Phụng Vụ - Mục Vụ
Năm chiếc bánh và hai con cá
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:18 23/07/2018
Chúa Nhật XVII Thường Niên, năm B
Ga 6,1-15
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.Tất cả những lời nói, cử chỉ, thái độ và những phép lạ của Ngài nói lên quyền năng và lòng nhân từ thương xót của Ngài đối với nhân loại, đối với chúng ta. Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá do sự cộng tác của con người, Chúa Giêsu đã làm phép lạ để nuôi năm ngàn người ăn no và nhiều người khác nữa khi họ đi theo Chúa, nghe Ngài giảng dạy…Chúa đãi họ một bữa ăn thật bất ngờ ngờ, giản dị. Bữa ăn ngoài trời, bữa ăn tập thể tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
Đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan hôm nay viết :” Thấy đám đông Chúa chạnh lòng thương “. Chúa đến trần gian để đem lại hạnh phúc và ơn cứu độ cho nhân loại, cho con người. Chúa Giêsu không chỉ rao giảng Nước Trời, Ngài sống nghèo, sống cho người nghèo. Ngài nhạy cảm và đụng tới những nỗi đau của con người. Ngài chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, xua trừ ma quỷ và đem lại cho con người ơn cứu độ cả hồn lẫn xác. Đi rao giảng, Ngài không làm công việc cứu thế một mình, Ngài đã mời gọi các môn đệ đi theo Ngài. Ngài chính là mẫu gương sáng ngời của các môn đệ khi dạy các môn đệ :” Rao giảng sự sám hối. Giới thiệu Nước Thiên Chúa. Xua trừ ma quỷ và chữa bệnh hoạn tật nguyền. Chúa Giêsu quan tâm tới con người phần hồn cũng như phần xác. Nên, thấy dân chúng từng đoàn người theo Chúa và các môn đệ để nghe Ngài giảng dạy. Chúa không muốn để họ đói, họ khát. Nên, Ngài đã đặt các môn đệ vào nỗi bận tâm của Ngài. Chúa cần sự đóng góp của con người. Chúa cần một Anrê giới thiệu một em bé. Ngài cần em bé trai dâng tặng Ngài bữa ăn trưa với năm chiếc bánh và hai con cá. Ngài truyền lệnh cho các môn đệ sắp xếp, ổn định chỗ ngồi cho dân chúng. Và Chúa đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều…Thật sự với một vài cái bánh và hai con cá, một số lương thực chẳng thấm vào đâu đối với số dân đông đảo như thế, nhưng nó lại là món quà thật cao quý của sự chia sẻ.
Thực tế, trên thế giới ngày nay, cái đói cái khát vẫn luôn là nỗi ám ảnh của con người. Biết bao người trên trái đất này đang gặp cảnh đói nghèo. Biết bao người trên thế giới không đủ cơm ăn áo mặc. Tài nguyên thiên nhiên của nhiều nước nằm trong tay của những người giầu thiểu số. Lương thực không được phân bổ đồng đều, có những người ăn không hết phải vứt lương thực đi, nhưng có những người không được ăn no, bữa có bữa không. Vậy cái đói, cái mặc vẫn còn quay quắt trên thân xác của nhiều con người. Có biết bao người có tấm lòng vàng, tấm lòng nhân từ, đã xót xa trước những cảnh tượng đau thương đó, và họ đã bắt tay vào công việc với niềm tin, với sự hy vọng sẽ phần nào làm vơi đi nỗi khổ đau của con người, của nhân loại dù chỉ với :” năm chiếc bánh và hai con cá “. Thiên Chúa sẽ biến đổi, sẽ làm cho con người được đầy no ân phúc.Ngài sẽ làm cho thế giới đẹp hơn, ấm áp hơn, con người hơn và bộ mặt trái đất trở nên sáng hơn, tươi hơn. Do đó, muôn thời thế giới luôn cần có những Kitô hữu,dám sống triệt để Tin Mừng, luôn sẵn sàng giơ tay ra để giúp đỡ những người nghèo, những người bơ vơ vất vưởng, những kẻ cô thân cô thế, thấp cổ bé họng trong xã hội vv…Thế giới này luôn cần có những Phanxicô khó nghèo, những Đa Minh, những Anphongsô, những Têrêsa Calcutta vv…để những người nghèo, những người đau khổ, những người bị thử thách nhận được sự nâng đỡ, ủi an…
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài để thực hiện những phép lạ như Ngài đã làm trong Kinh Thánh. Chúa mời gọi chúng ta dâng cho Ngài thời giờ, khả năng, vật chất, của cái vv…để với sự cộng tác của chúng ta, Chúa sẽ làm những tặng vật chúng ta trao cho Ngài hóa ra nhiều như năm chiếc bánh và hai con cá, để sẻ chia cho nhiều người trên thế giới, trong xã hội cần được chia sẻ vv…Đứng trước những nỗi khổ đau và nghèo nàn, đói khát của nhiều người. Biết bao người nghĩ rằng mình chẳng có gì để sẻ chia, nhưng thực tế nếu con người biết cho đi thì những cái mình tưởng không ích lợi, không cần thiết sẽ làm cho nhiều người được bớt đói và như thế là đủ cho họ,
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn nhạy cảm, luôn biết quan tâm đến nỗi khó nhọc, đau khổ của người khác.Xin giúp chúng con có tấm lòng như Chúa để chúng con biết cho đi và sẻ chia cho người khác những gì chúng con tưởng răng không cần thiết, nhưng chính sự cho đi là niềm vui và là sự cần thiết cho những người đang cần chúng con chia sẻ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thấy đám đông dân chúng, Chúa Giêsu thế nào ?
2.Chúa Giêsu làm phép lạ nhưng Người nơi chúng ta điều gì ?
3.Năm chiếc banh và hai con cá giúp Chúa ra sao ?
4.Đứng trước cơn đói, cơn khát của tha nhân chúng ta phải làm gì ?
5.Cho đi có cần thiết không ? Tại sao ?
Ga 6,1-15
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.Tất cả những lời nói, cử chỉ, thái độ và những phép lạ của Ngài nói lên quyền năng và lòng nhân từ thương xót của Ngài đối với nhân loại, đối với chúng ta. Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá do sự cộng tác của con người, Chúa Giêsu đã làm phép lạ để nuôi năm ngàn người ăn no và nhiều người khác nữa khi họ đi theo Chúa, nghe Ngài giảng dạy…Chúa đãi họ một bữa ăn thật bất ngờ ngờ, giản dị. Bữa ăn ngoài trời, bữa ăn tập thể tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
Đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan hôm nay viết :” Thấy đám đông Chúa chạnh lòng thương “. Chúa đến trần gian để đem lại hạnh phúc và ơn cứu độ cho nhân loại, cho con người. Chúa Giêsu không chỉ rao giảng Nước Trời, Ngài sống nghèo, sống cho người nghèo. Ngài nhạy cảm và đụng tới những nỗi đau của con người. Ngài chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, xua trừ ma quỷ và đem lại cho con người ơn cứu độ cả hồn lẫn xác. Đi rao giảng, Ngài không làm công việc cứu thế một mình, Ngài đã mời gọi các môn đệ đi theo Ngài. Ngài chính là mẫu gương sáng ngời của các môn đệ khi dạy các môn đệ :” Rao giảng sự sám hối. Giới thiệu Nước Thiên Chúa. Xua trừ ma quỷ và chữa bệnh hoạn tật nguyền. Chúa Giêsu quan tâm tới con người phần hồn cũng như phần xác. Nên, thấy dân chúng từng đoàn người theo Chúa và các môn đệ để nghe Ngài giảng dạy. Chúa không muốn để họ đói, họ khát. Nên, Ngài đã đặt các môn đệ vào nỗi bận tâm của Ngài. Chúa cần sự đóng góp của con người. Chúa cần một Anrê giới thiệu một em bé. Ngài cần em bé trai dâng tặng Ngài bữa ăn trưa với năm chiếc bánh và hai con cá. Ngài truyền lệnh cho các môn đệ sắp xếp, ổn định chỗ ngồi cho dân chúng. Và Chúa đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều…Thật sự với một vài cái bánh và hai con cá, một số lương thực chẳng thấm vào đâu đối với số dân đông đảo như thế, nhưng nó lại là món quà thật cao quý của sự chia sẻ.
Thực tế, trên thế giới ngày nay, cái đói cái khát vẫn luôn là nỗi ám ảnh của con người. Biết bao người trên trái đất này đang gặp cảnh đói nghèo. Biết bao người trên thế giới không đủ cơm ăn áo mặc. Tài nguyên thiên nhiên của nhiều nước nằm trong tay của những người giầu thiểu số. Lương thực không được phân bổ đồng đều, có những người ăn không hết phải vứt lương thực đi, nhưng có những người không được ăn no, bữa có bữa không. Vậy cái đói, cái mặc vẫn còn quay quắt trên thân xác của nhiều con người. Có biết bao người có tấm lòng vàng, tấm lòng nhân từ, đã xót xa trước những cảnh tượng đau thương đó, và họ đã bắt tay vào công việc với niềm tin, với sự hy vọng sẽ phần nào làm vơi đi nỗi khổ đau của con người, của nhân loại dù chỉ với :” năm chiếc bánh và hai con cá “. Thiên Chúa sẽ biến đổi, sẽ làm cho con người được đầy no ân phúc.Ngài sẽ làm cho thế giới đẹp hơn, ấm áp hơn, con người hơn và bộ mặt trái đất trở nên sáng hơn, tươi hơn. Do đó, muôn thời thế giới luôn cần có những Kitô hữu,dám sống triệt để Tin Mừng, luôn sẵn sàng giơ tay ra để giúp đỡ những người nghèo, những người bơ vơ vất vưởng, những kẻ cô thân cô thế, thấp cổ bé họng trong xã hội vv…Thế giới này luôn cần có những Phanxicô khó nghèo, những Đa Minh, những Anphongsô, những Têrêsa Calcutta vv…để những người nghèo, những người đau khổ, những người bị thử thách nhận được sự nâng đỡ, ủi an…
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài để thực hiện những phép lạ như Ngài đã làm trong Kinh Thánh. Chúa mời gọi chúng ta dâng cho Ngài thời giờ, khả năng, vật chất, của cái vv…để với sự cộng tác của chúng ta, Chúa sẽ làm những tặng vật chúng ta trao cho Ngài hóa ra nhiều như năm chiếc bánh và hai con cá, để sẻ chia cho nhiều người trên thế giới, trong xã hội cần được chia sẻ vv…Đứng trước những nỗi khổ đau và nghèo nàn, đói khát của nhiều người. Biết bao người nghĩ rằng mình chẳng có gì để sẻ chia, nhưng thực tế nếu con người biết cho đi thì những cái mình tưởng không ích lợi, không cần thiết sẽ làm cho nhiều người được bớt đói và như thế là đủ cho họ,
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn nhạy cảm, luôn biết quan tâm đến nỗi khó nhọc, đau khổ của người khác.Xin giúp chúng con có tấm lòng như Chúa để chúng con biết cho đi và sẻ chia cho người khác những gì chúng con tưởng răng không cần thiết, nhưng chính sự cho đi là niềm vui và là sự cần thiết cho những người đang cần chúng con chia sẻ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thấy đám đông dân chúng, Chúa Giêsu thế nào ?
2.Chúa Giêsu làm phép lạ nhưng Người nơi chúng ta điều gì ?
3.Năm chiếc banh và hai con cá giúp Chúa ra sao ?
4.Đứng trước cơn đói, cơn khát của tha nhân chúng ta phải làm gì ?
5.Cho đi có cần thiết không ? Tại sao ?
Không làm một mình
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
19:44 23/07/2018
Chúa Nhật 17 Thường Niên B
Phép lạ hoá bánh ra nhiều được bốn thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21; Mc 6,31-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm lần thứ hai Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 15,32-38; Mc 8,1-10).
Tuy kể cùng một câu chuyện “năm chiếc bánh và hai con cá”, nhưng trình thuật của Tin Mừng Gioan có những chi tiết khác biệt với trình thuật Nhất Lãm. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm ý nghĩa mà bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay muốn truyền đạt.
Đức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê. Đông đảo dân chúng đi theo, cả trên bộ lẫn dưới thuyền, “vì họ đã từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm”. Cho nên “Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ”.
Câu chuyện xảy ra vào thời gian: “Sắp đến lễ Vượt Qua là Đại Lễ của người Do thái”. Lễ Vượt Qua cho tới nay vẫn là ngày lễ lớn nhất của người Do thái, vì là lễ kỷ niệm ngày dân Ítraen trong Cựu Ước được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ bên Aicập. Thiên Chúa đưa họ ra khỏi Aicập, dẫn họ đi và nuôi dưỡng họ trong hoang địa cho tới khi họ vào được Đất Hứa. Sách Tin Mừng Gioan kể tới ba lần Lễ Vượt Qua, từ khi Đức Giêsu khởi đầu đi rao giảng (Ga 2,13-25) cho tới khi Chúa được tôn vinh tại Giêrusalem (Ga 13-20). Câu chuyện “bẻ bánh” ở chương thứ sáu xảy ra vào dịp lễ Vượt Qua lần thứ hai, tại một ngọn núi gần Biển Hồ (Ga 6,1-14).
Ba sách Tin Mừng Nhất Lãm đều đặt vào khung cảnh nhóm Mười Hai trở về sau khi được Chúa sai đi rao giảng Tin Mừng. Đám đông kéo đến thật đông. Các tông đồ có sáng kiến xin Người giải tán đám đông để họ đi mua thức ăn, vì nơi họ đang tụ tập quanh Người là nơi hoang vắng. Người bảo các ông phải đích thân cho họ ăn. Các ông thú nhận mình bất lực. Các ông chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá. Người truyền cho đám đông ngả lưng xuống cỏ. Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra trao cho các ông và các ông dọn ra cho dân; cá cũng vậy. Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều minh họa sứ mạng của các tông đồ là nuôi dân bằng Lời Chúa (rao giảng) và Bánh của Chúa trao.
Tin Mừng Gioan mở ra một viễn tượng khác. Đám đông tuôn đến với Đức Giêsu vì đã chứng kiến dấu lạ Người làm trên những kẻ đau ốm. Gioan dùng kiểu nói “dấu lạ” để cho thấy việc Người chữa lành các kẻ đau ốm bằng quyền năng lạ thường, là “dấu hiệu” tỏ bày ơn cứu độ, chứ không phải tất cả. Vì thế Đức Giêsu sẽ trách những người tìm đến với Người vì đã được ăn bánh no nê, chứ không phải vì đã đọc ra ý nghĩa của dấu hiệu chỉ về Người là Bánh ban Sự Sống đời đời. Họ như những đứa con nít, thấy ai cho bánh cho kẹo thì chạy theo. Nói chuyện gì ngoài bánh kẹo thì không nghe. Hết bánh hết kẹo thì bỏ đi.
Ở đây cũng nên đọc lại sách Xuất Hành từ chương 3 tới chương 17. Ngay từ đầu dân Ítraen đã không tin vào Thiên Chúa, cũng không tin vào Môsê. Khi tới bờ Biển Đỏ và bị quân đội của Pharaô đuổi sau lưng thì họ oán trách ông Môsê. Sau khi vượt qua biển và thấy xác quân Aicập dạt vào bờ thì “họ tin vào Đức Chúa và tin vào Môsê, tôi tớ của Người” (Xh 14,31). Nhưng chỉ mấy ngày sau, thiếu nước uống, thiếu bánh, thèm thịt thì họ lại oán trách ông Môsê (x. Xh 15,23-27 ; 16,1 – 17,7) ; thâm chí họ toan ném đá ông nữa (Xh 17,4). Diễn biến câu chuyện trong toàn chương thứ sáu của Tin Mừng Gioan có chút gì tương tự như câu chuyện trong sách Xuất Hành, nhưng theo trình tự ngược lại : được ăn thì họ tìm đến nhưng khi nghe Người nói “trái tai” thì họ bỏ đi, kể cả một số môn đệ. Nếu chú ý tới “âm thanh”, ta có cảm tưởng âm thanh của Xuất Hành được dùng làm “nhạc nền”cho trình thuật của Gioan.(x. Tìm hiểu Tin Mừng Gioan, Lm Giuse Nguyễn công Đoan, SJ).
Câu chuyện Tin mừng Gioan cũng gợi nhớ lại, khi dân Itraen vượt qua Biển Đỏ rồi đi vào hoang địa, được một tháng thì hết lương thực mang theo, họ kêu khóc và oán trách ông Môsê và ông Aharon. Thiên Chúa nghe tiếng kêu than liền cho mana từ trời rơi xuống nuôi họ (Xh 16,1-36). Ăn mana một thời gian họ lại thèm thịt và kêu trách. Lần này thì Đức Chúa nổi giận: “Ông Môsê nghe thấy dân tụm năm tụm bảy theo thị tộc mà kêu khóc tại cửa lều của mình. Còn Đức Chúa thì bừng bừng nổi giận. Ông lấy làm khổ tâm và thưa với Đức Chúa: "Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con?...Con ở giữa một dân có đến sáu trăm ngàn bộ binh, mà Đức Chúa lại bảo: Ta sẽ ban thịt cho chúng, và chúng sẽ ăn suốt cả tháng. Dù có giết chiên giết bò, liệu có đủ cho họ không? Dù có bắt hết cá dưới biển, liệu có đủ cho họ không?. Đức Chúa phán với ông Môsê: "Đức Chúa mà chịu bó tay sao? Bây giờ ngươi sẽ thấy lời Ta phán có đúng hay không". (Ds 5,10-12.21-23). Sau đó Đức Chúa cho chim cút rơi xuống đầy quanh trại, họ ăn thả cửa như ông Môsê đã báo cho họ: “Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày mà thôi, nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi làm anh em phát ngấy” (Ds 11,31-35).
Bối cảnh của câu chuyện “hóa bánh ra nhiều” là hoang địa, dân chúng tự ý kéo đến. Các môn đệ xin Thầy cho dân chúng về để họ vào các làng mạc mua thức ăn. Chúa bảo chính các ông cho họ ăn, các ông thú nhận “chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá”. Nguyên số đàn ông khoảng năm ngàn người. Đám đông lớn như thế mà chỉ có năm cái bánh và hai con cá, chúng ta như nghe ông Môsê than: “Dân có tới 600 ngàn bộ binh! Giết chiên giết bò, bắt hết cá biển lên có đủ cho họ không?. Thiên Chúa nói với ông Môsê: Đức Chúa mà chịu bó tay sao!”. Hôm nay, Đức Giêsu bảo: “đem lại đây cho Thầy”. Đọc lồng hai câu chuyện vào nhau, chúng ta nhận ra thánh sử gợi cho biết ý nghĩa của bữa ăn này. Môsê và Aharon thú nhận sự bất lực thì Đức Chúa tỏ vinh quang, cho mana, cho chim cút rơi xuống cho dân ăn. Đức Giêsu bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, họ thú nhận bất lực thì Chúa ra tay. Mọi người ăn dư dả phủ phê no nê đầy ứ. Chúa cho họ ăn một bữa đã đời và để đời.
Hình ảnh Chúa truyền cho dân chúng ngồi xuống trên cỏ rồi cho họ ăn gợi nhớ Thánh vịnh 23: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ”.
Chúa cầm bánh và cá, “ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng và bẻ ra, trao cho các môn đệ”, trong phong tục dân Itraen cho tới ngày nay, đó là cách mở đầu bữa ăn. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa cũng làm như vậy, nhưng kèm theo lời lập Bí Tích Thánh Thể cũng là bí tích của Giao Ước Mới. Vì thế, trong thánh lễ hàng ngày chúng ta cũng lập lại những lời này, và cụm từ : “Bẻ Bánh” đã sớm mang ý nghĩa đặc biệt chỉ về việc cử hành Bí Tích Thánh Thể (x.Cv 2,42). Chúa bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, họ thú nhận là bất lực thì Chúa trao bánh cho họ để họ trao cho dân. Đó là nhiệm vụ mà các tông đồ sẽ thi hành ngay sau khi nhận được quyền năng Chúa Thánh Thần: phục vụ Lời và bàn ăn, cử hành lễ Bẻ Bánh. Bữa ăn đã thành hình vừa gợi lại dân của Cựu ước được Thiên Chúa nuôi trong hoang địa, vừa loan báo bữa ăn Lời Chúa và Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận ngày nay với tư cách là dân của Giao Ước Mới. (x. Tự đáy lòng, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan. SJ).
Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm thành Tabgha, nơi Chúa đã làm phép lạ biến 5 cái bánh và 2 con cá hóa nhiều nuôi hơn 5.000 người ăn no nê. Khi chiêm ngắm bàn thờ và cung thánh trong ngôi Nhà thờ ấy, tôi thấy trên nền Nhà thờ phía trước Bàn thờ có khắc hình một chiếc giỏ đựng 2 con cá và 4 cái bánh. Tại sao lại là 4 chứ không phải là 5 cái bánh như Phúc âm kể? Đây là một sự thiếu sót có chủ ý của nghệ nhân làm nên bức hình đó. Vì cái bánh thứ năm không nằm trong giỏ nhưng nằm trên bàn thờ, đó chính là Mình Thánh Chúa mỗi khi dâng thánh lễ trên bàn thờ này.
Trong “Phép lạ hóa bánh ra nhiều”, Chúa không làm một mình và làm từ bàn tay không. Không làm một mình mà như dò ý môn đệ, chẳng phải vì quyền năng giới hạn mà chỉ vì Người muốn có sự cộng tác nào đó cho phép lạ trở nên hiện thực. Không làm từ bàn tay không mà cần có năm cái bánh, Chúa trân trọng sự đóng góp của con người, dẫu sự đóng góp ấy rất nhỏ. Năm cái bánh cho năm ngàn người. Tỉ lệ một phần ngàn có nghĩa lý gì. Muối bỏ bể! Thế nhưng trong mắt nhìn của Thiên Chúa, đó lại là cả một thiện chí hùn hạp làm ăn sinh lời đến chóng mặt.
Đức Bênêđitô XVI đã nói: phép lạ này không được làm từ không có gì, nhưng từ những gì bạn có, dù nhỏ bé, mang đặt trong bàn tay của Chúa. Chúa không đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta không có. Chúa cho chúng ta hiểu rằng, nếu mỗi người đặt vào tay Ngài những tấm bánh, những con cá bé nhỏ, Chúa sẽ làm cho phép lạ được tiếp diễn hôm nay, bởi Ngài có quyền năng làm cho những cử chỉ yêu thương khiêm tốn của chúng ta trở thành quà tặng lớn lao cho anh chị em chúng ta.
Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, cho dù sự cộng tác ấy rất nhỏ bé, nhưng với tấm lòng rộng lớn thì Chúa sẽ biến sự nhỏ bé nên lớn lao, biến điều tầm thường nên vĩ đại nhờ vào tình thương của Người. Như Chúa Giêsu đã yêu thương quan tâm chăm lo đến mọi nhu cầu từ vật chất đến tinh thần cho dân chúng thì Kitô hữu, các môn đệ của Người cũng phải biết yêu thương chăm lo cho tha nhân như vậy.
Trong thánh lễ Tạ ơn dịp Kết thúc Hồ sơ Chân Phước Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận tại nhà thờ Santa Maria della Scala, ngày 06/7/2013, Đức cha Giuse Võ Đức Minh chia sẻ.
Nếu như năm xưa trên bước đường rao giảng về Tình yêu Thiên Chúa, Đức Giêsu đã đón nhận năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ của một em bé (x. Ga 6,9) để làm phép lạ nuôi sống hàng ngàn người, thì nay mình có thể dâng cho Chúa những cái nho nhỏ của cuộc đời mình: “Chúa bảo gì, cứ làm theo”.
1. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ nhất: sống giây phút hiện tại. Làm cho giây phút hiện tại chan hòa tình thương của Chúa.
2. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ hai: phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa.
3. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ ba: cầu nguyện. Ngài cho biết có những lúc quá đau, quá mệt, không đọc được một kinh. Chính lúc đó, ngài thều thào: “Chúa Giêsu ơi, có con đây”; và ngài như nghe tiếng đáp trả: “Thuận ơi, có Chúa Giêsu đây”.
4. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ tư: phép Thánh thể. Thật kỳ diệu khi ngài có sáng kiến cử hành Bí tích Thánh thể mỗi ngày với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Bàn tay trở nên chén thánh, trở nên bàn thờ. Không gian ngài đang sống, chính là nhà thờ chánh tòa của ngài. Mình Thánh Chúa Kitô là “thuốc” của ngài.
5. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ năm: yêu thương theo chúc thư của Chúa. Trải qua muôn vàn thống khổ, ngài chợt nhận ra mình tích lũy trong bản thân một kho tàng vô cùng phong phú và quý giá. Đó là tình yêu thương.
6. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa con cá thứ nhất: yêu mến Mẹ Maria La Vang. Ngài bắt đầu cuộc khổ nạn vào ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Trong người chỉ có duy nhất tràng hạt Mân côi. Từ lúc còn nhỏ, thân mẫu ngài đã dạy phải luôn đem tràng hạt trong mình: Đức Mẹ La Vang sẽ giữ gìn cho mình được bình an. Chính truyền thống đạo đức trong gia đình, dòng tộc, đã truyền vào tim ngài lòng sùng kính đối với Đức Mẹ La Vang.
7. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa con cá thứ hai: chọn Chúa. Như các Tông đồ năm xưa, ngài đã chọn Chúa, đi theo Chúa, gặp Chúa, sống bên Chúa; rồi tiếp tục ra đi đem Tin mừng của Chúa đến cho mọi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết cộng tác với ơn Chúa, mỗi ngày xin cho con quảng đại đặt vào tay Chúa một món quà, một ước nguyện, để phép lạ xảy ra. Con xin là tấm bánh dâng lên Chúa, để Chúa biến đổi trở thành Thịt Máu Chúa. Con xin là tấm bánh dâng lên trong tay Chúa, để Chúa bẻ ra và phân phát cho anh em. Tấm thân con xin là tấm bánh dâng lên Chúa để được thuộc trọn về Chúa, để tuỳ ý Chúa sử dụng. Amen.
Phép lạ hoá bánh ra nhiều được bốn thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21; Mc 6,31-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm lần thứ hai Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 15,32-38; Mc 8,1-10).
Tuy kể cùng một câu chuyện “năm chiếc bánh và hai con cá”, nhưng trình thuật của Tin Mừng Gioan có những chi tiết khác biệt với trình thuật Nhất Lãm. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm ý nghĩa mà bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay muốn truyền đạt.
Đức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê. Đông đảo dân chúng đi theo, cả trên bộ lẫn dưới thuyền, “vì họ đã từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm”. Cho nên “Đức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ”.
Câu chuyện xảy ra vào thời gian: “Sắp đến lễ Vượt Qua là Đại Lễ của người Do thái”. Lễ Vượt Qua cho tới nay vẫn là ngày lễ lớn nhất của người Do thái, vì là lễ kỷ niệm ngày dân Ítraen trong Cựu Ước được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ bên Aicập. Thiên Chúa đưa họ ra khỏi Aicập, dẫn họ đi và nuôi dưỡng họ trong hoang địa cho tới khi họ vào được Đất Hứa. Sách Tin Mừng Gioan kể tới ba lần Lễ Vượt Qua, từ khi Đức Giêsu khởi đầu đi rao giảng (Ga 2,13-25) cho tới khi Chúa được tôn vinh tại Giêrusalem (Ga 13-20). Câu chuyện “bẻ bánh” ở chương thứ sáu xảy ra vào dịp lễ Vượt Qua lần thứ hai, tại một ngọn núi gần Biển Hồ (Ga 6,1-14).
Ba sách Tin Mừng Nhất Lãm đều đặt vào khung cảnh nhóm Mười Hai trở về sau khi được Chúa sai đi rao giảng Tin Mừng. Đám đông kéo đến thật đông. Các tông đồ có sáng kiến xin Người giải tán đám đông để họ đi mua thức ăn, vì nơi họ đang tụ tập quanh Người là nơi hoang vắng. Người bảo các ông phải đích thân cho họ ăn. Các ông thú nhận mình bất lực. Các ông chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá. Người truyền cho đám đông ngả lưng xuống cỏ. Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra trao cho các ông và các ông dọn ra cho dân; cá cũng vậy. Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều minh họa sứ mạng của các tông đồ là nuôi dân bằng Lời Chúa (rao giảng) và Bánh của Chúa trao.
Tin Mừng Gioan mở ra một viễn tượng khác. Đám đông tuôn đến với Đức Giêsu vì đã chứng kiến dấu lạ Người làm trên những kẻ đau ốm. Gioan dùng kiểu nói “dấu lạ” để cho thấy việc Người chữa lành các kẻ đau ốm bằng quyền năng lạ thường, là “dấu hiệu” tỏ bày ơn cứu độ, chứ không phải tất cả. Vì thế Đức Giêsu sẽ trách những người tìm đến với Người vì đã được ăn bánh no nê, chứ không phải vì đã đọc ra ý nghĩa của dấu hiệu chỉ về Người là Bánh ban Sự Sống đời đời. Họ như những đứa con nít, thấy ai cho bánh cho kẹo thì chạy theo. Nói chuyện gì ngoài bánh kẹo thì không nghe. Hết bánh hết kẹo thì bỏ đi.
Ở đây cũng nên đọc lại sách Xuất Hành từ chương 3 tới chương 17. Ngay từ đầu dân Ítraen đã không tin vào Thiên Chúa, cũng không tin vào Môsê. Khi tới bờ Biển Đỏ và bị quân đội của Pharaô đuổi sau lưng thì họ oán trách ông Môsê. Sau khi vượt qua biển và thấy xác quân Aicập dạt vào bờ thì “họ tin vào Đức Chúa và tin vào Môsê, tôi tớ của Người” (Xh 14,31). Nhưng chỉ mấy ngày sau, thiếu nước uống, thiếu bánh, thèm thịt thì họ lại oán trách ông Môsê (x. Xh 15,23-27 ; 16,1 – 17,7) ; thâm chí họ toan ném đá ông nữa (Xh 17,4). Diễn biến câu chuyện trong toàn chương thứ sáu của Tin Mừng Gioan có chút gì tương tự như câu chuyện trong sách Xuất Hành, nhưng theo trình tự ngược lại : được ăn thì họ tìm đến nhưng khi nghe Người nói “trái tai” thì họ bỏ đi, kể cả một số môn đệ. Nếu chú ý tới “âm thanh”, ta có cảm tưởng âm thanh của Xuất Hành được dùng làm “nhạc nền”cho trình thuật của Gioan.(x. Tìm hiểu Tin Mừng Gioan, Lm Giuse Nguyễn công Đoan, SJ).
Câu chuyện Tin mừng Gioan cũng gợi nhớ lại, khi dân Itraen vượt qua Biển Đỏ rồi đi vào hoang địa, được một tháng thì hết lương thực mang theo, họ kêu khóc và oán trách ông Môsê và ông Aharon. Thiên Chúa nghe tiếng kêu than liền cho mana từ trời rơi xuống nuôi họ (Xh 16,1-36). Ăn mana một thời gian họ lại thèm thịt và kêu trách. Lần này thì Đức Chúa nổi giận: “Ông Môsê nghe thấy dân tụm năm tụm bảy theo thị tộc mà kêu khóc tại cửa lều của mình. Còn Đức Chúa thì bừng bừng nổi giận. Ông lấy làm khổ tâm và thưa với Đức Chúa: "Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con?...Con ở giữa một dân có đến sáu trăm ngàn bộ binh, mà Đức Chúa lại bảo: Ta sẽ ban thịt cho chúng, và chúng sẽ ăn suốt cả tháng. Dù có giết chiên giết bò, liệu có đủ cho họ không? Dù có bắt hết cá dưới biển, liệu có đủ cho họ không?. Đức Chúa phán với ông Môsê: "Đức Chúa mà chịu bó tay sao? Bây giờ ngươi sẽ thấy lời Ta phán có đúng hay không". (Ds 5,10-12.21-23). Sau đó Đức Chúa cho chim cút rơi xuống đầy quanh trại, họ ăn thả cửa như ông Môsê đã báo cho họ: “Anh em sẽ ăn, không phải một ngày, hai ngày, năm mười ngày, hay hai mươi ngày mà thôi, nhưng suốt cả tháng, cho đến khi thịt lòi ra lỗ mũi làm anh em phát ngấy” (Ds 11,31-35).
Bối cảnh của câu chuyện “hóa bánh ra nhiều” là hoang địa, dân chúng tự ý kéo đến. Các môn đệ xin Thầy cho dân chúng về để họ vào các làng mạc mua thức ăn. Chúa bảo chính các ông cho họ ăn, các ông thú nhận “chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá”. Nguyên số đàn ông khoảng năm ngàn người. Đám đông lớn như thế mà chỉ có năm cái bánh và hai con cá, chúng ta như nghe ông Môsê than: “Dân có tới 600 ngàn bộ binh! Giết chiên giết bò, bắt hết cá biển lên có đủ cho họ không?. Thiên Chúa nói với ông Môsê: Đức Chúa mà chịu bó tay sao!”. Hôm nay, Đức Giêsu bảo: “đem lại đây cho Thầy”. Đọc lồng hai câu chuyện vào nhau, chúng ta nhận ra thánh sử gợi cho biết ý nghĩa của bữa ăn này. Môsê và Aharon thú nhận sự bất lực thì Đức Chúa tỏ vinh quang, cho mana, cho chim cút rơi xuống cho dân ăn. Đức Giêsu bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, họ thú nhận bất lực thì Chúa ra tay. Mọi người ăn dư dả phủ phê no nê đầy ứ. Chúa cho họ ăn một bữa đã đời và để đời.
Hình ảnh Chúa truyền cho dân chúng ngồi xuống trên cỏ rồi cho họ ăn gợi nhớ Thánh vịnh 23: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ”.
Chúa cầm bánh và cá, “ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng và bẻ ra, trao cho các môn đệ”, trong phong tục dân Itraen cho tới ngày nay, đó là cách mở đầu bữa ăn. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa cũng làm như vậy, nhưng kèm theo lời lập Bí Tích Thánh Thể cũng là bí tích của Giao Ước Mới. Vì thế, trong thánh lễ hàng ngày chúng ta cũng lập lại những lời này, và cụm từ : “Bẻ Bánh” đã sớm mang ý nghĩa đặc biệt chỉ về việc cử hành Bí Tích Thánh Thể (x.Cv 2,42). Chúa bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, họ thú nhận là bất lực thì Chúa trao bánh cho họ để họ trao cho dân. Đó là nhiệm vụ mà các tông đồ sẽ thi hành ngay sau khi nhận được quyền năng Chúa Thánh Thần: phục vụ Lời và bàn ăn, cử hành lễ Bẻ Bánh. Bữa ăn đã thành hình vừa gợi lại dân của Cựu ước được Thiên Chúa nuôi trong hoang địa, vừa loan báo bữa ăn Lời Chúa và Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận ngày nay với tư cách là dân của Giao Ước Mới. (x. Tự đáy lòng, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan. SJ).
Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm thành Tabgha, nơi Chúa đã làm phép lạ biến 5 cái bánh và 2 con cá hóa nhiều nuôi hơn 5.000 người ăn no nê. Khi chiêm ngắm bàn thờ và cung thánh trong ngôi Nhà thờ ấy, tôi thấy trên nền Nhà thờ phía trước Bàn thờ có khắc hình một chiếc giỏ đựng 2 con cá và 4 cái bánh. Tại sao lại là 4 chứ không phải là 5 cái bánh như Phúc âm kể? Đây là một sự thiếu sót có chủ ý của nghệ nhân làm nên bức hình đó. Vì cái bánh thứ năm không nằm trong giỏ nhưng nằm trên bàn thờ, đó chính là Mình Thánh Chúa mỗi khi dâng thánh lễ trên bàn thờ này.
Trong “Phép lạ hóa bánh ra nhiều”, Chúa không làm một mình và làm từ bàn tay không. Không làm một mình mà như dò ý môn đệ, chẳng phải vì quyền năng giới hạn mà chỉ vì Người muốn có sự cộng tác nào đó cho phép lạ trở nên hiện thực. Không làm từ bàn tay không mà cần có năm cái bánh, Chúa trân trọng sự đóng góp của con người, dẫu sự đóng góp ấy rất nhỏ. Năm cái bánh cho năm ngàn người. Tỉ lệ một phần ngàn có nghĩa lý gì. Muối bỏ bể! Thế nhưng trong mắt nhìn của Thiên Chúa, đó lại là cả một thiện chí hùn hạp làm ăn sinh lời đến chóng mặt.
Đức Bênêđitô XVI đã nói: phép lạ này không được làm từ không có gì, nhưng từ những gì bạn có, dù nhỏ bé, mang đặt trong bàn tay của Chúa. Chúa không đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta không có. Chúa cho chúng ta hiểu rằng, nếu mỗi người đặt vào tay Ngài những tấm bánh, những con cá bé nhỏ, Chúa sẽ làm cho phép lạ được tiếp diễn hôm nay, bởi Ngài có quyền năng làm cho những cử chỉ yêu thương khiêm tốn của chúng ta trở thành quà tặng lớn lao cho anh chị em chúng ta.
Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, cho dù sự cộng tác ấy rất nhỏ bé, nhưng với tấm lòng rộng lớn thì Chúa sẽ biến sự nhỏ bé nên lớn lao, biến điều tầm thường nên vĩ đại nhờ vào tình thương của Người. Như Chúa Giêsu đã yêu thương quan tâm chăm lo đến mọi nhu cầu từ vật chất đến tinh thần cho dân chúng thì Kitô hữu, các môn đệ của Người cũng phải biết yêu thương chăm lo cho tha nhân như vậy.
Trong thánh lễ Tạ ơn dịp Kết thúc Hồ sơ Chân Phước Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận tại nhà thờ Santa Maria della Scala, ngày 06/7/2013, Đức cha Giuse Võ Đức Minh chia sẻ.
Nếu như năm xưa trên bước đường rao giảng về Tình yêu Thiên Chúa, Đức Giêsu đã đón nhận năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ của một em bé (x. Ga 6,9) để làm phép lạ nuôi sống hàng ngàn người, thì nay mình có thể dâng cho Chúa những cái nho nhỏ của cuộc đời mình: “Chúa bảo gì, cứ làm theo”.
1. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ nhất: sống giây phút hiện tại. Làm cho giây phút hiện tại chan hòa tình thương của Chúa.
2. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ hai: phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa.
3. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ ba: cầu nguyện. Ngài cho biết có những lúc quá đau, quá mệt, không đọc được một kinh. Chính lúc đó, ngài thều thào: “Chúa Giêsu ơi, có con đây”; và ngài như nghe tiếng đáp trả: “Thuận ơi, có Chúa Giêsu đây”.
4. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ tư: phép Thánh thể. Thật kỳ diệu khi ngài có sáng kiến cử hành Bí tích Thánh thể mỗi ngày với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Bàn tay trở nên chén thánh, trở nên bàn thờ. Không gian ngài đang sống, chính là nhà thờ chánh tòa của ngài. Mình Thánh Chúa Kitô là “thuốc” của ngài.
5. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa chiếc bánh thứ năm: yêu thương theo chúc thư của Chúa. Trải qua muôn vàn thống khổ, ngài chợt nhận ra mình tích lũy trong bản thân một kho tàng vô cùng phong phú và quý giá. Đó là tình yêu thương.
6. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa con cá thứ nhất: yêu mến Mẹ Maria La Vang. Ngài bắt đầu cuộc khổ nạn vào ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Trong người chỉ có duy nhất tràng hạt Mân côi. Từ lúc còn nhỏ, thân mẫu ngài đã dạy phải luôn đem tràng hạt trong mình: Đức Mẹ La Vang sẽ giữ gìn cho mình được bình an. Chính truyền thống đạo đức trong gia đình, dòng tộc, đã truyền vào tim ngài lòng sùng kính đối với Đức Mẹ La Vang.
7. Làm theo Lời Chúa, ngài dâng cho Chúa con cá thứ hai: chọn Chúa. Như các Tông đồ năm xưa, ngài đã chọn Chúa, đi theo Chúa, gặp Chúa, sống bên Chúa; rồi tiếp tục ra đi đem Tin mừng của Chúa đến cho mọi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết cộng tác với ơn Chúa, mỗi ngày xin cho con quảng đại đặt vào tay Chúa một món quà, một ước nguyện, để phép lạ xảy ra. Con xin là tấm bánh dâng lên Chúa, để Chúa biến đổi trở thành Thịt Máu Chúa. Con xin là tấm bánh dâng lên trong tay Chúa, để Chúa bẻ ra và phân phát cho anh em. Tấm thân con xin là tấm bánh dâng lên Chúa để được thuộc trọn về Chúa, để tuỳ ý Chúa sử dụng. Amen.
Chia sẻ tấm bánh tình người
Lm Đan Vinh
19:54 23/07/2018
Chúa Nhật 17 TN B
2 V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Ga 6,1-15.
(1) Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia Biển hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a. (2) Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. (3) Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ. (4) Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do thái. (5) Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-lip-phê : “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” (6) Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. (7) Ông Phi-lip-phê đáp : “Thưa, có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. (8) Một trong các môn đệ là ông An-rê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người : (9) “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu ?”. (10) Đức Giê-su nói : “Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta nằm ngả xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. (11) Vậy Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. (12) Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ : “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” (13) Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. (14) Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói : “Hẳn ông này là vị Ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !” (15) Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
2. Ý CHÍNH :
Đức Giê-su chứng tỏ mình là Mô-sê Mới khi làm phép lạ nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi dân chúng ăn no, giống như trong thời kỳ Xụất hành, Mô-sê đã làm phép lạ nuôi dân Ít-ra-en trong sa mạc bằng Man-na từ trời rơi xuống. Phép lạ nhân bánh ra nhiều là hình bóng của bí tích Thánh Thể mà Đức Giê-su sắp thiết lập trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua sau này.
3. CHÚ THÍCH :
- C 1-4 : + Biển hồ Ga-li-lê : Gọi là Ga-li-lê vì Biển Hồ này nằm ở xứ Ga-li-lê, miền Bắc nước Pa-lét-ti-na. Cũng gọi là Biển hồ Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1), vì vào năm 26 vua Hê-rô-đê An-ti-pa đã cho xây thành phố Ti-bê-ri-a ở gần Biển Hồ này, rồi người ta dùng tên thành đó để gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Ngoài ra, Biển Hồ còn có tên là Ghen-nê-xa-ret (x. Lc 5,1). + Sắp đến lễ Vượt Qua là dại lễ của người Do thái : Lễ Vượt Qua kỷ niệm việc dân Do thái được thóat khỏi ách nô lệ cho dân Ai Cập, và được trở về miền Hứa Địa là xứ Ca-na-an (x. Xh 3,17), nơi Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời (x. St 12,1).
-C 5-7 : + Người hỏi ông Phi-lip-phê : Sở dĩ Phi-lip-phê được Đức Giê-su hòi ý kiến vì ông là người dân địa phương này. + Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ? : Qua câu này, ta thấy Đức Giê-su cũng quan tâm cả đến nhu cầu thể xác của đám đông dân chúng và tìm cách đáp ứng nhu cầu chính đáng ấy. + Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi : Thời kỳ Xuất hành, Đức Chúa đã nhiều lần thử thách sự trung thành của dân Ít-ra-en, xem họ phản ứng ra sao khi gặp hoàn cảnh khó khăn. (x. Xh 16,4;17,1-7). Trong bài Tin Mừng hôm nay, hỏi Phi-lip-phê kiếm đâu ra bánh cho đám đông là Đức Giê-su muốn thử xem ông có tin vào quyền năng của Người có thể giải quyết sự khó khăn này không ? Còn Người thì đã dự tính sẽ phải làm gì rồi. + “Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút” : 200 đồng là một số tiền lớn, tương đương với 200 ngày công, vì lương công nhật của thợ lành nghề lúc bấy giờ là một đồng (x. Mt 20,2.9).
-C 8-9 : + An-rê anh ông Si-mon Phê-rô thưa với Người : An-rê là người đã dẫn em mình là Si-mon đến giới thiệu với Đức Giê-su (x. Ga 1,42). Lần này ông cũng đã phát hiện ra một em bé trai có mang thực phẩm theo và dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su. + “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá : Bánh lúa mạch là loại bánh mì rẻ tiền, làm bằng lúa mạch, là thức ăn dành cho gia súc. Đây là bánh của những người thật nghèo. Cá của em nhỏ này là loại cá nhỏ ướp muối. Vì thời đó người ta chưa có phương tiện bảo quản cá tươi lâu được. Cá muối là món ăn bình dân của dân chài lưới ven Biển Hồ. + “Nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu !” : Câu này cho thấy sự bất lực của các tông đồ trước nhu cầu lớn lao của dân chúng bị đói đang cần được ăn no.
-C 10-11 : + Anh em cứ bảo người ta nằm ngả xuống đi : Nằm ngả xuống hay ngồi xuống cách thoải mái là tập tục nằm nghiêng khi ăn uống của vùng Cận Đông. Theo Mác-cô, việc người ta ngồi thành từng nhóm một trăm hay năm mươi (x Mc 6,40), không những tiện lợi cho việc phân phát bánh theo thể thức Mô-sê đã làm trong cuộc Xuất Hành (x. Xh 18,21.25), mà còn nói lên tinh thần hiệp thông khi tham dự bữa tiệc Thánh Thể sau này (x. 1 Cr 11,18-21). + Chỗ ấy có nhiều cỏ : Đất có nhiều cỏ cho thấy lúc này đang trong mùa xuân, là thời gian mừng lễ Vượt Qua của dân Do thái. Cây cỏ xanh tươi gợi lên hình ảnh Đức Giê-su là vị Mục tử nhân lành (x. Ga 10,11). Người dẫn đàn chiên Ít-ra-en Mới đi đến cánh đồng cỏ xanh tươi, để họ được ăn uống no nê và được sống dồi dào (x. Tv 23,1-3; Ga 10,10). + Vậy Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó : Trong Tin Mừng Nhất Lãm (gồm 3 Tin Mừng của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca), Đức Giê-su trao bánh và cá cho môn đệ để họ đi chia cho dân chúng (x. Mt 14, 19; Mc 6,41; Lc 9,16). Còn trong Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su tự phân phát bánh đã được nhân ra nhiều cho dân chúng. Việc Cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát là những cử chỉ Người sẽ làm trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua để thiết lập bí tích Thánh Thể (x Mt 26, 26). Như vậy, phép lạ nhân bánh ra nhiều này là hình bóng của bí tích Thánh Thể do Đức Giê-su sẽ thiết lập sau này.
-C 12-13 : + No nê : Theo Hy ngữ cổ, từ “no nê” chỉ việc cho súc vật ăn rơm. Khi dùng cho người thì có nghĩa là ăn no đến phát ngán ! + “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi” : Tạo sao có nhiều miếng bánh thừa như vậy ? Theo phong tục Do thái, khi ăn tiệc người ta có thói quen để lại chút gì cho các người giúp việc ăn sau đó. Số bánh thừa gồm mười hai giỏ đầy do mười hai tông đồ đi thu lượm lại.
-C 14-15 : + Hẳn ông này là vị Ngôn sứ : Vị Ngôn sứ nói đây đã được Mô-sê đề cập đến như sau : “Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi rằng : “Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một Ngôn sứ giống như ngươi, để giúp chúng. Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy “ (Đnl 18,17-18). + Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình : Dân Do thái đang bị quân Rô-ma cai trị và họ trông mong Đấng Thiên Sai mau đến làm Vua của họ và cầm quân để giải phóng họ khỏi ách đô hộ của người Rô-ma. Dân Do thái đã nhiều lần khởi nghĩa và đều bị quân Rô-ma đàn áp thẳng tay. Đức Giê-su ý thức sứ mạng của Người không phải để làm ông Vua trần tục như dân Do thái đang trông mong, nên Người đã lánh mặt lên núi một mình.
4.CÂU HỎI :
1) Vào thời Xuất Hành, trong suốt thời gian 40 năm dẫn dân Ít-ra-en đi trong sa mạc về Đất Hứa, Mô-sê đã xin Đức Chúa ban Man-na từ trời rơi xuống cho họ ăn, thì nay Đức Giê-su làm gì để nuôi Hội Thánh là dân Ít-ra-en Mới trên đường về Nước Trời?
2) Tại sao Biển Hồ còn được gọi là Ga-li-lê hay Ti-bê-ri-a ?
3) Lễ Vượt Qua là lễ của đạo Do thái hay đạo Công Giáo ? Lễ này kỷ niệm biến cố nào xảy ra trong lịch sử dân Ít-ra-en ?
4) Tại sao Đức Giê-su hỏi Phi-lip-phê chỗ mua bánh cho dân chúng ? Đức Giê-su hỏi Phi-lip-phê nhằm mục đích gì ?
II.SỐNG LỜI CHÚA :
1.LỜI CHÚA : Người hỏi Phi-lip-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”(Ga 6,5).
2.CÂU CHUYỆN :
1) ĐỨC BÁC ÁI PHẢI THIẾT THỰC CỤ THỂ :
Năm 1634, Thánh Vinh Sơn họp một số các bà đạo đức để cùng nhau sống đức bác ái theo Lời Chúa dạy. Các bà ngồi lại với nhau bàn cãi để tìm phương cách họat động. Tuy nhiên, sau nhiều buổi họp bàn sôi nổi mà kết quả chẳng đi đến đâu. Một hôm, trong lúc họ đang bàn cãi, thì thánh Vinh Sơn từ bên ngoài bước vào phòng họp, trên tay mang theo một vật được gói trong tấm khăn vải. Ngài đặt chiếc gói xuống giữa bàn họp. Thì ra đó là một bé gái mới sinh được khỏang ba ngày, bị bỏ lại bên cạnh đống rác mà ngài mới lượm được. Thánh nhân nói : “Các bà muốn làm việc bác ái thì đừng nói nhiều nữa mà hãy làm những việc cụ thể. Các bà hãy bắt tay làm việc nuôi trẻ bị bỏ rơi này ngay đi !”. Dòng Bác Ái Vinh Sơn ra đời từ ngày đó.
2) QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ TẤM BÁNH TÌNH NGƯỜI :
Có hai anh em nhà kia áo quần rách nát đang dùng cây sắt bới móc đống rác ở bãi rác trung chuyển cạnh một con đường nhỏ. Bỗng mắt hai đứa sáng lên khi thấy một miếng bánh kem từ trong chiếc xe hơi đậu gần đó vất xuống lề đường. Thằng anh vội chạy đến nhặt lên, nhưng chiếc bánh đã bị lấm đất không thể ăn được. Đứa em gái nuốt nước miếng nói với anh: "Anh phải thổi cho cát bẩn bay đi đã, rồi anh em mình mới có thể ăn được". Thằng anh liền phùng má thổi mạnh vào chiếc bánh cho đất cát bay ra. Nhưng cát bẩn đã dính sâu vào bánh, thổi thế nào chúng cũng không chịu văng ra. Con em sốt ruột cũng ghé miệng thổi và lỡ tay đụng vào tay của anh khiến chiếc bánh bị rơi tòm xuống chiếc rãnh hôi hám ven đường. Thằng anh tiếc rẻ trách em gái: "Tại em đó. Em đã đụng vào tay anh làm cho chiếc bánh bị rơi xuống cống rồi. Bây giờ lấy gì ăn đây ?”. Nhưng rồi khi thấy vẻ mặt buồn bã của em, nó liền an ủi: "Ừ, lỗi tại anh! Nhưng may là kem vẫn còn dính vào tay anh nè. Cho em mút kem trong ba ngón, còn anh chỉ mút hai ngón còn lại thôi!"
Câu chuyện nói trên không biết thực hư ra sao, nhưng cũng cho thấy giữa đời thường vẫn có những người giàu có hoamg phí vất bỏ đồ ăn đi, đang khi nhiều kẻ nghèo lại phải bòn nhặt từng miếng bánh bị bỏ đi ấy. Là tín hữu của Đức Giê-su, chúng ta cần làm gì để giúp đỡ cụ thể những người nghèo đói bất hạnh trong xã hội hôm nay?
3) ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI LÀM VIỆC THIỆN :
Vào một đêm đông gió tuyết se lạnh. Một ông lão đến gõ cửa nhà một người giàu có trong xóm. Ông nhà giàu ngồi trong nhà nhìn ra thấy lão ăn xin trong chiếc áo rách mỏng manh đang đứng rét run ngoài cổng. Dù biết lão ăn xin đang bị lạnh, nhưng ông ta nghĩ không nên để lão già ăn xin hôi hám kia vào nhà, nên sai gia nhân ra cổng cho vài đồng xu để lão ta đi.
Mấy ngày sau, một thi thể đã được người ta phát hiện nằm chết cóng dưới một đụm tuyết ở đầu làng. Nghe tin này, ông nhà giàu biết chắc đó là lão già ăn xin mấy hôm trước, nên cũng cảm thấy ân hận vì đã không tận tình giúp đỡ lão ta.
Bỏ lỡ cơ hội làm việc thiện để người ta bị chết cũng chính là một tội ác nghiêm trọng: Tội thiếu sót bổn phận khi ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân đang cần được trợ giúp.
4) CỨ LÀM HẾT SỨC MÌNH ĐI RỒI CHÚA SẼ TRỢ GIÚP :
Ngày nọ, một phụ nữ trung niên đã đến thăm một khu nhà ổ chuột trong thành phố. Nhìn thấy tình trạng bi đát của những người nghèo không nhà cửa, không cơm ăn áo mặc… bà đã tự nhủ: "Ta phải làm gì giúp họ đây ?". Thế rồi bà dồn tất cả sớ tiền trong túi được 4 đồng bạc Ấn đi thuê một căn nhà tồi tàn trong xóm gần đó. Hôm sau, bà đã đi đến các đường phố lân cận gặp gỡ các trẻ em lang thang bụi đời và đưa chúng về căn nhà mới thuê. Bà ngăn căn nhà thành hai phòng là phòng học và phòng ngủ. Căn phòng học không bàn ghế bảng viết. Bà đã viết lên trên nền nhà lau sạch dạy lũ trẻ học. Hằng ngày bà gặp gỡ nhiều người để xin ủng hộ gạo rau thịt cá để nấu ăn cho chúng. Đó là cách mà bà đã dùng để chiến đấu với sự nghèo đói và dốt nát chỉ với những gì trong tầm tay của mình.
Nhờ ơn Chúa giúp và sự nhiệt thành cộng tác của nhiều người mà đến hôm nay bà đã xây dựng được 80 trường học trang bị học cụ đầy đủ, 300 nhà phát chẩn lưu động theo phong cách hiện đại, 70 bệnh viện miễn phí chuyên chăm sóc chữa trị người cùi, 30 viện chăm sóc cho những bệnh nhân sắp chết bị người thân bỏ rơi, 30 viện chăm sóc các trẻ em bụi dời cùng 40.000 nhân viên thiện nguyện cộng tác trên khắp thế giới. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là Mẹ Têrêxa thành Calcutta, vị sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái.
3. THẢO LUẬN : Ngày nay vẫn còn nhiều người đang bị đói khát cơm áo thuốc men… và đói nghe Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Vậy chúng ta cần làm gì để giúp họ ?
4. SUY NIỆM :
Giống như Mô-sê xưa đã được Đức Chúa ban cho Man-na để nuôi dân It-ra-en trong cuộc lữ hành vượt qua sa mạc 40 năm để về tới miền Đất Hứa, Tin Mừng hôm nay cũng trình bày Đức Giê-su như một Mô-sê Mới thời Tân Ước. Người cũng nhân bánh ra nhiều, bánh Man-na Mới tượng trưng bí tích Thánh Thể, để làm lương thực nuôi dưỡng đức tin của dân It-ra-en Mới là Hội Thánh, đang trên đường lữ hành vượt qua sa mạc trần gian về Đất Hứa Nước Trời đời sau. Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn chúng ta thực hành đức bác ái cụ thể như sau:
1) “Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?” :
Nhìn thấy đám đông đi theo mình, Đức Giê-su chạnh lòng thương, vì họ đang bị đói khát, bệnh tật và bơ vơ như đàn chiên không người chăn dắt. Họ khao khát đi tìm Chúa để mong được nghe giảng Tin Mừng Nước Trời và được chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Đức Giê-su đã ban cho họ một bữa ăn để đáp ứng cơn đói sau ba ngày theo Người nơi hoang địa. “Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?” Nói câu này, Người muốn các môn đệ chia sẻ mối bận tâm của Người và cộng tác với Người trong phép lạ mà Người sắp thực hiện.
2) “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá”:
Trước nhu cầu lớn lao của đám đông, các môn đệ đã đề nghị với Thầy giải pháp dễ nhất qua câu nói: "Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn" (Mt 14,15). Giải pháp này xem ra hợp lý và nhẹ nhàng nhất: Ai nấy tự mua thức ăn để phục vụ mình. Nhưng giải pháp này lại không được Đức Giê-su chấp nhận. Người muốn các ông phải có trách nhiệm lo cho đám đông: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn đi”.
Tin Mừng Gio-an cho thấy thiện chí góp phần của các môn đệ như sau: An-rê nói: “Ở đây có một em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!”. Tuy nhiên Đức Giê-su đã quá rõ sự bất lực của các môn đệ. Người chỉ cần các ông góp phần tối thiểu mà thôi. Người ý thức việc Người sắp làm nên đã cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, hướng nhìn về trời cao, đọc lời chúc tụng… Lập tức những bế tắc của các môn đệ đã được hóa giải và đám đông dân chúng được ăn một bữa no nê.
3) Bài học từ phép lạ nhân bánh ra nhiều:
Đức Giê-su không biến bánh và cá thành một khối thức ăn to lớn, rồi để cho mỗi người tự đến lấy phần ăn cho mình. Người đã cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho họ bằng cách trao bánh và cá cho các môn đệ, rồi các ông này lại mang đến trao cho từng người trong đám đông. Rồi bánh và cá lại từ người này được bẻ ra trao cho người bên cạnh. Đó là bài học bác ái chia sẻ mà Chúa muốn dạy chúng ta trong Tin Mừng hôm nay. Thực vậy, khi mọi người biết quan tâm đến nhau, quảng đại chia sẻ thì Chúa sẽ nhân ra nhiều để mọi người được ăn no.
4) “Anh em hãy thu lấy những miếng thừa kẻo phí đi”:
Con số 5000 người không kể đàn bà con trẻ là cả một rừng người. Đã có hằng ngàn chiếc bánh và cá hôm đó đã được chia sẻ để mọi người ăn no mà còn dư. Đức Giê-su đã truyền cho các môn đệ đi thu lại được mười hai thúng bánh và cá người ta ăn còn thừa đó.
Đức Giê-su quý trọng những mẫu bánh và cá vụn vì chúng là hiện thân tình thương cứu độ của Người. Ngày nay, cũng có những tấm bánh tiếp tục được bẻ ra trong thánh lễ dâng tại các nhà thờ, tuy tấm bánh nhỏ bé mỏng manh nhưng sau khi truyền phép đã biến thành Thân Mình của Chúa Giê-su, tái diễn bữa Tiệc Ly và lễ Hy sinh Thánh giá của Người khi xưa hầu ban ơn cứu độ cho muôn người.
Ngoài ra, qua việc dạy môn đệ đi thu lại những miếng bánh vụn, Đức Giê-su muốn dạy chúng ta bài học phải tránh lãng phí các ơn lành Chúa ban như : Sức khoẻ, tài năng, trí tuệ, thời giờ… Vì chúng đều là những hồng ân của Chúa và cần được bảo quản để chia sẻ cho nhiều người.
5.LỜI CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết quảng đại, biết mở rộng con tim để góp phần giải quyết những đói nghèo của nhân loại. Phần đóng góp nhỏ bé của chúng con hôm nay có thể chỉ là một nụ cười cảm thông với người đang đau khổ, một ly nước lã hay một chén cơm manh áo cho người đói khát nghèo khó, một lời động viên an ủi những người đang bị hiểu lầm và đối xử bất công; một sự khoan dung tha thứ cho những kẻ đang thù ghét làm hại chúng con...
Xin cho chúng con quyết tâm mỗi ngày làm ít là một việc thiện, mỗi ngày sẽ làm vui lòng một người… để chúng con trở thành những tông đồ giáo dân nhiệt thành làm cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Xin cho chúng con thành tâm cộng tác với Chúa trong việc cứu rỗi bản thân chúng con và nhiều người như lời thánh Au-gút-ti-nô nói : "Thiên Chúa dựng nên bạn không cần hỏi ý bạn, nhưng Ngài không thể cứu rỗi bạn, nếu bạn không cộng tác với Ngài".
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngoại trưởng Hoa Kỳ : Tự do tôn giáo là quyền cơ bản của con người đem lại lợi ích kinh tế.
Nguyễn Long Thao
11:39 23/07/2018
Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ, theo dự trù sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh quốc tế về tự do tôn giáo tại Washington. Tham dự hội nghị sẽ có khoảng 40 Ngoại Trưởng các nước và kéo dài từ 24 đến 26 tháng 7
Nói với cơ quan tin tức Vatican, ông Mike Pompeo phát biểu: ”Một khi những cá nhân được tự do hành xử theo niềm tin của họ thì họ có khả năng thực hiện được những điều vĩ đại”
Ông nói thêm: ” Sứ vụ của các bộ trường là phổ biến rộng rãi tầm mức quan trọng của tự do tôn giáo đến tất cả các cá nhân trên thế giới và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, dưới thời chính quyền Tổng Thống Donald Trump coi vấn đề tự do tôn giáo là một ưu tiên hàng đầu.
Ngoại Trưởng nhấn mạnh: Dân chúng thuộc bất cứ tôn giáo nào phải được quyền hành đạo theo niềm tin của họ. Và nếu họ không muốn hành đạo thì cũng phải tôn trọng ý muốn của họ.
Đối với các nhà lãnh đạo, Ngoại Trưởng nói “Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như chính quyền, phải nhấn mạnh đến tự do tôn giáo vì đức tin hay vì tín ngưỡng của riêng họ. Chúng tôi nghĩ Giáo Hội Công Giáo có thể đóng một vai trò quan trọng qua việc những đại biểu này đến hội họp ở Washington trong những ngày sắp tới.
Trong lãnh vực kinh tế và tự do tôn giáo Ngoại Trưởng Pompeo phát biểu: "Các nhà đầu tư, các thương gia, đều biết nơi nào có tự do tôn giáo nhiều thì vấn đề đầu tư, làm ăn ở đó gặp ít rủi ro."
Kết luận Ngoại Trưởn Mike Pompeo cho biết: Chúng tôi thấy mối liên hệ sâu sắc giữa tự do tôn giáo như la quyền căn bản của con người và lợi ích kinh tế mà vấn đề tự do tôn giáo đưa lại cho quốc gia đó. Do vậy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là phát triền tự do tôn giáo.
Nguyễn Long Thao
Đức Tổng Giám Mục Toronto kêu gọi cầu nguyện sau vụ nổ súng hàng loạt.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:31 23/07/2018
Tất cả các nhà thờ trong Tổng Giáo Phận Toronto sẽ cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân trong vụ nổ súng hàng loạt vào tối Chúa Nhật làm hai người chết và khoảng chục người bị thương trong khu phố Greektown.
Đức Hồng Y Thomas Collins của Tổng Giáo Phận Toronto đã ra tuyên bố trên Twitter rằng “Xin cùng với tôi cầu nguyện cho những người bị thương và những người đã bị giết trong vụ nổ súng hàng loạt ở Danforth vào tối Chúa Nhật.”
Vào đêm Chúa Nhật, khoảng sau 10 giờ tối, một người trang bị một khẩu súng lục đã tiến vào một số nhà hàng trên đại lộ Danforth ở Toronto, nổ súng vào một vài nhóm người. Cảnh sát chưa cho biết danh tánh của người này cũng như động cơ để hành động. Cuộc điều tra đang tiến hành, có thể khả năng là do khủng bố.
Những người bị giết được nhận dạng là một bé gái 10 tuổi và một phụ nữ 18 tuổi. Thủ phạm cũng bị chết, nhưng không rõ là hắn bị bắn bởi cảnh sát hay hắn tự sát.
John Tory, Thị Trưởng của Toronto nói rằng ông rất “sửng sốt” bởi cuộc tấn công và cám ơn những người đã có mặt ngay những những phút đầu tiên để giúp các người bị thương.
Tory viết trên Twitter rằng “Đây là một thảm họa và nhân danh tất cả cư dân của thành phố Toronto, chúng tôi hiệp lời cầu nguyện của chúng tôi đến tất cả những người dân vô tội bị tấn công vào đêm nay, gia đình và thân hữu của họ.”
Thủ tướng Canada là Justin Trudeau viết trên Twitter rằng ông sẽ nhớ mãi đến thành phố này, nhất là hậu quả của vụ nổ súng và người Canada sẽ luôn đứng bên cạnh thành phố.
Ông Trudeau nói rằng“Người dân Canada mạnh mẽ, có sức chịu đựng và can đảm- và chúng tôi luôn ở đó với các bạn để nâng đỡ các bạn qua thời gian khó khăn này.”
.
Source: EWTN News Toronto archbishop calls for prayers after mass shooting
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐHY GB Phạm Minh Mẫn chia sẻ về Bác Hai Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
Bút Cùn 67
08:44 23/07/2018
Xin chia sẻ với Anh Chị Em của Gia Đình Á Thánh Qúy* đôi điều đã được nghe trong thánh lễ sáng nay, ngày 22.7.2018, tại phòng làm việc, cũng là phòng lễ của Thầy HY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tại TTMV/TGP/SG.
Hôm nay ACE em tham dự thánh lễ đều nhận thấy bên trái bàn thờ, trên khung kính làm lồng đèn có một bức tượng nho nhỏ, hình người toàn thân ngồi trên ghế dựa. Nhìn cách thế ngồi của bức tượng, tôi cứ nghĩ bức tượng này là quan lớn. Không rõ là ai mà lại được trưng cạnh bàn thờ!
Cuối thánh lễ Thầy HY giải thích đó là bức tượng cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Ngài nói: mới đây tôi về Tắc Sậy để cám ơn cha Phanxicô. Và ngài nói thêm: người ta đến tạ ơn cha Phanxicô vì đã được ngài cầu bầu ơn này ơn nọ. Tôi cám ơn cha vì lý do khác. Rồi Thầy HY giải thích như sau:
Cha của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là anh của bà nội tôi. Tôi gọi ngài là Bác Hai. Năm tôi được 5 tuổi, một lần cha Diệp và vài cha khác đến nhà tôi dùng cơm. Thấy tôi, ngài bảo năm sau tôi lên 6 tuổi cha sẽ gởi tôi vào trường La San học để chuẩn bị đi tu. Tôi cám ơn cha Diệp vì ngài đã hướng dẫn tôi đi tu, giúp đỡ tôi và cầu nguyện cho tôi để tôi làm linh mục. Ngài vẫn cầu bầu cho tôi khi tôi làm Giám mục, bây giờ và đến khi tôi từ giã cuộc đời.
Về việc phong chân phước- phong thánh cho Fx. Trương Bửu Diệp có rất nhiều hy vọng. Nhưng cha Phanxicô có phải là thánh tử đạo không? Để tuyên một vị thánh là tử đạo thì: (1) kẻ giết mình phải là người ghét đạo. (2) phải có việc bách hại đạo, phải là đầu rơi máu đổ. Mà kẻ giết cha Diệp đã giết ngài không phải vì ghét đạo mà chỉ làm theo lệnh.
Rồi Anh Ba giải thích thêm: (1) kẻ giết Maira Goretti không phải là kẻ ghét đạo. Hắn ta muốn cưỡng hiếp M Goretti, nhưng Goretti quyết liệt chống cự. Tức giận hắn dùng dao đâm Goretti nhiều nhát và M Goretti đã chết để bảo vệ sự trinh tiết của mình. Thế mà GH tuyên phong M Goretti là thánh nữ đồng trinh tử đạo. Nghĩa là Maria đã chết vì Ơn Nghĩa của đạo.
Ví như cha Maximiliano Kolbe đã tình nguyện chết thay cho bạn tù. Kẻ giết ngài không phải vì ghét đạo. Cũng không có việc bách đạo. Kẻ thi hành án cũng chỉ làm theo lệnh. Cha M. Kolbe cũng được tuyên phong là thánh tử đạo, ngài đã chết vì Ơn Nghĩa của đạo.
Ơn nghĩa đó là lòng bác ái, hy sinh bản thân mình vì lẽ đạo.
Đã có Kinh Xin Ơn với cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Mỗi tối gia đình tôi vẫn đọc Kinh này trong giờ kinh tối “để cùng nhau góp phần thể hiện Thánh Ý Chúa.”
Đôi dòng chia sẻ.
BÚT CÙN 67
* Gia Đình Á Thánh Qúy là tên gọi của anh em cựu tu sinh trước năm 1975 tại Chủng viện Á Thánh Qúy, Giáo phận Cần Thơ. 24-25/7/2018 là Ngày Họp Mặt của gần 300 anh em và thân nhân tại Đại Chủng viện Thánh Qúy, do Cha Giám đốc Côrôla Hồ Bạc Xái đón chào. ĐHY Gioan Baotixita cùng hiện diện với các học trò và ACE trong gia đình dịp này.
Hôm nay ACE em tham dự thánh lễ đều nhận thấy bên trái bàn thờ, trên khung kính làm lồng đèn có một bức tượng nho nhỏ, hình người toàn thân ngồi trên ghế dựa. Nhìn cách thế ngồi của bức tượng, tôi cứ nghĩ bức tượng này là quan lớn. Không rõ là ai mà lại được trưng cạnh bàn thờ!
Cuối thánh lễ Thầy HY giải thích đó là bức tượng cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Ngài nói: mới đây tôi về Tắc Sậy để cám ơn cha Phanxicô. Và ngài nói thêm: người ta đến tạ ơn cha Phanxicô vì đã được ngài cầu bầu ơn này ơn nọ. Tôi cám ơn cha vì lý do khác. Rồi Thầy HY giải thích như sau:
Cha của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là anh của bà nội tôi. Tôi gọi ngài là Bác Hai. Năm tôi được 5 tuổi, một lần cha Diệp và vài cha khác đến nhà tôi dùng cơm. Thấy tôi, ngài bảo năm sau tôi lên 6 tuổi cha sẽ gởi tôi vào trường La San học để chuẩn bị đi tu. Tôi cám ơn cha Diệp vì ngài đã hướng dẫn tôi đi tu, giúp đỡ tôi và cầu nguyện cho tôi để tôi làm linh mục. Ngài vẫn cầu bầu cho tôi khi tôi làm Giám mục, bây giờ và đến khi tôi từ giã cuộc đời.
Về việc phong chân phước- phong thánh cho Fx. Trương Bửu Diệp có rất nhiều hy vọng. Nhưng cha Phanxicô có phải là thánh tử đạo không? Để tuyên một vị thánh là tử đạo thì: (1) kẻ giết mình phải là người ghét đạo. (2) phải có việc bách hại đạo, phải là đầu rơi máu đổ. Mà kẻ giết cha Diệp đã giết ngài không phải vì ghét đạo mà chỉ làm theo lệnh.
Rồi Anh Ba giải thích thêm: (1) kẻ giết Maira Goretti không phải là kẻ ghét đạo. Hắn ta muốn cưỡng hiếp M Goretti, nhưng Goretti quyết liệt chống cự. Tức giận hắn dùng dao đâm Goretti nhiều nhát và M Goretti đã chết để bảo vệ sự trinh tiết của mình. Thế mà GH tuyên phong M Goretti là thánh nữ đồng trinh tử đạo. Nghĩa là Maria đã chết vì Ơn Nghĩa của đạo.
Ví như cha Maximiliano Kolbe đã tình nguyện chết thay cho bạn tù. Kẻ giết ngài không phải vì ghét đạo. Cũng không có việc bách đạo. Kẻ thi hành án cũng chỉ làm theo lệnh. Cha M. Kolbe cũng được tuyên phong là thánh tử đạo, ngài đã chết vì Ơn Nghĩa của đạo.
Ơn nghĩa đó là lòng bác ái, hy sinh bản thân mình vì lẽ đạo.
Đã có Kinh Xin Ơn với cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Mỗi tối gia đình tôi vẫn đọc Kinh này trong giờ kinh tối “để cùng nhau góp phần thể hiện Thánh Ý Chúa.”
Đôi dòng chia sẻ.
BÚT CÙN 67
* Gia Đình Á Thánh Qúy là tên gọi của anh em cựu tu sinh trước năm 1975 tại Chủng viện Á Thánh Qúy, Giáo phận Cần Thơ. 24-25/7/2018 là Ngày Họp Mặt của gần 300 anh em và thân nhân tại Đại Chủng viện Thánh Qúy, do Cha Giám đốc Côrôla Hồ Bạc Xái đón chào. ĐHY Gioan Baotixita cùng hiện diện với các học trò và ACE trong gia đình dịp này.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tin Mừng Gia Đình, Gia đình trong trật tự tạo dựng
Vũ Văn An
22:16 23/07/2018
1. Gia đình trong trật tự tạo dựng
Tin mừng gia đình trở về với thuở ban đầu khôi nguyên của nhân loại. Đấng Tạo Hóa đã ban nó cho nhân loại làm cuộc hành trình của họ. Như thế, lòng quí mến định chế hôn nhân và gia đình hiện diện trong mọi nền văn hóa của loài người. Nó được hiểu như một hợp tác (partnership) suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà cùng với con cái họ. Truyền thống của nhân loại này hiện diện trong mọi biểu hiện của nhiều nền văn hóa khác nhau. Thoạt đầu, gia đình được lồng vào đại gia đình hay vào dòng tộc. Bất chấp mọi dị biệt về chi tiết, định chế gia đình là tổ chức nguyên khởi trong nền văn hóa nhân bản.
Mọi nền văn hóa nhân bản cổ xưa đều hiểu các phong tục và luật lệ liên quan tới trật tự gia đình như là các lệnh truyền của thần thánh. Sự hiện hữu, phúc lợi, và tương lai người ta tùy thuộc việc tuân giữ chúng. Trong bối cảnh của Thời Kỳ Trục (Axial Age, từ năm 800 tới năm 200 trước Công Nguyên), người Hy Lạp không còn nói chuyện theo lối huyền thoại nữa nhưng theo một lối thông sáng về một trật tự từng được thiết dựng trong bản nhiên con người. Thánh Phaolô tiếp nối lối suy nghĩ này và nói tới luật luân lý tự nhiên, vốn được Thiên Chúa ghi vào tâm hồn mọi người (Rm 2:14 tt). Mọi nền văn hóa, dưới hình thức này hay hình thức khác, đều biết Khuôn Vàng Thước Ngọc, dạy ta phải xử sự với người khác như chính mình. Chúa Giêsu xác nhận Khuôn Vàng Thước Ngọc này trong Bài Giảng trên Núi (Mt 7:12; Lc 6:31). Trong đó, giới răn yêu người lân cận của ta, yêu người khác như yêu chính mình (Mt 22:39 tt), đã được đặt để trong trứng nước. Khuôn Vàng Thước Ngọc được coi như tóm lược luật tự nhiên và những gì lề luật cùng các tiên tri vốn dạy (Mt 7:12; 22:40; Lc 6:31) (6). Luật tự nhiên, được phát biểu trong Khuôn Vàng Thước Ngọc, giúp ta đối thoại với mọi người có thiện chí. Nó cho ta một tiêu chuẩn để phán đoán đa hôn, hôn nhân cưỡng ép, bạo lực trong hôn nhân và gia đình, tính vũ phu, kỳ thị phụ nữ, và đĩ điếm, cũng như một tiêu chuẩn để phán đoán các điều kiện kinh tế hiện đại và các hoàn cảnh làm việc và trả lương không phò gia đình. Câu hỏi có tính quyết định trong mỗi trường hợp là: liên hệ tới người đàn ông, người đàn bà và con cái, điều gì phù hợp với lòng kính trọng đối với phẩm giá từng con người nhân bản.
Dù luật tự nhiên rất hữu ích, nó vẫn chỉ có tính tổng quát và hàm hồ tối nghĩa khi đụng tới các vấn đề cụ thể. Trong tình huống này, Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta sự thích ứng bằng cách mạc khải. Mạc khải giải thích cách cụ thể những điều ta có thể nhìn nhận theo luật tự nhiên. Cựu Ước diễn tiến từ sự khôn ngoan truyền thống của Đông Phương xưa vào thời ấy, rồi từ từ thanh tẩy và hoàn hảo nó, qua một diễn trình phát triển lâu dài, dưới ánh sáng niềm tin của họ vào Chúa Giavê. Bảng thứ hai của Thập Điều (Xh 20:12-17; Đnl 5:16-21) là kết quả của diễn trình này. Chúa Giêsu đã xác nhận nó (Mt 19:18 tt) và các giáo phụ đều xác tín rằng các giới răn trên bảng thứ hai của Thập Điều trùng hợp với các giới điều phát sinh từ ý thức chung của mọi người. Các giới răn của bảng thứ hai của Thập Điều, do đó, không phải là luật luân lý của riêng Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Chúng là truyền thống được cụ thể hóa của nhân loại. Nơi chúng, các giá trị nền tảng của đời sống gia đình đã được đặt dưới sự che chở của Thiên Chúa: lòng tôn kính sâu xa đối với cha mẹ và chăm sóc cha mẹ già, sự bất khả vi phạm của hôn nhân, sự che chở sự sống mới của con người phát khởi từ hôn nhân, và tài sản làm nền tảng cho cuộc hiện sinh của gia đình và xử sự hợp sự thật với nhau, không có điều này, không một cộng đồng nào có thể hiện hữu.
Với những giới răn này, nhân loại đã được thông ban cả một bộ các nguyên tắc hướng dẫn và, có thể nói, một la bàn để tiến trên đường đi của mình. Vì thế, Thánh Kinh không hiểu các giới răn này như gánh nặng đặt lên và giới hạn tự do; nó hân hoan trong các giới răn của Thiên Chúa (Tv 1:2; 112:1). Chúng là các cột mốc trên đường tiến tới hạnh phúc và một cuộc đời thành tựu. Ta không thể áp đặt chúng lên bất cứ ai, nhưng có thể đề xuất chúng với mọi người, với những lý do đàng hoàng, làm đường tiến tới hạnh phúc.
Tin mừng gia đình trong Cựu Ước đã tiến tới kết luận của nó trong hai chương đầu của Sách Sáng Thế. Chúng cũng chứa đựng gia bảo khởi nguyên của nhân loại, được giải thích và thâm hậu một cách có phê phán dưới ánh sáng đức tin vào Giavê. Khi hoàn thành qui điển Thánh Kinh, chúng được đặt lên hàng đầu, một cách có bài bản (programmatically), làm trợ huấn cụ cho việc đọc và giải thích. Nơi chúng, ta được trình bày kế hoạch tạo dựng nguyên thủy của Thiên Chúa liên quan tới gia đình. Ba tuyên bố nền tảng đã xuất hiện:
"Do đó, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Người,
Theo hình ảnh Người, Người đã dựng nên họ;
Người đã dựng nên họ có nam có nữ (St 1:27)".
Con người, với hai giới tính, là tạo vật tốt lành, thực ra, rất tốt lành, của Thiên Chúa. Con người không được dựng nên như một thực thể đơn nhất. “Con người ở một mình không tốt; Ta sẽ dựng cho nó một người trợ lực làm kẻ hợp tác” (St 2:18). Bởi thế, Ađam đã chào đón người đàn bà bằng những lời chào hết sức hân hoan (St 2:23). Người đàn ông và người đàn bà đã được ban cho nhau và vì nhau như một hồng phúc từ Thiên Chúa. Họ nên bổ túc cho nhau và nâng đỡ nhau và trải nghiệm được niềm hân hoan và sảng khoái nơi nhau.
Là hình ảnh của Thiên Chúa, cả hai, đàn ông cũng như đàn bà, có cùng một phẩm giá. Không có chỗ cho sự kỳ thị phụ nữ. Nhưng đàn ông và đàn bà không y như nhau (identical). Sự bình đẳng của họ về phẩm giá, cũng như sự khác biệt của họ, có cơ sở ngay trong sáng thế. Cả bình đẳng lẫn dị biệt đã được ban cho họ không phải bởi họ, cũng không bởi bất cứ ai khác. Người ta không trở thành đàn ông hay đàn bà nhờ diễn trình xã hội hóa của nền văn hóa đương thịnh, như một số hình thức duy nữ vốn chủ trương (7). Là đàn ông hay là đàn bà, về phương diện hữu thể học, có cơ sở ngay trong sáng thế. Phẩm giá bình đẳng trong dị biệt của họ thiết dựng nên sự lôi cuốn giữa họ với nhau, một sự lôi cuốn vốn được tán dương trong các huyền thoại và thi ca vĩ đại của nhân loại, như trong Diễm Ca của Cựu Ước. Việc san bằng có tính ý thức hệ đối với sự dị biệt giữa họ đã tiêu diệt tình yêu gợi dục nơi họ. Thánh Kinh hiểu tình yêu này như việc trở nên một thân xác, nghĩa là, một hùn hạp (partnership) suốt đời bao gồm cả tính dục và gợi dục và tình bằng hữu nhân bản (St 2:24). Theo nghĩa tổng hợp này, người đàn ông và người đàn bà được dựng nên để yêu nhau và do đó là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu (1Ga 4:8). Vì phản ảnh Thiên Chúa, tình yêu con người là một điều cao cả và tươi đẹp, nhưng tự nó, không thần thánh gì.
Thánh Kinh đã phi huyền thoại hóa chủ trương tầm thường hóa tính dục cổ xưa của Đông Phương qua việc đĩ điếm tại đền thờ và lên án việc trác táng như là thờ ngẫu tượng. Nếu người bạn đời ngẫu tượng hóa người kia và hy vọng họ chuẩn bị cho mình một thiên đàng ở hạ giới, thì người này tất nhiên sẽ bị áp đảo và chỉ làm mình thất vọng. Nhiều cuộc hôn nhân thất bại vì niềm hoài mong này. Cuộc hùn hạp suốt đời của người đàn ông và người đàn bà, cùng với con cái họ, chỉ có thể hạnh phúc nếu được hiểu như một hồng phúc dẫn họ tới những điều vượt quá họ. Do đó, việc tạo dựng con người nhân bản đã dẫn vào ngày thứ bẩy của tạo thế, dẫn vào cuộc cử hành mừng vui của ngày Sabát. Con người nhân bản không được dựng nên làm lao động như trâu như ngựa, mà được dựng nên cho ngày Sabát. Ngày Sabát được giả thiết là ngày dành sẵn cho Thiên Chúa, và cũng là ngày dành sẵn cho tiệc tùng và mừng vui với nhau, một ngày nhàn tản với nhau và cho nhau (xem Xh 20:8-10); Đnl 5:12-14). Ta nên học như mới từ bằng hữu Do Thái của ta rằng ngày Sabát, tương đương như Chúa Nhật, là một ngày dành cho gia đình.
“Thiên Chúa chúc lành cho họ, và nói với họ: hãy sinh sôi nẩy nở” (St 1:28).
Tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà không đơn thuần chỉ xoay quanh nó; nó tự vượt lên và đối tượng hóa nơi con cái, vốn phát sinh từ tình yêu của họ. Tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà và việc truyền sinh thuộc về nhau. Điều này đúng không những vì hành vi sinh sản, mà trải dài quá cả việc này nữa. Việc sinh sản đầu tiên theo sinh học được tiếp nối qua việc sinh sản thứ hai, tức việc sinh sản có tính xã hội và văn hóa, qua việc dẫn nhập vào đời và qua việc truyền thụ các giá trị của đời sống. Muốn thế, con trẻ cần một không gian che chở và một an toàn xúc cảm trong tình yêu của mẹ cha; đàng khác, con trẻ cũng củng cố và phong phú hóa sợi dây nối kết yêu thương giữa cha mẹ. Con cái là niềm vui, không hề là một gánh nặng.
Đối với Thánh Kinh, sinh nở không phải là một thực tại chỉ có tính sinh học. Con cái là hoa trái phúc lành của Thiên Chúa. Phúc lành này là quyền năng của Thiên Chúa trong lịch sử và trong tương lai. Phúc lành tạo thế tiếp diễn trong lời hứa hậu duệ cho Ápraham (St 12:2 tt; 18:18; 22:18). Theo cách này, sức mạnh chủ yếu của sinh nở, một sức mạnh từng được thần hóa trong thế giới cổ thời, đã được tổng nhập vào hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử. Thiên Chúa đặt tương lai con người và sự hiện hữu liên tục của nhân loại trong bàn tay người đàn ông và người đàn bà. Nói đến việc làm cha mẹ có trách nhiệm có một ý nghĩa sâu xa hơn là bình thường. Nó có nghĩa: Thiên Chúa tận tay trao điều quí giá nhất Người có thể trao ban, tức sự sống nhân bản, cho trách nhiệm của người đàn ông và người đàn bà. Họ có thể quyết định một cách có trách nhiệm con số và nhịp độ những lần sinh con của họ. Họ được giả thiết sẽ thực hiện việc này trong tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa và trong lòng kính trọng đối với phẩm giá và phúc lợi của người phối ngẫu, trong tinh thần trách nhiệm đối với phúc lợi con cái, trong tinh thần trách nhiệm đối với tương lai xã hội, và trong lòng kính trọng sâu xa đối với bản nhiên những con người nhân bản (GS 50). Từ đó, không có chuyện giải nghi học (casuistry), mà chỉ có chuyện ý nghĩa tâm học (gestalt) mà việc thể hiện cụ thể được trao phó cho trách nhiệm của người đàn ông và người đàn bà (8). Trách nhiệm đối với tương lai được trao phó cho họ. Tương lai nhân loại được tỏ lộ ra vì gia đình và với gia đình. Không có gia đình, không có tương lai, mà đúng hơn chỉ là sự già cỗi cho xã hội, một nguy cơ mà các xã hội Tây Phương đang đương đầu.
“Hãy tràn đầy mặt đất và hãy thống trị nó” (St 1:28).
Các chữ “khuất phục” và “thống trị” đôi khi bị hiểu theo nghĩa khuất phục và khai thác một cách bạo động, và đôi khi Kitô Giáo bị qui lỗi đối với các vấn đề môi sinh. Các học giả Thánh Kinh vốn cho thấy: ta không nên hiểu các chữ này theo nghĩa khuất phục hay thống trị bằng bạo lực. Trình thuật thứ hai về tạo dựng nói tới việc trồng cấy và chăm nom (St 2:15). Điều ta đang xử lý ở đây, nếu nói theo ngày nay, là sứ mệnh văn hóa của nhân loại. Con người giả thiết phải chăm nom và trân quí trái đất như một thửa vườn; ta được giả thiết trở thành những người chăn chiên của thế giới, lên khuôn nó thành môi trường nhân bản. Sứ mệnh này được ủy nhiệm chung cho người đàn ông và người đàn bà. Không phải chỉ là sự sống nhân bản, mà trái đất trong cái toàn diện của nó đã được ủy thác cho họ chăm nom và chịu trách nhiệm.
Với sứ mệnh văn hóa này, liên hệ của người đàn ông và của người đàn bà, một lần nữa, vượt trên chính họ. Tình yêu của họ không phải là một hình thức cảm tính xoay quanh chính họ; tình yêu của họ không tự đóng khung trong chính họ, mà nên mở rộng thành sứ mệnh đối với thế giới. Gia đình không phải chỉ là một cộng đồng tư riêng, có tính cách bản thân. Nó là tế bào nền tảng và sống động của xã hội (GS 47, 52). Nó chủ yếu đối với việc xuất hiện của nền văn minh tình yêu (9), và đối với việc nhân bản hóa và nhân vị hóa xã hội, mà nếu không có nó, xã hội sẽ trở nên một khối vô danh. Theo nghĩa này, người ta có thể nói tới sứ mệnh xã hội và chính trị của gia đình (FC 44).
Gia đình, như một định chế nguyên khởi của nhân loại, lâu đời hơn nhà nước và là một định chế có quyền riêng của nó so với nhà nước. Trong trật tự tạo thế, không hề có một từ ngữ đơn nhất nào chỉ nhà nước cả. Nhà nước được giả thiết phải hỗ trợ và phát huy gia đình tới hết các khả năng của nó; tuy nhiên, nhà nước không được xâm phạm vào các quyền riêng của gia đình. Các quyền của gia đình, được kể rõ trong Hiến Chương Các Quyền Gia Đình, có cơ sở trong trật tự tạo thế (FC 46). Gia đình, trong tư cách tế bào căn bản của nhà nước và xã hội, đồng thời, cũng là kiểu mẫu nền tảng cho xã hội và cho nhân loại như một gia đình nhân loại (10). Từ đó, phát sinh các hậu quả cho một thứ trật tự gia đình cần thiết đối với việc phân phối của cải và hòa bình thế giới (EG 176-258). Tin mừng gia đình, đồng thời, cũng là một tin mừng đối với phúc lợi và hòa bình của nhân loại.
Kỳ sau: 2. Cơ cấu tội lỗi trong đời sống gia đình
Tin mừng gia đình trở về với thuở ban đầu khôi nguyên của nhân loại. Đấng Tạo Hóa đã ban nó cho nhân loại làm cuộc hành trình của họ. Như thế, lòng quí mến định chế hôn nhân và gia đình hiện diện trong mọi nền văn hóa của loài người. Nó được hiểu như một hợp tác (partnership) suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà cùng với con cái họ. Truyền thống của nhân loại này hiện diện trong mọi biểu hiện của nhiều nền văn hóa khác nhau. Thoạt đầu, gia đình được lồng vào đại gia đình hay vào dòng tộc. Bất chấp mọi dị biệt về chi tiết, định chế gia đình là tổ chức nguyên khởi trong nền văn hóa nhân bản.
Mọi nền văn hóa nhân bản cổ xưa đều hiểu các phong tục và luật lệ liên quan tới trật tự gia đình như là các lệnh truyền của thần thánh. Sự hiện hữu, phúc lợi, và tương lai người ta tùy thuộc việc tuân giữ chúng. Trong bối cảnh của Thời Kỳ Trục (Axial Age, từ năm 800 tới năm 200 trước Công Nguyên), người Hy Lạp không còn nói chuyện theo lối huyền thoại nữa nhưng theo một lối thông sáng về một trật tự từng được thiết dựng trong bản nhiên con người. Thánh Phaolô tiếp nối lối suy nghĩ này và nói tới luật luân lý tự nhiên, vốn được Thiên Chúa ghi vào tâm hồn mọi người (Rm 2:14 tt). Mọi nền văn hóa, dưới hình thức này hay hình thức khác, đều biết Khuôn Vàng Thước Ngọc, dạy ta phải xử sự với người khác như chính mình. Chúa Giêsu xác nhận Khuôn Vàng Thước Ngọc này trong Bài Giảng trên Núi (Mt 7:12; Lc 6:31). Trong đó, giới răn yêu người lân cận của ta, yêu người khác như yêu chính mình (Mt 22:39 tt), đã được đặt để trong trứng nước. Khuôn Vàng Thước Ngọc được coi như tóm lược luật tự nhiên và những gì lề luật cùng các tiên tri vốn dạy (Mt 7:12; 22:40; Lc 6:31) (6). Luật tự nhiên, được phát biểu trong Khuôn Vàng Thước Ngọc, giúp ta đối thoại với mọi người có thiện chí. Nó cho ta một tiêu chuẩn để phán đoán đa hôn, hôn nhân cưỡng ép, bạo lực trong hôn nhân và gia đình, tính vũ phu, kỳ thị phụ nữ, và đĩ điếm, cũng như một tiêu chuẩn để phán đoán các điều kiện kinh tế hiện đại và các hoàn cảnh làm việc và trả lương không phò gia đình. Câu hỏi có tính quyết định trong mỗi trường hợp là: liên hệ tới người đàn ông, người đàn bà và con cái, điều gì phù hợp với lòng kính trọng đối với phẩm giá từng con người nhân bản.
Dù luật tự nhiên rất hữu ích, nó vẫn chỉ có tính tổng quát và hàm hồ tối nghĩa khi đụng tới các vấn đề cụ thể. Trong tình huống này, Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta sự thích ứng bằng cách mạc khải. Mạc khải giải thích cách cụ thể những điều ta có thể nhìn nhận theo luật tự nhiên. Cựu Ước diễn tiến từ sự khôn ngoan truyền thống của Đông Phương xưa vào thời ấy, rồi từ từ thanh tẩy và hoàn hảo nó, qua một diễn trình phát triển lâu dài, dưới ánh sáng niềm tin của họ vào Chúa Giavê. Bảng thứ hai của Thập Điều (Xh 20:12-17; Đnl 5:16-21) là kết quả của diễn trình này. Chúa Giêsu đã xác nhận nó (Mt 19:18 tt) và các giáo phụ đều xác tín rằng các giới răn trên bảng thứ hai của Thập Điều trùng hợp với các giới điều phát sinh từ ý thức chung của mọi người. Các giới răn của bảng thứ hai của Thập Điều, do đó, không phải là luật luân lý của riêng Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Chúng là truyền thống được cụ thể hóa của nhân loại. Nơi chúng, các giá trị nền tảng của đời sống gia đình đã được đặt dưới sự che chở của Thiên Chúa: lòng tôn kính sâu xa đối với cha mẹ và chăm sóc cha mẹ già, sự bất khả vi phạm của hôn nhân, sự che chở sự sống mới của con người phát khởi từ hôn nhân, và tài sản làm nền tảng cho cuộc hiện sinh của gia đình và xử sự hợp sự thật với nhau, không có điều này, không một cộng đồng nào có thể hiện hữu.
Với những giới răn này, nhân loại đã được thông ban cả một bộ các nguyên tắc hướng dẫn và, có thể nói, một la bàn để tiến trên đường đi của mình. Vì thế, Thánh Kinh không hiểu các giới răn này như gánh nặng đặt lên và giới hạn tự do; nó hân hoan trong các giới răn của Thiên Chúa (Tv 1:2; 112:1). Chúng là các cột mốc trên đường tiến tới hạnh phúc và một cuộc đời thành tựu. Ta không thể áp đặt chúng lên bất cứ ai, nhưng có thể đề xuất chúng với mọi người, với những lý do đàng hoàng, làm đường tiến tới hạnh phúc.
Tin mừng gia đình trong Cựu Ước đã tiến tới kết luận của nó trong hai chương đầu của Sách Sáng Thế. Chúng cũng chứa đựng gia bảo khởi nguyên của nhân loại, được giải thích và thâm hậu một cách có phê phán dưới ánh sáng đức tin vào Giavê. Khi hoàn thành qui điển Thánh Kinh, chúng được đặt lên hàng đầu, một cách có bài bản (programmatically), làm trợ huấn cụ cho việc đọc và giải thích. Nơi chúng, ta được trình bày kế hoạch tạo dựng nguyên thủy của Thiên Chúa liên quan tới gia đình. Ba tuyên bố nền tảng đã xuất hiện:
"Do đó, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Người,
Theo hình ảnh Người, Người đã dựng nên họ;
Người đã dựng nên họ có nam có nữ (St 1:27)".
Con người, với hai giới tính, là tạo vật tốt lành, thực ra, rất tốt lành, của Thiên Chúa. Con người không được dựng nên như một thực thể đơn nhất. “Con người ở một mình không tốt; Ta sẽ dựng cho nó một người trợ lực làm kẻ hợp tác” (St 2:18). Bởi thế, Ađam đã chào đón người đàn bà bằng những lời chào hết sức hân hoan (St 2:23). Người đàn ông và người đàn bà đã được ban cho nhau và vì nhau như một hồng phúc từ Thiên Chúa. Họ nên bổ túc cho nhau và nâng đỡ nhau và trải nghiệm được niềm hân hoan và sảng khoái nơi nhau.
Là hình ảnh của Thiên Chúa, cả hai, đàn ông cũng như đàn bà, có cùng một phẩm giá. Không có chỗ cho sự kỳ thị phụ nữ. Nhưng đàn ông và đàn bà không y như nhau (identical). Sự bình đẳng của họ về phẩm giá, cũng như sự khác biệt của họ, có cơ sở ngay trong sáng thế. Cả bình đẳng lẫn dị biệt đã được ban cho họ không phải bởi họ, cũng không bởi bất cứ ai khác. Người ta không trở thành đàn ông hay đàn bà nhờ diễn trình xã hội hóa của nền văn hóa đương thịnh, như một số hình thức duy nữ vốn chủ trương (7). Là đàn ông hay là đàn bà, về phương diện hữu thể học, có cơ sở ngay trong sáng thế. Phẩm giá bình đẳng trong dị biệt của họ thiết dựng nên sự lôi cuốn giữa họ với nhau, một sự lôi cuốn vốn được tán dương trong các huyền thoại và thi ca vĩ đại của nhân loại, như trong Diễm Ca của Cựu Ước. Việc san bằng có tính ý thức hệ đối với sự dị biệt giữa họ đã tiêu diệt tình yêu gợi dục nơi họ. Thánh Kinh hiểu tình yêu này như việc trở nên một thân xác, nghĩa là, một hùn hạp (partnership) suốt đời bao gồm cả tính dục và gợi dục và tình bằng hữu nhân bản (St 2:24). Theo nghĩa tổng hợp này, người đàn ông và người đàn bà được dựng nên để yêu nhau và do đó là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vốn là tình yêu (1Ga 4:8). Vì phản ảnh Thiên Chúa, tình yêu con người là một điều cao cả và tươi đẹp, nhưng tự nó, không thần thánh gì.
Thánh Kinh đã phi huyền thoại hóa chủ trương tầm thường hóa tính dục cổ xưa của Đông Phương qua việc đĩ điếm tại đền thờ và lên án việc trác táng như là thờ ngẫu tượng. Nếu người bạn đời ngẫu tượng hóa người kia và hy vọng họ chuẩn bị cho mình một thiên đàng ở hạ giới, thì người này tất nhiên sẽ bị áp đảo và chỉ làm mình thất vọng. Nhiều cuộc hôn nhân thất bại vì niềm hoài mong này. Cuộc hùn hạp suốt đời của người đàn ông và người đàn bà, cùng với con cái họ, chỉ có thể hạnh phúc nếu được hiểu như một hồng phúc dẫn họ tới những điều vượt quá họ. Do đó, việc tạo dựng con người nhân bản đã dẫn vào ngày thứ bẩy của tạo thế, dẫn vào cuộc cử hành mừng vui của ngày Sabát. Con người nhân bản không được dựng nên làm lao động như trâu như ngựa, mà được dựng nên cho ngày Sabát. Ngày Sabát được giả thiết là ngày dành sẵn cho Thiên Chúa, và cũng là ngày dành sẵn cho tiệc tùng và mừng vui với nhau, một ngày nhàn tản với nhau và cho nhau (xem Xh 20:8-10); Đnl 5:12-14). Ta nên học như mới từ bằng hữu Do Thái của ta rằng ngày Sabát, tương đương như Chúa Nhật, là một ngày dành cho gia đình.
“Thiên Chúa chúc lành cho họ, và nói với họ: hãy sinh sôi nẩy nở” (St 1:28).
Tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà không đơn thuần chỉ xoay quanh nó; nó tự vượt lên và đối tượng hóa nơi con cái, vốn phát sinh từ tình yêu của họ. Tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà và việc truyền sinh thuộc về nhau. Điều này đúng không những vì hành vi sinh sản, mà trải dài quá cả việc này nữa. Việc sinh sản đầu tiên theo sinh học được tiếp nối qua việc sinh sản thứ hai, tức việc sinh sản có tính xã hội và văn hóa, qua việc dẫn nhập vào đời và qua việc truyền thụ các giá trị của đời sống. Muốn thế, con trẻ cần một không gian che chở và một an toàn xúc cảm trong tình yêu của mẹ cha; đàng khác, con trẻ cũng củng cố và phong phú hóa sợi dây nối kết yêu thương giữa cha mẹ. Con cái là niềm vui, không hề là một gánh nặng.
Đối với Thánh Kinh, sinh nở không phải là một thực tại chỉ có tính sinh học. Con cái là hoa trái phúc lành của Thiên Chúa. Phúc lành này là quyền năng của Thiên Chúa trong lịch sử và trong tương lai. Phúc lành tạo thế tiếp diễn trong lời hứa hậu duệ cho Ápraham (St 12:2 tt; 18:18; 22:18). Theo cách này, sức mạnh chủ yếu của sinh nở, một sức mạnh từng được thần hóa trong thế giới cổ thời, đã được tổng nhập vào hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử. Thiên Chúa đặt tương lai con người và sự hiện hữu liên tục của nhân loại trong bàn tay người đàn ông và người đàn bà. Nói đến việc làm cha mẹ có trách nhiệm có một ý nghĩa sâu xa hơn là bình thường. Nó có nghĩa: Thiên Chúa tận tay trao điều quí giá nhất Người có thể trao ban, tức sự sống nhân bản, cho trách nhiệm của người đàn ông và người đàn bà. Họ có thể quyết định một cách có trách nhiệm con số và nhịp độ những lần sinh con của họ. Họ được giả thiết sẽ thực hiện việc này trong tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa và trong lòng kính trọng đối với phẩm giá và phúc lợi của người phối ngẫu, trong tinh thần trách nhiệm đối với phúc lợi con cái, trong tinh thần trách nhiệm đối với tương lai xã hội, và trong lòng kính trọng sâu xa đối với bản nhiên những con người nhân bản (GS 50). Từ đó, không có chuyện giải nghi học (casuistry), mà chỉ có chuyện ý nghĩa tâm học (gestalt) mà việc thể hiện cụ thể được trao phó cho trách nhiệm của người đàn ông và người đàn bà (8). Trách nhiệm đối với tương lai được trao phó cho họ. Tương lai nhân loại được tỏ lộ ra vì gia đình và với gia đình. Không có gia đình, không có tương lai, mà đúng hơn chỉ là sự già cỗi cho xã hội, một nguy cơ mà các xã hội Tây Phương đang đương đầu.
“Hãy tràn đầy mặt đất và hãy thống trị nó” (St 1:28).
Các chữ “khuất phục” và “thống trị” đôi khi bị hiểu theo nghĩa khuất phục và khai thác một cách bạo động, và đôi khi Kitô Giáo bị qui lỗi đối với các vấn đề môi sinh. Các học giả Thánh Kinh vốn cho thấy: ta không nên hiểu các chữ này theo nghĩa khuất phục hay thống trị bằng bạo lực. Trình thuật thứ hai về tạo dựng nói tới việc trồng cấy và chăm nom (St 2:15). Điều ta đang xử lý ở đây, nếu nói theo ngày nay, là sứ mệnh văn hóa của nhân loại. Con người giả thiết phải chăm nom và trân quí trái đất như một thửa vườn; ta được giả thiết trở thành những người chăn chiên của thế giới, lên khuôn nó thành môi trường nhân bản. Sứ mệnh này được ủy nhiệm chung cho người đàn ông và người đàn bà. Không phải chỉ là sự sống nhân bản, mà trái đất trong cái toàn diện của nó đã được ủy thác cho họ chăm nom và chịu trách nhiệm.
Với sứ mệnh văn hóa này, liên hệ của người đàn ông và của người đàn bà, một lần nữa, vượt trên chính họ. Tình yêu của họ không phải là một hình thức cảm tính xoay quanh chính họ; tình yêu của họ không tự đóng khung trong chính họ, mà nên mở rộng thành sứ mệnh đối với thế giới. Gia đình không phải chỉ là một cộng đồng tư riêng, có tính cách bản thân. Nó là tế bào nền tảng và sống động của xã hội (GS 47, 52). Nó chủ yếu đối với việc xuất hiện của nền văn minh tình yêu (9), và đối với việc nhân bản hóa và nhân vị hóa xã hội, mà nếu không có nó, xã hội sẽ trở nên một khối vô danh. Theo nghĩa này, người ta có thể nói tới sứ mệnh xã hội và chính trị của gia đình (FC 44).
Gia đình, như một định chế nguyên khởi của nhân loại, lâu đời hơn nhà nước và là một định chế có quyền riêng của nó so với nhà nước. Trong trật tự tạo thế, không hề có một từ ngữ đơn nhất nào chỉ nhà nước cả. Nhà nước được giả thiết phải hỗ trợ và phát huy gia đình tới hết các khả năng của nó; tuy nhiên, nhà nước không được xâm phạm vào các quyền riêng của gia đình. Các quyền của gia đình, được kể rõ trong Hiến Chương Các Quyền Gia Đình, có cơ sở trong trật tự tạo thế (FC 46). Gia đình, trong tư cách tế bào căn bản của nhà nước và xã hội, đồng thời, cũng là kiểu mẫu nền tảng cho xã hội và cho nhân loại như một gia đình nhân loại (10). Từ đó, phát sinh các hậu quả cho một thứ trật tự gia đình cần thiết đối với việc phân phối của cải và hòa bình thế giới (EG 176-258). Tin mừng gia đình, đồng thời, cũng là một tin mừng đối với phúc lợi và hòa bình của nhân loại.
Kỳ sau: 2. Cơ cấu tội lỗi trong đời sống gia đình
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Đời Hoa Sen
Lê Trị
07:35 23/07/2018
Ảnh của Lê Trị
Có hoa có nụ có đài
Hoa sen vẫn tỏa ngạt ngào diệu hương
(bt)