Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ 16 Mùa Quanh Năm 21/7 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:47 20/07/2024
BÀI ĐỌC 1 Gr 23:1-6
Bài trích sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a.
Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác - sấm ngôn của Đức Chúa. Vì thế, Đức Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en, phán như sau để lên án các mục tử, những người chăn dắt dân Ta:
Chính các ngươi đã làm cho đoàn chiên của Ta phải tan tác; các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng. Này Ta sẽ để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi - sấm ngôn của Đức Chúa.
Chính Ta sẽ quy tụ đoàn chiên Ta còn sót lại từ khắp mọi miền Ta đã xua chúng đến. Ta sẽ đưa chúng về đồng cỏ của chúng; chúng sẽ sinh sôi nảy nở thật nhiều. Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng; họ sẽ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không còn phải hãi hùng, kinh khiếp và bị bỏ rơi nữa - sấm ngôn của Đức Chúa.
Này, sẽ tới những ngày - sấm ngôn của Đức Chúa -
Ta sẽ làm nẩy sinh cho nhà Đa-vít một chồi non chính trực.
Vị vua lên ngôi trị vì sẽ là người khôn ngoan tài giỏi trong xứ sở,
vua sẽ thi hành điều chính trực công minh.
Thời bấy giờ, Giu-đa sẽ được cứu thoát, Ít-ra-en được sống yên hàn.
Danh hiệu người ta tặng vua ấy sẽ là: “Đức Chúa, sự công chính của chúng ta.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Ep 2:13-18
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.
Thưa anh em, trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay, trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần.
Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét; Người đã huỷ bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật. Như vậy, khi thiết lập hoà bình, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người.
Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét. Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Thật vậy, nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia, Alleluia!
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Alleluia
TIN MỪNG Mc 6:30-34
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô.
Khi ấy, các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. Người bảo các ông:
“Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.”
Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng.
Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.
Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
Đó là Lời Chúa.
Thả tôi nằm nghỉ
Lm. Minh Anh
14:23 20/07/2024
THẢ TÔI NẰM NGHỈ
“Trong đồng cỏ xanh tươi, Người thả tôi nằm nghỉ!”.
“Mọi vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không biết nghỉ ngơi!” - Blaise Pascal.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta khám phá tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi. Sau khi thi hành sứ vụ, các tông đồ thấm mệt, trở về; Chúa Giêsu bảo, “Các con hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút!”. Tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca thật phù hợp, “Trong đồng cỏ xanh tươi, Người thả tôi nằm nghỉ!”.
‘Nghỉ ngơi trong Chúa’ có nghĩa là ‘cầu nguyện!’. Một trong những cám dỗ mà bất cứ Kitô hữu nào cũng có thể không chống nổi là muốn làm quá nhiều việc; và do đó - mỗi ngày một chút - xa Chúa dần! Về việc cầu nguyện - thời khắc Chúa ‘thả tôi nằm nghỉ’ - một trong những mối nguy lớn nhất là bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng, có những việc lớn lao hơn, quan trọng hơn và cấp bách hơn cần làm, dẫn tới chỗ thiếu quan tâm đến ‘việc ở lại với Chúa’; và cho dẫu đó là việc của Chúa thì “Chúa vẫn luôn quan trọng hơn việc của Ngài!”. Vì lý do đó, Chúa Giêsu nói với các tông đồ - dù đã kiệt sức nhưng vẫn phấn khởi vì mọi việc đã diễn ra quá tốt đẹp - rằng, họ phải nghỉ ngơi!
Để có thể ‘nghỉ ngơi trong Chúa’ đúng cách, bạn phải ‘ở lại với Chúa Giêsu’, người mà bạn sẽ trò chuyện. Hãy xác tín bạn đang ở với Ngài! Vì lý do này, mọi giờ cầu nguyện phải luôn luôn bắt đầu bằng việc ý thức sự hiện diện của Chúa, đây thường là phần khó khăn nhất. Thứ đến, bạn phải ‘ở một mình’ với Ngài, vì nếu thực sự muốn nói chuyện thân mật và sâu sắc với ai, chúng ta chọn ở một mình với họ.
Thánh Pierre Julian Eymard cảnh báo chúng ta về mối nguy ‘lấp đầy lời tạ ơn’ sau rước lễ bằng nhiều lời thuộc lòng. Ngài nói, “Sau khi rước Mình Thánh Chúa, điều tốt nhất nên làm là thinh lặng để Chúa Giêsu nói với chúng ta thay vì nói với Ngài về những kế hoạch và những dự án. Tốt hơn, hãy để Chúa Giêsu hướng dẫn và khích lệ bạn!”.
Ngài là hiện thân của Thiên Chúa Mục Tử - bài đọc một - Ngài rao giảng và làm các công việc Chúa Cha trao. Ngài không bỏ mặc những nhu cầu của đám đông, nhưng mỗi ngày, trước hết, Ngài rút lui để cầu nguyện trong thinh lặng, trong sự thân mật với Cha. Lời mời dịu dàng của Ngài - hãy nghỉ ngơi đôi chút - sẽ đồng hành với chúng ta mỗi ngày và mọi ngày.
Anh Chị em,
“Người thả tôi nằm nghỉ!”. Cầu nguyện, chiêm ngắm, sẽ là nơi mà lòng từ bi phát sinh. Nếu chúng ta biết cách nghỉ ngơi thực sự, chúng ta sẽ có khả năng từ bi thực sự; nếu chúng ta biết trau dồi một đời sống chiêm niệm, cầu nguyện, chúng ta sẽ thực hiện các hoạt động của mình mà không có thái độ tham lam của những kẻ muốn sở hữu và tiêu thụ mọi thứ. Nếu chúng ta giữ liên lạc với Chúa và không gây mê phần sâu thẳm nhất của mình, thì những việc phải làm sẽ không có khả năng gây kiệt sức hoặc nuốt chửng chúng ta. Hãy lắng nghe điều này, chúng ta cần một “bầu sinh thái của trái tim”, bao gồm sự nghỉ ngơi trong Chúa, chiêm ngắm Ngài, vì Chúa Giêsu đang muốn ‘thả tôi nằm nghỉ!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để sự hấp tấp chiếm lĩnh trái tim con; nhờ đó, con mới có thể lay động được các tâm hồn, để ý đến những vết thương và cả những nhu cầu của họ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Trong đồng cỏ xanh tươi, Người thả tôi nằm nghỉ!”.
“Mọi vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không biết nghỉ ngơi!” - Blaise Pascal.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta khám phá tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi. Sau khi thi hành sứ vụ, các tông đồ thấm mệt, trở về; Chúa Giêsu bảo, “Các con hãy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút!”. Tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca thật phù hợp, “Trong đồng cỏ xanh tươi, Người thả tôi nằm nghỉ!”.
‘Nghỉ ngơi trong Chúa’ có nghĩa là ‘cầu nguyện!’. Một trong những cám dỗ mà bất cứ Kitô hữu nào cũng có thể không chống nổi là muốn làm quá nhiều việc; và do đó - mỗi ngày một chút - xa Chúa dần! Về việc cầu nguyện - thời khắc Chúa ‘thả tôi nằm nghỉ’ - một trong những mối nguy lớn nhất là bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng, có những việc lớn lao hơn, quan trọng hơn và cấp bách hơn cần làm, dẫn tới chỗ thiếu quan tâm đến ‘việc ở lại với Chúa’; và cho dẫu đó là việc của Chúa thì “Chúa vẫn luôn quan trọng hơn việc của Ngài!”. Vì lý do đó, Chúa Giêsu nói với các tông đồ - dù đã kiệt sức nhưng vẫn phấn khởi vì mọi việc đã diễn ra quá tốt đẹp - rằng, họ phải nghỉ ngơi!
Để có thể ‘nghỉ ngơi trong Chúa’ đúng cách, bạn phải ‘ở lại với Chúa Giêsu’, người mà bạn sẽ trò chuyện. Hãy xác tín bạn đang ở với Ngài! Vì lý do này, mọi giờ cầu nguyện phải luôn luôn bắt đầu bằng việc ý thức sự hiện diện của Chúa, đây thường là phần khó khăn nhất. Thứ đến, bạn phải ‘ở một mình’ với Ngài, vì nếu thực sự muốn nói chuyện thân mật và sâu sắc với ai, chúng ta chọn ở một mình với họ.
Thánh Pierre Julian Eymard cảnh báo chúng ta về mối nguy ‘lấp đầy lời tạ ơn’ sau rước lễ bằng nhiều lời thuộc lòng. Ngài nói, “Sau khi rước Mình Thánh Chúa, điều tốt nhất nên làm là thinh lặng để Chúa Giêsu nói với chúng ta thay vì nói với Ngài về những kế hoạch và những dự án. Tốt hơn, hãy để Chúa Giêsu hướng dẫn và khích lệ bạn!”.
Ngài là hiện thân của Thiên Chúa Mục Tử - bài đọc một - Ngài rao giảng và làm các công việc Chúa Cha trao. Ngài không bỏ mặc những nhu cầu của đám đông, nhưng mỗi ngày, trước hết, Ngài rút lui để cầu nguyện trong thinh lặng, trong sự thân mật với Cha. Lời mời dịu dàng của Ngài - hãy nghỉ ngơi đôi chút - sẽ đồng hành với chúng ta mỗi ngày và mọi ngày.
Anh Chị em,
“Người thả tôi nằm nghỉ!”. Cầu nguyện, chiêm ngắm, sẽ là nơi mà lòng từ bi phát sinh. Nếu chúng ta biết cách nghỉ ngơi thực sự, chúng ta sẽ có khả năng từ bi thực sự; nếu chúng ta biết trau dồi một đời sống chiêm niệm, cầu nguyện, chúng ta sẽ thực hiện các hoạt động của mình mà không có thái độ tham lam của những kẻ muốn sở hữu và tiêu thụ mọi thứ. Nếu chúng ta giữ liên lạc với Chúa và không gây mê phần sâu thẳm nhất của mình, thì những việc phải làm sẽ không có khả năng gây kiệt sức hoặc nuốt chửng chúng ta. Hãy lắng nghe điều này, chúng ta cần một “bầu sinh thái của trái tim”, bao gồm sự nghỉ ngơi trong Chúa, chiêm ngắm Ngài, vì Chúa Giêsu đang muốn ‘thả tôi nằm nghỉ!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để sự hấp tấp chiếm lĩnh trái tim con; nhờ đó, con mới có thể lay động được các tâm hồn, để ý đến những vết thương và cả những nhu cầu của họ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:30 20/07/2024
26. Liên quan đến việc cầu nguyện thì không thể vịn cớ ủy thác, bởi vì người không cầu nguyện thì bày tỏ cho thấy họ không muốn khắc chế để chiến thắng kẻ thù của họ.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:33 20/07/2024
12. THÍCH ĐÔNG PHA
Có một người tên là Lục Trại Chi nói chuyện tiếu rất giỏi, thường nói với mọi người:
- “Tôi rất thích Tô Đông Pha.”
Có người liền hỏi:
- “Đông Pha là người nổi danh thời Bắc Tống, là một nhà văn lớn, ông ta viết có văn xuôi, từ phú, thi ca, có một thư pháp rất đẹp, ông ta còn chế ra một loại khăn trùm đầu rất đẹp. Anh thích loại nào??
Lục Trại chi trả lời:
- “Tôi rất thích thịt Đông Pha !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 12:
Thời nay có những người nổi tiếng rất được người khác thích, ai cũng thích cái tài của người tài giỏi chứ không ai thích thịt của họ bao giờ, chỉ có quỷ yêu ma mới thích thịt của Tam Tạng để sống ngàn tuổi, nhưng đó là chuyện hoang đàng cổ tích.
Có những người Ki-tô hữu mỗi lần đi tham dự thánh lễ là muốn rước lễ chứ không thích nghe linh mục giảng, và cũng chẳng thích đọc kinh lần chuỗi hay làm các việc đạo đức khác; lại có những người thích vỗ ngực phô trương mình là người Ki-tô hữu, nhưng chẳng thích đi lễ đọc kinh hoặc tham dự các bí tích để được trở thành người Ki-tô hữu tốt. Chỉ thích rước Mình Thánh Chúa mà không thích tham dự các việc lành và các bí tích khác là chuyện tiếu lâm của người Ki-tô hữu thích “chơi nổi” trong thời đại ngày nay, nhưng trước mặt Thiên Chúa đó không phải là chuyện tiếu lâm, nhưng là một án phạt nặng nề, bởi vì đó chính là một gương mù ảnh hưởng rất lớn đến đức tin của người khác.
Thích cái tài năng của Đông Pha thì có lợi hơn là thích thịt của ông ta, cũng vậy, cái mà người Ki-tô hữu thích nhất trong đời sống tín ngưỡng chính là ăn và uống Mình và Máu của Đức Chúa Giê-su cùng với tất cả những điều kiện để được tham dự tiệc thánh, như xưng tội trọng, hối cải và làm những việc đền tội khác.v.v...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người tên là Lục Trại Chi nói chuyện tiếu rất giỏi, thường nói với mọi người:
- “Tôi rất thích Tô Đông Pha.”
Có người liền hỏi:
- “Đông Pha là người nổi danh thời Bắc Tống, là một nhà văn lớn, ông ta viết có văn xuôi, từ phú, thi ca, có một thư pháp rất đẹp, ông ta còn chế ra một loại khăn trùm đầu rất đẹp. Anh thích loại nào??
Lục Trại chi trả lời:
- “Tôi rất thích thịt Đông Pha !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 12:
Thời nay có những người nổi tiếng rất được người khác thích, ai cũng thích cái tài của người tài giỏi chứ không ai thích thịt của họ bao giờ, chỉ có quỷ yêu ma mới thích thịt của Tam Tạng để sống ngàn tuổi, nhưng đó là chuyện hoang đàng cổ tích.
Có những người Ki-tô hữu mỗi lần đi tham dự thánh lễ là muốn rước lễ chứ không thích nghe linh mục giảng, và cũng chẳng thích đọc kinh lần chuỗi hay làm các việc đạo đức khác; lại có những người thích vỗ ngực phô trương mình là người Ki-tô hữu, nhưng chẳng thích đi lễ đọc kinh hoặc tham dự các bí tích để được trở thành người Ki-tô hữu tốt. Chỉ thích rước Mình Thánh Chúa mà không thích tham dự các việc lành và các bí tích khác là chuyện tiếu lâm của người Ki-tô hữu thích “chơi nổi” trong thời đại ngày nay, nhưng trước mặt Thiên Chúa đó không phải là chuyện tiếu lâm, nhưng là một án phạt nặng nề, bởi vì đó chính là một gương mù ảnh hưởng rất lớn đến đức tin của người khác.
Thích cái tài năng của Đông Pha thì có lợi hơn là thích thịt của ông ta, cũng vậy, cái mà người Ki-tô hữu thích nhất trong đời sống tín ngưỡng chính là ăn và uống Mình và Máu của Đức Chúa Giê-su cùng với tất cả những điều kiện để được tham dự tiệc thánh, như xưng tội trọng, hối cải và làm những việc đền tội khác.v.v...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Instrumentum laboris cho Phiên họp thứ hai của Đại hội thường kỳ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, tiếp và hết
Vũ Văn An
05:08 20/07/2024
Tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và đánh giá
73. Một Giáo hội đồng nghị đòi hỏi cả văn hóa lẫn thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình, những điều cần thiết để phát huy sự tin tưởng lẫn nhau cần thiết để cùng nhau bước đi và thực thi đồng trách nhiệm vì sứ mạng chung. Trong Giáo hội, việc thực hiện trách nhiệm giải trình chủ yếu không đáp ứng các nhu cầu xã hội và tổ chức. Đúng hơn, nền tảng của nó được tìm thấy ngay trong bản chất của Giáo hội như một mầu nhiệm hiệp thông.
74. Trong Tân Ước, chúng ta thấy những thực hành về trách nhiệm giải trình trong đời sống của Giáo hội sơ khai có liên quan đáng kể đến việc bảo vệ sự hiệp thông của Giáo hội. Chương 11 sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta một ví dụ về điều này. Khi Thánh Phêrô trở về Giê-ru-sa-lem sau khi làm phép rửa cho Co-nê-li-ô, một người ngoại giáo, những tín đồ chịu phép cắt bì đã quở trách ngài rằng: “Tại sao ông lại đến nhà những người không cắt bì và ăn uống với họ?” (Công vụ 11:2-3). Thánh Phêrô đáp lại bằng cách bày tỏ lý do đằng sau hành động của mình. Do đó, trách nhiệm giải trình về mục vụ của mình trước cộng đồng thuộc về truyền thống lâu đời nhất của Giáo hội, có từ thời các tông đồ. Thần học Kitô giáo về vai trò quản lý cung ứng một khuôn khổ để hiểu việc thực thi thẩm quyền và suy gẫm về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
75. Trong thời đại chúng ta, nhu cầu về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong và ngoài Giáo hội đã xuất hiện do sự mất uy tín do các vụ bê bối tài chính và thậm chí còn hơn thế nữa là lạm dụng tình dục và các lạm dụng khác đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình đã thúc đẩy chủ nghĩa giáo sĩ trị, vốn dựa trên giả định ngầm rằng các thừa tác viên được thụ phong không chịu trách nhiệm trước bất cứ ai về việc thực thi thẩm quyền được giao cho họ.
76. Nếu Giáo hội đồng nghị muốn được chào đón, thì trách nhiệm giải trình và tính minh bạch phải là cốt lõi của hành động của Giáo hội ở mọi bình diện, không chỉ ở bình diện thẩm quyền. Tuy nhiên, những người ở vị trí thẩm quyền có trách nhiệm lớn hơn trong vấn đề này. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình không chỉ giới hạn ở việc lạm dụng tình dục và tài chính. Chúng cũng phải quan tâm đến các kế hoạch mục vụ, các phương pháp truyền giáo và cách Giáo hội tôn trọng phẩm giá con người, chẳng hạn như các điều kiện làm việc trong các tổ chức của mình.
77. Trong khi việc thực hành trách nhiệm giải trình trước bề trên đã được bảo tồn qua nhiều thế kỷ, chiều kích trách nhiệm giải trình của thẩm quyền quyền đối với cộng đồng cần phải được phục hồi. Sự minh bạch phải là một đặc điểm của việc thực thi quyền bính trong Giáo hội. Ngày nay, các cơ cấu và hình thức đánh giá thường xuyên về cách thức thực hiện các trách nhiệm mục vụ thuộc mọi loại đã xuất hiện như một điều cần thiết. Đánh giá, được hiểu theo nghĩa phi đạo đức, cho phép các thừa tác viên thích ứng nhanh chóng và phát huy sự phát triển cũng như khả năng thực hiện công việc của họ tốt hơn.
78. Ngoài việc tuân thủ những gì đã được quy định trong các quy tắc giáo luật liên quan đến các tiêu chuẩn và cơ chế kiểm soát, các Giáo hội địa phương và trên hết là các nhóm của họ (tức là các giáo tỉnh, Hội đồng Giám mục và các cơ cấu phẩm trật Đông phương) phải xây dựng các hình thức và thủ tục hiệu quả về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, phù hợp với nhiều bối cảnh khác nhau, dựa trên khung pháp lý dân sự, kỳ vọng của xã hội và sự sẵn có thực tế của chuyên môn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngay cả ở những nơi nguồn lực khan hiếm, Giáo hội sẽ nỗ lực phát triển công việc, đạo đức và tâm lý của mình theo hướng minh bạch và nền văn hóa giải trình trách nhiệm.
79. Đặc biệt, bằng những hình thức phù hợp với từng bối cảnh, dường như cần phải đảm bảo ít nhất là a) hoạt động hiệu quả của các Hội đồng về các vấn đề kinh tế; b) sự tham gia hiệu quả của dân Chúa, đặc biệt là những thành viên có năng lực nhất, vào việc hoạch định mục vụ và kinh tế; c) việc chuẩn bị và xuất bản (có thể tiếp cận thực sự) một bản báo cáo tài chính hàng năm, được các kiểm toán viên bên ngoài chứng nhận càng nhiều càng tốt, giúp minh bạch hóa việc quản lý tài sản và các nguồn tài chính của Giáo hội và các định chế của Giáo hội; d) tuyên bố hàng năm về việc thực hiện sứ mệnh, bao gồm minh họa các sáng kiến được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ (bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương) và thúc đẩy khả năng tiếp cận của phụ nữ với các vị trí quyền lực và sự tham gia của họ vào quá trình ra quyết định và thực hiện; và e) các thủ tục đánh giá định kỳ về việc thực hiện của những người thực hiện bất cứ hình thức mục vụ nào và nắm giữ bất cứ vị trí nào trong Giáo hội. Đây là những điểm có tầm quan trọng và cấp bách lớn đối với tính đáng tin cậy của tiến trình đồng nghị và việc thực hiện nó.
Phần III – Các địa điểm
Đời sống đồng nghị truyền giáo của Giáo hội, những mối quan hệ sống động mà nó cấu thành, và quá trình những cách giúp nó phát triển không nên bỏ qua tính cụ thể và chuyên biệt của “địa điểm”, nghĩa là Giáo hội được đặt trong một bối cảnh và văn hóa nhất định. Phần III mời gọi chúng ta vượt qua quan điểm tĩnh tụ về các địa điểm sắp xếp chúng theo bình diện hoặc cấp độ liên tiếp theo mô hình kim tự tháp (tức là Giáo xứ, hiệu trưởng, Giáo phận hoặc Giáo phận, tỉnh giáo hội, Hội đồng Giám mục hoặc cơ cấu phẩm trật Đông phương và Giáo hội hoàn vũ). Đây chưa bao giờ là tầm nhìn của chúng ta. Mạng lưới các mối quan hệ và trao đổi quà tặng giữa các Giáo hội luôn được đan xen như một mạng lưới các mối quan hệ chứ không phải được coi là tuyến tính về mặt hình thức. Họ quy tụ lại trong mối dây hiệp nhất mà Đức Giáo Hoàng Rôma là nguyên lý và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình. Theo nghĩa này, tính Công Giáo của Giáo hội chưa bao giờ trùng hợp với chủ nghĩa phổ quát trừu tượng. Hơn nữa, trong bối cảnh quan niệm về không gian đang thay đổi nhanh chóng, việc hạn chế hoạt động của Giáo hội trong những ranh giới thuần túy không gian sẽ giam cầm Giáo hội trong tình trạng bất động chết người và tạo ra tình trạng dư thừa mục vụ đáng lo ngại, khiến Giáo hội không có khả năng tiếp cận được những bộ phận dân cư năng động nhất, đặc biệt là giới trẻ. Thay vào đó, các địa điểm phải được hiểu từ góc độ phụ thuộc lẫn nhau, điều này trở nên cụ thể trong các mối quan hệ giữa các Giáo hội và các nhóm mà chúng hình thành, mang lại sự thống nhất về ý nghĩa. Việc phục vụ hiệp nhất, vốn là trách nhiệm của Giám mục Rôma và Giám mục đoàn trong sự hiệp thông với ngài, phải tính đến quan điểm này và tìm ra những hình thức tổ chức thích hợp cần thiết để thực hiện nó.
Các lĩnh vực hành trình chung
80. "Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa tại Cô-rinh-tô..." (1 Cr 1:2). Việc loan báo Tin Mừng, bằng cách đánh thức đức tin trong tâm hồn con người, khiến một Giáo hội được thành lập tại một nơi. Không thể hiểu được Giáo hội nếu không bám rễ vào một địa điểm và một nền văn hóa cũng như không có những mối quan hệ được thiết lập giữa các địa điểm và các nền văn hóa. Nhấn mạnh tầm quan trọng của địa điểm không có nghĩa là nhượng bộ chủ nghĩa đặc thù hay chủ nghĩa tương đối nhưng nâng cao tính cụ thể trong đó, trong không gian và thời gian, một kinh nghiệm chung về việc gắn bó với sự biểu lộ của Thiên Chúa Ba Ngôi cứu độ được hình thành. Chiều kích địa điểm bảo tồn tính đa dạng của các hình thức trải nghiệm này và nguồn gốc của chúng trong các bối cảnh văn hóa và lịch sử cụ thể. Sự đa dạng của các truyền thống phụng vụ, thần học, linh đạo và kỷ luật chứng tỏ sự đa dạng này làm phong phú và làm cho Giáo hội trở nên đẹp đẽ biết bao. Sự hiệp thông của các Giáo hội, với tính cụ thể địa phương của họ, biểu lộ sự hiệp thông của các tín hữu trong Giáo hội duy nhất và độc đáo, tránh biến hơi thành một chủ nghĩa phổ quát trừu tượng và đồng nhất hóa.
81. Tính đa nguyên của các nền văn hóa và hoa trái của cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa chúng là một điều kiện của đời sống Giáo hội, một biểu thức chứ không phải là một mối đe dọa đối với tính Công Giáo của Giáo hội. Sứ điệp cứu độ vẫn là một và y như nhau: “Chỉ có một thân thể và một Thánh Thần, cũng như anh em đã được kêu gọi để có một niềm hy vọng duy nhất về ơn kêu gọi của mình, một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa và là Cha của mọi người, Đấng ở trên tất cả và xuyên qua tất cả và trong tất cả” (Eph 4:4-6). Thông điệp này có tính đa dạng và được phát biểu ở nhiều dân tộc, văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ khác nhau. Nghiêm túc coi trọng tính đa nguyên hình thức này sẽ tránh được các khuynh hướng bá chủ và giảm thiểu nguy cơ giản lược sứ điệp cứu rỗi thành một cách hiểu duy nhất về đời sống Giáo hội và cách diễn đạt phụng vụ, mục vụ hoặc luân lý của nó. Mạng lưới các mối quan hệ trong một Giáo hội đồng nghị, được làm cho hiển thị qua việc trao đổi hồng phúc giữa các Giáo hội và được bảo đảm bởi sự hiệp nhất của Giám mục đoàn do Giám mục Rôma đứng đầu, là người bảo vệ năng động cho một sự hiệp nhất không bao giờ có thể trở thành độc dạng.
82. Ngày nay, tầm nhìn về một Giáo hội bắt nguồn từ những bối cảnh cụ thể đang gặp phải những điều kiện văn hóa xã hội của thời đại chúng ta, những điều kiện đã làm thay đổi sâu xa trải nghiệm của chúng ta về việc bám rễ vào một lãnh thổ nhất định. Một địa điểm không còn có thể được hiểu theo nghĩa thuần túy về mặt địa lý và không gian nữa; đúng hơn, nó cho thấy chúng ta thuộc về một mạng lưới các mối quan hệ và một nền văn hóa năng động và di động hơn so với trước đây. Thực tại này thách thức các hình thức tổ chức của Giáo hội, vốn được cấu trúc dựa trên một khái niệm khác về địa điểm. Điều này cũng đòi hỏi phải áp dụng những tiêu chuẩn khác biệt phù hợp với những bối cảnh khác nhau, không mâu thuẫn với nhau, để nhập thể một chân lý duy nhất trong đời sống con người.
83. Đô thị hóa là một yếu tố dẫn đến sự chuyển dịch này. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, phần lớn nhân loại sống ở thành thị thay vì nông thôn. Cảm giác thuộc về một địa điểm có những hình thức khác nhau trong bối cảnh đô thị, nơi mà các ranh giới cấu trúc một địa phương được hình thành theo một cách khác. Ở các thành phố lớn, chỉ cần một vài trạm dừng tàu điện ngầm là có thể vượt qua ranh giới không chỉ của Giáo xứ mà còn của Giáo phận: một cuộc hành trình mà nhiều người thực hiện nhiều lần trong ngày. Nhiều cuộc sống thường xuyên diễn ra bằng cách di chuyển giữa các địa phương hội thánh khác nhau.
84. Yếu tố thứ hai là khả năng di chuyển của con người ngày càng tăng trong một thế giới hoàn cầu hóa. Những người tị nạn và di cư thường hình thành những cộng đồng sôi động, mở rộng việc thực hành đức tin và do đó làm cho nơi họ định cư trở nên đa dạng hơn. Đồng thời, họ duy trì kết nối và mối quan hệ với quê hương, thường nhờ vào phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Họ thường xuyên trải nghiệm việc thuộc về nhiều nhóm địa phương, văn hóa và ngôn ngữ. Một mặt, các cộng đồng gốc phải đối mặt với tình trạng giảm số lượng thành viên, đôi khi đến mức phải đấu tranh để sinh tồn. Mặt khác, cơ cấu quan hệ và văn hóa của họ được mở rộng trên hoàn cầu. Như Phiên họp đầu tiên đã lưu ý, biểu tượng về mặt này là tình trạng của một số Giáo Hội Công Giáo Đông phương: với tỷ lệ di cư hiện tại, số thành viên hải ngoại của họ có thể đông hơn những người sống trong lãnh thổ giáo luật của họ (x. SR 6c). Trong mọi trường hợp, việc xác định địa điểm thuần tuý về mặt địa lý sẽ ngày càng trở nên lỗi thời. Nhóm Nghiên cứu 1 được kêu gọi suy gẫm về những thách thức mà vấn đề này đặt ra đối với mối quan hệ giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Giáo hội Latinh.
85. Cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua sự lan rộng của văn hóa kỹ thuật số, đặc biệt là trong giới trẻ. Nó tác động triệt để đến trải nghiệm và quan niệm về không gian và thời gian, đồng thời định hình lại mọi loại hoạt động của con người, bao gồm giao tiếp, các mối quan hệ và đức tin. Không phải ngẫu nhiên mà Phiên họp thứ nhất tuyên bố rằng “do đó, văn hóa kỹ thuật số không phải là một lĩnh vực truyền giáo riêng biệt như một chiều kích quan trọng của chứng tá của Giáo hội trong xã hội đương thời” (SR 17b). Nhóm Nghiên cứu 3 được dành riêng để nghiên cứu thách thức này.
86. Những động lực của xã hội và văn hóa mời gọi Giáo hội suy nghĩ lại về ý nghĩa của chiều kích địa phương của mình vì mục đích truyền giáo. Không quên rằng cuộc sống luôn diễn ra trong những bối cảnh vật chất và những nền văn hóa cụ thể, cần phải tránh xa lối giải thích thuần túy về không gian về địa điểm: những địa điểm, ngay cả và đặc biệt là những địa điểm của Giáo hội, không chỉ là những không gian mà còn là những môi trường và mạng lưới trong đó các mối quan hệ có thể phát triển, mang lại cho con người cội nguồn và nền tảng cho sứ mệnh mà họ sẽ thực hiện ở bất cứ nơi nào cuộc sống của họ diễn ra. Việc hoán cải tâm và trí có tính đồng nghị phải đi kèm với một cuộc cải cách có tính đồng nghị về các thực tại của giáo hội, được kêu gọi trở thành những con đường để cùng nhau đồng hành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giao phó hoạt động mục vụ cho các tổ chức được bầu chọn. Mục đích là để gặp gỡ mọi người nam nữ.
87. Cuộc cải cách này phải được tiến hành dựa trên sự hiểu biết về Giáo hội là Dân thánh của Thiên Chúa, được phát biểu rõ ràng trong sự hiệp thông của các Giáo hội (communio Ecclesiarum). Kinh nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng việc phát động tiến trình đồng nghị trong các Giáo hội địa phương không làm tổn hại đến sự hiệp nhất của toàn thể Giáo hội mà đúng hơn nói lên tính đa dạng và tính phổ quát của dân Chúa (x. LG 22). Nó cũng không gây nguy hiểm mà trái lại còn tăng cường việc thực thi thừa tác vụ hiệp nhất của Giám mục Rôma. Chúng ta không bắt đầu nghĩ về Giáo Hội từ những định chế của Giáo Hội. Thật vậy, những điều này phải được xem xét lại theo luận lý của công việc phục vụ truyền giáo, kể cả những công việc ở bình diện cao nhất.
88. Xét vì thừa tác vụ của Giám mục Rôma là nguyên tắc hữu hình cho sự hiệp nhất của toàn thể Giáo hội và thừa tác vụ của mỗi Giám mục là nguyên tắc hợp nhất hữu hình trong Giáo hội địa phương của mình, Công đồng có thể nói rằng Giáo hội, Nhiệm thể của Chúa Kitô, cũng là một tập thể của các Giáo hội, trong và từ đó hiện hữu một Giáo Hội Công Giáo duy nhất (x. LG 23). Cơ quan này bao gồm: (a) các Giáo hội cá thể như những phần tử của dân Chúa, mỗi Giáo hội được ủy thác cho một giám mục; (b) các nhóm Giáo hội, trong đó các trường hợp hiệp thông trước hết được đại diện bởi các cơ quan phẩm trật; và (c) toàn thể Giáo hội (Ecclesia tota), nơi Giáo hội với tư cách là sự hiệp thông của các Giáo hội được phát biểu bởi Giám mục đoàn tập hợp xung quanh Giám mục Rôma trong mối liên hệ hiệp thông giám mục (cum Petro) và phẩm trật (sub Petro). Việc cải cách các tổ chức giáo hội không thể không tuân theo sự trình bày có trật tự này của Giáo hội.
Các Giáo hội địa phương trong Giáo Hội Công Giáo duy nhất và độc nhất
89. Về bản chất, Giáo hội địa phương là nơi chúng ta trải nghiệm trực tiếp nhất đời sống đồng nghị truyền giáo của toàn thể Giáo hội. Những đóng góp do các Hội đồng Giám mục đệ trình nói về các Giáo xứ, các cộng đồng Kitô giáo cơ bản và nhỏ bé như những bối cảnh của sự hiệp thông và tham gia vào sứ mạng. Như các linh mục giáo xứ tập trung tại Sacrofano đã phát biểu: “Các thành viên của các giáo xứ đang và trở thành những môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu tụ tập nhân danh Người để cầu nguyện và thờ phượng, phục vụ và làm chứng trong những lúc vui cũng như buồn, hy vọng và đấu tranh”. Thiên Chúa đang hoạt động trong những thực tại giáo hội này. Đồng thời, chúng tôi ý thức rằng chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa để khai thác tính linh hoạt tuyệt vời của Giáo xứ, được hiểu như một cộng đồng gồm các cộng đồng phục vụ sự sáng tạo truyền giáo.
90. Ngày nay, các Giáo hội địa phương cũng được tạo thành từ các hiệp hội và cộng đồng là những biểu thức cũ và mới của đời sống Kitô hữu. Đặc biệt, các Tu hội đời sống thánh hiến và các Hiệp hội tông đồ đóng góp nhiều vào đời sống của các Giáo hội địa phương và sức sống của hoạt động truyền giáo. Điều tương tự cũng áp dụng cho các hiệp hội giáo dân, các phong trào giáo hội và các cộng đồng mới. Ngày nay, việc thuộc về Giáo Hội được phát biểu ngày càng nhiều dưới nhiều hình thức không gắn liền một cách chính thức với một cơ sở được xác định về mặt địa lý nhưng liên quan đến các mối liên kết. Sự đa dạng của các hình thức này phải được phát huy dưới ánh sáng định hướng truyền giáo và sự phân định của Giáo hội về những gì Chúa yêu cầu trong mỗi bối cảnh. Thúc đẩy tính đa dạng đa diện này và chăm lo cho các mối dây hiệp nhất là những năng quyền đặc biệt của giám mục giáo phận hoặc giáo phận đông phương. Nhóm Nghiên cứu 6 đã được giao nhiệm vụ suy tư về những khía cạnh này.
91. Như trong các giai đoạn trước của tiến trình đồng nghị, cũng như trong cuộc tham khảo trước khi soạn thảo Tài liệu Làm việc này: nhiều đóng góp nhận được coi các loại Hội đồng Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận hoặc Giáo phận Đông phương khác nhau là những công cụ thiết yếu cho việc lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đánh giá các hoạt động mục vụ và chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường chúng. Những cơ cấu này được dự liệu bởi giáo luật hiện hành đã có hiệu lực. Với những điều chỉnh thích hợp, chúng có thể tỏ ra phù hợp hơn nữa trong việc đưa ra một cách tiếp cận đồng nghị một hình thức cụ thể. Các Hội đồng này có thể trở thành đối tượng cho sự phân định của Giáo hội và việc đưa ra quyết định của Thượng hội đồng cũng như là nơi thực hiện trách nhiệm giải trình và đánh giá những người ở các vị trí thẩm quyền, mà không quên rằng đến lượt họ, họ sẽ phải giải trình về cách họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy, đây là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất để hành động nhằm thực hiện nhanh chóng các đề xuất và định hướng của Thượng Hội đồng, dẫn đến những thay đổi có tác động hiệu quả và nhanh chóng.
92. Nhiều đóng góp chỉ ra sự cần thiết phải định hình lại diện mạo của các cơ quan này và cách thức hoạt động của chúng để đi theo hướng này. Điều quan trọng là điều này đòi hỏi phải chú ý đến cách bổ nhiệm các thành viên, nhằm đảm bảo rằng thành phần của họ phản ánh thành phần của cộng đồng mà họ phục vụ (Giáo xứ hoặc Giáo phận/Giáo phận Đông phương) nhằm thúc đẩy văn hóa minh bạch và trách nhiệm giải trình một cách đáng tin cậy. Do đó, điều cần thiết là đa số thành viên không được thẩm quyền (linh mục hay giám mục) lựa chọn mà được chỉ định theo một cách khác, nói lên một cách hiệu quả thực tại của cộng đồng hoặc Giáo hội địa phương.
93. Tương tự như vậy, cần phải chú ý đến thành phần của các tổ chức này để khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ, thanh niên và những người sống trong điều kiện nghèo đói hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội trong thành phần của các tổ chức này. Hơn nữa, như Phiên họp đầu tiên đã nhấn mạnh, điều cơ bản là các cơ quan này bao gồm những người nam nữ dấn thân làm chứng cho đức tin trong những thực tại bình thường của cuộc sống và trong bối cảnh xã hội của họ, với khuynh hướng tông đồ và truyền giáo được công nhận (x. SR 18d), và không chỉ những người tham gia vào việc tổ chức đời sống và phục vụ cộng đồng. Bằng cách này, việc biện phân của Giáo hội do các cơ quan này thực hiện sẽ được hưởng lợi từ sự cởi mở và khả năng phân tích thực tại hơn cũng như sự đa dạng của các quan điểm. Cuối cùng, nhiều đóng góp chỉ ra mong muốn làm cho những Hội đồng thành bắt buộc mà việc thành lập của chúng tùy thuộc luật hiện hành.
94. Một số Hội đồng Giám mục đã chia sẻ kinh nghiệm cải cách và đã xác định những thực hành tốt đã có. Những điều này bao gồm việc tạo ra mạng lưới các Hội đồng mục vụ ở bình diện các cộng đồng Kitô giáo nhỏ và cơ bản, các Giáo xứ và các Giáo hạt, cho đến Hội đồng mục vụ Giáo phận. Như một mô hình tham vấn và lắng nghe, người ta đề xuất tổ chức các hội nghị của Giáo hội ở mọi bình diện, cố gắng mở rộng việc tham vấn để thu hút sự đóng góp của các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác, của các tôn giáo khác hiện diện trong bối cảnh địa phương và xã hội, trong đó cộng đồng Kitô giáo lữ hành.
Những mối liên kết hình thành sự hiệp nhất của Giáo hội
95. Tầm nhìn chung của việc trao đổi hồng phúc, được nêu ở Phần I, gợi hứng cho mối quan hệ giữa các Giáo hội. Nó kết hợp việc nhấn mạnh vào những mối dây hình thành sự hiệp nhất của Giáo hội với sự đánh giá cao những đặc điểm liên quan đến bối cảnh mà mỗi Giáo hội địa phương đang sống, với lịch sử và truyền thống của mình. Việc áp dụng một phong cách đồng nghị cho phép chúng ta vượt qua ý tưởng cho rằng tất cả các Giáo hội nhất thiết phải hành động với cùng một tốc độ trong mọi vấn đề. Ngược lại, những khác biệt về nhịp độ có thể được đánh giá như một biểu thức nói lên sự đa dạng hợp pháp và một cơ hội để trao đổi hồng phúc và làm phong phú lẫn nhau. Để được hiện thực hóa, chân trời này cần phải được hiện thân trong các cơ cấu và thực hành cụ thể. Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo?” đòi hỏi phải xác định và thúc đẩy các cơ cấu và thực hành như vậy.
96. Các cơ cấu phẩm trật và các Hội đồng Giám mục Đông phương là những công cụ căn bản để tạo nên những liên kết và chia sẻ kinh nghiệm giữa các Giáo hội cũng như việc phân quyền quản lý và lập kế hoạch mục vụ. “Công đồng Vatican II tuyên bố rằng, giống như các Giáo hội thượng phụ cổ xưa, các hội đồng giám mục có vai trò ‘đóng góp bằng nhiều cách và hiệu quả vào việc hiện thực hóa cụ thể tinh thần hiệp đoàn’ (LG 23). Tuy nhiên, mong muốn này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, vì địa vị pháp lý của các Hội đồng Giám mục vốn coi họ là chủ thể của những thẩm quyền chuyên biệt, bao gồm cả thẩm quyền thực sự về mặt tín lý, vẫn chưa được khai triển đầy đủ” (EG 32). Việc tìm cách trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo đòi hỏi phải giải quyết câu hỏi này.
97. Từ tất cả những gì đã được thu thập cho đến nay, trong diễn trình đồng nghị này, các đề xuất sau đây xuất hiện: (a) công nhận các Hội đồng Giám mục là những chủ thể của Giáo hội được ban cho thẩm quyền tín lý, đảm bảo sự đa dạng về văn hóa xã hội trong khuôn khổ của một Giáo hội đa diện, và ủng hộ việc đánh giá cao các cách diễn đạt phụng vụ, kỷ luật, thần học và tâm linh phù hợp với các bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau; (b) đánh giá kinh nghiệm thực tế về hoạt động của các Hội đồng Giám mục và các cơ cấu phẩm trật Đông phương, cũng như về mối quan hệ giữa các Giám mục và Tòa thánh, để xác định những cải cách cụ thể cần thực hiện; các chuyến thăm ad limina, thuộc Nhóm Nghiên cứu 7, có thể là bối cảnh phù hợp cho đánh giá này; và (c) đảm bảo rằng tất cả các Giáo phận hoặc Giáo phận trực thuộc một Giáo tỉnh và một Hội đồng Giám mục hoặc Cơ cấu phẩm trật Đông phương (xem CD 40).
98. Việc triệu tập các Phiên họp Châu lục trên tất cả các khu vực là một sự đổi mới của tiến trình đồng nghị hiện tại và là một cách thực hiện mạch lạc hơn chỉ dẫn của Công đồng nhằm tôn vinh tính đặc thù “của mọi khu vực văn hóa xã hội lớn” nhằm tìm kiếm “một sự thích ứng sâu sắc hơn trong toàn bộ lĩnh vực của đời sống Kitô hữu” (AG 22). Kinh nghiệm này, cũng như hành trình của các Giáo hội ở một số khu vực, đặt ra câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể mang lại cho tính năng động đồng nghị và tập thể một biểu thức định chế thích hợp hơn, chẳng hạn, thông qua các Đại hội đồng giáo hội và các Hội đồng Giám mục. Các cơ quan này có thể được giao nhiệm vụ phối hợp tham vấn và ra quyết định ở cấp châu lục hoặc khu vực. Các phương pháp biện phân cũng có thể được phát triển để bao gồm các tác nhân khác nhau của giáo hội trong việc soạn thảo các tài liệu và tiến hành các quá trình ra quyết định và thực hiện. Hơn nữa, có đề xuất cho rằng sự biện phân cũng nên bao gồm các không gian để lắng nghe và đối thoại với các tổ chức dân sự, đại diện của các tôn giáo khác, các tổ chức phi Công Giáo và xã hội nói chung, dưới những hình thức thích ứng với sự đa dạng của bối cảnh.
99. Mong muốn cho rằng cuộc đối thoại đồng nghị địa phương sẽ tiếp tục và không kết thúc và nhu cầu hội nhập văn hóa đức tin một cách hiệu quả ở các khu vực cụ thể thúc đẩy chúng ta hướng tới một đánh giá mới về việc tổ chức các Công đồng đặc thù, dù là cấp tỉnh hay toàn thể, mà việc cử hành định kỳ của chúng đã là một nghĩa vụ trong phần lớn lịch sử của Giáo hội. Dựa trên kinh nghiệm bước đi trên con đường đồng nghị, người ta có thể nghĩ ra những hình thức quy tụ một hội đồng giám mục và một hội đồng giáo hội gồm các thành viên tín hữu (linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, giáo dân nam nữ), được ủy quyền bởi Hội đồng Giám mục. Các Hội đồng mục vụ của các Giáo phận hoặc Giáo phận Đông phương có liên quan hoặc được chỉ định theo cách khác để phản ánh sự đa dạng của Giáo hội trong khu vực. Để hỗ trợ điều này, thủ tục công nhận các kết luận của các Hội đồng đặc thù cần được cải cách để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công bố chúng kịp thời.
Sự phục vụ hiệp nhất của Giám mục Rôma
100. Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo?” cũng đòi hỏi phải xem xét lại động lực hợp nhất tính đồng nghị, tính hợp đoàn và tính ưu việt, để nó có thể nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa các định chế mà qua đó nó tìm thấy biểu thức cụ thể.
101. Tiến trình Thượng Hội đồng hiện nay đã cho thấy sự thật của lời khẳng định của Công đồng rằng “trong sự hiệp thông giáo hội, có những giáo hội địa phương hợp pháp, có những truyền thống riêng của mình, trong khi quyền tối thượng của Tòa Phêrô vẫn còn nguyên vẹn, là giáo hội chủ trì sự hiệp thông phổ quát của đức ái và bảo vệ những khác biệt chính đáng, đồng thời quan tâm để điều đặc thù không những không gây tổn hại cho sự hiệp nhất mà còn có lợi cho sự hiệp nhất" (x. LG 13). Nhờ chức năng này, Giám mục Rôma, với tư cách là nguyên tắc hữu hình của sự hiệp nhất toàn thể Giáo hội (x. LG 23), là người bảo đảm cho tính đồng nghị. Ngài kêu gọi toàn thể Giáo hội hành động đồng nghị bằng cách triệu tập, chủ trì và xác nhận kết quả của Thượng hội đồng Giám mục; ngài phải quan tâm đến việc đảm bảo rằng Giáo hội phát triển theo phong cách và hình thức đồng nghị.
102. Việc suy ngẫm về các hình thức thi hành thừa tác vụ Phêrô cũng nên được tiến hành từ quan điểm “phân quyền hợp lý” (EG 16), như Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục và nhiều Hội đồng Giám mục yêu cầu. Theo công thức được cung cấp bởi Tông Hiến Praedicate Evangelium (19 tháng 3 năm 2022), điều này đòi hỏi phải trao “năng quyền cho các Giám mục để giải quyết, trong khi thi hành “nhiệm vụ riêng của mình với tư cách là các thầy dạy” và mục tử, những vấn đề mà các ngài quen thuộc và không ảnh hưởng đến sự hiệp nhất về tín lý, kỷ luật và hiệp thông của Giáo hội, luôn hành động với tinh thần đồng trách nhiệm vốn là hoa trái và biểu thức của mầu nhiệm hiệp thông cụ thể là Giáo hội”. (PE II, 2).
103. Để tiếp tục, chúng ta có thể đi theo đường lối của Tự sắc Competentias quasdam decernere gần đây (15 tháng 2 năm 2022), trong đó quy định “các lĩnh vực năng quyền nhất định liên quan đến các điều khoản của Bộ luật nhằm bảo vệ sự thống nhất kỷ luật trong Giáo hội hoàn vũ, và quyền điều hành trong các Giáo hội địa phương và các tổ chức giáo hội trên cơ sở “năng động hiệp thông của giáo hội” (Lời mở đầu).
104. Hơn nữa, việc soạn thảo các quy tắc giáo luật cũng có thể là nơi để thực hiện phong cách đồng nghị. Việc đặt ra các quy tắc không chỉ bao hàm việc thực thi quyền lực do thẩm quyền ban cho mà phải được coi là sự phân định đích thực của Giáo hội. Ngay cả khi chỉ mình nó được hưởng tất cả các đặc quyền lập pháp, thì khi làm như vậy, thẩm quyền có thể và nên hành động theo phương pháp đồng nghị để ban hành một quy tắc vốn là kết quả của việc lắng nghe nhu cầu công lý trong Chúa Thánh Thần.
105. Tông hiến Praedicate Evangelium đã đề cập đã định hình việc phục vụ của Giáo triều Rôma đối với Giám mục Rôma và Giám mục đoàn một cách đồng nghị và truyền giáo. Để hỗ trợ tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, việc đánh giá định kỳ công việc của nó phải được thực hiện và giao cho một cơ quan độc lập (chẳng hạn như Hội đồng Hồng Y và/hoặc hội đồng giám mục được Thượng hội đồng bầu chọn). Nhóm Nghiên cứu 8 được dành riêng để xem xét vai trò của các Đại diện Giáo hoàng từ góc độ truyền giáo đồng nghị và khám phá những cách đánh giá công việc của họ.
106. Thượng Hội đồng vào tháng 10 năm 2023 chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành đánh giá thành quả của Phiên họp đầu tiên (xem SR 20j). Đánh giá này không thể bỏ qua sự phát triển được ban hành bởi Tông hiến Episcopalis Communio, vốn biến đổi Thượng hội đồng từ một sự kiện ngẫu nhiên thành một tiến trình giáo hội kéo dài trong không gian và thời gian. Trong số những nơi thực hành tính đồng nghị và tính hợp đoàn ở cấp độ toàn thể Giáo hội, Thượng hội đồng Giám mục chắc chắn nổi bật. Được Đức Phaolô VI thiết lập như một Hội đồng Giám mục được triệu tập để tham gia, một cách đồng bộ, vào sự chăm sóc của Đức Giáo Hoàng Rôma đối với toàn thể Giáo hội, giờ đây, dưới hình thức tiến trình theo từng giai đoạn, là phạm vi nơi mối quan hệ năng động giữa tính đồng nghị, tính hợp đoàn và tính ưu việt được thực hiện và có thể được cổ vũ. Toàn thể Dân thánh của Thiên Chúa, các giám mục đã được giao phó các phần riêng của mình và Giám mục Rôma với tư cách là nguyên tắc hiệp nhất của Giáo hội đều tham gia đầy đủ vào Tiến trình Thượng hội đồng, mỗi người tùy theo chức năng riêng của mình. Sự tham gia này được biểu lộ rõ ràng bởi Thượng Hội đồng họp xung quanh Giám mục Rôma, một hội đồng, trong thành phần của nó, cho thấy sự đa dạng và tính phổ quát của Giáo hội như “bí tích hiệp nhất, dân thánh được thu hút thành một tổng thể có trật tự dưới quyền các giám mục” (SC 26).
107. Trong số những thành quả quan trọng nhất của Thượng hội đồng 2021-2024 là cường độ của sự thúc đẩy đại kết và lời hứa đánh dấu điều đó. Cũng có thể hữu ích khi giải quyết vấn đề thi hành thừa tác vụ Phêrô theo chiều hướng này, mở ra “một tình thế mới” (UUS 95). Tài liệu gần đây Giám mục Rôma: Tính ưu việt và tính đồng nghị trong các cuộc đối thoại đại kết và các câu trả lời cho Thông điệp Ut Unum Sint, do Bộ Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo ban hành, đưa ra những hiểu biết sâu sắc để nghiên cứu thêm. Chủ đề này là một phần công việc của Nhóm Nghiên cứu 10, được dành riêng cho việc tiếp nhận những thành quả của hành trình đại kết trong các thực hành của Giáo hội.
108. Sự phong phú do sự tham gia của các đại biểu huynh đệ từ các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội khác trong Phiên họp đầu tiên mời gọi chúng ta đào sâu sự hiểu biết và đánh giá cao cách thức thực thi tính đồng nghị của các đối tác đại kết của chúng ta, cả ở phương Đông và phương Tây. Đối thoại đại kết là nền tảng để thúc đẩy sự hiểu biết về tính đồng nghị và sự hiệp nhất của Giáo hội. Trên hết, nó thúc đẩy chúng ta tưởng tượng những thực hành đồng nghị đại kết đích thực, bao gồm các hình thức tham vấn và phân định về các mối quan tâm chung và cấp bách. Căn nguyên của khả năng này là việc chúng ta hiệp nhất trong một Bí tích Rửa tội duy nhất, từ đó phát sinh ra căn tính của Dân Thiên Chúa và tính năng động của sự hiệp thông, tham gia và truyền giáo.
Kết luận – Giáo hội đồng nghị trên thế giới
109. Mọi thứ trên thế giới này đều được kết nối với nhau và được đánh dấu bằng sự khao khát không ngừng nghỉ đối với người khác. Mọi thứ đều là lời kêu gọi của một mối quan hệ và là bằng chứng cho sự thật rằng, xét cho cùng, không có ai và không có vật nào có thể tự cung tự cấp. Toàn thế giới, khi được chiêm ngưỡng dưới ánh sáng Mặc khải Kitô giáo, là dấu chỉ bí tích của một sự hiện diện vừa siêu việt vừa làm sinh động nó, dẫn tới cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ cuối cùng sẽ được nên trọn trong tính xã hội yến tiệc vui vẻ của những khác biệt, được thể hiện trọn vẹn trong bữa tiệc cánh chung do Thiên Chúa chuẩn bị trên núi thánh của Người.
110. Được biến đổi bởi lời loan báo Phục Sinh, Giáo Hội tìm cách trở thành một nơi mà tầm nhìn của Isaia được hít thở và sống động để trở thành “nơi trú ẩn cho người nghèo, nơi ẩn náu cho người túng thiếu khi họ gặp hoạn nạn, nơi trú ẩn khỏi mưa bão và là bóng mát tránh cơn nóng” (Is. 25:4). Bằng cách này, Giáo hội mở lòng mình ra với Vương quốc. Khi các phần tử của Giáo Hội để cho mình được Thánh Thần Chúa dẫn dắt đến những chân trời mà trước đây họ chưa từng nhìn thấy, họ cảm nghiệm được niềm vui khôn tả. Với vẻ đẹp, sự khiêm tốn và đơn giản của nó, đây là sự hoán cải liên tục cách thức trở thành Giáo hội mà tiến trình đồng nghị mời gọi chúng ta thực hiện.
111. Thông điệp Fratelli Tutti trình bày cho chúng ta lời kêu gọi nhìn nhận mình là anh chị em trong Chúa Kitô Phục sinh, đề xuất điều này ít hơn như một địa vị mà nhiều hơn như một lối sống. Thông điệp nhấn mạnh đến sự tương phản giữa thời đại chúng ta đang sống và quan điểm về tình thân ái được Thiên Chúa chuẩn bị. Tấm màn tang chế, tấm vải liệm và nước mắt được tiên tri Isaia đặt tên cũng hiện diện trong thời đại chúng ta. Chúng thường là kết quả của sự cô lập ngày càng tăng của chúng ta với nhau, bạo lực và sự phân cực ngày càng tăng trong thế giới của chúng ta, và việc chúng ta bị tách rời khỏi nguồn sống. Các câu hỏi mà Tài liệu Làm việc đặt ra là: làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo; làm thế nào để tham gia vào việc lắng nghe và đối thoại sâu sắc; làm thế nào để đồng trách nhiệm dưới ánh sáng tính năng động của ơn gọi rửa tội bản thân và cộng đoàn của chúng ta; làm thế nào để biến đổi các cơ cấu và tiến trình để tất cả mọi người có thể tham gia và chia sẻ các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên mỗi người vì lợi ích chung; cách sử dụng quyền lực và thẩm quyền như một sự phục vụ. Mỗi câu hỏi này là một sự phục vụ cho Giáo hội, và qua hành động của Giáo hội, có khả năng chữa lành những vết thương sâu hoắm nhất của thời đại chúng ta.
112. Tiên tri Isaia kết thúc lời tiên tri của mình bằng một bài thánh ca được hợp xướng: “Đây là Thiên Chúa của chúng ta; chúng ta đã chờ đợi Người để Người có thể cứu chúng ta. Đây là Chúa mà chúng ta đã chờ đợi; chúng ta hãy vui mừng hân hoan vì ơn cứu độ của Người” (Is. 25:9). Khi dân Chúa chúng ta cùng tham gia vào lời ca ngợi này, với tư cách là những người hành hương của niềm hy vọng, chúng ta hãy tiếp tục tiến bước dọc theo con đường đồng nghị hướng tới những người vẫn đang chờ đợi việc công bố Tin Mừng cứu độ!
_______________
[1] Trừ khi có quy định khác, hoặc khi bối cảnh rõ ràng là không phải như vậy, trong văn bản Tài liệu Làm việc, thuật ngữ “Giáo hội” chỉ “Giáo Hội Công Giáo duy nhất và độc nhất” (LG 23), trong khi "giáo hội" số nhiều cho biết các Giáo hội địa phương mà trong đó và từ đó nó hiện hữu.
[2] Ở đây, như dưới đây, các trích dẫn từ các Hội đồng Giám mục và các nhóm lục địa của họ đến từ các bản tóm tắt được gửi đến Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng sau khi tham khảo ý kiến của các Giáo hội địa phương diễn ra từ cuối năm 2023 đến giữa năm 2024.
[3] Được Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng lưu hành vào ngày 11 tháng 12 năm 2023 và có sẵn tại www.synod.va.
[4] Về vấn đề này, vui lòng tham khảo tài liệu Làm thế nào để trở thành Giáo hội có tính đồng nghị trong truyền giáo? Năm quan điểm để đào sâu về mặt thần học theo Phiên họp thứ hai của Phiên họp thường kỳ lần thứ XVI của Thượng hội đồng giám mục, được Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng công bố vào ngày 14 tháng 3 năm 2024 và có sẵn tại www.synod.va.
[5] Về vấn đề này, vui lòng tham khảo tài liệu Các nhóm nghiên cứu về các vấn đề nổi lên trong Phiên họp đầu tiên của Thượng hội đồng Giám mục thường kỳ lần thứ XVI để được nghiên cứu sâu với sự cộng tác của các Bộ của Giáo triều Rôma. Đề cương Công việc, cũng được lưu hành vào ngày 14 tháng 3 năm 2024 và có tại www.synod.va.
[6] Các chủ đề nổi bật trong Báo cáo tóm tắt của Phiên họp đầu tiên và được giao cho 10 Nhóm nghiên cứu là:
1. Một số khía cạnh trong mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Giáo hội Latinh (SR 6).
2. Lắng nghe tiếng kêu của người nghèo (SR 4 và 16).
3. Sứ mệnh trong môi trường kỹ thuật số (SR 17).
4. Việc sửa đổi Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis theo quan điểm đồng nghị truyền giáo (SR 11).
5. Một số vấn đề thần học và giáo luật liên quan đến các hình thức thừa tác vụ chuyên biệt (SR 8 và 9).
6. Việc sửa đổi, theo quan điểm đồng nghị và truyền giáo, các tài liệu điều chỉnh mối quan hệ giữa các Giám mục, Tu sĩ và các Nhóm Giáo hội (SR 10).
7. Một số khía cạnh về nhân vật và thừa tác vụ của Giám mục (tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên vào chức vụ giám mục, chức năng pháp lý của Giám mục, tính chất và việc tiến hành các chuyến viếng thăm ad limina Apostolorum) từ viễn ảnh đồng nghị truyền giáo (SR 12 và 13).
8. Vai trò của các Đại diện Giáo hoàng trong quan điểm đồng nghị truyền giáo (SR 13).
9. Các tiêu chuẩn thần học và các phương pháp luận đồng nghị để cùng nhau phân định các tín lý, các vấn đề mục vụ và đạo đức gây tranh cãi (SR 15).
10. Tiếp nhận hoa trái của hành trình đại kết trong các thực hành của Giáo hội (SR 7).
[7] Thuật ngữ 'thượng hội đồng' trong truyền thống của các Giáo hội Đông phương và Tây phương đề cập đến các tổ chức và sự kiện đã mang những hình thức khác nhau theo thời gian, liên quan đến nhiều chủ đề. Trong sự đa dạng của chúng, điểm chung của tất cả các hình thức này là sự tập hợp lại với nhau để đối thoại, phân định và quyết định.
73. Một Giáo hội đồng nghị đòi hỏi cả văn hóa lẫn thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình, những điều cần thiết để phát huy sự tin tưởng lẫn nhau cần thiết để cùng nhau bước đi và thực thi đồng trách nhiệm vì sứ mạng chung. Trong Giáo hội, việc thực hiện trách nhiệm giải trình chủ yếu không đáp ứng các nhu cầu xã hội và tổ chức. Đúng hơn, nền tảng của nó được tìm thấy ngay trong bản chất của Giáo hội như một mầu nhiệm hiệp thông.
74. Trong Tân Ước, chúng ta thấy những thực hành về trách nhiệm giải trình trong đời sống của Giáo hội sơ khai có liên quan đáng kể đến việc bảo vệ sự hiệp thông của Giáo hội. Chương 11 sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta một ví dụ về điều này. Khi Thánh Phêrô trở về Giê-ru-sa-lem sau khi làm phép rửa cho Co-nê-li-ô, một người ngoại giáo, những tín đồ chịu phép cắt bì đã quở trách ngài rằng: “Tại sao ông lại đến nhà những người không cắt bì và ăn uống với họ?” (Công vụ 11:2-3). Thánh Phêrô đáp lại bằng cách bày tỏ lý do đằng sau hành động của mình. Do đó, trách nhiệm giải trình về mục vụ của mình trước cộng đồng thuộc về truyền thống lâu đời nhất của Giáo hội, có từ thời các tông đồ. Thần học Kitô giáo về vai trò quản lý cung ứng một khuôn khổ để hiểu việc thực thi thẩm quyền và suy gẫm về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
75. Trong thời đại chúng ta, nhu cầu về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong và ngoài Giáo hội đã xuất hiện do sự mất uy tín do các vụ bê bối tài chính và thậm chí còn hơn thế nữa là lạm dụng tình dục và các lạm dụng khác đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình đã thúc đẩy chủ nghĩa giáo sĩ trị, vốn dựa trên giả định ngầm rằng các thừa tác viên được thụ phong không chịu trách nhiệm trước bất cứ ai về việc thực thi thẩm quyền được giao cho họ.
76. Nếu Giáo hội đồng nghị muốn được chào đón, thì trách nhiệm giải trình và tính minh bạch phải là cốt lõi của hành động của Giáo hội ở mọi bình diện, không chỉ ở bình diện thẩm quyền. Tuy nhiên, những người ở vị trí thẩm quyền có trách nhiệm lớn hơn trong vấn đề này. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình không chỉ giới hạn ở việc lạm dụng tình dục và tài chính. Chúng cũng phải quan tâm đến các kế hoạch mục vụ, các phương pháp truyền giáo và cách Giáo hội tôn trọng phẩm giá con người, chẳng hạn như các điều kiện làm việc trong các tổ chức của mình.
77. Trong khi việc thực hành trách nhiệm giải trình trước bề trên đã được bảo tồn qua nhiều thế kỷ, chiều kích trách nhiệm giải trình của thẩm quyền quyền đối với cộng đồng cần phải được phục hồi. Sự minh bạch phải là một đặc điểm của việc thực thi quyền bính trong Giáo hội. Ngày nay, các cơ cấu và hình thức đánh giá thường xuyên về cách thức thực hiện các trách nhiệm mục vụ thuộc mọi loại đã xuất hiện như một điều cần thiết. Đánh giá, được hiểu theo nghĩa phi đạo đức, cho phép các thừa tác viên thích ứng nhanh chóng và phát huy sự phát triển cũng như khả năng thực hiện công việc của họ tốt hơn.
78. Ngoài việc tuân thủ những gì đã được quy định trong các quy tắc giáo luật liên quan đến các tiêu chuẩn và cơ chế kiểm soát, các Giáo hội địa phương và trên hết là các nhóm của họ (tức là các giáo tỉnh, Hội đồng Giám mục và các cơ cấu phẩm trật Đông phương) phải xây dựng các hình thức và thủ tục hiệu quả về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, phù hợp với nhiều bối cảnh khác nhau, dựa trên khung pháp lý dân sự, kỳ vọng của xã hội và sự sẵn có thực tế của chuyên môn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngay cả ở những nơi nguồn lực khan hiếm, Giáo hội sẽ nỗ lực phát triển công việc, đạo đức và tâm lý của mình theo hướng minh bạch và nền văn hóa giải trình trách nhiệm.
79. Đặc biệt, bằng những hình thức phù hợp với từng bối cảnh, dường như cần phải đảm bảo ít nhất là a) hoạt động hiệu quả của các Hội đồng về các vấn đề kinh tế; b) sự tham gia hiệu quả của dân Chúa, đặc biệt là những thành viên có năng lực nhất, vào việc hoạch định mục vụ và kinh tế; c) việc chuẩn bị và xuất bản (có thể tiếp cận thực sự) một bản báo cáo tài chính hàng năm, được các kiểm toán viên bên ngoài chứng nhận càng nhiều càng tốt, giúp minh bạch hóa việc quản lý tài sản và các nguồn tài chính của Giáo hội và các định chế của Giáo hội; d) tuyên bố hàng năm về việc thực hiện sứ mệnh, bao gồm minh họa các sáng kiến được thực hiện trong lĩnh vực bảo vệ (bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương) và thúc đẩy khả năng tiếp cận của phụ nữ với các vị trí quyền lực và sự tham gia của họ vào quá trình ra quyết định và thực hiện; và e) các thủ tục đánh giá định kỳ về việc thực hiện của những người thực hiện bất cứ hình thức mục vụ nào và nắm giữ bất cứ vị trí nào trong Giáo hội. Đây là những điểm có tầm quan trọng và cấp bách lớn đối với tính đáng tin cậy của tiến trình đồng nghị và việc thực hiện nó.
Phần III – Các địa điểm
Đời sống đồng nghị truyền giáo của Giáo hội, những mối quan hệ sống động mà nó cấu thành, và quá trình những cách giúp nó phát triển không nên bỏ qua tính cụ thể và chuyên biệt của “địa điểm”, nghĩa là Giáo hội được đặt trong một bối cảnh và văn hóa nhất định. Phần III mời gọi chúng ta vượt qua quan điểm tĩnh tụ về các địa điểm sắp xếp chúng theo bình diện hoặc cấp độ liên tiếp theo mô hình kim tự tháp (tức là Giáo xứ, hiệu trưởng, Giáo phận hoặc Giáo phận, tỉnh giáo hội, Hội đồng Giám mục hoặc cơ cấu phẩm trật Đông phương và Giáo hội hoàn vũ). Đây chưa bao giờ là tầm nhìn của chúng ta. Mạng lưới các mối quan hệ và trao đổi quà tặng giữa các Giáo hội luôn được đan xen như một mạng lưới các mối quan hệ chứ không phải được coi là tuyến tính về mặt hình thức. Họ quy tụ lại trong mối dây hiệp nhất mà Đức Giáo Hoàng Rôma là nguyên lý và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình. Theo nghĩa này, tính Công Giáo của Giáo hội chưa bao giờ trùng hợp với chủ nghĩa phổ quát trừu tượng. Hơn nữa, trong bối cảnh quan niệm về không gian đang thay đổi nhanh chóng, việc hạn chế hoạt động của Giáo hội trong những ranh giới thuần túy không gian sẽ giam cầm Giáo hội trong tình trạng bất động chết người và tạo ra tình trạng dư thừa mục vụ đáng lo ngại, khiến Giáo hội không có khả năng tiếp cận được những bộ phận dân cư năng động nhất, đặc biệt là giới trẻ. Thay vào đó, các địa điểm phải được hiểu từ góc độ phụ thuộc lẫn nhau, điều này trở nên cụ thể trong các mối quan hệ giữa các Giáo hội và các nhóm mà chúng hình thành, mang lại sự thống nhất về ý nghĩa. Việc phục vụ hiệp nhất, vốn là trách nhiệm của Giám mục Rôma và Giám mục đoàn trong sự hiệp thông với ngài, phải tính đến quan điểm này và tìm ra những hình thức tổ chức thích hợp cần thiết để thực hiện nó.
Các lĩnh vực hành trình chung
80. "Kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa tại Cô-rinh-tô..." (1 Cr 1:2). Việc loan báo Tin Mừng, bằng cách đánh thức đức tin trong tâm hồn con người, khiến một Giáo hội được thành lập tại một nơi. Không thể hiểu được Giáo hội nếu không bám rễ vào một địa điểm và một nền văn hóa cũng như không có những mối quan hệ được thiết lập giữa các địa điểm và các nền văn hóa. Nhấn mạnh tầm quan trọng của địa điểm không có nghĩa là nhượng bộ chủ nghĩa đặc thù hay chủ nghĩa tương đối nhưng nâng cao tính cụ thể trong đó, trong không gian và thời gian, một kinh nghiệm chung về việc gắn bó với sự biểu lộ của Thiên Chúa Ba Ngôi cứu độ được hình thành. Chiều kích địa điểm bảo tồn tính đa dạng của các hình thức trải nghiệm này và nguồn gốc của chúng trong các bối cảnh văn hóa và lịch sử cụ thể. Sự đa dạng của các truyền thống phụng vụ, thần học, linh đạo và kỷ luật chứng tỏ sự đa dạng này làm phong phú và làm cho Giáo hội trở nên đẹp đẽ biết bao. Sự hiệp thông của các Giáo hội, với tính cụ thể địa phương của họ, biểu lộ sự hiệp thông của các tín hữu trong Giáo hội duy nhất và độc đáo, tránh biến hơi thành một chủ nghĩa phổ quát trừu tượng và đồng nhất hóa.
81. Tính đa nguyên của các nền văn hóa và hoa trái của cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa chúng là một điều kiện của đời sống Giáo hội, một biểu thức chứ không phải là một mối đe dọa đối với tính Công Giáo của Giáo hội. Sứ điệp cứu độ vẫn là một và y như nhau: “Chỉ có một thân thể và một Thánh Thần, cũng như anh em đã được kêu gọi để có một niềm hy vọng duy nhất về ơn kêu gọi của mình, một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa và là Cha của mọi người, Đấng ở trên tất cả và xuyên qua tất cả và trong tất cả” (Eph 4:4-6). Thông điệp này có tính đa dạng và được phát biểu ở nhiều dân tộc, văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ khác nhau. Nghiêm túc coi trọng tính đa nguyên hình thức này sẽ tránh được các khuynh hướng bá chủ và giảm thiểu nguy cơ giản lược sứ điệp cứu rỗi thành một cách hiểu duy nhất về đời sống Giáo hội và cách diễn đạt phụng vụ, mục vụ hoặc luân lý của nó. Mạng lưới các mối quan hệ trong một Giáo hội đồng nghị, được làm cho hiển thị qua việc trao đổi hồng phúc giữa các Giáo hội và được bảo đảm bởi sự hiệp nhất của Giám mục đoàn do Giám mục Rôma đứng đầu, là người bảo vệ năng động cho một sự hiệp nhất không bao giờ có thể trở thành độc dạng.
82. Ngày nay, tầm nhìn về một Giáo hội bắt nguồn từ những bối cảnh cụ thể đang gặp phải những điều kiện văn hóa xã hội của thời đại chúng ta, những điều kiện đã làm thay đổi sâu xa trải nghiệm của chúng ta về việc bám rễ vào một lãnh thổ nhất định. Một địa điểm không còn có thể được hiểu theo nghĩa thuần túy về mặt địa lý và không gian nữa; đúng hơn, nó cho thấy chúng ta thuộc về một mạng lưới các mối quan hệ và một nền văn hóa năng động và di động hơn so với trước đây. Thực tại này thách thức các hình thức tổ chức của Giáo hội, vốn được cấu trúc dựa trên một khái niệm khác về địa điểm. Điều này cũng đòi hỏi phải áp dụng những tiêu chuẩn khác biệt phù hợp với những bối cảnh khác nhau, không mâu thuẫn với nhau, để nhập thể một chân lý duy nhất trong đời sống con người.
83. Đô thị hóa là một yếu tố dẫn đến sự chuyển dịch này. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, phần lớn nhân loại sống ở thành thị thay vì nông thôn. Cảm giác thuộc về một địa điểm có những hình thức khác nhau trong bối cảnh đô thị, nơi mà các ranh giới cấu trúc một địa phương được hình thành theo một cách khác. Ở các thành phố lớn, chỉ cần một vài trạm dừng tàu điện ngầm là có thể vượt qua ranh giới không chỉ của Giáo xứ mà còn của Giáo phận: một cuộc hành trình mà nhiều người thực hiện nhiều lần trong ngày. Nhiều cuộc sống thường xuyên diễn ra bằng cách di chuyển giữa các địa phương hội thánh khác nhau.
84. Yếu tố thứ hai là khả năng di chuyển của con người ngày càng tăng trong một thế giới hoàn cầu hóa. Những người tị nạn và di cư thường hình thành những cộng đồng sôi động, mở rộng việc thực hành đức tin và do đó làm cho nơi họ định cư trở nên đa dạng hơn. Đồng thời, họ duy trì kết nối và mối quan hệ với quê hương, thường nhờ vào phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Họ thường xuyên trải nghiệm việc thuộc về nhiều nhóm địa phương, văn hóa và ngôn ngữ. Một mặt, các cộng đồng gốc phải đối mặt với tình trạng giảm số lượng thành viên, đôi khi đến mức phải đấu tranh để sinh tồn. Mặt khác, cơ cấu quan hệ và văn hóa của họ được mở rộng trên hoàn cầu. Như Phiên họp đầu tiên đã lưu ý, biểu tượng về mặt này là tình trạng của một số Giáo Hội Công Giáo Đông phương: với tỷ lệ di cư hiện tại, số thành viên hải ngoại của họ có thể đông hơn những người sống trong lãnh thổ giáo luật của họ (x. SR 6c). Trong mọi trường hợp, việc xác định địa điểm thuần tuý về mặt địa lý sẽ ngày càng trở nên lỗi thời. Nhóm Nghiên cứu 1 được kêu gọi suy gẫm về những thách thức mà vấn đề này đặt ra đối với mối quan hệ giữa các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Giáo hội Latinh.
85. Cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua sự lan rộng của văn hóa kỹ thuật số, đặc biệt là trong giới trẻ. Nó tác động triệt để đến trải nghiệm và quan niệm về không gian và thời gian, đồng thời định hình lại mọi loại hoạt động của con người, bao gồm giao tiếp, các mối quan hệ và đức tin. Không phải ngẫu nhiên mà Phiên họp thứ nhất tuyên bố rằng “do đó, văn hóa kỹ thuật số không phải là một lĩnh vực truyền giáo riêng biệt như một chiều kích quan trọng của chứng tá của Giáo hội trong xã hội đương thời” (SR 17b). Nhóm Nghiên cứu 3 được dành riêng để nghiên cứu thách thức này.
86. Những động lực của xã hội và văn hóa mời gọi Giáo hội suy nghĩ lại về ý nghĩa của chiều kích địa phương của mình vì mục đích truyền giáo. Không quên rằng cuộc sống luôn diễn ra trong những bối cảnh vật chất và những nền văn hóa cụ thể, cần phải tránh xa lối giải thích thuần túy về không gian về địa điểm: những địa điểm, ngay cả và đặc biệt là những địa điểm của Giáo hội, không chỉ là những không gian mà còn là những môi trường và mạng lưới trong đó các mối quan hệ có thể phát triển, mang lại cho con người cội nguồn và nền tảng cho sứ mệnh mà họ sẽ thực hiện ở bất cứ nơi nào cuộc sống của họ diễn ra. Việc hoán cải tâm và trí có tính đồng nghị phải đi kèm với một cuộc cải cách có tính đồng nghị về các thực tại của giáo hội, được kêu gọi trở thành những con đường để cùng nhau đồng hành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giao phó hoạt động mục vụ cho các tổ chức được bầu chọn. Mục đích là để gặp gỡ mọi người nam nữ.
87. Cuộc cải cách này phải được tiến hành dựa trên sự hiểu biết về Giáo hội là Dân thánh của Thiên Chúa, được phát biểu rõ ràng trong sự hiệp thông của các Giáo hội (communio Ecclesiarum). Kinh nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng việc phát động tiến trình đồng nghị trong các Giáo hội địa phương không làm tổn hại đến sự hiệp nhất của toàn thể Giáo hội mà đúng hơn nói lên tính đa dạng và tính phổ quát của dân Chúa (x. LG 22). Nó cũng không gây nguy hiểm mà trái lại còn tăng cường việc thực thi thừa tác vụ hiệp nhất của Giám mục Rôma. Chúng ta không bắt đầu nghĩ về Giáo Hội từ những định chế của Giáo Hội. Thật vậy, những điều này phải được xem xét lại theo luận lý của công việc phục vụ truyền giáo, kể cả những công việc ở bình diện cao nhất.
88. Xét vì thừa tác vụ của Giám mục Rôma là nguyên tắc hữu hình cho sự hiệp nhất của toàn thể Giáo hội và thừa tác vụ của mỗi Giám mục là nguyên tắc hợp nhất hữu hình trong Giáo hội địa phương của mình, Công đồng có thể nói rằng Giáo hội, Nhiệm thể của Chúa Kitô, cũng là một tập thể của các Giáo hội, trong và từ đó hiện hữu một Giáo Hội Công Giáo duy nhất (x. LG 23). Cơ quan này bao gồm: (a) các Giáo hội cá thể như những phần tử của dân Chúa, mỗi Giáo hội được ủy thác cho một giám mục; (b) các nhóm Giáo hội, trong đó các trường hợp hiệp thông trước hết được đại diện bởi các cơ quan phẩm trật; và (c) toàn thể Giáo hội (Ecclesia tota), nơi Giáo hội với tư cách là sự hiệp thông của các Giáo hội được phát biểu bởi Giám mục đoàn tập hợp xung quanh Giám mục Rôma trong mối liên hệ hiệp thông giám mục (cum Petro) và phẩm trật (sub Petro). Việc cải cách các tổ chức giáo hội không thể không tuân theo sự trình bày có trật tự này của Giáo hội.
Các Giáo hội địa phương trong Giáo Hội Công Giáo duy nhất và độc nhất
89. Về bản chất, Giáo hội địa phương là nơi chúng ta trải nghiệm trực tiếp nhất đời sống đồng nghị truyền giáo của toàn thể Giáo hội. Những đóng góp do các Hội đồng Giám mục đệ trình nói về các Giáo xứ, các cộng đồng Kitô giáo cơ bản và nhỏ bé như những bối cảnh của sự hiệp thông và tham gia vào sứ mạng. Như các linh mục giáo xứ tập trung tại Sacrofano đã phát biểu: “Các thành viên của các giáo xứ đang và trở thành những môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu tụ tập nhân danh Người để cầu nguyện và thờ phượng, phục vụ và làm chứng trong những lúc vui cũng như buồn, hy vọng và đấu tranh”. Thiên Chúa đang hoạt động trong những thực tại giáo hội này. Đồng thời, chúng tôi ý thức rằng chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa để khai thác tính linh hoạt tuyệt vời của Giáo xứ, được hiểu như một cộng đồng gồm các cộng đồng phục vụ sự sáng tạo truyền giáo.
90. Ngày nay, các Giáo hội địa phương cũng được tạo thành từ các hiệp hội và cộng đồng là những biểu thức cũ và mới của đời sống Kitô hữu. Đặc biệt, các Tu hội đời sống thánh hiến và các Hiệp hội tông đồ đóng góp nhiều vào đời sống của các Giáo hội địa phương và sức sống của hoạt động truyền giáo. Điều tương tự cũng áp dụng cho các hiệp hội giáo dân, các phong trào giáo hội và các cộng đồng mới. Ngày nay, việc thuộc về Giáo Hội được phát biểu ngày càng nhiều dưới nhiều hình thức không gắn liền một cách chính thức với một cơ sở được xác định về mặt địa lý nhưng liên quan đến các mối liên kết. Sự đa dạng của các hình thức này phải được phát huy dưới ánh sáng định hướng truyền giáo và sự phân định của Giáo hội về những gì Chúa yêu cầu trong mỗi bối cảnh. Thúc đẩy tính đa dạng đa diện này và chăm lo cho các mối dây hiệp nhất là những năng quyền đặc biệt của giám mục giáo phận hoặc giáo phận đông phương. Nhóm Nghiên cứu 6 đã được giao nhiệm vụ suy tư về những khía cạnh này.
91. Như trong các giai đoạn trước của tiến trình đồng nghị, cũng như trong cuộc tham khảo trước khi soạn thảo Tài liệu Làm việc này: nhiều đóng góp nhận được coi các loại Hội đồng Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận hoặc Giáo phận Đông phương khác nhau là những công cụ thiết yếu cho việc lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và đánh giá các hoạt động mục vụ và chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường chúng. Những cơ cấu này được dự liệu bởi giáo luật hiện hành đã có hiệu lực. Với những điều chỉnh thích hợp, chúng có thể tỏ ra phù hợp hơn nữa trong việc đưa ra một cách tiếp cận đồng nghị một hình thức cụ thể. Các Hội đồng này có thể trở thành đối tượng cho sự phân định của Giáo hội và việc đưa ra quyết định của Thượng hội đồng cũng như là nơi thực hiện trách nhiệm giải trình và đánh giá những người ở các vị trí thẩm quyền, mà không quên rằng đến lượt họ, họ sẽ phải giải trình về cách họ thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy, đây là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất để hành động nhằm thực hiện nhanh chóng các đề xuất và định hướng của Thượng Hội đồng, dẫn đến những thay đổi có tác động hiệu quả và nhanh chóng.
92. Nhiều đóng góp chỉ ra sự cần thiết phải định hình lại diện mạo của các cơ quan này và cách thức hoạt động của chúng để đi theo hướng này. Điều quan trọng là điều này đòi hỏi phải chú ý đến cách bổ nhiệm các thành viên, nhằm đảm bảo rằng thành phần của họ phản ánh thành phần của cộng đồng mà họ phục vụ (Giáo xứ hoặc Giáo phận/Giáo phận Đông phương) nhằm thúc đẩy văn hóa minh bạch và trách nhiệm giải trình một cách đáng tin cậy. Do đó, điều cần thiết là đa số thành viên không được thẩm quyền (linh mục hay giám mục) lựa chọn mà được chỉ định theo một cách khác, nói lên một cách hiệu quả thực tại của cộng đồng hoặc Giáo hội địa phương.
93. Tương tự như vậy, cần phải chú ý đến thành phần của các tổ chức này để khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ, thanh niên và những người sống trong điều kiện nghèo đói hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội trong thành phần của các tổ chức này. Hơn nữa, như Phiên họp đầu tiên đã nhấn mạnh, điều cơ bản là các cơ quan này bao gồm những người nam nữ dấn thân làm chứng cho đức tin trong những thực tại bình thường của cuộc sống và trong bối cảnh xã hội của họ, với khuynh hướng tông đồ và truyền giáo được công nhận (x. SR 18d), và không chỉ những người tham gia vào việc tổ chức đời sống và phục vụ cộng đồng. Bằng cách này, việc biện phân của Giáo hội do các cơ quan này thực hiện sẽ được hưởng lợi từ sự cởi mở và khả năng phân tích thực tại hơn cũng như sự đa dạng của các quan điểm. Cuối cùng, nhiều đóng góp chỉ ra mong muốn làm cho những Hội đồng thành bắt buộc mà việc thành lập của chúng tùy thuộc luật hiện hành.
94. Một số Hội đồng Giám mục đã chia sẻ kinh nghiệm cải cách và đã xác định những thực hành tốt đã có. Những điều này bao gồm việc tạo ra mạng lưới các Hội đồng mục vụ ở bình diện các cộng đồng Kitô giáo nhỏ và cơ bản, các Giáo xứ và các Giáo hạt, cho đến Hội đồng mục vụ Giáo phận. Như một mô hình tham vấn và lắng nghe, người ta đề xuất tổ chức các hội nghị của Giáo hội ở mọi bình diện, cố gắng mở rộng việc tham vấn để thu hút sự đóng góp của các Giáo hội và Cộng đồng giáo hội khác, của các tôn giáo khác hiện diện trong bối cảnh địa phương và xã hội, trong đó cộng đồng Kitô giáo lữ hành.
Những mối liên kết hình thành sự hiệp nhất của Giáo hội
95. Tầm nhìn chung của việc trao đổi hồng phúc, được nêu ở Phần I, gợi hứng cho mối quan hệ giữa các Giáo hội. Nó kết hợp việc nhấn mạnh vào những mối dây hình thành sự hiệp nhất của Giáo hội với sự đánh giá cao những đặc điểm liên quan đến bối cảnh mà mỗi Giáo hội địa phương đang sống, với lịch sử và truyền thống của mình. Việc áp dụng một phong cách đồng nghị cho phép chúng ta vượt qua ý tưởng cho rằng tất cả các Giáo hội nhất thiết phải hành động với cùng một tốc độ trong mọi vấn đề. Ngược lại, những khác biệt về nhịp độ có thể được đánh giá như một biểu thức nói lên sự đa dạng hợp pháp và một cơ hội để trao đổi hồng phúc và làm phong phú lẫn nhau. Để được hiện thực hóa, chân trời này cần phải được hiện thân trong các cơ cấu và thực hành cụ thể. Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo?” đòi hỏi phải xác định và thúc đẩy các cơ cấu và thực hành như vậy.
96. Các cơ cấu phẩm trật và các Hội đồng Giám mục Đông phương là những công cụ căn bản để tạo nên những liên kết và chia sẻ kinh nghiệm giữa các Giáo hội cũng như việc phân quyền quản lý và lập kế hoạch mục vụ. “Công đồng Vatican II tuyên bố rằng, giống như các Giáo hội thượng phụ cổ xưa, các hội đồng giám mục có vai trò ‘đóng góp bằng nhiều cách và hiệu quả vào việc hiện thực hóa cụ thể tinh thần hiệp đoàn’ (LG 23). Tuy nhiên, mong muốn này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, vì địa vị pháp lý của các Hội đồng Giám mục vốn coi họ là chủ thể của những thẩm quyền chuyên biệt, bao gồm cả thẩm quyền thực sự về mặt tín lý, vẫn chưa được khai triển đầy đủ” (EG 32). Việc tìm cách trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo đòi hỏi phải giải quyết câu hỏi này.
97. Từ tất cả những gì đã được thu thập cho đến nay, trong diễn trình đồng nghị này, các đề xuất sau đây xuất hiện: (a) công nhận các Hội đồng Giám mục là những chủ thể của Giáo hội được ban cho thẩm quyền tín lý, đảm bảo sự đa dạng về văn hóa xã hội trong khuôn khổ của một Giáo hội đa diện, và ủng hộ việc đánh giá cao các cách diễn đạt phụng vụ, kỷ luật, thần học và tâm linh phù hợp với các bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau; (b) đánh giá kinh nghiệm thực tế về hoạt động của các Hội đồng Giám mục và các cơ cấu phẩm trật Đông phương, cũng như về mối quan hệ giữa các Giám mục và Tòa thánh, để xác định những cải cách cụ thể cần thực hiện; các chuyến thăm ad limina, thuộc Nhóm Nghiên cứu 7, có thể là bối cảnh phù hợp cho đánh giá này; và (c) đảm bảo rằng tất cả các Giáo phận hoặc Giáo phận trực thuộc một Giáo tỉnh và một Hội đồng Giám mục hoặc Cơ cấu phẩm trật Đông phương (xem CD 40).
98. Việc triệu tập các Phiên họp Châu lục trên tất cả các khu vực là một sự đổi mới của tiến trình đồng nghị hiện tại và là một cách thực hiện mạch lạc hơn chỉ dẫn của Công đồng nhằm tôn vinh tính đặc thù “của mọi khu vực văn hóa xã hội lớn” nhằm tìm kiếm “một sự thích ứng sâu sắc hơn trong toàn bộ lĩnh vực của đời sống Kitô hữu” (AG 22). Kinh nghiệm này, cũng như hành trình của các Giáo hội ở một số khu vực, đặt ra câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể mang lại cho tính năng động đồng nghị và tập thể một biểu thức định chế thích hợp hơn, chẳng hạn, thông qua các Đại hội đồng giáo hội và các Hội đồng Giám mục. Các cơ quan này có thể được giao nhiệm vụ phối hợp tham vấn và ra quyết định ở cấp châu lục hoặc khu vực. Các phương pháp biện phân cũng có thể được phát triển để bao gồm các tác nhân khác nhau của giáo hội trong việc soạn thảo các tài liệu và tiến hành các quá trình ra quyết định và thực hiện. Hơn nữa, có đề xuất cho rằng sự biện phân cũng nên bao gồm các không gian để lắng nghe và đối thoại với các tổ chức dân sự, đại diện của các tôn giáo khác, các tổ chức phi Công Giáo và xã hội nói chung, dưới những hình thức thích ứng với sự đa dạng của bối cảnh.
99. Mong muốn cho rằng cuộc đối thoại đồng nghị địa phương sẽ tiếp tục và không kết thúc và nhu cầu hội nhập văn hóa đức tin một cách hiệu quả ở các khu vực cụ thể thúc đẩy chúng ta hướng tới một đánh giá mới về việc tổ chức các Công đồng đặc thù, dù là cấp tỉnh hay toàn thể, mà việc cử hành định kỳ của chúng đã là một nghĩa vụ trong phần lớn lịch sử của Giáo hội. Dựa trên kinh nghiệm bước đi trên con đường đồng nghị, người ta có thể nghĩ ra những hình thức quy tụ một hội đồng giám mục và một hội đồng giáo hội gồm các thành viên tín hữu (linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, giáo dân nam nữ), được ủy quyền bởi Hội đồng Giám mục. Các Hội đồng mục vụ của các Giáo phận hoặc Giáo phận Đông phương có liên quan hoặc được chỉ định theo cách khác để phản ánh sự đa dạng của Giáo hội trong khu vực. Để hỗ trợ điều này, thủ tục công nhận các kết luận của các Hội đồng đặc thù cần được cải cách để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công bố chúng kịp thời.
Sự phục vụ hiệp nhất của Giám mục Rôma
100. Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo?” cũng đòi hỏi phải xem xét lại động lực hợp nhất tính đồng nghị, tính hợp đoàn và tính ưu việt, để nó có thể nuôi dưỡng các mối quan hệ giữa các định chế mà qua đó nó tìm thấy biểu thức cụ thể.
101. Tiến trình Thượng Hội đồng hiện nay đã cho thấy sự thật của lời khẳng định của Công đồng rằng “trong sự hiệp thông giáo hội, có những giáo hội địa phương hợp pháp, có những truyền thống riêng của mình, trong khi quyền tối thượng của Tòa Phêrô vẫn còn nguyên vẹn, là giáo hội chủ trì sự hiệp thông phổ quát của đức ái và bảo vệ những khác biệt chính đáng, đồng thời quan tâm để điều đặc thù không những không gây tổn hại cho sự hiệp nhất mà còn có lợi cho sự hiệp nhất" (x. LG 13). Nhờ chức năng này, Giám mục Rôma, với tư cách là nguyên tắc hữu hình của sự hiệp nhất toàn thể Giáo hội (x. LG 23), là người bảo đảm cho tính đồng nghị. Ngài kêu gọi toàn thể Giáo hội hành động đồng nghị bằng cách triệu tập, chủ trì và xác nhận kết quả của Thượng hội đồng Giám mục; ngài phải quan tâm đến việc đảm bảo rằng Giáo hội phát triển theo phong cách và hình thức đồng nghị.
102. Việc suy ngẫm về các hình thức thi hành thừa tác vụ Phêrô cũng nên được tiến hành từ quan điểm “phân quyền hợp lý” (EG 16), như Đức Thánh Cha Phanxicô thúc giục và nhiều Hội đồng Giám mục yêu cầu. Theo công thức được cung cấp bởi Tông Hiến Praedicate Evangelium (19 tháng 3 năm 2022), điều này đòi hỏi phải trao “năng quyền cho các Giám mục để giải quyết, trong khi thi hành “nhiệm vụ riêng của mình với tư cách là các thầy dạy” và mục tử, những vấn đề mà các ngài quen thuộc và không ảnh hưởng đến sự hiệp nhất về tín lý, kỷ luật và hiệp thông của Giáo hội, luôn hành động với tinh thần đồng trách nhiệm vốn là hoa trái và biểu thức của mầu nhiệm hiệp thông cụ thể là Giáo hội”. (PE II, 2).
103. Để tiếp tục, chúng ta có thể đi theo đường lối của Tự sắc Competentias quasdam decernere gần đây (15 tháng 2 năm 2022), trong đó quy định “các lĩnh vực năng quyền nhất định liên quan đến các điều khoản của Bộ luật nhằm bảo vệ sự thống nhất kỷ luật trong Giáo hội hoàn vũ, và quyền điều hành trong các Giáo hội địa phương và các tổ chức giáo hội trên cơ sở “năng động hiệp thông của giáo hội” (Lời mở đầu).
104. Hơn nữa, việc soạn thảo các quy tắc giáo luật cũng có thể là nơi để thực hiện phong cách đồng nghị. Việc đặt ra các quy tắc không chỉ bao hàm việc thực thi quyền lực do thẩm quyền ban cho mà phải được coi là sự phân định đích thực của Giáo hội. Ngay cả khi chỉ mình nó được hưởng tất cả các đặc quyền lập pháp, thì khi làm như vậy, thẩm quyền có thể và nên hành động theo phương pháp đồng nghị để ban hành một quy tắc vốn là kết quả của việc lắng nghe nhu cầu công lý trong Chúa Thánh Thần.
105. Tông hiến Praedicate Evangelium đã đề cập đã định hình việc phục vụ của Giáo triều Rôma đối với Giám mục Rôma và Giám mục đoàn một cách đồng nghị và truyền giáo. Để hỗ trợ tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, việc đánh giá định kỳ công việc của nó phải được thực hiện và giao cho một cơ quan độc lập (chẳng hạn như Hội đồng Hồng Y và/hoặc hội đồng giám mục được Thượng hội đồng bầu chọn). Nhóm Nghiên cứu 8 được dành riêng để xem xét vai trò của các Đại diện Giáo hoàng từ góc độ truyền giáo đồng nghị và khám phá những cách đánh giá công việc của họ.
106. Thượng Hội đồng vào tháng 10 năm 2023 chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành đánh giá thành quả của Phiên họp đầu tiên (xem SR 20j). Đánh giá này không thể bỏ qua sự phát triển được ban hành bởi Tông hiến Episcopalis Communio, vốn biến đổi Thượng hội đồng từ một sự kiện ngẫu nhiên thành một tiến trình giáo hội kéo dài trong không gian và thời gian. Trong số những nơi thực hành tính đồng nghị và tính hợp đoàn ở cấp độ toàn thể Giáo hội, Thượng hội đồng Giám mục chắc chắn nổi bật. Được Đức Phaolô VI thiết lập như một Hội đồng Giám mục được triệu tập để tham gia, một cách đồng bộ, vào sự chăm sóc của Đức Giáo Hoàng Rôma đối với toàn thể Giáo hội, giờ đây, dưới hình thức tiến trình theo từng giai đoạn, là phạm vi nơi mối quan hệ năng động giữa tính đồng nghị, tính hợp đoàn và tính ưu việt được thực hiện và có thể được cổ vũ. Toàn thể Dân thánh của Thiên Chúa, các giám mục đã được giao phó các phần riêng của mình và Giám mục Rôma với tư cách là nguyên tắc hiệp nhất của Giáo hội đều tham gia đầy đủ vào Tiến trình Thượng hội đồng, mỗi người tùy theo chức năng riêng của mình. Sự tham gia này được biểu lộ rõ ràng bởi Thượng Hội đồng họp xung quanh Giám mục Rôma, một hội đồng, trong thành phần của nó, cho thấy sự đa dạng và tính phổ quát của Giáo hội như “bí tích hiệp nhất, dân thánh được thu hút thành một tổng thể có trật tự dưới quyền các giám mục” (SC 26).
107. Trong số những thành quả quan trọng nhất của Thượng hội đồng 2021-2024 là cường độ của sự thúc đẩy đại kết và lời hứa đánh dấu điều đó. Cũng có thể hữu ích khi giải quyết vấn đề thi hành thừa tác vụ Phêrô theo chiều hướng này, mở ra “một tình thế mới” (UUS 95). Tài liệu gần đây Giám mục Rôma: Tính ưu việt và tính đồng nghị trong các cuộc đối thoại đại kết và các câu trả lời cho Thông điệp Ut Unum Sint, do Bộ Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo ban hành, đưa ra những hiểu biết sâu sắc để nghiên cứu thêm. Chủ đề này là một phần công việc của Nhóm Nghiên cứu 10, được dành riêng cho việc tiếp nhận những thành quả của hành trình đại kết trong các thực hành của Giáo hội.
108. Sự phong phú do sự tham gia của các đại biểu huynh đệ từ các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội khác trong Phiên họp đầu tiên mời gọi chúng ta đào sâu sự hiểu biết và đánh giá cao cách thức thực thi tính đồng nghị của các đối tác đại kết của chúng ta, cả ở phương Đông và phương Tây. Đối thoại đại kết là nền tảng để thúc đẩy sự hiểu biết về tính đồng nghị và sự hiệp nhất của Giáo hội. Trên hết, nó thúc đẩy chúng ta tưởng tượng những thực hành đồng nghị đại kết đích thực, bao gồm các hình thức tham vấn và phân định về các mối quan tâm chung và cấp bách. Căn nguyên của khả năng này là việc chúng ta hiệp nhất trong một Bí tích Rửa tội duy nhất, từ đó phát sinh ra căn tính của Dân Thiên Chúa và tính năng động của sự hiệp thông, tham gia và truyền giáo.
Kết luận – Giáo hội đồng nghị trên thế giới
109. Mọi thứ trên thế giới này đều được kết nối với nhau và được đánh dấu bằng sự khao khát không ngừng nghỉ đối với người khác. Mọi thứ đều là lời kêu gọi của một mối quan hệ và là bằng chứng cho sự thật rằng, xét cho cùng, không có ai và không có vật nào có thể tự cung tự cấp. Toàn thế giới, khi được chiêm ngưỡng dưới ánh sáng Mặc khải Kitô giáo, là dấu chỉ bí tích của một sự hiện diện vừa siêu việt vừa làm sinh động nó, dẫn tới cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ cuối cùng sẽ được nên trọn trong tính xã hội yến tiệc vui vẻ của những khác biệt, được thể hiện trọn vẹn trong bữa tiệc cánh chung do Thiên Chúa chuẩn bị trên núi thánh của Người.
110. Được biến đổi bởi lời loan báo Phục Sinh, Giáo Hội tìm cách trở thành một nơi mà tầm nhìn của Isaia được hít thở và sống động để trở thành “nơi trú ẩn cho người nghèo, nơi ẩn náu cho người túng thiếu khi họ gặp hoạn nạn, nơi trú ẩn khỏi mưa bão và là bóng mát tránh cơn nóng” (Is. 25:4). Bằng cách này, Giáo hội mở lòng mình ra với Vương quốc. Khi các phần tử của Giáo Hội để cho mình được Thánh Thần Chúa dẫn dắt đến những chân trời mà trước đây họ chưa từng nhìn thấy, họ cảm nghiệm được niềm vui khôn tả. Với vẻ đẹp, sự khiêm tốn và đơn giản của nó, đây là sự hoán cải liên tục cách thức trở thành Giáo hội mà tiến trình đồng nghị mời gọi chúng ta thực hiện.
111. Thông điệp Fratelli Tutti trình bày cho chúng ta lời kêu gọi nhìn nhận mình là anh chị em trong Chúa Kitô Phục sinh, đề xuất điều này ít hơn như một địa vị mà nhiều hơn như một lối sống. Thông điệp nhấn mạnh đến sự tương phản giữa thời đại chúng ta đang sống và quan điểm về tình thân ái được Thiên Chúa chuẩn bị. Tấm màn tang chế, tấm vải liệm và nước mắt được tiên tri Isaia đặt tên cũng hiện diện trong thời đại chúng ta. Chúng thường là kết quả của sự cô lập ngày càng tăng của chúng ta với nhau, bạo lực và sự phân cực ngày càng tăng trong thế giới của chúng ta, và việc chúng ta bị tách rời khỏi nguồn sống. Các câu hỏi mà Tài liệu Làm việc đặt ra là: làm thế nào để trở thành một Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo; làm thế nào để tham gia vào việc lắng nghe và đối thoại sâu sắc; làm thế nào để đồng trách nhiệm dưới ánh sáng tính năng động của ơn gọi rửa tội bản thân và cộng đoàn của chúng ta; làm thế nào để biến đổi các cơ cấu và tiến trình để tất cả mọi người có thể tham gia và chia sẻ các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên mỗi người vì lợi ích chung; cách sử dụng quyền lực và thẩm quyền như một sự phục vụ. Mỗi câu hỏi này là một sự phục vụ cho Giáo hội, và qua hành động của Giáo hội, có khả năng chữa lành những vết thương sâu hoắm nhất của thời đại chúng ta.
112. Tiên tri Isaia kết thúc lời tiên tri của mình bằng một bài thánh ca được hợp xướng: “Đây là Thiên Chúa của chúng ta; chúng ta đã chờ đợi Người để Người có thể cứu chúng ta. Đây là Chúa mà chúng ta đã chờ đợi; chúng ta hãy vui mừng hân hoan vì ơn cứu độ của Người” (Is. 25:9). Khi dân Chúa chúng ta cùng tham gia vào lời ca ngợi này, với tư cách là những người hành hương của niềm hy vọng, chúng ta hãy tiếp tục tiến bước dọc theo con đường đồng nghị hướng tới những người vẫn đang chờ đợi việc công bố Tin Mừng cứu độ!
_______________
[1] Trừ khi có quy định khác, hoặc khi bối cảnh rõ ràng là không phải như vậy, trong văn bản Tài liệu Làm việc, thuật ngữ “Giáo hội” chỉ “Giáo Hội Công Giáo duy nhất và độc nhất” (LG 23), trong khi "giáo hội" số nhiều cho biết các Giáo hội địa phương mà trong đó và từ đó nó hiện hữu.
[2] Ở đây, như dưới đây, các trích dẫn từ các Hội đồng Giám mục và các nhóm lục địa của họ đến từ các bản tóm tắt được gửi đến Văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng sau khi tham khảo ý kiến của các Giáo hội địa phương diễn ra từ cuối năm 2023 đến giữa năm 2024.
[3] Được Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng lưu hành vào ngày 11 tháng 12 năm 2023 và có sẵn tại www.synod.va.
[4] Về vấn đề này, vui lòng tham khảo tài liệu Làm thế nào để trở thành Giáo hội có tính đồng nghị trong truyền giáo? Năm quan điểm để đào sâu về mặt thần học theo Phiên họp thứ hai của Phiên họp thường kỳ lần thứ XVI của Thượng hội đồng giám mục, được Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng công bố vào ngày 14 tháng 3 năm 2024 và có sẵn tại www.synod.va.
[5] Về vấn đề này, vui lòng tham khảo tài liệu Các nhóm nghiên cứu về các vấn đề nổi lên trong Phiên họp đầu tiên của Thượng hội đồng Giám mục thường kỳ lần thứ XVI để được nghiên cứu sâu với sự cộng tác của các Bộ của Giáo triều Rôma. Đề cương Công việc, cũng được lưu hành vào ngày 14 tháng 3 năm 2024 và có tại www.synod.va.
[6] Các chủ đề nổi bật trong Báo cáo tóm tắt của Phiên họp đầu tiên và được giao cho 10 Nhóm nghiên cứu là:
1. Một số khía cạnh trong mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo Đông phương và Giáo hội Latinh (SR 6).
2. Lắng nghe tiếng kêu của người nghèo (SR 4 và 16).
3. Sứ mệnh trong môi trường kỹ thuật số (SR 17).
4. Việc sửa đổi Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis theo quan điểm đồng nghị truyền giáo (SR 11).
5. Một số vấn đề thần học và giáo luật liên quan đến các hình thức thừa tác vụ chuyên biệt (SR 8 và 9).
6. Việc sửa đổi, theo quan điểm đồng nghị và truyền giáo, các tài liệu điều chỉnh mối quan hệ giữa các Giám mục, Tu sĩ và các Nhóm Giáo hội (SR 10).
7. Một số khía cạnh về nhân vật và thừa tác vụ của Giám mục (tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên vào chức vụ giám mục, chức năng pháp lý của Giám mục, tính chất và việc tiến hành các chuyến viếng thăm ad limina Apostolorum) từ viễn ảnh đồng nghị truyền giáo (SR 12 và 13).
8. Vai trò của các Đại diện Giáo hoàng trong quan điểm đồng nghị truyền giáo (SR 13).
9. Các tiêu chuẩn thần học và các phương pháp luận đồng nghị để cùng nhau phân định các tín lý, các vấn đề mục vụ và đạo đức gây tranh cãi (SR 15).
10. Tiếp nhận hoa trái của hành trình đại kết trong các thực hành của Giáo hội (SR 7).
[7] Thuật ngữ 'thượng hội đồng' trong truyền thống của các Giáo hội Đông phương và Tây phương đề cập đến các tổ chức và sự kiện đã mang những hình thức khác nhau theo thời gian, liên quan đến nhiều chủ đề. Trong sự đa dạng của chúng, điểm chung của tất cả các hình thức này là sự tập hợp lại với nhau để đối thoại, phân định và quyết định.
Đạo Công Giáo của J.D. Vance
Vũ Văn An
20:05 20/07/2024
Cha Raymond J. de Souza, trên The Catholic Thing, ngày 19 tháng 7, 2024, cho hay: Ứng cử viên phó tổng thống J.D. Vance là một người trở lại đạo. Qua Công Giáo vào năm 2019. Và qua Chủ nghĩa Trump vào khoảng thời gian giữa quan điểm Không bao giờ Trump của ông năm 2016 và thời điểm bắt đầu chiến dịch tranh cử vào Thượng viện năm 2021. Ông hạnh phúc với tư cách là một người Công Giáo và rất vui mừng khi trở thành người biện hộ nhiệt thành, thông minh và ăn nói rõ ràng nhất cho Trump tại Thượng viện.
Phần lớn đã được viết về việc chuyển đổi sang Chủ nghĩa Trump, bao gồm cả một bài viết đầy thiện cảm vào năm 2022 trên Tạp chí Washington Post. Vance không chỉ áp dụng các chính sách của Trump mà còn cả phong cách chính trị của ông ấy. Trong vòng hai giờ sau vụ ám sát, trước khi kẻ xả súng được biết đến, Vance đã tweet rằng “lời hùng biện của chiến dịch Biden đã trực tiếp dẫn đến âm mưu ám sát của Tổng thống Trump”. Chưa đầy 48 giờ sau, ông là ứng cử viên phó tổng thống của Trump.
Tốc độ và cường độ chuyển đổi của Vance sang Trump dẫn đến kết luận rằng ông là một kẻ cơ hội vô nguyên tắc. Nhưng những người khác đã thay đổi quan điểm của họ. Ronald Reagan và George H.W. Bush đều thay đổi quan điểm về việc phá thai, còn Reagan thì chuyển từ Đảng Dân chủ sang Đảng Cộng hòa. Ted Kennedy và Joe Biden cũng thay đổi quan điểm về việc phá thai theo hướng khác. Và Biden về hôn nhân đồng tính. Vì vậy, thực tại đơn thuần về một sự chuyển đổi chính trị không nhất thiết chứng tỏ chủ nghĩa cơ hội.
Đạo Công Giáo của Vance ít thu hút được sự chú ý hơn, nhưng bản thân ông đã viết gần 7,000 từ giải thích điều đó trong The Lamp với tựa đề gây tò mò “Tôi đã tham gia cuộc kháng cự như thế nào”. Chống lại cái gì? Chesterton hẳn đã nói về tội lỗi. Vance đồng ý với điều đó, nhưng người đọc nghi ngờ rằng “sự kháng cự” cũng bao gồm cả khía cạnh chính trị.
Vance viết: “Bạn tôi Oren Cass đã xuất bản một cuốn sách lập luận rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã tập trung quá nhiều vào việc thúc đẩy tiêu dùng thay vì năng suất hoặc một số thước đo phúc lợi khác”. “Và thực sự, chính cái nhìn sâu sắc này, hơn bất cứ điều gì khác, cuối cùng đã dẫn không những đến Kitô giáo mà còn đến Công Giáo.”
Vance tiếp tục: “Tôi dần dần bắt đầu coi Công Giáo là cách thể hiện gần gũi nhất với đạo Kitô [của bà tôi]”. “Bị ám ảnh bởi đức hạnh, nhưng nhận thức được rằng đức hạnh được hình thành trong bối cảnh của một cộng đồng rộng lớn hơn; thông cảm với những người hiền lành và nghèo khó trên thế giới mà không đối xử với họ như những nạn nhân; bảo vệ trẻ em và gia đình cũng như những thứ cần thiết để đảm bảo họ phát triển. Và trên hết: một đức tin tập trung quanh một Chúa Kitô, Đấng đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện ngay cả khi Người yêu thương vô điều kiện và dễ dàng tha thứ.”
Các linh hồn bắt đầu con đường đến với Giáo Hội Công Giáo từ nhiều điểm xuất phát khác nhau. Đối với bộ óc thần học siêu việt của Avery Dulles, đó thực sự là việc chiêm ngưỡng một nụ mới trên cây. Đối với Vance, chính sách công có cái nhìn sâu sắc rằng GDP bình quân đầu người không phải là thước đo duy nhất của lợi ích chung.
Những người Công Giáo ủng hộ tự do kinh tế – tôi nghĩ tới Michael Novak– cũng đồng ý với điều đó. Vance lập luận rằng giáo huấn xã hội Công Giáo hướng tới một nền chính trị sẵn sàng can thiệp vào nền kinh tế để thúc đẩy phúc lợi kinh tế và xã hội của giai cấp công nhân.
Vance nói với Matthew Schmitz cho hồ sơ tại First Things: “Có toàn bộ thế giới quan về kinh tế và đạo đức của Kitô giáo hoàn toàn bị loại bỏ khỏi chính trị Mỹ hiện đại, và tôi nghĩ điều quan trọng là phải cố gắng đưa điều đó trở lại”. “Cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Kitô giáo về chính trị là cuộc sống vốn có phẩm giá và giá trị. Nếu bạn thực sự tin vào điều đó, bạn muốn có những biện pháp bảo vệ pháp lý nhất định cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của mình, nhưng bạn cũng muốn đảm bảo rằng người lao động nhận được mức lương công bằng khi họ làm công việc công bằng.”
Vance lập luận, trên cơ sở Công Giáo, về một chính sách kinh tế tiến bộ có nguồn gốc sâu xa từ đạo Công Giáo Hoa Kỳ, có lẽ được minh họa rõ nhất bởi Đức Ông John A. Ryan vào nửa đầu thế kỷ XX.
Hồ sơ của Washington Post cho biết: “Vance đã trở thành một trong những đại diện chính trị hàng đầu của một phong trào thuyết phục trí thức-dân túy mới nổi, hướng về cánh hữu về văn hóa và cánh tả về kinh tế”. “Được biết đến như là chủ nghĩa bảo thủ quốc gia hay đôi khi là ‘chủ nghĩa hậu tự do’, nó – nói một cách rộng rãi – mang nặng tính Công Giáo, chắc chắn chống thức tỉnh [anti-woke], hoài nghi về doanh nghiệp lớn, chủ nghĩa dân tộc về thương mại và biên giới, và gần với thủ tướng Hungary Viktor Orban.”
Nhưng “quyền về văn hóa” của Vance không rõ ràng bằng việc ông để lại quyền về kinh tế. Trong bài phát biểu trước Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa, giới thiệu bản thân cho nước Mỹ, ông đã có thời gian trìu mến nhớ lại 19 khẩu súng ngắn đã nạp đạn trong ngôi nhà của Mamaw quá cố của ông, nhưng không có một dòng chữ nào về sự thánh thiêng của cuộc sống. Các bài phát biểu của tổng thống và phó tổng thống tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa trong nhiều thập niên đã bao gồm ít nhất một câu phò sinh chiếu lệ.
Cùng số báo First Things tháng 5 năm 2024, trong đó Schmitz khuyên các tín đồ tôn giáo “hãy trông cậy vào những nhà lãnh đạo như J.D. Vance” bao gồm một tiểu luận khác, “Chống lại thuốc phá thai”. Vance từng có quan điểm ủng hộ sự sống mạnh mẽ. Bây giờ ông ủng hộ việc tiếp cận việc viên thuốc phá thai mà nhờ đó, gần một nửa số ca phá thai được thực hiện. Trước hết, đó không phải việc trở lại Công Giáo của ông nổi bật, mà là sự chuyên đổi qua chủ nghĩa Trump của ông.
Bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa của Vance đều đều, nhưng vui vẻ và đáng yêu. Rõ ràng ông không thể tin được rằng ở tuổi ba mươi chín ông lại ở trong liên danh quốc gia. Tuy nhiên, không có gì đặc biệt về một nhà tư tưởng tinh tế về văn hóa, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Có rất nhiều khẩu hiệu của Trump. Và ông đã sử dụng một khẩu hiệu khác, có lẽ là vô tình – hoặc có lẽ là cố ý.
“Việc làm tốt với mức lương tốt” là khẩu hiệu của Michael Dukakis năm 1988 khi ông tranh cử với George H.W. Bush vào cuối chính quyền Reagan. Vance cũng đã sử dụng nó. Thật phù hợp, bởi vì Vance cũng đang chống lại George Bush - cả hai người họ - nhằm chống lại thương mại tự do và Chiến tranh Iraq năm 2003. Ông cũng đang chống lại Reagan, với quan điểm cho rằng Ukraine nên bị cắt đứt và để tự mình chiến đấu với Nga, và liên minh NATO không đáng để Mỹ tham gia.
Đó là một cách tiếp cận của Công Giáo – nếu đó là một cách tiếp cận của Công Giáo – đối với nền chính trị đã không được nhìn thấy trong một thời gian rất dài.
Đã có bảy người Công Giáo xuất hiện trong liên danh tranh cử phó tổng thống của Đảng Cộng hòa hoặc Đảng Dân chủ: William Miller (R) năm 1964; Ed Muskie (D) năm 1968; Sargent Shriver (D) năm 1972; Geraldine Ferraro (D) năm 1984; Joe Biden (D) năm 2008; Paul Ryan (R) năm 2012 và Tim Kaine (D) năm 2016. Bây giờ Vance (R) đứng thứ tám.
Ngoài ra còn có Mike Pence (R) vào năm 2016, là người Công Giáo nhưng đã chuyển sang Thệ Phản.
Không phải tất cả đều là những nhân vật có tầm quan trọng lâu dài, nhưng Ferraro, Shriver, Ryan và Vance mang đến một loạt tương phản thú vị. Shriver, người đã can đảm ủng hộ sự sống cho đến những năm về già ngay cả khi Đảng Dân chủ ngày càng cực đoan trong việc phá thai, là một người Công Giáo theo quan điểm đồng thuận cũ của John Ryan – bảo thủ về mặt văn hóa và tiến bộ về kinh tế.
Mười hai năm sau, Đảng Dân chủ đề cử Ferraro, một nhà cấp tiến về kinh tế và tự do về văn hóa. Biden cũng ở trong khuôn mẫu tương tự.
Năm 2012, Ryan là người bảo thủ cả về văn hóa và kinh tế. Quả thực, quan điểm kinh tế của Ryan đã gợi lên nhiều bình luận về việc liệu chủ nghĩa tự do có thể phù hợp với truyền thống xã hội Công Giáo hay không.
Bây giờ đến Vance, một nhà kinh tế tiến bộ, người kết hợp các chính sách tái phân phối và thuế quan với niềm đam mê súng đạn và trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp. Ông tắt tiếng nhân chứng ủng hộ sự sống của mình. Đó là sự bảo thủ về mặt văn hóa hay chỉ đơn giản là sùng bái chủ nghĩa Trump?
Và hãy xem xét sự tương phản với Pence, người luôn trung thành tuyệt đối với Trump cho đến ngày 6 tháng 1. Ông đã chống lại lời mời của Trump nhằm phá hoại nghĩa vụ hiến pháp của mình trong việc chứng nhận cuộc bầu cử. Trong cuốn hồi ký So Help Me God, Pence nói rõ rằng việc giữ lời thề hiến pháp bắt nguồn từ đức tin Kitô của ông. Ngược lại, Vance đến ôm lấy Trump cùng lúc Pence rời xa ông ta.
Bất chấp bài phát biểu của mình tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa, Vance không hề mệt mỏi trước những khẩu hiệu. Ông sẽ cung cấp cho chúng ta những tiểu luận dài và những cuộc phỏng vấn dài, như ông đã làm với Ross Douthat gần đây. Liệu ông có trình bày rõ ràng một tổng hợp Công Giáo mới, khác với các lựa chọn phó tổng thống vào năm 2012, Biden và Ryan? Liệu ông có đề xuất một lựa chọn khác với lựa chọn dành cho những người Công Giáo trẻ tuổi bảo thủ lớn lên vào những năm 1980 và được Reagan và Thánh Gioan Phaolô Cả hướng dẫn không? Vance sinh vào những năm 1980 và bùng nổ trên chính trường vào thời Trump và Đức Phanxicô. Vance có đưa ra lựa chọn Trump- Phanxicô cho người Công Giáo, thay vì Reagan- Gioan Phaolô không?
Giống như Đức Thánh Cha, Vance có chính sách “cờ trắng” đối với Ukraine và là người chỉ trích gay gắt các lợi ích tài chính. Ông cũng không bị “ám ảnh” với việc phá thai. Cả hai đều gần gũi với những người ở bên lề, bị các thế lực kinh tế và chính trị đè bẹp, và cũng bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa độc hại. Tất nhiên có sự khác biệt quan trọng về chính sách nhập cư và khí hậu, nhưng vào thời Reagan- Gioan Phaolô cũng có những bất đồng.
J.D. Vance là người thú vị nhất trong số bốn ứng cử viên của đảng lớn vào năm 2024. Ông đặt ra những câu hỏi thú vị nhất về sự tham gia của Công Giáo vào chính trị. Những câu trả lời mà ông đưa ra sẽ rất đáng được xem xét kỹ lưỡng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc di cư tị nạn cộng sản năm 1954 và công lao của các vị Cha già
Trần Vinh
06:42 20/07/2024
KỶ NIỆM 60 DI CƯ TỊ NẠN CỘNG SẢN
VÀ CÔNG LAO CỦA CÁC VỊ CHA GIÀ
Các vị cha già là danh xưng vừa đầy lòng kính trọng vừa dạt dào tình cảm thương mến, biết ơn của đồng bào di cư Công Giáo tị nạn Cộng Sản 1954 dành cho các vị linh mục có công dẫn dắt họ đi mở xứ. Mặc dù là thế, nhưng trong bài này, chúng tôi xin gác sang một bên khía cạnh tôn giáo, chỉ thuần đứng trên phương diện đời, phương diện dân sự để đánh giá công lao của các vị cha già trong công cuộc di cư 1954. Chúng tôi coi cuộc di cư 1954 như là một cuộc di dân vĩ đại, đưa dân đi từ Bắc vô Nam để khai khai khẩn đất đai, tạo dựng đời sống ấm no, an cư lạc nghiệp cho hàng trăm ngàn đồng bào vào thời kì đặc biệt của đất nước sau Hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ năm 1954.
Chúng tôi viết bài này vì gia đình chúng tôi cũng ở trong đoàn lưu dân ấy. Lúc đó tuy tuổi còn nhỏ, song chúng tôi vẫn còn nhớ tình cảnh đồng bào di cư đã phải trải qua tại các trại định cư lúc ban đầu đầy khó khăn. Chúng tôi đã nhìn thấy vai trò lãnh đạo của các vị linh mục cần thiết như thế nào trong việc ổn định cuộc sống mới cho đồng bào. Sau này lớn lên đi ra ngoài xã hội, mỗi khi có dịp trở về một trại định cư năm xưa, chúng tôi đều kinh ngạc về khả năng thay hình lột xác mau chóng và tốt đẹp trong đời sống mọi người. Công cuộc định cư đã thành công tốt đẹp, chẳng những là ơn ích cho chính những lưu dân mà còn là phúc lợi xét về nhiều mặt cho đất nước nữa.
Nhiều sách báo đã nói về cuộc di cư vĩ đại năm 1954, nhưng chưa có tác giả nào đề cập tới công lao của hàng trăm vị linh mục đã góp sức đáng kể vào sự thành công tốt đẹp cho công cuộc này. Hôm nay, nhân là thời điểm kỉ niệm việc thành lập các trại định cư được đúng 60 năm, chúng tôi cảm thấy cần phải nói lên tình cảm biết ơn đối với các vị cha già bằng cách tuyên dương công lao của các vị. Các vị linh mục năm xưa ấy hầu hết đã ra người thiên cổ, chỉ một số rất ít còn sót lại nay đã lên bậc đại thọ. Tuy là chậm trễ song vẫn hơn là không bao giờ.
Cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 đã đưa vào Miền Nam gần một triệu đồng bào Miền Bắc. Trong số này, có khoảng 200 ngàn quân nhân, công chức và dân các thành thị, đã cung cấp cho Miền Nam (VNCH) nhiều người có tài năng, học thức, đóng góp xuất sắc trên các lãnh vực: chính trị, hành chánh, an ninh, quân sự, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật… Nhưng thành phần ưu tú này không phải là đối tượng của bài này. Ở đây chúng tôi chỉ nói tới khối đa số đồng bào di cư thuộc thành phần thợ thuyền và nông dân Công Giáo. Họ là những người bình dân, là nông dân chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng, nay vì nạn Cộng Sản mà phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, trốn chạy vào Miền Nam xa xôi, tương lai không biết sẽ ra sao. Họ mới là thành phần cần có người lãnh đạo, hướng dẫn trong cuộc sống mới. Người hướng dẫn, lãnh đạo họ chính là các vị linh mục được sai tới.
Trong tình hình rối loạn lúc đó, mỗi người, mỗi gia đình trốn thoát Cộng Sản một cách khác nhau. Chỉ có rất ít trường hợp vị linh mục ra đi cùng giáo dân, đa số là những cuộc vượt thoát cá nhân, không có tổ chức. Gia đình chúng tôi trốn khỏi làng bằng 3 đợt khác nhau. Cuối cùng chúng tôi được gặp lại nhau tại Trường trung học Dũng Lạc cạnh Nhà thờ lớn Hà Nội, trước khi được tổ chức đi máy bay Dakota vào Sài Gòn. Không biết vị linh mục chính xứ của chúng tôi ra đi cách nào, chỉ biết chắc là ông đã phải bí mật vượt thoát, bởi khi Cộng Sản về làng, chúng tôi còn thấy ông mặc bộ quần áo màu nâu, hằng ngày cuốc đất ngoài vườn, mặt lúc nào cũng đăm chiêu lo lắng. Cảnh ông linh mục cuốc đất chúng tôi chưa từng thấy xẩy ra trước đó.
Lúc ban đầu, hàng trăm linh mục di cư thuộc 10 giáo phận Miền Bắc và Bắc Trung phần sống tập trung với nhau tại những địa điểm riêng của từng giáo phận di cư. Đến khi các trại đinh cư được thành lập, các linh mục lần lượt được giáo quyền gửi đi theo với giáo dân. Đồng bào Công Giáo chiếm tới 80% tổng số dân di cư và đa số họ là những nông dân, một số ít là ngư phủ, cho nên hầu hết các trại định cư cũng trờ thành các xứ đạo, họ có khuynh hướng chọn làm nghề cũ và ở rất nhiều nơi, những người đồng hương lại tìm về với nhau. Do đó mà có các địa danh như Hà Nội, Hà Đông, Hải Dương, Tân Hà, Bắc Hà, Lạng Sơn, Bùi Chu, Tân Bùi, Bùi Môn, Phát Diệm, Tân Phát, Bùi Phát, Thanh Hóa, Tân Thanh, Tân Sa Châu, Kẻ Sặt, Xã Đoài, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, Bạch Lâm, Ngọc Đồng…
Theo luật lệ thuở trước, các linh mục Công Giáo được huấn luyện kĩ lưỡng qua 7 năm Trung học (Tiểu chủng viện), rồi ít nhất là 2 năm Triết học, 1 năm đi thử và 4 năm Thần học, trước khi có thể trở thành linh mục. Do đó, vừa vì niềm tin tôn giáo của giáo dân vào thiên chức linh mục, vừa vì các linh mục, nói chung, có kiến thức cao hơn giáo dân cho nên giáo dân rất kính trọng các linh mục. Gặp thời buổi quốc biến, trong lúc nông dân Công Giáo di cư tị nạn Cộng Sản đang lâm cảnh biệt xứ, hoang mang, lạc lõng thì các linh mục được sai tới với họ tự khắc trở thành người lãnh đạo họ cả về tinh thần lẫn vật chất.
Về tinh thần, hàng ngày, sớm tối, các linh mục cùng với bổn đạo tụ họp để kinh sách, lễ hạt, giảng giải, đem đến nguồn an ủi vô biên, niềm tin kính tuyệt đối vào tình thương của Chúa Nhân Lành, giúp cho tín hữu cảm nhận đầy đủ nghị lực hầu có thể vượt qua mọi đau thương thử thách. Chúng tôi đã từng tham dự thánh lễ ở ngoài trời tại một vài trại định cư, vì cảnh chân ướt chân ráo trại chưa kịp dựng lên một nơi thờ phượng, dù là bằng cây lá thô sơ. Chính trong cảnh thiếu thốn vật chất ấy, dường như lại thấy giầu có hơn, sung mãn hơn về tin tưởng, sốt mến.
Lúc ban đầu này, vị linh mục không phải chỉ chăm lo phần tinh thần cho đồng bào mà còn đóng vai trò lãnh đạo phần đời lo đời sống vật chất cho đồng bào ở trại định cư nữa, bởi vì ông là người hiểu biết luật lệ thủ tục hơn, có uy tín hơn. Ở trại định cư nào chúng tôi cũng thấy chính vị linh mục, cùng với vài ba giáo dân thân tín, tương đối có trình độ và lòng chung hơn, đã đôn đáo, đi đi về về, lo tiếp nhận và phân phát những đồ viện trợ như quần áo, thực phẩm, máy may, nông cụ…
Có một số trại định cư vì một lí do nào đó xét thấy không thích hợp cho cuộc sống mới của đồng bào, vị linh mục đã “nhổ” toàn trại ra đi tìm một nơi sinh sống thuận tiện hơn. Công việc này thật sự khó khăn, nhưng các vị linh mục ấy đã làm được, chẳng hạn như Linh mục Phạm Bá Nha đã đưa đồng bào từ Đốc Vàng, Châu Đốc về tái định cư tại An Hiệp, Bến Tre; Linh mục Nguyễn Duyên Mậu đưa đồng bào từ Hố Đồn, Tây Ninh về tái định cư tại Ninh Phát, Long Khánh…
Tại một số trại, Phủ Tổng Ủy Di Cư đã làm nhà sẵn cho đồng bào, cách xếp đặt trang trại do Phủ Tổng Ủy quy hoạch có lớp lang thứ tự. Nhưng ở nhiều trại, nhà cửa do đồng bào tự làm lấy với sự trợ cấp từ Phủ Tổng Ủy. Trong những trường hợp này, vị linh mục cùng những người phụ tá đã cùng nhau vẽ phác sơ đồ toàn trại, sắp xếp vị trí thánh đường, trường học, nhà xứ, trạm y tế, chợ, đường xá, các dẫy nhà của đồng bào, nghĩa trang… Đã có nhà thờ bao giờ cũng có trường học kế bên. Nhiều nơi còn có trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp (cấp ba ngày nay) nữa. Nhờ vậy, chỉ sau khoảng 10 năm, các trại định cư đã cung cấp cho quốc gia rất nhiều sinh viên, hạ sĩ quan, sĩ quan, công chức, giáo chức… Cũng do vị trí đặc biệt của một vị lãnh đạo vừa tinh thần vừa vật chất, mà linh mục có thể đóng góp tích cực, hữu hiệu vào việc giáo dục thanh thiếu niên trong trại, góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Những tội phạm như trộm cắp, vô luân, ẩu đả… là tối thiếu. Đã có một thời, vị linh mục còn đóng được cả vai trò của một vị thẩm phán hòa giải cho những cặp vợ chồng bất hòa, bất trung, những vụ tranh chấp nhà cửa, đất đai…
Ngày nay ai xuôi Miền Hậu Giang, xuống Rạch Giá-Hà Tiên, tất phải đi qua vùng định cư Cái Sắn trù mật bát ngát, sẽ thấy làng mạc, kinh rạch, ruộng nương và các cơ sở văn hoá giáo dục có lớp lang, ngoạn mục. Các bô lão kể lại trước khi đồng bào di cư tới đây khai phá từ năm 1956, toàn vùng này chỉ là cỏ lác cao ngút đầu và muỗi mòng thì dầy đặc như trấu. Nếu có ai lên xứ hoa đào qua quốc lộ 1, tiếp nối qua quốc lộ số 20, sẽ chứng kiến các thị trấn nhỏ sầm uất mọc lên như nấm, nhà cửa đan kín dọc hai bên đường, dân chúng đông vui tấp nập. Có ai ngờ trước năm 1955, vùng Hố Nai chỉ là vùng đất bạc mầu, hoang vu và khô chồi; còn vùng Gia Kiệm, Dốc Mơ, Túc Trưng, La Ngà, Phương Lâm chỉ là rừng tre già và mây gai ra tới tận lề đường; quốc lộ 20 hoàn toàn mất an ninh, xe cộ không thể lưu thông được. Rồi còn những Đức Lập, những Ban Mê Thuột, những Bình Giả, những Bảo Lộc...
Song dù thế nào, cuối cùng linh mục vẫn chỉ là người có nhiệm vụ chuyên biệt lo phần thiêng liêng tôn giáo chứ không có nhiệm vụ phần đời. Các vị ra gánh vác giúp đỡ đồng bào di cư, vì gặp hoàn cảnh đặc biệt ngoại lệ. Cho nên tới ngày 10 tháng 4 năm 1956, Giám mục Phạm Ngọc Chi, phụ trách Ủy Ban Hộ Trợ Định Cư Công Giáo, đã yêu cầu các linh mục chuyển giao mọi việc thuộc hành chánh cho dân chúng để trở về thuần túy lo việc đạo. Từ nay, các linh mục có chăng chỉ còn là vị cố vấn giúp đỡ chính quyền xã, ấp địa phương mà thôi.
Trở lên, chúng ta đã thấy cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 của gần một triệu đồng bào Miền Bắc và Bắc Trung phần chẳng những có ý nghĩa chính trị, quân sự quan trọng mà còn là một cuộc di dân khổng lồ góp phần phát triển quốc gia. Cuộc di cư ấy đã được chính phủ và quốc tế giúp đỡ tích cực, đưa tới thành công tốt đẹp. Từ bàn tay trắng, vậy mà các trại định cư đã mau chóng ổn định cuộc sống.
Riêng về các trại định cư mà hầu hết là của đồng bào Công Giáo thì các vị linh mục đã góp công to lớn xây dựng cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Các vị ấy, nhà nước không mất công đào tạo, huấn luyện, nhưng đã trở thành một thứ “cán bộ” đầy khả năng, giúp vào công tác có tầm vóc quốc gia, xem ra còn cách đắc lực hơn là các cán bộ nhà nước thứ thiệt.
Người ta hết sức cảm động chứng kiến lễ tang của mỗi vị cha già, tất cả đồng bào trong trại định cư xưa, không biệt tuổi tác, có gia đình gồm cả ba thế hệ, đều chít khăn tang để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn vị ân nhân có công khai sáng. Nhiều nơi đồng bào an táng vị cha già ngay cạnh giáo đường để hằng ngày khi tới giáo đường, đồng bào như còn được nhìn thấy, như là ngài vẫn còn đấy, chưa đi xa!
Ước mong các trại định cư xưa thu thập lại những tài liệu, hình ành, những con số thống kê trong lịch sử thành lập trại; thâu thập tiểu sử và điếu văn của cha già khai sáng để lưu truyền cho con cháu hoặc là tập trung về tàng trữ tại một trung tâm Công Giáo nào đó để trở thành tài liệu lịch sử.
Cuộc đời dâu bể. Sáu mươi năm trôi mau như bóng câu vút qua song. Năm theo mẹ di cư vào Nam, chúng tôi là cậu bé 9 tuổi thế mà nay đã ngót ngoét 7 bó! Hồi tưởng lại cuộc di cư, đối với số phận mỗi cá nhân, mỗi gia đình, việc ra đi hay ở lại, có thể có cái hay cái dở, nhưng nói chung cái hay là vượt trội. Song đối với quốc gia, cuộc di cư ấy hoàn toàn là một cuộc di dân chỉ đem lại lợi ích to lớn mà thôi. Các vị cha già đã đóng góp tích cực, làm cho cuộc di cư ấy thành công tốt đẹp, tức là đã đóng góp đắc lực vào cuộc di dân phát triển quốc gia.
Tham khảo:
* Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Niên Giám 2004. Nhà xb Tôn giáo. Hà Nội, 2004.
* Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tp. HCM & Cục Đo Đạc Và Bản Đồ Nhà Nước. Việt Nam Tập Bản Đồ Hành Chính Và Du Lịch. 1989.
* Phan Phát Huồn. Việt Nam Giáo Sử. Quyển II. Cứu Thế Tùng Thư. Sài Gòn, VN. 1962.
* Đoàn Thêm. Hai Mươi Năm Qua 1945 - 1964 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Đoàn Thêm. 1969 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Lâm Thanh Liêm & Gustave D. Meillon. Từ Sàigòn Tới Tp. HCM. Nam Á.
* Đỗ Hữu Nghiêm. Giáo Hội Và Các Đồng Bào Thiểu Số Ở Việt Nam. Định Hướng 26.
* Tôn Thất Trình. Khảo Luận về Công Cuộc Phát Triển Vùng Hậu Giang Việt Nam. Định Hướng. Số 45.
VÀ CÔNG LAO CỦA CÁC VỊ CHA GIÀ
Các vị cha già là danh xưng vừa đầy lòng kính trọng vừa dạt dào tình cảm thương mến, biết ơn của đồng bào di cư Công Giáo tị nạn Cộng Sản 1954 dành cho các vị linh mục có công dẫn dắt họ đi mở xứ. Mặc dù là thế, nhưng trong bài này, chúng tôi xin gác sang một bên khía cạnh tôn giáo, chỉ thuần đứng trên phương diện đời, phương diện dân sự để đánh giá công lao của các vị cha già trong công cuộc di cư 1954. Chúng tôi coi cuộc di cư 1954 như là một cuộc di dân vĩ đại, đưa dân đi từ Bắc vô Nam để khai khai khẩn đất đai, tạo dựng đời sống ấm no, an cư lạc nghiệp cho hàng trăm ngàn đồng bào vào thời kì đặc biệt của đất nước sau Hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ năm 1954.
Chúng tôi viết bài này vì gia đình chúng tôi cũng ở trong đoàn lưu dân ấy. Lúc đó tuy tuổi còn nhỏ, song chúng tôi vẫn còn nhớ tình cảnh đồng bào di cư đã phải trải qua tại các trại định cư lúc ban đầu đầy khó khăn. Chúng tôi đã nhìn thấy vai trò lãnh đạo của các vị linh mục cần thiết như thế nào trong việc ổn định cuộc sống mới cho đồng bào. Sau này lớn lên đi ra ngoài xã hội, mỗi khi có dịp trở về một trại định cư năm xưa, chúng tôi đều kinh ngạc về khả năng thay hình lột xác mau chóng và tốt đẹp trong đời sống mọi người. Công cuộc định cư đã thành công tốt đẹp, chẳng những là ơn ích cho chính những lưu dân mà còn là phúc lợi xét về nhiều mặt cho đất nước nữa.
Nhiều sách báo đã nói về cuộc di cư vĩ đại năm 1954, nhưng chưa có tác giả nào đề cập tới công lao của hàng trăm vị linh mục đã góp sức đáng kể vào sự thành công tốt đẹp cho công cuộc này. Hôm nay, nhân là thời điểm kỉ niệm việc thành lập các trại định cư được đúng 60 năm, chúng tôi cảm thấy cần phải nói lên tình cảm biết ơn đối với các vị cha già bằng cách tuyên dương công lao của các vị. Các vị linh mục năm xưa ấy hầu hết đã ra người thiên cổ, chỉ một số rất ít còn sót lại nay đã lên bậc đại thọ. Tuy là chậm trễ song vẫn hơn là không bao giờ.
Cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 đã đưa vào Miền Nam gần một triệu đồng bào Miền Bắc. Trong số này, có khoảng 200 ngàn quân nhân, công chức và dân các thành thị, đã cung cấp cho Miền Nam (VNCH) nhiều người có tài năng, học thức, đóng góp xuất sắc trên các lãnh vực: chính trị, hành chánh, an ninh, quân sự, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật… Nhưng thành phần ưu tú này không phải là đối tượng của bài này. Ở đây chúng tôi chỉ nói tới khối đa số đồng bào di cư thuộc thành phần thợ thuyền và nông dân Công Giáo. Họ là những người bình dân, là nông dân chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng, nay vì nạn Cộng Sản mà phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, trốn chạy vào Miền Nam xa xôi, tương lai không biết sẽ ra sao. Họ mới là thành phần cần có người lãnh đạo, hướng dẫn trong cuộc sống mới. Người hướng dẫn, lãnh đạo họ chính là các vị linh mục được sai tới.
Trong tình hình rối loạn lúc đó, mỗi người, mỗi gia đình trốn thoát Cộng Sản một cách khác nhau. Chỉ có rất ít trường hợp vị linh mục ra đi cùng giáo dân, đa số là những cuộc vượt thoát cá nhân, không có tổ chức. Gia đình chúng tôi trốn khỏi làng bằng 3 đợt khác nhau. Cuối cùng chúng tôi được gặp lại nhau tại Trường trung học Dũng Lạc cạnh Nhà thờ lớn Hà Nội, trước khi được tổ chức đi máy bay Dakota vào Sài Gòn. Không biết vị linh mục chính xứ của chúng tôi ra đi cách nào, chỉ biết chắc là ông đã phải bí mật vượt thoát, bởi khi Cộng Sản về làng, chúng tôi còn thấy ông mặc bộ quần áo màu nâu, hằng ngày cuốc đất ngoài vườn, mặt lúc nào cũng đăm chiêu lo lắng. Cảnh ông linh mục cuốc đất chúng tôi chưa từng thấy xẩy ra trước đó.
Lúc ban đầu, hàng trăm linh mục di cư thuộc 10 giáo phận Miền Bắc và Bắc Trung phần sống tập trung với nhau tại những địa điểm riêng của từng giáo phận di cư. Đến khi các trại đinh cư được thành lập, các linh mục lần lượt được giáo quyền gửi đi theo với giáo dân. Đồng bào Công Giáo chiếm tới 80% tổng số dân di cư và đa số họ là những nông dân, một số ít là ngư phủ, cho nên hầu hết các trại định cư cũng trờ thành các xứ đạo, họ có khuynh hướng chọn làm nghề cũ và ở rất nhiều nơi, những người đồng hương lại tìm về với nhau. Do đó mà có các địa danh như Hà Nội, Hà Đông, Hải Dương, Tân Hà, Bắc Hà, Lạng Sơn, Bùi Chu, Tân Bùi, Bùi Môn, Phát Diệm, Tân Phát, Bùi Phát, Thanh Hóa, Tân Thanh, Tân Sa Châu, Kẻ Sặt, Xã Đoài, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, Bạch Lâm, Ngọc Đồng…
Theo luật lệ thuở trước, các linh mục Công Giáo được huấn luyện kĩ lưỡng qua 7 năm Trung học (Tiểu chủng viện), rồi ít nhất là 2 năm Triết học, 1 năm đi thử và 4 năm Thần học, trước khi có thể trở thành linh mục. Do đó, vừa vì niềm tin tôn giáo của giáo dân vào thiên chức linh mục, vừa vì các linh mục, nói chung, có kiến thức cao hơn giáo dân cho nên giáo dân rất kính trọng các linh mục. Gặp thời buổi quốc biến, trong lúc nông dân Công Giáo di cư tị nạn Cộng Sản đang lâm cảnh biệt xứ, hoang mang, lạc lõng thì các linh mục được sai tới với họ tự khắc trở thành người lãnh đạo họ cả về tinh thần lẫn vật chất.
Về tinh thần, hàng ngày, sớm tối, các linh mục cùng với bổn đạo tụ họp để kinh sách, lễ hạt, giảng giải, đem đến nguồn an ủi vô biên, niềm tin kính tuyệt đối vào tình thương của Chúa Nhân Lành, giúp cho tín hữu cảm nhận đầy đủ nghị lực hầu có thể vượt qua mọi đau thương thử thách. Chúng tôi đã từng tham dự thánh lễ ở ngoài trời tại một vài trại định cư, vì cảnh chân ướt chân ráo trại chưa kịp dựng lên một nơi thờ phượng, dù là bằng cây lá thô sơ. Chính trong cảnh thiếu thốn vật chất ấy, dường như lại thấy giầu có hơn, sung mãn hơn về tin tưởng, sốt mến.
Lúc ban đầu này, vị linh mục không phải chỉ chăm lo phần tinh thần cho đồng bào mà còn đóng vai trò lãnh đạo phần đời lo đời sống vật chất cho đồng bào ở trại định cư nữa, bởi vì ông là người hiểu biết luật lệ thủ tục hơn, có uy tín hơn. Ở trại định cư nào chúng tôi cũng thấy chính vị linh mục, cùng với vài ba giáo dân thân tín, tương đối có trình độ và lòng chung hơn, đã đôn đáo, đi đi về về, lo tiếp nhận và phân phát những đồ viện trợ như quần áo, thực phẩm, máy may, nông cụ…
Có một số trại định cư vì một lí do nào đó xét thấy không thích hợp cho cuộc sống mới của đồng bào, vị linh mục đã “nhổ” toàn trại ra đi tìm một nơi sinh sống thuận tiện hơn. Công việc này thật sự khó khăn, nhưng các vị linh mục ấy đã làm được, chẳng hạn như Linh mục Phạm Bá Nha đã đưa đồng bào từ Đốc Vàng, Châu Đốc về tái định cư tại An Hiệp, Bến Tre; Linh mục Nguyễn Duyên Mậu đưa đồng bào từ Hố Đồn, Tây Ninh về tái định cư tại Ninh Phát, Long Khánh…
Tại một số trại, Phủ Tổng Ủy Di Cư đã làm nhà sẵn cho đồng bào, cách xếp đặt trang trại do Phủ Tổng Ủy quy hoạch có lớp lang thứ tự. Nhưng ở nhiều trại, nhà cửa do đồng bào tự làm lấy với sự trợ cấp từ Phủ Tổng Ủy. Trong những trường hợp này, vị linh mục cùng những người phụ tá đã cùng nhau vẽ phác sơ đồ toàn trại, sắp xếp vị trí thánh đường, trường học, nhà xứ, trạm y tế, chợ, đường xá, các dẫy nhà của đồng bào, nghĩa trang… Đã có nhà thờ bao giờ cũng có trường học kế bên. Nhiều nơi còn có trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp (cấp ba ngày nay) nữa. Nhờ vậy, chỉ sau khoảng 10 năm, các trại định cư đã cung cấp cho quốc gia rất nhiều sinh viên, hạ sĩ quan, sĩ quan, công chức, giáo chức… Cũng do vị trí đặc biệt của một vị lãnh đạo vừa tinh thần vừa vật chất, mà linh mục có thể đóng góp tích cực, hữu hiệu vào việc giáo dục thanh thiếu niên trong trại, góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Những tội phạm như trộm cắp, vô luân, ẩu đả… là tối thiếu. Đã có một thời, vị linh mục còn đóng được cả vai trò của một vị thẩm phán hòa giải cho những cặp vợ chồng bất hòa, bất trung, những vụ tranh chấp nhà cửa, đất đai…
Ngày nay ai xuôi Miền Hậu Giang, xuống Rạch Giá-Hà Tiên, tất phải đi qua vùng định cư Cái Sắn trù mật bát ngát, sẽ thấy làng mạc, kinh rạch, ruộng nương và các cơ sở văn hoá giáo dục có lớp lang, ngoạn mục. Các bô lão kể lại trước khi đồng bào di cư tới đây khai phá từ năm 1956, toàn vùng này chỉ là cỏ lác cao ngút đầu và muỗi mòng thì dầy đặc như trấu. Nếu có ai lên xứ hoa đào qua quốc lộ 1, tiếp nối qua quốc lộ số 20, sẽ chứng kiến các thị trấn nhỏ sầm uất mọc lên như nấm, nhà cửa đan kín dọc hai bên đường, dân chúng đông vui tấp nập. Có ai ngờ trước năm 1955, vùng Hố Nai chỉ là vùng đất bạc mầu, hoang vu và khô chồi; còn vùng Gia Kiệm, Dốc Mơ, Túc Trưng, La Ngà, Phương Lâm chỉ là rừng tre già và mây gai ra tới tận lề đường; quốc lộ 20 hoàn toàn mất an ninh, xe cộ không thể lưu thông được. Rồi còn những Đức Lập, những Ban Mê Thuột, những Bình Giả, những Bảo Lộc...
Song dù thế nào, cuối cùng linh mục vẫn chỉ là người có nhiệm vụ chuyên biệt lo phần thiêng liêng tôn giáo chứ không có nhiệm vụ phần đời. Các vị ra gánh vác giúp đỡ đồng bào di cư, vì gặp hoàn cảnh đặc biệt ngoại lệ. Cho nên tới ngày 10 tháng 4 năm 1956, Giám mục Phạm Ngọc Chi, phụ trách Ủy Ban Hộ Trợ Định Cư Công Giáo, đã yêu cầu các linh mục chuyển giao mọi việc thuộc hành chánh cho dân chúng để trở về thuần túy lo việc đạo. Từ nay, các linh mục có chăng chỉ còn là vị cố vấn giúp đỡ chính quyền xã, ấp địa phương mà thôi.
Trở lên, chúng ta đã thấy cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 của gần một triệu đồng bào Miền Bắc và Bắc Trung phần chẳng những có ý nghĩa chính trị, quân sự quan trọng mà còn là một cuộc di dân khổng lồ góp phần phát triển quốc gia. Cuộc di cư ấy đã được chính phủ và quốc tế giúp đỡ tích cực, đưa tới thành công tốt đẹp. Từ bàn tay trắng, vậy mà các trại định cư đã mau chóng ổn định cuộc sống.
Riêng về các trại định cư mà hầu hết là của đồng bào Công Giáo thì các vị linh mục đã góp công to lớn xây dựng cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Các vị ấy, nhà nước không mất công đào tạo, huấn luyện, nhưng đã trở thành một thứ “cán bộ” đầy khả năng, giúp vào công tác có tầm vóc quốc gia, xem ra còn cách đắc lực hơn là các cán bộ nhà nước thứ thiệt.
Người ta hết sức cảm động chứng kiến lễ tang của mỗi vị cha già, tất cả đồng bào trong trại định cư xưa, không biệt tuổi tác, có gia đình gồm cả ba thế hệ, đều chít khăn tang để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn vị ân nhân có công khai sáng. Nhiều nơi đồng bào an táng vị cha già ngay cạnh giáo đường để hằng ngày khi tới giáo đường, đồng bào như còn được nhìn thấy, như là ngài vẫn còn đấy, chưa đi xa!
Ước mong các trại định cư xưa thu thập lại những tài liệu, hình ành, những con số thống kê trong lịch sử thành lập trại; thâu thập tiểu sử và điếu văn của cha già khai sáng để lưu truyền cho con cháu hoặc là tập trung về tàng trữ tại một trung tâm Công Giáo nào đó để trở thành tài liệu lịch sử.
Cuộc đời dâu bể. Sáu mươi năm trôi mau như bóng câu vút qua song. Năm theo mẹ di cư vào Nam, chúng tôi là cậu bé 9 tuổi thế mà nay đã ngót ngoét 7 bó! Hồi tưởng lại cuộc di cư, đối với số phận mỗi cá nhân, mỗi gia đình, việc ra đi hay ở lại, có thể có cái hay cái dở, nhưng nói chung cái hay là vượt trội. Song đối với quốc gia, cuộc di cư ấy hoàn toàn là một cuộc di dân chỉ đem lại lợi ích to lớn mà thôi. Các vị cha già đã đóng góp tích cực, làm cho cuộc di cư ấy thành công tốt đẹp, tức là đã đóng góp đắc lực vào cuộc di dân phát triển quốc gia.
Tham khảo:
* Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Niên Giám 2004. Nhà xb Tôn giáo. Hà Nội, 2004.
* Trường Cao Đẳng Sư Phạm Tp. HCM & Cục Đo Đạc Và Bản Đồ Nhà Nước. Việt Nam Tập Bản Đồ Hành Chính Và Du Lịch. 1989.
* Phan Phát Huồn. Việt Nam Giáo Sử. Quyển II. Cứu Thế Tùng Thư. Sài Gòn, VN. 1962.
* Đoàn Thêm. Hai Mươi Năm Qua 1945 - 1964 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Đoàn Thêm. 1969 Việc Từng Ngày. Xuân Thu.
* Lâm Thanh Liêm & Gustave D. Meillon. Từ Sàigòn Tới Tp. HCM. Nam Á.
* Đỗ Hữu Nghiêm. Giáo Hội Và Các Đồng Bào Thiểu Số Ở Việt Nam. Định Hướng 26.
* Tôn Thất Trình. Khảo Luận về Công Cuộc Phát Triển Vùng Hậu Giang Việt Nam. Định Hướng. Số 45.
VietCatholic TV
Ukraine bắn hạ Su-25, phá tan căn cứ tuần duyên Crimea. Kyiv vượt Nga về UAV. TT. Biden rút lui?
VietCatholic Media
02:39 20/07/2024
1. Ukraine bắn hạ máy bay Su-25 của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Shoots Down Russian Su-25 Jet”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Bẩy, 20 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Ukraine đã bắn hạ một máy bay tấn công mặt đất Su-25 của Nga hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, ở khu vực phía đông Donetsk.
Ông cho biết chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi súng phòng không của Lữ đoàn cơ giới độc lập số 110 khi nó tấn công các vị trí tiền tuyến của Ukraine gần thị trấn Pokrovsk.
Máy bay bọc thép Sukhoi do Liên Xô thiết kế đã được cả hai bên sử dụng rộng rãi kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công tổng lực vào tháng 2/2022.
Máy bay một chỗ ngồi nhằm mục đích hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất và có thể được trang bị bom, và hỏa tiễn không đối đất và cả không đối không. Vai trò hỗ trợ mặt đất tầm gần của chúng thường đưa phi hành đoàn Su-25 vào tầm phòng thủ của các lực lượng phòng không, bao gồm cả vũ khí vác vai do bộ binh mang theo.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Nhờ độ chính xác, kỹ năng và tính chuyên nghiệp của các chiến binh phòng không của chúng tôi, ngày nay lực lượng hàng không Nga đã giảm bớt một chiến đấu cơ – đó là một máy bay tấn công Su-25”.
Ukraine tuyên bố đã bắn rơi 362 máy bay Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào nước này vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Blog tình báo nguồn mở Oryx liệt kê 113 máy bay Nga được xác nhận đã bị phá hủy hoặc hư hỏng trong cùng thời kỳ, trong đó có 31 chiếc Su- 25.
Pokrovsk – cách thành phố Donetsk bị tạm chiếm khoảng 48 km về phía tây bắc, một trung tâm quan trọng của quân đội Nga và các đồng minh ly khai kể từ khi chiếm giữ vào năm 2014 – đã trở thành một trong những khu vực nóng nhất ở mặt trận phía đông trong những tháng gần đây.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm Thứ Bẩy, 20 Tháng Bẩy, cho biết tình hình xung quanh thị trấn và khu vực Toretsk rộng lớn hơn là “căng thẳng”.
“Giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra ở ba địa điểm gần Pivnichne và Niu-York, và 12 cuộc tấn công đã bị đẩy lùi”, tuyên bố cho biết thêm.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Nga đang chuẩn bị tăng cường các đơn vị của mình trong khu vực Toretsk khi Mạc Tư Khoa tiếp tục tấn công lực lượng phòng thủ của Ukraine ở đó.
“ Các cuộc tấn công gần đây của Nga có sự tham gia của các đơn vị bộ binh từ các trung đội đến các đại đội được máy bay ném bom hỗ trợ”. “Cuộc chiến với đối phương đang diễn ra ở ngoại ô Toretsk. Lực lượng xâm lược đang cố gắng chiếm thành phố bất chấp tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị.”
Việc mất Toretsk và những thị trấn xung quanh như Niu-York sẽ làm lộ ra sườn phía nam của quân phòng thủ Ukraine tại thành phố Chasiv Yar, cách Toretsk khoảng 24 km về phía bắc.
2. 'Căn cứ bảo vệ bờ biển' ở Hắc Hải của Nga bị hư hại trong cuộc tấn công bằng thuyền điều khiển từ xa trên biển
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea 'Coastguard Base' Damaged in Sea Drone Attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công một căn cứ bảo vệ bờ biển của Nga ở phía tây Crimea trong đêm bằng cách sử dụng máy bay điều khiển từ xa và thuyền điều khiển từ xa, trong cuộc tấn công mới nhất của Kyiv vào tài sản quân sự của Mạc Tư Khoa trên bán đảo bị sáp nhập.
Đại Úy Yusov cho biết Hạm đội Hắc Hải của Nga đang tiến hành tập trận quanh Hồ Donuzlav vào tối Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, thì bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công.
Hồ Donuzlav nằm ở phía tây bắc thành phố Yevpatoriya của Crimea, ở rìa phía tây của bán đảo bị sáp nhập. Mạc Tư Khoa đã kiểm soát Crimea từ năm 2014 và Kyiv tuyên bố sẽ đòi lại bán đảo này.
Ông cho biết, các máy bay điều khiển từ xa của không quân và hải quân đã “làm hư hại và vô hiệu hóa” trụ sở đặt trung tâm điều khiển tại căn cứ bảo vệ bờ biển Nga, kho đạn dược và thiết bị tại địa điểm này, một trạm biến áp, cơ sở kỹ thuật và các vị trí bắn của Nga trên hồ. nói.
Trước đó, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết Hạm đội Hắc Hải đã “phá hủy” 10 tàu điều khiển từ xa ở Hắc Hải hướng tới Crimea, nhưng không nói thêm chi tiết.
Konashenkov cho biết hệ thống phòng không của Nga đã hạ gục 33 máy bay điều khiển từ xa trên bầu trời Crimea chỉ trong một đêm.
Một kênh Telegram địa phương ở Crimea đưa tin về tình trạng xáo trộn tại các khu định cư quanh hồ trong đêm, bao gồm cả làng Novoozerne và Myrnyi, ở rìa phía nam của hồ.
Tình báo Ukraine đã chia sẻ một video cho thấy một thuyền điều khiển từ xa, đang ở dưới nước, với một số vụ nổ có thể nhìn thấy phía trước con thuyền. Nhiều cảnh quay dường như cho thấy đạn của quân Nga đang nhắm vào USV, trước khi nguồn cấp dữ liệu video trở nên khó phân biệt.
Đại Úy Yusov cho biết, hoạt động này được phối hợp thực hiện bởi Cơ quan An ninh Ukraine - thường được gọi là SBU hoặc SSU - và hải quân Kyiv.
Ukraine không có hải quân lớn, nhưng Kyiv đã sử dụng thuyền điều khiển từ xa tiên tiến, cùng với máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn tầm xa, để nhắm vào các tài sản có giá trị cao của Nga trên bán đảo trong suốt cuộc chiến tranh toàn diện.
SBU thường sử dụng thuyền điều khiển từ xa Sea Baby sản xuất trong nước để thực hiện các hoạt động ở Crimea và cơ quan này cũng đã phát triển các thuyền điều khiển từ xa Mamai tương tự. Không rõ loại USV nào đã được sử dụng trong chiến dịch Hồ Donuzlav.
Theo SBU, các thuyền điều khiển từ xa Sea Baby đã liên tục được nâng cấp, bao gồm cả việc lắp đặt các bệ phóng hỏa tiễn đa nòng Grad thời Liên Xô cho USV.
Cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cơ quan cũng tấn công vào các tàu và cơ sở của Nga trên bán đảo, có biến thể thuyền điều khiển từ xa riêng, được đặt tên là Magura V5.
Thuyền điều khiển từ xa của hải quân Ukraine được cho là đã hạ gục một số tàu của Hạm đội Hắc Hải của Nga, bao gồm cả tàu tuần tra Sergei Kotov vào tháng 3 năm nay.
3. Ukraine có thể đã vượt Nga về số lượng máy bay điều khiển từ xa
Ukraine đang tăng cường cung cấp máy bay điều khiển từ xa cho quân đội và có thể đã vượt qua Nga về số lượng, Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine cho biết như trên hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy.
Kyiv đang nỗ lực tăng quy mô sản xuất máy bay điều khiển từ xa trong nước, nhằm mục đích sản xuất ít nhất 1 triệu máy bay điều khiển từ xa vào năm 2024.
Fedorov cho biết trong nửa đầu năm 2024, binh lính Ukraine đã nhận được số lượng máy bay điều khiển từ xa nhiều gấp sáu lần so với năm ngoái.
Ông nói thêm: “Và đây là chiến thắng chung của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng và Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine”.
Theo Fedorov, Ukraine hiện có hơn 165 máy bay điều khiển từ xa các loại đang được thử nghiệm và sử dụng trên chiến trường.
“Xét về số lượng máy bay điều khiển từ xa, rõ ràng chúng ta không thua và thậm chí có thể vượt qua Nga. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga với Iran và Trung Quốc mang lại cho Nga lợi thế lớn hơn về mặt thay thế phụ tùng”
Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Ukraine và Nga đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ máy bay điều khiển từ xa, cách mạng hóa chiến tranh. Đối với lực lượng đông hơn của Ukraine, máy bay điều khiển từ xa là một trong những vũ khí quan trọng để tấn công các tàu chiến, căn cứ hải quân, nhà máy lọc dầu và phi trường của Nga bên trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm và sâu phía sau phòng tuyến của đối phương.
Kyiv chính thức ra mắt Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa vào ngày 11 tháng 6, bốn tháng sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ban hành sắc lệnh ra lệnh thành lập một nhánh riêng của lực lượng vũ trang có nhiệm vụ cải thiện các hoạt động của máy bay điều khiển từ xa.
4. Ukraine triển khai các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào sâu trong phòng tuyến của đối phương
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Launches Drone Attacks Deep Behind Enemy Lines”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Các quan chức cho biết đã có các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhằm vào hai khu vực của Nga giáp Ukraine trong đêm, cũng như Crimea, bán đảo Hắc Hải bị sáp nhập.
phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, rằng các hệ thống phòng không của nước này đã tiêu diệt 11 máy bay điều khiển từ xa ở khu vực biên giới Kursk; ba máy bay điều khiển từ xa trên vùng Belgorod, cũng giáp Ukraine; và 5 máy bay điều khiển từ xa trên Hắc Hải và Crimea, đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Roman Starovoyt, thống đốc vùng Kursk, cho biết các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa rơi xuống đã làm hai người bị thương và bỏng.
Ông nói trên Telegram: “Họ đã được cung cấp hỗ trợ y tế cần thiết ngay tại chỗ”. “Tôi nhắc nhở các bạn không nên đến gần hoặc chạm vào mảnh vỡ của hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa vì chúng có thể gây hại”.
Vụ tấn công vào Kursk xảy ra vài ngày sau khi chính quyền địa phương cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã gây ra vụ cháy tại một nhà máy ở thị trấn Korenevo, nơi sản xuất các thiết bị điện trong vùng. Đoạn phim đăng trên mạng xã hội cho thấy tòa nhà chìm trong biển lửa.
Đã xảy ra một loạt vụ cháy bí ẩn ở Nga kể từ khi nhà độc tài Vladimir Putin tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Ukraine hiếm khi nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công trên đất Nga, nhưng Điện Cẩm Linh đã cáo buộc Kyiv cố gắng thực hiện các cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay điều khiển từ xa.
Oleg Sinegubov, thống đốc khu vực Kharkiv, cho biết lực lượng Nga đã tiến hành hai cuộc tấn công vào các tòa nhà dân cư ở thành phố Chuhuiv, làm 7 người bị thương, làm hư hỏng xe hơi và khiến cửa sổ vỡ tan.
“Khoảng 4 giờ sáng, địch đã bất ngờ tấn công hai lần vào tòa nhà dân cư ở trung tâm thành phố”, Sinegubov nói trên Telegram, đồng thời chia sẻ hình ảnh về sự tàn phá. Ông nói thêm: “Nhân viên cấp cứu, bác sĩ, cơ quan thực thi pháp luật - tất cả các dịch vụ khẩn cấp đang nỗ lực để loại bỏ hậu quả của vụ khủng bố của quân xâm lược Nga”.
Cảnh sát Quốc gia Ukraine cho biết Nga đã sử dụng hỏa tiễn Iskander để tấn công thành phố. Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết:
“Chín người bị thương, trong đó có một cậu bé 14 tuổi. Cậu được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng”. “Hậu quả của vụ tấn công là 10 chiếc xe hơi bị đốt cháy hoàn toàn. Ba tòa nhà chung cư và một nhà dân, hai cửa hàng và một tòa nhà hành chính bị hư hại.”
Oleksandr Prokudin, Thống đốc khu vực Kherson, hôm thứ Sáu cho biết một phụ nữ 72 tuổi đã thiệt mạng tại nhà sau cuộc tấn công của Nga vào thị trấn Bilozerka.
Ông nói: “Người Nga đã bắn vào một tòa nhà dân cư ở Bilozerka vào buổi sáng. “Kết quả là một người dân địa phương 72 tuổi đã thiệt mạng tại nhà riêng của bà. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và bạn bè của người đã khuất.”
5. Zelenskiy nói: Làm việc với Trump sẽ là 'công việc khó khăn, nhưng chúng tôi là những người không ngại khó'
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 18 Tháng Bẩy, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói: Làm việc với Donald Trump nếu ông tái đắc cử tổng thống Mỹ sẽ là “công việc khó khăn, nhưng chúng tôi, người Ukraine, là những người không ngại khó”.
Bất chấp những lo ngại đang lan rộng trong xã hội Ukraine rằng kế hoạch chấm dứt chiến tranh ngay lập tức nếu Trump giành chiến thắng vào tháng 11, sẽ liên quan đến việc nhượng lại lãnh thổ cho Nga, Zelenskiy nói với BBC rằng ông sẵn sàng làm việc với bất kỳ ai được bầu làm tổng thống Mỹ để đánh bại Nga.
“Có thể ông ấy thực sự không quan tâm, nhưng chúng tôi phải hợp tác với Mỹ”, Zelenskiy nói.
Bình luận của Zelenskiy phản ánh nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, người hôm 17 Tháng Bẩy cho biết Ukraine sẽ tìm cách chống lại lực lượng Nga ngay cả khi cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai và gây nguy hiểm cho sự hỗ trợ quan trọng của Mỹ cho quốc phòng của Ukraine.
Bộ Trưởng Umerov nói: “Chúng tôi tin vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và chúng tôi tin rằng Mỹ cũng muốn các đối tác và đồng minh của mình mạnh mẽ”. Ông lưu ý: “Ở giai đoạn này, chúng tôi sẽ tập trung vào chiến trường”. “Dù kết quả bầu cử Mỹ thế nào, chúng tôi cũng sẽ tìm ra giải pháp”.
Người đồng tranh cử trong tư cách phó tổng thống, Thượng nghị sĩ James David Vance, là người phản đối mạnh mẽ việc Mỹ ủng hộ Ukraine và đã công khai tán thành việc nhượng bộ lãnh thổ như một phần của thỏa thuận hòa bình tiềm năng.
Vào đầu tháng 7, Zelenskiy nói rằng ông “có khả năng sẵn sàng” gặp Trump và kêu gọi ông tiết lộ chi tiết về kế hoạch chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine để Kyiv có thể chuẩn bị cho mọi rủi ro mà kế hoạch này có thể gây ra.
6. Nga đưa ra lời đe dọa hạt nhân với NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Issues Nuclear Threat To NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Một quan chức hàng đầu của Nga đã đưa ra cảnh báo hạt nhân cho NATO, vài ngày sau khi Mỹ tuyên bố sẽ triển khai vũ khí siêu thanh đang phát triển ở Âu Châu.
Khi được hỏi liệu Nga có thể triển khai hỏa tiễn hạt nhân để đáp trả kế hoạch triển khai khả năng hỏa lực tầm xa ở Đức của Washington hay không, Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách quan hệ với Mỹ, không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiểm soát vũ khí, nói với các phóng viên ở Mạc Tư Khoa hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, rằng ông ta không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào.
Mỹ và Đức cho biết trong một tuyên bố chung công bố ngày 10 Tháng Bẩy rằng Washington sẽ triển khai hỏa tiễn tầm xa hơn ở Đức vào năm 2026. Điều này sẽ bao gồm SM-6, Tomahawk và các loại vũ khí siêu thanh đang phát triển “có tầm bắn xa hơn đáng kể so với các hỏa lực trên đất liền hiện nay ở Âu Châu”.
Mỹ và Đức cho biết việc thực hiện “các khả năng tiên tiến” này sẽ “thể hiện cam kết của Mỹ với NATO và những đóng góp của nước này đối với khả năng răn đe tổng hợp của Âu Châu”.
“Nếu các đại diện của Chính phủ Liên bang Đức cho rằng việc bắt đầu một số biện pháp leo thang với lý do những gì chúng tôi có ở khu vực Kaliningrad là hợp lý, thì chúng tôi sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương ứng theo cách mà chúng tôi cho là có thể chấp nhận được nhất,” Ryabkov cảnh báo.
Ryabkov nói với các phóng viên: “Không có gì được xác định trước, bao gồm cả việc tình hình leo thang hơn nữa”.
Ông tiếp tục: “Thật không may, hiện tại, phương Tây, với những lý do xa vời, đang tìm kiếm lý do để gán điều gì đó cho chúng tôi từ quan điểm xâm phạm an ninh của mình, đang đi theo chính xác con đường leo thang này”.
“Điều này thật đáng tiếc, nhưng nó sẽ không ngăn cản chúng tôi giải quyết các vấn đề nhằm bảo đảm an ninh của chúng tôi dọc theo toàn bộ chu vi biên giới Nga, tất nhiên bao gồm cả khu vực diễn ra cuộc chiến ở Ukraine.”
Mối quan hệ giữa Washington và Mạc Tư Khoa ngày càng trở nên căng thẳng sau quyết định của Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Các quan chức Nga và khách mời trên truyền hình nhà nước Nga thường xuyên kêu gọi tấn công vào đất Mỹ vì viện trợ và vũ khí do Mỹ cung cấp. chính quyền Tổng thống Biden tới Kyiv.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo tiếng Đức Tageblatt, được xuất bản hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, rằng quyết định của Washington triển khai vũ khí siêu thanh đang phát triển ở nước ông vào năm 2026 là do Nga triển khai hỏa tiễn Iskander ở vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga giáp với Ba Lan và Lithuania vào năm 2018.
“Thế giới đã trở nên bất ổn hơn so với 5 hay 10 năm trước. Chúng ta phải tự bảo vệ mình tốt nhất có thể”, Pistorius nói.
“Những gì Mỹ sẽ làm ở Đức từ năm 2026 trở đi không gì khác hơn là chống lại mối đe dọa của Nga về việc triển khai hỏa tiễn Iskander ở Kaliningrad. Sau đó, khả năng răn đe sẽ hoạt động trở lại”, Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm.
“Nếu mọi người đều rõ ràng rằng Đức và NATO có thể tự vệ thành công thì khả năng chúng ta bị tấn công sẽ giảm đi.”
7. Von der Leyen thề sẽ ngăn chặn Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan
Ursula von der Leyen hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, cho biết bà sẽ tìm cách “ngăn chặn Trung Quốc” xâm chiếm Đài Loan như một phần trong nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch Ủy ban Âu Châu.
“Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực mang tính quyết định cho tương lai của thế giới,” bà nêu rõ trong tuyên ngôn của mình mang tên Sự lựa chọn của Âu Châu.
“Chúng tôi sẽ làm việc với Nhật Bản, Nam Hàn, New Zealand và Úc, những nước mà chúng ta phải đối mặt với những thách thức chung… Điều này bao gồm những nỗ lực tập thể của chúng ta nhằm triển khai toàn bộ khả năng lãnh đạo kết hợp của chúng ta nhằm ngăn chặn Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng bằng biện pháp quân sự, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan”.,” cô nói, đưa ra tuyên bố rõ ràng nhất của mình cho đến nay.
Hoa Kỳ tin rằng một cuộc chiến như vậy có thể xảy ra vào năm 2027, thời điểm nằm giữa nhiệm kỳ thứ hai tiềm năng của von der Leyen.
Bốn quốc gia von der Leyen tuyên bố hợp tác về vấn đề Đài Loan cũng được liệt kê là bốn đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của NATO.
Von der Leyen cảnh báo về sự gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong tuyên ngôn của mình.
Cô cho biết trong tài liệu: “Chi tiêu tổng hợp của Liên Hiệp Âu Châu cho quốc phòng từ năm 2019 đến năm 2021 đã tăng 20%. “Vào thời điểm đó, chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gần 300% và của Trung Quốc tăng gần 600%”.
8. Stoltenberg nói: Các đồng minh NATO phải chuẩn bị cho thập niên chiến tranh ở Ukraine
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, nói với các phóng viên báo chí rằng các đồng minh NATO phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là cuộc chiến kéo dài hàng thập niên ở Ukraine.
Khi được hỏi liệu các đồng minh NATO có cần chuẩn bị cho cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm hay không, Stoltenberg trả lời “có”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: “Thông điệp chính là sự ủng hộ dành cho Ukraine càng mạnh mẽ và chúng ta sẵn sàng cam kết càng lâu thì cuộc chiến này càng kết thúc sớm”. “Điều nghịch lý là giờ đây Putin tin rằng ông ta có thể chờ đợi chúng ta nản chí. Vì vậy, chiến tranh vẫn tiếp tục.”
Stoltenberg, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ Tổng thư ký vào tháng 10, đã liên tục kêu gọi các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng, trong bối cảnh liên minh có nguy cơ rạn nứt. Nhiều quốc gia NATO, bao gồm Slovakia và Hung Gia Lợi đã đặt câu hỏi về cam kết của NATO trong việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến, thay vào đó kêu gọi một thỏa thuận hòa bình.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định rằng ông sẽ chấm dứt chiến tranh ngay lập tức nếu giành chiến thắng vào tháng 11 trong kế hoạch mà người Ukraine âu lo rằngsẽ liên quan đến việc nhượng lại lãnh thổ cho Nga.
Khi được hỏi liệu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump có bảo đảm ít nguồn tài trợ hơn cho NATO hay không, Slotenberg trả lời rằng “điều đúng đắn cần làm bất kể bạn nghĩ gì về cam kết của Mỹ với NATO là đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng của chúng ta”.
“Khi chúng ta truyền đạt rất rõ ràng rằng chúng ta ở đây lâu dài, rằng chúng ta có sự hỗ trợ lâu dài mạnh mẽ cho Ukraine, thì chúng ta đang tạo điều kiện cho một giải pháp trong đó Ukraine chiếm ưu thế với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền”. “Điều này sẽ cung cấp nhiều khả năng dự đoán hơn, trách nhiệm giải trình và hỗ trợ hơn, đồng thời nó cũng sẽ thể hiện cam kết lâu dài của chúng ta trong việc hỗ trợ Ukraine.”
Trong hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây ở Washington, liên minh đã làm rõ con đường “không thể đảo ngược” của Ukraine đối với NATO bằng cách nhấn mạnh các cam kết hiện tại của liên minh với Kyiv “là cầu nối để Ukraine trở thành thành viên”.
Các đồng minh NATO cũng công bố kế hoạch cung cấp cho Ukraine khoản tài trợ cơ bản tối thiểu là 40 tỷ euro hay 43 tỷ Mỹ Kim, một bộ chỉ huy quân sự mới ở Đức để huấn luyện và trang bị cho quân đội Ukraine cũng như các cam kết phòng không khác.
9. Các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu cho biết có khả năng rất cao là Tổng thống Biden sẽ rời khỏi cuộc đua năm 2024
Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tin rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden phải rời khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 và Tổng thống Biden có thể gần chấp nhận yêu sách này từ nhiều đảnh viên đảng Dân Chủ, nhiều cơ quan truyền thông đưa tin hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, dẫn lời các quan chức hàng đầu trong đảng.
Một nguồn tin thân cận với Tổng thống Biden nói với New York Times rằng “thực tế đang diễn ra” và tổng thống có thể sớm thông báo rằng ông sẽ từ chức để ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris.
Tổng thống Biden hiện đang được cách ly sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào hôm Thứ Tư, 17 Tháng Bẩy. Cho đến nay, ông vẫn khẳng định rằng mình sẽ tiếp tục tham gia cuộc đua, nhưng một số nguồn tin cho biết ông có thể đưa ra thông báo quan trọng về việc ứng cử của mình trong những ngày tới.
Theo CNN, một thống đốc đảng Dân chủ nói với các trợ lý vào ngày 18 Tháng Bẩy: “72 giờ tiếp theo sẽ rất quan trọng”.
“Chuyện này không thể tiếp tục lâu hơn được nữa.”
Các nguồn tin nói với CNN rằng Tổng thống Biden đã trở nên “dễ nhân nhượng” hơn trước những lập luận rằng ông nên từ chức.
Các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu, bao gồm cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Dân biểu Adam Schiff, đã kêu gọi Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua. Các nhà tài trợ lớn cũng đã rút lại sự hỗ trợ của họ.
Những lời kêu gọi Tổng thống Biden, 81 tuổi, từ chức ngày càng gia tăng sau màn tranh luận kém cỏi của tổng thống vào tháng 6. Các câu hỏi về sự nhạy bén về tinh thần và thể lực của ông cho chức vụ ngày càng tăng, và Tổng thống Biden đã đưa ra một số lời nói lỡ lời trước công chúng, bao gồm cả việc gọi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là “Tổng thống Putin”.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức chấp nhận đề cử của Đảng Cộng hòa tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa (RNC) ở Milwaukee vào ngày 18 Tháng Bẩy. Trong bài phát biểu nhận đề cử, ông kể lại chi tiết sống sót sau vụ ám sát ngày 14 Tháng Bẩy.
Ứng cử viên chính thức của đảng Dân chủ sẽ được chỉ định vào tháng 8 tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ ở Chicago.
10. Von der Leyen chỉ trích Viktor Orbán trong chuyến đi tới Nga
‘Sứ mệnh hòa bình này chẳng qua là một sứ mệnh xoa dịu.’
Ursula von der Leyen đã sử dụng bài phát biểu của mình trước thành viên của Nghị Viện Âu Châu hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, để chỉ trích Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán trong chuyến đi gần đây tới Nga.
“Hai tuần trước, một thủ tướng Âu Châu đã tới Mạc Tư Khoa,” von der Leyen nói. “Sứ mệnh hòa bình này chẳng qua là một sứ mệnh xoa dịu”, đề cập đến mô tả của Orbán về các chuyến đi của ông tới Nga, Ukraine, Trung Quốc và Mỹ, điều này đã khiến các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tức giận.
Von der Leyen không nêu tên thủ tướng Hung Gia Lợi nhưng Đại sứ Hung Gia Lợi Bálint Ódor đang ngồi trong phòng, các caramen đã hướng máy quay về phía ông trong khi Nghị viện Âu Châu vỗ tay trước nhận xét của bà.
Trước sự tán thưởng nồng nhiệt từ các thành viên của Nghị Viện Âu Châu, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu cho biết: “Nga đang mong đợi Âu Châu và phương Tây sẽ mềm mỏng hơn và một số ở Âu Châu đang hùa theo yêu sách đó. Âu Châu sẽ sát cánh với Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết.”
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất được công bố hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc nhà cầm quyền Nga ngăn chặn các mạng xã hội để bóp nghẹt thông tin liên quan đến cuộc xâm lược ở Ukraine.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Chính phủ Nga đã bắt đầu hạn chế hơn nữa việc sử dụng viễn thông kỹ thuật số ở Nga. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2024, Phó Duma Quốc gia Nga Anton Nemkin tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng chính quyền Nga đã bắt đầu làm chậm lưu lượng truy cập trên ứng dụng nhắn tin mã hóa WhatsApp. Lời giải thích công khai là nhằm hạn chế khả năng giao tiếp của các nhóm cực đoan. Theo định nghĩa của chính phủ Nga, điều này có thể cũng bao gồm việc hạn chế khả năng tổ chức và liên lạc của các nhà hoạt động đối lập và những người phản đối cuộc chiến ở Ukraine.
Riêng vào ngày 12 tháng 7 năm 2024, các phương tiện truyền thông độc lập của Nga đưa tin rằng nền tảng video trực tuyến YouTube bị gián đoạn là do chính phủ Nga cố tình làm chậm lưu lượng truy cập. Chính quyền Tổng thống được cho là có khả năng chặn hoàn toàn YouTube vào tháng 9 năm 2024. YouTube tương đối phổ biến ở Nga và đã được các nhà hoạt động đối lập, đặc biệt là nhà hoạt động đã khuất Alexei Navalny, sử dụng để phổ biến những lời chỉ trích chính phủ Nga.
Giống như lệnh cấm gần đây đối với các tổ chức truyền thông độc lập và việc hạn chế các phương tiện liên lạc an toàn khác, các biện pháp này thể hiện sự tăng tốc trong xu hướng lâu dài nhằm tăng cường kiểm soát của chính phủ đối với việc tiếp cận các phương tiện truyền thông và thông tin ở Nga. Những hạn chế này trong việc truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội có thể được thiết kế để bảo đảm rằng người dân Nga chỉ có thể truy cập các phương tiện truyền thông phù hợp với các câu chuyện do chính phủ kiểm soát. Bằng cách hạn chế các phương tiện liên lạc riêng tư an toàn hơn, việc giám sát của chính phủ đối với những người có khả năng bất đồng chính kiến sẽ dễ dàng hơn và sẽ tạo ra bầu không khí sợ hãi và tự kiểm duyệt trong số những người có thể chỉ trích chế độ.
12. Trump chính thức chấp nhận đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức nhận đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng mình hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa ở Milwaukee trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi sống sót sau âm mưu ám sát.
Một tay súng đã bắn vào Trump vào ngày 14 Tháng Bẩy trong một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania. Viên đạn sượt qua tai Trump nhưng ông không hề hấn gì.
“Vì vậy, tối nay, với niềm tin và sự tận tâm, tôi tự hào chấp nhận đề cử của các bạn cho chức tổng thống Hoa Kỳ,” Trump nói vào ngày cuối cùng của RNC.
Đây đánh dấu lần thứ ba đảng Cộng hòa đề cử Trump làm tổng thống, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 và thua cuộc bầu cử năm 2020 trước Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trump dự kiến sẽ đối đầu với Tổng thống Biden một lần nữa vào tháng 11, mặc dù những lời kêu gọi từ các nhà lập pháp dân chủ yêu cầu Tổng thống Biden từ chức đã gia tăng trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về khả năng tranh cử của ông.
Khả năng ông Trump có thể trở thành tổng thống thứ hai đã làm dấy lên lo ngại về việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, rằng hợp tác với Tòa Bạch Ốc của Trump sẽ là “công việc khó khăn, nhưng chúng tôi người Ukraine là những người sẵn sàng đương đầu với những khó khăn”.
Trong quá trình vận động tranh cử, Trump đã nhiều lần đề xuất kế hoạch chấm dứt chiến tranh ngay lập tức nếu ông giành chiến thắng vào tháng 11. Ukraine lo ngại rằng kế hoạch này liên quan đến việc nhượng lại lãnh thổ cho Nga, mặc dù Trump đã cung cấp rất ít thông tin chi tiết về các chi tiết cụ thể trong đề xuất của mình.
Trump sẽ tranh cử cùng với người bạn tranh cử phó tổng thống của mình, Thượng nghị sĩ JD Vance, người liên tục phản đối quyết liệt việc Mỹ ủng hộ Ukraine, và đã công khai tán thành việc nhượng bộ lãnh thổ như một phần của thỏa thuận hòa bình tiềm năng.
Trump vừa gọi điện bật mí cho Zelenskiy. Kyiv nghĩ sao? Ukraine lao ATACMS vào căn cứ không quân Nga
VietCatholic Media
16:31 20/07/2024
1. ATACMS Ukraine tấn công gần trung tâm hàng không Nga trong cuộc tấn công qua đêm
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine ATACMS Strike Near Russia Aviation Hub in Overnight Attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thống Đốc khu vực Luhansk do Nga bổ nhiệm Leonid Pasechnik cáo buộc rằng các lực lượng Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công mới nhất vào các khu vực bị tạm chiếm của Nga trong đêm thứ Sáu rạng sáng Thứ Bẩy, 20 Tháng Bẩy, bằng cách sử dụng hỏa tiễn ATACMS do Mỹ sản xuất, có thể nhằm một lần nữa vào một trung tâm hàng không trước đây được sử dụng làm trung tâm sửa chữa thiết bị quân sự của Nga.
Hình ảnh và video được đăng lên mạng xã hội vào sáng sớm thứ Bẩy cho thấy các vụ nổ kéo theo những đám khói bốc lên trên thành phố Luhansk phía đông Ukraine bị tạm chiếm. Các tài khoản mạng xã hội OSINT đã định vị địa lý đoạn phim ở phía đông nam thành phố trong khu vực Trường Hàng không Quân sự Cao cấp Luhansk.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin ba hỏa tiễn ATACMS đã bị lực lượng phòng không bắn hạ nhưng không đề cập đến các báo cáo về tác động của cuộc tấn công. Các hình ảnh được truyền thông nhà nước công bố và chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những gì có vẻ là mảnh vỡ ATACMS trên mặt đất gần địa điểm xảy ra vụ nổ được báo cáo.
Pasechnik cho biết: “Phát xít Ukraine đã bắn hỏa tiễn vào thành phố. Lực lượng phòng không đang hoạt động. Có thể nghe thấy tiếng nổ.” Ông nói thêm: “Do các mảnh vụn rơi xuống, một đám cháy đã bùng phát ở vành đai rừng. Không có người chết hoặc bị thương.”
Pasechnik cho rằng các đám khói trên thành phố là do “ngọn lửa của các mô-đun thương mại và chất thải xây dựng trên một khu vực rộng lớn”, và bác bỏ các báo cáo cho rằng các đám cháy là kết quả của các vụ tấn công thành công của ATACMS.
Cơ quan truyền thông Ukrinform của Ukraine đưa tin có tới 12 vụ nổ ở Luhansk. Roman Vlasenko, nhà lãnh đạo Cơ quan quản lý quân sự quận Severodonetsk, nói với cơ quan này rằng vụ nổ xảy ra “trong khu vực của trường hàng không cũ. Người dân địa phương báo cáo có đám khói ở hướng đó. Phần còn lại sẽ được biết sau.”
Các lực lượng Ukraine trước đây đã tấn công vào Trường Hàng không Quân sự Cao cấp Luhansk, được cho là sử dụng loại vũ khí do phương Tây cung cấp khiến Điện Cẩm Linh phải lo lắng.
Vào tháng 5 năm 2023, hỏa tiễn Storm Shadow/SCALP của Anh-Pháp được tường trình đã được sử dụng để tấn công cơ sở và các khu công nghiệp gần đó. Khu vực này cũng là mục tiêu vào tháng 5 năm 2024.
Các báo cáo cho rằng Trường Hàng không Quân sự Cao cấp Luhansk đã đóng vai trò là căn cứ quan trọng cho lực lượng quân sự ly khai do Nga kiểm soát, đồng thời là trung tâm sửa chữa các thiết bị bị hư hỏng.
Ukraine lần đầu tiên sử dụng ATACMS do Mỹ sản xuất vào tháng 10 năm 2023, lần đầu tiên sử dụng đạn chùm phiên bản đầu đạn trước khi được cung cấp phiên bản đơn nhất, tầm bắn xa nhất từ mùa xuân năm 2024. Các trung tâm hàng không và căn cứ trực thăng là một trong những mục tiêu của loại vũ khí này, mà Kyiv đã vận động hành lang cho Washington, DC trong gần hai năm.
2. Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Zelenskiy và cựu Tổng thống Trump về tương lai hỗ trợ của Hoa Kỳ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky, Trump hold call, discuss future of US support”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ và là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã có cuộc điện đàm vào hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, 5 năm sau cuộc điện đàm định mệnh năm 2019 giữa hai người dẫn đến cuộc luận tội đầu tiên của Trump.
Tổng thống Zelenskiy thông báo rằng hai người đã thảo luận về “tầm quan trọng sống còn của sự hỗ trợ của lưỡng đảng và lưỡng viện” của Hoa Kỳ đối với Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng lưu ý rằng các nhà lãnh đạo đã đồng ý tổ chức một cuộc gặp “cá nhân” trong tương lai để thảo luận về hòa bình với Nga.
Tổng thống Zelenskiy nói: “Ukraine sẽ luôn biết ơn Hoa Kỳ vì đã giúp đỡ đất nước chúng tôi trong việc tăng cường khả năng chống lại sự khủng bố của Nga”. “Các cuộc tấn công của Nga vào các thành phố và làng mạc của chúng tôi vẫn tiếp diễn mỗi ngày. Chúng tôi đã đồng ý với cựu Tổng thống Trump sẽ thảo luận tại cuộc gặp cá nhân về những bước đi có thể khiến hòa bình trở nên công bằng và thực sự lâu dài.”
Zelenskiy cũng đã chúc mừng cựu Tổng thống Trump về việc được đảng Cộng hòa đề cử và lên án vụ ám sát cựu Tổng thống hồi cuối tuần qua.
Politico sau đó đưa tin cựu Tổng thống Trump gọi đây là một “kế hoạch rất tốt” và sẽ nỗ lực đàm phán một thỏa thuận hòa bình. Một nguồn tin giấu tên thân cận với Zelenskiy cũng nói với Politico rằng cuộc trò chuyện đã diễn ra “cực kỳ tốt đẹp”.
Trong bối cảnh của cuộc điện đàm gần đây nhất, người ta không thể không liên tưởng đến cuộc trao đổi qua điện thoại vào tháng 7 năm 2019, trong đó Trump yêu cầu Zelenskiy điều tra các đối thủ chính trị của mình một tuần sau khi từ chối viện trợ quân sự của Mỹ cho Kyiv.
Theo bản ghi cuộc điện đàm được công bố sau đó, Zelenskiy nói với Trump rằng Ukraine muốn mua thêm Javelin do Mỹ sản xuất để chống lại cuộc chiến của Nga ở phía đông đã diễn ra từ năm 2014.
Đáp lại, Trump nói với Zelenskiy: “Được thôi. Tuy nhiên, tôi muốn bạn giúp đỡ chúng tôi.”
Trump sau đó nói với Zelenskiy rằng ông muốn Ukraine điều tra Hunter Biden, con trai của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden, và làm việc với luật sư riêng của Trump, Rudy Giuliani, để điều tra cáo buộc Ukraine có liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, đặc biệt là tuyên bố vô căn cứ rằng Ukraine đã đột nhập vào máy chủ của đảng Dân chủ.
Hunter Biden đã có một ghế được trả lương trong hội đồng quản trị của Burisma, một công ty khí đốt gây tranh cãi của Ukraine, vào tháng 4 năm 2014, chỉ một tháng sau khi Nga sáp nhập trái phép Crimea. Sau đó, ông từ chức ở Burisma vào tháng 4 năm 2019 trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 của cha mình.
Trong một cuộc điều tra, Nga bị phát hiện đứng sau vụ hack Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ vào năm 2016. Việc Trump đề cập đến việc Ukraine xâm nhập vào máy chủ của đảng Dân Chủ là một phần của âm mưu, phần lớn do Giuliani thúc đẩy, cho rằng đó là Ukraine, chứ không phải Nga, là thủ phạm đã hack Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ.
Trong khi Trump gọi đây là “cuộc gọi hoàn hảo” vào thời điểm đó, các quan chức Tòa Bạch Ốc cũng có mặt trong cuộc gọi cho biết họ cảm thấy tổng thống đang yêu cầu Zelenskiy bới móc một đối thủ chính trị.
Yêu cầu của Trump dường như cũng là một cách để gây áp lực lên chính quyền Zelenskiy vào thời điểm nước này đang chờ đợi thêm viện trợ của Mỹ. Một tuần trước, Trump đã ra lệnh cho chánh văn phòng Mick Mulvaney đình chỉ 400 triệu Mỹ Kim viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine và từ chối lời mời tới Tòa Bạch Ốc.
Ký ức về cuộc điện đàm và vết nhơ nó để lại trong mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo đặt ra câu hỏi quan hệ Mỹ-Ukraine sẽ như thế nào nếu Trump giành được nhiệm kỳ thứ hai. Viện trợ của Mỹ rất quan trọng đối với cuộc chiến của Ukraine chống lại cuộc chiến kéo dài gần ba năm của Nga nhằm tiêu diệt Ukraine như một quốc gia độc lập.
Zelenskiy nói với BBC hôm Thứ Năm, 18 Tháng Bẩy, rằng nếu Trump tái đắc cử, làm việc với Trump sẽ là “công việc khó khăn, nhưng người Ukraine chúng tôi là những người không ngại khó”.
Tổng thống Zelenskiy cũng cho biết sẵn sàng hợp tác với bất kỳ ai đắc cử tổng thống Mỹ để đánh bại Nga. “Có thể ông ấy thực sự không quan tâm, nhưng chúng tôi phải hợp tác với Hoa Kỳ,” ông nói thêm.
Trump đã chấp nhận đề cử của Đảng Cộng hòa vào ngày 18 tháng 7. Cơ hội đắc cử tổng thống của ông dự kiến sẽ tăng lên sau một vụ ám sát, và những lời kêu gọi Tổng thống Biden rời khỏi cuộc đua ngày càng lớn trong bối cảnh lo ngại về sức khỏe của ông.
Emily Channell-Justice, giám đốc chương trình tại Viện nghiên cứu Ukraine của Đại học Harvard, tin rằng nếu đắc cử vào tháng 11, cuộc luận tội đầu tiên của Trump sau cuộc điện đàm với Zelenskiy có thể sẽ tác động đến quan hệ giữa chính quyền Trump và Ukraine.
Channell-Justice nói với Kyiv Independent: “Là trung tâm của một vụ bê bối lớn trong chính quyền đó, tôi không thể tưởng tượng rằng Trump lại có thiện cảm với Tổng thống Zelenskiy”.
Một trong những nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Trump, người tham dự trong cuộc gọi khét tiếng năm 2019, Alexander Vindman, nói với Kyiv Independent rằng người Ukraine nên nghiêm chỉnh xem xét khả năng trở lại Tòa Bạch Ốc của Trump. Nhưng trấn an rằng Trump “nói những gì ông ấy muốn nói”.
“Ông ấy không hề che giấu bản thân chút nào.”
3. Lời giải thích của các quan chức cảnh sát Thái Lan là nhằm bảo vệ ngành du lịch của nước này, nhưng có thể gây ra sự sỉ nhục cho người Việt
Hôm Thứ Tư, 17 Tháng Bẩy, ngay sau khi các quan chức Thái Lan đưa ra lời giải thích cho cái chết của 6 người Việt Nam ở Bangkok, đài truyền hình ABC News tung ra một lời bình phẩm có hàm ý kỳ thị chủng tộc rằng “chỉ vì 300 ngàn, 6 người Việt Nam giết nhau”.
Tổng kết về vụ án này, thông tấn xã AP có bài tường thuật nhan đề “6 bodies were found in a Bangkok hotel room with no signs of violence. Police think they know why”, nghĩa là “6 thi thể được tìm thấy trong một phòng khách sạn ở Bangkok, không có dấu hiệu bạo lực. Cảnh sát nghĩ rằng họ biết tại sao”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Du khách đến Thái Lan có nên lo lắng về sự an toàn của mình sau khi sáu người được phát hiện chết trong một phòng khách sạn bị khóa ở Bangkok không?
Chính quyền Thái Lan nhanh chóng nhấn mạnh rằng họ tin vụ việc liên quan đến tranh chấp cá nhân và không phản ánh bất kỳ mối đe dọa nào đối với du khách nước ngoài.
Cảnh sát Thái Lan tin rằng sáu người– bốn người là công dân Việt Nam và hai công dân Hoa Kỳ gốc Việt – chết vì ngộ độc xyanua, hay còn gọi là nhân ngôn, do tranh chấp về đầu tư. Bằng chứng pháp y và cuộc phỏng vấn của cảnh sát với người thân của người chết được cho là đã ủng hộ giả thuyết của họ.
Dưới đây là những gì chúng ta biết cho đến nay - và bằng cách nào.
Một số manh mối tại hiện trường vụ án là gì?
Chiều thứ Ba, cảnh sát nhận được thông báo rằng sáu thi thể, ba nam và ba nữ, đã được tìm thấy trong phòng khách sạn trên tầng năm của khách sạn năm sao Grand Hyatt Erawan, ngay trung tâm khu du lịch của Bangkok.
Sáu người – trong đó có một số người đang ở các phòng khác trong cùng một khách sạn - đã được lên lịch trả phòng vào ngày hôm đó hoặc ngày hôm trước. Cảnh quay an ninh cho thấy cả nhóm đã tập trung tại một phòng vào hôm thứ Hai với hành lý đã đóng gói.
Cửa trước bị khóa của căn phòng và cảnh quay từ camera an ninh cho thấy không có ai khác vào phòng sau khi nhân viên khách sạn giao bữa ăn vào chiều thứ Hai 15 Tháng Bẩy.
Các thi thể được tìm thấy nằm rải rác, một số trong phòng khách và một số trong phòng ngủ, cho thấy đây không phải là một nghi lễ tự sát. Cũng không có dấu hiệu mất trộm, vali chưa hề bị mở.
Cảnh sát cũng tìm thấy một bàn đầy thức ăn phục vụ tại phòng chưa ăn và sáu tách trà dường như đã được uống hết. Họ nhận thấy có chất cặn không xác định được trong các tách trà.
Cảnh sát cũng cho biết trên thi thể không có dấu hiệu giằng co và không có vết thương nên nghi ngờ bị đầu độc là nguyên nhân tử vong.
Bằng chứng pháp y cho thấy điều gì?
Khi cảnh sát phân tích cặn trong các tách trà, họ tìm thấy dấu vết của chất độc xyanua chết người. Kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu được thực hiện tại Bệnh viện Chulalongkorn ở Bangkok cũng cho thấy dấu vết của chất xyanua trong cả 6 thi thể.
Các chuyên gia pháp y cho biết các cơ quan nội tạng của họ có dấu hiệu ngạt thở - là hậu quả tiêu biểu của ngộ độc xyanua - ủng hộ kết luận rằng chất độc tác dụng nhanh có thể là nguyên nhân gây tử vong. Nhưng họ cảnh báo rằng cần phải thực hiện một phân tích chi tiết để xác nhận phát hiện này.
Đây là trường hợp bị cáo buộc ngộ độc xyanua được công bố rộng rãi thứ hai ở Thái Lan trong nhiều năm qua. Sararat Rangsiwuthaporn, hay “Am Cyanide” như biệt danh của cô trên các phương tiện truyền thông, đã bị buộc tội vào năm ngoái vì đã giết ít nhất 14 người mà cô nợ tiền trong nhiều năm. Người thứ 15 cũng bị đầu độc nhưng vẫn sống sót.
Ai đã giết ai và tại sao?
Cảnh sát cho biết họ vẫn đang điều tra, nhưng họ nói rõ rằng họ đang tập trung vào một phụ nữ Mỹ gốc Việt có thể đã có tranh chấp tài chính với hai người khác trong phòng.
Cảnh sát cho biết họ tin rằng một trong sáu người đã thực hiện vụ giết người trước khi tự sát, nhưng không nêu tên nghi phạm.
Tuy nhiên, họ cho biết một trong hai người Mỹ gốc Việt, Sherine Chong, là người duy nhất có mặt trong phòng khi thức ăn phục vụ tại phòng được giao vào thứ Hai, và cô đã từ chối lời mời pha trà của nhân viên và nói rằng cô sẽ tự làm việc đó..
Họ cho biết một cặp vợ chồng người Việt nằm trong số những người thiệt mạng đã cùng Chong và một phụ nữ Việt Nam đầu tư khoảng 10 triệu baht hay 278.000 Mỹ Kim vào một dự án xây dựng nhưng không có tiến triển gì và có thể họ đã gặp nhau để giải quyết tranh chấp về dự án. Khoản đầu tư này được cho là có liên quan đến việc xây dựng một bệnh viện ở Nhật Bản.
Không rõ liệu hai người khác được tìm thấy thi thể có phải là một phần của tranh chấp hay không.
6 người thiệt mạng là ai?
Cảnh sát Thái Lan xác định người chết là hai công dân Mỹ - Sherine Chong, 56 tuổi; và Đặng Hùng Vân, 55 tuổi — và bốn công dân Việt Nam — Nguyễn Thị Phương Lan, 47 tuổi; Phạm Hồng Thanh, 49 tuổi; Trần Đình Phú, 37 tuổi; và Nguyễn Thị Phương, 46 tuổi.
Có rất ít thông tin cá nhân về sáu người này, mặc dù truyền thông Việt Nam đưa tin rằng Phú là một nghệ sĩ trang điểm nổi tiếng đến từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, làm việc với nghệ danh Phú Gia Gia và là người đã nói với gia đình rằng anh ta đang làm nghề trang điểm trong chuyến công tác ba ngày sang Thái Lan.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đến hiện trường vụ án chỉ vài giờ sau khi cảnh sát nói rằng vụ việc sẽ không ảnh hưởng đến ngành du lịch, vốn là nguồn thu chính của đất nước.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller tại Washington đã gửi lời chia buồn tới gia đình những người thiệt mạng. Ông cho biết Mỹ đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ liên lạc với chính quyền địa phương.
Ông không cho biết liệu FBI có tham gia vào cuộc điều tra như Srettha đã thông báo hay không. FBI được luật pháp Hoa Kỳ trao quyền điều tra các tội ác chống lại công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài.
Mặc dù, xyanua có thể mua dễ dàng ở một số nước và chỉ cần một lượng rất nhỏ 50mg thôi là đủ để lấy mạng một người có trọng lượng 50kg tờ Bangkok Post tỏ ra hoài nghi khả năng một du khách có thể mua nó ở Thái Lan trong thời gian ngắn như vậy; và mỉa mai rằng các quan chức Thái lẽ ra nên bỏ nhiều công hơn để sáng tác ra một câu chuyện thuyết phục hơn đối với các du khách tiềm năng.
4. Nga kết án nhà báo Mỹ Evan Gershkovich 16 năm tù
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Sentences US Journalist Evan Gershkovich to 16 years”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga vừa kết án phóng viên tin tức người Mỹ Evan Gershkovich 16 năm tù vì tội làm gián điệp.
Cả chủ nhân của ông, tờ Wall Street Journal và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều tố cáo các cáo buộc là bịa đặt. Gershkovich không nhận tội.
Hãng tin AP đưa tin Gershkovich trông có vẻ bình tĩnh khi đứng trong lồng kính dành cho các bị cáo ở Tòa án khu vực Sverdlovsk và bình thản lắng nghe phán quyết.
Khi thẩm phán hỏi anh ta có hiểu không, anh ta trả lời là có.
Sau khi thẩm phán đọc xong bản án, có người trong phòng xử án đã hét lên: “Evan, chúng tôi yêu mến anh!”
Người đàn ông 32 tuổi bị bắt vào ngày 29 tháng 3 năm 2023 khi đang đi báo cáo tới thành phố Yekaterinburg thuộc Dãy núi Ural. Các nhà chức trách tuyên bố, mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, rằng anh ta đang thu thập thông tin bí mật cho Hoa Kỳ.
Hơn 99% bị cáo bị kết án theo hệ thống tư pháp của Nga và các công tố viên có thể kháng cáo mức án mà họ cho là quá khoan dung.
Tờ Wall Street Journal cho biết trong một tuyên bố: “Việc giam giữ sai trái Evan đã gây phẫn nộ kể từ khi anh ta bị bắt giữ bất công cách đây 477 ngày và nó phải chấm dứt ngay bây giờ”.
“Ngay cả khi Nga sắp xếp phiên tòa giả mạo đáng xấu hổ, chúng tôi vẫn tiếp tục làm mọi thứ có thể để thúc đẩy việc trả tự do cho Evan ngay lập tức và tuyên bố rõ ràng: Evan đang làm công việc của mình với tư cách là một nhà báo và hoạt động báo chí không phải là một tội ác. Hãy đưa anh ta về nhà ngay bây giờ.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phân loại Gershkovich là “bị giam giữ trái pháp luật”, cam kết nỗ lực mạnh mẽ để trả tự do cho ông.
Các cuộc đàm phán về trao đổi tù nhân tiềm năng giữa Mạc Tư Khoa và Washington đã được gợi ý, mặc dù bất kỳ thỏa thuận nào đều phụ thuộc vào kết quả của phiên tòa và có thể mất thời gian đáng kể để thành hiện thực.
Putin trước đó đã đề xuất một cuộc hoán đổi liên quan đến Gershkovich và Vadim Krasikov, một công dân Nga đang thụ án chung thân ở Đức vì tội ám sát một công dân Georgia.
Phiên tòa xét xử Gershkovich, bắt đầu vào ngày 26 tháng 6 tại Yekaterinburg, sau 15 tháng giam giữ ông tại Nhà tù Lefortovo ở Mạc Tư Khoa. Văn phòng Tổng công tố Nga đã cáo buộc ông này thay mặt CIA thu thập thông tin bí mật về Uralvagonzavod, một nhà máy sản xuất xe tăng và thiết bị quân sự.
Bất chấp tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov về “bằng chứng không thể chối cãi”, không có bằng chứng nào được tiết lộ công khai.
“Evan chưa bao giờ được chính phủ Hoa Kỳ tuyển dụng. Evan không phải là gián điệp. Báo chí không phải là một tội ác. Và lẽ ra Evan không bao giờ nên bị giam giữ ngay từ đầu”, phát ngôn nhân an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby tuyên bố.
Liên Hiệp Quốc cũng đã cân nhắc, trong đó các chuyên gia nhân quyền gọi việc giam giữ Gershkovich là vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu trả tự do cho ông ngay lập tức.
Chín người Mỹ hiện đang bị giam giữ ở Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về cuộc xung đột ở Ukraine.
5. Blinken tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine trong bối cảnh lo ngại kết quả về bầu cử
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 19 Tháng Bẩy cho biết Ukraine đang trên đường có thể “tự đứng vững về mặt quân sự” khi các nước phương Tây tiếp tục mở rộng hỗ trợ cho Kyiv.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Donald Trump, đã nhiều lần cam kết chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ, theo một số báo cáo, điều này khiến người dân Ukraine lo ngại có thể bao gồm cả việc buộc Ukraine phải nhượng lại lãnh thổ. Trump cũng đã chọn ứng cử viên phó tổng thống là Thượng nghị sĩ James David Vance, một người khét tiếng có những cáo buộc vô lý chống lại Ukraine và quyết liệt chỉ trích viện trợ cho Ukraine trong quá khứ và đã góp phần gây ra sự chậm trễ trong viện trợ của Mỹ từ tháng 10 năm ngoái.
Ngoại trưởng Blinken tuyên bố rằng viện trợ của Mỹ cho Ukraine nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng trong Quốc hội và “bất kỳ chính quyền nào cũng sẽ tính đến điều đó”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng sự ủng hộ ngày càng tăng của phương Tây đang đưa Ukraine vào quỹ đạo có thể “tự đứng trên đôi chân của mình về mặt quân sự, kinh tế, dân chủ”. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh thực tế là hơn 20 quốc gia đã công bố các thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh NATO vừa qua.
“Và điều đó có nghĩa là tất cả các quốc gia này, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã cam kết giúp Ukraine trong thập niên tới xây dựng năng lực răn đe, tăng cường khả năng phòng thủ”, Blinken nói. “Bây giờ, nếu chúng ta từ bỏ điều đó, mà tôi cho rằng điều đó là có thể, thì ngay cả trong hoàn cảnh bi đát đó, may mắn, chúng ta còn có khoảng 20 quốc gia khác – và chúng ta đang hướng tới hơn 30 quốc gia – cũng sẽ làm điều tương tự. Đây là những cam kết lâu dài với Ukraine.”
Tổng thống Zelenskiy nói rằng giao dịch với nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ là “công việc khó khăn, nhưng người Ukraine chúng tôi là những người không ngại khó”.
Hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy, Tổng thống Zelenskiy và cựu Tổng thống Trump đã có một cuộc điện đàm.
Theo các báo cáo chính thức, hai vị đã đồng thanh về kế hoạch tổ chức một “cuộc gặp cá nhân” trong tương lai để thảo luận về việc tạo dựng hòa bình với Mạc Tư Khoa trong cuộc điện đàm.
6. Kim Chính Ân công khai nói về sự cần thiết của quan hệ quân sự với Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “North Korea's Kim Openly Talks Up 'Necessity' of Russia Military Ties”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông nhà nước cho biết Bắc Hàn không còn che giấu mối quan hệ quốc phòng nhạy cảm với Nga sau khi nhà lãnh đạo Kim Chính Ân thảo luận công khai về “tầm quan trọng và sự cần thiết của hợp tác quân sự” trong một cuộc diễn binh hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Bẩy.
Theo tờ báo Rodong Sinmun của đảng này, bình luận của ông Kim cũng được đưa ra tại trụ sở Đảng Lao động cầm quyền ở Bình Nhưỡng hôm thứ Năm khi ông tiếp phái đoàn quân sự từ Mạc Tư Khoa do Thứ trưởng Quốc phòng Nga Aleksey Krivoruchko dẫn đầu.
Đây là sự tiếp nối đầu tiên được biết đến sau hội nghị thượng đỉnh mang tính đột phá vào tháng trước ở thủ đô Bắc Hàn, nơi ông Kim và nhà độc tài Nga, Vladimir Putin, xuất hiện để hồi sinh liên minh Chiến tranh Lạnh của họ.
Các đánh giá của tình báo Nam Hàn đã kết luận rằng Điện Cẩm Linh đang hỗ trợ chương trình vệ tinh của Bình Nhưỡng và việc nước này mua các loại vũ khí phức tạp, với tác dụng thúc đẩy Bắc Hàn phát triển hỏa tiễn đạn đạo bị Liên Hiệp Quốc cấm.
Đổi lại, theo đánh giá của phương Tây, Nga đã nhận được hỏa tiễn và hàng triệu quả đạn pháo của Bắc Hàn, được sử dụng để chống lại Ukraine - mặc dù cả hai chính phủ đều phủ nhận việc buôn bán vũ khí.
Ông Kim nói trong cuộc diễn binh rằng quân đội Nga đang “tiến hành một cuộc chiến công lý thiêng liêng” ở Ukraine và chính phủ cũng như người dân của ông ủng hộ mạnh mẽ điều đó, Thông tấn xã Trung ương chính thức của Bắc Hàn cho biết trong một thông cáo hôm thứ Sáu.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn “nhấn mạnh sự cần thiết để quân đội hai nước... đoàn kết vững chắc hơn”, hãng thông tấn trung ương Bắc Hàn, gọi tắt là KCNA, đưa tin.
Đại sứ quán Bắc Hàn tại Bắc Kinh và Bộ Ngoại giao Nga đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bằng văn bản bình luận về mục đích chuyến đi của Krivoruchko.
Vào tháng 6, Putin đã bay tới Bình Nhưỡng lần đầu tiên sau 24 năm để dự hội nghị thượng đỉnh cao cấp với ông Kim. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và NATO cho biết mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Bắc Hàn và Nga là “mối quan ngại lớn”.
Những người theo dõi Bắc Hàn lâu năm vẫn đang tìm hiểu chi tiết về một hiệp ước mới được ký giữa ông Kim và Putin, cam kết hỗ trợ quân sự lẫn nhau - mức tăng đáng kể nhất trong quan hệ quốc phòng song phương kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Thỏa thuận này phản ánh chặt chẽ hiệp ước viện trợ lẫn nhau hiện không còn hiệu lực được ký kết vào năm 1961 giữa Bắc Hàn và Liên Xô. Theo các bài báo được truyền thông nhà nước Bắc Hàn đăng tải, nó yêu cầu các bên cung cấp viện trợ quân sự lẫn nhau “không chậm trễ” trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công.
Sự thiếu minh bạch của Mạc Tư Khoa về các hiệp định đã gây ra nghi ngờ về bản chất của thỏa thuận, nhưng thỏa thuận này có thể mở ra cơ hội chuyển giao vũ khí chính thức hơn để đáp ứng điều khoản liên quan.
Nhà nghiên cứu Bruce Bennett của Rand Corp đã viết vào tháng 6 rằng Nga đã cung cấp cho Bắc Hàn sự hỗ trợ kỹ thuật quân sự đáng kể mà không cần hiệp ước, bao gồm cả một hỏa tiễn có thể được sử dụng trong vụ phóng vệ tinh do thám bị hủy bỏ vào tháng 5.
“Bất chấp sự phản đối của Bắc Hàn, cả Hoa Kỳ và Nam Hàn đều không có lợi ích gì trong việc xâm chiếm Bắc Hàn - Bắc Hàn không cần cam kết phòng thủ của Nga và có khả năng Nga sẽ không có nhiều lực lượng để gửi tới Bắc Hàn vì nước này đang xâm lược Ukraine, và đã gánh chịu các tổn thất nhân mạng khổng lồ”, Bennett viết trên tạp chí The National Interest.
Ông nói tiếp: “Đối với ông Kim, phần này của thỏa thuận chủ yếu mang tính chính trị, phù hợp với tuyên bố gần đây của ông rằng Nam Hàn là đối phương của Bắc Hàn và là mối đe dọa thực sự”.
7. Nhà ngoại giao nói máy bay ném bom Nga phải bị tiêu diệt trước khi tấn công Ukraine
Quyền đại diện thường trực của OSCE, Viktoria Kuvshynnikova, cho biết hôm 18 Tháng Bẩy tại cuộc họp của Hội đồng thường trực OSCE ở Vienna, rằng các máy bay ném bom chiến đấu của Nga phải bị tiêu diệt trước khi chúng phóng bom và hỏa tiễn vào Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã sử dụng hơn 700 quả bom dẫn đường, khoảng 170 máy bay điều khiển từ xa và 80 hỏa tiễn chống lại Ukraine trong tuần qua.
Bom dẫn đường trên không là loại vũ khí được dẫn đường chính xác, có tầm bắn ngắn hơn hỏa tiễn nhưng chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều. Các loại vũ khí này được phóng từ máy bay trong lãnh thổ Nga, ngoài tầm bắn của phòng không Ukraine.
“Không thể có nơi an toàn cho những kẻ sát nhân... Luật pháp quốc tế yêu cầu phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để tạo ra nơi trú ẩn an toàn cho dân thường. Bằng cách tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp sâu bên trong nước Nga, chúng tôi sẽ bảo vệ dân chúng của mình”, Kuvshynnikova nói, đề cập đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định quyền tự vệ.
Cô kêu gọi các quốc gia cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không, đạn pháo và vũ khí tầm xa.
“Chúng ta hãy nhớ lại tất cả những quyết định quan trọng đã được đưa ra trong hai năm qua. Không điều nào trong số đó dẫn đến leo thang, bất chấp những lời đe dọa của Nga”, cô nói.
“Ngược lại, sự thiếu quyết đoán trong hành động đã được Mạc Tư Khoa lợi dụng để leo thang bạo lực. Đã đến lúc thế giới tự do phải nắm thế chủ động một lần và mãi mãi.”
Kyiv tiếp tục hối thúc Washington cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, trong đó có máy bay quân sự đóng tại các căn cứ. Mỹ đã cấp phép hạn chế cho Ukraine sử dụng một số loại vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu của Nga gần biên giới.
Theo Zelenskiy, Ukraine đã ngăn chặn hoàn toàn cuộc tấn công ở Kharkiv của Mạc Tư Khoa do dỡ bỏ lệnh cấm tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
8. Cựu nghị sĩ Ukraine Iryna Farion bị ám sát ở ở Lviv
Thống đốc tỉnh Lviv Maksym Kozytskyi cho biết cựu nghị sĩ và nhà ngôn ngữ học Ukraine Iryna Farion đã chết ở Lviv vào ngày 19 tháng 7, vài giờ sau khi bị tấn công.
Một người đàn ông chưa rõ danh tính đã nổ súng vào Farion, 60 tuổi, trên đường phố ở thành phố Lviv vào khoảng 7 giờ 30 tối cùng ngày rồi bỏ trốn. Các quan chức thực thi pháp luật đang tìm cách xác định và bắt giữ kẻ tấn công.
Tin tức về cái chết của Farion được đưa ra ngay sau khi có tin cô được được phẫu thuật trong bệnh viện trong tình trạng hôn mê.
“Thật không may, bất chấp mọi nỗ lực của các bác sĩ, họ đã không cứu được Irina Farion”, Kozytskyi cho biết.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã được thông báo ngắn gọn về vụ ám sát và nói rằng “bất kỳ ai chịu trách nhiệm về vụ tấn công này đều phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”.
Iryna Farion, người nổi tiếng với những tuyên bố gây tranh cãi về việc sử dụng tiếng Nga ở Ukraine, đã gia nhập đảng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Svoboda vào năm 2005 và giữ chức thành viên quốc hội từ năm 2012 đến năm 2014. Cô thúc đẩy ý tưởng cấm sử dụng tiếng Nga trên toàn cõi Ukraine.
Cô được phục hồi chức vụ giáo sư tại khoa ngôn ngữ tiếng Ukraine tại Đại học Bách khoa Lviv vào tháng 6 năm 2024 ngay sau khi bị sa thải. Farion đã gây ra sự phẫn nộ khi cô nói vào ngày 6 tháng 11 rằng cô không thể gọi binh lính Ukraine là người Ukraine nếu họ nói tiếng Nga.
Tòa Thánh phê chuẩn một đền thờ ở Ý sau 56 năm các tín hữu nhận được rất nhiều ơn lạ và hoán cải
VietCatholic Media
17:48 20/07/2024
1. Đức Giám Mục truyền chức linh mục cho hai cháu sinh đôi cùng dòng với mình
Một biến cố vui mừng đối với Dòng Phanxicô tại Thánh địa và cộng đoàn Công Giáo tại Giáo phận Aleppo, bên Syria: Hôm mùng 06 tháng Bảy vừa qua, hai anh em song sinh thuộc Dòng Phanxicô, Johnny và George Jalloup đã được bác ruột của mình, là Đức Cha Hanna Jalloup, cùng dòng, Đại diện Tông tòa của Giáo phận Aleppo, thuộc Công Giáo Latinh, bên Syria, truyền chức linh mục, tại nhà thờ thánh Phanxicô ở Aleppo, thành phố đông dân cư nhất tại Syria.
Đức Cha Jalloup năm nay 72 tuổi (1957), đã từng làm cha sở giáo xứ Kanye, thuộc tỉnh Idlib, ở dưới sự kiểm soát của phiến quân nhà nước Hồi giáo. Ngài đã từng bị lực lượng Hồi giáo Al-Nusra bắt cóc hồi năm 2014 nhưng không hề bỏ rơi cộng đoàn đã được ủy thác cho ngài. Hồi năm ngoái (2023), Tòa Thánh đã bổ nhiệm cha làm Giám mục Đại diện Tông tòa các tín hữu Công Giáo Latinh ở Aleppo và đã được Đức Hồng Y Guggerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, đến truyền chức giám mục, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Syria, và Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa của Công Giáo Latinh ở Giêrusalem.
Tham dự thánh lễ truyền chức linh mục, có 30 linh mục Dòng Phanxicô đến từ các nơi ở Syria, với song thân của hai tân linh mục cùng đông đảo các thân hữu và tín hữu.
Syria thuộc vùng hoạt động của Dòng Phanxicô tại Thánh địa và cũng là vùng có đông tu sĩ của dòng. Trước chiến tranh cách đây 13 năm, Aleppo là nơi có đông đảo các tín hữu Kitô nhất, Công Giáo cũng như Chính thống, với 200.000, nhưng ngày nay, chỉ còn lại 25.000 tín hữu.
2. Vatican phê chuẩn đền thờ 'Đức Mẹ Đá' tại địa điểm được cho là Đức Mẹ hiện ra ở Ý
Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican đã chấp nhận sắc lệnh của một giám mục phê duyệt các hoạt động tâm linh của ngôi đền “Đức Mẹ Đá” ở miền nam nước Ý, tại địa điểm được cho là Đức Mẹ hiện ra.
Đây là tuyên bố công khai thứ tư của Bộ Giáo Lý Đức Tin liên quan đến cáo buộc hiện ra kể từ khi ban hành các quy định để phân biệt “các hiện tượng được cho là siêu nhiên” vào tháng 5. Các quy định mới nêu rõ giám mục địa phương phải tham khảo ý kiến và nhận được sự chấp thuận cuối cùng từ Vatican sau khi điều tra và đưa ra phán quyết các trường hợp được cho là hiện ra và các hoạt động sùng kính có liên quan.
Trong một lá thư ngày 5 tháng 7 được công bố hôm Thứ Ba, 16 Tháng Bẩy, Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết họ đã lưu ý đến “báo cáo tích cực của Đức Giám Mục Francesco Oliva về lợi ích tinh thần đang diễn ra” tại Đền thờ Madonna dello Scoglio hay “Đức Mẹ Đá” ở giáo phận Locri-Gerace miền nam nước Ý và xác nhận tuyên bố của giám mục rằng không có gì ngăn cản người Công Giáo đến thăm và tham gia các buổi sùng kính và phụng vụ của giáo phận này.
Bộ nhấn mạnh rằng mặc dù khẳng định sự công nhận của Đức Cha đối với trải nghiệm tâm linh tại đền thờ, nhưng tuyên bố này không nên hiểu như một sự phán xét về phẩm chất siêu nhiên của những cuộc hiện ra được cho là của “Đức Mẹ Núi Đá”.
Bức thư được ký bởi Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận trong buổi tiếp kiến ngày 5 tháng 7.
Đền thờ Đức Mẹ ở Santa Domenica, một thị trấn nhỏ ở vùng Calabria của Ý, được xây dựng xung quanh một tảng đá, nơi được cho là nơi Đức Maria hiện ra với Cosimo Fragomeni, 18 tuổi từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 5 năm 1968, khi anh đang trở về nhà từ đồng ruộng.
Được chính thức xây dựng vào năm 2016, thánh địa này đã được người dân địa phương biết đến với tên gọi “Lộ Đức nhỏ bé của Calabria” và đã chứng kiến số lượng người hành hương và du khách ngày càng tăng, nhiều người trong số họ đến để tìm kiếm sự chữa lành thể xác.
Fragomeni vẫn còn sống và đã kể lại những trải nghiệm được cho là thần bí của mình trong khoảng 30 bức thư. Anh ta tiếp khách trong những cuộc gặp gỡ cá nhân ngắn gọn hai lần một tuần.
Bộ Giáo Lý Đức Tin đã chỉ thị cho giám mục địa phương, người có thẩm quyền đối với đền thờ, phải nói rõ trong sắc lệnh của mình rằng việc phê duyệt hoạt động tâm linh của đền thờ “không bao hàm bất kỳ phán xét nào - dù tích cực hay tiêu cực - đối với cuộc sống của những người liên quan đến trường hợp này” và bất kỳ thông điệp nào khác từ Fragomeni chỉ được công khai khi có sự chấp thuận của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Văn phòng giáo lý của Vatican đã xác nhận phán quyết “nihil obstat” của giám mục giáo phận vì, như ngài đã thông báo với họ, “không có yếu tố quan trọng hoặc rủi ro nào xuất hiện, chứ đừng nói đến những vấn đề nghiêm trọng rõ ràng “ tại địa điểm được cho là Đức Mẹ hiện ra, nhưng “thay vào đó, có những dấu hiệu của ân sủng và sự hoán cải tâm linh.”
Theo quy định ngày 17 tháng 5, phán quyết “nihil obstat” có nghĩa là: “Không thể hiện bất kỳ sự chắc chắn nào về tính xác thực siêu nhiên của chính hiện tượng này, nhiều dấu hiệu về hành động của Chúa Thánh Thần được thừa nhận 'ở giữa' một kinh nghiệm tâm linh nhất định và không có khía cạnh nào đặc biệt quan trọng hoặc rủi ro được phát hiện, ít nhất là cho đến nay.”
Trong lá thư của mình, Bộ Giáo Lý Đức Tin trích dẫn lá thư của Đức Cha Oliva gửi cho Bộ, trong đó giải thích rằng “những hoa trái của đời sống Kitô giáo nơi những người thường xuyên đến đền thờ là điều hiển nhiên, chẳng hạn như sự tồn tại của tinh thần cầu nguyện, sự hoán cải, một số ơn gọi linh mục và đời sống tu trì, chứng tá bác ái, cũng như lòng sùng kính lành mạnh và các hoa quả thiêng liêng khác.”
Lá thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết: “Trong thế giới tục hóa mà chúng ta đang sống, trong đó có rất nhiều người sống cuộc đời của mình mà không hề đề cập đến sự siêu việt, những người hành hương đến Đền Thờ Đá là một dấu chỉ đức tin mạnh mẽ”.
“Sự hiện diện của họ trước Đức Trinh Nữ, Đấng đối với họ trở thành một biểu hiện rõ ràng về lòng thương xót của Chúa, là một cách thừa nhận sự bất lực của chính họ trong việc thực hiện những công việc lao nhọc của cuộc sống cũng như nhu cầu và lòng khao khát mãnh liệt của họ đối với Thiên Chúa,”
“Trong bối cảnh đức tin thực sự quý giá như vậy, việc loan báo Tin Mừng được đổi mới có thể tiếp tục soi sáng và làm phong phú thêm cảm nghiệm này”.
Source:Catholic News Agency
3. Thư từ Mỹ Châu kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô chấm dứt việc cấm Thánh lễ bằng tiếng Latinh
Khi những lo ngại gia tăng về lệnh cấm có thể xảy ra đối với Thánh lễ Latinh truyền thống, các nghệ sĩ, nhà hoạt động và nhà lãnh đạo nổi tiếng Công Giáo và không Công Giáo đã cùng nhau viết một lá thư để kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô kiềm chế bất kỳ hạn chế nào nữa đối với hình thức Thánh lễ ngoại thường.
Được xuất bản hôm Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, và có tựa đề “Thư ngỏ từ Mỹ Châu gửi Đức Thánh Cha Phanxicô”, bức thư gọi Thánh lễ Latinh là “thành tựu tuyệt vời của nền văn minh” và “một phần của di sản văn hóa chung của nhân loại”.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, người đã lên tiếng ủng hộ một lá thư tương tự ủng hộ Thánh lễ Latinh được công bố vào tuần trước ở Anh, đã tán thành bức thư từ Mỹ Châu, chia sẻ nó trên tài khoản mạng xã hội của mình.
Trong số những người ký tên có Dana Gioia, cựu chủ tịch Quỹ Nghệ thuật Quốc gia, người tổ chức bức thư thông qua Viện Bênêđíctô XVI; Frank La Rocca, nhà soạn nhạc, người đã sáng tác “Mass of the Americas”; David Conte, chủ tịch và giáo sư sáng tác tại Nhạc viện San Francisco; Larry Chapp, nhà thần học và người sáng lập Trang trại Công nhân Dorothy Day; Eduardo Verástegui, nhà sản xuất phim và diễn viên; Nina Shea, người ủng hộ tự do tôn giáo quốc tế; và Andrew Sullivan, nhà văn và tác giả.
Các tác giả của bức thư trân trọng yêu cầu “không được đặt ra thêm hạn chế nào đối với Thánh lễ Latinh truyền thống để hình thức thánh lễ này có thể được bảo tồn vì lợi ích của Giáo Hội Công Giáo và thế giới”.
Thánh lễ Latinh, còn được gọi là Thánh lễ được cử hành theo Sách lễ Rôma năm 1962, được hệ thống hóa theo Công đồng Trentô vào thế kỷ 16 và được cho là có nguồn gốc cổ xưa.
Mặc dù Vatican chưa ban hành lệnh cấm toàn diện đối với phụng vụ Latinh, nhưng Tòa Thánh trong những năm gần đây đã hạn chế đáng kể việc sử dụng nó. Vào tháng 7 năm 2021, Đức Phanxicô đã ban hành tự sắc Traditionis Custodes đặt ra các hạn chế đáng kể đối với các Thánh lễ bằng tiếng Latinh.
Các tác giả thừa nhận tính thiêng liêng của Thánh lễ novus ordo (hậu Vatican II) và cẩn thận tránh xa những người ủng hộ Thánh lễ bằng tiếng Latinh vốn có thái độ đối nghịch với Đức Phanxicô. Những người Công Giáo ký tên còn cam kết rõ ràng hơn nữa rằng họ sẽ tiếp tục “trung thành với lòng con thảo” đối với Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, trong bức thư, họ cố gắng đưa ra quan điểm của mình: “Việc tước đi nguồn gốc của sự bí ẩn, vẻ đẹp và sự chiêm ngưỡng về điều thiêng liêng của thế hệ nghệ sĩ tiếp theo này có vẻ thiển cận”.
Các tác giả viết: “Chúng con đến với Đức Thánh Cha với sự khiêm nhường và vâng lời nhưng cũng với sự tự tin của trẻ con, nói với người cha yêu thương về nhu cầu tinh thần của chúng con”. “Tất cả chúng con, những người có đức tin cũng như những người không có đức tin, đều nhận ra rằng phụng vụ cổ xưa này, đã truyền cảm hứng cho tác phẩm của Palestrina, Bach, Beethoven và các thế hệ nghệ sĩ vĩ đại, là một thành tựu tuyệt vời của nền văn minh và là một phần của di sản văn hóa chung của nhân loại. Nó là liều thuốc cho tâm hồn, một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa duy vật thô thiển của thời hậu hiện đại.”
Trong một bài bình luận ngày 8 tháng 7 trên tờ National Catholic Register, Đức Tổng Giám Mục Cordileone, nói rằng nét đẹp của Thánh lễ Latinh là một phần quan trọng trong mục vụ của Giáo hội trong một “thời đại phi Kitô giáo ngày càng trở nên khắc nghiệt đối với bất kỳ ý nghĩa truyền thống nào của tôn giáo.”
Ngài chỉ ra những lời giáo huấn của Công đồng Vatican II về tầm quan trọng của việc đọc các dấu chỉ thời đại, đồng thời nói rằng “một dấu hiệu đang nhìn chằm chằm vào chúng ta ngay bây giờ bằng những chữ in lớn là: Vẻ đẹp truyền giáo”.
“Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chúng ta cần tận dụng sức mạnh của cái đẹp để chạm đến tâm trí, trái tim và tâm hồn, vì vẻ đẹp có phẩm chất của một trải nghiệm thực tế không thể tránh khỏi, một trải nghiệm không thể tranh cãi... Trong thời đại đầy lo âu và phi lý, do đó, vẻ đẹp là một nguồn lực phần lớn chưa được khai thác để tiếp cận mọi người, đặc biệt là giới trẻ, với thông điệp hy vọng của Tin Mừng,” Đức Cha Cordileone nói.
Trong một tuyên bố với CNA, Shea giải thích quyết định ký bức thư của mình, nhấn mạnh rằng Thánh lễ Latinh là “một phần di sản văn hóa của chúng ta”.
Shea, một người nhiệt thành đấu tranh cho tự do tôn giáo, đề cập rằng một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của cô với Thánh lễ Latinh là tham dự phụng vụ do Đức Hồng Y Trung Quốc Ignaxiô Cung Phần mai cử hành ngay sau khi ngài được trả tự do sau 33 năm bị cộng sản cầm tù.
Cô giải thích: “Ngài không nói được tiếng Anh, nhưng chúng tôi có thể hiệp nhất trong lời cầu nguyện của mình thông qua ngôn ngữ phụng vụ cổ xưa được chia sẻ và theo một cách không xa lạ đối với tôi”.
Shea nói: “Tôi không thường xuyên tham dự các Thánh lễ Latinh cho bằng các thánh lễ hậu Công Đồng, nhưng tôi đánh giá cao vẻ đẹp của nó và suy nghĩ rằng tổ tiên của tôi đã tôn thờ theo cách đó trong nhiều thế kỷ”. “Tôi nghĩ người Công Giáo chúng ta nên tìm hiểu và bảo tồn những truyền thống cốt lõi cổ xưa được truyền qua nhiều thời đại. Trong truyền thống đó, không có gì quan trọng hơn hơn việc thực hành phụng vụ.
Source:National Catholic Register