Phụng Vụ - Mục Vụ
Đón tiếp Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:22 23/07/2016
Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 10, 38-42
ĐÓN TIẾP CHÚA
Chúa Nhật XVI thường niên, năm C cho chúng ta nhận ra lời chỉ dạy của Chúa và lời giáo huấn của Giáo Hội. Ba bài đọc giúp chúng ta hiểu được tâm tình và thái độ của Chúa đối với cử chỉ, hành động của mỗi người. Matta và Maria là hai mẫu người, hai cách ứng xử đối với Chúa Giêsu…
Matta có một thái độ, có tâm tình rất thực tế đối với Chúa Giêsu và các Tông đồ. Khi biết tin Chúa tới thăm gia đình của hai cô. Matta đã đón Chúa. Cô lăng xăng, tất bật lo lắng nấu cơm, làm đồ ăn ngon để thiết đãi Chúa Giêsu và các Tông đồ. Cô có tâm tình rất trìu mến và lo lắng cho Chúa Giêsu cũng như các Tông đồ của Ngài. Thái độ và cách đối xử ấy thực tế rất quí, nhưng ở đây cô Matta vì vất vả nên trách Chúa không để Maria là em của cô giúp cô nấu nướng. Trong thái độ này cô có ý ghen tương, tự đề cao vai trò của mình. Chúa bảo với cô Matta rằng chỉ có một việc cần thôi Maria đã chọn là lắng nghe Lời Chúa, không nên lo lắng nhiều việc quá. Tốt hơn là nên liên kết cả hai, vừa lắng nghe Lời Chúa vừa phục vụ Chúa. Ở đây chúng ta thấy một số gương điển hình của một vài vị thánh đã biết liên kết giữa đời sống hoạt động và đời sống chiêm niệm, cầu nguyện. Chân Phước Têrêsa Calcutta
ban ngày đã cùng với các nữ tu của Mẹ phục vụ hết mình cho các con người nghèo khổ, hấp hối, nhưng không bao giờ Mẹ và các nữ tu của Mẹ quên, bỏ cầu nguyện, nhờ đó đời sống luôn hài hòa. Thánh Đaminh, Đấng sáng lập dòng anh em giảng thuyết, đã tài tình nối kết giữa đời sống hoạt động và đời sống cầu nguyện. Ngài đã thực hiện việc nói với với Chúa và nói về Chúa cho nhiều người, cho tha nhân. Ban ngày Ngài và các sĩ tử của Dòng Ngài đã đi rao giảng, hoạt động để nói về Chúa cho mọi người, nhưng đêm về Ngài đã ngồi bên chân Chúa để lắng nghe Lời Chúa, nói với Chúa…Thánh Anphongsô, Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế cũng luôn hòa hợp đời sống hoạt động với đời sống cầu nguyện…
Đoạn trình thuật của thánh Luca hôm nay nằm trong sứ vụ của Chúa Giêsu, chuẩn bị lên Giêrusalem và chịu chết ở đó. Đi đường mệt mỏi cùng với các Tông đồ, Matta đã hiểu rất rõ tâm lý này, cô rất nhạy cảm, do đó, cô đã hăng hái phục vụ Chúa và các tông đồ qua việc thết đãi nấu ăn. Cô Maria đã đón tiếp Chúa theo cách khác. Maria đã ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe Lời của Người. Nên, Maria được Chúa Giêsu khen vì “ đã chọn phần tốt nhất “.
Chúa muốn dạy chúng ta qua Lời của Ngài. Tất cả mọi việc làm đều có giá trị nhưng chúng ta phải biết hòa hợp và liên kết để có thể phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em. Tốt đẹp, hài hòa theo ý Chúa.
Sở dĩ Chúa tỏ ra quở trách Matta vì cô tỏ ra bận rộn để phục vụ mà quên bẵng đi cần phải lắng nghe Lời Chúa dạy để đem ra thực hành. Đó mới là điều quan trọng.
Chúa vẫn tiếp tục hiện diện với nhân loại, với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày qua những người khó nghèo, qua những người bệnh tật vì chính Chúa đã đồng hóa với họ. Chúng ta đón tiếp Chúa qua anh chị em đồng loại. Hai mẫu gương phục vụ và đón tiếp của Maria và Matta phải giúp chúng ta nhìn lại cách đón tiếp của chúng ta đối với người khác. Chúng ta phục vụ người khác bằng những hành động bác ái, yêu thương nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải ngồi bên chân Chúa để lắng nghe lời Chúa dạy, và kín múc nơi Người nguồn sức mạnh, ân sủng để phục vụ anh em.
Dù là tín hữu hay tu sĩ, chúng ta luôn luôn phải biết kết hợp giữa những hành động phục vụ của chúng ta đối với tha nhân nhưng đồng thời phải gặp gỡ Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện, chiêm niệm.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết bắt chiếc hai thánh Matta và Maria là phục vụ Chúa với hết tấm lòng nhưng đồng thời cũng biết yêu mến Chúa, yêu mến tha nhân bằng việc gặp gỡ Chúa và cầu nguyện. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu và các Tông đồ chuẩn bị đi đâu ?
2. Ai đã ra đón Chúa vào nhà ?
3.Matta phục vụ Chúa bằng việc nấu nướng.Maria ngồi dưới chân Chúa để nghe Lời Chúa. Chúa nói làm sao ?
4.Chúng ta phải có thái độ nào trong hai thái độ của Matta và Maria ?
5.Thế nào là đời sống hoạt động và thế nào là đời sống chiêm niệm ?
Lc 10, 38-42
ĐÓN TIẾP CHÚA
Chúa Nhật XVI thường niên, năm C cho chúng ta nhận ra lời chỉ dạy của Chúa và lời giáo huấn của Giáo Hội. Ba bài đọc giúp chúng ta hiểu được tâm tình và thái độ của Chúa đối với cử chỉ, hành động của mỗi người. Matta và Maria là hai mẫu người, hai cách ứng xử đối với Chúa Giêsu…
Matta có một thái độ, có tâm tình rất thực tế đối với Chúa Giêsu và các Tông đồ. Khi biết tin Chúa tới thăm gia đình của hai cô. Matta đã đón Chúa. Cô lăng xăng, tất bật lo lắng nấu cơm, làm đồ ăn ngon để thiết đãi Chúa Giêsu và các Tông đồ. Cô có tâm tình rất trìu mến và lo lắng cho Chúa Giêsu cũng như các Tông đồ của Ngài. Thái độ và cách đối xử ấy thực tế rất quí, nhưng ở đây cô Matta vì vất vả nên trách Chúa không để Maria là em của cô giúp cô nấu nướng. Trong thái độ này cô có ý ghen tương, tự đề cao vai trò của mình. Chúa bảo với cô Matta rằng chỉ có một việc cần thôi Maria đã chọn là lắng nghe Lời Chúa, không nên lo lắng nhiều việc quá. Tốt hơn là nên liên kết cả hai, vừa lắng nghe Lời Chúa vừa phục vụ Chúa. Ở đây chúng ta thấy một số gương điển hình của một vài vị thánh đã biết liên kết giữa đời sống hoạt động và đời sống chiêm niệm, cầu nguyện. Chân Phước Têrêsa Calcutta
ban ngày đã cùng với các nữ tu của Mẹ phục vụ hết mình cho các con người nghèo khổ, hấp hối, nhưng không bao giờ Mẹ và các nữ tu của Mẹ quên, bỏ cầu nguyện, nhờ đó đời sống luôn hài hòa. Thánh Đaminh, Đấng sáng lập dòng anh em giảng thuyết, đã tài tình nối kết giữa đời sống hoạt động và đời sống cầu nguyện. Ngài đã thực hiện việc nói với với Chúa và nói về Chúa cho nhiều người, cho tha nhân. Ban ngày Ngài và các sĩ tử của Dòng Ngài đã đi rao giảng, hoạt động để nói về Chúa cho mọi người, nhưng đêm về Ngài đã ngồi bên chân Chúa để lắng nghe Lời Chúa, nói với Chúa…Thánh Anphongsô, Đấng Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế cũng luôn hòa hợp đời sống hoạt động với đời sống cầu nguyện…
Đoạn trình thuật của thánh Luca hôm nay nằm trong sứ vụ của Chúa Giêsu, chuẩn bị lên Giêrusalem và chịu chết ở đó. Đi đường mệt mỏi cùng với các Tông đồ, Matta đã hiểu rất rõ tâm lý này, cô rất nhạy cảm, do đó, cô đã hăng hái phục vụ Chúa và các tông đồ qua việc thết đãi nấu ăn. Cô Maria đã đón tiếp Chúa theo cách khác. Maria đã ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe Lời của Người. Nên, Maria được Chúa Giêsu khen vì “ đã chọn phần tốt nhất “.
Chúa muốn dạy chúng ta qua Lời của Ngài. Tất cả mọi việc làm đều có giá trị nhưng chúng ta phải biết hòa hợp và liên kết để có thể phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em. Tốt đẹp, hài hòa theo ý Chúa.
Sở dĩ Chúa tỏ ra quở trách Matta vì cô tỏ ra bận rộn để phục vụ mà quên bẵng đi cần phải lắng nghe Lời Chúa dạy để đem ra thực hành. Đó mới là điều quan trọng.
Chúa vẫn tiếp tục hiện diện với nhân loại, với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày qua những người khó nghèo, qua những người bệnh tật vì chính Chúa đã đồng hóa với họ. Chúng ta đón tiếp Chúa qua anh chị em đồng loại. Hai mẫu gương phục vụ và đón tiếp của Maria và Matta phải giúp chúng ta nhìn lại cách đón tiếp của chúng ta đối với người khác. Chúng ta phục vụ người khác bằng những hành động bác ái, yêu thương nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải ngồi bên chân Chúa để lắng nghe lời Chúa dạy, và kín múc nơi Người nguồn sức mạnh, ân sủng để phục vụ anh em.
Dù là tín hữu hay tu sĩ, chúng ta luôn luôn phải biết kết hợp giữa những hành động phục vụ của chúng ta đối với tha nhân nhưng đồng thời phải gặp gỡ Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện, chiêm niệm.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết bắt chiếc hai thánh Matta và Maria là phục vụ Chúa với hết tấm lòng nhưng đồng thời cũng biết yêu mến Chúa, yêu mến tha nhân bằng việc gặp gỡ Chúa và cầu nguyện. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu và các Tông đồ chuẩn bị đi đâu ?
2. Ai đã ra đón Chúa vào nhà ?
3.Matta phục vụ Chúa bằng việc nấu nướng.Maria ngồi dưới chân Chúa để nghe Lời Chúa. Chúa nói làm sao ?
4.Chúng ta phải có thái độ nào trong hai thái độ của Matta và Maria ?
5.Thế nào là đời sống hoạt động và thế nào là đời sống chiêm niệm ?
Tìm gặp Chúa trong cầu nguyện
Lm. Vũ Xuân Hạnh
08:27 23/07/2016
TÌM GẶP CHÚA TRONG CẦU NGUYỆN
Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Chúa Nhật hôm nay, thánh Luca cho biết, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện sau khi chính bản thân Người đã cầu nguyện. Lời cầu nguyện mà Chúa dạy ngắn gọn, gồm tóm tất cả những gì cần thiết cho đời sống tâm linh, lẫn thể xác của con người. Đó là kinh Lạy Cha. Vì thế kinh Lạy Cha trở nên kinh nguyện mẫu cho mọi lời kinh, mọi lời cầu nguyện của từng người và của cả Hội Thánh.
Là lời kinh do chính Con Thiên Chúa hướng dẫn, kinh Lạy Cha trở thành lời kinh quan trọng lớn lao. Khi đọc cách cẩn thận, mỗi Kitô hữu được tham dự vào chính kinh nguyện của Chúa Giêsu. Bởi nhờ Người trong Người, với Người, mọi Kitô hữu thốt lên tiếng “Abba – Lạy Cha” cách triều mến, thân thương, gần gũi, đáng yêu.
Không chỉ dạy cầu nguyện, qua các dụ ngôn, Chúa Giêsu còn dạy hãy đến cùng Thiên Chúa như người bạn kêu nài bạn hữu giúp đỡ mình. Hoặc hãy cầu nguyện như đứa con thưa chuyện với cha của nó.
Huyền diệu quá đỗi, hạnh phúc quá đỗi, khi Thiên Chúa lớn lao là thế, lại chấp nhận thụ tạo như bạn hữu, như con cái và chấp nhận tiếng “Cha” mà loài thụ tạo ấy thưa lên mình. Như vậy cầu nguyện là cách hay nhất để Thiên Chúa kéo ta về phía Người và làm cho khoảng cách giữa Tạo Hóa với thụ tạo, tưởng chừng xa vô bờ, lại trở nên ngắn ngũi và như không còn khoảng cách. Đúng hơn, chỉ còn là tình phụ tử.
Vì tầm mức quan trọng của việc cầu nguyện trong đời Kitô hữu như thế, mỗi lần chuẩn bị cho một người dự tòng bắt đầu vào đạo, chúng ta, những hướng dẫn viên của họ, phải cố gắng giúp họ bắt đầu gặp Thiên Chúa. Chỉ có gặp Chúa, đời sống người Kitô hữu mới có hạnh phúc, tràn đầy niềm vui, và đức tin vững mạnh.
Bởi đó, ai bước vào đời sống Kitô hữu, họ cần học giáo lý. Cũng như khi dấn thân cho một hành trình, người ta cần hiểu tối thiểu hành trình mà mình phải bước đi. Sống đời Kitô hữu là một hành trình. Hơn nữa, đó là hành trình của đức tin. Vì thế, có hiểu biết về đức tin, ta mới có thể yêu mến và dấn thân cho đức tin một cách khả dĩ.
Nhưng người Kitô hữu phải sống đức tin cả một đời. Do đó, chỉ trang bị một mớ kiến thức giáo lý như người ta học một môn học, thật là khiếm khuyết không gì bằng.
Có khi còn tệ hơn học một môn học, vì người ta chỉ dành cho giáo lý mỗi tuần vài giờ đồng hồ, học trong một thời gian ngắn hết sức, thường là thời gian không gây vướng bận bất cứ một việc nào khác.
Đàng khác, một môn học sau khi học xong, sẽ cho ta ít lợi vật chất, nhưng kiến thức giáo lý thì không. Từ những lý do trên, khiến giáo lý bị xem nhẹ, trở thành một gánh nặng do “ông cha”, “bà phước” ép buộc, các giáo lý viên “hành hạ”.
Với một não trạng như thế về giáo lý đã làm cho đức tin trở nên lu mờ, việc giữ đạo như một thói quen, hoặc chỉ tới nhà thờ để người khác không cười chê. Thực chất dù được gọi là Kitô hữu như mọi người, lại chỉ là một thứ danh ảo. Một đức tin thiếu nến tảng như thế dễ dàng bị đánh mất trong môi trường mà điều kiện giữ đạo khắc nghiệt, hoặc xung quanh thiếu vắng người Kitô hữu...
Đó chỉ mới là việc học giáo lý mà đã có nhiều vấn đề. Việc giữ đạo và đào tạo đức tin còn phải đi xa hơn. Vì đời sống của một Kitô hữu đâu chỉ là gia nhập một đoàn thể, chấp nhận một mớ lý thuyết, một mớ lề luật.
Trở nên Kitô hữu, trước hết là đi gặp một Thiên Chúa tình yêu và trao ban tình yêu vô tận trong chính cuộc đời của mỗi người. Trở nên Kitô hữu là đi gặp một Thiên Chúa yêu thương đến nỗi hóa nên nhục thể như chúng ta là người, chia sẻ kiếp người đến độ lặn sâu trong kiếp người ấy một các hoàn hảo.
Bởi vậy, bước vào đời sống Kitô hữu, nhất thiết, người dự và tân tòng cần phải đi gặp Chúa Kitô, hình tượng hữu hình của Thiên Chúa, kiểu mẫu đời sống đức tin của chúng ta.
Nhưng ta chỉ có thể gặp Thiên Chúa cách hoàn hảo nhất trong đời sống cầu nguyện. Càng chìm đắm trong cầu nguyện, càng say mê cầu nguyện. Say mê cầu nguyện, lại càng dẫn ta đến với cầu nguyện chìm đắm. Càng chìm đắm và say mê cầu nguyện bao nhiêu, khuôn mặt Thiên Chúa tình yêu càng hiện rõ bấy nhiêu.
Chỉ có cầu nguyện mới mang lại đức tin. Vì đức tin chỉ có thể vững vàng, khi đức tin ấy xuất phát từ kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, gặp Gỡ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của mình.
Như vậy giáo lý là bước đầu tiên giới thiệu Thiên Chúa, giới thiệu ta đến với chân trời của đức tin, là khởi điểm cho một nền tảng không biên giới của lòng tin, của tình yêu Thiên Chúa dành cho ta. Cầu nguyện là phương cách giúp ta sống đức tin. Bởi thế, ta không được loại trừ việc học giáo lý, càng không thể loại trừ việc cầu nguyện.
Hiểu như thế, ta nhận ra rằng, giáo lý chưa phải là cách tốt nhất mang lại đức tin, vì đó chỉ mới là kiến thức mà thôi. Đời sống cầu nguyện mới là điều kiện tối ưu, cung cấp một bằng chứng đức tin vững chải. Bởi vậy, thật là sai lầm, khi một người dự tòng cho rằng, mình chỉ trải qua một thời gian học giáo lý, thế là đủ, không cần cố gắng thêm.
Chính người giáo lý viên, trong khi dạy giáo lý, phải đào tạo cho học viên của mình một đời sống cầu nguyện, một thói quen gặp gỡ Chúa Kitô, để nhờ Chúa Kitô mà đến với Thiên Chúa. Do đó, việc làm quen với phụng vụ, việc cầu nguyện tắt, giúp họ đọc những kinh thông thường (Như: Ăn Năn tội, Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh, Tin kính, Tin, Cậy, Mến, Chúa Thánh Thần...), là điều hết sức cần thiết.
Là Kitô hữu, bạn và tôi có Lời Chúa Kitô hướng dẫn, có chính Người là gương mẫu về đời sống hiệp thông với Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện, hãy làm cho cuộc sống của mình xinh tươi hơn, đáng yêu hơn, bình an hơn nhờ gặp gỡ Thiên Chúa.
Chỉ nơi Chúa, ta mới khám phá ý nghĩa đời mình. Chỉ nơi Chúa, ta mới có thể chạm đến hạnh phúc cuối cùng, cũng là hạnh phúc bền vững của đời ta.
Lạy Chúa, khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm về bên Chúa để được trong những phút giây thinh lặng và bình an. Khi bị xâu xé bởi cả cuộc đời long đong hay mệt nhoài vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những giây phút được nghỉ ngơi bên Chúa.
Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần cả đời con. Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và tấm lòng đầy yêu thương của Chúa.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Chúa Nhật hôm nay, thánh Luca cho biết, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện sau khi chính bản thân Người đã cầu nguyện. Lời cầu nguyện mà Chúa dạy ngắn gọn, gồm tóm tất cả những gì cần thiết cho đời sống tâm linh, lẫn thể xác của con người. Đó là kinh Lạy Cha. Vì thế kinh Lạy Cha trở nên kinh nguyện mẫu cho mọi lời kinh, mọi lời cầu nguyện của từng người và của cả Hội Thánh.
Là lời kinh do chính Con Thiên Chúa hướng dẫn, kinh Lạy Cha trở thành lời kinh quan trọng lớn lao. Khi đọc cách cẩn thận, mỗi Kitô hữu được tham dự vào chính kinh nguyện của Chúa Giêsu. Bởi nhờ Người trong Người, với Người, mọi Kitô hữu thốt lên tiếng “Abba – Lạy Cha” cách triều mến, thân thương, gần gũi, đáng yêu.
Không chỉ dạy cầu nguyện, qua các dụ ngôn, Chúa Giêsu còn dạy hãy đến cùng Thiên Chúa như người bạn kêu nài bạn hữu giúp đỡ mình. Hoặc hãy cầu nguyện như đứa con thưa chuyện với cha của nó.
Huyền diệu quá đỗi, hạnh phúc quá đỗi, khi Thiên Chúa lớn lao là thế, lại chấp nhận thụ tạo như bạn hữu, như con cái và chấp nhận tiếng “Cha” mà loài thụ tạo ấy thưa lên mình. Như vậy cầu nguyện là cách hay nhất để Thiên Chúa kéo ta về phía Người và làm cho khoảng cách giữa Tạo Hóa với thụ tạo, tưởng chừng xa vô bờ, lại trở nên ngắn ngũi và như không còn khoảng cách. Đúng hơn, chỉ còn là tình phụ tử.
Vì tầm mức quan trọng của việc cầu nguyện trong đời Kitô hữu như thế, mỗi lần chuẩn bị cho một người dự tòng bắt đầu vào đạo, chúng ta, những hướng dẫn viên của họ, phải cố gắng giúp họ bắt đầu gặp Thiên Chúa. Chỉ có gặp Chúa, đời sống người Kitô hữu mới có hạnh phúc, tràn đầy niềm vui, và đức tin vững mạnh.
Bởi đó, ai bước vào đời sống Kitô hữu, họ cần học giáo lý. Cũng như khi dấn thân cho một hành trình, người ta cần hiểu tối thiểu hành trình mà mình phải bước đi. Sống đời Kitô hữu là một hành trình. Hơn nữa, đó là hành trình của đức tin. Vì thế, có hiểu biết về đức tin, ta mới có thể yêu mến và dấn thân cho đức tin một cách khả dĩ.
Nhưng người Kitô hữu phải sống đức tin cả một đời. Do đó, chỉ trang bị một mớ kiến thức giáo lý như người ta học một môn học, thật là khiếm khuyết không gì bằng.
Có khi còn tệ hơn học một môn học, vì người ta chỉ dành cho giáo lý mỗi tuần vài giờ đồng hồ, học trong một thời gian ngắn hết sức, thường là thời gian không gây vướng bận bất cứ một việc nào khác.
Đàng khác, một môn học sau khi học xong, sẽ cho ta ít lợi vật chất, nhưng kiến thức giáo lý thì không. Từ những lý do trên, khiến giáo lý bị xem nhẹ, trở thành một gánh nặng do “ông cha”, “bà phước” ép buộc, các giáo lý viên “hành hạ”.
Với một não trạng như thế về giáo lý đã làm cho đức tin trở nên lu mờ, việc giữ đạo như một thói quen, hoặc chỉ tới nhà thờ để người khác không cười chê. Thực chất dù được gọi là Kitô hữu như mọi người, lại chỉ là một thứ danh ảo. Một đức tin thiếu nến tảng như thế dễ dàng bị đánh mất trong môi trường mà điều kiện giữ đạo khắc nghiệt, hoặc xung quanh thiếu vắng người Kitô hữu...
Đó chỉ mới là việc học giáo lý mà đã có nhiều vấn đề. Việc giữ đạo và đào tạo đức tin còn phải đi xa hơn. Vì đời sống của một Kitô hữu đâu chỉ là gia nhập một đoàn thể, chấp nhận một mớ lý thuyết, một mớ lề luật.
Trở nên Kitô hữu, trước hết là đi gặp một Thiên Chúa tình yêu và trao ban tình yêu vô tận trong chính cuộc đời của mỗi người. Trở nên Kitô hữu là đi gặp một Thiên Chúa yêu thương đến nỗi hóa nên nhục thể như chúng ta là người, chia sẻ kiếp người đến độ lặn sâu trong kiếp người ấy một các hoàn hảo.
Bởi vậy, bước vào đời sống Kitô hữu, nhất thiết, người dự và tân tòng cần phải đi gặp Chúa Kitô, hình tượng hữu hình của Thiên Chúa, kiểu mẫu đời sống đức tin của chúng ta.
Nhưng ta chỉ có thể gặp Thiên Chúa cách hoàn hảo nhất trong đời sống cầu nguyện. Càng chìm đắm trong cầu nguyện, càng say mê cầu nguyện. Say mê cầu nguyện, lại càng dẫn ta đến với cầu nguyện chìm đắm. Càng chìm đắm và say mê cầu nguyện bao nhiêu, khuôn mặt Thiên Chúa tình yêu càng hiện rõ bấy nhiêu.
Chỉ có cầu nguyện mới mang lại đức tin. Vì đức tin chỉ có thể vững vàng, khi đức tin ấy xuất phát từ kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, gặp Gỡ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của mình.
Như vậy giáo lý là bước đầu tiên giới thiệu Thiên Chúa, giới thiệu ta đến với chân trời của đức tin, là khởi điểm cho một nền tảng không biên giới của lòng tin, của tình yêu Thiên Chúa dành cho ta. Cầu nguyện là phương cách giúp ta sống đức tin. Bởi thế, ta không được loại trừ việc học giáo lý, càng không thể loại trừ việc cầu nguyện.
Hiểu như thế, ta nhận ra rằng, giáo lý chưa phải là cách tốt nhất mang lại đức tin, vì đó chỉ mới là kiến thức mà thôi. Đời sống cầu nguyện mới là điều kiện tối ưu, cung cấp một bằng chứng đức tin vững chải. Bởi vậy, thật là sai lầm, khi một người dự tòng cho rằng, mình chỉ trải qua một thời gian học giáo lý, thế là đủ, không cần cố gắng thêm.
Chính người giáo lý viên, trong khi dạy giáo lý, phải đào tạo cho học viên của mình một đời sống cầu nguyện, một thói quen gặp gỡ Chúa Kitô, để nhờ Chúa Kitô mà đến với Thiên Chúa. Do đó, việc làm quen với phụng vụ, việc cầu nguyện tắt, giúp họ đọc những kinh thông thường (Như: Ăn Năn tội, Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh, Tin kính, Tin, Cậy, Mến, Chúa Thánh Thần...), là điều hết sức cần thiết.
Là Kitô hữu, bạn và tôi có Lời Chúa Kitô hướng dẫn, có chính Người là gương mẫu về đời sống hiệp thông với Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện, hãy làm cho cuộc sống của mình xinh tươi hơn, đáng yêu hơn, bình an hơn nhờ gặp gỡ Thiên Chúa.
Chỉ nơi Chúa, ta mới khám phá ý nghĩa đời mình. Chỉ nơi Chúa, ta mới có thể chạm đến hạnh phúc cuối cùng, cũng là hạnh phúc bền vững của đời ta.
Lạy Chúa, khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm về bên Chúa để được trong những phút giây thinh lặng và bình an. Khi bị xâu xé bởi cả cuộc đời long đong hay mệt nhoài vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những giây phút được nghỉ ngơi bên Chúa.
Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần cả đời con. Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và tấm lòng đầy yêu thương của Chúa.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Suy niệm lễ thánh Giacôbê tông đồ 25/7
Lm. Anthony Trung Thành
18:18 23/07/2016
Suy Niệm LỄ KÍNH THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ Ngày 25/07
Thánh Giacôbê mà chúng ta mừng kính hôm nay được gọi là Thánh Giacôbê tiền. Ngài và thánh sử Gioan là anh em ruột, được Chúa Giêsu gọi là “con của sấm sét” (x. Mc 3,17). Cha mẹ Ngài là ông Dêbêdê và bà Salômê. Ngài làm nghề chài lưới, là một trong số các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu (x. Mt 4, 21-22). Ngài là một trong ba môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu, chứng kiến những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Thầy mình: biến cố biến hình trên núi Tabor (x. Mt 17, 1-8); phép lạ chữa con gái ông Giairô đã chết được sống lại (x. Mt 9, 23-26); ở bên Chúa trong vườn Giệt-si-ma-ni khi Chúa lâm cơn hấp hối (x. Mt 26, 37). Ngài cũng là người đầu tiên trong số các Tông đồ được phúc Tử đạo.
Cũng như các Tông đồ khác, động lực theo Chúa trong thời gian đầu của thánh Giacôbê vẫn còn mang tính trần tục, “thích được làm lớn,” “muốn được ngồi bên hữu bên tả trong nước của Chúa.” Nhưng sau thời gian được Chúa huấn luyện, Ngài đã đổi mới, chấp nhận uống “chén đắng” thực sự và đặc biệt Ngài biết hiến thân hết mình để phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Để làm Tông đồ, chúng ta cũng cần phải chấp nhận đổi mới. Đổi mới ở đây là sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới, từ tiêu cực đi đến tích cực, từ cái xấu được đổi mới thành cái tốt. Để đổi mới trước hết cần phải có ơn Chúa vì “không có thầy các con không làm được việc gì”(x. Ga 15,5). Thánh Phaolô đã nói: “Chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chớ không phải phát xuất tự chúng ta”(2Cr 4,7). Tiếp đó, cần phải có sự nỗ lực của bản thân, luôn biết tự rèn luyện mình mỗi ngày. Sau cùng, để đổi mới cần phải nhờ sự hướng dẫn dạy dỗ của các vị bề trên, những người khôn ngoan và đôi khi là nhờ sự nhắc nhở của bạn bè. Chính Thánh Giacôbê được biến đối là nhờ ơn Chúa, nhờ sự huấn luyện của Chúa, nhờ sự cố gắng tự rèn luyện chính mình và chắc chắn có sự giúp đỡ của các Tông đồ khác.
Để làm Tông đồ, phải chấp nhận “uống chén đắng.” Khi bà Salômê xin cho hai con của mình một đứa ngồi bên hữu, một đứa ngồi bên tả trong nước của Ngài. Chúa Giêsu đáp lại: Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây ta sắp uống chăng? Họ trả lời: Thưa được (x. Mt 20, 21-23). Có lẽ lúc đó, các môn đệ nói chung và Thánh Giacôbê nói riêng vẫn chưa hiểu “chén đắng” ấy là gì? Nhưng sau này, nhất là qua cuộc khổ nạn của Thầy chí Thánh, các ông mới hiểu tường tận lời mời gọi của Chúa Giêsu. Thế nhưng, lập trường của Thánh Giacôbê vẫn không thay đổi. Ngài vẫn chấp nhận uống “chén đắng” của Thầy trao. Bằng chứng là Ngài phải chịu biết bao đau khổ trên bước đường làm chứng cho Chúa, nhất là Ngài đã chịu tử đạo bằng gươm thời Hê-rô-đê năm 44 (x. Cv 12, 2). Con đường của Thánh Giacôbê đi cũng là con đường của mỗi người kitô hữu chúng ta hôm nay. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24); “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét”(Mt 10,22); “Thầy sai các con đi như đàn chiên đi giữa bầy sói”(Lc 10,3)…Vì vậy, để đi theo Chúa, để làm Tông đồ, chúng ta luôn phải sẵn sàng chấp nhận “uống chén đắng,” chấp nhận “vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Chúa”, “để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta” (2Cr 4,10).
Để làm Tông đồ, cần phải biết hy sinh phục vụ. Chúa Giêsu không những mời gọi các Tông đồ “uống chén đắng,” mà Ngài còn mong muốn các ông phải có tinh thần phục vụ. Ngài nói: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu các con, thì hãy làm tôi tớ các con”(Mt 20,25-27). Ngài còn mời gọi các môn đệ noi gương phục vụ của chính Ngài: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”(Mt 20,28). Thật vậy, trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tự hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, và suốt ba năm hoạt động công khai Ngài đã phục vụ hết mình. Tinh thần phục vụ của Ngài được thể hiện qua việc: huấn luyện các Tông đồ, rao giảng Tin mừng, làm phép lạ chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền…Sau này, chính Thánh Giacôbê và các Tông đồ cũng đã thấm nhuần bài học phục vụ của Chúa Giêsu dạy và gương sáng của Ngài, nên các ông đã tận tâm phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Với chúng ta hôm nay, để làm việc Tông đồ có hiệu quả, chúng ta cũng hãy cố gắng hiến thân phục vụ Chúa và Giáo Hội tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của mình: trong gia đình, tại giáo xứ hay trong các cộng đoàn khác mà chúng ta đang sống.
Lạy Chúa Giêsu, trong thời gian đầu theo Chúa, Thánh Giacôbê vẫn là con người với biết bao thiếu sót lỗi lầm, nhưng nhờ ơn Chúa, nhờ sự cố gắng đổi mới bản thân, Thánh Nhân đã trở thành Tông đồ biết hy sinh phục vụ Chúa và tha nhân. Xin giúp mỗi người chúng con hôm nay cũng biết cộng tác với ơn Chúa để rèn luyện bản thân mình, nhiệt thành hy sinh phục vụ Chúa và Giáo Hội. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thánh Giacôbê mà chúng ta mừng kính hôm nay được gọi là Thánh Giacôbê tiền. Ngài và thánh sử Gioan là anh em ruột, được Chúa Giêsu gọi là “con của sấm sét” (x. Mc 3,17). Cha mẹ Ngài là ông Dêbêdê và bà Salômê. Ngài làm nghề chài lưới, là một trong số các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu (x. Mt 4, 21-22). Ngài là một trong ba môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu, chứng kiến những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Thầy mình: biến cố biến hình trên núi Tabor (x. Mt 17, 1-8); phép lạ chữa con gái ông Giairô đã chết được sống lại (x. Mt 9, 23-26); ở bên Chúa trong vườn Giệt-si-ma-ni khi Chúa lâm cơn hấp hối (x. Mt 26, 37). Ngài cũng là người đầu tiên trong số các Tông đồ được phúc Tử đạo.
Cũng như các Tông đồ khác, động lực theo Chúa trong thời gian đầu của thánh Giacôbê vẫn còn mang tính trần tục, “thích được làm lớn,” “muốn được ngồi bên hữu bên tả trong nước của Chúa.” Nhưng sau thời gian được Chúa huấn luyện, Ngài đã đổi mới, chấp nhận uống “chén đắng” thực sự và đặc biệt Ngài biết hiến thân hết mình để phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Để làm Tông đồ, chúng ta cũng cần phải chấp nhận đổi mới. Đổi mới ở đây là sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới, từ tiêu cực đi đến tích cực, từ cái xấu được đổi mới thành cái tốt. Để đổi mới trước hết cần phải có ơn Chúa vì “không có thầy các con không làm được việc gì”(x. Ga 15,5). Thánh Phaolô đã nói: “Chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chớ không phải phát xuất tự chúng ta”(2Cr 4,7). Tiếp đó, cần phải có sự nỗ lực của bản thân, luôn biết tự rèn luyện mình mỗi ngày. Sau cùng, để đổi mới cần phải nhờ sự hướng dẫn dạy dỗ của các vị bề trên, những người khôn ngoan và đôi khi là nhờ sự nhắc nhở của bạn bè. Chính Thánh Giacôbê được biến đối là nhờ ơn Chúa, nhờ sự huấn luyện của Chúa, nhờ sự cố gắng tự rèn luyện chính mình và chắc chắn có sự giúp đỡ của các Tông đồ khác.
Để làm Tông đồ, phải chấp nhận “uống chén đắng.” Khi bà Salômê xin cho hai con của mình một đứa ngồi bên hữu, một đứa ngồi bên tả trong nước của Ngài. Chúa Giêsu đáp lại: Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây ta sắp uống chăng? Họ trả lời: Thưa được (x. Mt 20, 21-23). Có lẽ lúc đó, các môn đệ nói chung và Thánh Giacôbê nói riêng vẫn chưa hiểu “chén đắng” ấy là gì? Nhưng sau này, nhất là qua cuộc khổ nạn của Thầy chí Thánh, các ông mới hiểu tường tận lời mời gọi của Chúa Giêsu. Thế nhưng, lập trường của Thánh Giacôbê vẫn không thay đổi. Ngài vẫn chấp nhận uống “chén đắng” của Thầy trao. Bằng chứng là Ngài phải chịu biết bao đau khổ trên bước đường làm chứng cho Chúa, nhất là Ngài đã chịu tử đạo bằng gươm thời Hê-rô-đê năm 44 (x. Cv 12, 2). Con đường của Thánh Giacôbê đi cũng là con đường của mỗi người kitô hữu chúng ta hôm nay. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24); “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét”(Mt 10,22); “Thầy sai các con đi như đàn chiên đi giữa bầy sói”(Lc 10,3)…Vì vậy, để đi theo Chúa, để làm Tông đồ, chúng ta luôn phải sẵn sàng chấp nhận “uống chén đắng,” chấp nhận “vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Chúa”, “để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta” (2Cr 4,10).
Để làm Tông đồ, cần phải biết hy sinh phục vụ. Chúa Giêsu không những mời gọi các Tông đồ “uống chén đắng,” mà Ngài còn mong muốn các ông phải có tinh thần phục vụ. Ngài nói: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu các con, thì hãy làm tôi tớ các con”(Mt 20,25-27). Ngài còn mời gọi các môn đệ noi gương phục vụ của chính Ngài: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”(Mt 20,28). Thật vậy, trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tự hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, và suốt ba năm hoạt động công khai Ngài đã phục vụ hết mình. Tinh thần phục vụ của Ngài được thể hiện qua việc: huấn luyện các Tông đồ, rao giảng Tin mừng, làm phép lạ chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền…Sau này, chính Thánh Giacôbê và các Tông đồ cũng đã thấm nhuần bài học phục vụ của Chúa Giêsu dạy và gương sáng của Ngài, nên các ông đã tận tâm phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Với chúng ta hôm nay, để làm việc Tông đồ có hiệu quả, chúng ta cũng hãy cố gắng hiến thân phục vụ Chúa và Giáo Hội tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của mình: trong gia đình, tại giáo xứ hay trong các cộng đoàn khác mà chúng ta đang sống.
Lạy Chúa Giêsu, trong thời gian đầu theo Chúa, Thánh Giacôbê vẫn là con người với biết bao thiếu sót lỗi lầm, nhưng nhờ ơn Chúa, nhờ sự cố gắng đổi mới bản thân, Thánh Nhân đã trở thành Tông đồ biết hy sinh phục vụ Chúa và tha nhân. Xin giúp mỗi người chúng con hôm nay cũng biết cộng tác với ơn Chúa để rèn luyện bản thân mình, nhiệt thành hy sinh phục vụ Chúa và Giáo Hội. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan chỉ trích chính sách can thiệp của phương Tây vao Syria
Đặng Tự Do
07:18 23/07/2016
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh đã đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ các chính tri gia “Mỹ, Pháp, Anh, và Liên minh châu Âu” vì những nỗ lực của họ nhằm loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad. Sự can thiệp này vào nội tình Syria đã dẫn đến những cơn ác mộng cho các Kitô hữu trong khu vực.
Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan nói với tờ National Catholic Register rằng Syria là một nơi “chính phủ đã chiến đấu xóa nạn mù chữ, nơi mọi người được chăm sóc y tế, một đất nước thanh bình, nơi mà bạn có thể đi bất cứ nơi nào bạn muốn đi, 24 giờ một ngày mà không có bất kỳ vấn đề gì. Thế mà các cường quốc phương Tây lại thấy đất nước này có một chế độ độc tài mà họ phải bằng mọi cách lật nhào xuống”.
Đức Thượng Phụ nói thêm rằng Syria là “một trong quốc gia ôn hòa nhất trong khu vực. Nhưng ngày nay đất nước phải gánh chịu một trong những cuộc chiến tranh tôn giáo nặng nề nhất”. Ngài đưa ra nhận định trên khi công khai chỉ trích các quốc gia phương Tây đồng minh với “chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo của Ả Rập Saudi, Qatar và các quốc gia khác trong vùng Vịnh”.
Theo Đức Thượng Phụ có những thứ “chính trị lắt léo” đang ngăn chặn các cuộc thảo luận ở phương Tây về sự nguy hiểm của Hồi giáo cực đoan.
“Hãy đi thẳng vào chiều sâu của vấn đề: Đó không phải là vấn đề về sự nghèo khó” ngài nói. “Đó là vấn đề của Hồi giáo, Hồi giáo cực đoan, và hầu hết những người Hồi giáo Sunni là cực đoan. Tại sao? Bởi vì họ giải thích kinh Quran của họ theo nghĩa đen.”
Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan nói với tờ National Catholic Register rằng Syria là một nơi “chính phủ đã chiến đấu xóa nạn mù chữ, nơi mọi người được chăm sóc y tế, một đất nước thanh bình, nơi mà bạn có thể đi bất cứ nơi nào bạn muốn đi, 24 giờ một ngày mà không có bất kỳ vấn đề gì. Thế mà các cường quốc phương Tây lại thấy đất nước này có một chế độ độc tài mà họ phải bằng mọi cách lật nhào xuống”.
Đức Thượng Phụ nói thêm rằng Syria là “một trong quốc gia ôn hòa nhất trong khu vực. Nhưng ngày nay đất nước phải gánh chịu một trong những cuộc chiến tranh tôn giáo nặng nề nhất”. Ngài đưa ra nhận định trên khi công khai chỉ trích các quốc gia phương Tây đồng minh với “chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo của Ả Rập Saudi, Qatar và các quốc gia khác trong vùng Vịnh”.
Theo Đức Thượng Phụ có những thứ “chính trị lắt léo” đang ngăn chặn các cuộc thảo luận ở phương Tây về sự nguy hiểm của Hồi giáo cực đoan.
“Hãy đi thẳng vào chiều sâu của vấn đề: Đó không phải là vấn đề về sự nghèo khó” ngài nói. “Đó là vấn đề của Hồi giáo, Hồi giáo cực đoan, và hầu hết những người Hồi giáo Sunni là cực đoan. Tại sao? Bởi vì họ giải thích kinh Quran của họ theo nghĩa đen.”
Xung quanh chuyện Venezuela nhờ Vatican làm trung gian hòa giải
Đặng Tự Do
07:33 23/07/2016
Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro Venezuela được tường thuật là đã đồng ý với đề xuất của lãnh tụ phe đối lập yêu cầu Vatican đứng làm trung gian hòa giải trong cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế của đất nước.
Chính phủ Maduro và phe đối lập Liên minh Dân chủ Thống nhất đã không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, dẫn đến sự sụp đổ các dịch vụ về y khoa, năng lượng và vệ sinh.
Tuy nhiên, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ tin này.
Trong thông cáo công bố hôm 22 tháng 7, Cha Lombardi cho biết: “Như mọi người đều biết, từ trong quá khứ, Tòa Thánh vẫn luôn bày tỏ sự sẵn sàng nếu có những điều kiện tiên quyết cần thiết, để có thể góp phần vào cuộc đối thoại. Nhưng cho đến nay, không có một thông tin chính thức nào được gửi đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cũng như tới Bộ ngoại giao Tòa Thánh để trình bày và xác định nội dung chi tiết lời yêu cầu như vậy”.
Ông Ernesto Samper, Tổng thư ký Liên Hiệp các nước Nam Mỹ đã gặp tổng thống Maduro hôm 21 tháng Bẩy và sau đó ông tuyên bố là sẽ thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi đại diện đến Venezuela. Ông Samper đã đến thủ đô Caracas để cùng với cựu thủ tướng José Zapatero của Tây Ban Nha thúc giục các phe liên hệ ở Venezuela ngồi lại với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng trầm trọng của đất nước về kinh tế và chính trị.
Chính phủ Maduro và phe đối lập Liên minh Dân chủ Thống nhất đã không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men, dẫn đến sự sụp đổ các dịch vụ về y khoa, năng lượng và vệ sinh.
Tuy nhiên, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, bác bỏ tin này.
Trong thông cáo công bố hôm 22 tháng 7, Cha Lombardi cho biết: “Như mọi người đều biết, từ trong quá khứ, Tòa Thánh vẫn luôn bày tỏ sự sẵn sàng nếu có những điều kiện tiên quyết cần thiết, để có thể góp phần vào cuộc đối thoại. Nhưng cho đến nay, không có một thông tin chính thức nào được gửi đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cũng như tới Bộ ngoại giao Tòa Thánh để trình bày và xác định nội dung chi tiết lời yêu cầu như vậy”.
Ông Ernesto Samper, Tổng thư ký Liên Hiệp các nước Nam Mỹ đã gặp tổng thống Maduro hôm 21 tháng Bẩy và sau đó ông tuyên bố là sẽ thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi đại diện đến Venezuela. Ông Samper đã đến thủ đô Caracas để cùng với cựu thủ tướng José Zapatero của Tây Ban Nha thúc giục các phe liên hệ ở Venezuela ngồi lại với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng trầm trọng của đất nước về kinh tế và chính trị.
Từ Fatima dự đoán “trận chiến cuối cùng” sẽ là cuộc chiến về hôn nhân và gia đình.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:22 23/07/2016
Từ Fatima dự đoán “trận chiến cuối cùng” sẽ là cuộc chiến về hôn nhân và gia đình.
Mexico City, Mexico (EWTN News/CNA).- Nữ tu Lucia Dos Santos, một trong ba trẻ nhỏ được chứng kiến việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, qua đời vào năn 2005. Nhưng trước khi chết, Nữ Tu đã cho biết rằng trận chiến cuối cùng giữa Chúa Giêsu Kitô và ma quỷ sẽ là trận chiến về hôn nhân và gia đình.
Đức Hồng Y Carlo Caffarra nói rằng ngài đã nhận được lá thư về sự tiên đoán này khi ngài còn là Tổng Giám Mục của giáo phận Bolagna, nước Ý.
Lá thư này được Nữ Tu Lucia tiết lộ trong triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và mới đây được tuần báo Desde La Fe của Tổng Giáo Phận Mexico nhắc đến trong các cuộc tranh luận mở màn bởi Tổng Thống Enrqiue Pena Nieta khi ông thông báo việc ông có ý ủng hộ hôn nhân đồng tính ở nước này.
Tờ tuần báo tiếng Tân Ban Nha nhắc lại lời tuyên bố của Hồng Y Caffara với báo chí vào năm 2008, ba năm sau khi Nữ Tu Lucia qua đời.
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2008, Đức Hồng Y đã dâng thánh lễ tại mộ cha Thánh Pio Năm Dấu, sau đó ngài đã dành phần phỏng vấn với đài phát thanh Tele Radio Padre Pio. Ngài đã được hỏi về những lời tiên tri của Nữ Tu Lucia Dos Santas nói về “trận chiến cuối cùng giữa Thiên Chúa và quỷ vương.”
Đức Hồng Y Caffarra giải thích rằng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalo II đã giao cho ngài hoạch định và thành lập Học Viện Giáo Hoàng để nghiên cứu về Hôn Nhân và Gia Đình. Khi bắt đầu làm việc, Đức Hồng Y đã viết thư cho Nữ Tu Lucia của linh địa Fatima thông qua Đức Giám Mục của nữ tu vì ngài không thể liên lạc trực tiếp với Nữ Tu được.
Đức Hồng Y nói tiếp “ Không hiểu sao, vì tôi không nghĩ là mình sẽ nhận được thư trả lời bởi trong thư tôi chỉ xin chị Lucia cầu nguyện cho việc này thôi, tôi đã nhận được một lá thư dài với chữ ký của Nữ Tu. Hiện nay lá thư ấy đang được giữ trong Viện lưu trữ hồ sơ.”
“Trong lá thư ấy, có đoạn viết: ‘ Cuộc chiến cuối cùng giữa Thiên Chúa và quỷ vương sẽ là vấn đề Hôn Nhân và Gia Đình.’ Đừng sợ, Nữ Tu viết tiếp, bởi vì những ai làm việc cho sự thánh thiêng, cao quý của hôn nhân và gia đình sẽ luôn luôn bị chống đối tư bế, vì đây là vấn đề quyết định. Rồi Nữ Tu kết luận:’Tuy nhiên, Đức Mẹ của chúng ta đã đạp dập đầu ma quỷ.”
Đức Hồng Y Caffara nói thêm rằng “Khi được nói với Đức Giáo Hoàng Gioan Phalo II, bạn có thể cảm thấy rằng gia đình là nền tảng của xã hội vì gia đình là cột trụ nâng đỡ việc sáng tạo, về sự thật mối quan hệ giữa người nam và người nữ, giữa các thế hệ. Nếu cột trụ cơ bản này bị phá hủy, thì cả tòa nhà sẽ xụp đổ và như chúng ta đang thấy hiện nay vì chúng ta đang ở ngay thời điểm này và chúng ta nhận ra điều đó.”
“Tôi rất xúc động khi đọc phần tiểu sử hay nhất của cha Pio Năm Dấu”, Đức Hồng Y kết luận “về cách làm sao ngài đã rất chú ý đến sự cao quý, quan trọng của hôn nhân và sự thánh thiêng của các cặp vợ chồng, cho dù đôi khi có những hoàn cảnh khó khăn tưởng phải bỏ cuộc.”
Mexico City, Mexico (EWTN News/CNA).- Nữ tu Lucia Dos Santos, một trong ba trẻ nhỏ được chứng kiến việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, qua đời vào năn 2005. Nhưng trước khi chết, Nữ Tu đã cho biết rằng trận chiến cuối cùng giữa Chúa Giêsu Kitô và ma quỷ sẽ là trận chiến về hôn nhân và gia đình.
Đức Hồng Y Carlo Caffarra nói rằng ngài đã nhận được lá thư về sự tiên đoán này khi ngài còn là Tổng Giám Mục của giáo phận Bolagna, nước Ý.
Lá thư này được Nữ Tu Lucia tiết lộ trong triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và mới đây được tuần báo Desde La Fe của Tổng Giáo Phận Mexico nhắc đến trong các cuộc tranh luận mở màn bởi Tổng Thống Enrqiue Pena Nieta khi ông thông báo việc ông có ý ủng hộ hôn nhân đồng tính ở nước này.
Tờ tuần báo tiếng Tân Ban Nha nhắc lại lời tuyên bố của Hồng Y Caffara với báo chí vào năm 2008, ba năm sau khi Nữ Tu Lucia qua đời.
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2008, Đức Hồng Y đã dâng thánh lễ tại mộ cha Thánh Pio Năm Dấu, sau đó ngài đã dành phần phỏng vấn với đài phát thanh Tele Radio Padre Pio. Ngài đã được hỏi về những lời tiên tri của Nữ Tu Lucia Dos Santas nói về “trận chiến cuối cùng giữa Thiên Chúa và quỷ vương.”
Đức Hồng Y Caffarra giải thích rằng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalo II đã giao cho ngài hoạch định và thành lập Học Viện Giáo Hoàng để nghiên cứu về Hôn Nhân và Gia Đình. Khi bắt đầu làm việc, Đức Hồng Y đã viết thư cho Nữ Tu Lucia của linh địa Fatima thông qua Đức Giám Mục của nữ tu vì ngài không thể liên lạc trực tiếp với Nữ Tu được.
Đức Hồng Y nói tiếp “ Không hiểu sao, vì tôi không nghĩ là mình sẽ nhận được thư trả lời bởi trong thư tôi chỉ xin chị Lucia cầu nguyện cho việc này thôi, tôi đã nhận được một lá thư dài với chữ ký của Nữ Tu. Hiện nay lá thư ấy đang được giữ trong Viện lưu trữ hồ sơ.”
“Trong lá thư ấy, có đoạn viết: ‘ Cuộc chiến cuối cùng giữa Thiên Chúa và quỷ vương sẽ là vấn đề Hôn Nhân và Gia Đình.’ Đừng sợ, Nữ Tu viết tiếp, bởi vì những ai làm việc cho sự thánh thiêng, cao quý của hôn nhân và gia đình sẽ luôn luôn bị chống đối tư bế, vì đây là vấn đề quyết định. Rồi Nữ Tu kết luận:’Tuy nhiên, Đức Mẹ của chúng ta đã đạp dập đầu ma quỷ.”
Đức Hồng Y Caffara nói thêm rằng “Khi được nói với Đức Giáo Hoàng Gioan Phalo II, bạn có thể cảm thấy rằng gia đình là nền tảng của xã hội vì gia đình là cột trụ nâng đỡ việc sáng tạo, về sự thật mối quan hệ giữa người nam và người nữ, giữa các thế hệ. Nếu cột trụ cơ bản này bị phá hủy, thì cả tòa nhà sẽ xụp đổ và như chúng ta đang thấy hiện nay vì chúng ta đang ở ngay thời điểm này và chúng ta nhận ra điều đó.”
“Tôi rất xúc động khi đọc phần tiểu sử hay nhất của cha Pio Năm Dấu”, Đức Hồng Y kết luận “về cách làm sao ngài đã rất chú ý đến sự cao quý, quan trọng của hôn nhân và sự thánh thiêng của các cặp vợ chồng, cho dù đôi khi có những hoàn cảnh khó khăn tưởng phải bỏ cuộc.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Về Đây Với Mẹ - 20 Năm VietCatholic News – Perth, Australia
VietCatholic Network
04:55 23/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Linh mục Giacobe Võ Thanh Xuân mừng kim khánh 50 năm linh mục
Trần Văn Minh
06:56 23/07/2016
Melbourne, lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 23/06/2016. Tại Thánh đường Saint John vùng East Melbourne, Thánh lễ đồng tế tạ ơn mừng kim khánh 50 năm linh mục và thượng thọ bát tuần của Linh mục Giacobe Võ Thanh Xuân đã được cử hành trọng thể.
Mời xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giacobe chủ tế cùng với sáu linh mục Việt Nam gồm quý cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Lê Trọng Bình, Nguyễn Nhật Thăng, Nguyễn Xuân Thinh, Cha Cao và một cha khách cùng đồng tế Thánh lễ tạ ơn.
Trên khu cung thánh, dưới bàn thờ có treo một pano mừng kim khánh 50 năm linh mục và thượng thọ 80 năm tuổi đời. Dưới chân bàn đọc sách một lẵng hoa hồng vàng 50 bông rực rỡ điểm xuyết những cánh lá xanh tươi.
Trước khi dâng lễ, Linh mục Giacobe đã rất xúc động ngỏ lời cùng quý cha đồng tế và cộng đoàn. Ngài nói, Ngài là vị linh mục phó xứ cuối cùng của Giáo xứ Nhà thờ chính tòa, và phụ trách ngôi Nhà thờ Saint John này. Nói cuối cùng, vì từ khi Ngài bị đột quỵ mấy năm trước. Và kể từ đó đến nay ngôi Nhà thờ Saint John này đã không còn sinh hoạt cộng đoàn, mà đã được Tòa Tổng Giám mục trao lại cho đại chủng viện. Hôm nay Ngài được phép về dâng Thánh lễ tạ ơn, mừng kim khánh 50 năm trong sứ vụ linh mục của Chúa và cũng để mừng lễ thượng thọ bát tuần.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Nguyễn Văn Cao SJ đã chia sẻ về cuộc đời linh mục, có nói qua về tiểu sử của Cha Giacobe. Thụ phong linh mục năm 1966 đi du học tại Roma, về giậy học tại đại chủng viện, coi xứ, sau đó vượt biển qua Singapore, rồi qua Tân Tây Lan và cuối cùng Ngài về Melbourne, hiện nay Ngài đang nghỉ hưu trong nhà hưu dưỡng của Tổng Giáo phận.
Sau phép lành cuối lễ, Linh mục Cao đã đọc thơ chúc mừng của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart. Ca đoàn Cung Chiều đã có vũ khúc múa quạt rất đẹp để dâng lên cha nhân ngày lễ trọng đại mừng kim khánh 50 năm và thương thọ bát tuần. Các đại diện Ca đoàn đã lên chúc mừng và trao quà.
Trong niềm xúc động, linh mục đã cám ơn rất nhiều người hiện diện để chia sẻ niềm vui trong Thánh lễ tạ ơn, đến quý Cha, quý tu sỹ, các ca đoàn và đông đảo giáo dân đã thương mến Ngài, cho dù trời Đông tiết giá đã không quản ngại để đến dâng lễ tạ ơn hôm nay. Trong đó, có những người từ Tân Tây Lan, từ quê hương Việt Nam qua, quý nữ tu đã đồng hành giúp đỡ Ngài trong sứ vụ Linh mục trước đây cũng về dự.
Sau phần cắt bánh và chụp hình lưu niệm, mọi người được mời qua bên hội trường để dùng bữa tiệc mừng và phần văn nghệ do các ca đoàn phụ trách với những bài ca nói về tình cha thật ý nghĩa. Mọi người vui vẻ đến bắt tay chúc mừng Cha Giacobe và dùng tiệc trong không khí chân tình.
Mời xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giacobe chủ tế cùng với sáu linh mục Việt Nam gồm quý cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Lê Trọng Bình, Nguyễn Nhật Thăng, Nguyễn Xuân Thinh, Cha Cao và một cha khách cùng đồng tế Thánh lễ tạ ơn.
Trên khu cung thánh, dưới bàn thờ có treo một pano mừng kim khánh 50 năm linh mục và thượng thọ 80 năm tuổi đời. Dưới chân bàn đọc sách một lẵng hoa hồng vàng 50 bông rực rỡ điểm xuyết những cánh lá xanh tươi.
Trước khi dâng lễ, Linh mục Giacobe đã rất xúc động ngỏ lời cùng quý cha đồng tế và cộng đoàn. Ngài nói, Ngài là vị linh mục phó xứ cuối cùng của Giáo xứ Nhà thờ chính tòa, và phụ trách ngôi Nhà thờ Saint John này. Nói cuối cùng, vì từ khi Ngài bị đột quỵ mấy năm trước. Và kể từ đó đến nay ngôi Nhà thờ Saint John này đã không còn sinh hoạt cộng đoàn, mà đã được Tòa Tổng Giám mục trao lại cho đại chủng viện. Hôm nay Ngài được phép về dâng Thánh lễ tạ ơn, mừng kim khánh 50 năm trong sứ vụ linh mục của Chúa và cũng để mừng lễ thượng thọ bát tuần.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Nguyễn Văn Cao SJ đã chia sẻ về cuộc đời linh mục, có nói qua về tiểu sử của Cha Giacobe. Thụ phong linh mục năm 1966 đi du học tại Roma, về giậy học tại đại chủng viện, coi xứ, sau đó vượt biển qua Singapore, rồi qua Tân Tây Lan và cuối cùng Ngài về Melbourne, hiện nay Ngài đang nghỉ hưu trong nhà hưu dưỡng của Tổng Giáo phận.
Sau phép lành cuối lễ, Linh mục Cao đã đọc thơ chúc mừng của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart. Ca đoàn Cung Chiều đã có vũ khúc múa quạt rất đẹp để dâng lên cha nhân ngày lễ trọng đại mừng kim khánh 50 năm và thương thọ bát tuần. Các đại diện Ca đoàn đã lên chúc mừng và trao quà.
Trong niềm xúc động, linh mục đã cám ơn rất nhiều người hiện diện để chia sẻ niềm vui trong Thánh lễ tạ ơn, đến quý Cha, quý tu sỹ, các ca đoàn và đông đảo giáo dân đã thương mến Ngài, cho dù trời Đông tiết giá đã không quản ngại để đến dâng lễ tạ ơn hôm nay. Trong đó, có những người từ Tân Tây Lan, từ quê hương Việt Nam qua, quý nữ tu đã đồng hành giúp đỡ Ngài trong sứ vụ Linh mục trước đây cũng về dự.
Sau phần cắt bánh và chụp hình lưu niệm, mọi người được mời qua bên hội trường để dùng bữa tiệc mừng và phần văn nghệ do các ca đoàn phụ trách với những bài ca nói về tình cha thật ý nghĩa. Mọi người vui vẻ đến bắt tay chúc mừng Cha Giacobe và dùng tiệc trong không khí chân tình.
Trại hiệp nhất huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể Phan Thiết lần X
TNTT Phan Thiết
08:44 23/07/2016
TRẠI HIỆP NHẤT HUYNH TRƯỞNG GIÁO PHẬN PHAN THIẾT LẦN X
Theo chương trình của Phong Trào THIẾU NHI THÁNH THỂ Giáo Phận Phan Thiết, mỗi 02 năm 01 lần ( năm lẻ) là dịp huấn luyện chuyên môn cho các Huynh Trưởng trong Giáo Hạt. Và cũng mỗi 02 năm 01 lần ( năm chẳn) có Trại Hiệp Nhất Huynh Trưởng dành cho tất cả Huynh Trưởng trong Giáo Phận. Năm nay, vào hai ngày 20- 21 tháng 7 năm 2016, TRAI HIỆP NHẤT HUYNH TRƯỞNG GIÁO PHẬN PHAN THIẾT LẦN X được tổ chức tại Giáo Xứ Phước An, Hạt Hàm Tân. Qui tụ gần 700 Huynh Trưởng tham dự với chủ đề: DẤN THÂN & PHỤC VỤ một cách đặc biệt trong NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT NHƯ CHÚA CHA.
Xem Hình
Trong Thánh Lễ khai mạc sáng ngày 20/7/2016 tại nhà thờ Phước An đã không đủ chỗ để các Huynh Trưởng tham dự, nên một số phải ở ngoài hành lang nhà thờ để tham dự thánh lễ do Cha Quản Hạt Hàm Tân thay mặt Đức Giám Mục Giáo Phận chủ sự cùng với các Cha Tuyên Úy và các Cha đồng tế. Chính trong sự Hiệp Nhất với Chúa Giêsu Thánh Thể trong Thánh Lễ mà niềm vui luôn rạng rỡ trên khuôn mặt Quí Cha đồng tế và của các trại sinh. Sức sống và niềm vui mới đó còn lan tỏa suốt hai ngày của TRẠI HIỆP NHẤT HUYNH TRƯỞNG GIÁO PHẬN PHAN THIẾT LẦN X.
Tiếp theo là các bài khóa:
- ƠN GỌI & SỨ MẠNG HUYNH TRƯỞNG do Cha Anrê Lương Vĩnh Phú, Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận trình bày.
- LỊCH SỬ PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ THẾ GIỚI 100 NĂM và PHONG TRÀO TNTT VIỆT NAM; TÓM LƯỢC ĐẠI HỘI VỀ ĐẤT HỨA VI TẠI HOA KỲ do Cha FX. Nguyễn Quang Minh, Tuyên Úy PT. TNTT Giáo Phận trình bày.
- KỶ NĂNG SINH HOẠT, TẬP HÁT, LỬA TRẠI, SA MẠC… do Các Trưởng trong Ban Nghiên Huấn Giáo Phận trình bày.
Với một không gian rộng rãi, các cơ sở vật chất rất tiện nghi, nhiều cây xanh, tươi đẹp rợp bóng mát của khuôn viên nhà thờ và nhà xứ, cùng với cả một diện tích rất lớn của Giáo Xứ Phước An, đã làm gia tăng sự Hiệp Nhất con người với thiên nhiên, môi trường Xanh, sạch, Đẹp và giữa các trại sinh với nhau, khi học hỏi, giao lưu, chia sẻ…
Kết thúc hai ngày Trại Hiệp Nhất Huynh Trưởng Giáo Phận Phan Thiết lần X là Giờ Chầu Mình Thánh Chúa trọng thể và nghiêm trang.
Tất cả đã làm nên niềm vui, an lành, hạnh phước và tràn đầy sức sống mới, để mỗi Huynh Trưởng ngày càng hăng say Dấn Thân, Phục Vụ, cách riêng cho các em thiếu nhi tại Giáo Hội địa phương, hầu đem lại nhiều hoa trái tốt đẹp như Lòng Chúa Mong Ước.
BBT. TNTT. GP. PHAN THIET
Theo chương trình của Phong Trào THIẾU NHI THÁNH THỂ Giáo Phận Phan Thiết, mỗi 02 năm 01 lần ( năm lẻ) là dịp huấn luyện chuyên môn cho các Huynh Trưởng trong Giáo Hạt. Và cũng mỗi 02 năm 01 lần ( năm chẳn) có Trại Hiệp Nhất Huynh Trưởng dành cho tất cả Huynh Trưởng trong Giáo Phận. Năm nay, vào hai ngày 20- 21 tháng 7 năm 2016, TRAI HIỆP NHẤT HUYNH TRƯỞNG GIÁO PHẬN PHAN THIẾT LẦN X được tổ chức tại Giáo Xứ Phước An, Hạt Hàm Tân. Qui tụ gần 700 Huynh Trưởng tham dự với chủ đề: DẤN THÂN & PHỤC VỤ một cách đặc biệt trong NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT NHƯ CHÚA CHA.
Xem Hình
Trong Thánh Lễ khai mạc sáng ngày 20/7/2016 tại nhà thờ Phước An đã không đủ chỗ để các Huynh Trưởng tham dự, nên một số phải ở ngoài hành lang nhà thờ để tham dự thánh lễ do Cha Quản Hạt Hàm Tân thay mặt Đức Giám Mục Giáo Phận chủ sự cùng với các Cha Tuyên Úy và các Cha đồng tế. Chính trong sự Hiệp Nhất với Chúa Giêsu Thánh Thể trong Thánh Lễ mà niềm vui luôn rạng rỡ trên khuôn mặt Quí Cha đồng tế và của các trại sinh. Sức sống và niềm vui mới đó còn lan tỏa suốt hai ngày của TRẠI HIỆP NHẤT HUYNH TRƯỞNG GIÁO PHẬN PHAN THIẾT LẦN X.
Tiếp theo là các bài khóa:
- ƠN GỌI & SỨ MẠNG HUYNH TRƯỞNG do Cha Anrê Lương Vĩnh Phú, Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận trình bày.
- LỊCH SỬ PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ THẾ GIỚI 100 NĂM và PHONG TRÀO TNTT VIỆT NAM; TÓM LƯỢC ĐẠI HỘI VỀ ĐẤT HỨA VI TẠI HOA KỲ do Cha FX. Nguyễn Quang Minh, Tuyên Úy PT. TNTT Giáo Phận trình bày.
- KỶ NĂNG SINH HOẠT, TẬP HÁT, LỬA TRẠI, SA MẠC… do Các Trưởng trong Ban Nghiên Huấn Giáo Phận trình bày.
Với một không gian rộng rãi, các cơ sở vật chất rất tiện nghi, nhiều cây xanh, tươi đẹp rợp bóng mát của khuôn viên nhà thờ và nhà xứ, cùng với cả một diện tích rất lớn của Giáo Xứ Phước An, đã làm gia tăng sự Hiệp Nhất con người với thiên nhiên, môi trường Xanh, sạch, Đẹp và giữa các trại sinh với nhau, khi học hỏi, giao lưu, chia sẻ…
Kết thúc hai ngày Trại Hiệp Nhất Huynh Trưởng Giáo Phận Phan Thiết lần X là Giờ Chầu Mình Thánh Chúa trọng thể và nghiêm trang.
Tất cả đã làm nên niềm vui, an lành, hạnh phước và tràn đầy sức sống mới, để mỗi Huynh Trưởng ngày càng hăng say Dấn Thân, Phục Vụ, cách riêng cho các em thiếu nhi tại Giáo Hội địa phương, hầu đem lại nhiều hoa trái tốt đẹp như Lòng Chúa Mong Ước.
BBT. TNTT. GP. PHAN THIET
Đại hội giáo lý viên giáo phận Sàigòn
Người Giồng Trôm
08:59 23/07/2016
ĐẠI HỘI GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN SÀI GÒN:
VIỆC DẠY GIÁO LÝ VÀ CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI
16 giờ chiều hôm nay, thứ Bảy ngày 23 tháng 7, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn, đã diễn ra Đại Hội Giáo Lý Viên Giáo Phận Sài Gòn.
Xem Hình
Chương trình thuyết trình chiều nay bắt đầu với video clip gởi thông điệp người giáo lý viên can đảm hy sinh phục vụ cho người đồng loại.
Các phần quà của Ban Tổ Chức được gởi đến những đóng góp, chia sẻ sau khi xem video clip.
Sau phần chia sẻ của Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận Sài Gòn – về video clip là bài thuyết trình của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho về đề tài: Việc dạy giáo lý và công cuộc Phúc Âm Hóa Xã Hội.
Đức Cha Phêrô gợi lại cộng đoàn về 4 trụ cột về Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng và 3 trục giáo lý Hội Thánh Công Giáo.
Đặc biệt, Đức Cha gợi đến cộng đoàn số Số 43 của Hiến Chế.
Đức Cha đưa ra câu hỏi Phúc Âm Hóa Xã Hội là gì ? Phúc Âm Hóa Xã Hội là đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập Xã Hội. Làm cho thế giới thấm nhập tinh thần Kitô giáo. Đấy là Phúc Âm Hóa Xã Hội.
Kế đếm Đức Cha đặt vấn đề: Tại sao nhấn mạnh đến Phúc Âm Hóa Xã Hội ?
Đức Cha nhắc đến sai lầm căn bản phân cách giữa đức tin và cuộc sống hàng ngày.
Đức Cha nhấn đi nhấn lại số 43 của Hiến Chế để cộng đoàn ý thức về sai lầm của con người ngày hôm nay.
Lý tưởng cao đẹp nhất đó là để tôn vinh Thiên Chúa và làm cho cuộc đời này mỗi ngày đẹp hơn.
Đức Cha gợi vai trò của giáo lý viên cũng như giáo dân nhận trách nhiệm để đưa tinh thần Phúc Âm thấm nhập vào cuộc sống xã hội trần gian: “Chính quan điểm Kitô giáo về vạn vật sẽ hướng dẫn họ chọn một giải pháp nhất định nào đó tùy theo từng hoàn cảnh”. Quan điểm Kitô giáo.
Sau phần thuyết trình của Đức Cha Phêrô, Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh, chính xứ Bình Thuận – Bình Hưng Hòa – Giáo Phận Sài Gòn chia sẻ chút tâm tình của Cha Giuse về việc dạy giáo lý, về giáo lý viên. Đặc biệt, Cha nói rằng xứ của Cha quá đông và có thể đông nhất nước. .. Cha Giuse chia sẻ thao thức về việc dạy giáo lý qua phương tiện truyền thông đặc biệt là tận dụng công nghệ từ smart-phone.
Sau khi nghe Cha Giuse chia sẻ, Đức Cha Phê rô mời gọi cộng đoàn:
Trong chương trình đào tạo giáo lý viên: Nên giới thiệu Giáo Huấn Xã Hội hầu giúp cho mọi người hiểu quan điểm Kitô Giáo và chọn lựa. Kế đó, Đức Cha Phêrô gợi lên suy tư khó là: Dạy giáo lý khơi dậy ý thức Xã Hội nơi các em bằng cách nào ?
Tiếp theo sau bài thuyết trình của Đức Cha Phêrô là Nghi thức tôn vinh Thánh Anrê Phú Yên. Cộng đoàn cùng xem trích đoạn về sự tử đạo của Chân Phúc Anrê Phú Yên.
18 giờ 00, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ đồng tế tạ ơn chiều nay. Chủ tế Thánh Lễ chiều nay là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho – Cha Phêrô Hiền và quý Cha.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn:
“Kính thưa anh chị em và các anh chị giáo lý viên ! Chiều hôm nay chúng ta quy tụ nơi đây để mừng kính vị bổn mạng của Giáo Lý Viên Việt Nam. Cùng với anh Anrê Phú Yên, chúng ta tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương kêu gọi và cho chúng ta tham gia vào công việc của Người. Nhờ lời chuyển cầu của Anh Anrê Phú Yên, chúng ta xin Chúa chúc lành, hướng dẫn và ban sức mạnh cho tất cả những anh chị em giáo lý viên, cách riêng trong Tổng Giáo Phận của mình. Và quy chiếu và đời sống của Anh Anrê Phú Yên, chúng ta phải khiêm tốn nhận ra những thiếu sót, khuyết điểm của mình và chân thành xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi anh chị em của mình. Với tâm tình sám hối, chúng ta thành tâm trước Nhan Thánh Chúa xin Người tha thứ mọi tội lỗi thiếu xót để cộng đoàn chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại Kinh Lạy Cha.
Đức Cha chia sẻ về cơn hấp hối của Chúa khi Đức Cha liên tưởng lại với cuộc trả giá của Abraham với Thiên Chúa. Cơn hấp hối chính là cuộc vật lộn với Thiên Chúa. Vật lộn toát mồ hôi, toát máu. Vật lộn cả một đêm: “Xin Cha cất khỏi con chén này”. ..
Đức Cha gợi về hình ảnh 2 cuộc đối thoại của Abrama và Thiên Chúa và cuộc đối thoại của Chúa Giêsu và Thiên Chúa để khám phá ra lòng thương xót Chúa. ..
Đức Cha mời gọi cộng đoàn hiểu về lòng thương xót của Thiên Chúa trong Tình Yêu và Chân Lý. Lòng thương xót đích thực là lòng thương xót trong Tình Yêu và Chân Lý. Chân Phúc Anrê Phú Yên hiến mạng sống mình vì chân lý. ..
Đức Cha kể về kinh nghiệm của Đức Cha về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Đức Cha nhớ mãi cuộc vật lộn, giằng co nội tâm của Đức Cố Hồng Y trong thời gian bị lao tù.
Để kết, Đức Cha Phêrô mời gọi giáo lý viên đặc biệt phải sống đời sống cầu nguyện. ..
Sau bài chia sẻ của Đức Cha là nghi thức trao Huy Hiệu và trao Văn Bằng Giáo Lý cấp Giáo Phận cho 76 anh chị giáo lý viên hoàn thành 3 khóa học.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Trưởng Ban Giáo Lý giáo phận Sài Gòn – giới thiệu với Đức Cha quý anh chị đã hoàn tất chương trình giáo lý: Kính xin Đức Cha và quý Cha nhận các anh chị là giáo lý viên trong Giáo Phận. ..
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ từ Đức Cha Phêrô, một giáo lý viên đại diện cho cộng đoàn ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha Phêrô, Cha Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Giáo Phận, quý cha Xứ, Ban Giáo Lý tại các cơ sở, các giảng viên, phụ huynh. ..
Một món quà nho nhỏ tượng trưng tấm lòng thơm thảo dâng lên Đức Cha của cộng đoàn.
Đức Cha đáp từ bằng lời mời gọi cộng đoàn bằng lời cảm ơn đến Cha Trưởng Ban Giáo Lý, cám ơn cộng đoàn. Đức Cha ngỏ thêm: “Các bạn coi như đã tốt nghiệp. Trên nguyên tắc chúng ta học đầy đủ nhưng trong thực tế, chính khi mình đi dạy, mình học được nhiều. Ngay các cha trẻ cũng vậy, mới ra làm linh mục phải chịu khó học hỏi thêm. Chính khi mình lo dạy giáo lý, mình học thêm để mình lớn lên về mọi mặt. Nhớ điều đó để chúng ta vượt qua khó khăn vì chúng ta dễ bị cám dỗ khó quá và bỏ qua. Học để giúp mình phát triển đời sống đức tin của mình. Với ước mong của Cha xứ Bình Thuận chịu khó hăng hái hơn trong công việc bổn phận của mình. Xin chúc mừng và xin hết lòng cảm ơn”.
Được biết Đức Cha Phêrô phải rời Sài Thành ngay sau Thánh Lễ này để về với Giáo Phận Mỹ Tho và sáng mai Đức Cha đi mục vụ tại tỉnh Đồng Tháp. Xin Chúa, đặc biệt qua lời chuyển cầu của Chân Phúc Anrê Phú Yên ban cho Đức Cha nhiều ơn lành hồn xác để Đức Cha đảm nhận sứ vụ mà Thiên Chúa trao phó cho Đức Cha nơi giáo phận Mỹ Tho thân thương.
VIỆC DẠY GIÁO LÝ VÀ CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI
16 giờ chiều hôm nay, thứ Bảy ngày 23 tháng 7, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn, đã diễn ra Đại Hội Giáo Lý Viên Giáo Phận Sài Gòn.
Xem Hình
Chương trình thuyết trình chiều nay bắt đầu với video clip gởi thông điệp người giáo lý viên can đảm hy sinh phục vụ cho người đồng loại.
Các phần quà của Ban Tổ Chức được gởi đến những đóng góp, chia sẻ sau khi xem video clip.
Sau phần chia sẻ của Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận Sài Gòn – về video clip là bài thuyết trình của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho về đề tài: Việc dạy giáo lý và công cuộc Phúc Âm Hóa Xã Hội.
Đức Cha Phêrô gợi lại cộng đoàn về 4 trụ cột về Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng và 3 trục giáo lý Hội Thánh Công Giáo.
Đặc biệt, Đức Cha gợi đến cộng đoàn số Số 43 của Hiến Chế.
Đức Cha đưa ra câu hỏi Phúc Âm Hóa Xã Hội là gì ? Phúc Âm Hóa Xã Hội là đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập Xã Hội. Làm cho thế giới thấm nhập tinh thần Kitô giáo. Đấy là Phúc Âm Hóa Xã Hội.
Kế đếm Đức Cha đặt vấn đề: Tại sao nhấn mạnh đến Phúc Âm Hóa Xã Hội ?
Đức Cha nhắc đến sai lầm căn bản phân cách giữa đức tin và cuộc sống hàng ngày.
Đức Cha nhấn đi nhấn lại số 43 của Hiến Chế để cộng đoàn ý thức về sai lầm của con người ngày hôm nay.
Lý tưởng cao đẹp nhất đó là để tôn vinh Thiên Chúa và làm cho cuộc đời này mỗi ngày đẹp hơn.
Đức Cha gợi vai trò của giáo lý viên cũng như giáo dân nhận trách nhiệm để đưa tinh thần Phúc Âm thấm nhập vào cuộc sống xã hội trần gian: “Chính quan điểm Kitô giáo về vạn vật sẽ hướng dẫn họ chọn một giải pháp nhất định nào đó tùy theo từng hoàn cảnh”. Quan điểm Kitô giáo.
Sau phần thuyết trình của Đức Cha Phêrô, Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh, chính xứ Bình Thuận – Bình Hưng Hòa – Giáo Phận Sài Gòn chia sẻ chút tâm tình của Cha Giuse về việc dạy giáo lý, về giáo lý viên. Đặc biệt, Cha nói rằng xứ của Cha quá đông và có thể đông nhất nước. .. Cha Giuse chia sẻ thao thức về việc dạy giáo lý qua phương tiện truyền thông đặc biệt là tận dụng công nghệ từ smart-phone.
Sau khi nghe Cha Giuse chia sẻ, Đức Cha Phê rô mời gọi cộng đoàn:
Trong chương trình đào tạo giáo lý viên: Nên giới thiệu Giáo Huấn Xã Hội hầu giúp cho mọi người hiểu quan điểm Kitô Giáo và chọn lựa. Kế đó, Đức Cha Phêrô gợi lên suy tư khó là: Dạy giáo lý khơi dậy ý thức Xã Hội nơi các em bằng cách nào ?
Tiếp theo sau bài thuyết trình của Đức Cha Phêrô là Nghi thức tôn vinh Thánh Anrê Phú Yên. Cộng đoàn cùng xem trích đoạn về sự tử đạo của Chân Phúc Anrê Phú Yên.
18 giờ 00, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ đồng tế tạ ơn chiều nay. Chủ tế Thánh Lễ chiều nay là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho – Cha Phêrô Hiền và quý Cha.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời với cộng đoàn:
“Kính thưa anh chị em và các anh chị giáo lý viên ! Chiều hôm nay chúng ta quy tụ nơi đây để mừng kính vị bổn mạng của Giáo Lý Viên Việt Nam. Cùng với anh Anrê Phú Yên, chúng ta tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương kêu gọi và cho chúng ta tham gia vào công việc của Người. Nhờ lời chuyển cầu của Anh Anrê Phú Yên, chúng ta xin Chúa chúc lành, hướng dẫn và ban sức mạnh cho tất cả những anh chị em giáo lý viên, cách riêng trong Tổng Giáo Phận của mình. Và quy chiếu và đời sống của Anh Anrê Phú Yên, chúng ta phải khiêm tốn nhận ra những thiếu sót, khuyết điểm của mình và chân thành xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau, xin lỗi anh chị em của mình. Với tâm tình sám hối, chúng ta thành tâm trước Nhan Thánh Chúa xin Người tha thứ mọi tội lỗi thiếu xót để cộng đoàn chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại Kinh Lạy Cha.
Đức Cha chia sẻ về cơn hấp hối của Chúa khi Đức Cha liên tưởng lại với cuộc trả giá của Abraham với Thiên Chúa. Cơn hấp hối chính là cuộc vật lộn với Thiên Chúa. Vật lộn toát mồ hôi, toát máu. Vật lộn cả một đêm: “Xin Cha cất khỏi con chén này”. ..
Đức Cha gợi về hình ảnh 2 cuộc đối thoại của Abrama và Thiên Chúa và cuộc đối thoại của Chúa Giêsu và Thiên Chúa để khám phá ra lòng thương xót Chúa. ..
Đức Cha mời gọi cộng đoàn hiểu về lòng thương xót của Thiên Chúa trong Tình Yêu và Chân Lý. Lòng thương xót đích thực là lòng thương xót trong Tình Yêu và Chân Lý. Chân Phúc Anrê Phú Yên hiến mạng sống mình vì chân lý. ..
Đức Cha kể về kinh nghiệm của Đức Cha về Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Đức Cha nhớ mãi cuộc vật lộn, giằng co nội tâm của Đức Cố Hồng Y trong thời gian bị lao tù.
Để kết, Đức Cha Phêrô mời gọi giáo lý viên đặc biệt phải sống đời sống cầu nguyện. ..
Sau bài chia sẻ của Đức Cha là nghi thức trao Huy Hiệu và trao Văn Bằng Giáo Lý cấp Giáo Phận cho 76 anh chị giáo lý viên hoàn thành 3 khóa học.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Trưởng Ban Giáo Lý giáo phận Sài Gòn – giới thiệu với Đức Cha quý anh chị đã hoàn tất chương trình giáo lý: Kính xin Đức Cha và quý Cha nhận các anh chị là giáo lý viên trong Giáo Phận. ..
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ từ Đức Cha Phêrô, một giáo lý viên đại diện cho cộng đoàn ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha Phêrô, Cha Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Giáo Phận, quý cha Xứ, Ban Giáo Lý tại các cơ sở, các giảng viên, phụ huynh. ..
Một món quà nho nhỏ tượng trưng tấm lòng thơm thảo dâng lên Đức Cha của cộng đoàn.
Đức Cha đáp từ bằng lời mời gọi cộng đoàn bằng lời cảm ơn đến Cha Trưởng Ban Giáo Lý, cám ơn cộng đoàn. Đức Cha ngỏ thêm: “Các bạn coi như đã tốt nghiệp. Trên nguyên tắc chúng ta học đầy đủ nhưng trong thực tế, chính khi mình đi dạy, mình học được nhiều. Ngay các cha trẻ cũng vậy, mới ra làm linh mục phải chịu khó học hỏi thêm. Chính khi mình lo dạy giáo lý, mình học thêm để mình lớn lên về mọi mặt. Nhớ điều đó để chúng ta vượt qua khó khăn vì chúng ta dễ bị cám dỗ khó quá và bỏ qua. Học để giúp mình phát triển đời sống đức tin của mình. Với ước mong của Cha xứ Bình Thuận chịu khó hăng hái hơn trong công việc bổn phận của mình. Xin chúc mừng và xin hết lòng cảm ơn”.
Được biết Đức Cha Phêrô phải rời Sài Thành ngay sau Thánh Lễ này để về với Giáo Phận Mỹ Tho và sáng mai Đức Cha đi mục vụ tại tỉnh Đồng Tháp. Xin Chúa, đặc biệt qua lời chuyển cầu của Chân Phúc Anrê Phú Yên ban cho Đức Cha nhiều ơn lành hồn xác để Đức Cha đảm nhận sứ vụ mà Thiên Chúa trao phó cho Đức Cha nơi giáo phận Mỹ Tho thân thương.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tại sao phải theo đạo ?
Lm. Đaminh Hương Quất
08:25 23/07/2016
NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO ĐẠI HỘI MẸ LA VANG KỲ IX
“ Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương: 21,22-23/10/2016”
1-Dẫn Nhập: Hằng năm cứ khoảng thời gian còn độ 3 tháng trước ngày Đại Hội, cha Giám Đốc Đền Thánh Giuse Đồng Minh Quang và ông Đại Diện kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội thường giáo nhiệm vụ làm giây đeo và chuẩn bị
thư gửi đi mời các gia đình trong Cộng Đoàn và khách hành hương xa gần cho Hội CBMCG. Và Hội Hồn Nhỏ để nhắc nhở mọi người ngày đến tham dự Đại Hội. Cha Giám Đốc cũng kêu mời các giáo dân trong Cộng Đoàn nếu không phải đi làm cũng cố gắng hy sinh đến dâng Mẹ La Vang ít giờ hầu góp phần vào việc chuẩn bị Đại Hội cho được tốt đẹp vuông tròn vào Tháng 10/2016 này.
2-Bắt Tay Vào Việc: Đáp lời kêu gọi của cha Giám Đốc trong thánh lễ Chúa Nhật 10-7- và 17-7-16 đúng 10:00 Am. Sáng Thứ Hai ngày 11-7-16 và 18-7-16 mọi người đã tề tựu rất đông để bắt tay vào việc làm, số người đến tham gia ngồi chật cả phòng làm việc, trên 40 người. Như hằng năm, anh chị em chia thành hai khâu và làm theo phương pháp giây chuyền: (1)-Hai dẫy bàn dành cho xếp bao thư, insert thư mời Đại Hội, thư hồi âm…dán tem, dán label, và seal thư lại rồi bỏ vô khay cứ 800 cái một khay ( Tray) (2)-Ba dẫy bàn dành để làm giây đeo Đại Hội, cũng làm theo giây chuyền: Một bàn gắn giây đeo vào miếng plastic, bàn thứ hai insert vào bao plastic: Chương Trình Đại Hội, thư, địa chỉ, bút viết…, bàn cuối cùng xếp lại thành từng 10 cái một cột lại rồi đếm cứ 200 cái đóng thành một thùng và chuyển cất vào kho để chuẩn bị phát ra cho các khách hành hương trong ngày tham dự ngày Đại Hội.
3-Không Khí Làm Việc: Không khí làm việc thật vui vẻ, nhiệt tình, chăm chỉ, góp phần vào công việc có đủ mọi thành phần tham gia: Cha Giám Đốc và ông Đại Diện luôn có mặt để khích lệ, ngoài ra có cha Nhàn, ngài chăm chỉ làm trong khâu dây đeo Đại Hội, soeur Maria Bùi Kim Tuyến làm trong khâu chuẩn bị bì thư gửi đi mời khách tham dự Đại Hội. Có cả các cụ già, có người gần 80 tuổi cũng có mặt, đem theo cả bọc thuốc đủ thứ như lời giảng của cha Sáng Lập
Giuse Nguyễn Đức Trọng: Người già ai cũng hân hạnh được nhận lãnh “ba cao một thấp”: Cao máu, cao mỡ, cao đường và thấp khớp, nên các ông bà già lâu lâu làm việc lại giở gói thuốc “ nhậu” vài viên thuốc rồi lại tiếp tục công việc. Bà Yến Regan là bà già gân, gần tám mươi mà vẫn lăng xăng làm hết việc này, việc kia. Bà Cố Khánh có hẹn bác sĩ lấy mau thử, khám xong cũng ghé Đền Thánh Mẹ làm việc tiếp, bà đưa cánh tay còn cột băng, vẫn vui vẻ đến làm việc. Anh chị Nghi & Thắm, đi bác sĩ đến 11:00Am. Cũng ráng về lại Đền Thánh để lo bữa ăn trưa cho mọi người. Chị Nhung 12:00 noon phải đi làm, cũng ghé dâng Mẹ vài giờ rồi đi làm. Cháu Vy mới 7 tuổi, trong Đoàn TNTT. Cũng theo chị đến góp bàn tay cho Mẹ, chị Tuyết Mai bề bộn với việc làm báo chị cũng không bỏ sót ngày nào để hy sinh đến làm giây đeo cho Đại Hội. Có những người hy sinh dâng hiến vật dụng cho Mẹ để có phương tiện làm việc như bà Mai Lê ủng hộ Staples và steplers để đóng vé số thành từng tập bỏ vào bao thư gửi đi. Chị Hạnh, nhà các cháu có tiệm xung phong cung cấp thùng giấy, cần khoảng 20 cái thùng giấy để đựng trên 4 ngàn giây đeo cho Đại Hội. Chị thủy bận rộn với tiệm ăn, giao hết cho chồng lo, đến hy sinh làm việc không bỏ ngày nào. Nếu phải kể chắc trang giấy này không đủ, chỉ xin nêu vài người, nhưng mọi người đều có một tấm lòng hy sinh cao độ đến với Mẹ để lo công việc chung là chuẩn bị Đại Hội cho Mẹ.
4-Tóm Kết: Thấy không khí làm việc, ai cũng vui vì nhìn thấy và cảm nhận không khí Đại Hội đang đến gần. Đến hẹn lại lên, ước mong những khuôn mặt thân thương sang năm lại có bên nhau những ngày chuẩn bị Đại Hội: “ Cùng Mẹ Sống Niềm Vui Yêu Thương ( With Mary, Live Out The Joy Of Love)” ngày 20,21 & 22 Tháng 10, 2017. Mong rằng các ông bà cụ già gân, nhiệt tình còn đủ sức đến làm việc cho Mẹ sang năm./.
Mùa Đại Hội 2016 “ Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương”
Phan Văn Sỹ
“ Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương: 21,22-23/10/2016”
1-Dẫn Nhập: Hằng năm cứ khoảng thời gian còn độ 3 tháng trước ngày Đại Hội, cha Giám Đốc Đền Thánh Giuse Đồng Minh Quang và ông Đại Diện kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội thường giáo nhiệm vụ làm giây đeo và chuẩn bị
2-Bắt Tay Vào Việc: Đáp lời kêu gọi của cha Giám Đốc trong thánh lễ Chúa Nhật 10-7- và 17-7-16 đúng 10:00 Am. Sáng Thứ Hai ngày 11-7-16 và 18-7-16 mọi người đã tề tựu rất đông để bắt tay vào việc làm, số người đến tham gia ngồi chật cả phòng làm việc, trên 40 người. Như hằng năm, anh chị em chia thành hai khâu và làm theo phương pháp giây chuyền: (1)-Hai dẫy bàn dành cho xếp bao thư, insert thư mời Đại Hội, thư hồi âm…dán tem, dán label, và seal thư lại rồi bỏ vô khay cứ 800 cái một khay ( Tray) (2)-Ba dẫy bàn dành để làm giây đeo Đại Hội, cũng làm theo giây chuyền: Một bàn gắn giây đeo vào miếng plastic, bàn thứ hai insert vào bao plastic: Chương Trình Đại Hội, thư, địa chỉ, bút viết…, bàn cuối cùng xếp lại thành từng 10 cái một cột lại rồi đếm cứ 200 cái đóng thành một thùng và chuyển cất vào kho để chuẩn bị phát ra cho các khách hành hương trong ngày tham dự ngày Đại Hội.
3-Không Khí Làm Việc: Không khí làm việc thật vui vẻ, nhiệt tình, chăm chỉ, góp phần vào công việc có đủ mọi thành phần tham gia: Cha Giám Đốc và ông Đại Diện luôn có mặt để khích lệ, ngoài ra có cha Nhàn, ngài chăm chỉ làm trong khâu dây đeo Đại Hội, soeur Maria Bùi Kim Tuyến làm trong khâu chuẩn bị bì thư gửi đi mời khách tham dự Đại Hội. Có cả các cụ già, có người gần 80 tuổi cũng có mặt, đem theo cả bọc thuốc đủ thứ như lời giảng của cha Sáng Lập
4-Tóm Kết: Thấy không khí làm việc, ai cũng vui vì nhìn thấy và cảm nhận không khí Đại Hội đang đến gần. Đến hẹn lại lên, ước mong những khuôn mặt thân thương sang năm lại có bên nhau những ngày chuẩn bị Đại Hội: “ Cùng Mẹ Sống Niềm Vui Yêu Thương ( With Mary, Live Out The Joy Of Love)” ngày 20,21 & 22 Tháng 10, 2017. Mong rằng các ông bà cụ già gân, nhiệt tình còn đủ sức đến làm việc cho Mẹ sang năm./.
Mùa Đại Hội 2016 “ Cùng Mẹ Tín Thác Vào Lòng Chúa Xót Thương”
Phan Văn Sỹ
Thánh Gioakim & Anna : Song thân Đức Mẹ Maria
Đinh Văn Tiến Hùng
13:36 23/07/2016
Thánh GIOAKIM & ANNA
Song Thân Mẹ Maria
( Lễ kính 26/7 )
“ Xem quả thì biết cây, cây xấu không thể sinh quả tốt, nhưng chỉ cây lành mới sinh được quả tốt. “( Mt. 8 : 17 )
Chúng ta mừng ngày Hiền Mẫu nhớ ơn mẹ và ngày Từ Phụ ghi công ơn cha. Nhưng ta không có ngày Song Thân ghi ơn sinh thành, nuôi nấng, giáo dục của cha mẹ, có lẽ vì ít khi thấy cả hai đều trọn hảo, nhất là trong xã hội ngày nay cuộc sống hôn nhân đang bị băng rã trầm trọng. Chính vì thế mà ĐTC Gioan Phao-lô II đã đặc biệt dành một Năm Thánh Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình, kêu gọi chấn chỉnh lại cuộc sống hôn nhân ( Đại hội Gia đình Thế giới được tổ chức 3 năm l lần thay đổi tại nhiều quốc gia, gần đây Đại hội thứ 8 được diễn ra tại Philadelphia, Hoa Kỳ từ 22-27/9/15 )
Trong một số giáo xứ thường tổ chức rất ý nghĩa và trang trọng Lễ kỷ niệm ngày kết hôn sau một thời gian dài chung sống : 25 năm (ngân khánh)- 50 năm (kim khánh)- 6o năm trở lên (ngọc khánh),hay linh động cho những những đôi hôn nhân trẻ hơn sau 5, 10, 15, 20 năm kết hôn, để ôn lại vui buồn và thành đạt hay thất bại đã qua, đồng thời dự liệu những tháng ngày tốt đẹp hơn trong tương lai.
Mới đây, ngày 18/10/15 Song Thân Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Louis Martin và Zelie Guerin
được ĐTC Phanxicô phong Hiển Thánh, một mẫu gương sáng chói cho các đôi hôn nhân noi theo.
Nhưng có một tấm gương cao cả vĩ đại mà loài người phải cúi đầu kính phục đội ơn là Thánh Gioankim và Anna sinh hạ Trinh Nữ Maria- Người mà sau này sẽ là Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
Trong Tân Ước không nói đến Song Thân Đức Mẹ, cũng như 2 Thánh Sử Mátthêu và Luca trong giả phả không nhắc đến dòng họ ngoại Chúa Giêsu. Nhưng theo Thánh truyền Giáo Hội Công Giáo, Hai Thánh
Gioakim và Thánh Anna chính là nhịp cầu nối kết giữa Cựu Ước với Tân Ước, được Thiên Chúa chúc lành tuyển chọn, nhận diễm phúc trọng đại, sinh hạ Đức Maria, Thánh Mẫu Đức Kitô, con Thiên Chúa nhập thế làm người.
*Thánh Gioakim : xuất thân là người chăn chiên thuộc dòng tộc Giuđa, miền Nazareth, Galilêa , người công chính, liêm khiết, yêu mến Thiên Chúa, trông đợi Chúa Cứu Thế đến giải cứu dân Ngài.
Ông kết hôn với Anna , một thiếu nữ đạo đức đoan trang. Nhưng Thiên Chúa đã thử thách hai ông bà, sống với nhau luôn tôn giữ luật Chúa và làm việc bác ái, sau 20 năm vẫn chưa có con nên bị người đời khinh chê cho là vô phúc, đến nỗi các vị tư tế trong đền thờ không chấp nhận cho ông dâng của lễ, vì cho là không được Thiên Chúa chúc lành. Ông bà vẫn bền vững tin vào Thánh ý Chúa, ăn chay cầu nguyện, giúp người nghèo khó. Cuối cùng, Chúa đã nhận lời, một ngày kia Thiên Thần đến báo tin : ‘ Chúa đã nhận lời ông, Chúa sẽ ban cho bạn ông sinh một con gái, ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Maria, ngay lúc còn thơ sẽ được hiến dâng cho Thiên Chúa và tràn đầy ơn Thánh Linh.’
*Thánh Anna : con gái vị tư tế Matthan gia đình trung lưu thuộc chi tộc Lêvi tại Belem, sống tuổi thơ
Khôn ngoan đạo hạnh. Năm 20 tuổi cô kết hôn với Gioakim. Hai người sống trong mái nhà đầm ấm luôn vâng lời kính sợ Chúa và yêu thương mọi người, nhưng bị người đời chê cười vì không có con cái. Cũng như ông bà cầu nguyện, vững lòng tin tưởng vào Chúa Quan Phòng mọi sự. Rồi một ngày, Thiên Thần đến đem tin vui cho bà :
‘ Bà đừng sợ ! Đó là dự định của Thiên Chúa ! Do quyền năng của Người, một ngày kia bà sẽ sinh con. Con bà sẽ là gương sáng cho muôn thế hệ về sau. ‘
Rồi một người con gái được sinh ra trong một gia đình thánh thiện, hưởng tình thương đầm ấm và săn sóc chu đáo của cha mẹ, khi lên 3 tuôi được dâng vào đền thánh để phụng sự Thiên Chúa và chờ đợi lãnh nhận thiên chức trọng đại- Người con gái đó chính là Trinh Nữ Maria sau sẽ là Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa.
Sau khi dâng cho Chúa Người Con Gái thân yêu độc nhất, hai ông bà sống đạo đức đầm ấm bên nhau trong tuổi già đến cuối đời, ông hưởng thọ 80 tuổi và bà 79 tuổi.
Trong tác phẩm được Chúa mặc khải qua thị kiến tựa đề ‘ Tin Mừng như đã mặc khải cho tôi ‘Maria Valtorta đã ghi lại Thánh Anna loan báo thiên chức làm mẹ Trinh Nữ Maria qua bài Thánh vịnh
Huyền nhiệm như sau :
“Vinh danh Chúa toàn năng đã yêu thương con cháu Đa-vít !
Vinh danh Chúa từ trời, ơn huệ của Ngài đã viếng thăm con !
Cây cằn cỗi đã mọc ra cành non, và con sung sướng.
Hy vọng đã vãi hạt giống vào dịp lễ Ánh Sáng.
Không khí thơm tho của tháng Nissan, thấy nó nảy mầm.
Vào mùa xuân, thân xác tôi sẽ như cây hoa đào đầy hoa.
Vào buổi chiều cuộc đời, thấy nó sinh trái.
Trên cành cây là một bông hồng, một trái cây dịu ngọt nhất.
Một Ngôi Sao lấp lánh, một sự sống thơ ngây trẻ trung.
Đó là niềm vui của gia đình, của vợ chồng.
Ngợi khen Chúa là Thiên Chúa đã thương con !
Ánh Sáng của Người đã loan báo cho con, một Vì Sao sẽ đến với ngươi.
Vinh quang ! Vinh quang ! Trái cây này sẽ thuộc về Ngài, trái đầu tiên và sau cùng,
Thánh thiện và trong sạch như ân huệ của Chúa.
Nó sẽ thuộc về Ngài và bởi nó niềm vui và bình an sẽ đến trên trái đất. “
Song Thân Đức Mẹ để lại cho chúng ta tấm gương sáng chói trong đời sống hôn nhân :
-Nêu cao gương mẫu làm cha mẹ cho các vợ chồng Kitô giáo.
-Nêu cao gương sáng cho con cái qua lời cầu nguyện và việc làm đạo đức.
-Dâng con cái trong niềm tin vững mạnh vào Thánh ý Chúa.
“Kính lạy Hai Thánh Gioakim và Anna !
Xin cầu bầu cho chúng con là những người làm cha mẹ trong gia đình, biết nuôi nấng và dạy dỗ con cái sống làm người Kitô hữu tốt lành
Xin dạy cho chúng con là những người dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, để phục vụ Ngài trong tha nhân, biết quảng đại hy sinh tất cả, để trở thành công cụ loan truyền tình yêu Thiên Chúa đến cho mọi người- Amen “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Song Thân Mẹ Maria
( Lễ kính 26/7 )
“ Xem quả thì biết cây, cây xấu không thể sinh quả tốt, nhưng chỉ cây lành mới sinh được quả tốt. “( Mt. 8 : 17 )
Chúng ta mừng ngày Hiền Mẫu nhớ ơn mẹ và ngày Từ Phụ ghi công ơn cha. Nhưng ta không có ngày Song Thân ghi ơn sinh thành, nuôi nấng, giáo dục của cha mẹ, có lẽ vì ít khi thấy cả hai đều trọn hảo, nhất là trong xã hội ngày nay cuộc sống hôn nhân đang bị băng rã trầm trọng. Chính vì thế mà ĐTC Gioan Phao-lô II đã đặc biệt dành một Năm Thánh Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình, kêu gọi chấn chỉnh lại cuộc sống hôn nhân ( Đại hội Gia đình Thế giới được tổ chức 3 năm l lần thay đổi tại nhiều quốc gia, gần đây Đại hội thứ 8 được diễn ra tại Philadelphia, Hoa Kỳ từ 22-27/9/15 )
Trong một số giáo xứ thường tổ chức rất ý nghĩa và trang trọng Lễ kỷ niệm ngày kết hôn sau một thời gian dài chung sống : 25 năm (ngân khánh)- 50 năm (kim khánh)- 6o năm trở lên (ngọc khánh),hay linh động cho những những đôi hôn nhân trẻ hơn sau 5, 10, 15, 20 năm kết hôn, để ôn lại vui buồn và thành đạt hay thất bại đã qua, đồng thời dự liệu những tháng ngày tốt đẹp hơn trong tương lai.
Mới đây, ngày 18/10/15 Song Thân Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Louis Martin và Zelie Guerin
được ĐTC Phanxicô phong Hiển Thánh, một mẫu gương sáng chói cho các đôi hôn nhân noi theo.
Nhưng có một tấm gương cao cả vĩ đại mà loài người phải cúi đầu kính phục đội ơn là Thánh Gioankim và Anna sinh hạ Trinh Nữ Maria- Người mà sau này sẽ là Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
Trong Tân Ước không nói đến Song Thân Đức Mẹ, cũng như 2 Thánh Sử Mátthêu và Luca trong giả phả không nhắc đến dòng họ ngoại Chúa Giêsu. Nhưng theo Thánh truyền Giáo Hội Công Giáo, Hai Thánh
Gioakim và Thánh Anna chính là nhịp cầu nối kết giữa Cựu Ước với Tân Ước, được Thiên Chúa chúc lành tuyển chọn, nhận diễm phúc trọng đại, sinh hạ Đức Maria, Thánh Mẫu Đức Kitô, con Thiên Chúa nhập thế làm người.
*Thánh Gioakim : xuất thân là người chăn chiên thuộc dòng tộc Giuđa, miền Nazareth, Galilêa , người công chính, liêm khiết, yêu mến Thiên Chúa, trông đợi Chúa Cứu Thế đến giải cứu dân Ngài.
Ông kết hôn với Anna , một thiếu nữ đạo đức đoan trang. Nhưng Thiên Chúa đã thử thách hai ông bà, sống với nhau luôn tôn giữ luật Chúa và làm việc bác ái, sau 20 năm vẫn chưa có con nên bị người đời khinh chê cho là vô phúc, đến nỗi các vị tư tế trong đền thờ không chấp nhận cho ông dâng của lễ, vì cho là không được Thiên Chúa chúc lành. Ông bà vẫn bền vững tin vào Thánh ý Chúa, ăn chay cầu nguyện, giúp người nghèo khó. Cuối cùng, Chúa đã nhận lời, một ngày kia Thiên Thần đến báo tin : ‘ Chúa đã nhận lời ông, Chúa sẽ ban cho bạn ông sinh một con gái, ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Maria, ngay lúc còn thơ sẽ được hiến dâng cho Thiên Chúa và tràn đầy ơn Thánh Linh.’
*Thánh Anna : con gái vị tư tế Matthan gia đình trung lưu thuộc chi tộc Lêvi tại Belem, sống tuổi thơ
Khôn ngoan đạo hạnh. Năm 20 tuổi cô kết hôn với Gioakim. Hai người sống trong mái nhà đầm ấm luôn vâng lời kính sợ Chúa và yêu thương mọi người, nhưng bị người đời chê cười vì không có con cái. Cũng như ông bà cầu nguyện, vững lòng tin tưởng vào Chúa Quan Phòng mọi sự. Rồi một ngày, Thiên Thần đến đem tin vui cho bà :
‘ Bà đừng sợ ! Đó là dự định của Thiên Chúa ! Do quyền năng của Người, một ngày kia bà sẽ sinh con. Con bà sẽ là gương sáng cho muôn thế hệ về sau. ‘
Rồi một người con gái được sinh ra trong một gia đình thánh thiện, hưởng tình thương đầm ấm và săn sóc chu đáo của cha mẹ, khi lên 3 tuôi được dâng vào đền thánh để phụng sự Thiên Chúa và chờ đợi lãnh nhận thiên chức trọng đại- Người con gái đó chính là Trinh Nữ Maria sau sẽ là Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa.
Sau khi dâng cho Chúa Người Con Gái thân yêu độc nhất, hai ông bà sống đạo đức đầm ấm bên nhau trong tuổi già đến cuối đời, ông hưởng thọ 80 tuổi và bà 79 tuổi.
Trong tác phẩm được Chúa mặc khải qua thị kiến tựa đề ‘ Tin Mừng như đã mặc khải cho tôi ‘Maria Valtorta đã ghi lại Thánh Anna loan báo thiên chức làm mẹ Trinh Nữ Maria qua bài Thánh vịnh
Huyền nhiệm như sau :
“Vinh danh Chúa toàn năng đã yêu thương con cháu Đa-vít !
Vinh danh Chúa từ trời, ơn huệ của Ngài đã viếng thăm con !
Cây cằn cỗi đã mọc ra cành non, và con sung sướng.
Hy vọng đã vãi hạt giống vào dịp lễ Ánh Sáng.
Không khí thơm tho của tháng Nissan, thấy nó nảy mầm.
Vào mùa xuân, thân xác tôi sẽ như cây hoa đào đầy hoa.
Vào buổi chiều cuộc đời, thấy nó sinh trái.
Trên cành cây là một bông hồng, một trái cây dịu ngọt nhất.
Một Ngôi Sao lấp lánh, một sự sống thơ ngây trẻ trung.
Đó là niềm vui của gia đình, của vợ chồng.
Ngợi khen Chúa là Thiên Chúa đã thương con !
Ánh Sáng của Người đã loan báo cho con, một Vì Sao sẽ đến với ngươi.
Vinh quang ! Vinh quang ! Trái cây này sẽ thuộc về Ngài, trái đầu tiên và sau cùng,
Thánh thiện và trong sạch như ân huệ của Chúa.
Nó sẽ thuộc về Ngài và bởi nó niềm vui và bình an sẽ đến trên trái đất. “
Song Thân Đức Mẹ để lại cho chúng ta tấm gương sáng chói trong đời sống hôn nhân :
-Nêu cao gương mẫu làm cha mẹ cho các vợ chồng Kitô giáo.
-Nêu cao gương sáng cho con cái qua lời cầu nguyện và việc làm đạo đức.
-Dâng con cái trong niềm tin vững mạnh vào Thánh ý Chúa.
“Kính lạy Hai Thánh Gioakim và Anna !
Xin cầu bầu cho chúng con là những người làm cha mẹ trong gia đình, biết nuôi nấng và dạy dỗ con cái sống làm người Kitô hữu tốt lành
Xin dạy cho chúng con là những người dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, để phục vụ Ngài trong tha nhân, biết quảng đại hy sinh tất cả, để trở thành công cụ loan truyền tình yêu Thiên Chúa đến cho mọi người- Amen “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG