Ngày 18-07-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức sống đức tin : Sống Lời Chúa
Lm Jude Siciliano OP
06:26 18/07/2008
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN A

Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tv. 86; Rôma 8: 26-27; Matthêu 13: 24-30

Anh chị em thân mến,

Tuần vừa qua, vừa mới 7 giờ sáng thứ bảy, trên đường ra phi trường tôi gặp một số đông người tụ họp để chạy bộ gần thành phố Raleigh,NC. nơi tôi đang ở. Họ đứng đầy trên vỉa hè và tràn xuống cả mặt đường, vì thế xe phải lái chậm lại. Chúng tôi tự hỏi tại sao họ tụ họp sớm như thế? Nhưng khi nhìn thấy cái nơ màu hồng trên áo của mổi người, chúng tôi hiểu ngay là họ chạy để gây quỹ chữa trị bệnh ung thư vú. Nơ màu hồng nhắc chúng tôi biết mục đích việc họ tụ tập.

Chúng tôi cố gắng nhớ lại là từ khi nào người ta bắt đầu dùng nơ cài trên áo để người chung quanh chú ý giúp đỡ họ về một chuyện gì. Vào thập niên 80 có một số con tin bị giam giử tại Iran, người ta đã dùng dải băng vàng cài trên áo hay buộc vào thân cây hay vào cột đèn để tỏ sự đoàn kết với những người bị bắt và gia đình của họ. Tuy trên dải băng không in chữ, nhưng người ta ai cũng hiểu là “Chúng tôi muốn 52 người bị bắt phải được trả về an toàn”. Dải băng để chứng tỏ với các gia đình của họ là chúng tôi thông cảm với sự đau đớn và lo lắng của họ. Rồi từ đó đến nay người ta đeo nơ cho nhiều vấn đề, như về bệnh AIDS, để ủng hộ chính sách quân sự, để chống nạn buôn bán ma túy, để gây quỹ tìm thuốc chữa bệnh đảng trí của người lớn tuổi v.v... Mặc dù có nhiều cảnh đời khác nhau nhưng khi đeo nơ là chúng ta biểu hiện sự đồng tâm nhất trí.

Tôi nghỉ rằng dụ ngôn trong phúc âm cũng như dải băng hay nơ cài trên áo đối với Kito hữu. Dụ ngôn nhắc nhở chúng ta những trường hợp cần thiết và giúp chúng ta gắn kết trong hy vọng. Mặc dù chúng ta khác nhau về nhiều phương diện, nhưng dụ ngôn giúp chúng ta chú ý về một vấn đề, và vấn đế đó gắn kết chúng ta lại với nhau. Chúng ta là những người sống với dụ ngon. Dụ ngôn soi sáng và giúp chúng ta hiểu biết cả những điều ngoài tầm nhìn của chúng ta. Dụ ngôn giúp chúng ta cố gắng mổi ngày. Cũng như những người đeo nơ trên áo, chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, và như vậy chúng ta tuyên xưng "Mặc dù thế giới ra sao đi nửa, thì đây vẫn là trung tâm đời sống của chúng ta". "Đây là dấu chỉ chúng ta gắn kết với nhau" " Nhờ đó thúc đẩy tôi tiến lên trong đời sống hàng ngày"

Hôm nay chúng ta có dụ ngôn về cỏ lùng và lúa tốt. Mỗi khi chúng ta mở TV xem đá banh, vặn radio nghe tin tức rồi hỏi "đội nào thắng?" "ai thắng, người lành hay kẻ dữ?". Thế kỷ 20 là một thế kỷ bạo lực nhất trong lịch sử thế giới. Đáng lý ra khi con người tiến thì sự sống cũng tiến triển chứ? Thật là một sự chán chường, nhiều sự thật phá bỏ đi niềm tin tích cực. Chúng ta có cảm tưởng như chúng ta muốn buông xuôi với thế giới này và tự hỏi Thiên Chúa ở đâu?

Vì thế chúng ta cần nhìn vào dụ ngôn, và nhất là dụ ngôn ngày hôm nay về cỏ lùng và lúa tốt. Giáo hội tiên khởi, những người nghe phúc âm thánh Mátthêu, cũng phải đối chiếu với mầu nhiệm của sự giận dữ ấy. Tại sao lại có sự dử trong thế giới, trong giáo hội và trong lòng chúng ta? Đó là câu hỏi lớn lao mà dụ ngôn này không trả lời một cách dể dàng. Dụ ngôn này không giải thích gì cả. Nhưng có nhắc đên sự dữ trong chúng ta. Người chủ ruộng trả lời với đầy tớ rằng: "kẻ địch đã làm đó!". Đây không phải là dụ ngôn ngây ngô, hay chỉ nói về đời này. Nhưng còn chú ý đến một sự thật: là sự dữ có thật, và không bỏ qua được. Không phải là sự ví von như cỏ lùng mọc giữa lúa tốt. Mà chính sự dữ đã làm cho con người mất hết hăng say, và cố gắng.

Chúng ta thấy cỏ lùng, không phải chỉ có ở thế giới bên ngoài, nhưng "cỏ lùng rất gần chúng ta và ở trong lòng chúng ta." Dụ ngôn đối chiếu với giáo hội tiên khởi, một giáo hội với đầy chia rẽ, chống đối nhau, và yếu đuối. Họ đâu còn sức sống nào khác ngoài các dụ ngôn? Cộng đoàn chúng ta cũng có nhiều vấn đề mắc mứu. Đôi khi gây ra sự chia rẻ trong chúng ta. Và nhiếu lúc cũng đã chia rẻ chúng ta rồi. Cộng đoàn đức tin của chúng ta đã bị rung chuyển vì những gương xấu của hàng linh mục; bị phân chia vì mầu da hay vì nguồn gốc; vì người đến trước, kẻ đến sau; vì người bảo thủ, kẻ cấp tiến. Và khi nói đến những chia rẽ này, chúng ta hảy tự vấn lương tâm xem đã có “nó” xen vào chưa. Cỏ lùng hiện diện trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Ẩn mình vào trong những mảng tội lỗi thật sự của chúng ta, đó chính là việc làm của kẻ thù chúng ta. Muốn tìm cách tiêu diệt cỏ lùng ấy ra khỏi đất nước chúng ta, khỏi giáo hội và ra khỏi tâm hồn chúng ta. Chúng ta phải thật lòng hành động để dẹp bỏ sức cám dổ. Và dụ ngôn cũng khuyên chúng ta nên cẩn thận không nên xét đoán sự dữ vì chúng ta có thể hũy hoại điều tốt lành trong lúc chúng ta đánh dẹp sự dữ. Chúa Giêsu nói về kinh nghiệm của Ngài là chúng ta có thể đoán được tương lai sẽ ra sao từ những dấu chỉ đầu tiên.

Từ lúc đầu Giuđa có vẻ có tương lai: Làm được việc, biết giử tiền bạc, sổ sách. ông ta có vẻ là một môn đệ giỏi "người giử tiền". Nếu bạn là Chúa Giêsu, có lẻ bạn muốn sa thải Phêrô, Tôma hay bà Martha ra phải không? Những người này không tỏ dấu biết suy nghỉ và không hiểu theo Chúa Giêsu là như thế nào. Họ là những người chậm hiểu những điều Chúa dạy. Nhưng Chúa Giêsu kiên nhẫn, Chúa để sự tốt triễn nở từ từ trong đời của họ. Ngài để sự tốt có thời gian sinh hoa kết trái tốt tươi.

Bạn có bao giờ không thích một người mà bạn vừa gặp ngay từ lúc đầu không? Nhưng rồi từ từ sau đó người đó trở thành một bạn tốt của bạn không? Dụ ngôn nói "ta không biết được tương lai thế nào". Dụ ngôn là câu chuyện nói về ơn thánh đến với chúng ta. Thử nhìn vào đời sống, chúng ta nhớ lại những lổi lầm mà chúng ta đã vấp phạm, và thử hỏi chúng ta bây giờ có vui mừng là đã được dịp thay đổi ăn năn sửa mình không? Chúng ta có biết cảm ơn là chúng ta đã để cho lúa tốt lớn lên và sinh hoa trái làm vụ mùa tốt lên không? Thử hỏi nếu chúng ta bị Thiên Chúa xét xủ ngay lúc sai phạm, thì chúng ta sẽ ra sao?

Nếu chúng ta nhìn vào đời sống của cộng đoàn bây giờ, chúng ta vẩn còn thấy có những dấu chỉ của cỏ lùng. Khi chúng ta trở nên chán nản, thì chúng ta hãy lắng nghe dụ ngôn đầy hy vong này. Chúng ta có được thời gian để hạt lúa tốt trong lòng chúng ta đâm hoa kết trái. Chúng ta nên tin tưởng vào Chủ ruộng, vi Ngài biết phải làm gì, và chúng ta nên tin vào thành quả của việc Ngài làm. Đây là một dụ ngôn về hy vọng. Thế thì chúng ta không nên buông tay trong những cố gắng làm việc ngay cả những khi chúng ta bất mản vì phải cố gắng quá nhiều. Vì Thiên Chúa là Chủ ruộng và Ngài sẽ giúp mọi sự trở nên tốt lành.

Dụ ngôn cũng giống như những dải băng, tuy nó không có vẻ mạnh mẽ, đó chỉ là một mảnh lụa dài, một câu chuyện nhỏ. Nhưng những dải băng đó cho chúng ta biết đến tận thâm tâm sâu kín. Đó là dấu chỉ bên ngoài nói lên sự liên kết trong chúng ta. Dụ ngôn nhắc đến đức tin và nhắc chúng ta hảy tin tưởng vào đấy, nhất là tin vào Đấng đang dạy dụ ngôn cho chúng ta. Chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, như người ta mang dải lụa, để nhắc nhở chúng ta. Khi thế giới bên ngoài gây hoan man cho chúng ta và như muốn chống lại những hy vọng của chúng ta, chúng ta hảy thường suy niệm và nghe các ngụ ngôn. Nhờ thế, nó đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, trong lúc cộng đoàn chúng ta cố gắng chiến đấu và hành động. Chúng ta nên tránh những điều chống đối chia rẻ; chúng ta không nên tính toán những thành quả củng như những thất bại Trong lúc chiến đấu với sự dữ, chúng ta phải liên tục cố gắng cho đến khi Đấng chủ ruộng cho chúng ta biết là đến mùa gặt, vì Ngài là người biết rõ hơn chúng ta về cách chia cỏ lùng riêng và lúa tốt riêng.

Dụ ngôn liên kết chúng ta hôm nay, nó khơi dậy niềm hy vọng trong chúng ta. Chúng ta không chán nản vì còn biết bao nhiêu việc phải làm. Trong dụ ngôn chúng ta thấy rõ Chủ ruộng là người cầm chịch. Người Chủ ruộng gieo giống tốt và nay có được vụ mùa tốt. Nếu có việc chia cỏ lùng và lúa tốt thi phải đợi đến sau này dưới sự chỉ đạo của Chúa. Lúc đó là lúc nào? Dụ ngôn nói là còn thì giờ, "hãy chờ đợi" và bây giờ chúng ta còn có thì giờ để lúa tốt sinh hoa trái trong đời sống chúng ta. Cảm tạ Thiên Chúa!

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Khôn ngoan tìm được viên ngọc quý
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:59 18/07/2008
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 13,44-52

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu người ta không khỏi ngạc nhiên và cảm phục vì Chúa dùng những dụ ngôn, những câu chuyện thực tế đời thường để nói về Nước Trời. Ngạc nhiên vì Chúa Giêsu không giảng dạy những sự viễn vông ở trên trời cao hay nói những lý thuyết khô cằn, cứng nhắc, nhưng Ngài luôn dùng những câu chuyện đời thường để giúp con người dễ hiểu, dễ nhận ra điều Ngài muốn nói, muốn nhắn nhủ, muốn dạy bảo vv…Chúa ban cho con người trí khôn, sự khôn ngoan để con người biết điều gì nên làm, điều gì phải tránh. Vua Salomon xin sự khôn ngoan để vua biết đem lại sự hạnh phúc cho dân tộc của ông. Tin Mừng của thánh Matthêu (13,44-52) cho chúng ta thấy rõ điều ấy: ” Nước Trời giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy “.

DỤ NGÔN MUỐN NÓI GÌ ? :

Tin Mừng của Chúa Giêsu là những lời vàng ngọc đưa nhân loại, con người và mỗi người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, đi từ cảm phục này đến lòng kính tin,cậy trông và yêu mến. Lời của Chúa đã được gieo vãi từ bao ngàn năm qua nhưng ngay từ thời Ngài, các Kinh sư, Luật sĩ và Pharisiêu, cùng nhiều người đã không đón nhận và còn chống đối lại Ngài. Họ có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe. Do đó, Chúa đã chúc phúc cho những con người nhỏ bé, những Anawim, những người nghèo của Ngài: các tông đồ, những kẻ bị hất hủi bên lề xã hội đã lắng nghe, thực thi Lời của Chúa bởi vì họ có mắt đã nhìn thấy Chúa, có tai đã biết nghe Lời của Ngài. Tin Mừng hôm nay gồm hai dụ ngôn “ Kho Tàng “ và “ Viên Ngọc Quý “. Hai dụ ngôn này cho con người, cho mỗi người chúng ta thấy sự khôn ngoan của người tìm ra kho tàng, cũng như người tìm được viên ngọc quý. Họ về nhà bán tất cả sản nghiệp đang có để tậu cho bằng được kho tàng và viên ngọc quý vì họ biết rằng kho tàng và viên ngọc quý còn đáng giá gấp bội so với của cải, sản nghiệp họ đang quản lý. Kho bau và viên ngọc quý, Chúa dùng để giúp con người nghiệm ra điều quý giá nhất là Nước Trời, Ngài muốn nói. Nước Trời là giá trị cao quý nhất, tuyệt đối mà của cải, danh vọng trần gian, giá trị con người cho là tốt đẹp đều phải lu mờ, nhường bước cho Nước Thiên Chúa. Nước Trời là phần rỗi, là ơn cứu độ Chúa đem tới cho nhân loại. Nước Trời là sự sống đời đời, là nước hằng sống Chúa hứa ban cho người nữ bên giếng Giacóp. Đây là giá trị tuyệt đối, giá trị cao vời, người môn đệ của Chúa phải quan tâm trước hết, sẵn sàng hy sinh cho dù có phải thí mạng mình để chiếm cho bằng được. Bởi vì, khi vào đời con người tay trắng tay, khi nhắm mắt xuôi tay, con người cũng ra đi với hai bàn tay trắng. Con người là bụi tro, sẽ trở về với cát bụi. Tuy nhiên, người môn đệ Chúa đã cảm nghiệm sâu xa: ” Sự sống thay đổi chứ không mất đi. Và trần gian này chỉ là nơi tạm, Chúa đã dọn sẵn cho môn đệ Chúa một nơi ở vĩnh viễn là Nước Trời “. Người môn đệ Chúa phải sẵn sàng đón nhận Lời Chúa chỉ dạy và sẵn sàng tìm kiếm cho bằng được Nước Thiên Chúa.

CON NGƯỜI PHẢI ĐÁP TRẢ LÀM SAO VỀ LỜI MỜI GỌI CỦA CHÚA:

Con người đang sống ở trần gian giữa những trăn trở, giữa những xoay chuyển, vần xoay của vật chất. Do đó, con người phải vất vả làm ăn, cực khổ với cuộc sống để đấu tranh sinh tồn. Đây là điều cần thiết và hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, cuộc đời chỉ là tạm bợ, như gió thoảng, như mây bay, như hơi thở vv…Cuộc đời này rồi sẽ qua đi không ai có thể tự hào, tự mãn mình không cần gì hết, mình sẽ sống mãi mà không bao giờ chết. Chính vì thế, con người phải tìm kiếm sự gì là quý giá nhất, sự sống vĩnh cửu và tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Đời là một cuộc chơi. Cuộc vui nào rồi cũng mau qua. Cuộc tiệc nào rồi cũng phải tới giờ chấm dứt. Người môn đệ Chúa phải là người khôn ngoan định đoạt đời mình, con người có tự do nhưng tự do Chúa cho là để con người biết định đoạt phần rỗi của mình. Cuộc sống hôm nay sẽ định đọat cho tương lai sau này. Chúa nói: “ Hãy tỉnh thức và cầu nguyện “. Chúa luôn nhân từ, thương yêu con người, Ngài luôn tha thiết chờ đợi conngười trở về, tin tương vào Ngài và Ngài sẵn sàng đưa vòng tay ôm chầm lấy người hối cải như người con hoang đang trở về đã được cha yêu thương đón nhận và thứ tha. Vâng, con người phải mau mắn đáp trả tình thương vô biên của Ngài và sống tình con ngoan hiền với Ngài.

ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CUỘC ĐỜI:

Những năm làm việc truyền giáo, tôi đã được chứng kiến biết bao cảnh thương tâm và xúc động đến rơi lệ mỗi lần đi xức dầu ở xa được hân hoan đón nhận những tâm hồn biết ăn năn sám hối trở về cùng Chúa và biết rằng cuộc đời này là bể dâu, cuộc đời mau qua, chóng tàn như hoa phù du sớm nở chiều tàn. Một hôm tôi nghe tiếng điện thoại của Ban phần việc ở xa nhà xứ 25 cây số, mời tôi đi xức dầu cho một bà cụ già gần 80 tuổi. Bà cụ đã hơn 40 năm không xưng tội, xa Chúa vì ở vào trường hợp éo le và không có cơ hội gặp các vị chủ chăn. Khi tôi đi Honda tới, bước vào nhà và tiến đến bên giường bà cụ, bà ôm chầm lấy tôi khóc nức nở, bà nói với tôi câu rất cảm động:” Cha ơi, con sung sướng lắm vì gặp Cha, con đã xa Chúa quá nhiều nhưng con tin vào Chúa, cuộc đời con sắp hết, đời là tạm bợ, con muốn về với Chúa. Bà tiếp tục khóc và khóc to, khóc nức nở, tôi khuyên bà và nói về tình thương của Chúa đối với bà cụ, rồi tôi giúp bà xưng tội, xức dầu, trao Mình Thánh cho bà cụ. Bà cụ sung sướng nói với tôi, con cám ơn Cha vì Cha đã cứu con, đã đem Chúa cho con. Tôi vô cùng sung sướng và chỉ một tuần sau bà cụ đã trở về với Chúa, chính tôi đã cử hành lễ an táng cho bà cụ tại tư gia.

Vâng tình thương Chúa vô biên, trần gian sẽ qua đi nhưng kho báu, viên ngọc quý là Chúa, là Nước Trời mới quý giá, mới ưu tiên hàng đầu để người môn đệ Chúa đáng kiếm tìm.

Lạy Chúa Giêsu, xin tăng thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết tìm kiếm Nước Trời hơn là chỉ chú tâm đến những sự phù phiếm, chóng qua. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1-Kho báu và viên ngọc quý là gì ?

2-Cuộc sống ở trần gian có vĩnh viễn không ?

3-Nước Trời là gì ?

4-Tại sao chúng ta phải tìm kiếm Nước Trời ?
 
Gặp gỡ Chúa Giêsu nơi những tình yêu khiêm nhường
+ GM G.B. Bùi Tuần
09:01 18/07/2008
GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI NHỮNG TÌNH YÊU KHIÊM NHƯỜNG

"Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4,8).

Đó là lời Chúa. Tôi tin Lời ấy. Lời ấy đã ứng nghiệm nơi tôi. Nên tôi xin nói thêm: Không những tôi tin, mà tôi đã cảm nghiệm được niềm tin ấy một cách sâu sắc. Một thứ cảm nghiệm giống như một gặp gỡ sống động.

Xin phép được chia sẻ vài loại gặp gỡ như thế. Ở đây tôi sẽ không nói về những gặp gỡ trong các bí tích, trong cầu nguyện và suy gẫm. Nhưng sẽ chỉ nhấn mạnh đến những gặp gỡ qua những con người giàu tình yêu khiêm tốn.

1/ Tôi gặp được Chúa nơi những ai rung động trước cảnh khổ đau của con người

Đọc Phúc Âm, tôi thấy Chúa Giêsu gần gũi những người bệnh tật. Người cảm động trước cảnh bà goá thành Naim khóc thương con mình (x. Lc 7,11-17). Người nghiêng mình xuống gọi người đàn bà còng lưng nghèo khó để chữa lành cho bà (x. Lc 13-10-13). Người lắng nghe người mù ngồi ăn xin ở vệ đường và đã cho mắt anh được sáng (x. Lc 18-35-43). Người cúi mình xuống nói chuyện với người bại liệt nằm trên bờ hồ Bếtdatha đã 38 năm, và đã chữa anh khỏi tật bệnh (x. Ga 5,1-9).

Những cử chỉ như thế đã được Chúa Giêsu thực hiện thường xuyên. Tất cả đều nói lên tình yêu. Tình yêu đó rất khiêm nhường. Chính tình yêu khiêm nhường đã mạc khải về Chúa.

Nhìn thấy tình yêu khiêm nhường, người ta dễ nhận ra Chúa là tình yêu. Yêu thương mà khiêm nhường, thế mới là tình yêu đạo đức. Càng khiêm nhường trong yêu thương, càng chứng tỏ một sức thiêng đến từ Thiên Chúa.

Số người yêu thương khiêm tốn đối với những kẻ khổ đau hiện nay không phải là ít.

Bản thân tôi nhiều khi giống như người bại liệt, đau đớn cả nơi thân xác lẫn trong tâm hồn. Bất ngờ có những tiếng gọi, quen và không quen. Những tiếng gọi ấy gởi tới nhiều khích lệ. Những tiếng gọi ấy đã làm tôi như được chữa lành. Đó là những tình yêu rất khiêm nhường. Trong những tình yêu ấy tôi nhận ra Chúa, tôi gặp được Chúa là tình yêu. Xin hết lòng cảm ơn những tình yêu cao quý ấy.

2/ Tôi gặp được Chúa nơi những ai từ bỏ mình, dấn thân phục vụ con người

Phúc Âm cho thấy: Thiên Chúa là tình yêu rất mực khiêm nhường, được mạc khải nơi Đức Kitô từ bỏ mình.

Đức Kitô nghèo khổ trong hang đá Bêlem, trong đời lao động vất vả ở Galilêa, trong cảnh nhục nhã đau đớn tột độ trên thánh giá. Với sự từ bỏ mình như thế, Đức Kitô đã mạc khải Thiên Chúa là tình yêu.

Thánh Phaolô viết: "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thánh giá. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa" (Pl 2,6-11).

Như thế, lộ trình mạc khải về tình yêu Chúa Cha là suốt cuộc đời từ bỏ mình của Chúa Giêsu. Qua lộ trình đó, Chúa Cha được giới thiệu, và chính Đức Kitô được quang vinh.

Lộ trình làm chứng như thế nay vẫn được nhìn thấy nơi nhiều cuộc đời xung quanh tôi. Họ thuộc đủ loại người. Có thể nói: Đời họ là chuỗi dài những hy sinh, chỉ vì mục đích cứu độ, phục vụ người khác theo gương Đức Kitô trên thánh giá. Trong hy sinh có từ bỏ, có đớn đau, có yêu thương và hy vọng. Chính nhờ Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường hoạt động trong họ, mà họ có thể hy sinh đến như vậy.

Những cuộc sống như vậy đã làm chứng cho tình yêu khiêm nhường của Chúa. Một thứ khiêm nhường có sức cứu độ và thánh hoá.

3/ Tôi gặp được Chúa nơi những ai xót thương kẻ tội lỗi

Phúc Âm có nhiều chỗ khiến tôi xúc động. Nhưng những chỗ ghi lại tấm lòng xót thương của Chúa Giêsu đối với những kẻ tội lỗi đã khiến tôi xúc động hơn hết. Chẳng hạn những lời Chúa phán và những việc Chúa làm sau đây:

"Thầy không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt 9,13).

"Ai có một trăm con chiên, mà có một con đi lạc, lại không để 99 con kia trên núi, mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó hơn là vì 99 con không bị lạc. Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất" (Mt 18,12-14).

Dụ ngôn người cha có hai người con đã chú ý đến người con hư đốn. Một đứa bỏ nhà ra đi sống đời phung phá. Một đứa ở lại ngoan ngoãn bên cha. Ngày nọ, đứa con phung phá nghĩ lại đã trở về. Người cha tỏ ra hết sức vui mừng, đón tiếp người con đó một cách âu yếm quảng đại. Thấy người con ngoan tỏ vẻ khó chịu, người cha đã nói: "Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy" (Lc 15,32).

Ngày nay, lòng xót thương của Chúa dành cho những kẻ tội lỗi vẫn được thực hiện, không những qua bí tích giải tội, mà cũng qua những con người nhân hậu.

Kinh nghiệm cho thấy: Nhân hậu với những kẻ tội lỗi không luôn dễ thực hiện. Nhất là khi kẻ tội lỗi thuộc loại hư hỏng, phá phách, cứng lòng, đi quá sâu vào con đường tồi tệ. Tự nhiên, người ta cảm thấy dễ bực bội, dễ xa tránh họ. Hoặc nếu gần, thì sẽ dễ mắng nhiếc họ, kết án họ, trút lên đầu họ những giận dữ, khinh khi.

Nhưng, bên cạnh những kinh nghiệm loại trừ đó cũng có những kinh nghiệm về những tấm lòng nhân hậu đầy tình xót thương. Họ cầu nguyện rất nhiều, đền tạ rất nhiều, đau khổ rất nhiều cho tội nhân, kèm với những lời khuyên tế nhị, đầy yêu thương. Chính sự khiêm nhường đó đã có sức thiêng cứu những người tội lỗi khỏi mặc cảm và thất vọng, đưa họ vào niềm vui, chứa chan hy vọng.

Riêng đối với tôi, tôi đã gặp được Chúa trong những tình yêu nhân hậu đầy khiêm tốn đó.

"Lạy Chúa, nhờ Con Chúa hạ mình xuống, Chúa đã nâng đỡ loài người sa ngã lên" (Lời nguyện nhập lễ, CN XIV TN), này con đây là kẻ sa ngã, xin thương xót con. Tình yêu khiêm nhường của Chúa Giêsu luôn là sức cứu độ con, luôn là chốn con nương tựa, luôn là trường học của con, luôn là sự sống dẫn đưa con về cõi trường sinh muôn đời.
 
Thánh Tâm Thánh Thể lắng nghe lời bà mẹ van xin
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
09:48 18/07/2008
THÁNH TÂM THÁNH THỂ LẮNG NGHE LỜI BÀ MẸ VAN XIN

Trong cuốn sách ”Kho Tàng câu chuyện về Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ” ghi lại cuộc hoán cải tuyệt vời của đứa con hoang đàng, nhờ nước mắt và lời van xin tha thiết của hiền mẫu Công Giáo thánh thiện.

Tại thành phố New York bên Hoa kỳ, cảnh sát bắt giữ một thanh niên tội phạm - trạc tuổi 20 - chuyên sống đời phóng đãng, trác táng giang hồ. Sau 2 năm đền bù tội lỗi nơi nhà giam, chàng được trả tự do. Nhưng chính ngay ngày vui hưởng tự do ấy, chàng lại dính líu một vụ ẩu đả và bị trọng thương. Biết chàng không thoát chết, cảnh sát mang chàng về nhà trao lại cho cha mẹ chàng.

Thế nhưng, hiền mẫu đứa con trai du-côn mất-dạy ấy lại là phụ nữ Công Giáo vô cùng đạo đức. Bà đặc biệt sùng kính Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ Thánh Thể. Trong khi thân phụ chàng là kẻ vũ phu, làm gương xấu cho con trai. Bà mẹ Công Giáo can đảm chỉ còn biết nhẫn nhục vác thánh giá mỗi ngày nhờ Đức Tin kiên vững của bà.

Khi trông thấy con trai bị trọng thương sắp chết, bà nghĩ ngay đến chuyện phải cứu vớt linh hồn con, bằng mọi giá. Bà lựa lời nhẹ nhàng âu yếm nói với con:

- Con à, con bị thương nặng và cái chết gần kề, con sẽ phải ra trình diện trước THIÊN CHÚA. Vậy đây là lúc con phải nghĩ đến linh hồn con!

Thay vì lắng nghe hiền mẫu, chàng trai hoang đàng đáp trả bằng lời thóa mạ. Chàng giận dữ tìm kiếm một vật gì đó gần tầm tay để có thể quăng vào người bà mẹ hầu đuổi Mẹ đi cho rãnh!

Trước thái độ hung dữ tột cùng của con trai, bà mẹ đau đớn tự nhủ:

- Ai có thể hoán cải tâm lòng tội nhân này? Thưa, chỉ duy nhất THIÊN CHÚA với một phép lạ!

Nghĩ xong, bà bỗng nẩy ra một ý tưởng và vội vàng thi hành ngay.

Bà kín đáo lấy bức ảnh Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU rồi cột vào chân giường của con trai. Xong bà chạy như bay đến nhà thờ. Nơi đây, trước Đức Chúa GIÊSU KITÔ Thánh Thể và Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA, bà sốt sắng cầu nguyện. Với con tim cay-đắng đớn-đau tột-cùng của một người mẹ Công Giáo thánh thiện, bà chỉ biết thân thưa cùng Đức Chúa GIÊSU KITÔ lời nguyện xin tha thiết như sau:

- Lạy Chúa, Chúa từng phán cùng kẻ trộm lành rằng: ”Ngay chính hôm nay con sẽ được ở cùng Thầy trên Thiên Quốc”, xin Chúa thương nhớ đến con trai con nơi Vương Quốc của Chúa và xin đừng để con trai con phải trầm luân đời đời trong Hỏa ngục!

Bà mẹ đáng thương chỉ biết lập đi lập lại duy nhất lời nguyện xin này.

Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ Thánh Thể từng động lòng trắc ẩn trước các giọt nước mắt của bà mẹ góa thành Naim xưa kia, giờ đây cũng động lòng từ bi trước các giọt nước mắt van xin của người mẹ khốn khổ. Ngài nhận lời và ra tay thi thố một hồng ân.

Trong lúc bà mẹ vẫn còn ở nhà thờ, Đức Chúa GIÊSU KITÔ đích thân hiện ra với chàng trai đang hấp hối - dưới hình ảnh Thánh Tâm - và nói với chàng:

- Ngay hôm nay con sẽ ở cùng Cha trên Thiên Đàng!

Chàng thanh niên vô cùng xúc động. Trong nháy mắt, chàng nhận ra thảm trạng khốn khổ linh hồn chàng và thật tình ăn năn thống hối. Chàng biến đổi hẳn thành một người khác.

Khi người mẹ từ nhà thờ trở về thì bà trông thấy đứa con trai đang tỏ ra thanh-thản và tươi cười đón tiếp bà. Chàng cũng kể cho Mẹ nghe chuyện Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện ra với chàng và hứa:

- Ngay chính hôm nay con sẽ được ở cùng Cha trên Thiên quốc!

Bà mẹ vô cùng sung sướng và hỏi ngay:

- Con có muốn gặp Linh Mục không?

Chàng trả lời:

- Thưa Mẹ có, xin Mẹ mời ngay Cha đến cho con!

Linh Mục đến ban phép giải tội cho chàng. Chính vị Linh Mục cũng cảm động và nói với bà mẹ:

- Tôi chưa từng nghe tội nhân nào xưng thú tội lỗi như con bà! Tôi có cảm tưởng như chàng được ơn xuất thần!

Lúc thân phụ chàng trai trở về và tận mắt chứng kiến sự kiện lạ lùng, ông cũng được ơn hoán cải, thay đổi hẳn tâm thức xấu xa. Thấy vậy, đứa con thưa với cha:

- Ba à, Ba cũng nên cầu nguyện cùng Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ, và Ngài sẽ ban cho Ba cứu độ!

Sau khi rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ làm Của-Ăn-Đàng, chàng trai thống hối được ơn tha thứ, hân hoan ra đi về Nhà Cha trong chính ngày hôm ấy. Thân phụ chàng cũng thay đổi hoàn toàn và sống cuộc đời tín hữu Công Giáo chân chính.

Câu chuyện trên đây minh chứng sự thật này là:

- Lời cầu xin tha thiết và tin tưởng vững chắc trước Nhà Tạm có Mình Thánh Chúa là chìa khóa thần diệu có sức mạnh vô song làm lay động Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ Thánh Thể!

... Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Đức Chúa GIÊSU KITÔ: ”Ông không phải là Đấng KITÔ sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: ”Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả THIÊN CHÚA nữa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ Ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Chúa GIÊSU KITÔ rằng: ”Lạy Đức GIÊSU, khi Ngài vào Nước Ngài, xin Ngài nhớ đến con!” Và Người nói với anh ta: ”Thầy bảo thật anh, ngay hôm nay, anh sẽ được ở với Thầy trên Thiên Đàng” (Luca 23,39-43).

(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VII, n.24, 15 Giugno 2008, trang 19)
 
Thiên Chúa kiên nhẫn và bao dung
Lm. Phêrô Nguyễn Hương
12:11 18/07/2008
Chúa Nhật XVI Thường Niên A

Thiên Chúa Kiên Nhẫn và Bao Dung

Nếu Chúa Nhật vừa rồi dụ ngôn “người gieo giống” diễn tả hình ảnh về một Thiên Chúa yêu thương và quảng đại trong việc phân phát Lời và Ơn Cứu độ của Người cho hết mọi người, thì Chúa Nhật XVI này phụng vụ Lời Chúa lại giới thiệu với chúng ta về một Thiên Chúa kiên nhẫn và bao dung trước sự dữ và tội lỗi của chúng ta.

1. Lúa và cỏ lùng, thực tại của cuộc sống

Khởi đầu dụ ngôn Chúa Giêsu ví Nước Trời như một thửa ruộng trong đó “lúa và cỏ lùng” mọc chung với nhau. Nếu lúa tượng trưng cho những con người tốt và những việc tốt, những điều thiện hảo, thì cỏ lùng lại tượng trưng cho những người xấu, những việc xấu, và tội lỗi. Lúa mọc với cỏ lùng, sự thiện ở bên cạnh sự dữ, người tốt sống với kẻ xấu. Sự lẫn lộn giữa “lúa và cỏ lùng” này chúng ta gặp bất cứ ở đâu: trong gia đình, ngoài xã hội, trong cộng đoàn, nơi công cộng, và ngay cả trong chính lòng của mỗi người.

Dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng chỉ cho chúng ta thấy nguồn gốc của sự lành và sự dữ. Tất cả mọi sự tốt lành trong thế giới này đều đến từ Thiên Chúa, Người là nguồn gốc của mọi sự thiện hảo. Còn sự dữ là do Ma quỷ gieo vào. Ma quỷ là kẻ thù luôn chống lại chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Và Chúng tìm cách dụ dỗ con người làm những điều xấu và gây đau khổ cho người khác. Chúng ta phải tĩnh thức vì ngày hôm nay Ma quỷ hoạt động càng tinh vi để gieo rắc cỏ lùng sự dữ vào trong cuộc sống chúng ta!

2. Tại sao Thiên Chúa lại để như thế?

Trước “cỏ lùng”, sự dữ và người tội lỗi, thái độ của chúng ta thường giống như những người đầy tớ chủ ruộng: là muốn nhổ đi, loại trừ, nổi loạn, hoặc bất bao dung. Nhưng thái độ của Thiên Chúa được dụ ngôn nói tới thì hoàn toàn khác hẳn. Thiên Chúa kiên nhẫn và bao dung trước sự dữ, nhất là trước tội nhân. Bởi vì Thiên Chúa biết rằng: từ sự dữ có thể đưa tới sự lành! Từ một người tội lỗi có thể trở thành một vị thánh. Hay nói như Đức HY Nguyễn Văn Thuận: “Thiên Chúa biết vẽ những đường thẳng trên những đường cong”. Thiên Chúa luôn hy vọng và cho chúng ta những cơ hội để hoán cải, để thay đổi đời sống, để trở thành điều mình phải là. Nói như sách Khôn Ngoan: “Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo… Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối” (Kn 12,19). Hay nói như Thánh Vịnh hôm nay: “Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với ai kêu cầu Chúa” (Tv 85,5). Và Thánh Phaolô nói cách tuyệt với rằng: “Có Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta” (Rm 8,26).

Thời gian chúng ta sống là thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa, thời gian của sám hối, thời gian để làm điều thiện. Cỏ lùng thì mãi mãi là cỏ lùng, còn con người thì khác, con người có thể cải tà qui chính, có thể từ một thằng quỷ biến thành một vị thánh. Trong cái nhìn đó, Đức Thánh Cha Benedetto XVI trong lễ khai mạc sứ mạng giáo hoàng của Ngài, đã có câu nói rất hay: «Chúng ta chịu đựng vì sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, thế nhưng chúng ta tất cả cần sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng đã trở thành con chiên, nói với chúng ta rằng thế giới được cứu độ bởi Đấng Chịu đóng đinh chứ không phải những kẻ đóng đinh. Thế giới này được cứu độ nhờ sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và bị phá hũy bởi sự bất kiên nhẫn của con người». ( Benedetto XVI, Omelia nell’inizio solenne del Pontificato, Roma, 24 aprile 2005)

Nếu Thiên Chúa hành xử cách thẳng tay và ngay lập tức thì sẽ không có: một Phaolô bắt bớ Giáo hội, lại trở thành một người Tông đồ dân ngoại đi khắp nơi hăng say rao giảng Tin Mừng Đức Kitô; một Augustinô tội lội và phóng túng, đã trở thành một vị đại thánh, bậc tiến sỹ của Giáo hội; một Charles de Foucauld lêu lỗng lại trở thành người sống nghèo khó và khiêm tốn; một Ève Lavallìere cô đào nỗi tiếng của Pháp đã từ bỏ vinh quang và phú quí để sống cuộc đời hoàn toàn cho Chúa trong tu viện vv..vvv. Rất nhiều những chứng tích khác đã là những vị thánh lừng danh nhờ sự kiên nhẫn và bao dung của Thiên Chúa.

3. Bài học áp dụng

  • - Hãy học nơi Thiên Chúa thái độ bao dung và kiên nhẫn đối những lỗi lẫm và thiếu sót của những người xung quanh chúng ta.
  • - Hãy trở về với Chúa khi còn có cơ hội, nhất là trong năm Thánh Phaolô này, Giáo hội mở năm thánh để chúng ta được hưởng lòng khoan dung và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa qua ơn toàn xá, ơn được tha các tội và các vạ.
  • - Hãy làm điều thiện đó là cách thức tốt nhất để xây dựng cuộc đời. Amen !
 
Lễ Chúa Cứu Thế
Anmai, CssR
12:13 18/07/2008
Chúa Nhật XVI Thường Niên A

Lễ Chúa Cứu Thế

Hôm nay, Chúa nhật thứ ba trong tháng Bảy. Chúa nhật này Giáo hội mừng kính Chúa với danh Chúa Cứu Thế ! Chúa Cứu Thế ! Nghe tên sao mà dễ thương, sao mà gần gũi, sao mà thiết thực và nói đúng hơn là cần thiết cho con người, cách riêng cho mỗi Kitô hữu. Là con người, ai ai cũng mang trong mình thân phận của sự mỏng dòn, của yếu đuối và cần được cứu thế nên chúng ta cần và rất cần chạy đến bên Chúa Cứu Thế.

Thật tuyệt vời, thật ý nghĩa khi trang Tin mừng Chúa nhật 16 thường niên hôm nay đúng với tâm tình, đúng với thái độ, đúng với bản tính của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và cứu độ những gì hư mất, những gì bị khiếm khuyết.

Những trang tin mừng đầy giá trị đã để lại cho chúng ta nhiều và thật nhiều cách hành xử bao dung nhẫn nại của Chúa mà chúng ta vô tình hay cố ý quên đó thôi.

Một người phụ nữ mang tội công khai phạm tội ngoại tình nhưng Chúa đã bao dung trong khi mọi người kết án. Mọi người ném đá thì Chúa vẫn chờ đợi sự hoán cải của chị. Chúa tin chị và Chúa đã tha thứ cho chị. Tin mừng không nói về kết cục cuộc đời của chị nhưng đứng trước lòng từ bi của Chúa, trước ơn cứu độ mà Chúa dành cho chị thì chẳng lẽ nào chị khước từ ơn cứu độ ấy ?

Một Giakêu được gắn cho một cái nhãn hiệu là tội lỗi nhưng sau khi đón nhận ơn cứu độ đến nhà ông đã thay đổi cuộc đời, ông đã hoán cải cuộc đời, ông đã đền bù gấp bốn cho những ai mà ông đã làm thiệt hại. Tình yêu thương của Chúa đã cứu được Giakêu.

Một Matthêu được mọi người gọi là thu thuế tội lỗi nhưng sau khi nhìn thấy ánh mắt cứu độ của Thầy Chí Thánh Giêsu đã thay đổi cuộc đời, đã bỏ mọi sự mà theo Thầy của mình.

Và trở về với một đoạn nhỏ trong Cựu Ước. Thiên Chúa đã bao dung chờ đợi sự hoán cải của con người. Tổ phụ của chúng ta: Abraham. Ông trả giá với Chúa từ 40 người công chính xuống còn 30, xuống còn 20, xuống còn 5 người và còn 1 người. Thiên Chúa vẫn nhẫn nại chờ đợi sự hoán cải, sự công chính của con người.

Chúa vẫn nhẫn nại với con người khiếm khuyết và tội lỗi để rồi chúng ta có trang tin mừng hôm nay. Chúng ta vẫn thường thấy lối hành xử của con người là nóng tính, thiếu kiên nhẫn với những ai lầm lỗi và yếu đuối nhưng Chúa thì khác. Chúa vẫn để cho cỏ lùng và lúa mọc lên cùng một lúc. Thiên Chúa vẫn nhẫn nại chờ đợi con người ta hoán cải.

Trong đời sống thường nhật, chúng ta thấy có nhiều và rất nhiều người, nhiều trường hợp đã hoán cải sau khi thấy mình phạm tội, thấy mình yếu đuối.

Ai đã một lần đến với Trung Tâm Mai Hoà, sẽ dễ dàng nhật ra một chàng thanh niên gầy còm, ốm yếu với khuôn mặt nám đen do hậu quả của căn bệnh thế kỷ gây ra cho anh. Phải tiếp xúc, phải có thời gian hàn huyên tâm sự thì mọi người sẽ nhận ra nơi anh có một sự chuyển biến, một sự thay đổi thật tuyệt vời.

Sau nhiều năm sống gần anh và giúp cho anh tìm hiểu về Chúa, tìm hiểu giáo lý tôi nhận ra nơi anh sự biến đổi thật tuyệt vời. Với con mắt nhiều người thì anh là một người vất đi, một người không còn đáng sống nữa vì đã nghiệm ma tuý, đã nhiễm bệnh thế nhưng khi nghe anh tâm sự mọi người sẽ ngạc nhiên. Trong thời gian anh vào trung tâm để dưỡng bệnh cũng chính là thời gian mà anh ngẫm nghĩ lại cuộc đời của anh. Anh cảm thấy hối tiếc vì quãng đời dài thời trai trẻ anh đã làm khổ gia đình, làm khổ ông bà cha mẹ anh chị em. Anh hối tiếc để rồi những ngày còn lại dẫu rằng hết sức vắn vỏi anh làm điều gì đó mà sức khoẻ cho phép để cộng tác với các soeurs chăm sóc cho những người đồng thân đồng phận như anh. Hơn thế nữa, anh đang sống trong đời sống chiêm niệm để nghiệm ra tình yêu thương mà Thiên Chúa dành cho anh qua tình yêu thương, lòng nhân hậu của Chúa qua vòng tay nhân ái của quý soeurs nữ tử bác ái và mọi người đến thăm trung tâm.

Chắc có lẽ trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe đã được quý soeus trung tâm Mai Hoà cảm nhận và chuyển tải trang tin mừng ấy vào đời sống thường nhật về sự nhẫn nại, tình thương yêu bao la của Thiên Chúa nên chàng thanh niên dưỡng bệnh trong Mai Hoà đã thay đổi cuộc sống.

Trong chuyến hành hương Mẹ La Vang vừa qua, một chàng thanh niên không ngần ngại đến tâm sự với tôi vì trong quãng thời gian dài 16 năm qua xa Chúa, xa gia đình. Anh nói rằng vì giận vợ, giận mẹ nên anh xa cách Chúa thế nhưng khi đến với Mẹ La Vang anh thấy mình cần phải hoán cải cuộc đời để quay về bên Chúa, hoán cải cuộc đời như lời Mẹ dạy. Anh nói không hiểu sao đến với đất Mẹ anh cảm thấy lòng mình thay đổi. Sau những lời tâm sự, anh chia tay và anh nói anh sẽ về và làm lại từ đầu.

Cha tập sự đáng kính của chúng tôi đã dạy chúng tôi khi chúng tôi còn là tập sinh của Ngài: Ai mà nhìn lên thập giá mà không hoán cải cuộc đời thì coi như người đó bị hư mất.

Chắc có lẽ một lần nào đó anh bạn trẻ ở Trung Tâm Mai Hoà, anh bạn trẻ tình cờ tôi gặp được ở Linh Địa La Vang và nhiều người nữa cũng đã nhìn lên thập giá và hoán cải đời sống của mình.

Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe cũng như hình ảnh, lời khuyên ăn năn sám hối được Mẹ mời gọi chúng ta quá nhiều lần. Nghe nhiều đến độ mà người ta vẫn thường nói với nhau rằng: “biết rồi ! khổ lắm, nói mãi !”.

Vâng ! Biết, nghe nhiều lần mà chúng ta có cảm nghiệm và nhất là có chuyển tải những điều nghe, điều biết đó vào đời thường của chúng ta hay không mới là điều quan trọng !

Chúng ta vẫn thường mang trong mình cái tôi quá lớn. Chúng ta vẫn thường mang trong mình cái tâm trạng hết sức là bi đát đó là chúng ta luôn cho rằng chúng ta là đúng còn người khác thì sai. Thử nhìn laị trong đời sống thường nhật trong gia đình, trong cộng đoàn tu trì chúng ta sẽ rõ. Chúng ta vẫn thường cư xử với nhau thật khắc nghiệt chứ không phải cư xử như Chúa.

Trong gia đình, có ai chẳng may phạm lỗi này lỗi kia thì chúng ta thường có thái độ lên án, kết án và thậm chí ném đá chứ chúng ta không mặc lấy tâm tình nhẫn nại như Chúa dạy chúng ta.

Trong cộng đoàn tu cũng thế ! Ai làm không vừa ý anh em, chị em mình thì thường thường cộng đoàn có cái nhìn thiếu kiên nhẫn, thiếu chờ đợi sự hoán cải của anh chị em cùng tu với mình.

Thử hỏi nếu ai trong chúng ta ở trong hoàn cảnh đó thì chúng ta cảm thấy cô đơn, cảm thấy cay đắng như thế nào ?

Ai ai cũng thấy sự vội vã kết án, lên án anh chị em mình là sai đấy nhưng chẳng ai đủ bình tĩnh để mà nghe, để mà xem, để mà thấy sự thật cả. Chúng ta thiếu bình tĩnh để mà phán quyết về người khác.

Người ta vẫn thường nói: “đánh người chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” nhưng thực tế cuộc đời chúng ta đâu có bao dung với những con người yếu đuối xung quanh chúng ta. Chúng ta vẫn thường khắc nghiệt với những con người yếu đuối và tội lỗi.

Bi đát của con người ở chỗ là mình có phải là người hoàn thiện đâu mà mình lại kết án người khác.

Nếu không suy nghĩ thì thôi chứ nếu suy nghĩ chúng ta sẽ thấy rõ cái chân đích của cuộc đời mỗi người chúng ta. Cuộc đời của chúng ta tại trần thế này chỉ là đời tạm, chỉ là chuyến hành hương, chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho việc về nhà Cha trên trời, về Thiên Quốc – nơi đó Chúa là Vua, là Chúa của cuộc đời chúng ta. Thế nên căn cốt của cuộc đời này không phải là chuyện giàu hay nghèo, chuyện ở nhà lầu mấy tầng, đi xe hơi mấy chấm. Căn cốt của cuộc đời này không phải là thành công hay không thành công, thất bại hay không thất bại mà căn cốt của cuộc đời này đó là chúng ta được cứu hay không được cứu mà thôi. Cuộc đời này, căn nhà lầu cao tầng, chiếc xe hơi sang trọng mà chúng ta đang có không phải là cùng đích mà đó chính là ơn cứu độ mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta chúng ta có đón nhận hay không mà thôi.

Thiên Chúa đã xuống thế, Ngài đã chịu khổ hình thập giá để mà cứu con người nhưng con người có đáp trả hay không đó mới là chuyện quan trọng.

Hôm nay mừng kính Chúa Cứu Thế, là dịp để chúng ta cảm thấy an tâm và tín thác hơn nữa cuộc đời của chúng ta trong vòng tay yêu thương từ ái của Chúa. Chúa đã, đang và sẽ chờ đợi sự hoán cải của mỗi người chúng ta, chuyện quan trọng là chúng ta có quay về với Chúa, chúng ta có hoán cải để cuối mùa lúa chúng ta là những bông lúa trĩu nặng hạt hay chúng ta là cỏ lùng hay không mà thôi.

Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng sự tự do của con người trước ơn cứu độ của Ngài. Thiên Chúa vẫn chờ đợi thái độ đáp trả của con người.

Cứu thì Thiên Chúa đã cứu rồi nhưng còn con người, Thiên Chúa vẫn nhẫn nại chờ đợi.

Chúa đã “lỡ” xuống thế cứu con người thì xin Chúa cũng thương cứu những con người tỗi lỗi, yếu đuối và bất xứng của chúng ta.

Nguyện xin Chúa là Chúa Cứu Thế đến và ở lại với mỗi người chúng ta để Ngài làm Chúa, làm chủ cuộc đời chúng ta và nhất là Chúa cứu chúng ta khỏi hư đi đời đời.
 
Mẹ La Vang – Mẹ bình an
Anmai, CssR
12:13 18/07/2008
Mẹ La Vang – Mẹ bình an

Cũng khá lâu không có dịp đến với Mẹ La Vang, tuần rồi nhân dịp nghỉ ngơi tôi thu xếp ghé thăm Mẹ chút. Thăm Mẹ quả là điều “chính đáng và phải đạo” vì lẽ tôi đã nhận quá nhiều ơn lành từ Mẹ và cũng có ý xin Mẹ ban cho mình sự bình an. Trên tất cả mọi ơn lành mà tôi cần xin vẫn là ơn bình an.

Tưởng chừng chuyến thăm viếng “trái mùa” này sẽ đơn độc nhưng không ngờ ngoài tôi ra còn có nhiều đoàn con cái Mẹ từ Bắc chí Nam về đây với Mẹ.

Đoàn con cái của Mẹ mà tôi gặp đầu tiên trong chuyến hành hương La Vang đến từ mảnh đất Hưng Hoá thân yêu. Hỏi thăm thì mọi người về đất Mẹ La Vang đều mang trong mình tâm tình tri ân Mẹ vì biết bao nhiêu ơn lành mà Mẹ đã ban cho con cái của Mẹ.

Chiều đến tôi gặp đôi vợ chồng trẻ từ Tân Phú – Quận Tân Bình về đây để tín thác cuộc đời của họ trong tay Mẹ. Nghe họ thuật lại cuộc đời, tôi thấy sao mà chua xót quá ! Người chồng bị ung thư thận nên đã phải cắt một bên để mong kéo dài sự sống. Nỗi đau không kém kèm theo với đôi chồng trẻ và bé gái dễ thương đó là thất nghiệp ! Chuyện là cả chục năm nay gia đình gắn bó với nghề may nón truyền thống nhưng sau khi “bắt buộc đội nón bảo hiểm” nay phải ngậm đắng nuốt cay đổi nghề. Hai vợ chồng nói trong nghẹn ngào: “Chuyến hành hương này hai vợ chồng xin Mẹ cho có việc làm mới chứ không thì không còn đường sống”.

Vui nhất đó là một linh mục bạn vừa mới lãnh sứ vụ hơn một tuần cũng hiện diện trong Thánh Lễ tối nay dưới linh đài của Mẹ. Cảm động trong chuyến hành hương của tân linh mục là có sự hiện diện của ông bà cố. Chắc có lẽ cảm nhận được không biết bao nhiêu ơn lành mà Chúa đã ban xuống trên gia đình cũng như trên đời tân linh mục nên chuyến hành hương tạ ơn Mẹ và xin ơn Mẹ hoàn toàn hợp lý và ý nghĩa.

Điều lạ là trở về bên đất Mẹ với khí hậu nóng bức khác thường và điều kiện sinh hoạt khác với thường ngày nhưng ai ai cũng cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn. Cũng đúng thôi khi mọi người được trở về đây để nép mình bên lòng từ bi nhân hậu của Mẹ.

Một cụ già nói với tôi về “chuyện lạ” xảy ra trong thời gian phái đoàn của Toà Thánh sang thăm Việt Nam rằng: “Ai không tin cũng phải tin thôi !”. Mẹ đã, đang và vẫn hiện ra nhưng con người cố tình không tin Mẹ, không tin Chúa đó thôi.

Vâng ! Thật sự ra thì lòng tin rất khó nói và khó mà diễn tả. Mẹ vẫn, đã, đang và sẽ hiện ra đây đó, đặc biệt nơi linh địa La Vang để chuyển cầu cho con cái Mẹ. Chuyện quan trọng là con người có tin và tín thác cuộc đời của mình trong tay Mẹ hay không mà thôi.

Sau khi dâng Thánh lễ sáng xong, một vị trung niên đến với tôi tâm sự về cuộc đời của anh. Hơn 16 năm xa cách Chúa vì giận vợ, giận Mẹ nhưng nay khi trở về bên Mẹ anh cảm thấy làm sao đó. Hình như Mẹ thôi thúc anh hoán cải cuộc đời để sống tốt với mẹ, vợ và con của anh.

Chắc có lẽ Mẹ nghe và hiểu thấu lời tạ ơn, lời xin ơn của con cái từ khắp muôn phương về bên mẹ, đặc biệt là của con cái Mẹ từ Hưng Hoá, từ Hố Nai, từ Tân Phú – Sài Gòn … đến bên Mẹ trong Thánh lễ sáng nay trong bầu khí ấm cúng dưới linh đài của Mẹ. Sau vài ngày ít ỏi hiện diện bên mẹ, con cái của Mẹ sẽ trở về với gia đình, trở về với đời sống thường nhật nhưng ắt hẳn sẽ tìm thấy sự bình an từ nơi Mẹ.

Mẹ La Vang – Mẹ bình an: Mẹ vẫn lặng lẽ, âm thầm hiện diện trên mảnh đất thiêng này để chuyển cầu cho con cái. Chỉ những ai tin và dám trao phó cuộc đời trong vòng tay trìu mến của Mẹ mới cảm nhận được sự bình an thật trong tâm hồn.

Mẹ La Vang – Mẹ bình an: Mẹ vẫn ở đó, vẫn chờ đó để ban muôn ơn lành cho những ai thành tâm đến bên Mẹ.
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
15:54 18/07/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (41)

401. Ma quỷ là kẻ thù của loài người chúng ta

Không thể nào chống lại Chúa, ma quỷ hướng tất cả sự hận thù ghen ghét điên loạn của chúng vào loài người chúng ta vì chúng biết chúng ta là những kẻ được Chúa dựng nên giống hình ảnh Chúa, và sau nầy, được về trời, chiếm chỗ của chúng.

402. Ma quỷ rất tinh khôn

Ma quỷ xuất hiện một cách kín đáo, khéo léo, tinh vi, đến đổi nhiều khi chúng ta tưởng rằng hình như không có ma quỷ, nhưng thật sự, ma quỷ luôn luôn có mặt bên cạnh chúng ta.
Sức hoạtđộng và sự tàn phá của ma quỷ thật kinh khủng, vì thế, Chúa Giêsu luôn luôn cảnh cáo chúng ta đừng để cho mình bị mắc mưu của ma quỷ.

403. Mục đích của ma quỷ

Mục đích của ma quỷ là gây đổ vỡ, gây tội lỗi, cản trở tình yêu của Chúa đang bao bọc loài người và đang lan tràn khắp mặt đất nầy.
Từ xưa đến nay, ma quỷ đã làm hư hỏng biết bao nhiêu người. Chúng đã nhập khẩu vào trong thế gian đủ mọi thứ dâm ô, lừa lọc, gian tham, độc ác, bất công. Chúng đã làm cho lan rộng khắp nơi những lối sống trớ trêu, lố bịch, nham nhở, nhăng nhít. Chúng đã xúi giục nhiều người bỏ Chúa, không tin Chúa, chống lại Chúa.

404. Muốn thắng ma quỷ, chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giêsu.

Ma quỷ không sợ ai, chỉ sợ Chúa Giêsu.
Danh GIÊSU làm cho ma quỷ kinh khiếp bỏ chạy.
Sức mạnh của Chúa Giêsu, qua Lời Hằng Sống và Bánh Hằng Sông của Ngài, vật ngã ma quỷ dễ dàng.
Chỉ khi nào chúng ta chạy đến với Chúa Giêsu, chúng ta mới mong thắng được ma quỷ.

405. Chúng ta hãy sống khôn ngoan theo Lời Chúa dạy để chiến thắng ma quỷ.

Theo lời Chúa dạy, chúng ta hãy sốnh tỉnh thức, đề phòng, canh chừng, xa lánh tội lỗi, xa lánh những ai dụ dỗ chúng ta phạm tội, xa lánh những nơi mà đến đó, chúng ta sẽ phạm tội.
Chúng ta hãy xa lánh những người xấu và những bạn bè xấu.
Chúng ta không bao giờ ở nhưng không là cội rễ mọi tội lỗi.
Chúng ta hãy chuyên cần làm việc bổn phận, siêng năng sống đời đạo đức, không đọc những sách báo xấu, không xem những phim ảnh và đĩa hình xấu.
Chúa Giêsu sẽ thưỏng chúng ta ở đời nầy: cho chúng ta chiến thắng ma quỷ.
Chúa Giêsu sẽ thưởng chúng ta ở đời sau: cho chúng ta được chiếm chỗ của ma quỷ trên thiên đàng để được hạnh phúc đời đời với Chúa.

406. Chúa khen và Chúa quở trách

Phêrô được Chúa khen vì nói theo ơn Đức Chúa Thánh Thần soi sáng. Tiếp theo, Phêrô bị Chúa quở trách vì nói theo lời ma quỷ xúi giục.
Nếu ta nói theo lời Chúa soi sáng (sau khi đã cầu nguyện thật nhiều), thì được Chúa khen.
Nếu ta hấp tấp nói theo ý ma quỷ mớm cho, thế nào ta cũng bị Chúa khiển trách.

407. Ba hạng người nghe Lời Chúa

- hạng thán phục, tin tưởng, phó thác
- hạng chống đối và từ chối: “Ông nầy lấy quyền Bendêbúp mà trừ quỷ.”
- hạng đòi điều kiện (phải có dấu lạ!)

408. Người kỵ mã xôn xao

Người kỵ mã nghiệm thấy rằng: nếu ngồi trên lưng ngựa mà mình đâm xôn xao thì con ngựa mìnhg đang cưỡi cũng đâm ra cuống quýt.
Lãnh đạo, bề trên, cha mẹ cố gắng đứng bao giờ để lộ xôn xao. Được như vậy, bề dưới mới an tâm, mới sống yên vui được.

409. Đừng để cho tình yêu vợ chồng lụn tàn theo thời gian!

Năm đầu: “Anh yêu, anh là kho vàng của em!”
Năm hai: “Anh yêu!”
Năm ba: “Anh!”
Năm tư: “Anh à? Thế mà em tưởng là ai?”

410. Có bốn cái “mình” trong cuộc đời chúng ta

- cái “mình” tưởng tượng về mình (khi cao quá, khi thấp quá): ta phải bỏ cái mình nầy.
- cái “mình” do người ta gán cho (dư luận của người khác về ta): ta đừng quan tâm đến cái mình nầy.
- cái “mình” dàn cảnh cho người ta thấy (khi ta giả hình, giả bộ): ta hãy xa lánh cái mình nầy.
- cái “mình” thật sự (với những ưu khuyết điểm, với những sở trường sở đoản của mình, với con người thật của mình trước mặt Chúa): với lòng khiêm tốn, ta hãy xin Chúa cho ta phát triển cái mình nầy trong sự thánh thiện.


 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:44 18/07/2008
CON CÁ NHỎ.

N2T


Có một con cá biển nói với một con cá khác: “Xin lỗi, làm phiền bạn chút xíu. Bạn lớn tuổi hơn tôi, có kinh nghiệm hơn, có lẽ có khả năng giúp tôi, xin cho tôi biết đi đường nào thì có thể đến biển, tôi tìm khắp nơi mà tìm không được”.

Con cá khá lớn tuổi trả lời: “Chỗ anh bạn đang bơi đây chính là biển”.

Con cá nhỏ nói: “Thật chứ ? Chỉ là nước không hà. Cái tôi muốn tìm là biển cơ mà”. Sau đó nó rất thất vọng bơi đi chổ khác để tìm biển.

Nó đi đến trước mặt đại sư Tu-o-bo, dùng tiếng địa phương nói: “Tôi đi tìm Thiên Chúa đã nhiều năm, rời bỏ quê hương để tìm Ngài khắp nới. Có người nói – trên núi cao, trong sa mạc, trong sự yên tịnh của tu viện, trong khu vực của người nghèo”.

Đại sư hỏi: “Con đã tìm ra Ngài chưa ?”

- “Giả sử con nói con đã tìm được Ngài, như thế thì con là một người tự đại mà lại nói láo. Con không có tìm ra Ngài, còn thầy, thầy tìm ra Ngài chứ ?”

Vị đại sư ấy có thể nói gì với con cá nhỏ ?

Ánh tịch dương chiếu vào trong phòng, bầy chim én trên ngọn cây đa bên cạnh vui vẻ líu lo mãi không thôi, có thể nghe được tiếng vọng từ xa của xe cộ trên freeway, tiếng muỗi kêu vo ve bên tai, giống như cảnh cáo –sẽ phát sinh bãi công. Người đàn ông đó còn có thể ngồi ở đây nói ông ta không tìm được Thiên Chúa, cần tiếp tục tìm Ngài hay sao ?

Không bao lâu, nó ỉu xìu rời khỏi căn phòng của đại sư, lại đi tìm Thiên Chúa khắp nơi.

Suy tư:

Con người ta, có người suốt đời đi tìm Thiên Chúa trong tu viện khắc khổ, có người đi tìm Thiên Chúa trong sa mạc tịch mịch, có người tìm Thiên Chúa giữa xã hội bon chen, lại có người đi tìm Thiên Chúa trong các nhà chứa gái.v.v...Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa ban cho mỗi người, ai có ân sủng tìm Ngài ở đâu thì đó là quyền Ngài ban cho.

Thiên Chúa không ở dâu xa, Ngài đang ở trong tâm hồn của mỗi người; Thiên Chúa không ở đâu xa, Ngài đang hiện diện nơi người anh em mà chúng ta tiếp xúc gặp gỡ hàng ngày ấy, chúng ta đưa tay ra là có thể với tới Ngài, chúng ta chỉ cất chân bước là có thể đến bên Ngài.

Người ta có thể chỉ cho bạn cách đi tìm Thiên Chúa nơi này nơi nọ, nhưng nếu chúng ta không cảm nhận được Ngài đang hiện diện trong bản thân mình, thì dù cho chúng ta lên trời tim thì cũng không gặp được Ngài.

Chúng ta đang ở trong Chúa và Chúa ở trong chúng ta mà chúng ta không gặp Ngài, thì kiếm Ngài ở đâu bây giờ ?
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:45 18/07/2008
CHỦ NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 13, 24-43

“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt.”

Bạn thân mến,

Câu chuyện dụ ngôn lúa và cỏ lùng mà chúng ta nghe hôm nay là do Chúa Giê-su kể, qua lời tường thuật của thánh sử Mát-thêu, bạn nghe xong chắc hẳn khen ngợi Chúa Giê-su thật tài giỏi, vì biết lấy hoàn cảnh thực tế của cuộc sống để dạy dỗ và hướng dẫn dân chúng hiểu được Nước Trời, nhưng tầm quan trọng của dụ ngôn lúa và cỏ lùng là ở chỗ này, bạn thử cùng tôi suy tư xem sao:

Tâm hồn chúng ta là mảnh đất mà Chúa Giê-su gieo hạt giống vào đó, Ngài chỉ gieo hạt giống tốt tức là lời của Ngài để nảy sinh những cây lúa tốt tươi là những nhân đức. Ma quỷ cũng thấy tâm hồn chúng ta có thể gieo cỏ lùng vào để trở nên hang ổ sào huyệt của tội lỗi. Lúa là những nhân đức mà chúng ta học hỏi nơi Lời Chúa để tâm hồn của chúng ta trở nên cánh đồng lúa tốt tươi, đem lại nhiều lợi ích cho mọi người; cỏ lùng chính là những thói hư tật xấu, những ích kỷ hưởng thụ, những đam mê danh vọng.v.v...mà ma quỷ đã gieo vào trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.

Tình yêu của Thiên Chúa được thể rõ ràng nhất qua thời gian sống của mỗi người chúng ta: lúa tốt và cỏ lùng chính là nhân đức và tội lỗi đang tồn tại trong con người chúng ta. Thiên Chúa không sai các thiên thần lập tức đi diệt cỏ lùng, nhưng đợi đến ngày thu hoạch lúa tức là ngày phán xét mới thực hiện. Điều này cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta, yêu thương dẫn đến nhẫn nại, nhẫn nại đưa đến tha thứ, nhưng nếu chúng ta không nhận ra được tình yêu, nhẫn nại và tha thứ của Thiên Chúa, mà không sửa đổi cuộc sống của mình cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm, thì sẽ có ngày, Thiên Chúa sẽ liệt chúng ta vào hàng cỏ lùng và đem bỏ vào trong lửa hỏa ngục đời đời.

Bạn thân mến,

Cuộc sống của bạn và tôi và của tất cả mọi người đều có ngày kết thúc, sự công bằng của Thiên Chúa lúc ấy tỏ hiện thật rõ ràng qua việc phán xét công và tội của mỗi người. Trong cuộc sống, bạn và tôi đều mong muốn tâm hồn mình luôn đón nhận Lời Chúa và mong muốn thực hành lời hằng sống ấy trong cuộc sống của mình.

Nhưng cũng có rất nhiều lần, tâm hồn bạn và tôi đều đồng thời cảm thấy như có một sức mạnh của cám dỗ làm cho lòng mình không muốn thực hành Lời Chúa, mà chỉ muốn sống hưởng thụ thoài mái thân xác, đó chính là kẻ thường đối kháng Chúa Giê-su là ma quỷ đang gieo cỏ lùng (tội lỗi) vào trong tâm hồn chúng ta đó, hãy cẩn thận để phân biệt điều tốt đẹp từ nơi Thiên Chúa trong tâm hồn của mình.

Ruộng lúa nào cũng có cỏ dại chen lẫn với cây lúa, nhưng nếu chúng ta siêng năng tỉnh táo nhổ nó mổi ngày bằng bí tích Giải Tội, bí tích Thánh Thể và lần hạt Mân Côi và các phương tiện mà Giáo Hội đã chỉ dẩn cho chúng ta, thì chắc chắn cỏ lùng sẽ không thể vượt qua và che lấp cây lúa được.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:47 18/07/2008
N2T


12. Cầu nguyện có thể làm thanh sạch linh hồn của con người, kiên vững đức tin, chiếu soi sự hiểu biết, thích thú tình yêu, thanh tâm quả dục, đuổi trừ lo buồn, tinh thần ngời sáng, thắng được cám dỗ, gấp bội nhiệt tâm, mở cửa Nước Trời.

(Thánh Peter Armengol)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
WYD 2008: Đàng Thánh Giá Chúa Giêsu và các sinh hoạt (Video 5)
VietCatholic Network
06:03 18/07/2008
Cuộc trình diễn lại những giờ phút sau cùng của Chúa Giêsu Kitô qua những Chặng Đường Thánh Giá là một truyền thống và là biến cố then chốt trong các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Chừng 100 bạn trẻ làm diễn viên trong 13 chặng, từ Bữa Tiệc Ly, tới việc Chúa Giêsu bị xử án trước Philatô và việc Người chịu đóng đinh trên thánh giá, đang khi sử dụng một số cảnh mốc nổi tiếng của Sydney làm phông đã trở thành cao điểm kỳ thú trong WYD 2008 và lần đức Giáo Hoàng thăm viếng Australia lần này. Cuộc đi đàng Thánh Giá kéo dài 3 tiếng đồng hồ là biến cố trọng đại được cả triệu triệu người khắp trên thế giới chứng kiến qua màn hình TV trực tiếp phát từ satellite. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tham dự chặng thứ nhất, Bữa Tiệc Ly, trong một biến cố chỉ người có giấy mời mới được tham dự mà thôi tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary, bắt đầu lúc 3 giờ chiều. Anh Alfio Stutio, 27 tuổi, một thanh niên Sydney, đóng vai Chúa Giêsu Kitô, đã diễn lại bữa ăn cuối cùng với 12 môn đệ qua hành vi bẻ bánh và cùng uống rượu đơn giản. Hàng chục ngàn khách hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới tập họp tại mỗi chặng, cầu nguyện và suy gẫm về Chúa Giêsu và về niềm tin của mình. Ngoài nhà thờ chánh tòa và The Domain ra, hai địa điểm khác đã được dùng cho biến cố này là Nhà Hát Con Sò Sydney và Barangaroo ở Đông Cảng Darling.
 
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Diễn lại Đàng Thánh Giá của Chúa Giêsu qua các mốc điểm chính ở Sydney
Vũ Văn An
08:23 18/07/2008
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Đàng Thánh Giá

Báo Daily Telegraph ngày 18 tháng Bẩy hôm nay cho hay: cuộc trình diễn lại những ngày sau cùng của Chúa Giêsu Kitô trong khi sử dụng một số cảnh mốc nổi tiếng của Sydney làm phông đã trở thành cao điểm kỳ thú của lần đức Giáo Hoàng thăm viếng này.

Cuộc đi đàng Thánh Giá kéo dài 3 tiếng đồng hồ là biến cố then chốt trong các cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tham dự chặng thứ nhất, Bữa Tiệc Ly, trong một biến cố chỉ người có giấy mời mới được tham dự mà thôi tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary, bắt đầu lúc 3 giờ chiều.

Cảnh Đóng Đinh
Alfio Stutio, 27 tuổi, một thanh niên Sydney, đóng vai Chúa Giêsu Kitô, đã diễn lại bữa ăn cuối cùng với 12 môn đệ qua hành vi bẻ bánh và cùng uống rượu đơn giản.

Vào khoảng 1000 khách hành hương đã chứng kiến cảnh diễn lại trên trước khi các diễn viên tiến vào The Domain, nơi một đám đông khá lớn tụ tập nhau để chứng kiến chặng thứ hai, Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Diệtsimani trước k hi bị bắt.

Đức Giáo Hoàng chứng kiến phần còn lại của Đàng Thánh Giá trên màn truyền hình tại hầm mộ Nhà Thờ Chánh Toà.

Tuy nhiên, hàng chục ngàn khách hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới tập họp tại mỗi chặng, cầu nguyện và suy gẫm về Chúa Giêsu và về niềm tin của họ.

Việc tái dựng trình thuật Thánh Kinh gồm 13 chặng, từ Bữa Tiệc Ly, tới việc Chúa Giêsu bị xử án trước Phônxiô Philatô và việc Người chịu đóng đinh.

Ngoài nhà thờ chánh tòa và The Domain ra, hai địa điểm khác đã được dùng cho biến cố này là Nhà Hát Con Sò Sydney và Barangaroo ở Đông Cảng Darling.

Biến cố này dự định chấm dứt tại Barangaroo lúc 6 giờ chiều với chặng cuối cùng miêu tả việc tháo xác Chúa Giêsu khỏi Thánh Giá.

Khoảng 100 diễn viên đã tham gia biến cố này mà các nhà tổ chức WYD tiên đoán sẽ thu hút tới 500,000 người.

Các chặng đàng Thánh Giá là một cử hành đạo đức của người Công Giáo và người ta cũng còn gọi nó là Đi Đàng Thánh Giá nữa.

Nó thường được thực hành trong các nhà thờ Công Giáo và hay xẩy ra trong các ngày Thứ Sáu Mùa Chay, nhất là Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày đánh dấu Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.

Các Giáo Hội dùng nhiều nghệ phẩm, kể cả tranh lẫn tượng, để diễn tả từng chặng.

Các biến cố khác vào ngày hôm nay

Mười hai khách hành hương đại diện cho các nước có nhiều người tham dự WYD nhất đã được mời cùng ăn trưa với Đức Giáo Hoàng.

Sau khi đã ních no một dĩa thịt gà nấu theo kiểu ‘diane’ với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, cậu trai miền quê Craig Ashby đã đánh giá Đức Thánh Cha là “một người bình thường”.

Còn chàng thanh niên 21 tuổi quê ở Walgett, tây bắc NSW, cũng là một trong số người Công Giáo trẻ từ khắp các quốc gia trên thế giới được mời dùng bữa trưa thân mật với Đức Giáo Hoàng tại Sydney vào ngày hôm nay.

Các người hành hương trẻ này cho hay vị giáo hoàng 81 tuổi cười to và nói chuyện tếu xuốt bữa ăn, làm họ cảm thấy rất thư giãn và được chào đón dù họ rất sợ phải đi gặp vị lãnh đạo đức tin của họ.

Anh Ashby cho hay ăn trưa với Đức là một kinh nghiệm đầy cảm động mà anh sẽ chia sẻ với gia đình anh trong nhiều thế hệ tương lai mai sau. Anh nói:

"Tôi nghĩ đó là điều để kể lại cho con cháu mình. Quả là bữa ăn tuyệt vời, vĩ đại, chúng tôi được cười thỏa thuê và ông biết không, Ngài là quả là một người bình thường. Tôi hoàn toán xúc động. Thật là một cảm nghiệm tuyệt vời được ngồi với…Đức Giáo Hoàng Benedict. Ai có thể ngờ một gã từ Walgett, người bẩy năm trước, không biết đọc biết viết, không biết đánh vần địa chỉ cũng chẳng viết được chính tên của mình, thế mà nay lại được ngồi chung bàn với Đức Thánh Cha. Tôi chưa bao giờ, thực chưa bao giờ tưởng nghĩ được điều trên.

Các khách hành hương xuất phát từ những xứ xa xôi như Hoa Kỳ và Ba Tây, hay từ các lân bang ở Thái Bình Dương như Đông Timor và Papua New Guinea, và từ các xứ đang lộn xộn, trong đó có Cộng Hòa Dân Chủ Congo.

Đức Thánh Cha và các khách mời của Ngài thưởng thức bữa ăn có ba món chính gồm xúp khoai lang ngọt và đậu ván, thịt gà nấu theo kiểu ‘diane’ với khoai nướng và đậu hòa lan, và bánh nhân trái lạc tiên.

Ijeoma Jacinta Igwe, 25 tuổi, một khách hành hương người Nigeria, cho hay cô ngây ngất và ước ao bữa ăn tại phòng tiếp tân của Nhà Thờ Chính Tòa St Mary cứ kèo dài mãi mãi. Cô nói: “Tôi như thể ‘muốn bữa ăn trưa này đừng bao giờ chấm dứt’. Tôi vốn mong mỏi có được dịp may hiếm như vàng này. Tôi tin rằng đây là loại cơ may mà bất cứ con người nhân bản nào cũng mong có được. Chính Chúa đã ban cho tôi điều ấy… Tôi quả tràn ngập niềm vui. Tôi dám nói với ông là tôi đã thấy Chúa Kitô, thấy Ngài tôi quả đã thấy Chúa Kitô vậy”.

Các khách hành hương dâng tặng Đức Thánh Cha một loạt các kỷ vật khác nhau gồm tràng chuỗi mân côi từ vùng Salamanca, Tây Ban Ha, chai rượu Cognac, nghệ phẩm Thổ Dân và diã CD nhạc cổ điển Pháp.

Gabriel Nangile, 28 tuổi, một khách hành hương Papua New Guinea, cho biết khởi đầu anh rất lo lắng, nhưng Đức Thánh Cha đem lại một bầu khí rất thanh thản và thân ái và khuyền khích nhóm của anh thổ lộ tâm sự chuyện trò. Anh nói: “Ngài tốt quá. Ngài lịch thiệp quá. Mà Ngài còn tiếu lâm nữa. Tôi rất biết ơn.Tôi rất sung sướng.; Tôi không biết phải nói ra sao nữa”.

Sống lại những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu

Báo Sydney Morning Herald, vào ngày hôm nay, 18 tháng Bẩy, cho hay: Khách hành hương sống lại những ngày sau hết của Chúa Giêsu

Các cảnh trong Thánh Kinh vào ngày hôm nay đã được dựng lại khi những ngày sau cùng của Chúa Giêsu Kitô được diễn lại dưới cái phông của nhiều cảnh mốc đã thành tượng trưng của Sydney, và được hàng triệu người khắp thế giới chiêm ngắm trên màn ảnh truyền hình.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đọc lời nguyện khởi đầu cho Đàng Thánh Giá lâu chừng 3 tiếng đồng hồ, một trong các biến cố chính trong chương trình Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney.

Chặng sau cùng
Vở bi kịch có tính sùng kính này đã hội nhập nhiều yếu tố đặc thù của Úc vì nó đã được diễn thử tại khắp sáu địa điểm trong thành phố trước khi hàng trăm ngàn người hành hương tại Sydney đến tham dự sáu ngày lễ hội tuổi trẻ.

Tại Nhà Hát Con Sò Sydney, một mão gai đã được ấn vào đầu Chúa Giêsu Kitô, do Alfio Stutio, một thanh niên Sydney 27 tuổi đóng vai, trước khi ‘anh’ vác thánh giá, lảo đảo đi qua dưới chân Cầu Hải Cảng trên đường tới Barangaroo, một địa điểm cạnh haỉ cảng.

Tại đó, Craig Duncan, một thanh niên Thổ Dân, mình mặc áo da kangaroo và vẽ lên người theo lối cổ truyền, đã đóng vai Si-mon quê ở Xirênê, vác đỡ thánh giá cho Chúa Giêsu trong tiếng kèn didgeridoo.

Khi mặt trời lặn trên Cảng Sydney, Chúa Giêsu được dẫn qua hàng các phhụ nữa Giêrusalem trước khi bị đóng đinh vào thánh giá và được nâng lên trên không.

Khi bóng tối đã trùm phủ, việc diễn lại cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá, và việc tháo xác Người đã gây xuc động lớn nơi các người hành hương trẻ tuổi.

Ca Đoàn Nhà Thờ Nga đã thêm một điệu nhạc khá mê hồn trong lúc khách hành hương chiêm ngắm 13 chặng Đàng Thánh Giá diễn tả từ cảnh Bữa Tiệc Ly tới việc Chúa Giêsu bị Phôngxiô Philatô kết án, và việc Người chịu đóng đinh.

Người ta không khuyến khích khách hành hương đi theo các chặng. Thay vào đó, họ được chiêm ngắm trực tiếp một chặng, và được xem các chặng còn lại trên màn ảnh truyền hình vĩ đại.

Tại tiền đường Nhà Hát Con Sò, Gervae Marai, một người hành hương Pháp, nói rằng nó làm cho anh rơi nước mắt. Anh nói: “Thật hết sức xúc động, tôi rất vui được ở đây để thấy nó”.

Tại các chặng cuối cùng, Rebekah Curran, 18 tuổi, một khách hành hương người Anh cho biết chiêm ngưỡng các chặng đàng Thánh Giá đã khích lệ cô suy gẫm. “Nó thật hết sức xúc động. Đó thực sự là một kỷ niệm đẹp từ tuần lễ này”.

Mariela Jana, 15 tuổi, người Chí Lợi, ca ngợi cuộc trình diễn này. “Nó rất quan trọng đối với tôi vì giờ đây tôi thấy tại sao Chúa Giêsu chịu đau khổ vì chúng ta và tôi có hể học tập và trở thành người tốt ra sao”.

***

Tuy nhiên không thiếu người ‘thất vọng’ vì biến cố này, nhất là ở khu vực Nhà Thờ Chánh Tòa. Số người đến dự biến cố này thật đông, nhưng số người được vào ‘vòng trong’ để trực tiếp chiêm ngắm việc trình diễn chặng thứ nhất cũng như được chiêm ngắm các chặng sau trên màn truyền hình chỉ là số nhỏ, rất nhỏ, trong khi chỗ ngồi hay đứng còn vô số kể. Điều ấy làm nhiều người không thể hiểu nổi, chỉ biết lắc đầu, nhưng không vì thế bỏ cuộc. Đa số đã ở lại, thầm lặng đứng ở bên ngoài, thật xa, xa lắm, xa đến không nhìn thấy màn ảnh truyền hình, không nghe loa phát thanh các lời dẫn giải, nhưng vẫn ‘thông công’ vào một trong các biến cố mà các đài truyền hình của Sydney không ngớt lời ca ngợi: một biến cố khách hành hương sẽ khó quên trong nhiều năm tới.

Trong khi ấy,
 
Lời nhắn nhủ của ĐTC với các bạn trẻ: ''Cung Lòng người mẹ đã trở thành một nơi của sự bạo động không thể nào diễn tả nổi''
Paul Anh
09:09 18/07/2008
Lời nhắn nhủ của ĐTC với các bạn trẻ: "Cung Lòng người mẹ đã trở thành một nơi của sự bạo động không thể nào diễn tả nổi"

SYDNEY (LifeSiteNews.com) - Trong bài diễn văn dành cho hàng trăm ngàn bạn trẻ đón chào Ngài tại Barangaroo, bờ hải cảng Sydney, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đưa ra một trong những thách đố mạnh mẽ nhất mà Ngài chưa hề đưa ra cho giới trẻ đó là: quyền được sống của các trẻ thơ chưa được chào đời.

Đức Thánh Cha nói:

"Làm sao có thể diễn tả được tại một khoảng trống thiêng liêng nhất và tuyệt vời nhất của con người - tức nơi cung lòng của người mẹ, giờ đây đã trở thành một nơi của sự bạo động?"

Trong suốt bài diễn văn của Ngài dành cho những người trẻ, Đức Thánh Cha đề cập tới vẽ đẹp tự nhiên của nước Úc, rồi từ đó Ngài nhanh chóng đề cập đến việc trở thành những người quản gia tốt đẹp của môi trường - một vấn đề mà các thế hệ trẻ ngày nay thường hay học biết được nơi các học đường. Rồi từ đó Đức Thánh Cha chuyển sự chú ý trọn vẹn của Ngài vào những vấn đề có liên quan đến "môi trường xã hội," bằng cách thúc giục các bạn trẻ hãy chăm sóc cho môi trường, vì rằng con người phải có nhiệm vụ bảo vệ những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên cho chính mình.

Đức Thánh Cha nói:

"Có lẽ chúng ta chấp nhận một cách miễn cưỡng rằng: có những vết sẹo vốn hằn lên trên bề mặt của trái đất chúng ta như: sự xói mòn, nạn phá rừng, việc phung phí các tài nguyên về khoáng sản và biển cả của thế giới để làm thỏa mãn sức tiêu thụ quá trớn của con người. Và chúng ta khám phá ra rằng không chỉ có môi trường tự nhiên không thôi mà còn cả môi trường xã hội cũng vậy, tức môi trường định hình nên chính chúng ta, nó cũng có những vết sẹo, và những tổn thương ám chỉ rằng có cái gì đó đang thiếu mất đi. Những vết sẹo đó chính là việc lạm dụng ma túy, rượu bia, các chất kích thích, việc đề cao tới sự bạo động và sự thoái hóa về mặt giới tính, vốn vẫn thường được trình bày ra trên truyền hình và mạng Internet như là cách để giải trí."

Và Đức Thánh Cha đã quay trở về chủ đề có liên quan tới "môi trường xã hội" qua một lời kết luật hết sức mạnh mẽ trong bài diễn văn của Ngài.

Đức Thánh Cha nói:

"Thế môi trường xã hội của chúng ta chính là gì? Chúng ta có biết thức tỉnh trước những dấu hiệu báo rằng chúng ta đang quay trở lưng trước cấu trúc đạo đức luân lý mà Thiên Chúa đã phú ban cho nhân loại không? Chúng ta có biết nhận ra rằng phẩm giá bẩm sinh của mỗi cá nhân là thuộc vào căn tính sâu sa nhất của chính người nam hay người nữ đó - vốn cũng là hình ảnh của Đấng Tạo Dựng - và do đó nhân quyền chính là những quyền phổ quát, được dựa trên luật lệ tự nhiên, chứ không phải bất kỳ thứ luật lệ nào đó, vốn tùy thuộc vào sự thương lượng hay đỡ đầu vì rằng nhân quyền chính là điều không thể khoan nhượng được không?"

Vào phần cuối của bài diễn văn, Đức Thánh Cha Bênêđíctô đưa ra một lời tuyên cáo tóm tắt chung, vốn nhắm thẳng ngay vào trọng tâm của cuộc tranh luận giữa những người "Công Giáo" theo đường lối phóng túng (liberal) và những người Công Giáo đích thực, tín trung..

Ngài mạnh mẽ kết luận như sau:

"Khi những người Công Giáo theo cánh tả, tự họ quan tâm đến những vấn đề quan trọng có liên quan đến đến 'công lý xã hội,' họ tránh né hay xem nhẹ đến việc tranh đấu cho quyền được sống của các hài nhi chưa được chào đời, và họ xem chuyện phá thai ngang hàng với chuyện thất nghiệp, sự nghèo đói, hay những kiểu sống thực tiễn vốn làm hủy hoại và xói mòn đến môi trường. Tuy nhiên, đối với những người Công Giáo đích thực và tín trung, trong khi nhìn nhận đến tầm quan trọng của việc chăm sóc cho những người nghèo khổ, cho môi trường và cho nền hòa bình, họ hiểu được rằng quyền được sống phải là một ưu tiên quan trọng trên hẳn bất cứ điều nào khác.

Những mối quan tâm đến những vấn đề như: hòa bình, công lý, sự phát triển sinh tồn và bất bạo động, và việc chăm sóc cho môi trường là những vấn đề có tính quan trọng đối với nhân loại. Tuy nhiên, những vấn đề này không thể được hiểu như là việc tách rời đến việc suy nghĩ một cách sâu sa về phẩm giá bẩm sinh của mỗi một mạng sống con người từ lúc thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên, vì suy cho cùng, đó chính là một thứ phẩm giá được chính Thiên Chúa trao tặng cho con người và do đó không thể nào có thể bị xâm phạm được."

T.B. Để đọc và nghiền ngẫm qua toàn bộ bài diễn văn này của Đức Thánh Cha bằng Anh Ngữ, xin Quý Vị hãy vào địa chỉ sau:

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2008/july/documents/hf_ben-xvi_spe_20080717_barangaroo_en.html
 
Giáo Hội Phi Luật Tân nói “không” với phá thai và kế hoạch hóa gia đình
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:16 18/07/2008
Manila (AsiaNews) – Vào ngày 25 tháng Bảy tới đây, một cuộc biểu tình toàn quốc sẽ được tổ chức với “những lời cầu nguyện và diễu hành vì sự sống” để phản đối đề nghị của chính phủ về các phương pháp kế hoạch hóa gia đình và hợp pháp hóa phá thai. Các cuộc diễu hành sẽ được tổ chức trên khắp các thành phố với sự tham dự của các linh mục, nữ tu và giáo dân, họ sẽ hát và hô khẩu hiệu “bảo vệ sự sống”.

Sáng kiến này được Cha Melvin Castro, Ủy viên Thư ký của Ủy ban Giám Mục về Gia đình và Sự Sống công bố, ngài cũng nhấn mạnh sự phản đối mạnh mẽ của Giáo Hội Phi Luật Tân đối với dự luật hợp pháp hóa phá thai. Hiện nó đang được xây dựng ở cơ quan lập pháp. Các tín hữu ở Manila, Cagayan de Oro, Davao, Jaro, và tỉnh Mindanao đã bày tỏ sự đồng thuận về các cuộc biểu tình.

Bất cứ hình thức nào của chương trình sinh sản cũng được so sánh với phá thai, trong khi Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Phi Luật Tân, Đức Tổng Giám Mục Angel Lagdameo đang kêu gọi các giám mục “từ chối ban bí tích Thánh Thể cho các chính trị gia ủng hộ các phương pháp kế hoạch hóa gia đình”.

Các nhà lãnh đạo chính trị Công Giáo của đất nước này không ủng hộ công khai các cải cách mà một bộ phận chính phủ đang tìm kiếm, nhất là các quy tắc cho phép phá thai, nhưng một số họ dường như ủng hộ việc giáo dục giới tính hơn nữa trong các trường học và cổ vũ các phương pháp kế hoạch hóa gia đình sử dụng biện pháp ngừa thai. Theo một tổ chức của Liên Hiệp Quốc, hàng năm tại Phi Luật Tân có khoảng 473.000 trường hợp phá thai, trong khi đó 2 trong 5 phụ nữ dùng biện pháp tránh thai không thể thực hiện như thế. Dân số nước này tăng 2 phần trăm mỗi năm và trong năm nay có thể đạt đến 90 triệu dân. Theo Anthony Gonzales, phát ngôn viên của Tổng Thống Arroyo, chính sách của chính phủ dựa trên cơ sở 4 trụ cột nền tảng: tôn trọng sư sống; sinh nở có trách nhiệm, khoảng cách của việc sinh nở trong gia đình và sự hiểu biết về các phương pháp kế hoạch hóa gia đình.

Theo các vị lãnh đạo Giáo Hội Phi Luật Tân, một viễn tượng xuyên tạc về giáo dục giới tính đặt ra những đe dọa trầm trọng đến người dân ở các làng mạc và góp phần cổ vũ thực hành bừa bãi trong giới trẻ, vì chúng nghĩ rằng việc sử dụng bao cao su có thể bảo vệ chúng khỏi mọi nguy cơ. Đức Tổng Giám Mục Fernando Capalla của Davao nhấn mạnh: “Nguy cơ nằm ở chỗ tự do tiếp cận biện pháp ngừa thai và cuộc vận động chính trị nhằm mục đích kế hoạch hóa gia đình sẽ dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân các trường hợp phá thai ”
 
Tuy xa Sydney nhưng giới trẻ Iraq gần gũi con tim Đức Thánh Cha
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:18 18/07/2008
Arbil, Iraq (AsiaNews) – Hàng ngàn bạn trẻ tập trung tại các địa điểm khác nhau ở các thành phố khác nhau của miền Bắc Iraq để cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Vì lý do an ninh và lo ngại về khả năng bỏ trốn, Úc đã không cấp một visa nào cho người trẻ Iraq đến Sydney. Thay vào đó, quyết định cuối cùng của họ là cùng với các giám mục tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại địa phương, kết hợp giáo lý và lễ hội cũng như những giây phút yên lặng hướng về Sydney qua truyền hình vệ tinh.

Đức Cha Rabban al-Qas, giám mục của Arbil và Amadiya cho hay: “Giáo Hội Iraq, nhất là ở phía Bắc thật sống động và tích cực, liên kết chặt chẽ với Giáo Hội Hoàn Vũ”. Để duy trì mối dây liên hệ với Đức Thánh Cha ở Sydney, ngài đã gửi Đức Thánh Cha một bức điện. Ở các giáo phận Arbil, Kirkuk, Alqosh, Karaqosj, Zakho và Amadiya các hội nghị và các buổi giáo lý cũng được tổ chức.

Khi kết thúc buổi giáo lý và các nhóm gặp gỡ vào buổi trưa, giới trẻ đã chia sẻ một buổi ăn trong không khí thinh lặng và huynh đệ, rất khác biệt với con người mà họ đã trải qua sau nhiều năm chiến tranh.

Đức Cha Louis Sako, Giám Mục của Kirkuk gọi đó là “sự kiện lịch sử” chứng tỏ thiện ý của người trẻ làm chứng cho đức tin của họ trong vô vàn khó khăn và đau khổ”.

Vào ngày 18/07, khoảng 2.000 bạn trẻ từ Arbil, Alqosh và Zakho sẽ tập hợp nhau trong cuộc hành hương đến Đền tử đạo Sultana Mahdokh (thế kỷ 4), thuộc làng Araden.

Vào ngày Chúa Nhật, Ngày Giới Trẻ Thế Giới Iraq sẽ kết thúc bằng những cử hành tại Kirkuk. Các nhóm Công Giáo từ Libăng, Úc và Pháp cũng sẽ hiện hiện.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi giới trẻ làm chứng trong một thế giới mệt mỏi với những hứa hẹn giả dối
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:19 18/07/2008
Sydney (AsiaNews) – Hôm 17/07/2008, trong lần gặp gỡ đầu tiên với giới trẻ nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở bến tàu Barangaroo, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mang đến cho họ không chỉ là những sự kiện theo chương trình mà là cả một cuộc đời họ, như làm chứng cho tính lạ thường của đức tin mà con người khao khác tìm kiếm: “Thế giới chúng ta đã trưởng thành một cách mệt mỏi bằng lòng tham danh lợi, của sự bóc lột, chia rẽ, của sự tẻ nhạt về những thần tượng sai lạc, những câu trả lời nửa vời và sự đau đớn của những hứa hẹn giả dối. Con tim và khối óc của chúng ta đang khát khao một viễn tượng của một đời sống mà nơi đó tình yêu tồn tại, ân huệ được sẻ chia, tình liên đới được xây dựng, nơi mà ý nghĩa của tự do được tìm thấy trong sự thật, và cũng là nơi mà bản thân được tìm thấy trong sự hiệp thông của từng người. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần! Đây là niềm hy vọng chứa đựng trong Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Cần phải làm chứng cho sự thật này khi mà các con được tái sinh nơi Phép Rửa và được củng cố trong ân sủng của Chúa Thánh Thần nơi Phép Thêm Sức. Hãy để điều này trở thành thông điệp của các con mang lại cho thế giới đến từ Sydney”.

Ngài nói thêm: “Các bạn trẻ thân mến, các con hãy nhớ rằng mình là thụ tạo mới nơi gia đình, trường học, đại học, công sở và nơi giải trí của các con! Không chỉ các con phải kính sợ và hoan hỉ trước Đấng Tạo Hóa về công việc của Ngài mà các con còn phải thừa nhận rằng cơ sỡ vững chắc của tình liên đới nhân loại nằm ở chỗ nguồn gốc chung của mỗi con người, tột đỉnh của ý định sáng tạo nơi Thiên Chúa cho thế giới. Là Kitô hữu, các con đứng trong thế giới này, các con biết rằng Thiên Chúa mang hình ảnh con người – Chúa Giêsu Kitô – “con đường” mà Người ban cho toàn thể nhân loại khát khao, và “sự sống” mà chúng ta được kêu gọi làm chứng, và luôn đi trong ánh sáng của Người”.

Đức Thánh Cha đến Barangaroo trên con tàu được gọi là ‘Sydney 2000’, với những người trẻ vây quanh, họ diện trang phục truyền thống của quê hương mình trên những chiếc tàu nhỏ tạo nên những đường sóng nước và tiếng còi tàu.

Để chào đón Đức Thánh Cha, Đức Hồng y George Pell, Tổng Giám Mục của Sydney nói rằng nước Úc chưa được thấy lần nghên đón nào như thế này kể từ lần nghênh đón vị giám mục đầu tiên.

Trong lời chào mừng chính thức nhà chức trách, Đức Thánh Cha cám ơn chính phủ Úc về sự can đảm của họ trong việc xin người thổ dân Aborigines tha thứ về những ngược đãi về văn hóa và con người.

150.000 người trẻ đã tham dự trong buổi giáo lý vào buổi sáng để đợi ĐTC Bênêđictô XVI trong tiếng hát, điệu múa và rừng cờ đa sắc màu, trong sự nhiệt tình và tình hữu nghị gây kinh ngạc từ những phương trời địa lý và văn hóa mà họ đến.

Trong diễn từ với đám đông người trẻ, Đức Thánh Cha đã khéo léo gây xúc động bằng mỗi mối nút thắt:

- một nét nhấn thi vị về tự nhiên, sáng tạo và sự kỳ diệu “tột đỉnh” của nó, con người là người bảo tồn;

- một giọng buồn bã và đau khổ về vấn đề xã hội và môi trường trong đó “việc đề bạo lực và sự thoái hóa về tính dục lại thường được trình chiếu trên TV và Internet như là chương trình giải trí”;

- lên án thuyết tương đối vì thiếu chân thực và đức hạnh, vì đặt Thiên Chúa ra “ngoài lề”, vì xúc phạm tự nhiên và coi thường phẩm giá vốn có của con người;

- một dấu nhấn khuyên giải người trẻ, những người mất phương hướng, ngài bảo họ rằng đời sống được Thiên Chúa yêu thương và chúc phúc và đó chính là mục đích.

Trong lời kêu gọi giới trẻ dấn thân và việc làm chứng và tái tạo thế giới, Đức Thánh Cha Bênêđictô bày tỏ với họ về những mẫu gương các nhà truyền giáo loan báo Tin Mừng cho nước Úc: “Ngày nay, chúng ta nghĩ về các Linh mục, Nữ tu, Sư huynh tiên phong đã đến các bờ biển bày và các nơi khác của Thái Bình Dương, từ Ái Nhĩ Lan, Pháp, Anh và đâu đó ở Âu Châu. Đa số họ còn trẻ - một số họ ở độ tuổi đôi mươi – và khi họ nói lời chào tạm biệt cha mẹ, anh em, bè bạn, họ cũng đã biết rằng họ sẽ không còn nghĩ đến ngày trở về quê hương. Toàn bộ đời sống họ là quên mình làm chứng cho Kitô giáo. Họ trở nên khiêm nhường như là những người xây dựng bền bỉ rất nhiều di sản xã hội và tinh thần mà ngày nay vẫn mang lại đức hạnh, lòng nhân từ và mục đích của những quốc gia này. Và họ đã truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo”.

Trong Sứ điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới Sydney, Đức Giáo Hoàng đã thúc giục giới trẻ mời gọi ít nhất là bạn bè mình. Sự quan tâm dành cho những người chưa có đức tin và đang chờ đợi tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống cũng nằm trong diễn từ của Đức Thánh Cha: “Tối hôm nay, cha cũng cầu mong cho những người khiông hiện diện với chúng ta. Cha cũng đặc biệt nghĩ về những người bệnh về thể lý và tinh thần, những người trẻ chịu tù đày, những người phải đấu tranh bên lề xã hội chúng ta, và những người vì lý do nào đó cảm thấy xa lánh Giáo Hội. Đối với họ, cha nói rằng: Chúa Giêsu gần gũi với anh em! Hãy cảm nhận sự ôm ấp chữa lành, lòng từ bi và nhân từ của ngài!”

Cũng giống như vậy “một số trong chúng con cũng đang tìm kiếm một quê hương thiêng liêng, một số trong các con, được chúng ta chào đón nhất, không phải là người Công Giáo hay Kitô giáo. Một số khác trong các con có lẽ đang ở bên rìa của giáo xứ và đời sống Giáo Hội”.

Thực vậy, không chỉ có người Công Giáo mà người Anh giáo, Tin lành, Hồi giáo, Ấn giáo và Phật giáo cũng nằm trong dòng người bị cuốn về bến tàu Barangaroo.

Đức Thánh Cha nói thêm: “Với các con, cha ước mong đưa ra lời cổ vũ: hãy bước lên phía trước vào trong tình yêu ôm ấp của Chúa Kitô; hãy chấp nhận Giáo Hội như là nhà của các con”.
 
Bệnh cảm cúm tấn công những người hành hương đến Sydney dự WYD 2008
Paul Anh
09:32 18/07/2008
Bệnh cảm cúm tấn công những người hành hương đến Sydney dự WYD 2008

SYDNEY, Úc Châu (Zenit.org).- Sydney hiện đang là mùa Đông, và một số khách hành hương trẻ đang phải lãnh nhận một hậu quả tương tự, đó là họ bị bệnh cảm cúm.

Theo cập nhật mới nhất của bộ phận đặc trách về sức khỏe của thành phố New South Wales vào chiều thứ Năm hôm qua theo giờ địa phương, có tới 87 vị khách hành hương đã mắc phải bệnh cảm cúm, hay các triệu chứng về bệnh này. Và một virús nhiễm bệnh đã khiến cho thêm rất nhiều bạn trẻ nữa phải gánh chịu chứng viêm dạ dày ruột.

Những bạn trẻ hành hương được cung cấp đầy đủ các thông tin về cách chăm sóc sức khỏe y tế trước khi họ rời quốc gia mà họ hiện đang sinh sống. Trang Web của chính phủ thuộc tiểu bang New South Wales đã nhắc nhở các khách hành hương rằng nhiệt độ vào mùa Đông ở Sydney là vào khoảng từ 8ºC (tương đương với 46ºF) đến 16.9ºC (tức khoảng 62ºF).

Trang Web khuyến cáo các khách hành hương mang đủ đồ ấm đặc biệt là nếu họ muốn ngủ ngoài trời ngay sau Thánh Lễ vọng đêm Thứ Bảy.

Hiện có khoảng 125,000 ngàn khách hành hương quốc tế đến Sydney để tham dự Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, do đó tỉ lệ bị nhiễm bệnh cúm là thật nhỏ, và các viên chức y tế đang chăm sóc cho những trường hợp bị nhiễm chứng cảm cúm này.
 
Vài nét lịch sử Ngày Quốc Tế Giới Trẻ theo lời kể của Đức Hồng Y Paul Josef Cordes
Đặng Thế Dũng
09:49 18/07/2008

Vài nét lịch sử Ngày Quốc Tế Giới Trẻ theo lời kể của Đức Hồng Y Paul Josef Cordes



(Zenit 15 tháng 7)- Nhân dịp ngày Quốc tế Giới Trẻ đang diễn ra tại Sydney, Úc Châu, kính mời quý vị và các bạn theo dõi vài nét lịch sử của Ngày này, dựa theo lời kể của Đức Hồng Y Paul Josef Cordes, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Cor Unum- “Đồng Tâm”. ĐHY Cordes đã nhắc lại lịch sử Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, trong thánh lễ cử hành tại Trung Tâm Giới Trẻ ở Roma, nhân địp Trung Tâm này mừng kỷ niệm 25 năm thành lập.

Trung Tâm này được gọi là “Trung tâm Quốc tế Thánh Lorenzo” (San Lorenzo International Center), nằm cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô, Roma, đã được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khánh thành ngày 13 tháng 3 năm 1983. Lúc đó, Đức Hồng Y Paul Josef Cordes giữ chức vụ Phó Chủ Tịch Hội Đồng Toà Thánh đặc trách giáo dân. Đức Hồng Y kể lại như sau:

“Ý tưởng thiết lập Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được nghĩ đến trong Năm Thánh Đặc Biệt 1983-1984. Lúc đó, một thiện nguyện viên của Trung Tâm Quốc Tế Thánh Lorenzo, linh mục Massimo Camisasca, thuộc phong trào “Hiệp Thông và Giải Phóng”, đã đặt vấn đề như sau: “Trong Năm Thánh Đặc Biệt này, tại sao chúng ta không tổ chức cuộc Hội Ngộ Quốc Tế các bạn trẻ?”

Đức Hồng Y Cordes nhắc lại câu trả lời của ngài lúc đó như sau: “Đây là ý tưởng tốt, nhưng ai có thể lo việc tổ chức đây?” Ngài trả lời như vậy bởi vì,- theo lời kể của ĐHY Cordes,- ngài cho rằng Hội Đồng Toà Thánh đặc trách Giáo Dân không thể nào đủ sức để tổ chức cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế này. Tuy nhiên Đức Hồng Y thầm nghĩ thêm rằng nếu tất cả những ai đang làm việc tại Hội Đồng Toà Thánh này đồng ý dấn thân tổ chức, thì cũng có thể thực hiện được. Thế là Đức Hồng Y quy tựu những kẻ thuận với ý tưởng tổ chức Cuộc Gặp Gỡ và được họ đồng ý cam kết dấn thân, mặc dù vài vị có ý kiến chống lại, do họ đã trải qua kinh nghiệm không tốt về một cuộc họp như thế trong Năm Thánh 1975.

Khi đến gần thời điểm dự định tổ chức Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Giới Trẻ, tức gần đến Chúa Nhật Lễ Lá năm 1983, thì những chống đối từ bên ngoài lại gia tăng. Thậm chí vài giáo phận gởi về những phản ứng không thuận lợi cho rằng: Vatican không có thẩm quyền để chăm sóc mục vụ cho những người trẻ từ các giáo phận chúng tôi! Thêm vào đó, vào phút chót, ông Thị Trưởng Roma, một thành viên của Đảng Cộng sản Ý, rút lại giấy phép, không cho các bạn trẻ về cấm trại hay dựng lều ở tạm tại Công Viên của khu phố Pineta Sacchetti. Các nhà bảo vệ môi sinh kết hợp với các ký giả, lên tiếng phản đối cho rằng cuộc tập hợp đông người trẻ về Roma, sẽ phá hủy các hoa viên và những nơi công cộng của thành phố.

Nhưng, cho dù với những khó khăn chống lại, đúng ngày hẹn, tức Chúa Nhật Lễ Lá, đã có khoảng 300,000 bạn trẻ tựu về Quảng Trường Thánh Phêrô, để cử hành Lễ Lá với Đức Thánh Cha. Mọi sự đã diễn ra tốt đẹp trong trật tự và làm nhiều người ngạc nhiên. Dĩ nhiên là tại Hội Đồng Toà Thánh đặc trách giáo dân, chúng tôi đã cố gắng hết sức mình để tổ chức cuộc gặp gỡ nói trên.

Không lâu sau đó, lúc sắp vào mùa hè, Đức Gioan Phaolô II chuyển đến Hội Đồng chúng tôi câu hỏi: “Liên Hiệp Quốc đã công bố năm tới (1984)- là Năm của Giới Trẻ. Vậy chúng ta có nên mời các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới tựu về Roma lần nữa không?” Dù đã tỏ ra rất hăng say trong lần quy tựu giới trẻ vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, nhưng khi nghe “câu hỏi đề nghị” trên của Đức Thánh Cha, chúng tôi cảm thấy hụt hẫng, vì thời gian không còn bao nhiêu để chuẩn bị và tổ chức cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế. Trong hai tháng hè sắp đến, chúng tôi không thể làm gì được. Hơn nữa, thời điểm để tổ chức cuộc Gặp Gỡ cũng là Chúa Nhật Lễ Lá năm 1984. Thật sự, thời gian còn quá ít! Nhưng chúng tôi muốn vâng lời Đức Thánh Cha. Vả lại chính chúng tôi đã nhìn thấy ảnh hưởng tốt đẹp của Cuộc Gặp Gỡ Đầu Tiên vào Chúa Nhật Lễ Lá năm 1983. Thái độ vâng lời của chúng tôi gặp được hậu thuẫn bất ngờ: Chị Chiara Lubich, sáng lập viên phong trào Focolare- “Tổ Ấm” dấn thân giúp Hội Đồng chúng tôi hết mình; Chị đặt toàn bộ Phong Trào cộng tác giúp chúng tôi thực hiện chương trình. Kết quả thật khích lệ: 250,000 bạn trẻ khắp nơi đã tựu về Roma mừng lễ với Đức Thánh Cha vào Chúa Nhật Phục Sinh năm 1984, Đức Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ tuyên bố như sau: “Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, Tôi đã gặp hàng trăm ngàn bạn trẻ; và tâm tư tôi còn khắc ghi sâu đậm những hình ảnh nói lên lòng hăng say của họ. Tôi hy vọng là kinh nghiệm tuyệt vời này có thể được lặp lại trong những năm sắp đến, khai sinh Ngày Quốc tế Giới Trẻ vào Chúa Nhật Lễ Lá hằng năm.” Thế là Đức Giaon Phaolô II đã thiết lập một cử hành mới trong sinh hoạt của Giáo Hội.

Từ đó được bắt đầu việc cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Giáo Hội Công Giáo tại nhiều quốc gia trên thế giới lần lượt được chỉ định đứng ra tổ chức, xen kẽ biến cố quốc tế với biến cố được cử hành tại giáo hội địa phương. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần đầu tiên được tổ chức ngoài Roma, là tại Buenos Aires, bên nước Argentina, Châu Mỹ Latinh, sau đó đến phiên Tây Ban Nha, rồi đến Hoa Kỳ, đến các đại lục Âu Châu, Á Châu, Úc Châu. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ của Đại Năm Thánh 2000 được tổ chức tại Roma. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ có đông số tham dự viên nhất là Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Manila, Phi luật tân, vào năm 1995, với khoảng 5 triệu tín hữu tham dự!
 
Đàng Thánh Giá Sydney 2008
Nguyễn Trung Tây, SVD
10:37 18/07/2008

Đàng Thánh Giá Sydney 2008

Đàng thánh giá, Ảnh Ngọc Long
Ngày thứ Sáu của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kéo về với buổi chiều giới trẻ vác đàng thánh giá.

Hồi xưa Chúa với thánh giá nhọc nhằn trên những con đường chật hẹp của kinh thành Giêrusalem. Ngày hôm nay Chúa lại nhọc nhằn vác thánh giá trên những nẻo đường lạnh buốt của Sydney, thành phố lớn nhất của Úc Châu, một xã hội đã bị tục hóa từ lâu.

Và cũng bởi tục hóa, người Công Giáo trên thế giới khi tới Úc Châu có lẽ rất là ngạc nhiên khi họ không nhận ra bóng dáng của những màu áo dòng của những vị linh mục và tu sĩ nam nữ trên đường phố. Úc Châu mà, tục hóa mà, cho nên người sống ở Úc không bao giờ tuyên xưng đức tin nơi công cộng; tục hóa mà, người Úc không sử dụng những danh từ liên quan đến tôn giáo trong ngôn ngữ hằng ngày. Bởi tục hóa, Úc Châu vắng bóng ngôn ngữ niềm tin, không Chúa, không dấu thánh giá, ngoại trừ một cây thánh giá bé tí ti được cài trên cổ áo của những linh mục và tu sĩ nam nữ mặc quần áo của đời rất thường.
Tuổi trẻ Việt Nam, Ảnh Nguyễn Trung Tây
Tục hóa mà, cho nên giới trẻ Úc Châu vắng mặt trong những sinh hoạt xứ đạo; tục hóa mà, giới trẻ Úc Châu cổ không đeo thánh giá, không tuyên xưng niềm tin trong bất cứ hình thức nào.

Nhưng bây giờ là tuần Đại Hội Giới Trẻ. Hôm nay là thứ Sáu vác đàng thánh giá. Từ trạm Cabramatta, phái đoàn hành hương chúng tôi dừng lại từng trạm xe lửa dẫn tới nhà ga Circular Quay, tại đây chúng tôi dẫn nhau đi bộ vô Barangaroo ngắm đàng thánh giá. Dọc theo hai bên đường, xe lửa dừng lại tại từng trạm. Đây là trạm Fairfield, giới trẻ với balô WYD08 kéo lên đông nghẹt. Đây là trạm Liverpool, tuổi trẻ với bảng tên WYD treo trên cổ đông nghẹt dẫn nhau lên toa xe dẫn về trung tâm thành phố, cùng nhau nhọc nhằn với Đức Giêsu vác đằng thánh giá. Lại thêm một trạm, xe lửa dừng lại, nữ tu và linh mục mặc áo dòng đen cổ trắng đứng hai bên đường đợi chờ cửa kiếng xe lửa mở tung ra. Bởi Đại Hội Giới Trẻ 2008, Sydney cả tuần rồi thay da đổi thịt.

Tu sĩ Úc Châu, Ảnh Nguyễn Trung Tây
Bởi World Youth Day 2008, bắt đầu từ ngày thứ Ba của Đại Lễ Khai Mạc cho tới ngày thứ Sáu ngắm đàng Thánh Giá hôm nay, Sydney không còn là Sydney của tục hóa, của ngần ngại không dám tuyên xưng niềm tin nữa. Sydney của Đại Hội Giới Trẻ là giới trẻ Úc Châu và giới trẻ thế giới đeo trên người thánh giá của Đức Kitô trên người. Giới trẻ Úc Châu nói tiếng Anh giọng Aussie đội trên đầu khăn len nổi bật hàng chữ “I Love Jesus”. Mà đúng là như vậy. Từng trạm xe lửa dừng lại, từng đoàn người trẻ dẫn nhau tuôn lên xe lửa, áo mặc nổi bật hàng chữ World Youth Day 2008. Tuổi trẻ đi ngoài đường, tay lần hạt kinh Môi Côi. Tuổi trẻ đi ngoài phố, miệng hét lớn, “We Love Jesus!”.

Tuổi trẻ Aussie vắng bóng trong thánh đường giờ này ngập tràn đường phố Sydney. Tuổi trẻ Sydney đứng tại từng góc đường, tự nguyện chỉ đường cho người lạc lối đi về Opera House ngắm đàng thánh giá. Cứ thế, mỗi lần xe lửa của phái đoàn hành hương dừng lại, tuổi trẻ và tu sĩ tuôn lên xe ngập kín khoang tàu.

Ngắm đàng thánh giá, Ảnh Nguyễn Trung Tây
Bến cảng Barangaroo của Sydney ngày hôm nay trở thành những chặng đàng cuối cùng của Ngắm Đàng Thánh Giá. Ngàn ngàn người tuổi trẻ mặc cho trời lạnh giá băng cúi đầu lần hạt tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Giêus. Hôm nay, tại bến cảng Barangaroo, Đức Giêsu bị quân dữ đóng đinh trên cây thánh giá. Nơi này, Đức Giêsu trối lại người Mẹ cho người Môn đệ thương yêu. Cũng chính nơi này, Đức Giêsu nhắm mắt lại chết đi lặng lẽ trên cây thánh giá. Tuổi trẻ chật kín bến cảng Barangaroo lặng lẽ tưởng niệm cuộc thương khó. Tuổi trẻ bập bẹ đôi môi đọc lời kinh Lạy Cha, lời kinh Kính Mừng. Tuổi trẻ long lanh nước mắt khóc thầm vào giây phút Con Trời nhắm mắt chết đi. Cả một khu đất rộng lớn Barangaroo thênh thang yên lặng hỏi nhau,

“Were you there when they crucified my Lord?”…

“Bạn đang đứng ở đâu khi người ta đóng đanh Chúa tôi vào cây thánh giá?”

Bến cảng Barangaroo và tuổi trẻ thế giới, Ảnh Nguyễn Trung Tây


Hai ngàn năm trước, tuổi trẻ hôm nay chưa xuất hiện để mà trả lời cho câu hỏi, và để khóc thầm bởi Con Trời tái xám da thịt chết đi. Nhưng buổi chiều hôm nay, thứ Sáu, 18 tháng 7, tuổi trẻ Úc Châu và tuổi trẻ thế giới đang trả lời. Chiều hôm nay, thứ Sáu, tại Sydney, tuổi trẻ Úc Châu và thế giới chúng tôi đang tập trung tại Sydney cúi đầu khóc thầm tưởng niệm cái chết của Đức Giêsu.

Trời mùa đông tối dần tối dần, chiều mùa đông Sydney lạnh buốt, nhưng tuổi trẻ Úc Châu và thế giới vẫn đang yên lặng, miệng đọc kinh, đôi mắt ướt nhòe bởi những chặng đàng thánh giá cuối cùng đang diễn ra tại bến cảng Barangaroo của phố Sydney.

Tuổi trẻ Úc Châu và tuổi trẻ thế giới tiếp tục nhận lãnh được ơn của Chúa Thánh Thần. Ơn trời tiếp tục tuôn đổ. Trời tiếp tục lạnh. Nhưng ngọn lửa Thánh Linh vẫn tuôn đổ thay đổi tâm hồn giới trẻ của Úc Châu và của thế giới.

Alleluia! Alleluia!

Receive the Power, from the Holy Spirit!

Alleluia! Alleluia!

Receive the Power to be a light unto the world!


www.nguyentrungtay.com
 
Đức Tổng Giám Mục Chaput thách thức giới trẻ hãy bỏ “xóm nhà lá Công Giáo” và trở thành một Tông Đồ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
10:40 18/07/2008
Hãy bỏ “xóm nhà lá Công Giáo” và trở thành một Tông Đồ

Sydney, ngày 18 tháng 7, năm 2008 (CAN). - Giới trẻ tụ họp lại sáng Thứ Sáu để nghe ĐTGM Chaput nói về Chúa Thánh Thần và nhiệm vụ của các Kitô hữu phải trở thành những nhà truyền giáo nhận được một thách đố là không còn sống trong các “xóm nhà lá Công Giáo” nữa.

Mở đầu bài giáo lý của ngài với câu hỏi, “Có bao nhiêu người trong các con nghĩ mình là cha hay mẹ thiêng liêng?” ĐTGM Chaput đã nói rằng có vấn đề là, “Một số người Công Giáo, ngay cả người trẻ như chúng con, thích một loại “xóm nhà lá Công Giáo”.

ĐTGM nói rằng có hai nguyên nhân tạo nên thái độ này: “Trước hết, có những người Công Giáo cảm thấy mình ‘gần như sẵn sàng’ để truyền giáo” và “rồi có những người cho rằng mình không phải ‘người của đại chúng’”.

Đối với những người nghĩ rằng mình chưa được sửa soạn đủ để truyền giáo, ĐTGM Chaput đưa ra lời Thiên Chúa nói với ngôn sứ Giêrêmia, là người nói rằng mình còn ‘quá trẻ’ để nói tiên tri. Những ai cảm thấy ngại ngùng khi làm nhân chứng cho Đức Kitô phải đồng ý với Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi Timôthê, trong đó ngài nói, “Con hãy rao giảng Chúa, luôn kiên tâm, khi thuận tiện cũng như bất tiện”.

ĐTGM nói rằng có nhiều lý do để bào chữa cho việc không truyền giáo, nhưng điểm chính yếu của vần đề là tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi để thành Tông Đồ.

Thành một Tông Đồ nghĩa là gì?

Theo ĐTGM Chaput, thành một tông đồ “thực sự có nghĩa là một việc gần như là một ‘đại biểu’ … một đại biểu của Đức Kitô … không phải là một người chỉ nói về một giáo điều đặc biệt hoặc đọc một sứ điệp, nhưng là người làm chứng về những gì mà người ấy đã kinh nghiệm được”.

Ngài nói với các thính giả, “Bản chất của sứ mệnh của các Tông Đồ được giải thích cách rõ ràng ở Chương 10 của Tin Mừng Thánh Matthêu. Cha nài xin chúng con hãy đọc lại đoạn Tin Mừng đó và dựa vào đấy mà xét mình.”

Sau đó ĐTGM Denver tiếp tục bằng cách nhấn mạnh đến những đặc tính của một Tông Đồ được tìm thấy trong Chương 10 của Tin Mừng Matthêu.

“Thứ nhất, người Tông Đồ ý thức rằng sứ vụ của mình được chính Chúa Giêsu trao phó,… Thứ nhì, người Tông Đồ được mời gọi để tín thác vào Thiên Chúa mà không đặt điều kiện trước, và đặc biệt là không đặt tin tưởng vào các xắp đặt hay các phương pháp của mình. …Thứ ba, các gian khổ và ngay cả ngược đãi đến với ‘lãnh vực’ thành Tông Đồ. … Thứ Tư, trong đoạn này của Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu nói rằng Người sẽ luôn ở cùng chúng ta để che chở chúng ta… và Thứ Năm: Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải lớn tiếng, can đảm, và rõ ràng khi công bố Tin Mừng; Người cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể phản bội hoặc lẩn tránh những đòi hỏi dứt khoát của Tin Mừng.

Thắng vượt những thách đố của việc làm Tông Đồ

Trong khi giải thích mỗi nét trong các điểm này, ĐTGM chia sẻ những kinh nghiệm riêng của ngài với giới trẻ và làm sáng tỏ một số quan niệm sai lầm mà nhiều người đang có.

Về đề tài tín thác mà không đặt điều kiện trước, ngài nói, “Dĩ nhiên là những phương pháp và xắp đặt tốt có thể có ích. Điều Chúa Giêsu muốn nói là chúng ta không nên đặt hết niềm tin của mình vào chúng, mà phải đặt vào con người Đức Chúa Giêsu Kitô.”

Khi nói về gian khổ và ngược đãi ngài quan sát, “Chúng ta đang sống trong một thế giới coi đau khổ như lời chúc dữ phải tránh bằng mọi giá. Nhưng hãy nhớ lời cảnh cáo của Chúa Giêsu rằng chúng ta không thể tránh được những gian khổ, tẩy chay và ngược đãi bởi thế gian. …Các con và cha phải cảm thấy được khuyến khích, thay vì thất bại, vì những thử thách chắc chắn sẽ xảy đến với chúng ta.”

Khi nghĩ vế 38 năm phục vụ như một linh mục, ĐTGM nói thế này về việc Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi con cái của Người: “Cha có thể bảo đảm với các con rằng Chúa Giêsu không bao giờ thất hứa; Người không bao giờ thất hứa.”

ĐTGM Chaput dành nhiều thì giờ để suy tư về nhu cầu phải can đảm trong việc công bố Tin Mừng mà không che giấu những đòi hỏi của nó. Ngài giải thích cho giới trẻ rằng, Chương 10 Tin Mừng Matthêu cho chúng ta thấy rằng “kẻ thù đáng kể nhất của các Tông Đồ là sự sợ hãi. Thực ra, sợ hãi là một nguy hiểm bị người ta đánh giá thấp nhất nhưng lại nguy hiểm chết người nhất trong thời đại chúng ta, nhất là đối với thế hệ chúng con”.

ĐTGM Chaput dạy rằng chính vì là một thị nhân mà ĐTC Gioan Phaolô II có thể cung cấp cho cúng ta một thuốc giải độc cho bệnh tê liệt vì sợ hãi này: “Hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô!” Nếu các Kitô hữu làm theo lời khuyên này, họ sẽ được Chúa Thánh Thần biến đổi như các Tông Đồ đã được biến đổi. Ngài nói, chỉ có sự sợ hãi của chúng ta đã ngăn cản không cho Thiên Chúa đổ tràn quyền năng của Ngài vào đời sống chúng ta.

ĐTGM giải thích cho những người hành hương Đại Hội Giới trẻ Thế Giới rằng, “‘Không sợ’ không có nghĩa là làm bộ không sợ hãi. Can đảm có nghĩa là thắng sợ hãi bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, như Thánh Phaolô và các nhà truyền giáo vĩ đại đã làm, bởi vì việc công bố chân lý của Đức Chúa Giêsu Kitô có thể được trả bằng bất cứ giá nào”.

Bằng cách nhắc cho khách hành hương khẩu hiệu của ĐTC Gioan Phaolô II “Đừng Sợ”, ĐTGM Chaput đưa ra một suy niệm ngắn về những lời cuối cùng của ĐTC trên giường bệnh: “Cha đã đi tìm các con, và bây giờ các con đến với cha, và cha cám ơn các con”.

ĐTGM nhắc lại rằng những lời này được nói “với đám đông, đặc biệt là những người trẻ, đã tụ họp tại Quảng Trường Thánh Phêrô khi biết tin những giờ cuối của đời ngài. Ở ngay cuối cuộc đời, sau khi đã đi khắp thế giới để tìm tất cả các đàn chiên, đặc biệt là những chiên lạc, thì đàn chiên lại đến với ngài. Thật là một cách phi thường để gặp gỡ ở cuối đời của các con.” Ngài thách thức giới trẻ: “Các con hãy nghĩ đến cách các con sẽ đón chào cái chết của chính mình, để các con có thể chọn lựa đúng trong việc sống cuộc đời các con cách chân thật và trọn vẹn trong tình bằng hữu với Thiên Chúa.”

“Cha hết lòng cầu xin rằng Chúa Thánh Thần sẽ đánh thức và đổ đầy trong các con niềm vui và quyền năng của Ngài, để các con khi rời Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này được đổi mới, thêm sức và can đảm trở thành những tông đồ của Đức Chúa Giêsu Kitô”.
 
Phóng sự buổi đi đàng Thánh Giá (phần 1)
VietCatholic Network
16:56 18/07/2008
Cuộc đi đàng Thánh Giá kéo dài 3 tiếng đồng hồ là biến cố then chốt trong các cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tham dự chặng thứ nhất, Bữa Tiệc Ly, trong một biến cố chỉ người có giấy mời mới được tham dự mà thôi tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary, bắt đầu lúc 3 giờ chiều. Khoảng 100 diễn viên đã tham gia biến cố này mà các nhà tổ chức WYD tiên đoán sẽ thu hút tới 500,000 người, và cả từng triệu người theo dõi biến cố này trên khắp thế giới. Các chặng đàng Thánh Giá là một cử hành đạo đức của người Công Giáo và người ta cũng còn gọi nó là Đi Đàng Thánh Giá nữa. Nó thường được thực hành trong các nhà thờ Công Giáo và hay xẩy ra trong các ngày Thứ Sáu Mùa Chay, nhất là Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày đánh dấu Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá. WYD 2008 dùng nhiều nghệ sĩ, nghệ phẩm, kể cả tranh lẫn tượng, để diễn tả từng chặng.
 
Tường trình sinh hoạt Giới Trẻ ngày18.7.2008 và Những chặng Đàng Thánh Giá
VietCatholic Network
17:27 18/07/2008
Tường trình về sinh hoạt Giới Trẻ Việt Nam ngày thứ Sáu 18/7/2008

Sáng thứ Sáu ngày 18.7.2008, ngày Hội Thảo Giáo Lý thứ 3 của WYD 2008, ngày Hội Thảo Giáo Lý sau cùng tại các địa điểm Giáo Lý. Lúc 8 giờ sáng, khi chúng tôi có mặt, một số bạn trẻ đã đến Hội Trường Whitlam Centre Liverpool...Đúng 9 giờ, Hội Trường đông hẳn lên, 4 Đức Giám Mục Việt Nam quý yêu đến sơm hơn mọi khi...Chương trình bắt đầu bằng những sinh hoạt tuổi trẻ...Những bài hát, những trò chơi vui nhộn...Hôm nay. Những giới trẻ Việt Nam tại Úc Châu bắt đầu quậy hơn....Thiếu Nhi Thánh Thể kết hợp với Ca Đoàn. Làm cho bầu không khí vui tươi náo nhiệt, phá tan những ngái ngủ ban sang và sự mệt mỏi hiện lên trên khôn mặt các bạn trẻ, sau những ngày Đại Hội vui tươi...

Giờ Chia sẻ chứng từ của Niềm Tin trong Hội Thảo Giáo Lý của Đại Hội, bạn trẻ Giuse Trịnh Vĩnh Phúc từ Sài Gòn Việt Nam chứng từ cho niềm tin Công Giáo tại môi trường sống. Sau đó, bạn trẻ Giuse Phạm Ngọc Tâm từ Sydney thuộc Giáo Đoàn Plumpton chia sẻ chứng từ Niềm Tin của mình trong cuộc sống hải ngoại.

Khoảng 9.30 sáng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám Mục Lạng Sơn Cao Bằng Việt Nam trình bày đề tài: “Chúng ta được sai đi vào thế giới. Chúa Thánh Thần, Tác Động chính yếu của Sứ Mạng Truyền Giáo.” Ngài chia sẻ hình ảnh Giáo Hội Truyền Giáo với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tác động chính yếu của Sứ Mạng Truyền Giáo. Điệp khúc sai đi làm chứng nhân Tin Mừng là chủ điểm của bài chia sẻ này.

Trong Thánh Lễ Đồng Tế lần sau cùng cho các Bạn Trẻ Việt Nam, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, đặc trách Mục Vụ Giơí Trẻ chủ tế, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc Thuyết Giảng, Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương và Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân cùng với khoảng 150 linh mục đồng tết. Ca Đoàn Mt Pritchard và Ca Đoàn Miller trong Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh phụng vụ Thánh Nhạc. Tếng ca phấn khởi vui tươi và trẻ trung do mọi người cùng hiệp ý hát lễ rất cảm động. Âm thanh của giàn nhạc giao hưởng và ban nhạc LBT Melody đầy trẻ trung lôi cuốn và toát lên vẻ trang nghiêm...

Đặc biệt, sau phần rước lễ, tất cả các bạn trẻ đều đứng lên cùng các đức Giám mục, Linh mục, giơ cao tay và cùng sốt sắng hát Bài Ca Chủ Đề Đại Hội “Receive The Power-Hãy Lãnh Thần Lực”. Thần Linh như hiện diện giữa đoàn các bạn trẻ Việt Nam...Những bàn tay giơ cao lãnh nhận Thần Lực...Tiếng hát vươn cao trong những điệp khúc Alleluia, Alleluia...Những cử điệu đong đưa đôi tay vươn cao hoà cùng nhịp hát vang dậy trong tâm tình yêu thương của hồng ân Chúa Thánh Thần...Mọi người rất xúc động...Các bạn trẻ Việt Nam từ muôn phương gửi gấm cho nhau những ân tình qua bài hát chủ đề...Tôi đọc được tình yêu và niềm tin các bạn trẻ trao cho nhau...Cả các ĐGM, Linh Mục cũng đều vang lên bài ca và cùng nhau vươ cao đôi tay như các bạn trẻ yêu thương...Cả hội trường đều hoà chung một nhịp điệu, một niềm tin...Đúng là NGÀN NHÂN CHỨNG, MỘT NIỀM TIN YÊU.

Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ chia tay nhau. Lời cám ơn của Ban Tổ Chức WYD4VN với anh Trần Anh Vũ, cám ơn các Đức Cha. Anh Đường Phước Lộc, Trưởng Ban Tổ Chức và anh Đinh Khắc Hoà phó Ban Tổ Chức, ngỏ lời cám ơn các phái đoàn bạn trẻ. Sau cùng, Linh Mục Paul Văn Chi, Tuyên Uý đặc trách WYD4VN, thay mặt Ban Tuyên Uý và Tuyên Uý Đoàn, cám ơn mọi người, và đặc biệt cám ơn Ban Tổ Chức WYD4VN. Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đã đại diện cho các phái đoàn cám ơn Ban Tổ Chức WYD4VN... Mọi người im lặng và xúc động với tình yêu thương liên kết trong Chúa Thánh Thần...Mọi người lãnh nhận được hồng ân vì CÓ NHAU, BÊN NHAU, ĐỒNG HÀNH VỚI NHAU TRONG TÌNH YÊU THƯƠNG...

Sau đó, phần chụp hình lưu niệm với các Đức Giám Mục, quý Linh Mục, cùng các Bạn Trẻ. Phần tặng quà kỷ niệm đầy ắp yêu thương gửi gấm đến từng quốc gia tham dự. Chúng tôi thấy có các phái đoàn bạn trẻ từ khắp các nơi: Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch, Thụ Điển, Ý Đại Lợi, Việt Nam Quốc Nội, Đức, Thuỵ Sĩ, Canada, Đài Loan, Pháp, Papa New Guinea, Perth, Melbourne, Brisbane, Canberra, Adelaide, Darwin, Sydney, Wollongong, Parramata...

Sau đó, các bạn trẻ lũ lượt đi đến các trạm xe lửa di chuyển về city tham dự Chặng Đàng Thánh Giá đặc biệt chiều nay lúc 3 giờ 30.

Chặng Đàng Thánh Giá trải dài trong tất cả những địa điểm trọng yêu của Thánh Phố Sydney.

Những chặng Đàng Thánh Giá
(Từ 3PM – 6PM)

Dẫn Nhập.

Các Chặng Đàng Thánh Giá trong ĐHGTTG08 đều được trích dẫn từ Tân Ước. Văn bản Chặng Đàng Thánh Giá Kinh Thánh này được Thánh Bộ Nghi Thức Phụng Vụ chấp thuận lần đầu tiên vào năm 1975, và được Đức Thánh Cha Phaolô VI phê chuẩn để sử dụng trong Năm Thánh đó.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đi Chặng Đàng Thánh Giá này hai lần vào dịp lễ Thứ Sáu Tuần Thánh ở hí trường Coliseum, Roma. Văn bản này nay lại được Tòa Thánh Vatican chấp thuận để sử dụng trong ĐHGTTG08.
Các đoạn Thánh Kinh đều được trích ra từ bộ Thánh Kinh Jerusalem như đã được hiệu đính để dùng trong Sách Bài Đọc Công Giáo Úc Châu.
Mỗi chặng sẽ bắt đầu bằng lời nguyện sau, do người hướng dẫn điều khiển:
Người hướng dẫn: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô.
Cộng đồng: Vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Mỗi một chặng sẽ kết thúc bằng những lời nguyện sau, được người hướng dẫn điều khiển:
Người hướng dẫn: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Cộng đồng: Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi sự dữ. Amen.
Người hướng dẫn: Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phước lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phước lạ.
Cộng đoàn: Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.


Chặng thứ 1: Bữa Tiệc Ly.
Địa điểm: Nhà Thờ Chính Tòa St. Mary.

Đang khi dùng bữa, Người nói: "Thầy bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn với Thầy."
Các môn đệ đâm ra buồn rầu, và lần lượt hỏi Người: "Chẳng lẽ con sao? "
Người đáp: "Chính là một trong Nhóm Mười Hai đây, mà là người chấm chung một đĩa với Thầy.
Đã hẳn, Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người. Nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn! "
Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy.
"Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người.
Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa."
Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu. (Mark 14:17-26)

Suy Niệm.

Bánh mì, lương thực của chúng ta, là dấu chỉ sự sống và sự sống còn; rượu nho, thức uống của chúng ta, là dấu chỉ sự mừng vui và tiệc tùng lễ lạc. Trong bữa ăn cuối cùng – trước khi chịu chết, Chúa Giêsu Kitô trao ban chính Mình và Máu Người cho các môn đệ qua hình thức bánh và rượu. Người đã thường trao ban chính mình Người trước đây trong tình bằng hữu, qua lời giảng dạy và vai trò lãnh đạo của Người. Tuy nhiên, trong lần này Người cho họ trọn vẹn tất cả: chính Mình Máu Người dưới hình bánh rượu. Khi bánh được bẻ ra thì Mình Thánh Người cũng sẽ được phân ban trên thập giá. Khi rượu được rót ra thì Máu Thánh Người cũng tuôn chảy từ cạnh sườn Người. Đó là sự tiên đoán hãi hùng, nhưng không phải là không có hy vọng. Trong bữa ăn cuối cùng này, Chúa Giêsu thay thế Lễ Vượt Qua xa xưa bằng chính chuyến hành trình về với Cha của Người, thay thế những hy lễ chiên bò thuở xưa bằng chính sự tự hiến thân mình của Người. Giữa những buồn sầu, ủ dột Người dâng lời tạ ơn và hứa hẹn với các môn đệ mình rằng Người sẽ uống với họ trong ngày mai hậu.
Dẫu cho chuyến hành trình có u tối thế nào trong 24 giờ sắp tới, Chúa Giêsu vẫn để lại cho họ lời hứa sẽ gặp lại và niềm vui bên kia cõi chết.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, có nhiều người còn thiếu thốn của ăn và thức uống trường sinh. Họ không biết hay đã quên rằng Chúa muốn gặp gỡ họ trong Bí tích Thánh Thể và chia sẻ với họ cả thiên tính và nhân tính của Chúa. Xin giúp chúng con biết trân trọng món quà vĩ đại là Mình Máu Thánh Chúa, là chìa khóa đi vào cuộc Thương Khó của Chúa và của chúng con.
Xin hãy hướng tâm hồn chúng con vào sự hiện diện thật sự của Chúa trong Thánh Lễ.
Xin giúp chúng con hiểu được rằng, hiệp thông với Chúa cũng có nghĩa là hiệp thông với tất cả những ai Chúa trao ban chính mình Người cho họ. Xin làm cho chúng con trở nên quảng đại và sáng suốt khi chúng con cố gắng bước theo chân Người.


Chặng thứ 2: Sự Hấp Hối của Chúa chúng ta trong Vườn Giệt-sê-ma-ni.
Địa điểm: The Domain.

Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các ông: "Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện." Rồi Người đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức." Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: "Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn." Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ, liền nói với ông Phê-rô: "Si-mon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối." Người lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Các ông chẳng biết trả lời làm sao với Người. Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông: "Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Thôi, đủ rồi. Giờ đã điểm. Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới! "
Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giu-đa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến. Kẻ nộp Đức Giê-su đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng: "Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận." Vừa tới, Giu-đa tiến lại gần Người và nói: "Thưa Thầy! ", rồi hôn Người. Họ liền tra tay bắt Người. (Mark 14:32-46)

Suy Niệm.

Chúa Giêsu, cũng như bất cứ một ai trong chúng ta, trong lúc sắp sửa phải trải qua một cuộc xử án bất công, bị tra tấn khổ hình, và bị kết án tử hình oan ức.
Người không dấu diếm việc Người ao ước sự cảm thông của các môn đệ và sự chấm dứt những nỗi thống khổ của Người biết bao nhiêu, nhưng cả cuộc đời Người là một chứng tá của niềm tin vào Chúa Cha, Đấng Người yêu mến, cũng như chứng tá tình yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại.
Người phải dành lời cuối cùng cho Chúa Cha của Người.
Dầu môn đệ Người có yếu đuối đến đâu chăng nữa, dầu bản tính con người chúng ta có yếu đưối đến đâu chăng nữa, Người cũng phải giữ niềm hy vọng nơi Chúa Cha. Xin cho tất cả những ai đang âu lo và cô độc được gương Người giúp đỡ và nhận lãnh sức mạnh Người để vượt thắng nỗi sợ hãi.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, với kinh nghiệm chính mình, Chúa biết rõ việc phải chịu đựng những lo âu và sự công kích khủng khiếp là như thế nào.
Chúa thấy nơi chúng con và ở thế gian này nhiều nỗi âu lo, thất vọng, cô đơn và sợ hãi. Chúa biết chúng con cũng bị nhiều cám dỗ chạy trốn và lẫn tránh trách nhiệm thế nào qua rượu chè hay ma túy, qua Internet hay những trò tiêu khiển khác. Xin giúp chúng con được sáng mắt và can đảm trong Chúa Thánh Thần. Xin gìn giữ đức tin chúng con được vững mạnh khi chúng con bị công kích. Xin giúp chúng con luôn cầu nguyện với Chúa: “Lạy Cha, xin cho nước Cha được trị đến, ý Cha được thể hiện – ý Cha mà thôi, không phải ý con.”


Chặng thứ 3: Chúa Giêsu trước Công Nghị Do Thái.
Địa điểm: Viện Triển Lãm Nghệ Thuật New South Wales.

Họ điệu Đức Giê-su đến vị thượng tế. Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư tề tựu đông đủ. Ông Phê-rô theo Người xa xa…Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau…
Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Đức Giê-su…"Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không? " Đức Giê-su trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến." Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: "Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao? "
Tất cả đều kết án Người đáng chết…Đang khi ông Phêrô ở dưới sân (ông chối Chúa Giêsu ba lần)…Ngay lúc đó gà liền gáy…Sau đó, họ trói Đức Giê-su lại và giải đi nộp cho ông Phi-la-tô. (Mark 14:53-15:1).

Suy Niệm.

Chúa Giêsu không phải là người bình thường, nhưng Người muốn đi con đường bình dân thường tình. Người ở trong ‘tay những người tội lỗi’ và trong những định chế bất toàn – như tất cả chúng ta, lúc này hay lúc khác, trong một thế giới bị nhiều hư hại do tội nguyên tổ. Nhưng trong lúc bị sỉ nhục và rồi bị tiêu diệt, Người công bố rằng kết quả sau cùng vẫn là sự chiến thắng dành cho Chúa Cha của Người, nguồn cội của công trình sáng tạo, của lòng trung thành và của công lý. Chúa Giêsu lôi kéo chúng ta ra khỏi cái hiện trạng đang có đây, phần nào hơi bất công, đế đến một nơi tốt đẹp hơn. Ước chi Nước Thiên Chúa được trị đến, ở dưới đất cũng như ở trên trời.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, mỗi một người trong chúng con đều có thể đóng góp thêm vào sự công bình trong thế giới này, hay làm cho nó trở nên ít công bình hơn, trong gia đình hay nơi bạn hữu, trong những ngôi trường hay những đại học, nơi chỗ làm hay ngoài xã hội nói chung. Xin mở mắt chúng con để chúng con có thể thấy được thực chất của mọi sự. Xin ban cho chúng con can đảm giữ đức công bình, ngay cả trong lúc khó khăn. Và xin củng cố nơi chúng con niềm tin tưởng rằng Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi thế giới bất toàn này, thế giới mà Chúa yêu thương và cứu độ.

Chặng thứ 4: Chúa Giêsu bị điệu ra trước quan Philatô.
Địa điểm: Nhà Hát Con Sò – Sydney Opera House.

Vậy, người Do-thái điệu Đức Giê-su từ nhà ông Cai-pha đến Dinh Tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng… Tổng trấn Phi-la-tô ra ngoài gặp họ và hỏi: "Các người tố cáo ông này về tội gì? "Họ đáp: "Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan."… Ông Phi-la-tô cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do-thái không? " Đức Giê-su trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này." Ông Phi-la-tô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao? " Đức Giê-su đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." Ông Phi-la-tô nói với Người: "Sự thật là gì? " (Gioan 18:28 – 38).

Suy Niệm

Cuộc sống công khai Chúa Giêsu và sự kiện Người sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết, nói lên sự tương phản với cuộc sống tham lam, ích kỷ và lạm quyền. Rốt cuộc, những điều này không phải là chân lý của mọi chuyện – đó là những sự dối trá và hoang tưởng, dầu cho cả triệu người gia nhập vào những ảo tưởng của chúng. Philatô đã mù quáng đối với sự thật sâu xa nhất của cuộc đời: Chúng ta hầu hết giống như Thiên Chúa, Đấng trao ban, khi chính chúng ta ban cho, và như thế chúng ta được dự phần vào cuộc sống thần linh. Biết được chân lý này đòi hỏi Philatô phải thay đổi tâm hồn – như chúng ta cũng phải thay đổi.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, chính nơi Chúa và nơi các môn đệ Người mà chúng con học được chân lý sâu thẳm nhất của cuộc đời. Xin ban cho chúng con lương tri ngay thẳng và lòng quyết tâm không bị lay chuyển chỉ vì thời trang đài các và sự ưa chuộng của những người khác khi phải quyết định điều gì. Xin đừng để chúng con, như Philatô, bị đám đông lung lạc. Xin cho chúng con đừng bị chế ngự do áp lực bạn bè hay ‘buông tay xuôi dòng’. Xin đừng để chúng con lẫn lộn giữa sự đồng loã của đám đông và sự khôn ngoan. Và xin cho chúng con đừng bị chủ nghĩa tương đối hay hoài nghi chế ngự tư tưởng và hành động hay để cho kẻ khác phải trả giá cho sự lẫn tránh thoái thác của chúng con.

Chặng thứ 5: Chúa Giêsu bị đánh đòn và bị đội mão gai.
Địa điểm: Nhà Hát Con Sò – Sydney Opera House.

Ông Phi-la-tô hỏi họ: "Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do-thái không? "…Nhưng các thượng tế sách động đám đông đòi ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba thì hơn. Ông Phi-la-tô lại hỏi: "Vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do-thái? " Họ la lên: "Đóng đinh nó vào thập giá! " Ông Phi-la-tô lại hỏi: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?" Họ càng la to: "Đóng đinh nó vào thập giá! " Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giê-su, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá.Lính điệu Đức Giê-su vào bên trong công trường, tức là dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. Rồi chúng bái chào Người: "Vạn tuế đức vua dân Do-thái! " Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy Người. (Mark 15:9,11-19).

Suy Niệm.

Một cơ đội quân lính - hàng trăm người – đã đánh đòn và nhạo cười Chúa Giêsu, như nhiều người Do thái và những nhóm sắc tộc thiểu số khác đã bị trước và sau cái chết của Người. Đánh đòn và đội mão gai là những hình thức tra tấn. Tra tấn ai là đối xử với họ không phải là con người, ngay cả còn tệ hơn thú vật. Ngày hôm nay, điều này vẫn còn đang xảy ra nhiều nơi. Chúa Giêsu bị tra tấn, Người bênh vực và đứng về phía bất kỳ người nào đang bị tra khảo, không trừ ai, dù có tội hay vô tội. Và Người cũng hứa ban cho họ cuộc sống bên kia những khổ đau hiện thời.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa của những người bị ngược đãi, xin hãy chỉ cho chúng con phương cách giúp đỡ những ngưòi đang chịu khổ đau. Xin ban sức cho chúng con biết ghê tởm mọi hình thức tàn bạo, dù nhỏ mọn hay lớn lao. Xin đừng bao giờ để chúng con coi thường những hình thức xúc phạm đến chính cuộc sống bất cứ khi nào có ai bị giết hại hay bị tra tấn. Xin làm cho chúng con cương quyết theo đuổi nền hòa bình công chính dù ở quê hương hay ở nước ngoài. Xin cho chúng con thấy được sự tàn bạo quả thật xa lạ đối với Chúa, đối với Chúa Cha yêu thương và đối với Chúa Thánh Thần. Xin ban cho chúng con ơn can đảm ngay cả khi chúng con bị khinh miệt.

Chặng thứ 6: Chúa Giêsu vác thập giá.
Địa điểm: Nhà Hát Con Sò – Sydney Opera House.

Bấy giờ ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôn-gô-tha. (John 19:16-17)

Suy Niệm.

Chúa Giêsu, khi vác cây thập giá mà Người sẽ bị treo lên, bị đuổi ra khỏi thành phố Người từng yêu mến và thành phố Người từng làm việc và nguyện cầu. Người chỉ còn là một người bị ruồng bỏ và sẽ bị ruồng bỏ cho đến chết. Trước đây, Người đã từng nặng gánh với những quan tâm và trách nhiệm: bây giờ thì đến với cái gánh nặng chết người sau cùng này. Người nói rằng theo Người có nghĩa là vác thập giá chính mình – gánh nặng tình yêu. Này, Người đây, đang sống những gì Người đã nói, không phải qua ẩn dụ nhưng bằng hiện thực tàn bạo. Sớm hay muộn gì thì hầu hết chúng ta cũng sẽ đương đầu với ‘nơi gọi là Núi Sọ’ – một nơi có vẻ cằn cỗi khô khan, ở đó những bài toán tình yêu sẽ phải được hoàn thành.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, Chúa đã mang trên mình không những cây thập giá thật sự, nhưng còn là nỗi quan tâm lo lắng cho tất cả thế gian. Xin giúp chúng con biết tạ ơn tình yêu Chúa dành cho chúng con, thuở xưa cũng như bây giờ. Xin hãy mở rộng và đào sâu tình thương của chúng con đối với những người nam cũng như nữ đang phải ‘lao nhọc và gánh nặng’ đủ mọi cách. Xin cho chúng con biết sáng tạo ra những cách chúng con có thể giúp đỡ, và cho chúng con được quảng đại tiến hành. Xin gìn giữ chúng con khỏi bị nản lòng khi những cố gắng chúng con dường như bị thất bại. Và xin giúp chúng con mang lấy chính thập giá mình, khi thời điểm đến, để theo Chúa.

Chặng thứ 7: Ông Simon thành Ky-rê-nê giúp Chúa Giêsu vác thập giá.
Điạ điểm: Darling Harbour.

Khi điệu Đức Giê-su đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giê-su. (Luke 23:26).

Suy Niệm.

Ông Simon không được quyền từ chối. Simon, như Chúa chúng ta, là một nạn nhân. Ông bị buộc phải góp phần nào trong công việc đóng đinh xấu xa bất chính được thi hành nhân danh những người La-mã đang chiếm đóng. Có thể sau này ông muốn bỏ việc này ra ngoài tai. Nhưng dầu muốn hay không, ông cũng đã được lôi cuốn vào ‘công trình cứu độ chúng ta’.
Ông là một phần trong việc tự hiến cuối cùng của Chúa Giêsu lên cho Chúa Cha, món quà cứu rỗi của Người cho chúng ta. Có nhiều cơ hội để giúp đỡ anh chị em chúng ta đã qua đi ‘trái ngược với ý muốn mình’. Những cơ hội đó đôi lúc đã đến với những cách mà chúng ta không thích chọn lựa, nhưng những cơ hội đó không đợi chúng ta đâu. Xin cho triển vọng và quyền năng của Chúa Kitô phục sinh là sự an ủi và là niềm hy vọng của chúng ta.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, Chúa nói với chúng con rằng bất cứ những gì chúng con làm cho những người gặp cảnh khó khăn là chúng con làm cho Chúa. Chúa cũng đã nói với chúng con rằng không dễ gì mà nhận ra hình ảnh Chúa nơi những người khốn khó. Những người đau yếu hay những kẻ đói khát, những người bị tù đày hay bị chán nản thất vọng, những người tị nạn và những người xa lạ, có thể dường như không thích hợp với hình ảnh của Chúa, và điều này cũng vậy, không giống nhiều người thổ dân trong thế giới chúng con. Nhưng họ đúng thật là chị em và anh em của chúng con. Xin giúp chúng con đừng làm ra vẻ không biết đến họ, nhưng cùng đi với họ và làm nhẹ đi gánh nặng họ cưu mang.

Chặng thứ 8: Chúa Giêsu an ủi các phụ nữ thành Giêrusalem.
Địa điểm: Barangaroo.

Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giê-su quay lại phía các bà mà nói: "Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: "Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm! " Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi!, và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? " (Luke 23:27-31).

Suy Niệm.

Những người phụ nữ thương xót Chúa Giêsu, và Người cũng thương xót họ. Và như thế, Chúa Giêsu đang tham dự vào con đường tình yêu chân thật của gia đình nhân loại. Đối với một người nào khác lâm vào hoàn cảnh tương tự như Đức Giêsu, thì họ sẽ lo bận tâm với nỗi đau khổ của chính họ.
Tuy nhiên, đối với Đức Giêsu, thì Người nghĩ ngay đến phúc lợi của chúng ta, đến sức mạnh hàn gắn của Chúa Thánh Thần, để đem lại ơn cứu độ cho chúng ta.
Như Chúa Giêsu, chia sẻ niềm thương cảm trước những nỗi đau buồn của tha nhân, ngay cả trong những lúc chính chúng ta đang đau buồn.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, tất cả chúng con đều có những điều phải bận tâm - đôi khi là những vấn nạn nhiêu khê – và chúng con cần phải đương đầu với chúng.
Xin cho chúng con đừng vì tính kiêu hãnh, tự ái, hay tự mãn, mà từ chối sự giúp đỡ của người khác.
Xin cho chúng con, trong lúc khó khăn, biết nhớ lại những đau khổ mà anh chị em chúng con đã trải qua.
Tất cả mọi người đều yếu đuối, dù cho nhìn bề ngoài họ có vẻ kiên cường bao nhiêu đi nữa.
Tất cả mọi người đều được hưởng sự quan phòng của Đức Kitô …
Tất cả mọi người đều có quyền mong muốn những ai theo Đức Kitô phải hành xử theo tinh thần Đức Kitô. Ước gì chúng con không làm họ phải thất vọng.


Chặng thứ 9: Chúa Giêsu bị lột áo và bị đóng đinh vào thập giá.
Địa điểm: Barangaroo.

Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôn-gô-tha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa. Ông Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giê-su Na-da-rét, Vua dân Do-thái." Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giê-su bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp. Các thượng tế của người Do-thái nói với ông Phi-la-tô: "Xin ngài đừng viết: "Vua dân Do-thái", nhưng viết: "Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do-thái"." Ông Phi-la-tô trả lời: "Ta viết sao, cứ để vậy! "
Đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: "Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được." Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm.

Suy Niệm.

Quần áo che chở chúng ta trong môi trường sống, gìn giữ sự riêng tư và diễn tả nhân cách của mình. Bị lột trần truồng, như Chúa Giêsu, là bị chối từ những điều căn bản trên. Việc lột trần truồng cũng nói lên rằng, “Giờ thì bạn không được giúp gì nữa”: nó chế nhạo cái khái niệm Thiên Chúa đầy lòng xót thương. Đôi khi chúng ta bị cám dỗ nghi ngờ sự hiện hữu của Thiên Chúa hay nghĩ rằng Người đã bỏ rơi chúng ta: chủ nghĩa vô thần đã tước đoạt khỏi chúng ta niềm hy vọng và an ủi, và điều này tự thân nó là bạo lực. Việc đóng đinh vào thập giá có mục đích làm hạ giá nhân phẩm và tra tấn con người. Tuy nhiên với sự tàn bạo này, nó nói lên bản cáo trạng của những kẻ sử dụng bạo lực hơn là kẻ chịu đau khổ vì bạo lực.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, có quá nhiều người phải chịu đau khổ vì bạo lực trong cuộc sống mỗi ngày. Những anh chị em chúng con là những nạn nhân của những lạm dụng thể xác và tinh thần, của sự tước đoạt và đày ải, của sự đói khát và thờ ơ, của khủng bố và chinh chiến. Trong xã hội chúng con đây, quá nhiều những bạo lực chống lại trẻ em còn trong bụng mẹ, những lạm dụng tính dục đối với người dễ bị thương tổn, những thờ ơ đối với người trẻ trung cũng như người già yếu, và ngay cả người Thổ dân đây nữa. Chúa đã chịu nhiều đau khổ đến nỗi mất cả mạng sống. Chúa cũng biết những hành vi bạo lực trái với mục đích an hòa của Chúa Cha. Xin dạy chúng con biết lên án những đối xử vô nhân bất công bạo lực và với những xúc phạm đến Thiên Chúa của an bình. Xin cho chúng con trở nên nguồn suối bình an.

Chặng thứ 10: Chúa Giêsu hứa Nước Thiên đàng cho Kẻ Trộm Lành.
Địa điểm: Barangaroo.

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! " Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! " Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Luke 23:39-43).

Suy Niệm.

Trong cuộc đời công khai, Chúa Giêsu thường đồng hành với những những người bị xã hội ruồng bỏ, với những người cùi và hạng đĩ điếm, với những người ngoài cuộc và những người tội lỗi, hay với những người thu thuế và quân lính lực lượng chiếm đóng. Và tới cuối cuộc đời, Người vẫn còn đồng hành với họ. Người chết đi như một tội nhân giữa những tội nhân khác, và tất cả bọn họ vẫn là những người bị xã hội ruồng bỏ. Cho đến cùng thì phán quyết quan trọng nhất không phải là của xã hội, nhưng là của Thiên Chúa. Những công dân xấu xa nhất cũng như tốt đẹp nhất đều được Thiên Chúa gặp gỡ. Việc chữa lành tâm hồn được bắt đầu qua những lời nói của bè bạn, qua Lời Chúa hay qua hồng ân tha tội của Bí Tích Hòa Giải. Khi được giúp đỡ như thế là bước khởi đầu đi vào thiên đàng.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, thật dễ dàng cho chúng con khi coi một số người nào đó là dân ngoài cuộc, là thù địch, là đồ bỏ. Khi chúng con làm như thế là chúng con cũng coi Chúa là đồ bỏ đi. Khi chúng con cần đến, xin Chúa giúp chúng con biết tha thứ và thấy được hình ảnh của Chúa ngay cả nơi khuôn mặt của những người hèn hạ nhất hay xa lạ nhất. Xin cho chúng con thường xuyên lãnh nhận lòng thương xót dồi dào của Chúa nơi các Bí tích. Xin nhắc nhở chúng con niềm hy vọng về Thiên Đàng dành cho tất cả mọi người, Thiên Đàng mà Chúa Giêsu đã mang đến trong cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Người.

Chặng thứ 11: Chúa Giêsu trối Đức Mẹ Maria cho Thánh Gioan.
Địa điểm: Barangaroo.

Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà." Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (John 19:25-27).

Suy Niệm.

Dưới chân thập giá, Mẹ Maria và môn đệ Gioan đứng thay cho tất cả chúng ta. Chúa Giêsu đã cho họ nhiều và cũng đòi hỏi nhiều nơi họ. Bây giờ thì Người trao phó họ chăm sóc lẫn nhau. Mẹ Maria là gia đình của Người và Thánh Gioan là bạn hữu của Người. Bây giờ họ phải bắt đầu nuôi dưỡng cộng đoàn nhỏ bẻ của riêng mình nhân danh Người. Trong bóng tối chiều tà, hừng đông của Hội Thánh được lóe lên. Đây là ý muốn cuối cùng của Chúa Giêsu. Bổn phận chăm sóc cho nhau được Đấng Thiên Chúa Làm Người khi hấp hối, đã trao ban. Bổn phận này vang vọng mãi, và vẫn còn vang vọng cho đến thời chúng ta đây.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, khi chúng con mở rộng tâm hồn đón nhận những mối tương quan chân chính, chúng con phải chịu rủi ro, bị thương tổn, giống như đã xảy ra cho Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Gioan. Xin cho chúng con đừng đóng kín tâm hồn lại với nhau vì sợ bị tổn thương. Lạy Chúa là Đấng mang thương tích, Đấng trưng bày những vết hằn đau khổ, xin hãy ủy thác chúng con lo lắng cho nhau. Xin ban cho chúng con được đặc biệt biết đến cái ôm hôn trìu mến của Mẹ Diễm Phúc. Xin cho chúng con cũng được chúc phúc qua sự đồng hành và lo lắng cho tha nhân trong Chúa.

Chặng thứ 12: Chúa Giêsu chết trên cây thập giá.
Địa điểm: Barangaroo.

Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát! " Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói: "Thế là đã hoàn tất! " Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (John 19:28-30).

Suy Niệm.

Giấm pha nước là thức uống bình thường của lính La-mã khi thi hành nhiệm vụ. Chúa Giêsu đang hấp hối và khát nước, Người cần đến lòng trắc ẩn của những người bên cạnh. Chấp nhận nước uống cũng là cách chấp nhận họ. Khi Người nói, ‘Mọi sự đã hoàn tất’, điều này mang ý nghĩa: “Ta không chịu được nữa.” Điều này nói lên công trình cả đời của Người liên kết với nhân loại trong cảnh túng thiếu đã được hoàn thành, qua sứ vụ cứu độ của Người. Người vẫn luôn tín trung với Chúa Cha, Đấng ủy thác Người đi. Người luôn gắn bó với những ai đang cần Người bên cạnh. Khi Người “trao phó thần khí mình”, điều này có nghĩa ban cho anh chị Người qui phục sự chết, và đồng thời, Người chiến thắng sự chết. Đây là lúc Người tuôn trào Thần Khí, để chúng ta nhận lãnh thần lực làm chứng nhân cho Người.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa, Chúa đã tự hiến mạng sống Chúa, để chúng con được sống phong phú hơn, trong cuộc sống hiện tại và mai sau. Chúng con tin rằng, mỗi người chúng con giống như Chúa, đều được ơn gọi đặc biệt từ Chúa Cha, và chúng con tin rằng mỗi người chúng con đều được gìn giữ nhờ Chúa Thánh Thần của Người. Xin giúp chúng con khám phá ra ơn gọi của chúng con, để trọn vẹn ấp ủ trong tâm hồn. Xin cho nhiều tâm hồn trong chúng con, sẵn sàng trở nên những vị linh mục, những tu sĩ, những vợ chồng, những cha mẹ và những người độc thân tận tụy, tất cả đều dấn thân phụng sự Nước Chúa. Xin cho chúng con biết rằng, dù đau yếu hay mạnh khỏe, chúng con vẫn có thể hiến thân xây dựng thế giới, một thế giới được Thiên Chúa yêu thương. Xin cho chúng con trở thành chứng nhân của Chúa, như Chúa đã truyền cho chúng con. Xin cho chúng con, trong giây phút cuối đời, cũng có thể nói lên: “Mọi sự đã hoàn tất.”

Chặng thứ 13: Xác Chúa Giêsu được mang xuống khỏi cây thập giá.
Địa điểm: Barangaroo.

Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành A-ri-ma-thê, tên là Giô-xếp, và cũng là môn đệ Đức Giê-su. Ông đến gặp ông Phi-la-tô để xin thi hài Đức Giê-su. Bấy giờ tổng trấn Phi-la-tô ra lệnh trao trả thi hài cho ông. Khi đã nhận thi hài, ông Giô-xếp lấy tấm vải gai sạch mà liệm, và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá. (Matthew 27:57-59).

Suy Niệm.

Sau cùng, Chúa Giêsu không làm gì được cho chính mình. Người bị ngược đãi như trẻ thơ và sự ngược đãi chỉ chấm dứt khi Người chết đi. Nhưng, như lời đã viết trong Kinh Thánh mà Người hằng yêu mến, “tình yêu mạnh hơn sự chết.” Tình yêu Chúa Kitô vẫn tiếp diễn và còn tiếp tục khơi lên nhiều hành vi tốt lành. Ông Giuse thành Arimathaea thể hiện tình yêu mình cho Đấng đã chết vì chúng ta. Ở đây, ông Giuse thay cho chúng ta, những người được kêu gọi tiếp tục yêu thương, ngay cả khi phải đối diện với những khó khăn.

Lời Nguyện.

Lạy Chúa nguồn sự sống và là Chúa chiến thắng sự chết, khi họ đem Chúa xuống khỏi cây thập giá, các môn đệ của Người, trong niềm hy vọng, đã trao phó Người cho Chúa Cha. Khi chúng con đối diện với chính cái chết của mình và cái chết của những người thân thương, những thách đố nặng trĩu tâm can. Xin cho lời hứa của Người, “Ta là sự sống lại và là sự sống”, làm phấn khởi lòng mọi người chúng con. Chúng con là những người lữ hành trên dương gian, và thiên đàng là nơi quê thật của chúng con. Xin cho chúng con được chúc phúc trong niềm tin tưởng rằng: Chúa chính là Con Đường cho chúng con.
 
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Tín hữu cuối cùng tụ tập nhau nên một
Vũ Văn An
20:17 18/07/2008
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Tín hữu cuối cùng tụ tập nhau như một

Để chào đón biến cố có một không ai trong lịch sử không những của Giáo Hội Úc mà là của toàn bộ quốc gia Úc từ ngày lập quốc đến nay, đêm canh thức ngủ ngoài trời nhân ngày WYD tại trường đua Randwick của hàng trăm ngàn khách hành hương, nhật báo Daily Telegraph sáng hôm nay, 19 tháng Bẩy, có bài viết với tựa đề trên của ký giả Larissa Cummings,

Theo ký giả này, đối với kinh nghiệm hành hương Úc, không còn gì Úc hơn là cắm trại dưới hàng lều lớn nhất nam bán cầu

Thực vậy, đêm nay, điều sẽ trở thành một trong các biến cố hàng đầu của WYD sẽ là việc hàng trăm ngàn bạn trẻ hành hương ngủ dưới trời sao tại Trường Đua Randwick.

Từ 5 giờ 30 sáng nay, họ tham gia cùng khoảng 180,000 người hành hương khác cuốc bộ 9 cây số từ North Sydney băng qua Cầu Hải Cảng và trung tâm thành phố tới Randwick.

Một khi đã ở đó, họ sẽ trải túi ngủ và nệm hơi ra, và yên vị cho buổi canh thức đêm nay với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, chuẩn bị cho Thánh Lễ Bế Mạc vào ngày mai, đánh dấu việc kết thúc một tuần cử hành.

Nhiều con đường sẽ được đóng để khách hành hương đi bộ qua: đầu tiên là Cầu Hải Cảng đã đóng từ lúc 2 giờ sáng đến 5 giờ chiều hôm nay. Đường Eddy, gần Ga Trung Ương, và các đường Albion, Devonshire và Cleveland thuộc Surry Hills cũng đã được đóng từ 2 giờ sáng. Về phía đông, các đường South Dowling, Anzac và Alison cũng đã được đóng lại.

WYD08 tại Sydney
Cuộc canh thức dưới ánh nến đêm nay sẽ bắt đầu lúc 7 giờ tối, trong đó, Đức Giáo Hoàng sẽ hướng dẫn khách hành hương cầu nguyện trước khi ban huấn từ.

Các chứng tá bản thân của người hành hương cũng sẽ được chia sẻ và buổi canh thức này sẽ được đệm bằng những bản nhạc và bài ca từng cùng đồng hành với khách hành hương suốt trong tuần lễ qua.

Ưu tiên sẽ dành cho các khách hành hương đã đăng ký, tuy nhiên một số chỗ cũng sẽ được dành cho công chúng.

Buổi canh thức này sẽ chấm dứt lúc 9 giờ và khoảng 225,000 người hành hương trẻ sẽ ngủ ngoài trời dưới các vì sao để chuẩn bị cho Thánh lễ bế mạc vào lúc 10 giờ sáng mai.

Đối với các học sinh trung học Maree Pulis, Bek Dee và Jessie Lopez, hứa hẹn được ngủ ngoài trời sẽ là cao điểm trong kinh nghiệm WYD của các em. Cô Dee nói: “Chúng em muốn gặp thật nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác nhau, nhất là những người chịu chơi”.

Các học sinh 16 tuổi trên, từng đến Sydney bằng xe buýt cùng với 11 bạn đồng học khác của Trường Kilbreda ở Mentone, vùng đông nam Melbourne, có kế hoạch sẽ giữ ấm bằng cách co ro trong các túi ngủ của các em.

Đêm canh thức
Johanna Kelly, 19 tuổi, một sinh viên y khoa ở Melbourne cho hay cô một lòng chờ mong buổi canh thức này ngay từ lúc mới tới Sydney. Cô bào: “Sẽ rất tuyệt, vì dù đã ở Sydney một tuần nay, nhưng chúng tôi ở khá tản mạn. Nhưng trong buổi canh thức, chúng tôi sẽ ở chung với nhau và cùng có thế lắng nghe Đức Giáo Hoàng”.

Ngoại trừ Cầu Hải Cảng, những nơi đóng đường khác sẽ còn được duy trì cho Thánh Lễ ngày mai. Vào khoảng 275,000 người Úc sẽ cùng các khách hành hương tham dự Thánh Lễ Bế Mạc, và thêm 200,000 người nữa được phép vào Centennial Park.

Xe lửa sẽ bắt đầu tới Ga Trung Ương từ 4 giờ sáng và trường đua sẽ mở cửa lúc 6 giờ sáng. Nhiệt độ tối đa vào ngày hôm nay sẽ là 18 độ bách phân và đêm nay sẽ tụt xuống vào khoảng 9 độ bách phân.

Vào một ngày Thứ Sáu tốt lành, Sydney hiến tim mình cho Chúa Giêsu Kitô

Trong khi đó, báo Sydney Morning Herald vào sáng nay, 19 tháng Bẩy,vẫn tiếp tục viết bài về biến cố Đi Đàng Thánh Giá chiều hôm qua. Ký giả Linda Morris, chuyên phụ trách trang tôn giáo vụ, đặt tựa đề cho bài báo của cô như trên.

Được chiêm ngắm bởi hàng chục ngàn người Công Giáo mủi lòng, một kịch sĩ trẻ ngụ ở Homebush tối qua đã bước con đường xưa Chúa Giêsu đã bước đến cái chết của Người và bị đóng đinh trên cây thập tự cao 5 thước sừng sững trên cả những ngọn đèn của Cầu Hải Cảng Sydney.

Tháo Xác Xuống
Suốt trong ba tiếng đồng hồ, Sydney đã biến dạng thành các phố xá Giêrusalem xưa trong cuộc diễn lại hết sức vĩ đại các giờ sau cùng của Chúa Giêsu Kitô, một biến cố có tính đánh mốc các cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới.Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu và các Môn đệ được diễn lại tại các bậc thềm Nhà Thờ Chính Tòa St Mary, Chúa Giêsu bị lên án tử hình tại Viện Trưng Bày Nghệ Thuật tiểu bang New South Wales, bị đánh và phỉ nhổ tại Nhà Hát Con Sò, đi thuyền dưới Cầu Hải Cảng Sydney để vào Vịnh Cockle và chịu đóng đinh tại Barangaroo.

Lúc bị đóng đinh, đám đông hôm nay tỏ ra trịnh trọng nghiêm trang hơn là đám đông từng ngây ngất chào đón Đức Giáo Hoàng hay đám đông cùng Đức Tổng Giám Mục Sydney, Hồng y George Pell, tham dự Thánh Lễ khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Dưới ánh sáng dần biến đi, Alfio Stutio, kịch sĩ 27 tuổi, bị línhh gác của đội bách quân kéo lê tới khán đài giữa, bị lột hết áo rồi bị cột vào một thánh giá bằng gỗ và kim loại.

Trong cung cách giống như việc Cathy Freeman châm ngọn lửa Thế Vận, nhưng không có trục trặc chi về kỹ thuật, Thập Giá của Đồi Calvary đã được hơi nước dựng lên và Chúa Giêsu chịu những cực hình sau cùng của Người, thẳng mặt nhìn xuống Hải Cảng hùng vĩ Sydney đang tắm trong thứ hào quang lung linh của buổi hoàng hôn dần dần tắt ngúm. Bài ca Ơn Thánh Diệu Kỳ (Amazing Grace) đã được cất lên, Kinh Lạy Cha được xướng lên râm ra sốt sắng và Chúa Giêsu, trong làn gió lạnh căm, lên tiếng hứa ban thiên đàng cho người trộm lành, rồi tắt thở. Xác Người được tháo xuống và được ôm ấp bởi một Đức Maria nước mắt. Việc kết thúc đầy cảm kích hướng khách hành hương tìm về sứ điệp phục sinh của Chúa Kitô, một sứ điệp sẽ được cử hành trong Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Trường Đua Randwick vào ngày mai, do Đức Giáo Hoàng Benedict chủ tế.

Khi Chúa Kitô bị treo cao trên cây thánh giá vào đêm hôm qua, khách hành hương dọc bên bờ nước như đứng chết trân. Renee Azzopardi, 22 tuổi, ngụ ở Hurstville Grove, phát biểu: “Thật hết sức thiêng liêng. Nhưng cũng vui thích. Đó quả là một biến cố ngoại thường. Mát hết chỗ chê!”

Jan Storms, 46 tuổi, quê ở St Paul, Minnesota, người đã mang 35 khách hành hương cùng đi, cho hay bà nghĩ đám đông phản ứng y như đám đông lúc Chúa Giêsu ‘sinh thì’, nói năng, mua bán thực phẩm và qun sát hiện trường.

Xác Chúa Giêsu được từ từ hạ xuống bằng một giải xa-tanh rồi được các đồ đệ (theo Đàng Thánh Giá này) khiêng trên vai sau khi được phép từ Phôngxiô Philatô.

Cuộc Đi Đàng Thánh Giá long trọng bắt đầu từ các bậc thềm Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary nơi Đức Giáo Hoàng Benedict xuất hiện. Các môn đệ xuất hiện trên màn ảnh tại các cửa nhà thờ và sau đó Chúa Giêsu, mình mặc áo truyền thống, xuất hiện với họ. Các vị cùng dùng bánh mì và rượu nho với nhau theo các hình ảnh trong tranh Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci, và nhiều họa phẩm danh tiếng khác, được chiếu lên màn ảnh rộng. trong khi ấy lời dịch phúc âm từ tiếng Aram qua tiếng Anh được đọc lên.

Chúa Giêsu đứng dậy để gặp Giuđa, người môn đệ sẽ phản Thầy. Khi làm đến đấy, thì màn ảnh được mở rộng ra cho thấy Đức Benedicto xuất hiện. Ngài hướng dẫn các ‘qúy khách’ đang ngồi tại một khán đài trên thượng tầng các bậc thềm cầu nguyện. Bài đọc đầu tiên là Phúc Âm Máccô, rồi đọc kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng. Sau đó, Đức Giáo Hoàng lui vào nhà thờ chính toà xuyên qua các cửa dnùg làm màn ảnh. Ở đấy, Ngài theo dõi phần còn lại của cuộc rước trên màn truyền hình đặt trong tầng hầm nhà thờ.

Từ Nhà Thờ St Mary, Chúa Giêsu và các Môn đệ bước dọc theo Đường Hospital tới The Domain, dừng chân tại Bệnh Viện Sydney để ‘thăm’ các bệnh nhân đang tụ tập tại hàng hiên ở lầu hai. Lấy chân trời thành phố làm phông, Chúa Giêsu tiến vào The Domain được dùng làm Vườn Diệtsimani. The Domain có tới hàng ngàn khách hành hương.

Không giống phim Cuộc Thương Khó Chúa Kitô (The Passionn of The Christ) của Mel Gibson, việc bạo hành đã cố ý giảm đi. Tuy nhiên vẫn đầy nét hãi hùng. Dưới cái nhìn soi mói của tổng trấn La Mã là Phôngxiô Philatô, lúc ấy đang đứng trên bậc thêm Nhà hát Con Sò, hai tay Chúa Giêsu bị cột cứng. Hộ tống bởi đội bách quân La Mã, Người bị kéo lên, rồi bị hạ xuống bên dưới khán đài qua một chiếc cửa cài, cố tình có ý nhắc đến các phương pháp tra tấn hiện đại ở Abu Ghraib. Khi Người được kéo lên lại, thì lần này bị kéo bằng chân. Người bị lột trần chỉ còn chiếc khố, mình đầy vết thẹo vì bị quất đánh.

Mão gai được đặt lên đầu Người, và Chúa Giêsu phát ra tiếng kêu thầm. Người và thập giá sau đó được tầu chở qua làn nước Cảng Darling, nơi hàng ngàn người đứng đợi.

Simong Thổ Dân Vác Đỡ Thánh Giá
Tại chặng thứ bẩy ở Cảng Darling, Chúa Giêsu té xuống nước nơi chẳng bao lâu nữa sẽ là chỗ đậu của nhiều tầu thuyền sang trọng dự cuộc trưng bầy tầu thuyền của Sydney. Chúa Giêsu được Simong Xirênê, do một thanh niên Thổ Dân đóng vai, đỡ vác thánh giá. Trong số các phụ nữ than khóc, có nhiều nữ nghệ sĩ Thổ Dân, có ý nhắc tới nỗi thống khổ của cộng đồng Aboriginal.

Một nhóm nhỏ gồm 80 nghệ sĩ tình nguyện đóng các vai chủ chốt trong trình thuật Thương Khó. Đàng Thánh Giá là một trong các thực hành sùng kính quen thuộc nhất của người Công Giáo, trong đó, các tín hữu tập chú việc cầu nguyện của họ trên 14 chặng của biến cố được biết dưới danh hiệu Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.

Giáo Hội thay đổi Các Chặng Đàng Thánh Giá này bằng một dịch bản thánh kinh dựa vào Tân Ước được Vatican công nhận mục đích đeê làm nó có tính lôi cuốn hơn đối mọi Kitô hữu.Các bản văn Thánh Kinh, các lời suy niệm và bình luận bằng video đã được cẩn thận soạn thảo sắp xếp để việc đóng đinh không gây nên các cảm xúc bài Do Thái.

Không giống các Chặng Đáng Thánh Giá trước đây dàn dựng cho WYD, đám đông không được phép đi theo các kịch sĩ, mà được yêu cầu đứng tại chỗ theo dõi trên màn ảnh truyền hình.
 
Phóng sự buổi đi đàng Thánh Giá (phần 2)
VietCatholic Network
20:52 18/07/2008
Cuộc đi đàng Thánh Giá kéo dài 3 tiếng đồng hồ là biến cố then chốt trong các cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tham dự chặng thứ nhất, Bữa Tiệc Ly, trong một biến cố chỉ người có giấy mời mới được tham dự mà thôi tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary, bắt đầu lúc 3 giờ chiều. Khoảng 100 diễn viên đã tham gia biến cố này mà các nhà tổ chức WYD tiên đoán sẽ thu hút tới 500,000 người, và cả từng triệu người theo dõi biến cố này trên khắp thế giới. Các chặng đàng Thánh Giá là một cử hành đạo đức của người Công Giáo và người ta cũng còn gọi nó là Đi Đàng Thánh Giá nữa. Nó thường được thực hành trong các nhà thờ Công Giáo và hay xẩy ra trong các ngày Thứ Sáu Mùa Chay, nhất là Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày đánh dấu Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá. WYD 2008 dùng nhiều nghệ sĩ, nghệ phẩm, kể cả tranh lẫn tượng, để diễn tả từng chặng.
 
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Cuộc Họp Liên Tôn ở Sydney, Úc Châu
+ ĐGH Benedictô XVI
21:11 18/07/2008
“Các Trường Phái Đã có Thể Làm Nhiều Hơn để Nuôi Dưỡng Chiều Kích Thiêng Liêng”

SYDNEY, Úc Châu, ngày 17/7/2008 (Zenit.org).- Đây là bài diễn văn Đức Thánh Cha Benedict XVI đọc sáng Thứ Sáu, giờ địa phương tại cuộc họp liên tôn ở Sydney. Đức Giáo Hoàng đang ở Úc Châu, tham dự Ngày Thanh Niên Công Giáo Thế Giới 2008 Lần Thứ 23 đang diễn ra từ Thứ Ba đến hết ngày Chủ Nhật

Các bạn thân mến,

Gặp gỡ với các lãnh đạo các tôn giáo ở Úc
Tôi gửi lời chào mừng tâm huyết đến tất cả các bạn ở đây. Các bạn là nhưng người đại diện cho nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau ở Úc Châu. Tri ân về cuộc gặp gỡ này, tôi cám ơn Thầy Thượng Tế Jeremy Lawrence và Thầy Hồi Sĩ Shardy vì các vị đã ngỏ lời chào đón nhân danh bản thân và thay mặt các cộng đoàn liên hệ.

Úc châu nổi tiếng vì mọi người trong nước này hòa hợp với người lân cận và cả với quan khách đến thăm. Đó là một nước chủ trương tôn trọng tự do tôn giáo. Quí quốc các ngài chấp nhận tôn trọng quyền căn bản này, dành cho mọi người, nam cũng như nữ, được rộng quyền tôn thờ Thiên Chúa theo lương tâm của họ, nuôi dưỡng tinh thần và hành động theo các thâm tín đạo lý, bắt nguồn từ những niềm tin của họ

Quan hệ hài hòa giữa tôn giáo và đời sống công cộng còn quan trọng hơn nữa, vào lúc mà một số người muốn coi tôn giáo như lý do để phân ly hơn là một sức mạnh tạo đoàn kết. Trong một thế giới có nhiều hình thức bạo lực tai hại và bừa bãi đang đe dọa, thì người có tôn giáo đều cùng nhau kêu gọi, thúc đầy các quốc gia và cộng đoàn giải quyết các xung khắc, nhờ những phương tiện hòa bình và tôn trọng phẩm giá con người. Một trong những phương cách mà tôn giáo kiên trì phục vụ con người là cống hiến một cái nhìn về nhân vị, nhấn mạnh đến các nguyện vọng sẵn có là sống quảng đại, và tăng cường mối liên kết bằng hữu với tha nhân chúng ta. Về cơ bản, người ta không thể xác định các quan hệ nhân bản theo quyền lực, ưu thế thống trị và quyền lợi vị kỷ. Đúng ra, các quan hệ ấy phản ảnh và kiện toàn xu hướng tự nhiên của con người là sống hiệp thông và hoà thuận với người khác.

Cảm thức tôn giáo được vun trồng trong trái tim con người mở rộng lòng con người, nam cũng nữ, cho Chúa. Nó hướng dẫn con người khám phá ra nhân vị được toàn mãn không phải là thanh thỏa các dục vọng ích kỷ, tạm bợ. Đúng ra, cảm thức ấy xui khiến ta đáp ứng các nhu cầu của người khác, và tìm ra những phương cách cụ thể góp phần vào công ich. Về mặt này, các tôn giáo có một vai trò đặc biệt, vì các tôn giáo dậy người ta biết phục vụ đích thực đòi hỏi phải hy sinh và tinh thần kỷ luật tự giác. Đến lượt tinh thần đó phải được cải hóa nhờ biết sống từ bó chính mình, tiết độ và sử dụng vừa phải các sản phẩm của thế giới

Theo cách đó, nam cũng như nữ, được hướng dẫn để coi môi trường như là một điều kỳ diệu mà ta phải cân nhắc và tôn trọng hơn là chỉ tiêu thụ thuần túy. Những người có tôn giáo có trách nhiệm phải cho thấy là có thể tìm thấy niềm vui, khi sống đơn sơ và khiêm tốn, chia sẻ quảng đại cái dư thừa của mình với những người thiếu thốn.

Thưa các bạn, tôi chắc chắn các bạn sẽ đồng ý, các giá trị này đặc biệt quan trọng cho việc đào tạo thanh niên. Họ là những người thường dễ bị cám dỗ để coi chính cuộc sống như một hàng hoá tiện ích. Họ cũng có một khả năng tự chủ: thực thế trong các môn thể thao, các nghệ thuật sáng tạo, và trong nghiên cứu học thuật, họ sẵn sàng đón nhận cuộc sống như một thách thức. Khi được giới thiệu với những lý tưởng cao đẹp, nhiều thanh niên thấy ưa thích sống khổ hạnh và tự trọng thực thi đạo lý và quan tâm đến người khác, thì phải chăng đó điều không đúng là sao? Họ thích thú chiêm niệm ân huệ sáng tạo và thấy có động lực sống màu nhiệm siêu việt. Về mặt này, các trường phái tín ngưỡng cũng như các trường phái quốc gia còn có thể làm nhiều hơn để nuôi dưỡng chiều kích tâm linh của mỗi thanh niên,

Tại Úc Châu, cũng như ở nơi khác, tôn giáo từng là một yếu tố cổ vũ xây dựng nhiều cơ sở giáo dục. Và thực sự tôn giáo vẫn chiếm giữ một địa vị trong các giáo trình ngày nay. Chủ đề giáo dục thường nổi lên từ các cuộc bàn luận và Hoạt Động Hợp Tác Liên Tín vì Hòa Bình và Hòa Hợp. Tôi tha thiết khuyến khích mọi người tham gia vào sáng kiến này, tiếp tục hội thoại về các giá trị. Các giá trị ấy thâu nạp các chiều kích trí thức, nhân bản và tôn giáo của một nền giáo dục lành mạnh.

Các tôn giáo của thế giới lôi kéo ta luôn chú ý đến vẻ kỳ diệu của cuộc sống con người. Ai có thể không ngạc nhiên về khả năng trí tuệ có thể nhờ khám phá của khoa học mà nắm bắt được các bi quyết của thiên nhiên? Ai không bị xao động do khả năng tạo ra một cái nhìn cho tương lai? Ai không bị ấn tượng do sức trí khôn con người có thế đặt ra các mục tiêu và phát triển các phương thế thực hiện chúng? Con người, nam cũng như nữ, được phú bẩm khả năng không những hình dung các sự vật được tốt hơn làm sao, mà còn đầu tư năng lượng của mình làm cho sự vật trở nên tốt hơn.

Ta ý thức được mối quan hệ độc đáo của ta với thế giới thiên nhiên. Lúc đó, nếu ta tin rằng ta không tùy thuộc vào các luật lệ của vụ trụ vật chất hệt cách như các loài thụ tạo khác, thì phải chăng ta không nên làm điều gì tốt, có lòng trắc ẩn, tự do, liên đới và kính trọng từng cá nhân, thành phần cốt yếu trong cái nhìn của ta về một tương lai nhân bản hơn sao?

Tuy nhiên tôn giáo, nhờ nhắc ta nhớ đến tính hữu hạn và yếu đuối, cũng khiến ta không được đặt hy vọng cuối cùng của ta vào thế giới chóng qua này. Con người “giống như một hơi thở, thời gian của con người thì giống như hình bóng mau qua” (Thánh Vịnh 144:4). Tất cả chúng ta đều trải nghiệm nỗi thất vọng là không đạt tới điều tốt mà ta muốn hoàn thành.

Giáo hội chia sẻ nhưng nhận xét này với các tôn giáo khác. Được cố vũ bởi lòng bác ái, Giáo Hội tới gần cuộc đối thoại, tin tưởng rằng nguồn gốc tự do đích thực được tìm thấy trong chính bản vị Giêsu Nazareth, Những người Kitôhữu tin rằng chính Ngài tỏ lộ đầy đủ cho con người biết họ có khả năng sống đạo đức và tốt lành và chính ngài giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và tăm tối. Kinh nghiệm con người có tính phổ quát, vượt khỏi biên giới địa lý và giới hạn văn hóa. Điều ấy cho thấy tín đồ các tôn giáo có thể dấn thân đối thoại, ngõ hầu vật lộn với các niềm vui và khổ cực của mầu nhiệm cuộc sống. Về mặt này, Giáo hội hăm hở tìm kiến các cơ hội có thể lắng nghe kinh nghiệm tâm linh của các tôn giáo khác. Ta có thể nói rằng mọi tôn giáo đều có mục đích thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống con người nhờ nối kết nguồn sống với một nguồn gốc hay nguyên lý bên ngoài mình. Các tôn giáo tranh thủ để hiểu biết vũ trụ là xuất phát từ nguồn gốc hay nguyên lý này và qui về đó. Các Kitôhữu tin rằng Thiên Chúa đã mặc khải nguồn gốc hay nguyên lý này trong Chúa Giêsu, được Kinh thánh nói đến là Alpha và Omega” (Xem Mặc khải: 1:8, 22:1)

Các bạn thân mến, tôi đã đến Úc Châu như một sứ giả hòa bình. Vì lý do này, tôi thấy được phúc lành là gặp gỡ các bạn. Vậy mà các bạn cũng chia sẻ ước vọng và mong muốn giúp thế giới đạt tới điều này. Việc ta tìm kiếm hòa bình gắn bó với việc ta tìm kiếm ý nghĩa trong việc khám phá ra chân lý là ta tìm thấy con đường vững chắc dẫn tới hòa bình (Xem Sứ Điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới, 2006). Cố gắng của ta đem lại hòa giải giữa các dân tộc xuất phát từ chân lý. Thứ chân lý đó nhắm mục đích mang lại sự sống và hướng về đó. Tôn giáo mang đến hòa bình, nhưng còn quan trong hơn, tôn giáo khiến tinh thần con người khao khát chân lý và thấy đói đạo hạnh. Chúng ta hãy khuyến khích mỗi người - nhất là giới trẻ - biết ngạc nhiên về vẻ đẹp của đời cống, tìn kiềm ý nghĩa tối cao của nó và phần đầu để thực hiện tiềm năng cao cả củ a nó!

Với những tình cảm tôn trọng và khích lệ, tôi giao phó các bạn cho Thiên Chúa cao cả quan phòng và chắc chắn tôi cầu nguyện cho quí vị và những người thân yêu của các bạn, các thành viên của cộng đồng các bạn, và tất cà các công dân của nước Úc này.

© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana

(Bản dịch tiếng Việt do Gs Đỗ Hữu Nghiêm)
 
Giới Trẻ dùng bữa trưa với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI
Bùi Hữu Thư
21:32 18/07/2008

Giới Trẻ dùng bữa trưa với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI



Họ dâng lên Đức Thánh Cha những tặng phẩm từ quê hương của họ

SYDNEY, Úc, ngày 18, tháng 7, 2008 (Zenit.org).
- 12 người trẻ được mời dùng bữa trưa với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đến mang theo các tặng vật từ quê hương của họ.

Những người trẻ được chọn để dùng bữa trưa ngày thứ sáu với Đức Giáo Hoàng tại phòng khánh tiết nhà thờ St. Mary đại diện cho đám đông hoàn vũ hành hương tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney.

Armando Cervantes, 27 tuổi, từ Orange, California, tặng Đức Giáo Hoàng một cái mũ Mickey Mouse từ Disneyland, nằm trong giáo phận của anh.

Phối trí viên mục vụ giới trẻ của giáo phận cũng tặng Đức Giáo Hoàng những hình ảnh của cuộc thăm viếng Hoa Kỳ cuả ngài vào tháng Tư vừa qua.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nhận được một chuỗi Mân Côi truyền thống của Fidel Mateos Rodriguez, 25 tuổi, người Tây Ban Nha, một cái billum (túi nhỏ) của Gabriel Nangile, 28 tuổi, người Papua New Guinea, và một Coolamon (một bình chứa của dân bản xứ) từ Úc.

Ngài cũng được tặng một tấm vải truyền thống của Jean Fabien (Muaka Muaka Baloza), 29 tuổi, người nước Dân Chủ Cộng Hòa Congo, một tác phẩm nghệ thuật của Ijeoma Jacinta Igwe, 25 tuổi, người Nigeria, và các điã hát nhạc cổ điển của Marie-Bénédicte Esnault, 22 tuổi, người Pháp.

Đức Giáo Hoàng và 12 người trẻ ăn khoai lang và súp trái lê, gà Diane, và bánh trái cây để tráng miệng.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI ngồi giữa anh Wonhyong Cho người Đại Hàn, 28 tuổi và chị Jorgiana Lima de Santana, 26 tuổi người Ba Tây.

Teresa Wilson, 31 tuổi, người Úc, một thiện nguyện viên lâu năm với Dòng St. Vincent de Paul, nói, thật là một vinh hạnh lớn lao được đối thoại trực tiếp với Đức Giáo Hoàng.

Thổ dân Úc Craig Ashby, 21 tuổi, một sinh viên Đại Học Sydney, nói anh “rất hãnh diện được đại diện cho giới trẻ Úc và thổ dân nước này."

Anh cho hay anh kể cho Đức Giáo Hoàng nghe những kinh nghiệm của anh là một thổ dân Úc và những khó khăn người thổ dân đang phải đối phó, “nhưng anh cũng nói nhiều về những công trình Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện tại Úc cho đồng bào của anh, nhất là về lãnh vực giáo dục."

Clare Dooley, 30 tuổi, một Giám Đốc Mục Vụ Giới Trẻ tại Christchurch, New Zealand, nói được gặp Đức Giáo Hoàng đã luôn luôn là một trong những điều chị đã ao ước từ lâu, và cảm thấy chị rất hãnh diện được đại diện cho đồng bào của chị.

Helena de Sousa, 25 tuổi, người East Timor, cũng được mời tham dự.
 
Phóng sự nóng hổi cuộc đi bộ hành hương về Randwich
VietCatholic Network
21:40 18/07/2008
Sáng nay, từ khắp các nẻo đường Sydney, giới trẻ đã hành hương tiến về ga Central để từ đây đi bộ về Randwich địa điểm cử hành buổi canh thức và cũng là nơi sẽ diễn ra thánh lễ bế mạc.

Một rừng cờ các nước với những banner có hình Đức Mẹ hay Thánh Giá tràn ngập các nẻo đường Sydneỵ Những lời kinh, những lời hát vang lên trên thành phố. Chúng tôi xin giới thiệu những thước phim quay được vào sang nay thứ Bẩy 19/7/2008.
 
ĐGH: Những khác biệt tôn giáo không thể làm ngưng đối thoại
Phụng Nghi
23:47 18/07/2008
Sydney, Australia (CNS) – Không thể không chú tâm tới những điều khác biệt giữa người Kitô giáo và các tôn giáo khác, nhưng đó cũng không thể là lý do viện ra để ngưng cuộc đối thoại. Đó là lời của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI phát biểu trước các nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Sydney.

ĐGH họp với các lạnh đạo tôn giáo ở Úc
Hôm 18 thàng 7 Đức giáo hoàng có hai cuộc họp riêng rẽ với đại diện của những cộng đồng Kitô giáo Australia, và với đại diện các tôn giáo khác.

Trong cuộc họp đại kết, ngài nói rằng công nhận nhau như là người Kitô giáo chỉ vì có chung một phép thanh tẩy, đó chỉ mới là bước đầu trong mối liên lạc nên có giữa những người cùng theo Đức Kitô.

“Con đường đại kết chung cuộc sẽ hướng tới một cử hành chung với nhau phép Thánh Thể, được Đức Kitô trao phó cho các Tông đồ của Người như là một bí tích hiệp nhất của giáo hội.”

Nhưng Đức giáo hoàng Bênêđictô cũng nói với các thành viên Kitô giáo khác đang đối thoại với Giáo hội:”Tôi nghĩ là quý vị cũng đồng ý với tôi rằng phong trào đại kết đã tiến tới một giai đoạn khó khăn.”

Đức giáo hoàng nói: trong lúc người Kitô giáo cố gắng noi theo Kinh Thành và tìm kiếm chân lý, thì họ phải cầu nguyện xin Chúa phù trợ và xin Chúa Thánh thần hướng dẫn.

“Chúng ta phải chống lại những cám dỗ muốn coi tín lý là điều gây ra chia rẽ và do đó là điều làm trở ngại cho công tác tức thời và cấp thiết hơn, đó là cải thiện thế giới chúng ta đang sống.”

Ngài nói thêm: Người Kitô hữu càng hiểu biết hơn những điều Chúa đòi hỏi nơi họ và càng sống gần lại với Đức Kitô hơn, thì họ sẽ càng xích lại gần nhau hơn.

Đức giáo hoàng gặp gỡ các nhà lãnh đạo Kitô giáo, gồm cả những đại diện Anh giáo, trong lúc Hội nghị Lambeth của Liên hiệp hội Anh giáo đang họp tại nước Anh. Nghị trình của hội nghị đó gồm có việc thảo luận các đường hướng nhằm củng cố sự hiệp nhất của Anh giáo và khắc phục mối đe dọa phân ly tạo ra do những khác biệt liên quan đến việc phong chức cho phụ nữ và luyến ái đồng tính.

Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói ngài hy vọng các giám mục Anh giáo sẽ tìm ra được đường lối để duy trì sự hiệp thông trong niềm trung thành với Phúc âm và truyền thống Kitô giáo.

Giám mục Anh giáo Robert Forsyth là giám mục phụ tá tại Sydney nói rằng ông được khích lệ do lời dậy của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI về việc tìm kiếm chân lý trong tình yêu thương và không nhìn nhau như thù địch.

Ông nói: Trong nhiều lãnh vực, những người Kitô giáo khác công nhận và khâm phục tài lãnh đạo của Giáo hội Công giáo như là một “tảng đá giữa những thác ghềnh”, bảo vệ sự quan trọng của ơn cứu độ nơi Đức Kitô, uy thế của Kinh Thánh và “tính khách quan của nền luân lý Kitô giáo.”

Giám mục Forsyth cho biết ông ngờ rằng chỉ đến ngày tận thế người Kitô giáo mới hiệp nhất trọn vẹn được với nhau. Ông nói với Đức giáo hoàng:

“Như ngài rõ, vào ngày đó, chỉ có ba điều còn lại, mà điều cao cả nhất là tình yêu thương. Và vì thế, với tấm lòng thương mến, thưa ngài, hôm nay chúng tôi chào mừng ngài.”

Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đi thẳng từ cuộc họp đại kết sang cuộc họp với các dại diện của những cộng đồng tôn giáo tại Australia là Do thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo và đạo Zoroast.

Ngài ca ngợi cấp độ đối thoại và cộng tác liên tôn giáo tại Australia và nói rằng “mối liên lạc hài hòa giữa cuộc sống tôn giáo và đời sống công cộng càng quan trọng hơn bao giờ hết vào lúc mà người ta tiến đến chỗ coi tôn giáo là nguyên nhân gây ra chia rẽ hơn là một sức mạnh tạo nên tình đoàn kết.”

Ngài cho biết rằng sự tìm kiếm Thượng đế, việc công nhận những điều cá nhân hoàn thành được có đi kèm theo với sự chia sẻ, tính quan trọng của lòng hy sinh và tự kỷ luật là những giáo huấn chung của mọi tôn giáo.

“Tính phổ quát của kinh nghiệm con người, vượt quá mọi biên giới địa dư và các giới hạn văn hóa, làm cho các tín đồ các tôn giáo có thể đi vào đối thoại, cũng như để nắm bắt được những niềm vui và nỗi khổ trong huyền nhiệm cuộc đời.”

Giáo sĩ Jeremy Lawrence, giáo trưởng tại Đại Hội đường ở Sydney nói với Đức giáo hoàng rằng “mặc dầu chúng ta có thể khác biệt sâu xa về các chi tiết và cách diễn giải, nhưng những điểm cùng chia sẻ nơi cội nguồn của chúng ta sẽ liên kết chúng ta lại với nhau” trong tình huynh đệ và sự tương kính.

Ông nói rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới của Công giáo là một dấu hiệu chứng tỏ “sự quan trọng liên tục của đức tin trong thế giới chúng ta và nơi những người trẻ tuổi.”

Ông cầu xin cho giới trẻ sẽ học hỏi được rằng “đức tin đó không chỉ sống động và thích đáng” nhưng cũng còn “mặc nhiều mầu áo khác nhau.”

Hội họp với Đức giáo hoàng không chỉ có các nhà lãnh đạo các tôn giáo mà còn những người trẻ từ các cộng đồng đó. Hầu hết các đại diện giới trẻ này đã tham gia diễn đàn liên tôn giáo trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới hôm 17 tháng 7.

Vivek Thakkar, một đại diện giới trẻ Ấn giáo nói với các phóng viên rằng diễn đàn giới trẻ nhấn mạnh đến việc người trẻ đã chán ngán “mọi lời nói suông” về hoà hợp và muốn có những ý tưởng thiết thực để cùng nhau hoạt động, đặc biệt là trong các dự án nhằm phục vụ con người và công bằng xã hội.

“Thật là một đặc ân rất lớn” khi được mời gặp gỡ Đức giáo hoàng. Thật là điều bất ngờ và làm tôi khúm núm. Các bậc đạo sư và các nhà lãnh đạo tinh thần đều được người theo Ấn giáo rất mực tôn kính.”

Đạo trưởng Mohamadu Saleem, thành viên thuộc Hội đồng Imam Quốc gia của Australia, nói với Đức giáo hoàng: ”Người Hồi giáo nên có tư tưởng bao quát và phổ cập hơn trong sự hiểu biết về tôn giáo của mình. Đồng thời, nhiều thành phần đáng kể trong cộng đồng Kitô giáo và các tôn giáo khác cũng nên sửa đổi quan niệm lệch lạc và thiên kiến về Hồi giáo, về người theo đạo Hồi.

“Nếu tín đồ Hồi giáo, tín hữu Kitô và các cộng đồng tôn giáo khác đưa tay ra cho nhau và bắc những nhịp cầu hơn là dựng nên những rào cản, thì toàn thể nhân loại sẽ mãi mải hân hoan.”

Sau cuộc họp, Salem nói với các ký giả rằng một trong những điều khó khăn nhất Hồi giáo tại Australia phải đương đầu là làm sao “lôi cuốn được giới trẻ và thuyết phục họ rằng tôn giáo không phải là chướng ngại vật ngăn cản hoà bình.”
 
Top Stories
12 young adults from all parts of the world chosen to have lunch with the Pope today
Catholic News Service
12:34 18/07/2008
West Virginia youths 'ecstatic' about being on boat with pope

WHEELING, W.Va. (CNS) -- A group of 26 West Virginians selected to accompany Pope Benedict XVI on the "Sydney 2000" cruise boat for the papal arrival at World Youth Day in Sydney, Australia, July 17 were "ecstatic" to have that opportunity.

Mike Hall, director of the Wheeling-Charleston diocesan Office of Youth, Young Adults and Campus Ministries, said the group was one of eight in the world chosen to accompany the pope on the boat.

A total of 200 pilgrims were to be with the pope July 17 as the boat made its way from Sydney's Rose Bay pier along the harbor to the Barangaroo East Darling Harbor pier for a welcoming festival and speech by the pope.

Megan Fahey, a member of St. Michael Parish in Wheeling and a 2007 graduate of Central Catholic High School in Wheeling, said she was happy for the entire group and had "never been more excited for anything in my life."

Before leaving for Sydney, Fahey told The Catholic Spirit, the diocesan newspaper, that attending World Youth Day was "a great opportunity to begin with" and that she had been excited throughout the two years the group was planning and preparing for the trip.

Nicole Liette, a member of Sacred Heart Parish in Huntington and a graduate student at Marshall University, also in Huntington, said World Youth Day and the experience with the pope would be "an incredible spiritual journey" for her and the rest of group, and it also would be a different and "more exciting way to add to your spiritual development."

Fahey said the group had several reflection retreats to prepare for Sydney. She emphasized it was an event to be taken seriously as a religious experience, not a vacation.

She called it an opportunity for spiritual growth, "not just another trip with your friends... . It is a chance for all of us to grow."

Hall said the youths heading to World Youth Day understood the seriousness of the event and embraced it.

"This," he said, "is a statement on how young people want to celebrate their Catholicism" and the experience would allow them to express who they are as young people and as Catholics and to find answers to questions they have.

The West Virginia group of pilgrims was one of 1,140 U.S. groups attending World Youth Day. The biggest group was from Pittsburgh, with more than 600 young people, making it the largest youth day delegation in the world outside the host archdiocese.

In the Diocese of Rockville Centre, N.Y., Bishop William F. Murphy told a group of pilgrims going to Sydney from Long Island that "a pilgrimage is always a time of hope because it means we're heading toward something better, we're praying for something more."

"But it's also a time of great confidence because we know we don't go alone. We always have the Lord with us," he said in his homily at a July 6 send-off Mass at St. Agnes Cathedral in Rockville Centre.

On July 10, 106 Long Island teens, young adults and chaperones left for Sydney. As part of their preparation for the trip -- and as part of a follow-up to it -- the pilgrims and their families planned to say 236 rosaries, pray 68 Holy Hours, hold 196 days of fasting and abstinence, and carry out 81 acts of charity.

"I know that you made sacrifices to be able to go to Sydney, and most of all, the sacrifices that you made in terms of the prayers and the offerings for our Holy Father," Bishop Murphy said at the Mass. "(This) is going to be a pilgrimage of great hope."

He said they would bring back to the diocese the power of the Holy Spirit "so that our church will be a stronger church and a livelier church."

The Australian organizers of World Youth Day expected approximately 100,000 young people from their own country plus 125,000 international visitors to be in Sydney.

According to a news release from the U.S. Conference of Catholic Bishops in Washington, 15,000 young people from the United States were going, forming the largest pilgrim group outside Australia.

Fifty U.S. bishops, including Chicago Cardinal Francis E. George, who is USCCB president, planned to join them. For the first time at World Youth Day, the USCCB was sponsoring a Mass, to be concelebrated July 19 by the cardinal and several other U.S. bishops.

Armando Cervantes from the Diocese of Orange, Calif., was one of 12 young adults from all parts of the world chosen to have lunch with the pope July 18. Juan Martinez from the Diocese of Austin, Texas, was one of several young people chosen to be confirmed by the pope at the closing Mass July 20.

Annalee Moyer, from the Washington Archdiocese, and Leonardo Jaramillo, from the Atlanta Archdiocese, were selected to be part of a 200-member international liturgy group. As representatives of all World Youth Day pilgrims, members were to take leading parts in all the major events of the international gathering, including papal ceremonies and liturgies.

"I am truly blessed by this opportunity to experience the universal church in such a unique way with my peers from around the world," said Moyer in a statement.

From the Diocese of Brooklyn, N.Y., 126 pilgrims went to Sydney; they included 20 young adults and four adult chaperones from Holy Family Parish in the borough of Queens. Accompanying the pilgrims were Bishop Nicholas DiMarzio and Auxiliary Bishop Frank J. Caggiano.

One of the Holy Family pilgrims, Jack Timothy Magat, who just finished his freshman year at Stony Brook University, said that for him the trip would be "a renewal of my Catholic faith and beliefs" and "a chance to see how Catholics from around the world can gather in celebration and worship."

The Holy Family group raised money for the trip in various ways, including a walkathon and sales of rosaries and lapel pins with an image of Mary. Parishioners as well as family, friends and relatives of the pilgrims supported the efforts.

Mary Scheer, principal of the parish school and one of the chaperones, told Catholic News Service prior to leaving for Sydney that everyone in the group hoped their faith "will be deepened and enriched by this opportunity to come together with others from around the world."

Even as they prepared to go to World Youth Day, "spiritual changes in the kids" were obvious, she added.

For those unable to go to Sydney, various U.S. dioceses planned events at home.

In Illinois, for example, Catholic teens, young adults and youth ministers from across the Chicago area were going to gather July 19 for "World Youth Day 2008 Chicago Style": eight hours of entertainment, music and multilingual catechetical sessions, along with the celebration of Mass at St. Hyacinth Basilica.

The dioceses of Ohio and Michigan organized a gathering in Sidney, Ohio, taking place simultaneously with the Australian events.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thanh Hóa: Niềm Vui Ngày Về
Hương Đăng
01:25 18/07/2008

THANH HÓA: NIỀM VUI NGÀY VỀ



CUỘC HÀNH TRÌNH BA NĂM

Nhằm vận dụng chủng sinh, nữ tu và ứng sinh vào việc đào tạo giáo lý viên và cán bộ thánh ca cho toàn giáo phận, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, ba năm về trước, đã phát động chiến dịch mang tên “Men Phục Sinh”. “Men” là chất xúc tác làm cho bột trở thành bánh; “Phục sinh” tượng trưng cho sức sống mới. Có nghĩa là các chiến sĩ Men Phục Sinh có sứ mạng khơi dậy nguồn sinh lực mới cho vườn nho Chúa, biến giới trẻ giáo lý viên và thánh nhạc thành những hạt men làm dậy khối bột giáo phận.

Ba năm đã qua đi, các chiến sĩ Men Phục Sinh năm nay trở về bên nhau với những con số thật đáng khích lệ. Năm đầu tiên 2006, đã có trên 1.100 bạn trẻ đăng ký làm giáo lý viên hoặc ca trưởng. Năm 2007, con số lên đến 1415 và năm nay, 2008, có đến trên 1.600. Cứ đà này, mười năm sau, con số giáo lý viên và ca viên có thể lên đến hàng vạn một cách dễ dàng. Giáo phận có sáu giáo hạt. Mỗi hạt có một tụ điểm tập trung cho giáo lý viên và ca viên đến từ các giáo xứ trong hạt. Càng ngày chương trình càng được hưởng ứng và ủng hộ từ mọi phía: các cha xứ, giáo dân và nhất là các em. Thậm chí có cả những bạn bên lương cũng đăng ký tham dự.

Men Phục Sinh còn là một sân chơi để mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận thể hiện tinh thần hiệp thông, cộng tác, đồng hành. Đối với các chủng sinh, nữ tu, ứng sinh, đây là cả một môi trường thuận lợi cho việc đào tạo mục vụ và nhân bản. Ngày 15.07.08 là ngày được chọn để nhìn lại những thành tích đã đạt được và rút ra những bài học để cải thiện công tác vào những năm tới. Từ các tụ điểm chiến dịch trên khắp giáo phận, các “chiến sĩ” đã hân hoan trở về Tòa Giám mục, nơi mà cách đây một tháng, vị cha chung đã đứng vẫy tay chào chúc từng thành viên lên đường. Nhà thờ Chính toà là địa điểm được chọn để tổ chức ngày họp mặt tổng kết ba năm men Phục Sinh. Có đến 2.200 bạn giáo lý viên và ca viên đã về chung chia niềm vui ngày hội đặc biệt này.

Ngày hội mang chủ đề: “Giới trẻ hôm nay, Giáo phận ngày mai” được khắc thật lớn trên khán đài chính, và trước cung thánh nhà thờ chính toà. Đức Cha Giuse đã chọn chủ đề này nhằm khơi lên trong tâm hồn các bạn trẻ sự ý thức về vai trò quan trọng của họ đối với tiền đồ của giáo phận, để các bạn luôn yêu mến, gắn bó và cống hiến sức trẻ của mình cho sự nghiệp giáo phận.

NGÀY CỦA SẮC MÀU

Một quang cảnh thật đẹp mắt với những lá cờ lớn và khăn quàng đủ màu tượng trưng cho từng giáo hạt: xanh dương, vàng, xanh lá, đỏ, hồng, xanh da trời hòa quyện vào nhau. Những khuôn mặt trẻ trung rạng rỡ nụ cười trong một không khí hừng hực, sục sôi sức sống, với bài hát chủ đạo “Hãy gieo mầm tin yêu” kèm theo cử điệu, đã làm khuôn viên nhà thờ Chính Tòa thật tưng bừng…

Đúng 8h, Đức Cha Giuse, quý Cha, quý thầy, quý Soeurs dòng MTG Thanh Hóa, cùng với đoàn khách ứng sinh Phát Diệm 30 người được ban tổ chức mời, đã tiến ra lễ đài trong vũ điệu cộng đồng và tiếng hò reo vang dội của các bạn trẻ. Ngày trở về của các “chiến sĩ” đã trở thành ngày hội lớn. Cho dù vẫn còn đó những hạn chế, những mặt tồn tại; nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng “chất Men” đã, đang, và dậy lên sức sống mãnh liệt trong giáo phận.

Những lá cờ phất phới, những khăn quàng tung bay…Lần lượt, tham dự viên từng giáo hạt đã diễu hành qua lễ đài trong tiếng nhạc du dương xen lẫn lời giới thiệu về những nét đặc thù của mỗi đơn vị.

Các vị mục tử gồm 40 linh mục, đặc biệt là Đức Cha Giuse, hài lòng khi nhìn thấy đoàn con cái của mình đầy trẻ trung, năng động. Đức Cha Giuse nói rất ít vì đang bị “mất tiếng tốt” nhưng lời của ngài dường như phát xuất từ trái tim, có sức mạnh làm ấm lòng các bạn trẻ.

NGÀY CỦA HIỆP THÔNG

Trong bầu khí đầy trang trọng của Thánh lễ, Vị cha chung đã ngõ lời với các bạn: “Ba năm với ba mùa Men Phục sinh, các con đã có cơ hội sống với nhau để hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn, làm cho cuộc đời của mỗi người và sức sống của giáo phận được phong phú hơn. Mỗi người trẻ các con hãy trở thành tấm men cho giáo phận”.

Buổi Agapé ban trưa với cơm hộp do các Soeurs MTG Thanh Hóa, Hội Bác Ái Têrêxa và các chú ứng sinh phục vụ. Các bạn xúm xít bên nhau nói cười, nhắc lại những kỷ niệm của các mùa Men.

Buổi chiều là phần phụ diễn văn nghệ do chính các bạn trẻ đảm nhận dưới sự chỉ đạo của Ban Điều hành chiến dịch. Thật sáng tạo, năng động và đa dạng. Một chương trình văn nghệ xuyên suốt họa lại sứ vụ của Chúa Giêsu, và sự cộng tác của con người trong chương trình cứu độ, từ ngàn xưa cho đến hôm nay. Các bạn đã sẵn sàng nối tiếp sứ mạng tông đồ với vũ khúc sôi động “Tôi chọn Giêsu” và “Ra khơi với Đức Kitô”. Nhằm hâm nóng bầu nhiệt huyết của các bạn trẻ, trang sử đầu tiên của Giáo hội Việt nam đã được lật lại với hoạt ca: “Nhớ về Cửa Bạng”, cho đến hình ảnh hiên ngang của năm Thánh Tử Đạo của Thanh Hóa: Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm, Thánh Phaolô Ngân, Thánh Gioan Đạt và Thánh nữ Anê Lê Thị Thành. Và các bạn cũng đã có dịp đối chiếu Thanh hóa “hôm qua” với những khó khăn, thử thách tưởng chừng không đứng vững với vũ khúc “Một đời lần trong đêm tối”; để rồi vui mừng nhìn lại Thanh Hóa hôm nay đầy sôi động. Để các bạn không còn e ngại trước khả năng hạn hẹp của mình, mà sẵn sàng sống sứ mệnh tông đồ với niềm tin vào “Điểm tựa Giêsu”.

Trong phần giúp vui cho các bạn trẻ có 2 bạn khiếm thị thuộc giáo xứ Tiên Thôn đã trình bày nhạc phẩm: “Ước mơ của tôi”, nói về sự khao khát được nhìn thấy ánh sáng, được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp chung quanh mình. Nhưng điều làm tim tôi rúng động, đó là lời các em cám ơn cha Quản xứ và các “chiến sĩ” của Men Phục sinh đã ban tặng cho em ánh sáng của Lời Chúa, ánh sáng của niềm tin. Từ trong sâu thẳm của cõi lòng, tôi tự hỏi mình: “Giữa các em và tôi, ai mới thực sự là kẻ mù lòa?”

“NIỀM VINH DỰ CỦA TÔI LÀ THẬP GIÁ CHÚA GIÊSU”

Ấn tượng nhất là phần “nghi thức sai đi” do Đức Cha Giuse chủ sự. Tôi tin chắc, hình ảnh đã để lại dấu ấn đẹp không thể phai mờ trong tâm hồn các bạn trẻ là hình ảnh các bạn chuyền nhau cây thánh giá cỡ đại, một dấu chứng của tình yêu, dấu chứng của sự quên mình phục vụ và dấu chứng của cây thập giá đã, đang và sẽ nở hoa…Các bạn trẻ đã cố hết sức để chạm đến cây thánh giá đang được nâng cao, trong khi cả nhà thờ vỗ tay hát bài “niềm vinh dự của tôi”. Đây là bài hát dường như tôi đã thuộc nhằm lòng, nhưng với một cung điệu khác. Giờ đây, lại được các bạn trẻ “biến tấu” bằng bầu nhiệt huyết của người trẻ thực sự say mê sống mầu nhiệm thánh giá. Rất nhiều bạn chia sẻ với tôi, các bạn cảm thấy một niềm vui, một hạnh phúc lạ kỳ khi chạm được cây thánh giá trong ngày hội hôm nay.

Mọi người chuyền cho nhau kỷ vật là chiếc khăn quàng với những chữ ký, tên tuổi và địa chỉ. Trên chiếc áo trắng tinh các bạn đang mang trên mình, cũng có thật nhiều chữ ký lưu niệm, những nét vẽ một khuôn mặt đang tươi cười… Có lẽ nụ cười ấy sẽ mãi đọng lại trong lòng các bạn.

Không khí sôi động đến giây phút cuối cùng với “Bài ca tạm biệt”. Một bài hát mà trong những mùa Men đã đong đầy nước mắt của buổi chia ly, thì hôm nay đã được hát với khí thế bừng bừng: “Tạm biệt nhé, nguyện cầu cho nhau một lòng dấn thân, nhiệt thành nhà Chúa thôi thúc lòng ta”.

Đức Cha Giuse và Ban Điều hành chiến dịch Men Phục sinh đã đứng lại trên cung thánh vẫy khăn quàng tạm biệt cho đến khi người cuối cùng ra về. Còn tôi ngồi yên trên cung thánh hồi tưởng lại những giây phút đã qua, và cảm nhận thật rõ ràng sức nóng từ lòng nhiệt huyết của hàng ngàn con tim vẫn còn đọng lại nơi đây…

Chúng ta hãy cầu chúc cho họ, những người trẻ của Giáo phận Thanh Hóa, được biến những gì đã lãnh nhận trong mùa Men và trong ngày hội hôm nay thành hành động thiết thực, để như lời kết thúc nghi thức sai đi của Đức Cha Giuse: “Các con hãy làm cho niềm vui ơn cứu độ được hiện diện trên từng bước con đi, trong những nơi con đến và trong tâm hồn những người con gặp gỡ”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thú vui mới của những người vô thần
Lm Nguyễn Hữu Thy
09:11 18/07/2008
Thú vui mới của những người vô thần

Đối với những người thiện tâm và có lương tri lành mạnh trên khắp thế giới, thay vì vui mừng và cảm phục như người ta thường bày tỏ tình cảm của mình trước bất cứ khám phá mới mẻ nào của khoa học, thì lần này chắc hẳn họ chỉ cảm thấy bực mình khó chịu, thất vọng và hết sức bỡ ngỡ kinh ngạc khi Hạ Viện một nước văn minh thuộc thế giới Kitô giáo như Anh Quốc đã bỏ phiếu đồng ý chấp thuận dự án «Designer-Babies» - (sáng chế trẻ con) và sản xuất ra những con người «nửa-người-nửa-thú-vật» với hai phần ba đa số phiếu của những dân biểu hiện diện. Dĩ nhiên, đây không còn là một ý kiến bộc phát mang tính cách khôi hài và thuần tuý lý thuyết, nhưng là một quyết định nghiêm chỉnh của quốc hội một nước về một dự án cụ thể. Chính thủ tướng Gordong Browns đã tuyên bố công khai rằng việc cho phép một công trình thí nghiệm như thế là «một bổn phận luân lý». Và Des Turner, một đảng viên thuộc Đảng Xã Hội với ông ta, còn bổ túc thêm rằng việc hợp pháp hóa dài hạn công trình «Designer-Babies», nghĩa là sản xuất các đứa trẻ một cách nhân tạo, là một trị liệu pháp đang cần thiết cho những đứa trẻ khác cùng cha mẹ đang đau ốm, và điều đó có được là nhờ vào một «lối suy luận hoàn toàn hợp lý về luân lý»: «Chúng ta cần phải cho phép tất cả các loại thuốc để cứu sống và để làm vơi nhẹ sự đau đớn con người phải chịu đựng.»

Các hình thù quái vật này đang là mục đích nhắm tới của những nhà khoa học vô thần?
Như thế, ở Anh Quốc người ta đã tìm cách hiện thực bất cứ giá nào điều mà vị thủ tướng tiền nhiệm của ông Browns là ông Tony Blair đã từng tuyên bố: «Chúng tôi muốn Anh Quốc phải trở thành một nước đầy phát minh và đầy tư tưởng tân kỳ nhất trong liên hiệp Âu Châu về lãnh vực kỷ thuật sinh học.» Vì thế, vào tháng 12 năm 2001, Anh Quốc là nước đầu tiên ở Âu Châu đã cho phép công trình nghiên cứu tạo ra người từ tế bào sống. Và họ đều chi trả cho tất cả những ai cống hiến các tế bào-trứng. Nhưng vì quá ít những người đàn bà người Anh bằng lòng làm chuyện vô tâm và bất nhân bản đó, nên họ đã dùng những tế bào-trứng của những con bò cái thay vào. Còn các con bò cái thì không hề tố cáo, không hề thắc mắc và chúng cũng không chết cái chết của con người.

Thái độ quá nông nổi và bất cẩn này trước phẩm giá con người của một số nhà lãnh đạo người Anh, tức cho phép một sự nghiên cứu khoa học vượt lên trên biên giới của chủng loại và phẩm giá con người, đã làm cho không những người Âu Châu khác mà còn làm cho những người có lương tri thuần khiết trên khắp thế giới phải hoảng hốt kinh ngạc.

Hành động «Designer-Baby» và việc sáng chế các quái vật nửa người nửa thú vật không những là một khuynh hướng chính trị về sinh học đầy ích kỷ và có chủ tâm lạm dụng, là một dấu hiệu thoái hoá trầm trọng về luân lý và là một trọng tội đối với phẩm giá con người, nhưng trước hết là một tội phạm thượng nặng nề chống lại chính Thiên Chúa Tạo Hóa. Phải chăng những người vô thần thế kỷ XXI này lại tìm được thú vui mới?
 
Thông Báo
Cáo Phó: Linh mục Ignatio Mai Xuân Hậu đã qua đời tại Saigòn
Lm Phaolô Nguyễn Thực
11:57 18/07/2008

Cáo Phó



Trong niềm tin vào màu nhiệm Tử nạn và phục Sinh của Chúa Kitô
Linh mục Chánh xứ và Cộng đồng Dân Chúa Giáo xứ Hà Đông
và Gia đình Linh tông và Huyết tộc kính báo
Cha Cố Ignatio Mai Xuân Hậu
Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1923 tại Thọ Cầu, Duy Tiên, Hà Nam
Thụ phong Linh Mục ngày 31 tháng 05, năm 1953
đã về nhà Chúa lúc 18 giờ ngày 17 tháng 07 năm 2008
(Nhằm ngày 15 tháng 06 năm Mậu Tý)
tại nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Hà Nội, Quận 5, Saigòn.
Hưởng thọ 86 tuổi. 55 năm sống sứ vụ Linh Mục.

Nghi thức Tẩm liệm lúc 09 giờ ngày 18 tháng 07 năm 2008
Lúc 07 giờ ngày 20/ 07/ 2008 di quan đến quàn
tại Thánh đường Giáo xứ Hà Đông,
số 530 Thống Nhất, F16, Quận Gò vấp Tp. Hồ Chí Minh.

Thánh lễ An táng sẽ được cử hành lúc 08 giờ30 ngày 22 tháng 07, năm 2008
tại Thánh đường Giáo xứ Hà Đông, sau đó hoả táng tại Bình Hưng Hoà.
Kinh xin qúi cha, qúi tu sĩ nam nữ và anh chị em cầu nguyện cho
Cha Cố Ignatio sớm hưởng tôn nhan Chúa.

TM. Cộng Đoàn Giáo xứ Hà Đông vả Gia đình
 
Cáo Phó: Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Văn Học đã từ trần tại Thái Bình
LM ĐaMinh Đặng Văn Cầu
12:06 18/07/2008

CÁO PHÓ



Trong niềm tin vào Đức Kytô Phục Sinh
Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình xin báo tin:

Linh mục Phanxicô Xavie Trần Văn Học
nguyên chánh xứ Bồng Tiên - An Châu, Thái Bình
đã từ trần vào hồi 14h30' ngày 17 tháng 7 năm 2008,
Hưởng thọ 64 tuổi.

Thánh lễ an táng được cử hành vào lúc 2 giờ chiều ngày 19 tháng 7 năm 2008,
tại giáo xứ Bồng Tiên, địa phận Thái Bình do Đức GM Thái Bình chủ sự.

Trong tinh thần hiệp thông, kính xin quý cha,
quý tu sỹ và anh chị em cầu nguyện cho Cha Phanxicô
và tới dự lễ an táng ngài vào ngày giờ và địa điểm trên.

Kính báo


TIỂU SỬ CHA CỐ PHANXICÔ XAVIÊ TRẦN VĂN HỌC

Cha Phanxicô Xaviê Trần Văn Học sinh ngày 17 tháng 4 năm 1944, trong một gia đình Công giáo đạo đức tại giáo xứ Cao Mại, xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Gia đình cha có ba chị em, hai cố rất sốt sắng nhiệt thành trong mọi công việc chung riêng, và vất vả nuôi dạy con cái. Ngay từ thời niên thiếu, cậu Phanxicô đã theo tiếng mời gọi và được diễm phúc ở trong nhà Chúa, giúp việc cha già cố Gioan Baotixita Trần Du Đồng tại giáo xứ Bác Trạch.

Năm 1957, cậu Phanxicô nhập học tại tiểu chủng viện Mỹ Đức - Cát Đàm, nay là Đại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Ngày 16.10.1977, thầy được Đức Cha Đaminh Đinh Đức Trụ trao thừa tác vụ linh mục. Sau đó, thầy được sai về Giáo xứ Bác Trạch để cùng với cha già cố phục vụ đoàn chiên.
Năm 1982, ngài làm chánh xứ Bác Trạch và quản nhiệm các xứ: Bạch Long, Lương Điền và Lạc Thành.
Năm 1989, ngài được Đức Giám Mục Giáo phận bổ nhiệm về coi Giáo xứ Hà Xá, thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà và quản nhiệm giáo xứ Phú Lạc.
Năm 2005-2008, ngài làm hạt trưởng hạt Đông Hưng.

Ngày 12 tháng 6 năm 2008, ngài được Đức Cha Phanxicô Xavie sai về nhiệm sở Giáo xứ Bồng Tiên, thuộc xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư và quản nhiệm giáo xứ An Châu.
Trong những tháng năm phục vụ cộng đoàn, cha cố Phanxicô đã sống hết mình với đoàn chiên không chỉ cho những xứ họ ngài chăm sóc mà còn dành thời gian tới giúp các cha trong những dịp chầu lễ. Ngài rất năng động nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, hầu mong cứu được nhiều linh hồn về với Chúa. Không những thế, ngài còn vun trồng ơn gọi để tiếp nối sứ vụ mục tử của Chúa Kitô. Trong những người con thiêng liêng đã có cha nghĩa tử Hierônimô Nguyễn Ngọc Hinh - hiện đang trông coi giáo xứ Sài Quất. Thầy Vincente Trần Văn Tưởng trong Tu Hội Thừa Sai Thánh Tâm, đang phục vụ tại Campuchia. Thầy Hierônimô Nguyễn Văn Khương trong Hội Thừa Sai Việt Nam và các ơn gọi đang nẩy mầm sinh hoa kết trái.

Thật ngỡ ngàng khi được tin cơn bệnh đột xuất đến với Cha Cố hôm thứ năm vừa qua, ngày 17 tháng 7 năm 2008. Vào lúc 14 giờ 30’ cùng ngày, cha đã được Chúa gọi về hưởng vinh phúc Nước Trời, hưởng thọ 64 tuổi.

Cha Cố đã âm thầm lặng lẽ vâng nghe tiếng Chúa mời gọi để về với Ngài, hoàn tất một cuộc đời 64 năm. Trong 64 năm cuộc đời, cũng là 64 năm của người con trung thành với ơn gọi Kitô hữu, trung thành với chức vụ của một mục tử nhân lành, một người tôi tớ luôn sẵn sàng đợi chủ trở về. 64 năm ấy, Cha Cố đã hy sinh cho đoàn chiên, hiến dâng cho Thiên Chúa tất cả đời mình. Hôm nay, Cha Cố đã hoàn tất để về với Chúa. Cuộc đời ngài là tấm gương sáng ngời, một cuộc đời khiêm tốn hiền hoà, trung kiên với ơn gọi, vượt qua mọi thử thách để luôn gắn bó với Thiên Chúa và hết mình với đoàn chiên.

Với niềm tin Kitô giáo, việc ra đi của cha Phanxicô là một sự giải thoát, vì ngài đã về với Đấng mà ngài hằng gắn bó trông mong. Nhưng với con người! Ai lại không tiếc thương. Chúng ta thương tiếc là lẽ đương nhiên, vì Cha Cố đã để lại nơi chúng ta những kỷ niệm đẹp, những dấu ấn tình yêu của người mục tử. Trong niềm cậy trông vào Đấng đã chiến thắng sự chết và đã phục sinh, chúng ta tin cái chết chỉ là sự thay đổi chứ không mất đi, cuộc sống này chỉ là một cuộc lữ hành về nhà Cha trong niềm hy vọng được phục sinh với Đức Kitô - Đấng là niềm an ủi cho tất cả chúng ta.

Đứng trước sự ra đi của Cha Cố Phanxicô, chúng ta được mời gọi vững tin: Thiên Chúa vẫn luôn là Thiên Chúa của tình yêu, Người sẽ biến đau thương, mất mát thành niềm hy vọng, an ủi cho tất cả những ai đang thương tiếc Cha Cố Phanxicô.

Xin Chúa đón nhận Cha Cố vào Nước hằng sống của Người!


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mắt Đá
Trầm Tĩnh Nguyện
00:19 18/07/2008

MẮT ĐÁ



Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện (Hình chụp bên bờ sông Hương, Huế)

Đá kia biết mở mắt nhìn

Còn tôi sao vẫn cố tình làm ngơ

Sớm, trưa, mưa, nắng….hững hờ!

(Trầm Tĩnh Nguyện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền