Phụng Vụ - Mục Vụ
Viết phóng sự gửi…Chúa đọc !
Gioan Lê Quang Vinh
00:33 19/07/2010
Thời sinh viên tôi được nghe một bài giảng mà nhiều năm qua tôi vẫn còn nhớ từng lời của bài giảng ấy! Đó là bài giảng ngày thường cực ngắn của cha Nho, cha sở nhà thờ Ngã Sáu Chợ Lớn. Ngài nói: “Anh chị em thân mến, vợ chồng ở chung, ăn chung, làm việc chung, vậy mà đọc kinh thì lại đọc riêng. Lạ chưa?”
Vừa hỏi “Lạ chưa?” xong thì ngài rời bục giảng và bước đến bàn thờ dâng lễ vật (có lẽ gọi đó là lời nhắn nhủ sau Tin Mừng thì đúng hơn). Điều đọng lại nơi tôi là Lời Chúa Giêsu dạy: “Ở đâu có hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ” (Mt 18,20). Vậy việc Chúa muốn chúng ta cầu nguyện cùng với cộng đoàn, cùng với Hội Thánh.
Cách nói của Cha chủ tế lúc bấy giờ nhiều năm sau tôi mới hiểu thật ra là diễn đạt một giáo huấn rất quan trọng của Hội Thánh: nguyên tắc liên đới.
Giáo Lý Công Giáo dạy liên đới là tình thân nghĩa, bác ái xã hội, là đòi hỏi trực tiếp của tình huynh đệ nhân bản và Kytô giáo, và là một nhân đức. (1).
Liên đới là một trong những nguyên tắc căn bản của toàn bộ giáo huấn xã hội Công giáo.(2)
Nếu hoà bình là kết quả của công lý thì “ngày nay người ta cũng có thể nói một cách chính xác và mạnh mẽ không kém với cùng sức mạnh gợi ý của Thánh Kinh (x. Is 32,17; Gc 3,18) rằng ‘Hoà bình là thành quả của liên đới’ (Opus solidaritatis pax)”. (3)
Và như thế, sống đạo là sống liên đới. Cầu nguyện cũng là hành vi của liên đới. Nhưng cầu nguyện chung không phải chỉ là ngồi lại đọc kinh mấy phút rồi chia tay ai đi làm việc nấy chẳng còn liên hệ với ai.
Có một cách cầu nguyện khác, là nhiều người, gia đình, bạn bè, cùng những thao thức ưu tư họp nhau lại trao đổi rồi dâng chính những ưu tư thao thức ấy cho Thiên Chúa là Cha, và cùng sống lời cầu nguyện của cộng đoàn mình.
Tôi nghĩ đến điều ấy khi nghe cha An Thanh nhấn mạnh một câu đáng chú ý khi ngài nói về việc viết phóng sự: “Hãy biếu cho mình một cơ hội”.
Có khi ta nghĩ nhưng không viết được, có khi ta viết nhưng không người đọc, có khi nhiều người đọc ta nhưng người ta không “đồng cảm” hay “đồng tình”. Phải rồi, ta vẫn còn một cơ hội để một số người đọc; và tuyệt vời hơn mọi cơ hội: Giêsu đọc, hiểu và đồng cảm, đồng tình với ta, mà nếu ta có gì khiến Giêsu không đồng tình thì Người lại hướng dẫn ta.
Hội Thánh dạy rằng hiệp thông, liên đới, hợp nhất là phản ánh chính sự sống thân mật của Thiên Chúa. (4) Còn gì đẹp hơn khi những con người cùng nỗi ưu tư, cùng niềm hy vọng, cố gắng quan sát cuộc sống với nhãn giới Tin Mừng rồi cùng viết ra như những phóng sự giãi bày thân phận con người và xã hội.
Chúa không cần chúng ta viết Chúa vẫn biết. Cũng như Chúa không cần hỏi Phêrô có yêu mến Người không. Nhưng Chúa muốn chúng ta liên đới với nhau và kết hiệp với Người. Đã có những diễn đàn cầu nguyện chung. Tại sao không có những trang facebook, blog yahoo, blog wordpress… làm những tờ báo viết phóng sự cho Chúa đọc?
Viết phóng sự với nhau hay viết riêng rồi tập họp lại với nhau có nhiều lợi ích. Trước hết là viết như thế giúp chúng ta tập quan sát, và khi tập quan sát ta tập gắn phận mình vào phận người, đó là liên đới. Khi quan sát, ta sẽ thấy cuộc sống đẹp nhưng vẫn đầy dẫy những điều trái với những đòi hỏi của công lý, của tình yêu, của Tin Mừng.
Viết còn là giải toả những “nỗi lòng thấu trời xanh” khi chứng kiến những bất công và thái độ im lặng khó hiều của con người. Và viết để cầu nguyện là cách viết hữu hiệu nhất.
Khó khăn nhất là tìm đề tài để viết. May mắn thay, nhân dịp Lễ Chúa Cứu Thế, Cha Giám Tỉnh DCCTVN đã một lần nữa xác định anh chị em chúng ta là những thành viên của DCCT bên ngoài tu viện và ngài chỉ cho chúng ta những đề tài như sau:
“Trần thế đang ngổn ngang biết bao điều đau lòng, Giáo Hội Việt Nam đang chòng chành trước sóng gió, thiên tai dồn dập, hạn hán, dịch bệnh (dịch tả nhiều nơi), bão tố (bão Cônsơn),. ..Nhân tai gây bao điều đau khổ, ngập lụt, cướp của giết người, điện giật chết người, tai nạn giao thông, tham nhũng, nợ xấu (Vinashin), làm dâu bị đầy đọa và chết ở xứ người, phụ nữ trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục, nạo phá thai phổ biến, oan khiên, khiếu kiện khiếu tố kéo dài,. ..Phần đông còn sống trong nghèo đói, bất công, bất an (thực phẩm, môi trường ô nhiễm)”(5)
Những năm qua người giáo dân Việt nam buồn y như đứa con thấy kẻ xấu đột nhập vào nhà mà cha mẹ cứ ngồi ăn uống. Đứa con bị đánh, bàn thờ bị phá, tài sản bị mất, con khóc thét lên, cha mẹ liếc nhìn rồi la con “im đi”.
Trong nỗi buồn ấy, chúng ta vẫn tin rằng Giêsu khao khát đọc tâm hồn ta, đọc những khát vọng của ta và đọc chính cuộc sống mà lâu nay dường như ta lãng quên không mời Người bước vào và chia sẻ.
(1) GLCG 1939-1942
(2) x. Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Libertatis conscientia.
(3) (4) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis
Vừa hỏi “Lạ chưa?” xong thì ngài rời bục giảng và bước đến bàn thờ dâng lễ vật (có lẽ gọi đó là lời nhắn nhủ sau Tin Mừng thì đúng hơn). Điều đọng lại nơi tôi là Lời Chúa Giêsu dạy: “Ở đâu có hai hoặc ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ” (Mt 18,20). Vậy việc Chúa muốn chúng ta cầu nguyện cùng với cộng đoàn, cùng với Hội Thánh.
Cách nói của Cha chủ tế lúc bấy giờ nhiều năm sau tôi mới hiểu thật ra là diễn đạt một giáo huấn rất quan trọng của Hội Thánh: nguyên tắc liên đới.
Giáo Lý Công Giáo dạy liên đới là tình thân nghĩa, bác ái xã hội, là đòi hỏi trực tiếp của tình huynh đệ nhân bản và Kytô giáo, và là một nhân đức. (1).
Liên đới là một trong những nguyên tắc căn bản của toàn bộ giáo huấn xã hội Công giáo.(2)
Nếu hoà bình là kết quả của công lý thì “ngày nay người ta cũng có thể nói một cách chính xác và mạnh mẽ không kém với cùng sức mạnh gợi ý của Thánh Kinh (x. Is 32,17; Gc 3,18) rằng ‘Hoà bình là thành quả của liên đới’ (Opus solidaritatis pax)”. (3)
Và như thế, sống đạo là sống liên đới. Cầu nguyện cũng là hành vi của liên đới. Nhưng cầu nguyện chung không phải chỉ là ngồi lại đọc kinh mấy phút rồi chia tay ai đi làm việc nấy chẳng còn liên hệ với ai.
Có một cách cầu nguyện khác, là nhiều người, gia đình, bạn bè, cùng những thao thức ưu tư họp nhau lại trao đổi rồi dâng chính những ưu tư thao thức ấy cho Thiên Chúa là Cha, và cùng sống lời cầu nguyện của cộng đoàn mình.
Tôi nghĩ đến điều ấy khi nghe cha An Thanh nhấn mạnh một câu đáng chú ý khi ngài nói về việc viết phóng sự: “Hãy biếu cho mình một cơ hội”.
Có khi ta nghĩ nhưng không viết được, có khi ta viết nhưng không người đọc, có khi nhiều người đọc ta nhưng người ta không “đồng cảm” hay “đồng tình”. Phải rồi, ta vẫn còn một cơ hội để một số người đọc; và tuyệt vời hơn mọi cơ hội: Giêsu đọc, hiểu và đồng cảm, đồng tình với ta, mà nếu ta có gì khiến Giêsu không đồng tình thì Người lại hướng dẫn ta.
Hội Thánh dạy rằng hiệp thông, liên đới, hợp nhất là phản ánh chính sự sống thân mật của Thiên Chúa. (4) Còn gì đẹp hơn khi những con người cùng nỗi ưu tư, cùng niềm hy vọng, cố gắng quan sát cuộc sống với nhãn giới Tin Mừng rồi cùng viết ra như những phóng sự giãi bày thân phận con người và xã hội.
Chúa không cần chúng ta viết Chúa vẫn biết. Cũng như Chúa không cần hỏi Phêrô có yêu mến Người không. Nhưng Chúa muốn chúng ta liên đới với nhau và kết hiệp với Người. Đã có những diễn đàn cầu nguyện chung. Tại sao không có những trang facebook, blog yahoo, blog wordpress… làm những tờ báo viết phóng sự cho Chúa đọc?
Viết phóng sự với nhau hay viết riêng rồi tập họp lại với nhau có nhiều lợi ích. Trước hết là viết như thế giúp chúng ta tập quan sát, và khi tập quan sát ta tập gắn phận mình vào phận người, đó là liên đới. Khi quan sát, ta sẽ thấy cuộc sống đẹp nhưng vẫn đầy dẫy những điều trái với những đòi hỏi của công lý, của tình yêu, của Tin Mừng.
Viết còn là giải toả những “nỗi lòng thấu trời xanh” khi chứng kiến những bất công và thái độ im lặng khó hiều của con người. Và viết để cầu nguyện là cách viết hữu hiệu nhất.
Khó khăn nhất là tìm đề tài để viết. May mắn thay, nhân dịp Lễ Chúa Cứu Thế, Cha Giám Tỉnh DCCTVN đã một lần nữa xác định anh chị em chúng ta là những thành viên của DCCT bên ngoài tu viện và ngài chỉ cho chúng ta những đề tài như sau:
“Trần thế đang ngổn ngang biết bao điều đau lòng, Giáo Hội Việt Nam đang chòng chành trước sóng gió, thiên tai dồn dập, hạn hán, dịch bệnh (dịch tả nhiều nơi), bão tố (bão Cônsơn),. ..Nhân tai gây bao điều đau khổ, ngập lụt, cướp của giết người, điện giật chết người, tai nạn giao thông, tham nhũng, nợ xấu (Vinashin), làm dâu bị đầy đọa và chết ở xứ người, phụ nữ trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục, nạo phá thai phổ biến, oan khiên, khiếu kiện khiếu tố kéo dài,. ..Phần đông còn sống trong nghèo đói, bất công, bất an (thực phẩm, môi trường ô nhiễm)”(5)
Những năm qua người giáo dân Việt nam buồn y như đứa con thấy kẻ xấu đột nhập vào nhà mà cha mẹ cứ ngồi ăn uống. Đứa con bị đánh, bàn thờ bị phá, tài sản bị mất, con khóc thét lên, cha mẹ liếc nhìn rồi la con “im đi”.
Trong nỗi buồn ấy, chúng ta vẫn tin rằng Giêsu khao khát đọc tâm hồn ta, đọc những khát vọng của ta và đọc chính cuộc sống mà lâu nay dường như ta lãng quên không mời Người bước vào và chia sẻ.
(1) GLCG 1939-1942
(2) x. Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Libertatis conscientia.
(3) (4) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis
Bánh Sự Sống 60 - Tôi Muớn Thấy Một Bài Giảng
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
13:55 19/07/2010
Bánh Sự Sống Hàng Ngày # 60
TÔI MUỐN THẤY MỘT BÀI GIẢNG
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm.” (Mt 23, 3)
Một Giáo sĩ sau khi về cai quản một Cộng đoàn được một thời gian ngắn, ông nhận được một bức thư, nội dung như sau:
Thưa ông Giáo sĩ, tôi muốn thấy một bài giảng, hơn là nghe một bài giảng mỗi ngày. Tôi muốn ông cùng đi với tôi, chứ không chỉ đường cho tôi mà thôi. Con mắt là một học trò giỏi và thông minh hơn lỗ tai. Lời khuyên thâm thúy vẫn khó hiểu; nhưng gương mẫu ăn ở bao giờ cũng rõ ràng. Tốt hơn hết là ông thực hành điều mình tin đi, vì ai cũng thấy việc lành mình được thực hiện. Nếu tôi thấy ông làm, tôi có thể tập làm theo rất nhanh chóng.
Những bài của ông có lẽ rất khôn ngoan, xác đáng và hấp dẫn; nhưng tôi muốn học tập đương lúc xem ông thực hành. Vì tôi có thể hiểu sai cách giảng của ông; nhưng tôi không bao giờ hiểu sai cách làm việc và cách cư xử của ông.
Kính chào ông. - G. Banner
* Một phút suy tư: Những gì Tín hữu đòi hỏi ở một người lãnh đạo là sự sống gương mẫu, mà ai cũng mong muốn như vậy.
Hàng ngàn bài giảng vẫn chỉ là vô ích nếu không được cụ thể hoá qua đời sống của người giảng. Giảng Lời Chúa khác với những bài diễn thuyết ở ngoài đời. Ở đó phải có quyền năng của Thánh Linh và trách nhiệm bởi kinh nghiệm sống của một Ngôn sứ, nó không chỉ là lý thuyết. Người ta sợ những kẻ nói nhiều ! Trong chức vụ của Ngài, Chúa Giêsu phải đối diện với một hàng ngũ lãnh đạo tôn giáo chỉ toàn là nói suông ! Lời Chúa đã quở trách họ. (x. Mt 23, 14-15)
Đức Giêsu khuyên người dân nghe kinh sư và Pharisêu giảng dạy về đạo lý tinh tuyền của ông Mô-sê; nhưng người dặn phải đề phòng lối sống của họ, vì không làm theo với giáo lý của họ dạy.(c. 23-24)
Hội Thánh sống động hay thiếu sinh khí, phần lớn tùy thuộc vào người chịu trách nhiệm có thực thi những điều mình rao giảng hay không ! Nếu bạn đang phục vụ Lời Chúa, thì lá thư trên của G. Banner được gởi đến cho bạn và tôi hôm nay ! (x. Mt 23, 4-36)
Phó tế GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
TÔI MUỐN THẤY MỘT BÀI GIẢNG
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm.” (Mt 23, 3)
Một Giáo sĩ sau khi về cai quản một Cộng đoàn được một thời gian ngắn, ông nhận được một bức thư, nội dung như sau:
Thưa ông Giáo sĩ, tôi muốn thấy một bài giảng, hơn là nghe một bài giảng mỗi ngày. Tôi muốn ông cùng đi với tôi, chứ không chỉ đường cho tôi mà thôi. Con mắt là một học trò giỏi và thông minh hơn lỗ tai. Lời khuyên thâm thúy vẫn khó hiểu; nhưng gương mẫu ăn ở bao giờ cũng rõ ràng. Tốt hơn hết là ông thực hành điều mình tin đi, vì ai cũng thấy việc lành mình được thực hiện. Nếu tôi thấy ông làm, tôi có thể tập làm theo rất nhanh chóng.
Những bài của ông có lẽ rất khôn ngoan, xác đáng và hấp dẫn; nhưng tôi muốn học tập đương lúc xem ông thực hành. Vì tôi có thể hiểu sai cách giảng của ông; nhưng tôi không bao giờ hiểu sai cách làm việc và cách cư xử của ông.
Kính chào ông. - G. Banner
* Một phút suy tư: Những gì Tín hữu đòi hỏi ở một người lãnh đạo là sự sống gương mẫu, mà ai cũng mong muốn như vậy.
Hàng ngàn bài giảng vẫn chỉ là vô ích nếu không được cụ thể hoá qua đời sống của người giảng. Giảng Lời Chúa khác với những bài diễn thuyết ở ngoài đời. Ở đó phải có quyền năng của Thánh Linh và trách nhiệm bởi kinh nghiệm sống của một Ngôn sứ, nó không chỉ là lý thuyết. Người ta sợ những kẻ nói nhiều ! Trong chức vụ của Ngài, Chúa Giêsu phải đối diện với một hàng ngũ lãnh đạo tôn giáo chỉ toàn là nói suông ! Lời Chúa đã quở trách họ. (x. Mt 23, 14-15)
Đức Giêsu khuyên người dân nghe kinh sư và Pharisêu giảng dạy về đạo lý tinh tuyền của ông Mô-sê; nhưng người dặn phải đề phòng lối sống của họ, vì không làm theo với giáo lý của họ dạy.(c. 23-24)
Hội Thánh sống động hay thiếu sinh khí, phần lớn tùy thuộc vào người chịu trách nhiệm có thực thi những điều mình rao giảng hay không ! Nếu bạn đang phục vụ Lời Chúa, thì lá thư trên của G. Banner được gởi đến cho bạn và tôi hôm nay ! (x. Mt 23, 4-36)
Phó tế GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa bắt tội !
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:36 19/07/2010
CHÚA BẮT TỘI!
(CHÚA NHẬT XVII, THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
Chúa Nhật hôm nay nói đến sức mạnh của sự cầu nguyện, đặc biệt của những người công chính, của những tâm hồn thành tâm thiện chí. Bài Đọc I (Sáng Thế 18:20-32): Ông Abraham bầu cử nhiều lần cho thành Sôđôma và Gômôra để khỏi bị thiêu hủy, và chỉ cần có những người công chính trong thành, Chúa sẽ không thiêu hủy thành. Bài đọc II (Côlôsê 2:12-14): Chính Chúa Gêsu đã chịu đóng đinh vào Thánh Giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta. Qua Phép Rửa Tội, Chúa ban ơn thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi và làm cho chúng ta trở nên những con người mới, những người con của Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 11: 1-13): Qua kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa như với Cha nhân lành. Đồng thời Chúa Giêsu cũng kể thêm các dụ ngôn để nhấn mạnh “Các con hãy xin thì sẽ được.”
Có câu chuyện kể là khi một người thiểu số được dạy để đọc kinh Lạy Cha, bà đã khóc vì cảm động quá. Khi được hỏi lý do, bà đã tâm sự, đối với bà và đồng hương của bà, khi nghĩ đến Ông Trời, đến các Thần, là người ta nghĩ ngay đến những vị vô cùng cao cả, xa vời, và đáng sợ hãi, và vì thế người ta phải thờ đủ thứ thần, như thần mưa, thần bão, thần sấm sét… Bây giờ học hiểu về Giáo Lý Công Giáo, bà mới nhận ra những ý nghĩ sai lầm trước đây của bà về Thiên Chúa và về các Thánh; nhất là bây giờ, khi đọc KINH LẠY CHA, bà lại được cầu nguyện với Chúa không phải như một vị thần đáng sợ hãi mà như là một người Cha nhân từ, nên bà rất cảm động.
Có lần tôi cũng được nghe câu chuyện một người y tá làm tại một văn phòng bác sĩ ở miền ngoại ô Sàigòn, kể rằng: Một bà bế đứa con đau nặng đến một bác sĩ để xin chữa bịnh cho con; khi gặp bác sĩ, bà khóc nức nở và nói với bác sĩ: Xin bác sĩ thương chữa cháu…Tội nghiệp, Chúa “bắt tội’ cháu, cháu đau ốm quá!...Vị bác sĩ mở rộng đôi mắt và nói với bà: Sao bà lại nói Chúa ‘bắt tội’ cháu, cháu còn nhỏ như thế này, đã phạm tội gì mà Chúa bắt tội cháu…Chúa ác như vậy sao!
Nhiều khi nghỉ đến Thiên Chúa là chúng ta hay lo lắng sợ hãi, có cảm tưởng như Thiên Chúa là một vị Thần chỉ rình mò để phạt tội chúng ta; rồi làm cho động đất, bão tố, sấm sét, chiến tranh, bịnh tật để phạt tội chúng ta. Vì ‘Sợ Chúa” như sợ một vị quan án nghiêm khắc, nên ít khi nào chúng ta được niềm vui ấp ủ trong tình thương của Chúa “như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh ” (Luca 13:34), như người Cha luôn yêu thương và chăm sóc con cái, và quảng đại tha thứ lỗi lầm (Luca 15:11-32).
Trong bài Phúc Âm hôm nay, các Tông Đồ hỏi Chúa Giêsu “Vậy xin Thầy dạy chúng con biết phải cầu nguyện làm sao?” Và Chúa đã dạy lời cầu nguyện thật tuyệt vời “KINH LẠY CHA.” Nhiều Thánh Giáo Phụ, như Thánh Cyprianô (200-258) đã diễn giải về Kinh Lạy Cha rất hay.
Chúng ta thường đọc kinh Lạy Cha nhiều lần trong ngày; đặc biệt khi dâng Thánh Lễ, lúc mở đầu phần Hiệp Lễ, chúng ta cùng nhau sốt sắng cầu nguyện với Chúa là Cha.
Mỗi khi đọc Kinh lạy Cha, chúng ta thường giơ hai tay ra, hướng mắt về trời và đọc thong thả cùng với tâm hồn an bình trong tình thương của Chúa là Cha chúng ta: “Lạy Cha chúng con…” Vừa đọc, chúng ta vừa suy ngẫm những điểm đặc biệt trong đó, như Thánh Cypriano bảo chúng ta.
Trước hết chúng ta không đọc Lạy Cha “của tôi”, nhưng Lạy Cha “chúng con”. Lời cầu nguyện đầu tiên là xin cho chúng ta luôn biết chúc tụng Danh Chúa như con cái trong cùng một gia đình ca ngợi cha mẹ mình; rồi chúng ta xin cho nhiều người được biết đến và thờ phượng và yêu mến Chúa như Cha; sau đó chúng ta xin cho chúng ta luôn biết nhận ra thánh ý Chúa luôn rất tốt lành, và cho chúng ta hiểu được đìều đó để chúng ta vui mừng thực hiện ý Chúa; dù nhiều khi ý Chúa lại đi ngược lại với ý muốn tầm thường của chúng ta; vì cầu nguyện không phải là để thay đổi ý Chúa theo ý chúng ta, nhưng để “ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời!”. Chúng ta cũng xin được của nuôi phần hồn, phần xác. Rồi xin Chúa là Cha nhân từ thứ tha lỗi lầm của chúng ta, và giúp chúng ta biết vui vẻ tha thứ lỗi lầm người khác gây ra cho chúng ta. Hơn nữa, vì phải sống giữa trần gian có biết bao những cám dỗ xấu xa tội lỗi, chúng ta cầu nguyện “để khỏi sa chước cám dỗ!”
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau: Xin Chúa cho chúng ta luôn biết tin tưởng cầu nguyện và phó thác mọi sự trong sự quan phòng kỳ diệu của Chúa là Cha chúng ta (Luca 12:22-32). Xin cho chúng ta làm điều lành, giữ các Giới Răn Chúa và những Điều Răn Giáo Hội dạy, chỉ vì yêu mến Chúa là Cha và yêu thương nhau như anh em trong một gia đình nhân loại. Xin cho chúng ta đi dâng Thánh Lễ cuối tuần như những người con yêu mến Cha, chứ không phải chỉ để chu toàn lề luật, hoặc chỉ vì sợ Chúa phạt xuống hỏa ngục! Xin cho chúng ta xa tránh tội lỗi không phải sợ Chúa phạt, nhưng để sống xứng đáng những người con ngoan của Chúa là Cha chúng ta.
Xin Chúa là Cha nhân từ chúc lành cho mọi người chúng ta và luôn ấp ủ chúng ta trong tình thương của Chúa.
(CHÚA NHẬT XVII, THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
Có câu chuyện kể là khi một người thiểu số được dạy để đọc kinh Lạy Cha, bà đã khóc vì cảm động quá. Khi được hỏi lý do, bà đã tâm sự, đối với bà và đồng hương của bà, khi nghĩ đến Ông Trời, đến các Thần, là người ta nghĩ ngay đến những vị vô cùng cao cả, xa vời, và đáng sợ hãi, và vì thế người ta phải thờ đủ thứ thần, như thần mưa, thần bão, thần sấm sét… Bây giờ học hiểu về Giáo Lý Công Giáo, bà mới nhận ra những ý nghĩ sai lầm trước đây của bà về Thiên Chúa và về các Thánh; nhất là bây giờ, khi đọc KINH LẠY CHA, bà lại được cầu nguyện với Chúa không phải như một vị thần đáng sợ hãi mà như là một người Cha nhân từ, nên bà rất cảm động.
Có lần tôi cũng được nghe câu chuyện một người y tá làm tại một văn phòng bác sĩ ở miền ngoại ô Sàigòn, kể rằng: Một bà bế đứa con đau nặng đến một bác sĩ để xin chữa bịnh cho con; khi gặp bác sĩ, bà khóc nức nở và nói với bác sĩ: Xin bác sĩ thương chữa cháu…Tội nghiệp, Chúa “bắt tội’ cháu, cháu đau ốm quá!...Vị bác sĩ mở rộng đôi mắt và nói với bà: Sao bà lại nói Chúa ‘bắt tội’ cháu, cháu còn nhỏ như thế này, đã phạm tội gì mà Chúa bắt tội cháu…Chúa ác như vậy sao!
Nhiều khi nghỉ đến Thiên Chúa là chúng ta hay lo lắng sợ hãi, có cảm tưởng như Thiên Chúa là một vị Thần chỉ rình mò để phạt tội chúng ta; rồi làm cho động đất, bão tố, sấm sét, chiến tranh, bịnh tật để phạt tội chúng ta. Vì ‘Sợ Chúa” như sợ một vị quan án nghiêm khắc, nên ít khi nào chúng ta được niềm vui ấp ủ trong tình thương của Chúa “như gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh ” (Luca 13:34), như người Cha luôn yêu thương và chăm sóc con cái, và quảng đại tha thứ lỗi lầm (Luca 15:11-32).
Trong bài Phúc Âm hôm nay, các Tông Đồ hỏi Chúa Giêsu “Vậy xin Thầy dạy chúng con biết phải cầu nguyện làm sao?” Và Chúa đã dạy lời cầu nguyện thật tuyệt vời “KINH LẠY CHA.” Nhiều Thánh Giáo Phụ, như Thánh Cyprianô (200-258) đã diễn giải về Kinh Lạy Cha rất hay.
Chúng ta thường đọc kinh Lạy Cha nhiều lần trong ngày; đặc biệt khi dâng Thánh Lễ, lúc mở đầu phần Hiệp Lễ, chúng ta cùng nhau sốt sắng cầu nguyện với Chúa là Cha.
Mỗi khi đọc Kinh lạy Cha, chúng ta thường giơ hai tay ra, hướng mắt về trời và đọc thong thả cùng với tâm hồn an bình trong tình thương của Chúa là Cha chúng ta: “Lạy Cha chúng con…” Vừa đọc, chúng ta vừa suy ngẫm những điểm đặc biệt trong đó, như Thánh Cypriano bảo chúng ta.
Trước hết chúng ta không đọc Lạy Cha “của tôi”, nhưng Lạy Cha “chúng con”. Lời cầu nguyện đầu tiên là xin cho chúng ta luôn biết chúc tụng Danh Chúa như con cái trong cùng một gia đình ca ngợi cha mẹ mình; rồi chúng ta xin cho nhiều người được biết đến và thờ phượng và yêu mến Chúa như Cha; sau đó chúng ta xin cho chúng ta luôn biết nhận ra thánh ý Chúa luôn rất tốt lành, và cho chúng ta hiểu được đìều đó để chúng ta vui mừng thực hiện ý Chúa; dù nhiều khi ý Chúa lại đi ngược lại với ý muốn tầm thường của chúng ta; vì cầu nguyện không phải là để thay đổi ý Chúa theo ý chúng ta, nhưng để “ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời!”. Chúng ta cũng xin được của nuôi phần hồn, phần xác. Rồi xin Chúa là Cha nhân từ thứ tha lỗi lầm của chúng ta, và giúp chúng ta biết vui vẻ tha thứ lỗi lầm người khác gây ra cho chúng ta. Hơn nữa, vì phải sống giữa trần gian có biết bao những cám dỗ xấu xa tội lỗi, chúng ta cầu nguyện “để khỏi sa chước cám dỗ!”
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau: Xin Chúa cho chúng ta luôn biết tin tưởng cầu nguyện và phó thác mọi sự trong sự quan phòng kỳ diệu của Chúa là Cha chúng ta (Luca 12:22-32). Xin cho chúng ta làm điều lành, giữ các Giới Răn Chúa và những Điều Răn Giáo Hội dạy, chỉ vì yêu mến Chúa là Cha và yêu thương nhau như anh em trong một gia đình nhân loại. Xin cho chúng ta đi dâng Thánh Lễ cuối tuần như những người con yêu mến Cha, chứ không phải chỉ để chu toàn lề luật, hoặc chỉ vì sợ Chúa phạt xuống hỏa ngục! Xin cho chúng ta xa tránh tội lỗi không phải sợ Chúa phạt, nhưng để sống xứng đáng những người con ngoan của Chúa là Cha chúng ta.
Xin Chúa là Cha nhân từ chúc lành cho mọi người chúng ta và luôn ấp ủ chúng ta trong tình thương của Chúa.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 19/07/2010
TAY SAI
Ngày xưa, có một tên đầy tớ dựa vào quyền thế của ông chủ mà bắt nạt người khác, tên là Vương Cẩu, một lần nọ hắn ta bị gãy một chân nên đến mời thần y Quỷ Cốc Tử giúp hắn ta tìm cách giúp hắn, Quỷ Cốc Tử nói chỉ cần ghép một chân con chó vào là được rồi. Vương Cẩu trong lòng nghĩ, có chân thì vẫn tốt hơn là không có chân, mặc kệ chân gì cũng được, thế là kêu người bắt đến một con chó, Quỷ Cốc Tử lập tức cắt một chân sau của con chó nối cho Vương Cẩu, quả nhiên Vương Cẩu có thể đi được.
Nhưng, mọi người cảm thấy con chó ấy thật tội nghiệp, tự nhiên lại thiếu mất một chân, bèn xin Quỷ Cốc Tử tìm cách giúp nó. Quỷ Cốc Tử bèn dùng đất sét nặn thành một cái chân để ghép cho con chó.
Vì thế sau này khi con chó đứng đái (tiểu tiện) thì vì sợ ướt cái chân bằng đất sét của mình, bèn đưa một chân lên mà tiểu.
(Truyền thuyết truyện)
Suy tư:
Không có gì nhục cho bằng bị người khác gán cho cái tội là làm “tay sai”, bởi vì khi làm tay sai cho người khác là chẳng khác chi làm con chó săn, chuyên lén lút rình mò những sinh hoạt của người khác để báo cáo lại cho chủ mình, đó –xét cho cùng- cũng là một tội ác làm xáo trộn cuộc sống đang bình an của tha nhân, và làm hại đến mạng sống hoặc tâm hồn tha nhân.
Thời nay những tên đầy tớ làm tay sai cho ông chủ thì rất nhiều, những tên đầy tớ này thường được ông chủ vuốt ve cho ăn uống sung sướng, được ưu tiên hơn các đầy tớ khác, cho nên họ như những con chó săn ngày đêm sục sạo tìm kẻ hở của người khác để dựa vào thế lực của chủ mà bắt nạt người khác, mà người khác ấy có khi là cha mẹ, anh chị em bà con bạn hữu của chính mình.
Là tay sai là vì ham quyền lợi mà đánh mất đi nhân nghĩa; làm tay sai là vì tham lam ăn uống mà quên mất đi lương tâm ngay chính của mình; làm tay sai là vì coi trọng những lời khen đầu môi chót lưỡi của ông chủ, mà quên mất đi mình cũng là một con người có nhân phẩm như mọi người…
Người kiêu ngạo, ham danh và hay ghen ghét là tay sai đắc lực của ma quỷ, người Ki-tô hữu đều biết rất rõ điều ấy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày xưa, có một tên đầy tớ dựa vào quyền thế của ông chủ mà bắt nạt người khác, tên là Vương Cẩu, một lần nọ hắn ta bị gãy một chân nên đến mời thần y Quỷ Cốc Tử giúp hắn ta tìm cách giúp hắn, Quỷ Cốc Tử nói chỉ cần ghép một chân con chó vào là được rồi. Vương Cẩu trong lòng nghĩ, có chân thì vẫn tốt hơn là không có chân, mặc kệ chân gì cũng được, thế là kêu người bắt đến một con chó, Quỷ Cốc Tử lập tức cắt một chân sau của con chó nối cho Vương Cẩu, quả nhiên Vương Cẩu có thể đi được.
Nhưng, mọi người cảm thấy con chó ấy thật tội nghiệp, tự nhiên lại thiếu mất một chân, bèn xin Quỷ Cốc Tử tìm cách giúp nó. Quỷ Cốc Tử bèn dùng đất sét nặn thành một cái chân để ghép cho con chó.
Vì thế sau này khi con chó đứng đái (tiểu tiện) thì vì sợ ướt cái chân bằng đất sét của mình, bèn đưa một chân lên mà tiểu.
(Truyền thuyết truyện)
Suy tư:
Không có gì nhục cho bằng bị người khác gán cho cái tội là làm “tay sai”, bởi vì khi làm tay sai cho người khác là chẳng khác chi làm con chó săn, chuyên lén lút rình mò những sinh hoạt của người khác để báo cáo lại cho chủ mình, đó –xét cho cùng- cũng là một tội ác làm xáo trộn cuộc sống đang bình an của tha nhân, và làm hại đến mạng sống hoặc tâm hồn tha nhân.
Thời nay những tên đầy tớ làm tay sai cho ông chủ thì rất nhiều, những tên đầy tớ này thường được ông chủ vuốt ve cho ăn uống sung sướng, được ưu tiên hơn các đầy tớ khác, cho nên họ như những con chó săn ngày đêm sục sạo tìm kẻ hở của người khác để dựa vào thế lực của chủ mà bắt nạt người khác, mà người khác ấy có khi là cha mẹ, anh chị em bà con bạn hữu của chính mình.
Là tay sai là vì ham quyền lợi mà đánh mất đi nhân nghĩa; làm tay sai là vì tham lam ăn uống mà quên mất đi lương tâm ngay chính của mình; làm tay sai là vì coi trọng những lời khen đầu môi chót lưỡi của ông chủ, mà quên mất đi mình cũng là một con người có nhân phẩm như mọi người…
Người kiêu ngạo, ham danh và hay ghen ghét là tay sai đắc lực của ma quỷ, người Ki-tô hữu đều biết rất rõ điều ấy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 19/07/2010
N2T |
50. Khi Thiên Chúa tôi luyện con thì con nên cám tạ Ngài; bởi vì sự tôi luyện của Ngài chứng minh Ngài yêu con, và nhận con làm con cái Ngài.
(Thánh Alphonsus Liguori)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:07 19/07/2010
N2T |
482. Đối với bản thân mình, khi khắc chế một điểm nho nhỏ thì sẽ làm cho người ta biến thành kiên cường và có sức mạnh.
Biến ước mơ thành hiện thực
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:44 19/07/2010
Chúa Nhật Thứ 17 Mùa Thường Niên, Năm C - (Lc 11, 1-13)
Trên đời có nhiều giá trị vật chất hoặc tinh thần rất cao đẹp và quý báu khiến lòng người ước mơ khao khát. Tuy mọi người đều mong ước có được những giá trị đó nhưng rồi họ cảm thấy khả năng của mình có giới hạn, phương tiện của mình còn thiếu thốn, nên chẳng mấy ai tìm cách chiếm hữu những giá trị ấy. Thế là những giá trị cao quý đó chỉ xuất hiện trong ước mơ của mọi người một thời gian rồi tan biến. Thật đáng tiếc!
Vậy thì biết tìm đâu ra bí quyết để đạt được ước mơ của mình?
Trong câu chuyện cổ Ali Baba và bốn mươi tên cướp, chàng Ali Baba nghèo khổ vào rừng lượm củi kiếm sống qua ngày, vô tình phát hiện bốn mươi tên cướp mang tài sản cướp được về cất giấu trong kho tàng bí mật nằm sâu trong rừng. Lối vào kho tàng được che chắn bằng một phiến đá khổng lồ. Khi tên tướng cướp đứng trước khối đá ấy và đọc câu: “Vừng ơi! mở ra”, thì lạ lùng thay, một cánh cửa bí mật mở ra dẫn lối cho lũ cướp đem của cải cướp được vào kho báu nằm chìm trong hang.
Khi bọn cướp đi ra, chúng lại đọc câu thần chú: "Vừng ơi! đóng lại!" thì cánh cửa đá từ từ đóng lại che khuất lối vào kho tàng bí mật.
Chờ cho bọn cướp ra đi, Ali Baba tiến lại khung cửa bí mật và đọc lại câu thần chú đó. Thật nhiệm mầu, tấm cửa đá nặng nề mở ra, đưa anh vào một kho tàng chứa đầy báu vật và nhờ đó, Ali Baba chiếm hữu được nhiều báu vật trong kho tàng.
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta một một bí quyết quan trọng giúp chiếm hữu những kho báu lớn lao, kho báu vật chất cũng như kho báu tinh thần. Đây không phải là câu “Vừng ơi! Mở ra!” để đưa chúng ta vào kho báu huyền thoại, nhưng là câu: “anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”.
Bí quyết nầy giúp mở ra nhiều kho tàng vật chất cũng như tinh thần, tự nhiên cũng như siêu nhiên. Bí quyết được tóm lại trong ba điều rất đơn giản: “xin – tìm – gõ”.
Thật là điều khó tin! Làm sao mà chỉ cần ba việc đơn giản là xin, tìm, gõ lại có thể giúp người ta đạt được những giá trị lớn lao và cao quý?
Chúa Giê-su cũng biết những thính giả của Người đầy ngờ vực khi nghe những lời dạy ấy nên Người mới thuyết phục thêm: “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
Thế ra lâu nay chúng ta không chiếm hữu được những giá trị cao quý là vì chúng ta chưa xin, chưa tìm, chưa gõ đó thôi. Còn ai liên lỉ xin, kiên quyết tìm, nhẫn nại gõ thì thế nào cũng đạt được giá trị cao đẹp mình mong muốn.
***
Cuốn “Góp nhặt cát đá” của thiền sư Muju có ghi lại nhận xét của một bậc đại trí Thiền học liên quan đến lời dạy của Chúa Giê-su hôm nay.
Một sinh viên đến viếng Thiền sư Gasan và hỏi: “Thầy đã đọc thánh kinh Kitô chưa?”
Gasan bảo: “Chưa. Hãy đọc tôi nghe!”
Sinh viên mở sách ra và đọc một đoạn sách thánh (Mt 6, 28-29): “Còn về áo mặc, các ngươi lo lắng làm chi? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: chẳng làm khó nhọc cũng không kéo chỉ; nhưng Ta bảo các ngươi, dẫu vua Salômon sang trọng đến đâu, cũng không mặc được áo tốt như như một hoa nào trong giống đó… Vậy chớ lo lắng chi ngày mai, vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai.”
Gasan nói: “Ai nói những lời đó, tôi cho là một người đã giác ngộ.”
Sinh viên đọc tiếp: “Hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ gặp hãy gõ sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ thì được mở.” (Mt 7, 7-8)
Gasan phê bình: “Thật là tuyệt! Ai nói điều đó không xa Phật tánh.”
***
Từ đây, nắm được bí quyết quan trọng để đạt được những giá trị cao quý trên đời, chúng ta không dại khờ ngồi ước mơ suông, nhưng phải ra công thực hiện, vì phương tiện sẵn có trong tầm tay. Chỉ cần liên lỉ xin, kiên quyết tìm và nhẫn nại gõ thì chúng ta sẽ thủ đắc được những giá trị cao quý mà lâu nay chỉ có trong mơ. Với bí quyết nầy, chúng ta có thể biến những ước mơ thành hiện thực.
Trên đời có nhiều giá trị vật chất hoặc tinh thần rất cao đẹp và quý báu khiến lòng người ước mơ khao khát. Tuy mọi người đều mong ước có được những giá trị đó nhưng rồi họ cảm thấy khả năng của mình có giới hạn, phương tiện của mình còn thiếu thốn, nên chẳng mấy ai tìm cách chiếm hữu những giá trị ấy. Thế là những giá trị cao quý đó chỉ xuất hiện trong ước mơ của mọi người một thời gian rồi tan biến. Thật đáng tiếc!
Vậy thì biết tìm đâu ra bí quyết để đạt được ước mơ của mình?
Trong câu chuyện cổ Ali Baba và bốn mươi tên cướp, chàng Ali Baba nghèo khổ vào rừng lượm củi kiếm sống qua ngày, vô tình phát hiện bốn mươi tên cướp mang tài sản cướp được về cất giấu trong kho tàng bí mật nằm sâu trong rừng. Lối vào kho tàng được che chắn bằng một phiến đá khổng lồ. Khi tên tướng cướp đứng trước khối đá ấy và đọc câu: “Vừng ơi! mở ra”, thì lạ lùng thay, một cánh cửa bí mật mở ra dẫn lối cho lũ cướp đem của cải cướp được vào kho báu nằm chìm trong hang.
Khi bọn cướp đi ra, chúng lại đọc câu thần chú: "Vừng ơi! đóng lại!" thì cánh cửa đá từ từ đóng lại che khuất lối vào kho tàng bí mật.
Chờ cho bọn cướp ra đi, Ali Baba tiến lại khung cửa bí mật và đọc lại câu thần chú đó. Thật nhiệm mầu, tấm cửa đá nặng nề mở ra, đưa anh vào một kho tàng chứa đầy báu vật và nhờ đó, Ali Baba chiếm hữu được nhiều báu vật trong kho tàng.
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta một một bí quyết quan trọng giúp chiếm hữu những kho báu lớn lao, kho báu vật chất cũng như kho báu tinh thần. Đây không phải là câu “Vừng ơi! Mở ra!” để đưa chúng ta vào kho báu huyền thoại, nhưng là câu: “anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”.
Bí quyết nầy giúp mở ra nhiều kho tàng vật chất cũng như tinh thần, tự nhiên cũng như siêu nhiên. Bí quyết được tóm lại trong ba điều rất đơn giản: “xin – tìm – gõ”.
Thật là điều khó tin! Làm sao mà chỉ cần ba việc đơn giản là xin, tìm, gõ lại có thể giúp người ta đạt được những giá trị lớn lao và cao quý?
Chúa Giê-su cũng biết những thính giả của Người đầy ngờ vực khi nghe những lời dạy ấy nên Người mới thuyết phục thêm: “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”
Thế ra lâu nay chúng ta không chiếm hữu được những giá trị cao quý là vì chúng ta chưa xin, chưa tìm, chưa gõ đó thôi. Còn ai liên lỉ xin, kiên quyết tìm, nhẫn nại gõ thì thế nào cũng đạt được giá trị cao đẹp mình mong muốn.
***
Cuốn “Góp nhặt cát đá” của thiền sư Muju có ghi lại nhận xét của một bậc đại trí Thiền học liên quan đến lời dạy của Chúa Giê-su hôm nay.
Một sinh viên đến viếng Thiền sư Gasan và hỏi: “Thầy đã đọc thánh kinh Kitô chưa?”
Gasan bảo: “Chưa. Hãy đọc tôi nghe!”
Sinh viên mở sách ra và đọc một đoạn sách thánh (Mt 6, 28-29): “Còn về áo mặc, các ngươi lo lắng làm chi? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: chẳng làm khó nhọc cũng không kéo chỉ; nhưng Ta bảo các ngươi, dẫu vua Salômon sang trọng đến đâu, cũng không mặc được áo tốt như như một hoa nào trong giống đó… Vậy chớ lo lắng chi ngày mai, vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai.”
Gasan nói: “Ai nói những lời đó, tôi cho là một người đã giác ngộ.”
Sinh viên đọc tiếp: “Hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ gặp hãy gõ sẽ mở cho. Bởi vì hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ thì được mở.” (Mt 7, 7-8)
Gasan phê bình: “Thật là tuyệt! Ai nói điều đó không xa Phật tánh.”
***
Từ đây, nắm được bí quyết quan trọng để đạt được những giá trị cao quý trên đời, chúng ta không dại khờ ngồi ước mơ suông, nhưng phải ra công thực hiện, vì phương tiện sẵn có trong tầm tay. Chỉ cần liên lỉ xin, kiên quyết tìm và nhẫn nại gõ thì chúng ta sẽ thủ đắc được những giá trị cao quý mà lâu nay chỉ có trong mơ. Với bí quyết nầy, chúng ta có thể biến những ước mơ thành hiện thực.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô XVI và cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
00:50 19/07/2010
Cuộc khủng hoảng năm 2002 lại xuất hiện một lần nữa. Giáo Hội một lần nữa lại phải kinh qua một diễn trình đau đớn trong việc giải quyết một đợt sóng mới các lạm dụng tình dục. Nhưng lần này có điều hơi khác: Giáo Hội đã có nhiều hiểu biết hơn về chứng bệnh ấu dâm và 10 năm kinh nghiệm của các giám mục Hoa Kỳ để xem sét.
Đó là nhận định của Matthew Bunson và Gregory Erlandson trong cuốn sách mới xuất bản của họ, tựa là "Pope Benedict XVI and the Sexual Abuse Crisis: Working for Reform and Renewal" (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Cuộc Khủng Hoảng Lạm Dụng Tình Dục: Việc Cải Tổ Và Canh Tân) do nhà Our Sunday Visitor xuất bản năm 2010. Erlandson là chủ tịch và chủ nhiệm Nhà Xuất Bản Our Sunday Visitor Publishing. Còn Bunson là chủ bút của hai tờ The Catholic Almanac và The Catholic Answer magazine (cả hai đều do nhà Our Sunday Visitor xuất bản), đồng thời là cố vấn truyền thông về nhiều vấn đề Công Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin Zenit, hai tác giả này đề cập tới đợt sóng lạm dụng tình dục mới đây và giải thích tại sao cần phải chính xác khi sử dụng các hạn từ chuyên môn như ấu dâm, thiếu dâm và hậu thiếu dâm (pedophilia, ephebophilia, hebephilia) và tại sao đáp ứng của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng năm 2002 đã trở thành khuôn mẫu quan trọng cho các hội đồng giam mục khác.
Chơi chữ?
Trong tác phẩm trên, hai tác giả cho biết chỉ vào khoảng 6% các vụ tường trình về lạm dụng tình dục thực sự thuộc loại ấu dâm đúng nghĩa, là loại mà khoa lâm sàng định nghĩa là việc lạm dụng tình dục các trẻ em trước tuổi dậy thì. Nhưng tại sao lại cần phải nhấn mạnh tới điểm này, phải chăng Giáo Hội muốn tìm cách giảm nhẹ tầm nặng nề của cuộc khủng hoảng bằng cách cho rằng các trẻ trai nạn nhân thực ra lớn tuổi hơn, thuộc hàng thiếu niên (teenagers)? Hai tác giả này cho rằng: lạm dụng là lạm dụng và đều tởm gớm cả, bất luận nạn nhân tuổi tác ra sao. Tất cả đều vừa là tội ác vừa là tội lỗi hết. Đều là việc một người trưởng thành có quyền có thế, và trong trường hợp giáo sĩ còn là thần thế nữa, lạm dụng tình dục một vị thành niên, và do đó, không ai chịu thấu được. Đơn giản chỉ có thế. Ở đây không có chuyện chơi chữ để gỡ tội.
Tuy nhiên, theo hai ông, khi cuộc thảo luận nói đến các phạm trù lâm sàng hay bệnh lý (clinical), thì người ta phải nhìn nhận rằng một trong các khía cạnh khó khăn nhất của việc đương đầu với vấn đề lạm dụng tình dục là nhu cầu phải đào sâu nhận thức của ta về nạn ấu dâm. Dù nghề phân tâm học đã biết nạn ấu dâm về phương diện lâm sàng từ hơn một thế kỷ nay, nhưng mãi tới thập niên 1950, ngành chuyên môn này mới chính thức nhận diện ra nó và mãi tới năm 1980, các nhà chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần mới ấn định được các thông số chẩn bệnh của nó. Từ đó, các nhà lâm sàng đã phân biệt ba loại nạn nhân: tiền dậy thì, dậy thì và tiền trưởng thành (young adult).
Theo hai tác giả này, điều chủ yếu là các vị có thẩm quyền trong Giáo Hội phải hiểu rõ mọi khía cạnh của vấn đề này để có thể xử lý nó một cách hữu hiệu và toàn bộ và đưa ra các cơ chế thích đáng để ngăn ngừa nó trong tương lai. Việc này đòi phải có sự chính xác về lâm sàng khi tiếp cận vấn đề. Thí dụ, cần ghi nhận các nhóm tuổi khác nhau nơi các nạn nhân và dùng các hạn từ chính xác cho các hình thức bệnh lý khác nhau, như ấu dâm (dưới 10 tuổi), thiếu dâm (10 tới 14 tuổi), và tiền trưởng thành (14 tới 17 tuổi).
Các phân biệt trên, theo hai tác giả, được đưa ra không phải để cố gắng giảm thiểu hóa hay coi nhẹ vấn đề; trái lại thì có. Nếu có thể ấn định được nhóm tuổi nào dễ trở thành nạn nhân của việc lạm dụng tình dục, ta sẽ tập chú nhiều hơn để tìm ra các lý do gây ra việc ấy và khai triển ra các qui định cũng nhu rào cản để bảo vệ các em. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ từng cho thấy: đa số các vụ lạm dụng tình dục liên hệ tới nhóm tuổi từ 10 tới 14, là nhóm tuổi của các em giúp lễ. Hai ông cũng nhấn mạnh một điều: bất cứ ai mưu toan sử dụng các số thống kê để chứng minh rằng đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng hay ít ra cũng có những giảm khinh đều đã đọc sai trính nặng nề của tội phạm và của tội lỗi này, và do đó, càng làm hại các nạn nhân, gia đình của họ và cả Giáo Hội nữa.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Mục đích cuốn sách trên là giúp thông tri người ta về lịch sử thực sự của cuộc khủng hoảng cả ở Hoa Kỳ lẫn các nơi khác trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, khi Giáo Hội bó buộc phải giáp mặt với các tiết lộ của truyền thông năm 2002, các giám mục đã phản ứng bằng một “gói” (package) cải tổ có tính toàn bộ: Hiến Chương Dallas, Các Qui Tắc Cốt Yếu để giải quyết các vụ lạm dụng, thanh lý hàng năm và thực thi chính sách không mảy may dung thứ (zero tolerance) cũng như tạo môi trường an toàn tại các giáo xứ, trường học và định chế Công Giáo.
Lúc xẩy ra đợt tiết lộ mới của truyền thông trên khắp thế giới, người Công Giáo Hoa Kỳ có cảm tưởng trong 8 năm qua, ta đã không đạt được điều gì cả. Cuốn sách của hai tác giả này muốn nhắc nhở độc giả là họ đã quên đấy thôi. Chứ thực ra về lãnh vực này, đã có nhiều tiến bộ rất lớn tại Hoa Kỳ. Dù vẫn còn nhiều điều cần phải làm và người ta cần phải luôn luôn cảnh giác, song Hoa Kỳ hiện nay được kể là khuôn thước để các nơi khác mô phỏng mà giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Đây là một bối cảnh quan trọng khi xét tới thảm kịch hiện nay của Ái Nhĩ Lan và nhiều nơi khác. Phúc trình Ryan và Murphy tại Ái Nhĩ Lan, khi chi tiết hóa tầm cỡ đầy ngỡ ngàng và khiếp đảm của cuộc khủng hoảng cũng như của các thiếu sót nơi các định chế tại Ái Nhĩ Lan và đặc biệt tại Tổng Giáo Phận Dublin, đã làm rúng động Giáo Hội Ái Nhĩ Lan và gây ra nhiều tai hại khủng khiếp đối với tính khả tín và uy thế tinh thần của Giáo Hội tại nước đó. Nó cũng phá hoại tính khả tín của chính phủ, một chính phủ, trong nhiều thập niên qua, phần nào đã đồng lõa với việc lạm dụng tình dục và thể lý các trẻ em vì đã không chịu hành động chi và đã không có thiện chí giải quyết vấn đề.
Các giám mục và các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội Ái Nhĩ Lan biết rằng bản phúc trình kia sẽ tiết lộ nhiều điều khủng khiếp liên quan tới việc lạm dụng các vị thành niên, nhưng nguyên cái sức nặng và tính khủng khiếp của sự kiện mà thôi cũng đã làm người ta ngỡ ngàng rồi. Đức TGM Diarmuid Martin của Dublin từng nói dọc dài về điều ấy. Ngài quả là một nhà lãnh đạo chân thực khi chỉ ra cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan con đường lâu dài và khó khăn của cải tổ và canh tân. Quan trọng hơn nữa, Đức Thánh Cha đã tiếp nhận bản phúc trình và soạn thảo một lá thư vô tiền khoáng hậu gửi người Công Giáo Ái Nhĩ Lan hồi tháng 3. Đây là một văn kiện phi thường ở nét thành thực của nó, nói lên lòng buồn rầu, lời xin lỗi và cam đoan với mọi người Ái Nhĩ Lan rằng Giáo Hội thực sự cam kết đem lại sự chữa lành cho nạn nhân, công lý cho kẻ lạm dụng, tinh thần trách nhiệm cho các giám mục, những người lỗi nhiệm vụ, và sự canh tân thiêng liêng cho nhiều năm sắp tới.
Điều đáng buồn là chúng ta còn chứng kiến nhiều vấn đề tương tự như thế đang diễn ra khắp thế giới. Hiện đang có nhiều vụ xẩy ra tại Đức, Bỉ, Hòa Lan và Thụy Sĩ. Úc, Ba Tây và Phi Luật Tân cũng đang phải đương đầu với tệ trạng này. Về việc này, ta thấy kinh nghiệm của Hoa Kỳ rất qúy giá. Các qui tắc và chương trình được các giám mục Hoa Kỳ đưa ra hiện đang được sử dụng làm bản hướng dẫn cho các nước đang đương đầu với cùng một gương mù gương xấu này.
Đã có những chậm trễ
Đa số việc kiện cáo liên quan tới các vụ lạm dụng tình dục đã xẩy ra cách nay 30, 40 và có khi 50 năm. Đó là điều ta cần để ý mới có thể hiểu chính xác về khủng hoảng loại này. Thực vậy, tại Hoa Kỳ, một số vụ nổi tiếng xẩy ra trong 2 thập niên 1980 và 1990. Nhưng theo Bunson và Erlandson, tâm bão xoay quanh năm 2001-2002 lúc có tường trình nẩy lửa của tờ The Boston Globe nói là dựa vào tài liệu của Tổng Giáo Phận Boston. Tường trình này khiến nhiều nạn nhân khác lên tiếng. Người ta cũng thấy cùng một hiện tượng xẩy ra tại Âu Châu. Tại đây, các tin tức của báo chí cũng đã thúc đẩy nhiều nạn nhân khác lên tiếng tố cáo, kể cả các nạn nhân ở Hòa Lan, nơi giáo quyền đã làm mọi cách để khích lệ họ lên tiếng. Giáo Hội tại quốc gia này nói rõ mình thưc sự muốn đương đầu giải quyết vấn đề này một khi nó đã được đem ra ánh sáng công luận.
Như đã nói, Giáo Hội tại Hoa Kỳ đã đương đầu một cách tích cực với vấn đề này từ gần 10 năm nay. Nước Úc cũng đương đầu với cùng một vấn đề như thế trong nhiều năm qua. Nước Áo cũng vậy, vốn lao đao với vấn nạn này trong nhiều năm với việc từ chức năm 1995 của Đức Hồng Y Hermann Gröer, tổng Giám Mục Vienna, và vụ tai tiếng về hình ảnh khiếm nhã tại chủng viện Sankt Polten năm 2004.
Người ta dễ hiểu việc cơn khủng hoảng này ngày một tệ hơn lên, ngày một nhiều vụ tai tiếng được phanh phui hơn và hình như ta đã không làm gì cải thiện được tình huống. Sự thật là các nhà lãnh đạo của ta cần phải kinh qua một diễn trình đau đớn mới mong hiểu rõ phạm vi và tính nghiêm trọng của vấn nạn đang thách thức Giáo Hội. Trong quá khứ, nhiều lầm lỗi đã xẩy ra, và nhiều trường hợp và tình trạng đã bị làm ngơ. Bởi thế mới có những trường hợp chỉ được đem ra ánh sáng nhiều thập niên sau khi xẩy ra. Sau đó, thì như đã biết, phải có thời gian mới đưa ra được biện pháp và thi hành biện pháp ấy. Ngày nay, các vị giám mục tại Âu Châu đang phải đương đầu với cùng một tình huống như các vị giám mục Hoa Kỳ năm 2002.
Trách nhiệm của các cơ quan dân sự
Người ta cũng tin rằng các nhà chức trách dân sự phải chịu trách nhiệm phần nào đối với hiện tượng chậm trễ nêu trên. Theo Bunson và Erlandson, dù đã có các đạo luật về lạm dụng tình dục, nhưng trong nhiều năm qua, các nhà chức trách dân sự cũng có khuynh hướng thiếu hiểu biết đầy đủ về nạn lạm dụng tình dục trẻ em y như những giới khác. Họ thiếu cả ý thức đầy đủ về khuynh hướng xấu xa này cũng như tác dụng của nó đối với trẻ em nạn nhân. Phần các giám mục, thì như ta đã biết, trước đây các ngài có khuynh hướng dựa vào các nhà chuyên môn về bệnh tâm thần để có được các hướng dẫn cần thiết cho việc phải xử lý ra sao đối với các linh mục lạm dụng. Các ngài thường được các nhà chuyên môn này khuyến cáo nên cử nhiệm các linh mục đang được họ điều trị tới các nhiệm sở khác. Bây giờ ta mới biết đó là một sai lầm đầy thảm họa. Cũng thế, đôi lúc, các nhà chức trách dân sự cũng xử lý các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên như các tội ghiền rượu hay ghiền ma túy. Một số nhà chức trách ở Ái Nhĩ Lan hay ở Hoa Kỳ còn tỏ ra ngần ngại không chịu truy tố tội lạm dụng tình dục sợ gây tai tiếng cho các linh mục và do đó, tránh tiếng xấu cho các định chế tôn giáo. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đề cập tới khía cạnh đó trong lá thư gửi người Công Giáo Ái Nhĩ Lan của ngài.
Hậu quả đối với Giáo Hội
Giáo Hội vẫn sống còn sau 2000 năm với thật nhiều cuộc khủng hoảng. Thử hỏi cuộc khủng hoảng lần này mang lại hậu quả gì cho Giáo Hội, nhất là cho các cá nhân tín hữu, bất kể họ là nạn nhân, là người lạm dụng hay là giáo dân nói chung? Bunson và Erlandson cho rằng: Giáo Hội thực sự bị cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gây thương tích. Không những Giáo Hội bị xỉ nhục và tai tiếng mà còn phải nhìn nhận rằng những người chịu trách nhiệm nặng nề nhất về linh hồn người khác đã quá thiếu sót và thất bại. Cuộc đời các nạn nhân lạm dụng bị tơi tả và niềm tin của họ hoàn toàn lung lay, có khi bị hủy hoại. Tệ hơn nữa, các tội ác như lạm dụng tình dục còn có hiệu quả của vết dầu loang, gây ác mộng và tha hóa các gia đình và bằng hữu, và hiển nhiên phá hoại chứng tá của Giáo Hội đối với xã hội nói chung.
Đại đa số các linh mục là người tận tụy và trung thành với lời khấn hứa của mình, nhưng chính các ngài cũng thấy danh thơm tiếng tốt của mình bị vấy bẩn và cảm thấy không còn được tin tưởng như xưa. Tại các giáo xứ có chuyện linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, thường là có việc mất tin tưởng và gây tổn thương dù các vụ này được xử lý ngay tức khắc. Liên hệ giữa linh mục và giám mục giáo phận cũng bị thương tổn. Nhiều linh mục cảm thấy rằng dù vì lầm lỗi mà danh tiếng của mình bị hủy hoại, nhưng xem ra đức cha chẳng hề nhận chút trách nhiệm nào, mọi tội đổ lên đầu mình như một thứ dê tế thần, tế cho nhiều nan đề khác của giáo phận. Nhiều người, trong đó có cả Đức Hồng Y quá cố Avery Dulles, từng cảnh giác rằng vụ xì-căng-đan này dám gây ra một phân rẽ giữa các linh mục và vị giám mục giáo phận của họ.
Các vị giám mục, mà phần đông chỉ là người “thừa hưởng” các vụ xì-căng-đan từng xẩy ra cách đây cả mấy thập niên và nay phải đương đầu với các vụ kiện liên quan tới chúng, thường thấy danh tiếng của mình cũng như thế giá tinh thần của mình bị mờ nhạt đi, giữa lúc tiếng nói của mình cần hơn bao giờ hết trước nhiều vấn đề phức tạp của thời hiện đại.
Còn đối với giáo dân những người phần lớn đọc tin từ giới truyền thông thế tục, thì các bản tường trình có tính thế tục này tiếp tục sói mòn niềm tin của họ vào Giáo Hội định chế và các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Việc sói mòn lòng tin này có những hệ quả thật lâu dài, vượt quá cả việc tham dự Thánh Lễ. Những người Công Giáo vốn đã ra xa lạ với Giáo Hội thì ngày nay càng có cớ để mà chính thức thoát ly khỏi Giáo Hội. Mà cả những người chịu nán lại cũng không hiểu hết trọn bộ bối cảnh này hay nhìn thấy các cố gắng của Giáo Hội muốn điều chỉnh các lầm lẫn quá khứ và ngăn ngừa các lầm lỗi tương lai. Hai tác giả này cho hay: chính vì nhóm tín hữu sau cùng đó, mà họ viết ra tác phẩm vừa nói vì họ cho rằng những người đồng đạo này mới chỉ nhìn thấy nửa phần câu truyện.
Vai trò của Đức Đương Kim Giáo Hoàng
Theo hai ông, Đức Bênêđíctô XVI đã nối kết một cách chặt chẽ cuộc cải tổ của Giáo Hội trong lãnh vực lạm dụng tình dục với chương trình canh tân thiêng liêng rộng lớn hơn. Cuộc khủng hoảng này, vì thế, đã cung cấp cho Giáo Hội một cơ hội cải tổ về định chế và canh tân về thiêng liêng. Điều ấy thực ra rất phù hợp với các hoài mong lâu đời trong Giáo Hội muốn cải tổ và canh tân liên lỉ như lời khuyên bất hủ của Đức Giáo Hoàng Grêgoriô Cả.
Ai cũng thấy Đức Đương Kim Giáo Hoàng là một nhà lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng này và triều giáo hoàng của ngài sẽ được định nghĩa dựa vào cung cách ngài giải quyết cuộc khủng hoảng tình dục trong Giáo Hội. Cuốn sách của Bunson và Erlandson trình bày thành tích của Đức Bênêđíctô XVI trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục từ ngày còn là tổng giám mục Munich-Freising, qua thời làm bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và nay trên ngôi Giáo Hoàng.
Như thế, Đức Đương Kim Giáo Hoàng đã giáp mặt thực sự với vấn đề này từ lâu. Lúc làm bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài đảm trách mọi vụ lạm dụng tình dục trên khắp thế giới sau khi Đức Gioan Phaolô II ra sắc chỉ vào năm 2001, tập trung việc giám sát tệ nạn này tại Tòa Thánh. Trong nhiệm vụ đó, chắc chắn ngài hiểu biết tầm cỡ và tính nghiêm trọng của vấn đề này hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào khác trong Giáo Hội. Ngài ủng hộ các qui tắc và chương trình cải cách của Giáo Hội Hoa Kỳ. Ngài nhận đơn từ chức của nhiều giám mục thế giới vì thiếu khả năng lãnh đạo trong việc xử lý các vụ tai tiếng này. Ngài từng đề cập rộng dài vấn nạn này trong các cuộc tông du như các bài nói chuyện rõ ràng của ngài tại Hoa Kỳ năm 2008 và lá thư ngài gửi tín hữu Ái Nhĩ Lan. Ngài từng gặp các nạn nhân ở Hoa Kỳ, ở Úc Châu, ở Malta và ngay tại Vatican; ngài từng nói rằng ngài sẵn sàng gặp các nạn nhân bị lạm dụng tại Ái Nhĩ Lan. Ngài cũng nói rõ ngài sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này và sẽ ban hành các qui tắc mới, có tính phổ quát cho toàn thể Giáo Hội về vấn đề này.
Hai tác giả này cho rằng về sự liên kết giữa các cải tổ có tính định chế và chương trình canh tân thiêng liêng có tính bao quát hơn, mấy tuần trước đây, nhân chuyến tông du Cyprus, ngài dạy rằng Giáo Hội có thể sống thoát các bách hại do các lực lượng bên ngoài gây ra, nhưng đe dọa lớn nhất đối với Giáo Hội là đe dọa từ bên trong, do tội lỗi và thiếu sót nơi các chi thể của mình tạo nên. Không còn hoài nghi gì nữa, cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục nói lên một thảm họa đối với toàn thể thế giới Công Giáo. Nhưng theo gương Đức Bênêđíctô XVI, người Công Giáo không nên sợ sự thật và nên ý thức rằng, đàng trước ta vẫn còn đường để tiến về phía trước. Đức Thánh Cha sẽ là người lãnh đạo của chúng ta trong cuộc hành trình lâu dài và khó khăn này.
Những qui tắc mới
Lúc xuất bản tác phẩm của mình và đưa ra các nhận định trên đây, Bunson và Erlandson chưa thấy các qui tắc mới vừa được Tòa Thánh công bố liên quan đến các “tội phạm nặng nề hơn”. Thực ra, theo lời Đức Cha Scicluna, người phối hợp công tác của 8 thẩm phán Giáo Hội, và là một trong các vị trình bày các qui tắc mới cho báo chí, thì các biện pháp này đã và đang hiện hành trong Giáo Hội từ trước đến nay rồi, chúng chỉ mới khi được qui định thành “qui tắc” (norms). Thực vậy, văn kiện mới thu về một mối mọi biện pháp liên quan tới việc xử lý các trường hợp lạm dụng tình dục do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đảm trách, kể cả các biện pháp trước đây được dành cho Thánh Bộ dưới hình thức năng quyền (faculty).
Theo Đức Cha, năng quyền, từ bản chất, “có một đời sống rất mong manh (ephemeral)”, tùy thuộc ý chí của mỗi vị Giáo Hoàng. Bởi thế, ngay khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI ngỏ ý muốn tất cả các năng quyền này được ổn định hóa, trở thành các qui tắc “còn hiệu lực mãi cho tới khi Đức Giáo Hoàng chính thức cho phép sửa đổi”. Việc ấy, một lần nữa, cho thấy rõ hơn nữa thái độ cương quyết của Đức Đương Kim Giáo Hoàng đối với vấn đề khó khăn và tế nhị này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều đổi mới về nội dung như việc tăng gấp đôi thời gian giới hạn theo luật từ 10 năm kể từ ngày nạn nhân 18 tuổi lên 20 năm để có thể đưa ra một hành vi hình sự. Như thế là lâu hơn luật dân sự. Ngoài ra, tùy trường hợp, thời gian này còn có thể nới rộng hơn 20 năm. Một điểm mới nữa là giáo dân cũng có thể phục vụ tại tòa án Giáo Hội trong tư cách luật sư.
Một điều mới được các nhà báo đặc biệt chú ý là “quyền, với ủy nhiệm trước đó của Đức Giáo Hoàng, được xử các hồng y, thượng phụ, đặc sứ Tông Tòa và giám mục”. Theo Đức Cha Scicluna, “đây là dấu chỉ quan trọng, vì nó có nghĩa là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể điều tra và đệ trình kết quả cho Đức Giáo Hoàng”. Tưởng cũng nên nói đến những việc như mua, sở hữu hay phân phối văn hóa khiêu dâm với chủ đề trẻ em cũng đã liệt kê trong danh sàch các "tội phạm nặng nề hơn". Ngoài ra, việc lạm dụng tình dục với người trưởng thành nhưng tật nguyền về phương diện tâm thần cũng được coi như các tội phạm đến trẻ vị thành niên.
Đó là nhận định của Matthew Bunson và Gregory Erlandson trong cuốn sách mới xuất bản của họ, tựa là "Pope Benedict XVI and the Sexual Abuse Crisis: Working for Reform and Renewal" (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Cuộc Khủng Hoảng Lạm Dụng Tình Dục: Việc Cải Tổ Và Canh Tân) do nhà Our Sunday Visitor xuất bản năm 2010. Erlandson là chủ tịch và chủ nhiệm Nhà Xuất Bản Our Sunday Visitor Publishing. Còn Bunson là chủ bút của hai tờ The Catholic Almanac và The Catholic Answer magazine (cả hai đều do nhà Our Sunday Visitor xuất bản), đồng thời là cố vấn truyền thông về nhiều vấn đề Công Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin Zenit, hai tác giả này đề cập tới đợt sóng lạm dụng tình dục mới đây và giải thích tại sao cần phải chính xác khi sử dụng các hạn từ chuyên môn như ấu dâm, thiếu dâm và hậu thiếu dâm (pedophilia, ephebophilia, hebephilia) và tại sao đáp ứng của các giám mục Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng năm 2002 đã trở thành khuôn mẫu quan trọng cho các hội đồng giam mục khác.
Chơi chữ?
Trong tác phẩm trên, hai tác giả cho biết chỉ vào khoảng 6% các vụ tường trình về lạm dụng tình dục thực sự thuộc loại ấu dâm đúng nghĩa, là loại mà khoa lâm sàng định nghĩa là việc lạm dụng tình dục các trẻ em trước tuổi dậy thì. Nhưng tại sao lại cần phải nhấn mạnh tới điểm này, phải chăng Giáo Hội muốn tìm cách giảm nhẹ tầm nặng nề của cuộc khủng hoảng bằng cách cho rằng các trẻ trai nạn nhân thực ra lớn tuổi hơn, thuộc hàng thiếu niên (teenagers)? Hai tác giả này cho rằng: lạm dụng là lạm dụng và đều tởm gớm cả, bất luận nạn nhân tuổi tác ra sao. Tất cả đều vừa là tội ác vừa là tội lỗi hết. Đều là việc một người trưởng thành có quyền có thế, và trong trường hợp giáo sĩ còn là thần thế nữa, lạm dụng tình dục một vị thành niên, và do đó, không ai chịu thấu được. Đơn giản chỉ có thế. Ở đây không có chuyện chơi chữ để gỡ tội.
Tuy nhiên, theo hai ông, khi cuộc thảo luận nói đến các phạm trù lâm sàng hay bệnh lý (clinical), thì người ta phải nhìn nhận rằng một trong các khía cạnh khó khăn nhất của việc đương đầu với vấn đề lạm dụng tình dục là nhu cầu phải đào sâu nhận thức của ta về nạn ấu dâm. Dù nghề phân tâm học đã biết nạn ấu dâm về phương diện lâm sàng từ hơn một thế kỷ nay, nhưng mãi tới thập niên 1950, ngành chuyên môn này mới chính thức nhận diện ra nó và mãi tới năm 1980, các nhà chuyên nghiệp về sức khỏe tâm thần mới ấn định được các thông số chẩn bệnh của nó. Từ đó, các nhà lâm sàng đã phân biệt ba loại nạn nhân: tiền dậy thì, dậy thì và tiền trưởng thành (young adult).
Theo hai tác giả này, điều chủ yếu là các vị có thẩm quyền trong Giáo Hội phải hiểu rõ mọi khía cạnh của vấn đề này để có thể xử lý nó một cách hữu hiệu và toàn bộ và đưa ra các cơ chế thích đáng để ngăn ngừa nó trong tương lai. Việc này đòi phải có sự chính xác về lâm sàng khi tiếp cận vấn đề. Thí dụ, cần ghi nhận các nhóm tuổi khác nhau nơi các nạn nhân và dùng các hạn từ chính xác cho các hình thức bệnh lý khác nhau, như ấu dâm (dưới 10 tuổi), thiếu dâm (10 tới 14 tuổi), và tiền trưởng thành (14 tới 17 tuổi).
Các phân biệt trên, theo hai tác giả, được đưa ra không phải để cố gắng giảm thiểu hóa hay coi nhẹ vấn đề; trái lại thì có. Nếu có thể ấn định được nhóm tuổi nào dễ trở thành nạn nhân của việc lạm dụng tình dục, ta sẽ tập chú nhiều hơn để tìm ra các lý do gây ra việc ấy và khai triển ra các qui định cũng nhu rào cản để bảo vệ các em. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ từng cho thấy: đa số các vụ lạm dụng tình dục liên hệ tới nhóm tuổi từ 10 tới 14, là nhóm tuổi của các em giúp lễ. Hai ông cũng nhấn mạnh một điều: bất cứ ai mưu toan sử dụng các số thống kê để chứng minh rằng đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng hay ít ra cũng có những giảm khinh đều đã đọc sai trính nặng nề của tội phạm và của tội lỗi này, và do đó, càng làm hại các nạn nhân, gia đình của họ và cả Giáo Hội nữa.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Mục đích cuốn sách trên là giúp thông tri người ta về lịch sử thực sự của cuộc khủng hoảng cả ở Hoa Kỳ lẫn các nơi khác trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, khi Giáo Hội bó buộc phải giáp mặt với các tiết lộ của truyền thông năm 2002, các giám mục đã phản ứng bằng một “gói” (package) cải tổ có tính toàn bộ: Hiến Chương Dallas, Các Qui Tắc Cốt Yếu để giải quyết các vụ lạm dụng, thanh lý hàng năm và thực thi chính sách không mảy may dung thứ (zero tolerance) cũng như tạo môi trường an toàn tại các giáo xứ, trường học và định chế Công Giáo.
Lúc xẩy ra đợt tiết lộ mới của truyền thông trên khắp thế giới, người Công Giáo Hoa Kỳ có cảm tưởng trong 8 năm qua, ta đã không đạt được điều gì cả. Cuốn sách của hai tác giả này muốn nhắc nhở độc giả là họ đã quên đấy thôi. Chứ thực ra về lãnh vực này, đã có nhiều tiến bộ rất lớn tại Hoa Kỳ. Dù vẫn còn nhiều điều cần phải làm và người ta cần phải luôn luôn cảnh giác, song Hoa Kỳ hiện nay được kể là khuôn thước để các nơi khác mô phỏng mà giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Đây là một bối cảnh quan trọng khi xét tới thảm kịch hiện nay của Ái Nhĩ Lan và nhiều nơi khác. Phúc trình Ryan và Murphy tại Ái Nhĩ Lan, khi chi tiết hóa tầm cỡ đầy ngỡ ngàng và khiếp đảm của cuộc khủng hoảng cũng như của các thiếu sót nơi các định chế tại Ái Nhĩ Lan và đặc biệt tại Tổng Giáo Phận Dublin, đã làm rúng động Giáo Hội Ái Nhĩ Lan và gây ra nhiều tai hại khủng khiếp đối với tính khả tín và uy thế tinh thần của Giáo Hội tại nước đó. Nó cũng phá hoại tính khả tín của chính phủ, một chính phủ, trong nhiều thập niên qua, phần nào đã đồng lõa với việc lạm dụng tình dục và thể lý các trẻ em vì đã không chịu hành động chi và đã không có thiện chí giải quyết vấn đề.
Các giám mục và các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội Ái Nhĩ Lan biết rằng bản phúc trình kia sẽ tiết lộ nhiều điều khủng khiếp liên quan tới việc lạm dụng các vị thành niên, nhưng nguyên cái sức nặng và tính khủng khiếp của sự kiện mà thôi cũng đã làm người ta ngỡ ngàng rồi. Đức TGM Diarmuid Martin của Dublin từng nói dọc dài về điều ấy. Ngài quả là một nhà lãnh đạo chân thực khi chỉ ra cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan con đường lâu dài và khó khăn của cải tổ và canh tân. Quan trọng hơn nữa, Đức Thánh Cha đã tiếp nhận bản phúc trình và soạn thảo một lá thư vô tiền khoáng hậu gửi người Công Giáo Ái Nhĩ Lan hồi tháng 3. Đây là một văn kiện phi thường ở nét thành thực của nó, nói lên lòng buồn rầu, lời xin lỗi và cam đoan với mọi người Ái Nhĩ Lan rằng Giáo Hội thực sự cam kết đem lại sự chữa lành cho nạn nhân, công lý cho kẻ lạm dụng, tinh thần trách nhiệm cho các giám mục, những người lỗi nhiệm vụ, và sự canh tân thiêng liêng cho nhiều năm sắp tới.
Điều đáng buồn là chúng ta còn chứng kiến nhiều vấn đề tương tự như thế đang diễn ra khắp thế giới. Hiện đang có nhiều vụ xẩy ra tại Đức, Bỉ, Hòa Lan và Thụy Sĩ. Úc, Ba Tây và Phi Luật Tân cũng đang phải đương đầu với tệ trạng này. Về việc này, ta thấy kinh nghiệm của Hoa Kỳ rất qúy giá. Các qui tắc và chương trình được các giám mục Hoa Kỳ đưa ra hiện đang được sử dụng làm bản hướng dẫn cho các nước đang đương đầu với cùng một gương mù gương xấu này.
Đã có những chậm trễ
Đa số việc kiện cáo liên quan tới các vụ lạm dụng tình dục đã xẩy ra cách nay 30, 40 và có khi 50 năm. Đó là điều ta cần để ý mới có thể hiểu chính xác về khủng hoảng loại này. Thực vậy, tại Hoa Kỳ, một số vụ nổi tiếng xẩy ra trong 2 thập niên 1980 và 1990. Nhưng theo Bunson và Erlandson, tâm bão xoay quanh năm 2001-2002 lúc có tường trình nẩy lửa của tờ The Boston Globe nói là dựa vào tài liệu của Tổng Giáo Phận Boston. Tường trình này khiến nhiều nạn nhân khác lên tiếng. Người ta cũng thấy cùng một hiện tượng xẩy ra tại Âu Châu. Tại đây, các tin tức của báo chí cũng đã thúc đẩy nhiều nạn nhân khác lên tiếng tố cáo, kể cả các nạn nhân ở Hòa Lan, nơi giáo quyền đã làm mọi cách để khích lệ họ lên tiếng. Giáo Hội tại quốc gia này nói rõ mình thưc sự muốn đương đầu giải quyết vấn đề này một khi nó đã được đem ra ánh sáng công luận.
Như đã nói, Giáo Hội tại Hoa Kỳ đã đương đầu một cách tích cực với vấn đề này từ gần 10 năm nay. Nước Úc cũng đương đầu với cùng một vấn đề như thế trong nhiều năm qua. Nước Áo cũng vậy, vốn lao đao với vấn nạn này trong nhiều năm với việc từ chức năm 1995 của Đức Hồng Y Hermann Gröer, tổng Giám Mục Vienna, và vụ tai tiếng về hình ảnh khiếm nhã tại chủng viện Sankt Polten năm 2004.
Người ta dễ hiểu việc cơn khủng hoảng này ngày một tệ hơn lên, ngày một nhiều vụ tai tiếng được phanh phui hơn và hình như ta đã không làm gì cải thiện được tình huống. Sự thật là các nhà lãnh đạo của ta cần phải kinh qua một diễn trình đau đớn mới mong hiểu rõ phạm vi và tính nghiêm trọng của vấn nạn đang thách thức Giáo Hội. Trong quá khứ, nhiều lầm lỗi đã xẩy ra, và nhiều trường hợp và tình trạng đã bị làm ngơ. Bởi thế mới có những trường hợp chỉ được đem ra ánh sáng nhiều thập niên sau khi xẩy ra. Sau đó, thì như đã biết, phải có thời gian mới đưa ra được biện pháp và thi hành biện pháp ấy. Ngày nay, các vị giám mục tại Âu Châu đang phải đương đầu với cùng một tình huống như các vị giám mục Hoa Kỳ năm 2002.
Trách nhiệm của các cơ quan dân sự
Người ta cũng tin rằng các nhà chức trách dân sự phải chịu trách nhiệm phần nào đối với hiện tượng chậm trễ nêu trên. Theo Bunson và Erlandson, dù đã có các đạo luật về lạm dụng tình dục, nhưng trong nhiều năm qua, các nhà chức trách dân sự cũng có khuynh hướng thiếu hiểu biết đầy đủ về nạn lạm dụng tình dục trẻ em y như những giới khác. Họ thiếu cả ý thức đầy đủ về khuynh hướng xấu xa này cũng như tác dụng của nó đối với trẻ em nạn nhân. Phần các giám mục, thì như ta đã biết, trước đây các ngài có khuynh hướng dựa vào các nhà chuyên môn về bệnh tâm thần để có được các hướng dẫn cần thiết cho việc phải xử lý ra sao đối với các linh mục lạm dụng. Các ngài thường được các nhà chuyên môn này khuyến cáo nên cử nhiệm các linh mục đang được họ điều trị tới các nhiệm sở khác. Bây giờ ta mới biết đó là một sai lầm đầy thảm họa. Cũng thế, đôi lúc, các nhà chức trách dân sự cũng xử lý các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên như các tội ghiền rượu hay ghiền ma túy. Một số nhà chức trách ở Ái Nhĩ Lan hay ở Hoa Kỳ còn tỏ ra ngần ngại không chịu truy tố tội lạm dụng tình dục sợ gây tai tiếng cho các linh mục và do đó, tránh tiếng xấu cho các định chế tôn giáo. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đề cập tới khía cạnh đó trong lá thư gửi người Công Giáo Ái Nhĩ Lan của ngài.
Hậu quả đối với Giáo Hội
Giáo Hội vẫn sống còn sau 2000 năm với thật nhiều cuộc khủng hoảng. Thử hỏi cuộc khủng hoảng lần này mang lại hậu quả gì cho Giáo Hội, nhất là cho các cá nhân tín hữu, bất kể họ là nạn nhân, là người lạm dụng hay là giáo dân nói chung? Bunson và Erlandson cho rằng: Giáo Hội thực sự bị cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gây thương tích. Không những Giáo Hội bị xỉ nhục và tai tiếng mà còn phải nhìn nhận rằng những người chịu trách nhiệm nặng nề nhất về linh hồn người khác đã quá thiếu sót và thất bại. Cuộc đời các nạn nhân lạm dụng bị tơi tả và niềm tin của họ hoàn toàn lung lay, có khi bị hủy hoại. Tệ hơn nữa, các tội ác như lạm dụng tình dục còn có hiệu quả của vết dầu loang, gây ác mộng và tha hóa các gia đình và bằng hữu, và hiển nhiên phá hoại chứng tá của Giáo Hội đối với xã hội nói chung.
Đại đa số các linh mục là người tận tụy và trung thành với lời khấn hứa của mình, nhưng chính các ngài cũng thấy danh thơm tiếng tốt của mình bị vấy bẩn và cảm thấy không còn được tin tưởng như xưa. Tại các giáo xứ có chuyện linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, thường là có việc mất tin tưởng và gây tổn thương dù các vụ này được xử lý ngay tức khắc. Liên hệ giữa linh mục và giám mục giáo phận cũng bị thương tổn. Nhiều linh mục cảm thấy rằng dù vì lầm lỗi mà danh tiếng của mình bị hủy hoại, nhưng xem ra đức cha chẳng hề nhận chút trách nhiệm nào, mọi tội đổ lên đầu mình như một thứ dê tế thần, tế cho nhiều nan đề khác của giáo phận. Nhiều người, trong đó có cả Đức Hồng Y quá cố Avery Dulles, từng cảnh giác rằng vụ xì-căng-đan này dám gây ra một phân rẽ giữa các linh mục và vị giám mục giáo phận của họ.
Các vị giám mục, mà phần đông chỉ là người “thừa hưởng” các vụ xì-căng-đan từng xẩy ra cách đây cả mấy thập niên và nay phải đương đầu với các vụ kiện liên quan tới chúng, thường thấy danh tiếng của mình cũng như thế giá tinh thần của mình bị mờ nhạt đi, giữa lúc tiếng nói của mình cần hơn bao giờ hết trước nhiều vấn đề phức tạp của thời hiện đại.
Còn đối với giáo dân những người phần lớn đọc tin từ giới truyền thông thế tục, thì các bản tường trình có tính thế tục này tiếp tục sói mòn niềm tin của họ vào Giáo Hội định chế và các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Việc sói mòn lòng tin này có những hệ quả thật lâu dài, vượt quá cả việc tham dự Thánh Lễ. Những người Công Giáo vốn đã ra xa lạ với Giáo Hội thì ngày nay càng có cớ để mà chính thức thoát ly khỏi Giáo Hội. Mà cả những người chịu nán lại cũng không hiểu hết trọn bộ bối cảnh này hay nhìn thấy các cố gắng của Giáo Hội muốn điều chỉnh các lầm lẫn quá khứ và ngăn ngừa các lầm lỗi tương lai. Hai tác giả này cho hay: chính vì nhóm tín hữu sau cùng đó, mà họ viết ra tác phẩm vừa nói vì họ cho rằng những người đồng đạo này mới chỉ nhìn thấy nửa phần câu truyện.
Vai trò của Đức Đương Kim Giáo Hoàng
Theo hai ông, Đức Bênêđíctô XVI đã nối kết một cách chặt chẽ cuộc cải tổ của Giáo Hội trong lãnh vực lạm dụng tình dục với chương trình canh tân thiêng liêng rộng lớn hơn. Cuộc khủng hoảng này, vì thế, đã cung cấp cho Giáo Hội một cơ hội cải tổ về định chế và canh tân về thiêng liêng. Điều ấy thực ra rất phù hợp với các hoài mong lâu đời trong Giáo Hội muốn cải tổ và canh tân liên lỉ như lời khuyên bất hủ của Đức Giáo Hoàng Grêgoriô Cả.
Ai cũng thấy Đức Đương Kim Giáo Hoàng là một nhà lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng này và triều giáo hoàng của ngài sẽ được định nghĩa dựa vào cung cách ngài giải quyết cuộc khủng hoảng tình dục trong Giáo Hội. Cuốn sách của Bunson và Erlandson trình bày thành tích của Đức Bênêđíctô XVI trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục từ ngày còn là tổng giám mục Munich-Freising, qua thời làm bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và nay trên ngôi Giáo Hoàng.
Như thế, Đức Đương Kim Giáo Hoàng đã giáp mặt thực sự với vấn đề này từ lâu. Lúc làm bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài đảm trách mọi vụ lạm dụng tình dục trên khắp thế giới sau khi Đức Gioan Phaolô II ra sắc chỉ vào năm 2001, tập trung việc giám sát tệ nạn này tại Tòa Thánh. Trong nhiệm vụ đó, chắc chắn ngài hiểu biết tầm cỡ và tính nghiêm trọng của vấn đề này hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào khác trong Giáo Hội. Ngài ủng hộ các qui tắc và chương trình cải cách của Giáo Hội Hoa Kỳ. Ngài nhận đơn từ chức của nhiều giám mục thế giới vì thiếu khả năng lãnh đạo trong việc xử lý các vụ tai tiếng này. Ngài từng đề cập rộng dài vấn nạn này trong các cuộc tông du như các bài nói chuyện rõ ràng của ngài tại Hoa Kỳ năm 2008 và lá thư ngài gửi tín hữu Ái Nhĩ Lan. Ngài từng gặp các nạn nhân ở Hoa Kỳ, ở Úc Châu, ở Malta và ngay tại Vatican; ngài từng nói rằng ngài sẵn sàng gặp các nạn nhân bị lạm dụng tại Ái Nhĩ Lan. Ngài cũng nói rõ ngài sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này và sẽ ban hành các qui tắc mới, có tính phổ quát cho toàn thể Giáo Hội về vấn đề này.
Hai tác giả này cho rằng về sự liên kết giữa các cải tổ có tính định chế và chương trình canh tân thiêng liêng có tính bao quát hơn, mấy tuần trước đây, nhân chuyến tông du Cyprus, ngài dạy rằng Giáo Hội có thể sống thoát các bách hại do các lực lượng bên ngoài gây ra, nhưng đe dọa lớn nhất đối với Giáo Hội là đe dọa từ bên trong, do tội lỗi và thiếu sót nơi các chi thể của mình tạo nên. Không còn hoài nghi gì nữa, cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục nói lên một thảm họa đối với toàn thể thế giới Công Giáo. Nhưng theo gương Đức Bênêđíctô XVI, người Công Giáo không nên sợ sự thật và nên ý thức rằng, đàng trước ta vẫn còn đường để tiến về phía trước. Đức Thánh Cha sẽ là người lãnh đạo của chúng ta trong cuộc hành trình lâu dài và khó khăn này.
Những qui tắc mới
Lúc xuất bản tác phẩm của mình và đưa ra các nhận định trên đây, Bunson và Erlandson chưa thấy các qui tắc mới vừa được Tòa Thánh công bố liên quan đến các “tội phạm nặng nề hơn”. Thực ra, theo lời Đức Cha Scicluna, người phối hợp công tác của 8 thẩm phán Giáo Hội, và là một trong các vị trình bày các qui tắc mới cho báo chí, thì các biện pháp này đã và đang hiện hành trong Giáo Hội từ trước đến nay rồi, chúng chỉ mới khi được qui định thành “qui tắc” (norms). Thực vậy, văn kiện mới thu về một mối mọi biện pháp liên quan tới việc xử lý các trường hợp lạm dụng tình dục do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đảm trách, kể cả các biện pháp trước đây được dành cho Thánh Bộ dưới hình thức năng quyền (faculty).
Theo Đức Cha, năng quyền, từ bản chất, “có một đời sống rất mong manh (ephemeral)”, tùy thuộc ý chí của mỗi vị Giáo Hoàng. Bởi thế, ngay khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI ngỏ ý muốn tất cả các năng quyền này được ổn định hóa, trở thành các qui tắc “còn hiệu lực mãi cho tới khi Đức Giáo Hoàng chính thức cho phép sửa đổi”. Việc ấy, một lần nữa, cho thấy rõ hơn nữa thái độ cương quyết của Đức Đương Kim Giáo Hoàng đối với vấn đề khó khăn và tế nhị này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều đổi mới về nội dung như việc tăng gấp đôi thời gian giới hạn theo luật từ 10 năm kể từ ngày nạn nhân 18 tuổi lên 20 năm để có thể đưa ra một hành vi hình sự. Như thế là lâu hơn luật dân sự. Ngoài ra, tùy trường hợp, thời gian này còn có thể nới rộng hơn 20 năm. Một điểm mới nữa là giáo dân cũng có thể phục vụ tại tòa án Giáo Hội trong tư cách luật sư.
Một điều mới được các nhà báo đặc biệt chú ý là “quyền, với ủy nhiệm trước đó của Đức Giáo Hoàng, được xử các hồng y, thượng phụ, đặc sứ Tông Tòa và giám mục”. Theo Đức Cha Scicluna, “đây là dấu chỉ quan trọng, vì nó có nghĩa là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể điều tra và đệ trình kết quả cho Đức Giáo Hoàng”. Tưởng cũng nên nói đến những việc như mua, sở hữu hay phân phối văn hóa khiêu dâm với chủ đề trẻ em cũng đã liệt kê trong danh sàch các "tội phạm nặng nề hơn". Ngoài ra, việc lạm dụng tình dục với người trưởng thành nhưng tật nguyền về phương diện tâm thần cũng được coi như các tội phạm đến trẻ vị thành niên.
Thành quả tích cực Năm Linh Mục
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:02 19/07/2010
Nhân 150 năm ngày qua đời của thánh Jean-Marie Vianney (1786-1859) Cha Sở họ Ars, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề nghị Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành Năm Linh Mục. Năm Linh Mục khai mạc và kết thúc với lễ Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ từ 19-6-2009 đến 11-6-2010. Năm Linh Mục long trọng kết thúc với khoảng hơn 15 ngàn Linh Mục từ năm châu bốn bể tuốn về Roma. Các vị đặc biệt tham dự đêm canh thức và Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ sự tại quảng trường Thánh Phêrô vào sáng ngày thứ sáu 11-6-2010. Năm Linh Mục để lại những buổi cử hành trang trọng với những hình ảnh khó quên trong tâm trí mọi tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới.
Xin giới thiệu bài phỏng vấn Đức Cha Bernard Housset, Giám Mục giáo phận La Rochelle et Saintes ở miền Tây nước Pháp.
Hỏi: Xin Đức Cha cho biết đâu là ý hướng của Đức Giáo Hoàng khi ngài công bố một Năm dành cho các Linh Mục?
Đáp: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI muốn nhấn mạnh rằng các cộng đoàn tín hữu Công Giáo phải ý thức hơn về hồng ân trọng đại của sứ vụ Linh Mục. Các tín hữu Công Giáo nên ý thức sâu xa rằng các Linh Mục - cho dầu là những người bình thường - vẫn làm chứng cách khác thường về hồng ân tận hiến cuộc đời các vị để mãi mãi đi theo Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Các tín hữu Công Giáo cũng cần phải suy tư về chiều kích sâu thẳm về lòng trung tín của các Linh Mục. Đó cũng chính là dấu chứng sự trung thành của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Đức Thánh Cha cũng ao ước - xin trích dẫn lời của Ngài - Năm Linh Mục khơi động và cổ võ ơn gọi thật cần thiết và ưu tiên đó là ơn gọi thừa tác vụ thánh.
Hỏi: Xin Đức Cha cho biết trong Giáo Phận của ngài đã có những sáng kiến và những tổ chức nào ghi dấu Năm Linh Mục.
Đáp: Năm Linh Mục được Đức Hồng Y Philippe Barbarin Tổng Giám Mục Lyon khai mạc trong cuộc hành hương vẫn tổ chức hàng năm vào tháng tám tại Ile Madame. Đây là nơi mà vào thời kỳ sau Cách Mạng Pháp 1789 - gọi là thời ”Terreur - Khủng Khiếp” đã diễn ra những cuộc đày ải và thảm sát kinh hoàng. Nó xảy ra trong khoảng thời gian kể từ tháng 9 năm 1792. Thật vậy, trước đó vào ngày 12-7-1790, Chính phủ của quân cách mạng Pháp đã thiết lập Hiến Chương Dân Sự cho hàng giáo sĩ Pháp với mục đích tách lìa Giáo Hội Công Giáo Pháp ra khỏi quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng. Họ muốn thành lập một Giáo Hội Công Giáo Pháp tự trị. Đã có 800 Linh Mục Pháp bị đưa đi lưu đày vì đã cương quyết không chấp nhận cái Hiến Chương Dân Sự này. 700 vị đã chết trong những hoàn cảnh bi thảm nhất. Trong số các vị này có 64 Linh Mục được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước tại Roma vào ngày 1-10-1995. Cái chết anh hùng của các Linh Mục Pháp đã nêu cao gương sáng cho chúng tôi về lòng trung thành với Đức Chúa GIÊSU KITÔ và với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ.
Sáng kiến thứ hai liên quan đến Giáo Phận chúng tôi - tôi không nói đến các sáng kiến diễn ra nơi các giáo xứ vì như thế sẽ quá dài - tôi cùng với 24 Linh Mục giáo phận đã đến Ars để tĩnh tâm trong vòng một tuần lễ. Cơ hội này giúp tôi biết rõ hơn về con người và cuộc sống thánh thiện của Cha Sở Jean-Marie Vianney.
Sáng kiến thứ ba là Đức Ông André Dupleix, Phó Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Pháp - người đã viết hai cuốn sách về Cha Sở họ Ars - đã đến thuyết trình hai lần và giảng cho hơn 50 Linh Mục giáo phận tham dự tĩnh tâm.
Sáng kiến thứ tư là đài phát thanh Công Giáo RCF của chúng tôi đã phát đi chứng từ của các Linh Mục về những điều chính yếu linh hoạt cuộc sống các vị, xuyên qua niềm vui cùng những nỗi khó khăn.
Hỏi: Nếu nói một cách thực tế hơn thì Đức Cha mong muốn nói gì với các Linh Mục tuyên bố mình thật hạnh phúc thực thi sứ vụ cũng như với các Linh Mục không ngần ngại thú nhận phần nào bị mất can đảm?
Đáp: Trong toàn bộ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử đời người luôn luôn chen lẫn ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi buồn sầu. Đó cũng là điều không thể tránh được trong cuộc sống của một Linh Mục khi ngài thực thi sứ vụ thánh. Nhưng sức mạnh và niềm vui của vị Linh Mục cậy dựa vào sức sống và niềm hy vọng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh. Tôi thường suy gẫm về bài diễn văn Đức Chúa GIÊSU nói với các môn đệ trong bữa ăn cuối cùng, được thánh sử Gioan ghi lại, đặc biệt là Lời Cầu Nguyện cho các Linh Mục. Tôi thường lập đi lập lại với các Linh Mục trong giáo phận - cách riêng với những vị đang trải qua thời kỳ chán nản mệt mỏi - tôi nói với các Linh Mục của tôi rằng: Anh em đã trao tặng cuộc đời, đã dâng hiến mọi khả năng để trình bày cách hữu hình cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ vô hình. Vì thế, Đức Chúa GIÊSU KITÔ không thể nào bỏ rơi anh em!
Trong Giáo Phận của tôi, tôi nhận thấy rằng các Linh Mục thực sự có lòng nhiệt thành, có ý thức rõ rệt về sứ vụ Linh Mục và có một khả năng đương đầu với những khó khăn mà hầu hết tất cả chúng tôi đều phải trực diện. Đó là việc giảm sút con số tín hữu Công Giáo sống đạo cũng như số trẻ em đến tham dự các buổi học giáo lý và cuộc sống dửng dưng của một số người đã lãnh bí tích Rửa Tội, vv.
Hỏi: Năm Linh Mục vừa kết thúc. Theo Đức Cha thì đâu là hoa trái chính yếu mà Năm Linh Mục đạt được?
Đáp: Hoa quả đầu tiên là đối thoại, một cuộc đối thoại khác thường và sâu xa về sứ vụ và cuộc sống của các Linh Mục. Đối thoại giữa anh em Linh Mục với nhau và giữa Linh Mục với giáo dân. Cũng giống như trong cuộc sống của các đôi vợ chồng - khi đạt đến một số tuổi cao nào đó - thì tự nhiên lại chọn thinh lặng không còn muốn đối thoại trao đổi về những vấn đề xem ra quá hiển nhiên. Thế nhưng, nhờ Năm Linh Mục mà sự thinh lặng được phá vỡ: Các Linh Mục có thể công khai trình bày rõ ràng niềm xác tín của các vị và các con chiên bổn đạo đã lắng nghe lời các Linh Mục nói.
Hoa quả thứ hai là giáo dân đã đo lường mức độ quan trọng của Linh Mục đối với đời sống Kitô xây dựng trên Phúc Âm. Giáo Hội được chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ thành lập. Vì thế Giáo Hội không thể hiện hữu và tồn tại nếu không có các thừa tác viên được truyền chức thánh.
Hoa quả thứ ba là khơi động trở lại công tác mục vụ cổ võ ơn gọi Linh Mục. Văn phòng giáo phận về ơn gọi đã đề ra nhiều sáng kiến để qui tụ các bạn trẻ đang trên đường tìm kiếm hoặc đã có ý hướng tiến về thiên chức Linh Mục. Chúng tôi khai trương chương trình ”Đan Viện Vô Hình”. Đây là mạng lưới gồm khoảng 200 người ghi tên dấn thân cầu nguyện mỗi ngày cho ơn gọi. Các Linh Mục đã mở rộng cửa mời các bạn trẻ đến tham dự những ngày sống với các vị nơi các nhà xứ để các bạn trẻ biết rõ hơn về cuộc sống của các Linh Mục. Tôi xin đan cử kết quả rõ rệt nhất của Năm Linh Mục: Chúng ta đang sống trong một Giáo Hội mà hầu như không còn ai dám công khai đặt vấn đề ơn kêu gọi. Nhưng kể từ đây, người ta dám làm!
Hỏi: Thưa Đức Cha Bernard Housset, trước vấn đề thuyên giảm con số các Linh Mục, các cộng đoàn tín hữu Công Giáo phải chăng giờ đây đành cam chịu cảnh sống không có các vị mục tử, hay là phải có nhiều Đức Tin hơn để xin THIÊN CHÚA gởi thợ đến đồng lúa của Ngài?
Đáp: Không nên sống cảnh cam chịu! Không! Giáo Hội không thể sống mà không có các thừa tác viên được truyền chức thánh. Tôi sung sướng khi thấy một số đông các giáo dân và những người tận hiến hăng say lãnh nhận trách nhiệm trong cộng đồng Giáo Hội. Nhưng những người này không thể thay thế các Linh Mục. Các tín hữu giáo dân trước tiên phải nâng đỡ các Linh Mục và cổ võ ơn gọi Linh Mục. Tôi muốn hướng dẫn giáo dân tiến đến việc tự đặt các câu câu hỏi sau đây:
- Chúng ta có biết cảm tạ THIÊN CHÚA về hồng ân Linh Mục không? Có biết tri ân việc các Linh Mục đáp lại tiếng Chúa kêu gọi không? Có biết tri ân về lòng tận tụy, sự trung tín và việc các Linh Mục dâng hiến toàn thân không? Hay là chúng ta lại quá mau lẹ phán đoán chỉ trích và kết án về những yếu đuối của các ngài? Vậy thì, chúng ta có biết bày tỏ với các Linh Mục lòng tri ân chân thành của chúng ta không?
Tôi xác tín sâu xa rằng chúng ta sẽ có ơn gọi Linh Mục dồi dào nếu các bạn trẻ trông thấy rõ ràng là các Linh Mục được các cộng đoàn giáo dân yêu thương kính trọng. Thái độ thứ hai mà tôi cầu mong cho các tín hữu Công Giáo phải có là Cầu Nguyện: Cầu cho sứ vụ Linh Mục đem lại hoa quả phong phú và cầu cho có nhiều người trẻ mau mắn đáp lại tiếng Chúa kêu gọi để trở thành những người thợ cho cánh đồng truyền giáo của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Cầu cho những người trẻ tiếp nối sứ vụ các Linh Mục với trọn nhiệt năng, quảng đại và niềm hân hoan.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Năm Linh Mục có thật sự mở ra những đường hướng để giải quyết vấn đề này không?
Đáp: Năm Linh Mục đúng ra đã mở rộng tâm thức và cho phép đặt những câu hỏi như: Tại sao chúng ta cần Linh Mục? Ở điểm nào các Linh Mục thật sự cần thiết và không thể thay thế được? Nhưng theo thiển ý tôi thì Năm Linh Mục mang lại những hoa trái ở tầm trung bình và về lâu về dài. Còn quá sớm để làm một thống kê chung kết.
Hỏi: Xin phép hỏi Đức Cha câu cuối cùng. Các vụ sì-căng-đan liên quan đến các Linh Mục nhắc nhở cách thảm bại rằng Linh Mục chỉ là người như bao người khác. Thế nhưng, trong một số trường hợp, Linh Mục hành động ”in persona Christi - trong cương vị Đức Chúa KITÔ”. Vậy thì, xét cho cùng, Linh Mục là một người thường hay là vị đại diện Đức Chúa KITÔ?
Đáp: Từ rất lâu đời, vẫn có những vụ xì-căng-đan liên quan đến việc yêu thích quá độ tiền bạc hay một cung cách lạm dụng tính dục đưa đến việc phản bội lời hứa độc thân. Rồi khoảng chục năm gần đây người ta làm nổ tung những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Giáo Hội ý thức rõ ràng tầm quan trọng của vấn đề khi không bóp nghẹt các sự kiện nhưng cố gắng tìm ra phương thế để diệt trừ. Đó là chú ý nhiều hơn đến việc huấn luyện các chủng sinh và cứng rắn đối với các Linh Mục đã phạm lỗi lầm. Linh Mục là một người như bao người khác. Ngài có những yếu đuối, những mỏng dòn. Tuy nhiên, nếu mọi tín hữu được rửa tội là thành phần Nhiệm Thể của Đức Chúa KITÔ, thì các Linh Mục và các Giám Mục lại hành động ”in persona Christi - trong cương vị Đức Chúa KITÔ” đặc biệt khi các vị cử hành các bí tích.
Vì thế, có một đòi hỏi vô cùng thiết yếu, đó là chúng tôi phải cậy dựa vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ và van xin Ngài gởi Thánh Thần đến giúp chúng tôi vượt qua những bất toàn của thân phận con người để chúng tôi có thể trở thành các Linh Mục, Giám Mục đúng theo như lòng Ngài ước nguyện. Có như thế, chúng tôi mới có thể tiến bước trên con đường thánh thiện theo gương Cha Sở họ Ars.
(”Annales d'Issoudun”, Revue de Notre-Dame du Sacré-Coeur, Juin 2010, trang 14-16)
Xin giới thiệu bài phỏng vấn Đức Cha Bernard Housset, Giám Mục giáo phận La Rochelle et Saintes ở miền Tây nước Pháp.
Hỏi: Xin Đức Cha cho biết đâu là ý hướng của Đức Giáo Hoàng khi ngài công bố một Năm dành cho các Linh Mục?
Đáp: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI muốn nhấn mạnh rằng các cộng đoàn tín hữu Công Giáo phải ý thức hơn về hồng ân trọng đại của sứ vụ Linh Mục. Các tín hữu Công Giáo nên ý thức sâu xa rằng các Linh Mục - cho dầu là những người bình thường - vẫn làm chứng cách khác thường về hồng ân tận hiến cuộc đời các vị để mãi mãi đi theo Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Các tín hữu Công Giáo cũng cần phải suy tư về chiều kích sâu thẳm về lòng trung tín của các Linh Mục. Đó cũng chính là dấu chứng sự trung thành của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Đức Thánh Cha cũng ao ước - xin trích dẫn lời của Ngài - Năm Linh Mục khơi động và cổ võ ơn gọi thật cần thiết và ưu tiên đó là ơn gọi thừa tác vụ thánh.
Hỏi: Xin Đức Cha cho biết trong Giáo Phận của ngài đã có những sáng kiến và những tổ chức nào ghi dấu Năm Linh Mục.
Đáp: Năm Linh Mục được Đức Hồng Y Philippe Barbarin Tổng Giám Mục Lyon khai mạc trong cuộc hành hương vẫn tổ chức hàng năm vào tháng tám tại Ile Madame. Đây là nơi mà vào thời kỳ sau Cách Mạng Pháp 1789 - gọi là thời ”Terreur - Khủng Khiếp” đã diễn ra những cuộc đày ải và thảm sát kinh hoàng. Nó xảy ra trong khoảng thời gian kể từ tháng 9 năm 1792. Thật vậy, trước đó vào ngày 12-7-1790, Chính phủ của quân cách mạng Pháp đã thiết lập Hiến Chương Dân Sự cho hàng giáo sĩ Pháp với mục đích tách lìa Giáo Hội Công Giáo Pháp ra khỏi quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng. Họ muốn thành lập một Giáo Hội Công Giáo Pháp tự trị. Đã có 800 Linh Mục Pháp bị đưa đi lưu đày vì đã cương quyết không chấp nhận cái Hiến Chương Dân Sự này. 700 vị đã chết trong những hoàn cảnh bi thảm nhất. Trong số các vị này có 64 Linh Mục được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước tại Roma vào ngày 1-10-1995. Cái chết anh hùng của các Linh Mục Pháp đã nêu cao gương sáng cho chúng tôi về lòng trung thành với Đức Chúa GIÊSU KITÔ và với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ.
Sáng kiến thứ hai liên quan đến Giáo Phận chúng tôi - tôi không nói đến các sáng kiến diễn ra nơi các giáo xứ vì như thế sẽ quá dài - tôi cùng với 24 Linh Mục giáo phận đã đến Ars để tĩnh tâm trong vòng một tuần lễ. Cơ hội này giúp tôi biết rõ hơn về con người và cuộc sống thánh thiện của Cha Sở Jean-Marie Vianney.
Sáng kiến thứ ba là Đức Ông André Dupleix, Phó Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Pháp - người đã viết hai cuốn sách về Cha Sở họ Ars - đã đến thuyết trình hai lần và giảng cho hơn 50 Linh Mục giáo phận tham dự tĩnh tâm.
Sáng kiến thứ tư là đài phát thanh Công Giáo RCF của chúng tôi đã phát đi chứng từ của các Linh Mục về những điều chính yếu linh hoạt cuộc sống các vị, xuyên qua niềm vui cùng những nỗi khó khăn.
Hỏi: Nếu nói một cách thực tế hơn thì Đức Cha mong muốn nói gì với các Linh Mục tuyên bố mình thật hạnh phúc thực thi sứ vụ cũng như với các Linh Mục không ngần ngại thú nhận phần nào bị mất can đảm?
Đáp: Trong toàn bộ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử đời người luôn luôn chen lẫn ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi buồn sầu. Đó cũng là điều không thể tránh được trong cuộc sống của một Linh Mục khi ngài thực thi sứ vụ thánh. Nhưng sức mạnh và niềm vui của vị Linh Mục cậy dựa vào sức sống và niềm hy vọng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh. Tôi thường suy gẫm về bài diễn văn Đức Chúa GIÊSU nói với các môn đệ trong bữa ăn cuối cùng, được thánh sử Gioan ghi lại, đặc biệt là Lời Cầu Nguyện cho các Linh Mục. Tôi thường lập đi lập lại với các Linh Mục trong giáo phận - cách riêng với những vị đang trải qua thời kỳ chán nản mệt mỏi - tôi nói với các Linh Mục của tôi rằng: Anh em đã trao tặng cuộc đời, đã dâng hiến mọi khả năng để trình bày cách hữu hình cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ vô hình. Vì thế, Đức Chúa GIÊSU KITÔ không thể nào bỏ rơi anh em!
Trong Giáo Phận của tôi, tôi nhận thấy rằng các Linh Mục thực sự có lòng nhiệt thành, có ý thức rõ rệt về sứ vụ Linh Mục và có một khả năng đương đầu với những khó khăn mà hầu hết tất cả chúng tôi đều phải trực diện. Đó là việc giảm sút con số tín hữu Công Giáo sống đạo cũng như số trẻ em đến tham dự các buổi học giáo lý và cuộc sống dửng dưng của một số người đã lãnh bí tích Rửa Tội, vv.
Hỏi: Năm Linh Mục vừa kết thúc. Theo Đức Cha thì đâu là hoa trái chính yếu mà Năm Linh Mục đạt được?
Đáp: Hoa quả đầu tiên là đối thoại, một cuộc đối thoại khác thường và sâu xa về sứ vụ và cuộc sống của các Linh Mục. Đối thoại giữa anh em Linh Mục với nhau và giữa Linh Mục với giáo dân. Cũng giống như trong cuộc sống của các đôi vợ chồng - khi đạt đến một số tuổi cao nào đó - thì tự nhiên lại chọn thinh lặng không còn muốn đối thoại trao đổi về những vấn đề xem ra quá hiển nhiên. Thế nhưng, nhờ Năm Linh Mục mà sự thinh lặng được phá vỡ: Các Linh Mục có thể công khai trình bày rõ ràng niềm xác tín của các vị và các con chiên bổn đạo đã lắng nghe lời các Linh Mục nói.
Hoa quả thứ hai là giáo dân đã đo lường mức độ quan trọng của Linh Mục đối với đời sống Kitô xây dựng trên Phúc Âm. Giáo Hội được chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ thành lập. Vì thế Giáo Hội không thể hiện hữu và tồn tại nếu không có các thừa tác viên được truyền chức thánh.
Hoa quả thứ ba là khơi động trở lại công tác mục vụ cổ võ ơn gọi Linh Mục. Văn phòng giáo phận về ơn gọi đã đề ra nhiều sáng kiến để qui tụ các bạn trẻ đang trên đường tìm kiếm hoặc đã có ý hướng tiến về thiên chức Linh Mục. Chúng tôi khai trương chương trình ”Đan Viện Vô Hình”. Đây là mạng lưới gồm khoảng 200 người ghi tên dấn thân cầu nguyện mỗi ngày cho ơn gọi. Các Linh Mục đã mở rộng cửa mời các bạn trẻ đến tham dự những ngày sống với các vị nơi các nhà xứ để các bạn trẻ biết rõ hơn về cuộc sống của các Linh Mục. Tôi xin đan cử kết quả rõ rệt nhất của Năm Linh Mục: Chúng ta đang sống trong một Giáo Hội mà hầu như không còn ai dám công khai đặt vấn đề ơn kêu gọi. Nhưng kể từ đây, người ta dám làm!
Hỏi: Thưa Đức Cha Bernard Housset, trước vấn đề thuyên giảm con số các Linh Mục, các cộng đoàn tín hữu Công Giáo phải chăng giờ đây đành cam chịu cảnh sống không có các vị mục tử, hay là phải có nhiều Đức Tin hơn để xin THIÊN CHÚA gởi thợ đến đồng lúa của Ngài?
Đáp: Không nên sống cảnh cam chịu! Không! Giáo Hội không thể sống mà không có các thừa tác viên được truyền chức thánh. Tôi sung sướng khi thấy một số đông các giáo dân và những người tận hiến hăng say lãnh nhận trách nhiệm trong cộng đồng Giáo Hội. Nhưng những người này không thể thay thế các Linh Mục. Các tín hữu giáo dân trước tiên phải nâng đỡ các Linh Mục và cổ võ ơn gọi Linh Mục. Tôi muốn hướng dẫn giáo dân tiến đến việc tự đặt các câu câu hỏi sau đây:
- Chúng ta có biết cảm tạ THIÊN CHÚA về hồng ân Linh Mục không? Có biết tri ân việc các Linh Mục đáp lại tiếng Chúa kêu gọi không? Có biết tri ân về lòng tận tụy, sự trung tín và việc các Linh Mục dâng hiến toàn thân không? Hay là chúng ta lại quá mau lẹ phán đoán chỉ trích và kết án về những yếu đuối của các ngài? Vậy thì, chúng ta có biết bày tỏ với các Linh Mục lòng tri ân chân thành của chúng ta không?
Tôi xác tín sâu xa rằng chúng ta sẽ có ơn gọi Linh Mục dồi dào nếu các bạn trẻ trông thấy rõ ràng là các Linh Mục được các cộng đoàn giáo dân yêu thương kính trọng. Thái độ thứ hai mà tôi cầu mong cho các tín hữu Công Giáo phải có là Cầu Nguyện: Cầu cho sứ vụ Linh Mục đem lại hoa quả phong phú và cầu cho có nhiều người trẻ mau mắn đáp lại tiếng Chúa kêu gọi để trở thành những người thợ cho cánh đồng truyền giáo của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Cầu cho những người trẻ tiếp nối sứ vụ các Linh Mục với trọn nhiệt năng, quảng đại và niềm hân hoan.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Năm Linh Mục có thật sự mở ra những đường hướng để giải quyết vấn đề này không?
Đáp: Năm Linh Mục đúng ra đã mở rộng tâm thức và cho phép đặt những câu hỏi như: Tại sao chúng ta cần Linh Mục? Ở điểm nào các Linh Mục thật sự cần thiết và không thể thay thế được? Nhưng theo thiển ý tôi thì Năm Linh Mục mang lại những hoa trái ở tầm trung bình và về lâu về dài. Còn quá sớm để làm một thống kê chung kết.
Hỏi: Xin phép hỏi Đức Cha câu cuối cùng. Các vụ sì-căng-đan liên quan đến các Linh Mục nhắc nhở cách thảm bại rằng Linh Mục chỉ là người như bao người khác. Thế nhưng, trong một số trường hợp, Linh Mục hành động ”in persona Christi - trong cương vị Đức Chúa KITÔ”. Vậy thì, xét cho cùng, Linh Mục là một người thường hay là vị đại diện Đức Chúa KITÔ?
Đáp: Từ rất lâu đời, vẫn có những vụ xì-căng-đan liên quan đến việc yêu thích quá độ tiền bạc hay một cung cách lạm dụng tính dục đưa đến việc phản bội lời hứa độc thân. Rồi khoảng chục năm gần đây người ta làm nổ tung những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Giáo Hội ý thức rõ ràng tầm quan trọng của vấn đề khi không bóp nghẹt các sự kiện nhưng cố gắng tìm ra phương thế để diệt trừ. Đó là chú ý nhiều hơn đến việc huấn luyện các chủng sinh và cứng rắn đối với các Linh Mục đã phạm lỗi lầm. Linh Mục là một người như bao người khác. Ngài có những yếu đuối, những mỏng dòn. Tuy nhiên, nếu mọi tín hữu được rửa tội là thành phần Nhiệm Thể của Đức Chúa KITÔ, thì các Linh Mục và các Giám Mục lại hành động ”in persona Christi - trong cương vị Đức Chúa KITÔ” đặc biệt khi các vị cử hành các bí tích.
Vì thế, có một đòi hỏi vô cùng thiết yếu, đó là chúng tôi phải cậy dựa vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ và van xin Ngài gởi Thánh Thần đến giúp chúng tôi vượt qua những bất toàn của thân phận con người để chúng tôi có thể trở thành các Linh Mục, Giám Mục đúng theo như lòng Ngài ước nguyện. Có như thế, chúng tôi mới có thể tiến bước trên con đường thánh thiện theo gương Cha Sở họ Ars.
(”Annales d'Issoudun”, Revue de Notre-Dame du Sacré-Coeur, Juin 2010, trang 14-16)
Inđônêsia: sứ điệp Đức Thánh Cha tạo thuận lợi cho đối thoại
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
07:25 19/07/2010
ROMA (Zenit.org) - « Tự do tôn giáo là một trong những quyền căn bản của con người. Chúng tôi hạnh phúc khi Đức Thánh Cha đã chọn cho chúng tôi một trong những suy tư của ngài về chủ đề này, vốn rất hữu ích tại Inđônêsia ». Trong một cuộc nói chuyện dành cho hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo, Đức Cha Ignatius Suharyo, Tổng Giám Mục Djakarta, đón nhận chủ để mà Đức Thánh Cha đã chọn cho Ngày Hòa Bình Thế Giới của năm tới, 1 tháng Giêng 2011, « Tự do tôn giáo, con đường cho hòa bình ».
« Đối với chúng tôi, tại Inđônêsia, thật luôn luôn tốt đẹp khi thảo luận một chủ đề quan trọng và tinh tế, cũng như lấy đó làm đối tượng cho suy tư, trong một ngữ cảnh đôi khi khó sống và thực thi trọn vẹn quyền tự do tôn giáo », Đức Tổng Giám Mục Djakarta ghi nhận.
Giáo Hội tại Inđônêsia rất năng động trong lãnh vực đối thoại liên tôn, và hành động trong tôn trọng và dưới sự bảo hộ của đạo luật Pancasila, thuộc năm luật căn bản của Nhà Nước đối với một tình trạng thế tục, dẫu cho 85% dân số là Hồi Giáo.
Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý với hãng tin Bộ Truyền Giáo: « Cần phải nói rằng chủ đề về tự do tôn giáo, cùng với tất cả những suy tư khác nhau, luôn là trọng tâm của các cuộc bàn luận, hội nghị và đối chiếu giữa các thủ lãnh tôn giáo, trong xã hội dân sự và ở cấp độ chính trị. Thật tốt khi người ta nói về điều này và đó là một chủ đề gợi lên các câu gọi và đối chiếu. Nó còn là mục tiêu và trung tâm của đối thoại. Mặc dù vây, tại Inđônêsia, vẫn có những khó khăn rút ra từ cội rễ của chúng trong những nguyên nhân về lịch sử, xã hội và chính trị ».
Đức Cha Suharyo kết luận: « Tôi chắc chắn rằng suy tư của Đức Thánh Cha mà chúng tôi tìm cách đào sâu, trong đối thoại với các cộng đoàn khác và qua những khuếch tán tối đa, có thể giúp chúng tôi trong những mối quan hệ với thủ lãnh cộng đồng các tôn giáo khác ».
« Đối với chúng tôi, tại Inđônêsia, thật luôn luôn tốt đẹp khi thảo luận một chủ đề quan trọng và tinh tế, cũng như lấy đó làm đối tượng cho suy tư, trong một ngữ cảnh đôi khi khó sống và thực thi trọn vẹn quyền tự do tôn giáo », Đức Tổng Giám Mục Djakarta ghi nhận.
Giáo Hội tại Inđônêsia rất năng động trong lãnh vực đối thoại liên tôn, và hành động trong tôn trọng và dưới sự bảo hộ của đạo luật Pancasila, thuộc năm luật căn bản của Nhà Nước đối với một tình trạng thế tục, dẫu cho 85% dân số là Hồi Giáo.
Đức Tổng Giám Mục cũng lưu ý với hãng tin Bộ Truyền Giáo: « Cần phải nói rằng chủ đề về tự do tôn giáo, cùng với tất cả những suy tư khác nhau, luôn là trọng tâm của các cuộc bàn luận, hội nghị và đối chiếu giữa các thủ lãnh tôn giáo, trong xã hội dân sự và ở cấp độ chính trị. Thật tốt khi người ta nói về điều này và đó là một chủ đề gợi lên các câu gọi và đối chiếu. Nó còn là mục tiêu và trung tâm của đối thoại. Mặc dù vây, tại Inđônêsia, vẫn có những khó khăn rút ra từ cội rễ của chúng trong những nguyên nhân về lịch sử, xã hội và chính trị ».
Đức Cha Suharyo kết luận: « Tôi chắc chắn rằng suy tư của Đức Thánh Cha mà chúng tôi tìm cách đào sâu, trong đối thoại với các cộng đoàn khác và qua những khuếch tán tối đa, có thể giúp chúng tôi trong những mối quan hệ với thủ lãnh cộng đồng các tôn giáo khác ».
Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn họp ở Á Châu.
Tiền Hô
11:44 19/07/2010
"Vatican muốn hiểu biết rõ hơn về mối quan hệ của các tín hữu ở Á Châu, để từ đó có thể cộng tác với Giáo Hội ở châu lục này nhằm đối thoại hiệu quả hơn", một linh mục người Thái hiện đang làm việc ở Vatican nói.
"Á Châu là một lục địa quan trọng vì nó là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Vatican muốn lắng nghe và học hỏi từ các Giáo Hội tại Á Châu". Đức ông Andrew Vissanu Thanya-anan, thứ trưởng Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn - đặc trách với Phật giáo nói.
Vị linh mục đã trò chuyện với hãng ucanews.com sau một cuộc họp kín từ ngày 12-18 Tháng Bảy, giữa hội đồng với các thành viên và cố vấn ở Á Châu. 36 quan chức của Giáo Hội đến từ Vatican cùng 17 quốc gia và vùng lãnh thổ Á Châu đã tham dự cuộc họp tổ chức tại Sam Phran, ngoại ô Bangkok.
Các quan chức Giáo Hội Á Châu, chủ yếu là các giám mục, đã báo cáo với hội đồng về một cuộc đối thoại giữa Kitô giáo với các tôn giáo trong khu vực như Phật giáo, Khổng giáo, Ấn giáo, Jaina, Hồi giáo, Shintoists và Sikh. Đức ông Vissanu nói rằng, Vatican sẽ đánh giá tất cả các báo cáo ấy, thảo luận và lên kế hoạch để hỗ trợ tốt hơn cho cuộc đối thoại giữa các niềm tin thông qua các hội đồng giám mục.
Ngài nhấn mạnh rằng, đây là cuối cuộc họp được tổ chức sau tám năm, kể từ lần trước ở Nam Hàn. Còn một nhà lãnh đạo Giáo hội ở Philippines cho biết, cuộc họp lần này là lần đầu tiên được tổ chức trên một quy mô như vậy. Đức Tổng Giám mục Fernando Capalla của Davao (Philippines) cho biết, trong quá khứ, các cuộc họp do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn tổ chức, thường chỉ tập trung vào việc đối thoại với một tôn giáo cụ thể, và mời chỉ một số ít quốc gia tham dự. Ngài hiện là chủ tịch Văn phòng Đại kết và Liên tôn, thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu.
Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng - ĐHY Jean-Louis Tauran nói với tham dự viên rằng, việc tổ chức cho cuộc họp này nhằm để "lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ" với các thành viên và cố vấn của hội đồng tại Á Châu.
(http://www.ucanews.com/2010/07/19/asian-interfaith-dialogue-in-vaticans-sights/)
"Á Châu là một lục địa quan trọng vì nó là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Vatican muốn lắng nghe và học hỏi từ các Giáo Hội tại Á Châu". Đức ông Andrew Vissanu Thanya-anan, thứ trưởng Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn - đặc trách với Phật giáo nói.
Vị linh mục đã trò chuyện với hãng ucanews.com sau một cuộc họp kín từ ngày 12-18 Tháng Bảy, giữa hội đồng với các thành viên và cố vấn ở Á Châu. 36 quan chức của Giáo Hội đến từ Vatican cùng 17 quốc gia và vùng lãnh thổ Á Châu đã tham dự cuộc họp tổ chức tại Sam Phran, ngoại ô Bangkok.
Các quan chức Giáo Hội Á Châu, chủ yếu là các giám mục, đã báo cáo với hội đồng về một cuộc đối thoại giữa Kitô giáo với các tôn giáo trong khu vực như Phật giáo, Khổng giáo, Ấn giáo, Jaina, Hồi giáo, Shintoists và Sikh. Đức ông Vissanu nói rằng, Vatican sẽ đánh giá tất cả các báo cáo ấy, thảo luận và lên kế hoạch để hỗ trợ tốt hơn cho cuộc đối thoại giữa các niềm tin thông qua các hội đồng giám mục.
Ngài nhấn mạnh rằng, đây là cuối cuộc họp được tổ chức sau tám năm, kể từ lần trước ở Nam Hàn. Còn một nhà lãnh đạo Giáo hội ở Philippines cho biết, cuộc họp lần này là lần đầu tiên được tổ chức trên một quy mô như vậy. Đức Tổng Giám mục Fernando Capalla của Davao (Philippines) cho biết, trong quá khứ, các cuộc họp do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn tổ chức, thường chỉ tập trung vào việc đối thoại với một tôn giáo cụ thể, và mời chỉ một số ít quốc gia tham dự. Ngài hiện là chủ tịch Văn phòng Đại kết và Liên tôn, thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu.
Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng - ĐHY Jean-Louis Tauran nói với tham dự viên rằng, việc tổ chức cho cuộc họp này nhằm để "lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ" với các thành viên và cố vấn của hội đồng tại Á Châu.
(http://www.ucanews.com/2010/07/19/asian-interfaith-dialogue-in-vaticans-sights/)
Nền tảng pháp lý chống lại việc sa thải một giáo sư vì dạy đúng Giáo Lý Công Giáo trong một lớp về Công Giáo
Trần Mạnh Trác
18:34 19/07/2010
Giáo sư phụ khảo tiến sĩ Kenneth Howell đã bị Đại học Illinois sa thải sau khi một sinh viên vô danh phàn nàn rằng email của ông (xin xem cuối bài) về đồng tính luyến ái có “ngôn ngử thù hận" (xin xem cuối bài). Email cuả ông được viết trong bối cảnh khóa học với đề tài “Giới Thiệu Đạo Công Giáo”.
Giáo sư Howell đã giảng dạy tại trường đại học được chín năm với hai đề tài “Giới Thiệu Đạo Công Giáo” và “Nền Tư Tưởng Công Giáo Hiện Đại “ (Introduction to Catholicism and Modern Catholic Thought), và đã nhận được nhiều tưởng lục cuả nhà trường trong những năm 2009, 2008, 2007, 2006, 2004, và 2003, trong đó hai lần được sinh viên bầu làm Giáo Sư xuất sắc cuả năm.
Trường Đại học đến nay vẫn chưa công bố lý do sa thải, tuy nhiên qua các cuộc phỏng vấn trên báo chí người ta biết rằng:
- GS McKim, người sa thải Howell, cho rằng “một loạt các khiếu nại sẽ làm tổn thương trường Đại học." và ông sẽ gửi một lưu ý cho các sinh viên cuả Howell và cho những người liên hệ khác là "phân khoa, nhà trường và viện Đại Học cuả chúng tôi không quan hệ với (disassociate, ly cách khỏi, không đồng ý) những quan điểm thể hiện trong email."
- Phó khoa trưởng Ann Mester tuyên bố với các nhân viên UIUC rằng "e-mail của Tiến sĩ Howell vi phạm tiêu chuẩn hòa hợp của trường đại học, do đó nó cho phép chúng ta không tiếp tục cho ông ta giảng dạy."
Quỹ Liên minh phòng vệ Pháp Lý (Alliance Defense Fund, ADF) đã lên tiếng khẳng định rằng trường ĐH vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật, họ kêu gọi Đại học Illinois khôi phục vị trí giảng dạy trước đây cho giáo sư Howell ngay lập tức.
Dưới áp lực pháp lý, viện trưởng Đại học Illinois là Michael Hogan đã ra lệnh xét lại vụ bãi chức, nhưng theo như lời phát biểu cuả ông thì việc xét lại này chỉ có ý định là "để có thể trấn an cho chúng ta rằng không có vi phạm về tự do học thuật ở đây."
Một phong trào sinh viên ủng hộ GS Kenneth Howell đã rầm rộ phát triển ngay trong khuôn viên ĐH Illinois Urbana-Champaign, ngày hôm nay đã có hơn 5000 giàng viên, sinh viên và cựu sinh viên ghi danh trên trang Facebook dưới mục “Save Dr. Ken.”
Thứ Sáu vừa qua, giáo phận Peoria thông báo sẽ dự một cuộc họp với các quan chức của trường Đại học Illinois để thảo luận về việc bãi nhiệm giáo sư Howell vào thứ Ba ngày mai. Giáo phận cho biết họ cam kết theo đuổi một giải pháp hợp lẽ (a “just resolution”) cho ông.
St. John’s Catholic Newman Center cũng ra thông cáo đứng sau giáo phận để vận động cho GS Howell tiếp tục dạy và bảo vệ chính nghiã Công giáo trong khuôn viên trường.
Ngày hôm nay, một quỹ pháp lý khác, Quỹ Nhân Quyền Giáo Dục (FIRE Foundation for Individual Rights in Education) cũng lên tiếng ủng hộ lập trường cuả ADF, và thêm nhiều văn kiện pháp lý chứng minh mọi lý do sa thải cuả nhà trường đưa ra từ trước cho đến nay đều đi ngược lại những căn bản pháp lý.
FIRE cho rằng sự tiếp tục từ chối tái nhiệm Giáo sư Howell rõ ràng vi phạm quyền Tự do học thuật và Tự do Ngôn luận
Là một trường đại học công lập, UIUC bị ràng buộc phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật. Tòa án Tối cao đã phán quyết Tự Do Học Thuật là một "mối quan tâm đặc biệt của Tu Chánh Án Thứ Nhất" và qua vụ án Keyishian v. Board of Regents, 385 U.S. 589, 603 (1967) phán quyết rằng "Quốc gia cuả chúng ta cam kết bảo vệ cách sâu sa quyền tự do học thuật, đó là một giá trị siêu việt cho tất cả chúng ta chứ không chỉ để riêng cho các giáo viên liên hệ mà thôi. “
Do đó, giáo sư và sinh viên luôn luôn phải được tự do tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá, để đạt được sự trưởng thành và sự hiểu biết mới, nếu không nền văn minh của chúng ta sẽ đọng lại và chết.
Nguyên tắc này áp dụng cho mọi chủ đề, dù đó là chủ nghĩa cộng sản, công giáo, hoặc lý thuyết thay đổi khí hậu. Email cuà GS Howell rõ ràng nằm trong và liên quan đến môn học cuả lớp, nó cũng đề cao rằng sự tư duy và sự hiểu biết là quan trọng hơn giáo điều. Như vậy là nó hoàn toàn được bảo vệ bởi quyền tự do học thuật xét cả về hai khiá cạnh, một là pháp lý theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và hai là vấn đề đạo đức theo truyền thống của nền tự do học thuật.
Vì các trường ĐH là một nơi mà quyền tự do phát biểu là cần thiết hơn hết, cho nên ngay cả khả năng cuả chính quyền để kiểm soát cũng bị ngăn chặn qua phán quyết Healy v. James, 408 169 Mỹ, 180 (1972): "sự cảnh giác bảo vệ các quyền tự do hiến pháp phải là quan trọng nhất tại các trường cộng đồng của HK ").
Dù cho GS Howell tuyên bố ông hoàn toàn đồng ý với giáo lý Công giáo, vẫn phải hiểu rằng nguyên tắc tự do ngôn luận cũng bảo vệ những phát biểu gây tranh cãi. Tòa án tối cao quy định qua vụ án Texas v. Johnson, 491 397 Mỹ, 414 (1989), rằng, "Nếu có một nguyên tắc nền tảng cho Tu Chánh Án Thứ Nhất, thì đó là việc chính phủ không thể ngăn cấm sự biểu hiện của một ý tưởng đơn giản chỉ vì xã hội cho rằng ý tưởng đó tự nó gây khó chịu hoặc tạo ra gây gỗ. " Tương tự như vậy, Toà án viết trong Papish v. Board of Curators of the University of Missouri, 410 U.S. 667, 670 (1973) rằng " Không có trường đại học công lập có thể trả đũa chống lại một giáo sư bởi vì những người khác trong trường, bao gồm cả sinh viên riêng của giáo sư, cảm thấy bị xúc phạm bởi lời nói hoàn toàn được luật pháp bảo vệ.”
Có người nêu lên rằng GS Howell chỉ là một phụ khảo, nghiã là ký giao kèo từng khoá học, trường ĐH có thể cho ông ta nghỉ một khi giao kèo chấm dứt.
Tình trạng phụ khảo không làm giảm quyền của họ. nhất là khi hành động trừng phạt vi phạm những quyền được bảo vệ. Luật này bao gồm cả những quyết định không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo khi người đó có kỳ vọng hợp lý được tái bổ nhiệm. Theo án lệ Mt. Healthy City Sch. Dist. Bd. of Educ. v. Doyle, 429 U.S. 274, 283 thì ("Những quyền của một giáo viên theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và Tu Chánh Án Thứ Mười Bốn thì không thể bị bỏ qua vì bởi thực tế là ông ta không có việc làm chính thức (tenure)"); Cũng vậy án lệnh Berndt v. Jacobi, 781 F. Supp. 553, 557 (ND Ill 1991) cũng viết ("Dù cho một công chức không là chính thức, hoặc là, anh ta không quan tâm đến việc được làm chính thức, thì vẫn không có sự khác biệt nếu chủ của anh đã làm một quyết định bất lợi dựa trên việc nhân viên đó thi hành quyền Hiến định của mình”)..
Do đó, trong khi một trường công lập có thể không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo vì rất nhiều lý do hoặc vì không có lý do nào cả, nhưng một trường công lập không được phép thực hiện một quyết định mà hiến pháp cấm, chẳng hạn như kỳ thị tôn giáo hoặc như hình phạt đối với những lời phát biểu được bảo vệ. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của GS Howell. Ông đã giảng dạy thành công trong chín năm và đã kỳ vọng được tái nhiệm.
Vậy thì, ngay lập tức phải giải quyết sự vi hiến này.
Mỗi một ngày trường ĐH trì hoãn giải quyết sự vi phạm này là nhà trường vi phạm nặng nề hơn đến quyền Tự Do Ngôn Luận và Học Thuật và đống thời cấm cản sự tự do phát biểu tại UIUC.
Ngay cả việc trì hoãn để điều tra thêm cũng là một sự vi phạm quyền của người bị điều tra theo như án lệ từ Sweezy v. New Hampshire, Hoa Kỳ 354 234, 245, 248 (1957). Như vậy, chỉ chờ đợi để cho thủ tục điều tra hoàn tất cũng không làm cho UIUC thoát khỏi trách nhiệm đạo đức và pháp lý là phải ngay lập tức đảo ngược quyết định về GS Howell.
GS Howell đã bị bãi nhiệm như là một hình phạt đối với một hành vi sai trái. Nhưng nhà trường đã không đưa ra lý do, và không nêu lên một chính sách nào để biện hộ cho hình phạt này. GS Howell đã không được điều trần và không có cơ hội kháng cáo. Hơn nữa, một nguyên tắc căn bản là quyền của bị cáo được đối mặt và đặt câu hỏi với nguyên cáo của mình thì Howell đã không có cơ hội như vậy.
Ngoài ra, khi bà Phó khoa trưởng Ann Mester nêu ra " tiêu chuẩn hoà hợp của trường đại học (Inclusivity)" thì thực là vô nghĩa trong trường hợp này. Mọi sinh viên trong lớp đã được bao gồm trong email. "Inclusivity" không phải là phân biệt đối xử, nếu đó là ý nghĩa cuả bà Mester, Thật là vô cùng phiền toái khi áp dụng cái "tiêu chuẩn inclusivity" mơ hồ này mà giải thích rằng GS Howell đã vi phạm vì giảng dạy giáo lý Công giáo đúng như ông đã phải giảng dạy.
Sau đây là bản dịch email của GS Howell và tiếp theo là lá thư phản đối của một sinh viên.
Từ: Kenneth J. Howell
Ngày: Thứ Ba, 04 tháng năm năm 2010 lúc 21:45
Tiêu đề: chủ nghia thực dụng và Tình dục (cho sinh viên lớp 447 FYI)
Thân gửi các em:
Vì có một câu hỏi cho kỳ thi cuối khóa liên quan đến chủ nghia thực dụng (utilitarianism) (xin xem bảng những bài cần ôn), tôi nghĩ tôi sẽ trợ giúp các em với một ví dụ. Tôi nhận ra ngay sau bài giảng về lý thuyết đạo đức rằng mặc dù tôi có đề cập đến bản chất của chủ nghia thực dụng, tôi đã không bảo các em đó là chủ nghĩa thực dụng và như vậy các em có thể đã không nhìn rõ vấn đề.
Trong cuộc thảo luận của chúng ta về đồng tính luyến ái, vấn đề chủ nghĩa thực dụng đã được nêu ra. Những thảo luận trong lớp của chúng ta về đạo đức của hành vi đồng tính đã rất không đầy đủ bởi vì bất cứ vấn đề đạo đức nào mà người ta còn tranh cãi thì luôn luôn đặt ra một vấn đề cơ bản hơn về tiêu chí (criteria). Nói cách khác, dùng những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá một hành động là đúng hay sai?
Tuy nhiên trước khi đi vào vấn đề tiêu chuẩn, chúng ta phải tự nhắc nhở mình về một xu hướng luôn hiện diện trong tất cả chúng ta là phán xét đạo đức bằng cảm xúc (emotion). Lý do thường xuyên nhất mà tôi thường nghe những người ủng hộ hôn nhân đồng tính là cá nhân họ có biết một số cặp vợ chồng đồng tính. Đồng cảm (Empathy) là một chất lượng cao quý của con người nhưng việc đúng hay sai không phụ thuộc vào ai là người gây ra hành động hoặc vì lẽ tôi cảm nhận thế nào về người đó, cũng giống như khi chúng ta đánh giá một hành động là sai lầm thì không nên vì lý do là chúng ta không thích người đó. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với một người biết suy nghĩ nhưng tôi đã gặp nhiều người có trình độ tốt vẫn không (hoặc không có thể?) nhận ra sự khác biệt giữa ‘cá nhân’ (persons) và ‘hành vi’ (acts) khi tham gia một lập luận đạo đức. Tôi khuyến khích các em đọc các bài cuối cùng tôi đã gửi để phản ánh về điều này. Tóm lại, khi phán xét một hành động sai trái thí không phải là để lên án một người. Một ‘cá nhân’ và những ‘hành vi’ của họ cần phải được phân biệt khi có mục đích suy luận về đạo đức.
Vậy thì, bởi những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá những hành vi tình dục là đúng hay sai? Đây là lúc mà người ta dùng chủ nghia thực dụng. Theo quan niệm phổ biến, chủ nghia thực dụng cơ bản là một lý thuyết phán xét một việc làm đúng hay sai bằng việc dùng những kết quả thiết thực (practical outcomes) của việc ấy gây ra. Nó gần giống như một phân tích về ‘chi phí / lợi ích’ (cost/benefit analysis). Theo đó, khi một người phụ nữ phải quyết định phá thai là đúng hay sai, thì theo chủ nghĩa thực dụng việc đúng hay sai sẽ dựa trên những kết quả tốt nhất đem lại. Tương tự, một người đàn ông đang cố gắng quyết định xem anh ta có nên ngọai tình hay không, nếu anh ta theo chủ nghĩa thực dụng, anh ta sẽ cân nhắc những hậu quả khác nhau. Nếu phía gian lận là có lời hơn, anh ta sẽ kết luận rằng ngọai tình là okay. Nếu phía trung thành là tốt hơn, anh sẽ tránh gian lận.
Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói thì có rất nhiều, có lẽ hầu hết người Mỹ, sử dụng một loại chủ nghia thực dụng trong việc quyết định đạo đức của họ. Nhưng ít nhất có hai vấn đề với chủ nghĩa này. Một là việc đánh giá kết quả tốt nhất có thể là rất chủ quan (subjective). Những gì được đánh giá tốt cho một phụ nữ mang thai có thể là không tốt cho đứa con. Những gì được đánh giá tốt cho ‘anh chồng gian lận’ có thể không tốt cho vợ anh, con của anh. Vấn đề chủ quan vốn có trong chủ nghia thực dụng còn là lý do cho một vấn đề thứ hai. Chủ nghia thực dụng khuyên rằng các quyết định đạo đức không nên dựa trên ý nghĩa vốn có của một hành vi. Hành vi chỉ là tốt hay xấu vì tương đối với kết quả (relative to outcomes). Lý thuyết luật luân lý tự nhiên mà tôi giải thích trong lớp giả định rằng hành vi của con người đã có sẵn một ý nghĩa (inherent meaning) (xin nhớ lại ví dụ tôi đưa nắm tay ra để đáp trả một bàn tay mở rộng cho tình hữu nghị).
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của chủ nghia thực dụng liên quan đến đạo đức tình dục là tiêu chuẩn của sự đồng thuận (mutual consent). Người ta nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào cũng không sai nếu hai hoặc nhiều người tham gia đồng thuận. Thực ra không ai có thể phủ nhận rằng, đối với một hành vi tình dục, để được đạo đức thì phải có sự đồng thuận. Chắc chắn, đây là một trong những lý do tại sao hiếp dâm là sai về mặt đạo đức. Nhưng câu hỏi là liệu điều này có đủ không.
Nếu hai người đàn ông đồng thuận tham gia vào các hành vi tình dục, theo chủ nghia thực dụng, thì xét về mặt đạo đức hành động như thế sẽ là okay. Nhưng cũng cần phải biết là nếu một em bé mười tuổi đồng thuận một hành động tình dục với một ông 40 tuổi, thì hành động đó cũng vẫn là đạo đức dù cho nó là bất hợp pháp theo luật hiện hành. Các em cũng cần lưu ý là mối quan tâm của chúng ta bây giờ là những vấn đề đạo đức, chứ không phải là pháp luật. Vì vậy, theo tiêu chuẩn đồng thuận, chúng ta sẽ phải thừa nhận một số trường hợp là đạo đức mà hiện nay chúng ta không chấp nhận được. Trường hợp của hai người 10 và 40 tuổi có thể được loại trừ bằng cách thêm một sửa đổi cho tiêu chuẩn “đồng thuận " thành ra “đồng thuận một cách am tường“ (informed consent). Như vậy thì, miễn là cả hai bên đồng thuận với một kiến thức đầy đủ, hành động đó sẽ okay về mặt đạo đức. Tuy nhiên, phản ánh xa hơn một chút, tôi nghĩ rằng "đồng thuận một cách am tường" trong thực tế có thể sẽ khó áp dụng hơn là trong lý thuyết. Nhưng chỉ dùng tiêu chuẩn ‘đồng thuận một cách am tường’ cũng vẫn gây ra một vấn đề khác đó là làm sao để ấn định ranh giới giữa hành vi đạo đức và vô đạo đức. Ví dụ, một con chó đồng thuận tham gia vào một hành vi tình dục với chủ nhân của nó, thì hành động này cũng sẽ được coi là đạo đức theo tiêu chuẩn đồng thuận. Nếu thí dụ này gây ấn tượng cho các em là tôi đã đi quá xa, thì điểm chính ở đây không phải là liệu nó có thể xảy ra hay không nhưng là với những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể nói rằng đó là sai. Tôi nghĩ rằng chúng ta không có thể kết luận là sai với tiêu chuẩn đồng thuận.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn là trên thực tế tiêu chuẩn đồng thuận này không có cách nào liên quan được với bản chất của chính hành động. Đó là vấn nạn mà Luật Luân Lý Tự Nhiên (NML) nêu ra. NML nói rằng đạo đức phải là một phản ảnh (response) của thực tế. Nói cách khác, hành vi tình dục chỉ thích hợp cho những người bổ sung, chứ không giống nhau. Làm thế nào mà chúng ta biết điều này? Bằng cách nhìn vào thực tế. Đàn ông và đàn bà bổ sung cho nhau trong giải phẫu học, sinh lý học, và tâm lý học. Đàn ông và đàn bà không hoán đổi cho nhau được. Vì vậy, một hành động tình dục đạo đức phải là giữa các cá nhân có sự phù hợp đối với hành vi đó. Sự đồng thuận là quan trọng nhưng còn có nhiều tiêu chuẩn hơn là sự đồng thuận cần thiết đó.
Một ví dụ áp dụng đối với hành vi đồng tính sẽ minh họa vấn đề. Theo những hiểu biết của tôi, trong mối quan hệ tình dục giữa hai người đàn ông, một người có xu hướng hành động như là “phụ nữ” trong khi người khác hành động như “đàn ông”. Trong kịch bản này, người đàn ông đồng tính đã biết sẽ tham gia vào một số loại hành động mà các cơ quan của họ không được trang bị. Tôi không muốn tả chân ở đây vì vậy tôi sẽ không đi vào chi tiết nhưng một bác sĩ đã nói với tôi rằng những hành vi đó có hại cho sức khỏe của một hoặc có thể của cả hai người đàn ông. Tuy nhiên, nếu đạo đức của hành động chỉ được đánh giá bằng thoả thuận chung, thì hành vi đồng tính rõ ràng gây tổn hại cho sức khỏe của họ, nhưng đó vẫn là đồng ý. Tại sao gây tổn hại cho họ? Bởi vì họ vi phạm ý nghĩa, cơ cấu, và (đôi khi) sức khỏe của cơ thể con người.
Bây giờ xin nhớ lại rằng tôi đã đề cập trong lớp học về sự quan trọng của việc rút tỉa sự khôn ngoan từ quá khứ. Một phần của sự khôn ngoan chúng ta đạt được là việc hiễu biết con người ngày hôm nay suy nghĩ thế nào về thân xác của mình. Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây nhưng một cuộc khảo sát các thế kỷ vừa qua cho thấy rằng chúng ta đã dần dần tách rời bản chất tình dục (thực tế) ra khỏi những quyết định đạo đức. Vì vậy, người ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng cơ quan tình dục của chúng ta trong bất cứ cách thức chúng ta lựa chọn mà không quan tâm đến cấu trúc và ý nghĩa thực tế của chúng. Đây cũng là những gì nằm đằng sau ý tưởng của hành động thay đổi giới tính. Chúng ta có thể thao tác các cơ quan của chúng ta để đạt bất cứ điều gì chúng ta muốn.
Nếu những gì tôi vừa nói là đúng, thì điều tách rời đạo đức và thực tế tình dục đã không bắt đầu với đồng tính luyến ái. Nó đã bắt đầu từ lâu. Nhưng nó phát triển mạnh với sự lan rộng của phương pháp tránh thụ thai nhân tạo. Những phương pháp được sử dụng cho phép con người tách rời vấn đề sinh sản và con cái với các hoạt động tình dục. Vì vậy, đối với những người đã trưởng thành trong thời gian khi không có sự kết nối vốn có giữa sinh sản và giới tính – xin nhận xét rằng đây là một vấn đề không tự nhiên nhưng là vì sự thao tác của con người – cho nên điều "hợp lý" tiếp theo là quan hệ tình dục có thể có nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta muốn nó có ý nghĩa.
Lý thuyết Luật Luân Lý tự nhiên nói rằng nếu chúng ta muốn có cuộc sống tình dục lành mạnh, chúng ta phải trở về với sự kết nối giữa sinh sản và tình dục. Tại sao? Bởi vì đó là những gì THỰC. Nó dựa trên giải phẫu học và sinh lý học của con người. Tình dục của con người vốn là thống nhất và sinh sản (unitive and procreative). Nếu chúng ta khuyến khích những vi phạm về cơ bản của quan hệ tình dục này thì sau cùng có nghĩa là, chúng ta sẽ phủ nhận điều cần thiết về tính nhân loại của chúng ta, về bản chất nữ tính và nam tính của chúng ta.
Tôi biết những điều này không trả lời tất cả các câu hỏi trong tâm trí của các em. Tất cả những gì tôi yêu cầu như là một giáo sư của các em là các em tiếp cận những câu hỏi này như là một người lớn biết suy nghĩ. Điều đó ngụ ý các em đặt câu hỏi về những gì các em đã nghe nói xung quanh. Khi các em chưa thực hiện việc nghiên cứu sâu rộng vào đồng tính luyến ái và có nhận thức về lịch sử của tư tưởng đạo đức, thì các em chưa sẵn sàng để phán xét về chân lý đạo đức trong vấn đề này. Tất cả những gì tôi khuyến khích là các em có những quyết định cách hiểu biết. Một lưu ý cuối cùng là, một độc giả sâu sắc sẽ nhận thấy rằng trong số những gì tôi nói ở đây hoặc ở trong lớp là không phụ thuộc vào tôn giáo. Người Công giáo không đi đến kết luận đạo đức của họ chỉ dựa trên tôn giáo của họ mà thôi.Họ còn đi đến kết luận dựa trên một sự hiểu biết thấu đáo về thực tế tự nhiên.
Tiến sĩ Kenneth J. Howell
Giám đốc, Học Viện Tư Tưởng Công Giáo St John
Giáo sư phụ khảo ban Tôn giáo, Đại học Illinois, Urbana-Champaign
Thư phản đối:
Thưa giáo sư McKim,
Trong khóa học vừa qua, một người bạn của tôi họp lớp RLST 127: Giới thiệu về Công giáo. Trong suốt học kỳ, anh luôn luôn cho tôi biết là vị giáo sư, mà tôi tin là một linh mục tại Trung tâm Newman, đã rao giảng (chứ không phải dạy học) hệ thống tư tưởng của riêng mình cho lớp học. Nhiều lần, người bạn của tôi (người mà tôi muốn giấu tên) cho biết giảng viên đã nói lên những điều kích động và hết sức vô cảm đối với những người không có đức tin Công giáo, cần lưu ý rằng bạn của tôi và tôi đã lớn lên trong đạo Công giáo. Dù sao, bạn của tôi cho tôi biết rằng sự việc đã đặc biệt trở nên khiêu khích khi thảo luận về đồng tính luyến ái. Anh ta đã gửi cho tôi e-mail sau đây, mà tôi tin rằng giáo sư sẽ đồng ý là hết sức vô lý một khi giáo sư đọc nó.
Tôi không phải là một người cổ võ cho quyền đồng tính luyến ái, nhưng cho phép những ngôn ngữ hận thù như thế này tại một trường đại học công cộng là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nó làm cho tôi muốn bệnh khi biết rằng người dân lao động Illinois phải tài trợ tiền lương cho một người không làm gì cả ngọai trừ cố gắng để nhồi sọ (indoctrinate) sinh viên và duy trì sự tồn tại của những khuôn mẫu rập khuông (perpetuate stereotypes). Một lần nữa, đây là một trường đại học công cộng và do đó không có liên hệ với tôn giáo. Giảng dạy một học sinh về những giáo lý của một tôn giáo là một điều. Tuyên bố rằng hành vi đồng tính vi phạm luật tự nhiên của con người là một việc khác. Các lớp học tại trường này cần phải hướng về sự góp phần vào cuộc đàm luận công cộng và phát huy sự suy nghĩ độc lập, không giới hạn ‘thế giới quan’ của một ai và khai trừ (ostracize) những người có một khuynh hướng tình dục nhất định nào.
Tôi chỉ có thể tưởng tượng một học sinh đồng tính sẽ cảm thấy xấu hổ và không thoải như thế nào nếu anh/cô ta đã ở trong khóa học này. Tuy tôi là một người nam thích giao hợp với người khác phái (heterosexual) nhưng tôi thấy điều này hoàn toàn đáng sợ. Ngoài ra, bạn tôi cũng nói với tôi rằng giảng viên không cho phép bất kỳ đối lập nhỏ bé nào với giáo điều Công giáo. Một lần nữa, ông ta phạm tội đã hạn chế thị trường của các ý tưởng và hành động không phù hợp với nhiệm vụ và nguyên tắc của cơ sở này.
Tôi đã gửi kèm email này cho bà Leslie Morrow, giám đốc Trung tâm Tài nguyên LGBT (lesbian, gay, bisexual, and transgender, trung tâm trợ giúp những người đồng tính, lại cái và đổi giống), và cũng cho (tên bị xóa), cựu biên tập viên của tờ báo Daily Illini (tôi đảm bảo rằng họ muốn nghe về điều này), và bà Siobhan Somerville, một giáo sư cũ của tôi và là người sáng lập môn nghiên cứu những vấn đề đồng tính (queer studies major).
Tôi đã không theo học trường Notre Dame vì một lý do,
(Tên bị xóa)
Giáo sư Howell đã giảng dạy tại trường đại học được chín năm với hai đề tài “Giới Thiệu Đạo Công Giáo” và “Nền Tư Tưởng Công Giáo Hiện Đại “ (Introduction to Catholicism and Modern Catholic Thought), và đã nhận được nhiều tưởng lục cuả nhà trường trong những năm 2009, 2008, 2007, 2006, 2004, và 2003, trong đó hai lần được sinh viên bầu làm Giáo Sư xuất sắc cuả năm.
Trường Đại học đến nay vẫn chưa công bố lý do sa thải, tuy nhiên qua các cuộc phỏng vấn trên báo chí người ta biết rằng:
- GS McKim, người sa thải Howell, cho rằng “một loạt các khiếu nại sẽ làm tổn thương trường Đại học." và ông sẽ gửi một lưu ý cho các sinh viên cuả Howell và cho những người liên hệ khác là "phân khoa, nhà trường và viện Đại Học cuả chúng tôi không quan hệ với (disassociate, ly cách khỏi, không đồng ý) những quan điểm thể hiện trong email."
- Phó khoa trưởng Ann Mester tuyên bố với các nhân viên UIUC rằng "e-mail của Tiến sĩ Howell vi phạm tiêu chuẩn hòa hợp của trường đại học, do đó nó cho phép chúng ta không tiếp tục cho ông ta giảng dạy."
Quỹ Liên minh phòng vệ Pháp Lý (Alliance Defense Fund, ADF) đã lên tiếng khẳng định rằng trường ĐH vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật, họ kêu gọi Đại học Illinois khôi phục vị trí giảng dạy trước đây cho giáo sư Howell ngay lập tức.
Dưới áp lực pháp lý, viện trưởng Đại học Illinois là Michael Hogan đã ra lệnh xét lại vụ bãi chức, nhưng theo như lời phát biểu cuả ông thì việc xét lại này chỉ có ý định là "để có thể trấn an cho chúng ta rằng không có vi phạm về tự do học thuật ở đây."
Một phong trào sinh viên ủng hộ GS Kenneth Howell đã rầm rộ phát triển ngay trong khuôn viên ĐH Illinois Urbana-Champaign, ngày hôm nay đã có hơn 5000 giàng viên, sinh viên và cựu sinh viên ghi danh trên trang Facebook dưới mục “Save Dr. Ken.”
Thứ Sáu vừa qua, giáo phận Peoria thông báo sẽ dự một cuộc họp với các quan chức của trường Đại học Illinois để thảo luận về việc bãi nhiệm giáo sư Howell vào thứ Ba ngày mai. Giáo phận cho biết họ cam kết theo đuổi một giải pháp hợp lẽ (a “just resolution”) cho ông.
St. John’s Catholic Newman Center cũng ra thông cáo đứng sau giáo phận để vận động cho GS Howell tiếp tục dạy và bảo vệ chính nghiã Công giáo trong khuôn viên trường.
Ngày hôm nay, một quỹ pháp lý khác, Quỹ Nhân Quyền Giáo Dục (FIRE Foundation for Individual Rights in Education) cũng lên tiếng ủng hộ lập trường cuả ADF, và thêm nhiều văn kiện pháp lý chứng minh mọi lý do sa thải cuả nhà trường đưa ra từ trước cho đến nay đều đi ngược lại những căn bản pháp lý.
FIRE cho rằng sự tiếp tục từ chối tái nhiệm Giáo sư Howell rõ ràng vi phạm quyền Tự do học thuật và Tự do Ngôn luận
Là một trường đại học công lập, UIUC bị ràng buộc phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật. Tòa án Tối cao đã phán quyết Tự Do Học Thuật là một "mối quan tâm đặc biệt của Tu Chánh Án Thứ Nhất" và qua vụ án Keyishian v. Board of Regents, 385 U.S. 589, 603 (1967) phán quyết rằng "Quốc gia cuả chúng ta cam kết bảo vệ cách sâu sa quyền tự do học thuật, đó là một giá trị siêu việt cho tất cả chúng ta chứ không chỉ để riêng cho các giáo viên liên hệ mà thôi. “
Do đó, giáo sư và sinh viên luôn luôn phải được tự do tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá, để đạt được sự trưởng thành và sự hiểu biết mới, nếu không nền văn minh của chúng ta sẽ đọng lại và chết.
Nguyên tắc này áp dụng cho mọi chủ đề, dù đó là chủ nghĩa cộng sản, công giáo, hoặc lý thuyết thay đổi khí hậu. Email cuà GS Howell rõ ràng nằm trong và liên quan đến môn học cuả lớp, nó cũng đề cao rằng sự tư duy và sự hiểu biết là quan trọng hơn giáo điều. Như vậy là nó hoàn toàn được bảo vệ bởi quyền tự do học thuật xét cả về hai khiá cạnh, một là pháp lý theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và hai là vấn đề đạo đức theo truyền thống của nền tự do học thuật.
Vì các trường ĐH là một nơi mà quyền tự do phát biểu là cần thiết hơn hết, cho nên ngay cả khả năng cuả chính quyền để kiểm soát cũng bị ngăn chặn qua phán quyết Healy v. James, 408 169 Mỹ, 180 (1972): "sự cảnh giác bảo vệ các quyền tự do hiến pháp phải là quan trọng nhất tại các trường cộng đồng của HK ").
Dù cho GS Howell tuyên bố ông hoàn toàn đồng ý với giáo lý Công giáo, vẫn phải hiểu rằng nguyên tắc tự do ngôn luận cũng bảo vệ những phát biểu gây tranh cãi. Tòa án tối cao quy định qua vụ án Texas v. Johnson, 491 397 Mỹ, 414 (1989), rằng, "Nếu có một nguyên tắc nền tảng cho Tu Chánh Án Thứ Nhất, thì đó là việc chính phủ không thể ngăn cấm sự biểu hiện của một ý tưởng đơn giản chỉ vì xã hội cho rằng ý tưởng đó tự nó gây khó chịu hoặc tạo ra gây gỗ. " Tương tự như vậy, Toà án viết trong Papish v. Board of Curators of the University of Missouri, 410 U.S. 667, 670 (1973) rằng " Không có trường đại học công lập có thể trả đũa chống lại một giáo sư bởi vì những người khác trong trường, bao gồm cả sinh viên riêng của giáo sư, cảm thấy bị xúc phạm bởi lời nói hoàn toàn được luật pháp bảo vệ.”
Có người nêu lên rằng GS Howell chỉ là một phụ khảo, nghiã là ký giao kèo từng khoá học, trường ĐH có thể cho ông ta nghỉ một khi giao kèo chấm dứt.
Tình trạng phụ khảo không làm giảm quyền của họ. nhất là khi hành động trừng phạt vi phạm những quyền được bảo vệ. Luật này bao gồm cả những quyết định không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo khi người đó có kỳ vọng hợp lý được tái bổ nhiệm. Theo án lệ Mt. Healthy City Sch. Dist. Bd. of Educ. v. Doyle, 429 U.S. 274, 283 thì ("Những quyền của một giáo viên theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và Tu Chánh Án Thứ Mười Bốn thì không thể bị bỏ qua vì bởi thực tế là ông ta không có việc làm chính thức (tenure)"); Cũng vậy án lệnh Berndt v. Jacobi, 781 F. Supp. 553, 557 (ND Ill 1991) cũng viết ("Dù cho một công chức không là chính thức, hoặc là, anh ta không quan tâm đến việc được làm chính thức, thì vẫn không có sự khác biệt nếu chủ của anh đã làm một quyết định bất lợi dựa trên việc nhân viên đó thi hành quyền Hiến định của mình”)..
Do đó, trong khi một trường công lập có thể không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo vì rất nhiều lý do hoặc vì không có lý do nào cả, nhưng một trường công lập không được phép thực hiện một quyết định mà hiến pháp cấm, chẳng hạn như kỳ thị tôn giáo hoặc như hình phạt đối với những lời phát biểu được bảo vệ. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của GS Howell. Ông đã giảng dạy thành công trong chín năm và đã kỳ vọng được tái nhiệm.
Vậy thì, ngay lập tức phải giải quyết sự vi hiến này.
Mỗi một ngày trường ĐH trì hoãn giải quyết sự vi phạm này là nhà trường vi phạm nặng nề hơn đến quyền Tự Do Ngôn Luận và Học Thuật và đống thời cấm cản sự tự do phát biểu tại UIUC.
Ngay cả việc trì hoãn để điều tra thêm cũng là một sự vi phạm quyền của người bị điều tra theo như án lệ từ Sweezy v. New Hampshire, Hoa Kỳ 354 234, 245, 248 (1957). Như vậy, chỉ chờ đợi để cho thủ tục điều tra hoàn tất cũng không làm cho UIUC thoát khỏi trách nhiệm đạo đức và pháp lý là phải ngay lập tức đảo ngược quyết định về GS Howell.
GS Howell đã bị bãi nhiệm như là một hình phạt đối với một hành vi sai trái. Nhưng nhà trường đã không đưa ra lý do, và không nêu lên một chính sách nào để biện hộ cho hình phạt này. GS Howell đã không được điều trần và không có cơ hội kháng cáo. Hơn nữa, một nguyên tắc căn bản là quyền của bị cáo được đối mặt và đặt câu hỏi với nguyên cáo của mình thì Howell đã không có cơ hội như vậy.
Ngoài ra, khi bà Phó khoa trưởng Ann Mester nêu ra " tiêu chuẩn hoà hợp của trường đại học (Inclusivity)" thì thực là vô nghĩa trong trường hợp này. Mọi sinh viên trong lớp đã được bao gồm trong email. "Inclusivity" không phải là phân biệt đối xử, nếu đó là ý nghĩa cuả bà Mester, Thật là vô cùng phiền toái khi áp dụng cái "tiêu chuẩn inclusivity" mơ hồ này mà giải thích rằng GS Howell đã vi phạm vì giảng dạy giáo lý Công giáo đúng như ông đã phải giảng dạy.
Sau đây là bản dịch email của GS Howell và tiếp theo là lá thư phản đối của một sinh viên.
Từ: Kenneth J. Howell
Ngày: Thứ Ba, 04 tháng năm năm 2010 lúc 21:45
Tiêu đề: chủ nghia thực dụng và Tình dục (cho sinh viên lớp 447 FYI)
Thân gửi các em:
Vì có một câu hỏi cho kỳ thi cuối khóa liên quan đến chủ nghia thực dụng (utilitarianism) (xin xem bảng những bài cần ôn), tôi nghĩ tôi sẽ trợ giúp các em với một ví dụ. Tôi nhận ra ngay sau bài giảng về lý thuyết đạo đức rằng mặc dù tôi có đề cập đến bản chất của chủ nghia thực dụng, tôi đã không bảo các em đó là chủ nghĩa thực dụng và như vậy các em có thể đã không nhìn rõ vấn đề.
Trong cuộc thảo luận của chúng ta về đồng tính luyến ái, vấn đề chủ nghĩa thực dụng đã được nêu ra. Những thảo luận trong lớp của chúng ta về đạo đức của hành vi đồng tính đã rất không đầy đủ bởi vì bất cứ vấn đề đạo đức nào mà người ta còn tranh cãi thì luôn luôn đặt ra một vấn đề cơ bản hơn về tiêu chí (criteria). Nói cách khác, dùng những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá một hành động là đúng hay sai?
Tuy nhiên trước khi đi vào vấn đề tiêu chuẩn, chúng ta phải tự nhắc nhở mình về một xu hướng luôn hiện diện trong tất cả chúng ta là phán xét đạo đức bằng cảm xúc (emotion). Lý do thường xuyên nhất mà tôi thường nghe những người ủng hộ hôn nhân đồng tính là cá nhân họ có biết một số cặp vợ chồng đồng tính. Đồng cảm (Empathy) là một chất lượng cao quý của con người nhưng việc đúng hay sai không phụ thuộc vào ai là người gây ra hành động hoặc vì lẽ tôi cảm nhận thế nào về người đó, cũng giống như khi chúng ta đánh giá một hành động là sai lầm thì không nên vì lý do là chúng ta không thích người đó. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với một người biết suy nghĩ nhưng tôi đã gặp nhiều người có trình độ tốt vẫn không (hoặc không có thể?) nhận ra sự khác biệt giữa ‘cá nhân’ (persons) và ‘hành vi’ (acts) khi tham gia một lập luận đạo đức. Tôi khuyến khích các em đọc các bài cuối cùng tôi đã gửi để phản ánh về điều này. Tóm lại, khi phán xét một hành động sai trái thí không phải là để lên án một người. Một ‘cá nhân’ và những ‘hành vi’ của họ cần phải được phân biệt khi có mục đích suy luận về đạo đức.
Vậy thì, bởi những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá những hành vi tình dục là đúng hay sai? Đây là lúc mà người ta dùng chủ nghia thực dụng. Theo quan niệm phổ biến, chủ nghia thực dụng cơ bản là một lý thuyết phán xét một việc làm đúng hay sai bằng việc dùng những kết quả thiết thực (practical outcomes) của việc ấy gây ra. Nó gần giống như một phân tích về ‘chi phí / lợi ích’ (cost/benefit analysis). Theo đó, khi một người phụ nữ phải quyết định phá thai là đúng hay sai, thì theo chủ nghĩa thực dụng việc đúng hay sai sẽ dựa trên những kết quả tốt nhất đem lại. Tương tự, một người đàn ông đang cố gắng quyết định xem anh ta có nên ngọai tình hay không, nếu anh ta theo chủ nghĩa thực dụng, anh ta sẽ cân nhắc những hậu quả khác nhau. Nếu phía gian lận là có lời hơn, anh ta sẽ kết luận rằng ngọai tình là okay. Nếu phía trung thành là tốt hơn, anh sẽ tránh gian lận.
Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói thì có rất nhiều, có lẽ hầu hết người Mỹ, sử dụng một loại chủ nghia thực dụng trong việc quyết định đạo đức của họ. Nhưng ít nhất có hai vấn đề với chủ nghĩa này. Một là việc đánh giá kết quả tốt nhất có thể là rất chủ quan (subjective). Những gì được đánh giá tốt cho một phụ nữ mang thai có thể là không tốt cho đứa con. Những gì được đánh giá tốt cho ‘anh chồng gian lận’ có thể không tốt cho vợ anh, con của anh. Vấn đề chủ quan vốn có trong chủ nghia thực dụng còn là lý do cho một vấn đề thứ hai. Chủ nghia thực dụng khuyên rằng các quyết định đạo đức không nên dựa trên ý nghĩa vốn có của một hành vi. Hành vi chỉ là tốt hay xấu vì tương đối với kết quả (relative to outcomes). Lý thuyết luật luân lý tự nhiên mà tôi giải thích trong lớp giả định rằng hành vi của con người đã có sẵn một ý nghĩa (inherent meaning) (xin nhớ lại ví dụ tôi đưa nắm tay ra để đáp trả một bàn tay mở rộng cho tình hữu nghị).
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của chủ nghia thực dụng liên quan đến đạo đức tình dục là tiêu chuẩn của sự đồng thuận (mutual consent). Người ta nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào cũng không sai nếu hai hoặc nhiều người tham gia đồng thuận. Thực ra không ai có thể phủ nhận rằng, đối với một hành vi tình dục, để được đạo đức thì phải có sự đồng thuận. Chắc chắn, đây là một trong những lý do tại sao hiếp dâm là sai về mặt đạo đức. Nhưng câu hỏi là liệu điều này có đủ không.
Nếu hai người đàn ông đồng thuận tham gia vào các hành vi tình dục, theo chủ nghia thực dụng, thì xét về mặt đạo đức hành động như thế sẽ là okay. Nhưng cũng cần phải biết là nếu một em bé mười tuổi đồng thuận một hành động tình dục với một ông 40 tuổi, thì hành động đó cũng vẫn là đạo đức dù cho nó là bất hợp pháp theo luật hiện hành. Các em cũng cần lưu ý là mối quan tâm của chúng ta bây giờ là những vấn đề đạo đức, chứ không phải là pháp luật. Vì vậy, theo tiêu chuẩn đồng thuận, chúng ta sẽ phải thừa nhận một số trường hợp là đạo đức mà hiện nay chúng ta không chấp nhận được. Trường hợp của hai người 10 và 40 tuổi có thể được loại trừ bằng cách thêm một sửa đổi cho tiêu chuẩn “đồng thuận " thành ra “đồng thuận một cách am tường“ (informed consent). Như vậy thì, miễn là cả hai bên đồng thuận với một kiến thức đầy đủ, hành động đó sẽ okay về mặt đạo đức. Tuy nhiên, phản ánh xa hơn một chút, tôi nghĩ rằng "đồng thuận một cách am tường" trong thực tế có thể sẽ khó áp dụng hơn là trong lý thuyết. Nhưng chỉ dùng tiêu chuẩn ‘đồng thuận một cách am tường’ cũng vẫn gây ra một vấn đề khác đó là làm sao để ấn định ranh giới giữa hành vi đạo đức và vô đạo đức. Ví dụ, một con chó đồng thuận tham gia vào một hành vi tình dục với chủ nhân của nó, thì hành động này cũng sẽ được coi là đạo đức theo tiêu chuẩn đồng thuận. Nếu thí dụ này gây ấn tượng cho các em là tôi đã đi quá xa, thì điểm chính ở đây không phải là liệu nó có thể xảy ra hay không nhưng là với những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể nói rằng đó là sai. Tôi nghĩ rằng chúng ta không có thể kết luận là sai với tiêu chuẩn đồng thuận.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn là trên thực tế tiêu chuẩn đồng thuận này không có cách nào liên quan được với bản chất của chính hành động. Đó là vấn nạn mà Luật Luân Lý Tự Nhiên (NML) nêu ra. NML nói rằng đạo đức phải là một phản ảnh (response) của thực tế. Nói cách khác, hành vi tình dục chỉ thích hợp cho những người bổ sung, chứ không giống nhau. Làm thế nào mà chúng ta biết điều này? Bằng cách nhìn vào thực tế. Đàn ông và đàn bà bổ sung cho nhau trong giải phẫu học, sinh lý học, và tâm lý học. Đàn ông và đàn bà không hoán đổi cho nhau được. Vì vậy, một hành động tình dục đạo đức phải là giữa các cá nhân có sự phù hợp đối với hành vi đó. Sự đồng thuận là quan trọng nhưng còn có nhiều tiêu chuẩn hơn là sự đồng thuận cần thiết đó.
Một ví dụ áp dụng đối với hành vi đồng tính sẽ minh họa vấn đề. Theo những hiểu biết của tôi, trong mối quan hệ tình dục giữa hai người đàn ông, một người có xu hướng hành động như là “phụ nữ” trong khi người khác hành động như “đàn ông”. Trong kịch bản này, người đàn ông đồng tính đã biết sẽ tham gia vào một số loại hành động mà các cơ quan của họ không được trang bị. Tôi không muốn tả chân ở đây vì vậy tôi sẽ không đi vào chi tiết nhưng một bác sĩ đã nói với tôi rằng những hành vi đó có hại cho sức khỏe của một hoặc có thể của cả hai người đàn ông. Tuy nhiên, nếu đạo đức của hành động chỉ được đánh giá bằng thoả thuận chung, thì hành vi đồng tính rõ ràng gây tổn hại cho sức khỏe của họ, nhưng đó vẫn là đồng ý. Tại sao gây tổn hại cho họ? Bởi vì họ vi phạm ý nghĩa, cơ cấu, và (đôi khi) sức khỏe của cơ thể con người.
Bây giờ xin nhớ lại rằng tôi đã đề cập trong lớp học về sự quan trọng của việc rút tỉa sự khôn ngoan từ quá khứ. Một phần của sự khôn ngoan chúng ta đạt được là việc hiễu biết con người ngày hôm nay suy nghĩ thế nào về thân xác của mình. Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây nhưng một cuộc khảo sát các thế kỷ vừa qua cho thấy rằng chúng ta đã dần dần tách rời bản chất tình dục (thực tế) ra khỏi những quyết định đạo đức. Vì vậy, người ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng cơ quan tình dục của chúng ta trong bất cứ cách thức chúng ta lựa chọn mà không quan tâm đến cấu trúc và ý nghĩa thực tế của chúng. Đây cũng là những gì nằm đằng sau ý tưởng của hành động thay đổi giới tính. Chúng ta có thể thao tác các cơ quan của chúng ta để đạt bất cứ điều gì chúng ta muốn.
Nếu những gì tôi vừa nói là đúng, thì điều tách rời đạo đức và thực tế tình dục đã không bắt đầu với đồng tính luyến ái. Nó đã bắt đầu từ lâu. Nhưng nó phát triển mạnh với sự lan rộng của phương pháp tránh thụ thai nhân tạo. Những phương pháp được sử dụng cho phép con người tách rời vấn đề sinh sản và con cái với các hoạt động tình dục. Vì vậy, đối với những người đã trưởng thành trong thời gian khi không có sự kết nối vốn có giữa sinh sản và giới tính – xin nhận xét rằng đây là một vấn đề không tự nhiên nhưng là vì sự thao tác của con người – cho nên điều "hợp lý" tiếp theo là quan hệ tình dục có thể có nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta muốn nó có ý nghĩa.
Lý thuyết Luật Luân Lý tự nhiên nói rằng nếu chúng ta muốn có cuộc sống tình dục lành mạnh, chúng ta phải trở về với sự kết nối giữa sinh sản và tình dục. Tại sao? Bởi vì đó là những gì THỰC. Nó dựa trên giải phẫu học và sinh lý học của con người. Tình dục của con người vốn là thống nhất và sinh sản (unitive and procreative). Nếu chúng ta khuyến khích những vi phạm về cơ bản của quan hệ tình dục này thì sau cùng có nghĩa là, chúng ta sẽ phủ nhận điều cần thiết về tính nhân loại của chúng ta, về bản chất nữ tính và nam tính của chúng ta.
Tôi biết những điều này không trả lời tất cả các câu hỏi trong tâm trí của các em. Tất cả những gì tôi yêu cầu như là một giáo sư của các em là các em tiếp cận những câu hỏi này như là một người lớn biết suy nghĩ. Điều đó ngụ ý các em đặt câu hỏi về những gì các em đã nghe nói xung quanh. Khi các em chưa thực hiện việc nghiên cứu sâu rộng vào đồng tính luyến ái và có nhận thức về lịch sử của tư tưởng đạo đức, thì các em chưa sẵn sàng để phán xét về chân lý đạo đức trong vấn đề này. Tất cả những gì tôi khuyến khích là các em có những quyết định cách hiểu biết. Một lưu ý cuối cùng là, một độc giả sâu sắc sẽ nhận thấy rằng trong số những gì tôi nói ở đây hoặc ở trong lớp là không phụ thuộc vào tôn giáo. Người Công giáo không đi đến kết luận đạo đức của họ chỉ dựa trên tôn giáo của họ mà thôi.Họ còn đi đến kết luận dựa trên một sự hiểu biết thấu đáo về thực tế tự nhiên.
Tiến sĩ Kenneth J. Howell
Giám đốc, Học Viện Tư Tưởng Công Giáo St John
Giáo sư phụ khảo ban Tôn giáo, Đại học Illinois, Urbana-Champaign
Thư phản đối:
Thưa giáo sư McKim,
Trong khóa học vừa qua, một người bạn của tôi họp lớp RLST 127: Giới thiệu về Công giáo. Trong suốt học kỳ, anh luôn luôn cho tôi biết là vị giáo sư, mà tôi tin là một linh mục tại Trung tâm Newman, đã rao giảng (chứ không phải dạy học) hệ thống tư tưởng của riêng mình cho lớp học. Nhiều lần, người bạn của tôi (người mà tôi muốn giấu tên) cho biết giảng viên đã nói lên những điều kích động và hết sức vô cảm đối với những người không có đức tin Công giáo, cần lưu ý rằng bạn của tôi và tôi đã lớn lên trong đạo Công giáo. Dù sao, bạn của tôi cho tôi biết rằng sự việc đã đặc biệt trở nên khiêu khích khi thảo luận về đồng tính luyến ái. Anh ta đã gửi cho tôi e-mail sau đây, mà tôi tin rằng giáo sư sẽ đồng ý là hết sức vô lý một khi giáo sư đọc nó.
Tôi không phải là một người cổ võ cho quyền đồng tính luyến ái, nhưng cho phép những ngôn ngữ hận thù như thế này tại một trường đại học công cộng là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nó làm cho tôi muốn bệnh khi biết rằng người dân lao động Illinois phải tài trợ tiền lương cho một người không làm gì cả ngọai trừ cố gắng để nhồi sọ (indoctrinate) sinh viên và duy trì sự tồn tại của những khuôn mẫu rập khuông (perpetuate stereotypes). Một lần nữa, đây là một trường đại học công cộng và do đó không có liên hệ với tôn giáo. Giảng dạy một học sinh về những giáo lý của một tôn giáo là một điều. Tuyên bố rằng hành vi đồng tính vi phạm luật tự nhiên của con người là một việc khác. Các lớp học tại trường này cần phải hướng về sự góp phần vào cuộc đàm luận công cộng và phát huy sự suy nghĩ độc lập, không giới hạn ‘thế giới quan’ của một ai và khai trừ (ostracize) những người có một khuynh hướng tình dục nhất định nào.
Tôi chỉ có thể tưởng tượng một học sinh đồng tính sẽ cảm thấy xấu hổ và không thoải như thế nào nếu anh/cô ta đã ở trong khóa học này. Tuy tôi là một người nam thích giao hợp với người khác phái (heterosexual) nhưng tôi thấy điều này hoàn toàn đáng sợ. Ngoài ra, bạn tôi cũng nói với tôi rằng giảng viên không cho phép bất kỳ đối lập nhỏ bé nào với giáo điều Công giáo. Một lần nữa, ông ta phạm tội đã hạn chế thị trường của các ý tưởng và hành động không phù hợp với nhiệm vụ và nguyên tắc của cơ sở này.
Tôi đã gửi kèm email này cho bà Leslie Morrow, giám đốc Trung tâm Tài nguyên LGBT (lesbian, gay, bisexual, and transgender, trung tâm trợ giúp những người đồng tính, lại cái và đổi giống), và cũng cho (tên bị xóa), cựu biên tập viên của tờ báo Daily Illini (tôi đảm bảo rằng họ muốn nghe về điều này), và bà Siobhan Somerville, một giáo sư cũ của tôi và là người sáng lập môn nghiên cứu những vấn đề đồng tính (queer studies major).
Tôi đã không theo học trường Notre Dame vì một lý do,
(Tên bị xóa)
Top Stories
Pakistan: Les deux frères chrétiens dont des groupes musulmans réclamaient la mort pour blasphème, ont été abattus devant le tribunal de Faisalabad
Eglises d'Asie
12:43 19/07/2010
Des tireurs non identifiés ont abattu ce lundi 19 juillet 2010, le pasteur Rashid Emmanuel et son frère, Sajid Emmanuel, alors qu’ils quittaient le Palais de Justice de Faisalabad, au Pendjab. Les deux chrétiens avaient été arrêtés le 2 juillet sous l’accusation de blasphème, après que des brochures manuscrites contenant des termes insultants envers le prophète Mahomet, et signées de leur nom, aient été saisies par les forces de l’ordre.
Bien que les inculpés, ainsi que leurs proches, aient démenti formellement ces accusations, et avant même leur comparution au tribunal, des leaders musulmans avaient lancé des appels au meurtre lors de la prière du vendredi 9 juillet dans les mosquées, provoquant une émeute et le saccage du quartier chrétien de Faisalabad par des foules de musulmans en colère. Mgr Joseph Coutts, évêque catholique de Faisalabad, avait tenté de rétablir le calme avec l’aide des autorités locales et de responsables musulmans, mais la situation restait ostensiblement tendue (1).
Les deux chrétiens sortaient du tribunal où ils venaient d’être entendus lorsqu’ils ont été abattus par des tireurs non identifiés, rapporte l’agence Asianews (2). Ils formaient une cible facile, ayant été enchaînés ensemble. Le policier qui les accompagnait a été blessé et les tireurs ont pu s’échapper.
Selon des sources locales, les deux chrétiens étaient en passe d’être totalement blanchis des accusations de blasphème, l’expertise de leur écriture comparée avec celle des brochures manuscrites incriminées, ayant révélé qu’ils n’en étaient pas les auteurs.
Shahbaz Bhatti, ministre des minorités au Pakistan, a déclaré qu’il était convaincu que ces accusations contre les chrétiens avaient été fabriquées de toutes pièces par des personnes qui en voulaient aux deux frères.
Quant à Peter Jacob, secrétaire exécutif de la Commission ‘ justice et paix ’de la Conférence des évêques catholiques du Pakistan (NCJP), il a condamné fermement un « assassinat pur et simple », conséquence directe des lois anti-blasphème (3). Reprochant aux autorités leur inaction, il a renouvelé sa demande que soient abrogées les lois anti-blasphème, au nom d’une communauté chrétienne dont il a souligné la « profonde inquiétude ».
(1) Voir dépêche EDA du vendredi 16 juillet 2010
(2) Asianews, 19 juillet 2010
(3) Les « lois anti-blasphème » punissent de la prison à perpétuité les auteurs d’une profanation envers le Coran, et de la peine capitale toute insulte envers le Prophète. Elles ont été promulguées sous la dictature militaire en 1986. Les violences antichrétiennes au nom de ces lois se sont multipliées ces derniers mois, en particulier au Pendjab.
(Source: Eglises d'Asie, 19 juillet 2010)
Bien que les inculpés, ainsi que leurs proches, aient démenti formellement ces accusations, et avant même leur comparution au tribunal, des leaders musulmans avaient lancé des appels au meurtre lors de la prière du vendredi 9 juillet dans les mosquées, provoquant une émeute et le saccage du quartier chrétien de Faisalabad par des foules de musulmans en colère. Mgr Joseph Coutts, évêque catholique de Faisalabad, avait tenté de rétablir le calme avec l’aide des autorités locales et de responsables musulmans, mais la situation restait ostensiblement tendue (1).
Les deux chrétiens sortaient du tribunal où ils venaient d’être entendus lorsqu’ils ont été abattus par des tireurs non identifiés, rapporte l’agence Asianews (2). Ils formaient une cible facile, ayant été enchaînés ensemble. Le policier qui les accompagnait a été blessé et les tireurs ont pu s’échapper.
Selon des sources locales, les deux chrétiens étaient en passe d’être totalement blanchis des accusations de blasphème, l’expertise de leur écriture comparée avec celle des brochures manuscrites incriminées, ayant révélé qu’ils n’en étaient pas les auteurs.
Shahbaz Bhatti, ministre des minorités au Pakistan, a déclaré qu’il était convaincu que ces accusations contre les chrétiens avaient été fabriquées de toutes pièces par des personnes qui en voulaient aux deux frères.
Quant à Peter Jacob, secrétaire exécutif de la Commission ‘ justice et paix ’de la Conférence des évêques catholiques du Pakistan (NCJP), il a condamné fermement un « assassinat pur et simple », conséquence directe des lois anti-blasphème (3). Reprochant aux autorités leur inaction, il a renouvelé sa demande que soient abrogées les lois anti-blasphème, au nom d’une communauté chrétienne dont il a souligné la « profonde inquiétude ».
(1) Voir dépêche EDA du vendredi 16 juillet 2010
(2) Asianews, 19 juillet 2010
(3) Les « lois anti-blasphème » punissent de la prison à perpétuité les auteurs d’une profanation envers le Coran, et de la peine capitale toute insulte envers le Prophète. Elles ont été promulguées sous la dictature militaire en 1986. Les violences antichrétiennes au nom de ces lois se sont multipliées ces derniers mois, en particulier au Pendjab.
(Source: Eglises d'Asie, 19 juillet 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội trại Ra Khơi của Cựu Phan Sinh tại Hàm Tân
Nguyễn Trọng Đa
07:14 19/07/2010
BÌNH THUẬN - Trong hai ngày 17 và 18-7-2010, anh em Cựu Phan Sinh, tức cựu chủng sinh Dòng Phanxicô, đã tham dự hội trại Ra Khơi tại bãi biển Lagi, gần khách sạn Lagi, Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Dự hội trại có khoảng 200 anh chị em, gồm các anh em Cựu Phan Sinh, vợ con và các thân hữu của mình, đến từ nhiều miền đất nước Việt Nam, như nhóm thành phố Saigòn (45 người), nhóm Thủ Đức (35 người), nhóm Hố Nai (50 người), nhóm Long Khánh, nhóm Bình Giã, nhóm Hàm Tân, nhóm Bảo Lộc, nhóm Đắk Lắk, vài anh em Nha Trang...
Hội trại năm nay lấy tên là Ra Khơi, nhằm gây ý thức truyền giáo cho mọi anh chị em, ra khơi đế lấy sức sống mới từ Chúa Kitô, ra khơi để sống tình huynh đệ với mọi người cách tốt hơn, và đề sống chan hòa tình huynh đệ Phan Sinh với nhau. Vì vậy các anh chị em đã sống vui tươi, chan hòa, thắm thiết tình anh em, nhắc nhau những kỷ niệm vui buồn trong thời gian dài ngắn sống chung với nhau dưới mái trường chủng viện Phanxicô Thủ Đức, nay là Học Viện Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam. Bằng chứng là ngay trong lễ khai mạc hội trại, hồi 14g, anh chị em đã tưng bừng ca hát, tham gia năng động các trò chơi tập thể.
Tiếp đến là các mục trò chơi thi đua giữa các cháu thiếu nhi và thanh thiếu niên trên bãi biển. Tuy có những em mới gặp nhau lần đầu thôi, nhưng đã hăng hái kết bạn, kết đội với nhau để tham gia trò chơi. Các trò chơi diễn ra thật vui nhộn, náo nhiệt trên một khu vực bãi biển, trước sự reo hò cổ vũ các các cha mẹ. Vì là trò chơi có giải thưởng, nên cuộc chơi càng hào hứng, nhất là các mục kéo dây, đổ nước biển vào lỗ đào sẵn...Nhóm Thanh Sinh công tham gia hội trại nhiệt tình điều khiển các trò chơi.
Trời chiều lòng người lắm, với trời thật mát, nước biển êm và lặng sóng, bãi biển lại lài lài, nên mọi người bơi lội, tập nhau bơi, vui đùa dưới nước thật vui. Sau bữa cơm chiều, là mục đốt lửa trại. Củi lửa trại đã được sắp sẵn trên bờ biển, nhưng trời chuyển mưa, anh em thật tiếc vì không đốt lửa trại được. Tuy nhiên, ban tổ chức hội trại đã mua nến. Mỗi người thắp nến và cắm thành một vòng tròn nhỏ giữa căn phòng rộng lớn, để bắt đầu lửa trại. Mọi người bất phân tuổi tác quây quần thành vòng tròn thật lớn, và ca hát, làm các cử điệu, cùng tham gia trò chơi nhỏ.
Kết thúc lửa trại là đọc kinh tối trước khi đi ngủ. Anh em nhớ cầu nguyện cho linh hồn mới qua đời, như anh P.X. Nguyễn Văn Mậu (lớp 59); linh hồn Anna, mẹ anh Chu Văn Báu (lớp 61); linh hồn Phêrô, ba anh Đinh Tiến (lớp 66); linh hồn Đaminh, ba anh Phạm Tất Đạt (lớp 66) và anh Phạm Tất Đồng (lớp 71), cùng các linh hồn thân nhân của anh chị em Cựu Phan Sinh. Cha Vũ Xuân Quế, đại diện cha Giám tỉnh Vũ Phan Long, ban phép lành cuối ngày cho anh chị em.
Sáng 18-7, anh em lo dậy sớm chuẩn bị để dự thánh lễ lúc 6g. Cha Quế dâng lễ chủ nhật cho anh chị em. Bài giảng của cha về cách ứng xử của hai chị em Maria và Marta gợi ra nhiều ý cho anh chị em suy nghĩ, để có thể áp dụng theo ý Chúa trong cuộc sống đời thường của mình. Sau bữa ăn sáng, anh em tự do tắm biển. Khoảng 9g30, anh em Cựu Phan Sinh họp riêng, để đánh giá sinh hoạt của các nhóm trong một năm qua, khuyến khích nhau sống tốt tình anh em với nhau, và với Dòng Nhất. Mặc dầu có những khuyết điểm, nhưng anh em nguyện khắc phục để duy trì tốt tình nghĩa anh em cùng một nhà.
Bữa ăn trưa thật là vui, vì kết hợp với ca hát như trong một tiệc cưới. Nhóm Ngũ Long Công Chúa, con cái của anh em Cựu Phan Sinh, mở đầu múa hát với bài Ra khơi của nhạc sĩ Nguyễn Thành Thống, thật vui nhộn. Kế đó, anh em thay phiên nhau lên biểu diễn tài năng văn nghệ của mình. Ăn xong, các nhóm thu xếp đồ đạc, trả phòng ngủ, và tập họp nhau lúc 13g15 tại phòng lớn để làm nghi thức chia tay. Ban tổ chức công bố các giải thưởng, trao giải thưởng cho các nhóm và cá nhân xuất sắc của hội trại.
Anh em nắm tay nhau, hát bài tạm biệt “Gặp nhau đây rồi chia tay...” trong vui buồn lẫn lộn, rồi chia tay nhau lên xe ra về. Hy vọng sức sống mới sẽ lại đến cho anh em sau hội trại “Duc In Altum”, với nhiều niềm vui và tin yêu vào cuộc sống hơn, trong tinh thần của thánh Phanxicô Átxidi.
“Mỗi năm đến hè lại đi nghỉ hè...”, đó là một truyền thống của anh em Cựu Phan Sinh từ năm 1995 đến nay. Cứ đầu mùa hè là con cháu của Cựu Phan Sinh đã hối thúc Ban đại diện tổ chức hội trại rồi. Năm nay, hội trại diễn ra thật tốt đẹp, với số lượng người tham gia nhiều hơn, và tổ chức chu đáo hơn. Xin cám ơn Ban đại diện Cựu Phan Sinh, Ban tổ chức hội trại, nhóm Thanh Sinh Công hoạt náo, tất cả anh chị em nhiệt tình tham dự, các anh em quốc nội và quốc ngoại đóng góp vật chất cho hội trại, và đặc biệt cám ơn Trường trung cấp Kinh tế và Du lịch Tân Thanh ở Tp. Hồ Chí Minh đã tặng mũ thật đẹp cho mọi trại viên, để đội trong hai ngày trại nhiều nắng nóng ở vùng nam Trung bộ.
Hội trại năm nay lấy tên là Ra Khơi, nhằm gây ý thức truyền giáo cho mọi anh chị em, ra khơi đế lấy sức sống mới từ Chúa Kitô, ra khơi để sống tình huynh đệ với mọi người cách tốt hơn, và đề sống chan hòa tình huynh đệ Phan Sinh với nhau. Vì vậy các anh chị em đã sống vui tươi, chan hòa, thắm thiết tình anh em, nhắc nhau những kỷ niệm vui buồn trong thời gian dài ngắn sống chung với nhau dưới mái trường chủng viện Phanxicô Thủ Đức, nay là Học Viện Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam. Bằng chứng là ngay trong lễ khai mạc hội trại, hồi 14g, anh chị em đã tưng bừng ca hát, tham gia năng động các trò chơi tập thể.
Tiếp đến là các mục trò chơi thi đua giữa các cháu thiếu nhi và thanh thiếu niên trên bãi biển. Tuy có những em mới gặp nhau lần đầu thôi, nhưng đã hăng hái kết bạn, kết đội với nhau để tham gia trò chơi. Các trò chơi diễn ra thật vui nhộn, náo nhiệt trên một khu vực bãi biển, trước sự reo hò cổ vũ các các cha mẹ. Vì là trò chơi có giải thưởng, nên cuộc chơi càng hào hứng, nhất là các mục kéo dây, đổ nước biển vào lỗ đào sẵn...Nhóm Thanh Sinh công tham gia hội trại nhiệt tình điều khiển các trò chơi.
Trời chiều lòng người lắm, với trời thật mát, nước biển êm và lặng sóng, bãi biển lại lài lài, nên mọi người bơi lội, tập nhau bơi, vui đùa dưới nước thật vui. Sau bữa cơm chiều, là mục đốt lửa trại. Củi lửa trại đã được sắp sẵn trên bờ biển, nhưng trời chuyển mưa, anh em thật tiếc vì không đốt lửa trại được. Tuy nhiên, ban tổ chức hội trại đã mua nến. Mỗi người thắp nến và cắm thành một vòng tròn nhỏ giữa căn phòng rộng lớn, để bắt đầu lửa trại. Mọi người bất phân tuổi tác quây quần thành vòng tròn thật lớn, và ca hát, làm các cử điệu, cùng tham gia trò chơi nhỏ.
Kết thúc lửa trại là đọc kinh tối trước khi đi ngủ. Anh em nhớ cầu nguyện cho linh hồn mới qua đời, như anh P.X. Nguyễn Văn Mậu (lớp 59); linh hồn Anna, mẹ anh Chu Văn Báu (lớp 61); linh hồn Phêrô, ba anh Đinh Tiến (lớp 66); linh hồn Đaminh, ba anh Phạm Tất Đạt (lớp 66) và anh Phạm Tất Đồng (lớp 71), cùng các linh hồn thân nhân của anh chị em Cựu Phan Sinh. Cha Vũ Xuân Quế, đại diện cha Giám tỉnh Vũ Phan Long, ban phép lành cuối ngày cho anh chị em.
Sáng 18-7, anh em lo dậy sớm chuẩn bị để dự thánh lễ lúc 6g. Cha Quế dâng lễ chủ nhật cho anh chị em. Bài giảng của cha về cách ứng xử của hai chị em Maria và Marta gợi ra nhiều ý cho anh chị em suy nghĩ, để có thể áp dụng theo ý Chúa trong cuộc sống đời thường của mình. Sau bữa ăn sáng, anh em tự do tắm biển. Khoảng 9g30, anh em Cựu Phan Sinh họp riêng, để đánh giá sinh hoạt của các nhóm trong một năm qua, khuyến khích nhau sống tốt tình anh em với nhau, và với Dòng Nhất. Mặc dầu có những khuyết điểm, nhưng anh em nguyện khắc phục để duy trì tốt tình nghĩa anh em cùng một nhà.
Bữa ăn trưa thật là vui, vì kết hợp với ca hát như trong một tiệc cưới. Nhóm Ngũ Long Công Chúa, con cái của anh em Cựu Phan Sinh, mở đầu múa hát với bài Ra khơi của nhạc sĩ Nguyễn Thành Thống, thật vui nhộn. Kế đó, anh em thay phiên nhau lên biểu diễn tài năng văn nghệ của mình. Ăn xong, các nhóm thu xếp đồ đạc, trả phòng ngủ, và tập họp nhau lúc 13g15 tại phòng lớn để làm nghi thức chia tay. Ban tổ chức công bố các giải thưởng, trao giải thưởng cho các nhóm và cá nhân xuất sắc của hội trại.
Anh em nắm tay nhau, hát bài tạm biệt “Gặp nhau đây rồi chia tay...” trong vui buồn lẫn lộn, rồi chia tay nhau lên xe ra về. Hy vọng sức sống mới sẽ lại đến cho anh em sau hội trại “Duc In Altum”, với nhiều niềm vui và tin yêu vào cuộc sống hơn, trong tinh thần của thánh Phanxicô Átxidi.
“Mỗi năm đến hè lại đi nghỉ hè...”, đó là một truyền thống của anh em Cựu Phan Sinh từ năm 1995 đến nay. Cứ đầu mùa hè là con cháu của Cựu Phan Sinh đã hối thúc Ban đại diện tổ chức hội trại rồi. Năm nay, hội trại diễn ra thật tốt đẹp, với số lượng người tham gia nhiều hơn, và tổ chức chu đáo hơn. Xin cám ơn Ban đại diện Cựu Phan Sinh, Ban tổ chức hội trại, nhóm Thanh Sinh Công hoạt náo, tất cả anh chị em nhiệt tình tham dự, các anh em quốc nội và quốc ngoại đóng góp vật chất cho hội trại, và đặc biệt cám ơn Trường trung cấp Kinh tế và Du lịch Tân Thanh ở Tp. Hồ Chí Minh đã tặng mũ thật đẹp cho mọi trại viên, để đội trong hai ngày trại nhiều nắng nóng ở vùng nam Trung bộ.
TGM Portland thăm mục vụ Cộng đoàn Việt Nam Anrê Dũng Lạc tại Beaverton
Trà Phú
11:49 19/07/2010
BEAVERTON (OREGON ): Chúa Nhật ngày 18/07/2010 giáo dân thuộc cộng đòan Thánh Anrê Dũng Lạc hân hoan chào đón Đức TGM Giáo Phận đến viếng thăm Cộng Đòan, đồng thời Ngài giới thiệu ông Micheal Phạm ngọc Châu làm ứng viên chính thức nhập học chương trình lớp Thày Sáu Vĩnh viễn trong tương lai.
Xem hình ảnh
Ngỏ lời với tân ứng viên Ngài khuyên phải chu tòan trách nhiệm của mình mà Giáo Hội đã giao phó. Đối với vợ và con của tân ứng viên Ngài nhắn nhủ là phải cầu nguyện, giúp đỡ cho người chồng, người cha trong khi thi hành chức vụ. Ngài giải thích có 3 chức Thánh đó là Giám Mục, Linh mục và Phó tế. Cả ba chức đều tham dự trực tiếp vào chức Linh Mục của Chúa Giêsu.
Đối với chức Phó tế được cử hành trọng thể Phép Rửa, giữ và trao Mình Thánh Chúa, nhân danh Giáo Hội, chứng kiến và chúc lành hôn phối, mang của ăn đàng cho kẻ hấp hối, đọc Thánh kinh cho giáo hữu, giáo huấn và khuyên nhủ dân chúng, chủ tọa việc phụng tự và kinh nguyện của tín hữu, cử hành các Á Bí tích, chủ tọa lễ nghi tang chế và an táng" (GH 29) và hiến thân cho công việc Bác Ái.
Cuối cùng Ngài khuyên gíáo dân luôn luôn cầu nguyện,yêu mến và cộng tác, nhờ vậy giúp cho sự tăng trưởng và phát triển Cộng đòan. Sau phần thánh lễ có một bữa tiệc trà liên hoan cho toàn thể cộng đòan.
Xem hình ảnh
Ngỏ lời với tân ứng viên Ngài khuyên phải chu tòan trách nhiệm của mình mà Giáo Hội đã giao phó. Đối với vợ và con của tân ứng viên Ngài nhắn nhủ là phải cầu nguyện, giúp đỡ cho người chồng, người cha trong khi thi hành chức vụ. Ngài giải thích có 3 chức Thánh đó là Giám Mục, Linh mục và Phó tế. Cả ba chức đều tham dự trực tiếp vào chức Linh Mục của Chúa Giêsu.
Đối với chức Phó tế được cử hành trọng thể Phép Rửa, giữ và trao Mình Thánh Chúa, nhân danh Giáo Hội, chứng kiến và chúc lành hôn phối, mang của ăn đàng cho kẻ hấp hối, đọc Thánh kinh cho giáo hữu, giáo huấn và khuyên nhủ dân chúng, chủ tọa việc phụng tự và kinh nguyện của tín hữu, cử hành các Á Bí tích, chủ tọa lễ nghi tang chế và an táng" (GH 29) và hiến thân cho công việc Bác Ái.
Cuối cùng Ngài khuyên gíáo dân luôn luôn cầu nguyện,yêu mến và cộng tác, nhờ vậy giúp cho sự tăng trưởng và phát triển Cộng đòan. Sau phần thánh lễ có một bữa tiệc trà liên hoan cho toàn thể cộng đòan.
Một chút thành quả công tác từ thiện tại cù lao Lợi Quang xã Tân Thới, Tiền Giang.
Nguyễn Xuân
15:26 19/07/2010
Một chút thành quả tại cù lao Lợi Quang xã Tân Thới, Tiền Giang.
Cách đây 7 năm, nhân một chuyến đi về thăm cù lao, bà Isabelle Calvez, người Pháp được tận mắt nhìn những em bé nghèo suy dinh dưỡng và cũng vì nghèo mà không có phương tiện để đi học. Với niềm tin “Một chút những viên đá nhỏ hợp thành ngọn núi lớn”( ThôngVi Vu), bà đã về nước vân động một nhóm bạn bè thân quen đóng góp một chút gì đó, để giúp đỡ các em có khả năng vượt khó để đến trường.
Xem hình chuyến công tác tình thương
Những chiếc xe đạp lần lượt được gữi đến các em (80 chiếc). Nhóm còn tài trợ mỗi em khoảng 300.000 đồng mỗi tháng, phụ vào tiền học phí và sách v?. Dần dần, bà tìm những ông bố, bà mẹ nuôi hảo tâm để chia sẻ, xoa dịu nỗi đau của những gia đình bất hạnh.(Hơn 100 em có bố mẹ nuôi).
Quả thật “Chỉ một chút khởi đầu tương lai sẽ đẹp màu”. Hiện nay có 3 em tốt nghiệp Đại học, 4 em đang học Đại học và 5 em tốt nghiệp Phổ thông đang chờ kết quả tuyển sinh vào Đại học.
Được hỏi lý do nào thúc đẩy bà thực hiện công tác này. Bà tâm sự vì bà muốn làm một việc gì tốt đẹp, như để nhớ ơn Đất nước đã ban tặng cho bà đứa con nuôi. Bé Capuccinô đã được bà nhận nuôi từ khi em được vài tháng tuổi tại Vũng Tàu. Mỗi năm bà dẫn em về thăm quê hương Việt Nam của em. Hiện nay em được 8 tuổi. Em tâm sự với bà rằng em đã hiểu nguyên nhân ba mẹ em bỏ rơi em, vì ba mẹ em nghèo khổ. Và khi trở về Pháp em cũng khoe với các bạn, em rất yêu thương quê hương em. Em tự hào vì em là người VN rất thông minh. Nhìn em chia sẻ những đồ chơi và hòa mình nô đùa với các bé tại Cù Lao, ta nhận ra cách giáo dục khéo léo của bà đã giúp em không phủ nhận hay quên đi nguồn gốc của mình.
Mỗi năm khi về VN, bà đều xuống thăm các em. Bà còn tổ chức khám bệnh phát thuốc và chăm sóc răng miệng cho các em. Thêm vào đó là những ly sữa những món đồ chơi, những quyển tập như những “chút gì” xoa dịu nỗi thương đau, những “chút gì” làm cho đời trẻ thơ thêm tươi sáng.
Vào hai ngày 17 & 18/07/2010,các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đã hy sinh những ngày nghỉ cuối tuần để giúp bà thực hiện chuyến công tác tình thương nầy
Nếu như sống vào thời Chúa Giêsu, hẵn bà Isabelle sẽ tự hào là một người Samaritanô nhân hậu như Chúa mong ước…
Đôi khi ta cũng vô tình như người thầy tư tế và thầy Lêvi ta cũng viện lý do”Môt con chim én không làm nên một mùa Xuân” và bỏ lơ không giúp đỡ người anh em đang cần một chút gì để sinh tồn. Ước gì mỗi người chúng ta ý thức rằng “Một chút trong đời trở thành một chút thật tuyệt vời,” và biết “ chắt chiu từng chút ấy cho đời thêm sáng tươi”.(ThôngVi Vu)
Nguyện xin Chúa luôn chúc phúc cho bà vì những nỗ lực bà đã thực hiện khi Sống Lời Chúa dạy
Cách đây 7 năm, nhân một chuyến đi về thăm cù lao, bà Isabelle Calvez, người Pháp được tận mắt nhìn những em bé nghèo suy dinh dưỡng và cũng vì nghèo mà không có phương tiện để đi học. Với niềm tin “Một chút những viên đá nhỏ hợp thành ngọn núi lớn”( ThôngVi Vu), bà đã về nước vân động một nhóm bạn bè thân quen đóng góp một chút gì đó, để giúp đỡ các em có khả năng vượt khó để đến trường.
Xem hình chuyến công tác tình thương
Những chiếc xe đạp lần lượt được gữi đến các em (80 chiếc). Nhóm còn tài trợ mỗi em khoảng 300.000 đồng mỗi tháng, phụ vào tiền học phí và sách v?. Dần dần, bà tìm những ông bố, bà mẹ nuôi hảo tâm để chia sẻ, xoa dịu nỗi đau của những gia đình bất hạnh.(Hơn 100 em có bố mẹ nuôi).
Quả thật “Chỉ một chút khởi đầu tương lai sẽ đẹp màu”. Hiện nay có 3 em tốt nghiệp Đại học, 4 em đang học Đại học và 5 em tốt nghiệp Phổ thông đang chờ kết quả tuyển sinh vào Đại học.
Được hỏi lý do nào thúc đẩy bà thực hiện công tác này. Bà tâm sự vì bà muốn làm một việc gì tốt đẹp, như để nhớ ơn Đất nước đã ban tặng cho bà đứa con nuôi. Bé Capuccinô đã được bà nhận nuôi từ khi em được vài tháng tuổi tại Vũng Tàu. Mỗi năm bà dẫn em về thăm quê hương Việt Nam của em. Hiện nay em được 8 tuổi. Em tâm sự với bà rằng em đã hiểu nguyên nhân ba mẹ em bỏ rơi em, vì ba mẹ em nghèo khổ. Và khi trở về Pháp em cũng khoe với các bạn, em rất yêu thương quê hương em. Em tự hào vì em là người VN rất thông minh. Nhìn em chia sẻ những đồ chơi và hòa mình nô đùa với các bé tại Cù Lao, ta nhận ra cách giáo dục khéo léo của bà đã giúp em không phủ nhận hay quên đi nguồn gốc của mình.
Mỗi năm khi về VN, bà đều xuống thăm các em. Bà còn tổ chức khám bệnh phát thuốc và chăm sóc răng miệng cho các em. Thêm vào đó là những ly sữa những món đồ chơi, những quyển tập như những “chút gì” xoa dịu nỗi thương đau, những “chút gì” làm cho đời trẻ thơ thêm tươi sáng.
Vào hai ngày 17 & 18/07/2010,các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đã hy sinh những ngày nghỉ cuối tuần để giúp bà thực hiện chuyến công tác tình thương nầy
Nếu như sống vào thời Chúa Giêsu, hẵn bà Isabelle sẽ tự hào là một người Samaritanô nhân hậu như Chúa mong ước…
Đôi khi ta cũng vô tình như người thầy tư tế và thầy Lêvi ta cũng viện lý do”Môt con chim én không làm nên một mùa Xuân” và bỏ lơ không giúp đỡ người anh em đang cần một chút gì để sinh tồn. Ước gì mỗi người chúng ta ý thức rằng “Một chút trong đời trở thành một chút thật tuyệt vời,” và biết “ chắt chiu từng chút ấy cho đời thêm sáng tươi”.(ThôngVi Vu)
Nguyện xin Chúa luôn chúc phúc cho bà vì những nỗ lực bà đã thực hiện khi Sống Lời Chúa dạy
Thông Báo
Phân Ưu: Thân Mẫu LM Nguyễn Trung Hòa qua đời
Lm. Phêrô Nguyễn Quang Vinh
20:57 19/07/2010
CHÚNG TÔI MỚI VỪA NHẬN ĐƯỢC TIN
sinh năm 1930, thân mẫu của:
LM. Nguyễn Trung Hoà,
Quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Anrê Dũng Lạc, Brooklyn, New York,
đã về Nhà Cha vào lúc 8 giờ 30 sáng hôm nay thứ Hai, ngày 19 tháng 07 năm 2010 (ngày giờ California, USA) tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi.
XIN THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG ĐẠI TANG QUYẾN.
NGUYỆN XIN THIÊN CHÚA LÀ CHA NHÂN TỪ ĐÓN NHẬN LINH HỒN MATTA VỀ CHỐN TRƯỜNG SINH.
Lm. Phêrô Nguyễn Quang Vinh
CT/LĐ GS/TS miền Đông Bắc Hoa Kỳ
BÀ CỐ: MATTA NGUYỄN THỊ TỴ
sinh năm 1930, thân mẫu của:
LM. Nguyễn Trung Hoà,
Quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Anrê Dũng Lạc, Brooklyn, New York,
đã về Nhà Cha vào lúc 8 giờ 30 sáng hôm nay thứ Hai, ngày 19 tháng 07 năm 2010 (ngày giờ California, USA) tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi.
XIN THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG ĐẠI TANG QUYẾN.
NGUYỆN XIN THIÊN CHÚA LÀ CHA NHÂN TỪ ĐÓN NHẬN LINH HỒN MATTA VỀ CHỐN TRƯỜNG SINH.
Lm. Phêrô Nguyễn Quang Vinh
CT/LĐ GS/TS miền Đông Bắc Hoa Kỳ
Phân Ưu: Thân mẫu LM Nguyễn Trung Hòa vừa tạ thế tại Nam California
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
21:41 19/07/2010
PHÂN ƯU Chúng tôi vừa nhận được tin: Bà cố Matta Nguyễn Thị Tỵ sinh năm 1930 Thân mẫu của Linh mục Phêrô Nguyễn Trung Hoà, Quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Anrê Dũng Lạc, Brooklyn, New York, đã về Nhà Cha vào lúc 8 giờ 30 sáng hôm nay thứ Hai, ngày 19 tháng 07 năm 2010 tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi. Xin chân thành chia buồn cùng cha Hòa và Tang Quyến. Nguyện xin Chúa là Cha Nhân Từ đón nhận linh hồn Matta vào Thiên Đàng. Thành kính, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ |
Văn Hóa
Xem tranh trời
Lm Vũđình Tường
05:02 19/07/2010
Đã từ lâu chúng tôi không còn thú xem tranh trời. Mất đi những buổi chiều nằm trên thảm cỏ xanh ngó mây trời bay bay, thi nhau đếm những hình ảnh do bàn tay vô hình hoạ cấp tốc hình ảnh thần tiên trên bầu trời. Chúng tôi thường kháo với nhau ‘trời dùng mây vẽ trên mây tạo ảnh’. Có hoạ sĩ nào tài ba dùng mực vẽ trên mực tạo nên ảnh, dùng sơn vẽ trên sơn tạo nên ảnh. Chỉ riêng trời có sáng kiến kì lạ đó. Dùng mây vẽ trên mây tạo hết hình này đến cảnh nọ. Nhìn lên bầu trời chúng ta có thể tưởng tượng ra cảnh sông núi, cao thấp, cảnh biển, sóng vỗ, giòng sông nước chảy, cảnh gia súc, cảnh nhà cửa, cảnh ao hồ. Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy nơi trần gian này đều có thể nhìn thấy trên mây trời. Chúng đến rồi đi trong chốc lát, rồi mây lại tạo thành những hình ảnh sống động khác. Thật kì lạ.
Không phải chiều nào chúng tôi cũng được hưởng những giây phút thần tiên. Phải đủ điều kiện ngắm nhìn mây bay mới thấy thú. Một mình xem cũng được nhưng nếu đủ điều kiện sẽ thú hơn gấp bội. Đơn giản thôi.
Thứ nhất phải có một lũ bạn, cùng trang lứa, chơi chung với nhau, cùng nằm dài ngắm mây bay.
Thứ hai buổi chiều có gió thổi thật nhẹ. Chúng tôi nghe các cụ gọi là gió hiu hiu. Làn gió bay rất nhẹ nhàng, chỉ hơi đùa với ngọn cỏ non, làm mát da mà không vẩn bụi trần.
Cần gió bay nhẹ trên không trung hay nói theo kiểu quen thuộc là gió hiu hiu trên không trung. Điều kiện thứ ba này rất quan trọng vì nếu gió thổi nhanh quá việc ngắm nhìn tranh trời sẽ mất hứng vì chưa kịp thưởng thức, chưa kịp bàn tán đã mất.
Nhớ lại để nuối tiếc, thán phục, cái hài hoà, kì lạ tuyệt vời của đất trời. Nếu dưới đất có nắng nhạt, gió nhẹ bao giờ trên trời cũng có bầu trời trong xanh, cao thẳm. Mà bầu trời trong xanh luôn kết duyên cùng mây trắng. Mây không dầy đặc nhưng kéo nhau từng cụm, từng cụm lững lờ trôi, lũ lượt dạo cảnh trời.
Quan trọng nhất vẫn là đám bạn cùng thưởng thức xem tranh trời. Như thế mới hứng. Hứng thú ở chỗ đứa này nhìn thấy trước chỉ cho đứa kia. Thế là mọi con mắt đổ dồn về hướng ngón tay chỉ trỏ xem hình ảnh mới lạ nào nó thích. Rất vui, có khi vừa nhận ra hình ảnh trên cao đó thì hình đó đã biến sang dạng khác.
Bày trò chơi
Thường chúng tôi tìm một thảm cỏ xanh. Rau đắng dại là thích hợp nhất. Khi hè tới, cánh đồng khô, rau đắng dại xuất hiện. Loại rau này mùi vị hơi đắng nên thường mọc tốt vì trâu bò chê mùi vị đắng của nó. Rau đắng mọc khá dầy, kín mặt đất. Cái vị đắng rất lợi hại, trâu bò chê đã đành, đám kiến cũng chê nốt. Rất hiếm khi tìm thấy dưới đám rau đắng có kiến. Như vậy lũ kiến nhà ta cũng không thích mùi vị đắng của rau. Đám rau đắng thưa có kiến, trong khi đám rau đắng dầy lại không. Có lẽ vì vị đắng và thân của nó bò chằng chịt, đan chéo nhau làm vướng chân kiến nên chúng ngại làm tổ dưới đám rau đắng. Hơn nữa nếu có cũng dễ nhận ra vì vết chân kiến bò sẽ để lại những dấu vết nơi mặt đất. Tìm được đám rau đắng mấy đứa gọi nhau đến nằm ngắm tranh trời. Đã có buổi chiều chúng tôi tranh biện với nhau về từ ngắm tranh. Mỗi đứa một í. Đứa thì cãi dùng chữ xem tranh là thích hợp nhất. Giống như đi xem triển lãm tranh. Đứa kia cãi là phải dùng từ ngắm tranh cho nó trịnh trọng vì ngắm thường là thưởng thức trong khi xem chưa lột hết được í nghĩa của nó. Đứa khác lại đưa í phải nói là chiêm ngưỡng tranh trời mới thoát í, mới nói lên được cái kì quan của đất trời. Thằng khác lại nói chiêm ngưỡng mà nằm ngửa thì hơi kì. Cuối cùng buổi tranh biện không ai thắng cũng chẳng ai thua. Huề cả làng, ai muốn dùng từ nào thích hợp tùy í. Mục đích chính là xem tranh, ngó tranh, chiêm ngưỡng kì công của tạo hóa.
Tranh ăn tranh
Vui nhất là những lúc tranh ăn nhau. Đứa nào cũng nổi gân cổ cãi tranh của mình thắng. Trong khi đó thì mây cứ âm thầm, lẳng lặng làm công việc của mây, cứ từ từ bay theo gió. Tranh ăn nhau là khi mỗi đứa nhận một hình con thú nào đó do mây tạo thành trên nền trời. Cả hai cùng nằm thưởng thức xem mây vẽ hình. Hai hình mây trời vẽ ở hai tầng mây cao thấp khác nhau. Gió thổi, đưa đẩy lớp mây thấp bay dần dần che lấp mất hình mây trên cao. Đó là lúc hai con thú mây ăn nhau. Tôi còn nhớ thằng Bi thích sư tử. Nó nhận hình con sư tử. Oai không tìm được con gì cho cân xứng nó nhận đại hình con gà. May mắn thay cho thằng Oai, con gà nuốt trửng con sư tử. Con gà theo mây bay lấp dần, lấp dần con sư tử, cuối cùng cái đầu sư tử cũng móp méo thảm thiết; trong khi đó bụng con gà phình chướng. Thế là cả bọn cho gà của Oai nuốt trửng con sư tử của Bi. Bi lấp liếm cãi chầy cối nhưng không to bằng họng của sáu đứa nhập lại, cuối cùng nó đành câm họng.
Những lúc tranh mây ăn nhau như thế hai đứa dưới trần cũng tranh nhau ăn thua đủ. Lúc đó chúng tôi không hiểu tại sao lại có cảnh tranh ăn tranh. Bây giờ biết được thì đã già. Dù thế nào chăng nữa lúc đó bọn trẻ cũng được thưởng thức những buổi chiều vàng để đời không bao giờ quên.
Niềm vui tăng gấp bội nếu trên nền trời có đám mây như vảy cá. Mỗi đứa nhận một khoảng mây và cố nhìn ra những con cá trong đám mây vảy cá đó. Mây vảy cá có hình thù như đám vảy cá và mầu sắc khác nhau đẹp tuyệt vời. Chỗ thì xanh tím, chỗ xanh lục, chỗ đỏ chói, chỗ hồng lam, chỗ vàng pha đỏ, chỗ xanh pha tím. Đôi khi chúng tôi mê man nhìn cảnh sắc tuyệt trần đó mà quên bẵng trò chơi câu cá trời. Khi tìm được hình cá trong đám mây mỗi đứa lại chơi trò câu cá trên mây. Người câu thường ngồi gần một đám mây nhỏ trước đám mây vảy cá. Con cá nào bay ngang chỗ người ngồi câu coi như là câu trúng. Lại có trường hợp con cá to bay lấp mất người câu. Trong trường hợp đó cả đám phải tìm cách cứu người câu. Người câu mắc nạn được cứu thoát khi đám mây bay qua mà hình thù người câu vẫn còn tồn tại. Khi đám mây bay qua mà người câu mất tích kể như người đó bị loại ra khỏi cuộc chơi. Thỉnh thoảng có đám mây lạc loài bay lung tung, đôi khi nó tạo nên hình con chim, con ó. Nếu đám mây lạc loài đó bay trúng chỗ người câu mất tích, người câu đó coi như được thần điêu đến cứu. Nếu đám mây lạc loài bay trúng hình con cá kể như cá đó bị chim bắt và người câu bị trừ một điểm. Thú vui đó thú vô cùng vì nó ngoài vòng kiểm soát của con người. Hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, mây trời và gió trên cao.
Xông hương
Cỏ rau đắng xanh non, mềm như nhung dưới lưng bị sức nặng đè lên làm chúng dập, gẫy tạo ra một mùi thơm tinh khiết đặc biệt. Cái mùi thơm cỏ non giúp toàn cơ thể nghỉ ngơi. Toàn thân thoải mái lạ thường. Cảm giác đầu tiên là cái lạnh dìu dịu của cỏ mơn trớn làn da lưng. Không hiểu sao rau đắng lại có đặc tính đó. Nằm trên đám rau đắng cơ thể thấy thoải mái lạ thường. Lá của rau nhỏ, mỏng, chứa nước hút lên từ đất. Dưới ánh nắng mà lá rau vẫn tươi mát, khi nằm lên vẻ tươi mát của lá lan chuyển dần sang lưng khiến làn da lưng thật dễ chịu. Sau lớp da lưng là đến các khớp xương. Khớp xương như nới lỏng tạo cho toàn thân cảm giác nghỉ ngơi, hoàn toàn thư giãn, thoải mái. Hầu như từng thớ thịt, từng tế bào da đều ngưng hoạt động để thưởng thức, đón nhận cái đê mê của đất trời. Còn gì thú hơn khi dưới lưng rau đắng đấm bóp, phía ngực có làn gió xoa nhẹ, ngấm vào cơ thể cái mát dịu. Không phải mát lạnh đến rùng mình mà là mát nhẹ nhàng, từ từ thấm vào châu thân. Trong khi đó khứu giác hít hà mùi cỏ thơm, từng hơi một, từng hơi một, nhẹ nhàng làm thông mũi. Thú hơn nữa là sau một lúc thư giãn, mùi cỏ thơm trở nên ấm áp lạ thường. Nằm trên rau đắng, người ta thưởng thức cái vị đắng xông vào mũi khiến cho người nằm chỉ muốn hít thật đầy buồng phổi. Điểm đặc biệt khác của rau đắng là vị đắng xông vào mũi, đầy buồng phổi nhưng lại cảm thấy vị đắng pha vị ngọt, làm thông khí quản. Cái cảm giác nhẹ nhàng như bay bổng lưng trời này khiến cho người ta cứ muốn hít mãi cái vị đắng ngọt cho căng đầy buồng phổi. Toàn thân cảm thấy nhẹ như bấc, bay bay trong gió. Mặt khác lại cảm được cái sạch trinh trong của rau đắng. Rau đắng được dùng thay xà bông vì khi vò nát rau cho chất dầu thơm, bọt trắng, pha chất xanh, rửa sạch tất cả các mùi hôi, vì thế nằm trên rau đắng người ta có cảm tưởng như đang tắm gội, ngụp lặn trong loại xà bông thần tiên.
Sức nóng do thân nhiệt phát ra sưởi ấm các ngọn cỏ dưới lưng, hâm nóng nhựa cỏ tạo ra một mùi thơm dại, đắng có pha vị ngọt, quyện nhau đến độ ghiền lúc nào không hay. May mắn hơn nếu yên tĩnh thính giác sẽ nghe được tiếng dế kêu réo, ngầm báo cho biết cái thanh tú của đất trời. Thị giác thì luôn theo dõi đám mây mình chấm, chọn để hình dung ra những quang cảnh, con thú này, con vật nọ do mây giăng dài tạo nên bức tranh trời tuyệt mĩ. Nằm nghỉ thế nào cũng được thưởng thức những bức tranh do mây trời tạo nên. Sở dĩ phải dùng chữ nếu ở đây vì mấy khi tránh khỏi giấc mộng vàng âm thầm đến lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì trời đã nhọ nhem.
Tia nắng trời tô màu quả tuyệt hảo. Không hoạ sĩ tài ba nào cao tay như thế. Từng tia nắng mặt trời chiếu qua làn mây, phản chiếu trên mây bao nhiêu lần đố ai biết. Chỉ biết ánh nắng đó cho ra các màu sắc khác biệt, rất hài hoà tô vẽ trên đám mây khiến người thưởng thức có cảm tưởng đang thực sự chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên đàng. Những lúc như thế tâm trí bay bổng vào không trung, pha lẫn trong mây, nhè nhẹ chơi vơi trong gió. Phách trải dài trên thảm cỏ. Hồn bay bổng, phiêu bạt, bồng bềnh nơi tiên cảnh. Chính vì thả hồn vào mây, vào gió, hoà tan trong không trung hùng vĩ mà người nằm đó quên hẳn thời gian.
Cái êm dịu của thảm cỏ, hương thơm do cỏ non phát ra cộng thêm sức nóng thân nhiệt làm cho mùi hương thêm nồng hương sắc, thân thể thư giãn và mắt huởng cảnh tranh mây vẽ, trang điểm mầu sắc của ánh nắng chiều tàn. Ngần ấy thứ ru hồn về cõi thiên thu. Xác chìm đắm trong đất trời, ngợp tan trong không gian, đưa ta về cõi mộng thiên đàng. Quả thế, nhiều hôm khi tỉnh dậy, muỗi đến đón chào tự lúc nào. Bóng tối phủ kín người và sương hôm rớt nhẹ trên tóc. Quả thực, cái cảm giác thời gian ngừng trôi rất thật, dù biết đất trời không ngừng vẫn cứ sinh hoạt theo tuần hoàn của tạo hoá.
Có lần cả bọn bảy đứa thay nhau cãi, tranh giành hình bóng mây trời. Rồi cả lũ ngủ quên. Khuya vẫn chưa về, vì ngủ quên, mãi cho đến khi người nhà mang đèn đi kiếm. Vừa réo, vừa gọi cả bọn mới giật mình thức. Gặp được con vừa mừng vừa bực nhưng lần đó chúng tôi thoát ăn đòn. Chứng tích rành rành ra đó. Cả bọn đều nằm ngủ, không đứa nào phá đám, không đứa nào làm hại ai. Tất cả đều nằm ngủ ngon lành trong đêm sương phủ đầy sao. Sau lần kinh nghiệm ấy chúng tôi phải chia phiên canh thức. Nay đứa này; mai tới phiên đứa khác để tránh cảnh ngủ quên. Thế mà đôi khi có đứa được chia công tác cũng không sao chống lại được cám dỗ của hương cỏ, sắc trời. Sau này thỉnh thoảng có lần chúng tôi về trễ. Về đến nhà thế nào cũng được cha mẹ cho ăn mấy câu giáo đầu, trước khi được chính thức ăn cơm.
Thằng bạn tôi, về nhà kể cho cha mẹ nghe cảnh thần tiên nằm thảm cỏ rau đắng, ngắm mây trời xem tranh. Sự việc không đến nỗi tồi tệ cho đến khi nó ngu dại kết thúc một câu: Ước gì được chết khi đang nằm xem mây trời trôi trên đám cỏ rau đắng. Từ đó cha mẹ nó cấm đi chung với bọn tôi. Mỗi lần gặp nó đều bắt chúng tôi kể cho nghe những gì xảy ra khi nằm trên cỏ rau đắng xem tranh trời. Là con một trong gia đình. Cha mẹ nó tin dị đoan. Sợ điều nó ước ao thành sự thật nên cấm chơi chung.
Thiên đàng
Ngày nay nhớ lại cảnh xưa, cảnh ngắm mây trời đan dệt không biết chán, không biết mệt. Thời gian không biết ngừng trôi hay tan biến. Chỉ biết là không thấy lâu, không chán nản, không mệt mỏi. Những yếu tố này phần nào giúp tôi tạm hiểu được cảnh trên thiên đàng. Kitô hữu tin lên thiên đàng hưởng phúc ngày đêm chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa. Nếu không có kinh nghiệm nằm thảm cỏ xem tranh tôi sẽ nghĩ thiên đàng buồn chết đi được - ngày này qua năm nọ ngắm nhìn Thiên Chúa.
Thưa không, kinh nghiệm chiêm ngưỡng cảnh mây trời hoạ hình. Vui vô ngần, thoải mái vô hạn, không bao giờ chán. Ngắm hình mây trời từ ngày sang đêm không chán, cũng chẳng mệt. Tình yêu Chúa nơi thiên đàng có lẽ cũng biến chuyển khôn lường khiến chúng ta có ngắm ngày này qua năm nọ vẫn không chán. Thảm cỏ rau đắng ban cho chúng tôi kinh nghiệm đó. Nếu đừng bị đám muỗi phá đám, cảnh tối bao phủ có lẽ chúng tôi không còn biết đến thời gian là gì.
Những ai nghĩ chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa trên thiên đàng chán chưa có dịp thưởng thức cảnh nằm thảm cỏ rau đắng ngó tranh trời. Điều chắc chắn là trên thiên đàng có vô vàn người cùng chiêm ngưỡng thánh nhan. Chính cái hằng hà sa số kia cho biết cảnh chiêm ngưỡng đó sẽ vui vô ngần, vô tận, không bao giờ chán bởi vì thời gian tan biến trong không gian vô tận, còn đâu biết đến ngày giờ.
Không phải chiều nào chúng tôi cũng được hưởng những giây phút thần tiên. Phải đủ điều kiện ngắm nhìn mây bay mới thấy thú. Một mình xem cũng được nhưng nếu đủ điều kiện sẽ thú hơn gấp bội. Đơn giản thôi.
Thứ nhất phải có một lũ bạn, cùng trang lứa, chơi chung với nhau, cùng nằm dài ngắm mây bay.
Thứ hai buổi chiều có gió thổi thật nhẹ. Chúng tôi nghe các cụ gọi là gió hiu hiu. Làn gió bay rất nhẹ nhàng, chỉ hơi đùa với ngọn cỏ non, làm mát da mà không vẩn bụi trần.
Cần gió bay nhẹ trên không trung hay nói theo kiểu quen thuộc là gió hiu hiu trên không trung. Điều kiện thứ ba này rất quan trọng vì nếu gió thổi nhanh quá việc ngắm nhìn tranh trời sẽ mất hứng vì chưa kịp thưởng thức, chưa kịp bàn tán đã mất.
Nhớ lại để nuối tiếc, thán phục, cái hài hoà, kì lạ tuyệt vời của đất trời. Nếu dưới đất có nắng nhạt, gió nhẹ bao giờ trên trời cũng có bầu trời trong xanh, cao thẳm. Mà bầu trời trong xanh luôn kết duyên cùng mây trắng. Mây không dầy đặc nhưng kéo nhau từng cụm, từng cụm lững lờ trôi, lũ lượt dạo cảnh trời.
Quan trọng nhất vẫn là đám bạn cùng thưởng thức xem tranh trời. Như thế mới hứng. Hứng thú ở chỗ đứa này nhìn thấy trước chỉ cho đứa kia. Thế là mọi con mắt đổ dồn về hướng ngón tay chỉ trỏ xem hình ảnh mới lạ nào nó thích. Rất vui, có khi vừa nhận ra hình ảnh trên cao đó thì hình đó đã biến sang dạng khác.
Bày trò chơi
Thường chúng tôi tìm một thảm cỏ xanh. Rau đắng dại là thích hợp nhất. Khi hè tới, cánh đồng khô, rau đắng dại xuất hiện. Loại rau này mùi vị hơi đắng nên thường mọc tốt vì trâu bò chê mùi vị đắng của nó. Rau đắng mọc khá dầy, kín mặt đất. Cái vị đắng rất lợi hại, trâu bò chê đã đành, đám kiến cũng chê nốt. Rất hiếm khi tìm thấy dưới đám rau đắng có kiến. Như vậy lũ kiến nhà ta cũng không thích mùi vị đắng của rau. Đám rau đắng thưa có kiến, trong khi đám rau đắng dầy lại không. Có lẽ vì vị đắng và thân của nó bò chằng chịt, đan chéo nhau làm vướng chân kiến nên chúng ngại làm tổ dưới đám rau đắng. Hơn nữa nếu có cũng dễ nhận ra vì vết chân kiến bò sẽ để lại những dấu vết nơi mặt đất. Tìm được đám rau đắng mấy đứa gọi nhau đến nằm ngắm tranh trời. Đã có buổi chiều chúng tôi tranh biện với nhau về từ ngắm tranh. Mỗi đứa một í. Đứa thì cãi dùng chữ xem tranh là thích hợp nhất. Giống như đi xem triển lãm tranh. Đứa kia cãi là phải dùng từ ngắm tranh cho nó trịnh trọng vì ngắm thường là thưởng thức trong khi xem chưa lột hết được í nghĩa của nó. Đứa khác lại đưa í phải nói là chiêm ngưỡng tranh trời mới thoát í, mới nói lên được cái kì quan của đất trời. Thằng khác lại nói chiêm ngưỡng mà nằm ngửa thì hơi kì. Cuối cùng buổi tranh biện không ai thắng cũng chẳng ai thua. Huề cả làng, ai muốn dùng từ nào thích hợp tùy í. Mục đích chính là xem tranh, ngó tranh, chiêm ngưỡng kì công của tạo hóa.
Tranh ăn tranh
Vui nhất là những lúc tranh ăn nhau. Đứa nào cũng nổi gân cổ cãi tranh của mình thắng. Trong khi đó thì mây cứ âm thầm, lẳng lặng làm công việc của mây, cứ từ từ bay theo gió. Tranh ăn nhau là khi mỗi đứa nhận một hình con thú nào đó do mây tạo thành trên nền trời. Cả hai cùng nằm thưởng thức xem mây vẽ hình. Hai hình mây trời vẽ ở hai tầng mây cao thấp khác nhau. Gió thổi, đưa đẩy lớp mây thấp bay dần dần che lấp mất hình mây trên cao. Đó là lúc hai con thú mây ăn nhau. Tôi còn nhớ thằng Bi thích sư tử. Nó nhận hình con sư tử. Oai không tìm được con gì cho cân xứng nó nhận đại hình con gà. May mắn thay cho thằng Oai, con gà nuốt trửng con sư tử. Con gà theo mây bay lấp dần, lấp dần con sư tử, cuối cùng cái đầu sư tử cũng móp méo thảm thiết; trong khi đó bụng con gà phình chướng. Thế là cả bọn cho gà của Oai nuốt trửng con sư tử của Bi. Bi lấp liếm cãi chầy cối nhưng không to bằng họng của sáu đứa nhập lại, cuối cùng nó đành câm họng.
Những lúc tranh mây ăn nhau như thế hai đứa dưới trần cũng tranh nhau ăn thua đủ. Lúc đó chúng tôi không hiểu tại sao lại có cảnh tranh ăn tranh. Bây giờ biết được thì đã già. Dù thế nào chăng nữa lúc đó bọn trẻ cũng được thưởng thức những buổi chiều vàng để đời không bao giờ quên.
Niềm vui tăng gấp bội nếu trên nền trời có đám mây như vảy cá. Mỗi đứa nhận một khoảng mây và cố nhìn ra những con cá trong đám mây vảy cá đó. Mây vảy cá có hình thù như đám vảy cá và mầu sắc khác nhau đẹp tuyệt vời. Chỗ thì xanh tím, chỗ xanh lục, chỗ đỏ chói, chỗ hồng lam, chỗ vàng pha đỏ, chỗ xanh pha tím. Đôi khi chúng tôi mê man nhìn cảnh sắc tuyệt trần đó mà quên bẵng trò chơi câu cá trời. Khi tìm được hình cá trong đám mây mỗi đứa lại chơi trò câu cá trên mây. Người câu thường ngồi gần một đám mây nhỏ trước đám mây vảy cá. Con cá nào bay ngang chỗ người ngồi câu coi như là câu trúng. Lại có trường hợp con cá to bay lấp mất người câu. Trong trường hợp đó cả đám phải tìm cách cứu người câu. Người câu mắc nạn được cứu thoát khi đám mây bay qua mà hình thù người câu vẫn còn tồn tại. Khi đám mây bay qua mà người câu mất tích kể như người đó bị loại ra khỏi cuộc chơi. Thỉnh thoảng có đám mây lạc loài bay lung tung, đôi khi nó tạo nên hình con chim, con ó. Nếu đám mây lạc loài đó bay trúng chỗ người câu mất tích, người câu đó coi như được thần điêu đến cứu. Nếu đám mây lạc loài bay trúng hình con cá kể như cá đó bị chim bắt và người câu bị trừ một điểm. Thú vui đó thú vô cùng vì nó ngoài vòng kiểm soát của con người. Hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, mây trời và gió trên cao.
Xông hương
Cỏ rau đắng xanh non, mềm như nhung dưới lưng bị sức nặng đè lên làm chúng dập, gẫy tạo ra một mùi thơm tinh khiết đặc biệt. Cái mùi thơm cỏ non giúp toàn cơ thể nghỉ ngơi. Toàn thân thoải mái lạ thường. Cảm giác đầu tiên là cái lạnh dìu dịu của cỏ mơn trớn làn da lưng. Không hiểu sao rau đắng lại có đặc tính đó. Nằm trên đám rau đắng cơ thể thấy thoải mái lạ thường. Lá của rau nhỏ, mỏng, chứa nước hút lên từ đất. Dưới ánh nắng mà lá rau vẫn tươi mát, khi nằm lên vẻ tươi mát của lá lan chuyển dần sang lưng khiến làn da lưng thật dễ chịu. Sau lớp da lưng là đến các khớp xương. Khớp xương như nới lỏng tạo cho toàn thân cảm giác nghỉ ngơi, hoàn toàn thư giãn, thoải mái. Hầu như từng thớ thịt, từng tế bào da đều ngưng hoạt động để thưởng thức, đón nhận cái đê mê của đất trời. Còn gì thú hơn khi dưới lưng rau đắng đấm bóp, phía ngực có làn gió xoa nhẹ, ngấm vào cơ thể cái mát dịu. Không phải mát lạnh đến rùng mình mà là mát nhẹ nhàng, từ từ thấm vào châu thân. Trong khi đó khứu giác hít hà mùi cỏ thơm, từng hơi một, từng hơi một, nhẹ nhàng làm thông mũi. Thú hơn nữa là sau một lúc thư giãn, mùi cỏ thơm trở nên ấm áp lạ thường. Nằm trên rau đắng, người ta thưởng thức cái vị đắng xông vào mũi khiến cho người nằm chỉ muốn hít thật đầy buồng phổi. Điểm đặc biệt khác của rau đắng là vị đắng xông vào mũi, đầy buồng phổi nhưng lại cảm thấy vị đắng pha vị ngọt, làm thông khí quản. Cái cảm giác nhẹ nhàng như bay bổng lưng trời này khiến cho người ta cứ muốn hít mãi cái vị đắng ngọt cho căng đầy buồng phổi. Toàn thân cảm thấy nhẹ như bấc, bay bay trong gió. Mặt khác lại cảm được cái sạch trinh trong của rau đắng. Rau đắng được dùng thay xà bông vì khi vò nát rau cho chất dầu thơm, bọt trắng, pha chất xanh, rửa sạch tất cả các mùi hôi, vì thế nằm trên rau đắng người ta có cảm tưởng như đang tắm gội, ngụp lặn trong loại xà bông thần tiên.
Sức nóng do thân nhiệt phát ra sưởi ấm các ngọn cỏ dưới lưng, hâm nóng nhựa cỏ tạo ra một mùi thơm dại, đắng có pha vị ngọt, quyện nhau đến độ ghiền lúc nào không hay. May mắn hơn nếu yên tĩnh thính giác sẽ nghe được tiếng dế kêu réo, ngầm báo cho biết cái thanh tú của đất trời. Thị giác thì luôn theo dõi đám mây mình chấm, chọn để hình dung ra những quang cảnh, con thú này, con vật nọ do mây giăng dài tạo nên bức tranh trời tuyệt mĩ. Nằm nghỉ thế nào cũng được thưởng thức những bức tranh do mây trời tạo nên. Sở dĩ phải dùng chữ nếu ở đây vì mấy khi tránh khỏi giấc mộng vàng âm thầm đến lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì trời đã nhọ nhem.
Tia nắng trời tô màu quả tuyệt hảo. Không hoạ sĩ tài ba nào cao tay như thế. Từng tia nắng mặt trời chiếu qua làn mây, phản chiếu trên mây bao nhiêu lần đố ai biết. Chỉ biết ánh nắng đó cho ra các màu sắc khác biệt, rất hài hoà tô vẽ trên đám mây khiến người thưởng thức có cảm tưởng đang thực sự chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên đàng. Những lúc như thế tâm trí bay bổng vào không trung, pha lẫn trong mây, nhè nhẹ chơi vơi trong gió. Phách trải dài trên thảm cỏ. Hồn bay bổng, phiêu bạt, bồng bềnh nơi tiên cảnh. Chính vì thả hồn vào mây, vào gió, hoà tan trong không trung hùng vĩ mà người nằm đó quên hẳn thời gian.
Cái êm dịu của thảm cỏ, hương thơm do cỏ non phát ra cộng thêm sức nóng thân nhiệt làm cho mùi hương thêm nồng hương sắc, thân thể thư giãn và mắt huởng cảnh tranh mây vẽ, trang điểm mầu sắc của ánh nắng chiều tàn. Ngần ấy thứ ru hồn về cõi thiên thu. Xác chìm đắm trong đất trời, ngợp tan trong không gian, đưa ta về cõi mộng thiên đàng. Quả thế, nhiều hôm khi tỉnh dậy, muỗi đến đón chào tự lúc nào. Bóng tối phủ kín người và sương hôm rớt nhẹ trên tóc. Quả thực, cái cảm giác thời gian ngừng trôi rất thật, dù biết đất trời không ngừng vẫn cứ sinh hoạt theo tuần hoàn của tạo hoá.
Có lần cả bọn bảy đứa thay nhau cãi, tranh giành hình bóng mây trời. Rồi cả lũ ngủ quên. Khuya vẫn chưa về, vì ngủ quên, mãi cho đến khi người nhà mang đèn đi kiếm. Vừa réo, vừa gọi cả bọn mới giật mình thức. Gặp được con vừa mừng vừa bực nhưng lần đó chúng tôi thoát ăn đòn. Chứng tích rành rành ra đó. Cả bọn đều nằm ngủ, không đứa nào phá đám, không đứa nào làm hại ai. Tất cả đều nằm ngủ ngon lành trong đêm sương phủ đầy sao. Sau lần kinh nghiệm ấy chúng tôi phải chia phiên canh thức. Nay đứa này; mai tới phiên đứa khác để tránh cảnh ngủ quên. Thế mà đôi khi có đứa được chia công tác cũng không sao chống lại được cám dỗ của hương cỏ, sắc trời. Sau này thỉnh thoảng có lần chúng tôi về trễ. Về đến nhà thế nào cũng được cha mẹ cho ăn mấy câu giáo đầu, trước khi được chính thức ăn cơm.
Thằng bạn tôi, về nhà kể cho cha mẹ nghe cảnh thần tiên nằm thảm cỏ rau đắng, ngắm mây trời xem tranh. Sự việc không đến nỗi tồi tệ cho đến khi nó ngu dại kết thúc một câu: Ước gì được chết khi đang nằm xem mây trời trôi trên đám cỏ rau đắng. Từ đó cha mẹ nó cấm đi chung với bọn tôi. Mỗi lần gặp nó đều bắt chúng tôi kể cho nghe những gì xảy ra khi nằm trên cỏ rau đắng xem tranh trời. Là con một trong gia đình. Cha mẹ nó tin dị đoan. Sợ điều nó ước ao thành sự thật nên cấm chơi chung.
Thiên đàng
Ngày nay nhớ lại cảnh xưa, cảnh ngắm mây trời đan dệt không biết chán, không biết mệt. Thời gian không biết ngừng trôi hay tan biến. Chỉ biết là không thấy lâu, không chán nản, không mệt mỏi. Những yếu tố này phần nào giúp tôi tạm hiểu được cảnh trên thiên đàng. Kitô hữu tin lên thiên đàng hưởng phúc ngày đêm chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa. Nếu không có kinh nghiệm nằm thảm cỏ xem tranh tôi sẽ nghĩ thiên đàng buồn chết đi được - ngày này qua năm nọ ngắm nhìn Thiên Chúa.
Thưa không, kinh nghiệm chiêm ngưỡng cảnh mây trời hoạ hình. Vui vô ngần, thoải mái vô hạn, không bao giờ chán. Ngắm hình mây trời từ ngày sang đêm không chán, cũng chẳng mệt. Tình yêu Chúa nơi thiên đàng có lẽ cũng biến chuyển khôn lường khiến chúng ta có ngắm ngày này qua năm nọ vẫn không chán. Thảm cỏ rau đắng ban cho chúng tôi kinh nghiệm đó. Nếu đừng bị đám muỗi phá đám, cảnh tối bao phủ có lẽ chúng tôi không còn biết đến thời gian là gì.
Những ai nghĩ chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa trên thiên đàng chán chưa có dịp thưởng thức cảnh nằm thảm cỏ rau đắng ngó tranh trời. Điều chắc chắn là trên thiên đàng có vô vàn người cùng chiêm ngưỡng thánh nhan. Chính cái hằng hà sa số kia cho biết cảnh chiêm ngưỡng đó sẽ vui vô ngần, vô tận, không bao giờ chán bởi vì thời gian tan biến trong không gian vô tận, còn đâu biết đến ngày giờ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mưa Chiều
Nguyễn Bá Khanh
22:26 19/07/2010
MƯA CHIỀU
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mưa chiều vạt nắng ngoài hiên
Ngồi trông đáy cốc giọt thiền cạn khô.
(nbk)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền