Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:01 21/07/2009
KHÔNG OÁN TRÁCH
Hoa sen ấm ức hỏi Đấng tạo hóa:
- “Con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì cả, Ngài còn muốn con như thế nào nữa chứ?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Ta muốn con không oán trách”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Cây đèn cầy khi nó toả sáng chiếu soi, thì tự nó hao đi nhưng nó không oán trách, vì đó là bổn phận của nó, nó tự hủy mình để mọi người được nhìn thấy nhau, vui vẻ và hân hoan trong ánh sáng của nó.
Khi chúng ta đã dốc toàn lực ra để làm tròn bổn phận, mà chẳng có nhận được một lời khen thưởng hay lời động viên, chúng ta đừng than thở nản chí, vì việc chúng ta đang làm là làm cho Chúa, vì Chúa, chứ không phải vì bản thân mình, cũng không phải vì người này người nọ mà làm.
Mà đã làm cho Chúa thì cần gì phải trông đợi một lời khen của người đời chứ !
Người có đức tin thì luôn tâm niệm như thế.
--------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hoa sen ấm ức hỏi Đấng tạo hóa:
- “Con đem hương thơm thấm tận tim gan của con, bộ mặt đẹp đẽ của con cho người thưởng thức, thân rễ dành để cho người làm thức ăn, nhuỵ hoa có thể dùng làm thuốc. Con đem cuộc đời của con ra cống hiến mà không giữ lại một chút gì cả, Ngài còn muốn con như thế nào nữa chứ?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Ta muốn con không oán trách”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Cây đèn cầy khi nó toả sáng chiếu soi, thì tự nó hao đi nhưng nó không oán trách, vì đó là bổn phận của nó, nó tự hủy mình để mọi người được nhìn thấy nhau, vui vẻ và hân hoan trong ánh sáng của nó.
Khi chúng ta đã dốc toàn lực ra để làm tròn bổn phận, mà chẳng có nhận được một lời khen thưởng hay lời động viên, chúng ta đừng than thở nản chí, vì việc chúng ta đang làm là làm cho Chúa, vì Chúa, chứ không phải vì bản thân mình, cũng không phải vì người này người nọ mà làm.
Mà đã làm cho Chúa thì cần gì phải trông đợi một lời khen của người đời chứ !
Người có đức tin thì luôn tâm niệm như thế.
--------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:02 21/07/2009
N2T |
6. Có đức mà không khiêm tốn thì không thành.
(Thánh Gregory)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:04 21/07/2009
N2T |
179. Tất cả những chiến dịch, thì mấu chốt của thắng bại đều ở tại một lòng một ý.
Tham gia xây dựng phúc lợi cộng đồng
LM Inhaxiô Trần Ngà
00:19 21/07/2009
Chúa nhật 17 thường niên năm B (Gioan 6, 1-15),
“Năm 1997, nhân dân Hàn Quốc, Malaixia đã cùng nhà nước kiềm chế lạm phát bằng việc chủ động tiêu dùng hàng nội, hạn chế tối đa dùng hàng xa xỉ từ nước ngoài. Hơn thế nữa, rất nhiều phụ nữ của hai quốc gia nầy còn ủng hộ nhà nước những đồ trang sức quý giá như vàng bạc, kim cương… để cứu vãn nền kinh tế.
Những việc làm thể hiện lòng yêu nước sâu sắc với ý chí tự cường mạnh mẽ nầy đã góp phần tích cực giúp Hàn Quốc và Malaixia sớm vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng”
Sau khi nghe bản tin nầy, người bạn của tôi bình luận: “Ở xứ người, khi gặp lạm phát, người dân ủng hộ vàng bạc, kim cương và những đồ trang sức quý giá để cứu vãn quốc gia; còn tại xứ mình, khi đất nước gặp lạm phát, việc đầu tiên của nhiều người là đổ xô mua vàng, mua đô để thủ thân làm cho tình hình kinh tế thêm tồi tệ. Chủ trương của một số đồng bào ta là “sống chết mặc bây, tao no trước đã”. Nếu não trạng nầy không được thay đổi, thì không bao giờ đất nước chúng ta theo kịp các lân bang.”
Chúa Giê-su hiến thân xây dựng phúc lợi cộng đồng
Mang lại phúc lợi cho cộng đồng nhân loại là ưu tiên hàng đầu của Chúa Giê-su. Do đó, Người đã hạ mình xuống thế, hóa thân làm người để phục vụ nhân loại và hiến ban cả mạng sống mình cho muôn người được sống.
Trong ba năm bôn ba rao giảng Nước Trời, Chúa Giê-su luôn sống vì mọi người và cho mọi người: “cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kể điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7, 22)
Qua Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan giới thiệu Chúa Giê-su là Đấng đặc biệt lưu tâm đến phúc lợi cộng đồng. Người không dừng lại ở việc trao ban những lời đem lại hạnh phúc và sự sống đời đời cho đoàn dân đông đảo đang theo Người mà còn chăm lo cho cả cái bao tử trống không của họ nữa.
Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tham gia xây dựng phúc lợi cộng đồng.
Xây dựng phúc lợi cộng đồng là sự nghiệp chung của mọi người, thế nên Chúa Giê-su không thực hiện một mình mà còn kêu mời các môn đệ cùng tham gia vào việc nuôi ăn đoàn dân đông đảo đang theo Người ngày hôm ấy.
Trước hết Chúa hỏi Phi-líp-phê, để mời gọi ông cùng chung lo với Người: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”
Ông Phi-líp-phê đáp: "Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút."
Bấy giờ môn đệ thứ hai là An-rê vào cuộc: “Thưa Thầy, ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu! "
Thế là đứa bé sở hữu số thực phẩm nầy được đưa đến với Chúa Giê-su. Người đã thuyết phục em chịu hy sinh phần ăn quý hóa của mình cho tập thể. Thế là ngay cả trẻ con cũng được Chúa Giê-su mời gọi góp phần cho phúc lợi của cộng đồng.
Có lẽ đây là điều không dễ vì khi đói, miếng bánh còn quý hơn vàng và thói đời vẫn cho rằng: “sống chết mặc bây, tao no trước đã.” Vậy mà em bé nầy đã quảng đại trao năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ vào tay Chúa Giê-su.
Sau khi có sự tham gia của các môn đệ và đứa bé, “Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy”
Thế là phép lạ xảy ra: bánh và cá liên tiếp được trao tay từ người nầy qua người khác, mọi người được ăn no nê, “ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.”
Số phận cá nhân tùy thuộc vào số phận cộng đồng
Số phận của mỗi tế bào trong cơ thể tùy thuộc vào số phận của toàn thân. Khi thân thể lâm trọng bệnh thì các tế bào cũng bị ảnh hưởng nặng nề và khi thân thể chết đi thì các tế bào không thể nào tồn tại.
Cá nhân là những tế bào tạo thành xã hội nên số phận của từng cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào số phận chung của xã hội, của cộng đồng.
Khi các cá nhân góp công góp sức xây dựng cộng đồng hưng thịnh hơn thì sẽ được hưởng nhiều phúc lợi do cộng đồng mang lại.
Chính vì thế, “hiện nay các chiến lược gia của các công ty lớn đều nhìn nhận rằng nghĩa vụ đóng góp cho phúc lợi xã hội phải là một mục tiêu cốt lõi của công ty mình” (theo lời Tiến sĩ Nguyễn Công Phú, Tổng Giám Đốc Cty Apave Việt Nam & Đông Nam Á)
Ngồi chờ xã hội mang đến nhiều phúc lợi cho mình mà không tham gia cống hiến cho cộng đồng xã hội sẽ bị chê trách là ký sinh.
Ai biết hy sinh quyền lợi riêng để lo cho lợi ích của tập thể là người có tầm và có tâm. Người biết vượt ra ngoài vòng lợi ích cá nhân và gia đình để chăm lo cho phúc lợi cộng đồng là người có nhân cách cao đẹp.
Và đó cũng là mẫu người mà Chúa Giê-su muốn đào tạo qua nội dung Tin Mừng hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin dạy chúng con biết noi gương Chúa, học với Chúa để trở nên người biết chăm lo cho phúc lợi của anh chị em chung quanh mình. Amen.
“Năm 1997, nhân dân Hàn Quốc, Malaixia đã cùng nhà nước kiềm chế lạm phát bằng việc chủ động tiêu dùng hàng nội, hạn chế tối đa dùng hàng xa xỉ từ nước ngoài. Hơn thế nữa, rất nhiều phụ nữ của hai quốc gia nầy còn ủng hộ nhà nước những đồ trang sức quý giá như vàng bạc, kim cương… để cứu vãn nền kinh tế.
Những việc làm thể hiện lòng yêu nước sâu sắc với ý chí tự cường mạnh mẽ nầy đã góp phần tích cực giúp Hàn Quốc và Malaixia sớm vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng”
Sau khi nghe bản tin nầy, người bạn của tôi bình luận: “Ở xứ người, khi gặp lạm phát, người dân ủng hộ vàng bạc, kim cương và những đồ trang sức quý giá để cứu vãn quốc gia; còn tại xứ mình, khi đất nước gặp lạm phát, việc đầu tiên của nhiều người là đổ xô mua vàng, mua đô để thủ thân làm cho tình hình kinh tế thêm tồi tệ. Chủ trương của một số đồng bào ta là “sống chết mặc bây, tao no trước đã”. Nếu não trạng nầy không được thay đổi, thì không bao giờ đất nước chúng ta theo kịp các lân bang.”
Chúa Giê-su hiến thân xây dựng phúc lợi cộng đồng
Mang lại phúc lợi cho cộng đồng nhân loại là ưu tiên hàng đầu của Chúa Giê-su. Do đó, Người đã hạ mình xuống thế, hóa thân làm người để phục vụ nhân loại và hiến ban cả mạng sống mình cho muôn người được sống.
Trong ba năm bôn ba rao giảng Nước Trời, Chúa Giê-su luôn sống vì mọi người và cho mọi người: “cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kể điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7, 22)
Qua Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan giới thiệu Chúa Giê-su là Đấng đặc biệt lưu tâm đến phúc lợi cộng đồng. Người không dừng lại ở việc trao ban những lời đem lại hạnh phúc và sự sống đời đời cho đoàn dân đông đảo đang theo Người mà còn chăm lo cho cả cái bao tử trống không của họ nữa.
Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tham gia xây dựng phúc lợi cộng đồng.
Xây dựng phúc lợi cộng đồng là sự nghiệp chung của mọi người, thế nên Chúa Giê-su không thực hiện một mình mà còn kêu mời các môn đệ cùng tham gia vào việc nuôi ăn đoàn dân đông đảo đang theo Người ngày hôm ấy.
Trước hết Chúa hỏi Phi-líp-phê, để mời gọi ông cùng chung lo với Người: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”
Ông Phi-líp-phê đáp: "Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút."
Bấy giờ môn đệ thứ hai là An-rê vào cuộc: “Thưa Thầy, ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu! "
Thế là đứa bé sở hữu số thực phẩm nầy được đưa đến với Chúa Giê-su. Người đã thuyết phục em chịu hy sinh phần ăn quý hóa của mình cho tập thể. Thế là ngay cả trẻ con cũng được Chúa Giê-su mời gọi góp phần cho phúc lợi của cộng đồng.
Có lẽ đây là điều không dễ vì khi đói, miếng bánh còn quý hơn vàng và thói đời vẫn cho rằng: “sống chết mặc bây, tao no trước đã.” Vậy mà em bé nầy đã quảng đại trao năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ vào tay Chúa Giê-su.
Sau khi có sự tham gia của các môn đệ và đứa bé, “Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy”
Thế là phép lạ xảy ra: bánh và cá liên tiếp được trao tay từ người nầy qua người khác, mọi người được ăn no nê, “ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.”
Số phận cá nhân tùy thuộc vào số phận cộng đồng
Số phận của mỗi tế bào trong cơ thể tùy thuộc vào số phận của toàn thân. Khi thân thể lâm trọng bệnh thì các tế bào cũng bị ảnh hưởng nặng nề và khi thân thể chết đi thì các tế bào không thể nào tồn tại.
Cá nhân là những tế bào tạo thành xã hội nên số phận của từng cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào số phận chung của xã hội, của cộng đồng.
Khi các cá nhân góp công góp sức xây dựng cộng đồng hưng thịnh hơn thì sẽ được hưởng nhiều phúc lợi do cộng đồng mang lại.
Chính vì thế, “hiện nay các chiến lược gia của các công ty lớn đều nhìn nhận rằng nghĩa vụ đóng góp cho phúc lợi xã hội phải là một mục tiêu cốt lõi của công ty mình” (theo lời Tiến sĩ Nguyễn Công Phú, Tổng Giám Đốc Cty Apave Việt Nam & Đông Nam Á)
Ngồi chờ xã hội mang đến nhiều phúc lợi cho mình mà không tham gia cống hiến cho cộng đồng xã hội sẽ bị chê trách là ký sinh.
Ai biết hy sinh quyền lợi riêng để lo cho lợi ích của tập thể là người có tầm và có tâm. Người biết vượt ra ngoài vòng lợi ích cá nhân và gia đình để chăm lo cho phúc lợi cộng đồng là người có nhân cách cao đẹp.
Và đó cũng là mẫu người mà Chúa Giê-su muốn đào tạo qua nội dung Tin Mừng hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin dạy chúng con biết noi gương Chúa, học với Chúa để trở nên người biết chăm lo cho phúc lợi của anh chị em chung quanh mình. Amen.
Đời Sống Tâm Linh #10: Nên Hiền Hoà Và Tử Tế
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:38 21/07/2009
Đời Sống Tâm Linh # 10
NÊN HIỀN HOÀ VÀ TỬ TẾ
George Washington Carver là khoa học gia Mỹ gốc Phi đã triển khai rất nhiều sản phẩm từ đậu phộng. Tiến sĩ Carver cũng là đầy tớ khôn ngoan của Chúa, ông nắm bắt mọi cơ hội để nói cho người khác về Chúa Cứu Thế mà ông yêu mến và phục vụ.
Suốt thập niên 1920, các thành viên YMCA và Ủy hội về công tác Liên chủng tộc mời Carver nói chuyện với thính giả sinh viên da trắng trong các trường cao đẳng và đại học miền Nam. Carver nói về những kỳ quan trong thế giới thiên nhiên cùng tình yêu của Thiên Chúa tạo dựng trái đất và mọi người sống trong đó.
Về mục tiêu các cuộc hội họp này, Carver nói ông muốn sinh viên tìm biết Chúa Giêsu và biến Ngài thành một phần từng phút, từng giờ, từng ngày trong đời sống họ: “Tôi muốn thấy Đấng Toàn năng Cao Cả hiện diện trong những sự việc nhỏ nhất chung quanh họ.”
Tiến sĩ Carver tìm cách làm theo lời Phaolô nói với những người theo Chúa như sau: Người tôi tớ Chúa thì không được cãi cọ, ở tử tế.. dịu dàng với mọi người, có khả năng giảng dạy, biết chịu đựng gian khổ. Người ấy phải có lòng hiền hoà mà giáo dục những kẻ chống đối; biết đâu Thiên Chúa lại chẳng ban cho ơn sám hối để nhận biết chân lý.” (2 Tm 2, 24-25). Cách tiếp cận như vậy làm nổi bật quyền năng của Phúc âm và sức thuyết phục được nhiều tâm hồn.
• Người phục vụ Chúa cần nâng đỡ người cộng tác với mình. Chúa Giêsu thấy các Tông Đồ theo lệnh Ngài phục vụ mọi người vất vả, nên đã nói với họ: Anh em hãy lánh riêng ra, vào nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút (Mc 6- 30-34). Thánh Phêrô cũng khuyên: Anh em hãy chăn dắt đàn chiên của Thiên Chúa nơi anh em, không phải như thể miễn cưỡng; nhưng là sẵn lòng…không ham hố lợi lộc thấp hèn…, (I Pr 5, 2-3)
• Cha Gioan Vianney khi mới về phục vu, ngài qùy xuống hôn mảnh đât của giáo xứ và cầu nguyện: “Lạy Chúa tốt lành, con là một linh mục dốt nát đáng thương. Dân chúng ở đây không chờ đón con mà đón Chúa, họ cần Chúa. Xin hướng dẫn lời con nói, việc con làm, để các linh hồn này được ơn cứu độ.”
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
NÊN HIỀN HOÀ VÀ TỬ TẾ
George Washington Carver là khoa học gia Mỹ gốc Phi đã triển khai rất nhiều sản phẩm từ đậu phộng. Tiến sĩ Carver cũng là đầy tớ khôn ngoan của Chúa, ông nắm bắt mọi cơ hội để nói cho người khác về Chúa Cứu Thế mà ông yêu mến và phục vụ.
Suốt thập niên 1920, các thành viên YMCA và Ủy hội về công tác Liên chủng tộc mời Carver nói chuyện với thính giả sinh viên da trắng trong các trường cao đẳng và đại học miền Nam. Carver nói về những kỳ quan trong thế giới thiên nhiên cùng tình yêu của Thiên Chúa tạo dựng trái đất và mọi người sống trong đó.
Về mục tiêu các cuộc hội họp này, Carver nói ông muốn sinh viên tìm biết Chúa Giêsu và biến Ngài thành một phần từng phút, từng giờ, từng ngày trong đời sống họ: “Tôi muốn thấy Đấng Toàn năng Cao Cả hiện diện trong những sự việc nhỏ nhất chung quanh họ.”
Tiến sĩ Carver tìm cách làm theo lời Phaolô nói với những người theo Chúa như sau: Người tôi tớ Chúa thì không được cãi cọ, ở tử tế.. dịu dàng với mọi người, có khả năng giảng dạy, biết chịu đựng gian khổ. Người ấy phải có lòng hiền hoà mà giáo dục những kẻ chống đối; biết đâu Thiên Chúa lại chẳng ban cho ơn sám hối để nhận biết chân lý.” (2 Tm 2, 24-25). Cách tiếp cận như vậy làm nổi bật quyền năng của Phúc âm và sức thuyết phục được nhiều tâm hồn.
• Người phục vụ Chúa cần nâng đỡ người cộng tác với mình. Chúa Giêsu thấy các Tông Đồ theo lệnh Ngài phục vụ mọi người vất vả, nên đã nói với họ: Anh em hãy lánh riêng ra, vào nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút (Mc 6- 30-34). Thánh Phêrô cũng khuyên: Anh em hãy chăn dắt đàn chiên của Thiên Chúa nơi anh em, không phải như thể miễn cưỡng; nhưng là sẵn lòng…không ham hố lợi lộc thấp hèn…, (I Pr 5, 2-3)
• Cha Gioan Vianney khi mới về phục vu, ngài qùy xuống hôn mảnh đât của giáo xứ và cầu nguyện: “Lạy Chúa tốt lành, con là một linh mục dốt nát đáng thương. Dân chúng ở đây không chờ đón con mà đón Chúa, họ cần Chúa. Xin hướng dẫn lời con nói, việc con làm, để các linh hồn này được ơn cứu độ.”
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:20 21/07/2009
TÌNH KHỐN ĐỐN
Cây trinh nữ vì tình mà khốn đốn, ngày càng tiều tuỵ, cô ta tấm tức hỏi:
- “Không yêu, khổ. Yêu, cũng khổ, thì phải nên như thế nào?”
Đấng tạo hóa nói:
- “Không yêu thì không buồn, mà yêu thì không oán trách”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Có những bạn trẻ nói với tôi: “Thưa thầy, yêu thì khổ, mà không yêu thì lỗ, con thà chịu khổ hơn là chịu lỗ”. Các bạn ấy đã hiểu một nửa của tình yêu, một nửa còn lại thì phải kết hôn rồi mới biết được.
Yêu là chọn lựa, mà có chọn lựa tức là có hy sinh.
Có mười chàng trai tất cả đều xuất sắc, cùng yêu một cô gái, cô ta không thể lấy cả mười anh chàng này làm chồng, cô phải chọn một, thế là có hy sinh.
Yêu và hy sinh giống như hình với bóng, không thể lìa nhau được; yêu mà không hy sinh là ích kỷ; hy sinh mà không yêu là rô-bô, là hành động của chủ nhân ông.
Thà chịu khổ hơn là chịu lỗ, nhưng đây là cái khổ của hạnh phúc, xin chúc mừng các bạn trẻ.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Cây trinh nữ vì tình mà khốn đốn, ngày càng tiều tuỵ, cô ta tấm tức hỏi:
- “Không yêu, khổ. Yêu, cũng khổ, thì phải nên như thế nào?”
Đấng tạo hóa nói:
- “Không yêu thì không buồn, mà yêu thì không oán trách”.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Có những bạn trẻ nói với tôi: “Thưa thầy, yêu thì khổ, mà không yêu thì lỗ, con thà chịu khổ hơn là chịu lỗ”. Các bạn ấy đã hiểu một nửa của tình yêu, một nửa còn lại thì phải kết hôn rồi mới biết được.
Yêu là chọn lựa, mà có chọn lựa tức là có hy sinh.
Có mười chàng trai tất cả đều xuất sắc, cùng yêu một cô gái, cô ta không thể lấy cả mười anh chàng này làm chồng, cô phải chọn một, thế là có hy sinh.
Yêu và hy sinh giống như hình với bóng, không thể lìa nhau được; yêu mà không hy sinh là ích kỷ; hy sinh mà không yêu là rô-bô, là hành động của chủ nhân ông.
Thà chịu khổ hơn là chịu lỗ, nhưng đây là cái khổ của hạnh phúc, xin chúc mừng các bạn trẻ.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:22 21/07/2009
N2T |
7. Người khiêm tốn cầu Chúa không dựa vào công đức của mình, nhưng chỉ dựa vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, cho nên Thiên Chúa chuẩn y mọi điều họ cầu cứu.
(Thánh Augustine)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:24 21/07/2009
N2T |
180. Làm bất cứ một việc có giá trị nào, thì đều phải bỏ ra rất nhiều thời gian.
Dùng chữ ''mạc khải'' hay ''mặc khải'' ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:14 21/07/2009
DÙNG CHỮ “MẠC KHẢI” HAY “MẶC KHẢI”
Anh Long Thao thân mến,
1.
Hai chữ “mạc khải 幕啟” hay “mặc khải默啟” anh giải thích rất đúng về ý nghĩa.
Mình xin chia sẻ với anh từ Khải thị 啟示 mà Giáo Hội công giáo Trung quốc, Taiwan, Hongkong (gọi chung là Giáo Hội Trung Hoa)… thường dùng trong bài giảng hoặc trong thánh lễ, hoặc trong cách viết của họ, nhất là trong Kinh Thánh của họ.
Giáo Hội công giáo Trung Hoa khi nói đến việc Thiên Chúa muốn tỏ ra ý định của Ngài qua các tiên tri, hoặc một ai đó mà Ngài chọn, thì họ không dùng chữ mạc khải (幕啟) hay mặc khải (默啟), nhưng họ dùng chữ khải thị 啟示 nghĩa là soi sáng, vạch rõ, tỏ rõ.
啟 có nghĩa là khải. 示 nghĩa là thị. Khải thị.
Ví dụ họ nói: Thiên Chúa tỏ (khải thị) cho dân Ngài..天主啟示給祂的子民....
Nếu đem hai chữ 幕啟 mạc khải hoặc 默啟 mặc khải mà giảng hoặc nói cho người công giáo Trung Hoa thì họ sẽ không hiểu linh mục giảng gì cả. Chẳng hạn có một linh mục Việt Nam giảng lễ cho giáo dân người Hoa, vì ngài cứ tưởng từ ngữ “mạc khải” của Việt nam thì giống như chữ Hoa, thế là ngài thoải mái dùng chữ mạc khải được ngài chuyển qua tiếng Hoa là 慕啟 làm cho giáo dân không hiểu cha muốn nói gì, lễ xong mình mới nhắc cho ngài biết muốn nói đến sự mặc khải thì phải dùng chữ khải thị 啟示, chứ không thể dùng từ của Việt Nam là mạc khải.
Do đó, có nên chăng thay hai chữ mặc khải thành khải thị cho sát với ý nghĩa của nó, bởi vì 啟示 khải thị có nghĩa là: soi sáng, vạch rõ, gợi ý.
2.
Chữ mạc幕 (khải) hay mặc 默 (khải).
a. Mạc幕 là màn, hoặc lều vải.
Mạc khải là mở cái màn ra để thấy bên trong, mà người công giáo Việt Nam chúng ta thường giải thích là vén tấm màn lên để biết ý định của Thiên Chúa, hoặc là Thiên Chúa vén tấm màn lên để chúng ta thấy bên trong căn nhà, hoặc cho chúng ta biết rõ ý định của Ngài.v.v... Vén màn hay mở màn là dùng để cho sân khấu, mở màn ra để trình diễn, nhưng cũng có thể giải thích (gượng ép) rằng để thấy, để biết, để hiểu ý định của Thiên Chúa. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn tỏ cho chúng ta biết ý định của Ngài, thì không thể nói là mình mở màn ra để biết Chúa..., Mạc cũng có thêm một ý nghĩa khác là: hồi, màn. Ví dụ: hồi kịch, mà kịch.
b. Mặc 默 là im, thầm.
Mặc khải là mở ra sự im lặng. Sự im lặng này là của Thiên Chúa giấu kín từ thưở đời đời mà con người không hề biết được, nghĩa là Thiên Chúa giấu kín ý định của Ngài, và cho đến một thời kỳ nào đó thì Ngài không còn im lặng nữa, mà muốn tỏ ý định của Ngài ra cho dân ngài biết qua sự tuyển chọn ông Môi-sê hoặc các tiên tri.v.v...
Cho nên, chỉ có Thiên Chúa tỏ ra cho loài người biết ý định của Ngài mà thôi, chứ con người không thể tự mình vén màn lên để thấy bên trong ý định của Thiên Chúa.
Tóm lại, nếu dùng hai từ mạc khải hoặc mặc khải như người công giáo Việt Nam chúng ta quen dùng, thì mình có ý kiến là nên dùng chữ mặc khải vì nó có ý nghĩa hơn và sát nghĩa hơn là dùng chữ mạc khải.
Giáo Hội công giáo Trung Hoa dùng hai chữ 啟示 khải thị để nói lên việc Chúa tỏ mình ra cho loài người.
c. Còn một chữ khác nữa mà Giáo Hội công giáo Trung Hoa dùng, đó là chữ mặc thị 默示 để nói lên việc Thiên Chúa muốn bày tỏ cho loài người ý định tương lai của thế giới và con người. Chẳng hạn như sách Khải Huyền, chữ Khải Huyền giải nghĩa nôm na là mặc khải những điều huyền bí, huyền nhiệm của Thiên Chúa. Nếu đem chữ Khải Huyền dịch qua tiếng Hoa thì rất gượng ép: (啟:khải玄:huyền), thế nhưng Giáo Hội công giáo Trung Hoa không nói là Khải Huyền mà nói là mặc thị lục 默示錄, rất chính xác để nói rằng: quyển sách này ghi chép những lời và việc làm của Thiên Chúa muốn tỏ cho loài người biết trong tương lai.
3.
Trong hai chữ mạc khải và mặc khải mà Giáo Hội Việt nam thường dùng, thì nên thống nhất dùng chữ Mặc Khải, vì dù sao đi nữa chữ mặc khải cũng sát ý nghĩa với khải thị hơn là mạc khải.
Mấy hàng để chia sẻ với anh về hai chữ Mạc Khải và Mặc Khải, bởi vì có một vài linh mục cũng như một số tu sĩ và một hai thầy ở đại chủng viện đã hỏi mình giữa hai từ đó thì nên dùng chữ nào thì đúng hơn, nhưng mình chưa có dịp để trả lời cho các vị ấy. Hôm nay xin chia sẻ với anh vậy.
Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria luôn chúc lành cho anh.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bác Tài
Anh Long Thao thân mến,
1.
Hai chữ “mạc khải 幕啟” hay “mặc khải默啟” anh giải thích rất đúng về ý nghĩa.
Mình xin chia sẻ với anh từ Khải thị 啟示 mà Giáo Hội công giáo Trung quốc, Taiwan, Hongkong (gọi chung là Giáo Hội Trung Hoa)… thường dùng trong bài giảng hoặc trong thánh lễ, hoặc trong cách viết của họ, nhất là trong Kinh Thánh của họ.
Giáo Hội công giáo Trung Hoa khi nói đến việc Thiên Chúa muốn tỏ ra ý định của Ngài qua các tiên tri, hoặc một ai đó mà Ngài chọn, thì họ không dùng chữ mạc khải (幕啟) hay mặc khải (默啟), nhưng họ dùng chữ khải thị 啟示 nghĩa là soi sáng, vạch rõ, tỏ rõ.
啟 có nghĩa là khải. 示 nghĩa là thị. Khải thị.
Ví dụ họ nói: Thiên Chúa tỏ (khải thị) cho dân Ngài..天主啟示給祂的子民....
Nếu đem hai chữ 幕啟 mạc khải hoặc 默啟 mặc khải mà giảng hoặc nói cho người công giáo Trung Hoa thì họ sẽ không hiểu linh mục giảng gì cả. Chẳng hạn có một linh mục Việt Nam giảng lễ cho giáo dân người Hoa, vì ngài cứ tưởng từ ngữ “mạc khải” của Việt nam thì giống như chữ Hoa, thế là ngài thoải mái dùng chữ mạc khải được ngài chuyển qua tiếng Hoa là 慕啟 làm cho giáo dân không hiểu cha muốn nói gì, lễ xong mình mới nhắc cho ngài biết muốn nói đến sự mặc khải thì phải dùng chữ khải thị 啟示, chứ không thể dùng từ của Việt Nam là mạc khải.
Do đó, có nên chăng thay hai chữ mặc khải thành khải thị cho sát với ý nghĩa của nó, bởi vì 啟示 khải thị có nghĩa là: soi sáng, vạch rõ, gợi ý.
2.
Chữ mạc幕 (khải) hay mặc 默 (khải).
a. Mạc幕 là màn, hoặc lều vải.
Mạc khải là mở cái màn ra để thấy bên trong, mà người công giáo Việt Nam chúng ta thường giải thích là vén tấm màn lên để biết ý định của Thiên Chúa, hoặc là Thiên Chúa vén tấm màn lên để chúng ta thấy bên trong căn nhà, hoặc cho chúng ta biết rõ ý định của Ngài.v.v... Vén màn hay mở màn là dùng để cho sân khấu, mở màn ra để trình diễn, nhưng cũng có thể giải thích (gượng ép) rằng để thấy, để biết, để hiểu ý định của Thiên Chúa. Hơn nữa, Thiên Chúa muốn tỏ cho chúng ta biết ý định của Ngài, thì không thể nói là mình mở màn ra để biết Chúa..., Mạc cũng có thêm một ý nghĩa khác là: hồi, màn. Ví dụ: hồi kịch, mà kịch.
b. Mặc 默 là im, thầm.
Mặc khải là mở ra sự im lặng. Sự im lặng này là của Thiên Chúa giấu kín từ thưở đời đời mà con người không hề biết được, nghĩa là Thiên Chúa giấu kín ý định của Ngài, và cho đến một thời kỳ nào đó thì Ngài không còn im lặng nữa, mà muốn tỏ ý định của Ngài ra cho dân ngài biết qua sự tuyển chọn ông Môi-sê hoặc các tiên tri.v.v...
Cho nên, chỉ có Thiên Chúa tỏ ra cho loài người biết ý định của Ngài mà thôi, chứ con người không thể tự mình vén màn lên để thấy bên trong ý định của Thiên Chúa.
Tóm lại, nếu dùng hai từ mạc khải hoặc mặc khải như người công giáo Việt Nam chúng ta quen dùng, thì mình có ý kiến là nên dùng chữ mặc khải vì nó có ý nghĩa hơn và sát nghĩa hơn là dùng chữ mạc khải.
Giáo Hội công giáo Trung Hoa dùng hai chữ 啟示 khải thị để nói lên việc Chúa tỏ mình ra cho loài người.
c. Còn một chữ khác nữa mà Giáo Hội công giáo Trung Hoa dùng, đó là chữ mặc thị 默示 để nói lên việc Thiên Chúa muốn bày tỏ cho loài người ý định tương lai của thế giới và con người. Chẳng hạn như sách Khải Huyền, chữ Khải Huyền giải nghĩa nôm na là mặc khải những điều huyền bí, huyền nhiệm của Thiên Chúa. Nếu đem chữ Khải Huyền dịch qua tiếng Hoa thì rất gượng ép: (啟:khải玄:huyền), thế nhưng Giáo Hội công giáo Trung Hoa không nói là Khải Huyền mà nói là mặc thị lục 默示錄, rất chính xác để nói rằng: quyển sách này ghi chép những lời và việc làm của Thiên Chúa muốn tỏ cho loài người biết trong tương lai.
3.
Trong hai chữ mạc khải và mặc khải mà Giáo Hội Việt nam thường dùng, thì nên thống nhất dùng chữ Mặc Khải, vì dù sao đi nữa chữ mặc khải cũng sát ý nghĩa với khải thị hơn là mạc khải.
Mấy hàng để chia sẻ với anh về hai chữ Mạc Khải và Mặc Khải, bởi vì có một vài linh mục cũng như một số tu sĩ và một hai thầy ở đại chủng viện đã hỏi mình giữa hai từ đó thì nên dùng chữ nào thì đúng hơn, nhưng mình chưa có dịp để trả lời cho các vị ấy. Hôm nay xin chia sẻ với anh vậy.
Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria luôn chúc lành cho anh.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bác Tài
Cuộc đối thoại
Thanh Thanh
17:37 21/07/2009
Có một cuộc đối thoại giữa giáo sư, giáo sĩ và giáo dân như sau:
Giáo sư: Mọi người thử nghĩ xem, ông Giêsu mà người ta nói đến, là người thường chứ có phải thần thánh gì đâu, toàn làm những trò ảo thuật, giống như phù thuỷ thôi. Làm gì mà có phép lạ phép quen nào. Mọi người nhìn coi, trong những ly nước này, tôi sẽ cho một chút bột vào, nước trắng đổi thành màu đỏ, hay bất cứ màu gì tôi muốn. Còn ly này, với một chút bột, nuớc biến thành rượu. Rồi từ rượu, tôi cũng có thể cho nó biến thành nước. Vậy mà ông Giêsu ấy lại bảo là máu. Tôi còn có thể làm được nhiều hơn ông ta.
Giáo dân: giáo sư làm hay và đúng lắm. Vậy xin giáo sư uống ly rượu đó đi.
Giáo sư: Tôi làm sao uống, vì đó là chất bột hoá học mà.
Giáo dân: Đó chính là việc khác nhau giữa Chúa Giêsu và ông. Rượu nho biến thành máu chúng tôi uống mấy ngàn năm nay chẳng những không độc mà còn bồi dưỡng tâm linh nữa.
Giáo sĩ: Năm 700, tại làng Lanciano, nước Ý, một linh mục hồ nghi khi dâng lễ. khi nhìn xuống bàn thờ thì bánh đã trở thành Thịt, tượu đã trở thành Máu thật. Ðây là phép lạ cổ kính nhất, đã được Tòa Thánh cho xét nghiệm 5 lần, và ngày nay Thánh Tích vẫn còn trưng bày, rất đông khách hành hương khắp nơi kính viếng. (Gioan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 1, Regina xb, USA, 2002).
Khoa học đã xác nhận đây chính là thịt máu thật của người. Có nhóm máu AB, trong máu có protein là chất thường có để giữ máu tươi. Có đủ các chất như thịt máu chúng ta và các chất khoáng như chlorides, phosphorus, magnesium, potassium, sodium và calcium. Trọng lượng của máu là 16,505 gram.
Thế giáo sư là nhà học mà lại không biết nghe biết chuyện này sao.
Giáo sư: Thì tôi cũng nghe thoáng vậy. Nhưng làm sao mà bánh và rượu lại có thể trở nên thịt và máu, thành chất bổ dưỡng được.
Giáo dân: Có khó gì. Anh biến đổi thức ăn thành thịt và máu. Sao Chúa lại không làm được.
Giáo sư: Rồi bằng cách nào mà Đức Giêsu ngự trọn vẹn trong tấm bánh nhỏ như vậy?
Giáo dân: Quang cảnh bao la cũng đang ở trước và trong con mắt nhỏ bé của ông đó thôi.
Giáo sư: Nhưng làm sao Đức Giêsu có thể hiện diện ở tất cả các nhà thờ cùng một lúc được?
Giáo dân: Cầm một chiếc gương, đập bể nát, rồi nói, chỉ một mình ông nhưng giờ lại có thể nhìn thấy trong tất cả những mảnh gương vỡ này cùng một lúc đó thôi.
Giáo sĩ: Thế giới này còn rất nhiều điều trong đời thường mà còn chẳng hiểu được, càng không thể đem ra cân đo được, như tình cảm, tình thương yêu của vợ chồng, cha mẹ, con cái… Nhưng điều ta có thể nhận ra dễ dàng là: người có sức khoẻ cường tráng, có tư cách và uy tín, có hiểu biết và thông thái, có tinh thần sáng suốt và lòng mến sắt son, có thương xót và bao dung, có cảm thông và tha thứ, có đạo đức và thánh thiện… Thì chắc chắn họ phải là người đã hưởng và thưởng thức được mọi thứ tốt lành và bổ dưỡng. Chính những điều con người tiếp nhận sẽ hình thành nên con người của mình.
À, giáo sư nói là có thể làm được nhiều chuyện mà ngài cho là phù thuỷ. Đúng hơn, đó chỉ là những phản ứng hoá học mà khoa học cho ta biết.
Giáo sư: không sai chút nào.
Giáo sĩ: Nhưng có một điều mà không có nhà khoa học nào kể cả giáo sư có thể làm được. Đó là những thứ đưa vào trong người, rồi trở nên thành các phần của cơ thể. Sức khoẻ của ta lệ thuộc vào thức ăn và thứ bạn ăn. Tục ngữ đã nói, bạn là những gì bạn đã ăn. Thức ăn giàu chất dinh dưỡng, con người khoẻ mạnh, ngược lại sẽ suy nhược. Giáo sư học nhiều như thế, ngài có cho là đủ chưa, ít là lãnh vực khoa học.
Giáo sư: làm sao nói thế được. Học đến chết thì thôi.
Giáo sĩ: Nhìn nào thế giới hôm nay, tuy con người giàu có hơn, thực phẩm nhiều hơn, nhưng người ta vẫn thấy đói khát. Ăn rồi vẫn đói, uống rồi vẫn khát. Đói đủ thứ, khát đủ điều.
- Đói cơm bánh, khát nước uống. Đói sức khoẻ, khát sống lâu.
- Đói tiền bạc, khát danh vọng. Đói nghề nghiệp, khát thành công.
- Đói lời hay, khát lẽ phải. Đói hạnh phúc, khát bình an.
- Đói khôn ngoan, khát kiến thức. Đói cảm thông, khát được chia sẻ.
- Đói cảm thương, khát lòng nhân ái. Đói trung tín, khát thật thà.
- Đói chân lý, khát công chính. Đói công bằng, khát bác ái.
- Đói nhân đức, khát trưởng thành. Đói hiền lành, khát khiêm nhường.
- Đói tình thương, khát nghĩa tình. Đói hoà giải, khát hiệp thông.
- Đói an nhàn, khát thư thái. Đói quan tâm, khát được phục vụ.
- Đói yêu thương, khát được chấp nhận. Đói lòng tin, khát lòng mến.
- Đói thiêng liêng, khát ân sủng. Đói tình Chúa, khát tình người.
Quả thực, Đức Giêsu mới thực sự là Đấng trao ban mọi thứ bổ dưỡng cho đời sống con người. Bất cứ ai đến với Ngài đều được hả hê, được bình an hạnh phúc, kinh thánh đã cho biết:
- Với những người theo Ngài trong sa mạc ba ngày, họ đói, Ngài đã cho họ bánh tự nhiên thỏa mãn cơn đói thể xác.
- Với người cùi bị mọi người ghê tởm lánh xa, Ngài đã cho anh bánh chữa lành cơn bệnh.
- Với người phụ nữ nhiều chồng bên bờ giếng Giacóp, Ngài đã cho chị thứ bánh nhân ái và cảm thông làm thỏa mãn cơn đói muốn được chấp nhận.
- Với những người tội lỗi như người phụ nữ bị bắt quả tang vì tội ngoại tình, lẽ ra bị ném đá, thì Ngài lại ban bánh của thứ tha. “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11).
- Với những người bị xã hội ruồng bỏ, Ngài cùng ăn với họ và ban cho họ bánh cảm thông để thỏa mãn cơn đói muốn được người ta nhìn nhận phẩm giá của mình.
- Với người mẹ thành Naim đang đi chôn đứa con độc nhất của mình, và với Matta, Maria đang khóc vì Ladarô mới chết (x.Ga 11), Ngài ban bánh sự sống cho người thân của họ sống lại.
- Với người thu thuế Giakêu bấy lâu nay đã quen ăn cắp phần bánh của người nghèo (x.Lc 19, 1-10), Ngài đến nhà và ăn cùng bàn với ông, ban cho ông bánh thứ bánh công bằng và chia sẻ, để đời sống ông tốt đẹp hơn.
- Với tên trộm bên phải thập giá Ngài (x.Lc 23, 43), Ngài ban cho bánh hòa giải và một chỗ trên bàn tiệc thiên quốc.
Điều quan trọng nhất là đến và hưởng Lương Thực Hằng Sống Ngài này. Đó chính là thân thể Ngài. Nhiều người biết vậy, nhưng thực tế lại khác, đã có rất nhiều người không đón nhận, họ từ chối thịt máu Ngài.
- Là chàng thanh niên giàu có buồn bã bỏ đi khi được đề nghị bán tài sản rồi đi theo Ngài.
- Là những người biệt phái và luật sĩ nhiều lần cố tình không muốn hiểu Tin Mừng của Ngài.
- Là dân thành Giêrusalem đã khiến Ngài phải khóc vì họ không đón nhận bình an của Ngài.
- Là Philatô, ông đã mỉa mai khi Ngài xưng mình là chứng nhân của Sự Thật. “Sự Thật là cái gì” (Ga 18, 38).
- Là những người Dothái, họ tranh luận sôi nổi rằng: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?" (Ga 6, 52).
Ngài chăm lo cho sức khoẻ của ta không phải bằng thứ lương thực chóng thối, mà bằng lương thực vĩnh cửu. Ai muốn có đời sống hạnh phúc và sự sống dài lâu, chỉ một cách duy nhất là ăn thịt máu Chúa Giêsu. “Ai ăn thịt Chúa Ta không hề phải đói, ai uống Máu ta, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 34).
Giáo sư: vậy hả, có dịp tôi sẽ tìm hiểu.
ĐỌC THÊM
Bảo tồn thánh tích: Suốt 5 thế kỉ sau, các cha dòng thánh Basiliô trông coi gìn giữ Mình Máu Chúa cẩn thận.
Năm 1176, đức thánh cha Alexandriô trao cho các linh mục dòng Benedicto.
Từ năm 1252, đức Innocentê lại trao cho các cha dòng thánh Phanxicô.
Năm 1258, một đền thờ rộng lớn xây bao trùm nhà thờ nhỏ thánh Legonziano. Thánh tích được đặt ở đây.
Từ năm 1566 đã qua nhiều lần phải cất giấu quân giặc Thổ, xây nhà nguyện, lập bàn thờ…sau 150 năm.
Năm 1809, theo lệnh vua Napoléon I, bãi bỏ các dòng tu, dòng Phanxico phải rời đi và mãi tới năm 1953 mới trở lại sinh hoạt bình thường.
Năm 1953 các cha dòng Phanxicô lại trông coi như trước.
Phép lạ này được ghi chép trên tài liệu viết trên giấy da rất cổ. Nhưng vào đầu thế kỷ 15 bị hai đan sỹ dòng Basilio lấy cắp của dòng Phanxicô. Hiện nay chỉ còn tài liệu năm 1631, ghi trên giấy da bằng tiếng Hy Lạp và Latinh về tất cả chi tiết phép lạ ở Lanciano.
Trước hết Thánh tích được đặt trong một hòm bằng ngà voi và được đặt tại nguyện đường cạnh nhà thờ chính. Năm 1902 được lưu giữ đàng sau bàn thờ ở giữa cung nguyện. Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát, được kính giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Mình Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ. Thịt có màu hơi nâu và trở thành hồng nếu quan sát dưới ánh sáng trong. Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau. Từ năm 1923, Thịt Thánh được trưng bày trong một hào quang, và những hột máu khô được đựng trong một chén lễ thủy tinh ở dưới chân hào quang. Trước nay, qua thời gian, các Thánh Tích được các tín hữu và khách hành hương rất mực tôn kính.
Vào những dịp đặc biệt Thánh Tích được rước qua các đường phố trong thị trấn.
Khảo nghiệm kiểm chứng:
Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau.
Phép lạ Mình Máu Chúa ở Lanciano là một phép lạ lâu dài, liên tiếp.
Ðể đánh tan dư luận và hồ nghi lâu đời trong dân chúng, sau công đồng Trente (1545-1563) Tòa Thánh đã 5 lần cho khảo nghiệm Thánh Tích ở Lanciano, và kết như sau:
- Năm 1574, chứng từ còn ghi lại để trong nhà nguyện bên tay phải gian chính nhà thờ. Sau mấy trăm năm, Thánh Tích được đựng trong hòm sắt: Thịt vẫn còn nguyên vẹn. Máu phân thành 5 phần không đều nhau. Khi thì 5 phần hiệp thành một cục khi thì tách rời ra.
- Năm 1637, Ðức Tổng Giám Mục Rodriguez cho cân lại máu đã đông từ lâu, trước mặt giới hữu trách và đông người. Ðược thấy trọng lượng 5 cục máu cộng lại cũng bằng từng cục. Trọng lượng 5 cục là 16, 505 grames.
- Năm 1770 và 1886, có cuộc tranh luận về sự biến thể từ bánh ruợu hóa ra Thánh Thể chất (Transsubstantiation) qua trọng lượng như cân đo ở trên. Chúa muốn chứng tỏ dấu hiệu mới sự hiện diện của Ngài trong Mầu Nhiệm Thánh Thể. Tức là trong mỗi giọt rượu và mẩu bánh được thánh hiến có sự hiện diện thực sự của toàn thể Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Từ năm 1713, Thịt được lưu giữ trong một Mặt nhật bằng bạc chạm trổ nghệ thuật, do một nghệ thuật gia trường thành Neapoli chạm trổ. Máu được đựng trong chén kiểu nghệ thuật xưa bằng đá phalê trong suốt.
Bánh Thánh Thịt ấy đã được giữ rất cẩn thận tới ngày nay, cũng có kích thước lớn như bánh được Giáo hội quen dùng. Bánh có mầu nâu nhạt, và trở thành mầu hồng khi chiếu ánh sáng từ phía sau dọi lại. Máu thì đông lại và ngả mầu đất, vàng vàng như mầu đất thó.
- Năm 1971, sau công đồng Vatican 2, các Tu sĩ dòng Phanxicô quyết định trao cho một nhóm bác học danh tiếng viện đại học Siena khảo sát lại theo khoa học.
Cuộc khảo sát đã đưa đến những quả quyết khoa học tuyệt đối không thể chối cãi và trở thành tài liệu với những bức hình chụp bằng ống kính hiển vi tinh xảo, có thể giúp ích cho việc tôn thờ công cộng. Giáo sư Odoardo Lioni trong một cuộc họp vào ngày 4 tháng Ba năm 1971 tại nhà thờ có phép lạ đã đưa ra những kết luận sau. Công trình nghiên cứu này, được nhiều tạp chí khoa học trên thế giới đăng tải:
1- Thịt và Máu là thịt máu thật,
2- Thịt và Máu của cùng một người, đang sống, cùng một loại AB. Trong máu có protein là chất thường có để giữ máu tươi.
3- Thịt máu có đủ các thành phần như thịt máu chúng ta: cũng có những khoáng chất: chlorides, phosphorus, magnesium, potassium, sodium và calcium.
Sau khi nghiên cứu, giáo sư Linoli tuyên bố: Tôi không thể ngờ được trong những điều tôi phân tích đó có những chất hữu cơ cách đây 12 thế kỷ. Khoa học phải đầu hàng đứng trước sự kiện lạ lùng không thể giải thích nổi. Ông đã viết kèm theo hồ sơ phân tích, cho dòng Phanxico một câu ngắn: In principio erat Verbum et Verbum Caro factum est. (Từ đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời đã trở nên Thịt) (LC. Số 214, 7-2000, tr. 8-11).
Những lời quả quyết trên đây được Giáo quyền xác nhận trong một cuốn sách nhỏ có chuẩn ấn của Đức Cha Leopoldo Teofili, Tổng Giám mục Lanciano.
Việc các di tích thánh này được lưu trữ một cách tự nhiên trong 12 thế kỉ qua, không bằng chất hóa học, giữ trong không khí thường, mà Thịt Máu vẫn tồn tại cách khác thường, là một hiện tượng không sao giải thích theo khoa học được.
Giáo sư: Mọi người thử nghĩ xem, ông Giêsu mà người ta nói đến, là người thường chứ có phải thần thánh gì đâu, toàn làm những trò ảo thuật, giống như phù thuỷ thôi. Làm gì mà có phép lạ phép quen nào. Mọi người nhìn coi, trong những ly nước này, tôi sẽ cho một chút bột vào, nước trắng đổi thành màu đỏ, hay bất cứ màu gì tôi muốn. Còn ly này, với một chút bột, nuớc biến thành rượu. Rồi từ rượu, tôi cũng có thể cho nó biến thành nước. Vậy mà ông Giêsu ấy lại bảo là máu. Tôi còn có thể làm được nhiều hơn ông ta.
Giáo dân: giáo sư làm hay và đúng lắm. Vậy xin giáo sư uống ly rượu đó đi.
Giáo sư: Tôi làm sao uống, vì đó là chất bột hoá học mà.
Giáo dân: Đó chính là việc khác nhau giữa Chúa Giêsu và ông. Rượu nho biến thành máu chúng tôi uống mấy ngàn năm nay chẳng những không độc mà còn bồi dưỡng tâm linh nữa.
Giáo sĩ: Năm 700, tại làng Lanciano, nước Ý, một linh mục hồ nghi khi dâng lễ. khi nhìn xuống bàn thờ thì bánh đã trở thành Thịt, tượu đã trở thành Máu thật. Ðây là phép lạ cổ kính nhất, đã được Tòa Thánh cho xét nghiệm 5 lần, và ngày nay Thánh Tích vẫn còn trưng bày, rất đông khách hành hương khắp nơi kính viếng. (Gioan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 1, Regina xb, USA, 2002).
Khoa học đã xác nhận đây chính là thịt máu thật của người. Có nhóm máu AB, trong máu có protein là chất thường có để giữ máu tươi. Có đủ các chất như thịt máu chúng ta và các chất khoáng như chlorides, phosphorus, magnesium, potassium, sodium và calcium. Trọng lượng của máu là 16,505 gram.
Thế giáo sư là nhà học mà lại không biết nghe biết chuyện này sao.
Giáo sư: Thì tôi cũng nghe thoáng vậy. Nhưng làm sao mà bánh và rượu lại có thể trở nên thịt và máu, thành chất bổ dưỡng được.
Giáo dân: Có khó gì. Anh biến đổi thức ăn thành thịt và máu. Sao Chúa lại không làm được.
Giáo sư: Rồi bằng cách nào mà Đức Giêsu ngự trọn vẹn trong tấm bánh nhỏ như vậy?
Giáo dân: Quang cảnh bao la cũng đang ở trước và trong con mắt nhỏ bé của ông đó thôi.
Giáo sư: Nhưng làm sao Đức Giêsu có thể hiện diện ở tất cả các nhà thờ cùng một lúc được?
Giáo dân: Cầm một chiếc gương, đập bể nát, rồi nói, chỉ một mình ông nhưng giờ lại có thể nhìn thấy trong tất cả những mảnh gương vỡ này cùng một lúc đó thôi.
Giáo sĩ: Thế giới này còn rất nhiều điều trong đời thường mà còn chẳng hiểu được, càng không thể đem ra cân đo được, như tình cảm, tình thương yêu của vợ chồng, cha mẹ, con cái… Nhưng điều ta có thể nhận ra dễ dàng là: người có sức khoẻ cường tráng, có tư cách và uy tín, có hiểu biết và thông thái, có tinh thần sáng suốt và lòng mến sắt son, có thương xót và bao dung, có cảm thông và tha thứ, có đạo đức và thánh thiện… Thì chắc chắn họ phải là người đã hưởng và thưởng thức được mọi thứ tốt lành và bổ dưỡng. Chính những điều con người tiếp nhận sẽ hình thành nên con người của mình.
À, giáo sư nói là có thể làm được nhiều chuyện mà ngài cho là phù thuỷ. Đúng hơn, đó chỉ là những phản ứng hoá học mà khoa học cho ta biết.
Giáo sư: không sai chút nào.
Giáo sĩ: Nhưng có một điều mà không có nhà khoa học nào kể cả giáo sư có thể làm được. Đó là những thứ đưa vào trong người, rồi trở nên thành các phần của cơ thể. Sức khoẻ của ta lệ thuộc vào thức ăn và thứ bạn ăn. Tục ngữ đã nói, bạn là những gì bạn đã ăn. Thức ăn giàu chất dinh dưỡng, con người khoẻ mạnh, ngược lại sẽ suy nhược. Giáo sư học nhiều như thế, ngài có cho là đủ chưa, ít là lãnh vực khoa học.
Giáo sư: làm sao nói thế được. Học đến chết thì thôi.
Giáo sĩ: Nhìn nào thế giới hôm nay, tuy con người giàu có hơn, thực phẩm nhiều hơn, nhưng người ta vẫn thấy đói khát. Ăn rồi vẫn đói, uống rồi vẫn khát. Đói đủ thứ, khát đủ điều.
- Đói cơm bánh, khát nước uống. Đói sức khoẻ, khát sống lâu.
- Đói tiền bạc, khát danh vọng. Đói nghề nghiệp, khát thành công.
- Đói lời hay, khát lẽ phải. Đói hạnh phúc, khát bình an.
- Đói khôn ngoan, khát kiến thức. Đói cảm thông, khát được chia sẻ.
- Đói cảm thương, khát lòng nhân ái. Đói trung tín, khát thật thà.
- Đói chân lý, khát công chính. Đói công bằng, khát bác ái.
- Đói nhân đức, khát trưởng thành. Đói hiền lành, khát khiêm nhường.
- Đói tình thương, khát nghĩa tình. Đói hoà giải, khát hiệp thông.
- Đói an nhàn, khát thư thái. Đói quan tâm, khát được phục vụ.
- Đói yêu thương, khát được chấp nhận. Đói lòng tin, khát lòng mến.
- Đói thiêng liêng, khát ân sủng. Đói tình Chúa, khát tình người.
Quả thực, Đức Giêsu mới thực sự là Đấng trao ban mọi thứ bổ dưỡng cho đời sống con người. Bất cứ ai đến với Ngài đều được hả hê, được bình an hạnh phúc, kinh thánh đã cho biết:
- Với những người theo Ngài trong sa mạc ba ngày, họ đói, Ngài đã cho họ bánh tự nhiên thỏa mãn cơn đói thể xác.
- Với người cùi bị mọi người ghê tởm lánh xa, Ngài đã cho anh bánh chữa lành cơn bệnh.
- Với người phụ nữ nhiều chồng bên bờ giếng Giacóp, Ngài đã cho chị thứ bánh nhân ái và cảm thông làm thỏa mãn cơn đói muốn được chấp nhận.
- Với những người tội lỗi như người phụ nữ bị bắt quả tang vì tội ngoại tình, lẽ ra bị ném đá, thì Ngài lại ban bánh của thứ tha. “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11).
- Với những người bị xã hội ruồng bỏ, Ngài cùng ăn với họ và ban cho họ bánh cảm thông để thỏa mãn cơn đói muốn được người ta nhìn nhận phẩm giá của mình.
- Với người mẹ thành Naim đang đi chôn đứa con độc nhất của mình, và với Matta, Maria đang khóc vì Ladarô mới chết (x.Ga 11), Ngài ban bánh sự sống cho người thân của họ sống lại.
- Với người thu thuế Giakêu bấy lâu nay đã quen ăn cắp phần bánh của người nghèo (x.Lc 19, 1-10), Ngài đến nhà và ăn cùng bàn với ông, ban cho ông bánh thứ bánh công bằng và chia sẻ, để đời sống ông tốt đẹp hơn.
- Với tên trộm bên phải thập giá Ngài (x.Lc 23, 43), Ngài ban cho bánh hòa giải và một chỗ trên bàn tiệc thiên quốc.
Điều quan trọng nhất là đến và hưởng Lương Thực Hằng Sống Ngài này. Đó chính là thân thể Ngài. Nhiều người biết vậy, nhưng thực tế lại khác, đã có rất nhiều người không đón nhận, họ từ chối thịt máu Ngài.
- Là chàng thanh niên giàu có buồn bã bỏ đi khi được đề nghị bán tài sản rồi đi theo Ngài.
- Là những người biệt phái và luật sĩ nhiều lần cố tình không muốn hiểu Tin Mừng của Ngài.
- Là dân thành Giêrusalem đã khiến Ngài phải khóc vì họ không đón nhận bình an của Ngài.
- Là Philatô, ông đã mỉa mai khi Ngài xưng mình là chứng nhân của Sự Thật. “Sự Thật là cái gì” (Ga 18, 38).
- Là những người Dothái, họ tranh luận sôi nổi rằng: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?" (Ga 6, 52).
Ngài chăm lo cho sức khoẻ của ta không phải bằng thứ lương thực chóng thối, mà bằng lương thực vĩnh cửu. Ai muốn có đời sống hạnh phúc và sự sống dài lâu, chỉ một cách duy nhất là ăn thịt máu Chúa Giêsu. “Ai ăn thịt Chúa Ta không hề phải đói, ai uống Máu ta, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 34).
Giáo sư: vậy hả, có dịp tôi sẽ tìm hiểu.
ĐỌC THÊM
Bảo tồn thánh tích: Suốt 5 thế kỉ sau, các cha dòng thánh Basiliô trông coi gìn giữ Mình Máu Chúa cẩn thận.
Năm 1176, đức thánh cha Alexandriô trao cho các linh mục dòng Benedicto.
Từ năm 1252, đức Innocentê lại trao cho các cha dòng thánh Phanxicô.
Năm 1258, một đền thờ rộng lớn xây bao trùm nhà thờ nhỏ thánh Legonziano. Thánh tích được đặt ở đây.
Từ năm 1566 đã qua nhiều lần phải cất giấu quân giặc Thổ, xây nhà nguyện, lập bàn thờ…sau 150 năm.
Năm 1809, theo lệnh vua Napoléon I, bãi bỏ các dòng tu, dòng Phanxico phải rời đi và mãi tới năm 1953 mới trở lại sinh hoạt bình thường.
Năm 1953 các cha dòng Phanxicô lại trông coi như trước.
Phép lạ này được ghi chép trên tài liệu viết trên giấy da rất cổ. Nhưng vào đầu thế kỷ 15 bị hai đan sỹ dòng Basilio lấy cắp của dòng Phanxicô. Hiện nay chỉ còn tài liệu năm 1631, ghi trên giấy da bằng tiếng Hy Lạp và Latinh về tất cả chi tiết phép lạ ở Lanciano.
Trước hết Thánh tích được đặt trong một hòm bằng ngà voi và được đặt tại nguyện đường cạnh nhà thờ chính. Năm 1902 được lưu giữ đàng sau bàn thờ ở giữa cung nguyện. Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát, được kính giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Mình Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ. Thịt có màu hơi nâu và trở thành hồng nếu quan sát dưới ánh sáng trong. Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau. Từ năm 1923, Thịt Thánh được trưng bày trong một hào quang, và những hột máu khô được đựng trong một chén lễ thủy tinh ở dưới chân hào quang. Trước nay, qua thời gian, các Thánh Tích được các tín hữu và khách hành hương rất mực tôn kính.
Vào những dịp đặc biệt Thánh Tích được rước qua các đường phố trong thị trấn.
Khảo nghiệm kiểm chứng:
Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau.
Phép lạ Mình Máu Chúa ở Lanciano là một phép lạ lâu dài, liên tiếp.
Ðể đánh tan dư luận và hồ nghi lâu đời trong dân chúng, sau công đồng Trente (1545-1563) Tòa Thánh đã 5 lần cho khảo nghiệm Thánh Tích ở Lanciano, và kết như sau:
- Năm 1574, chứng từ còn ghi lại để trong nhà nguyện bên tay phải gian chính nhà thờ. Sau mấy trăm năm, Thánh Tích được đựng trong hòm sắt: Thịt vẫn còn nguyên vẹn. Máu phân thành 5 phần không đều nhau. Khi thì 5 phần hiệp thành một cục khi thì tách rời ra.
- Năm 1637, Ðức Tổng Giám Mục Rodriguez cho cân lại máu đã đông từ lâu, trước mặt giới hữu trách và đông người. Ðược thấy trọng lượng 5 cục máu cộng lại cũng bằng từng cục. Trọng lượng 5 cục là 16, 505 grames.
- Năm 1770 và 1886, có cuộc tranh luận về sự biến thể từ bánh ruợu hóa ra Thánh Thể chất (Transsubstantiation) qua trọng lượng như cân đo ở trên. Chúa muốn chứng tỏ dấu hiệu mới sự hiện diện của Ngài trong Mầu Nhiệm Thánh Thể. Tức là trong mỗi giọt rượu và mẩu bánh được thánh hiến có sự hiện diện thực sự của toàn thể Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Từ năm 1713, Thịt được lưu giữ trong một Mặt nhật bằng bạc chạm trổ nghệ thuật, do một nghệ thuật gia trường thành Neapoli chạm trổ. Máu được đựng trong chén kiểu nghệ thuật xưa bằng đá phalê trong suốt.
Bánh Thánh Thịt ấy đã được giữ rất cẩn thận tới ngày nay, cũng có kích thước lớn như bánh được Giáo hội quen dùng. Bánh có mầu nâu nhạt, và trở thành mầu hồng khi chiếu ánh sáng từ phía sau dọi lại. Máu thì đông lại và ngả mầu đất, vàng vàng như mầu đất thó.
- Năm 1971, sau công đồng Vatican 2, các Tu sĩ dòng Phanxicô quyết định trao cho một nhóm bác học danh tiếng viện đại học Siena khảo sát lại theo khoa học.
Cuộc khảo sát đã đưa đến những quả quyết khoa học tuyệt đối không thể chối cãi và trở thành tài liệu với những bức hình chụp bằng ống kính hiển vi tinh xảo, có thể giúp ích cho việc tôn thờ công cộng. Giáo sư Odoardo Lioni trong một cuộc họp vào ngày 4 tháng Ba năm 1971 tại nhà thờ có phép lạ đã đưa ra những kết luận sau. Công trình nghiên cứu này, được nhiều tạp chí khoa học trên thế giới đăng tải:
1- Thịt và Máu là thịt máu thật,
2- Thịt và Máu của cùng một người, đang sống, cùng một loại AB. Trong máu có protein là chất thường có để giữ máu tươi.
3- Thịt máu có đủ các thành phần như thịt máu chúng ta: cũng có những khoáng chất: chlorides, phosphorus, magnesium, potassium, sodium và calcium.
Sau khi nghiên cứu, giáo sư Linoli tuyên bố: Tôi không thể ngờ được trong những điều tôi phân tích đó có những chất hữu cơ cách đây 12 thế kỷ. Khoa học phải đầu hàng đứng trước sự kiện lạ lùng không thể giải thích nổi. Ông đã viết kèm theo hồ sơ phân tích, cho dòng Phanxico một câu ngắn: In principio erat Verbum et Verbum Caro factum est. (Từ đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời đã trở nên Thịt) (LC. Số 214, 7-2000, tr. 8-11).
Những lời quả quyết trên đây được Giáo quyền xác nhận trong một cuốn sách nhỏ có chuẩn ấn của Đức Cha Leopoldo Teofili, Tổng Giám mục Lanciano.
Việc các di tích thánh này được lưu trữ một cách tự nhiên trong 12 thế kỉ qua, không bằng chất hóa học, giữ trong không khí thường, mà Thịt Máu vẫn tồn tại cách khác thường, là một hiện tượng không sao giải thích theo khoa học được.
Thánh Thể với Linh mục
+ GM Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
17:42 21/07/2009
Năm Linh Mục:
Đọc lại những bài Giảng Tĩnh Tâm cho các Linh mục
của GM Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
Khi còn sinh thời, Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đã phục vụ giáo phận Đà lạt từ năm 1975 đến năm 1994, và từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 6 năm 2003 ngài coi sóc giáo phận Thanh hoá. Đây là thời gian đầy khó khăn về mọi mặt, nhưng Đức cha đã khôn ngoan hướng dẫn mọi thành phần dân Chúa vượt qua những trở ngại đó, để làm cho Nước Chúa được hiển trị. Một trong những công việc thu hút nhiều tâm huyết của ngài là đào tạo các linh mục.
Nhân dịp NĂM LINH MỤC, xin được ghi lại các bài giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn giáo phận Đà lạt vào năm 1980, với chủ đề TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ. Xuyên qua 6 bài giảng với những điểm nhấn khác nhau, mỗi người sẽ kín múc được những lợi ích thiêng liêng cho chính mình, đặc biệt là các linh mục. Kính xin quý vị hãy dành thời giờ để suy gẫm và cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục trong NĂM LINH MỤC này. Lm. Raphael Đỗ Minh Tuấn.
TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ
1. Thánh thể với Linh mục
2. Linh mục và Thánh lễ
3. Thánh lễ và Hội thánh
4. Hội thánh và xã hội
5. Xã hội và con người
6. Con người và linh mục
BÀI 1: THÁNH THỂ VỚI LINH MỤC
Chắc chắn anh em đã đọc những lời các giám mục ngỏ với linh mục trong thư chung năm 1980. Rõ ràng Hội đồng Giám Mục tỏ lòng biết ơn cảm phục công lao phục vụ của anh em. Không ai không nhìn thấy các Giám mục đánh giá hàng linh mục của mình rất cao. Hôm nay tôi cũng xin nhắc lại những tâm tình ấy. Tôi cám ơn anh em đã tận tuỵ phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Có thể nói trong hầu hết mọi giáo xứ, giáo dân đang mộ mến và tin tưởng ở anh em. Có cán bộ nói: chưa bao giờ tôi thấy đội ngũ linh mục ở Lâm Đồng được uy tín như hiện nay, sánh cả với thời xưa. Chúng ta không cần suy nghĩ nhiều về những lời tán tụng ấy. Bắt chước Thánh Phaolô, chúng ta không ngó lại đằng sau nữa, một cứ lao mình về phía trước, nhắm thẳng tới khuôn mẫu linh mục nơi Chúa Giêsu Kitô để trở nên hoàn toàn hơn. Bấy giờ chúng ta sẽ thấy lời nhắn nhủ của các Giám Mục thật là hữu lý. Sự thật các ngài chỉ nhặc lại lời Công đồng thôi: “Trong những đức tính cần thiết hơn cả cho chức vụ linh mục, phải kẻ đến tâm trạng này là bao giờ cũng sẵn sàng tìm ý muốn của đấng đã sai mình chứ không phải tìm ý riêng”(Lm 15). Nhiều người nghĩ ngay rằng các Giám mục muốn các linh mục vâng lời mình. Nhưng có lẽ không phải. Đọc tiếp lời thư chung, người ta thấy không hoàn toàn như vậy. Các Giám Mục không dùng tiếng “vâng lời” mà chỉ bảo chúng ta hãy tìm ý Đấng đã sai mình. Và các Giám mục xin anh em áp dụng lời này thêm vào việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ. Như vậy Đấng đã sai anh em tiến vào không phải là Giám mục nhưng là chính Chúa Giêsu, Đấng muốn dùng thừa tác vụ linh mục của anh em trong việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ để xây dựng Nhiệm thể của Người một cách đặc biệt. Không hữu ý mà thực ra các Giám mục đã dùng lại quan điểm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, coi chức tư tế linh mục của anh em đã khai sinh từ mầu nhiệm Thánh thể. Anh em đã được sai đi từ đó và đã lãnh chức linh mục trong Thánh thể. Và Đấng sai anh em đi làm tông đồ chính là Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Thánh thể. Anh em muốn chu toàn sứ mạng linh mục như ý Đấng đã sai mình chứ không phải theo ý riêng, thì phải tìm hiểu ý của Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể. Chính vì vậy mà hôm nay chúng ta nói về Thánh thể và linh mục.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc đến tương quan giữa Thánh thế và Linh mục ở số 2 trong bức thư của Người. Người nói Chúa Giêsu đã thiết lập chức tư tế linh mục khi ban Mình Máu Người cho chúng ta. Người liên kết câu truyền phép Mình Thánh với lời ban quyền tế lễ. Chính chúng ta cũng đã được lãnh nhận chức linh mục trong một Thánh lễ. Từ ngày hôm đó chúng ta vừa sống “nhờ” Thánh lễ và “cho” Thánh lễ, hiểu theo nghĩa thiêng liêng hơn là vật chất. Tức là chúng ta trở nên những con người cần để làm lễ. Và nếu chúng ta nhớ các bí tích khác đều quy về Thánh lễ vì mầu nhiệm Thánh thể là nguồn phát sinh mọi bí tích khác, thì chúng ta có thể nói được rằng chính lúc tế lễ, linh mục thể hiện chức năng của mình cao cả và phong phú hơn hết. Chỉ cần nghĩ như vậy để thấy rõ tương quan mật thiết giữa Linh mục và Thánh thể. Linh mục luôn phải nhìn vào Thánh thể để thấy lại lẽ sống của mình. Và do đó, gương mẫu tối cao của linh mục chính là Chúa Giêsu Thánh thể.
Và nói đến Chúa Giêsu Thánh thể, chúng ta không được làm như các em nghĩa binh, hình dung một hài nhi Giêsu trong một tấm bánh. Chúng ta phải theo lời Thánh Phaolô nghĩ đến đêm Đức Giêsu bị nộp, Người cầm lấy bánh đọc lời chúc tụng vv...Chúng ta nhìn vào Đức Giêsu đang lập phép Thánh thể và đang ban chức linh mục để chúng ta trở về nguồn đã khai sinh ra con người linh mục chúng ta. Chúng ta đi vào lòng Chúa Giêsu hôm tiệc ly, chúng ta tìm thấy ý Đấng đã sai ta.
Tất nhiên phải đọc lại các trang Tin Mừng viết về buổi chiều hôm ấy. Rồi thử viết lại những trang ấy. Trước hết chúng ta không thể không nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa đang dào dạt như những làn sóng vô tận muốn ùa vào thế gian. Chính lúc này thích hợp hơn hết để nhớ lại những câu kinh thánh như: “Thiên Chúa đã yêu thương loài người đến nỗi đã ban Con một của Người cho chúng ta”. “Đang lúc chúng ta còn là tội nhân, Thiên Chúa đã ban con của Người làm giá cứu chuộc chúng ta”.....Phải, con người Đức Giêsu ở bàn tiệc ly thật là Đấng được sai đi. Người đến không phải để làm theo ý mình nhưng để làm theo ý Đấng đã sai mình. Và ý Đấng đã sai Người đến trong thế gian là để cho thế gian được sống và sống dồi dào. Và để tất cả những ai Chúa Cha đã giao cho Người thì Người không để hư mất. Chẳng ở đâu người ta thấy rõ ý của Chúa Cha hơn ở bàn tiệc ly. Ai nhìn thấy Chúa Con cũng thấy Chúa Cha. Chúa Con đang ở tư thế tận hiến thì hiển nhiên ý của Chúa Cha là yêu thương chúng ta. Có thể nói cả tình yêu bao la của Chúa Cha đang hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Bánh Rượu và lập ra chức tư tế linh mục.
Chúng ta diễn tả hết sao được sự tốt lành của thánh ý Thiên Chúa khi lập ra chức linh mục và khai sinh chúng ta trong chức tư tế. Ước gì những lúc cô đơn, khổ sở, chán nản, tưởng như đời linh mục là khổ và nghĩ rằng mình đã lầm, đã dại khi làm linh mục, chúng ta hãy nghĩ lại lúc Thiên Chúa khai sinh ra chức linh mục trong Hội Thánh; chúng ta hãy nhìn vào tình yêu khôn tả của Thiên Chúa khi ban cho chúng ta được Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Mình Máu Người cho các môn đệ. Chắc chắn không những chúng ta sẽ thấy bớt khổ, mà còn biết đâu ơn Chúa không làm cho chúng ta lăn vào lòng Chúa mà sung sướng nói với Người rằng: Con đã phạm tới Trời và tới Cha. Con đã không biết tình yêu bao la của Cha. Con đã dại dột nghĩ rằng số phận của con hẩm hiu, đang khi chẳng ai được cưng như con vì con được làm linh mục khi Thiên Chúa đang dốc cả sự sống của Người cho nhân loại khi ban cho loài người được Người Con Một của Thiên Chúa đang xả thân vì loài người.
Do đó mọi lời nói có vẻ như sẽ dư thừa nếu chúng ta còn muốn nói thêm về tình yêu của Chúa Giêsu đối với linh mục, và về ý muốn tốt lành của Người khi sai chúng ta. Những lời nói trên đây về Thiên Chúa Cha đã quá đủ rồi. Tuy nhiên khi tuyên bố với các môn đệ rằng họ phải làm việc này, việc hiến tế này để nhờ đến Người, Đức Giêsu – có thể nói – như thêm một ý muốn đối với các thế hệ linh mục. Các linh mục không phải chỉ như toàn thể dân chúa được hưởng tình yêu thương lạ lùng của Thiên Chúa Cha nhờ ban Con Một Người chịu chết cho tất cả chúng ta được sống, các linh mục còn được Chúa Giêsu Kitô tuyển chọn để dâng lễ tế của Người. Và đây thật là ân huệ lạ lùng.
Người trao thân mình cho môn đệ không phải chỉ để họ chịu lấy, Người trao cho họ quyền trên thân thể Người. Điều này cũng chưa đáng kể. Người cho họ được khả năng làm hành vi của giờ long trọng nhất trong cuộc đời của Người, là ban chính Người cho nhân loại được rỗi. Thật không thể tưởng tượng được ! Người ta thường nói ngay cả các thiên thân, các tổ phụ, các tiên tri, thậm chí đến cả Đức Mẹ cũng không được quyền làm ra Thánh Thể. Tôi không thích nói trống như vậy. Vẫn theo lời thánh Phaolô, nghĩ đến Thánh thể là phải nghĩ tới đêm hôm Chúa Giêsu chịu nộp, tức là không được quên ý nghĩa hi tế cứu thế khi nói đến Thánh thể. Và như vậy, linh mục là người được ban quyền hiện tại hoá và hiện diện hoá Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Cứu thế, đang khi có thể nói mọi người khác chỉ được tham dự vào hành vi cao cả này một cách khá xa. Và nói như thế cũng là muốn nhấn mạnh rằng ý của Đấng đã sai linh mục làm linh mục là muốn linh mục đóng vai chủ chốt trong mầu nhiệm cứu thế của Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy dừng các suy tư lại đây để cảm tạ Thiên Chúa và cảm mến Chúa Giêsu đã ban chức tư tế linh mục cho chúng ta nơi bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta cần thâm tín một lần thay vì tất cả lòng ưu ái chiếu cố của Thiên Chúa khi chọn chúng ta làm linh mục. Bàn tiệc Thánh thể là hình ảnh Nước Trời. Thế mà rõ ràng các linh mục chiếm chỗ nhất nơi bàn tiệc ấy trong con người các tông đồ ngồi hai bên tả hữu Chúa Giêsu. Không biết hai con bà Dêbêdê hôm ấy có hiểu rằng ước vọng của họ đã thành tựu rồi không ? Nếu chúng ta tin Lời Chúa, tin bàn tiệc Thánh thế là hình ảnh Nước Trời, tin Nước Trời là tổ chức cao cả và tốt đẹp hơn hết, thì chúng ta hãy tự hào, hãy hãnh diện, hãy lấy làm vinh dự được làm linh mục nơi bàn tiệc Thánh thể. Đừng đổi chỗ cao trọng ấy cho một vị trí nào khác cho dù là chính trị, xã hội hay tình yêu. Ở cương vị linh mục vẫn là nhất, cả trước mắt người đời chứ không riêng gì dưới ánh sáng đức tin. Do đó không thể hiểu được một đời linh mục buồn bã, nặng nề: có gì đáng thèm hơn chức linh mục ? phải tỏ ra như người buôn ngọc đã tìm ta được viên ngọc bảo quý nhất. Đừng đánh mất của quý như vậy kẻo sa ngã và sẽ thấy ê chề.
Chắc chắn có nhiều phương thế giúp chúng ta bảo toàn cương vị linh mục của mình trong vinh dự. Đức Thánh Cha viết trong số 3 rất nhiều điều lôi kéo chúng ta về với ý Đấng đã sai mình. Người khuyên chúng ta trở về với Thánh thể, có tinh thần thờ phượng của mầu nhiệm Thánh thể, phát triển các cách biểu lộ lòng tôn sùng Thánh thể trong đời sống riêng của mình. Chúng ta là những người làm ra Thánh thể, dĩ nhiên không phải chỉ để cho mình, nhưng cũng không phải chỉ để cho người khác, mà phải nói là cho Hội thánh và cho loài người, trong đó có chúng ta. Thế nên, thật là phi lý nếu chúng ta đòi hỏi thiêu nhi thánh thể và các bà mẹ chầu, viếng Thánh thể đang khi chúng ta không làm những công việc ấy. Lẽ ra với tư cách là đại diện Hội thánh tại địa phương, chúng ta phải yêu mến Thánh thể thay cho cả Hội Thánh ở đó. Biết bao nhiêu cha sở thánh thiện như cha xứ Ars đã sống cuộc đời đạo đức sốt sắng thay cho con chiên và đền bù các thiếu sót của con chiên.
Có lẽ chúng ta tưởng mình đã tế lễ là làm công việc cao trọng rồi thì được miễn làm những việc tuy không khác như chầu và viếng Thánh thể. Nhưng có thật chúng ta đã tế lễ xứng đáng không ? hay chúng ta còn phải dùng việc chầu và viếng Thánh thể để chuẩn bị và tạ ơn, kéo dài việc dâng lễ ? và chúng ta tin thật có Chúa hiện diện nơi Thánh thể, thì không hợp lý và hữu ích sao khi chúng ta viếng Thanh thể trong ngày và hợp với Chúa Giêsu Thánh thể để cầu nguyện, nhất là bằng kinh nhật tụng ? chúng ta hãy năng đến với Thánh thể để tìm đến nguồn mạch đã khai sinh ra chức linh mục tư tế của chúng ta, để chúng ta là dòng suối khỏi cắt đứt với nguồn mà trở nên khô cạn, để chúng ta là cành cây khỏi tách với thân cây mà trở nên khô héo.
Nhưng cũng còn một quan hệ nữa chúng ta phải duy trì và phát triển để cuộc đời linh mục của chúng ta được phong phú. Điều này hơi tế nhị, nhưng tôi không thể bỏ qua. Chỉ xin anh em khi nghe tôi nói đến Giám mục ở đây thì đừng nghĩ đến cá nhân của tôi mà chỉ nên hiểu về chức Giám mục gắn bó với chức linh mục nơi anh em. Thư chung các Giám Mục nói, xin các linh mục hiệp thông mật thiết với Giám mục. Thần học về chức linh mục nhấn mạnh đến tương quan mật thiết giữa Giám Mục và linh mục. Chúng ta biết, cử hành Thánh thể phải hiệp thông với Giám mục. Phụng vụ số 26 nói Thánh lễ Chúa nhật nên chú ý đến sự hiện của Giám mục. Thánh thể nhắc ta liên kết với Giám mục, thì cũng cần liên kết với Giám mục trong mục vụ nữa.
Quả vậy, muốn sống chức linh mục cách phong phú chúng ta hãy cố gắng có quan hệ tốt với Giám mục của anh em. Thần học về chức tư tế linh mục đã cho chúng ta hay giữa chức Giám mục và linh mục có rất nhiều tương quan cần thiết và phong phú. Linh mục là cộng sự viên, là bạn hữu, là anh em của Giám mục, nhưng Giám mục cũng là người cha của linh mục, và là người sai linh mục đi bằng lệnh truyền của chính Chúa Giêsu: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Có những lúc chúng ta phải nói về tương quan huynh đệ, bạn hữu hoặc cộng sự viên. Nhưng hôm nay, suy nghĩ về chức linh mục đã khai sinh từ bàn tiệc Thánh thể, chúng ta nên suy nghĩ về tương quan mà ta tạm gọi là phụ tử giữa Giám mục và linh mục.
Và để nói lên tương quan ấy một cách dễ hiểu, chúng ta chỉ cần nhớ điều này là linh mục phải cử hành Thánh thể trong hiệp thông với Giám mục, nhất là ngày Chúa nhật, và linh mục phải nhận bài sai từ Giám mục. Thật sự các Giám mục vẫn để các linh mục được tự do. Riêng tôi chẳng muốn gì hơn được thấy trăm hoa đua nở ở địa phận nhà. Tôi chỉ xin anh em cố gắng hiểu cho rằng, nếu có lần nào tôi muốn nhắc nhở riêng anh em về một lối cư xử nào đó, thì chẳng qua muốn đề phòng cho chức linh mục của anh em khỏi bị thiệt hại mà thôi. Tôi chẳng có gì phải ghen với anh em đâu, ngược lại nếu được áp dụng châm ngôn, Gloria Dei Homo Vivens, tôi cũng xin công khai tuyên bố với anh em rằng thành công của anh em làm vinh dự cho cuộc đời Giám mục của tôi. Như thế tôi chẳng bao giờ có thể có ý nghĩ ghìm những khả năng tốt lành của anh em lại làm gì. Chẳng qua vì muốn cuộc đời linh mục của anh em không trở nên kém đi mà hoạ hoằn phải nhắc nhở anh em. Chẳng sướng gì đâu khi phải làm những công việc này, nhưng chỉ để muốn giúp đỡ anh em thôi, chỉ mong đời linh mục của anh emn mỗi ngày mỗi đẹp. Thế nên xin anh em cố gắng suy nghĩ về lời của Giám mục nói với anh em, cố gắng tìm hiểu ý tứ của những lời ấy và nhất là nhận ra đó là ý Đấng đã sai mình. Lời của anh em và dư luận của giáo dân cũng cần được lắng nghe. Chẳng ai “dẫn dắt” được mình đâu. Tất nhiên tôi phải phàn nàn vì những lần ăn nói không được êm ái với anh em và hôm nay tôi xin anh em tha lỗi cho tôi. Nhưng những lần to tiếng như vậy tôi thấy vẫn không quan trọng. Quan trọng hơn nhiều là những lần-ít thôi, nhưng cũng đã có-tôi êm ái vào đề và rào trước đón sau để nhắc nhở anh em về một điểm nào trong đời tư hay trong sinh hoạt mục vụ mà theo lương tâm tôi thấy có thể có hại nhiều cho anh em, và tôi đã bàn thảo với một số anh em có trách nhiệm trong giáo phận trước khi nói với anh em. Thường ra tôi vẫn muốn dùng những dịp cấm phòng hay gặp gỡ chung để nói lên những hiện tượng tiêu cực trong đời sống linh mục....nhưng cái khổ là anh em lại cứ tưởng tôi nói về người khác chứ không phải về mình. Quý hoá thay nếu trong những ngày này chúng ta đón nhận được một số lời nào trong Kinh Thánh, trong lời giảng của Giám mục, trong kinh nguyện với anh em, như ý Chúa gửi đến cho mình muốn mình nên thánh hơn. Chẳng hạn hôm nay ai có thể nghĩ mình không cần xét lại mình về các quan hệ đối với Chúa Giêsu Thánh thể, Đấng đã sai chúng ta làm linh mục ? kể cả tôi, muốn cho chức tư tế linh mục ở nơi mình được phong phú, chắc chắn còn phải hiểu ý Đấng đã sai mình hơn nữa. Người đã thương tôi vô vàn, đã chọn cho tôi chỗ nhất, nhưng hằng ngày tôi có thích đến với Người để thấy tình yêu dồi dào Người dành cho tôi, để thấy chức linh mục cao trọng biết bao, để gắn liền đời sống linh mục vào Thánh thể không ? Đức Thánh cha Gioan Phaolô II là Giám mục của các Giám mục và của anh em linh mục chúng ta hôm nay ngỏ ý với chúng ta như vậy. Chúng ta hãy tìm hiểu ý của Người để nhận ra ý của Đấng đã sai chúng ta làm linh mục, để như thư chung các Giám mục viết: Chúng ta đừng theo ý riêng nhưng hãy tìm ý muốn của Đấng đã sai mình.
Trở về với Thánh thể là trở về với chức linh mục. Ở đó ta lại gặp và phải đổi mới tương quan với Giám mục, linh mục, giáo dân. Ta xây dựng giáo phận hằng ngày nhờ Thánh thể. Hơn nữa, ta hiện tại hoá hành vi cứu thế của Đức Giêsu Kitô.
Đọc lại những bài Giảng Tĩnh Tâm cho các Linh mục
của GM Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
Khi còn sinh thời, Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đã phục vụ giáo phận Đà lạt từ năm 1975 đến năm 1994, và từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 6 năm 2003 ngài coi sóc giáo phận Thanh hoá. Đây là thời gian đầy khó khăn về mọi mặt, nhưng Đức cha đã khôn ngoan hướng dẫn mọi thành phần dân Chúa vượt qua những trở ngại đó, để làm cho Nước Chúa được hiển trị. Một trong những công việc thu hút nhiều tâm huyết của ngài là đào tạo các linh mục.
Nhân dịp NĂM LINH MỤC, xin được ghi lại các bài giảng tĩnh tâm cho linh mục đoàn giáo phận Đà lạt vào năm 1980, với chủ đề TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ. Xuyên qua 6 bài giảng với những điểm nhấn khác nhau, mỗi người sẽ kín múc được những lợi ích thiêng liêng cho chính mình, đặc biệt là các linh mục. Kính xin quý vị hãy dành thời giờ để suy gẫm và cầu nguyện cách đặc biệt cho các linh mục trong NĂM LINH MỤC này. Lm. Raphael Đỗ Minh Tuấn.
TĨNH TÂM VỚI THÁNH THỂ
1. Thánh thể với Linh mục
2. Linh mục và Thánh lễ
3. Thánh lễ và Hội thánh
4. Hội thánh và xã hội
5. Xã hội và con người
6. Con người và linh mục
BÀI 1: THÁNH THỂ VỚI LINH MỤC
Chắc chắn anh em đã đọc những lời các giám mục ngỏ với linh mục trong thư chung năm 1980. Rõ ràng Hội đồng Giám Mục tỏ lòng biết ơn cảm phục công lao phục vụ của anh em. Không ai không nhìn thấy các Giám mục đánh giá hàng linh mục của mình rất cao. Hôm nay tôi cũng xin nhắc lại những tâm tình ấy. Tôi cám ơn anh em đã tận tuỵ phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Có thể nói trong hầu hết mọi giáo xứ, giáo dân đang mộ mến và tin tưởng ở anh em. Có cán bộ nói: chưa bao giờ tôi thấy đội ngũ linh mục ở Lâm Đồng được uy tín như hiện nay, sánh cả với thời xưa. Chúng ta không cần suy nghĩ nhiều về những lời tán tụng ấy. Bắt chước Thánh Phaolô, chúng ta không ngó lại đằng sau nữa, một cứ lao mình về phía trước, nhắm thẳng tới khuôn mẫu linh mục nơi Chúa Giêsu Kitô để trở nên hoàn toàn hơn. Bấy giờ chúng ta sẽ thấy lời nhắn nhủ của các Giám Mục thật là hữu lý. Sự thật các ngài chỉ nhặc lại lời Công đồng thôi: “Trong những đức tính cần thiết hơn cả cho chức vụ linh mục, phải kẻ đến tâm trạng này là bao giờ cũng sẵn sàng tìm ý muốn của đấng đã sai mình chứ không phải tìm ý riêng”(Lm 15). Nhiều người nghĩ ngay rằng các Giám mục muốn các linh mục vâng lời mình. Nhưng có lẽ không phải. Đọc tiếp lời thư chung, người ta thấy không hoàn toàn như vậy. Các Giám Mục không dùng tiếng “vâng lời” mà chỉ bảo chúng ta hãy tìm ý Đấng đã sai mình. Và các Giám mục xin anh em áp dụng lời này thêm vào việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ. Như vậy Đấng đã sai anh em tiến vào không phải là Giám mục nhưng là chính Chúa Giêsu, Đấng muốn dùng thừa tác vụ linh mục của anh em trong việc rao giảng Lời Chúa và cử hành phụng vụ để xây dựng Nhiệm thể của Người một cách đặc biệt. Không hữu ý mà thực ra các Giám mục đã dùng lại quan điểm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, coi chức tư tế linh mục của anh em đã khai sinh từ mầu nhiệm Thánh thể. Anh em đã được sai đi từ đó và đã lãnh chức linh mục trong Thánh thể. Và Đấng sai anh em đi làm tông đồ chính là Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Thánh thể. Anh em muốn chu toàn sứ mạng linh mục như ý Đấng đã sai mình chứ không phải theo ý riêng, thì phải tìm hiểu ý của Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể. Chính vì vậy mà hôm nay chúng ta nói về Thánh thể và linh mục.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc đến tương quan giữa Thánh thế và Linh mục ở số 2 trong bức thư của Người. Người nói Chúa Giêsu đã thiết lập chức tư tế linh mục khi ban Mình Máu Người cho chúng ta. Người liên kết câu truyền phép Mình Thánh với lời ban quyền tế lễ. Chính chúng ta cũng đã được lãnh nhận chức linh mục trong một Thánh lễ. Từ ngày hôm đó chúng ta vừa sống “nhờ” Thánh lễ và “cho” Thánh lễ, hiểu theo nghĩa thiêng liêng hơn là vật chất. Tức là chúng ta trở nên những con người cần để làm lễ. Và nếu chúng ta nhớ các bí tích khác đều quy về Thánh lễ vì mầu nhiệm Thánh thể là nguồn phát sinh mọi bí tích khác, thì chúng ta có thể nói được rằng chính lúc tế lễ, linh mục thể hiện chức năng của mình cao cả và phong phú hơn hết. Chỉ cần nghĩ như vậy để thấy rõ tương quan mật thiết giữa Linh mục và Thánh thể. Linh mục luôn phải nhìn vào Thánh thể để thấy lại lẽ sống của mình. Và do đó, gương mẫu tối cao của linh mục chính là Chúa Giêsu Thánh thể.
Và nói đến Chúa Giêsu Thánh thể, chúng ta không được làm như các em nghĩa binh, hình dung một hài nhi Giêsu trong một tấm bánh. Chúng ta phải theo lời Thánh Phaolô nghĩ đến đêm Đức Giêsu bị nộp, Người cầm lấy bánh đọc lời chúc tụng vv...Chúng ta nhìn vào Đức Giêsu đang lập phép Thánh thể và đang ban chức linh mục để chúng ta trở về nguồn đã khai sinh ra con người linh mục chúng ta. Chúng ta đi vào lòng Chúa Giêsu hôm tiệc ly, chúng ta tìm thấy ý Đấng đã sai ta.
Tất nhiên phải đọc lại các trang Tin Mừng viết về buổi chiều hôm ấy. Rồi thử viết lại những trang ấy. Trước hết chúng ta không thể không nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa đang dào dạt như những làn sóng vô tận muốn ùa vào thế gian. Chính lúc này thích hợp hơn hết để nhớ lại những câu kinh thánh như: “Thiên Chúa đã yêu thương loài người đến nỗi đã ban Con một của Người cho chúng ta”. “Đang lúc chúng ta còn là tội nhân, Thiên Chúa đã ban con của Người làm giá cứu chuộc chúng ta”.....Phải, con người Đức Giêsu ở bàn tiệc ly thật là Đấng được sai đi. Người đến không phải để làm theo ý mình nhưng để làm theo ý Đấng đã sai mình. Và ý Đấng đã sai Người đến trong thế gian là để cho thế gian được sống và sống dồi dào. Và để tất cả những ai Chúa Cha đã giao cho Người thì Người không để hư mất. Chẳng ở đâu người ta thấy rõ ý của Chúa Cha hơn ở bàn tiệc ly. Ai nhìn thấy Chúa Con cũng thấy Chúa Cha. Chúa Con đang ở tư thế tận hiến thì hiển nhiên ý của Chúa Cha là yêu thương chúng ta. Có thể nói cả tình yêu bao la của Chúa Cha đang hiện thân nơi Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Bánh Rượu và lập ra chức tư tế linh mục.
Chúng ta diễn tả hết sao được sự tốt lành của thánh ý Thiên Chúa khi lập ra chức linh mục và khai sinh chúng ta trong chức tư tế. Ước gì những lúc cô đơn, khổ sở, chán nản, tưởng như đời linh mục là khổ và nghĩ rằng mình đã lầm, đã dại khi làm linh mục, chúng ta hãy nghĩ lại lúc Thiên Chúa khai sinh ra chức linh mục trong Hội Thánh; chúng ta hãy nhìn vào tình yêu khôn tả của Thiên Chúa khi ban cho chúng ta được Đức Giêsu Kitô trong cử chỉ trao ban Mình Máu Người cho các môn đệ. Chắc chắn không những chúng ta sẽ thấy bớt khổ, mà còn biết đâu ơn Chúa không làm cho chúng ta lăn vào lòng Chúa mà sung sướng nói với Người rằng: Con đã phạm tới Trời và tới Cha. Con đã không biết tình yêu bao la của Cha. Con đã dại dột nghĩ rằng số phận của con hẩm hiu, đang khi chẳng ai được cưng như con vì con được làm linh mục khi Thiên Chúa đang dốc cả sự sống của Người cho nhân loại khi ban cho loài người được Người Con Một của Thiên Chúa đang xả thân vì loài người.
Do đó mọi lời nói có vẻ như sẽ dư thừa nếu chúng ta còn muốn nói thêm về tình yêu của Chúa Giêsu đối với linh mục, và về ý muốn tốt lành của Người khi sai chúng ta. Những lời nói trên đây về Thiên Chúa Cha đã quá đủ rồi. Tuy nhiên khi tuyên bố với các môn đệ rằng họ phải làm việc này, việc hiến tế này để nhờ đến Người, Đức Giêsu – có thể nói – như thêm một ý muốn đối với các thế hệ linh mục. Các linh mục không phải chỉ như toàn thể dân chúa được hưởng tình yêu thương lạ lùng của Thiên Chúa Cha nhờ ban Con Một Người chịu chết cho tất cả chúng ta được sống, các linh mục còn được Chúa Giêsu Kitô tuyển chọn để dâng lễ tế của Người. Và đây thật là ân huệ lạ lùng.
Người trao thân mình cho môn đệ không phải chỉ để họ chịu lấy, Người trao cho họ quyền trên thân thể Người. Điều này cũng chưa đáng kể. Người cho họ được khả năng làm hành vi của giờ long trọng nhất trong cuộc đời của Người, là ban chính Người cho nhân loại được rỗi. Thật không thể tưởng tượng được ! Người ta thường nói ngay cả các thiên thân, các tổ phụ, các tiên tri, thậm chí đến cả Đức Mẹ cũng không được quyền làm ra Thánh Thể. Tôi không thích nói trống như vậy. Vẫn theo lời thánh Phaolô, nghĩ đến Thánh thể là phải nghĩ tới đêm hôm Chúa Giêsu chịu nộp, tức là không được quên ý nghĩa hi tế cứu thế khi nói đến Thánh thể. Và như vậy, linh mục là người được ban quyền hiện tại hoá và hiện diện hoá Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Cứu thế, đang khi có thể nói mọi người khác chỉ được tham dự vào hành vi cao cả này một cách khá xa. Và nói như thế cũng là muốn nhấn mạnh rằng ý của Đấng đã sai linh mục làm linh mục là muốn linh mục đóng vai chủ chốt trong mầu nhiệm cứu thế của Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy dừng các suy tư lại đây để cảm tạ Thiên Chúa và cảm mến Chúa Giêsu đã ban chức tư tế linh mục cho chúng ta nơi bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta cần thâm tín một lần thay vì tất cả lòng ưu ái chiếu cố của Thiên Chúa khi chọn chúng ta làm linh mục. Bàn tiệc Thánh thể là hình ảnh Nước Trời. Thế mà rõ ràng các linh mục chiếm chỗ nhất nơi bàn tiệc ấy trong con người các tông đồ ngồi hai bên tả hữu Chúa Giêsu. Không biết hai con bà Dêbêdê hôm ấy có hiểu rằng ước vọng của họ đã thành tựu rồi không ? Nếu chúng ta tin Lời Chúa, tin bàn tiệc Thánh thế là hình ảnh Nước Trời, tin Nước Trời là tổ chức cao cả và tốt đẹp hơn hết, thì chúng ta hãy tự hào, hãy hãnh diện, hãy lấy làm vinh dự được làm linh mục nơi bàn tiệc Thánh thể. Đừng đổi chỗ cao trọng ấy cho một vị trí nào khác cho dù là chính trị, xã hội hay tình yêu. Ở cương vị linh mục vẫn là nhất, cả trước mắt người đời chứ không riêng gì dưới ánh sáng đức tin. Do đó không thể hiểu được một đời linh mục buồn bã, nặng nề: có gì đáng thèm hơn chức linh mục ? phải tỏ ra như người buôn ngọc đã tìm ta được viên ngọc bảo quý nhất. Đừng đánh mất của quý như vậy kẻo sa ngã và sẽ thấy ê chề.
Chắc chắn có nhiều phương thế giúp chúng ta bảo toàn cương vị linh mục của mình trong vinh dự. Đức Thánh Cha viết trong số 3 rất nhiều điều lôi kéo chúng ta về với ý Đấng đã sai mình. Người khuyên chúng ta trở về với Thánh thể, có tinh thần thờ phượng của mầu nhiệm Thánh thể, phát triển các cách biểu lộ lòng tôn sùng Thánh thể trong đời sống riêng của mình. Chúng ta là những người làm ra Thánh thể, dĩ nhiên không phải chỉ để cho mình, nhưng cũng không phải chỉ để cho người khác, mà phải nói là cho Hội thánh và cho loài người, trong đó có chúng ta. Thế nên, thật là phi lý nếu chúng ta đòi hỏi thiêu nhi thánh thể và các bà mẹ chầu, viếng Thánh thể đang khi chúng ta không làm những công việc ấy. Lẽ ra với tư cách là đại diện Hội thánh tại địa phương, chúng ta phải yêu mến Thánh thể thay cho cả Hội Thánh ở đó. Biết bao nhiêu cha sở thánh thiện như cha xứ Ars đã sống cuộc đời đạo đức sốt sắng thay cho con chiên và đền bù các thiếu sót của con chiên.
Có lẽ chúng ta tưởng mình đã tế lễ là làm công việc cao trọng rồi thì được miễn làm những việc tuy không khác như chầu và viếng Thánh thể. Nhưng có thật chúng ta đã tế lễ xứng đáng không ? hay chúng ta còn phải dùng việc chầu và viếng Thánh thể để chuẩn bị và tạ ơn, kéo dài việc dâng lễ ? và chúng ta tin thật có Chúa hiện diện nơi Thánh thể, thì không hợp lý và hữu ích sao khi chúng ta viếng Thanh thể trong ngày và hợp với Chúa Giêsu Thánh thể để cầu nguyện, nhất là bằng kinh nhật tụng ? chúng ta hãy năng đến với Thánh thể để tìm đến nguồn mạch đã khai sinh ra chức linh mục tư tế của chúng ta, để chúng ta là dòng suối khỏi cắt đứt với nguồn mà trở nên khô cạn, để chúng ta là cành cây khỏi tách với thân cây mà trở nên khô héo.
Nhưng cũng còn một quan hệ nữa chúng ta phải duy trì và phát triển để cuộc đời linh mục của chúng ta được phong phú. Điều này hơi tế nhị, nhưng tôi không thể bỏ qua. Chỉ xin anh em khi nghe tôi nói đến Giám mục ở đây thì đừng nghĩ đến cá nhân của tôi mà chỉ nên hiểu về chức Giám mục gắn bó với chức linh mục nơi anh em. Thư chung các Giám Mục nói, xin các linh mục hiệp thông mật thiết với Giám mục. Thần học về chức linh mục nhấn mạnh đến tương quan mật thiết giữa Giám Mục và linh mục. Chúng ta biết, cử hành Thánh thể phải hiệp thông với Giám mục. Phụng vụ số 26 nói Thánh lễ Chúa nhật nên chú ý đến sự hiện của Giám mục. Thánh thể nhắc ta liên kết với Giám mục, thì cũng cần liên kết với Giám mục trong mục vụ nữa.
Quả vậy, muốn sống chức linh mục cách phong phú chúng ta hãy cố gắng có quan hệ tốt với Giám mục của anh em. Thần học về chức tư tế linh mục đã cho chúng ta hay giữa chức Giám mục và linh mục có rất nhiều tương quan cần thiết và phong phú. Linh mục là cộng sự viên, là bạn hữu, là anh em của Giám mục, nhưng Giám mục cũng là người cha của linh mục, và là người sai linh mục đi bằng lệnh truyền của chính Chúa Giêsu: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Có những lúc chúng ta phải nói về tương quan huynh đệ, bạn hữu hoặc cộng sự viên. Nhưng hôm nay, suy nghĩ về chức linh mục đã khai sinh từ bàn tiệc Thánh thể, chúng ta nên suy nghĩ về tương quan mà ta tạm gọi là phụ tử giữa Giám mục và linh mục.
Và để nói lên tương quan ấy một cách dễ hiểu, chúng ta chỉ cần nhớ điều này là linh mục phải cử hành Thánh thể trong hiệp thông với Giám mục, nhất là ngày Chúa nhật, và linh mục phải nhận bài sai từ Giám mục. Thật sự các Giám mục vẫn để các linh mục được tự do. Riêng tôi chẳng muốn gì hơn được thấy trăm hoa đua nở ở địa phận nhà. Tôi chỉ xin anh em cố gắng hiểu cho rằng, nếu có lần nào tôi muốn nhắc nhở riêng anh em về một lối cư xử nào đó, thì chẳng qua muốn đề phòng cho chức linh mục của anh em khỏi bị thiệt hại mà thôi. Tôi chẳng có gì phải ghen với anh em đâu, ngược lại nếu được áp dụng châm ngôn, Gloria Dei Homo Vivens, tôi cũng xin công khai tuyên bố với anh em rằng thành công của anh em làm vinh dự cho cuộc đời Giám mục của tôi. Như thế tôi chẳng bao giờ có thể có ý nghĩ ghìm những khả năng tốt lành của anh em lại làm gì. Chẳng qua vì muốn cuộc đời linh mục của anh em không trở nên kém đi mà hoạ hoằn phải nhắc nhở anh em. Chẳng sướng gì đâu khi phải làm những công việc này, nhưng chỉ để muốn giúp đỡ anh em thôi, chỉ mong đời linh mục của anh emn mỗi ngày mỗi đẹp. Thế nên xin anh em cố gắng suy nghĩ về lời của Giám mục nói với anh em, cố gắng tìm hiểu ý tứ của những lời ấy và nhất là nhận ra đó là ý Đấng đã sai mình. Lời của anh em và dư luận của giáo dân cũng cần được lắng nghe. Chẳng ai “dẫn dắt” được mình đâu. Tất nhiên tôi phải phàn nàn vì những lần ăn nói không được êm ái với anh em và hôm nay tôi xin anh em tha lỗi cho tôi. Nhưng những lần to tiếng như vậy tôi thấy vẫn không quan trọng. Quan trọng hơn nhiều là những lần-ít thôi, nhưng cũng đã có-tôi êm ái vào đề và rào trước đón sau để nhắc nhở anh em về một điểm nào trong đời tư hay trong sinh hoạt mục vụ mà theo lương tâm tôi thấy có thể có hại nhiều cho anh em, và tôi đã bàn thảo với một số anh em có trách nhiệm trong giáo phận trước khi nói với anh em. Thường ra tôi vẫn muốn dùng những dịp cấm phòng hay gặp gỡ chung để nói lên những hiện tượng tiêu cực trong đời sống linh mục....nhưng cái khổ là anh em lại cứ tưởng tôi nói về người khác chứ không phải về mình. Quý hoá thay nếu trong những ngày này chúng ta đón nhận được một số lời nào trong Kinh Thánh, trong lời giảng của Giám mục, trong kinh nguyện với anh em, như ý Chúa gửi đến cho mình muốn mình nên thánh hơn. Chẳng hạn hôm nay ai có thể nghĩ mình không cần xét lại mình về các quan hệ đối với Chúa Giêsu Thánh thể, Đấng đã sai chúng ta làm linh mục ? kể cả tôi, muốn cho chức tư tế linh mục ở nơi mình được phong phú, chắc chắn còn phải hiểu ý Đấng đã sai mình hơn nữa. Người đã thương tôi vô vàn, đã chọn cho tôi chỗ nhất, nhưng hằng ngày tôi có thích đến với Người để thấy tình yêu dồi dào Người dành cho tôi, để thấy chức linh mục cao trọng biết bao, để gắn liền đời sống linh mục vào Thánh thể không ? Đức Thánh cha Gioan Phaolô II là Giám mục của các Giám mục và của anh em linh mục chúng ta hôm nay ngỏ ý với chúng ta như vậy. Chúng ta hãy tìm hiểu ý của Người để nhận ra ý của Đấng đã sai chúng ta làm linh mục, để như thư chung các Giám mục viết: Chúng ta đừng theo ý riêng nhưng hãy tìm ý muốn của Đấng đã sai mình.
Trở về với Thánh thể là trở về với chức linh mục. Ở đó ta lại gặp và phải đổi mới tương quan với Giám mục, linh mục, giáo dân. Ta xây dựng giáo phận hằng ngày nhờ Thánh thể. Hơn nữa, ta hiện tại hoá hành vi cứu thế của Đức Giêsu Kitô.
Giới hạn của con người
Lm Giacôbê Tạ Chúc
17:49 21/07/2009
Mỗi lần muốn tổ chức sinh họat cho một hội đòan nào, ở các cấp: trung ương, giáo phận, giáo hạt, hay giáo xứ, vấn đề được đặt ra là kinh phí ở đâu? Vì dù muốn hay không, chỉ một cuộc cắm trại nhỏ cho các em thiếu nhi trong một giáo xứ thì số tài khỏan chi ra không phải là không đáng kể. Năm, mười triệu là chuyện thường, với những xứ khá giả thì còn tương đối dễ dàng, còn những xứ vùng xa xôi, nghèo nàn thì mọi chuyện không đơn giản.
Thời Chúa Giêsu và các Tông đồ so với ngày hôm nay cũng chẳng có gì khác nhau trong công việc thực hành bác ái Kitô giáo. Có khác là khác về không gian, thời gian, còn hòan cảnh thì tương tự nhau. Chúa Giêsu giảng dạy và người ta tấp nập kéo đến. Các Tông đồ làm việc cật lực. Tại các trung tâm hành hương, những nơi khám bệnh, phát quà miễn phí… luôn đông nghẹt người, các tổ chức, các tình nguyện viên cũng vất vả không kém gì thầy trò Chúa Giêsu. Và rồi cũng một vấn đề được đặt ra:”Ta mua đâu được bánh cho họ ăn?”(Ga, 5b). Các Tông đồ xưa cũng như những con người làm việc cho Chúa ngày hôm nay, nhiều lúc thấy mình không thể nào kham nổi. Hai con cá và năm chiếc bánh lúa mạch thấm vào đâu cho số khách hành hương trên năm ngàn người chưa kể đến phụ nữ và trẻ em. Phải chăng một bài tóan quá khó cho các môn đệ và những người dấn thân họat động cho thiện ích của mọi người, phong trào CARITAS của Giáo hội và Giáo phận. Nhiều khi công việc làm chỉ là”muối bỏ biển”, các tông đồ có lần đã đề nghị Chúa Giêsu giải tán đám đông và ai nấy tự lo cho mình. Con người như thấy được giới hạn của mình, những chia sẻ trong những khi bão lụt, động đất, tai nạn… chỉ như những nhịp cầu cảm thông và gởi gắm vào đó những lời cầu xin với Cha trên trời. Khi con người không thể thì Thiên Chúa có thể, Philiphê và Anrê đều nhìn nhận họ không thể làm gì khác đi được để giúp cho mấy ngàn con người ta một bữa ăn lót lòng trên đường họ tìm đến với Chúa Giêsu. Năm chiếc bánh và hai con cá khi trao vào tay con người thì quá nhỏ bé, nhưng khi được trao vào tay Chúa Giêsu thì một sự kỳ diệu xảy ra:”khi họ đã ăn đầy đủ rồi, Ngài bảo môn đệ:”Hãy thu nhặt các mảnh vụn dư lại, kẻo có gì hư đi mất”(Ga 6, 12). Và mặc dù trên năm ngàn người đã được no nê:” Họ thu nhặt lại và đổ đầy mười hai giỏ mảnh vụn, do năm chiếc bánh lúa mạch người ăn còn để dư lại”(Ga 6, 13).
Đức Thánh Cha Bênêdictô 16, trong các Thông Điệp của Ngài, luôn đề cập đến tình yêu và bác ái, tình yêu của Thiên Chúa và bác ái của con người. Con người được Thiên Chúa yêu thương và do đó khi đến lượt mình họ cũng được mời gọi chia sẻ tình yêu đó bằng những việc làm cụ thể đối với anh chị em của mình. Ta có thể nói những hành động bác ái của người Kitô hữu là hệ quả tất yếu của một tình yêu của những người kết hợp mật thiết với Thánh Thể của Chúa Giêsu và trong Chúa, nhờ Chúa và vì Chúa.
Thời Chúa Giêsu và các Tông đồ so với ngày hôm nay cũng chẳng có gì khác nhau trong công việc thực hành bác ái Kitô giáo. Có khác là khác về không gian, thời gian, còn hòan cảnh thì tương tự nhau. Chúa Giêsu giảng dạy và người ta tấp nập kéo đến. Các Tông đồ làm việc cật lực. Tại các trung tâm hành hương, những nơi khám bệnh, phát quà miễn phí… luôn đông nghẹt người, các tổ chức, các tình nguyện viên cũng vất vả không kém gì thầy trò Chúa Giêsu. Và rồi cũng một vấn đề được đặt ra:”Ta mua đâu được bánh cho họ ăn?”(Ga, 5b). Các Tông đồ xưa cũng như những con người làm việc cho Chúa ngày hôm nay, nhiều lúc thấy mình không thể nào kham nổi. Hai con cá và năm chiếc bánh lúa mạch thấm vào đâu cho số khách hành hương trên năm ngàn người chưa kể đến phụ nữ và trẻ em. Phải chăng một bài tóan quá khó cho các môn đệ và những người dấn thân họat động cho thiện ích của mọi người, phong trào CARITAS của Giáo hội và Giáo phận. Nhiều khi công việc làm chỉ là”muối bỏ biển”, các tông đồ có lần đã đề nghị Chúa Giêsu giải tán đám đông và ai nấy tự lo cho mình. Con người như thấy được giới hạn của mình, những chia sẻ trong những khi bão lụt, động đất, tai nạn… chỉ như những nhịp cầu cảm thông và gởi gắm vào đó những lời cầu xin với Cha trên trời. Khi con người không thể thì Thiên Chúa có thể, Philiphê và Anrê đều nhìn nhận họ không thể làm gì khác đi được để giúp cho mấy ngàn con người ta một bữa ăn lót lòng trên đường họ tìm đến với Chúa Giêsu. Năm chiếc bánh và hai con cá khi trao vào tay con người thì quá nhỏ bé, nhưng khi được trao vào tay Chúa Giêsu thì một sự kỳ diệu xảy ra:”khi họ đã ăn đầy đủ rồi, Ngài bảo môn đệ:”Hãy thu nhặt các mảnh vụn dư lại, kẻo có gì hư đi mất”(Ga 6, 12). Và mặc dù trên năm ngàn người đã được no nê:” Họ thu nhặt lại và đổ đầy mười hai giỏ mảnh vụn, do năm chiếc bánh lúa mạch người ăn còn để dư lại”(Ga 6, 13).
Đức Thánh Cha Bênêdictô 16, trong các Thông Điệp của Ngài, luôn đề cập đến tình yêu và bác ái, tình yêu của Thiên Chúa và bác ái của con người. Con người được Thiên Chúa yêu thương và do đó khi đến lượt mình họ cũng được mời gọi chia sẻ tình yêu đó bằng những việc làm cụ thể đối với anh chị em của mình. Ta có thể nói những hành động bác ái của người Kitô hữu là hệ quả tất yếu của một tình yêu của những người kết hợp mật thiết với Thánh Thể của Chúa Giêsu và trong Chúa, nhờ Chúa và vì Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tín hữu từ Palestine đến hành hương Ðền Ðức Mẹ Walsingham tại Anh Quốc.
John Minh
00:53 21/07/2009
ANH QUỐC - Chúng ta thường nghe nói người ta tổ chức những chuyến hành hương đến Thánh Ðịa Palestine, quê hương trần thế của Ðức Mẹ, Thánh Giuse, và Chúa Giêsu. Tuy nhiên, Chúa, Ðức Mẹ và các thánh thuộc về tất cả mọi dân tộc trên thế giới, và các ngài được tôn thờ kính yêu ở khắp mọi nơi.
Ðền Ðức Mẹ Walsingham được thành lập vào khoảng thế kỷ XI tại Anh Quốc. Truyện kể rằng có một cô gái quê tên là Richeldis de Faverches. Cô có lòng yêu mến Ðức Mẹ cách đặc biệt, và luôn ao ước được đến viếng thăm căn nhà nơi Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Ðức Mẹ tại Nazareth. Tuy nhiên, một đêm nọ khi đang ngủ, cô được Ðức Mẹ hiện ra báo rằng cô không thể đến Nazareth được, vì chiến tranh và cô là phận nữ yếu đưối. Cô nài nỉ và được Ðức Mẹ mô tả căn nhà ngày xưa của Ðức Mẹ tại Nazareth. Cô dùng hết số tiền dành dụm được để xây dựng căn nhà như cô được nghe trong giấc mộng. Khi các Thập Tự Quân trở về từ Thánh Ðịa, họ rất ngạc nhiên khi thấy ngôi nhà tại Walsingham khá giống căn nhà của Thánh Gia tại Nazareth mà họ đã phải hy sinh xương máu để chiếm lại. Họ được nghe cô Richeldis kể truyện và tin rằng giấc mộng của cô là một thị kiến thật sự với Mẹ Maria. Từ đó, làng Walsingham vô danh tiểu tốt đã trở nên một trong những địa điểm hành hương lớn trong thế giới Kitô Giáo thời Trung Cổ, chỉ sau những đại địa điểm như Giêrusalem, Rôma, Santiago de Compostela, v.v... Nhiều bậc vua chúa và danh nhân của thế giới như Erasmus đã từng đến đây dâng lời cầu nguyện.
Tiếc thay ngôi đền tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria và Ngôi Lời Nhập Thể đã biến thành tro bụi sau cuộc Cải Cách của vua Henry VIII, người đã khai sinh ra Anh Giáo và tự cho mình là Giáo Chủ Tối Cao của tôn giáo mới này.
Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau khi tái lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo, vào năm 1897, Ðức Giáo Hoàng Leo XIII đã khuyến khích Giáo Hội tại Anh Quốc khôi phục lại truyền thống tốt đẹp tôn kính Ðức Mẹ Walsingham. Vào đầu thế kỷ XX, Giáo Hội Công Giáo cũng như các hệ phái Kitô Giáo khác tại Anh Quốc đã trở lại Walsingham. Hiện nay tại đây có nhà thờ của Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Giáo, v.v.... để giúp khách hành hương suy niệm về mầu nhiệm Nhập Thể qua lời Xin Vâng của Mẹ Maria. Số khách hành hương ngày càng tăng, và trong số này đã có Ðức Thượng Phụ Michel Sabbah của Giêrusalem. Ngày 15/7 vừa qua. 12 tín hữu của Giáo Xứ Thánh Gia tại Ramallah, thuộc khu vực Bờ Tây tại Thánh Ðịa, dưới sự hướng dẫn của Cha Aktham, đã đến hành hương Ðền Ðức Mẹ Walsingham. Họ đã được Ðức Cha Michael Evans là Giám Mục của Giáo Phận East Anglia ân cần tiếp đón. Niềm vui mừng được hành hương tại một địa điểm truyền thống của Giáo Hội tại Âu Châu đã khiến cho các bạn trẻ từ Ramallah rất cảm động. Tuy Nazareth chỉ cách Ramallah độ 2 tiếng đồng hồ nếu đi bằng xe hơi, nhưng các tín hữu này lại không được tự do đến kính viếng. Qua chương trình kết nghĩa với Giáo Xứ Thánh Phêrô & Các Ðẳng Linh Hồn ở Peterborough, UK, họ đã được hướng dẫn đến hành hương Ðền Ðức Mẹ Walsingham. Cuộc hành hương này đã nói lên tình liên đới giữa các tín hữu và tính phổ quát của Giáo Hội.
Mong càng ngày càng có nhiều nơi tổ chức tôn kính Ðức Mẹ, noi gương người thiếu nữ Nazareth nói lời Xin Vâng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, trung thành bước theo chân Chúa Giêsu đến đỉnh đồi Can-vê, để cùng được Phục Sinh với Người trong vinh quang.
Ðền Ðức Mẹ Walsingham được thành lập vào khoảng thế kỷ XI tại Anh Quốc. Truyện kể rằng có một cô gái quê tên là Richeldis de Faverches. Cô có lòng yêu mến Ðức Mẹ cách đặc biệt, và luôn ao ước được đến viếng thăm căn nhà nơi Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Ðức Mẹ tại Nazareth. Tuy nhiên, một đêm nọ khi đang ngủ, cô được Ðức Mẹ hiện ra báo rằng cô không thể đến Nazareth được, vì chiến tranh và cô là phận nữ yếu đưối. Cô nài nỉ và được Ðức Mẹ mô tả căn nhà ngày xưa của Ðức Mẹ tại Nazareth. Cô dùng hết số tiền dành dụm được để xây dựng căn nhà như cô được nghe trong giấc mộng. Khi các Thập Tự Quân trở về từ Thánh Ðịa, họ rất ngạc nhiên khi thấy ngôi nhà tại Walsingham khá giống căn nhà của Thánh Gia tại Nazareth mà họ đã phải hy sinh xương máu để chiếm lại. Họ được nghe cô Richeldis kể truyện và tin rằng giấc mộng của cô là một thị kiến thật sự với Mẹ Maria. Từ đó, làng Walsingham vô danh tiểu tốt đã trở nên một trong những địa điểm hành hương lớn trong thế giới Kitô Giáo thời Trung Cổ, chỉ sau những đại địa điểm như Giêrusalem, Rôma, Santiago de Compostela, v.v... Nhiều bậc vua chúa và danh nhân của thế giới như Erasmus đã từng đến đây dâng lời cầu nguyện.
Tiếc thay ngôi đền tôn kính Ðức Trinh Nữ Maria và Ngôi Lời Nhập Thể đã biến thành tro bụi sau cuộc Cải Cách của vua Henry VIII, người đã khai sinh ra Anh Giáo và tự cho mình là Giáo Chủ Tối Cao của tôn giáo mới này.
Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau khi tái lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo, vào năm 1897, Ðức Giáo Hoàng Leo XIII đã khuyến khích Giáo Hội tại Anh Quốc khôi phục lại truyền thống tốt đẹp tôn kính Ðức Mẹ Walsingham. Vào đầu thế kỷ XX, Giáo Hội Công Giáo cũng như các hệ phái Kitô Giáo khác tại Anh Quốc đã trở lại Walsingham. Hiện nay tại đây có nhà thờ của Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Giáo, v.v.... để giúp khách hành hương suy niệm về mầu nhiệm Nhập Thể qua lời Xin Vâng của Mẹ Maria. Số khách hành hương ngày càng tăng, và trong số này đã có Ðức Thượng Phụ Michel Sabbah của Giêrusalem. Ngày 15/7 vừa qua. 12 tín hữu của Giáo Xứ Thánh Gia tại Ramallah, thuộc khu vực Bờ Tây tại Thánh Ðịa, dưới sự hướng dẫn của Cha Aktham, đã đến hành hương Ðền Ðức Mẹ Walsingham. Họ đã được Ðức Cha Michael Evans là Giám Mục của Giáo Phận East Anglia ân cần tiếp đón. Niềm vui mừng được hành hương tại một địa điểm truyền thống của Giáo Hội tại Âu Châu đã khiến cho các bạn trẻ từ Ramallah rất cảm động. Tuy Nazareth chỉ cách Ramallah độ 2 tiếng đồng hồ nếu đi bằng xe hơi, nhưng các tín hữu này lại không được tự do đến kính viếng. Qua chương trình kết nghĩa với Giáo Xứ Thánh Phêrô & Các Ðẳng Linh Hồn ở Peterborough, UK, họ đã được hướng dẫn đến hành hương Ðền Ðức Mẹ Walsingham. Cuộc hành hương này đã nói lên tình liên đới giữa các tín hữu và tính phổ quát của Giáo Hội.
Mong càng ngày càng có nhiều nơi tổ chức tôn kính Ðức Mẹ, noi gương người thiếu nữ Nazareth nói lời Xin Vâng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, trung thành bước theo chân Chúa Giêsu đến đỉnh đồi Can-vê, để cùng được Phục Sinh với Người trong vinh quang.
Nguyên Tổng cố vấn Mục vụ Giới trẻ Dòng Salêdiêng vừa qua đời tại Barcelonia
Fx Đức Thịnh, SDB
00:57 21/07/2009
ROMA - Thông Tấn Xã ANS (Agenzia Info Salesiana) của Tu Salêdiêng Don Bosco vừa cho biết Cha Pascual Chavez Villanueva Bề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng và Ban Tổng Cố Vấn ngài vừa loan báo tin buồn là Cha Antonio Domenech Corominas SDB, nguyên Tổng Cố Vấn Mục Vụ Giới Trẻ Tu Hội Salêdiêng đã qua đời lúc 6giờ 30 sáng nay (tức 11giờ 30 trưa giờ Việt Nam) tại Nhà Salêdiêng ở Marti Codolar, Barcello - Tây Ban Nha, nơi ngài đến ở vào tháng 02 vừa qua, hưởng thọ 66 tuổi.
Cha Antonio đã vượt qua một ngày trong sự đau khổ, nhưng hôm nay là ngày của niềm vui, bởi vì như Don Bosco đã nói: “Khi một Hội Viên Salêdiêng qua đời trong khi đang làm việc thì Tu Hội Salêdiêng đã đạt được một chiến thắng lớn lao” Cha Bề Trên Cả Pascual Chavez đã nói: Cha Antonio đã hiến dâng tất cả đời mình cho đến ngày cuối cùng để phục vụ cho Sứ mệnh Salêdiêng với một chứng tá hùng hồn trong hành động, và trong những ngày cuối cùng cùng này bằng chính lời cầu nguyện của ngài”.
Hôm Thứ Bảy 18 tháng 07 Cha Antonio Domenech đã biết tình trạng sức khoẻ của mình ngày càng yếu dần, Cha Bề Trên Cả Pascual Chavez và Cha Phó Bề Trên Cả Adriano Bregolin đã tới Barcellona và sau khi chào thăm Cha Domenech và những người thân nhân của ngài, các ngài đã cử hành Thánh Lễ trong phòng của Cha Domenech. Cha Antonio Domenech đã tham dự Thánh Lễ với những lời cầu nguyện rất yếu ớt. Cuối Lễ Cha Bề Trên Cả đã ban Phép Lành Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu cho ngài.
Nói với những thân nhân của Cha Domenech và các Salêdiêng hiện diện, Cha Bề Trên Cả rất xúc động, ngài đã ca ngợi Cha Antonio Domenech là một con người ưu tú, đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sứ mệnh và sống một đời sống giản dị khắc khổ, như là một người Kitô hữu và một người Salêdiêng ngài đã diễn tả một sự trung thành sâu sắc đối với Tu Hội Salêdiêng.
Vào mùa hè 2005, khi kết thúc công việc với tư cách là Tổng Cố vấn, ngài cảm thấy không được khoẻ và khi đến khám bệnh nơi bác sỹ, Cha Donenech mới khám phá ra rằng mình đang bị bệnh rất nặng. Vào giữa tháng 08 ngài đã được giải phẫu, sau đó Cha Domenech tiếp tục làm việc bất chấp bệnh tình của ngài ngày càng trầm trọng và ngài cũng đã cảm nhận được những thời gian bình an và những có những lúc rất đau khổ.
Lễ An táng của ngài sẽ được cử hành vào ngày mai 21 tháng 07 tại Barcellona - Sarria. Cha Bề Trên Cả và Cha Fabio Attard SDB người kế vị Cha Antonio Domenech trong chức vụ Tổng Cố Vấn Mục Vụ Giới Trẻ của Tu Hội Salêdiêng sẽ hiện diện, ngoài ra còn có Cha Jose Miguel Nũnez Moreno SDB Tổng Cố Vấn Vùng Tây Âu, Cha Pier fausto Frisoli SDB Tổng Cố Vấn Italia và vùng Trung Đông.
Trên Website sdb.org, sẽ có một trang mở để chuyển đến những lời phân ưu chia buồn.
Cha Antonio đã vượt qua một ngày trong sự đau khổ, nhưng hôm nay là ngày của niềm vui, bởi vì như Don Bosco đã nói: “Khi một Hội Viên Salêdiêng qua đời trong khi đang làm việc thì Tu Hội Salêdiêng đã đạt được một chiến thắng lớn lao” Cha Bề Trên Cả Pascual Chavez đã nói: Cha Antonio đã hiến dâng tất cả đời mình cho đến ngày cuối cùng để phục vụ cho Sứ mệnh Salêdiêng với một chứng tá hùng hồn trong hành động, và trong những ngày cuối cùng cùng này bằng chính lời cầu nguyện của ngài”.
Hôm Thứ Bảy 18 tháng 07 Cha Antonio Domenech đã biết tình trạng sức khoẻ của mình ngày càng yếu dần, Cha Bề Trên Cả Pascual Chavez và Cha Phó Bề Trên Cả Adriano Bregolin đã tới Barcellona và sau khi chào thăm Cha Domenech và những người thân nhân của ngài, các ngài đã cử hành Thánh Lễ trong phòng của Cha Domenech. Cha Antonio Domenech đã tham dự Thánh Lễ với những lời cầu nguyện rất yếu ớt. Cuối Lễ Cha Bề Trên Cả đã ban Phép Lành Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu cho ngài.
Nói với những thân nhân của Cha Domenech và các Salêdiêng hiện diện, Cha Bề Trên Cả rất xúc động, ngài đã ca ngợi Cha Antonio Domenech là một con người ưu tú, đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sứ mệnh và sống một đời sống giản dị khắc khổ, như là một người Kitô hữu và một người Salêdiêng ngài đã diễn tả một sự trung thành sâu sắc đối với Tu Hội Salêdiêng.
Vào mùa hè 2005, khi kết thúc công việc với tư cách là Tổng Cố vấn, ngài cảm thấy không được khoẻ và khi đến khám bệnh nơi bác sỹ, Cha Donenech mới khám phá ra rằng mình đang bị bệnh rất nặng. Vào giữa tháng 08 ngài đã được giải phẫu, sau đó Cha Domenech tiếp tục làm việc bất chấp bệnh tình của ngài ngày càng trầm trọng và ngài cũng đã cảm nhận được những thời gian bình an và những có những lúc rất đau khổ.
Lễ An táng của ngài sẽ được cử hành vào ngày mai 21 tháng 07 tại Barcellona - Sarria. Cha Bề Trên Cả và Cha Fabio Attard SDB người kế vị Cha Antonio Domenech trong chức vụ Tổng Cố Vấn Mục Vụ Giới Trẻ của Tu Hội Salêdiêng sẽ hiện diện, ngoài ra còn có Cha Jose Miguel Nũnez Moreno SDB Tổng Cố Vấn Vùng Tây Âu, Cha Pier fausto Frisoli SDB Tổng Cố Vấn Italia và vùng Trung Đông.
Trên Website sdb.org, sẽ có một trang mở để chuyển đến những lời phân ưu chia buồn.
Thông điệp của ĐTC là công cụ hiểu biết ý nghĩa phát triển con người
Nguyễn Hoàng Thương
16:05 21/07/2009
Thông điệp của ĐTC là công cụ hiểu biết ý nghĩa phát triển con người
Manila (AsiaNews) - "Phát triển là điều kiện cần thiết cho hòa bình, nhưng những gì bạn cần bây giờ là chia sẻ của cải vật chất và tình liên đới giữa mọi người". Đây là bình luận của Cha Bernard O. Diaz, giáo sư tôn giáo tại trường Đại học Adamson, Manila, nhận xét về nội dung Thông điệp mới "Caritas in Veritate" của Đức Thánh Cha. Trong một quốc gia đang phát triển như Phi Luật Tân, sự tăng trưởng kinh tế sai lầm thường sản sinh ra đói nghèo, tội ác, tham nhũng, xung đột. Cha Diaz cho hay trong bối cảnh đó, thông điệp là một "công cụ cần thiết cho sự hiểu biết đích thực về ý nghĩa của phát triển con người".
Trong tài liệu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho biết phát triển "nếu nó là phát triển con người đích thực", phải "tạo khoảng trống cho các nguyên tắc tự do và phải theo đuổi để đạt được lợi ích chung". Về điều này, cha Diaz đưa ra ví dụ cụ thể về tổ chứg Bukas Palade (Mở Đôi Tay) có liên hệ với phong trào Focolare. Tổ chức này hoạt động với phương châm "Chúng tôi tự do nhận, chúng tôi tự do cho" và mang đến sự trợ giúp cụ thể cho người nghèo, trong hầu hết các khu vực thấp hèn nhất của đất nước Phi. Lấy cảm hứng từ lý thuyết "Kinh tế Hiệp Thông" của phong trào Focolare nảy sinh từ những năm 1960, Bukas Palade đang cố gắng xây dựng một lựa chọn thay thế việc sử dụng quá đáng ý thức hệ tư bản chủ nghĩa.
Liên quan đến vấn đề này, Jhonatan P. Reginales, giáo viên xã hội học tại Đại học Manila cho rằng "do sự nhấn mạnh quá đáng vai trò của thị trường và các công cụ như là cạnh tranh và các hợp đồng sơ lược, cuộc sống sẽ trở nên mất đi các giá trị như là quà tặng và giúp đỡ lẫn nhau". Vì những lý do này, nội dung của thông điệp "mang đến cho người dân niềm hy vọng và một đường hướng với những đề nghị về các vấn đề xã hội và phát triển".
Antonio L. Maisong, Giáo sư về Giáo huấn Xã hội ở Nhà thờ Thánh Tôma Aquina tại Manila lại chú trọng về những hiểu biết sâu sắc hữu ích của Thông điệp đối với Nhà nước Phi Luật Tân. Quả thực, "việc sử dụng thích hợp Thông điệp có thể dẫn tới việc tái đánh giá vai trò của nhà nước và những hoạt động của nó liên quan đến các vấn đề xã hội". Ông cho biết thêm rằng trong một quốc gia nơi mà tỷ lệ nghèo vượt quá 15%, sự quan tâm đến người nghèo đã được Đức Giáo Hoàng công bố là rất quan trọng. Giáo sư Maisong kết luận rằng "nhà chức trách phải quan tâm đến người nghèo về tài sản và không xem đó là một gánh nặng".
Manila (AsiaNews) - "Phát triển là điều kiện cần thiết cho hòa bình, nhưng những gì bạn cần bây giờ là chia sẻ của cải vật chất và tình liên đới giữa mọi người". Đây là bình luận của Cha Bernard O. Diaz, giáo sư tôn giáo tại trường Đại học Adamson, Manila, nhận xét về nội dung Thông điệp mới "Caritas in Veritate" của Đức Thánh Cha. Trong một quốc gia đang phát triển như Phi Luật Tân, sự tăng trưởng kinh tế sai lầm thường sản sinh ra đói nghèo, tội ác, tham nhũng, xung đột. Cha Diaz cho hay trong bối cảnh đó, thông điệp là một "công cụ cần thiết cho sự hiểu biết đích thực về ý nghĩa của phát triển con người".
Trong tài liệu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho biết phát triển "nếu nó là phát triển con người đích thực", phải "tạo khoảng trống cho các nguyên tắc tự do và phải theo đuổi để đạt được lợi ích chung". Về điều này, cha Diaz đưa ra ví dụ cụ thể về tổ chứg Bukas Palade (Mở Đôi Tay) có liên hệ với phong trào Focolare. Tổ chức này hoạt động với phương châm "Chúng tôi tự do nhận, chúng tôi tự do cho" và mang đến sự trợ giúp cụ thể cho người nghèo, trong hầu hết các khu vực thấp hèn nhất của đất nước Phi. Lấy cảm hứng từ lý thuyết "Kinh tế Hiệp Thông" của phong trào Focolare nảy sinh từ những năm 1960, Bukas Palade đang cố gắng xây dựng một lựa chọn thay thế việc sử dụng quá đáng ý thức hệ tư bản chủ nghĩa.
Liên quan đến vấn đề này, Jhonatan P. Reginales, giáo viên xã hội học tại Đại học Manila cho rằng "do sự nhấn mạnh quá đáng vai trò của thị trường và các công cụ như là cạnh tranh và các hợp đồng sơ lược, cuộc sống sẽ trở nên mất đi các giá trị như là quà tặng và giúp đỡ lẫn nhau". Vì những lý do này, nội dung của thông điệp "mang đến cho người dân niềm hy vọng và một đường hướng với những đề nghị về các vấn đề xã hội và phát triển".
Antonio L. Maisong, Giáo sư về Giáo huấn Xã hội ở Nhà thờ Thánh Tôma Aquina tại Manila lại chú trọng về những hiểu biết sâu sắc hữu ích của Thông điệp đối với Nhà nước Phi Luật Tân. Quả thực, "việc sử dụng thích hợp Thông điệp có thể dẫn tới việc tái đánh giá vai trò của nhà nước và những hoạt động của nó liên quan đến các vấn đề xã hội". Ông cho biết thêm rằng trong một quốc gia nơi mà tỷ lệ nghèo vượt quá 15%, sự quan tâm đến người nghèo đã được Đức Giáo Hoàng công bố là rất quan trọng. Giáo sư Maisong kết luận rằng "nhà chức trách phải quan tâm đến người nghèo về tài sản và không xem đó là một gánh nặng".
Sức khoẻ của ĐTC Bênêđictô XVI như thế nào?
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
16:32 21/07/2009
Một câu hỏi rất tò mò cho tất cả mọi người, nhất là cho các nhà báo đang săn tin về sức khoẻ của ĐTC Bênêđictô XVI trong những ngày vừa qua. Sau khi bị ngã trong nhà tắm vào đêm 16.7 và vào nhà thương Umberto Parini ở Aosta để nối các mảnh xương gẫy nơi cổ tay phải vào sáng 17.7. Liền sau đó buổi chiều Ngài rời viện về lại chỗ nghỉ hè tại thung lũng miền núi Valle d'Aosta, vùng Bắc Ý. Mọi người tưởng chừng tất cả các lịch trình làm việc phụ của ĐTC trong dịp nghỉ hè phải ngưng hoạt động, thí dụ cuộc thăm viếng làng nhỏ Romano Canavese, thuộc giáo phận Ivrea - cách nơi ĐTC đang nghỉ hè khoảng 95 cây số, cũng như buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa chúa nhật 19.6.2009 tại đây. Nhưng tất cả đều được thực hiện như dự định, chỉ có điều giáo dân thấy Ngài nặng nhọc giơ bàn tay bó bột lên cao. Tin tức và hình ảnh của ĐTC tại Romano Canavese liền được truyền đi nhanh chóng trên toàn thế giới, vẫn nét tươi cười, đôn hậu của cụ già 82 tuổi rạng rỡ trên khuôn mặt. Thế là cánh tay chúc lành bó bột trở nên một biểu tượng của người chủ chăn hết lòng lòng vì đàn chiên của mình.
Trong một thế giới hiện đại, ai cũng muốn tìm cho ra lý do, dù lớn dù nhỏ để hưởng thụ riêng cho chính mình khi có thể. Có lẽ cách tư duy này ĐTC đang lội ngược dòng. Tuổi già đấy, bệnh tật đấy, đang nghỉ hè đấy. Đó là một lý do thật chính đáng để được ở nhà nghỉ ngơi, nhưng ĐTC lại vất vả 200 cây số vừa đi vừa về theo đường núi vòng vo để đến với đoàn chiên của mình, hết thánh lễ tại quảng trường Ruggia trước mặt tiền nhà thờ kính thánh Phêrô và thánh Solutore lúc 9g30, sau đó Ngài lại được trực thăng đưa đến nhà máy Olivetti gần đó, nơi đọc kinh Truyền Tin.
Một điều dễ thương cho vị học giả uyên thâm nhưng khiêm nhường khi ĐTC thú nhận, Ngài biết rất ít về tiểu sử vị thánh Solutore, quan thày giáo xứ „nhưng đó chính là điều làm cho tôi niềm vui để có dịp học hỏi thêm về các Thánh mới trong cuộc hành trình này“.
Hôm nay, ĐTC Bênêđictô XVI sống với Tin Mừng thánh Marcô: "Khi thấy đoàn lũ dân chúng, Chúa Giêsu chạnh lòng thương bởi vì họ giống như đàn chiên thiếu người chủ chăn". Gắn liền vào nỗi lo lắng như thế ĐTC có dịp an ủi và khích lệ giáo dân địa phương trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhất là Ngài nhắc đến những người đang thất nghiệp và gia đình của họ: "Anh chị em thân mến! Anh chị em không được nản chí! Sự quan phòng của Thiên Chúa luôn nâng đỡ những ai làm việc tốt và dấn thân cho công lý. Sự quan phòng giúp đỡ những người không nghĩ riêng cho mình, mà còn cho ai nghĩ đến những người sống trong tình trạng khổ đau hơn họ".
"Sức khoẻ của ĐTC Bênêđictô tốt" khi báo chí Ý tường thuật lại lời của nhân viên Tòa Thánh vào thứ bẩy. "Điều đau đớn nhất cho ĐTC Bênêđictô là không viết lách được, đó lại là công việc thiết yếu nhất của Ngài trong dịp nghỉ hè“, phát ngôn viên Tòa Thánh Federico Lombardi tiết lộ cho biết. ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone có mặt trong ngày hôm nay cũng cho biết ĐTC không thể cầm viết được và cổ tay tấy đau, „nhưng tư tưởng cho sách Đức Giêsu thành Narareth - phần 2 Ngài phải từ từ tiến hành". Chẳng lạ gì khi ĐTC được tặng tại Romano Canavese qua ông Franco Barnabé, chủ tịch tập đoàn Telecom một máy vi tính nhỏ để Ngài có thể gõ máy bằng bàn tay trái.
Tình hình sức khoẻ của ĐTC Bênêđictô XVI như thế nào?
- Sau khi bị ngã vào đêm thứ năm 16.7.2009 đã có nhiều lời đồn đại về sứ khoẻ của ĐTC. phát ngôn viên Tòa Thánh Federico Lombardi liền trấn an và cho biết khi ngã ĐTC không trong tình trạng bất tỉnh. Các bác sĩ nhà thương Umberto Parini cũng xác nhận „sức khoẻ của ĐTC nói chung tốt“ và chắc chắn không bị ngã vì sự bất tỉnh.
- Từ mùa hè 1991 khi còn chức vụ Hồng Y, Ngài đã bị ngã một lần và đầu đập vào chiếc lò sưởi trong dịp nghỉ hè tại Brixen, miền Bắc Ý, vì thế nhiều người phỏng đoán đó là triệu chứng nhẹ của tai biến mạch máu não. Toà Thánh không công bố về chi tiết bệnh tình này. Hiện nay, hàng ngày vào buổi sáng ĐTC luôn phải uống thuốc làm cho máu loãng ra. Cách đây vài tháng được tiết lộ là ĐTC đã kiểm tra lại tim mạch. Câu hỏi được đặt ra đó là cuộc kiểm tra thường kỳ hoặc phải làm cấp bách?
- Chúng ta cò nhớ lại khi ĐHY Joseph Ratzinger đăng quang Giáo Hoàng trong tháng 4.2005 lấy danh hiệu Bênêđictô XVI thì người anh ruột, Đức Ông Georg Ratzinger ở Regensburg, Đức quốc cho biết về tình trạng sức khoẻ của em mình „không được khả quan cho lắm".
- Ngược lại, ai tham dự Đại Hội Giới Trẻ 2005 tại Köln, Đức quốc cũng đã nhìn thấy một Giáo Hoàng khoẻ mạnh và thoăn thoắc đi bộ lên cầu thang cao của nhà thờ chính tòa Dom Köln giữa những đám người trẻ. Trên dòng sông Rhein Ngài đứng trên thuyền cả 2 tiếng đồng hồ vẫy tay chào các bạn trẻ hai bên bờ sông.
- Khi ĐTC về thăm lại quê hương và mồ mả cha mẹ ở tiểu bang Bayern vào tháng 9.2006 thì các Đức giám mục Đức cho biết Ngài khoẻ mạnh và đủ sức làm việc. Các bác sĩ Đức cũng xác nhận Ngài „fit“ và vượt qua dễ dàng các lịch trình thăm viếng.
- Vào thứ sáu Tuần Thánh 2008 tại hí trường Kolosseo, Rôma với những chặng đường Thánh giá làm cho thế giới lo lắng về sức khoẻ của ĐTC. Vì như dự định Ngài sẽ vác Thánh giá 3 chặng cuối cùng nhưng không thực hiện được. Lúc đó lời đồn thổi về sức khỏe của Ngài lại cháy bừng lên. Tòa Thánh họp báo giải thích vì mưa và gió lạnh cho nên đã có sự thay đổi chương trình.
- Năm 2009 ĐTC đã hoàn thành các chuyến công du tốt đẹp, không tỏ ra mệt nhọc cho dù những chuyến hành trình đi xa đến lục địa Phi Châu vào tháng 3 và đến Trung Đông vào tháng 5, là hai nơi có khí hậu rất khắc nghiệt cho một cụ già 82 tuổi.
- Ngoài ra ĐTC còn đi thăm viếng nơi động đất trong vùng Abruzzen, Trung Ý vào ngày 28.4.2009 và đi hành hương thành phố San Giovanni Rotondo vào Chúa nhật, 21.6.2009 nơi cha Thánh Padre Pio đã từng sống và làm việc.
- Trước cuộc họp Thưởng Đỉnh G-8 tại Aquila, Trung Ý nơi xảy ra động đất, ĐTC đã công bố Thông Điệp Xã Hội đầu tiên „Caritas in veritate“ – „Bác Ái trong Chân Lý“ dài 145 trang. Thông Điệp muốn nhắc nhở thế giới trong dịp họp thượng đỉnh G-8 về sự phát triển nhân bản ngày nay, tình huynh đệ, sự phát triển kinh tế và xã hội dân sự, sự phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh, sự cộng tác của gia đình nhân loại và sau cùng là sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật.
- Việc cuối cùng trước khi đi nghỉ hè, tránh cái nóng oi bức trong tháng 7 của thành phố Rôma là lịch trình tiếp kiến tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào chiều 10.7.2009, sau khi ông Obama kết thúc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-8.
- Chỉ nhìn chung vào chương trình nặng ký của nửa năm 2009 chúng ta thấy sức khoẻ của tuổi 82 phải cáng đáng và làm tròn bổn phận tốt đẹp thì khách quan phải công nhận sự phi thường của một cụ già. Thông thường chưa kể đến sức khoẻ về thể xác mà còn phải cần đến một trí tuệ bén nhạy để chạy kịp theo thời gian và công việc. Ai đang vươn lên tuổi 70, 80 thì biết rất rõ về những sự khó khăn cho thể xác lẫn tinh thần, qua đó sẽ có thể thông cảm với ĐTC nhiều hơn.
Cuối cùng, không một hình ảnh nào mạnh mẽ cho bằng khi ĐTC Bênêđictô XVI khó khăn giơ cánh tay phải đang bị bó bột và bộc lộ lên tâm tư của người mục tử hiền từ: ”Như anh chị em thấy, tôi hơi bị giới hạn trong cử động đôi chút vì vết thương, nhưng con tim của tôi thật trọn vẹn niềm vui bên anh chị em.“ Đó là sức mạnh, đó là mức đo đúng nhất về sức khoẻ mà thế giới cần mở mắt ra xem. Chắc chắn trong những ngày tháng tới ĐTC không chắp tay bình thường để cầu nguyện được nhưng Ngài sẽ làm việc đó bằng con tim, bằng trí óc của một người Cha nhân từ đầy trách nhiệm.
Đây là dịp chúng ta để ý cầu nguyện nhiều hơn cho vị Cha chung, Bênêđictô XVI.
Trong một thế giới hiện đại, ai cũng muốn tìm cho ra lý do, dù lớn dù nhỏ để hưởng thụ riêng cho chính mình khi có thể. Có lẽ cách tư duy này ĐTC đang lội ngược dòng. Tuổi già đấy, bệnh tật đấy, đang nghỉ hè đấy. Đó là một lý do thật chính đáng để được ở nhà nghỉ ngơi, nhưng ĐTC lại vất vả 200 cây số vừa đi vừa về theo đường núi vòng vo để đến với đoàn chiên của mình, hết thánh lễ tại quảng trường Ruggia trước mặt tiền nhà thờ kính thánh Phêrô và thánh Solutore lúc 9g30, sau đó Ngài lại được trực thăng đưa đến nhà máy Olivetti gần đó, nơi đọc kinh Truyền Tin.
Một điều dễ thương cho vị học giả uyên thâm nhưng khiêm nhường khi ĐTC thú nhận, Ngài biết rất ít về tiểu sử vị thánh Solutore, quan thày giáo xứ „nhưng đó chính là điều làm cho tôi niềm vui để có dịp học hỏi thêm về các Thánh mới trong cuộc hành trình này“.
Hôm nay, ĐTC Bênêđictô XVI sống với Tin Mừng thánh Marcô: "Khi thấy đoàn lũ dân chúng, Chúa Giêsu chạnh lòng thương bởi vì họ giống như đàn chiên thiếu người chủ chăn". Gắn liền vào nỗi lo lắng như thế ĐTC có dịp an ủi và khích lệ giáo dân địa phương trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhất là Ngài nhắc đến những người đang thất nghiệp và gia đình của họ: "Anh chị em thân mến! Anh chị em không được nản chí! Sự quan phòng của Thiên Chúa luôn nâng đỡ những ai làm việc tốt và dấn thân cho công lý. Sự quan phòng giúp đỡ những người không nghĩ riêng cho mình, mà còn cho ai nghĩ đến những người sống trong tình trạng khổ đau hơn họ".
"Sức khoẻ của ĐTC Bênêđictô tốt" khi báo chí Ý tường thuật lại lời của nhân viên Tòa Thánh vào thứ bẩy. "Điều đau đớn nhất cho ĐTC Bênêđictô là không viết lách được, đó lại là công việc thiết yếu nhất của Ngài trong dịp nghỉ hè“, phát ngôn viên Tòa Thánh Federico Lombardi tiết lộ cho biết. ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone có mặt trong ngày hôm nay cũng cho biết ĐTC không thể cầm viết được và cổ tay tấy đau, „nhưng tư tưởng cho sách Đức Giêsu thành Narareth - phần 2 Ngài phải từ từ tiến hành". Chẳng lạ gì khi ĐTC được tặng tại Romano Canavese qua ông Franco Barnabé, chủ tịch tập đoàn Telecom một máy vi tính nhỏ để Ngài có thể gõ máy bằng bàn tay trái.
Tình hình sức khoẻ của ĐTC Bênêđictô XVI như thế nào?
- Sau khi bị ngã vào đêm thứ năm 16.7.2009 đã có nhiều lời đồn đại về sứ khoẻ của ĐTC. phát ngôn viên Tòa Thánh Federico Lombardi liền trấn an và cho biết khi ngã ĐTC không trong tình trạng bất tỉnh. Các bác sĩ nhà thương Umberto Parini cũng xác nhận „sức khoẻ của ĐTC nói chung tốt“ và chắc chắn không bị ngã vì sự bất tỉnh.
- Từ mùa hè 1991 khi còn chức vụ Hồng Y, Ngài đã bị ngã một lần và đầu đập vào chiếc lò sưởi trong dịp nghỉ hè tại Brixen, miền Bắc Ý, vì thế nhiều người phỏng đoán đó là triệu chứng nhẹ của tai biến mạch máu não. Toà Thánh không công bố về chi tiết bệnh tình này. Hiện nay, hàng ngày vào buổi sáng ĐTC luôn phải uống thuốc làm cho máu loãng ra. Cách đây vài tháng được tiết lộ là ĐTC đã kiểm tra lại tim mạch. Câu hỏi được đặt ra đó là cuộc kiểm tra thường kỳ hoặc phải làm cấp bách?
- Chúng ta cò nhớ lại khi ĐHY Joseph Ratzinger đăng quang Giáo Hoàng trong tháng 4.2005 lấy danh hiệu Bênêđictô XVI thì người anh ruột, Đức Ông Georg Ratzinger ở Regensburg, Đức quốc cho biết về tình trạng sức khoẻ của em mình „không được khả quan cho lắm".
- Ngược lại, ai tham dự Đại Hội Giới Trẻ 2005 tại Köln, Đức quốc cũng đã nhìn thấy một Giáo Hoàng khoẻ mạnh và thoăn thoắc đi bộ lên cầu thang cao của nhà thờ chính tòa Dom Köln giữa những đám người trẻ. Trên dòng sông Rhein Ngài đứng trên thuyền cả 2 tiếng đồng hồ vẫy tay chào các bạn trẻ hai bên bờ sông.
- Khi ĐTC về thăm lại quê hương và mồ mả cha mẹ ở tiểu bang Bayern vào tháng 9.2006 thì các Đức giám mục Đức cho biết Ngài khoẻ mạnh và đủ sức làm việc. Các bác sĩ Đức cũng xác nhận Ngài „fit“ và vượt qua dễ dàng các lịch trình thăm viếng.
- Vào thứ sáu Tuần Thánh 2008 tại hí trường Kolosseo, Rôma với những chặng đường Thánh giá làm cho thế giới lo lắng về sức khoẻ của ĐTC. Vì như dự định Ngài sẽ vác Thánh giá 3 chặng cuối cùng nhưng không thực hiện được. Lúc đó lời đồn thổi về sức khỏe của Ngài lại cháy bừng lên. Tòa Thánh họp báo giải thích vì mưa và gió lạnh cho nên đã có sự thay đổi chương trình.
- Năm 2009 ĐTC đã hoàn thành các chuyến công du tốt đẹp, không tỏ ra mệt nhọc cho dù những chuyến hành trình đi xa đến lục địa Phi Châu vào tháng 3 và đến Trung Đông vào tháng 5, là hai nơi có khí hậu rất khắc nghiệt cho một cụ già 82 tuổi.
- Ngoài ra ĐTC còn đi thăm viếng nơi động đất trong vùng Abruzzen, Trung Ý vào ngày 28.4.2009 và đi hành hương thành phố San Giovanni Rotondo vào Chúa nhật, 21.6.2009 nơi cha Thánh Padre Pio đã từng sống và làm việc.
- Trước cuộc họp Thưởng Đỉnh G-8 tại Aquila, Trung Ý nơi xảy ra động đất, ĐTC đã công bố Thông Điệp Xã Hội đầu tiên „Caritas in veritate“ – „Bác Ái trong Chân Lý“ dài 145 trang. Thông Điệp muốn nhắc nhở thế giới trong dịp họp thượng đỉnh G-8 về sự phát triển nhân bản ngày nay, tình huynh đệ, sự phát triển kinh tế và xã hội dân sự, sự phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh, sự cộng tác của gia đình nhân loại và sau cùng là sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật.
- Việc cuối cùng trước khi đi nghỉ hè, tránh cái nóng oi bức trong tháng 7 của thành phố Rôma là lịch trình tiếp kiến tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào chiều 10.7.2009, sau khi ông Obama kết thúc tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-8.
- Chỉ nhìn chung vào chương trình nặng ký của nửa năm 2009 chúng ta thấy sức khoẻ của tuổi 82 phải cáng đáng và làm tròn bổn phận tốt đẹp thì khách quan phải công nhận sự phi thường của một cụ già. Thông thường chưa kể đến sức khoẻ về thể xác mà còn phải cần đến một trí tuệ bén nhạy để chạy kịp theo thời gian và công việc. Ai đang vươn lên tuổi 70, 80 thì biết rất rõ về những sự khó khăn cho thể xác lẫn tinh thần, qua đó sẽ có thể thông cảm với ĐTC nhiều hơn.
Cuối cùng, không một hình ảnh nào mạnh mẽ cho bằng khi ĐTC Bênêđictô XVI khó khăn giơ cánh tay phải đang bị bó bột và bộc lộ lên tâm tư của người mục tử hiền từ: ”Như anh chị em thấy, tôi hơi bị giới hạn trong cử động đôi chút vì vết thương, nhưng con tim của tôi thật trọn vẹn niềm vui bên anh chị em.“ Đó là sức mạnh, đó là mức đo đúng nhất về sức khoẻ mà thế giới cần mở mắt ra xem. Chắc chắn trong những ngày tháng tới ĐTC không chắp tay bình thường để cầu nguyện được nhưng Ngài sẽ làm việc đó bằng con tim, bằng trí óc của một người Cha nhân từ đầy trách nhiệm.
Đây là dịp chúng ta để ý cầu nguyện nhiều hơn cho vị Cha chung, Bênêđictô XVI.
Những Tông thư của các ĐGH giúp tái tạo những giá trị nhân bản
Jos, Tú Nạc, NMS
19:50 21/07/2009
Từ Industrial Revolution (Cách Mạng Công Nghiệp) tới Great Depression (Suy Thoái Trầm Trọng/ the Great Depression – the severe problems that followed the Wall Street Crash of 1929. In the early 1930s, many banks and businesses failed, and millions of people lost their jobs in the US and in the UK and the rest of Europe) cho tới thời kỳ bắt đầu của Digital Revolution (Cách Mạng Kỹ Thuật Số), những tông thư xã hội giáo hoàng đã tạo ra những trụ chỉ đường để hướng bước những tín đồ Công Giáo trải qua những tình trạng rối ren, gian khó mà xã hội phải đương đầu.
DTC Benedict XVI đã có nhiều hỗ trợ truyền thống với Tông Huấn Charity in Truth (Bác Ái trong Chân Lý), một Tông Huấn có phạm vi rộng lớn để tăng cường những công việc giáo huấn giáo hội truyền thống trong khi vấn đề nổi cộm thách thức những nhà lãnh đạo thế giới để thực hiện một việc làm tốt hơn và đối với những cá nhân để dẫn dắt những cuộc sống nhân đức hơn.
Dự kiến ban đầu vào năm 2008, việc phát hành nó bị đình hoãn để Đức Benedict có thể bao quát những phản ảnh về cuộc khủng hoảng tài chính của năm qua. Không gì là ngạc nhiên, Ngài đã lên án những phá sản đạo đức cùng những tham lam mà đã góp phần cho sự suy sụp kinh tế. Nhưng đã đi xa hơn bằng việc khiển trách một hệ thống kinh tế mà trong “những tác động nguy hại của tội lỗi biết nhường bao.”
Trong những gì có thể trở thành trọng tâm bàn luận về những đề cử của Ngài, Đức Benedict kêu gọi Liên Hiệp Quốc cải tạo và sáng tạo về một “quyền lực chính trị thế giới đích thực” mà có thể, trong một số nhiệm vụ, quản lý nền kinh tế thế giới. Tông Huấn của Ngài không phải là nơi trình bày chi tiết làm thế nào nảy sinh những ý tưởng xuất sắc và trong một thực tế thực dụng. Hiển nhiên, nó có thể là một cam kết phức tạp để thuyết phục liên minh các quốc gia, đặc biệt những người ủng hộ thị trường tự do mãnh liệt, để buông lỏng kinh tế độc lập trong việc ủng hộ bộ máy điều chỉnh toàn cầu.
Nhưng tài liệu này đã đề cập nhiều hơn về cải cách kinh tế. Ít nhất tinh thần Charity in Truth giống như một lời kêu gọi phổ quát trước một tái tạo những giá trị Ki-tô giáo căn bản – đạo đức và liêm khiết, độ lượng và từ bi, công bằng và phẩm giá, đức hạnh và niềm tin – mà được hướng dẫn những nhiệm vụ bình đẳng với cả hai những người lãnh đạo thế giới và quần chúng.
Năm 1931, DTC Pius XI đã trả lời cho Great Depression với một Tông Huấn xã hội mà đã thương xót “tình yêu đê tiện của sự giàu có” và đã thúc đẩy “lề luật của sự tiết độ Ki-tô giáo” và “sự phân phối công bằng” của phồn vinh. Ba mươi năm sau đó. DTC John XXIII đã ủng hộ cho một cam kết quốc tế để giải thoát thế giới kém phát triển khỏi cảnh nghèo khổ, đớn đau và đói rách.
Đức Benedict đã nhắc lại những đề tài đó. Ngài đã trình bày lại việc giáo huấn giáo hội để trở thành giàu có không phải là cái xấu tự nó, mà sự giàu có được xây đắp bằng những phương pháp vô đạo đức hoặc vô luân lý, hoặc tiền bạc được tích trữ hoặc không tiêu dùng, là tội lỗi vô cùng. Mục tiêu tối hậu này sẽ không được tạo ra lợi nhuận, nhưng việc dẫn dắt những đời sống luân lý và đạo đức để nâng cao lợi ích chung.
Để chấm dứt, phải có một nghĩa vụ đối với những quốc gia đang phát triển để bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực, nguồn nước, giáo dục, những hoạt động và sự an toàn của họ. Chúng ta phải biện hộ nhân phẩm của những người lao động, chia sẻ những nguồn tài nguyên thế giới, bảo vệ môi trường và tôn trọng mọi đời sống. Và, một cách đáng kể. Những điều này không phải là trách nhiệm đơn phương của những người lãnh đạo chính trị và kinh doanh bởi vì, Đức Benedict viết, mỗi người trong chúng ta được kêu gọi để được sinh hoạt trong tiến trình phát triển chính trị để thực hiện những cơ hội có tính tích cực.
Tông Huấn của Đức Benedict XVI có thể bao hàm một số những kiến nghị căn bản nhưng nó không phải là một tài liệu thấu đáo. Nó là một sự tái khẳng định về những giá trị Ki-tô giáo của chúng ta và là một sự nhắc nhở yêu cầu của chúng ta hãy để cuộc sống được hướng dẫn bởi bác ái và chân lý.
DTC Benedict XVI đã có nhiều hỗ trợ truyền thống với Tông Huấn Charity in Truth (Bác Ái trong Chân Lý), một Tông Huấn có phạm vi rộng lớn để tăng cường những công việc giáo huấn giáo hội truyền thống trong khi vấn đề nổi cộm thách thức những nhà lãnh đạo thế giới để thực hiện một việc làm tốt hơn và đối với những cá nhân để dẫn dắt những cuộc sống nhân đức hơn.
Dự kiến ban đầu vào năm 2008, việc phát hành nó bị đình hoãn để Đức Benedict có thể bao quát những phản ảnh về cuộc khủng hoảng tài chính của năm qua. Không gì là ngạc nhiên, Ngài đã lên án những phá sản đạo đức cùng những tham lam mà đã góp phần cho sự suy sụp kinh tế. Nhưng đã đi xa hơn bằng việc khiển trách một hệ thống kinh tế mà trong “những tác động nguy hại của tội lỗi biết nhường bao.”
Trong những gì có thể trở thành trọng tâm bàn luận về những đề cử của Ngài, Đức Benedict kêu gọi Liên Hiệp Quốc cải tạo và sáng tạo về một “quyền lực chính trị thế giới đích thực” mà có thể, trong một số nhiệm vụ, quản lý nền kinh tế thế giới. Tông Huấn của Ngài không phải là nơi trình bày chi tiết làm thế nào nảy sinh những ý tưởng xuất sắc và trong một thực tế thực dụng. Hiển nhiên, nó có thể là một cam kết phức tạp để thuyết phục liên minh các quốc gia, đặc biệt những người ủng hộ thị trường tự do mãnh liệt, để buông lỏng kinh tế độc lập trong việc ủng hộ bộ máy điều chỉnh toàn cầu.
Nhưng tài liệu này đã đề cập nhiều hơn về cải cách kinh tế. Ít nhất tinh thần Charity in Truth giống như một lời kêu gọi phổ quát trước một tái tạo những giá trị Ki-tô giáo căn bản – đạo đức và liêm khiết, độ lượng và từ bi, công bằng và phẩm giá, đức hạnh và niềm tin – mà được hướng dẫn những nhiệm vụ bình đẳng với cả hai những người lãnh đạo thế giới và quần chúng.
Năm 1931, DTC Pius XI đã trả lời cho Great Depression với một Tông Huấn xã hội mà đã thương xót “tình yêu đê tiện của sự giàu có” và đã thúc đẩy “lề luật của sự tiết độ Ki-tô giáo” và “sự phân phối công bằng” của phồn vinh. Ba mươi năm sau đó. DTC John XXIII đã ủng hộ cho một cam kết quốc tế để giải thoát thế giới kém phát triển khỏi cảnh nghèo khổ, đớn đau và đói rách.
Đức Benedict đã nhắc lại những đề tài đó. Ngài đã trình bày lại việc giáo huấn giáo hội để trở thành giàu có không phải là cái xấu tự nó, mà sự giàu có được xây đắp bằng những phương pháp vô đạo đức hoặc vô luân lý, hoặc tiền bạc được tích trữ hoặc không tiêu dùng, là tội lỗi vô cùng. Mục tiêu tối hậu này sẽ không được tạo ra lợi nhuận, nhưng việc dẫn dắt những đời sống luân lý và đạo đức để nâng cao lợi ích chung.
Để chấm dứt, phải có một nghĩa vụ đối với những quốc gia đang phát triển để bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực, nguồn nước, giáo dục, những hoạt động và sự an toàn của họ. Chúng ta phải biện hộ nhân phẩm của những người lao động, chia sẻ những nguồn tài nguyên thế giới, bảo vệ môi trường và tôn trọng mọi đời sống. Và, một cách đáng kể. Những điều này không phải là trách nhiệm đơn phương của những người lãnh đạo chính trị và kinh doanh bởi vì, Đức Benedict viết, mỗi người trong chúng ta được kêu gọi để được sinh hoạt trong tiến trình phát triển chính trị để thực hiện những cơ hội có tính tích cực.
Tông Huấn của Đức Benedict XVI có thể bao hàm một số những kiến nghị căn bản nhưng nó không phải là một tài liệu thấu đáo. Nó là một sự tái khẳng định về những giá trị Ki-tô giáo của chúng ta và là một sự nhắc nhở yêu cầu của chúng ta hãy để cuộc sống được hướng dẫn bởi bác ái và chân lý.
Top Stories
Statement of the Bishopric of Vinh Diocese
The Bishopric of Vinh Diocese
01:21 21/07/2009
Office of Secretary of the Bishopric of Vinh reports urgently that:
In the morning of July 20, 2009, as parishioners of Tam Toa parish setting up a makeshift church on the ground of the old, collapsed Tam Toa church in the city of Dong Hoi, Quang Binh, hundreds of police officers showed up to prevent their works from being continued. They did so by kicking, and beating them brutally. Numerous of parishioners were thrown into police trucks and taken away. Among them at least 20 were beaten cruelly before being thrown into police vehicles and jailed.
The Bishopric of Vinh asks Catholics and all people of conscience to pray for the safety of parishioners of Tam Toa parish, especially those who were beaten up brutally and jailed by police of Quang Binh province.
Chief of Office of Secretary
Fr. Anthony Pham Dinh Phung
In the morning of July 20, 2009, as parishioners of Tam Toa parish setting up a makeshift church on the ground of the old, collapsed Tam Toa church in the city of Dong Hoi, Quang Binh, hundreds of police officers showed up to prevent their works from being continued. They did so by kicking, and beating them brutally. Numerous of parishioners were thrown into police trucks and taken away. Among them at least 20 were beaten cruelly before being thrown into police vehicles and jailed.
The Bishopric of Vinh asks Catholics and all people of conscience to pray for the safety of parishioners of Tam Toa parish, especially those who were beaten up brutally and jailed by police of Quang Binh province.
Chief of Office of Secretary
Fr. Anthony Pham Dinh Phung
VIETNAM: Dix-neuf arrestations dans le diocèse de Vinh après de sévères échauffourées entre les catholiques et les forces de l’ordre locales
Eglises d'Asie
13:35 21/07/2009
Au cours de la matinée du 20 juillet 2009, dans la paroisse de Tâm Toa (ville de Dông Hoi, province du Quang Binh, diocèse de Vinh), une violente confrontation a opposé les forces de police locale et les fidèles de la paroisse ainsi que des chrétientés voisines. Les forces de l’ordre ont utilisé des gaz lacrymogènes, des matraques électriques et des barres de fer. De nombreuses arrestations ont eu lieu et des blessés ont été laissés sur place. L’évêché de Vinh a appelé le diocèse à manifester sa solidarité avec la paroisse victime des violences policières.
Le curé de la paroisse a rédigé pour son évêque un récit des faits, qui a été diffusé par divers agences de langue vietnamienne (1). Sur le terrain de l’église détruite pendant la guerre et jamais reconstruite, la paroisse avait décidé d’élever une baraque temporaire en attendant de construire une nouvelle église. De bonne heure, le matin, 150 paroissiens sont venus sur les lieuxs pour y édifier le bâtiment provisoire de neuf mètres sur six, à armature en métallique et toit en tôle. Peu après, une vingtaine d’agents de la Sûreté se sont présentés pour interdire les travaux. Mais les fidèles ont continué leur tâche. A 9 h, la construction était presque terminée, lorsque plus de 100 policiers sont venus démolir l’ouvrage accompli. Les paroissiens qui résistaient ont été frappés violemment, arrêtés, puis jetés dans des fourgons cellulaires. Ni les femmes ni les enfants n’ont été épargnés. Une liste de 19 personnes arrêtées a été ensuite diffusée sur divers sites Internet. On peut y lire le nom de certains responsables du conseil paroissial et même celui d’un adolescent de 15 ans. Les témoins ont rapporté par ailleurs que, pour accomplir sa tâche, la police avait recruté une troupe d’hommes de main au sein de la population des environs. Ils ont secondé la police dans le saccage du bâtiment récemment élevé.
Le lendemain de l’agression, 21 juillet, l’évêché du diocèse a publié un communiqué destiné à l’ensemble de la communauté catholique du diocèse. Il reprend le récit des faits, présenté par le curé de la paroisse, puis lance un appel aux doyennés, paroisses et annexes pour que tous soient en communion de prière avec les fidèles de Tâm Toa et en particulier avec ceux qui ont été arrêtés et blessés. Le communiqué demande aussi que tous se montrent solidaires de la paroisse agressée aussi bien moralement que matériellement.
L’église de Tâm Toa avait été construite en 1940 par le P. René Morineau, des Missions Etrangères de Paris (2). La paroisse, qui appartenait alors au diocèse de Huê, était rapidement devenue la plus importante de la province du Quang Binh. En 1953, après son ordination, celui qui devait devenir le cardinal F.-X. Nguyên Van Thuân y était resté vicaire pendant quelque temps.
L’église fut détruite au cours d’un bombardement américain en 1968. Il ne reste plus d’elle que quatre murs et le clocher. Le terrain qui l’entourait a été transformé en jardin public. Pendant toute la guerre et pendant les décennies qui ont suivi, les activités religieuses y ont été interdites: jusqu’en 2006, date à laquelle la paroisse fut transférée au diocèse de Vinh, jamais l’archevêque de Huê ne put y envoyer de prêtres. Ce n’est qu’en 2008 que la vie religieuse de la communauté chrétienne a pu reprendre officiellement. L’évêque de Vinh a alors nommé un curé chargé d’animer cette communauté. L’eucharistie et les diverses cérémonies étaient célébrées sur le parvis de l’ancienne église. A cause de la rigueur du climat et des nombreuses intempéries venant troubler les célébrations, la communauté chrétienne avait décidé d’élever un bâtiment temporaire.
(1) Dong Chua Cuu Thê, VietCatholic News, 20 juillet 2009.
(2) René Morineau (1873-1948), ordonné prêtre au Séminaire des MEP le 26 juin 1898, partit le 27 juillet suivant pour la Cochinchine septentrionale. À son arrivée en mission, il fut nommé vicaire à Diêm-tu, puis à la fin de 1899, devint curé de Nuoc-man; en mars 1910, curé de Lai-an; en juin 1922, curé de Co-vuu; en 1934, curé de Tam-toa. En décembre 1945, il fut arrêté par le Viêt-minh et emmené à Vinh avec six autres confrères. C’est là qu’il mourut le 23 mars 1948. (source: Archives des MEP)
(Source: Eglises d'Asie, 21 juillet 2009)
Le curé de la paroisse a rédigé pour son évêque un récit des faits, qui a été diffusé par divers agences de langue vietnamienne (1). Sur le terrain de l’église détruite pendant la guerre et jamais reconstruite, la paroisse avait décidé d’élever une baraque temporaire en attendant de construire une nouvelle église. De bonne heure, le matin, 150 paroissiens sont venus sur les lieuxs pour y édifier le bâtiment provisoire de neuf mètres sur six, à armature en métallique et toit en tôle. Peu après, une vingtaine d’agents de la Sûreté se sont présentés pour interdire les travaux. Mais les fidèles ont continué leur tâche. A 9 h, la construction était presque terminée, lorsque plus de 100 policiers sont venus démolir l’ouvrage accompli. Les paroissiens qui résistaient ont été frappés violemment, arrêtés, puis jetés dans des fourgons cellulaires. Ni les femmes ni les enfants n’ont été épargnés. Une liste de 19 personnes arrêtées a été ensuite diffusée sur divers sites Internet. On peut y lire le nom de certains responsables du conseil paroissial et même celui d’un adolescent de 15 ans. Les témoins ont rapporté par ailleurs que, pour accomplir sa tâche, la police avait recruté une troupe d’hommes de main au sein de la population des environs. Ils ont secondé la police dans le saccage du bâtiment récemment élevé.
Le lendemain de l’agression, 21 juillet, l’évêché du diocèse a publié un communiqué destiné à l’ensemble de la communauté catholique du diocèse. Il reprend le récit des faits, présenté par le curé de la paroisse, puis lance un appel aux doyennés, paroisses et annexes pour que tous soient en communion de prière avec les fidèles de Tâm Toa et en particulier avec ceux qui ont été arrêtés et blessés. Le communiqué demande aussi que tous se montrent solidaires de la paroisse agressée aussi bien moralement que matériellement.
L’église de Tâm Toa avait été construite en 1940 par le P. René Morineau, des Missions Etrangères de Paris (2). La paroisse, qui appartenait alors au diocèse de Huê, était rapidement devenue la plus importante de la province du Quang Binh. En 1953, après son ordination, celui qui devait devenir le cardinal F.-X. Nguyên Van Thuân y était resté vicaire pendant quelque temps.
L’église fut détruite au cours d’un bombardement américain en 1968. Il ne reste plus d’elle que quatre murs et le clocher. Le terrain qui l’entourait a été transformé en jardin public. Pendant toute la guerre et pendant les décennies qui ont suivi, les activités religieuses y ont été interdites: jusqu’en 2006, date à laquelle la paroisse fut transférée au diocèse de Vinh, jamais l’archevêque de Huê ne put y envoyer de prêtres. Ce n’est qu’en 2008 que la vie religieuse de la communauté chrétienne a pu reprendre officiellement. L’évêque de Vinh a alors nommé un curé chargé d’animer cette communauté. L’eucharistie et les diverses cérémonies étaient célébrées sur le parvis de l’ancienne église. A cause de la rigueur du climat et des nombreuses intempéries venant troubler les célébrations, la communauté chrétienne avait décidé d’élever un bâtiment temporaire.
(1) Dong Chua Cuu Thê, VietCatholic News, 20 juillet 2009.
(2) René Morineau (1873-1948), ordonné prêtre au Séminaire des MEP le 26 juin 1898, partit le 27 juillet suivant pour la Cochinchine septentrionale. À son arrivée en mission, il fut nommé vicaire à Diêm-tu, puis à la fin de 1899, devint curé de Nuoc-man; en mars 1910, curé de Lai-an; en juin 1922, curé de Co-vuu; en 1934, curé de Tam-toa. En décembre 1945, il fut arrêté par le Viêt-minh et emmené à Vinh avec six autres confrères. C’est là qu’il mourut le 23 mars 1948. (source: Archives des MEP)
(Source: Eglises d'Asie, 21 juillet 2009)
Percosse e arresti per sacerdoti e fedeli nella storica chiesa di Tam Toa
Asia-News
15:37 21/07/2009
Costruita alla fine del 1800 e copita dai bombardamenti americani, quella che era una delle più belle chiese del Vietnam fu requisita dal governo per farne una testimonianza dei crimini di guerra degli Usa. La diocesi ne ha chiesto invano la restituzione e ora si parla di farne un resort turistico.
Hanoi (AsiaNews) – E’ divenuta motivo di scontro tra cattolici e governo ciò che resta della storica chiesa di Tam Toa (nella foto), costruita alla fine del 1800 e colpita dai bombardamenti americani nel 1968. Ieri la polizia ha caricato e picchiato centinaia di cattolici della diocesi di Vinh (334 chilometri a sud di Hanoi) che avevano eretto una croce e un altare sul terreno della chiesa.
“La polizia – racconta padre Le Thanh Hong, pastore della parrocchia – ha lanciato bombe lacrimogene sulle persone, prima di prenderle a calci e picchiarle con bastoni e fucili stordenti. Numerosi sacerdoti e fedeli sono stati feriti”. “Alcuni – aggiunge – venivano fatti mettere a terra, dove sono stati nuovamente picchiati da gruppi di bande di giovani usati dalla polizia. A decine sono stati caricati sui mezzi della sicurezza e ancora non si sa dove siano stati portati”.
La chiesa di Tam Toa, per i cattolici vietnamiti ha un valore del tutto particolare. Di essa si hanno notizia fin dal 1631 e nel XVII secolo era la più grande della regione, allora chiamata Sao Bun, con 1200 fedeli. L’attuale edificio, costruito in stile portoghese, con un tipico grande campanile, fu inaugurato nel 1887 ed era ritenuto una delle più belle chiese del Paese. Durante la guerra fu colpita dai bombardamenti americani, ma ne sono rimasi in piedi la facciata e il campanile. Finiti i bombardamenti, i parrocchiani erano così impoveriti che non poterono restaurare la loro chiesa. Ciò malgrado, le cerimonie religiose si svolgevano con regolarità sul suo terreno. Fino al 1996, quando il Comitato del popolo della provincia di Quang Binh l’ha confiscata, stabilendo che sarebbe divenuta “sito di un memoriale” e che doveva essere “preservata e protetta per le future generazioni, a ricordo dei crimini di guerra degli americani”.
L’arcidiocesi di Hue protestò contro la decisione, ma invano. Nel maggio 2006 la parrocchia fu trasferita alla diocesi di Vinh, il cui vescovo Paul Maria Cao Dinh Thuyen, ha più volte chiesto, inutilmente, la restituzione della chiesa. Il 2 febbraio di quest’anno, malgrado le minacce delle autorità, il vescovo e 14 sacerdoti si sono recati a Tam Toa e vi hanno celebrato la messa, alla presenza di migliaia di cattolici.
A dare nuova linfa alle tensioni, hanno contribuito le voci diffusesi ultimamente di un progetto che mira a trasformare la chiesa in un resort turistico. Tam Toa oggi è “la parrocchia” di un migliaio di fedeli, molti di loro vorrebbero darle nuova vita per i loro bisogni spirituali e per coinvolgere più persone nelle attività religiose.
Hanoi (AsiaNews) – E’ divenuta motivo di scontro tra cattolici e governo ciò che resta della storica chiesa di Tam Toa (nella foto), costruita alla fine del 1800 e colpita dai bombardamenti americani nel 1968. Ieri la polizia ha caricato e picchiato centinaia di cattolici della diocesi di Vinh (334 chilometri a sud di Hanoi) che avevano eretto una croce e un altare sul terreno della chiesa.
“La polizia – racconta padre Le Thanh Hong, pastore della parrocchia – ha lanciato bombe lacrimogene sulle persone, prima di prenderle a calci e picchiarle con bastoni e fucili stordenti. Numerosi sacerdoti e fedeli sono stati feriti”. “Alcuni – aggiunge – venivano fatti mettere a terra, dove sono stati nuovamente picchiati da gruppi di bande di giovani usati dalla polizia. A decine sono stati caricati sui mezzi della sicurezza e ancora non si sa dove siano stati portati”.
La chiesa di Tam Toa, per i cattolici vietnamiti ha un valore del tutto particolare. Di essa si hanno notizia fin dal 1631 e nel XVII secolo era la più grande della regione, allora chiamata Sao Bun, con 1200 fedeli. L’attuale edificio, costruito in stile portoghese, con un tipico grande campanile, fu inaugurato nel 1887 ed era ritenuto una delle più belle chiese del Paese. Durante la guerra fu colpita dai bombardamenti americani, ma ne sono rimasi in piedi la facciata e il campanile. Finiti i bombardamenti, i parrocchiani erano così impoveriti che non poterono restaurare la loro chiesa. Ciò malgrado, le cerimonie religiose si svolgevano con regolarità sul suo terreno. Fino al 1996, quando il Comitato del popolo della provincia di Quang Binh l’ha confiscata, stabilendo che sarebbe divenuta “sito di un memoriale” e che doveva essere “preservata e protetta per le future generazioni, a ricordo dei crimini di guerra degli americani”.
L’arcidiocesi di Hue protestò contro la decisione, ma invano. Nel maggio 2006 la parrocchia fu trasferita alla diocesi di Vinh, il cui vescovo Paul Maria Cao Dinh Thuyen, ha più volte chiesto, inutilmente, la restituzione della chiesa. Il 2 febbraio di quest’anno, malgrado le minacce delle autorità, il vescovo e 14 sacerdoti si sono recati a Tam Toa e vi hanno celebrato la messa, alla presenza di migliaia di cattolici.
A dare nuova linfa alle tensioni, hanno contribuito le voci diffusesi ultimamente di un progetto che mira a trasformare la chiesa in un resort turistico. Tam Toa oggi è “la parrocchia” di un migliaio di fedeli, molti di loro vorrebbero darle nuova vita per i loro bisogni spirituali e per coinvolgere più persone nelle attività religiose.
Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa
Asia-News
15:38 21/07/2009
Built at the end of 1800 and hit by American bombing, what was one of the most beautiful churches in Vietnam was requisitioned by the government as a testament to US war crimes. The diocese has asked in vain for its return, now there is talk of turning it into a tourist resort.
Hanoi (AsiaNews) – All that remains of the historic church of Tam Toa (pictured), built at the end of 1800 and hit by American bombing in 1968, has become grounds for confrontation between Catholics and the government. Yesterday, police charged and beat hundreds of Catholics from the Diocese of Vinh (334 km south of Hanoi), who had erected a cross and an altar on the grounds of the church.
"The Police - tells father Thanh Hong, pastor of the parish - launched tear gas bombs on people, before kicking and beating them with sticks and stun guns. Many priests and faithful were injured”. "Some – he adds - were forced to lie on the ground, where they were again beaten by groups of young thugs hired by the police. Dozens more were loaded onto police vans and we still do not know where they have been brought”.
For Catholics in Vietnam the Church of Tam Toa has a special value of its own. Evidence of the church stretches back to 1631 and in the seventeenth century it was the largest in the region, then known as Sao Bun, with 1,200 faithful. The current building, built in Portuguese style, with a typical large bell tower, was opened in 1887 and was considered one of the most beautiful churches in the country. During the war it was hit by American bombing, but the facade and the bell tower are still standing. Once the bombings were over, the parishioners were so impoverished that they could not restore their church. However, religious ceremonies were regularly held on its land. Until 1996, when the People's Committee of Quang Binh province confiscated it, ruling that it would become “a memorial site” and that it was to be “preserved and protected for future generations, in memory of the war crimes of the Americans ".
The Archdiocese of Hue protested against the decision, but in vain. In May 2006 the parish was transferred to the diocese of Vinh, where Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen, repeatedly asked in vain the restitution of the church. On 2 February this year, despite the threats of the authorities, the bishop and 14 priests went to Tam Toa and celebrated Mass there, attended by thousands of Catholics. Tensions were rekindled when rumours surfaced of a project that aims to transform the church into a tourist resort. Tam Toa today is "the parish" for a thousand faithful, many of whom desire to breathe new life into it for their spiritual needs and to involve more people in religious activities.
Hanoi (AsiaNews) – All that remains of the historic church of Tam Toa (pictured), built at the end of 1800 and hit by American bombing in 1968, has become grounds for confrontation between Catholics and the government. Yesterday, police charged and beat hundreds of Catholics from the Diocese of Vinh (334 km south of Hanoi), who had erected a cross and an altar on the grounds of the church.
"The Police - tells father Thanh Hong, pastor of the parish - launched tear gas bombs on people, before kicking and beating them with sticks and stun guns. Many priests and faithful were injured”. "Some – he adds - were forced to lie on the ground, where they were again beaten by groups of young thugs hired by the police. Dozens more were loaded onto police vans and we still do not know where they have been brought”.
For Catholics in Vietnam the Church of Tam Toa has a special value of its own. Evidence of the church stretches back to 1631 and in the seventeenth century it was the largest in the region, then known as Sao Bun, with 1,200 faithful. The current building, built in Portuguese style, with a typical large bell tower, was opened in 1887 and was considered one of the most beautiful churches in the country. During the war it was hit by American bombing, but the facade and the bell tower are still standing. Once the bombings were over, the parishioners were so impoverished that they could not restore their church. However, religious ceremonies were regularly held on its land. Until 1996, when the People's Committee of Quang Binh province confiscated it, ruling that it would become “a memorial site” and that it was to be “preserved and protected for future generations, in memory of the war crimes of the Americans ".
The Archdiocese of Hue protested against the decision, but in vain. In May 2006 the parish was transferred to the diocese of Vinh, where Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen, repeatedly asked in vain the restitution of the church. On 2 February this year, despite the threats of the authorities, the bishop and 14 priests went to Tam Toa and celebrated Mass there, attended by thousands of Catholics. Tensions were rekindled when rumours surfaced of a project that aims to transform the church into a tourist resort. Tam Toa today is "the parish" for a thousand faithful, many of whom desire to breathe new life into it for their spiritual needs and to involve more people in religious activities.
20 Vietnam Catholics detained
AFP
15:39 21/07/2009
HANOI - TWENTY Catholics were detained by police in a violent dispute over church land in central Vietnam, a priest said Tuesday.
'They beat people. Some of them were bleeding,' Father Pham Dinh Phung said from Quang Binh province. 'We asked the authorities to immediately release those people that were arrested and bring the injured ones to hospital,' he said, adding they had received no response.
Police in Quang Binh could not be immediately reached for comment.
Phung said police arrived Monday shortly after 150 Catholics finished erecting a temporary building for worship at the site of Tam Toa church, which was bombed by US forces during the Vietnam War.
About 100 officers wanted to dismantle the structure but when the Catholics intervened 'police started beating them,' the priest said. He said Catholics had asked authorities' permission to rebuild the church because they had no building for worship and had held prayers outdoors.
'They said they wanted the land to be a historical war relic. We have asked them to give us another lot of land to build the church, but they haven't answered,' Phung said, maintaining the land belongs to the church.
The dispute is the latest in Vietnam between the authorities and Catholics. In the capital Hanoi in March, about 1,000 Catholics protested outside a Hanoi court that upheld the conviction of eight fellow believers for property damage and disturbing public order.
All had admitted taking part in rallies that peaked last August calling for the return of church property seized - along with many other buildings and farms - more than 50 years earlier when communists took power in what was then North Vietnam.
Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers. Religious activity remains under state control, but Hanoi's relations with the Catholic Church had improved before the wave of property protests. -- AFP
'They beat people. Some of them were bleeding,' Father Pham Dinh Phung said from Quang Binh province. 'We asked the authorities to immediately release those people that were arrested and bring the injured ones to hospital,' he said, adding they had received no response.
Police in Quang Binh could not be immediately reached for comment.
Phung said police arrived Monday shortly after 150 Catholics finished erecting a temporary building for worship at the site of Tam Toa church, which was bombed by US forces during the Vietnam War.
About 100 officers wanted to dismantle the structure but when the Catholics intervened 'police started beating them,' the priest said. He said Catholics had asked authorities' permission to rebuild the church because they had no building for worship and had held prayers outdoors.
'They said they wanted the land to be a historical war relic. We have asked them to give us another lot of land to build the church, but they haven't answered,' Phung said, maintaining the land belongs to the church.
The dispute is the latest in Vietnam between the authorities and Catholics. In the capital Hanoi in March, about 1,000 Catholics protested outside a Hanoi court that upheld the conviction of eight fellow believers for property damage and disturbing public order.
All had admitted taking part in rallies that peaked last August calling for the return of church property seized - along with many other buildings and farms - more than 50 years earlier when communists took power in what was then North Vietnam.
Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers. Religious activity remains under state control, but Hanoi's relations with the Catholic Church had improved before the wave of property protests. -- AFP
URGENT COMPLAINT OF THE BISHOPRIC OF VINH DIOCESE
Rev. Phạm Đình Phùng
15:59 21/07/2009
THE BISHOPRIC OF VINH DIOCESE
Nghi Dien, Nghi Loc, Nghe An province
Xa Doai, July 21, 2009
URGENT COMPLAINT
To: The People's Committee of Quang Ninh province
In light of the incident happened in the morning of July 20, 2009 at the site of Tam Toa church, city of Dong Hoi, Quang Binh province, the Bishopric of Vinh Diocese would like to issue the following statement and request as follow:
1. We strongly protest the brutal actions of the local police forces in assaulting and detaining a large number of our parishioners and in illegally seizing our church's property
2. We hold the Quang Ninh People's Committee and other related offices responsible for the aforementioned violence against our faithful.
3. We demand the immediate return of those faithful being in custody and proper medical treatment for those who were assaulted by the police
4. We ask the government to return the Church's properties.
5. Should our demands be not met, we will hold the Quang Binh province's government responsible in the court of law and in the name of justice,
On behalf of the Bishopric of Xa Doai
Secretary of the Bishopric of Xa Doai
(signed and sealed)
Rev. Phạm Đình Phùng
Recipients: see above
- Quang Binh province's police
Nghi Dien, Nghi Loc, Nghe An province
Xa Doai, July 21, 2009
URGENT COMPLAINT
To: The People's Committee of Quang Ninh province
In light of the incident happened in the morning of July 20, 2009 at the site of Tam Toa church, city of Dong Hoi, Quang Binh province, the Bishopric of Vinh Diocese would like to issue the following statement and request as follow:
1. We strongly protest the brutal actions of the local police forces in assaulting and detaining a large number of our parishioners and in illegally seizing our church's property
2. We hold the Quang Ninh People's Committee and other related offices responsible for the aforementioned violence against our faithful.
3. We demand the immediate return of those faithful being in custody and proper medical treatment for those who were assaulted by the police
4. We ask the government to return the Church's properties.
5. Should our demands be not met, we will hold the Quang Binh province's government responsible in the court of law and in the name of justice,
On behalf of the Bishopric of Xa Doai
Secretary of the Bishopric of Xa Doai
(signed and sealed)
Rev. Phạm Đình Phùng
Recipients: see above
- Quang Binh province's police
VIETNAM: Police stop Catholics from building makeshift worship venue
Ucanews
16:19 21/07/2009
BANGKOK (UCAN) -- Over 100 policemen and security officials have attacked Catholics from a parish in central Vietnam as they were erecting a temporary structure for worship.
In a message posted on Vinh diocese's website, diocesan secretary Father Antoine Pham Dinh Phung said that "more than 20 local Catholics were hit severely, pushed into military vehicles and detained" in the incident.
The priest said that on July 20 morning, 150 Catholics from Tam Toa parish were setting up a temporary worship structure in their church compound when they were prevented from doing so by the officials.
He urged "all local Catholics to pray for Tam Toa parishioners," especially those who have been hurt and detained in the incident.
Father Pierre Le Thanh Hong, who provides pastoral activities to the parish, said many people resisted and were hit and detained.
He said the officials pulled down a wooden cross and even attacked women who tried to prevent them from carrying it away. They also carried away iron sheets and other building materials as well as two generators, he added.
Father Hong, who is pastor of Sen Bang parish, said many Catholics' cameras and video recorders were also confiscated.
The parish is in Dong Hoi city, capital of Quang Binh province.
According to local Church records, Tam Toa church was damaged during the Vietnam War (1959-1975). Only its bell tower and walls are presently standing.
Local Catholics have been attending Mass held in the open in the church compound or at their homes since the end of the war. The parish also has not had any resident priest from 1964 to 2006, until Father Hong was assigned to serve the area, which now has about 1,000 parishioners.
In 1997, the government declared the place a historical site without the approval of the local Church. Declaring a place a historical site implies that it is public property.
However, parishioners insist that the property belongs to the Church.
Father Hong said that he has also sent a report on the incident to Bishop Paul Marie Cao Dinh Thuyen of Vinh, 82, who has been abroad since June 19.
Earlier reports on the diocesan website said that Bishop Thuyen has had discussions with provincial authorities regarding church property. However the details of the discussions are not known.
Father Hong said he and local Catholics wanted to erect the temporary structure for their urgent religious needs. They also plan to build a new church on the foundations of the old church.
This was the first time that such a structure was being built in the church compound.
In January, Bishop Thuyen decided to establish one parish and re-establish five subparishes whose buildings were in ruins.
(Source: http://www.ucanews.com/2009/07/21/police-stop-catholics-from-building-makeshift-worship-venue/)
In a message posted on Vinh diocese's website, diocesan secretary Father Antoine Pham Dinh Phung said that "more than 20 local Catholics were hit severely, pushed into military vehicles and detained" in the incident.
The priest said that on July 20 morning, 150 Catholics from Tam Toa parish were setting up a temporary worship structure in their church compound when they were prevented from doing so by the officials.
He urged "all local Catholics to pray for Tam Toa parishioners," especially those who have been hurt and detained in the incident.
Father Pierre Le Thanh Hong, who provides pastoral activities to the parish, said many people resisted and were hit and detained.
He said the officials pulled down a wooden cross and even attacked women who tried to prevent them from carrying it away. They also carried away iron sheets and other building materials as well as two generators, he added.
Father Hong, who is pastor of Sen Bang parish, said many Catholics' cameras and video recorders were also confiscated.
The parish is in Dong Hoi city, capital of Quang Binh province.
According to local Church records, Tam Toa church was damaged during the Vietnam War (1959-1975). Only its bell tower and walls are presently standing.
Local Catholics have been attending Mass held in the open in the church compound or at their homes since the end of the war. The parish also has not had any resident priest from 1964 to 2006, until Father Hong was assigned to serve the area, which now has about 1,000 parishioners.
In 1997, the government declared the place a historical site without the approval of the local Church. Declaring a place a historical site implies that it is public property.
However, parishioners insist that the property belongs to the Church.
Father Hong said that he has also sent a report on the incident to Bishop Paul Marie Cao Dinh Thuyen of Vinh, 82, who has been abroad since June 19.
Earlier reports on the diocesan website said that Bishop Thuyen has had discussions with provincial authorities regarding church property. However the details of the discussions are not known.
Father Hong said he and local Catholics wanted to erect the temporary structure for their urgent religious needs. They also plan to build a new church on the foundations of the old church.
This was the first time that such a structure was being built in the church compound.
In January, Bishop Thuyen decided to establish one parish and re-establish five subparishes whose buildings were in ruins.
(Source: http://www.ucanews.com/2009/07/21/police-stop-catholics-from-building-makeshift-worship-venue/)
Vietnamese police beat hundreds of Catholics seeking to restore parish
Catholic News Agency
16:22 21/07/2009
Hanoi, Vietnam, Jul 21, 2009 / 03:12 am (CNA).- On Monday morning Vietnamese police in the Diocese of Vinh brutally beat hundreds of Catholics who were erecting a cross and building an altar on the ground of a church that collapsed during the Vietnam War. Dozens of Catholics were arrested in the clash.
The incident took place at 9 a.m. at the church of Tam Toa. Rumors are circulating that the government is planning to convert the church into a tourist resort, Fr. J.B. An Dang tells CNA.
Hundreds of Catholics were attacked by police, as described by Tam Toa pastor Fr. Le Thanh Hong:
“The police, who far outnumbered parishioners of Tam Toa and neighboring parishes, had fired teargas canisters at the crowd before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. Numerous priests and lay people were wounded.
“Some were made to sit on the ground, where again they were beaten by a youth gang employed by police, while dozens were thrown into police trucks,” he added. “At the moment their whereabouts remain unknown.”
Tam Toa is an historic parish for Vietnamese Catholics and can trace its origins back to 1631, when the Church first appeared in the country. According to Fr. An Dang, the parish quickly grew during the 1600s and was the largest parish in its region, with 1,200 Catholics. It once had an orphanage and a school operated by the Sisters of the Lovers of the Holy Cross.
In 1886 a group of anti-Western men calling themselves Van Than attacked the parish, killing 52 parishioners in what the attackers believed was retaliation against the French presence in the country.
The most recent church of Tam Toa opened in 1887 to meet the spiritual needs of the faithful. Considered to be one of the most beautiful churches in Vietnam, with Portuguese architecture and a large bell, it was largely destroyed in 1968 by U.S. Air Force bombing during the Vietnam War.
Only the church entrance and the bell tower still stand today. Parishioners had wanted to rebuild their church but were too impoverished.
Mass had been regularly celebrated on the grounds of the bombed church until March 1996. At that time the People’s Committee of Quang Binh confiscated the church, deeming it a “War Memorial Site” which must be preserved and protected “for future generations to remember American war crimes.”
The Archdiocese of Hue had protested the action without result. In May 2006 the parish was transferred to the Diocese of Vinh, whose bishop Paul Maria Cao has repeatedly asked for the return of the church.
On February 2, 2009 Bishop Cao and 14 priests of the diocese concelebrated Mass at the property. Thousands of Catholics attended to support the diocese’s efforts to reclaim the church.
Tam Toa is a home parish for more than a thousand parishioners, Fr. An Dang reports. However, their efforts to rebuild the church have been stalled by government interference.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16612)
What remains standing of Tam Toa parish |
Hundreds of Catholics were attacked by police, as described by Tam Toa pastor Fr. Le Thanh Hong:
“The police, who far outnumbered parishioners of Tam Toa and neighboring parishes, had fired teargas canisters at the crowd before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. Numerous priests and lay people were wounded.
“Some were made to sit on the ground, where again they were beaten by a youth gang employed by police, while dozens were thrown into police trucks,” he added. “At the moment their whereabouts remain unknown.”
Tam Toa is an historic parish for Vietnamese Catholics and can trace its origins back to 1631, when the Church first appeared in the country. According to Fr. An Dang, the parish quickly grew during the 1600s and was the largest parish in its region, with 1,200 Catholics. It once had an orphanage and a school operated by the Sisters of the Lovers of the Holy Cross.
In 1886 a group of anti-Western men calling themselves Van Than attacked the parish, killing 52 parishioners in what the attackers believed was retaliation against the French presence in the country.
The most recent church of Tam Toa opened in 1887 to meet the spiritual needs of the faithful. Considered to be one of the most beautiful churches in Vietnam, with Portuguese architecture and a large bell, it was largely destroyed in 1968 by U.S. Air Force bombing during the Vietnam War.
Only the church entrance and the bell tower still stand today. Parishioners had wanted to rebuild their church but were too impoverished.
Mass had been regularly celebrated on the grounds of the bombed church until March 1996. At that time the People’s Committee of Quang Binh confiscated the church, deeming it a “War Memorial Site” which must be preserved and protected “for future generations to remember American war crimes.”
The Archdiocese of Hue had protested the action without result. In May 2006 the parish was transferred to the Diocese of Vinh, whose bishop Paul Maria Cao has repeatedly asked for the return of the church.
On February 2, 2009 Bishop Cao and 14 priests of the diocese concelebrated Mass at the property. Thousands of Catholics attended to support the diocese’s efforts to reclaim the church.
Tam Toa is a home parish for more than a thousand parishioners, Fr. An Dang reports. However, their efforts to rebuild the church have been stalled by government interference.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16612)
Vietnam: hundreds of Catholics injured in clashes with police
Independent Catholic News
17:09 21/07/2009
Tensions between Catholics and the Vietnamese government are running high in a central province of Vietnam today after clashes with police left many worshippers injured. There have also been a number of arrests.
At 9am this morning, hundreds of Catholics in the diocese of Vinh were attacked by police as they began building an altar and puting up a cross in the grounds of a church that was bombed during the Vietnam War.
Fr Le Thanh Hong, pastor of Tam Toa parish said: “The police far outnumbered parishioners. They fired teargas at the crowd before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. Many priests and lay people have been wounded.”
”Some were made to sit on the ground, where again they were beaten by a group of gang youth employed by police, while dozens were thrown into police trucks,” Fr Le said.
The church of Tam Toa, built in Portuguese style with a large bell, was inaugurated in 1887, and considered to be one of the most beautiful churches in Vietnam.
The parish can trace its origins back to 1631 in early years of the Church in Vietnam. It developed quickly during the 17th century and was the largest parish in the region, supporting a school, convent and orphanage.
In 1886, an anti-Western group, ‘Van Than’, attacked the parish of Tam Toa killing 52 parishioners for what it considered retaliation against the French presence in Vietnam. Tam Toa church was erected a year later for the survivors of the massacre.
Unfortunately in 1968, it became the casualty of US Air Force's bombing in which most of its parts were destroyed except the entrance and the bell tower which still stand firm today.
Tam Tow now has more than a thousand parishioners, many of whom are eager to renovate their church and to involve more people with religious activities as the way to foster their faith. But this effort has been stalled indefinitely by the government's interference with the usage of Tam Toa church.
Although they could not afford to rebuild their church, Mass was still been celebrated in the ruins of the building until March 1996 when the People's Committee of Quang Binh province confiscated the church stating that it had been chosen as a War Memorial’ and "must be preserved and protected for future generations to remember American War Crimes."
The archdiocese of Hue immediately protested. In May 2006, the parish was transferred to Vinh diocese. Bishop Paul Maria Cao has since then repeatedly asked for the requisition of the church. But there has been no response from the government.
On 2 February this year, despite threats from the government, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen and 14 priests of the diocese of Vinh (334 km South of Hanoi), concelebrated Mass at the church. Thousands of Catholics attended the Mass.
At 9am this morning, hundreds of Catholics in the diocese of Vinh were attacked by police as they began building an altar and puting up a cross in the grounds of a church that was bombed during the Vietnam War.
Fr Le Thanh Hong, pastor of Tam Toa parish said: “The police far outnumbered parishioners. They fired teargas at the crowd before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. Many priests and lay people have been wounded.”
”Some were made to sit on the ground, where again they were beaten by a group of gang youth employed by police, while dozens were thrown into police trucks,” Fr Le said.
The church of Tam Toa, built in Portuguese style with a large bell, was inaugurated in 1887, and considered to be one of the most beautiful churches in Vietnam.
The parish can trace its origins back to 1631 in early years of the Church in Vietnam. It developed quickly during the 17th century and was the largest parish in the region, supporting a school, convent and orphanage.
In 1886, an anti-Western group, ‘Van Than’, attacked the parish of Tam Toa killing 52 parishioners for what it considered retaliation against the French presence in Vietnam. Tam Toa church was erected a year later for the survivors of the massacre.
Unfortunately in 1968, it became the casualty of US Air Force's bombing in which most of its parts were destroyed except the entrance and the bell tower which still stand firm today.
Tam Tow now has more than a thousand parishioners, many of whom are eager to renovate their church and to involve more people with religious activities as the way to foster their faith. But this effort has been stalled indefinitely by the government's interference with the usage of Tam Toa church.
Although they could not afford to rebuild their church, Mass was still been celebrated in the ruins of the building until March 1996 when the People's Committee of Quang Binh province confiscated the church stating that it had been chosen as a War Memorial’ and "must be preserved and protected for future generations to remember American War Crimes."
The archdiocese of Hue immediately protested. In May 2006, the parish was transferred to Vinh diocese. Bishop Paul Maria Cao has since then repeatedly asked for the requisition of the church. But there has been no response from the government.
On 2 February this year, despite threats from the government, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen and 14 priests of the diocese of Vinh (334 km South of Hanoi), concelebrated Mass at the church. Thousands of Catholics attended the Mass.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những người Bạn của các Bệnh nhân phong trại Quả Cảm - Bắc Ninh
Xuân Hòa & Thanh Huyền
01:07 21/07/2009
QỦA CẢM, BẮC NINH - Đây là lần thứ 5 trong thời gian 1 năm tôi có cơ hội đến làm công tác uỷ lạo các bệnh nhân Phong tại Quả Cảm - Bắc Ninh, vẫn như những lần trước tôi làm công tác giao liên chuyển đổi tiền của quý vị hảo tâm từ Cộng Đoàn vùng Bắc Đức đóng góp qua Cha Paul Phạm Văn Tuấn chuyển về. Chuyến đi lần này thật cảm động vì những đóng góp của quý vị hảo tâm tăng lên đáng kể, những lần trước mỗi bệnh nhân phong được 30 gói mì thì lần này mỗi người được 45 gói và 1kg đường. Cha Tuấn cũng không quên nhớ tới việc học tập của 14 em là các con em bệnh nhân và đã dặn tôi mua cho mỗi em 10 quyển vở chuẩn bị cho niên học mới.
Một điều cũng hết sức đặc biệt là chuyến đi này có một gia đình trẻ, anh Tuấn và chị Nhung đi cùng. Gia đình anh chị là những giáo dân vùng Bắc Đức do Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách, đã xa quê hương 20 năm, về lại VN thăm gia đình lần thứ 2 sau 7 năm. Đợt về thăm gia đình lần này của anh chị cũng vất vả trong việc di chuyển vì Nội Ngoại ở hai miền Nam Bắc cách xa nhưng anh chị đã dành ra 1 buổi chiều để đến Quả Cảm thăm hỏi, động viên tinh thần và chia sẻ vật chất với bệnh nhân Phong. Cảm tạ Thiên Chúa với những tấm lòng bác ái yêu thương người nghèo của quý vị hảo tâm cách xa từ nửa vòng trái đất và của anh chị Tuấn.
Cơn mưa chiều 16.7.2009, một cơn mưa như thác nước đổ xuống thủ đô Hà Nội, chỉ trong vài giây phút dòng nước đã nhấn chìm một vài con phố mà xe chúng tôi định đi qua. Hệ lụy của lụt làm người dân lóp ngóp trong nước và kéo đến tình trạng tắc đường, giao thông trở nên hỗn loạn ngay tại các ngã tư, thế là xe chúng tôi phải chạy vòng vòng để tránh ngập nước nhưng lại không tránh được cảnh ùn tắc vì ai cũng vội vàng tránh nước như chúng tôi cả.
Chúng tôi đến trại phong Quả Cảm đã trễ hơn so với dự kiến 90 phút, tội nghiệp một số cụ già chờ lâu quá đã đi ngủ mặc dù lúc đó mới là 18 giờ chiều. Vừa bước xuống xe tôi đã thấy mắt chị Nhung hoe đỏ còn anh Tuấn thì đứng lặng người nhìn các bệnh nhân đang vui mừng chào đón chúng tôi. Tôi hiểu những người khách từ xa đến thăm muốn cất tiếng chào mọi người nhưng lúc này thì không thể nói ra lời vì chị Nhung đã khóc. Có lẽ những ai lần đầu đặt chân tới đây cũng đều có tâm trạng bùi ngùi xúc động như thế cả. Bởi có tới đây thì mới thấy tận mắt sự cơ cực của 153 bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh phong cùi hiểm nghèo. Vi trùng đang ăn dần ăn mòn trên thân thể của họ, chưa kể thêm một căn bệnh khác còn nguy hiểm hơn đó là sự kỳ thị và làm ngơ của xã hội bên ngoài, đôi khi của cả người thân ruột thịt.
Trong phần nói lời cám ơn của một bệnh nhân đại diện, chúng tôi thật là xúc động khi biết rằng nếu như không có chúng tôi đến thì ở đây các bệnh nhân đã đi ngủ từ 16h rồi, nếu không mưa thì 17h là mọi người cũng đi ngủ hết. Đó là một kinh nghiệm của các bệnh nhân sống trong trại nên đi ngủ sớm vì nghỉ ngơi như thế sẽ tránh được cái đói, có lẽ phần ăn nhận được hàng ngày phải dè sẻn chia cho 3 bữa mới cân bằng được cho cái dạ dầy. Một nhà báo đã thuật lại bữa ăn quá đạm bạc trong ngày của bệnh nhân Phong như sau: “Nhìn những bữa cơm đơn sơ của các cụ bệnh nhân ở trại phong Quả Cảm ngày nay, không ít người phải chạnh lòng: Chỉ là món cơm với chút canh, gần như có rất ít thịt với khẩu phần ăn mỗi tháng chỉ là 200.000 đồng một bệnh nhân. Trại thu của mỗi bệnh nhân 150.000 đồng, để lại 50.000 cho các cụ ăn sáng, tính ra mỗi ngày, chỉ có 5.000 đồng chia làm ba bữa”.
Trước khi chia tay phát quà anh Tuấn đã đứng lên xúc động thay mặt Cộng Đoàn Bắc Đức nói lời chia sẻ thăm hỏi tới các bệnh nhân và hứa nếu có dịp về VN lần tới sẽ quay lại nơi đây để thăm viếng.
Rời trại Phong chúng tôi ghé vào thăm Toà Giám Mục Bắc Ninh và cũng để chuyển một số hiện kim của qúy vị ân nhân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức gửi giúp đỡ một số Cha còn khó khăn nơi vùng xa và giúp đỡ quỹ ơn gọi của giáo phận Bắc Ninh, tiếp đón chúng tôi là Cha Fx. Bùi Quang Thuận - phụ trách quỹ ơn gọi. Cha Thuận cho chúng tôi biết hiện Giáo phận Bắc Ninh có 43 linh mục chăm sóc 80 giáo xứ với 125.000 giáo dân trải dài trên diện tích 24.600km2. Các Cha đã thay phiên nhau chia ra đến các giáo xứ dâng thánh lễ và đều đặn ban phát các bí tích cho giáo dân bất kể thời tiết mưa bão hay nắng nóng. Những bệnh nhân phong cũng được giáo phận quan tâm đặc biệt vì hàng tuần các cha vẫn vào các trại phong dâng thánh lễ cho các bệnh nhân công giáo. Trong giáo phận Bắc Ninh có tất cả 4 trại phong. Chính Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt cũng thường xuyên vào các trại phong an ủi và cử hành thánh lễ.
Chúng tôi thầm cảm phục tinh thần dấn thân phục vụ của các Cha nơi đây vì phương tiện đi lại của các Cha chỉ là xe Honda mà đường xá rất xấu và thời tiết của miền Bắc thay đổi khắc nghiệt hơn miền Nam rất nhiều. Hơn nữa cuộc sống của người dân còn nghèo cho nên ít nhận được sự ủng hộ vật chất cho việc đi lại của các Cha. Nhìn thấy các Cha vào trại phong phục vụ thì riêng tôi cho đó là một việc làm can đảm rất đáng ngợi khen. Vào đây hoàn toàn không chờ đợi được tư lợi gì ngoài sự yêu thương và niềm vui của bệnh nhân.
Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa vì dẫu biết rằng trong chúng ta mỗi người một thánh giá nhưng riêng tôi đã được Thiên Chúa trao cho thánh giá nhẹ hơn nhiều so với những thánh giá mà các bệnh nhân phong đang vác trên đôi vai thay cho tôi và cũng có thể thay cho các bạn.
Sơ Xuân, Sơ Liên cũng như các bệnh nhân phong trại Quả Cảm Bắc Ninh đã nhờ tôi chuyển lời cám ơn tới Cha Paul Phạm Văn Tuấn, tới các quý vị hảo tâm vùng Bắc Đức đã luôn yêu thương và nhớ tời các bệnh nhân trại Quả Cảm, mọi người nói luôn nhớ đến quý vị trong lời cầu nguyện.
Tiện đây, tôi được phép nhắc đến Sơ Xuân, một phụ nữ mới 52 tuổi đang hy sinh cống hiến trọn 20 năm tuổi xuân trong Làng Phong Quả Cảm. Tất cả bệnh nhân sống trong trại đều quý mến và xem Sơ Xuân như một người Chị Cả luôn yêu thương chăm sóc đàn em của mình. Một nhà báo đã viết về cuộc đời của người Chị Cả diệu kỳ này: “Tôi được nghe nhiều câu chuyện cảm động về Chị. Chị cống hiến cả tuổi xuân cho cái nơi người ta vốn coi là ốc đảo của xã hội, nơi mà bấy giờ người ta kỳ thị, khinh miệt và hắt hủi. Rồi chính ở cái nơi tưởng như cùng cực tuyệt vọng và cô đơn ấy, người Chị Cả này đã nhóm lên trong họ cả tình yêu, cả niềm hy vọng và vui sống… Căn phòng của sơ Xuân ở trại phong hiện giờ chỉ đơn sơ có một bộ bàn ghế và một chiếc giường đơn đã cũ. Mỗi bữa cơm sơ cũng chỉ có sấu ngâm và muối vừng để đưa cơm…”
Cộng Đoàn Bắc Đức – một tên gọi đã trở nên thân thương và gần gũi với chúng tôi và với tất cả các bệnh nhân trong Làng Phong Quả Cảm - Bắc Ninh.
Một điều cũng hết sức đặc biệt là chuyến đi này có một gia đình trẻ, anh Tuấn và chị Nhung đi cùng. Gia đình anh chị là những giáo dân vùng Bắc Đức do Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách, đã xa quê hương 20 năm, về lại VN thăm gia đình lần thứ 2 sau 7 năm. Đợt về thăm gia đình lần này của anh chị cũng vất vả trong việc di chuyển vì Nội Ngoại ở hai miền Nam Bắc cách xa nhưng anh chị đã dành ra 1 buổi chiều để đến Quả Cảm thăm hỏi, động viên tinh thần và chia sẻ vật chất với bệnh nhân Phong. Cảm tạ Thiên Chúa với những tấm lòng bác ái yêu thương người nghèo của quý vị hảo tâm cách xa từ nửa vòng trái đất và của anh chị Tuấn.
Cơn mưa chiều 16.7.2009, một cơn mưa như thác nước đổ xuống thủ đô Hà Nội, chỉ trong vài giây phút dòng nước đã nhấn chìm một vài con phố mà xe chúng tôi định đi qua. Hệ lụy của lụt làm người dân lóp ngóp trong nước và kéo đến tình trạng tắc đường, giao thông trở nên hỗn loạn ngay tại các ngã tư, thế là xe chúng tôi phải chạy vòng vòng để tránh ngập nước nhưng lại không tránh được cảnh ùn tắc vì ai cũng vội vàng tránh nước như chúng tôi cả.
Chúng tôi đến trại phong Quả Cảm đã trễ hơn so với dự kiến 90 phút, tội nghiệp một số cụ già chờ lâu quá đã đi ngủ mặc dù lúc đó mới là 18 giờ chiều. Vừa bước xuống xe tôi đã thấy mắt chị Nhung hoe đỏ còn anh Tuấn thì đứng lặng người nhìn các bệnh nhân đang vui mừng chào đón chúng tôi. Tôi hiểu những người khách từ xa đến thăm muốn cất tiếng chào mọi người nhưng lúc này thì không thể nói ra lời vì chị Nhung đã khóc. Có lẽ những ai lần đầu đặt chân tới đây cũng đều có tâm trạng bùi ngùi xúc động như thế cả. Bởi có tới đây thì mới thấy tận mắt sự cơ cực của 153 bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh phong cùi hiểm nghèo. Vi trùng đang ăn dần ăn mòn trên thân thể của họ, chưa kể thêm một căn bệnh khác còn nguy hiểm hơn đó là sự kỳ thị và làm ngơ của xã hội bên ngoài, đôi khi của cả người thân ruột thịt.
Trong phần nói lời cám ơn của một bệnh nhân đại diện, chúng tôi thật là xúc động khi biết rằng nếu như không có chúng tôi đến thì ở đây các bệnh nhân đã đi ngủ từ 16h rồi, nếu không mưa thì 17h là mọi người cũng đi ngủ hết. Đó là một kinh nghiệm của các bệnh nhân sống trong trại nên đi ngủ sớm vì nghỉ ngơi như thế sẽ tránh được cái đói, có lẽ phần ăn nhận được hàng ngày phải dè sẻn chia cho 3 bữa mới cân bằng được cho cái dạ dầy. Một nhà báo đã thuật lại bữa ăn quá đạm bạc trong ngày của bệnh nhân Phong như sau: “Nhìn những bữa cơm đơn sơ của các cụ bệnh nhân ở trại phong Quả Cảm ngày nay, không ít người phải chạnh lòng: Chỉ là món cơm với chút canh, gần như có rất ít thịt với khẩu phần ăn mỗi tháng chỉ là 200.000 đồng một bệnh nhân. Trại thu của mỗi bệnh nhân 150.000 đồng, để lại 50.000 cho các cụ ăn sáng, tính ra mỗi ngày, chỉ có 5.000 đồng chia làm ba bữa”.
Trước khi chia tay phát quà anh Tuấn đã đứng lên xúc động thay mặt Cộng Đoàn Bắc Đức nói lời chia sẻ thăm hỏi tới các bệnh nhân và hứa nếu có dịp về VN lần tới sẽ quay lại nơi đây để thăm viếng.
Rời trại Phong chúng tôi ghé vào thăm Toà Giám Mục Bắc Ninh và cũng để chuyển một số hiện kim của qúy vị ân nhân Cộng Đoàn vùng Bắc Đức gửi giúp đỡ một số Cha còn khó khăn nơi vùng xa và giúp đỡ quỹ ơn gọi của giáo phận Bắc Ninh, tiếp đón chúng tôi là Cha Fx. Bùi Quang Thuận - phụ trách quỹ ơn gọi. Cha Thuận cho chúng tôi biết hiện Giáo phận Bắc Ninh có 43 linh mục chăm sóc 80 giáo xứ với 125.000 giáo dân trải dài trên diện tích 24.600km2. Các Cha đã thay phiên nhau chia ra đến các giáo xứ dâng thánh lễ và đều đặn ban phát các bí tích cho giáo dân bất kể thời tiết mưa bão hay nắng nóng. Những bệnh nhân phong cũng được giáo phận quan tâm đặc biệt vì hàng tuần các cha vẫn vào các trại phong dâng thánh lễ cho các bệnh nhân công giáo. Trong giáo phận Bắc Ninh có tất cả 4 trại phong. Chính Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt cũng thường xuyên vào các trại phong an ủi và cử hành thánh lễ.
Chúng tôi thầm cảm phục tinh thần dấn thân phục vụ của các Cha nơi đây vì phương tiện đi lại của các Cha chỉ là xe Honda mà đường xá rất xấu và thời tiết của miền Bắc thay đổi khắc nghiệt hơn miền Nam rất nhiều. Hơn nữa cuộc sống của người dân còn nghèo cho nên ít nhận được sự ủng hộ vật chất cho việc đi lại của các Cha. Nhìn thấy các Cha vào trại phong phục vụ thì riêng tôi cho đó là một việc làm can đảm rất đáng ngợi khen. Vào đây hoàn toàn không chờ đợi được tư lợi gì ngoài sự yêu thương và niềm vui của bệnh nhân.
Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa vì dẫu biết rằng trong chúng ta mỗi người một thánh giá nhưng riêng tôi đã được Thiên Chúa trao cho thánh giá nhẹ hơn nhiều so với những thánh giá mà các bệnh nhân phong đang vác trên đôi vai thay cho tôi và cũng có thể thay cho các bạn.
Sơ Xuân, Sơ Liên cũng như các bệnh nhân phong trại Quả Cảm Bắc Ninh đã nhờ tôi chuyển lời cám ơn tới Cha Paul Phạm Văn Tuấn, tới các quý vị hảo tâm vùng Bắc Đức đã luôn yêu thương và nhớ tời các bệnh nhân trại Quả Cảm, mọi người nói luôn nhớ đến quý vị trong lời cầu nguyện.
Tiện đây, tôi được phép nhắc đến Sơ Xuân, một phụ nữ mới 52 tuổi đang hy sinh cống hiến trọn 20 năm tuổi xuân trong Làng Phong Quả Cảm. Tất cả bệnh nhân sống trong trại đều quý mến và xem Sơ Xuân như một người Chị Cả luôn yêu thương chăm sóc đàn em của mình. Một nhà báo đã viết về cuộc đời của người Chị Cả diệu kỳ này: “Tôi được nghe nhiều câu chuyện cảm động về Chị. Chị cống hiến cả tuổi xuân cho cái nơi người ta vốn coi là ốc đảo của xã hội, nơi mà bấy giờ người ta kỳ thị, khinh miệt và hắt hủi. Rồi chính ở cái nơi tưởng như cùng cực tuyệt vọng và cô đơn ấy, người Chị Cả này đã nhóm lên trong họ cả tình yêu, cả niềm hy vọng và vui sống… Căn phòng của sơ Xuân ở trại phong hiện giờ chỉ đơn sơ có một bộ bàn ghế và một chiếc giường đơn đã cũ. Mỗi bữa cơm sơ cũng chỉ có sấu ngâm và muối vừng để đưa cơm…”
Cộng Đoàn Bắc Đức – một tên gọi đã trở nên thân thương và gần gũi với chúng tôi và với tất cả các bệnh nhân trong Làng Phong Quả Cảm - Bắc Ninh.
Kỳ thi Giáo lý tại hạt Thuận Nghĩa
Kim Lâm
05:49 21/07/2009
VINH - Đã gieo, ai cũng mong có ngày thu hoạch; đã cất bước ra đi, ai cũng mong có ngày về tới đích. Thế là sau một năm dạy và học giáo lý, sáng nay, 475 em học sinh của các xứ trong toàn hạt đã tề tựu về tại giáo xứ Thuận Nghĩa, trung tâm của giáo hạt để tham dự kỳ thi giáo lý cấp hạt.
Cũng như những năm khác, kỳ thi giáo lý hạt nhằm mục đích nhìn lại, đánh giá công việc dạy và học giáo lý trong toàn hạt và đồng thời tuyển lựa học sinh đi dự thi giáo lý cấp giáo phận.
Về tham dự buổi lễ khai mạc kỳ thi và đồng thời làm công tác coi thi và chấm thi có 51 thầy cô giáo lý viên và tất cả các Linh mục trong toàn hạt. Trong buổi lễ khai mạc, cha Phêrô Trần Phúc Chính, trưởng ban giáo lý hạt đã vui mừng gửi đến quý cha, thầy cô giáo lý viên và tất cả các thí sinh lời chào và cầu chúc bằng an.
Ngài đã nêu lên việc cần thiết của việc dạy, học giáo lý trong thời đại ngày hôm nay như thế nào và ý nghĩa của kỳ thi giáo lý. Kỳ thi giáo lý cũng là dịp để cho mọi người chúng ta nhìn lại việc hiểu và sống đạo của chúng ta. Bởi thế, việc các em đạt điểm cao hay chưa đạt điểm cao trong kỳ thi giáo lý này chưa phải là mục đích cuối cùng của việc dạy và học giáo lý, mà điểm chính yếu là việc các em đã đem kiến thức giáo lý vào cuộc sống như thế nào, ngài nói.
Kết thúc buổi lễ khai mạc, tất cả các em bước vào phòng thi. Đúng 7g30, cha đặc trách giáo lý hạt đánh hiệu lệnh phát đề và các em bắt đầu làm bài.
Cũng như những năm khác, kỳ thi giáo lý hạt nhằm mục đích nhìn lại, đánh giá công việc dạy và học giáo lý trong toàn hạt và đồng thời tuyển lựa học sinh đi dự thi giáo lý cấp giáo phận.
Về tham dự buổi lễ khai mạc kỳ thi và đồng thời làm công tác coi thi và chấm thi có 51 thầy cô giáo lý viên và tất cả các Linh mục trong toàn hạt. Trong buổi lễ khai mạc, cha Phêrô Trần Phúc Chính, trưởng ban giáo lý hạt đã vui mừng gửi đến quý cha, thầy cô giáo lý viên và tất cả các thí sinh lời chào và cầu chúc bằng an.
Ngài đã nêu lên việc cần thiết của việc dạy, học giáo lý trong thời đại ngày hôm nay như thế nào và ý nghĩa của kỳ thi giáo lý. Kỳ thi giáo lý cũng là dịp để cho mọi người chúng ta nhìn lại việc hiểu và sống đạo của chúng ta. Bởi thế, việc các em đạt điểm cao hay chưa đạt điểm cao trong kỳ thi giáo lý này chưa phải là mục đích cuối cùng của việc dạy và học giáo lý, mà điểm chính yếu là việc các em đã đem kiến thức giáo lý vào cuộc sống như thế nào, ngài nói.
Kết thúc buổi lễ khai mạc, tất cả các em bước vào phòng thi. Đúng 7g30, cha đặc trách giáo lý hạt đánh hiệu lệnh phát đề và các em bắt đầu làm bài.
Họi nghị thường niên Các Đại Chủng Viện Việt Nam
Ban Thư Ký Hội Nghị
14:24 21/07/2009
Hội nghị Thường niên Các Đại Chủng viện Việt Nam
Tại Xuân Lộc (từ 13- 18/07/2009)
1. Năm nay, Hội nghị Thường niên Các Đại Chủng viện Việt Nam nhóm họp tại Tòa Giám mục Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) từ 13–18/07/2009. Trong bầu khí vui tươi cầu nguyện và mặn nồng tình huynh đệ, Hội nghị khai mạc vào chiều thứ Hai, 13/07/2009, dưới sự chủ tọa của Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hóa, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ – Chủng sinh, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Về phía các Chủng viện, thành phần tham dự thật phong phú và trẻ trung, gồm 40 linh mục đại diện cho các Đại Chủng viện tại Việt Nam: Hà Nội, Vinh-Thanh, Huế, Nha Trang, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh (gồm cơ sở I tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở II tại Xuân Lộc).
2. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hội nghị diễn ra xoay quanh 4 chiều kích: nhân bản (tình huynh đệ), thiêng liêng (cầu nguyện chung), tri thức (chia sẻ và học tập về việc đào tạo linh mục), mục vụ (những tương quan, sáng kiến khi thi hành nhiệm vụ đào tạo).
a) Điểm đầu tiên mà mọi thành viên Hội nghị đều cảm nhận là tình huynh đệ linh mục giữa những người lãnh nhận nhiệm vụ đào tạo linh mục tại Việt Nam. Đây là một dịp quí báu để biết nhau, nâng đỡ nhau và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cũng như những thao thức trong việc đào tạo linh mục tương lai. Thật là cảm động, khi thấy những cha giáo sư lớn tuổi cũng sinh hoạt chung, học hỏi và chia sẻ thật thân tình với những học trò của các ngài, giờ đây đang cùng với các ngài thực hiện nhiệm vụ đào tạo linh mục.
b) Toàn thể Hội nghị luôn được nhắc nhở chính Chúa Thánh Thần là nhà đào tạo chính, còn các nhà đào tạo chỉ là cộng tác với Chúa Thánh Thần. Vì thế, Hội nghị diễn ra trong bầu khí cầu nguyện, cùng lắng nghe Chúa Thánh Thần qua những giờ học tập, trao đổi. Hiệp nhất với nhau trong Chúa Thánh Thần và hiệp thông với nhau trong Giáo Hội, mọi thành viên đều cảm nhận sâu xa sự nâng đỡ bổ dưỡng của ân sủng Thiên Chúa tuôn đổ trong những giờ Kinh Phụng Vụ chung, giờ dâng Thánh Lễ và trong giờ chầu Thánh Thể vào cuối ngày trước cơm tối.
c) Về mặt trí thức, sinh hoạt của Hội nghị xoay quanh 3 điểm:
- Trong buổi sáng đầu tiên, các cha Giám đốc của mỗi Chủng viện báo cáo về sinh hoạt, nhất là những khó khăn cũng như những sáng kiến tích cực trong việc đào tạo linh mục.
- Tiếp đến, Hội nghị dành một ngày rưỡi để nghe giới thiệu và thảo luận về Bản thảo “Đào tạo linh mục- định hướng và chỉ dẫn” được gọi tắt là Bản Ratio (Ratio Institutionis Sacerdotalis). Phác thảo đầu tiên đã được trình bày vào tháng 8/2005, trong Đại hội Thường niên của các Đại Chủng viện tại Vinh. Tiếp đến Phần 1 của Ratio “Công cuộc đào tạo linh mục” (phần lý thuyết, định hướng) đã được trình bày, thảo luận, góp ý trong Đại hội Thường niên vào tháng 8/2007 tại Nha Trang. Sau đó, Phần 1 này đã được trình bày tại Đại hội Lần X của Hội đồng Giám mục Việt Nam, dịp tháng 10 năm 2007. Với sự khích lệ và góp ý của các Đức Giám mục, Ban Soạn thảo Ratio tiếp tục soạn thảo Phần 2 “Tổ chức việc đào tạo linh mục” (phần áp dụng), và đã giới thiệu trong Hội nghị Thường niên năm 2009 này, để các Đại Chủng viện cùng thảo luận và góp ý. Ban Soạn thảo ghi nhận những góp ý và sẽ soạn lại Bản thảo cuối cùng để trình cho Hội đồng Giám mục vào tháng 10/2009 sắp tới. Hội nghị dự định: sau khi được Hội đồng Giám mục Việt Nam chấp thuận, Bản Ratio này sẽ được gởi qua Toà Thánh để xin phê chuẩn với hy vọng sẽ ban hành vào dịp Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
- Trong 2 ngày cuối, Hội nghị đã học hỏi và thảo luận về đề tài “Tâm lý và Tu đức trong tiến trình đào tạo linh mục”. Đề tài này đã được chọn từ gợi ý của văn kiện mới nhất liên quan đến việc đào tạo linh mục: “Hướng dẫn việc sử dụng những phương pháp tâm lý trong việc thu nhận và đào tạo những ứng sinh chức linh mục”, do Bộ Giáo dục Công giáo ban hành tại Roma, ngày 29/06/2008.
d) Về mặt mục vụ liên quan đến các chủng viện, Hội nghị đã đón tiếp phái đoàn của Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn Đức Thịnh, Vụ Phó Vụ Công Giáo, làm trưởng đoàn. Trong một giờ đồng hồ, phái đoàn và Hội nghị đã trao đổi với nhau về một vài điểm cụ thể liên quan đến cơ sở và tổ chức sinh hoạt các Đại chủng viện (thủ tục chiêu sinh, thủ tục gởi các chủng sinh đi thực tập mục vụ tại các giáo xứ, việc nhận những tài liệu sách báo từ nước ngoài gởi về liên quan đến việc đào tạo và học tập tại chủng viện…)
Trong dịp này, Hội nghị có dịp tham quan cơ sở mới xây dựng của giáo phận Xuân Lộc, gồm Toà Giám Mục, Nhà Mục vụ và Đại Chủng viện. Với thao thức lo cho việc đào tạo linh mục và những sinh hoạt mục vụ nhằm phát triển giáo phận, Đức cha Đaminh, các linh mục và cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Xuân Lộc đã hoàn thành được một cơ sở thật khang trang với những tiện nghi tốt nhất trong điều kiện có thể. Những nỗ lực xây dựng và những sáng kiến trong cách tổ chức cơ sở này cũng là một bài học sống động cho các thành viên Hội nghị.
Hội nghị kết thúc vào sáng thứ Bảy 18/07/2009, với tâm tình yêu mến và phó thác cho Đức Mẹ, Mẹ của Chúa Giêsu Linh mục Thượng phẩm và Mẹ của các linh mục.
Ban Thư Ký Hội Nghị
UB Giáo sĩ - Chủng sinh
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=572&CateID=63)
Tại Xuân Lộc (từ 13- 18/07/2009)
1. Năm nay, Hội nghị Thường niên Các Đại Chủng viện Việt Nam nhóm họp tại Tòa Giám mục Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) từ 13–18/07/2009. Trong bầu khí vui tươi cầu nguyện và mặn nồng tình huynh đệ, Hội nghị khai mạc vào chiều thứ Hai, 13/07/2009, dưới sự chủ tọa của Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hóa, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ – Chủng sinh, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Về phía các Chủng viện, thành phần tham dự thật phong phú và trẻ trung, gồm 40 linh mục đại diện cho các Đại Chủng viện tại Việt Nam: Hà Nội, Vinh-Thanh, Huế, Nha Trang, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh (gồm cơ sở I tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở II tại Xuân Lộc).
2. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hội nghị diễn ra xoay quanh 4 chiều kích: nhân bản (tình huynh đệ), thiêng liêng (cầu nguyện chung), tri thức (chia sẻ và học tập về việc đào tạo linh mục), mục vụ (những tương quan, sáng kiến khi thi hành nhiệm vụ đào tạo).
a) Điểm đầu tiên mà mọi thành viên Hội nghị đều cảm nhận là tình huynh đệ linh mục giữa những người lãnh nhận nhiệm vụ đào tạo linh mục tại Việt Nam. Đây là một dịp quí báu để biết nhau, nâng đỡ nhau và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cũng như những thao thức trong việc đào tạo linh mục tương lai. Thật là cảm động, khi thấy những cha giáo sư lớn tuổi cũng sinh hoạt chung, học hỏi và chia sẻ thật thân tình với những học trò của các ngài, giờ đây đang cùng với các ngài thực hiện nhiệm vụ đào tạo linh mục.
b) Toàn thể Hội nghị luôn được nhắc nhở chính Chúa Thánh Thần là nhà đào tạo chính, còn các nhà đào tạo chỉ là cộng tác với Chúa Thánh Thần. Vì thế, Hội nghị diễn ra trong bầu khí cầu nguyện, cùng lắng nghe Chúa Thánh Thần qua những giờ học tập, trao đổi. Hiệp nhất với nhau trong Chúa Thánh Thần và hiệp thông với nhau trong Giáo Hội, mọi thành viên đều cảm nhận sâu xa sự nâng đỡ bổ dưỡng của ân sủng Thiên Chúa tuôn đổ trong những giờ Kinh Phụng Vụ chung, giờ dâng Thánh Lễ và trong giờ chầu Thánh Thể vào cuối ngày trước cơm tối.
c) Về mặt trí thức, sinh hoạt của Hội nghị xoay quanh 3 điểm:
- Trong buổi sáng đầu tiên, các cha Giám đốc của mỗi Chủng viện báo cáo về sinh hoạt, nhất là những khó khăn cũng như những sáng kiến tích cực trong việc đào tạo linh mục.
- Tiếp đến, Hội nghị dành một ngày rưỡi để nghe giới thiệu và thảo luận về Bản thảo “Đào tạo linh mục- định hướng và chỉ dẫn” được gọi tắt là Bản Ratio (Ratio Institutionis Sacerdotalis). Phác thảo đầu tiên đã được trình bày vào tháng 8/2005, trong Đại hội Thường niên của các Đại Chủng viện tại Vinh. Tiếp đến Phần 1 của Ratio “Công cuộc đào tạo linh mục” (phần lý thuyết, định hướng) đã được trình bày, thảo luận, góp ý trong Đại hội Thường niên vào tháng 8/2007 tại Nha Trang. Sau đó, Phần 1 này đã được trình bày tại Đại hội Lần X của Hội đồng Giám mục Việt Nam, dịp tháng 10 năm 2007. Với sự khích lệ và góp ý của các Đức Giám mục, Ban Soạn thảo Ratio tiếp tục soạn thảo Phần 2 “Tổ chức việc đào tạo linh mục” (phần áp dụng), và đã giới thiệu trong Hội nghị Thường niên năm 2009 này, để các Đại Chủng viện cùng thảo luận và góp ý. Ban Soạn thảo ghi nhận những góp ý và sẽ soạn lại Bản thảo cuối cùng để trình cho Hội đồng Giám mục vào tháng 10/2009 sắp tới. Hội nghị dự định: sau khi được Hội đồng Giám mục Việt Nam chấp thuận, Bản Ratio này sẽ được gởi qua Toà Thánh để xin phê chuẩn với hy vọng sẽ ban hành vào dịp Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
- Trong 2 ngày cuối, Hội nghị đã học hỏi và thảo luận về đề tài “Tâm lý và Tu đức trong tiến trình đào tạo linh mục”. Đề tài này đã được chọn từ gợi ý của văn kiện mới nhất liên quan đến việc đào tạo linh mục: “Hướng dẫn việc sử dụng những phương pháp tâm lý trong việc thu nhận và đào tạo những ứng sinh chức linh mục”, do Bộ Giáo dục Công giáo ban hành tại Roma, ngày 29/06/2008.
d) Về mặt mục vụ liên quan đến các chủng viện, Hội nghị đã đón tiếp phái đoàn của Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn Đức Thịnh, Vụ Phó Vụ Công Giáo, làm trưởng đoàn. Trong một giờ đồng hồ, phái đoàn và Hội nghị đã trao đổi với nhau về một vài điểm cụ thể liên quan đến cơ sở và tổ chức sinh hoạt các Đại chủng viện (thủ tục chiêu sinh, thủ tục gởi các chủng sinh đi thực tập mục vụ tại các giáo xứ, việc nhận những tài liệu sách báo từ nước ngoài gởi về liên quan đến việc đào tạo và học tập tại chủng viện…)
Trong dịp này, Hội nghị có dịp tham quan cơ sở mới xây dựng của giáo phận Xuân Lộc, gồm Toà Giám Mục, Nhà Mục vụ và Đại Chủng viện. Với thao thức lo cho việc đào tạo linh mục và những sinh hoạt mục vụ nhằm phát triển giáo phận, Đức cha Đaminh, các linh mục và cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Xuân Lộc đã hoàn thành được một cơ sở thật khang trang với những tiện nghi tốt nhất trong điều kiện có thể. Những nỗ lực xây dựng và những sáng kiến trong cách tổ chức cơ sở này cũng là một bài học sống động cho các thành viên Hội nghị.
Hội nghị kết thúc vào sáng thứ Bảy 18/07/2009, với tâm tình yêu mến và phó thác cho Đức Mẹ, Mẹ của Chúa Giêsu Linh mục Thượng phẩm và Mẹ của các linh mục.
Ban Thư Ký Hội Nghị
UB Giáo sĩ - Chủng sinh
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=572&CateID=63)
Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam
Nguyễn Hoàng Thương
16:01 21/07/2009
Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam
Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết sẽ hội kiến với ĐGH
Sài Gòn (UCAN) - Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng Giáo phận Sài Gòn cho hay cuộc đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam: "Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong một thời gian dài. Những vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam".
Đức Hồng y Gioan Baotixita đã có cuộc phỏng vấn với Thông Tấn Xã UCA khi ngài trở về Sài Gòn, sau khi cùng 28 giám mục Việt Nam có chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican ad limina - năm năm một lần từ ngày 22/6 đến 04/7. Đức Hồng y cho hay ngài biết về tình hình hiện giờ trong các đàm phán đang diễn ra giữa hai bên qua chuyến đi vừa rồi, và từ các nguồn tin trong nước. Ngài cũng cho biết phái đoàn chính quyền Việt Nam được dự trù sẽ đến thăm Vatican vào tháng Mười Một và xúc tiến thảo luận các vấn đề. Đức Hồng y lưu ý thêm là vào tháng Mười Hai, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết dự trù sẽ đến thăm nước Ý, và sẽ có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hoặc các viên chức Tòa Thánh Vatican, khi đó sẽ là một dấu hiệu của hy vọng.
Đức Hồng y cũng nói rằng bầu khí thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai phía là khá tích cực trong vài năm qua. Hai năm trước đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có một chuyến thăm bước ngoặc hội kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các viên chức Vatican. Thủ tướng Dũng là vị lãnh đạo Việt Nam đầu tiên hội kiến Đức Thánh Cha kể từ khi những người cộng sản thống nhất đất nước năm 1975.
Vào tháng Sáu 2008 tại Hà Nội, trong thời gian phái đoàn Vatican thăm và làm việc, cả hai bên đã quyết định thành lập các nhóm chuyên gia để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại giao.
Từ 16 đến 22 tháng Hai năm nay, phái đoàn Tòa Thánh Vatican gồm 3 thành viên, do Đức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican dẫn đầu đã có chuyến viếng thăm làm việc với Việt Nam. Trong cuộc gặp này, hai bên đã họp phiên đầu tiên Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam - Vatican để thúc đẩy quan hệ ngoại giao.
Đức Hồng y cho hay, các viên chức trong Ban Tôn Giáo chính phủ cũng "đã nhắc" Đức Tổng Gíam Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội mời Đức Thánh Cha đến viếng thăm Việt Nam trong chuyến đi của các giám mục mới đây. Đức Tổng Giám Mục Giuse hiện là Tổng thư ký của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.
Hôm 27/6, khi đến triều yết Đức Thánh Cha, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam. Nhưng Đức Hồng y Gioan Baotixita cho hay: "Đức Thánh Cha đã không trả lời trực tiếp", và cho biết thêm rằng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đòi hỏi phải có lời mời chính thức từ chính phủ Việt Nam. Ngài nói thêm các giám mục hy vọng Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Việt Nam vào ngày 06/01/2011, khi Giáo Hội Việt Nam bế mạc Năm Thánh đánh dấu kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 50 thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Việc cử hành Năm Thánh sẽ khai mạc vào ngày 24/11/2009, Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Đức Hồng y Gioan Baotixita, Chủ tịch Ban Tổ Chức Năm Thánh cho hay Ban Tổ Chức sẽ tổ chức Đại Hội Dân Chúa Việt Nam ở Sài Gòn vào tháng Mười Một, 2010 như là một phần của việc cử hành Năm Thánh. Đại Hội sẽ quy tụ 200 giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, một số người từ nước ngoài.
Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết sẽ hội kiến với ĐGH
Sài Gòn (UCAN) - Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng Giáo phận Sài Gòn cho hay cuộc đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam: "Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong một thời gian dài. Những vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam".
Đức Hồng y Gioan Baotixita đã có cuộc phỏng vấn với Thông Tấn Xã UCA khi ngài trở về Sài Gòn, sau khi cùng 28 giám mục Việt Nam có chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican ad limina - năm năm một lần từ ngày 22/6 đến 04/7. Đức Hồng y cho hay ngài biết về tình hình hiện giờ trong các đàm phán đang diễn ra giữa hai bên qua chuyến đi vừa rồi, và từ các nguồn tin trong nước. Ngài cũng cho biết phái đoàn chính quyền Việt Nam được dự trù sẽ đến thăm Vatican vào tháng Mười Một và xúc tiến thảo luận các vấn đề. Đức Hồng y lưu ý thêm là vào tháng Mười Hai, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết dự trù sẽ đến thăm nước Ý, và sẽ có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hoặc các viên chức Tòa Thánh Vatican, khi đó sẽ là một dấu hiệu của hy vọng.
Đức Hồng y cũng nói rằng bầu khí thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai phía là khá tích cực trong vài năm qua. Hai năm trước đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có một chuyến thăm bước ngoặc hội kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các viên chức Vatican. Thủ tướng Dũng là vị lãnh đạo Việt Nam đầu tiên hội kiến Đức Thánh Cha kể từ khi những người cộng sản thống nhất đất nước năm 1975.
Vào tháng Sáu 2008 tại Hà Nội, trong thời gian phái đoàn Vatican thăm và làm việc, cả hai bên đã quyết định thành lập các nhóm chuyên gia để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại giao.
Từ 16 đến 22 tháng Hai năm nay, phái đoàn Tòa Thánh Vatican gồm 3 thành viên, do Đức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican dẫn đầu đã có chuyến viếng thăm làm việc với Việt Nam. Trong cuộc gặp này, hai bên đã họp phiên đầu tiên Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam - Vatican để thúc đẩy quan hệ ngoại giao.
Đức Hồng y cho hay, các viên chức trong Ban Tôn Giáo chính phủ cũng "đã nhắc" Đức Tổng Gíam Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội mời Đức Thánh Cha đến viếng thăm Việt Nam trong chuyến đi của các giám mục mới đây. Đức Tổng Giám Mục Giuse hiện là Tổng thư ký của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.
Hôm 27/6, khi đến triều yết Đức Thánh Cha, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam. Nhưng Đức Hồng y Gioan Baotixita cho hay: "Đức Thánh Cha đã không trả lời trực tiếp", và cho biết thêm rằng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đòi hỏi phải có lời mời chính thức từ chính phủ Việt Nam. Ngài nói thêm các giám mục hy vọng Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Việt Nam vào ngày 06/01/2011, khi Giáo Hội Việt Nam bế mạc Năm Thánh đánh dấu kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 50 thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Việc cử hành Năm Thánh sẽ khai mạc vào ngày 24/11/2009, Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Đức Hồng y Gioan Baotixita, Chủ tịch Ban Tổ Chức Năm Thánh cho hay Ban Tổ Chức sẽ tổ chức Đại Hội Dân Chúa Việt Nam ở Sài Gòn vào tháng Mười Một, 2010 như là một phần của việc cử hành Năm Thánh. Đại Hội sẽ quy tụ 200 giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, một số người từ nước ngoài.
Kết thúc Khóa Ca Trưởng II của tổng giáo phận Hà Nội
Gioan Đình Sơn
18:58 21/07/2009
HÀ NỘI - Sau một tuần làm việc miệt mài, sự nhiệt tình của quý giảng viên đến từ đất nước Mĩ xa xôi, cộng với sự say mê thánh nhạc của các học viên đã làm khóa ca trưởng II của tổng giáo phận Hà Nội kết thúc tốt đẹp.
Xem hình ảnh
Tối nay, 21/7/2009, chương trình giao lưu văn nghệ của khóa học đã được trình diễn dưới sự chứng kiến của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha và gần 300 học viên.
Lời khai mạc vừa dứt thì các tiết mục được dịp “trổ sức anh tài”. Đây cũng là phần báo cáo kết quả học tập của khóa với bề trên và quý thầy giảng huấn. Trầm bổng nhưng vẫn dịu êm, những bản hợp xướng việt ngữ và Latinh được trổi lên lúc khoan lúc nhặt, lúc xầm xập như trời long đất lở, cũng có lúc nhẹ nhàng như làn gió lướt qua. Tất cả đều giúp cho mọi tâm hồn thực sự sống động.
Đêm hoan ca thật vui và ý nghĩa, nhưng cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc. Khép lại phần văn nghệ, Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh cảm ơn ban giảng huấn, ngài nói: Mặc dù nhiều giáo phận cần đến nhưng quý vị luôn ưu ái cho tổng giáo phận Hà Nội về tinh thần, kiến thức và vật chất. Nguyện xin Chúa trả công bội hậu cho quý vị.
Với thao thức của người thầy, nhạc sư Phạm Đức Huyến bày tỏ mong muốn của mình tới các ca trưởng. Chúng ta cần cố gắng hơn nữa để trở thành người ca trưởng công giáo thực thụ, sự cố gắng không chỉ hôm nay, ngày mai mà còn mãi mãi. Cố gắng là hy sinh, là khiêm nhường để mỗi chúng ta có thể phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội cách hữu hiệu nhất.
Kết thúc đêm văn nghệ, Đức Tổng Giám Mục Giuse đã trao quà và tặng hoa tới quý vị trong ban giảng huấn. Khóa học khép lại, nhưng những gì các con đón nhận được chính là hành trang để các con ra đi và luôn mang bên mình, Đức Tổng Giám Mục nói. Cha chúc các con luôn vững bước trên hành trình phục vụ Giáo Hội và giáo phận.
Cuối cùng Ngài ban phép lành Tòa Thánh cho toàn thể cộng đoàn, và Đức Cha cũng không quên chuyển lời chào của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới Giáo hội Việt Nam, trong đó có các ca trưởng.
Thời gian có thể trôi qua, khóa học có thể kết thúc nhưng những tâm sự thì mãi mãi còn, mời quý vị cùng nghe:
Nhạc sĩ Vicente Lê Đình Hùng, một thành viên trong nhóm giảng huấn cho biết: tôi cảm thấy vui và bổ ích mỗi dịp về Việt Nam như thế này. Ba năm liền đây, tôi đi cùng nhạc sư Phạm Đức Huyến về Hà Nội dịp hè để giảng dạy các ca trưởng. Đến hôm nay, tôi thấy rõ sự tiến bộ về tay nhịp của các anh các chị học viên, khích lệ chúng tôi nhiều lắm. Thầy Hùng hy vọng, các anh chị ca trưởng vững về trình độ chuyên môn để nền thánh nhạc của giáo phận sớm được cải thiện.
Thầy Hùng cũng bày tỏ sự cảm kích trước những cố gắng của các học viên, những người đã dành thời gian quý báu của mình vào sự phát triển nền thánh nhạc giáo phận.
Anh Giuse Trịnh Đức Nguyên, ca trưởng giáo xứ Chính Tòa Hà Nội nói: Tôi đã học rất nhiều khóa ca trưởng nhưng có lẽ khóa này gặt hái được nhiều nhất. Trước đây gặp những bài khó tôi cũng loay hoay, nhưng giờ đây đã tự tin vào khả năng của mình và biết cách để xử lí chúng. Đặc biệt, trong khóa học các thầy đã truyền đạt cho học viên rõ ràng và tỉ mỉ về nhạc bình ca, nhạc truyền thống của Giáo Hội…
Nguyện chúc nền thánh nhạc trong giáo phận Hà Nội ngày một phát triển.
Xem hình ảnh
Tối nay, 21/7/2009, chương trình giao lưu văn nghệ của khóa học đã được trình diễn dưới sự chứng kiến của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha và gần 300 học viên.
Lời khai mạc vừa dứt thì các tiết mục được dịp “trổ sức anh tài”. Đây cũng là phần báo cáo kết quả học tập của khóa với bề trên và quý thầy giảng huấn. Trầm bổng nhưng vẫn dịu êm, những bản hợp xướng việt ngữ và Latinh được trổi lên lúc khoan lúc nhặt, lúc xầm xập như trời long đất lở, cũng có lúc nhẹ nhàng như làn gió lướt qua. Tất cả đều giúp cho mọi tâm hồn thực sự sống động.
Đêm hoan ca thật vui và ý nghĩa, nhưng cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc. Khép lại phần văn nghệ, Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh cảm ơn ban giảng huấn, ngài nói: Mặc dù nhiều giáo phận cần đến nhưng quý vị luôn ưu ái cho tổng giáo phận Hà Nội về tinh thần, kiến thức và vật chất. Nguyện xin Chúa trả công bội hậu cho quý vị.
Với thao thức của người thầy, nhạc sư Phạm Đức Huyến bày tỏ mong muốn của mình tới các ca trưởng. Chúng ta cần cố gắng hơn nữa để trở thành người ca trưởng công giáo thực thụ, sự cố gắng không chỉ hôm nay, ngày mai mà còn mãi mãi. Cố gắng là hy sinh, là khiêm nhường để mỗi chúng ta có thể phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội cách hữu hiệu nhất.
Kết thúc đêm văn nghệ, Đức Tổng Giám Mục Giuse đã trao quà và tặng hoa tới quý vị trong ban giảng huấn. Khóa học khép lại, nhưng những gì các con đón nhận được chính là hành trang để các con ra đi và luôn mang bên mình, Đức Tổng Giám Mục nói. Cha chúc các con luôn vững bước trên hành trình phục vụ Giáo Hội và giáo phận.
Cuối cùng Ngài ban phép lành Tòa Thánh cho toàn thể cộng đoàn, và Đức Cha cũng không quên chuyển lời chào của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới Giáo hội Việt Nam, trong đó có các ca trưởng.
Thời gian có thể trôi qua, khóa học có thể kết thúc nhưng những tâm sự thì mãi mãi còn, mời quý vị cùng nghe:
Nhạc sĩ Vicente Lê Đình Hùng, một thành viên trong nhóm giảng huấn cho biết: tôi cảm thấy vui và bổ ích mỗi dịp về Việt Nam như thế này. Ba năm liền đây, tôi đi cùng nhạc sư Phạm Đức Huyến về Hà Nội dịp hè để giảng dạy các ca trưởng. Đến hôm nay, tôi thấy rõ sự tiến bộ về tay nhịp của các anh các chị học viên, khích lệ chúng tôi nhiều lắm. Thầy Hùng hy vọng, các anh chị ca trưởng vững về trình độ chuyên môn để nền thánh nhạc của giáo phận sớm được cải thiện.
Thầy Hùng cũng bày tỏ sự cảm kích trước những cố gắng của các học viên, những người đã dành thời gian quý báu của mình vào sự phát triển nền thánh nhạc giáo phận.
Anh Giuse Trịnh Đức Nguyên, ca trưởng giáo xứ Chính Tòa Hà Nội nói: Tôi đã học rất nhiều khóa ca trưởng nhưng có lẽ khóa này gặt hái được nhiều nhất. Trước đây gặp những bài khó tôi cũng loay hoay, nhưng giờ đây đã tự tin vào khả năng của mình và biết cách để xử lí chúng. Đặc biệt, trong khóa học các thầy đã truyền đạt cho học viên rõ ràng và tỉ mỉ về nhạc bình ca, nhạc truyền thống của Giáo Hội…
Nguyện chúc nền thánh nhạc trong giáo phận Hà Nội ngày một phát triển.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đầu năm nay, chính quyền Quảng Bình đã hứa là sẽ giải quyết thỏa đáng với Đức Giám mục GP Vinh
Ngọc Long
00:48 21/07/2009
TAM TÒA, Vinh - Nhân vụ giáo xứ Tam Tòa, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đang bị bách hại, chúng tôi xin gửi tới quý vị những hình ảnh mà chúng tôi đã ghi được trong ngày Lễ cầu bình an năm mới, ngày 02/02/2009 tại giáo xứ Tam Tòa. Và vào buổi chiều cùng ngày, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã đến làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi được biết, chính quyền tỉnh Quảnbg Bình đã hứa giải quyết thỏa đáng theo sở nguyện của giáo dân Tam Tòa và giáo phận Vinh. Nay Đức Cha đang đi vắng, phải chăng vì thế chính quyền đã trở mặt?
Đây là một số hình ảnh Lễ cầu bình an Năm Mới ngày 2/2/2009 tại Tam Tòa:
Đây là một số hình ảnh Lễ cầu bình an Năm Mới ngày 2/2/2009 tại Tam Tòa:
Tòa Giám Mục Vinh cấp báo
Lm. Antôn Phạm Đình Phùng
00:54 21/07/2009
VĂN PHÒNG THƯ KÝ
TOÀ GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
CẤP BÁO
Văn Phòng thư ký Toà Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh cấp báo:
Sáng nay (ngày 20 tháng 7 năm 2009) giáo dân xứ Tam Toà dựng nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hàng trăm công an, cảnh sát tới ngăn cản, đánh đập tàn nhẫn nhiều giáo dân rồi bắt lên xe cảnh sát và mang đi. Có trên 20 người đã bị công an cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, nay đang bị giam giữ.
Toà Giám mục xin mọi người có lương tri hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà, nhất là những anh chị em giáo dân đã bị công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn và nay đang bị giam giữ.
Kính báo
Chánh văn phòng TGM
Lm. Antôn Phạm Đình Phùng
TOÀ GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
CẤP BÁO
Văn Phòng thư ký Toà Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh cấp báo:
Sáng nay (ngày 20 tháng 7 năm 2009) giáo dân xứ Tam Toà dựng nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Hàng trăm công an, cảnh sát tới ngăn cản, đánh đập tàn nhẫn nhiều giáo dân rồi bắt lên xe cảnh sát và mang đi. Có trên 20 người đã bị công an cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, nay đang bị giam giữ.
Toà Giám mục xin mọi người có lương tri hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà, nhất là những anh chị em giáo dân đã bị công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn và nay đang bị giam giữ.
Kính báo
Chánh văn phòng TGM
Lm. Antôn Phạm Đình Phùng
Bản tường trình của Linh mục phụ trách Giáo xứ Tam Tòa tỉnh Quảng Bình
LM Phêrô Lê Thanh Hồng
06:05 21/07/2009
GIÁO PHẬN VINH - Bản tường trình của Linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng, phụ trách Giáo xứ Tam Tòa, về sự việc xảy ra tại Tam Tòa ngày 20 tháng 7 năm 2009.
"...Sáng nay gần 150 giáo dân đã tới phần đất nhà thờ Tam Toà để dựng nhà tạm (9 mét x 6 mét, khung sắt, lợp tôn). Khi công việc đang tiến hành thì có khoảng 20 công an tới ngăn cản. Giáo dân vẫn tiếp tục công việc. Tới 9 giờ sáng, khi công việc dựng nhà sắp xong thì có trên 100 công an, cảnh sát tới tiếp tục ngăn cản và phá công việc của giáo dân. Giáo dân chống cự và nhiều người bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi bắt lên xe bịt kín đem đi. Khi công an tới phá sập Thánh Giá để mang đi thì có nhiều phụ nữ vào ôm Thánh Giá khóc. Những phụ nữ này cũng bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi kéo lên xe đem đi. Đến lúc này chúng con chưa biết cụ thể số người bị bắt đi là bao nhiêu. Con số này không dưới 20 người..."
GIÁO XỨ TAM TOÀ
Tp. Đồng Hới - Quảng Bình
------------------------------------------
BẢN TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC
Kính trình Đức Giám Mục giáo phận Vinh:
Con là Phêrô Lê Thanh Hồng, linh mục quản xứ Sen Bàng, phụ trách giáo xứ Tam Toà, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, xin tường trình sự việc hôm nay (ngày 20 tháng 7 năm 2009) tại giáo xứ Tam Toà như sau:
1. Như Đức Cha biết, vì nhu cầu quá cần thiết, trong khi chờ đợi xây dựng lại Nhà thờ Tam Toà, con và giáo dân xứ Tam Toà đã cố gắng làm nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà.
2. Sáng nay gần 150 giáo dân đã tới phần đất nhà thờ Tam Toà để dựng nhà tạm (9 mét x 6 mét, khung sắt, lợp tôn). Khi công việc đang tiến hành thì có khoảng 20 công an tới ngăn cản. Giáo dân vẫn tiếp tục công việc. Tới 9 giờ sáng, khi công việc dựng nhà sắp xong thì có trên 100 công an, cảnh sát tới tiếp tục ngăn cản và phá công việc của giáo dân. Giáo dân chống cự và nhiều người bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi bắt lên xe bịt kín đem đi. Khi công an tới phá sập Thánh Giá để mang đi thì có nhiều phụ nữ vào ôm Thánh Giá khóc. Những phụ nữ này cũng bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi kéo lên xe đem đi. Đến lúc này chúng con chưa biết cụ thể số người bị bắt đi là bao nhiêu. Con số này không dưới 20 người.
3. Sau đó chính quyền huy động thêm dân lương trong vùng tới tìm cách phá rối thêm. Thấy tình thế như vậy, giáo dân tản dần.
4. Công an, cảnh sát tiếp tục lấy hết tất cả những gì mà giáo dân mang đến để dựng nhà: khung sắt, tôn…và cả 2 máy phát điện. Những người nào có máy quy phim chụp hình đều bị công an thu hết.
Viết tại Tam Toà, 22 giờ ngày 20 tháng 7 năm 2009
Kính trình
LM Phêrô Lê Thanh Hồng
(Nguồn: http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4797)
"...Sáng nay gần 150 giáo dân đã tới phần đất nhà thờ Tam Toà để dựng nhà tạm (9 mét x 6 mét, khung sắt, lợp tôn). Khi công việc đang tiến hành thì có khoảng 20 công an tới ngăn cản. Giáo dân vẫn tiếp tục công việc. Tới 9 giờ sáng, khi công việc dựng nhà sắp xong thì có trên 100 công an, cảnh sát tới tiếp tục ngăn cản và phá công việc của giáo dân. Giáo dân chống cự và nhiều người bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi bắt lên xe bịt kín đem đi. Khi công an tới phá sập Thánh Giá để mang đi thì có nhiều phụ nữ vào ôm Thánh Giá khóc. Những phụ nữ này cũng bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi kéo lên xe đem đi. Đến lúc này chúng con chưa biết cụ thể số người bị bắt đi là bao nhiêu. Con số này không dưới 20 người..."
GIÁO XỨ TAM TOÀ
Tp. Đồng Hới - Quảng Bình
------------------------------------------
BẢN TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC
Kính trình Đức Giám Mục giáo phận Vinh:
Con là Phêrô Lê Thanh Hồng, linh mục quản xứ Sen Bàng, phụ trách giáo xứ Tam Toà, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, xin tường trình sự việc hôm nay (ngày 20 tháng 7 năm 2009) tại giáo xứ Tam Toà như sau:
1. Như Đức Cha biết, vì nhu cầu quá cần thiết, trong khi chờ đợi xây dựng lại Nhà thờ Tam Toà, con và giáo dân xứ Tam Toà đã cố gắng làm nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà.
2. Sáng nay gần 150 giáo dân đã tới phần đất nhà thờ Tam Toà để dựng nhà tạm (9 mét x 6 mét, khung sắt, lợp tôn). Khi công việc đang tiến hành thì có khoảng 20 công an tới ngăn cản. Giáo dân vẫn tiếp tục công việc. Tới 9 giờ sáng, khi công việc dựng nhà sắp xong thì có trên 100 công an, cảnh sát tới tiếp tục ngăn cản và phá công việc của giáo dân. Giáo dân chống cự và nhiều người bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi bắt lên xe bịt kín đem đi. Khi công an tới phá sập Thánh Giá để mang đi thì có nhiều phụ nữ vào ôm Thánh Giá khóc. Những phụ nữ này cũng bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi kéo lên xe đem đi. Đến lúc này chúng con chưa biết cụ thể số người bị bắt đi là bao nhiêu. Con số này không dưới 20 người.
3. Sau đó chính quyền huy động thêm dân lương trong vùng tới tìm cách phá rối thêm. Thấy tình thế như vậy, giáo dân tản dần.
4. Công an, cảnh sát tiếp tục lấy hết tất cả những gì mà giáo dân mang đến để dựng nhà: khung sắt, tôn…và cả 2 máy phát điện. Những người nào có máy quy phim chụp hình đều bị công an thu hết.
Viết tại Tam Toà, 22 giờ ngày 20 tháng 7 năm 2009
Kính trình
LM Phêrô Lê Thanh Hồng
(Nguồn: http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4797)
Phú Túc: Lại một vụ án có nhiều bất công và lạm dụng chức quyền được xử ở Túc Trưng - Định Quán
Đình Phú
06:16 21/07/2009
ĐỒNG NAI - vào lúc 8 giờ ngày thứ sáu 24/7/2009 tại Trung tâm văn hóa xã Túc Trưng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai xử vụ án anh Trần Ngọc Lâm à 14 người khác. Sự việc xảy ra ngày 1/3/2009 tại xã Đồng Xoài, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai tính đến nay đã gần 5 tháng. Công an huyện Định Quán đã bắt tạm giam 15 người từ hơn 4 tháng nay. Vụ này sẽ do tòa án huyện Định Quán đưa ra xử lưu động (cách TP. HCM 90 km trên đường đi Đà Lạt).
Đây là một vụ án bất công: kẻ gây ra sự việc, nguyên nhân gây ra sự bất bình của người dân, kẻ vi phạm pháp luật khi lạm dụng quyền hành trong lúc làm nhiệm vụ là các cảnh sát giao thông, cầm đầu là Nguyễn Trường Giang, sinh năm 1984, thuộc Đội CSGT số 2, quốc lộ 20, thì không bị xét xử. Ngược lại, những người dân thấy chuyện bất bình đứng ra yêu cầu CSGT tôn trọng sự thật, lập biên bản sự việc ngay tại chỗ thì lại bị bắt giam và kết tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Tòa án nhân dân huyện Định Quán, cụ thể là bà Thẩm phán Phạm Thị Thanh Thủy đã ký “Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án Nhân dân huyện Định Quán” số 87/2009/HSST-QĐ ngày 13/7/2009. Dưới đây là danh sách các nạn nhân của vụ án đầy bất công này:
1. Đặng Thị Huệ, sinh năm 1960
2. Lê Hoàng Trung Nghĩa, sinh năm 1990
3. Trần Ngọc Lâm, sinh năm 1981
4. Trịnh Cao Tuyên, sinh năm 1969
5. Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1970
6. Võ Thành Nhân, sinh năm 1980
7. Điểu Lụy, sinh năm 1985
8. Trần Quang Đạt, sinh năm 1988
9. Trần Thị Bích Ngọc, sinh năm 1975
10. Phan Thị Bé Phượng, sinh năm 1971
11. Nguyễn Văn Vẽ, sinh năm 1975
12. Điểu Thị Hồng, sinh năm 1988
13. Điểu Văn Gìn, sinh năm 1990
14. Điểu Hận, sinh năm 1974
15. Võ Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1983
15 người này sống trong các xã Phú Cường (6), Phú Túc (4), Túc Trưng (4) – huyện Định Quán và xã Gia Tân 3 (1) – huyện Thống Nhất. Họ sống bằng các nghề: làm rẫy (6), thợ mộc (2), buôn bán, thợ hớt tóc, bán vé số, nội trợ, thợ hồ và sinh viên. Hầu hết họ là người Công Giáo (/15).
Theo Quyết định 87/2009/HSST-QĐ trên thì vụ án được xét xử công khai. Thẩm phán của phiên tòa là bà Phạm Thị Thanh Thủy (chủ tọa). Thẩm phán dự khuyết là ông Phan Ngọc Thành.
Các Hội thẩm nhân dân là:
- ông Nguyễn Công Khanh, cán bộ Đoàn, huyện đoàn Định Quán
- bà Nguyễn Thị Liệu, cán bộ hưu trí
- dự khuyết: ông Bùi Văn Vinh, cán bộ Ủy ban MTTQ xã Phú Cường
Thư ký tòa là các ông Nguyễn Ngọc Phú và Trần Văn Tuấn.
Các kiểm sát viên là ông Nguyễn Ngọc Tuấn và ông Trần Đức Kỳ.
Các luật sư bào chữa cho các nạn nhân là:
1. Nguyễn Thị Dư, đoàn luật sư TP. HCM
2. Ngô Văn Dũng, cộng tác viên trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai
3. Phan Mạnh Hoàng, cộng tác viên trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai
4. một luật sư vô danh thuộc đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai
Đáng ngạc nhiên là trong danh sách 10 người làm chứng thì có tới 5 cảnh sát giao thông, những người liên quan trực tiếp đến vụ việc và có thể bị kiện nếu chính quyền này có dân chủ. Năm người làm chứng gian này là:
1. Ông Nguyễn Văn Đểu, sinh năm 1961,
2. Ông Nguyễn Trường Giang, sinh năm 1984,
3. Ông Phạm Thanh Bình, sinh năm 1976,
4. Ông Phạm Lợi, sinh năm 1985,
5. Ông Trần Ngọc Sơn, sinh năm 1986,
Tất cả đều thuộc Đội CSGT số 2, quốc lộ 20.
Vật chứng đưa ra xem xét tại phiên tòa là “2 bìa các tông có ghi chữ màu đỏ ‘Công an giao thông đánh người’”. Tòa án đã cố tình làm ngơ những hình ảnh và video do người dân chứng kiến hôm đó ghi lại (đã đưa lên internet) mà chỉ dùng những hình ảnh do công an chìm được sai tới để chụp mũ người dân.
Ngày 20/7/2009 vừa qua, tòa án huyện Thống Nhất đã xử bất công một vụ tương tự, xảy ra tại Dốc Mơ trước vụ ở Phú Túc mà mức án cao nhất cho 1 người là 3 năm tù giam. Có lẽ vụ xét xử sắp tới ở Phú Túc cũng không nằm ngoài “khung án bất công” này.
Các “tòa án nhân dân” tại Việt Nam ngày càng tạo ra nhiều dân oan, ngày càng gây nên nhiều nỗi oán giận trong lòng người dân. Một thể chế như thế thì sớm muộn gì cũng bị người dân đạp đổ.
Những ai quan tâm đến vấn đề công lý xin hãy đến chứng kiến phiên tòa công khai này tại địa điểm và thời gian nêu trên để thấy rõ hơn sự bất công và bao che cho các cán bộ của tòa án Việt Nam.
CSGT Nguyễn Trường Giang, bà Huệ (mũ vành) anh Trần Ngọc Lâm bị đánh |
Tòa án nhân dân huyện Định Quán, cụ thể là bà Thẩm phán Phạm Thị Thanh Thủy đã ký “Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án Nhân dân huyện Định Quán” số 87/2009/HSST-QĐ ngày 13/7/2009. Dưới đây là danh sách các nạn nhân của vụ án đầy bất công này:
1. Đặng Thị Huệ, sinh năm 1960
2. Lê Hoàng Trung Nghĩa, sinh năm 1990
3. Trần Ngọc Lâm, sinh năm 1981
4. Trịnh Cao Tuyên, sinh năm 1969
5. Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1970
6. Võ Thành Nhân, sinh năm 1980
7. Điểu Lụy, sinh năm 1985
8. Trần Quang Đạt, sinh năm 1988
9. Trần Thị Bích Ngọc, sinh năm 1975
10. Phan Thị Bé Phượng, sinh năm 1971
11. Nguyễn Văn Vẽ, sinh năm 1975
12. Điểu Thị Hồng, sinh năm 1988
13. Điểu Văn Gìn, sinh năm 1990
14. Điểu Hận, sinh năm 1974
15. Võ Thị Mỹ Lệ, sinh năm 1983
15 người này sống trong các xã Phú Cường (6), Phú Túc (4), Túc Trưng (4) – huyện Định Quán và xã Gia Tân 3 (1) – huyện Thống Nhất. Họ sống bằng các nghề: làm rẫy (6), thợ mộc (2), buôn bán, thợ hớt tóc, bán vé số, nội trợ, thợ hồ và sinh viên. Hầu hết họ là người Công Giáo (/15).
Theo Quyết định 87/2009/HSST-QĐ trên thì vụ án được xét xử công khai. Thẩm phán của phiên tòa là bà Phạm Thị Thanh Thủy (chủ tọa). Thẩm phán dự khuyết là ông Phan Ngọc Thành.
Các Hội thẩm nhân dân là:
- ông Nguyễn Công Khanh, cán bộ Đoàn, huyện đoàn Định Quán
- bà Nguyễn Thị Liệu, cán bộ hưu trí
- dự khuyết: ông Bùi Văn Vinh, cán bộ Ủy ban MTTQ xã Phú Cường
Thư ký tòa là các ông Nguyễn Ngọc Phú và Trần Văn Tuấn.
Các kiểm sát viên là ông Nguyễn Ngọc Tuấn và ông Trần Đức Kỳ.
Các luật sư bào chữa cho các nạn nhân là:
1. Nguyễn Thị Dư, đoàn luật sư TP. HCM
2. Ngô Văn Dũng, cộng tác viên trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai
3. Phan Mạnh Hoàng, cộng tác viên trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai
4. một luật sư vô danh thuộc đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai
Đáng ngạc nhiên là trong danh sách 10 người làm chứng thì có tới 5 cảnh sát giao thông, những người liên quan trực tiếp đến vụ việc và có thể bị kiện nếu chính quyền này có dân chủ. Năm người làm chứng gian này là:
1. Ông Nguyễn Văn Đểu, sinh năm 1961,
2. Ông Nguyễn Trường Giang, sinh năm 1984,
3. Ông Phạm Thanh Bình, sinh năm 1976,
4. Ông Phạm Lợi, sinh năm 1985,
5. Ông Trần Ngọc Sơn, sinh năm 1986,
Tất cả đều thuộc Đội CSGT số 2, quốc lộ 20.
Vật chứng đưa ra xem xét tại phiên tòa là “2 bìa các tông có ghi chữ màu đỏ ‘Công an giao thông đánh người’”. Tòa án đã cố tình làm ngơ những hình ảnh và video do người dân chứng kiến hôm đó ghi lại (đã đưa lên internet) mà chỉ dùng những hình ảnh do công an chìm được sai tới để chụp mũ người dân.
Ngày 20/7/2009 vừa qua, tòa án huyện Thống Nhất đã xử bất công một vụ tương tự, xảy ra tại Dốc Mơ trước vụ ở Phú Túc mà mức án cao nhất cho 1 người là 3 năm tù giam. Có lẽ vụ xét xử sắp tới ở Phú Túc cũng không nằm ngoài “khung án bất công” này.
Các “tòa án nhân dân” tại Việt Nam ngày càng tạo ra nhiều dân oan, ngày càng gây nên nhiều nỗi oán giận trong lòng người dân. Một thể chế như thế thì sớm muộn gì cũng bị người dân đạp đổ.
Những ai quan tâm đến vấn đề công lý xin hãy đến chứng kiến phiên tòa công khai này tại địa điểm và thời gian nêu trên để thấy rõ hơn sự bất công và bao che cho các cán bộ của tòa án Việt Nam.
Danh sách một số nạn nhân tạm thời thu thập được trong vụ Tam Tòa
Gx Tam Tòa
06:24 21/07/2009
Danh sách một số nạn nhân tạm thời thu thập được trong vụ Tam Tòa
1. Anh Thuỷ
2. Em Vị
3. Nguyễn Quang Trung
4. Nguyễn Văn Dần
5. Mai Long
6. Hoàng Văn Thân
7. Mai Phẩm
8. Hoàng Thân
9. Hoàng Văn Tấn
10. Cao Thị Tình
11. FX Phạm Xuân Thu
12. Hoàng Văn
13. Hoàng Thị Tý
14. Mai Văn Nhất
15. Nguyễn Văn Huynh
16. Lương Văn Tiến
17. Trần Thị Liễn
18. Nguyễn Văn Hiệp
19. Trần Văn Liêm
Trong số những người bị bắt giữ trên đây, có ông Nguyễn Quang Trung là Phó Chủ tịch HĐGX Tam Toà.
Ông Phạm Xuân Thu và bà Cao Thị Tình là hai vợ chồng. Bà Tình là Phó Chủ tịch HĐGX phụ trách Nội vụ.
Chú Thuỷ là một sinh viên đại học, đồng thời là một dự tu của giáo phận Vinh.
Em Vị và Hoàng Văn Tấn là hai thiếu niên 15 tuổi và hai em này đã được CA trả tự do lúc 22 h.
Đây là danh sách không đầy đủ các nạn nhân bị bắt giữ. Vì có nhiều giáo dân từ các giáo xứ lân cận đến giúp Tam Toà và người ta chưa thể biết tên.
Có một số người bị đánh hộc máu mồm, nằm bất động cũng được tống lên xe chở đi. Người ta sợ rằng những nguời này, vì chưa biết danh tính, cho nên có thể bị CA đánh chết và phi tang.
Hiện nay, giáo dân đang liên hệ với các giáo xứ, các gia đình có người đến giúp Tam Toà để thông báo sự vụ và tìm kiếm thông tin liên quan đến những người thân của mình.
1. Anh Thuỷ
2. Em Vị
3. Nguyễn Quang Trung
4. Nguyễn Văn Dần
5. Mai Long
6. Hoàng Văn Thân
7. Mai Phẩm
8. Hoàng Thân
9. Hoàng Văn Tấn
10. Cao Thị Tình
11. FX Phạm Xuân Thu
12. Hoàng Văn
13. Hoàng Thị Tý
14. Mai Văn Nhất
15. Nguyễn Văn Huynh
16. Lương Văn Tiến
17. Trần Thị Liễn
18. Nguyễn Văn Hiệp
19. Trần Văn Liêm
Trong số những người bị bắt giữ trên đây, có ông Nguyễn Quang Trung là Phó Chủ tịch HĐGX Tam Toà.
Ông Phạm Xuân Thu và bà Cao Thị Tình là hai vợ chồng. Bà Tình là Phó Chủ tịch HĐGX phụ trách Nội vụ.
Chú Thuỷ là một sinh viên đại học, đồng thời là một dự tu của giáo phận Vinh.
Em Vị và Hoàng Văn Tấn là hai thiếu niên 15 tuổi và hai em này đã được CA trả tự do lúc 22 h.
Đây là danh sách không đầy đủ các nạn nhân bị bắt giữ. Vì có nhiều giáo dân từ các giáo xứ lân cận đến giúp Tam Toà và người ta chưa thể biết tên.
Có một số người bị đánh hộc máu mồm, nằm bất động cũng được tống lên xe chở đi. Người ta sợ rằng những nguời này, vì chưa biết danh tính, cho nên có thể bị CA đánh chết và phi tang.
Hiện nay, giáo dân đang liên hệ với các giáo xứ, các gia đình có người đến giúp Tam Toà để thông báo sự vụ và tìm kiếm thông tin liên quan đến những người thân của mình.
KHIẾU NẠI KHẨN CẤP
Tòa Giám mục Xã Đoài
10:34 21/07/2009
TOÀ GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Xã Đoài, ngày 21 tháng 7 năm 2009
KHIẾU NẠI KHẨN CẤP
Kính gửi: UBND tỉnh Quảng Bình
Qua sự việc xảy ra sáng ngày 20 tháng 7 năm 2009, tại nền nhà thờ giáo xứ Tam Toà, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình,
Toà Giám mục chúng tôi có ý kiến và kiến nghị như sau:
1. Chúng tôi cực lực phản đối và lên án hành động của Công an đã đánh đập tàn nhẫn, bắt giữ nhiều giáo dân và chiếm đoạt tài sản của Giáo hội.
2. UBND tỉnh Quảng Bình và các Ban ngành liên quan chịu trách nhiệm về những hành động bạo lực trên.
3. Chúng tôi đề nghị thả ngay những giáo dân đang bị bắt giữ. Những giáo dân đã bị công an đánh đập phải được điều trị và chăm sóc chu đáo.
4. Trả lại tài sản của Giáo hội đang bị chiếm đoạt.
5. Nếu những yêu cầu trên không được đáp ứng, Chính quyền tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và công lý.
T/M Tòa Giám mục Xã Đoài
Chánh văn phòng
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Phạm Đình Phùng
Nơi nhận: như trên
- Công an tỉnh Quảng Bình
- Lưu VPTGM.
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Xã Đoài, ngày 21 tháng 7 năm 2009
KHIẾU NẠI KHẨN CẤP
Kính gửi: UBND tỉnh Quảng Bình
Qua sự việc xảy ra sáng ngày 20 tháng 7 năm 2009, tại nền nhà thờ giáo xứ Tam Toà, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình,
Toà Giám mục chúng tôi có ý kiến và kiến nghị như sau:
1. Chúng tôi cực lực phản đối và lên án hành động của Công an đã đánh đập tàn nhẫn, bắt giữ nhiều giáo dân và chiếm đoạt tài sản của Giáo hội.
2. UBND tỉnh Quảng Bình và các Ban ngành liên quan chịu trách nhiệm về những hành động bạo lực trên.
3. Chúng tôi đề nghị thả ngay những giáo dân đang bị bắt giữ. Những giáo dân đã bị công an đánh đập phải được điều trị và chăm sóc chu đáo.
4. Trả lại tài sản của Giáo hội đang bị chiếm đoạt.
5. Nếu những yêu cầu trên không được đáp ứng, Chính quyền tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và công lý.
T/M Tòa Giám mục Xã Đoài
Chánh văn phòng
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Phạm Đình Phùng
Nơi nhận: như trên
- Công an tỉnh Quảng Bình
- Lưu VPTGM.
Thông cáo của Tòa Giám Mục Vinh gởi các thành phần Dân Chúa
Tòa Giám Mục Vinh
10:40 21/07/2009
TOÀ GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Số 12/09 TB.TGM
Xã Đoài, ngày 21 tháng 7 năm 2009
THÔNG BÁO
Kính gửi: Quý Cha, quý tu sỹ, chủng sinh, anh chị em giáo dân trong toàn Giáo phận và mọi người có thiện chí.
Sáng ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà với sự giúp đỡ của giáo dân một số giáo xứ đã dựng một nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà để cử hành Thánh Lễ.
Công việc vừa hoàn thành thì Công an tỉnh Quảng Bình đã tới phá đổ nhà tạm, đánh đập và bắt giữ nhiều giáo dân.
Trước tình cảnh đau thương của giáo xứ Tam Toà, Toà giám mục khẩn thiết kêu gọi:
1. Các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà, cách riêng cho những anh chị em bị đánh đập và đang bị bắt giữ.
2. Mọi thành phần dân Chúa hãy thể hiện tình liên đới, giúp đỡ giáo xứ Tam Toà và anh chị em giáo dân đang bị bắt giữ, bằng mọi mặt về tinh thần cũng như vật chất.
3. Giáo xứ Tam Toà đã chịu nhiều thiệt thòi mất mát, nay lại chịu cảnh đau thương, hơn lúc nào hết Tam Toà đang cần đến sự hiệp thông, giúp đỡ và chia sẻ của chúng ta.
Tổng Đại diện Giáo phận Vinh
Lm. Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm
Số 12/09 TB.TGM
Xã Đoài, ngày 21 tháng 7 năm 2009
THÔNG BÁO
Kính gửi: Quý Cha, quý tu sỹ, chủng sinh, anh chị em giáo dân trong toàn Giáo phận và mọi người có thiện chí.
Sáng ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà với sự giúp đỡ của giáo dân một số giáo xứ đã dựng một nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà để cử hành Thánh Lễ.
Công việc vừa hoàn thành thì Công an tỉnh Quảng Bình đã tới phá đổ nhà tạm, đánh đập và bắt giữ nhiều giáo dân.
Trước tình cảnh đau thương của giáo xứ Tam Toà, Toà giám mục khẩn thiết kêu gọi:
1. Các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà, cách riêng cho những anh chị em bị đánh đập và đang bị bắt giữ.
2. Mọi thành phần dân Chúa hãy thể hiện tình liên đới, giúp đỡ giáo xứ Tam Toà và anh chị em giáo dân đang bị bắt giữ, bằng mọi mặt về tinh thần cũng như vật chất.
3. Giáo xứ Tam Toà đã chịu nhiều thiệt thòi mất mát, nay lại chịu cảnh đau thương, hơn lúc nào hết Tam Toà đang cần đến sự hiệp thông, giúp đỡ và chia sẻ của chúng ta.
Tổng Đại diện Giáo phận Vinh
Lm. Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm
Vụ Tam Tòa: Cây ‘giáo hội’ muốn lặng mà gió ‘cộng sản’ chẳng chịu ngừng?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
13:43 21/07/2009
Vụ hàng trăm giáo dân Tam Tòa tỉnh Quảng Bình bị lực lượng đông đảo công an và đám “quần chúng tự phát” đánh đập bằng dùi cui, gậy sắt dã man sau khi xịt hơi cay vào họ, chắc chắn đã và còn đang gây ‘sốc’ cho nhiều cộng đồng dân Chúa khắp nơi.
Sự đàn áp thẳng tay không chút nhân nhượng của công an tỉnh này đã hé lộ cho chúng ta thấy được điều gì? Phải chăng sau những sự căng thẳng diễn ra tại Tòa Khâm Sứ và đặc biệt là giáo xứ Thái Hà, đây là ấu chỉ cho thấy nhà cầm quyền Csvn bắt đầu một lối cư xử ‘phòng thủ từ xa’ và cũng ‘rắn’ hơn nhiều đối với công giáo so với trước?
Ngay sau khi giải quyết ‘tạm ổn’ vụ TKS và Thái Hà, ngày 06/1/2009 ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải vội vã ban hành chỉ thị số 1940/CT-TTg “về nhà, đất liên quan đến tôn giáo” chuyển tới Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các bộ ngành.
Tuy nhiên đó mới chỉ là cái ‘bề nổi’ chỉ đạo trong một đất nước tình trạng luật pháp chưa bao giờ được xem là “thượng tôn” đúng nghĩa, mà thay vào đó, mối ‘liên minh ma quỷ’ giữa quyền lực của đảng csvn và quyền lợi của một lực lượng công an khổng lồ khắp nơi đã leo lên chiếm lĩnh những cung bậc cao nhất trong xã hội.
Do vậy, đằng sau cái chỉ thị ra điều ‘kỷ cương phép nước’ trên chắc chắn đã có không ít các ‘mật lệnh’ khác của csvn gởi đến cho công an các tỉnh thành, ra lệnh từ nay phải cảnh giác và nhanh chóng dập tắt mọi ‘biểu hiện khác lạ’ có cùng kiểu dáng với TKS-Thái Hà, đại loại như việc dựng bàn thờ ngoài trời của giáo dân Tam Tòa sáng hôm qua 20/7/2009.
Chúng tôi cho rằng chính cái lý do này đã là căn cứ để hành động của CA Quảng Bình gây nên ‘thảm cảnh’ cho hàng trăm giáo dân Tam Tòa giáo phận Vinh sáng ngày hôm qua 20/7/2009. Csvn rút kinh nghiệm từ lần bị động năm qua chắc chắn sẽ không muốn thấy bất cứ tỉnh thành nào bị lâm vào tình huống khó khăn, khó xử và bất lợi trước dư luận trong ngoài nước như vụ TKS- Thái Hà ở bất cứ đâu. Càng xa mặt trời như Quảng Bình Ca càng cảm thấy không có bất cứ lý do gì để nhượng bộ.
Khi theo dõi các diễn biến của vụ việc qua hình ảnh và âm thanh thuật lại sự việc của một nữ giáo dân (tên Thủy) qua điện thoại, có lẽ mọi người không khó lắm để nhận ra mấy điều:
1. Hiện trường và hoàn cảnh của vụ Tam Tòa có gì đó trông khá giống với những gì diễn ra tại Tòa Khâm Sứ - Hà Nội. Cả hai đều là những cơ sở tôn giáo mang nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng đối với giáo phận Vinh. Việc dựng lều bạt rõ ràng là nhu cầu quá cấp thiết và chính đáng của giáo dân Tam Tòa, nhưng với Csvn họ đâu có nhu cầu thờ phụng gì, nên họ chỉ thấy mỗi một điều, đó là nếu để việc dựng lều trại này hình thành họ sẽ phải đối mặt rất gần với nguy cơ bị giáo dân đòi lại cái ‘chứng tích tội ác Mỹ’ là ngôi nhà thờ hoang tàn đổ nát nằm trơ trọi kia. Các quan chức cả bên chính quyền lẫn công an tỉnh Quảng Bình chắc chắn không hề muốn mình bị ‘mất ăn mất ngủ’ như ông chủ tịch Thảo của Tp.Hà Nội ngày nào
2. Sự can thiệp ‘cực nhanh’ của hàng tăm công an chỉ trong vài giờ đồng hồ sau khi giáo dân bắt đầu dựng lều bạt và mức độ trấn áp cũng tỏ ra quyết liệt hơn Thái Hà nhiều lần. hiện đã có gần 20 giáo dân bị bắt, chứng tỏ công an Quảng Bình đã cảm thấy rất tự tin và thoải mái khi hành động chứ không cần phải nghe ngóng, rào trước đón sau bằng những lực lượng dân quân tự phát như trong vụ Thái Hà.
Tuy nhiên, vụ việc cũng còn để lại trong chúng tôi một điều băn khoăn, rằng, không biết có phải vì đã có một sự quá dễ tin nào đó vào ‘lời hứa’ của chính quyền Quảng Bình hay không mà cả linh mục và giáo dân Tam Tòa khi tiến hành dựng lều bạt đã không lường trước tình huống xấu trên sẽ xảy ra hay không?
Bởi qua các bài viết liên quan đến vụ việc, chúng tôi thấy có nhắc đến chuyện “đầu năm nay, chính quyền Quảng Bình đã hứa là sẽ giải quyết thỏa đáng với Đức Giám mục GP Vinh” và kèm theo đó là tấm hình chụp tờ ‘Giấy Mời’ UBND Phường Đồng Mỹ gởi Lm. Lê Thanh Hồng để ‘trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức lễ Cầu An đầu năm’. Nhưng nếu ai đã từng làm việc trong các cơ quan Csvn đọc tờ giấy mời này hẳn đều thấy rằng không hề có chuyện ủng hộ việc cho phép mở rộng cơ sở sinh hoạt tôn giáo nào cả, mà mời đến nhẹ lắm cũng phải là ‘nhắc nhở’ thì đúng hơn. Điều này được thể hiện qua mấy chữ nhấn mạnh về thời gian mời là “Sau khi kết thúc lễ cầu an đầu năm”. Mời để ‘cho phép’ làm này làm nọ trước nay chúng ta chỉ thấy cảnh người dân đi ‘lạy lục’ các quan chức chứ làm gì có chuyện các quan sốt sắng kiểu này. Phải chăng vì lỡ cho tổ chức thánh lễ nhưng chắc thấy đông đảo giáo dân diễu hành làm ‘rềnh rang’ quá, chính quyền ‘có tật giật mình’ vì thế mà nôn nóng muốn nó sớm chấm dứt?
Cuối cùng, ngay sau vụ việc vừa xảy ra, trên các phương tiện thông tin cộng đoàn dân Chúa khắp nơi đã được thư “Cấp Báo” của Lm Chánh văn phòng TGM Lm. Antôn Phạm Đình Phùng Tòa TGM Vinh gởi đến “mọi người có lương tri” mà không chỉ là công giáo.
‘Phản ứng nhanh’ này của vị đại diện Tòa TGM giáo phận Vinh ngay cả trong hoàn cảnh Đức Cha Cao Đình Thuyên vắng nhà, là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy sau vụ TKS-Thái Hà vấn đề thông tin liên lạc trong giáo hội đã được chú trọng hơn từ các đấng bậc. Bởi đây là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu để mọi nơi “hiệp thông” cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa trong cơn nguy khốn hiện nay.
Sàigòn, 21/7/2009
Sự đàn áp thẳng tay không chút nhân nhượng của công an tỉnh này đã hé lộ cho chúng ta thấy được điều gì? Phải chăng sau những sự căng thẳng diễn ra tại Tòa Khâm Sứ và đặc biệt là giáo xứ Thái Hà, đây là ấu chỉ cho thấy nhà cầm quyền Csvn bắt đầu một lối cư xử ‘phòng thủ từ xa’ và cũng ‘rắn’ hơn nhiều đối với công giáo so với trước?
Ngay sau khi giải quyết ‘tạm ổn’ vụ TKS và Thái Hà, ngày 06/1/2009 ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải vội vã ban hành chỉ thị số 1940/CT-TTg “về nhà, đất liên quan đến tôn giáo” chuyển tới Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các bộ ngành.
Tuy nhiên đó mới chỉ là cái ‘bề nổi’ chỉ đạo trong một đất nước tình trạng luật pháp chưa bao giờ được xem là “thượng tôn” đúng nghĩa, mà thay vào đó, mối ‘liên minh ma quỷ’ giữa quyền lực của đảng csvn và quyền lợi của một lực lượng công an khổng lồ khắp nơi đã leo lên chiếm lĩnh những cung bậc cao nhất trong xã hội.
Do vậy, đằng sau cái chỉ thị ra điều ‘kỷ cương phép nước’ trên chắc chắn đã có không ít các ‘mật lệnh’ khác của csvn gởi đến cho công an các tỉnh thành, ra lệnh từ nay phải cảnh giác và nhanh chóng dập tắt mọi ‘biểu hiện khác lạ’ có cùng kiểu dáng với TKS-Thái Hà, đại loại như việc dựng bàn thờ ngoài trời của giáo dân Tam Tòa sáng hôm qua 20/7/2009.
Chúng tôi cho rằng chính cái lý do này đã là căn cứ để hành động của CA Quảng Bình gây nên ‘thảm cảnh’ cho hàng trăm giáo dân Tam Tòa giáo phận Vinh sáng ngày hôm qua 20/7/2009. Csvn rút kinh nghiệm từ lần bị động năm qua chắc chắn sẽ không muốn thấy bất cứ tỉnh thành nào bị lâm vào tình huống khó khăn, khó xử và bất lợi trước dư luận trong ngoài nước như vụ TKS- Thái Hà ở bất cứ đâu. Càng xa mặt trời như Quảng Bình Ca càng cảm thấy không có bất cứ lý do gì để nhượng bộ.
Khi theo dõi các diễn biến của vụ việc qua hình ảnh và âm thanh thuật lại sự việc của một nữ giáo dân (tên Thủy) qua điện thoại, có lẽ mọi người không khó lắm để nhận ra mấy điều:
1. Hiện trường và hoàn cảnh của vụ Tam Tòa có gì đó trông khá giống với những gì diễn ra tại Tòa Khâm Sứ - Hà Nội. Cả hai đều là những cơ sở tôn giáo mang nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng đối với giáo phận Vinh. Việc dựng lều bạt rõ ràng là nhu cầu quá cấp thiết và chính đáng của giáo dân Tam Tòa, nhưng với Csvn họ đâu có nhu cầu thờ phụng gì, nên họ chỉ thấy mỗi một điều, đó là nếu để việc dựng lều trại này hình thành họ sẽ phải đối mặt rất gần với nguy cơ bị giáo dân đòi lại cái ‘chứng tích tội ác Mỹ’ là ngôi nhà thờ hoang tàn đổ nát nằm trơ trọi kia. Các quan chức cả bên chính quyền lẫn công an tỉnh Quảng Bình chắc chắn không hề muốn mình bị ‘mất ăn mất ngủ’ như ông chủ tịch Thảo của Tp.Hà Nội ngày nào
2. Sự can thiệp ‘cực nhanh’ của hàng tăm công an chỉ trong vài giờ đồng hồ sau khi giáo dân bắt đầu dựng lều bạt và mức độ trấn áp cũng tỏ ra quyết liệt hơn Thái Hà nhiều lần. hiện đã có gần 20 giáo dân bị bắt, chứng tỏ công an Quảng Bình đã cảm thấy rất tự tin và thoải mái khi hành động chứ không cần phải nghe ngóng, rào trước đón sau bằng những lực lượng dân quân tự phát như trong vụ Thái Hà.
Tuy nhiên, vụ việc cũng còn để lại trong chúng tôi một điều băn khoăn, rằng, không biết có phải vì đã có một sự quá dễ tin nào đó vào ‘lời hứa’ của chính quyền Quảng Bình hay không mà cả linh mục và giáo dân Tam Tòa khi tiến hành dựng lều bạt đã không lường trước tình huống xấu trên sẽ xảy ra hay không?
Bởi qua các bài viết liên quan đến vụ việc, chúng tôi thấy có nhắc đến chuyện “đầu năm nay, chính quyền Quảng Bình đã hứa là sẽ giải quyết thỏa đáng với Đức Giám mục GP Vinh” và kèm theo đó là tấm hình chụp tờ ‘Giấy Mời’ UBND Phường Đồng Mỹ gởi Lm. Lê Thanh Hồng để ‘trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức lễ Cầu An đầu năm’. Nhưng nếu ai đã từng làm việc trong các cơ quan Csvn đọc tờ giấy mời này hẳn đều thấy rằng không hề có chuyện ủng hộ việc cho phép mở rộng cơ sở sinh hoạt tôn giáo nào cả, mà mời đến nhẹ lắm cũng phải là ‘nhắc nhở’ thì đúng hơn. Điều này được thể hiện qua mấy chữ nhấn mạnh về thời gian mời là “Sau khi kết thúc lễ cầu an đầu năm”. Mời để ‘cho phép’ làm này làm nọ trước nay chúng ta chỉ thấy cảnh người dân đi ‘lạy lục’ các quan chức chứ làm gì có chuyện các quan sốt sắng kiểu này. Phải chăng vì lỡ cho tổ chức thánh lễ nhưng chắc thấy đông đảo giáo dân diễu hành làm ‘rềnh rang’ quá, chính quyền ‘có tật giật mình’ vì thế mà nôn nóng muốn nó sớm chấm dứt?
Cuối cùng, ngay sau vụ việc vừa xảy ra, trên các phương tiện thông tin cộng đoàn dân Chúa khắp nơi đã được thư “Cấp Báo” của Lm Chánh văn phòng TGM Lm. Antôn Phạm Đình Phùng Tòa TGM Vinh gởi đến “mọi người có lương tri” mà không chỉ là công giáo.
‘Phản ứng nhanh’ này của vị đại diện Tòa TGM giáo phận Vinh ngay cả trong hoàn cảnh Đức Cha Cao Đình Thuyên vắng nhà, là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy sau vụ TKS-Thái Hà vấn đề thông tin liên lạc trong giáo hội đã được chú trọng hơn từ các đấng bậc. Bởi đây là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu để mọi nơi “hiệp thông” cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa trong cơn nguy khốn hiện nay.
Sàigòn, 21/7/2009
Thư hiệp thông giáo xứ Ngọ Xá (Gp Bắc Ninh) với giáo xứ Tam Tòa
Linh mục Giuse Phạm Văn Phương
13:48 21/07/2009
Lm Giuse Phạm Văn Phương
Ngọ Xá, Châu Minh, Hiệp Hoà
Tỉnh Bắc Giang
ĐT: 02403 972 502
DĐ: 0988 110 755
Bắc Giang, ngày 21 tháng 7 nam 2009
Kính gửi: Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh
Đồng kính gửi: Cha Phêrô Lê Thanh Hồng, Quản xứ Tam Toà
Trọng kính Đức Cha,
Kính thưa Cha Quản Xứ
Qua mạng internet, chúng con được biết các giáo dân ở xứ Tam Toà đã bị công an tỉnh Quảng Bình đàn áp dã man trong khi đang phục vụ Nhà Chúa; chúng con hết sức xúc động và thương cảm các anh chị em giáo dân Tam Toà và hết sức phẫn uất trước những hành động bạo lực của chính quyền Quảng Bình.
Chúng con hiểu biết, thông cảm và chia sẻ được phần nào thân phận và hoàn cảnh bị bách hại của Cha quản xứ và của anh chị em giáo dân Tam Toà hiện nay, vì trước đây chúng con cũng đã lâm vào hoàn cảnh tương tự, khi chúng con còn làm Chính xứ Yên Mỹ và xứ Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và thực thi bổn phận bảo vệ tài sản vật chất của Giáo Hội, chống lại việc chính quyền chiếm đoạt cách bất công và bất hợp pháp đất đai giáo xứ Phúc Yên.
Nay trong tinh thần hiệp thông của những người có cùng đức tin, cùng bị cường quyền bách hại, chúng con xin chia sẻ những thánh giá mà Đức Cha, Cha quản xứ và anh chị em giáo dân Tam Toà đang phải mang vác vì Chúa và Giáo Hội.
Hiệp thông với Giáo phận Vinh và Giáo xứ Tam Toà, chúng con:
1. Cực lực phản đối và lên án hành vi chính quyền chiếm đoạt nhà thờ và đất đai của giáo xứ Tam Toà.
2. Đề nghị chính quyền trả lại nhà thờ Tam Toà và khuôn viên cho giáo xứ và giáo phận, để giáo dân có nơi thờ tự xứng đáng.
3. Yêu cầu chính quyền Quảng Bình chấm dứt đàn áp, bắt bớ giáo dân và trả tự do cho các giáo dân đang bị bắt giữ oan khuất, bất công.
4. Xin Đức Cha, quý Cha và anh chị em giáo dân giáo phận Vinh kiên quyết đưa những kẻ lạm dụng chức quyền, sử dụng bạo lực, bắt bớ và đàn áp dân lành tại giáo xứ Tam Toà ra truy tố trước pháp luật và công luận.
Ngay chiều nay, 21/7, chúng con sẽ thông báo cho giáo dân ở giáo xứ Ngọ Xá được biết sự kiện giáo dân Tam Toà bị chính quyền đàn áp và chúng con sẽ cùng nhau cử hành thánh lễ cầu nguyện cho giáo phận Vinh, cho anh chị em giáo dân Tam Toà, đặc biệt là cho các nạn nhân đang bị bắt giữ, đánh đập và thân nhân của các nạn nhân này.
Xin Thiên Chúa ban ơn sủng của Người cho Đức Cha và Cha Xứ để các ngài lãnh đạo đoàn chiên trong lúc đầy khó khăn thử thách này.
Trong tinh thần hiệp thông
Linh mục Giuse Phạm Văn Phương
Chính xứ Ngọ Xá, Giáo phận Bắc Ninh
Ngọ Xá, Châu Minh, Hiệp Hoà
Tỉnh Bắc Giang
ĐT: 02403 972 502
DĐ: 0988 110 755
Bắc Giang, ngày 21 tháng 7 nam 2009
THƯ HIỆP THÔNG
Kính gửi: Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh
Đồng kính gửi: Cha Phêrô Lê Thanh Hồng, Quản xứ Tam Toà
Trọng kính Đức Cha,
Kính thưa Cha Quản Xứ
Qua mạng internet, chúng con được biết các giáo dân ở xứ Tam Toà đã bị công an tỉnh Quảng Bình đàn áp dã man trong khi đang phục vụ Nhà Chúa; chúng con hết sức xúc động và thương cảm các anh chị em giáo dân Tam Toà và hết sức phẫn uất trước những hành động bạo lực của chính quyền Quảng Bình.
Chúng con hiểu biết, thông cảm và chia sẻ được phần nào thân phận và hoàn cảnh bị bách hại của Cha quản xứ và của anh chị em giáo dân Tam Toà hiện nay, vì trước đây chúng con cũng đã lâm vào hoàn cảnh tương tự, khi chúng con còn làm Chính xứ Yên Mỹ và xứ Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và thực thi bổn phận bảo vệ tài sản vật chất của Giáo Hội, chống lại việc chính quyền chiếm đoạt cách bất công và bất hợp pháp đất đai giáo xứ Phúc Yên.
Nay trong tinh thần hiệp thông của những người có cùng đức tin, cùng bị cường quyền bách hại, chúng con xin chia sẻ những thánh giá mà Đức Cha, Cha quản xứ và anh chị em giáo dân Tam Toà đang phải mang vác vì Chúa và Giáo Hội.
Hiệp thông với Giáo phận Vinh và Giáo xứ Tam Toà, chúng con:
1. Cực lực phản đối và lên án hành vi chính quyền chiếm đoạt nhà thờ và đất đai của giáo xứ Tam Toà.
2. Đề nghị chính quyền trả lại nhà thờ Tam Toà và khuôn viên cho giáo xứ và giáo phận, để giáo dân có nơi thờ tự xứng đáng.
3. Yêu cầu chính quyền Quảng Bình chấm dứt đàn áp, bắt bớ giáo dân và trả tự do cho các giáo dân đang bị bắt giữ oan khuất, bất công.
4. Xin Đức Cha, quý Cha và anh chị em giáo dân giáo phận Vinh kiên quyết đưa những kẻ lạm dụng chức quyền, sử dụng bạo lực, bắt bớ và đàn áp dân lành tại giáo xứ Tam Toà ra truy tố trước pháp luật và công luận.
Ngay chiều nay, 21/7, chúng con sẽ thông báo cho giáo dân ở giáo xứ Ngọ Xá được biết sự kiện giáo dân Tam Toà bị chính quyền đàn áp và chúng con sẽ cùng nhau cử hành thánh lễ cầu nguyện cho giáo phận Vinh, cho anh chị em giáo dân Tam Toà, đặc biệt là cho các nạn nhân đang bị bắt giữ, đánh đập và thân nhân của các nạn nhân này.
Xin Thiên Chúa ban ơn sủng của Người cho Đức Cha và Cha Xứ để các ngài lãnh đạo đoàn chiên trong lúc đầy khó khăn thử thách này.
Trong tinh thần hiệp thông
Linh mục Giuse Phạm Văn Phương
Chính xứ Ngọ Xá, Giáo phận Bắc Ninh
Các giáo xứ Văn Thành -Thanh Giang -Thanh Chương - Nghệ An cầu nguyện hiệp thông với Tam Tòa
Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Hùng
14:05 21/07/2009
Sau khi nghe được cấp báo từ Văn phòng thư kí TGM Xã Đoài ngày 20/7/2009 và đọc những tin nóng qua các mạng lưới từ các trang web, sáng nay lúc 4h 30’ thứ 3 ngày 21/9/2009 Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân xứ Tam Toà (thành phố Đồng Hới-tỉnh Quảng Bình).
Cha xứ và bà con giáo dân tại vùng đất xa thuộc giáo phận Vinh (giáo xứ Văn Thành-Thanh Giang-Thanh Chương-Nghệ An) đã cùng hiệp thông sâu sắc với những anh chị em đang bị bách hại vì đạo Thánh, cụ thể là những anh chị em giáo dân đã bị công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn bằng lựu đạn cay cùng với với những vật dụng hành hung khác và nay đang bị giam giữ. Chúng tôi rất lấy làm đau xót vì những chi thể trong thân thể của Chúa Kitô một lần nữa bị tan nát vì nhân loại đôí xử tàn nhẫn.
Nhưng chúng tôi cảm phục những chứng nhân can đảm chịu cực hình cho Chúa Kitô trong thời đại hôm nay. Bởi vì Thánh Auguttinô đã khẳng định: “giáo hội luôn bước đi trong đau khổ nhưng có sự an ủi của Chúa”. Do đó, những vết thương mà giáo dân xứ Tam Toà phải chịu so với những vết thương của Chúa Kitô thì đáng là gì. Có chăng chúng ta vui trong niềm tin tưởng và ân sủng thì NHỮNG VẾT THƯƠNG ĐÓ ĐÃ GÓP VÀO NỖI ĐAU CÒN THIẾU CỦA ĐỨC KITÔ mà thôi.
Vả lại, Thánh Phaolô còn động viên chúng ta: “vui với người vui, khóc với người khóc”(Rm 12,14). Vì thế, trong Đức Kitô chịu đóng đinh, chúng ta cầu xin Chúa và Mẹ Maria đồng hành và nâng đỡ cho những anh chị em đó được mau thoát khỏi chốn nguy nan và nhanh chóng tìm lấy lại công lí và hoà bình vào một ngày sớm nhất.
Anh em trong Đức Kitô.
Cha xứ và bà con giáo dân tại vùng đất xa thuộc giáo phận Vinh (giáo xứ Văn Thành-Thanh Giang-Thanh Chương-Nghệ An) đã cùng hiệp thông sâu sắc với những anh chị em đang bị bách hại vì đạo Thánh, cụ thể là những anh chị em giáo dân đã bị công an Quảng Bình đánh đập tàn nhẫn bằng lựu đạn cay cùng với với những vật dụng hành hung khác và nay đang bị giam giữ. Chúng tôi rất lấy làm đau xót vì những chi thể trong thân thể của Chúa Kitô một lần nữa bị tan nát vì nhân loại đôí xử tàn nhẫn.
Nhưng chúng tôi cảm phục những chứng nhân can đảm chịu cực hình cho Chúa Kitô trong thời đại hôm nay. Bởi vì Thánh Auguttinô đã khẳng định: “giáo hội luôn bước đi trong đau khổ nhưng có sự an ủi của Chúa”. Do đó, những vết thương mà giáo dân xứ Tam Toà phải chịu so với những vết thương của Chúa Kitô thì đáng là gì. Có chăng chúng ta vui trong niềm tin tưởng và ân sủng thì NHỮNG VẾT THƯƠNG ĐÓ ĐÃ GÓP VÀO NỖI ĐAU CÒN THIẾU CỦA ĐỨC KITÔ mà thôi.
Vả lại, Thánh Phaolô còn động viên chúng ta: “vui với người vui, khóc với người khóc”(Rm 12,14). Vì thế, trong Đức Kitô chịu đóng đinh, chúng ta cầu xin Chúa và Mẹ Maria đồng hành và nâng đỡ cho những anh chị em đó được mau thoát khỏi chốn nguy nan và nhanh chóng tìm lấy lại công lí và hoà bình vào một ngày sớm nhất.
Anh em trong Đức Kitô.
Thư Hiệp Thông của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam với Tam Tòa
Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR
16:07 21/07/2009
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
38 Kỳ Đồng, Quận 3
TP Hồ Chí Minh
Sài Gòn, ngày 21 tháng 7 năm 2009
THƯ HIỆP THÔNG
Kính gửi: Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh
Đồng kính gửi: Quý linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo hạt Trót, Quảng Bình
Cha Lê Thanh Hồng và các tu sĩ, giáo dân giáo xứ Tam Toà
Kính thưa Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và giáo dân
Qua cha Phêrô Lê Thanh Hồng, Chính xứ Tam Toà, qua quý cha ở giáo hạt Trót và qua thông báo khẩn cấp của Toà Giám Mục Vinh, Dòng Chúa Cứu Thế chúng con đã được biết các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Tam Toà đã bị chính quyền tỉnh Quảng Bình đàn áp dã man vào sáng ngày 20/7/2009, khi đang dựng mái che trong thánh đường Tam Toà bị đổ nát.
Trong tư cách là những người đã bị cướp bóc đất đai và cơ sở thờ tự, bị đàn áp bằng bạo lực, bị vu khống, chụp mũ, bị bắt bớ và xét xử bất công, chúng con hiệp thông với những đau thương, mất mát và phẫn uất của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Tam Toà, cũng như của Đức Cha và toàn thể các thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Vinh.
Hiệp thông trong đức tin và đức mến giữa những người con cái Chúa trong Giáo Hội cùng chung số phận bị bách hại, Dòng Chúa Cứu Thế chúng con tuyên bố:
1) Cực lực phản đối và lên án hành vi sử dụng bạo lực của chính quyền tỉnh Quảng Bình để gây hấn rồi trấn áp các linh mục, tu sĩ và giáo dân tại nhà thờ Tam Toà.
2) Ủng hộ giáo xứ Tam Toà và giáo phận Vinh trong việc bảo vệ và sử dụng chính đáng và hợp pháp nhà thờ, các cơ sở vật chất và đất đai thuộc khu vực nhà thờ Tam Toà.
3) Yêu cầu chính quyền Quảng Bình tôn trọng pháp luật, tôn trọng tự do tôn giáo bằng cách trả lại quyền sở hữu, sự dụng hợp pháp nhà thờ Tam Toà, các cơ sở và phần đất thuộc khuôn viên nhà thờ Tam Toà, cho giáo phận Vinh mà cụ thể là cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Tam Toà.
4) Yêu cầu chính quyền Quảng Bình trả tự do lập tức cho các giáo dân đã bị Công an bắt giữ vô lý, vô cớ, oan ức và bất công tại nhà thờ Tam Toà, khi các giáo dân này đang ôn hoà làm mái che nhà thờ của mình.
5) Yêu cầu chính quyền Quảng Bình công bố danh tính đầy đủ những giáo dân đã bị công an bắt giữ, bảo đảm tính mạng, chữa trị thương tích và bồi thường cho các nạn nhân này.
6) Yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền sinh họat tôn giáo hợp pháp của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Tam Toà trên địa bàn giáo xứ Tam Toà và nhất là trong khuôn viên nhà thờ Tam Toà.
7) Dòng Chúa Cứu Thế, đặc biệt là ở Thái Hà và Sài Gòn, sẽ hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình các nạn nhân bị bạo lực của công an tấn công và bắt giữ trong ngày 20/7/2009.
Kính thưa Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý anh chị em giáo dân
Năm 2008, Đức Cha đã nói với anh em Dòng Chúa Cứu Thế rằng: “Việc của Thái Hà cũng là việc của giáo phận Vinh; việc của giáo phận Vinh cũng là việc của Thái Hà”.
Ý thức và ghi nhớ bổn phận liên đới vốn có của Giáo Hội theo lời khẳng định trên đây của Đức Cha, nay chúng con xin nói rằng: “Việc của Tam Toà cũng là việc của Thái Hà, việc của giáo phận Vinh cũng là việc của Dòng Chúa Cứu Thế”.
Nguyện xin Chúa Cứu Thế qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ban cho Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân, đặc biệt là cha xứ và anh chị em giáo dân Tam Toà được tràn đầy ơn Chúa, đứng vững trong thử thách đau thương, cùng vác thập giá với Chúa Giêsu để được chia sẻ vinh quang phục sinh cùng Ngài.
Hiệp thông trong kinh nguyện và hành động
Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR, Giám Tỉnh
và anh em DCCT Việt Nam
38 Kỳ Đồng, Quận 3
TP Hồ Chí Minh
Sài Gòn, ngày 21 tháng 7 năm 2009
THƯ HIỆP THÔNG
Kính gửi: Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh
Đồng kính gửi: Quý linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo hạt Trót, Quảng Bình
Cha Lê Thanh Hồng và các tu sĩ, giáo dân giáo xứ Tam Toà
Kính thưa Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và giáo dân
Qua cha Phêrô Lê Thanh Hồng, Chính xứ Tam Toà, qua quý cha ở giáo hạt Trót và qua thông báo khẩn cấp của Toà Giám Mục Vinh, Dòng Chúa Cứu Thế chúng con đã được biết các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Tam Toà đã bị chính quyền tỉnh Quảng Bình đàn áp dã man vào sáng ngày 20/7/2009, khi đang dựng mái che trong thánh đường Tam Toà bị đổ nát.
Trong tư cách là những người đã bị cướp bóc đất đai và cơ sở thờ tự, bị đàn áp bằng bạo lực, bị vu khống, chụp mũ, bị bắt bớ và xét xử bất công, chúng con hiệp thông với những đau thương, mất mát và phẫn uất của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Tam Toà, cũng như của Đức Cha và toàn thể các thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Vinh.
Hiệp thông trong đức tin và đức mến giữa những người con cái Chúa trong Giáo Hội cùng chung số phận bị bách hại, Dòng Chúa Cứu Thế chúng con tuyên bố:
1) Cực lực phản đối và lên án hành vi sử dụng bạo lực của chính quyền tỉnh Quảng Bình để gây hấn rồi trấn áp các linh mục, tu sĩ và giáo dân tại nhà thờ Tam Toà.
2) Ủng hộ giáo xứ Tam Toà và giáo phận Vinh trong việc bảo vệ và sử dụng chính đáng và hợp pháp nhà thờ, các cơ sở vật chất và đất đai thuộc khu vực nhà thờ Tam Toà.
3) Yêu cầu chính quyền Quảng Bình tôn trọng pháp luật, tôn trọng tự do tôn giáo bằng cách trả lại quyền sở hữu, sự dụng hợp pháp nhà thờ Tam Toà, các cơ sở và phần đất thuộc khuôn viên nhà thờ Tam Toà, cho giáo phận Vinh mà cụ thể là cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Tam Toà.
4) Yêu cầu chính quyền Quảng Bình trả tự do lập tức cho các giáo dân đã bị Công an bắt giữ vô lý, vô cớ, oan ức và bất công tại nhà thờ Tam Toà, khi các giáo dân này đang ôn hoà làm mái che nhà thờ của mình.
5) Yêu cầu chính quyền Quảng Bình công bố danh tính đầy đủ những giáo dân đã bị công an bắt giữ, bảo đảm tính mạng, chữa trị thương tích và bồi thường cho các nạn nhân này.
6) Yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền sinh họat tôn giáo hợp pháp của các linh mục, tu sĩ và giáo dân Tam Toà trên địa bàn giáo xứ Tam Toà và nhất là trong khuôn viên nhà thờ Tam Toà.
7) Dòng Chúa Cứu Thế, đặc biệt là ở Thái Hà và Sài Gòn, sẽ hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình các nạn nhân bị bạo lực của công an tấn công và bắt giữ trong ngày 20/7/2009.
Kính thưa Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý anh chị em giáo dân
Năm 2008, Đức Cha đã nói với anh em Dòng Chúa Cứu Thế rằng: “Việc của Thái Hà cũng là việc của giáo phận Vinh; việc của giáo phận Vinh cũng là việc của Thái Hà”.
Ý thức và ghi nhớ bổn phận liên đới vốn có của Giáo Hội theo lời khẳng định trên đây của Đức Cha, nay chúng con xin nói rằng: “Việc của Tam Toà cũng là việc của Thái Hà, việc của giáo phận Vinh cũng là việc của Dòng Chúa Cứu Thế”.
Nguyện xin Chúa Cứu Thế qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ban cho Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân, đặc biệt là cha xứ và anh chị em giáo dân Tam Toà được tràn đầy ơn Chúa, đứng vững trong thử thách đau thương, cùng vác thập giá với Chúa Giêsu để được chia sẻ vinh quang phục sinh cùng Ngài.
Hiệp thông trong kinh nguyện và hành động
Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR, Giám Tỉnh
và anh em DCCT Việt Nam
Vụ Tam Tòa chiều tối ngày 20.7.2009
Lạc Việt CTV dcctvn.net
16:12 21/07/2009
Như chúng tôi đã đưa tin: Để che mưa nắng cho cộng đoàn tham dự thánh lễ, từ 3 sáng hôm nay giáo dân đã làm rạp trong khuôn viên nhà thờ Tam Toà trên bờ biển Nhật Lệ và kết cục từ 8 h 30 đến 9 h 30, lực lượng cảnh sát, dân phòng và “quần chúng tự phát … tiền” đã đàn áp linh mục, tu sĩ và giáo dân đang hiện diện ở đây, đánh bị thương và bắt giữ nhiều người.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, trưa hôm nay, Cha xứ Lê Thanh Hồng đã lên đường ra Toà Giám Mục Vinh để tường trình sự kiện và xin sự trợ giúp của Toà Giám Mục việc bảo vệ giáo dân, tu sĩ và linh mục.
Tại Toà Giám Mục Vinh, Đức Giám Mục đi Ad Limina còn chưa về. Xử lý thường vụ hiện nay là cha Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện, một người cũng đã từng nếm lao tù của chế độ cộng sản.
Một người đã liên hệ với ngài cho chúng tôi biết: Sau khi nghe báo cáo, cha Tổng Đại Diện coi cuộc đàn áp cộng đoàn Tam Toà như một kiểu “Thiên An Môn” và giáo phận Vinh không thể không có hành động mạnh mẽ để bảo vệ các linh mục, tu sĩ và giáo dân Tam Toà.
Tại Tam Toà, quý cha phụ trách các giáo xứ lân cận Tam Toà đã có mặt ở Đồng Hới. Một số cha còn là nhân chứng vụ đàn áp của nhà cầm quyền sáng nay. Các ngài chia sẻ, nâng đỡ, an ủi và khích lệ cộng đoàn Tam Toà đang lâm cơn gian nan khốn khó.
Chiều nay, khoảng 15 h 30, quý cha: Phêrô-Maria Hoàng Anh Ngợi (GX Tam Trang), cha Phêrô Ngô Thế Bính ( GX Hà Lời), cha Gioan Nguyễn Văn Chủ ( Gx Hà Lời), cha Phêrô Trần Ngọc Hưởng, ( Gx Khe Gát) đã đại diện các linh mục và giáo dân giáo hạt Nam Quảng Bình, đi gặp các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình và thành phố Đồng Hới.
Mục đích của cuộc gặp này, theo cha Hoàng Anh Ngợi là yêu cầu chính quyền địa phương thả tự do lập tức cho những người bị bắt giữ và đưa vào bệnh viện các nạn nhân bị CA đánh bị thương. Các ngài cũng chất vấn các cấp chính quyền về việc đàn áp dã man những người dân lành ở Tam Toà.
UBND và Sở CA tỉnh Quảng Bình cũng như CA thành phố Đồng Hới tìm cách tránh gặp 4 cha trên đây. Bốn cha cũng đã đến UBND thành phố Đồng Hới, gặp vị Phó Chủ tịch UBND và đại diện một số ban ngành của Thành Phố và các cán bộ chính quyền này đã từ chối yêu cầu chính đáng của các linh mục.
Chính quyền cho rằng họ trấn áp và bắt giữ giáo dân vì giáo dân đã tấn công CA.
Bà Têrêxa Võ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐGX Tam Toà, một nhân chứng và cũng là nạn nhân, cho biết: “Điều quy kết trên đây là dối trá và phi lý, vì giáo dân chỉ dựng rạp ở khuôn viên nhà thờ. Giáo dân không làm gì CA. Ngược lại, chính CA đã tràn vào gây hấn và tấn công giáo dân rất dã man giống như thú dữ ăn thịt người. Một em thấy thế, đã tự vệ bằng cách dùng xà beng đâm vào chân một kẻ tấn công giáo dân và đấy chỉ là một phản ứng tự vệ chính đáng”.
Bà Thuỷ cũng cho biết: “Nếu giáo dân không kiềm chế bản thân theo lời kêu gọi của cha xứ thì chắc chắc hôm nay ở Tam Toà đã là một “bãi máu” và chắc chắn hai bên sẽ đều có người chết”.
Hiện giáo dân đang tìm cách liên lạc và cứu giúp các nạn nhân đang còn được tự do cũng như những nạn nhân đã bị bắt giữ. Tuy nhiên việc này rất khó. Sau khi bị đàn áp, giáo dân đã tản mác và cộng đoàn Tam Toà chưa thẻ tập họp để cử hành phụng vụ, trong khi số người bị bắt thì chính quyền vẫn chưa cho gặp mặt người thân.
Khoảng 22 h có 2 nạn nhân bị bắt giữ sáng nay đã được CA thả tự do vì 2 nạn nhân chưa đến tuổi trưởng thành. Đó là em Vị và em Huỳnh Văn Tấn. Mặc dù vậy CA Quảng Bình còn đang thu giữ máy và số điện thoại di động của em Huỳnh Văn Tấn.
Có người gọi đến số máy này của em sau khi em được thả thì có người nghe và nhận rằng mình là nhân viên CA, nhưng khi hỏi danh tính và các thông tin liên quan đến vụ bắt người và tịch thu điện thoại thì nhân viên này từ chối trả lời.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân đang hiện diện ở Đồng Hới, hoặc đang hướng về Đồng Hới, vẫn tiếp tục cầu nguyện, gặp gỡ và chia sẻ để liên kết nâng đỡ nhau trong cơn gian nan khốn khó./.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, trưa hôm nay, Cha xứ Lê Thanh Hồng đã lên đường ra Toà Giám Mục Vinh để tường trình sự kiện và xin sự trợ giúp của Toà Giám Mục việc bảo vệ giáo dân, tu sĩ và linh mục.
Tại Toà Giám Mục Vinh, Đức Giám Mục đi Ad Limina còn chưa về. Xử lý thường vụ hiện nay là cha Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện, một người cũng đã từng nếm lao tù của chế độ cộng sản.
Một người đã liên hệ với ngài cho chúng tôi biết: Sau khi nghe báo cáo, cha Tổng Đại Diện coi cuộc đàn áp cộng đoàn Tam Toà như một kiểu “Thiên An Môn” và giáo phận Vinh không thể không có hành động mạnh mẽ để bảo vệ các linh mục, tu sĩ và giáo dân Tam Toà.
Tại Tam Toà, quý cha phụ trách các giáo xứ lân cận Tam Toà đã có mặt ở Đồng Hới. Một số cha còn là nhân chứng vụ đàn áp của nhà cầm quyền sáng nay. Các ngài chia sẻ, nâng đỡ, an ủi và khích lệ cộng đoàn Tam Toà đang lâm cơn gian nan khốn khó.
Chiều nay, khoảng 15 h 30, quý cha: Phêrô-Maria Hoàng Anh Ngợi (GX Tam Trang), cha Phêrô Ngô Thế Bính ( GX Hà Lời), cha Gioan Nguyễn Văn Chủ ( Gx Hà Lời), cha Phêrô Trần Ngọc Hưởng, ( Gx Khe Gát) đã đại diện các linh mục và giáo dân giáo hạt Nam Quảng Bình, đi gặp các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình và thành phố Đồng Hới.
Mục đích của cuộc gặp này, theo cha Hoàng Anh Ngợi là yêu cầu chính quyền địa phương thả tự do lập tức cho những người bị bắt giữ và đưa vào bệnh viện các nạn nhân bị CA đánh bị thương. Các ngài cũng chất vấn các cấp chính quyền về việc đàn áp dã man những người dân lành ở Tam Toà.
UBND và Sở CA tỉnh Quảng Bình cũng như CA thành phố Đồng Hới tìm cách tránh gặp 4 cha trên đây. Bốn cha cũng đã đến UBND thành phố Đồng Hới, gặp vị Phó Chủ tịch UBND và đại diện một số ban ngành của Thành Phố và các cán bộ chính quyền này đã từ chối yêu cầu chính đáng của các linh mục.
Chính quyền cho rằng họ trấn áp và bắt giữ giáo dân vì giáo dân đã tấn công CA.
Bà Têrêxa Võ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐGX Tam Toà, một nhân chứng và cũng là nạn nhân, cho biết: “Điều quy kết trên đây là dối trá và phi lý, vì giáo dân chỉ dựng rạp ở khuôn viên nhà thờ. Giáo dân không làm gì CA. Ngược lại, chính CA đã tràn vào gây hấn và tấn công giáo dân rất dã man giống như thú dữ ăn thịt người. Một em thấy thế, đã tự vệ bằng cách dùng xà beng đâm vào chân một kẻ tấn công giáo dân và đấy chỉ là một phản ứng tự vệ chính đáng”.
Bà Thuỷ cũng cho biết: “Nếu giáo dân không kiềm chế bản thân theo lời kêu gọi của cha xứ thì chắc chắc hôm nay ở Tam Toà đã là một “bãi máu” và chắc chắn hai bên sẽ đều có người chết”.
Hiện giáo dân đang tìm cách liên lạc và cứu giúp các nạn nhân đang còn được tự do cũng như những nạn nhân đã bị bắt giữ. Tuy nhiên việc này rất khó. Sau khi bị đàn áp, giáo dân đã tản mác và cộng đoàn Tam Toà chưa thẻ tập họp để cử hành phụng vụ, trong khi số người bị bắt thì chính quyền vẫn chưa cho gặp mặt người thân.
Khoảng 22 h có 2 nạn nhân bị bắt giữ sáng nay đã được CA thả tự do vì 2 nạn nhân chưa đến tuổi trưởng thành. Đó là em Vị và em Huỳnh Văn Tấn. Mặc dù vậy CA Quảng Bình còn đang thu giữ máy và số điện thoại di động của em Huỳnh Văn Tấn.
Có người gọi đến số máy này của em sau khi em được thả thì có người nghe và nhận rằng mình là nhân viên CA, nhưng khi hỏi danh tính và các thông tin liên quan đến vụ bắt người và tịch thu điện thoại thì nhân viên này từ chối trả lời.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân đang hiện diện ở Đồng Hới, hoặc đang hướng về Đồng Hới, vẫn tiếp tục cầu nguyện, gặp gỡ và chia sẻ để liên kết nâng đỡ nhau trong cơn gian nan khốn khó./.
Chiều ngày hôm nay Đoàn giáo dân Thái Hà đã tới cầu nguyện hiệp thông tại Tam Tòa
Mỹ Du
18:14 21/07/2009
TAM TÒA - Sau khi nghe tin anh chị em giáo dân Tam Tòa bị đàn áp, giáo dân giáo xứ Thái Hà thuộc tổng giáo phận Hà Nội, đã đến cầu nguyện tại nhà thờ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, vào lúc 15:45 chiều ngày 21/7/2009. Trong số những người đang cầu cầu nguyện, phát hiện ra một người lạ mặt là một công an chìm cũng đến cầu nguyện (x).
Phái đoàn gồm 50 người, sau khi đoàn vừa hát kinh Hòa Bình xong, vừa lên xe để rời Đồng Hới, thì cùng lúc cũng thấy có một nhóm công an vừa ập tới.
Phái đoàn gồm 50 người, sau khi đoàn vừa hát kinh Hòa Bình xong, vừa lên xe để rời Đồng Hới, thì cùng lúc cũng thấy có một nhóm công an vừa ập tới.
Tại đài Đức Mẹ La Vang: GX Thái Hà thắp nến cầu nguyện hiệp thông với GX Tam Tòa, GP Vinh
CTV Thái Hà
20:01 21/07/2009
LA VANG - Thời gian qua, thấm nhuần tình cảm và sự hiệp thông trong Giáo hội qua những biến cố đã xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà, với tinh thần “Việc của Thái Hà là việc của Vinh, việc của Vinh là việc của Thái Hà” (Lời ĐGM Phaolo Cao Đình Thuyên tại Thái Hà năm 2008).
Xem hình ảnh
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, khi những thông tin về sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền Quảng Bình tại Đồng Hới đối với giáo dân giáo xứ Tam Tòa, thuộc GP Vinh, một đoàn gồm có linh mục, tu sĩ, giáo dân, lễ sinh Thái Hà đã lên đường vào miền Trung.
Tối 21/7/2009, Đoàn Giáo xứ Thái Hà đã đến hành hương, dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện tại Linh đài Đức Mẹ La Vang, nơi cách đây hơn 200 năm, Mẹ đã hiện ra và phán: “Từ nay về sau, những ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này, sẽ được nhậm lời kêu xin như ý nguyện”.
Nội dung của buổi cầu nguyện của Giáo xứ Thái Hà chủ yếu là cầu nguyện cho Giáo xứ Tam Tòa, Giáo phận Vinh đang bị bách hại nặng nề.
Cùng tham dự Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện, có đông đảo giáo dân và khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước và Việt kiều cũng như khách nước ngoài đang hành hương La Vang.
Trong màn đêm tĩnh lặng của đất trời La Vang, những lời kinh cất lên tha thiết dâng lên Mẹ La Vang, xin Người cầu bầu cho các tín hữu Tam Tòa đang bị bách hại hiện nay như Mẹ đã từng hiện ra, đưa tay cứu giúp đoàn con bị bách hại hơn 200 năm về trước.
Những ngọn nến lung linh trên tay các tín hữu hôm nay, rực cháy mạnh mẽ hơn, tỏa ánh sáng huyền diệu lên bầu trời đêm như tâm hồn các tín hữu đang hướng về những anh em, đồng đạo của mình đang chịu cơn nguy nan dưới tay nhà cầm quyền cộng sản.
Những hình ảnh thắp nến cầu nguyện trong đêm, trước tượng đài linh thiêng của Đức Mẹ La Vang đã làm xúc động nhiều tâm hồn tín hữu và khách hành hương. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi ở thế kỷ 21, tại một đất nước luôn tự hào là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” vẫn có những người khốn khó và bị bách hại nặng nề bởi niềm tin tôn giáo của mình.
Xin hiệp cùng mọi tín hữu trong đất nước Việt Nam và Giáo hội hoàn vũ cũng như những người có lương tâm, thiện chí hướng về các giáo dân Tam Tòa.
La Vang, Quảng Trị 21/7/2009
Xem hình ảnh
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, khi những thông tin về sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền Quảng Bình tại Đồng Hới đối với giáo dân giáo xứ Tam Tòa, thuộc GP Vinh, một đoàn gồm có linh mục, tu sĩ, giáo dân, lễ sinh Thái Hà đã lên đường vào miền Trung.
Tối 21/7/2009, Đoàn Giáo xứ Thái Hà đã đến hành hương, dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện tại Linh đài Đức Mẹ La Vang, nơi cách đây hơn 200 năm, Mẹ đã hiện ra và phán: “Từ nay về sau, những ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này, sẽ được nhậm lời kêu xin như ý nguyện”.
Nội dung của buổi cầu nguyện của Giáo xứ Thái Hà chủ yếu là cầu nguyện cho Giáo xứ Tam Tòa, Giáo phận Vinh đang bị bách hại nặng nề.
Cùng tham dự Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện, có đông đảo giáo dân và khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước và Việt kiều cũng như khách nước ngoài đang hành hương La Vang.
Trong màn đêm tĩnh lặng của đất trời La Vang, những lời kinh cất lên tha thiết dâng lên Mẹ La Vang, xin Người cầu bầu cho các tín hữu Tam Tòa đang bị bách hại hiện nay như Mẹ đã từng hiện ra, đưa tay cứu giúp đoàn con bị bách hại hơn 200 năm về trước.
Những ngọn nến lung linh trên tay các tín hữu hôm nay, rực cháy mạnh mẽ hơn, tỏa ánh sáng huyền diệu lên bầu trời đêm như tâm hồn các tín hữu đang hướng về những anh em, đồng đạo của mình đang chịu cơn nguy nan dưới tay nhà cầm quyền cộng sản.
Những hình ảnh thắp nến cầu nguyện trong đêm, trước tượng đài linh thiêng của Đức Mẹ La Vang đã làm xúc động nhiều tâm hồn tín hữu và khách hành hương. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi ở thế kỷ 21, tại một đất nước luôn tự hào là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” vẫn có những người khốn khó và bị bách hại nặng nề bởi niềm tin tôn giáo của mình.
Xin hiệp cùng mọi tín hữu trong đất nước Việt Nam và Giáo hội hoàn vũ cũng như những người có lương tâm, thiện chí hướng về các giáo dân Tam Tòa.
La Vang, Quảng Trị 21/7/2009
Văn Hóa
Hiền nhân và ác qủy
Jos. Tú Nạc, NMS
16:24 21/07/2009
Hiền nhân trí tuệ dụng dung ngôn,
Ác quỷ hạ cấp vận vũ biền.
Con người há phải như con vật,
Dốt nát, ngu si hưởng đồ dư.
Bạo hành uy lực trên xuống dưới,
Hại kẻ ngay lành đám hiền chiên.
Linh địa phụng tự lai tàn hủy,
Nhữ đẳng hành khan tự cao thiên.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Hậu duệ hà nhân lạng thử tư.
Ác quỷ hạ cấp vận vũ biền.
Con người há phải như con vật,
Dốt nát, ngu si hưởng đồ dư.
Bạo hành uy lực trên xuống dưới,
Hại kẻ ngay lành đám hiền chiên.
Linh địa phụng tự lai tàn hủy,
Nhữ đẳng hành khan tự cao thiên.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Hậu duệ hà nhân lạng thử tư.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trâu Trên Vườn Cỏ Xanh
Sen K.
06:23 21/07/2009
TRÂU TRÊN VƯỜN CỎ XANH
Ảnh của Sen K. – Philippines
Miếng trầu là đầu câu chuyện
Con trâu là đầu cơ nghiệp.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: I – Immaterial
Nguyễn Trọng Đa
15:45 21/07/2009
I
I, Imperata – Buộc, kinh buộc đọc.
I.C.
I.C., Jesus -- mẫu tự đầu và mẫu tự cuối của tên Chúa Giêsu trong tiếng Hi Lạp Ihcuc.
Ichabod
Ichabod, I-kha-vốt. Là cháu trai của Eli (Ê-li), Eli làm thủ lĩnh xét xử Israel trong 40 năm, và qua đời khi ông biết rằng Hòm Bia Thiên Chúa bị người Philistine (Phi-li-tinh) chiếm đọat. Và lúc ấy, con dâu ông là vợ của Phinehas (Pin-khát) sinh hạ một con trai. Việc nghĩ rằng Eli đã qua đời, chồng là Phinehas bị tử trận, và Hòm bia nằm trong tay người nước ngoài đã thúc đẩy bà đặt tên hài nhi là “Ichabod”, nghĩa là “vinh quang bị cướp” hoặc “ô nhục” trong tiếng Do Thái cổ (I Sm 4:17-22). Tuy nhiên, người Philistine đã trả lại Hòm bia sau bảy tháng, vị họ sợ cơn thịnh nộ của Đức Chúa (I Sm 6).
Icon
Ảnh tượng thánh, tranh tượng thánh. Là một ảnh tượng thánh vẽ của Giáo hội Đông phương. Ảnh thường được vẽ lên gỗ, và được phủ nổi bằng hạt trân châu, vàng hoặc bạc, trừ phần mặt và tay. Ảnh tượng thánh của từng ngày lễ được trưng trên một cái giá nghiêng. Các ảnh tượng của Chúa và Đức Mẹ được tôn kính đặc biệt, xông hương, mang đi rước kiệu, và thường đặt trên bình phong ảnh tượng. Các ảnh tượng trong Giáo hội Đông phương thay thế cho các bức tượng ở Tây Phương. (Từ nguyên Hi Lạp eik_n, hình ảnh.)
Iconoclasm
Lạc giáo bài trừ ảnh thánh. Là một lạc giáo bài trừ việc sử dụng ảnh tượng, cho đó là mê tín dị đoan, và cổ vũ việc xóa bỏ ảnh tượng. Thuyết bị ảnh hưởng của Hồi giáo, vốn xem mọi ảnh tượng là ngẫu tượng. Áp lực của Hồi giáo lên các nhà cầm quyền thúc giục cuộc khủng hỏang này, vốn đến trong hai giai đọan. Giai đọan thứ nhất khởi đầu với Hòang đế Leo III người Syria năm 726 và kết thúc với công đồng chung thứ bảy và công đồng Nicaea II năm 787. Giai đọan thứ hai khởi đầu với Hòang đế Leo V, người Armenia, và kết thúc khi ngày mừng Chính truyền (Chủ nhật I mùa Chay) được thiết lập năm 842 dưới triều Nữ hòang Theodora. Các thánh Gioan Damascene và Theodore là những vị bênh vực chính yếu cho ảnh tượng. Như được công đồng Nicaea II định nghĩa, các ảnh tượng có thể được trưng bày và tôn kính một cách hợp pháp. Việc tôn kính ảnh tượng chính là tôn kính các đấng mà tượng biểu trưng. (Từ nguyên Hi Lạp eik_n, ảnh + klaein, phá vỡ.)
Iconography
Ảnh tượng học, khoa ảnh thánh. Là khoa học về mô tả và giải thích các lối trình bày truyền thống của biểu tượng thánh trong nghệ thuật, được tìm thấy ở tranh khảm, tượng và ảnh tượng. Nhiều cảnh trong Kinh thánh và sự tích các thánh, đang tô điểm tường và trần các nhà thờ Công giáo, có tầm quan trọng về lịch sử cũng như về tín lý. Khoa ảnh thánh nghiên cứu ý nghĩa của chúng. (Từ nguyên Hi Lạp eik_n, ảnh + graphia, viết, phác họa.)
Iconostasis
Bình phong ảnh tượng. Là một bình phong cứng ngăn cách cung thánh, trong Giáo hội Đông phương, với thân nhà thờ, che bàn thờ khỏi bị nhìn thấy. Bình phong được đục bởi ba cửa; cửa trung tâm, tức cửa hòang gia, có một thánh giá phía trên. Trên cửa này cũng có ít nhất hai ảnh tượng Chúa và Đức Mẹ, mặc dầu cửa này thường có nhiều ảnh tượng. Các nhà xây dựng nhà thờ kiểu Gothic sử dụng các hậu đàn bình để làm đẹp cho bàn thờ, và Giáo hội Đông phương sử dụng bình phong trang trí này.
Icxc Nika
Icxc Nika. Chữ tắt của các chữ Hi Lạp Ihcuc Xpictoc Nika, có nghĩa là “Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu tinh.”
Id
Id, Idus – ngày 15 của các tháng 31 ngày, và ngày 13 của các tháng khác.
Idea
Ý niệm, ý tưởng, ý kiến, khái niệm. Nguyên thủy nó có nghĩa là hình dáng hoặc hình dạng hữu hình của một vật, và hiện hữu ngoài vật ấy. Do đó, ý niệm là sự giống nhau trong tâm trí một sự có thực hiện hữu ngòai tâm trí. Một ý tưởng là rõ ràng khi nó phân biệt với các ý tưởng khác; nó là đầy đủ khi nó diễn tả một cách phù hợp bản tính của điều được quan niệm trong tâm trí; nó là nguyên thủy khi được thủ đắc trực tiếp từ một vật đã biết; và là phái sinh khi đến từ các ý tưởng khác bằng sự so sánh hoặc tương phản. (Từ nguyên Hi Lạp idein, nhìn, xem.)
Ideal
Lý tưởng, mẫu mực. Là tiêu chuẩn hoặc chuẩn xuất sắc, vốn giúp làm mẫu cho cư xử đạo đức. Nó mang khái niệm của một điều gì chỉ có trong trí tưởng tượng, và do đó có tầm nhìn sắc bén về tương lai, có thể giúp kích thích và gây hứng cho hành vi cư xử của con người.
Idealism
Chủ thuyết duy tâm, chủ nghĩa lý tưởng. Trong triết học Plato, đây là chủ thuyết nói rằng các vật hữu hình của thế giới này chỉ là sao chép lại các thực tại hoàn hảo của thế giới khác, đó là thế giới siêu cảm giác của tinh thần. Trong triết học thánh Âu Tinh và các người theo học thuyết Kinh viện, đây là thuyết nói rằng lý tưởng của khuôn mẫu, theo đó mọi vật được tạo thành, là ý tưởng trong tâm trí Thiên Chúa. Trong triết học hiện đại, chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa chối bỏ thực tại nơi thế giới hữu hình và ngọai tại, và gán sự hiện hữu thật sự cho các vật như chúng là ở trong tâm trí. Trong hình thức cực đoan của nó là thuyết chủ nghĩa chủ quan, chối bỏ sự hiện hữu cho bất cứ điều gì nằm ngòai tâm trí của người đang tư duy.
Identity
Đặc tính, đồng nhất tính. Phầm chất của sự giống như nhau. Đồng nhất tính tuyệt đối là sự hòan tòan giống như nhau, không có sự thay đổi nào hoặc khác biệt nào; đồng nhất tính tương đối là có sự giống nhau giữa nhiều vật khác,vốn cho phép có các khác biệt về bản tính và mức độ. Chỉ có Chúa mãi mãi là đồng nhất với Ngài mà thôi. Các lòai thụ tạo có đồng nhất tính tương đối, bởi vì chúng đã thay đổi khi được tạo thành lần đầu từ hư không; chúng còn thay đổi nữa, tùy vào sự ổn định tương đối của bản tính, và thiên thần và con người thay đổi tùy vào bản vị của mình; và chúng khác nhau giữa chúng với nhau bằng muôn ngàn cách, nhưng chủ yếu mỗi thụ tạo có bản thể riêng biệt, và nơi con người, có cá nhân riêng và bất khả thông.
Identity Crisis
Khủng hoảng căn tính, khủng hoảng bản sắc. Là sự không chắc chắn mà một số người cảm nghiệm về họ là ai, và vai trò cuộc sống họ như thế nào trong Giáo hội hoặc trong xã hội lòai người. Khủng hỏang này một phần bị tạo ra bởi các ý tưởng xa lạ xâm nhập vào Kitô giáo trong lịch sử. Một số giáo hữu đang đấu tranh giữa hai hình ảnh của họ: một hình ảnh được sự hỗ trợ của nền văn hóa thân thiện, và một hình ảnh bị thách thức về sự hợp pháp bởi một nền văn hóa thù địch, hoặc ít là dửng dưng với các giá trị Kitô giáo.
Ideology
Ý thức hệ, chủ nghĩa. Là các ý tưởng ảnh hưởng một nhóm người hoặc một hội, và tác động lối cư xử của họ. Các ý tưởng là phi vật chất khi chúng là đúng hay sai; chúng trở nên ý thức hệ khi chúng tác động con người hành động. Một trong các đặc điểm của thế giới hiện đại là khả năng tạo ra các ý thức hệ mới, hoặc thay đổi ý thức hệ cũ, thông qua phương tiện truyền thông đại chúng.
Idiorrhythmic
Dị sĩ. Là một lối sống đan tu trong truyền thống Chính thống giáo Đông phương. Các tu viện dị sĩ xuất hiện từ thế kỷ 15, và mỗi tu viện được điều hành bởi hai ủy viên quản trị thay đổi hàng năm. Một cha tinh thần (pneumatikos) phụ trách đời sống nội tâm của các tu sĩ, và họ gặp gỡ nhau để đọc Thần tụng và ăn chung trong các ngày lễ lớn. Ngoài ra, họ sống riêng tư, hoặc một mình hoặc từng nhóm nhỏ, và do đó không phải là một cộng đoàn ẩn tu hay đan tu.
Idleness
Sự lười nhác, biếng nhác. Là sự không muốn làm việc. Lý do có thể là thể lý, do người ấy thiếu sức lực; có thể là tinh thần, do người ấy không biết phải làm gì; hoặc có thể là luân lý, do sự lười biếng không đưa ra nỗ lực cần có để bắt đầu làm việc, hoặc không làm việc như việc ấy đáng cần làm.
Idol
Thần tượng, ngẫu tượng, ngẫu thần. Là bất cứ tạo vật nào được trao cho vinh dự thần thánh. Nó không cần là một biểu tượng hoặc một hình ảnh, và có thể là một con người. Thật ra, người ấy có thể là chính bản thân mình, hoặc một sáng tạo nào đó của tâm trí hay ý chí của mình. Một vật trở thành một ngẫu tượng khi nó được đối xử như một cùng đích, mà không quy chiếu đến Chúa. (Từ nguyên Latinh idolum, hình ảnh, thần tượng; từ chữ Hi Lạp eid_lon, con ma, ngẫu tượng.)
Iesous Hemeteros Soter
Iesous Hemeteros Soter, Chúa Giêsu Đấng Cứu độ chúng ta. Tước hiệu Chúa Giêsu bằng chữ Hi Lạp trong các bảng viết thời đầu Kitô giáo.
Iesus Hominum Salvator
Iesus Hominum Salvator, Chúa Giêsu Đấng Cứu độ loài người. Chữ viết Latinh của tước hiệu Chúa Giêsu nơi các đền đài Kitô giáo thời đầu. Viết tắt là I.H.S.
Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum
Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum, “Giêsu thành Nazareth, Vua dân Do thái”. Chữ viết tiếng Latinh trên thánh giá Chúa Kitô trên đồi Canvê. Viết tắt là I.N.R.I.
Ignorance
Vô tri, ngu dốt, vô học. Thiếu kiến thức đáng ra cần phải có. Đối với sự quy trách, vô tri có thể là có tội hay không có tội, trong từ ngữ kỹ thuật gọi là vô tri khả triệt hay vô tri bất khả triệt. (Từ nguyên Latinh ignorantia, vô tri, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết.)
Ignorance Of Fact
Không biết sự việc. Thiếu hiểu biết về một người, hoàn cảnh, hoặc sự việc, mà nếu được biết rõ, có thể ngăn chặn một người không làm hoặc nói điều người đã làm hay nói.
Ignorance Of Law
Không biết rõ luật. Thiếu hiểu biết về một điều khoản luật, dân luật hay giáo luật, hoặc ý nghĩa của luật hay sự áp dụng luật trong một trường hợp cụ thể. Do đó việc có tội ra sao sẽ tùy vào cách thức người ta chịu trách nhiệm về sự không biết rõ luật của mình.
Ignorantia Juris
Ignorantia Juris, không biết luật. Trong dân luật, sự không biết luật không miễn cho một người khỏi giữ luật. Nhưng trong luật Giáo hội, với một số miễn trừ, sự vô tri thành thực có thể không buộc trong lương tâm. Nhưng nơi đâu có dính líu đến hữu hiệu tính của một hành vi hoặc bí tích, sự vô tri thành thực về các điều cốt yếu đã qui định không ngăn trở hành động hoặc bí tích thành vô hiệu lực.
Igr
Igr, Igitur – vì vậy, vì thế, cho nên, do đó.
I.H.S.
I.H.S., Iesus (Jesus) Hominum Salvator (đây là lối giải thích quen thuộc), Chúa Giêsu Đấng Cứu độ loài người. Thật ra, đây là chữ Latinh viết tắt của ba mẫu tự đầu trong tên Chúa Giêsu (JESUS) bằng tiếng Hi Lạp (IHS thay cho IHC).
Illegitimacy
Không hợp pháp, đẻ hoang. Theo luật Giáo hội, đây là trường hợp đứa con được sinh ra chưa tới sáu tháng sau khi cha mẹ kết hôn, hoặc quá mười tháng sau khi cha mẹ tháo gỡ đời vợ chồng. Trừ phi được giải quyết cách khác, con cái được hợp thức hóa bằng một hôn nhân đi theo sau thì cũng bình đẳng như con hợp pháp, như giáo luật đã qui định. Trừ phi có chứng minh ngược lại, chồng của phụ nữ ấy được xem là cha của đứa bé.
Illicit
Bất hợp pháp, trái phép, bất chánh. Là điều gì trái pháp luật, hoặc trái ngược với các qui định có sẵn, nhưng không nhất thiết là vô hiệu lực. Do đó, theo luật Giáo hội, nhiều yếu tố được qui định, nhưng không phải tất cả (hoặc đa số) các yếu tố này là cần thiết cho một hành vi có hiệu lực hoặc, trong bí tích, là được ban có hiệu lực. (Từ nguyên Latinh illicitus, không được phép, cấm, trái luật; từ chữ licere, được phép.)
Illuminati
Tân tòng, người theo phái quang chiếu. Là tên trong thời Giáo hội sơ khai dành cho người dự tòng sau khi Rửa tội. Từ ngữ dùng cho thành viên của nhiều phái được cảm hứng bởi các nguyên tắc của thiên quang luận, vốn cho rằng họ đạt tới sự hiểu biết thiên phú cách đặc biệt từ Thượng Đế. Đôi khi từ ngữ này được áp dụng rộng rãi cho nhiều nhóm khác nhau, chẳng hạn phái Ngộ đạo, khi họ tin rằng cuộc sống trọn lành là ở trong sự hiểu biết bí truyền và chiêm niệm; lạc giáo Montanô, đi tìm sự trọn lành trong ơn nói tiên tri và sự xuất thần; và hiệp hội giáo dân Bêganh (Beghard), cho rằng linh hồn có thể đạt tới sự chiêm ngắm Chúa cách trực giác ngay ở đời này. Một cách đặc biệt từ ngữ Illuminati là để chỉ những người phái Quang chiếu (Alumbrados) trong thế kỷ 16 và hội Tam Điểm trong thời hiện đại.
Illuminating Grace
Ơn soi sáng. Là hiện sủng được Chúa ban để soi sáng tâm trí. Chức năng chính của ơn này là giúp một người kiên quyết tin vào các mặc khải của Chúa, và hiểu tốt hơn các mầu nhiệm đức tin và việc Chúa quan phòng. Như thế nó là nền tảng trong đời sống thiêng liêng, bởi vì tư cách đạo đức và sự thánh thiện tùy thuộc tuyệt đối vào các xác tín đầu tiên về đức tin, vốn nằm trong trí tuệ được ơn Chúa soi sáng.
Illumination
Quang minh, giác ngộ, chiếu sáng. Là bất cứ sự diễn tả nào cho chân lý, hoặc trợ giúp trí tuệ trong việc hiểu chân lý nhiều hơn. Trong triết học Âu Tinh, là chức năng của ánh sáng Chúa trong tâm trí con người để giúp tâm trí có được kiến thức thiêng liêng mới. Trong triết học thánh Tôma, là họat động của “trí tuệ chủ động” để “làm sáng lên” yếu tính của giác quan, nhằm cho chúng có thể hiểu được nơi “trí tuệ thụ động.” Trong thần học, là vai trò của ơn Chúa để soi chiếu trí tuệ nhằm tin điều Chúa đã mặc khải, và giúp tâm trí hiểu rõ hơn điều cần tin.
Illuminative Way
Minh đạo, giai đoạn giác ngộ. Là giai đọan trung gian giữa luyện đạo và hiệp đạo dẫn đến con đường hòan thiện Kitô giáo. Minh đạo còn được gọi là “Con đường của những người ưu tú”, đặc điểm chính của Minh đạo là sự giác ngộ tâm trí theo cách thức của Chúa, và một sự hiểu rõ ý Chúa trong bậc sống của mình.
Illuminism
Thuyết thiên cảm, thiên quang luận. Là một hình thức của Ngộ đạo thuyết, nó xuất hiện trong lịch sử lạc giáo, như niềm tin vào sự soi sáng của Chúa, với một ý thức về sứ mạng soi sáng cho người khác, trái với giáo huấn rõ ràng của huấn quyền Giáo hội.
Illusion
Ảo ảnh, ảo tưởng, ảo giác. Là một ý tưởng hoặc tâm trạng không phù hợp với thực tế, nó mang khái niệm lừa gạt và hành động dựa vào khái niệm sai lầm của mình.
Il Sasso
Đền thánh Il Sasso. Là đền thánh dâng kính Madonna (Đức Bà) del Sasso, cách thành phố Florence (Ý) chín dặm (14,4 km) về phía đông bắc. Đôi khi được gọi là đền thánh Đức Mẹ Ban Ơn Lành, tọa lạc trong một nhà thờ trông giống một pháo đài, trên đỉnh một núi Đá nhìn xuống làng nhỏ Santa Brigida. Khóac áo chòang màu xanh xám, Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Nhi trên tay trái, đôi chân trần của Chúa một phần cuộn trong những nếp gấp áo Mẹ. Đầu Chúa và đầu Đức Mẹ đều có triều thiên sáng chói. Chính tại đền thánh này người Công giáo mừng ngày 1-5 (ngày khai mạc tháng Đức Bà) lần đầu tiên, vốn bắt đầu tại Ý sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Image
Ảnh, hình ảnh, hình dung, hình tượng, ý tưởng. Là sự trình tả hoặc sự giống như tạc của một vật gì. Nó tương ứng với “hình mẫu” và hàm chứa rằng một vật (hình ảnh) là sự phản chiếu và là mẫu của một vật khác. Trong nghĩa này chữ “hình ảnh” chỉ một phản ứng thái độ hay phán đóan đối với một người, một thể chế hay một dân tộc. Vì thế hiện nay chúng ta nói về “người xây dựng hình ảnh” hoặc “người tạo ra hình ảnh”, để mô tả việc sử dụng quảng cáo và tuyên truyền, nhằm tạo nên hay duy trì một ấn tượng thật tốt đẹp trước công chúng. (Từ nguyên Latinh imago, chép, giống như in, hình ảnh; mẫu, kiểu mẫu.)
Images, Veiling Of
Che ảnh tượng. Là một tập tục trong nhiều lễ điển của Giáo hội Công giáo, khi che đậy mọi tượng thánh giá, tranh và tượng bằng vải màu tím, từ hai Chủ nhật trước lễ Phục Sinh cho đến phụng vụ ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Trong lễ điển Roma tập tục này không còn nữa, mặc dầu trong phụng vụ ngày thứ Sáu Tuần thánh có sự mở màn che Thánh giá, trước khi chủ sự và tín hữu tôn thờ thánh giá.
Images, Veneration Of
Tôn kính ảnh tượng. Là sự tôn kính đối với ảnh tượng Chúa Kitô và các thánh. Mục đích là tô điểm, giáo dục và kích thích lòng đạo đức của những người cầm, mang, đeo ảnh tượng trên người mình. Theo Công đồng Trent, các ảnh tượng của Chúa Kitô, Đức Mẹ và các thánh cần được lưu giữ trong nhà thờ và tôn kính xứng hợp, không phải vì tượng là thiên linh hay có quyền uy vốn có nơi tượng ảnh, nhưng bởi vì việc tôn kính tượng qui chiếu đến các đấng mà tượng đại diện. Qua việc tôn kính xứng hợp, các tín hữu thật sự tôn thờ Chúa Kitô và tôn kính các thánh, mà tượng là hình ảnh khá giống. Nói cách khác, việc tôn kính tượng là tương đối, vì cần luôn qui chiếu đến đấng mà tượng là hình ảnh, chứ việc tôn kính này không là tuyệt đối mặc dầu vật hữu hình ấy đang được tôn kính vì chính nó.
Imagination
Trí tưởng tượng, hình dung, tượng hình. Là giác quan nội tại có thể nhận biết các vật hữu hình vắng mặt, nhưng không vắng trong giác quan đặc biệt cảm nghiệm chúng. Có sáu giác quan nội tại là: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và cảm giác thể xác tổng quát.
Imaginative Vision
Thị kiến. Sự nhìn xem siêu nhiên được Chúa hay các thiên thần tạo ra trong trí tưởng tượng, trong giấc ngủ hay trong lúc đang thức giấc. Do đó một thiên thần hiện ra nhiều lần với thánh Giuse trong giấc ngủ (Mt 1:20, 2:13, 19). Thánh nữ Teresa thành Avila kể rằng ngài có nhiều lần thị kiến Chúa Kitô trong khi ngài thức giấc hòan tòan (Tự thuật, chương 28).
Imitation
Bắt chước, noi theo, noi gương. Là hành vi ý thức hoặc tiến trình tìm tạo lại các nét riêng hoặc phẩm chất của một sự khác, nhất là của người khác. Từ ngữ này áp dụng đầu tiên trong lĩnh vực nghệ thuật miêu tả, vốn cố gắng diễn tả hết sức đúng các nét tự nhiên của vật được mô tả. Nhưng từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong linh đạo Kitô giáo, nơi Chúa Kitô được xem là gương mẫu tuyệt vời cho các người đi theo Chúa bắt chước. Do đó bản tính con người của Chúa Kitô trở nên gương mẫu cho các Kitô hữu noi theo để sống, và trong tiến trình họ càng trở nên giống Thiên Chúa hơn, bởi vì Chúa Kitô cũng là Thiên Chúa.
Imitation Of Christ
Sách Gương phúc, sách Gương Chúa Giêsu. Một quyển sách đạo đức không đề tên tác giả được xuất bản năm 1418. Đôi khi sách được gọi là “Đi theo Chúa, The Following of Christ”, chứa các lời khuyên đi đường trọn lành. Hiện nay người ta gán tác giả sách là Thomas Kempis, một kinh sĩ Hà Lan. Sách được viết bằng tiếng Latinh trong văn phong bình dân và chia thành bốn cuốn: các lời khuyên hữu ích cho đời sống thiêng liêng; thêm lời khuyên liên quan đến các điều thiêng liêng; lời an ủi nội tâm; và Bí tích Thánh Thể. Đây cũng là một quyển sách nổi tiếng ngòai giới Công giáo, và thường thiếu cuốn thứ tư. Chủ đề cơ bản của sách là, vì Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và là con người thật, Kitô hữu nào noi gương Chúa Kitô làm người sẽ càng lúc càng trở nên giống như Chúa Kitô như là Thiên Chúa. Ngòai Kinh thánh, sách này là sách đường thiêng liêng được đọc nhiều nhất trên thế giới.
Imitation Of Saints
Noi gương các thánh. Là tập quán cố gắng thực thi trong cuộc sống mình các nhân đức mà các thánh đã sống trong đời các vị. Đây là một trong các lý do mà Giáo hội phong thánh cho những người thánh thiện, trao cho tín hữu các nét bảo đảm về sự thánh thiện trong mỗi thời kỳ của lịch sử Kitô giáo, và ở mọi tầng lớp của xã hội lòai người.
Immaculate Conception, Scapular
Áo Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Là áo Đức Bà màu xanh, một bên có ảnh Đức Mẹ Vô Nhiễm và bên kia có danh thánh Đức Mẹ Maria. Áo này được thiết lập bởi Chân phước Ursula Benincasa, vị sáng lập Dòng Thêatinô, Dòng Nữ tu Vô nhiễm Maria.
Immaculate Heart Of Mary, Scapular
Áo Mẫu Tâm Vô Nhiễm. Là áo của Con cái Mẫu tâm Vô nhiễm. Áo màu trắng, với ảnh Trái Tim Đức Mẹ có lửa vây quanh, phía dưới là một hoa huệ, chung quanh Trái tim có hoa hồng, và Trái tim bị lưỡi đòng đâm thâu.
Immanence
Nội tại tính. Là sự hiện diện hay họat động bên trong một người hay một vật. Gọi là sự nội tại hòan tòan. Là một họat động, hành vi nội tại bắt đầu trong một người và vẫn ở lại trong người ấy, hòan thành trong người ấy. Như thế các hành vi suy tư và yêu thương là hành vi nội tại của con người. Lẽ tất nhiên các hành vi này có tác động ra bên ngòai tâm trí và ý chí, nhưng chủ yếu chúng trổi dậy bên trong và ở lại bên trong các năng lực đã tạo ra chúng. (Từ nguyên Latinh immanere, ở lại.)
Immanentist Apologetics
Khoa biện giáo nội tại. Là một phương pháp thiết lập khả tín tính của đức tin Kitô giáo, bằng cách hấp dẫn sự thỏa mãn chủ quan mà đức tin ban cho tín hữu. Phương pháp này có xu hướng không để ý đến, nếu không nói là từ chối, giá trị tương ứng của các tiêu chuẩn khách quan để chấp nhận mặc khải Kitô giáo, nhất là các phép lạ và lời tiên tri. Chỉ có lời tiên tri chứng minh được sự kiện mặc khải. Vì vậy, khoa biện giáo nội tại có nguy cơ đi vào nguy hiểm là cứ để cho tín hữu tìm ra đức tin theo các động cơ riêng của họ, mà không dựa vào nền tảng thuyết phục về trí tuệ, chẳng hạn tại sao họ tin.
Immanent Theism
Hữu thần thuyết nội tại. Là thuyết cho rằng Thiên Chúa là siêu việt so với thế giới, vì Chúa là Đấng Tạo Dựng, và là nội tại trong thế giới, như là Nguyên nhân Đệ Nhất thân thiết và quan phòng.
Immaterial
Phi vật chất, vô thể, không đáng kể, vô hình. Là không có vật chất hoặc các đặc tình của vật chất. Một cách tiêu cực, vô thể là không cụ thể; một cách tích cực, là tinh thần, là thiêng liêng. Cái gì phi vật chất là không có trương độ trong không gian, kích thước, hình dạng, bộ phận, hoặc không số lượng, không thể tích và không trọng lượng. Vô thể là một thực tại không đo lường được. Có ba loại phi vật chất được biết đến trong tư tưởng Kitô giáo: một số hữu thể là một phần không có vật chất, nhưng chủ yếu tùy thuộc vào vật chất để hiện hữu và hoạt động, thí dụ sức mạnh của giác quan. Một số hữu thể khác là chủ yếu thiêng liêng và không lệ thuộc vào vật chất để hiện hữu, nhưng trong cuộc sống đời này lệ thuộc vào vật chất để hoạt động, thí dụ linh hồn con người trong hoạt động hiểu biết và thương yêu. Một số hữu thể khác là hoàn tòan phi vật chất, bởi vì họ không có vật chất để hiện hữu và hoạt động. Đó là các thiên thần, là thần linh thuần túy, và sự vô thể của họ là ân sủng thụ tạo, và Thiên Chúa, là Đấng vô hình tự bản tính của Chúa.