Ngày 22-07-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:40 22/07/2016

11. Trong Giáo Hội có hai con đường để cứu linh hồn: con đường thứ nhất là liên hệ với tất cả các giáo hữu, tức là tuân giữ giới răn của Thiên Chúa; con đường thứ hai là gia nhập vào một tu viện để nghe khuyến dụ của Đức Chúa Giê-su.

(Thánh Ignatius de Loyola)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


-----------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Kiên trì cầu nguyện trong sự phó thác trọn vẹn
Lm Jude Siciliano OP
01:57 22/07/2016
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN (C)
Sáng Thế 18: 20-32; T. vịnh 137; Côlôxê 2: 12-14; Luca 11: 1-13

KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN TRONG SỰ PHÓ THÁC TRỌN VẸN

Chắc các bạn không biết vùng Brooklyn ở New York là vùng làm nông nghiệp. Nhưng không giống vùng nông thôn ở miền trung đông Hoa Kỳ là nơi có hằng trăm mẫu ruộng lúa mì và lúa mạch. Trong vùng tôi ỏ̉ có nhiều ngủỏ̀i Do thái và ngủỏ̀i Ý. Họ có vủỏ̀n rau sau nhà, trồng cây đào, cà chua, ỏ́t, rau xà lách, rau cần, và rau húng quế. Tất cả nhủ̃ng nhà đó và các vủỏ̀n rau của họ là sản phẩm từ Brooklyn mà ra.

Ông bà ngoại tôi sống cách nhà tôi một dãy nhà. Một buổi trủa, khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi bảo tôi "con sang vủỏ̀n nhà ngoại hái một ít húng quế để mẹ làm sốt cà chua". Mẹ tôi lại nói thêm "con đủ̀ng phiền bà ngoại, chỉ hái lá húng quế rồi đem về đây ngay cho mẹ". Rồi tôi hỏi mẹ tôi "giả sủ̉ bà ngoại trông thấy con thì con bị giử lại. Vậy ngoại có giận con không?". Mẹ tôi nhìn tôi nhủ ngủỏ̀i ỏ̉ trên hành tinh khác đến "đó là ngoại con mà", nhủ là mẹ tôi muốn nói "không bao giỏ̀ có thể xãy ra nhủ thế đủọ̉c".

Và đó là điều hôm nay Chúa Giêsu nghĩ các ngủỏ̀i nghe Ngài sẽ nói vỏ́i Ngài khi Ngài nói dụ ngôn hôm nay cho họ nghe "giả sủ̉…" nhủ là nói hãy tủỏ̉ng tủọ̉ng "một ngủỏ̀i đến nhà bạn lúc nủ̉a đêm và cần yêu cần giúp đỏ̃ một việc. Một ngủỏ̀i bạn khác đã đến đó. Thật là điều ngạc nhiên, không chuẩn bị đủọ̉c. Thật ra ngủỏ̀i gõ củ̉a nói, "tôi… không sẵn sàng. Tôi không thể đón khách theo lệ thủỏ̀ng". Đón chào khách là điều rất quan trọng hỏn cả thủỏ̀ng lệ. Đó là cách sống của người ở vùng Trung Đông và ỏ̉ nhiều nỏi khác trên thế giỏ́i.

Khi có khách đến nhà, thì chủ nhà dọn bủ̉a ăn, đó là luật đón khách. Và khách, mặc dù đói hay không cũng phải ăn, luật đón khách là nhủ thế. Cùng ăn vỏ́i nhau là cùng chia sẻ đỏ̀i sống. Thỏ̀i nay, thiên hạ than phiền phải ăn vội vả, ăn một mình, vủa ăn vủ̀a chạy. Thỏ̀i trủỏ́c, luật đón khách buộc phải dọn ăn thật ngon và dọn nhiều hỏn khách cần. Nếu chủ nhà không đủ thủ́c ăn, thì phải qua hàng xóm nhỏ̀ giúp đỏ̃. Đón khách là một vinh dụ̉, và cũng là vinh dụ̉ cho cả hàng xóm, láng giềng, hay cả làng nủ̃a. Trong những làng nhỏ sẽ thường nghe thấy tiếng đập cửa vào giữa đêm và các cuộc gọi để xin giúp đỏ̃. Nếu không có ngủỏ̀i giúp đỏ̃; không chỉ là một hộ gia đình; nhưng cả làng sẽ phải xấu hổ.

Đấy là bối cảnh của câu chuyện. Thỏ̀i đó xã hội khác xa thỏ̀i nay của chúng ta. Dân chúng nghèo, nhiều lúc luôn cận kề bên cái đói. Ngủỏ̀i La mã đánh thuế quá nặng, rồi lại thêm thuế cho vua Hêrôđê và thuế Đền Thỏ̀. Đỏ̀i sống chật vật bấp bênh. Hạn hán hay lũ lụt, bệnh dịch hạch, có thể đủa đến nạn đói khát, cả đỏ̀i bị nọ̉ nần và cả đến bản thân phải đi làm nô lệ. Họ sống vỏ́i nhau, nên may ra có thể vủọ̀t khỏi khó khăn. Cũng nhủ các ngủỏ̀i di củ chồng chất trên tàu đánh cá, vủọ̉t qua biển Địa Trung Hải cố gắng chia vỏ́i nhau chút thủ́c ăn và nủỏ́c uống.

Bỏ̉i thế khi Chúa Giêsu nói "giả sủ̉ điều đó xãy ra: một ngủỏ̀i bạn tủ̀ chối không giúp đỏ̃ lỏ̀i khẫn cầu của ngủỏ̀i kia, bất kể ỏ̉ thời giỏ̀ nào…" Dụ ngôn là một câu hỏi dài "ai trong anh em sẽ làm nhủ vậy, tủ̀ chối giúp đỏ̃ một ngủỏ̀i bạn?" Và câu trả lỏ̀i chắc là "không thể đủọ̉c. Không ai trong chúng ta làm nhủ vậy".

Một nhóm học Kinh Thánh cố gắng nghĩ ra một câu chuyện trong thỏ̀i buổi này tủỏng đủỏng vỏ́i dụ ngôn này. Họ nghĩ ra nhủ thế này: Hãy nghĩ đến một ngủỏ̀i bạn gõ củ̉a nhà mình lúc nủ̉a đêm và nói "con tôi bị đau nặng mà xe hỏi tôi không chạy đủọ̉c, xin làm bạn làm ỏn lấy xe bạn đủa đủ́a bé vào phòng cấp củ́u, thì bạn có làm không?" Trong nhóm học Kinh Thánh đó, không một ai không đáp lại sụ̉ giúp đỏ̃, mặc dù có bất tiện thế nào đi nủ̃a.

Các bạn có để ý chử "bạn" được dùng bao nhiêu lần không? Ba lần. "Tình bạn" được dùng một lần. Bối cảnh dụ ngôn này là khung cảnh bạn bè. Ngủỏ̀i xin giúp đỏ̃ là một ngủỏ̀i bạn. Ngủỏ̀i khách đến thình lình nủ̉a đêm là một ngủỏ̀i bạn. Ngủỏ̀i trong nhà có bánh là một ngủỏ̀i bạn. Các ngủỏ̀i nghe Chúa Giêsu nghĩ ngủỏ̀i bạn trong nhà sẽ đáp lại tủ̉ tế vỏ́i ngủỏ̀i bạn để giúp ngủỏ̀i bạn dọn bánh ăn cho ngủỏ̀i bạn đến thăm.

Vậy vỏ́i chúng ta thì sao? Chúng ta quay về Thiên Chúa khi chúng ta cần giúp đỏ̃. Nếu một ngủỏ̀i bạn tốt đáp lại tủ̉ tế, thì Thiên Chúa sẽ ban ỏn giúp đỏ̃ chúng ta còn nhiều hỏn phải không? Nói cách khác mỗi khi chúng ta xin giúp đỏ̃ vì nhu cầu, chúng ta gõ củ̉a nhà một ngủỏ̀i bạn và mong ngủỏ̀i bạn đó đáp lại tủ̉ tế. Thiên Chúa là láng giềng, có bánh không nghĩ là không giúp đỏ̃ cách nào. Dụ ngôn nói "ngủỏ̀i bạn sẽ thủ́c dậy và giúp ngủỏ̀i bạn đến gõ củ̉a về điều gì ngủỏ̀i đó cần".

Chúng ta không phải làm Thiên Chúa mệt hỏn. Dụ ngôn khuyên chúng ta nên luôn luôn hằng ngày tỏ lòng tin tủỏ̉ng Thiên Chúa. Chúng ta không chán nản, không buông thả. Chúng ta sẽ tiếp tục mãi mãi. Có một điều về việc tin tủỏ̉ng cầu xin và việc bền vủ̃ng kiên trì. Nếu có ngủỏ̀i tôi không tin tủỏ̉ng, hay không có cảm tình vỏ́i tôi, thì tôi sẽ nhún vai và quên đi. Nhủng, nếu có ngủỏ̀i có lòng tốt vỏ́i tôi thì tôi sẽ tiếp tục hỏi han và liên lạc vỏ́i ngủỏ̀i đó để họ thật sự tin rằng tôi sẽ hỏi điều gì họ thật sự cần giúp đỡ. Trong việc nghĩ đến điều tốt tôi sẽ đủọ̉c đáp lại, tôi lại càng thêm tin tủỏ̉ng vào Thiên Chúa, ngủỏ̀i bạn bên trong tâm hồn sẽ gúp tôi điều tôi cần thật sụ̉, điều mà chỉ có Thiên Chúa biết và sẽ ban cho tôi.

Trong đỏ̀i chúng ta chúng ta đọc biết bao nhiêu lần kinh "Lạy Cha" và xin lủỏng thụ̉c hằng ngày. Lủỏng thụ̉c đó đủọ̉c ban cho chúng ta trong nhủ̃ng trủỏ̀ng họ̉p bình thủỏ̀ng của đỏ̀i sống.Xin Cha cho chúng con ngày nào có lủỏng thụ̉c ngày ấy khi
- trong gia đình có ngủỏ̀i đau ốm, hay một ngủỏ̀i bạn ghé thăm đem đến một đĩa thủ́c ăn, đón con ỏ̉ trủỏ̀ng về. Đó là lủỏng thụ̉c hằng ngày.
- một anh chị em gọi điện thoại chia sẽ công chuyện vất vả, và kể lại câu chuyện trong gia đình làm hai bên củỏ̀i đùa vui vể. Đó là lủỏng thụ̀c hằng ngày.
- một ngủỏ̀i bạn cùng sỏ̉ làm gọi nói: "để tôi giúp bạn việc đó". Đó là lủỏng thụ̉c hằng ngày
- một đội trủỏ̉ng hủỏ́ng đạo để thì giỏ̀ cuối tuần dạy trẻ con trong trại hè về nhủ̃ng bài học giúp sinh sống. Đó là lủỏng thụ̉c hằng ngày.
- một ngủỏ̀i tình nguyện làm việc phát thụ̉c phẩm vỏ́i nụ củỏ̀i vui vẻ. Đó là lủỏng thụ̉c hằng ngày.

Hôm nay Chúa Giêsu nói vỏ́i chúng ta "giả sủ̉ anh em đói và trỏ̀i đã khuya, anh em mệt mỏi cố gắng làm việc, nhủng rồi anh em quyết định giúp Thiên Chúa. Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa không cho anh em điều gì nuôi dủỏ̉ng anh em hay sao? Lẽ cố nhiên, Thiên Chúa sẽ giúp vì Thiên Chúa là bạn trong đêm tối”. Rồi Chúa Giêsu tiếp tục bảo "anh em hãy đi và làm nhủ vậy".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



17th SUNDAY IN ORDINARY TIME-C-
Genesis 18: 20-32; Psalm 138; Colossians 2: 12-14; Luke 11: 1-13

Here’s something you probably don’t know. Brooklyn is farm country. No, not like the farms in the Midwest, with hundreds and hundreds of acres of corn and wheat. In the neighborhood I grew up in most of the Jewish and Italian residents had backyard gardens. My grandfather’s had a peach and a fig tree, tomatoes, peppers, lettuce, parsley and basil. All those houses, all those backyards, a lot of produce came out of Brooklyn!

My mother’s parents lived around the block from us. One afternoon, when I was a kid, my mother told me, "Go around to grandma’s garden and pick 10 pieces of basil. I need them for the tomato sauce." She added, "Don’t bother your grandmother. Just pick the basil and come right back." Then I asked the "Suppose Question." "Suppose grandma sees me and I get caught. Won’t she be mad?" My mother looked at me as if I were from another planet. "That’s your grandmother!" As if to say, "Impossible, that would never happen!"

And that is what Jesus was expecting of his hearers when he told them this parable which begins, "Suppose…." As if to say, imagine this: "A friend goes to a friend at midnight and has a need. Another friend has arrived. It is a surprise, no chance to prepare. In fact, the one knocking at the door says, ‘I’m unprepared. I can’t offer the customary hospitality.’" Hospitality was more than a formality, more than customary. It was a way of life, and still is in the Middle East and many parts of the world.

When a guest arrived they would be offered food; hospitality required it. And, a guest must eat, whether hungry or not; hospitality required it. Sharing food is a sign of sharing life. Today people lament about rushed meals, eaten alone or on the run. Back then hospitality required a host must share the best; provide more than a guest could eat. If the host family didn’t have enough, the natural thing to do was to go to a neighbor for help. It was an honor to welcome a guest. It was also an honor for a neighbor, even a whole village, to help in hosting a guest. Anyone who could would rise to help. In a small village everyone would hear the pounding on the door in the middle of the night and the call for help. If that request weren’t responded to, not just a household, but the whole village would be shamed.

That is the atmosphere of the story. It is a world that, in many ways, is so different from ours. People were poor, always on the verge of poverty and starvation. There were exorbitant taxes to the Romans, Herod and to the Temple. Life was precarious. A drought, flood, pestilence or famine could drive a family into poverty, a lifetime of debt, even slavery. You survived because you stuck together. As those migrants packed onto fishing boats on the Mediterranean struggle to do, sharing morsels of food and cups of water.

So when Jesus says, "Suppose, this should happen: a friend turns down a friend’s urgent request for bread for a friend – no matter what the hour...." The parable is a long question: "Which of you would act this way, turn down a request from a friend?" The expected response, without doubt, would have been, "Impossible! None of us!"

A recent scriptural reflection group tried to draw a modern day parallel to this parable. Here is what they came up with. Think of your best friend, knocking on your door in the middle of the night with an urgent request. "My child is having an emergency and my car is not working. Would you drive us to the emergency room?" No one in that scripture group would turn down such a request, no matter how inconvenient.

Did you notice how many times "friend" was mentioned? Three. "Friendship" was used once. The atmosphere of this parable is a world of friendship. The one asking, is a friend. The unexpected guest who came in midnight, is a friend. The one inside, with the much-needed bread, is a friend. Jesus’ listeners expected a favorable response from the person inside: one friend helping another friend to feed a friend who came visiting.

And the implication for us… who turn to God in our need? If a friend would respond favorably, how much more will God favor us? In other words, when we pray out of our need we are knocking on the door of our friend so, expect a friendly response. God is our neighbor with bread who wouldn’t think of not giving nourishment of some kind. As the parable puts it: "He will get up to give him whatever he needs…."

We don’t have to wear God down. The parable urges us to express our constant and daily trust in God. We won’t get discouraged. We won’t give up. We will be constant. There is something in the trustful asking and in the persistence. If it is someone I don’t trust, or who has no feelings towards me, then I soon shrug my shoulders and give up. But, if it is someone well-disposed towards me, I’ll keep asking; I’ll keep the channel of communication open, believing that I am asking someone who has my best interest at heart. In the constancy and reflecting on what’s happening as I wait for a response, I come to grow in trust for my God, my friend inside, who will provide for my real needs, the ones only God can know and will give.

How many times in our lives have we prayed the "Lord’s Prayer," asking for "daily bread?" That bread is given to us in the ordinary events of our lives. God gives us daily bread when:
- a sickness happens and a family member, or friend stops in for a visit, carrying a casserole, picking up the kids from school… Daily bread.
- A brother or sister calls, we chat and share our struggles and then retell a family story that gets us both laughing… Daily bread
- a co-worker says, "Let me help you with that."… Daily bread
- a teacher asks us to stay after class to give us encouragement and good advice… Daily bread
- a scout leader spends weekends teaching our kids camping skills and life lessons… Daily bread
- a volunteer works at a food pantry distributing food, with a smile… Daily bread

Jesus says to us today, "Suppose you were hungry and it was late and you were weary of trying on your own, but then decided to hold out a hand to God. Wouldn’t God give you something nourishing? Something you needed and can’t provide for yourself? Of course God would, because God is our friend in the night." Then Jesus would add: "You go and do likewise."
 
Kinh Lậy Cha
Lm Vũđình Tường
05:25 22/07/2016
Kinh Lậy Cha là kinh chính Đức Kitô dậy các môn đệ khi các ông xin Đức Kitô dậy cách cầu nguyện. Kinh Lậy Cha vừa là mẫu mực của các lời cầu và cũng là một lời cầu. Lời cầu cần ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Xin với tấm lòng thành, rộng mở đón nhận thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa được hiểu theo hai cách. Một là đón nhận với tâm tình cảm mến điều Chúa ban theo ý ta xin. Hai là đón nhận với tâm tình phó thác điều Chúa ban trái nghịch với ý ta xin. Điều cần tìm là bình an và sức mạnh nội tâm để vượt qua khó khăn.

Lời đầu của lời cầu Đức Kitô dậy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và xin làm sáng Danh Chúa giữa trần gian. Thiên Chúa là Cha chung của tất cả. Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Êphêsô 1,5 nhắc nhớ chúng ta là con Thiên Chúa. Con cái hãnh diện về cha mẹ và là thừa tự. Được sống trong nhà Cha là mục đích cuối cùng khi đời người chấm dứt nơi dương thế, được đoàn tụ trong nhà Cha. Lời ta cầu không tan theo gió, trôi theo mây nhưng hướng đến trời cao. Lời cầu nối kết đất trời. Chúng ta tại dương thế nhưng lời cầu dâng tận trời cao. Con Thiên Chúa làm sáng Danh Chúa cho trần thế và cho tất cả các loài thụ tạo.

Câu kế tiếp chúng ta dâng lời cảm tạ vì Thiên Chúa cho chúng ta được nối kết chương trình làm chứng nhân nước trời, Thánh Gioan Tiền Hô khởi xướng, và Đức Kitô rao giảng, và truyền lại cho các tông đồ, hãy đi rao giảng cho muôn dân về tình yêu Chúa và ơn cứu độ Chúa ban. Chúng ta được mời gọi làm công việc chứng nhân nước trời. Lời cầu này vừa tiên đoán, vừa xác định nước Chúa sẽ được thể hiện. Như thế chiến thắng cuối cùng do Đức Kitô giành lấy cho chúng ta. Điều này được thể hiện khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết, hào quang Phục Sinh tiêu diệt thần chết. Ngày Đức Kitô về trời cũng là khởi đầu công cuộc chứng nhân trần thế với sự trợ lực của Thánh Thần.

Câu kế tiếp cho biết ý của Thiên Chúa từ trời cao được mặc khải, và thể hiện cho nhân loại đó chính là ơn cứu chuộc Đức Kitô mang lại cho nhân loại qua cuộc khổ nạn, và Phục Sinh của Đức Kitô. Ngài là Đấng duy nhất biết được và mặc khải ý Thiên Chúa. Trong vườn Cây Dầu Đức Kitô đã công khai nói lên điều đó khi Ngài cầu xin. Lậy Cha, nếu được xin cất chén này nhưng ý Cha được thể hiện, không phải ý Con. Mat 26,38

Những câu tiếp theo là xin cho nhu cầu của cuộc sống. Lời cầu nhắc nhở chúng ta thời gian về đất hứa tổ phụ đã sống trong tinh thần phó thác, sáng sớm mỗi ngày manna từ trời cao đổ xuống nuôi dân trong samạc. Cuộc lữ hành dương thế mỗi chúng ta cũng cần có tâm tình phó thác trong Chúa. Nhu cầu nuôi thân và nhu cầu tâm linh của mỗi cá nhân đều cần và đó cũng là nhu cầu chung của toàn thể cộng đoàn. Vì thế chúng ta cần sống trong tinh thần hợp đoàn, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết, khi có thể, trong mọi hoàn cảnh.
Lời cầu cuối cùng xin cho ý Thiên Chúa được thể hiện trong đời, đừng để theo ý riêng, ý cá nhân vì đó là một cách cám dỗ. Ý cá nhân thường chiều theo ích kỉ cá nhân và ích kỉ là một hình thức tội, tội biết mình, quên người, chăm lo cho mình, quên người hoạn nạn, nghèo khổ. Ích kỉ là một thói xấu con người không muốn từ bỏ. Xin ơn cam đảm từ bỏ mình, vác thập giá trung thành theo Chúa để chung hưởng gia nghiệp, chiến thắng Đức Kitô mang lại.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Kinh Lạy Cha - Lời cầu nguyện phong phú
Lm. Đan Vinh
07:33 22/07/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG : CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN C

St 18,20-32 ; Cl 2,12-14 ; Lc 11,1-13

KINH LẠY CHA - LỜI CẦU NGUYỆN PHONG PHÚ

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Lc 11,1-13

(1) Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông”. (2) Người bảo các ông : “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói”. “Lạy Cha, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến. (3) Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy. (4) Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con. Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. (5) Người còn nói với các ông : “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói : “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, (6) vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả. (7) Mà người kia từ trong nhà lại đáp : “Xin anh đừng quấy rầy tôi : Cửa đã đóng rồi. Các cháu lại ngủ cùng giường với tôi. Tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”. (8) Thầy nói cho anh biết : Dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh cần, vì thể diện”. (9) Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho. (10) Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (11) Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? (12) Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bò cạp ? (13) Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?”

2. Ý CHÍNH :

Theo đề nghị của môn đệ, Đức Giêsu đã dạy các ông Kinh Lạy Cha và 3 lời khuyên về sự cầu nguyện như sau : Một là lời cầu nguyện phải vừa tâm tình lại vừa ngắn gọn phong phú. Hai là phải kiên trì cầu xin. Ba là phải vững tâm và phó thác cho Chúa quan phòng định liệu.

3. CHÚ THÍCH :

- C 1-2a : + Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia : Thánh Mat-thêu đặt Kinh Lạy Cha trong khung cảnh Bài giảng trên núi” (x. Mt 6,5-15). Còn ở đây thánh Luca không nói về thời gian và nơi chốn của Kinh Lạy Cha, mà chỉ cho thấy có liên quan giữa gương cầu nguyện của Đức Giêsu với việc Người dạy môn đệ cầu nguyện.

- C 2b-4 : + Lạy Cha : Lời xưng hô mở đầu đơn giản hơn trong Tin mừng Mát-thêu. Khi gọi Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu muốn dạy môn đệ khẩn cầu với Thiên Chúa như với một người Cha rất gần gũi thân thương. + Xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển : Xin cho Danh Cha được nhìn nhận là thánh, vì Cha là Đấng Thánh. Đây là lời ước nguyện cho hết mọi người được nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. + Triều đại Cha mau đến : Triều đại ám chỉ Hội thánh trần thế hữu hình. Ở đây xin cho Hội thánh được lan truyền khắp nơi, cho Vương quốc của Thiên Chúa được mọi người đón nhận.- Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy : Xin Chúa ban thực phẩm cần dùng hằng ngày. Của ăn nuôi thể xác là cơm ăn áo mặc và của nuôi linh hồn là Lời Chúa, Mình Thánh Chúa và Thánh Ý Chúa (x Ga 6,34). + Xin tha tội cho chúng con : Luca đổi chữ “lỗi” trong Mát-thêu (x. Mt 6,12) thành chữ “tội”. Hai từ “tội, lỗi” tiếng Hy lạp còn có nghĩa là “nợ”. Tội là trở ngại lớn nhất cho Triều Đại của Thiên Chúa cũng như cho sự chia sẻ yêu thương, nên cần phải xin Cha tha tội. + Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con : Tha thứ cho người mắc lỗi với mình là điều kiện để xứng đáng được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình (x Lc 23,34; Mt 6,14; Mc 11,25). + Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ : Cám dỗ nguy hiểm nhất của ma quỷ là xúi người ta chối bỏ đức tin. Do đó Đức Giêsu kêu gọi “Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40).

- C 5-8 : + Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn.” : Đức Giêsu dùng dụ ngôn về người bạn quấy rầy để dạy môn đệ phải kiên nhẫn nài xin và đừng bao giờ ngã lòng khi xin mà chưa nhận được. Kiên trì xin đi xin lại là điều kiện để lời cầu của ta được Thiên Chúa chấp nhận. Thiên Chúa sẽ không ban ơn để khỏi bị quấy rầy giống như người chủ nhà trong bài dụ ngôn. Khi không ban ngay điều ta xin là Người để ta có dịp tỏ ra kiên nhẫn tin tưởng cậy trông và phó thác hơn vào Người. + Vì thể diện : Câu chuyện dụ ngôn xoay quanh ba nhân vật như sau: Nhân dịp có một anh bạn A lỡ đường ghé lại trọ tại nhà của bạn mình là B. Anh B liền chạy sang nhà anh C cũng là bạn để xin vay ba cái bánh về nhà đãi khách. Anh C khi ấy đã vào giường ngủ rồi và rất ngại phải ra khỏi giường lấy bánh cho bạn mình. Nhưng vì anh B cứ kêu nài mãi nên cuối cùng anh C đành phải ra khỏi giường thỏa mãn tất cả những gì anh B cần, với lý do: dù không phải do tình thân hữu thúc đẩy thì cũng vì sợ sẽ bị mất thể diện, sợ bị mang tiếng là ích kỷ vì đã từ chối giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn. Từ đó Đức Giêsu muốn các môn đệ nhớ đến Thiên Chúa là Cha. Người sẽ ban điều tốt lành và cần thiết là ơn thánh hóa của Thánh Thần, cho những kẻ thành khẩn và kiên trì cầu xin Người.

- C 9-13 : + Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho... : Lời cầu nguyện là điều kiện cần để được Chúa nhậm lời: Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho ai xin, ban đức tin cho những ai đi tìm, và sẵn sàng rộng mở Nước Trời cho những ai kiên trì gõ cửa nhà Người. + Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? : Đức Giêsu cho biết Thiên Chúa sẽ chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta, vì Người là Cha nhân hậu và hay thương xót hơn các người cha thế gian bội phần. + Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời : Đức Giêsu so sánh giữa tình thương có giới hạn của các bậc cha mẹ thế gian vốn gian ác, với tình thương vô biên của Thiên Chúa là Cha thánh thiện và đầy từ tâm. + Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người : Ơn Thiên Chúa ban cho những kẻ kêu xin Người là “Thánh Thần”, tương đương với “những của tốt lành” trong Mát-thêu (Mt 7,11). Chính “Thánh Thần làm cho ta nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên “Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8,15).

4. CÂU HỎI : 1) Dựa theo lời Đức Giêsu dạy trong kinh Lạy Cha, bạn hãy cho biết : Cầu nguyện là gì ? Phải cầu nguyện với ai và cầu khi nào ? Nên cầu xin những gì ? 2) Có được cầu xin ơn với Đức Mẹ và các thánh không ? 3)Trong thực tế có nhiều người không có đức tin chẳng cần cầu xin mà thi cử vẫn đậu, buôn bán vẫn thành công, uống thuốc vẫn khỏi bệnh, gieo trồng đúng thời vụ vẫn bội thu... Đang khi nhiều tín hữu siêng năng cầu khấn mà vẫn không đạt được kết quả như ý. Như vậy phải chăng chẳng có Chúa Mẹ nào hết và cầu nguyện chỉ là một sự mê tín và là điều vô ích ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA : “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).

2. CÂU CHUYỆN :

1) SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN :

Có một bác sĩ gốc công giáo, nhưng đã bỏ không cầu nguyện và không đến nhà thờ dự lễ từ năm lên 10. Một hôm bệnh viện của ông ta tiếp nhận một cô bé 8 tuổi mắc bệnh đau ruột thừa cần phải được mổ cấp thời. Trước khi đưa em lên bàn mổ, viên bác sĩ căn dặn em rằng : “Này em, bệnh em cần phải mổ. Bây giờ em sẽ phải uống một liều thuốc mê để thiếp ngủ trong lúc tôi giải phẫu cho em”. Em bé này từ nhỏ đã được bà mẹ có lòng đạo đức huấn luyện thói quen cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nghe bác sĩ nói sắp phải đi ngủ, em liền xin bác sĩ cho phép và quì gối đọc kinh rồi cuối cùng kết thúc bằng lời cầu nguyện như sau : “Xin Chúa chúc lành cho chú bác sĩ và xin Chúa cho con được mau khỏi bệnh”. Vị bác sĩ giải phẫu cho em thuật lại rằng : chiều hôm đó ông đã cầu nguyện thật sốt sắng, một việc làm mà sau ba mươi năm trời lãng quên, đến nay ông mới bắt đầu làm lại.

2) CẦU NGUYỆN VỚI LÒNG TÍN THÁC CẬY TRÔNG :

Vào cuối thập niên 80, tại Rumani, một trận động đất lớn đã xảy ra làm hơn 10 ngàn người chết. Ngay sau trận động đất, một người cha đã chạy đến nhà trường tìm đứa con trai của mình.

Ngôi trường nhiều tầng đã sập đổ, nhưng người cha định hường lớp học của con và cố đào bới trong đống gạch vụn để tìm kiếm con. Những người cứu hộ và cảnh sát bảo ông hãy về nhà và đừng đào bới nữa vì rất nguy hiểm. Nhưng ông không nghe và cứ tiếp tục đào bới.

Ông đào trong suốt 12 tiếng đồng hồ cũng chẳng thấy tăm hơi con đâu. Ông vừa đào vừa nghĩ: "Mình đã hứa thì phải thực hiện, biết đâu nó còn sống trong đống gạch này thì sao?"

Nghĩ thế rồi, ông lại tiếp tục đào, 24 tiếng rồi 48 tiếng đồng hồ trôi qua... ông chợt nghe có tiếng động. Ông gọi tên người con và ông nghe thấy có tiếng kêu rất nhỏ từ xa vọng lại : "Ba ơi ! ". Nước mắt tuôn trào và ông hăng hái đào tiếp cho đến tận lớp học của đứa con.

Thằng bé còn sống cùng với 20 đứa khác đang ngồi trong một góc phòng lớp học chưa bị sập. Nó ôm chầm lấy cha và nói : "Con đã bảo với các bạn của con rằng : "Ba tôi đã hứa, dù thế nào ba cũng sẽ đến đón tôi. Các bạn cứ yên tâm đi, chắc chắn ba tôi sẽ đến".

Tiếng kêu gọi ba của đứa con giống như lời kinh Lạy Cha : "Lạy Cha chúng con ở trên trời".

3) VỮNG TIN VÀO TÌNH THƯƠNG CỦA CHA :

Giữa đêm khuya, một căn nhà bằng gỗ ở nơi hẻo lánh đột nhiên bốc cháy. Trong cơn hoảng hốt, vợ chồng con cái ngủ ở tầng trệt đều mau chạy thoát ra ngoài và đành bất lực đứng nhìn ngọn lửa đang bốc cháy ngôi nhà. Rồi mọi người sực tỉnh nhớ ra vẫn còn một đứa con trai út năm tuổi còn ngủ trên tầng gác. Phải làm gì đây ? Không ai có thể vào nhà được. Giữa lúc mọi người đang bấn loạn thì từ cánh cửa sổ trên gác, cậu bé đã thò đầu ra và kêu thất thanh : “Ba ơi cứu con”. Từ phía dưới, người cha nói với cậu : “Con hãy nhảy xuống đi”. Nhưng làm sao cậu bé dám nhảy xuống theo lời cha, bởi vì nhìn xuống, cậu chỉ thấy khói và lửa. Cậu bé thốt lên trong tuyệt vọng: “Làm sao con dám nhảy xuống vì không nhìn thấy ba”. Thế nhưng người cha đã trấn an : “Con không thấy ba nhưng ba thấy rõ con. Con cứ yên tâm nhảy xuống đi”. Thế là với lòng tin cậy phó thác, cậu nhảy từ trên gác xuống và đã nằm gọn trong cánh tay của cha.

3. SUY NIỆM:

1) Cầu nguyện là gì ? :

Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa, như tổ phụ Ápraham trong bài đọc một hôm nay, hoặc như Đức Giêsu đã dành lúc sáng sớm tinh sương hoặc đêm khuya thanh vắng để đàm đạo với Chúa Cha, Đấng đã sai Người đến. Cả đời sống của Đức Giêsu là một lời cầu nguyện liên lỉ. Khi làm bất cứ việc gì, hay trước khi quyết định điều gì quan trọng, Đức Giêsu đều cầu nguyện để tìm biết ý Chúa Cha và thi hành. Khi đựoc môn đệ yêu cầu, Đức Giêsu đã dạy các ông cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, trong đó hàm chứa những tâm tình như sau:

2) Nội dung lời cầu Chúa dạy trong kinh Lạy Cha :

- Qua lời thưa : “Lạy Cha”, Đức Giêsu dạy môn đệ phải thưa chuyện trực tiếp với Thiên Chúa như đứa con hiếu thảo tâm sự với người cha thân yêu của mình.

- Nội dung lời cầu nguyện Chúa dạy bao gồm bốn tâm tình chính yếu : Một là Chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa qua câu : ”xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến“ ( Lc 11,2 ). Hai là tâm tình ăn năn sám hối vì những tội ta đã xúc phạm đến Chúa trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót qua câu : ”Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con“ ( Lc 11, 4). Ba là cảm tạ hồng ân Chúa đã thương ban, và bốn là xin Chúa ban các ơn lành hồn xác qua câu : ”Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy“ ( Lc 11,3), và “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ“ (Lc 11,4).

3) Cần cầu xin với lòng cậy trông phó thác :

Sau khi dạy môn đệ kinh Lạy Cha, Đức Giêsu còn khuyên họ phải kiên nhẫn cầu nguyện với lòng cậy trông và hòan tòan tín thác vào tình thưong của Thiên Chúa là Cha.

- Kiên nhẫn nài xin Chúa : như dụ ngôn hai người bạn mà người này giữa lúc đêm khuya tìm đến nhà người kia yêu cầu được giúp đỡ. Lúc đầu bị chủ nhà từ chối với lý do cả nhà đã ngủ. Nhưng cuối cùng chủ nhà cũng phải trỗi dậy lấy bánh cho người kia để tránh khỏi bị quấy rầy.

- Tín thác vào tình thương của Chúa : Có những điều chúng ta cầu xin mà xem ra đã không được Chúa đáp ứng. Thực ra Chúa chưa ban là do chúng ta còn thiếu sự kiên trì và thành tâm. Hoặc Chúa không ban không phải vì không muốn, nhưng có thể Ngài thấy điều đó không có lợi thực sự cho ta. Bù lại, Ngài sẽ ban những ơn khác mang lại hạnh phúc đời đời cho ta như lời Đức Giêsu : ” Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ?... Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” ( Lc 11,11.13).

4) Áp dụng thực hành :

-Phải làm mọi việc với hết khả năng của mình : Thiên Chúa là Cha chung của mọi người lành kẻ dữ (x Mt 5,45b). Ngài muốn mọi người cộng tác bằng việc tuân theo các quy luật tự nhiên do Ngài sáng tạo là các luật tự nhiên như: Phải học hành chăm chỉ mới mong thi đậu, phải uống thuốc đúng liều lượng theo toa bác sĩ mới hy vọng được khỏi bệnh, phải gieo trồng đúng thời vụ và đúng kỹ thuật mới hy vọng đạt một mùa gặt bội thu... Trừ ra trong vài trường hợp vì ích lợi thiêng liêng mới được Ngài can thiệp để làm phép lạ mà thôi. Do đó chúng ta không được ỷ lại vào tình thương và quyền năng của Chúa và lười biếng làm việc, chỉ biết cầu xin Chúa ban theo ý riêng của mình.

-Phải vừa cầu nguyện vừa vâng theo ý Chúa : Chúng ta vừa phải làm việc vừa phải cầu nguyện, và hãy phó thác kết quả thành bại cho Chúa, noi gưong Đức Giêsu trước giờ chịu khổ nạn đã cầu xin Chúa Cha : “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Trong kinh Lạy Cha, Đức Giêsu cũng dạy môn đệ cầu nguyện theo ý Chúa Cha : “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúng ta cần vâng theo ý Thiên Chúa vì chỉ Ngài mới biết điều nào tốt nhất cho ta. Nhiều khi chúng ta xin được trúng số mà không biết tiền bạc chính là rắn độc làm hại linh hồn của mình sau này. Nhiều khi chúng ta cầu xin Chúa ban ơn lành mà trái lại chúng ta lại gặp tòan các tai ương họan nạn… Nhưng thực ra các tai ương đó chính là thuốc đắng chữa lành thói hư như người ta thường nói : “Thuốc đắng dã tật”. Đó cũng là phương cách Chúa thường dùng để dạy chúng ta bỏ đường gian ác để đi theo con đường thánh thiện đẹp lòng Chúa.

-Phải mở lòng đón nhận Thánh Thần : Cần có đức tin chúng ta mới hiểu rằng : khi thành tâm cầu nguyện là ta đã được Thiên Chúa nhậm lời rồi. Nhưng Chúa thường ban ơn khác với điều ta nghĩ. Phải sau một thời gian, chúng ta mới có thể nhận ra các biến cố kia đều là hồng ân Thánh Thần, được Chúa thương ban để đem lại phần rỗi là hạnh phúc đời đời cho chúng ta.

4. THẢO LUẬN : 1) Gặp một người đau khổ, bạn nên khuyên giải họ dưới lăng kính đức tin như thế nào ? 2) Bạn nên phản ứng thế nào khi cầu xin những điều chính đáng mà lâu ngày vẫn không được Chúa ban như ý ?

5. NGUYỆN CẦU :

- LẠY CHÚA GIÊSU. Con xin thú thật là con ít cầu nguyện. Con chưa cảm nghiệm được giá trị của lời cầu nguyện và thường tỏ ra ngần ngại mỗi khi phải đến nhà thờ dự lễ đọc kinh.

- LẠY CHÚA. Xin cho con biết noi gương Chúa: luôn sống hiếu thảo với Chúa Cha, năng dành thời gian thưa chuyện với Cha, lắng nghe lời Cha trong Sách Thánh và sẵn sàng vâng theo thánh ý Cha, tránh lợi dụng lòng khoan dung của Cha. Xin cho con luôn sẵn sàng cộng tác cho Nước Cha mau đến. Con xin phó thác cậy trông vào lòng nhân hậu của Cha luôn ban ơn lành hồn xác cho con, nhất là ban Thánh Thần để giúp con đón nhận được hồng ân cứu độ và được hạnh phúc đời đời trong Nước Cha.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Thân cha - Phận con
Lm. Alf. Nguyễn Công Minh, OFM
12:08 22/07/2016
CN 17C : Thân Cha, phận con

Hôm nay Chúa dạy về cầu nguyện. Nhưng ta không khai triển đề tài cầu nguyện, mà triển khai một góc nhỏ, nhưng là đỉnh lớn của nội dung lời nguyện. Chúa dạy cầu nguyện. Và cầu nguyên bằng kinh Lạy Cha. Ta chỉ dừng lại tiếng xưng hô “Lạy Cha” đó mà thôi.

I. Phận con

1. Chúng ta không phải là anh em mồ côi.

Câu chúng ta thường nghe “tứ hải giai huynh đệ” : khắp bốn bể đều là anh em, câu này thoạt nghe tưởng là hay, nhưng suy nghĩ lại, lại thiếu một yếu tố quan trọng : tất cả là anh em, nhưng lại là anh em … mồ côi, vì không có cha. Quan là “dân chi phụ mẫu,” thì quan đó cũng chỉ là cha mẹ của một góc nhỏ dân: dân Tàu, dân Việt… chứ bốn bể làm gì có ông quan nào làm chủ được để gọi là mẹ là cha của cả và thiên hạ (còn đúng ra, “phụ mẫu chi dân” thì chính dân mới là cha mẹ). Còn suy ra từ kinh Lạy Cha, thì chúng ta là anh em, và không mồ côi vì có chung một Cha trên trời. Anh cũng đọc Lạy Cha, tôi cũng đọc lạy Cha, chị cũng xướng Lạy Cha… và là một Cha thôi, nên tất cả trở thành anh em. Tứ hải giai huynh đệ nhi đồng nhất phụ. Để có thể bao phủ cả bốn bể, chỉ có bầu trời. Để có thể làm cha anh em trong bốn bể chỉ có Ông Trời. Và chính Ông Trời này là Cha của chúng ta. Lạy Cha, Đấng ngự trên Trời.

2. Ai cho ta quyền này. là gọi Ông Trời, Chúa Trời là Cha chúng ta ? Hẳn ai cũng trả lời được. Chính Chúa Giêsu. Không có Ngài chẳng ai dám gọi Chúa Trời là Cha.

Trong Thánh lễ, trước kinh Lạy Cha, chúng ta nghe lời dẫn thế nào ? Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo Lời Người dạy, chúng ta “dám” (cả dám, cả gan, gan cùng mình) nguyện rằng. Một chỗ khác Chúa nói rõ, “Thầy đi về cùng Cha của Thầy và cũng là Cha của anh em.” Không phải Cha của Thầy khác Cha chúng ta, mà Chúa Giêsu và chúng ta có chung một Cha, nên ta là anh em với nhau, và là em (dẫu bảy tám mươi tuổi, dẫu sinh ra trước khi Đức Giêsu xuống thế làm người, thời ông Bành Tổ cổ lai) tất cả đều là em của Đức Giêsu. Ngài là Trưởng Tử, của một đàn em đông đúc (Rm 8,29 : “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”).

Và Chúa Giêsu chỉ cho ta quyền này thông qua Chúa Thánh Thần. Chính nhờ nước và Thánh Thần, tức Phép Thánh Tẩy, mà Thánh Thần, tức vị thần thánh hoá, biến ta thành thánh, hoá ta thành thần, để ta dám, cả dám cùng với Thánh Thần trong ta, kêu lên abba, Cha ơi Cha. (Gl 4,6 : Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : "Áp-ba, Cha ơi !")

Vậy mà chúng ta có thấy chói tai và mâu thuẫn không, khi vào xưng tội, có linh mục nói cách rất tự nhiên: để đền tội, con hãy đọc 3 kinh Lạy Cha. Làm như đọc Kinh Lạy Cha là một hình phạt, như để đền tội phá trong lớp, hãy quì gối trên vỏ sầu riêng một giờ !

Đọc Kinh Lạy Cha, được kêu “Cha ơi Cha” là một ân phúc, đâu phải ai muốn cũng được. Phải những kẻ đã được tái sinh trong Phép Rửa bằng nước và Thánh Thần.

Thời nguyên thuỷ Kitô giáo, và nay khi Công Đồng muốn trở về nguồn đã chia thành nhiều giai đoạn khi cử hành bí tích thánh tẩy, thì, dự tòng chỉ được trao kinh Lạy Cha vào giai đoạn cuối cùng (Kinh Tin Kính được trao trong giai đoạn trước), ngay trước khi lãnh nhận Phép Rửa, để khi được thánh tẩy xong là trở thành em Chúa Giêsu, thành con Chúa Cha, để vinh hạnh đọc kinh Lạy Cha, gọi Chúa Trời là Cha ơi Cha.

Trong một lớp học về phụng vụ khi còn ở Chicago, tôi có nêu lên lưu ý này : tại sao lại nói : để đền tội, hãy đọc kinh Lạy Cha. (đọc Kinh Lạy Cha là ân phúc chứ có phải là hình phạt đâu). Cả lớp thấy có lý và cuối giờ ông thầy vẫn còn tâm đắc cho nên nói với cả lớp, for penalty say Glory to the Father one time (để đền tội hãy đọc Kinh Sáng Danh một lần) !

Chị thánh Têrêxa chẳng bao giờ đọc hết câu đầu của kinh Lạy Cha chứ đừng nói là hết cả kinh. Bởi vì mới đọc được hai chữ Lạy Cha, mà tiếng ngoại quốc thì có thể hiểu thân mật hơn: cha ơi, Bố ơi, Ba ơi… là chị không đọc thêm được nữa, vì nghĩ mình là ai. Nhỏ bé, thấp hèn, tội lỗi, mà được phép gọi Chúa Tể đất trời là Ba ơi. Không thể hiểu nổi ! Chị ngất ngây với tiếng kêu Cha ơi, mà không thể đọc thêm được danh Cha cả sáng nước Cha trị đến gì nữa…

Các chị nữ và các bà mẹ đừng buồn, khi thấy Chúa chỉ được gọi là Cha. Vậy Ngài không là Mẹ hay sao ?

Trong khoá họp THĐGM về gia đình ở Roma, tháng 10-1980, ĐGM Nguyễn văn Hoà có phát biểu: Khi chúng ta gọi Chúa là Cha, chúng ta mới gọi được 50% phẩm tính, danh xưng của Chúa. Sau buổi họp, một chuyên viên Kinh Thánh, và một chuyên gia về luật đến nói với Đức Cha : ngài nói đúng. Nhưng tiếc thay cho đến nay ta chưa tìm được cách nào để vượt ra khỏi, bởi bản văn Kinh Thánh ghi rõ ràng Abba, Cha ơi Cha (chứ không phải Imma : má à má).

ĐGH Gioan Phaolô II hình như còn đi xa hơn khi vào đầu triều đại của ngài, ngài đã nói: Chúa là Cha, hơn thế nữa, Chúa là Mẹ. Vậy là “hơn thế nữa” có thể Chúa là Mẹ 60, Chúa là Cha 40 (tứ lục) ! Ta không lạm bàn thêm vì là vấn đề khá nóng bỏng, nhất là tại các nước phương Tây. Gọi Chúa là She or He.

Vậy là ta cứ phải theo truyền thống gọi Chúa là Cha nhưng vẫn ngầm hiểu “hơn thế nữa Ngài là Mẹ,” bởi lẽ để diễn tả tình yêu (chứ không phải uy quyền) thì lòng Mẹ vẫn là biểu tượng vượt trội hơn ý chí của Cha.

II. Thân Cha

Nếu Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, thì ta cũng có thể nhìn vào ta mà suy ra Chúa.

Một người bạn có đứa con đầu lòng tâm sư : “lần đầu tiên khi nghe đứa con gọi : Bố ơi, tôi bủn rủn cả chân tay, một luồng điện cực mạnh chạy khắp cơ thể, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.” Quả thật. Gọi ai là cha tức là nhận người ấy là ân nhân lớn nhất đời mình. Vì nhờ cha, ta nhận được món quà tặng quý giá nhất đó là sự sống.

Tôi có một anh bạn, cùng lớp thời chủng viện, nay anh làm bố đời, tôi làm cha đạo. Anh ở vùng quê Cái Sắn, nhiều nắng lắm sương vất vả nuôi nấng gia đình. Anh nói, “mỗi ngày đi làm ruộng về, mệt muốn chết, nhưng khi về đến nhà nghe đứa nhỏ kêu lên : ba về, bố về… thấy mệt mỏi chạy mất tiêu.”

Vậy khi ta gọi Chúa là “Cha ơi Cha,” ta đã suy xét trong phần I rằng đó là một ân phúc lớn lao, không sao cảm tạ, thì trong phần II này, ta thử “chơi cha” một chút, khi ta gọi Chúa là Cha, Chúa có sung sướng quên đi mệt mỏi, xúc phạm của ta như hai bố đời, bố trần gian trên đây tâm sự không ? Có được phép áp dụng tâm trạng của bố dưới trần cho Cha trên trời không ? Hẳn là được. Vì ta được tạo dựng giông giống như Chúa mà.

Bởi đó khi cầu nguyện, xin ơn gì, chỉ cần kêu ba ơi ba là Cha trời sẽ “bủn rủn tay chân, sẽ quên hết lỗi lầm của ta, mà ban cho ta hết ơn này đến ơn kia.” Chính bài Tin Mừng đoạn cuối cho ta biết điều này “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp ? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?"

Không cần nói nhiều lời, Cha trên trời cũng ban ơn dư dật.

Để minh hoạ cho điều này có rất nhiều mẫu gương. Chuyện kể cũng nhiều mà tiểu sử thánh nhân cũng không thiếu. Nên chỉ nhắc đến một, mà là một chuyện :

Số là chàng tu sinh kia đi sớm, quên mang sách kinh để cầu nguyện. Thế là chàng nảy ra lời nguyện này : “Cha ơi, con quên sách rồi, bây giờ con đọc cho Cha 24 mẫu tự, ba lần. Cha muốn ghép (giống chương trình “chiếc nón kì diệu”) chữ nào vào ô nào cho đúng cho đẹp ý Cha thì Cha cứ ghép."

Chúa Cha trên trời phán với triều thần : Từ trước tới nay Ta chưa hề nghe được lời cầu nguyện nào hay như thế.

Hay ở chỗ phó thác hết cho Cha, cho bố. Bố muốn làm gì bố làm.

Ta đang sống trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, với câu châm ngôn : Thương Xót Như Chúa Cha. Khi gọi Chúa là Cha, thì ta hãy tỏ lòng thương xót người khác như Cha là Đấng Thương Xót. Phải như thế thì khi ta kêu Abba “Ba ơi Ba,” chắc Chúa là Cha sẽ bủn rủn tay chân và sung sướng thương xót ta vì tiếng gọi phó thác của ta. Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:39 22/07/2016
80. BỆNH NHỎ CHỮA LỚN.
Một người nọ bị một chút phong hàn mà ho, nên tinh thần rất căng thẳng, gấp gấp đi chữa trị, bác sĩ chẩn đoán là bệnh cổ họng và cho phục thuốc công đánh vào thận và trường vị, cấm kị ông ta không được ăn đồ cao lương mỹ vị.
Qua một tháng sau, thân thể từ không có bệnh trở thành trăm bệnh phát sinh giống như đau bệnh cổ họng thật, người ấy khẩn trương mời bác sĩ khác chẩn trị, bác sĩ chẩn đoán đây là bệnh nóng ở trong tạng nên cho uống thuốc giải nhiệt, kết quả là thượng thổ hạ tả, ngay cả cơm cũng không thể ăn.
Ông ta sợ cuống cuồng, vội vàng đổi thuốc hàn dùng thuốc nhiệt, đem các loại tạp loạn như thạch nhũ, mỏ chim ăn tuốt, toàn thân lởn vởn xuất hiện triệu chứng ung thư, bệnh ghẻ và hoa mắt, hình như bệnh gì cũng theo đó mà đến !
(Tô Đông Pha tập)

Suy tư 80:
Người giàu có thì cái gì cũng làm ra vẻ quan trọng: con cái bị đứt tay chút xíu thì la làng la trời như là con mình sắp chết đến nơi rồi, khiếp ! Trái lại, con nhà nghèo thì cái gì cũng đơn giản, đơn giản vì không có tiền, đổ ruột ra đó mà vẫn cắn răng chịu đựng, thế mới có câu “nhà giàu đứt tay, nhà nghèo đổ ruột”.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu, xét cho rốt ráo, thì như là một con nhà giàu có nhiều kho báu thiêng liêng, bởi vì họ thuộc về một dân tộc thánh, thuộc hàng tư tế và tiên tri, như thế không phải là cao quý sao ? Thế nhưng cũng có những lúc họ sống như không phải là “con nhà giàu”, họ không cấp tốc chữa bệnh khi tâm hồn bệnh hoạn, họ không tích cực nhận lãnh những phương thuốc thần hiệu nơi các bí tích để chữa những căn bệnh bất trị như mê ăn uống, mê đắm sắc dục, kiêu ngạo; họ cũng không chịu sống xứng đáng là một người con của hàng vương giả, họ thích sống như kẻ mồ côi không người chăm sóc, mà thật ra họ cũng có những mục tử tốt lành chăm sóc nhưng họ không muốn.
Thời giờ không còn bao nhiêu nữa, vết thương trầm trọng trong tâm hồn không chịu chữa thì biết đến bao giờ tâm hồn mới được khỏe mạnh khang an, vui hưởng phúc trường sinh với Thiên Chúa ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 17 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:41 22/07/2016
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 11, 1-13
“Anh em cứ xin thì sẽ được.”


Anh chị em thân mến,
Con người ta càng ngày càng có nhiều nhu cầu, nên càng có nhiều phát minh để đáp ứng nhu cầu, nhưng tất cả những nhu cầu ấy không những làm cho cuộc sống của con người thăng tiến, mà còn phải giúp cho cuộc sống tâm linh của chúng ta tiến triển, bằng không, những nhu cầu ấy như những cây gai rậm rạp che khuất và làm ngộp thở đức tin của chúng ta.

Có những người nghèo đến gõ cửa người nhà giàu nhưng cánh cửa vẫn vô tri vô giác không nhúc nhích, mặc dù chủ nhân của nó là người có địa vị cao trong xã hội; có những người bệnh nghèo đến gõ cửa bệnh viện nhưng được câu trả lời của cô y tá phòng trực: hôm nay bác sĩ bận tiếp khách; có những em bé nghèo đi gõ từng bàn ăn của thực khách trong quán cơm, để xin miếng cơm thừa nhưng bị chủ quán cầm roi quát mắng đuổi đi.v.v...Đó là những thực tại có thật xảy ra hằng ngày trong cuộc sống mà bạn và tôi đã thấy.

Và có những lúc chúng ta –người Ki-tô hữu- gõ cửa mà Đức Chúa Giê-su không mở cửa, bởi vì chúng ta đã không mở cửa cho anh em; có những lúc bạn và tôi cầu xin mà không được, là bởi vì chúng ta không mở cửa cho tha nhân; có những lúc chúng ta tìm mà không gặp vì chúng ta không mở cửa cho người hoạn nạn đau khổ.v.v…

Gõ cửa là dấu hiệu có người đến nhà và cũng là tiếng của Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta, Ngài, vị Thiên Chúa mà chúng ta đang tiếp đón trong thân phận người ăn mày gõ cửa, sẽ làm cho hành động mở cửa của chúng ta có giá trị hơn, đó là không những Ngài bước vào trong nhà, mà còn bước vào trong tâm hồn của chúng ta, để trong thân phận người nghèo, người bệnh hoạn, Ngài xin chúng ta rộng lòng giúp đỡ, và trong thân phận của một vị Thiên Chúa, Ngài ban ơn cho chúng ta khi chúng ta mở cửa đón tiếp tha nhân.

Gõ cửa là hành động của hy vọng và tín nhiệm, khi cầu xin với Thiên Chúa là chúng ta đã gõ cửa lòng nhân ái của Ngài với yêu thương và tin tưởng của chúng ta. Cũng vậy, khi người nghèo, người bất hạnh, người cô thế hoặc bất cứ người nào chăng nữa gõ cửa nhà chúng ta, là họ đã tin và hy vọng rằng chúng ta sẽ giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.

Thiên Chúa sẽ không mở cửa thiên đàng cho chúng ta nếu chúng ta không mở cửa nhà mình để tiếp đón tha nhân; Thiên Chúa cũng sẽ không mở kho tàng ân sủng cho chúng ta, nếu chúng ta không chia sẻ với tha nhân những gì mình đã nhận được từ Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến,
Mỗi ngày trong cuộc sống, chúng ta đã mở cửa nhà ban sáng và đóng lại vào ban đêm, chúng ta mở cửa để bắt đầu hòa vào cuộc sống với mọi người trong xã hội: người đi làm, kẻ thì đi học, người khác lại đi chơi. Nhà chúng ta cửa đã mở, nhưng tâm hồn chúng ta vẫn chưa mở ra để đón nhận tha nhân vào một ngăn nào đó trong tâm hồn của mình, như Thiên Chúa đã đón nhận chúng ta vào trong tình yêu của Ngài.

Chúng ta gõ cửa kêu cầu với Thiên Chúa nhưng lại không mở cửa với tha nhân; chúng ta tìm Thiên Chúa khắp nơi nhưng Ngài đang đứng trước mặt và đứng bên cạnh chúng ta mà chúng ta không muốn thấy; chúng ta lớn tiếng đọc kinh cầu nguyện để Thiên Chúa nghe được lòng thành của mình, nhưng lại giả điếc trước lời kêu cứu của người nghèo…

Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta mở lòng mình trước với tha nhân rồi sau đó hãy đến gõ cửa với Ngài, đó là ý chính của bài Tin Mừng hôm nay vậy…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:44 22/07/2016

12. Nghe mệnh lệnh của Thiên Chúa thì công lao không nhỏ, vì yêu Thiên Chúa mà nghe lệnh người thì công lao càng lớn hơn, ban thưởng càng bội hậu.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông Hiến của Đức Thánh Cha về đời sống các nữ tu chiêm niệm
Lm. Trần Đức Anh OP
10:30 22/07/2016
VATICAN. Sáng thứ sáu 22-7-2016, Tông Hiến của ĐTC Phanxicô về đời sống của các nữ tu chiêm niệm đã được công bố và giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Tông Hiến mang tựa đề ”Vultum Dei quaerere” (Tìm Nhan Thiên Chúa), mang chữ ký của ĐTC Phanxicô ngày 29-6 năm nay và được Đức TGM José Rodriguez Carballo, dòng Phanxicô, Tổng thư ký Bộ các dòng tu, trình bày với giới báo chí.

Văn kiện dài 18 trang theo bản tiếng Ý và được chia làm 37 đoạn: sau phần tiền đề, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm trong Giáo Hội, rồi lần lượt bàn về 12 đề tài liên quan đến đời sống này, đó là: huấn luyện và cầu nguyện; Lời Chúa, Thánh Thể và Hòa giải; Đời sống huynh đệ và sự tự trị của các Đan viện; Liên hiệp các Đan viện và nội vi; Lao động và thinh lặng; Các phương tiện truyền thông và khổ chế. Trong phần kết luận, ĐTC liệt kê 14 qui định có tính chất pháp luật, theo tinh thần những điều được trình bày trong các phần trên.

Đề cao đời sống chiêm niệm

Đi vào chi tiết hơn, người ta nhận thấy Tông Hiến mới của ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến việc thăng tiến một sự huấn luyện thích hợp, đề cao vị trí trung tâm của lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa; các tiêu chuẩn đặc thù để các cộng đoàn chiêm niệm được tự trị; vấn đề các đan viện họp thành một liên hiệp.

ĐTC cho biết sở dĩ ngài ban hành Tông Hiến ”Tìm Nhan Thiên Chúa” là vì hành trình của Giáo Hội 50 năm sau Công đồng chung Vatican 2 có nhiều thay đổi và vì những tiến bộ mau lẹ của lịch sử nhân loại. Vì thế, cần có sự đối thoại với xã hội hiện đại, nhưng vẫn duy trì các giá trị cơ bản của đời sống chiêm niệm, với những đặc tính như thinh lặng, lắng nghe, sự vĩnh cư, có thể và phải tạo nên một thách đố đối với não trạng ngày nay.

Về tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm, ĐTC khẳng định rằng trong một thế giới đang tìm kiếm Thiên Chúa - dù là một cách vô tình - những người thánh hiến phải trở thành những người đối thoại khôn ngoan, để nhận ra những câu hỏi mà Thiên Chúa và nhân loại đang đặt ra. Vì thế, sự tìm kiếm của họ đối với Thiên Chúa không bao giờ được ngừng lại.

ĐTC Phanxicô bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với các nữ tu chiêm niệm và nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội đang cần các chị để đưa Tin Mừng cho con người ngày nay. Đây không phải là một sứ mạng dễ dàng, xét vì thực tại ngày nay tuân hành những tiêu chuẩn quyền bính, kinh tế và tiêu thụ. Tuy nhiên, thách đố mà ĐTC đề ra cho các nữ tu chiêm niệm là: làm sao trở thành những đèn pha, những ngọn đuốc sáng hướng dẫn và đồng hành hành trình của nhân loại, các chị là ”những người canh ban mai” chỉ cho thế giới thấy Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Đời sống chiêm niệm là một hồng ân vô giá và không thể từ khước được đối với Giáo Hội. ”Đời sống chiêm niệm là một chuyện tình say mê đối với Chúa và nhân loại, được biểu lộ qua sự hăng say tìm kiếm nhan Thiên Chúa, và đứng trước nhan Chúa, tất cả đều được điều chỉnh lại, vì dưới nhãn giới này, với cặp mắt thiêng liêng, con người có thể chiêm ngắm thế giới và sự vật với cái nhìn của Thiên Chúa.

Tiếp đến, đứng trước những cám dỗ, ĐTC nhắn nhủ các nữ tu chiêm niệm hãy can đảm thi hành cuộc chiến tinh thần, kiên trì vượt thắng cám dỗ lâm vào tình trạng lãnh đạm, sống và hành động theo thói quen, không còn năng lực và ươn lười làm tê liệt.

12 đề tài trong Tông Hiến

Trong phần kế tiếp của Tông Hiến, ĐTC mời gọi suy tư và phân định về 12 đề tài của đời sống chiêm niệm nói chung và của truyền thống đan tu nói riêng, để giúp các nữ tu đạt tới mục tiêu ơn gọi của mình.

1. - Trước tiên là việc huấn luyện hay đào tạo. Hành trình này phải dẫn đến sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Việc huấn luyện là một tiến trình không bao giờ chấm dứt, đòi hỏi một sự liên tục hoán cải, trở về cùng Thiên Chúa. Từ nguyên tắc này, ĐTC mời gọi các Đan viện hãy đặc biệt chú ý đến sự phân định ơn gọi và linh đạo, đừng chiều theo cám dỗ tìm kiếm số lượng và hiệu năng. Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhở rằng sự huấn luyện đòi phải có một khoảng thời gian từ 9 cho đến 12 năm.

2. - Đề tài thứ hai là cầu nguyện, là cốt tủy của đời thánh hiến. Cầu nguyện không thể được sống như một sự co cụm của đời sống đan tu vào chính mình, trái lại đó là một sự mở rộng con tim để ôm lấy toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người đau khổ như các tù nhân, người di dân, tị nạn, những người bị bách hại, các gia đình bị thương tổn, những người thất nghiệp, người nghèo, các bệnh nhân, những người nghiện ngập. ĐTC viết: “Chị em hãy cầu nguyện và chuyển cầu cho số phận của nhân loại”. Vì thế các cộng đoàn chiêm niệm sẽ trở thành những trường học đích thực dạy về cầu nguyện, được nuôi dưỡng bằng vẻ đẹp của Thập Giá mà nhiều người không hiểu được”.

3. - Đề tài thứ ba là vị trí trung tâm của Lời Chúa, là nguồn mạch đầu tiên của mọi đời sống thiêng liêng và là nguyên lý hiệp thông của các cộng đoàn. Lời Chúa được biểu lộ trong lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, giúp đi từ văn bản Kinh Thánh đến cuộc sống, lấp đầy khoảng cách giữa linh đạo và đời sống thường nhật, dẫn đưa từ sự lắng nghe đến sự nhận biết và yêu mến. Vì thế - ĐTC viết - Lời Chúa phải được tản ra trong cuộc sống của cá nhân và cộng đoàn của các nữ tu chiêm niệm, giúp các chị, nhờ một thứ bản năng siêu nhiên, phân định được điều gì đến từ Thiên Chúa và điều gì làm cho xa Ngài. Sau cùng ĐTC nhắc nhở rằng lectio divina phải biến thành hành động, nghĩa là trở thành ”món quà cho tha nhân trong tình bác ái”.

4. - Sang điểm thứ tư, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Đặc biệt ngài đề nghị kéo dài việc cử hành Thánh Lễ với việc chầu Mình Thánh, và sống sự thực hành thống hối như một cơ hội đặc biệt để chiêm ngắm tôn nhan thương xót của Chúa Cha. Thực vậy, khi cảm nghiệm ơn tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta có thể trở thành ”những ngôn sứ và thừa tác viên của lòng thương xót, trở nên dụng cụ hòa giải, tha thứ và an bình” mà thế giới ngày nay rất cần.

5. - Điểm thứ 5 về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, được hiểu như một sự phản ánh cách thức tự hiến của Thiên Chúa, và là hình thức đầu tiên trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, ĐTC nhấn mạnh sự cần thiết phải làm cho cộng đoàn được liên tục tăng trưởng, đi tới một sự hiệp thông huynh đệ đích thực. “Một cộng đoàn hiện hữu vì nảy sinh và được xây dựng với sự đóng góp của tất cả mọi người”. Đây cũng là chứng tá cần thiết hơn bao giờ hết trong một xã hội đang chịu nhiều xâu xé, chia rẽ và chênh lệch. ”Thật là điều có thể và đẹp đẽ khi có thể sống chung với nhau mặc dù có những khác biệt về thế hệ, về huấn luyện và văn hóa”. Những khác biệt ấy không ngăn cản đời sống huynh đệ, nhưng trái lại làm cho nó phong phú hơn, vì ”hiệp nhất và hiệp thông không có nghĩa là đồng nhất”. Đồng thời ĐTC cũng nhắc nhở về tầm quan trọng phải kính trọng người già và yêu mến người trẻ, hòa hợp ký ức và tương lai của chính các cộng đoàn.

6. Đề tài thứ 6 là sự tự trị của các đan viện chiêm niệm. Về vấn đề này, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng một đàng sự tự trị tạo điều kiện cho sự ổn định, hiệp nhất và chiêm niệm của cộng đoàn, nhưng đàng khác nó không có nghĩa là độc lập hoặc cô lập. Trong nhãn giới đó, các nữ tu chiêm niệm đừng trở nên bệnh hoạn vì tự tham chiếu mình.

7. Gắn liền với đề tài trên đây là sự Liên hiệp. Đây là đề tài thứ 7 được ĐTC trình bày trong Tông Hiến ”Tìm nhan Thiên Chúa”. Ngài đề cao tầm quan trọng của các liên hiệp ”như những cơ cấu hiệp thông giữa các Đan viện chia sẻ cùng một đoàn sủng”. Các liên hiệp nhắm thăng tiến đời sống chiêm niệm trong các đan viện và trợ giúp việc huấn luyện và cả những nhu cầu cụ thể. Vì thế cần cổ võ và gia tăng các Liên hiệp.

8. Đề tài thứ 8 là nội vi, hay là khu nội cấm. Đó là dấu chỉ sự kết hiệp của Giáo Hội hôn thê với Chúa của mình mà thôi. Nội vi có nhiều hình thức khác nhau, nội vi Giáo Hoàng loại trừ mọi công tác tông đồ bên ngoài, nội vi chung có tính chất ít nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, trong cùng một dòng, sự khác biệt như thế phải được coi như một sự phong phú, chứ không phải là một cản trở tình hiệp thông.

9. Đề tài thứ 9 là lao tác. Chú ý tới khẩu hiệu của thánh Biển Đức: ora et labora, cầu nguyện và lao tác, các nữ tu chiêm niệm được ĐTC nhắn nhủ hãy chu toàn công việc làm với lòng sốt sắng và trung thành, đừng để mình bị ảnh hưởng vì não trạng duy hiệu năng và duy hoạt động trong nền văn hóa ngày nay, nó có thể dập tắt tinh thần chiêm niệm. Vì thế lao tác phải được hiểu như một sự đóng góp vào công trình sáng tạo, phục vụ nhân loại và liên đới với người nghèo, để duy trì một tương quan quân bình giữa sự hướng về Đấng Tuyệt Đối và sự dấn thân trong những trách nhiệm hằng ngày.

10. Đề tài thứ 10 trong Tông Hiến của ĐTC là sự thinh lặng, được hiểu như một sự lắng nghe và nghiềm ngẫm Lời Chúa, làm cho mình trống rỗng để dành chỗ cho sự đón nhận, đó là sự im lặng nghe Thiên Chúa và tiếng kêu của nhân loại. Mẫu gương của các hành động này là Mẹ Maria, Đấng đã biết đón nhận Lời Chúa vì Mẹ là một phụ nữ thinh lặng, một sự thinh lặng giàu lòng bác ái.

11. Đề tài thứ 11 là các phương tiện truyền thông. Ý thức về những biến chuyển xã hội và nền văn hóa kỹ thuật số (digital) đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành tư tưởng và cách thức quan hệ với thế giới, ĐTC Phanxicô nhận định rằng các phương tiện truyền thông là những dụng cụ hữu ích cho việc huấn luyện và đả thông. Tuy nhiên ngài khuyên các nữ tu chiêm niệm hãy thận trọng phân định, để các phương tiện ấy không trở thành dịp chia trí và tránh thoát đời sống huynh đệ, gây thiệt hại cho ơn gọi hoặc cản trở sự chiêm niệm.

12. Sau cùng về đề tài thứ 12 là khổ chế. ĐTC nói về sự điều độ, không dính bén những sự trần tục, vâng phục và minh bạch trong các quan hệ cộng đồng. Ngoài ra, trong tư cách là một sự chọn lựa đời sống vĩnh cư, việc khổ chế trở thành một dấu chỉ hùng hồn về lòng trung thành trong một thế giới hoàn cầu hóa và không còn căn cội. Ví dụ đối với một nhân loại đang bị nhiều xâu xé và chia rẽ, làm sao ta ở cạnh người khác, dù đứng trước những khác biệt, căng thẳng, xung đột và dòn mỏng yếu đuối. Khổ chế không phải là một sự trốn chạy thế gian vì sợ hãi. Tính chất ngôn sứ của khổ chế là liên tục chuyển cầu cho nhân loại trước tòa Chúa, lắng nghe tiếng kêu của những nạn nhân của nền văn hóa gạt bỏ. Như thế, trong niềm hiệp thông sâu xa với Giáo Hội, các nữ tu chiêm niệm sẽ là cầu thang qua đó, Thiên Chúa xuống gặp con người, và con người leo lên gặp Thiên Chúa”.

Nơi phần cuối của Tông Hiến, ĐTC đề ra 14 qui luật, trong đó có khoản nói rằng các nữ tu chiêm niệm có thể theo các khóa huấn luyện ở ngoài đan viện của mình, nhưng phải làm sao để duy trì bầu không khí thích hợp với đoàn sủng chiệm niệm (Điều 3)

Ngoài ra tuyệt đối không được tuyển mộ các nữ ứng sinh từ các nước khác chỉ với mục đích duy trì sự sống còn của Đan viện đang bị thiếu ơn gọi.

- Khởi đầu tất cả các Đan viện phải thuộc về một liên hiệp. Các liên hiệp này có thể được thành lập theo tiêu chuẩn địa lý hoặc có đoàn sủng, tinh thần hoặc truyền thống giống nhau. Nếu một đan viện không thể thuộc về một Liên hiệp thì phải xin phép Tòa Thánh (Điều 9).

Bộ các dòng tu có thể ban hành những chỉ dẫn áp dụng 12 đề tài được liệt kê trong Tông Hiến theo các đoàn sủng của các gia đình đan tu khác nhau. Những chỉ dẫn áp dụng ấy phải được Tòa Thánh phê chuẩn (Điều 14)
 
Đại Hội giới trẻ thế giới 2016
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
14:51 22/07/2016
Đại Hội giới trẻ thế giới 2016

Năm 1984 đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. đã đưa ra sáng kiến tổ chức Đại Hội cho giới trẻ dịp năm Thanh niên giới trẻ quốc tế 1985.

„ Các con Bạn trẻ thân yêu, cha cầu chúc các con luôn có trong tâm hồn sức năng động sáng tạo mới, như đức Chúa Thánh Thần ban cho các con, dù có phải hy sinh chịu đựng vác thánh gía.Các Bạn Trẻ ngày xưa cách đây hai mươi năm và chính cha cũng thay đã đổi. Nhưng trái tim tầm hồn các con luôn khao khát sự chân thật, niềm hạnh phúc, sự vĩnh cửu, và như thế các con sẽ luôn luôn trẻ trung“ ( Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II.)

1. Chủ đề Đại hội 2016

Đại hội giới trẻ thế giới được tổ chức từ năm 1984 đến nay đã có 30 lần Đại hội diễn ra, và năm nay 2016 là Đại hội lần thứ 31. sẽ diễn ra ở Cracowie bên Polen.

Đại Hội Giới trẻ thế giới đã trở thành một nếp sống đạo cho người trẻ trong Giáo Hội Công gíao đến nay trải qua với ba đời Gíao Hoàng: Gioan Phaolo II. , Benedicto XVI và Phanxico. Vì Đức gíao Hoàng là người đứng ra triệu tập Bạn Trẻ lại, và chủ sự những buổi cầu nguyện, giảng dạy gặp gỡ với Bạn Trẻ. Trong qúa khứ đã có từng hàng trăm ngàn, hàng triệu Bạn Trẻ kéo về tham dự Đại Hội ở những lần trước.

Đại hội giới trẻ lần này diễn ra trong Năm Thánh Lòng thương xót 2016. Vì thế Đức Thánh Cha Phanxico đã chọn câu phúc âm “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5,7). làm chủ đề cho đại hội.

Đại Hội giới trẻ thế giới được tổ chức ở nước Polen nhân dịp kỷ niệm 1050 năm nước Polen được truyền giáo.

2. Những ngày đại hội

Những ngày đại hội mang đến cho người trẻ không khí văn hóa cùng đạo đức tình người. Và chính họ cũng mang đến cho nhau, cho Hội thánh, cho đất nước nơi tổ chức Ðại hội không khí như vậy.

Ngày Đại Hội giới trẻ thế giới là cuộc Hành Hương của những người Trẻ đến gặp Chúa Giêsu, Đấng đã loan báo niềm tin vào Thiên Chúa cho họ và Đấng là trung tâm niềm tin của con người vào Thiên Chúa.

Ngày Đại Hội giới trẻ thế giới là Lễ Hội Niềm Tin. Người Trẻ qua những gặp gỡ này tìm hiểu sâu xa hơn về niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là tình yêu và họ học hỏi nơi nhau những điều mới về cách sống đức tin vào Ngài.

Đây cũng là cơ hội tốt người Trẻ nhận ra Hội Thánh Công Giáo là Hội Thánh cho toàn thế giới, không phân biệt biên giới lãnh thổ, châu lục, mầu da chủng tộc, tiếng nói, văn hóa cách sinh sống cùng thể chế chính trị kinh tế…

Dịp này họ cũng khám phá ân đức qùa tặng Bí tích Rửa tội mà họ đã lãnh nhận trong Hội Thánh Công Giáo Chúa Giêsu, làm nhân chứng cho Ngài giữa lòng đời. Họ tìm tới con đường múc kín sức mạnh nguồn trợ giúp cho niềm tin qua Bí tích Thánh Thể tình yêu Chúa và Bí tích Hòa giải cho tâm hồn.

Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế giới là Lễ hội Gặp Gỡ. Những người Trẻ từ khắp mọi nơi trên địa cầu về xứ chủ nhà làm quen gặp gỡ nền văn hóa, nếp sống xã hội, ngôn ngữ tiếng nói và Hội thánh địa phương nơi đó. Những Bạn Trẻ xứ chủ nhà nói chuyện trao đổi với các Bạn Trẻ Khách cách sống và nhất là cách biểu lộ niềm tin vào Thiên Chúa trong đất nước của mình.

Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế giới là Lễ hội Niềm Vui. Khắp nơi trên mọi đường phố, chỗ dừng chân sinh hoạt, người Trẻ họp nhau ca hát, nhảy múa, diễn kịch, trao cho nhau những nụ cười thân ái tình người, những lời nói tốt đẹp xây dựng phát xuất từ tâm hồn vui tươi phấn khởi, những traag vỗ tay hoan hô gây bầu không khí tưng bừng náo nhiệt. Đó là một ngày lễ hội hòa bình giữa họ với nhau của mọi Bạn Trẻ thế giới.

Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế giới là Lễ hội Cộng Đoàn vượt qua mọi biên cương giới tuyến lãnh thổ châu lục, ngôn ngữ và văn hóa. Cộng đoàn này là dấu chỉ và đồng thời cũng là lời tuyên xưng của Niềm Tin vào Thiên Chúa, Đấng hằng mong muốn dẫn đưa thế giới, con người đến một thời điểm mới, trong đó công lý và hòa bình là hiến pháp căn bản cho mọi người.

3. Logo đại hội

Logo đại hội giới trẻ thế giới 2016 được vẽ trình bày ở trung tâm hình ảnh cây thánh giá đại diện cho Chúa Giêsu Kitô như tinh thần của Ðại Hội. Vòng tròn màu vàng đánh dấu vị trí thành phố Krakow trên bản đồ của Ba Lan bên ngoài, hình tròn này cũng tượng trưng cho giới trẻ. Ngọn lửa của Lòng Chúa Thương Xót tuôn chảy ra từ cây Thánh Giá, mang hình dạng và màu sắc liên quan đến bức tranh nổi tiếng: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa“.

4. Thành phố tòa Tổng grám mục Cracowie

Thành phố Cracowie được chọn làm địa điểm chính cho Đại hội, nơi đây là quê hương của Chị Thánh Maria Faustina, sứ gỉa của lòng Chúa thương xót, và quê hương của Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II. ngài đã phong Thánh chị chị dòng Maria Faustina và ngài đã Thuns lập lễ kính lòng Chúa thương xót vào ngày Chúa Nhật sau lễ Chúa Giêsu phục sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Thành phố Cracowie là thủ đô vùng Woiwodschaft Kleinpolen ở phía Nam nước Balan, cách thủ đô Warschau 250 Km về hướng Nam.. Cracowie có trường Đại học lâu đời thứ hai của miền trung Âu châu. Cracowie phát triển trong thời gian thành trung tâm về kỹ nghệ , khoa học và vân hóa. Ở Cracowie có nhiều công trình xây cất theo kiểu Gotic, Renaissance và Barock và thời mới sau này . Tất cả là hình ảnh nổi bật ở trung phố cổ cho đến năm 1596 là thủ đô của nước Balan.

Thành phố Cracowie được chọn làm địa điểm chính cho Đại hội, nơi đây là quê hương của Chị Thánh Maria Faustina, sứ gỉa của lòng Chúa thương xót, và quê hương của Thánh giáo hoàng Gioan Paolo II. - từ 1964 - 1978 là Tổng giám mục Cracowie - ngài đã phong Thánh chị chị dòng Maria Faustina và ngài đã Thành lập lễ kính lòng Chúa thương xót vào ngày Chúa Nhật sau lễ Chúa Giêsu phục sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Cracowie ngày nay là thành phố lớn thứ hai trong toàn nước Balan. Vùng Wawel của thành phố rất nổi tiếng trong dòng lịch sử, nơi đây phần lớn những nhà vua Balan và nhiều những nhân vật uy tín được chôn cất.

Ở khu vùng Wawel có nhà hờ chính tòa của Tổng giáo phận Cracowie, nơi đây đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II. xưa kia đã là Hồng Y tổng giám mục của Krakau đã ở 1964 đến 16.10.1978, trước khi được bầu chọn trở thành Giáo Hoàng Giáo Hội Rom.

Krakau có 760.000 dân. Krakau trở thành địa điểm sống động về ngành kỹ thuật, ngành sinh hóa thiên nhiên trong miền trung và Nam Âu châu cùng trở thành sau thủ đô Warschau là nơi tập trung về các văn phòng làm việc về các ngành nghề cùng đầu tư phát triển.

Năm 2000 Cracowie được bầu chọn là thủ đô văn hóa của Âu Châu.Từ ngày 25. đến 31, Tháng bảy 2016 Đại hội giới trẻ thế giới với Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ được tổ chức ở Krakau.

Mùa Hè 2016

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Video giới thiệu sơ lược về nước Ba-Lan trước Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần 31
VietCatholic Network
16:11 22/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Cộng hòa Ba Lan.

Cộng hòa Ba Lan là một quốc gia ở Trung Âu, nằm giữa biển Baltic ở phía bắc và hai dãy núi (Sudeten và Carpathian) ở phía nam. Phía tây giáp Đức; phía nam giáp Cộng hòa Séc và Slovakia; phía đông giáp Ukraine và Belarus; và phía bắc giáp Biển Baltic, Kaliningradvà Litva. Tổng diện tích của Ba Lan là 312,679 km vuông, là quốc gia lớn thứ 69 trên thế giới và lớn thứ 9 ở châu Âu. Với dân số hơn 38.5 triệu người, Ba Lan là quốc gia đông dân thứ 34 trên thế giới, thứ 8 tại châu Âu và thứ 6 trong Liên minh châu Âu. Ba Lan có 16 tỉnh. Thủ đô là Warsaw/wa:so:w/, người Ba Lan gọi là Vácxava.

Nhà nước Ba Lan được thành lập vào năm 966 đặt thủ đô tại Krakow /kra:ka:u/ (người Ba Lan gọi là Cra-cô-vi-a.) Đó cũng là năm vua Ba Lan theo đạo Công Giáo và Công Giáo được coi là quốc giáo.

Tháng Chín năm 1939, Thế chiến II bắt đầu với các cuộc xâm lược Ba Lan của Đức Quốc xã và Liên Xô (như là một phần của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop). Hơn sáu triệu công dân Ba Lan đã chết trong chiến tranh. Năm 1944, một Ủy ban Giải phóng Quốc gia được thành lập do Liên Xô hậu thuẫn, và sau một cuộc trưng cầu giả mạo vào năm 1947, ủy ban này nắm quyền kiểm soát đất nước và ở Ba Lan trở thành quốc gia vệ tinh trong khối Liên Xô, với tên gọi là Cộng hòa nhân dân Ba Lan. Trong cuộc cách mạng năm 1989, Cộng sản Ba Lan bị lật đổ và Ba Lan thành lập một nền dân chủ. Mặc dù, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh Ba Lan vẫn bảo tồn được nhiều di sản văn hóa quý giá. Có 14 địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới và 54 di tích lịch sử được coi là di sản văn hóa quốc gia.

TT Andrzej Duda
2. Tổng thống Ba Lan

Tổng thống Andrzej Duda, sinh ngày 16 tháng 5 năm 1972 (44 tuổi), là một người Công Giáo rất ngoan đạo. Các Giám Mục Ba Lan rất hài lòng với tổng thống Andrzej Duda.

Ông là người gốc Krakow. Ông nguyên là một luật sư, đã từng là dân biểu viện Sejm, tức là Hạ Nghị Viện Ba Lan trước khi đắc cử tổng thống vào năm 2015. Ngày 6 tháng 8 năm ngoái 2015, ông chính thức nhậm chức tổng thống Ba Lan với nhiệm kỳ 5 năm.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 2015, tức là chỉ ba thánh sau khi nhậm chức tổng thống Cộng Hòa Ba Lan. Ông đã triều yết Đức Thánh Cha để xin ngài ban phép lành cho nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Lần gặp Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là lần thứ ba, tổng thống gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Tổng thống Ba Lan có rất nhiều quyền kể cả quyền giải tán Quốc Hội.

Phu nhân tổng thống là bà Agata Kornhauser-Duda (sinh ngày 2 tháng Tư năm 1972) là giáo viên dạy tiếng Đức.

Con gái duy nhất là Kinga Duda, sinh năm 1995, hiện nay cũng đang theo học Luật khoa như bố.

TGM Gadecki
3. Vài nét chính về Giáo Hội Ba Lan.

Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan bao gồm 16 tổng giáo phận và 28 giáo phận bao gồm cả 1 giáo phận quân đội; với 10,421 giáo xứ. Hội Đồng Giám Mục Ba Lan là một trong những Hội Đồng Giám Mục lớn ở châu Âu, chỉ nhỏ hơn Tây Ban Nha.

Theo niên giám Tòa Thánh năm 2015, người Công Giáo chiếm 36.3 triệu trong tổng số 38.5 triệu dân tức là 94.3%. Giáo Hội có 23,600 linh mục triều; 5,100 linh mục dòng; 9,500 nam tu sĩ; và 24,300 nữ tu.

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan là Đức Cha Stanisław Gądecki Tổng Giám Mục Poznań từ năm 2002 đến nay.

4. Caritas Ba Lan

Trong thời kỳ cộng sản, Caritas Ba Lan bị xóa sổ hoàn toàn và chỉ được khôi phục lại từ năm 2004. Nhiệm vụ Caritas của Ba Lan là hỗ trợ các dự án trong nước và nước ngoài ngõ hầu đáp ứng nhu cầu của người nghèo và những người bị thiệt thòi. Phạm vi rộng lớn của Caritas bao gồm việc thành lập các trung tâm giúp đỡ những phụ nữ bị bỏ rơi trong lúc mang thai, những phụ nữ bị buộc hành nghề mãi dâm, các trung tâm điều trị và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, và cung cấp cứu trợ khẩn cấp cho các nước sau các thảm họa tự nhiên hoặc chịu ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột vũ trang tại các nước ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và châu Âu.

Trung tâm dinh dưỡng sắp được Đức Thánh Cha khánh thành là trung tâm thứ 41 trên toàn cõi Ba Lan cung cấp 250,000 bữa ăn cho trẻ em suy dinh dưỡng và những người túng thiếu. Sáu năm trước đây, vào năm 2010, Ba Lan bị lũ lụt thảm khốc tới mức Thủ tướng Ba Lan gọi đó là “thảm họa tồi tệ nhất trong 160 năm qua”. Caritas Ba Lan đã trợ giúp của hơn 66,000 nạn nhân lũ lụt.
 
Wadowice, đàng sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
19:04 22/07/2016
Theo ký giả John Allen Jr., nhìn từ thị trấn Wadowice, nơi sinh quán của ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có thể được coi như biểu thức cuối cùng và vĩ đại nhất của tinh thần Habsburg, nghĩa là một thế giới quan khoan dung, cởi mở và đô hội (cosmopolitan) khoảng khoát nhất, một thế giới quan coi lòng tự hào và hiếu trung quốc gia không như một đe dọa đối với sự gắn bó của đế quốc, trái lại là một trong các suối nguồn của nó.

Tinh thần ấy đã được Đức Gioan Phaolô biến thành viễn kiến của triều đại ngài và là nguyên tắc hướng dẫn của ý niệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Ký giả này thoáng thấy tinh thần ấy ở một biến cố nhỏ xẩy ra trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới Krakow 4 ngày, tức thứ Năm vừa qua. Ở công trường chính nhà thờ Đức Bà Hằng Cứu Giúp của Wadowice, nơi vị giáo hoàng tương lai chịu Phép Rửa năm 1920, một ban nhạc nhỏ của Giáo Phận Willemstad ở Curaçao bỗng nhẩy lên chiếc bàn kê sẵn ở giữa công trường, trình diễn một bản “Alleluia” vui nhộn giữa tiếng trống và đàn guitar.

Một nhóm hành hương trẻ người Pháp vui quá cũng nhẩy lên bàn tham gia với ban nhạc rồi kết thành một vòng phương vũ quanh chiếc bàn. Những người Ba Lan gần đó, rồi một cặp mới cưới người Belize và hai nữ tu từ Botswana, với tu phục đầy đủ, cũng quay cuồng nhẩy múa vui nhộn.

Một trong những người lớn tuổi đến từ Willemstad cho biết: “chúng tôi luôn làm thế này tại quê nhà, nhưng thường không được nhiều người từ khắp nơi như thế này tham gia”.

Khung cảnh trên quả nói lên bức tranh Giáo Hội phổ quát, vốn là phần chủ yếu trong trực giác của Đức Gioan Phaolô II khi lần đầu tiên ngài yêu cầu giới trẻ thế giới tụ họp nhau thường xuyên.

Đã đành, ngay từ đầu, Đạo Công Giáo vốn là một niềm tin phổ quát, hoàn cầu, ngỏ lời với “các dân tộc” khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, xét về nhiều phương diện, chính Đức Gioan Phaolô II đã làm cho Giáo Hội trở thành hoàn cầu trên thực tế, bởi việc, trước nhất, trở thành vị giáo hoàng không phải là người Ý trong 500 năm trước đó, thứ hai, dấn thân du hành ngoại quốc: 104 cuộc tông du ra nước ngoài bao trùm ba phần tư của một triệu dặm, hơn ba lần từ mặt đất lên mặt trăng, và thứ ba, thiết lập ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Nhờ Đức Gioan Phaolô II, người Công Giáo có xu hướng suy nghĩ một cách hoàn cầu hơn về Giáo Hội, dù vẫn hiểu rằng các trải nghiệm và ưu tiên của các tín hữu ở Chicago và London chẳng hạn không luôn luôn là các trải nghiệm và ưu tiên của người Công Giáo ở Sài Gòn, hay Mumbai, hoặc Riyadh.

Bất cứ ai được nhìn Đức Gioan Phaolô II trong 8 cuộc cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới do ngài chủ tọa, trong đó có Á Căn Đình, Ba Lan, Hoa Kỳ, Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Pháp, Gia Nã Đại và Ý, hẳn phải lưu ý đến niềm hân hoan của ngài khi thấy giới trẻ vẫy cờ của đất nước họ và phóng chiếu niềm hãnh diện vào nền văn hóa của riêng họ cho cả thế giới hay.

Những tâm tình bẩm sinh ấy vang dội trong tâm hồn ngài, vì ngài hãnh diện hơn bất cứ ai về gốc rễ Ba Lan của ngài.

Và người Ba Lan nào cũng biết rõ điều ấy, chính vì vậy, không người Ba Lan nào không yêu thương ngài. John Allen, thậm chí, còn cho rằng họ đồng hóa “Gioan Phaolô” với “Đức Giáo Hoàng”. Bởi thế, khi được hỏi ông nghĩ gì về viễn ảnh 2 triệu người trẻ sẽ đổ về Krakow, người tài xế xe buýt tuyến đường Wadowice – Krakow lắc đầu nói “khủng khiếp” nhưng rất vui khi “Đức Gioan Phaolô” sẽ đến vào tuần tới. Đối với người tài xế này, vị giáo hoàng nào cũng là “Đức Gioan Phaolô”! Giống như người ta coi giấy chùi nào cũng là “Kleenex” hay máy photocopy nào cũng là “Xerox”!

Nhưng, bất kể ngài “Ba Lan” hung hăng kiểu nào và không thể xóa bỏ cỡ nào, Karol Wojtyla vẫn đã tiếp nhận một nền đào tạo Ba Lan hết sức đặc biệt. Ngài lớn lên dưới bóng người cha làm hạ sĩ quan trong quân đội Áo Hung và thành phố Krakow vĩ đại, hết sức tự hào về danh thơm tiếng tốt làm một trong các hòn ngọc của Đế Quốc Hapsburg.

Nhà Hapsburg thống trị một đế quốc chắp vá bao gồm nhiều phần của Âu Châu như Balkans nơi sắc tịch và quốc tịch muôn đời là nguồn gây tranh chấp, nên họ lúc nào cũng cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách coi lòng tự hào và trung hiếu quốc gia không như một đe dọa đối với sự gắn bó đế quốc mà như một trong các nguồn suối của nó, tức ý niệm ai cũng được đồng nhất hóa với dân tộc mình nhưng biết kính trọng dân tộc người khác, việc thừa nhận nhau này sẽ bảo đảm hòa bình.

Do đó, dấu ấn của nền văn hóa Hapsburg có khuynh hướng cổ vũ một con dấu khoan dung, cởi mở và đô hội rộng rãi đóng lên tinh thần những người nó đụng tới, nhất là, như sự thực đã chứng minh, các thành viên chỉ huy của quân đội, hàng ngũ được gọi là tiền phong và chiến tuyến cuối cùng bảo vệ đế quốc.

Đó là thế giới từ đó người thanh niên tên Karol Wojtyla đã xuất thân: ngài tin rằng lòng tận tụy phục vụ quê hương và việc trở thành thành phần của một dự án rộng lớn hơn, có tính phổ quát, không những không chống chọi nhau, mà liên hệ mật thiết với nhau. Và ngài đã đem tinh thần này vào triều giáo hoàng của mình. Theo một nghĩa nào đó, Đức Gioan Phaolô II quả là hoa trái sau cùng và vĩ đại nhất của tinh thần Hapsburg.

Wadowice là một thị trấn nhỏ gồm khoảng 20,000 dân cư, nơi ngôi nhà Đức Gioan Phaolô II sinh ra năm 1920 và là nơi, ngài sống cho tới năm 1938, nay là một viện bảo tàng nho nhỏ nhưng rất tuyệt vời, trưng bầy đủ đồ kỷ niệm thuộc các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống và trong triều giáo hoàng của ngài. Trong số đó, lầu cao nhất có chứa những mẫu đất lấy từ các nước ngài tới viếng thăm, khắp năm châu.
Ngay lúc này, trên một trong các tòa nhà đối diện với công trường, có một biển ngữ lớn ghi hàng chữ “Nơi mọi sự đã bắt đầu…”.

Dĩ nhiên, đó là biển ngữ cổ vũ cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới từ 25 tới 31 tháng Bẩy này. Điều này đúng, vì chính kinh nghiệm của Đức Gioan Phaolô II khi còn trẻ sống tại thị trấn nhỏ gần Krakow này và thế giới rộng lớn hơn mà nó đại diện đã đặt nền tảng cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Tuy nhiên, điều thực sự bắt đầu ở đây có ý nghĩa hơn nhiều. Chính một quan điểm về thế giới, về văn hóa và về Giáo Hội đã đặt nền cho một Đạo Công Giáo hoàn cầu thực sự sinh động, điều này, dĩ nhiên, làm cho sự kiện “Đức Gioan Phaolô” tới Krakow vào tuần tới cũng là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử xuất thân từ Châu Mỹ La Tinh, lại càng thêm hoàn hảo.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bến Đén GP Vinh: Cung nghinh thánh giá trước thềm đại hội giới trẻ.
Joseph Nguyễn Văn Huệ
12:18 22/07/2016
Giáo xứ Bến Đén Gp Vinh: Cung nghinh thánh giá trước thềm đại hội giới trẻ.

Sống hiệp nhất trong tình yêu thương với anh em và với Thầy Giêsu Chí Thánh là động lực thúc đẩy và xây dựng nên cộng đoàn giáo xứ Bến Đén (GP Vinh) ngày càng lớn mạnh. Với câu khẩu hiệu “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5,14) đã khơi lên trong mỗi con người Bến Đén ngọn lửa của niềm tin, của tình yêu. Điều đó được thể hiện cách rõ nét bằng cuộc cung nghinh thánh giá của giáo xứ trong ba ngày từ 17 đến 19 tháng 07 năm 2016.

Xem Hình

Không chỉ là hành vi đức tin, mà việc rước thánh giá luân phiên qua từng giáo xứ đã trở thành một sự kiện lớn trong toàn giáo phận. Đến ngày 17 tháng 07 cộng đoàn giáo xứ Bến Đén đã tập trung đông đảo về giáo giáo xứ Nghi Lộc đề cung nghinh thánh giá về giáo xứ mình để tôn thờ và suy tôn thánh giá Chúa Kitô. Nhiều người con Bến Đén đi làm ăn xa quê từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đều nô nức trở về giáo xứ để tham dự sự kiện hết sức đặc biệt này. Cha quản nhiệm Fx. Nguyễn Minh Đức cùng với toàn thể cộng đoàn dân Chúa và các hội đoàn như: đội kèn, đội trống, giới trẻ, hội các bà mẹ… cùng với các đoàn ôtô, xe máy… khởi hành tới giáo xứ Nghi Lộc. Nổi bật trong đoàn rước Thánh Giá dài khoảng 7km hôm nay là những chiếc xe tải cỡ lớn nhỏ kiệu Thánh giá được trang hoàng lộng lẫy. Một đoàn người và xe rất đông đảo, mọi người ai nhìn vào cũng trầm trồ khen ngợi: Sao lại có một cuộc rước được tổ chức hoành tráng, long trọng và trang nghiêm như thế?

Khoảng 18h30, đoàn rước về đến nhà thờ giáo họ Tân Trai. Thánh Giá được đặt cách trang trọng trong nhà thờ để mọi người cùng suy tôn.

Tiếp đến là Thánh lễ Suy tôn Thánh Giá được cử hành vào hồi 19h30. Thánh lễ có sự tham dự của đông đảo quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ.

Trong bài giảng, cha Fx. Nguyễn Minh Đức nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của cây Thập Giá trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ngài chia sẻ: “Anh chị em thân mến, cây Thánh Giá là biểu tượng của tình yêu, sự hi sinh đến giọt máu cuối cùng của Chúa Giêsu để đền tội thay cho chúng ta. Cây Thánh Giá còn là chứng tích tình yêu và là niềm tin cho cuộc sống theo Chúa của người tín hữu. Vì thế, anh chị em và nhất là các bạn trẻ hãy sống với tất cả con tim, tình yêu và sự hi sinh mãnh liệt của mình để xứng đáng với tình yêu mà Chúa muốn gửi trao cho chúng ta. Không những thế, chúng ta phải có bổn phận mang Chúa đến cho những người mà chúng ta gặp gỡ, để ơn cứu độ của Người được lan truyền đến hết mọi người”.

Sau thánh lễ là phần Suy niệm Đàng Thánh Giá xung quanh khuôn viên thánh đường. Thánh Giá Chúa lần lượt được các bạn trẻ rước đi trong niềm cung kính. Phần suy niệm chặng đường Thánh Giá được trao cho các giới, các hội đoàn trong giáo xứ.

Thánh Giá được cung nghinh đến giáo họ Tân Kỷ là phần cầu nguyện Taizé. Trong ánh lửa lung linh được tỏa ra từ hàng ngàn cây nến nhỏ, mọi người cùng chìm đắm trong suy niệm về cuộc khổ nạn và sự khải hoàn của Đức Kitô. Những tiếng nhạc thánh du dương cùng với những câu hát được lặp đi lặp lại, càng làm cho từng lời của bài hát thấm sâu trong tim mỗi người.

Chiều ngày 19 tháng 07, thánh lễ cao điểm của cuộc cung nghinh thánh giá diễn ra tại thánh đường giáo xứ. Sau Thánh lễ, thánh giá được trao cho cha xứ và cộng đoàn giáo xứ Vạn Phần tiếp tục cuộc cung nghinh thánh giá Chúa.

Cuộc cung nghinh thánh giá của giáo xứ Bến Đén đã để lại nhiều dấu ấn thiêng liêng tốt đẹp trong lòng mỗi người tham dự. Theo chân thập giá Đức Kitô trên mọi nẻo đường trong chính cuộc sống là những ý nghĩa thiêng liêng mà mỗi người cảm nhận được khi đứng gần thập giá Chúa. Hy vọng cuộc cung nghinh thánh giá lần này sẽ mở ra một bước tién mới nhằm giúp mỗi người Bến Đén vững bước hơn trên hành trình đức tin của mình và cùng nhau xây dựng cộng đoàn giáo xứ lớn mạnh.

Joseph Nguyễn
 
Khai Mạc Dạ Ca Tri Ân Cảm Tạ 20 Năm Thông Tấn Xã VietCatholic Perth - Australia
VietCatholic Network
17:33 22/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Dòng Mân Côi Bùi Chu : Tĩnh tâm tìm hiểu ơn gọi khoá II
Dòng Mân Côi Bùi Chu
18:21 22/07/2016
DÒNG MÂN CÔI BÙI CHU: TĨNH TÂM TÌM HIỂU ƠN GỌI KHOÁ II

“Bước theo Thầy Giêsu” là chủ đề của khóa tĩnh tâm Tìm hiểu ơn gọi thứ II mà Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu đã tổ chức dành cho các em từ 18 đến 25 tuổi. Khóa tĩnh tâm bắt đầu từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 7 năm 2016, do cha Giuse Nguyễn Văn Tuy, OP hướng dẫn, đã quy tụ 88 em đến từ các giáo phận: Vinh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Phát Diệm, Bùi Chu.

Xem Hình

Sau những tháng ngày dài miệt mài với công việc đèn sách, các em vừa trải qua các kỳ thi như vừa tốt nghiệp cấp III hay Đại Học, có những em thì đang theo học trên các giảng đường của các trường Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học. Tất cả như một điểm hẹn, các em đã chọn cho mình một lối đi về, về với mái ấm Mẹ Dòng Mân Côi Bùi Chu để cùng nhau tĩnh tâm tham dự khóa tìm hiểu Ơn gọi Mân Côi.

Ngay từ sáng ngày đầu tiên 17/07, các em khởi đầu khóa bằng việc đi hành hương tại Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai và bước qua cửa năm thánh Lòng Chúa Thương Xót để xin ơn thánh của Chúa hướng dẫn các em tìm ra ơn gọi đích thực cho mình. Buổi chiều, các em được cha giáo Giuse Vũ Đình Lâm chia sẻ về căn tính của những người được gọi là "Theo Chúa".

Những ngày tiếp theo, cha giảng phòng Giuse đã giải thích ý nghĩa của chủ đề “Bước theo thầy Giêsu”. Đó là đi theo Chúa bằng những bước vững chắc, với con tim yêu thương, chan hòa niềm vui, hạnh phúc như ĐTC Phanxicô đã từng nói “ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui”. Với kinh nghiệm sống đời thánh hiến cũng như sự tận tình và quý mến ơn gọi, cha đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đời sống chung, đó là một sự cần thiết để biết chấp nhận những khuyết điểm của nhau, cùng giúp nhau vượt qua những gian nan khổ đau, đặc biệt là noi gương Chúa có lòng thương xót để vui với người vui và cảm thông trước nỗi đau của tha nhân. Qua dụ ngôn người Samaritano nhân hậu trong Lc 10, 29-37 và người phụ nữ được tha thứ vì đã yêu mến Chúa nhiều trong Lc 7, 36-50, Cha giúp các em hiểu sâu hơn về đời tu là một sự từ bỏ dứt khoát, một chọn lựa không do dự, và trên hết đó một hành trình gặp gỡ Chúa, để từ đó các em có một con tim nhạy cảm, một cung cách phục vụ quên mình…

Song song với các giờ giảng huấn của Cha giảng phòng Giuse. Vào các buổi tối, các em còn có những buổi gặp gỡ thân tình của Dì Tổng, Dì Phó và các Dì Giáo. Các Dì như là những người mẹ, người chị đi trước hướng dẫn các em về đời sống nhân bản, đời sống thánh hiến và ơn gọi Mân Côi để mỗi em biết đáp trả tiếng Chúa trong sự chọn lựa của mình.

Điều không thể không nhắc đến là mỗi ngày các em có cuộc gặp gỡ thiêng liêng với Chúa trong Thánh lễ và giờ chầu Chúa Giêsu Thánh Thể. Các em cùng nhau đọc Kinh Mân Côi để qua Mẹ các em đến với Chúa. Đó là những giây phút linh thiêng và hạnh phúc được cùng nhau ngồi bên chân Chúa lắng nghe tiếng nói của Ngài và cùng tâm sự thân mật với Ngài, trong sự hướng dẫn và đồng hành của Mẹ Maria.

Những ngày tĩnh tâm đã khép lại, kết thúc bằng buổi văn nghệ bỏ túi và sinh hoạt ngoài trời, đã đọng lại nhiều niềm vui trên từng khuôn mặt của các em. Xin Chúa giúp các em noi gương Mẹ Maria quảng đại bước theo Thầy Giêsu trong hành trình tìm ra ơn gọi đích thực của mình.



BTT. Dòng Mân Côi
 
Dao Ca Mẹ Dịu Hiền - 20 Năm VietCatholic News – Perth, Australia
VietCatholic Network
20:51 22/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Dạ Ca Tri Ân Cảm Tạ - Lời Chúc Mừng của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Lê Minh - Chủ tịch Ban Thường Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
23:44 22/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chia sẻ tâm tình “Dạ Ca Tâm Tình Cảm Tạ tối ngày 22/7

Con kính chào quý cha, quý tu sĩ và quý Ông Bà và anh chị em,

Trước khi con chia sẻ vài tâm tình, con xin chân thành cám ơn cha Paul Văn Chi, phó giám đốc Vietcatholic và Ban tổ chức đã sắp xếp cho con cơ hội nói đôi lời trong buổi:

DẠ CA TÂM TÌNH CẢM TẠ TRI ÂN tối nay

Kính thưa quý cha và quý Vị.

Buổi “DẠ CA TÂM TÌNH CẢM TẠ” tối nay được hiện thực nhân hai sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 40 năm hồng ân LM cuả LM Nhạc Sị Paul Văn Chi, Phó Giám đốc Vietcatholic và Kỷ niệm 25 năm Vietcatholic thành lập và phục vụ (1991-2016)

Cùng với hai biến cố quan trọng này, LM Nhạc sĩ Văn Chi tối nay giới thiệu Đại Tác Phẩm “Hành trình với Mẹ”, kỷ niệm 41 năm người Việt Tỵ Nạn tha hương đến tay quý vị như là món quà, để giúp Vietcatholic có ngân khoản tài chánh, xây dựng và phát triển hệ thốngVietcatholic, đáp ứng kỷ thuật truyền thông đang tiến rất nhanh, hầu đem lại những phương thế rao giảng Tin Mừng đa dạng và hiệu năng.

Con xin thay mặt cho cộng đoàn Công GiáoVN Tây Úc, xin chúc mừng 40 năm Hồng ân LM của Cha Paul Văn Chi và qua cha chúng con xin gửi lời chúc mừng đến Cha Giám đốc: Gioan Trần Công Nghị, Toàn Ban Điều Hành và Biên Tập Vietcatholic Network luôn mạnh khỏe, dồi dào ơn Chúa, hầu chu toàn sứ mệnh mà Chúa đã trao ban nơi từng người là: rao truyền Sư Điệp Tin Mừng đến cho muôn dân, đăc biệt người Việt Nam ở quê nhà cũng như Hải ngoại.

Trong thời gian qua, nếu đọc trên VietCatholic, chúng ta thấy nhiều khóa huấn luyện về kỹ thuật truyền hình được mở ra tại Melbourne, Los Angleles và mới đây là tại Sydney. Nhưng, cách đây 9 năm, tại Perth này, chúng ta đã có chương trình truyền hình chuẩn bị cho WYD 2008 tại Sydney với xướng ngôn viên là chị Thúy Hồng. Hơn 5 năm qua, chúng ta lại có thêm chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican, phát hàng tuần với các xướng ngôn viên: Lan Vy, Kim Phượng, Mai Hương, Thảo Ly, Hà Thu và ca sĩ Như Ý. Tất cả đều là các thành viên của cộng đoàn chúng ta; và tất cả các videos đó, đều được thực hiện tại Perth này. Cho nên, có thể nói rằng, cái nôi của truyền hình Công Giáo Việt Nam trong quá khứ, chính là từ ca viên cuả ca đoàn Tổng Hợp trong cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc của chúng ta. Đó là một niềm tự hào chính đáng của cộng đoàn chúng ta. Vậy để khích lệ quý chị. Con xin quý cha và quý vị cho một tràng pháo tay thật lớn, tán thưởng các xướng ngôn viên của Tây Úc, một tràng pháo tay thứ 2: mừng 40 năm Hồng Ân LM Nhạc sĩ Paul Văn Chi và kỷ niệm 25 năm Vietcatholic thành lập và phục vụ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2016: tìm hiểu bức linh ảnh Đức Bà Đen Czestochowa
Trần Mạnh Trác
08:19 22/07/2016


Bức linh ảnh.

Nhân dịp đại hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 tại Krakow, Ba Lan, nhiều người trong số 2.5 triệu thanh thiếu niên sẽ có cơ hội thăm viếng thánh địa Czestochowa ở gần đó để chiêm ngưỡng một bức linh ảnh lừng danh tên là Đức Bà Đen, làm tăng thêm bội phần con số 2 triệu người hành hương tới thánh địa này mỗi năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia Ngày Giới Trẻ Thế Giới và sau đó cũng đi tới Czestochowa, thăm viếng đan viện Jasna Gora là nơi bảo quản bức linh ảnh và cử hành thánh lễ kỷ niệm 1050 năm ngày nước Ba Lan gia nhập Thiên Chuá Giáo.

Tên chính thức cuả bức linh ảnh là Đức Bà Czestochowa, nhưng thường được gọi là Đức Bà Đen vì có màu da ngâm đen giống như nhiều bức ảnh có nguồn gốc Chính Thống Giáo từ thời đế quốc Bizantine. Được biết có khoảng 500 bức ảnh cũng mang tên là Đức Bà Đen ở Châu Âu, riêng ở Pháp có tới 180 Vierges Noires (Đức Trinh Nữ Đen), nhưng dựa vào tài liệu văn khố tìm được cho tới hôm nay thì Đức Bà Czestochowa là bức ảnh đầu tiên có danh xưng này.

Bức ảnh bằng gỗ cao 1.2m (4ft) vẽ theo một khuôn mẫu rất thịnh hành thời Trung Cổ gọi là "Hodegetria" nghiã là "Đức Bà chỉ bảo đàng lành", mô tả Đức Trinh Nữ đang chỉ tay qua Đức Chuá Giêsu là nguồn mọi ân sủng. Riêng bức ảnh Czestochowa có một bộ áo thêu nhiều nhánh hoa huệ, mà người ta nghĩ rằng đã được thêm thắt vào để cho giống y phục cuả những bậc vương tước thời xưa.

Nét đặc biệt cuả bức linh ảnh Czestochowa là ở trên mặt có hai vết chém, không thể nào sửa chữa được, sẽ được bàn tới ở đoạn sau.

Được tung hô với tước hiệu "Nữ Vương Ba Lan" vì đã từng cứu thoát nước Ba Lan qua khỏi một cuộc ngoại xâm, nhưng sự sùng kính bức linh ảnh đã vượt qua biên giới quốc gia, với nhiều đền thờ tôn vinh ở Đông Âu, Ukraine, Belarus và Nga, không chỉ ở các thánh đường Công Giáo mà còn ở thánh đường Chính Thống Giáo nữa. Đây là một bức linh ảnh hiếm hoi được cả hai hệ phái Kitô giáo cùng tôn kính.

Sở dĩ như vậy là vì trước khi "định cư" với người Ba Lan, Đức Bà Đen đã "chu du" khắp miền Đông Âu qua nhiều thời đại.

Nguồn gốc, cổ tích, lịch sử và thành tích cuả bức linh ảnh.

Truyền thuyết kể lại rằng bức linh ảnh đã có từ thời 12 thánh Tông Đồ, được vẽ bởi chính tay của Thánh Sử Luca, sử dụng một chiếc bàn thợ mộc mà Chúa Giêsu đã dùng.

Khi Thánh Luca vẽ thì ngài cũng lắng nghe những câu chuyện cuả Mẹ Maria kể lại cuộc đời của Chúa Giêsu, do đó mà trong Tin Mừng cuả Thánh Luca có việc kể lại sự tích Giáng Sinh.

Sự thực về truyền thuyết này như thế nào thì người ta chưa thể chắc chắn được. Khoa Khảo Cổ đã cho thử nghiệm xem tấm hình có số tuổi là bao nhiêu nhưng không thể đưa đến một kết luận vì qua nhiều thời đại, người ta đã vẽ thêm vào bức tranh nhiều lần, nhất là sau cái nạn bị loạn quân Hussite cướp đi vào năm 1430 thì theo tài liệu ghi chép lại cuả ông Risinius, chiếc bảng gỗ nguyên thủy đã bị vỡ và bị thay thế, tấm vải luạ (canvas) bị rách đã được tẩy xóa để vẽ lại, và chiếc mũi trong hình cũng được sửa cho thành hình chiếc muĩ trái xoan.

Huyền thoại cùng cho rằng chính Thánh Nữ Helena đã đến Jerusalem vào năm 326 để tìm Thánh Giá thật, Bà đã tìm thấy bức ảnh này. Bà đã đem tặng cho con trai là hoàng đế Constantine, và vị hoàng đế đã xây dựng một ngôi đền ở thành đô Constantinople để tôn kính.

Khi thành Constantinople bị quân Hồi Giáo Saracens vây hãm, người ta đã rước bức linh ảnh lên tường thành và quân Saracen đã bị đánh bại.

Khi vua Charlemagne thống nhất Châu Âu và được tấn phong Hoàng Đế cuả 'Đế Quốc Thánh Roma' (Holy Roman Emperor), ông đã tặng bức linh ảnh cho vua Leo của Ruthenia (phía tây bắc Hungary, là vùng đất cuả giống người Slav, bao gồm Lithuania và Balan ).

Vào thế kỷ 11 Ruthenia bị xâm lăng bởi một vương quốc lớn mạnh hơn nhiều, nhà vua đã cầu nguyện với Đức Mẹ để che chở cho mình, và sự việc xẩy ra là trời đất đã đen khịt lại, bóng tối che phủ toàn thể quân địch, và họ đã tấn công tiêu diệt lẫn nhau.

Vào thế kỷ 14 thì bức linh ảnh được đưa tới Jasna Gora ở Ba Lan, từ đó chúng ta bắt đầu có những ghi chép cẩn thận vể những biến cố xảy ra sau này.

Năm 1382 quân Tartar vây hãm pháo đài Belz đang lưu giữ bức linh ảnh, một mũi tên đã ghim vào cổ của hình Đức Mẹ. Ông hoàng trấn thủ pháo đài lo sợ bức ảnh có thể rơi vào tay địch quân nên đã chạy trốn trong đêm và mang bức linh ảnh tới thị trấn Czestochowa.

Bức linh ảnh được đặt trong một nhà thờ nhỏ, và sau đó một tu viện được xây lên để đảm bảo sự an toàn cho bức linh ảnh.

Tuy nhiên vào năm 1430, loạn quân Hussites đã tràn ngập tu viện cướp được linh ảnh. Một tên cướp đã đặt bức linh ảnh vào một chiếc xe ngựa để đem đi. Nhưng những con ngựa không chịu bước. Tức giận, nó đã rút gươm và chém vào bức tranh hai lần, khi nó vung gươm lên lần thứ ba, thì đột nhiên ngã xuống, quằn quại trong đau đớn, và chết.

Những nỗ lực để sửa chữa những vết sẹo từ mũi tên và thanh kiếm đã gặp rắc rối và người ta đã phủ lên bức linh ảnh một lớp sơn pha với lòng trứng và sáp. Cho đến ngày nay chúng ta vẫn còn thấy dấu tích cuả các vết thương.

Vào năm 1655 thì Ba Lan đã thua trận và gần như hoàn toàn bị tàn phá bởi Vua Charles X của Thụy Điển, chỉ còn vùng chung quanh tu viện cuả bức linh ảnh là chưa bị chiếm. Một cách kỳ diệu, với chỉ có 70 thày tu và 180 dân quân tình nguyện từ các làng xã lân cận mà họ chống trả được một lực lượng tinh nhuệ cuả Thuỵ Điển đông đến 4000 trong suốt 40 ngày đêm, sau cùng quân Thuỵ Điển đã nản chí phải lui binh. Từ đó nước Ba Lan đã lật ngược thế cờ và đánh đuổi được quân xâm lược.

Sau sự kiện kỳ diệu đó, vua John II Casimir Vasa đã đăng quang bức linh ảnh Đức Bà Czestochowa là Nữ Hoàng Ba Lan, đặt quốc gia dưới sự bảo vệ cuả Mẹ.

Ngày nay

Trong thời cận đại, đã vẫn có những câu chuyện lạ được truyền tụng liên quan đến bức linh ảnh, như trong cuộc xâm lược của Nga vào Ba Lan năm 1920, khi quân Nga tiến đến bờ sông Vistula và đe dọa thành phố Warsaw, thì họ nhìn thấy hình ảnh của Đức Mẹ xuất hiện trong đám mây trên thành phố, và họ đã rút. (Xin xem Note * về quan điểm lịch sử.)

Czestochowa là địa điểm hành hương quan trọng nhất cuả người Ba Lan. Từ năm 1711 cho đến nay vẫn có nhiều người tham gia một cuộc hành hương đi bộ, họ khời hành từ Warsaw vào ngày 6 tháng 8 và đi qua một đoạn đường dài 230 km (140 dặm) đến nơi đây. Ngay trong những lúc khó khăn nhất vẫn có người thm gia cuộc hành hương này, nhiều cụ già vẫn còn nhớ lại những đêm tối mò mẫm, bất chấp hiểm nguy, đi lén lút theo những con đường mòn trong thời Ba Lan bị Đức Quốc Xã xâm chiếm. Thánh Giáo Hoàng John Paul II cũng từng đi lén lút như vậy trong thời Ngài còn là một sinh viên.

Ngày nay người ta hy vọng Czestochowa sẽ là một cánh cửa mở rộng cho sự cảm thông giữa Đông và Tây. Theo ý kiến của Đức Hồng Y Dziwisz thì dựa vào lịch sử cuả Ngày Giới Trẻ và bức linh ảnh Czestochowa, thì sự kiện Ngày Giới Trẻ năm nay sẽ mang một ý nghĩa rất đặc biệt cho nhiều quốc gia Châu Âu, như Ukraine chẳng hạn, nơi mà người dân đang phải đối mặt với những xung đột chính trị và sắc tộc.

"Chúng ta không được quên rằng Ngày Giới trẻ Thế giới đã từng diễn ra tại Czestochowa 25 năm trước đây và đó là lần đầu tiên có thanh thiếu niên đến từ các nước phía đông. Khoảng 200.000 người, đến từ Ukraine, Nga và Belarus ", Ngài nhắc lại.

"Lúc đó là lần đầu tiên, sự kiện Ngày Giới trẻ Thế giới đã trở thành toàn cầu thực sự. Chúng tôi đã có dịp giúp đỡ những thanh thiếu niên từ các nước miền Đông tới.. . đặc biệt từ Belarus và Ukraine," Ngài thêm rằng dù cho cuộc xung đột hiện nay ở Ukraina làm cho việc du lịch trong khu vực trở nên khó khăn hơn, " chúng tôi không loại trừ bất cứ ai. "

-------------

Note * Trận Warsaw 1920: Hồng quân Nga do thống tướng Mikhail Tukhachevsky chỉ huy tiến vào Ba Lan như vũ bão theo trục Đông-Tây, phá tan quân Ba Lan và tiến đến bờ sông Vistula ngày 12 tháng 8 năm 1920. Ông đã không đánh thốc vào Warsaw để tránh những thất bại phải vượt sông cuả những tướng ngày xưa, mà định đi vòng lên phiá Bắc để bao vây. 4 ngày sau, ngày 16 tháng 8 năm 1920, tướng Jozef Pitsudski cuả Ba Lan đã bất ngờ phản công từ phía Nam trong một kế hoạch mà bộ tham mưu cuả Ba Lan đã gạt qua một bên vì cho là 'tài tử', và ngay chính gián điệp bên Nga cũng cho đó chỉ là một mẹo vặt nhằm đánh lạc hướng.

Trước cuộc phản công bất ngờ này, Hồng Quân Nga đã bị rối loạn hàng ngũ phải rút về sông Neman. Trong trận này Nga thiệt hại đến 10 ngàn người, 500 mất tích, 30 ngàn bị thương và 66 ngàn bị bắt. Ba Lan mất 4500, 10 ngàn mất tích và 22 ngàn bị thương.

Lenin lúc đó nhận định rằng trận Warsaw là một thất bại nặng nề, sau đó vài tháng, quân Nga tiếp tục thua và phải ký với Ba Lan và Ukraine một hiệp ước về biên giới và nền độc lập cuả Ba Lan. Ba Lan giữ được nền độc lập này cho đến Thế Chiến II.

Sử gia Norman Davies trong cuốn sách "The Soviet Command and the Battle of Warsaw," (Lãnh đạo Xô Viết và trận đánh Warsaw) cho rằng quân Xô Viết thất trận bởi vì đã chậm không tiền vào Warsaw trong khi quân Ba Lan nhanh nhẹn gây cho quân Xô Viết nhiều khó khăn chồng chất mỗi ngày mỗi thêm lên.

Xin ghi chú rằng những người viết sử không bao giờ dùng một sự kiện tâm linh làm bằng chứng, tuy nhiên không ai đã giải thích nổi một cách hữu lý vì sao tướng Mikhail Tukhachevsky lại chần chờ tới 4 ngày trước một thành phố Warsaw đã bỏ trống.
 
Văn Hóa
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Mấy Núi Cũng Trèo
Nguyễn Trung Tây
05:02 22/07/2016
Nguyễn Trung Tây
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Mấy Núi Cũng Trèo


□ Ông Tư dì Tư, một đôi vợ chồng người miền Nam, định cư tại Quận Cam từ những ngày cuối năm 75. Ông Tư hồi xưa người trong thôn gọi cậu Tư Cường, răng cậu Tư bịt vàng sáng chóe.


Sáng sớm, bình minh Cali rủ nhau nhẹ nhàng đổ xuống một khoảng sân vườn ngập tràn những cánh hồng lấm chấm hạt sương sớm của ông Tư. Bên trong nhà, vợ chồng dì Tư thong thả ngồi thưởng thức vị trà hoa nhài sáng sớm. Nhìn những tia nắng bình minh dệt thảm lụa kim cương óng ánh sắc màu che phủ một khoảng sân vườn, rồi nhìn vợ ngồi kế bên nhai trầu đỏ thắm, ông Tư hứng khởi cất tiếng,

— Hôm nọ, nhắc tới cái vụ đám cưới tui mới chợt nhớ có chuyện này mà lóng rày quên chưa nói với bà. Thiệt tình mà nói, hồi đó tui không làm mình làm mẩy, không biết có cưới được bà hay không nữa.

Nghe chồng nhắc tới chuyện xưa, tự nhiên dì Tư mặt ửng đỏ như người tô son đánh phấn. Dì nói tuồng như e thẹn,

— Tui tưởng cậu Tư Cường thuả đó muốn chi mà chẳng được. Việc chi mà phải làm mình làm mẩy với ba với má?

Ông Tư nhìn vợ,

— Mần chi mà bà phải lên giọng bỉ thử với tui như thế? Đúng là hồi đó tui muốn chi mà không được.

Ông Tư phân bua,

— Mà nếu ba không chịu, thì thường thường tui lại chạy vào cửa sau năn nỉ với má, giống như có người cứ hay nói, “Xin Chúa, Chúa không cho, thôi chạy cửa sau, xin với Đức Mẹ”.

Ông Tư gãi đầu,

— Mà tình thiệt là như vậy, tui xin, ba không cho, nhưng má nói vào thì chuyện dù có là rối như tơ vò cũng hóa ra hanh thông như húp cháo hột vịt muối. Nhưng chuyện hôn nhân thì khác đó nghen. Lần này, hai ổng bả hợp lòng lại với nhau phản đối tui quyết liệt. Quay sang ba, ba nói không. Chạy tới má, má cũng lắc...

Dì Tư hỏi, giọng dè chừng,

— Rồi lúc đó…lúc đó ông làm sao?

Ông Tư vuốt cằm,

— Làm sao? Bà nghĩ tui phải làm sao khi mà cả ba cả má đều lắc đầu quầy quậy, không chịu sai người tới nói chuyện với tía má ở bển?

Dì Tư bĩu môi,

— Ông nói chiện! Chiện tui thì tui biết chứ chiện ông thì làm sao mà tui rành. Tui nhớ đâu lúc đó tui thấy dì Chín Lành ở làng bên tự nhiên ghé vào nhà đòi gặp mặt tía má. Thấy bả ở trong nhà là tui biết có chiện rồi. Mà dì Chín Lành đúng là người làm mai làm mối chuyên nghiệp. Vừa chào tía má xong một câu là bả te te đi thẳng một mạch vào trong nhà bếp, rồi ra chuồng heo nhìn ngắm sân trước vườn sau một hồi. Xong xuôi đâu đó rồi bả mới đi lên nhà trên ngồi nói chuyện với tía má. Trong khi ba người đang nói chiện ở nhà trên, tui ở dưới bếp xắt chuối cho heo ăn mà cái bụng thiệt tình mà nói nó cứ hồi hộp thắc mắc, tâm trí cứ xoay mòng mòng không hiểu ất giáp đầu đuôi ra sao mà tự dưng cái người làm mai làm mối nổi tiếng trong vùng lại ghé vào uống trà ăn trầu với tía má.

Ông Tư kể lể,

— Bà chỉ thấy dì Chín Lành xuất hiện bất ngờ trước cửa ngõ, trong bụng có lo lo một chút, nhưng rồi bà cũng tiếp tục ngồi xắt chuối cho heo ăn. Chứ phần tui, để cho dì Chín Lành cất bước từ căn nhà dì Chín tới nhà của ba má là cả một công trình không đơn giản. Bà biết không? Thoạt tiên là tui năn nỉ với ba má cho tui cưới bà, rồi khi học hành thành tài đâu đó xong xuôi, tui sẽ về quê làm ăn trông coi ruộng nương cho ba má an dưỡng tuổi già, không lên Sài Gòn ở nữa. Nhưng nói chi thì nói, tui năn nỉ gần gãy cái lưỡi, cứng đơ cái cổ họng mà ba má vẫn không chịu! Không là không! Phần thất vọng không thuyết phục nổi ba má, phần tức, tui đổ bệnh luôn. Chuyện này thì chắc bà không rành đâu, bởi vì hồi đó ba má dấu kín chuyện tui đổ bệnh, bởi sợ người trong thôn xóm bỉ thử, rồi chuyện ra chuyện vào. Trong làng hồi đó chỉ có ba má với thêm một người nữa biết chuyện là tui bỏ ăn bỏ uống đập dìa với ba má mà thôi.

Dì Tư ngước nhìn chồng, đợi chờ ông Tư nhắc tới tên người thứ ba trong xóm biết rành rẽ chuyện cậu Tư Cường ăn vạ ba má, nhưng ông Tư đổi hướng câu chuyện,

— Tui nhớ là mình đã nằm trong phòng bỏ ăn hai ngày rồi, người xanh dớt như rau mùng tơi. Thức ăn do chính tay má tui nấu mang tới để đầu giường, tui để cho nguội thiu luôn. Thấy tui héo hon như ngọc tối lu như vàng mất nước, má hình như có vẻ cũng bắt đầu xiêu lòng, nhưng ngoài mặt bả vẫn làm cứng với tui. Sau cùng tui mới đổi chiến thuật. Lần này tui quay sang thầy Sáu Nhài.

— Ủa, sao tự dưng tự lành lại có thầy Sáu Nhài xuất hiện trong cái vụ này dzậy?

— Tui năn nỉ với thầy Sáu Nhài nói hộ cho tui một tiếng…

Dì Tư gật đầu,

— À! Tui hiểu rồi.

— Đó, vậy là bà hiểu tuồng hiểu tích do tui dựng lên rồi đó. Thấy tui ốm liệt giường liệt chiếu, ba mới nhờ người mang thầy Sáu Nhài tới chẩn mạch bốc thuốc cho tui. Thầy Sáu đúng là thần y. Ổng chỉ bấm bấm mấy cái là ổng rành rẽ bệnh tình của tui liền. Ổng nói nho nhỏ vào tai tui, “Cậu Tư, nếu chịu húp cháo là người khỏe lại liền”.

Ông Tư mơ màng,

— Biết là không qua mắt được thầy Sáu Nhài, lúc đó tui đành thú thiệt với thầy Sáu. Tui năn nỉ thầy Sáu nói với ba má cho tui mấy câu. Thầy Sáu Nhài hiểu chuyện, cho nên ổng đi gặp riêng ba má. Thầy nói, “Bệnh tình cậu Tư là bệnh tương tư. Nếu không khứng lời năn nỉ của cậu Tư thì e rằng có ngày sức khỏe của cậu sẽ trở nên trầm trọng, rồi đổ ra nguy kịch. Lúc đó thì chỉ có thuốc thánh mới may ra cứu kịp”.

Dì Tư thắc mắc,

— Nghe ông kể mà tui nhớ tới tuồng cải lương Trương Chi, Mỵ Nương coi trong rạp hồi còn con gái. Nhưng rồi ba má có tin lời thầy Sáu Nhài hay không?

Ông Tư đáp ngay,

— Không tin thì cũng phải tin. Thầy Sáu Nhài mà, đức độ và danh tiếng của ổng thì ai còn lạ chi. Con bệnh không có đủ khả năng trả tiền thầy tiền thuốc, ông vẫn chữa tận tình cho tới khi dứt căn bệnh mới thôi. Nói về tài thuốc của thầy Sáu hả, thầy vừa biết thuốc Nam vừa rành thuốc tây. Người ta nói thầy Sáu Nhài là Hải Thượng Lãn Ông tái thế đó.

Ông Tư tiếp tục,

— Nghe thầy Sáu nói vậy, lúc đó ba má tui mới chịu sai người mời dì Chín Lành qua nhà để ba má tui có chuyện nhờ vả.

Ông nhìn vợ,

— Bây giờ bà đã hiểu tại sao ngay sau hôm đám cưới, hai vợ chồng mình ghé vào nhà thầy Sáu Nhài để tạ thầy một lễ trầu cau hay chưa?

Ông Tư kết luận,

— Thiệt tình mà nói là hồi đó tui trần ai cực khổ mới thuyết phục được ba má thay lòng đổi ý. Bây giờ tuổi già xế bóng rồi, nhưng lâu lâu ngồi nghĩ lại chuyện xưa, tui thấy thuả đó sao mình bền gan dữ đa. Năn nỉ ba má không được lại quay sang năn nỉ thầy Sáu Nhài. Hên mà thầy Sáu khứng lời năn nỉ của tui.

Dì Tư khen chồng,

— Ông không kể chiện thì tui cũng đâu có biết ông trần ai cực khổ như vậy. Hồi đó, tui cứ nghĩ đơn giản là ông nói chi mà ba má không đồng ý. Bây giờ mới biết là ông bày trò tính kế năn nỉ gần gãy lưỡi mới ra lương duyên vợ chồng. Thiệt ông cũng là người bền dạ bền gan y như Lưu Bị trong tuồng Lưu Bị năn nỉ Khổng Minh ở lều cỏ, hoặc như câu chuyện Phúc Âm Chúa nói cứ gõ thì cửa sẽ mở. Ông cứ đứng gõ cửa miết rồi đầu cũng xuôi mà đuôi cũng lọt.

Ông Tư gật đầu,

— Ừ, thì đó. Bây giờ thì bà hiểu đầu đuôi câu chuyện đầu mối sợi dây tơ hồng nối buộc nên vợ nên chồng giữa bà với tui rồi đó. Thiệt là cực nhọc trần ai. Nhưng bởi tui bền gan cứ đứng gõ cửa, rồi cuối cùng cánh cửa cũng mở toang …

Dì Tư bất chợt xuống giọng, tuồng như thì thào,

— Mà nè! Có chuyện này tui cũng muốn nói với ông. Chúa nói cứ đứng gõ cửa thì cửa sẽ mở, nhưng thiệt tình mà nói, từ hồi còn nhỏ khóc oe oe cho tới bây giờ già cả tóc điểm muối nhiều hơn tiêu, tui nghiệm thấy một điều là nhiều khi đứng gõ cửa sưng vù cả bàn tay mà có thấy cánh cửa mở ra đâu. Ông là người thông suốt chuyện thiên hạ, đâu, ông nói cho tui nghe đi.

Ông Tư cười khì khì,

— Bà làm như tui là cha cụ, nhè ai không hỏi lại đi hỏi tui về chuyện Kinh Thánh. Nhưng mà thôi, cái này là tui cũng chỉ nghe các cha nói mà thôi. Nghe sao thì tui nhắc tuồng lại làm vậy mà thôi.

Dì Tư điệu bộ bứt rứt, nóng nảy,

— Ông làm chi mà cứ rào trước đón sau như dzậy. Có chi thì cứ nói huyệch toẹt ra đi.

Ông Tư chép miệng,

— Bà! Cái tật cứ nóng nảy. Thì để cho tui nói. Đầu đuôi là như thế này. Cũng có mấy lần tui nghe các cha nói là bất cứ khi nào mình gõ cửa, Chúa cũng đều mở cửa trả lời cho mình hết, ngay cả câu trả lời “Không” cũng là một câu trả lời.

Dì Tư ngẫm nghĩ một hồi,

— Lạ lùng hen! Cái chiện này thì rõ ràng là tui không rành rồi đó. Ông nói thêm một chút cho đầu óc tôi hanh thông ra hơn một chút xíu được không?

Ông Tư nói ngay,

— Thì cũng không có chi là đặc biệt đâu. Những khi Chúa trả lời “Không” với mình chính là những lúc Chúa biết những điều mình xin chẳng có lợi lộc chi cho đời sống đức tin của mình hết. Thí dụ, ai mà lại đi gõ cửa cầu xin với Chúa là, “Lạy Chúa, xin cho con trúng số độc đắc Loto, rồi con hứa sẽ dâng hết hai phần ba tiền trúng số vào trong nhà thờ”.

Ông Tư cười oang oang,

— Chuyện chi thì tui không rành chứ mà chuyện bà gõ cửa năn nỉ xin Chúa cho trúng số độc đắc thì coi chừng có ngày tui sẽ lái xe xuống phố bốc mấy thang thuốc cho bà chữa mấy ngón tay sưng to chù vù y như chuối sứ cho mà coi…

Lời Nguyện

Lạy Chúa, xin ban thêm cho chúng con đức tin mạnh mẽ để chúng con tin tưởng vào sự quan phòng và tình yêu của Thiên Chúa dành riêng cho mỗi người trong chúng con.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Đời sống sung mãn
Lm. Bosco Dương Trung tín
07:44 22/07/2016
Đời sống sung mãn

Con người sống một mình thì buồn; sống hai mình thì bực; sống ba mình trở lên thì bừng bừng nổi điên. Thế thì phải sống làm sao đây? Làm sao ta có một đời sống sung mãn, an vui và hạnh phúc?

Chúa nói: “con người CÓ một mình không tốt”(x.St2,18). Thật vậy, trên đời này chỉ có một mình thì không tốt, cho dù có muôn vàn cỏ cây và động vật. Chỉ có một mình A-đam thì không tốt rồi. Và thế là Chúa dựng nên thêm E-và và cũng từ đó con người đã sinh sôi nảy nở trên trái đất này. Thực tế con người ngày nay đã có trên 7 tỉ người rồi, thế nhưng con người ta có tốt, có an vui và hạnh phúc; có một đời sống sung mãn không?

Vấn đề bây giờ không là “CÓ một mình” mà là “Ở một mình” hay “SỐNG một mình” có tốt hay không?

Con người “Ở một mình” mà sống với mọi người thì tốt quá đi chứ, đâu có vấn đề gì. Như các Linh mục triều hay những người sống đời độc thân; họ sống một mình nhưng dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, cho Giáo Hội hay cho khoa học, cho mọi người, cuộc sống của họ vẫn có giá trị và cuộc đời của họ vẫn an vui, hạnh phúc và sung mãn chứ.

Còn người “Sống một mình”, dù sống giữa bao người; họ chỉ sống cho một mình mình mà thôi, thì không tốt. Họ mà có sống với ai thì cũng chỉ làm khổ người đó thôi. “Ở một mình” và sống cũng chỉ một mình thì chẳng khác gì trên đời này chỉ có một mình thôi, sẽ buồn chết được, làm sao mà an vui, làm sao mà hạnh phúc; chắc chắn sẽ không có cuộc đời sung mãn.

Nếu ta loại bỏ loại người này ra, không nói đến, thì phần còn lại sẽ là người ở một mình mà sống với mọi người. Nói cách khác là có đời sống cá nhân và đời sống tập thể. Đời sống tập thể có đời sống gia đình; đời sống dòng tu. Đời sống cá nhân có đời sống Linh mục triều và đời sống những người độc thân. Quả thật, con người sống cần cả hai loại đời sống này; tùy ơn gọi mà ta thiên về đời sống nào thôi. Ơn gọi gia đình và dong tu thì thiên về tập thể; đời sống Linh mục triều và độc thân thì thiên về cá nhân. Dầu vậy, dù có thiên về đời sống tập thể thì cũng không được quên đời sống cá nhân; có thiên về đời sống cá nhân cũng không được bỏ đời sống tập thể. Ta phải làm sao cho hai đời sống cá nhân và tập thể hài hòa thì mới có một đời sống sung mãn được.

Người ta sống cần có tập thể cũng như cũng cần tôn trọng cá nhân. Nhưng cái chính yếu vẫn là cá nhân. Vì tập thể bao gồm những cá nhân; cá nhân là nồng cốt, họ như những viên gạch gắn kết với nhau để xây dựng nên một tòa nhà, một tập thể, một gia đình hay một Dòng tu. Viên gạch có tốt và liên kết với nhau mới có một tòa nhà vững chắc và tốt đẹp; mỗi cá nhân có nhân cách và phối hợp với nhau mới có một gia đình hạnh phúc; một Hội dòng vững mạnh.

Cá nhân ở trong tập thể và tập thể giúp đỡ cá nhân, trong ý nghĩa này, dù là ơn gọi gia đình hay dòng tu thiên về tập thể nhưng cũng có tính cách cá nhân. Có một cách có thể đem lại hạnh phúc và sung mãn đó là “sống đời tu trong gia đình và sống tinh thần gia đình trong dòng tu”. Hai đời sống này bổ túc cho nhau, nếu có sự kết hợp hài hòa sẽ đem lại cho những thành viên một cuộc sống sung mãn.

Như ta biết đời sống hôn nhân và gia đình là hai người một nam và một nữ, rời bỏ cha mẹ mà đến với nhau, yêu thương nhau và cùng nhau xây dựng một gia đình mới. Họ sống với nhau cho tới “đầu bạc răng long”, với ràng buộc của dây hôn phối, họ : “Hứa giữ lòng chung thủy với nhau , khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan; khi đau ốm cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời”.

Còn đời sống tu dòng, các tu sĩ cũng rời bỏ gia đình ruột thịt mình mà gia nhập vào một Hội Dòng. Họ sống cùng một linh đạo và ở đó cho đến chết, với ràng buộc các lời khấn khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh. Đời sống của các tu sĩ là tập thể nhưng mỗi người đều có phòng riêng; ngủ riêng mỗi người một giường. Họ ăn chung, làm chung, đọc kinh chung, nhưng mỗi người lại tự cố gắng nên thánh, nên thiện. Điều này có thể đưa vào đời sống hôn nhân, nghĩa là “sống đời tu trong đời gia đình”.

Người chồng người vợ, nếu không thể có đời sống chung hạnh phúc thì cũng nên có phòng riêng, có một không gian riêng để suy gẫm về bản thân cũng như về gia đình. Mỗi người cũng cần có một đời sống riêng tư và vợ chồng cũng cần tôn trọng đời sống riêng tư của nhau. Chứ cái gì cũng chung hết, không có gì là riêng tư cũng khó có một đời sống sung mãn và hạnh phúc. Đời sống vợ chồng không phải lúc nào cũng “thuận buồm, xuôi gió”, nhưng có lúc “cơm không lành, canh không ngọt” thì sao? Sự riêng tư cũng cần thiết lắm chứ. “Riêng tư” chứ không phải “riêng lẻ”. Riêng lẻ là sống một mình và sống cho mình; còn riêng tư là ở một mình và sống cho người khác.

Yêu thương nhau thì phải tôn trọng nhau, chứ đừng nghi ngờ mà muốn kiểm soát tất cả. Mình có thể giữ trái tim người ta thôi chứ không thể giữ được đôi chân người ta đâu. Mình mà giữ được trái tim rồi thì họ có đi đâu ta cũng chẳng phải lo, chẳng phải sợ gì cả.

Tiếp sau đó thì người sống dời gia đình cũng nên sống 3 lời khấn nữa.

Lời khấn vâng lời. Hai vợ chồng cần phải nghe nhau và vâng lời nhau. Cả hai cần trao đổi những vấn đề trong cuộc sống mà tìm ra điều tốt nhất cho hôn nhân và gia đình. Không có chuyện hơn thua hay thống trị. Ai cũng thích làm theo ý mình thì hôn nhân sẽ tan vỡ và gia đình sẽ tan nát.

Lời khấn khó nghèo. Hạnh phúc Gia đình và hôn nhân không hệ tại ở tiền của, nên không nên chỉ lo làm giàu, bon chen nhưng có lương thực hằng ngày dùng đủ và vừa đủ xài là được; không cần phải có của như người ta. Lắm tiền nhiều của chỉ sinh tật và lắm tội thôi. Tiền của và hạnh phúc, chỉ có một trong hai, có tiền có của thì không có hạnh phúc; có hạnh phúc thì không có nhiều tiền, nhiều của.

Lời khấn khiết tịnh. Hai người cần phải bỏ mình để yêu thương người kia; có khi cần cả việc tiết dục trong đời sống hôn nhân nữa, nếu một trong hai có vấn đề về tinh thần hay thể xác. Tình yêu là quan trọng, chứ không phải tình dục. Tình dục mà không có tình yêu thì vô nghĩa, không đem lại hạnh phúc; không có đời sống sung mãn, không có hạnh phúc sung mãn. Tình yêu có khi không cần đền tình dục, vẫn làm cho người kia hạnh phúc và sung mãn như thường. Tình dục không là tất cả, tình yêu mới là tất cả và có nhiều cách để diển tả tình yêu chứ không chỉ tình dục, như sự quan tâm, chăm sóc; sự vuốt ve, chiêm ngưỡng,….

  Như thế sẽ có một đời sống hôn nhân hạnh phúc. Hôn nhân mà hạnh phúc thì gia đình hạnh phúc. Hình ảnh của một gia đình hạnh phúc, nơi đó vợ chồng thương yêu nhau; cha mẹ, con cái giúp đỡ nhau và tôn trọng nhau. Trong đó người cha có trách nhiệm với vợ, với con và với gia đình. Một người mẹ có trách nhiệm với chồng, với con và với gia đình. Một người chồng hạnh phúc khi có vợ hiền; một người cha hạnh phúc khi có con ngoan. Một người vợ hạnh phúc khi có người chồng lý tưởng và một người mẹ hạnh phúc khi có những người con hiếu thảo. Một người con hạnh phúc khi có cả cha lẫn mẹ và được cha mẹ yêu thương, quan tâm, săn sóc và dạy dỗ. Gia đình đó sẽ trở thành tổ ấm.

Người sống đời tu trì cũng có thể đem tinh thần hạnh phúc của gia đình như thế vào đời tu của mình, gọi là “sống tinh thần gia đình trong đời tu”.

Đó là coi cộng đoàn như là gia đình của mình. Quả thật khi tuyên khấn thì cũng tự tuyên bố là Cộng Đoàn Hội Dòng là gia đình của mình rồi, như “con dâu về nhà chồng” vậy. Mọi thành viên trong cộng đoàn đều là anh chị em với nhau, cùng chung một lý tưởng, cùng chung một con đường, cùng chung một con thuyền. Bởi đó, dù không là ruột rà máu mủ nhưng do lời khấn mà các tu sĩ đã trở nên anh chị em với nhau cách thiêng liêng và thực sự, nên phải yêu thương nhau và giúp đỡ lẫn nhau, sống vì cộng đoàn và cùng nhau xây dựng một cộng đoàn hạnh phúc.

Trong tâm tình của một người con trong gia đình, các tu sĩ tôn trọng nhân vị lẫn nhau với những khác biệt; nâng đỡ nhau khi khó khăn và đau yếu; cùng nhau nên thánh và nên thiện. Nếu không có tâm tình này thì cộng đoàn trở thành nhà trọ không hơn không kém; nếu có thì cộng đoàn sẽ là thiên đàng tại thế.

Vậy dù ta sống trong môi trường và ơn gọi nào, dù là thiên về cá nhân hay tập thể, ta hãy làm cho mình có một đời sống sung mãn, để dù ta sống một mình, ta cũng không buồn nhưng bình an; có sống hai mình cũng không bực nhưng an vui; có sống 3 mình trở lên ta cũng không bừng bừng nổi điên nhưng luôn an tâm và hạnh phúc.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhà Nguyện
Tấn Đạt
19:39 22/07/2016
NHÀ NGUYỆN
Ảnh của Tấn Đạt
Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện.
(Mt 21,130)