Phụng Vụ - Mục Vụ
Linh mục thừa sai tại Cam-bốt
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
10:53 23/07/2008
LINH MỤC THỪA SAI TẠI CĂM-BỐT
Từ 10 năm nay - tháng 9 năm 1998 - Cha Olivier Schmitthaueusler, người Pháp, thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP), làm việc truyền giáo tại Căm-Bốt.
Đây là vùng đất may mắn thoát khỏi vòng vây sát hại của Khờ-Me đỏ từ hơn 20 năm qua. Cũng từ đó, Giáo Hội Công Giáo dần dần hồi sinh. Xin nhường lời cho Cha Olivier Schmitthaueusler kể lại các sinh hoạt mục vụ.
Một căn nhà bằng gỗ thô sơ nằm chênh vênh giữa khu đất rộng lớn dùng làm nơi tôi trú ngụ, dâng Thánh Lễ và tiếp đón các bạn trẻ. Hồi đó tôi đến trường, theo học tiếng Khờ-Me với các học sinh trung học. Bạn cứ tưởng tượng một ông tây to lớn, ngồi ở cuối lớp, đủ hiểu lôi kéo sự chú ý chừng nào! Chưa hết, tôi còn phải xách giỏ đi chợ nữa! Bởi vì, chính tôi nấu bếp cho các sinh viên đang trọ chung với tôi.
Ban đầu, sự hiện diện của tôi nơi chỗ nhóm chợ, khiến không ai là không khỏi mĩm cười và tò mò thắc mắc. Các bà nội trợ xì-xào rỉ-tai nhau:
- Đó là vị thầy tu sẽ không bao giờ lấy vợ!
Thế nhưng, đây là dịp tốt để gặp gỡ, lắng nghe và khám phá ra cuộc sống đơn sơ đích thực của người dân Khờ-Me.
Hồi ấy Svay Sisophon là cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ gồm khoảng 15 tín hữu Công Giáo, sống đạo chân thành, và khoảng 20 bạn trẻ đều đặn đến tham dự Thánh Lễ vào mỗi Chúa Nhật.
Lễ Phục Sinh Năm Thánh 2000, tôi hân hoan ban bí tích Rửa Tội cho 3 bạn trẻ dự tòng, từng tìm hiểu giáo lý đạo Công Giáo từ hơn 5 năm qua. Thật là tuyệt đẹp, khi nhìn thấy niềm vui Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh, chiếu tỏa rạng rỡ trên khuôn mặt tươi trẻ của họ! Vô cùng cảm tạ THIÊN CHÚA!
Vào mỗi Chúa Nhật, tôi có thói quen dâng Thánh Lễ tại hai hay ba giáo xứ khác nhau. Hạt Battambang họp bởi 13 cộng đoàn Công Giáo, sống xa xôi rải rác, với đường xá khó đi, đặc biệt trơn trượt vào các mùa mưa. Đây là các cộng đoàn mang đặc tính mới mẻ, bởi vì, được thành hình khoảng hơn 10 năm trước. Đa số giáo dân là các dự tòng và các tín hữu đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội trong thời kỳ sống nơi các trại tị nạn bên Thái-Lan. Các cộng đoàn trẻ này đầy sinh lực, đầy hoạt náo, nhưng cũng cần được huấn luyện kỹ lưỡng, bởi lẽ, nơi đây thiếu vắng các cụ ông cụ bà, các vị lão thành, nhân chứng của lịch sử. Các cộng đoàn Công Giáo trẻ là măng non, cần được chăm sóc, bảo bọc yêu thương, hầu lớn mạnh trong Đức Tin và đầy ơn nghĩa Chúa.
Niềm vui sâu xa của tôi là thực hiện được ước mơ: xây một nhà nguyện nhỏ cho cộng đoàn ở Svay Sisophon. Nhà nguyện có thể chứa 100 người và được mang danh Giáng Sinh.
Ưu tư hàng đầu của tôi là công cuộc mục vụ bên cạnh người trẻ, đặc biệt các bạn trẻ nghèo. Vì nghèo, họ không thể học xong tối thiểu bậc trung học. Một số khác học xong, nhưng lại không thể vào đại học, vì lệ phí đại học tư quá đắc, trong khi các đại học của chính phủ thì không đủ chỗ.
Đây cũng là thách đố lớn nhất cho Giáo Hội Công Giáo tại Căm-Bốt. Bởi vì, chỉ có nền giáo dục mới có thể giúp Căm-Bốt tìm lại phẩm giá của mình. Chỉ có nền giáo dục mới nhào nặn cho tương lai những người nam nữ biết lãnh trách nhiệm và có sáng kiến cho công cuộc xây dựng quốc gia.
Tôi sống tại thủ đô Phnom Penh để trau dồi thêm về ngôn ngữ Khờ-Me. Tôi trọ nơi cư xá gồm 12 sinh viên, được Hội Trẻ Em Sông Cửu Long đỡ đầu. Tất cả đều không phải là tín hữu Công Giáo. Thật là kinh nghiệm mới mẻ đối với tôi. Chứng tá đầu tiên của tôi hệ tại việc yêu thương tất cả các bạn trẻ. Cứ hai lần mỗi tuần, tôi dạy môn Pháp Văn tại phân khoa kinh tế. Và khi rãnh rỗi, tôi lang thang nơi bờ sông, để tìm kiếm, gặp gỡ và trao đổi, bàn luận với các bạn trẻ, đa số bị mất hướng và không có tương lai.
Hồi Năm Thánh 2000 chúng tôi trải qua một thời điểm đáng ghi nhớ. Ngày 7-5-2000, khoảng 2 ngàn người tụ họp tại Tang-Kok để tưởng niệm các Vị Tử Đạo Căm-Bốt.
Tang-Kok là ngôi làng nơi Đức Cha Joseph Chhmar Salas (1938-1977), Giám Mục tiên khởi của Căm-Bốt, bị chết vì đói và vì kiệt sức năm 1977. Trước đó, ngày 14-4-1975 Đức Cha Paul Tep Im Sotha - Giám Quản Tông Tòa Phnom Penh - đã truyền chức cho Đức Cha Salas với chức vụ là Giám Mục Phó.
Chúng tôi đã tưởng niệm hàng vạn vạn người gồm Khờ-Me, Việt-Nam và Pháp thuộc đủ mọi thành phần: tín hữu, tu sĩ, Linh Mục và Giám Mục, đã bỏ mình trong cuộc thảm sát do Khờ-Me đỏ chủ mưu.
Giây phút cảm động nhất là lúc 4 Giám Mục gieo lúa trên một mãnh đất được lấy từ khắp các vùng trên toàn lãnh thổ Căm-Bốt, nơi các vị Tử Đạo Căm-Bốt gục ngã vì đói hoặc bị giết chết. Chúng tôi suy niệm Lời Đức Chúa GIÊSU KITÔ phán: ”Hạt lúa phải chết đi để mang lại hoa trái”, Gioan 12,24.
... Bấy giờ Đức Chúa GIÊSU nói: ”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, CHA của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Gioan 12,23-26).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.357, Mars/2001, trang 79-82)
Từ 10 năm nay - tháng 9 năm 1998 - Cha Olivier Schmitthaueusler, người Pháp, thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP), làm việc truyền giáo tại Căm-Bốt.
Đây là vùng đất may mắn thoát khỏi vòng vây sát hại của Khờ-Me đỏ từ hơn 20 năm qua. Cũng từ đó, Giáo Hội Công Giáo dần dần hồi sinh. Xin nhường lời cho Cha Olivier Schmitthaueusler kể lại các sinh hoạt mục vụ.
Một căn nhà bằng gỗ thô sơ nằm chênh vênh giữa khu đất rộng lớn dùng làm nơi tôi trú ngụ, dâng Thánh Lễ và tiếp đón các bạn trẻ. Hồi đó tôi đến trường, theo học tiếng Khờ-Me với các học sinh trung học. Bạn cứ tưởng tượng một ông tây to lớn, ngồi ở cuối lớp, đủ hiểu lôi kéo sự chú ý chừng nào! Chưa hết, tôi còn phải xách giỏ đi chợ nữa! Bởi vì, chính tôi nấu bếp cho các sinh viên đang trọ chung với tôi.
Ban đầu, sự hiện diện của tôi nơi chỗ nhóm chợ, khiến không ai là không khỏi mĩm cười và tò mò thắc mắc. Các bà nội trợ xì-xào rỉ-tai nhau:
- Đó là vị thầy tu sẽ không bao giờ lấy vợ!
Thế nhưng, đây là dịp tốt để gặp gỡ, lắng nghe và khám phá ra cuộc sống đơn sơ đích thực của người dân Khờ-Me.
Hồi ấy Svay Sisophon là cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ gồm khoảng 15 tín hữu Công Giáo, sống đạo chân thành, và khoảng 20 bạn trẻ đều đặn đến tham dự Thánh Lễ vào mỗi Chúa Nhật.
Lễ Phục Sinh Năm Thánh 2000, tôi hân hoan ban bí tích Rửa Tội cho 3 bạn trẻ dự tòng, từng tìm hiểu giáo lý đạo Công Giáo từ hơn 5 năm qua. Thật là tuyệt đẹp, khi nhìn thấy niềm vui Đức Chúa GIÊSU KITÔ Phục Sinh, chiếu tỏa rạng rỡ trên khuôn mặt tươi trẻ của họ! Vô cùng cảm tạ THIÊN CHÚA!
Vào mỗi Chúa Nhật, tôi có thói quen dâng Thánh Lễ tại hai hay ba giáo xứ khác nhau. Hạt Battambang họp bởi 13 cộng đoàn Công Giáo, sống xa xôi rải rác, với đường xá khó đi, đặc biệt trơn trượt vào các mùa mưa. Đây là các cộng đoàn mang đặc tính mới mẻ, bởi vì, được thành hình khoảng hơn 10 năm trước. Đa số giáo dân là các dự tòng và các tín hữu đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội trong thời kỳ sống nơi các trại tị nạn bên Thái-Lan. Các cộng đoàn trẻ này đầy sinh lực, đầy hoạt náo, nhưng cũng cần được huấn luyện kỹ lưỡng, bởi lẽ, nơi đây thiếu vắng các cụ ông cụ bà, các vị lão thành, nhân chứng của lịch sử. Các cộng đoàn Công Giáo trẻ là măng non, cần được chăm sóc, bảo bọc yêu thương, hầu lớn mạnh trong Đức Tin và đầy ơn nghĩa Chúa.
Niềm vui sâu xa của tôi là thực hiện được ước mơ: xây một nhà nguyện nhỏ cho cộng đoàn ở Svay Sisophon. Nhà nguyện có thể chứa 100 người và được mang danh Giáng Sinh.
Ưu tư hàng đầu của tôi là công cuộc mục vụ bên cạnh người trẻ, đặc biệt các bạn trẻ nghèo. Vì nghèo, họ không thể học xong tối thiểu bậc trung học. Một số khác học xong, nhưng lại không thể vào đại học, vì lệ phí đại học tư quá đắc, trong khi các đại học của chính phủ thì không đủ chỗ.
Đây cũng là thách đố lớn nhất cho Giáo Hội Công Giáo tại Căm-Bốt. Bởi vì, chỉ có nền giáo dục mới có thể giúp Căm-Bốt tìm lại phẩm giá của mình. Chỉ có nền giáo dục mới nhào nặn cho tương lai những người nam nữ biết lãnh trách nhiệm và có sáng kiến cho công cuộc xây dựng quốc gia.
Tôi sống tại thủ đô Phnom Penh để trau dồi thêm về ngôn ngữ Khờ-Me. Tôi trọ nơi cư xá gồm 12 sinh viên, được Hội Trẻ Em Sông Cửu Long đỡ đầu. Tất cả đều không phải là tín hữu Công Giáo. Thật là kinh nghiệm mới mẻ đối với tôi. Chứng tá đầu tiên của tôi hệ tại việc yêu thương tất cả các bạn trẻ. Cứ hai lần mỗi tuần, tôi dạy môn Pháp Văn tại phân khoa kinh tế. Và khi rãnh rỗi, tôi lang thang nơi bờ sông, để tìm kiếm, gặp gỡ và trao đổi, bàn luận với các bạn trẻ, đa số bị mất hướng và không có tương lai.
Hồi Năm Thánh 2000 chúng tôi trải qua một thời điểm đáng ghi nhớ. Ngày 7-5-2000, khoảng 2 ngàn người tụ họp tại Tang-Kok để tưởng niệm các Vị Tử Đạo Căm-Bốt.
Tang-Kok là ngôi làng nơi Đức Cha Joseph Chhmar Salas (1938-1977), Giám Mục tiên khởi của Căm-Bốt, bị chết vì đói và vì kiệt sức năm 1977. Trước đó, ngày 14-4-1975 Đức Cha Paul Tep Im Sotha - Giám Quản Tông Tòa Phnom Penh - đã truyền chức cho Đức Cha Salas với chức vụ là Giám Mục Phó.
Chúng tôi đã tưởng niệm hàng vạn vạn người gồm Khờ-Me, Việt-Nam và Pháp thuộc đủ mọi thành phần: tín hữu, tu sĩ, Linh Mục và Giám Mục, đã bỏ mình trong cuộc thảm sát do Khờ-Me đỏ chủ mưu.
Giây phút cảm động nhất là lúc 4 Giám Mục gieo lúa trên một mãnh đất được lấy từ khắp các vùng trên toàn lãnh thổ Căm-Bốt, nơi các vị Tử Đạo Căm-Bốt gục ngã vì đói hoặc bị giết chết. Chúng tôi suy niệm Lời Đức Chúa GIÊSU KITÔ phán: ”Hạt lúa phải chết đi để mang lại hoa trái”, Gioan 12,24.
... Bấy giờ Đức Chúa GIÊSU nói: ”Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, CHA của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Gioan 12,23-26).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.357, Mars/2001, trang 79-82)
Những bài thánh ca được hát trong chương trình mừng lễ Anrê Phú Yên
LM. Giuse Trương Đình Hiền
14:55 23/07/2008
Mọi Người Đều Yểm Trợ Hôn Nhân
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
18:06 23/07/2008
HẠNH PHUC HÔN NHÂN # 16
Mọi người đều Yểm trợ Hôn nhân
Phần lớn các đôi Hôn nhân không để ý đến những khó khăn có thể xảy đến trong tương lai. Vậy yểm trợ, tham gia, cộng tác để xây dựng cho Hạnh phúc Hôn nhân là nhiệm vụ của mọi người.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
H và L đều có nghề nghiệp nên họ quyết cưới nhau rồi mua một căn nhà nhỏ. Hơn một năm sau thì họ có con đầu lòng. L nói: chúng tôi muốn có con, nhưng lại không nghĩ đến sự hy sinh phải có cho chồng và con. Cô nghỉ việc ở nhà nuôi con hơn một năm thì đồng lương đã hết, nên H phải đi làm hai jobs để trả tiền nhà và các chi tiêu khác. Chẳng bao lâu sức khoẻ anh kiệt quệ vì làm việc nhiều quá, anh cảm thấy mệt mỏi và chán nản và cả hai vợ chồng đếu thấy thất vọng. Từ từ họ bàn nhau bán garage sale các máy móc và đồ đạc trong nhà, rồì họ gắt gỏng nóng nảy với nhau. Anh cho chị là ỷ vào con và lười biếng, chị thì nói anh không còn thương vợ con.
Mỗi ngày đều có gây gổ như vậy, rồi họ không thèm nói với nhau nữa, cuộc sống càng trở nên căng thẳng tột độ và họ nghĩ đến việc ly thân, ly dị. Không chỉ có H và L đã nghĩ đến sự đưa nhau ra toà để cay đắng xin giải thoát cuộc hôn nhân đau khổ; nhưng có rất nhiều vợ chồng lớn có, trẻ có đã nghĩ đến việc ly thân, ly dị.
Xưa kia ăn ở đâu đâu
Bây giờ có bí chê bầu rằng hôi
Theo ý kiến các nhà giáo dục về hôn nhân, các đôi vợ chồng muốn có hạnh phúc cho đến gìa, cần có 4 thời kỳ học tập bổ túc liên tiếp:
1/ Chuẩn bị Hôn nhân: a/ Thời niên thiếu: học gương sáng về Hôn nhân của anh các chị lớn và cha mẹ từ trong gia đình đến ngoài xã hội. b/ Tuổi thanh niên: học tập ít là 6 tháng trước khi kết hôn để tìm hiểu về bổn phận và trách nhiệm tại các nhà thờ và…
2/ Tương trợ Hôn nhân: a/ Các phương thế: duy trì tình yêu như lúc ban đầu: nâng đỡ, thăm hỏi, ủi an khi có biến cố xảy đến. b/ Các buổi học hỏi, chia sẻ trong nhóm, đoàn thể về Hôn nhân để họ biết cách làm cha, làm mẹ và đối thoại khi gặp những bất đồng.
3/ Thăng tiến Hôn nhân: a/ Giúp vợ chồng luôn canh tân và đổi mới như đi tham dự các lớp Thăng tiến Hôn nhân&Gia đình, để biết cách chăm sóc vật chất và tinh thần cho nhau, khi bị khủng hoảng về làm ăn, sức khỏe và giáo dục con cái. b/ Bổ túc cho họ những kinh nghiệm sống về đạo đức nhân bản và và đời sống tâm linh theo các tôn giáo đã chỉ dẫn họ. Các cố vấn tâm lý chỉ giải quyết tạm thời, chứ không giải quyết dứt điểm cho các khủng hoảng được. Vì chính các cặp hôn nhân cần có đạo đức nhân bản, đời sống tâm linh tốt, khiêm tốn nhận lỗi, sửa lỗi và ý chí quyết tâm muốn thay đổi.
4/Các nhà giáo dục lưu tâm: a/ Mọi nỗ lực hạnh phúc Hôn nhân cần triển nở từ dưới gốc là chính họ, hơn là ở trên chỉ dạy xuống. Vì ở trên không nhìn rõ nhu cầu của họ. Cho nên các phương thế duy trì hạnh phúc Hôn nhân cần được phát triển từ dưới gốc.
b/ Tuy nhiên, có nhiều cặp nam nữ đã quá hình thức, lễ nghi ngày thành hôn mà quên đời sống lứa đôi. Các chuyên viên giảng dạy về Hôn nhân thấy rằng các đội vợ chồng cần sự giúp đỡ của mọi người để họ sống chung với nhau sau ngày cưới là cần thiết nhất.
Xa nhau mong ước mơ màng
Gần nhau rồi sẽ phụ phàng biết bao!
Nói cách khác, cần có Nhóm, Hội đoàn, cha mẹ, bạn hữu đôi bên cần yểm trợ họ sau ngày cưới để nuôi dưỡng và săn sóc họ. Mọi người đã lo cho đôi trẻ trước ngày cưới qúa nhiều rồi cho là đủ; nhưng sau đám cưới không có gì chuyển tiếp cho họ cả!!!
Tóm lại, muốn cho moị gia đình được hạnh phúc lâu dài, đòi hỏi mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội hãy cùng nhau cộng tác, tham gia bằng mọi cách đã như nêu trên cho các cặp Hôn nhân.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mọi người đều Yểm trợ Hôn nhân
Phần lớn các đôi Hôn nhân không để ý đến những khó khăn có thể xảy đến trong tương lai. Vậy yểm trợ, tham gia, cộng tác để xây dựng cho Hạnh phúc Hôn nhân là nhiệm vụ của mọi người.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
H và L đều có nghề nghiệp nên họ quyết cưới nhau rồi mua một căn nhà nhỏ. Hơn một năm sau thì họ có con đầu lòng. L nói: chúng tôi muốn có con, nhưng lại không nghĩ đến sự hy sinh phải có cho chồng và con. Cô nghỉ việc ở nhà nuôi con hơn một năm thì đồng lương đã hết, nên H phải đi làm hai jobs để trả tiền nhà và các chi tiêu khác. Chẳng bao lâu sức khoẻ anh kiệt quệ vì làm việc nhiều quá, anh cảm thấy mệt mỏi và chán nản và cả hai vợ chồng đếu thấy thất vọng. Từ từ họ bàn nhau bán garage sale các máy móc và đồ đạc trong nhà, rồì họ gắt gỏng nóng nảy với nhau. Anh cho chị là ỷ vào con và lười biếng, chị thì nói anh không còn thương vợ con.
Mỗi ngày đều có gây gổ như vậy, rồi họ không thèm nói với nhau nữa, cuộc sống càng trở nên căng thẳng tột độ và họ nghĩ đến việc ly thân, ly dị. Không chỉ có H và L đã nghĩ đến sự đưa nhau ra toà để cay đắng xin giải thoát cuộc hôn nhân đau khổ; nhưng có rất nhiều vợ chồng lớn có, trẻ có đã nghĩ đến việc ly thân, ly dị.
Xưa kia ăn ở đâu đâu
Bây giờ có bí chê bầu rằng hôi
Theo ý kiến các nhà giáo dục về hôn nhân, các đôi vợ chồng muốn có hạnh phúc cho đến gìa, cần có 4 thời kỳ học tập bổ túc liên tiếp:
1/ Chuẩn bị Hôn nhân: a/ Thời niên thiếu: học gương sáng về Hôn nhân của anh các chị lớn và cha mẹ từ trong gia đình đến ngoài xã hội. b/ Tuổi thanh niên: học tập ít là 6 tháng trước khi kết hôn để tìm hiểu về bổn phận và trách nhiệm tại các nhà thờ và…
2/ Tương trợ Hôn nhân: a/ Các phương thế: duy trì tình yêu như lúc ban đầu: nâng đỡ, thăm hỏi, ủi an khi có biến cố xảy đến. b/ Các buổi học hỏi, chia sẻ trong nhóm, đoàn thể về Hôn nhân để họ biết cách làm cha, làm mẹ và đối thoại khi gặp những bất đồng.
3/ Thăng tiến Hôn nhân: a/ Giúp vợ chồng luôn canh tân và đổi mới như đi tham dự các lớp Thăng tiến Hôn nhân&Gia đình, để biết cách chăm sóc vật chất và tinh thần cho nhau, khi bị khủng hoảng về làm ăn, sức khỏe và giáo dục con cái. b/ Bổ túc cho họ những kinh nghiệm sống về đạo đức nhân bản và và đời sống tâm linh theo các tôn giáo đã chỉ dẫn họ. Các cố vấn tâm lý chỉ giải quyết tạm thời, chứ không giải quyết dứt điểm cho các khủng hoảng được. Vì chính các cặp hôn nhân cần có đạo đức nhân bản, đời sống tâm linh tốt, khiêm tốn nhận lỗi, sửa lỗi và ý chí quyết tâm muốn thay đổi.
4/Các nhà giáo dục lưu tâm: a/ Mọi nỗ lực hạnh phúc Hôn nhân cần triển nở từ dưới gốc là chính họ, hơn là ở trên chỉ dạy xuống. Vì ở trên không nhìn rõ nhu cầu của họ. Cho nên các phương thế duy trì hạnh phúc Hôn nhân cần được phát triển từ dưới gốc.
b/ Tuy nhiên, có nhiều cặp nam nữ đã quá hình thức, lễ nghi ngày thành hôn mà quên đời sống lứa đôi. Các chuyên viên giảng dạy về Hôn nhân thấy rằng các đội vợ chồng cần sự giúp đỡ của mọi người để họ sống chung với nhau sau ngày cưới là cần thiết nhất.
Xa nhau mong ước mơ màng
Gần nhau rồi sẽ phụ phàng biết bao!
Nói cách khác, cần có Nhóm, Hội đoàn, cha mẹ, bạn hữu đôi bên cần yểm trợ họ sau ngày cưới để nuôi dưỡng và săn sóc họ. Mọi người đã lo cho đôi trẻ trước ngày cưới qúa nhiều rồi cho là đủ; nhưng sau đám cưới không có gì chuyển tiếp cho họ cả!!!
Tóm lại, muốn cho moị gia đình được hạnh phúc lâu dài, đòi hỏi mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội hãy cùng nhau cộng tác, tham gia bằng mọi cách đã như nêu trên cho các cặp Hôn nhân.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Chứng tá tình yêu gia đình xã hội
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
18:35 23/07/2008
CHỨNG TÁ TÌNH YÊU GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Chúa Nhật 9-10-1994, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005) cử hành Thánh Lễ cho hơn 150 ngàn người thuộc các gia đình từ 103 nước trên thế giới tụ tập về thủ đô Roma, nhân dịp Năm Quốc Tế Gia Đình. Tối thứ bảy trước đó, 8-10, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, một số cặp vợ chồng trình bày chứng từ tình yêu trong đời sống hôn nhân và xã hội. Sau đây là cặp vợ chồng người Mỹ.
Ông Lenny. Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con là Lenny và Mary Szczesniak. Chúng con đến từ Hoa Kỳ. Chúng con hết lòng tri ân vì lá thư Đức Thánh Cha viết gởi các gia đình, đặc biệt nơi đoạn Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: ”Mỗi đứa con là một hồng ân của THIÊN CHÚA”.
Trong gia đình, mỗi khi một đứa con chào đời, thì căn nhà trở nên chật chội hơn một chút và mỗi người từ bỏ cùng nhường nhịn hơn, nhưng đồng thời - như chính Đức Thánh Cha khẳng định trong thư - gia đình trở thành trường dạy nhân bản cách phong phú hơn. Cuộc sống chung trong gia đình giúp con biết giao tiếp với người khác nơi sở làm, hoặc với người láng giềng hay bà con thân thuộc.
Bà Mary. Trong gia đình, chúng con học cách biết chấp nhận sự khác biệt. Bài học vô cùng quý giá, vì nó giúp chúng con biết cư xử với tha nhân khi ra ngoài xã hội. Trong khu phố chúng con có đủ hạng người thuộc đủ màu da, chủng tộc với rất nhiều tôn giáo khác nhau. Nhờ kinh nghiệm sống trong gia đình mà chúng con có quan hệ tốt với mọi người chung quanh. Ngoài ra, quan hệ với Ông Bà, cô dì, chú bác, cậu mợ trong dòng tộc cũng vô cùng quý giá, vì giúp con cái chúng con biết nhận ra hồng ân của từng thế hệ khác nhau.
Tiếp lời cha mẹ, cô Têrêxa thưa với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II:
- Lạy Đức Thánh Cha, bầu khí nhộn nhịp tưng bừng hôm nay nhắc con nhớ lại khung cảnh ngày Quốc Tế Giới Trẻ mùa hè năm 1993 tại Denver bên Hoa Kỳ. Một lần nữa con xin ghi ơn vì những lời Đức Thánh Cha nhắn nhủ giới trẻ chúng con về việc tôn trọng và bảo vệ sự sống.
.. Sau đây là cặp vợ chồng Keith và Anne Linard.
Ông Keith. Chúng con đến từ Australia, vùng đất quy tụ nhiều nền văn hóa khác nhau. Thật vậy, 40% dân Úc thuộc gia đình di dân hoặc con cháu người di dân. Những gia đình di dân thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề hội nhập và thích nghi với xã hội Úc. Tất cả khó khăn đó làm nổi bật vai trò của tôn giáo trong đời sống gia đình. Các gia đình Công Giáo nhờ biết xây dựng trên Đức Tin và biết kín múc sức mạnh từ Phúc Âm, đã tìm được sự hiệp nhất trong gia đình và dấn thân phục vụ người khác ngoài xã hội. Chúng con kinh nghiệm sâu xa rằng, Phúc Âm của Đức Chúa GIÊSU KITÔ chính là câu giải đáp cho hết mọi vấn đề và là nơi gặp gỡ của mọi nền văn hóa.
Bà Anne. Chúng con đã biến căn nhà chúng con thành nơi tiếp rước những cặp vợ chồng gặp khó khăn. Từ 20 năm qua, cùng với sự hợp tác của nhiều gia đình khác, chúng con có một dịch vụ giúp đỡ các gia đình, hoạt động 24 giờ trên 24 giờ. Chúng con giúp đỡ về nhiều khía cạnh: tiền bạc, nhà ở và tình thân hữu.
Nhờ luôn luôn tiếp xúc với người thiếu thốn cần giúp đỡ mà chúng con biết thay đổi hẳn cuộc sống, biết giảm bớt tối đa những tiêu xài hoang phí. Hoạt động tông đồ của chúng con cũng là một tấm gương vô cùng quý giá cho con cái. Chúng con chẳng những thông truyền Đức Tin mà còn dạy cho con cái biết sống liên đới và chia sẻ với tha nhân, đặc biệt là người nghèo khổ và gặp nhiều vấn đề khó khăn.
Mặc dầu ở tận mãi phía bên kia trái đất, chúng con vẫn cảm nhận được tình yêu Đức Thánh Cha dành cho mỗi gia đình chúng con. Chúng con thật cảm động sung sướng và hết lòng ghi ơn Đức Thánh Cha.
... ”Đức công chính của người sống vẹn toàn sẽ giúp họ thẳng đường tiến bước. Đức công chính của người ngay thẳng sẽ cứu họ. Người công chính được thoát cảnh hiểm nghèo. Bậc chính nhân nhờ tri thức mà được cứu thoát. . Kẻ thiếu lương tri mới khinh khi người khác, người giàu hiểu biết thì ngậm miệng làm thinh. Đứa ngồi lê đôi mách sẽ tiết lộ điều bí mật, còn người tín cẩn giữ kín chuyện riêng tư” (Sách Châm Ngôn 11,5-13).
(”Incontro del Santo Padre con le Famiglie” 8-10-1994)
Chúa Nhật 9-10-1994, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005) cử hành Thánh Lễ cho hơn 150 ngàn người thuộc các gia đình từ 103 nước trên thế giới tụ tập về thủ đô Roma, nhân dịp Năm Quốc Tế Gia Đình. Tối thứ bảy trước đó, 8-10, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, một số cặp vợ chồng trình bày chứng từ tình yêu trong đời sống hôn nhân và xã hội. Sau đây là cặp vợ chồng người Mỹ.
Ông Lenny. Kính thưa Đức Thánh Cha, chúng con là Lenny và Mary Szczesniak. Chúng con đến từ Hoa Kỳ. Chúng con hết lòng tri ân vì lá thư Đức Thánh Cha viết gởi các gia đình, đặc biệt nơi đoạn Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: ”Mỗi đứa con là một hồng ân của THIÊN CHÚA”.
Trong gia đình, mỗi khi một đứa con chào đời, thì căn nhà trở nên chật chội hơn một chút và mỗi người từ bỏ cùng nhường nhịn hơn, nhưng đồng thời - như chính Đức Thánh Cha khẳng định trong thư - gia đình trở thành trường dạy nhân bản cách phong phú hơn. Cuộc sống chung trong gia đình giúp con biết giao tiếp với người khác nơi sở làm, hoặc với người láng giềng hay bà con thân thuộc.
Bà Mary. Trong gia đình, chúng con học cách biết chấp nhận sự khác biệt. Bài học vô cùng quý giá, vì nó giúp chúng con biết cư xử với tha nhân khi ra ngoài xã hội. Trong khu phố chúng con có đủ hạng người thuộc đủ màu da, chủng tộc với rất nhiều tôn giáo khác nhau. Nhờ kinh nghiệm sống trong gia đình mà chúng con có quan hệ tốt với mọi người chung quanh. Ngoài ra, quan hệ với Ông Bà, cô dì, chú bác, cậu mợ trong dòng tộc cũng vô cùng quý giá, vì giúp con cái chúng con biết nhận ra hồng ân của từng thế hệ khác nhau.
Tiếp lời cha mẹ, cô Têrêxa thưa với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II:
- Lạy Đức Thánh Cha, bầu khí nhộn nhịp tưng bừng hôm nay nhắc con nhớ lại khung cảnh ngày Quốc Tế Giới Trẻ mùa hè năm 1993 tại Denver bên Hoa Kỳ. Một lần nữa con xin ghi ơn vì những lời Đức Thánh Cha nhắn nhủ giới trẻ chúng con về việc tôn trọng và bảo vệ sự sống.
.. Sau đây là cặp vợ chồng Keith và Anne Linard.
Ông Keith. Chúng con đến từ Australia, vùng đất quy tụ nhiều nền văn hóa khác nhau. Thật vậy, 40% dân Úc thuộc gia đình di dân hoặc con cháu người di dân. Những gia đình di dân thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề hội nhập và thích nghi với xã hội Úc. Tất cả khó khăn đó làm nổi bật vai trò của tôn giáo trong đời sống gia đình. Các gia đình Công Giáo nhờ biết xây dựng trên Đức Tin và biết kín múc sức mạnh từ Phúc Âm, đã tìm được sự hiệp nhất trong gia đình và dấn thân phục vụ người khác ngoài xã hội. Chúng con kinh nghiệm sâu xa rằng, Phúc Âm của Đức Chúa GIÊSU KITÔ chính là câu giải đáp cho hết mọi vấn đề và là nơi gặp gỡ của mọi nền văn hóa.
Bà Anne. Chúng con đã biến căn nhà chúng con thành nơi tiếp rước những cặp vợ chồng gặp khó khăn. Từ 20 năm qua, cùng với sự hợp tác của nhiều gia đình khác, chúng con có một dịch vụ giúp đỡ các gia đình, hoạt động 24 giờ trên 24 giờ. Chúng con giúp đỡ về nhiều khía cạnh: tiền bạc, nhà ở và tình thân hữu.
Nhờ luôn luôn tiếp xúc với người thiếu thốn cần giúp đỡ mà chúng con biết thay đổi hẳn cuộc sống, biết giảm bớt tối đa những tiêu xài hoang phí. Hoạt động tông đồ của chúng con cũng là một tấm gương vô cùng quý giá cho con cái. Chúng con chẳng những thông truyền Đức Tin mà còn dạy cho con cái biết sống liên đới và chia sẻ với tha nhân, đặc biệt là người nghèo khổ và gặp nhiều vấn đề khó khăn.
Mặc dầu ở tận mãi phía bên kia trái đất, chúng con vẫn cảm nhận được tình yêu Đức Thánh Cha dành cho mỗi gia đình chúng con. Chúng con thật cảm động sung sướng và hết lòng ghi ơn Đức Thánh Cha.
... ”Đức công chính của người sống vẹn toàn sẽ giúp họ thẳng đường tiến bước. Đức công chính của người ngay thẳng sẽ cứu họ. Người công chính được thoát cảnh hiểm nghèo. Bậc chính nhân nhờ tri thức mà được cứu thoát. . Kẻ thiếu lương tri mới khinh khi người khác, người giàu hiểu biết thì ngậm miệng làm thinh. Đứa ngồi lê đôi mách sẽ tiết lộ điều bí mật, còn người tín cẩn giữ kín chuyện riêng tư” (Sách Châm Ngôn 11,5-13).
(”Incontro del Santo Padre con le Famiglie” 8-10-1994)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:27 23/07/2008
CÁI HIỆN TẠI CỦA VĨNH HẰNG.
Có người hỏi Phật Đà: “Làm thế nào để được gọi là một thánh nhân ?” Ông ta trả lời: “Mỗi giây trong mỗi giờ, và thời gian mỗi vi lượng trong mỗi giây có thể làm được việc thiện, tức là có thể trở thành thánh nhân”.
Có một chiến sĩ người Nhật bị quân địch bắt làm tù binh, bỏ vào trong ngục, anh ta được biết ngày hôm sau sẽ bị hình phạt rất khốc liệt, cho nên buổi tối hôm đó ngủ không được. Lúc ấy anh ta nghĩ đến lời nói của đại sư Dan-zong: “Ngày mai” là không thực tại; chỉ có “hiện tại” mới là chân thực”.
Sau khi anh ta đối diện với hiện thực, liền ngủ một giấc ngon lành.
(Trích: Ý rộng ngoài trời)
Suy tư:
Hiện thực chính là chấp nhận thực tế đã xảy ra, anh người Nhật khi biết được mình sẽ chết thì rất buồn và lo sợ ngủ không được, nhưng khi anh ta chấp nhận hiện thực là bản án đẵ có, buồn phiền hay lo sợ thì cũng chẳng mang lại ích lợi gì cả.
Có một vài người Ki-tô hữu tin vào Chúa Giê-su nhưng lại không chấp nhận hiện thực: họ ở dưới đất nhưng lại sống ở trên trời, nên bỏ bê công việc nhà cửa, không lo tròn trách nhiệm làm chồng làm vợ của mình để cả ngày hết đến nhà thờ làm việc thì đi ủy lạo đoàn thể này đoàn thể nọ; có một vài người chấp nhận hiện thực nhưng lại oán trời trách người, họ đi dâng lễ thì như đi để có dịp kể lể và oán trách Thiên Chúa...
Trở thành thánh nhân thì không cần làm những việc gì to lớn vĩ đại, chỉ cần liên lĩ kết hợp với Chúa Giê-su trong mỗi giây phút cùa cuộc sống là đủ, bởi vì khi kết hiệp với Chúa Giê-su thì cũng đồng thời cũng biết phục vụ Ngài nơi tha nhân, tức là chấp nhận cái hiện thực đau khổ, đói nghèo, bất công đang xảy ra, để chính mình hòa mình vào hiện thực này mà yêu thương và phục vụ tốt hơn, như Chúa Giê-su đã chấp nhận sống hiện thực giữa trần gian để cứu chuộc trần gian.
Đó chính là cái hiện tại của đời sống vĩnh hằng mai sau vậy.
N2T |
Có người hỏi Phật Đà: “Làm thế nào để được gọi là một thánh nhân ?” Ông ta trả lời: “Mỗi giây trong mỗi giờ, và thời gian mỗi vi lượng trong mỗi giây có thể làm được việc thiện, tức là có thể trở thành thánh nhân”.
Có một chiến sĩ người Nhật bị quân địch bắt làm tù binh, bỏ vào trong ngục, anh ta được biết ngày hôm sau sẽ bị hình phạt rất khốc liệt, cho nên buổi tối hôm đó ngủ không được. Lúc ấy anh ta nghĩ đến lời nói của đại sư Dan-zong: “Ngày mai” là không thực tại; chỉ có “hiện tại” mới là chân thực”.
Sau khi anh ta đối diện với hiện thực, liền ngủ một giấc ngon lành.
(Trích: Ý rộng ngoài trời)
Suy tư:
Hiện thực chính là chấp nhận thực tế đã xảy ra, anh người Nhật khi biết được mình sẽ chết thì rất buồn và lo sợ ngủ không được, nhưng khi anh ta chấp nhận hiện thực là bản án đẵ có, buồn phiền hay lo sợ thì cũng chẳng mang lại ích lợi gì cả.
Có một vài người Ki-tô hữu tin vào Chúa Giê-su nhưng lại không chấp nhận hiện thực: họ ở dưới đất nhưng lại sống ở trên trời, nên bỏ bê công việc nhà cửa, không lo tròn trách nhiệm làm chồng làm vợ của mình để cả ngày hết đến nhà thờ làm việc thì đi ủy lạo đoàn thể này đoàn thể nọ; có một vài người chấp nhận hiện thực nhưng lại oán trời trách người, họ đi dâng lễ thì như đi để có dịp kể lể và oán trách Thiên Chúa...
Trở thành thánh nhân thì không cần làm những việc gì to lớn vĩ đại, chỉ cần liên lĩ kết hợp với Chúa Giê-su trong mỗi giây phút cùa cuộc sống là đủ, bởi vì khi kết hiệp với Chúa Giê-su thì cũng đồng thời cũng biết phục vụ Ngài nơi tha nhân, tức là chấp nhận cái hiện thực đau khổ, đói nghèo, bất công đang xảy ra, để chính mình hòa mình vào hiện thực này mà yêu thương và phục vụ tốt hơn, như Chúa Giê-su đã chấp nhận sống hiện thực giữa trần gian để cứu chuộc trần gian.
Đó chính là cái hiện tại của đời sống vĩnh hằng mai sau vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 23/07/2008
N2T |
17. Một tu sĩ không cầu nguyện là một cái thây chết.
(Thánh Livinus)Tìm kiếm kho tàng hạnh phúc
LM Inhaxiô Trần Ngà
22:42 23/07/2008
Tìm kiếm kho tàng hạnh phúc
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 17 thường niên. Matthêu 13, 44-46)
Một học giả uyên thâm đã già, sau khi nhìn lại quãng đời quá khứ, đã chia sẻ kinh nghiệm về hành trình tìm kiếm kho tàng của ông như sau:
Giai đoạn thứ nhất: tìm kiếm kho tàng tri thức
Hồi còn niên thiếu, tôi nhận thấy tri thức là tối cần và trong tôi có một khao khát cháy bỏng là được học nhiều, biết nhiều, tích luỹ thật nhiều kiến thức để trở thành nhà thông thái. Thế là tôi đam mê việc đèn sách hơn mọi thứ trên đời. Tôi cho đó là phương thế tốt nhất để trở nên thông thái và thành đạt. Tôi đã đem hết nghị lực của tuổi thanh xuân và tiêu tốn gần hết gia tài cho việc học tập nghiên cứu. Cuối cùng tôi cũng đạt được thành quả mong muốn: được nhìn nhận là bậc thức giả của xã hội đương thời.
Thế nhưng khi đến tuổi sáu mươi, tôi mới nhận ra một thực tế phũ phàng là bao nhiêu kiến thức mình thu thập được suốt gần cả đời người, giờ đây gom góp lại không bằng mớ dữ liệu được lưu trữ trong ổ đĩa máy vi tính.
Và điều làm cho tôi ngỡ ngàng là đứa cháu nhỏ mới mười lăm tuổi của tôi chỉ cần ngồi vào máy tính có nối mạng và chỉ mất mươi phút là có thể truy xuất được nhiều kiến thức chính xác và phong phú về mọi lãnh vực, mà chính tôi, người đã dày công nghiên cứu học tập hơn nửa đời người, cũng chưa nắm bắt được một cách chính xác và đầy đủ như thế.
Điều nầy làm tôi liên tưởng đến câu chuyện một đạo sĩ phải mất năm mươi năm khổ luyện mới đạt được một thành tích thượng thặng là có khả năng đi trên mặt nước. Với khả năng nầy, ông ta có thể rảo bước trên mặt nước như đi dạo trong vườn, có thể vượt qua con sông rộng mà không cần đến thuyền bè. Thế nhưng sau đó, khi nhìn thấy một em bé nhà quê chẳng học tập tu luyện gì ráo, chỉ cần bỏ ra mươi đồng để trả tiền đò là có thể qua mặt ông để lướt qua sông, ông cảm thấy trong người hụt hẫng: giá như ông tận dụng thời gian năm mươi năm khổ luyện ấy để đổi lấy điều gì đem lại lợi ích thiết thực hơn. Đó cũng là tâm trạng lúc nầy của tôi.
Rồi thỉnh thoảng đọc báo, xem truyền hình, tôi được biết có những nông dân thất học lại có thể xây dựng được hàng chục chiếc cầu treo, chế tạo được hàng trăm máy hút bùn, máy cắt lúa, xén cỏ... lại có cả những những người thuộc dân tộc thiểu số tạo ra được máy lảy bắp, máy gieo hạt... Những nông dân mù chữ nầy đã cống hiến nhiều tiện ích cho những người lao động chân tay, còn tôi với bao nhiêu kiến thức được tích luỹ hơn nửa đời người, mà chưa có phát minh hay sáng chế nào đem lại ích lợi cho làng xóm của tôi.
Thế là từ đó, tôi cảm thấy nỗ lực chiếm hữu kho tàng tri thức của mình trong suốt nửa thế kỷ qua là một đầu tư không đúng hướng. Và bấy giờ tôi nghĩ rằng giá như mình có thể phát minh sáng tạo được chút gì tương tự như những nhà ‘khoa học chân đất’ nói trên thì mới bỏ công miệt mài đèn sách suốt bao năm qua.
Giai đoạn thứ hai: tìm kiếm kho tàng đem lại hạnh phúc
Sau đó, tôi lại nhận ra rằng nhân loại hôm nay tuy có nhiều máy bay, nhiều xe hơi, nhiều tiện nghi hơn những thế kỷ trước, nhưng số người bất hạnh lại nhiều hơn, số người tự tử cao hơn, số người mắc bệnh tâm thần đông đảo hơn, số gia đình tan vỡ vượt trội, số phạm pháp gia tăng...
Thế là cuối cùng khi cuộc đời đã về chiều, tôi mới học được bài học thứ hai: dồn mọi nỗ lực vào việc phát minh và sáng chế chưa hẳn là điều tốt cho nhân loại, vì con người hôm nay, cho dù được sở hữu nhiều máy móc hiện đại, được hưởng nhiều tiện nghi tuyệt vời nhưng đời sống có phần bất hạnh hơn, và do đó, lòng khao khát hạnh phúc của con người hôm nay càng mãnh liệt hơn. Quả vậy, không có gì quý bằng hạnh phúc nên điều tốt nhất là cống hiến cho nhân loại phương thế đem lại hạnh phúc. Đó là điều mà nhân loại hôm nay đang mong đợi một cách khẩn thiết. Từ đó, tôi cất bước kiếm tìm một vị tôn sư có thể chỉ giáo cho tôi phương cách đem lại hạnh phúc cho đời mình và cho nhân loại. May thay, cuối cùng tôi đã tìm được điều tôi mong đợi nơi Chúa Giê-su và kho báu Tin Mừng.
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy cho chúng ta biết có một kho tàng, một viên ngọc vô cùng quý báu mà mọi người nên đánh đổi tất cả để sở hữu cho bằng được, đó chính là Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người. (Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người chỉ là một)
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô là kho tàng chứa đựng sự khôn ngoan của Ba Ngôi Thiên Chúa, đã được Chúa Giê-su mang từ trời xuống ban tặng cho thế gian.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô là kho tàng quý báu vì có sức đem lại sự sống đời đời cho nhân loại như lời tuyên xưng của thánh Phê-rô: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Gioan 6,68) Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người là ánh sáng cho thế gian: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” (Gioan 8, 12)
Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người là con đường dẫn đến sự thật, bình an và hạnh phúc. “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Gioan 14,6)
Chỉ trong Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người, con người mới có thể tìm thấy hạnh phúc đích thực. Đó là khám phá của thánh Augustino: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Ngài, và hồn con khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong Ngài.” Lạy Chúa Thánh Thần,
Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người là kho báu cao quý và cần thiết nhất cho toàn nhân loại, nhưng tiếc thay, phần đông nhân loại đã bị bức màn vật chất và dục vọng che chắn nên đã không nhận ra giá trị của Kho Báu nầy.
Xin thương chiếu dọi ánh sáng của Chúa vào tâm trí con người, để họ nhận ra giá trị cao quý của Tin Mừng và quyết tâm chiếm hữu cho bằng được.
Và xin cho chúng con luôn kiên trì tiếp tay với Chúa Giê-su trong sứ mạng giới thiệu kho báu nầy cho thế giới. Amen.
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 17 thường niên. Matthêu 13, 44-46)
Một học giả uyên thâm đã già, sau khi nhìn lại quãng đời quá khứ, đã chia sẻ kinh nghiệm về hành trình tìm kiếm kho tàng của ông như sau:
Giai đoạn thứ nhất: tìm kiếm kho tàng tri thức
Hồi còn niên thiếu, tôi nhận thấy tri thức là tối cần và trong tôi có một khao khát cháy bỏng là được học nhiều, biết nhiều, tích luỹ thật nhiều kiến thức để trở thành nhà thông thái. Thế là tôi đam mê việc đèn sách hơn mọi thứ trên đời. Tôi cho đó là phương thế tốt nhất để trở nên thông thái và thành đạt. Tôi đã đem hết nghị lực của tuổi thanh xuân và tiêu tốn gần hết gia tài cho việc học tập nghiên cứu. Cuối cùng tôi cũng đạt được thành quả mong muốn: được nhìn nhận là bậc thức giả của xã hội đương thời.
Thế nhưng khi đến tuổi sáu mươi, tôi mới nhận ra một thực tế phũ phàng là bao nhiêu kiến thức mình thu thập được suốt gần cả đời người, giờ đây gom góp lại không bằng mớ dữ liệu được lưu trữ trong ổ đĩa máy vi tính.
Và điều làm cho tôi ngỡ ngàng là đứa cháu nhỏ mới mười lăm tuổi của tôi chỉ cần ngồi vào máy tính có nối mạng và chỉ mất mươi phút là có thể truy xuất được nhiều kiến thức chính xác và phong phú về mọi lãnh vực, mà chính tôi, người đã dày công nghiên cứu học tập hơn nửa đời người, cũng chưa nắm bắt được một cách chính xác và đầy đủ như thế.
Điều nầy làm tôi liên tưởng đến câu chuyện một đạo sĩ phải mất năm mươi năm khổ luyện mới đạt được một thành tích thượng thặng là có khả năng đi trên mặt nước. Với khả năng nầy, ông ta có thể rảo bước trên mặt nước như đi dạo trong vườn, có thể vượt qua con sông rộng mà không cần đến thuyền bè. Thế nhưng sau đó, khi nhìn thấy một em bé nhà quê chẳng học tập tu luyện gì ráo, chỉ cần bỏ ra mươi đồng để trả tiền đò là có thể qua mặt ông để lướt qua sông, ông cảm thấy trong người hụt hẫng: giá như ông tận dụng thời gian năm mươi năm khổ luyện ấy để đổi lấy điều gì đem lại lợi ích thiết thực hơn. Đó cũng là tâm trạng lúc nầy của tôi.
Rồi thỉnh thoảng đọc báo, xem truyền hình, tôi được biết có những nông dân thất học lại có thể xây dựng được hàng chục chiếc cầu treo, chế tạo được hàng trăm máy hút bùn, máy cắt lúa, xén cỏ... lại có cả những những người thuộc dân tộc thiểu số tạo ra được máy lảy bắp, máy gieo hạt... Những nông dân mù chữ nầy đã cống hiến nhiều tiện ích cho những người lao động chân tay, còn tôi với bao nhiêu kiến thức được tích luỹ hơn nửa đời người, mà chưa có phát minh hay sáng chế nào đem lại ích lợi cho làng xóm của tôi.
Thế là từ đó, tôi cảm thấy nỗ lực chiếm hữu kho tàng tri thức của mình trong suốt nửa thế kỷ qua là một đầu tư không đúng hướng. Và bấy giờ tôi nghĩ rằng giá như mình có thể phát minh sáng tạo được chút gì tương tự như những nhà ‘khoa học chân đất’ nói trên thì mới bỏ công miệt mài đèn sách suốt bao năm qua.
Giai đoạn thứ hai: tìm kiếm kho tàng đem lại hạnh phúc
Sau đó, tôi lại nhận ra rằng nhân loại hôm nay tuy có nhiều máy bay, nhiều xe hơi, nhiều tiện nghi hơn những thế kỷ trước, nhưng số người bất hạnh lại nhiều hơn, số người tự tử cao hơn, số người mắc bệnh tâm thần đông đảo hơn, số gia đình tan vỡ vượt trội, số phạm pháp gia tăng...
Thế là cuối cùng khi cuộc đời đã về chiều, tôi mới học được bài học thứ hai: dồn mọi nỗ lực vào việc phát minh và sáng chế chưa hẳn là điều tốt cho nhân loại, vì con người hôm nay, cho dù được sở hữu nhiều máy móc hiện đại, được hưởng nhiều tiện nghi tuyệt vời nhưng đời sống có phần bất hạnh hơn, và do đó, lòng khao khát hạnh phúc của con người hôm nay càng mãnh liệt hơn. Quả vậy, không có gì quý bằng hạnh phúc nên điều tốt nhất là cống hiến cho nhân loại phương thế đem lại hạnh phúc. Đó là điều mà nhân loại hôm nay đang mong đợi một cách khẩn thiết. Từ đó, tôi cất bước kiếm tìm một vị tôn sư có thể chỉ giáo cho tôi phương cách đem lại hạnh phúc cho đời mình và cho nhân loại. May thay, cuối cùng tôi đã tìm được điều tôi mong đợi nơi Chúa Giê-su và kho báu Tin Mừng.
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy cho chúng ta biết có một kho tàng, một viên ngọc vô cùng quý báu mà mọi người nên đánh đổi tất cả để sở hữu cho bằng được, đó chính là Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người. (Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người chỉ là một)
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô là kho tàng chứa đựng sự khôn ngoan của Ba Ngôi Thiên Chúa, đã được Chúa Giê-su mang từ trời xuống ban tặng cho thế gian.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô là kho tàng quý báu vì có sức đem lại sự sống đời đời cho nhân loại như lời tuyên xưng của thánh Phê-rô: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Gioan 6,68) Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người là ánh sáng cho thế gian: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” (Gioan 8, 12)
Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người là con đường dẫn đến sự thật, bình an và hạnh phúc. “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Gioan 14,6)
Chỉ trong Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người, con người mới có thể tìm thấy hạnh phúc đích thực. Đó là khám phá của thánh Augustino: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Ngài, và hồn con khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong Ngài.” Lạy Chúa Thánh Thần,
Chúa Giê-su và Tin Mừng của Người là kho báu cao quý và cần thiết nhất cho toàn nhân loại, nhưng tiếc thay, phần đông nhân loại đã bị bức màn vật chất và dục vọng che chắn nên đã không nhận ra giá trị của Kho Báu nầy.
Xin thương chiếu dọi ánh sáng của Chúa vào tâm trí con người, để họ nhận ra giá trị cao quý của Tin Mừng và quyết tâm chiếm hữu cho bằng được.
Và xin cho chúng con luôn kiên trì tiếp tay với Chúa Giê-su trong sứ mạng giới thiệu kho báu nầy cho thế giới. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những sinh hoạt sắp tới của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI
Đặng Thế Dũng
21:40 23/07/2008
Vatican (Zenit 23 tháng 7): Từ chiều thứ hai 21 tháng 7, tức sau chuyến đi Australia về, cho đến thứ hai ngày 28 tháng 7, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI (ĐTC) cư ngụ tại Nhà Nghỉ Mát ở Castelgandolfo cách Roma khoảng 30 cây số về phía nam, và chuẩn bị cho chuyến tông du mới từ ngày 12 đến 15 tháng 9, tại hai địa điểm Paris và Lộ Đức, Pháp Quốc, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức cho thánh nữ Bernadette.
Về chuyến tông du sắp đến này, chuyến tông du quốc tế lần thứ 10 của ĐTC, kể từ khi được chọn lên kế vị Thánh Phêrô nơi ngai toà Roma. Được biết, trong cuộc họp báo mới đây, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng giúp người Công Giáo Pháp “tìm hiểu sâu thêm về sự tham dự của giáo dân trong sinh hoạt của Giáo Hội” và về “ơn gọi phổ quát” của họ.
Từ thứ hai ngày 28 tháng 7 cho đến thứ hai 11 tháng 8, ĐTC sẽ đi nghỉ hè tại Bressanone, ở Miền Bắc Italia.Tại đây, ĐTC sẽ ngụ tại Đại Chủng Viện cổ kính của giáo phận, được xây cất cách đây 400 năm.
Trong ba năm qua, mỗi lần nghỉ hè, ĐTC Bênêđitô XVI lần theo bước chân của vị tiền nhiệm ngài, Đức Gioan Phaolô II. Hai lần nghỉ hè năm 2005 và năm 2006, Đức Bênêđitô XVI đến nghỉ tại Val d’ Aosta, và lần nghỉ hè năm 2007, ngài đến Lorenzago di Cadore, vùng Dolomite, thuộc dãi Núi Alpes, miền đông bắc Italia.
Lần nghỉ hè năm 2008 này, Đức Bênêđitô XVI chọn địa điểm rất quen thuộc với ngài, được ngài đến nhiều lần khi còn là giáo sư và hồng y Joseph Ratzinger. Đó là thị xã Bressanone với khoảng 20.000 dân cư, và ở vào vị thế cao hơn mặt biển 500m, cách biên giới Áo 50 cây số. Đa số dân cư vùng nầy nói tiếng Đức, dù thuộc lãnh thổ Italia.
Từ Bressanone, ĐTC có thể đến thăm một làng quê gần đó, tên là RIO di Pusteria, nơi mà bà ngoại của ĐTC, bà Maria Tauber-Peintner, đã sinh sống vào thời hậu bán thế kỷ 19. Bà sinh năm 1855, tại Rasa, gần Bressanone. Vào thời đó, vùng đất nầy thuộc lãnh thổ Áo.
Sau hai tuần nghỉ, ĐTC sẽ trở về cư ngụ tiếp tại Castelgandolfo trong suốt mùa hè này.
Ngày mai, thứ sáu 25 tháng 7, ĐTC sẽ tiếp thủ tướng Iraq, Ông Nouri Al-Maliki.
Xa hơn một chút, từ ngày 5 đến 26 tháng 10, ĐTC sẽ tham dự Khoá Họp Thường Kỳ của Thượng Hội Đổng Giám Mục Thế Giới, về đề tài: “Lời Chúa trong đời sống và trong sứ mạng của Giáo Hội.”
Về chuyến tông du sắp đến này, chuyến tông du quốc tế lần thứ 10 của ĐTC, kể từ khi được chọn lên kế vị Thánh Phêrô nơi ngai toà Roma. Được biết, trong cuộc họp báo mới đây, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng giúp người Công Giáo Pháp “tìm hiểu sâu thêm về sự tham dự của giáo dân trong sinh hoạt của Giáo Hội” và về “ơn gọi phổ quát” của họ.
Từ thứ hai ngày 28 tháng 7 cho đến thứ hai 11 tháng 8, ĐTC sẽ đi nghỉ hè tại Bressanone, ở Miền Bắc Italia.Tại đây, ĐTC sẽ ngụ tại Đại Chủng Viện cổ kính của giáo phận, được xây cất cách đây 400 năm.
Trong ba năm qua, mỗi lần nghỉ hè, ĐTC Bênêđitô XVI lần theo bước chân của vị tiền nhiệm ngài, Đức Gioan Phaolô II. Hai lần nghỉ hè năm 2005 và năm 2006, Đức Bênêđitô XVI đến nghỉ tại Val d’ Aosta, và lần nghỉ hè năm 2007, ngài đến Lorenzago di Cadore, vùng Dolomite, thuộc dãi Núi Alpes, miền đông bắc Italia.
Lần nghỉ hè năm 2008 này, Đức Bênêđitô XVI chọn địa điểm rất quen thuộc với ngài, được ngài đến nhiều lần khi còn là giáo sư và hồng y Joseph Ratzinger. Đó là thị xã Bressanone với khoảng 20.000 dân cư, và ở vào vị thế cao hơn mặt biển 500m, cách biên giới Áo 50 cây số. Đa số dân cư vùng nầy nói tiếng Đức, dù thuộc lãnh thổ Italia.
Từ Bressanone, ĐTC có thể đến thăm một làng quê gần đó, tên là RIO di Pusteria, nơi mà bà ngoại của ĐTC, bà Maria Tauber-Peintner, đã sinh sống vào thời hậu bán thế kỷ 19. Bà sinh năm 1855, tại Rasa, gần Bressanone. Vào thời đó, vùng đất nầy thuộc lãnh thổ Áo.
Sau hai tuần nghỉ, ĐTC sẽ trở về cư ngụ tiếp tại Castelgandolfo trong suốt mùa hè này.
Ngày mai, thứ sáu 25 tháng 7, ĐTC sẽ tiếp thủ tướng Iraq, Ông Nouri Al-Maliki.
Xa hơn một chút, từ ngày 5 đến 26 tháng 10, ĐTC sẽ tham dự Khoá Họp Thường Kỳ của Thượng Hội Đổng Giám Mục Thế Giới, về đề tài: “Lời Chúa trong đời sống và trong sứ mạng của Giáo Hội.”
Có thể xin vé triều kiến Đức Giáo Hoàng bằng Fax
Bùi Hữu Thư
22:04 23/07/2008
Có thể xin vé triều kiến Đức Giáo Hoàng bằng Fax
VATICAN ngày 23 tháng 7, 2008 (Zenit.org).- Khách hành hương đến viếng Vatican bây giờ có thể lấy hẹn để được triều kiến Đức Giáo Hoàng bằng Fax.
Một dịch vụ được Hạt Phủ Doãn Tông Tòa Vatican cung cấp cho phép khách hành hương lấy hẹn nhiều tuần hay nhiều ngày trước khi đến Rôma tham dự các sinh hoạt như buổi triều kiến ngày Thứ Tư và các Thánh Lễ do Đức Thánh Cha dâng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Tất cả các vé đều được miễn phí.
Bằng cách vào Gia Trang cuả Mạng Lưới Toàn Cầu của Hạt Phủ Doãn Tông Tòa tại: http://www.vatican.va/various/prefettura/index_en.html để lấy mẫu đơn: Request form for the reservation of tickets , điền vào và gửi Fax số: +39 06 6988 5863 hay gửi qua Bưu Điện về điạ chỉ:
Prefecture of the Papal Household
00120 Vatican City State
Italy
Trong đơn cần ghi rõ:
- Ngày xin triều kiến chung hay xin cử hành thánh lễ, chầu...
- Số vé yêu cầu
- Tên/Nhóm
- Điạ chỉ của nhóm
- Số Điện Thoại và số Fax
- Vé có thể được tiếp nhận tại Phòng Phát Vé ngay bên trong Cửa Bằng Đồng (bên phải cột trụ chính của Quảng Trường Thánh Phêrô).
Nhận định của Linh Mục Fêdêricô Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh, về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney
Đặng Thế Dũng
01:56 23/07/2008
Vài Nhận Định của Linh Mục Fêdêricô Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh, về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua tại Sydney
Zenit 20 tháng 7- “Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney là biến cố ‘đặc biệt duy nhất’.” Đó là nhận xét tổng quát đầu tiên của Linh Mục Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh, kiêm Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Vatican, trong bài phỏng vấn dành cho Đài Phát Thanh Vatican, sau khi đã tháp tùng Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI (ĐTC) trong suốt chuyến viếng thăm tại Australia, nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua.
Linh Mục Giám Đốc còn cho biết thêm như sau:
“Môi trường Australia là môi trường thật đặc biệt. Tôi khâm phục sự dấn thân của người dân và của Giáo Hội Công Giáo tại Australia để tổ chức và làm cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đạt được những kết quả nổi bật trên nhiều bình diện về con số người trẻ tham dự, về cách thức cử hành các sinh hoạt, về sự tham dự tích cực của thành phố Sydney và của xã hội xunh quanh.”
Theo nhận xét của linh mục Lombardi, thì biến cố cử hành các chặng Đàng Thánh Giá qua các ngã đường phố và với sự tham dự trình diễn của khoảng 100 nam nữ nghệ sĩ, là biến cố đánh động và mời gọi suy tư, không những nơi những kẻ trực tiếp tham dự mà còn cả nơi những cư dân của thành phố. Điều này cho thấy ý nghĩa rất hợp thời của một truyền thống cổ xưa suy niệm Đàng Thánh Giá Chúa.
Linh mục Lombardi còn lưu ý đến quyết định “can đảm” của Ban Tổ Chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, đưa “việc Chầu Thánh Thể Chúa” vào Chương Trình Canh Thức tối thứ bảy, áp ngày Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ. Đây là sinh hoạt lần đầu tiên được thêm vào chương trình canh thức Canh Thức của Ngày Quốc tế Giới Trẻ năm 2005, tại Colonia, bên Đức. Mặc dù chương trình Chầu Thánh Thể Chúa không kéo dài thái quá, nhưng được các bạn trẻ tích cực và sốt sắng tham dự, với những bài hát xen kẽ với những giây phút suy niệm trong thinh lặng. Khi lần đầu tiên đưa Giờ Chầu Thánh Thể vào chương trình Canh Thức năm 2005, ban tổ chức lúc đó còn nghi ngờ về thái độ đáp trả của các bạn trẻ. Nhưng thực tế cho thấy là các bạn trẻ đã sốt sắng tham dự. Linh Mục Lombardi nhận định thêm như sau: “Tôi tin rằng việc Chầu Thánh Thể trong buổi tối Canh Thức đó nói lên một sứ điệp quan trọng cho các bạn trẻ: đó là lời mời gọi hãy đặt việc cầu nguyện vào trung tâm đời sống Kitô, nhất là việc cầu nguyện trước Thánh Thể, cầu nguyện trong thinh lặng chiêm ngắm và tôn thờ Chúa Thánh Thể”.
Cuối cùng nhận định về vai trò và ảnh hưởng của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI trong và nhờ qua Ngày Quớc Tế Giới Trẻ, Linh Mục Lombardi chia sẻ tiếp như sau: “Tôi nghĩ rằng ảnh hưởng của Đức Bênêđitô XVI trên ngày này cũng rất nổi bật. ĐTC đã cố gắng mang đến cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ một nội dung giáo lý sâu xa với những diễn văn có tính cách như bài giáo lý mời gọi dấn thân; những “bài giáo lý” của Đức Thánh Cha tuy không luôn luôn dễ thực hiện ngay, nhưng là những bài giáo lý rất vững chắc và sâu xa, cần được suy niệm và cầu nguyện…” ĐTC đã trình bày giáo lý thật rộng rãi về đời sống Kitô, hướng theo chủ đề về “Chúa Thánh Thần”, với khởi đầu từ bí tích rửa tội và bí tích thêm sức, bí tích đặc biệt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Theo linh mục Lombardi, ĐTC đã nói, và ngài nói thật nhiều nhưng rõ ràng, với nội dung phong phú và sâu xa. Cần có thời gian để “lĩnh hội”. Những bài giáo lý của ĐTC luôn được đi kèm với cường độ thiêng liêng và với lòng mộ mến. Để làm sáng tỏ thêm, Linh Mục Lombardi trưng lại giây phút ĐTC gặp gỡ với các bạn trẻ “kém may mắn”. ĐTC đã trình bày cho các bạn trẻ này về đời sống Kitô như là một cuộc hành trình canh tân và chữa lành nội tâm, một hành trình tìm sự bình an và tình yêu thương, một tình thương cần trở thành tích cực đối với anh chị em xung quanh, nhất là đối với những ai đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Có như thế, người trẻ mới thực sự có khả năng hiểu được những khó khăn của người khác.
Zenit 20 tháng 7- “Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney là biến cố ‘đặc biệt duy nhất’.” Đó là nhận xét tổng quát đầu tiên của Linh Mục Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Toà Thánh, kiêm Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Vatican, trong bài phỏng vấn dành cho Đài Phát Thanh Vatican, sau khi đã tháp tùng Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI (ĐTC) trong suốt chuyến viếng thăm tại Australia, nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua.
Lm. Fêdêricô Lobardi, SJ. |
“Môi trường Australia là môi trường thật đặc biệt. Tôi khâm phục sự dấn thân của người dân và của Giáo Hội Công Giáo tại Australia để tổ chức và làm cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đạt được những kết quả nổi bật trên nhiều bình diện về con số người trẻ tham dự, về cách thức cử hành các sinh hoạt, về sự tham dự tích cực của thành phố Sydney và của xã hội xunh quanh.”
Theo nhận xét của linh mục Lombardi, thì biến cố cử hành các chặng Đàng Thánh Giá qua các ngã đường phố và với sự tham dự trình diễn của khoảng 100 nam nữ nghệ sĩ, là biến cố đánh động và mời gọi suy tư, không những nơi những kẻ trực tiếp tham dự mà còn cả nơi những cư dân của thành phố. Điều này cho thấy ý nghĩa rất hợp thời của một truyền thống cổ xưa suy niệm Đàng Thánh Giá Chúa.
Linh mục Lombardi còn lưu ý đến quyết định “can đảm” của Ban Tổ Chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, đưa “việc Chầu Thánh Thể Chúa” vào Chương Trình Canh Thức tối thứ bảy, áp ngày Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ. Đây là sinh hoạt lần đầu tiên được thêm vào chương trình canh thức Canh Thức của Ngày Quốc tế Giới Trẻ năm 2005, tại Colonia, bên Đức. Mặc dù chương trình Chầu Thánh Thể Chúa không kéo dài thái quá, nhưng được các bạn trẻ tích cực và sốt sắng tham dự, với những bài hát xen kẽ với những giây phút suy niệm trong thinh lặng. Khi lần đầu tiên đưa Giờ Chầu Thánh Thể vào chương trình Canh Thức năm 2005, ban tổ chức lúc đó còn nghi ngờ về thái độ đáp trả của các bạn trẻ. Nhưng thực tế cho thấy là các bạn trẻ đã sốt sắng tham dự. Linh Mục Lombardi nhận định thêm như sau: “Tôi tin rằng việc Chầu Thánh Thể trong buổi tối Canh Thức đó nói lên một sứ điệp quan trọng cho các bạn trẻ: đó là lời mời gọi hãy đặt việc cầu nguyện vào trung tâm đời sống Kitô, nhất là việc cầu nguyện trước Thánh Thể, cầu nguyện trong thinh lặng chiêm ngắm và tôn thờ Chúa Thánh Thể”.
Cuối cùng nhận định về vai trò và ảnh hưởng của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI trong và nhờ qua Ngày Quớc Tế Giới Trẻ, Linh Mục Lombardi chia sẻ tiếp như sau: “Tôi nghĩ rằng ảnh hưởng của Đức Bênêđitô XVI trên ngày này cũng rất nổi bật. ĐTC đã cố gắng mang đến cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ một nội dung giáo lý sâu xa với những diễn văn có tính cách như bài giáo lý mời gọi dấn thân; những “bài giáo lý” của Đức Thánh Cha tuy không luôn luôn dễ thực hiện ngay, nhưng là những bài giáo lý rất vững chắc và sâu xa, cần được suy niệm và cầu nguyện…” ĐTC đã trình bày giáo lý thật rộng rãi về đời sống Kitô, hướng theo chủ đề về “Chúa Thánh Thần”, với khởi đầu từ bí tích rửa tội và bí tích thêm sức, bí tích đặc biệt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Theo linh mục Lombardi, ĐTC đã nói, và ngài nói thật nhiều nhưng rõ ràng, với nội dung phong phú và sâu xa. Cần có thời gian để “lĩnh hội”. Những bài giáo lý của ĐTC luôn được đi kèm với cường độ thiêng liêng và với lòng mộ mến. Để làm sáng tỏ thêm, Linh Mục Lombardi trưng lại giây phút ĐTC gặp gỡ với các bạn trẻ “kém may mắn”. ĐTC đã trình bày cho các bạn trẻ này về đời sống Kitô như là một cuộc hành trình canh tân và chữa lành nội tâm, một hành trình tìm sự bình an và tình yêu thương, một tình thương cần trở thành tích cực đối với anh chị em xung quanh, nhất là đối với những ai đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Có như thế, người trẻ mới thực sự có khả năng hiểu được những khó khăn của người khác.
Vài con số về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2008 tại Sydney
Đặng Thế Dũng
02:20 23/07/2008
V
Sydney (Zenit 21 tháng 7)- Ngày Quốc tế Giới Trẻ tại Sydney vừa kết thúc (15-20 tháng 7), ban tổ chức đã công bố vài con số như sau:
Trong tuần lễ cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại các giáo phận toàn nước Úc, đã có 70 ngàn bạn trẻ nước ngoài tham dự những sinh hoạt tại các địa phương khác nhau.
Trong ngày chính thức đón tiếp Đức Thánh Cha đến với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, tức ngày 17 tháng 7, đã có 500 ngàn người tham dự vào biến cố. Và có 150 ngàn người tham dự Thánh Lễ khai mạc tại Bến Cảng Barangoroo, Sydney.
Các tham dự viên Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đến từ 170 quốc gia. Và trong nghi thức rước quốc kỳ trước Thánh Lễ khai mạc, có 168 lá cờ đã được rước lên khán đài.
Có khoảng 500 triệu người theo dõi những sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ qua hệ thống truyền hình. Nếu tính chung con số những ai theo dõi qua phương tiện Internet, thì con số có thể lên đến khoảng một tỉ người.
Có tất cả 2 ngàn tổ chức hoặc cơ quan truyền thông xã hội đăng ký tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Trong thời gian từ ngày 12 cho đến ngày 20 tháng 7, đã có 20 triệu 500 ngàn lần vào thăm trang wibsite chính thức của Ngày Quốc tế Giới Trẻ. (www.wyd2008.org)
Trong Tuần Lễ cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, chương trình sinh hoạt văn hoá- gọi là “Lễ Hội Giới Trẻ” (Youth Festival)- được trình diễn tại 100 địa điểm khắp nước Úc, với 450 lần trình diễn.
Tại thành phố Sydney, địa điểm chính của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, các bài giáo lý đã được diễn giảng tại 235 địa điểm, bằng 29 ngôn ngữ khác nhau.
Ca đoàn tổng hợp của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ gồm có 300 ca viên, với dàn nhạc gồm có 80 nhạc cụ.
Trong suốt tuần cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, có một ngàn linh mục ban bí tích hoà giải cho các tín hữu. Thánh Giá Ngày Giới Trẻ và Bức Hiện Ảnh Đức Mẹ đã được rước đến 400 cộng đoàn trên khắp nước Úc, trong vòng 12 tháng trước ngày khai mạc.
Có 100 ngàn khách hành hương được đón tiếp tạm trú tại 400 giáo xứ và trường học; và có 12 ngàn khách hành hương tạm trú tại Công Viên Olympic Sydney.
Có tất cả 8 ngàn thiện nguyện viên giúp ban tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Có tất cả 26 vị Hồng y, 420 giám mục và 4 ngàn linh mục và thầy sáu tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Có 235 ngàn người tham dự Buổi Canh Thức Chiều Tối Thứ Bảy 19/7 tại địa điểm Trường Đua Ngựa. Sau đó, 200 ngàn người ở lại tại chỗ qua đêm, để chờ tham dự Thánh Lễ Bế Mạc vào sáng Chúa Nhật 20 tháng 7.
Và có 400 ngàn người tham dự Thánh lễ Bế Mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Đặc biệt, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydney được đặt dưới sự bảo trợ thiêng liêng của 10 vị thánh, chân phước và đầy tớ Chúa, như sau: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Faustina Kowalska, thánh Maria Goretti, Thánh Pietro Chanal, Chân phước Peter To Rot, chân phước Mary MacKillop, chân phước Pier Giorgio Frassati, chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, Đầy Tớ Chúa giáo hoàng Gioan Phaolô II, và cuối cùng là Đức Mẹ Maria dưới tước hiệu “Đức Bà của Thập Giá miền Nam”.
ài con số về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2008 tại Sydney
Sydney (Zenit 21 tháng 7)- Ngày Quốc tế Giới Trẻ tại Sydney vừa kết thúc (15-20 tháng 7), ban tổ chức đã công bố vài con số như sau:
Trong tuần lễ cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại các giáo phận toàn nước Úc, đã có 70 ngàn bạn trẻ nước ngoài tham dự những sinh hoạt tại các địa phương khác nhau.
Trong ngày chính thức đón tiếp Đức Thánh Cha đến với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, tức ngày 17 tháng 7, đã có 500 ngàn người tham dự vào biến cố. Và có 150 ngàn người tham dự Thánh Lễ khai mạc tại Bến Cảng Barangoroo, Sydney.
Các tham dự viên Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đến từ 170 quốc gia. Và trong nghi thức rước quốc kỳ trước Thánh Lễ khai mạc, có 168 lá cờ đã được rước lên khán đài.
Có khoảng 500 triệu người theo dõi những sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ qua hệ thống truyền hình. Nếu tính chung con số những ai theo dõi qua phương tiện Internet, thì con số có thể lên đến khoảng một tỉ người.
Có tất cả 2 ngàn tổ chức hoặc cơ quan truyền thông xã hội đăng ký tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Trong thời gian từ ngày 12 cho đến ngày 20 tháng 7, đã có 20 triệu 500 ngàn lần vào thăm trang wibsite chính thức của Ngày Quốc tế Giới Trẻ. (www.wyd2008.org)
Trong Tuần Lễ cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, chương trình sinh hoạt văn hoá- gọi là “Lễ Hội Giới Trẻ” (Youth Festival)- được trình diễn tại 100 địa điểm khắp nước Úc, với 450 lần trình diễn.
Tại thành phố Sydney, địa điểm chính của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, các bài giáo lý đã được diễn giảng tại 235 địa điểm, bằng 29 ngôn ngữ khác nhau.
Ca đoàn tổng hợp của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ gồm có 300 ca viên, với dàn nhạc gồm có 80 nhạc cụ.
Trong suốt tuần cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, có một ngàn linh mục ban bí tích hoà giải cho các tín hữu. Thánh Giá Ngày Giới Trẻ và Bức Hiện Ảnh Đức Mẹ đã được rước đến 400 cộng đoàn trên khắp nước Úc, trong vòng 12 tháng trước ngày khai mạc.
Có 100 ngàn khách hành hương được đón tiếp tạm trú tại 400 giáo xứ và trường học; và có 12 ngàn khách hành hương tạm trú tại Công Viên Olympic Sydney.
Có tất cả 8 ngàn thiện nguyện viên giúp ban tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Có tất cả 26 vị Hồng y, 420 giám mục và 4 ngàn linh mục và thầy sáu tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Có 235 ngàn người tham dự Buổi Canh Thức Chiều Tối Thứ Bảy 19/7 tại địa điểm Trường Đua Ngựa. Sau đó, 200 ngàn người ở lại tại chỗ qua đêm, để chờ tham dự Thánh Lễ Bế Mạc vào sáng Chúa Nhật 20 tháng 7.
Và có 400 ngàn người tham dự Thánh lễ Bế Mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Đặc biệt, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydney được đặt dưới sự bảo trợ thiêng liêng của 10 vị thánh, chân phước và đầy tớ Chúa, như sau: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Faustina Kowalska, thánh Maria Goretti, Thánh Pietro Chanal, Chân phước Peter To Rot, chân phước Mary MacKillop, chân phước Pier Giorgio Frassati, chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, Đầy Tớ Chúa giáo hoàng Gioan Phaolô II, và cuối cùng là Đức Mẹ Maria dưới tước hiệu “Đức Bà của Thập Giá miền Nam”.
Phong Trào Tổ Ấm tiếp tục đặc sủng yêu thương hiệp nhất và đối thoại
Linh Tiến Khải
03:52 23/07/2008
Phỏng vấn chị Maria Voce, tân Chủ tịch phong trào Focolare Tổ Ấm
Ngày mùng 1-7-2008 516 đại điện của phong trào Focolare Tổ Ấm toàn thế giới đã bắt đầu đại hội để bầu tân chủ tịch phong trào và ban lãnh đạo mới thay thế chị Chiara Lubich qua đời ngày 14-3-2008 và ban lãnh đạo cũ, cũng như thảo luận các vấn đề liên quan tới cuộc sống của phong trào.
Trong điện tín gửi đại hội do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone ký, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ phong trào ”tiếp tục theo đuổi nỗ lực làm chứng tá phong phú cho Tin Mừng theo đặc sủng của chị Chiara Lubich”. Đức Thánh Cha cầu chúc biến cố quan trọng này khơi dậy các quyết tâm canh tân sự gắn bó với Chúa Kitô và tinh thần tông đồ hăng say quảng đại để trả lời cho các thách đố của thời đại ngay nay”.
Phát biểu trong buổi khai mạc đại hội linh mục Oreste Basso Đồng Chủ tịch của phong trào nói: ”Sau khi chị Chiara Lubich qua đời hơn 3 tháng nay, giờ đây mở ra cho phong trào do chị thành lập và hướng dẫn hơn 60 năm qua một thời điểm lịch sử, một thời đại mới và chưa được khám phá”.
Phong trào Focolare Tổ Ấm đã được chị Chiara Lubich thành lập năm 1943 giữa chết chóc và các đổ vỡ thương đau của thế chiến thứ II. Ngày nay phong trào hiện diện tại 182 quốc gia toàn thế giới với 141 ngàn thành viên, và 2 triệu 115 ngàn cảm tình viên, trong đó có 30 ngàn người thuộc các tôn giáo không Kitô. Đại hội sẽ kéo dài cho tới ngày 31 tháng 7 này.
Ngày mùng 7-7-2008 các đại biểu tham dự đại hội của phong trào đã bầu chị Maria Voce làm tân Chủ tịch phong trào Focolare Tổ Ấm thay thế chị Chiara Lubich qua đời ngày 14-3-2008.
Chị Maria Voce sinh năm 1937 tại Ajeloo Calabro, và đã là một trong các cộng sự viên thân tín nhất của chị Chiara Lubich. Chị đã gia nhập phong trào Tổ Ấm năm 1959 và được chị Chiara Lubich đặt tên mới là Emmaus. Chị đã học thần học và giáo luật và đã có kinh nghiệm dài về đại kết và liên tôn. Tân Phó chủ tịch là Linh Mục Giancarlo Faletti, từng là đồng trách nhiệm của phong trào Tổ Ấm Roma.
Chi Maria Voce cho biết chị rất là xúc động nhưng cũng bình an, vì biết rằng tinh thần của chị Chiara Lubich vẫn hiện diện mạnh mẽ trong phong trào. Và nhất là vì sáng nào chị cũng cầu nguyện, xin chị Chiara Lubich cho chị có được con tim của chị để yêu thương tất cả mọi người. Noi gương chị Chiara chị Maria cố gắng sống kết hiệp với Chúa và yêu thương tất cả mọi thực tại của phong trào để cùng nhau khám phá ra nét đặc thù giúp phong trào làm chứng hữu hiệu cho đặc sủng chị Chiara đã để lại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn chị Maria Voce Tân chủ tịch phong trào Tổ Ấm.
Hỏi: Thưa chị Maria Voce, là Tân chủ tịch của phong trào Tổ Ấm, chị thừa hưởng một gia tài phong phú nhưng cũng nặng nề. Chị có sợ hãi không?
Đáp: Tôi không sợ hãi, bởi vì chị Chiara đã để lại cho chúng tôi một đặc sủng lớn của tình hiệp thông và hiệp nhất. Không phải tôi lãnh nhận gia tài này, mà là tất cả Phong Trào Tổ Ấm đã chọn tôi làm điểm hiệp nhất giữa mọi người. Đây là một trách nhiệm mà chúng tôi sẽ cùng nhau gánh vác. Tôi không cô đơn. Tôi cảm thấy mình phục vụ mọi thành phần của Phong Trào và cùng với họ phục vụ Giáo Hội và nhân loại ngày nay. Vì Thiên Chúa đã khơi dậy đặc sủng của Phong Trào cho mục đích này. Thiên Chúa đã ban đặc sủng hiệp nhất này cho chị Chiara và chị Chiara giao phó nó lại cho chúng tôi: trước hết là hiệp nhất trong Giáo Hội.
Hỏi: Giờ đây có gì thay đổi trong Phong Trào không thưa chị?
Đáp: Chị Chiara đã hướng dẫn Phong Trào tiến tới bằng cách luôn luôn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Vì thế tôi không biết sẽ có gì thay đổi hay không. Có điều chắc chắn là mục đích của Phong Trào Tổ Ấm sẽ không thay đổi. Cuộc sống của Phong Trào sẽ luôn luôn hướng tới tình huynh đệ đại đồng và sự hiệp nhất như di chúc Chúa Giêsu Kitô đã để lại, hiệp nhất giữa tất cả mọi thành phần trong gia đình nhân loại. Các phương thức có thể thay đổi vì phải chú ý tới các dấu chỉ thời đại, nhưng mục đích chính vẫn luôn luôn như thế không thay đổi: đó là tình yêu thương nhau khiến cho Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta.
Hỏi: Sự hiện diện của Chúa Giêsu là trung tâm của sự hiệp nhất: đây là ý niệm mạnh mẽ của các thành viên Phong Trào Tổ Ấm. Có phải nó là điểm phải luôn luôn nhắm tới hay không thưa chị?
Đáp: Chị Chiara nói rằng tất cả mọi điểm trong tinh thần tu đức của chúng tôi đều nhắm giúp chúng tôi tiến tới sự hiện diện của Chúa Giêsu đang ở giữa chúng tôi. Chúng tôi sống thánh ý của Thiên Chúa, vì khi sống theo thánh ý Thiên Chúa chúng tôi trở nên giống Ngài và vì thế chúng tôi được nối kết với nhau trong sự hiệp nhất đặc biệt này. Đàng khác, Phong Trào có tên gọi chính thức là ”Công trình của Đức Maria”, công trình của Đức Maria chính là trao ban Chúa Giêsu, như Mẹ đã làm trên bình diện vật lý, và chúng tôi làm trên bình diện tinh thần, nhưng mà một cách thực sự.
Hỏi: Phong Trào Tổ Ấm có mục đích tìm đối thoại, hiệp nhất và tình huynh đệ. Ngày nay đó là các điểm đặc biệt quan trọng giữa tín hữu của các tôn giáo khác nhau. Tình huynh đệ này dựa trên cái gì thưa chị?
Đáp: Cuộc đối thoại được vun trồng trên tất cả mọi bình diện, trong Giáo Hội và giữa các Giáo Hội với nhau. Một cách đặc biệt là giữa tín hữu các tôn giáo khác nhau. Có biết bao nhiêu xung khắc viện cớ tôn giáo, nhưng trái lại chúng được định đoạt bởi các khát vọng quyền bính hay các lợi lộc kinh tế. Nhưng trái lại chúng ta thành công trong việc vượt thắng mọi khác biệt bằng cách rộng mở tâm lòng mình, bằng cách học hiểu biết nhau. Chúng ta sợ hãi người khác, bởi vì không biết rằng sợ hãi tạo ra các biên giới ngăn cách. Và điều này trái với ý muốn của Thiên Chúa.
Hỏi: Hội nghị thượng đỉnh của khối G8 mới kết thúc: đề tài nghèo đói chắc chắn không phải là điều xa lạ đối với Phong Trào Tổ Ấm. Phong trào có muốn nói gì với các cường quốc kinh tế không thưa chị?
Đáp: Khối G8 đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh với một thất bại lớn. Chúng tôi đánh giá mọi hội nghị vì thiện chí nền tảng của chúng: nếu các cường quốc không được huy động bởi việc nghĩ tới người khác trước khi nghĩ tới chính họ, thì họ sẽ không bao giờ thành công. Chị Chiara đã luôn luôn nói với chúng tôi rằng các thiện ích không có chân. Nếu không có sự hiệp thông con tim, thì sẽ không tạo ra được sự hiệp thông các thiện ích. Các vấn đề sẽ được giải quyết, nếu người ta giải giáp con tim trước đã.
Hỏi: Phong Trào có đưa ra các chỉ thị nào liêện quan tới nạn nghèo túng và hố sâu ngăn cách giữa các quốc gia giầu và các nước nghèo trên thế giới không thưa chị?
Đáp: Chị Chiara và các chị em đầu tiên của Phong Trào đã bắt đầu cuộc mạo hiểm của Tin Mừng trong các khu xóm nghèo của thành phố Trento bị tàn phá vì chiến tranh. Các chị đã bắt đầu một sự hiệp thông tinh thần duy nhất. Các chị đã muốn giải quyết các vấn đề xã hội của thành phố. Và kinh nghiệm đầu tiên này đã trở thành một thói quen của toàn Phong Trào. Từ thói quen đó đã nảy sinh ra nền kinh tế của tình hiệp thông. Bên Brasil Phong Trào đã đề nghị sự hiệp thông giữa các giới doanh thương. Và hiện nay có rất nhiều hãng xưởng sống theo kiểu hiệp thông này, bằng cách sản xuất và dành ra một phần hữu ích cho các anh chị em nghèo. Và đây là một nền văn hóa mới, nền văn hóa của sự cho đi, trái ngược với nền văn hóa tiêu thụ và chiếm hữu.
Hỏi: Thưa chị, người trẻ thành viên của Phong Trào Tổ Ấm sống Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydney như thế nào?
Đáp: Sự kiện lý tưởng Kitô động viên được hàng hàng lớp lớp người trẻ thế giới cũng khiến cho chúng tôi kinh ngạc. Nó là một phong trào được dấy lên bởi đặc sủng của Đức Gioan Phaolô II, nhưng vượt xa hơn mối dây nối kết nó với Đức Thánh Cha, vì nó vẫn tiếp tục. Điều này có nghĩa là người trẻ thế giới không chỉ muốn gặp gỡ nhau, mà muốn gặp gỡ Thiên Chúa. Các thành viên của chúng tôi cũng hiện diện và góp phần vào Ngày Quốc Tế Giới Trẻ để cho cuộc gặp gỡ này biến thành sự chung sống, được linh hoạt bởi tình yêu thương nhau với sự hiện điện của Chúa Giêsu giữa chúng ta.
Hỏi: Nụ cười của chị cũng là nụ cười, mà người ta thấy trên gương mặt của biết bao nhiêu thành viên của Phong Trào Tổ Ấm. Nó nảy sinh từ đâu vậy thưa chị?
Đáp: Một đôi khi nụ cười có thể nảy sinh từ thiện cảm, và đó là điều mọi người đều làm. Nhưng nó cũng có gốc rễ sâu xa hơn nơi chính sự lựa chọn của chúng tôi: lựa chọn Chúa Giêsu làm Phu Quân, trong những lúc tột đỉnh của khổ đau và của tình yêu thương. Chọn Chúa Giêsu là Phu Quân có nghĩa là sống trở lại sự tín thác của Chúa Kitô trên thập giá, bị Thiên Chúa Cha bỏ rơi nhưng không tuyệt vọng, trái lại hoàn toàn phó thác nơi Thiên Chúa Cha: ”Lậy Cha, con xin phó hồn con trong tay Cha”. Khi gặp phải bất cứ nỗi khổ đau nào, chúng tôi nói, hay ít nhất chúng tôi tìm cách nói - vì thật không luôn luôn dễ dàng - chúng tôi tìm cách nói: ”Chính Chúa. Con đã chọn Chúa, con đã muốn Chúa và con đã tìm thấy Chúa. Vì thế con tổ chức lễ mừng Chúa”. Nụ cười nở hoa vì lễ mừng tổ chức cho Chúa. Đây không phải là việc hài lòng trong đau khổ, mà là hạnh phúc trong cuộc găp gỡ với Chúa, một cuộc gặp gỡ qua đau khổ trở thành tinh tế hơn, trở thành siêu nhiên. Và điều đó trao ban cho chúng tôi niềm vui và nụ cười.
(Avvenire 11-7-2008)
Ngày mùng 1-7-2008 516 đại điện của phong trào Focolare Tổ Ấm toàn thế giới đã bắt đầu đại hội để bầu tân chủ tịch phong trào và ban lãnh đạo mới thay thế chị Chiara Lubich qua đời ngày 14-3-2008 và ban lãnh đạo cũ, cũng như thảo luận các vấn đề liên quan tới cuộc sống của phong trào.
Trong điện tín gửi đại hội do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone ký, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ phong trào ”tiếp tục theo đuổi nỗ lực làm chứng tá phong phú cho Tin Mừng theo đặc sủng của chị Chiara Lubich”. Đức Thánh Cha cầu chúc biến cố quan trọng này khơi dậy các quyết tâm canh tân sự gắn bó với Chúa Kitô và tinh thần tông đồ hăng say quảng đại để trả lời cho các thách đố của thời đại ngay nay”.
Phát biểu trong buổi khai mạc đại hội linh mục Oreste Basso Đồng Chủ tịch của phong trào nói: ”Sau khi chị Chiara Lubich qua đời hơn 3 tháng nay, giờ đây mở ra cho phong trào do chị thành lập và hướng dẫn hơn 60 năm qua một thời điểm lịch sử, một thời đại mới và chưa được khám phá”.
Phong trào Focolare Tổ Ấm đã được chị Chiara Lubich thành lập năm 1943 giữa chết chóc và các đổ vỡ thương đau của thế chiến thứ II. Ngày nay phong trào hiện diện tại 182 quốc gia toàn thế giới với 141 ngàn thành viên, và 2 triệu 115 ngàn cảm tình viên, trong đó có 30 ngàn người thuộc các tôn giáo không Kitô. Đại hội sẽ kéo dài cho tới ngày 31 tháng 7 này.
Ngày mùng 7-7-2008 các đại biểu tham dự đại hội của phong trào đã bầu chị Maria Voce làm tân Chủ tịch phong trào Focolare Tổ Ấm thay thế chị Chiara Lubich qua đời ngày 14-3-2008.
Chị Maria Voce sinh năm 1937 tại Ajeloo Calabro, và đã là một trong các cộng sự viên thân tín nhất của chị Chiara Lubich. Chị đã gia nhập phong trào Tổ Ấm năm 1959 và được chị Chiara Lubich đặt tên mới là Emmaus. Chị đã học thần học và giáo luật và đã có kinh nghiệm dài về đại kết và liên tôn. Tân Phó chủ tịch là Linh Mục Giancarlo Faletti, từng là đồng trách nhiệm của phong trào Tổ Ấm Roma.
Chi Maria Voce cho biết chị rất là xúc động nhưng cũng bình an, vì biết rằng tinh thần của chị Chiara Lubich vẫn hiện diện mạnh mẽ trong phong trào. Và nhất là vì sáng nào chị cũng cầu nguyện, xin chị Chiara Lubich cho chị có được con tim của chị để yêu thương tất cả mọi người. Noi gương chị Chiara chị Maria cố gắng sống kết hiệp với Chúa và yêu thương tất cả mọi thực tại của phong trào để cùng nhau khám phá ra nét đặc thù giúp phong trào làm chứng hữu hiệu cho đặc sủng chị Chiara đã để lại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn chị Maria Voce Tân chủ tịch phong trào Tổ Ấm.
Hỏi: Thưa chị Maria Voce, là Tân chủ tịch của phong trào Tổ Ấm, chị thừa hưởng một gia tài phong phú nhưng cũng nặng nề. Chị có sợ hãi không?
Đáp: Tôi không sợ hãi, bởi vì chị Chiara đã để lại cho chúng tôi một đặc sủng lớn của tình hiệp thông và hiệp nhất. Không phải tôi lãnh nhận gia tài này, mà là tất cả Phong Trào Tổ Ấm đã chọn tôi làm điểm hiệp nhất giữa mọi người. Đây là một trách nhiệm mà chúng tôi sẽ cùng nhau gánh vác. Tôi không cô đơn. Tôi cảm thấy mình phục vụ mọi thành phần của Phong Trào và cùng với họ phục vụ Giáo Hội và nhân loại ngày nay. Vì Thiên Chúa đã khơi dậy đặc sủng của Phong Trào cho mục đích này. Thiên Chúa đã ban đặc sủng hiệp nhất này cho chị Chiara và chị Chiara giao phó nó lại cho chúng tôi: trước hết là hiệp nhất trong Giáo Hội.
Hỏi: Giờ đây có gì thay đổi trong Phong Trào không thưa chị?
Đáp: Chị Chiara đã hướng dẫn Phong Trào tiến tới bằng cách luôn luôn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Vì thế tôi không biết sẽ có gì thay đổi hay không. Có điều chắc chắn là mục đích của Phong Trào Tổ Ấm sẽ không thay đổi. Cuộc sống của Phong Trào sẽ luôn luôn hướng tới tình huynh đệ đại đồng và sự hiệp nhất như di chúc Chúa Giêsu Kitô đã để lại, hiệp nhất giữa tất cả mọi thành phần trong gia đình nhân loại. Các phương thức có thể thay đổi vì phải chú ý tới các dấu chỉ thời đại, nhưng mục đích chính vẫn luôn luôn như thế không thay đổi: đó là tình yêu thương nhau khiến cho Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta.
Hỏi: Sự hiện diện của Chúa Giêsu là trung tâm của sự hiệp nhất: đây là ý niệm mạnh mẽ của các thành viên Phong Trào Tổ Ấm. Có phải nó là điểm phải luôn luôn nhắm tới hay không thưa chị?
Đáp: Chị Chiara nói rằng tất cả mọi điểm trong tinh thần tu đức của chúng tôi đều nhắm giúp chúng tôi tiến tới sự hiện diện của Chúa Giêsu đang ở giữa chúng tôi. Chúng tôi sống thánh ý của Thiên Chúa, vì khi sống theo thánh ý Thiên Chúa chúng tôi trở nên giống Ngài và vì thế chúng tôi được nối kết với nhau trong sự hiệp nhất đặc biệt này. Đàng khác, Phong Trào có tên gọi chính thức là ”Công trình của Đức Maria”, công trình của Đức Maria chính là trao ban Chúa Giêsu, như Mẹ đã làm trên bình diện vật lý, và chúng tôi làm trên bình diện tinh thần, nhưng mà một cách thực sự.
Hỏi: Phong Trào Tổ Ấm có mục đích tìm đối thoại, hiệp nhất và tình huynh đệ. Ngày nay đó là các điểm đặc biệt quan trọng giữa tín hữu của các tôn giáo khác nhau. Tình huynh đệ này dựa trên cái gì thưa chị?
Đáp: Cuộc đối thoại được vun trồng trên tất cả mọi bình diện, trong Giáo Hội và giữa các Giáo Hội với nhau. Một cách đặc biệt là giữa tín hữu các tôn giáo khác nhau. Có biết bao nhiêu xung khắc viện cớ tôn giáo, nhưng trái lại chúng được định đoạt bởi các khát vọng quyền bính hay các lợi lộc kinh tế. Nhưng trái lại chúng ta thành công trong việc vượt thắng mọi khác biệt bằng cách rộng mở tâm lòng mình, bằng cách học hiểu biết nhau. Chúng ta sợ hãi người khác, bởi vì không biết rằng sợ hãi tạo ra các biên giới ngăn cách. Và điều này trái với ý muốn của Thiên Chúa.
Hỏi: Hội nghị thượng đỉnh của khối G8 mới kết thúc: đề tài nghèo đói chắc chắn không phải là điều xa lạ đối với Phong Trào Tổ Ấm. Phong trào có muốn nói gì với các cường quốc kinh tế không thưa chị?
Đáp: Khối G8 đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh với một thất bại lớn. Chúng tôi đánh giá mọi hội nghị vì thiện chí nền tảng của chúng: nếu các cường quốc không được huy động bởi việc nghĩ tới người khác trước khi nghĩ tới chính họ, thì họ sẽ không bao giờ thành công. Chị Chiara đã luôn luôn nói với chúng tôi rằng các thiện ích không có chân. Nếu không có sự hiệp thông con tim, thì sẽ không tạo ra được sự hiệp thông các thiện ích. Các vấn đề sẽ được giải quyết, nếu người ta giải giáp con tim trước đã.
Hỏi: Phong Trào có đưa ra các chỉ thị nào liêện quan tới nạn nghèo túng và hố sâu ngăn cách giữa các quốc gia giầu và các nước nghèo trên thế giới không thưa chị?
Đáp: Chị Chiara và các chị em đầu tiên của Phong Trào đã bắt đầu cuộc mạo hiểm của Tin Mừng trong các khu xóm nghèo của thành phố Trento bị tàn phá vì chiến tranh. Các chị đã bắt đầu một sự hiệp thông tinh thần duy nhất. Các chị đã muốn giải quyết các vấn đề xã hội của thành phố. Và kinh nghiệm đầu tiên này đã trở thành một thói quen của toàn Phong Trào. Từ thói quen đó đã nảy sinh ra nền kinh tế của tình hiệp thông. Bên Brasil Phong Trào đã đề nghị sự hiệp thông giữa các giới doanh thương. Và hiện nay có rất nhiều hãng xưởng sống theo kiểu hiệp thông này, bằng cách sản xuất và dành ra một phần hữu ích cho các anh chị em nghèo. Và đây là một nền văn hóa mới, nền văn hóa của sự cho đi, trái ngược với nền văn hóa tiêu thụ và chiếm hữu.
Hỏi: Thưa chị, người trẻ thành viên của Phong Trào Tổ Ấm sống Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Sydney như thế nào?
Đáp: Sự kiện lý tưởng Kitô động viên được hàng hàng lớp lớp người trẻ thế giới cũng khiến cho chúng tôi kinh ngạc. Nó là một phong trào được dấy lên bởi đặc sủng của Đức Gioan Phaolô II, nhưng vượt xa hơn mối dây nối kết nó với Đức Thánh Cha, vì nó vẫn tiếp tục. Điều này có nghĩa là người trẻ thế giới không chỉ muốn gặp gỡ nhau, mà muốn gặp gỡ Thiên Chúa. Các thành viên của chúng tôi cũng hiện diện và góp phần vào Ngày Quốc Tế Giới Trẻ để cho cuộc gặp gỡ này biến thành sự chung sống, được linh hoạt bởi tình yêu thương nhau với sự hiện điện của Chúa Giêsu giữa chúng ta.
Hỏi: Nụ cười của chị cũng là nụ cười, mà người ta thấy trên gương mặt của biết bao nhiêu thành viên của Phong Trào Tổ Ấm. Nó nảy sinh từ đâu vậy thưa chị?
Đáp: Một đôi khi nụ cười có thể nảy sinh từ thiện cảm, và đó là điều mọi người đều làm. Nhưng nó cũng có gốc rễ sâu xa hơn nơi chính sự lựa chọn của chúng tôi: lựa chọn Chúa Giêsu làm Phu Quân, trong những lúc tột đỉnh của khổ đau và của tình yêu thương. Chọn Chúa Giêsu là Phu Quân có nghĩa là sống trở lại sự tín thác của Chúa Kitô trên thập giá, bị Thiên Chúa Cha bỏ rơi nhưng không tuyệt vọng, trái lại hoàn toàn phó thác nơi Thiên Chúa Cha: ”Lậy Cha, con xin phó hồn con trong tay Cha”. Khi gặp phải bất cứ nỗi khổ đau nào, chúng tôi nói, hay ít nhất chúng tôi tìm cách nói - vì thật không luôn luôn dễ dàng - chúng tôi tìm cách nói: ”Chính Chúa. Con đã chọn Chúa, con đã muốn Chúa và con đã tìm thấy Chúa. Vì thế con tổ chức lễ mừng Chúa”. Nụ cười nở hoa vì lễ mừng tổ chức cho Chúa. Đây không phải là việc hài lòng trong đau khổ, mà là hạnh phúc trong cuộc găp gỡ với Chúa, một cuộc gặp gỡ qua đau khổ trở thành tinh tế hơn, trở thành siêu nhiên. Và điều đó trao ban cho chúng tôi niềm vui và nụ cười.
(Avvenire 11-7-2008)
Những hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha tại Sydney
LM Trần Đức Anh, OP
03:55 23/07/2008
SYDNEY. Trước khi rời Sydney lên đường về Roma, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp một nhóm nạn nhân bị lạm dụng tính dục, gặp gỡ và cám ơn 12 ngàn người thiện nguyện đã góp phần tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ thứ 23.
Lúc 7 giờ sáng 21-7-2008, ĐTC đã dâng thánh lễ tại Nhà nguyện tòa TGM Sydney, và trong số những người tham dự, có một nhóm 4 người, 2 nam hai nữ, đại diện các nạn nhân những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Tháp tùng họ còn có 2 người hỗ trợ và một LM đặc trách mục vụ cho họ.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Pell, TGM Sydney và Đức TGM Fernando Filoni, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và hai LM bí thư riêng của ĐTC. Sau thánh lễ, các nạn nhân đã được nói chuyện từng người với ĐTC. Ngài chia sẻ nỗi đau khổ và an ủi họ. Bầu không khí cuộc gặp gỡ thật cảm động. Như trong cuộc viếng thăm tại Hoa Kỳ hồi tháng 4 năm nay, ĐTC muốn gặp một số nạn nhân như một cử chỉ cụ thể để biểu lộ tâm tình ngài đã nhiều lần bày tỏ về thảm trạng lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết tại Úc, ĐTC muốn gặp các nạn nhân sau khi kết thúc Ngày Quốc Tế giới trẻ, vì những ngày này là mục tiêu chính cuộc viếng thăm của Ngài.
Tại Úc có 109 vụ giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và một số đang bị tòa cứu xét. Một số tổ chức nạn nhân lạm dụng khác không hài lòng vì không được ĐTC tiếp. Tuy nhiên, ĐHY Pell cho biết ngài nhận được đơn của hàng trăm người muốn gặp ĐGH và hoàn cảnh không cho phép tất cả mọi người gặp ĐTC.
Cám ơn 12 ngàn người thiện nguyện
Sau thánh lễ, lúc quá 8 giờ rưỡi, ĐTC đã ra công viên Domain, cách đó 300 mét, giữa khu Thương Mại và Vườn Bách thảo hoàng gia, để gặp gỡ và cám ơn 12 ngàn người thiện nguyện từ phía Giáo Hội cũng như các tổ chức dân sự đã góp phần chuẩn bị, tổ chức và tiến hành Ngày Quốc Tế giới trẻ vừa qua. Trong dịp này, ĐTC nói:
”Các bạn thân mến.. trong những ngày qua, chúng ta có thể chứng kiến tận mắt niềm vui mà bao nhiêu ngàn người trẻ tìm được trong niềm tin của họ và chúng ta có thể dâng lời chúc tụng cảm tạ Thiên Chúa vì lòng từ nhân của Ngài đío với chúng ta. Chúng ta đã nếm hưởng được sự nồng nhiệt và lòng quảng đại hiếu khách của dân Úc, chúng ta được thấy quang cảnh hùng vĩ của đại lục tươi đẹp này. Đây thực là một tuần lễ đáng nhớ.
”Nhưng những điều đó không thể xảy ra được nếu không có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công việc vất vả trong thời gian tiến đến Ngày Quốc Tế giới trẻ. Tôi muốn cám ơn tất cả anh chị em vì sự dấn thân quảng đại, hy sinh thời giờ và năng lực, để đảm bảo cho mỗi biến cố của Ngày Quốc Tế giới trẻ được diễn tiến tốt đẹp. Các biến cố ấy đòi phải có sự phối hợp kỹ lưỡng, với sự can dự của chính quyền dân sự, cảnh sát và các cơ quan cứu cấp, các nhân viên của Giáo Hội và rất nhiều người thiện nguyện trợ giúp. Các nỗ lực của anh chị em dọn đường cho Chúa Thánh Linh đổ xuống mạnh mẽ, kiến tạo những mối giây hiệp nhất và tình thân hữu giữa những người trẻ thuộc rất nhiều môi trường khác nhau, khơi dậy lòng yêu mến của họ đối với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội. Trong các đám đông tụ tập tại Sydney này, chúng ta thấy biểu lộ sinh động sự hiệp nhất trong sự khác biệt của Giáo Hội hoàn vũ, một biểu tượng gia đình nhân loại được hiệp nhất mà chúng ta mong ước được nhìn thấy. Trong quyền năng của Chúa Thánh Linh, ước gì các bạn trẻ ấy có thể làm cho viễn tượng ấy trở thành thực tại trong tương lai (...)
”Giờ đây tôi lên đường trở về Roma, tôi giữ mãi kỷ niệm về những biến cố đầy ơn thánh mà chúng ta đã cùng nhau trải qua: từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với các bạn trẻ tại bến tàu Barangaroo, qua các cuộc gặp gỡ tại Darlinghust và Nhà thờ chính tòa Thánh Maria, tới buổi canh thức với giới trẻ tại khu vực Thánh Giá miền nam (Randwick), và thánh lễ bế mạc tại đó. Tôi cũng cầu mong anh chị em sẽ giữ những kỷ niệm quí giá và những ý tưởng tinh thần, trở về nhà với lòng nhiệt thành hăng sau truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Trong quyền năng của Thánh Linh, giờ đây anh chị em hãy ra đi để canh tân bộ mặt thế giới.”
Từ biệt
Rời công viên Domain, ĐTC đã ra phi trường quốc tế Sydney cách đó 13 cây số. Tại đây vào lúc 9 giờ rưỡi sáng đã diễn ra nghi thức tiễn biệt ĐTC với sự hiện diện của vị Toàn Quyền, thủ tướng và các giới chức đạo đời.
Trong lời từ biệt, ĐTC chân thành cám ơn thủ tướng Kevin Rudd và các giới chức chính quyền các cấp, chính quyền liên bang và tiểu bang cũng như dân chúng và cộng đồng doanh thương tại Sydney đã cộng tác rất nhiều vào việc hỗ trợ Ngày Quốc Tế. Ngài nói:
”Một biến cố thuộc loại này đòi phải có một sự chuẩn bị và tổ chức hết sức lớn lao và chu đáo, và tôi biết rằng mình nói thay cho hàng ngàn bạn trẻ khi tôi bày tỏ lòng quí mến và biết ơn đối với tất cả. Theo đặc tính của dân Úc, anh chị em đã dành sự đón tiếp nồng nhiệt cho tôi và vô số các bạn trẻ hành hương từ mọi góc trời bay về đây. Tôi cũng đặc biệt biết ơn các gia đình tại Úc và Tân Tây Lan đã mở cửa đón tiếp các bạn trẻ trong gia đình mình. Anh chị em đã mở cửa nhà và cửa tâm hồn cho người trẻ thế giới, nhân danh họ tôi cám ơn anh chị em.
”Dĩ nhiên những người giữ vai chính trong những ngày qua là chính các bạn trẻ. Ngày Quốc Tế giới trẻ là của họ. Chính họ đã làm cho biến cố này trở thành một biến cố của Giáo Hội hoàn vũ, một đại lễ của giới trẻ và đại cử hành đặc tính của Giáo Hội, là Dân Thiên Chúa trên thế giới, được hiệp nhất với nhau trong đức tin và tình thương, được Thánh Linh ban sức mạnh để làm chứng về Chúa Kitô phục sinh cho đến tận bờ cõi trái đất. Tôi cám ơn các bạn trẻ đã đến, và tham gia, tôi cầu nguyện để họ được về nhà bình an. Tôi biết rằng người trẻ, gia đình họ và những người bảo trợ nhiều khi phải hy sinh rất nhiều để có thể đến nước Úc này. Toàn thể Giáo Hội ghi ơn điều đó.
ĐTC nói thêm rằng: ”khi nhìn lại những ngày vừa qua, có nhiều quang cảnh nổi bật trong tâm trí tôi. Tôi rất cảm động vì cuộc viếng thăm tại Đền tưởng niệm chân phước Mary MacKillop, tôi cám ơn các nữ tu thánh Giuse vì cơ hội được cầu nguyện tại Đền thánh vị Sáng lập dòng của các chị. Buổi đi đàng thánh giá qua các đường phố Sydney thật là một sự nhắc nhớ mạnh mẽ rằng Chúa Kitô yêu thương chúng ta cho đến cùng và Chúa chia sẻ những đau khổ của chúng ta để chúng ta có thể chia sẻ vinh quang của ngài. Cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại Darlinghurst (Cảng Darling) cũng là một lúc vui mừng và đầy hy vọng, một dấu chỉ cho thấy Chúa Kitô có thể nâng chúng ta ra khỏi những hoàn cảnh khó khăn, tái lập phẩm giá cho chúng ta và làm cho chúng ta có thể nhìn về tương lai tươi sáng hơn. Cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn với các vị lãnh đạo tôn giáo mang đậm tình huynh đệ chân thành và ước muốn nồng nhiệt cộng tác với nhau nhiều hơn trong việc xây dựng một thế giới công bằng và an binh hơn. Và chắc chắn cuộc gặp gỡ tại Barangaroo và khu vực Thánh Giá miền nam là cao điểm trong cuộc viếng thăm của tôi. Những kinh nghiệm cầu nguyện, và hân hoan cử hành thánh lễ là chứng từ hùng hồn về công trình ban sự sống của Thánh Linh, Đấng hiện diện và hoạt động trong tâm hồn người trẻ. Ngày Quốc Tế giới trẻ chứng tỏ rằng Giáo Hội có thể vui mừng với người trẻ ngày nay và được tràn đầy hy vọng về thế giới ngày mai”
Về phần thủ tướng Úc, Kevin Rudd, trong lời từ biệt ĐTC, ông đã loan báo một quyết định quan trọng: trong thời gian tới đây, đại sứ quán Úc cạnh Tòa Thánh sẽ không đặt tại thủ đô Dublin của Ai Len nữa, nhưng sẽ được đặt ngay tại Roma, đồng thời thủ tướng cũng loan báo tân đại sứ Úc cạnh Tòa Thánh là ông Timothy Andrei Fisher, 62 tuổi, đã từng là phó thủ tướng, lãnh tụ đảng Quốc Gia Úc.
Sau nghi thức tiễn biệt, ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả đáp máy bay Boeing 747 của hãng Qantas, tới thành phố Darwin, để lấy thêm nhiên liệu trước khi thực hiện chuyến bay dài 15 tiếng rưỡi, và đã về đến Roma lối 23 giờ ngày 21-7-2008.
Lúc 7 giờ sáng 21-7-2008, ĐTC đã dâng thánh lễ tại Nhà nguyện tòa TGM Sydney, và trong số những người tham dự, có một nhóm 4 người, 2 nam hai nữ, đại diện các nạn nhân những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Tháp tùng họ còn có 2 người hỗ trợ và một LM đặc trách mục vụ cho họ.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Pell, TGM Sydney và Đức TGM Fernando Filoni, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và hai LM bí thư riêng của ĐTC. Sau thánh lễ, các nạn nhân đã được nói chuyện từng người với ĐTC. Ngài chia sẻ nỗi đau khổ và an ủi họ. Bầu không khí cuộc gặp gỡ thật cảm động. Như trong cuộc viếng thăm tại Hoa Kỳ hồi tháng 4 năm nay, ĐTC muốn gặp một số nạn nhân như một cử chỉ cụ thể để biểu lộ tâm tình ngài đã nhiều lần bày tỏ về thảm trạng lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết tại Úc, ĐTC muốn gặp các nạn nhân sau khi kết thúc Ngày Quốc Tế giới trẻ, vì những ngày này là mục tiêu chính cuộc viếng thăm của Ngài.
Tại Úc có 109 vụ giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và một số đang bị tòa cứu xét. Một số tổ chức nạn nhân lạm dụng khác không hài lòng vì không được ĐTC tiếp. Tuy nhiên, ĐHY Pell cho biết ngài nhận được đơn của hàng trăm người muốn gặp ĐGH và hoàn cảnh không cho phép tất cả mọi người gặp ĐTC.
Cám ơn 12 ngàn người thiện nguyện
Sau thánh lễ, lúc quá 8 giờ rưỡi, ĐTC đã ra công viên Domain, cách đó 300 mét, giữa khu Thương Mại và Vườn Bách thảo hoàng gia, để gặp gỡ và cám ơn 12 ngàn người thiện nguyện từ phía Giáo Hội cũng như các tổ chức dân sự đã góp phần chuẩn bị, tổ chức và tiến hành Ngày Quốc Tế giới trẻ vừa qua. Trong dịp này, ĐTC nói:
”Các bạn thân mến.. trong những ngày qua, chúng ta có thể chứng kiến tận mắt niềm vui mà bao nhiêu ngàn người trẻ tìm được trong niềm tin của họ và chúng ta có thể dâng lời chúc tụng cảm tạ Thiên Chúa vì lòng từ nhân của Ngài đío với chúng ta. Chúng ta đã nếm hưởng được sự nồng nhiệt và lòng quảng đại hiếu khách của dân Úc, chúng ta được thấy quang cảnh hùng vĩ của đại lục tươi đẹp này. Đây thực là một tuần lễ đáng nhớ.
”Nhưng những điều đó không thể xảy ra được nếu không có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công việc vất vả trong thời gian tiến đến Ngày Quốc Tế giới trẻ. Tôi muốn cám ơn tất cả anh chị em vì sự dấn thân quảng đại, hy sinh thời giờ và năng lực, để đảm bảo cho mỗi biến cố của Ngày Quốc Tế giới trẻ được diễn tiến tốt đẹp. Các biến cố ấy đòi phải có sự phối hợp kỹ lưỡng, với sự can dự của chính quyền dân sự, cảnh sát và các cơ quan cứu cấp, các nhân viên của Giáo Hội và rất nhiều người thiện nguyện trợ giúp. Các nỗ lực của anh chị em dọn đường cho Chúa Thánh Linh đổ xuống mạnh mẽ, kiến tạo những mối giây hiệp nhất và tình thân hữu giữa những người trẻ thuộc rất nhiều môi trường khác nhau, khơi dậy lòng yêu mến của họ đối với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội. Trong các đám đông tụ tập tại Sydney này, chúng ta thấy biểu lộ sinh động sự hiệp nhất trong sự khác biệt của Giáo Hội hoàn vũ, một biểu tượng gia đình nhân loại được hiệp nhất mà chúng ta mong ước được nhìn thấy. Trong quyền năng của Chúa Thánh Linh, ước gì các bạn trẻ ấy có thể làm cho viễn tượng ấy trở thành thực tại trong tương lai (...)
”Giờ đây tôi lên đường trở về Roma, tôi giữ mãi kỷ niệm về những biến cố đầy ơn thánh mà chúng ta đã cùng nhau trải qua: từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với các bạn trẻ tại bến tàu Barangaroo, qua các cuộc gặp gỡ tại Darlinghust và Nhà thờ chính tòa Thánh Maria, tới buổi canh thức với giới trẻ tại khu vực Thánh Giá miền nam (Randwick), và thánh lễ bế mạc tại đó. Tôi cũng cầu mong anh chị em sẽ giữ những kỷ niệm quí giá và những ý tưởng tinh thần, trở về nhà với lòng nhiệt thành hăng sau truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Trong quyền năng của Thánh Linh, giờ đây anh chị em hãy ra đi để canh tân bộ mặt thế giới.”
Từ biệt
Rời công viên Domain, ĐTC đã ra phi trường quốc tế Sydney cách đó 13 cây số. Tại đây vào lúc 9 giờ rưỡi sáng đã diễn ra nghi thức tiễn biệt ĐTC với sự hiện diện của vị Toàn Quyền, thủ tướng và các giới chức đạo đời.
Trong lời từ biệt, ĐTC chân thành cám ơn thủ tướng Kevin Rudd và các giới chức chính quyền các cấp, chính quyền liên bang và tiểu bang cũng như dân chúng và cộng đồng doanh thương tại Sydney đã cộng tác rất nhiều vào việc hỗ trợ Ngày Quốc Tế. Ngài nói:
”Một biến cố thuộc loại này đòi phải có một sự chuẩn bị và tổ chức hết sức lớn lao và chu đáo, và tôi biết rằng mình nói thay cho hàng ngàn bạn trẻ khi tôi bày tỏ lòng quí mến và biết ơn đối với tất cả. Theo đặc tính của dân Úc, anh chị em đã dành sự đón tiếp nồng nhiệt cho tôi và vô số các bạn trẻ hành hương từ mọi góc trời bay về đây. Tôi cũng đặc biệt biết ơn các gia đình tại Úc và Tân Tây Lan đã mở cửa đón tiếp các bạn trẻ trong gia đình mình. Anh chị em đã mở cửa nhà và cửa tâm hồn cho người trẻ thế giới, nhân danh họ tôi cám ơn anh chị em.
”Dĩ nhiên những người giữ vai chính trong những ngày qua là chính các bạn trẻ. Ngày Quốc Tế giới trẻ là của họ. Chính họ đã làm cho biến cố này trở thành một biến cố của Giáo Hội hoàn vũ, một đại lễ của giới trẻ và đại cử hành đặc tính của Giáo Hội, là Dân Thiên Chúa trên thế giới, được hiệp nhất với nhau trong đức tin và tình thương, được Thánh Linh ban sức mạnh để làm chứng về Chúa Kitô phục sinh cho đến tận bờ cõi trái đất. Tôi cám ơn các bạn trẻ đã đến, và tham gia, tôi cầu nguyện để họ được về nhà bình an. Tôi biết rằng người trẻ, gia đình họ và những người bảo trợ nhiều khi phải hy sinh rất nhiều để có thể đến nước Úc này. Toàn thể Giáo Hội ghi ơn điều đó.
ĐTC nói thêm rằng: ”khi nhìn lại những ngày vừa qua, có nhiều quang cảnh nổi bật trong tâm trí tôi. Tôi rất cảm động vì cuộc viếng thăm tại Đền tưởng niệm chân phước Mary MacKillop, tôi cám ơn các nữ tu thánh Giuse vì cơ hội được cầu nguyện tại Đền thánh vị Sáng lập dòng của các chị. Buổi đi đàng thánh giá qua các đường phố Sydney thật là một sự nhắc nhớ mạnh mẽ rằng Chúa Kitô yêu thương chúng ta cho đến cùng và Chúa chia sẻ những đau khổ của chúng ta để chúng ta có thể chia sẻ vinh quang của ngài. Cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại Darlinghurst (Cảng Darling) cũng là một lúc vui mừng và đầy hy vọng, một dấu chỉ cho thấy Chúa Kitô có thể nâng chúng ta ra khỏi những hoàn cảnh khó khăn, tái lập phẩm giá cho chúng ta và làm cho chúng ta có thể nhìn về tương lai tươi sáng hơn. Cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn với các vị lãnh đạo tôn giáo mang đậm tình huynh đệ chân thành và ước muốn nồng nhiệt cộng tác với nhau nhiều hơn trong việc xây dựng một thế giới công bằng và an binh hơn. Và chắc chắn cuộc gặp gỡ tại Barangaroo và khu vực Thánh Giá miền nam là cao điểm trong cuộc viếng thăm của tôi. Những kinh nghiệm cầu nguyện, và hân hoan cử hành thánh lễ là chứng từ hùng hồn về công trình ban sự sống của Thánh Linh, Đấng hiện diện và hoạt động trong tâm hồn người trẻ. Ngày Quốc Tế giới trẻ chứng tỏ rằng Giáo Hội có thể vui mừng với người trẻ ngày nay và được tràn đầy hy vọng về thế giới ngày mai”
Về phần thủ tướng Úc, Kevin Rudd, trong lời từ biệt ĐTC, ông đã loan báo một quyết định quan trọng: trong thời gian tới đây, đại sứ quán Úc cạnh Tòa Thánh sẽ không đặt tại thủ đô Dublin của Ai Len nữa, nhưng sẽ được đặt ngay tại Roma, đồng thời thủ tướng cũng loan báo tân đại sứ Úc cạnh Tòa Thánh là ông Timothy Andrei Fisher, 62 tuổi, đã từng là phó thủ tướng, lãnh tụ đảng Quốc Gia Úc.
Sau nghi thức tiễn biệt, ĐTC, đoàn tùy tùng và các ký giả đáp máy bay Boeing 747 của hãng Qantas, tới thành phố Darwin, để lấy thêm nhiên liệu trước khi thực hiện chuyến bay dài 15 tiếng rưỡi, và đã về đến Roma lối 23 giờ ngày 21-7-2008.
Video WYD 2008: Ca Nhập Lễ huy hoàng và Vũ điệu Alleluia do Người Thổ Dân Úc trình bầy
VietCatholic Network
04:15 23/07/2008
Thánh lễ bế mạc WYD 2008 tại sân đua Randwich Sydney có 50 Hồng Y, 450 Giám Mục các nước trong phẩm phục mầu đỏ, cùng với hơn 4000 linh mục đeo dây stola đỏ, 400.000 người tham dự. Tại khu vực danh dự đặc biệt có vị toàn quyền, thủ tướng liên bang, và các thủ tướng tiểu bang cùng với thị trưởng và chính quyền thành phố Sydney.
• Đang khi các vị hồng y và Đức Thánh Cha tiến lên khán đài, Ca đoàn tổng hợp của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ gồm có 300 ca viên, với dàn nhạc gồm có 80 nhạc cụ trôỉ lên khúc nhạc hân hoan Ca Nhập Lễ tôn nghiêm và huy hoàng rước Đoàn đồng tế lên bàn thờ Chúa...
• Trước khi tuyên đọc Lời Chúa, Đoàn Vũ Người Thổ Dân Úc Châu đã trình bầy vũ khúc truyền thống và Rước Sách Phúc Âm lên bục đọc sách, vừa hân hoan ca múa vừa nhảy mừng Alleluia Alleluia Alleuia tôn vinh Lời Chúa.
Hòa tấu bài Ca Nhập Lễ và Vũ khúc Alleluia Rước Phúc Âm được trình bầy trong Video này để qúi vị có dịp thưởng lãm và chia sẽ niềm hân hoan vui mừng với nghi lễ huy hoàng và trang nghiêm.
Trong lời chào mừng đầu thánh lễ, ĐHY George Pell, TGM Sydney, đã nhắc lại lời ĐTC đã nói vài ngày sau khi được chọn lên kế vị Thánh Phêrô trên ngai Toà Roma, như sau: ”Giáo Hội không già nua và bất động, nhưng trẻ trung. Nhìn cộng đoàn đông đảo này, chúng con thấy rằng điều ĐTC nói, quả là sự thật. Giáo Hội sinh động và Giáo Hội trẻ trung. Chúng con thật hạnh phúc vì được tụ họp trong Ngày Quốc tế giới trẻ 2008 này và hạnh phúc vì ĐTC đến với chúng con nhân danh Chúa Giêsu” .
ĐTC đã mạnh mẽ quả quyết với các bạn trẻ rằng: “Giáo Hội đang cần đến sự canh tân thiêng liêng này! Giáo Hội đang cần đến Đức Tin của chúng con, cần đến lý tưởng và lòng quảng đại của chúng con!... Chúng con sẽ để lại gì cho thế hệ đến sau chúng con? Chúng con có biết xây dựng cuộc đời mình trên những nền vững chắc hay không? Chúng con có xây lên được điều gì sẽ còn tồn tại trong tương lai hay không? Chúng con có biết sống cuộc đời mình như thế nào, để còn dành chỗ cho Chúa Thánh Thần giữa một thế giới muốn bỏ quên Thiên Chúa, và cả từ chối ngài, nhân danh một quan niệm sai lầm về tự do?...
Có khoảng 500 triệu người theo dõi những sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ qua hệ thống truyền hình. Nếu tính chung con số những ai theo dõi qua phương tiện Internet, thì con số có thể lên đến khoảng một tỉ người.
Có tất cả 2 ngàn tổ chức hoặc cơ quan truyền thông xã hội đăng ký tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Trong thời gian từ ngày 12 cho đến ngày 20 tháng 7, đã có 20 triệu 500 ngàn lần vào thăm trang wibsite chính thức của Ngày Quốc tế Giới Trẻ. (www.wyd2008.org). Đặc biệt website VietCatholic đã có những bài tường thuật, những hình ảnh, những clip video trình bầy biến cố WYD 2008 một cách chính xác, hiệu quả và nhanh nhất cho toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam khắp nơi.
* Đây là đoạn trích trong những DVD mà VietCatholic đang hợp tác với Ban Tổ Chức WYDVN08 để thực hiện hầu giúp những Bạn Trẻ đã tham dự WYD 2008 cảm nghiệm lại được những hình ảnh và tâm tình không bao giờ phai mờ, giúp khán thính giả khắp nơi có dịp thưởng thức những hình ảnh đẹp và ấn tượng tuyệt với về WYD 2008 tại Sydney, Australia.
• Đang khi các vị hồng y và Đức Thánh Cha tiến lên khán đài, Ca đoàn tổng hợp của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ gồm có 300 ca viên, với dàn nhạc gồm có 80 nhạc cụ trôỉ lên khúc nhạc hân hoan Ca Nhập Lễ tôn nghiêm và huy hoàng rước Đoàn đồng tế lên bàn thờ Chúa...
• Trước khi tuyên đọc Lời Chúa, Đoàn Vũ Người Thổ Dân Úc Châu đã trình bầy vũ khúc truyền thống và Rước Sách Phúc Âm lên bục đọc sách, vừa hân hoan ca múa vừa nhảy mừng Alleluia Alleluia Alleuia tôn vinh Lời Chúa.
Hòa tấu bài Ca Nhập Lễ và Vũ khúc Alleluia Rước Phúc Âm được trình bầy trong Video này để qúi vị có dịp thưởng lãm và chia sẽ niềm hân hoan vui mừng với nghi lễ huy hoàng và trang nghiêm.
Trong lời chào mừng đầu thánh lễ, ĐHY George Pell, TGM Sydney, đã nhắc lại lời ĐTC đã nói vài ngày sau khi được chọn lên kế vị Thánh Phêrô trên ngai Toà Roma, như sau: ”Giáo Hội không già nua và bất động, nhưng trẻ trung. Nhìn cộng đoàn đông đảo này, chúng con thấy rằng điều ĐTC nói, quả là sự thật. Giáo Hội sinh động và Giáo Hội trẻ trung. Chúng con thật hạnh phúc vì được tụ họp trong Ngày Quốc tế giới trẻ 2008 này và hạnh phúc vì ĐTC đến với chúng con nhân danh Chúa Giêsu” .
ĐTC đã mạnh mẽ quả quyết với các bạn trẻ rằng: “Giáo Hội đang cần đến sự canh tân thiêng liêng này! Giáo Hội đang cần đến Đức Tin của chúng con, cần đến lý tưởng và lòng quảng đại của chúng con!... Chúng con sẽ để lại gì cho thế hệ đến sau chúng con? Chúng con có biết xây dựng cuộc đời mình trên những nền vững chắc hay không? Chúng con có xây lên được điều gì sẽ còn tồn tại trong tương lai hay không? Chúng con có biết sống cuộc đời mình như thế nào, để còn dành chỗ cho Chúa Thánh Thần giữa một thế giới muốn bỏ quên Thiên Chúa, và cả từ chối ngài, nhân danh một quan niệm sai lầm về tự do?...
Có khoảng 500 triệu người theo dõi những sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ qua hệ thống truyền hình. Nếu tính chung con số những ai theo dõi qua phương tiện Internet, thì con số có thể lên đến khoảng một tỉ người.
Có tất cả 2 ngàn tổ chức hoặc cơ quan truyền thông xã hội đăng ký tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Trong thời gian từ ngày 12 cho đến ngày 20 tháng 7, đã có 20 triệu 500 ngàn lần vào thăm trang wibsite chính thức của Ngày Quốc tế Giới Trẻ. (www.wyd2008.org). Đặc biệt website VietCatholic đã có những bài tường thuật, những hình ảnh, những clip video trình bầy biến cố WYD 2008 một cách chính xác, hiệu quả và nhanh nhất cho toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam khắp nơi.
* Đây là đoạn trích trong những DVD mà VietCatholic đang hợp tác với Ban Tổ Chức WYDVN08 để thực hiện hầu giúp những Bạn Trẻ đã tham dự WYD 2008 cảm nghiệm lại được những hình ảnh và tâm tình không bao giờ phai mờ, giúp khán thính giả khắp nơi có dịp thưởng thức những hình ảnh đẹp và ấn tượng tuyệt với về WYD 2008 tại Sydney, Australia.
Góp ý cho Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008
J.B. An Dang
09:04 23/07/2008
Trong thánh lễ bế mạc, một linh mục Việt Nam nói với chúng tôi: “Được tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này, tôi hoàn toàn mãn nguyện. Nói như ông Simêon, tôi vui vẻ ra đi bình an”.
Tâm tình của ngài cũng là tâm tình của nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau. Trên tờ The Australian số ra ngày 21/7, Ramildo Galindo, 20 tuổi, đến từ Hoa Kỳ nói: “Thật đáng công ngồi 20 tiếng đồng hồ trên máy bay. Giờ đây tôi có một viễn tượng mới cho đời mình. Đức Giáo Hoàng có nhiều điều tốt đẹp để chia sẻ với chúng tôi; quan điểm của ngài về cuộc đời thật tuyệt vời. Chúng ta là tương lai của đức tin chúng ta. Chúng ta cần phải đặt để những tiêu chuẩn cho thế hệ tương lai của các tín hữu. Giờ đây, tôi xem việc làm chứng nhân rất quan trọng”.
Trên các báo lớn ra ngày thứ Hai 21/7, ta có thể thấy người Úc tự hào ra mặt về nhiều phương diện trong kỳ Đại Hội này. Đặc biệt, buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể hôm thứ Sáu 18/7 được coi là một điểm son.
Bên cạnh những hoạt động chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nếu chúng ta còn được dự những sinh hoạt riêng cho các đoàn Việt Nam, thì lại càng cảm thấy Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này thật tuyệt vời. Thật là xúc động biết bao khi nhìn thấy các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt trong hay ngoài nước sinh hoạt chung với nhau, chia sẻ cùng một niềm tin, một niềm hy vọng, cùng một tiếng hát dâng lên Nữ Vương Hòa Bình.
Tuy nhiên, cũng có những điểm chúng ta có thể làm khá hơn, hay hơn, tốt hơn. Theo yêu cầu của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nhóm phóng viên VietCatholic xin ghi lại nơi đây một số những nhận xét sơ khởi. Quý cha và anh chị em muốn đóng góp thêm, xin gởi về địa chỉ conggiao@gmail.com. Bài viết có thể bằng Anh ngữ hay Việt ngữ. Chúng tôi sẽ tổng hợp lại và dịch sang Anh ngữ trước khi gởi đi.
1. Cơ sở dữ liệu của cá nhân và đoàn thể tham dự
Cho đến ngày thứ Năm 17/7, ngày chào đón Đức Thánh Cha, người ta vẫn thấy một hàng các linh mục, tu sĩ xếp hàng rồng rắn để lấy thẻ Clergy – có dán hình. Nhiều vị không kiên nhẫn nổi đành bỏ cuộc sau mấy ngày xếp hàng. Đa số các linh mục phải xếp hàng 6-7 tiếng đồng hồ để làm thẻ. Cá biệt, có vị phải xếp hàng 3 ngày mới làm được thẻ. Cố nhiên, người ta có thể thông cảm những yêu cầu an ninh của thời khủng bố, nhưng thật khó thông cảm khi cho đến ngày thứ Ba 15/7, cũng chỉ có 2 computers (sau đó tăng dần lên 5-6 cái) được đưa ra hoạt động trong khi hàng ngàn người chưa làm được thẻ phải đứng xếp hàng giờ này sang giờ khác. Với số lượng hàng 4,000 linh mục, chí ít cũng phải trưng dụng 50 computers nếu thực sự muốn tăng cường security cho chặt chẽ.
Theo thống kê đưa ra vào cuối ngày thứ Hai, có khoảng 2000 phóng viên đăng ký tường thuật tại chỗ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008. Nhiều phóng viên có đăng ký nhưng không lấy được thẻ Media. VietCatholic có 5 linh mục, 1 nữ tu và 5 giáo dân đăng ký. 1 linh mục phải chờ đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ. Nữ tu duy nhất trong đoàn cuối cùng vẫn không lấy được thẻ. 2 giáo dân đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ sau nhiều lần can thiệp.
Nguyên nhân là vì cơ sở dữ liệu có nhiều sai sót và không có khả năng tìm kiếm theo nhiều fields khác nhau (Tên họ, tên cơ quan, ngày sinh, trú quán... )
2. Hàng rào ngôn ngữ
Trong thánh lễ khai mạc, Đức Hồng Y George Pell đã có một bài giảng hùng hồn trong đó ngài liên kết thật sâu sắc những ý tưởng của bài trích sách tiên tri Êzêkien (Ezekiel 37:1-14), thư thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (Gal. 5:16-17, 22-25), bài Phúc Âm theo thánh Luca (Lc 8:4-15) với chủ đề của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Từ trên khán đài, người ta thấy rõ có những khu vực các bạn trẻ chú ý lắng nghe, và suy tư về những lời ngài nói. Tuy nhiên, cũng có những khu vực các bạn nói chuyện với nhau, thậm chí đùa giỡn hay bỏ đi lang thang.
Chúng tôi có dịp gặp gỡ một linh mục người El Salvador trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế (International Media Center). Chúng tôi thấy ngài đọc những bài giảng của Đức Thánh Cha được dịch ra tiếng Tây Ban Nha vào trong một cassette. Ngài giải thích với chúng tôi rằng ngài sẽ mở cassette cho nhóm các bạn trẻ El Salvador nghe trong khi Đức Thánh Cha nói. Ngài cho biết là những trở ngại ngôn ngữ khiến các bạn trẻ trong nhóm của ngài chẳng hiểu Đức Hồng Y George Pell nói gì. Ngài e ngại ban tổ chức chẳng có phương cách nào cải tiến tình hình (và đúng là như vậy), nên ngài “tự thân vận động”.
Chúng ta cũng nên biết qua là trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế, các bài diễn văn của Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y thường được công bố sớm có khi đến 24 giờ đồng hồ dưới dạng Embargo (embargoed until time of delivery – cấm không được phổ biến cho đến khi đọc diễn văn). Nhiều vị tưởng chúng tôi có khả năng nghe Đức Thánh Cha nói đến đâu thì dịch đến đó. Thật sự là chúng tôi không có tài đó. Chẳng qua là biết trước rồi dịch trước đi đến giờ thì đưa lên.
Trong bài giảng đêm canh thức của Đức Thánh Cha, đoạn ngài nói về thần học của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần rất phức tạp. Trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật 20/7, cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh cũng thừa nhận là chính ngài và nhiều người khác cũng cảm thấy khó hiểu tối thiểu là “on the first impression” (ấn tượng lần đầu đọc qua). Nhưng cha Lombardi giải thích thêm đó là “lựa chọn của ngài [ĐGH], ngài lựa ra những chủ đề đòi hỏi phải suy tư, đòi hỏi phải học hỏi để có thể hiểu được, đòi phải quay lại để làm cho rõ nghĩa”.
Trong bối cảnh như thế, nếu cộng thêm những khó khăn về ngôn ngữ nữa thì giới trẻ rất khó lĩnh hội được những lời của Đức Thánh Cha. Đại Hội lần tới diễn ra tại Madrid với tiếng Tây Ban Nha là sinh ngữ chính, tình hình xem ra còn khó khăn hơn.
Nên chăng việc phân chia các section nên theo các ngôn ngữ hơn là theo quốc gia và có những thiết bị phiên dịch cần thiết.
Trong khi chờ đợi có những cải tiến về phương diện này, có lẽ cách hay nhất là chúng ta tiếp tục học hỏi thêm về sứ điệp của Đức Thánh Cha qua những chương trình “follow up” - những chương trình Hậu Đại Hội.
3. Những chỉ dẫn
Những bảng chỉ dẫn trong các thánh lễ cần phải rõ ràng, phải nhiều và phải viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong lúc rước lễ, ngay trong khu vực A2 dành cho các linh mục, nhiều vị không biết đi lối nào để lên rước lễ. Không có một bảng chỉ dẫn. Trong biển người bao la đó, các linh mục phải nhìn tứ phía Đông Tây Nam Bắc hỏi nhau xem đi lối nào.
Khôi hài nhất là hôm tối Thứ Bẩy, sau khi được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên cảnh sát, các phóng viên Hoa Kỳ, Ý (VietCatholic cũng tháp tùng theo) đi dần theo các mũi tên để làm thành một vòng tròn. Sau khi đi 15’ mọi người hết hồn khi nhận ra đó chính là vị trí ban đầu! Trong khi đó nhân viên an ninh cứ thúc hối đi tiếp (tức là làm thêm một vòng tròn vô tận nữa). Chỉ đến khi mọi người phản đối không đi nữa thì mới có người đến chỉ dẫn con đường thoát khỏi "mê lộ".
Trên đây là một số những góp ý của chúng tôi, mong nhận được thêm những góp ý của quý cha và anh chị em.
Tâm tình của ngài cũng là tâm tình của nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau. Trên tờ The Australian số ra ngày 21/7, Ramildo Galindo, 20 tuổi, đến từ Hoa Kỳ nói: “Thật đáng công ngồi 20 tiếng đồng hồ trên máy bay. Giờ đây tôi có một viễn tượng mới cho đời mình. Đức Giáo Hoàng có nhiều điều tốt đẹp để chia sẻ với chúng tôi; quan điểm của ngài về cuộc đời thật tuyệt vời. Chúng ta là tương lai của đức tin chúng ta. Chúng ta cần phải đặt để những tiêu chuẩn cho thế hệ tương lai của các tín hữu. Giờ đây, tôi xem việc làm chứng nhân rất quan trọng”.
Trên các báo lớn ra ngày thứ Hai 21/7, ta có thể thấy người Úc tự hào ra mặt về nhiều phương diện trong kỳ Đại Hội này. Đặc biệt, buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể hôm thứ Sáu 18/7 được coi là một điểm son.
Bên cạnh những hoạt động chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nếu chúng ta còn được dự những sinh hoạt riêng cho các đoàn Việt Nam, thì lại càng cảm thấy Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này thật tuyệt vời. Thật là xúc động biết bao khi nhìn thấy các bạn trẻ Việt Nam không phân biệt trong hay ngoài nước sinh hoạt chung với nhau, chia sẻ cùng một niềm tin, một niềm hy vọng, cùng một tiếng hát dâng lên Nữ Vương Hòa Bình.
Tuy nhiên, cũng có những điểm chúng ta có thể làm khá hơn, hay hơn, tốt hơn. Theo yêu cầu của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008, nhóm phóng viên VietCatholic xin ghi lại nơi đây một số những nhận xét sơ khởi. Quý cha và anh chị em muốn đóng góp thêm, xin gởi về địa chỉ conggiao@gmail.com. Bài viết có thể bằng Anh ngữ hay Việt ngữ. Chúng tôi sẽ tổng hợp lại và dịch sang Anh ngữ trước khi gởi đi.
1. Cơ sở dữ liệu của cá nhân và đoàn thể tham dự
Cho đến ngày thứ Năm 17/7, ngày chào đón Đức Thánh Cha, người ta vẫn thấy một hàng các linh mục, tu sĩ xếp hàng rồng rắn để lấy thẻ Clergy – có dán hình. Nhiều vị không kiên nhẫn nổi đành bỏ cuộc sau mấy ngày xếp hàng. Đa số các linh mục phải xếp hàng 6-7 tiếng đồng hồ để làm thẻ. Cá biệt, có vị phải xếp hàng 3 ngày mới làm được thẻ. Cố nhiên, người ta có thể thông cảm những yêu cầu an ninh của thời khủng bố, nhưng thật khó thông cảm khi cho đến ngày thứ Ba 15/7, cũng chỉ có 2 computers (sau đó tăng dần lên 5-6 cái) được đưa ra hoạt động trong khi hàng ngàn người chưa làm được thẻ phải đứng xếp hàng giờ này sang giờ khác. Với số lượng hàng 4,000 linh mục, chí ít cũng phải trưng dụng 50 computers nếu thực sự muốn tăng cường security cho chặt chẽ.
Theo thống kê đưa ra vào cuối ngày thứ Hai, có khoảng 2000 phóng viên đăng ký tường thuật tại chỗ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008. Nhiều phóng viên có đăng ký nhưng không lấy được thẻ Media. VietCatholic có 5 linh mục, 1 nữ tu và 5 giáo dân đăng ký. 1 linh mục phải chờ đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ. Nữ tu duy nhất trong đoàn cuối cùng vẫn không lấy được thẻ. 2 giáo dân đến ngày thứ Năm 17/7 mới lấy được thẻ sau nhiều lần can thiệp.
Nguyên nhân là vì cơ sở dữ liệu có nhiều sai sót và không có khả năng tìm kiếm theo nhiều fields khác nhau (Tên họ, tên cơ quan, ngày sinh, trú quán... )
2. Hàng rào ngôn ngữ
Trong thánh lễ khai mạc, Đức Hồng Y George Pell đã có một bài giảng hùng hồn trong đó ngài liên kết thật sâu sắc những ý tưởng của bài trích sách tiên tri Êzêkien (Ezekiel 37:1-14), thư thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (Gal. 5:16-17, 22-25), bài Phúc Âm theo thánh Luca (Lc 8:4-15) với chủ đề của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Từ trên khán đài, người ta thấy rõ có những khu vực các bạn trẻ chú ý lắng nghe, và suy tư về những lời ngài nói. Tuy nhiên, cũng có những khu vực các bạn nói chuyện với nhau, thậm chí đùa giỡn hay bỏ đi lang thang.
Chúng tôi có dịp gặp gỡ một linh mục người El Salvador trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế (International Media Center). Chúng tôi thấy ngài đọc những bài giảng của Đức Thánh Cha được dịch ra tiếng Tây Ban Nha vào trong một cassette. Ngài giải thích với chúng tôi rằng ngài sẽ mở cassette cho nhóm các bạn trẻ El Salvador nghe trong khi Đức Thánh Cha nói. Ngài cho biết là những trở ngại ngôn ngữ khiến các bạn trẻ trong nhóm của ngài chẳng hiểu Đức Hồng Y George Pell nói gì. Ngài e ngại ban tổ chức chẳng có phương cách nào cải tiến tình hình (và đúng là như vậy), nên ngài “tự thân vận động”.
Chúng ta cũng nên biết qua là trong Trung Tâm Truyền Thông Quốc Tế, các bài diễn văn của Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y thường được công bố sớm có khi đến 24 giờ đồng hồ dưới dạng Embargo (embargoed until time of delivery – cấm không được phổ biến cho đến khi đọc diễn văn). Nhiều vị tưởng chúng tôi có khả năng nghe Đức Thánh Cha nói đến đâu thì dịch đến đó. Thật sự là chúng tôi không có tài đó. Chẳng qua là biết trước rồi dịch trước đi đến giờ thì đưa lên.
Trong bài giảng đêm canh thức của Đức Thánh Cha, đoạn ngài nói về thần học của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần rất phức tạp. Trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật 20/7, cha Lombardi phát ngôn viên Tòa Thánh cũng thừa nhận là chính ngài và nhiều người khác cũng cảm thấy khó hiểu tối thiểu là “on the first impression” (ấn tượng lần đầu đọc qua). Nhưng cha Lombardi giải thích thêm đó là “lựa chọn của ngài [ĐGH], ngài lựa ra những chủ đề đòi hỏi phải suy tư, đòi hỏi phải học hỏi để có thể hiểu được, đòi phải quay lại để làm cho rõ nghĩa”.
Trong bối cảnh như thế, nếu cộng thêm những khó khăn về ngôn ngữ nữa thì giới trẻ rất khó lĩnh hội được những lời của Đức Thánh Cha. Đại Hội lần tới diễn ra tại Madrid với tiếng Tây Ban Nha là sinh ngữ chính, tình hình xem ra còn khó khăn hơn.
Nên chăng việc phân chia các section nên theo các ngôn ngữ hơn là theo quốc gia và có những thiết bị phiên dịch cần thiết.
Trong khi chờ đợi có những cải tiến về phương diện này, có lẽ cách hay nhất là chúng ta tiếp tục học hỏi thêm về sứ điệp của Đức Thánh Cha qua những chương trình “follow up” - những chương trình Hậu Đại Hội.
3. Những chỉ dẫn
Những bảng chỉ dẫn trong các thánh lễ cần phải rõ ràng, phải nhiều và phải viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong lúc rước lễ, ngay trong khu vực A2 dành cho các linh mục, nhiều vị không biết đi lối nào để lên rước lễ. Không có một bảng chỉ dẫn. Trong biển người bao la đó, các linh mục phải nhìn tứ phía Đông Tây Nam Bắc hỏi nhau xem đi lối nào.
Khôi hài nhất là hôm tối Thứ Bẩy, sau khi được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên cảnh sát, các phóng viên Hoa Kỳ, Ý (VietCatholic cũng tháp tùng theo) đi dần theo các mũi tên để làm thành một vòng tròn. Sau khi đi 15’ mọi người hết hồn khi nhận ra đó chính là vị trí ban đầu! Trong khi đó nhân viên an ninh cứ thúc hối đi tiếp (tức là làm thêm một vòng tròn vô tận nữa). Chỉ đến khi mọi người phản đối không đi nữa thì mới có người đến chỉ dẫn con đường thoát khỏi "mê lộ".
Trên đây là một số những góp ý của chúng tôi, mong nhận được thêm những góp ý của quý cha và anh chị em.
Tân Phúc Âm hóa và nền văn hóa Phi Châu
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:09 23/07/2008
Vatican (VIS) - “Viễn tượng Mục vụ Tân Phúc Âm hóa trong bối cảnh Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đến nền Văn hóa Phi Châu” là chủ đề một hội nghị sẽ được tổ chức ở Bagamoyo, Tanzania từ ngày 23 đến 26 tháng Bảy dưới sự chủ trì của Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa.
Theo thông cáo báo chí thì hội nghị sẽ là “một phần của một loạt sáng kiến nhằm cổ võ cho việc tiếp cận mục vụ về văn hóa trong những vùng đất khác nhau của thế giới”. Hội nghị sẽ quy tụ các thành viên Phi châu và các cố vấn của Hội đồng Giáo Hoàng cùng với các giám mục đặc trách chăm sóc mục vụ về văn hóa trong Hội đồng Giám Mục các nước.
Sau khi nhắc lại về Hội nghị kỳ trước vào năm 2004, tổ chức ở Johannesburg, Nam Phi, thông cáo cho biết trọng tâm của lần này sẽ là loan báo Tin Mừng về văn hóa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề có liên quan đến trần tục hóa. Thông cáo viết tiếp: “Trong bối cảnh hiện nay, với môi trường văn hóa và lối sống cuồng nhiệt bị ảnh hưởng bởi những tác động của toàn cầu hóa, Giáo Hội cố gắng để cổ võ việc hội nhập văn hóa về đức tin cùng với chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo mới, trong đó cho phép người Nam và người Nữ ở Phi Châu được hoàn toàn là người Phi Châu và được hoàn toàn là Kitô hữu”. Đức Hồng y Polycarp Pengo, thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM), sẽ kết thúc hội nghị với bài diễn thuyết: “Giáo Hội, Gia đình của Thiên Chúa, phản ứng lại những thách đố phát sinh từ sự phổ biến của Toàn cầu hóa về những kiểu mẫu văn hóa bên ngoài văn hóa Phi Châu”.
Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo 'Bagamoyo' do các Cha Dòng Chúa Thánh Thần điều hành là nơi tổ chức hội nghị. Bagamoyo làm một trong những hải cảng chính của việc mua bán nô lệ, nơi mà những người nô lệ được mang từ Trung Phi và Đông Phi được chuyển sang các chợ ở Zanzibar (Zanzibar ngày nay là tên của hai đảo cách bờ biển Đông Phi thuộc về Tanzania: Unguja và Pemba). Hàng trăm ngàn người bị bắt ở các vùng bên trong lục địa và bị đưa lên tàu từ cảng này. Một hội truyền giáo đã được lập ra vào năm 1868 chăm sóc cho những người trốn thoát khỏi các vụ mua bán nô lệ và đã được các nhà truyền giáo nộp tiền chuộc. Bản thông cáo viết thêm: “Trong khi chọn chủ đề cho hội nghị các nhà tổ chức đã không bỏ sót sự kiện trần tục hóa liên quan đến một hình thức nô lệ hiện đại, không phải là không ít áp bức, cũng không ít gây hại đến phẩm giá con người”.
Thông cáo kết luận: “Giáo Hội thấy rõ chiều kích văn hóa cơ bản của sự phát triển bền vững, rất cần thiết cho tương lai lục địa Phi Châu. Vì thế, các giá trị văn hóa mang tầm mức đặc biệt nhằm phục vụ cho phẩm giá con người”.
Theo thông cáo báo chí thì hội nghị sẽ là “một phần của một loạt sáng kiến nhằm cổ võ cho việc tiếp cận mục vụ về văn hóa trong những vùng đất khác nhau của thế giới”. Hội nghị sẽ quy tụ các thành viên Phi châu và các cố vấn của Hội đồng Giáo Hoàng cùng với các giám mục đặc trách chăm sóc mục vụ về văn hóa trong Hội đồng Giám Mục các nước.
Sau khi nhắc lại về Hội nghị kỳ trước vào năm 2004, tổ chức ở Johannesburg, Nam Phi, thông cáo cho biết trọng tâm của lần này sẽ là loan báo Tin Mừng về văn hóa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề có liên quan đến trần tục hóa. Thông cáo viết tiếp: “Trong bối cảnh hiện nay, với môi trường văn hóa và lối sống cuồng nhiệt bị ảnh hưởng bởi những tác động của toàn cầu hóa, Giáo Hội cố gắng để cổ võ việc hội nhập văn hóa về đức tin cùng với chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo mới, trong đó cho phép người Nam và người Nữ ở Phi Châu được hoàn toàn là người Phi Châu và được hoàn toàn là Kitô hữu”. Đức Hồng y Polycarp Pengo, thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM), sẽ kết thúc hội nghị với bài diễn thuyết: “Giáo Hội, Gia đình của Thiên Chúa, phản ứng lại những thách đố phát sinh từ sự phổ biến của Toàn cầu hóa về những kiểu mẫu văn hóa bên ngoài văn hóa Phi Châu”.
Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo 'Bagamoyo' do các Cha Dòng Chúa Thánh Thần điều hành là nơi tổ chức hội nghị. Bagamoyo làm một trong những hải cảng chính của việc mua bán nô lệ, nơi mà những người nô lệ được mang từ Trung Phi và Đông Phi được chuyển sang các chợ ở Zanzibar (Zanzibar ngày nay là tên của hai đảo cách bờ biển Đông Phi thuộc về Tanzania: Unguja và Pemba). Hàng trăm ngàn người bị bắt ở các vùng bên trong lục địa và bị đưa lên tàu từ cảng này. Một hội truyền giáo đã được lập ra vào năm 1868 chăm sóc cho những người trốn thoát khỏi các vụ mua bán nô lệ và đã được các nhà truyền giáo nộp tiền chuộc. Bản thông cáo viết thêm: “Trong khi chọn chủ đề cho hội nghị các nhà tổ chức đã không bỏ sót sự kiện trần tục hóa liên quan đến một hình thức nô lệ hiện đại, không phải là không ít áp bức, cũng không ít gây hại đến phẩm giá con người”.
Thông cáo kết luận: “Giáo Hội thấy rõ chiều kích văn hóa cơ bản của sự phát triển bền vững, rất cần thiết cho tương lai lục địa Phi Châu. Vì thế, các giá trị văn hóa mang tầm mức đặc biệt nhằm phục vụ cho phẩm giá con người”.
Philippine: Sinh viên Công Giáo và các tôn giáo đoàn kết bảo vệ sự sống
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:11 23/07/2008
Manila, Philippine (AsiaNews) - Sinh viên Công Giáo Phi Luật Tân đã tổ chức tuần lễ cầu nguyện với sự tham dự của giới trẻ các tôn giáo khác nhằm chuẩn bị cho bài diễn văn của Tổng Thống Arroyo sẽ ban hành vào ngày 28 tháng Bảy tới về đề tài “tình trạng đất nước”. Sáng kiến với chủ đề “Tuần lễ cầu nguyện và hành động” bắt đầu từ ngày 21 tháng Bảy đến 26 tháng Bảy; việc tập trung cầu nguyện và các Thánh lễ chiều đã được xếp lịch ở các trường học khác nhau của thủ đô Manila.
Các sinh viên, không phân biệt trình độ và tín ngưỡng tôn giáo, muốn đánh động các chính trị gia về các vấn đề tối quan trọng: kinh tế, phát triển, hòa bình và bảo vệ sự sống. Biyaya Quizon, Chủ tịch Phong trào Sinh viên Kitô giáo nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi muốn đồng hành với nhau để tuyên bố mạnh mẽ về hoàn cảnh thực tế của đất nước, nói lên tiếng nói với các phong trào tôn giáo để đấu tranh chống nghèo đói và khủng hoảng đang ảnh hưởng đến đa số bộ phận người dân”.
Thứ sáu vừa qua, 2.000 sinh viên đã diễu hành qua các đường phố thủ đô, đòi buộc chính phủ từ chối phê chuẩn luật “phò phá thai” và bảo vệ “các giá trị cao trọng nhất từ khoảnh khắt con người thụ thai”, tố cáo các chính sách của chính phủ về “kế hoạch hóa gia đình” được xác định là “phi đạo đức”.
Phát ngôn viên của sinh viên Công giáo cũng tố cáo động thái của chính phủ đặt trọng tâm vào chính sách gia đình nhằm che đậy các vấn đề thực sự của đất nước, bao gồm khủng hoảng kinh tế, thiếu thốn lương thực và dự luật loại trừ thuế giá trị gia tăng về sản xuất dầu, hoàn toàn vì lợi ích kinh doanh. Đề nghị của giới trẻ được các giám mục Phi Luật Tân ủng hộ, những người mời gọi các tín hữu cầu nguyện để cuộc khủng hoảng kinh tế chấm dứt và cầu cho “có đủ lương thực cho tất cả mọi người”.
Các sinh viên, không phân biệt trình độ và tín ngưỡng tôn giáo, muốn đánh động các chính trị gia về các vấn đề tối quan trọng: kinh tế, phát triển, hòa bình và bảo vệ sự sống. Biyaya Quizon, Chủ tịch Phong trào Sinh viên Kitô giáo nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi muốn đồng hành với nhau để tuyên bố mạnh mẽ về hoàn cảnh thực tế của đất nước, nói lên tiếng nói với các phong trào tôn giáo để đấu tranh chống nghèo đói và khủng hoảng đang ảnh hưởng đến đa số bộ phận người dân”.
Thứ sáu vừa qua, 2.000 sinh viên đã diễu hành qua các đường phố thủ đô, đòi buộc chính phủ từ chối phê chuẩn luật “phò phá thai” và bảo vệ “các giá trị cao trọng nhất từ khoảnh khắt con người thụ thai”, tố cáo các chính sách của chính phủ về “kế hoạch hóa gia đình” được xác định là “phi đạo đức”.
Phát ngôn viên của sinh viên Công giáo cũng tố cáo động thái của chính phủ đặt trọng tâm vào chính sách gia đình nhằm che đậy các vấn đề thực sự của đất nước, bao gồm khủng hoảng kinh tế, thiếu thốn lương thực và dự luật loại trừ thuế giá trị gia tăng về sản xuất dầu, hoàn toàn vì lợi ích kinh doanh. Đề nghị của giới trẻ được các giám mục Phi Luật Tân ủng hộ, những người mời gọi các tín hữu cầu nguyện để cuộc khủng hoảng kinh tế chấm dứt và cầu cho “có đủ lương thực cho tất cả mọi người”.
Các tu sĩ của Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine có quan hệ rất gần với Hội Dòng Thánh Piô X đã hiệp nhất trở lại với Rôma
Anthony Lê
09:18 23/07/2008
Các tu sĩ của Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine có quan hệ rất gần với Hội Dòng Thánh Piô X đã hiệp nhất trở lại với Rôma
Tòa Thánh đã rút lại sự khiển trách về mặt Giáo Luật cho Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine
ROME (Zenit.org).- Một nhóm các tu sĩ của một Dòng rất gần gũi với Hội Dòng Thánh Piô X (do vị cố Giám Mục Marcel Lefebvre sáng lập nên - NV) đã yêu cầu và nhận được việc phục hồi trở lại về mặt Giáo Luật và giờ đây đã hiệp nhất với Tòa Thánh.
Cha Phó Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine là Linh Mục Michael Mary, F.SS.R. báo cáo trong tháng này trên trang blog của Hội Dòng rằng:
"Cộng đoàn của chúng ta giờ đây thật sự vui mừng trong việc được hiệp thông một cách hoàn toàn và bình yên trở lại với Tòa Thánh bởi vì những vị Linh Mục trong Hội Dòng của chúng ta giờ đây được Tòa Thánh nhìn nhận về mặt Giáo Luật."
Cha cho biết rằng Cha đã hỏi Tòa Thánh, trước sự hiện diện của các thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei về việc xin Tòa Thánh rút lại phép vạ tuyệt thông cho các Linh Mục của Hội Dòng.
Hiện tình của Hội Dòng Thánh Giáo Hoàng Piô X đã trở nên u ám kể từ khi vị sáng lập của Hội Dòng là Đức cố Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre đã quyết định phong chức Giám Mục cho 4 vị Linh Mục mà không có phép của Tòa Thánh.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giải thích trong Tông Thư 1988 rằng: "Việc bất phục tùng như vậy - vốn ám chỉ đến cách hành động vốn chối từ quyền tối thượng của Rôma - tự nó là một hành động ly giáo rồi."
Vị lãnh đạo hiện tại của Hội Dòng Thánh Giáo Hoàng Piô X là Đức Tổng Giám Mục Bernard Fellay - ngài chính là một trong 4 vị Linh Mục được Đức Cố Tổng Giám Mục Lefebvre phong chức Giám Mục - do đó nghiễm nhiên bị Tòa Thánh vạ tuyệt thông.
Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine tọa lạc tại Papa Stronsay, một vùng đảo nhỏ ở Orkney, thuộc phía bắc của nước Tô Cách Lan.
Trên trang blog của Dòng, Cha Michael Mary, F.SS.R. trình bày tiếp như sau:
"Chúng ta rất biết ơn Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI của chúng ta vì đã ban hành ra Tự Sắc 'Summorum Pontificum' vào Tháng 7 năm ngoái, vốn kêu gọi tất cả chúng ta hãy hiệp thông một cách bình yên và tránh những tranh cãi đáng tiếc với Ngài.
Giờ đây chúng ta đã có được sự hiệp thông không còn sự tranh cãi nào nữa! Thì đó chính là một viên ngọc của một cái giá rất đắt; một di sản bị dấu kín đi ở ngoài đồng; một sự ngọt ngào vốn không thể nào có thể tưởng tượng được đối với những ai chưa từng nếm thử nó bao giờ hay đối với những ai chưa hết biết được nó, và giờ đây nó đã thành hiện thực sau nhiều năm dài.
Giá trị của nó (tức của sự hiệp thông với Đức Thánh Cha - NV) khó có thể diễn tả được một cách trọn vẹn theo ngôn ngữ của trần thế, và do đó chúng ta hy vọng rằng tất cả những vị Linh Mục nào, vốn theo khuynh hướng của Thánh Lễ Truyền Thống, chưa tận hưởng được điều đó, thì hãy mau chóng đáp trả lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI để tận hưởng được ơn huệ của việc hiệp thông an bình và tránh tất cả mọi sự tranh cãi với Ngài."
Cha Michael Mary đã kêu gọi tất cả mọi người cầu nguyện khi Hội Dòng tìm kiếm sự phục hồi lại về mặt Giáo Luật cho Hội Dòng.
Xét về nguồn gốc thì Hội Dòng này trước kia có trụ sở tại Joinville, bên Pháp Quốc. Rồi sau đó, những vị Tu Sĩ thuộc Hội Dòng Chúa Cứu Thế này đã dời sang một hòn đảo nhỏ có tên là Sheppey ở thành phố Kent, và sau cùng Hội Dòng quyết định thiết lập cơ sở chính thức tại Papa Stronsay, bên nước Tô Cách Lan.
Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine vừa mới thành lập ra một tu viện thứ hai tại thành phố Christchurch bên Tân Tây Lan.
Luật lệ của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine là dựa vào luật lệ do Thánh Aphonsô Liguori ban hành ra, thế nhưng các tu sĩ của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine này không có liên hệ gì cả với cơ cấu hiện tại của Dòng Chúa Cứu Thế trên khắp thế giới.
Và đang khi vào thăm trang blog của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpinenày, người viết được biết rằng vào ngày 2 tháng 8 sắp tới, Hội Dòng này sẽ đổi thành tên là: SONS OF THE MOST HOLY REDEEMER [tức Những Người Con Trai của Đấng Cứu Thế Tối Cao) (Filii Sanctissimi Redemptoris vốn được viết tắt là F.SS.R.), để tránh ngộ nhận với Dòng Chúa Cứu Thế (C.Ss.R.)
Tòa Thánh đã rút lại sự khiển trách về mặt Giáo Luật cho Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine
Huy Hiệu của Hội Dòng |
Cha Phó Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine là Linh Mục Michael Mary, F.SS.R. báo cáo trong tháng này trên trang blog của Hội Dòng rằng:
"Cộng đoàn của chúng ta giờ đây thật sự vui mừng trong việc được hiệp thông một cách hoàn toàn và bình yên trở lại với Tòa Thánh bởi vì những vị Linh Mục trong Hội Dòng của chúng ta giờ đây được Tòa Thánh nhìn nhận về mặt Giáo Luật."
Cha cho biết rằng Cha đã hỏi Tòa Thánh, trước sự hiện diện của các thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei về việc xin Tòa Thánh rút lại phép vạ tuyệt thông cho các Linh Mục của Hội Dòng.
Hiện tình của Hội Dòng Thánh Giáo Hoàng Piô X đã trở nên u ám kể từ khi vị sáng lập của Hội Dòng là Đức cố Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre đã quyết định phong chức Giám Mục cho 4 vị Linh Mục mà không có phép của Tòa Thánh.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giải thích trong Tông Thư 1988 rằng: "Việc bất phục tùng như vậy - vốn ám chỉ đến cách hành động vốn chối từ quyền tối thượng của Rôma - tự nó là một hành động ly giáo rồi."
Vị lãnh đạo hiện tại của Hội Dòng Thánh Giáo Hoàng Piô X là Đức Tổng Giám Mục Bernard Fellay - ngài chính là một trong 4 vị Linh Mục được Đức Cố Tổng Giám Mục Lefebvre phong chức Giám Mục - do đó nghiễm nhiên bị Tòa Thánh vạ tuyệt thông.
Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine tọa lạc tại Papa Stronsay, một vùng đảo nhỏ ở Orkney, thuộc phía bắc của nước Tô Cách Lan.
Trên trang blog của Dòng, Cha Michael Mary, F.SS.R. trình bày tiếp như sau:
"Chúng ta rất biết ơn Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI của chúng ta vì đã ban hành ra Tự Sắc 'Summorum Pontificum' vào Tháng 7 năm ngoái, vốn kêu gọi tất cả chúng ta hãy hiệp thông một cách bình yên và tránh những tranh cãi đáng tiếc với Ngài.
Giờ đây chúng ta đã có được sự hiệp thông không còn sự tranh cãi nào nữa! Thì đó chính là một viên ngọc của một cái giá rất đắt; một di sản bị dấu kín đi ở ngoài đồng; một sự ngọt ngào vốn không thể nào có thể tưởng tượng được đối với những ai chưa từng nếm thử nó bao giờ hay đối với những ai chưa hết biết được nó, và giờ đây nó đã thành hiện thực sau nhiều năm dài.
Giá trị của nó (tức của sự hiệp thông với Đức Thánh Cha - NV) khó có thể diễn tả được một cách trọn vẹn theo ngôn ngữ của trần thế, và do đó chúng ta hy vọng rằng tất cả những vị Linh Mục nào, vốn theo khuynh hướng của Thánh Lễ Truyền Thống, chưa tận hưởng được điều đó, thì hãy mau chóng đáp trả lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI để tận hưởng được ơn huệ của việc hiệp thông an bình và tránh tất cả mọi sự tranh cãi với Ngài."
Cha Michael Mary đã kêu gọi tất cả mọi người cầu nguyện khi Hội Dòng tìm kiếm sự phục hồi lại về mặt Giáo Luật cho Hội Dòng.
Xét về nguồn gốc thì Hội Dòng này trước kia có trụ sở tại Joinville, bên Pháp Quốc. Rồi sau đó, những vị Tu Sĩ thuộc Hội Dòng Chúa Cứu Thế này đã dời sang một hòn đảo nhỏ có tên là Sheppey ở thành phố Kent, và sau cùng Hội Dòng quyết định thiết lập cơ sở chính thức tại Papa Stronsay, bên nước Tô Cách Lan.
Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine vừa mới thành lập ra một tu viện thứ hai tại thành phố Christchurch bên Tân Tây Lan.
Luật lệ của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine là dựa vào luật lệ do Thánh Aphonsô Liguori ban hành ra, thế nhưng các tu sĩ của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpine này không có liên hệ gì cả với cơ cấu hiện tại của Dòng Chúa Cứu Thế trên khắp thế giới.
Và đang khi vào thăm trang blog của Hội Dòng Chúa Cứu Thế Transalpinenày, người viết được biết rằng vào ngày 2 tháng 8 sắp tới, Hội Dòng này sẽ đổi thành tên là: SONS OF THE MOST HOLY REDEEMER [tức Những Người Con Trai của Đấng Cứu Thế Tối Cao) (Filii Sanctissimi Redemptoris vốn được viết tắt là F.SS.R.), để tránh ngộ nhận với Dòng Chúa Cứu Thế (C.Ss.R.)
Cuốn Kinh thánh Tân Ước Cổ xưa nhất sắp lên mạng
Phụng Nghi
10:56 23/07/2008
Berlin (Reuters) – Sau khi được viết ra bằng tiếng Hy lạp hơn 1600 năm trước, một trong những bản Kinh thánh cổ xưa nhất sẽ có thể được mọi người trên thế giới truy cập trên mạng lần đầu tiên trong tuần lễ này.
Trường Đại học Leipzig, một trong bốn đơn vị bảo quản văn bản cổ trên thế giới, loan báo rằng kể từ ngày thứ Năm tới, những phần trong Codex Sinaiticus (1) bao gồm trọn bộ Tân Ước, sẽ có thể truy cập được trên mạng Internet.
Các hình ảnh có độ phân giải cao (high resolution) về sách Tin Mừng theo thánh Marcô, một số sách trong Cựu Ước, và những ghi chú viết ra hàng bao thế kỷ trước sẽ xuất hiện tại www.codex-sinaiticus.net. Đây là bước đầu trong việc công bố toàn bộ văn bản trên mạng sẽ được hoàn tất vào tháng 7 năm tới.
Ulrich Johannes Schneider, giám đốc Thư viện trường Đại học Leipzig, là trường lưu giữ một phần văn bản, cho biết rằng việc xuất bản Codex trên mạng sẽ giúp cho bất cứ ai muốn học hỏi về một công trình có tầm quan trọng “cơ bản” đối với người theo Kitô giáo.
Ông nói: “Một văn bản chép tay sắp được đưa lên mạng không giống bất cứ cái gì khác trên Internet từ trước tới nay. Đó cũng là một điều làm cho thế giới ảo thêm phong phú – một chút gì thay đổi khác với You Tube.”
Ông nói thêm rằng sẽ có những bản dịch chọn lọc bằng Anh và Đức ngữ cho những ai không rành cổ ngữ Hy lạp.
Cũng theo lời ông, văn bản này xuất hiện khoảng năm 350, được các chuyên gia coi là bản Thánh kinh cổ xưa nhất được biết tới, cùng với bản Codex Vaticanus (2) – một dạng cổ xưa khác của Kinh thánh.
Văn bản này viết tay trên giấy da được đem từ Tu viện Thánh Catêrina gần Núi Sinai về châu Âu sau khi nhà học giả Kinh thánh người Đức tên Konstantin von Tischendorf tìm được một số trang sách tại đây năm 1844. Ông được phép mang một số trang về Leipzig.
Được hoàng gia Nga bảo trợ, Tischendorf trở lại tu viện này năm 1859 và nhận được phần lớn nhất trong bộ Kinh thánh đem về cho những vương gia đã bảo trợ ông. Phần này được lưu giữ tại St. Petersburg cho đến khi Liên bang Sô viết bán lại cho Bảo tàng viện Anh năm 1933.
Theo lời ông Schneider thì ”phần thứ nhất rõ rệt là quà biếu cho Tischendorf, nhưng trường hợp về phần thứ hai chưa được biết rõ. Lúc đó, các viện sĩ trong tu viện đã ký kết một hợp đồng, nhưng vẫn còn những lời đồn đãi cho rằng các vị đó đã không được đối xử công bằng.”
“Và điều đó có thể có một phần đúng.”
Những khám phá tiếp sau đó cho biết bản nguyên tác Codex, thiếu gần phân nửa Cựu Ước, nay được lưu giữ tại 4 đia điểm ở châu Âu và ở Trung Đông.
Dự án đưa Kinh thánh lên mạng, được phát động với sự cộng tác của Thư viện Quốc gia Nga, Thư viện Anh và Tu viện Thánh Catêrina, cũng còn có những chi tiết về tình trạng của Kinh thánh, được người ta tin là đã do những Kitô hữu thời sơ khai viết ra tại Ai cập.
Lời ông Schneider: “Tôi nghĩ thật là tuyệt vời khi nhờ ở kỹ thuật mà nay chúng ta có thể làm cho những vật phẩm văn hóa cổ xưa nhất đã có thời quá trân quý đến độ không dám trưng bày cho bất cứ ai xem, lại đến tay được mọi người với phẩm chất thật cao.”
Nguồn: Dave Graham/Reuters
(1) Codex Sinaiticus là một văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp, được viết trong khoảng từ năm 330 đến 350. Nguyên bản gồm toàn bộ Kinh thánh, nhưng nay chỉ còn trọn bộ Tân Ước và một phần Cựu Ước (Septuagint, hay còn gọi là Kinh thánh Do thái).
(2) Codex Vaticanus là một trong những văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp cổ xưa và quý nhất còn tồn tại, viết trên giấy da mịn, toàn bằng chữ hoa. Có thể văn bản này xưa hơn Codex Sinaiticus.
Trường Đại học Leipzig, một trong bốn đơn vị bảo quản văn bản cổ trên thế giới, loan báo rằng kể từ ngày thứ Năm tới, những phần trong Codex Sinaiticus (1) bao gồm trọn bộ Tân Ước, sẽ có thể truy cập được trên mạng Internet.
Codex Sinaiticus |
Ulrich Johannes Schneider, giám đốc Thư viện trường Đại học Leipzig, là trường lưu giữ một phần văn bản, cho biết rằng việc xuất bản Codex trên mạng sẽ giúp cho bất cứ ai muốn học hỏi về một công trình có tầm quan trọng “cơ bản” đối với người theo Kitô giáo.
Ông nói: “Một văn bản chép tay sắp được đưa lên mạng không giống bất cứ cái gì khác trên Internet từ trước tới nay. Đó cũng là một điều làm cho thế giới ảo thêm phong phú – một chút gì thay đổi khác với You Tube.”
Ông nói thêm rằng sẽ có những bản dịch chọn lọc bằng Anh và Đức ngữ cho những ai không rành cổ ngữ Hy lạp.
Cũng theo lời ông, văn bản này xuất hiện khoảng năm 350, được các chuyên gia coi là bản Thánh kinh cổ xưa nhất được biết tới, cùng với bản Codex Vaticanus (2) – một dạng cổ xưa khác của Kinh thánh.
Codex Vaticanus |
Văn bản này viết tay trên giấy da được đem từ Tu viện Thánh Catêrina gần Núi Sinai về châu Âu sau khi nhà học giả Kinh thánh người Đức tên Konstantin von Tischendorf tìm được một số trang sách tại đây năm 1844. Ông được phép mang một số trang về Leipzig.
Được hoàng gia Nga bảo trợ, Tischendorf trở lại tu viện này năm 1859 và nhận được phần lớn nhất trong bộ Kinh thánh đem về cho những vương gia đã bảo trợ ông. Phần này được lưu giữ tại St. Petersburg cho đến khi Liên bang Sô viết bán lại cho Bảo tàng viện Anh năm 1933.
Theo lời ông Schneider thì ”phần thứ nhất rõ rệt là quà biếu cho Tischendorf, nhưng trường hợp về phần thứ hai chưa được biết rõ. Lúc đó, các viện sĩ trong tu viện đã ký kết một hợp đồng, nhưng vẫn còn những lời đồn đãi cho rằng các vị đó đã không được đối xử công bằng.”
“Và điều đó có thể có một phần đúng.”
Luca 11:2 trong Codex Sinaiticus |
Những khám phá tiếp sau đó cho biết bản nguyên tác Codex, thiếu gần phân nửa Cựu Ước, nay được lưu giữ tại 4 đia điểm ở châu Âu và ở Trung Đông.
Dự án đưa Kinh thánh lên mạng, được phát động với sự cộng tác của Thư viện Quốc gia Nga, Thư viện Anh và Tu viện Thánh Catêrina, cũng còn có những chi tiết về tình trạng của Kinh thánh, được người ta tin là đã do những Kitô hữu thời sơ khai viết ra tại Ai cập.
Lời ông Schneider: “Tôi nghĩ thật là tuyệt vời khi nhờ ở kỹ thuật mà nay chúng ta có thể làm cho những vật phẩm văn hóa cổ xưa nhất đã có thời quá trân quý đến độ không dám trưng bày cho bất cứ ai xem, lại đến tay được mọi người với phẩm chất thật cao.”
Nguồn: Dave Graham/Reuters
(1) Codex Sinaiticus là một văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp, được viết trong khoảng từ năm 330 đến 350. Nguyên bản gồm toàn bộ Kinh thánh, nhưng nay chỉ còn trọn bộ Tân Ước và một phần Cựu Ước (Septuagint, hay còn gọi là Kinh thánh Do thái).
(2) Codex Vaticanus là một trong những văn bản viết tay cuốn Kinh thánh bằng tiếng Hy lạp cổ xưa và quý nhất còn tồn tại, viết trên giấy da mịn, toàn bằng chữ hoa. Có thể văn bản này xưa hơn Codex Sinaiticus.
Việc chuẩn bị Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được tổ chức tại Madrid vào năm 2011
Đặng Thế Dũng
21:20 23/07/2008
Madrid (Zenit 20 tháng 7): Đức Hồng Y (ĐHY) Antonio Maria Rouco, Tổng Giám Mục (TGM) Madrid, hy vọng chính phủ Tây ban Nha sẽ cộng tác trong việc chuẩn bị Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được tổ chức tại Madrid vào năm 2011.
Sáng Chúa Nhật vừa qua, ngày 20 tháng 7, sau khi Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI công bố địa điểm tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid, thì ĐHY TGM Madrid, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Tây banNha, đã cho biết rằng những tương quan giữa Giáo Hội và Chính Phủ Tây Ban Nha, hiện do đảng Xã Hội nắm giữ, trong thời gian này là “bình thường”.
ĐHY TGM Madrid, hy vọng Chính Phủ Tây Ban Nha sẽ bảo đảm sự cộng tác và bầu khí tự do hành động, để Giáo Hội công giáo tại đất nước này, chuẩn bị và tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 2011.
ĐHY dự đoán là sẽ có khoảng từ 1 đến 2 triệu người tham dự vào biến cố, được dự trù tổ chức vào tuần lễ thứ ba của tháng 8 năm 2011.
Về địa điểm, thì ĐHY TGM Madrid nghĩ đến Căn Cứ Quân Sự “Cuatro Vientos”, là địa điểm mà tại đó vào ngày 3 tháng 5 năm 2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đă gặp gỡ với hơn 700.000 bạn trẻ.
ĐTC Bênêdictô XVI và ĐHY Antonio Maria Rouco |
ĐHY TGM Madrid, hy vọng Chính Phủ Tây Ban Nha sẽ bảo đảm sự cộng tác và bầu khí tự do hành động, để Giáo Hội công giáo tại đất nước này, chuẩn bị và tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 2011.
ĐHY dự đoán là sẽ có khoảng từ 1 đến 2 triệu người tham dự vào biến cố, được dự trù tổ chức vào tuần lễ thứ ba của tháng 8 năm 2011.
Về địa điểm, thì ĐHY TGM Madrid nghĩ đến Căn Cứ Quân Sự “Cuatro Vientos”, là địa điểm mà tại đó vào ngày 3 tháng 5 năm 2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đă gặp gỡ với hơn 700.000 bạn trẻ.
Top Stories
For secular Australia, World Youth Day was wake-up call
Catholic News Service
16:23 23/07/2008
SYDNEY, Australia (CNS) -- In what is often seen as one of the most intensely secular nations in the world, Australia received a wake-up call: the faith of the church on public display over the weeklong celebrations of World Youth Day.
For young Catholics used to seeing a steady annual decline in figures such as Mass attendance -- now estimated at approximately 13 percent of Catholics nationally -- and feeling like the only young person in the local parish, the sight of an estimated 300,000 pilgrims from around the nation and overseas may well have provided a much-needed shot in the arm.
Prominent Australian theologian Tracey Rowland, dean of studies at the John Paul II Institute for Marriage and Family in Melbourne, Australia, said the July 15-20 World Youth Day activities and the visit of Pope Benedict XVI will not fix Australia overnight.
"But Pope Benedict's weeklong 'Christianity 101' intensive course for a couple of hundred thousand Australian pilgrims will certainly improve the situation, especially for Generation Y," she said, referring to the young people.
She noted that for many young pilgrims, World Youth Day was their first experience of solemn liturgy, adoration before the Blessed Sacrament, receiving catechesis with deep intellectual and spiritual content, and meeting numerous other young people not embarrassed to be identified as Catholics.
The pope's homilies were deeply Christocentric, and in the closing Mass he explained the meaning of the Angelus -- which he recited in Latin -- as God's marriage proposal to humanity, accepted on people's behalf by Mary.
"No one could go away from Sydney thinking that it is possible to compartmentalize the faith or reduce it to a few rules and regulations and Sunday observances," Rowland said.
"The pope constantly reiterated the theme that it is all about a personal participation in the life of the Trinity and that changes everything," she said. "There is no room for secular spheres impervious to the sacred and divisions between public and private personas; there is only a part of us and a part of our culture that either belongs to Christ already or still awaits transformation.
"That task of transformation is the biggest adventure life in the world can offer us, and some half a million pilgrims got a taste of it at World Youth Day," she said.
Sydney Auxiliary Bishop Anthony Fisher, chief organizer of World Youth Day, said that in his series of homilies during the weeklong event, the pope gave young Australian Catholics a blueprint of how to change the social and spiritual fabric of the country that the pope dubbed the "Great South Land of the Holy Spirit."
Pope Benedict addressed relativism and apathy during his homilies and emphasized the importance of unity and hope.
"He's provided us with a program for the spiritual and social renewal of our country and has offered young people the encouragement and inspiration to do that," Bishop Fisher said.
"Young people will return to their parishes, schools, communities and universities with a passion. All of us have been shown that Australians can be more idealistic and passionate about what really matters.
"We would hope that there's going to be a new life and energy in every corner of the church, especially youth ministry, which will obviously be bigger and better as a result of World Youth Day," he added.
Bishop Fisher acknowledged Pope Benedict's concern for how deeply secularization has set into Australia.
"When (the pope) is talking about things like apathy and relativism, they're commonplace in the Western world, but certainly I think he had Australia in mind, and it's a real issue for us right across the board, not just for the church," Bishop Fisher said.
"People are at times apathetic about key issues in the world, and Australians in particular are very comfortable -- we've got a pretty good life.
"But the risk is that if we don't then ask the bigger questions.. . what it's all for, and what about the poor people of the world who don't have the affluence we have, even in our own community? The indigenous Australians have been so prominent during WYD.. . how do they fit into the new wealth of Australia and the comfort?" he asked.
The challenge was clearly set out by Archbishop Charles J. Chaput of Denver, who told more than 1,000 youths at a Theology on Tap session at an Irish pub in Sydney about the futility of living a double life -- going to Mass on Sunday but not giving public witness to the faith.
"We can't live a halfway Christianity," he said. "Every double life will inevitably self-destruct. Being a Christian is who you are -- period. And being a Christian means your life has a mission. It means striving every day to become more like Jesus in your thoughts and actions."
The focus of the catechesis, held over the first four mornings of World Youth Day in 250 locations across Sydney and taught by bishops from around the world, was carrying out the church's mission empowered by the Holy Spirit.
World Youth Day has been the seed of many vocations, be it to married, religious or single life. Amid the hype and noise of the multicultural week, bishops and lay leaders alike warned pilgrims that unless they took time for silent meditation and prayer, then the fruits of World Youth Day might be lost.
After celebrating Mass at the University of Notre Dame Australia, Bishop Joseph A. Pepe of Las Vegas said quiet reflection is essential "so God can whisper to you and give you your vocation" -- as the pope reminded young people in his visit to the United States three months before World Youth Day.
"If we have the environment of prayer, then we're communicating with God, and God will communicate with us, telling us if we will have vocations in our families," Bishop Pepe said.
Bishop Fisher said he felt optimistic after World Youth Day.
"We often talk of Australia being a secular country, as if the view that religion has to be privatized or abolished has won," he said.
"We know in fact that most people still say, when asked, that they believe in God and they pray sometimes and say they are Christians. So Australia isn't as agnostic as it's portrayed," he said.
(Source: Anthony Barich / Catholic News Service)
For young Catholics used to seeing a steady annual decline in figures such as Mass attendance -- now estimated at approximately 13 percent of Catholics nationally -- and feeling like the only young person in the local parish, the sight of an estimated 300,000 pilgrims from around the nation and overseas may well have provided a much-needed shot in the arm.
Prominent Australian theologian Tracey Rowland, dean of studies at the John Paul II Institute for Marriage and Family in Melbourne, Australia, said the July 15-20 World Youth Day activities and the visit of Pope Benedict XVI will not fix Australia overnight.
"But Pope Benedict's weeklong 'Christianity 101' intensive course for a couple of hundred thousand Australian pilgrims will certainly improve the situation, especially for Generation Y," she said, referring to the young people.
She noted that for many young pilgrims, World Youth Day was their first experience of solemn liturgy, adoration before the Blessed Sacrament, receiving catechesis with deep intellectual and spiritual content, and meeting numerous other young people not embarrassed to be identified as Catholics.
The pope's homilies were deeply Christocentric, and in the closing Mass he explained the meaning of the Angelus -- which he recited in Latin -- as God's marriage proposal to humanity, accepted on people's behalf by Mary.
"No one could go away from Sydney thinking that it is possible to compartmentalize the faith or reduce it to a few rules and regulations and Sunday observances," Rowland said.
"The pope constantly reiterated the theme that it is all about a personal participation in the life of the Trinity and that changes everything," she said. "There is no room for secular spheres impervious to the sacred and divisions between public and private personas; there is only a part of us and a part of our culture that either belongs to Christ already or still awaits transformation.
"That task of transformation is the biggest adventure life in the world can offer us, and some half a million pilgrims got a taste of it at World Youth Day," she said.
Sydney Auxiliary Bishop Anthony Fisher, chief organizer of World Youth Day, said that in his series of homilies during the weeklong event, the pope gave young Australian Catholics a blueprint of how to change the social and spiritual fabric of the country that the pope dubbed the "Great South Land of the Holy Spirit."
Pope Benedict addressed relativism and apathy during his homilies and emphasized the importance of unity and hope.
"He's provided us with a program for the spiritual and social renewal of our country and has offered young people the encouragement and inspiration to do that," Bishop Fisher said.
"Young people will return to their parishes, schools, communities and universities with a passion. All of us have been shown that Australians can be more idealistic and passionate about what really matters.
"We would hope that there's going to be a new life and energy in every corner of the church, especially youth ministry, which will obviously be bigger and better as a result of World Youth Day," he added.
Bishop Fisher acknowledged Pope Benedict's concern for how deeply secularization has set into Australia.
"When (the pope) is talking about things like apathy and relativism, they're commonplace in the Western world, but certainly I think he had Australia in mind, and it's a real issue for us right across the board, not just for the church," Bishop Fisher said.
"People are at times apathetic about key issues in the world, and Australians in particular are very comfortable -- we've got a pretty good life.
"But the risk is that if we don't then ask the bigger questions.. . what it's all for, and what about the poor people of the world who don't have the affluence we have, even in our own community? The indigenous Australians have been so prominent during WYD.. . how do they fit into the new wealth of Australia and the comfort?" he asked.
The challenge was clearly set out by Archbishop Charles J. Chaput of Denver, who told more than 1,000 youths at a Theology on Tap session at an Irish pub in Sydney about the futility of living a double life -- going to Mass on Sunday but not giving public witness to the faith.
"We can't live a halfway Christianity," he said. "Every double life will inevitably self-destruct. Being a Christian is who you are -- period. And being a Christian means your life has a mission. It means striving every day to become more like Jesus in your thoughts and actions."
The focus of the catechesis, held over the first four mornings of World Youth Day in 250 locations across Sydney and taught by bishops from around the world, was carrying out the church's mission empowered by the Holy Spirit.
World Youth Day has been the seed of many vocations, be it to married, religious or single life. Amid the hype and noise of the multicultural week, bishops and lay leaders alike warned pilgrims that unless they took time for silent meditation and prayer, then the fruits of World Youth Day might be lost.
After celebrating Mass at the University of Notre Dame Australia, Bishop Joseph A. Pepe of Las Vegas said quiet reflection is essential "so God can whisper to you and give you your vocation" -- as the pope reminded young people in his visit to the United States three months before World Youth Day.
"If we have the environment of prayer, then we're communicating with God, and God will communicate with us, telling us if we will have vocations in our families," Bishop Pepe said.
Bishop Fisher said he felt optimistic after World Youth Day.
"We often talk of Australia being a secular country, as if the view that religion has to be privatized or abolished has won," he said.
"We know in fact that most people still say, when asked, that they believe in God and they pray sometimes and say they are Christians. So Australia isn't as agnostic as it's portrayed," he said.
(Source: Anthony Barich / Catholic News Service)
Pro soccer player has new goal: studying for priesthood
Catholic News Service
18:47 23/07/2008
PEORIA, Ill. (CNS) -- Professional soccer player Chase Hilgenbrinck is changing fields to pursue greater goals.
On July 14 he announced his retirement from Major League Soccer's New England Revolution team to begin studies in August for the priesthood as a seminarian of the Diocese of Peoria. He will study at Mount St. Mary's Seminary in Emmitsburg, Md.
"More than anything, I am excited to administer the sacraments, and to be with people at the most important times of their lives, like baptism, marriage and death," Hilgenbrinck, 26, told The Catholic Post, Peoria's diocesan newspaper, the day after his decision became public.
The national media quickly got a kick out of this soccer-to-seminary story.
Hours after his retirement and the reason for it were announced, Hilgenbrinck was interviewed by writers from The Associated Press and USA Today. When those stories appeared, interest in the story went international, with Hilgenbrinck soon fielding media calls from as far as England, Switzerland and Lithuania.
"It's been amazing," said Hilgenbrinck, who happily shares his story of faith not for personal recognition, but "to give glory to Christ."
"I feel like God is blessing me, being able to witness to so many people," said the athlete, a Bloomington native who began playing soccer at age 5.
A defender for his pro team, he honed his skills in grade school and high school before playing college soccer at Clemson University in South Carolina.
The Revolution was in first place when he left -- fresh from a July 4 win over the Los Angeles Galaxy, which has world soccer celebrity David Beckham. But Hilgenbrinck is now content for the spotlight to shine elsewhere.
"I want to be a light for Christ," he said. "It's about him, not about me."
Hilgenbrinck considered his decision for years, but God's calling intensified while he was out of the country playing professional soccer in Chile after graduating from Clemson in 2004.
"Being alone in another country, with a new culture and language, I did a lot of soul-searching," he said. Through prayer and frequent reception of the sacraments, he strengthened his personal relationship with Christ and the fears and barriers surrounding his decision began to melt away.
Late last summer, while still in Chile, he made his first contact with Father Brian Brownsey, Peoria's diocesan vocations director. The application process was begun via e-mail, and preliminary testing was done last December when Hilgenbrinck came to the U.S. He began mingling with diocesan seminarians at various events.
And then Major League Soccer came calling.
Hilgenbrinck signed briefly with the Colorado Rapids but was cut because of salary-cap issues. The day of his release, the acceptance letter to the Peoria seminarian program came from Bishop Daniel R. Jenky.
His agent, however, negotiated another MLS contract, this time with the New England team. When Hilgenbrinck learned the contract had an option for him to be released July 1 -- about the time new seminarians needed to be in Peoria -- he considered it yet another sign. As that contract expired, he told the team of his decision.
"We understand Chase's decision to retire from soccer and pursue his mission of helping others and we support his desire to make this change in his life," said Michael Burns, vice president of player personnel for the New England Revolution, in the team's official announcement.
"Playing professional soccer has been my passion for a long time and I feel blessed to have successfully lived out this dream," said Hilgenbrinck. "My passion now is to do the will of God, which is wanting only what he wants for me. Though I will miss the game of soccer, I know that I am moving on to something much greater."
Hilgenbrinck is quick to credit his parents, Mike and Kim, for a strong upbringing in the Catholic faith. Since telling them of his decision to enter the priesthood, "they've been nothing but supportive and very loving and accepting," he said.
Now he hopes to bring the same passion he had on the soccer field to serve God.
"When you play soccer you have to continue getting better every day," he said. "It's the same with faith. You have to improve every single day, search for opportunities to deepen your relationship with Christ."
He will have many such opportunities at Mount St. Mary's Seminary, where he will be one of 17 first-year seminarians for Peoria this fall. A bit of soccer may be in his future there as well.
Mount St. Mary's fields a team that competes with area seminaries in an annual tournament called the Rector's Cup. The rector is Msgr. Steven P. Rohlfs, a Peoria priest and former vocations director for the diocese.
"Msgr. Rohlfs liked the prospect of having me on his team," said Hilgenbrinck.
(Source: Tom Dermody /Catholic News Service)
On July 14 he announced his retirement from Major League Soccer's New England Revolution team to begin studies in August for the priesthood as a seminarian of the Diocese of Peoria. He will study at Mount St. Mary's Seminary in Emmitsburg, Md.
"More than anything, I am excited to administer the sacraments, and to be with people at the most important times of their lives, like baptism, marriage and death," Hilgenbrinck, 26, told The Catholic Post, Peoria's diocesan newspaper, the day after his decision became public.
The national media quickly got a kick out of this soccer-to-seminary story.
Hours after his retirement and the reason for it were announced, Hilgenbrinck was interviewed by writers from The Associated Press and USA Today. When those stories appeared, interest in the story went international, with Hilgenbrinck soon fielding media calls from as far as England, Switzerland and Lithuania.
"It's been amazing," said Hilgenbrinck, who happily shares his story of faith not for personal recognition, but "to give glory to Christ."
"I feel like God is blessing me, being able to witness to so many people," said the athlete, a Bloomington native who began playing soccer at age 5.
A defender for his pro team, he honed his skills in grade school and high school before playing college soccer at Clemson University in South Carolina.
The Revolution was in first place when he left -- fresh from a July 4 win over the Los Angeles Galaxy, which has world soccer celebrity David Beckham. But Hilgenbrinck is now content for the spotlight to shine elsewhere.
"I want to be a light for Christ," he said. "It's about him, not about me."
Hilgenbrinck considered his decision for years, but God's calling intensified while he was out of the country playing professional soccer in Chile after graduating from Clemson in 2004.
"Being alone in another country, with a new culture and language, I did a lot of soul-searching," he said. Through prayer and frequent reception of the sacraments, he strengthened his personal relationship with Christ and the fears and barriers surrounding his decision began to melt away.
Late last summer, while still in Chile, he made his first contact with Father Brian Brownsey, Peoria's diocesan vocations director. The application process was begun via e-mail, and preliminary testing was done last December when Hilgenbrinck came to the U.S. He began mingling with diocesan seminarians at various events.
And then Major League Soccer came calling.
Hilgenbrinck signed briefly with the Colorado Rapids but was cut because of salary-cap issues. The day of his release, the acceptance letter to the Peoria seminarian program came from Bishop Daniel R. Jenky.
His agent, however, negotiated another MLS contract, this time with the New England team. When Hilgenbrinck learned the contract had an option for him to be released July 1 -- about the time new seminarians needed to be in Peoria -- he considered it yet another sign. As that contract expired, he told the team of his decision.
"We understand Chase's decision to retire from soccer and pursue his mission of helping others and we support his desire to make this change in his life," said Michael Burns, vice president of player personnel for the New England Revolution, in the team's official announcement.
"Playing professional soccer has been my passion for a long time and I feel blessed to have successfully lived out this dream," said Hilgenbrinck. "My passion now is to do the will of God, which is wanting only what he wants for me. Though I will miss the game of soccer, I know that I am moving on to something much greater."
Hilgenbrinck is quick to credit his parents, Mike and Kim, for a strong upbringing in the Catholic faith. Since telling them of his decision to enter the priesthood, "they've been nothing but supportive and very loving and accepting," he said.
Now he hopes to bring the same passion he had on the soccer field to serve God.
"When you play soccer you have to continue getting better every day," he said. "It's the same with faith. You have to improve every single day, search for opportunities to deepen your relationship with Christ."
He will have many such opportunities at Mount St. Mary's Seminary, where he will be one of 17 first-year seminarians for Peoria this fall. A bit of soccer may be in his future there as well.
Mount St. Mary's fields a team that competes with area seminaries in an annual tournament called the Rector's Cup. The rector is Msgr. Steven P. Rohlfs, a Peoria priest and former vocations director for the diocese.
"Msgr. Rohlfs liked the prospect of having me on his team," said Hilgenbrinck.
(Source: Tom Dermody /Catholic News Service)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Nhậm Chức Tân Ban Chấp Hành - Hiệp Sĩ Đoàn Giáo Xứ CTTĐ/VN
Cao Nguyên Hoa Thịnh Đốn
21:36 23/07/2008
Lễ Nhậm Chức Tân Ban Chấp Hành - Hiệp Sĩ Đoàn Giáo Xứ CTTĐ/VN
Arlington, Virginia (24 tháng 7, 2008): Ngày 20/7/2008, Chúa Nhật XVI thường niên, Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington, Virginia trong thánh lễ 12:00 giờ trưa đã có sắc thái trang trọng hơn các thánh lễ Chúa Nhật khác qua nghi lễ nhậm chức của tân Ban Chấp Hành Hiệp Sĩ Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, một Hiệp Sĩ Đoàn Việt Nam đầu tiên trên thế giới, được thành lập vào ngày 27 tháng 10 năm 1987. Cha Tuyên Úy đương kim là linh mục J.B. Nguyễn Đức Vượng O.P.
Thánh lễ được bắt đầu với bài ca nhập lễ do Ca đoàn Sêraphim hợp xướng đã đưa tâm hồn các tín hữu vào bầu khí thật linh thiêng và cảm động, rất phù hợp và đậm ý nghĩa của lễ nhậm chức hôm nay:
Thần Khí Chúa đã sai tôi đi,
sai tôi đi loan báo Tin Mừng.
Thần khí Chúa đã thánh hiến tôi.
Sai tôi đi Ngài sai tôi đi…
Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, J.B. Nguyễn Đức Vượng O.P đã ngỏ lời chào tới tất cả tín hữu và quan khách hiện diện trong thánh lễ hôm nay, đặc biệt tới vị Cựu Đại Biểu Tiểu Bang, Ông Bà Tommy và Patti Harger, chi đoàn Chúa Thánh Linh (Holy Spirit), Giáo Xứ Chúa Thánh Linh, Annandale; vị Cựu Đại Biểu cấp Quận, Ông Bà John và Therese Tieso, chi đoàn Thánh Giuse Thợ (St. Joseph The Worker), Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức (Our Lady of Lourdes), Arlington. Sự hiện diện của quan khách trong ngày lễ nhậm chức đã nói lên tinh thần Hiệp Thông giữa các giáo hội địa phương, và qua tình Huynh Đệ giữa các chi đoàn, các Hiệp Sĩ luôn luôn đồng hành để cùng xâp dựng Giáo Hội, nối kết tình thân thiện vì tất cả đều là anh em một nhà trong Đức Kitô.
Trong phần nhậm chức của tân Ban Chấp Hành, dưới sự hướng dẫn của ông Giuse Nguyễn Ngọc Lễ, Tân Đại Biểu Quận 15 đã kêu mời các Hiêp sĩ trong tân Ban Chấp Hành tiến lên trước gian cung thánh để nhận giây biểu chương đã được cha chánh xứ làm phép và thánh hóa xin Chúa ban ơn sủng, ơn khôn ngoan, sức mạnh để qúi Hiệp Sĩ trong tân Ban Chấp Hành luôn luôn thi hành công tác và phận vụ của mình trong tinh thần Bác Ái, Hiệp Nhất, Huynh Đệ và Ái Quốc mà cha Michael J. McGivney đã đề xướng khi Hiệp Sĩ Đoàn đầu tiên được thành lập vào ngày 29 Tháng 3 năm 1882 tại hầm nhà thờ St. Mary, New Haven, thuộc tiểu bang Connecticut.
Ngày hôm nay trong thánh lễ nhậm chức qúi Hiệp Sĩ trong tân Ban Chấp Hành được nhắc nhở tới trách nhiệm của từng chức vụ mà qúi anh đã được các thành viên tín nhiệm và trao phó:
Với danh xưng là Đại Hiệp, anh có trách nhiệm hướng dẫn Đoàn trong niên khóa tới bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7, 2008 cho đến ngày 30 tháng 6, 2009. Trách nhiệm của Đại Hiệp rất quan trọng, đôi khi khó khăn và vất vả. Anh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đoàn và phải bảo đảm rằng các hoạt động này sẽ thành công. Các Hiệp Sĩ đã tin vào tài lãnh đạo của anh. Nhờ vào sự cộng tác của các thành viên, Đoàn mới đạt được những thành qủa tốt đẹp…Khi gặp khó khăn, các phụ tá cấp Quận, Tiểu bang sẽ giúp đỡ anh. Anh có nhiệm vụ nghiên cứu các huấn thị đã nhận được, và nhắc nhở các Hiệp Sĩ trong Đoàn tôn trọng luật lệ.
Với chức Phó Đại Hiệp, anh là cánh tay mặt của Đại Hiệp. Anh phải luôn luôn sẵn sàng để thay thế Đại Hiệp mỗi khi vì bất cứ lý do gì Đại Hiệp không thể thi hành trách vụ. Tất cả những gì Đại Hiệp được nhắn nhủ đều được áp dụng cho anh.
Chức Chưởng Ấn là cố vấn cho Đại Hiệp, là thành viên then chốt của Ban Chấp Hành. Trách nhiệm của anh là trình bày một cách khôn khéo với tất cả Hiệp Sĩ những chỉ dẫn để họ có thể thi hành nhiệm vụ của họ. Chức vụ Chưởng Ấn đòi hỏi sự sốt sắng và tận tâm của anh.
Là Tổng Thư Ký, anh được trao trách nhiệm duy trì các biên bản đầy đủ và chính xác của các phiên họp của Đoàn. Các tài liệu quý gía này sẽ có lợi ích thực tiễn trong việc ghi lại lịch sử của Đoàn.
Danh hiệu Ủy Viên Tài Chánh được đặt cho chức vụ của anh thật rõ ràng là điều hành các dịch vụ tài chánh của đoàn. Anh là sợi dây liên lạc giữa đoàn và văn phòng Trung Ương. Anh cần bảo đảm rằng ngân qũy của đoàn cần được xử dụng một cách hợp lệ. Mọi chi thu sẽ được ghi chép cẩn thận vào sổ sách, và mọi báo cáo sẽ đuợc thảo và nộp lên Trung Ương đúng kỳ hạn.
Với chức vụ Tổng Thủ Quỹ, anh có trách nhiệm quản thủ các ngân khoản của đoàn. Sự kiện này là bằng chứng cho sự ngay thẳng, thành thật, và khả năng làm việc chính xác của anh. Anh sẽ xử dụng các đức tính ấy để đạt được sự tin cậy của các Hiệp Sĩ trong đoàn.
Hiệp Sĩ lãnh chức vụ Luật Sĩ, anh có khả năng đại diện cho đoàn trong mọi vấn đề liên quan đến luật pháp. Anh sẽ có bổn phận nhắc nhở các thành viên tuân theo các luật lệ của đoàn và thi hành nghiêm chỉnh.
Chức vụ Quản Đốc nói lên người Hiệp Sĩ có trách nhiệm kiểm soát và đảm bảo mọi nghi lễ của Đoàn. Anh còn có nhiệm vụ bảo trì cẩn mật những vật dụng nghi lễ của Đoàn. Anh cũng là hướng dẫn viên của các hội viên mới và đó là công tác rất quan trọng được đoàn tín nhiệm và trao phó cho anh.
Quản Trị Đoàn được tạo thành bởi 3 cựu Đại Hiệp vừa mới dứt nhiệm kỳ Đại Hiệp của mình. Với chức vụ Quản Trị Viên các anh có nhiệm vụ kiểm soát và thanh tra tài khoản của Đoàn mỗi năm 2 kỳ vào mùng 1 Tháng Giêng và 30 Tháng Sáu trước khi bản báo cáo được tường trình lên văn phòng Trung Ương.
Dưới sự chứng kiến của Cha Tuyên Úy, Đại Biểu cấp Quận, Đại Biểu Tiểu Bang, các anh đã tuyên hứa sẽ tuân theo luật lệ của đoàn và đảm bảo rằng tất cả các Hiệp Sĩ trong đoàn cũng sẽ tôn trọng các luật này. Các anh cũng hứa sẽ hy sinh thời giờ để thi hành nhiệm vụ và trọng trách đã được trao phó, và sẽ thi hành trách vụ của mình với tất cả khả năng.
Chấp nhận trách vụ vừa được trao phó trong tinh thần cởi mở và phó thác, các anh đã đáp ứng lời mời gọi của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, khi sắc lệnh về Tông Đồ giáo Dân (Apostolicam Actuositatem) được soạn thảo vào năm 1960 và ban hành vào tháng 11, 1965 qua Công đồng Vaticanô II. Và gần đây nhất khi Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI trong chuyến công du Hoa Kỳ, Ngài đã kêu gọi chúng ta: “Hãy tiến theo Cha, để chúng ta cùng xây dựng lại Giáo hội (Follow me, help us to rebuild our Church)”. Dù sống trong thời kỳ nào, Hiệp Sĩ Đoàn luôn là cánh tay mặt của Đức Giáo Hoàng. Phục vụ và hỗ trợ Giáo hội Rôma và Giáo hội địa phương luôn luôn là điểm son sinh hoạt của Hiệp Sĩ Đoàn. Trong niên khoá 2006 – 2007, Hiệp Sĩ Đoàn đã đóng góp hơn 143 triệu Mỹ Kim và hơn 68 triệu giờ vào những chương trình cứu tế khác nhau.
Buổi lễ nhậm chức kết thúc sau một buổi tiệc liên hoan do Đoàn đài thọ. Anh em Hiệp Sĩ và thân nhân trong gia đình họp mặt cùng chúc mừng và chụp hình lưu niệm với các anh trong tân Ban Chấp Hành.
Sau buổi tiệc, Cao Nguyên được hân hạnh tiếp chuyện với anh Nguyễn Ngọc Lễ, Đại Biểu Quận 15. Qua buổi nói chuyện này có nhiều điều mới lạ về Hiệp Sĩ Đoàn, Cao Nguyên được anh Lễ tiết lộ và xin được chia sẻ như sau:
CN: Thưa anh Lễ, hơi tò mò một chút, xin anh cho biết vai trò của vị Đại Biểu cấp Quận như thế nào?
NNL: Thưa anh Cao Nguyên, trước hết Lễ xin cảm ơn anh đã dành thời giờ cho Lễ có dịp giải đáp một vài thắc mắc về tổ chức của Hiệp Sĩ Đoàn. Trước khi trả lời câu hỏi của anh, mình xin trình bày với anh về cơ cấu tổ chức (Organizational Chart) của Hiệp Sĩ Đoàn như thế này – theo thứ tự từ trên có Thượng Đại Hiệp (Supreme Knight). Đại Biểu Tiểu Bang (State Deputy), Đại Biểu cấp Quận (District Deputy) rồi tới chi Đoàn (Subordinate Council). Như thế chắc anh cũng có thể hình dung ra được vị trí và vai trò của vị Đại Biểu cấp Quận như thế nào.
CN: Xin anh cho biết hiện Tiểu Bang Virginia có bao nhiêu Quận (District) và được phân chia như thế nào?
NNL: Con số Quận thay đổi mỗi năm, tùy theo số thành viên gia tăng nhiều hay ít. Xin đan cử một ví dụ như sau: niên khóa 2007-2008, Tiểu Bang Virginia có 28 Quận và trung bình mỗi Quận có khoảng 5, 6 chi Đoàn tùy theo địa thế. Trong niên khóa 2008-2009, Tiểu Bang Virginia có 29 Quận, riêng Quận 15, Lễ chịu trách nhiệm 5 chi Đoàn (Nhà thờ Chính Tòa, Đức Mẹ Guadalupe, Các Thánh Tử Đạo VN, Thánh Tâm Chúa và đoàn Thánh Giuse Thợ).
CN: Được biết anh là người Việt Nam đầu tiên của Tiểu Bang Virginia được đề cử trong chức vụ này. Anh có cảm nghĩ gì và xin anh cho biết động lực nào đã thúc đẩy?
NNL: Thú thiệt với Cao Nguyên, trong buổi họp của đoàn tháng 2, 08, ông John Tieso, Đại Biểu Quận 15 cho mình biết Ban Chấp Hành của Tiểu Bang có ý định đề cử mình vào chức vụ này và xin mình cho biết cảm ý thế nào. Mình xin ông John một thời gian để suy nghĩ và sẽ trả lời vào tháng 5. Trong thời gian suy tính với gia đình và có những lúc đã đi đến quyết định là sẽ từ chối vì đòi hỏi phải hy sinh nhiều thời giờ...
Trong hơn một tháng trời vì qúa bận bịu viết ‘proposal’ ở sở làm, nên mình quên lãng đi việc phải trả lời cho ông John… vào một buổi sáng khoảng 7 giờ, mình vừa bước chân vào văn phòng thì cel phone của mình reng và biết là ông John gọi. Lo ngại vì không biết phải trả lời như thế nào cho ông John đây… mình chưa kịp nói hello thì ở đầu giây bên kia ông đã nói: “I have a good news for you …” ngập ngừng và không nói gì thêm trong khoảng 3 giây, rồi ông nói tiế: “State Officers have a plan for you ….” Nghe tới đây mình đoán ngay ông muốn nói gì. Nhưng cũng chưa chịu thua và chấp nhận lời mời của Ban Chấp Hành Tiểu Bang (State Officers) và xin khất một lần nữa…
Mình gọi điện thoại và trình bày với Cha TU về sự việc. Ngài rất cởi mở, khuyến khích và hỗ trợ 100%. Cha nói: “Cố gắng đi để cho Cộng Đồng và Giáo xứ Việt Nam mình có tiếng nói một chút. Những công ăn việc làm ngoài đời, người Việt Nam mình cũng đã tham gia vào những chức vụ không kém gì người Hoa Kỳ. Em nghĩ anh nên suy nghĩ và chấp nhận đi. Sợ gì mà không làm”. Mình chợt tỉnh dậy khi nghe đến câu ngài nói: “Sợ gì mà không làm”. Không phải mình thích thách đố đâu, nhưng đó là “động lực” chính đã thúc đẩy mình tiến hành công việc này…
CN: Theo như Cao Nguyên được biết, nghe đâu anh cũng đang lãnh một chức vụ nào tại Văn phòng Trung Ương tại New Haven phải không? Nếu đúng thế, anh qủa thực là Superman!!!
NNL: Đúng và sai. Đúng ở điểm là Văn Phòng Trung Ương có ủy nhiệm cho mình chức vụ – Supreme Council Vietnamese-Liaison trực thuộc dưới quyền ông Vice President George Hanna, Fraternal Membership Division. Còn sai ở điểm là mình cũng giống như các anh em khác thôi, có gia đình và con cái và vẫn còn ‘đi cầy’ để lo cho các cháu ăn học và thành người để mình khỏi mất mặt với Cao Nguyên chứ.
…Đồng hồ đã điểm 4:30 chiều, tôi chợt nhớ Lễ phải về để còn kịp chuẩn bị ‘Birthday’ cho thằng Cu út. Năm nay cháu lên 17, được biết Phúc là học sinh ưu tú, thuộc National Honor Society (NHS) của Bishop O’Connell High School. Tôi vội chào tạm biệt vì sợ trễ giờ của anh ấy. Lủi thủi ra xe, tôi bật máy xe và máy lạnh rồi mồi điếu thuốc trong khi chờ hơi hầm trong xe bớt đi… CD sẵn có trong xe hát bài …
Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình. Gặp gỡ Đức Kitô đón nhận ơn tái sinh. Gặp gỡ Đức Kitô chân thành mình gặp mình. Gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh …
Điện thoại bà xã gọi nhưng tôi chưa kịp vặn volume nhỏ. Cứ tưởng tôi đang trong nhà thờ vì nghe thấy nhạc thánh ca…: “Anh tính ở lại đi lễ 5 giờ chiều nữa hay sao đây đi về và đừng quên ghé qua Giant mua hai gallons sữa low fat nhé…” Yes, honey… I am on my way home…
Những ngày tĩnh tâm của ứng sinh giáo phận Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:26 23/07/2008
Hưởng ứng lời kêu gọi của bề trên địa phận, từ ngày 21 đến 23 tháng 07 năm 2008, 136 ứng sinh đại chủng viện của giáo phận Hà Nội đã tham gia đợt tĩnh tâm năm, diễn ra tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà nội. Với chủ để: Nhìn lại hành trình và khám phá sâu hơn ơn gọi để từ đó mỗi ứng sinh sống đúng phẩm gia ơn gọi của mình.
Theo truyền thống từ lâu của giáo phận, các nam thanh niên ước muốn dấn thân phục vụ Chúa và giáo hội trong chức Linh mục, trước khi được gia nhập Đại Chủng Viện đều phải tham gia sinh hoạt trong các lớp ơn gọi, tổ chức theo các giáo hạt, phục vụ trong các giáo xứ. Mấy năm gần đây, sinh hoạt của các lớp ứng sinh diễn ra khá đều đặn và mang lại nhiều hiệu quả, nhờ đó đã góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện đạo đức, nền tảng đức tin và nhân bản cho các anh em dự tu. Sau khi hoàn tất chương trình đại học – cao đẳng, các ứng sinh đủ điều kiện và đã tham gia các lớp ơn gọi sẽ được tuyển chọn để phục vụ và học tập khoảng một năm tại Tòa Giám mục trước khi chính thức dự thi vào Đại Chủng Viện. Con số ứng sinh trong các lớp dự tu không ngừng gia tăng và trình độ cũng dần nâng cao, hầu hết đều đã và đang theo học tại các trường đại học – cao đẳng. Song song với việc trau dồi tri thức, hàng tháng, các ứng sinh lại tập họp nhau lại trong các lớp dự tu để được học tập về giáo lý, củng cố niềm tin, rèn luyện đạo đức – nhân bản và cầu nguyện để luôn bền đỗ trong ơn gọi dấn thân phục vụ của mình.
Trong những ngày tĩnh tâm này, bên cạnh việc khai triển chủ đề chính là Nhìn lại hành trình và khám phá sâu hơn ơn gọi để từ đó mỗi ứng sinh sống đúng phẩm gia ơn gọi của mình, hưởng ứng lời phát động trong năm Thánh Phaolô của Đức Thánh Cha Bênêđictô, trong các buổi giảng phòng, cha đặc trách ơn gọi nhấn mạnh đến hành trình ơn gọi của Thánh Phaolô: từ một người nhiệt thành bắt bớ Đạo Chúa, Ngài đã được ơn biến đổi nhờ Thần khí của Chúa Phục Sinh để khám phá ra những huyền nhiệm của Tình yêu Thiên Chúa, được củng cố niềm tin sắt đá và trở nên một tông đồ nhiệt thành đem Tin mừng đến cho muôn dân, trở thành Tông đồ của dân ngoại. Qua gương cuộc đời Thánh Phaolô, Cha đặc trách đã kêu mời các ứng sinh quy chiếu vào hành trình cuộc đời và ơn gọi của mình để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn và cũng từ đó anh em tìm ra tiếng Chúa kêu mời cùng với bao hồng ân của Ngài, tìm ra sự đáp trả và hướng tu đức cho bản thân.
Năm nay, cha đặc trách ơn gọi cũng áp dụng nhiều nét mới cho chương trình tĩnh tâm của các ứng sinh như để cho anh em có nhiều giờ trống để tư suy tư và cầu nguyện riêng, tạo cho mỗi người có tinh thần tự giác và trách nhiệm cao trên chính đời sống của mình. Đồng thời, những ngày tĩnh tâm này đã tạo cho mỗi ứng sinh một tinh thần hòa đồng, yêu thương và tôn trọng nhau qua những sinh hoạt chung. Những thời giờ thinh lặng và cầu nguyện đã giúp mỗi người lắng nghe tiếng Chúa trong lòng mình, nhận ra những hồng ân và tình yêu của Chúa trên cuộc đời mình.
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã dành khá nhiều thời gian để phân tích và gợi mở cho mỗi ứng sinh về một con người đích thực và một người con của Chúa chân chính. Ngài chỉ rõ con đường để mỗi ứng sinh phải trải qua đó là: trước hết phải làm người tốt, tiếp đến phải là một một tín hữu tốt rồi cuối cùng mới có thể trở nên một Linh mục của Chúa. Đức Tổng cũng nhấn mạnh: Nếu các con chưa sống cho ra một con người, rồi là một người tín hữu theo đúng nghĩa thì không thể làm một người Linh mục tốt được, để là một con người đích thực, hoàn hảo, đạo hạnh, văn minh lịch sự thì cần phải làm chủ được mình, phải thắng được phần thú tính trong mình các con… Muốn là một người linh mục các con cũng phải là một người tín hữu tốt, đó là phải biết xác định phẩm giá, định mệnh của mình và hơn người bình thường là các con phải luôn sống và làm theo thánh ý chúa, ý giáo hội vì chúng ta là con cái Chúa là con cái Giáo hội… Và hơn hết, để tiến tới là một người Linh mục hoàn hảo thì ngay từ bây giờ các con phải tấp sống ba nhân đức: khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Đó là những điều kiện tiên quyết cho đời sống ơn gọi của các con. Vì khi còn trẻ, còn nhiệt huyết mà các con không tập những nhân đức này thì khi đã trưởng thành đã là một Linh mục các con rất khó tập và giữ được các nhân đức này.
Trong những ngày tĩnh tâm với cái nắng chói chang, oi bức tưởng rằng anh em khó có thể theo kịp và thực hiện các chương trình đã đề ra, nhưng với sự quan tâm ưu ái của Đức Tổng, lòng nhiệt tình tận tụy của các cha phụ trách ơn gọi và tinh thần tự giác trách nhiệm cao của của mình, các ứng sinh thực hiện rất tốt chương trình đã đề ra với một niềm hăng say và nhiệt tâm.
Sống giữa một xã hội ngày càng tha hóa về nhân cách và đạo đức con người, giữa một môi trường xã hội đầy biến động chạy theo hưởng thụ vật chất, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, mỗi ứng sinh rất cần những kim chỉ nam để định hướng đúng đắn cho hành trình ơn gọi và cuộc đời của mình. Những ngày tĩnh tâm tuy ngắn ngủi nhưng cũng là thời gian rất bổ ích giúp mỗi ứng sinh kiểm điểm lại đời sống và ơn gọi của mình để từ đó tìm ra cách sống đúng đắn và hướng tu đức cho mỗi người. Ra đi với ơn Chúa Thánh thần, mỗi ứng sinh phải trở nên những con người tốt, những Kitô hữu nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng bằng chính đời sống của mình, và nhất là phấn đấu không ngừng để trở nên những Linh mục thánh thiện phục vụ Chúa và giáo hội./.
Theo truyền thống từ lâu của giáo phận, các nam thanh niên ước muốn dấn thân phục vụ Chúa và giáo hội trong chức Linh mục, trước khi được gia nhập Đại Chủng Viện đều phải tham gia sinh hoạt trong các lớp ơn gọi, tổ chức theo các giáo hạt, phục vụ trong các giáo xứ. Mấy năm gần đây, sinh hoạt của các lớp ứng sinh diễn ra khá đều đặn và mang lại nhiều hiệu quả, nhờ đó đã góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện đạo đức, nền tảng đức tin và nhân bản cho các anh em dự tu. Sau khi hoàn tất chương trình đại học – cao đẳng, các ứng sinh đủ điều kiện và đã tham gia các lớp ơn gọi sẽ được tuyển chọn để phục vụ và học tập khoảng một năm tại Tòa Giám mục trước khi chính thức dự thi vào Đại Chủng Viện. Con số ứng sinh trong các lớp dự tu không ngừng gia tăng và trình độ cũng dần nâng cao, hầu hết đều đã và đang theo học tại các trường đại học – cao đẳng. Song song với việc trau dồi tri thức, hàng tháng, các ứng sinh lại tập họp nhau lại trong các lớp dự tu để được học tập về giáo lý, củng cố niềm tin, rèn luyện đạo đức – nhân bản và cầu nguyện để luôn bền đỗ trong ơn gọi dấn thân phục vụ của mình.
Trong những ngày tĩnh tâm này, bên cạnh việc khai triển chủ đề chính là Nhìn lại hành trình và khám phá sâu hơn ơn gọi để từ đó mỗi ứng sinh sống đúng phẩm gia ơn gọi của mình, hưởng ứng lời phát động trong năm Thánh Phaolô của Đức Thánh Cha Bênêđictô, trong các buổi giảng phòng, cha đặc trách ơn gọi nhấn mạnh đến hành trình ơn gọi của Thánh Phaolô: từ một người nhiệt thành bắt bớ Đạo Chúa, Ngài đã được ơn biến đổi nhờ Thần khí của Chúa Phục Sinh để khám phá ra những huyền nhiệm của Tình yêu Thiên Chúa, được củng cố niềm tin sắt đá và trở nên một tông đồ nhiệt thành đem Tin mừng đến cho muôn dân, trở thành Tông đồ của dân ngoại. Qua gương cuộc đời Thánh Phaolô, Cha đặc trách đã kêu mời các ứng sinh quy chiếu vào hành trình cuộc đời và ơn gọi của mình để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn và cũng từ đó anh em tìm ra tiếng Chúa kêu mời cùng với bao hồng ân của Ngài, tìm ra sự đáp trả và hướng tu đức cho bản thân.
Năm nay, cha đặc trách ơn gọi cũng áp dụng nhiều nét mới cho chương trình tĩnh tâm của các ứng sinh như để cho anh em có nhiều giờ trống để tư suy tư và cầu nguyện riêng, tạo cho mỗi người có tinh thần tự giác và trách nhiệm cao trên chính đời sống của mình. Đồng thời, những ngày tĩnh tâm này đã tạo cho mỗi ứng sinh một tinh thần hòa đồng, yêu thương và tôn trọng nhau qua những sinh hoạt chung. Những thời giờ thinh lặng và cầu nguyện đã giúp mỗi người lắng nghe tiếng Chúa trong lòng mình, nhận ra những hồng ân và tình yêu của Chúa trên cuộc đời mình.
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã dành khá nhiều thời gian để phân tích và gợi mở cho mỗi ứng sinh về một con người đích thực và một người con của Chúa chân chính. Ngài chỉ rõ con đường để mỗi ứng sinh phải trải qua đó là: trước hết phải làm người tốt, tiếp đến phải là một một tín hữu tốt rồi cuối cùng mới có thể trở nên một Linh mục của Chúa. Đức Tổng cũng nhấn mạnh: Nếu các con chưa sống cho ra một con người, rồi là một người tín hữu theo đúng nghĩa thì không thể làm một người Linh mục tốt được, để là một con người đích thực, hoàn hảo, đạo hạnh, văn minh lịch sự thì cần phải làm chủ được mình, phải thắng được phần thú tính trong mình các con… Muốn là một người linh mục các con cũng phải là một người tín hữu tốt, đó là phải biết xác định phẩm giá, định mệnh của mình và hơn người bình thường là các con phải luôn sống và làm theo thánh ý chúa, ý giáo hội vì chúng ta là con cái Chúa là con cái Giáo hội… Và hơn hết, để tiến tới là một người Linh mục hoàn hảo thì ngay từ bây giờ các con phải tấp sống ba nhân đức: khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Đó là những điều kiện tiên quyết cho đời sống ơn gọi của các con. Vì khi còn trẻ, còn nhiệt huyết mà các con không tập những nhân đức này thì khi đã trưởng thành đã là một Linh mục các con rất khó tập và giữ được các nhân đức này.
Trong những ngày tĩnh tâm với cái nắng chói chang, oi bức tưởng rằng anh em khó có thể theo kịp và thực hiện các chương trình đã đề ra, nhưng với sự quan tâm ưu ái của Đức Tổng, lòng nhiệt tình tận tụy của các cha phụ trách ơn gọi và tinh thần tự giác trách nhiệm cao của của mình, các ứng sinh thực hiện rất tốt chương trình đã đề ra với một niềm hăng say và nhiệt tâm.
Sống giữa một xã hội ngày càng tha hóa về nhân cách và đạo đức con người, giữa một môi trường xã hội đầy biến động chạy theo hưởng thụ vật chất, chủ nghĩa cá nhân được đề cao, mỗi ứng sinh rất cần những kim chỉ nam để định hướng đúng đắn cho hành trình ơn gọi và cuộc đời của mình. Những ngày tĩnh tâm tuy ngắn ngủi nhưng cũng là thời gian rất bổ ích giúp mỗi ứng sinh kiểm điểm lại đời sống và ơn gọi của mình để từ đó tìm ra cách sống đúng đắn và hướng tu đức cho mỗi người. Ra đi với ơn Chúa Thánh thần, mỗi ứng sinh phải trở nên những con người tốt, những Kitô hữu nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng bằng chính đời sống của mình, và nhất là phấn đấu không ngừng để trở nên những Linh mục thánh thiện phục vụ Chúa và giáo hội./.
Chương Trình Mừng Lễ Anrê Phú Yên-Ngày Hội của Giáo Lý Viên
LM. Giuse Trương Đình Hiền
14:31 23/07/2008
CHƯƠNG TRÌNH MỪNG LỄ ANRÊ PHÚ YÊN - NGÀY HỘI CỦA GIÁO LÝ VIÊN
26.07.2008
14.00: Tập họp – chia nhóm – chuẩn bị khai mạc
14.30: Khai mạc. Huấn từ Cha Hạt Trưởng. Trao sứ điệp.
15.00: Sinh hoạt. Hội thảo. Chuẩn bị hình thức đúc kết
16.00: Đúc kết.
17.00: Chuẩn bị Thánh Lễ. Tập hát cộng đồng.
17.30: Thánh Lễ
18.30: Cơm tối
19.30: Sinh hoạt chung. Diễn nguyện
20.30: Tĩnh nguyện. Nghi thức lên đường Bế mạc.
21.00: chia tay
NGHI THỨC KHAI MẠC
1. Giới thiệu thành phần tham dự
2. Đại diện Giáo lý viên chào mừng Quí khách…
3. Băng reo:
- Xướng (1): Giáo lý viên:
- Đáp (1): Sẵn sàng
- Xướng (2): Giáo lý viên:
- Đáp (2): Lên đường
- Xướng (3): Giáo lý viên:
- Đáp (3): Loan báo Tin mừng
4. Đồng diễn: Hành trang tuổi trẻ
5. Băng reo (a):
- Xướng (1): Giáo lý viên:
- Đáp (1): Hãy lấy
- Xướng (2): Giáo lý viên:
- Đáp (2): Tình yêu
- Xướng (3): Giáo lý viên:
- Đáp (3): Đáp trả tình yêu
5. Băng reo (b):
- Xướng (1): Giáo lý viên:
- Đáp (1): Hãy đem
- Xướng (2): Giáo lý viên:
- Đáp (2): Mạng sống
- Xướng (3): Giáo lý viên:
- Đáp (3): Báo đền mạng sống
6. Lời dẫn trước khi hát kinh Chúa Thánh Thần
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội đang cần những bạn trẻ sống thánh, những bạn trẻ quãng đại dấn thân trong việc loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, những bạn trẻ tích cực tham gia trong công tác mục vụ trong Giáo xứ, và nhất là những Giáo lý viên biết nhiệt tâm trong việc phục vụ lời Chúa. Chúng ta tha thiết nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Anrê Phú Yên, biến chúng ta thành những người hăng say phục vụ trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội, đặc biệt trên cánh đồng truyền giáo của Giáo hạt và giáo xứ thân yêu của chúng ta.
Hát: Xin Ngôi Ba Thiên Chúa....
7. Huấn từ của Cha. ... - Trao sứ điệp
__________
THÁNH LỄ KÍNH Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN:
PHẦN A/. NHẬP LỄ
NGHI THỨC TÔN VINH Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN
- Dẫn nhập đầu nghi thức:
Kính thưa cộng đoàn, đặc biệt, các bạn Giáo lý viên thân mến
Hôm nay, hoà chung niềm hân hoan sốt mến với muôn trái tim anh chị em tín hữu Việt Nam, với các giáo lý viên trên khắp Đất Việt, chúng ta long trọng cử hành Thánh Lễ mừng “Ngày Sinh Nhật trên trời lần thứ 364 năm của Á Thánh Anrê Phú Yên”.
Tâm tình đầu tiên của chúng ta trong Thánh Lễ nầy đó chính là tạ ơn Chúa. Bởi vì, Tử Đạo, trước hết là một hồng ân bao la của Thiên Chúa. Chính nhờ hồng ân nầy, đặc biệt, nhờ việc 117 Chứng Nhân Tử Đạo tại Việt Nam được tuyên phong Hiển Thánh năm 1988, và Thầy Giảng Anrê Phú Yên được tuyên phong Chân Phước năm 2000 trên bàn thờ của Giáo Hội, mà dân tộc Việt Nam, Hội Thánh Việt Nam được rạng rỡ vinh quang, và con cháu chúng ta hôm nay được dư tràn ân phúc.
Để cảm nhận sâu xa hồng ân đặc biệt nầy và đem vào hiện thực cuộc sống, chúng ta hãy nghe lời của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong Thánh lễ phong Á Thánh cho Thầy Giảng Anrê Phú Yên tại quảng trường thánh Phêrô ngày 05.03.2000:
Giữa những khó khăn các tín hữu Chúa Kitô phải hứng chịu, ngài đã là một nhân chứng trung kiên của Chúa Phục Sinh vì Ngài đã không ngừng loan truyền Tin Mừng cho anh em ngài trong hội thầy giảng “Nhà Chúa”. Vì tình yêu đối với Chúa, Ngài đã dùng sức lực để phục vụ Giáo Hội qua việc trợ lực cho các Linh mục trong sứ mệnh của họ. Ngài đã kiên trung đến dâng hiến máu đào để giữ nghĩa cùng Đấng mà Ngài đã dâng hiến tất cả. Những lời Ngài luôn lặp lại trên bước đường tiến đến nơi tử đạo là những lời đã hướng dẫn và soi sáng tất cả cuộc sống của Ngài: “ Chúng ta hãy lấy tình yêu đáp trả tình yêu của Chúa chúng ta, chúng ta hãy lấy mạng sống đáp trả mạng sống”.
“Do vậy trên 350 năm qua, những người công giáo Việt Nam không bao giờ quên Nhân Chứng Tin Mừng này, Vị Tử Đạo tiên khởi của quê hương họ. Họ đã tìm thấy nơi ngài đức tin kiên định và tình yêu quảng đại cho Đức Kitô và cho Giáo Hội của Ngài. Chớ gì ngày nay họ còn tiếp tục khám phá ra trong tấm gương của một người con đất Việt sức mạnh hướng dẫn người tín hữu về ơn gọi người Kitô hữu, trong việc trung thành với Giáo Hội và quê hương họ. Chân phước Anrê Phú Yên, vì sự nhiệt thành nồng cháy của ngài mà phúc âm được rao truyền, được ăn rễ sâu và được phát triển”
Các bạn Giáo lý viên thân mến, khi chúng ta chọn Á Thánh Anrê Phú Yên làm Bổn Mạng của chúng tà, đó chính là dịp để mỗi người chúng ta thêm lòng tôn kính, biết ơn và noi gương anh hùng của Vị Chứng Nhân tiên khởi, Người Giáo lý viên anh dũng, để tiếp bước Ngài trên con đường kiên vững đức tin và sẵn sàng làm chứng nhân cho Chúa Kitô giữa mọi gian lao thử thách. Giờ đây, xin kính mời cộng đoàn hiệp ý trong cử hành tôn vinh Vị Chân Phúc Tử Đạo tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam, người Giáo lý viên anh hùng, mẫu gương rạng rỡ của muôn thế hệ giáo lý viên Việt Nam.
- Rước Di Ảnh và Tóc Thánh – Hát Ca nhập lễ:
- Thứ tự đoàn rước:
§ Bình hương tay (1 nam).
§ Thánh giá đèn hầu (3 nam)
§ Nhang (6 nữ)
§ Tóc Thánh (1 nam)
§ Di Ảnh Á Thánh Anrê Phú Yên (2 nam)
§ Giúp lễ
§ Chủ tế.
- Một hồi chiêng trống dài.
- Hát Ca nhập lễ: Nhớ về tiên tổ Chứng Nhân
1. Cây có cội, nước có nguồn thì ta có tổ tiên. Hạt giống xưa nát mục ngày nào giờ đơm hoa kết trái tràn trào, gương anh hùng, gương trung thành ngàn năm không phai.
ĐK. Anrê Phú Yên, Tông đồ giáo dân, bao nhiêu năm qua gương anh hùng vẫn sáng lên. Con cháu giờ nầy xin theo bước chân Ngài mà yêu mến Chúa sắt son trung thành.
2. Ai khó nghèo, ai hiền lành và ai phải khóc than. Thì sẽ được ủi an ngọt ngào và sẽ ttiến đến quê hương trời. Ai bỏ mình vì Nước Trời nào đâu uổng công.
3. Cây Giáo phận ai góp phần làm nên cho xanh tươi. Những đắng cay gian lao tù đày, từng hy sinh thắm trải đường dài. Chịu khổ hình để viết trọn bài ca “Chứng Nhân”.
§ Cung bái Di tích Thánh lần 1: (Khi đến trước gian cung thánh, chỗ rước lễ, Thánh giá đèn hầu, bình hương lửa vào trong, toán Di Ảnh và Tóc Thánh tiến lên bao lơn cung thánh, quay xuống cộng đoàn, đoàn rước còn lại đứng thẳng hàng phía dưới.)
§ Lời dẫn: Lạy Á Thánh Anrê Phú Yên, gương hy sinh anh dũng của Ngài là chứng tá tuyệt vời về tình yêu Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội. Xin Ngài thương giúp anh chị em giáo lý viên chúng con hôm nay hăng hái, can đảm và bền tâm bước đi trên con đường Tin Cậy Mến. Chúng con xin kính dâng về Ngài tâm tình hiếu thảo mến yêu.
§ Đỗ 3 tiếng chiêng, 3 tiếng trống. Tất cả bái 1 bái.
§ Cung bái xương thánh lần 2: (Đặt Tóc Thánh và Di Ảnh trước bàn thờ. Đoàn rước dàn hàng ngang. Chủ tế tiến lên bỏ hương và xông hương, đoạn tiến về ghế Chủ tế. )
§ Lời dẫn: Lạy Á Thánh Anrê Phú Yên, Ngài chính là hạt lúa mì rơi xuống đất đã mục nát đi và hôm nay trỗ sinh muôn hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước nầy. Giờ đây, chúng con xin thành kính dâng lên Ngài những tâm tình tri ân cảm mến của bao anh chị em giáo lý viên chúng con.
§ Đọc Bài Vãn Á Thánh Anrê Phú Yên.
§ Bái hương (3 lần theo 3 lần chiêng trống).
- Kết thúc: Giờ đây, cộng đoàn chúng ta cùng hiệp dâng Thánh Lễ kính Á Thánh Anrê Phú Yên, Bổn Mạng các Giáo lý viên, Chứng Nhân Tử đạo tiên khởi của Hội Thánh Việt Nam.
- Đoàn rước đi xuống.
- Chủ tế làm dấu bắt đầu Thánh lễ.
PHẦN B/. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
- Đáp Ca: (Sách TN C trang 266)
Đáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và được Chúa lắng tai nghe.
- Allêluia: Allê-lu-ia, Allê-lu-ia. Phúc cho ai chịu thử thách. Vì khi đã được tinh luyện, người ấy sẽ lãnh triều thiên sự sống. Al-lê-lu (u-u-)-ia.
PHẦN C/. PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
- Dâng lễ vật:
1. Dâng Hương: Như Cha đã đón nhận lễ hy sinh của Chứng Nhân Anrê Phú Yên, thì hôm nay, xin Cha thương nhận lấy:
Hương thơm ngát trên đôi tay nhỏ bé
Những giọt hy sinh thảo kính mến yêu
Kính dâng Cha như Hy lễ ban chiều
Xin Cha đoái nhận, xin thương đừng chê bỏ.
§ 2 chiêng, một trống. Cung bái.
2. Dâng nến: Như Cha đã đón nhận niềm tin rực sáng với trái tim chan chứa tình nồng của Á Thánh Anrê Phú Yên, thì hôm nay xin Cha thương nhận lấy:
Đây nến sáng là niềm tin luôn toả rạng
Là những trái tim rực lửa yêu thương
Xin dâng Cha tuổi trẻ khắp muôn phương
Với khắc khoải, xuyến xao và trọn niềm phó thác.
§ 2 chiêng, một trống. Cung bái
3. Dâng hoa, quả: Như Cha đã đón nhận cuộc đời trung tín và đầy tình mến sắt son của Á Thánh Anrê PY, của lễ tuyệt vời của Giáo Hội Việt Nam, thì hôm nay, xin Cha thương nhận lấy:
Hoa thắm, trái thơm, nầy đoàn con dâng tiến.
Cuộc sống hôm nay, quá khứ lẫn tương lai.
Rực sáng tin yêu hay mõi mệt đường dài,
Xin kết lại như chút tình con thảo.
§ 2 chiêng, một trống. Cung bái.
4. Dâng bánh rượu: Như Cha đã đón nhận cuộc đời tươi trẻ anh hùng của Á Thánh Anrê Phú Yên, như tấm bánh thơm làm nên bởi những hy sinh và máu đào hy tế, giờ đây xin Cha thương nhận lấy:
Bánh với rượu đây hoa màu ruộng đất
Với mồ hôi lao nhọc của bàn tay
Dâng tiến Cha cuộc sống đã đong đầy
Bao nổi khổ niềm đau và vất vả.
§ 1 hồi chiêng, một trống ngắn. Cung bái.
CA DÂNG LỄ: NIỀM VUI BAO LA
1. Niềm vui bao la đoàn đân thánh hoan ca hợp dâng lên ngai Cha uy linh. Tấm bánh thơm ruộng đồng, trái nho hương ngọt nồng, đây hoa màu ruộng nương chúng con. Ngàn muôn lao lung, từng ngày tháng gian truân dệt bài ca khúc hát cao cung. Cúi xin Cha nhận về, đoái thương ban tràn trề muôn ân hồng trọn đời sống chúng con.
ĐK. Ngợi khen Cha uy linh, đoàn con xin dâng lên bánh rượu nồng, hoa trái ruộng đồng của chúng con. Ngàn lời ca du dương, hoà tâm tư yêu thương, cúi xin Cha khấng đoái thương vui nhận.
2. Giờ đây dâng lên hợp với những hy sinh trọn hồn xác kiếp sống hôm nay. Những nổi vui từng ngày với thương đau mệt nhoài trong chén rượu đời bao đắng cay.Đường mai tương lai dù vất vả chông gai, hình Thập Giá Can-vê không phai. Máu thắm loang đường dài sẽ đơm hoa một ngày cho gian trần niềm hạnh phúc tin yêu.
PHẦN D/. HIỆP LỄ – KẾT LỄ
§ Tôi thâm tín
1. Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần thiên phủ, dù hiện tại tương lai, hay quyền năng. Tôi thâm tín rằng dù mặc ai lên án, dù mặc ai vu cáo, dù là cho đén chết, chết tủi đau.
ĐK. Không có gì, không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô.
2. Tôi thâm tín rằng dù khó khăn bảo táp, dù khó nhọc cay đắng, dù trần truồng đói khát hay hiểm nguy. Tôi thâm tín rằng dù Người đã chẳng tha mà đã phó nộp luôn cả Người Con yêu dấu: Đức Giê-su.
§ Tình yêu đáp trả tình yêu (Xem trang 9)
Sau khi rước lễ đọc chung kinh Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN
Thân lạy Á Thánh Anrê,
Là Chứng nhân tiên khởi của Hội Thánh Việt Nam.
Xưa Người đã hiến trọn tuổi xuân và mạng sống,
Để đáp đền tình Chúa yêu thương,
Góp phần xây dựng Hội Thánh Việt Nam thưở ban sơ.
Là giáo lý viên nhiệt tình và quảng đại,
Không ngại gian nan rao giảng Tin Mừng.
Sau hết, Người đã lấy máu đào,
Minh chứng tình yêu son sắt
Dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh.
Nay trên thiên quốc,
xin người đoái thương nguyện giúp cầu thay,
cho quê hương Việt Nam rạng ngời Danh Chúa,
cho giáo dân Việt Nam biết mến Chúa yêu người,
cho các bạn trẻ Việt Nam nhiệt thành thánh thiện,
cho các giáo lý viên,
biết hết lòng phục vụ trong niềm tin yêu phó thác.
Thân lạy Á Thánh Anrê,
Xin cho mọi người chúng con,
Luôn ghi nhớ và thực hiện nguyện ước của Người:
Đem tình yêu đáp trả tình yêu,
Hiến dâng mạng sống báo đền mạng sống.
Quyết một lòng trung nghĩa với Chúa Giêsu,
Cho đến trọn đời. Amen
DIỄN NGUYỆN
1. Hành trang tuổi trẻ ( Đồng diễn)
Lời dẫn: Mở đầu chương trình của buổi diễn nguyện hôm nay,các bạn Giảng viên Giáo lý chúng con muốn bày tỏ niềm hân hoan vui mừng của chúng con trong ngày hội lớn, ngày mừng kính Chân phước Anrê Phú Yên, quan thầy của chúng con. Chúng con hãnh diện và vui sướng vì từ mãnh đất Mẹ Phú Yên thân yêu này đã trổ sinh bông hoa xinh đẹp, một tông đồ nhiệt thành trong sứ mệnh. Niềm vui này chúng con xin được diễn tả qua bài đồng diễn “ Hành trang tuổi trẻ như một lời mời gọi và cũng như một lời đáp trả của người trẻ của Phú yên hôm nay.
Đồng diễn: Hành trang tuổi trẻ
2. Nỗi lửa lên
Lời dẫn: Trong niềm vui hân hoan của ngày hội hôm nay. Kính mời các bạn, chúng ta cùng nối vòng tay lớn.Lạy chúa, giữa lòng xã hội hôm nay và trong lòng Giáo hội, chúng con biết rằng cần phải nối vòng tay lớn. Vòng tay người nối với người. Vòng tay người nối với tạo hóa. Chúng con muốn Giêsu đứng chung một vòng tròn với chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa lên cao. Xin cho chúng con biết thắp lên ngọn lửa yêu thương nhiệt thành như người trẻ Anrê Phú yên.
Nào, hãy nỗi lửa lên cho đời, nỗi lửa lên cho đậm tình người, cho quê hương được thắp sáng, cho giáo xứ được thêm tươi.
Hoạt vũ: Nỗi lửa lên
3. Một thoáng Anrê Phú yên
- Lời dẫn:
Anrê Phú yên, một Giáo lý viên nhiệt thành và hữu hiệu, một tâm hồn tông đồ mãnh liệt trong một thân xác mãnh khảnh nhỏ bé. Sinh trưởng trong một gia đình đạo đức, biết kính sợ Thiên Chúa, tại vùng đất gần xứ đạo Mằng lăng hôm nay. Năm 16 tuổi, Anrê được rửa tội và xin đi theo các giáo sĩ giúp việc truyền giáo. Anrê tỏ ra là một môn đệ xuất sắc nhất cả về trí tuệ lẫn nhân đức. Hồi này, thầy I-nha-xi-ô thủ lãnh đoàn thầy giảng thắng vẻ vang trong một cuộc tranh luận về tôn giáo với một vị sư sãi, người cưng quí của Bà Tống Thị, một phụ nữ gian manh, ác độc và cũng đầy quyền thế. Với một con người như thế, tất nhiên Tống Thị không thể tha thứ cho một đạo trưởng Giatô cả gan làm cho vị sư sãi của bà “mất mày mất mặt”.Bà căm thù trút hết giận dữ lên đầu thầy I-nha-xi-ô, để từ đó dẫn đến cái chết của Thầy Anrê Phú Yên.
- Diễn ( Nhạc)
- Hôm ấy, các thầy đi công tác giảng đạo nơi xa, chỉ có thầy Anrê xin ở lại nhà săn sóc các thầy đau yếu ( nhạc)
- Được lệnh ông nghè Bộ, lính đến nhà lục soát tìm thầy I-nha-xi-o (nhạc).
- nhưng không tìm được, quá tức giận, chúng đập phá nhà cửa ( nhạc)
- rồi trói Anrê dẫn đi. ( nhạc)
- Anrê bị điệu đến quan trấn, bị tố cáo là giáo dân và là thầy giảng, rồi chúng dẫn thầy vào ngục ( nhạc )
- Quan kêu án tử và ra lệnh thi hành án lập tức vào hôm ấy 26.07.1644 ( nhạc)
- Thầy vui vẻ lên đường” không khác nào như được mời đi dự tiệc cưới”
- Chiều hôm đó, 26.07.1644, trên đường ra pháp trường gò Xử, gàn Dinh Chiêm, Quảng Nam, tiếng thanh la ngân vang sầu thảm cả phố phường ( Nhạc). Anrê cổ mang gông đi giữa toán lính vũ trang giáo mác, lưởi đòng, mã tấu. Quân lính đi rất nhanh, thầy Anrê phải đi như chạy, dân chúng lương giáo đi theo rất đông như một đám rước( Nhạc sầu thảm )
Tới pháp trường, Thầy Anrê tự động quì xuống. ( nhạc ) Thầy quì gối sát đất ( nhạc) Hai tay chắp trước ngực, mắt ngước lên trời (Nhạc nhẹ, thanh thoát)
- Quân lính tháo gông ở cổ thầy ra, rồi lấy thừng cột ngang người.(nhạc)
Biết đã đến giây phút cuối cùng, Thầy Anrê quay lại phía giáo dân từ biệt lần sau hết: “Hỡi anh em, chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời” ( nhạc)
Lý hình tiến đến sau lưng, đâm một lưỡi giáo vào khoảng giữa hai bả vai, xuyên ra trước ngực. ( nhạc)
Thầy quay mặt nhìn mọi người như từ biệt ( nhạc)
Thầy lại ngữa mặt nhìn trời, miệng không ngớt kêu Giêsu, Maria.
Rút giáo ra( nhạc), tên lính đâm nhát thứ hai ( nhạc), rồi nhát thứ ba.( nhạc)
Thầy Anrê vẫn quì ngay ngắn( nhạc)
Một tên lính khác vung đao chém mạnh vào cổ ( nhạc)
Rồi một nhát nữa, đầu đứt rơi về bên phải.( nhạc)
Thanh âm cuối cùng thoát ra từ cổ họng là “Giêsu”.Rồi xác ngã xuống đất. Chiều tối 26.07.1644.
(Cộng đoàn hát Đây bài ca ngàn trùng )
Lời dẫn:
Thầy Anrê Phú Yên, tên gọi trần gian của Thầy người ta không ghi, tên gọi gia nhập đạo trời gắn liền với tên gọi xứ sở quê hương thì vẫn tồn tại mãi mãi với đạo trời, với quê hương: Anrê Phú Yên.
Cuộc đời theo Chúa của Thầy gắn liền với việc phục vụ Hội Thánh, âm thầm đem lại bình an và niềm vui cho những người chưa biết Chúa. Thầy quả thật là giáo lý viên tiền phong của muôn thế hệ giáo lý viên Việt nam. Anh chị giáo lý viên chúng ta hôm nay đang tiếp tục công việc của Thầy.
Thầy Anrê Phú Yên được Giáo Hội tuyên phong Chân Phước vào ngày 05.03.2000, Năm Thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của Chúa Giêsu.
Chân Phước Anrê Phú yên xứng đáng là vị chứng nhân tiên khởi của Giáo hội Việt Nam, Vị Thánh trẻ anh hùng đã:
“ Sống: chứng nhân tình yêu
“ Chết: lễ dâng toàn thiêu
4. Tôn vinh Á Thánh Anrê Phú yên ( Sơn Ca Linh)
- Lời dẫn
Ôi Anrê Phú yên, hạt lúa mì đã gieo xuống,
Đất Điện Bàn chưa có màu mở chi,
Bốn thế kỷ sau, mùa màng khắp nơi vàng thơm bát ngát.
Ôi Anrê Phú Yên,
Tôn vinh ngài chúng con ca hát,
Tạ ơn Chúa Ba Ngôi,
Đến muôn thuở muôn đời.
( Xuân ly Băng)
- Đồng diễn bài “Tôn vinh Á Thánh Anrê Phú Yên”
5. Anrê Phú Yên bất diệt: Có những trái tim
- Lời dẫn:
Anrê Phú yên, tôi nhớ đến anh, một người trẻ gắn liền việc theo Chúa với việc phục vụ Hội Thánh. Tôi nhớ đến anh, một thiếu niên thôn quê ít học, ngây ngô, nhưng anh có rất nhiều để đóng góp: vì ngay cả một ngọn đèn dầu dưới một mái tranh cũng có thể dẫn đường cho lữ khách. Tôi nhớ đến anh, ngay hôm bị bắt, không đi làm tông đồ, nhưng ở nhà chăm sóc mấy thầy giảng bị bệnh: Anh như một đóa hoa mười giờ, mọc đâu cũng được, ai hái cũng được. Trong chương trình cứu độ bao trùm cả không gian và thời gian, mỗi người chỉ đóng một vai trò rất nhỏ. Tôi nhớ đến anh, người thắp lên một ngọn đèn, làm một tia sáng, một hạt muối để mặt đất tươi đẹp đáng sống hơn. Một rừng cây ngày đêm lớn lên mà không gây một tiếng động nhỏ. Tôi nhớ đến anh một người trẻ, vui khi bị bắt, bị kết án và bị hành hình.
Đức Kitô phục sinh: đó là hy vọng duy nhất của anh. Anh trở thành chứng nhân của niềm hy vọng. Anh đã đi vào trong ký ức ngàn đời của Hội Thánh Việt Nam. Tình yêu đáp trả tình yêu
Đơn ca có phụ hòa đồng diễn: Bất diệt
6. Hoạt vũ lên đường
v Lời dẫn: Anrê Phú Yên đã để lại cho chúng ta, những người bạn trẻ, niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, và lòng nhiệt thành dấn thân cho Nước Trời. Còn chần chừ gì nữa các bạn, chúng ta cùng nắm tay nhau lên đường theo bước chân của biết bao người đã hăng say loan báo Tin Mừng cho trần thế.
- Hoạt vũ: Lên đường
7. Hãy thắp sáng lên
- Lời dẫn: Anrê Phú Yên, ngài là khuôn mặt phù hợp với giới trẻ Việt Nam trên con đường thánh thiện ngày nay. Một vị thánh say mê chiêm niệm và cầu nguyện. Một thầy giảng lắng nghe lời Chúa, đem ra thực hành và giúp người khác thực hành với cương vị là thầy dạy Giáo lý.
Á Thánh Anrê Phú Yên đã để lại cho chúng ta cách thức sống niềm tin, lòng quảng đại và tinh thần trách nhiệm. Xin cho các bạn trẻ giáo lý viên biết sống theo phương châm của người là: “ lấy tình yêu đáp trả tình yêu. Đem mạmg sống đáp đền mạng sống. Yêu cho đến hết hơi, yêu cho đến trọn đời”.
Hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên, hỡi những người bạn trẻ. Cho quê hương, cho Giáo phận, Giáo xứ sáng niềm tin. Cuộc đời hôm nay còn bao nhiêu tăm tối. Thắp lên đi, thắp sáng lên sưởi ấm mãi tình người.
Đồng diễn: Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên
8. Giây phút tĩnh nguyện:
Trong giây phút trầm lặng, chúng ta cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa vì sự hy sinh của chân Phước Anrê Phú yên. Nhờ ơn Chúa, Anrê Phú yên đã hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa, lấy tình yêu đáp trả tình yêu và nêu gương cho chúng ta, những người trẻ đang dấn bước theo chúa Giêsu như ngài. Ngài đã sống phúc thật của Chúa khi “chịu bách hại vì lẽ công chính, và Chúa đã ban thưởng nước trời cho Ngài”. Chúng ta cùng sốt sắng cầu nguyện trong giây phút tĩnh nguyện này.
Hát: Xin cho con biết lắng nghe
9. Phút suy niệm:
- Tin Mừng Ga 15,13: “ Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu”
- Yên lặng một lát sau đó hát: “Lời Ngài là sức sống của con, Lời Ngài là ánh sáng đời con...”
- Chúng ta cùng lắng nghe lời chứng của Anrê Phú Yên
“ Hỡi anh chị em, đối với Chúa Giêsu rất yêu dấu, chúng ta hãy lấy trình yêu mà đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết và đau khổ vì chúng ta. Chúng ta hãy lấy sự sống mà đáp lại sự sống”. ( Thinh lặng 1 phút sau đó hát: Hãy lấy tình yêu...)
- Tin Mừng Ga 15,19: “ Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em”
- (Yên lặng 1 lát rồi hát: Lời Ngài là sức sống của con, Lời Ngài là ánh sáng đời con...)
- Chúng ta cùng lắng nghe lời chứng của Anrê Phú Yên:
“Các anh chị đã thấy rõ tôi đây bị bắt và sắp phải chết, chẵng phải vì ăn cướp, giết người hay làm thiệt hại gì ai, mà chỉ vì tôi đã nhìn nhận Chúa tể trời đất và Con Một Người xuống thế chịu chết chuộc tội cho chúng ta.Thế mà người ta lại muốn tôi phạm đến Người. Mọi sự chúng ta có đều do nơi người. Tôi chẳng sợ bất cứ hình phạt nào người ta bắt tôi phải chịu, tôi chỉ sợ lửa hỏa ngục đời đời, là hình phạt dành cho kẻ không tin thờ Thiên Chúa. Anh chị em hãy coi chừng, đừng từ chối ơn Chúa Trời ban, phải liệu sao cho khỏi phạt đời đời”
Hát: Không có gì, không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô ( 3 lần )
- Tin mừng Ga 15, 16: “ Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và đã cắt cử anh em, để anh em ra đi, sinh được hoa trái và hoa trái anh em tồn tại”
- (Thinh lặng một lát rồi hát: “Lời Ngài là sức sống của con, Lời Ngài là ánh sáng đời con...”
- Lời chứng của Anrê Phú yên: “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời”
- Hát: Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hãy đem mạng sống báo đền mạng sống. Anh chị em ơi, thủy chung một lòng, ta giữ nghĩa cùng chúa Giêsu. Cho đến hết hơi, cho đến trọn đời, ta giữ nghĩa cùng Chúa Giêsu.
1. Anrê Phú yên xin Người gửi đến đuốc thiêng, rạng soi dẫn lối muôn lớp lớp dân lạc loài. Để cho danh Chúa nhuộm thắm quê hương việt Nam. Cho hết mọi người nhận biết Chúa Cha trên trời.
2. Anrê Phú Yên, xin cầu cho Giáo lý viên, niềm tin rực sáng mau mắn dấn thân phục vụ. Để nên nhân chứng thắp lửa tin yêu bừng cháy. Sưởi ấm tình người, sưởi ấm mãi quê hương này.
10. Nghi thức lên đường
Lời dẫn: Các bạn thân mến,
Nến sáng mà các bạn đang cầm trên tay, nhắc nhớ mỗi người chúng ta có bổn phận sống chứng nhân cho Tin Mừng, sống cho tình yêu.
Hãy đi trong ánh sáng, hãy bước trong ánh sáng, để trở nên con cái của sự sáng.
Hát: Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa.
ÐK: Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa. Thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời.
1. Ðể con hân hoan đem tin yêu đi về muôn lối, tựa như mưa tuôn, mưa hồng ân Chúa trên trần đời.
2. Ðể con say mê tim reo vang rộn ràng đi tới, niềm tin cao dâng, ôi niềm tin thánh ân tuyệt vời.
3. Trần gian hôm nay ôi bao nhiêu mây mờ giăng lối, tựa như cơn mê tâm hồn con quá xa tình Người.
Cha chủ sự tuyên rao sứ điệp lên đường
1. Các bạn giáo lý viên thân mến, các bạn được mời gọi cộng tác làm việc trong cánh đồng của Giáo xứ. Các bạn hãy không ngừng noi gương Á thánh Anrê Phú Yên, tìm kiếm gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, qua việc chuyên chăm cầu nguyện và Bí Tích Thánh Thể, để Người đổi mới các bạn, biến các bạn thành những Giáo lý viên đầy nhiệt huyết cho cánh đồng truyền giáo hôm nay.
Đáp: vì con muốn là men, muốn là muối....
2. Các bạn hãy lên đường, hãy luôn yêu mến Hội Thánh và ý thức trách nhiệm của mình, qua việc quãng đại phục vụ Giáo xứ trong sứ mệnh đã lãnh nhận. Biến Giáo xứ thành một cộng đoàn bác ái yêu thương.
Đáp: Vì con muốn là men, muốn là muối....
3.Với niềm tin mạnh mẽ vào Đức Giêsu Kitô Phục sinh, tôi ban phép lành cho các bạn và cho tất cả những người đang hiện diện, để chúng ta ra đi, làm chứng và loan báo Tin Mừng bằng tất cả đời sống chúng ta.
Đáp: Vì con muốn là men, muốn là muối....
(Sau đó cộng đoàn đọc chung kinh người trẻ)
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã sống tuổi trẻ như chúng con
Và đã gọi ngay nhiều người trẻ đến với Chúa.
Khi Chúa vào đời,
Chúa đã cùng họ rảo hết các xóm làng,
Trèo lên những ngọn núi cao,
Nhiều lần gặp sóng gió trên biển hồ.
Chúa dạy họ cầu nguyện,
Để đón nhận mạc khải của Chúa Cha.
Và sai họ đem bình an đến cho mọi nhà.
Rồi tuôn đổ Thánh Thần xuống trên họ.
Chúa sai nhóm trẻ đi xây dựng Giáo Hội và thế giới mới,
Trên nền tảng Tin Mừng và tình yêu của Chúa.
Xin cho người trẻ chúng con hôm nay,
Biết đón nhận ánh mắt yêu thương của Chúa,
Bảo nhau đến với Chúa,
Và trở thành môn đệ Chúa yêu.
Xin thuật lại cho chúng con các dụ ngôn về người trẻ,
Để chúng con không bỏ nhà,
Khiến cha già phải nhớ thương.
Nhưng chúng con phải sử dụng tài năng,
Với tinh thần tỉnh thức và khôn ngoan.
Xin đào tạo chúng con,
Như nhóm trẻ ban đầu của Chúa,
Để các đôi bạn trẻ
Luôn hân hoan vì rượu mới Chúa ban.
Và để nhiều người trẻ khác
Tiếp tục sứ mạng cứu thế.
Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Hầu nhiều người được sống
Và được sống dồi dào. Amen.
( Linh mục chủ sự ban phép lành)
Hát: Thần Khí Chúa đã sai tôi đi....
Mở nhạc bài: Gieo bước hành trình
Giới Trẻ Thuận Nghĩa - Tự hào và trăn trở
Yên Hòa
19:02 23/07/2008
GIỚI TRẺ THUẬN NGHĨA – TỰ HÀO VÀ TRĂN TRỞ
Thuận Nghĩa, giáo hạt địa đầu phía bắc của giáo phận Vinh, gồm 16 giáo xứ, trải dài trên hai huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn, với 55.365 giáo dân, trong đó có 21.827 đang ở độ tuổi học trò - thế hệ trẻ của Giáo hạt (theo thống kê tất niên 2007). Đây là một vùng đất nghèo, kinh tế chủ yếu là độc canh nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Dẫu vậy, tiếp bước những trang sử hiến hách của cha ông, Giới trẻ Thuận Nghĩa hôm nay đã làm được rất nhiều điều đáng tự hào.
Giáo hạt Thuận Nghĩa nằm trong lòng huyện Quỳnh Lưu, vùng đất mà theo thuyết phong thuỷ là “địa linh nhân kiệt”, chẳng phải thế mà từ lâu trong dân gian đã truyền tụng câu ca: “Bắc Hà, Hành Thiện, Hoan Diện, Quỳnh Đôi” như những dẫn chứng về truyền thống hiếu học của đất làng Quỳnh.
Mang trong mình truyền thống hiếu học, dân chúng nơi đây dù có phải mò cua bắt ốc đi nữa thì nhiều gia đình vẫn cố gắng cho con theo đòi nghiên bút “ăn mày lấy dăm ba chữ thánh hiền”, bởi vậy mà ngay từ xa xưa Quỳnh Lưu đã xuất hiện không ít nhân tài. Chỉ tính riêng làng Quỳnh Đôi, từ thời phong kiến đã có bao người đỗ đầu các khoa thi, và hiện nay ước tính làng có 500 người tốt nghiệp đại học, hàng chục giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ quốc tế.
Về văn học, đất Quynh cũng có nhiều người nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Hồ Sĩ Đông. ..
Về tôn giáo - lịch sử, giáo hạt thuận Nghĩa đã trải qua một lịch sử đầy bi hùng nhưng cũng rất hào hùng. Trong những thời kỳ đó, đã nẩy sinh nhiều chứng nhân của đức Tin, làm nên những trang sử vẻ vang, quật cường, như Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, Cha Giacôbê Nguyễn Danh Thông (tử đạo 1860), Cha Tađêô Lạng ( tử đạo 19-7-1861) và Cha Phêrô Nguyễn Đình Trúc (tử đạo 1862)... Hiện nay Giáo hạt đã có hàng trăm linh mục, hàng ngàn tu sĩ nam nữ. Ngoài ra, Thuận Nghĩa còn là cái nôi ươm trồng những mầm non ơn gọi đầy thánh thiện và những chứng nhân đức tin kiên cường cho giáo phận.
Từ lâu, Thuận Nghĩa là một trong những Giáo hạt luôn dẫn đầu địa phận về các phong trào, sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là của giới trẻ. Nhờ các chủ chăn năng động và đầy nhiệt huyết dẫn dắt, nhiều đoàn thể đã được ra đời nhằm cố kết niềm tin, nuôi dưỡng đời sống đạo cho giáo dân như: Hội Đoàn Thánh Tâm, Legio Marie, Phan Sinh Tại thế, Đoàn con cái Đức Mẹ, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới Trẻ Phan Sinh,... Mặt khác, phong trào học giáo lý của giáo hat cũng rất được chú trọng, đề cao và đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Giáo hạt đã từng tổ chức được các khoá học giáo lý cơ bản, các nhóm chia sẻ lời Chúa hàng tuần, tổ chức thành công các kỳ thi giáo lý cấp giáo xứ, cấp giáo hạt. .. Một điều đáng tự hào nữa là kể từ 13 năm trở lại đây giáo hạt Thuận Nghĩa luôn đạt những thứ hạng cao trong các cuộc thi ở cấp giáo phận.
Bên cạnh đó, Giới trẻ Thuận Nghĩa cũng đã tổ chức được rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như: tổ chức các trại hè giới trẻ (qua đó các bạn trẻ được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi và nâng đỡ nhau trong đời sống đức Tin), tổ chức các cuộc thăm người nghèo, viếng những bệnh nhân phong cùi (Quỳnh Lập...), thăm trại trẻ mồ côi (Xã Đoài...)... Đó là những nghĩa cử cao đẹp an ủi và sẻ chia với những thân phận khó nghèo, bất hạnh, giúp họ vui sống tinh thần thanh bần và nhân ái của Tin Mừng, nâng đỡ họ trên con đường về Quê Trời đầy vất vả.
Đặc biệt năm 2006, năm Giới trẻ giáo phận Vinh, Cây Thánh Giá được rước luân lưu đến các giáo xứ, đại hội giới trẻ cấp giáo hạt, cấp giáo phận được tổ chức..., những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến đời sống đức Tin của các bạn trẻ, đánh thức và bồi bổ thêm những ước mơ, lý tưởng cao đẹp về cuộc sống có ích cho xã hội và cho Hội Thánh.
Với truyền thống hiếu học sẵn có, bà con giáo dân rất hưởng ứng các hội khuyến học mà giáo xứ tổ chức: các bậc phụ huynh dù cuộc sống còn nghèo đói nhưng vẫn luôn động viên và tạo điều kiện cho con cái học hành, nhờ vậy phong trào học tập được nâng cao. Nhiều giáo xứ cũng tổ chức các khóa học bồi dưỡng cho Giới trẻ về văn hóa, nhạc lý, tin học, ngoại ngữ... như giáo xứ Song Ngọc, Thuận Nghĩa, Cầm Trường... nên nhiều ngươi con của giáo hạt đã tiếp bước cha ông, ghi tên tuổi vào những bảng vàng học vấn. Con số 600 sinh viên ở các trường đại học & cao đẳng, 300 nam tu và 800 nữ tu nói lên điều đó. Mặt khác, đối với những bạn trẻ do điều kiện không thể tiếp tục con đường học tập thì các giáo xứ cũng đã cố gắng mở các lớp dạy nghề như: may, thêu, đan, làm hộp quẹt, chăn nuôi... (giáo xứ Thanh Dạ, Cồn Cả, Yên Hòa...), nhằm giải quyết những khó khăn về việc làm, cải thiện đời sống dân nghèo. Có thể nói đây là một hoạt động rất thiết thực và đầy ý nghĩa không chỉ giúp giáo dân có điều kiện sống “đẹp Đạo” mà còn sống “tốt đời”. Vì thế, hiện nay các giáo xứ trong giáo hạt đang cố gắng phát huy và mở rộng hơn nữa hoạt động này. Cho nên, sự giúp đỡ của xã hội, các quý ân nhân và sự quan tâm của giáo phận là điều hết sức quý báu và cần thiết.
Có thể nói các nền tảng sinh hoạt trên đã đọng lại trong từng người trẻ hạt Thuận Nghĩa, nên cho dù vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người phải rời xa quê hương, rời xa luỹ tre làng thân thuộc để đi làm ăn hay đi học nơi đất khách quê người (con số này lên tới 4.000 bạn trẻ), thì các bạn vẫn duy trì được các sinh hoạt hàng tuần ở các nhóm, như đã từng tổ chức ở giáo xứ (chẳng hạn như tham gia nhóm sinh viên công giáo Giáo phận Vinh tại Hà Nội, tại Huế, các nhóm chia sẻ Lời Chúa ở Sài Gòn, Bình Dương, Hải Phòng...), và luôn cố gắng giữ mối liên lac với giới trẻ ở quê nhà. Nhiều bạn trẻ đi xa đã chăm chỉ làm việc, học tập, tích luỹ vật chất, của cải. .. để gửi về giúp đỡ quê hương xây dựng cơ sở vật chất và tạo điều kiện để các em ở nhà có thể tiếp tục sự nghiệp học hành cho một tương lai tươi sáng hơn. Có thể nói dù ở đâu, dù làm gì các bạn trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa cũng luôn ý thức: không đặt vấn đề Đất Nước, Giáo Hội đã làm gì cho mình, mà luôn tự hỏi giới trẻ phải làm gì cho xã hội, cho Tổ quốc, cho Hội Thánh?
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh, Giới trẻ hạt Thuận Nghiã cũng không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn nhất thời.
Hạt Thuận Nghĩa cũng như nhiều xứ sở miền Trung khác, đời sống nhân dân còn rất nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế vẫn là độc canh nông nghiệp trong cái khắc nghiệt của thiên nhiên, cho nên nhiều gia đình lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, thu nhập hàng ngày ở dưới mức trung bình, không đủ trang trải, chi phí cho cuộc sống và lo cho con cái học hành, dẫn đến một số bạn trẻ đã không cưỡng lại được sức cám dỗ hấp dẫn của đồng tiền, của vật chất đã ra đi, bị lợi dụng, rơi vào các tệ nạn xã hội, trượt dài trên con đường không lối thoát và đánh mất chính mình.
Cũng vì hoàn cảnh kinh tế như vậy nên đội ngũ giáo lý viên ở các xứ đạo còn thiếu về số lượng cũng như yếu chất lượng. Vì ít kinh nghiệm và nghiệp vụ còn chưa cao, nên dù đã có nhiều cố gắng nhưng trình độ học vấn của số đông học sinh vẫn còn đang thấp kém. Ngoài ra những khó khăn không thể không kể đến là do hoàn cảnh nghèo nàn, môi trường lạc hậu, thiếu thốn sách vở, tài liệu, phương tiện kỹ thuật, đã hạn chế cơ hội học hỏi giao lưu cũng như giao tiếp rộng rãi với thông tin toàn xã hội của các em.
Một khó khăn cũng cần phải nhắc tới nữa là hiện nay do ít người đảm đương được công việc của giáo họ, giáo xứ, nên các linh mục rơi vào tình trạng quá tải trong việc mục vụ, nhiều lúc không đủ sức quan tâm, quản lý và đồng hành được với giới trẻ hay các hội đoàn. Bên cạnh đó, sự thiếu đông đều, đồng bộ trong các sinh hoạt giữa các giáo xứ cũng là một khó khăn, hạn chế không nhỏ.
Giới trẻ là tương lai, là hy vọng của Giáo hội, giới trẻ hôm nay có tốt thì Giáo hội tương lai mới được bảo toàn và vững chắc. Ý thức được điều đó, Giáo hội, qua các triều đại Giáo hoàng cũng đã có những quan tâm đặc biệt đến các bạn trẻ, thể hiện qua giáo huấn của các ngài trong các Đại hội Giới trẻ Thế giới. Chính Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đã từng nhăn nhủ: “Các con, hỡi những bạn trẻ của cha, các con được giáo phó một sứ vụ hết sức đặc biệt của việc làm chứng tá cho đức tin thời nay và cam kết mang Phúc âm của Chúa Kitô vào thiên niên kỷ thứ 3 của Kitô Giáo để xây dựng một nền văn minh tình thương” (ĐHGTTG 20), và lời kêu gọi của Thư chung HHĐGM VN 2007: “Giáo dục hôm nay, Giáo hội và xã hội ngay mai”. Trong tinh thần chung đó của Giáo hội hoàn vũ cũng như Giáo hội Việt Nam, giáo hạt Thuận Nghĩa cũng đã có những đặc cách, những mối lưu tâm đặc biệt đến giới trẻ của mình như đã lưu trên. Tuy nhiên một xã hội phát triển là một xã hội không ngừng đổi mới, một cộng đồng Công giáo phát triển là một cộng đồng không ngừng hoàn thiện mình. ..Giáo hạt Thuận Nghĩa cũng như nhiều giáo hạt khác cần có những phương hướng để khắc phục những khuyết điểm và phát huy những mặt mạnh, tiếp tục hoàn thành những gì chưa làm được: các vị chủ chăn phải không ngừng hoàn thiện mình về mặt trí thức, năng động và nhiệt huyết để nắm bắt được thời cuộc, nhất là cố gắng đồng hành với giáo dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng, xứng đáng là người cha tâm linh, hướng đạo cho con chiên của mình, giúp họ tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống. Đặc biệt, trong thời đại xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, ngoài những mặt tốt, văn minh thì vẫn còn đó đầy cám dỗ, hiểm nguy. Người trẻ rất dễ mất phương hướng trong cuộc sống nếu không được định hướng đúng, bởi vậy rất cần sự đồng thuận giữa các đấng bậc, nhằm tạo những sân chơi lành mạnh cho giới trẻ, giúp các bạn tránh được các tệ nạn xã hội (chẳng hạn tổ chức các đại hội giới trẻ trong giáo xứ, giáo hạt, động viên các em học giáo lý đầy đủ, tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng tấm lòng nhân ái như thăm nghèo hỏi khổ, làm từ thiện chăm sóc bệnh nhân...). Giáo hạt cũng cố gắng động viên những người con có điều kiện giúp đỡ cho quê hương, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ giáo lý viên, của các giáo viên văn hoá và dạy nghề, nêu cao tinh thần học tập của con em giáo dân. Đó cũng là con đường để truyền giáo, để xây dựng Giáo hội, “để danh Chúa được cao rao tôn vinh, chúc tụng và ngợi khen lẫy lừng trên khắp địa cầu và đến muôn đời”.
Yên Hòa – Hoàng Mai 29-6-2008
Thuận Nghĩa, giáo hạt địa đầu phía bắc của giáo phận Vinh, gồm 16 giáo xứ, trải dài trên hai huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn, với 55.365 giáo dân, trong đó có 21.827 đang ở độ tuổi học trò - thế hệ trẻ của Giáo hạt (theo thống kê tất niên 2007). Đây là một vùng đất nghèo, kinh tế chủ yếu là độc canh nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Dẫu vậy, tiếp bước những trang sử hiến hách của cha ông, Giới trẻ Thuận Nghĩa hôm nay đã làm được rất nhiều điều đáng tự hào.
Giáo hạt Thuận Nghĩa nằm trong lòng huyện Quỳnh Lưu, vùng đất mà theo thuyết phong thuỷ là “địa linh nhân kiệt”, chẳng phải thế mà từ lâu trong dân gian đã truyền tụng câu ca: “Bắc Hà, Hành Thiện, Hoan Diện, Quỳnh Đôi” như những dẫn chứng về truyền thống hiếu học của đất làng Quỳnh.
Mang trong mình truyền thống hiếu học, dân chúng nơi đây dù có phải mò cua bắt ốc đi nữa thì nhiều gia đình vẫn cố gắng cho con theo đòi nghiên bút “ăn mày lấy dăm ba chữ thánh hiền”, bởi vậy mà ngay từ xa xưa Quỳnh Lưu đã xuất hiện không ít nhân tài. Chỉ tính riêng làng Quỳnh Đôi, từ thời phong kiến đã có bao người đỗ đầu các khoa thi, và hiện nay ước tính làng có 500 người tốt nghiệp đại học, hàng chục giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ quốc tế.
Về văn học, đất Quynh cũng có nhiều người nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Hồ Sĩ Đông. ..
Về tôn giáo - lịch sử, giáo hạt thuận Nghĩa đã trải qua một lịch sử đầy bi hùng nhưng cũng rất hào hùng. Trong những thời kỳ đó, đã nẩy sinh nhiều chứng nhân của đức Tin, làm nên những trang sử vẻ vang, quật cường, như Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, Cha Giacôbê Nguyễn Danh Thông (tử đạo 1860), Cha Tađêô Lạng ( tử đạo 19-7-1861) và Cha Phêrô Nguyễn Đình Trúc (tử đạo 1862)... Hiện nay Giáo hạt đã có hàng trăm linh mục, hàng ngàn tu sĩ nam nữ. Ngoài ra, Thuận Nghĩa còn là cái nôi ươm trồng những mầm non ơn gọi đầy thánh thiện và những chứng nhân đức tin kiên cường cho giáo phận.
Từ lâu, Thuận Nghĩa là một trong những Giáo hạt luôn dẫn đầu địa phận về các phong trào, sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là của giới trẻ. Nhờ các chủ chăn năng động và đầy nhiệt huyết dẫn dắt, nhiều đoàn thể đã được ra đời nhằm cố kết niềm tin, nuôi dưỡng đời sống đạo cho giáo dân như: Hội Đoàn Thánh Tâm, Legio Marie, Phan Sinh Tại thế, Đoàn con cái Đức Mẹ, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Giới Trẻ Phan Sinh,... Mặt khác, phong trào học giáo lý của giáo hat cũng rất được chú trọng, đề cao và đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Giáo hạt đã từng tổ chức được các khoá học giáo lý cơ bản, các nhóm chia sẻ lời Chúa hàng tuần, tổ chức thành công các kỳ thi giáo lý cấp giáo xứ, cấp giáo hạt. .. Một điều đáng tự hào nữa là kể từ 13 năm trở lại đây giáo hạt Thuận Nghĩa luôn đạt những thứ hạng cao trong các cuộc thi ở cấp giáo phận.
Bên cạnh đó, Giới trẻ Thuận Nghĩa cũng đã tổ chức được rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như: tổ chức các trại hè giới trẻ (qua đó các bạn trẻ được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi và nâng đỡ nhau trong đời sống đức Tin), tổ chức các cuộc thăm người nghèo, viếng những bệnh nhân phong cùi (Quỳnh Lập...), thăm trại trẻ mồ côi (Xã Đoài...)... Đó là những nghĩa cử cao đẹp an ủi và sẻ chia với những thân phận khó nghèo, bất hạnh, giúp họ vui sống tinh thần thanh bần và nhân ái của Tin Mừng, nâng đỡ họ trên con đường về Quê Trời đầy vất vả.
Đặc biệt năm 2006, năm Giới trẻ giáo phận Vinh, Cây Thánh Giá được rước luân lưu đến các giáo xứ, đại hội giới trẻ cấp giáo hạt, cấp giáo phận được tổ chức..., những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến đời sống đức Tin của các bạn trẻ, đánh thức và bồi bổ thêm những ước mơ, lý tưởng cao đẹp về cuộc sống có ích cho xã hội và cho Hội Thánh.
Với truyền thống hiếu học sẵn có, bà con giáo dân rất hưởng ứng các hội khuyến học mà giáo xứ tổ chức: các bậc phụ huynh dù cuộc sống còn nghèo đói nhưng vẫn luôn động viên và tạo điều kiện cho con cái học hành, nhờ vậy phong trào học tập được nâng cao. Nhiều giáo xứ cũng tổ chức các khóa học bồi dưỡng cho Giới trẻ về văn hóa, nhạc lý, tin học, ngoại ngữ... như giáo xứ Song Ngọc, Thuận Nghĩa, Cầm Trường... nên nhiều ngươi con của giáo hạt đã tiếp bước cha ông, ghi tên tuổi vào những bảng vàng học vấn. Con số 600 sinh viên ở các trường đại học & cao đẳng, 300 nam tu và 800 nữ tu nói lên điều đó. Mặt khác, đối với những bạn trẻ do điều kiện không thể tiếp tục con đường học tập thì các giáo xứ cũng đã cố gắng mở các lớp dạy nghề như: may, thêu, đan, làm hộp quẹt, chăn nuôi... (giáo xứ Thanh Dạ, Cồn Cả, Yên Hòa...), nhằm giải quyết những khó khăn về việc làm, cải thiện đời sống dân nghèo. Có thể nói đây là một hoạt động rất thiết thực và đầy ý nghĩa không chỉ giúp giáo dân có điều kiện sống “đẹp Đạo” mà còn sống “tốt đời”. Vì thế, hiện nay các giáo xứ trong giáo hạt đang cố gắng phát huy và mở rộng hơn nữa hoạt động này. Cho nên, sự giúp đỡ của xã hội, các quý ân nhân và sự quan tâm của giáo phận là điều hết sức quý báu và cần thiết.
Có thể nói các nền tảng sinh hoạt trên đã đọng lại trong từng người trẻ hạt Thuận Nghĩa, nên cho dù vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người phải rời xa quê hương, rời xa luỹ tre làng thân thuộc để đi làm ăn hay đi học nơi đất khách quê người (con số này lên tới 4.000 bạn trẻ), thì các bạn vẫn duy trì được các sinh hoạt hàng tuần ở các nhóm, như đã từng tổ chức ở giáo xứ (chẳng hạn như tham gia nhóm sinh viên công giáo Giáo phận Vinh tại Hà Nội, tại Huế, các nhóm chia sẻ Lời Chúa ở Sài Gòn, Bình Dương, Hải Phòng...), và luôn cố gắng giữ mối liên lac với giới trẻ ở quê nhà. Nhiều bạn trẻ đi xa đã chăm chỉ làm việc, học tập, tích luỹ vật chất, của cải. .. để gửi về giúp đỡ quê hương xây dựng cơ sở vật chất và tạo điều kiện để các em ở nhà có thể tiếp tục sự nghiệp học hành cho một tương lai tươi sáng hơn. Có thể nói dù ở đâu, dù làm gì các bạn trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa cũng luôn ý thức: không đặt vấn đề Đất Nước, Giáo Hội đã làm gì cho mình, mà luôn tự hỏi giới trẻ phải làm gì cho xã hội, cho Tổ quốc, cho Hội Thánh?
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh, Giới trẻ hạt Thuận Nghiã cũng không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn nhất thời.
Hạt Thuận Nghĩa cũng như nhiều xứ sở miền Trung khác, đời sống nhân dân còn rất nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế vẫn là độc canh nông nghiệp trong cái khắc nghiệt của thiên nhiên, cho nên nhiều gia đình lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, thu nhập hàng ngày ở dưới mức trung bình, không đủ trang trải, chi phí cho cuộc sống và lo cho con cái học hành, dẫn đến một số bạn trẻ đã không cưỡng lại được sức cám dỗ hấp dẫn của đồng tiền, của vật chất đã ra đi, bị lợi dụng, rơi vào các tệ nạn xã hội, trượt dài trên con đường không lối thoát và đánh mất chính mình.
Cũng vì hoàn cảnh kinh tế như vậy nên đội ngũ giáo lý viên ở các xứ đạo còn thiếu về số lượng cũng như yếu chất lượng. Vì ít kinh nghiệm và nghiệp vụ còn chưa cao, nên dù đã có nhiều cố gắng nhưng trình độ học vấn của số đông học sinh vẫn còn đang thấp kém. Ngoài ra những khó khăn không thể không kể đến là do hoàn cảnh nghèo nàn, môi trường lạc hậu, thiếu thốn sách vở, tài liệu, phương tiện kỹ thuật, đã hạn chế cơ hội học hỏi giao lưu cũng như giao tiếp rộng rãi với thông tin toàn xã hội của các em.
Một khó khăn cũng cần phải nhắc tới nữa là hiện nay do ít người đảm đương được công việc của giáo họ, giáo xứ, nên các linh mục rơi vào tình trạng quá tải trong việc mục vụ, nhiều lúc không đủ sức quan tâm, quản lý và đồng hành được với giới trẻ hay các hội đoàn. Bên cạnh đó, sự thiếu đông đều, đồng bộ trong các sinh hoạt giữa các giáo xứ cũng là một khó khăn, hạn chế không nhỏ.
Giới trẻ là tương lai, là hy vọng của Giáo hội, giới trẻ hôm nay có tốt thì Giáo hội tương lai mới được bảo toàn và vững chắc. Ý thức được điều đó, Giáo hội, qua các triều đại Giáo hoàng cũng đã có những quan tâm đặc biệt đến các bạn trẻ, thể hiện qua giáo huấn của các ngài trong các Đại hội Giới trẻ Thế giới. Chính Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đã từng nhăn nhủ: “Các con, hỡi những bạn trẻ của cha, các con được giáo phó một sứ vụ hết sức đặc biệt của việc làm chứng tá cho đức tin thời nay và cam kết mang Phúc âm của Chúa Kitô vào thiên niên kỷ thứ 3 của Kitô Giáo để xây dựng một nền văn minh tình thương” (ĐHGTTG 20), và lời kêu gọi của Thư chung HHĐGM VN 2007: “Giáo dục hôm nay, Giáo hội và xã hội ngay mai”. Trong tinh thần chung đó của Giáo hội hoàn vũ cũng như Giáo hội Việt Nam, giáo hạt Thuận Nghĩa cũng đã có những đặc cách, những mối lưu tâm đặc biệt đến giới trẻ của mình như đã lưu trên. Tuy nhiên một xã hội phát triển là một xã hội không ngừng đổi mới, một cộng đồng Công giáo phát triển là một cộng đồng không ngừng hoàn thiện mình. ..Giáo hạt Thuận Nghĩa cũng như nhiều giáo hạt khác cần có những phương hướng để khắc phục những khuyết điểm và phát huy những mặt mạnh, tiếp tục hoàn thành những gì chưa làm được: các vị chủ chăn phải không ngừng hoàn thiện mình về mặt trí thức, năng động và nhiệt huyết để nắm bắt được thời cuộc, nhất là cố gắng đồng hành với giáo dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng, xứng đáng là người cha tâm linh, hướng đạo cho con chiên của mình, giúp họ tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống. Đặc biệt, trong thời đại xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, ngoài những mặt tốt, văn minh thì vẫn còn đó đầy cám dỗ, hiểm nguy. Người trẻ rất dễ mất phương hướng trong cuộc sống nếu không được định hướng đúng, bởi vậy rất cần sự đồng thuận giữa các đấng bậc, nhằm tạo những sân chơi lành mạnh cho giới trẻ, giúp các bạn tránh được các tệ nạn xã hội (chẳng hạn tổ chức các đại hội giới trẻ trong giáo xứ, giáo hạt, động viên các em học giáo lý đầy đủ, tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng tấm lòng nhân ái như thăm nghèo hỏi khổ, làm từ thiện chăm sóc bệnh nhân...). Giáo hạt cũng cố gắng động viên những người con có điều kiện giúp đỡ cho quê hương, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ giáo lý viên, của các giáo viên văn hoá và dạy nghề, nêu cao tinh thần học tập của con em giáo dân. Đó cũng là con đường để truyền giáo, để xây dựng Giáo hội, “để danh Chúa được cao rao tôn vinh, chúc tụng và ngợi khen lẫy lừng trên khắp địa cầu và đến muôn đời”.
Yên Hòa – Hoàng Mai 29-6-2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tự Sắc ''Summorum Pontificum'' Sau Một Năm được ĐTC Bênêđíctô XVI Ban Hành Ra (Phần 1)
Anthony Lê
08:30 23/07/2008
Tự Sắc "Summorum Pontificum" Sau Một Năm được ĐTC Bênêđíctô XVI Ban Hành Ra (Phần 1)
Linh Mục John Zuhlsdorf (mà giới bloggers người Mỹ thường hay gọi là Father Z) phân tích về những ảnh hưởng của Tự Sắc kể trên qua cuộc phỏng vấn của nữ ký giả Annmarie Adkins của hãng thông tấn Zenit.
Lời Mở Đầu....
Kể từ khi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề "Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống," người viết nhận được khá đông sự khích lệ cũng như những email bày tỏ sự hứng thú theo dõi và thắc mắc của Quý Vị độc giả VietCatholic xa gần về chủ đề rất nóng hổi này, để đáp lại tấm thịnh tình của Quý Vị, xin được phép nhắc lại một chi tiết rất quan trọng như sau mà có lẽ chúng ta không chú ý đến đó là:
Nếu giáo xứ nào hay tại bất kỳ Giáo Hội Địa Phương nào biết đề cao và cổ võ đến việc Chầu Thánh Thể 24/24 và trong suốt cả 7 ngày trong 1 tuần, thì xứ đạo hay Giáo Hội Địa Phương tại đó sẽ trổ sinh rất nhiều hoa trái thánh thiện về đủ mọi mặt: lòng bác ái, tình đoàn kết Kitô hữu, lòng sốt mến chân thành vào Thiên Chúa và Đức Maria, vân vân....; cũng thế, nếu giáo xứ và Giáo Hội Địa Phương nào biết cách cổ võ và duy trì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, thì hồng phúc mà Thiên Chúa ban xuống, chắc chắn sẽ trở nên gấp bội, vì suy cho cùng, Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống giúp mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo đích thực cũng như một đời sống tâm linh phong phú dồi dào đích thực cho những ai đang kiếm tìm, hay yêu mến và trân quý Thánh Lễ truyền thống này, khi mà cả vị Chủ Tế lẫn giáo dân đều cùng nhau quy hướng về Thiên Chúa, để nơi đó, vị Linh Mục chủ tế không còn là một nhân vật trọng tâm, hòng để gây ra sự chú ý nữa, mà chính Chúa Kitô - Đấng đang hiện thực lại Hy Tế Thập Giá xưa kia, mới đích thực là Vị Tư Tế Tối Cao, đang cùng với vị Linh Mục và cả cộng đoàn dân Chúa - dâng tất cả mọi của Lễ lên cho Thiên Chúa Cha qua những nghi thức phụng vụ khó có thể bị lạm dụng, cắt xét hay phóng tác được.
Nếu chúng ta muốn tìm lại tính đích thực và nguyên thủy của Phụng Vụ xét về mặt Thần Học lẫn Tâm Linh Kitô Giáo, thì qua Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, những câu trả lời thuần túy, đích thực, và nguyên vẹn cho cuộc kiếm tìm đó sẽ được giải đáp và phơi bày ra cho tất cả chúng ta, chỉ tiếc rằng: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta chưa có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho cộng đồng giáo hữu...
Bài viết sau đây nhìn lại những gì đã xảy ra sau một năm khi Tự Sắc "Summorum Pontificum" được ban hành ra vào Tháng 7 năm 2007 vừa qua. NV
-----
MINNEAPOLIS, Minnesota (Zenit.org).- Tự Sắc "Summorum Pontificum" của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI về dạng truyền thống của Thánh Lễ đã khởi lên một sự thích thú ngày càng gia tăng vào Phụng Vụ dựa trên ngôn ngữ La Tinh, đặc biệt là nơi các vị Linh Mục, đó là lời nhận xét của một chuyên gia về các bản dịch phụng vụ.
Cha John Zuhlsdorf, một cựu nhân viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei, là một tiếng nói có quyền uy về cả các bản dịch về Phụng Vụ lẫn sách Lễ Rôma 1962. Cha cũng phụ trách mục "Lời Cầu Nguyện Thật Sự Nói Lên Điều Gì?" (What Does the Prayer Really Say?) trên tờ báo Người Đi Lang Thang (The Wanderer), và Cha cũng là tác giả cho một trang blog khá nổi tiếng có cùng tên tại địa chỉ: www.wdtprs.com/blog.
Trong Phần 1 của bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha Z nói về sự hứng thú mới trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống và những quan ngại khác nhau được đưa ra có liên quan đến Tự Sắc kể trên.
Hỏi (H): Thưa Cha, kể từ khi Tự Sắc kể trên được ban hành ra, có nhiều đòi hỏi về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống không?
Cha Z (T): Có và không. Chúng tôi chưa thấy những người tín hữu lũ lượt cùng nhau kéo đến gỏ vào cửa của Cha Sở để đòi hỏi về dạng Thánh Lễ xưa củ. Thế nhưng có một gia tăng đều đặn về những giáo xứ mà giờ đây có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành một cách đều đặn. Sự rò rỉ này đang bắt đầu trở thành một dòng suối.
Khởi đầu, có những kỳ vọng không mấy hiện thực cho lắm. Rất nhiều người yêu thích Thánh Lễ xưa củ thì lại lạc quan một cách quá mức rằng rồi đây cơn lũ sẽ làm phá đổ đi cánh cửa. Còn những người chống đối hay tìm cách nói không, thường lại là những vị có quyền hành, thì lại cố tìm cách ngăn chặn đi dòng chảy này bằng cách phát biểu ra những ý kiến hết sức tiêu cực không những về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà còn cả về những người giáo dân nào mong muốn có được Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành cho họ.
Thật khó mà tin nổi, khi có rất nhiều vị Giám Mục địa phận đã đưa những trở ngại hay rào cản hết sức bất hợp lý về những điều khoản rất có thiện chí được Đức Thánh Cha rộng lượng ban hành ra. Sự chống đối đó giờ đây đang bị bẻ nát dưới sự giám sát và theo dõi rất chặt chẻ của các giới làm các trang blogs và áp lực đến từ phía của Tòa Thánh.
Nhân tố khác nữa đó là hiện nay có rất nhiều vị Linh Mục trẻ tuổi muốn học về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Lấy ví dụ như việc tôi đã được nghe biết tới đó là có trên 1,000 vị Linh Mục đã yêu cầu các DVD huấn luyện về việc cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà các Cha Dòng Huynh Đệ Thánh Phêrô (FSSP - một Dòng chuyên về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống trên khắp thế giới - NV) làm ra ra cùng với Đài Truyền Hình Công Giáo EWTN (do Mẹ Angelica sáng lập tại Thành Phố Hanceville thuộc tiểu bang Alabama - NV).
Rất nhiều vị Linh Mục hiện đang tham dự các khóa hội thảo huấn luyện tại Chicago và Nebraska, Oxford (Anh Quốc - vì tại Anh Quốc Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống chưa bao giờ bị ngừng, mà trái lại còn gia tăng lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhờ vào Special Indult của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị như NV đã có dịp đề cập tới trong các bài viết trước về chủ đề này - NV) lẫn tại bất kỳ nơi đâu, miễn sao là có lớp huấn luyện về Thánh Lễ La Tinh dành cho các vị Linh Mục. Vì khi các vị Linh Mục này học biết được về dạng của Thánh Lễ xưa củ này, thì các ngài sẽ bắt đầu triển khai nó ra trong giáo xứ của các ngài.
Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos - người được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chỉ định về những vấn đề này - đã tuyên bố rằng: Đức Thánh Cha hy vọng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này sẽ được cử hành một cách rộng rãi hơn nữa, thậm chí ngay cả khi chưa hề được giáo dân yêu cầu.
Đối với giới trẻ thì ngược lại. Giờ đây các sinh viên Công Giáo đang hối thúc các vị Linh Mục Tuyên Úy tại các trường Đại Học hãy cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho họ. Và khuynh hướng này chỉ gia tăng theo hướng thẳng tiến và đi lên mà thôi.
(H): Thưa Cha, có báo cáo cho biết rằng: Ủy Ban Giáo Ecclesia Dei đang soạn thảo ra một văn kiện nhằm làm rõ ra một số sự mơ hồ hay sự tối nghĩa có liên quan đến việc triển khai Tự Sắc "Summorum Pontificum." Thì đâu là những khó khăn chính tính cho đến nay để văn kiện như vậy nhắm tới?
(T): Có lẽ, văn kiện sẽ làm rõ ra một số thuật ngữ được dùng trong Tự Sắc của Đức Thánh Cha vốn đã bị một số vị Giám Mục địa phận và Linh Mục cố tình ngăn chặn về điều mà Đức Thánh Cha đang cố để đạt được.
Lấy ví dụ, Tự Sắc "Summorum Pontificum" nói rằng các vị Linh Mục phải idoneus tức phải có "đủ khả năng và thành thạo" để có thể cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Idoneus là một thuật ngữ, nhằm ám chỉ đến những đòi hỏi tối thiểu của việc thành thạo, chứ không phải việc đạt đến mức của một chuyên gia.
Đức Hồng Y Edward Egan của Tổng Giáo Phận New York, một chuyên gia về Giáo Luật nổi tiếng nhất trong thời đại của ngài, đã nêu ra một cách rất chính xác rằng: idoneus, nếu xét đến việc hiểu và biết về ngôn ngữ La Tinh, thì nó có nghĩa là vị Linh Mục đó phải cókhả năng để phát âm ra những từ ngữ bằng tiếng La Tinh một cách chính xác. Thì nhiêu đó cũng đã đạt được mức tối thiểu rồi.
Dĩ nhiên là chúng ta hy vọng xa hơn điều đó nhiều.
Thế nhưng một số vị Giám Mục lại đang chủ quan bắt các Linh Mục phải qua những cuộc kiểm tra / sát hạch về tiếng La Tinh trước khi quyết định là vị Linh Mục đó có thể được phép cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng cách sử dụng đến Sách Lễ Rôma 1962 hay không, hoặc thậm chí việc dùng đến tiếng La Tinh trong Thánh Lễ theo hình thức hiện nay, có nghĩa là Thánh Lễ theo nghi thức hiện tại của vị Linh Mục đó, trong tư cách là một vị Linh Mục của Giáo Hội La Tinh.
Một vấn đề khác nữa đó là mức độ lớn rộng như thế nào của một nhóm, một coetus (tức một cuộc hội tụ hay một đám đông - NV), đưa ra lời yêu cầu về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, trước khi vị Linh Mục chánh xứ được yêu cầu để hành động bằng cách chấp thuận lời yêu cầu đó của nhóm. Thì đó chính là những điểm cùng với những vấn đề khác có liên quan đến việc diễn dịch về Tự Sắc kể trên sẽ được văn kiện nhắm tới.
Những vấn đề mang tính thực tiễn cũng nổi trội lên. Lấy ví dụ như, Tòa Thánh nên đưa ra chỉ dẫn về sự liên hệ giữa hai lịch phụng vụ. Tôi nghĩ rằng Tòa Thánh sẽ cho xuất bản ra một "ordo" (danh sách các ngày lễ trong phụng vụ Công Giáo - NV) cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, một cuốn sách hằng năm nói về Thánh Lễ nào cần phải được cử hành mỗi ngày.
Những lời giải thích rõ hơn về kiểu cách của các áo lễ, hay loại âm nhạc được sử dụng tới, thì sẽ có hữu ích rất nhiều. Có những vấn đề liên quan tới việc Rước Lễ bằng tay, việc có giúp lễ là nữ giới, và những điều này thích nghi như thế nào trong tinh thần và các chuyên mục có trong Thánh Lễ trước Công Đồng cũng sẽ được đề cập tới.
Những chi tiết nhỏ nhặt hơn, chẳng hạn về điều được gọi là Kinh Thú Tội lần 2 (Confiteor) trước khi Rước Lễ, hay một số truyền thống mà mọi người mong ước từ Sách Lễ Rôma 1962 cũng sẽ được làm rõ ra.
Văn kiện sắp đến, và những lời đáp trả cụ thể của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, sẽ giúp cho việc triển khai ra Tự Sắc "Summorum Pontificum" theo thứ tự rõ ràng và xuyên suốt hơn.
(H): Thưa Cha, Cha đã từng nói rằng Tự Sắc "Summorum Pontificum" chính là trọng tâm của "Kế Hoạch Cai Quản" của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho cả Giáo Hội. Thế nhưng thuật ngữ "Kế Hoạch Cai Quản" (Marshall Plan) nhằm ám chỉ đến việc gầy dựng lại từ những gì trống rỗng ở mặt đất mà lên. Thế Cha có thể mô tả về kế hoạch này và vai trò mà Cha tin rằng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ thích ứng vào được không?
(T): Hữu dụng như chúng ta thấy đó mà vẫn còn có những kiểu suy luận khập khiễng. Sau Chiến Tranh Thế Giới lần 2, Hoa Kỳ tái xây dựng lại một Âu Châu bị chiến tranh tàn phá cả về những lý nhân đạo đến việc giúp tạo ra những đồng minh thương mại và một lực lượng bảo vệ thành công chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Sau Công Đồng Chung Vaticăn II, rất nhiều phạm vi hay lãnh vực của Giáo Hội đã bị tàn phá, cướp bóc bởi những kẻ bất đồng bên trong, bởi một sự mất mác về tính liên tục (continuity) với truyền thống của chúng ta, và bởi sự xói mòn của chủ nghĩa thế tục lẫn chủ nghĩa theo thuyết tương đối của thế giới hiện đại thời vốn đầy sức quyến rũ của thời nay.
Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger đã từ lâu rất quan tâm đến sự mất mát về căn nguyên Kitô Giáo này, vốn một thời trở thành trái tim của nền Văn Minh Tây Phương. Ngày nay, tôi tin là Đức Giáo Hoàng Ratzinger hiện đang làm việc để làm tái sinh trở lên căn tính Kitô Giáo của chúng ta, ngay từ chính bên trong Giáo Hội giữa những thành viên và nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống, để chúng ta có thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa thế tục lẫn chủ nghĩa theo thuyết tương đối.
Chỉ có khi nào chúng ta có được một căn tính vững chắc trong tư cách là những người Công Giáo, thì khi đó chúng ta mới có được điều gì đó khách quan và lành mạnh để đưa ra cho thế giới rộng lớn, một tiếng nói rõ ràng nhằm đưa ra những đóng góp hết sức quan trọng nơi quãng trường công cộng.
Căn tính của chúng ta trong tư cách là những người Công Giáo thì không thể nào có thể gở rời ra được qua cách mà chúng ta cùng cầu nguyện chung với nhau như là một Giáo Hội duy nhất như là qua Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.
Để tạo ra dáng vóc và cung cấp thêm sức mạnh cho căn tính Kitô Giáo của chúng ta trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, thì chúng ta phải cần đến một sự canh tân đích thực mới về Phụng Vụ, một sự canh tân vốn tái hội nhập chúng ta về trở lại với truyền thống của chúng ta, để mang chúng ta nối tiếp trở lại vào những nguồn gốc xưa củ lâu đời mà đức tin Công Giáo của chúng ta đã cảm nghiệm được trong hơn hai ngàn năm qua.
Trái với những ý niệm của những nhà cấp tiến nhất, "cái điều được cho là Công Giáo" (the Catholic thing) không phải bắt đầu vào những năm 1960s (tức sau Công Đồng Chung Vaticăn II mới có - NV).
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đang hướng dẫn chúng ta đến một viễn ảnh lành mạnh hơn về học thuyết, lịch sử, việc phụng tự chung của Giáo Hội, và căn tính rất riêng của chúng ta, trong tư cách như là những người Công Giáo. Không thể có một sự thay đổi nào đích thực vì một tương lai tốt đẹp hơn mà không có sự nối kết hay sự kế tục với lịch sử, và với quá khứ của chúng ta cả.
Phụng Vụ chính là đểm đầu của ngọn giáo (Liturgy is the tip of the spear).
T.B. Bài viết vào Thứ Tư tuần tới sẽ có tên: Tự Sắc "Summorum Pontificum" Sau Một Năm được ĐTC Bênêđíctô XVI Ban Hành Ra (Phần 2), kính mong Quý Vị nhớ dõi theo!
Linh Mục John Zuhlsdorf (mà giới bloggers người Mỹ thường hay gọi là Father Z) phân tích về những ảnh hưởng của Tự Sắc kể trên qua cuộc phỏng vấn của nữ ký giả Annmarie Adkins của hãng thông tấn Zenit.
Lời Mở Đầu....
Kể từ khi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề "Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống," người viết nhận được khá đông sự khích lệ cũng như những email bày tỏ sự hứng thú theo dõi và thắc mắc của Quý Vị độc giả VietCatholic xa gần về chủ đề rất nóng hổi này, để đáp lại tấm thịnh tình của Quý Vị, xin được phép nhắc lại một chi tiết rất quan trọng như sau mà có lẽ chúng ta không chú ý đến đó là:
Nếu giáo xứ nào hay tại bất kỳ Giáo Hội Địa Phương nào biết đề cao và cổ võ đến việc Chầu Thánh Thể 24/24 và trong suốt cả 7 ngày trong 1 tuần, thì xứ đạo hay Giáo Hội Địa Phương tại đó sẽ trổ sinh rất nhiều hoa trái thánh thiện về đủ mọi mặt: lòng bác ái, tình đoàn kết Kitô hữu, lòng sốt mến chân thành vào Thiên Chúa và Đức Maria, vân vân....; cũng thế, nếu giáo xứ và Giáo Hội Địa Phương nào biết cách cổ võ và duy trì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, thì hồng phúc mà Thiên Chúa ban xuống, chắc chắn sẽ trở nên gấp bội, vì suy cho cùng, Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống giúp mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo đích thực cũng như một đời sống tâm linh phong phú dồi dào đích thực cho những ai đang kiếm tìm, hay yêu mến và trân quý Thánh Lễ truyền thống này, khi mà cả vị Chủ Tế lẫn giáo dân đều cùng nhau quy hướng về Thiên Chúa, để nơi đó, vị Linh Mục chủ tế không còn là một nhân vật trọng tâm, hòng để gây ra sự chú ý nữa, mà chính Chúa Kitô - Đấng đang hiện thực lại Hy Tế Thập Giá xưa kia, mới đích thực là Vị Tư Tế Tối Cao, đang cùng với vị Linh Mục và cả cộng đoàn dân Chúa - dâng tất cả mọi của Lễ lên cho Thiên Chúa Cha qua những nghi thức phụng vụ khó có thể bị lạm dụng, cắt xét hay phóng tác được.
Nếu chúng ta muốn tìm lại tính đích thực và nguyên thủy của Phụng Vụ xét về mặt Thần Học lẫn Tâm Linh Kitô Giáo, thì qua Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, những câu trả lời thuần túy, đích thực, và nguyên vẹn cho cuộc kiếm tìm đó sẽ được giải đáp và phơi bày ra cho tất cả chúng ta, chỉ tiếc rằng: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta chưa có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho cộng đồng giáo hữu...
Bài viết sau đây nhìn lại những gì đã xảy ra sau một năm khi Tự Sắc "Summorum Pontificum" được ban hành ra vào Tháng 7 năm 2007 vừa qua. NV
-----
MINNEAPOLIS, Minnesota (Zenit.org).- Tự Sắc "Summorum Pontificum" của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI về dạng truyền thống của Thánh Lễ đã khởi lên một sự thích thú ngày càng gia tăng vào Phụng Vụ dựa trên ngôn ngữ La Tinh, đặc biệt là nơi các vị Linh Mục, đó là lời nhận xét của một chuyên gia về các bản dịch phụng vụ.
Cha John Zuhlsdorf |
Trong Phần 1 của bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha Z nói về sự hứng thú mới trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống và những quan ngại khác nhau được đưa ra có liên quan đến Tự Sắc kể trên.
Hỏi (H): Thưa Cha, kể từ khi Tự Sắc kể trên được ban hành ra, có nhiều đòi hỏi về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống không?
Cha Z (T): Có và không. Chúng tôi chưa thấy những người tín hữu lũ lượt cùng nhau kéo đến gỏ vào cửa của Cha Sở để đòi hỏi về dạng Thánh Lễ xưa củ. Thế nhưng có một gia tăng đều đặn về những giáo xứ mà giờ đây có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành một cách đều đặn. Sự rò rỉ này đang bắt đầu trở thành một dòng suối.
Khởi đầu, có những kỳ vọng không mấy hiện thực cho lắm. Rất nhiều người yêu thích Thánh Lễ xưa củ thì lại lạc quan một cách quá mức rằng rồi đây cơn lũ sẽ làm phá đổ đi cánh cửa. Còn những người chống đối hay tìm cách nói không, thường lại là những vị có quyền hành, thì lại cố tìm cách ngăn chặn đi dòng chảy này bằng cách phát biểu ra những ý kiến hết sức tiêu cực không những về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà còn cả về những người giáo dân nào mong muốn có được Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành cho họ.
Thật khó mà tin nổi, khi có rất nhiều vị Giám Mục địa phận đã đưa những trở ngại hay rào cản hết sức bất hợp lý về những điều khoản rất có thiện chí được Đức Thánh Cha rộng lượng ban hành ra. Sự chống đối đó giờ đây đang bị bẻ nát dưới sự giám sát và theo dõi rất chặt chẻ của các giới làm các trang blogs và áp lực đến từ phía của Tòa Thánh.
Nhân tố khác nữa đó là hiện nay có rất nhiều vị Linh Mục trẻ tuổi muốn học về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Lấy ví dụ như việc tôi đã được nghe biết tới đó là có trên 1,000 vị Linh Mục đã yêu cầu các DVD huấn luyện về việc cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà các Cha Dòng Huynh Đệ Thánh Phêrô (FSSP - một Dòng chuyên về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống trên khắp thế giới - NV) làm ra ra cùng với Đài Truyền Hình Công Giáo EWTN (do Mẹ Angelica sáng lập tại Thành Phố Hanceville thuộc tiểu bang Alabama - NV).
Rất nhiều vị Linh Mục hiện đang tham dự các khóa hội thảo huấn luyện tại Chicago và Nebraska, Oxford (Anh Quốc - vì tại Anh Quốc Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống chưa bao giờ bị ngừng, mà trái lại còn gia tăng lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhờ vào Special Indult của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị như NV đã có dịp đề cập tới trong các bài viết trước về chủ đề này - NV) lẫn tại bất kỳ nơi đâu, miễn sao là có lớp huấn luyện về Thánh Lễ La Tinh dành cho các vị Linh Mục. Vì khi các vị Linh Mục này học biết được về dạng của Thánh Lễ xưa củ này, thì các ngài sẽ bắt đầu triển khai nó ra trong giáo xứ của các ngài.
Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos - người được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chỉ định về những vấn đề này - đã tuyên bố rằng: Đức Thánh Cha hy vọng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này sẽ được cử hành một cách rộng rãi hơn nữa, thậm chí ngay cả khi chưa hề được giáo dân yêu cầu.
Đối với giới trẻ thì ngược lại. Giờ đây các sinh viên Công Giáo đang hối thúc các vị Linh Mục Tuyên Úy tại các trường Đại Học hãy cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho họ. Và khuynh hướng này chỉ gia tăng theo hướng thẳng tiến và đi lên mà thôi.
Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống do các Cha Dòng FSSP Cử Hành |
(H): Thưa Cha, có báo cáo cho biết rằng: Ủy Ban Giáo Ecclesia Dei đang soạn thảo ra một văn kiện nhằm làm rõ ra một số sự mơ hồ hay sự tối nghĩa có liên quan đến việc triển khai Tự Sắc "Summorum Pontificum." Thì đâu là những khó khăn chính tính cho đến nay để văn kiện như vậy nhắm tới?
(T): Có lẽ, văn kiện sẽ làm rõ ra một số thuật ngữ được dùng trong Tự Sắc của Đức Thánh Cha vốn đã bị một số vị Giám Mục địa phận và Linh Mục cố tình ngăn chặn về điều mà Đức Thánh Cha đang cố để đạt được.
Lấy ví dụ, Tự Sắc "Summorum Pontificum" nói rằng các vị Linh Mục phải idoneus tức phải có "đủ khả năng và thành thạo" để có thể cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Idoneus là một thuật ngữ, nhằm ám chỉ đến những đòi hỏi tối thiểu của việc thành thạo, chứ không phải việc đạt đến mức của một chuyên gia.
Đức Hồng Y Edward Egan của Tổng Giáo Phận New York, một chuyên gia về Giáo Luật nổi tiếng nhất trong thời đại của ngài, đã nêu ra một cách rất chính xác rằng: idoneus, nếu xét đến việc hiểu và biết về ngôn ngữ La Tinh, thì nó có nghĩa là vị Linh Mục đó phải cókhả năng để phát âm ra những từ ngữ bằng tiếng La Tinh một cách chính xác. Thì nhiêu đó cũng đã đạt được mức tối thiểu rồi.
Dĩ nhiên là chúng ta hy vọng xa hơn điều đó nhiều.
Thế nhưng một số vị Giám Mục lại đang chủ quan bắt các Linh Mục phải qua những cuộc kiểm tra / sát hạch về tiếng La Tinh trước khi quyết định là vị Linh Mục đó có thể được phép cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng cách sử dụng đến Sách Lễ Rôma 1962 hay không, hoặc thậm chí việc dùng đến tiếng La Tinh trong Thánh Lễ theo hình thức hiện nay, có nghĩa là Thánh Lễ theo nghi thức hiện tại của vị Linh Mục đó, trong tư cách là một vị Linh Mục của Giáo Hội La Tinh.
Một vấn đề khác nữa đó là mức độ lớn rộng như thế nào của một nhóm, một coetus (tức một cuộc hội tụ hay một đám đông - NV), đưa ra lời yêu cầu về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, trước khi vị Linh Mục chánh xứ được yêu cầu để hành động bằng cách chấp thuận lời yêu cầu đó của nhóm. Thì đó chính là những điểm cùng với những vấn đề khác có liên quan đến việc diễn dịch về Tự Sắc kể trên sẽ được văn kiện nhắm tới.
Những vấn đề mang tính thực tiễn cũng nổi trội lên. Lấy ví dụ như, Tòa Thánh nên đưa ra chỉ dẫn về sự liên hệ giữa hai lịch phụng vụ. Tôi nghĩ rằng Tòa Thánh sẽ cho xuất bản ra một "ordo" (danh sách các ngày lễ trong phụng vụ Công Giáo - NV) cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, một cuốn sách hằng năm nói về Thánh Lễ nào cần phải được cử hành mỗi ngày.
Những lời giải thích rõ hơn về kiểu cách của các áo lễ, hay loại âm nhạc được sử dụng tới, thì sẽ có hữu ích rất nhiều. Có những vấn đề liên quan tới việc Rước Lễ bằng tay, việc có giúp lễ là nữ giới, và những điều này thích nghi như thế nào trong tinh thần và các chuyên mục có trong Thánh Lễ trước Công Đồng cũng sẽ được đề cập tới.
Những chi tiết nhỏ nhặt hơn, chẳng hạn về điều được gọi là Kinh Thú Tội lần 2 (Confiteor) trước khi Rước Lễ, hay một số truyền thống mà mọi người mong ước từ Sách Lễ Rôma 1962 cũng sẽ được làm rõ ra.
Văn kiện sắp đến, và những lời đáp trả cụ thể của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, sẽ giúp cho việc triển khai ra Tự Sắc "Summorum Pontificum" theo thứ tự rõ ràng và xuyên suốt hơn.
(H): Thưa Cha, Cha đã từng nói rằng Tự Sắc "Summorum Pontificum" chính là trọng tâm của "Kế Hoạch Cai Quản" của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho cả Giáo Hội. Thế nhưng thuật ngữ "Kế Hoạch Cai Quản" (Marshall Plan) nhằm ám chỉ đến việc gầy dựng lại từ những gì trống rỗng ở mặt đất mà lên. Thế Cha có thể mô tả về kế hoạch này và vai trò mà Cha tin rằng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ thích ứng vào được không?
(T): Hữu dụng như chúng ta thấy đó mà vẫn còn có những kiểu suy luận khập khiễng. Sau Chiến Tranh Thế Giới lần 2, Hoa Kỳ tái xây dựng lại một Âu Châu bị chiến tranh tàn phá cả về những lý nhân đạo đến việc giúp tạo ra những đồng minh thương mại và một lực lượng bảo vệ thành công chống lại Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Sau Công Đồng Chung Vaticăn II, rất nhiều phạm vi hay lãnh vực của Giáo Hội đã bị tàn phá, cướp bóc bởi những kẻ bất đồng bên trong, bởi một sự mất mác về tính liên tục (continuity) với truyền thống của chúng ta, và bởi sự xói mòn của chủ nghĩa thế tục lẫn chủ nghĩa theo thuyết tương đối của thế giới hiện đại thời vốn đầy sức quyến rũ của thời nay.
Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger đã từ lâu rất quan tâm đến sự mất mát về căn nguyên Kitô Giáo này, vốn một thời trở thành trái tim của nền Văn Minh Tây Phương. Ngày nay, tôi tin là Đức Giáo Hoàng Ratzinger hiện đang làm việc để làm tái sinh trở lên căn tính Kitô Giáo của chúng ta, ngay từ chính bên trong Giáo Hội giữa những thành viên và nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống, để chúng ta có thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa thế tục lẫn chủ nghĩa theo thuyết tương đối.
Chỉ có khi nào chúng ta có được một căn tính vững chắc trong tư cách là những người Công Giáo, thì khi đó chúng ta mới có được điều gì đó khách quan và lành mạnh để đưa ra cho thế giới rộng lớn, một tiếng nói rõ ràng nhằm đưa ra những đóng góp hết sức quan trọng nơi quãng trường công cộng.
Căn tính của chúng ta trong tư cách là những người Công Giáo thì không thể nào có thể gở rời ra được qua cách mà chúng ta cùng cầu nguyện chung với nhau như là một Giáo Hội duy nhất như là qua Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.
Để tạo ra dáng vóc và cung cấp thêm sức mạnh cho căn tính Kitô Giáo của chúng ta trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, thì chúng ta phải cần đến một sự canh tân đích thực mới về Phụng Vụ, một sự canh tân vốn tái hội nhập chúng ta về trở lại với truyền thống của chúng ta, để mang chúng ta nối tiếp trở lại vào những nguồn gốc xưa củ lâu đời mà đức tin Công Giáo của chúng ta đã cảm nghiệm được trong hơn hai ngàn năm qua.
Trái với những ý niệm của những nhà cấp tiến nhất, "cái điều được cho là Công Giáo" (the Catholic thing) không phải bắt đầu vào những năm 1960s (tức sau Công Đồng Chung Vaticăn II mới có - NV).
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đang hướng dẫn chúng ta đến một viễn ảnh lành mạnh hơn về học thuyết, lịch sử, việc phụng tự chung của Giáo Hội, và căn tính rất riêng của chúng ta, trong tư cách như là những người Công Giáo. Không thể có một sự thay đổi nào đích thực vì một tương lai tốt đẹp hơn mà không có sự nối kết hay sự kế tục với lịch sử, và với quá khứ của chúng ta cả.
Phụng Vụ chính là đểm đầu của ngọn giáo (Liturgy is the tip of the spear).
T.B. Bài viết vào Thứ Tư tuần tới sẽ có tên: Tự Sắc "Summorum Pontificum" Sau Một Năm được ĐTC Bênêđíctô XVI Ban Hành Ra (Phần 2), kính mong Quý Vị nhớ dõi theo!
Nhằm đạt tới một lý trí cởi mở và khách quan
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:12 23/07/2008
Nhằm đạt tới một lý trí cởi mở và khách quan
(Johann Amos Comenius: Antisozinianische Schriften)
Johann Amos Comenius (tiếng Tiệp Khắc là Komenský), một nhà sư phạm, một nhà thần học và là một triết gia, cất tiếng chào đời vào năm 1592 tại miền núi Uhersky Brod, nước Tiệp Khắc và năm 1670 ông qua đời tại Amsterdam, Hoà Lan, nơi ông bị lưu đày. Ngày nay ông đã được biết đến như ông tổ của khoa sư phạm. Thật vậy, Comenius là người đầu tiên cổ vũ:
• một chương trình giáo dục ở học đường không được phép dùng bạo lực;
• cho phép các thiếu nữ được cắp sách đi học;
• học hành phải là bổn phận mà người ta phải thực hiện suốt cả đời.
Ngoài ra, ông còn chủ trương tất cả mọi người bất kể nguồn gốc và đẳng cấp xã hội đều được học hành nghiêm túc đầy đủ. Qua những kinh nghiệm tiêu cực mà chính ông đã phải trải qua trong thời còn phải cắp sách đến trường, ông đã đề xướng một chương trình giáo dục lành mạnh, các giáo trình và giáo án phải rõ ràng minh bạch.
Kiểu học từ chương cổ hủ và vô hiệu quả đang được thực hành vào lúc bấy giờ là một gợi ý cho Comenius để ông viết ra tác phẩm «Janua Linguarum Reserata» (Cổng ngôn ngữ được mở rộng) và nhất là tác phẩm «Orbis sensualium pictus» (Thế giới hữu hình qua các tranh ảnh), một tác phẩm có thể được coi là cuốn sách về hình ảnh đầu tiên. Mục đích của tác phẩm là làm cho nội dung ngôn ngữ trừu tượng trở thành khả tri qua sự chiêm ngắm của giác quan, trong khuôn khổ một khoa sư phạm thống nhất.
Nhưng tác phẩm chính về khoa sư phạm của Comenius phải là cuốn «Didactica magna» (Lý thuyết vĩ đại về khoa sư phạm), một hệ thống bao quát rộng rãi đầu tiên về một phương pháp dạy học kể từ khi xuất phát chủ nghĩa cổ học vào thời phục hưng. Tuy nhiên, tác phẩm trên của Comenius chỉ được coi là một tác phẩm sư phạm xét theo nghĩa rộng mà thôi.
Mục đích của tác phẩm sư phạm của Comenius là nhằm một sự huấn luyện bao quát cho từng cá nhân mỗi người, tức tạo điều kiện cho đương sự sử dụng lý trí của chính mình một cách đúng đắn. Chính mục đích này là nền tảng cho một chương trình rộng lớn mà Comenius đã khởi xướng. Tuy nhiên, ông mong muốn rằng sự giáo dục không chỉ dừng lại trong phạm vi từng cá nhân, nhưng còn phải tiến xa hơn nữa, nghĩa là còn phải nhằm tới một cuộc cải tổ toàn thể nhân loại. Nhưng theo Comenius, để đạt được điều đó thì một sự tri thức cơ bản về tất cả mọi lãnh vực là một điều thiết yếu không thể thiếu. Comenius gọi sự tập hợp tất cả những khoa học lại như thế là «Pansophie» (sự toàn khôn hay sự khôn ngoan vẹn toàn), mà những nét chính đã được ông trình bày trong các tác phẩm của ông là «Prodromus Pansophiae» (Người đi tiền phong của Pansophie) và «Consultatio catholica» (Luận bàn về việc cải thiện những vấn đề con người) được xuất bản sau khi ông qua đời.
Một khi đã đạt tới được sự nhận thức bao quát, con người sẽ bước vào trong thế giới bao la của các học giả, thế giới của an bình, trong đó những sự hiểu lầm và những cãi cọ tranh giành được thay thế bằng sự thông cảm lẫn nhau và trong tất cả sự thông minh hiểu biết là cơ cấu nền tảng cho mọi nguyên tắc. Để hiện thực được một xã hội nhân bản như thế trên toàn thế giới, Comenius đề nghị thành lập một Ủy ban tam đầu chế cho cả thế giới, đó là:
• Hội đồng các giáo sư về sự khai sáng trí tuệ
• Một toà án về hòa bình;
• Tập hợp mọi sự thánh thiện.
Nhờ thế, khoa học, chính trị và tôn giáo được phối hợp chặt chẽ với nhau và cùng hỗ trợ lẫn nhau để cùng phục vụ phúc lợi chung của xã hội nhân loại.
Hoài vọng của Comenius là mong muốn cho giữa các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới luôn có được bầu không khí hài hòa và thông cảm hiểu biết lẫn nhau. Đó là điều đã được biểu lộ qua địa vị nổi bật của ông trong phong trào cải cách của cộng đồng các Huynh Đoàn miền Böhmen-Mähren/Tiệp Khắc, cũng như qua các kinh nghiệm của ông khi phải di tản vì lý do tôn giáo trong «trận chiến ba mươi năm». Vốn được chào đời trong nhà Huynh Đoàn ở Böhmen-Mähren thuộc giáo phái Tin Lành do Jan Hus (1370-1415) lãnh đạo(1), một giáo phái Tin Lành chịu ảnh hưởng của John Wiclif(2), Comenius - một đứa trẻ bị mồ côi cả cha lẫn mẹ - đã có được may mắn học hành đầy đủ. Từ năm 1611 ông theo học phân khoa thần học, trước hết tại đại học thuộc giáo phái Calvin ở Herborn và tiếp đến là tại đại học Heidelberg. Vào năm 1614 ông lại quay trở về Mähren và làm hiệu trưởng trường ở Prerau. Sau đó khi ông được chọn làm Mục Sư, ông cũng được bầu làm chủ tịch Huynh Đoàn ở Fulnek từ năm 1618 cho tới năm 1621. Cũng chính trong thời gian này ông đã cưới người vợ đầu tiên. Sau khi thua trận ở Weissen Berg vào năm 1620, bao nhiêu tai ương hoạn nạn đã ụp đổ xuống trên cuộc đời Comenius, đau thương nhất là biến cố người vợ và hai đứa con gái của ông đã bị giết chết.
Vì là một Mục Sư Tinh Lành, nên chính Comenius cũng luôn luôn phải sống trong cảnh trốn tránh. Năm 1628 cùng với tất cả các thành viên của Huynh Đoàn, ông phải rời bỏ lãnh địa thuộc Habsburg. Cùng với một số đông các đồng đạo của ông, Comenius đã đến định cư tại Lissa thuộc nước Ba Lan và ông đã bắt đầu dạy học tại trường của Huynh Đoàn. Chính trong thời gian này, qua các tác phẩm của ông, ông đã trở thành nổi danh trong hàng ngũ các triết gia và các học giả trên khắp Âu Châu. Vì những lời mời của các triết gia và học giả, từ năm 1641 ông đã thường xuyên du hành khắp các nước, Anh quốc, Hoà Lan, Đức, Thụy Điển, v.v… vì thế ít khi ông có mặt tại Lissa. Vào năm 1648 Comenius được chọn làm Giám Mục Tinh Lành của Huynh Đoàn. Nhưng tiếc thay, vào năm 1656 ở Ba Lan chính sách nhân nhượng về tôn giáo bị bãi bỏ và quân đội Ba Lan đã được lệnh tiêu hủy thành phố Lissa. Vì thế Comenius và cộng đoàn Tin Lành của ông lại một lần nữa phải di tản khỏi Ba Lan, và ông được phép đến định cư tại thành phố Amsterdam của Hoà Lan. Ở đây ông đã sống cho tới lúc qua đời.
Do đó, người ta không còn lấy làm ngạc nhiên khi Comenius, qua các kinh nghiệm đầy đau thương trong cuộc sống như thế, đã khát khao cho các Giáo Hội Kitô giáo biết vượt thắng được những chia rẽ và đố kỵ lẫn nhau. Ông đã thường xuyên đề cập tới một đức tin Công Giáo chân chính (ngược lại với đức tin Công Giáo Roma đã trở nên sa sút vào lúc bấy giờ), một đức tin được phát huy bởi những luận cứ đúng đắn của các giáo phái. Để hợp nhất tất cả các Giáo Hội thuộc Kitô giáo lại với nhau, ông đã đồng hoạt động một cách có uy tín và chu đáo trong việc sửa soạn cho cuộc đối thoại liên tôn ở Thorn vào các năm 1644-1645. Trong cuộc đối thoại đó tất cả các phái đoàn Kitô giáo tham dự cần phải được hoàn toàn tự do thảo luận với nhau, đúng với khẩu hiệu được nhà triết học đề ra là: «Alles fliesse von selbst, Gewalt sei ferne den Dingen » - (tạm dịch: Tất cả mọi sự tự mình sẽ xuôi chảy, bẻ gãy bạo lực ẩn chứa trong sự đời).
Nền tảng cho thái độ của Comenius trong các vấn nạn thuộc tôn giáo là việc nhất thiết phải giữ vững quan điểm Kitô giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi. Theo Comenius, ý tưởng về Thiên Chúa Ba Ngôi còn muôn phần cao cả hơn một tín điều theo truyền thống Kitô giáo, và vì thế đòi buộc phải tin kính. Đối với Comenius, tư duy về Ba Ngôi Thiên Chúa cũng đồng nghĩa với một sự diễn tiến toàn diện về sự ý thức đầy đủ, về sự chân nhận đích thực, về hành động cụ thể và sau cùng là sự cải tổ nhân loại theo những đề nghị của ông. Chỉ khi con người nhìn nhận ra được rằng toàn bộ công trình sáng tạo và chính con người là phản chiếu lại hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa cũng như nói lên quyền lực, sự khôn ngoan và lòng nhân hậu vô biên của Người, thì bấy giờ con người mới có thể tìm ra được chuẩn độ đích thực cho cuộc sống và cho hành động của mình. Nếu không được dựa trên sự kết hiệp chặt chẽ với nhau một cách tuyệt đối của Ba Ngôi Thiên Chúa, nếu không có sự ý thức về những gì đã được xuất phát và được phát triển từ động lực và từ tính xác thực của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì đối với Comenius người ta sẽ hoàn toàn bất khả tìm ra được tính cách xác thực trong cuộc sống và trở thành người được.
Qua đó, người ta thấy rằng khoa sư phạm và sự đổi mới con người một cách khôn ngoan hoàn toàn liên kết chặt chẽ với tư tưởng về nguyên lý tiên khởi về Ba Ngôi Thiên Chúa và chỉ có thể phát huy được hiệu quả của chúng khi dựa trên nguyên lý đó mà thôi.
Comenius đã trình bày một cách có hệ thống suy tư của ông về Thiên Chúa Ba Ngôi – là những suy tư vốn chịu ảnh hưởng của Augustinus, Campanella, Raimundus von Sabunde và Nikolaus von Kues - trong mười tập sách chống lại những người Sozinianer(3), tác phẩm «Die Antisozinianischen Schriften», mà ông đã thực hiện trong khoảng thời gian từ 1659 đến 1662. Nguyên nhân đã khiến ông trình bày những suy tư về Thiên Chúa Ba Ngôi là vào lúc bấy giờ một số đông các người đương thời đã hào hứng đón nhận những luận đề về tôn giáo của cộng đồng những người thuộc phái Sozinianer vốn có khuynh hướng chống lại mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhóm những người Sozinianer này chủ trương một sự cải tổ cụ thể tuyệt căn và cho rằng dựa theo những lý do của lý trí, người ta cần phải chối bỏ giáo huấn trọng tâm của Kitô giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì họ xác tín rằng một khi chính lý trí xét theo hình thức là chân chính và hợp lý thì có giá trị thần thánh, họ đã đề xướng ra con đường giải thích ngoại cảnh mang tính cách thuần lý duy chủ quan. Vì thế, mặc dù ông đã nắm giữ những mục tiêu rõ ràng, Comenius vẫn cảnh cáo việc hạn chế những điều kiện nhận thức trên những kết luận của hình thức luận lý học và ông đã nhìn thấy sự nguy hiểm của khuynh hướng tuyệt đối hóa lý tính mà bản chất là phương tiện, một điều đối lập lại quan điểm của ông về một lý trí khách quan và cởi mở.
Tuy nhiên, sự phê bình của phái Sozinianer về cơ cấu Ba Ngôi Thiên Chúa đã khiến Comenius suy tưởng đến chính quan điểm của mình. Cuối cùng ông đã nhận thức được rằng Ba Ngôi của Thiên Chúa là một định đề của một lý trí hoàn toàn trọn hảo theo đúng nghĩa nhất. Như vậy, tác phẩm «Die Antisozinianischen Schriften» là bằng chứng của một suy tư nghiêm chỉnh về giá trị khách quan hợp lý của Ba Ngôi Thiên Chúa xét về phương diện triết học. Trong đó, ngay từ lúc khởi đầu việc giải thích, các viễn tượng đã được mở ra để vượt thắng được những tính cách một chiều của lý tính duy chủ quan, mà những hậu quả tiêu cực của nó vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay.
________________________
Chú thích:
1. Jan Hus, tên thật là Johannes Huss, một nhà thần học cải cách, người Tiệp Khắc. Chịu ảnh hưởng của J. Wiclif, ông tranh đấu cho việc tục hóa Giáo Hội. Năm 1411 ông bị dứt phép thông công. Năm 1414 bị bắt và năm 1415 bị kết án là phù thủy và bị xử thiêu.
2. John Wiclif hay Wyclif (1320-1384), một nhà cải cách tôn giáo người Anh. Ông khẳng định Kinh Thánh là nền tảng duy nhất của đức tin; ông phủ nhận quyền bính Đức Giáo Hoàng, đời sống tu trì, hàng giáo phẩm và việc Giáo Hội chiếm giữ tài sản, việc xưng tội, và đời sống độc thân của giáo sĩ. Ông phê bình giáo huấn của Giáo Hội về việc xin lễ, về các Bí Tích và về việc tôn sùng các thánh cũng như các di tích thánh. Học thuyết của ông đã được Jan Huss tiếp nhận, nhưng vào năm 1415 thì bị Công Đồng Konstanz kết án.
3. Sozinianer và Unitarier là những cộng đoàn thuộc giáo phái Tin Lành ở Anh, ở Hoa Kỳ và ở Âu Châu, có chủ trương chống lại tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi.
Sách tham khảo:
Johann Amos Comenius: Antisozinianische Schriften. Deutsche Erstübersetzung bei Peter Lang 2008, 1272 Seiten.
(Johann Amos Comenius: Antisozinianische Schriften)
Triết gia, thần học gia và nhà sư phạm Johann Amos Comenius |
• một chương trình giáo dục ở học đường không được phép dùng bạo lực;
• cho phép các thiếu nữ được cắp sách đi học;
• học hành phải là bổn phận mà người ta phải thực hiện suốt cả đời.
Ngoài ra, ông còn chủ trương tất cả mọi người bất kể nguồn gốc và đẳng cấp xã hội đều được học hành nghiêm túc đầy đủ. Qua những kinh nghiệm tiêu cực mà chính ông đã phải trải qua trong thời còn phải cắp sách đến trường, ông đã đề xướng một chương trình giáo dục lành mạnh, các giáo trình và giáo án phải rõ ràng minh bạch.
Kiểu học từ chương cổ hủ và vô hiệu quả đang được thực hành vào lúc bấy giờ là một gợi ý cho Comenius để ông viết ra tác phẩm «Janua Linguarum Reserata» (Cổng ngôn ngữ được mở rộng) và nhất là tác phẩm «Orbis sensualium pictus» (Thế giới hữu hình qua các tranh ảnh), một tác phẩm có thể được coi là cuốn sách về hình ảnh đầu tiên. Mục đích của tác phẩm là làm cho nội dung ngôn ngữ trừu tượng trở thành khả tri qua sự chiêm ngắm của giác quan, trong khuôn khổ một khoa sư phạm thống nhất.
Nhưng tác phẩm chính về khoa sư phạm của Comenius phải là cuốn «Didactica magna» (Lý thuyết vĩ đại về khoa sư phạm), một hệ thống bao quát rộng rãi đầu tiên về một phương pháp dạy học kể từ khi xuất phát chủ nghĩa cổ học vào thời phục hưng. Tuy nhiên, tác phẩm trên của Comenius chỉ được coi là một tác phẩm sư phạm xét theo nghĩa rộng mà thôi.
Mục đích của tác phẩm sư phạm của Comenius là nhằm một sự huấn luyện bao quát cho từng cá nhân mỗi người, tức tạo điều kiện cho đương sự sử dụng lý trí của chính mình một cách đúng đắn. Chính mục đích này là nền tảng cho một chương trình rộng lớn mà Comenius đã khởi xướng. Tuy nhiên, ông mong muốn rằng sự giáo dục không chỉ dừng lại trong phạm vi từng cá nhân, nhưng còn phải tiến xa hơn nữa, nghĩa là còn phải nhằm tới một cuộc cải tổ toàn thể nhân loại. Nhưng theo Comenius, để đạt được điều đó thì một sự tri thức cơ bản về tất cả mọi lãnh vực là một điều thiết yếu không thể thiếu. Comenius gọi sự tập hợp tất cả những khoa học lại như thế là «Pansophie» (sự toàn khôn hay sự khôn ngoan vẹn toàn), mà những nét chính đã được ông trình bày trong các tác phẩm của ông là «Prodromus Pansophiae» (Người đi tiền phong của Pansophie) và «Consultatio catholica» (Luận bàn về việc cải thiện những vấn đề con người) được xuất bản sau khi ông qua đời.
Một khi đã đạt tới được sự nhận thức bao quát, con người sẽ bước vào trong thế giới bao la của các học giả, thế giới của an bình, trong đó những sự hiểu lầm và những cãi cọ tranh giành được thay thế bằng sự thông cảm lẫn nhau và trong tất cả sự thông minh hiểu biết là cơ cấu nền tảng cho mọi nguyên tắc. Để hiện thực được một xã hội nhân bản như thế trên toàn thế giới, Comenius đề nghị thành lập một Ủy ban tam đầu chế cho cả thế giới, đó là:
• Hội đồng các giáo sư về sự khai sáng trí tuệ
• Một toà án về hòa bình;
• Tập hợp mọi sự thánh thiện.
Nhờ thế, khoa học, chính trị và tôn giáo được phối hợp chặt chẽ với nhau và cùng hỗ trợ lẫn nhau để cùng phục vụ phúc lợi chung của xã hội nhân loại.
Hoài vọng của Comenius là mong muốn cho giữa các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới luôn có được bầu không khí hài hòa và thông cảm hiểu biết lẫn nhau. Đó là điều đã được biểu lộ qua địa vị nổi bật của ông trong phong trào cải cách của cộng đồng các Huynh Đoàn miền Böhmen-Mähren/Tiệp Khắc, cũng như qua các kinh nghiệm của ông khi phải di tản vì lý do tôn giáo trong «trận chiến ba mươi năm». Vốn được chào đời trong nhà Huynh Đoàn ở Böhmen-Mähren thuộc giáo phái Tin Lành do Jan Hus (1370-1415) lãnh đạo(1), một giáo phái Tin Lành chịu ảnh hưởng của John Wiclif(2), Comenius - một đứa trẻ bị mồ côi cả cha lẫn mẹ - đã có được may mắn học hành đầy đủ. Từ năm 1611 ông theo học phân khoa thần học, trước hết tại đại học thuộc giáo phái Calvin ở Herborn và tiếp đến là tại đại học Heidelberg. Vào năm 1614 ông lại quay trở về Mähren và làm hiệu trưởng trường ở Prerau. Sau đó khi ông được chọn làm Mục Sư, ông cũng được bầu làm chủ tịch Huynh Đoàn ở Fulnek từ năm 1618 cho tới năm 1621. Cũng chính trong thời gian này ông đã cưới người vợ đầu tiên. Sau khi thua trận ở Weissen Berg vào năm 1620, bao nhiêu tai ương hoạn nạn đã ụp đổ xuống trên cuộc đời Comenius, đau thương nhất là biến cố người vợ và hai đứa con gái của ông đã bị giết chết.
Vì là một Mục Sư Tinh Lành, nên chính Comenius cũng luôn luôn phải sống trong cảnh trốn tránh. Năm 1628 cùng với tất cả các thành viên của Huynh Đoàn, ông phải rời bỏ lãnh địa thuộc Habsburg. Cùng với một số đông các đồng đạo của ông, Comenius đã đến định cư tại Lissa thuộc nước Ba Lan và ông đã bắt đầu dạy học tại trường của Huynh Đoàn. Chính trong thời gian này, qua các tác phẩm của ông, ông đã trở thành nổi danh trong hàng ngũ các triết gia và các học giả trên khắp Âu Châu. Vì những lời mời của các triết gia và học giả, từ năm 1641 ông đã thường xuyên du hành khắp các nước, Anh quốc, Hoà Lan, Đức, Thụy Điển, v.v… vì thế ít khi ông có mặt tại Lissa. Vào năm 1648 Comenius được chọn làm Giám Mục Tinh Lành của Huynh Đoàn. Nhưng tiếc thay, vào năm 1656 ở Ba Lan chính sách nhân nhượng về tôn giáo bị bãi bỏ và quân đội Ba Lan đã được lệnh tiêu hủy thành phố Lissa. Vì thế Comenius và cộng đoàn Tin Lành của ông lại một lần nữa phải di tản khỏi Ba Lan, và ông được phép đến định cư tại thành phố Amsterdam của Hoà Lan. Ở đây ông đã sống cho tới lúc qua đời.
Do đó, người ta không còn lấy làm ngạc nhiên khi Comenius, qua các kinh nghiệm đầy đau thương trong cuộc sống như thế, đã khát khao cho các Giáo Hội Kitô giáo biết vượt thắng được những chia rẽ và đố kỵ lẫn nhau. Ông đã thường xuyên đề cập tới một đức tin Công Giáo chân chính (ngược lại với đức tin Công Giáo Roma đã trở nên sa sút vào lúc bấy giờ), một đức tin được phát huy bởi những luận cứ đúng đắn của các giáo phái. Để hợp nhất tất cả các Giáo Hội thuộc Kitô giáo lại với nhau, ông đã đồng hoạt động một cách có uy tín và chu đáo trong việc sửa soạn cho cuộc đối thoại liên tôn ở Thorn vào các năm 1644-1645. Trong cuộc đối thoại đó tất cả các phái đoàn Kitô giáo tham dự cần phải được hoàn toàn tự do thảo luận với nhau, đúng với khẩu hiệu được nhà triết học đề ra là: «Alles fliesse von selbst, Gewalt sei ferne den Dingen » - (tạm dịch: Tất cả mọi sự tự mình sẽ xuôi chảy, bẻ gãy bạo lực ẩn chứa trong sự đời).
Nền tảng cho thái độ của Comenius trong các vấn nạn thuộc tôn giáo là việc nhất thiết phải giữ vững quan điểm Kitô giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi. Theo Comenius, ý tưởng về Thiên Chúa Ba Ngôi còn muôn phần cao cả hơn một tín điều theo truyền thống Kitô giáo, và vì thế đòi buộc phải tin kính. Đối với Comenius, tư duy về Ba Ngôi Thiên Chúa cũng đồng nghĩa với một sự diễn tiến toàn diện về sự ý thức đầy đủ, về sự chân nhận đích thực, về hành động cụ thể và sau cùng là sự cải tổ nhân loại theo những đề nghị của ông. Chỉ khi con người nhìn nhận ra được rằng toàn bộ công trình sáng tạo và chính con người là phản chiếu lại hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa cũng như nói lên quyền lực, sự khôn ngoan và lòng nhân hậu vô biên của Người, thì bấy giờ con người mới có thể tìm ra được chuẩn độ đích thực cho cuộc sống và cho hành động của mình. Nếu không được dựa trên sự kết hiệp chặt chẽ với nhau một cách tuyệt đối của Ba Ngôi Thiên Chúa, nếu không có sự ý thức về những gì đã được xuất phát và được phát triển từ động lực và từ tính xác thực của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì đối với Comenius người ta sẽ hoàn toàn bất khả tìm ra được tính cách xác thực trong cuộc sống và trở thành người được.
Qua đó, người ta thấy rằng khoa sư phạm và sự đổi mới con người một cách khôn ngoan hoàn toàn liên kết chặt chẽ với tư tưởng về nguyên lý tiên khởi về Ba Ngôi Thiên Chúa và chỉ có thể phát huy được hiệu quả của chúng khi dựa trên nguyên lý đó mà thôi.
Comenius đã trình bày một cách có hệ thống suy tư của ông về Thiên Chúa Ba Ngôi – là những suy tư vốn chịu ảnh hưởng của Augustinus, Campanella, Raimundus von Sabunde và Nikolaus von Kues - trong mười tập sách chống lại những người Sozinianer(3), tác phẩm «Die Antisozinianischen Schriften», mà ông đã thực hiện trong khoảng thời gian từ 1659 đến 1662. Nguyên nhân đã khiến ông trình bày những suy tư về Thiên Chúa Ba Ngôi là vào lúc bấy giờ một số đông các người đương thời đã hào hứng đón nhận những luận đề về tôn giáo của cộng đồng những người thuộc phái Sozinianer vốn có khuynh hướng chống lại mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhóm những người Sozinianer này chủ trương một sự cải tổ cụ thể tuyệt căn và cho rằng dựa theo những lý do của lý trí, người ta cần phải chối bỏ giáo huấn trọng tâm của Kitô giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì họ xác tín rằng một khi chính lý trí xét theo hình thức là chân chính và hợp lý thì có giá trị thần thánh, họ đã đề xướng ra con đường giải thích ngoại cảnh mang tính cách thuần lý duy chủ quan. Vì thế, mặc dù ông đã nắm giữ những mục tiêu rõ ràng, Comenius vẫn cảnh cáo việc hạn chế những điều kiện nhận thức trên những kết luận của hình thức luận lý học và ông đã nhìn thấy sự nguy hiểm của khuynh hướng tuyệt đối hóa lý tính mà bản chất là phương tiện, một điều đối lập lại quan điểm của ông về một lý trí khách quan và cởi mở.
Tuy nhiên, sự phê bình của phái Sozinianer về cơ cấu Ba Ngôi Thiên Chúa đã khiến Comenius suy tưởng đến chính quan điểm của mình. Cuối cùng ông đã nhận thức được rằng Ba Ngôi của Thiên Chúa là một định đề của một lý trí hoàn toàn trọn hảo theo đúng nghĩa nhất. Như vậy, tác phẩm «Die Antisozinianischen Schriften» là bằng chứng của một suy tư nghiêm chỉnh về giá trị khách quan hợp lý của Ba Ngôi Thiên Chúa xét về phương diện triết học. Trong đó, ngay từ lúc khởi đầu việc giải thích, các viễn tượng đã được mở ra để vượt thắng được những tính cách một chiều của lý tính duy chủ quan, mà những hậu quả tiêu cực của nó vẫn còn ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay.
________________________
Chú thích:
1. Jan Hus, tên thật là Johannes Huss, một nhà thần học cải cách, người Tiệp Khắc. Chịu ảnh hưởng của J. Wiclif, ông tranh đấu cho việc tục hóa Giáo Hội. Năm 1411 ông bị dứt phép thông công. Năm 1414 bị bắt và năm 1415 bị kết án là phù thủy và bị xử thiêu.
2. John Wiclif hay Wyclif (1320-1384), một nhà cải cách tôn giáo người Anh. Ông khẳng định Kinh Thánh là nền tảng duy nhất của đức tin; ông phủ nhận quyền bính Đức Giáo Hoàng, đời sống tu trì, hàng giáo phẩm và việc Giáo Hội chiếm giữ tài sản, việc xưng tội, và đời sống độc thân của giáo sĩ. Ông phê bình giáo huấn của Giáo Hội về việc xin lễ, về các Bí Tích và về việc tôn sùng các thánh cũng như các di tích thánh. Học thuyết của ông đã được Jan Huss tiếp nhận, nhưng vào năm 1415 thì bị Công Đồng Konstanz kết án.
3. Sozinianer và Unitarier là những cộng đoàn thuộc giáo phái Tin Lành ở Anh, ở Hoa Kỳ và ở Âu Châu, có chủ trương chống lại tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi.
Sách tham khảo:
Johann Amos Comenius: Antisozinianische Schriften. Deutsche Erstübersetzung bei Peter Lang 2008, 1272 Seiten.
Ý thức đến Ba nhân vật với bốn bộ mặt... trong con người của chúng ta
Nguyễn Văn Thành
13:10 23/07/2008
Ý thức đến Ba nhân vật với bốn bộ mặt... trong con người của chúng ta
Thể theo Phương pháp « Phân Tích những quan hệ đối tác » (Transactional Analysis) của Eric BERNE, mỗi lần chúng ta tiếp xúc và trao đổi với kẻ khác, trong bất kỳ hoàn cảnh và sinh hoạt nào, chúng ta có thể khoác vào mình một trong 3 nhân vật sau đây:
- Nhân vật thứ nhất được tác giả gọi tên là người Cha Mẹ (Viết tắt và viết hoa là CM),
- Nhân vật Thứ hai là người Trưởng Thành (TT).
- Nhân vật thứ ba là người Trẻ Em (TE).
Mỗi nhân vật trên đây, tùy vào những nhu cầu khác nhau của sinh hoạt hiện tại, xuất đầu lộ diện dưới 4 bộ mặt khác nhau. Hai bộ mặt đầu được Eric BERNE đánh giá là tích cực, năng động. Hai bộ mặt sau có tính cách tiêu cực và tê liệt, khả dĩ tạo mọi vấn đề trong quan hệ giữa người với người.
I).- Sau đây là 4 bộ mặt của người làm Cha Mẹ:
1) CM+: Người Cha Mẹ sáng soi và hướng dẫn,
2) CM+: Người Cha Mẹ nâng đỡ, tạo an toàn,
3) CM-: Người Cha Mẹ độc tài, điều khiển tất cả,
4) CM-: Người Cha Mẹ bao che từ đầu chí cuối, hay là làm thay, làm thế tất cả.
II).- Người Trưởng Thành cũng có 4 bộ mặt khác nhau:
1) TT+: Người Trưởng Thành đồng cảm, có khả năng chia sẻ qua lại, lối nhìn và xúc động của mình với những người sống hai bên cạnh,
2) TT+: Người Trưởng Thành đồng hành, không những có khả năng phát biểu, đóng góp ý kiến của mình về một vấn đề, còn dấn thân nhập cuộc, bắt tay vào công việc với bạn bè, để thực hiện những chương trình đã được phác họa với nhau.
3) TT-: Người Trưởng Thành với những lối nhìn và thái độ lưỡng năng:
-Tao Hơn, Mày Thua,
- Tao Đúng, Mày Sai,
- Tao Tốt, Mày Xấu,
- Tao chính, Mày Ngụy…
4) TT-: Người Trưởng Thành thu mình trong nếp sống bít kín và xé lẻ.
III).- Tùy vào những năm tháng được cha mẹ nuôi nấng và giáo dục, người Trẻ Em cũng có thể trình bày 4 bộ mặt khác nhau:
1) TE+: Người Trẻ Em hiếu kỳ, thích học hỏi, sau bao nhiêu năm được cha mẹ, thầy cô sáng soi và hướng dẫn đúng lúc, đúng liều lượng, đúng giai đoạn phát triển, đúng nhu cầu và sở thích.
2) TE+: Người Trẻ Em hồn nhiên, yêu đời, hạnh phúc, biết vui đùa và hòa mình với bạn bè cùng lứa tuổi, sau bao nhiêu năm được cha mẹ lắng nghe, tôn trọng, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi, và nhất là có mặt và biết đồng cảm, vui đùa với con.
3) TE-: Người Trẻ em Phản Động, nếu cha mẹ quá độc tài, điều khiển từ A đến Z.
4) TE-: Người Trẻ Em Bị Động và Lệ Thuộc, nếu được cha mẹ phục vụ tối đa và nương chìu quá đáng, bằng cách làm thay và làm thế, trong tất cả mọi vấn đề và lãnh vực.
Xuyên qua lối nhìn của Eric BERNE vừa được trình bày, để có thể nhận định và đánh giá những quan hệ tương tác đang được kết dệt giữa hai người, chúng ta cần khảo sát hai chiều hướng:
- Trong chiều hướng thứ nhất, người đưa tin đang đóng vai trò của nhân vật nào: CM, TT hay là TE ? Ngược lại, để đáp ứng, nhân vật nào xuất hiện, sau khi nhận tin?
- Trong chiều hướng thứ hai, mục đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới, để thực hiện, trong những quan hệ qua lại hai chiều, phải chăng là đồng hành và đồng cảm, xây dựng và đóng góp cho nhau ? Hay là chúng ta đang khoác vào mình những vai trò đàn áp, ức chế, thậm chí với con cái và những người thân yêu của chúng ta ? Có bao giờ chúng ta biết giật mình, thức tỉnh, để nhận chân được rằng: chính chúng ta đang biến con cái hay là những kẻ đang sống hai bên cạnh, thành những nhân vật phản lọan, chống đối hay là hoàn toàn bị động và lệ thuộc, trong cuộc đời làm người ?
Nhằm bổ túc và kiện toàn lối nhìn của Eric BERNE, trong thể thức đánh giá những quan hệ xã hội, tác giả KARPMAN đề nghị hai loại tam giác:
Tam giác thứ nhất dẫn đưa chúng ta vào vùng tranh chấp, xung đột, hận thù, vong thân và vong bản. Tam giác nầy ở giữa 3 con đường đan chéo vào nhau:
• Trên con đường số một, tôi hành động như một tên thực dân, luôn luôn mang ý đồ chiếm đất, giành dân, đàn áp và bốc lột, đương khi miệng lưỡi không ngừng hô hào nào là nhân nghĩa, đại đồng, nào là công bình, bác ái…
• Trên con đường số hai, tôi phàn nàn và ta thán, tưởng tượng mình là nạn nhân và mang tâm trạng đầu hàng, buông xuôi, bỏ cuộc, lệ thuộc và bị động.
• Trên con đường số ba, tôi là chiếc loa phóng thanh, khoác vào mình phần vụ « nói thay, nói thế ». Một cách vô tình hay hữu ý, tôi lấn át tiếng nói của mọi người khác, đang chung sống trong môi trường xã hội và Quê Hương. Rốt cuộc, tôi chỉ mang mặt nạ để phát ra một tiếng nói quảng cáo và tuyên truyền, hoàn toàn rỗng tuếch và vô ý thức.
Tam giác thứ hai bao gồm 3 thái độ làm người biết đồng cảm và đầy lòng bao dung:
• Thái độ thứ nhất là khám phá giá trị và khả năng của những người đang có những quan hệ tương tác với chúng ta.
• Thái độ thứ hai là lắng nghe và trôn trọng tiếng nói của kẻ khác, cho phép họ có ý kiến KHÁC và cách làm KHÁC, khả dĩ bổ túc và kiện toàn chúng ta…
• Thái độ thứ ba là tha thứ và bao dung, khi kẻ khác sai lầm, đồng thời giúp họ biến sai lầm thành một bài học cao quí cho chính bản thân mình và cho những người đang chung sống. Nói khác đi, sai lầm có thể tạo điều kiện và cơ hội để chúng ta ý thức đến con người của mình và tìm cách vươn lên…trên con đường thành người và phục vụ Đất Nước.
***
Vậy, dựa vào những phân tích và lối nhìn trên đây, bạn đang là Nhân Vật nào, với Bộ Mặt nào, trong mỗi quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại với từng người Anh Chị Em Đồng Bào? Xin lắng nghe bài hát «Tin Mừng của Em» trong CD « Người Em Việt Nam ».
Thể theo Phương pháp « Phân Tích những quan hệ đối tác » (Transactional Analysis) của Eric BERNE, mỗi lần chúng ta tiếp xúc và trao đổi với kẻ khác, trong bất kỳ hoàn cảnh và sinh hoạt nào, chúng ta có thể khoác vào mình một trong 3 nhân vật sau đây:
- Nhân vật thứ nhất được tác giả gọi tên là người Cha Mẹ (Viết tắt và viết hoa là CM),
- Nhân vật Thứ hai là người Trưởng Thành (TT).
- Nhân vật thứ ba là người Trẻ Em (TE).
Mỗi nhân vật trên đây, tùy vào những nhu cầu khác nhau của sinh hoạt hiện tại, xuất đầu lộ diện dưới 4 bộ mặt khác nhau. Hai bộ mặt đầu được Eric BERNE đánh giá là tích cực, năng động. Hai bộ mặt sau có tính cách tiêu cực và tê liệt, khả dĩ tạo mọi vấn đề trong quan hệ giữa người với người.
I).- Sau đây là 4 bộ mặt của người làm Cha Mẹ:
1) CM+: Người Cha Mẹ sáng soi và hướng dẫn,
2) CM+: Người Cha Mẹ nâng đỡ, tạo an toàn,
3) CM-: Người Cha Mẹ độc tài, điều khiển tất cả,
4) CM-: Người Cha Mẹ bao che từ đầu chí cuối, hay là làm thay, làm thế tất cả.
II).- Người Trưởng Thành cũng có 4 bộ mặt khác nhau:
1) TT+: Người Trưởng Thành đồng cảm, có khả năng chia sẻ qua lại, lối nhìn và xúc động của mình với những người sống hai bên cạnh,
2) TT+: Người Trưởng Thành đồng hành, không những có khả năng phát biểu, đóng góp ý kiến của mình về một vấn đề, còn dấn thân nhập cuộc, bắt tay vào công việc với bạn bè, để thực hiện những chương trình đã được phác họa với nhau.
3) TT-: Người Trưởng Thành với những lối nhìn và thái độ lưỡng năng:
-Tao Hơn, Mày Thua,
- Tao Đúng, Mày Sai,
- Tao Tốt, Mày Xấu,
- Tao chính, Mày Ngụy…
4) TT-: Người Trưởng Thành thu mình trong nếp sống bít kín và xé lẻ.
III).- Tùy vào những năm tháng được cha mẹ nuôi nấng và giáo dục, người Trẻ Em cũng có thể trình bày 4 bộ mặt khác nhau:
1) TE+: Người Trẻ Em hiếu kỳ, thích học hỏi, sau bao nhiêu năm được cha mẹ, thầy cô sáng soi và hướng dẫn đúng lúc, đúng liều lượng, đúng giai đoạn phát triển, đúng nhu cầu và sở thích.
2) TE+: Người Trẻ Em hồn nhiên, yêu đời, hạnh phúc, biết vui đùa và hòa mình với bạn bè cùng lứa tuổi, sau bao nhiêu năm được cha mẹ lắng nghe, tôn trọng, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi, và nhất là có mặt và biết đồng cảm, vui đùa với con.
3) TE-: Người Trẻ em Phản Động, nếu cha mẹ quá độc tài, điều khiển từ A đến Z.
4) TE-: Người Trẻ Em Bị Động và Lệ Thuộc, nếu được cha mẹ phục vụ tối đa và nương chìu quá đáng, bằng cách làm thay và làm thế, trong tất cả mọi vấn đề và lãnh vực.
Xuyên qua lối nhìn của Eric BERNE vừa được trình bày, để có thể nhận định và đánh giá những quan hệ tương tác đang được kết dệt giữa hai người, chúng ta cần khảo sát hai chiều hướng:
- Trong chiều hướng thứ nhất, người đưa tin đang đóng vai trò của nhân vật nào: CM, TT hay là TE ? Ngược lại, để đáp ứng, nhân vật nào xuất hiện, sau khi nhận tin?
- Trong chiều hướng thứ hai, mục đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới, để thực hiện, trong những quan hệ qua lại hai chiều, phải chăng là đồng hành và đồng cảm, xây dựng và đóng góp cho nhau ? Hay là chúng ta đang khoác vào mình những vai trò đàn áp, ức chế, thậm chí với con cái và những người thân yêu của chúng ta ? Có bao giờ chúng ta biết giật mình, thức tỉnh, để nhận chân được rằng: chính chúng ta đang biến con cái hay là những kẻ đang sống hai bên cạnh, thành những nhân vật phản lọan, chống đối hay là hoàn toàn bị động và lệ thuộc, trong cuộc đời làm người ?
Nhằm bổ túc và kiện toàn lối nhìn của Eric BERNE, trong thể thức đánh giá những quan hệ xã hội, tác giả KARPMAN đề nghị hai loại tam giác:
Tam giác thứ nhất dẫn đưa chúng ta vào vùng tranh chấp, xung đột, hận thù, vong thân và vong bản. Tam giác nầy ở giữa 3 con đường đan chéo vào nhau:
• Trên con đường số một, tôi hành động như một tên thực dân, luôn luôn mang ý đồ chiếm đất, giành dân, đàn áp và bốc lột, đương khi miệng lưỡi không ngừng hô hào nào là nhân nghĩa, đại đồng, nào là công bình, bác ái…
• Trên con đường số hai, tôi phàn nàn và ta thán, tưởng tượng mình là nạn nhân và mang tâm trạng đầu hàng, buông xuôi, bỏ cuộc, lệ thuộc và bị động.
• Trên con đường số ba, tôi là chiếc loa phóng thanh, khoác vào mình phần vụ « nói thay, nói thế ». Một cách vô tình hay hữu ý, tôi lấn át tiếng nói của mọi người khác, đang chung sống trong môi trường xã hội và Quê Hương. Rốt cuộc, tôi chỉ mang mặt nạ để phát ra một tiếng nói quảng cáo và tuyên truyền, hoàn toàn rỗng tuếch và vô ý thức.
Tam giác thứ hai bao gồm 3 thái độ làm người biết đồng cảm và đầy lòng bao dung:
• Thái độ thứ nhất là khám phá giá trị và khả năng của những người đang có những quan hệ tương tác với chúng ta.
• Thái độ thứ hai là lắng nghe và trôn trọng tiếng nói của kẻ khác, cho phép họ có ý kiến KHÁC và cách làm KHÁC, khả dĩ bổ túc và kiện toàn chúng ta…
• Thái độ thứ ba là tha thứ và bao dung, khi kẻ khác sai lầm, đồng thời giúp họ biến sai lầm thành một bài học cao quí cho chính bản thân mình và cho những người đang chung sống. Nói khác đi, sai lầm có thể tạo điều kiện và cơ hội để chúng ta ý thức đến con người của mình và tìm cách vươn lên…trên con đường thành người và phục vụ Đất Nước.
***
Vậy, dựa vào những phân tích và lối nhìn trên đây, bạn đang là Nhân Vật nào, với Bộ Mặt nào, trong mỗi quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại với từng người Anh Chị Em Đồng Bào? Xin lắng nghe bài hát «Tin Mừng của Em» trong CD « Người Em Việt Nam ».
Thông Báo
Cáo Phó: LM Giuse Hoàng Kim Thao qua đời tại Biên Hòa, Việt Nam
GP Đàlạt
10:41 23/07/2008
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Toà Giám Mục Đàlạt vô cùng thương tiếc kính báo:
Cha Giuse Hoàng Kim Thao
Linh mục Dòng Đaminh, Tỉnh Dòng Việt Nam
Nguyên Quản xứ Giáo xứ Lạc Lâm, Giáo Hạt Đơn Đương
đã được Chúa gọi về lúc 15 giờ 45, thứ ba, ngày 22 tháng 7 năm 2008,
tại Tu viện Martinô – Hố Nai – Biên Hòa.
Hưởng thọ 86 tuổi, 55 năm linh mục.
• Cha GIUSE sinh ngày 22 tháng 02 năm 1922, tại Bắc Giang.
• Học Tiểu Chủng Viện Đạo Ngạn từ năm 1937 – 1938.
• Vào Đệ Tử Viện Đaminh từ năm 1938 – 1944.
• Khấn Dòng Đaminh ngày 31 tháng 8 năm 1945.
• Thụ phong linh mục tại Hồng Kông ngày 03 tháng 5 năm 1953.
• Quản xứ Lạc Viên từ năm 1966 – 1971.
• Phó xứ Lạc Lâm từ năm 1971 – 1985.
• Quản xứ Lạc Lâm từ năm 1985 – 2006.
• Nghỉ hưu tại Nhà xứ Giáo xứ Lạc Lâm từ năm 2006.
Thánh lễ an táng tại Nhà thờ Lạc Lâm,
lúc 08 giờ 30, thứ sáu, ngày 25 tháng 7 năm 2008.
Mai táng tại Nghĩa Trang Giáo xứ Lạc Lâm
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Cố GIUSE sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Tòa Giám Mục Đàlạt kính báo.
* N.B: Xin Quý Cha dâng 3 Thánh Lễ cầu cho Cha Cố Giuse theo luật Giáo phận.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ruộng Muối
Josephhoa Phạm
00:11 23/07/2008
RUỘNG MUỐI
Ảnh của Josephhoa Phạm.
là để tăng gia vị thức ăn, thêm hương vị cho nó,
Hình ảnh này nhắc nhở chúng ta rằng, qua phép Rửa Tội,
toàn thể con người chúng ta đã được “gia vị”
bằng cuộc sống mới đến từ Đức Kitô….”
(Trích diễn từ của ĐTC nhân ĐHGT 17 tại Canada. Jb. Đặng Minh An chuyển ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền