Phụng Vụ - Mục Vụ
Ánh mắt chạnh lòng thương của Chúa
Anmai, CSsR
02:26 17/07/2009
CHÚA NHẬT 16 Thường niên B (Gr 23, 1-6; Ep 2, 13-18; Mc 6, 30-34)
Hình ảnh chủ chiên và đoàn chiên quá quen thuộc với dân Do Thái và với nhiều người chúng ta. Đoàn chiên được khỏe mạnh, được bình an hay không đó là do chủ chiên. Chủ chiên thật, chủ chiên nhiệt tình sẽ dám hy sinh ngay cả mạng sống mình để bảo vệ đoàn chiên. Chủ chiên giả, chủ chiên thiếu nhiệt tình sẽ bỏ chạy khi đàn chiên của mình gặp nguy hiểm, khốn khó.
Để chăn dắt đàn chiên của mình, trong suốt hành trình cứu độ, trong suốt lịch sử Do Thái Chúa biết rõ những mục tử thật và mục tử giả. Nhiều lần nhiều lúc Chúa đã quở trách những mục tử không lo cho đoàn chiên của mình như chúng ta vừa nghe ngôn sứ Giêrêmia thuật lại: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác - sấm ngôn của Đức Chúa -. Vì thế, Đức Chúa, Thiên Chúa Israel, phán như sau để lên án các mục tử, những người chăn dắt dân Ta: chính các ngươi làm cho đoàn chiên của ta phải tan tác; các người đã xua đuổi và lưu tâm gì đến chúng”. (Gr 23, 1.2)
Ngược lại với mục tử giả ấy phải là mục tử nhân lành, chăm lo đời sống của con chiên để con chiên phải ca lên bài ca như Thánh Vịnh 22 mà chúng ta vừa nghe:
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dẫu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn vì có Chúa ở cùng
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
Ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Tâm tình ấy quả thật không sai khi chúng ta vừa nghe Thánh Máccô thuật lại trong trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe: Lòng xót thương của Chúa Giêsu xuất phát từ tình trạng dân chúng bị bỏ rơi “không người chăn giữ”.
Dân không người chăn là hình ảnh đậm nét truyền thống kinh thánh. Chương 34 của sách Êdêkien là bản cáo trạng chống lại những thủ lãnh tôn gioáo đã bỏ rơi không chăm sóc đoàn dân được giao phó. Song, Thiên Chúa vị chủ chăn đích thực của dân, luôn chạnh lòng xót thương đoàn dân lạc lỏng: Chính Ta sẽ chăn nuôi chiên của Ta. Chính Ta, Ta sẽ cho chúng được an nhàn ( Sấm của Đức Chúa Giavê ( chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tảøn mác Ta sẽ lùa về... (Ed 34,16).
Đó là lời hứa hẹn cho thời Thiên sai. Thiên Chúa sẽ gởi đến 1 chủ chiên Thiên sai để chăn dắt đoàn chiên lạc lỏng: Trên chúng, Ta sẽ cho chỗi dậy một mục tử duy nhất. Ngài sẽ dẫn dắt chúng, Ngài sẽ là mục tử của chúng (Ed 34,23; x. 37,24; Tv 78,70(72). Chúa Giêsu chính là vị mục tử thiên sai mà Thiên Chúa đã hứa. Người xót thương họ, lên tiếng giảng dạy cho họ và nuôi dưỡng họ. Nhìn họ bơ vơ, lòng của Chúa đã chạnh lại trước cảnh bơ vơ của họ.
Chúa mãi mãi là vị mục tử nhân lành, vị mục tử mang lại sự bình an cho đoàn chiên như Thánh Phaolô mới nhắn gửi cho cộng đoàn Êphêsô: “Chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do thái và dân ngoại, thành một: Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét; Người đã hủy bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật … Người đã đến loan báo Tin mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2, 14.15.17). Điều nghịch lý ấy là dân Do Thái đã không nhận ra sự hiện diện của vị mục tử nhân lành và đã đem đi giết, đem đi làm thịt cho thỏa lòng gian ác của họ.
Vấn đề không đơn giản như ta nghĩ, dân Do Thái xưa kia không nhận ra đã đành, phần chúng ta, chúng ta có nhận ra Chúa chính là vị mục tử nhân lành luôn yêu thương chăm sóc ta hay không mới là chuyện khác. Hình như chúng ta vẫn còn là những con chiên ngỗ nghịch trước tình thương và sự quan phòng của vị mục tử nhân lành thì phải.
Chúa vẫn dõi mắt theo ta từng bước bước từng bước trong cuộc đời này nhưng do chộn rộn quá nhiều chuyện chúng ta không thấy ánh mắt chạnh lòng thương của Chúa mà thôi. Muốn thấy ánh mắt đó, chúng ta xin Chúa mở rộng con mắt của chúng ta ra để chúng ta thấy tình thương của Chúa tuôn đổ dạt dào trên cuộc đời của ta. Chỉ khi nào ta ngồi lại và ngẫm nghĩ Chúa yêu thương chúng ta quá thì chúng ta mới cảm nhận được như cố nhạc sĩ Thy Yên:
Có lúc nào đó người thầm nghiền ngẫm suy tư
cảm thấy đời ta chứa chan hồng ân Chúa ban
Còn chờ gì nữa không vang tiếng hát tri ân
Lạy Chúa con xin cảm tạ – Lạy Chúa con xin cảm tạ.
Ôi lạ lùng hồng ân Chúa đã ban cho đời
Chúa ơi ! Sao con suy thấu tỏ tường
Thật nhiệm mầu tình yêu Chí Thánh dâng tuôn tràn
Chúa ơi ! Tình Ngài dịu cao xiết bao
Qua bao đời tình yêu Chúa mãi luôn chan hòa
Tỏa lan dịu dàng cho hết mỗi người
Công ơn Ngài tựa như cát trắng như sao trời
Lấy chi đền bù tạ ơn Chúa ban
Vâng ! Nếu chúng ta nghiền ngẫm, nhìn lại cuộc đời của chúng ta, chúng ta sẽ nhận ra rằng hồng ân Chúa ban dư tràn trên cuộc đời chúng ta để chúng ta xin dâng lời cảm tạ Chúa. Lời cảm tạ thiết thực nhất đó là sống ngoan ngùy theo Thánh ý của Chúa cũng như sự dẫn dắt của Chúa trên cuộc đời này.
Tin tưởng vào tình thương của mục tử nhân lành, sẽ dẫn dắt chúng ta qua những màn đêm u tối và qua những thung lũng âm u, chúng ta tiếp tục lên đường lên đường trong ánh mắt chạnh lòng thương của Chúa Giêsu – vị mục tử nhân lành luôn dõi ánh mắt theo cuộc đời ta.
Hình ảnh chủ chiên và đoàn chiên quá quen thuộc với dân Do Thái và với nhiều người chúng ta. Đoàn chiên được khỏe mạnh, được bình an hay không đó là do chủ chiên. Chủ chiên thật, chủ chiên nhiệt tình sẽ dám hy sinh ngay cả mạng sống mình để bảo vệ đoàn chiên. Chủ chiên giả, chủ chiên thiếu nhiệt tình sẽ bỏ chạy khi đàn chiên của mình gặp nguy hiểm, khốn khó.
Để chăn dắt đàn chiên của mình, trong suốt hành trình cứu độ, trong suốt lịch sử Do Thái Chúa biết rõ những mục tử thật và mục tử giả. Nhiều lần nhiều lúc Chúa đã quở trách những mục tử không lo cho đoàn chiên của mình như chúng ta vừa nghe ngôn sứ Giêrêmia thuật lại: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác - sấm ngôn của Đức Chúa -. Vì thế, Đức Chúa, Thiên Chúa Israel, phán như sau để lên án các mục tử, những người chăn dắt dân Ta: chính các ngươi làm cho đoàn chiên của ta phải tan tác; các người đã xua đuổi và lưu tâm gì đến chúng”. (Gr 23, 1.2)
Ngược lại với mục tử giả ấy phải là mục tử nhân lành, chăm lo đời sống của con chiên để con chiên phải ca lên bài ca như Thánh Vịnh 22 mà chúng ta vừa nghe:
Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dẫu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn vì có Chúa ở cùng
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
Ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Tâm tình ấy quả thật không sai khi chúng ta vừa nghe Thánh Máccô thuật lại trong trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe: Lòng xót thương của Chúa Giêsu xuất phát từ tình trạng dân chúng bị bỏ rơi “không người chăn giữ”.
Dân không người chăn là hình ảnh đậm nét truyền thống kinh thánh. Chương 34 của sách Êdêkien là bản cáo trạng chống lại những thủ lãnh tôn gioáo đã bỏ rơi không chăm sóc đoàn dân được giao phó. Song, Thiên Chúa vị chủ chăn đích thực của dân, luôn chạnh lòng xót thương đoàn dân lạc lỏng: Chính Ta sẽ chăn nuôi chiên của Ta. Chính Ta, Ta sẽ cho chúng được an nhàn ( Sấm của Đức Chúa Giavê ( chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tảøn mác Ta sẽ lùa về... (Ed 34,16).
Đó là lời hứa hẹn cho thời Thiên sai. Thiên Chúa sẽ gởi đến 1 chủ chiên Thiên sai để chăn dắt đoàn chiên lạc lỏng: Trên chúng, Ta sẽ cho chỗi dậy một mục tử duy nhất. Ngài sẽ dẫn dắt chúng, Ngài sẽ là mục tử của chúng (Ed 34,23; x. 37,24; Tv 78,70(72). Chúa Giêsu chính là vị mục tử thiên sai mà Thiên Chúa đã hứa. Người xót thương họ, lên tiếng giảng dạy cho họ và nuôi dưỡng họ. Nhìn họ bơ vơ, lòng của Chúa đã chạnh lại trước cảnh bơ vơ của họ.
Chúa mãi mãi là vị mục tử nhân lành, vị mục tử mang lại sự bình an cho đoàn chiên như Thánh Phaolô mới nhắn gửi cho cộng đoàn Êphêsô: “Chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do thái và dân ngoại, thành một: Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét; Người đã hủy bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật … Người đã đến loan báo Tin mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2, 14.15.17). Điều nghịch lý ấy là dân Do Thái đã không nhận ra sự hiện diện của vị mục tử nhân lành và đã đem đi giết, đem đi làm thịt cho thỏa lòng gian ác của họ.
Vấn đề không đơn giản như ta nghĩ, dân Do Thái xưa kia không nhận ra đã đành, phần chúng ta, chúng ta có nhận ra Chúa chính là vị mục tử nhân lành luôn yêu thương chăm sóc ta hay không mới là chuyện khác. Hình như chúng ta vẫn còn là những con chiên ngỗ nghịch trước tình thương và sự quan phòng của vị mục tử nhân lành thì phải.
Chúa vẫn dõi mắt theo ta từng bước bước từng bước trong cuộc đời này nhưng do chộn rộn quá nhiều chuyện chúng ta không thấy ánh mắt chạnh lòng thương của Chúa mà thôi. Muốn thấy ánh mắt đó, chúng ta xin Chúa mở rộng con mắt của chúng ta ra để chúng ta thấy tình thương của Chúa tuôn đổ dạt dào trên cuộc đời của ta. Chỉ khi nào ta ngồi lại và ngẫm nghĩ Chúa yêu thương chúng ta quá thì chúng ta mới cảm nhận được như cố nhạc sĩ Thy Yên:
Có lúc nào đó người thầm nghiền ngẫm suy tư
cảm thấy đời ta chứa chan hồng ân Chúa ban
Còn chờ gì nữa không vang tiếng hát tri ân
Lạy Chúa con xin cảm tạ – Lạy Chúa con xin cảm tạ.
Ôi lạ lùng hồng ân Chúa đã ban cho đời
Chúa ơi ! Sao con suy thấu tỏ tường
Thật nhiệm mầu tình yêu Chí Thánh dâng tuôn tràn
Chúa ơi ! Tình Ngài dịu cao xiết bao
Qua bao đời tình yêu Chúa mãi luôn chan hòa
Tỏa lan dịu dàng cho hết mỗi người
Công ơn Ngài tựa như cát trắng như sao trời
Lấy chi đền bù tạ ơn Chúa ban
Vâng ! Nếu chúng ta nghiền ngẫm, nhìn lại cuộc đời của chúng ta, chúng ta sẽ nhận ra rằng hồng ân Chúa ban dư tràn trên cuộc đời chúng ta để chúng ta xin dâng lời cảm tạ Chúa. Lời cảm tạ thiết thực nhất đó là sống ngoan ngùy theo Thánh ý của Chúa cũng như sự dẫn dắt của Chúa trên cuộc đời này.
Tin tưởng vào tình thương của mục tử nhân lành, sẽ dẫn dắt chúng ta qua những màn đêm u tối và qua những thung lũng âm u, chúng ta tiếp tục lên đường lên đường trong ánh mắt chạnh lòng thương của Chúa Giêsu – vị mục tử nhân lành luôn dõi ánh mắt theo cuộc đời ta.
Tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi
LM. Trần Bình Trọng
04:16 17/07/2009
TÌM NƠI THANH VẮNG ÐỂ NGHỈ NGƠI
Chuá Nhật 16 Thường Niên, Năm B
Gr 23:1-6; Ep 2:13-18; Mc 6: 30-34
Thấy các tông đồ đầu tắt mặt tối: làm việc cũng như giảng dạy đến nỗi không còn thời giờ mà ăn uống, Ðức Giêsu mới bảo họ: Hãy vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi đôi chút (Mc 6:31). Rồi Người cùng với các tông đồ xuống thuyền chèo vào nơi thanh vắng.
Ðể duy trì mức độ thăng bằng trong cuộc sống, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi. Sách Sáng thế cũng ghi lại: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày, và Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ ngơi, ngưng làm mọi công việc sáng tạo (St 2:3). Khi Ðức Giêsu sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần, đạo mới là Kitô giáo đã dùng ngày Chúa nhật để nghỉ ngơi, thờ phượng và cảm tạ Thiên Chúa thay vì ngày Thứ Bảy là ngày Sabát.
Có bao giờ ta cảm thấy dù bận rộn với công việc làm, dù ở giữa gia đình có cha mẹ, anh chị em và bạn hữu, mà vẫn cảm thấy tâm hồn trống rỗng chăng? Và ai có thể lấp đầy sự trống rỗng trong tâm hồn? Như Ðức Giêsu khuyên các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đời nay cũng cần tìm thời giờ yên tĩnh, tìm bầu khí thanh tịnh - ngưng nói, ngưng làm - để ở một mình, hầu có thể lắng nghe tiếng Chúa và cũng lắng nghe tiếng lòng mình. Chúa thường nói với ta trong thinh lặng. Và chỉ trong thinh lặng ta mới có thể dễ dàng nghe tiếng Chúa hầu có thể thẩm định và đánh giá xem công việc đạo đức ta làm có bị Chúa dùng lời ngôn sứ Giêrêmia hôm nay mà cảnh giác chăng (Gr 23:1-6)?
Khi còn tại thế, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc làm (Ga 5:17), và còn cầu nguyện xin Thiên Chúa Cha thánh hoá họ và công việc làm của họ trong cả chương 17 của Phúc âm thánh Gioan. Sách Sáng thế có ghi lại là sau khi A-đam và E-và phạm tội, Thiên Chúa truyền cho họ phải làm việc đổ mồ hôi mới có cơm bánh mà ăn. Trong thế giới hiện tại và trong xã hội ta đang sống, người ta cần làm việc để độ thân và hộ đỡ gia đình và xây dựng xã hội loài người. Tuy nhiên nếu lúc nào cũng làm việc và coi việc làm như cùng đích và cứu cánh là người ta đã bị sa vào thuyết duy vật. Duy vật chủ nghĩa coi con người là dụng cụ sản xuất và đánh giá con người tùy theo năng lượng sản xuất. Tại những xứ kĩ nghệ hoá và hậu kĩ nghệ, nhiều người phải làm ngày Chúa nhật vì sở làm đòi hỏi như vậy, khiến người ta bị gò bó vào thời giờ làm việc tại văn phòng, nhà máy và công sở. Trong trường hợp đó người ta cần tìm ngày giờ khác nghỉ bù lại để có thể dành thời giờ cho Chúa, cho gia đình và cho chính mình.
Nghỉ ngơi bao gồm cả việc đi nghỉ hè. Khi đi nghỉ hè, người tín hữu nên mời Chúa đi cùng với mình. Nói như vậy có nghĩa là trước khi đi nghè cần giàn xếp thế nào để Chúa nhật có thể dâng lễ thờ phượng. Có những người đạo đức còn làm hoà với Chúa qua Bí tích cáo giải nữa vì sợ xẩy ra tai nạn máy bay, tàu bè. Nghỉ ngơi còn gồm cả việc đi hành hương ở những nơi có ghi dấu thánh tích về cuộc đời Chúa Cứu thế để làm sống lại lời Chúa, hoặc đến thủ đô Giáo hội để làm tăng triển căn tính công giáo, hoặc những nơi Ðức Mẹ hiện ra để củng cố đức tin khi thấy khách hành hương bầy tỏ đức tin trong cách thế cầu nguyện xin ơn của họ. Nhận xét thấy nhiều bà mẹ Việt nam nhất là những bà ở miền quê sinh trước khi đất nước chia đôi năm 1954 và trước khi làn sóng di dư ra ngoại quốc năm 1975 thật vất vả, không dám ăn miếng ngon, nhưng để dành cho con cái như thi sĩ Tú Xương đã mô tả về bà xã ông như sau: Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Trong ý hướng ghi ơn bậc sinh thành và dưỡng dục, thì con cháu nên gom góp tiền để giúp bố mẹ, ông bà đi hành hương một vài lần cho biết đó biết đây. Có linh mục kia hướng dẫn nhóm hành hương nói với phái đoàn trên xe là hôm đó đến tiệm ăn tối, chủ tiệm sẽ cho uống rượu vang miễn phí, nên các bà cứ uống một chút cho đời nó lên hương. Chính Ðức Giêsu đã làm phép lạ biến nước thành rượu cho khách dự tiệc cưới Cana được tiếp tục vui vẻ đấy (Ga 2:1-11). Nghe vậy, có mấy bà ngồi trong xe được dịp phất cờ trong bụng. Kết quả là khi ăn uống xong, lên xe buýt, có bà đi lảo đảo, khiến mấy người trong nhóm phải dìu đi theo. Nhớ cả đời đấy!
Việc nghỉ ngơi để lấy lại sức còn bao gồm việc cầu nguyện và thờ phượng. Vào ngày lễ nghỉ, ta đến nhà thờ để dâng thánh lễ thờ phượng Chúa, để lắng nghe tiếng Chúa. Ta cùng suy niệm về mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh của Chúa có ảnh hưởng đến đời sống và hành động của ta như thế nào? Thánh lễ ngày Chúa nhật phải là trung tâm điểm của đời sống người công giáo. Nói như vậy có nghĩa là cả tuần ta bận rộn với công ăn việc làm. Cuối tuần ta đến nhà thờ để được bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa và để nâng đỡ đức tin của lẫn nhau. Tới cuối tuần khác, khi kiệt sức vì công ăn việc làm, ta lại đến nhà thờ để được bồi bổ sức mạnh tinh thần và thiêng liêng.
Trong Tông thư về ngày Chúa nhật gửi toàn thế giới ban hành 31-5-1998, Ðức Thánh cha Gioan Phaolo II nhắc lại Chúa nhật là ‘ngày của Chúa’ trong chương một. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Chúa nghỉ ngơi một ngày. Chương hai bàn về ngày Chúa là ngày của Ðức Kitô, ngày Chúa phục sinh, ngày vui mừng. Ðức Thánh cha khẳng định lại: bỏ lễ Chúa nhật mà không có lý do chính đáng vẫn là tội nặng. Chương ba nói về ‘ngày của Giáo hội’. Giáo hội có bổn phận thánh hoá ngày Chúa nhật bằng cách nhắc nhở và khuyến khích giáo dân đi dâng lễ thờ phượng, làm việc từ thiện bác ái và nghỉ ngơi.
Khi Ðức Giêsu và các tông đồ chèo thuyền vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, thì nhiều người hiểu ý nên chạy đến trước đón Người. Khi thấy đám đông, thì Chúa chạnh lòng thương vì họ như bầy chiên không người chăn dắt (Mc 6:34). Trong cánh đồng truyền giáo ta thấy có nhiều nơi thiếu chủ chăn, nên nhiều giáo sĩ phải bao thầu cáng đáng nhiều công việc đến nỗi không còn giờ nghỉ ngơi. Vậy thì ta cần cầu xin Chúa ban thêm nhiều mục tử để hướng dẫn và chăn dắt đoàn chiên (Gr 23:4) cũng như thợ gặt làm việc trong cánh đồng truyền giáo.
Lời cầu nguyện xin được đủ sức làm việc:
Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy các tông đồ
về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi
sau những ngày giờ làm việc vất vả.
Xin giúp thánh hoá công việc con làm
và dạy con biết tìm giờ nghỉ ngơi
hầu cho thể xác và tinh thần được thanh thoả
và cũng dành thời giờ cầu nguyện với Chúa
để cho tâm hồn được thư thái lắng đọng. Amen.
Chuá Nhật 16 Thường Niên, Năm B
Gr 23:1-6; Ep 2:13-18; Mc 6: 30-34
Thấy các tông đồ đầu tắt mặt tối: làm việc cũng như giảng dạy đến nỗi không còn thời giờ mà ăn uống, Ðức Giêsu mới bảo họ: Hãy vào nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi đôi chút (Mc 6:31). Rồi Người cùng với các tông đồ xuống thuyền chèo vào nơi thanh vắng.
Ðể duy trì mức độ thăng bằng trong cuộc sống, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi. Sách Sáng thế cũng ghi lại: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày, và Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ ngơi, ngưng làm mọi công việc sáng tạo (St 2:3). Khi Ðức Giêsu sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần, đạo mới là Kitô giáo đã dùng ngày Chúa nhật để nghỉ ngơi, thờ phượng và cảm tạ Thiên Chúa thay vì ngày Thứ Bảy là ngày Sabát.
Có bao giờ ta cảm thấy dù bận rộn với công việc làm, dù ở giữa gia đình có cha mẹ, anh chị em và bạn hữu, mà vẫn cảm thấy tâm hồn trống rỗng chăng? Và ai có thể lấp đầy sự trống rỗng trong tâm hồn? Như Ðức Giêsu khuyên các tông đồ tìm nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đời nay cũng cần tìm thời giờ yên tĩnh, tìm bầu khí thanh tịnh - ngưng nói, ngưng làm - để ở một mình, hầu có thể lắng nghe tiếng Chúa và cũng lắng nghe tiếng lòng mình. Chúa thường nói với ta trong thinh lặng. Và chỉ trong thinh lặng ta mới có thể dễ dàng nghe tiếng Chúa hầu có thể thẩm định và đánh giá xem công việc đạo đức ta làm có bị Chúa dùng lời ngôn sứ Giêrêmia hôm nay mà cảnh giác chăng (Gr 23:1-6)?
Khi còn tại thế, Ðức Giêsu dạy các tông đồ về sự cần thiết của việc làm (Ga 5:17), và còn cầu nguyện xin Thiên Chúa Cha thánh hoá họ và công việc làm của họ trong cả chương 17 của Phúc âm thánh Gioan. Sách Sáng thế có ghi lại là sau khi A-đam và E-và phạm tội, Thiên Chúa truyền cho họ phải làm việc đổ mồ hôi mới có cơm bánh mà ăn. Trong thế giới hiện tại và trong xã hội ta đang sống, người ta cần làm việc để độ thân và hộ đỡ gia đình và xây dựng xã hội loài người. Tuy nhiên nếu lúc nào cũng làm việc và coi việc làm như cùng đích và cứu cánh là người ta đã bị sa vào thuyết duy vật. Duy vật chủ nghĩa coi con người là dụng cụ sản xuất và đánh giá con người tùy theo năng lượng sản xuất. Tại những xứ kĩ nghệ hoá và hậu kĩ nghệ, nhiều người phải làm ngày Chúa nhật vì sở làm đòi hỏi như vậy, khiến người ta bị gò bó vào thời giờ làm việc tại văn phòng, nhà máy và công sở. Trong trường hợp đó người ta cần tìm ngày giờ khác nghỉ bù lại để có thể dành thời giờ cho Chúa, cho gia đình và cho chính mình.
Nghỉ ngơi bao gồm cả việc đi nghỉ hè. Khi đi nghỉ hè, người tín hữu nên mời Chúa đi cùng với mình. Nói như vậy có nghĩa là trước khi đi nghè cần giàn xếp thế nào để Chúa nhật có thể dâng lễ thờ phượng. Có những người đạo đức còn làm hoà với Chúa qua Bí tích cáo giải nữa vì sợ xẩy ra tai nạn máy bay, tàu bè. Nghỉ ngơi còn gồm cả việc đi hành hương ở những nơi có ghi dấu thánh tích về cuộc đời Chúa Cứu thế để làm sống lại lời Chúa, hoặc đến thủ đô Giáo hội để làm tăng triển căn tính công giáo, hoặc những nơi Ðức Mẹ hiện ra để củng cố đức tin khi thấy khách hành hương bầy tỏ đức tin trong cách thế cầu nguyện xin ơn của họ. Nhận xét thấy nhiều bà mẹ Việt nam nhất là những bà ở miền quê sinh trước khi đất nước chia đôi năm 1954 và trước khi làn sóng di dư ra ngoại quốc năm 1975 thật vất vả, không dám ăn miếng ngon, nhưng để dành cho con cái như thi sĩ Tú Xương đã mô tả về bà xã ông như sau: Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Trong ý hướng ghi ơn bậc sinh thành và dưỡng dục, thì con cháu nên gom góp tiền để giúp bố mẹ, ông bà đi hành hương một vài lần cho biết đó biết đây. Có linh mục kia hướng dẫn nhóm hành hương nói với phái đoàn trên xe là hôm đó đến tiệm ăn tối, chủ tiệm sẽ cho uống rượu vang miễn phí, nên các bà cứ uống một chút cho đời nó lên hương. Chính Ðức Giêsu đã làm phép lạ biến nước thành rượu cho khách dự tiệc cưới Cana được tiếp tục vui vẻ đấy (Ga 2:1-11). Nghe vậy, có mấy bà ngồi trong xe được dịp phất cờ trong bụng. Kết quả là khi ăn uống xong, lên xe buýt, có bà đi lảo đảo, khiến mấy người trong nhóm phải dìu đi theo. Nhớ cả đời đấy!
Việc nghỉ ngơi để lấy lại sức còn bao gồm việc cầu nguyện và thờ phượng. Vào ngày lễ nghỉ, ta đến nhà thờ để dâng thánh lễ thờ phượng Chúa, để lắng nghe tiếng Chúa. Ta cùng suy niệm về mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh của Chúa có ảnh hưởng đến đời sống và hành động của ta như thế nào? Thánh lễ ngày Chúa nhật phải là trung tâm điểm của đời sống người công giáo. Nói như vậy có nghĩa là cả tuần ta bận rộn với công ăn việc làm. Cuối tuần ta đến nhà thờ để được bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa và để nâng đỡ đức tin của lẫn nhau. Tới cuối tuần khác, khi kiệt sức vì công ăn việc làm, ta lại đến nhà thờ để được bồi bổ sức mạnh tinh thần và thiêng liêng.
Trong Tông thư về ngày Chúa nhật gửi toàn thế giới ban hành 31-5-1998, Ðức Thánh cha Gioan Phaolo II nhắc lại Chúa nhật là ‘ngày của Chúa’ trong chương một. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và Chúa nghỉ ngơi một ngày. Chương hai bàn về ngày Chúa là ngày của Ðức Kitô, ngày Chúa phục sinh, ngày vui mừng. Ðức Thánh cha khẳng định lại: bỏ lễ Chúa nhật mà không có lý do chính đáng vẫn là tội nặng. Chương ba nói về ‘ngày của Giáo hội’. Giáo hội có bổn phận thánh hoá ngày Chúa nhật bằng cách nhắc nhở và khuyến khích giáo dân đi dâng lễ thờ phượng, làm việc từ thiện bác ái và nghỉ ngơi.
Khi Ðức Giêsu và các tông đồ chèo thuyền vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, thì nhiều người hiểu ý nên chạy đến trước đón Người. Khi thấy đám đông, thì Chúa chạnh lòng thương vì họ như bầy chiên không người chăn dắt (Mc 6:34). Trong cánh đồng truyền giáo ta thấy có nhiều nơi thiếu chủ chăn, nên nhiều giáo sĩ phải bao thầu cáng đáng nhiều công việc đến nỗi không còn giờ nghỉ ngơi. Vậy thì ta cần cầu xin Chúa ban thêm nhiều mục tử để hướng dẫn và chăn dắt đoàn chiên (Gr 23:4) cũng như thợ gặt làm việc trong cánh đồng truyền giáo.
Lời cầu nguyện xin được đủ sức làm việc:
Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy các tông đồ
về sự cần thiết của việc nghỉ ngơi
sau những ngày giờ làm việc vất vả.
Xin giúp thánh hoá công việc con làm
và dạy con biết tìm giờ nghỉ ngơi
hầu cho thể xác và tinh thần được thanh thoả
và cũng dành thời giờ cầu nguyện với Chúa
để cho tâm hồn được thư thái lắng đọng. Amen.
Trái tim mục tử Giêsu sáng ngời
Lm Giacôbê Tạ Chúc
06:43 17/07/2009
Khát mong của Chúa Giêsu là: ”Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”(Mt 28,19). Khát mong tình yêu bỏng cháy của Ngài khi thấy đám đông bơ vơ lạc lõng không có người dẫn dắt. Dù phải ngược xuôi từ đồng bằng xuống biển hồ, không còn thời gian để ăn uống, ngủ nghỉ. Đức Giêsu vẫn không bỏ rơi những người đi theo Ngài:”Vừa ra Ngài đã thấy dân chúng đông đảo, và Ngài chạnh lòng thương xót họ, vì họ như cừu chiên không có người chăn giữ, và Ngài lên tiếng giảng dạy cho họ nhiều điều”(Mc 6, 34).
Cũng đã có lần Ngài bày tỏ ước nguyện bỏng cháy từ con tim mình cho các môn sinh, với một lòng cháy bỏng lửa mến yêu nung nấu tâm hồn:”Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong lửa ấy bùng cháy lên”(Lc 12,49). Có lẽ cũng phần nào hiểu được trái tim và cõi lòng của Thầy Giêsu, nên các môn đệ cũng đã ra đi để thực thi sứ mạng của mình. Trong ngữ cảnh của Tin Mừng hôm nay, sau khi giảng dạy, chữa lành nhiều người bệnh. Thầy trò xuống thuyền và ra đi để tìm nơi thanh vắng cầu nguyện và nghỉ ngơi. Thế nhưng họ không thể yên được khi dân chúng từ các làng mạc đổ xô đến tìm Chúa Giêsu. Trước những nổ lực tìm kiếm của đám đông, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ cộng tác với Ngài để loan báo Tin mừng. Trái tim của vị Mục Tử Giêsu thật bao la và nồng cháy. Ngài chẳng giữ lại gì làm của riêng mình. Đời Ngài như một ngọn nến sáng, cháy mãi đến vô tận. Khắc khỏai trong tâm hồn của Ngài là làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa là Cha và tất cả là anh em với nhau. Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy trở nên khí cụ tình yêu của Ngài:”Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”(Mt 5,14). Chạnh lòng thương xót con người, tấm lòng vàng của Chúa Giêsu muôn đời vẫn mãi như những ngọn lửa chiếu soi tâm hồn những ai đi theo Chúa. Con người và nhân lọai ngày hôm nay vẫn mang trong mình một nỗi thao thức tìm gặp Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân từ và hay xót thương. Cũng như dân chúng ngày xưa, họ đem đến cho Chúa những người ốm đau, bệnh tật và xin Ngài chữa lành, thì hôm nay vẫn thế, họ cũng mang đến cho Ngài những cuộc đời đáng thương, những thân phận bị bỏ rơi và xin Ngài cứu giúp.
Lạy Chúa Giêsu, con là mục tử mà sao không có tâm hồn như Chúa! thấy đám đông chạy đến, Chúa tìm mọi cách để giúp họ. Còn con, thấy bất lực khi xung quanh con có quá nhiều nhu cầu cần đến, mà con thì chỉ có đôi bàn tay trắng, không có gì để đáp ứng cho anh em đồng lọai. Chúa tiếp khách liên lỉ suốt cả ngày đêm, còn con có quy định gìơ giấc hẳn hoi. Chúa thương xót họ, con thì yêu thương có chọn lựa kỹ càng. Chúa lăn xả và hết mình với con người, con thì ngại khổ, ngại khó và ngại lắm gian nan. Chúa ơi xin giúp con trở nên mục tử nhân từ, hiến mạng sống mình để phục vụ anh em đồng lọai.
Cũng đã có lần Ngài bày tỏ ước nguyện bỏng cháy từ con tim mình cho các môn sinh, với một lòng cháy bỏng lửa mến yêu nung nấu tâm hồn:”Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong lửa ấy bùng cháy lên”(Lc 12,49). Có lẽ cũng phần nào hiểu được trái tim và cõi lòng của Thầy Giêsu, nên các môn đệ cũng đã ra đi để thực thi sứ mạng của mình. Trong ngữ cảnh của Tin Mừng hôm nay, sau khi giảng dạy, chữa lành nhiều người bệnh. Thầy trò xuống thuyền và ra đi để tìm nơi thanh vắng cầu nguyện và nghỉ ngơi. Thế nhưng họ không thể yên được khi dân chúng từ các làng mạc đổ xô đến tìm Chúa Giêsu. Trước những nổ lực tìm kiếm của đám đông, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ cộng tác với Ngài để loan báo Tin mừng. Trái tim của vị Mục Tử Giêsu thật bao la và nồng cháy. Ngài chẳng giữ lại gì làm của riêng mình. Đời Ngài như một ngọn nến sáng, cháy mãi đến vô tận. Khắc khỏai trong tâm hồn của Ngài là làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa là Cha và tất cả là anh em với nhau. Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy trở nên khí cụ tình yêu của Ngài:”Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”(Mt 5,14). Chạnh lòng thương xót con người, tấm lòng vàng của Chúa Giêsu muôn đời vẫn mãi như những ngọn lửa chiếu soi tâm hồn những ai đi theo Chúa. Con người và nhân lọai ngày hôm nay vẫn mang trong mình một nỗi thao thức tìm gặp Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân từ và hay xót thương. Cũng như dân chúng ngày xưa, họ đem đến cho Chúa những người ốm đau, bệnh tật và xin Ngài chữa lành, thì hôm nay vẫn thế, họ cũng mang đến cho Ngài những cuộc đời đáng thương, những thân phận bị bỏ rơi và xin Ngài cứu giúp.
Lạy Chúa Giêsu, con là mục tử mà sao không có tâm hồn như Chúa! thấy đám đông chạy đến, Chúa tìm mọi cách để giúp họ. Còn con, thấy bất lực khi xung quanh con có quá nhiều nhu cầu cần đến, mà con thì chỉ có đôi bàn tay trắng, không có gì để đáp ứng cho anh em đồng lọai. Chúa tiếp khách liên lỉ suốt cả ngày đêm, còn con có quy định gìơ giấc hẳn hoi. Chúa thương xót họ, con thì yêu thương có chọn lựa kỹ càng. Chúa lăn xả và hết mình với con người, con thì ngại khổ, ngại khó và ngại lắm gian nan. Chúa ơi xin giúp con trở nên mục tử nhân từ, hiến mạng sống mình để phục vụ anh em đồng lọai.
Cái chết của người mục tử chân chính
gioan Lê Quang Vinh
17:03 17/07/2009
Khi trái cây đã chín muồi và kết thúc sứ mạng trên cây, trái rơi xuống đất và gửi hạt vào lòng đất. Hạt ấy sẽ mục nát đi, rồi lại đâm chồi nảy lộc mới, mai sau cây mới sẽ xum xuê trong khu vườn. Hình ảnh này Đức Giêsu đã dùng cho cây lúa và hạt lúa hai ngàn năm trước để nói về chính Người và sứ mạng của các môn đệ Người. Trong thời gian ngắn vừa qua, có những tu sĩ linh mục đã nằm xuống, vẫy tay từ giã cuộc đời này, và Lời Chúa “nếu hạt lúa mì rơi xuống” đang vang lên trong lòng ta.
Có vị linh mục về nhà Cha ở tuổi thượng thọ 85 sau khi an hưởng tuổi già bên lũ cháu đàn con đông đúc như sao trời cát biển, sau cả một quãng đời anh hùng vác thập giá theo chân Thầy chí thánh với bao nhiêu sứ vụ “thụ nhân”, trồng người. “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”, Quản Trọng đã viết như thế, (kế trăm năm là kế trồng người). Cha đã trồng người từ hạt giống Lời Chúa, ươm tưới bằng lời cầu nguyện và lối sống gương mẫu. Và ngày ra đi, người Việt không chỉ ở Việt nam mà là trên toàn cõi địa cầu thương nhớ cầu nguyện cho Cha, Cha Giuse Đinh Cao Thuấn.
Có vị tu sĩ mỉm cười đáp lại tiếng Chúa gọi về khi tuổi đời chưa tròn 29, sư huynh Đaminh Phùng Thế Minh. Thầy không có tuổi già của trần gian để an nhiên vui hưởng. Thầy chỉ có nụ cười thanh xuân để tặng cho các trẻ em nghèo ở Việt nam và ở Campuchia. Nụ cười ấy là trọn tấm lòng muốn mở ra vì Đức Kytô. Và nụ cười ấy kết thúc bằng nụ cười sự sống cho em bé mà thầy hy sinh mạng mình để cứu vớt. Hình ảnh của một Giêsu dấn thân cho người nghèo và cho các trẻ em đang cần nâng đỡ. Thầy ra đi, bao nhiêu phương tiện truyền thông đại chúng vang lên lời ca tụng Thiên Chúa qua cuộc đời ngắn nhưng vô cùng phong phú của thầy.
Cùng thời gian ấy cũng có linh mục già ra đi. Ông ra đi lặng lẽ, không ai buồn nhắc đến dù là vài lời chia buồn đâu đó, trừ những người xa lạ với dân Chúa. Nghe nói lễ an táng của ông cũng chỉ những người cùng chí hướng với ông đến dự. Thiên hạ nói với nhau về cái chết của ông bằng cách nhắc về những điều không vui ngày ông sống. Biết là không nên nói gì về người đã chết, nhưng nỗi đau ngấm ngầm mà người ta chịu vì ông cũng đến lúc nói ra cho vơi bớt. Dù sao thì ông cũng là linh mục, có gì thì người ta cũng nói “thôi hãy cầu nguyện cho ông”. Mong rằng những ai đi cùng đường với ông hãy nhìn lại bước chân mình.
“Chúa là mục tử, người dẫn lối chỉ đường cho con đi”, lời ca từ Thánh Vịnh làm chúng ta ấm lòng. Chúa là mục tử, nhưng Người còn chu đáo hơn tất cả các mục tử khác. Khi Người về cùng Cha, tạm ẩn mình trước đàn chiên còn non nớt, Người sai các mục tử hữu hình đứng lên dẫn lối chỉ đường cho con cái Người. Những vị mục tử ấy nếu chu toàn trách nhiệm cao cả thì luôn dẫn chiên “đến nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi”, còn không thì cứ lùa chiên vào gặm cỏ cháy với xương khô.
Đức Giêsu là mẫu mực cho các mục tử. Để biết mục tử nào là chân chính, dễ lắm. Khi các ngài vào nơi thanh vắng, hễ người ta cứ băng rừng vượt suối mà tìm đến thì các ngài là mục tử chân chính. Ngày đó, dân tìm đến với mục tử Giêsu vì Người dẫn họ đến nguồn nước mát trong. Có những “mục tử” mà chiên thấy thì ẩn mình vào bụi rậm thà nhịn đói mà thôi.
Lạy Chúa Giêsu là Vị Mục Tử vĩ đại của muôn đời, xin cho các mục tử mà Chúa đã chọn luôn biết vì đàn chiên, biết hy sinh cho đàn chiên, biết đi tìm công lý và đem tình yêu đến cho đàn chiên. Xin cho các ngài đừng vì bả lợi danh hay vì muốn an thân mà đem chiên làm thịt trên bàn tiệc trần gian đãi trong đêm tối.
Có vị linh mục về nhà Cha ở tuổi thượng thọ 85 sau khi an hưởng tuổi già bên lũ cháu đàn con đông đúc như sao trời cát biển, sau cả một quãng đời anh hùng vác thập giá theo chân Thầy chí thánh với bao nhiêu sứ vụ “thụ nhân”, trồng người. “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”, Quản Trọng đã viết như thế, (kế trăm năm là kế trồng người). Cha đã trồng người từ hạt giống Lời Chúa, ươm tưới bằng lời cầu nguyện và lối sống gương mẫu. Và ngày ra đi, người Việt không chỉ ở Việt nam mà là trên toàn cõi địa cầu thương nhớ cầu nguyện cho Cha, Cha Giuse Đinh Cao Thuấn.
Có vị tu sĩ mỉm cười đáp lại tiếng Chúa gọi về khi tuổi đời chưa tròn 29, sư huynh Đaminh Phùng Thế Minh. Thầy không có tuổi già của trần gian để an nhiên vui hưởng. Thầy chỉ có nụ cười thanh xuân để tặng cho các trẻ em nghèo ở Việt nam và ở Campuchia. Nụ cười ấy là trọn tấm lòng muốn mở ra vì Đức Kytô. Và nụ cười ấy kết thúc bằng nụ cười sự sống cho em bé mà thầy hy sinh mạng mình để cứu vớt. Hình ảnh của một Giêsu dấn thân cho người nghèo và cho các trẻ em đang cần nâng đỡ. Thầy ra đi, bao nhiêu phương tiện truyền thông đại chúng vang lên lời ca tụng Thiên Chúa qua cuộc đời ngắn nhưng vô cùng phong phú của thầy.
Cùng thời gian ấy cũng có linh mục già ra đi. Ông ra đi lặng lẽ, không ai buồn nhắc đến dù là vài lời chia buồn đâu đó, trừ những người xa lạ với dân Chúa. Nghe nói lễ an táng của ông cũng chỉ những người cùng chí hướng với ông đến dự. Thiên hạ nói với nhau về cái chết của ông bằng cách nhắc về những điều không vui ngày ông sống. Biết là không nên nói gì về người đã chết, nhưng nỗi đau ngấm ngầm mà người ta chịu vì ông cũng đến lúc nói ra cho vơi bớt. Dù sao thì ông cũng là linh mục, có gì thì người ta cũng nói “thôi hãy cầu nguyện cho ông”. Mong rằng những ai đi cùng đường với ông hãy nhìn lại bước chân mình.
“Chúa là mục tử, người dẫn lối chỉ đường cho con đi”, lời ca từ Thánh Vịnh làm chúng ta ấm lòng. Chúa là mục tử, nhưng Người còn chu đáo hơn tất cả các mục tử khác. Khi Người về cùng Cha, tạm ẩn mình trước đàn chiên còn non nớt, Người sai các mục tử hữu hình đứng lên dẫn lối chỉ đường cho con cái Người. Những vị mục tử ấy nếu chu toàn trách nhiệm cao cả thì luôn dẫn chiên “đến nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi”, còn không thì cứ lùa chiên vào gặm cỏ cháy với xương khô.
Đức Giêsu là mẫu mực cho các mục tử. Để biết mục tử nào là chân chính, dễ lắm. Khi các ngài vào nơi thanh vắng, hễ người ta cứ băng rừng vượt suối mà tìm đến thì các ngài là mục tử chân chính. Ngày đó, dân tìm đến với mục tử Giêsu vì Người dẫn họ đến nguồn nước mát trong. Có những “mục tử” mà chiên thấy thì ẩn mình vào bụi rậm thà nhịn đói mà thôi.
Lạy Chúa Giêsu là Vị Mục Tử vĩ đại của muôn đời, xin cho các mục tử mà Chúa đã chọn luôn biết vì đàn chiên, biết hy sinh cho đàn chiên, biết đi tìm công lý và đem tình yêu đến cho đàn chiên. Xin cho các ngài đừng vì bả lợi danh hay vì muốn an thân mà đem chiên làm thịt trên bàn tiệc trần gian đãi trong đêm tối.
Tiếng đàn đại phong cầm (Orgel) ở thánh đường
LM. Nguyễn Ngọc Long
17:14 17/07/2009
Tiếng đàn đại phong cầm (Orgel) ở thánh đường
Ở bên Âu châu hầu như trong thánh đường nào cũng có chiếc đàn Đại phong cầm với nhiều ống to nhỏ khác nhau, những tiếng nhạc cụ khác nhau của một ban nhạc đại hòa tấu, cùng kích thước to nhỏ tương hợp tùy theo diện tích thánh đường.
Trong Thánh đường Công giáo bên Âu châu, to hay lớn hay ngôi nhà nguyện của Dòng Tu, chiếc đàn đại phong cầm và bộ chuông với những trái chuông trầm bổng khác nhau, là dụng cụ thiết bị phụng vụ không thể thiếu được.
Chiếc đàn Đại phong cầm trong thánh đường không chỉ là nhạc cụ dùng trong nghi lễ phụng vụ không thể thiếu được, nhưng còn là nét văn hóa của nếp sống văn minh Kitô giáo bên xã hội Âu châu nữa. Xưa nay người ta thường gọi đàn Đại phong cầm với danh hiệu là “ nữ hoàng” các nhạc cụ.
Thông thường chiếc đàn Orgel được thiết kế trang trí sắp đặt trên sàn hát nơi cao, cùng phủ bao bộ áo làm bằng gỗ chạm trổ công phu nghệ thuật cùng rất mỹ thuật.
(Hình Đàn đại phong cầm ở vương cung thánh đường Kevelaer có 10.000 Ông to nhỏ khác nhau, cùng 149 registres)
Chỉ xem nhìn bộ áo trang trí nghệ thuật bọc bên ngoài, và cách thiết kế những ống đàn dựng vươn lên có thứ tự hàng lối hình thể, người xem cũng đã có ấn tượng tốt đẹp gần như bị thu hút say mê rồi.
Khi âm thanh tiếng đàn trổi lên vang dội khắp không gian thánh đường lại càng gây ấn tượng làm say mê người nghe hơn nữa.
Nhà sáng tác âm nhạc thiên tài Beethoven đã có suy tư. “ Trong âm nhạc chúng ta diễn tả điều không diễn tả ra bằng ngôn ngữ được.”
Đúng vậy, đàn đại phong cầm ở thánh đường có tên gọi bằng tiếng Latinh là “organum”, nghĩa là “cơ quan bộ phận”.
Chiếc động cơ ở bên trong bộ phận đàn đại phong cầm bơm tỏa hơi khí làm cho đàn sống động phát thành tiếng, khi nhạc công nhấn phím chơi đàn cho chiếc lưỡi gà của ống đàn bật mở ra.
Trong con người chúng ta đều có cơ quan bộ phận và một động cơ ở bên trong. Động cơ này làm cho bộ máy cơ quan trong người trở nên sinh động.
Sách Sáng Thế thuật lại, Thiên Chúa lấy đất nặn thành hình mọi giống lọai, Ngài thổi hơi (Thần khí) vào mũi chúng, hình tượng giống loại thú vật cùng con người liền có sự sống động.
Không khí, làn hơi thổi vào làm cho cơ quan nơi con người, nơi xúc vật và chiếc đàn đại phong cầm nên sống động từ đó.
Mỗi ống đàn với âm thanh đã chế biến sắp xếp trong toàn thể hệ thống chiếc đàn đều có nhiệm vụ như nhau. Từng tiếng âm thanh của ống đàn phát hòa cùng lúc chung với những tiếng âm thanh của các ống đàn khác, vang lên hòa thành một dàn nhạc với nhiều âm thanh trầm bổng chen đan chéo vào nhau, tùy theo các ngón tay hay cả bàn chân của người nhạc công ấn dậm trên phím đàn cùng mở cho hơi khí phát tỏa thổi chạy vào các ống đàn.
Âm thanh các nhạc cụ của đàn đại phong cầm vang lên có những âm hưởng khác nhau như mềm mại thị vị, hay ảo não trầm buồn; hùng tráng tươi sáng cùng nhộn nhịp nhanh lướt hay chậm rãi thư thái; trong trẻo sắc bén hay chìm đục…
Những âm thanh của chiếc đàn đại phong cầm vang lên phản ảnh diễn tả tiếng nói phần việc của con người trong xã hội, trong Cộng đoàn Giáo Hội, tùy theo thời điểm hoàn cảnh sinh sống của họ. Nhưng không âm thanh tiếng nói nào được lẫn lộn với cái khác, hay lấn át làm tê liệt nhau.
Khi âm thanh tiếng kèn “Trompete”, tiếng kèn “Posaune” vang lên từ chiếc đàn đại phong cầm, gây âm hưởng mời gọi thúc dục trái tim tâm hồn ăn sâu tận tới làn da thớ thịt, ta có cảm tưởng như tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng là người mục tử nhân lành, từ trên trời cao vọng xuống trần gian, như lời Chúa Giêsu nói ”Chiên của Ta thì nghe biết tiếng Ta”( Ga 10,27-30).
Hay khi âm thanh tiếng sáo trong thanh phát ra tựa như tiếng hát Thiên Thần đêm Chúa giáng sinh làm người cao vút từ trời cao vang vọng xuống trần gian “ Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” ( Lc 2,14)
Tiếng của Chúa là lời kêu gọi hướng về điều tốt lành, về tình yêu thương bác ái.
Tiếng của Chúa vang lên: hãy bắc nhịp cầu nối liền hai bờ đời sống lại với nhau, đã bị ngăn cách vì bóng tội lỗi hay sự nghi kỵ chia rẽ nhau.
Tiếng của Chúa là âm thanh mang đến bình an cho tâm hồn đời sống.
Ở bên Âu châu hầu như trong thánh đường nào cũng có chiếc đàn Đại phong cầm với nhiều ống to nhỏ khác nhau, những tiếng nhạc cụ khác nhau của một ban nhạc đại hòa tấu, cùng kích thước to nhỏ tương hợp tùy theo diện tích thánh đường.
Trong Thánh đường Công giáo bên Âu châu, to hay lớn hay ngôi nhà nguyện của Dòng Tu, chiếc đàn đại phong cầm và bộ chuông với những trái chuông trầm bổng khác nhau, là dụng cụ thiết bị phụng vụ không thể thiếu được.
Chiếc đàn Đại phong cầm trong thánh đường không chỉ là nhạc cụ dùng trong nghi lễ phụng vụ không thể thiếu được, nhưng còn là nét văn hóa của nếp sống văn minh Kitô giáo bên xã hội Âu châu nữa. Xưa nay người ta thường gọi đàn Đại phong cầm với danh hiệu là “ nữ hoàng” các nhạc cụ.
Đại phong cầm ở vương cung thánh đường Kevelaer có 10.000 ống, 149 registres |
(Hình Đàn đại phong cầm ở vương cung thánh đường Kevelaer có 10.000 Ông to nhỏ khác nhau, cùng 149 registres)
Chỉ xem nhìn bộ áo trang trí nghệ thuật bọc bên ngoài, và cách thiết kế những ống đàn dựng vươn lên có thứ tự hàng lối hình thể, người xem cũng đã có ấn tượng tốt đẹp gần như bị thu hút say mê rồi.
Khi âm thanh tiếng đàn trổi lên vang dội khắp không gian thánh đường lại càng gây ấn tượng làm say mê người nghe hơn nữa.
Nhà sáng tác âm nhạc thiên tài Beethoven đã có suy tư. “ Trong âm nhạc chúng ta diễn tả điều không diễn tả ra bằng ngôn ngữ được.”
Đúng vậy, đàn đại phong cầm ở thánh đường có tên gọi bằng tiếng Latinh là “organum”, nghĩa là “cơ quan bộ phận”.
Chiếc động cơ ở bên trong bộ phận đàn đại phong cầm bơm tỏa hơi khí làm cho đàn sống động phát thành tiếng, khi nhạc công nhấn phím chơi đàn cho chiếc lưỡi gà của ống đàn bật mở ra.
Trong con người chúng ta đều có cơ quan bộ phận và một động cơ ở bên trong. Động cơ này làm cho bộ máy cơ quan trong người trở nên sinh động.
Sách Sáng Thế thuật lại, Thiên Chúa lấy đất nặn thành hình mọi giống lọai, Ngài thổi hơi (Thần khí) vào mũi chúng, hình tượng giống loại thú vật cùng con người liền có sự sống động.
Không khí, làn hơi thổi vào làm cho cơ quan nơi con người, nơi xúc vật và chiếc đàn đại phong cầm nên sống động từ đó.
Mỗi ống đàn với âm thanh đã chế biến sắp xếp trong toàn thể hệ thống chiếc đàn đều có nhiệm vụ như nhau. Từng tiếng âm thanh của ống đàn phát hòa cùng lúc chung với những tiếng âm thanh của các ống đàn khác, vang lên hòa thành một dàn nhạc với nhiều âm thanh trầm bổng chen đan chéo vào nhau, tùy theo các ngón tay hay cả bàn chân của người nhạc công ấn dậm trên phím đàn cùng mở cho hơi khí phát tỏa thổi chạy vào các ống đàn.
Âm thanh các nhạc cụ của đàn đại phong cầm vang lên có những âm hưởng khác nhau như mềm mại thị vị, hay ảo não trầm buồn; hùng tráng tươi sáng cùng nhộn nhịp nhanh lướt hay chậm rãi thư thái; trong trẻo sắc bén hay chìm đục…
Những âm thanh của chiếc đàn đại phong cầm vang lên phản ảnh diễn tả tiếng nói phần việc của con người trong xã hội, trong Cộng đoàn Giáo Hội, tùy theo thời điểm hoàn cảnh sinh sống của họ. Nhưng không âm thanh tiếng nói nào được lẫn lộn với cái khác, hay lấn át làm tê liệt nhau.
Khi âm thanh tiếng kèn “Trompete”, tiếng kèn “Posaune” vang lên từ chiếc đàn đại phong cầm, gây âm hưởng mời gọi thúc dục trái tim tâm hồn ăn sâu tận tới làn da thớ thịt, ta có cảm tưởng như tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng là người mục tử nhân lành, từ trên trời cao vọng xuống trần gian, như lời Chúa Giêsu nói ”Chiên của Ta thì nghe biết tiếng Ta”( Ga 10,27-30).
Hay khi âm thanh tiếng sáo trong thanh phát ra tựa như tiếng hát Thiên Thần đêm Chúa giáng sinh làm người cao vút từ trời cao vang vọng xuống trần gian “ Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” ( Lc 2,14)
Tiếng của Chúa là lời kêu gọi hướng về điều tốt lành, về tình yêu thương bác ái.
Tiếng của Chúa vang lên: hãy bắc nhịp cầu nối liền hai bờ đời sống lại với nhau, đã bị ngăn cách vì bóng tội lỗi hay sự nghi kỵ chia rẽ nhau.
Tiếng của Chúa là âm thanh mang đến bình an cho tâm hồn đời sống.
chiêm ngắm bức tranh 3 mầu
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
18:05 17/07/2009
Chúa Nhật 16 Thường niên B
Sứ điệp Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta chiêm ngắm bức tranh gồm 3 hình ảnh với 3 gam màu sống động:
1. Gam màu vàng cam: hình ảnh các tông đồ, những cộng sự viên nhiệt thành với sứ mạng và trung tín với Thầy Giêsu. Chúng ta bắt gặp ở đây hình ảnh các Tông đồ say sưa nhiệt thành với công việc thực tập mục vụ đến độ quên cả việc ăn uống nghỉ ngơi. Kẻ thì thao thao rao giảng Lời Chúa, kẻ thì bận bịu đặt tay chữa lành bệnh nhân, kẻ thì lâm râm đọc công thức trừ tà,…. Các ông tất bật từ sáng sớm tinh mơ mãi cho đến giờ đi ngủ. Lúc nào cũng có người vây quanh, mệt bở cả hơi tai, nhưng bù lại là niềm vui ngập tràn. Có lẽ, sau đợt thực tập này tất cả các ông đều được cấp chứng chỉ tốt nghiệp hạng ưu, vì đã hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ !!!
Nhiệt thành hết mình với sứ vụ, các ông còn trung thành hết tình với Thầy Giêsu. Ý thức Thầy Giêsu là điểm qui chiếu những thành công trong việc mục vụ của mình, đồng thời là gạnh nối liên kết các ông với nhau, nên sau chuyến thực tập ngắn ngày, các ông mau mắn trở về bên Thầy mình để “báo cáo thành tích”, để kể lại tất cả những việc các ông đã làm và tất cả những điều các ông đã dạy. Dù thành công hay thất bại thì các ông vẫn một lòng gắn bó mật thiết với Thầy của mình.
Bao nhiêu người làm công tác tông đồ, bao nhiêu người làm việc thiện nguyện biết trở về bên Chúa để nhỏ to tâm sự với ngài, sau một ngày hay sau một chuyến làm việc ?
2. Gam màu xanh thẳm: hình ảnh đám đông dân chúng là những con chiên hết lòng đi theo Chúa và khao khát được nghe lời Ngài. Quả vậy, nhiều lần Chúa Giêsu và các môn đệ đã chủ động lánh vào những nơi hoang vắng để tránh bị quấy rầy, hay tránh bị tôn lên làm vua bất đắc dĩ, như trường hợp sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều. Nhưng dân chúng vẫn bám sát gót. Nói được là họ sẵn sàng đi theo Chúa đến bất cứ nơi đâu, dù đó là trên núi cao, dưới biển khơi, hay trong hoang địa... Thậm chí họ còn đoán trước được nơi mà thầy trò Chúa Giêsu định tới, rồi theo đường bộ tới trước cả các ngài, như trình thuật mà thánh sử Máccô mô tả.
Rõ ràng là họ đi theo Chúa một say sưa. Theo Chúa để làm gì ? Dĩ nhiên là có nhiều lý do, nhưng một trong những lý do tốt lành đó là để được nghe lời Ngài. Nói cách khác vì họ khát khao được nghe Lời Chúa nên tìm đủ mọi cách để được gần Ngài. Và đây là yếu tố làm nên một gam màu tuyệt đẹp, gam màu xanh thẳm, trong bức tranh toàn cảnh của Tin mừng hôm nay.
Chẳng bù cho con người thời nay, nhiều lúc tĩnh tâm cấm phòng để chuẩn bị mừng đại lễ này, đại lễ nọ,… các vị mục tử của Chúa “gọi kiêu triệu vời” rát cả cổ mà dân đàn chiên của ngài chẳng màng đến nghe các ngài giảng dạy.
3. Gam màu hồng thắm: Đây là gam màu nỗi bật nhất trong bức tranh, phác hoạ hình ảnh Đức Giêsu, vị mục tử nhân hậu và từ tâm.
Nhân hậu đối với các cộng sự viên của mình qua việc: Chăm chú lắng nghe họ tâm sự. Chúa Giêsu không bao giờ nghe một cách hời hợt, trái lại Ngài nghe như mở lòng để cho các ông trút bầu tâm sự. Bao nhiêu nỗi niềm sâu lắng, bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, bao nhiêu thành công thất bại của chuyến thực tập sứ vụ được Chúa Giêsu lắng nghe một cách say sưa và thấu hiểu. Không những thế, Ngài còn ân cần lo lắng cho miếng ăn, giấc ngủ, giờ nghỉ ngơi của các ông: “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6, 31). Tuyệt vời thay người mục tử nhân hậu, tuyệt vời thay con tim của một Thiên Chúa làm người !
Ân cần lo lắng hết tình với các cộng sự viên của mình, đã thế Ngài còn từ tâm tận tuỵ hết mình đối với đàn chiên. Tận tuỵ đến nỗi quên cả thời gian và sức lực. Trái tim của một người mục tử chân chính không cho phép ngài để mặc đàn chiên tiếp tục phải chịu nhiều khổ cực đoạ đày vì “bị” chăn dắt bởi “bạo quyền và roi sắt”, và những đường lối mục vụ đầy toan tính của những kẻ “chăn thuê dắt mướn”. Ngài cảm nghiệm được lòng khao khát của đàn chiên đang muốn được nghe những lời giáo huấn “mới mẻ và đầy uy quyền” của Ngài, và nhất là được chiêm ngắm dung mạo của một vị mục tử có tấm lòng vàng. Bởi đó dù thân đã mệt nhọc, bụng đã cồn cào vì đói, ngài vẫn ân cần đón tiếp họ và còn “dạy dỗ họ nhiều điều”, dạy dỗ với cả tấm lòng yêu thương (x. Mc 6, 34).
Chiêm ngắm 3 hình ảnh đó để học lấy 3 chữ cần thiết cho cuộc đời người Kitô hữu. Đó là chữ tình nơi các Tông đồ: tình yêu đối với công việc tông đồ và tình yêu gắn bó đối với Thầy mình là Đức Giêsu. Chữ tâm nơi Chúa Giêsu: cảm thông, ân cần, yêu thương, nhân ái đối với mọi người. Chữ lòng nơi đám đông dân chúng: hết lòng đi theo Chúa và thực lòng khao khát được lắng nghe lời Ngài.
Sứ điệp Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta chiêm ngắm bức tranh gồm 3 hình ảnh với 3 gam màu sống động:
1. Gam màu vàng cam: hình ảnh các tông đồ, những cộng sự viên nhiệt thành với sứ mạng và trung tín với Thầy Giêsu. Chúng ta bắt gặp ở đây hình ảnh các Tông đồ say sưa nhiệt thành với công việc thực tập mục vụ đến độ quên cả việc ăn uống nghỉ ngơi. Kẻ thì thao thao rao giảng Lời Chúa, kẻ thì bận bịu đặt tay chữa lành bệnh nhân, kẻ thì lâm râm đọc công thức trừ tà,…. Các ông tất bật từ sáng sớm tinh mơ mãi cho đến giờ đi ngủ. Lúc nào cũng có người vây quanh, mệt bở cả hơi tai, nhưng bù lại là niềm vui ngập tràn. Có lẽ, sau đợt thực tập này tất cả các ông đều được cấp chứng chỉ tốt nghiệp hạng ưu, vì đã hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ !!!
Nhiệt thành hết mình với sứ vụ, các ông còn trung thành hết tình với Thầy Giêsu. Ý thức Thầy Giêsu là điểm qui chiếu những thành công trong việc mục vụ của mình, đồng thời là gạnh nối liên kết các ông với nhau, nên sau chuyến thực tập ngắn ngày, các ông mau mắn trở về bên Thầy mình để “báo cáo thành tích”, để kể lại tất cả những việc các ông đã làm và tất cả những điều các ông đã dạy. Dù thành công hay thất bại thì các ông vẫn một lòng gắn bó mật thiết với Thầy của mình.
Bao nhiêu người làm công tác tông đồ, bao nhiêu người làm việc thiện nguyện biết trở về bên Chúa để nhỏ to tâm sự với ngài, sau một ngày hay sau một chuyến làm việc ?
2. Gam màu xanh thẳm: hình ảnh đám đông dân chúng là những con chiên hết lòng đi theo Chúa và khao khát được nghe lời Ngài. Quả vậy, nhiều lần Chúa Giêsu và các môn đệ đã chủ động lánh vào những nơi hoang vắng để tránh bị quấy rầy, hay tránh bị tôn lên làm vua bất đắc dĩ, như trường hợp sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều. Nhưng dân chúng vẫn bám sát gót. Nói được là họ sẵn sàng đi theo Chúa đến bất cứ nơi đâu, dù đó là trên núi cao, dưới biển khơi, hay trong hoang địa... Thậm chí họ còn đoán trước được nơi mà thầy trò Chúa Giêsu định tới, rồi theo đường bộ tới trước cả các ngài, như trình thuật mà thánh sử Máccô mô tả.
Rõ ràng là họ đi theo Chúa một say sưa. Theo Chúa để làm gì ? Dĩ nhiên là có nhiều lý do, nhưng một trong những lý do tốt lành đó là để được nghe lời Ngài. Nói cách khác vì họ khát khao được nghe Lời Chúa nên tìm đủ mọi cách để được gần Ngài. Và đây là yếu tố làm nên một gam màu tuyệt đẹp, gam màu xanh thẳm, trong bức tranh toàn cảnh của Tin mừng hôm nay.
Chẳng bù cho con người thời nay, nhiều lúc tĩnh tâm cấm phòng để chuẩn bị mừng đại lễ này, đại lễ nọ,… các vị mục tử của Chúa “gọi kiêu triệu vời” rát cả cổ mà dân đàn chiên của ngài chẳng màng đến nghe các ngài giảng dạy.
3. Gam màu hồng thắm: Đây là gam màu nỗi bật nhất trong bức tranh, phác hoạ hình ảnh Đức Giêsu, vị mục tử nhân hậu và từ tâm.
Nhân hậu đối với các cộng sự viên của mình qua việc: Chăm chú lắng nghe họ tâm sự. Chúa Giêsu không bao giờ nghe một cách hời hợt, trái lại Ngài nghe như mở lòng để cho các ông trút bầu tâm sự. Bao nhiêu nỗi niềm sâu lắng, bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, bao nhiêu thành công thất bại của chuyến thực tập sứ vụ được Chúa Giêsu lắng nghe một cách say sưa và thấu hiểu. Không những thế, Ngài còn ân cần lo lắng cho miếng ăn, giấc ngủ, giờ nghỉ ngơi của các ông: “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6, 31). Tuyệt vời thay người mục tử nhân hậu, tuyệt vời thay con tim của một Thiên Chúa làm người !
Ân cần lo lắng hết tình với các cộng sự viên của mình, đã thế Ngài còn từ tâm tận tuỵ hết mình đối với đàn chiên. Tận tuỵ đến nỗi quên cả thời gian và sức lực. Trái tim của một người mục tử chân chính không cho phép ngài để mặc đàn chiên tiếp tục phải chịu nhiều khổ cực đoạ đày vì “bị” chăn dắt bởi “bạo quyền và roi sắt”, và những đường lối mục vụ đầy toan tính của những kẻ “chăn thuê dắt mướn”. Ngài cảm nghiệm được lòng khao khát của đàn chiên đang muốn được nghe những lời giáo huấn “mới mẻ và đầy uy quyền” của Ngài, và nhất là được chiêm ngắm dung mạo của một vị mục tử có tấm lòng vàng. Bởi đó dù thân đã mệt nhọc, bụng đã cồn cào vì đói, ngài vẫn ân cần đón tiếp họ và còn “dạy dỗ họ nhiều điều”, dạy dỗ với cả tấm lòng yêu thương (x. Mc 6, 34).
Chiêm ngắm 3 hình ảnh đó để học lấy 3 chữ cần thiết cho cuộc đời người Kitô hữu. Đó là chữ tình nơi các Tông đồ: tình yêu đối với công việc tông đồ và tình yêu gắn bó đối với Thầy mình là Đức Giêsu. Chữ tâm nơi Chúa Giêsu: cảm thông, ân cần, yêu thương, nhân ái đối với mọi người. Chữ lòng nơi đám đông dân chúng: hết lòng đi theo Chúa và thực lòng khao khát được lắng nghe lời Ngài.
Những tư thế
Thanh Thanh
18:07 17/07/2009
NHỮNG TƯ THẾ (Mt 25,1-13)
Câu truyện đời thường
Núi lửa Vêsuve phun ngập thành phố Pompei cao gần 6m. Các nhà khoa học đã khai quật lên và khám phá nhiều điều thú vị. Nham thạch làm đông cứng mọi người trong thành phố. Và thân thể bị huỷ đi thì để lại những chỗ trống. Người ta đổ thạch cao vào những chỗ trống ấy, rồi tháo lớp đá cứng ra, chúng như cái khuôn đúc, thì có được hình dạng với những tư thế khác nhau của con người lúc xảy ra đại hoạ.
Có thiếu phụ thì đang ôm con, người lính đứng thẳng tắp tại các trạm canh gác, kẻ lại cầm gươm giơ cao với bộ mặt dữ tợn, người khác thì ôm chặt lấy số vàng vẫn còn đó, có nhóm thì như đang ẩu đả, tàn sát lẫn nhau, có những người thì đang trong tư thế chạy nhanh…Rồi lại cũng có người quỳ gối như đang cầu nguyện, một số trẻ thì vẫn vui chơi không tỏ vẻ dấu hiệu của sợ hãi.
Cùng một biến cố, nhưng lại có nhiều phản ứng, nhiều tư thế khác nhau. Kẻ thế này, người thế khác. Phải chắc là do phát xuất từ những quan niệm về lối sống và về cuộc đời khác nhau.
Câu truyện Lời Chúa
Chẳng riêng ở Pompei, trong sách thánh cũng cho biết nhiều thái độ khác nhau của con người:
Là vợ ông Lót đã ngoái lại đàng sau và hoá thành cột muối, đang khi chồng, con cái và dân thành lo chạy ra khỏi thành Gômôra và Xơđom để thoát thân, tránh được lửa và diêm sinh từ trời. (St 19).
Là ông Nôê và con tàu đã cứu thoát gia đình ông cùng với mọi loài vật thanh sạch gồm bảy đôi, con đực và con cái. Còn các loài vật không thanh sạch, thì một đôi, con đực và con cái, trong các loài chim trời cũng lấy bảy đôi, trống và mái, để giữ giống trên khắp mặt đất, đang khi ấy, sự gian ác của con người nhiều quá trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày (St 6-7).
Là tháp Baben tại Sina được dựng lên vì dân chúng quên mất Thiên Chúa, họ cố xây một cây tháp chọc trời. Nhưng nào ngờ lại thất bại, vì họ bị chia rẽ bởi không hiểu nhau, và con bị phân tán khắp nơi trên mặt đất (St 11).
Là hai anh em Cain và Aben dâng lễ vật đầu mùa lên Đức Chúa, nhưng chỉ có Aben được nhận, còn Cain thì không. Cain ghen tị, tức giận nên đã giết chết em mình. Ghen tị giống như lớp mây đen bao phủ khiến mắt ta không còn nhận ra đâu là sự thật, đâu là phải trái, và hậu quả là bàn tay nhuốm máu.
Là câu truyện của gia đình ông Dêbêđê. Người mẹ đến xin cho hai con là Gioan và Giacôbê, một ngồi bên hữu và một ngồi bên tả Chúa Giêsu trong nước Ngài. Mười tồng đồ biết chuyện thì khó chịu, tức tối.
Là Gioan Tẩy Giả kêu gọi người ta sám hối, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng để đón nhận Đấng Cứu Thế. Và nhiều người từ Giêrusalem, Giuđêa đến thú tội, nhận lời sửa dạy và phép rửa của ông.
Là những người trinh nữ khôn ngoan khi chuẩn bị dầu trong đèn chờ đợi chàng rể đến, đang khi những trinh nữ khác không chuẩn bị gì hết. (Mt 25,1-13)
Là một Gioan rất mực khiêm tốn, không đấu tranh hay lôi kéo đồ đệ cho mình, nhưng lại giới thiệu về Chúa Giêsu “ Người phải nổi bật lên, con thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
Là người kiêu căng lên đền thờ cầu nguyện tự cho mình là công chính rồi khinh chê, kết tội người khác (Lc 18,9-12).
Là người thu thuế tội lỗi đấm ngực cúi đầu ở cuối nhà thờ xin lòng thương xót và tha thứ của Đức Chúa (Lc 18,13).
Là những kỳ mục, thượng tế lo họp bàn trong dinh tìm cách bắt Đức Giêsu và giết đi (Mt 26,3-4).
Là người phụ nữ ở Bêtania, trong nhà ông Simon, chị đã khóc cho tội của mình. Lấy dầu thơm xức trên đầu Chúa Giêsu. (Mt 26,6-7).
Là người muốn theo Chúa và Ngài đã từ chối. "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9,58).
Là người được Chúa đề nghị theo Ngài nhưng lại không dứt khoát, muốn kéo dài thời gian ở gia đình với lý do chôn cất kẻ chết (Lc 9,59).
Là người môn đệ trung thành theo Thầy vượt qua thử thách gian nan để rao giảng Tin Mừng.
Là người Mẹ luôn âm thầm bên con mọi lúc trên đường đời. Khi hân hoan như hành hương Giêrusalem, khi vất vả tất bật như ở Caphacnaum, khi ồn ào náo nhiệt như ở Cana, khi bình lặng như ở Nagiaret, khi buồn đau nơi Calvê đồi cao ấy.
Câu truyện của chúng ta
Chẳng phải ở Tây hay Tàu, Á hay Âu, Bắc hay Nam, mà lúc nào, xã hội hay Giáo hội cũng có những con người với nhiều tư thế khác nhau.
Tư thế của người hô khẩu hiệu: có thực mới vực được đạo. Có chắc là no cơm ấm áo thì đạo nghĩa tốt hơn không, hay chỉ là cách biện minh cho một lối sống bê tha không phù hợp với danh nghĩa là kitô hữu.
Tư thế của người nói đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Tôi không trộm cắp giết người hay làm hại ai là được.
Tư thế của người nói cứ sống theo lương tâm là được. Vậy lương tâm của tôi là loại nào? Lương tâm nghiệm ngặt, lương tâm chai lỳ, lương tâm bối rối, lương tâm sợ hãi, lương tâm lệch lạc, lương tâm tương đối, lương tâm sai lầm hay lương tâm công chính.
Tư thế của người giương cao chủ nghĩa tự do cá nhân: muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm, đi đâu thì đi…
Tư thế của người coi trời bằng vung, làm mọi sự theo ý thích của mình.
Tư thế của người vơ vét, coi thế giới này là của riêng mình. Vũ trụ to lớn nhưng lại không đầy được bàn tay nhỏ bé nhưng tham tham.
Tư thế của người ích kỷ: vui mừng khi người khác đau khổ và đau khổ khi người khác hạnh phúc.
Tư thế của người coi mình là ông trời con, và tất cả là phương tiện để mình sủ dụng.
Tư thế của người kiêu căng vì sự khôn ngoan thông thái qua những bằng cấp. Một tiền bối nói: “Bằng cấp là thứ rõ nhất chỉ cho ta biết sự ngu dốt và gới hạn của mình”. Quả thật, so với trời cao đất rộng, mình là là chi đâu.
Tư thế của người cào bằng các giá trị và quy đổi các giá trị ra bằng hiện vật hay hiện kim. Tinh thần đổi bằng quà cáp. Tình yêu đổi bằng hột soàn. Đạo đức đổi bằng tiền bạc. Mẹ cha đổi bằng nhà cửa. Hiếu thảo đổi bằng tiện nghi. Thiên Chúa đổi bằng vật chất…
Tư thế của người cân đo đời sống đạo đức bằng những lần tham gia phụng vụ bí tích và các việc đạo đức.
…. còn tư thế của ta thế nào?
Thánh Phaolô nói thật tuyệt: “Thời gian chẳng còn bao lâu nữa, vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; ai vui mừng như chẳng mừng vui; ai mua sắm hãy làm như không có gì; kẻ hưởng dùng của cải đời này hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” (1Cr 7,29-31).
Quả thật, mọi sự khôn ngoan, trung tín, công bằng, hoàn hảo, giàu sang, tốt lành, bền vững, thánh thiện, vĩnh cửu và quyền năng thật chỉ có nơi Thiên Chúa. Tất cả vũ trụ này rồi sẽ qua đi, và mỗi thụ tạo đến thời đến buổi đều phải trở về trình diện Đấng Tối Cao.
Khi đối diện với Thiên Chúa, tư thế của ta sẽ thế nào: tin yêu phó thác, trung tín thật thà, vui tươi phấn khởi, hạnh phúc hân hoan, can đảm hãnh diện, hay sợ hãi lo âu?
Ta là gì hôm nay là do hôm qua đã chọn lựa thế nào. Tương lai ta thế nào tuỳ thuộc vào chọn lựa của ta hôm nay ra sao.
Câu truyện đời thường
Núi lửa Vêsuve phun ngập thành phố Pompei cao gần 6m. Các nhà khoa học đã khai quật lên và khám phá nhiều điều thú vị. Nham thạch làm đông cứng mọi người trong thành phố. Và thân thể bị huỷ đi thì để lại những chỗ trống. Người ta đổ thạch cao vào những chỗ trống ấy, rồi tháo lớp đá cứng ra, chúng như cái khuôn đúc, thì có được hình dạng với những tư thế khác nhau của con người lúc xảy ra đại hoạ.
Có thiếu phụ thì đang ôm con, người lính đứng thẳng tắp tại các trạm canh gác, kẻ lại cầm gươm giơ cao với bộ mặt dữ tợn, người khác thì ôm chặt lấy số vàng vẫn còn đó, có nhóm thì như đang ẩu đả, tàn sát lẫn nhau, có những người thì đang trong tư thế chạy nhanh…Rồi lại cũng có người quỳ gối như đang cầu nguyện, một số trẻ thì vẫn vui chơi không tỏ vẻ dấu hiệu của sợ hãi.
Cùng một biến cố, nhưng lại có nhiều phản ứng, nhiều tư thế khác nhau. Kẻ thế này, người thế khác. Phải chắc là do phát xuất từ những quan niệm về lối sống và về cuộc đời khác nhau.
Câu truyện Lời Chúa
Chẳng riêng ở Pompei, trong sách thánh cũng cho biết nhiều thái độ khác nhau của con người:
Là vợ ông Lót đã ngoái lại đàng sau và hoá thành cột muối, đang khi chồng, con cái và dân thành lo chạy ra khỏi thành Gômôra và Xơđom để thoát thân, tránh được lửa và diêm sinh từ trời. (St 19).
Là ông Nôê và con tàu đã cứu thoát gia đình ông cùng với mọi loài vật thanh sạch gồm bảy đôi, con đực và con cái. Còn các loài vật không thanh sạch, thì một đôi, con đực và con cái, trong các loài chim trời cũng lấy bảy đôi, trống và mái, để giữ giống trên khắp mặt đất, đang khi ấy, sự gian ác của con người nhiều quá trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày (St 6-7).
Là tháp Baben tại Sina được dựng lên vì dân chúng quên mất Thiên Chúa, họ cố xây một cây tháp chọc trời. Nhưng nào ngờ lại thất bại, vì họ bị chia rẽ bởi không hiểu nhau, và con bị phân tán khắp nơi trên mặt đất (St 11).
Là hai anh em Cain và Aben dâng lễ vật đầu mùa lên Đức Chúa, nhưng chỉ có Aben được nhận, còn Cain thì không. Cain ghen tị, tức giận nên đã giết chết em mình. Ghen tị giống như lớp mây đen bao phủ khiến mắt ta không còn nhận ra đâu là sự thật, đâu là phải trái, và hậu quả là bàn tay nhuốm máu.
Là câu truyện của gia đình ông Dêbêđê. Người mẹ đến xin cho hai con là Gioan và Giacôbê, một ngồi bên hữu và một ngồi bên tả Chúa Giêsu trong nước Ngài. Mười tồng đồ biết chuyện thì khó chịu, tức tối.
Là Gioan Tẩy Giả kêu gọi người ta sám hối, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng để đón nhận Đấng Cứu Thế. Và nhiều người từ Giêrusalem, Giuđêa đến thú tội, nhận lời sửa dạy và phép rửa của ông.
Là những người trinh nữ khôn ngoan khi chuẩn bị dầu trong đèn chờ đợi chàng rể đến, đang khi những trinh nữ khác không chuẩn bị gì hết. (Mt 25,1-13)
Là một Gioan rất mực khiêm tốn, không đấu tranh hay lôi kéo đồ đệ cho mình, nhưng lại giới thiệu về Chúa Giêsu “ Người phải nổi bật lên, con thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
Là người kiêu căng lên đền thờ cầu nguyện tự cho mình là công chính rồi khinh chê, kết tội người khác (Lc 18,9-12).
Là người thu thuế tội lỗi đấm ngực cúi đầu ở cuối nhà thờ xin lòng thương xót và tha thứ của Đức Chúa (Lc 18,13).
Là những kỳ mục, thượng tế lo họp bàn trong dinh tìm cách bắt Đức Giêsu và giết đi (Mt 26,3-4).
Là người phụ nữ ở Bêtania, trong nhà ông Simon, chị đã khóc cho tội của mình. Lấy dầu thơm xức trên đầu Chúa Giêsu. (Mt 26,6-7).
Là người muốn theo Chúa và Ngài đã từ chối. "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9,58).
Là người được Chúa đề nghị theo Ngài nhưng lại không dứt khoát, muốn kéo dài thời gian ở gia đình với lý do chôn cất kẻ chết (Lc 9,59).
Là người môn đệ trung thành theo Thầy vượt qua thử thách gian nan để rao giảng Tin Mừng.
Là người Mẹ luôn âm thầm bên con mọi lúc trên đường đời. Khi hân hoan như hành hương Giêrusalem, khi vất vả tất bật như ở Caphacnaum, khi ồn ào náo nhiệt như ở Cana, khi bình lặng như ở Nagiaret, khi buồn đau nơi Calvê đồi cao ấy.
Câu truyện của chúng ta
Chẳng phải ở Tây hay Tàu, Á hay Âu, Bắc hay Nam, mà lúc nào, xã hội hay Giáo hội cũng có những con người với nhiều tư thế khác nhau.
Tư thế của người hô khẩu hiệu: có thực mới vực được đạo. Có chắc là no cơm ấm áo thì đạo nghĩa tốt hơn không, hay chỉ là cách biện minh cho một lối sống bê tha không phù hợp với danh nghĩa là kitô hữu.
Tư thế của người nói đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Tôi không trộm cắp giết người hay làm hại ai là được.
Tư thế của người nói cứ sống theo lương tâm là được. Vậy lương tâm của tôi là loại nào? Lương tâm nghiệm ngặt, lương tâm chai lỳ, lương tâm bối rối, lương tâm sợ hãi, lương tâm lệch lạc, lương tâm tương đối, lương tâm sai lầm hay lương tâm công chính.
Tư thế của người giương cao chủ nghĩa tự do cá nhân: muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm, đi đâu thì đi…
Tư thế của người coi trời bằng vung, làm mọi sự theo ý thích của mình.
Tư thế của người vơ vét, coi thế giới này là của riêng mình. Vũ trụ to lớn nhưng lại không đầy được bàn tay nhỏ bé nhưng tham tham.
Tư thế của người ích kỷ: vui mừng khi người khác đau khổ và đau khổ khi người khác hạnh phúc.
Tư thế của người coi mình là ông trời con, và tất cả là phương tiện để mình sủ dụng.
Tư thế của người kiêu căng vì sự khôn ngoan thông thái qua những bằng cấp. Một tiền bối nói: “Bằng cấp là thứ rõ nhất chỉ cho ta biết sự ngu dốt và gới hạn của mình”. Quả thật, so với trời cao đất rộng, mình là là chi đâu.
Tư thế của người cào bằng các giá trị và quy đổi các giá trị ra bằng hiện vật hay hiện kim. Tinh thần đổi bằng quà cáp. Tình yêu đổi bằng hột soàn. Đạo đức đổi bằng tiền bạc. Mẹ cha đổi bằng nhà cửa. Hiếu thảo đổi bằng tiện nghi. Thiên Chúa đổi bằng vật chất…
Tư thế của người cân đo đời sống đạo đức bằng những lần tham gia phụng vụ bí tích và các việc đạo đức.
…. còn tư thế của ta thế nào?
Thánh Phaolô nói thật tuyệt: “Thời gian chẳng còn bao lâu nữa, vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; ai vui mừng như chẳng mừng vui; ai mua sắm hãy làm như không có gì; kẻ hưởng dùng của cải đời này hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” (1Cr 7,29-31).
Quả thật, mọi sự khôn ngoan, trung tín, công bằng, hoàn hảo, giàu sang, tốt lành, bền vững, thánh thiện, vĩnh cửu và quyền năng thật chỉ có nơi Thiên Chúa. Tất cả vũ trụ này rồi sẽ qua đi, và mỗi thụ tạo đến thời đến buổi đều phải trở về trình diện Đấng Tối Cao.
Khi đối diện với Thiên Chúa, tư thế của ta sẽ thế nào: tin yêu phó thác, trung tín thật thà, vui tươi phấn khởi, hạnh phúc hân hoan, can đảm hãnh diện, hay sợ hãi lo âu?
Ta là gì hôm nay là do hôm qua đã chọn lựa thế nào. Tương lai ta thế nào tuỳ thuộc vào chọn lựa của ta hôm nay ra sao.
Con đi cùng Chúa
Sa Mạc Hồng
23:37 17/07/2009
Hát khúc hoan ca tình Chúa yêu thương
Hát khúc hoan ca ta cùng lên đường
Trong Chúa con tim dạt dào dâng hiến
Trong Chúa tình người mãi mãi trào dâng.
Con đi trong niềm vui, trong tin yêu
Trong tiếng reo ca với khúc nhiệm mầu
Con đem nụ cười đi vào thế giới
Trong Thánh linh Ngài, với lửa huyền siêu.
Con đi trong bình an, đôi bàn tay
Nguyện cùng hồng ân Chúa sẽ đắp xây
Ngôi nhà yêu thương tràn đầy sức sống
Địa cầu đầy ân sủng, ôi đẹp thay!
Hát khúc hoan ca ta cùng lên đường
Trong Chúa con tim dạt dào dâng hiến
Trong Chúa tình người mãi mãi trào dâng.
Con đi trong niềm vui, trong tin yêu
Trong tiếng reo ca với khúc nhiệm mầu
Con đem nụ cười đi vào thế giới
Trong Thánh linh Ngài, với lửa huyền siêu.
Con đi trong bình an, đôi bàn tay
Nguyện cùng hồng ân Chúa sẽ đắp xây
Ngôi nhà yêu thương tràn đầy sức sống
Địa cầu đầy ân sủng, ôi đẹp thay!
Hao Mòn
Lm Vũđình Tường
23:53 17/07/2009
Nghỉ ngơi, bồi bổ, dưỡng sức là nhu cầu bắt buộc phải có trong cuộc sống. Thiếu nghỉ ngơi, bồi bổ và dưỡng sức sự sống bị hao mòn trước khi tắt ngủm.
Hay nóng giận, nổi quạo một cách vô cớ, phê bình, chỉ trích không lí do, là dấu hiệu báo động cho biết người đó đang bị căng thẳng. Căng thẳng gây nên bởi hai lí do chính. Một đến từ trong con người. Hai đến từ bên ngoài. Dù đến từ trong hay ngoài đều nguy hiểm cho cuộc sống. Căng thẳng xảy ra vì thiếu niềm tin vào Chúa.
Lí do trong ta
Tiền tài, tham vọng, tài sức riêng, và tính kiêu ngạo là lí do nội tại tạo nên mối căng thẳng cho mình và cho người khác.
Lí do ngoài ta
Xã hội sa đoạ, luân lí suy đồi vì gạt Chúa ra ngoài. Gia đình sào sáo, tranh quyền. Chúa đóng vai phụ trong cuộc sống. Môi trường thích hợp cho căng thẳng phát triển. Bao lâu người ta còn chối tình yêu Chúa, bấy lâu thân xác họ còn là những hầm mỏ chứa căng thẳng, tị hiềm, ghen ghét. Thể xác phải gánh chịu những đớn đau, dằn vặt đó.
Để tiêu diệt thù trong, giặc ngoài, nghi kị, hằn thù. Để tâm hồn tìm lại bình an, thể xác thảnh thơi, thoải mái, tình người đề cao, nhân phẩm coi trọng.
Sống tình Chúa yêu ta là điều không thể thiếu.
Thiếu yêu thương
Căng thẳng phát sinh không phải do công việc nặng nhọc. Nó bộc phát bởi điều kiện bên ngoài tác hại con người bên trong. Điều kiện bên ngoài do con người tác tạo. Xã hội có người gây căng thẳng; lại có người chữa trị căng thẳng. Có người chữa vì lòng yêu mến. Cũng có người lợi dụng làm giầu trên lo lắng, đau khổ của kẻ khác. Kết quả kẻ là nạn nhân; kẻ là tác giả gây căng thẳng. Cũng có trường hợp tác giả cũng chính là nạn nhân, thật đúng câu: gậy ông đập lưng ông. Sở dĩ có tình trạng tréo cẳng ngỗng như thế vì người ta từ chối, không đón nhận tôn thờ một Thiên Chúa yêu thương. Chối bỏ tình yêu Chúa con người không biết cách diễn tả tình yêu chân chính. Tưởng hành xử như thế là yêu nhưng thực ra phản lại tình yêu. Chúa là Đấng duy nhất dậy ta biết cách diễn tả tình yêu trọn hảo nhất. Ngoài cách Chúa dậy, mọi cách khác đều không trọn hảo.
Các ý kiến mâu thuẫn trong việc giải thích tình yêu. Ý nào cũng tự hào là đúng nhất. Điều gì bảo đảm cách này đúng hơn cách kia? Thưa, sức mạnh đồng tiền và vũ khí. Giầu, mạnh hơn đúng nhiều; nghèo, yếu hơn đúng ít. Tiền và vũ khí gieo oán hận, tang thương. Nơi đâu có ân oán, tang thương; nơi đó vắng bóng tình yêu chân chính. Khi có nhiều ý kiến nghịch nhau giải nghĩa chữ yêu thì cần phải chọn lựa.
Chúa là Đấng duy nhất đủ thẩm quyền dậy về tình yêu. Chính Con một Chúa làm gương tình yêu cho nhân loại soi. Mọi kêu gọi hy sinh trái với giới luật yêu thương của Chúa đều là gương giả hiệu. Từ chối lời Ngài là chọn sống trong tình trạng không biết Chúa. Không biết Chúa thì không biết yêu như Chúa yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Chúa chết để cứu chuộc ta nên tình yêu Ngài ban tặng là tình yêu chân thật.
Ân tình Chúa
Đức Kitô đưa ra lời khuyên cụ thể, xác thực. Lời khuyên đơn giản, cần thiết cho cuộc sống. Ngài biểu lộ tình yêu bằng cách lo lắng cho hạnh phúc của con người.
Tình yêu Chúa biểu lộ qua
Tin Mừng.
Người rao giảng Tin Mừng, khuyên các ông nghỉ cho lại sức c.32
Đại chúng khi Ngài thấy họ bơ vơ nên chạnh lòng thương c.34
Nơi thanh vắng
Nơi thanh vắng là nơi không có người. Dù vắng người nhưng người tới đó không cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Nơi thanh vắng là nơi Đức Kitô gặp Chúa Cha. Nơi thanh vắng Kitô hữu gặp
- Lại mình
- Tha nhân
- Gặp Chúa.
Đến nơi thanh vắng để tâm hồn được thanh thản, thân xác bình an. Cách chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên này rất công hiệu cho mọi người. Không cần phải thầy thuốc. Chỉ cần nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Nơi thanh vắng không cần phải xa xôi, hẻo lánh. Nơi gần, tốt, an toàn và thanh vắng nhất chính là con tim mình. Nơi con tim cảm thấy yên tâm, thoải mái. Không còn bồn chồn, giao động, toan tính mà là yên tâm, bình an. Chính lúc thư giãn, yên tâm là lúc tâm hồn gặp được Chúa. Tâm hồn được bồi dưỡng bằng sức mạnh thần thiêng. Sức mạnh thần thiêng có khả năng tăng sức cho thân xác. Nơi thanh vắng là nơi cầu nguyện tốt.
Tâm hồn xao động không có bình an. Bất an không thể phục vụ. Có yêu Chúa chỉ là yêu bằng môi mép. Chúa không muốn điều đó.
Quân này yêu Ta bằng môi, miệng còn lòng chúng thì xa Ta’. Mat 15, 8
Nơi thanh vắng giúp ta nhìn lại bước đường đã qua. Kiểm lại bước chân lung lạc trên đường về quê trời. Nơi thanh vắng giúp ta nhìn vào chính mình, học hỏi, xem lại cách sống, cách đối xử với tha nhân và với Đức Kitô.
Xin giúp con xác tín ngoài Chúa ra không có tình yêu chân chính.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Hay nóng giận, nổi quạo một cách vô cớ, phê bình, chỉ trích không lí do, là dấu hiệu báo động cho biết người đó đang bị căng thẳng. Căng thẳng gây nên bởi hai lí do chính. Một đến từ trong con người. Hai đến từ bên ngoài. Dù đến từ trong hay ngoài đều nguy hiểm cho cuộc sống. Căng thẳng xảy ra vì thiếu niềm tin vào Chúa.
Lí do trong ta
Tiền tài, tham vọng, tài sức riêng, và tính kiêu ngạo là lí do nội tại tạo nên mối căng thẳng cho mình và cho người khác.
Lí do ngoài ta
Xã hội sa đoạ, luân lí suy đồi vì gạt Chúa ra ngoài. Gia đình sào sáo, tranh quyền. Chúa đóng vai phụ trong cuộc sống. Môi trường thích hợp cho căng thẳng phát triển. Bao lâu người ta còn chối tình yêu Chúa, bấy lâu thân xác họ còn là những hầm mỏ chứa căng thẳng, tị hiềm, ghen ghét. Thể xác phải gánh chịu những đớn đau, dằn vặt đó.
Để tiêu diệt thù trong, giặc ngoài, nghi kị, hằn thù. Để tâm hồn tìm lại bình an, thể xác thảnh thơi, thoải mái, tình người đề cao, nhân phẩm coi trọng.
Sống tình Chúa yêu ta là điều không thể thiếu.
Thiếu yêu thương
Căng thẳng phát sinh không phải do công việc nặng nhọc. Nó bộc phát bởi điều kiện bên ngoài tác hại con người bên trong. Điều kiện bên ngoài do con người tác tạo. Xã hội có người gây căng thẳng; lại có người chữa trị căng thẳng. Có người chữa vì lòng yêu mến. Cũng có người lợi dụng làm giầu trên lo lắng, đau khổ của kẻ khác. Kết quả kẻ là nạn nhân; kẻ là tác giả gây căng thẳng. Cũng có trường hợp tác giả cũng chính là nạn nhân, thật đúng câu: gậy ông đập lưng ông. Sở dĩ có tình trạng tréo cẳng ngỗng như thế vì người ta từ chối, không đón nhận tôn thờ một Thiên Chúa yêu thương. Chối bỏ tình yêu Chúa con người không biết cách diễn tả tình yêu chân chính. Tưởng hành xử như thế là yêu nhưng thực ra phản lại tình yêu. Chúa là Đấng duy nhất dậy ta biết cách diễn tả tình yêu trọn hảo nhất. Ngoài cách Chúa dậy, mọi cách khác đều không trọn hảo.
Các ý kiến mâu thuẫn trong việc giải thích tình yêu. Ý nào cũng tự hào là đúng nhất. Điều gì bảo đảm cách này đúng hơn cách kia? Thưa, sức mạnh đồng tiền và vũ khí. Giầu, mạnh hơn đúng nhiều; nghèo, yếu hơn đúng ít. Tiền và vũ khí gieo oán hận, tang thương. Nơi đâu có ân oán, tang thương; nơi đó vắng bóng tình yêu chân chính. Khi có nhiều ý kiến nghịch nhau giải nghĩa chữ yêu thì cần phải chọn lựa.
Chúa là Đấng duy nhất đủ thẩm quyền dậy về tình yêu. Chính Con một Chúa làm gương tình yêu cho nhân loại soi. Mọi kêu gọi hy sinh trái với giới luật yêu thương của Chúa đều là gương giả hiệu. Từ chối lời Ngài là chọn sống trong tình trạng không biết Chúa. Không biết Chúa thì không biết yêu như Chúa yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Chúa chết để cứu chuộc ta nên tình yêu Ngài ban tặng là tình yêu chân thật.
Ân tình Chúa
Đức Kitô đưa ra lời khuyên cụ thể, xác thực. Lời khuyên đơn giản, cần thiết cho cuộc sống. Ngài biểu lộ tình yêu bằng cách lo lắng cho hạnh phúc của con người.
Tình yêu Chúa biểu lộ qua
Tin Mừng.
Người rao giảng Tin Mừng, khuyên các ông nghỉ cho lại sức c.32
Đại chúng khi Ngài thấy họ bơ vơ nên chạnh lòng thương c.34
Nơi thanh vắng
Nơi thanh vắng là nơi không có người. Dù vắng người nhưng người tới đó không cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Nơi thanh vắng là nơi Đức Kitô gặp Chúa Cha. Nơi thanh vắng Kitô hữu gặp
- Lại mình
- Tha nhân
- Gặp Chúa.
Đến nơi thanh vắng để tâm hồn được thanh thản, thân xác bình an. Cách chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên này rất công hiệu cho mọi người. Không cần phải thầy thuốc. Chỉ cần nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Nơi thanh vắng không cần phải xa xôi, hẻo lánh. Nơi gần, tốt, an toàn và thanh vắng nhất chính là con tim mình. Nơi con tim cảm thấy yên tâm, thoải mái. Không còn bồn chồn, giao động, toan tính mà là yên tâm, bình an. Chính lúc thư giãn, yên tâm là lúc tâm hồn gặp được Chúa. Tâm hồn được bồi dưỡng bằng sức mạnh thần thiêng. Sức mạnh thần thiêng có khả năng tăng sức cho thân xác. Nơi thanh vắng là nơi cầu nguyện tốt.
Tâm hồn xao động không có bình an. Bất an không thể phục vụ. Có yêu Chúa chỉ là yêu bằng môi mép. Chúa không muốn điều đó.
Quân này yêu Ta bằng môi, miệng còn lòng chúng thì xa Ta’. Mat 15, 8
Nơi thanh vắng giúp ta nhìn lại bước đường đã qua. Kiểm lại bước chân lung lạc trên đường về quê trời. Nơi thanh vắng giúp ta nhìn vào chính mình, học hỏi, xem lại cách sống, cách đối xử với tha nhân và với Đức Kitô.
Xin giúp con xác tín ngoài Chúa ra không có tình yêu chân chính.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại nơi nghỉ hè, ĐTC Benêdictô bị trượt ngã, bị thương nơi cổ tay, nhưng đã được giải phẫu tốt
LM Trần Công Nghị
15:27 17/07/2009
AOSTA, Italy – Đức Thánh Cha XVI đã bị ngã trong căn nhà gỗ nơi ngài nghỉ hè và bị thương nơi cổ tay phải. Ngài đã được chở đi bệnh viện để giải phẫu và nhân viên Vatican cho biết cuộc giải phẫu thành công.
Phát ngôn viên Tiziano Trevisan của bệnh viện Umberto Parini tại Aosta cho biết cuộc giải phẫu nhẹ có đánh thuốc mê nơi cổ tay để các bác sĩ điều chỉnh lại chỗ xương vỡ.
Bản tường trình của Vatican cho biết thêm là Đức Thánh Cha năm nay đã 82 tuổi trong đêm qua đã ngã trong căn nhà nghỉ hè, mặc dù bị thương nơ cổ tay, nhưng sáng nay ngài vẫn dâng thánh lễ ban sáng rồi ăn điểm tâm trước khi đi bệnh viện.
Các bác sĩ đã chiếu quang tuyến cổ tay phải và thấy có vết xương bị vỡ.
Trong suốt thời gian làm giáo hoàng trong 5 năm qua, tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha rất tốt không thấy báo cáo có vấn đề bệnh lý nào cả.
Phát ngôn viên Tòa thánh là Cha Federico Lombardi nói rằng sáng sớm ngày thứ Sáu hôm nay, Đức Benêdictô đã bị trượt và té ngã trong phòng tắm, bị thương, nhưng không trầm trọng.
Đức Thánh Cha hiện đang nghỉ hè tại một ngôi nhà gỗ tại làng Les Combes trong thung lũng miền Valle d'Aosta tại Bắc Italia, gần biên giới nước Pháp. Ngài bắt đầu kỳ nghỉ hè từ thứ Hai vừa qua.
Vị tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã từng đến nghỉ hè tại Les Combes mấy lần. Đang khi Đức Gioan Phaolô thích đi bộ hay leo núi, còn Đức Benêdictô hầu hết quanh quẩn tại ngôi nhà gỗ nhỏ này: đọc sách, việt lách, nghe nhạc, và thưởng thức thiên nhiên hoặc từ cửa sổ ngắm ngọn núi Mont Blanc, đỉnh cao nhất của dẫy núi Alps. Một trong các thú tiêu khiển khác trong thời gian nghỉ hè là ngài thích chơi đàn piano, nhưng chắc chắn vì bị thương nơi tay nên Ngài sẽ không sử dụng được.
Trong những năm gần đây Đức Thánh Cha Benêdictô đã trải qua 2 mùa hè tại Les Combes. Khi tới đây Ngài nói hy vọng sẽ vừa nghỉ ngơi vừa làm việc. Ngài sẽ ở đây cho tới ngày 29.7.2009.
Mặc dầu bị thương nhưng chắc chắn ngài sẽ giữa chương trình gồm có 2 cuộc xuất hiện với công chúng tại Valle d'Aosta, bao gồm buổi cầu nguyện và đọc kinh Truyền tin truyền thống vào ngày Chúa Nhật.
Các bác sĩ cho biết rằng đối với người trên 65 tuổi, bị ngã thường có thể là căn nguyên dẫn tới cái chết khi bị trọng thương vì té ngã. Càng lớn tuổi càng dễ bị té ngã vì khi lớn tuổi, mắt nhìn kém hơn, đi đứng cử động khó khăn và rất dễ bị mất thăng bàng.
Người lớn tuổi cũng dễ có nguy cơ bị chứng bệnh bại xương (osteoporosis), tình trạng làm cho xương yếu đi và rất dễ bị vỡ hay gẫy, nên càng dễ bị nguy hiểm khi bị té ngã.
Xe cứu thương đưa ĐTC vào nhà thương (Photo: AP) |
Bản tường trình của Vatican cho biết thêm là Đức Thánh Cha năm nay đã 82 tuổi trong đêm qua đã ngã trong căn nhà nghỉ hè, mặc dù bị thương nơ cổ tay, nhưng sáng nay ngài vẫn dâng thánh lễ ban sáng rồi ăn điểm tâm trước khi đi bệnh viện.
Các bác sĩ đã chiếu quang tuyến cổ tay phải và thấy có vết xương bị vỡ.
Trong suốt thời gian làm giáo hoàng trong 5 năm qua, tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha rất tốt không thấy báo cáo có vấn đề bệnh lý nào cả.
Canh chừng trước nhà thương (Photo: AP) |
Đức Thánh Cha hiện đang nghỉ hè tại một ngôi nhà gỗ tại làng Les Combes trong thung lũng miền Valle d'Aosta tại Bắc Italia, gần biên giới nước Pháp. Ngài bắt đầu kỳ nghỉ hè từ thứ Hai vừa qua.
Vị tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã từng đến nghỉ hè tại Les Combes mấy lần. Đang khi Đức Gioan Phaolô thích đi bộ hay leo núi, còn Đức Benêdictô hầu hết quanh quẩn tại ngôi nhà gỗ nhỏ này: đọc sách, việt lách, nghe nhạc, và thưởng thức thiên nhiên hoặc từ cửa sổ ngắm ngọn núi Mont Blanc, đỉnh cao nhất của dẫy núi Alps. Một trong các thú tiêu khiển khác trong thời gian nghỉ hè là ngài thích chơi đàn piano, nhưng chắc chắn vì bị thương nơi tay nên Ngài sẽ không sử dụng được.
Đức Thánh Cha nghỉ hè tại Les Combes |
Mặc dầu bị thương nhưng chắc chắn ngài sẽ giữa chương trình gồm có 2 cuộc xuất hiện với công chúng tại Valle d'Aosta, bao gồm buổi cầu nguyện và đọc kinh Truyền tin truyền thống vào ngày Chúa Nhật.
Các bác sĩ cho biết rằng đối với người trên 65 tuổi, bị ngã thường có thể là căn nguyên dẫn tới cái chết khi bị trọng thương vì té ngã. Càng lớn tuổi càng dễ bị té ngã vì khi lớn tuổi, mắt nhìn kém hơn, đi đứng cử động khó khăn và rất dễ bị mất thăng bàng.
Người lớn tuổi cũng dễ có nguy cơ bị chứng bệnh bại xương (osteoporosis), tình trạng làm cho xương yếu đi và rất dễ bị vỡ hay gẫy, nên càng dễ bị nguy hiểm khi bị té ngã.
Kỷ niệm ngày đổ bộ lên mặt trăng, Đài Phát thanh Vatican công bố các văn bản của ĐGH Phaolô VI về biến cố đó
Phụng Nghi
16:01 17/07/2009
VATICAN CITY (CNS) - Thông điệp của Đức giáo hoàng Phaolô VI gửi đến 3 phi hành gia chuyến bay Apollo 11 mới đổ bộ lên mặt trăng viết: “Xin chuyển lòng trân trọng, lời chào mừng và phước lành đến quý vị, những người chinh phục nguyệt cầu, ngọn đèn mờ ảo trong đêm và trong mộng của chúng ta.”
Đó là đêm 20 rạng ngày 21 tháng 7 năm 1969, Đức giáo hoàng Phaolô quan sát mặt trăng qua viễn vọng kính của Đài Thiên văn Vatican tại biệt điện nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo. Sau đó ngài xem chuyến hạ cánh và đi bộ đầu tiên trên mặt trăng được chiếu trên đài truyền hình.
Nhưng thông điệp của ngài gửi cho các phi hành gia và bức điện tín chúc mừng chuyển đến Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó, chỉ là phần nhỏ trong nội dung những điều Đức giáo hoàng đã phát biểu về cuộc thám hiểm này nhiều tháng trước khi phi thuyền chở họ được phóng đi ngày 16 tháng 7 và nhiều tháng sau khi họ trở về lại trái đất hôm 24 tháng 7.
Đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày phi vụ đầu tiên do con người điều khiển đổ bộ lên mặt trăng, Đài Phát thanh Vatican đã công bố bộ sưu tập những lời phát biểu của Đức giáo hoàng Phaolô VI trong buổi triều yết cũng như sau khi đọc kinh Truyền tin về sứ mạng đó, những suy tư của ngài hôm phi thuyền hạ cánh, và nguyên văn bài diễn từ ngài đọc khi tiếp kiến ba phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins and Edwin "Buzz" Aldrin tại Vatican ngày 16 tháng 10 năm 1969.
Đức giáo hoàng Phaolô nói với Armstrong rằng ông đã phát biểu rất đúng khi mô tả sứ mạng này là “một bước nhảy vọt vĩ đại của loài người.”
“Con người có một sự thôi thúc tự nhiên muốn thám hiểm những nơi chưa tới, muốn biết những điều chưa hay, nhưng con người cũng có niềm sợ hãi đối với những gì chưa biết. Lòng dũng cảm của quý vị đã vượt qua được nỗi niềm sợ hãi đó, và qua bước mạo hiểm gan dạ của quý vị, con người đã đi một bước nữa trong việc tìm hiểu thêm về vũ trụ.”
Đức giáo hoàng Phaolô nói với các phi hành gia rằng thời gian, nghị lực, tài khéo, nguồn tài nguyên và sự chung sức hoạt động hỗ trợ cho chuyến đi thành công này “nói lên lời ca tụng khả năng của con người thời đại mới có thể vượt ra ngoài chính nó, vượt ra ngoài bản chất con người, để đạt tới một thành tựu hoàn hảo, một sự nghiệp chỉ có thể thực hiện được do tài năng mà Thiên Chúa ban tặng.”
Đức giáo hoàng cũng cầu nguyện để cho kiến thức của con người về công trình Thiên Chúa tạo dựng tiếp tục lớn mạnh và dẫn đưa họ tới chỗ thấy được rõ rệt hơn quyền năng của Thiên Chúa, tính vô hạn và tuyệt hảo.
Đức giáo hoàng Phaolô bắt đầu nói về sứ mạng của chuyến bay Apollo 11 vào buổi triều yết chung hàng tuần từ hôm 21 tháng 5 năm 1969.
Trong những bài diễn từ đọc ở cuộc triều yết và sau buổi đọc kinh Truyền tin suốt hai tháng kế tiếp, ngài liên tục nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo hoan nghênh các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và tài khéo của con người, nhưng ngài luôn luôn lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào Thiên Chúa, là nguồn mạch óc sáng tạo của loài người và là Đấng tạo dựng nên vũ trụ mà họ đang cố công thám hiểm.
Trong diễn văn đọc ngày 13 tháng 7 ngài nói rằng cũng như sứ mạng đó lôi kéo sự chú tâm của con người vào mặt trăng thế nào, thì nó cũng nên khơi dậy những câu hỏi về cuộc sống và căn tính của con người như thế.
Một tuần lễ sau đó, chỉ mấy giờ trước khi có cuộc đổ bộ lên mặt trăng, ngài cảnh giác rằng, tuy kỹ thuật có thể cho phép nhân loại đạt đến những vùng cao thẳm, nhưng sử dụng nó vào việc thiện hay ác đều tùy thuộc vào trí óc và trái tim của con người.
Ngài nói: “Trái tim con người tuyệt đối phải trở thành tự do hơn, tốt đẹp hơn và đạo đức hơn khi những máy móc, võ khí và dụng cụ con người có trong tầm tay trở thành mạnh mẽ hơn.”
“Ngày hôm nay chúng ta mừng một chiến thắng siêu phàm, nhưng con người cũng còn phải cống hiến thời giờ, tài năng và óc sáng tạo vào việc giải quyết những vấn đề trên hành tinh này là ngôi nhà của họ.”
Trong bài diễn từ đọc ngày 20 tháng 7 năm 1969 ngài nói: “Như chúng ta biết, vẫn còn ba cuộc chiến tranh đang tiếp diễn trên trái đất này: ở Việt nam, châu Phi và Trung Đông, và đã thêm vào một trận chiến thứ tư, gây ra thương vong cho hàng ngàn nạn nhân tại El Salvador và Honduras.”
Nói thêm rằng “nạn đói còn ảnh hưởng trên toàn nhân loại”, Ngài nêu lên câu hỏi: “Nhân tính thực đang ở đâu? Tình huynh đệ ở nơi nào? Hòa bình đang ở đâu?”
Đó là đêm 20 rạng ngày 21 tháng 7 năm 1969, Đức giáo hoàng Phaolô quan sát mặt trăng qua viễn vọng kính của Đài Thiên văn Vatican tại biệt điện nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo. Sau đó ngài xem chuyến hạ cánh và đi bộ đầu tiên trên mặt trăng được chiếu trên đài truyền hình.
Nhưng thông điệp của ngài gửi cho các phi hành gia và bức điện tín chúc mừng chuyển đến Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó, chỉ là phần nhỏ trong nội dung những điều Đức giáo hoàng đã phát biểu về cuộc thám hiểm này nhiều tháng trước khi phi thuyền chở họ được phóng đi ngày 16 tháng 7 và nhiều tháng sau khi họ trở về lại trái đất hôm 24 tháng 7.
Đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày phi vụ đầu tiên do con người điều khiển đổ bộ lên mặt trăng, Đài Phát thanh Vatican đã công bố bộ sưu tập những lời phát biểu của Đức giáo hoàng Phaolô VI trong buổi triều yết cũng như sau khi đọc kinh Truyền tin về sứ mạng đó, những suy tư của ngài hôm phi thuyền hạ cánh, và nguyên văn bài diễn từ ngài đọc khi tiếp kiến ba phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins and Edwin "Buzz" Aldrin tại Vatican ngày 16 tháng 10 năm 1969.
Đức giáo hoàng Phaolô nói với Armstrong rằng ông đã phát biểu rất đúng khi mô tả sứ mạng này là “một bước nhảy vọt vĩ đại của loài người.”
“Con người có một sự thôi thúc tự nhiên muốn thám hiểm những nơi chưa tới, muốn biết những điều chưa hay, nhưng con người cũng có niềm sợ hãi đối với những gì chưa biết. Lòng dũng cảm của quý vị đã vượt qua được nỗi niềm sợ hãi đó, và qua bước mạo hiểm gan dạ của quý vị, con người đã đi một bước nữa trong việc tìm hiểu thêm về vũ trụ.”
Đức giáo hoàng Phaolô nói với các phi hành gia rằng thời gian, nghị lực, tài khéo, nguồn tài nguyên và sự chung sức hoạt động hỗ trợ cho chuyến đi thành công này “nói lên lời ca tụng khả năng của con người thời đại mới có thể vượt ra ngoài chính nó, vượt ra ngoài bản chất con người, để đạt tới một thành tựu hoàn hảo, một sự nghiệp chỉ có thể thực hiện được do tài năng mà Thiên Chúa ban tặng.”
Đức giáo hoàng cũng cầu nguyện để cho kiến thức của con người về công trình Thiên Chúa tạo dựng tiếp tục lớn mạnh và dẫn đưa họ tới chỗ thấy được rõ rệt hơn quyền năng của Thiên Chúa, tính vô hạn và tuyệt hảo.
Đức giáo hoàng Phaolô bắt đầu nói về sứ mạng của chuyến bay Apollo 11 vào buổi triều yết chung hàng tuần từ hôm 21 tháng 5 năm 1969.
Trong những bài diễn từ đọc ở cuộc triều yết và sau buổi đọc kinh Truyền tin suốt hai tháng kế tiếp, ngài liên tục nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo hoan nghênh các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và tài khéo của con người, nhưng ngài luôn luôn lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào Thiên Chúa, là nguồn mạch óc sáng tạo của loài người và là Đấng tạo dựng nên vũ trụ mà họ đang cố công thám hiểm.
Trong diễn văn đọc ngày 13 tháng 7 ngài nói rằng cũng như sứ mạng đó lôi kéo sự chú tâm của con người vào mặt trăng thế nào, thì nó cũng nên khơi dậy những câu hỏi về cuộc sống và căn tính của con người như thế.
Một tuần lễ sau đó, chỉ mấy giờ trước khi có cuộc đổ bộ lên mặt trăng, ngài cảnh giác rằng, tuy kỹ thuật có thể cho phép nhân loại đạt đến những vùng cao thẳm, nhưng sử dụng nó vào việc thiện hay ác đều tùy thuộc vào trí óc và trái tim của con người.
Ngài nói: “Trái tim con người tuyệt đối phải trở thành tự do hơn, tốt đẹp hơn và đạo đức hơn khi những máy móc, võ khí và dụng cụ con người có trong tầm tay trở thành mạnh mẽ hơn.”
“Ngày hôm nay chúng ta mừng một chiến thắng siêu phàm, nhưng con người cũng còn phải cống hiến thời giờ, tài năng và óc sáng tạo vào việc giải quyết những vấn đề trên hành tinh này là ngôi nhà của họ.”
Trong bài diễn từ đọc ngày 20 tháng 7 năm 1969 ngài nói: “Như chúng ta biết, vẫn còn ba cuộc chiến tranh đang tiếp diễn trên trái đất này: ở Việt nam, châu Phi và Trung Đông, và đã thêm vào một trận chiến thứ tư, gây ra thương vong cho hàng ngàn nạn nhân tại El Salvador và Honduras.”
Nói thêm rằng “nạn đói còn ảnh hưởng trên toàn nhân loại”, Ngài nêu lên câu hỏi: “Nhân tính thực đang ở đâu? Tình huynh đệ ở nơi nào? Hòa bình đang ở đâu?”
Cần hợp tác hơn nữa cả về mặt đạo đức trong lĩnh vực y tế
Nguyễn Hoàng Thương
16:39 17/07/2009
Cần hợp tác hơn nữa cả về mặt đạo đức trong lĩnh vực y tế
Vatican (VIS) – Hôm 09/7, Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi C.S., Quan sát viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và Các Cơ Quan Chuyên Biệt ở Geneva, đã có bài diễn văn trước Phiên họp cấp cao của Hội Đồng Kinh Tế Và Xã Hội (ECOSOC) Liên Hiệp Quốc.
Trong diễn văn bằng Anh ngữ, được công bố chiều ngày 14/7, Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã bày tỏ quan điểm rằng "cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế vốn do lòng tham và thiếu trách nhiệm về luân lý mang lại" đã bị làm trầm trọng thêm bởi dịch cúm A - H1N1, "được thừa nhận là đại dịch quy mô lớn, chắc chắc có tầm ảnh hưởng trong tương lai không thể dự liệu được, và bởi cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu người, nhất là những bần cùng nhất thế giới, nhiều người trong số họ đã bị suy dinh dưỡng cấp tính và mãn tính"; "Phái đoàn Tòa Thánh lưu ý với sự quan ngại sâu sắc về các dự báo của Ngân hàng Thế Giới (WB) trong đó năm 2009 sẽ có thêm 53 đến 65 triệu người sẽ bị đẩy vào hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, và số người đói thường xuyên sẽ vượt quá con số một tỷ, 800 triệu người trong số đó sống ở khu vực nông thôn".
Sau khi nêu bật tầm quan trọng của việc vượt thắng "sự cám dỗ giảm thiểu các dịch vụ công vì lợi ích trong ngắn hạn, phải đổi lấy cái giá phải trả về nhân lực trong dài hạn", Đức Tổng Giám Mục chỉ ra rằng "viện trợ cho phát triển nên được duy trì và thậm chí cần tăng thêm như là một yếu tố quan trọng trong việc đổi mới nền kinh tế và dẫn dắt chúng ta bước ra khỏi cuộc khủng hoảng".
Ngài cho hay thêm: "Một trở ngại chính để đạt được các mục tiêu bản lề mang tầm quốc tế trong y tế chính là sự bất bình đẳng tồn tại cả trên phương diện giữa các quốc gia và trong các quốc gia, và giữa các nhóm chủng tộc và sắc tộc. Thật là bi kịch khi phụ nữ tiếp tục nhận được sự chăm sóc sức khoẻ càng nghèo nàn hơn tại nhiều khu vực".
Đức Tổng Giám Mục quan sát viên lưu ý: "Giáo Hội Công Giáo là người bảo trợ cho 5.378 bệnh viện, 18.088 cơ sở y tế, 15.448 nhà cho người già và người khuyết tật, cùng các chương trình chăm sóc sức khỏe khác trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là trong hầu hết các khu vực bị cô lập và bị gạt bỏ". Tuy nhiên, "các tổ chức thuộc tôn giáo lại không nhận được sự chia sẻ công bằng của các nguồn lực được thiết kế để hỗ trợ cho các sáng kiến y tế địa phương, quốc gia và toàn cầu"
Ngài cho biết: "Những chỉ số định lượng theo dõi dòng chảy của viện trợ và việc nhân lên các sáng kiến y tế toàn cầu đơn lẻ không thể đủ để đảm bảo 'Sức khoẻ cho mọi người'. Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu và khả năng đủ thuốc cứu hộ mang tính sống còn để cải thiện y tế toàn cầu... Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, ngay cả bệnh tật và virút gây bệnh không còn ranh giới nữa, và do đó, hợp tác toàn cầu không chỉ trở nên một thực tại cần thiết, nhưng quan trọng hơn là tính cấp thiết về mặt đạo đức của sự liên đới. Tuy nhiên, chúng ta phải được hướng dẫn bởi các truyền thống chăm sóc y tế tốt nhất vốn tôn trọng và thăng tiến quyền sống từ lúc thục thai đến lúc chết đi theo cách tự nhiên đối với tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tư cách pháp lý, quốc tịch, tôn giáo, giới tính và tình trạng kinh tế xã hội".
Phái đoàn Tòa Thánh tin rằng "cách tiếp cận luân lý để phát triển là cần thiết trong đó bao hàm mô hình phát triển toàn cầu mới tập trung vào con người chứ không phải lợi nhuận, và bao gồm các nhu cầu và khát vọng của toàn thể gia đình nhân loại".
Vatican (VIS) – Hôm 09/7, Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi C.S., Quan sát viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và Các Cơ Quan Chuyên Biệt ở Geneva, đã có bài diễn văn trước Phiên họp cấp cao của Hội Đồng Kinh Tế Và Xã Hội (ECOSOC) Liên Hiệp Quốc.
Trong diễn văn bằng Anh ngữ, được công bố chiều ngày 14/7, Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã bày tỏ quan điểm rằng "cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế vốn do lòng tham và thiếu trách nhiệm về luân lý mang lại" đã bị làm trầm trọng thêm bởi dịch cúm A - H1N1, "được thừa nhận là đại dịch quy mô lớn, chắc chắc có tầm ảnh hưởng trong tương lai không thể dự liệu được, và bởi cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu người, nhất là những bần cùng nhất thế giới, nhiều người trong số họ đã bị suy dinh dưỡng cấp tính và mãn tính"; "Phái đoàn Tòa Thánh lưu ý với sự quan ngại sâu sắc về các dự báo của Ngân hàng Thế Giới (WB) trong đó năm 2009 sẽ có thêm 53 đến 65 triệu người sẽ bị đẩy vào hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, và số người đói thường xuyên sẽ vượt quá con số một tỷ, 800 triệu người trong số đó sống ở khu vực nông thôn".
Sau khi nêu bật tầm quan trọng của việc vượt thắng "sự cám dỗ giảm thiểu các dịch vụ công vì lợi ích trong ngắn hạn, phải đổi lấy cái giá phải trả về nhân lực trong dài hạn", Đức Tổng Giám Mục chỉ ra rằng "viện trợ cho phát triển nên được duy trì và thậm chí cần tăng thêm như là một yếu tố quan trọng trong việc đổi mới nền kinh tế và dẫn dắt chúng ta bước ra khỏi cuộc khủng hoảng".
Ngài cho hay thêm: "Một trở ngại chính để đạt được các mục tiêu bản lề mang tầm quốc tế trong y tế chính là sự bất bình đẳng tồn tại cả trên phương diện giữa các quốc gia và trong các quốc gia, và giữa các nhóm chủng tộc và sắc tộc. Thật là bi kịch khi phụ nữ tiếp tục nhận được sự chăm sóc sức khoẻ càng nghèo nàn hơn tại nhiều khu vực".
Đức Tổng Giám Mục quan sát viên lưu ý: "Giáo Hội Công Giáo là người bảo trợ cho 5.378 bệnh viện, 18.088 cơ sở y tế, 15.448 nhà cho người già và người khuyết tật, cùng các chương trình chăm sóc sức khỏe khác trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là trong hầu hết các khu vực bị cô lập và bị gạt bỏ". Tuy nhiên, "các tổ chức thuộc tôn giáo lại không nhận được sự chia sẻ công bằng của các nguồn lực được thiết kế để hỗ trợ cho các sáng kiến y tế địa phương, quốc gia và toàn cầu"
Ngài cho biết: "Những chỉ số định lượng theo dõi dòng chảy của viện trợ và việc nhân lên các sáng kiến y tế toàn cầu đơn lẻ không thể đủ để đảm bảo 'Sức khoẻ cho mọi người'. Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu và khả năng đủ thuốc cứu hộ mang tính sống còn để cải thiện y tế toàn cầu... Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, ngay cả bệnh tật và virút gây bệnh không còn ranh giới nữa, và do đó, hợp tác toàn cầu không chỉ trở nên một thực tại cần thiết, nhưng quan trọng hơn là tính cấp thiết về mặt đạo đức của sự liên đới. Tuy nhiên, chúng ta phải được hướng dẫn bởi các truyền thống chăm sóc y tế tốt nhất vốn tôn trọng và thăng tiến quyền sống từ lúc thục thai đến lúc chết đi theo cách tự nhiên đối với tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tư cách pháp lý, quốc tịch, tôn giáo, giới tính và tình trạng kinh tế xã hội".
Phái đoàn Tòa Thánh tin rằng "cách tiếp cận luân lý để phát triển là cần thiết trong đó bao hàm mô hình phát triển toàn cầu mới tập trung vào con người chứ không phải lợi nhuận, và bao gồm các nhu cầu và khát vọng của toàn thể gia đình nhân loại".
Sau cuộc giải phẫu ĐTC Bênêđictô XVI ra viện với cánh tay phải bó bột
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
23:49 17/07/2009
BẮC Ý - Bệnh Viện Umberto Parini, Aosta - Italy – Trưa thứ sáu, 17.7.2009 cả thế giới thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy ĐTC Bênêđictô XVI ra viện với cánh tay phải bó bột, tuy nhiên Ngài vẫn mỉm cười và đưa cánh tay trái vẫy chào giáo dân cùng các cơ quan báo chí trước cửa bệnh viện Umberto Parini ở Aosta.
ĐTC Bênêđictô XVI đã bắt đầu cuộc nghỉ hè 2 tuần tại thung lũng miền núi Valle d'Aosta, vùng Bắc Ý từ thứ hai, 13.7.2009. Vào đêm thứ năm, 16.7.2009 ĐTC bị ngã trong phòng tắm và cổ tay phải bị gẫy, tuy vậy Ngài vẫn dâng thánh lễ sớm và ăn sáng xong mới được đưa vào nhà thương tại Aosta điều trị.
Một cụ già đã 82 tuổi thì việc đi đứng không cẩn thận có thể gây nên các chấn thương như trên, khi còn là Hồng Y, ĐTC cũng đã một lần bị té đập đầu vào lò sưởi.
Theo giới truyền thông cho biết ĐTC Bênêđictô XVI được đưa vào nhà thương Umberto Parini ở Aosta vào lúc 9g45, đi kèm theo có đức ông thư ký Georg Gänswein.
Sau đó Ngài được các bác sĩ chỉnh bệnh cũng như có dịp để các bác sĩ kiểm tra tổng quát về sức khoẻ cho ĐTC và Ngài được cho biết cách điều trị thật tường tận.
Trong 25 phút phẫu thuật các bác sĩ đã kết nối lại các miếng xương bị gẫy lại với 2 dây kẽm mỏng và bó bột nơi cổ tay phải của ĐTC, kỹ thuật y khoa này được gọi là Osteosynthese. Cánh tay phải cần được nghỉ ngơi và bó bột từ 4 đến 5 tuần lễ. Trước khi rời viện Ngài cảm ơn các bác sĩ, nhân viên và nhà thương.
Trước khi tiến hành phẫu thuật y khoa ĐTC đã liên lạc điện thoại báo cho người anh, Đức Ông Georg Ratzinger ở Regensburg, Đức quốc biết về tình trạng sức khoẻ của mình. Sau đó người anh, đã 85 tuổi cho hãng thông tín xã DDP biết rằng qua cuộc nói chuyện điện thoại thì biết là „ĐTC đang bị căng thẳng“.
Khi đến bệnh viện Umberto Parini ở Aosta ĐTC đã thỉnh cầu ban điều hành hãy đối xử Ngài giống như những các bệnh nhân khác và không thiên vị. Ngài đã kiên nhẫn ngồi chờ đợi cho đến lân mình vào khám bệnh.
Bác sĩ Trevisani Tiziano, cũng là phát ngôn viên của bệnh viện cho biết sau khi giải phẫu phải giữ ĐTC ở lại bệnh viện trong 2 giờ đồng hồ để theo dõi và sau đó Ngài được xuất viện vào buổi trưa.
Đúng như vậy chưa đầy hai tiếng sau ĐTC đã đi bộ ra cổng bệnh viện, khuôn mặt bình thản và mỉm cười với phóng viên. Với một cử chỉ đưa bàn tay trái lên vẫy chào mọi người như muốn nói đừng lo lắng vì „mọi sự tốt đẹp“ trước khi Ngài bước lên xe trở về chỗ nghỉ hè.
Chắc chắc rằng trong những ngày nghỉ hè ĐTC không còn cơ hội được chơi đàn Piano, là một sở thích tiêu khiển của Ngài cũng như việc viết sách cho xong phần 2 của bộ sách Đức Giêsu thành Narareth phải cần đến sự giúp đỡ ghi chép của thư ký vì Ngài viết bằng tay phải.
ĐTC Bênêđictô XVI đã bắt đầu cuộc nghỉ hè 2 tuần tại thung lũng miền núi Valle d'Aosta, vùng Bắc Ý từ thứ hai, 13.7.2009. Vào đêm thứ năm, 16.7.2009 ĐTC bị ngã trong phòng tắm và cổ tay phải bị gẫy, tuy vậy Ngài vẫn dâng thánh lễ sớm và ăn sáng xong mới được đưa vào nhà thương tại Aosta điều trị.
Một cụ già đã 82 tuổi thì việc đi đứng không cẩn thận có thể gây nên các chấn thương như trên, khi còn là Hồng Y, ĐTC cũng đã một lần bị té đập đầu vào lò sưởi.
Theo giới truyền thông cho biết ĐTC Bênêđictô XVI được đưa vào nhà thương Umberto Parini ở Aosta vào lúc 9g45, đi kèm theo có đức ông thư ký Georg Gänswein.
Sau đó Ngài được các bác sĩ chỉnh bệnh cũng như có dịp để các bác sĩ kiểm tra tổng quát về sức khoẻ cho ĐTC và Ngài được cho biết cách điều trị thật tường tận.
Trong 25 phút phẫu thuật các bác sĩ đã kết nối lại các miếng xương bị gẫy lại với 2 dây kẽm mỏng và bó bột nơi cổ tay phải của ĐTC, kỹ thuật y khoa này được gọi là Osteosynthese. Cánh tay phải cần được nghỉ ngơi và bó bột từ 4 đến 5 tuần lễ. Trước khi rời viện Ngài cảm ơn các bác sĩ, nhân viên và nhà thương.
Trước khi tiến hành phẫu thuật y khoa ĐTC đã liên lạc điện thoại báo cho người anh, Đức Ông Georg Ratzinger ở Regensburg, Đức quốc biết về tình trạng sức khoẻ của mình. Sau đó người anh, đã 85 tuổi cho hãng thông tín xã DDP biết rằng qua cuộc nói chuyện điện thoại thì biết là „ĐTC đang bị căng thẳng“.
Khi đến bệnh viện Umberto Parini ở Aosta ĐTC đã thỉnh cầu ban điều hành hãy đối xử Ngài giống như những các bệnh nhân khác và không thiên vị. Ngài đã kiên nhẫn ngồi chờ đợi cho đến lân mình vào khám bệnh.
Bác sĩ Trevisani Tiziano, cũng là phát ngôn viên của bệnh viện cho biết sau khi giải phẫu phải giữ ĐTC ở lại bệnh viện trong 2 giờ đồng hồ để theo dõi và sau đó Ngài được xuất viện vào buổi trưa.
Đúng như vậy chưa đầy hai tiếng sau ĐTC đã đi bộ ra cổng bệnh viện, khuôn mặt bình thản và mỉm cười với phóng viên. Với một cử chỉ đưa bàn tay trái lên vẫy chào mọi người như muốn nói đừng lo lắng vì „mọi sự tốt đẹp“ trước khi Ngài bước lên xe trở về chỗ nghỉ hè.
Chắc chắc rằng trong những ngày nghỉ hè ĐTC không còn cơ hội được chơi đàn Piano, là một sở thích tiêu khiển của Ngài cũng như việc viết sách cho xong phần 2 của bộ sách Đức Giêsu thành Narareth phải cần đến sự giúp đỡ ghi chép của thư ký vì Ngài viết bằng tay phải.
Top Stories
INDE: Les responsables religieux s’inquiètent des conséquences d’un arrêt de la Haute Cour de Delhi dépénalisant l’homosexualité
Eglises d'Asie
18:03 17/07/2009
Le 2 juillet dernier, une première étape vers la dépénalisation de l’homosexualité a été franchie par la Haute Cour de New Delhi, qui a jugé que les relations homosexuelles entre adultes consentants n’étaient pas un délit et que l’article 377 du Code pénal contrevenait aux libertés fondamentales définies par la Constitution. Bien que cette décision ne concerne pour le moment que la juridiction de New Delhi et n’ait pas de portée jurisprudentielle pour le reste de l’Inde, la communauté gay espère que l’exemple de la capitale incitera le Parlement fédéral à étendre l’arrêt à l’ensemble du pays. En attendant, la polémique enfle, après la condamnation du jugement de la Haute Cour par les représentants de toutes les religions de l’Inde.
L’article 377, qui date de l’époque coloniale britannique (1860), « punit les relations sexuelles contre-nature avec un homme, une femme ou un animal » de peines d’emprisonnement pouvant aller de 10 ans à la perpétuité. Peu appliqué dans la réalité (une cinquantaine de condamnations depuis sa promulgation), il garde néanmoins une influence dissuasive importante dans la société indienne. Selon les associations de défense des droits des homosexuels et l’ONUSIDA (1), cette loi empêche le dépistage du VIH chez les homosexuels par crainte d’une condamnation, permet à la police de rançonner la communauté gay et pousse au suicide de nombreux individus. Il demeure impossible aujourd’hui de quantifier la population homosexuelle en Inde, laquelle se définit elle-même comme presque exclusivement masculine (selon les organismes, elle évolue entre 4 et 25 millions de personnes).
L’Inde est à l’heure actuelle l’une des rares démocraties à considérer l’homosexualité comme un crime, tout en lui accordant, dans une démarche très paradoxale, une place incontestable dans sa société, comme l’illustre l’institution des hijra (2). « L’homosexualité n’est pas condamnée en Inde pour des raisons religieuses ou morales, explique Gautam Bhan, militant gay. Le principal problème (...) est l’absence de mariage » et donc de descendance potentielle, notamment masculine (3). Cette forte tradition du mariage en tant que fondement de la société explique que la plupart des homosexuels soient mariés et, ne prévenant pas leurs épouses de leur orientation sexuelle, les exposent à la contamination par le sida.
Le problème de la propagation du VIH en Inde a été, de fait, au cœur des débats concernant l’article 377. Avec plus de 5,7 millions d’individus atteints par le virus, l’Inde est l’un des pays les plus touchés au monde (4). Le ministre de la Santé, Anbumani Ramadoss, qui s’est déclaré en faveur de l’abolition de l’article litigieux, s’en est expliqué en disant qu’il s’agissait du « seul moyen de lutter efficacement contre le sida », en accord avec les arguments des associations de défense des homosexuels comme Naz Foundation India Trust ou encore National Aids Control Organisation (NACO), organisme public de lutte contre le sida. Sur ce point cependant, le gouvernement fédéral indien est divisé, le ministre de l’Intérieur ayant déclaré pour sa part que la légalisation de l’homosexualité, « vice social », permettrait tout au contraire au virus de se propager plus librement. Mais c’est finalement la question de la discrimination qui a emporté la décision de la Haute Cour. Les juges ont en effet mis en avant dans l’arrêt du 2 juillet la non-conformité de l’article 377 avec les « principes d’égalité et de non-discrimination » de la Constitution indienne.
La décision de la Haute Cour, à l’issue de plusieurs années de débats et de rejets successifs (l’ONG Naz avait déposé une demande de révision de la loi en 2001) a été fêtée par une communauté gay en liesse dans les rues de la capitale fédérale. Elle intervenait quelques jours seulement après la deuxième édition de la gay pride en Inde, signe de la visibilité croissante de la communauté homosexuelle dans le pays. Les médias se sont fait l’écho d’une avancée « historique », comme The Hindustan Times dans son édition du 3 juillet: « La dépénalisation de l’homosexualité répare une erreur historique qui datait de la fin du joug britannique en 1947. »
A l’opposé de ces réjouissances, les chefs religieux hindous, musulmans, chrétiens, bouddhistes et sikhs, de toutes les parties de l’Inde, condamnaient la décision de la Haute Cour dans une rare unanimité. L’évêque méthodiste Tharanath Sagar, président du Conseil national des Eglises de l’Inde (NCCI), un rassemblement d’Eglises orthodoxes et protestantes, explique: « Nous saluons cette décision de justice dans la mesure où elle met fin au harcèlement pénal des homosexuels. Néanmoins, en tant que responsables religieux, nous ne pourrons jamais cautionner un comportement sexuel qui va à l’encontre de l’ordre naturel et du projet de Dieu pour l’homme. » L’Eglise catholique, qui avait déjà protesté à de nombreuses reprises contre l’abrogation de l’article 377, a, de son côté, réaffirmé sa position. Le P. Babu Joseph, porte-parole de la Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI), a rappelé: « Pour l’Eglise, les relations homosexuelles sont contre les lois de la nature et moralement inacceptables », précisant que la doctrine catholique accordait une « grande importance au devoir de procréation ».
Mgr Stanislaus Fernandes, secrétaire général de la CBCI, souligne, pour sa part, sa crainte que la décision de la Haute Cour conduise à une « valorisation » de l’homosexualité dans la société indienne. Une crainte partagée par les différentes confessions chrétiennes. Le Rev. Richard Howell, secrétaire général du Mouvement évangélique indien (Evangelical Fellowship of India), compare ainsi l’arrêt de Delhi à l’« ouverture de la boîte de Pandore », pouvant conduire au mariage entre personnes du même sexe et à l’adoption par les couples homosexuels. De telles conséquences, dit-il, porteraient « atteinte aux fondements et au caractère sacré du mariage ».
La condamnation est sévère du côté des religieux musulmans. «Légaliser l’homosexualité est une très grave erreur », s’est indigné Ahmed Bukhari, imam de la Jama Masjid, grande mosquée de New Delhi, assurant que la communauté musulmane « n’accepterait jamais une telle décision ». D’autres leaders religieux, comme Maulana Abdul Khalik Madrasi, de l’école coranique Darul Uloom Deoband, avaient déjà rappelé lors des débats ayant précédé la décision de la Haute Cour que « l’homosexualité était interdite par l’islam ».
Les leaders hindous ont également joint leurs voix aux protestations. Le Vishwa Hindu Parishad (Conseil mondial hindou) a fustigé le jugement de Delhi, déclarant que les pratiques homosexuelles allaient à l’encontre de la morale traditionnelle de l’Inde.
Dans l’attente d’une décision à l’échelon fédéral, les différentes communautés religieuses continuent de se mobiliser. Dès le 3 juillet, les évêques catholiques du Kerala ont écrit au Premier ministre Manmohan Singh, lui demandant instamment de prendre en compte l’avis de l’Eglise. De son côté, le ministre de la Justice, Veerappa Moily, s’est engagé à consulter les représentants des différentes religions ainsi que les militants homosexuels, avant de prendre une quelconque décision. Une réunion entre les juges de la Haute Cour et ceux de la Cour suprême afin de débattre des conséquences légales de la décriminalisation des relations homosexuelles est d’ores et déjà prévue.
(1) Programme des Nations Unies de lutte contre le sida
(1) Les hijra, craints et stigmatisés à la fois, forment une caste à part. Ces hommes, dont la plupart sont émasculés volontaires et donc assimilés à des transsexuels, sont considérés comme pouvant accorder la fertilité, d’où leur présence lors des mariages hindous ou la naissance d’un enfant de sexe masculin où ils dansent, chantent et accordent leur bénédiction. Bien que les hijra se disent « ni homme ni femme », il leur est possible de se marier à un homme, ce qui améliore leur condition sociale. La communauté hijra est très importante à New Delhi.
(2) Slate, 13 juillet 2009.
(3) Statistiques de l’ONUSIDA 2007
(4) Ucanews, 1er juillet 2009, Washington Post, 3 juillet 2009, Ucanews, 8 juillet 2009.
(5) Apic, 10 juillet 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 17 juillet 2009)
L’article 377, qui date de l’époque coloniale britannique (1860), « punit les relations sexuelles contre-nature avec un homme, une femme ou un animal » de peines d’emprisonnement pouvant aller de 10 ans à la perpétuité. Peu appliqué dans la réalité (une cinquantaine de condamnations depuis sa promulgation), il garde néanmoins une influence dissuasive importante dans la société indienne. Selon les associations de défense des droits des homosexuels et l’ONUSIDA (1), cette loi empêche le dépistage du VIH chez les homosexuels par crainte d’une condamnation, permet à la police de rançonner la communauté gay et pousse au suicide de nombreux individus. Il demeure impossible aujourd’hui de quantifier la population homosexuelle en Inde, laquelle se définit elle-même comme presque exclusivement masculine (selon les organismes, elle évolue entre 4 et 25 millions de personnes).
L’Inde est à l’heure actuelle l’une des rares démocraties à considérer l’homosexualité comme un crime, tout en lui accordant, dans une démarche très paradoxale, une place incontestable dans sa société, comme l’illustre l’institution des hijra (2). « L’homosexualité n’est pas condamnée en Inde pour des raisons religieuses ou morales, explique Gautam Bhan, militant gay. Le principal problème (...) est l’absence de mariage » et donc de descendance potentielle, notamment masculine (3). Cette forte tradition du mariage en tant que fondement de la société explique que la plupart des homosexuels soient mariés et, ne prévenant pas leurs épouses de leur orientation sexuelle, les exposent à la contamination par le sida.
Le problème de la propagation du VIH en Inde a été, de fait, au cœur des débats concernant l’article 377. Avec plus de 5,7 millions d’individus atteints par le virus, l’Inde est l’un des pays les plus touchés au monde (4). Le ministre de la Santé, Anbumani Ramadoss, qui s’est déclaré en faveur de l’abolition de l’article litigieux, s’en est expliqué en disant qu’il s’agissait du « seul moyen de lutter efficacement contre le sida », en accord avec les arguments des associations de défense des homosexuels comme Naz Foundation India Trust ou encore National Aids Control Organisation (NACO), organisme public de lutte contre le sida. Sur ce point cependant, le gouvernement fédéral indien est divisé, le ministre de l’Intérieur ayant déclaré pour sa part que la légalisation de l’homosexualité, « vice social », permettrait tout au contraire au virus de se propager plus librement. Mais c’est finalement la question de la discrimination qui a emporté la décision de la Haute Cour. Les juges ont en effet mis en avant dans l’arrêt du 2 juillet la non-conformité de l’article 377 avec les « principes d’égalité et de non-discrimination » de la Constitution indienne.
La décision de la Haute Cour, à l’issue de plusieurs années de débats et de rejets successifs (l’ONG Naz avait déposé une demande de révision de la loi en 2001) a été fêtée par une communauté gay en liesse dans les rues de la capitale fédérale. Elle intervenait quelques jours seulement après la deuxième édition de la gay pride en Inde, signe de la visibilité croissante de la communauté homosexuelle dans le pays. Les médias se sont fait l’écho d’une avancée « historique », comme The Hindustan Times dans son édition du 3 juillet: « La dépénalisation de l’homosexualité répare une erreur historique qui datait de la fin du joug britannique en 1947. »
A l’opposé de ces réjouissances, les chefs religieux hindous, musulmans, chrétiens, bouddhistes et sikhs, de toutes les parties de l’Inde, condamnaient la décision de la Haute Cour dans une rare unanimité. L’évêque méthodiste Tharanath Sagar, président du Conseil national des Eglises de l’Inde (NCCI), un rassemblement d’Eglises orthodoxes et protestantes, explique: « Nous saluons cette décision de justice dans la mesure où elle met fin au harcèlement pénal des homosexuels. Néanmoins, en tant que responsables religieux, nous ne pourrons jamais cautionner un comportement sexuel qui va à l’encontre de l’ordre naturel et du projet de Dieu pour l’homme. » L’Eglise catholique, qui avait déjà protesté à de nombreuses reprises contre l’abrogation de l’article 377, a, de son côté, réaffirmé sa position. Le P. Babu Joseph, porte-parole de la Conférence des évêques catholiques de l’Inde (CBCI), a rappelé: « Pour l’Eglise, les relations homosexuelles sont contre les lois de la nature et moralement inacceptables », précisant que la doctrine catholique accordait une « grande importance au devoir de procréation ».
Mgr Stanislaus Fernandes, secrétaire général de la CBCI, souligne, pour sa part, sa crainte que la décision de la Haute Cour conduise à une « valorisation » de l’homosexualité dans la société indienne. Une crainte partagée par les différentes confessions chrétiennes. Le Rev. Richard Howell, secrétaire général du Mouvement évangélique indien (Evangelical Fellowship of India), compare ainsi l’arrêt de Delhi à l’« ouverture de la boîte de Pandore », pouvant conduire au mariage entre personnes du même sexe et à l’adoption par les couples homosexuels. De telles conséquences, dit-il, porteraient « atteinte aux fondements et au caractère sacré du mariage ».
La condamnation est sévère du côté des religieux musulmans. «Légaliser l’homosexualité est une très grave erreur », s’est indigné Ahmed Bukhari, imam de la Jama Masjid, grande mosquée de New Delhi, assurant que la communauté musulmane « n’accepterait jamais une telle décision ». D’autres leaders religieux, comme Maulana Abdul Khalik Madrasi, de l’école coranique Darul Uloom Deoband, avaient déjà rappelé lors des débats ayant précédé la décision de la Haute Cour que « l’homosexualité était interdite par l’islam ».
Les leaders hindous ont également joint leurs voix aux protestations. Le Vishwa Hindu Parishad (Conseil mondial hindou) a fustigé le jugement de Delhi, déclarant que les pratiques homosexuelles allaient à l’encontre de la morale traditionnelle de l’Inde.
Dans l’attente d’une décision à l’échelon fédéral, les différentes communautés religieuses continuent de se mobiliser. Dès le 3 juillet, les évêques catholiques du Kerala ont écrit au Premier ministre Manmohan Singh, lui demandant instamment de prendre en compte l’avis de l’Eglise. De son côté, le ministre de la Justice, Veerappa Moily, s’est engagé à consulter les représentants des différentes religions ainsi que les militants homosexuels, avant de prendre une quelconque décision. Une réunion entre les juges de la Haute Cour et ceux de la Cour suprême afin de débattre des conséquences légales de la décriminalisation des relations homosexuelles est d’ores et déjà prévue.
(1) Programme des Nations Unies de lutte contre le sida
(1) Les hijra, craints et stigmatisés à la fois, forment une caste à part. Ces hommes, dont la plupart sont émasculés volontaires et donc assimilés à des transsexuels, sont considérés comme pouvant accorder la fertilité, d’où leur présence lors des mariages hindous ou la naissance d’un enfant de sexe masculin où ils dansent, chantent et accordent leur bénédiction. Bien que les hijra se disent « ni homme ni femme », il leur est possible de se marier à un homme, ce qui améliore leur condition sociale. La communauté hijra est très importante à New Delhi.
(2) Slate, 13 juillet 2009.
(3) Statistiques de l’ONUSIDA 2007
(4) Ucanews, 1er juillet 2009, Washington Post, 3 juillet 2009, Ucanews, 8 juillet 2009.
(5) Apic, 10 juillet 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 17 juillet 2009)
Vietnamese Catholic shares book of hardship, faith
Maryanne Meyerriecks
23:46 17/07/2009
FORT SMITH -- On April 30, 1975, when Saigon fell to the North Vietnamese Communists, Lai Nguyen made a life-changing decision.
Nguyen, who was working as a U.S. Agency for International Development translator in South Vietnam, his wife and his two youngest children decided not to board a United States-bound plane in Saigon because he couldn't obtain passage for his mother-in-law and her two orphaned grandchildren.
Because of that decision, Nguyen spent eight years as a prisoner-of-war in a Communist re-education camp, and 11 more trying to gain admission to the United States as a refugee while eking out a meager living hunting gold and teaching English.
This summer, Nguyen, who chose the name "Petrus" when he became a United States citizen in 2000, made a book tour through Arkansas as part of the state library's "If All Arkansas Read the Same Book" program.
His self-published book, "A Long, Hard Road to Freedom," co-written by Dr. Derlyne Gibson, describes a journey filled with hardship and danger, sustained by his Catholic faith, love of family and the kindness of friends. Gibson, a retired art professor and author of several children's books, became friends with Nguyen's family when they attended English classes taught by her husband.
She urged Nguyen to write his life story, and, after he moved to Fort Smith, the two exchanged notes via e-mail in order to complete the book.
"Publishers told us, 'No one wants to read about Vietnam anymore,'" Gibson said, "and so we decided to publish the book ourselves."
It is available online through amazon. com, barnesandnoble.com and several other sources. It has been bought for all 230 Arkansas libraries and is being sold at Hastings in Fort Smith.
One week after returning home in 1975 to Kon Tum, in the highlands of western Vietnam, Nguyen was apprehended by two armed policemen and taken to a re-education camp.
"Much has been written about the Nazi concentration camps of Hitler and the gulags of Russia," Nguyen said, "but I have seen very little written about the Vietnamese Communist camps... They did not kill the prisoners as Hitler sometimes did, but they let them die slowly."
Nguyen and the other Catholic prisoners were sustained by the Eucharist, brought by family members who risked their lives to give them spiritual nourishment.
"Our families 'smuggled' the bread into the camp by hiding small pieces in a small plastic bag at the bottom of a can of shrimp paste or mixed with cereal. We shared the sacrament and received it every Sunday, or daily if we could. The priests in the camp would consecrate the pieces of bread for us."
In 1983 Nguyen had fluid in his lungs and a possible case of tuberculosis and was released because the implementation of the United Nations Orderly Departure Program for refugees.
He never relinquished his dream of bringing his family to the United States and tried for five years to escape by boat. In Nguyen's final attempt to escape, his boat experienced mechanical failure and Communist police waited to arrest the escapees as they drifted toward shore.
Finally, Nguyen decided to apply for United States residency through the Orderly Departure program. As a former USAID employee and prisoner-of-war, he, his wife, Hien, and unmarried children qualified for refugee status, but it took four years for the paperwork to go through. The Nguyens left behind their three oldest children, Thu Hoai and Linh, both married with children; and Sister Ane Le Hang, a sister of St. Paul de Chartres.
When they arrived in Houston in 1994, Nguyen sought to move to an area where there were fewer Vietnamese immigrants so that his family would learn to speak English and assimilate into U.S. culture. A friend from USAID, Ed Tolle, invited him to move to Green Forest (Carroll County) where his family could find employment at Tyson Chicken. The Tolles and parishioners from St. Anne Church in Berryville helped them to get settled in an apartment and took them to church and local stores. The parish held a welcome potluck in their honor and continued to help Nguyen's daughter, Sister Ane Le Hang, who built a nursing station and purchased medical supplies with St. Anne contributions.
When Nguyen's daughter Rose married Thanh van Dang at Christ the King Church in 1996, Petrus, Hien and son Lam followed Rose to Fort Smith, transferring to the Van Buren Tyson plant. Rose moved to Fort Smith following her wedding.
After Nguyen became a U.S. citizen in 2000, he began to plan a trip back to Vietnam, a dream he believed he never could have fulfilled as a Vietnamese citizen and former P.O.W.
In 2002, he and his wife left for Vietnam with $1,300, enough to provide a loaf of Easter bread for every pilgrim in the Vietnamese highlands, raised by their friends in Christ the King and St. Anne churches. The highlanders, whose churches had been destroyed under Communism, traveled many miles during the Christmas and Easter holy days in order to worship freely.
"They are dying of hunger, dying of sickness with no money for medical treatment and dying of no hope for a better life under a Communist regime."
Although Nguyen has visited Vietnam twice since 2002, he has not had to provide Easter bread since 2005 when the local government started allowing priests to go to remote districts every Sunday to say Mass. Instead, Nguyen assists the orphans at two Montagnard orphanages, Vinh Son and Kon Ho Ra Chat, and the lepers at the Dak Tia Leprosarium, as well as Sister Ane Le Hang's clinic.
Ten months ago, Nguyen was overjoyed when oldest son, Linh, moved to the U.S. with his family. His oldest daughter, Thu Hoai, who has grown children, is unlikely to emigrate to the U.S., and Sister Ane Le Hang made a free choice to stay with her religious community and minister to the Vietnamese people.
Nguyen's 20-year journey to America, undaunted by imprisonment, financial hardship, thwarted escapes and Communist red tape, will give Arkansans of all faiths a renewed appreciation for the freedoms they take for granted.
Nguyen, who was working as a U.S. Agency for International Development translator in South Vietnam, his wife and his two youngest children decided not to board a United States-bound plane in Saigon because he couldn't obtain passage for his mother-in-law and her two orphaned grandchildren.
Because of that decision, Nguyen spent eight years as a prisoner-of-war in a Communist re-education camp, and 11 more trying to gain admission to the United States as a refugee while eking out a meager living hunting gold and teaching English.
This summer, Nguyen, who chose the name "Petrus" when he became a United States citizen in 2000, made a book tour through Arkansas as part of the state library's "If All Arkansas Read the Same Book" program.
His self-published book, "A Long, Hard Road to Freedom," co-written by Dr. Derlyne Gibson, describes a journey filled with hardship and danger, sustained by his Catholic faith, love of family and the kindness of friends. Gibson, a retired art professor and author of several children's books, became friends with Nguyen's family when they attended English classes taught by her husband.
She urged Nguyen to write his life story, and, after he moved to Fort Smith, the two exchanged notes via e-mail in order to complete the book.
"Publishers told us, 'No one wants to read about Vietnam anymore,'" Gibson said, "and so we decided to publish the book ourselves."
It is available online through amazon. com, barnesandnoble.com and several other sources. It has been bought for all 230 Arkansas libraries and is being sold at Hastings in Fort Smith.
One week after returning home in 1975 to Kon Tum, in the highlands of western Vietnam, Nguyen was apprehended by two armed policemen and taken to a re-education camp.
"Much has been written about the Nazi concentration camps of Hitler and the gulags of Russia," Nguyen said, "but I have seen very little written about the Vietnamese Communist camps... They did not kill the prisoners as Hitler sometimes did, but they let them die slowly."
Nguyen and the other Catholic prisoners were sustained by the Eucharist, brought by family members who risked their lives to give them spiritual nourishment.
"Our families 'smuggled' the bread into the camp by hiding small pieces in a small plastic bag at the bottom of a can of shrimp paste or mixed with cereal. We shared the sacrament and received it every Sunday, or daily if we could. The priests in the camp would consecrate the pieces of bread for us."
In 1983 Nguyen had fluid in his lungs and a possible case of tuberculosis and was released because the implementation of the United Nations Orderly Departure Program for refugees.
He never relinquished his dream of bringing his family to the United States and tried for five years to escape by boat. In Nguyen's final attempt to escape, his boat experienced mechanical failure and Communist police waited to arrest the escapees as they drifted toward shore.
Finally, Nguyen decided to apply for United States residency through the Orderly Departure program. As a former USAID employee and prisoner-of-war, he, his wife, Hien, and unmarried children qualified for refugee status, but it took four years for the paperwork to go through. The Nguyens left behind their three oldest children, Thu Hoai and Linh, both married with children; and Sister Ane Le Hang, a sister of St. Paul de Chartres.
When they arrived in Houston in 1994, Nguyen sought to move to an area where there were fewer Vietnamese immigrants so that his family would learn to speak English and assimilate into U.S. culture. A friend from USAID, Ed Tolle, invited him to move to Green Forest (Carroll County) where his family could find employment at Tyson Chicken. The Tolles and parishioners from St. Anne Church in Berryville helped them to get settled in an apartment and took them to church and local stores. The parish held a welcome potluck in their honor and continued to help Nguyen's daughter, Sister Ane Le Hang, who built a nursing station and purchased medical supplies with St. Anne contributions.
When Nguyen's daughter Rose married Thanh van Dang at Christ the King Church in 1996, Petrus, Hien and son Lam followed Rose to Fort Smith, transferring to the Van Buren Tyson plant. Rose moved to Fort Smith following her wedding.
After Nguyen became a U.S. citizen in 2000, he began to plan a trip back to Vietnam, a dream he believed he never could have fulfilled as a Vietnamese citizen and former P.O.W.
In 2002, he and his wife left for Vietnam with $1,300, enough to provide a loaf of Easter bread for every pilgrim in the Vietnamese highlands, raised by their friends in Christ the King and St. Anne churches. The highlanders, whose churches had been destroyed under Communism, traveled many miles during the Christmas and Easter holy days in order to worship freely.
"They are dying of hunger, dying of sickness with no money for medical treatment and dying of no hope for a better life under a Communist regime."
Although Nguyen has visited Vietnam twice since 2002, he has not had to provide Easter bread since 2005 when the local government started allowing priests to go to remote districts every Sunday to say Mass. Instead, Nguyen assists the orphans at two Montagnard orphanages, Vinh Son and Kon Ho Ra Chat, and the lepers at the Dak Tia Leprosarium, as well as Sister Ane Le Hang's clinic.
Ten months ago, Nguyen was overjoyed when oldest son, Linh, moved to the U.S. with his family. His oldest daughter, Thu Hoai, who has grown children, is unlikely to emigrate to the U.S., and Sister Ane Le Hang made a free choice to stay with her religious community and minister to the Vietnamese people.
Nguyen's 20-year journey to America, undaunted by imprisonment, financial hardship, thwarted escapes and Communist red tape, will give Arkansans of all faiths a renewed appreciation for the freedoms they take for granted.
Vietnamese Catholics Heavily Fined under Revived Communist Two-Child Policy
Hilary White
23:48 17/07/2009
THUA THIEN-HUE province, Viet Nam, July 17 2009 (LifeSiteNews.com) - The communist government of Viet Nam is punishing couples with more than two children, a local Catholic news agency reports. Catholic villagers in Thua Thien-Hue province told the Union of Catholic Asian News they are being fined for having more than two children under a revived government two-child policy.
Catherine Pham Thi Thanh, 44, told the service that since 1996, she has been fined a total of 3,800 kilograms of rice for having six children. This represents a significant loss for the family which makes an annual profit of only 700 kilograms of rice from their 1,000 square-meter farm.
Despite the fact that Viet Nam now has a below-replacement rate of fertility - 1.83 children born per woman - the communist government in the early 1960s imposed a 2-child limit for couples. The UN's leading population control group, the UNFPA, has been active in contraception and abortion campaigns in the country since 1997.
In 2000, the BBC lauded the policy for having reduced the overall fertility rate from 3.8 children per woman to 2.3, but admitted that a "degree of coercion" was used to ensure compliance. This included fines, expulsion from the communist party and confiscation of land. The original policy was scrapped in 2003 but revived in 2008 after a 10 percent spike in the birth rate alarmed officials who never stopped "encouraging" couples to have only small families.
But even the UNFPA was reportedly "puzzled" by the revival. "In Vietnam now life expectancy is rising, the fertility rate is decreasing and in the next 20 years many people will be in the senior group," said Tran Thi Van, of UNFPA. "If there's not a sufficient labor force as the population is ageing, the country will face a lot of problems."
Viet Nam is following China and India on the path of demographic imbalance. The combination of ultrasound tests to determine the sex of the child plus abortion to favor boys, has forced the male to female ratio of the population to climb to 112-100 in 2007.
The Union of Catholic Asian News spoke to the local parish priest, Fr Joseph Nguyen Van Chanh, who confirmed that 90 percent of his 1,200 parishioners have agreed to pay fines as a way to be faithful to Church teaching and said that Catholics are taught natural family planning methods during marriage preparation courses.
Some local Catholics, said Father Chanh, are asking for donations from benefactors to support local people with large families.
Catherine Pham Thi Thanh, 44, told the service that since 1996, she has been fined a total of 3,800 kilograms of rice for having six children. This represents a significant loss for the family which makes an annual profit of only 700 kilograms of rice from their 1,000 square-meter farm.
Despite the fact that Viet Nam now has a below-replacement rate of fertility - 1.83 children born per woman - the communist government in the early 1960s imposed a 2-child limit for couples. The UN's leading population control group, the UNFPA, has been active in contraception and abortion campaigns in the country since 1997.
In 2000, the BBC lauded the policy for having reduced the overall fertility rate from 3.8 children per woman to 2.3, but admitted that a "degree of coercion" was used to ensure compliance. This included fines, expulsion from the communist party and confiscation of land. The original policy was scrapped in 2003 but revived in 2008 after a 10 percent spike in the birth rate alarmed officials who never stopped "encouraging" couples to have only small families.
But even the UNFPA was reportedly "puzzled" by the revival. "In Vietnam now life expectancy is rising, the fertility rate is decreasing and in the next 20 years many people will be in the senior group," said Tran Thi Van, of UNFPA. "If there's not a sufficient labor force as the population is ageing, the country will face a lot of problems."
Viet Nam is following China and India on the path of demographic imbalance. The combination of ultrasound tests to determine the sex of the child plus abortion to favor boys, has forced the male to female ratio of the population to climb to 112-100 in 2007.
The Union of Catholic Asian News spoke to the local parish priest, Fr Joseph Nguyen Van Chanh, who confirmed that 90 percent of his 1,200 parishioners have agreed to pay fines as a way to be faithful to Church teaching and said that Catholics are taught natural family planning methods during marriage preparation courses.
Some local Catholics, said Father Chanh, are asking for donations from benefactors to support local people with large families.
Prominent British Catholic calls for Vietnamese priest’s release
UCANews
23:54 17/07/2009
LONDON (UCAN) -- British Catholics are being urged to write to the Vietnamese ambassador in London, Tran Quang Hoan, for the release of Father Thadeus Nguyen Van Ly, a priest jailed in Vietnam for disseminating anti-government propaganda.
Father Ly, a prominent advocate of religious freedom, democracy and human rights, has suffered repeated imprisonment over the years. In March 2007, he was sentenced to eight years in prison and five years’ house arrest.
The priest, who is in his 60s, had been accused of disseminating material intended to undermine the government and of communicating with anti-communist groups overseas. Media had also reported that he co-founded the Progress Party and plotted to merge this with overseas reactionary groups to form a new political federation.
The “write-in” appeal in the UK comes from prominent British Catholic, Lord Alton of Liverpool, following the news that a bipartisan group of 37 US senators had written to President Nguyen Minh Triet of Vietnam, calling for Father Ly’s release.
The US-based Freedom Now group, which campaigns for prisoners of conscience, including Father Ly and Myanmar opposition leader Aung San Suu Kyi, said in a statement: “Freedom Now welcomes the support of these senators and joins them in calling on President Triet to release Father Ly and comply with its commitments under international law and its own constitution.”
It also wrote to the Vietnamese president saying: “Given the serious flaws in relation to his arrest, trial and imprisonment, we request that you facilitate Father Ly’s immediate release.” During his trial, which lasted only four hours, Father Ly was restrained and gagged and was not allowed to put forward his own defense.
Lord Alton, also known as David Alton, the former Chief Whip of the now defunct British Liberal Party, highlighted the priest’s case during a visit to Hanoi earlier this year. The UK’s “Catholic Times” quoted him as saying: “This amazing priest was arrested for practicing his faith, calling for religious freedom and expressing his political freedoms.”
He was further quoted as saying: “I am strongly encouraged by these senators’ efforts. It is our hope that the government of Vietnam will heed their call and bring to an end the continued and unjust imprisonment of Father Ly.” He urged people to write “courteous letters” to the embassy in London to support efforts to free the priest.
Father Ly, a prominent advocate of religious freedom, democracy and human rights, has suffered repeated imprisonment over the years. In March 2007, he was sentenced to eight years in prison and five years’ house arrest.
The priest, who is in his 60s, had been accused of disseminating material intended to undermine the government and of communicating with anti-communist groups overseas. Media had also reported that he co-founded the Progress Party and plotted to merge this with overseas reactionary groups to form a new political federation.
The “write-in” appeal in the UK comes from prominent British Catholic, Lord Alton of Liverpool, following the news that a bipartisan group of 37 US senators had written to President Nguyen Minh Triet of Vietnam, calling for Father Ly’s release.
The US-based Freedom Now group, which campaigns for prisoners of conscience, including Father Ly and Myanmar opposition leader Aung San Suu Kyi, said in a statement: “Freedom Now welcomes the support of these senators and joins them in calling on President Triet to release Father Ly and comply with its commitments under international law and its own constitution.”
It also wrote to the Vietnamese president saying: “Given the serious flaws in relation to his arrest, trial and imprisonment, we request that you facilitate Father Ly’s immediate release.” During his trial, which lasted only four hours, Father Ly was restrained and gagged and was not allowed to put forward his own defense.
Lord Alton, also known as David Alton, the former Chief Whip of the now defunct British Liberal Party, highlighted the priest’s case during a visit to Hanoi earlier this year. The UK’s “Catholic Times” quoted him as saying: “This amazing priest was arrested for practicing his faith, calling for religious freedom and expressing his political freedoms.”
He was further quoted as saying: “I am strongly encouraged by these senators’ efforts. It is our hope that the government of Vietnam will heed their call and bring to an end the continued and unjust imprisonment of Father Ly.” He urged people to write “courteous letters” to the embassy in London to support efforts to free the priest.
Nuns' free porridge helps poor pay medical bills
UCANews
23:57 17/07/2009
Poor patients and their families say that the free food given to them by Catholic nuns is a big boon to them. The money they save as a result goes a long way to paying medical fees.
Patients and relatives at the Vietnam-Cuba Hospital, Eye Hospital, and K1 and Viet-Duc hospitals in Hanoi have been receiving a daily helping of chao (rice porridge) from nuns of the Saint Paul de Chartres Convent.
"We serve free chao to 300 patients a day from Mondays to Fridays to help them save money," said Sister Brigitte Vu Kim Binh. Most of the patients are from poor rural areas and have to spend at least 100,000 dong (US$5.50) a day on hospital fees, food and medicine, she added.
At 10 a.m. on weekdays, Sister Binh can be seen pushing a hand-cart carrying a big cauldron of chao to the gate of her 126-year-old convent. There, about 100 patients from the nearby Vietnam-Cuba and Eye hospitals, or their relatives, wait to receive the food.
Later, at 4 p.m. two laywomen hand out chao to 200 other patients from the Viet-Duc and K1 hospitals which are situated about one kilometer away.
Tran Van Dung, 40, who, along with his father, have been receiving chao from the nuns for six months, said "We are extremely grateful to the Catholic nuns for the food. It has been very helpful in my father's fight against throat cancer."
Dung, from Bac Ninh province who is not a Catholic, said he's saved 1.2 million dong, thanks to the free food. He has used the money to pay for his father's treatment at K1 Hospital.
Some patients say they can save 7,000-10,000 dong a day. That is what it would cost them if they were to buy chao from local restaurants.
The idea to give free food arose some years ago after the nuns visited patients in hospitals and saw that they lacked clothes, money, medicine and food. They then decided to start their service in 2000, said Sister Binh.
The nun, who is in charge of the congregation's charitable activities, said she, other nuns and two laywomen buy meat and vegetable from markets to prepare the food early in the morning. The total cost is 600,000 dong a day and some people donate money to cover it, she added.
Sister Binh said that elderly people, children and people suffering from cancer who find it difficult to eat much rice, fish or meat are more able to stomach chao. "We offer them chao because it is easily digestible," she said
Sister Brigitte Vu Kim Binh serving rice porridge to patients |
"We serve free chao to 300 patients a day from Mondays to Fridays to help them save money," said Sister Brigitte Vu Kim Binh. Most of the patients are from poor rural areas and have to spend at least 100,000 dong (US$5.50) a day on hospital fees, food and medicine, she added.
At 10 a.m. on weekdays, Sister Binh can be seen pushing a hand-cart carrying a big cauldron of chao to the gate of her 126-year-old convent. There, about 100 patients from the nearby Vietnam-Cuba and Eye hospitals, or their relatives, wait to receive the food.
Later, at 4 p.m. two laywomen hand out chao to 200 other patients from the Viet-Duc and K1 hospitals which are situated about one kilometer away.
Tran Van Dung, 40, who, along with his father, have been receiving chao from the nuns for six months, said "We are extremely grateful to the Catholic nuns for the food. It has been very helpful in my father's fight against throat cancer."
Dung, from Bac Ninh province who is not a Catholic, said he's saved 1.2 million dong, thanks to the free food. He has used the money to pay for his father's treatment at K1 Hospital.
Some patients say they can save 7,000-10,000 dong a day. That is what it would cost them if they were to buy chao from local restaurants.
The idea to give free food arose some years ago after the nuns visited patients in hospitals and saw that they lacked clothes, money, medicine and food. They then decided to start their service in 2000, said Sister Binh.
The nun, who is in charge of the congregation's charitable activities, said she, other nuns and two laywomen buy meat and vegetable from markets to prepare the food early in the morning. The total cost is 600,000 dong a day and some people donate money to cover it, she added.
Sister Binh said that elderly people, children and people suffering from cancer who find it difficult to eat much rice, fish or meat are more able to stomach chao. "We offer them chao because it is easily digestible," she said
As economic growth slows, social injustice persists in Vietnam
Asia-News
23:58 17/07/2009
The worldwide economic crisis is undermining Vietnam’s economic model. The effects of economic development based on violating individual liberties and exploiting the population come to the fore.
Hanoi (AsiaNews) – Vietnam’s economy is taking a major hit from the worldwide economic crisis. Inflation is rising, jobs are being lost and widespread corruption among local government officials is negatively impacting the lowest strata of the population.
Data from the government’s Institute of Central Management shows that economic growth last year slowed to 6.3 per cent down from 8.5 per cent a year before.
Despite such levels of growth youth unemployment in rural areas has remained high at about 70 per cent.
During the first quarter of this year the number of jobless rose in the country’s main cities.
In Hanoi, Ho Chi Min City, Binh Duong and Haiphong more than 64,000 young people became unemployed and joined 67,000 who lost their job in 2008 in 41 provinces.
Official figures show that youth unemployment stood at more than 300,000 at the end of last year.
The unpopular policies adopted by Vietnam’s Communist government explain the major social problems that have developed over the past few years.
In order to achieve record economic growth the authorities have trampled human rights like freedom of association, worship and education.
This is especially true at the local level. Earlier this month, when local people’s assemblies were held in various provinces, government representatives had an earful of complaints about “unjust and corrupt local leaders who threaten ordinary Vietnamese citizens.”
The situation is not much better in the cities. In the capital, Hanoi, many residents complained that the city government has failed to pay them compensation for properties it expropriated eight years ago as part of its urban development plans.
Hanoi (AsiaNews) – Vietnam’s economy is taking a major hit from the worldwide economic crisis. Inflation is rising, jobs are being lost and widespread corruption among local government officials is negatively impacting the lowest strata of the population.
Data from the government’s Institute of Central Management shows that economic growth last year slowed to 6.3 per cent down from 8.5 per cent a year before.
Despite such levels of growth youth unemployment in rural areas has remained high at about 70 per cent.
During the first quarter of this year the number of jobless rose in the country’s main cities.
In Hanoi, Ho Chi Min City, Binh Duong and Haiphong more than 64,000 young people became unemployed and joined 67,000 who lost their job in 2008 in 41 provinces.
Official figures show that youth unemployment stood at more than 300,000 at the end of last year.
The unpopular policies adopted by Vietnam’s Communist government explain the major social problems that have developed over the past few years.
In order to achieve record economic growth the authorities have trampled human rights like freedom of association, worship and education.
This is especially true at the local level. Earlier this month, when local people’s assemblies were held in various provinces, government representatives had an earful of complaints about “unjust and corrupt local leaders who threaten ordinary Vietnamese citizens.”
The situation is not much better in the cities. In the capital, Hanoi, many residents complained that the city government has failed to pay them compensation for properties it expropriated eight years ago as part of its urban development plans.
In Vietnam cala lo sviluppo economico, resiste l'ingiustizia sociale
Asia-News
23:59 17/07/2009
La crisi economica mondiale mina il modello di crescita del Vietnam. Emergono gli effetti di uno sviluppo economico basato sulla violazione delle libertà personali e sullo sfruttamento della popolazione.
Hanoi (AsiaNews) – L’economia del Vietnam cede di fronte alla crisi economica mondiale. La crescita dell’inflazione, il taglio dei posti di lavoro e una profonda corruzione dei governi locali, stanno affliggendo gli strati più bassi della popolazione.
I dati mostrati dall’Istituto centrale per la gestione del governo vietnamita (Institute of Central Management of Vietnam’s Goverment) evidenziano come nel 2008 la crescita economica si sia fermata al 6,3%, circa il 2% in meno rispetto al record dell' 8,5% registrato nel 2007.
Nonostante il mantenimento di un’economia in crescita, il governo afferma che circa il 70% dei giovani residenti nelle aree rurali è senza lavoro. Il primo trimestre del 2009, mostra inoltre una disoccupazione crescente anche nei principali centri produttivi.
Nelle città di Hanoi, Ho Chi Min City, Binh Duong, e nella provincia di Haiphong sono più di 64mila i giovani privi di occupazione. Essi si aggiungono ai 66.707 che hanno perso il lavoro nel corso del 2008 in 41 province del Paese. Secondo il governo al termine del 2009 il numero dei giovani disoccupati sarà superiore a 300mila.
In questo contesto, le principali problematiche sociali sono in realtà frutto di politiche impopolari attuate dal governo comunista. La straordinaria crescita economica registrata in questi anno è infatti basata sulla violazione costante dei diritti umani, come la libertà di associazione, di culto e di educazione.
Ciò emerge in modo particolare nei governi locali. Nel mese di luglio il governo ha tenuto una serie di assemblee popolari in varie province del Paese. Nelle aree rurali molti dei partecipanti hanno espresso il loro malcontento affermando che i “leader locali sono ingiusti, corrotti e minacciano i cittadini vietnamiti”. La situazione non è differente nelle città. Ad Hanoi gli abitanti accusano il governo locale del mancato indennizzo dei terreni espropriati otto anni fa per lo sviluppo urbano.
Hanoi (AsiaNews) – L’economia del Vietnam cede di fronte alla crisi economica mondiale. La crescita dell’inflazione, il taglio dei posti di lavoro e una profonda corruzione dei governi locali, stanno affliggendo gli strati più bassi della popolazione.
I dati mostrati dall’Istituto centrale per la gestione del governo vietnamita (Institute of Central Management of Vietnam’s Goverment) evidenziano come nel 2008 la crescita economica si sia fermata al 6,3%, circa il 2% in meno rispetto al record dell' 8,5% registrato nel 2007.
Nonostante il mantenimento di un’economia in crescita, il governo afferma che circa il 70% dei giovani residenti nelle aree rurali è senza lavoro. Il primo trimestre del 2009, mostra inoltre una disoccupazione crescente anche nei principali centri produttivi.
Nelle città di Hanoi, Ho Chi Min City, Binh Duong, e nella provincia di Haiphong sono più di 64mila i giovani privi di occupazione. Essi si aggiungono ai 66.707 che hanno perso il lavoro nel corso del 2008 in 41 province del Paese. Secondo il governo al termine del 2009 il numero dei giovani disoccupati sarà superiore a 300mila.
In questo contesto, le principali problematiche sociali sono in realtà frutto di politiche impopolari attuate dal governo comunista. La straordinaria crescita economica registrata in questi anno è infatti basata sulla violazione costante dei diritti umani, come la libertà di associazione, di culto e di educazione.
Ciò emerge in modo particolare nei governi locali. Nel mese di luglio il governo ha tenuto una serie di assemblee popolari in varie province del Paese. Nelle aree rurali molti dei partecipanti hanno espresso il loro malcontento affermando che i “leader locali sono ingiusti, corrotti e minacciano i cittadini vietnamiti”. La situazione non è differente nelle città. Ad Hanoi gli abitanti accusano il governo locale del mancato indennizzo dei terreni espropriati otto anni fa per lo sviluppo urbano.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ cầu nguyện cho Cha cố GB Nguyễn Thanh Hùng tại Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
18:00 17/07/2009
HỐ NAI - Lúc 8 giờ sáng thứ Sáu 17.7.2009 tại Nhà Thờ Giáo Xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo Phận Xuân Lộc, Cha Giuse Nguyễn Hữu Tài, nghĩa tử và hai Bà Cô là Cụ Maria Nguyễn Thị Bắc, Cụ Maria Nguyễn Thị Nam tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho cha cố Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng, đã được Chúa gọi về vào lúc 12 giờ 10 phút ngày 01.7.2009 tại Tỉnh Dòng Đaminh Houston, Texas, Hoa Kỳ. Kết thúc 55 năm Linh mục tại dương thế hưởng thọ 85 tuổi.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ đồng tế với cha Đaminh Trần Xuân Thảo – Quản Hạt Hố Nai có quý cha đại diện gốc Hải Phòng và gần hai mươi cha trong ngoài giáo phận. Đến dự lễ có quý Sơ Dòng Đaminh Thánh Tâm, Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải Xuân Lộc, Ban hành giáo Giáo Xứ Bắc Hải, quý bà con họ hàng thân bằng quyến thuộc của cha cố Gioan Baotixia và cộng đoàn giáo họ Đỗ Thượng.
Mở đầu thánh lễ, cha Quản Hạt Hố Nai đại diện quý cha gốc Hải Phòng, quý cha đồng tế trong thánh lễ cầu nguyện cho cha cố Gioan Baotixita hôm nay, Ngài nhắc lại đôi nét về tiểu sử của cha cố Gioan và thành thật chia buồn cùng cha Giuse Nguyễn Hữu Tài là cha nghĩa tử của cha cố, và hai Bà Cô cùng con cháu linh tông huyết tộc của cha cố Gioan, và Ngài mời gọi cộng đoàn chúng ta hãy sốt sáng tham dự Thánh Lễ để cầu nguyện cho cha cố, xin vì lòng thương xót của Chúa tha bớt hình phạt và sớm đưa Linh hồn cha cố Gioan Baotixita về hưởng Tôn Nhan Chúa.
Cha cố Goan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng sinh năm 1924 tại Hưng Yên, Ngài Thụ phong Linh mục ngày 12.6.1954 tại Nhà Thờ Chính Tòa Hải Phòng, sau đó Ngài được bổ nhiệm vào dậy học tại Chủng Viện Thánh Liêm Hải Phòng với chức vụ giáo sư Pháp văn và Việt văn.
Cuối tháng 8.1954 Ngài cùng với Chủng Viện Hải Phòng di cư vào Nam, tại Sài Gòn Ngài làm Bí thư cho Đức Cha Giuse Trương Cao Đại OP, đồng thời là đại diện Địa Phận Hải Phòng tại ủy ban hỗ trợ định cư do Đức Cha Phero Phạm Ngọc Chi làm chủ tịch. Ủy ban này cộng tác với Phủ Tổng Ủy Di cư đại diện Nha Tiếp Cư nắm tin tức đồng bào di cư trên các chuyến tầu Mỹ.
Mùa hè năm 1956 cha J.B Thanh Hùng được Đức Cha Hải Phòng cử sang Hoa Kỳ du học, tại Hoa Kỳ Ngài được Đức Tổng Nguyễn văn Bình bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý cho sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.
Sau biến cố 1975, một số người tị nạn Việt Nam tới định cư ở miền Milwaukee, sau đó thành lập cộng đoàn và ngài đã đảm nhiệm coi sóc cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Milwaukee, đồng thời cũng giúp giáo xứ Mỹ là St.Anthony tại Milwaukee.
Ngài giữ chức vụ Chủ tịch Cộng Đoàn Giáo Sỹ và Tu Sỹ Việt Nam tại miền Trung Tây Hoa Kỳ từ ban đầu thành lập cho đến năm 2004. Ngài còn làm Linh hướng ( Spiritual Director ) cho Đại Chủng Viện Sacred Heart tại Hales Corners, Wisconsin.
Một trong những chương trình thành công của Ngài là thiết lập nhà nữ đệ tử Đaminh tại Milwaukee, phát triển rất mạnh trong 20 năm, hỗ trợ cho Tỉnh Dòng Đaminh Houston, Texas trở thành một Dòng nữ Việt Nam lớn mạnh tại Hoa Kỳ.
Suốt cuộc đời Linh mục Ngài luôn nhiệt thành không mệt mỏi và chu toàn xuất sắc công việc tông đồ của Chúa, công việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài có cuộc sống đơn sơ, đức tính liêm chính, luôn giúp đỡ người nghèo, nhằm làm sáng danh Chúa và Mẹ Maria.
Trong thời gian lâm bệnh, Ngài luôn lạc quan không bao giờ than vãn đau đớn, nhiều người biết đến Ngài vì sự phó thác tin tưởng hoàn toàn vào Chúa và Đức Mẹ.
Thánh lễ cầu nguyện cho cha cố Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng được kết thúc vào lúc 9 giờ, hơn sau lời càm ơn của cha Giuse nghĩa tử.
Quý Cha, quý Tu sỹ, quý khách và bà con họ hàng linh tông huyết tộc cùng về nhà hai Bà Cô của cha cố Gioan Baotixita dùng cơm trưa, trong bầu khí hiệp thông cầu nguyện và chia buồn với gia quyến.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ đồng tế với cha Đaminh Trần Xuân Thảo – Quản Hạt Hố Nai có quý cha đại diện gốc Hải Phòng và gần hai mươi cha trong ngoài giáo phận. Đến dự lễ có quý Sơ Dòng Đaminh Thánh Tâm, Dòng Mến Thánh Gía Bắc Hải Xuân Lộc, Ban hành giáo Giáo Xứ Bắc Hải, quý bà con họ hàng thân bằng quyến thuộc của cha cố Gioan Baotixia và cộng đoàn giáo họ Đỗ Thượng.
Mở đầu thánh lễ, cha Quản Hạt Hố Nai đại diện quý cha gốc Hải Phòng, quý cha đồng tế trong thánh lễ cầu nguyện cho cha cố Gioan Baotixita hôm nay, Ngài nhắc lại đôi nét về tiểu sử của cha cố Gioan và thành thật chia buồn cùng cha Giuse Nguyễn Hữu Tài là cha nghĩa tử của cha cố, và hai Bà Cô cùng con cháu linh tông huyết tộc của cha cố Gioan, và Ngài mời gọi cộng đoàn chúng ta hãy sốt sáng tham dự Thánh Lễ để cầu nguyện cho cha cố, xin vì lòng thương xót của Chúa tha bớt hình phạt và sớm đưa Linh hồn cha cố Gioan Baotixita về hưởng Tôn Nhan Chúa.
Cha cố Goan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng sinh năm 1924 tại Hưng Yên, Ngài Thụ phong Linh mục ngày 12.6.1954 tại Nhà Thờ Chính Tòa Hải Phòng, sau đó Ngài được bổ nhiệm vào dậy học tại Chủng Viện Thánh Liêm Hải Phòng với chức vụ giáo sư Pháp văn và Việt văn.
Cuối tháng 8.1954 Ngài cùng với Chủng Viện Hải Phòng di cư vào Nam, tại Sài Gòn Ngài làm Bí thư cho Đức Cha Giuse Trương Cao Đại OP, đồng thời là đại diện Địa Phận Hải Phòng tại ủy ban hỗ trợ định cư do Đức Cha Phero Phạm Ngọc Chi làm chủ tịch. Ủy ban này cộng tác với Phủ Tổng Ủy Di cư đại diện Nha Tiếp Cư nắm tin tức đồng bào di cư trên các chuyến tầu Mỹ.
Mùa hè năm 1956 cha J.B Thanh Hùng được Đức Cha Hải Phòng cử sang Hoa Kỳ du học, tại Hoa Kỳ Ngài được Đức Tổng Nguyễn văn Bình bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý cho sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.
Sau biến cố 1975, một số người tị nạn Việt Nam tới định cư ở miền Milwaukee, sau đó thành lập cộng đoàn và ngài đã đảm nhiệm coi sóc cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Milwaukee, đồng thời cũng giúp giáo xứ Mỹ là St.Anthony tại Milwaukee.
Ngài giữ chức vụ Chủ tịch Cộng Đoàn Giáo Sỹ và Tu Sỹ Việt Nam tại miền Trung Tây Hoa Kỳ từ ban đầu thành lập cho đến năm 2004. Ngài còn làm Linh hướng ( Spiritual Director ) cho Đại Chủng Viện Sacred Heart tại Hales Corners, Wisconsin.
Một trong những chương trình thành công của Ngài là thiết lập nhà nữ đệ tử Đaminh tại Milwaukee, phát triển rất mạnh trong 20 năm, hỗ trợ cho Tỉnh Dòng Đaminh Houston, Texas trở thành một Dòng nữ Việt Nam lớn mạnh tại Hoa Kỳ.
Suốt cuộc đời Linh mục Ngài luôn nhiệt thành không mệt mỏi và chu toàn xuất sắc công việc tông đồ của Chúa, công việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài có cuộc sống đơn sơ, đức tính liêm chính, luôn giúp đỡ người nghèo, nhằm làm sáng danh Chúa và Mẹ Maria.
Trong thời gian lâm bệnh, Ngài luôn lạc quan không bao giờ than vãn đau đớn, nhiều người biết đến Ngài vì sự phó thác tin tưởng hoàn toàn vào Chúa và Đức Mẹ.
Thánh lễ cầu nguyện cho cha cố Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng được kết thúc vào lúc 9 giờ, hơn sau lời càm ơn của cha Giuse nghĩa tử.
Quý Cha, quý Tu sỹ, quý khách và bà con họ hàng linh tông huyết tộc cùng về nhà hai Bà Cô của cha cố Gioan Baotixita dùng cơm trưa, trong bầu khí hiệp thông cầu nguyện và chia buồn với gia quyến.
Giáo họ Văn Sơn thuộc giáo xứ Lộc Mỹ, nghệ An: Nét đẹp lên màu
Anthony Hoàng
18:16 17/07/2009
NGHỆ AN - Đã gọi là “đẹp” thì đương nhiên nó đã có một sắc màu nào đó rồi. Vậy khi nói “Nét đẹp lên màu” nó có thừa không? Có lẽ không thừa, bởi “đẹp” có nhiều mức độ. Như vậy khi nói “Nét đẹp lên màu” có nghĩa là người viết đang muốn nói một cái đẹp gì đó đang tăng lên. Và người viết cũng muốn dùng câu nói trên đây để diễn tả một cách nào đó về ý nghĩa hai từ “Văn Sơn”. Văn có nghĩa là đẹp, và Sơn ở đây, tạm hiểu theo nghĩa biểu tượng, có nghĩa là màu. Nét đẹp lên màu, có nghĩa là Văn Sơn đang đi lên.
Xem hình ảnh khánh thành nhà thờ
Sao lại không phải nét đẹp lên màu được, khi từ dăm hộ gia đình, từ khi xứ Lộc Mỹ được thành lập vào năm 1853, họ quy tụ nhau trong một vùng chiêm trũng, thuộc xã Nghi Xá, Nghị Lộc, Nghệ An ngày nay, lúc thì cây lúa cây ngô, lúc thì vài con tôm con tép nơi mấy con rạch nhỏ để kiếm sống qua ngày, thế mà nay họ đã có 341 nhân danh? Có cái gì đẹp bằng con người? Con người phát triển là nét đẹp tăng lên!
Nét đẹp của cộng đoàn tín hữu Văn Sơn càng tăng thêm khi thuở ban sơ niềm tin cha ông họ, nơi đây chỉ có một mái nhà tranh vách đất, cắm vào một cây thánh giá trên nóc để làm ngôi nhà cầu nguyện. Sau đó ít lâu họ có được căn nhà gỗ là nơi cao sang nhất trong trong giáo họ để rước Chúa về ở cùng mình. Rồi đến nay ngày 17.07.2009 họ đã khánh thành một ngôi nhà thờ với chiều dài 33m, rộng 12m và ngọn tháp vươn lên trên không trung 33m, và trong đó có bàn thờ bằng đá được cung hiến cho Thiên Chúa.
Ca ngợi nhà thờ đẹp, có lẽ nhiều người hơi lo! Bởi họ thấy đó đây nơi Tây Phương đầy nhà thờ đẹp, đẹp gấp nhiều lần so với các nhà thờ Việt Nam, nhưng nay thì chẳng ai đến đó mà ngắm nhà thờ, mà hưởng cái công dụng của nó. Đúng là một số nơi ở xã Hội Au Mỹ có thể là thế. Nhưng ở Việt Nam, nhất là ở giáo phận Vinh, thì không phải thế. Nhà thờ đối với các tín hữu Công giáo ở địa hạt Vinh vẫn là điều mà họ quan tâm nhất. Sao lại không quan tâm được khi vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng, tại mỗi nhà thờ giáo xứ, các linh mục phải làm hai, ba lễ; rồi có linh mục còn phải đến nhà thờ giáo họ làm lễ nữa, nhưng Thánh lễ nào lòng nhà thờ cũng thiếu chỗ. Giữa vùng đất mà nắng thì như lửa đốt, lạnh thì như cắt da. Nếu không có nhà thờ thì những người xem lễ làm sao chịu được cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ đón nhận cái không được ưu đãi của thiên nhiên với một thái độ vui vẻ, thì có hỗ trợ họ một chút (lo xây nhà thờ) cũng là điều đáng làm. Hơn nữa, nơi giáo phận Vinh, dường như mọi sinh hoạt niềm tin của người tín hữu đều diễn ra ở nhà thờ: đọc kinh cầu nguyện, Thánh lễ, giáo lý, hội họp… Cho nên cái gì thiếu thì còn có thể chậm trễ được, chứ nhà thờ chưa có là mối lo anh ách của từ linh mục, Ban hành giáo đến từng thành viên trong cộng đoàn. Và nhà thờ ở Việt Nam nói chung và ở giáo phận Vinh nói riêng có rất nhiều công dụng, mà toàn là công dụng trong việc đào tạo con người, nên giá như nhà thờ chỉ sử dụng được năm bảy chục năm, hay vài ba chục năm, thậm chí chỉ cần mươi năm, nhưng huấn luyện cho một vài thế hệ, thậm chí chỉ cần năm bảy con người nên tín hữu Kitô thực sự, thì nó cũng đã xứng đáng, đã đạt mục đích rồi!…
Có lẽ chính vì những điều đó, mà sáng nay, trong bài cám ơn cuối Thánh lễ, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo họ Văn Sơn đã thốt lên trong vui sướng rằng:
“Văn Sơn nay đổi mới rồi
Dư âm đồn thổi khắp nơi nơi
Người người hăng say xây nhà Chúa
Thắp sáng tương lai đẹp đạo đời”.
Hẳn là nhìn thấy nhu cầu cần thiết và mục đích tốt đẹp của nhà thờ, nên suốt 2000 ngày ròng rã (khởi công từ ngày 21.10.2005), lúc cả trăm người, lúc dăm ba chục, các tín hữu nơi đây chia nhau để lo xây dựng ngôi thánh đường. Mọi người nhìn thấy đó là ngôi nhà chung, là nơi để mình lo việc phụng tự, là chỗ đào tạo con em, đào tạo thế hệ tương lai cho Giáo Hội và xã hội, nên không một ai lấy một đồng tiền công nào. Đó chẳng phải là một nét đẹp sao!? Những ai đã đào đất cất gỗ, vác xi trộn hồ, ngôi trên nóc nhà thờ cả ngày giữa mùa hè của xứ Nghệ mới hiểu như thế nào là sự hy sinh cho việc xây dựng nhà Chúa. Nhất là trong số những người làm công việc nặng nhọc đó, có những người phụ nữ tay yếu chân mềm, những bà già tóc điểm, da mồi… lăn xả đảm đang mới thấy đó là nét đẹp. Đẹp trên cả tuyệt vời!
Thấy nỗi mong ước có được ngôi nhà chung, để Chúa và người cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ của cộng đoàn Văn Sơn, nên từ năm sáu năm trước, khi còn quả xứ nơi đây, cha Phêrô Nguyễn Xuân Hoan đã tổ chức góp quỹ, cũng như gõ cửa ân nhân đó đây, trong nước cũng như ngoại quốc để chuẩn bị cho việctái thiết nhà thờ. Khi nhà thờ đi vào giai đoàn hoàn tất, cha Gioan Trần Thanh Lan về quản xứ, đã tiếp tục sự tấm lòng của vị tiền nhiệm, lo hướng dẫn, đôn đốc cộng đoàn nơi đây sớm hoàn tất ngôi nhà chung.
Dường như cha Tổng Đại diện giáo phận Vinh Phanxicô Võ Thanh Tâm muốn giáo họ nơi đây tăng thêm nét đẹp, nên trong bài giảng lễ, bên cạnh việc giải thích về ý nghĩa của nhà thờ, của bàn thờ được cung hiến, ý nghĩa của việc quy tụ nhau chung quanh bàn thờ Thánh Thể, cha còn bày tỏ với các cấp chính quyền tạo điều kiện cho Văn Sơn có được một lối vào nhà thờ thuận lợi nhất. Cha nói: “Nếu các cán bộ thực sự lo cho dân, thì tạo điều kiện cho Văn Sơn có được con đường ra phía khu công nghiệp Nam Cấm thì ngôi thánh đường này sẽ đẹp thêm tám phần. Ban hành giáo Văn Sơn nên trình bày nguyện vọng này.”
Như đã nói, những ai ở trong hoàn cảnh thì mới hiểu được tâm trạng của người trong cuộc. Nếu không vì một niềm vui lớn thì một giáo họ nhỏ như Văn Sơn không thể có 21 linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ và cả ngàn người vượt đường sá lầy lội sau cơn mưa ngày hôm qua, về tham dự lễ khánh thành.
Đẹp như thế, vui như thế, nhớ ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ cho mình hoàn thành ngôi thánh đường, nên ông đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo họ Văn Sơn lại thốt lên:
“Hôm nay phấn khởi hân hoan
Người người rạo rực ngập tràn niềm vui
Hồng ân Thiên Chúa tuyệt vời
Chúng con cảm tạ ngàn lời biết ơn
Cộng đoàn giáo họ Văn Sơn
Cảm đội ơn Chúa, nhớ ơn muôn người!”
Xem hình ảnh khánh thành nhà thờ
Sao lại không phải nét đẹp lên màu được, khi từ dăm hộ gia đình, từ khi xứ Lộc Mỹ được thành lập vào năm 1853, họ quy tụ nhau trong một vùng chiêm trũng, thuộc xã Nghi Xá, Nghị Lộc, Nghệ An ngày nay, lúc thì cây lúa cây ngô, lúc thì vài con tôm con tép nơi mấy con rạch nhỏ để kiếm sống qua ngày, thế mà nay họ đã có 341 nhân danh? Có cái gì đẹp bằng con người? Con người phát triển là nét đẹp tăng lên!
Nét đẹp của cộng đoàn tín hữu Văn Sơn càng tăng thêm khi thuở ban sơ niềm tin cha ông họ, nơi đây chỉ có một mái nhà tranh vách đất, cắm vào một cây thánh giá trên nóc để làm ngôi nhà cầu nguyện. Sau đó ít lâu họ có được căn nhà gỗ là nơi cao sang nhất trong trong giáo họ để rước Chúa về ở cùng mình. Rồi đến nay ngày 17.07.2009 họ đã khánh thành một ngôi nhà thờ với chiều dài 33m, rộng 12m và ngọn tháp vươn lên trên không trung 33m, và trong đó có bàn thờ bằng đá được cung hiến cho Thiên Chúa.
Ca ngợi nhà thờ đẹp, có lẽ nhiều người hơi lo! Bởi họ thấy đó đây nơi Tây Phương đầy nhà thờ đẹp, đẹp gấp nhiều lần so với các nhà thờ Việt Nam, nhưng nay thì chẳng ai đến đó mà ngắm nhà thờ, mà hưởng cái công dụng của nó. Đúng là một số nơi ở xã Hội Au Mỹ có thể là thế. Nhưng ở Việt Nam, nhất là ở giáo phận Vinh, thì không phải thế. Nhà thờ đối với các tín hữu Công giáo ở địa hạt Vinh vẫn là điều mà họ quan tâm nhất. Sao lại không quan tâm được khi vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng, tại mỗi nhà thờ giáo xứ, các linh mục phải làm hai, ba lễ; rồi có linh mục còn phải đến nhà thờ giáo họ làm lễ nữa, nhưng Thánh lễ nào lòng nhà thờ cũng thiếu chỗ. Giữa vùng đất mà nắng thì như lửa đốt, lạnh thì như cắt da. Nếu không có nhà thờ thì những người xem lễ làm sao chịu được cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Họ đón nhận cái không được ưu đãi của thiên nhiên với một thái độ vui vẻ, thì có hỗ trợ họ một chút (lo xây nhà thờ) cũng là điều đáng làm. Hơn nữa, nơi giáo phận Vinh, dường như mọi sinh hoạt niềm tin của người tín hữu đều diễn ra ở nhà thờ: đọc kinh cầu nguyện, Thánh lễ, giáo lý, hội họp… Cho nên cái gì thiếu thì còn có thể chậm trễ được, chứ nhà thờ chưa có là mối lo anh ách của từ linh mục, Ban hành giáo đến từng thành viên trong cộng đoàn. Và nhà thờ ở Việt Nam nói chung và ở giáo phận Vinh nói riêng có rất nhiều công dụng, mà toàn là công dụng trong việc đào tạo con người, nên giá như nhà thờ chỉ sử dụng được năm bảy chục năm, hay vài ba chục năm, thậm chí chỉ cần mươi năm, nhưng huấn luyện cho một vài thế hệ, thậm chí chỉ cần năm bảy con người nên tín hữu Kitô thực sự, thì nó cũng đã xứng đáng, đã đạt mục đích rồi!…
Có lẽ chính vì những điều đó, mà sáng nay, trong bài cám ơn cuối Thánh lễ, vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo họ Văn Sơn đã thốt lên trong vui sướng rằng:
“Văn Sơn nay đổi mới rồi
Dư âm đồn thổi khắp nơi nơi
Người người hăng say xây nhà Chúa
Thắp sáng tương lai đẹp đạo đời”.
Hẳn là nhìn thấy nhu cầu cần thiết và mục đích tốt đẹp của nhà thờ, nên suốt 2000 ngày ròng rã (khởi công từ ngày 21.10.2005), lúc cả trăm người, lúc dăm ba chục, các tín hữu nơi đây chia nhau để lo xây dựng ngôi thánh đường. Mọi người nhìn thấy đó là ngôi nhà chung, là nơi để mình lo việc phụng tự, là chỗ đào tạo con em, đào tạo thế hệ tương lai cho Giáo Hội và xã hội, nên không một ai lấy một đồng tiền công nào. Đó chẳng phải là một nét đẹp sao!? Những ai đã đào đất cất gỗ, vác xi trộn hồ, ngôi trên nóc nhà thờ cả ngày giữa mùa hè của xứ Nghệ mới hiểu như thế nào là sự hy sinh cho việc xây dựng nhà Chúa. Nhất là trong số những người làm công việc nặng nhọc đó, có những người phụ nữ tay yếu chân mềm, những bà già tóc điểm, da mồi… lăn xả đảm đang mới thấy đó là nét đẹp. Đẹp trên cả tuyệt vời!
Thấy nỗi mong ước có được ngôi nhà chung, để Chúa và người cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ của cộng đoàn Văn Sơn, nên từ năm sáu năm trước, khi còn quả xứ nơi đây, cha Phêrô Nguyễn Xuân Hoan đã tổ chức góp quỹ, cũng như gõ cửa ân nhân đó đây, trong nước cũng như ngoại quốc để chuẩn bị cho việctái thiết nhà thờ. Khi nhà thờ đi vào giai đoàn hoàn tất, cha Gioan Trần Thanh Lan về quản xứ, đã tiếp tục sự tấm lòng của vị tiền nhiệm, lo hướng dẫn, đôn đốc cộng đoàn nơi đây sớm hoàn tất ngôi nhà chung.
Dường như cha Tổng Đại diện giáo phận Vinh Phanxicô Võ Thanh Tâm muốn giáo họ nơi đây tăng thêm nét đẹp, nên trong bài giảng lễ, bên cạnh việc giải thích về ý nghĩa của nhà thờ, của bàn thờ được cung hiến, ý nghĩa của việc quy tụ nhau chung quanh bàn thờ Thánh Thể, cha còn bày tỏ với các cấp chính quyền tạo điều kiện cho Văn Sơn có được một lối vào nhà thờ thuận lợi nhất. Cha nói: “Nếu các cán bộ thực sự lo cho dân, thì tạo điều kiện cho Văn Sơn có được con đường ra phía khu công nghiệp Nam Cấm thì ngôi thánh đường này sẽ đẹp thêm tám phần. Ban hành giáo Văn Sơn nên trình bày nguyện vọng này.”
Như đã nói, những ai ở trong hoàn cảnh thì mới hiểu được tâm trạng của người trong cuộc. Nếu không vì một niềm vui lớn thì một giáo họ nhỏ như Văn Sơn không thể có 21 linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ và cả ngàn người vượt đường sá lầy lội sau cơn mưa ngày hôm qua, về tham dự lễ khánh thành.
Đẹp như thế, vui như thế, nhớ ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ cho mình hoàn thành ngôi thánh đường, nên ông đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo họ Văn Sơn lại thốt lên:
“Hôm nay phấn khởi hân hoan
Người người rạo rực ngập tràn niềm vui
Hồng ân Thiên Chúa tuyệt vời
Chúng con cảm tạ ngàn lời biết ơn
Cộng đoàn giáo họ Văn Sơn
Cảm đội ơn Chúa, nhớ ơn muôn người!”
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Anrê Bùi Quang Tịch
Giáo phận Huế
18:48 17/07/2009
Cha Anrê Bùi Quang Tịch (1895 - 1977)
Cha Anrê Bùi Quang Tịch sinh ngày 27.6.1895, tại giáo xứ Nam Tây, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, thuộc giáo phận Huế.
Cha Anrê thuộc về một gia đình đạo đức. Trong dòng họ ngài, ngoài ngài ra, còn có đến bốn linh mục: một bác ruột là cha Bùi Quang Lợi, hai cậu ruột là cha Bùi Quang Tuyển và cha Bùi Quang Hữu, và một người anh bà con là cha Bùi Quang Lược.
- Năm 1909, 14 tuổi, vào Tiểu Chủng viện An Ninh, Cửa Tùng, Quảng Trị.
- Năm 1919, 24 tuổi, vào Đại Chủng viện Phú Xuân, Huế.
- Năm 1926, 31 tuổi, thụ phong linh mục.
Cuộc đời linh mục của cha Anrê Bùi Quang Tịch được chia ra ba giai đoạn:
- Giai đoạn làm mục vụ tại giáo xứ,
- Giai đoạn làm giáo sư và làm giám đốc Tiểu Chủng viện,
- Giai đoạn vào Dòng Phước Sơn và ở trong lao tù.
1. Giai đoạn làm mục vụ tại giáo xứ:
- 3 năm phó xứ giáo xứ Di Loan (12.1.1927 – 2/1930)
- 4 năm quản xứ giáo xứ Vạn Thiện (1954-1958)
- 7 năm quản xứ giáo xứ Trí Bưu (6/1961 – 8/1968)
● Ngài rất nổi trội trong việc hãm mình. Ăn uống rất thanh đạm, không đòi hỏi gì. Những khi ngồi cầu nguyện lâu giờ trong nhà thờ, ngài không bao giờ dựa lưng vào thành ghế.
● Có lần, thấy ngài đi chân không khi ra ngoài đường, giáo dân thương nên xin ngài đi dép kẻo ngài dẫm phải gai nhọn thì họ mất nhờ. Nghe vậy, ngài cũng bằng lòng, nhưng mục đích sâu xa của ngài khi đi chân không, là muốn sống đời hãm mình.
● Sáng ngày đi nhận xứ Trí Bưu, ngài ưu tư với một cha bạn, muốn thăm dò tình hình giới trẻ của giáo xứ thế nào, được vị linh mục này vui miệng nói rằng: “Với bộ râu như Cha, thì chẳng thanh niên nào dám đến gần đâu!”. Ngay trưa hôm đó, mọi người ngỡ ngàng khi nhìn thấy cằm cha đã nhẵn trụi, dù bộ râu đã thân thiết với Cha suốt mấy mươi năm. Chiều hôm đó, ngài đến nhận xứ Trí Bưu.
Ngài sống rất khó nghèo trong việc sử dụng của cải và các đồ dùng riêng, nhưng trái lại, rất rộng rãi trong việc giúp đỡ những ai túng thiếu. Đối với những gì liên quan đến nhà thờ và các đồ phụng vụ, ngài không nệ tốn kém để lo cho được tươm tất, đẹp đẽ, xứng đáng.
2. Giai đoạn làm giáo sư và làm giám đốc Tiểu Chủng viện (3/1930-1953 và 1958-1961)
Ngài sống 27 năm ở Tiểu Chủng viện Huế, với tư cách là giáo sư và giám đốc, chuyên lo đào tạo các ơn gọi linh mục.
Ngài có một chương trình sống rất mẫu mực và nghiêm nhặt. Sáng nào, ngài cũng thức dậy lúc 4 giờ. Sau khi đọc các Giờ kinh Phụng vụ, nguyện gẫm, ngài sốt sắng dâng Thánh lễ, và sau Thánh lễ, ngài luôn dành một tiếng đồng hồ để cầu nguyện và cám ơn Chúa.
Ngài rất tận tụy trong việc dạy dỗ các mầm ơn gọi linh mục. Ngài dạy tiếng Pháp rất chuyên cần và rất kỹ lưỡng cho các chủng sinh trong các lớp căn bản. Nhờ vậy, các chủng sinh có thể theo học được chương trình Pháp một cách dễ dàng.
Với lòng đạo đức nội tâm sâu xa, luôn luôn nêu cao gương mẫu trước mặt các chủng sinh, ngài đã góp công rất nhiều vào việc đào tạo nhiều thế hệ linh mục cho giáo phận Huế.
Tuy tỏ ra nghiêm nghị trong lúc ở Tiểu Chủng viện, nhưng khi chủng sinh về hè, hoặc lúc ngài làm việc mục vụ tại giáo xứ, ngài sống rất bình dân, dễ gần gũi và có tình cha con đối với tất cả với mọi người.
3. Giai đoạn vào Dòng Phước Sơn và ở trong lao tù
Sau nhiều năm tận tâm tận lực phục vụ giáo phận Huế, ngày 15.8.1968, lúc đã 73 tuổi, ngài xin nhập Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (Thủ Đức, Sài Gòn), sống đời đan tu để dọn mình chết lành (theo lời ngài nói). Lần lượt khấn tạm (15.8.1970) và khấn trọn (15.8.1973).
Theo chứng từ của Đan Viện phụ Duy Ân Vương Đình Lâm, Bề trên Dòng lúc đó cho biết: “Vị đan sĩ linh mục này sống rất đạo đức, khiêm tốn, giữ luật Dòng rất nghiêm nhặt, quảng đại, can đảm...”
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng đoàn Phước Sơn quyết định chia ra thành nhiều nhóm nhỏ. Với giấy mời của Đức Giám mục giáo phận Long Xuyên, với giấy phép của chính quyền Thủ Đức cấp, cha Anrê phụ trách một nhóm, ra đi lập nghiệp tại vùng kinh tế mới Rạch Đùng, Kiên Giang (Rạch Giá), thuộc giáo phận Long Xuyên. Nhóm của cha có 7 người, gồm 2 linh mục khác và 4 đan sĩ.
Gần một năm sau, ngày 24.4.1976, cả nhóm bị bắt giam tại nhà lao Rạch Giá với tội danh là “nhóm sĩ quan trốn học tập cải tạo”.
Thời gian bị giam giữ, cha lâm bệnh, được đưa về bệnh viện Rạch Giá điều trị. Lúc này, cha vẫn bị canh gác và bị đối xử như một tù nhân.
Cha khấn xin Đức Mẹ cho cha được về chết giữa các anh em trong cộng đoàn, và Đức Mẹ đã cho cha được toại nguyện. Ngày 6.1.1977, vì lâm trọng bệnh, cha được trả về lại cộng đoàn là trụ sở Dòng Phước Sơn tại Thủ Đức, TP.HCM. Về đến Đan viện trong tình trạng tinh thần vẫn minh mẫn tỉnh táo, ngài gặp gỡ thăm hỏi anh em và sốt sắng lãnh nhận các bí tích sau cùng. Bốn hôm sau, ngày 10.1.1977, lúc 17giờ, cha hoàn tất hiến lễ cuộc đời, thọ 82 tuổi, sau 51 năm làm linh mục với 9 năm đan tu.
Cha Anrê Bùi Quang Tịch là một linh mục gương mẫu của giáo phận Huế và của Đan viện Phước Sơn. Giáo phận Huế và Đan viện Phước Sơn rất ngưỡng mộ và biết ơn vị linh mục thánh thiện này.
Cha Anrê Bùi Quang Tịch sinh ngày 27.6.1895, tại giáo xứ Nam Tây, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, thuộc giáo phận Huế.
Cha Anrê thuộc về một gia đình đạo đức. Trong dòng họ ngài, ngoài ngài ra, còn có đến bốn linh mục: một bác ruột là cha Bùi Quang Lợi, hai cậu ruột là cha Bùi Quang Tuyển và cha Bùi Quang Hữu, và một người anh bà con là cha Bùi Quang Lược.
- Năm 1909, 14 tuổi, vào Tiểu Chủng viện An Ninh, Cửa Tùng, Quảng Trị.
- Năm 1919, 24 tuổi, vào Đại Chủng viện Phú Xuân, Huế.
- Năm 1926, 31 tuổi, thụ phong linh mục.
Cuộc đời linh mục của cha Anrê Bùi Quang Tịch được chia ra ba giai đoạn:
- Giai đoạn làm mục vụ tại giáo xứ,
- Giai đoạn làm giáo sư và làm giám đốc Tiểu Chủng viện,
- Giai đoạn vào Dòng Phước Sơn và ở trong lao tù.
1. Giai đoạn làm mục vụ tại giáo xứ:
- 3 năm phó xứ giáo xứ Di Loan (12.1.1927 – 2/1930)
- 4 năm quản xứ giáo xứ Vạn Thiện (1954-1958)
- 7 năm quản xứ giáo xứ Trí Bưu (6/1961 – 8/1968)
● Ngài rất nổi trội trong việc hãm mình. Ăn uống rất thanh đạm, không đòi hỏi gì. Những khi ngồi cầu nguyện lâu giờ trong nhà thờ, ngài không bao giờ dựa lưng vào thành ghế.
● Có lần, thấy ngài đi chân không khi ra ngoài đường, giáo dân thương nên xin ngài đi dép kẻo ngài dẫm phải gai nhọn thì họ mất nhờ. Nghe vậy, ngài cũng bằng lòng, nhưng mục đích sâu xa của ngài khi đi chân không, là muốn sống đời hãm mình.
● Sáng ngày đi nhận xứ Trí Bưu, ngài ưu tư với một cha bạn, muốn thăm dò tình hình giới trẻ của giáo xứ thế nào, được vị linh mục này vui miệng nói rằng: “Với bộ râu như Cha, thì chẳng thanh niên nào dám đến gần đâu!”. Ngay trưa hôm đó, mọi người ngỡ ngàng khi nhìn thấy cằm cha đã nhẵn trụi, dù bộ râu đã thân thiết với Cha suốt mấy mươi năm. Chiều hôm đó, ngài đến nhận xứ Trí Bưu.
Ngài sống rất khó nghèo trong việc sử dụng của cải và các đồ dùng riêng, nhưng trái lại, rất rộng rãi trong việc giúp đỡ những ai túng thiếu. Đối với những gì liên quan đến nhà thờ và các đồ phụng vụ, ngài không nệ tốn kém để lo cho được tươm tất, đẹp đẽ, xứng đáng.
2. Giai đoạn làm giáo sư và làm giám đốc Tiểu Chủng viện (3/1930-1953 và 1958-1961)
Ngài sống 27 năm ở Tiểu Chủng viện Huế, với tư cách là giáo sư và giám đốc, chuyên lo đào tạo các ơn gọi linh mục.
Ngài có một chương trình sống rất mẫu mực và nghiêm nhặt. Sáng nào, ngài cũng thức dậy lúc 4 giờ. Sau khi đọc các Giờ kinh Phụng vụ, nguyện gẫm, ngài sốt sắng dâng Thánh lễ, và sau Thánh lễ, ngài luôn dành một tiếng đồng hồ để cầu nguyện và cám ơn Chúa.
Ngài rất tận tụy trong việc dạy dỗ các mầm ơn gọi linh mục. Ngài dạy tiếng Pháp rất chuyên cần và rất kỹ lưỡng cho các chủng sinh trong các lớp căn bản. Nhờ vậy, các chủng sinh có thể theo học được chương trình Pháp một cách dễ dàng.
Với lòng đạo đức nội tâm sâu xa, luôn luôn nêu cao gương mẫu trước mặt các chủng sinh, ngài đã góp công rất nhiều vào việc đào tạo nhiều thế hệ linh mục cho giáo phận Huế.
Tuy tỏ ra nghiêm nghị trong lúc ở Tiểu Chủng viện, nhưng khi chủng sinh về hè, hoặc lúc ngài làm việc mục vụ tại giáo xứ, ngài sống rất bình dân, dễ gần gũi và có tình cha con đối với tất cả với mọi người.
3. Giai đoạn vào Dòng Phước Sơn và ở trong lao tù
Sau nhiều năm tận tâm tận lực phục vụ giáo phận Huế, ngày 15.8.1968, lúc đã 73 tuổi, ngài xin nhập Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (Thủ Đức, Sài Gòn), sống đời đan tu để dọn mình chết lành (theo lời ngài nói). Lần lượt khấn tạm (15.8.1970) và khấn trọn (15.8.1973).
Theo chứng từ của Đan Viện phụ Duy Ân Vương Đình Lâm, Bề trên Dòng lúc đó cho biết: “Vị đan sĩ linh mục này sống rất đạo đức, khiêm tốn, giữ luật Dòng rất nghiêm nhặt, quảng đại, can đảm...”
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng đoàn Phước Sơn quyết định chia ra thành nhiều nhóm nhỏ. Với giấy mời của Đức Giám mục giáo phận Long Xuyên, với giấy phép của chính quyền Thủ Đức cấp, cha Anrê phụ trách một nhóm, ra đi lập nghiệp tại vùng kinh tế mới Rạch Đùng, Kiên Giang (Rạch Giá), thuộc giáo phận Long Xuyên. Nhóm của cha có 7 người, gồm 2 linh mục khác và 4 đan sĩ.
Gần một năm sau, ngày 24.4.1976, cả nhóm bị bắt giam tại nhà lao Rạch Giá với tội danh là “nhóm sĩ quan trốn học tập cải tạo”.
Thời gian bị giam giữ, cha lâm bệnh, được đưa về bệnh viện Rạch Giá điều trị. Lúc này, cha vẫn bị canh gác và bị đối xử như một tù nhân.
Cha khấn xin Đức Mẹ cho cha được về chết giữa các anh em trong cộng đoàn, và Đức Mẹ đã cho cha được toại nguyện. Ngày 6.1.1977, vì lâm trọng bệnh, cha được trả về lại cộng đoàn là trụ sở Dòng Phước Sơn tại Thủ Đức, TP.HCM. Về đến Đan viện trong tình trạng tinh thần vẫn minh mẫn tỉnh táo, ngài gặp gỡ thăm hỏi anh em và sốt sắng lãnh nhận các bí tích sau cùng. Bốn hôm sau, ngày 10.1.1977, lúc 17giờ, cha hoàn tất hiến lễ cuộc đời, thọ 82 tuổi, sau 51 năm làm linh mục với 9 năm đan tu.
Cha Anrê Bùi Quang Tịch là một linh mục gương mẫu của giáo phận Huế và của Đan viện Phước Sơn. Giáo phận Huế và Đan viện Phước Sơn rất ngưỡng mộ và biết ơn vị linh mục thánh thiện này.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng CSVN: Mất đất, mất đảo, cấm khóc - nhưng cho khóc Michael Jackson
Saigon Echo
17:52 17/07/2009
Bố khóc Bác Hồ….
Giờ Con cháu khóc Mai Cồ Jackson !!!
Tuổi trẻ Hà nội lần đầu
Được phép rơi lệ khóc một người
Không phải là Đao phủ thủ !
Ôi Thủ đô đầy ắp tình người !
Việt Nam không phải con người, nên không ai khóc Việt Nam !
Dù Việt Nam đang bị lũ chó rừng Trung quốc
Nó vồ, nó xé, nó nhai, nó nuốt trửng,
Từ Bản Giốc, Nam Quan đến Hoàng Sa, Trường Sa,
Từ ngư dân Quảng Ngãi đến nông dân Đắc Nông, Lâm Đồng,
Hỡi ôi con cháu Bác Hồ !!!
Nước mất chẳng khóc, khóc Mai Cồ phương xa.
Giờ Con cháu khóc Mai Cồ Jackson !!!
Tuổi trẻ Hà nội lần đầu
Được phép rơi lệ khóc một người
Không phải là Đao phủ thủ !
Ôi Thủ đô đầy ắp tình người !
Việt Nam không phải con người, nên không ai khóc Việt Nam !
Dù Việt Nam đang bị lũ chó rừng Trung quốc
Nó vồ, nó xé, nó nhai, nó nuốt trửng,
Từ Bản Giốc, Nam Quan đến Hoàng Sa, Trường Sa,
Từ ngư dân Quảng Ngãi đến nông dân Đắc Nông, Lâm Đồng,
Hỡi ôi con cháu Bác Hồ !!!
Nước mất chẳng khóc, khóc Mai Cồ phương xa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ? ( Bài III )
Trần Văn Cảnh
17:04 17/07/2009
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ? ( Bài III )
Bài nói chuyện với các linh mục và tu sĩ Việt Nam
Ngày thứ ba, 30.06.2009
Trong Đại Hội VIII, của Hội Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp
từ 29/06 đến 01/07/2009, tại GXVN Paris
III. Nhìn tới tương lai
Mục đích thứ ba mà Bản Nội Qui đã xác định cho năm thánh là: « Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau: Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội tham gia, Giáo Hội vì loài người » (19).
Làm sao để nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hóa xã hội đang đổi thay ? Làm sao đáp trả tình thương của Chúa và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam ? Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010 đã phổ biến từ tháng 10/2008, một bản ĐỀ CƯƠNG giới thiệu 5 đề mục: Thực tại Việt Nam, Mầu nhiệm giáo hội, Sự hiệp thông trong giáo hội, Sứ vụ của giáo hội và Nhũng vấn đề cần quan tâm.
Xin quí cha, quí sư huynh và quí sơ, chúng ta chia nhau thành 5 nhóm, để thảo luận và trao đổi theo những câu hỏi mà Ban Tổ Chức Năm Thánh đã đề ra (20). Sau đó, chúng ta sẽ tổng hợp chung kết quả của cả 5 nhóm.
Nhóm 1. Dẫn Nhập
1. Trong dịp cử hành Năm Thánh 2010, chúng ta có thể làm gì để khơi dậy tâm tình tạ ơn của Dân Chúa tại Việt Nam về hồng ân đức tin đã lãnh nhận ? Ý thức cần phải tạ ơn Thiên Chúa về tặng phẩm đức tin có soi sáng cho lối sống của các tín hữu tại địa phương không ?
Chương I: Thực Tại Việt Nam
1. Trong bối cảnh cụ thể của giáo phận và giáo xứ của các anh chị, đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong các thực tại của Việt Nam ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có nhìn những thực tại đó như những dấu chỉ thời đại không ? Làm thế nào để khám phá tiếng Chúa mời gọi qua những thực tại đó ?
3. Dấu chỉ thời đại nào mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương đang quan tâm hơn cả ?
Nhóm 2. Chương II: Giáo hội mầu nhiệm
1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương thâm tín thế nào về căn tính của mình là Dân Thiên Chúa, Thân Mình Đức Kitô và Đền thờ Chúa Thánh Thần ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về đời sống phụng vụ và bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể và Hòa giải nơi các thành viên của mình ?
3. Lời Chúa đã được triển khai như thế nào trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương, cách riêng nơi các linh mục, tu sĩ và giới trẻ ?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có kế hoạch mục vụ nào để thăng tiến những khía cạnh cốt yếu nhất của đức tin không ?
5. Mầu nhiệm Giáo Hội lữ hành có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các thành viên trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương ?
6. Việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh có tác động thế nào trong đời sống của các tín hữu trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương dành cho Đức Maria địa vị nào trong đời sống đức tin của mình ? Đức Maria đã gần gũi với cộng đoàn như thế nào ? Và lòng sùng kính Đức Maria của các phần tử trong cộng đoàn có được xây dựng trên Lời Chúa, trên thánh truyền và trên hướng dẫn của Giáo hội không ?
7. Các phần tử của cộng đoàn có thật sự chia vui sẻ buồn và chung nỗi lắng lo đối với những anh chị em chung quanh của mình không ?
Nhóm 3. Chương III: Giáo hội hiệp thông và tham gia
1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về sự đóng góp của giáo dân vào đời sống Giáo Hội ?
2. Trong mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông, cộng đoàn Giáo Hội địa phương làm thế nào để tăng cường vai trò của anh chị em giáo dân vì lợi ích của toàn thể Giáo hội ? Đâu là những thuận lợi và đâu là những thách đố trong việc này ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về sự cộng tác giữa mọi thành phần dân Chúa để xây dựng vương quốc Thiên Chúa ngay trong hiện tại này ?
4. Những thách đố nào cộng đoàn Giáo Hội địa phương cần phải vượt qua để bày tỏ cho mọi người biết rõ hơn một Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa ?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã nuôi dưỡng và khích lệ như thế nào đối với các đặc sủng mà Thánh Thần khơi dậy lên ?
6. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách nào để biểu lộ rõ nét hơn nữa một Giáo Hội tham gia không ? Đâu là vai trò của các hội đồng mục vụ trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương ?
Nhóm 4. Chương IV: Giáo Hội sứ vụ
1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về nhiệt tình truyền giáo của mình ? Cộng đoàn đã có phương sách nào để loan báo Đức Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại không ?
2. Cộng đoàn địa phương đã nỗ lực thế nào trong cuộc đối thoại tam diện của mình: đối thoại với người nghèo, với văn hoá, và với các tôn giáo ? Đâu là điểm mạnh của cộng đoàn Giáo Hội địa phương về vấn đề này ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã để ý đến khía cạnh toàn diện như thế nào trong khi thực thi sứ vụ lãnh nhận từ nơi Chúa ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có thể thăng tiến hơn nữa về khía cạnh này không và như thế nào?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã chú ý đến sứ mạng phục vụ của mình không ? Cộng đoàn đã thu góp được những kinh nghiệm nào để chia sẻ và đóng góp cho những cộng đoàn khác ?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương làm gì để thăng tiến hơn nữa sứ vụ tư tế và tiên tri của mình ? Những anh chị em già cả, ốm yếu, bệnh tật có được khích lệ thật sự để sống những khía cạnh này cách đặc biệt không ?
Nhóm 5. Những Vấn Đề Cần Quan Tâm
1. Trong việc giáo dục, cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã quan tâm đến như thế nào ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá ra sao về trình độ văn hoá của các thành viên trong cộng đoàn của mình ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách nào để tăng triển nền giáo dục cho các thành viên của mình không ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có gặp trở ngại nào trong việc huấn luyện lương tâm cho các phần thành viên của mình ? Nếu có, cộng đoàn có thể chia sẻ và đóng góp gì cho vấn đề này ?
3. Mục vụ di dân có phải là vấn đề lớn trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương không ? Cộng đoàn đã làm gì để đối diện với thách đố này ? Đâu là thách đố lớn lao nhất mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương gặp về phương diện này ? Cộng đoàn đã làm gì để giúp anh chị em di dân hội nhập vào cộng đoàn của mình ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có đề nghị gì thêm về lãnh vực này không ?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có suy nghĩ gì về ảnh hưởng tốt xấu của các phương tiện truyền thông tân tiến trên đời sống của các thành viên trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã có kinh nghiệm gì về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công việc loan báo Tin Mừng và truyền bá những mẫu sống tốt lành ?
5. Cộng đoàn địa phương tham gia vào các công việc bác ái xã hội như thế nào ? Và việc tham gia đó tác động như thế nào trên đời sống đức tin của cá nhân người Kitô hữu cũng như của cộng đoàn?
6. Cộng đoàn đánh giá như thế nào về ý thức xã hội của các phần tử của mình ? Các phần tử có tích cực để mưu cầu công ích không ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách gì để làm cho các phần tử của mình tăng trưởng ý thức về xã hội, về hòa bình và công bằng ? Cộng đoàn địa phương cộng tác như thế nào với mọi người thiện chí để xây dựng xã hội ?
Bị chú:
Nếu các cha, các sư huynh và các sơ thấy rằng những đề tài trên rộng lớn quá, và muốn hỏi ý kiến con về những đề tài cụ thể và thời sự hơn, thì con xin đề nghị 5 đề tài này, cũng rút ra từ những đề tài do bản Đề Cương gợi ra, và đặc biệt áp dụng vào cộng đoàn địa phương, trong đó mỗi người đang sống:
1. Trong bối cảnh cụ thể của giáo phận và giáo xứ của các anh chị, đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong các thực tại của Việt Nam ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có nhìn những thực tại đó như những dấu chỉ thời đại không ? Làm thế nào để khám phá tiếng Chúa mời gọi qua những thực tại đó ? Dấu chỉ thời đại nào mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương đang quan tâm hơn cả ?
2. Làm sao để cộng tác và tăng cường cộng tác trong chân lý và công bình với chính quyền trung ương và địa phương, để góp phần phát triển quốc gia, quê nhà ? Trong những lãnh vực nào, khía cạnh nào, bình diện nào Giáo hội, giáo phận và giáo xứ có bổn phận phải cộng tác, hoặc không được dính lứu tới ? Cộng đoàn đánh giá như thế nào về ý thức xã hội của các phần tử của mình ? Các phần tử có tích cực để mưu cầu công ích không ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách gì để làm cho các phần tử của mình tăng trưởng ý thức về xã hội, về hòa bình và công bằng ? Cộng đoàn địa phương cộng tác như thế nào với mọi người thiện chí để xây dựng xã hội ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có suy nghĩ gì về ảnh hưởng tốt xấu của các phương tiện truyền thông tân tiến trên đời sống của các thành viên trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã có kinh nghiệm gì về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công việc loan báo Tin Mừng và truyền bá những mẫu sống tốt lành ?
4. Cộng đoàn địa phương tham gia vào các công việc bác ái xã hội như thế nào ? Và việc tham gia đó tác động như thế nào trên đời sống đức tin của cá nhân người Kitô hữu cũng như của cộng đoàn?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về nhiệt tình truyền giáo của mình ? Cộng đoàn đã có phương sách nào để loan báo Đức Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại không ? Cộng đoàn địa phương đã nỗ lực thế nào trong cuộc đối thoại tam diện của mình: đối thoại với người nghèo, với văn hoá, và với các tôn giáo ? Đâu là điểm mạnh của cộng đoàn Giáo Hội địa phương về vấn đề này ?
Kính thưa quí cha, quí sư huynh và quí sơ,
Chúng ta vừa cùng nhau về thăm Giáo Hội Việt Nam, để chuẩn bị lòng mình mừng NĂM THÁNH 2010 bằng cách chia sẻ với nhau về lịch sử gần 500 năm truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam, về những dấu chỉ lớn lên và trưởng thành của giáo hội ấy và về tương lai của một giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
Các Ủy Ban Giám Mục đang làm việc ráo riết. Từ tháng 12/2008, nhiều tư liệu đã được các ủy ban này phổ biến. Về 3 vấn đề mà chúng ta vừa chia sẻ và thảo luận, chúng ta sẽ được đọc những tài liệu chính thức của HĐGMVN. Chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi để đọc 3 tài liệu quan trọng sau đây: Kỷ yếu Năm Thánh 2010, Lịch sử Công Giáo Việt Nam 50 năm qua (1960-2010) và Kỷ Yếu Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010.
Hy vọng rằng công việc chúng ta vừa làm đã giúp chúng ta hiểu hơn và chia sẻ hơn với HĐGMVN về một hướng đi mà các ngài muốn chỉ cho Dân Chúa Việt Nam, bằng việc cử hành NĂM THÁNH 2010, qua bức thư các ngài vừa gửi ngày 17.04.2009 vừa qua:
« Cử hành Năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn về biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Dây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ » (21).
Paris, ngày 30 tháng 06 năm 2009
Hiệu đính ngày 15.07.2009
Trần Văn Cảnh
Chú thích
(1). Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010/HĐGMVN: Đề Cương Giáo Hội tại Việt Nam, trong
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=212&CateID=83
(2). Một tài liệu « Kỷ Yếu Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam » sẽ được Ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN phổ biến, nói về lịch sử GHVN qua 3 thời kỳ Bảo Trợ, Tông Tòa, Chính Tòa và Hướng tới (Thư ngỏ UBVH/HĐGMVN, ngày 01/05/2009).
(3). Tài liệu « Lỉch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, 50 năm qua », nói về: Kỷ niêm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm VN, GHCGVN 50 năm trưởng thành và phát triển, Hướng tới (Thư ngỏ UBVH/HĐGMVN, ngày 01/05/2009).
(4). Tài liệu « Đề Cương » đã được Ban Thơ ký Tổ Chức Đại Hội soạn thảo “với những câu hỏi, và gửi đến các tham dự viên Đại Hội, xin họ trả lời các câu hỏi trước tháng 6, 2009. Thu thập lại các câu trả lời, đúc kết thành một Bản Tư Liệu Làm Việc, gửi đến các tham dự viên trước tháng 12-2009. Các bài phát biểu trong Đại Hội cần phải dựa vào Bản Tư Liệu Làm Việc đó, và gửi 1 bản đến Ban Thư ký Đại Hội trước tháng 4-2010 ». Sau Đại Hội, « Năm 2010 hoặc năm 2011, phát hành Kỷ Yếu Đại hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010, trình bày những diễn tiến và kết quả của Đại hội, đồng thời đưa ra những định hướng mục vụ cụ thể nhằm xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, tham gia, và phục vụ sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại ».
(5). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, «Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010: Nội qui », trong http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=72&CateID=83
(6). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr.301, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998
(7) HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189
(8) Bentô Thiện viết trong « Lịch sử nước Anam (năm 1659) rằng: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129
(9) Trần Văn Cảnh, Thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1658, Thiết lập hai Giáo Phận Việt Nam đầu tiên 1659, http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=641
(10) (Trần Văn Cảnh, Triển lãm « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm », http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=632).
(11) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Q. II, tr. 154.
(12) HĐGMVN, sđd, tr. 199
(13) Lm Nguyễn Ngọc Sơn, Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc đến việc xây dựng văn hóa Nhân bản Tâm linh, http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=65180
(14) Nội qui, Sđd.
(15) Những dữ liệu vào năm 2007, Xin xem bài của Lm Nguyễn Ngọc Sơn, « Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây - Nghi vấn và giải thích, trong VietCatholic News (03 Mar 2009 18:24)
(16) ĐGH Bênêđictô XVI, Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, 25.12.2005, khoản 30. a.
(17) Lange, Claude: Ecole catholique et Mission de l’Eglise au Vietnam (1860-1975), trong Echos de la rue du Bac, n°237, mars 1989, tr. 88-96)
(18) Linh mục nguyệt san, số 105; 1970, tr. 618-619)
(19) Nội Qui, Sđd
(20) Đề cương, Sđd
(21). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư HĐGMVN gửi Cộng Đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Th ánh 2010, trong http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=214&CateID=83
Bài nói chuyện với các linh mục và tu sĩ Việt Nam
Ngày thứ ba, 30.06.2009
Trong Đại Hội VIII, của Hội Liên Tu sĩ Việt Nam tại Pháp
từ 29/06 đến 01/07/2009, tại GXVN Paris
III. Nhìn tới tương lai
Mục đích thứ ba mà Bản Nội Qui đã xác định cho năm thánh là: « Đồng thời cũng nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hoá xã hội đang đổi thay của những thập niên đầu thiên niên kỷ III, nhằm vận động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa, và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam theo hình mẫu mà Công đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ như sau: Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội tham gia, Giáo Hội vì loài người » (19).
Làm sao để nhìn tới tương lai trong bối cảnh văn hóa xã hội đang đổi thay ? Làm sao đáp trả tình thương của Chúa và làm mới hình ảnh gia đình Giáo Hội tại Việt Nam ? Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010 đã phổ biến từ tháng 10/2008, một bản ĐỀ CƯƠNG giới thiệu 5 đề mục: Thực tại Việt Nam, Mầu nhiệm giáo hội, Sự hiệp thông trong giáo hội, Sứ vụ của giáo hội và Nhũng vấn đề cần quan tâm.
Xin quí cha, quí sư huynh và quí sơ, chúng ta chia nhau thành 5 nhóm, để thảo luận và trao đổi theo những câu hỏi mà Ban Tổ Chức Năm Thánh đã đề ra (20). Sau đó, chúng ta sẽ tổng hợp chung kết quả của cả 5 nhóm.
Nhóm 1. Dẫn Nhập
1. Trong dịp cử hành Năm Thánh 2010, chúng ta có thể làm gì để khơi dậy tâm tình tạ ơn của Dân Chúa tại Việt Nam về hồng ân đức tin đã lãnh nhận ? Ý thức cần phải tạ ơn Thiên Chúa về tặng phẩm đức tin có soi sáng cho lối sống của các tín hữu tại địa phương không ?
Chương I: Thực Tại Việt Nam
1. Trong bối cảnh cụ thể của giáo phận và giáo xứ của các anh chị, đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong các thực tại của Việt Nam ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có nhìn những thực tại đó như những dấu chỉ thời đại không ? Làm thế nào để khám phá tiếng Chúa mời gọi qua những thực tại đó ?
3. Dấu chỉ thời đại nào mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương đang quan tâm hơn cả ?
Nhóm 2. Chương II: Giáo hội mầu nhiệm
1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương thâm tín thế nào về căn tính của mình là Dân Thiên Chúa, Thân Mình Đức Kitô và Đền thờ Chúa Thánh Thần ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về đời sống phụng vụ và bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể và Hòa giải nơi các thành viên của mình ?
3. Lời Chúa đã được triển khai như thế nào trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương, cách riêng nơi các linh mục, tu sĩ và giới trẻ ?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có kế hoạch mục vụ nào để thăng tiến những khía cạnh cốt yếu nhất của đức tin không ?
5. Mầu nhiệm Giáo Hội lữ hành có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các thành viên trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương ?
6. Việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh có tác động thế nào trong đời sống của các tín hữu trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương dành cho Đức Maria địa vị nào trong đời sống đức tin của mình ? Đức Maria đã gần gũi với cộng đoàn như thế nào ? Và lòng sùng kính Đức Maria của các phần tử trong cộng đoàn có được xây dựng trên Lời Chúa, trên thánh truyền và trên hướng dẫn của Giáo hội không ?
7. Các phần tử của cộng đoàn có thật sự chia vui sẻ buồn và chung nỗi lắng lo đối với những anh chị em chung quanh của mình không ?
Nhóm 3. Chương III: Giáo hội hiệp thông và tham gia
1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về sự đóng góp của giáo dân vào đời sống Giáo Hội ?
2. Trong mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông, cộng đoàn Giáo Hội địa phương làm thế nào để tăng cường vai trò của anh chị em giáo dân vì lợi ích của toàn thể Giáo hội ? Đâu là những thuận lợi và đâu là những thách đố trong việc này ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về sự cộng tác giữa mọi thành phần dân Chúa để xây dựng vương quốc Thiên Chúa ngay trong hiện tại này ?
4. Những thách đố nào cộng đoàn Giáo Hội địa phương cần phải vượt qua để bày tỏ cho mọi người biết rõ hơn một Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa ?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã nuôi dưỡng và khích lệ như thế nào đối với các đặc sủng mà Thánh Thần khơi dậy lên ?
6. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách nào để biểu lộ rõ nét hơn nữa một Giáo Hội tham gia không ? Đâu là vai trò của các hội đồng mục vụ trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương ?
Nhóm 4. Chương IV: Giáo Hội sứ vụ
1. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về nhiệt tình truyền giáo của mình ? Cộng đoàn đã có phương sách nào để loan báo Đức Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại không ?
2. Cộng đoàn địa phương đã nỗ lực thế nào trong cuộc đối thoại tam diện của mình: đối thoại với người nghèo, với văn hoá, và với các tôn giáo ? Đâu là điểm mạnh của cộng đoàn Giáo Hội địa phương về vấn đề này ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã để ý đến khía cạnh toàn diện như thế nào trong khi thực thi sứ vụ lãnh nhận từ nơi Chúa ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có thể thăng tiến hơn nữa về khía cạnh này không và như thế nào?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã chú ý đến sứ mạng phục vụ của mình không ? Cộng đoàn đã thu góp được những kinh nghiệm nào để chia sẻ và đóng góp cho những cộng đoàn khác ?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương làm gì để thăng tiến hơn nữa sứ vụ tư tế và tiên tri của mình ? Những anh chị em già cả, ốm yếu, bệnh tật có được khích lệ thật sự để sống những khía cạnh này cách đặc biệt không ?
Nhóm 5. Những Vấn Đề Cần Quan Tâm
1. Trong việc giáo dục, cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã quan tâm đến như thế nào ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá ra sao về trình độ văn hoá của các thành viên trong cộng đoàn của mình ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách nào để tăng triển nền giáo dục cho các thành viên của mình không ?
2. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có gặp trở ngại nào trong việc huấn luyện lương tâm cho các phần thành viên của mình ? Nếu có, cộng đoàn có thể chia sẻ và đóng góp gì cho vấn đề này ?
3. Mục vụ di dân có phải là vấn đề lớn trong cộng đoàn Giáo Hội địa phương không ? Cộng đoàn đã làm gì để đối diện với thách đố này ? Đâu là thách đố lớn lao nhất mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương gặp về phương diện này ? Cộng đoàn đã làm gì để giúp anh chị em di dân hội nhập vào cộng đoàn của mình ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có đề nghị gì thêm về lãnh vực này không ?
4. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có suy nghĩ gì về ảnh hưởng tốt xấu của các phương tiện truyền thông tân tiến trên đời sống của các thành viên trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã có kinh nghiệm gì về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công việc loan báo Tin Mừng và truyền bá những mẫu sống tốt lành ?
5. Cộng đoàn địa phương tham gia vào các công việc bác ái xã hội như thế nào ? Và việc tham gia đó tác động như thế nào trên đời sống đức tin của cá nhân người Kitô hữu cũng như của cộng đoàn?
6. Cộng đoàn đánh giá như thế nào về ý thức xã hội của các phần tử của mình ? Các phần tử có tích cực để mưu cầu công ích không ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách gì để làm cho các phần tử của mình tăng trưởng ý thức về xã hội, về hòa bình và công bằng ? Cộng đoàn địa phương cộng tác như thế nào với mọi người thiện chí để xây dựng xã hội ?
Bị chú:
Nếu các cha, các sư huynh và các sơ thấy rằng những đề tài trên rộng lớn quá, và muốn hỏi ý kiến con về những đề tài cụ thể và thời sự hơn, thì con xin đề nghị 5 đề tài này, cũng rút ra từ những đề tài do bản Đề Cương gợi ra, và đặc biệt áp dụng vào cộng đoàn địa phương, trong đó mỗi người đang sống:
1. Trong bối cảnh cụ thể của giáo phận và giáo xứ của các anh chị, đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong các thực tại của Việt Nam ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có nhìn những thực tại đó như những dấu chỉ thời đại không ? Làm thế nào để khám phá tiếng Chúa mời gọi qua những thực tại đó ? Dấu chỉ thời đại nào mà cộng đoàn Giáo Hội địa phương đang quan tâm hơn cả ?
2. Làm sao để cộng tác và tăng cường cộng tác trong chân lý và công bình với chính quyền trung ương và địa phương, để góp phần phát triển quốc gia, quê nhà ? Trong những lãnh vực nào, khía cạnh nào, bình diện nào Giáo hội, giáo phận và giáo xứ có bổn phận phải cộng tác, hoặc không được dính lứu tới ? Cộng đoàn đánh giá như thế nào về ý thức xã hội của các phần tử của mình ? Các phần tử có tích cực để mưu cầu công ích không ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có phương sách gì để làm cho các phần tử của mình tăng trưởng ý thức về xã hội, về hòa bình và công bằng ? Cộng đoàn địa phương cộng tác như thế nào với mọi người thiện chí để xây dựng xã hội ?
3. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương có suy nghĩ gì về ảnh hưởng tốt xấu của các phương tiện truyền thông tân tiến trên đời sống của các thành viên trong cộng đoàn ? Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đã có kinh nghiệm gì về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công việc loan báo Tin Mừng và truyền bá những mẫu sống tốt lành ?
4. Cộng đoàn địa phương tham gia vào các công việc bác ái xã hội như thế nào ? Và việc tham gia đó tác động như thế nào trên đời sống đức tin của cá nhân người Kitô hữu cũng như của cộng đoàn?
5. Cộng đoàn Giáo Hội địa phương đánh giá thế nào về nhiệt tình truyền giáo của mình ? Cộng đoàn đã có phương sách nào để loan báo Đức Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại không ? Cộng đoàn địa phương đã nỗ lực thế nào trong cuộc đối thoại tam diện của mình: đối thoại với người nghèo, với văn hoá, và với các tôn giáo ? Đâu là điểm mạnh của cộng đoàn Giáo Hội địa phương về vấn đề này ?
Kính thưa quí cha, quí sư huynh và quí sơ,
Chúng ta vừa cùng nhau về thăm Giáo Hội Việt Nam, để chuẩn bị lòng mình mừng NĂM THÁNH 2010 bằng cách chia sẻ với nhau về lịch sử gần 500 năm truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam, về những dấu chỉ lớn lên và trưởng thành của giáo hội ấy và về tương lai của một giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
Các Ủy Ban Giám Mục đang làm việc ráo riết. Từ tháng 12/2008, nhiều tư liệu đã được các ủy ban này phổ biến. Về 3 vấn đề mà chúng ta vừa chia sẻ và thảo luận, chúng ta sẽ được đọc những tài liệu chính thức của HĐGMVN. Chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi để đọc 3 tài liệu quan trọng sau đây: Kỷ yếu Năm Thánh 2010, Lịch sử Công Giáo Việt Nam 50 năm qua (1960-2010) và Kỷ Yếu Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010.
Hy vọng rằng công việc chúng ta vừa làm đã giúp chúng ta hiểu hơn và chia sẻ hơn với HĐGMVN về một hướng đi mà các ngài muốn chỉ cho Dân Chúa Việt Nam, bằng việc cử hành NĂM THÁNH 2010, qua bức thư các ngài vừa gửi ngày 17.04.2009 vừa qua:
« Cử hành Năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn về biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Dây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ » (21).
Paris, ngày 30 tháng 06 năm 2009
Hiệu đính ngày 15.07.2009
Trần Văn Cảnh
Chú thích
(1). Ban Tổ Chức Năm Thánh 2010/HĐGMVN: Đề Cương Giáo Hội tại Việt Nam, trong
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=212&CateID=83
(2). Một tài liệu « Kỷ Yếu Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam » sẽ được Ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN phổ biến, nói về lịch sử GHVN qua 3 thời kỳ Bảo Trợ, Tông Tòa, Chính Tòa và Hướng tới (Thư ngỏ UBVH/HĐGMVN, ngày 01/05/2009).
(3). Tài liệu « Lỉch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, 50 năm qua », nói về: Kỷ niêm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm VN, GHCGVN 50 năm trưởng thành và phát triển, Hướng tới (Thư ngỏ UBVH/HĐGMVN, ngày 01/05/2009).
(4). Tài liệu « Đề Cương » đã được Ban Thơ ký Tổ Chức Đại Hội soạn thảo “với những câu hỏi, và gửi đến các tham dự viên Đại Hội, xin họ trả lời các câu hỏi trước tháng 6, 2009. Thu thập lại các câu trả lời, đúc kết thành một Bản Tư Liệu Làm Việc, gửi đến các tham dự viên trước tháng 12-2009. Các bài phát biểu trong Đại Hội cần phải dựa vào Bản Tư Liệu Làm Việc đó, và gửi 1 bản đến Ban Thư ký Đại Hội trước tháng 4-2010 ». Sau Đại Hội, « Năm 2010 hoặc năm 2011, phát hành Kỷ Yếu Đại hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010, trình bày những diễn tiến và kết quả của Đại hội, đồng thời đưa ra những định hướng mục vụ cụ thể nhằm xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, tham gia, và phục vụ sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng loại ».
(5). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, «Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam cử hành NĂM THÁNH 2010: Nội qui », trong http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=72&CateID=83
(6). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr.301, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998
(7) HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189
(8) Bentô Thiện viết trong « Lịch sử nước Anam (năm 1659) rằng: “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn: Đường mới, 1972, tr. 129
(9) Trần Văn Cảnh, Thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1658, Thiết lập hai Giáo Phận Việt Nam đầu tiên 1659, http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=641
(10) (Trần Văn Cảnh, Triển lãm « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm », http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=632).
(11) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Q. II, tr. 154.
(12) HĐGMVN, sđd, tr. 199
(13) Lm Nguyễn Ngọc Sơn, Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc đến việc xây dựng văn hóa Nhân bản Tâm linh, http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=65180
(14) Nội qui, Sđd.
(15) Những dữ liệu vào năm 2007, Xin xem bài của Lm Nguyễn Ngọc Sơn, « Hiệu quả truyền giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây - Nghi vấn và giải thích, trong VietCatholic News (03 Mar 2009 18:24)
(16) ĐGH Bênêđictô XVI, Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, 25.12.2005, khoản 30. a.
(17) Lange, Claude: Ecole catholique et Mission de l’Eglise au Vietnam (1860-1975), trong Echos de la rue du Bac, n°237, mars 1989, tr. 88-96)
(18) Linh mục nguyệt san, số 105; 1970, tr. 618-619)
(19) Nội Qui, Sđd
(20) Đề cương, Sđd
(21). Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư HĐGMVN gửi Cộng Đồng Dân Chúa về việc chuẩn bị Năm Th ánh 2010, trong http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=214&CateID=83
Thông Báo
Thông Báo: Tĩnh tâm cộng đoàn tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi, San Jose
GX Chúa Ba Ngôi
04:10 17/07/2009
TĨNH TÂM CỘNG ĐOÀN
CHỦ ĐỀ: LÀM SAO ĐỂ SỐNG TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC HƠN
Kính mời Quý Vị tham dự những buổi tĩnh tâm cộng đoàn miễn phí với chủ đề: “Làm Sao Để Sống Tự Do và Hạnh Phúc Hơn” do cha Nguyễn Tầm Thường, dòng Tên hướng dẫn. Chi tiết về các buổi tĩnh tâm như sau:
Địa điểm và địa chỉ:
Giáo Xứ Chúa Ba Ngôi
2040 Nassau Drive
San Jose, CA 95122
Thứ Năm và thứ Sáu ngày 6 & 7 tháng 8:
6:30PM – 7:15PM: Thánh Lễ (trong nhà thờ)
7:30PM – 9:30PM: Giảng thuyết đề tài 1 và 2 (trong nhà thờ)
Thứ Bảy ngày 8 tháng 8:
2:30 PM – 4:00 PM: Giảng thuyết đề tài 3 (tại phòng GYM trong khu Trinity)
4:15 PM – 5:15 PM: Thánh Lễ Chúa Nhật 19 mùa thường niên (trong nhà thờ)
Chúa Nhật ngày 9 tháng 8:
10:00 AM – 12 PM: Giảng thuyết đề tài 4 (tại phòng GYM trong khu Trinity)
12:00 PM – 1:00 PM: Cơm trưa (tại phòng GYM trong khu Trinity)
1:00 PM – 2:00 PM: Giảng thuyết đề tài 5 (tại phòng GYM trong khu Trinity)
2:00 PM – 2:30 PM: Giải lao
2:30 PM – 3:30 PM: Giải đáp thắc mắc (tại phòng GYM trong khu Trinity)
3:45 PM – 4:45 PM: Thánh Lễ Chúa Nhật 19 mùa thường niên (trong nhà thờ)
Liên Lạc:Anh Định (408) 655-8597, email:dinh_vu@ sbcglobal. net
Anh Dũng (408) 489-6150, email: vninvestments@ sbcglobal. net
CHỦ ĐỀ: LÀM SAO ĐỂ SỐNG TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC HƠN
Kính mời Quý Vị tham dự những buổi tĩnh tâm cộng đoàn miễn phí với chủ đề: “Làm Sao Để Sống Tự Do và Hạnh Phúc Hơn” do cha Nguyễn Tầm Thường, dòng Tên hướng dẫn. Chi tiết về các buổi tĩnh tâm như sau:
Địa điểm và địa chỉ:
Giáo Xứ Chúa Ba Ngôi
2040 Nassau Drive
San Jose, CA 95122
Thứ Năm và thứ Sáu ngày 6 & 7 tháng 8:
6:30PM – 7:15PM: Thánh Lễ (trong nhà thờ)
7:30PM – 9:30PM: Giảng thuyết đề tài 1 và 2 (trong nhà thờ)
Thứ Bảy ngày 8 tháng 8:
2:30 PM – 4:00 PM: Giảng thuyết đề tài 3 (tại phòng GYM trong khu Trinity)
4:15 PM – 5:15 PM: Thánh Lễ Chúa Nhật 19 mùa thường niên (trong nhà thờ)
Chúa Nhật ngày 9 tháng 8:
10:00 AM – 12 PM: Giảng thuyết đề tài 4 (tại phòng GYM trong khu Trinity)
12:00 PM – 1:00 PM: Cơm trưa (tại phòng GYM trong khu Trinity)
1:00 PM – 2:00 PM: Giảng thuyết đề tài 5 (tại phòng GYM trong khu Trinity)
2:00 PM – 2:30 PM: Giải lao
2:30 PM – 3:30 PM: Giải đáp thắc mắc (tại phòng GYM trong khu Trinity)
3:45 PM – 4:45 PM: Thánh Lễ Chúa Nhật 19 mùa thường niên (trong nhà thờ)
Liên Lạc:Anh Định (408) 655-8597, email:dinh_vu@ sbcglobal. net
Anh Dũng (408) 489-6150, email: vninvestments@ sbcglobal. net
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Sống Hạnh Phúc
Trà Lũ
16:56 17/07/2009
Chuyện phiếm: Sống Hạnh Phúc
Theo truyền thống, làng tôi đã mừng lễ Quốc Khánh Canada mồng Một tháng Bảy tại nhà anh John và Chị Ba Biên Hoà. Chính chủ nhân John đứng ra làm món ăn đãi cả làng. Chị Ba Biên Hoà, mọi khi điều khiển hết mọi sư, bữa nay lui vào bóng tối. Chị đứng bên để anh sai vặt. Bữa nay anh John ngon lành vậy đó.
Các cụ có đoán anh John nấu món gì đãi làng không ? Anh là dân da trắng gốc Canada 100% nên anh nấu món Canada 100%, và là món dễ nhất, lẹ nhất. Thưa đó là món thịt bò bí tết. Anh ướp thịt từ sớm. Đến giờ ăn anh mời dân làng vào bàn rồi mới ra tay. Cái chảo lớn được đặt lên bếp. Lửa lớn được đốt lên. Miếng thịt ướp hành tiêu tỏi được lẹ làng đặt lên chảo nóng. Miếng thịt xèo xèo như bốc lửa được lật qua lật lại một cái là xong. Anh bày thịt ra đĩa, trét một chút mù tạc, rưới một chút nước mắm nguyên chất. Chị Ba đứng bên bới thêm một chén cơm nóng. Thế là xong. Mỗi người một đĩa nóng hổi. Món này cụ phải xơi nóng mới ngon, y như ăn phở vậy. Trên bàn đã bày sẵn đĩa xà lát, lúc ăn này mới trộn dầu vào.
Cụ Chánh ăn được mấy miếng rồi lên tiếng: bí tết Tây ăn với nước mắm và cơm VN sao mà nó ngon và hợp nhau thế, y như Anh John hợp với Chị Ba Biên Hoà vậy. Cả làng phá ra cười, vừa cười vừa vỗ tay. Ai cũng bảo Cụ Chánh nói chí lý.
Ông ODP cũng góp ý: Miếng bí tết hôm nay ngon vì không những được ướp hành tiêu tỏi cộng với nước mắm, mà còn nhờ một gia vị đặc biệt rất Canada. Tôi đố qúy vị biết đó là gia vị nào ? Anh John nghe đến đây thì tỏ ra sung sướng qúa sức vì cho rằng có người biết được tài của mình. Thấy dân làng chưa ai nói ra được cái vị độc đáo đó, ông trình bày ngay: Thưa đó là cái vị mù tạc, tây nó gọi là mustard. Cái bếp VN thì bao giờ cũng có chai nước mắm, còn cái tủ lạnh Canada thì bao giờ cũng có lọ mù tạc. Hễ động tới thịt là dân da trắng đòi mù tạc. Món bí tết, hamburger, hot dog, sandwich mà không có mù tạc thì dân da trắng ở đây sẽ chê là nhạt nhẽo vô vị.
Anh John chắp tay vái ông ODP một cái rồi nói: Con xin bái lạy tổ sư ! Thấy Cụ B.95 ngơ ngác không hiểu mù tạc là cái gì, anh nói tiếp: Thưa mù tạc là một thứ gia vị của bếp tây. Cây mù tạc cho hạt nhỏ xíu. Hạt được xay ra rồi pha với rượu, với dấm hay với nước, tùy khẩu vị. Thực vật học cho biết cây mù tạc đã có mặt trên thế gian này 5.000 năm, và gốc nó ở Canada. Theo thống kê thị trường thì Canada sản xuất 90% tổng số mù tạc tiêu dùng trên thế giới. Miền trồng mù tạc nhiều nhất là tỉnh bang Saskatchewan ở miền tây Canada, nằm trên tiểu bang Montana của Hoa Kỳ.
Bữa ăn mừng lễ quốc khánh Canada hôm nay, dân làng tôi còn uống rượu nữa mới kinh chứ. Chai rượu này do ông ODP mang tới. Đó là chai rượu vang đỏ. Nhậu bí tết Canada với vang đỏ Canada thật là ngon tuyệt vời. Anh John cầm chai rượu lên, khi đọc xong tên chai rượu thì hét lên một tiếng sung sướng rồi lại vái ông ODP một cái nữa: Con xin lạy tổ sư và đội ơn tổ sư ! Thấy dân làng ngơ ngác về viẹc này thì anh giải thích: Hôm nay ngày đại lễ, vui quá, đồ ăn đã ngon mà đồ uống cũng ngon, ngon quá sức tưởng tượng. Xin cho tôi được đôi dòng về chai rượu vang này.
Ở Canada ai cũng biết tiếng ông Marc Chapleau. Ông là một người có thẩm quyền và uy tín quốc tế về rượu. Ông là chủ nhân tạp chí Cellier, Tủ Rượu, ở Quebec. Ông và tạp chí này nổi danh khắp thế giới. Tiếng tăm của Marc Chapleau lên cao tột đỉnh nhờ biến cố 29.8.2006. Ngày này, ông đã mời một số người sành rượu khắp thế giới đến Quebec dự cuộc chấm thi rượu. Các loại rượu ngon của khắp năm châu được trưng bày và chấm điểm. Các giám khảo khi nếm rượu chỉ được biết số ký danh chứ không được biết tên chai rượu. Ai cũng đinh ninh rượu Pháp sẽ thắng giải. Khi cộng điểm và công bố kết quả, chai rượu ‘ Le Clos Jordanne Claystone Terrace 2005’ được chấm giải nhất. Rượu của nước nào vậy ? Thưa đó là rượu của Canada, sản xuất từ miền Niagara thuộc bang Ontario. Tin này sét nổ, làm chấn động thị trường rượu thế giới ! Và chai rượu đạt giải thưởng đó chính là chai rượu chúng ta đang uống hôm nay. Ông ODP đã đi tìm mua cho được chai rượu nổi tiếng này để làng ta ăn mừng lễ quốc khánh. Thật qúy hết sức vậy đó.
Các cụ phương xa nhớ kỹ nha, Niagara không những nổi tiếng về thác nước kỳ quan của thế giới, mà Niagara còn là miền đất trồng được những loại nho làm rượu cũng ngon nhất thế giới. Các cụ đến thăm Thác Niagara xong, xin đi thăm các vườn nho và các nhà máy sản xuất rượu Canada nữa nha. Ngoài rượu vang, nay Niagara còn làm ra một loại rượu khai vị Ice Wine ngon không tả được. Gọi nó là Ice Wine vì loại rượu này được chế biến giữa mùa đông từ trái nho đã biến thành đá thành ice.
Xin trở lại cái ông nấu bếp bữa nay. Món anh John đãi làng ngon qúa chứ. Thịt bò bí tết ăn với nước mắm và cơm, ngon hơn ăn với ketchup, với bánh mì, phải không cơ. Hôm nay thức ăn đã ngon, mà chuyện nói cũng ‘ngon’ lắm.
Người mở đầu chuyện vui là cô Cao Xuân. Cô Huế này hôm nay vui qúa nên uống hơi nhiều, có vẻ như say. Cô lên tiếng: Bữa nay tôi thấy ai cũng ăn uống ngon làn, phe các ông thì ăn uống nhiều hơn phe liền bà chúng tôi. Đúng như câu tục ngữ ‘ đàn ông ăn khoẻ như cọp, đàn bà ăn yếu như mèo’. Tôi thấy đàn ông có liên hệ mật thiết với chữ ĂN. Trong sách tôi thấy những lời liên hệ như thế này:
- Khi còn nhỏ thì cậu bé ăn học, ăn vóc học hay
- Xin tiền mẹ ăn bánh mà không được thì ăn vạ
- Lớn lên thì ăn chơi ăn diện
- Về nhà ăn nói bậy bạ thì bị bố cho ăn bạt tai
- Trưởng thành lập gia đình thì có ăn hỏi và ăn cưới
- Lấy vợ thì ăn nằm với vợ và ăn đời ở kiếp với vợ
- Khi vợ có tháng thì phải ăn chay
- Nếu nhiều máu dê nóng qúa thì đi ăn vụng
- Ăn vụng rồi về nhà ăn năn thống hối
- Vợ mới đẻ con thì phải cữ gọi là ăn kiêng
- Lấy phải vợ dữ thì là số ăn mày, số ăn cám
- Lấy được vợ giỏi thì ăn nên làm ra, ăn sung mặc sướng
- Thất nghiệp ở nhà với vợ thì ăn bám, ăn hại
- Bị ảnh hưởng bạn xấu thì có khi đi ăn cắp, ăn cướp
- Bị bắt vào tù thì ăn đấm ăn đá
- Về già rụng răng thì ăn cháo
- Chết rồi lên bàn thờ gọi là ăn xôi
Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay râm ran, không ngờ cái cô Huế này dí dỏm như vậy. Anh H.O. nghe xong diễn văn của cô Cao xuân liền nổi máu anh hùng. Anh bảo anh cũng có một bài nghiên cứu về đàn bà. Chủ đề bài nghiên cứu là VỢ. Hình như trước đây đã có vị nói về đề tài này, nhưng không sao, Vợ là đề tài lớn, không bao giờ nói hết được. Xưa nay ai cũng bảo ‘vợ là trời’. Đúng như vậy. Tiếng Tàu gọi trời là ‘THIÊN. Do đó có những chữ ‘Thiên’ chỉ vợ mang nghĩa mới như sau:
- Lấy vợ xong thì coi vợ là thiên thần bản mệnh
- Thư tình của vợ gọi là thiên thư
- Con đường vợ đi là thiên đường
- Mùi thơm của vợ là thiên hương
- Vợ chỉ huy cả gia đình gọi là thiên chức
- Phòng ngủ của vợ gọi là thiên cung
- Nhà vợ ở là thiên đình
- Ý nghĩ của vợ là thiên ý
- Lý lẽ của vợ là thiên lý
- Văn vợ viết là thiên văn
- Nhẫn đá quý vợ đeo tay gọi là thiên thạch
- Vợ hát karaoke gọi là thiên ca
- Những việc vợ đã quyết định gọi là thiên định
- Lời vợ dặn gọi là thiên lệnh
- Vợ đi du lịch gọi là thiên di
- Tài mua sắm của vợ gọi là thiên phú
- Gia đình nhà vợ gọi là thiên triều
- Vợ hay nói chuyện tào lao gọi là thiên tào
- Vợ hay nổi máu ghen gọi là thiên tính
- Đánh nhau với vợ bị vợ hạ đo ván gọi là thiên hạ
- Tiền lương vợ thu hết gọi là thiên thu
- Vợ có tài nội trợ gọi là Tề thiên đại thánh
- Tướng đi của vợ là thiên tướng
- Vợ thay đổi quần áo tóc tai gọi là thiên hình vạn trạng
- Vợ trang điểm vẽ mắt xanh má phấn trắng gọi la thiên thanh bạch nhật
- Em gái của vợ là thiên nga
- Vợ bắt được có bồ nhí là gặp thiên tai
- Có hai vợ thì gọi là Nhị thiên đường
Anh vừa tuyên bố xin hết diễn văn thì làng vỗ tay râm ran và cười rũ rượi. Khi làng đã bớt tiếng cười thì Cụ B.95 lên tiếng: Lễ Các Bà Mẹ, Lễ Các Người Cha qua lâu rồi mà hình như các bác đang trở lại hai lễ này, phải không ? Hay các bài diễn văn này là kết quả của bữa ăn ngon và rượu ngon mà đột xuất ? Anh John đâu, đã đến lúc tôi thèm nghe tin thời sự của anh rồi đây!
Anh John chủ nhà đáp liền: Xin có ngay. Rồi anh nói một hơi:
- Lễ quốc khánh năm nay Canada có nhiều tin vui lắm. Thứ nhất la theo lời công bố của Viện nghiên cứu Wellbeing thì người dân Canada đang trên đà phát triển giàu mạnh hơn trước, và sống thọ hơn nữa. Những trẻ em sinh từ 2005 trở đi thì từ nay có thể sống thọ trên 80 tuổi.
- Canada có nhiều thành phố tốt nhất thế giới. Theo tờ báo uy tín The Economist ra đầu tháng 6, các thành phố trên thế giới được xếp hạng về đời sống hạnh phúc xét về y tế, xã hội, môi trường và giáo dục. Trong 10 thành phố đứng đầu, Canada chiếm những ba: Vancouver đứng nhất thế giới, Toronto hạng tư và Calgary hạng 5. Thủ Đô Washington của Hoa Kỳ hạng 35, thủ đô Bắc Kinh của Trung Cộng hạng 76, Manila của Phi Luật Tân hạng 108...
- Nước Nga đang vẽ lại bản đồ biên giới miền bắc cực. Cách đây mấy chục năm thì không nước nào lên tiếng cả, nay khí hậu thay đổi, hải trình qua bắc cực dễ dàng và tiềm năng dầu lửa phát hiện, 5 nước đang bắt đầu tranh nhau biên giới: Canada, Hoa Kỳ, Nga, Đan Mạch, Norway.
- Để chứng tỏ lãnh hải của Canada ăn lên tới cực bắc, Canada sẽ cho sửa lại hàng chữ trên quốc huy. Trước đây trên quốc huy Canada chỉ có hàng chữ Latin này: ‘A Mare Usque Ad Mare’ nghĩa là ‘từ biển này sang tới biển kia’, ngụ ý là nước chúng tôi nằm từ Đại Tây Dương miền đông ăn sang tới Thái Bình Dương miền tây. Nay thì Canada muốn viết thêm là không những từ tây sang đông mà nước chúng tôi còn ăn lên tới Bắc Băng Dương tức là miền bắc nữa. Câu Latin trên sẽ sửa lại là ‘A Mari Usque Ad Maria’. Maria là số nhiều của Mare, maria bao gôm Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
- Canada đang ráo riết chuẩn bị Thế Vận Hội Mùa Đông 2010 tại Vancouver. Đây là lần thứ 2 Canada được vinh dự này. Lần trước vào năm 1988 tại thành phố Calgary.
- Tỉnh bang Quebec miền đông Canada đang chuẩn bị công trình thủy điện lớn, vừa để dùng cho toàn bang vừa để xuất cảng điện sang Hoa Kỳ. Thủy điện vừa an toàn vừa khỏi phải dùng đến dầu nhớt. Ngoài ra Quebec cũng đang chuẩn bị kiện các hãng thuốc lá đã gây ra bệnh tật làm mỗi năm ngân sách y tế phải tốn đến 4 tỷ đồng.
- Tin cuối cùng liên quan tới âm nhạc. Xin loan tin vui trước: Thế giới âm nhạc vừa có một ngôi sao mới xuất hiện, đó là nữ ca sĩ Susan Boyle người Tô cách lan. Xưa nay ta vẫn nói tài không đợi tuổi, có nghĩa là các thiên tài thường xuất hiện khi còn rất trẻ. Mặt này thì ca sĩ Boyle ngược lại. Mãi 49 tuổi cô mới xuất hiện và nổi danh. Xưa nay ta thường vỗ tay hoan hô nữ ca sĩ, một phần vì tiếng hát, một phần vì nhan sắc mượt mà. Riêng ca sĩ Boyle được hoan hô thì hoàn toàn vì tiếng hát tuyệt vời của cô chứ không vì nhan sắc mượt mà. Cô có da có thịt và hơi ngoại khổ. Còn đây là tin buồn: nam tài tử nổi danh Michael Jackson vừa qua đời đột ngột ở Los Angeles, thọ 50 tuổi. Cả thế giới sững sờ về việc ra đi đột ngột này.
Nghe tới tin này thì Chị Ba Biên Hoà lên tiếng: Ai cũng tiếc thương thiên tài Jackson, nhưng theo tôi thì anh chết như vậy là sướng nhất và đẹp nhất. Anh ra đi đang lúc ngồi trên đỉnh vinh quang danh vọng và được mọi người yêu mến, chứ đợi năm 80 tuổi gìa lọm khọm mà chết thì còn ai nhắc tới và còn ai thương tiếc nữa đâu.
Được vợ phụ họa, anh John thích lắm. Anh gật gù đồng ý với vợ và nói thêm: Michael Jackson ra đi như vậy là đẹp qúa. Cũng giống y như tin Guy Laliberté sắp đi phi thuyền Nga. Các bạn đã biết tin nóng hổi này chưa ? Canada có một đoàn xiệc nổi danh Cirque du Soleil. Đoàn xiệc này đi biểu diễn khắp thế giới và nơi nào cũng được hoan hô nhiệt liệt. Chủ nhân của đoàn xiệc này là chàng Laliberté, 49 tuổi. Anh vừa nổi danh vừa giàu có. Anh sẽ là du khách Canada đầu tiên lên thăm trạm không gian quốc tế ISS vào tháng Chín này. Anh sẽ đáp phi thuyền Soyuz của Nga đi chơi trong 12 ngày. Hiện anh đang được huấn luyện cách đi phi thuyền ở Nga. Anh vừa có danh, vừa sung sức, vừa có tiền nên đáp phi thuyền du lịch lúc này là đúng quá.
Cụ B.95 lên tiếng hỏi: Thế cái vé du lịch này giá bao nhiêu ? Anh John đáp ngay: Nga cho biết là họ tính gía bình dân thôi, thưa 35 triệu mỹ kim ạ.
Và anh John xin chấm dứt phần tin thời sự Canada, rồi anh vừa cười vừa nhìn Chị Ba Biên Hòa: Bây giờ là phần tin VN, nhà tôi sẽ hầu chuyện cả làng. Chị Ba vẫn một chút bẽn lẽn mắc cở, má đỏ au lên, dễ thương hết sức. Chị kể: Tin nổi cộm nhất trong thời gian qua: Liên Hội Người Việt Canada ở thủ đô Ottawa vừa tham gia diễn hành chào mừng Tháng Di sản Á Châu, vừa kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kế Hoạch 4000 đón rước Thuyền Nhân VN, vừa chính thức công bố địa điểm tương lai của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân VN. Đây là một chương trình lớn. Mai này, tại địa điểm góc đường Preston và Somerset ở thủ đô sẽ có một cao ốc, nơi đây sẽ trưng bầy các di tích và tài liệu liên quan tới Thuyền Nhân VN, và sẽ có các văn phòng làm việc của Liên Hội, hội quán, thư viện. Nóc nhà sẽ có cờ vàng Quốc Gia VN.
Cũng tại Ottawa, ngày 16.6.2009, gia đình tỵ nạn VN cuối cùng từ trại tỵ nạn Phi Luật Tân đã tới bờ Tự Do. Đó là gia đình Anh Nguyễn Duy Quang, một vợ và 3 con. Nhóm Chân Trời Mới với sự giúp đỡ của tổ chức VOICE đã bảo trợ gia đình anh Quang. Trang sử thuyền nhân tỵ nạn VN đã được khép lại. Tạ ơn Trời Phật.
Chị Ba vốn gốc nhà giáo nên chị vẫn hằng quan tâm tới lớp trẻ. Chị kể tiếp: lâu nay tôi vẫn theo dõi việc học hành của các em bé tại quê nhà. Mới đây tôi giật mình khi đọc một bài báo ở VN nói về trình độ học hành của các em. Bài báo kể 2 chuyện. Chuyện thứ nhất: một học sinh đã giải thích câu tục ngữ ‘ Giặc đến nhà đàn bà phải đánh’ như sau: ‘Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi chúng đã tràn vào làng mạc thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà trẻ em cũng bị chúng đánh đập hành hạ.. . ’. Chuyện thứ hai: Một học sinh đã giải thích câu ‘ Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ ’ như sau: Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa. Chúng thấy có một con bị đau thì cả bày đã bỏ ăn ngay để đề phòng bệnh lây lan qua’.
Thật là hết ý.
Chị Ba kể tiếp: Tôi có một người bạn thân, cũng gốc nhà giáo, mới về VN định làm ăn và đã ở VN một thời gian. Bạn này vỡ mộng, vừa trở lại Canada. Bạn tâm sự với tôi: Sau một năm ở VN, tôi hiểu được một sự thật căn bản của xã hội: tất cả mọi con người, mọi con số, đều giả dối. Quan chức nói dối để giữ quyền hành bổng lộc; doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi; người dân nói dối vì nói sự thực sẽ làm mình đau khổ rồi còn bị công an bắt. Nói dối trở thành một hiện tượng tự nhiên, như ăn uống, và không ai suy nghĩ thêm về khía cạnh đạo đức của hiện tượng này. Trong môi trường như vậy, tôi không làm ăn gì được, tôi đã bỏ của chạy lấy người...
Cuối bữa ăn, mọi người xin Cụ Chánh, tiên chỉ làng, nói mấy lờ cám ơn chủ nhà. Anh John và Chị Ba Biên Hòa gạt đi. Chị Ba bảo trông thấy dân làng ăn ngon, nói chuyện vui cưới thoải mái, đó là lời cám ơn rõ ràng nhất. Nói cám ơn nữa thì vừa dư thừa vừa khách sáo.
Cụ Chánh gật đầu đồng ý như vậy: Anh chị nói đúng, chúng ta gặp nhau tay bắt mặt mừng, ăn uống vui vẻ, trò chuyện thân ái, tối về ngủ ngon, đó là hạnh phúc, đó là chúng ta đã cho nhau hạnh phúc. Mục đích cuộc đời này là đi tìm hạnh phúc và sống hạnh phúc. Thay vì nói lời cám ơn, lão xin kể chuyện ông Warren Buffet để dân làng suy gẫm thêm.
Ông Buffet quê ở bang Nebraska Hoa Kỳ, tuy trong túi có tới 40 tỷ đô la, mà sống rất xuề xòa bình dân. Năm nay ông 79 tuổi. Ông bảo ông thấy mình hạnh phúc với nếp sống bình dị này. Ông vẫn sống ở căn nhà 3 phòng ngủ ở Omaha, đã 50 năm, từ khi lấy vợ. Ông bảo trong căn nhà thân yêu này ông có hết mọi sự. Ông tự lái xe. Ông không hề có nhân viên an ninh đi bảo vệ. Ông là chủ nhân một công ty máy bay nhưng ông không bao giờ đi du lịch bằng máy bay này. Ông không giao dịch với giới chức quyền và phú qúy. Ông không dùng điện thoại di động, trên bàn không có computer. Lúc rảnh rỗi thì tự ông làm món bắp rang rồi vừa ăn vừa ngồi xem TV. Vua tỷ phú Bill Gates cách đây 5 năm đã đến thăm ông. Ban đầu ông Gates dự định sẽ thăm viếng xã giao nửa giờ rồi đi lo các chuyện khác. Ai ngờ lối sống chân thật và hạnh phúc của ông đã chinh phục Bill Gates. Thay vì nửa giờ, cuộc thăm viếng đã kéo dài 10 giờ. Hai bên đã mê nhau. Ông đã tặng cho quỹ bác ái của Bill Gates 35 tỷ. 35 tỷ nha, chứ không phải 35 triệu. Ông làm việc bác ái qua tay Bill Gates.
Báo chí đã phỏng vấn ông, xin ông chỉ dẫn cho hậu thế biết sống thế nào là hạnh phúc. Ông cười rồi nói ngay, nói dễ dàng như đã thuộc lòng:
- Hãy xa lánh thẻ tín dụng và vay mượn ngân hàng
- Hãy nhớ con người làm ra tiền chứ không phải tiền làm ra con người
- Hãy sống cuộc đời bình dị và đơn giản
- Đừng làm cái mà thiên hạ nói. Hãy lắng nghe thiên hạ nói nhưng hãy làm cái gì mà bạn nghĩ rằng tốt
- Đừng mặc quần áo theo thương nhãn, hãy mặc loại áo quần nào mà bạn cảm thấy thoải mái
- Đừng tiêu tiền mua sắm những thứ không cần thiết, chỉ mua sắm những thứ bạn thật cần.
- Đây là đời sống của bạn, tại sao bạn lại để người khác chỉ huy đời của bạn?
- Người hạnh phúc nhất là người không nhất thiết phải có những thứ tốt nhất, nhưng là người biết thưởng thức và quý cái hiện đang có.
Kính chúc các cụ sống hạnh phúc như ông thánh Warren Buffet.
Trà Lũ
ĐẦY TIẾNG CƯỜI
ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu
2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua
và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hat 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hạnh Phúc Trong Tầm Tay
Lm. Trần Cao Tường
01:51 17/07/2009
HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY
Ảnh của Cao Tường (Chiều xuống trên vịnh San Francisco)
Tôi chẳng mơ là lãnh tụ thế hệ trẻ Băng gan,
hoặc bận tâm thắp đèn văn hóa soi đường cho người mù chữ dốt nát nhích bước dưới màn đêm.
Chỉ ước mơ chào đời trong rừng sô-ka rợp bóng, làng nào đó miền Bin-đa thôn nữ đánh sữa hằng ngày.
(Thơ Tagore, Tặng Vật #27)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Người Chăn Chiên Vô Hình
Josephhoa Phạm
06:09 17/07/2009
NGƯỜI CHĂN CHIÊN VÔ HÌNH
Ảnh của Josephhoa Phạm
Nếu khi nào tôi lỡ lạc xa
Thì Người chăn chiên vô hình ạ,
Xin hãy đánh tôi bằng gậy hiền
Và lôi tôi về với đoàn chiên.
(Trích thơ của LM.Trương Đình Hiền)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền