Phụng Vụ - Mục Vụ
Cứ xin thì sẽ được
Phanxicô Xaviê
09:50 20/07/2010
Bác sĩ Alexis Carrel là một nhà nhân bản. Trong một tác phẩm được cả thế giới biết đến: L’homme inconnu (Con người tuyệt diệu), đã không tiếc lời ca ngợi giá trị và sự cần thiết của việc cầu nguyện. Theo ông thì cầu nguyện đúng nghĩa là thực thi chức năng “con người thụ tạo” của ta với Đấng Tối Cao, tức Thiên Chúa. Theo đó, con người nhờ trí tuệ phong phú, nhờ cuộc sống, nhờ những điều mắt thấy tai nghe, mà càng ngày càng nhận thức được sự cao cả tuyệt vời của Đấng Tạo Hóa. Đồng thời cũng nhận ra sự nhỏ bé, hữu hạn và bất toàn của mình, nhưng lại được tham dự vào cuộc sống tuyệt vời của Đấng Tối Cao. Do đó không thể không thốt lên những lời tôn vinh chúc tụng cảm tạ và cầu xin cùng Ngài. Nhưng cầu nguyện như thế nào cho đúng cách, chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa qua phụng vụ của Chúa nhật XVII mùa thường niên năm C:
Trong bài đọc 1 được trích từ sách Sáng Thế (St 18, 20-32) thuật lại rằng: Abraham không chỉ hiếu khách mà còn quảng đại khi mạnh dạn đứng lên cầu xin cho dân thành Sôđôma. Ông được Thiên Chúa mạc khải cho biết thành Sôđôma tội lỗi thấu trời sẽ bị tiêu diệt. Tất cả sẽ bị chìm trong lửa bởi trời, sẽ bị giáng phạt, nhưng Thiên Chúa chỉ giáng phạt khi Ngài đã biết rõ thực hư. Và Abraham đã kêu xin cho dân thành này. Ông mặc cả với Chúa xin Ngài đừng nỡ lên án những người lành chung với người dữ và hãy vì những người lành mà tha thứ cho cả thành. Thiên Chúa chấp nhận theo ý nguyện của Abraham. Ở đây cho thấy có sự liên đới trong ơn cứu độ. Abraham cầu xin thay cho dân: vì những người tốt lành Thiên Chúa sẽ không trừng phạt những người tội lỗi. Mọi người cùng sống với nhau, cùng chia sẻ một niềm tin thì luôn liên đới và cần cho nhau. Do đó cầu nguyện không chỉ cho mình mà quan trọng phải biết cầu nguyện cho người khác. Vì lời cầu nguyện cho nhau thì dễ được Thiên Chúa chấp nhận hơn lời cầu nguyện cho chính mình.
Đáp lại yêu cầu của các môn đệ xin Người dạy cho biết cách cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy các ông kinh Lạy Cha. Qua nội dung của lời kinh này, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ không chỉ biết cách cầu nguyện như thế nào cho đúng, mà còn đưa các ông đi vào trong mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa và tha nhân. Cầu nguyện là sống tương quan con thảo với Thiên Chúa là Cha và sống tương quan huynh đệ với mọi người.
Khi dạy mọi người cầu nguyện gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu đã đưa con người vào một mối tương quan mới. Người thông ban cho môn đệ và chúng ta quyền gọi Thiên Chúa là Cha, thì cũng đồng thời, được nối kết với mọi người để trở nên anh em với nhau trong đức tin. Lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời” nói lên thân phận của người Kitô hữu là con Chúa và là anh em của nhau, nói lên tình yêu hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Nên trong lời thư của thánh Phaolô khi nhắc nhở dân Côlôsê cũng chính là lời khuyên ta suy nghĩ về ơn gọi của mình. Nhờ Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được trở nên công chính và trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa. Vì vậy, điều cần duy nhất là chúng ta phải giữ vững tư cách con cái Chúa, để luôn nhận được lòng thương xót của Người. Ước gì mỗi khi đọc lời kinh ấy, chúng ta thực sự sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha, thực sự ý thức và sống tương quan huynh đệ với mọi người chung quanh.
Kết thúc dụ ngôn người bạn bị quấy rầy, Chúa Giêsu khẳng định: hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho. Những lời này vừa gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, vừa dạy chúng ta thái độ tin tưởng và sự bền tâm thiện chí trong cầu nguyện. Từ kinh nghiệm nài van của Abraham khi cầu xin cho dân thành Sôđôma đến dụ ngôn trong bài Tin mừng, tất cả gợi lên cho chúng ta bài học quý giá: hãy cầu nguyện, cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng. Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta hơn cả những gì chúng ta mong ước.
Trong bài đọc 1 được trích từ sách Sáng Thế (St 18, 20-32) thuật lại rằng: Abraham không chỉ hiếu khách mà còn quảng đại khi mạnh dạn đứng lên cầu xin cho dân thành Sôđôma. Ông được Thiên Chúa mạc khải cho biết thành Sôđôma tội lỗi thấu trời sẽ bị tiêu diệt. Tất cả sẽ bị chìm trong lửa bởi trời, sẽ bị giáng phạt, nhưng Thiên Chúa chỉ giáng phạt khi Ngài đã biết rõ thực hư. Và Abraham đã kêu xin cho dân thành này. Ông mặc cả với Chúa xin Ngài đừng nỡ lên án những người lành chung với người dữ và hãy vì những người lành mà tha thứ cho cả thành. Thiên Chúa chấp nhận theo ý nguyện của Abraham. Ở đây cho thấy có sự liên đới trong ơn cứu độ. Abraham cầu xin thay cho dân: vì những người tốt lành Thiên Chúa sẽ không trừng phạt những người tội lỗi. Mọi người cùng sống với nhau, cùng chia sẻ một niềm tin thì luôn liên đới và cần cho nhau. Do đó cầu nguyện không chỉ cho mình mà quan trọng phải biết cầu nguyện cho người khác. Vì lời cầu nguyện cho nhau thì dễ được Thiên Chúa chấp nhận hơn lời cầu nguyện cho chính mình.
Đáp lại yêu cầu của các môn đệ xin Người dạy cho biết cách cầu nguyện, Chúa Giêsu đã dạy các ông kinh Lạy Cha. Qua nội dung của lời kinh này, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ không chỉ biết cách cầu nguyện như thế nào cho đúng, mà còn đưa các ông đi vào trong mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa và tha nhân. Cầu nguyện là sống tương quan con thảo với Thiên Chúa là Cha và sống tương quan huynh đệ với mọi người.
Khi dạy mọi người cầu nguyện gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu đã đưa con người vào một mối tương quan mới. Người thông ban cho môn đệ và chúng ta quyền gọi Thiên Chúa là Cha, thì cũng đồng thời, được nối kết với mọi người để trở nên anh em với nhau trong đức tin. Lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời” nói lên thân phận của người Kitô hữu là con Chúa và là anh em của nhau, nói lên tình yêu hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Nên trong lời thư của thánh Phaolô khi nhắc nhở dân Côlôsê cũng chính là lời khuyên ta suy nghĩ về ơn gọi của mình. Nhờ Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được trở nên công chính và trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa. Vì vậy, điều cần duy nhất là chúng ta phải giữ vững tư cách con cái Chúa, để luôn nhận được lòng thương xót của Người. Ước gì mỗi khi đọc lời kinh ấy, chúng ta thực sự sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha, thực sự ý thức và sống tương quan huynh đệ với mọi người chung quanh.
Kết thúc dụ ngôn người bạn bị quấy rầy, Chúa Giêsu khẳng định: hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở cho. Những lời này vừa gợi mở cho chúng ta niềm hy vọng, vừa dạy chúng ta thái độ tin tưởng và sự bền tâm thiện chí trong cầu nguyện. Từ kinh nghiệm nài van của Abraham khi cầu xin cho dân thành Sôđôma đến dụ ngôn trong bài Tin mừng, tất cả gợi lên cho chúng ta bài học quý giá: hãy cầu nguyện, cầu nguyện luôn, cầu nguyện không ngừng. Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta hơn cả những gì chúng ta mong ước.
Kinh Lạy Cha - lời kinh tuyệt vời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:02 20/07/2010
Chúa nhật 17 thường niên C
Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm Nhà Thờ Kinh Lạy Cha tại Giêrusalem. Tảng đá Chúa ngồi dạy Kinh Lạy Cha vẫn còn đó. Nhà thờ này do các Soeur Dòng Kín Cát Minh người Pháp coi sóc. Nơi đây có 114 phiến đá ghi Kinh Lạy Cha bằng 114 ngôn ngữ. Có bản kinh bằng tiếng Việt do Đức cố Giám mục Phạm Ngọc Chi đặt từ năm 1959.
Thánh Luca xếp hoàn cảnh Kinh Lạy Cha ngay sau trình thuật bữa ăn ở nhà Matta, Maria. Câu chuyện xảy ra ở vùng núi Ôliu. Nơi chốn và thời gian của Kinh Lạy Cha là: “Mọi người trở về nhà mình, còn Chúa thì đến và qua đêm ở núi Ôliu.” Cả ngày Chúa giảng trong đền thờ. Đêm đến Thầy trò kéo nhau về núi Ôliu. Bấy giờ các môn đệ hỏi Chúa cách cầu nguyện. Chúa đã dạy Kinh Lạy Cha. Đây là lời kinh duy nhất Chúa để lại.
Kinh Lạy Cha, một lời kinh tuyệt vời và phong phú vì chất chứa bao điều huyền nhiệm.
Kinh Lạy Cha bao gồm: một lời thân thưa, hai lời nguyện ước và ba lời cầu xin.
1. Lời thân thưa
Thiên Chúa được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau: Thiên Chúa vĩnh cửu, Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa thánh thiện… Mỗi danh hiệu nói lên một ưu phẩm, một đặc tính của Thiên Chúa.
Nhưng không một danh hiệu nào lại đậm đà, trìu mến, ý nghĩa, hy vọng cho bằng danh hiệu Cha. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ là mỗi khi cầu nguyện hãy thân thưa: Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Lời mạc khải mối liên hệ chiều sâu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Lời diễn tả một chiều kích thiêng liêng, các môn đệ được đi vào đời sống thân mật, liên kết với Chúa Cha và Chúa Con.
Cha không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ Cha gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa huyền nhiệm vô cùng.
Từ đây, lời thân thương “Lạy Cha” luôn vang vọng mãi nơi môi miệng của người Kitô hữu. Lời gắn kết họ với Thiên Chúa. Lời nối kết tương quan cha con trong tình yêu. Hồng ân thật cao quý Chúa muốn ban cho con người. Được gọi Thiên Chúa là Cha, được làm con cái của Thiên Chúa. Đó là tư cách rất riêng của những ai là môn đệ Đức Giêsu. Ơn gọi làm con là ơn gọi căn bản nhất, ơn gọi cao trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu. Vì thế chúng ta phải sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha và huynh đệ với tha nhân là anh chị em. Vì chưng toàn thể nhân loại chỉ có một Cha và tất cả đều là anh em chị em của nhau.
2. Hai lời nguyện ước
"Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển" và "Triều đại Cha mau đến" là hai lời nguyện ước của những người con thảo hiếu hướng về Cha mình.
Thiên Chúa không cần đến lời chúng ta cầu nguyện để nhờ đó danh Người và triều đại Người mới được hiển thánh, được tôn vinh. Tự bản chất, Thiên Chúa không cần đến những lời cầu xin của chúng ta, có hay không, danh Người mãi mãi vẫn rạng ngời vinh hiển.
Vậy thì chúng ta cầu nguyện như thế để làm gì? Chắc một điều đó là vì phần ơn ích cho chúng ta.
Hai lời nguyện ước là xin cho danh Thiên Chúa được hiển thánh nơi chính con người chúng ta. Thiên Chúa là Đấng Thánh. Là con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, người con xin Cha thánh hoá, xin Cha kiện toàn mỗi ngày để con được nên thánh, được tham dự vào cuộc sống thần linh với Cha. Người con cần sống hiếu thảo. Biết quan tâm, chăm lo đến những công việc thuộc về Cha của mình. Là con của Cha trên trời thì chúng ta phải làm cho Danh Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến, Ý Cha được thực hiện. Cha rất vui, hài lòng khi có những người con biết sống hiếu thảo như thế.
3. Ba lời cầu xin.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày; xin tha tội cho chúng con, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.
Xin cho những nhu cầu chính đáng phần xác phần hồn: lương thực hằng ngày, ơn thứ tha tội lỗi, ơn vượt thắng cám dỗ và ơn thoát khỏi sự dữ. Thân xác cần cơm bánh lương thực. Linh hồn cần ơn thánh. Ba lời cầu xin rất thiết thực đối với sự sống của nhân loại. Lời cầu xin cho có cơm bánh hằng ngày, thiết thực và hữu ích cả trên bình diện thiêng liêng lẫn cuộc sống đời thường. Bởi ngoài nhu cầu thiết yếu của con người là cơm bánh ra, người Kitô hữu cần đến một thứ thần lương tuyệt vời khác chính là Bánh Hằng Sống, là Thánh Thể Chúa Kitô.
Ơn tha thứ thật cần thiết. Trước mặt Thiên Chúa, con người là tội nhân. Tha thứ cho nhau là điều kiện cần và đủ để chúa tha thứ cho mình. Được Cha yêu thương chăm sóc và thứ tha các lỗi lầm, con noi gương Cha sống yêu thương tha thứ cho anh em của mình. Như thế mới trọn vẹn tình con thảo hiếu.
Cạm bẫy và cám dỗ vẫn bủa vây tư bề. Cần tỉnh thức trước mọi cơn cám dỗ. Ơn Chúa là nguồn trợ loực là sức mạnh để con người vuột thắng mọi cám dỗ.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Vinh danh và thánh ý Chúa được đặt trên hết. Các nhu cầu của con người được đặt sau.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Con người được gọi Thiên Chúa là Cha. Mỗi người là con cái của Thiên Chúa.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Xin Cha ban ơn không những phần xác mà cả phần hồn; xin Cha không chỉ tha tội trong quá khứ mà còn gìn giữ cho khỏi sa chước cám dỗ ở tương lai.
Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này.
Lạy Cha,
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những ơn con chưa nhận thấy được.
Con biết rằng con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì Cha không ban cho con, và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì Cha cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con. Amen.
Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm Nhà Thờ Kinh Lạy Cha tại Giêrusalem. Tảng đá Chúa ngồi dạy Kinh Lạy Cha vẫn còn đó. Nhà thờ này do các Soeur Dòng Kín Cát Minh người Pháp coi sóc. Nơi đây có 114 phiến đá ghi Kinh Lạy Cha bằng 114 ngôn ngữ. Có bản kinh bằng tiếng Việt do Đức cố Giám mục Phạm Ngọc Chi đặt từ năm 1959.
Kinh Lạy Cha, một lời kinh tuyệt vời và phong phú vì chất chứa bao điều huyền nhiệm.
Kinh Lạy Cha bao gồm: một lời thân thưa, hai lời nguyện ước và ba lời cầu xin.
1. Lời thân thưa
Thiên Chúa được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau: Thiên Chúa vĩnh cửu, Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa thánh thiện… Mỗi danh hiệu nói lên một ưu phẩm, một đặc tính của Thiên Chúa.
Nhưng không một danh hiệu nào lại đậm đà, trìu mến, ý nghĩa, hy vọng cho bằng danh hiệu Cha. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ là mỗi khi cầu nguyện hãy thân thưa: Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Lời mạc khải mối liên hệ chiều sâu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Lời diễn tả một chiều kích thiêng liêng, các môn đệ được đi vào đời sống thân mật, liên kết với Chúa Cha và Chúa Con.
Cha không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ Cha gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa huyền nhiệm vô cùng.
Từ đây, lời thân thương “Lạy Cha” luôn vang vọng mãi nơi môi miệng của người Kitô hữu. Lời gắn kết họ với Thiên Chúa. Lời nối kết tương quan cha con trong tình yêu. Hồng ân thật cao quý Chúa muốn ban cho con người. Được gọi Thiên Chúa là Cha, được làm con cái của Thiên Chúa. Đó là tư cách rất riêng của những ai là môn đệ Đức Giêsu. Ơn gọi làm con là ơn gọi căn bản nhất, ơn gọi cao trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu. Vì thế chúng ta phải sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha và huynh đệ với tha nhân là anh chị em. Vì chưng toàn thể nhân loại chỉ có một Cha và tất cả đều là anh em chị em của nhau.
2. Hai lời nguyện ước
"Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển" và "Triều đại Cha mau đến" là hai lời nguyện ước của những người con thảo hiếu hướng về Cha mình.
Thiên Chúa không cần đến lời chúng ta cầu nguyện để nhờ đó danh Người và triều đại Người mới được hiển thánh, được tôn vinh. Tự bản chất, Thiên Chúa không cần đến những lời cầu xin của chúng ta, có hay không, danh Người mãi mãi vẫn rạng ngời vinh hiển.
Vậy thì chúng ta cầu nguyện như thế để làm gì? Chắc một điều đó là vì phần ơn ích cho chúng ta.
Hai lời nguyện ước là xin cho danh Thiên Chúa được hiển thánh nơi chính con người chúng ta. Thiên Chúa là Đấng Thánh. Là con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, người con xin Cha thánh hoá, xin Cha kiện toàn mỗi ngày để con được nên thánh, được tham dự vào cuộc sống thần linh với Cha. Người con cần sống hiếu thảo. Biết quan tâm, chăm lo đến những công việc thuộc về Cha của mình. Là con của Cha trên trời thì chúng ta phải làm cho Danh Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến, Ý Cha được thực hiện. Cha rất vui, hài lòng khi có những người con biết sống hiếu thảo như thế.
3. Ba lời cầu xin.
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày; xin tha tội cho chúng con, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.
Xin cho những nhu cầu chính đáng phần xác phần hồn: lương thực hằng ngày, ơn thứ tha tội lỗi, ơn vượt thắng cám dỗ và ơn thoát khỏi sự dữ. Thân xác cần cơm bánh lương thực. Linh hồn cần ơn thánh. Ba lời cầu xin rất thiết thực đối với sự sống của nhân loại. Lời cầu xin cho có cơm bánh hằng ngày, thiết thực và hữu ích cả trên bình diện thiêng liêng lẫn cuộc sống đời thường. Bởi ngoài nhu cầu thiết yếu của con người là cơm bánh ra, người Kitô hữu cần đến một thứ thần lương tuyệt vời khác chính là Bánh Hằng Sống, là Thánh Thể Chúa Kitô.
Ơn tha thứ thật cần thiết. Trước mặt Thiên Chúa, con người là tội nhân. Tha thứ cho nhau là điều kiện cần và đủ để chúa tha thứ cho mình. Được Cha yêu thương chăm sóc và thứ tha các lỗi lầm, con noi gương Cha sống yêu thương tha thứ cho anh em của mình. Như thế mới trọn vẹn tình con thảo hiếu.
Cạm bẫy và cám dỗ vẫn bủa vây tư bề. Cần tỉnh thức trước mọi cơn cám dỗ. Ơn Chúa là nguồn trợ loực là sức mạnh để con người vuột thắng mọi cám dỗ.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Vinh danh và thánh ý Chúa được đặt trên hết. Các nhu cầu của con người được đặt sau.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Con người được gọi Thiên Chúa là Cha. Mỗi người là con cái của Thiên Chúa.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Xin Cha ban ơn không những phần xác mà cả phần hồn; xin Cha không chỉ tha tội trong quá khứ mà còn gìn giữ cho khỏi sa chước cám dỗ ở tương lai.
Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này.
Lạy Cha,
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những ơn con chưa nhận thấy được.
Con biết rằng con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì Cha không ban cho con, và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì Cha cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con. Amen.
Chúa Nhật 17 C: Năn nỉ
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:30 20/07/2010
Chúa Nhật 17 C: Năn nỉ
...Chúa ơi, con năn nỉ Chúa đó!...
Thành Sôđôm nổi tiếng trong dòng lịch sử ơn cứu độ bởi lửa đỏ và diêm sinh đã từng tuôn đổ từ trời cao thiêu cháy mọi người trong thành ngoại trừ gia đình ông Lót. Nhưng thành Sôđôm có lẽ cũng nổi tiếng bởi một cuộc năn nỉ, trả giá tay đôi giữa Thiên Chúa và tổ phụ Abraham.
Thoạt tiên Abraham ra một cái giá năm mươi, năn nỉ với Chúa xin tha phạt nếu ông tìm được năm mươi người công chính trong thành Sôđôm. Thiên Chúa gật đầu đồng ý.
Abraham được thể lấn tới, đòi hạ giá nữa. Lần này bốn mươi lăm. Chúa vẫn gật.
Thấy Chúa dễ dãi, tổ phụ Abraham năn nỉ xuống giá,
— Chúa ơi, nếu con tìm được bốn mươi người công chính, xin giơ cao đánh khẽ thôi nhé.
Chúa lại gật.
Thấy tình hình có vẻ dễ dàng thuận lợi, Abraham lấn tới nữa. Lần này ba mươi. Chúa vẫn gật.
Rồi hai mươi. Thiên Chúa từ bi nhân hậu tiếp tục gật.
Sau cùng là mười. Và Giavê Thiên Chúa vẫn không lắc mà chỉ gật.
oOo
Đêm khuya canh vắng có người gõ cửa nhà ông hàng xóm, năn nỉ xin ba chén gạo về nhà nấu cơm cho người khách lỡ độ đường. Người này đứng gõ cửa, gãi tóc, năn nỉ,
— Quan bác ơi, nhà em có người bạn mới ghé thăm. Mà trong bếp, gạo lại chạm đáy lu rồi. Làm ơn cho em vay tạm chén gạo về nhà nấu tô cháo hoa cho người bạn lỡ độ đường đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục năn nỉ, tiếp tục gõ.
Người nằm trên giường tiếp tục chối từ, tiếp tục lắc,
— Vớ vẩn! Dở hơi! Trời tối rồi, tớ đã lên giường. Về đi. Mai tớ còn phải dậy sớm, cày hai jobs. Về đi.
Cứ thế!
Người nằm trên giường tiếp tục lắc,
— Về đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục gõ,
— Em lạy quan bác.
Và theo như lời của Đức Giêsu, cuối cùng, người nằm trên giường bên trong ngôi nhà cũng phải đứng dậy, mở cửa cho người có khuôn diện năn nỉ tất cả những thứ mà anh ta cần, không phải bởi tình bạn hoặc tình hàng xóm, nhưng bởi vì lòng kiên trì của anh ta (Luca 11:8).
Suy Niệm
Trong đời sống thường nhật, có dịp dừng chân ngay tại góc đường ở dưới phố, chúng ta gặp người hành khất đứng chìa tay xin tiền, “Làm ơn cho hai mươi năm xu. Làm ơn bố thí cho mấy đồng bạc lẻ”. Người hành khất này, bởi không có tiền, không mua được những thứ anh ta cần. Cho nên anh ta cần phải năn nỉ vào lòng từ tâm của khách qua đường. Nếu người hành khất này không mở miệng năn nỉ, không một người khách bộ hành nào sẽ để ý nhìn đến anh ta, chứ đừng nói chi đến chuyện bố thí tiền bạc.
Trong tình yêu, người ta cũng năn nỉ nhau. Hàn Mặc Tử, nhà thơ Công Giáo nổi tiếng với những vần thơ về trăng cũng đã từng mở miệng năn nỉ,
Sao [em] không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
Có lẽ bởi không được yêu, thiếu thốn tình yêu, nhà thơ họ Hàn phải mở giọng cất tiếng van xin tình yêu. Bởi thế, nhà thơ viết xuống giấy trắng mực đen bao nhiêu bài thơ tình năn nỉ tình yêu. Nhiều thiếu nữ cũng đã từng lên tiếng đáp trả lời năn nỉ của nhà thơ họ Hàn. Nhưng rất tiếc, có lẽ tại bệnh phong cùi của nhà thơ, cuối cùng câu đáp trả của họ cho một lời năn nỉ của thi sĩ cũng không trọn vẹn. Cuối cùng nhà thơ đã chết cô đơn trong nhà thương cùi tại Quy Hòa.
Triệu Minh, Quận Chúa cao sang Mông Cổ trong Cô Gái Đồ Long cũng đã từng năn nỉ tình yêu của Ma Vương Trương Vô Kỵ. Vào ngày cưới của Trương Vô Kỵ với Chu Chỉ Nhược, xuất hiện với một nhúm tóc vàng của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, Triệu Minh năn nỉ Trương Vô Kỵ ngưng, thôi không cưới cô dâu xinh đẹp, trưởng môn Nga Mi. Nếu Triệu Minh không xuất hiện, không năn nỉ, Quận Chúa Mông Cổ không bao giờ có dịp được Trương Vô Kỵ kẻ chân mày cho mình.
Trong đời sống gia đình, con trai cũng hay thường năn nỉ bố,
— Bố ơi, cái quần jean ở tiệm Gap đang bán on sale, please.
Con gái năn nỉ mẹ,
— Mẹ ơi, cái kiếng mắt Gucci đó nhìn đẹp lắm. Mẹ mua cho con đi.
Và bố cũng đã từng năn nỉ con trai,
— Bố sẽ mua không phải một nhưng mà là ba cái quần jean hiệu CK đàng hoàng, không bán on sale, nếu con nghe lời bố, tối tối không chát trên máy vi tính, nhưng để thì giờ đó làm bài học bài…
Mẹ cũng đã từng năn nỉ con gái,
— Mẹ sẽ mua cho con cái kiếng Gucci, nếu cuối năm con mang về cho mẹ nhiều điểm A nhé.
Trong đời sống đức tin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại của thiên niên kỷ thứ ba cũng đã từng năn nỉ với giới trẻ qua những đại hội Giới Trẻ trên toàn thế giới
— Giới trẻ các con hãy trở nên thánh thiện. Hãy đứng dậy đáp lại lời mời gọi dấn thân của Đức Kitô.
Đức Mẹ trong lần diện kiến với ba trẻ mục đồng bên Fatima của Bồ Đào Nha năm 1917 cũng đã năn nỉ thế giới thôi đừng xúc phạm đến danh thánh Chúa nữa, nhưng lần hạt Mân Côi, thay đổi đời sống. Có lẽ, bởi người ta không thiết tha lắng nghe lời năn nỉ của Mẹ, cho nên, đã có một thời nước Nga trở thành một cái roi sắt mà Thiên Chúa sử dụng để luận phạt thiên hạ.
Nếu không bao giờ cất giọng năn nỉ, “Làm ơn đi mà”, không ai trên cõi Thiên Đàng cũng như dưới cõi trần thế biết là chúng ta đang thiếu thốn bần hàn, đứng ngay tại ngã ba chìa tay xin tiền.
Nếu cứ tiếp tục ngồi trong bóng tối, không than thở, không nói chi, tiếp tục im lặng, trống vắng tâm hồn và thiếu thốn vật chất sẽ không được lấp đầy. Triệu Minh không có Trương Vô Kỵ. Con không có quần jean hiệu CK, kiếng mắt hiệu Gucci. Bố mẹ không có điểm A của con mang về kính tặng.
Đức Giáo Hoàng năn nỉ giới trẻ. Đức Mẹ Fatima năn nỉ cả thế giới. Tất cả những cái năn nỉ của Đức Giáo Hoàng và của Đức Mẹ Fatima đã làm cho thế giới càng ngày càng trở nên một nơi để sống chứ không phải là một nơi để chạy trốn.
Bởi thế, ngoài mở miệng năn nỉ Thiên Chúa như tổ phụ Abraham đã từng mở miệng năn nỉ, chúng ta cũng hãy mở miệng năn nỉ lẫn nhau.
Hãy năn nỉ người hàng xóm, người công nhân trong hãng sống tử tế và sống thành thật.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm tất cả những điều mà mình không muốn người khác làm tổn thương mình.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm điều xấu, bởi khi điều xấu bớt đi, cái đẹp tự nhiên sinh chồi nẩy lộc, đơm hoa đâm nhánh. Khi đó cỏ thơm hương hoa thiên đàng mọc lan tràn khắp nơi.
Bởi người ta biết năn nỉ nhau, trái đất này sẽ không còn phải là một nơi để người ta tiếp tục than khóc thở than nữa.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dạy con biết mở miệng năn nỉ, năn nỉ Chúa, và năn nỉ anh chị em con.
www.nguyentrungtay.com
Kinh đêm, Ảnh NTT |
...Chúa ơi, con năn nỉ Chúa đó!...
Thành Sôđôm nổi tiếng trong dòng lịch sử ơn cứu độ bởi lửa đỏ và diêm sinh đã từng tuôn đổ từ trời cao thiêu cháy mọi người trong thành ngoại trừ gia đình ông Lót. Nhưng thành Sôđôm có lẽ cũng nổi tiếng bởi một cuộc năn nỉ, trả giá tay đôi giữa Thiên Chúa và tổ phụ Abraham.
Thoạt tiên Abraham ra một cái giá năm mươi, năn nỉ với Chúa xin tha phạt nếu ông tìm được năm mươi người công chính trong thành Sôđôm. Thiên Chúa gật đầu đồng ý.
Abraham được thể lấn tới, đòi hạ giá nữa. Lần này bốn mươi lăm. Chúa vẫn gật.
Thấy Chúa dễ dãi, tổ phụ Abraham năn nỉ xuống giá,
— Chúa ơi, nếu con tìm được bốn mươi người công chính, xin giơ cao đánh khẽ thôi nhé.
Chúa lại gật.
Thấy tình hình có vẻ dễ dàng thuận lợi, Abraham lấn tới nữa. Lần này ba mươi. Chúa vẫn gật.
Rồi hai mươi. Thiên Chúa từ bi nhân hậu tiếp tục gật.
Sau cùng là mười. Và Giavê Thiên Chúa vẫn không lắc mà chỉ gật.
oOo
Đêm khuya canh vắng có người gõ cửa nhà ông hàng xóm, năn nỉ xin ba chén gạo về nhà nấu cơm cho người khách lỡ độ đường. Người này đứng gõ cửa, gãi tóc, năn nỉ,
— Quan bác ơi, nhà em có người bạn mới ghé thăm. Mà trong bếp, gạo lại chạm đáy lu rồi. Làm ơn cho em vay tạm chén gạo về nhà nấu tô cháo hoa cho người bạn lỡ độ đường đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục năn nỉ, tiếp tục gõ.
Người nằm trên giường tiếp tục chối từ, tiếp tục lắc,
— Vớ vẩn! Dở hơi! Trời tối rồi, tớ đã lên giường. Về đi. Mai tớ còn phải dậy sớm, cày hai jobs. Về đi.
Cứ thế!
Người nằm trên giường tiếp tục lắc,
— Về đi.
Người đứng ngoài cửa tiếp tục gõ,
— Em lạy quan bác.
Và theo như lời của Đức Giêsu, cuối cùng, người nằm trên giường bên trong ngôi nhà cũng phải đứng dậy, mở cửa cho người có khuôn diện năn nỉ tất cả những thứ mà anh ta cần, không phải bởi tình bạn hoặc tình hàng xóm, nhưng bởi vì lòng kiên trì của anh ta (Luca 11:8).
Suy Niệm
Trong đời sống thường nhật, có dịp dừng chân ngay tại góc đường ở dưới phố, chúng ta gặp người hành khất đứng chìa tay xin tiền, “Làm ơn cho hai mươi năm xu. Làm ơn bố thí cho mấy đồng bạc lẻ”. Người hành khất này, bởi không có tiền, không mua được những thứ anh ta cần. Cho nên anh ta cần phải năn nỉ vào lòng từ tâm của khách qua đường. Nếu người hành khất này không mở miệng năn nỉ, không một người khách bộ hành nào sẽ để ý nhìn đến anh ta, chứ đừng nói chi đến chuyện bố thí tiền bạc.
Trong tình yêu, người ta cũng năn nỉ nhau. Hàn Mặc Tử, nhà thơ Công Giáo nổi tiếng với những vần thơ về trăng cũng đã từng mở miệng năn nỉ,
Sao [em] không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
Có lẽ bởi không được yêu, thiếu thốn tình yêu, nhà thơ họ Hàn phải mở giọng cất tiếng van xin tình yêu. Bởi thế, nhà thơ viết xuống giấy trắng mực đen bao nhiêu bài thơ tình năn nỉ tình yêu. Nhiều thiếu nữ cũng đã từng lên tiếng đáp trả lời năn nỉ của nhà thơ họ Hàn. Nhưng rất tiếc, có lẽ tại bệnh phong cùi của nhà thơ, cuối cùng câu đáp trả của họ cho một lời năn nỉ của thi sĩ cũng không trọn vẹn. Cuối cùng nhà thơ đã chết cô đơn trong nhà thương cùi tại Quy Hòa.
Triệu Minh, Quận Chúa cao sang Mông Cổ trong Cô Gái Đồ Long cũng đã từng năn nỉ tình yêu của Ma Vương Trương Vô Kỵ. Vào ngày cưới của Trương Vô Kỵ với Chu Chỉ Nhược, xuất hiện với một nhúm tóc vàng của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, Triệu Minh năn nỉ Trương Vô Kỵ ngưng, thôi không cưới cô dâu xinh đẹp, trưởng môn Nga Mi. Nếu Triệu Minh không xuất hiện, không năn nỉ, Quận Chúa Mông Cổ không bao giờ có dịp được Trương Vô Kỵ kẻ chân mày cho mình.
Trong đời sống gia đình, con trai cũng hay thường năn nỉ bố,
— Bố ơi, cái quần jean ở tiệm Gap đang bán on sale, please.
Con gái năn nỉ mẹ,
— Mẹ ơi, cái kiếng mắt Gucci đó nhìn đẹp lắm. Mẹ mua cho con đi.
Và bố cũng đã từng năn nỉ con trai,
— Bố sẽ mua không phải một nhưng mà là ba cái quần jean hiệu CK đàng hoàng, không bán on sale, nếu con nghe lời bố, tối tối không chát trên máy vi tính, nhưng để thì giờ đó làm bài học bài…
Mẹ cũng đã từng năn nỉ con gái,
— Mẹ sẽ mua cho con cái kiếng Gucci, nếu cuối năm con mang về cho mẹ nhiều điểm A nhé.
Trong đời sống đức tin, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vĩ đại của thiên niên kỷ thứ ba cũng đã từng năn nỉ với giới trẻ qua những đại hội Giới Trẻ trên toàn thế giới
— Giới trẻ các con hãy trở nên thánh thiện. Hãy đứng dậy đáp lại lời mời gọi dấn thân của Đức Kitô.
Đức Mẹ trong lần diện kiến với ba trẻ mục đồng bên Fatima của Bồ Đào Nha năm 1917 cũng đã năn nỉ thế giới thôi đừng xúc phạm đến danh thánh Chúa nữa, nhưng lần hạt Mân Côi, thay đổi đời sống. Có lẽ, bởi người ta không thiết tha lắng nghe lời năn nỉ của Mẹ, cho nên, đã có một thời nước Nga trở thành một cái roi sắt mà Thiên Chúa sử dụng để luận phạt thiên hạ.
Nếu không bao giờ cất giọng năn nỉ, “Làm ơn đi mà”, không ai trên cõi Thiên Đàng cũng như dưới cõi trần thế biết là chúng ta đang thiếu thốn bần hàn, đứng ngay tại ngã ba chìa tay xin tiền.
Nếu cứ tiếp tục ngồi trong bóng tối, không than thở, không nói chi, tiếp tục im lặng, trống vắng tâm hồn và thiếu thốn vật chất sẽ không được lấp đầy. Triệu Minh không có Trương Vô Kỵ. Con không có quần jean hiệu CK, kiếng mắt hiệu Gucci. Bố mẹ không có điểm A của con mang về kính tặng.
Đức Giáo Hoàng năn nỉ giới trẻ. Đức Mẹ Fatima năn nỉ cả thế giới. Tất cả những cái năn nỉ của Đức Giáo Hoàng và của Đức Mẹ Fatima đã làm cho thế giới càng ngày càng trở nên một nơi để sống chứ không phải là một nơi để chạy trốn.
Bởi thế, ngoài mở miệng năn nỉ Thiên Chúa như tổ phụ Abraham đã từng mở miệng năn nỉ, chúng ta cũng hãy mở miệng năn nỉ lẫn nhau.
Hãy năn nỉ người hàng xóm, người công nhân trong hãng sống tử tế và sống thành thật.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm tất cả những điều mà mình không muốn người khác làm tổn thương mình.
Hãy năn nỉ nhau thôi làm điều xấu, bởi khi điều xấu bớt đi, cái đẹp tự nhiên sinh chồi nẩy lộc, đơm hoa đâm nhánh. Khi đó cỏ thơm hương hoa thiên đàng mọc lan tràn khắp nơi.
Bởi người ta biết năn nỉ nhau, trái đất này sẽ không còn phải là một nơi để người ta tiếp tục than khóc thở than nữa.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dạy con biết mở miệng năn nỉ, năn nỉ Chúa, và năn nỉ anh chị em con.
www.nguyentrungtay.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phép lạ thứ hai của chân phước William Joseph Chaminade đã xảy ra ở St Louis
Trần Mạnh Trác
13:52 20/07/2010
St Louis, Missouri, 20 tháng 7 năm 2010.- Chiều thứ sáu vừa qua Tổng Giáo Phận St Louis đã chính thức kết thúc cuộc điều tra về một phép lạ của chân phước William Joseph Chaminade, đấng sáng lập dòng Đức Bà (Marianist order) bằng một buổi chầu tạ ơn trọng thể.
Bây giờ thì tòa án tổng giáo phận, được thành lập do Đức Tổng Giám mục Robert J. Carlson để điều tra phép lạ, có thể gửi kết quả lên tòa thánh Vatican.
Người nhận được ơn lạ là cô Rachel Lozano. Kể từ năm thứ hai (sophomore year) bậc trung học, cô đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tới ba lần. Cô đã phải điều trị qua ba phương pháp khác nhau gồm hóa trị, bức xạ, ghép tế bào gốc và phẫu thuật. Các bác sĩ nói rằng không có ai sống sót loại ung thư của cô sau khi đã phải ghép tế bào gốc.
Từ khi tham dự lễ phong chân phước cho vị linh mục sáng lập dòng Đức Bà vào năm 2000, cô Lozano bắt đầu cầu nguyện với ngài. Được biết phép lạ đầu tiên để phong chân phước cho ngài là trường hợp của một phụ nữ Argentina mắc bệnh ung thư phổi.
Nhưng sau khi trở về thì bệnh ung thư của cô bộc phát mạnh mẽ.
Các bác sĩ nói rằng căn bệnh của cô đã ở thời kỳ cuối cùng, nhưng trong lúc giải phẫu để cắt bỏ khối u thứ ba thì các bác sĩ nhận thấy rằng những tế bào ung thư đã chết. Họ nói với cô Lozano rằng họ không thể có lời giải thích y tế nào cho trường hợp đảo ngược này.
Nếu Bộ Phong Thánh tại Vatican công nhận đây là một phép lạ, thì Chân Phước William Chaminade sẽ được phong thánh, sau khi được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chuẩn y.
Được biết tại St Louis đã có một phép lạ khác từng được Giáo Hội công nhận, đó là phép lạ thứ nhất của thánh Peter Claver vào thế kỷ 19.
Bây giờ thì tòa án tổng giáo phận, được thành lập do Đức Tổng Giám mục Robert J. Carlson để điều tra phép lạ, có thể gửi kết quả lên tòa thánh Vatican.
Người nhận được ơn lạ là cô Rachel Lozano. Kể từ năm thứ hai (sophomore year) bậc trung học, cô đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tới ba lần. Cô đã phải điều trị qua ba phương pháp khác nhau gồm hóa trị, bức xạ, ghép tế bào gốc và phẫu thuật. Các bác sĩ nói rằng không có ai sống sót loại ung thư của cô sau khi đã phải ghép tế bào gốc.
Từ khi tham dự lễ phong chân phước cho vị linh mục sáng lập dòng Đức Bà vào năm 2000, cô Lozano bắt đầu cầu nguyện với ngài. Được biết phép lạ đầu tiên để phong chân phước cho ngài là trường hợp của một phụ nữ Argentina mắc bệnh ung thư phổi.
Nhưng sau khi trở về thì bệnh ung thư của cô bộc phát mạnh mẽ.
Các bác sĩ nói rằng căn bệnh của cô đã ở thời kỳ cuối cùng, nhưng trong lúc giải phẫu để cắt bỏ khối u thứ ba thì các bác sĩ nhận thấy rằng những tế bào ung thư đã chết. Họ nói với cô Lozano rằng họ không thể có lời giải thích y tế nào cho trường hợp đảo ngược này.
Nếu Bộ Phong Thánh tại Vatican công nhận đây là một phép lạ, thì Chân Phước William Chaminade sẽ được phong thánh, sau khi được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chuẩn y.
Được biết tại St Louis đã có một phép lạ khác từng được Giáo Hội công nhận, đó là phép lạ thứ nhất của thánh Peter Claver vào thế kỷ 19.
Tai nạn tràn dầu dạy cho con người bài học nên khiêm nhường hơn; Phát Ngôn Viên Điện Vatican nhận định.
Dominic David Trần
21:09 20/07/2010
Tai nạn tràn dầu dạy cho con người bài học nên khiêm nhường hơn; Phát Ngôn Viên Điện Vatican nhận định.
VATICAN ngày 21/06/2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo CWN News: So sánh tai nạn dầu tràn xảy ra trong vùng Vịnh Mễ Tây Cơ hiện nay với các vụ nổ nhà máy Hoá chất Bhopal ở Ấn Độ và nhà máy Điện Nguyên tử ở Chernobyl ở trong những năm 1980 trước đây, Linh Mục Federico Lombardi, SJ là Giám Đốc Sở Thông Tin Báo Chí kiêm Phát Ngôn Viên của Điện Vatican đã tuyên bố rằng; " Những gì đang gây chú ý trong trường hợp dầu tràn này là sự cảm nhận về sự bất lực, sự thiếu khả năng và sự chậm chạp trong việc tìm ra một giải pháp đương đầu hiệu qủa với tai họa này, thuộc về phần việc của một trong những Đại Công Ty Đa Quốc Gia chuyên Khai Thác Dầu Khí lớn nhất và có trang thiết bị tốt nhất trên thế giới và cũng thuộc phần việc của một quốc gia siêu cường trên toàn cầu hiện nay."
" Có lẽ tất cả chúng ta sẽ học từ tai họa dầu tràn này được một bài học về sự cẩn thận và sự chín chắn trong việc sử dụng các tài nguyên của trái đất và các cân bằng của hành tinh này?" Linh Mục Lombardi đã trả lời như vậy khi xuất hiện trên Octava Dies, một chương trình truyền hình hàng tuần của Điện Vatican.
"Chắc chắn là từ bây giờ trở đi sẽ có nhiều thay đổi để mang lại an toàn hơn nữa trong kỹ nghệ khoan dầu. Thế nhưng - có lẽ loài người phàm nhân chúng ta cũng có thể học được từ đây một bài học về cả sự khiêm hạ và nhún nhường."
VATICAN ngày 21/06/2010 theo tin Thông Tấn Xã Công Giáo CWN News: So sánh tai nạn dầu tràn xảy ra trong vùng Vịnh Mễ Tây Cơ hiện nay với các vụ nổ nhà máy Hoá chất Bhopal ở Ấn Độ và nhà máy Điện Nguyên tử ở Chernobyl ở trong những năm 1980 trước đây, Linh Mục Federico Lombardi, SJ là Giám Đốc Sở Thông Tin Báo Chí kiêm Phát Ngôn Viên của Điện Vatican đã tuyên bố rằng; " Những gì đang gây chú ý trong trường hợp dầu tràn này là sự cảm nhận về sự bất lực, sự thiếu khả năng và sự chậm chạp trong việc tìm ra một giải pháp đương đầu hiệu qủa với tai họa này, thuộc về phần việc của một trong những Đại Công Ty Đa Quốc Gia chuyên Khai Thác Dầu Khí lớn nhất và có trang thiết bị tốt nhất trên thế giới và cũng thuộc phần việc của một quốc gia siêu cường trên toàn cầu hiện nay."
" Có lẽ tất cả chúng ta sẽ học từ tai họa dầu tràn này được một bài học về sự cẩn thận và sự chín chắn trong việc sử dụng các tài nguyên của trái đất và các cân bằng của hành tinh này?" Linh Mục Lombardi đã trả lời như vậy khi xuất hiện trên Octava Dies, một chương trình truyền hình hàng tuần của Điện Vatican.
"Chắc chắn là từ bây giờ trở đi sẽ có nhiều thay đổi để mang lại an toàn hơn nữa trong kỹ nghệ khoan dầu. Thế nhưng - có lẽ loài người phàm nhân chúng ta cũng có thể học được từ đây một bài học về cả sự khiêm hạ và nhún nhường."
Con gà hay quả trứng gà, cái nào có trước? Khoa học nước Anh trả lời câu hỏi này.
Dominic David Trần
21:11 20/07/2010
Con gà hay quả trứng gà, cái nào có trước? Khoa học nước Anh trả lời câu hỏi này.
TORONTO, Canada theo Nhật báo Toronto Star số ra ngày 15/07/2010: các khoa học gia nước Anh đã dùng một hệ thống siêu điện toán để giải đáp câu đố tự bao đời nay; " Điều gì đến trước; con gà hay qủa trứng gà?" (Kèm theo hình chụp minh họa của Shuttertock.)
Các khoa học gia đã tận dụng tối đa năng lực của hệ thống siêu máy tính có năng lực siêu hạng để phá vỡ được mọi bí ẩn và tìm ra lời đáp cho câu đố từ ngàn đời; Điều gì có trước: Con gà hay Qủa trứng gà? Có hai câu trả lời mang cùng một giải đáp;
Câu trả lời ngắn gọn: CON GÀ CÓ TRƯỚC.
Câu trả lời dài dòng: được trình bày trong bản Phân tích mang tựa đề: Kiểm soát Cấu trúc của Hạt Nhân Tinh Thể bằng Đản bạch tinh ở Vỏ Qủa Trứng Gà (An Analysis on Structural Control of Crystal Nuclei by Eggshell Protein) do các khoa học gia Colin Freeman và John Harding thuộc Viện Đại Học Sheffield và đồng thời các nhà nghiên cứu David Quigley and P. Mark Rodger của Viện Đại Học Warwick, đều thuộc nước Anh đã được công bố trên đặc san khoa học Journal Angewandte Chemie mới đây.
Khoa học gia Colin Freeman tuyên bố; " Đã tự lâu rồi người ta ngờ rằng quả trứng gà đến trước, thế nhưng bây giờ chúng tôi có bằng chứng khoa học để chứng minh rằng cứ như trong dữ kiện thực tế kiểm chứng mà nói thì CON GÀ ĐẾN TRƯỚC."
" Một phần chứng minh nói rằng con gà có trước là vì một protein (đản bạch tinh) của một con gà; đặc biệt đã được tìm thấy trong các ổ trứng của con gà và protein này điều tiết và khống chế sự trưởng thành các tinh thể cũng như cho thấy cách thế vỏ trứng gà đã được tạo thành ra và qủa trứng gà đó đã được đẻ qua đêm ra như thế nào. Protein này tên là Ovocledidin-17 (ký hiệu: OC-17) chỉ được tìm thấy trong phần cứng của vỏ trứng gà. Nhưng đã tự lâu rồi, các khoa học gia đã suy nghĩ về vai trò của protein OC-17 này trong việc tạo ra các tinh thể vôi (calcite crytals) và hình thành nên vỏ qủa trứng gà.
Sử dụng Hệ thống Siêu Điện Toán Quốc Gia Vương quốc Anh đặt tại Edinburgh để tạo ra các tình huống và thử nghiệm biến thiên chỉ ra cho thấy các cách thế mà các tinh thể protein nói trên bám chặt vào nhau và tạo hình trên một bề mặt như thế nào, các nhà nghiên cứu của nước Anh cũng đặc biệt để ý đến tình trạng có đôi khi Protein bị thoái hóa và tự tách rời nhau.
Nhóm các Khoa học gia nước Anh trình bày là công trình nghiên cứu này đã dùng đến 5 triệu giờ chính yếu của các thử nghiệm tình huống biến thiên các máy tính của một công cụ mang tên là Thượng Hình Động Lực Học (Metadynamics) thuộc Hệ thống Siêu Điện Tóan Quốc gia của Vương Quốc Anh.
Những điều tiến hóa này là " một tiến trình tạo hình - tạo thế rất thanh lịch và rất đẹp đến độ không thể tưởng tượng ra được," tạo hình, tạo dạng, gắn bó, tách rời và nhiều qúa trình tạo hình- tạo tinh thể- tạo bề mặt vỏ đã gây dựng và tạo nên một cái vỏ trứng gà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Chứng kiến và có nhận thức hiểu biết về tiến trình này cũng đã chỉ cho ra chúng tôi thấy các mấu chốt và chìa khóa để thiết kế sáng tạo nên những vật liệu mới và các quy trình tạo hình vật liệu mới." Khoa học gia Harding đã phát biểu như vậy.
Tuy nhiên lời giải của các khoa học gia thuộc hai Viện Đại Học Warwich-Sheffield của Vương quốc Anh có được công nhận là những câu trả lời dứt khoát và minh bạch hẳn hòi cho câu đố tự ngàn xưa; " Con gà và qủa trứng gà; Cái nào có trước?" thì còn phải chờ xem.
Một vài năm trước đây tại nước Anh, một nhà Di Truyền học, một Giáo sư Triết Gia, một ông Chủ trại nuôi gà đã cùng chung sức góp công của để nghiên cứu và đã đưa ra kết luận rằng; theo công trình nghiên cứu chung của họ thì qủa trứng gà có trước.
" Quả trứng gà đầu tiên của thế giới phải có DNA của một con gà sẽ được ấp nở ra thành một con gà;" Giáo sư John Brookfield của Viện Đại Học Nottingham đã tuyên bố vào năm 2006 như vậy.
Triết gia David Papineau, Giáo sư King's College của Viện Đại Học Luân Đôn phụ họa, nói xen vào; " Nếu một con Đại Thử, con chuột túi lớn (Kangaroo) đẻ ra một qủa trứng- và qủa trứng này được một con Đà Điểu (Ostrich) ấp nó, thì ai cũng nghĩ rằng chắc đây là một qủa trứng đà điểu; chứ không phải là một quả trứng Kangaroo."
Nhân ngày ra mắt để quảng cáo bộ phim Chú Gà Con (Chicken Little) hai Giáo sư Brookfield và Papineau đã được Disney mời phát biểu và cho đến nay; lý thuyết của hai ông giáo sư cũng của nước Anh này đang thắng thế.
Theo như dẫn chứng của " How Stuff Works; " thì hai con vật không phải là con gà - giao phối với nhau và DNA trong hợp tử mới của chúng đã bao gồm các di tử và di thể đã tạo nên con gà đầu tiên và thực sự trong tự nhiên. Trước khi có hợp tử con gà tiên khởi thực sự như vậy, chúng tôi chỉ thấy có những con vật không phải là con gà mà thôi!"
Riêng đối với Alice Shirrell Kaswell, để góp vui, người phụ nữ này đã tiến hành một động tác khác trong thử nghiệm vào năm 2003; sử dụng Hệ thống Bưu Điện Quốc gia Hoa Kỳ để gởi hai bưu kiện đã xác định riêng; một cho con gà và một cho qủa trứng gà; gởi đi cùng một lúc cho một địa chỉ nơi nhận. Kết qủa là bưu kiện có con gà đến trước.
Trong Cựu Ước- Sách Sáng Thế Ký; đoạn 1-27-30; Thiên Chúa phán; "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con nguời theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có Nam có Nữ."; và " Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối với mọi dã thú, chim trời, và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh để làm lương thực." Vậy là đã rõ là con gà có trước và con gà phải đến trước.
Các khoa học gia đã tận dụng tối đa năng lực của hệ thống siêu máy tính có năng lực siêu hạng để phá vỡ được mọi bí ẩn và tìm ra lời đáp cho câu đố từ ngàn đời; Điều gì có trước: Con gà hay Qủa trứng gà? Có hai câu trả lời mang cùng một giải đáp;
Câu trả lời ngắn gọn: CON GÀ CÓ TRƯỚC.
Câu trả lời dài dòng: được trình bày trong bản Phân tích mang tựa đề: Kiểm soát Cấu trúc của Hạt Nhân Tinh Thể bằng Đản bạch tinh ở Vỏ Qủa Trứng Gà (An Analysis on Structural Control of Crystal Nuclei by Eggshell Protein) do các khoa học gia Colin Freeman và John Harding thuộc Viện Đại Học Sheffield và đồng thời các nhà nghiên cứu David Quigley and P. Mark Rodger của Viện Đại Học Warwick, đều thuộc nước Anh đã được công bố trên đặc san khoa học Journal Angewandte Chemie mới đây.
Khoa học gia Colin Freeman tuyên bố; " Đã tự lâu rồi người ta ngờ rằng quả trứng gà đến trước, thế nhưng bây giờ chúng tôi có bằng chứng khoa học để chứng minh rằng cứ như trong dữ kiện thực tế kiểm chứng mà nói thì CON GÀ ĐẾN TRƯỚC."
" Một phần chứng minh nói rằng con gà có trước là vì một protein (đản bạch tinh) của một con gà; đặc biệt đã được tìm thấy trong các ổ trứng của con gà và protein này điều tiết và khống chế sự trưởng thành các tinh thể cũng như cho thấy cách thế vỏ trứng gà đã được tạo thành ra và qủa trứng gà đó đã được đẻ qua đêm ra như thế nào. Protein này tên là Ovocledidin-17 (ký hiệu: OC-17) chỉ được tìm thấy trong phần cứng của vỏ trứng gà. Nhưng đã tự lâu rồi, các khoa học gia đã suy nghĩ về vai trò của protein OC-17 này trong việc tạo ra các tinh thể vôi (calcite crytals) và hình thành nên vỏ qủa trứng gà.
Sử dụng Hệ thống Siêu Điện Toán Quốc Gia Vương quốc Anh đặt tại Edinburgh để tạo ra các tình huống và thử nghiệm biến thiên chỉ ra cho thấy các cách thế mà các tinh thể protein nói trên bám chặt vào nhau và tạo hình trên một bề mặt như thế nào, các nhà nghiên cứu của nước Anh cũng đặc biệt để ý đến tình trạng có đôi khi Protein bị thoái hóa và tự tách rời nhau.
Nhóm các Khoa học gia nước Anh trình bày là công trình nghiên cứu này đã dùng đến 5 triệu giờ chính yếu của các thử nghiệm tình huống biến thiên các máy tính của một công cụ mang tên là Thượng Hình Động Lực Học (Metadynamics) thuộc Hệ thống Siêu Điện Tóan Quốc gia của Vương Quốc Anh.
Những điều tiến hóa này là " một tiến trình tạo hình - tạo thế rất thanh lịch và rất đẹp đến độ không thể tưởng tượng ra được," tạo hình, tạo dạng, gắn bó, tách rời và nhiều qúa trình tạo hình- tạo tinh thể- tạo bề mặt vỏ đã gây dựng và tạo nên một cái vỏ trứng gà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Chứng kiến và có nhận thức hiểu biết về tiến trình này cũng đã chỉ cho ra chúng tôi thấy các mấu chốt và chìa khóa để thiết kế sáng tạo nên những vật liệu mới và các quy trình tạo hình vật liệu mới." Khoa học gia Harding đã phát biểu như vậy.
Tuy nhiên lời giải của các khoa học gia thuộc hai Viện Đại Học Warwich-Sheffield của Vương quốc Anh có được công nhận là những câu trả lời dứt khoát và minh bạch hẳn hòi cho câu đố tự ngàn xưa; " Con gà và qủa trứng gà; Cái nào có trước?" thì còn phải chờ xem.
Một vài năm trước đây tại nước Anh, một nhà Di Truyền học, một Giáo sư Triết Gia, một ông Chủ trại nuôi gà đã cùng chung sức góp công của để nghiên cứu và đã đưa ra kết luận rằng; theo công trình nghiên cứu chung của họ thì qủa trứng gà có trước.
" Quả trứng gà đầu tiên của thế giới phải có DNA của một con gà sẽ được ấp nở ra thành một con gà;" Giáo sư John Brookfield của Viện Đại Học Nottingham đã tuyên bố vào năm 2006 như vậy.
Triết gia David Papineau, Giáo sư King's College của Viện Đại Học Luân Đôn phụ họa, nói xen vào; " Nếu một con Đại Thử, con chuột túi lớn (Kangaroo) đẻ ra một qủa trứng- và qủa trứng này được một con Đà Điểu (Ostrich) ấp nó, thì ai cũng nghĩ rằng chắc đây là một qủa trứng đà điểu; chứ không phải là một quả trứng Kangaroo."
Nhân ngày ra mắt để quảng cáo bộ phim Chú Gà Con (Chicken Little) hai Giáo sư Brookfield và Papineau đã được Disney mời phát biểu và cho đến nay; lý thuyết của hai ông giáo sư cũng của nước Anh này đang thắng thế.
Theo như dẫn chứng của " How Stuff Works; " thì hai con vật không phải là con gà - giao phối với nhau và DNA trong hợp tử mới của chúng đã bao gồm các di tử và di thể đã tạo nên con gà đầu tiên và thực sự trong tự nhiên. Trước khi có hợp tử con gà tiên khởi thực sự như vậy, chúng tôi chỉ thấy có những con vật không phải là con gà mà thôi!"
Riêng đối với Alice Shirrell Kaswell, để góp vui, người phụ nữ này đã tiến hành một động tác khác trong thử nghiệm vào năm 2003; sử dụng Hệ thống Bưu Điện Quốc gia Hoa Kỳ để gởi hai bưu kiện đã xác định riêng; một cho con gà và một cho qủa trứng gà; gởi đi cùng một lúc cho một địa chỉ nơi nhận. Kết qủa là bưu kiện có con gà đến trước.
Trong Cựu Ước- Sách Sáng Thế Ký; đoạn 1-27-30; Thiên Chúa phán; "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con nguời theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có Nam có Nữ."; và " Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối với mọi dã thú, chim trời, và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh để làm lương thực." Vậy là đã rõ là con gà có trước và con gà phải đến trước.
Lịch sử các qui tắc về các tội nặng hơn
Vũ Văn An
23:56 20/07/2010
Ngày 15 tháng 7 vừa qua, Phòng Báo Chí của Tòa Thánh có công bố một bản tóm lược lịch sử việc khai triển các qui tắc liên quan tới các tội phạm nặng nề hơn.
Bộ Giáo Luật do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV ban hành năm 1917 nhìn nhận sự hiện diện của một số tội phạm theo giáo luật (gọi là delicts) dành riêng cho thẩm quyền duy nhất của Thánh Bộ Văn Phòng Thánh là Thánh Bộ, trong tư cách một tòa án, được cai quản bằng chính luật lệ riêng của mình (xem các điều 1555 Bộ Giáo Luật 1917).
Ít năm sau ngày công bố Bộ Giáo Luật 1917, Văn Phòng Thánh ban hành Huấn Thị "Crimen Sollicitationis" (1922), đưa ra các chỉ thị chi tiết cho các giáo phận và tòa án địa phương về các thủ tục phải theo khi giải quyết tội phạm khích dâm (solicitation) theo giáo luật. Tội phạm nặng nề nhất này liên quan tới việc linh mục Công Giáo lạm dụng sự thánh thiện và phẩm giá của Bí Tích Hòa Giải để khuyến khích hối nhân phạm tội lỗi điều răn thứ sáu, hoặc với chính vị giải tội hay với một đệ tam nhân. Các qui tắc ban hành năm 1922 là một cập nhật hóa, dưới ánh sáng Bộ Giáo Luật 1917, đối với Hiến Chế “Sacramentorum Poenitentiae” do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XIV ban hành năm 1741.
Một số lo ngại cần phải được giải quyết vì chính tính đặc trưng của luật lệ này. Đó là phải tôn trọng phẩm giá của bí tích, ấn tín không thể nào vi phạm được của tòa giải tội, phẩm giá của hối nhân và sự kiện này là không thể điều tra hoàn toàn vị linh mục bị cáo về những gì đã xẩy ra mà không khiến ấn tòa giải tội bị vi phạm.
Bởi thế, thủ tục đặc biệt phải dựa vào một phương pháp gián tiếp để đạt được sự chắc chắn hợp luân cần thiết cho việc đưa ra phán quyết dứt khoát cho vụ kiện. Phương pháp gián tiếp này bao gồm việc điều tra tính khả tín của người tố cáo vị linh mục và cuộc sống cũng như tác phong của vị linh mục bị cáo. Chính việc tố cáo bị coi là lời tố cáo nặng nề nhất mà người ta có thể đưa ra chống lại một linh mục Công Giáo. Cho nên, thủ tục buộc người ta phải thật thận trọng để đảm bảo cho một linh mục, rất có thể là nạn nhân của một lời tố cáo giả mạo và đầy vu vạ, được bảo vệ khỏi tai tiếng cho tới khi bị chứng minh là có tội. Việc này chỉ đạt được nhờ một qui luật nghiêm ngặt đòi phải kín tiếng (confidentisality) nhằm bảo vệ cho mọi người liên hệ khỏi bị công chúng soi mói một cách không cần thiết (undue publicity) cho đến khi tòa án Giáo Hội có phán quyết dứt khoát.
Huấn thị năm 1922 bao gồm một tiết ngắn dành cho một tội phạm nặng nề khác theo giáo luật đó là “crimen pessimum” (tội phạm xâu xa nhất) nói về thói xấu tình dục đồng phái của giáo sĩ. Tiết đặc biệt này ấn định rằng các thủ tục đặc biệt dành cho các vụ khích dâm cũng phải dùng cho các vụ “crimen pessimum” với những thích ứng cần thiết phù hợp với bản chất của tội phạm này. Các qui tắc liên quan tới “crimen pessimum” cũng được áp dụng cho tội phạm tình dục lạm dụng các trẻ em trước tuổi dậy thì và thú dâm (bestiality).
Bởi thế, Huấn Thị “Crimen sollicitationis” chưa bao giờ có ý định đề cập tới toàn bộ chính sách của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến các tác phong tình dục bất xứng của các giáo sĩ. Đúng hơn, mục đích duy nhất của nó là qui định một thủ tục để đáp ứng tình huống hết sức tế nhị của bí tích xưng tội, trong đó, bổn phận linh mục phải hoàn toàn kín tiếng để tương ứng với sự cởi mở hoàn toàn của hối nhân tự tỏ bày các bí ẩn của đời sống linh hồn mình ra. Với thời gian và chỉ với tính cách loại suy, các qui tắc đó đã được nới rộng để áp dụng vào một số trường hợp liên quan đến tác phong vô luân của linh mục. Ý niệm phải có một luật lệ toàn bộ để xử lý tác phong tình dục của một số người được ủy thác trách nhiệm giáo dục người khác chỉ mới có gần đây; bởi thế, với lối nhìn này mà mưu toan phê phán các qui tắc giáo luật của thế kỷ trước là một điều hết sức lỗi thời.
Huấn Thị năm 1922 được đưa ra vì nhu cầu của các vị giám mục có nhiệm vụ phải đương đầu với các vụ đặc thù liên quan đến việc khích dâm, đồng tính luyến ái của các giáo sĩ, lạm dụng tình dục trẻ em, và thú dâm. Năm 1962, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII cho phép in lại Huấn Thị năm 1922, có thêm một tiết nhỏ liên quan đến các thủ tục hành chánh phải dùng trong các trường hợp có liên quan tới các linh mục dòng. Các bản in lại năm 1962 này có ý dành cho các giám mục đang tham dự Công Đồng Vatican lúc ấy (1962-1965). Một ít bản in lại này được trao cho các vị giám mục lúc ấy cần đến để giải quyết các vụ vốn thuộc thẩm quyền của Văn Phòng Thánh, nhưng đa số các bản in lại này không bao giờ được phân phát.
Các cải tổ được Công Đồng Vatican II đề nghị đòi phải sửa lại Bộ Giáo Luật năm 1917 cũng như cải tổ Giáo Triều Rôma. Thời gian từ 1965 tới 1983 (lúc công bố Bộ Giáo Luật mới dành cho Giáo Hội La Tinh) được đánh dấu bằng nhiều khuynh hướng trong nền nghiên cứu giáo luật vì phạm vi hình luật giáo hội và nhu cầu tản quyền đối với các vụ cần nhấn mạnh tới thẩm quyền và đặc quyền của các vị giám mục địa phương. “Thái độ mục vụ” đối với tác phong xấu được ưa chuộng hơn và một số người coi các diễn trình giáo luật đã lỗi thời. “Mô thức trị liệu” thường được ưa chuộng hơn trong việc xử lý các tác phong tồi bại của giáo sĩ. Người ta muốn các giám mục “chữa lành” hơn là “trừng phạt”. Ý niệm quá lạc quan về lợi ích của khoa trị liệu tâm lý đã hướng dẫn nhiều quyết định liên quan tới các nhân viên giáo phận hay dòng tu, đôi khi không chú ý đủ tới khả năng tái phạm.
Các trường hợp liên quan tới phẩm giá Bí Tích Hòa Giải, sau Công Đồng, vẫn tiếp tục thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (trước đây gọi là Văn Phòng Thánh; tên này thay đổi năm 1965), và Huấn Thị "Crimen Sollicitationis" vẫn được áp dụng cho các trường hợp như thế cho đến lúc các qui tắc mới được công bố bởi tự sắc “Sacramentorum sanctitatis tutela" vào năm 2001.
Sau Công Đồng Vatican II, một số nhỏ các vụ liên quan tới tác phong tình dục xấu xa của giáo sĩ được trình cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Một số vụ này liên hệ tới việc lạm dụng Bí Tích Hòa Giải, nhưng cũng có những vụ sở dĩ trình cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là do đơn yêu cầu được chuẩn khỏi các trói buộc của chức linh mục, trong đó có việc độc thân (đôi khi được gọi là hồi tục, “laicization”), vốn là thẩm quyền của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho tới năm 1989 (từ 1989 tới 2005, thẩm quyền được chuyển sang Thánh Bộ Bí Tích Và Thờ Phượng Thiên Chúa; từ 2005 đến nay thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo Sĩ).
Bộ Giáo Luật được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 1983 đã cập nhật hóa toàn bộ điều 1395, tiết 2: “Giáo sĩ vi phạm cách nào khác đến giới răn thứ sáu, nếu đã phạm tội bằng bạo hành, hay ngăm đe, hoặc cách công khai hoặc với một vị thành niên dưới mười sáu tuổi, sẽ bị phạt những hình phạt xứng đáng, kể cả sự khai trừ khỏi hàng giáo sĩ, nếu hoàn cảnh đòi hỏi”. Theo Bộ Giáo Luật năm 1983, các vụ xử theo giáo luật được tổ chức tại các giáo phận. Kháng án chống lại các phán quyết của tòa này có thể nạp tại Tòa Tối Cao ở Rôma (Roman Rota), trong khi đó, các khiếu nại hành chánh chống lại các sắc lệnh hình sự thì được trình cho Thánh Bộ Giáo Sĩ.
Năm 1994, Tòa Thánh ban một đặc miễn cho các giám mục Hoa Kỳ được nâng tuổi phạm tội lạm dụng tình dục vị thành niên theo giáo luật lên 18 tuổi. Đồng thời, cũng gia tăng thời hiệu có thể áp dụng thủ tục hình sự lên 10 năm kể từ ngày nạn nhân đủ 18 tuổi. Các giám mục được nhắc nhở phải tiến hành các phiên xử theo giáo luật ngay tại giáo phận của mình. Kháng án thì là thẩm quyền của Tòa Rôma (Roman Rota). Thánh Bộ Giáo Sĩ thì đảm trách các kháng án hành chánh.
Trong khoảng các năm 1994-2001, không một trường hợp nào trên đây được đệ trình cho thẩm quyền vốn có trước đây của Văn Phòng Thánh. Đặc Miễn năm 1994 dành cho Giáo Hội Hoa Kỳ đã được nới rộng cho Ái Nhĩ Lan vào năm 1996. Trong khi ấy, vấn đề liên quan đến các thủ tục đặc biệt dành giải quyết các vụ lạm dụng tình dục đang được thảo luận tại Giáo Triều. Cuối cùng, vào năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quyết định bao gồm việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em dưới 18 tuổi vào danh sách các tội phạm theo giáo luật vốn dành cho thẩm quyền của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thời hiệu của hành động hình sự vẫn là 10 năm kể từ ngày nạn nhân đủ 18 tuổi. Luật mới này được cống bố bằng tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela" ngày 30 tháng 4 năm 2001. Một lá thư ký bởi Đức HY Joseph Ratzinger và Đức TGM Tarcisio Bertone, lúc ấy là Tổng Trưởng và Thư Ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, được gửi cho toàn thể các giám mục Công Giáo vào ngày 18 tháng 5 năm 2001. Thư này thông tri cho các giám mục biết luật mới và các thủ tục mới nhằm thay thế Huấn Thị "Crimen Sollicitationis".
Lá thư trên cũng minh nhiên nhắc đến các hành vi tạo thành các tội phạm nặng nề nhất vốn thuộc thẩm quyền Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cả các tội lỗi luân lý lẫn các tội lỗi trong lúc cử hành bí tích. Lá thư cũng trình bày các qui tắc đặc biệt thuộc thủ tục cần phải theo trong các vụ liên quan tới các tội phạm nặng nề này, trong đó có các qui tắc liên quan đến việc ấn định và áp đặt các chế tài theo giáo luật.
Các tội phạm nặng nề hơn (delicta graviora) dành cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là các tội phạm sau đây:
1. Các tội phạm tới sự thánh thiện của Bí Tích Cực Thánh và Hy Lễ Thánh Thể: Ném đi, lấy hay giữ bánh rượu đã truyền phép với mục đích phạm thánh, hay xúc phạm tới bánh rượu đã truyề phép (Giáo Luật điều 1367); Không có chức tư tế mà dám cử hành hy lễ Thánh Thể hay dám giả bộ cử hành bí tích (điều 1378 tiết 2 và điều 1379); đồng tế hy lễ Thánh Thể với các thừa tác viên thuộc các cộng đồng giáo hội không có truyền thừa Tông Đồ (Apostolic Succession) hay không nhìn nhận phẩm giá bí tích của việc phong chức linh mục (điều 908, 1365); Khi cử hành Thánh Thể, chỉ truyền phép một chất liệu mà không truyền phép chất liệu kia hay truyền phép cả hai chất liệu nhưng ở bên ngoài việc cử hành Thánh Thể (xem điều 927).
2. Các tội phạm đến sự thánh thiện của Bí Tích Hòa Giải: Giải tội cho một tòng phạm lỗi điều thứ sáu (điều 1378 tiết 1); khuyến khích người ta phạm tội với vị giải tội, lỗi điều răn thứ sáu, trong lúc đang thực hiện hành vi Bí Tích Hòa Giải, trong bối cảnh của Bí Tích này hay viện cớ Bí Tích này (điều 1378); trực tiếp vi phạm ấn tòa giải tội (điều 1388, tiết 1).
3. Các tội phạm chống lại luân lý: Tội lỗi điều răn thứ sáu, do một giáo sĩ phạm với một vị thành niên dưới tuổi 18. Các qui tắc về thủ tục phải theo trong các vụ này như sau:
* Bất cứ khi nào vị bản quyền hay phẩm trật có một nhận thức cái nhiên (probable knowledge, tiếng La Tinh: notitiam saltem verisimilem habeat) về việc phạm một trong các tội phạm nặng nề hơn được dành riêng này, sau khi đã tiến hành một cuộc điều tra sơ khởi, ngài phải thông tri cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thánh Bộ này, ngoại trừ vì những hoàn cảnh đặc biệt nào đó muốn tự tiến hành vụ việc, sẽ chỉ thị cho vị bản quyền hay phẩm trật biết cách thức phải tiến hành ra sao. Quyền kháng án chống lại một phán quyết của thẩm quyền ban đầu này chỉ được thực hiện trước Tòa Tối Cao của Thánh Bộ mà thôi.
* Hành động hình sự trong các vụ dành riêng cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ có thời tiêu là 10 năm. Luật cũng dự liệu rằng thời hiệu này sẽ được tính theo các qui tắc của điều 1362 tiết 2, trừ trường hợp tội phạm chống lại điều răn thứ sáu với vị thành niên. Trong trường hợp này, thời hiệu sẽ tính từ ngày vị thành niên tròn 18 tuổi.
* Tại các tòa án do các đấng bản quyền hay phẩm trật thiết lập cho các vụ vi phạm nặng nề hơn vốn dành cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin này, các chức năng thẩm phán, bảo vệ công lý, công chứng và biện hộ chỉ có thể đảm nhiệm hợp lệ bởi các linh mục mà thôi. Mặt khác, khi đã hoàn tất vụ xử tại tòa án, bất cứ theo cách nào, thì các pháp án (acts) của vụ xử phải được chính thức chuyển đạt càng sớm càng tốt về Thánh Bộ.
Chín năm sau khi công bố tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela", Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thấy cần phải đề nghị thay đổi một số các qui tắc này, không phải thay đổi toàn bộ bản văn, nhưng chỉ trong một số phạm vi, trong một cố gắng cải thiện việc áp dụng luật.
Sau một cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh và cẩn trọng về các đề nghị thay đổi này, các đức hồng y và giám mục thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã trình bày kết quả các quyết định của mình lên Đức Thánh Cha và vào ngày 21 tháng 5 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã chuẩn y và truyền công bố bản văn đã duyệt lại. Vì thế, bản văn hiện hành áp dụng cho các tội phạm nặng nề hơn do đó là bản Các Qui Tắc Về Các Tội Phạm Nặng Nề Hơn do Đức Bênêđíctô XVI chuẩn y ngày 21 tháng 5 năm 2010 vậy.
Các thay đổi so với tự sắc "Sacramentorum Sanctitatis Tutela"
Cùng với việc công bố văn kiện “Các Qui Tắc Về Các Tội Phạm Nặng Nề Hơn”, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có kèm theo hai lá thư để giới thiệu và giải thích các thay đổi đối với tự sắc "Sacramentorum Sanctitatis Tutela,", vốn là tự sắc nói tới các tội phạm nặng nề hơn. Cả hai lá thư này đều được ký bởi Đức Hồng Y William Levada, tổng trưởng Thánh Bộ và Đức TGM Luis Ladaria, thư ký Thánh Bộ. Theo hai văn kiện này, các thay đổi trên liên quan tới cả các qui tắc căn bản lẫn thủ tục của tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela". Sau đây là các thay đổi mới được đưa vào:
A) Các năng quyền sau đây, nguyên khởi do Đức GH Gioan Phaolô II ban cấp cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và sau đó được vị kế nhiệm của ngài là Đức GH Bênêđíctô XVI xác nhận, đã được đưa vào bản văn:
1. Quyền, với uỷ nhiệm của Đức Thánh Cha, phán xử các hồng y, thượng phụ, khâm sứ Tông Tòa, giám mục và các thể nhân khác liệt kê tại điều 1405 tiết 3 Bộ Giáo Luật;
2. Gia tăng thời hiệu cho hành động hình sự lên 20 năm, vẫn duy trì quyền của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin được châm chước khỏi thời hiệu này trên căn bản từng trường hợp một (mục 7);
3. Năng quyền được miễn chuẩn đòi hỏi phải có chức linh mục và phải có tiến sĩ luật cho các nhân viên tòa án, luật sư và công tố viên (mục 15);
4. Năng quyền chỉnh sửa (sanate?) các pháp án trong các vụ chỉ vi phạm luật thủ tục bởi tòa dưới, dĩ nhiên luôn luôn phải tôn trọng quyền được bào chữa thích đáng (mục 18);
5. Năng quyền được miễn chuẩn khỏi tổ chức các phiên xử pháp lý và, do đó, được tiến hành bằng sắc lệnh ngoại pháp lý (per decretum extra iudicium). Trong những trường hợp này, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau khi xem sét các sự kiện một cách cẩn thận, sẽ quyết định, trên căn bản từng trường hợp một, khi nào thì nên cho phép một diễn trình ngoại pháp lý (hành chánh), theo yêu cầu của đấng bản quyền hay vị phẩm trật địa phương hay một chức sắc chính thức. Trong bất cứ trường hợp nào, thì việc áp đặt một hình phạt nào cũng đòi phải có phép của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (mục 21 tiết 2, số 1);
6. Năng quyền được đệ trình thẳng các vụ lên Đức Thánh Cha để sa thải khỏi bậc giáo sĩ hay huyền chức, đồng thời miễn khỏi bậc độc thân theo luật (for dimissio e statu clericali or depositio, una cum dispensatione a lege caelibatus); để tiến hành cách này, ngoài tính cách cực kỳ nghiêm trọng của vụ kiện, việc phạm tội nói ở đây phải hiển nhiên và quyền bào chữa thích đáng của bị cáo phải được bảo đảm (mục 21 tiết 2, số 2);
7. Năng quyền được kháng cáo lên phiên thường lệ của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chống lại các pháp án hành chánh của cấp phán xử thấp hơn, được chính Thánh Bộ công bố hay chuẩn y, liên quan tới các tội phạm dành riêng (mục 27).
B) Các thay đổi sau đây cũng đã được đưa vào bản văn:
8. Các tội phạm chống lại đức tin (lạc giáo, bội giáo hay ly giáo) đã được cho vào; đối với các tội này, qui tắc ấn định thẩm quyền đặc biệt để vị bản quyền địa phương được tiến hành theo qui tắc pháp chế (ad normam iuris), hoặc theo cung cách pháp lý hoặc theo cung cách ngoại pháp lý, miễn là tôn trọng quyền được kháng cáo lên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (mục 1 tiết 1 và mục 2):
9. Liên quan tới Phép Thánh Thể, hai tội phạm không có chức tư tế mà dám cử hành Hy Lễ phụng vụ Thánh Thể (giáo luật điều 1378 tiết 2 số 1) và dám giả bộ cử hành bí tích (giáo luật điều 1379) nay được xem sét dưới các số riêng biệt (mục 3 tiết 1 các số 2 & 3).
10. Cũng liên quan đến các tội chống lại Phép Thánh Thể, câu “alterius materiae sine altera” (truyền phép chất liệu này mà không truyền phép chất liệu kia) đã được thay thế bằng câu "unius materiae vel utriusque" (truyền phép một chất liệu hay cả hai chất liệu) và câu “aut etiam utriusque extra eucharisticam celebrationem" (hoặc cả hai chất liệu nhưng ở bên ngoài việc cử hành Thánh Thể) đã được thay thế bằng câu "aut extra eam" (hay ở bên ngoài việc đó ) (mục 3 § 2);
11. Liên quan đến Bí Tích Hòa Giải, các tội phạm qui định ở điều 1378 § 2 (mưu toan ban ơn giải tội theo bí tích hay nghe xưng tội theo bí tích, khi không thể làm thế một cách thành sự) và điều 1379 (giả bộ giải tội theo bí tích) đã được cho vào bản văn (mục 4 § 1 các số 2 và 3);
12. Cũng được kể là các tội phạm loại này việc gián tiếp vi phạm ấn tín giải tội (mục 4 § 1 số 5), việc ác ý ghi chép và phổ biến việc xưng tội theo bí tích (sắc lệnh của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 23 tháng 9 năm 1988) (mục 4 § 2);
13. Việc mưu toan truyền chức cho phụ nữ cũng được liệt vào loại tội phạm này trong bản văn mới, như đã được thiết lập bằng sắc lệnh của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 19 tháng 12 năm 2007 (mục 5);
14. Trong các tội phạm chống lại thuần phong (delicta contra mores): một người đã quá 18 tuổi nhưng khuyết tật về phương diện phát triển được coi tương đương với một vị thành niên, chỉ được đề cập ở mục 6 § 1 n. 1;
15. Cũng được kể là tội phạm nặng nề hơn việc giáo sĩ thủ đắc, chiếm hữu hay phân phát bất cứ dưới hình thức nào các hình ảnh khiêu dâm về các vị thành niên dưới 14 tuổi (mục 6 § 1 số 2);
16. Cũng nên hiểu rõ điều này nhiệm vụ điều tra sơ khởi (munera processui praeliminaria) có thể do, nhưng không nhất thiết phải do, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trực tiếp đảm nhiệm (mục 17);
17. Được phép sử dụng các biện pháp thận trọng dự liệu ở điều 1722 của bộ Giáo Luật khi tiến hành điều tra sơ khởi (mục 19).
Bộ Giáo Luật do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV ban hành năm 1917 nhìn nhận sự hiện diện của một số tội phạm theo giáo luật (gọi là delicts) dành riêng cho thẩm quyền duy nhất của Thánh Bộ Văn Phòng Thánh là Thánh Bộ, trong tư cách một tòa án, được cai quản bằng chính luật lệ riêng của mình (xem các điều 1555 Bộ Giáo Luật 1917).
Ít năm sau ngày công bố Bộ Giáo Luật 1917, Văn Phòng Thánh ban hành Huấn Thị "Crimen Sollicitationis" (1922), đưa ra các chỉ thị chi tiết cho các giáo phận và tòa án địa phương về các thủ tục phải theo khi giải quyết tội phạm khích dâm (solicitation) theo giáo luật. Tội phạm nặng nề nhất này liên quan tới việc linh mục Công Giáo lạm dụng sự thánh thiện và phẩm giá của Bí Tích Hòa Giải để khuyến khích hối nhân phạm tội lỗi điều răn thứ sáu, hoặc với chính vị giải tội hay với một đệ tam nhân. Các qui tắc ban hành năm 1922 là một cập nhật hóa, dưới ánh sáng Bộ Giáo Luật 1917, đối với Hiến Chế “Sacramentorum Poenitentiae” do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XIV ban hành năm 1741.
Một số lo ngại cần phải được giải quyết vì chính tính đặc trưng của luật lệ này. Đó là phải tôn trọng phẩm giá của bí tích, ấn tín không thể nào vi phạm được của tòa giải tội, phẩm giá của hối nhân và sự kiện này là không thể điều tra hoàn toàn vị linh mục bị cáo về những gì đã xẩy ra mà không khiến ấn tòa giải tội bị vi phạm.
Bởi thế, thủ tục đặc biệt phải dựa vào một phương pháp gián tiếp để đạt được sự chắc chắn hợp luân cần thiết cho việc đưa ra phán quyết dứt khoát cho vụ kiện. Phương pháp gián tiếp này bao gồm việc điều tra tính khả tín của người tố cáo vị linh mục và cuộc sống cũng như tác phong của vị linh mục bị cáo. Chính việc tố cáo bị coi là lời tố cáo nặng nề nhất mà người ta có thể đưa ra chống lại một linh mục Công Giáo. Cho nên, thủ tục buộc người ta phải thật thận trọng để đảm bảo cho một linh mục, rất có thể là nạn nhân của một lời tố cáo giả mạo và đầy vu vạ, được bảo vệ khỏi tai tiếng cho tới khi bị chứng minh là có tội. Việc này chỉ đạt được nhờ một qui luật nghiêm ngặt đòi phải kín tiếng (confidentisality) nhằm bảo vệ cho mọi người liên hệ khỏi bị công chúng soi mói một cách không cần thiết (undue publicity) cho đến khi tòa án Giáo Hội có phán quyết dứt khoát.
Huấn thị năm 1922 bao gồm một tiết ngắn dành cho một tội phạm nặng nề khác theo giáo luật đó là “crimen pessimum” (tội phạm xâu xa nhất) nói về thói xấu tình dục đồng phái của giáo sĩ. Tiết đặc biệt này ấn định rằng các thủ tục đặc biệt dành cho các vụ khích dâm cũng phải dùng cho các vụ “crimen pessimum” với những thích ứng cần thiết phù hợp với bản chất của tội phạm này. Các qui tắc liên quan tới “crimen pessimum” cũng được áp dụng cho tội phạm tình dục lạm dụng các trẻ em trước tuổi dậy thì và thú dâm (bestiality).
Bởi thế, Huấn Thị “Crimen sollicitationis” chưa bao giờ có ý định đề cập tới toàn bộ chính sách của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến các tác phong tình dục bất xứng của các giáo sĩ. Đúng hơn, mục đích duy nhất của nó là qui định một thủ tục để đáp ứng tình huống hết sức tế nhị của bí tích xưng tội, trong đó, bổn phận linh mục phải hoàn toàn kín tiếng để tương ứng với sự cởi mở hoàn toàn của hối nhân tự tỏ bày các bí ẩn của đời sống linh hồn mình ra. Với thời gian và chỉ với tính cách loại suy, các qui tắc đó đã được nới rộng để áp dụng vào một số trường hợp liên quan đến tác phong vô luân của linh mục. Ý niệm phải có một luật lệ toàn bộ để xử lý tác phong tình dục của một số người được ủy thác trách nhiệm giáo dục người khác chỉ mới có gần đây; bởi thế, với lối nhìn này mà mưu toan phê phán các qui tắc giáo luật của thế kỷ trước là một điều hết sức lỗi thời.
Huấn Thị năm 1922 được đưa ra vì nhu cầu của các vị giám mục có nhiệm vụ phải đương đầu với các vụ đặc thù liên quan đến việc khích dâm, đồng tính luyến ái của các giáo sĩ, lạm dụng tình dục trẻ em, và thú dâm. Năm 1962, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII cho phép in lại Huấn Thị năm 1922, có thêm một tiết nhỏ liên quan đến các thủ tục hành chánh phải dùng trong các trường hợp có liên quan tới các linh mục dòng. Các bản in lại năm 1962 này có ý dành cho các giám mục đang tham dự Công Đồng Vatican lúc ấy (1962-1965). Một ít bản in lại này được trao cho các vị giám mục lúc ấy cần đến để giải quyết các vụ vốn thuộc thẩm quyền của Văn Phòng Thánh, nhưng đa số các bản in lại này không bao giờ được phân phát.
Các cải tổ được Công Đồng Vatican II đề nghị đòi phải sửa lại Bộ Giáo Luật năm 1917 cũng như cải tổ Giáo Triều Rôma. Thời gian từ 1965 tới 1983 (lúc công bố Bộ Giáo Luật mới dành cho Giáo Hội La Tinh) được đánh dấu bằng nhiều khuynh hướng trong nền nghiên cứu giáo luật vì phạm vi hình luật giáo hội và nhu cầu tản quyền đối với các vụ cần nhấn mạnh tới thẩm quyền và đặc quyền của các vị giám mục địa phương. “Thái độ mục vụ” đối với tác phong xấu được ưa chuộng hơn và một số người coi các diễn trình giáo luật đã lỗi thời. “Mô thức trị liệu” thường được ưa chuộng hơn trong việc xử lý các tác phong tồi bại của giáo sĩ. Người ta muốn các giám mục “chữa lành” hơn là “trừng phạt”. Ý niệm quá lạc quan về lợi ích của khoa trị liệu tâm lý đã hướng dẫn nhiều quyết định liên quan tới các nhân viên giáo phận hay dòng tu, đôi khi không chú ý đủ tới khả năng tái phạm.
Các trường hợp liên quan tới phẩm giá Bí Tích Hòa Giải, sau Công Đồng, vẫn tiếp tục thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (trước đây gọi là Văn Phòng Thánh; tên này thay đổi năm 1965), và Huấn Thị "Crimen Sollicitationis" vẫn được áp dụng cho các trường hợp như thế cho đến lúc các qui tắc mới được công bố bởi tự sắc “Sacramentorum sanctitatis tutela" vào năm 2001.
Sau Công Đồng Vatican II, một số nhỏ các vụ liên quan tới tác phong tình dục xấu xa của giáo sĩ được trình cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Một số vụ này liên hệ tới việc lạm dụng Bí Tích Hòa Giải, nhưng cũng có những vụ sở dĩ trình cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là do đơn yêu cầu được chuẩn khỏi các trói buộc của chức linh mục, trong đó có việc độc thân (đôi khi được gọi là hồi tục, “laicization”), vốn là thẩm quyền của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho tới năm 1989 (từ 1989 tới 2005, thẩm quyền được chuyển sang Thánh Bộ Bí Tích Và Thờ Phượng Thiên Chúa; từ 2005 đến nay thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo Sĩ).
Bộ Giáo Luật được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 1983 đã cập nhật hóa toàn bộ điều 1395, tiết 2: “Giáo sĩ vi phạm cách nào khác đến giới răn thứ sáu, nếu đã phạm tội bằng bạo hành, hay ngăm đe, hoặc cách công khai hoặc với một vị thành niên dưới mười sáu tuổi, sẽ bị phạt những hình phạt xứng đáng, kể cả sự khai trừ khỏi hàng giáo sĩ, nếu hoàn cảnh đòi hỏi”. Theo Bộ Giáo Luật năm 1983, các vụ xử theo giáo luật được tổ chức tại các giáo phận. Kháng án chống lại các phán quyết của tòa này có thể nạp tại Tòa Tối Cao ở Rôma (Roman Rota), trong khi đó, các khiếu nại hành chánh chống lại các sắc lệnh hình sự thì được trình cho Thánh Bộ Giáo Sĩ.
Năm 1994, Tòa Thánh ban một đặc miễn cho các giám mục Hoa Kỳ được nâng tuổi phạm tội lạm dụng tình dục vị thành niên theo giáo luật lên 18 tuổi. Đồng thời, cũng gia tăng thời hiệu có thể áp dụng thủ tục hình sự lên 10 năm kể từ ngày nạn nhân đủ 18 tuổi. Các giám mục được nhắc nhở phải tiến hành các phiên xử theo giáo luật ngay tại giáo phận của mình. Kháng án thì là thẩm quyền của Tòa Rôma (Roman Rota). Thánh Bộ Giáo Sĩ thì đảm trách các kháng án hành chánh.
Trong khoảng các năm 1994-2001, không một trường hợp nào trên đây được đệ trình cho thẩm quyền vốn có trước đây của Văn Phòng Thánh. Đặc Miễn năm 1994 dành cho Giáo Hội Hoa Kỳ đã được nới rộng cho Ái Nhĩ Lan vào năm 1996. Trong khi ấy, vấn đề liên quan đến các thủ tục đặc biệt dành giải quyết các vụ lạm dụng tình dục đang được thảo luận tại Giáo Triều. Cuối cùng, vào năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quyết định bao gồm việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em dưới 18 tuổi vào danh sách các tội phạm theo giáo luật vốn dành cho thẩm quyền của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thời hiệu của hành động hình sự vẫn là 10 năm kể từ ngày nạn nhân đủ 18 tuổi. Luật mới này được cống bố bằng tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela" ngày 30 tháng 4 năm 2001. Một lá thư ký bởi Đức HY Joseph Ratzinger và Đức TGM Tarcisio Bertone, lúc ấy là Tổng Trưởng và Thư Ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, được gửi cho toàn thể các giám mục Công Giáo vào ngày 18 tháng 5 năm 2001. Thư này thông tri cho các giám mục biết luật mới và các thủ tục mới nhằm thay thế Huấn Thị "Crimen Sollicitationis".
Lá thư trên cũng minh nhiên nhắc đến các hành vi tạo thành các tội phạm nặng nề nhất vốn thuộc thẩm quyền Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cả các tội lỗi luân lý lẫn các tội lỗi trong lúc cử hành bí tích. Lá thư cũng trình bày các qui tắc đặc biệt thuộc thủ tục cần phải theo trong các vụ liên quan tới các tội phạm nặng nề này, trong đó có các qui tắc liên quan đến việc ấn định và áp đặt các chế tài theo giáo luật.
Các tội phạm nặng nề hơn (delicta graviora) dành cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là các tội phạm sau đây:
1. Các tội phạm tới sự thánh thiện của Bí Tích Cực Thánh và Hy Lễ Thánh Thể: Ném đi, lấy hay giữ bánh rượu đã truyền phép với mục đích phạm thánh, hay xúc phạm tới bánh rượu đã truyề phép (Giáo Luật điều 1367); Không có chức tư tế mà dám cử hành hy lễ Thánh Thể hay dám giả bộ cử hành bí tích (điều 1378 tiết 2 và điều 1379); đồng tế hy lễ Thánh Thể với các thừa tác viên thuộc các cộng đồng giáo hội không có truyền thừa Tông Đồ (Apostolic Succession) hay không nhìn nhận phẩm giá bí tích của việc phong chức linh mục (điều 908, 1365); Khi cử hành Thánh Thể, chỉ truyền phép một chất liệu mà không truyền phép chất liệu kia hay truyền phép cả hai chất liệu nhưng ở bên ngoài việc cử hành Thánh Thể (xem điều 927).
2. Các tội phạm đến sự thánh thiện của Bí Tích Hòa Giải: Giải tội cho một tòng phạm lỗi điều thứ sáu (điều 1378 tiết 1); khuyến khích người ta phạm tội với vị giải tội, lỗi điều răn thứ sáu, trong lúc đang thực hiện hành vi Bí Tích Hòa Giải, trong bối cảnh của Bí Tích này hay viện cớ Bí Tích này (điều 1378); trực tiếp vi phạm ấn tòa giải tội (điều 1388, tiết 1).
3. Các tội phạm chống lại luân lý: Tội lỗi điều răn thứ sáu, do một giáo sĩ phạm với một vị thành niên dưới tuổi 18. Các qui tắc về thủ tục phải theo trong các vụ này như sau:
* Bất cứ khi nào vị bản quyền hay phẩm trật có một nhận thức cái nhiên (probable knowledge, tiếng La Tinh: notitiam saltem verisimilem habeat) về việc phạm một trong các tội phạm nặng nề hơn được dành riêng này, sau khi đã tiến hành một cuộc điều tra sơ khởi, ngài phải thông tri cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thánh Bộ này, ngoại trừ vì những hoàn cảnh đặc biệt nào đó muốn tự tiến hành vụ việc, sẽ chỉ thị cho vị bản quyền hay phẩm trật biết cách thức phải tiến hành ra sao. Quyền kháng án chống lại một phán quyết của thẩm quyền ban đầu này chỉ được thực hiện trước Tòa Tối Cao của Thánh Bộ mà thôi.
* Hành động hình sự trong các vụ dành riêng cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ có thời tiêu là 10 năm. Luật cũng dự liệu rằng thời hiệu này sẽ được tính theo các qui tắc của điều 1362 tiết 2, trừ trường hợp tội phạm chống lại điều răn thứ sáu với vị thành niên. Trong trường hợp này, thời hiệu sẽ tính từ ngày vị thành niên tròn 18 tuổi.
* Tại các tòa án do các đấng bản quyền hay phẩm trật thiết lập cho các vụ vi phạm nặng nề hơn vốn dành cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin này, các chức năng thẩm phán, bảo vệ công lý, công chứng và biện hộ chỉ có thể đảm nhiệm hợp lệ bởi các linh mục mà thôi. Mặt khác, khi đã hoàn tất vụ xử tại tòa án, bất cứ theo cách nào, thì các pháp án (acts) của vụ xử phải được chính thức chuyển đạt càng sớm càng tốt về Thánh Bộ.
Chín năm sau khi công bố tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela", Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thấy cần phải đề nghị thay đổi một số các qui tắc này, không phải thay đổi toàn bộ bản văn, nhưng chỉ trong một số phạm vi, trong một cố gắng cải thiện việc áp dụng luật.
Sau một cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh và cẩn trọng về các đề nghị thay đổi này, các đức hồng y và giám mục thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã trình bày kết quả các quyết định của mình lên Đức Thánh Cha và vào ngày 21 tháng 5 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã chuẩn y và truyền công bố bản văn đã duyệt lại. Vì thế, bản văn hiện hành áp dụng cho các tội phạm nặng nề hơn do đó là bản Các Qui Tắc Về Các Tội Phạm Nặng Nề Hơn do Đức Bênêđíctô XVI chuẩn y ngày 21 tháng 5 năm 2010 vậy.
Các thay đổi so với tự sắc "Sacramentorum Sanctitatis Tutela"
Cùng với việc công bố văn kiện “Các Qui Tắc Về Các Tội Phạm Nặng Nề Hơn”, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có kèm theo hai lá thư để giới thiệu và giải thích các thay đổi đối với tự sắc "Sacramentorum Sanctitatis Tutela,", vốn là tự sắc nói tới các tội phạm nặng nề hơn. Cả hai lá thư này đều được ký bởi Đức Hồng Y William Levada, tổng trưởng Thánh Bộ và Đức TGM Luis Ladaria, thư ký Thánh Bộ. Theo hai văn kiện này, các thay đổi trên liên quan tới cả các qui tắc căn bản lẫn thủ tục của tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela". Sau đây là các thay đổi mới được đưa vào:
A) Các năng quyền sau đây, nguyên khởi do Đức GH Gioan Phaolô II ban cấp cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và sau đó được vị kế nhiệm của ngài là Đức GH Bênêđíctô XVI xác nhận, đã được đưa vào bản văn:
1. Quyền, với uỷ nhiệm của Đức Thánh Cha, phán xử các hồng y, thượng phụ, khâm sứ Tông Tòa, giám mục và các thể nhân khác liệt kê tại điều 1405 tiết 3 Bộ Giáo Luật;
2. Gia tăng thời hiệu cho hành động hình sự lên 20 năm, vẫn duy trì quyền của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin được châm chước khỏi thời hiệu này trên căn bản từng trường hợp một (mục 7);
3. Năng quyền được miễn chuẩn đòi hỏi phải có chức linh mục và phải có tiến sĩ luật cho các nhân viên tòa án, luật sư và công tố viên (mục 15);
4. Năng quyền chỉnh sửa (sanate?) các pháp án trong các vụ chỉ vi phạm luật thủ tục bởi tòa dưới, dĩ nhiên luôn luôn phải tôn trọng quyền được bào chữa thích đáng (mục 18);
5. Năng quyền được miễn chuẩn khỏi tổ chức các phiên xử pháp lý và, do đó, được tiến hành bằng sắc lệnh ngoại pháp lý (per decretum extra iudicium). Trong những trường hợp này, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau khi xem sét các sự kiện một cách cẩn thận, sẽ quyết định, trên căn bản từng trường hợp một, khi nào thì nên cho phép một diễn trình ngoại pháp lý (hành chánh), theo yêu cầu của đấng bản quyền hay vị phẩm trật địa phương hay một chức sắc chính thức. Trong bất cứ trường hợp nào, thì việc áp đặt một hình phạt nào cũng đòi phải có phép của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (mục 21 tiết 2, số 1);
6. Năng quyền được đệ trình thẳng các vụ lên Đức Thánh Cha để sa thải khỏi bậc giáo sĩ hay huyền chức, đồng thời miễn khỏi bậc độc thân theo luật (for dimissio e statu clericali or depositio, una cum dispensatione a lege caelibatus); để tiến hành cách này, ngoài tính cách cực kỳ nghiêm trọng của vụ kiện, việc phạm tội nói ở đây phải hiển nhiên và quyền bào chữa thích đáng của bị cáo phải được bảo đảm (mục 21 tiết 2, số 2);
7. Năng quyền được kháng cáo lên phiên thường lệ của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chống lại các pháp án hành chánh của cấp phán xử thấp hơn, được chính Thánh Bộ công bố hay chuẩn y, liên quan tới các tội phạm dành riêng (mục 27).
B) Các thay đổi sau đây cũng đã được đưa vào bản văn:
8. Các tội phạm chống lại đức tin (lạc giáo, bội giáo hay ly giáo) đã được cho vào; đối với các tội này, qui tắc ấn định thẩm quyền đặc biệt để vị bản quyền địa phương được tiến hành theo qui tắc pháp chế (ad normam iuris), hoặc theo cung cách pháp lý hoặc theo cung cách ngoại pháp lý, miễn là tôn trọng quyền được kháng cáo lên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (mục 1 tiết 1 và mục 2):
9. Liên quan tới Phép Thánh Thể, hai tội phạm không có chức tư tế mà dám cử hành Hy Lễ phụng vụ Thánh Thể (giáo luật điều 1378 tiết 2 số 1) và dám giả bộ cử hành bí tích (giáo luật điều 1379) nay được xem sét dưới các số riêng biệt (mục 3 tiết 1 các số 2 & 3).
10. Cũng liên quan đến các tội chống lại Phép Thánh Thể, câu “alterius materiae sine altera” (truyền phép chất liệu này mà không truyền phép chất liệu kia) đã được thay thế bằng câu "unius materiae vel utriusque" (truyền phép một chất liệu hay cả hai chất liệu) và câu “aut etiam utriusque extra eucharisticam celebrationem" (hoặc cả hai chất liệu nhưng ở bên ngoài việc cử hành Thánh Thể) đã được thay thế bằng câu "aut extra eam" (hay ở bên ngoài việc đó ) (mục 3 § 2);
11. Liên quan đến Bí Tích Hòa Giải, các tội phạm qui định ở điều 1378 § 2 (mưu toan ban ơn giải tội theo bí tích hay nghe xưng tội theo bí tích, khi không thể làm thế một cách thành sự) và điều 1379 (giả bộ giải tội theo bí tích) đã được cho vào bản văn (mục 4 § 1 các số 2 và 3);
12. Cũng được kể là các tội phạm loại này việc gián tiếp vi phạm ấn tín giải tội (mục 4 § 1 số 5), việc ác ý ghi chép và phổ biến việc xưng tội theo bí tích (sắc lệnh của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 23 tháng 9 năm 1988) (mục 4 § 2);
13. Việc mưu toan truyền chức cho phụ nữ cũng được liệt vào loại tội phạm này trong bản văn mới, như đã được thiết lập bằng sắc lệnh của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 19 tháng 12 năm 2007 (mục 5);
14. Trong các tội phạm chống lại thuần phong (delicta contra mores): một người đã quá 18 tuổi nhưng khuyết tật về phương diện phát triển được coi tương đương với một vị thành niên, chỉ được đề cập ở mục 6 § 1 n. 1;
15. Cũng được kể là tội phạm nặng nề hơn việc giáo sĩ thủ đắc, chiếm hữu hay phân phát bất cứ dưới hình thức nào các hình ảnh khiêu dâm về các vị thành niên dưới 14 tuổi (mục 6 § 1 số 2);
16. Cũng nên hiểu rõ điều này nhiệm vụ điều tra sơ khởi (munera processui praeliminaria) có thể do, nhưng không nhất thiết phải do, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin trực tiếp đảm nhiệm (mục 17);
17. Được phép sử dụng các biện pháp thận trọng dự liệu ở điều 1722 của bộ Giáo Luật khi tiến hành điều tra sơ khởi (mục 19).
Top Stories
Japon: Pendant les persécutions des siècles passés, des moines bouddhistes cachaient des chrétiens dans leur propre temple
Eglises d'Asie
06:42 20/07/2010
Une délégation de pèlerins catholiques venus de Yamaguchi a rendu hommage aux moines bouddhistes qui ont caché des chrétiens lors des grandes persécutions, dans une pièce secrète de leur monastère (1).
Un groupe d’une soixantaine de catholiques, sous la direction du P. Makoto Onchi, curé de l’église de Hagi dans la préfecture de Yamaguchi, au sud-ouest de l’île principale de Kyushu, a visité le monastère bouddhique de Houonji, le 4 juillet dernier. Tous les ans, l’Eglise catholique du Japon propose la visite de lieux liés aux persécutions contre les chrétiens, qui ravagèrent l’île à partir du XVIIe siècle.
Le monastère de Houonji, qui appartient à la branche du Rinzai-zen, a été construit au XVIIe siècle. Ce temple, établi à Wakayama, capitale de la préfecture du même nom, dans le sud-est de l’île de Honshû, est célèbre notamment pour les arbres vieux de 800 ans qui s’élèvent dans son jardin.
Les moines bouddhistes ont découvert la cache secrète, tout contre la pièce principale de leur monastère, avec un tunnel conduisant à l’extérieur, a raconté au P. Onchi, le Vénérable Toshiaki Namba, leur supérieur. Il a ensuite expliqué à ses hôtes que pendant que les chrétiens priaient dans la pièce, les moines chantaient les soutra le plus fort possible, afin de couvrir tout bruit susceptible de signaler la présence de la communauté cachée.
Les visiteurs chrétiens ont exprimé leur gratitude à leur hôte pour la grande générosité et le courage que les moines avaient montrés en protégeant leurs prédécesseurs dans la foi.
Ce temple n’est que l’un des nombreux lieux de culte bouddhistes qui étaient en lien avec les premiers chrétiens japonais. Des monuments commémoratifs en l’honneur des chrétiens persécutés ont été érigés dans des temples bouddhistes à travers tout le pays.
Pendant les persécutions du XIXe, les chrétiens de cette communauté cachée par les moines bouddhistes de Houonji, furent déportés à plus de 200 km de là, au sud-ouest, à Nagasaki, à l’extrême sud de l’île. Encore aujourd’hui, la région de Nagasaki reste toujours le symbole de l’Eglise cachée mais survivante, malgré les milliers de martyrs que firent à plusieurs reprises les violentes persécutions qui s’abattirent sur les chrétiens. En novembre 2008, la béatification des 188 martyrs du Japon à Rome, nous a rappelé l’existence de cette terre de martyrs depuis les débuts de l’évangélisation au Japon (3).
Les pèlerins de la paroisse catholique de Hagi viennent eux-mêmes d’une région où les persécutions furent nombreuses. La région de Yamaguchi fut la première communauté chrétienne du Japon, fondée par saint François-Xavier lors de son voyage d’évangélisation au début du XVIe siècle, sur l’emplacement d’un temple désaffecté prêté par le seigneur du lieu (avril 1551) (4). A cette époque, l’Eglise à peine naissante était tolérée, mais un changement de régime politique marqua un tournant décisif et, à la fin du XVIe siècle, commencèrent les premières persécutions, qui s’échelonnèrent par paliers, jusqu’à l’interdiction totale du christianisme sur le territoire et le renvoi ou l’exécution de tous les missionnaires étrangers en 1614.
Aujourd’hui, dans les montagnes de Yamaguchi, un lieu de pèlerinage, Otome Tôge (le col de la Vierge), garde le souvenir de ces grandes persécutions et des célébrations y ont lieu régulièrement.
(1) Ucanews, 15 juillet 2010
(2) Le Rinzai est l’une des trois écoles du bouddhisme zen japonais. Venu de Chine, il aurait été introduit au Japon au XIIe siècle.
3) En 1587 déjà, le shôgun Hideyoshi fait arrêter à Kyôto l’embryon d’une communauté qui y vit, 26 chrétiens, pour les envoyer à Nagasaki afin qu’ils y soient crucifiés. En 1614, le shôgun Tokugawa Ieyasu fait publier un édit qui interdit la religion chrétienne, expulse les missionnaires et fait détruire toutes les églises de Nagasaki, soit douze églises. La Conférence des évêques du Japon actuelle estime qu’il y avait alors dans tout le Japon quelque 220.000 chrétiens baptisés. En 1622 a lieu la « grande persécution » de Nagasaki où une cinquantaine de chrétiens, hommes, femmes et enfants sont brûlés vifs, suivie de la jacquerie de 1637 et sa répression meurtrière. La dernière persécution à Nagasaki eut lieu en 1870, juste avant la restauration de la liberté religieuse mais après que l’autorisation de pénétrer au Japon fut rétablie pour les étrangers. C’est en 1865 que des chrétiens cachés du village d’Urakami qui avaient conservé leur foi pendant plus de 200 ans sans aucun contact avec l’Eglise, vinrent se faire reconnaître comme chrétiens auprès des Pères des Missions Etrangères de Paris dans l’église de Ôura qu’ils venaient de construire sur le terrain de la concession française.
(4) Selon des historiens de plus en plus nombreux et en raison du fait que le Japon a toujours été une puissance maritime, l’arrivée du christianisme au Japon serait bien antérieure, théorie attestée par des preuves archéologiques, notamment la présence de documents et symboles chrétiens dans de nombreux monastères bouddhiques, antérieurs à leur construction.
(Source: Eglises d'Asie, 20 juillet 2010)
Un groupe d’une soixantaine de catholiques, sous la direction du P. Makoto Onchi, curé de l’église de Hagi dans la préfecture de Yamaguchi, au sud-ouest de l’île principale de Kyushu, a visité le monastère bouddhique de Houonji, le 4 juillet dernier. Tous les ans, l’Eglise catholique du Japon propose la visite de lieux liés aux persécutions contre les chrétiens, qui ravagèrent l’île à partir du XVIIe siècle.
Le monastère de Houonji, qui appartient à la branche du Rinzai-zen, a été construit au XVIIe siècle. Ce temple, établi à Wakayama, capitale de la préfecture du même nom, dans le sud-est de l’île de Honshû, est célèbre notamment pour les arbres vieux de 800 ans qui s’élèvent dans son jardin.
Les moines bouddhistes ont découvert la cache secrète, tout contre la pièce principale de leur monastère, avec un tunnel conduisant à l’extérieur, a raconté au P. Onchi, le Vénérable Toshiaki Namba, leur supérieur. Il a ensuite expliqué à ses hôtes que pendant que les chrétiens priaient dans la pièce, les moines chantaient les soutra le plus fort possible, afin de couvrir tout bruit susceptible de signaler la présence de la communauté cachée.
Les visiteurs chrétiens ont exprimé leur gratitude à leur hôte pour la grande générosité et le courage que les moines avaient montrés en protégeant leurs prédécesseurs dans la foi.
Ce temple n’est que l’un des nombreux lieux de culte bouddhistes qui étaient en lien avec les premiers chrétiens japonais. Des monuments commémoratifs en l’honneur des chrétiens persécutés ont été érigés dans des temples bouddhistes à travers tout le pays.
Pendant les persécutions du XIXe, les chrétiens de cette communauté cachée par les moines bouddhistes de Houonji, furent déportés à plus de 200 km de là, au sud-ouest, à Nagasaki, à l’extrême sud de l’île. Encore aujourd’hui, la région de Nagasaki reste toujours le symbole de l’Eglise cachée mais survivante, malgré les milliers de martyrs que firent à plusieurs reprises les violentes persécutions qui s’abattirent sur les chrétiens. En novembre 2008, la béatification des 188 martyrs du Japon à Rome, nous a rappelé l’existence de cette terre de martyrs depuis les débuts de l’évangélisation au Japon (3).
Les pèlerins de la paroisse catholique de Hagi viennent eux-mêmes d’une région où les persécutions furent nombreuses. La région de Yamaguchi fut la première communauté chrétienne du Japon, fondée par saint François-Xavier lors de son voyage d’évangélisation au début du XVIe siècle, sur l’emplacement d’un temple désaffecté prêté par le seigneur du lieu (avril 1551) (4). A cette époque, l’Eglise à peine naissante était tolérée, mais un changement de régime politique marqua un tournant décisif et, à la fin du XVIe siècle, commencèrent les premières persécutions, qui s’échelonnèrent par paliers, jusqu’à l’interdiction totale du christianisme sur le territoire et le renvoi ou l’exécution de tous les missionnaires étrangers en 1614.
Aujourd’hui, dans les montagnes de Yamaguchi, un lieu de pèlerinage, Otome Tôge (le col de la Vierge), garde le souvenir de ces grandes persécutions et des célébrations y ont lieu régulièrement.
(1) Ucanews, 15 juillet 2010
(2) Le Rinzai est l’une des trois écoles du bouddhisme zen japonais. Venu de Chine, il aurait été introduit au Japon au XIIe siècle.
3) En 1587 déjà, le shôgun Hideyoshi fait arrêter à Kyôto l’embryon d’une communauté qui y vit, 26 chrétiens, pour les envoyer à Nagasaki afin qu’ils y soient crucifiés. En 1614, le shôgun Tokugawa Ieyasu fait publier un édit qui interdit la religion chrétienne, expulse les missionnaires et fait détruire toutes les églises de Nagasaki, soit douze églises. La Conférence des évêques du Japon actuelle estime qu’il y avait alors dans tout le Japon quelque 220.000 chrétiens baptisés. En 1622 a lieu la « grande persécution » de Nagasaki où une cinquantaine de chrétiens, hommes, femmes et enfants sont brûlés vifs, suivie de la jacquerie de 1637 et sa répression meurtrière. La dernière persécution à Nagasaki eut lieu en 1870, juste avant la restauration de la liberté religieuse mais après que l’autorisation de pénétrer au Japon fut rétablie pour les étrangers. C’est en 1865 que des chrétiens cachés du village d’Urakami qui avaient conservé leur foi pendant plus de 200 ans sans aucun contact avec l’Eglise, vinrent se faire reconnaître comme chrétiens auprès des Pères des Missions Etrangères de Paris dans l’église de Ôura qu’ils venaient de construire sur le terrain de la concession française.
(4) Selon des historiens de plus en plus nombreux et en raison du fait que le Japon a toujours été une puissance maritime, l’arrivée du christianisme au Japon serait bien antérieure, théorie attestée par des preuves archéologiques, notamment la présence de documents et symboles chrétiens dans de nombreux monastères bouddhiques, antérieurs à leur construction.
(Source: Eglises d'Asie, 20 juillet 2010)
Philippines: les évêques catholiques travaillent avec les Eglises protestantes pour réaliser la première bible oecuménique manuscrite
Eglises d'Asie
09:48 20/07/2010
Catholiques et protestants des Philippines se sont engagés ensemble dans un projet ambitieux, une « première mondiale »: la réalisation d’une bible entièrement écrite à la main par des chrétiens de différentes confessions, afin de « promouvoir l’esprit d’unité » et de communion fraternelle (bayanihan) ».
Le projet, intitulé « May They Be One Bible », a été lancé il y a quelques jours par la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP). La Commission de l’apostolat par la Bible du CBCP avait déjà mis en place avec la Philippine Bible Society (PBS), les étapes du gigantesque défi logistique et exégétique que représentera cette bible multilingue et oecuménique.
Chaque verset sera écrit par une personne différente; des responsables de l’Eglise catholique comme de diverses Eglises protestantes, ainsi que des chrétiens laïcs issus de toutes les couches de la société.
Le pape Benoît XVI participera lui-même à l’entreprise, en retranscrivant de sa propre main le début de la Genèse (I, 1) et le verset final de l’Apocalypse (XXII, 21).
Les 35 656 chapitres des 78 livres qui forment la Bible, explique la déclaration de la CBCP, seront écrits à la main par des représentants des secteurs les plus divers comme des membres du clergé, des laïcs venant de milieux ruraux ou urbains, des travailleurs émigrés, des jeunes, des agriculteurs, des pêcheurs, des membres du gouvernement, du Sénat ou du Congrès, des représentants des écoles et des aborigènes.
Cette bible manuscrite comportera deux colonnes, l’une proposant la version anglaise du texte, l’autre traduite dans l’une des huit langues autochtones les plus parlées aux Philippines (tagalog, ilocano, pangasinan, cebuano, hiligayon, samarenyo, bicol et pampanga), chaque langue faisant l’objet d’une édition séparée.
Selon les concepteurs du projet, la bible May They Be One, est une réponse à la demande du pape Benoît XVI de redonner toute son importance à la Parole de Dieu, demande qu’il a exprimée à de nombreuses reprises, et tout particulièrement au cours du XIIe synode des évêques (1).
La version anglaise de cette bible oecuménique et manuscrite s’appuiera sur la Bible de la liturgie, établie par l’Eglise catholique. Les versions en langue vernaculaire seront adaptées des traductions autochtones de la Bible, publiées par la Philippine Bible Society, très couramment utilisées aux Philippines (2)
(1) La XIIe Assemblée générale ordinaire du synode des évêques s’est tenue à Rome du 5 au 26 octobre 2008, sur le thème « La Parole de Dieu dans la vie et dans la mission de l'Église ». Le pape Benoît XVI y avait rappelé que « l’action spirituelle qui exprime et alimente la vie et la mission ecclésiale se fonde obligatoirement sur la Parole ».
(2) AsiaNews, 17 juillet 2010; CBCP News, 13 juillet 2010; GMA.News.TV, 13 juillet 2010
(Source: Eglises d'Asie, 20 juillet 2010)
Le projet, intitulé « May They Be One Bible », a été lancé il y a quelques jours par la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP). La Commission de l’apostolat par la Bible du CBCP avait déjà mis en place avec la Philippine Bible Society (PBS), les étapes du gigantesque défi logistique et exégétique que représentera cette bible multilingue et oecuménique.
Chaque verset sera écrit par une personne différente; des responsables de l’Eglise catholique comme de diverses Eglises protestantes, ainsi que des chrétiens laïcs issus de toutes les couches de la société.
Le pape Benoît XVI participera lui-même à l’entreprise, en retranscrivant de sa propre main le début de la Genèse (I, 1) et le verset final de l’Apocalypse (XXII, 21).
Les 35 656 chapitres des 78 livres qui forment la Bible, explique la déclaration de la CBCP, seront écrits à la main par des représentants des secteurs les plus divers comme des membres du clergé, des laïcs venant de milieux ruraux ou urbains, des travailleurs émigrés, des jeunes, des agriculteurs, des pêcheurs, des membres du gouvernement, du Sénat ou du Congrès, des représentants des écoles et des aborigènes.
Cette bible manuscrite comportera deux colonnes, l’une proposant la version anglaise du texte, l’autre traduite dans l’une des huit langues autochtones les plus parlées aux Philippines (tagalog, ilocano, pangasinan, cebuano, hiligayon, samarenyo, bicol et pampanga), chaque langue faisant l’objet d’une édition séparée.
Selon les concepteurs du projet, la bible May They Be One, est une réponse à la demande du pape Benoît XVI de redonner toute son importance à la Parole de Dieu, demande qu’il a exprimée à de nombreuses reprises, et tout particulièrement au cours du XIIe synode des évêques (1).
La version anglaise de cette bible oecuménique et manuscrite s’appuiera sur la Bible de la liturgie, établie par l’Eglise catholique. Les versions en langue vernaculaire seront adaptées des traductions autochtones de la Bible, publiées par la Philippine Bible Society, très couramment utilisées aux Philippines (2)
(1) La XIIe Assemblée générale ordinaire du synode des évêques s’est tenue à Rome du 5 au 26 octobre 2008, sur le thème « La Parole de Dieu dans la vie et dans la mission de l'Église ». Le pape Benoît XVI y avait rappelé que « l’action spirituelle qui exprime et alimente la vie et la mission ecclésiale se fonde obligatoirement sur la Parole ».
(2) AsiaNews, 17 juillet 2010; CBCP News, 13 juillet 2010; GMA.News.TV, 13 juillet 2010
(Source: Eglises d'Asie, 20 juillet 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khấn Dòng tại Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng Huế
Trương Trí
07:00 20/07/2010
HUẾ - Từ lúc trời mờ sáng, các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng đã rộn ràng và hân hoan đón tiếp gia đình và thân nhân cũng như ân nhân của Hội dòng về dự lễ. Hôm nay 20.7. là một ngày vui, một ngày trọng đại đối với Hội dòng: Mừng Hồng ân tuyên khấn lần đầu của 18 khấn sinh, đánh dấu kỷ niệm của cuộc đời dấn thân phục vụ. Cũng là ngày Hội dòng đón nhận chị Lucia Phạm thị Thủy tuyên khấn trọn đời, là thành viên chính thức của Hội dòng. Đồng thời mừng Ngọc khánh (60 năm khấn dòng) của chị Matta Trần Thị Như Ý và Kim khánh (50 năm khấn dòng) của chị Agnès Lê Thị Tùng. Đặc biệt, Hội dòng vui mừng chào đón Đức Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận F.X. Lê Văn Hồng chủ tế thánh lễ, trên 80 linh mục trong và ngoài giáo phận đồng tế. Cùng với sự hiện diện của đông đảo tu sĩ nam nữ chung lòng cầu nguyện và tạ ơn.
Hình ảnh Lễ khấn dòng
Đúng 6 giờ, cộng đoàn sốt sắng lãnh nhận phép lành của Đức Giám mục chủ tế tiến vào nhà thờ, với bao cảm xúc dâng trào trong bài ca nhập lễ: “ Vâng! Con xin đến với Ngài, cuộc dương gian giả từ. Đời đơn sơ thanh bần xin là lễ tế cung kính dâng Ngài. Nhưng con có gì cũng chỉ là mọn hèn tôi tớ…”
Trong bài giảng lễ, Đức Giám mục chia sẻ: “Hôm nay một số chị em trong hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng được mời gọi ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, bằng cách ký kết lời giao ước tình yêu, tuyên khấn trọn đời và lần đầu giữ ba lời khuyên Phúc âm, để xác tín rằng Chúa yêu tôi và tôi quyết tâm ở lại trong tình yêu của Ngài.
Vì tình yêu, tôi sẵn sang từ bỏ tất cả để chỉ chọn lựa một mình Chúa làm phần gia nghiệp. Vì tình yêu, tôi tự nguyện thề hứa bước theo Thầy Giêsu bằng cách sống ba lời khuyên Phúc âm: Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng phục, để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày.
Chị em thừa hiểu rằng, lời tuyên khấn không cất đi bản tính yếu hèn và tội lỗi của con người. Sau khi khấn hứa, kể cả vĩnh khấn, chúng ta vẫn là con người với nguyên vẹn ý nghĩa của nó: nghĩa là vẫn mang một thân xác nặng nề, vẫn có những nghiêng chìu về tội lỗi. Nhưng cậy trông vào sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, khiêm tốn nép mình dưới sự che chở hiền mẫu của Mẹ Maria, và nhất là tín thác vào tình yêu của Chúa Giêsu, chị em can đảm và thanh thản bước theo Chúa Kitô, bằng cách đón nhận trong vui tươi những đòi hỏi triệt để của Tin Mừng, là sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, như là một dấu chứng đáp trả tình yêu của Bạn Chí Thánh Giêsu đã dành cho mình.
Đây là một sự lựa chọn hoàn toàn tự do và ý thức. Nhưng lựa chọn nào cũng đòi hỏi hy sinh và từ bỏ, lựa chọn nào cũng phải chấp nhận một cái giá phải trả. Chính Chúa Giêsu nói rỏ đòi hỏi này, Ngài không che dấu, úp mở, nhưng sòng phẳng mời gọi chúng ta chấp nhận những đòi hỏi của đời thánh hiến: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình vác thập giá mỗi ngày mà theo Ta.”( Mt. 16,24), “Chúng con không được làm tôi hai chủ, vừa Thiên Chúa vừa tiền của.” (Mt.6,24), “Ai tra tay cầm cày mà còn ngó lại đàng sau thì không đáng làm môn đệ của Thầy.” (Mt, 10,37).
Thật là những đòi hỏi triệt để, không khoan nhượng, vì Chúa muốn chúng ta thuộc trọn về Chúa và cho giáo hội của Ngài.
Trước những đòi hỏi khắt khe như thế, chắc chắn chúng ta đã có những giây phút lưỡng lự, lo âu và sợ hải. Chúa biết rỏ điều đó, nên mời gọi chúng ta: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”, vì chỉ khi chúng ta yêu Chúa thật sự, thì lời tuyên khấn hôm nay sẽ trở nên ách êm ái và ghánh nhẹ nhàng cho cuộc đời tận hiến của chị em.
Cũng vì tình yêu Đức Kitô và ở lại trong tình yêu của Ngài, mà một số chị em đã có thể trung thành suốt 50 năm hay 60 năm với lời giao ước ban đầu, mặc dầu cuộc đời có thăng trầm bể dâu, có khó khăn thách đố, mặc dầu có lầm lỗi thất trung, có yếu hèn vấp ngã, nhưng tình yêu Chúa luôn nâng đở chở che.”
Trong tâm tình tri ân và cảm mến vì bao hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Hội dòng. Nhất là trong thánh lễ long trọng sáng hôm nay, toàn thể cộng đoàn hiện diện hiệp dâng lời cầu nguyện cho các Tiên Khấn sinh, là những người đã trãi qua những năm tháng học hỏi và rèn luyện trong đời sống tu trì. Hôm nay, trước mặt Đức Giám mục đại diện Hội Thánh, chị Agnès Nguyễn Thị Lợi Tổng Phụ trách Hội dòng và cộng đoàn dân Chúa, các tân khấn sinh tuyên hứa sẽ tiếp tục dấn thân theo ơn gọi thánh hiến để phục vụ Giáo hội và tha nhân. Đức Giám mục đã làm phép khăn lúp và sách luật sống của hội dòng, trao cho các Tân khấn sinh. Để từ đó, nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, tuân giữ các lời khuyên phúc âm: Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục.
Đức Giám mục và cộng đoàn dân Chúa cũng chứng giám lời khấn trọn đời một cách xúc động và chân thành của chị Lucia Phạm Thị Thủy, chị đã trãi qua nhiều năm thử thách và rèn luyện, để hôm nay, chị là “hoa thơm quả ngọt” dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria, là của lễ tinh tuyền hiến dâng trọn vẹn cho Chúa.
Cũng trong thánh lễ hôm nay, cộng đoàn hiệp dâng lời tạ ơn vì hồng ân tận hiến của chị Matta Trần Thị Như Ý mừng Ngọc khánh khấn dòng, và chị Agnès Lê Thị Tùng mừng Kim khánh khấn dòng. Hai chị lặp lại lời khấn khi xưa các chị cũng đã tuyên khấn. Trãi qua 50 năm, 60 năm, những bước chân âm thầm khiêm tốn nhưng đầy quả cảm của các chị đã vượt qua bao chông gai, nhưng không sờn lòng. Các chị đã trọn đời hiến dâng cho tình yêu Thiên Chúa để phục vụ giáo hội.
Sau thánh lễ, chị Agnès Nguyễn Thị Lợi Tổng Phụ trách, thay mặt Hội dòng cảm ơn Đức Tổng, Đức Giám mục Phụ tá Chủ sự thánh lễ, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, chung niềm vui với Hội dòng trong ngày Hồng ân hôm nay. Đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc cha mẹ đã tin tưởng phó thác con cái cho hội dòng, tri ân các vị ân nhân đã giúp đở cho hội dòng ngày càng vững mạnh.
Đức Giám mục đã ban phép lành cho cộng đoàn tham dự thánh lễ, và chụp hình lưu niệm với chị em hội dòng trong ngày trọng đại. Hội dòng vui mừng khi có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục giáo phận, Ngài dù bận rộn với bao công việc cũng đã đến chia sẽ niềm vui với hội dòng.
Hình ảnh Lễ khấn dòng
Đúng 6 giờ, cộng đoàn sốt sắng lãnh nhận phép lành của Đức Giám mục chủ tế tiến vào nhà thờ, với bao cảm xúc dâng trào trong bài ca nhập lễ: “ Vâng! Con xin đến với Ngài, cuộc dương gian giả từ. Đời đơn sơ thanh bần xin là lễ tế cung kính dâng Ngài. Nhưng con có gì cũng chỉ là mọn hèn tôi tớ…”
Trong bài giảng lễ, Đức Giám mục chia sẻ: “Hôm nay một số chị em trong hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng được mời gọi ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, bằng cách ký kết lời giao ước tình yêu, tuyên khấn trọn đời và lần đầu giữ ba lời khuyên Phúc âm, để xác tín rằng Chúa yêu tôi và tôi quyết tâm ở lại trong tình yêu của Ngài.
Vì tình yêu, tôi sẵn sang từ bỏ tất cả để chỉ chọn lựa một mình Chúa làm phần gia nghiệp. Vì tình yêu, tôi tự nguyện thề hứa bước theo Thầy Giêsu bằng cách sống ba lời khuyên Phúc âm: Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng phục, để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày.
Chị em thừa hiểu rằng, lời tuyên khấn không cất đi bản tính yếu hèn và tội lỗi của con người. Sau khi khấn hứa, kể cả vĩnh khấn, chúng ta vẫn là con người với nguyên vẹn ý nghĩa của nó: nghĩa là vẫn mang một thân xác nặng nề, vẫn có những nghiêng chìu về tội lỗi. Nhưng cậy trông vào sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, khiêm tốn nép mình dưới sự che chở hiền mẫu của Mẹ Maria, và nhất là tín thác vào tình yêu của Chúa Giêsu, chị em can đảm và thanh thản bước theo Chúa Kitô, bằng cách đón nhận trong vui tươi những đòi hỏi triệt để của Tin Mừng, là sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, như là một dấu chứng đáp trả tình yêu của Bạn Chí Thánh Giêsu đã dành cho mình.
Đây là một sự lựa chọn hoàn toàn tự do và ý thức. Nhưng lựa chọn nào cũng đòi hỏi hy sinh và từ bỏ, lựa chọn nào cũng phải chấp nhận một cái giá phải trả. Chính Chúa Giêsu nói rỏ đòi hỏi này, Ngài không che dấu, úp mở, nhưng sòng phẳng mời gọi chúng ta chấp nhận những đòi hỏi của đời thánh hiến: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình vác thập giá mỗi ngày mà theo Ta.”( Mt. 16,24), “Chúng con không được làm tôi hai chủ, vừa Thiên Chúa vừa tiền của.” (Mt.6,24), “Ai tra tay cầm cày mà còn ngó lại đàng sau thì không đáng làm môn đệ của Thầy.” (Mt, 10,37).
Thật là những đòi hỏi triệt để, không khoan nhượng, vì Chúa muốn chúng ta thuộc trọn về Chúa và cho giáo hội của Ngài.
Trước những đòi hỏi khắt khe như thế, chắc chắn chúng ta đã có những giây phút lưỡng lự, lo âu và sợ hải. Chúa biết rỏ điều đó, nên mời gọi chúng ta: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”, vì chỉ khi chúng ta yêu Chúa thật sự, thì lời tuyên khấn hôm nay sẽ trở nên ách êm ái và ghánh nhẹ nhàng cho cuộc đời tận hiến của chị em.
Cũng vì tình yêu Đức Kitô và ở lại trong tình yêu của Ngài, mà một số chị em đã có thể trung thành suốt 50 năm hay 60 năm với lời giao ước ban đầu, mặc dầu cuộc đời có thăng trầm bể dâu, có khó khăn thách đố, mặc dầu có lầm lỗi thất trung, có yếu hèn vấp ngã, nhưng tình yêu Chúa luôn nâng đở chở che.”
Trong tâm tình tri ân và cảm mến vì bao hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Hội dòng. Nhất là trong thánh lễ long trọng sáng hôm nay, toàn thể cộng đoàn hiện diện hiệp dâng lời cầu nguyện cho các Tiên Khấn sinh, là những người đã trãi qua những năm tháng học hỏi và rèn luyện trong đời sống tu trì. Hôm nay, trước mặt Đức Giám mục đại diện Hội Thánh, chị Agnès Nguyễn Thị Lợi Tổng Phụ trách Hội dòng và cộng đoàn dân Chúa, các tân khấn sinh tuyên hứa sẽ tiếp tục dấn thân theo ơn gọi thánh hiến để phục vụ Giáo hội và tha nhân. Đức Giám mục đã làm phép khăn lúp và sách luật sống của hội dòng, trao cho các Tân khấn sinh. Để từ đó, nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, tuân giữ các lời khuyên phúc âm: Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục.
Đức Giám mục và cộng đoàn dân Chúa cũng chứng giám lời khấn trọn đời một cách xúc động và chân thành của chị Lucia Phạm Thị Thủy, chị đã trãi qua nhiều năm thử thách và rèn luyện, để hôm nay, chị là “hoa thơm quả ngọt” dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria, là của lễ tinh tuyền hiến dâng trọn vẹn cho Chúa.
Cũng trong thánh lễ hôm nay, cộng đoàn hiệp dâng lời tạ ơn vì hồng ân tận hiến của chị Matta Trần Thị Như Ý mừng Ngọc khánh khấn dòng, và chị Agnès Lê Thị Tùng mừng Kim khánh khấn dòng. Hai chị lặp lại lời khấn khi xưa các chị cũng đã tuyên khấn. Trãi qua 50 năm, 60 năm, những bước chân âm thầm khiêm tốn nhưng đầy quả cảm của các chị đã vượt qua bao chông gai, nhưng không sờn lòng. Các chị đã trọn đời hiến dâng cho tình yêu Thiên Chúa để phục vụ giáo hội.
Sau thánh lễ, chị Agnès Nguyễn Thị Lợi Tổng Phụ trách, thay mặt Hội dòng cảm ơn Đức Tổng, Đức Giám mục Phụ tá Chủ sự thánh lễ, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, chung niềm vui với Hội dòng trong ngày Hồng ân hôm nay. Đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc cha mẹ đã tin tưởng phó thác con cái cho hội dòng, tri ân các vị ân nhân đã giúp đở cho hội dòng ngày càng vững mạnh.
Đức Giám mục đã ban phép lành cho cộng đoàn tham dự thánh lễ, và chụp hình lưu niệm với chị em hội dòng trong ngày trọng đại. Hội dòng vui mừng khi có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục giáo phận, Ngài dù bận rộn với bao công việc cũng đã đến chia sẽ niềm vui với hội dòng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Đời
lm. Nguyễn Trung Tây
22:22 20/07/2010
BIỂN ĐỜI
Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây.
Mênh mông giữa chốn biển đời,
Thuyền hồn lạc hướng, neo nơi bến nào?
(Nguyễn Trung Tây, SVD)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền