Ngày 19-07-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/07: Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ đau khổ – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
00:10 19/07/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, nhóm Pha-ri-sêu ra khỏi hội đường, bàn bạc để tìm cách giết Đức Giê-su.

Biết vậy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người cấm họ không được tiết lộ Người là ai. Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói: Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta sẽ cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân. Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng, và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:17 19/07/2024

25. Nếu con luôn hy vọng được Chúa ban cho hạnh phúc đời đời, thì con phải luôn luôn cầu nguyện.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:20 19/07/2024
11. CƠM GẠO ĐỎ TRẮNG

Có người nọ mẹ mới chết đang ăn cơm gạo đỏ.

Có một tên học nho cổ hủ cho rằng, màu đỏ là màu vui, người có tang chế thì không nên ăn cơm gạo đỏ, người ấy hỏi vặn lại:

- “Nói như thế, thì lẽ nào ai ăn cơm gạo đỏ đều có tang chế sao?”

(Nhã Ngược)

Suy tư 11:

Gạo trắng hay gạo đỏ thì cũng là gạo, nhà có tang chế hay có chuyện vui cưới hỏi thì cũng phải ăn cơm, mà ăn cơm gạo đỏ hay gạo trắng thì mặc họ có sao đâu, cái quan trọng chính là đức hạnh của chúng ta.

Có người khi nhà có tang thì ăn toàn gạo đỏ, nhưng cuộc sống thì không đỏ chút nào, nghĩa là vẫn sống kiểu ích kỷ nhỏ nhen với tha nhân; lại có người khi nhà có tang chế thì họ ăn cơm gạo không cao lương mỹ vị, nhưng họ vẫn cứ một lòng tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng.

Gạo trắng và gạo đỏ cũng đều do con người cày cấy gieo hạt đổ mồ hôi mà có, cho nên khi có chuyện tang chế hay cưới hỏi, vui buồn đều ăn được cả, phân biệt tang chế thì ăn gạo trắng, cưới hỏi thì ăn gạo đỏ chỉ là cái ngốc nghếch ra vẻ ta đây thông kim bác cổ của người tự phong cho mình là người giỏi ấy mà...

Người Ki-tô hữu dù có tang chế hay có chuyện vui thì gạo đỏ hay gạo trắng đều ăn được cả, bởi vì Thiên Chúa không ra lệnh phải ăn gạo đỏ khi có chuyện vui, hoặc phải ăn gạo trắng khi gặp chuyện buồn, nhưng Ngài dạy rằng: gạo trắng hay gạo đỏ thì cũng đều có thể giúp đỡ người nghèo khó, để mọi người đồng thanh ca tụng Thiên Chúa vì Ngài đã làm ra gạo trắng gạo đỏ cho con người hưởng dùng...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mục tử từ ái
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:00 19/07/2024
MỤC TỬ TỪ ÁI

Phúc Âm Chúa Nhật này cho thấy Chúa là vị mục tử từ ái. Chúa yêu thương ấp ủ đoàn chiên suốt cả đời. Vậy Chúa yêu thương chiên thế nào? Chúa dạy dỗ và cho chiên nghỉ ngơi.

1. Dạy dỗ. Phúc Âm kể: “Khi Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Chúa bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.” Tại sao Chúa lại bắt đầu bằng việc dạy dỗ? Bởi vì con người khác con vật. Con vật chỉ có đời sống vật chất, ăn uống no nê là đủ, nhưng con người còn có đời sống tinh thần cao quý. Việc cha mẹ dưỡng dục con cái thì cho ăn uống mới làm nên phần con, còn dạy dỗ mới làm nên phần người. Xã hội hôm nay không thiếu đồ ăn, nhưng lại đang thiếu sự dạy dỗ cho nên người tử tế. Ăn uống mới chỉ làm cho thân xác sống, nhưng dạy dỗ mới làm cho người ta có lẽ sống cao đẹp.

2. Nghỉ ngơi. Chúa bảo các tông đồ: “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” Chúa thương nên Chúa bảo các tông đồ nghỉ ngơi. Xã hội hôm nay hối hả bận rộn. Ngay từ bé, học sinh đã phải bù đầu học hành: học sáng học tối, học chính học thêm. Học sinh như những con gà công nghiệp lù đù, bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức mà không trở nên khôn ngoan sáng tạo. Rồi người lớn lại càng bận rộn hơn, ai cũng kêu: bận quá, công việc áp lực quá! Con người tối mặt tối mũi làm việc đến độ: Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm Chúa Nhật, làm vỡ mật luôn! Thế nên, con người hôm nay từ trẻ em đến người lớn cần có thời gian nghỉ ngơi bồi dưỡng tinh thần, tâm hồn mình.

Ngày nay, Chúa Giêsu mục tử từ ái vẫn tiếp tục dạy dỗ và cho chúng ta nghỉ ngơi nơi Thánh lễ mỗi ngày. Vì thế, để hưởng tình yêu thương của Chúa, hãy siêng năng đi tham dự Thánh lễ. Amen.
 
Chữa lành thầm lặng
Lm. Minh Anh
16:13 19/07/2024
CHỮA LÀNH THẦM LẶNG
“Nhóm Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Chúa Giêsu. Biết vậy, Ngài lánh khỏi nơi đó!”.

“Sẽ đến một lúc, không ai biết khi nào; sẽ có một nơi, không ai biết ở đâu. Nó đánh dấu số phận vinh quang hay tuyệt vọng của mỗi người! Và sẽ có một lằn ranh ẩn khuất giữa sự kiên nhẫn của Thiên Chúa và cơn thịnh nộ của Ngài. Nhưng với những ai tin vào một Đấng đời đời yêu thương, thì toàn bộ cuộc sống chỉ là một cuộc chữa lành thầm lặng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Toàn bộ cuộc sống chỉ là một ‘cuộc chữa lành thầm lặng!’”. Ý tưởng của A. Alexander được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay qua cách ứng xử tuyệt vời của Chúa Giêsu; “Ngài lánh khỏi nơi đó!” khi biết người ta đang tìm giết Ngài.

“Lánh khỏi nơi đó”, không phải vì Chúa Giêsu sợ, cũng không phải vì Ngài chưa chuẩn bị đủ; nhưng vì lòng người chưa sẵn sàng để đón nhận sứ điệp cứu độ. “Lánh khỏi nơi đó” nhưng Ngài vẫn tiếp tục chữa lành họ! Vậy “lánh khỏi nơi đó”, Chúa Giêsu đi đâu? Trước ác tâm của con người, có thể Ngài ra ngồi đâu đó, đùa vui với lũ sẻ! Bởi Ngài không thích báng bổ, cũng không muốn kích động một cuộc đối đầu. Mỗi khi thách thức ai, Chúa Giêsu muốn dẫn người đó đến chỗ suy gẫm sâu sắc hơn về bản thân họ và cuối cùng, là sự hoán cải. Đây không phải là lúc để thu hút, thuyết phục, Ngài “lánh khỏi nơi đó” chỉ để chờ đợi! Đó là một giai đoạn trong tiến trình chữa lành các linh hồn, ‘chữa lành thầm lặng!’.

Cả chúng ta, đôi khi bạn và tôi thấy mình có những bất đồng, thậm chí với những người thân. Khi những cảm xúc này dấy lên, rõ ràng là vì một hoặc cả hai bên chưa sẵn sàng cho sự thật… thì điều cần làm là hãy “lánh khỏi nơi đó” và đợi cho đến thời điểm mà trái tim chúng ta rộng mở hơn; cũng như chờ đợi người anh em không còn đóng chặt cánh cửa trái tim họ. Và điều này thật cần thiết trong chuỗi tiến trình chữa lành!

Bài đọc Mikha hôm nay cũng không nằm ngoài kế hoạch Thiên Chúa chữa lành dân Ngài; đúng hơn, ‘chữa lành thầm lặng’ những người giàu. Mikha lên tiếng cảnh báo những ai trục lợi trên người nghèo. Này rồi đây, kẻ thù sẽ tàn phá tất cả và “Đó sẽ là thời tai hoạ”, thời mà “Chúa không quên những người nghèo khổ!” - Thánh Vịnh đáp ca.

Trở lại với Tin Mừng, một chi tiết quan trọng cần lưu ý, “Dân chúng đông đảo theo Chúa Giêsu và Ngài chữa lành hết!”. Đừng nghĩ tất cả các cuộc chữa lành đều là vật lý! Không chỉ thế, Ngài chữa trị cả trí tri và linh hồn! Đó là những ai bị cuộc sống, thử thách và tội lỗi vùi dập… và ngày nay, Ngài vẫn tiếp tục chữa lành. Chúa Giêsu là thầy thuốc vĩ đại muốn cứu tất cả, dù là chữa lành công khai hay ‘chữa lành thầm lặng’.

Anh Chị em,

“Ngài lánh khỏi nơi đó!”. Chúa Giêsu, Đấng mà gió lẫn biển phải tuân lệnh và ma quỷ cũng phải khuất phục; thế mà trước con người, đôi khi, Ngài như thể chịu thua. Ngài nhân hậu, nhẫn nhịn, hiền lành; và thậm chí, chấp nhận trả một giá đắt - thập giá - để không chỉ trở nên Đấng chữa lành những con người mà còn là Đấng Cứu Độ Thế Giới. Cũng thế, nếu có thể “lánh khỏi nơi đó” như Chúa Giêsu mỗi khi cần thiết, các cuộc ‘chữa lành thầm lặng’ của bạn và tôi vẫn mang tính cứu độ thế giới!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Đấng kiên nhẫn với con hơn ai hết! Cho con một đôi khi, cũng biết rời đi nơi khác, chờ đợi trái tim mở cửa, không chỉ tim anh chị em con mà cả trái tim con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 19/07/2024
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN

Tin Mừng: Mc 6, 30-40.

“Họ như bầy chiên không người chăn dắt...”


Anh chị em thân mến,

Người được sai đi là người được cấp trên tín nhiệm, là người được anh chị em trong cộng đoàn tin tưởng, đó là một vinh dự, một hãnh diện của người được sai đi, vì đó là hoa quả của lòng nhiệt thành, vâng phục và yêu thương của người được sai đi...

Các Tông Đồ đã được sai đi và các ông đã trở về với những thành quả thu gặt được, Đức Chúa Giê-su nghe các môn đệ của mình báo cáo xong, thì Ngài không khen cũng không chê, Ngài chỉ nói: “Anh em hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”.

Hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút là câu nói rất tình cảm của Đức Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, là câu nói đầy quan tâm và yêu thương của Ngài dành cho các môn đệ sau những ngày vất vả làm việc tông đồ.

Có một số giáo dân rất bức xúc và bực mình khi có các linh mục vịn vào câu nói này để “nhàn du” nơi bãi biển, nơi các khu vui chơi, nơi các ly rượu với bạn bè; họ bức xúc vì có một số giáo phận các cha sở được nghỉ ngơi một ngày trong tuần, thường là ngày thứ hai, trong ngày này điện thoại nhà reo các ngài không nghe, điện thoại di động các ngài không mở, không phải vì các ngài tĩnh tâm cầu nguyện để lấy lại sức, cũng không phải các ngài bị bệnh, nhưng các ngài bận đi chơi, và có khi các ngài ở nhà nhưng không thèm nghe điện thoại, giáo dân muốn mời cha sở đi xức dầu bệnh nhân nhưng tìm không ra các ngài, giáo dân muốn xưng tội hay có chuyện liên quan đến linh hồn cũng không gặp được cha sở, bởi vì các ngài đã trở thành người làm thuê trong sáu ngày và ngày nghỉ là ngày các ngài bị “mất tích”...

Các tông đồ vâng lời Chúa dạy chèo thuyền đi tìm một nơi thanh vắng để nghỉ ngơi, nhưng dân chúng vẫn cứ ùn ùn kéo đến, và các tông đồ không nói: “Đây là giờ nghỉ ngơi của chúng tôi, các ông về đi ngày mai tới lại”, trái lại, Đức Chúa Giê-su chạnh lòng thương họ, và mặc dù đang nghỉ ngơi, Ngài vẫn cứ dạy dỗ họ nhiều điều...

Anh chị em thân mến,

Có những lúc chúng ta làm việc tông đồ giống như một công chức viên của nhà nước làm theo giờ hành chánh, hết giờ thì hết việc và hết trách nhiệm, cho nên chúng ta chưa thể thu hút được người khác đến với Chúa. Làm việc tông đồ thì phải có hy sinh, hy sinh những giây phút nghỉ ngơi khi có người anh em chị em cần đến mình, hy sinh những giây phút bên ly cà phê nóng với bạn bè khi có người muốn trò chuyện với mình về cuộc sống của họ...

Linh mục Vincent Lebbe đã dạy các đệ tử của ngài rằng: “Các anh em, chúng ta không nghỉ ngơi, nhưng thay đổi công việc chính là nghỉ ngơi”.

Nghỉ ngơi đôi chút không có nghĩa là không nghe điện thoại, không có nghĩa là trong ngày ấy không được phép đi xức dầu bệnh nhân; nghỉ ngơi đôi chút không có nghĩa là ngày đó nằm ngủ li bì hay coi phim mà không ngó ngàng đến bổn phận mục tử của mình...

Chỉ có những người Pha-ri-siêu mới làm như thế trong ngày sa bát...

Nhưng, nghỉ ngơi mà vẫn cứ sẵn sàng làm việc, nghỉ ngơi mà vẫn là một mục tử coi sóc linh hồn giáo dân của mình, nghỉ ngơi mà vẫn là một Ki-tô hữu nhạy bén trong công tác tông đồ. Đó chính là tinh thần nghỉ ngơi của Đức Chúa Giê-su, đặt biệt được áp dụng trong thời đại hiện nay của chúng ta.

Họ sẽ “như bầy chiên không người săn sóc” nếu chúng ta đặt sự nghỉ ngơi để thân xác hưởng thụ lên trên linh hồn của người anh chị em, thì chúng ta không phải là người mục tử, mà là kẻ làm thuê trong vườn nho của Chúa theo giờ hành chánh.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Chúa thương như thế nào?
Lm. Nguyễn Xuân Trường
23:53 19/07/2024
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Instrumentum laboris cho Phiên họp thứ hai của Đại hội thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, tiếp 3
Vũ Văn An
01:04 19/07/2024

Với các thừa tác viên thụ phong: phục vụ sự hòa hợp

35. Các dữ kiện tương phản xuất hiện từ tiến trình đồng nghị liên quan đến việc thực thi thừa tác vụ thụ phong trong dân Chúa. Một mặt, niềm vui, sự dấn thân và sự cống hiến của các giám mục, linh mục và phó tế khi thực hiện công việc phục vụ của mình được nhấn mạnh; mặt khác, họ đã nói về một sự mệt mỏi nhất định, trước hết liên quan đến cảm giác bị cô lập, cô đơn, bị cắt đứt khỏi các mối quan hệ lành mạnh và bền vững, và bị choáng ngợp bởi đòi hỏi cung cấp các câu trả lời cho mọi nhu cầu. Đây có thể là một trong những tác động độc hại của chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đặc biệt, hình ảnh vị giám mục thường bị quá tải với những kỳ vọng phi thực tế về những gì một người có thể đạt được một cách hợp lý.

36. Cuộc gặp gỡ “Các linh mục giáo xứ cho Thượng Hội đồng” đã liên kết sự mệt mỏi này với khó khăn của các giám mục và linh mục trong việc thực sự cùng nhau đồng hành trong thừa tác vụ chung của mình. Do đó, việc hình dung lại thừa tác vụ thụ phong trong tầm nhìn của Giáo hội đồng nghị truyền giáo không chỉ là một yêu cầu về sự gắn kết mà còn là một cơ hội để thoát khỏi những gánh nặng này, miễn là nó đi kèm với một sự chuyển đổi hiệu quả các thực hành, tạo ra sự thay đổi và mang lại lợi ích xuất phát từ điều đó rõ ràng đối với các thừa tác viên thụ phong và các tín hữu khác. Ngoài hành trình hoán cải của các thừa tác viên thụ phong, con đường này sẽ đòi hỏi một cách suy nghĩ mới và tổ chức hoạt động mục vụ, trong đó tính đến sự tham gia của tất cả những người nam nữ đã được rửa tội vào sứ mệnh của Giáo hội, đặc biệt nhằm mục đích làm nổi bật, thừa nhận và làm sinh động các đặc sủng và thừa tác vụ do phép rửa khác nhau. Câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?” thúc giục chúng ta suy gẫm một cách cụ thể về các mối quan hệ, cơ cấu và tiến trình có thể thúc đẩy một tầm nhìn đổi mới về thừa tác vụ thụ phong, chuyển từ cách thức thực thi thẩm quyền kim tự tháp sang cách thức đồng nghị. Trong khuôn khổ thúc đẩy các đặc sủng và thừa tác vụ rửa tội, có thể bắt đầu tái phân bổ các nhiệm vụ mà việc thực hiện không đòi hỏi bí tích Truyền chức. Một việc phân bổ trách nhiệm chi tiết hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình ra quyết định và thực hiện được đánh dấu bằng phong cách đồng nghị rõ ràng hơn.

37. Trong các văn bản Công đồng, thừa tác vụ thụ phong được quan niệm chủ yếu là việc phục vụ trong Giáo hội vì chính sự hiện hữu của Giáo hội. Bằng thẩm quyền của mình, Công đồng đã khôi phục lại hình thức thừa tác vụ thụ phong của Giáo hội sơ khai, một thừa tác vụ “được thực thi theo nhiều chúc thánh khác nhau bởi những người ngay từ xa xưa đã được gọi là giám mục, linh mục và phó tế” (LG 28). Trong cách phát biểu này, chức giám mục và linh mục tương ứng với sự tham gia đặc biệt vào chức linh mục của Chúa Kitô mục tử và là thủ lãnh của cộng đồng giáo hội, trong khi chức phó tế “không dành cho chức linh mục, nhưng dành cho thừa tác vụ” (LG 29). Các chức thánh khác nhau có mối liên hệ hữu cơ với nhau, trong sự phụ thuộc lẫn nhau, trong tính đặc thù của từng chức thánh. Người thụ phong không thể nghĩ mình là những cá nhân biệt lập được trao quyền, nhưng là những người chia sẻ các hồng ân (munera) do chức thánh ban, vốn là của Chúa Kitô, trong tinh thần tập thể với các thừa tác viên thụ phong khác và trong mối liên kết hữu cơ với Dân Thiên Chúa mà ngài vốn là một phần và, mặc dù theo một cách khác, họ cũng chia sẻ những hồng ân đó của Chúa Kitô trong chức linh mục chung được thiết lập dựa trên Bí tích Rửa tội.

38. Giám mục có nhiệm vụ chủ trì một Giáo hội, là nguyên tắc hữu hình của sự hiệp nhất trong Giáo hội và là mối dây hiệp thông với tất cả các Giáo hội. Tính chất đặc biệt trong thừa tác vụ của ngài đòi hỏi một quyền năng riêng, thông thường và trực tiếp, những quyền mà mỗi giám mục đích thân thực thi nhân danh Chúa Kitô (x. LG 27) trong việc công bố Lời Chúa, chủ trì việc cử hành Bí tích Thánh Thể và các bí tích khác, và hướng dẫn mục vụ. Điều này không có nghĩa là ngài phải tách rời khỏi phần Dân Thiên Chúa được ủy thác cho ngài (x. CD 11), và là phần mà ngài được mời gọi phục vụ nhân danh Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Sự kiện “sự viên mãn của bí tích truyền chức được ban bởi sự thánh hiến giám mục” (LG 21) không phải là sự biện minh cho một thừa tác vụ giám mục mang tính ‘quân chủ’, được quan niệm như một sự tích lũy các đặc quyền mà mọi đặc sủng và thừa tác vụ khác đều bắt nguồn từ đó. Thay vào đó, nó khẳng định khả năng và nhiệm vụ tập hợp và tổng hợp mọi hồng ân mà Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên những người nam nữ đã được rửa tội và trên các cộng đồng khác nhau trong sự hiệp nhất. Một số khía cạnh của thừa tác vụ giám mục, bao gồm các tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên cho chức giám mục, đang được Nhóm Nghiên cứu 7 đề cập đến.

39. Thừa tác vụ của các linh mục cũng phải được quan niệm và sống theo ý nghĩa đồng nghị. Đặc biệt, các linh mục “cùng với giám mục của mình thành lập một linh mục đoàn” (LG 28) để phục vụ phần Dân Thiên Chúa, tức là Giáo hội địa phương (x. CD 11). Điều này đòi hỏi chúng ta không coi giám mục là người ở bên ngoài hàng linh mục nhưng là người chủ trì một Giáo hội địa phương, trước hết là chủ tịch hàng linh mục của mình, trong đó ngài là một phần có tính chất đặc biệt, được kêu gọi thực hiện sự quan tâm đặc biệt đối với các linh mục.

40. Các giám mục và linh mục được các phó tế hỗ trợ trong mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau giữa hai loại thừa tác vụ này để thực thi phục vụ tông đồ. Các giám mục và linh mục không độc lập với chức phó tế và ngược lại. Vì các chức năng của các phó tế rất nhiều - như truyền thống, lời cầu nguyện phụng vụ và thực hành hậu Vatican II cho thấy - chúng phải liên quan đến tính đặc thù và chuyên biệt của từng Giáo hội địa phương. Trong mọi trường hợp, việc phục vụ của mỗi phó tế phải được quan niệm một cách hài hòa và hiệp thông với tất cả các phó tế khác, phù hợp với bản chất của thừa tác vụ phó tế và trong khuôn khổ sứ mạng trong một Giáo hội đồng nghị.

41. Bên cạnh việc thúc đẩy sự hiệp nhất trong Giáo hội địa phương, Giám mục Giáo phận hoặc Giáo phận Đông phương, với sự hỗ trợ của các linh mục và phó tế, cũng chịu trách nhiệm về mối quan hệ với các Giáo hội địa phương khác và toàn thể Giáo hội xung quanh Giám mục Rôma trong việc trao đổi hồng phúc lẫn nhau. Việc tái lập mối liên kết truyền thống giữa chức vụ giám mục và chủ trì một Giáo hội địa phương là điều quan trọng, khôi phục sự tương ứng giữa sự hiệp thông của các giám mục (communio episcoporum) và sự hiệp thông của các Giáo hội (communio Ecclesiarum).

Giữa các Giáo hội và trên thế giới: tính cụ thể của sự hiệp thông

42. Tính đồng nghị được thực hiện thông qua mạng lưới con người, cộng đồng, tổ chức và một loạt các quy trình cho phép trao đổi hiệu quả các hồng phúc giữa các Giáo hội và đối thoại truyền giáo với thế giới. Cùng nhau bước đi như những người đã được rửa tội trong sự đa dạng của các đặc sủng, ơn gọi và thừa tác vụ, cũng như trong việc trao đổi hồng phúc giữa các Giáo hội, là một dấu chỉ bí tích quan trọng đối với thế giới ngày nay, một mặt, đang trải qua những hình thức liên kết ngày càng mãnh liệt, và mặt khác chìm đắm trong một nền văn hóa thương mại gạt bỏ tính nhưng không.

43. Theo Công đồng, chính nhờ tính Công Giáo của Giáo hội mà “các bộ phận riêng lẻ mang tài năng riêng của mình đến với các bộ phận khác và với toàn thể" (LG 13). "Giữa các bộ phận khác nhau của Giáo Hội có những mối liên kết hiệp thông mật thiết về sự phong phú thiêng liêng, những người hoạt động tông đồ và những nguồn lực vật chất. Vì các thành viên của dân Chúa được kêu gọi chia sẻ của cải của mình, và những lời của thánh tông đồ cũng có thể áp dụng cho các giáo hội cá thể: 'Mỗi người đã nhận được một ân sủng, hãy sử dụng nó cho nhau, như những người quản lý tốt các ân sủng khác nhau của Thiên Chúa. ' (1 Pr 4: 10)” (ibid.).

44. Các Hội đồng Giám mục hy vọng rằng của cải sẽ được chia sẻ trong tinh thần liên đới giữa các Giáo hội làm nên Giáo Hội Công Giáo duy nhất và độc đáo, không có bất cứ mong muốn thống trị hay đòi hỏi quyền thống trị nào. Sự hiện hữu của những Giáo hội giàu có và những Giáo hội đang sống trong khó khăn lớn lao là một điều tai tiếng. Do đó, đề nghị nên thực hiện các thỏa thuận để thúc đẩy các mối quan hệ hỗ tương và hình thành các mạng lưới hỗ trợ, kể cả trong bối cảnh tập hợp các Giáo hội.

45. Tất cả các Giáo hội địa phương đón nhận và cho đi trong sự hiệp thông của Giáo hội duy nhất. Có những Giáo hội cần sự hỗ trợ về tài chính và vật chất; những giáo hội khác được phong phú hóa nhờ chứng tá đức tin sống động và yêu thương phục vụ những người nghèo nhất; trên hết vẫn còn những giáo hội khác cần sự giúp đỡ của những nhà truyền giáo, những người cống hiến cả cuộc đời mình để truyền đạt Tin Mừng cho các dân tộc khác. Đặc biệt, lòng quảng đại của các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ, giáo dân nam nữ dấn thân vào sứ mạng ad gentes được ghi nhận và kêu gọi.

46. Các Giáo hội địa phương bày tỏ mong muốn trao đổi các hồng phúc thiêng liêng, phụng vụ và thần học cũng như mong muốn chia sẻ chứng tá nhiều hơn về các vấn đề xã hội có tầm quan trọng hoàn cầu, chẳng hạn như việc chăm sóc ngôi nhà chung và các phong trào di cư. Về vấn đề này, một Giáo hội đồng nghị sẽ có thể làm chứng về tầm quan trọng của các giải pháp cho các vấn đề chung đang được giải quyết dựa trên việc lắng nghe tiếng nói của tất cả mọi người, đặc biệt là những nhóm, cộng đồng và quốc gia thường đứng bên lề các tiến trình hoàn cầu quan trọng. Ngày nay, các khu vực địa lý siêu quốc gia rộng lớn, chẳng hạn như Amazon, lưu vực Congo, Địa Trung Hải hoặc các khu vực tương tự, là những khu vực đặc biệt hứa hẹn để thực hiện các hình thức trao đổi hồng phúc và phối hợp nỗ lực.

47. Đặc biệt, một Giáo hội đồng nghị được mời gọi tiếp cận thực tại di chuyển nhân bản từ góc độ trao đổi hồng phúc. Đây có thể là cơ hội cho những cuộc gặp gỡ giữa các Giáo hội trong đời sống cụ thể hàng ngày của các thành phố và khu vực lân cận, của các Giáo xứ và Giáo phận hoặc Giáo phận Đông phương. Bằng cách này, con đường đồng nghị bắt nguồn từ kinh nghiệm của các cộng đồng. Cần đặc biệt chú ý đến khả năng gặp gỡ và trao đổi hồng phúc giữa các Giáo hội theo truyền thống Latinh và các Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở hải ngoại. Nhóm nghiên cứu 1 đang thực hiện chủ đề này.

48. Việc trao đổi hồng phúc giữa các Giáo hội diễn ra trong bối cảnh bị đánh dấu bởi bạo lực, bách hại và thiếu tự do tôn giáo; thực vậy, một số Giáo hội đấu tranh cho chính sự sống còn của mình và cầu xin sự liên đới với các Giáo hội khác trong khi họ tiếp tục chia sẻ sự phong phú của mình, kết quả của việc liên tục gặp phải sự chống đối Tin Mừng và cuộc bách hại mà các môn đệ của Chúa phải đối mặt trong suốt lịch sử. Hơn nữa, việc trao đổi hồng phúc diễn ra trong bối cảnh vẫn bị lu mờ bởi các hình thức tiếp tục của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới. Một Giáo hội đang phát triển trong việc thực hành tính đồng nghị được mời gọi hiểu tác động của những động lực xã hội này đối với việc trao đổi hồng phúc và tìm cách biến đổi chúng. Ngoài ra, một phần của cam kết này là sự thừa nhận rằng nhiều Giáo hội mang trong mình một ký ức bị tổn thương và cần phải thúc đẩy những con đường hòa giải.

49. Khái niệm 'trao đổi hồng phúc' có ý nghĩa đặc biệt trong mối quan hệ với các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác. Thánh Gioan Phaolô II đã áp dụng ý tưởng này vào cuộc đối thoại đại kết: “Đối thoại không chỉ là trao đổi ý tưởng. Ở một khía cạnh nào đó, nó luôn là ‘trao đổi hồng phúc’” (UUS 28). Bên cạnh việc đối thoại thần học, việc trao đổi hồng phúc diễn ra trong việc chia sẻ cầu nguyện, qua đó chúng ta mở lòng đón nhận những hồng phúc của các truyền thống tâm linh khác với truyền thống của chúng ta. Chẳng hạn, cuộc đời và những hiểu biết thiêng liêng của các vị thánh nam nữ thuộc các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác cũng là những món quà mà chúng ta có thể nhận được, ghi nhớ những kỷ niệm của họ vào lịch phụng vụ của chúng ta, đặc biệt là các vị tử đạo. Theo tinh thần này, chúng ta cũng phải quảng đại, tạo cơ hội cho các Kitô hữu khác đến hành hương và cầu nguyện tại các đền thánh và thánh địa mà Giáo Hội Công Giáo là người trông coi.

50. Đối thoại giữa các tôn giáo và với các nền văn hóa không nằm ngoài hành trình đồng nghị nhưng là một phần trong lời kêu gọi sống các mối quan hệ gần gũi hơn, vì "Ở mọi thời điểm và ở mọi quốc gia, bất cứ ai kính sợ Thiên Chúa và làm điều đúng đều được Thiên Chúa chấp nhận" ( LG9). Vì vậy, việc trao đổi hồng phúc không chỉ giới hạn ở các Giáo hội Kitô giáo bởi vì một người Công Giáo đích thực mở rộng chân trời và kêu gọi sự sẵn sàng đón nhận những yếu tố thúc đẩy Sự sống, hòa bình, công lý và sự phát triển con người toàn diện hiện diện trong các nền văn hóa và truyền thống tôn giáo khác.

Phần II – Các nẻo đường

Một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội tương quan, trong đó các động lực liên bản vị hình thành nên cơ cấu đời sống của một cộng đồng hướng đến truyền giáo, cuộc sống của cộng đồng này diễn ra trong những bối cảnh ngày càng phức tạp. Cách tiếp cận được đề xuất ở đây không tách rời nhưng nắm bắt được mối liên hệ giữa các kinh nghiệm, cho phép chúng ta học hỏi từ thực tại, được đọc lại dưới ánh sáng Lời Chúa, từ Truyền thống, từ các chứng nhân tiên tri, và cũng suy gẫm về những sai lầm đã phạm.

Phần II nhấn mạnh các tiến trình bảo đảm việc chăm sóc và phát triển các mối quan hệ, đặc biệt là sự kết hợp với Chúa Kitô, hướng tới sứ mệnh và sự hòa hợp của đời sống cộng đồng thông qua khả năng cùng nhau đối mặt với những xung đột và khó khăn. Phần này tập trung vào bốn lĩnh vực riêng biệt nhưng đan xen sâu sắc trong đời sống của Giáo hội đồng nghị truyền giáo: đào tạo, đặc biệt là lắng nghe (Lời Chúa, anh chị em và tiếng nói của Chúa Thánh Thần) và sự phân định, dẫn dắt tới sự phát triển của việc ra quyết định có sự tham gia và đảm nhận việc tôn trọng các vai trò khác nhau có liên quan, trong mối quan hệ hỗ tương nhằm thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và mở ra không gian một lần nữa để giúp phân định sứ mệnh.

Nguồn mạch và đỉnh cao của động lực này là Bí tích Thánh Thể, đặt vào trung tâm của mọi mối quan hệ tình yêu nhưng không của Chúa Cha qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Bánh hàng ngày nuôi dưỡng một Giáo hội đồng nghị truyền giáo cũng là nội dung của lời loan báo của Giáo hội này với thế giới.


Một sự đào luyện toàn diện và chia sẻ

51. “Mỗi người đã rửa tội được kêu gọi quan tâm đến việc đào tạo của mình như một sự đáp lại những hồng ân của Chúa, sử dụng những tài năng họ đã nhận được để sinh hoa trái và phục vụ mọi người” (SR 14a). Những lời này từ Báo cáo Tổng hợp của Phiên họp đầu tiên giải thích tại sao nhu cầu đào tạo là một trong những chủ đề nổi lên một cách phổ biến và mạnh mẽ nhất trong suốt Tiến trình đồng nghị. Do đó, để trả lời câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?” đòi hỏi phải ưu tiên các con đường đào tạo hiệu quả, đặc biệt chú ý đến việc đào tạo liên tục cho mọi người.

52. Đối với nhiều người, việc tham gia các cuộc họp đồng nghị là một cơ hội để được đào tạo trong sự hiểu biết và thực hành về tính đồng nghị. Điều này đã khơi dậy ước muốn mạnh mẽ tìm hiểu rõ hơn ý nghĩa của phẩm giá bí tích rửa tội hay “cảm thức đức tin siêu nhiên” (LG 12) mà Chúa Thánh Thần ban tặng cho Dân Thiên Chúa. Do đó, nhu cầu đầu tiên là đào tạo sâu hơn về cách thức Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội và hướng dẫn Giáo hội qua lịch sử.

53. Cũng như không có sứ mạng nào mà không có bối cảnh, không có Giáo hội nào không bén rễ ở một nơi nhất định, với nền văn hóa đặc thù và lịch sử độc đáo của nó. Đây là lý do tại sao không thể hình dung ra những sáng kiến đào tạo trừu tượng. Những điều này phải được xác định bởi các Giáo hội địa phương và các nhóm của họ, các Hội đồng Giám mục và các cơ cấu phẩm trật tương đương của Đông phương. Do đó, tài liệu này sẽ tự giới hạn trong việc chỉ ra một số hướng dẫn và đặc điểm cơ bản của việc đào tạo liên quan đến tính đồng nghị, sau đó cần được đưa vào thực hành, có tính đến bối cảnh, văn hóa và truyền thống cụ thể của một địa điểm nhất định.

54. Một Giáo hội truyền giáo mang tính đồng nghị đặt nền tảng trên khả năng lắng nghe, điều này đòi hỏi phải thừa nhận rằng không ai có thể tự túc trong sứ mạng của Giáo hội và mọi người đều có sự đóng góp để cống hiến và điều gì đó để học hỏi từ người khác. Vì vậy, việc đào luyện khả năng lắng nghe là một yêu cầu thiết yếu ban đầu. Việc thực hành đàm đạo trong Chúa Thánh Thần đã giúp chúng ta trải nghiệm được việc lắng nghe Lời Chúa và anh chị em của chúng ta có thể được đan kết với nhau như thế nào và động lực này dần dần mở ra cho người ta việc lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần như thế nào. Đã nhận được nhiều đóng góp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đào tạo theo phương pháp này. Giáo hội có nhiều phương pháp lắng nghe, đối thoại và phân định đa dạng, phát sinh từ các nền văn hóa và truyền thống tâm linh khác nhau. Điều quan trọng là phải thúc đẩy việc đào tạo về các phương pháp đa dạng này cũng như việc đối thoại giữa chúng trong bối cảnh địa phương. Điểm mấu chốt trong vấn đề này là lắng nghe những người trải qua nhiều hình thức nghèo đói và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nhiều Giáo hội địa phương cho biết họ cảm thấy chưa được chuẩn bị cho nhiệm vụ này và bày tỏ sự cần thiết phải đào tạo cụ thể. Đây là một trong những điểm được giao phó cho công việc của Nhóm Nghiên cứu 2.

55. Mục đích của việc đào tạo theo quan điểm đồng nghị truyền giáo là đào tạo những chứng nhân, nghĩa là: những người nam nữ có khả năng đảm nhận sứ mệnh của Giáo hội trong tinh thần đồng trách nhiệm và hợp tác với quyền năng của Chúa Thánh Thần (Cv 1:8). Do đó, việc đào tạo dựa trên tính năng động của việc khai tâm Kitô giáo, nhằm thúc đẩy kinh nghiệm bản thân về cuộc gặp gỡ với Chúa, đòi hỏi một quá trình liên tục khéo léo chuyển đổi thái độ, mối quan hệ, tâm lý và cấu trúc của chúng ta. Chủ thể của sứ mạng luôn là Giáo hội, và mỗi thành viên của Giáo hội là chứng nhân và là người loan báo ơn cứu độ nhờ Bí tích Rửa tội. Bí tích Thánh Thể, “nguồn mạch và đỉnh cao của mọi đời sống Kitô hữu” (LG 11), là bối cảnh nền tảng của việc đào tạo chúng ta trong tính đồng nghị. Là một cộng đồng sự sống và tình yêu, gia đình là nơi đặc biệt để giáo dục đức tin và thực hành Kitô giáo. Trong sự đan xen của các thế hệ, đó là một trường học của tính đồng nghị, mời gọi mọi người quan tâm đến người khác và làm cho mọi người - kẻ yếu và kẻ mạnh, trẻ em, già và trẻ - có nhiều thứ để nhận và nhiều thứ để cho đi.

56. Trong một Giáo hội đồng nghị, việc đào tạo phải mang tính toàn diện. Thật vậy, nó không chỉ nhằm mục đích tiếp thu những ý tưởng, niềm tin hoặc kỹ năng khác nhau mà còn nhằm thúc đẩy khả năng gặp gỡ, chia sẻ, hợp tác và phân định chung. Do đó, việc đào tạo phải thu hút mọi chiều kích của con người: trí tuệ, tình cảm và thiêng liêng. Nó không thể chỉ là một việc đào tạo thuần túy lý thuyết nhưng phải bao gồm những kinh nghiệm cụ thể và sự đồng hành đầy ý nghĩa. Điều quan trọng không kém là thúc đẩy kiến thức về các nền văn hóa nơi các Giáo hội địa phương sống và làm việc, bao gồm cả nền văn hóa kỹ thuật số, vốn đã trở nên phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Công việc của Nhóm Nghiên cứu 3 được dành cho văn hóa kỹ thuật số và thúc đẩy việc đào tạo phù hợp trong lĩnh vực này.

57. Cuối cùng, đã có một sự nhấn mạnh rõ ràng về sự cần thiết của một nền đào tạo mang tính cộng đồng và chia sẻ, trong đó các giáo dân nam nữ, các tu sĩ nam nữ, các thừa tác viên thụ phong và các ứng viên cho mục vụ thụ phong cùng nhau tham gia, nhờ đó giúp họ phát triển trong sự hiểu biết lẫn nhau và sự tôn trọng lẫn nhau cũng như khả năng hợp tác của họ. Để đạt được mục tiêu này, cần đặc biệt chú ý thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các chương trình đào tạo cùng với các chủng sinh, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Điều cực kỳ quan trọng là phụ nữ có quyền tiếp cận các vai trò giảng dạy và đào tạo trong các khoa thần học, học viện và chủng viện. Người ta cũng đề nghị rằng các linh mục, giám mục và giáo dân nên được đào tạo để họ nhận thức được vai trò và nhiệm vụ mà phụ nữ có thể thực hiện trong Giáo hội và việc đánh giá việc sử dụng hiệu quả các cơ hội này phải được thúc đẩy trong mọi lĩnh vực của đời sống Giáo hội: Các giáo xứ, giáo phận, hiệp hội giáo dân, phong trào giáo hội, cộng đồng mới, đời sống thánh hiến, các tổ chức giáo hội và Giáo triều Rôma. Công việc của Nhóm Nghiên cứu 4 được dành để xem xét lại việc đào tạo các ứng viên cho thừa tác vụ thụ phong (Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis) từ góc độ đồng nghị truyền giáo. Một yêu cầu đến từ mọi châu lục là cải thiện việc huấn luyện rao giảng. Cuối cùng, cần phải có một cuộc đào tạo chung vừa mang tính lý thuyết vừa thực hành trong việc phân định cộng đoàn trong nội bộ và phù hợp với các bối cảnh địa phương khác nhau.

Sự phân định của Giáo hội đối với sứ mạng

58. Một Chúa Thánh Thần duy nhất, Đấng phát sinh ra nhiều đặc sủng khác nhau, hướng dẫn Giáo Hội hướng tới sự sống viên mãn và chân lý thần linh (x. Ga 10:10; 16:13). Nhờ sự hiện diện và hoạt động liên tục của Chúa Thánh Thần, “truyền thống bắt nguồn từ các tông đồ được tiến triển trong Giáo hội” (DV 8). Nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Dân Thiên Chúa, với tư cách là những người tham dự vào chức năng ngôn sứ của Chúa Kitô (x. LG 12), “phân biệt được những dấu hiệu thực sự về sự hiện diện và mục đích của Thiên Chúa trong các biến cố, những nhu cầu và mong muốn mà Người chia sẻ với phần còn lại của nhân loại hiện đại” (GS 11). Đối với nhiệm vụ phân định này của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban cảm thức đức tin, có thể được mô tả là “khả năng bản năng để phân biệt những đường lối mới mà Chúa đang mạc khải cho Giáo Hội” (Đức Phanxicô, Diễn văn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015).

59. Sự biện phân buộc những người tham gia ở bình diện bản thân và tất cả cùng nhau tham gia ở bình diện cộng đồng phải vun trồng những khuynh hướng tự do nội tâm, cởi mở với những điều mới mẻ và tin tưởng đầu phục ý muốn của Thiên Chúa để lắng nghe nhau cũng như được nghe “ điều Chúa Thánh Thần phán với các Hội thánh” (Khải Huyền 2:7). Đức Maria, với sự hiện diện cầu nguyện của ngài ở trung tâm cộng đồng tông đồ trong nhà tiệc ly (x. Cv 1,14), đối với tất cả mọi người, là mẫu mực sống động và là người hướng dẫn sinh động cho một nền linh đạo đồng nghị đích thực: trong việc kiên trì và có trách nhiệm lắng nghe Lời Chúa và trong suy niệm việc phân định các biến cố (x. Lc 1:26-38; 2:19.51), trong sự cởi mở quảng đại trước tác động của Chúa Thánh Thần (x. Lc 1:35), trong việc chia sẻ lời tạ ơn vì công việc của Chúa (x. Lc 1:39-56), và phục vụ cụ thể và kịp thời cho từng người (x. Ga 2,1-12) mà Chúa Giêsu giao phó cho Mẹ chăm sóc (x. Ga 19,25-27).

60. Chính trong chừng mực nó đòi hỏi mỗi người phải chia sẻ quan điểm của mình về sứ mệnh chung mà chúng ta chia sẻ, một tiến trình phân định khớp nối một cách cụ thể sự hiệp thông, sứ mệnh và sự tham gia. Nói cách khác, đó là một cách cùng nhau bước đi. Đây là lý do tại sao nó là điều cốt yếu để thúc đẩy sự tham gia rộng rãi vào các tiến trình phân định, đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của những người ở bên lề cộng đồng và xã hội.

61. Điểm khởi đầu của mọi sự phân định của Giáo Hội là lắng nghe Lời Chúa. Thánh Kinh là chứng tá tuyệt hảo cho việc Thiên Chúa giao tiếp với nhân loại. Chúng làm chứng rằng Thiên Chúa đã nói với Dân Người và tiếp tục làm như vậy, đồng thời chúng trình bày những kênh khác nhau để việc giao tiếp này diễn ra. Thiên Chúa phán qua việc bản thân suy niệm Kinh Thánh, điều này vang vọng trong tâm hồn những người cầu nguyện bằng Kinh Thánh. Thiên Chúa nói với cộng đoàn trong phụng vụ, nơi ưu việt để giải thích những gì Chúa nói với Giáo Hội của Người. Thiên Chúa nói qua Giáo hội, vừa là Mẹ vừa là Thầy, qua Truyền thống và thực hành sống động của Giáo hội, bao gồm cả những điều đạo đức bình dân. Thiên Chúa tiếp tục lên tiếng qua các biến cố trong không gian và thời gian, miễn là chúng ta biết cách nhận ra ý nghĩa của chúng. Hơn nữa, Thiên Chúa giao tiếp với Dân Người qua thế giới tự nhiên, mà chính sự hiện hữu của nó hướng chúng ta đến công trình của Đấng Tạo Hóa, tràn đầy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống. Cuối cùng, Thiên Chúa lên tiếng trong lương tâm của mỗi người, lương tâm “là trung tâm và thánh đường thân mật nhất của con người, trong đó họ ở một mình với Thiên Chúa, Đấng có tiếng vang vọng trong họ” (GS 16). Một sự phân định đích thực không thể bỏ qua bất cứ kênh truyền thông thần linh nào.

62. Sự phân định cộng đồng không phải là một kỹ thuật tổ chức đơn thuần nhưng là một thực hành đòi hỏi khắt khe nhằm đánh giá đời sống và sứ mạng của Giáo hội được sống thực trong Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Vì lý do này, nó phải luôn được thực hiện với ý thức và ý muốn tụ tập nhân danh Chúa Giêsu (x. Mt 18:20), lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Như Chúa Giêsu đã hứa, chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể dẫn dắt Giáo hội đến sự sống và sự thật viên mãn (x. Ga 16,13), để những điều này có thể sẵn sàng cho một thế giới đang khao khát ý nghĩa. Phương tiện để dân Chúa thực hiện sứ mạng loan báo và làm chứng cho Tin Mừng của mình bắt nguồn từ đây. Do đó, ưu tiên hàng đầu là học cách thực hành ở mọi bình diện nghệ thuật truyền giáo đã giúp cộng đồng các tông đồ ở Giêrusalem mô tả đặc điểm của sự kiện Thượng Hội đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo hội bằng những lời này: “Vì điều đó có vẻ tốt đối với Thánh Thần và đối với chúng tôi” (Cv 15,28). Chính trong tinh thần này mà việc thực hành đời sống đồng nghị truyền giáo của Giáo hội diễn ra ở những địa điểm, cơ cấu và biến cố cụ thể phải được hiểu và định hướng.

63. Các lựa chọn thủ tục cụ thể, dù đa dạng, phải phù hợp với các yêu cầu của phương pháp thần học cơ bản của đồng nghị. Dựa trên kinh nghiệm của diễn trình đồng nghị, có thể xác định một số yếu tố chính, bao gồm nhu cầu về (a) đời sống cầu nguyện bản thân và cộng đồng, bao gồm cả việc tham dự Bí tích Thánh Thể; (b) sự chuẩn bị đầy đủ về bản thân và cộng đồng, dựa trên việc lắng nghe Lời Chúa và thực tại; (c) tôn trọng và lắng nghe sâu sắc lời nói của mỗi người; (d) việc tìm kiếm sự đồng thuận rộng rãi nhất có thể không phải bằng cách tìm ra mẫu số chung thấp nhất, mà bằng cách tràn ngập, nhắm đến điều “làm con tim cháy bỏng” nhất (x. Lc 24,32); và (e) mặc dù sự đồng thuận được những người tiến hành quy trình đưa ra nhưng nó phải được gửi lại cho tất cả những người tham gia để họ có thể xác minh sự thể hiện của mình trong công thức đó.

64. Việc biện phân luôn diễn ra “với đôi chân trên mặt đất”, nghĩa là trong một bối cảnh cụ thể, nhận thức được những đặc thù và sự phức tạp của nó. Do đó, sự biện phân chỉ có thể được hưởng lợi từ sự đóng góp phân tích của các ngành khoa học nhân văn, xã hội và hành chính khác nhau liên quan đến vấn đề hiện tại. Điều này không có nghĩa là chuyên môn khoa học và kỹ thuật là người quyết định cuối cùng – cách tiếp cận như vậy sẽ tạo nên sự trôi dạt mang tính kỹ trị. Đúng hơn, mục đích là “cung cấp một nền tảng cụ thể cho hành trình đạo đức và thiêng liêng sau đó” (LS 15). Vì vậy, những hình thức chuyên môn này phải có cơ hội đóng góp quan trọng mà không lấn át các quan điểm khác.

65. Trong Giáo hội, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân định và nhiều phương pháp luận đã được thiết lập rõ ràng. Sự đa dạng này là sự phong phú. Với sự thích ứng phù hợp với các bối cảnh khác nhau, việc sử dụng các phương pháp tiếp cận đa dạng này đã chứng tỏ mang lại hiệu quả. Để hướng tới công ích, chúng nên tham gia vào một cuộc đối thoại hiệu quả mà không làm loãng đi những đặc điểm riêng hoặc những cố thủ mang căn tính của mình. Hiệu quả của Cuộc đàm đạo trong Chúa Thánh Thần, rõ ràng ở tất cả các giai đoạn của tiến trình đồng nghị, mời gọi chúng ta coi hình thức biện phân đặc biệt này của giáo hội là đặc biệt phù hợp với việc thực thi tính đồng nghị.

66. Trong các Giáo hội địa phương, điều cần thiết là cung cấp các cơ hội đào tạo nhằm truyền bá và nuôi dưỡng nền văn hóa phân định, đặc biệt là nơi những người có trách nhiệm. Điều quan trọng không kém là việc đào tạo những người đồng hành hoặc những người điều phối, những người mà sự đóng góp của họ thường tỏ ra quan trọng trong việc thực hiện các tiến trình phân định. Công việc của Nhóm Nghiên cứu 9, dành riêng cho việc chuẩn bị các tiêu chuẩn thần học và các phương pháp luận đồng nghị để cùng phân định các vấn đề giáo lý, mục vụ và đạo đức gây tranh cãi, diễn ra theo những đường lối này.

Các diễn trình tạo quyết định

67. “Trong Giáo hội đồng nghị, toàn thể cộng đồng, trong sự đa dạng tự do và phong phú của các thành viên, được kêu gọi cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe, phân tích, đối thoại, biện phân và đưa ra lời khuyên về việc tạo ra các quyết định mục vụ phù hợp nhất có thể với ý muốn của Thiên Chúa ” (ITC 68). Tuyên bố này cần phải được thực hiện một cách dứt khoát. Thật khó tưởng tượng một cách hiệu quả để thúc đẩy một Giáo hội đồng nghị hơn là sự tham gia của tất cả mọi người vào quá trình ra quyết định và thực hiện. Sự tham gia này diễn ra dựa trên trách nhiệm khác biệt, tôn trọng từng thành viên cộng đồng và đánh giá cao các kỹ năng cũng như năng khiếu tương ứng của họ theo quan điểm đưa ra quyết định chung.

68. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tầm nhìn như vậy, sẽ rất hữu ích khi suy gẫm về cách thức hình thành các quá trình ra quyết định như vậy. Giai đoạn sau thường bao gồm một giai đoạn tham gia và xây dựng (ra quyết định, theo thuật ngữ tiếng Anh cũng được sử dụng trong các ngôn ngữ khác) “thông qua việc thực hiện chung việc phân định, tham vấn và hợp tác” (ITC 69), thông báo và hỗ trợ quyết định được đưa ra sau đó, quyết định cuối cùng thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ, trong một Giáo phận hoặc Giáo phận, là giám mục). Không có sự cạnh tranh hay xung đột giữa hai giai đoạn, nhưng bằng sự kết hợp của chúng, chúng góp phần đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra càng phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa càng tốt: “Việc giải quyết mọi việc là một nhiệm vụ đồng nghị; quyết định này là trách nhiệm thừa tác vụ” (sđd.).

69. Trong nhiều trường hợp, luật hiện hành đã quy định rằng trước khi quyết định, cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ tiến hành tham vấn. Việc tham khảo ý kiến của Giáo Hội này không thể bị bỏ qua và vượt xa việc lắng nghe vì nó buộc nhà chức trách không được tiến hành như thể nó chưa hề diễn ra. Thẩm quyền vẫn mãi tự do có quan điểm pháp lý vì ý kiến tham vấn không mang tính ràng buộc, nhưng nếu có một thỏa thuận chung, thì thẩm quyền sẽ không rời bỏ thỏa thuận đó nếu không có lý do thuyết phục (sine praevalentiratione; CIC, Canon 127, §2, 2 °). Nếu cơ quan có thẩm quyền làm như vậy, cơ quan đó sẽ tự cô lập mình khỏi những người được hỏi ý kiến, làm tổn hại đến mối liên kết gắn kết họ. Trong Giáo hội, việc thực thi quyền bính không hệ tại việc áp đặt một ý chí độc đoán, nhưng tạo thành một sức mạnh điều tiết trong việc cùng nhau tìm kiếm những gì Chúa Thánh Thần đòi hỏi, như một thừa tác vụ phục vụ sự hiệp nhất của Dân Thiên Chúa.

70. Trong một Giáo hội đồng nghị, trách nhiệm của giám mục, Giám mục đoàn và Giám mục Rôma trong việc đưa ra các quyết định là không thể thay đổi vì nó bắt nguồn từ cơ cấu phẩm trật của Giáo hội do Chúa Kitô thiết lập. Tuy nhiên, nó không phải là vô điều kiện. Không thể bỏ qua một định hướng nổi lên trong quá trình tham vấn như là kết quả của sự phân định đúng đắn, đặc biệt nếu được thực hiện bởi các cơ quan tham gia của Giáo hội địa phương. Mục đích của việc biện phân Giáo hội mang tính đồng nghị không phải là làm cho các giám mục tuân theo tiếng nói của người dân, bắt phục tùng người dân, cũng không cung ứng cho các giám mục một phương tiện để đưa ra những quyết định đã được đưa ra có vẻ dễ chấp nhận hơn, mà đúng hơn là dẫn đến việc một quyết định chung trong sự vâng phục Chúa Thánh Thần. Do đó, bất cứ sự đối lập nào giữa tham vấn và thảo luận đều không thỏa đáng: trong Giáo hội, việc thảo luận diễn ra với sự giúp đỡ của tất cả mọi người, không bao giờ thiếu thẩm quyền mục vụ đưa ra các quyết định theo chức vụ của mình. Vì lý do này, công thức lặp đi lặp lại trong Bộ Giáo luật, nói về ‘việc bỏ phiếu tư vấn mà thôi’ (tantum Consultantivum), làm giảm giá trị của việc tham vấn và cần được sửa lại.

71. Các Giáo hội địa phương có trách nhiệm ngày càng thực hiện tất cả các khả năng mang lại sức sống cho các tiến trình đưa ra quyết định mang tính đồng nghị đích thực phù hợp với các chuyên biệt của bối cảnh. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách vì việc thực hiện thành công Thượng Hội đồng phần lớn phụ thuộc vào nó. Nếu không có những thay đổi hữu hình, tầm nhìn về một Giáo hội đồng nghị sẽ không đáng tin cậy. Điều này sẽ khiến những thành viên dân Chúa xa lánh, những người đã tìm được sức mạnh và niềm hy vọng từ hành trình đồng nghị. Điều này đặc biệt áp dụng cho sự tham gia hiệu quả của phụ nữ trong quá trình soạn thảo, ra quyết định và thực hiện, như được kêu gọi trong nhiều đóng góp nhận được từ các Hội đồng Giám mục.

72. Cuối cùng, không nên quên rằng các quá trình tham vấn, phân định cộng đồng và đưa ra quyết định của đồng nghị đòi hỏi những người tham gia phải có quyền truy cập hiệu quả vào tất cả các thông tin liên quan để họ có thể đưa ra quan điểm hợp lý của riêng họ. Thẩm quyền khởi xướng quá trình này có trách nhiệm đảm bảo điều này xảy ra. Các diễn trình ra quyết định hợp lý của Thượng hội đồng đòi hỏi mức độ minh bạch thích hợp. Tương tự như vậy, điều quan trọng là phải nhận ra sự phức tạp của nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt của những người bày tỏ ý kiến của mình trong một cuộc tham vấn.

Còn tiếp
 
VietCatholic TV
QH Mỹ sững sờ: FBI tiết lộ vụ ám sát Trump. Ukraine đánh lớn ở Crimea. Đệ tử Putin tấn công tàu Nga
VietCatholic Media
03:50 19/07/2024


1. Thông điệp của Thomas Matthew Crooks trước vụ nổ súng được tiết lộ

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Thomas Matthew Crooks' Message Before Trump Shooting Revealed”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Thượng Viện Hoa Kỳ đã được nghe báo cáo từ các lực lượng thực thi pháp luật trong buổi điều trần hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy.

Các vị Thượng nghị sĩ đã được nghe báo cáo rằng trước khi bắn bắn cựu Tổng thống Donald Trump, thanh niên 20 tuổi này đã viết trên một nền tảng trò chơi rằng “Ngày 13 tháng 7 sẽ là ngày ra mắt của tôi”.

Nhà chức trách cho biết Thomas Matthew Crooks đã nổ súng từ một mái nhà gần đó trong khi ông Trump phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania, hôm thứ Bảy 13 Tháng Bẩy.

Một viên đạn sượt qua tai phải của Trump, trong khi một người tham dự thiệt mạng và hai người khác bị thương nặng, trước khi Crooks bị mật vụ bắn chết.

Các thượng nghị sĩ đã được thông báo rằng Crooks đã để lại một tin nhắn trên Steam với nội dung là “Ngày 13 tháng 7 sẽ là buổi ra mắt của tôi, hãy xem khi nó diễn ra,” DailyMail.com và Fox News đưa tin.

Khi các nhà điều tra xem xét máy tính xách tay của Crooks, họ đã tìm thấy các tìm kiếm vào tháng 7 về Trump, Tổng thống Joe Biden, Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ và cuộc vận động tranh cử của Trump vào ngày 13 tháng 7.

“Các nhà điều tra xác nhận rằng họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về một ý thức hệ cụ thể mà FBI tin là đáng chú ý, và không ai trong các cuộc phỏng vấn cho biết Crooks đã từng thảo luận với họ về chính trị”

Các bạn học của Crooks cũng đưa ra nhận xét rằng hắn ta là một người rất thích trỗi vượt hơn bạn bè vì thế cô đơn do không ai muốn chơi với hắn. Giả thuyết của FBI hiện nay là hắn ta thích nổi danh đến mức bệnh hoạn. Nói cho dễ hiểu là nếu người đứng trên sân khấu hôm đó không phải là ông Trump, mà là Tổng thống Joe Biden thì hắn ta cũng sẽ bắn. Bắn ai không thành vấn đề. Điều quan trọng là tên tuổi của hắn ta được ghi vào sử sách. Một báo cáo từ các nhân viên thực thi pháp luật là khi leo lên mái nhà, họ thấy hắn đã chết với một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt.

Các thượng nghị sĩ cũng được thông báo rằng một giờ trước khi hắn bắt đầu nổ súng, Crooks được xác định là một mối đe dọa có thể xảy ra.

Hắn ta được phát hiện với máy đo khoảng cách khoảng 40 phút trước khi bắn và được nhìn thấy lại nhìn qua máy đo khoảng cách khoảng 20 phút trước khi bắn.

Thượng nghị sĩ John Barrasso, đảng viên Đảng Cộng hòa, cho biết trong một tuyên bố đăng trên X. “Đây là cuộc họp báo cà chớn che đậy trách nhiệm 100%”.

“Hắn ta được xác định là đáng khả nghi cả một giờ trước khi xảy ra vụ nổ súng. Hắn ta có một máy đo khoảng cách và một chiếc ba lô. Sở Mật vụ đã mất dấu anh ta. Không ai chịu trách nhiệm. Không ai phải chịu trách nhiệm... nhà lãnh đạo Sở Mật vụ cần phải ra đi.”

Những lời kêu gọi Giám đốc Sở Mật vụ Kimberly Cheatle từ chức ngày càng gia tăng vào thứ Tư, khi một nhóm đảng viên Cộng hòa đối đầu với bà tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa.

Ủy ban Giám sát và Trách nhiệm Hạ viện đã ban hành trát đòi cô phải ra điều trần vào hôm thứ Tư, buộc Cheatle xuất hiện tại phiên điều trần quốc hội sớm nhất về âm mưu ám sát Trump vào thứ Hai.

Cheatle nói rằng vụ nổ súng là “không thể chấp nhận được” và “điều không nên xảy ra nữa”, nhưng khẳng định cô sẽ không từ chức.

Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, cô nói rằng cô có trách nhiệm điều tra xem chuyện gì đã xảy ra.

“Tôi có trách nhiệm,” cô nói. “Tôi là giám đốc Sở Mật vụ và tôi cần bảo đảm rằng chúng tôi đang tiến hành đánh giá và cung cấp nguồn lực cho nhân viên của mình khi cần thiết.”

2. Mạc Tư Khoa cáo buộc Ukraine tiến hành cuộc tấn công lớn bằng thuyền điều khiển từ xa trên biển và trên không vào Crimea

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Launches Major Sea and Air Drone Attack on Crimea: Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Hàng chục máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công vào Crimea trong đêm 17 rạng sáng Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy khi mối đe dọa trên không do Kyiv gây ra đối với bán đảo bị tạm chiếm vẫn tiếp tục.

Kyiv đã thực hiện nhiều cuộc tấn công thành công vào bán đảo bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014, thường nhắm vào các khẩu đội phòng không. Các cuộc tấn công vào Hạm đội Hắc Hải của Nga đã buộc Hạm đội này phải rời xa trung tâm ở thành phố Sevastopol về phía đông.

Cuộc tấn công này tiếp tục diễn ra vào nửa đêm thứ Tư, theo nhà lãnh đạo thành phố do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm. Thống đốc Mikhail Razvozhayev nói rằng Sevastopol đã bị tấn công bởi một thuyền điều khiển từ xa của hải quân.

Người dân trong thành phố đăng lên mạng xã hội về việc họ có thể nghe thấy những tiếng nổ lớn. Razvozhayev cho biết: “Những âm thanh lớn vang lên trong thành phố là quân đội của chúng tôi đang đẩy lùi một cuộc tấn công có chủ đích của thuyền điều khiển từ xa”.

Kênh Crimea Wind Telegram đã đăng tải đoạn video cho biết lực lượng phòng thủ của Nga bắn về phía biển vào ban đêm và có các vụ nổ.

Bộ Quốc phòng Nga đăng trên Telegram rằng Kyiv đã cố gắng thực hiện “một cuộc tấn công khủng bố”. Tuy nhiên, hệ thống phòng không đã “tiêu diệt và đánh chặn” 33 máy bay điều khiển từ xa trên bầu trời Crimea và 2 chiếc trên vùng Bryansk của Nga. Thống đốc khu vực này cho biết chúng không gây thương vong hay thiệt hại gì.

Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố đã phá hủy 10 thuyền điều khiển từ xa đang hướng tới bán đảo Crimea. Tính đến sáng thứ Năm, Kyiv chưa bình luận về tuyên bố của Mạc Tư Khoa.

Ba ngày trước đó, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công vào phía nam Sevastopol. Chính quyền Nga cho biết lực lượng phòng thủ của họ đã bắn hạ ít nhất một máy bay điều khiển từ xa trên Mũi Fiolent vào ngày 15 tháng 7.

Người dân địa phương đã nghe thấy ít nhất 8 vụ nổ và báo cáo có nhiều nơi bị trúng đạn tại khu vực. Đó là địa điểm đặt căn cứ đơn vị quân đội Nga được cho là được trang bị hệ thống phòng không S-300 hoặc S-400.

Ukraine thường không nhận trách nhiệm trực tiếp, đã gia tăng các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, nhắm vào các cơ sở năng lượng và quân sự mà nước này cho rằng giúp đỡ nỗ lực chiến tranh của Nga.

Trước đây, Kyiv đã sử dụng thuyền điều khiển từ xa của hải quân để đạt hiệu quả cao, tấn công tàu đổ bộ Caesar Kunikov, tàu tuần tra Sergei Kotov, tàu đổ bộ tốc độ cao lớp Serna và Akula cũng như tàu hộ tống hỏa tiễn lớp Tarantul Ivanovets.

Hải quân Ukraine cho biết, do liên tiếp xảy ra các cuộc tấn công vào Hạm đội Hắc Hải nên Mạc Tư Khoa đã rút tàu tuần tra cuối cùng khỏi Sevastopol vào ngày 15 Tháng Bẩy.

Có thông tin cho rằng Nga đã phóng máy bay điều khiển từ xa “kamikaze” Shahed tới Kyiv vào tối thứ Tư. Thị trưởng thành phố Vitali Klitschko đăng trên Telegram rằng một tòa nhà dân cư và cơ sở giáo dục đã bốc cháy.

Theo Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk, được RBC Ukraine trích dẫn, trên khắp Ukraine, Nga đã phát động một cuộc tấn công trên không, nhưng các lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ tất cả máy bay điều khiển từ xa và 2 trong số 3 hỏa tiễn.

3. Zelenskiy nói trách nhiệm của Nga về thảm kịch MH17 là 'không thể tránh khỏi'

Tổng thống Volodomyr Zelenskiy đã đánh dấu kỷ niệm 10 năm vụ bắn hạ chuyến bay MH17 bằng cách nói rằng trách nhiệm của Nga đối với thảm kịch là “không thể tránh khỏi”.

“Đã 10 năm kể từ khi những kẻ sát nhân người Nga bắn rơi máy bay chở khách MH17 trên bầu trời Ukraine,” ông nói trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Tư, 17 Tháng Bẩy.

“Cả thế giới đã chứng kiến những người đến gây chiến với Ukraine và rằng cái ác của Nga là mối đe dọa không chỉ đối với chúng tôi mà còn đối với tất cả mọi người.”

Chuyến bay MH17 khởi hành từ Sân bay Amsterdam Schiphol trên đường đến Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur ngày 17 tháng 7 năm 2014.

Sau ba giờ bay, chiếc Boeing-777 đã bị lực lượng ủy quyền của Nga bắn hạ bằng hỏa tiễn đất đối không Buk phía trên tỉnh Donetsk của Ukraine.

Toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên máy bay, trong đó có 196 công dân Hòa Lan, đều thiệt mạng.

Hai công dân Nga là Igor Girkin và Sergey Dubinsky cùng Leonid Kharchenko người Ukraine bị kết tội bắn hạ MH17 tại Tòa án La Hay vào tháng 11 năm 2022.

Nga chưa bao giờ tuyên bố chịu trách nhiệm về thảm họa mà thay vào đó lại tung ra các thuyết âm mưu nhằm đổ lỗi cho người khác.

Putin cũng đã từ chối hợp tác với cuộc điều tra quốc tế điều tra vụ bắn hạ máy bay và không ai trong số những người được coi là chịu trách nhiệm đã từng bị đưa ra công lý.

Cũng phát biểu vào ngày 17 Tháng Bẩy, Thủ tướng Hòa Lan Dick Schoof cho biết “việc kết án không chỉ là việc đưa ai đó vào tù”.

Ông nói thêm: “Công lý đòi hỏi một hơi thở dài, rất dài.”

4. Tòa án Đức kết án cặp vợ chồng người Đức gốc Nga cung cấp phụ tùng máy bay điều khiển từ xa cho Nga

Một tòa án ở thành phố Stuttgart của Đức hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, đã kết án một cặp vợ chồng, đều mang quốc tịch Đức-Nga, cung cấp các bộ phận máy bay điều khiển từ xa cho Nga.

Người đàn ông 59 tuổi bị kết án sáu năm chín tháng tù, trong khi người vợ của ông nhận mức án một năm chín tháng tù treo.

Tòa án cho biết cả hai đã gửi khoảng 120.000 phụ tùng và những thứ khác của máy bay điều khiển từ xa trinh sát Orlan-10 tới Nga trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2023, vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Âu Châu đối với việc xuất khẩu những mặt hàng đó.

Người đàn ông này đã bán các bộ phận cho Nga thông qua các công ty bình phong trên khắp thế giới và được cho là đã kiếm được hơn 900.000 euro hay 983.000 Mỹ Kim từ việc buôn bán hàng hóa bị trừng phạt.

Cả hai đều thừa nhận một phần tội lỗi của mình trước tòa.

Bất chấp các lệnh trừng phạt rộng rãi của phương Tây đối với việc xuất khẩu vũ khí, thiết bị quân sự và công nghệ lưỡng dụng sang Nga, các cá nhân và công ty lươn lẹo vẫn tiếp tục lách luật.

5. Tàu chở dầu Nga sang Trung Quốc bị thuyền điều khiển từ xa trên biển của Houthi tấn công

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Tanker Carrying Russian Oil to China Attacked by Houthi Sea Drone”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Phiến quân Houthi ở Yemen tiếp tục các cuộc tấn công ở Biển Đỏ bằng cách tấn công vào hai tàu chở dầu trong 24 giờ, trong đó có một tàu chở dầu của Nga có khả năng hướng tới Á Châu, nơi Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của khu vực.

Các cuộc tấn công hôm thứ Hai xảy ra khi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào nền kinh tế Nga vì nước này xâm lược Ukraine. Xuất khẩu dầu thô sang các nước thân thiện đã trở nên quan trọng để Điện Cẩm Linh duy trì nền kinh tế thời chiến. Trung Quốc là nước nhập khẩu hàng đầu kể từ tháng 12 năm 2022, mua 53% lượng dầu thô xuất khẩu của Nga.

Theo một tuyên bố của Bộ Tư lệnh Trung ương Quân đội Hoa Kỳ hôm thứ Ba, người Houthis đã hạ thủy một tàu nổi điều khiển từ xa tấn công vào con tàu MT Chios Lion, là một tàu chở dầu thô do Hy Lạp sở hữu, mang cờ Liberia, thuộc Quần đảo Marshall, do Hy Lạp điều hành.

Sal Mercogliano, nhà sử học hàng hải và phó giáo sư lịch sử tại Đại học Campbell ở Bắc Carolina, đã viết trong một bài đăng trên X rằng tàu chở dầu đang đi tới Á Châu. Hãng tin độc lập Nga The Moscow Times đưa tin, tàu này đang chở 100.000 tấn dầu thô từ cảng Tuapse ở Hắc Hải của Nga.

Theo một người giám sát tàu ở Thổ Nhĩ Kỳ, tàu Chios Lion đã đi qua eo biển Bosphorus về phía nam vào ngày 4 tháng 7, rời Hắc Hải và hướng tới Biển Địa Trung Hải.

Lực lượng Houthi hôm thứ Ba đã công bố một đoạn video mà họ tuyên bố cho thấy cuộc tấn công vào tàu Chios Lion. Có thể thấy một tàu nổi không có người lái đã phóng nhanh hết cỡ vào tàu chở dầu và gây ra một quả cầu lửa lớn. Vụ tấn công xảy ra cách cảng Hodeidah của Yemen 100 hải lý về phía tây bắc.

Tuy nhiên, video đã làm mờ hình ảnh chiếc thuyền điều khiển từ xa.

Reuters đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn Trung tâm Thông tin Hàng hải Hoa Kỳ, cho biết tàu Chios Lion bị hư hại nhẹ ở mạn trái và phải thay đổi hướng di chuyển từ phía nam sang phía bắc để đánh giá thiệt hại và điều tra khả năng xảy ra vụ tràn dầu.

Quân đội Mỹ cho biết lực lượng Houthi cũng tấn công MT Bentley I, một tàu chở dầu treo cờ Panama, do Israel sở hữu, do Monaco điều hành, chở dầu thực vật của Nga và đang trên đường tới Trung Quốc.

Phiến quân đã sử dụng ba tàu mặt nước, một tàu mặt nước không có người lái và hai thuyền nhỏ trong đợt tấn công đầu tiên trong khi sử dụng hỏa tiễn đạn đạo chống hạm trong đợt tấn công thứ hai.

Theo MarineTraffic, một trang web theo dõi tàu thuyền trên toàn thế giới, điểm đến được báo cáo của Bentley I là Thượng Hải, Trung Quốc. Nó rời cảng Taman của Nga ở Hắc Hải vào ngày 4 tháng 7 và dự kiến đến nơi vào ngày 4 tháng 8.

Bộ Nông nghiệp Nga cho biết vào tháng 5 rằng trong quý đầu tiên của năm, Nga chiếm 58,4% lượng dầu thực vật nhập khẩu của Trung Quốc. Nước này đã tăng xuất khẩu dầu thực vật sang đồng minh của mình thêm 18,2% lên 578.300 tấn.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết thêm, không có thương tích nào được báo cáo tại thời điểm công bố. Người Houthis đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công và cho biết họ đang đáp trả vụ đánh bom của Israel vào thành phố Khan Younis của Gazan hôm thứ Bảy.

Phiến quân Yemen bắt đầu tấn công tuyến đường thương mại quốc tế sau khi chiến tranh Israel-Hamas nổ ra vào tháng 10 năm ngoái. Mỹ và một số nước Âu Châu triển khai tàu hải quân để bảo vệ các tàu dân sự đi lại trong khu vực Biển Đỏ.

Bloomberg đưa tin vào tháng 3 rằng lực lượng Houthi đã nói với Trung Quốc và Nga rằng tàu của họ có thể đi qua khu vực Biển Đỏ mà không bị tổn hại gì. Iran ủng hộ phe nổi dậy, trong khi cả Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đều có quan hệ chặt chẽ với Tehran.

Putin cũng được cho là đang xem xét việc cung cấp hỏa tiễn chống hạm cho lực lượng Houthi.

6. Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga có 'bằng chứng không thể chối cãi' rằng nhà báo Mỹ Gershkovich là gián điệp

Ngoại trưởng Nga hôm 17 Tháng Bẩy cho biết có “bằng chứng không thể chối cãi” cho thấy phóng viên Evan Gershkovich của Wall Street Journal đang bị cầm tù phạm tội gián điệp, một ngày trước khi nhà báo này dự kiến ra tòa.

Sergey Lavrov cáo buộc các nhà báo Mỹ đã trì hoãn các cuộc đàm phán Mỹ-Nga về việc trao đổi tù nhân tiềm năng bằng cách công khai các cuộc đàm phán bí mật mà ông lưu ý là vẫn “đang diễn ra”.

Tại một cuộc họp báo của Liên Hiệp Quốc, ông Lavrov nói rằng trường hợp của Gershkovich không liên quan đến bất kỳ “cuộc tấn công nào vào báo chí”, theo hãng tin AP. “Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng, cũng như các bạn, chúng tôi ủng hộ báo chí và tự do ngôn luận”, ông Lavrov nói.

Gershkovich bị bắt tại Yekaterinburg vào cuối tháng 3 năm 2023 khi đang thực hiện một câu chuyện về phương pháp tuyển dụng của nhóm lính đánh thuê Wagner, cũng như quan điểm của công dân Nga về cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Nhà báo này đã bị giam giữ trước khi xét xử ở Nga hơn một năm vì tội gián điệp. Phiên tòa xét xử anh ta bắt đầu ở Yekaterinburg vào ngày 26 tháng Sáu.

Nếu bị kết án, Gershkovich phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm, đó là một kết quả rất có thể xảy ra vì các tòa án Nga có tỷ lệ kết án lên tới hơn 99%.

Vào tháng 6, văn phòng Tổng công tố Nga cáo buộc Gershkovich “thu thập thông tin bí mật” theo lệnh của CIA liên quan đến một nhà máy thiết bị quân sự nằm cách Yekaterinburg 150 km về phía bắc. Gershkovich, Wall Street Journal và Mỹ phủ nhận ông là gián điệp.

Ông Lavrov khẳng định Mỹ và Anh có lịch sử lâu dài trong việc tuyển dụng các nhà báo làm gián điệp, trích dẫn một bài đăng trên Telegram gần đây của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova về hồi ký của một nhà báo người Anh từng theo dõi cuộc cách mạng cộng sản của Nga năm 1917.

Ông Lavrov nói: “Việc sử dụng các nhà báo cho mục đích thu thập thông tin tình báo, ít nhất là ở thế giới Anglo-Saxon, là một truyền thống”.

Gershkovich dự kiến sẽ ra tòa vào Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, trong phiên điều trần thứ hai trong phiên tòa xét xử ông ta.

7. Zelensky đến Vương quốc Anh, gặp Zaluzhnyi

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến Vương quốc Anh hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, nơi ông ngay lập tức gặp Valerii Zaluzhnyi, cựu tổng tư lệnh Ukraine và là tân đại sứ mới được bổ nhiệm tại Vương quốc Anh.

Zelensky và Zaluzhnyi được chụp ảnh bắt tay trên đường băng ngay sau khi máy bay của tổng thống hạ cánh. Hình ảnh có vẻ tương phản vì tân Đại Sứ Zaluzhnyi, nguyên là Tổng Tư Lệnh quân đội giờ đây mặc áo vest, trong khi Tổng thống vẫn ăn mặc bộ đồ khaki như một chiến binh.

Zelensky đang ở Anh để tham dự hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu tại Cung điện Blenheim, gần Oxford.

“Một chương trình riêng biệt đã được lên kế hoạch cho mối quan hệ của chúng tôi với Vương quốc Anh. Tôi sẽ gặp Bệ hạ Charles III, Thủ tướng Keir Starmer, các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành các công ty quốc phòng”, ông Zelensky nói trên X.

Theo Zelensky, Ukraine và Anh sẽ ký “một thỏa thuận liên chính phủ về hỗ trợ cho tổ hợp công nghiệp và quốc phòng Ukraine, thảo luận về hợp tác quốc phòng trong tương lai và mở rộng khả năng phòng thủ của chúng ta”.

Zaluzhnyi được thay thế bởi Oleksandr Syrskyi làm tổng tư lệnh vào tháng Hai vừa qua.

Cuộc cải tổ diễn ra sau nhiều câu chuyện của các phương tiện truyền thông Ukraine và nước ngoài, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh trong chính phủ, rằng Zelensky đã chuẩn bị sa thải Zaluzhnyi.

Quyết định này đã làm dấy lên cuộc tranh luận công khai, vì Zaluzhnyi được cả quân đội và người dân ưa chuộng rộng rãi do vai trò của ông trong việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại Nga.

Zelensky đã chính thức miễn Zaluzhnyi khỏi nghĩa vụ quân sự vào ngày 8 tháng 5 bằng một sắc lệnh, trong đó tuyên bố rằng Zaluzhnyi bị sa thải “vì lý do sức khỏe” và vẫn giữ “quyền mặc quân phục”.

8. Tâm tình của người Ukraine dành cho người Nga

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “'Aggressor, enemy, killer' - survey shows words Ukrainians associate with Russia”, nghĩa là “cuộc khảo sát cho thấy những từ mà người Ukraine liên tưởng đến Nga là 'Kẻ xâm lược, đối phương, kẻ giết người'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Theo một cuộc khảo sát được công bố vào ngày 18 tháng 7 bởi Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS, hầu hết tất cả người Ukraine được khảo sát đều cho biết từ “Nga” gợi lên hàm ý tiêu cực với những từ như “kẻ giết người” hoặc “cái chết”.

Sau 10 năm chiến tranh với Nga và hơn hai năm kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu, cuộc khảo sát yêu cầu người trả lời trả lời bằng những từ họ nghĩ đến khi nghe từ “Nga”.

94% số người được hỏi trả lời bằng những từ có hàm ý tiêu cực, chẳng hạn như “kẻ xâm lược”, “đối phương”, “kẻ giết người”, “cái chết”, “hận thù” và “kẻ xâm lược”, cùng các từ và cụm từ chửi bới khác.

Chỉ 5% số người được hỏi cho biết từ này gợi lên những hàm ý trung tính hoặc tích cực, chẳng hạn như “tuổi thơ” hay “bạn bè”, trong khi 1% cho biết họ không có liên tưởng hoặc không thể trả lời.

Cuộc thăm dò cũng hỏi người Ukraine những từ nào có hàm ý với cụm từ “người Nga bình thường”, ám chỉ người dân Nga chứ không phải chính phủ nước này.

Trong số những người được thăm dò, 80% trả lời bằng những từ và cụm từ có hàm ý tiêu cực, chẳng hạn như “đối phương”, “kẻ man rợ”, “bọn vô học”, “ngu ngốc” và “không phải là thứ dân bình thường”.

6% người Ukraine khác cho biết họ có liên tưởng trung lập hoặc tích cực, và 14% nói rằng họ không có liên tưởng nào hoặc không thể trả lời.

Anton Hrushetskyi, giám đốc điều hành của KIIS cho biết: “Đại đa số người Ukraine muốn có những rào cản khỏi Nga và người Nga”.

Theo Hrushetskyi, 57% người Ukraine vào năm 2020 tin rằng Ukraine có thể bình thường hóa quan hệ với Nga trong tương lai.

Hrushetskyi nói thêm: “Bây giờ có thể an toàn khi nói rằng đại đa số người Ukraine không muốn liên quan gì đến Nga và người Nga, và trong nhiều năm tới họ sẽ bị coi là đối phương”.

Cuộc khảo sát đã sử dụng mẫu đại diện gồm khoảng 2.000 người trưởng thành sống ở các khu vực của Ukraine không bị Nga tạm chiếm.

9. Bộ trưởng Quốc phòng nói: Ukraine sẽ tìm giải pháp chiến trường bất kể ai thắng bầu cử Mỹ

Ukraine sẽ tìm cách chống lại lực lượng Nga ngay cả khi cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai và gây nguy hiểm cho sự hỗ trợ quan trọng của Mỹ cho quốc phòng của nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy.

Umerov nhấn mạnh những thách thức ngoại giao và quân sự mà Ukraine phải đối mặt khi Trump và ứng cử viên phó tổng thống Đảng Cộng hòa JD Vance đạt được động lực trong cuộc đua tổng thống Mỹ.

Vance, thượng nghị sĩ Ohio, đã làm việc tại Quốc hội để ngăn chặn viện trợ quân sự và tài chính của Mỹ cho Ukraine, trong khi Trump hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ngay lập tức nếu ông giành chiến thắng vào tháng 11.

“Chúng tôi tin vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và chúng tôi tin rằng Mỹ cũng muốn các đối tác và đồng minh của mình mạnh mẽ”. Ông lưu ý: “Ở giai đoạn này, chúng tôi sẽ tập trung vào chiến trường. Dù kết quả bầu cử Mỹ thế nào, chúng tôi cũng sẽ tìm ra giải pháp”.

Mặc dù các thành viên khác trong liên minh quân sự của các nước Âu Châu và Bắc Mỹ cũng cung cấp vũ khí, tiền bạc và các viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sự hỗ trợ của Mỹ vẫn là quan trọng nhất kể từ khi Nga phát động cuộc chiến toàn diện vào đầu năm 2022.

Hiện tại, Umerov nhấn mạnh rằng Ukraine đã mở rộng nỗ lực huy động thêm quân so với con số 4 triệu người hiện đã ghi danh - sẽ tiếp tục chiến đấu để giành lại lãnh thổ đã mất vào tay người Nga.

10. Dữ liệu cho thấy 1,5% GDP của Nga dành cho việc chi trả cho binh lính

Dự án phân tích Russia cho biết khoản chi trả cho quân đội Nga tham gia cuộc chiến ở Ukraine cũng như cho những người bị thương và gia đình của những người thiệt mạng trên chiến trường trong năm qua lên tới khoảng 1,5% GDP của Nga.

Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.

Khodorkovsky cho biết chính phủ Nga đã chi khoảng 2,75 đến 3 ngàn tỷ rúp tức là 31 đến 33,9 tỷ Mỹ Kim từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024, theo dự án Russia, mà ông mô tả một dự án dành riêng cho việc thúc đẩy thảo luận về kiến thức chuyên môn và phân tích tình hình hiện tại của nước Nga.

Con số này tương đương với khoảng 1,4–1,6% GDP dự kiến của Nga vào năm 2024, 7,5% đến 8,2% chi tiêu ngân sách liên bang của Nga trong năm nay và 3,4% đến 3,7% tổng chi tiêu tiêu dùng của người Nga vào năm ngoái.

Khodorkovsky cho biết nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt nhằm đáp trả cuộc chiến ở Ukraine và bị cô lập khỏi hệ thống tài chính. Tuy nhiên, nó đã cho thấy khả năng phục hồi và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo hôm thứ Ba rằng mức tăng trưởng GDP của Nga là 3,2% vào năm 2024.

Khodorkovsky cũng nhận xét rằng Bộ Quốc Phòng Nga không ngừng gạt tiền của các binh sĩ.

Một tuần sau cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine, Putin cam kết rằng những người bị thương có thể yêu cầu bồi thường 3 triệu rúp hay 50.000 Mỹ Kim vào thời điểm đó, nói rằng “nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ gia đình các đồng đội đã ngã xuống và bị thương”.

Khodorkovsky chỉ ra rằng vào tháng 4 năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một tuyên bố trên trang web của mình nói rằng để đủ điều kiện được bồi thường, những người bị thương phải nằm trong danh sách chính thức — một động thái được đưa ra khi có báo cáo cho rằng Nga đang phải chịu thương vong nặng nề trên chiến trường.

Bất chấp những khoản tiền lớn được trả cho binh lính Nga và gia đình những người thiệt mạng trong trận chiến, vẫn có nhiều báo cáo xuất hiện trong suốt cuộc chiến rằng chính quyền Nga đã từ chối bồi thường cho binh lính những người bị thương trong trận chiến. Và binh lính Nga đã phàn nàn về hệ thống thanh toán của Điện Cẩm Linh cho những người bị thương trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Vào tháng 10 năm 2023, một tòa án quân sự Nga đã từ chối bồi thường thương tích cho một người lính vì vết thương mà anh ta nhận là do chính lực lượng Nga gây ra.
 
Trận Novomykhailivka. Xe tăng tốt nhất thế giới của Putin cháy la liệt. Vance: Nỗi buồn của Ukraine.
VietCatholic Media
16:25 19/07/2024


1. Tổn thất các xe tăng 'tốt nhất thế giới' của Putin đạt đến cột mốc nghiệt ngã

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's 'Best in the World' Tank Losses Reach Grim Milestone”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Theo thống kê của một trang web tình báo nguồn mở, tổn thất của chiếc xe tăng Nga mà Vladimir Putin tự hào là “tốt nhất thế giới” đã lên tới ba con số trong cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine.

Xe tăng T-90M “Proryv” nghĩa là “Đột phá” được coi là phương tiện tiên tiến nhất của Nga trong gia đình T-90 và là bản nâng cấp từ T-72. T-90 được sử dụng rộng rãi và được coi là đối thủ cạnh tranh chính với xe tăng M1 Abrams của Quân đội Mỹ do Washington cung cấp cho Kyiv.

Truyền thông Nga ca ngợi các tính năng của T-90M bao gồm động cơ mạnh hơn, tháp pháo nâng cấp và kính ngắm đa kênh để hoạt động ban đêm.

Lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 2020, truyền thông Nga đưa tin vào Tháng Giêng năm 2023 rằng nhà sản xuất xe tăng Uralvagonzavod đã giao một lô T-90M nâng cấp mới cho quân đội Nga để sử dụng trên tiền tuyến ở Ukraine.

Vào tháng 6 năm 2023, Putin nói với các nhà báo rằng “cần có xe tăng hiện đại” cho chiến tranh và “bây giờ chúng ta có thể nói rằng T-90 là xe tăng tốt nhất trên thế giới — một khi nó vào vị trí, thế là xong,” Tass đưa tin.

Tuy nhiên, các tính năng cao cấp của xe tăng không giúp nó tránh khỏi những tổn thất lớn về thiết bị quân sự mà Nga phải đối mặt ở Ukraine, theo chuyên gia theo dõi chiến tranh Hòa Lan Oryx.

Tính đến thứ Ba Thứ Ba, 16 Tháng Bẩy, số liệu thống kê của họ, tính cả thiết bị Nga bị phá hủy hoặc thu giữ dựa trên video hoặc hình ảnh tĩnh, đưa con số thiệt hại về xe tăng lên con số 100 kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Con số này nhiều hơn ba chiếc so với 97 chiếc được liệt kê trong ba bản cập nhật trước đó vào ngày 24 tháng 6, ngày 17 tháng 6 và ngày 15 tháng 6, mặc dù không rõ khi nào ba chiếc xe tăng mới nhất được bổ sung.

Vì cần có bằng chứng bằng hình ảnh hoặc video, Oryx cho biết “số lượng thiết bị bị phá hủy cao hơn đáng kể so với ghi nhận ở đây” cho thấy có thể còn nhiều chiếc T-90M nữa đã bị mất trong chiến đấu nhưng không được ghi nhận.

Vào Tháng Giêng năm 2024, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng đoạn phim trên X về thứ mà họ cho là Xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất áp đảo xe tăng T-90M của Nga.

Nhìn chung trong cuộc chiến, Oryx cho biết Nga đã mất 3.235 xe tăng, trong đó 2.199 chiếc đã bị phá hủy, 156 chiếc bị hư hại, 362 chiếc bị bỏ lại và 518 chiếc bị bắt.

Bộ Quốc phòng Ukraine ước tính số xe tăng Nga bị tổn thất cao hơn và tính đến thứ Ba, con số này là 8.227, sau khi mất 13 xe tăng vào ngày hôm trước.

Tổng số xe tăng Nga thiệt hại hàng ngày cao nhất ở Ukraine là 44 chiếc vào ngày 3 tháng 10, mặc dù họ không chia con số này thành các loại xe và Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết tính toán của họ là “rất gần đúng”.

2. CNN đưa tin Zelenskiy và Trump sẽ tổ chức thảo luận qua điện thoại

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ nói chuyện qua điện thoại vào ngày Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ. CNN đưa tin hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, trích dẫn hai nguồn tin am hiểu về cuộc gọi đã lên kế hoạch.

Hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, cựu Tổng thống Trump chấp nhận đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024.

Cuộc gọi sẽ là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa Zelenskiy và Trump sau khi Trump rời nhiệm sở vào năm 2021.

Các nguồn tin cho biết kế hoạch về cuộc điện đàm giữa Zelenskiy và Trump đã được thực hiện được một thời gian. Một nguồn cảnh báo rằng lịch trình thường có thể thay đổi.

Zelenskiy hiện đang thăm Vương quốc Anh và dự kiến sẽ phát biểu trước Nội các mới thành lập của Anh vào ngày 19 tháng 7.

Việc Trump phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ Kyiv nếu cựu tổng thống giành được nhiệm kỳ thứ hai. Zelenskiy cho biết vào ngày 18 tháng 7 rằng việc giao dịch với chính quyền Trump sẽ là “công việc khó khăn”.

Trong bài phát biểu chính thức chấp nhận đề cử của đảng Cộng hòa, Trump lặp lại tuyên bố của mình rằng Nga sẽ không tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine nếu ông làm tổng thống vào thời điểm đó.

Nhiều nhà lập pháp Đảng Dân chủ đã kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden rời khỏi cuộc đua trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về khả năng tranh cử của ông và thành tích yếu kém trước cựu Tổng thống Trump trong các cuộc thăm dò hiện tại. Phó tổng thống Kamala Harris được cho là người sẽ thay thế Tổng thống Joe Biden trong cuộc đua. Tuy nhiên, một số thành viên Quốc Hội của đảng Dân Chủ lại tin rằng khả năng thắng cử của bà Harris không bằng của Tổng thống Joe Biden.

3. Hình ảnh vệ tinh cho thấy khu rừng ẩn náu của Putin được tăng cường hệ thống phòng không

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Images Show Putin's Forest Hideaway Fortified with Air Defense Systems”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Dinh thự của Putin ở thị trấn Valdai phía tây nước Nga, phía bắc Mạc Tư Khoa, hiện được tăng cường với nhiều hệ thống phòng không trong bối cảnh hoạt động của máy bay điều khiển từ xa đến từ Ukraine ngày càng gia tăng.

Một số báo cáo ban đầu cho rằng chỉ có một hệ thống Pantsir duy nhất đã được lắp đặt gần nơi nghỉ ngơi nguy nga của nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh. Tuy nhiên, giờ đây, hình ảnh vệ tinh xác nhận sự hiện diện của ít nhất bảy hệ thống như vậy được phân bố xung quanh khu nhà được canh gác nghiêm ngặt.

Việc triển khai một số lượng lớn hệ thống phòng không như thế quanh cung điện của bạo chúa Vladimir Putin đã được Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận của Mỹ chứng thực. ISW gợi ý rằng việc triển khai này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, trong bối cảnh chúng ngày càng xâm nhập sâu vào lãnh thổ Nga.

Hệ thống Pantsir là hệ thống phòng không tầm ngắn đến trung bình, thường được sử dụng để tiêu diệt máy bay, trực thăng, hỏa tiễn hoặc các mối đe dọa nhỏ hơn như máy bay điều khiển từ xa. Được biết đến với biệt danh NATO là SA-22 Greyhound, các hệ thống này có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách từ 12 đến 25 dặm hay 19 km đến 40 km.

Các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 6 Tháng Năm cũng cho thấy sự hiện diện của công nghệ quân sự chưa xác định khác gần dinh tổng thống.

Các báo cáo khác của Nexta, một hãng tin có trụ sở tại Đông Âu, đã xác định ít nhất sáu hệ thống nữa cùng với 11 hệ thống hỏa tiễn đất đối không di động S-300/400 và một số trạm radar tầm xa được triển khai xung quanh dinh thự Valdai. Các nhà phân tích quân sự không loại trừ khả năng còn nhiều thứ khác có thể được ẩn giấu trong khu rừng rậm rạp.

Trong số bảy hệ thống phòng thủ được triển khai, dễ thấy nhất là nằm trên đảo Ryabinovy, cách nơi ở của Putin hai dặm hay 3.2 km.

Một hệ thống phòng không khác, cách nơi ở khoảng 3,9 km và cạnh xa lộ gần đó, cũng đang canh gác hầm trú ẩn của tổng thống Nga.

Cách dinh thự của Putin 5 dặm hay 8 km, là một hệ thống khác nằm gần phi trường Valdai-Avia. Phi trường này thường được sử dụng cho hàng không dân dụng cũng như các chuyến bay tư nhân.

Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy rõ ràng việc lắp đặt một số trạm radar cảnh báo sớm gần một hệ thống Pantsir khác, cách dinh tổng thống 4 dặm hay 6.4 km.

Theo Ruslan Pukhov, nhà lãnh đạo Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Mạc Tư Khoa và là thành viên ban cố vấn dân sự của Bộ Quốc phòng Nga được ISW trích dẫn, phạm vi bảo hiểm phòng không “tập trung” này là “vô nghĩa ở quy mô quá lớn như thế”.

Ông nói rằng nó vẫn cho phép máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vượt qua hệ thống phòng không của Nga và tấn công từ các hướng không được che chắn.

Valdai, nằm ở vùng Novgorod của Nga, là một trong những nơi nghỉ dưỡng của Putin. Những dinh thự đáng chú ý khác bao gồm Bocharov Ruchey ở Sochi và nhiều tòa nhà chính thức khác nhau ở Mạc Tư Khoa.

Vào tháng Giêng, hãng thông tấn RBC-Ukraine của Ukraine đưa tin rằng trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa qua đêm do Kyiv phối hợp nhằm vào một kho dầu ở St. Petersburg, một trong những máy bay điều khiển từ xa đã bay thành công qua cung điện Valdai, trích dẫn một nguồn dịch vụ đặc biệt giấu tên.

Việc triển khai chiến lược các hệ thống phòng không xung quanh dinh thự tổng thống và các địa điểm quan trọng khác nhấn mạnh những thách thức mà lực lượng Nga phải đối mặt với mối đe dọa từ máy bay điều khiển từ xa đang diễn ra từ Kyiv.

4. ISW cho biết Putin chuẩn bị cho người Nga 10 năm chiến tranh Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Preparing Russians for 10 Years of Ukraine War: ISW”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.

Một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho biết Putin đang chuẩn bị cho đất nước khả năng cuộc chiến ở Ukraine có thể kéo dài thêm 10 năm nữa.

Hơn hai năm sau cuộc chiến do Putin phát động vào tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã nêu ra triển vọng đàm phán hòa bình với Ukraine, yêu cầu quốc gia bị chiến tranh tàn phá này phải nhượng lại lãnh thổ do lực lượng Nga xâm lược.

Trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, đã tập trung vào cuộc phỏng vấn của Dmitry Medvedev, cựu tổng thống và thủ tướng Nga, với tờ báo Argumenty I Fakty, cũng như những phát biểu của ông trên các phương tiện truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố vào cuối ngày thứ Ba, Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, tuyên bố rằng “không phải vô cớ” mà Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bày tỏ hy vọng Ukraine có thể gia nhập liên minh quân sự này trong vòng 10 năm tới.

“Điều đó là không bao giờ,” Medvedev nói và nói thêm rằng vào năm 2034, “không có nhà lãnh đạo nào của các quốc gia NATO hiện tại sẽ giữ chức vụ của họ, và một số thậm chí sẽ không còn ở trên thế giới này.”

Ông nói: “Rất có thể quốc gia khét tiếng 404 cũng sẽ không tồn tại.”

Thu Trinh xin mở ngoặc để giải thích 404 là gì. Khi ta tìm một trang web, nếu tìm không ra do đường dẫn sai hay do trang web đó đã bị xóa thì sẽ có thông báo 404: Hồ sơ không hiện hữu.

ISW cho biết: Nhóm từ “Quốc gia 404” là “việc sử dụng mang tính xúc phạm mã 'lỗi' máy tính 404 nhằm gợi ý rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự”.

ISW nhấn mạnh rằng: “Các cơ quan thông tấn nhà nước Nga đã biên tập các bình luận của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev và tuyên bố rằng ông ta nói rằng nhà nước Ukraine sẽ không còn tồn tại vào năm 2034. Điều này có khả năng hỗ trợ những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm chuẩn bị cho công chúng Nga về một cuộc chiến lâu dài ở Ukraine đồng thời hứa hẹn rằng Nga sẽ hoàn thành mục tiêu phá hủy chế độ nhà nước Ukraine trong vòng một thập niên”.

Trong khi Medvedev không nói rõ ràng rằng Ukraine sẽ không còn tồn tại vào năm 2034, ISW đã chỉ ra rằng một số cơ quan truyền thông, “bao gồm cả hãng tin TASS của Điện Cẩm Linh” đã đăng những tiêu đề như “Medvedev thừa nhận rằng Ukraine sẽ không còn tồn tại vào năm 2034” và “Medvedev Dự đoán sự biến mất của Ukraine vào năm 2034.”

5. Kiểm tra thực tế các tuyên bố của James David Vance về Ukraine

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Fact-checking James David Vance’s statements on Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Sự lựa chọn phó tổng thống của Donald Trump rất quan trọng trong việc ủng hộ Ukraine; POLITICO đã xem xét các tuyên bố của ông được đưa ra như thế nào.

James David Vance có rất nhiều điều để nói về Ukraine, đó là lý do tại sao Kyiv sững sờ khi Donald Trump chọn thượng nghị sĩ bang Ohio làm người đồng hành cùng mình vào hôm thứ Hai.

Ngay sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Vance, khi đó là ứng cử viên vào Thượng viện Hoa Kỳ, đã nói: “Tôi phải thành thật với bạn, tôi không thực sự quan tâm điều gì sẽ xảy ra với Ukraine theo cách này hay cách khác”.

Bắt đầu từ những ngày đầu tiên Ukraine phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Vance đã coi Ukraine là một trong những vấn đề chính sách đối ngoại đặc trưng của mình. Quan điểm theo chủ nghĩa biệt lập của ông khiến ông khác biệt với những đảng viên Cộng hòa truyền thống hơn, nhưng nó củng cố mối quan hệ của ông với những người ủng hộ MAGA của Trump.

Vance đã đưa ra quan điểm của mình về Ukraine kể từ đó. POLITICO đã xem xét tính cách xác thực của các tuyên bố này.

Tuyên bố thứ nhất của Vance: Ukraine tham nhũng

“Tại sao chúng ta dễ dàng trao ra hàng 500 tỷ đô la cho cuộc xung đột Ukraine? Phải chăng là để một trong những bộ trưởng của Zelenskiy có thể mua một chiếc du thuyền lớn hơn?” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với cựu chiến lược gia của Trump, Steve Bannon vào năm ngoái. Tôi ngưỡng mộ những người Ukraine dũng cảm… nhưng đừng nhầm lẫn lòng dũng cảm của quân đội Ukraine trên thực địa với thực tế là họ có ban lãnh đạo và chính phủ tham nhũng nhất ở Âu Châu và có thể là ban lãnh đạo tham nhũng nhất ở bất kỳ đâu trên thế giới,” Vance nói trong một bài phát biểu tại Quỹ Di sản.

Thực tế là gì?

Thưa, Ukraine khá tham nhũng, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm làm trong sạch đất nước. Trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng hàng năm của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Ukraine đứng thứ 104/180 quốc gia với số điểm 36/100 điểm, trong đó 0 có nghĩa là tham nhũng cao tột đỉnh.

Năm 2014, năm Nga sáp nhập Crimea và bắt đầu cuộc chiến ở miền đông Ukraine, Ukraine có điểm kém hơn đáng kể là 26. Đó thực sự là điểm của Nga năm nay; Nga đứng thứ 144 trong số 180 quốc gia - tệ hơn rất nhiều so với Ukraine. Hoa Kỳ có số điểm 69 và xếp thứ 24 trong số 144 quốc gia – tốt hơn cả Nga và Ukraine nhưng đứng sau phần lớn Tây Âu.

Và về những chiếc du thuyền. Tin đồn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy mua du thuyền là một âm mưu xuyên tạc thông tin của Nga đã bị các thành viên Quốc hội Mỹ vạch trần.

Tuyên bố thứ hai của Vance: Ukraine không báo cáo đầy đủ số vũ khí được tặng

Theo một bản ghi nhớ của Thượng viện do Vance gửi vào Tháng Giêng trích dẫn báo cáo của cơ quan giám sát Ngũ Giác Đài, ông ta cho rằng Ukraine đã không hạch toán chính xác 1 tỷ Mỹ Kim trong tổng số 1,7 tỷ Mỹ Kim vũ khí kết hợp công nghệ nhạy cảm.

Thực tế là gì?

Thưa, Năm 2022, Ukraine thành lập ủy ban quốc hội để kiểm soát vũ khí phương Tây viện trợ. Oleksandra Ustinova, nhà lãnh đạo ủy ban, nói với POLITICO: “Ukraine lập báo cáo về cách chúng tôi sử dụng vũ khí Mỹ hàng quý, lữ đoàn nào có vũ khí Mỹ cũng như số lượng và tất nhiên những gì đã mất trong trận chiến”.

Mỹ cũng để mắt đến vũ khí. Báo cáo mà Vance trích dẫn thực sự nói rằng người Mỹ, chứ không phải người Ukraine, đã không theo dõi đầy đủ khoảng 1 tỷ Mỹ Kim hỏa tiễn Javelin và Stinger, thiết bị nhìn đêm và các thiết bị giám sát khác.

Oleksandra nói: “Báo cáo đó khiến chúng tôi đau lòng và con số đó đã bị nhiều người phản đối viện trợ Ukraine nắm bắt và sử dụng”, đồng thời cho biết thêm rằng báo cáo của Robert Storch do Ngũ Giác Đài bổ nhiệm “sau đó đã giải thích mọi thứ”.

Tuyên bố thứ ba của Vance: Phương Tây không thể vượt qua Nga về vũ khí

Vance cho biết trong Hội nghị An ninh Munich: “Số lượng đạn dược mà chúng tôi có thể gửi đến Ukraine ngay bây giờ rất hạn chế không phải bởi ý chí hay tiền bạc của người Mỹ mà bởi năng lực sản xuất của Mỹ”.

Thực tế là gì?

Thưa, ông ta có lý. Theo ước tính của NATO, Nga đang sản xuất khoảng 3 triệu quả đạn pháo mỗi năm. Con số này cao gấp ba lần so với phương Tây. Tuy nhiên, sản xuất của phương Tây đang tăng lên. Đến năm 2026, Ủy ban Âu Châu ước tính Liên Hiệp Âu Châu sẽ sản xuất 2 triệu quả đạn pháo mỗi năm. Mỹ đặt mục tiêu sản xuất khoảng 80.000 chiếc mỗi tháng vào cuối năm nay.

Tuyên bố thứ tư của Vance: Viện trợ quân sự cho Ukraine đang gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ

Trong một bài phát biểu vào tháng 4, Vance phàn nàn về dự luật chi tiêu quốc phòng mới của Hoa Kỳ, nói rằng: “Mặc dù họ đầu tư một phần vào việc sản xuất vũ khí quan trọng của Mỹ, nhưng họ gửi những vũ khí đó ra nước ngoài nhanh hơn cả việc bổ sung chúng. Đây không phải là dự luật nhằm xây dựng lại cơ sở công nghiệp quốc phòng. Đây là một dự luật nhằm tạo gánh nặng hơn nữa cho đất nước này.”

Trong thư gửi tờ Washington Post, ông nói: “Việc vũ khí chiến tranh được sản xuất ở Mỹ không biện minh cho việc gửi chúng ra nước ngoài và gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ Mỹ Kim không phải là chính sách sản xuất ủng hộ người lao động. Nó làm suy yếu an ninh quốc gia của chúng ta bằng cách làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng trong một vũng lầy chiến lược.”

Thực tế là gì?

Thưa, hầu hết các khoản đóng góp của Hoa Kỳ đều dành cho viện trợ quân sự, bao gồm cả vũ khí và thiết bị do các nhà thầu quốc phòng Mỹ sản xuất, những người sử dụng lao động trên khắp đất nước. Khi Mỹ chi tiền để mua thiết bị quân sự như một phần của gói viện trợ quốc tế, vật chất có thể được chuyển ra nước ngoài, nhưng tiền và việc làm vẫn ở lại Mỹ”, báo cáo của Quỹ Marshall Đức của Mỹ cho biết.

Tuyên bố thứ năm của Vance: Ukraine có quá ít binh sĩ

“Ukraine cần nhiều binh sĩ hơn mức có thể tham chiến, ngay cả với chính sách bắt buộc hà khắc,” Vance viết trong một bài bình luận cho The New York Times.

Thực tế là gì?

Thưa, ĐÚNG VẬY. Ukraine, với dân số dưới 40 triệu người, không thể cạnh tranh với 143 triệu dân của Nga. Theo Statista, Ukraine có khoảng 900.000 binh sĩ tại ngũ chống lại 1,4 triệu người Nga.

Dưới áp lực từ các đồng minh, Ukraine đã cập nhật luật huy động quân sự để tuyển thêm một lượng quân lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều tân binh tiềm năng đã trốn khỏi đất nước và Kyiv đã yêu cầu các nước khác giúp thúc đẩy những người Ukraine sống ở nước ngoài gia nhập quân đội.

Ukraine hiện có 14 lữ đoàn đang chờ luân chuyển quân đã kiệt sức ở tiền tuyến, nhưng các lữ đoàn đó vẫn chưa được trang bị vũ khí đầy đủ do viện trợ phương Tây chậm trễ, ông Zelenskiy nói.

Tuyên bố thứ sáu của Vance: Ukraine không thể thắng cuộc chiến

“Người dân Mỹ sẽ không tha thứ cho một cuộc chiến bất tận khác và tôi cũng vậy,” Vance nói hồi đầu năm nay khi Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ quân sự khoảng 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, là một biện pháp mà ông ta phản đối kịch liệt.

Thực tế là gì?

Thưa, đó là ẩn số lớn. Ukraine đã làm tốt hơn hầu hết mọi người mong đợi trong việc chống lại cuộc xâm lược của Nga, nhưng liệu nước này có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến hay không vẫn là một câu hỏi mở.

Kyiv phản ứng thế nào với Vance

Các quan chức ở Kyiv thích giữ ý kiến của họ về Trump và sự lựa chọn Phó Chủ tịch của ông ấy cho riêng mình.

Một quan chức thân cận với văn phòng tổng thống cho biết: “Việc họ chọn ai không phải là việc của chúng tôi.

Zelenskiy cho biết ông sẵn sàng hợp tác với bất kỳ chính quyền nào của Mỹ.

Các quan chức cao cấp Ukraine tự an ủi rằng vai trò của phó tổng thống tương đối khiêm tốn trong việc hoạch định chính sách của Mỹ.

Sau đó là tính dễ uốn nắn về mặt chính trị của Vance; ông ấy đã đi từ việc so sánh Trump với Hitler đến việc trở thành người đồng hành cùng ông ấy. Oleksandr Merezhko, nhà lãnh đạo ủy ban quan hệ đối ngoại quốc hội Ukraine, nói với POLITICO: “Điều này có nghĩa là quan điểm của ông ấy cũng có thể thay đổi về các vấn đề quốc tế”.

Cuối cùng, ở Kyiv có hy vọng rằng luận điệu chống Ukraine chỉ là một phần của cuộc chiến tranh cử và có thể không phản ánh chính sách sau bầu cử.

Merezhko nói: “Ngay cả khi Trump trở thành tổng thống mới, do thực tế chính sách đối ngoại khách quan, ông ấy sẽ buộc phải theo đuổi chính sách tương tự như Tổng thống Biden”. “Đối với Vance, nếu Trump thắng, chúng tôi sẽ phải kiên nhẫn đưa ra những lập luận thuyết phục phù hợp.”

Ông nhận ra rằng đối với Vance, “lợi ích của Hoa Kỳ là trên hết. Vì vậy, cần phải chứng minh cho ông ấy thấy rằng việc hỗ trợ Ukraine hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ... Chúng ta chỉ có một đối phương duy nhất - là Nga. Và chúng ta không cần phải trở thành đối phương của những người ủng hộ Trump.”

6. Nga Mất 300 Xe để Chiếm Được Một Thị Trấn Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Lost 300 Vehicles Capturing One Ukrainian Town”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trong khi Ukraine – và thực tế là cả thế giới – bị phân tâm bởi chiến dịch của Nga nhằm chiếm thị trấn công nghiệp Avdiivka ở miền đông Ukraine bắt đầu từ tháng 10, thì quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công nhỏ hơn vào một thị trấn khác ở phía đông: Novomykhailivka, cách đó 32 km về phía nam.

Cùng thời điểm người Nga chiếm được những gì còn lại của Avdiivka vào giữa tháng 4, họ cũng chiếm được Novomykhailivka. Trận chiến ở thị trấn Avdiivka rất tốn kém đối với người Nga. Trận chiến kéo dài sáu tháng để giành Novomykhaidivka cũng đẫm máu không kém.

Các ước tính là khác nhau, nhưng để chiếm được Avdiivka có thể Nga đã mất hơn 40.000 quân - một phần ba thiệt mạng, hai phần ba bị thương - cộng với hơn 1.000 phương tiện.

Trong khi đó, xung quanh Novomykhailivka, Nga đã tiêu hủy hơn 300 phương tiện, theo một binh sĩ điều khiển UAV của Ukraine có biển hiệu “Kriegsforscher”. Điều đó hàm ý tổn thất về quân số là khoảng 13.000 người chết và bị thương. Tổn thất của Ukraine nhẹ hơn nhiều trong cả hai trận chiến.

Khi ba đội quân dã chiến của Nga với hàng chục lữ đoàn và trung đoàn tấn công Avdiivka vào đầu tháng 10, “tất cả sự chú ý của chúng tôi đều đổ dồn vào đó”, Kriegsforcher nói. “Nhưng còn một trận chiến lớn nữa.” Bảy trung đoàn và lữ đoàn Nga, trong đó có Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 xấu số, đã tấn công đơn vị đồn trú của Ukraine ở Novomykhailivka, gồm hai lữ đoàn đang phòng thủ.

Cuộc chiến diễn ra không ngừng nghỉ. Trong một chủ đề dài trên mạng xã hội, Kriegsforscher đã trình bày chi tiết về tổn thất của xe tăng Nga, bao gồm những chiếc T-54 cổ điển của thập niên 1950, T-62 từ những năm 1960 và những chiếc T-72 và T-80 mới hơn. Mìn, pháo binh và máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã hạ gục hàng chục xe tăng nhưng quân Nga vẫn tiếp tục tiến tới. Một chiếc T-80 đã chạy qua chín quả mìn trước khi dừng lại.

Giống như trong trận Avdiivka, người Nga đã cạn kiệt các loại xe thiết giáp chuyên dụng và triển khai nhiều loại xe tự chế để thay thế. Ít nhất một chiếc “xe tăng rùa” được bọc thép - một chiếc T-62 không có tháp pháo và có lớp vỏ bọc thép chống máy bay điều khiển từ xa bổ sung - đã bị mìn Ukraine làm cho bất động.

Những tổn thất nặng nề mà quân Ukraine gây ra đã làm cho quân Nga chững lại nhưng không ngăn được sự thất thủ của Novomykhaiivka vào giữa tháng 4.

Giống như ở Avdiivka, lực lượng Ukraine bảo vệ Novomykhailivka đang rất thiếu đạn pháo và hỏa tiễn chống tăng, chủ yếu là do các khoản viện trợ tiếp theo của Mỹ cho Ukraine bị phong tỏa trong thời gian dài. Cuộc phong tỏa đó cuối cùng đã kết thúc khi quân đội Nga tiến vào Novomykhailivka.

Trong những tháng sau khi chiếm được Novomykhailivka, quân Nga tiếp tục tấn công về phía bắc, phía tây và phía nam nhưng không thành công vì ngày càng có nhiều đạn dược của Mỹ dọc theo tiền tuyến. Theo Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, lực lượng Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga ở phía nam thị trấn đổ nát này vào ngày 2 Tháng Bẩy.

Với chi phí 320 phương tiện và có thể là hàng ngàn binh sĩ trong sáu tháng, quân đội Nga đã tiến sâu bốn dặm vào và xuyên qua Novomykhailivka. Liệu tàn tích của thị trấn có xứng đáng với cái giá mà Nga phải trả hay không là câu hỏi chỉ người Nga mới có thể trả lời.

7. Pháp đáp trả cáo buộc của Nga liên quan đến quân NATO ở Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “France Responds to Russia's NATO Troops in Ukraine Claim”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Quân đội Pháp đã bác bỏ “thông tin sai lệch” từ Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, gọi tắt là SVR cho thấy Paris đang chuẩn bị một đội quân gồm 2.000 quân để triển khai bên trong Ukraine.

Tuần trước, SVR một lần nữa gợi ý rằng Pháp sẽ sớm triển khai lực lượng tới Ukraine như một phần trong nỗ lực của NATO nhằm hỗ trợ Kyiv chống lại cuộc xâm lược tiêu hao đang diễn ra của Nga. SVR đã công bố một báo cáo có mục đích của một trong những đặc vụ của họ trình bày chi tiết về sự chuẩn bị của Pháp, điều này lặp lại những tuyên bố của nhà lãnh đạo SVR Sergei Naryshkin vào tháng 3.

Đáp lại, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng ở Paris nói với Newsweek: “Chúng tôi xác nhận rằng không có binh sĩ quân đội Pháp nào trên đất Ukraine”.

“Thông tin sai lệch này một lần nữa minh họa cho thủ đoạn đưa thông tin sai lệch được Nga sử dụng rộng rãi trong những tháng gần đây.”

Phát ngôn nhân nói thêm: “Ở sườn phía đông Âu Châu, quân đội Pháp đang tham gia vào Estonia (sứ mệnh Lynx) và Rumani (sứ mệnh Aigle). Các lực lượng vũ trang Pháp cũng góp phần thực hiện các nhiệm vụ phòng không, một chiến dịch trên không mang tên AirShielding, ở sườn phía đông của Liên minh Đại Tây Dương, tại các nước Baltic, Ba Lan, Bulgaria, Rumani và Croatia.”

Pháp đã đi đầu trong cuộc thúc đẩy NATO mới triển khai trên thực địa ở Ukraine, mặc dù chỉ trong vai trò huấn luyện phi chiến đấu, cố vấn và an ninh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và những người ủng hộ kế hoạch này đã lập luận rằng quân đội NATO bên trong Ukraine có thể giúp việc huấn luyện và trang bị cho lực lượng của Kyiv trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, cũng như ngăn chặn sự xâm lược xuyên biên giới từ các đồng minh của Nga ở Belarus và tỉnh Transnistria của Moldova..

Macron đã tìm được một số đồng minh ủng hộ đề xuất này, đặc biệt là ở các nước vùng Baltic và Ba Lan. Một thành viên trong đảng của tổng thống nói với Newsweek vào tháng 6 rằng động lực “rõ ràng” đang được xây dựng cho việc triển khai như vậy.

Nga đã nhiều lần cáo buộc NATO triển khai lực lượng bên trong Ukraine để thực hiện vai trò chiến đấu. Các quân nhân Anh và Pháp được cho là đã hoạt động tích cực trong nước, giúp đỡ các đối tác Ukraine của họ sử dụng các hệ thống vũ khí do phương Tây cung cấp. Lực lượng Mỹ cũng được cho là đã có mặt ở Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz dường như đã xác nhận sự hiện diện của quân đội NATO vào tháng 2, gây ra phản ứng dữ dội từ các đồng minh.

Mạc Tư Khoa đã nhiều lần đe dọa sẽ tấn công vào bất kỳ binh sĩ NATO nào được gửi tới Ukraine, vì nước này đã ưu tiên phá hủy vũ khí do phương Tây sản xuất được cung cấp cho Kyiv trong hai năm chiến tranh toàn diện vừa qua.

Vào tháng 3, giám đốc cơ quan tình báo Naryshkin nói rằng bất kỳ đội quân nào của Pháp được triển khai “sẽ trở thành mục tiêu ưu tiên hợp pháp cho các cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Nga. Điều này có nghĩa là số phận của tất cả những người Pháp từng mang theo một thanh kiếm đến lãnh thổ của thế giới Nga đã được định sẵn.”

8. Bổ nhiệm nhà lãnh đạo đại diện mới của NATO tại Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 17 Tháng Bẩy thông báo bổ nhiệm Patrick Turner lãnh đạo phái đoàn của Đại diện NATO tại Ukraine, gọi tắt là NRU.

NRU lần đầu tiên được thành lập vào năm 2015 để đáp trả hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây, liên minh đã đồng ý bổ nhiệm một đại diện cao cấp cho NRU, người sẽ đóng vai trò là “đầu mối cho sự tham gia của NATO với chính quyền Ukraine ở Kyiv”.

Turner trước đây giữ các vai trò khác trong liên minh, bao gồm trợ lý tổng thư ký về hoạt động và trợ lý tổng thư ký về chính sách và kế hoạch quốc phòng.

“Turner mang đến nhiều năm lãnh đạo và kinh nghiệm cho vai trò này. Là một công chức tận tâm, ông ấy có bề dày thành tích trong việc mang lại kết quả,” Stoltenberg nói.

“Tôi chắc chắn rằng anh ta sẽ xuất sắc trong vai trò quan trọng này khi NATO tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.”

Đáp lại thông báo này, Turner cho biết ông “thực sự vinh dự được bổ nhiệm làm Đại diện cao cấp của NATO tại Ukraine”.

“Tôi mong muốn được lãnh đạo Đại diện NATO và hợp tác chặt chẽ với chính quyền Ukraine cũng như các đồng minh và đối tác của NATO để giúp NATO hỗ trợ cho Ukraine.”

9. Tình báo Ukraine 'hack website Nga, thay trang chủ bằng ảnh đầu lợn'

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 17 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết tình báo quân sự Ukraine đã tấn công gần 100 trang web của Nga ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Điện Cẩm Linh, khiến chúng ngoại tuyến và thay thế trang chủ của chúng bằng hình ảnh đầu lợn đẫm máu.

Cơ quan tình báo cho biết hoạt động này được thực hiện vào ngày 15 Tháng Bẩy với sự giúp đỡ của “cộng đồng hacker tình nguyện”.

“Cuộc tấn công mạng nhằm mục đích phá hủy thông tin nội bộ của các công ty phục vụ khách hàng khu vực công của Nga liên quan đến cuộc chiến chống Ukraine”.

Đại Úy Yusov cho biết các công ty bị tấn công bao gồm MITgroup, một “nhóm các công ty tham gia phát triển trang web công ty”, United Crane Technologies, một “công ty thương mại và sản xuất để sản xuất và bán các xe cần cẩu và RUMOS-LADA, một chiếc xe Lada cản tiến.

“Do cuộc tấn công mạng, giao diện của các tài nguyên web bị ảnh hưởng của kẻ xâm lược đã trải qua một số thay đổi nhất định - giờ đây, thay vì các phần thông thường dành cho người Nga, chỉ hiển thị đầu lợn và mã lỗi '404' trên các trang web, Đại Úy Yusov cho biết.

HUR được cho là đã thực hiện một số cuộc tấn công mạng trong những tháng gần đây.

Một nguồn tin tình báo quân sự nói với Kyiv Independent rằng một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào cuối tháng 6 đã khiến ít nhất 250.000 người tiêu dùng ở Crimea bị tạm chiếm và các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát khác không thể liên lạc được.

Cuộc tấn công vào tháng 6 được cho là đã ảnh hưởng đến cả mạng lưới người tiêu dùng và mạng lưới các nhà khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng trên các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm. HUR cho biết đại diện các nhà cung cấp dịch vụ của Nga gọi đây là “cuộc tấn công DDoS mạnh mẽ nhất mà họ từng trải qua”.
 
ĐTGM Ukraine than thở về các cuộc tấn công bệnh viện. Nhật Ký Trừ Tà: Có một từ ma quỷ rất yêu thích
VietCatholic Media
17:30 19/07/2024


1. Tín hữu Kitô là nhóm thiểu số bị bách hại nhiều nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Kitô hữu là nhóm dân thiểu số bị bách hại nhiều nhất trong năm ngoái (2023) tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Lời xác quyết trên đây được trình bày trong nghiên cứu tựa đề: “Các tội ác oán ghét tại Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng”, do tổ chức “Sáng kiến tự do tín ngưỡng” (Freedom of Belief Initiative) thực hiện và công bố và được hãng tin Asia News phổ biến, hôm 12 tháng Bảy vừa qua.

Nghiên cứu cho thấy, có 47 vụ kỳ thị hoặc bách hại tôn giáo, đứng đầu là các tín hữu Kitô, tiếp đến là người Do thái, người Aleviti, Yazidi, sau cùng là những người vô thần. Nghiên cứu dựa trên các cơ quan truyền thông và thông báo của các cộng đồng tôn giáo. Phúc trình cũng cho thấy có sự gia tăng các vụ bách hại chống người Tin lành và Do thái so với quá khứ. Cũng như những năm trước đây, không có những vụ xét xử hữu hiệu để chống lại các tội ác này, vì thế thường chúng không bị luật pháp trừng phạt.

Các nghiên cứu gia nhấn mạnh rằng các con số trong phúc trình nói chung thường bị coi nhẹ và không được ghi lại, chỉ phản ánh một phần các vụ thực sự xảy ra. Những chướng ngại chính cản trở sự tố giác tội ác là vì: các nạn nhân quen với những hành động do thành kiến như thế, hoặc mức chịu đựng cao của họ; tiếp đến là vì họ sợ bị loại ra khỏi xã hội, khiến cho các nạn nhân không tố giác. Một lý do khác là vì họ e rằng những lời tố giác của họ không được nhà chức trách nghiêm chỉnh cứu xét hoặc có thể đưa tới những khó khăn lớn hơn, kể cả từ phía các nhân viên công lực.

2. Nhật Ký Trừ Tà số 300: Có một từ ma quỷ rất yêu thích

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #300: Demons' Favorite Word”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 300: Có một từ ma quỷ rất yêu thích”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Sau khi nghe vô số quỷ và hàng chục giờ trò chuyện với quỷ, có một từ nổi bật là từ được sử dụng phổ biến nhất của quỷ. Chúng sử dụng nó nhiều lần trong các bối cảnh khác nhau; và để đáp lại các mệnh lệnh khác nhau. Từ đó là: “Không!”

Đây là điệp khúc liên tục của ma quỷ. Khi bất cứ điều gì liên quan đến Thiên Chúa được nhắc đến, chúng nói: “Không!” Đó là tiếng “không” nổi loạn. Chúng chối bỏ Thiên Chúa và sẽ không bao giờ sẵn lòng tuân theo bất cứ điều gì liên quan đến Thiên Chúa.

Trong một lễ trừ tà, khi linh mục trừ tà ra lệnh cho lũ quỷ làm hoặc nói bất cứ điều gì, chúng sẽ đáp lại bằng một tiếng “không!” đầy ngạo nghễ. Chúng có một niềm vui biến thái khi lên tiếng từ chối. Và khi buộc phải phục tùng, chúng sẽ chỉ làm vậy với hàm răng nghiến lợi và ánh mắt phẫn nộ. Khi Nghi thức trừ quỷ mạnh mẽ được cất lên, chúng sẽ hét lên một tiếng “không!” đầy kinh hoàng, khi đối mặt với việc bị trục xuất sắp xảy ra và một bản án trừng phạt cuối cùng.

Sự tồn tại ma quỷ của chúng bắt đầu bằng việc nói “không” với Chúa và sự thách thức này thấm nhuần mọi thứ trong trí tuệ, ý chí và hành động của chúng. Sự tồn tại của chúng là một tiếng “không!” kéo dài, ồn ào và nhấn mạnh.

Nhưng nói “xin vâng” với Chúa không phải lúc nào cũng dễ dàng. Việc nói “có” với những khó khăn và vượt qua xảy đến với chúng ta có thể là một cuộc đấu tranh. Những kế hoạch cho cuộc đời chúng ta không phải lúc nào cũng là kế hoạch của Chúa. Đôi khi, việc nói không với Chúa của ma quỷ có vẻ dễ dàng hơn, tức là cố gắng kiểm soát và làm theo cách của chúng ta. Chúa Giêsu ban cho chúng ta lời cầu nguyện cuối cùng và con đường chắc chắn, mặc dù đôi khi khó khăn, phía trước: “Lạy Cha chúng con… xin cho ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.


Source:Catholic News Agency

3. Tấn công bệnh viện là một phần trong kế hoạch của Putin

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã lên án cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào bệnh viện nhi đồng Okhmatdyt, và khẳng định “Đây là một tội lỗi kêu thấu đến trời cao”.

Hỏa tiễn hành trình Kh-101 của Nga lao vào bệnh viện nhi Okhmatdyt ở Kyiv hồi đầu tuần có thể là tội ác chiến tranh, nhưng đó không phải là tai nạn.

Ngài bày tỏ nỗi đau buồn sâu sắc: “Thật kinh hoàng khi chứng kiến những đứa trẻ đến điều trị tại trung tâm thận nhân tạo lại bị bọn tội phạm Nga giết hại một cách tàn nhẫn”. Theo ngài, nhiều người trong số họ đang cận kề cái chết - họ đang phải sử dụng thiết bị thông khí phổi nhân tạo. Nhiều người đang trải qua phẫu thuật vào thời điểm đó. Việc mất điện khiến mạng sống của họ gặp nguy hiểm.

“Nhân danh Thiên Chúa, với tất cả quyết tâm của mình, chúng tôi lên án tội ác chống lại loài người này”, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nói. “Đây không chỉ là tội ác chống lại luật lệ và quy tắc của con người, cụ thể là các quy tắc chiến tranh quốc tế. Đây là một tội lỗi kêu thấu đến trời cao đòi phải trả thù, theo đạo đức Kitô giáo.”

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC khẳng định rằng “Tấn công bệnh viện là một phần trong kế hoạch của Putin.” Tờ báo cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Attacking hospitals is part of Putin’s plan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga từ lâu đã tấn công vào các bệnh viện trong các cuộc chiến mà nước này tiến hành ở Ukraine, Syria và Chechnya và mục đích rất đơn giản, dù khủng khiếp: đó là gây sốc cho người dân đến mức người dân gây áp lực buộc chính phủ của họ phải đầu hàng.

“Bằng chứng thực nghiệm cho thấy đây là một chiến thuật của Nga trong chiến tranh thông thường. Fabian Hoffmann, một chuyên gia hỏa tiễn và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Dự án Hạt nhân Oslo, cho biết, Nga có thành tích tấn công vào các bệnh viện.

Ngoài ra còn có một lý do quân sự. Cuộc tấn công mùa xuân của Nga nhằm vào thành phố thứ hai của Ukraine là Kharkiv đã bị đình trệ. Nga chỉ đạt được những lợi ích nhỏ nhoi theo mặt trận phía đông nhưng với chi phí đáng kinh ngạc về nhân lực và thiết bị.

Ruslan Trad, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đại Tây Dương, viết trên tờ Moscow Times: “Quân đội Nga đang tấn công các khu vực dân sự để phân tán nguồn lực của lực lượng Ukraine hiện đang tập trung dọc mặt trận”. “Mạc Tư Khoa biết rằng Ukraine cần bổ sung các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố và bầu trời của mình, và họ đang khai thác điểm yếu này để gây ra những hậu quả tàn khốc”.

Vụ đổ máu do nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin gây ra thật kinh khủng.

Chính quyền Ukraine cho biết, cuộc tấn công hôm thứ Hai vào Okhmatdyt đã làm hơn 30 người bị thương, trong đó có 8 trẻ em và khiến 2 người thiệt mạng, trong đó có một bác sĩ. Nó cũng khiến bệnh viện nhi hàng đầu của Ukraine trở thành đống đổ nát.

“Mặt đất rung chuyển và các bức tường rung chuyển. Cả trẻ em và người lớn đều la hét, khóc lóc vì sợ hãi và đau đớn. Đó thực sự là địa ngục,” Volodymyr Zhovnir, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Okhmatdyt, nói trong bài phát biểu video hôm thứ Ba trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nga đã đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của hội đồng vào đầu tháng này.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga sử dụng kỹ thuật này.

Bộ Y tế Ukraine báo cáo hồi tháng 6 rằng cho đến nay, Nga đã gây hư hại hơn 1.600 trung tâm y tế và phá hủy hơn 200 bệnh viện ở Ukraine. Lực lượng Nga cũng tấn công vào xe cứu thương và các phương tiện di tản y tế khác ở khu vực tiền tuyến.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Syria, nơi Nga bị cáo buộc đánh bom nhiều bệnh viện trong suốt quá trình tham gia chiến dịch quân sự. Bác sĩ vì Nhân quyền, một tổ chức phi chính phủ giám sát các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, phát hiện ra rằng lực lượng Nga hoặc Syria chịu trách nhiệm tấn công 541 cơ sở y tế trong khoảng thời gian 10 năm.

“Bằng cách bắn vào các bệnh viện và cơ sở hạ tầng dân sự khác, Nga bám vào một động cơ – đó là ép dân thường phải đầu hàng. Buộc quốc gia mà họ tấn công phải tuân theo các điều khoản của Điện Cẩm Linh để chấm dứt chiến tranh”, Nazar Voloshyn, phát ngôn nhân quân đội Ukraine, cho biết.

“Đây là một tên bạo chúa chỉ chấp nhận đầu hàng. Và Putin sẵn sàng giết người với số lượng lớn để khiến chính phủ Ukraine của chúng ta tuân thủ hơn. Và mục tiêu chính của Điện Cẩm Linh là những người dễ bị tổn thương nhất - trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi”, Voloshyn nói thêm.

Cú sốc của cuộc tấn công đã khiến một số người dao động.

Hàng chục blogger về phong cách sống với lượng khán giả lớn và chủ yếu là nữ đã đăng các câu chuyện trên Instagram kêu gọi chính phủ Ukraine chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá, tuyên bố “không ai quan tâm đến biên giới năm 1991” và đổ lỗi cho chính phủ về việc thiếu nỗ lực để đạt được thỏa thuận với Nga.

Họ nhanh chóng bị công chúng la hét và nhiều người đã gỡ bài đăng của họ xuống.

Mykola Bielieskov, nhà phân tích quân sự và nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, cho biết các cuộc tấn công vào bệnh viện là một ví dụ về đường lối chiến tranh tổng lực được Điện Cẩm Linh ưa chuộng.

Bielieskov nói: “Điểm khác biệt chính giữa chiến tranh tổng lực và chiến tranh cổ điển là, cùng với việc chiến đấu trên tiền tuyến và tấn công các mục tiêu quân sự thuần túy, cơ sở hạ tầng dân sự cũng bị tấn công để làm suy yếu ý chí phản kháng của người dân”.

Mặc dù chiến thuật này nhằm mục đích phá vỡ sự kháng cự chống lại Nga nhưng nó lại mang đến rủi ro cho Mạc Tư Khoa.

Các bệnh viện được bảo vệ đặc biệt theo luật nhân đạo quốc tế. Joyce Msuya, quyền phó tổng thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, cho biết trong cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an rằng tấn công họ là một tội ác chiến tranh và thủ phạm phải chịu trách nhiệm.

Nó cũng có thể gây bối rối cho các đồng minh của Mạc Tư Khoa.

Thủ tướng Hung Gia Lợi thân Điện Cẩm Linh Viktor Orbán đã tới Mạc Tư Khoa vào cuối tuần qua để gặp Putin trong một nỗ lực hòa bình khiến hầu hết các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đồng nghiệp của ông phẫn nộ. Ông ấy đã không lên án Mạc Tư Khoa về vụ tấn công. Thay vào đó, trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông than thở về “cuộc tấn công bi thảm và khủng khiếp” vốn sẽ khuyến khích “đàm phán ngừng bắn và hòa bình”.

Điện Cẩm Linh cẩn thận không nhận trách nhiệm về những cuộc tấn công như vậy.

Ở Syria, họ đổ lỗi cho cái gọi là Nhà nước Hồi giáo. Ở Ukraine, Kyiv bị đổ lỗi. Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, cho biết thảm kịch là kết quả của một hỏa tiễn phòng không Ukraine bắn nhầm và toàn bộ sự việc chỉ là một chiêu trò nhằm tăng cường thiện cảm với Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington.

Theo hãng tin chính thức TASS, Peskov cho biết những chiến thuật “bẩn thỉu” như vậy “đã được sử dụng nhiều lần”.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố: “Mục đích của những hành động khiêu khích như vậy là để bảo đảm có thêm nguồn tài chính cho chế độ Kyiv và tiếp tục chiến tranh với người Ukraine cuối cùng”.

Nhưng chẳng có chút nghi ngờ nào về những gì đã xảy ra ở Kyiv hôm thứ Hai 8 Tháng Bẩy.

Cơ quan An ninh Ukraine kết luận rằng một chiếc Kh-101 đã đâm vào bệnh viện và cảnh sát tìm thấy các mảnh vỡ của hỏa tiễn tại hiện trường.

Sau đó, Liên Hiệp Quốc cũng như hàng chục nhà điều tra nguồn mở đã xác nhận đây là hỏa tiễn hành trình cận âm không đối đất chiến lược của Nga.

Hoffman của Dự án Hạt nhân Oslo đã phân tích các video và hình ảnh về cuộc tấn công và kết luận: “Đúng, đây 100% là Kh-101”.

Các bác sĩ và tình nguyện viên rà soát đống đổ nát của bệnh viện Okhmatdyt để tìm kiếm những người bị thương và thiệt mạng đã kiên quyết rằng nỗ lực vấy máu của Nga nhằm buộc đất nước họ đầu hàng sẽ không hiệu quả.

Giám đốc bệnh viện Zhovnir cho biết: “Tấn công bệnh viện nhi, nơi trẻ em đang điều trị ung thư và các bệnh nặng khác, không chỉ là tội ác chiến tranh mà nó vượt xa giới hạn của nhân loại”.

“Các bác sĩ và nhân viên của chúng tôi đã cứu sống trẻ em đến phút cuối cùng, ngay cả dưới hỏa tiễn và hỏa lực. Chúng tôi sẽ không đầu hàng”, ông nói thêm.