Ngày 15-07-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XVI Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
05:53 15/07/2021
CHÚA NHẬT XVI TN (B)
Giêrêmia 23: 1-6; T.vịnh 22; Êphêsô 2: 13-18;Maccô 6: 30-34

Đây là câu chuyện trong Phúc âm gồm ba phần. Hôm nay chúng ta nghe phần 2. Chúa nhật vừa qua thánh Máccô nói với chúng ta là Chúa Giêsu tập họp được 12 môn đệ và gởi đi rao giảng, chữa lành và trừ quỷ là phần 1 (Mc 6: 7-13). Trong bản văn hôm nay, phần thứ 2, các môn đệ trở về báo cáo với Chúa Giêsu "tất cả các việc họ đã làm và giảng dạy". Những công việc đòi hỏi họ phải làm chưa chấm dứt, vì khi họ trở về dân chúng “qua lại đông đảo, và họ không có dịp nghỉ ngơi để ăn uống gì”.

Trong những năm sau công đồng Vatican II, nhiều giáo dân thích dự các buổi tĩnh tâm, tại các trung tâm giảng phòng, họ thường tìm đến sự chia sẽ của các linh mục. Trước công đồng Vatican II dường như chỉ có các linh mục và các tu sĩ nam nữ trong các nhà dòng mới là người đi giảng phòng. Trong những năm qua, việc giảng phòng thường mời những người dân có tầm nhìn trong cuộc sống. Đời sống chúng ta trở nên rất bận rộn, nhất là trong những năm có cơn đại dịch nầy, khi bao nhiêu người phải ở nhà và phải hạn chế việc hoạt động ở ngoài. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình bận rộn hơn trước. Có thể đó là một trong những lý do khiến mọi người ít đi nhà thờ, và cũng là họ bỏ lỡ một cơ hội tìm đến nơi yên tỉnh để cầu nguyện và suy ngẫm.

Và đó cũng là điều Chúa Giêsu muốn khuyến cáo các tông đồ đang mệt mỏi của Ngài: "Chính anh em hãy tìm đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút". Nhưng, không có sự nghỉ ngơi cho những người quá bận rộn, kể cả lúc Chúa Giêsu gởi họ vào trong sa mạc dân chúng vẫn tìm đến họ. Lúc Chúa Giêsu và các tông đồ cần nghỉ ngơi, là thấy dân chúng cần được giúp đở của ăn tinh thần, "Lòng Ngài cảm động biết bao khi thấy dân chúng như một đàn chiên không có người chăn dắt. Rồi Ngài bắt đầu gỉảng dạy cho họ nhiều điều". Họ đang ở trong hoang mạc, nên chắc là họ đói, nhưng Chúa Giêsu dùng lời dạy bảo của Ngài cho họ ăn trước.

Hình ảnh người chăn cừu là điểm chính trong bài đọc hôm nay. trong bài trích sách ngôn sứ Giêrêmia, bài thánh vịnh 22, và bài Phúc âm, Hình ảnh vị vua và người chăn cừu thường được liên kết trong các văn bản tiếng Do thái. Khi Giêrêmia lên án các vua xứ Giu đa trong thời cai trị của vua Khon-gia-hu, Ngôn sứ buộc tội các vua đã bỏ bê đàn chiên của họ là dân chúng ở Giuda. Kết quả việc bỏ mặc con dân của Thiên Chúa là Giêrusalem bi tàn phá, sau đó dân chúng bị bắt đi lưu đày ở Babylon. Nhưng, Thiên Chúa, Đấng mục tử nhân lành sẽ không bỏ rơi đàn chiên, và ngôn sứ Giêrêmia hứa là Thiên Chúa sẽ chăn dắt họ trở lại và ban cho họ một người cai trị công chính. Lời hứa về một người cai trị công chính sẽ được lựa chọn bởi bàn tay của Thiên Chúa và đã mang lai cho dân chúng niềm hy vọng có được Đấng Vua Mêsia.

Phúc âm mô tả Chúa Giêsu qua hình ảnh một người chăn chiên, và như thế sẻ đáp ứng được điều người dân đang mong đợi. Đấng chăn chiên sẻ gom đàn chiên lại, hướng dẫn và gởi các môn đệ của mình đến giảng dạy và chữa lành. Khi họ trở về, Ngài chăm sóc họ và dẩn họ đến nơi nghỉ ngơi bình an. Chúa nhật tuần sau, là phần thứ 3 của câu chuyện này, là sau khi đi giảng dạy dân chúng, thánh Máccô nói với chúng ta là Chúa Giêsu đã cho dân chúng ăn bánh. Như trong bài thánh vịnh 22 "Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì... Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù". Chúng ta; dù là cá nhân hay Giáo hội; trong lúc chiến đấu có thể đi sai lạc trong hoang mạc. Nhưng Đấng Mục tử nhân lành đang ở với chúng ta để dẩn dắt chúng ta và nuôi dưởng chúng ta: Chúa Giêsu là cả hai, vị Mục tử và vị Thầy của chúng ta.

Cũng như các môn đệ trở về với Chúa Giêsu sau khi thực hiện sứ mệnh của họ, còn chúng ta, cũng được gọi tiếp tục công việc của Ngài trong thế giới của chúng ta. Qua phép Rữa tội, chúng ta trở thành chi thể của phần Thân Thể sống động của Chúa Kitô. Thánh Thần mang Chúa Giêsu đến cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể, nuôi dưỡng chúng ta như các tông đồ rồi sau đó gởi chúng ta ra đi gặp những người đói khổ, người vô gia cư, người khốn cùng và lầm lạc để cầm tay dẩn dắt và giúp đở họ. Việc chúng ta làm là việc mà Chúa Kitô chỉ định cho các mục tử hãy làm để nên giống Chúa Kitô, vị mục tử luôn hiện diện qua việc chúng ta lo lắng cho người khác, như chúa Giêsu cảm thông với việc cho đám đông trong sa mạc đang đói khát và tìm kiếm để ban cho họ.

Cuộc sống hiện tại, với tất cả những tiện ích và tiền bồi dưỡng, phần đông chúng ta cảm thấy đã được an toàn, và đây cũng là sa mạc cho biết bao người khác. Chúng ta là mục tử có trách nhiệm trong thế giới của chúng ta. Hãy nhìn xem chung quanh: ai là người đang bị lạc đàn, bị thua kém, bị đói khát và bị ngu dốt? Chúng ta làm thế nào có thể gởi được cho họ thức ăn, và hướng dẩn họ? Đó là những việc mà Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta và bây giờ chúng ta buộc phải làm lại cho người khác hay không?

Trong bài Phúc âm có một điểm lạ: Chúa Giêsu thúc giục các môn đệ đang mệt mỏi rã rời: “Hãy ra đi đến một nơi thanh vắng trong hoang mạc để nghỉ ngơi đôi chút”. Nhưng, chúng ta sẽ tìm được thức ăn gì “trong hoang mạc”? Sao Chúa Giêsu không mời họ đến một ốc đảo; nơi có cây cối trĩu quả và nước mát hay chăng? Thì ra nơi hoang mạc này; các môn đệ sẽ đói khát và đám đông dân chúng sẽ vây họ lại và sẽ được Thiên Chúa ban cho của ăn, vì Thiên Chúa là cội nguồn sự sống. Thế nên sau khi Chúa Giêsu cho họ ăn với Lời của Thiên Chúa, Ngài sẽ cho họ bánh.

Họ tìm được chỗ "nghỉ ngơi" nào trong hoang mạc? Hãy nhớ rằng trong lúc thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu, đây là dân chúng Do thái đã tuân thủ những ngày nghỉ của ngày Sabát, một ngày mà người dân không ai được làm việc. Thế mà Thiên Chúa đã làm việc cho chúng ta trong ngày Sabát. Dân chúng có thể an nghỉ vì Thiên Chúa sẻ nuôi dưởng họ, vô lý thế sao? Bởi hơi thở ban sự sinh sống là của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần. Đó là điều xãy ra khi các môn đệ mệt mỏi được nghỉ ngơi trong Chúa. Chúng ta đã lãnh nhận năng lực và ơn nuôi dưỡng mà chúng ta cần, như các môn đệ đắc lực của vị mục tử. Đó là lý do chính đáng để nghỉ, hít thở và… chỉ để Thiên Chúa thổi hơi cho chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

16th SUNDAY (B)
Jeremiah 23: 1-6; Psalm 23; Ephesians 2: 13-18; Mark 6: 30-34

Today we have part two of a three-part narrative. Last Sunday Mark told us that Jesus called the Twelve together and sent them out to preach, heal and drive out unclean spirits (6: 7-13). In today’s passage, part two, they have returned and report to him, "All they had done and taught." The demands on them have not ceased because, when they return to Jesus, "People were coming and going in great numbers and they had no opportunity even to eat."

During the years since Vatican II many people have popularized retreats, retreat centers and have sought spiritual guides. Before Vatican II retreats seemed more the domain of priests, sisters and brothers in religious orders. Over the years the popularity of retreats for the general public has grown. Our lives have become so hectic, especially during this past pandemic year, when so many of us were locked in and had to restrict our outside activities. Many of us found ourselves busier than ever. That may have been one of the reasons people missed going to church, a chance to seek out a quiet atmosphere for prayer and reflection.

Which is what Jesus recommends for his tired disciples, "Come away by yourselves to a deserted place and rest a while." But there is no rest for the weary because people tracked them down to the deserted place Jesus had taken them. As much as Jesus and the disciples needed their rest, when Jesus saw the needy people, "His heart was moved with pity for them, for they were like sheep without a shepherd and he began to teach them many things." They were in a deserted place, surely physically hungry, but Jesus fed them first by teaching them.

The image of the shepherd is key in today’s readings: in the prophet Jeremiah, the Responsorial Psalm (the very familiar Psalm 23) and the gospel. The figure of the king and the shepherd were often linked in the Hebrew texts. In Jeremiah’s condemnation of the kings of Judah during the reign of King Zedekiah, the prophet accuses them of neglecting their flock, the people of Judah. The results of their neglect of God’s people will be the destruction of Jerusalem. The people will be taking into exile in Babylon. But God, the Shepherd, will not abandon the flock. Jeremiah promises that God will shepherd them back and provide for them a righteous ruler. This promise of a just, hand-picked ruler by God, gave the people a hope for a Messiah King.

The gospel presents the image of Jesus shepherding and thus, fulfilling the people’s expectation: he gatherers, trains and disperses his apostles to teach and heal. When they return he has concern for them and leads them to a resting place. Next Sunday, in the third segment of this narrative, after teaching the people, Mark tells us that Jesus feed the crowds with bread. As our Responsorial Psalm has it, "The Lord is my shepherd, I shall not want… You spread the table before me in the sight of my foes." We may be in the midst of struggles, wandering in a personal, or ecclesial desert, but our good Shepherd stays with us to guide and feed us: Jesus is both our Shepherd and Teacher.

Like the apostles who returned to Jesus from their mission, we too are called to continue his work in our world. By our baptism we are members of the living Body of Christ. The Spirit brings Jesus to us in the Eucharist, feeds us apostles and then sends us out to the hungry, displaced and lost to offer a guiding and helping hand. The work of us Christ-appointed shepherds is to make Christ the Shepherd present by our care of others; just as Jesus had compassion on the searching and hungry crowds in the desert and responded to them immediately.

Modern life, with all its conveniences and bounty for many of us, is also a desert for countless others. We are the Shepherd-representatives in our world. Look around: who are the lost, bewildered, hungry and ignorant? How are we sent to feed and guide them? It is what Jesus has done for us and what we are now charged to do for others.

There is a strange feature in the gospel: Jesus urges his harried and fatigued disciples to, "Come away by yourselves to a deserted place and rest a bit." But what kind of food will they find in a "deserted place?" Shouldn’t Jesus have invited them to an oasis with fruit-bearing trees and cool waters? It turns out that in this deserted place the hungry disciples and the besieging crowd will be fed by God, the Source of Life. After Jesus feeds them with the Word of God he will provide bread for them.

What kind of "rest" will they find in this deserted place? Remember at this stage of Jesus’ ministry these are Jewish people who practice the observance of the Sabbath rest, a day the faithful do no work. On the Sabbath God works for us. The people can rest because God will nourish and sustain them. How? By the life-giving breath of God, the Spirit. That’s what happens when we weary disciples rest in the Lord. We receive the divine energy and nourishment we need to be. fruitful disciples of the Shepherd. That’s a good reason to stop, take a breath and just be... allow God to breathe in us.
 
Nghỉ Ngơi
Lm Vũđình Tường
06:21 15/07/2021
Nghỉ ngơi không phải là xa xỉ, vô bổ, phí thời gian, mà chính là nhu cầu cần thiết cho cơ thể con người. Nghỉ ngơi cho cơ thể lại sức, tốt cho sức khỏe và là thời gian cần thiết cho cơ thể xả độc tố trong người. Cơ thể làm việc tái tạo đó trong lúc chúng ta nghỉ xả hơi, và ngay cả trong lúc chúng ta ngủ.

Cuộc sống tâm linh cũng cần nghỉ ngơi. Khác với cơ thể, lúc tâm linh nghỉ ngơi chính là lúc tâm linh liên kết với tình yêu Chúa. Tự tâm linh không thể tái tạo tình yêu mà tâm linh nhận tình yêu từ Thiên Chúa. Vì thế tâm linh nghỉ chính là lúc tâm linh liên kết với Thiên Chúa. Liên kết với Thiên Chúa qua cầu nguyện. Nhờ vào tình yêu Chúa mà tâm linh bài trừ được các dịp tội, đủ sức mạnh chống lại cám dỗ, sửa sai, chỉnh đốn lại con đường tâm linh.

Cách đẹp nhất cho một ngày là bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Cảm tạ Chúa cho một đêm ngủ yên lành và phó dâng ngày mới cho Thiên Chúa. Xin Chúa cùng đồng hành với ta trong cuộc sống, hướng dẫn tư tưởng, hành động để ta sống, sinh hoạt, làm đẹp lòng Chúa. Cuối ngày làm việc, cần nhìn lại. Xét mình xem ta liên kết với Chúa, với tha nhân ra sao?. Lần này chúng ta không xin ơn gì ngoài ơn thinh lặng. Xin cho tâm hồn lắng đọng để nhìn lại sự việc trong ngày. Nhìn đến mối giây liên kết giữa ta với Chúa, giữa ta với tha nhân. Trước khi ngủ dâng trọn đêm cho Chúa coi sóc, bảo vệ.

Môn đệ Đức Kitô luôn liên tưởng đến hướng dẫn Đức Kitô dặn các ông. Các ông tin tưởng, trung thành với giáo huấn Đức Kitô. Dù Đức Kitô không hiện diện bằng xương thịt, các ông không nhìn thấy Ngài, nhưng các ông tin Ngài hiện diện cách vô hình giữa các ông. Điều này ban cho các ông tâm hồn bình an. Các ông nhận biết Thánh Thần Chúa hoạt động trong đời sống các ông và trong đời sống những ai thành tâm đón nhận lời các ông rao giảng.

Trở về từ cánh đồng truyền giáo, các ông rất mệt nhưng đồng thời rất vui. Vui vì gặp lại Thầy Chí Thánh, vui vì gặp lại các anh em, ai cũng mạnh khoẻ, vui vì công việc truyền giáo thành công rực rỡ. Đức Kitô biết các ông rất mệt, nên Ngài khuyên các ông đi tìm vơi hoang vắng, nghỉ ngơi, lại sức.

Các ông xuống thuyền, đám đông đoán biết nơi các ông sẽ đến, họ đi bộ tới trước các ông. Tông đồ đi thuyền đến chậm có lẽ do mệt mỏi và đói khát làm chuyến hải hành chậm chạp. Đến nơi Thầy trò thấy đám đông dân chúng chờ sẵn trên bờ. Đám đông chào đón Thầy trò cho biết họ có cảm tình nồng hậu với các ông. Đám đông yêu quí các ngài và các ngài yêu mến đám đông. Họ muốn nghe thêm các ông giảng dậy. Phục vụ tha nhân đòi hỏi tinh thần cởi mở, mềm dẻo và uyển chuyển khi cần. Nhiều khi phải đặt thứ tự ưu tiên phục vụ tha nhân trên nhu cầu riêng của cá nhân. Đây chính là một phần của việc tông đồ.

Đức Kitô tỏ lòng thương xót đám đông vì

'họ như những chiên không chủ chăn'. c.34.

Ngài giảng dậy họ bởi tâm tư Ngài rất yêu mến những ai thành tâm, cởi mở, rộng lòng đón nhận Lời Chúa.

Chúng ta nhận biết Đức Kitô bởi chính Ngài tỏ lòng thương đến chúng ta, và chúng ta chân thành đáp lại lời Ngài mời gọi trở thành con cái Chúa. Chúng ta học từ Đức Trinh Nữ Maria thưa
'xin vâng', trung thành bước theo Chúa.

TiengChuong.org

Relaxation

Relaxation is not a luxury, but rather a good thing for our well being. Our physical body and mind regularly need to recharge energy, and to refresh themselves. They do it best when we take time to relax, and while we sleep. Our spiritual journey needs time to relax, to refresh our faith journey, and most importantly to recharge our appreciation of God's love through prayer and meditation. Our faith needs God's love, and we gain it through prayers. The best way to begin our day is to do so with morning prayer. We give thanks to God for a good night's sleep and to offer a new day to God. We believe God is active in us. God directs our thoughts and actions, and God is our companion on our journey. At the end of an active day, we need time for reflexion. It is not a time to plead for new things, but rather a time to contemplate the foot prints of God, Who is active in the world, and Who is present in our daily activities. Daily meditation helps us to examine how we had been with God on that particular day. At the end of our meditation, we ask for God's protection while we sleep.

The apostles constantly recalled Jesus' instructions in their mission field. They believed, and were faithful to, His words. Jesus was not physically with them in their mission field, but they trusted Him. They believed, He was invisible amongst them. This trust gave them peace of mind. They felt God's Spirit was working in their own lives and in the lives of others.

Returning from their mission, they were dead tired, but full of joy. They were very happy when they saw Jesus, and saw each other. They joyfully told each other stories of their work experience. Knowing how tired the apostles were, Jesus showed them His love and care when He told them to go to

'a lonely place and rest for a while' v.31.

Resting, in the Bible, associates with a quiet place. It is a place to enjoy the beauty, and the vastness of God's creation. It is a time to feel the peacefulness, and the harmony of the natural world. It is a time for relaxation, to recharge energy, and a place to be alone with God. Jesus told the apostles to relax, and to learn more about themselves. They learnt about their ability to communicate in public, and the ability to relate to the crowds.

The apostles boarded their boats, and sailed to the lonely place, but the crowds predicted their arrival point, and reached there on foot before them. Probably tiredness, and hunger slowed their journey. The crowds followed the apostles to show they had established a strong bond with those whom they served. The crowds loved the apostles, and they loved them. The crowds wanted to be with them, and wanted to hear more from the apostles. Jesus wanted the apostles to have a break, but the crowds wanted them to go on working. Serving others requires flexibility. Sometimes we need to prioritise the needs of others before our own, and that is part of our call to follow, and to serve.

Jesus had compassion for the crowds, because they were 'like sheep without a shepherd v.34'. He taught them at length. His heart was warm for those who were hungered to hear the word of God. We came to know Jesus because He had shown us His compassion and love, and we respond with a strong, firm: 'Yes' to follow.
 
Chúa Nhật 16 Mùa Thường Niên : Mục Tử
Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
08:48 15/07/2021
Chúa Nhật 16 Mùa Thường Niên : Mục Tử

(Gr 23, 1-6; Ep 2, 13-18; Mc 6, 30-34).

Tiên tri Giêrêmia hoạt động tại Giêrusalem vào khoảng từ năm 627-587 trước Công Nguyên. Quan niệm thần học chính của Giêrêmia cũng như các tiên tri khác là mời gọi dân chúng cải tà qui chánh. Vì tội lỗi của dân Judah, Yahweh Thiên Chúa đã hủy phá thành quách do bởi Vua Babylon là Nebuchadrezzar. Tiên tri Giêrêmia là một trong các tiên tri có thế giá nhất. Sứ mệnh của ông trong thời gian bất thường, kéo dài suốt bốn mươi năm tao loạn của cộng đồng ở Giêrusalem. Ngài cùng thông phần chia sẻ những khốn khó và khổ đau với dân chúng. Tiên tri đã dẫn dắt mọi người đặt niềm tin tưởng và hy vọng vào sự giải cứu trong tương lai. Giêrêmia đã không ngại nói thẳng và nói thật khi phải đụng chạm với các chủ chăn. Ngài cảnh cáo: Chúa phán, “Khốn cho các mục tử làm tản mác và xâu xé đoàn chiên Ta”(Gr 23,1).

Lời tiên tri Giêrêmia giúp chúng ta suy tư một chút về vấn đề mục vụ và phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Nếu không được sai đi, không ai tự mình lãnh nhận trách nhiệm chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Thời Cựu Ước, Môisen đã dành ra một chi tộc Lêvi để phục vụ trong việc cầu nguyện, dâng hương, giảng dạy lề luật, hiến thánh và chúc lành (Ds 1, 47-50). Tiếp theo là các vị tư tế được chọn lựa trong dân để phục vụ. Sứ mệnh phục vụ dân Chúa là việc tốt lành thánh thiện cần được huấn luyện trau dồi và được sai đi. Thời xưa, các vua chúa nắm quyền hành và hướng dẫn dân chúng cả việc đạo lẫn việc đời. Các vua Chúa như vua Saulê, Đavid, Solômon và những vua kế vị như vua Josiah, Jehoiakim và Zedekiah có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tình thần của đoàn dân. Hầu hết các vua Chúa đã bị lung lạc, sống buông thả và đưa dân chúng vào ngõ cụt thờ bụt thần của ngoại bang.

Bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy lui về nghỉ ngơi một chút. Ngài nói: "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút" (Mc 6, 31). Mỗi mục tử hãy dùng thời gian để kiểm điểm và suy xét lại đời sống dâng hiến của chính mình. Ý thức trong mọi suy tư, lời nói, hành động, trách nhiệm và bổn phận của mình. Chúa không đòi chúng ta phải nên giống người này hay người nọ, nhưng hãy chu toàn sứ mệnh được trao ban. Đây là một thách đố trường kỳ đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và khiêm hạ. Thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức để phục hồi năng lực rất quan trọng. Nghỉ ngơi để xả bớt những gánh nặng lo âu và căng thẳng. Chúng ta thường tò mò tìm hiểu những thế giới bên ngoài, sao không dùng đôi phút để tìm hiểu con người bên trong của mình. Tìm nơi thanh vắng nghỉ ngơi sẽ làm tâm hồn được thư giãn để kết hợp với Chúa trong nguyện cầu.

Lý tưởng đời sống của các linh mục, tu sĩ nam nữ thì cao trọng và ý hướng phục vụ thì tốt lành. Trong thực tế cuộc sống, các mục tử không tránh khỏi những yếu đuối, sai lầm và trì trệ. Là con người, đôi khi cũng bị rơi vào những tham, sân, si hoặc lười biếng trễ nải. Các linh mục cũng có khi sa vào những cạm bẫy nghiện ngập như bài bạc, rượu chè, trụy lạc và tham lam của cải thế gian. Rồi nữa, mục tử cũng không tránh khỏi những đua đòi, gây ảnh hưởng, tìm chỗ đứng và bon chen chợ đời làm suy yếu đời sống đạo.

Tuy nhiên, chúng ta phải công nhận rằng cũng có nhiều linh mục sống đức độ, thánh thiện và phục vụ quên mình cho đoàn chiên. Có những linh mục cũng vì nhiệt tâm cho nhà Chúa, nhưng không đáp ứng đủ những đòi hỏi của giáo dân nên gây ra nhiều hệ lụy. Có khi vì linh mục muốn chu toàn lẽ đạo theo lề luật của Giáo hội mà bị coi là khó khăn, cố chấp và độc tài. Có khi vì đi theo chính dòng truyền thống của Giáo Hội, cũng có thể bị giáo dân chê bai là lỗi thời và chậm tiêu. Bởi thế, trong lòng Giáo hội, nơi các cộng đoàn và giáo xứ luôn xảy ra những lủng củng, chia rẽ và bất cập. Trong mọi trường hợp, chúng ta đừng vội xét đoán và kết án, kẻo sai lầm.

Thường chủ chăn nào cũng muốn giáo dân của mình đoàn kết, yêu thương và gắn bó, nhưng thực tế cuộc sống có nhiều phức tạp khó lường. Những thị phi và họa phước của con người có thể gây những phiền hà trong đời sống cộng đoàn bởi nếp sống chung luôn là một thách đố. Trăm người trăm ý. Ý kiến của ai cũng hay và cũng có lý, nhưng có thể không luôn thích hợp. Chính những sự khác biệt và mâu thuẫn này tạo nên những hố sâu ngăn cách và tị hiềm. Các mục tử cần có sự khôn ngoan với lòng bao dung và biết lắng nghe để giúp khai thông những bế tắc. Các mục tử cần sự thinh lặng cầu nguyện và tìm sự hướng dẫn qua lời chỉ dạy của Chúa và Giáo hội. Chúng ta hãy học theo gương của thánh Phaolô tông đồ sống khiêm hạ và phó thác. Thánh Phaolô đã tự khoe mình: Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi (2Cr 12, 9). Linh mục như những bình sành dễ vỡ, chúng ta phải cậy dựa vào tình thương và ân sủng của Chúa để thắng vượt các cơn cám dỗ.

Người mục tử của ngày hôm nay đòi hỏi phải hy sinh phó thác và từ bỏ nhiều hơn. Linh mục luôn học sự cảm thông và nhẹ nhàng chia sẻ. Thông thoáng mà không quá dễ dãi. Nguyên tắc mà không khắc nghiệt. Lạy Chúa Giêsu là linh mục thượng phẩm. Chúa là chủ chiên tốt lành đã dám hy sinh mạng sống vì đàn chiên, xin cho chúng con trở nên những mục tử biết hy sinh cuộc sống riêng để phục vụ tha nhân trong Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm lời chúng con.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
 
Dẫn Nhập Vào Thánh Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 16 Mùa Quanh Năm B, 18,7.2021
Lm Francis Lý văn Ca
15:52 15/07/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Không riêng gì giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, một khi mang danh hiệu Kitô Hữu - là Chúa Kitô thứ hai - chúng ta là những chiến sĩ của Chúa Kitô. Tất nhiên chiến sĩ phải vâng nghe vị tướng lãnh chỉ huy. Là người chiến sĩ của Chúa Kitô bước theo chân Thầy trên đường công lý, hòa bình và tích cực rao giảng Nước Trời.

Hôm nay, Chúa mời những chiến sĩ của Ngài nghỉ ngơi lấy sức, tìm nơi thanh vắng để nội tâm chiêm niệm kết hiệp với Thiên Chúa Cha trọn vẹn hơn. Đời sống của người chiến sĩ Chúa Kitô luôn quên mình để gặp gỡ tha nhân sau khi đã kết hiệp mật thiết với Chúa. Nếu được như thế, thì Nước của Chúa Kitô sẽ thực sự được rao giảng và sẽ có nhiều người chiến sĩ khác sẽ được biết vị lãnh đạo của chúng ta và họ sẽ gia nhập vào đội quân phục vụ dưới bóng cờ thánh giá của Chúa Kitô.

Với những tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa hứa ban cho dân Dothái những vị thủ lãnh để chăn dắt đàn chiên theo ý Đấng đã sai họ đến. Đó là Thiên Chúa.

TRƯỚC BÀI II:
Theo như thánh Phaolô: Phép rửa tội đã liên kết chúng ta lại gần nhau và từ khởi điểm nầy, thánh nhân mời gọi chúng ta sống yêu thương đùm bọc nhau.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Sau những giây phút lao nhọc và giảng dạy, Chúa và các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi. Nhưng dân chúng vẫn tiếp tục vây quanh các ngài. Chúa động lòng thương. Đời sống của người chiến sĩ Phúc Âm luôn bắt chước Thầy Chí Thánh luôn hăng say trong việc tông đồ.



Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã động lòng trắc ẩn. Ngài sánh vì Dân Dothái như đàn chiên không có người chăm sóc. Chúng ta đang thuộc về đàn chiên của Chúa, giờ đây dâng lên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Còn nhiều chiên chưa thuộc về đàn của Giáo Hội Công Giáo Lữ Hành, xin quy tụ về một đàn chiên duy nhất, sống hiệp nhất với Vị Thủ Lãnh Giáo Hội trần gian là Đức Thánh Cha Phanxicô. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho toàn thể Kitô hữu, luôn biết lắng nghe tiếng của các vị chủ chăn trong Giáo Hội, trong việc tuân phục quyền giáo huấn của các Ngài, trong những vấn đề đức tin và luân lý. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta là những chiến sĩ của Chúa Kitô, biết hăng say rao giảng Tin Mừng, đem nhiều anh chị em về cùng một nguồn Chân - Thiện - Mỹ là chính Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các em đang dọn mình xưng tội và rước lễ lần đầu: với sự giúp đỡ của Giảng Viên Giáo Lý, các em sẽ được đầy ân sủng để đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời…. đặc biệt những nạn nhân của Covid-19, Delta… được hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, cùng liên kết với nhau trong những lời nguyện, hợp nhau trong cùng một hiến tế dâng lên trước tôn nhan Chúa, xin Chúa vui nhận những lời cầu xin của chúng con như lễ vật tiến dâng trên bàn thánh là chính Chúa Kitô Con Một Chúa. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen.





 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:18 15/07/2021

33. Linh hồn ơi, khi ngươi còn ở trong thân xác thì cũng giống như ở trong bụi gai vậy, không thể tránh khỏi sự vây hãm của cám dỗ và sự châm chích của gai nhọn.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:22 15/07/2021
101. NGỰA NHẢY LẦU CHUÔNG

Khi Địch Bố Trần làm tú tài, một ngày nọ cùng đi với học quan ra Ngũ Lí Phố để nghinh tiếp tôn sư, và đứng đợi trong một cái miếu lớn.

Anh ta đem tất cả ngựa của học quan dắt lên lầu chuông cao, khi tôn sư sắp đến thì học quan phải lên ngựa để đi đón, nhưng tìm không thì thấy ngựa đâu cả.

Người gác cổng đi lên lầu chuông tìm thì thấy ngựa đang đứng ở đó, nhưng ai mà biết được ngựa đi lên lầu thì dễ mà đi xuống thì lại khó, làm cho mọi người phí rất nhiều sức lực mới cột được chân ngựa lại và từ từ khiêng xuống, bởi vì chân ngựa cột quá chặt nên bị tê không thể lập tức đi được.

Tôn sư càng lúc càng đến gần, học quan phải đi bộ mấy cây số để nghinh tiếp. Sau việc này thì điều tra cũng không biết ai dẫn ngựa lên lầu chuông, thôi thì bỏ qua luôn.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 101:

Có những người nuôi ngựa làm kiểng, làm cái chuồng thật đẹp và nhốt ngựa bên trong để…coi chơi và làm cảnh, nên nó sinh bệnh mà chết, bởi vì ngựa là loài hoạt động, là loài chạy đường xa, giam nó lại tức là giết nó chứ không phải là yêu mến nó…

Ki-tô hữu là người hoạt động vì Nước Thiên Chúa cũng gọi là Nước Trời, nếu ngày ngày từ sáng đến tối ngồi trong nhà thờ cầu nguyện, việc nhà không làm, con cái không ai săn sóc dạy dỗ, thì không phải là người Ki-tô hữu hoạt động, đó là tự mình làm chết tính chất truyền giáo của người Ki-tô hữu mà thôi. Truyền giáo, trước hết là chu toàn bổn phận trong gia đình của mình, sau là “đi ra” đến ngoài xã hội, giáo xứ, các cộng đoàn để đem cái tình yêu, cái hòa thuận, cái nhường nhịn mà mình đã thực hành trong gia đình ra thực hành ngoài xã hội, để cho mọi ngừơi nhìn thấy cái cốt lõi truyền giáo là ở đó.

Nhốt ngựa trong chuồng ngày này qua ngày nọ, dù cái chuồng được làm bằng vàng ròng thì ngựa cũng sẽ bệnh mà chết; đọc kinh từ sáng đến tối mà không thực hành lời kinh dạy thì linh hồn cũng sẽ bị ngộp mà sinh bệnh, bởi vì bản chất của người Ki-tô hữu là truyền giáo giữa đời và cho người…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục San Bernardino sốc và đau buồn vô hạn: linh mục cao niên mới về hưu lập tức lấy vợ
Đặng Tự Do
05:08 15/07/2021


Đức Giám Mục giáo phận San Bernardino nói rằng ngài cảm thấy “sốc và đau buồn vô hạn” trước quyết định của một linh mục làm cha sở lâu năm vừa mới kết hôn sau khi được cho nghỉ hưu.

Cuối tháng Sáu vừa qua, Đức Ông Howard Lincoln nguyên là Cha sở giáo xứ Thánh Tâm ở thành phố Palm Desert, cách thủ phủ San Bernardino 70 dặm về phía Đông Nam, đã được cho về hưu vì lý do tuổi tác theo luật định. Chỉ trong vòng vài ngày sau khi nhận được quyết định, ngài đã kết hôn dân sự với bà thư ký của giáo xứ.

Hai người đã tổ chức hôn lễ dân sự vào ngày 2 tháng 7. Những người có thánh chức không thể kết hôn như thế.

Đức Ông Lincoln cho biết trong một bức thư gửi giáo xứ Thánh Tâm rằng ngài và bà thư ký, cả hai đều ở tuổi bảy mươi, đã thảo luận về viễn cảnh hôn nhân “trong gần ba năm qua”.

Anh chị em giáo dân cảm thấy bị phản bội. Trong khi đó, Đức Cha Alberto Rojas, Giám Mục San Bernardino cho biết ngài rất buồn trước quyết định của Đức Ông Lincoln, một linh mục mà Đức Cha có là có “khả năng lãnh đạo năng động” và “có nhiều sáng kiến mục vụ” trong 20 năm làm cha sở tại giáo xứ Thánh Tâm.

Trong một lá thư đề ngày 10 tháng Bảy gửi cho giáo xứ Thánh Tâm, Đức Cha Alberto Rojas viết:

“Như anh chị em biết, một khi một linh mục đã được thụ phong, thì không bao giờ có thể kết hôn. Kỷ luật này là để cho các linh mục hoàn toàn hiến thân cho Giáo hội và phục vụ dân Chúa. Có những hoàn cảnh cụ thể mà Giáo hội sẽ phong chức linh mục cho người đã lập gia đình, nhưng không bao giờ có chuyện ngược lại”.

“Vì thế, khi bước vào một cuộc hôn nhân dân sự vào tháng này, Đức ông Lincoln về cơ bản đã tự tách mình ra khỏi ơn gọi linh mục của mình trong Giáo hội của chúng ta”.

Đức Cha Rojas không thảo luận cụ thể về khả năng huyền chức Đức Ông Lincoln trong lá thư của ngài, mặc dù Đức Ông Lincoln đã đề cập đến yêu cầu được huyền chức trong bức thư riêng của mình, và nói rằng ông và bà thư ký không muốn chờ đợi quá trình huyền chức trước khi “kết hôn”, viện lý do tuổi tác và sức khỏe của họ, bao gồm cả “các vấn đề về tim”. Chữ Đức Ông Lincoln dùng trong bức thư là “heart issues” - “các vấn đề về tim”. Cũng như trong tiếng Việt, “heart issues” trong tiếng Anh có thể hiểu là “các vấn đề sức khoẻ về tim mạch”, cũng có thể hiểu bóng bẩy là “các vấn đề liên quan đến tâm hồn.”

John Andrews, giám đốc truyền thông của giáo phận San Bernardino, nói với CNA rằng theo hiểu biết của ông, tiến trình loại bỏ khỏi hàng giáo sĩ Đức ông Lincoln vẫn chưa được bắt đầu.

“Tiến trình có thể xảy ra theo hai cách khác nhau. Nó có thể được khởi động bởi chính Đức Ông Lincoln. Nếu ông ấy quyết định không làm điều đó nhưng cứ tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân của mình, thì Giáo phận sẽ khởi động tiến trình huyền chức để bị loại bỏ ông ấy khỏi hàng giáo sĩ”, Andrews nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong một email.

Theo Đức Cha Rojas, năm 2019, Đức Ông Lincoln đã “bày tỏ trong vòng riêng tư ý tưởng kết hôn sau khi được nghỉ hưu” với người tiền nhiệm của ngài.

Đức Cha Rojas, được bổ nhiệm làm Giám Mục San Bernardino vào tháng 2 năm 2020, cho biết giáo phận vào thời điểm đó đã cố gắng khuyên can Đức Ông Lincoln.

“Phản ứng ngay lập tức của chúng tôi với tư cách là một Giáo phận là cung cấp những hỗ trợ và tài nguyên cần thiết cho Đức ông Lincoln để ngài có thể tái khẳng định cam kết với lời thề linh mục của mình và luôn là một linh mục có tư cách tốt suốt đời,” Đức Cha Rojas nói.

“Chúng tôi không chấp nhận một cách thụ động ý tưởng về việc ông ấy rời bỏ chức tư tế, chúng tôi ủng hộ ông ấy trong cuộc đấu tranh của mình và vẫn hy vọng rằng ông ấy sẽ thay đổi ý định”.

Đức Ông Lincoln được cho là một nhân vật nổi tiếng trong khu vực, và đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hai nhà thờ Công Giáo ở Thung lũng Coachella.
Source:Catholic News Agency
 
Giữa các cuộc biểu tình chưa từng có ở Cuba, người Công Giáo kêu gọi giải thể cộng sản, bầu cử tự do
Đặng Tự Do
05:09 15/07/2021


Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, Phong trào Giải phóng Kitô Giáo, gọi tắt là MCL, đã kêu gọi người dân Cuba tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền cộng sản Cuba mở tổng tuyển cử sau khi hàng nghìn người xuống đường tại các thành phố lớn của Cuba để phản đối tình trạng khan hiếm chưa từng có về nhu yếu phẩm và tỷ lệ tử vong bởi COVID-19.

Sau nhiều tháng thiếu lương thực, thuốc men và các bệnh viện sụp đổ do đại dịch, hàng nghìn người dân Cuba đã xuống đường hô hào “Đả đảo chế độ độc tài!”, “Quê hương và cuộc sống!”, “Chúng tôi muốn có vắc xin!”, và “chúng tôi không sợ!”, trong các cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng có trong hơn 60 năm cai trị của Cộng sản.

Những người biểu tình ở một số khu vực đã tuần hành với hình ảnh Đức Mẹ Bác ái, là quan thầy của Cuba.

Eduardo Cardet Concepción, Điều phối viên Quốc gia của MCL, đã đưa ra một tuyên bố nói rằng “hàng nghìn người Cuba hôm nay đã xuống đường biểu tình một cách ôn hòa, đòi tự do và chấm dứt đàn áp và đau khổ”. Họ đang làm như vậy “để chế độ chuyên chế này phải chấm dứt”.

“MCL, một bộ phận của những người mệt mỏi vì áp bức và bất công, hoàn toàn xác định được mong muốn của họ. Chúng tôi ủng hộ các anh chị em của Phong trào Giải phóng Kitô Giáo và tất cả những người Cuba biểu tình một cách hòa bình, tận dụng quyền chính đáng này”, tuyên bố viết.

Tuyên bố yêu cầu “trả tự do cho các tù nhân chính trị, bãi bỏ các luật đàn áp chống lại tự do, công nhận các quyền kinh tế của doanh nghiệp tự do cho người dân Cuba, công nhận quyền bầu cử và được bầu của mỗi người dân Cuba - trong và ngoài hòn đảo”


Source:Catholic News Agency
 
Linh mục bị đánh đập, bị bắt giữa cuộc biểu tình ở Cuba
Đặng Tự Do
05:09 15/07/2021


Linh mục Castor Álvarez đã bị đánh đập và bị bắt ở Camagüey trong khi ngài đang bảo vệ những người biểu tình trẻ tuổi trong một cuộc biểu tình chống bọn cầm quyền cộng sản Cuba vào hôm Chúa Nhật.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp hòn đảo vào ngày 11 tháng 7.

Theo thông tin được xác nhận bởi ACI Prensa, Cha Castor Álvarez đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát Montecarlo ở Camagüey, với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

Được biết ngày 12 tháng 7, chính phủ muốn xử vị linh mục trong vòng 96 giờ với nhiều tội danh khác nhau. Theo một nguồn tin liên quan đến Giáo hội ở Cuba, Đức Tổng Giám Mục Wilfredo Pino Estevez của Camagüey đã cố gắng gặp ngài sáng 12 tháng 7 nhưng không thành công. Nhiều thanh niên Công Giáo cũng bị bắt tại Camagüey và Florida, cách Camagüey 30 dặm về phiá Tây Bắc.

Các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã biểu tình ôn hòa từ 8 giờ sáng ngày 12 tháng 7 trước đồn cảnh sát để đòi tự do cho Cha Álvarez.

Cha Rolando Montes de Oca, một linh mục của Tổng giáo phận Camagüey, nói với ACI Prensa rằng “ trên thực tế, có một số yếu tố giúp hiểu rõ nguồn gốc của các cuộc biểu tình”.

“Tình hình kinh tế trong thời điểm này đang phức tạp và còn trầm trọng hơn nhiều vì các biện pháp kinh tế mà chính phủ đưa ra vào đầu năm, được gọi là sắp xếp lại kinh tế hoặc những từ ngữ đại loại như thế, cuối cùng đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

“Lạm phát là rất lớn và các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm trở nên rất khó mua. Có một tình trạng rất tồi tệ về sự nghèo đói về vật chất”.

Linh mục Montes de Oca cũng cho biết bên cạnh khủng hoảng kinh tế là nỗi đau khổ lớn vì đại dịch COVID-19: “ Chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng COVID-19. Có rất nhiều thông tin về những người chết, những người không được chăm sóc y tế. Các bệnh viện bị sụp đổ. Chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người bệnh nằm trong hành lang, thậm chí nằm trên cáng trên sàn nhà”.

Vị linh mục cũng nói rằng “thiếu rất nhiều thuốc men. Nhiều người không có thuốc giảm đau. Ví dụ, không có Aspirin. Chúng tôi không nói về thuốc cao cấp. Không ai có chúng. Chúng thực tế không tồn tại, thậm chí đôi khi không có trong bệnh viện”.

Mất điện hiện nay xảy ra “ gần như hàng ngày. Điều này cùng với cái nóng của Cuba và muỗi khiến thời tiết gần như không thể chịu nổi”.


Source:Catholic News Agency
 
Ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm Angela Merkel là người Công Giáo
Đặng Tự Do
17:05 15/07/2021


Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm bà Angela Merkel làm thủ tướng Đức cam kết nhấn mạnh sự đa dạng trong chiến dịch bầu cử và trong chính phủ tiếp theo của đất nước nếu ông giành chiến thắng vào tháng 9.

Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu của Armin Laschet gần đây đã bị chỉ trích vì chỉ đưa những người mẫu da trắng lên các áp phích bầu cử của mình.

“Sự đa dạng trong xã hội của chúng ta sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch bầu cử”, Laschet nói với đài truyền hình công cộng ARD vào hôm Chúa Nhật, và nói thêm rằng vấn đề này có tầm quan trọng cá nhân đối với anh ta.

Khi được hỏi về tỷ lệ người Công Giáo trong nội các tương lai, ứng cử viên 60 tuổi này khẳng định rằng anh ta sẽ hướng tới sự cân bằng giới tính, tôn giáo và địa lý khi thành lập chính phủ.

“Sẽ có sự ngang bằng nam nữ trong Nội các và Nội các cũng sẽ phản ánh tất cả các miền của Đức, và cũng phải phản ánh phía đông và phía tây”, Laschet nói.

Laschet, thống đốc bang North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất của Đức, đã giành được đề cử của khối Liên minh của Thủ tướng Merkel hồi đầu năm nay trong một cuộc chạy đua giữa ba người. Về mặt chính trị, ông được coi là một trung tâm giống như Merkel, người đã chọn không tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong cuộc bầu cử ngày 26 tháng 9 của Đức.
Source:Crux
 
Tokyo trong tình trạng khẩn cấp COVID-19 trước Thế vận hội
Đặng Tự Do
17:05 15/07/2021


Đức Tổng Giám Mục Tarcisio Isao Kikuchi của tổng giáo phận Tokyo kêu gọi những lời cầu nguyện cho đất nước trước tình trạng bùng phát coronavirus. Chưa đầy hai tuần trước Thế vận hội Olympic, Tokyo đã trở lại dưới đám mây COVID.

Tử vong tại Nhật Bản tính đến ngày thứ Ba 13 tháng 7, đã lên đến 14,955 người, trong số 820,715 trường hợp nhiễm coronavirus.

Các nhà chức trách hôm thứ Hai 12/7 đã đặt thủ đô của Nhật Bản vào tình trạng khẩn cấp sau khi số trường hợp nhiễm bệnh tăng đột biến với hơn 600 người được ghi nhận vào hôm Chúa Nhật 11 tháng 7. Trên toàn quốc, số trường hợp nhiễm bệnh mới trong 24 giờ của ngày Chúa Nhật là 2,411 người.

Các nhà hàng đã được yêu cầu đóng cửa sớm và ngừng phục vụ rượu.

Lực lượng an ninh đã tiến hành một cuộc khám xét trung tâm truyền thông Thế vận hội vào hôm thứ Hai, trước khi chính thức mở cửa cho hàng nghìn nhà báo.

Các nhà tổ chức đã thông báo vào tuần trước rằng họ yêu cầu người dân xem các cuộc thi đấu trên TV.

Tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài suốt Thế vận hội cho đến ngày 22 tháng 8, ngay trước khi bắt đầu Thế vận hội dành cho những người tàn tật.
Source:Reuters
 
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa: Các cuộc hành hương là một phần của DNA của Giêrusalem
Đặng Tự Do
17:06 15/07/2021


Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem đã chào đón nhóm khách hành hương đầu tiên đến Thánh Địa trong hơn một năm rưỡi qua, kể từ khi các giới hạn Covid-19 được áp dụng. Nhân dịp này, ngài lặp lại lời mời quay trở lại các địa điểm Chúa Giêsu đã trải qua khi Ngài xuống thế làm người.

“Sự trở lại của những người hành hương đồng nghĩa với việc Giêrusalem được thở lại bằng hai lá phổi”, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh Vatican. Sau khi hân hoan mở cửa Tòa Thượng Phụ Giêrusalem cho các tín hữu, các linh mục và nhà báo đang ở Thánh Địa với tư cách là nhóm đầu tiên của Nhà hát Opera Romana Pellegrinaggi hành hương Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa đã nhắc lại lời mời đến Thánh Địa.

Theo Đức Thượng Phụ, chuyến hành hương đến Thánh Địa “cho phép chúng ta trải nghiệm bằng đôi mắt của mình”. Đó luôn là một trải nghiệm phi thường, mà nhóm đầu tiên này đang sống trong một chiều kích hồi ức thậm chí còn đặc biệt hơn. Trên thực tế, ở những nơi linh thiêng, không có cảnh xếp hàng bình thường để vào hay sự huyên náo bình thường của khách du lịch.

Đức Thượng Phụ nhấn mạnh đây là thời điểm đau buồn vì vắng bóng những người hành hương, nhưng cũng là dịp để suy ngẫm.

Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa giải thích rằng khoảng thời gian trống vắng này, sau khi đã gây ra quá nhiều vấn đề cho mọi người và đặc biệt là cho nhiều gia đình sống bằng nghề du lịch ở vùng đất này, có thể là một cơ hội để suy nghĩ lại. Chúng ta có thể cố gắng suy nghĩ lại về nhịp điệu và phương thức du lịch để bảo đảm rằng chúng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hành hương, cũng như của những người làm nghề du lịch, sao cho mọi người có thể cảm thấy xúc động về mặt tâm linh khi đến thăm các địa điểm đã xảy ra các sự kiện trong đời Chúa Giêsu và do đó gặp gỡ Ngài.
Source:Vatican News
 
Nhà thờ Công Giáo bốc cháy ở phía bắc Alberta
Đặng Tự Do
17:06 15/07/2021


Một nhà thờ Công Giáo tại Kehewin Cree Nation đã bị phá hủy bởi những kẻ đốt phá. Biến cố này bổ sung vào danh sách các nhà thờ Công Giáo rất đẹp và cổ kính bị phá hoại hay thậm chí bị đốt cháy kể từ khi có tin tức về ngôi mộ vô danh của hàng trăm trẻ em được tìm thấy trong khuôn viên của các trường nội trú cũ.

Nhưng lần này cảnh sát đã bắt giữ hung thủ.

Trung sĩ cảnh sát Ron Bumbry cho biết vào khoảng 9:45 tối ngày 6 tháng 7, cảnh sát ở Bonnyville cùng với các dịch vụ cứu hỏa của Kehewin và Bonnyville vội vã báo cáo về một vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Mẹ Thương xót trên vùng đất của First Nations, cách Edmonton 235 km về phía đông bắc.

Cảnh sát Bonnyville đã bắt giữ và buộc tội một thiếu niên liên quan đến vụ việc này.

Thanh niên này đã được tạm tha khỏi nơi giam giữ và sẽ ra hầu tòa tại Tòa án thiếu niên tỉnh Bonnyville vào ngày 21 tháng 9 năm 2021.

Tên của thiếu niên này sẽ không được tiết lộ theo Đạo luật Tư pháp Hình sự thiếu niên.
Source:Western Standard
 
Đức Thánh Cha chia sẻ những đau thương trước cơn lũ lụt kinh hoàng ở Đức
Thanh Quảng sdb
21:08 15/07/2021
Đức Thánh Cha chia sẻ những đau thương trước cơn lũ lụt kinh hoàng ở Đức

(Tin Vatican)

Trong một bức điện thư được gửi đi vào tối thứ Năm (15/7/2021), qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự thương cảm gần gũi và tâm tình cầu nguyện của ngài với các nạn nhân của cơn mưa lũ nghiêm trọng ở North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate" tới ông Franz-Walter Steinmeier, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức.

ĐTC cầu nguyện cho "những người đã thiệt mạng" cũng như cầu nguyện "cho những người mất tích, những người bị thương", cũng như những người đã mất tài sản trước "thiên tai này”.

Bức điện văn kết thúc với những lời bảo đảm "sự gần gũi tinh thần" của Đức Thánh Cha đối với tất cả những người đã bị ảnh hưởng bởi cơn lũ lụt, và tất cả những ai tham gia vào các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.

"Đức Thánh Cha Phanxicô xin Chúa chúc lành cho tất cả mọi người."

Tính đến thời điểm này, đã có hơn 50 người thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích ở các bang North Rhine-Westphalia và ở Rhineland-Palatinate.

Theo báo cáo thì có toàn bộ một ngôi làng đã biến thành đống đổ nát sau cơn mưa lớn khiến các con sông vỡ đê càn quyét cả làng đi...

Nhiều người leo lên các mái nhà và được cứu sống; có khoảng 200 binh sĩ trong quân đội Đức đang tìm kiếm và cứu hộ các nạn nhân...

Ở Bỉ cũng bị ảnh hưởng phần nào! Tính đến lúc này, cũng có 8 trường hợp tử vong được báo cáo...
 
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục XIX: Lời Kinh của Pascal trong lúc bệnh hoạn
Vũ Văn An
18:27 15/07/2021
MỤC XIX. Xin Thiên Chúa ban ơn biết sử dụng tốt các bệnh tật.

I. Lạy Chúa, Đấng mà thần trí rất tốt lành và dịu dàng trong mọi sự, và là Đấng rất nhân từ, đến nỗi không những sự thịnh vượng, mà cả những thất sủng xảy đến với các người Chúa chọn đều là các hiệu quả của lòng Chúa thương xót, xin ban cho con ơn không hành động như một người ngoại giáo trong tình trạng mà đức công chính của Chúa đã đưa con vào; như một Kitô hữu đích thực, con nhìn nhận Chúa là Cha của con và là Thiên Chúa của con, trong bất cứ trạng thái nào của con, vì sự thay đổi trong thân phận con không mang lại sự thay đổi nào cho Chúa; Chúa vẫn vậy, mặc dù con chịu thay đổi; và Chúa không bớt là Thiên Chúa chút nào khi Chúa gây đau khổ và khi Chúa trừng phạt, cũng như khi Chúa an ủi và sử dụng lòng khoan dung.



II. Chúa đã cho con sức khỏe để phụng sự Chúa, và con đã sử dụng nó một cách hoàn toàn phàm tục. Bây giờ Chúa gửi cho con bệnh tật để sửa trị con; xin Chúa đừng để con sử dụng nó để chọc giận Chúa bằng sự thiếu kiên nhẫn của con. Con đã sử dụng sức khỏe của con một cách tồi tệ, và Chúa đã trừng phạt con vì điều đó. Xin Chúa đừng đau khổ khi con sử dụng hình phạt của Chúa một cách tồi tệ. Và vì sự hư hỏng của bản chất con tồi tệ đến nỗi nó biến các ân huệ của Chúa thành độc hại cho con, lạy Thiên Chúa của con, xin ơn thánh toàn năng của Chúa làm cho các hình phạt của Chúa thành ơn cứu rỗi cho con. Nếu con có trái tim tràn đầy tình âu yếm thế gian trong khi nó còn sức sống nào, xin hãy tiêu diệt sức sống đó để con được cứu rỗi; và khiến con không có khả năng tận hưởng thế gian, bất kể do cơ thể yếu đuối, do lòng nhiệt thành bác ái, để chỉ biết vui hưởng một mình Chúa mà thôi.

III. Ôi lạy Thiên Chúa, Đấng mà trước Ngài con phải tính sổ chính xác mọi hành động của con vào lúc cuối đời và ngày tận thế! Ôi Lạy Thiên Chúa, Đấng chỉ để thế giới và tất cả mọi sự trên thế giới tồn tại để thử thách những người Chúa chọn, hoặc để trừng phạt những kẻ tội lỗi! Hỡi Đức Chúa Trời, Đấng đã bỏ mặc những tội nhân cứng lòng trong việc sử dụng ngon lành và tội ác trên thế giới! Ôi Lạy Thiên Chúa, Đấng đã làm thân xác chúng con chết, và là Đấng, vào giờ chết, tách linh hồn chúng con khỏi tất cả những gì nó yêu thương trên thế gian! Ôi Lạy Thiên Chúa, Đấng, vào giây phút cuối cùng của đời con, sẽ bứng con khỏi tất cả những điều con gắn bó với chúng, và là nơi con đặt trọn trái tim của con! Ôi Lạy Thiên Chúa, Đấng, vào ngày cuối cùng, sẽ thiêu hủy trời và đất, và tất cả các tạo vật mà chúng chứa đựng, để cho mọi người thấy rằng không có gì còn tồn tại ngoài Chúa, và như thế, không có gì đáng yêu hơn Chúa, vì không có gì là bền vững ngoài Chúa! Ôi Lạy Thiên Chúa, Đấng phải tiêu diệt tất cả mọi ngẫu thần vô dụng này và tất cả những đối tượng tai hại của các niềm đam mê của chúng con! Con ngợi khen Chúa, lạy Thiên Chúa của con, và con sẽ chúc tụng Chúa trong mọi ngày suốt đời con, vì Chúa đã vui lòng dự ứng trước cái ngày khủng khiếp ấy khi, vì con, Chúa đã tiêu diệt mọi sự, trong sự yếu nhược Chúa đã rút gọn con vào.

Con ngợi khen Chúa, lạy Thiên Chúa của con, và con sẽ chúc tụng Chúa mọi ngày suốt cả đời con, vì Chúa đã vui lòng rút gọn con vào chỗ không còn khả năng tận hưởng sự ngọt ngào của sức khỏe và thú vui của thế gian; và vì lợi ích của con mà phần nào đó, Chúa đã tiêu diệt các ngẫu thần lừa dối, mà Chúa đã tiêu diệt một cách hữu hiệu để gây bối rối cho các kẻ ác trong ngày Chúa nổi giận.

Lạy Chúa, xin cho con tự xét đoán mình sau sự hủy diệt mà Chúa đã gây ra cho con này, để Chúa không phán xét con sau cuộc hủy diệt toàn bộ mà Chúa sẽ gây ra cho đời sống con và đời sống thế giới.

Vì Lạy Chúa, như lúc con chết, con thấy mình bị tách rời khỏi thế giới, bị tước hết mọi sự, một mình trước nhan Chúa, để trả lời công lý của Chúa đối với tất cả mọi chuyển động của trái tim con, xin Chúa hãy làm cho con tự xem xét con trong căn bệnh này, giống như trong một loại chết, bị tách rời khỏi thế giới, bị tước bỏ mọi đối tượng con vốn gắn bó với, một mình trước nhan Chúa, để khẩn nài lòng thương xót Chúa ban cho con sự hoán cải tâm hồn; và như thế, con có được niềm an ủi tột độ về việc, lúc này, Chúa gửi cho con một loại cái chết để thực thi lòng thương xót của Chúa, trước khi Chúa thực sự gửi cái chết cho con để thực thi sự phán xét của Chúa.

Vậy, lạy Thiên Chúa của con, như Chúa đã báo trước cái chết của con thế nào, con cũng dự ứng mức độ nghiêm khắc trong bản án của Chúa như thế, và con tự xét bản thân con trước sự phán xét của Chúa, để tìm lòng thương xót trước nhan Chúa.

IV. Lạy Thiên Chúa của con! Xin cho con biết thờ lạy trong im lặng mệnh lệnh quan phòng đáng tôn thờ của Chúa đối với việc sống cuộc sống của con; ngay tai họa của Chúa cũng an ủi con; và sau khi đã sống trong cay đắng vì tội lỗi của con trong lúc bình an, con biết nếm trải những ngọt ngào thiên giới của ơn thánh Chúa trong những lúc gặp điều xấu xa mang tính cứu rỗi mà Chúa đã giáng xuống trên con!

Nhưng, Lạy Thiên Chúa của con, con nhận thấy trái tim con rất cứng cỏi và đầy những ý nghĩ, những quan tâm, lo lắng và quyến luyến thế gian, đến nỗi bệnh tật hay sức khỏe, bài diễn thuyết, sách vở, cả sách thánh của Chúa, Tin mừng của Chúa, cả các mầu nhiệm thánh thiêng nhất của Chúa, cả việc bố thí, ăn chay, ép xác, cả các phép lạ, cả việc dùng các bí tích, cả lễ hy sinh mình thánh Chúa, cả mọi cố gắng của con, cả mọi cố gắng của cả thế giới với nhau, không thể làm gì cả để khởi đầu việc hoán cải của con, nếu Chúa không kèm tất cả những điều ấy với ơn phù trợ phi thường của ơn thánh Chúa. Đó là lý do tại sao, lạy Thiên Chúa toàn năng, con ngỏ lời cùng Chúa để xin Chúa hồng ân mà mọi tạo vật họp nhau lại cũng không thể ban cho con.

Con sẽ không dám liều lĩnh ngỏ với Chúa các than van của con, nếu một ai khác có thể lắng nghe chúng. Nhưng, Lạy Thiên Chúa của con, vì việc hoán cải của trái tim con, mà con cầu xin Chúa, là một công việc vượt quá mọi cố gắng của thiên nhiên, nên con chỉ có thể ngỏ lời cùng tác giả và chúa tể toàn năng của thiên nhiên và của trái tim con mà thôi.



Lạy Chúa, con sẽ than van với ai, con sẽ chạy lại với ai nếu không phải là Chúa? Bất cứ điều gì không phải là Chúa đều không thể đáp ứng được sự mong đợi của con. Chính Thiên Chúa mà con cầu xin và tìm kiếm; và, Lạy Thiên Chúa của con, con chỉ ngỏ lời với một mình Chúa để có được Chúa. Lạy Chúa, hãy mở rộng lòng con; hãy vào nơi nổi loạn này mà các thói hư đã chiếm giữ. Chúng đã giữ nó làm bầy tôi. Hãy vào trong nó như trong ngôi nhà của kẻ mạnh; nhưng trước tiên hãy trói kẻ thù mạnh mẽ và quyền lực vốn làm chủ nó, rồi hãy lấy kho báu có trong đó. Lạy Chúa, xin hãy nhận các tình cảm âu yếm của con mà thế giới đã đánh cắp; Chúa hãy tự mình đánh cắp kho báu ấy, hay nói đúng hơn là lấy lại nó, vì nó vốn thuộc về Chúa, như một cống vật con vốn nợ Chúa, vì hình ảnh của Chúa đã in sâu vào nó. Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nó ở đó, vào lúc con chịu phép rửa, vốn là lần sinh thứ hai của con; nhưng nó đã bị hoàn toàn tẩy xóa. Ý niệm thế gian đã khắc sâu vào nó đến nỗi ý niệm về Chúa không còn có thể biết được nữa. Một mình Chúa đã có thể tạo ra linh hồn của con; chỉ Chúa mới có thể tái tạo nó; chỉ một mình Chúa mới có thể tạo hình ảnh của Chúa ở đó, một mình Chúa có thể cải tạo nó, và in lại bức chân dung của Chúa ở đó: nghĩa là, Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Rỗi của con, vốn là hình ảnh của Chúa và dấu ấn của bản thể Chúa.

V. Lạy Thiên Chúa của con! Trái tim hạnh phúc là trái tim có thể yêu một đối tượng quyến rũ như vậy, không hề làm mất lòng Người, và sự gắn bó với Người có ích cứu rỗi xiết bao! Con cảm thấy con không thể yêu thế gian mà không làm mất lòng Chúa, không làm hại bản thân và không làm nhục chính mình con; và tuy thế, thế gian vẫn là đối tượng cho mọi vui thích của con. Lạy Thiên Chúa của con! linh hồn hạnh phúc là linh hồn lấy Chúa làm niềm vui thích, vì nó có thể từ bỏ mình để yêu Chúa, không những không âu lo, mà còn được công phúc nữa! Hạnh phúc của nó vững chắc và lâu bền, vì hoài mong của nó sẽ không bị thất vọng, bởi vì Chúa sẽ không bao giờ bị hủy diệt, và cả sự sống lẫn cái chết sẽ không bao giờ tách nó ra khỏi đối tượng nó mong muốn; và ngay lúc các kẻ ác bị các thần tượng của họ lôi kéo vào một cuộc hủy hoại tập thể, lúc ấy cũng sẽ hợp nhất những người công chính với Chúa trong một vinh quang tập thể; nhóm người trước sẽ hư vong cùng với các đối tượng dễ hư vong mà họ vốn gắn bó với thế nào, thì nhóm người sau sẽ tồn tại vĩnh viễn trong đối tượng vĩnh cửu và tự tồn tại, Đấng mà họ kết hợp chặt chẽ với! Hạnh phúc thay những người, với sự tự do hoàn toàn và khuynh hướng ý chí kiên vững, yêu một cách trọn vẹn và tự do điều họ bắt buộc phải yêu một cách nhất thiết!

VI. Lạy Thiên Chúa của con, xin Chúa hãy hoàn tất các chuyển động tốt lành mà Chúa vốn ban cho con. Xin Chúa hãy là cùng đích của chúng cũng như Chúa vốn là nguyên lý của chúng. Xin Chúa hãy tôn vinh các hồng ân của chính Chúa; vì con nhìn nhận chúng là các hồng ân của Chúa. Vâng, lạy Thiên Chúa của con; và, thay vì cao ngạo cho rằng những lời cầu nguyện của con có giá trị buộc Chúa nhất thiết phải khứng nghe, con nhìn nhận một cách rất khiêm nhường rằng sau khi đã trao trái tim con cho tạo vật, trái tim mà Chúa đã tạo thành chỉ cho một mình Chúa, không cho thế gian, cũng không cho chính con, con không thể mong đợi ân sủng nào ngoại trừ ân sủng của lòng Chúa thương xót, vì con không có gì ở trong con có thể lôi cuốn Chúa vào đó và tất cả những chuyển động tự nhiên của trái tim con, vốn hướng về các tạo vật hay vào chính con, chỉ có thể làm Chúa bất bình. Vì vậy, con cảm ơn Chúa, lạy Thiên Chúa của con, về những chuyển động tốt lành mà Chúa ban cho con, và về chính chuyển động mà Chúa ban cho con để con tạ ơn Chúa.

VII. Xin Chúa hãy đánh động trái tim con bằng sự ăn năn về các lỗi lầm của con, bởi vì, nếu không có nỗi đau bên trong này, thì những tai họa bên ngoài mà Chúa dùng trừng phạt thân xác con sẽ là một dịp khác để con phạm tội. Xin làm cho con biết rõ rằng các tai họa của thể xác không là gì khác hơn sự trừng phạt và là hình bóng toàn bộ những điều xấu xa của linh hồn. Nhưng, lạy Chúa, xin Chúa hãy làm chúng thành phương thuốc, bằng cách làm cho con, trong những nỗi đau mà con cảm thấy, biết xem xét nỗi đau con không cảm thấy trong linh hồn, mặc dù toàn các bệnh tật và đầy các vết lở loét. Vì, lạy Chúa, căn bệnh lớn nhất của nó là sự vô cảm và sự yếu đuối cùng cực này, những thứ đã lấy khỏi nó mọi cảm thức về các khốn cùng của chính nó. Xin Chúa làm cho con cảm thấy chúng một cách sống động, và cho quãng đời còn lại của con là cuộc đền tội liên tục, để rửa sạch các tội con đã phạm.

VIII. Lạy Chúa, mặc dù cuộc đời đã qua của con không có những tội ác lớn lao, mà các dịp phạm chúng Chúa đã giữ cách xa con, tuy nhiên nó thật đáng ghê tởm đối với Chúa bởi sự sơ suất liên tục của nó, bởi việc lạm dụng các bí tích uy nghi nhất của Chúa, bởi sự khinh thường lời nói và linh hứng của Chúa, bởi sự nhàn rỗi và hoàn toàn vô ích trong các hành động và suy nghĩ của con, bởi sự lãng phí toàn bộ thời gian mà Chúa ban cho con chỉ để cho con tôn thờ Chúa, để tìm kiếm trong tất cả các nghề nghiệp của con những phương tiện làm hài lòng Chúa, và để đền các lỗi lầm đã phạm hàng ngày, và thậm chí, còn là những điều bình thường nhất đối với những người công chính; đến nỗi đời sống họ phải là một cuộc đền tội liên tục, không có nó, họ có nguy cơ làm giảm sút sự công chính của họ: như thế, lạy Thiên Chúa của con, con luôn đi ngược lại với Chúa.

IX. Vâng, lạy Chúa, cho đến bây giờ con luôn luôn điếc trước ơn linh hứng của Chúa, con đã khinh thường lời sấm của Chúa; con đã phán đoán ngược với phán đoán của Chúa; Con đã mâu thuẫn với những châm ngôn thánh thiêng mà Chúa đã mang vào thế giới từ trong lòng của Cha Vĩnh Hằng của Chúa, và theo đó Chúa sẽ phán xét thế giới. Chúa nói: Phúc cho những ai khóc lóc, và khốn cho những ai được an ủi! Còn con, thì con nói: Khốn thay cho những người khóc than, và rất phúc thay cho những người được an ủi! Con nói: phúc thay những người được hưởng một gia tài thuận lợi, một công danh vẻ vang và một sức khỏe dồi dào! Và tại sao con cho là họ hạnh phúc, nếu không phải vì tất cả những lợi điểm đó khiến họ rất dễ hưởng thụ các tạo vật, nghĩa là xúc phạm đến Chúa? Vâng, lạy Chúa, con thú nhận rằng con rất quý trọng sức khỏe như một sự thiện, không phải vì nó là một cách dễ dàng để phục vụ Chúa một cách hữu ích, để dành nhiều sự quan tâm và canh thức hơn cho việc phục vụ Chúa, và trợ giúp người lân cận; nhưng vì nhờ nó, con có thể buông thả bản thân với thật ít kiềm chế hơn trong việc tha hồ hưởng các thú vui của cuộc sống, và nhất là thưởng thức các khoái cảm tai hại. Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biết sửa đổi lý trí hư hỏng của con, và điều chỉnh cảm xúc của con cho phù hợp với Chúa. Xin cho con biết mình hạnh phúc trong sầu khổ, và trong việc bất lực hành động ở bên ngoài, xin Chúa thanh lọc cảm xúc của con đến mức chúng không còn chán ghét các cảm xúc của Chúa nữa; và nhờ thế, con tìm thấy Chúa trong chính con, vì con không thể tìm Chúa ở bên ngoài, do sự yếu đuối của con. Vì, lạy Chúa, vương quốc Chúa ở trong các tín hữu của Chúa; và con sẽ tìm thấy nó trong chính con, nếu con tìm thấy thần trí và các cảm xúc của Chúa ở đó.

X. Nhưng lạy Chúa, con phải làm gì để Chúa buộc đổ tràn thần trí Chúa xuống trái đất khốn khổ này? Tất cả mọi thứ mà con là đều đáng ghét đối với Chúa, và con không tìm thấy gì ở trong con để có thể làm vui lòng Chúa. Lạy Chúa, con không thấy gì ở đó, ngoại trừ những nỗi đau duy nhất của con, chúng vốn có một số điểm giống với các nỗi đau của Chúa. Vì vậy, xin Chúa xem xét các tai họa mà con đang phải chịu và là những thứ đang đe dọa con. Lạy Đấng Cứu Rỗi con, Đấng rất yêu các đau khổ của Chúa trong lúc qua đời, xin Chúa nhìn với con mắt thương xót các vết thương mà bàn tay Chúa đã gây ra cho con! Lạy Thiên Chúa, Đấng chỉ trở nên người phàm để chịu đau khổ hơn bất cứ người nào vì sự cứu rỗi của loài người! Lạy Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể sau khi loài người phạm tội, và chỉ mặc lấy một thân xác chỉ để chịu đủ mọi tai họa mà tội lỗi của chúng con đáng gánh chịu! Lạy Thiên Chúa, Đấng yêu thương các thân xác đau khổ đến nỗi Chúa đã chọn cho Chúa thân xác trĩu nặng các đau khổ chưa bao giờ có trên thế giới! Xin Chúa vui lòng với thân xác con, không phải vì chính nó, cũng không phải vì tất cả những gì nó chứa đựng, vì mọi sự trong đó đều đáng để Chúa nổi giận; nhưng vì những tai họa nó chịu đựng, chỉ có chúng mới có thể xứng đáng với tình yêu của Chúa mà thôi.

Lạy Chúa, xin Chúa yêu thương những đau khổ của con, và xin cho những tai họa của con mời được Chúa đến thăm con. Nhưng, lạy Đấng Cứu Rỗi của con, để hoàn tất việc chuẩn bị nơi Chúa đến viếng thăm, xin Chúa hãy làm để nếu thân xác con có điểm chung với thân xác của Chúa, thì nó phải chịu đau khổ vì các lỗi phạm của con, linh hồn con cũng muốn có điểm chung với linh hồn của Chúa, thì nó phải buồn phiền vì cùng những lỗi phạm này; và như thế, con sẽ đau khổ với Chúa, và cũng như Chúa, đau khổ cả trong thân xác lẫn trong linh hồn con, vì những tội lỗi mà con đã xúc phạm.



XI. Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biết nối kết các niềm an ủi của Chúa vào các đau khổ của con, để con có thể chịu đau khổ như một Kitô hữu. Con không xin được miễn đau khổ, vì đó là phần thưởng của các thánh; nhưng con xin đừng bị bỏ rơi cho các đau khổ của thiên nhiên mà không được các an ủi của thần trí Chúa; vì đó là sự trừng phạt dành cho người Do Thái và dân ngoại. Con không xin sự an ủi viên mãn mà không có bất cứ đau khổ nào; vì nó là cuộc sống vinh quang. Con cũng không xin được ở trong nhiều tai họa mà không có sự an ủi; vì đó là một tình trạng của Do Thái giáo. Nhưng, lạy Chúa, con xin được cảm nhận tất cả với nhau, cả các đau khổ của thiên nhiên vì tội lỗi của con, lẫn các an ủi của thần trí Chúa nhờ ơn thánh Chúa; vì đó là tình trạng đích thực của Kitô giáo. Xin cho con không cảm thấy đau đớn nếu không có sự an ủi; nhưng cho con cảm thấy đau đớn và an ủi tất cả với nhau, để cuối cùng con tiến tới chỗ chỉ cảm thấy các an ủi của Chúa mà không có bất cứ đau khổ nào. Vì, lạy Chúa, Chúa đã để thế giới mòn mỏi trong các đau khổ tự nhiên mà không được an ủi, trước khi Con một của Chúa giáng trần: bây giờ Chúa an ủi và xoa dịu các đau khổ của tín hữu Chúa nhờ ơn thánh của Con một Chúa; và Chúa tràn đổ cho các thánh của Chúa một hạnh phúc tinh khiết trong vinh quang của Con một Chúa. Đó là những cấp độ đáng ngưỡng mộ qua đó Chúa tiến hành các công trình của Chúa. Chúa đã kéo con ra khỏi điều thứ nhất: xin cho con bước qua điều thứ hai, để tiến vào điều thứ ba. Lạy Chúa, chính ơn thánh là điều con xin Chúa.

XII. Xin chớ để con bị xa cách Chúa đến nỗi con có thể xem xét linh hồn Chúa buồn rầu cho đến chết, và thân thể Chúa bị nhừ tử vì tội lỗi của con, mà không được vui mừng vì đau khổ cả về thể xác lẫn linh hồn con. Vì còn có gì đáng xấu hổ hơn, mặc dù rất bình thường nơi các Kitô hữu và nơi bản thân con, cho bằng, trong khi Chúa đổ máu để chuộc tội chúng con, chúng con lại sống trong vui sướng; và cho bằng các Kitô hữu tuyên bố thuộc về Chúa; và là những người, qua phép rửa, đã từ bỏ thế gian để theo Chúa; là những người đã tuyên thệ long trọng trước Giáo Hội sẽ sống và chết với Chúa; những người tuyên bố mình tin rằng thế gian đã bắt bớ và đóng đinh Chúa; những người tin rằng Chúa đã tự phơi bày chính Chúa cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và sự tàn ác của loài người để chuộc họ khỏi tội ác của họ; Con nói, những người tin tất cả những sự thật ấy, những người coi thân xác Chúa như vật tế hiến mình cho sự cứu rỗi của họ, những người coi những thú vui và tội lỗi của thế giới như lý do duy nhất gây đau khổ cho Chúa, và chính thế giới như đao phủ của Chúa, lại tìm cách vuốt ve thân xác họ bằng cùng các thú vui này, giữa cùng một thế giới này; và cho bằng những người không thể, mà không rùng mình kinh hãi khi thấy một người vuốt ve và quí mến kẻ đã giết cha mình, người đã xả thân để ban sự sống cho họ, lại có thể sống, như con đã làm, với trọn niềm vui giữa thế gian, mà con biết đích thực là kẻ đã giết Đấng mà con nhìn nhận là Thiên Chúa của con và là cha của con, Đấng đã xả thân vì sự cứu rỗi riêng của con, và là Đấng, trong con người của Người đã gánh chịu hình phạt vì tội ác của con? Lạy Chúa, điều chính đáng là Chúa đã làm gián đoạn một niềm vui cũng tội lỗi như niềm vui trong đó, con yên nghỉ dưới bóng sự chết.

XIII. Vậy, lạy Chúa, xin hãy cất khỏi con những buồn phiền mà tình yêu chính con có thể mang lại cho con từ các đau khổ của chính con, và từ những điều của thế gian vốn không tương thích với các xu hướng của lòng con, và không lưu tâm gì đến vinh quang của Chúa; nhưng xin đặt trong con một nỗi buồn phù hợp với nỗi buồn của Chúa. Xin cho các đau khổ của con có thể xoa dịu cơn giận của Chúa. Hãy biến nó thành một cơ hội cho sự cứu rỗi và sự hoán cải của con. Xin cho con từ nay trở đi, chỉ ước mong có sức khỏe và sự sống để sử dụng chúng và kết thúc chúng cho Chúa, với Chúa và trong Chúa. Con không xin Chúa sức khỏe, bệnh tật, sự sống, hay cái chết; nhưng xin Chúa xếp đặt sức khỏe của con và bệnh tật của con, sự sống và cái chết của con, vì vinh quang của Chúa, vì sự cứu rỗi của con, và vì ích lợi của Giáo hội và của các thánh của Chúa, mà con hy vọng, nhờ ơn thánh của Chúa, được làm một thành phần. Chỉ một mình Chúa biết điều gì là thích hợp với con: Chúa là chủ nhân tối cao, xin Chúa hãy làm những gì Chúa muốn. Hãy cho con, hãy cất con đi; nhưng hãy làm cho ý muốn của con phù hợp với ý muốn của Chúa; và, trong một sự phục tùng khiêm nhường và hoàn toàn, và trong sự tin tưởng thánh thiện, con sẵn sàng tiếp nhận các mệnh lệnh của ơn quan phòng đời đời của Chúa, và con cũng tôn thờ mọi điều đến với con từ Chúa.

XIV. Lạy Thiên Chúa của con, trong sự đồng nhất tinh thần luôn không thay đổi, xin Chúa cho con tiếp nhận mọi loại biến cố, vì chính con không biết mình phải xin điều gì, và con không thể muốn điều này hơn điều khác mà không cao ngạo, và không làm cho con trở thành thẩm phán và chịu trách nhiệm về những hậu quả mà sự khôn ngoan của Chúa muốn che giấu con. Lạy Chúa, con biết rằng con chỉ biết một điều: theo Chúa là điều tốt, và xúc phạm đến Chúa là điều xấu. Sau đó, con không biết điều nào tốt nhất hay tệ nhất trong tất cả mọi sự; con không biết điều nào có lợi cho con, sức khỏe hay bệnh tật, của cải hay nghèo khó, cũng như tất cả mọi thứ trên thế giới. Đó là sự biện phân vượt quá sức lực của con người và các thiên thần, và được giấu ẩn trong những bí mật của ơn Chúa quan phòng mà con hằng tôn thờ, và không muốn đào sâu hơn.

XV. Vì vậy, lạy Chúa, con có thế nào, con xin được phù hợp với thánh ý Chúa; và bệnh hoạn như con, con tôn vinh Chúa trong các đau khổ của con. Không có chúng, con không thể đạt được vinh quang; và, lạy Đấng Cứu Rỗi của con, chính Chúa cũng chỉ muốn đạt được điều đó bằng các đau khổ mà thôi. Chính nhờ dấu vết đau khổ của Chúa mà Chúa đã được các môn đệ của Chúa nhận ra; và chính nhờ các đau khổ, Chúa cũng nhận ra những người là môn đệ của Chúa. Vì vậy, xin hãy nhìn nhận con là môn đệ của Chúa trong các tai họa con đang chịu đựng, cả trong thể xác lẫn tinh thần của con, vì những tội con đã phạm: và bởi vì không có gì đẹp lòng Thiên Chúa nếu nó không được Chúa dâng lên cho Người, xin hãy hiệp nhất ý muốn của con với ý muốn của Chúa, và nỗi đau của con với những nỗi đau Chúa đã phải chịu đựng. Xin làm cho các đau khổ của con thành các đau khổ của Chúa: xin kết hợp con với Chúa; xin hãy đổ đầy con bằng Chúa và Chúa Thánh Thần của Chúa. Xin Chúa đi vào trái tim và linh hồn con, để mang các đau khổ của con ở đó, và tiếp tục chịu đựng trong con những gì Chúa vẫn còn phải chịu từ cuộc khổ nạn của Chúa, mà Chúa hoàn thành trong các chi thể của Chúa cho đến khi tiêu thụ hết thân xác Chúa; hầu cho, lạy Đấng Cứu Rỗi của con, được đầy tràn Chúa, không phải con sống và đau khổ nữa, nhưng chính Chúa đang sống và đau khổ ở trong con! và như thế, được chia sẻ chút ít trong các đau khổ của Chúa, Chúa làm cho con hoàn toàn tràn đầy vinh quang mà các đau khổ này đã giành được cho Chúa, trong vinh quang này, Chúa hằng sống với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, muôn đời. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Hồng
Joseph Ngọc Phạm
16:28 15/07/2021
CHIM HỒNG
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm

Đâu cần gấm vóc lụa là
Chúa ban bộ cánh hồng đào dễ thương
(bt)
 
VietCatholic TV
Đức Giám Mục San Bernardino sốc và đau buồn vô hạn vì linh mục cao niên mới về hưu lập tức lấy vợ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:07 15/07/2021


1. Đức Giám Mục San Bernardino 'sốc và đau buồn vô hạn': linh mục cao niên mới về hưu lập tức lấy vợ

Đức Giám Mục giáo phận San Bernardino nói rằng ngài cảm thấy “sốc và đau buồn vô hạn” trước quyết định của một linh mục làm cha sở lâu năm vừa mới kết hôn sau khi được cho nghỉ hưu.

Cuối tháng Sáu vừa qua, Đức Ông Howard Lincoln nguyên là Cha sở giáo xứ Thánh Tâm ở thành phố Palm Desert, cách thủ phủ San Bernardino 70 dặm về phía Đông Nam, đã được cho về hưu vì lý do tuổi tác theo luật định. Chỉ trong vòng vài ngày sau khi nhận được quyết định, ngài đã kết hôn dân sự với bà thư ký của giáo xứ.

Hai người đã tổ chức hôn lễ dân sự vào ngày 2 tháng 7. Những người có thánh chức không thể kết hôn như thế.

Đức Ông Lincoln cho biết trong một bức thư gửi giáo xứ Thánh Tâm rằng ngài và bà thư ký, cả hai đều ở tuổi bảy mươi, đã thảo luận về viễn cảnh hôn nhân “trong gần ba năm qua”.

Anh chị em giáo dân cảm thấy bị phản bội. Trong khi đó, Đức Cha Alberto Rojas, Giám Mục San Bernardino cho biết ngài rất buồn trước quyết định của Đức Ông Lincoln, một linh mục mà Đức Cha có là có “khả năng lãnh đạo năng động” và “có nhiều sáng kiến mục vụ” trong 20 năm làm cha sở tại giáo xứ Thánh Tâm.

Trong một lá thư đề ngày 10 tháng Bảy gửi cho giáo xứ Thánh Tâm, Đức Cha Alberto Rojas viết:

“Như anh chị em biết, một khi một linh mục đã được thụ phong, thì không bao giờ có thể kết hôn. Kỷ luật này là để cho các linh mục hoàn toàn hiến thân cho Giáo hội và phục vụ dân Chúa. Có những hoàn cảnh cụ thể mà Giáo hội sẽ phong chức linh mục cho người đã lập gia đình, nhưng không bao giờ có chuyện ngược lại”.

“Vì thế, khi bước vào một cuộc hôn nhân dân sự vào tháng này, Đức ông Lincoln về cơ bản đã tự tách mình ra khỏi ơn gọi linh mục của mình trong Giáo hội của chúng ta”.

Đức Cha Rojas không thảo luận cụ thể về khả năng huyền chức Đức Ông Lincoln trong lá thư của ngài, mặc dù Đức Ông Lincoln đã đề cập đến yêu cầu được huyền chức trong bức thư riêng của mình, và nói rằng ông và bà thư ký không muốn chờ đợi quá trình huyền chức trước khi “kết hôn”, viện lý do tuổi tác và sức khỏe của họ, bao gồm cả “các vấn đề về tim”. Chữ Đức Ông Lincoln dùng trong bức thư là “heart issues” - “các vấn đề về tim”. Cũng như trong tiếng Việt, “heart issues” trong tiếng Anh có thể hiểu là “các vấn đề sức khoẻ về tim mạch”, cũng có thể hiểu bóng bẩy là “các vấn đề liên quan đến tâm hồn.”

John Andrews, giám đốc truyền thông của giáo phận San Bernardino, nói với CNA rằng theo hiểu biết của ông, tiến trình loại bỏ khỏi hàng giáo sĩ Đức ông Lincoln vẫn chưa được bắt đầu.

“Tiến trình có thể xảy ra theo hai cách khác nhau. Nó có thể được khởi động bởi chính Đức Ông Lincoln. Nếu ông ấy quyết định không làm điều đó nhưng cứ tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân của mình, thì Giáo phận sẽ khởi động tiến trình huyền chức để bị loại bỏ ông ấy khỏi hàng giáo sĩ”, Andrews nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong một email.

Theo Đức Cha Rojas, năm 2019, Đức Ông Lincoln đã “bày tỏ trong vòng riêng tư ý tưởng kết hôn sau khi được nghỉ hưu” với người tiền nhiệm của ngài.

Đức Cha Rojas, được bổ nhiệm làm Giám Mục San Bernardino vào tháng 2 năm 2020, cho biết giáo phận vào thời điểm đó đã cố gắng khuyên can Đức Ông Lincoln.

“Phản ứng ngay lập tức của chúng tôi với tư cách là một Giáo phận là cung cấp những hỗ trợ và tài nguyên cần thiết cho Đức ông Lincoln để ngài có thể tái khẳng định cam kết với lời thề linh mục của mình và luôn là một linh mục có tư cách tốt suốt đời,” Đức Cha Rojas nói.

“Chúng tôi không chấp nhận một cách thụ động ý tưởng về việc ông ấy rời bỏ chức tư tế, chúng tôi ủng hộ ông ấy trong cuộc đấu tranh của mình và vẫn hy vọng rằng ông ấy sẽ thay đổi ý định”.

Đức Ông Lincoln được cho là một nhân vật nổi tiếng trong khu vực, và đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hai nhà thờ Công Giáo ở Thung lũng Coachella.
Source:Catholic News Agency

2. Giữa các cuộc biểu tình chưa từng có ở Cuba, người Công Giáo kêu gọi giải thể cộng sản, bầu cử tự do

Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, Phong trào Giải phóng Kitô Giáo, gọi tắt là MCL, đã kêu gọi người dân Cuba tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền cộng sản Cuba mở tổng tuyển cử sau khi hàng nghìn người xuống đường tại các thành phố lớn của Cuba để phản đối tình trạng khan hiếm chưa từng có về nhu yếu phẩm và tỷ lệ tử vong bởi COVID-19.

Sau nhiều tháng thiếu lương thực, thuốc men và các bệnh viện sụp đổ do đại dịch, hàng nghìn người dân Cuba đã xuống đường hô hào “Đả đảo chế độ độc tài!”, “Quê hương và cuộc sống!”, “Chúng tôi muốn có vắc xin!”, và “chúng tôi không sợ!”, trong các cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng có trong hơn 60 năm cai trị của Cộng sản.

Những người biểu tình ở một số khu vực đã tuần hành với hình ảnh Đức Mẹ Bác ái, là quan thầy của Cuba.

Eduardo Cardet Concepción, Điều phối viên Quốc gia của MCL, đã đưa ra một tuyên bố nói rằng “hàng nghìn người Cuba hôm nay đã xuống đường biểu tình một cách ôn hòa, đòi tự do và chấm dứt đàn áp và đau khổ”. Họ đang làm như vậy “để chế độ chuyên chế này phải chấm dứt”.

“MCL, một bộ phận của những người mệt mỏi vì áp bức và bất công, hoàn toàn xác định được mong muốn của họ. Chúng tôi ủng hộ các anh chị em của Phong trào Giải phóng Kitô Giáo và tất cả những người Cuba biểu tình một cách hòa bình, tận dụng quyền chính đáng này”, tuyên bố viết.

Tuyên bố yêu cầu “trả tự do cho các tù nhân chính trị, bãi bỏ các luật đàn áp chống lại tự do, công nhận các quyền kinh tế của doanh nghiệp tự do cho người dân Cuba, công nhận quyền bầu cử và được bầu của mỗi người dân Cuba - trong và ngoài hòn đảo”


Source:Catholic News Agency

3. Linh mục bị đánh đập, bị bắt giữa cuộc biểu tình ở Cuba

Linh mục Castor Álvarez đã bị đánh đập và bị bắt ở Camagüey trong khi ngài đang bảo vệ những người biểu tình trẻ tuổi trong một cuộc biểu tình chống bọn cầm quyền cộng sản Cuba vào hôm Chúa Nhật.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp hòn đảo vào ngày 11 tháng 7.

Theo thông tin được xác nhận bởi ACI Prensa, Cha Castor Álvarez đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát Montecarlo ở Camagüey, với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

Được biết ngày 12 tháng 7, chính phủ muốn xử vị linh mục trong vòng 96 giờ với nhiều tội danh khác nhau. Theo một nguồn tin liên quan đến Giáo hội ở Cuba, Đức Tổng Giám Mục Wilfredo Pino Estevez của Camagüey đã cố gắng gặp ngài sáng 12 tháng 7 nhưng không thành công. Nhiều thanh niên Công Giáo cũng bị bắt tại Camagüey và Florida, cách Camagüey 30 dặm về phiá Tây Bắc.

Các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã biểu tình ôn hòa từ 8 giờ sáng ngày 12 tháng 7 trước đồn cảnh sát để đòi tự do cho Cha Álvarez.

Cha Rolando Montes de Oca, một linh mục của Tổng giáo phận Camagüey, nói với ACI Prensa rằng “ trên thực tế, có một số yếu tố giúp hiểu rõ nguồn gốc của các cuộc biểu tình”.

“Tình hình kinh tế trong thời điểm này đang phức tạp và còn trầm trọng hơn nhiều vì các biện pháp kinh tế mà chính phủ đưa ra vào đầu năm, được gọi là sắp xếp lại kinh tế hoặc những từ ngữ đại loại như thế, cuối cùng đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

“Lạm phát là rất lớn và các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm trở nên rất khó mua. Có một tình trạng rất tồi tệ về sự nghèo đói về vật chất”.

Linh mục Montes de Oca cũng cho biết bên cạnh khủng hoảng kinh tế là nỗi đau khổ lớn vì đại dịch COVID-19: “ Chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng COVID-19. Có rất nhiều thông tin về những người chết, những người không được chăm sóc y tế. Các bệnh viện bị sụp đổ. Chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người bệnh nằm trong hành lang, thậm chí nằm trên cáng trên sàn nhà”.

Vị linh mục cũng nói rằng “thiếu rất nhiều thuốc men. Nhiều người không có thuốc giảm đau. Ví dụ, không có Aspirin. Chúng tôi không nói về thuốc cao cấp. Không ai có chúng. Chúng thực tế không tồn tại, thậm chí đôi khi không có trong bệnh viện”.

Mất điện hiện nay xảy ra “ gần như hàng ngày. Điều này cùng với cái nóng của Cuba và muỗi khiến thời tiết gần như không thể chịu nổi”.


Source:Catholic News Agency

4. Đức Hồng Y Monsengwo, cựu cố vấn của Đức Thánh Cha đã qua đời

Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, nguyên Tổng giám mục giáo phận Kinshasa, thủ đô Cộng hòa dân chủ Congo, đã qua đời tại Versaille, gần Paris, hưởng thọ 81 tuổi, sau một thời gian dài bị bệnh.

Đức Hồng Y Monsengwo sinh năm 1939, du học Rôma tại Trường Truyền Giáo từ năm 1960 và thụ phong linh mục ba năm sau đó. Ngài cũng học chuyên môn và đậu tiến sĩ Kinh thánh. Trở về nước, ngài làm giáo sư tại Phân khoa thần học ở thủ đô Kinshasa và đại chủng viện Gioan 23, rồi làm tổng thư ký Hội đồng Giám mục Congo cho đến năm 1981, thì được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Kisangani, rồi Tổng giám mục chính tòa tại đây, cho đến khi được chuyển về làm Tổng giám mục giáo phận thủ đô Kinshasa từ năm 2007, rồi thăng Hồng Y ba năm sau đó, 2010.

Đức Hồng Y Monsengwo từng làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Congo và Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, Chủ tịch thừa ủy Thượng Hội đồng Giám mục năm 2012 về việc tái truyền giảng Tin mừng.

Năm 2012, ngài được Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 mời giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Rôma. Ngày 13/4 năm 2013, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn giúp ngài cai quản Giáo hội và cải tổ Giáo triều Rôma. Đức Hồng Y thi hành công tác này cho đến khi về hưu, hồi năm 2018. Người kế nhiệm Đức Hồng Y trong chức vụ Tổng giám mục giáo phận Kinshasa hiện nay, là Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, 61 tuổi, thuộc dòng Capuchino, cũng được Đức Thánh Cha chọn làm thành viên Hội đồng Hồng Y cố vấn của ngài.

Trong những ngày trước đây, bệnh trạng của Đức Hồng Y trở nên rất nguy kịch nên được đưa sang Paris để chữa trị, nhưng ngài đã từ trần hôm Chúa nhật 11 tháng 7 vừa qua.

Với sự qua đi của Đức Hồng Y Monsengwo, Hồng Y đoàn còn 221 vị, trong đó có 124 Hồng Y cử tri dưới 80 tuổi.


Source:Vatican News
 
Giáo Hội tiếp tục bị bán đứng để kiếm phiếu, ngôi nhà thờ đẹp ở phía bắc Alberta ra tro bụi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:04 15/07/2021


1. Ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm Angela Merkel là người Công Giáo

Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm bà Angela Merkel làm thủ tướng Đức cam kết nhấn mạnh sự đa dạng trong chiến dịch bầu cử và trong chính phủ tiếp theo của đất nước nếu ông giành chiến thắng vào tháng 9.

Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu của Armin Laschet gần đây đã bị chỉ trích vì chỉ đưa những người mẫu da trắng lên các áp phích bầu cử của mình.

“Sự đa dạng trong xã hội của chúng ta sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch bầu cử”, Laschet nói với đài truyền hình công cộng ARD vào hôm Chúa Nhật, và nói thêm rằng vấn đề này có tầm quan trọng cá nhân đối với anh ta.

Khi được hỏi về tỷ lệ người Công Giáo trong nội các tương lai, ứng cử viên 60 tuổi này khẳng định rằng anh ta sẽ hướng tới sự cân bằng giới tính, tôn giáo và địa lý khi thành lập chính phủ.

“Sẽ có sự ngang bằng nam nữ trong Nội các và Nội các cũng sẽ phản ánh tất cả các miền của Đức, và cũng phải phản ánh phía đông và phía tây”, Laschet nói.

Laschet, thống đốc bang North Rhine-Westphalia, bang đông dân nhất của Đức, đã giành được đề cử của khối Liên minh của Thủ tướng Merkel hồi đầu năm nay trong một cuộc chạy đua giữa ba người. Về mặt chính trị, ông được coi là một trung tâm giống như Merkel, người đã chọn không tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong cuộc bầu cử ngày 26 tháng 9 của Đức.
Source:Crux

2. Tokyo trong tình trạng khẩn cấp COVID-19 trước Thế vận hội

Đức Tổng Giám Mục Tarcisio Isao Kikuchi của tổng giáo phận Tokyo kêu gọi những lời cầu nguyện cho đất nước trước tình trạng bùng phát coronavirus. Chưa đầy hai tuần trước Thế vận hội Olympic, Tokyo đã trở lại dưới đám mây COVID.

Tử vong tại Nhật Bản tính đến ngày thứ Ba 13 tháng 7, đã lên đến 14,955 người, trong số 820,715 trường hợp nhiễm coronavirus.

Các nhà chức trách hôm thứ Hai 12/7 đã đặt thủ đô của Nhật Bản vào tình trạng khẩn cấp sau khi số trường hợp nhiễm bệnh tăng đột biến với hơn 600 người được ghi nhận vào hôm Chúa Nhật 11 tháng 7. Trên toàn quốc, số trường hợp nhiễm bệnh mới trong 24 giờ của ngày Chúa Nhật là 2,411 người.

Các nhà hàng đã được yêu cầu đóng cửa sớm và ngừng phục vụ rượu.

Lực lượng an ninh đã tiến hành một cuộc khám xét trung tâm truyền thông Thế vận hội vào hôm thứ Hai, trước khi chính thức mở cửa cho hàng nghìn nhà báo.

Các nhà tổ chức đã thông báo vào tuần trước rằng họ yêu cầu người dân xem các cuộc thi đấu trên TV.

Tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài suốt Thế vận hội cho đến ngày 22 tháng 8, ngay trước khi bắt đầu Thế vận hội dành cho những người tàn tật.
Source:Reuters

3. Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa: Các cuộc hành hương là một phần của DNA của Giêrusalem

Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem đã chào đón nhóm khách hành hương đầu tiên đến Thánh Địa trong hơn một năm rưỡi qua, kể từ khi các giới hạn Covid-19 được áp dụng. Nhân dịp này, ngài lặp lại lời mời quay trở lại các địa điểm Chúa Giêsu đã trải qua khi Ngài xuống thế làm người.

“Sự trở lại của những người hành hương đồng nghĩa với việc Giêrusalem được thở lại bằng hai lá phổi”, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh Vatican. Sau khi hân hoan mở cửa Tòa Thượng Phụ Giêrusalem cho các tín hữu, các linh mục và nhà báo đang ở Thánh Địa với tư cách là nhóm đầu tiên của Nhà hát Opera Romana Pellegrinaggi hành hương Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa đã nhắc lại lời mời đến Thánh Địa.

Theo Đức Thượng Phụ, chuyến hành hương đến Thánh Địa “cho phép chúng ta trải nghiệm bằng đôi mắt của mình”. Đó luôn là một trải nghiệm phi thường, mà nhóm đầu tiên này đang sống trong một chiều kích hồi ức thậm chí còn đặc biệt hơn. Trên thực tế, ở những nơi linh thiêng, không có cảnh xếp hàng bình thường để vào hay sự huyên náo bình thường của khách du lịch.

Đức Thượng Phụ nhấn mạnh đây là thời điểm đau buồn vì vắng bóng những người hành hương, nhưng cũng là dịp để suy ngẫm.

Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa giải thích rằng khoảng thời gian trống vắng này, sau khi đã gây ra quá nhiều vấn đề cho mọi người và đặc biệt là cho nhiều gia đình sống bằng nghề du lịch ở vùng đất này, có thể là một cơ hội để suy nghĩ lại. Chúng ta có thể cố gắng suy nghĩ lại về nhịp điệu và phương thức du lịch để bảo đảm rằng chúng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hành hương, cũng như của những người làm nghề du lịch, sao cho mọi người có thể cảm thấy xúc động về mặt tâm linh khi đến thăm các địa điểm đã xảy ra các sự kiện trong đời Chúa Giêsu và do đó gặp gỡ Ngài.
Source:Vatican News

4. Nhà thờ Công Giáo bốc cháy ở phía bắc Alberta

Một nhà thờ Công Giáo tại Kehewin Cree Nation đã bị phá hủy bởi những kẻ đốt phá. Biến cố này bổ sung vào danh sách các nhà thờ Công Giáo rất đẹp và cổ kính bị phá hoại hay thậm chí bị đốt cháy kể từ khi có tin tức về ngôi mộ vô danh của hàng trăm trẻ em được tìm thấy trong khuôn viên của các trường nội trú cũ.

Nhưng lần này cảnh sát đã bắt giữ hung thủ.

Trung sĩ cảnh sát Ron Bumbry cho biết vào khoảng 9:45 tối ngày 6 tháng 7, cảnh sát ở Bonnyville cùng với các dịch vụ cứu hỏa của Kehewin và Bonnyville vội vã báo cáo về một vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Mẹ Thương xót trên vùng đất của First Nations, cách Edmonton 235 km về phía đông bắc.

Cảnh sát Bonnyville đã bắt giữ và buộc tội một thiếu niên liên quan đến vụ việc này.

Thanh niên này đã được tạm tha khỏi nơi giam giữ và sẽ ra hầu tòa tại Tòa án thiếu niên tỉnh Bonnyville vào ngày 21 tháng 9 năm 2021.

Tên của thiếu niên này sẽ không được tiết lộ theo Đạo luật Tư pháp Hình sự thiếu niên.
Source:Western Standard