Phụng Vụ - Mục Vụ
Cứ để cả hai mọc lên
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:07 19/07/2017
Chúa Nhật 16 Thường niên A
Cứ để cả hai mọc lên
Nước Trời là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu đã mạc khải và thiết lập trong lịch sử nhân loại. Qua những hình ảnh đơn sơ, bình dị, gần gũi với cuộc sống, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để giảng dạy về Nước Trời.
Chúa Nhật trước với dụ ngôn “người gieo giống”, Chúa Giêsu cho thấy Nước Trời đã khai mạc. Cũng như người gieo giống đi gieo hạt trên khắp cánh đồng, Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Lời Chúa. Hạt giống ấy tăng trưởng trổ sinh hoa trái nơi mỗi người ra sao là tùy thái độ đón nhận của từng người ấy.
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục giảng dạy về Nước Trời bằng dụ ngôn “lúa và cỏ lùng”. Như vậy, sau khi nói đến việc khai mạc Nước Trời, Người nói đến sự phát triển của Nước Trời trong lịch sử trần thế.
Chúa Giêsu đã khởi đầu công trình của Người với một nhóm nhỏ Mười Hai Tông Đồ. Sự khiêm tốn của “hạt cải bé nhỏ được gieo vào lòng đất bao la”. Sự khiêm tốn của “một nắm men bị vùi sâu vào ba đấu bột”. Điều kỳ diệu là “hạt bé hơn mọi thứ hạt giống” lại “trở thành cây cao bóng cả đến nỗi chim trời có thể đến nương náu nơi ngành nó”. Nắm men ít ỏi kia lại có khả năng làm dậy lên cả ba đấu bột chôn vùi nó. Cũng như vậy, Nước Trời sẽ vươn xa vươn rộng cho muôn dân nước đến nương nhờ. Hạt giống Nước Trời đã làm dậy lên cả thế giới bằng một tinh thần mới của Tin Mừng,biến đổi lịch sử trong tình thương và hòa bình.
Một vấn nạn luôn được đặt ra: Nếu Nước Trời đã được Chúa Giêsu thiết lập cách đây hơn 20 thế kỷ và nếu Thiên Chúa là Đấng nhân hậu giàu lòng xót thương thì tại sao cho đến nay cuộc sống con người vẫn đầy dẫy bất công, bạo lực, khổ đau, chiến tranh tương tàn,và xem ra sự dữ có chiều hướng gia tăng ? Đôi khi những người xấu xa tội lỗi gian manh lại giàu có sung túc trong đời sống vật chất hơn những người lành ? Vấn nạn này vẫn luôn là trăn trở khôn nguôi người Kitô hữu ở mọi thời đại ! Dụ ngôn “lúa và cỏ lùng” giải thích vấn nạn ấy.
Cánh đồng được gieo toàn hạt giống tốt.Thiên Chúa đã gieo vào trần thế những con cái Nước Trời. Ban đêm kẻ thù xuất hiện. Satan tới gieo cỏ lùng. Thế là có cảnh lẫn lộn trên trần gian. Người lành kẻ dữ cùng chung nhau một mảnh đất. Đang khi hạt giống được gieo giữa ban ngày thì Satan lại lợi dụng đêm tối khi mọi người đã mất cảnh giác để gieo rắc tội lỗi. Hành động thấp hèn. “Xấu” chưa chắc đã “hèn”, nhưng “hèn” thì chắc chắn là “xấu”, bởi lẽ nhiều tay “giang hồ”, bặm trợn, vẫn rất ghét thói “ném đá dấu tay”, trong khi động cơ, phương tiện và mục đích của những hành động lén lút, luôn là bỉ ổi, xấu xa và hại người.
Thế giới này giống như cánh đồng lúa đầy cỏ lùng xen vào. Những ông thánh sống lẫn lộn với những thằng quỷ, tốt xen lẫn với xấu. Tốt như những tổ chức nhân đạo, nhân quyền, hoà bình thế giới: UNESCO, UNICEP, FAO, OLYMPIC, WORLD CUP là những tổ chức xây dựng văn hoá, giáo dục tình thương bảo vệ sức khoẻ trẻ em, phát triển lương thực thế giới, thăng tiến những tài năng, chăm lo y tế. Nhưng lại có rất nhiều những tổ chức xấu xen vào như Mafia, buôn lậu, ma tuý, vũ khí, khủng bố, trộm cướp, du đãng, buôn bán trẻ em, phim ảnh sách báo đồi truỵ… Đồ thật, hàng tốt bị xen lẫn hàng xấu, đồ giả. Người lương thiện, chân chính bị lẫn lộn với kẻ tham ô, móc ngoặc, bất lương. Những thứ cỏ lùng gai góc đó không bao giờ hết, chỉ đến mùa gặt tận thế chúng mới bị quét sạch, đốt sạch. Tận thế sẽ thiêu đốt tất cả những thứ cỏ lùng đó, những kẻ xấu, kẻ dữ đó. Còn lúa thì được gánh về, chở về kho. Những thánh nhân, những người lương thiện, công chính sẽ sáng chói trong ngày vinh quang đó, họ được rước vào nước hạnh phúc đời đời.
Thấy cỏ lùng xuất hiện với lúa, các đầy tớ đến hỏi ông chủ : “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu ra vậy ?”.Thấy sự dữ tràn lan trên thế giới, bao nhiêu người thắc mắc: sự dữ, sự ác bởi đâu ra ? Chúng ta nhiều lần thấy gian tà thắng ngay lành, bất công thắng công chính. Kẻ ác thắng kẻ thiện, cũng thất vọng kêu trách : Sao Chúa để kẻ dữ sống lâu, mạnh khoẻ, giàu sang, may mắn, còn kẻ lành phải khổ cực trăm chiều?
Trước những thắc mắc đó, Chúa đáp : “Kẻ thù đã làm đó!” Kẻ thù là ai ? Thánh kinh cho biết có hai thứ kẻ thù : kẻ thù ở trong ta và kẻ thù ở ngoài ta. Kẻ thù ở ngoài ta có những tên khác nhau : con rắn cám dỗ phỉnh gạt (St 3,2.13), con rồng, rắn xưa, quỷ, satan (Kh 12,9), con thuồng luồng Leviathan (Is 27,1), kẻ thù, kẻ chống đối (Mt 13,25; Lc 10,19; 2Cr 6,15). Những kẻ thù này ở ngoài con người, nhưng chúng xâm nhập vào con người sâu hiểm tới độ đồng hoá với bản tính nhân loại. Nhưng chúng sẽ bị “Thiên Thần Chúa từ trời xuống, tay cầm chìa khoá vực thẳm và một dây xích lớn, bắt lấy con rồng, tức là con rắn xưa cũng là ma quỷ satan xích nó… quăng vào vực thẳm, rồi đóng cửa niêm phong lại” (Kh 20, 2-3). Nhưng một mình quỷ thôi, chúng sẽ bất lực như bất lực đối với Thánh Gióp. Chỉ khi có sự tiếp tay của ta như Eva tiếp nó, nó mới thành kẻ thù trong ta : nó trở nên kẻ nội thù ghê gớm. Nó mọc lên những cỏ lùng, bụi gai, đá sỏi, quỷ dữ (Mt 13,18-22). “Vì tự lòng phát xuất ra những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cướp, chứng gian, vu khống” (Mt 15, 19). Khi chủ cho biết kẻ thù làm đó, thì đầy tớ xin nhổ đi, chủ sợ hại đến lúa, nên ông đáp : “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”. Thái độ của chủ thật khôn ngoan, ông kiên nhẫn chờ đợi đến mùa gặt, mới nhặt cỏ lùng đốt đi.
Có thể trong tâm tưởng nhiều người lại quy gán cho Thiên Chúa trách nhiệm về tình trạng khổ đau đó chẳng khác gì câu hỏi ngày xưa: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng ở đâu mà ra?” Một câu hỏi không lên án nhưng chứa đựng sự nghi ngờ.
Để trả lời cho vấn nạn đó, Chúa Giêsu đã lấy lại giáo huấn của sách Sáng Thế : Sự ác không đến từ Thiên Chúa. Ngài chỉ gieo hạt giống tốt lành vào mảnh đất người đời. Sự ác cũng không chỉ đến từ tâm trí con người nhưng nó đã có trước đó.Sự dữ cũng là một mầu nhiệm. Đối với Chúa Giêsu, con người là nạn nhân của sức mạnh mà Người gọi là ”Kẻ thù”, là ”Quỷ dữ” như cách diễn tả trong dụ ngôn : “Khi mọi người đang ngũ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng rồi đi mất”. Ở cội nguồn tội lỗi của con người,còn có một sức mạnh luôn tìm cách phá hoại công trình của Thiên Chúa và hành tung của nó rất bí mật. Đó là quỷ dữ lợi dụng đêm tối để gieo rắc tội lỗi rồi trốn đi.Thánh Phaolô đã nói về sự dữ trong thư Rôma : Công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tốt lành.Satan đã cám dỗ Adam, Eva, Nguyên Tổ sa ngã,tội lỗi sinh ra đau khổ và sự chết rồi nó như con bạch tuộc vươn vòi vào trần thế, con người nô lệ cho tội lỗi và nhận lấy án phạt là sự chết (x.Rm 1,20 -31 ;15,12).Ma quỷ luôn có mặt để gieo rắc sự xấu.
Thiên Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hòa bình. Đẹp biết bao khi mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng thực tế lại đáng buồn thay ! Cánh đồng hòa bình tươi xanh đã bị những cỏ dại của tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sử thế giới được ghi bằng những trang buồn đau vì không lúc nào mà không có chiến tranh.
Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần chung tay xây dựng! Nhưng thật đáng tiếc,rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc hủy hoại, tha hóa, nô lệ hóa con người. Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt. Lúa tốt và cỏ lùng lẫn lộn trên cùng ruộng lúa. Cái tốt, cái xấu đan xen trong cuộc sống hàng ngày,nhất là trong tâm hồn mỗi người. Ở đó, hạt mầm sự sống và nọc độc sự chết cùng sống chung. Mỗi con người chắc chắn đều có kinh nghiệm bản thân như Thánh Phaolô đã từng kinh nghiệm “Điều lành tôi muốn làm tôi lại không làm, còn điều dữ tôi không muốn làm nhưng tôi lại cứ làm ( Rm 7,19). Con người có tự do để chọn lựa cái đúng cái sai, chọn cái tốt cái xấu. Nước Trời cũng gồm những con người có tự do, thì cũng có những người xấu do chọn lựa sai lầm. Cảm nhận được sự thật ấy trong tâm hồn mình để chúng ta biết khoan dung trong cách nhìn về người khác. Sự khoan dung không đồng nghĩa với đầu hàng cái ác nhưng phát xuất từ niềm tin vững chắc vào sự tất thắng của Nước Trời: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”. Cho dù cỏ lùng có bóp nghẹt lúa tốt trong một thời gian dài, nhưng mùa gặt đến, cỏ lùng sẽ bị gom lại và đốt đi, còn lúa tốt được cất vào kho lẫm.
Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa tốt được,nhưng người xấu có thể hoán cải để nên người tốt.Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu mến tội nhân vì Người chờ nơi họ lòng thống hối để được thứ tha (x.Rm 2,4). Chính vì thế mà Thiên Chúa kiên tâm chờ đợi. Chờ đợi vì Thiên Chúa tin vào sự hoán cải của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa tôn trọng tự do lựa chọn của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa nuôi một niềm hy vọng lớn lao.Thiên Chúa vẫn luôn nhẫn nại đợi chờ cho đến ngày tận thế “ cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.
Cỏ lùng và lúa tốt nằm ở trong tim con người. Mỗi người đong đưa giữa cỏ lùng và lúa tốt, giữa cái thiện và cái ác, giữa Thiên Thần và Satan.Tự do chọn lựa là quyền mỗi người.Thiên Chúa vẫn chấp nhận cỏ lùng trong con người. Thiên Chúa nhẫn nại đợi chờ con người thanh luyện dần dần và hy vọng mọi sự trong họ sẽ thành lúa tốt.
Lạy Chúa, xin cho con nhẫn nại và can đảm cùng đi với Chúa và với tha nhân trên những nẻo đường ghập ghềnh cuộc đời, trong thác dốc tâm hồn với tất cả niềm tin và hy vọng. Amen.
Cứ để cả hai mọc lên
Nước Trời là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu đã mạc khải và thiết lập trong lịch sử nhân loại. Qua những hình ảnh đơn sơ, bình dị, gần gũi với cuộc sống, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để giảng dạy về Nước Trời.
Chúa Nhật trước với dụ ngôn “người gieo giống”, Chúa Giêsu cho thấy Nước Trời đã khai mạc. Cũng như người gieo giống đi gieo hạt trên khắp cánh đồng, Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Lời Chúa. Hạt giống ấy tăng trưởng trổ sinh hoa trái nơi mỗi người ra sao là tùy thái độ đón nhận của từng người ấy.
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục giảng dạy về Nước Trời bằng dụ ngôn “lúa và cỏ lùng”. Như vậy, sau khi nói đến việc khai mạc Nước Trời, Người nói đến sự phát triển của Nước Trời trong lịch sử trần thế.
Chúa Giêsu đã khởi đầu công trình của Người với một nhóm nhỏ Mười Hai Tông Đồ. Sự khiêm tốn của “hạt cải bé nhỏ được gieo vào lòng đất bao la”. Sự khiêm tốn của “một nắm men bị vùi sâu vào ba đấu bột”. Điều kỳ diệu là “hạt bé hơn mọi thứ hạt giống” lại “trở thành cây cao bóng cả đến nỗi chim trời có thể đến nương náu nơi ngành nó”. Nắm men ít ỏi kia lại có khả năng làm dậy lên cả ba đấu bột chôn vùi nó. Cũng như vậy, Nước Trời sẽ vươn xa vươn rộng cho muôn dân nước đến nương nhờ. Hạt giống Nước Trời đã làm dậy lên cả thế giới bằng một tinh thần mới của Tin Mừng,biến đổi lịch sử trong tình thương và hòa bình.
Một vấn nạn luôn được đặt ra: Nếu Nước Trời đã được Chúa Giêsu thiết lập cách đây hơn 20 thế kỷ và nếu Thiên Chúa là Đấng nhân hậu giàu lòng xót thương thì tại sao cho đến nay cuộc sống con người vẫn đầy dẫy bất công, bạo lực, khổ đau, chiến tranh tương tàn,và xem ra sự dữ có chiều hướng gia tăng ? Đôi khi những người xấu xa tội lỗi gian manh lại giàu có sung túc trong đời sống vật chất hơn những người lành ? Vấn nạn này vẫn luôn là trăn trở khôn nguôi người Kitô hữu ở mọi thời đại ! Dụ ngôn “lúa và cỏ lùng” giải thích vấn nạn ấy.
Cánh đồng được gieo toàn hạt giống tốt.Thiên Chúa đã gieo vào trần thế những con cái Nước Trời. Ban đêm kẻ thù xuất hiện. Satan tới gieo cỏ lùng. Thế là có cảnh lẫn lộn trên trần gian. Người lành kẻ dữ cùng chung nhau một mảnh đất. Đang khi hạt giống được gieo giữa ban ngày thì Satan lại lợi dụng đêm tối khi mọi người đã mất cảnh giác để gieo rắc tội lỗi. Hành động thấp hèn. “Xấu” chưa chắc đã “hèn”, nhưng “hèn” thì chắc chắn là “xấu”, bởi lẽ nhiều tay “giang hồ”, bặm trợn, vẫn rất ghét thói “ném đá dấu tay”, trong khi động cơ, phương tiện và mục đích của những hành động lén lút, luôn là bỉ ổi, xấu xa và hại người.
Thế giới này giống như cánh đồng lúa đầy cỏ lùng xen vào. Những ông thánh sống lẫn lộn với những thằng quỷ, tốt xen lẫn với xấu. Tốt như những tổ chức nhân đạo, nhân quyền, hoà bình thế giới: UNESCO, UNICEP, FAO, OLYMPIC, WORLD CUP là những tổ chức xây dựng văn hoá, giáo dục tình thương bảo vệ sức khoẻ trẻ em, phát triển lương thực thế giới, thăng tiến những tài năng, chăm lo y tế. Nhưng lại có rất nhiều những tổ chức xấu xen vào như Mafia, buôn lậu, ma tuý, vũ khí, khủng bố, trộm cướp, du đãng, buôn bán trẻ em, phim ảnh sách báo đồi truỵ… Đồ thật, hàng tốt bị xen lẫn hàng xấu, đồ giả. Người lương thiện, chân chính bị lẫn lộn với kẻ tham ô, móc ngoặc, bất lương. Những thứ cỏ lùng gai góc đó không bao giờ hết, chỉ đến mùa gặt tận thế chúng mới bị quét sạch, đốt sạch. Tận thế sẽ thiêu đốt tất cả những thứ cỏ lùng đó, những kẻ xấu, kẻ dữ đó. Còn lúa thì được gánh về, chở về kho. Những thánh nhân, những người lương thiện, công chính sẽ sáng chói trong ngày vinh quang đó, họ được rước vào nước hạnh phúc đời đời.
Thấy cỏ lùng xuất hiện với lúa, các đầy tớ đến hỏi ông chủ : “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu ra vậy ?”.Thấy sự dữ tràn lan trên thế giới, bao nhiêu người thắc mắc: sự dữ, sự ác bởi đâu ra ? Chúng ta nhiều lần thấy gian tà thắng ngay lành, bất công thắng công chính. Kẻ ác thắng kẻ thiện, cũng thất vọng kêu trách : Sao Chúa để kẻ dữ sống lâu, mạnh khoẻ, giàu sang, may mắn, còn kẻ lành phải khổ cực trăm chiều?
Trước những thắc mắc đó, Chúa đáp : “Kẻ thù đã làm đó!” Kẻ thù là ai ? Thánh kinh cho biết có hai thứ kẻ thù : kẻ thù ở trong ta và kẻ thù ở ngoài ta. Kẻ thù ở ngoài ta có những tên khác nhau : con rắn cám dỗ phỉnh gạt (St 3,2.13), con rồng, rắn xưa, quỷ, satan (Kh 12,9), con thuồng luồng Leviathan (Is 27,1), kẻ thù, kẻ chống đối (Mt 13,25; Lc 10,19; 2Cr 6,15). Những kẻ thù này ở ngoài con người, nhưng chúng xâm nhập vào con người sâu hiểm tới độ đồng hoá với bản tính nhân loại. Nhưng chúng sẽ bị “Thiên Thần Chúa từ trời xuống, tay cầm chìa khoá vực thẳm và một dây xích lớn, bắt lấy con rồng, tức là con rắn xưa cũng là ma quỷ satan xích nó… quăng vào vực thẳm, rồi đóng cửa niêm phong lại” (Kh 20, 2-3). Nhưng một mình quỷ thôi, chúng sẽ bất lực như bất lực đối với Thánh Gióp. Chỉ khi có sự tiếp tay của ta như Eva tiếp nó, nó mới thành kẻ thù trong ta : nó trở nên kẻ nội thù ghê gớm. Nó mọc lên những cỏ lùng, bụi gai, đá sỏi, quỷ dữ (Mt 13,18-22). “Vì tự lòng phát xuất ra những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cướp, chứng gian, vu khống” (Mt 15, 19). Khi chủ cho biết kẻ thù làm đó, thì đầy tớ xin nhổ đi, chủ sợ hại đến lúa, nên ông đáp : “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”. Thái độ của chủ thật khôn ngoan, ông kiên nhẫn chờ đợi đến mùa gặt, mới nhặt cỏ lùng đốt đi.
Có thể trong tâm tưởng nhiều người lại quy gán cho Thiên Chúa trách nhiệm về tình trạng khổ đau đó chẳng khác gì câu hỏi ngày xưa: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng ở đâu mà ra?” Một câu hỏi không lên án nhưng chứa đựng sự nghi ngờ.
Để trả lời cho vấn nạn đó, Chúa Giêsu đã lấy lại giáo huấn của sách Sáng Thế : Sự ác không đến từ Thiên Chúa. Ngài chỉ gieo hạt giống tốt lành vào mảnh đất người đời. Sự ác cũng không chỉ đến từ tâm trí con người nhưng nó đã có trước đó.Sự dữ cũng là một mầu nhiệm. Đối với Chúa Giêsu, con người là nạn nhân của sức mạnh mà Người gọi là ”Kẻ thù”, là ”Quỷ dữ” như cách diễn tả trong dụ ngôn : “Khi mọi người đang ngũ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng rồi đi mất”. Ở cội nguồn tội lỗi của con người,còn có một sức mạnh luôn tìm cách phá hoại công trình của Thiên Chúa và hành tung của nó rất bí mật. Đó là quỷ dữ lợi dụng đêm tối để gieo rắc tội lỗi rồi trốn đi.Thánh Phaolô đã nói về sự dữ trong thư Rôma : Công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tốt lành.Satan đã cám dỗ Adam, Eva, Nguyên Tổ sa ngã,tội lỗi sinh ra đau khổ và sự chết rồi nó như con bạch tuộc vươn vòi vào trần thế, con người nô lệ cho tội lỗi và nhận lấy án phạt là sự chết (x.Rm 1,20 -31 ;15,12).Ma quỷ luôn có mặt để gieo rắc sự xấu.
Thiên Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hòa bình. Đẹp biết bao khi mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng thực tế lại đáng buồn thay ! Cánh đồng hòa bình tươi xanh đã bị những cỏ dại của tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sử thế giới được ghi bằng những trang buồn đau vì không lúc nào mà không có chiến tranh.
Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần chung tay xây dựng! Nhưng thật đáng tiếc,rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc hủy hoại, tha hóa, nô lệ hóa con người. Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt. Lúa tốt và cỏ lùng lẫn lộn trên cùng ruộng lúa. Cái tốt, cái xấu đan xen trong cuộc sống hàng ngày,nhất là trong tâm hồn mỗi người. Ở đó, hạt mầm sự sống và nọc độc sự chết cùng sống chung. Mỗi con người chắc chắn đều có kinh nghiệm bản thân như Thánh Phaolô đã từng kinh nghiệm “Điều lành tôi muốn làm tôi lại không làm, còn điều dữ tôi không muốn làm nhưng tôi lại cứ làm ( Rm 7,19). Con người có tự do để chọn lựa cái đúng cái sai, chọn cái tốt cái xấu. Nước Trời cũng gồm những con người có tự do, thì cũng có những người xấu do chọn lựa sai lầm. Cảm nhận được sự thật ấy trong tâm hồn mình để chúng ta biết khoan dung trong cách nhìn về người khác. Sự khoan dung không đồng nghĩa với đầu hàng cái ác nhưng phát xuất từ niềm tin vững chắc vào sự tất thắng của Nước Trời: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”. Cho dù cỏ lùng có bóp nghẹt lúa tốt trong một thời gian dài, nhưng mùa gặt đến, cỏ lùng sẽ bị gom lại và đốt đi, còn lúa tốt được cất vào kho lẫm.
Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa tốt được,nhưng người xấu có thể hoán cải để nên người tốt.Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu mến tội nhân vì Người chờ nơi họ lòng thống hối để được thứ tha (x.Rm 2,4). Chính vì thế mà Thiên Chúa kiên tâm chờ đợi. Chờ đợi vì Thiên Chúa tin vào sự hoán cải của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa tôn trọng tự do lựa chọn của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa nuôi một niềm hy vọng lớn lao.Thiên Chúa vẫn luôn nhẫn nại đợi chờ cho đến ngày tận thế “ cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.
Cỏ lùng và lúa tốt nằm ở trong tim con người. Mỗi người đong đưa giữa cỏ lùng và lúa tốt, giữa cái thiện và cái ác, giữa Thiên Thần và Satan.Tự do chọn lựa là quyền mỗi người.Thiên Chúa vẫn chấp nhận cỏ lùng trong con người. Thiên Chúa nhẫn nại đợi chờ con người thanh luyện dần dần và hy vọng mọi sự trong họ sẽ thành lúa tốt.
Lạy Chúa, xin cho con nhẫn nại và can đảm cùng đi với Chúa và với tha nhân trên những nẻo đường ghập ghềnh cuộc đời, trong thác dốc tâm hồn với tất cả niềm tin và hy vọng. Amen.
Suy niệm Chúa nhật XVI thường niên – năm A : Lòng Chúa cao cả
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:32 19/07/2017
Lòng Chúa Cao Cả Hơn Lòng Chúng Ta
Suy niệm Chúa Nhật XVI thường niên – năm A
(Mt 13, 24 - 43)
Tất cả chúng ta đều cần đến lòng nhân từ, thương xót và thứ tha thứ của Thiên Chúa, nhất là xin Ngài loại trừ sự dữ, sự tội và sự chết, nhất là kẻ xấu ra khỏi chúng ta. Nhưng lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta.
Với dụ ngôn tự sự “Người Gieo Giống” Chúa Nhật tuần trước phác họa hình ảnh Một Thiên Chúa là Cha nhân lành, hào phóng đối với nhân loại khi gieo chính Lời cứu độ là Chúa Giêsu, Con Một Ngài xuống trần gian. Ngài gieo không tiếc xót, không tính toán, không loại trừ, gieo cả nơi sỏi đá, gai góc, cả lối mòn cũng không bị lãng quên. Thiên Chúa gieo vãi khắp nơi không biết mệt mỏi, bất kể ngày đêm, dù có nhiều người thờ ơ, từ chối và ít người đón nhận, nhưng Thiên Chúa vẫn cứ gieo, gieo trên người công chính cũng như kẻ bất lương.
Với dụ ngôn “Cỏ Lùng”. Chúa Giêsu mạc khải cho các môn đệ cũng như dân chúng về lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với thế nhân có đủ hạng người, lành cũng như dữ. Đôi lúc thấy, sự dữ, kẻ dữ lấn án người lành, và cũng dễ thấy, người lành thánh ao ước có được một thiên đàng ngay trên trần thế, nên muốn Thiên Chúa diệt sạch kẻ ác ra khỏi thế gian. Lời thân thưa và tiếp đến là lời cầu xin của người đầy tớ với ông chủ trong dụ ngôn là một bằng chứng : “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruống ông sao ? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có? ” (Mt 13, 27) Nhiều người hôm nay vẫn hỏi Chúa : Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên mọi sự trong đó có con người, và Ngài đã chẳng thấy mọi sự đều tốt đẹp đó sao ? Vậy, sự dữ, người gian ác do đâu mà có ? Và họ khơi lên ước muốn trừng phạt : “nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ” (Mt 13, 28).
“Cỏ lùng” tiếng Do Thái, có gốc từ chữ “Satan” và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, hội đoàn, giáo họ, giáo xứ, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn nhổ cỏ xấu đi ngay lập tức, nhưng ông chủ ngăn cản vì sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa. Bởi cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn... Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt rõ ràng, nhưng Thiên Chúa sẽ làm điều đó.
Ông chủ trong dụ ngôn thật nhân hậu tuyệt vời, ông thận trọng thẳng thừng nói: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta” (Mt 13, 29-30).
Thiên Chúa của chúng ta là một người cha đầy lòng trắc ẩn, “Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung” (Kn 12, 16). Ngài luôn chờ đợi và chờ đợi với con tim rộng mở để đón chào, và tha thứ cho người có tội, kẻ gian ác muốn ăn năn. Ngài luôn tha thứ, nếu đến với Ngài... Chúa dạy : “ Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối” (Kn 12, 19).
Thái độ của Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy tình thương mến của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi có thể trở nên hạt giống tốt. Vì lòng trắc ẩn không phải là làm ngơ trước sự xấu; hay là lẫn lộn giữa tốt và xấu!
Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, cụ thể hơn, sống chung với kẻ vô đạo, kẻ gian ác, chống lại sự thiện, người môn đệ Chúa được mời gọi bắt chước Chúa, hy vọng với niềm tin vào chiến thắng chung cuộc của sự Thiện, là chính Thiên Chúa.
Thật vậy, chỉ trên mặt đất này mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.
Thánh Augustinô quan niệm : “Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại”.
Vì thế, trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là kiên nhẫn với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.
Việc cần làm là tích cực gieo quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt và gìn giữ chúng cho đến mùa thu hoạch như là (cầu nguyện, tĩnh tâm, việc lành phúc đức, giúp đỡ tha nhân...)
Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: “Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta”(Rm 8, 26).
Sau cùng, cần phải vững tin, hy vọng và sống bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của thánh Tông đồ Phaolô: “Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (Rm 12, 21).
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật XVI thường niên – năm A
(Mt 13, 24 - 43)
Tất cả chúng ta đều cần đến lòng nhân từ, thương xót và thứ tha thứ của Thiên Chúa, nhất là xin Ngài loại trừ sự dữ, sự tội và sự chết, nhất là kẻ xấu ra khỏi chúng ta. Nhưng lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta.
Với dụ ngôn tự sự “Người Gieo Giống” Chúa Nhật tuần trước phác họa hình ảnh Một Thiên Chúa là Cha nhân lành, hào phóng đối với nhân loại khi gieo chính Lời cứu độ là Chúa Giêsu, Con Một Ngài xuống trần gian. Ngài gieo không tiếc xót, không tính toán, không loại trừ, gieo cả nơi sỏi đá, gai góc, cả lối mòn cũng không bị lãng quên. Thiên Chúa gieo vãi khắp nơi không biết mệt mỏi, bất kể ngày đêm, dù có nhiều người thờ ơ, từ chối và ít người đón nhận, nhưng Thiên Chúa vẫn cứ gieo, gieo trên người công chính cũng như kẻ bất lương.
Với dụ ngôn “Cỏ Lùng”. Chúa Giêsu mạc khải cho các môn đệ cũng như dân chúng về lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với thế nhân có đủ hạng người, lành cũng như dữ. Đôi lúc thấy, sự dữ, kẻ dữ lấn án người lành, và cũng dễ thấy, người lành thánh ao ước có được một thiên đàng ngay trên trần thế, nên muốn Thiên Chúa diệt sạch kẻ ác ra khỏi thế gian. Lời thân thưa và tiếp đến là lời cầu xin của người đầy tớ với ông chủ trong dụ ngôn là một bằng chứng : “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruống ông sao ? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có? ” (Mt 13, 27) Nhiều người hôm nay vẫn hỏi Chúa : Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên mọi sự trong đó có con người, và Ngài đã chẳng thấy mọi sự đều tốt đẹp đó sao ? Vậy, sự dữ, người gian ác do đâu mà có ? Và họ khơi lên ước muốn trừng phạt : “nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ” (Mt 13, 28).
“Cỏ lùng” tiếng Do Thái, có gốc từ chữ “Satan” và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, hội đoàn, giáo họ, giáo xứ, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn nhổ cỏ xấu đi ngay lập tức, nhưng ông chủ ngăn cản vì sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa. Bởi cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn... Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt rõ ràng, nhưng Thiên Chúa sẽ làm điều đó.
Ông chủ trong dụ ngôn thật nhân hậu tuyệt vời, ông thận trọng thẳng thừng nói: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta” (Mt 13, 29-30).
Thiên Chúa của chúng ta là một người cha đầy lòng trắc ẩn, “Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung” (Kn 12, 16). Ngài luôn chờ đợi và chờ đợi với con tim rộng mở để đón chào, và tha thứ cho người có tội, kẻ gian ác muốn ăn năn. Ngài luôn tha thứ, nếu đến với Ngài... Chúa dạy : “ Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối” (Kn 12, 19).
Thái độ của Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy tình thương mến của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi có thể trở nên hạt giống tốt. Vì lòng trắc ẩn không phải là làm ngơ trước sự xấu; hay là lẫn lộn giữa tốt và xấu!
Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, cụ thể hơn, sống chung với kẻ vô đạo, kẻ gian ác, chống lại sự thiện, người môn đệ Chúa được mời gọi bắt chước Chúa, hy vọng với niềm tin vào chiến thắng chung cuộc của sự Thiện, là chính Thiên Chúa.
Thật vậy, chỉ trên mặt đất này mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.
Thánh Augustinô quan niệm : “Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại”.
Vì thế, trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là kiên nhẫn với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.
Việc cần làm là tích cực gieo quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt và gìn giữ chúng cho đến mùa thu hoạch như là (cầu nguyện, tĩnh tâm, việc lành phúc đức, giúp đỡ tha nhân...)
Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: “Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta”(Rm 8, 26).
Sau cùng, cần phải vững tin, hy vọng và sống bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của thánh Tông đồ Phaolô: “Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (Rm 12, 21).
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
08:35 19/07/2017
Suy Niệm Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A
Trước sự việc cỏ lùng mọc chung với lúa, người đầy tớ thưa với ông chủ rằng: “Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi không?” (Mt 13,28). Thái độ của người đầy tớ trong dụ ngôn cỏ lùng hôm nay có lẽ cũng là thái độ của đại đa số con người qua mọi thời đại: không muốn cho kẻ dữ hiện diện trên trần gian này, không muốn người lành và kẻ dữ sống chung với nhau. Vì thế, chúng ta mới thấy luật “tử hình” vẫn còn được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy. Người không muốn tiêu diệt kẻ dữ. Người muốn kẻ dữ, người lành sống chung với nhau cho đến tận thế, giống như Người muốn lúa và cỏ lùng sống chung với nhau cho đến mùa gặt. Tại sao Thiên Chúa lại không muốn tiêu diệt kẻ ác mà để họ sống chung với người lành? Người sợ khi tiêu diệt kẻ dữ, người ta làm tổn thương đến người lành, giống như khi nhổ cỏ lùng, người ta dễ nhầm lẫn mà nhổ luôn cả lúa chăng (x. Mt 14, 29-30). Mặt khác, Thiên Chúa là Đấng “chậm bất bình và giầu lòng khoan dung” (Tv 85,5a). Người yêu thương người lành, kẻ dữ như nhau: “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45). Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ed 18,23). Người không những muốn mà còn ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (x. Kn 12,19). Tóm lại, Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu tội nhân, luôn tạo cơ hội để tội nhân ăn năn hối cải (x. Rm 2,4). Nhờ vậy, lịch sử Giáo Hội mới có Thánh Phêrô, Thánh Madalêna, Thánh Phaolô, Thánh Augustinô…Cũng nhờ sự kiên nhẫn và lòng khoan dung của Thiên Chúa mà biết bao lần chúng ta có cơ hội làm lại cuộc đời sau những vấp ngã.
Mẫu gương kiên nhẫn và khoan dung của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta điều gì?
Thứ nhất, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với Giáo Hội. Đặc tính của Giáo Hội là thánh thiện, vì do Chúa Giêsu thiết lập, nhưng Giáo Hội được làm nên bởi những con người, nên trong Giáo Hội vẫn có những con người sai lầm, tội lỗi. Cho nên, thay vì phê phán, chỉ trích, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cầu nguyện cho những người thuộc về Giáo Hội được thánh thiện hơn.
Thứ hai, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những thành viên trong gia đình. Chắc chắn ai ai cũng muốn mỗi thành viên trong gia đình của mình sống tốt, hòa hợp với nhau. Nhưng vì “bá nhân bá tính”, nên không thể tránh khỏi sai sót, lỗi lầm, dẫn đến những bất bình, va chạm. Vì thế, hãy lấy đức yêu thương, tha thứ mà đối xử và chịu đựng lẫn nhau. Thánh Phaolô căn dặn rằng: “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” (x. Cl 3,12-14).
Thứ ba, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày: bạn bè, đồng nghiệp, thành viên trong các hội đoàn, thành viên trong cộng đoàn giáo xứ… Họ là những con người nên nơi họ có những điểm tốt, điểm tích cực, nhưng đồng thời cũng không thể tránh khỏi những điểm xấu, những điểm tiêu cực, vì “nhân vô thập toàn”. Thay vì nhìn những điều xấu, những điểm tiêu cực để chê trách thì chúng ta hãy nhìn những điểm tốt, những điểm tích cực để khen ngợi và khuyến khích họ. Vì tất cả mọi người đều là con cái Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã nói: “Kẻ dữ người lành đều là con cái Chúa, được Chúa thương yêu tất cả, chúng ta cũng phải thương yêu nhau và phải có thái độ khoan dung”.
Thứ tư, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người tội lỗi. Cỏ lùng trong ruộng thì luôn là cỏ lùng, nhưng con người xấu có thể biến đổi trở thành con người tốt, tội nhân có thể trở thành thánh nhân. Vì thế, chúng ta cũng phải làm gì đó để xóa tan “cỏ lùng” nơi những người đang sống xung quanh chúng ta. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã cầu nguyện cho tử tội Pranzini và anh ta đã tỏ dấu ăn năn trước khi lên đoạn đầu đài. Cũng vậy, chúng ta có thể cầu nguyện cho kẻ dữ, cho người tội lỗi, cho những người làm hại chúng ta…để họ có cơ hội trở về nẻo chính đường ngay.
Thứ năm, chúng ta không được lợi dụng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, vì sự kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng có thời hạn.
Đối với toàn thể nhân loại, thời hạn kiên nhẫn của Thiên Chúa chính là thời gian của vũ trụ này. Vũ trụ này kết thúc thì thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng hết. Đó chính là khi mùa gặt đến, đó là ngày cánh chung. Ngày đó, Thiên Chúa sử dụng sự sự công bằng. Ngài sẽ đến và phân chia lúa và cỏ lùng ra: “Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” (Mt 13,30).
Đối với từng người chúng ta, thời gian Thiên Chúa kiên nhẫn là thời gian chúng ta đang còn sống trên trần gian này. Nhưng chúng ta không biết thời gian đó là bao lâu, vì nó sẽ kết thúc một cách bất ngờ như kẻ trộm đến ban đêm (x. 1Tx 5,2), như chiếc lưới thả xuống biển (x. Mt 13,47-53). Khi thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa kết thúc, Người sẽ dùng sự công bằng để xét xử chúng ta. Vì thế, mỗi người chúng ta không được lợi dung sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, không được lợi dụng tự do của mình để sống buông thả theo con đường tội lỗi mà cần phải luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, để đón chờ ngày Chúa đến trong tỉnh thức và sẵn sàng.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì sự kiên nhẫn và khoan dung của Chúa giúp nhiều người trong chúng con có cơ hội thay đổi đời sống. Xin cho mỗi người chúng con cũng có thái độ kiên nhẫn và khoan dung như Chúa, hầu giúp anh chị em chúng con có cơ hội làm lại cuộc đời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Trước sự việc cỏ lùng mọc chung với lúa, người đầy tớ thưa với ông chủ rằng: “Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi không?” (Mt 13,28). Thái độ của người đầy tớ trong dụ ngôn cỏ lùng hôm nay có lẽ cũng là thái độ của đại đa số con người qua mọi thời đại: không muốn cho kẻ dữ hiện diện trên trần gian này, không muốn người lành và kẻ dữ sống chung với nhau. Vì thế, chúng ta mới thấy luật “tử hình” vẫn còn được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Nhưng Thiên Chúa thì không như vậy. Người không muốn tiêu diệt kẻ dữ. Người muốn kẻ dữ, người lành sống chung với nhau cho đến tận thế, giống như Người muốn lúa và cỏ lùng sống chung với nhau cho đến mùa gặt. Tại sao Thiên Chúa lại không muốn tiêu diệt kẻ ác mà để họ sống chung với người lành? Người sợ khi tiêu diệt kẻ dữ, người ta làm tổn thương đến người lành, giống như khi nhổ cỏ lùng, người ta dễ nhầm lẫn mà nhổ luôn cả lúa chăng (x. Mt 14, 29-30). Mặt khác, Thiên Chúa là Đấng “chậm bất bình và giầu lòng khoan dung” (Tv 85,5a). Người yêu thương người lành, kẻ dữ như nhau: “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45). Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn thống hối để được sống (x. Ed 18,23). Người không những muốn mà còn ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (x. Kn 12,19). Tóm lại, Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu tội nhân, luôn tạo cơ hội để tội nhân ăn năn hối cải (x. Rm 2,4). Nhờ vậy, lịch sử Giáo Hội mới có Thánh Phêrô, Thánh Madalêna, Thánh Phaolô, Thánh Augustinô…Cũng nhờ sự kiên nhẫn và lòng khoan dung của Thiên Chúa mà biết bao lần chúng ta có cơ hội làm lại cuộc đời sau những vấp ngã.
Mẫu gương kiên nhẫn và khoan dung của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta điều gì?
Thứ nhất, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với Giáo Hội. Đặc tính của Giáo Hội là thánh thiện, vì do Chúa Giêsu thiết lập, nhưng Giáo Hội được làm nên bởi những con người, nên trong Giáo Hội vẫn có những con người sai lầm, tội lỗi. Cho nên, thay vì phê phán, chỉ trích, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cầu nguyện cho những người thuộc về Giáo Hội được thánh thiện hơn.
Thứ hai, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những thành viên trong gia đình. Chắc chắn ai ai cũng muốn mỗi thành viên trong gia đình của mình sống tốt, hòa hợp với nhau. Nhưng vì “bá nhân bá tính”, nên không thể tránh khỏi sai sót, lỗi lầm, dẫn đến những bất bình, va chạm. Vì thế, hãy lấy đức yêu thương, tha thứ mà đối xử và chịu đựng lẫn nhau. Thánh Phaolô căn dặn rằng: “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” (x. Cl 3,12-14).
Thứ ba, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày: bạn bè, đồng nghiệp, thành viên trong các hội đoàn, thành viên trong cộng đoàn giáo xứ… Họ là những con người nên nơi họ có những điểm tốt, điểm tích cực, nhưng đồng thời cũng không thể tránh khỏi những điểm xấu, những điểm tiêu cực, vì “nhân vô thập toàn”. Thay vì nhìn những điều xấu, những điểm tiêu cực để chê trách thì chúng ta hãy nhìn những điểm tốt, những điểm tích cực để khen ngợi và khuyến khích họ. Vì tất cả mọi người đều là con cái Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã nói: “Kẻ dữ người lành đều là con cái Chúa, được Chúa thương yêu tất cả, chúng ta cũng phải thương yêu nhau và phải có thái độ khoan dung”.
Thứ tư, cần phải có thái độ khoan dung và kiên nhẫn đối với những người tội lỗi. Cỏ lùng trong ruộng thì luôn là cỏ lùng, nhưng con người xấu có thể biến đổi trở thành con người tốt, tội nhân có thể trở thành thánh nhân. Vì thế, chúng ta cũng phải làm gì đó để xóa tan “cỏ lùng” nơi những người đang sống xung quanh chúng ta. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã cầu nguyện cho tử tội Pranzini và anh ta đã tỏ dấu ăn năn trước khi lên đoạn đầu đài. Cũng vậy, chúng ta có thể cầu nguyện cho kẻ dữ, cho người tội lỗi, cho những người làm hại chúng ta…để họ có cơ hội trở về nẻo chính đường ngay.
Thứ năm, chúng ta không được lợi dụng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, vì sự kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng có thời hạn.
Đối với toàn thể nhân loại, thời hạn kiên nhẫn của Thiên Chúa chính là thời gian của vũ trụ này. Vũ trụ này kết thúc thì thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng hết. Đó chính là khi mùa gặt đến, đó là ngày cánh chung. Ngày đó, Thiên Chúa sử dụng sự sự công bằng. Ngài sẽ đến và phân chia lúa và cỏ lùng ra: “Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt : hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi” (Mt 13,30).
Đối với từng người chúng ta, thời gian Thiên Chúa kiên nhẫn là thời gian chúng ta đang còn sống trên trần gian này. Nhưng chúng ta không biết thời gian đó là bao lâu, vì nó sẽ kết thúc một cách bất ngờ như kẻ trộm đến ban đêm (x. 1Tx 5,2), như chiếc lưới thả xuống biển (x. Mt 13,47-53). Khi thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa kết thúc, Người sẽ dùng sự công bằng để xét xử chúng ta. Vì thế, mỗi người chúng ta không được lợi dung sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, không được lợi dụng tự do của mình để sống buông thả theo con đường tội lỗi mà cần phải luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, để đón chờ ngày Chúa đến trong tỉnh thức và sẵn sàng.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì sự kiên nhẫn và khoan dung của Chúa giúp nhiều người trong chúng con có cơ hội thay đổi đời sống. Xin cho mỗi người chúng con cũng có thái độ kiên nhẫn và khoan dung như Chúa, hầu giúp anh chị em chúng con có cơ hội làm lại cuộc đời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 19/07/2017
80. XẤU HỔ KHI DÙNG LY NGỌC
Ngày xưa, Triệu vương có được một miếng ngọc Ư Điền rất đẹp, và sai người làm một cái ly (cốc) uống rượu để khi ai có công thì dùng ly ấy mà thưởng rượu.
Sau khi thành Hàn Đam được giải vây, Văn vương Triệu Huệ quỳ xuống dâng rượu bằng ly ngọc, chúc cho công tử nước Nguỵ (là Tín Lăng quân) được mạnh khoẻ, công tử nước Nguỵ thi lễ đáp tạ.
Lúc chuẩn bị dời về phía nam, Thành vương Triệu Hiếu cũng dùng ly ngọc ấy để chúc mừng công lao tướng sĩ. Người nước Triệu nếu dùng ly ngọc ấy để uống rượu một lần thì coi như là hơn được cả mười xe châu báu bổng lộc. Về sau, Triệu vương Thiên đem cái ly ngọc này thưởng rượu cho một tên tiểu nhân đã tự liếm đom (bệnh trỉ) cho mình uống một lần.
Không lâu sau, nước Tần tiến đánh nước Triệu, Lý Mục đánh lui được địch quân, Triệu vương lại dùng ly ngọc này để rót rượu tưởng thưởng tướng sĩ ba quân, nhưng các tướng sị đều giương cặp mắt lên mà nhìn, bởi vì không ai còn muốn uống rượu nơi cái ly ngọc ấy nữa.
(Úc Li tử)
Suy tư 80:
Lấy ngọc quý để làm thành cái ly uống rượu thì dù cho rượu không ngon cũng trở thành ngon, mà nếu được nhà vua dùng ly ngọc này thưởng rượu, thì quả là hạnh phúc và vinh dự vô cùng.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu đều ở nơi thánh lễ, bởi vì nơi thánh lễ chúng ta được tham dự Mình và Máu Thánh của Chúa Ki-tô, là nguồn của mọi ân sủng.
Khi đi tham dự thánh lễ thì người mà giáo dân nhìn thấy rõ ràng nhất chính là linh mục chủ tế, bởi vì ngài là vị chủ tế thánh lễ, bởi vì ngài đang đứng trên cao kia nơi bàn thờ, uy nghiêm và thánh thiện, cho nên –có thể nói- giáo dân chưa thấy Chúa thì đã thấy linh mục trước tiên, rồi từ thấy linh mục chủ tế, họ thấy Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục là cái ly (cốc) ngọc chứa đựng Mình Máu Thánh của Chúa, bởi vì từ nơi ngài, giáo dân đón nhận các ơn lành của Chúa ban cho họ, cho nên, khi giáo dân đi dự lễ mà họ thấy một linh có đời sống bê bối, kiêu ngạo, hách dịch dâng lễ, thì họ cảm thấy “ăn uống không ngon” khi tham dự tiệc Thánh Thể, họ cảm thấy tâm hồn bức xúc và rất gượng ép khi dự lễ với một linh mục như thế làm chủ tế.
Đó cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho giáo hữu “giương cặp mắt lên mà nhìn”, bởi vì không ai muốn uống rượu (thánh lễ) nơi cái ly ngọc (linh mục) ấy nữa, bởi vì cái ly ngọc đã không còn tinh sạch nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ngày xưa, Triệu vương có được một miếng ngọc Ư Điền rất đẹp, và sai người làm một cái ly (cốc) uống rượu để khi ai có công thì dùng ly ấy mà thưởng rượu.
Sau khi thành Hàn Đam được giải vây, Văn vương Triệu Huệ quỳ xuống dâng rượu bằng ly ngọc, chúc cho công tử nước Nguỵ (là Tín Lăng quân) được mạnh khoẻ, công tử nước Nguỵ thi lễ đáp tạ.
Lúc chuẩn bị dời về phía nam, Thành vương Triệu Hiếu cũng dùng ly ngọc ấy để chúc mừng công lao tướng sĩ. Người nước Triệu nếu dùng ly ngọc ấy để uống rượu một lần thì coi như là hơn được cả mười xe châu báu bổng lộc. Về sau, Triệu vương Thiên đem cái ly ngọc này thưởng rượu cho một tên tiểu nhân đã tự liếm đom (bệnh trỉ) cho mình uống một lần.
Không lâu sau, nước Tần tiến đánh nước Triệu, Lý Mục đánh lui được địch quân, Triệu vương lại dùng ly ngọc này để rót rượu tưởng thưởng tướng sĩ ba quân, nhưng các tướng sị đều giương cặp mắt lên mà nhìn, bởi vì không ai còn muốn uống rượu nơi cái ly ngọc ấy nữa.
(Úc Li tử)
Suy tư 80:
Lấy ngọc quý để làm thành cái ly uống rượu thì dù cho rượu không ngon cũng trở thành ngon, mà nếu được nhà vua dùng ly ngọc này thưởng rượu, thì quả là hạnh phúc và vinh dự vô cùng.
Đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu đều ở nơi thánh lễ, bởi vì nơi thánh lễ chúng ta được tham dự Mình và Máu Thánh của Chúa Ki-tô, là nguồn của mọi ân sủng.
Khi đi tham dự thánh lễ thì người mà giáo dân nhìn thấy rõ ràng nhất chính là linh mục chủ tế, bởi vì ngài là vị chủ tế thánh lễ, bởi vì ngài đang đứng trên cao kia nơi bàn thờ, uy nghiêm và thánh thiện, cho nên –có thể nói- giáo dân chưa thấy Chúa thì đã thấy linh mục trước tiên, rồi từ thấy linh mục chủ tế, họ thấy Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục là cái ly (cốc) ngọc chứa đựng Mình Máu Thánh của Chúa, bởi vì từ nơi ngài, giáo dân đón nhận các ơn lành của Chúa ban cho họ, cho nên, khi giáo dân đi dự lễ mà họ thấy một linh có đời sống bê bối, kiêu ngạo, hách dịch dâng lễ, thì họ cảm thấy “ăn uống không ngon” khi tham dự tiệc Thánh Thể, họ cảm thấy tâm hồn bức xúc và rất gượng ép khi dự lễ với một linh mục như thế làm chủ tế.
Đó cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho giáo hữu “giương cặp mắt lên mà nhìn”, bởi vì không ai muốn uống rượu (thánh lễ) nơi cái ly ngọc (linh mục) ấy nữa, bởi vì cái ly ngọc đã không còn tinh sạch nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:21 19/07/2017
13. Cầu nguyện và giữ gìn hy vọng nhé ! Bởi vì Thiên Chúa là Đấng nhân từ.
(Thánh Pi-ô Năm Dấu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồi Giáo Shiite và Sunni – Tại sao Kitô hữu tị nạn Iraq không dám quay về cố hương?
Đặng Tự Do
17:06 19/07/2017
“Hãy trở về nhà trước khi những người khác chiếm lấy đất đai, nhà cửa của anh chị em,” nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Chanđê đã nói như trên trong lời kêu gọi các Kitô hữu tị nạn Iraq, sau khi Mosul được hoàn toàn giải phóng.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi có những báo cáo từ thành phố Erbil cho thấy không có bao nhiêu những gia đình Iraq đang tị nạn tại thành phố này có ý hướng muốn quay về Mosul, ít nhất là trong tương lai gần. Thật vậy, Faraj Benoît Camurat, chủ tịch Fraternité en Iraq, nói với tờ La Croix rằng “chúng tôi thật sự chưa biết liệu có những gia đình Kitô hữu nào dám tái định cư tại Mosul hay không.”
Đức Hồng Y Louis Raphel Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê nhận xét rằng: “Đây là lúc để lấy lại đất đai của bố mẹ chúng ta và tổ tiên của chúng ta, bản sắc, lịch sử và di sản của chúng ta. Tôi xin anh chị em đừng lãng phí thời gian chờ đợi, hãy nhanh chóng lấy lại quyền sở hữu đất đai của chúng ta trước khi những người khác chiếm mất.”
Trong khi thừa nhận rằng “con đường tiến đến việc tiêu diệt hoàn toàn quân khủng bố Hồi Giáo IS trong khu vực vẫn còn rất xa và đầy khó khăn;”, Đức Hồng Y nói “chúng ta vẫn có thể xây dựng lại những gì đã bị phá hủy để hướng đến một tương lai hòa bình, an ninh và ổn định.”
Trong tổng số 38,100,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite là những người đại diện cho mình.
Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Một số lớn vẫn chưa bị bắt. Do đó, các tín hữu Kitô vẫn lo ngại chưa dám quay về cố hương.
Ông Faraj Benoît Camurat nhận xét rằng sự thù hận giữa người Hồi Giáo Shiite và người Hồi Giáo Sunni là không dễ dàng vượt qua tại Iraq. Trong bối cảnh đó quay về cố hương trong lúc này là quá nguy hiểm.
Sự khác biệt giữa Hồi Giáo Shiite và Sunni
Tất cả người Hồi giáo tin rằng không có Chúa nào khác ngoài Allah, và rằng Mohammed là vị tiên tri cuối cùng của Ngài. Họ tin rằng kinh Koran là Lời Chúa mạc khải cho Mohammed. Bên cạnh niềm tin chung đó, họ cũng rất tương đồng trong cách thức thờ phượng. Tuy nhiên, người Hồi Giáo Sunni (chiếm khoảng 80 phần trăm người Hồi giáo) và người Shiite (từ 15-20 phần trăm) thường tiến hành những cuộc chiến tranh tôn giáo kinh hoàng chống lại nhau. Trận đánh gần đây nhất đang diễn ra tại Iraq.
Sự khác biệt quan trọng giữa hai hệ phái Hồi Giáo này là một điều thuộc về tín lý: Người Shiite tin rằng sau khi Mohammed qua đời vào năm 632, quyền lãnh đạo tôn giáo do ông thành lập phải được truyền cho con cháu của ông bắt đầu với Ali, là con rể của ông ta. Họ cũng tin rằng hàng lãnh đạo tôn giáo, tức là các imams, phải được thần thánh lựa chọn. Trong khi đó, người Hồi Giáo Sunni tin rằng quyền lãnh đạo tôn giáo phải được trao cho những đồng chí thân cận nhất của tiên tri Mohammed. Khi thế hệ các đồng chí này qua đi, thì người ta bình bầu lên các vị Caliph, là những người được cho là ưu tú, và có đạo đức nổi bật, được người ta tôn lên làm các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, trực hệ hay không với tiên tri Mohammed không phải là vấn đề.
Sự khác biệt về tín lý này gây ra những hậu quả bi thảm. Mỗi nhánh Hồi Giáo nhìn nhánh khác như là những kẻ đi theo các nhà lãnh đạo giả mạo, và do đó, họ là những người bội giáo - những kẻ phản bội Hồi giáo. Những người cực đoan ở cả hai phía tin rằng những người Hồi Giáo phía bên kia phải bị tận diệt để “thanh tẩy đức tin”. Vì người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số, nên số người Sunni cực đoan đông hơn và họ đã không ngừng phát động những chiến dịch tàn sát như thế để chống lại những người Hồi Giáo Shiite.
Những hậu quả bi thảm.
Ngay những từ đầu sau khi Mohammed qua đời, những imams Shiite đều bị hàng lãnh đạo Sunni tìm mọi cách tiêu diệt, và tất cả 11 nhà lãnh đạo đầu tiên của Hồi Giáo Shiite đều đã chết một cách thê thảm, thường là do bị ám sát. Ngày nay, hầu hết những người Hồi Giáo Shiite tin rằng vào năm 874, Imam thứ 12 của họ, tên Mahdi, lúc đó mới 5 tuổi, đã bỏ trốn, và đến nay vẫn còn sống nhưng đã lánh vào vòng vô hình. Imam vô hình này sẽ trở lại một ngày nào đó để làm sạch thế giới Hồi Giáo. Qua nhiều thế kỷ bị khủng bố, lịch sử của những người Hồi Giáo Shiite đã xoay quanh những bi kịch xảy ra cho họ và các nhà lãnh đạo của họ. Những người Hồi Giáo Sunni thường ít có lòng thương xót đối với người Hồi Giáo Shiite; họ xem việc người Hồi Giáo Shiite viếng thăm các đền thờ và tôn kính các vị thánh như là hành động phạm thánh nghiêm trọng đến mức có thể biện minh cho các đau khổ mà những người này phải gánh chịu.
Tại sao Iraq là quan trọng đối với người Hồi Giáo?
Tại các quốc gia khác trong vùng Trung Đông, hoặc là người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số tuyệt đối (đến 90% như tại Ai Cập, Jordan, và Arab Saudi), hoặc là người Hồi Giáo Shiite chiếm tuyệt đại đa số (như Iran và Bahrain). Tại Iraq tỷ lệ này khá ngang ngửa, thường là Shiite 60%, Sunni 40%. Tỷ lệ khít khao này là một mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa cực đoan.
Trong lịch sử, chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite đã bị đại bại trong những trận đánh lớn diễn ra trong các thế kỷ thứ 7, thứ 8 và thứ 9, và do đó, mà cũng chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite có các đền thờ lớn nhất – để vinh danh các nhà lãnh đạo bị thảm sát của họ. Vì lý do đó, Iraq là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của những người theo chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo Sunni.
Ali, con rể của tiên tri và cũng là Imam đầu tiên của người Hồi Giáo Shiite, đã bị tấn công và giết chết trong lúc đang cầu nguyện; và sau đó được chôn cất ở Najaf. Con trai của ông Hussein, vị Imam thứ ba, cũng đã bị giết trong trận Karbala và được chôn cất ở đó.
Cho đến ngày nay, nhiều người Shiite vẫn mang theo bên cạnh họ một viên gạch nhỏ làm bằng đất sét lấy từ đất ở Karbala, nơi máu của Hussein rơi ra. Họ đặt viên gạch xuống đất bất cứ nơi nào họ cầu nguyện và nhấn trán của mình lên đó.
Samarra là địa điểm của một đền thờ lớn khác của người Hồi Giáo Shiite, đó là đền thờ al-Askari, nơi có hai imam của Hồi Giáo Shiite được chôn cất. Trớ trêu thay, dân chúng xung quanh đền thờ al-Askari ngày nay lại chủ yếu là người Sunni, cho nên Samarra đã trở thành một bãi chiến trường tranh chấp kinh hoàng trong cuộc xung đột hiện nay.
Hàng lãnh đạo Iraq.
Trong khi người Hồi Giáo Shiite luôn chiếm đa số tại quốc gia này, các nhà cai trị đất nước lại hầu hết đều là người Sunni. Đế quốc Hồi Giáo Abbasid của người Hồi Giáo Sunni kéo dài 500 năm, được coi là thời kỳ vàng son của Hồi giáo, đã đặt thủ đô ở Baghdad, với sự bảo trợ của Đế chế Ottoman, có trụ sở tại Istanbul. Ngay cả người Anh, khi cai trị Iraq trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng đã dựng nên một vị vua Sunni và bộ máy chính quyền chủ yếu là người Sunni.
Và Saddam Hussein, mặc dù là một nhà độc tài hoàn toàn thế tục, đã được sinh ra trong một gia đình Hồi Giáo Sunni, và đã đối xử rất tàn bạo với người Shiite.
Chỉ sau khi ông này bị hạ bệ, với cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên người Shiite mới được lên nắm quyền ở đất nước này. Thủ tướng Nouri al-Maliki lãnh đạo một đảng Hồi Giáo Shiite và đã thành lập một liên minh với các đảng Hồi Giáo Shiite khác. Ông thẳng thừng bác bỏ bất cứ sự chia sẻ quyền lực nào với người Hồi Giáo Sunni. Vì thế, ông Nouri al-Maliki thường bị đổ lỗi đã gây ra tình trạng bi thảm hiện nay.
Syria thì sao?
Dòng họ Assads là những người đã cai trị Syria trong hơn 40 năm, là người Hồi Giáo Alawites, một chi nhánh thậm chí còn bị người Hồi Giáo Sunni cho là “tà ma ngoại đạo” hơn cả Hồi giáo Shiite. Họ là những người đã tách khỏi Hồi Giáo Shiite. Những người Hồi giáo Alawites này thực hành thần bí, vì thế họ bị người Hồi Giáo Sunni coi là bội giáo còn trầm trọng hơn dòng chính Shiite.
Chế độ của ông Bashar al-Assad đã bị những người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số tại Syria thách thức, với sự hỗ trợ của các chiến binh Hồi Giáo Sunni nước ngoài, và các nước Hồi Giáo Sunni trong vùng như Arab Saudi. Ngược lại, chế độ của ông Assad đã được sự hỗ trợ của người Hồi Giáo Shiite tại Iran và bởi phong trào Hezbollah.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi có những báo cáo từ thành phố Erbil cho thấy không có bao nhiêu những gia đình Iraq đang tị nạn tại thành phố này có ý hướng muốn quay về Mosul, ít nhất là trong tương lai gần. Thật vậy, Faraj Benoît Camurat, chủ tịch Fraternité en Iraq, nói với tờ La Croix rằng “chúng tôi thật sự chưa biết liệu có những gia đình Kitô hữu nào dám tái định cư tại Mosul hay không.”
Đức Hồng Y Louis Raphel Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê nhận xét rằng: “Đây là lúc để lấy lại đất đai của bố mẹ chúng ta và tổ tiên của chúng ta, bản sắc, lịch sử và di sản của chúng ta. Tôi xin anh chị em đừng lãng phí thời gian chờ đợi, hãy nhanh chóng lấy lại quyền sở hữu đất đai của chúng ta trước khi những người khác chiếm mất.”
Trong khi thừa nhận rằng “con đường tiến đến việc tiêu diệt hoàn toàn quân khủng bố Hồi Giáo IS trong khu vực vẫn còn rất xa và đầy khó khăn;”, Đức Hồng Y nói “chúng ta vẫn có thể xây dựng lại những gì đã bị phá hủy để hướng đến một tương lai hòa bình, an ninh và ổn định.”
Trong tổng số 38,100,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite là những người đại diện cho mình.
Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Một số lớn vẫn chưa bị bắt. Do đó, các tín hữu Kitô vẫn lo ngại chưa dám quay về cố hương.
Ông Faraj Benoît Camurat nhận xét rằng sự thù hận giữa người Hồi Giáo Shiite và người Hồi Giáo Sunni là không dễ dàng vượt qua tại Iraq. Trong bối cảnh đó quay về cố hương trong lúc này là quá nguy hiểm.
Sự khác biệt giữa Hồi Giáo Shiite và Sunni
Tất cả người Hồi giáo tin rằng không có Chúa nào khác ngoài Allah, và rằng Mohammed là vị tiên tri cuối cùng của Ngài. Họ tin rằng kinh Koran là Lời Chúa mạc khải cho Mohammed. Bên cạnh niềm tin chung đó, họ cũng rất tương đồng trong cách thức thờ phượng. Tuy nhiên, người Hồi Giáo Sunni (chiếm khoảng 80 phần trăm người Hồi giáo) và người Shiite (từ 15-20 phần trăm) thường tiến hành những cuộc chiến tranh tôn giáo kinh hoàng chống lại nhau. Trận đánh gần đây nhất đang diễn ra tại Iraq.
Sự khác biệt quan trọng giữa hai hệ phái Hồi Giáo này là một điều thuộc về tín lý: Người Shiite tin rằng sau khi Mohammed qua đời vào năm 632, quyền lãnh đạo tôn giáo do ông thành lập phải được truyền cho con cháu của ông bắt đầu với Ali, là con rể của ông ta. Họ cũng tin rằng hàng lãnh đạo tôn giáo, tức là các imams, phải được thần thánh lựa chọn. Trong khi đó, người Hồi Giáo Sunni tin rằng quyền lãnh đạo tôn giáo phải được trao cho những đồng chí thân cận nhất của tiên tri Mohammed. Khi thế hệ các đồng chí này qua đi, thì người ta bình bầu lên các vị Caliph, là những người được cho là ưu tú, và có đạo đức nổi bật, được người ta tôn lên làm các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, trực hệ hay không với tiên tri Mohammed không phải là vấn đề.
Sự khác biệt về tín lý này gây ra những hậu quả bi thảm. Mỗi nhánh Hồi Giáo nhìn nhánh khác như là những kẻ đi theo các nhà lãnh đạo giả mạo, và do đó, họ là những người bội giáo - những kẻ phản bội Hồi giáo. Những người cực đoan ở cả hai phía tin rằng những người Hồi Giáo phía bên kia phải bị tận diệt để “thanh tẩy đức tin”. Vì người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số, nên số người Sunni cực đoan đông hơn và họ đã không ngừng phát động những chiến dịch tàn sát như thế để chống lại những người Hồi Giáo Shiite.
Những hậu quả bi thảm.
Ngay những từ đầu sau khi Mohammed qua đời, những imams Shiite đều bị hàng lãnh đạo Sunni tìm mọi cách tiêu diệt, và tất cả 11 nhà lãnh đạo đầu tiên của Hồi Giáo Shiite đều đã chết một cách thê thảm, thường là do bị ám sát. Ngày nay, hầu hết những người Hồi Giáo Shiite tin rằng vào năm 874, Imam thứ 12 của họ, tên Mahdi, lúc đó mới 5 tuổi, đã bỏ trốn, và đến nay vẫn còn sống nhưng đã lánh vào vòng vô hình. Imam vô hình này sẽ trở lại một ngày nào đó để làm sạch thế giới Hồi Giáo. Qua nhiều thế kỷ bị khủng bố, lịch sử của những người Hồi Giáo Shiite đã xoay quanh những bi kịch xảy ra cho họ và các nhà lãnh đạo của họ. Những người Hồi Giáo Sunni thường ít có lòng thương xót đối với người Hồi Giáo Shiite; họ xem việc người Hồi Giáo Shiite viếng thăm các đền thờ và tôn kính các vị thánh như là hành động phạm thánh nghiêm trọng đến mức có thể biện minh cho các đau khổ mà những người này phải gánh chịu.
Hàng ngàn người hành hương Shiite cầu nguyện gần đền thánh Imam Hussein, để kỷ niệm ngày sinh của Imam Al-Mehdi al-Muntadhar, ở Karbala. (ảnh AP) |
Tại sao Iraq là quan trọng đối với người Hồi Giáo?
Tại các quốc gia khác trong vùng Trung Đông, hoặc là người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số tuyệt đối (đến 90% như tại Ai Cập, Jordan, và Arab Saudi), hoặc là người Hồi Giáo Shiite chiếm tuyệt đại đa số (như Iran và Bahrain). Tại Iraq tỷ lệ này khá ngang ngửa, thường là Shiite 60%, Sunni 40%. Tỷ lệ khít khao này là một mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa cực đoan.
Trong lịch sử, chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite đã bị đại bại trong những trận đánh lớn diễn ra trong các thế kỷ thứ 7, thứ 8 và thứ 9, và do đó, mà cũng chính tại Iraq, người Hồi Giáo Shiite có các đền thờ lớn nhất – để vinh danh các nhà lãnh đạo bị thảm sát của họ. Vì lý do đó, Iraq là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của những người theo chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo Sunni.
Ali, con rể của tiên tri và cũng là Imam đầu tiên của người Hồi Giáo Shiite, đã bị tấn công và giết chết trong lúc đang cầu nguyện; và sau đó được chôn cất ở Najaf. Con trai của ông Hussein, vị Imam thứ ba, cũng đã bị giết trong trận Karbala và được chôn cất ở đó.
Cho đến ngày nay, nhiều người Shiite vẫn mang theo bên cạnh họ một viên gạch nhỏ làm bằng đất sét lấy từ đất ở Karbala, nơi máu của Hussein rơi ra. Họ đặt viên gạch xuống đất bất cứ nơi nào họ cầu nguyện và nhấn trán của mình lên đó.
Samarra là địa điểm của một đền thờ lớn khác của người Hồi Giáo Shiite, đó là đền thờ al-Askari, nơi có hai imam của Hồi Giáo Shiite được chôn cất. Trớ trêu thay, dân chúng xung quanh đền thờ al-Askari ngày nay lại chủ yếu là người Sunni, cho nên Samarra đã trở thành một bãi chiến trường tranh chấp kinh hoàng trong cuộc xung đột hiện nay.
Hàng lãnh đạo Iraq.
Trong khi người Hồi Giáo Shiite luôn chiếm đa số tại quốc gia này, các nhà cai trị đất nước lại hầu hết đều là người Sunni. Đế quốc Hồi Giáo Abbasid của người Hồi Giáo Sunni kéo dài 500 năm, được coi là thời kỳ vàng son của Hồi giáo, đã đặt thủ đô ở Baghdad, với sự bảo trợ của Đế chế Ottoman, có trụ sở tại Istanbul. Ngay cả người Anh, khi cai trị Iraq trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng đã dựng nên một vị vua Sunni và bộ máy chính quyền chủ yếu là người Sunni.
Và Saddam Hussein, mặc dù là một nhà độc tài hoàn toàn thế tục, đã được sinh ra trong một gia đình Hồi Giáo Sunni, và đã đối xử rất tàn bạo với người Shiite.
Chỉ sau khi ông này bị hạ bệ, với cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên người Shiite mới được lên nắm quyền ở đất nước này. Thủ tướng Nouri al-Maliki lãnh đạo một đảng Hồi Giáo Shiite và đã thành lập một liên minh với các đảng Hồi Giáo Shiite khác. Ông thẳng thừng bác bỏ bất cứ sự chia sẻ quyền lực nào với người Hồi Giáo Sunni. Vì thế, ông Nouri al-Maliki thường bị đổ lỗi đã gây ra tình trạng bi thảm hiện nay.
Syria thì sao?
Dòng họ Assads là những người đã cai trị Syria trong hơn 40 năm, là người Hồi Giáo Alawites, một chi nhánh thậm chí còn bị người Hồi Giáo Sunni cho là “tà ma ngoại đạo” hơn cả Hồi giáo Shiite. Họ là những người đã tách khỏi Hồi Giáo Shiite. Những người Hồi giáo Alawites này thực hành thần bí, vì thế họ bị người Hồi Giáo Sunni coi là bội giáo còn trầm trọng hơn dòng chính Shiite.
Chế độ của ông Bashar al-Assad đã bị những người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số tại Syria thách thức, với sự hỗ trợ của các chiến binh Hồi Giáo Sunni nước ngoài, và các nước Hồi Giáo Sunni trong vùng như Arab Saudi. Ngược lại, chế độ của ông Assad đã được sự hỗ trợ của người Hồi Giáo Shiite tại Iran và bởi phong trào Hezbollah.
Các Giám Mục Mỹ thỉnh cầu chính phủ nhận thêm người tị nạn
LM. Trần Đức Anh OP
15:18 19/07/2017
WASHINGTON. Chủ tịch Ủy ban GM Mỹ về di dân, Đức Cha Joe Vásquez, thỉnh cầu chính phủ Mỹ nâng con số tối đa người tị nạn được nhận vào Mỹ lên 75 ngàn người.
Theo mức được tổng thống Mỹ ấn định hồi tháng 3 năm nay, con số tối đa người tị nạn được nhận vào trong năm 2017 là 50 ngàn người, và mức tối đa này đã đạt được trong tuần lễ trước đây.
Nhân danh HĐGM Mỹ, hôm Đức Cha Vásquez, cũng là GM giáo phận Austin, Texas, đã gửi thư hôm 15-7-2017 cho tổng thống Mỹ để bày tỏ quan tâm về những hậu quả thảm hại vì sự giới hạn số người tị nạn và những ảnh hưởng tiêu cực trên những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất, như các trẻ không có người đi kèm, người già và người bệnh, cũng như những người thuộc tôn giáo thiểu số.
Các GM Mỹ cũng nhận xét rằng con số tối đa 50 ngàn người tị nạn được nhận vào Mỹ không tương ứng với những nhu cầu thực sự của việc tiếp đón, xét vì trên thế giới có khoảng 22 triệu người tị nạn, và đồng thời cũng không phản ánh lòng thương xót và khả năng của đất nước chúng ta. Chúng tôi xác tín rằng Hoa Kỳ có thiện chí, có khả năng đi hàng đầu và tài nguyên để giúp đỡ nhiều hơn những người dễ bị tổn thương nhất và đang tìm kiếm sự bảo vệ. Về phần mình, Giáo Hội sẽ tiếp tục đồng hành và đón tiếp những người tị nạn đến Mỹ và bảo đảm cho họ những dịch vụ cần thiết”. (REI 17-7-2017)
Theo mức được tổng thống Mỹ ấn định hồi tháng 3 năm nay, con số tối đa người tị nạn được nhận vào trong năm 2017 là 50 ngàn người, và mức tối đa này đã đạt được trong tuần lễ trước đây.
Nhân danh HĐGM Mỹ, hôm Đức Cha Vásquez, cũng là GM giáo phận Austin, Texas, đã gửi thư hôm 15-7-2017 cho tổng thống Mỹ để bày tỏ quan tâm về những hậu quả thảm hại vì sự giới hạn số người tị nạn và những ảnh hưởng tiêu cực trên những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất, như các trẻ không có người đi kèm, người già và người bệnh, cũng như những người thuộc tôn giáo thiểu số.
Các GM Mỹ cũng nhận xét rằng con số tối đa 50 ngàn người tị nạn được nhận vào Mỹ không tương ứng với những nhu cầu thực sự của việc tiếp đón, xét vì trên thế giới có khoảng 22 triệu người tị nạn, và đồng thời cũng không phản ánh lòng thương xót và khả năng của đất nước chúng ta. Chúng tôi xác tín rằng Hoa Kỳ có thiện chí, có khả năng đi hàng đầu và tài nguyên để giúp đỡ nhiều hơn những người dễ bị tổn thương nhất và đang tìm kiếm sự bảo vệ. Về phần mình, Giáo Hội sẽ tiếp tục đồng hành và đón tiếp những người tị nạn đến Mỹ và bảo đảm cho họ những dịch vụ cần thiết”. (REI 17-7-2017)
Mục Sư Garlow nói: Ma quỷ dùng Hôn Nhân Đồng Tính để hủy bỏ hình ảnh của Thiên Chúa nơi trần gian.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:51 19/07/2017
Mục Sư Garlow nói: Ma quỷ dùng Hôn Nhân Đồng Tính để hủy bỏ hình ảnh của Thiên Chúa nơi trần gian.
(cnsnews.com) Trong diễn đàn tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Lãnh Đạo Gia Đình Hằng Năm vào hôm Thứ Bẩy, Mục Sư truyền giáo và cũng là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng, Tiến Sĩ Jim Garlow đã giải thích việc người nam và người nữ được Thiên Chúa tạo dựng như thế nào và cái gọi là hôn nhân đồng tính là ma quỷ vì nó bắt chước và nhạo báng việc tạo dựng của Thiên Chúa về tình yêu và con cái của ngài, cũng như tìm cách để phá bỏ hình ảnh của Thiên Chúa nơi trần gian.
Hội Nghị Lãnh Đạo Thượng Đỉnh năm nay được tổ chức tại Des Moines, tiểu bang Iowa với chủ đề là “Principles Over Politics” (Nguyên Tắc Vượt Trên Chính Trị). Ngoài Tiến Sĩ Garlow, còn có một số diễn giả gồm Cố Vấn của Tổng Thống Trump tại Tòa Bạch Ốc Kellyanne Conway, Mục sư Rafael Cruz và các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Joni Ernst và Chuck Grassley của tiểu bang Iowa.
Trong phần nhận định của mình, Tiến Sĩ Garlow đã nói rằng “Chúng ta có người nam, chúng ta có người nữ. Chúng ta có ông Adam và bà Evà, hai con người khác nhau. Trong tiếng Do Thái có từ ish chỉ người nam và ishah chỉ người nữ.
Hôn nhân giữ một người nam và một người nữ được Thiên Chúa phối hợp và chúc phúc. Khi bạn có hai người nam, hay có hai người nữ thì đó không phải là một cuộc hôn nhân. Khi một người nam và một người nữ kết hợp với nhau, hình ảnh Thiên Chúa cấu thành một cách trọn vẹn. Kinh Thánh cũng nói đến cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và kết thúc bằng một đám cưới trong sách Khải Huyền với một cô dâu và một chàng rể.
Tiến sĩ Garlow nói tiếp, “Vấn đề là ở chỗ này. Nếu tôi là quỷ dữ thì tôi sẽ muốn hủy bỏ hình ảnh của Thiên Chúa trên mặt đất. Đó là lý do tại sao hôn nhân là một vấn đề nóng bỏng. Nó lớn lao hơn vấn đề đồng tính. Nó lớn lao hơn vấn đề khác của trái đất. Hôn nhân là một vấn đề rất lớn. Người ta muốn hủy bỏ hình ảnh của Thiên Chúa trên mặt đất, đó là một loại quỷ quái đang xảy ra giữa chúng ta.
Theo như trang nhà của Hội Nghị Thượng Đỉnh Lãnh Đạo Gia Đình thì Tiến Sĩ Garlow là mục sư lâu năm tại nhà thờ Skyline ở San Diego, California và mỗi ngày ông có lời bình luận dài một phút có tên là “The Garlow Perspective” (Quan điểm của Garlow) được phát trên 800 đài phát thanh.
Mục Sư Garlow được biết đến vì vai trò lãnh đạo của ông từ năm 2008 trong các tổ chức tôn giáo ủng hộ Dự Luật 8 của California trong việc cấm hôn nhân đồng tính. Ông cũng là tác giả của của nhiều sách trong đó có cuốn bán chạy nhất là Cracking Da Vinci’s Code và The Da Vinci Codebearer.
Giuse Thẩm Nguyễn
(cnsnews.com) Trong diễn đàn tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Lãnh Đạo Gia Đình Hằng Năm vào hôm Thứ Bẩy, Mục Sư truyền giáo và cũng là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng, Tiến Sĩ Jim Garlow đã giải thích việc người nam và người nữ được Thiên Chúa tạo dựng như thế nào và cái gọi là hôn nhân đồng tính là ma quỷ vì nó bắt chước và nhạo báng việc tạo dựng của Thiên Chúa về tình yêu và con cái của ngài, cũng như tìm cách để phá bỏ hình ảnh của Thiên Chúa nơi trần gian.
Trong phần nhận định của mình, Tiến Sĩ Garlow đã nói rằng “Chúng ta có người nam, chúng ta có người nữ. Chúng ta có ông Adam và bà Evà, hai con người khác nhau. Trong tiếng Do Thái có từ ish chỉ người nam và ishah chỉ người nữ.
Hôn nhân giữ một người nam và một người nữ được Thiên Chúa phối hợp và chúc phúc. Khi bạn có hai người nam, hay có hai người nữ thì đó không phải là một cuộc hôn nhân. Khi một người nam và một người nữ kết hợp với nhau, hình ảnh Thiên Chúa cấu thành một cách trọn vẹn. Kinh Thánh cũng nói đến cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và kết thúc bằng một đám cưới trong sách Khải Huyền với một cô dâu và một chàng rể.
Tiến sĩ Garlow nói tiếp, “Vấn đề là ở chỗ này. Nếu tôi là quỷ dữ thì tôi sẽ muốn hủy bỏ hình ảnh của Thiên Chúa trên mặt đất. Đó là lý do tại sao hôn nhân là một vấn đề nóng bỏng. Nó lớn lao hơn vấn đề đồng tính. Nó lớn lao hơn vấn đề khác của trái đất. Hôn nhân là một vấn đề rất lớn. Người ta muốn hủy bỏ hình ảnh của Thiên Chúa trên mặt đất, đó là một loại quỷ quái đang xảy ra giữa chúng ta.
Theo như trang nhà của Hội Nghị Thượng Đỉnh Lãnh Đạo Gia Đình thì Tiến Sĩ Garlow là mục sư lâu năm tại nhà thờ Skyline ở San Diego, California và mỗi ngày ông có lời bình luận dài một phút có tên là “The Garlow Perspective” (Quan điểm của Garlow) được phát trên 800 đài phát thanh.
Mục Sư Garlow được biết đến vì vai trò lãnh đạo của ông từ năm 2008 trong các tổ chức tôn giáo ủng hộ Dự Luật 8 của California trong việc cấm hôn nhân đồng tính. Ông cũng là tác giả của của nhiều sách trong đó có cuốn bán chạy nhất là Cracking Da Vinci’s Code và The Da Vinci Codebearer.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH gọi điện thoại cho người nhặt rác bị cụt hai chân trong một tai nạn.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:03 19/07/2017
ĐGH gọi điện thoại cho người nhặt rác bị cụt hai chân trong một tai nạn.
(EWTN News/CNA) Anh Maximiliano Acuña, 33 tuổi, là người nhặt rác ở thành phố Buenos Aires và vào đầu năm nay một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra cho anh khiến anh đã bị cụt hai chân.
Anh nói với chương trình truyền hình Argentine Morfi rằng, hôm thứ Ba vừa qua, anh vô cùng ngạc nhiên khi nhận được cú điện thoại không thể ngờ của ĐGH Phanxicô và ngài đã an ủi, khích lệ anh.
Vào ngày 22 tháng Ba, người cha có năm đứa con này đang đi nhặt rác ở một xóm trong thành phố Buenos Aires thì bị một chiếc xe tải đang chạy với vận tốc 80 dặm/giờ đụng phải. Hậu quả là anh đã phải cắt bỏ cả hai chân.
Một dân biểu của Buenos Aires là Gustavo Vera đã gởi điện thư báo cho cho ĐGH về tai nạn và cho biết các bác sĩ chuẩn đoán đây là một tình huống tồi tệ nhất.
Vera nói với ĐGH rằng “May ra thì anh ta có thể sống với tình trạng thực vật hay có thể bị hư hại nặng về hệ thống thần kinh và trong trường hợp tệ hại nhất thì anh ta sẽ chết.”
Tuy nhiên, Acuña đã làm cho các bác sĩ ngạc nhiên khi anh ta đã tỉnh dậy sau ba ngày hôn mê. Hai ngày sau đó anh được chuyển từ phòng chăm sóc đặc biệt đến phòng bệnh thường. “và chỉ trong vài tuần anh đã được xuất viện về nhà với các con của mình.”
Hôm nay ngày 17 tháng Bẩy, anh Acuña đã có thể sẵn sàng đến tham dự buổi vinh danh do Quốc Hội Buenos Aires tổ chức khi anh nhận được cú điện thoại đặc biệt.
Từ đầu dây bên kia, tiếng ĐGH, “Tôi là Giáo Hoàng Phanxicô đây. Một người bạn của tôi là Vera đã gởi thư cho tôi và tôi rất xúc động và ngạc nhiên về sự dũng cảm của anh. Gắng lên nhé và anh là một gương sáng.”
Acuña nhắc lại những lời này với sự xúc động dạt dào tại buổi lễ trước hằng trăm những bạn nhặt rác khác.
Hiện nay Vera đang làm việc với Tổng Thư Ký của Liên Đoàn Xe Tải là Pablo Moyano, dự kiến sẽ chọn ngày 22 tháng Ba là “Ngày Nhặt Rác” để ca ngợi người nhặt rác trẻ tuổi này.
Acuña nói “Chúa đã đem lại cho tôi cuộc sống, tuy tôi bị cụt mất hai chân nhưng mọi thứ xảy ra với tôi đều rất đẹp. Tôi luôn tin tưởng vào Thiên Chúa. Tôi luôn đi nhà thờ, cầu nguyện xin Chúa ban cho tôi công việc mỗi ngày và Ngài đã chăm sóc tôi từng ngày.
Acuña tiếp tục, “Thiên Chúa hiện hữu. Tôi muốn nhắn gởi tới mọi người rằng Thiên Chúa hiện hữu và Ngài đã cho tôi một cơ hội mới.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Anh Maximiliano Acuña, 33 tuổi, là người nhặt rác ở thành phố Buenos Aires và vào đầu năm nay một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra cho anh khiến anh đã bị cụt hai chân.
Anh nói với chương trình truyền hình Argentine Morfi rằng, hôm thứ Ba vừa qua, anh vô cùng ngạc nhiên khi nhận được cú điện thoại không thể ngờ của ĐGH Phanxicô và ngài đã an ủi, khích lệ anh.
Vào ngày 22 tháng Ba, người cha có năm đứa con này đang đi nhặt rác ở một xóm trong thành phố Buenos Aires thì bị một chiếc xe tải đang chạy với vận tốc 80 dặm/giờ đụng phải. Hậu quả là anh đã phải cắt bỏ cả hai chân.
Một dân biểu của Buenos Aires là Gustavo Vera đã gởi điện thư báo cho cho ĐGH về tai nạn và cho biết các bác sĩ chuẩn đoán đây là một tình huống tồi tệ nhất.
Vera nói với ĐGH rằng “May ra thì anh ta có thể sống với tình trạng thực vật hay có thể bị hư hại nặng về hệ thống thần kinh và trong trường hợp tệ hại nhất thì anh ta sẽ chết.”
Tuy nhiên, Acuña đã làm cho các bác sĩ ngạc nhiên khi anh ta đã tỉnh dậy sau ba ngày hôn mê. Hai ngày sau đó anh được chuyển từ phòng chăm sóc đặc biệt đến phòng bệnh thường. “và chỉ trong vài tuần anh đã được xuất viện về nhà với các con của mình.”
Hôm nay ngày 17 tháng Bẩy, anh Acuña đã có thể sẵn sàng đến tham dự buổi vinh danh do Quốc Hội Buenos Aires tổ chức khi anh nhận được cú điện thoại đặc biệt.
Từ đầu dây bên kia, tiếng ĐGH, “Tôi là Giáo Hoàng Phanxicô đây. Một người bạn của tôi là Vera đã gởi thư cho tôi và tôi rất xúc động và ngạc nhiên về sự dũng cảm của anh. Gắng lên nhé và anh là một gương sáng.”
Acuña nhắc lại những lời này với sự xúc động dạt dào tại buổi lễ trước hằng trăm những bạn nhặt rác khác.
Hiện nay Vera đang làm việc với Tổng Thư Ký của Liên Đoàn Xe Tải là Pablo Moyano, dự kiến sẽ chọn ngày 22 tháng Ba là “Ngày Nhặt Rác” để ca ngợi người nhặt rác trẻ tuổi này.
Acuña nói “Chúa đã đem lại cho tôi cuộc sống, tuy tôi bị cụt mất hai chân nhưng mọi thứ xảy ra với tôi đều rất đẹp. Tôi luôn tin tưởng vào Thiên Chúa. Tôi luôn đi nhà thờ, cầu nguyện xin Chúa ban cho tôi công việc mỗi ngày và Ngài đã chăm sóc tôi từng ngày.
Acuña tiếp tục, “Thiên Chúa hiện hữu. Tôi muốn nhắn gởi tới mọi người rằng Thiên Chúa hiện hữu và Ngài đã cho tôi một cơ hội mới.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Kỷ Niệm Sinh Nhật 1 Năm Cộng Đoàn Đức Mẹ Lộ Đức, Montclair – California. ngày 16/7/2017
Dung Hoa
18:13 19/07/2017
Thánh Lễ Kỷ Niệm Sinh Nhật 1 Năm
Cộng Đoàn Đức Mẹ Lộ Đức
Montclair – California
July 16, 2017
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhận diện nội thù
Phạm Trần
21:38 19/07/2017
NHẬN DIỆN NỘI THÙ
Bây giờ là Thế kỷ 21 mà người Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn suy tư và hành động như khi họ còn ăn hang ổ chuột để lừa dân vào “kháng chiến chống Pháp dành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước”.
Có muôn vàn chuyện để chứng minh, nhưng chỉ cần nêu ra vài chủ trương rất độc tài, lạc hậu và kệch cỡm để thấy đảng CSVN đã bị tụt hậu sau lưng thế giới đến mấy chục năm.
Đó là khi người Cộng sản muốn che giấu tham quyền cố vị thì họ đòi việc gì cũng phải do “đảng lãnh đạo” và “ nhà nước qủan lý” cho phù hợp với chủ trương đảng cầm quyền là “yêu cầu tất yếu của lịch sử” .
Chả có lịch sử Việt Nam nào đã cho phép đảng CSVN khua môi như thế. Đảng đã tự chiếm quyền làm chủ đất nước của dân để cai trị dân chứ có người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu hay trao quyền cai trị cho đảng đâu.
Ngay cả khi ông Hồ Chí Minh viết trong Di chúc năm 1969 :”Đảng ta là một Đảng cầm quyền….” cũng không có nghĩa là Quốc hội của đảng CSVN được phép quy định trong Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” .
Hành động của Quốc hội tước bỏ quyền tự quyết của dân là độc tài và phàn dân chủ.
Chẳng những thế, đảng còn tự ý nhét chữ vào mồm dân để vu oan rằng :”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta….” (trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa --bổ sung, phát triển năm 2011).
Viết ẩu như thế chưa đủ hay sao mà nhiều cái loa tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đảng vẫn còn bịp bợm để khoe lời ông Hồ Chí Minh nói rằng “đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh”, hay ” đảng bao giờ cũng đúng” để tiếp tục ép dân phải đeo vào cổ chiếc tròng Chủ nghĩa Cộng sản lạc hậu và giết người ngọai lai Mác-Lênin.
Nhưng đảng càng khua chiêng gõ mõ khoe khoang thì đảng viên càng suy thoái đạo đức nên thay vì phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như trông đợi của ông Hồ thì họ đã quay lưng lại với đảng để “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” để “thoái hóa” và “biến chất”.
CHE ĐẬY ĐƯỢC KHÔNG ?
Nhưng tại sao lãnh đạo đảng lại cứ tránh né không dám thừa nhận đảng CSVN đang thoái trào, đảng viên và nhân dân hết còn tin vào chủ trương và chính sách cai trị tụt hậu và chậm tiến của nhà nước sau hơn 40 năm thống nhất đất nước ?
Có phải vì lãnh đạo sợ mất miếng ăn và chiếc ghế cầm quyền nên cứ kéo dài lòng tham để lôi dân, kéo nước đến bờ vực thẳm ?
Lãnh đạo còn không biết xấu hổ khi Quốc tế đánh gía khả năng lao động và tri thức của dân Việt Nam thấp hơn nhiều dân tộc trong khu vực, thậm chí sau lưng cả hai nước láng giềng đàn em Lào và Cao Miên ?
Như vậy, sau 30 năm gọi là Đổi mới, Việt Nam vẫn chưa ra khỏi công thức làm công cho nước ngoài. Việt Nam tiếp tục lệ thuộc sâu và rộng vào nền kinh tế của nhà nước cực kỳ nham hiểm Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu từ cây kim sợi chỉ và hầu hết nguyên liệu và máy móc sản xuất từ Trung Quốc để mang nợ cho dân.
Bằng chứng là:” Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD trong năm 2016.” (theo Thời báo Kinh Doanh/Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam, ngày 06/01/2017)
Vậy mà khi có những nhà trí thức và người dân lên tiếng yêu cầu đảng và nhà nước phải “đổi mới chính trị” , tôn trọng các quyền tự do và thực thi dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, cho tư nhân ra báo và mời gọi chuyên viên người Việt Nam ở nước ngoài về nước đóng góp của để phát khởi cứu nguy Việt Nam thì nhà nước lại quyết liệt chống đối.
Bằng chứng là đảng đã chỉ thị cho cả guồng máy tuyên truyền và phản tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đảng, Bộ Quốc phòng và Công an phối hợp với nhau đánh phá và vu oan cáo vạ cho những người có thiện chí và yêu nước.
Những tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam cổ võ cho một nhà nước pháp quyền thật sự và một xã hội công bằng có dân chủ và tự do đã bị báo Quân đội Nhân dân đưa lên bàn mổ để phanh thây xé thịt.
Báo này lu loa rằng:”Trong Chiến lược “Diễn biến hòa bình” với nước ta, các thế lực thù địch triệt để sử dụng các thủ đoạn phi quân sự, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để phá hoại từ bên trong nội bộ, hòng tạo ra lực lượng chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Trong đó, chúng đặc biệt quan tâm, lợi dụng xã hội dân sự (XHDS).” (QĐND, ngày 17/07/2017)
Vậy báo này nhìn các tổ chức XHDS ở Việt Nam ngày nay bằng lăng kính nào ?
Tác gỉa bài viết Nguyễn Đức Quỳnh giải thích:” Đối với Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng XHDS để thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá nước ta; chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:
Một là, tuyệt đối hóa tính độc lập tương đối của XHDS nhằm từng bước làm cho các tổ chức XHDS trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước….Với lập luận, XHDS là “đối quyền của quyền lực nhà nước” để tập trung đòi thực hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ quyền lực chính trị cho XHDS; thực chất là cổ vũ tư tưởng coi Nhà nước đối lập với XHDS; kích động thái độ vô chính phủ, lấy phá hoại thay cho xây dựng hòng từng bước đưa XHDS thành lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước….”
Hai là, lợi dụng XHDS để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đòi Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực xã hội. Các thế lực thù địch coi hình thành XHDS độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người, cổ súy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình...
Ba là, các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng bước biến chúng thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây. Thông qua thúc đẩy phát triển XHDS để tác động hình thành trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta….”
Bốn là, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng trong nước để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi thực hiện quyền con người như: Quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội... theo tiêu chí phương Tây, bất chấp đặc thù lịch sử, văn hóa và chế độ chính trị nước ta. Tìm cách thúc đẩy, khuyến khích cán bộ, đảng viên và người dân tích cực tham gia phản biện chính sách, phản biện xã hội, tác động và gây sức ép đòi thay đổi chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là sửa đổi, ban hành các luật thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây.”
Thông qua môi trường XHDS các thế lực tìm cách lôi kéo quần chúng vào các “hoạt động vì mục tiêu chung” như: Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường v.v.. hòng tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước ta; tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia đòi đa nguyên, đa đảng và khởi kiện, vu cáo Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về nhân quyền….”
CHỐNG AI-AI CHỐNG ?
Để chống lại kế họach có bài bản của các tổ chức XHDS, theo cách vẽ để gán ghép của báo QĐND, tác giả Nguyễn Đức Quỳnh đề nghị đảng:”Để góp phần đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, đoàn thể quần chúng và các NGO ở Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc cần phát huy chức năng phản biện, giám sát, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, phản biện, góp ý kiến trong việc hoạch định cơ chế, chính sách nhằm góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiếp tục phát huy tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Nhưng mặt trái của điều gọi là “dân chủ đại diện” là người dân được đại diện bởi Quốc hội và các Hội đồng nhân dân. Ai mà không biết Quốc hội và Hội đồng nhân dân là của đảng. Các Đại biểu Quốc hội và nhân viên của Hội đồng nhân dân đều là đảng viên được đảng cử cho dân bầu ra thì dân được gì ?
Còn cái gọi là “dân chủ trực tiếp” thì còn khôi hài hơn. Một trong cách trực tiếp là “đi bầu” người của đảng cử, xuyên qua điều được gọi là giới thiệu và hiệp thông của Mặt trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vị của đảng. Cách thứ hai là ra ứng cử vào các chức vụ Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Nhưng mà ở Việt Nam không có quyền ứng cử tự do. Nếu không được tổ chức đề cử, không được Mặt tận Tổ quốc đồng ý thì coi như “đi tầu bay giấy” ngay !
Bằng chứng có cả trăm người tự ứng cử vào Quốc hội khóa XIV năm 2015 đã bị loại chỉ vì họ là thanh phần tranh đấu chống chủ trương và chính sách cai trị độc tài của nhà nước.
Như vậy xem ra đảng CSVN đang phải tứ bề thọ địch đấy chứ chẳng phải bình yên đâu. Nhưng mà kẻ thù của họ là ai hay chỉ là con ma cà rồng, hoặc ma vú dài viển vông “Diễn biến Hòa bình” (DBHB) không ai nhìn biết mặt mũi ra sao ?
Cho đến nay, Ban Tuyên giáo chỉ biết cáo buộc không bằng chứng những người có thiện chí thi hành chỉ thị từ các thế lực thù địch để chống đảng và phá họai chính sách xây dựng và phát triển kinh tế của nhà nước.
Cái gọi là âm mưu DBHB được đội ngũ dư luận viên nêu tên là thủ phạm đứng đầu sau lưng kế họach gây ta tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” để làm cho đảng suy yếu, mất vị trí lãnh đạo.
Nhưng DBHB là ai ?
Đảng trả lời:”Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà các thế lực thù địch, cơ hội trong và ngoài nước đã sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” khác nhau. Trong đó chúng đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đây là nơi hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nước ta. Khi quan điểm, đường lối không chuẩn thì sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước là khó tránh khỏi. Và khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ sẽ bị xói mòn, mất niềm tin.” ((Tạp chí Tuyên giáo , 30/05/2017)
Nhưng chẳng lẽ cán bộ, đảng viên đã suy thoái tư tưởng, lập trường đã bị chao đảo xuống cấp dữ lắm hay sao mà hai nguy cơ “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã có thế len lỏi vào thượng tầng lãnh đạo của nhà nước ?
Nhưng chúng là ai, ở đâu ra và do thế lực nào ở bên ngoài đã móc ngoặc với bên trong để tạo nội gián đánh phá đảng từ bên trong mà Công an và tình báo đảng không hay ?
Hay là đảng cũng mù mịt như mọi người nên Tuyên giáo chỉ biết tung hỏa mù để rung cây dọa khỉ như báo cơ quan đã vẽ vời :”Như chúng ta đã biết, “diễn biến hòa bình (“DBHB”) và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có mối quan hệ khăng khít, không tách rời, trong đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là âm mưu, thủ đoạn và cũng là mục tiêu của chiến lược “DBHB” mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành đối với cách mạng Việt Nam.”
Viết như thế mà không nêu được đích danh tên “chủ nghĩa đế quốc” là nuớc nào, hay “thế lực thù địch” là ai thì Tuyên giáo đã phản tuyên truyền vì lối lý luận cụt đuôi này chỉ làm cho những kẻ nội thù trong hàng ngũ đảng nổi bật lên.
Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy báo Tuyên giáo cũng chỉ biết hô hóan :”Bởi vậy, tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định làm thất bại chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch.”
Cứ kéo lưỡi ra để lu loa như thế tưởng đâu không ai nhận ra kẻ thù của đảng là ai. Họ chính là hàng ngũ cán bộ, đảng viên không còn thiết tha đứng trong hàng ngũ đảng; cũng chẳng muốn trung thành với chủ trương lệch lạc, lỗi thời và đi theo con đường lầm lạc của đảng nữa.
Một bằng chứng khác là ngoài Diễn biến Hòa bình, Tự diễn biến, Tự chuyển hóa hiện nay đảng còn phải lo xoắn vó lên với tình trạng đang có nhiều bài viết, thư tố cáo lãnh đạo bị đảng lên án có mục đích gây chia rẽ nội bộ Đảng và Quân đội
Bài viết của Nguyễn Văn Minh trên báo Quân đội Nhân dân ngày 17/07/2017 đã chứng minh rằng:”Những chiêu thức ấy đang được các thế lực thù địch sử dụng triệt để ngày hôm nay bằng các thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt những thông tin xấu về nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội. Chúng không từ một thủ đoạn gì, từ lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình đến cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.”
Minh còn cho biết kế họach mới có nội dung:” Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, gây bất lợi, phá hoại quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia….”
Bài viết nhìn nhận rằng:”Những đơn thư mạo danh đó có thể làm tổn hại cả thanh danh của những cán bộ, tướng lĩnh trung kiên, cả một đời hy sinh, cống hiến nay bị mang tiếng “đổi màu”, “trở cờ”, “tự diễn biến” trong mắt đồng chí, đồng đội và nhân dân. Với thủ đoạn đó, chúng đồng thời đạt được mục đích vừa tấn công vào những cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa hạ thấp uy tín các vị lãnh đạo lão thành, nghỉ hưu; vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn trong nội bộ, giữa đội ngũ cán bộ đi trước và lớp trẻ, giữa cấp trên và cấp dưới...”
Với tình hình nêu trên, có ai ở Việt Nam còn chưa tin đảng và nhà nước cũng đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trước mặt kẻ nội thù ? -/-
Phạm Trần
(07/017)
Bây giờ là Thế kỷ 21 mà người Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn suy tư và hành động như khi họ còn ăn hang ổ chuột để lừa dân vào “kháng chiến chống Pháp dành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước”.
Có muôn vàn chuyện để chứng minh, nhưng chỉ cần nêu ra vài chủ trương rất độc tài, lạc hậu và kệch cỡm để thấy đảng CSVN đã bị tụt hậu sau lưng thế giới đến mấy chục năm.
Đó là khi người Cộng sản muốn che giấu tham quyền cố vị thì họ đòi việc gì cũng phải do “đảng lãnh đạo” và “ nhà nước qủan lý” cho phù hợp với chủ trương đảng cầm quyền là “yêu cầu tất yếu của lịch sử” .
Chả có lịch sử Việt Nam nào đã cho phép đảng CSVN khua môi như thế. Đảng đã tự chiếm quyền làm chủ đất nước của dân để cai trị dân chứ có người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu hay trao quyền cai trị cho đảng đâu.
Ngay cả khi ông Hồ Chí Minh viết trong Di chúc năm 1969 :”Đảng ta là một Đảng cầm quyền….” cũng không có nghĩa là Quốc hội của đảng CSVN được phép quy định trong Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” .
Hành động của Quốc hội tước bỏ quyền tự quyết của dân là độc tài và phàn dân chủ.
Chẳng những thế, đảng còn tự ý nhét chữ vào mồm dân để vu oan rằng :”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta….” (trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa --bổ sung, phát triển năm 2011).
Viết ẩu như thế chưa đủ hay sao mà nhiều cái loa tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đảng vẫn còn bịp bợm để khoe lời ông Hồ Chí Minh nói rằng “đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh”, hay ” đảng bao giờ cũng đúng” để tiếp tục ép dân phải đeo vào cổ chiếc tròng Chủ nghĩa Cộng sản lạc hậu và giết người ngọai lai Mác-Lênin.
Nhưng đảng càng khua chiêng gõ mõ khoe khoang thì đảng viên càng suy thoái đạo đức nên thay vì phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như trông đợi của ông Hồ thì họ đã quay lưng lại với đảng để “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” để “thoái hóa” và “biến chất”.
CHE ĐẬY ĐƯỢC KHÔNG ?
Nhưng tại sao lãnh đạo đảng lại cứ tránh né không dám thừa nhận đảng CSVN đang thoái trào, đảng viên và nhân dân hết còn tin vào chủ trương và chính sách cai trị tụt hậu và chậm tiến của nhà nước sau hơn 40 năm thống nhất đất nước ?
Có phải vì lãnh đạo sợ mất miếng ăn và chiếc ghế cầm quyền nên cứ kéo dài lòng tham để lôi dân, kéo nước đến bờ vực thẳm ?
Lãnh đạo còn không biết xấu hổ khi Quốc tế đánh gía khả năng lao động và tri thức của dân Việt Nam thấp hơn nhiều dân tộc trong khu vực, thậm chí sau lưng cả hai nước láng giềng đàn em Lào và Cao Miên ?
Như vậy, sau 30 năm gọi là Đổi mới, Việt Nam vẫn chưa ra khỏi công thức làm công cho nước ngoài. Việt Nam tiếp tục lệ thuộc sâu và rộng vào nền kinh tế của nhà nước cực kỳ nham hiểm Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu từ cây kim sợi chỉ và hầu hết nguyên liệu và máy móc sản xuất từ Trung Quốc để mang nợ cho dân.
Bằng chứng là:” Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD trong năm 2016.” (theo Thời báo Kinh Doanh/Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam, ngày 06/01/2017)
Vậy mà khi có những nhà trí thức và người dân lên tiếng yêu cầu đảng và nhà nước phải “đổi mới chính trị” , tôn trọng các quyền tự do và thực thi dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, cho tư nhân ra báo và mời gọi chuyên viên người Việt Nam ở nước ngoài về nước đóng góp của để phát khởi cứu nguy Việt Nam thì nhà nước lại quyết liệt chống đối.
Bằng chứng là đảng đã chỉ thị cho cả guồng máy tuyên truyền và phản tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đảng, Bộ Quốc phòng và Công an phối hợp với nhau đánh phá và vu oan cáo vạ cho những người có thiện chí và yêu nước.
Những tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam cổ võ cho một nhà nước pháp quyền thật sự và một xã hội công bằng có dân chủ và tự do đã bị báo Quân đội Nhân dân đưa lên bàn mổ để phanh thây xé thịt.
Báo này lu loa rằng:”Trong Chiến lược “Diễn biến hòa bình” với nước ta, các thế lực thù địch triệt để sử dụng các thủ đoạn phi quân sự, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để phá hoại từ bên trong nội bộ, hòng tạo ra lực lượng chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Trong đó, chúng đặc biệt quan tâm, lợi dụng xã hội dân sự (XHDS).” (QĐND, ngày 17/07/2017)
Vậy báo này nhìn các tổ chức XHDS ở Việt Nam ngày nay bằng lăng kính nào ?
Tác gỉa bài viết Nguyễn Đức Quỳnh giải thích:” Đối với Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng XHDS để thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá nước ta; chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:
Một là, tuyệt đối hóa tính độc lập tương đối của XHDS nhằm từng bước làm cho các tổ chức XHDS trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước….Với lập luận, XHDS là “đối quyền của quyền lực nhà nước” để tập trung đòi thực hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ quyền lực chính trị cho XHDS; thực chất là cổ vũ tư tưởng coi Nhà nước đối lập với XHDS; kích động thái độ vô chính phủ, lấy phá hoại thay cho xây dựng hòng từng bước đưa XHDS thành lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước….”
Hai là, lợi dụng XHDS để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đòi Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực xã hội. Các thế lực thù địch coi hình thành XHDS độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người, cổ súy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình...
Ba là, các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng bước biến chúng thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây. Thông qua thúc đẩy phát triển XHDS để tác động hình thành trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta….”
Bốn là, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng trong nước để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi thực hiện quyền con người như: Quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội... theo tiêu chí phương Tây, bất chấp đặc thù lịch sử, văn hóa và chế độ chính trị nước ta. Tìm cách thúc đẩy, khuyến khích cán bộ, đảng viên và người dân tích cực tham gia phản biện chính sách, phản biện xã hội, tác động và gây sức ép đòi thay đổi chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là sửa đổi, ban hành các luật thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây.”
Thông qua môi trường XHDS các thế lực tìm cách lôi kéo quần chúng vào các “hoạt động vì mục tiêu chung” như: Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường v.v.. hòng tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước ta; tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia đòi đa nguyên, đa đảng và khởi kiện, vu cáo Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về nhân quyền….”
CHỐNG AI-AI CHỐNG ?
Để chống lại kế họach có bài bản của các tổ chức XHDS, theo cách vẽ để gán ghép của báo QĐND, tác giả Nguyễn Đức Quỳnh đề nghị đảng:”Để góp phần đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, đoàn thể quần chúng và các NGO ở Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc cần phát huy chức năng phản biện, giám sát, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, phản biện, góp ý kiến trong việc hoạch định cơ chế, chính sách nhằm góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiếp tục phát huy tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Nhưng mặt trái của điều gọi là “dân chủ đại diện” là người dân được đại diện bởi Quốc hội và các Hội đồng nhân dân. Ai mà không biết Quốc hội và Hội đồng nhân dân là của đảng. Các Đại biểu Quốc hội và nhân viên của Hội đồng nhân dân đều là đảng viên được đảng cử cho dân bầu ra thì dân được gì ?
Còn cái gọi là “dân chủ trực tiếp” thì còn khôi hài hơn. Một trong cách trực tiếp là “đi bầu” người của đảng cử, xuyên qua điều được gọi là giới thiệu và hiệp thông của Mặt trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vị của đảng. Cách thứ hai là ra ứng cử vào các chức vụ Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Nhưng mà ở Việt Nam không có quyền ứng cử tự do. Nếu không được tổ chức đề cử, không được Mặt tận Tổ quốc đồng ý thì coi như “đi tầu bay giấy” ngay !
Bằng chứng có cả trăm người tự ứng cử vào Quốc hội khóa XIV năm 2015 đã bị loại chỉ vì họ là thanh phần tranh đấu chống chủ trương và chính sách cai trị độc tài của nhà nước.
Như vậy xem ra đảng CSVN đang phải tứ bề thọ địch đấy chứ chẳng phải bình yên đâu. Nhưng mà kẻ thù của họ là ai hay chỉ là con ma cà rồng, hoặc ma vú dài viển vông “Diễn biến Hòa bình” (DBHB) không ai nhìn biết mặt mũi ra sao ?
Cho đến nay, Ban Tuyên giáo chỉ biết cáo buộc không bằng chứng những người có thiện chí thi hành chỉ thị từ các thế lực thù địch để chống đảng và phá họai chính sách xây dựng và phát triển kinh tế của nhà nước.
Cái gọi là âm mưu DBHB được đội ngũ dư luận viên nêu tên là thủ phạm đứng đầu sau lưng kế họach gây ta tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” để làm cho đảng suy yếu, mất vị trí lãnh đạo.
Nhưng DBHB là ai ?
Đảng trả lời:”Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà các thế lực thù địch, cơ hội trong và ngoài nước đã sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” khác nhau. Trong đó chúng đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đây là nơi hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nước ta. Khi quan điểm, đường lối không chuẩn thì sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước là khó tránh khỏi. Và khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ sẽ bị xói mòn, mất niềm tin.” ((Tạp chí Tuyên giáo , 30/05/2017)
Nhưng chẳng lẽ cán bộ, đảng viên đã suy thoái tư tưởng, lập trường đã bị chao đảo xuống cấp dữ lắm hay sao mà hai nguy cơ “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã có thế len lỏi vào thượng tầng lãnh đạo của nhà nước ?
Nhưng chúng là ai, ở đâu ra và do thế lực nào ở bên ngoài đã móc ngoặc với bên trong để tạo nội gián đánh phá đảng từ bên trong mà Công an và tình báo đảng không hay ?
Hay là đảng cũng mù mịt như mọi người nên Tuyên giáo chỉ biết tung hỏa mù để rung cây dọa khỉ như báo cơ quan đã vẽ vời :”Như chúng ta đã biết, “diễn biến hòa bình (“DBHB”) và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có mối quan hệ khăng khít, không tách rời, trong đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là âm mưu, thủ đoạn và cũng là mục tiêu của chiến lược “DBHB” mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành đối với cách mạng Việt Nam.”
Viết như thế mà không nêu được đích danh tên “chủ nghĩa đế quốc” là nuớc nào, hay “thế lực thù địch” là ai thì Tuyên giáo đã phản tuyên truyền vì lối lý luận cụt đuôi này chỉ làm cho những kẻ nội thù trong hàng ngũ đảng nổi bật lên.
Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy báo Tuyên giáo cũng chỉ biết hô hóan :”Bởi vậy, tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định làm thất bại chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch.”
Cứ kéo lưỡi ra để lu loa như thế tưởng đâu không ai nhận ra kẻ thù của đảng là ai. Họ chính là hàng ngũ cán bộ, đảng viên không còn thiết tha đứng trong hàng ngũ đảng; cũng chẳng muốn trung thành với chủ trương lệch lạc, lỗi thời và đi theo con đường lầm lạc của đảng nữa.
Một bằng chứng khác là ngoài Diễn biến Hòa bình, Tự diễn biến, Tự chuyển hóa hiện nay đảng còn phải lo xoắn vó lên với tình trạng đang có nhiều bài viết, thư tố cáo lãnh đạo bị đảng lên án có mục đích gây chia rẽ nội bộ Đảng và Quân đội
Bài viết của Nguyễn Văn Minh trên báo Quân đội Nhân dân ngày 17/07/2017 đã chứng minh rằng:”Những chiêu thức ấy đang được các thế lực thù địch sử dụng triệt để ngày hôm nay bằng các thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt những thông tin xấu về nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội. Chúng không từ một thủ đoạn gì, từ lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình đến cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.”
Minh còn cho biết kế họach mới có nội dung:” Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, gây bất lợi, phá hoại quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia….”
Bài viết nhìn nhận rằng:”Những đơn thư mạo danh đó có thể làm tổn hại cả thanh danh của những cán bộ, tướng lĩnh trung kiên, cả một đời hy sinh, cống hiến nay bị mang tiếng “đổi màu”, “trở cờ”, “tự diễn biến” trong mắt đồng chí, đồng đội và nhân dân. Với thủ đoạn đó, chúng đồng thời đạt được mục đích vừa tấn công vào những cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa hạ thấp uy tín các vị lãnh đạo lão thành, nghỉ hưu; vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn trong nội bộ, giữa đội ngũ cán bộ đi trước và lớp trẻ, giữa cấp trên và cấp dưới...”
Với tình hình nêu trên, có ai ở Việt Nam còn chưa tin đảng và nhà nước cũng đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trước mặt kẻ nội thù ? -/-
Phạm Trần
(07/017)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 21)
Vũ Văn An
16:37 19/07/2017
Giáo Hội Công Giáo tin gì về thiên đàng?
Nói một cách ngắn gọn, thiên đàng, vốn có trước việc dựng nên thế giới, là nơi Thiên Chúa và các thiên thần cư ngụ, là nơi những người được cứu rỗi sống mãi mãi trong một trạng thái cực kỳ hạnh phúc vĩnh viễn. Dù vậy, phải nói ngay rằng, trong phần lớn cuộc bàn luận thần học, điều chưa hoàn toàn rõ ràng là khi nói đến một “nơi” thuộc phạm vi thiêng liêng, hoặc khi nói rằng điều gì đó xẩy ra “trước” một điều gì khác trong lúc nói về vị Thiên Chúa vốn ở ngoài thời gian, thì điều này có nghĩa gì. Theo tư duy Công Giáo, sống trên thiên đàng có nghĩa sống trong một hiệp thông hoàn hảo với Chúa Kitô, Đấng đã mở cửa thiên đàng bằng cái chết trên Thập Giá của Người. Nó có nghĩa kết thúc mọi giới hạn, mọi thèm muốn, mọi thất vọng, và đau lòng của con người, được thay thế bằng việc hoàn toàn hài lòng với việc cuối cùng “được về quê hương” vĩnh viễn.
Cả trong Thánh Kinh cũng như trong nhiều thế kỷ của nghệ thuật Kitô Giáo, hàng loạt bất tận các hình ảnh đã cố gắng để diễn tả yếu tính của thiên đàng: các thiên thần ngồi trên mây chơi đàn hạc (harp), hay “tân Giêrusalem” hoặc “bữa tiệc thiên giới”. Về phương diện chính thức, Giáo Hội dạy rằng tất cả chỉ là những ẩn dụ, vì như Thánh Kinh nói, “không mắt nào đã thấy, không tai nào đã nghe, không trí lòng nhân bản nào đã quan niệm được điều Thiên Chúa dọn sẵn cho những kẻ yêu mến Người”. Trên thiên đàng, người ta tin rằng những người được cứu rỗi được thấy Thiên Chúa một cách trực diện, chứ không qua trung gian nào; điều này được gọi là “diệu kiến” (beatific vision). Họ vẫn còn trí hiểu và ý chí tự do, nhưng nhờ được thanh tẩy khỏi tội lỗi, họ tự ý kết hợp ý chí của họ với Thiên Chúa trong một sự nên một hoàn hảo cả tâm lẫn trí.
Theo giáo huấn Công Giáo, tất cả các tín hữu chết trong “trạng thái ơn thánh”, nghĩa là đã chịu rửa tội, xưng thú tội lỗi mình, và thực tậm tìm kiếm sự tha thứ, sẽ được “cứu rỗi” và được lên thiên đàng. Giáo Hội cũng dạy rằng những người không phải là Công Giáo và những người không phải là Kitô hữu cũng có thể được cứu rỗi, mặc dù thần học chính hiệu Công Giáo ít khi hoàn toàn chính xác về việc điều này sẽ diễn ra cách nào. Vào lúc này, chỉ cần nói rằng Giáo Hội tin rằng mọi ơn cứu rỗi đều phát xuất qua Chúa Giêsu Kitô, nhưng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, và bằng một cách nào đó, cửa thiên đàng cũng được mở cho cả những người không phải là Công Giáo, dù “sự viên mãn của các phương thế cứu rỗi” nằm trong Giáo Hội Công Giáo.
Trong một số trường hợp, Giáo Hội tin rằng trạng thái ơn thánh đầy đủ đến nỗi nếu người ở trạng thái đó chết thì liền được lên thiên đàng ngay tức khắc. Các cá nhân thánh thiện này được gọi là “thánh”. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, những ai tuy chết trong trạng thái ơn thánh căn bản mà người ta vẫn cho là chiếm đa số, nhưng còn cần một sự thanh luyện nào đó, thì Giáo Hội cho rằng những người này sẽ phải tạm thời bước vào một trạng thái gọi là “luyện ngục” nơi các tàn dư tội lỗi được thanh tẩy. Trong giáo huấn chính thức, người ta thấy không bao giờ nói một cách hoàn toàn rõ ràng về việc luyện ngục là một nơi chốn thực sự hay chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, và việc hình phạt của nó diễn ra trong một thời gian dài hay diễn ra trong nháy mắt. Tuy nhiên, ở trình độ bình dân, luyện ngục từ lâu vốn là một trong các nét quan trọng của lòng đạo của người Công Giáo. Nhiều thế hệ Công Giáo đã học cách cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Tập tục “ân xá” dựa trên ý niệm cho rằng các thánh thực hiện nhiều việc tốt lành vượt cả số các ngài cần để được cứu rỗi nên đã tạo ra một “kho công phúc”. Giáo Hội tin các nhà lãnh đạo của mình có thể sử dụng kho này, dưới hình thức “ân xá”, thường được ban vì một hành vi đạo đức hay một việc làm tốt lành nào đó, để giảm hình phạt trong luyện ngục.
Thế còn hỏa ngục thì sao?
Trong tư duy Công Giáo, một cách định nghĩa hỏa ngục là trái ngược với thiên đàng. Nếu thiên đàng là hiệp thông mãi mãi với Thiên Chúa, thì hỏa ngục là dứt khoát xa lìa và bị loại khỏi Thiên Chúa. Mặc dù hỏa ngục đôi khi được gọi là một hình phạt của Thiên Chúa, nhưng về phương diện kỹ thuật mà nói, tư duy Công Giáo cho rằng không ai bị thiên lệnh kết án xuống hỏa ngục cả. Đúng hơn, người tội lỗi tự ý chọn hỏa ngục qua các hành vi tội lỗi của họ, qua việc họ từ chối nói “xin vâng” với Thiên Chúa. Một lần nữa, bất kể rất nhiều hình ảnh khác nhau trong nghệ thuật và văn hóa bình dân mô tả về hỏa ngục, Giáo Hội dạy một cách chính thức rằng không ai thực sự biết nó cả và hình phạt nặng nhất không phải là lửa và diêm sinh, mà là biết rằng người ta vĩnh viễn bị cắt rời khỏi Thiên Chúa.
Qua nhiều thế kỷ, tin hay không tin, một cuộc tranh luận dữ dội trong thần học Công Giáo đã tập chú vào dân số trong hỏa ngục. Cuộc tranh luận này xoay quanh hai điểm: Điểm thứ nhất, hỏa ngục là một khả thể có thực; điểm thứ hai, Giáo Hội không bao giờ chính thức tuyên bố một người nhất định nào đó thực sự đang bị phạt trong đó. Giữa hai điểm này, các nhà thần học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tầm cỡ dân số trong hỏa ngục. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội, các Giáo Phụ của cổ Hy Lạp bênh vực việc cứu rỗi phổ quát, trong khi các bậc cao thâm sau đó, như Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng rất nhiều người, có thể là đại đa số, phải xuống hỏa ngục, tạo nên điều được Thánh Augustinô mô tả một cách sống động là massa damnata (quần chúng bị kết án) gồm những kẻ mất linh hồn đời đời. Tuy nhiên, qua thế kỷ 20, quả lắc đồng hồ đã quay trở về hướng của Origen, và nhiều nhà thần học Công Giáo cho rằng cho dù người Công Giáo buộc phải tin hỏa ngục có thực, họ vẫn có quyền tin rằng nó hòan toàn vắng người.
Các thánh là ai?
Các thánh là những con người bằng xương bằng thịt từng sống một cuộc sống rất thánh thiện và, nhờ thế, được bước vào việc hiệp thông trực tiếp với Thiên Chúa sau khi qua đời, nghĩa là họ được lên trời trực tiếp. Người ta tin rằng các thánh là các vị bầu cử mạnh mẽ, nghĩa là các ngài có thể đem các lời cầu nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa và xin cho ta được các ơn đặc biệt. Người Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện với các thánh, và rập khuôn cuộc sống họ theo gương các thánh. Bất kể Đạo Công Giáo thích nhấn mạnh tới sự chính xác, nhưng hiện nay chưa có việc đếm xem có bao nhiêu vị thánh được nhìn nhận. Ước lượng thông thường cho thấy Giáo Hội đã công nhận một cách minh nhiên khoảng 10,000 vị thánh trong các thế kỷ qua, nhưng niềm tin Công Giáo cũng cho rằng có hằng hà sa số các vị thánh khác trên thiên đàng mà đời sống thánh thiện chỉ có Thiên Chúa biết và chưa bao giờ được một diễn trình chính thức nào của Giáo Hội thừa nhận.
Nói chung, các thánh được nhìn nhận về sự thánh thiện của mình, ít nhất, do một trong ba, và đôi khi do sự phối hợp của cả ba cách căn bản sau đây:
• Hiến mạng sống mình cho đức tin, một hy sinh biến các ngài thành các vị “tử đạo”. Thí dụ, Giáo Hội cử hành Lễ hai thánh Gioan và Phaolô hàng năm vào ngày 26 tháng Sáu, không phải Thánh Gioan và Thánh Phaolô trong Tân Ước, mà là hai vị tử đạo của Giáo Hội tiên khởi. Về phương diện chính thức, không ai biết gì về các ngài ngoại trừ việc các ngài bị giết vì đức tin, nhưng như thế đã đủ để tôn vinh các ngài là thánh.
• Các quyết định sống điển hình ngoại hạng về nhân đức Kitô Giáo và lòng trung thành với Tin Mừng. Mẹ Têrêxa có lẽ là gương sáng đẹp đẽ nhất thời hiện đại. Mẹ có thể đã không chết như một vị tử đạo, nhưng không ai hoài nghi việc Mẹ đã sống như một vị thánh, dành hết 45 năm đời mẹ phục vụ người nghèo, người bệnh, người đơn côi và người hấp hối trong các khu bùn lầy nước đọng ở Calcutta và đã sáng lập ra Dòng Truyền Giáo Bác Ái.
• Các thiên bẩm siêu nhiên và khả năng làm những điều kỳ diệu. Thí dụ, Thánh nổi tiếng người Ý, Padre Piô, chính thức có tên là Thánh Piô thành Pietrelcina, được tin là mang 5 dấu thánh của Chúa Kitô trên thân thể. Ngài cũng được người ta tin có khả năng “đọc được các linh hồn”, nghĩa là biện phân được các điều bí nhiệm và số phận của người ta (một số người cho rằng Padre Piô đã tiên đoán việc bầu Đức Gioan Phaolô II lúc vị này còn là một giáo sĩ Ba Lan trẻ tuổi vào năm 1947, khả năng chữa bệnh, và hiện diện ở hai nơi cùng một lúc. Một cách đặc trưng, về phía “thuần lý” trong Đạo Công Giáo, nhiều người hoài nghi những điều đó lúc Padre Piô còn sống; một người Công Giáo Ý nổi tiếng khác, tên là Agostino Gemelli, có lần gọi Padre Piô là “một người tâm thần ngu dốt và tự hủy hoại thân xác chuyên khai thác tính cả tin của người ta”. Tuy nhiên, cuối cùng, Giáo Hội đã tôn vinh Cha là một vị thánh thực sự.
Các vị thánh đã được Giáo Hội công nhận chính thức đều được chỉ định “một ngày lễ”, nghĩa là một ngày trong lịch phụng vụ được dành riêng để kính nhớ các ngài. Vị thánh nào được coi như đặc biệt quan trọng đối với Giáo Hội hoàn vũ có ngày lễ được ghi trong lịch phụng vụ Rôma chính thức, trong khi các ngày lễ của các thánh “nhỏ” được cử hành tại các dòng tu, xứ sở, địa phương, nhóm và các cá nhân đặc thù. Trong một số trường hợp, các ngày lễ có liên quan tới các thời khắc quan trọng trong đời sống Giáo Hội. Thí dụ, khi một vị giáo hoàng muốn mở một “mật hội” (consistory), nghĩa là một biến cố trong đó, ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, thì thường là mở vào ngày 22 tháng Sáu, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, hay ngày 29 tháng Hai, lễ “ngai tòa Phêrô”, cử hành thẩm quyền của Thánh Phêrô như người được Chúa Kitô chọn làm người lãnh đạo Giáo Hội.
Trong nhiều thế kỷ qua, các người phê bình Đạo Công Giáo thường cho rằng các thánh là hình thức thờ ngẫu tượng, không được Thánh Kinh hỗ trợ, và đây là tàn dư của chủ nghĩa đa thần ngoại giáo. Để trả lời, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thờ các thánh, vì việc thờ phượng chỉ dành cho một mình Thiên Chúa, nhưng đúng hơn, họ tôn kính các ngài như các anh hùng vĩ đại của đức tin. Về phương diện kỹ thuật, người Công Giáo không cầu nguyện cùng (tiếng Anh, giới từ to) mà cầu nguyện với (tiếng Anh, giới từ with) các ngài, vì tin rằng các mối dây nối kết các đồng chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô không hề bị bẻ gẫy bởi sự chết. Ý niệm căn bản là: các thánh không phải là các vị thần, mà đúng hơn, là mẫu gương và bằng hữu có thẻ nâng đỡ và hướng dẫn các tín hữu trong hành trình đức tin của họ.
Thánh bổn mạng là ai?
Đôi khi một vị thánh nào đó có liên hệ với một nghề nghiệp, một lợi ích, một nơi chốn hay một quan tâm đặc thù, nên được coi như vị che chở hay bảo hộ cho họ. Đôi khi tư cách này là kết quả của một công bố chính thức, như khi Đức Gioan Phaolô II, năm 1999, tuyên 3 vị thánh nữ vĩ đại là các Thánh Bridget của Thụy Điển, Thánh Catarina thành Siena và Thánh Theresa Benedicta Thánh Giá (tức Edith Stein) làm “thánh bổn mạng của Âu Châu”. Vào các thời điểm khác nhau trước đây, Thánh Giuse, phu quân Đức Mẹ, Đức Mẹ Guadalupe và Thánh Rosa đệ Lima đã được tuyên làm thánh bổn mạng của Tân Thế Giới, tức Bắc và Nam Mỹ Châu.
Trong các trường hợp khác, lòng sung kính bình dân trong nhiều thế kỷ đã nâng một vị thánh nào đó làm thánh bổn mạng cho một điều gì đó, mà không cần một tuyên bố chính thức. Thí dụ, vì Thánh Phanxicô Assisi có lòng yêu thiên nhiên lớn lao, ngài đã soạn ra nhiều ca khúc khen ngợi “anh mặt trời và chị mặt trăng”, đến nỗi ngày nay ngài được coi như thánh bổn mạng Công Giáo vĩ đại của sinh thái. Thánh Phanxicô đờ Sales, vị giám mục người Ý sống cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, là một nhà văn, nên ngài được coi là thánh bổn mạng của các nhà báo và nhà văn. Thánh Clara thành Assisi, người đồng thời của Thánh Phanxicô Assisi, được coi là thánh bổn mạng của truyền hình vì một Lễ Giáng Sinh kia, bà bệnh nặng quá không thể rời giường nhưng đã thấy và nghe được Thánh Lễ Giáng Sinh, dù được cử hành cách chỗ bà nằm cả mấy dặm đường.
Còn tiếp
Nói một cách ngắn gọn, thiên đàng, vốn có trước việc dựng nên thế giới, là nơi Thiên Chúa và các thiên thần cư ngụ, là nơi những người được cứu rỗi sống mãi mãi trong một trạng thái cực kỳ hạnh phúc vĩnh viễn. Dù vậy, phải nói ngay rằng, trong phần lớn cuộc bàn luận thần học, điều chưa hoàn toàn rõ ràng là khi nói đến một “nơi” thuộc phạm vi thiêng liêng, hoặc khi nói rằng điều gì đó xẩy ra “trước” một điều gì khác trong lúc nói về vị Thiên Chúa vốn ở ngoài thời gian, thì điều này có nghĩa gì. Theo tư duy Công Giáo, sống trên thiên đàng có nghĩa sống trong một hiệp thông hoàn hảo với Chúa Kitô, Đấng đã mở cửa thiên đàng bằng cái chết trên Thập Giá của Người. Nó có nghĩa kết thúc mọi giới hạn, mọi thèm muốn, mọi thất vọng, và đau lòng của con người, được thay thế bằng việc hoàn toàn hài lòng với việc cuối cùng “được về quê hương” vĩnh viễn.
Cả trong Thánh Kinh cũng như trong nhiều thế kỷ của nghệ thuật Kitô Giáo, hàng loạt bất tận các hình ảnh đã cố gắng để diễn tả yếu tính của thiên đàng: các thiên thần ngồi trên mây chơi đàn hạc (harp), hay “tân Giêrusalem” hoặc “bữa tiệc thiên giới”. Về phương diện chính thức, Giáo Hội dạy rằng tất cả chỉ là những ẩn dụ, vì như Thánh Kinh nói, “không mắt nào đã thấy, không tai nào đã nghe, không trí lòng nhân bản nào đã quan niệm được điều Thiên Chúa dọn sẵn cho những kẻ yêu mến Người”. Trên thiên đàng, người ta tin rằng những người được cứu rỗi được thấy Thiên Chúa một cách trực diện, chứ không qua trung gian nào; điều này được gọi là “diệu kiến” (beatific vision). Họ vẫn còn trí hiểu và ý chí tự do, nhưng nhờ được thanh tẩy khỏi tội lỗi, họ tự ý kết hợp ý chí của họ với Thiên Chúa trong một sự nên một hoàn hảo cả tâm lẫn trí.
Theo giáo huấn Công Giáo, tất cả các tín hữu chết trong “trạng thái ơn thánh”, nghĩa là đã chịu rửa tội, xưng thú tội lỗi mình, và thực tậm tìm kiếm sự tha thứ, sẽ được “cứu rỗi” và được lên thiên đàng. Giáo Hội cũng dạy rằng những người không phải là Công Giáo và những người không phải là Kitô hữu cũng có thể được cứu rỗi, mặc dù thần học chính hiệu Công Giáo ít khi hoàn toàn chính xác về việc điều này sẽ diễn ra cách nào. Vào lúc này, chỉ cần nói rằng Giáo Hội tin rằng mọi ơn cứu rỗi đều phát xuất qua Chúa Giêsu Kitô, nhưng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, và bằng một cách nào đó, cửa thiên đàng cũng được mở cho cả những người không phải là Công Giáo, dù “sự viên mãn của các phương thế cứu rỗi” nằm trong Giáo Hội Công Giáo.
Trong một số trường hợp, Giáo Hội tin rằng trạng thái ơn thánh đầy đủ đến nỗi nếu người ở trạng thái đó chết thì liền được lên thiên đàng ngay tức khắc. Các cá nhân thánh thiện này được gọi là “thánh”. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, những ai tuy chết trong trạng thái ơn thánh căn bản mà người ta vẫn cho là chiếm đa số, nhưng còn cần một sự thanh luyện nào đó, thì Giáo Hội cho rằng những người này sẽ phải tạm thời bước vào một trạng thái gọi là “luyện ngục” nơi các tàn dư tội lỗi được thanh tẩy. Trong giáo huấn chính thức, người ta thấy không bao giờ nói một cách hoàn toàn rõ ràng về việc luyện ngục là một nơi chốn thực sự hay chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, và việc hình phạt của nó diễn ra trong một thời gian dài hay diễn ra trong nháy mắt. Tuy nhiên, ở trình độ bình dân, luyện ngục từ lâu vốn là một trong các nét quan trọng của lòng đạo của người Công Giáo. Nhiều thế hệ Công Giáo đã học cách cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Tập tục “ân xá” dựa trên ý niệm cho rằng các thánh thực hiện nhiều việc tốt lành vượt cả số các ngài cần để được cứu rỗi nên đã tạo ra một “kho công phúc”. Giáo Hội tin các nhà lãnh đạo của mình có thể sử dụng kho này, dưới hình thức “ân xá”, thường được ban vì một hành vi đạo đức hay một việc làm tốt lành nào đó, để giảm hình phạt trong luyện ngục.
Thế còn hỏa ngục thì sao?
Trong tư duy Công Giáo, một cách định nghĩa hỏa ngục là trái ngược với thiên đàng. Nếu thiên đàng là hiệp thông mãi mãi với Thiên Chúa, thì hỏa ngục là dứt khoát xa lìa và bị loại khỏi Thiên Chúa. Mặc dù hỏa ngục đôi khi được gọi là một hình phạt của Thiên Chúa, nhưng về phương diện kỹ thuật mà nói, tư duy Công Giáo cho rằng không ai bị thiên lệnh kết án xuống hỏa ngục cả. Đúng hơn, người tội lỗi tự ý chọn hỏa ngục qua các hành vi tội lỗi của họ, qua việc họ từ chối nói “xin vâng” với Thiên Chúa. Một lần nữa, bất kể rất nhiều hình ảnh khác nhau trong nghệ thuật và văn hóa bình dân mô tả về hỏa ngục, Giáo Hội dạy một cách chính thức rằng không ai thực sự biết nó cả và hình phạt nặng nhất không phải là lửa và diêm sinh, mà là biết rằng người ta vĩnh viễn bị cắt rời khỏi Thiên Chúa.
Qua nhiều thế kỷ, tin hay không tin, một cuộc tranh luận dữ dội trong thần học Công Giáo đã tập chú vào dân số trong hỏa ngục. Cuộc tranh luận này xoay quanh hai điểm: Điểm thứ nhất, hỏa ngục là một khả thể có thực; điểm thứ hai, Giáo Hội không bao giờ chính thức tuyên bố một người nhất định nào đó thực sự đang bị phạt trong đó. Giữa hai điểm này, các nhà thần học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tầm cỡ dân số trong hỏa ngục. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội, các Giáo Phụ của cổ Hy Lạp bênh vực việc cứu rỗi phổ quát, trong khi các bậc cao thâm sau đó, như Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng rất nhiều người, có thể là đại đa số, phải xuống hỏa ngục, tạo nên điều được Thánh Augustinô mô tả một cách sống động là massa damnata (quần chúng bị kết án) gồm những kẻ mất linh hồn đời đời. Tuy nhiên, qua thế kỷ 20, quả lắc đồng hồ đã quay trở về hướng của Origen, và nhiều nhà thần học Công Giáo cho rằng cho dù người Công Giáo buộc phải tin hỏa ngục có thực, họ vẫn có quyền tin rằng nó hòan toàn vắng người.
Các thánh là ai?
Các thánh là những con người bằng xương bằng thịt từng sống một cuộc sống rất thánh thiện và, nhờ thế, được bước vào việc hiệp thông trực tiếp với Thiên Chúa sau khi qua đời, nghĩa là họ được lên trời trực tiếp. Người ta tin rằng các thánh là các vị bầu cử mạnh mẽ, nghĩa là các ngài có thể đem các lời cầu nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa và xin cho ta được các ơn đặc biệt. Người Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện với các thánh, và rập khuôn cuộc sống họ theo gương các thánh. Bất kể Đạo Công Giáo thích nhấn mạnh tới sự chính xác, nhưng hiện nay chưa có việc đếm xem có bao nhiêu vị thánh được nhìn nhận. Ước lượng thông thường cho thấy Giáo Hội đã công nhận một cách minh nhiên khoảng 10,000 vị thánh trong các thế kỷ qua, nhưng niềm tin Công Giáo cũng cho rằng có hằng hà sa số các vị thánh khác trên thiên đàng mà đời sống thánh thiện chỉ có Thiên Chúa biết và chưa bao giờ được một diễn trình chính thức nào của Giáo Hội thừa nhận.
Nói chung, các thánh được nhìn nhận về sự thánh thiện của mình, ít nhất, do một trong ba, và đôi khi do sự phối hợp của cả ba cách căn bản sau đây:
• Hiến mạng sống mình cho đức tin, một hy sinh biến các ngài thành các vị “tử đạo”. Thí dụ, Giáo Hội cử hành Lễ hai thánh Gioan và Phaolô hàng năm vào ngày 26 tháng Sáu, không phải Thánh Gioan và Thánh Phaolô trong Tân Ước, mà là hai vị tử đạo của Giáo Hội tiên khởi. Về phương diện chính thức, không ai biết gì về các ngài ngoại trừ việc các ngài bị giết vì đức tin, nhưng như thế đã đủ để tôn vinh các ngài là thánh.
• Các quyết định sống điển hình ngoại hạng về nhân đức Kitô Giáo và lòng trung thành với Tin Mừng. Mẹ Têrêxa có lẽ là gương sáng đẹp đẽ nhất thời hiện đại. Mẹ có thể đã không chết như một vị tử đạo, nhưng không ai hoài nghi việc Mẹ đã sống như một vị thánh, dành hết 45 năm đời mẹ phục vụ người nghèo, người bệnh, người đơn côi và người hấp hối trong các khu bùn lầy nước đọng ở Calcutta và đã sáng lập ra Dòng Truyền Giáo Bác Ái.
• Các thiên bẩm siêu nhiên và khả năng làm những điều kỳ diệu. Thí dụ, Thánh nổi tiếng người Ý, Padre Piô, chính thức có tên là Thánh Piô thành Pietrelcina, được tin là mang 5 dấu thánh của Chúa Kitô trên thân thể. Ngài cũng được người ta tin có khả năng “đọc được các linh hồn”, nghĩa là biện phân được các điều bí nhiệm và số phận của người ta (một số người cho rằng Padre Piô đã tiên đoán việc bầu Đức Gioan Phaolô II lúc vị này còn là một giáo sĩ Ba Lan trẻ tuổi vào năm 1947, khả năng chữa bệnh, và hiện diện ở hai nơi cùng một lúc. Một cách đặc trưng, về phía “thuần lý” trong Đạo Công Giáo, nhiều người hoài nghi những điều đó lúc Padre Piô còn sống; một người Công Giáo Ý nổi tiếng khác, tên là Agostino Gemelli, có lần gọi Padre Piô là “một người tâm thần ngu dốt và tự hủy hoại thân xác chuyên khai thác tính cả tin của người ta”. Tuy nhiên, cuối cùng, Giáo Hội đã tôn vinh Cha là một vị thánh thực sự.
Các vị thánh đã được Giáo Hội công nhận chính thức đều được chỉ định “một ngày lễ”, nghĩa là một ngày trong lịch phụng vụ được dành riêng để kính nhớ các ngài. Vị thánh nào được coi như đặc biệt quan trọng đối với Giáo Hội hoàn vũ có ngày lễ được ghi trong lịch phụng vụ Rôma chính thức, trong khi các ngày lễ của các thánh “nhỏ” được cử hành tại các dòng tu, xứ sở, địa phương, nhóm và các cá nhân đặc thù. Trong một số trường hợp, các ngày lễ có liên quan tới các thời khắc quan trọng trong đời sống Giáo Hội. Thí dụ, khi một vị giáo hoàng muốn mở một “mật hội” (consistory), nghĩa là một biến cố trong đó, ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, thì thường là mở vào ngày 22 tháng Sáu, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, hay ngày 29 tháng Hai, lễ “ngai tòa Phêrô”, cử hành thẩm quyền của Thánh Phêrô như người được Chúa Kitô chọn làm người lãnh đạo Giáo Hội.
Trong nhiều thế kỷ qua, các người phê bình Đạo Công Giáo thường cho rằng các thánh là hình thức thờ ngẫu tượng, không được Thánh Kinh hỗ trợ, và đây là tàn dư của chủ nghĩa đa thần ngoại giáo. Để trả lời, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thờ các thánh, vì việc thờ phượng chỉ dành cho một mình Thiên Chúa, nhưng đúng hơn, họ tôn kính các ngài như các anh hùng vĩ đại của đức tin. Về phương diện kỹ thuật, người Công Giáo không cầu nguyện cùng (tiếng Anh, giới từ to) mà cầu nguyện với (tiếng Anh, giới từ with) các ngài, vì tin rằng các mối dây nối kết các đồng chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô không hề bị bẻ gẫy bởi sự chết. Ý niệm căn bản là: các thánh không phải là các vị thần, mà đúng hơn, là mẫu gương và bằng hữu có thẻ nâng đỡ và hướng dẫn các tín hữu trong hành trình đức tin của họ.
Thánh bổn mạng là ai?
Đôi khi một vị thánh nào đó có liên hệ với một nghề nghiệp, một lợi ích, một nơi chốn hay một quan tâm đặc thù, nên được coi như vị che chở hay bảo hộ cho họ. Đôi khi tư cách này là kết quả của một công bố chính thức, như khi Đức Gioan Phaolô II, năm 1999, tuyên 3 vị thánh nữ vĩ đại là các Thánh Bridget của Thụy Điển, Thánh Catarina thành Siena và Thánh Theresa Benedicta Thánh Giá (tức Edith Stein) làm “thánh bổn mạng của Âu Châu”. Vào các thời điểm khác nhau trước đây, Thánh Giuse, phu quân Đức Mẹ, Đức Mẹ Guadalupe và Thánh Rosa đệ Lima đã được tuyên làm thánh bổn mạng của Tân Thế Giới, tức Bắc và Nam Mỹ Châu.
Trong các trường hợp khác, lòng sung kính bình dân trong nhiều thế kỷ đã nâng một vị thánh nào đó làm thánh bổn mạng cho một điều gì đó, mà không cần một tuyên bố chính thức. Thí dụ, vì Thánh Phanxicô Assisi có lòng yêu thiên nhiên lớn lao, ngài đã soạn ra nhiều ca khúc khen ngợi “anh mặt trời và chị mặt trăng”, đến nỗi ngày nay ngài được coi như thánh bổn mạng Công Giáo vĩ đại của sinh thái. Thánh Phanxicô đờ Sales, vị giám mục người Ý sống cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, là một nhà văn, nên ngài được coi là thánh bổn mạng của các nhà báo và nhà văn. Thánh Clara thành Assisi, người đồng thời của Thánh Phanxicô Assisi, được coi là thánh bổn mạng của truyền hình vì một Lễ Giáng Sinh kia, bà bệnh nặng quá không thể rời giường nhưng đã thấy và nghe được Thánh Lễ Giáng Sinh, dù được cử hành cách chỗ bà nằm cả mấy dặm đường.
Còn tiếp
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nghệ Sĩ Với Cây Đàn
Nguyễn Đức Cung
18:47 19/07/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Giữa trời hát khúc tình ta
Mong sao gió thổi lời ca đến nàng.
(nđc)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/07/2017: Tân chủ tịch HĐGM Mục Phi nói về vụ đập phá tượng Chúa và Đức Mẹ tại Marawi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 19/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Báo chí tại Anh hôm thứ Năm 13 tháng Bẩy cho rằng bố mẹ của Charlie Gard có thể bị truy tố về tội “khinh mạn toà án” sau khi hai người nóng giận to tiếng với quan tòa và đùng đùng ra về bỏ ngang phiên tòa.
Hai tiếng đồng hồ điều trần tại tòa án với các câu hỏi được lặp đi lặp lại của Thẩm phán Nicholas Francis đã khiến cho bầu không khí càng lúc càng căng thẳng. Đến một lúc, mẹ của Charlie, là cô Connie Yates, đã mất bình tĩnh và hét vào mặt quan tòa Nicholas Francis:
“Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng con chúng tôi không đau đớn gì cả. Nếu nó đau như mấy người nói, chúng tôi đã không có mặt ở đây chiến đấu với mấy người.”
Anh chồng Chris Gard, bực tức giằn mạnh cốc nước của mình xuống, và hai vợ chồng rời phòng xử án, vừa đi vừa chửi toáng lên.
Bé Charlie bị một dạng bệnh mitochondrial rất hiếm dẫn đến sự suy giảm cơ bắp và tổn thương não. Bất chấp lời cầu xin của Đức Thánh Cha Phanxicô, và của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, cũng như các nỗ lực ngoại giao trên thế giới nhằm tiếp tục các cuộc điều trị thử nghiệm cho bé Charlie Gard, một loạt các thẩm phán đã ủng hộ các chuyên gia tại bệnh viện Greater Ormond Street cho rằng việc điều trị cho bé Charlie sẽ không có kết quả mà chỉ gây thêm đau đớn cho đứa trẻ. Họ cho rằng đứa bé nên được “chết êm dịu”.
Nhiều người lo ngại rằng cha mẹ của cháu bé phen này sẽ rắc rối to vì tội “khinh mạn toà án”.
Tuy nhiên, hôm thứ Sáu, gió có vẻ đã đổi chiều, một thẩm phán Tòa án Tối cao ở Anh đã phán quyết rằng một chuyên gia người Mỹ được phép khám cho bé Charlie, và đưa ra ý kiến xem liệu đứa trẻ có nên được đưa sang Mỹ điều trị hay không.
Tiến sĩ Michio Hirano của Trung tâm Y tế Đại học Columbia, Hoa Kỳ sẽ kiểm tra Charlie Gard ngay tại Bệnh viện Greater Ormond Street ở London. Trước tòa, Tiến sĩ Hirano nói dựa vào kiến thức hiện tại của ông về vụ án, ông tin rằng có “từ 11% đến 56% cơ hội” liệu pháp của ông sẽ cải thiện tình trạng của cậu bé. Tiến sĩ Hirano cũng chứng thực rằng ông không thấy có chứng cứ gì là bé Charlie Gard đang đau đớn.
2. Đặc sứ của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi tôn trọng nhân phẩm của người cao niên
Cũng liên quan đến khía cạnh phò sinh, tại một cuộc họp trong tuần qua của Liên hiệp quốc về lão hoá, quan sát viên thường trực của Toà Thánh đã lên tiếng kêu gọi sự tôn trọng đối với những người cao niên.
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza nói: “Khi dân số thế giới càng ngày càng trở nên già đi và con số người cao niên trên thế giới phát triển nhanh chóng, cả về số lượng thực tế và tỷ lệ phần trăm dân số thế giới, thì sự chú ý đến tuổi già và người cao niên phải được xem là một vấn đề quan trọng hơn. Cần phải xây dựng các biện pháp cụ thể và thực tế để bảo đảm rằng nhân quyền của người cao niên được bảo vệ và các nhu cầu của họ cần phải được giải quyết như là một ưu tiên hàng đầu”.
Đức Tổng Giám Mục than thở về nền văn hóa loại bỏ trong đó người già “bị bỏ rơi và bị lạm dụng. Bên cạnh đó xã hội không phân bổ những nguồn lực tài chính thích đáng cho việc chăm sóc họ, và ngày càng chấp nhận những biện pháp khác vào việc kết thúc sớm mạng sống của những người già để họ không trở thành gánh nặng cho xã hội”.
3. Các tín hữu Công Giáo Croatia lo ngại người Serb cản trở tiến tình tuyên thánh cho Chân Phước Hồng Y Aloysius Stepinac
Một ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo nhằm nghiên cứu cuộc đời của Chân Phước Hồng Y Aloysius Stepinac (1898-1960) đã tổ chức cuộc họp lần thứ sáu và cũng là cuộc họp cuối cùng của mình tại nhà trọ Sanctae Marthae trong hai ngày 12 và 13 tháng 7; mà không đi đến sự đồng thuận nào.
Diễn biến này khiến các tín hữu Công Giáo Croatia lo ngại rằng Chính Thống Giáo Nam Tư có thể gây cản trở cho tiến trình tuyên thánh cho vị Hồng Y được xem là anh hùng dân tộc Croatia.
Đức Hồng Y Stepinac sinh ngày 8 tháng 5 năm 1898. Ngài được thụ phong linh mục năm 1930. Chỉ một năm sau, ngài được bổ nhiệm làm trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ của tổng giáo phận Zagreb và thành lập Caritas của tổng giáo phận này. Năm 1934, ngài được tấn phong Giám Mục Phó tổng giáo phận Zagreb. Khi Đức Tổng Giám Mục Antun Bauer qua đời vào tháng 12 năm 1937, Đức Cha Stepinac lên kế vị ngài.
Ngày 6 tháng Tư năm 1941, Đức Quốc Xã xâm lược Nam Tư và tách Croatia thành một quốc gia độc lập như trước khi bị sát nhập vào Nam Tư hồi tháng 12 năm 1918. Là con dân của tổ quốc Croatia, Đức Cha Stepinac hoan nghênh bước tiến này. Tuy nhiên, ngay sau đó, ngài không ngừng lên án tội ác của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái và người Serb. Ngài được viện Yad Vashem của Do Thái vinh danh là người Công Chính Giữa Các Dân Nước vì đã tích cực giúp người Do Thái và những người khác trốn thoát khỏi tay Đức Quốc Xã. Năm 1943, ngay trước Vương Cung Thánh Đường Zagreb, ngài công khai lên án tội ác của chính quyền bù nhìn.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ Hai, cộng sản Nam Tư do Titô lãnh đạo lên nắm quyền và tái sát nhập Croatia vào liên bang Nam Tư như trước đây. Đức Cha Stepinac không ngừng lên án cộng sản trước diễn biến này và những hành vi tàn ác của cộng sản, đặc biệt là chiến dịch thủ tiêu các linh mục Công Giáo.
Đức Cha Stepinac bị cộng sản bắt ngày 18 tháng 9 năm 1946 và bị đưa ra tòa một tháng sau đó, cụ thể là vào ngày 30 tháng 9 năm 1946. Ngài bị cáo buộc tội phản quốc và trong âm mưu dành hậu thuẫn của người Chính Thống Giáo Serb, cộng sản cũng kết án ngài tội cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo mà ngài cứu thoát trong thế chiến thứ hai. Ngài bị kết án 16 năm tù. Dưới áp lực quốc tế, sau 5 năm bị giam, ngài được về nhà nhưng bị quản thúc tại gia. Ngài được Đức Thánh Cha Piô thứ Mười Hai tấn phong Hồng Y vào năm 1952 nhưng không thể sang Rôma. Ngày 10 tháng Hai năm 1960, ngài qua đời trong tình trạng bị quản thúc.
Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong chân phước vào năm 1988.
Những lo ngại về sự chậm trễ trong án tuyên thánh cho Đức Hồng Y Stepinac đã phát sinh tại Croatia sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đồng ý thành lập một ủy ban chung của Công Giáo và Chính thống Serbia, để điều tra các khiếu nại về cáo buộc cho rằng ngài đã cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo.
4. Tuyên bố của ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo nhằm nghiên cứu cuộc đời của Chân Phước Hồng Y Aloysius Stepinac
Trong một tuyên bố chung được công bố hôm 13 tháng 7, các thành viên của ủy ban hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo nhằm nghiên cứu cuộc đời của Chân Phước Hồng Y Aloysius Stepinac đã bày tỏ lòng biết ơn đối với “sự quảng đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, “bầu khí thân mật” và “tự do ngôn luận” trong các cuộc thảo luận của họ.
Ủy ban hỗn hợp được thành lập vào năm 2016 để nghiên cứu các vấn nạn liên quan đến cuộc đời Đức Hồng Y Stepinac trong và ngay sau Thế chiến Thứ II, cũng như các mối quan hệ của ngài với các nhóm dân tộc chủ nghĩa Croatia.
Đức Hồng Y được coi là một kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Ngài bị cộng sản Nam Tư kết án phản quốc trong một phiên tòa nhằm giằn mặt người dân Croatia và bị kết án 16 năm tù. Ngài cũng bị cộng sản Nam Tư cáo buộc là đã cưỡng bức cải đạo những người Chính Thống Giáo được ngài cứu thoát khỏi tay Quốc Xã Đức.
Ngài đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Chân Phước năm 1998.
Cha Bernard Ardura, chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử, đã chủ trì các cuộc họp bao gồm phần lớn là các giám mục Công Giáo và Chính thống.
Tuyên bố của ủy ban thừa nhận những bất đồng không thể vượt qua được giữa các thành viên Chính Thống Giáo và Công Giáo. Các sự kiện, các quan điểm, những bài nói chuyện, những bài viết, và cả sự im lặng của Đức Hồng Y đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau.
Ủy ban nhìn nhận rằng quyết định tuyên thánh cho Đức Hồng Y Stepinac giờ đây tùy thuộc hoàn toàn vào Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, bất kể ngài quyết định ra sao các thành viên cũng bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho họ có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ của mình một cách thẳng thắn.
5. Kitô hữu Ai Cập giảm bớt các hoạt động công cộng vì lý do an ninh
Các Kitô hữu Coptic ở Ai Cập đã thu hẹp các sự kiện công cộng sau khi được chính quyền cảnh báo về những cuộc tấn công do các nhóm cực đoan Hồi giáo hoạch định.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã sửa đổi các kế hoạch mục vụ mùa hè sau một cuộc họp với quân đội Ai Cập và các quan chức an ninh. Tại cuộc họp đó, các quan chức chính phủ đã thảo luận kế hoạch thiết lập an ninh tại các nhà thờ và các cơ sở khác trong các kỳ lễ lớn.
Phát ngôn viên của Công Giáo Coptic nói với thông tấn xã AsiaNews rằng các viên chức chính phủ “đã thông báo cho chúng tôi việc họ phát hiện ra các kế hoạch tấn công.”
Đứng trước những vấn đề nghiêm trọng như thế, các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã hoãn kế hoạch tổ chức các hội nghị và các chương trình mục vụ hè. Các buổi thờ phượng thường lệ sẽ được tổ chức như bình thường.
Giáo Hội Chính Thống Coptic đã có những điều chỉnh tương tự.
6. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Coptic bảo đảm 5% công việc của Giáo Hội được dành cho các Kitô hữu khuyết tật
Đức Thượng Phụ Tawadros II, là Thượng Phụ Chính Thống Giáo Coptic, đã hứa rằng 5% tất cả công việc của Giáo Hội sẽ được dành cho các Kitô hữu khuyết tật.
Chính sách mới này được áp dụng cho các trường học Coptic, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ và các tổ chức khác của Giáo Hội.
Do chính sách phân biệt đối xử với các tín hữu Kitô, tình trạng sinh sống của các Kitô hữu Coptic rất bấp bênh. Tình trạng của các Kitô hữu khuyết tật còn bi thảm hơn.
Chữ “Coptic” là tiếng Hy Lạp xưa có nghĩa là “Ai Cập”. Những người Coptic ngày nay là dòng dõi người Ai Cập đã được đề cập trong bài trích sách Xuất Hành khi ông Mosê đưa con cái Israel vượt qua Biển Đỏ. Trong tổng số 95 triệu dân Ai Cập ngày nay, họ chiếm 10%. 90% còn lại là những người ngoại bang, tức là những người Ả rập tràn vào Ai Cập theo cơn lũ của những cuộc thánh chiến Hồi Giáo do Muhammad gây ra.
Năm 1952, theo sau cuộc cách mạng Ai Cập nhằm xóa bỏ chế độ thực dân của Anh, người Coptic, đa số theo Chính Thống Giáo và Công Giáo bị coi là công dân hạng hai, và ở nhiều vùng nông thôn, họ bị đuổi tận giết tuyệt. Hàng mấy thập niên sau cuộc cách mạng 1952, người ta vẫn còn phải chứng kiến những cuộc di cư khổng lồ của người Coptic ra nước ngoài để tránh bị diệt chủng. Bên cạnh hơn 9 triệu người Coptic vẫn còn sống bên trong lãnh thổ Ai Cập còn có khoảng 2 triệu người Coptic sinh sống tại hải ngoại.
7. Chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Ấn Độ được dự kiến vào cuối năm 2017 hoặc có thể phải dời lại vào đầu năm 2018
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ cho biết kế hoạch cho chuyến tông du Ấn Độ đang được ráo riết hoạch định.
Hôm 2 tháng 10 năm ngoái 2016, Đức Thánh Cha nói gần như chắc chắn ngài sẽ thực hiện chuyến tông du tới Ấn Độ và Bangladesh vào năm 2017 trong chuyến đi đến Châu Á từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12.
Đức Giám Mục Theodore Mascarenhas, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ấn Độ, nói: “Chúng tôi vẫn hy vọng cuộc viếng thăm sẽ diễn ra, chậm nhất vào đầu năm tới, nếu sớm hơn thì càng hay. Các quan chức tại Vatican và tại New Delhi đang cố gắng tìm ra một thời biểu thích hợp cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng có thể đáp ứng được cả những yêu cầu của Đức Thánh Cha lẫn Thủ tướng Narendra Modi.”
Thủ tướng Narendra Modi, là một lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan, đã được bầu làm thủ tướng từ tháng 5 năm 2014 đến nay. Giáo Hội tại quốc gia này đã và đang trải qua một thời kỳ rất khó khăn dưới thời của Modi. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại quốc gia này cuối cùng có thực hiện được hay không vẫn còn là một điều không ai dám khẳng định.
8. Đức Thượng Phụ Babylon khuyên các tín hữu Kitô Iraq tị nạn hãy quay về Mosul
“Hãy trở về nhà trước khi những người khác chiếm lấy đất đai, nhà cửa của anh chị em,” nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Chanđê đã nói như trên trong lời kêu gọi các Kitô hữu tị nạn Iraq, sau khi Mosul được hoàn toàn giải phóng.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi có những báo cáo từ thành phố Erbil cho thấy không có bao nhiêu những gia đình Iraq đang tị nạn tại thành phố này có ý hướng muốn quay về Mosul, ít nhất là trong tương lai gần.
Đức Hồng Y Louis Raphel Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê nhận xét rằng: “Đây là lúc để lấy lại đất đai của bố mẹ chúng ta và tổ tiên của chúng ta, bản sắc, lịch sử và di sản của chúng. Tôi xin anh chị em đừng lãng phí thời gian chờ đợi, hãy nhanh chóng lấy lại quyền sở hữu đất đai của chúng ta trước khi những người khác chiếm mất.”
Trong khi thừa nhận rằng “con đường tiến đến việc tiêu diệt hoàn toàn quân khủng bố Hồi Giáo IS trong khu vực vẫn còn rất xa và đầy khó khăn;”, Đức Hồng Y nói “chúng ta vẫn có thể xây dựng lại những gì đã bị phá hủy để hướng đến một tương lai hòa bình, an ninh và ổn định.”
Trong tổng số 38,100,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite là những người đại diện cho mình.
Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Một số lớn vẫn chưa bị bắt. Do đó, các tín hữu Kitô vẫn lo ngại chưa dám quay về cố hương.
9. Các nhà lãnh đạo người Kurd hứa tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các tín hữu Kitô trong vùng bình nguyên Ninivê
Chủ tịch khu vực tự trị Kurdistan Iraq, là ông Masud Barzani, đã hứa rằng nếu người Kurd giành được độc lập, chính phủ Kurd sẽ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các Kitô hữu sống trong vùng bình nguyên Nineveh.
Trong chuyến công du châu Âu để tìm kiếm sự ủng hộ cho nền độc lập của người Kurd, ông nói rằng châu Âu nên ủng hộ bước tiến này như một cách để chuộc lại “tất cả những lỗi lầm đối với người Kurd” trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ông Barzani đã xây dựng kế hoạch trưng cầu dân ý ở Kurdistan như là bước đầu tiên để giành độc lập từ tay người Iraq.
Quân Kurd đã giúp Iraq giành lại được các lãnh thổ từ tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Tuy nhiên, Iraq có lẽ sẽ không để cho Erbil và vùng bình nguyên Niniveh được độc lập.
10. Giám Mục Anh than thở về việc chính phủ cắt giảm trợ giúp cho Giáo Hội trong việc bảo tồn các di tích lịch sử
Chủ tịch Uỷ ban Di sản của Hội đồng Giám mục Anh Quốc và Xứ Wales than phiền về việc chính phủ đã cắt giảm một khoản tiền đáng kể dành cho việc bảo tồn các nhà thờ được chính phủ liệt kê vào hàng di sản lịch sử quốc gia. Số tiền này thường được trích từ doanh thu của các hoạt động xổ số.
Trong thông cáo báo chí của Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales, Đức Tổng Giám mục George Stack của tổng giáo phận Cardiff nói: “Các nhà thờ bây giờ sẽ phải cạnh tranh với các viện bảo tàng và các điểm du lịch khác để kiếm ra các ngân khoản trùng tu. Đó là một viễn cảnh bất tương xứng thực sự giữa David và Goliath”
Thông cáo cũng lưu ý rằng các tiêu chuẩn được thông qua liên quan đến số nhà thờ được trợ cấp, số du khách và số tiền được thụ hưởng là đầy thiên vị; cụ thể là dành nhiều ưu tiên cho các nhà thờ Anh Giáo; trong khi một số lớn các nhà thờ Anh Giáo này không còn là nhà thờ nữa nhưng đã được dỡ bỏ các ghế băng để trở thành các cơ sở đa năng.
Đức Cha George Stack nói thêm: “Quốc gia chúng ta cần phải có các không gian thiêng liêng, nghĩa là không gian dành riêng cho việc thờ phượng, chứ không phải là thương mại, dịch vụ ăn uống hay giải trí. Những người có đức tin, và cả những người không có niềm tin tôn giáo đều có thể bước vào các nhà thờ Công Giáo và cảm nhận được một sự trầm lắng, thanh thản và sự thẩm mỹ. Đó là một lợi ích công cộng đang bị lãng quên.”
11. Các giám mục Phi Luật Tân nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống bọn khủng bố Hồi Giáo IS tại Marawi không phải là một cuộc xung đột tôn giáo
Các Giám Mục Phi Luật Tân nói rằng cuộc chiến chống nhóm khủng bố IS Maute không phải là một cuộc chiến chống Hồi Giáo.
Tháng Năm vừa qua quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tấn công vào thành phố Marawi, đốt cháy các nhà thờ Kitô Giáo, đập phá tượng Chúa và Đức Mẹ; và bắt các các tín hữu Kitô làm con tin. Tổng thống Roberto Duterte đã cố ý kéo dài cuộc chiến giải phóng thành phố Marawi, ban bố tình trạng thiết quân luật để thủ đắc thời cơ đàn áp các chính trị gia đối lập. Tình trạng nhập nhằng kéo dài và những câu chuyện dã man của khủng bố Hồi Giáo tạo ra một tình trạng căng thẳng giữa các tín hữu Kitô và những người Hồi Giáo.
Tuyên bố của các Giám Mục, đưa ra hôm 10 tháng 7, viết: “Chúng tôi tin rằng cuộc chiến tại Marawi không phải là cuộc chiến tôn giáo. Chúng ta đã nghe và đọc những câu chuyện thực sự tuyệt vời về cách thức những người Hồi giáo đã bảo vệ và giúp đỡ các Kitô hữu thoát khỏi cái chết gần kề”.
Các giám mục nói thêm:
“Ngay cả bây giờ các Kitô hữu cũng đang hỗ trợ hàng ngàn người Hồi giáo đã chạy thoát khỏi Marawi. Đây là những dấu hiệu không thể tranh cãi rằng cuộc chiến này không phải là cuộc chiến tranh tôn giáo.”
“Là các nhà lãnh đạo Công Giáo, cùng với các học giả Hồi giáo ở Mindanao, chúng tôi lên án một cách mạnh mẽ nhất nhóm Maute cực đoan bạo lực ở Marawi. Chúng tôi khẳng định rằng nhóm lãnh đạo và các thành viên IS hoàn toàn mâu thuẫn với các nguyên lý cơ bản của Hồi giáo khi bắt cóc, làm bị thương và giết hại những người vô tội.”
12. Quan chức Yemen xác nhận: linh mục Ấn Độ bị bắt cóc vẫn còn sống
Cha Tom Uzhunnalil, linh mục Ấn Độ bị bắt cóc ở Yemen vào tháng 3 năm 2016, vẫn còn sống, Ngoại trưởng Yemen đã tuyên bố như trên.
Ông Abdulmalik Abduljalil al Mekhlafi, Ngoại trưởng Yemen, nói rằng chính phủ của ông đang làm việc tích cực để giải phóng thích cho cha Tom từ những kẻ bắt cóc, là những tên được cho là có liên hệ với bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Tháng 5 vừa qua, một video do bọn bắt cóc đưa ra cho thấy cha Uzhunnalil cầu xin giúp đỡ, và ngài nói rằng ngài cần được chăm sóc y tế vì tình trạng sức khoẻ ngày càng suy sụp.
13. Các giám mục Venezuela đưa ra một “thông điệp khẩn cấp” về tình trạng đàn áp ngày càng gia tăng của Maduro
Các giám mục Venezuela đã công bố một “thông điệp khẩn cấp” hôm 12 tháng 7 trong đó các ngài lên án sự gia tăng đàn áp khốc liệt những người đối lập của Tổng thống Nicolás Maduro.
Các giám mục đã trích dẫn các bản án trái pháp luật trước tòa án quân sự, những cáo buộc rằng quân đội và cảnh sát nước này đã tra tấn, và giam cầm các tù nhân chính trị trong các cơ sở quân sự và nhà tù với các biện pháp an ninh tối đa.
Liên quan đến Quốc hội nước này, trong đó đảng đối lập chiếm đa số, và đã bị Maduro vô hiệu hóa, các vị giám mục đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về kế hoạch của chế độ muốn triệu tập một Quốc Hội lập hiến để soạn thảo một hiến pháp mới nhằm kéo dài chế độ độc tài Maduro.
14. Tờ Quan Sát Viên Rôma than phiền tổng thống Pháp không giúp đỡ người di cư
Một bài báo trên trang nhất của tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 14 tháng 7 đã chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vì không giúp gì thêm cho Italia trong việc giúp đỡ những người di dân Libya.
Tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết chỉ riêng ngày hôm trước, Italia đã giải cứu 4,100 người ngoài khơi bờ biển Libya. Trước gánh nặng chăm sóc cho người di cư của Italia, tờ báo than phiền rằng nước Pháp “chỉ đưa ra một tình đoàn kết trên đầu môi chót lưỡi”.
15. Đức Giáo Hoàng sẽ phong chân phước cho hai vị người Colombia
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phong chân phước cho hai vị tử đạo trong chuyến tông du tới Colombia.
Vị thứ nhất là Đức Cha Jesús Emilio Jaramillo Monsalve sinh năm 1916 và qua đời năm 1989 đã bị bắt cóc, bị tra tấn, và giết chết bởi các phiến quân Marxist-Leninist ELN, thường tự mệnh danh là Quân Giải phóng Quốc gia Colombia.
Vị thứ hai là cha Pedro Ramirez Ramos sinh năm 1899 và qua đời năm 1948. Ngài bị những người ủng hộ một ứng cử viên tổng thống ám sát.
Lễ phong chân phước sẽ diễn ra trong Thánh Lễ ngoài trời vào ngày 8 tháng 9 tại Villavicencio.
16. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha sẽ kích hoạt một “cuộc cách mạng tình cảm” tại Chilê
Một linh mục người Chilê đang giúp tổ chức chuyến tông du lần thứ sáu của Đức Thánh Cha ở Chile và Peru vào tháng Giêng năm tới 2018 tin rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại quốc gia này sẽ gây ra một cuộc cách mạng tình cảm trong một xã hội bị xâu xé.
Cha Felipe Herrera Espaliat, người được giao nhiệm vụ tổ chức các khía cạnh truyền thông của chuyến tông du, nói: “Chúng tôi hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là một cuộc cách mạng tình cảm, một cái ôm đằm thắm cho linh hồn bị thương tổn của Chilê.”
Cha Herrera nói thêm: “Chúng ta cần nhắc nhở nhau rằng tha nhân không phải là kẻ thù, ngay cả khi người ấy nghĩ khác chúng ta”.
Chuyến đi từ 15 đến 18 tháng Giêng của Đức Thánh Cha đến Chile sẽ bao gồm ba điểm dừng: thủ đô Santiago, thành phố Temuco, ở phía Nam; và sau đó là thành phố Iquique, ở phía Bắc.
Temuco là tâm điểm của một cuộc biểu tình kéo dài của người Mapuche. Một số người đã trở nên cực đoan, đốt cháy nhà thờ và tấn công các xe tải của các công ty lâm nghiệp.
Iquique, mặt khác, chỉ cách biên giới với Bolivia một khoảng cách bằng ném một hòn đá, và hai nước có một cuộc xung đột lâu đời về ranh giới trên biển. Tuy nhiên, theo cha Herrera, đây cũng là “thủ phủ của lòng đạo bình dân”. Đó cũng là một trong những điểm nhập cư ở Chile, của những người đến từ Colombia, Peru, Haiti, và Venezuela.