làm món quà hòa giải.

Từ vùng đất này mà Tin mừng Phúc âm của Chúa Giêsu được âm vang và loan tỏa, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy tiếp tục loan truyền sứ điệp của Chúa hầu nhiều người được lãnh nhận phép rửa và niềm tin sức sống.

Đức Thánh Cha nói: Hòa bình cần được “gieo trồng vào vùng đất khô cằn, um đầy xung đột và bất hoà”. Đó là tiến trình mà chúng ta không được thoái thác và chúng ta cần ý thức rằng không phải “những bức tường cao vây kín” mà có hòa bình. Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng “những dấu hiệu mạnh mẽ biểu tỏ qua – những người nam nữ thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau đang được mời gọi ngồi lại với nhau qua đối thoại hầu chia sẻ những cảm nghĩ khác nhau của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài nói chuyện bằng mời gọi hãy làm bộc phá miền đất Trung Đông. Hãy chấm dứt cảnh khai thác vun lợi cho một thiểu số mà gây tổn thương cho đại đa số! Hãy chấm dứt việc lợi dụng Trung Đông cho những lợi ích không có liên quan gì đến Trung Đông! … Đừng vì lợi nhuận mà khai thác bừa bãi mỏ dầu và khí đốt, chẳng màng chi tới ngôi nhà chung của chúng ta, chẳng lo lắng gì về thực tại năng lượng gắn liền với những quy định song hành tồn tại với con dân đất nước!

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc những lời chia sẻ của Ngài bằng nói tới cái dấu hiệu mà biểu tượng qua các chú chim bồ câu được các em thả bay lên... Vì lợi ích của các em, “những người đã chứng kiến những đổ nát chiến tranh thay vì được đi học, nghe những tiếng bom nổ thay cho những cuộc chơi vui vẻ… Đức Thánh Cha nguyện ước các em được hưởng hòa bình, hãy làm cho những áng mây đen u ám được xua tan, hầu các em nhìn thấy những chú chim bồ câu công cành lá ô liu hòa bình. Hãy làm cho Trung Đông thành một hòm bia giao ước hòa bình, chứ đừng biến nó thành một chiếc tàu chiến!

Hỡi các con của vùng đất Trung Đông yêu quý, các bạn hãy xua tan đi các bóng tối của chiến tranh, quyền lực, bạo lực, cuồng tín, lợi ích bất công, khai thác, nghèo đói, bất bình và thiếu sự tôn trọng... ‘Nguyện bình an đến với các bạn” (Ps 122: 8), Ước mong công lý ngự trị trên quê hương đất nước các bạn, và ước gì Thiên Chúa ngự trị trong xứ sở của anh chị em.'

7. Đức Giáo Hoàng sẽ có mặt tại Panama tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng Giêng năm 2019

Tòa Thánh Vatican đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tông du Panama để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng Giêng năm 2019. Thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng đã nhận lời mời của chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Panama.

Từ khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự ba lần Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Lần đầu tiên Ngài tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Brazil năm 2013, một tháng sau khi lên ngôi Giáo Hòang. Đến năm 2016 Ngài tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Ba Lan và năm 2019 Ngài tham dự đại hội tại Panama.

Đồng thời giới báo chí cũng nói trên đường tới Panama, Đức Giáo Hoàng có thể ghé El Salvador để cầu nguyện trước mộ của Đức TGM Oscar Romero mà Ngài sẽ phong thánh vào tháng 10 tới đây. Tuy nhiên thông cáo báo chí của Tòa Thánh phổ biến vào ngày Thứ Hai,9 tháng 7 không nói đến chi tiết này.

Trong khi ở Panama, theo dự trù, Đức Giáo Hoàng sẽ cung hiến Vương Cung Thánh Đường cổ xây từ thời Panama còn bị đô hộ và mới đây được trùng tu lại.

Tổng Thống Juam Carlos Verela của Panama đã tweet ra bản tin rằng Ông chia sẽ niềm vui với nhân dân Panama và hứa sẽ yểm trợ chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức cứ ba năm một lần tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Đại Hội quy tụ hàng triệu bạn trẻ trên thế giới về cùng nhau làm chứng cho đức tin Kitô Giáo.

8. Chính sách phò gia đình của chính phủ Hung Gia Lợi đã làm dân số gia tăng nhanh chóng

Năm 2015, chính phủ Hung Gia Lợi công bố một chính sách quan trọng về gia đình. Các gia đình ổn định và đông con được hưởng các khoản trợ cấp rất hào phóng.

Chương trình “Trợ cấp Gia cư cho gia đình”, hoặc Csók tài trợ $36,000 Mỹ Kim cho các gia đình có từ ba con trở lên muốn mua căn nhà đầu tiên. Bên cạnh đó lãi suất ngân hàng được khống chế để giúp họ có thể trả nhanh tiền nợ ngân hàng. Thuế má cũng được chiết giảm.

Những lợi ích và sự chiết giảm thuế này có thể trị giá khoảng 15,000 đến 50,000 đô la cho mỗi gia đình, tùy thuộc vào giá trị ngôi nhà họ mua và các điều khoản tín dụng.

Những người có ít con hơn cũng được tài trợ nhưng ít hơn rất nhiều so với các gia đình 3 con trở lên.

Sau 3 năm thực hiện chương trình này con số phá thai tại Hung Gia Lợi đã giảm rất đáng kể. Hiện nay, phụ nữ ở tuổi sinh sản có bình quân 1.5 con. Con số này được tin là sẽ tăng nhanh trong thập niên sắp đến.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 16/7/2018: Huấn luyện viên đội túc cầu quốc gia Croatia và cỗ tràng hạt
VietCatholic Network
22:28 15/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 15 tháng 7 năm 2018.

2- Thánh Lễ an táng Đức Hồng Y Jean Louis Tauran.

3- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ trẻ em trong chiến tranh.

4- Các Tổng Giám Mục Công Giáo nói luật về phép giải tội ở Úc làm cho trẻ em kém an toàn hơn.

5- Bệnh Viện Nhi Đồng của Tòa Thánh khám phá 16 thứ bệnh hiếm.

6- Vài nét về nhân vật Công Giáo được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

7- Một tín hữu Công Giáo trở thành chánh án tối cao của Malaysia.

8- Huấn luyện viên đội túc cầu quốc gia Croatia và cỗ tràng hạt.

9- Những luật mới hạn chế tự do tôn giáo của tín hữu Công Giáo tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Cho Con Biết Yêu Thương.

https://youtu.be/sblYVIERDbI

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết