Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/07: Đức Tin – Ơn ban vô điều kiện – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:55 16/07/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
“Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:26 16/07/2024
22. Cầu nguyện là một loại vũ khí rất mạnh, là phòng ngự, là nơi ẩn núp, là kho tàng.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:31 16/07/2024
8. THIẾU HAI CÁI XÀ
Chi Nguyên Hiến vì làm một cái nhà vừa cao vừa lớn nên đã dùng hết số tiền mình đã có. Nhà làm xong rồi, nhưng lại bịa đặt với cấp trên là còn khó khăn.
Đậu Gián Nghĩa đi ngang qua nói:
- “Cái nhà làm rất đẹp, chỉ có điều là thiếu hai cái xà 樑 (1) : một cái không có “suy nghĩ思量” (2), một cái không có “cân nhắc酌量” (3).
(Nhã Ngược)
Suy tư 8:
Cái nhà đẹp mà thiếu cái xà thì cũng chưa tốt lắm, bởi vì nó sẽ làm cho cái nhà không được hoàn hảo, đẹp thì đẹp nhưng vẫn cứ thấy “chướng” khi nhìn lên trần nhà mà thấy thiếu hai cái xà ngang...
Cái nhà là con người ta, có người đẹp trai anh tuấn nhưng lại thiếu “cái xà” là hiểu biết, nên trở thành người nông nỗi; có người đẹp khuynh nước khuynh thành nhưng thiếu “cái xà” là nết na, nên trở thành gái lẳng lơ đa tình; có người học rộng tài cao nhưng thiếu “cái xà” là đạo đức, nên trở thành kẻ độc ác và gian xảo; có người làm quan rất to rất lớn nhưng thiếu “cái xà” là thanh liêm, nên trở thành kẻ làm nghèo đất nước...
Thiên Chúa tạo dựng nên con người có thân xác và linh hồn, có vật chất và tinh thần, cả hai đều tốt lành đẹp đẽ, cho nên người Ki-tô hữu không thể chỉ chăm sóc thân xác mà bỏ bê phần linh hồn, cũng như không chỉ lo chăm sóc phần hồn mà bỏ bê phần xác, nhưng cần phải chăm sóc cả hai, bởi vì đến ngày tận thế cả xác và hồn đều sẽ sống lại để chịu phán xét, lúc đó nếu mất hai “cái xà” là kính Chúa yêu người thì có mà...chết đời đời trong hỏa ngục !
(1) 樑phát âm là “liang” nghĩa là cái xà.
(2) 量 cũng phát âm là “liang” nhưng nghĩa là lượng.思量nghĩa là suy nghĩ.
(3) 酌量 nghĩa là “cân nhắc, xem xét”, Đậu Gián Nghĩa chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chi Nguyên Hiến vì làm một cái nhà vừa cao vừa lớn nên đã dùng hết số tiền mình đã có. Nhà làm xong rồi, nhưng lại bịa đặt với cấp trên là còn khó khăn.
Đậu Gián Nghĩa đi ngang qua nói:
- “Cái nhà làm rất đẹp, chỉ có điều là thiếu hai cái xà 樑 (1) : một cái không có “suy nghĩ思量” (2), một cái không có “cân nhắc酌量” (3).
(Nhã Ngược)
Suy tư 8:
Cái nhà đẹp mà thiếu cái xà thì cũng chưa tốt lắm, bởi vì nó sẽ làm cho cái nhà không được hoàn hảo, đẹp thì đẹp nhưng vẫn cứ thấy “chướng” khi nhìn lên trần nhà mà thấy thiếu hai cái xà ngang...
Cái nhà là con người ta, có người đẹp trai anh tuấn nhưng lại thiếu “cái xà” là hiểu biết, nên trở thành người nông nỗi; có người đẹp khuynh nước khuynh thành nhưng thiếu “cái xà” là nết na, nên trở thành gái lẳng lơ đa tình; có người học rộng tài cao nhưng thiếu “cái xà” là đạo đức, nên trở thành kẻ độc ác và gian xảo; có người làm quan rất to rất lớn nhưng thiếu “cái xà” là thanh liêm, nên trở thành kẻ làm nghèo đất nước...
Thiên Chúa tạo dựng nên con người có thân xác và linh hồn, có vật chất và tinh thần, cả hai đều tốt lành đẹp đẽ, cho nên người Ki-tô hữu không thể chỉ chăm sóc thân xác mà bỏ bê phần linh hồn, cũng như không chỉ lo chăm sóc phần hồn mà bỏ bê phần xác, nhưng cần phải chăm sóc cả hai, bởi vì đến ngày tận thế cả xác và hồn đều sẽ sống lại để chịu phán xét, lúc đó nếu mất hai “cái xà” là kính Chúa yêu người thì có mà...chết đời đời trong hỏa ngục !
(1) 樑phát âm là “liang” nghĩa là cái xà.
(2) 量 cũng phát âm là “liang” nhưng nghĩa là lượng.思量nghĩa là suy nghĩ.
(3) 酌量 nghĩa là “cân nhắc, xem xét”, Đậu Gián Nghĩa chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mở một cánh cửa
Lm. Minh Anh
15:14 16/07/2024
MỞ MỘT CÁNH CỬA
“Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời”.
“Để diện kiến Hài Nhi Giêsu, ba nhà đạo sĩ đã phải trả giá cao - một hành trình dài - với những lễ phẩm đắt tiền. Và cuộc sống của họ đã đổi thay khi “Họ rẽ qua đường khác mà về” sau khi gặp Vua Trời, Đấng luôn ‘mở một cánh cửa’ với bất cứ ai!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Không như trường hợp của ba nhà đạo sĩ, Lời Chúa hôm nay cho thấy một điều gì đó hoàn toàn khác! Chúa Giêsu nói, “Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời”. Và nếu như thế, Đấng luôn ‘mở một cánh cửa’ với bất cứ ai, xem ra, lại ‘đóng cửa’ với một hạng nào đó? Chúng ta cùng xem xét!
Sự khôn ngoan, kiến thức và hiểu biết là ba trong bảy ơn Chúa Thánh Thần; vì thế, tự nó, không thể là vấn đề! Ở đây, Chúa Giêsu đang nói đến những người mà ‘lòng kiêu hãnh và cái tôi’ của họ quá cao đến nỗi tự cho mình có quyền thẩm định mọi sự. Do đó, những mầu nhiệm của Thiên Chúa bị che khuất khỏi họ, bởi họ đã tập trung trái tim và tâm trí vào bản thân như là ‘điều thiện tối cao!’. Trong “Thiên Chúa và Thế Giới”, Ratzinger viết, “Một sinh vật càng lớn càng muốn khẳng định mình. Nó muốn ngày càng ít phụ thuộc hơn; và do đó, ngày càng trở thành ‘một loại thần thánh’ không cần ai! Đây là cách tự mãn nảy sinh, cái mà chúng ta gọi là tự hào!”. Họ là những người tự đóng mình trước Thiên Chúa, Đấng luôn ‘mở một cánh cửa’ cho những ai khiêm hạ!
Ngày kia, một môn đệ hỏi, “Thưa thầy, tại sao ngày xưa có nhiều người gặp được Thiên Chúa mà ngày nay xem ra không còn những con người như thế?”. Vị thầy đáp, “Vì ngày nay chẳng còn ai chịu cúi mình sâu đến vậy!”. Rồi đây, Chúa Giêsu sẽ chỉ ra ‘chướng ngại’ này - lòng kiêu hãnh và cái tôi. “Ai không hoá nên trẻ thơ, sẽ không vào được Nước Trời!”. Ngay cả khi đã trưởng thành, chúng ta không bao giờ được ngừng trở nên trẻ thơ vốn không phức tạp và luôn phụ thuộc. Ẩn mình sau những chiếc mặt nạ và phát triển những xảo quyệt là một xu hướng được học theo thời gian. Từng chút một, người ta tính toán, viện cớ, để hạn chế lòng quảng đại của mình rồi lạc khỏi sự đơn giản và chính trực. Thất bại trong cuộc sống của chúng ta là do không thành thật, thiếu vắng sự cao quý và lòng trung thành cần thiết để làm những gì Thiên Chúa muốn.
Anh Chị em,
“Nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn!”. Trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn và tôi phải thường xuyên suy gẫm xem mình giống những người khôn ngoan và thông thái hơn hay giống những người bé mọn hơn. Mặc dù Thiên Chúa là một mầu nhiệm vô hạn không thể hiểu thấu, nhưng chúng ta phải biết Ngài. Và cách duy nhất để nhận biết Ngài là Ngài đã mạc khải chính mình cho chúng ta trong Con Một Yêu Dấu. Với Con Một của mình, Thiên Chúa đã ‘mở một cánh cửa’ có tên Giêsu. Hãy đi qua Ngài, chiêm ngắm Ngài và nên giống Ngài mỗi ngày bằng cách khiêm tốn ngoan nguỳ như một trẻ thơ bất kể bạn và tôi là ai!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cửa Giêsu luôn mở nhưng khổ nỗi, nó thường rất hẹp và thấp. Để có thể chui lọt, dạy con biết cúi mình trước Chúa, trước anh chị em con mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời”.
“Để diện kiến Hài Nhi Giêsu, ba nhà đạo sĩ đã phải trả giá cao - một hành trình dài - với những lễ phẩm đắt tiền. Và cuộc sống của họ đã đổi thay khi “Họ rẽ qua đường khác mà về” sau khi gặp Vua Trời, Đấng luôn ‘mở một cánh cửa’ với bất cứ ai!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
Không như trường hợp của ba nhà đạo sĩ, Lời Chúa hôm nay cho thấy một điều gì đó hoàn toàn khác! Chúa Giêsu nói, “Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết mầu nhiệm Nước Trời”. Và nếu như thế, Đấng luôn ‘mở một cánh cửa’ với bất cứ ai, xem ra, lại ‘đóng cửa’ với một hạng nào đó? Chúng ta cùng xem xét!
Sự khôn ngoan, kiến thức và hiểu biết là ba trong bảy ơn Chúa Thánh Thần; vì thế, tự nó, không thể là vấn đề! Ở đây, Chúa Giêsu đang nói đến những người mà ‘lòng kiêu hãnh và cái tôi’ của họ quá cao đến nỗi tự cho mình có quyền thẩm định mọi sự. Do đó, những mầu nhiệm của Thiên Chúa bị che khuất khỏi họ, bởi họ đã tập trung trái tim và tâm trí vào bản thân như là ‘điều thiện tối cao!’. Trong “Thiên Chúa và Thế Giới”, Ratzinger viết, “Một sinh vật càng lớn càng muốn khẳng định mình. Nó muốn ngày càng ít phụ thuộc hơn; và do đó, ngày càng trở thành ‘một loại thần thánh’ không cần ai! Đây là cách tự mãn nảy sinh, cái mà chúng ta gọi là tự hào!”. Họ là những người tự đóng mình trước Thiên Chúa, Đấng luôn ‘mở một cánh cửa’ cho những ai khiêm hạ!
Ngày kia, một môn đệ hỏi, “Thưa thầy, tại sao ngày xưa có nhiều người gặp được Thiên Chúa mà ngày nay xem ra không còn những con người như thế?”. Vị thầy đáp, “Vì ngày nay chẳng còn ai chịu cúi mình sâu đến vậy!”. Rồi đây, Chúa Giêsu sẽ chỉ ra ‘chướng ngại’ này - lòng kiêu hãnh và cái tôi. “Ai không hoá nên trẻ thơ, sẽ không vào được Nước Trời!”. Ngay cả khi đã trưởng thành, chúng ta không bao giờ được ngừng trở nên trẻ thơ vốn không phức tạp và luôn phụ thuộc. Ẩn mình sau những chiếc mặt nạ và phát triển những xảo quyệt là một xu hướng được học theo thời gian. Từng chút một, người ta tính toán, viện cớ, để hạn chế lòng quảng đại của mình rồi lạc khỏi sự đơn giản và chính trực. Thất bại trong cuộc sống của chúng ta là do không thành thật, thiếu vắng sự cao quý và lòng trung thành cần thiết để làm những gì Thiên Chúa muốn.
Anh Chị em,
“Nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn!”. Trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn và tôi phải thường xuyên suy gẫm xem mình giống những người khôn ngoan và thông thái hơn hay giống những người bé mọn hơn. Mặc dù Thiên Chúa là một mầu nhiệm vô hạn không thể hiểu thấu, nhưng chúng ta phải biết Ngài. Và cách duy nhất để nhận biết Ngài là Ngài đã mạc khải chính mình cho chúng ta trong Con Một Yêu Dấu. Với Con Một của mình, Thiên Chúa đã ‘mở một cánh cửa’ có tên Giêsu. Hãy đi qua Ngài, chiêm ngắm Ngài và nên giống Ngài mỗi ngày bằng cách khiêm tốn ngoan nguỳ như một trẻ thơ bất kể bạn và tôi là ai!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cửa Giêsu luôn mở nhưng khổ nỗi, nó thường rất hẹp và thấp. Để có thể chui lọt, dạy con biết cúi mình trước Chúa, trước anh chị em con mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúa Kiô là mục tử
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
18:34 16/07/2024
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVI – B
(Mc 6, 30 – 34)
Chúa Kiô là mục tử
” Mục tử” là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. Hình ảnh này thật là đẹp, dễ thương và đầy cảm động đã được dùng để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa với Dân Ngài như “Mục tử” với “đoàn chiên“. Trong Cựu Ước, người ta gọi Thiên Chúa là mục tử của dân Ngài (St 49, 24 – 31; Gr 31, 10; Mk 7,14 v.v …). Ngài cũng tự ví mình là ” mục tử, người chăn chiên” và dân Israel được Chúa chọn là đoàn chiên của Chúa: “Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta …Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ…” (Gr 23, 3).
Khởi đầu lịch sử thánh, dân Chúa chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước hết là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môisen, kẻ chăn cừu nhận được mạc khải từ bụi gai đang cháy trong sa mạc, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.
Đến lượt Chúa Giêsu, khi thấy dân chúng bơ vơ tất tưởi, thì động lòng trắc ẩn và ví họ như: “Đàn chiên không người chăn dắt” (Mc 6, 34). Người cũng tự nhận mình là “Người chăn chiên“. Vì thế, hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành đã có từ rất sớm trong Kitô giáo. Người ta tìm thấy trong các hang toại đạo có bức khắc vẽ Chúa Giêsu với hình ảnh người chăn chiên dịu dàng và trìu mến, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đoàn của chúng để chia sẻ cùng một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, Chúa Giêsu đưa chúng ta về với hình ảnh cổ xưa trong Kinh Thánh, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa Người còn là Đấng trao ban sự sống đời đời cho dân.
Vì muốn trao ban nên một khi đã trao ban thì Chúa bảo vệ giữ gìn. Các mục tử được Chúa trao cho chăn dắt đàn chiên Chúa không cẩn thận, Chúa nổi giận đòi lại chiên: “Khốn cho các mục tử làm tản mát và xâu xé chiên Ta… Các ngươi đã phân tán xua đuổi và không trông nom đoàn chiên Ta…Ta sẽ xét xử những hành động gian ác của các ngươi. Ta sẽ cho chúng có những chủ chăn để họ chăn dắt chúng” (Gr 23, 1-4).
Chúa chăm sóc chiên của Chúa như thế nào?
Những cảm nghiệm của con chiên dẫn chứng sự chăm sóc của chủ chiên: “Trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng” (Tv 22, 1-3). Ðiều này có nghĩa là Thiên Chúa muốn chúng ta không những sống mà còn sống dồi dào, Ngài muốn hướng dẫn chúng ta tới các đồng cỏ tươi, nơi chúng ta có thể được nghỉ ngơi bồi dưỡng, sự sống ấy bắt nguồn từ tình yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa không muốn con người phải hư mất hay bị diệt vong, nhưng muốn con người đạt tới cùng đích là sống viên mãn tràn đầy. Ðó là điều mà bất cứ người mục tử nào cũng mong muốn cho đoàn chiên.
Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như Mục Tử của đoàn chiên lạc nhà Israel. Cái nhìn của Chúa trên đám đông dân chúng là cái nhìn “mục tử” đầy thương mến. “Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,34). Chúa Giêsu nhập thể dưới hình hài Thiên Chúa Mục Tử với kiểu giảng dậy của Người và các việc Người làm, bằng cách chữa lành các người đau yếu và tội lỗi, săn sóc những người ốm đau tật bệnh, để dẫn đưa họ đến bến bình an trong tình xót thương vô bờ của Thiên Chúa là Cha.
Vì kẻ dữ luôn tìm cách phá hỏng công trình của Thiên Chúa, bằng cách gieo vãi chia rẽ trong trái tim con người, giữa thân xác với linh hồn, giữa con người với Thiên Chúa, trong các tương quan liên bản vị, xã hội, quốc tế và cả giữa con người và thụ tạo. Kẻ dữ gieo rắc chiến tranh; Thiên chúa tạo dựng hòa bình. Hơn thế nữa, như thánh Phaolô khẳng định: “Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người” (Ep 2,14). Ðể chu toàn công trình hòa giải triệt để ấy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, đã phải trở thành Chiên Con, “Chiên Con Thiên Chúa… gánh tội trần gian” (Ga 1,29). Chỉ như thế Người đã có thể thực hiện lời hứa tuyệt diệu của Thánh Vịnh: “Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài” (Tv 23, 6).
Người mục tử dẫn dắt đoàn chiên không đành lòng đuổi chiên nhưng đưa chiên tới đồng cỏ xanh tươi, tới suối nước trong lành. Tập hợp chiên lại xung quanh mình: “Mục tử tốt lành thí mạng vì đoàn chiên” (Ga 10, 11). Người vừa là Mục tử và vừa là Cửa chuồng chiên (Ga 10, 7) “Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí” (Eph 2 18). Nhờ Người mà chúng ta đi vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã yêu thế gian như thế đó, “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thí mạng vì người mình yêu“. “Thiên Chúa là tình yêu” Ngài đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một (x. Ga 3, 16), không ngần ngại trao ban sự sống mình (x. Eph 2, 14).
Những lời trên thật cảm động và đầy an ủi biết bao cho nhân loại hôm nay, vì nó đáp ứng khát vọng sâu thẳm của con người: đó là sống, sống viên mãn, sống vui và sống đời đời!
Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô, Nữ Vương Bình An, Đấng luôn sống trong đồng cỏ Trời Cao, nơi Chiên Con Mục Tử hằng chăn dắt, cầu cho chúng con ! Amen.
(Mc 6, 30 – 34)
Chúa Kiô là mục tử
” Mục tử” là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. Hình ảnh này thật là đẹp, dễ thương và đầy cảm động đã được dùng để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa với Dân Ngài như “Mục tử” với “đoàn chiên“. Trong Cựu Ước, người ta gọi Thiên Chúa là mục tử của dân Ngài (St 49, 24 – 31; Gr 31, 10; Mk 7,14 v.v …). Ngài cũng tự ví mình là ” mục tử, người chăn chiên” và dân Israel được Chúa chọn là đoàn chiên của Chúa: “Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta …Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ…” (Gr 23, 3).
Khởi đầu lịch sử thánh, dân Chúa chọn là dân du mục trên hành trình về Đất Hứa, trước hết là Abraham từ Ur đến Canđê, thứ đến là Môisen, kẻ chăn cừu nhận được mạc khải từ bụi gai đang cháy trong sa mạc, cho tới Đavít cậu bé chăn cừu ở Belem.
Đến lượt Chúa Giêsu, khi thấy dân chúng bơ vơ tất tưởi, thì động lòng trắc ẩn và ví họ như: “Đàn chiên không người chăn dắt” (Mc 6, 34). Người cũng tự nhận mình là “Người chăn chiên“. Vì thế, hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành đã có từ rất sớm trong Kitô giáo. Người ta tìm thấy trong các hang toại đạo có bức khắc vẽ Chúa Giêsu với hình ảnh người chăn chiên dịu dàng và trìu mến, vác chiên trên vai, tìm kiếm con chiên lạc, đưa chiên về với đoàn của chúng để chia sẻ cùng một đồng cỏ xanh tươi. Khi lấy lại hình ảnh người mục tử và tự ví mình như thế, Chúa Giêsu đưa chúng ta về với hình ảnh cổ xưa trong Kinh Thánh, chứng tỏ Thiên Chúa không chỉ là Đấng dẫn dắt dân, hơn thế nữa Người còn là Đấng trao ban sự sống đời đời cho dân.
Vì muốn trao ban nên một khi đã trao ban thì Chúa bảo vệ giữ gìn. Các mục tử được Chúa trao cho chăn dắt đàn chiên Chúa không cẩn thận, Chúa nổi giận đòi lại chiên: “Khốn cho các mục tử làm tản mát và xâu xé chiên Ta… Các ngươi đã phân tán xua đuổi và không trông nom đoàn chiên Ta…Ta sẽ xét xử những hành động gian ác của các ngươi. Ta sẽ cho chúng có những chủ chăn để họ chăn dắt chúng” (Gr 23, 1-4).
Chúa chăm sóc chiên của Chúa như thế nào?
Những cảm nghiệm của con chiên dẫn chứng sự chăm sóc của chủ chiên: “Trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng” (Tv 22, 1-3). Ðiều này có nghĩa là Thiên Chúa muốn chúng ta không những sống mà còn sống dồi dào, Ngài muốn hướng dẫn chúng ta tới các đồng cỏ tươi, nơi chúng ta có thể được nghỉ ngơi bồi dưỡng, sự sống ấy bắt nguồn từ tình yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa không muốn con người phải hư mất hay bị diệt vong, nhưng muốn con người đạt tới cùng đích là sống viên mãn tràn đầy. Ðó là điều mà bất cứ người mục tử nào cũng mong muốn cho đoàn chiên.
Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như Mục Tử của đoàn chiên lạc nhà Israel. Cái nhìn của Chúa trên đám đông dân chúng là cái nhìn “mục tử” đầy thương mến. “Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,34). Chúa Giêsu nhập thể dưới hình hài Thiên Chúa Mục Tử với kiểu giảng dậy của Người và các việc Người làm, bằng cách chữa lành các người đau yếu và tội lỗi, săn sóc những người ốm đau tật bệnh, để dẫn đưa họ đến bến bình an trong tình xót thương vô bờ của Thiên Chúa là Cha.
Vì kẻ dữ luôn tìm cách phá hỏng công trình của Thiên Chúa, bằng cách gieo vãi chia rẽ trong trái tim con người, giữa thân xác với linh hồn, giữa con người với Thiên Chúa, trong các tương quan liên bản vị, xã hội, quốc tế và cả giữa con người và thụ tạo. Kẻ dữ gieo rắc chiến tranh; Thiên chúa tạo dựng hòa bình. Hơn thế nữa, như thánh Phaolô khẳng định: “Chúa Kitô là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người” (Ep 2,14). Ðể chu toàn công trình hòa giải triệt để ấy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, đã phải trở thành Chiên Con, “Chiên Con Thiên Chúa… gánh tội trần gian” (Ga 1,29). Chỉ như thế Người đã có thể thực hiện lời hứa tuyệt diệu của Thánh Vịnh: “Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài” (Tv 23, 6).
Người mục tử dẫn dắt đoàn chiên không đành lòng đuổi chiên nhưng đưa chiên tới đồng cỏ xanh tươi, tới suối nước trong lành. Tập hợp chiên lại xung quanh mình: “Mục tử tốt lành thí mạng vì đoàn chiên” (Ga 10, 11). Người vừa là Mục tử và vừa là Cửa chuồng chiên (Ga 10, 7) “Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí” (Eph 2 18). Nhờ Người mà chúng ta đi vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã yêu thế gian như thế đó, “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu thí mạng vì người mình yêu“. “Thiên Chúa là tình yêu” Ngài đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một (x. Ga 3, 16), không ngần ngại trao ban sự sống mình (x. Eph 2, 14).
Những lời trên thật cảm động và đầy an ủi biết bao cho nhân loại hôm nay, vì nó đáp ứng khát vọng sâu thẳm của con người: đó là sống, sống viên mãn, sống vui và sống đời đời!
Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô, Nữ Vương Bình An, Đấng luôn sống trong đồng cỏ Trời Cao, nơi Chiên Con Mục Tử hằng chăn dắt, cầu cho chúng con ! Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Giáo lý Đức tin phán quyết về Hiện tượng Đức Mẹ Núi Đá ở Calabria, Ý.
Thanh Quảng sdb
17:56 16/07/2024
Bộ Giáo lý Đức tin phán quyết về Hiện tượng Đức Mẹ Núi Đá ở Calabria, Ý.
Dựa trên các chuẩn mực mới về sự hiện ra, Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố phán quyết về những thành quả thiêng liêng phát sinh từ các cuộc hiện ra của Đức Mẹ với Cosimo Fragomeni ở Calabria.
(Tin Vatican)
“Trong thế giới tục hóa mà chúng ta đang sống, một nơi mà rất nhiều người đã chạy đến cầu xin các ơn siêu nhiên, những người hành hương đến Đền thờ Núi Đá như là dấu hiệu mạnh mẽ của đức tin,” Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández Chủ tịch Thánh bộ Đức Tin đã viết.
Trả lời câu hỏi của Đức Giám Mục Francesco Oliva của Locri-Gerace, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, trong một Bức thư đề ngày 3 tháng 6, “xác nhận Nihil obstat” do vị giám mục đề xuất liên quan đến các sự kiện xung quanh Đền thờ Giáo phận Đức Mẹ Núi Đá (“Madonna dello Scoglio”) ở Santa Domenica di Placanica, Calabria.
Vatican ban hành các chuẩn mực mới về các hiện tượng siêu nhiên được cho là nhìn nhận một trải nghiệm của Chúa Thánh Thần
Chính tại đây, vào ngày 11 tháng 5 năm 1968, Đức Trinh Nữ Maria được cho là đã hiện ra lần đầu tiên với Cosimo Fragomeni, một người nông dân đơn sơ 18 tuổi. Theo các Chuẩn mực mới do Bộ Giáo lý Đức tin công bố vào ngày 17 tháng 5 - được Hồng Y Fernández nhắc lại trong lá thư của mình - nihil obstat "không được hiểu là sự chấp thuận tính chất siêu nhiên của hiện tượng" mà đúng hơn là sự công nhận "trải nghiệm tâm linh" được đề xuất cho đền thờ.
Do đó, Giám mục giáo phận đã đánh giá cao giá trị mục vụ và thúc đẩy việc truyền bá đề xuất tâm linh này, "bao gồm các cuộc hành hương, các cuộc tụ họp và các buổi cầu nguyện", trong khi "các tín đồ tuân thủ" các sự kiện này "một cách thận trọng".
Nơi gặp gỡ lòng thương xót của Chúa
Theo Cosimo, người được cho là có thị kiến, lần hiện ra đầu tiên của Mẹ Maria vào năm 1968 được báo trước với một luồng ánh sáng từ một tảng đá sa thạch nằm gần nhà của chàng, và hiện tượng này lặp đi lặp lại trong bốn ngày liên tiếp.
Trong các thông điệp được Cosimo loan báo, Đức Trinh Nữ Maria kêu gọi ăn năn thống hối và cầu nguyện, và ước mong địa phương Calabria này được biến thành một trung tâm hành hương, nơi mọi người có thể gặp gỡ lòng thương xót của Chúa. Cosimo đã dọn sạch khu vực xung quanh tảng đá, đắp bờ kè và khai thác đá sa thạch để tạo thành một hốc để đặt bức tượng Đức Mẹ Maria bằng đá cẩm thạch, được mua ở Carrara.
Từ một nhà nguyện đơn sơ thành một đền thờ giáo phận
Địa danh này nhanh chóng trở thành địa điểm hành hương của người giáo dân từ khắp nước Ý và thậm chí cả nước ngoài. Lúc đầu, chỉ có một nhà nguyện đơn giản, nhưng dòng người hành hương ngày càng tuôn về thúc đẩy việc xây dựng một đền thờ lớn.
Trong khi đó, vào năm 1987, Cosimo đã trở thành một tu Phanxicô.
Vào ngày 7 tháng 12 Năm 2008, giám mục lúc bấy giờ của Locri-Gerace, Giuseppe Fiorini Morosini, đã ra sắc lệnh quảng bá và tôn sùng Đức Mẹ Scoglio “Madonna dello Scoglio” được đặt dưới sự chăm sóc mục vụ của Giám mục giáo phận.
Năm 2013, vào ngày 22 tháng 5, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, Thầy Cosimo, cùng với Giám mục Morosini, đã xin Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành cho viên đá nền của Đền thờ “Scoglio” đang được xây dựng. Ba năm sau, vào ngày 11 tháng 2 năm 2016, Giám mục mới của Locri-Gerace, Francesco Oliva, đã nâng địa điểm hành hương này lên thành “Đền thánh cấp giáo phận” với danh hiệu “Đức Mẹ núi đá”. Năm sau, vào ngày 10 tháng 7 năm 2017, ngài đã giao phó việc chăm sóc mục vụ cho Hội Dòng Ngôi Lời.
Những thành quả rõ ràng cho đời sống Kitô hữu
Trong bức thư của mình, Đức Hồng Y Fernández nhấn mạnh rằng Đền thánh “đã thu hút sự quan tâm của nhiều tín hữu khắp nơi, dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là những người đau khổ và bệnh tật”.
Ngài lưu ý rằng, “Trong những năm qua, nơi này ngày càng thu hút sự hành hương và sùng mộ dưới sự giám sát của Đức Giám Mục thẩm quyền”, điều này đã dẫn đến “một hoạt động tâm linh sâu sắc về cầu nguyện sâu lắng”.
Đức Hồng Y Fernández tiếp tục trích dẫn lời của Đức Giám Mục Oliva, người đã viết, “Những thành quả của đời sống Kitô hữu ở nơi những người thường xuyên đến đền thánh là rõ ràng, chẳng hạn như sự bền bỉ cầu nguyện, hoán cải, một số người được ơn gọi làm linh mục và tu sĩ, chứng tá về lòng bác ái, cũng như lòng sùng kính lành mạnh và những thành quả tâm linh khác”. Trong khi đó, “không có yếu tố quan trọng hoặc rủi ro nào xuất hiện, càng không có vấn đề nào có mức độ nghiêm trọng cả”.
Yêu cầu của Đức Giám Mục Oliva
Trong một lá thư gửi vào tháng 6 năm ngoái cho Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Giám Mục Oliva đã đề xuất nihil obstat là “sự công nhận cần thiết để tiếp tục hoạt động theo cách mà những người đến hành hương Thánh địa, cảm được an ủi và khuyến khích tiếp tục, vì biết rằng họ đang hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo”.
Trong thư phản hồi của mình, Đức Hồng Y Fernández viết, “Về vấn đề này, Bộ ghi nhận báo cáo tích cực của Đức cha về lợi ích thiêng liêng đang diễn ra tại đền Thánh, nơi mà ngài luôn cảnh giác để tránh có sự lợi dụng con người, với tài chính không chính đáng hoặc những sai lầm nghiêm trọng về giáo lý có thể gây ra tai tiếng, gây hại cho các tín hữu hoặc làm suy yếu uy tín của Giáo hội”.
ĐHY Fernández cho hay: Tôn kính Đức Mẹ theo quan điểm Kitô học rõ ràng
Đức Hồng Y nhắc lại rằng “việc tôn kính đúng đắn Đức Mẹ, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Giáo hội và Mẹ của chúng ta, phải được thể hiện theo cách loại trừ các hình thức tôn kính không phù hợp và việc xử dụng các tước hiệu Đức Mẹ không phù hợp. Thay vào đó, việc tôn kính theo quan điểm Kitô học rõ ràng là điều thích hợp, như giáo huấn của giáo hội dạy: ‘khi Mẹ được tôn vinh, Chúa Con [...] được biết đến, yêu mến và tôn vinh một cách đúng đắn’ (Lumen gentium, 66).
Sự hiện diện của những người hành hương trước Đức Trinh Nữ, “trở thành biểu hiện rõ ràng về lòng thương xót của Chúa,” Đức Hồng Y kết luận, “là một cách thừa nhận sự bất lực của chính họ trong việc thực hiện các công việc của cuộc sống và nhu cầu và mong muốn mãnh liệt của họ đối với Thiên Chúa. Trong bối cảnh đức tin thực sự quý giá như vậy, một lời công bố mới về sự rao giảng (kerygma) tiếp tục đưiợc soi sáng và làm phong phú thêm trải nghiệm về Thần linh này.”
Sắc lệnh của Giám mục Locri-Gerace
Cùng lúc với việc công bố lá thư của Thánh Bộ Đức Tin, sắc lệnh của giám mục Locri-Gerace đã được ban hành, trong đó thiết lập nulla osta “cho giá trị mục vụ tâm linh tại đền thánh này cũng như sự truyền bá của nó, bao gồm các cuộc hành hương, quy tụ họp và các buổi cầu nguyện.”
Các tín hữu “được phép” tuân thủ “theo một hình thức thận trọng” đối với “lòng sùng kính đã nói ở trên”. Tuy nhiên, điều này không “ngụ ý tuyên bố về bản chất siêu nhiên của hiện tượng” và “các tín đồ không có nghĩa vụ phải tin vào điều đó”.
Bất kỳ thông điệp nào khác từ những người liên quan sẽ chỉ được công khai sau phán quyết của Giám mục.
Trong khi đó, Giám mục Oliva tiếp tục mời các tín hữu tham dự lễ kỷ niệm trọng thể đã được lên lịch tại đền thờ vào chiều ngày 5 tháng 8 tới đây.
Dựa trên các chuẩn mực mới về sự hiện ra, Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố phán quyết về những thành quả thiêng liêng phát sinh từ các cuộc hiện ra của Đức Mẹ với Cosimo Fragomeni ở Calabria.
(Tin Vatican)
“Trong thế giới tục hóa mà chúng ta đang sống, một nơi mà rất nhiều người đã chạy đến cầu xin các ơn siêu nhiên, những người hành hương đến Đền thờ Núi Đá như là dấu hiệu mạnh mẽ của đức tin,” Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández Chủ tịch Thánh bộ Đức Tin đã viết.
Trả lời câu hỏi của Đức Giám Mục Francesco Oliva của Locri-Gerace, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, trong một Bức thư đề ngày 3 tháng 6, “xác nhận Nihil obstat” do vị giám mục đề xuất liên quan đến các sự kiện xung quanh Đền thờ Giáo phận Đức Mẹ Núi Đá (“Madonna dello Scoglio”) ở Santa Domenica di Placanica, Calabria.
Vatican ban hành các chuẩn mực mới về các hiện tượng siêu nhiên được cho là nhìn nhận một trải nghiệm của Chúa Thánh Thần
Chính tại đây, vào ngày 11 tháng 5 năm 1968, Đức Trinh Nữ Maria được cho là đã hiện ra lần đầu tiên với Cosimo Fragomeni, một người nông dân đơn sơ 18 tuổi. Theo các Chuẩn mực mới do Bộ Giáo lý Đức tin công bố vào ngày 17 tháng 5 - được Hồng Y Fernández nhắc lại trong lá thư của mình - nihil obstat "không được hiểu là sự chấp thuận tính chất siêu nhiên của hiện tượng" mà đúng hơn là sự công nhận "trải nghiệm tâm linh" được đề xuất cho đền thờ.
Do đó, Giám mục giáo phận đã đánh giá cao giá trị mục vụ và thúc đẩy việc truyền bá đề xuất tâm linh này, "bao gồm các cuộc hành hương, các cuộc tụ họp và các buổi cầu nguyện", trong khi "các tín đồ tuân thủ" các sự kiện này "một cách thận trọng".
Nơi gặp gỡ lòng thương xót của Chúa
Theo Cosimo, người được cho là có thị kiến, lần hiện ra đầu tiên của Mẹ Maria vào năm 1968 được báo trước với một luồng ánh sáng từ một tảng đá sa thạch nằm gần nhà của chàng, và hiện tượng này lặp đi lặp lại trong bốn ngày liên tiếp.
Trong các thông điệp được Cosimo loan báo, Đức Trinh Nữ Maria kêu gọi ăn năn thống hối và cầu nguyện, và ước mong địa phương Calabria này được biến thành một trung tâm hành hương, nơi mọi người có thể gặp gỡ lòng thương xót của Chúa. Cosimo đã dọn sạch khu vực xung quanh tảng đá, đắp bờ kè và khai thác đá sa thạch để tạo thành một hốc để đặt bức tượng Đức Mẹ Maria bằng đá cẩm thạch, được mua ở Carrara.
Từ một nhà nguyện đơn sơ thành một đền thờ giáo phận
Địa danh này nhanh chóng trở thành địa điểm hành hương của người giáo dân từ khắp nước Ý và thậm chí cả nước ngoài. Lúc đầu, chỉ có một nhà nguyện đơn giản, nhưng dòng người hành hương ngày càng tuôn về thúc đẩy việc xây dựng một đền thờ lớn.
Trong khi đó, vào năm 1987, Cosimo đã trở thành một tu Phanxicô.
Vào ngày 7 tháng 12 Năm 2008, giám mục lúc bấy giờ của Locri-Gerace, Giuseppe Fiorini Morosini, đã ra sắc lệnh quảng bá và tôn sùng Đức Mẹ Scoglio “Madonna dello Scoglio” được đặt dưới sự chăm sóc mục vụ của Giám mục giáo phận.
Năm 2013, vào ngày 22 tháng 5, trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, Thầy Cosimo, cùng với Giám mục Morosini, đã xin Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành cho viên đá nền của Đền thờ “Scoglio” đang được xây dựng. Ba năm sau, vào ngày 11 tháng 2 năm 2016, Giám mục mới của Locri-Gerace, Francesco Oliva, đã nâng địa điểm hành hương này lên thành “Đền thánh cấp giáo phận” với danh hiệu “Đức Mẹ núi đá”. Năm sau, vào ngày 10 tháng 7 năm 2017, ngài đã giao phó việc chăm sóc mục vụ cho Hội Dòng Ngôi Lời.
Những thành quả rõ ràng cho đời sống Kitô hữu
Trong bức thư của mình, Đức Hồng Y Fernández nhấn mạnh rằng Đền thánh “đã thu hút sự quan tâm của nhiều tín hữu khắp nơi, dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là những người đau khổ và bệnh tật”.
Ngài lưu ý rằng, “Trong những năm qua, nơi này ngày càng thu hút sự hành hương và sùng mộ dưới sự giám sát của Đức Giám Mục thẩm quyền”, điều này đã dẫn đến “một hoạt động tâm linh sâu sắc về cầu nguyện sâu lắng”.
Đức Hồng Y Fernández tiếp tục trích dẫn lời của Đức Giám Mục Oliva, người đã viết, “Những thành quả của đời sống Kitô hữu ở nơi những người thường xuyên đến đền thánh là rõ ràng, chẳng hạn như sự bền bỉ cầu nguyện, hoán cải, một số người được ơn gọi làm linh mục và tu sĩ, chứng tá về lòng bác ái, cũng như lòng sùng kính lành mạnh và những thành quả tâm linh khác”. Trong khi đó, “không có yếu tố quan trọng hoặc rủi ro nào xuất hiện, càng không có vấn đề nào có mức độ nghiêm trọng cả”.
Yêu cầu của Đức Giám Mục Oliva
Trong một lá thư gửi vào tháng 6 năm ngoái cho Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Giám Mục Oliva đã đề xuất nihil obstat là “sự công nhận cần thiết để tiếp tục hoạt động theo cách mà những người đến hành hương Thánh địa, cảm được an ủi và khuyến khích tiếp tục, vì biết rằng họ đang hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo”.
Trong thư phản hồi của mình, Đức Hồng Y Fernández viết, “Về vấn đề này, Bộ ghi nhận báo cáo tích cực của Đức cha về lợi ích thiêng liêng đang diễn ra tại đền Thánh, nơi mà ngài luôn cảnh giác để tránh có sự lợi dụng con người, với tài chính không chính đáng hoặc những sai lầm nghiêm trọng về giáo lý có thể gây ra tai tiếng, gây hại cho các tín hữu hoặc làm suy yếu uy tín của Giáo hội”.
ĐHY Fernández cho hay: Tôn kính Đức Mẹ theo quan điểm Kitô học rõ ràng
Đức Hồng Y nhắc lại rằng “việc tôn kính đúng đắn Đức Mẹ, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Giáo hội và Mẹ của chúng ta, phải được thể hiện theo cách loại trừ các hình thức tôn kính không phù hợp và việc xử dụng các tước hiệu Đức Mẹ không phù hợp. Thay vào đó, việc tôn kính theo quan điểm Kitô học rõ ràng là điều thích hợp, như giáo huấn của giáo hội dạy: ‘khi Mẹ được tôn vinh, Chúa Con [...] được biết đến, yêu mến và tôn vinh một cách đúng đắn’ (Lumen gentium, 66).
Sự hiện diện của những người hành hương trước Đức Trinh Nữ, “trở thành biểu hiện rõ ràng về lòng thương xót của Chúa,” Đức Hồng Y kết luận, “là một cách thừa nhận sự bất lực của chính họ trong việc thực hiện các công việc của cuộc sống và nhu cầu và mong muốn mãnh liệt của họ đối với Thiên Chúa. Trong bối cảnh đức tin thực sự quý giá như vậy, một lời công bố mới về sự rao giảng (kerygma) tiếp tục đưiợc soi sáng và làm phong phú thêm trải nghiệm về Thần linh này.”
Sắc lệnh của Giám mục Locri-Gerace
Cùng lúc với việc công bố lá thư của Thánh Bộ Đức Tin, sắc lệnh của giám mục Locri-Gerace đã được ban hành, trong đó thiết lập nulla osta “cho giá trị mục vụ tâm linh tại đền thánh này cũng như sự truyền bá của nó, bao gồm các cuộc hành hương, quy tụ họp và các buổi cầu nguyện.”
Các tín hữu “được phép” tuân thủ “theo một hình thức thận trọng” đối với “lòng sùng kính đã nói ở trên”. Tuy nhiên, điều này không “ngụ ý tuyên bố về bản chất siêu nhiên của hiện tượng” và “các tín đồ không có nghĩa vụ phải tin vào điều đó”.
Bất kỳ thông điệp nào khác từ những người liên quan sẽ chỉ được công khai sau phán quyết của Giám mục.
Trong khi đó, Giám mục Oliva tiếp tục mời các tín hữu tham dự lễ kỷ niệm trọng thể đã được lên lịch tại đền thờ vào chiều ngày 5 tháng 8 tới đây.
Thư từ Mỹ Châu kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô chấm dứt việc cấm Thánh lễ bằng tiếng Latinh
Đặng Tự Do
20:08 16/07/2024
Khi những lo ngại gia tăng về lệnh cấm có thể xảy ra đối với Thánh lễ Latinh truyền thống, các nghệ sĩ, nhà hoạt động và nhà lãnh đạo nổi tiếng Công Giáo và không Công Giáo đã cùng nhau viết một lá thư để kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô kiềm chế bất kỳ hạn chế nào nữa đối với hình thức Thánh lễ ngoại thường.
Được xuất bản hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, và có tựa đề “Thư ngỏ từ Mỹ Châu gửi Đức Thánh Cha Phanxicô”, bức thư gọi Thánh lễ Latinh là “thành tựu tuyệt vời của nền văn minh” và “một phần của di sản văn hóa chung của nhân loại”.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, người đã lên tiếng ủng hộ một lá thư tương tự ủng hộ Thánh lễ Latinh được công bố vào tuần trước ở Anh, đã tán thành bức thư từ Mỹ Châu, chia sẻ nó trên tài khoản mạng xã hội của mình.
Trong số những người ký tên có Dana Gioia, cựu chủ tịch Quỹ Nghệ thuật Quốc gia, người tổ chức bức thư thông qua Viện Bênêđíctô XVI; Frank La Rocca, nhà soạn nhạc, người đã sáng tác “Mass of the Americas”; David Conte, chủ tịch và giáo sư sáng tác tại Nhạc viện San Francisco; Larry Chapp, nhà thần học và người sáng lập Trang trại Công nhân Dorothy Day; Eduardo Verástegui, nhà sản xuất phim và diễn viên; Nina Shea, người ủng hộ tự do tôn giáo quốc tế; và Andrew Sullivan, nhà văn và tác giả.
Các tác giả của bức thư trân trọng yêu cầu “không được đặt ra thêm hạn chế nào đối với Thánh lễ Latinh truyền thống để hình thức thánh lễ này có thể được bảo tồn vì lợi ích của Giáo Hội Công Giáo và thế giới”.
Thánh lễ Latinh, còn được gọi là Thánh lễ được cử hành theo Sách lễ Rôma năm 1962, được hệ thống hóa theo Công đồng Trentô vào thế kỷ 16 và được cho là có nguồn gốc cổ xưa.
Mặc dù Vatican chưa ban hành lệnh cấm toàn diện đối với phụng vụ Latinh, nhưng Tòa Thánh trong những năm gần đây đã hạn chế đáng kể việc sử dụng nó. Vào tháng 7 năm 2021, Đức Phanxicô đã ban hành tự sắc Traditionis Custodes đặt ra các hạn chế đáng kể đối với các Thánh lễ bằng tiếng Latinh.
Các tác giả thừa nhận tính thiêng liêng của Thánh lễ novus ordo (hậu Vatican II) và cẩn thận tránh xa những người ủng hộ Thánh lễ bằng tiếng Latinh vốn có thái độ đối nghịch với Đức Phanxicô. Những người Công Giáo ký tên còn cam kết rõ ràng hơn nữa rằng họ sẽ tiếp tục “trung thành với lòng con thảo” đối với Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, trong bức thư, họ cố gắng đưa ra quan điểm của mình: “Việc tước đi nguồn gốc của sự bí ẩn, vẻ đẹp và sự chiêm ngưỡng về điều thiêng liêng của thế hệ nghệ sĩ tiếp theo này có vẻ thiển cận”.
Các tác giả viết: “Chúng con đến với Đức Thánh Cha với sự khiêm nhường và vâng lời nhưng cũng với sự tự tin của trẻ con, nói với người cha yêu thương về nhu cầu tinh thần của chúng con”. “Tất cả chúng con, những người có đức tin cũng như những người không có đức tin, đều nhận ra rằng phụng vụ cổ xưa này, đã truyền cảm hứng cho tác phẩm của Palestrina, Bach, Beethoven và các thế hệ nghệ sĩ vĩ đại, là một thành tựu tuyệt vời của nền văn minh và là một phần của di sản văn hóa chung của nhân loại. Nó là liều thuốc cho tâm hồn, một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa duy vật thô thiển của thời hậu hiện đại.”
Trong một bài bình luận ngày 8 tháng 7 trên tờ National Catholic Register, Đức Tổng Giám Mục Cordileone, nói rằng nét đẹp của Thánh lễ Latinh là một phần quan trọng trong mục vụ của Giáo hội trong một “thời đại phi Kitô giáo ngày càng trở nên khắc nghiệt đối với bất kỳ ý nghĩa truyền thống nào của tôn giáo.”
Ngài chỉ ra những lời giáo huấn của Công đồng Vatican II về tầm quan trọng của việc đọc các dấu chỉ thời đại, đồng thời nói rằng “một dấu hiệu đang nhìn chằm chằm vào chúng ta ngay bây giờ bằng những chữ in lớn là: Vẻ đẹp truyền giáo”.
“Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chúng ta cần tận dụng sức mạnh của cái đẹp để chạm đến tâm trí, trái tim và tâm hồn, vì vẻ đẹp có phẩm chất của một trải nghiệm thực tế không thể tránh khỏi, một trải nghiệm không thể tranh cãi... Trong thời đại đầy lo âu và phi lý, do đó, vẻ đẹp là một nguồn lực phần lớn chưa được khai thác để tiếp cận mọi người, đặc biệt là giới trẻ, với thông điệp hy vọng của Tin Mừng,” Đức Cha Cordileone nói.
Trong một tuyên bố với CNA, Shea giải thích quyết định ký bức thư của mình, nhấn mạnh rằng Thánh lễ Latinh là “một phần di sản văn hóa của chúng ta”.
Shea, một người nhiệt thành đấu tranh cho tự do tôn giáo, đề cập rằng một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của cô với Thánh lễ Latinh là tham dự phụng vụ do Đức Hồng Y Trung Quốc Ignaxiô Cung Phần mai cử hành ngay sau khi ngài được trả tự do sau 33 năm bị cộng sản cầm tù.
Cô giải thích: “Ngài không nói được tiếng Anh, nhưng chúng tôi có thể hiệp nhất trong lời cầu nguyện của mình thông qua ngôn ngữ phụng vụ cổ xưa được chia sẻ và theo một cách không xa lạ đối với tôi”.
Shea nói: “Tôi không thường xuyên tham dự các Thánh lễ Latinh cho bằng các thánh lễ hậu Công Đồng, nhưng tôi đánh giá cao vẻ đẹp của nó và suy nghĩ rằng tổ tiên của tôi đã tôn thờ theo cách đó trong nhiều thế kỷ”. “Tôi nghĩ người Công Giáo chúng ta nên tìm hiểu và bảo tồn những truyền thống cốt lõi cổ xưa được truyền qua nhiều thời đại. Trong truyền thống đó, không có gì quan trọng hơn hơn việc thực hành phụng vụ.
Source:National Catholic Register‘Letter From the Americas’ Urges Pope Francis to Stop Latin Mass Bans
Được xuất bản hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, và có tựa đề “Thư ngỏ từ Mỹ Châu gửi Đức Thánh Cha Phanxicô”, bức thư gọi Thánh lễ Latinh là “thành tựu tuyệt vời của nền văn minh” và “một phần của di sản văn hóa chung của nhân loại”.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, người đã lên tiếng ủng hộ một lá thư tương tự ủng hộ Thánh lễ Latinh được công bố vào tuần trước ở Anh, đã tán thành bức thư từ Mỹ Châu, chia sẻ nó trên tài khoản mạng xã hội của mình.
Trong số những người ký tên có Dana Gioia, cựu chủ tịch Quỹ Nghệ thuật Quốc gia, người tổ chức bức thư thông qua Viện Bênêđíctô XVI; Frank La Rocca, nhà soạn nhạc, người đã sáng tác “Mass of the Americas”; David Conte, chủ tịch và giáo sư sáng tác tại Nhạc viện San Francisco; Larry Chapp, nhà thần học và người sáng lập Trang trại Công nhân Dorothy Day; Eduardo Verástegui, nhà sản xuất phim và diễn viên; Nina Shea, người ủng hộ tự do tôn giáo quốc tế; và Andrew Sullivan, nhà văn và tác giả.
Các tác giả của bức thư trân trọng yêu cầu “không được đặt ra thêm hạn chế nào đối với Thánh lễ Latinh truyền thống để hình thức thánh lễ này có thể được bảo tồn vì lợi ích của Giáo Hội Công Giáo và thế giới”.
Thánh lễ Latinh, còn được gọi là Thánh lễ được cử hành theo Sách lễ Rôma năm 1962, được hệ thống hóa theo Công đồng Trentô vào thế kỷ 16 và được cho là có nguồn gốc cổ xưa.
Mặc dù Vatican chưa ban hành lệnh cấm toàn diện đối với phụng vụ Latinh, nhưng Tòa Thánh trong những năm gần đây đã hạn chế đáng kể việc sử dụng nó. Vào tháng 7 năm 2021, Đức Phanxicô đã ban hành tự sắc Traditionis Custodes đặt ra các hạn chế đáng kể đối với các Thánh lễ bằng tiếng Latinh.
Các tác giả thừa nhận tính thiêng liêng của Thánh lễ novus ordo (hậu Vatican II) và cẩn thận tránh xa những người ủng hộ Thánh lễ bằng tiếng Latinh vốn có thái độ đối nghịch với Đức Phanxicô. Những người Công Giáo ký tên còn cam kết rõ ràng hơn nữa rằng họ sẽ tiếp tục “trung thành với lòng con thảo” đối với Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, trong bức thư, họ cố gắng đưa ra quan điểm của mình: “Việc tước đi nguồn gốc của sự bí ẩn, vẻ đẹp và sự chiêm ngưỡng về điều thiêng liêng của thế hệ nghệ sĩ tiếp theo này có vẻ thiển cận”.
Các tác giả viết: “Chúng con đến với Đức Thánh Cha với sự khiêm nhường và vâng lời nhưng cũng với sự tự tin của trẻ con, nói với người cha yêu thương về nhu cầu tinh thần của chúng con”. “Tất cả chúng con, những người có đức tin cũng như những người không có đức tin, đều nhận ra rằng phụng vụ cổ xưa này, đã truyền cảm hứng cho tác phẩm của Palestrina, Bach, Beethoven và các thế hệ nghệ sĩ vĩ đại, là một thành tựu tuyệt vời của nền văn minh và là một phần của di sản văn hóa chung của nhân loại. Nó là liều thuốc cho tâm hồn, một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa duy vật thô thiển của thời hậu hiện đại.”
Trong một bài bình luận ngày 8 tháng 7 trên tờ National Catholic Register, Đức Tổng Giám Mục Cordileone, nói rằng nét đẹp của Thánh lễ Latinh là một phần quan trọng trong mục vụ của Giáo hội trong một “thời đại phi Kitô giáo ngày càng trở nên khắc nghiệt đối với bất kỳ ý nghĩa truyền thống nào của tôn giáo.”
Ngài chỉ ra những lời giáo huấn của Công đồng Vatican II về tầm quan trọng của việc đọc các dấu chỉ thời đại, đồng thời nói rằng “một dấu hiệu đang nhìn chằm chằm vào chúng ta ngay bây giờ bằng những chữ in lớn là: Vẻ đẹp truyền giáo”.
“Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chúng ta cần tận dụng sức mạnh của cái đẹp để chạm đến tâm trí, trái tim và tâm hồn, vì vẻ đẹp có phẩm chất của một trải nghiệm thực tế không thể tránh khỏi, một trải nghiệm không thể tranh cãi... Trong thời đại đầy lo âu và phi lý, do đó, vẻ đẹp là một nguồn lực phần lớn chưa được khai thác để tiếp cận mọi người, đặc biệt là giới trẻ, với thông điệp hy vọng của Tin Mừng,” Đức Cha Cordileone nói.
Trong một tuyên bố với CNA, Shea giải thích quyết định ký bức thư của mình, nhấn mạnh rằng Thánh lễ Latinh là “một phần di sản văn hóa của chúng ta”.
Shea, một người nhiệt thành đấu tranh cho tự do tôn giáo, đề cập rằng một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của cô với Thánh lễ Latinh là tham dự phụng vụ do Đức Hồng Y Trung Quốc Ignaxiô Cung Phần mai cử hành ngay sau khi ngài được trả tự do sau 33 năm bị cộng sản cầm tù.
Cô giải thích: “Ngài không nói được tiếng Anh, nhưng chúng tôi có thể hiệp nhất trong lời cầu nguyện của mình thông qua ngôn ngữ phụng vụ cổ xưa được chia sẻ và theo một cách không xa lạ đối với tôi”.
Shea nói: “Tôi không thường xuyên tham dự các Thánh lễ Latinh cho bằng các thánh lễ hậu Công Đồng, nhưng tôi đánh giá cao vẻ đẹp của nó và suy nghĩ rằng tổ tiên của tôi đã tôn thờ theo cách đó trong nhiều thế kỷ”. “Tôi nghĩ người Công Giáo chúng ta nên tìm hiểu và bảo tồn những truyền thống cốt lõi cổ xưa được truyền qua nhiều thời đại. Trong truyền thống đó, không có gì quan trọng hơn hơn việc thực hành phụng vụ.
Source:National Catholic Register
Ứng dụng Công Giáo hàng đầu được tường trình đã bị xóa khỏi ứng dụng Apple ở Trung Quốc
Đặng Tự Do
20:15 16/07/2024
Hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, người sáng lập ứng dụng này cho biết ứng dụng Công Giáo nổi tiếng Hallow có trụ sở tại Hoa Kỳ đã bị xóa khỏi Apple App Store ở Trung Quốc vì bị nhà cầm quyền coi là chứa nội dung “bất hợp pháp”.
Alex Jones, người sáng lập Hallow, đã đăng trên mạng xã hội vào chiều thứ Hai rằng ứng dụng này “vừa bị đuổi khỏi App Store ở Trung Quốc”.
Ông nói thêm: “Hãy cầu nguyện cho tất cả các Kitô hữu ở Trung Quốc”.
Hallow là một ứng dụng cầu nguyện cung cấp nội dung thờ phượng Công Giáo dựa trên âm thanh. Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, Hallow cho biết ứng dụng của họ đã được tải xuống hơn 14 triệu lần “trên hơn 150 quốc gia”. Vào tháng 2, lần đầu tiên số lượt tải xuống của Hallow đã đứng đầu cửa hàng ứng dụng trên tất cả các danh mục.
Jones nói với CNA trong một email hôm thứ Ba rằng Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, gọi tắt là CAC, đã thông báo cho ông rằng Hallow “nội dung của ứng dụng là bất hợp pháp ở Trung Quốc và do đó phải bị xóa”, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Ông cho biết số lượng người dùng ứng dụng Công Giáo ở Trung Quốc “lên tới hàng ngàn người”, mặc dù họ không có con số chính xác. Theo một nghiên cứu, người Công Giáo ở Trung Quốc đạt đỉnh điểm là 12 triệu người vào năm 2005.
Jones nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng phục vụ anh chị em trong Chúa Kitô ở Trung Quốc tốt nhất có thể thông qua trang web, ứng dụng web, nội dung mạng xã hội, nhưng chủ yếu là bằng lời cầu nguyện của chúng tôi”.
Ông từ chối suy đoán về thời điểm hành động của CAC. Một loạt băng ghi âm mới quan trọng về cuộc đời của Thánh Gioan Phaolô II, “Nhân chứng cho niềm hy vọng,” được ra mắt vào tuần này và đề cập đến việc thánh nhân chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc chính thức là những người vô thần, mặc dù một số tôn giáo “chính thức” vẫn được chấp nhận, bao gồm cả Công Giáo. Giáo hội ở Trung Quốc bị chia rẽ giữa Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do bọn cầm quyền kiểm soát và một Giáo Hội Công Giáo “ngầm” đang bị đàn áp và trung thành với Rôma.
Vatican vào năm 2018 đã ký một thỏa thuận gây tranh cãi với chính phủ Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục, điều mà Trung Quốc đã nhiều lần thách thức bằng cách bổ nhiệm những người trung thành của mình vào các vị trí giám mục.
Bọn cầm quyền Trung Quốc từ lâu đã kiểm soát và giám sát chặt chẽ mạng internet và mạng xã hội trong nước, đồng thời cũng gây áp lực buộc các tín hữu tôn giáo phải tuân theo ý thức hệ Cộng sản. Trong số những điều khác, luật pháp Trung Quốc yêu cầu giáo dục tôn giáo và các địa điểm thờ phượng phải được chính phủ phê duyệt và ghi danh chính thức.
Đây không phải là lần đầu tiên CAC sử dụng luật mạng của Trung Quốc để gây áp lực buộc loại bỏ các ứng dụng tôn giáo. Vào năm 2021, một công ty Kinh thánh kỹ thuật số đã bị xóa ứng dụng của họ khỏi các dịch vụ của cửa hàng ứng dụng Apple ở Trung Quốc trong khi chính Apple cũng xóa ứng dụng Kinh Qur'an khỏi cửa hàng Trung Quốc, theo yêu cầu của các quan chức Trung Quốc.
Sự kiểm duyệt của CAC cũng không chỉ giới hạn ở các ứng dụng tôn giáo: Vào tháng 4, CAC đã ra lệnh cho Apple xóa WhatsApp, Signal và Telegram – ba trong số những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới, tất cả đều cung cấp tính năng nhắn tin riêng tư, được mã hóa, trích dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia.
Source:Catholic News AgencyTop Catholic app reportedly removed from app store in China
Alex Jones, người sáng lập Hallow, đã đăng trên mạng xã hội vào chiều thứ Hai rằng ứng dụng này “vừa bị đuổi khỏi App Store ở Trung Quốc”.
Ông nói thêm: “Hãy cầu nguyện cho tất cả các Kitô hữu ở Trung Quốc”.
Hallow là một ứng dụng cầu nguyện cung cấp nội dung thờ phượng Công Giáo dựa trên âm thanh. Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, Hallow cho biết ứng dụng của họ đã được tải xuống hơn 14 triệu lần “trên hơn 150 quốc gia”. Vào tháng 2, lần đầu tiên số lượt tải xuống của Hallow đã đứng đầu cửa hàng ứng dụng trên tất cả các danh mục.
Jones nói với CNA trong một email hôm thứ Ba rằng Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, gọi tắt là CAC, đã thông báo cho ông rằng Hallow “nội dung của ứng dụng là bất hợp pháp ở Trung Quốc và do đó phải bị xóa”, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Ông cho biết số lượng người dùng ứng dụng Công Giáo ở Trung Quốc “lên tới hàng ngàn người”, mặc dù họ không có con số chính xác. Theo một nghiên cứu, người Công Giáo ở Trung Quốc đạt đỉnh điểm là 12 triệu người vào năm 2005.
Jones nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng phục vụ anh chị em trong Chúa Kitô ở Trung Quốc tốt nhất có thể thông qua trang web, ứng dụng web, nội dung mạng xã hội, nhưng chủ yếu là bằng lời cầu nguyện của chúng tôi”.
Ông từ chối suy đoán về thời điểm hành động của CAC. Một loạt băng ghi âm mới quan trọng về cuộc đời của Thánh Gioan Phaolô II, “Nhân chứng cho niềm hy vọng,” được ra mắt vào tuần này và đề cập đến việc thánh nhân chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc chính thức là những người vô thần, mặc dù một số tôn giáo “chính thức” vẫn được chấp nhận, bao gồm cả Công Giáo. Giáo hội ở Trung Quốc bị chia rẽ giữa Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do bọn cầm quyền kiểm soát và một Giáo Hội Công Giáo “ngầm” đang bị đàn áp và trung thành với Rôma.
Vatican vào năm 2018 đã ký một thỏa thuận gây tranh cãi với chính phủ Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục, điều mà Trung Quốc đã nhiều lần thách thức bằng cách bổ nhiệm những người trung thành của mình vào các vị trí giám mục.
Bọn cầm quyền Trung Quốc từ lâu đã kiểm soát và giám sát chặt chẽ mạng internet và mạng xã hội trong nước, đồng thời cũng gây áp lực buộc các tín hữu tôn giáo phải tuân theo ý thức hệ Cộng sản. Trong số những điều khác, luật pháp Trung Quốc yêu cầu giáo dục tôn giáo và các địa điểm thờ phượng phải được chính phủ phê duyệt và ghi danh chính thức.
Đây không phải là lần đầu tiên CAC sử dụng luật mạng của Trung Quốc để gây áp lực buộc loại bỏ các ứng dụng tôn giáo. Vào năm 2021, một công ty Kinh thánh kỹ thuật số đã bị xóa ứng dụng của họ khỏi các dịch vụ của cửa hàng ứng dụng Apple ở Trung Quốc trong khi chính Apple cũng xóa ứng dụng Kinh Qur'an khỏi cửa hàng Trung Quốc, theo yêu cầu của các quan chức Trung Quốc.
Sự kiểm duyệt của CAC cũng không chỉ giới hạn ở các ứng dụng tôn giáo: Vào tháng 4, CAC đã ra lệnh cho Apple xóa WhatsApp, Signal và Telegram – ba trong số những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới, tất cả đều cung cấp tính năng nhắn tin riêng tư, được mã hóa, trích dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia.
Source:Catholic News Agency
Nghi phạm bị buộc trọng tội căm thù sau khi chặt đầu tượng Chúa Giêsu tại giáo xứ New York
Đặng Tự Do
20:22 16/07/2024
Một nghi phạm trong vụ phá hoại tại một giáo xứ ở Thành phố New York đã bị buộc tội căm thù sau khi chặt đầu bức tượng Chúa Hài Đồng ở Queens.
Biện lý quận Queens Melinda Katz cho biết trong một thông cáo báo chí trên trang web của mình rằng Jamshaid Choudhry “đã bị buộc tội hình sự vì tội ác căm thù và các tội danh liên quan khác” liên quan đến vụ đập vỡ bức tượng tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Fresh Meadows vào ngày 30 tháng 6 vừa qua.
Vụ tấn công “đã khiến đầu của một trong những bức tượng, tượng Chúa Hài đồng, bị gãy”.
Đoạn phim giám sát cho thấy Choudhry đến giáo xứ trên một chiếc taxi màu vàng, sau đó anh ta được cho là đã chạy đến bức tượng, cởi giày và dùng nó đập vào bức tượng nhiều lần, chặt đầu hình Chúa Giêsu.
Vụ phá hoại được cho là đã khiến nhà thờ thiệt hại khoảng 3.000 Mỹ Kim. Choudhry đã bị bắt vào tuần trước.
Katz nói trong tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không tha thứ cho các cuộc tấn công vô cớ, đặc biệt là những cuộc tấn công do lòng thù hận thúc đẩy. “Queens được coi là ngọn hải đăng của sự đa dạng và hòa nhập, nơi quyền tự do tôn giáo và biểu đạt được tôn vinh như những trụ cột cơ bản của nền dân chủ của chúng ta.”
Cô nói thêm: “Nhờ Cục Tội phạm Thù hận của tôi và Lực lượng Đặc nhiệm Tội phạm Thù hận của NYPD, cá nhân này đã bị bắt giữ.”
Nghi phạm có thể phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm nếu bị kết tội.
Vụ việc ở New York là một trong vô số hành động phá hoại chống lại các nhà thờ Công Giáo và các tổ chức tín ngưỡng khác trong những tháng và năm gần đây.
Tháng trước, trung tâm mang thai trong khủng hoảng Heartbeat of Miami đã nhận được tiền bồi thường từ những kẻ phá hoại vẽ bậy lên tài sản của trung tâm này sau khi Tòa án Tối cao bãi bỏ vụ Roe kiện Wade vào năm 2022.
Vào tháng 2, một kẻ phá hoại đã vẽ bậy lên mặt bức tượng Đức Mẹ trong khu vườn cầu nguyện trong khuôn viên Vương cung thánh đường Đền thờ Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, DC.
Vào tháng 4, một kẻ phá hoại ở Portland, Oregon, đã phun sơn vào một nhà thờ ở đó với lời lẽ tục tĩu và khẩu hiệu “cơ thể của tôi là sự lựa chọn của tôi”. Cha sở ở đó kêu gọi giáo xứ của ngài cầu nguyện cho kẻ phá hoại.
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio nói với EWTN News hồi đầu năm nay rằng các hành vi phá hoại khác nhau, cũng như các cuộc tấn công bạo lực hơn nhằm vào các giáo xứ, “không phải là ngẫu nhiên và cũng không phải là kết quả của sự sai sót tạm thời trong phán đoán của thủ phạm”.
Thượng nghị sĩ chỉ trích chính quyền Tổng thống Biden đã không theo đuổi và truy tố các cuộc tấn công này.
Ông nói: “Họ không thể tìm thấy một người nào hoặc bất kỳ người nào trong số này chịu trách nhiệm về những điều này, đó là một nỗ lực có sự phối hợp khá tốt để tấn công các nhà thờ Công Giáo ở Mỹ”.
Source:Catholic News AgencySuspect charged with felony hate crime after beheading statue of Jesus at New York parish
Biện lý quận Queens Melinda Katz cho biết trong một thông cáo báo chí trên trang web của mình rằng Jamshaid Choudhry “đã bị buộc tội hình sự vì tội ác căm thù và các tội danh liên quan khác” liên quan đến vụ đập vỡ bức tượng tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Gia ở Fresh Meadows vào ngày 30 tháng 6 vừa qua.
Vụ tấn công “đã khiến đầu của một trong những bức tượng, tượng Chúa Hài đồng, bị gãy”.
Đoạn phim giám sát cho thấy Choudhry đến giáo xứ trên một chiếc taxi màu vàng, sau đó anh ta được cho là đã chạy đến bức tượng, cởi giày và dùng nó đập vào bức tượng nhiều lần, chặt đầu hình Chúa Giêsu.
Vụ phá hoại được cho là đã khiến nhà thờ thiệt hại khoảng 3.000 Mỹ Kim. Choudhry đã bị bắt vào tuần trước.
Katz nói trong tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không tha thứ cho các cuộc tấn công vô cớ, đặc biệt là những cuộc tấn công do lòng thù hận thúc đẩy. “Queens được coi là ngọn hải đăng của sự đa dạng và hòa nhập, nơi quyền tự do tôn giáo và biểu đạt được tôn vinh như những trụ cột cơ bản của nền dân chủ của chúng ta.”
Cô nói thêm: “Nhờ Cục Tội phạm Thù hận của tôi và Lực lượng Đặc nhiệm Tội phạm Thù hận của NYPD, cá nhân này đã bị bắt giữ.”
Nghi phạm có thể phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm nếu bị kết tội.
Vụ việc ở New York là một trong vô số hành động phá hoại chống lại các nhà thờ Công Giáo và các tổ chức tín ngưỡng khác trong những tháng và năm gần đây.
Tháng trước, trung tâm mang thai trong khủng hoảng Heartbeat of Miami đã nhận được tiền bồi thường từ những kẻ phá hoại vẽ bậy lên tài sản của trung tâm này sau khi Tòa án Tối cao bãi bỏ vụ Roe kiện Wade vào năm 2022.
Vào tháng 2, một kẻ phá hoại đã vẽ bậy lên mặt bức tượng Đức Mẹ trong khu vườn cầu nguyện trong khuôn viên Vương cung thánh đường Đền thờ Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, DC.
Vào tháng 4, một kẻ phá hoại ở Portland, Oregon, đã phun sơn vào một nhà thờ ở đó với lời lẽ tục tĩu và khẩu hiệu “cơ thể của tôi là sự lựa chọn của tôi”. Cha sở ở đó kêu gọi giáo xứ của ngài cầu nguyện cho kẻ phá hoại.
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio nói với EWTN News hồi đầu năm nay rằng các hành vi phá hoại khác nhau, cũng như các cuộc tấn công bạo lực hơn nhằm vào các giáo xứ, “không phải là ngẫu nhiên và cũng không phải là kết quả của sự sai sót tạm thời trong phán đoán của thủ phạm”.
Thượng nghị sĩ chỉ trích chính quyền Tổng thống Biden đã không theo đuổi và truy tố các cuộc tấn công này.
Ông nói: “Họ không thể tìm thấy một người nào hoặc bất kỳ người nào trong số này chịu trách nhiệm về những điều này, đó là một nỗ lực có sự phối hợp khá tốt để tấn công các nhà thờ Công Giáo ở Mỹ”.
Source:Catholic News Agency
Tổng giám mục Guadalajara nói với Đức Thánh Cha Phanxicô về lệnh cấm Thánh lễ bằng tiếng Latinh: ‘Đừng cho phép điều này xảy ra’
Đặng Tự Do
20:35 16/07/2024
Một vị tổng giám mục hiệu tòa người Mễ Tây Cơ đang cầu xin Đức Thánh Cha Phanxicô đừng cấm Thánh lễ Latinh truyền thống trong bối cảnh có tin đồn rằng Vatican đang tiến tới hạn chế hơn nữa phụng vụ cổ xưa.
Trong một lá thư gửi Đức Thánh Cha ngày 6 tháng 7, Đức Hồng Y Juan Sandoval Iñiguez, nguyên tổng giám mục Guadalajara, Mễ Tây Cơ, đã viết cho Đức Phanxicô về “những tin đồn rằng có một ý định dứt khoát là cấm Thánh lễ bằng tiếng Latinh của Thánh Giáo Hoàng Piô Đệ Ngũ”. Những tin đồn đó đã lan truyền trong những tháng gần đây, mặc dù vẫn chưa có tuyên bố dứt khoát nào từ Vatican.
Trong lá thư của mình, Đức Tổng Giám Mục Sandoval lưu ý rằng “Bữa Tiệc Thánh mà Ngài truyền cho chúng ta cử hành để tưởng nhớ Ngài,” đã “được cử hành trong suốt lịch sử bằng nhiều nghi thức và ngôn ngữ khác nhau, luôn bảo tồn những điều thiết yếu: tưởng niệm cái chết của Chúa Kitô và dự tiệc Bánh Sự Sống Đời Đời.”
Vị Giám Mục viết: “Ngay cả ngày nay, Bữa Tiệc Ly vẫn được cử hành bằng nhiều nghi thức và ngôn ngữ khác nhau, cả trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo”.
Ngài lập luận: “Làm sao lại có thể là sai khi Giáo hội đã cử hành trong bốn thế kỷ qua Thánh lễ Thánh Piô Đệ Ngũ bằng tiếng Latinh, với một phụng vụ phong phú và sùng đạo, mời gọi người ta thâm nhập vào mầu nhiệm Thiên Chúa một cách tự nhiên”.
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng “một số cá nhân và nhóm, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đã bày tỏ mong muốn hình thức thánh lễ này không bị đàn áp mà được bảo tồn”. Đầu tháng này, một liên minh đặc biệt gồm các nhân vật của công chúng ở Vương Quốc Anh đã kêu gọi Tòa thánh bảo tồn những gì họ mô tả là truyền thống văn hóa “tuyệt vời” của Thánh lễ Latinh.
Sandoval cho biết những lời kêu gọi bảo tồn Thánh lễ đã được đưa ra “vì sự phong phú của phụng vụ và tiếng Latinh, cùng với tiếng Đông Phương, tạo thành nền tảng không chỉ của văn hóa phương Tây mà còn của các phần khác”.
“Xin Đức Thánh Cha Phanxicô đừng cho phép điều này xảy ra. Ngài cũng là người bảo vệ sự phong phú về lịch sử, văn hóa và phụng vụ của Giáo hội Chúa Kitô”, ngài viết.
Được thụ phong linh mục vào năm 1957, Đức Cha Sandoval giữ chức vụ tổng giám mục của Guadalajara từ năm 1994 đến năm 2011. Trước đó, ngài là giám mục phó của Ciudad Juárez, Chihuahua, và có một thời gian ngắn làm giám mục của địa phận này. Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong làm Hồng Y năm 1994.
Ngài cũng phục vụ trong mật nghị giáo hoàng năm 2005 bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 cũng như mật nghị bầu Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2013.
Vị tổng giám mục này đã gây chú ý vào tháng 10 năm ngoái khi cùng với bốn vị Hồng Y khác gửi một loạt câu hỏi tới Đức Thánh Cha Phanxicô để bày tỏ mối quan ngại về các vấn đề giáo lý và kỷ luật trong Giáo Hội Công Giáo. Các “dubia” được gửi ngay trước khi khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị tại Vatican.
Mặc dù Vatican chưa ban hành lệnh cấm toàn diện đối với phụng vụ Latinh, nhưng Tòa Thánh trong những năm gần đây đã hạn chế đáng kể việc sử dụng hình thức thánh lễ này.
Vào tháng 7 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tự sắc Traditionis Custodes đặt ra các hạn chế đối với các Thánh lễ được cử hành theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Đức Thánh Cha khi ban hành sắc lệnh cho biết ngài đã hành động “để bảo vệ sự hiệp nhất của thân thể Chúa Kitô”, với lý do là có “những sử dụng sai lệch” khả năng các linh mục cử hành Thánh lễ theo Sách lễ năm 1962.
Gần đây hơn, vào đầu tháng này, Vatican đã cấm cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh truyền thống tại Đền thờ Đức Mẹ Covadonga, một nghi thức thường diễn ra khi kết thúc cuộc hành hương Đức Mẹ Kitô giáo hàng năm ở Tây Ban Nha.
Source:Catholic News AgencyGuadalajara archbishop to Pope Francis on Latin Mass ban: ‘Do not allow this to happen’
Trong một lá thư gửi Đức Thánh Cha ngày 6 tháng 7, Đức Hồng Y Juan Sandoval Iñiguez, nguyên tổng giám mục Guadalajara, Mễ Tây Cơ, đã viết cho Đức Phanxicô về “những tin đồn rằng có một ý định dứt khoát là cấm Thánh lễ bằng tiếng Latinh của Thánh Giáo Hoàng Piô Đệ Ngũ”. Những tin đồn đó đã lan truyền trong những tháng gần đây, mặc dù vẫn chưa có tuyên bố dứt khoát nào từ Vatican.
Trong lá thư của mình, Đức Tổng Giám Mục Sandoval lưu ý rằng “Bữa Tiệc Thánh mà Ngài truyền cho chúng ta cử hành để tưởng nhớ Ngài,” đã “được cử hành trong suốt lịch sử bằng nhiều nghi thức và ngôn ngữ khác nhau, luôn bảo tồn những điều thiết yếu: tưởng niệm cái chết của Chúa Kitô và dự tiệc Bánh Sự Sống Đời Đời.”
Vị Giám Mục viết: “Ngay cả ngày nay, Bữa Tiệc Ly vẫn được cử hành bằng nhiều nghi thức và ngôn ngữ khác nhau, cả trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo”.
Ngài lập luận: “Làm sao lại có thể là sai khi Giáo hội đã cử hành trong bốn thế kỷ qua Thánh lễ Thánh Piô Đệ Ngũ bằng tiếng Latinh, với một phụng vụ phong phú và sùng đạo, mời gọi người ta thâm nhập vào mầu nhiệm Thiên Chúa một cách tự nhiên”.
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng “một số cá nhân và nhóm, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đã bày tỏ mong muốn hình thức thánh lễ này không bị đàn áp mà được bảo tồn”. Đầu tháng này, một liên minh đặc biệt gồm các nhân vật của công chúng ở Vương Quốc Anh đã kêu gọi Tòa thánh bảo tồn những gì họ mô tả là truyền thống văn hóa “tuyệt vời” của Thánh lễ Latinh.
Sandoval cho biết những lời kêu gọi bảo tồn Thánh lễ đã được đưa ra “vì sự phong phú của phụng vụ và tiếng Latinh, cùng với tiếng Đông Phương, tạo thành nền tảng không chỉ của văn hóa phương Tây mà còn của các phần khác”.
“Xin Đức Thánh Cha Phanxicô đừng cho phép điều này xảy ra. Ngài cũng là người bảo vệ sự phong phú về lịch sử, văn hóa và phụng vụ của Giáo hội Chúa Kitô”, ngài viết.
Được thụ phong linh mục vào năm 1957, Đức Cha Sandoval giữ chức vụ tổng giám mục của Guadalajara từ năm 1994 đến năm 2011. Trước đó, ngài là giám mục phó của Ciudad Juárez, Chihuahua, và có một thời gian ngắn làm giám mục của địa phận này. Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong làm Hồng Y năm 1994.
Ngài cũng phục vụ trong mật nghị giáo hoàng năm 2005 bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 cũng như mật nghị bầu Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2013.
Vị tổng giám mục này đã gây chú ý vào tháng 10 năm ngoái khi cùng với bốn vị Hồng Y khác gửi một loạt câu hỏi tới Đức Thánh Cha Phanxicô để bày tỏ mối quan ngại về các vấn đề giáo lý và kỷ luật trong Giáo Hội Công Giáo. Các “dubia” được gửi ngay trước khi khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị tại Vatican.
Mặc dù Vatican chưa ban hành lệnh cấm toàn diện đối với phụng vụ Latinh, nhưng Tòa Thánh trong những năm gần đây đã hạn chế đáng kể việc sử dụng hình thức thánh lễ này.
Vào tháng 7 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tự sắc Traditionis Custodes đặt ra các hạn chế đối với các Thánh lễ được cử hành theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Đức Thánh Cha khi ban hành sắc lệnh cho biết ngài đã hành động “để bảo vệ sự hiệp nhất của thân thể Chúa Kitô”, với lý do là có “những sử dụng sai lệch” khả năng các linh mục cử hành Thánh lễ theo Sách lễ năm 1962.
Gần đây hơn, vào đầu tháng này, Vatican đã cấm cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh truyền thống tại Đền thờ Đức Mẹ Covadonga, một nghi thức thường diễn ra khi kết thúc cuộc hành hương Đức Mẹ Kitô giáo hàng năm ở Tây Ban Nha.
Source:Catholic News Agency
VietCatholic TV
Tây Avdiivka: Tung tân binh vào, Nga trả giá đắt. Crimea: HQ tháo chạy. Biden tâm sự, Trump tiết lộ
VietCatholic Media
03:18 16/07/2024
1. Kyiv cho biết tàu tuần tra cuối cùng của Hạm đội Hắc Hải của Nga rời Crimea
Hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, Hải quân Ukraine cho biết “tàu tuần tra cuối cùng” thuộc hạm đội Hắc Hải của Nga đang rời khỏi Crimea, trong bối cảnh lực lượng hải quân Nga đóng quân gần đất liền Ukraine đang phải vật lộn để đối phó với các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn dai dẳng của Ukraine.
“Hãy nhớ ngày hôm nay,” Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, nói như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy.
Con tàu này là tàu thuộc Dự án 1135, Trung Tá Pletenchuk nói.
Diễn biến này xảy ra sau khi vào rạng sáng Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã ồ ạt tấn công phá hủy một cơ sở quân sự của Nga ở phía nam Crimea nơi quân Nga tàng trữ các thiết bị trinh sát radar.
Ukraine không có hải quân lớn hay tàu chiến lớn. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng hiệu quả các thuyền điều khiển từ xa cải tiến, máy bay điều khiển từ xa và các cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào hạm đội Hắc Hải của Nga đóng một phần tại thành phố cảng Sevastopol phía nam Crimea kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Tình báo phương Tây đánh giá rằng Nga đã hạn chế hoạt động ở phía Tây Hắc Hải, nơi Ukraine có thể dễ dàng đe dọa hạm đội của nước này hơn. Nga đã di dời nhiều tài sản quan trọng của mình từ cảng Sevastopol xa hơn về phía đông đến căn cứ Novorossiysk ở vùng Krasnodar của Nga.
Mạc Tư Khoa cũng được cho là đang thành lập một căn cứ khác ở Abkhazia, một khu vực ly khai được quốc tế công nhận là một phần của Georgia. Điều này sẽ đẩy các nguồn tài nguyên của Nga ra xa tầm tay của Ukraine hơn nữa. Hải quân Ukraine cũng đã chỉ ra các tàu Nga ở Biển Azov, phía đông bắc Crimea.
Phó đô đốc Oleksiy Neizhpapa, nhà lãnh đạo hải quân Ukraine, nói với Reuters hồi đầu tháng này rằng Mạc Tư Khoa đang “mất” Sevastopol, đồng thời nói thêm: “Hầu như tất cả các tàu sẵn sàng chiến đấu chính đã được đối phương di chuyển khỏi căn cứ chính của Hạm đội Hắc Hải.”
Theo tình báo Anh, Nga đã cố gắng bảo vệ các căn cứ của mình khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng sà lan, mồi nhử và hình bóng giả để đánh lừa hoặc gây khó khăn cho những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa Ukraine.
Đầu năm nay, Mạc Tư Khoa tuyên bố sẽ tăng cường bảo vệ xung quanh hạm đội của mình bằng súng máy cỡ nòng lớn để bắn vào các thuyền điều khiển từ xa của hải quân đang lao tới trước khi chúng tấn công các tàu Nga.
Bất kể các biện pháp phòng thủ của Nga, đầu tháng 3, cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine cho biết họ đã phá hủy tàu tuần tra Sergei Kotov của Nga, gần eo biển Kerch chiến lược ngăn cách phía đông Crimea với đất liền Nga.
GUR cho biết vào thời điểm đó rằng con tàu “bị hư hại ở đuôi tàu, bên phải và bên trái”, định giá nó khoảng 65 triệu Mỹ Kim.
Kể từ đầu năm, Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn và thuyền điều khiển từ xa để tấn công một số tàu của Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Kyiv cũng đã tấn công một số tàu đổ bộ, tàu trinh sát, tàu hộ tống và tàu tuần tra của Nga. Trước đó, trong nỗ lực chiến tranh của Ukraine, Kyiv đã hạ gục một tàu ngầm lớp Kilo và trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh toàn diện, soái hạm Moskva.
Tướng Christopher Cavoli, nhà lãnh đạo Bộ chỉ huy Âu Châu của Mỹ, nói với các nhà lập pháp Mỹ vào tháng 4 rằng mặc dù hải quân Nga “bị tổn thất đáng kể ở Hắc Hải”, lực lượng hải quân tổng thể của nước này vẫn mạnh và “hoạt động của hải quân Nga trên toàn thế giới đang ở đỉnh cao đáng kể”.
2. Kyiv cho biết Nga mất 2520 quân, 224 phương tiện, 108 hệ thống pháo binh trong 2 ngày
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Lost 2520 Troops, 224 Vehicles, 108 Artillery Systems in 2 Days—Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu do quân đội Ukraine công bố, lực lượng Nga đã mất 2.520 chiến binh, hơn 200 phương tiện bao gồm xe tăng, xe thiết giáp, xe chuyển quân và nhiên liệu; và hơn 100 hệ thống pháo trong 48 giờ, khi Mạc Tư Khoa duy trì áp lực lên hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía bắc và phía đông với cái giá phải trả nặng nề.
Quân đội Điện Cẩm Linh đã phải hứng chịu hơn 2.500 thương vong từ đầu ngày thứ Bảy đến sáng thứ Hai theo giờ địa phương, theo số liệu do lực lượng vũ trang Kyiv công bố cho biết.
Ukraine cho biết kể từ thứ Bảy, Mạc Tư Khoa đã mất 15 xe tăng, 47 xe thiết giáp và 162 xe chuyển quân và nhiên liệu. Quân đội Kyiv cũng cho biết Nga đã mất 108 hệ thống pháo trong cùng thời kỳ.
Nga đã đạt được những thắng lợi rất hạn chế ở miền đông Ukraine trong những tháng gần đây, nhưng lại phải trả một cái giá rất lớn về nhân lực. Tình báo và các chuyên gia phương Tây cho rằng nhiều binh sĩ Nga hiện đang ở tiền tuyến được huấn luyện sơ sài - thường là tình nguyện viên hoặc tù nhân - và không thể thực hiện các hoạt động phức tạp.
Trong khi giao tranh bùng nổ ở phía đông, Nga cũng phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới vào khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine vào đầu tháng 5. Ukraine nhanh chóng cho biết Mạc Tư Khoa hy vọng sẽ rút các nguồn lực khan hiếm từ các vị trí của Ukraine dọc theo mặt trận phía đông tới biên giới phía bắc với Nga, khiến Kyiv phải căng sức để bảo vệ phía đông.
Vào cuối tháng, chính phủ Anh cho biết tổng số thương vong của Nga có thể lên tới 500.000 và tháng 5 đánh dấu con số thương vong trung bình hàng ngày cao nhất của Nga trong hơn hai năm chiến tranh.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Sáu cho biết trong tháng 5 và tháng 6 cộng lại, Nga có thể phải chịu hơn 70.000 thương vong.
Chính phủ Anh đánh giá: “Tỷ lệ thương vong của Nga có thể sẽ tiếp tục ở mức trung bình trên 1.000 người/ngày trong hai tháng tới khi Nga tiếp tục cố gắng áp đảo số lượng lớn các vị trí của Ukraine”.
Ukraine cho biết Nga có thể điều động tới 30.000 binh sĩ mới mỗi tháng vào hàng ngũ của mình để bù đắp tổn thất nặng nề, gần bằng số thương vong mà quân đội Mạc Tư Khoa đang phải gánh chịu hàng tháng.
3. Tổng thống Biden cầu xin người Mỹ hạ nhiệt độ tình hình chính trị
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Biden pleads with Americans to cool down the political temperature.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Joe Biden đã sử dụng bài phát biểu hiếm hoi tại Phòng Bầu dục hôm Chúa Nhật để lên án bạo lực chính trị và cầu xin người Mỹ giảm nhiệt độ trong hệ thống chính trị ngày càng độc hại sau nỗ lực ám sát cựu Tổng thống Donald Trump.
“Một cựu tổng thống đã bị bắn. Một công dân Mỹ bị giết khi đang thực thi quyền tự do của mình để ủng hộ ứng cử viên mà mình lựa chọn. Chúng ta không thể, chúng ta không được đi vào con đường này ở Mỹ. Chúng ta đã trải qua nó trước đây trong suốt lịch sử của chúng ta. Bạo lực chưa bao giờ là câu trả lời”.
Tổng thống từ lâu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc, nhưng thông điệp của ông đã có sức nặng mới sau khi một tay súng nổ súng vào cuộc vận động tranh cử của Trump ở Tây Pennsylvania cuối tuần qua, khiến chiến dịch tranh cử năm 2024 rơi vào vòng xoáy.
Đoàn kết dân tộc ở Hoa Kỳ không chỉ là vấn đề của người Mỹ mà là vấn đề của nhiều dân tộc khác đang ít nhiều phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Trung tâm thông tin tình báo chiến lược của Ukraine gọi tắt là Stratcom cho rằng tên sát thủ Thomas Matthew Crooks không chỉ bắn hạ một người tham gia cuộc vận động bầu cử của cựu Tổng thống Trump. Y đang tiếp sức cho nhà độc tài Nga, thổi bùng lên hy vọng cho tên bạo chúa trước tình hình bất ổn của Hoa Kỳ. Và như thế, nhiều người Ukraine và nhiều người Nga nữa phải chết.
Đây là một khoảnh khắc nghiêm trọng đối với Tổng thống Biden, người đã thề trong bài phát biểu chiến thắng năm 2020 rằng sẽ trở thành một tổng thống tìm cách thống nhất đất nước sau những năm đầy biến động bao gồm đại dịch Covid và một mùa hè biểu tình đòi công lý chủng tộc. Và giờ đây, giữa sức nóng của một chiến dịch tranh cử tổng thống khác, Tổng thống Biden một lần nữa nhận thấy mình đang đưa ra thông điệp tương tự cho một quốc gia vẫn đang quay cuồng vì sự chia rẽ.
Bài phát biểu đánh dấu nỗ lực của Tổng thống Biden trong việc đàm phán về các vai trò vốn đã xung đột nhau. Với tư cách là tổng thống, nhiệm vụ trước mắt nhất của ông là hàn gắn một đất nước đang rạn nứt. Đồng thời, ông đang cố gắng hết sức để vực dậy chiến dịch tái tranh cử đang gặp khó khăn dựa trên những cảnh báo về những mối đe dọa sống còn đối với Hoa Kỳ.
“Đúng, chúng tôi đã cảm nhận sâu sắc, có những bất đồng sâu sắc. Tỷ lệ đặt cược trong cuộc bầu cử này là rất cao”, Tổng thống Biden nói. “Tôi đã nói điều đó nhiều lần, rằng lựa chọn mà chúng ta đưa ra trong cuộc bầu cử này sẽ định hình tương lai của nước Mỹ và thế giới trong nhiều thập niên tới. Tôi tin điều đó bằng cả tâm hồn mình.”
Chúa Nhật vừa qua là lần thứ ba Tổng thống Biden sử dụng trang phục nghiêm chỉnh của Phòng Bầu dục để phát biểu trước quốc dân, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời điểm này. Ông đã có bài phát biểu tại Phòng Bầu dục vào tháng 10 để ủng hộ việc hỗ trợ cả Israel và Ukraine, và mùa hè năm ngoái, ông đã phát biểu từ phía sau Bàn Kiên quyết về một thỏa thuận lưỡng đảng nhằm tránh vỡ nợ quốc gia.
Bài phát biểu của ông là một phần trong nỗ lực của Tòa Bạch Ốc nhằm giải quyết tình hình tế nhị sau vụ nổ súng khiến cựu Tổng thống Trump bị thương và khiến một người thiệt mạng. Vụ nổ súng gần như đã kết thúc một cuộc đua tổng thống vốn đã hỗn loạn, khi Tổng thống Biden phải đối mặt với những lời kêu gọi từ các đảng viên Đảng Dân chủ khác; trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ dành cho cựu Tổng thống Trump lên rất cao.
Phát biểu từ Bàn Kiên quyết, Tổng thống Biden chỉ trích rằng các luận điệu chính trị đã trở nên “rất nóng” và kêu gọi người Mỹ “hạ nhiệt”. Ông nói rằng những bất đồng trong một hệ thống dân chủ là không thể tránh khỏi, nhưng chính trị phải là một “đấu trường tranh luận hòa bình” chứ không phải là một “cánh đồng chết chóc”.
Nhưng Tổng thống Biden nói rõ rằng ông sẽ không từ bỏ việc vận động tái tranh cử, đồng thời lên tiếng về sự cần thiết phải bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp Mỹ. Tổng thống cho biết ông kỳ vọng Đảng Cộng hòa sẽ tấn công thành tích của ông tại đại hội đảng Cộng hòa tuần này nhưng cho rằng đó là cách mà một nền dân chủ lành mạnh phải hoạt động.
Ông tiếp tục: “Ở Mỹ, chúng tôi giải quyết những khác biệt của mình tại thùng phiếu. Không phải bằng đạn. Quyền thay đổi nước Mỹ phải luôn nằm trong tay người dân - chứ không phải trong tay một kẻ có khả năng trở thành sát thủ.”
Theo một quan chức chiến dịch giấu tên để thảo luận về các cuộc trò chuyện riêng tư, trong khi vụ nổ súng khiến hoạt động chính trị phải tạm dừng tạm thời, phe của Tổng thống Biden có kế hoạch tiếp tục các hoạt động bình thường, bao gồm cả quảng cáo, vào ngày thứ Ba. Các trợ lý tin rằng thông điệp của Tổng thống Biden vào Chúa Nhật và những ngày sắp tới có liên quan đến luận điểm trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông - bảo vệ nền dân chủ và nhu cầu chống lại bạo lực chính trị.
Tổng thống Biden nói: “Không bao giờ có chỗ ở Mỹ cho loại bạo lực này, cho bất kỳ bạo lực nào.”
4. Bloomberg: Orbán lên tiếng phản đối tư cách thành viên NATO của Ukraine trong cuộc gặp với Zelenskiy ở Washington
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Bloomberg: Orbán spoke against Ukraine's NATO membership during meeting with Zelensky in Washington”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã lên tiếng phản đối tư cách thành viên NATO của Ukraine trong cuộc gặp toàn thể với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Hội nghị thượng đỉnh Washington của Liên minh.
Theo nguồn tin của Bloomberg, Orbán từ chối hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh ngày 11 Tháng Bẩy và đề nghị Kyiv không nên tham gia liên minh. Bình luận này đã gây ra phản ứng dữ dội từ các nhà lãnh đạo khác.
Budapest đã nhiều lần phản đối việc Ukraine gia nhập NATO và Liên Hiệp Âu Châu, các lệnh trừng phạt đối với Nga, làm suy yếu các nỗ lực viện trợ của phương Tây cho Ukraine và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Orbán đã gặp Zelenskiy ở Kyiv vào đầu tháng 7 sau khi đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu. Ông kêu gọi tổng thống Ukraine xem xét lệnh ngừng bắn để “đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình”.
Cuộc đàm phán được coi là một bước quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại lâu dài giữa hai nhà lãnh đạo. Nhưng Zelenskiy bác bỏ đề xuất này và kiên trì với kế hoạch hòa bình của chính Kyiv.
Orbán đã khiến nhiều người ở Liên Hiệp Âu Châu tức giận sau cuộc gặp với Putin vào ngày 5 tháng 7 để thảo luận về việc xâm lược Ukraine. Ông nói rằng quan điểm của Ukraine và Nga về cuộc chiến cũng như triển vọng hòa bình là “rất xa nhau”.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói chuyến đi là “sự xúc phạm đến cuộc đấu tranh vì tự do của người dân Ukraine.
Liên Hiệp Âu Châu đã tránh xa điều mà họ gọi là “dự án kinh doanh của Orbán”, nói rằng ông không đại diện cho khối Âu Châu bất chấp việc Hung Gia Lợi giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu.
Nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi sau đó đã đến thăm Trung Quốc và gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Florida vào ngày 12 Tháng Bẩy. Sau cuộc gặp, ông viết trên X rằng cựu Tổng thống Trump sẽ “giải quyết” cuộc chiến.
Các 'sứ mệnh hòa bình' của Orbán đã gây ra sự phẫn nộ ở Liên Hiệp Âu Châu. Mặc dù không có quyết định nào được đưa ra về cách ngăn chặn những hoạt động mạo hiểm như vậy trong tương lai, nhưng “sẽ có những bước tiếp theo”.
5. Cựu Tổng thống Trump nói rằng ông chỉ né được viên đạn vì quay đầu lại để đọc màn hình
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Trump Says He Only Dodged Bullet Because He Turned His Head To Read Screen”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã được cứu sống trong một vụ ám sát tại cuộc vận động tranh cử của ông ở Butler, Pennsylvania chỉ bằng cách cử động đầu vào một thời điểm quan trọng.
Cựu Tổng thống Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Washington Examiner rằng ông đã di chuyển vào “thời điểm chính xác”.
“Điều đáng kinh ngạc nhất là tôi không chỉ nghiêng qua mà còn nghiêng qua đúng lúc và đúng lượng”, ông Trump nói. “Nếu tôi chỉ quay nửa chừng, nó sẽ chạm vào phần sau não. Con đường còn lại đi xuyên qua hộp sọ. Và vì biển báo ở trên cao nên tôi đang nhìn lên. Cơ hội để tôi thực hiện một cú nghiêng đầu hoàn hảo có lẽ là một phần ngàn, nếu phép lạ không xảy ra có lẽ tôi không thể nào có mặt ở đây.”
Vài phút sau bài phát biểu của cựu Tổng thống Trump tại cuộc vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania, người ta đã nghe thấy những tiếng nổ lớn khi mọi người túm tụm lại để bảo đảm an toàn. Cựu Tổng thống Trump xuất hiện bịt tai và ngã xuống đất. Khi ông đứng dậy, được bao quanh bởi các nhân viên Mật vụ, người ta nhìn thấy máu chảy dài trên mặt ông ấy.
“Tôi bị một viên đạn xuyên qua phần trên tai phải. Tôi biết ngay có điều gì đó không ổn khi tôi nghe thấy tiếng vù vù, tiếng súng và ngay lập tức cảm thấy viên đạn xé toạc da”, cựu tổng thống nói trong một bài đăng trên Truth Social. “Máu chảy nhiều nên lúc đó tôi nhận ra chuyện gì đang xảy ra.”
Trong cuộc phỏng vấn với Washington Examiner, cựu Tổng thống Trump cho biết ông phải “ở góc chính xác” vì viên đạn cách “1 phần tám inch”.
Cựu Tổng thống Trump nói: “Việc tôi quay lại chính xác vào giây phút đó, nơi mà tay súng không dừng phát súng là điều kỳ diệu. Khá kỳ diệu. Nếu không tôi thực sự không thể ở đây.”
Cựu Tổng thống Trump nói với cựu bác sĩ Tòa Bạch Ốc, Tiến sĩ Ronny Jackson rằng việc nghiêng đầu qua một chút để ngó bài thuyết trình của ông đã cứu sống ông trong cuộc tấn công.
Theo The New York Times, cựu Tổng thống Trump nói với Jackson qua điện thoại: “Biểu đồ mà tôi đang xem đã cứu mạng tôi. Nếu tôi không chỉ vào biểu đồ đó và quay đầu lại nhìn vào nó thì viên đạn đó đã găm thẳng vào đầu tôi.”
Jackson chia sẻ với X, rằng cháu trai của ông cũng bị thương trong cuộc biểu tình.
“Rất may chấn thương của cháu không nghiêm trọng và cháu đang phục hồi. Gia đình tôi ngồi phía trước, gần nơi Tổng thống đang phát biểu”, Jackson viết. “Họ nghe thấy tiếng súng vang lên – cháu trai tôi sau đó nhận ra rằng cháu có máu trên cổ và có thứ gì đó sượt qua và cắt cổ cháu.”
Hình ảnh về quỹ đạo tiềm năng của viên đạn đã lan truyền trên mạng xã hội.
Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Doug Mills của tờ New York Times ghi lại dường như cho thấy viên đạn “bay trên không” bên cạnh đầu của cựu Tổng thống Donald Trump.
Hình ảnh cho thấy một đường màu xám ngay phía trên vai trái của cựu Tổng thống Trump. Một bức ảnh khác do Mills chụp cho thấy ông Trump đặt tay lên tai, trong khi bức ảnh thứ ba cho thấy máu trên tay ông.
Cựu Tổng thống Trump đã đến Bệnh viện Bethel Memorial để điều trị vết thương. Xe của quân đội được nhìn thấy chặn lối vào khi những người ủng hộ đứng bên ngoài bệnh viện để bày tỏ những lời chúc tốt đẹp. Tuy nhiên, một người phụ nữ, Ash Nix, đã cầm một tấm biển ghi “Chúc Trump hồi phục lâu dài!”
“Điều đáng buồn duy nhất là nếu có chuyện gì xảy ra với ông ấy, ông ấy sẽ trở thành người tử vì đạo. Và chúng tôi không muốn điều đó,” Nix nói với đài địa phương WTAJ-TV.
Cựu tổng thống đã được xuất viện vào tối hôm đó và ông đang tham dự Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa ở Milwaukee
FBI đã xác định nghi phạm trong vụ ám sát Trump là Thomas Matthew Crooks.
Hung thủ đã giết Corey Comperatore ở Sarver, Pennsylvania, một lính cứu hỏa tình nguyện 50 tuổi. Corey Comperatore đã anh dũng nhào đến đỡ đạn cho vợ và con gái mình.
Theo nhà chức trách, tình trạng của hai nạn nhân còn sống – David Dutch, 57 tuổi, ở New Kensington, Pennsylvania và James Copenhaver, 74 tuổi, ở Moon Township, Pennsylvania đã ổn định.
Hơn 3,36 triệu Mỹ Kim đã được quyên góp trong vòng 24 giờ sau vụ xả súng cho các nạn nhân và gia đình họ từ hai chiến dịch GoFundMe riêng biệt.
6. Trong chuyến công du Âu Châu, Zelenskiy đã đề cập đến lời giới thiệu lỡ lời 'Tổng thống Putin' của Tổng thống Biden
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelenskyy addresses Biden’s ‘President Putin’ gaffe on Europe tour”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Volodymyr Zelenskiy đã gạt bỏ một sự nhầm lẫn đáng xấu hổ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhầm lẫn nhà lãnh đạo Ukraine với Vladimir Putin của Nga.
“Đó là một sự lỡ lời thôi mà”, Tổng thống Zelenskiy nói với các nhà báo khi đến Ái Nhĩ Lan hôm thứ Bảy. “Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều cho người Ukraine - chúng tôi có thể quên đi một số chuyện nhỏ”.
“Thưa quý vị, Tổng thống Putin,” Tổng thống Biden nói hôm thứ Năm khi giới thiệu Zelenskiy trước bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington.
Trong khi vị Tổng thống Đảng Dân chủ 81 tuổi nhanh chóng sửa sai, thì sự nhầm lẫn đã làm dấy lên suy đoán về khả năng tranh cử của ông trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, khi hàng chục đồng minh của ông kêu gọi Tổng thống Biden từ chức để ủng hộ một ứng cử viên trẻ hơn, cụ thể là là phó tổng thống Kamala Harris. Ngay trong cuộc họp báo diễn ra sau đó một giờ, Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ gọi bà Kamala Harris là phó tổng thống Trump.
Gặp Thủ tướng Ireland Simon Harris sau khi hạ cánh xuống Clare, Zelenskiy cảm ơn Ireland “vì đã tiếp đón rất nhiều người tị nạn Ukraine - các bạn đã ở bên chúng tôi ngay từ đầu cuộc xâm lược của Nga”.
Theo Guardian, nhà lãnh đạo Ukraine sẽ tới Anh vào tuần tới để tham gia cùng các đối tác đồng minh tại cuộc họp của Cộng đồng Chính trị Âu Châu vào hôm thứ Năm. Zelenskiy đang tìm cách tăng cường sự hỗ trợ từ các quốc gia phương Tây trong bối cảnh chiến dịch ném bom và tấn công trên bộ khốc liệt của Nga đã tàn phá đất nước của ông - và được cho là đã đánh dấu giai đoạn đẫm máu nhất trong cuộc chiến đối với quân đội Mạc Tư Khoa.
7. Máy bay điều khiển từ xa kamikaze của Nga bay sâu vào Belarus, chưa rõ tung tích
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian kamikaze drone flies deep inside Belarus, whereabouts unknown”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo báo cáo, một máy bay điều khiển từ xa kamikaze Shahed của Nga tấn công vào Ukraine trong đêm Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy, dường như đã chệch hướng và bay hơn 350 km qua không phận Belarus.
Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine, Mykola Oleschuk, cho biết 5 máy bay điều khiển từ xa đã được triển khai trong cuộc tấn công, 4 trong số đó đã bị bắn hạ trong khi chiếc thứ 5 “rời khỏi không phận Ukraine theo hướng vùng Gomel của Belarus”.
Nhóm giám sát Hajun của Belarus sau đó báo cáo rằng chiếc máy bay này đã bay 250 km “qua Gomel và Zhlobyn, đi vào vùng Mogilev, rồi đến vùng Minsk”.
Họ cũng cho biết một máy bay trực thăng Mi-24 và chiến đấu cơ Su-30 của Belarus đã được phóng lên để đánh chặn máy bay điều khiển từ xa trước khi nó “có lẽ đã bay tới Vitebsk”.
“Điều gì đã xảy ra với Shahed sau đó hiện vẫn chưa rõ”
Nhóm cho biết đây là lần thứ hai một sự việc như vậy xảy ra trong vòng hai ngày qua.
Ở những nơi khác vào ngày 13 tháng 7, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một kho dầu ở tỉnh Rostov của Nga, gây ra hỏa hoạn lớn đến hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, vẫn chưa dập tắt được, Thống đốc Vasily Golubev tuyên bố.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, phòng không Nga đã bắn hạ hai máy bay điều khiển từ xa trên vùng Rostov, một chiếc trên vùng Belgorod và một chiếc trên vùng Kursk.
Golubev cho biết một đám cháy lớn đã bùng phát tại kho dầu ở quận Tsimlyansky, phía đông tỉnh Rostov. Ông cho biết thêm, một đoàn tàu chữa cháy đã tham gia vào nỗ lực dập tắt đám cháy. Không có thương vong nào được báo cáo.
Quân đội Ukraine chưa bình luận về thông tin này.
8. Mỹ phát triển hỏa tiễn 'tầm mở rộng' mới cho Không quân Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US developing new 'extended-range' missile for Ukraine's Air Force”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mỹ đang phát triển một loại hỏa tiễn tầm xa mới và có giá tương đối phải chăng dành riêng cho Không quân Ukraine.
Loại vũ khí mới sẽ được phát triển là Đạn tấn công tầm xa, gọi tắt là ERAM, nhằm mục đích trở thành hỏa tiễn phóng từ trên không với chi phí thấp, sản xuất nhanh với tầm bắn khoảng 460 km.
Nó sẽ là loại đạn nặng 225 kg với đầu đạn phân mảnh có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bọc thép.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder cho biết: “Loại đạn này có vai trò then chốt trong việc tăng cường khả năng của Ukraine trong việc đáp ứng nhu cầu của chiến đấu cơ một cách hiệu quả và cung cấp một loại vũ khí hàng loạt có giá cả phải chăng để sản xuất trên quy mô lớn”.
Các tiêu chuẩn khác bao gồm độ chính xác khi bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 10 mét và khả năng vận hành GPS hiệu quả ngay cả khi đối phương thực hiện các biện pháp phản công điện tử.
Người ta không biết liệu loại vũ khí này có được sử dụng bởi các chiến đấu cơ thời Liên Xô hiện tại của Ukraine hay những chiếc F-16 do phương Tây cung cấp hiện đang trên đường tới chiến trường hay không.
Dù bằng cách nào, chúng sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công của Ukraine. Thứ gần nhất hiện có trong kho vũ khí của Kyiv là hỏa tiễn Storm Shadow/SCALP do Anh và Pháp cung cấp nhưng Ukraine chỉ có số lượng hạn chế.
Những vũ khí này đã được Không quân Ukraine sử dụng cực kỳ hiệu quả, đáng chú ý nhất là vụ tấn công trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sevastopol vào ngày 22 Tháng Chín.
9. Bắc Hàn đe dọa NATO bằng 'phản ứng chiến lược cứng rắn hơn' sau tuyên bố hội nghị thượng đỉnh
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “North Korea threatens NATO with 'tougher strategic counteraction' over summit declaration”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ Ngoại giao Bắc Hàn lên án tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh NATO, và đe dọa đáp lại “mối đe dọa” bằng “phản ứng chiến lược cứng rắn hơn”, Thông tấn xã Trung ương Bắc Hàn, gọi tắt là KCNA, do nhà nước kiểm soát cho biết như trên hôm Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy.
Tài liệu này, được kết thúc sau hội nghị thượng đỉnh NATO kéo dài ba ngày, lên án Bắc Hàn và Iran vì đã thúc đẩy cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine bằng cách cung cấp viện trợ quân sự cho Mạc Tư Khoa.
Với nguồn dự trữ quân sự của Nga đang ở mức thấp và năng lực sản xuất trong nước đồng thời bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, Bắc Hàn đang dần trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Nga. Mạc Tư Khoa được cho là đã nhận được nhiều gói hàng quân sự từ Bình Nhưỡng, bao gồm khoảng 5 triệu quả đạn pháo.
Tuyên bố nêu rõ: “Bất kỳ hoạt động chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo và công nghệ liên quan nào của Iran và Bắc Hàn cho Nga sẽ thể hiện sự leo thang đáng kể”.
Bình Nhưỡng bác bỏ tài liệu này, gọi nó là “bất hợp pháp” và cho rằng “Mỹ và NATO là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh toàn cầu”. Những lời chỉ trích thêm về Washington trong tài liệu phần lớn lặp lại các câu chuyện tuyên truyền của Nga.
Tuyên bố nêu rõ: “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn sẽ không bao giờ bỏ qua hoặc tránh né mối đe dọa nghiêm trọng đang rình rập nhưng sẽ ngăn chặn triệt để các hành vi xâm lược và đe dọa chiến tranh bằng mức độ phản ứng chiến lược mạnh mẽ hơn”.
Bắc Hàn đã bắn hỏa tiễn về phía biển ngoài khơi bờ biển phía đông nhiều lần, bị Nam Hàn coi là hành động khiêu khích.
Tuyên bố chung của các thành viên NATO cũng đề cập rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích và an ninh của liên minh và là “người tạo điều kiện quyết định” cho cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Bắc Kinh bác bỏ quan điểm này và cho rằng cáo buộc của NATO là “khiêu khích”.
Tòa Bạch Ốc cho biết, thỏa thuận hợp tác được ký kết gần đây giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng, cam kết cung cấp viện trợ cho nhau nếu một trong hai bị tấn công, sẽ khiến không chỉ Mỹ mà cả Trung Quốc phải lo lắng vì nó đe dọa làm suy yếu sự ổn định của Bán đảo Triều Tiên.
10. Nga tố Ukraine tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm vào Crimea
Mikhail Razvozhayev, nhà lãnh đạo thành phố bị tạm chiếm do Nga bổ nhiệm, tuyên bố rằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào sáng sớm ngày 15 tháng 7 đã nhắm vào khu vực ven biển phía nam Sevastopol ở Crimea bị tạm chiếm.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều báo cáo về các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên khắp nước Nga chỉ trong đêm.
Razvozhayev tuyên bố vào lúc 4:10 sáng giờ địa phương rằng lực lượng phòng thủ của Nga đã bắn hạ ít nhất một máy bay điều khiển từ xa trên Mũi Fiolent trên bờ biển phía nam Crimea. Ông cho biết thêm, cuộc tấn công kết thúc lúc 6h20 sáng, gây thiệt hại sau khi một mảnh máy bay điều khiển từ xa rơi xuống một ngôi nhà nhưng không để lại thương vong.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của họ đã bắn hạ tới 6 máy bay điều khiển từ xa trên Crimea.
Kênh Crimea Wind Telegram viết rằng người dân địa phương đã nghe thấy ít nhất 8 vụ nổ và báo cáo có những vụ tấn công ở Mũi Fiolent.
Kênh này khẳng định khu vực mục tiêu là căn cứ của một đơn vị quân đội Nga được trang bị hệ thống phòng không S-300 hoặc S-400.
Theo Crimea Wind, đơn vị quân đội Nga nằm gần các ngôi nhà nhỏ, khiến một trong số chúng bị hư hại do mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa.
Kyiv đã thực hiện một loạt cuộc tấn công thành công vào Crimea trong những tháng gần đây, thường nhắm vào các tổ hợp phòng không.
Federico Borsari, thành viên Leonardo tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, nói với tờ Kyiv Independent hôm 12 Tháng Sáu rằng chuỗi các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào Crimea bị tạm chiếm có thể giúp làm suy giảm khả năng phòng không của Nga trong khu vực và giảm mối đe dọa đối với hàng không chiến thuật của Ukraine.
NATO điều 800.000 quân, sẵn sàng can thiệp. Báo cáo mới gây chấn động về vụ mưu sát Donald Trump
VietCatholic Media
17:37 16/07/2024
1. Báo cáo cho biết các đồng minh NATO đang phát triển kế hoạch triển khai gấp rút 800.000 quân chống lại Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Ally Developing 'Plan' to Deploy 800,000 Troops Against Russia—Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đức đang phát triển các kế hoạch để bảo đảm rằng hàng trăm ngàn binh sĩ có thể di chuyển dọc theo xa lộ huyết mạch đi qua phần lớn đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, một tờ báo quốc gia hàng đầu đưa tin.
Der Spiegel đưa tin - trích dẫn một “tài liệu bí mật” mà tờ báo có được – cho thấy Berlin dự kiến khoảng 800.000 quân Đức và quân NATO sẽ sử dụng các hải cảng, xa lộ và hệ thống hỏa xa của mình để tiến về phía đông nếu cuộc đối đầu sôi sục của phương Tây với Nga trở nên nóng bỏng trong tương lai gần.
Tờ báo viết rằng lực lượng phản ứng của phương Tây sẽ cần được triển khai — cùng với một số lượng lớn vũ khí, thiết bị khác và khoảng 200.000 phương tiện — trong vòng ba đến sáu tháng, nhiều người sẽ đến qua các hải cảng Bắc của Đức trước khi tiến tới các chiến trường có thể xảy ra ở phía đông.
Der Spiegel đưa tin, xa lộ A2 – chạy khoảng 300 dặm hay 480 km từ thành phố phía tây Oberhausen đến tận vùng ngoại ô Berlin ở phía đông đất nước, gần biên giới Ba Lan – sẽ là một phần quan trọng của cuộc huy động tổng lực này.
Tuyến đường đó bao gồm một số cây cầu mà tờ báo lưu ý sẽ là mục tiêu hàng đầu cho các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Der Spiegel đưa tin, các cuộc tấn công như vậy có thể làm trì hoãn đáng kể các nỗ lực huy động quân của NATO, do đó Berlin đã lên kế hoạch cho các tuyến đường và phương án dự phòng thay thế, bao gồm cả những cây cầu tạm thời.
Các kế hoạch đang được thực hiện để xây dựng nơi ở, tiếp tế và nuôi sống hàng trăm ngàn quân đồng minh đi qua nước Đức. Các đoàn xe, Der Spiegel đưa tin, sẽ có tùy chọn dừng để tiếp tế và nghỉ ngơi sau mỗi 300 đến 500 mét.
Báo cáo lưu ý rằng nỗ lực hậu cần khổng lồ như vậy có thể đòi hỏi các quyền lực mới cho Cảnh sát Liên bang Đức, với việc xem xét việc bắt buộc phải nhập ngũ và các sĩ quan có khả năng tham gia vào việc điều hành bất kỳ trại tù binh chiến tranh nào.
Vào tháng 6, The Telegraph đưa tin NATO đang mở rộng kế hoạch xây dựng một số “hành lang” trên bộ để di chuyển quân đội và trang thiết bị - bao gồm cả thiết bị của Mỹ - cần thiết cho một cuộc chiến tranh giả định trong tương lai với Nga. Trong số các tuyến đường được lên kế hoạch sẽ có những tuyến chạy từ Ý đến Slovenia, Croatia và Hung Gia Lợi, cũng như các tuyến qua Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Phương, Bulgaria, Rumani và Scandinavia.
Các quan chức Đức nằm trong số các nhà lãnh đạo đồng minh cảnh báo rằng một cuộc xung đột trực tiếp với Nga ngày càng có khả năng xảy ra trong thập niên tới. Trong khi vũ khí phương Tây đang trút xuống các lực lượng Nga đang chiến đấu trong và gần Ukraine, mặc dù các nhà lãnh đạo NATO đã nhiều lần nhấn mạnh ý định tránh một cuộc chiến trực tiếp với Mạc Tư Khoa.
Điện Cẩm Linh đã bớt thận trọng hơn trong lời nói của mình, coi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 là một cuộc tấn công phủ đầu chống lại NATO và cuộc chiến thảm khốc của họ kể từ đó là một cuộc đấu tranh với “tập thể phương Tây” do Mỹ lãnh đạo. nhà độc tài Vladimir Putin và các đồng minh đã nhiều lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia phương Tây hỗ trợ Kyiv.
2. Báo cáo cho biết lính bắn tỉa đã nhìn thấy Thomas Matthew Crooks trước vụ nổ súng vào cựu Tổng thống Trump
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Snipers Saw Thomas Matthew Crooks Before Trump Shooting: Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo báo cáo của Olivia Rinaldi từ CBS News, các tay súng bắn tỉa thuộc lực lượng thực thi pháp luật tại cuộc vận động tranh cử của Donald Trump hôm thứ Bảy đã phát hiện ra tay súng đứng đằng sau vụ ám sát cựu tổng thống cả hơn nửa giờ trước vụ nổ súng.
Theo một nhân viên thực thi pháp luật địa phương, người có “hiểu biết trực tiếp” về vụ xả súng, ba tay súng bắn tỉa đang đóng quân ngay bên trong tòa nhà ở Butler, Pennsylvania, mà Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, đã trèo lên mái để bắn vào cựu tổng thống.
Một trong những tay súng bắn tỉa đóng bên trong tòa nhà được tường trình lần đầu tiên nhìn thấy Crooks ở bên ngoài và y đang nhìn lên nóc tòa nhà trước khi nghi phạm rời khỏi hiện trường. Crooks sau đó quay lại và ngồi xuống trong khi nhìn vào chiếc điện thoại của mình ở gần tòa nhà. CBS News đưa tin một tay súng bắn tỉa đã chụp được ảnh nghi phạm khi hắn quay trở lại.
Crooks sau đó lấy ra một máy đo khoảng cách; và tay súng bắn tỉa, là người đã phát hiện ra tên sát thủ lúc ban đầu, đã “điện đàm tới sở chỉ huy” về hành động đáng ngờ của nghi phạm. Crooks sau đó lại biến mất và quay trở lại tòa nhà với một chiếc ba lô. Các tay súng bắn tỉa của Sở Mật vụ một lần nữa cảnh báo sở chỉ huy của họ về hành động khả nghi của Crooks.
Theo nguồn tin nói chuyện với CBS News, Crooks đã leo lên đỉnh tòa nhà được đề cập vào thời điểm các sĩ quan bổ sung đến hiện trường để hỗ trợ. Nghi phạm cũng đứng ở vị trí “ngay phía trên đỉnh đầu những tay súng bắn tỉa bên trong tòa nhà”.
Vào thời điểm 8 phát súng đã được tên Crooks bắn ra, cảnh sát “bắt đầu lao tới hiện trường” và các viên chức cảnh sát khác cố gắng lên mái nhà, nguồn tin nói với CBS News rằng một tay súng bắn tỉa khác của Sở Mật vụ đã giết chết Crooks.
Một số câu hỏi đã được đặt ra về việc làm thế nào tay súng này được cho là có thể tiếp cận một vị trí thuận lợi và bắn nhiều phát súng vào cựu Tổng thống Trump, khiến một người tham dự thiệt mạng và hai người khác bị thương, trước khi bị Sở Mật vụ phản công. FBI đã mở một cuộc điều tra về vụ việc.
Các cơ quan thực thi pháp luật địa phương đã giúp bảo đảm an toàn cho sự kiện vận động tranh cử vào thứ Bảy. Hãng thông tấn AP đưa tin rằng một quan chức thực thi pháp luật “phát biểu với điều kiện giấu tên” cho biết một số người dân tham dự cuộc vận động tranh cử đã báo cáo với các sĩ quan địa phương rằng Crooks đã hành động “đáng ngờ” trước khi vụ nổ súng xảy ra. Washington Post cũng đưa tin hôm thứ Hai rằng video từ sự kiện này cho thấy các nhân chứng đã cố gắng cảnh báo một viên chức cảnh sát rằng một người khả nghi đã được phát hiện trên nóc tòa nhà gần đó gần một phút rưỡi trước khi y nổ phát súng đầu tiên.
Cơ quan truyền thông WPXI ở Pittsburgh, Pennsylvania, báo cáo rằng các thành viên của đơn vị dịch vụ khẩn cấp của Quận Beaver đã phát hiện “một người thanh niên khả nghi trên mái nhà gần cuộc tụ họp vận động tranh cử lúc 5:45 chiều, và đã chụp ảnh người đó.” Đài sau đó được biết người trong ảnh chính là Crooks.
Theo AP, vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 6h13 chiều thứ Bảy 13 Tháng Bẩy.
Biện lý quận Butler Richard Goldinger nói với KDKA—là chi nhánh đài CBS News ở Pittsburgh—rằng quận “cung cấp một số tay súng bắn tỉa cho Cơ quan Mật vụ, một số đội phản ứng nhanh, nhưng chúng tôi không có bất kỳ trách nhiệm nào trong việc bảo đảm an ninh chu vi hoặc bất cứ thứ gì bên ngoài địa điểm đó.”
“Và hệ thống phân cấp chỉ huy an ninh sẽ là Sở Mật vụ, tiếp theo là cảnh sát tiểu bang và sau đó là các sở ban ngành địa phương,” Goldinger nói thêm.
Newsweek đã liên hệ với Văn phòng Biện lý Quận Butler và Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Beaver qua email để biết thêm thông tin.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas cho biết sau vụ nổ súng hôm thứ Bảy rằng mặc dù ông “hoàn toàn tin tưởng” vào sự lãnh đạo của Cơ quan Mật vụ nhưng “chúng tôi đang đề cập đến một thất bại”.
“Chúng tôi sẽ phân tích thông qua một đánh giá độc lập về việc điều đó xảy ra như thế nào, tại sao nó lại xảy ra, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và phát hiện để bảo đảm điều đó không xảy ra nữa”, Mayorkas nói với CNN.
Giám đốc Sở Mật vụ Kimberly Cheatle cho biết trong một tuyên bố được công bố hôm Thứ Ba, 16 Tháng Bẩy, rằng cơ quan này “đang làm việc với tất cả các cơ quan liên bang, tiểu bang và địa phương có liên quan để hiểu điều gì đã xảy ra, nó xảy ra như thế nào và làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn một sự việc như thế này xảy ra lần nữa. “
Cheatle nói thêm: “Sở Mật vụ được giao trách nhiệm to lớn trong việc bảo vệ các nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây của nền dân chủ của chúng ta”. “Đó là một trách nhiệm mà tôi cực kỳ coi trọng và tôi cam kết hoàn thành sứ mệnh đó.”
3. Ukraine sẵn sàng hợp tác với Trump nếu ông thắng, Zelenskiy nói
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine ready to work with Trump if he wins, says Zelenskyy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine sẵn sàng hợp tác với bất kỳ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, bao gồm cả Donald Trump, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết như trên hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy.
“Nếu ông Donald Trump trở thành tổng thống, thì chúng tôi sẽ làm việc với ông ấy. Tôi không sợ điều đó”, Zelenskiy nói trong cuộc họp báo ở Kyiv.
Zelenskiy thừa nhận rằng trong khi hầu hết đảng Dân chủ ủng hộ Ukraine, thì có những quan điểm khác nhau trong đảng Cộng hòa, một số người trong số họ “cánh hữu và cấp tiến hơn”.
Tuy nhiên, Zelenskiy cho biết ông tin rằng “đa số trong Đảng Cộng hòa cũng ủng hộ Ukraine và người dân Ukraine”.
Zelenskiy cho biết điều ông lo ngại nhất không phải là ai sẽ là Tổng thống Hoa Kỳ, nhưng là tình trạng bất ổn chính trị ở Washington. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến viện trợ cho Ukraine, như đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái kéo dài cho đến cuối tháng Tư vừa qua.
“Chúng tôi đang lấy lại sự tự tin khi vũ khí bắt đầu xuất hiện. Nhưng giao hàng phải nhanh hơn. Những người lính của chúng tôi phải học cách sử dụng vũ khí. Và họ đào tạo ở nước ngoài. Và tất cả điều đó đều cần có thời gian”, Zelenskiy nói thêm.
Ngoài việc ảnh hưởng tiêu cực đến viện trợ cho Ukraine, tình trạng bất ổn chính trị ở Washington thổi bùng lên hy vọng của nhà độc tài Nga, Vladimir Putin.
Trung tâm thông tin tình báo chiến lược của Ukraine gọi tắt là Stratcom cho rằng tên sát thủ Thomas Matthew Crooks không chỉ bắn hạ một người tham gia cuộc vận động bầu cử của cựu Tổng thống Trump. Y đang tiếp sức cho nhà độc tài Nga, thổi bùng lên hy vọng cho tên bạo chúa trước tình hình bất ổn của Hoa Kỳ. Và như thế, nhiều người Ukraine và nhiều người Nga nữa phải chết.
Một nhà lập pháp cao cấp của Ukraine nói với Kyiv Independent hôm 3 Tháng Bẩy rằng kế hoạch hòa bình gây tranh cãi của Donald Trump và thỏa thuận được cho là với Nga nhằm ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO chỉ là “lời nói khoa trương” cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, và “thực tế sẽ rất khác”.
Oleksandr Merezhko, chủ tịch chính sách đối ngoại của quốc hội, cho biết nếu cựu Tổng thống Trump trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo, nỗi sợ bị coi là “thất bại” sẽ buộc Ông Trump phải thay đổi lập trường trước thái độ hiếu chiến của Nga.
Cho đến nay, lập trường của cựu Tổng thống Trump phần lớn được cho là sẽ có lợi cho quan điểm và mục tiêu của Điện Cẩm Linh. Tuy nhiên, Merezhko cho rằng không hẳn là như thế.
Cựu tổng thống đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine trong vòng 24 giờ nếu đắc cử nhưng từ chối công khai chi tiết về kế hoạch thực hiện điều đó như thế nào, mặc dù bất kỳ kế hoạch nào như vậy có thể sẽ liên quan đến việc phải nhượng lại lãnh thổ cho Nga.
Với việc Kyiv từ chối thỏa hiệp về lãnh thổ để chấm dứt chiến tranh và việc Mạc Tư Khoa sáp nhập bất hợp pháp 4 tỉnh của Ukraine vào năm 2022, Merezhko nói rằng bất kỳ kế hoạch sâu rộng nào được cựu Tổng thống Trump công bố trước khi ông trở thành tổng thống đều khó có thể đi đến đâu nếu ông nhậm chức.
Ông nói: “Putin không thể rút lại quyết định sáp nhập.”
“Khi Ông Trump nhận ra điều này, khi Putin không sẵn sàng thỏa hiệp, ông ấy sẽ rất thất vọng vì không có khả năng đạt được thỏa hiệp hòa bình.
“Ông Trump không muốn thất bại; ông ấy muốn thành công, và nếu muốn thành công, ông ấy phải được Ukraine đồng ý, và Ukraine sẽ không bao giờ đồng ý nhượng bộ lãnh thổ “.
Hai cố vấn hàng đầu của cựu Tổng thống Trump gần đây cũng đề xuất kế hoạch sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine trừ khi nước này đồng ý ngừng bắn và tổ chức đàm phán hòa bình với Nga. Kyiv trước đây đã bác bỏ các đề xuất tương tự, nói rằng nó sẽ chỉ tạo cơ hội cho Mạc Tư Khoa tập hợp lại lực lượng của mình.
Merezhko nhấn mạnh việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan một cách thảm khốc vào năm 2021, là điều mà cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần dùng để chỉ trích Tổng thống Joe Biden, nói rằng ông “bị ám ảnh” bởi ý tưởng phải chịu trách nhiệm về một thảm họa địa chính trị tương tự.
“Ông Trump không muốn trở thành một kẻ thất bại,” Merezhko nói. “Ông ấy bị ám ảnh bởi Afghanistan và không muốn trở thành người chịu trách nhiệm về việc để mất Ukraine.
“Đảng Dân chủ sẽ chỉ trích ông ấy nặng nề và nói rằng 'hãy nhìn xem, mọi chuyện đều ổn dưới thời Tổng thống Biden, nhưng ông đã thất bại.'“
Ông Trump cũng được cho là đang xem xét khả năng thực hiện một thỏa thuận với Nga để ngăn chặn việc gia nhập NATO trong tương lai của một số quốc gia, cụ thể là Ukraine và Georgia, Politico đưa tin hôm 2 Tháng Bẩy.
Merezhko nói rằng mặc dù vẫn quan trọng nhưng các kế hoạch NATO của cựu Tổng thống Trump chỉ là “thứ yếu” sau các cuộc thảo luận về kế hoạch hòa bình, và bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để thực hiện chúng.
Ông nói: “Những tuyên bố được đưa ra ngay bây giờ, trong thời điểm nóng bỏng của chiến dịch tranh cử tổng thống và không được đưa ra một cách nghiêm chỉnh”.
“ Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể nói về kế hoạch sau cuộc bầu cử khi Ông Trump có một đội ngũ và khi chúng tôi biết ai sẽ là chuyên gia dẫn dắt đội ngũ này”.
“Bất kể ý tưởng về kế hoạch hòa bình nào mà ông ấy có bây giờ, chúng đều rất mơ hồ đối với tôi, nhưng thực tế sẽ rất khác.”
4. Báo cáo cháy lớn tại nhà máy thiết bị điện áp thấp ở Kursk
Hôm Thứ Ba, 16 Tháng Bẩy, Thống đốc Alexei Smirnov đưa tin một đám cháy lớn đã bùng phát tại nhà máy sản xuất thiết bị điện áp thấp ở tỉnh Kursk.
Smirnov cáo buộc rằng một máy bay Ukraine đã thả thiết bị nổ xuống nhà máy ở Korenevo, gây ra hỏa hoạn lớn tại một trong những xưởng công nghệ. Không có nhân viên nào của nhà máy bị thương.
Các cơ quan tình báo Ukraine có liên quan đến một số hoạt động phá hoại và tấn công trên lãnh thổ Nga, nhắm vào cơ sở hạ tầng giao thông, quân sự hoặc năng lượng nhưng chưa bao giờ cố ý tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự.
Trong những tháng gần đây, lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, điều rất quan trọng để duy trì các nỗ lực chiến tranh cũng như khí tài quân sự của Mạc Tư Khoa.
Các cuộc tấn công vào kho dầu ở Krasnodar Krai hồi tháng 5 được cho là đã làm gián đoạn hoạt động tại hai cơ sở, nhà máy lọc dầu Slavyansk-on-Kuban và Tuapse.
5. Lukashenko tuyên bố Belarus đang rút quân khỏi biên giới Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lukashenko claims Belarus is withdrawing troops from Ukrainian border”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta đưa tin, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố rằng ông đang ra lệnh rút quân khỏi biên giới với Ukraine.
Minsk đã tăng cường an ninh ở biên giới vào cuối tháng 6 sau một loạt “sự việc an ninh”. Đại tá Vadim Lukashevich, quan chức quân sự cao cấp của Belarus, cáo buộc Ukraine bố trí chất nổ và thiết bị quân sự gần biên giới để chuẩn bị cho các cuộc tấn công quy mô và tấn công khủng bố.
Lukashevich không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho tuyên bố của mình.
Trong cuộc họp ở Luninets, tỉnh Brest, ông Lukashenko nói rằng tình hình đã ổn định và Ukraine đã rút quân. Ông cho biết quân đội Belarus sẽ được chuyển đến các vị trí triển khai lâu dài của họ.
Lukashenko nói thêm: “Chúng tôi sẽ không chiến đấu và sẽ không tập trung lực lượng vũ trang của mình ở đây, ngoại trừ lực lượng hoạt động đặc biệt”.
Tuy nhiên, ông cảnh báo về các mối đe dọa tiềm tàng từ hướng Tây, cho rằng Belarus đang bị kích động tham chiến và nên sẵn sàng.
Belarus là đồng minh thân cận nhất của Nga và là nơi tiếp đón quân đội và hỏa tiễn của Nga. Tuy nhiên, quân đội Belarus không trực tiếp tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine.
Trung tâm chống thông tin sai lệch của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine cho biết vào tháng 5 rằng họ dự đoán sẽ khởi động một chiến dịch tâm lý mới của Nga về việc mở một mặt trận mới ở phía bắc Ukraine gần biên giới Belarus, nhằm mục đích “khuấy động sự hoảng loạn trên quy mô lớn” ở xã hội Ukraine.
“Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có một loạt tuyên bố khiêu khích của lãnh đạo cao nhất Nga và Belarus sẽ sớm đe dọa Ukraine”, tuyên bố cho biết.
Hiện tại, Belarus đang tổ chức các cuộc tập trận chung với binh lính Trung Quốc, được coi là “huấn luyện chống khủng bố”. Họ bắt đầu vào ngày 8 tháng 7 và sẽ kết thúc vào ngày 19 tháng 7.
Điều này diễn ra sau việc Belarus gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một tổ chức chính trị, kinh tế và quốc phòng Á-Âu do Trung Quốc và Nga lãnh đạo.
6. Mỹ cấm Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga do lo ngại chiến tranh lan rộng
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Patrick Ryder nói với các phóng viên báo chí rằng Mỹ cấm Kyiv tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của Mỹ để tránh khả năng mở rộng chiến tranh ra ngoài biên giới Ukraine.
Khi Nga phát động cuộc tấn công mới nhằm vào tỉnh Kharkiv vào tháng 5, một số quốc gia cho biết họ đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp nhằm vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.
Washington đã cấp phép hạn chế cho Kyiv sử dụng một số loại vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu của Nga gần biên giới.
Ryder nhắc lại rằng chính sách cấm lực lượng Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga vẫn không thay đổi.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là phải hiểu rằng chúng tôi không muốn thấy những hậu quả không lường trước được của sự leo thang có thể biến cuộc xung đột này thành một cuộc xung đột rộng hơn, vượt ra ngoài Ukraine. Tôi nghĩ đây là điều mà tất cả chúng ta cần xem xét và thực hiện hết sức nghiêm chỉnh”, Tướng Ryder nói.
Ukraine được cho là đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở Crimea, lãnh thổ Ukraine bị Nga sáp nhập bất hợp pháp.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy liên tục thúc giục Washington cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, bao gồm cả các phi trường quân sự.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ám chỉ rằng Mỹ có thể cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu vượt quá giới hạn hiện tại trong tương lai.
“Chúng tôi chưa bao giờ đánh giá thấp mối đe dọa mà Nga đặt ra cho Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Ukraine để bảo đảm rằng nước này có mọi thứ cần thiết để bảo vệ lãnh thổ và người dân có chủ quyền của mình”, ông Ryder nói thêm.
7. Đồng minh của Ông Trump cảnh báo Đông Âu nhanh chóng tăng ngân sách quốc phòng
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Trump ally warns Eastern Europe to rapidly increase defense budgets”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đông Âu nên mong đợi ít hơn từ Mỹ nếu Donald Trump thắng cử tổng thống, một nhân vật hàng đầu trong vòng thân cận của Ông Trump nói với POLITICO hôm thứ Hai.
“Hoa Kỳ có cam kết hỗ trợ các nước NATO bị tấn công. Elbridge Colby, cựu phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Ông Trump đầu tiên, cho biết: Điều đó không giống với việc nói rằng chúng ta nên ném toàn bộ quân đội của mình sang sườn phía đông”.
Theo Colby, các quốc gia sườn phía đông cũng cần phải chi hơn 2% GDP - mục tiêu của NATO -, người được nhiều người dự đoán sẽ được đề cử vào một vị trí cao cấp nếu Ông Trump trở lại.
“Tôi không nghĩ có gì ấn tượng khi Lithuania chi tiêu 3%; Estonia chi 3%. Nếu tôi là họ, tôi sẽ chi 10% nếu họ nghiêm chỉnh về mức độ đe dọa của người Nga”, ông nói. “Tôi nghĩ điều người Âu Châu cần hiểu là họ cần xây dựng quân đội của mình càng sớm càng tốt”.
Ông nói thêm: “Quan điểm cá nhân của tôi là chúng ta nên huy động lực lượng đáng kể sẵn có để bảo vệ phía đông NATO mà không làm giảm khả năng của chúng ta trong việc bảo vệ chuỗi đảo đầu tiên, trong trường hợp này là Đài Loan”.
Ông chỉ ra “các khả năng chính” như hỏa lực tầm xa, hậu cần, kiểm soát chỉ huy và hậu cần được gọi là C4ISR, đạn dược và phòng không là những lĩnh vực mà Mỹ nên tập trung vào Á Châu chứ không phải Âu Châu.
Ông nói: “Đây là những tài sản quan trọng nhất nhưng cũng là những tài sản khan hiếm nhất.
8. Nga tuyên bố phóng bom lượn trên không nặng 3 tấn từ máy bay Su-34 nhằm vào Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia claims launch of 3-ton aerial glide bombs from Su-34 jets against Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga bắt đầu sử dụng máy bay phản lực Su-34 để phóng bom lượn trên không nặng 3.000 kg nhằm vào Ukraine, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy.
Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn phim được cho là cho thấy quả bom trên không, được gọi là FAB-3000, được gắn trên chiến đấu cơ Su-34 và thả xuống một mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết FAB-3000 có sức mạnh chiến đấu “không thể bỏ qua”.
Một đoạn video được một blogger ủng hộ Điện Cẩm Linh chia sẻ vào ngày 20 tháng 6 lần đầu tiên xuất hiện cho thấy một quả bom FAB-3000 tấn công Lyptsi ở Kharkiv.
Blogger, người được cho là có quan hệ với Lực lượng Không quân Nga, khẳng định đoạn phim ghi lại cảnh sử dụng bom FAB-3000 M-54 đầu tiên trong chiến đấu với mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh phổ quát, gọi tắt là UMPK.
Bom FAB được nâng cấp bằng UMPK có cánh lật ra khi máy bay thả vũ khí và hệ thống định vị vệ tinh.
Cảnh sát tỉnh Kharkiv báo cáo rằng lực lượng Nga đã tấn công quận Kupiansk vào ngày 5 tháng 5 bằng bom thả từ trên không FAB-1500, lần đầu tiên một quả bom nặng 1.500 kg được sử dụng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Vụ tấn công đã khiến một phụ nữ 88 tuổi thiệt mạng và một người đàn ông 34 tuổi bị thương.
9. Các nhà lãnh đạo thế giới đoàn kết ủng hộ dân chủ sau cuộc tấn công vào cựu Tổng thống Trump
Các nhà lãnh đạo chính trị từ khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng phản đối bạo lực chính trị và ủng hộ nền dân chủ sau vụ ám sát cựu tổng thống Donald Trump tại một cuộc biểu tình ở phía tây Pennsylvania vào tối thứ Bảy.
Các nhà lãnh đạo cũng chúc cựu tổng thống nhanh chóng bình phục sau khi ông bị thương trong một vụ xả súng vào khoảng 6:13 chiều theo giờ địa phương ở Butler, Pennsylvania, ngay sau khi cuộc vận động tranh cử bắt đầu.
Trong tuyên bố đăng trên Truth Social hôm 13 Tháng Bẩy, Trump cho biết một viên đạn đã xuyên qua phần trên tai phải của ông. Sau khi được điều trị tại một bệnh viện gần đó, cựu tổng thống đã bay tới New Jersey dưới sự bảo vệ của Cơ quan Mật vụ vào tối muộn thứ Bảy.
FBI đã xác định kẻ xả súng vào cuộc biểu tình của Trump là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi ở Bethel Park, Pennsylvania. Theo các quan chức, Crooks, người không mang theo giấy tờ tùy thân và được xác định qua phân tích DNA, đã bị một tay súng bắn tỉa của Sở Mật vụ tiêu diệt tại cuộc biểu tình.
Trong một tuyên bố, FBI cho biết sự kiện này “vẫn là một cuộc điều tra đang diễn ra” và khuyến khích bất kỳ ai có thông tin hãy gọi điện hoặc gửi ảnh hoặc video trực tuyến.
Kevin Rojek, phụ trách đặc vụ FBI Pittsburgh, cho biết trong cuộc họp báo tối thứ Bảy rằng họ vẫn chưa xác định được động cơ của vụ nổ súng, khiến một người tham dự thiệt mạng và hai người trong tình trạng nguy kịch. Cảnh sát cho biết cả 3 nạn nhân đều là nam giới.
Chủ tịch Giám sát Hạ viện James Comer thông báo rằng Quốc hội sẽ tổ chức một phiên điều trần về vụ ám sát, với Giám đốc Sở Mật vụ Kimberly Cheatle được mời tham dự.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi vụ ám sát là “một thảm kịch đối với nền dân chủ của chúng ta”. Ông chúc cựu tổng thống nhanh chóng bình phục và nói thêm rằng “Pháp chia sẻ cú sốc và sự phẫn nộ của người dân Mỹ”.
Justin Trudeau, thủ tướng Canada, cho biết ông “phát ốm” vì vụ nổ súng. “Bạo lực chính trị không bao giờ được chấp nhận. Suy nghĩ của tôi hướng về cựu Tổng thống Trump, những người có mặt tại sự kiện và tất cả người Mỹ,” ông nói.
Trong một bài đăng trên X, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói: “Chúng ta phải kiên quyết chống lại mọi hình thức bạo lực thách thức nền dân chủ” và Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức nói: “Bạo lực chính trị dưới mọi hình thức không bao giờ được chấp nhận trong các nền dân chủ của chúng ta. “
Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, chúc ông Trump nhanh chóng hồi phục “với hy vọng rằng những tháng vận động tranh cử sắp tới sẽ chứng kiến đối thoại và trách nhiệm lấn át hận thù và bạo lực”.
Phát ngôn nhân của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã lên án vụ xả súng và gọi đây là “hành động bạo lực chính trị”.
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết ông “kinh hoàng trước những cảnh tượng gây sốc” tại cuộc biểu tình. Ông nói: “Bạo lực chính trị dưới mọi hình thức không có chỗ đứng trong xã hội của chúng ta và suy nghĩ của tôi hướng về tất cả các nạn nhân của cuộc tấn công này”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông và phu nhân Sara “bị sốc trước cuộc tấn công rõ ràng nhằm vào Tổng thống Trump”.
“Cùng với tất cả các dân tộc yêu chuộng dân chủ trên thế giới, chúng tôi lên án mọi hình thức bạo lực chính trị”, tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr., nói trên X và nói thêm: “Tiếng nói của người dân phải luôn là tối cao”.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese lặp lại quan điểm của Marcos. Ông nói: “Vụ việc tại sự kiện vận động tranh cử của cựu Tổng thống Trump ở Pennsylvania ngày hôm nay thật đáng quan ngại”. “Không có chỗ cho bạo lực trong tiến trình dân chủ.”
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, người đã gặp Trump vào tuần trước khi đến thăm Mỹ dự hội nghị thượng đỉnh NATO, cho biết ông đã cầu nguyện cho cựu tổng thống “trong những giờ phút đen tối này”.
Trong một bài đăng trên X, Tổng thống Á Căn Đình Javier Milei viết rằng cựu Tổng thống Trump có tất cả “sự ủng hộ và đoàn kết”, gọi cựu tổng thống là “nạn nhân của một vụ ám sát hèn nhát khiến mạng sống của ông và hàng trăm người gặp nguy hiểm”.
Tổng thống Á Căn Đình đã tận dụng cơ hội để chỉ ra “sự tuyệt vọng của phe cánh tả quốc tế”, cáo buộc họ có “ý thức hệ tai hại” và sẵn sàng “gây bất ổn cho các nền dân chủ và thúc đẩy bạo lực để giành lấy quyền lực”.
Ông nói: “Vì sợ thua cuộc trong các cuộc thăm dò, họ dùng đến khủng bố để áp đặt chương trình nghị sự ngược dòng và độc tài của mình,” đồng thời kết thúc bằng việc chúc cựu Tổng thống Trump nhanh chóng phục hồi và nói rằng cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ sẽ được tổ chức “công bằng, hòa bình, và một cách dân chủ
10. Tổng thống Georgia kháng cáo lên Tòa án Hiến pháp về luật 'đặc vụ nước ngoài'
Tổng thống Georgia Salome Zourabishvili đã đệ đơn kiến nghị chống lại luật về “đặc vụ nước ngoài” lên Tòa án Hiến pháp Georgia. Nữ tổng thống cho biết như trên hôm Thứ Ba, 16 Tháng Bẩy.
Tổng thống Georgia cho biết đây là lần đầu tiên bà kháng cáo lên Tòa án Hiến pháp về một đạo luật. Bà nói thêm rằng luật này vi hiến và mâu thuẫn với Điều 78 của Hiến pháp Georgia.
“Vụ kiện thách thức một số quy định của pháp luật vi phạm một số quyền cơ bản được Hiến pháp bảo đảm. Với vụ kiện này, chúng tôi yêu cầu đình chỉ luật và cuối cùng bãi bỏ nó hoàn toàn”
Zourabichvili ban đầu phủ quyết dự luật yêu cầu các tổ chức nhận tài trợ nước ngoài phải bị coi là “đặc vụ nước ngoài” và phản ánh luật đàn áp của Nga được sử dụng để trấn áp những người chỉ trích Điện Cẩm Linh.
Quốc hội Georgia, do đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia thống trị, đã bỏ qua quyền phủ quyết của tổng thống vào ngày 28 Tháng Năm với 84 nhà lập pháp bỏ phiếu ủng hộ.
Luật sư bào chữa công của Georgia, Levan Yoseliani, cũng như các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan truyền thông khác nhau, cũng có kế hoạch nộp đơn kiện tương tự lên Tòa án Hiến pháp, theo dự án Echo of the Caucasus của Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL).
Bắt đầu từ tháng 8, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan truyền thông nhận được hơn 20% nguồn tài trợ từ nước ngoài, dựa trên dữ liệu năm 2023, phải ghi danh với chính quyền trong vòng một tháng với tư cách là “đặc vụ nước ngoài”.
Luật pháp cho phép chính quyền giám sát các tổ chức đó và thu thập thông tin cần thiết như dữ liệu cá nhân.
Đạo luật này đã bị chỉ trích nặng nề bởi cả phe đối lập trong nước và Liên Hiệp Âu Châu. Việc đưa nó trở lại quốc hội vào tháng 4 đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn, trong đó cảnh sát được tường trình đã bắn vào những người biểu tình bằng đạn cao su và vòi rồng.
Washington và Brussels đã tố cáo dự luật này là không phù hợp với các giá trị phương Tây và có tiếng nói trong Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi đóng băng tư cách ứng cử viên thành viên của Georgia nếu luật này được thực thi.
Nước Mỹ xúc động: Ông bố Công Giáo thiệt mạng vì lao ra đỡ đạn cho con gái trong vụ ám sát ông Trump
VietCatholic Media
17:41 16/07/2024
1. Người cha Công Giáo sùng đạo bị giết trong vụ ám sát cựu Tổng thống Trump là 'người rất tốt trong chúng ta'
Theo gia đình ông và thống đốc bang, người chồng và người cha 50 tuổi bị bắn chết hôm thứ Bảy tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump bên ngoài Pittsburgh là một Kitô hữu tận tụy và là “người tốt nhất trong chúng ta”.
Corey Comperatore “đi nhà thờ vào mỗi Chúa Nhật. Corey yêu cộng đồng của mình. Đặc biệt nhất, Corey yêu gia đình mình,” Thống đốc bang Pennsylvania Josh Shapiro nói trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật.
Phát biểu với các phóng viên ở phía bắc Pittsburgh, thống đốc đảng Dân chủ cho biết ông đã nói chuyện với vợ và hai con gái của Comperatore.
Shapiro cho biết Comperatore là một “bố của 2 cô con gái” từng làm lính cứu hỏa.
“Tôi đã hỏi vợ của Corey liệu tôi có thể chia sẻ rằng chúng tôi đã nói chuyện không. Và cô ấy đã đồng ý,” Shapiro nói vào Chúa Nhật.
“Cô ấy cũng yêu cầu tôi chia sẻ với tất cả các bạn rằng Corey đã chết như một anh hùng. Corey đã lao vào gia đình anh ta để bảo vệ họ đêm Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy, tại cuộc vận động tranh cử. Corey là người giỏi nhất trong chúng ta. Cầu mong trí nhớ về anh ấy là một phước lành.”
Thống đốc cho biết thêm, Comperatore là “một người ủng hộ nhiệt thành của cựu tổng thống và rất vui mừng được có mặt ở đó đêm thứ Bẩy cùng ông ấy trong cộng đồng”.
Shapiro cho biết các tòa nhà trong tiểu bang sẽ treo cờ rũ sau thảm kịch.
Comperatore từng là giám đốc Sở Cứu hỏa Thị trấn Buffalo. Thị trấn đó cách Pittsburgh khoảng 30 phút lái xe về phía đông bắc.
Hồ sơ LinkedIn và Facebook của Comperatore nói rằng anh ta là kỹ sư dự án và công cụ tại JSP, một công ty sản xuất.
Một bài đăng trên Facebook hôm thứ Bảy từ vợ của Comperatore, Helen - được đăng trước vụ nổ súng - nói rằng ban đầu gia đình không ngồi trên khán đài phía sau cựu tổng thống.
Cô viết: Phải đến khi một quan chức chiến dịch tiếp cận gia đình và hỏi liệu họ có muốn ngồi ở khán đài phía sau Trump thì họ rất cảm động, nhưng không ngờ điều đó lại khiến anh Comperatore mất mạng.
Dawn Comperatore Schafer, người tự nhận mình là em gái của Corey, nói trên Facebook hôm Chúa Nhật rằng người lính cứu hỏa “là một anh hùng đã che chắn cho các con gái của mình. Vợ và các con gái của anh đã phải trải qua những điều không thể tưởng tượng được. Anh trai tôi vừa bước sang tuổi 50 và còn rất nhiều điều để trải nghiệm”.
Cô nói: “Sự căm ghét dành cho một người đàn ông đã cướp đi sinh mạng của một người đàn ông mà chúng tôi yêu thương nhất. Hận thù không có giới hạn và tình yêu không có giới hạn. Hãy cầu nguyện cho chị dâu, các cháu gái, mẹ, chị gái, tôi và các cháu trai và cháu gái của anh ấy vì điều này giống như một cơn ác mộng khủng khiếp nhưng chúng tôi biết đó là thực tế đau đớn của chúng tôi.”
Một bài đăng trên Facebook của Allyson, con gái của Comperatore đã lan truyền trên mạng vào Chúa Nhật; trong đó cô gọi sự kiện này là “cơn ác mộng trong đời thực”.
Cô viết: “Những gì được cho là một ngày thú vị mà tất cả chúng tôi đều mong chờ (ĐẶC BIỆT là bố tôi), lại trở thành trải nghiệm đau thương nhất mà không ai có thể tưởng tượng ra.
Allyson gọi cha mình là “người cha tốt nhất mà một cô gái có thể yêu cầu”, nói thêm rằng ông “là người của Chúa, yêu mến Chúa Giêsu một cách mãnh liệt và cũng chăm sóc nhà thờ và các thành viên của chúng tôi như một gia đình”.
“Truyền thông sẽ không nói với bạn rằng cha tôi chết như một siêu anh hùng ngoài đời thực. Họ sẽ không nói cho bạn biết cha tôi ta đã xô mẹ tôi và tôi xuống đất nhanh như thế nào đâu,” cô nói.
“Họ sẽ không nói với bạn rằng cha tôi đã che chắn cho cơ thể tôi khỏi viên đạn lao vào chúng tôi. Cha tôi yêu gia đình mình. Cha tôi thực sự yêu chúng tôi đủ để đỡ một viên đạn thực sự cho chúng tôi. Và tôi không muốn gì hơn ngoài việc khóc trước mặt cha tôi và nói lời cảm ơn. Tôi không muốn gì hơn ngoài việc tỉnh dậy và điều này không trở thành hiện thực đối với tôi và gia đình tôi”, cô nói.
Một buổi gây quỹ GoFundMe đã quyên góp được gần 500.000 đô la cho gia đình Comperatore vào tối Chúa Nhật.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Thánh Cha sẽ phong chân phước trong chuyến viếng thăm tại Bỉ
Trong chuyến viếng thăm tại Vương quốc Bỉ và Luxemburg, vào tháng Chín tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tôn phong chân phước cho một nữ tu Dòng kín Cát Minh, Anna Chúa Giêsu, nữ tập sinh của thánh nữ Têrêsa Avila, hồi thế kỷ XVI.
Nghi thức phong chân phước sẽ diễn ra đầu thánh lễ Đức Thánh Cha cử hành, ngày 29 tháng Chín, tại sân vận động Vua Baudouin, ở thủ đô Bruxelles.
Nữ tu Anna Chúa Giêsu, người Tây Ban Nha, tục danh là Ana de Lobera Torres, sinh ngày 25 tháng Mười Một năm 1545, tại Medina del Campo và qua đời tại Bruxelles, bên Bỉ, ngày 04 tháng Ba năm 1621, thọ 76 tuổi. Ana được chính thánh nữ Têrêsa đón nhận vào Đan viện Cát Minh cải tổ ở Avila năm 1571, và năm sau đi theo thánh nữ đến Salamanca và khấn dòng tại đây. Mười năm sau đó, vâng lời thánh Têrêsa, chị Anna đến thành Granada để mở một đan viện, rồi sau đó lập một đan viện ở Madrid. Tại đây, chị Anna làm việc rất nhiều cho việc xuất bản lần đầu tiên các tác phẩm của thánh Têrêsa, vào năm 1588. Cũng tại đây, chị Anna phải chiến đấu để bênh vực tinh thần của thánh nữ.
Năm 1604, cùng với chân phước Anna di Bartolomeo và bốn nữ đan sĩ khác, chị Anna sang Pháp và dưới sự hướng dẫn Đức Hồng Y Pierre Bérulle, chị lần lượt lập ba đan viện Cát Minh nhặt phép tại Paris (1604), Pontoise và Dijon (1605). Sau đó, chị Anna chấp nhận lời mời của Đại Quận công nước Bỉ, đến thành lập các đan viên tại Bruxelles, Louvain và Mons năm 1607. Sau đó, chị trở về Bruxelles, sau vài năm chịu nhiều đau khổ nội tâm và thể lý, chị qua đời trong tiếng tăm thánh thiện, được củng cố bằng nhiều ơn lành và phép lạ.
Án phong chân phước cho nữ tu Anna Chúa Giêsu được khởi sự ngay sau khi chị qua đời và được nạp tại Roma hồi năm 1878.
Ngày 28 tháng Mười Một năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của nữ tu Anna Chúa Giêsu và ngày 14 tháng Mười Hai năm ngoái (2023), ngài cho công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ, nhờ lời chuyển cầu của vị tôi tớ Chúa, mở đường cho việc phong chân phước.
3. Các nhà lãnh đạo Công Giáo phản ứng sau vụ mưu sát cựu Tổng thống Trump: 'Đất nước chúng ta cần Chúa'
Các nhà lãnh đạo giáo hội và chính trị Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ đã dâng lời cầu nguyện cho Donald Trump sau vụ ám sát cựu tổng thống vào tối thứ Bảy tại một sự kiện tranh cử ở Pennsylvania.
Trong số đó có Đức Giám Mục David Zubik của Giáo phận Pittsburgh, nơi xảy ra vụ nổ súng.
Đức Cha Zubik cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi vô cùng sốc trước những tin tức về vụ nổ súng tại một cuộc biểu tình chính trị dành cho cựu Tổng thống Trump ngay đối diện với một trong những nhà thờ của chúng tôi ở Quận Butler.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi rất biết ơn những hành động nhanh chóng của Sở Mật vụ và những người phản ứng đầu tiên tại địa phương của chúng tôi”. “Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho sức khỏe và sự an toàn của tất cả mọi người, cho sự chữa lành và hòa bình, cũng như cho việc chấm dứt bầu không khí bạo lực này trên thế giới của chúng ta. Xin Chúa hướng dẫn và bảo vệ tất cả chúng ta.”
Các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội Hoa Kỳ bày tỏ mối quan ngại đối với toàn thể quốc gia vốn đã chìm trong cơn sốt phân cực bất thường trước các sự kiện gây chấn động hôm thứ Bảy.
“Cùng với các anh em giám mục của tôi, chúng tôi lên án bạo lực chính trị và chúng tôi cầu nguyện cho Tổng thống Trump, cũng như những người bị giết hoặc bị thương”, Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio của Tổng Giáo phận Quân đội, Hoa Kỳ và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, cho biết trong một tuyên bố vào tối thứ Bảy.
Đức Tổng Giám Mục Broglio nói thêm: “Chúng ta cũng cầu nguyện cho đất nước của chúng ta sớm chấm dứt bạo lực chính trị, vốn không bao giờ là giải pháp cho những bất đồng chính trị”. “Chúng ta kêu gọi tất cả mọi người có thiện chí cùng tham gia cầu nguyện cho hòa bình ở đất nước chúng tôi. Lạy Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Bổn Mạng của Mỹ Châu, xin cầu cho chúng con.”
Tổng giám mục Newark, Đức Hồng Y Joseph Tobin, CSSR, cũng kêu gọi sự chuyển cầu của Đức Maria. Ông kêu gọi những lời cầu nguyện cho sự hồi phục của cựu Tổng thống Trump và tất cả các nạn nhân của vụ xả súng: “Cầu mong gia đình của những người đã chết và bị thương tìm thấy niềm an ủi và hy vọng, và cầu mong sự phẫn nộ này khiến chúng ta, với tư cách là người Mỹ, tố cáo mọi hình thức bạo lực chính trị và súng ống cũng như hành vi bạo lực và những luận điệu kích động nó.”
Đức Tổng Giám Mục Gustavo García-Siller, tổng giám mục San Antonio và là thành viên của Dòng Truyền giáo Chúa Thánh Thần, đã cầu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ Guadalupe, nơi ngài đã viếng thăm vương cung thánh đường ở Thành phố Mexico vào chiều thứ Bảy.
Ngài nói trong một tuyên bố từ Thành phố Mexico: “Xung đột chính trị không thể và không được dẫn đến bạo lực”. “Xin Đức Mẹ Guadalupe, mẹ của Chúa Giêsu Kitô và mẹ của chúng ta, hướng dẫn chúng ta trong những thời điểm khó khăn này ở đất nước chúng ta. Cầu mong chúng ta trở thành những người xây dựng hòa bình trong nhà, gia đình, nơi làm việc và quốc gia của chúng ta. Chúng ta cần hòa bình trong thế giới của chúng ta.”
Đức Tổng Giám Mục Nelson J. Pérez của Philadelphia cho biết trong một tuyên bố đăng lên Instagram vào tối thứ Bảy rằng ngài “vô cùng đau buồn và mất tinh thần khi biết về vụ nổ súng”.
“Người Mỹ phải đoàn kết lên án hành động bạo lực chính trị và bạo lực dưới mọi hình thức ngày nay. Cùng nhau hợp tác, chúng ta có thể giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại hòa bình và chiến thắng tội lỗi hận thù”, ngài nói.
Đầu mùa hè này, USCCB đã ban hành một tuyên bố về bạo lực chính trị, kêu gọi tất cả các Kitô hữu và những người có thiện chí tránh bạo lực chính trị và thay vào đó “theo đuổi những gì dẫn đến hòa bình và xây dựng lẫn nhau” thông qua đối thoại và tìm kiếm công lý.
“Các sự kiện ngày hôm nay chứng tỏ sự căng thẳng chính trị đang tồn tại ở đất nước chúng ta,” Đức Giám Mục Larry Kulick của Greensburg, Pennsylvania, nơi lân cận Quận Butler nhưng không bao gồm nó, cho biết.
Ngài nói: “Bạo lực không bao giờ có thể là một phần hợp pháp của tiến trình dân chủ. “Tôi xin tất cả các tín hữu của Giáo phận Greensburg cùng tôi cầu nguyện cho những người đã chết, những người than khóc về sự mất mát của họ và những người bị thương.”
Đức Cha Kulick nói thêm: “Những lời cầu nguyện chân thành của tôi gửi đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi sự kiện kinh hoàng này”.
Đức Cha Robert Barron của Giáo phận Winona-Rochester, Minnesota, đã đăng lên X, trước đây gọi là Twitter, ngay sau khi tin tức về vụ nổ súng nổ ra.
“Tôi muốn gửi lời cầu nguyện cho cựu Tổng thống Trump và tất cả những người bị thương tại cuộc biểu tình ở Pennsylvania. Chúng ta phải từ bỏ con đường bạo lực. Xin Chúa ban phước lành cho đất nước đang gặp khó khăn của chúng ta.”
Đức Giám Mục Walker Nickless của Thành phố Sioux, Iowa, gọi vụ nổ súng hôm thứ Bảy là “một ngày bi thảm đối với đất nước chúng ta”.
“Không có chỗ cho bạo lực chính trị ở Hoa Kỳ. Các sự kiện ngày hôm nay cho thấy nhu cầu cầu nguyện rất lớn – đây là thời gian để cầu nguyện cho hòa bình và cầu nguyện cho việc chấm dứt bạo lực”, ngài nói.
“ Chúng ta cũng phải cầu nguyện cho những người có thể đã thiệt mạng hoặc bị thương trong sự kiện này và gia đình của họ, đồng thời cầu nguyện cho cựu Tổng thống Trump nhanh chóng bình phục”. “Tiến về phía trước, mong chúng ta thể hiện tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau ở đất nước tuyệt vời này.”
Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma cũng dâng lời cầu nguyện cho ông Trump “và những người thiệt mạng, bị thương và bị tổn thương hôm thứ Bảy tại cuộc biểu tình ở Pennsylvania.”
Đức Cha Coakley nói thêm: “Chúng ta hãy nhớ rằng bạo lực không bao giờ là câu trả lời cho sự khác biệt của chúng ta. Và xin Chúa ban phước lành cho đất nước chúng ta, vào thời điểm đầy chia rẽ này.”
Đức Giám Mục Michael Olson của Fort Worth, Texas, cũng bày tỏ tình cảm tương tự.
Thánh Ca
Dấu Chấm Và Đường Dài
Giáo Hội Năm Châu
01:53 16/07/2024