Phụng Vụ - Mục Vụ
Những chiếc bánh của Thiên Chúa quan phòng
Gioan Lê Quang Vinh
02:22 24/07/2009
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN B
Không một người Công giáo nào mà không nhớ phép lạ hoá bánh ra nhiều của Chúa Giêsu. Vì chạnh lòng thương dân chúng vất vả theo nghe Người giảng mà chẳng có gì ăn, dĩ nhiên là họ đói meo, nên Chúa đã làm cho năm chiếc bánh và hai con cá hoá ra nhiều đến nỗi năm ngàn người (mới tính đàn ông thôi) ăn dư thừa đến mười hai thúng.
Có lúc suy nghĩ về đoạn Tin Mừng này (Ga 6,1-15), tôi lẩn thẩn tự hỏi sao Chúa Giêsu không làm một phép lạ khác, có lẽ đối với Người dễ hơn nhiều. Ấy là làm cho dân chúng tự dưng hết đói, thấy no và khoẻ hẳn ra. Vậy là khỏi hỏi các môn đệ có bao nhiêu bánh, bao nhiêu cá, cũng chẳng cần dùng thúng mà đựng, cũng chẳng phải lo phân phát, (mà đã phát bánh thì làm sao tránh cảnh chen lấn mè nheo). Tôi tự nghĩ nếu Chúa Giêsu làm thế thì khỏi mất giờ và tránh bao nhiêu phiền toái khác nữa. Nhưng quả thật, điều mình nghĩ thì còn non nớt và đi quá xa ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Trước hết, phép lạ không phải là điều trái tự nhiên, kiểu không cần ăn cũng no. Nhưng phép lạ trước hết là việc Chúa can thiệp vào tự nhiên để điều tự nhiên ấy sinh kết quả đẹp hơn, hữu hiệu hơn. Chúa không làm cho con người khỏi mọi bệnh tật, nhưng ngài can thiệp để tiến trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
Thứ hai, phép lạ là dấu chứng không những của quyền năng Thiên Chúa mà còn là dấu chứng của sự quan phòng đầy yêu thương. Hoá bánh ra nhiều, cho con người ăn no, chắc chắn Chúa Giêsu âu yếm nhìn họ với một tình yêu sâu thẳm. Phép lạ không là việc làm cho con người thoát khỏi kiếp người, mà là cho con người thấy được trong kiếp người này, ta có ánh mắt Chúa dõi theo.
Thứ ba, các nhà chú giải Thánh Kinh và hầu như mọi người đều đồng ý, phép lạ hoá bánh ra nhiều là lời tiên báo về bí tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu sẽ lập trước khi Người tự nộp mình chịu khổ hình. Phép lạ này nhắc cho dân Chúa mọi thời về phép lạ manna ngày xưa trong sa mạc. Còn hơn manna, Thánh Thể Chúa không chỉ là của ăn mà còn là sự kề cận yêu thương của Chúa chúng ta.
Tôi chưa có hồng phúc chứng kiến các phép lạ hay ít là những hiện tượng lạ như một số người được đặc ân ấy. Nhưng tôi chỉ nghĩ đơn giản: Thiên Chúa tạo thành thế giới này được, thì việc Ngài thay đổi một chút các chi tiết trong đó là chuyện quá đơn giản. Vua thánh Lu-y ngày xưa không chạy đi xem phép lạ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ, bởi vì đức vua hoàn toàn tin vào mầu nhiệm Thánh Thể, nên ngài nói cần gì phải đi xem. Ngược lại, có nhiều người luôn đòi phải có phép lạ mới tin.
Hồi tôi còn sinh viên, chúng tôi thường đi lễ ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn, đa số là đi bộ, vài người đi xe đạp. Bãi xe nhà thờ ở Kỳ đồng thường đông nghẹt người, nên lâu lâu xảy ra mất cắp xe. Chuyện mất xe ở Việt nam là chuyện bình thường như ở bên Tây bên Mỹ người ta hắt hơi. Thế mà cũng có mấy bạn sinh viên vô thần mỉa mai: mấy ông đi lễ sao Chúa không giữ xe cho mấy ông, sao Chúa không vặn cổ những tên ắn cắp xe? Tôi không nhớ lúc đó tôi trả lời thế nào. Nhưng nếu bây giờ họ cũng hỏi tôi câu đó, tôi sẽ nói “Thứ nhất, Chúa của chúng tôi không phải là người giữ xe đạp. Thứ hai, Chúa của chúng tôi không hung dữ, gặp ai cũng đòi bẻ cổ như mấy ông. Mà nếu Chúa bẻ cổ, Chúa đã bẻ cổ mấy người như ông trước”. Chúa soi sáng cho tôi cách suy nghĩ này, nhưng khi soi sáng, Ngài nói dịu dàng hơn tôi. Tôi nghĩ việc mất của cải không là phép lạ, nhưng phép lạ là ở chỗ Chúa cho con người có dịp suy nghĩ về cái phù du của mọi thứ trên đời.
Cuộc sống hôm nay vẫn chan chứa hồng ân từ bao phép lạ “hoá bánh” hàng ngày. Cứ đến bữa ta ung dung ăn uống mà có bao giờ ta nghĩ thức ăn từ đâu đến. Đi xa về đến nhà bình an, ta quăng mình xuống giường thoải mái, có bao giờ ta nghĩ ai đã chở che ta tránh bao nguy cơ trên đường. Ta có là gì mà sao bao người yêu thương, tình thương ấy là chiếc bánh hoá ra muôn vàn phủ bóng trên ta. Phép lạ đó!
Vậy thì, bài Tin Mừng này là lời nhắc nhở: Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn làm phép lạ hoá bánh ra nhiều trong cuộc đời chúng ta, trong ngày sống của chúng ta. Và chúng ta phải chia sẻ những phép lạ ấy cho anh chị em mình.
Lạy Mẹ Maria, đọc Tin Mừng, chúng con thấy Mẹ không ngạc nhiên về những việc Chúa Giêsu thực hiện, mà Mẹ luôn tin tưởng và ca ngợi kỳ công của Chúa. Xin Mẹ cho chúng con biết nhìn lên Đức Giêsu với niềm tin tưởng rằng dù cuộc sống chúng con tưởng như không còn một con cá nào, thì Chúa cũng có thề làm cho chúng con no nê muôn đời.
Không một người Công giáo nào mà không nhớ phép lạ hoá bánh ra nhiều của Chúa Giêsu. Vì chạnh lòng thương dân chúng vất vả theo nghe Người giảng mà chẳng có gì ăn, dĩ nhiên là họ đói meo, nên Chúa đã làm cho năm chiếc bánh và hai con cá hoá ra nhiều đến nỗi năm ngàn người (mới tính đàn ông thôi) ăn dư thừa đến mười hai thúng.
Có lúc suy nghĩ về đoạn Tin Mừng này (Ga 6,1-15), tôi lẩn thẩn tự hỏi sao Chúa Giêsu không làm một phép lạ khác, có lẽ đối với Người dễ hơn nhiều. Ấy là làm cho dân chúng tự dưng hết đói, thấy no và khoẻ hẳn ra. Vậy là khỏi hỏi các môn đệ có bao nhiêu bánh, bao nhiêu cá, cũng chẳng cần dùng thúng mà đựng, cũng chẳng phải lo phân phát, (mà đã phát bánh thì làm sao tránh cảnh chen lấn mè nheo). Tôi tự nghĩ nếu Chúa Giêsu làm thế thì khỏi mất giờ và tránh bao nhiêu phiền toái khác nữa. Nhưng quả thật, điều mình nghĩ thì còn non nớt và đi quá xa ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Trước hết, phép lạ không phải là điều trái tự nhiên, kiểu không cần ăn cũng no. Nhưng phép lạ trước hết là việc Chúa can thiệp vào tự nhiên để điều tự nhiên ấy sinh kết quả đẹp hơn, hữu hiệu hơn. Chúa không làm cho con người khỏi mọi bệnh tật, nhưng ngài can thiệp để tiến trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
Thứ hai, phép lạ là dấu chứng không những của quyền năng Thiên Chúa mà còn là dấu chứng của sự quan phòng đầy yêu thương. Hoá bánh ra nhiều, cho con người ăn no, chắc chắn Chúa Giêsu âu yếm nhìn họ với một tình yêu sâu thẳm. Phép lạ không là việc làm cho con người thoát khỏi kiếp người, mà là cho con người thấy được trong kiếp người này, ta có ánh mắt Chúa dõi theo.
Thứ ba, các nhà chú giải Thánh Kinh và hầu như mọi người đều đồng ý, phép lạ hoá bánh ra nhiều là lời tiên báo về bí tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu sẽ lập trước khi Người tự nộp mình chịu khổ hình. Phép lạ này nhắc cho dân Chúa mọi thời về phép lạ manna ngày xưa trong sa mạc. Còn hơn manna, Thánh Thể Chúa không chỉ là của ăn mà còn là sự kề cận yêu thương của Chúa chúng ta.
Tôi chưa có hồng phúc chứng kiến các phép lạ hay ít là những hiện tượng lạ như một số người được đặc ân ấy. Nhưng tôi chỉ nghĩ đơn giản: Thiên Chúa tạo thành thế giới này được, thì việc Ngài thay đổi một chút các chi tiết trong đó là chuyện quá đơn giản. Vua thánh Lu-y ngày xưa không chạy đi xem phép lạ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ, bởi vì đức vua hoàn toàn tin vào mầu nhiệm Thánh Thể, nên ngài nói cần gì phải đi xem. Ngược lại, có nhiều người luôn đòi phải có phép lạ mới tin.
Hồi tôi còn sinh viên, chúng tôi thường đi lễ ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn, đa số là đi bộ, vài người đi xe đạp. Bãi xe nhà thờ ở Kỳ đồng thường đông nghẹt người, nên lâu lâu xảy ra mất cắp xe. Chuyện mất xe ở Việt nam là chuyện bình thường như ở bên Tây bên Mỹ người ta hắt hơi. Thế mà cũng có mấy bạn sinh viên vô thần mỉa mai: mấy ông đi lễ sao Chúa không giữ xe cho mấy ông, sao Chúa không vặn cổ những tên ắn cắp xe? Tôi không nhớ lúc đó tôi trả lời thế nào. Nhưng nếu bây giờ họ cũng hỏi tôi câu đó, tôi sẽ nói “Thứ nhất, Chúa của chúng tôi không phải là người giữ xe đạp. Thứ hai, Chúa của chúng tôi không hung dữ, gặp ai cũng đòi bẻ cổ như mấy ông. Mà nếu Chúa bẻ cổ, Chúa đã bẻ cổ mấy người như ông trước”. Chúa soi sáng cho tôi cách suy nghĩ này, nhưng khi soi sáng, Ngài nói dịu dàng hơn tôi. Tôi nghĩ việc mất của cải không là phép lạ, nhưng phép lạ là ở chỗ Chúa cho con người có dịp suy nghĩ về cái phù du của mọi thứ trên đời.
Cuộc sống hôm nay vẫn chan chứa hồng ân từ bao phép lạ “hoá bánh” hàng ngày. Cứ đến bữa ta ung dung ăn uống mà có bao giờ ta nghĩ thức ăn từ đâu đến. Đi xa về đến nhà bình an, ta quăng mình xuống giường thoải mái, có bao giờ ta nghĩ ai đã chở che ta tránh bao nguy cơ trên đường. Ta có là gì mà sao bao người yêu thương, tình thương ấy là chiếc bánh hoá ra muôn vàn phủ bóng trên ta. Phép lạ đó!
Vậy thì, bài Tin Mừng này là lời nhắc nhở: Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn làm phép lạ hoá bánh ra nhiều trong cuộc đời chúng ta, trong ngày sống của chúng ta. Và chúng ta phải chia sẻ những phép lạ ấy cho anh chị em mình.
Lạy Mẹ Maria, đọc Tin Mừng, chúng con thấy Mẹ không ngạc nhiên về những việc Chúa Giêsu thực hiện, mà Mẹ luôn tin tưởng và ca ngợi kỳ công của Chúa. Xin Mẹ cho chúng con biết nhìn lên Đức Giêsu với niềm tin tưởng rằng dù cuộc sống chúng con tưởng như không còn một con cá nào, thì Chúa cũng có thề làm cho chúng con no nê muôn đời.
Lựa chọn sáng suốt
LM Phêrô Hồng Phúc
02:25 24/07/2009
Có một chàng thanh niên muốn làm thêm giờ để phụ giúp gia đình.Anh đến với một chủ trang trại, người này đưa cho anh cái rìu và đưa anh vào trong rừng để đốn thử một cây. Anh đốn cây rất nhanh, người chủ hài lòng thu nhận anh và định mức lương cho anh, rồi giao cho anh đi làm đốn cây. Anh làm rất khỏe trong ba ngày liền. Ông chủ gọi anh lại và trả cho anh cả một tuần lương. Anh nhận tiền rất là vui vẻ nhưng thắc mắc:
- Thưa ông chủ, sao ông không để cuối tuần ông hãy trả mà hôm nay mới ngày thứ ba ông đã trả tiền lương của cả tuần.
Người chủ trả lời:
- Anh hãy cầm lấy, tôi không mượn anh đốn cây nữa. Bởi vì trong ba ngày anh đốn cây thì số ngày sau anh đốn cây lại ít hơn số cây ngày trước.
Anh phân bua:
- Nhưng thưa ông chủ, tôi đã làm rất là chăm chỉ, thậm chí tôi còn không nghỉ trưa nữa.
Người chủ điềm tĩnh nói:
- Đúng, anh nói đúng. Nhưng tôi hỏi anh, anh có chịu mài rìu không?
Ba ngày làm việc thậm chí không dám nghỉ trưa, anh ta làm cật lực. Thế nhưng không biết dành thời gian của mình để mài rìu thì rìu cùn đi cho dù sức làm hùng hục thì mức cây lại ít hơn số cây ngày hôm trước. Nếu anh ta biết bỏ ra một chút thời gian để mài rìu, vừa có tăng thêm sức mạnh lại vừa có thêm rìu sắc thì anh ta sẽ làm ngày hôm sau phải nhiều hơn ngày hôm trước. Từ một câu chuyện thực tế như vậy, chúng ta mới hiểu rằng, khi người ta đem tất cả sức lực của mình hùng hục để mà lao động, để mà kiếm tiền, để mà lo xây dựng cuộc sống ở đời này thì nhiều khi người ta mới thấy điều Chúa nói rằng: “Ai lo sự sống mình thì sẽ lại mất”. Nhưng nếu người ta biết dành thời gian rất ngắn ngủi mỗi ngày, buổi sáng trước khi đi làm, vừa khi thức dậy, buổi tối, trước khi đi ngủ dâng những lời kinh để cầu nguyện với Thiên Chúa: buổi sáng để xin Chúa chúc phúc cho một ngày mới; buổi tối để cám ơn Chúa đã ban mọi ơn lành trong ngày thì chắc chắn, giây phút ấy sẽ giúp cho chúng ta sống một ngày tốt hơn và sẽ đem lại những kết quả hữu ích hơn.
Thế nhưng nhiều người cả ngày, cả tháng, cả năm họ hùng hục làm việc hết tính toán này đến tính toán kia “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, thậm chí họ không còn giờ để đọc kinh và có những người ăn bớt ăn xén cả ngày Chúa nhật, không còn giờ để đi lễ nữa. Họ làm việc hùng hục như vậy rồi một cơn bệnh đến, có bao nhiêu tiền của trong nhà dốc ra để chữa bệnh mà cũng không kịp. Cho nên người ta nói: “Tuổi trẻ thì vung sức khỏe ra kiếm tiền về già vung tiền ra mua lại sức khỏe”. Đời người là một vòng luẩn quẩn như thế mà cũng chẳng kịp. Cho nên khi người ta biết dành thời gian để lo phần rỗi linh hồn, để biết đến với Chúa là Đấng đã kêu gọi: “Những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con” (Mt 11,28). Họ sẽ nhận được sức mạnh từ bên trong để chiến thắng những vất vả, gian lao, những thử thách, rủi ro trong cuộc đời. Và như vậy, họ sẽ được thêm sức mạnh, không những đời này họ được cân bằng và được hưởng những thành quả, nhất là họ được hưởng sự sống đời đời. Khi mà nội tâm của mình bình an thì làm việc gì cũng nhẹ nhàng vui vẻ. Khi mà nội tâm của mình thanh thản thì gặp ai cũng cảm thấy vui vẻ nhẹ nhàng. Nhưng khi nội tâm của mình mất cân bằng, như Đức cố Hồng Y Fr.X. Nguyễn Văn Thuận nói: “Quá bận tâm con sẽ mất nội tâm”. Và khi mất nội tâm rồi thì “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Có nhiều gia đình khi đến bữa cơm (trời đánh tránh miếng ăn) cứ cằn nhằn, như vậy thì đâu có hạnh phúc, bởi vì dạ dày họ đói nhưng mà con tim của họ còn đói hơn và vì đói như vậy cho nên họ nghiến ngấu, cồn cào, họ nghiền nát những người thân. Dạ dày nghiền nát thức ăn thì tốt, vì nó tiêu hóa, nó đem lại sự sống cho cơ thể nhưng mà con tim nghiền nát những tình cảm bạn bè và người thân thì còn đâu là hạnh phúc. Vì vậy nội tâm chính là sức sống để người ta tìm thấy hạnh phúc trong gia đình mình, bình an trong cuộc sống. Và lời Chúa hứa “được gấp trăm ngay ở đời này và sự sống đời sau”.
Có nhiều khi, lời Thánh vịnh nói:
“Ky cóp mà chẳng hay ai sẽ hưởng dùng” (Tv 39,7)
Người ta vất vả cả đời “Ky cóp mà chẳng hay, ai sẽ hưởng dùng”?.
Rồi triết lý cuối cùng, cũng lời Thánh vịnh:
“Ba tấc đất mới thật là nhà” (Tv 49,12)
Đến phút cuối cùng chôn vùi dưới lòng đất thì mới chỉ “Ba tấc đất mới thật là nhà”. Rồi của cải ky cóp thì ai sẽ hưởng dùng đây? Trong khi triết lý của cuộc đời để tìm cho con người đạt tới ý nghĩa của sự sống, hạnh phúc trong đời người thì chính bản thân mình đánh mất. Nhiều khi chúng ta biết rằng đời sống nội tâm làm cho con người trở nên thuần thục và cảm hóa được người khác. Người ta bảo “khôn ngoan thì hiện nét mặt, què quặt hiện chân tay” Từ tinh thần hiện ra trong cuộc sống, cũng vậy, những gương mặt phúc hậu xuất phát từ những tấm lòng quảng đại từ tâm và như vậy những lời nói dễ đi vào lòng người. Một linh mục Ailen kể chuyện khi mẹ Teresa Calcutta đến thăm Ailen, mẹ chia sẻ với người nghèo về tình thương đối với họ và về tình thương của Thiên Chúa đối với con người. Rồi khi mẹ trở về, có một người tín hữu đã bỏ đạo khô khan lâu năm, được cha xứ khuyên nhủ nhiều mà cũng không trở lại. Nhưng khi mẹ Teresa vừa rời khỏi thì anh này điện thoại cho cha xứ và nói:
- “Thưa cha, con xin trở lại cùng Chúa”.
- Anh trở lại là nhờ vào điều gì vậy?
- Dạ thưa, nhờ mẹ Têrêsa Calcutta.
- Mẹ đã làm cách nào thế?
- Dạ, mẹ đã có lời khuyên.
- Mẹ khuyên anh thế nào?
- Mẹ nói: Con hãy trở lại với Chúa rồi Chúa chúc lành cho con.
- Trời! Tôi cũng đã từng khuyên anh như thế nhiều lần rồi mà.
- Dạ thưa, nhưng mẹ Têrêsa nói từ trong trái tim của mẹ.
Một đời sống nội tâm được biểu hiện trong từng cử chỉ, trong lời nói, nó sẽ có sức cảm hóa người khác. Cho nên một tấm lòng chân thành, một lời nói đơn sơ nhiều khi đem lại hạnh phúc cho gia đình như... cả bài diễn văn hùng hồn chả đánh động được ai. Do vậy, Chúa Giêsu dạy các tông đồ: “Các con hãy biệt riêng ra mà nghỉ ngơi một chút” (Mc 6,31). Chúa muốn cho các tông đồ sau những ngày vất vả mệt nhọc cho dù đó là công việc truyền giáo chính đáng và là sứ mệnh nhưng cũng cần có lúc “biệt riêng ra” để cầu nguyện, để tĩnh tâm, để suy tư. Và chính giờ tĩnh tâm cầu nguyện ấy sẽ làm cho các tông đồ được thêm mạnh sức tiếp tục đi chinh phục các linh hồn. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, những giờ phút chúng ta dâng cho Chúa thật là quan trọng biết bao:
- Quan trọng biết bao trong những giờ kinh tối sớm trong gia đình;
- Quan trọng biết bao trong những giờ suy niệm Lời Chúa;
- Quan trọng biết bao trong những thánh lễ chúng ta dâng lên Chúa, mồ hôi công lao vất vả, những ý nguyện cầu xin cho người thân, cho bạn bè xa gần, cho mọi kế hoạch tương lai hoạch định...
Tất cả những điều đó chúng ta dâng lên Chúa để Chúa chúc phúc cho để Chúa nâng đỡ cho. Thật là cần thiết biết bao những giờ phút trước Thánh Thể Chúa, cho dù đó là giờ im lặng nhưng là giờ tâm sự với Chúa, chúng ta lấy được sức mạnh nội tâm để tìm ra những triết lý khôn ngoan trong cuộc đời và tiến bước trong bình an của Chúa. Có biết bao những người không nhận ra chân lý này để rồi họ hối hả tự bản thân mình đánh mất mình, đánh mất cuộc sống của mình, đánh mất hạnh phúc của mình và chính bản thân họ chất thêm những ưu tư, lo lắng, buồn phiền trong cuộc đời.
Lạy Chúa,
Xin đừng để cho chúng con quá bận tâm mà mất nội tâm.
Xin giúp chúng con nhớ lời Chúa dạy hôm nay:
“Các con hãy biệt riêng ra, nghỉ ngơi một chút”.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
buổi sáng,
buổi tối,
dâng lên Chúa lời cầu nguyện và tạ ơn.
Hàng tuần chúng con biết “biệt riêng ra”:
để đến với Chúa trong thánh lễ,
để lắng nghe Lời Chúa
là ánh sáng,
là sự sống đời đời.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để dành cho anh em
những người nghèo
một đôi lời an ủi, khích lệ.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để dành thời gian cho Đức Kitô nghèo
một vài trang Kinh Thánh,
một vài trang sách đạo đức.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để suy niệm
như Đức Maria ghi nhớ tất cả mọi sự kiện
và suy niệm ở trong lòng.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để chúng con gặp được Chúa,
gặp được anh em.
Trong sự gặp gỡ, cảm thông ấy
chúng con nhân lên trong tình yêu thương,
và đạt tới sự sống đời đời,
trong Chúa là Đấng yêu thương,
trong Chúa là Đấng cùng chia sẻ
kiếp người, kiếp nghèo với chúng con. Amen.
- Thưa ông chủ, sao ông không để cuối tuần ông hãy trả mà hôm nay mới ngày thứ ba ông đã trả tiền lương của cả tuần.
Người chủ trả lời:
- Anh hãy cầm lấy, tôi không mượn anh đốn cây nữa. Bởi vì trong ba ngày anh đốn cây thì số ngày sau anh đốn cây lại ít hơn số cây ngày trước.
Anh phân bua:
- Nhưng thưa ông chủ, tôi đã làm rất là chăm chỉ, thậm chí tôi còn không nghỉ trưa nữa.
Người chủ điềm tĩnh nói:
- Đúng, anh nói đúng. Nhưng tôi hỏi anh, anh có chịu mài rìu không?
Ba ngày làm việc thậm chí không dám nghỉ trưa, anh ta làm cật lực. Thế nhưng không biết dành thời gian của mình để mài rìu thì rìu cùn đi cho dù sức làm hùng hục thì mức cây lại ít hơn số cây ngày hôm trước. Nếu anh ta biết bỏ ra một chút thời gian để mài rìu, vừa có tăng thêm sức mạnh lại vừa có thêm rìu sắc thì anh ta sẽ làm ngày hôm sau phải nhiều hơn ngày hôm trước. Từ một câu chuyện thực tế như vậy, chúng ta mới hiểu rằng, khi người ta đem tất cả sức lực của mình hùng hục để mà lao động, để mà kiếm tiền, để mà lo xây dựng cuộc sống ở đời này thì nhiều khi người ta mới thấy điều Chúa nói rằng: “Ai lo sự sống mình thì sẽ lại mất”. Nhưng nếu người ta biết dành thời gian rất ngắn ngủi mỗi ngày, buổi sáng trước khi đi làm, vừa khi thức dậy, buổi tối, trước khi đi ngủ dâng những lời kinh để cầu nguyện với Thiên Chúa: buổi sáng để xin Chúa chúc phúc cho một ngày mới; buổi tối để cám ơn Chúa đã ban mọi ơn lành trong ngày thì chắc chắn, giây phút ấy sẽ giúp cho chúng ta sống một ngày tốt hơn và sẽ đem lại những kết quả hữu ích hơn.
Thế nhưng nhiều người cả ngày, cả tháng, cả năm họ hùng hục làm việc hết tính toán này đến tính toán kia “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, thậm chí họ không còn giờ để đọc kinh và có những người ăn bớt ăn xén cả ngày Chúa nhật, không còn giờ để đi lễ nữa. Họ làm việc hùng hục như vậy rồi một cơn bệnh đến, có bao nhiêu tiền của trong nhà dốc ra để chữa bệnh mà cũng không kịp. Cho nên người ta nói: “Tuổi trẻ thì vung sức khỏe ra kiếm tiền về già vung tiền ra mua lại sức khỏe”. Đời người là một vòng luẩn quẩn như thế mà cũng chẳng kịp. Cho nên khi người ta biết dành thời gian để lo phần rỗi linh hồn, để biết đến với Chúa là Đấng đã kêu gọi: “Những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con” (Mt 11,28). Họ sẽ nhận được sức mạnh từ bên trong để chiến thắng những vất vả, gian lao, những thử thách, rủi ro trong cuộc đời. Và như vậy, họ sẽ được thêm sức mạnh, không những đời này họ được cân bằng và được hưởng những thành quả, nhất là họ được hưởng sự sống đời đời. Khi mà nội tâm của mình bình an thì làm việc gì cũng nhẹ nhàng vui vẻ. Khi mà nội tâm của mình thanh thản thì gặp ai cũng cảm thấy vui vẻ nhẹ nhàng. Nhưng khi nội tâm của mình mất cân bằng, như Đức cố Hồng Y Fr.X. Nguyễn Văn Thuận nói: “Quá bận tâm con sẽ mất nội tâm”. Và khi mất nội tâm rồi thì “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Có nhiều gia đình khi đến bữa cơm (trời đánh tránh miếng ăn) cứ cằn nhằn, như vậy thì đâu có hạnh phúc, bởi vì dạ dày họ đói nhưng mà con tim của họ còn đói hơn và vì đói như vậy cho nên họ nghiến ngấu, cồn cào, họ nghiền nát những người thân. Dạ dày nghiền nát thức ăn thì tốt, vì nó tiêu hóa, nó đem lại sự sống cho cơ thể nhưng mà con tim nghiền nát những tình cảm bạn bè và người thân thì còn đâu là hạnh phúc. Vì vậy nội tâm chính là sức sống để người ta tìm thấy hạnh phúc trong gia đình mình, bình an trong cuộc sống. Và lời Chúa hứa “được gấp trăm ngay ở đời này và sự sống đời sau”.
Có nhiều khi, lời Thánh vịnh nói:
“Ky cóp mà chẳng hay ai sẽ hưởng dùng” (Tv 39,7)
Người ta vất vả cả đời “Ky cóp mà chẳng hay, ai sẽ hưởng dùng”?.
Rồi triết lý cuối cùng, cũng lời Thánh vịnh:
“Ba tấc đất mới thật là nhà” (Tv 49,12)
Đến phút cuối cùng chôn vùi dưới lòng đất thì mới chỉ “Ba tấc đất mới thật là nhà”. Rồi của cải ky cóp thì ai sẽ hưởng dùng đây? Trong khi triết lý của cuộc đời để tìm cho con người đạt tới ý nghĩa của sự sống, hạnh phúc trong đời người thì chính bản thân mình đánh mất. Nhiều khi chúng ta biết rằng đời sống nội tâm làm cho con người trở nên thuần thục và cảm hóa được người khác. Người ta bảo “khôn ngoan thì hiện nét mặt, què quặt hiện chân tay” Từ tinh thần hiện ra trong cuộc sống, cũng vậy, những gương mặt phúc hậu xuất phát từ những tấm lòng quảng đại từ tâm và như vậy những lời nói dễ đi vào lòng người. Một linh mục Ailen kể chuyện khi mẹ Teresa Calcutta đến thăm Ailen, mẹ chia sẻ với người nghèo về tình thương đối với họ và về tình thương của Thiên Chúa đối với con người. Rồi khi mẹ trở về, có một người tín hữu đã bỏ đạo khô khan lâu năm, được cha xứ khuyên nhủ nhiều mà cũng không trở lại. Nhưng khi mẹ Teresa vừa rời khỏi thì anh này điện thoại cho cha xứ và nói:
- “Thưa cha, con xin trở lại cùng Chúa”.
- Anh trở lại là nhờ vào điều gì vậy?
- Dạ thưa, nhờ mẹ Têrêsa Calcutta.
- Mẹ đã làm cách nào thế?
- Dạ, mẹ đã có lời khuyên.
- Mẹ khuyên anh thế nào?
- Mẹ nói: Con hãy trở lại với Chúa rồi Chúa chúc lành cho con.
- Trời! Tôi cũng đã từng khuyên anh như thế nhiều lần rồi mà.
- Dạ thưa, nhưng mẹ Têrêsa nói từ trong trái tim của mẹ.
Một đời sống nội tâm được biểu hiện trong từng cử chỉ, trong lời nói, nó sẽ có sức cảm hóa người khác. Cho nên một tấm lòng chân thành, một lời nói đơn sơ nhiều khi đem lại hạnh phúc cho gia đình như... cả bài diễn văn hùng hồn chả đánh động được ai. Do vậy, Chúa Giêsu dạy các tông đồ: “Các con hãy biệt riêng ra mà nghỉ ngơi một chút” (Mc 6,31). Chúa muốn cho các tông đồ sau những ngày vất vả mệt nhọc cho dù đó là công việc truyền giáo chính đáng và là sứ mệnh nhưng cũng cần có lúc “biệt riêng ra” để cầu nguyện, để tĩnh tâm, để suy tư. Và chính giờ tĩnh tâm cầu nguyện ấy sẽ làm cho các tông đồ được thêm mạnh sức tiếp tục đi chinh phục các linh hồn. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, những giờ phút chúng ta dâng cho Chúa thật là quan trọng biết bao:
- Quan trọng biết bao trong những giờ kinh tối sớm trong gia đình;
- Quan trọng biết bao trong những giờ suy niệm Lời Chúa;
- Quan trọng biết bao trong những thánh lễ chúng ta dâng lên Chúa, mồ hôi công lao vất vả, những ý nguyện cầu xin cho người thân, cho bạn bè xa gần, cho mọi kế hoạch tương lai hoạch định...
Tất cả những điều đó chúng ta dâng lên Chúa để Chúa chúc phúc cho để Chúa nâng đỡ cho. Thật là cần thiết biết bao những giờ phút trước Thánh Thể Chúa, cho dù đó là giờ im lặng nhưng là giờ tâm sự với Chúa, chúng ta lấy được sức mạnh nội tâm để tìm ra những triết lý khôn ngoan trong cuộc đời và tiến bước trong bình an của Chúa. Có biết bao những người không nhận ra chân lý này để rồi họ hối hả tự bản thân mình đánh mất mình, đánh mất cuộc sống của mình, đánh mất hạnh phúc của mình và chính bản thân họ chất thêm những ưu tư, lo lắng, buồn phiền trong cuộc đời.
Lạy Chúa,
Xin đừng để cho chúng con quá bận tâm mà mất nội tâm.
Xin giúp chúng con nhớ lời Chúa dạy hôm nay:
“Các con hãy biệt riêng ra, nghỉ ngơi một chút”.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
buổi sáng,
buổi tối,
dâng lên Chúa lời cầu nguyện và tạ ơn.
Hàng tuần chúng con biết “biệt riêng ra”:
để đến với Chúa trong thánh lễ,
để lắng nghe Lời Chúa
là ánh sáng,
là sự sống đời đời.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để dành cho anh em
những người nghèo
một đôi lời an ủi, khích lệ.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để dành thời gian cho Đức Kitô nghèo
một vài trang Kinh Thánh,
một vài trang sách đạo đức.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để suy niệm
như Đức Maria ghi nhớ tất cả mọi sự kiện
và suy niệm ở trong lòng.
Mỗi ngày chúng con biết “biệt riêng ra”:
để chúng con gặp được Chúa,
gặp được anh em.
Trong sự gặp gỡ, cảm thông ấy
chúng con nhân lên trong tình yêu thương,
và đạt tới sự sống đời đời,
trong Chúa là Đấng yêu thương,
trong Chúa là Đấng cùng chia sẻ
kiếp người, kiếp nghèo với chúng con. Amen.
Từ cơm bánh nuôi thân đến Thánh thể nuôi hồn
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
02:26 24/07/2009
Chúa Nhật 17 TN
Các môn đệ cũng đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải: đám đông dân chúng đang cần thức ăn, đang cần được cứu đói. Lấy đâu ra 200 đồng bạc (bằng bây giờ khoảng 20 triệu đồng) để mua bánh cho 5 ngàn người ăn đây. Và giả như có tiền đi nữa, thì có nhà hàng nào, quán ăn nào hay lò bánh mì nào phục vụ cho 5 ngàn phần ăn trong một lúc. Hơn nữa, cả 13 thầy trò và đám đông đang ở một nơi hoang vu hẻo lánh, mà trời thì lại sắp tối rồi. Xem ra không gian và thời gian chẳng ủng hộ các ngài tí nào. Chính vì thế các môn đệ đã tỏ ra hoàn toàn bất lực và tìm cách thoái thác: “Xin Thầy giải tán đám đông để họ tự vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”.
Thế nhưng ngay lúc các môn đệ tỏ ra lực bất tòng tâm, thì Chúa Giêsu đã xuất chiêu, và ra tay can thiệp. Nhưng trước hết Ngài đi bước trước khi kêu gọi sự liên đới và đóng góp của các môn đệ, dẫu sự đóng góp đó rất nhỏ bé và khiêm tốn: chỉ vỏn vẹn có 5 chiếc bánh và 2 con cá nhỏ, vốn chỉ là khẩu phần ăn của một em bé. Và sau đó Ngài đã dùng quyền năng của mình để làm cho 5 ngàn người được no thoả. Đây là một trong những phép lạ ngoạn mục nhất.
Tuy nhiên dưới cái nhìn của thánh Gioan, phép lạ này chỉ là dấu chỉ nhằm mục đích chuẩn bị dọn lòng cho dân chúng tin vào Phép lạ Thánh Thể mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện hiện sau này trong bữa Tiệc Ly. Nói cách khác, qua phép lạ đó, Chúa Giêsu muốn dẫn con người đi từ cơm bánh nuôi thân đến Thánh Thể nuôi hồn; từ của ăn vật chất đến lương thực thần linh. Bí tích Thánh Thể mới là phép lạ vĩ đại nhất, phép lạ của tình yêu. Với phép lạ này, Chúa Giêsu nuôi sống không phải chỉ 5000 người, mà là nuôi sống toàn thể nhân loại. Không phải chỉ là một thời cách đây 2000 năm, mà là mọi thời. Không phải chỉ là một nơi hoang địa xa xôi, mà là mọi nơi trên mặt đất này. Và trên hết không phải chỉ đem lại sự no thoả tạm thời cho nhu cầu thể xác, mà là đem lại sự sống thần thiêng, sự sống đời đời.
Vậy sứ điệp mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta là gì ? Sứ điệp đó là khi phải vất vả mưu sinh, để có lương thực nuôi thân, chúng ta không được phép sao lãng lương thực nuôi hồn, tức là tiếp nhận Chúa Giêsu Thánh thể mỗi ngày. Khi tiếp nhận Chúa Giêsu trong Thánh Thể, con người sẽ có được sự sống thần linh, sự sống dồi dào. Nhưng lương thực trường sinh mà chúng ta đón nhận trong Thánh Thể cũng là một cam kết. Cam kết phải sống thế nào để cuộc đời mà ta đang sống là bằng chứng đích thực nói lên sự hiện diện và tác động của Chúa trong con người mình, và để qua đó người khác nhận ra hình ảnh của Chúa nơi chúng ta.
Nguyện xin Thánh Thể Chúa Giêsu hoạt động và biến đổi con người và cuộc đời mỗi chúng ta thành dấu chứng của tình yêu và sức sống của Thiên Chúa đối với mọi người. Amen.
Các môn đệ cũng đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải: đám đông dân chúng đang cần thức ăn, đang cần được cứu đói. Lấy đâu ra 200 đồng bạc (bằng bây giờ khoảng 20 triệu đồng) để mua bánh cho 5 ngàn người ăn đây. Và giả như có tiền đi nữa, thì có nhà hàng nào, quán ăn nào hay lò bánh mì nào phục vụ cho 5 ngàn phần ăn trong một lúc. Hơn nữa, cả 13 thầy trò và đám đông đang ở một nơi hoang vu hẻo lánh, mà trời thì lại sắp tối rồi. Xem ra không gian và thời gian chẳng ủng hộ các ngài tí nào. Chính vì thế các môn đệ đã tỏ ra hoàn toàn bất lực và tìm cách thoái thác: “Xin Thầy giải tán đám đông để họ tự vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”.
Thế nhưng ngay lúc các môn đệ tỏ ra lực bất tòng tâm, thì Chúa Giêsu đã xuất chiêu, và ra tay can thiệp. Nhưng trước hết Ngài đi bước trước khi kêu gọi sự liên đới và đóng góp của các môn đệ, dẫu sự đóng góp đó rất nhỏ bé và khiêm tốn: chỉ vỏn vẹn có 5 chiếc bánh và 2 con cá nhỏ, vốn chỉ là khẩu phần ăn của một em bé. Và sau đó Ngài đã dùng quyền năng của mình để làm cho 5 ngàn người được no thoả. Đây là một trong những phép lạ ngoạn mục nhất.
Tuy nhiên dưới cái nhìn của thánh Gioan, phép lạ này chỉ là dấu chỉ nhằm mục đích chuẩn bị dọn lòng cho dân chúng tin vào Phép lạ Thánh Thể mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện hiện sau này trong bữa Tiệc Ly. Nói cách khác, qua phép lạ đó, Chúa Giêsu muốn dẫn con người đi từ cơm bánh nuôi thân đến Thánh Thể nuôi hồn; từ của ăn vật chất đến lương thực thần linh. Bí tích Thánh Thể mới là phép lạ vĩ đại nhất, phép lạ của tình yêu. Với phép lạ này, Chúa Giêsu nuôi sống không phải chỉ 5000 người, mà là nuôi sống toàn thể nhân loại. Không phải chỉ là một thời cách đây 2000 năm, mà là mọi thời. Không phải chỉ là một nơi hoang địa xa xôi, mà là mọi nơi trên mặt đất này. Và trên hết không phải chỉ đem lại sự no thoả tạm thời cho nhu cầu thể xác, mà là đem lại sự sống thần thiêng, sự sống đời đời.
Vậy sứ điệp mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta là gì ? Sứ điệp đó là khi phải vất vả mưu sinh, để có lương thực nuôi thân, chúng ta không được phép sao lãng lương thực nuôi hồn, tức là tiếp nhận Chúa Giêsu Thánh thể mỗi ngày. Khi tiếp nhận Chúa Giêsu trong Thánh Thể, con người sẽ có được sự sống thần linh, sự sống dồi dào. Nhưng lương thực trường sinh mà chúng ta đón nhận trong Thánh Thể cũng là một cam kết. Cam kết phải sống thế nào để cuộc đời mà ta đang sống là bằng chứng đích thực nói lên sự hiện diện và tác động của Chúa trong con người mình, và để qua đó người khác nhận ra hình ảnh của Chúa nơi chúng ta.
Nguyện xin Thánh Thể Chúa Giêsu hoạt động và biến đổi con người và cuộc đời mỗi chúng ta thành dấu chứng của tình yêu và sức sống của Thiên Chúa đối với mọi người. Amen.
Đạo thực dụng!
Anmai, CSsR
02:29 24/07/2009
CHÚA NHẬT 17 TN B (2 V 4,42-44; Ep 4, 1-6; Ga 6, 1-15)
Hôm ấy, Đức Giê-su ở lại với dân Sa-ma-ri-a hai ngày. Sau đó, Người về Ga-li-lê. Tại Ca-phác-na-um, Người chữa con của một sĩ quan (4,46-54). Theo Ga 5,1 thì Đức Giê-su lại quật lên Giê-su-sa-lem. Nhưng, như đã nói ở phần Nhập đề, có lẽ phải đọc chương VI trước chương V. Như vậy, sau khi chữa con của sĩ quan, Đức Giê-su “sang bên kia biển hồ” và làm phép lạ “bánh hóa nhiều” (Ga 6,1-15).
Trong sách Tin mừng thứ tư, đoạn văn Ga 6,1-15 này mở màn cho diễn từ về Bánh ban sự sống. Mục đích tác giả nhằm khi lấy lại những nét chính của 2 V 4,42-44 mà chúng ta vừa nghe. Đoạn sách ấy minh chứng rằng Đức Giê-su là vị Ngôn sứ lớn hơn ngôn sứ Ê-li-sa. Ngôn sứ Ê-li-sa dùng 20 chiếc bánh nuôi 100 người, còn Đức Giê-su dùng chỉ 5 chiếc bánh mà nuôi đến 5.000 người. Điều này tác giả nói rõ ở câu kết: thấy dấu lạ ấy, dân chúng nhận ra Đức Giê-su là Vị Ngôn sứ viết hoa, Đấng phải đến thế gian theo Đnl 18,18 tiên báo.
Phép lạ “hóa bánh ra nhiều” là phép lạ thứ tư trong bảy phép lạ thánh Gio-an tường thuật. Trình thuật ấy đóng vai trò quan trọng đối với thế hệ đầu tiên của Ki-tô giáo (Mc 6,35-44; 8,1-9; Mt 14,13-21; 15,32-38; Lc 9,10-17; 2 V 4,42-44). Với phép lạ này, Đức Giê-su chấm dứt sứ vụ của mình tại Ga-li-lê và dân Do-thái dứt khoát lựa chọn giữa tin và không tin. Có lẽ vì thế mà bốn sách Tin Mừng đều ghi lại và khá song song.
Người ta sống là nhờ bánh. Thì, cũng vậy, trên bình diện thiêng liêng, người ta sống là nhờ Lời của Đức Giê-su, và Mình Máu của Người. Điều đáng buồn là khi thấy Người quyền năng, dân chúng chỉ ước mong Người thực hiện những khát vọng trần thế. Nhưng cứu độ loài người không phải chỉ là phục hồi quốc gia hoặc tôn giáo của Ít-ra-en hoặc, nói chung, không bao giờ chỉ là vấn đề chính trị. Vì vậy Đức Giê-su không chịu đóng vai trò Vị Mê-si-a chính trị, để giải phóng quốc gia theo như dân Ít-ra-en ước muốn.
Vấn đề là con người không biết là vô tình hay hữu ý mà cứ lẫn lộn với việc Thiên Chúa cứu độ con người chứ không phải làm cho con người thoả mãn lòng muốn của họ. Thiên Chúa thì muốn cứu độ còn con người thì thực dụng. Với phép lạ hoá Bánh, bên dưới việc nhân bánh ấy chính là một sứ điệp Thiên Chúa muốn nói với con người rằng con người sống và được cứu nhờ vào Lời và Bánh ban sự sống. Vì ý Thiên Chúa khác ý của con người. Thiên Chúa đi xa hơn suy nghĩ thực dụng của con người.
Chúa Giêsu ngày hôm nay làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, bên dưới cái bánh ấy đó chính là lương thực nuôi hồn chứ không phải chỉ là nuôi cái xác nặng mấy chục cân của con người. Thoạt đầu, vì thấy dân chúng đói, Chúa Giêsu đã cho họ ăn để họ có thể vững bước tiếp trên con đường lữ thứ trần gian nhưng không ngờ. Chúa Giêsu biết tận cõi lòng sâu thẳm của họ nên Ngài đã lánh mặt sau khi họ muốn tôn vinh Chúa Giêsu lên làm vua. Thực chất, họ chẳng phải tôn vinh một vị Con Thiên Chúa Hằng Sống, họ chỉ tôn vinh những ai bảo đảm cuộc sống cho họ, họ chỉ tôn vinh những ai làm lợi cho họ mà thôi.
Tưởng chừng chuyện đây là chuyện ngày xưa nhưng ngày nay vẫn có.
Ở một vùng truyền giáo nọ, cha sở đau đầu nhức óc với chuyện “đạo gạo”. Ban đầu, khi đặt chân đến với cái vùng truyền giáo nghèo, Cha sở cũng như Chúa Giêsu vậy, Cha sở đã cố gắng hết sức của Ngài để nâng đỡ đời sống vật chất cho người nghèo. Thế nhưng, công cuộc truyền giáo của Ngài không đơn giản như Ngài nghĩ. Ngài thật đơn sơ, phải nói là có thể chua thêm một tí là đạo đức thánh thiện nữa vì lẽ ai đến với Ngài, Ngài cũng mở lòng ra như Chúa Giêsu ngày xưa mở lòng ra với đám đông đi theo Ngài đang đói vậy.
Đáng tiếc thay là thời gian sau đó, những ai thực dụng để đi theo đạo Chúa Kitô đã lòi ra. Những ai thành tâm tìm Chúa thật sự thì họ sống khác với những người thực dụng. Ban đầu, Cha sở ấy rất vui vẻ trong việc chia sẻ của ăn của nhiều tấm lòng thơm thảo nhưng giờ đây Ngài đã hiểu. Chuyện là sau những ngày dài lo lắng cho những người nghèo nhưng rồi số người tham dự Thánh Lễ cứ thưa dần và thưa dần. Đến một hôm, một người thường xuyên hay lui tới nhà thờ đã cho Ngài biết cái “tin dữ”. Cái “tin dữ” ấy là một số người trước đây vẫn thường xuyên lui tới nhà thờ vì có quà cáp từ tay cha sở nay lại không đi nữa. Họ nói thẳng là trước đây có nhận được quà nhưng nay thì không có qùa. Vì lý do không có quà thì họ không đi nữa.
Nghe đến đấy, lòng cha sở cũng như bổn đạo nhiệt thành cảm thấy nhoi nhói làm sao đấy. Hoá ra là sự chia sẻ của ăn, tấm lòng với người nghèo nay đã bị lạm dụng.
Còn nữa, chuyện là cha trước đây phục vụ ở giáo xứ kia nay đã chuyển đi phục vụ giáo xứ khác nhưng nhiều người vẫn còn nhắc về Ngài. Tưởng là nhắc chuyện gì kinh hoàng ghê gớm, nào ngờ là nhắc đến chuyện cha sở ấy đã “cho con cái này, cho con cái kia” !?!?!?
Mỗi khi vào gặp cha sở mới, họ đều “chặn họng” cha sở mới là: “Hồi trước cha … lo cho gia đình con, mỗi khi có quà đều nhớ đến gia đình con …” ! Nghe xong, cha sở đương nhiệm đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì lẽ nói ra thì đụng đến con chiên và đụng cả cha sở tiền nhiệm. Dù không nói ra nhưng trong lòng cha sở hiện tại nghĩ bụng: nếu được con chiên ấy chuyển về ở giáo xứ cha sở cũ cho xong chuyện vì lẽ cha sở cũ có khả năng lo cho con chiên ấy !
Đành biết là vì nghèo nên họ nại đến lòng thương xót của các vị chủ chăn. Thế nhưng, sự nại ấy vẫn còn phải chừa chỗ cho sự tế nhị và tình thương với chủ chăn chứ ! Họ quên rằng, cha sở cũng phải đi “gõ cửa” những tấm lòng quãng đại thì mới có thể chia sẻ cho họ được và họ cũng quên rằng đâu phải lúc nào cha sở cũng gặp được những tấm lòng thơm thảo. Đôi khi gặp những tấm lòng thơm thảo thích phô trương thì cha sở rất khổ với khoản tiền có được để về chia cho người nghèo. Họ cho một mà họ đi nói hai, ba, thậm chí mười … nhưng vì con cái của mình, cha sở nghèo đành phải chấp nhận để chia sẻ cho con cái.
Hình ảnh của một số “con chiên thực dụng” ấy chính là những người trong Tin mừng hôm nay. Ngày hôm nay, khi họ được no nê, họ tôn vinh Chúa Giêsu lên làm Vua nhưng rồi đến cái ngày chịu khổ hình thập giá trên núi Sọ ấy còn được ai ? Còn mấy người trong cái đoàn người được Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều hôm nay theo Chúa đến cuối cuộc đời ? Rõ ràng, những người ấy là những người theo Chúa một cách thực dụng, họ theo và họ tôn vinh khi Chúa cho họ được no nê cơm bánh, no nê thể xác. Thế nhưng, người theo Chúa thật và người mà Chúa cần thật đó là những người yêu và theo Chúa vô vị lợi, theo và yêu một cách dám liều mất mạng của mình.
Hình ảnh của những người theo đạo thực dụng ấy chắc có lẽ vẫn còn. Có thể người ấy chính là chúng ta chăng ? Thử kiểm điểm lại chúng ta đang theo Chúa ở mức độ nào ? Theo Chúa có thật lòng, thật con tim hay cũng chỉ lại lợi dụng và thực dụng. Nếu Chúa ban ơn lành cho ta, nếu Chúa cho ta gặp nhiều may mắn thì tin và tung hô to lắm và thậm chí còn bắt Chúa Giêsu làm vua nữa. Thế nhưng, mỗi khi cuộc đời ta gặp gian nan thử thách, ta có còn dám tôn vinh Chúa làm vua nữa hay không ?
Theo Chúa – theo đạo thật hay thực dụng hệ tại vào cõi lòng, hệ tại vào sự đáp trả của mỗi người chúng ta.
Hôm ấy, Đức Giê-su ở lại với dân Sa-ma-ri-a hai ngày. Sau đó, Người về Ga-li-lê. Tại Ca-phác-na-um, Người chữa con của một sĩ quan (4,46-54). Theo Ga 5,1 thì Đức Giê-su lại quật lên Giê-su-sa-lem. Nhưng, như đã nói ở phần Nhập đề, có lẽ phải đọc chương VI trước chương V. Như vậy, sau khi chữa con của sĩ quan, Đức Giê-su “sang bên kia biển hồ” và làm phép lạ “bánh hóa nhiều” (Ga 6,1-15).
Trong sách Tin mừng thứ tư, đoạn văn Ga 6,1-15 này mở màn cho diễn từ về Bánh ban sự sống. Mục đích tác giả nhằm khi lấy lại những nét chính của 2 V 4,42-44 mà chúng ta vừa nghe. Đoạn sách ấy minh chứng rằng Đức Giê-su là vị Ngôn sứ lớn hơn ngôn sứ Ê-li-sa. Ngôn sứ Ê-li-sa dùng 20 chiếc bánh nuôi 100 người, còn Đức Giê-su dùng chỉ 5 chiếc bánh mà nuôi đến 5.000 người. Điều này tác giả nói rõ ở câu kết: thấy dấu lạ ấy, dân chúng nhận ra Đức Giê-su là Vị Ngôn sứ viết hoa, Đấng phải đến thế gian theo Đnl 18,18 tiên báo.
Phép lạ “hóa bánh ra nhiều” là phép lạ thứ tư trong bảy phép lạ thánh Gio-an tường thuật. Trình thuật ấy đóng vai trò quan trọng đối với thế hệ đầu tiên của Ki-tô giáo (Mc 6,35-44; 8,1-9; Mt 14,13-21; 15,32-38; Lc 9,10-17; 2 V 4,42-44). Với phép lạ này, Đức Giê-su chấm dứt sứ vụ của mình tại Ga-li-lê và dân Do-thái dứt khoát lựa chọn giữa tin và không tin. Có lẽ vì thế mà bốn sách Tin Mừng đều ghi lại và khá song song.
Người ta sống là nhờ bánh. Thì, cũng vậy, trên bình diện thiêng liêng, người ta sống là nhờ Lời của Đức Giê-su, và Mình Máu của Người. Điều đáng buồn là khi thấy Người quyền năng, dân chúng chỉ ước mong Người thực hiện những khát vọng trần thế. Nhưng cứu độ loài người không phải chỉ là phục hồi quốc gia hoặc tôn giáo của Ít-ra-en hoặc, nói chung, không bao giờ chỉ là vấn đề chính trị. Vì vậy Đức Giê-su không chịu đóng vai trò Vị Mê-si-a chính trị, để giải phóng quốc gia theo như dân Ít-ra-en ước muốn.
Vấn đề là con người không biết là vô tình hay hữu ý mà cứ lẫn lộn với việc Thiên Chúa cứu độ con người chứ không phải làm cho con người thoả mãn lòng muốn của họ. Thiên Chúa thì muốn cứu độ còn con người thì thực dụng. Với phép lạ hoá Bánh, bên dưới việc nhân bánh ấy chính là một sứ điệp Thiên Chúa muốn nói với con người rằng con người sống và được cứu nhờ vào Lời và Bánh ban sự sống. Vì ý Thiên Chúa khác ý của con người. Thiên Chúa đi xa hơn suy nghĩ thực dụng của con người.
Chúa Giêsu ngày hôm nay làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, bên dưới cái bánh ấy đó chính là lương thực nuôi hồn chứ không phải chỉ là nuôi cái xác nặng mấy chục cân của con người. Thoạt đầu, vì thấy dân chúng đói, Chúa Giêsu đã cho họ ăn để họ có thể vững bước tiếp trên con đường lữ thứ trần gian nhưng không ngờ. Chúa Giêsu biết tận cõi lòng sâu thẳm của họ nên Ngài đã lánh mặt sau khi họ muốn tôn vinh Chúa Giêsu lên làm vua. Thực chất, họ chẳng phải tôn vinh một vị Con Thiên Chúa Hằng Sống, họ chỉ tôn vinh những ai bảo đảm cuộc sống cho họ, họ chỉ tôn vinh những ai làm lợi cho họ mà thôi.
Tưởng chừng chuyện đây là chuyện ngày xưa nhưng ngày nay vẫn có.
Ở một vùng truyền giáo nọ, cha sở đau đầu nhức óc với chuyện “đạo gạo”. Ban đầu, khi đặt chân đến với cái vùng truyền giáo nghèo, Cha sở cũng như Chúa Giêsu vậy, Cha sở đã cố gắng hết sức của Ngài để nâng đỡ đời sống vật chất cho người nghèo. Thế nhưng, công cuộc truyền giáo của Ngài không đơn giản như Ngài nghĩ. Ngài thật đơn sơ, phải nói là có thể chua thêm một tí là đạo đức thánh thiện nữa vì lẽ ai đến với Ngài, Ngài cũng mở lòng ra như Chúa Giêsu ngày xưa mở lòng ra với đám đông đi theo Ngài đang đói vậy.
Đáng tiếc thay là thời gian sau đó, những ai thực dụng để đi theo đạo Chúa Kitô đã lòi ra. Những ai thành tâm tìm Chúa thật sự thì họ sống khác với những người thực dụng. Ban đầu, Cha sở ấy rất vui vẻ trong việc chia sẻ của ăn của nhiều tấm lòng thơm thảo nhưng giờ đây Ngài đã hiểu. Chuyện là sau những ngày dài lo lắng cho những người nghèo nhưng rồi số người tham dự Thánh Lễ cứ thưa dần và thưa dần. Đến một hôm, một người thường xuyên hay lui tới nhà thờ đã cho Ngài biết cái “tin dữ”. Cái “tin dữ” ấy là một số người trước đây vẫn thường xuyên lui tới nhà thờ vì có quà cáp từ tay cha sở nay lại không đi nữa. Họ nói thẳng là trước đây có nhận được quà nhưng nay thì không có qùa. Vì lý do không có quà thì họ không đi nữa.
Nghe đến đấy, lòng cha sở cũng như bổn đạo nhiệt thành cảm thấy nhoi nhói làm sao đấy. Hoá ra là sự chia sẻ của ăn, tấm lòng với người nghèo nay đã bị lạm dụng.
Còn nữa, chuyện là cha trước đây phục vụ ở giáo xứ kia nay đã chuyển đi phục vụ giáo xứ khác nhưng nhiều người vẫn còn nhắc về Ngài. Tưởng là nhắc chuyện gì kinh hoàng ghê gớm, nào ngờ là nhắc đến chuyện cha sở ấy đã “cho con cái này, cho con cái kia” !?!?!?
Mỗi khi vào gặp cha sở mới, họ đều “chặn họng” cha sở mới là: “Hồi trước cha … lo cho gia đình con, mỗi khi có quà đều nhớ đến gia đình con …” ! Nghe xong, cha sở đương nhiệm đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì lẽ nói ra thì đụng đến con chiên và đụng cả cha sở tiền nhiệm. Dù không nói ra nhưng trong lòng cha sở hiện tại nghĩ bụng: nếu được con chiên ấy chuyển về ở giáo xứ cha sở cũ cho xong chuyện vì lẽ cha sở cũ có khả năng lo cho con chiên ấy !
Đành biết là vì nghèo nên họ nại đến lòng thương xót của các vị chủ chăn. Thế nhưng, sự nại ấy vẫn còn phải chừa chỗ cho sự tế nhị và tình thương với chủ chăn chứ ! Họ quên rằng, cha sở cũng phải đi “gõ cửa” những tấm lòng quãng đại thì mới có thể chia sẻ cho họ được và họ cũng quên rằng đâu phải lúc nào cha sở cũng gặp được những tấm lòng thơm thảo. Đôi khi gặp những tấm lòng thơm thảo thích phô trương thì cha sở rất khổ với khoản tiền có được để về chia cho người nghèo. Họ cho một mà họ đi nói hai, ba, thậm chí mười … nhưng vì con cái của mình, cha sở nghèo đành phải chấp nhận để chia sẻ cho con cái.
Hình ảnh của một số “con chiên thực dụng” ấy chính là những người trong Tin mừng hôm nay. Ngày hôm nay, khi họ được no nê, họ tôn vinh Chúa Giêsu lên làm Vua nhưng rồi đến cái ngày chịu khổ hình thập giá trên núi Sọ ấy còn được ai ? Còn mấy người trong cái đoàn người được Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều hôm nay theo Chúa đến cuối cuộc đời ? Rõ ràng, những người ấy là những người theo Chúa một cách thực dụng, họ theo và họ tôn vinh khi Chúa cho họ được no nê cơm bánh, no nê thể xác. Thế nhưng, người theo Chúa thật và người mà Chúa cần thật đó là những người yêu và theo Chúa vô vị lợi, theo và yêu một cách dám liều mất mạng của mình.
Hình ảnh của những người theo đạo thực dụng ấy chắc có lẽ vẫn còn. Có thể người ấy chính là chúng ta chăng ? Thử kiểm điểm lại chúng ta đang theo Chúa ở mức độ nào ? Theo Chúa có thật lòng, thật con tim hay cũng chỉ lại lợi dụng và thực dụng. Nếu Chúa ban ơn lành cho ta, nếu Chúa cho ta gặp nhiều may mắn thì tin và tung hô to lắm và thậm chí còn bắt Chúa Giêsu làm vua nữa. Thế nhưng, mỗi khi cuộc đời ta gặp gian nan thử thách, ta có còn dám tôn vinh Chúa làm vua nữa hay không ?
Theo Chúa – theo đạo thật hay thực dụng hệ tại vào cõi lòng, hệ tại vào sự đáp trả của mỗi người chúng ta.
Hãy đến mà ăn bánh sự sống
Lm. Jude Siciliano, OP
02:34 24/07/2009
Chúa Nhật 17 thường niên (B) (2V 4:42-44; Tv 145; Ep 4:1-6; Ga 6:1-15)
Thử đặt chúng ta vào vai quần chúng trong khung cảnh của bài Phúc âm hôm nay, và có đoán ra được những thắc mắc của họ sau phép lạ bánh hóa ra nhiều không? Họ đói thật, nhưng họ cũng cần được xoa dịu vì những bận bịu của đời sống vật chất của họ. Dân chúng lúc đó đang còn sống dưới ách nô lệ của đế quốc La Mã. Thánh Gioan nhắn đến ngày lễ Vượt Qua là lúc dân Israel sống dưới ách nô lệ của Ai Cập. Thiên Chúa gọi Mô-sê cứu họ thoát ách nô lệ, Ngài cho họ của ăn trong sa mạc và đưa họ đến phần đất tự do. Mô-sê hứa là Thiên Chúa sẽ gọi đến cho họ một tiên tri như ông (Đnl 18:15).
Đám quần chúng theo Chúa Giêsu ngày hôm đó ao ước được thấy lời hứa của Mô-sê thực hiện. Họ mong đợi không những là một tiên tri khác, mà phải là một Tiên Tri đặc biệt. Vì thế họ tự hỏi liệu Chúa Giêsu có phải là vị Tiên Tri đặc biệt đó không? Có phải đó là vị Tiên Tri để đưa họ đến bữa tiệc cuối cùng, khi Thiên Chúa thắng quyền lực trần gian và đưa họ đến nơi an nghỉ, ăn uống, hỷ hoan đấy không?
Qua câu chuyện trên, Thánh Gioan muốn người đọc Phúc âm thấy được Thiên Chúa đang thực hiện lời hứa của Mô-sê. Hãy để ý Thánh Gioan nhắc đến lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu cũng như Mô-sê, đều cùng lên núi, và Ngài làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám dân chúng đông đảo theo Ngài. Cũng như tiên tri Ê-li-sa, trong bài đọc 1, Chúa Giêsu làm bánh lúa mạch; là bánh của người nghèo; hóa nhiều để nuôi đám dân chúng. Bài Phúc âm nói đến những người nghèo đang cần sự chú ý của chúng ta, nếu chúng ta là những người theo Chúa Giêsu.
Chúng ta cũng nên để ý Thánh Gioan liên kết giữa phép lạ bánh hóa nhiều với bí tích Thánh Thể, bằng cách dùng lời văn quen thuộc của các Kitô hữu sử dụng trong phụng vụ khi họ hội họp nhau. Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn” rồi phân phát cho những người ngồi đó. Sau khi mọi người ăn đầy đủ, Người bảo các môn đệ đi thu những miếng bánh thừa. Từ ngữ trong bản gốc là “miếng bánh vụn”, đó cũng là từ diễn tả bánh của phép Thánh Thể. (trong phúc âm tuần tới, Thánh Gioan sẽ nói nhiều hơn về phép Thánh Thể trong đoạn 6,33. “Bánh từ trời xuống, đem lại sự sống cho thế gian”)
Còn một cách “tụ họp” khác nữa vào lúc Chúa làm phép bánh hóa nhiều đó là trong phụng vụ hôm nay. Cũng như đám dân chúng trước kia, chúng ta đến từ nhiều nơi khác nhau, có nguồn gốc khác nhau. Nói chung chúng ta khác nhau trong sự thiếu thốn, và đang tản mác khắp nơi trong những mảnh vụn cuộc đời khác nhau vì tội lỗi, vì sai lầm trong lựa chọn, thiếu hiểu biết. Và hơn nữa, chúng ta từ các giáo xứ khác nhau đến, giáo xứ giàu hay nghèo, cùng một cộng đoàn hay bởi nhiều cộng đoàn khác nhau, chúng ta nói những thứ tiếng khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau, giới tính khác nhau, thành phần chính trị khác nhau, giáo dục khác nhau, dân tộc khác nhau, người có gia đình, người độc thân v.v… Ai có thể thu hút chúng ta lại thành một cộng đoàn. Ai, nếu không phải là Chúa Kitô, Đấng có thể cho chúng ta của ăn và “tụ họp chúng ta lại với nhau”? Thư thánh Phaolo hôm nay nhắc chúng ta “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất”. Bằng cách sống khiêm tốn, với tấm lòng rộng mở chịu đựng và yêu mến nhau. Chúng ta là những mảnh vụn ráp lại với nhau hôm nay để nghe Lời Chúa, và lãnh nhận phép Thánh Thể nhờ đó sẽ thay đổi tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta liên kết với nhau mật thiết hơn.
Chúng Giêsu cùng dùng bữa hôm đó với nhiều người không phân biệt giai cấp. Mỗi khi chúng ta mừng lễ sinh nhật của ai, hoặc ngày lễ nào đó, chúng ta cố gắng tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. và mời những người thân thuộc trong gia đình ăn những món đặc biệt mà ông bà cha mẹ đã dạy. Có người thường nói “đây là món ăn đặc biệt mẹ tôi thường làm mỗi khi có lễ sinh nhật, xin mời các bạn thử xem”. Hôm nay Chúng Giêsu cũng làm như vậy. Ngài ăn bữa tiệc với những người không cùng máu mủ với Ngài. Nhưng mọi người đều ăn chung một bữa với nhau, ai cũng như ai, và có thể trở nên một đại gia đình, gia đình của Chúa Giêsu. Đó là bữa Tiệc Thánh chúng ta được mời đến ăn và uống lương thực Thiên Chúa ban cho chúng ta từ trên núi này.
Hãy trở lại câu hỏi lúc đầu: Anh chị em có thể tự đặt mình vào hoàn cảnh những người được Chúa Giêsu cho ăn trên núi không? Và chúng ta có cảm nhận như họ đã nghĩ là mọi việc phải chăng đã đến hồi viên mãn? Vì sao chúng ta lại không để Chúa Kitô đến hôm nay và viết câu cuối cùng của lịch sử: không còn chiến tranh nữa, không còn đói khát nữa, không còn tranh chấp với nhau nữa, không còn bạo động và bất công nữa? Mỗi người trong chúng ta đều ao ước thấy được ngày chúng ta sẽ thở được một hơi nhẹ nhàng và nói “Thật rồi, mọi sự đã được hoàn tất! Thiên Chúng đã vinh quang, và đã xoa dịu mọi giọt nước mắt!”
Câu chuyện bánh hóa ra nhiều đều có trong bốn Phúc âm, đó là dấu chỉ về ý nghĩa quan trọng của câu chuyện cho các Kitô Hữu đầu tiên. Mỗi Phúc âm tường thuật câu chuyện một cách khác nhau. Nhưng chuyện gì đã xảy ra ngày hôm ấy, không phải là điều quan trọng. Trái lại, các thánh sử viết phúc âm muốn chúng ta tự vấn là “câu chuyện đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày hôm nay?” Khi nghe Phúc âm thánh Gioan hôm nay chúng ta thấy như thế nào. Chúng ta hãy đọc kỹ lại. Câu chuyện có hình ảnh và chi tiết nhiều hơn trong sách Tin Mừng Nhất Lãm làm cho chúng ta suy nghĩ. Trong đó Thánh Gioan nói nhiều đến Thánh Kinh Do Thái, nhắc lại cách Thiên Chúa nuôi dẫn họ qua sa mạc. Nhờ vậy sẽ giúp chúng ta suy niệm được nhiều hơn.
Anh chị em có thấy được vai trò của Chúa Giêsu trong câu chuyện của Phúc âm Thánh Gioan không? Trong đó Chúa Giêsu là nhân vật chính của bữa ăn trên sườn núi xa cách làng mạc. Ngài điều khiển mọi việc. Mặc dù Ngài hỏi ông Phi-líp-phê “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Thánh Gioan cho chúng ta biết ngay là Chúa Giêsu biết trước Ngài sẽ làm gì. Trong Tin Mừng Nhất Lãm viết: các môn đệ phát bánh, còn trong Phúc âm Thánh Gioan chính Chúa Giêsu phân phát bánh. Đúng thế, Ngài là người chủ tiệc, Đấng mà chúng ta tin tưởng. Ngài biết chúng ta đói khát thế nào, và chính Ngài đem của ăn đến trong mỗi bước đường đời của chúng ta, cho đến ngày cuối cùng là chúng ta về đến quê nhà bình an.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Thử đặt chúng ta vào vai quần chúng trong khung cảnh của bài Phúc âm hôm nay, và có đoán ra được những thắc mắc của họ sau phép lạ bánh hóa ra nhiều không? Họ đói thật, nhưng họ cũng cần được xoa dịu vì những bận bịu của đời sống vật chất của họ. Dân chúng lúc đó đang còn sống dưới ách nô lệ của đế quốc La Mã. Thánh Gioan nhắn đến ngày lễ Vượt Qua là lúc dân Israel sống dưới ách nô lệ của Ai Cập. Thiên Chúa gọi Mô-sê cứu họ thoát ách nô lệ, Ngài cho họ của ăn trong sa mạc và đưa họ đến phần đất tự do. Mô-sê hứa là Thiên Chúa sẽ gọi đến cho họ một tiên tri như ông (Đnl 18:15).
Đám quần chúng theo Chúa Giêsu ngày hôm đó ao ước được thấy lời hứa của Mô-sê thực hiện. Họ mong đợi không những là một tiên tri khác, mà phải là một Tiên Tri đặc biệt. Vì thế họ tự hỏi liệu Chúa Giêsu có phải là vị Tiên Tri đặc biệt đó không? Có phải đó là vị Tiên Tri để đưa họ đến bữa tiệc cuối cùng, khi Thiên Chúa thắng quyền lực trần gian và đưa họ đến nơi an nghỉ, ăn uống, hỷ hoan đấy không?
Qua câu chuyện trên, Thánh Gioan muốn người đọc Phúc âm thấy được Thiên Chúa đang thực hiện lời hứa của Mô-sê. Hãy để ý Thánh Gioan nhắc đến lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu cũng như Mô-sê, đều cùng lên núi, và Ngài làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám dân chúng đông đảo theo Ngài. Cũng như tiên tri Ê-li-sa, trong bài đọc 1, Chúa Giêsu làm bánh lúa mạch; là bánh của người nghèo; hóa nhiều để nuôi đám dân chúng. Bài Phúc âm nói đến những người nghèo đang cần sự chú ý của chúng ta, nếu chúng ta là những người theo Chúa Giêsu.
Chúng ta cũng nên để ý Thánh Gioan liên kết giữa phép lạ bánh hóa nhiều với bí tích Thánh Thể, bằng cách dùng lời văn quen thuộc của các Kitô hữu sử dụng trong phụng vụ khi họ hội họp nhau. Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn” rồi phân phát cho những người ngồi đó. Sau khi mọi người ăn đầy đủ, Người bảo các môn đệ đi thu những miếng bánh thừa. Từ ngữ trong bản gốc là “miếng bánh vụn”, đó cũng là từ diễn tả bánh của phép Thánh Thể. (trong phúc âm tuần tới, Thánh Gioan sẽ nói nhiều hơn về phép Thánh Thể trong đoạn 6,33. “Bánh từ trời xuống, đem lại sự sống cho thế gian”)
Còn một cách “tụ họp” khác nữa vào lúc Chúa làm phép bánh hóa nhiều đó là trong phụng vụ hôm nay. Cũng như đám dân chúng trước kia, chúng ta đến từ nhiều nơi khác nhau, có nguồn gốc khác nhau. Nói chung chúng ta khác nhau trong sự thiếu thốn, và đang tản mác khắp nơi trong những mảnh vụn cuộc đời khác nhau vì tội lỗi, vì sai lầm trong lựa chọn, thiếu hiểu biết. Và hơn nữa, chúng ta từ các giáo xứ khác nhau đến, giáo xứ giàu hay nghèo, cùng một cộng đoàn hay bởi nhiều cộng đoàn khác nhau, chúng ta nói những thứ tiếng khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau, giới tính khác nhau, thành phần chính trị khác nhau, giáo dục khác nhau, dân tộc khác nhau, người có gia đình, người độc thân v.v… Ai có thể thu hút chúng ta lại thành một cộng đoàn. Ai, nếu không phải là Chúa Kitô, Đấng có thể cho chúng ta của ăn và “tụ họp chúng ta lại với nhau”? Thư thánh Phaolo hôm nay nhắc chúng ta “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất”. Bằng cách sống khiêm tốn, với tấm lòng rộng mở chịu đựng và yêu mến nhau. Chúng ta là những mảnh vụn ráp lại với nhau hôm nay để nghe Lời Chúa, và lãnh nhận phép Thánh Thể nhờ đó sẽ thay đổi tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta liên kết với nhau mật thiết hơn.
Chúng Giêsu cùng dùng bữa hôm đó với nhiều người không phân biệt giai cấp. Mỗi khi chúng ta mừng lễ sinh nhật của ai, hoặc ngày lễ nào đó, chúng ta cố gắng tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. và mời những người thân thuộc trong gia đình ăn những món đặc biệt mà ông bà cha mẹ đã dạy. Có người thường nói “đây là món ăn đặc biệt mẹ tôi thường làm mỗi khi có lễ sinh nhật, xin mời các bạn thử xem”. Hôm nay Chúng Giêsu cũng làm như vậy. Ngài ăn bữa tiệc với những người không cùng máu mủ với Ngài. Nhưng mọi người đều ăn chung một bữa với nhau, ai cũng như ai, và có thể trở nên một đại gia đình, gia đình của Chúa Giêsu. Đó là bữa Tiệc Thánh chúng ta được mời đến ăn và uống lương thực Thiên Chúa ban cho chúng ta từ trên núi này.
Hãy trở lại câu hỏi lúc đầu: Anh chị em có thể tự đặt mình vào hoàn cảnh những người được Chúa Giêsu cho ăn trên núi không? Và chúng ta có cảm nhận như họ đã nghĩ là mọi việc phải chăng đã đến hồi viên mãn? Vì sao chúng ta lại không để Chúa Kitô đến hôm nay và viết câu cuối cùng của lịch sử: không còn chiến tranh nữa, không còn đói khát nữa, không còn tranh chấp với nhau nữa, không còn bạo động và bất công nữa? Mỗi người trong chúng ta đều ao ước thấy được ngày chúng ta sẽ thở được một hơi nhẹ nhàng và nói “Thật rồi, mọi sự đã được hoàn tất! Thiên Chúng đã vinh quang, và đã xoa dịu mọi giọt nước mắt!”
Câu chuyện bánh hóa ra nhiều đều có trong bốn Phúc âm, đó là dấu chỉ về ý nghĩa quan trọng của câu chuyện cho các Kitô Hữu đầu tiên. Mỗi Phúc âm tường thuật câu chuyện một cách khác nhau. Nhưng chuyện gì đã xảy ra ngày hôm ấy, không phải là điều quan trọng. Trái lại, các thánh sử viết phúc âm muốn chúng ta tự vấn là “câu chuyện đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày hôm nay?” Khi nghe Phúc âm thánh Gioan hôm nay chúng ta thấy như thế nào. Chúng ta hãy đọc kỹ lại. Câu chuyện có hình ảnh và chi tiết nhiều hơn trong sách Tin Mừng Nhất Lãm làm cho chúng ta suy nghĩ. Trong đó Thánh Gioan nói nhiều đến Thánh Kinh Do Thái, nhắc lại cách Thiên Chúa nuôi dẫn họ qua sa mạc. Nhờ vậy sẽ giúp chúng ta suy niệm được nhiều hơn.
Anh chị em có thấy được vai trò của Chúa Giêsu trong câu chuyện của Phúc âm Thánh Gioan không? Trong đó Chúa Giêsu là nhân vật chính của bữa ăn trên sườn núi xa cách làng mạc. Ngài điều khiển mọi việc. Mặc dù Ngài hỏi ông Phi-líp-phê “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Thánh Gioan cho chúng ta biết ngay là Chúa Giêsu biết trước Ngài sẽ làm gì. Trong Tin Mừng Nhất Lãm viết: các môn đệ phát bánh, còn trong Phúc âm Thánh Gioan chính Chúa Giêsu phân phát bánh. Đúng thế, Ngài là người chủ tiệc, Đấng mà chúng ta tin tưởng. Ngài biết chúng ta đói khát thế nào, và chính Ngài đem của ăn đến trong mỗi bước đường đời của chúng ta, cho đến ngày cuối cùng là chúng ta về đến quê nhà bình an.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Đã yêu thì đừng quá tính toán, hãy làm ngay những gì trong tầm tay
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:36 24/07/2009
Chúa Nhật 17 thường niên (B) (2V 4:42-44; Tv 145; Ep 4:1-6; Ga 6:1-15)
Tình cảnh nhân loại từ xưa đến nay nhìn chung thật hiếm có thời kỳ lâu dài được sống trong an bình hạnh phúc. Con người càng phát triển thì nhu cầu càng cao và càng thêm nhiều. Kiếm được một lúc nào đó nhân loại trên trái đất này thoả mãn được nguyên chỉ các nhu cầu sinh tồn căn bản như ăn uống mà thôi thì cũng là khó thấy. Ngay cả đến hôm nay khi mà nền khoa học công nghệ phát triển phải nói là rất cao thì vẫn còn đó hằng trăm triệu người ở Á châu, đặc biệt ở Châu lục đen đang phải chịu cảnh thiếu thốn lương thực. Có thể nói ngày nay, người ta chết vì đói thì ít những chết vì thiếu ăn hay thiếu dinh dưỡng thì dường như không thống kê được. Bên cạnh những thiên tai, thì nhân hoạ vẫn đang rình rập con người mọi lúc mọi nơi. Nào là lũ lụt, sóng thần, nào là động đất, hạn hán, nào là khủng bố, chiến tranh…Khói lữa súng đạn đang lan tràn đó đây là một minh chứng. Chuyện khích bác, doạ dẫm nhau bằng vũ khí hạt nhân cũng vẫn chưa ngừng. Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên đã từng cảnh báo nhiều nước lân bang rằng nếu bị tấn công phủ đầu thì sẽ xảy ra chiến tranh huỷ diệt tức là sẽ có chuyện sử dụng vũ khí hạt nhân. Tai ương, hoạn nạn như đang rình rập chúng ta từng ngày. Người nghèo khổ luôn có đó quanh ta. Cảnh khổ đau như là chuyện cơm bữa của các chương trình thời sự trên truyền hình.
Bài đọc thứ nhất trích sách các Vua tường thuật một nạn đói đang xảy ra tại xứ Ghingan. Đã là nạn đói thì số người khốn khổ là con số rất lớn. Quý ông bà lớn tuổi dân Việt hẳn có kinh nghiệm nào đó về nạn đói năm 1945 ( Ất Dậu ) trên quên hương đất nước chúng ta. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng qua các tài liệu ghi chép, kẻ hậu sinh cũng hình dung được phần nào cái cảnh người chết dọc đường như rạ, đến nỗi ngay cái chuyện đào hố để chôn cũng lắm vất vả. Rồi đến chuyện phải ăn thịt đồng loại để sống cũng khiến thế hệ hôm nay dù khó tưởng tượng nhưng vẫn là sự thật.
Trước bao cảnh khổ ấy của đồng loại, chúng ta, Kitô hữu, những người theo đạo của tình yêu, của bác ái, ai ai cũng có thể động lòng xót thương. Thế nhưng, chúng ta cũng rất có thể có thái độ như người hầu của tiên tri Êlisêu “ Có được chỉ hai mươi chiếc bánh lúa mạch làm sao có thể phát cho cả trăm người ăn đây”, hay như Philipphê: “ Có mua hai trăm bạc bánh ( khoảng trên dưới mười triệu đồng Việt Nam ) cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Ngài Philipphê tính toán quả không sai. Với năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ thì muời triệu tiền cũng bánh chẳng thấm vào đâu. Các Tin mừng nhất Lãm còn cho ta hay rằng có tông đồ lại hiến kế kiểu phủi tay: Thôi, ta giải tán để họ vào làng mà mua thức ăn ( x.Mt 14,15; Mc 6,36; Lc 9,12 ). Một diệu kế rất mang tính kinh tế. Tuy nhiên, đằng sau nó vẫn là một tấm lòng đầy tính toán và dĩ nhiên nó bộc lộ sự hẹp hòi của con tim.
“Phát cho họ ăn đi”. Elisêu khẳng khái với người hầu cách không do dự. Còn Chúa Giêsu thì dứt khoát: “Các con hãy cho họ ăn đi”. Đã yêu thì đừng tính toán. Đã yêu thì hãy làm ngay những gì trong tầm tay của mình. Tình yêu không hệ tại ở số lượng. Chúng ta vốn quen với câu chuyện bà goá nghèo trong Tin Mừng. Dù với hai xu nhỏ nhưng hơn cả trăm triệu đồng của những người giàu có, khi họ chỉ trao dâng cái phần thừa thải của mình, còn bà thì thực hiện nghĩa cử yêu thương bằng cả sự sống còn của mình ( x. Lc 21,1-4; Mc 12,41-44 ).
Quả thật, rất nhiều lần trước cảnh tình khốn khổ của tha nhân, chúng ta viện cớ là làm không xuể, làm như muối bỏ biển, nên đã thoái thác nghĩa vụ yêu thương như lời Chúa chỉ dạy. Ma quỷ có thừa xảo kế tinh ranh. Chúng đâu có cám dỗ chúng ta không thương yêu tha nhân, nhưng lại gieo vào tâm trí chúng ta sự tính toán về kết quả. Ai lại không mong việc làm của mình có kết quả, nhất là những việc tốt, những nghĩa cử yêu thương ? Khi cám dỗ ta về viễn cảnh không như ý, đó là dù ta có cố sức đến bao nhiêu cũng chẳng giải quyết được sự gì, thì ma quỷ đã thành công nhiều lần, khi khiến chúng ta chần chừ, ngần ngại dấn thân. Và từ sự ngần ngại, lần lữa chúng ta đã nhiều lần bỏ qua nhiều dịp để sống yêu thương.
Là Thiên Chúa, với quyền năng cao cả, Chúa Giêsu có thể làm từ không ra có. Ngài có thể cho bánh từ trời xuống nuôi dân, hoặc biến sỏi đá thành cơm bánh. Thế nhưng, Chúa lại muốn cần đến năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ của một em bé lúc bấy giờ để rồi giáng phúc thi ân cho cả gần mười ngàn người hôm ấy. Khi nhận lấy phần cá, bánh nhỏ bé ấy không phải Chúa cần bao nhiêu phần trăm phần góp của chúng ta cho bằng sự dấn thân của ta trong tình yêu. Khi nhận lấy năm chiếc bánh và hai con cá từ tay em bé, Chúa Giêsu minh định với chúng rằng đã yêu thì đừng quá tính toán.
“Ăn - cho, buôn - so”. Đã có tính toán, so đo thì thật khó sống yêu thương. Đợi cho đầy đủ các tiện nghi rồi mới phục vụ thì không còn là phục vụ. Đợi cho đầy đủ tiền, có cơ sở vật chất hay đủ phương tiện rồi mới sống quảng đại với đàn chiên thì chưa phải là mục tử. Đợi cho dư dã rồi mới làm việc bác ái yêu thương thì còn gì là yêu thương bác ái. Dù rằng cần biết sống khôn ngoan và thận trọng, nhưng đã yêu thì phải chấp nhận “liều”một cách nào đó. “Một con én không làm nên mùa xuân”. Đây là một lời nhận định thiết thực, cũng có thể là một lời khuyên khôn ngoan, nhưng rất có thể là một chước cám dỗ tinh tế của thần dữ. Xin đừng quên rằng sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng con chim én nhỏ.
Người nghèo luôn ở bên ta. Cảnh khốn khổ của đồng loại vẫn nhan nhãn trước mắt chúng ta. Nguyên nhân của sự nghèo đói, cảnh khốn cùng hiện nay chủ yếu là do bạo quyền, nạn bất công, sự gian dối. Lời mời gọi yêu thương, dấn thân chia sẻ đang tha thiết ngõ với chúng ta: “Chúng tôi rất cần tình yêu của bạn, của ông bà, anh chị…”. Đã yêu, xin đừng quá tính toán. Hãy làm những gì có thể trong tầm tay, ngay hôm nay. Với cả con tim, với sự dấn thân hết mình thì một nghĩa cử yêu thương dù nhỏ bé, bình thường cũng có thể gặt hái kết quả phi thường và to lớn. Một chân lý ngàn đời: Đấng là Tình Yêu và cũng là Đấng mà không có sự gì là không thể, luôn đồng hành với người biết yêu thương cách không tính toán.
Tình cảnh nhân loại từ xưa đến nay nhìn chung thật hiếm có thời kỳ lâu dài được sống trong an bình hạnh phúc. Con người càng phát triển thì nhu cầu càng cao và càng thêm nhiều. Kiếm được một lúc nào đó nhân loại trên trái đất này thoả mãn được nguyên chỉ các nhu cầu sinh tồn căn bản như ăn uống mà thôi thì cũng là khó thấy. Ngay cả đến hôm nay khi mà nền khoa học công nghệ phát triển phải nói là rất cao thì vẫn còn đó hằng trăm triệu người ở Á châu, đặc biệt ở Châu lục đen đang phải chịu cảnh thiếu thốn lương thực. Có thể nói ngày nay, người ta chết vì đói thì ít những chết vì thiếu ăn hay thiếu dinh dưỡng thì dường như không thống kê được. Bên cạnh những thiên tai, thì nhân hoạ vẫn đang rình rập con người mọi lúc mọi nơi. Nào là lũ lụt, sóng thần, nào là động đất, hạn hán, nào là khủng bố, chiến tranh…Khói lữa súng đạn đang lan tràn đó đây là một minh chứng. Chuyện khích bác, doạ dẫm nhau bằng vũ khí hạt nhân cũng vẫn chưa ngừng. Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên đã từng cảnh báo nhiều nước lân bang rằng nếu bị tấn công phủ đầu thì sẽ xảy ra chiến tranh huỷ diệt tức là sẽ có chuyện sử dụng vũ khí hạt nhân. Tai ương, hoạn nạn như đang rình rập chúng ta từng ngày. Người nghèo khổ luôn có đó quanh ta. Cảnh khổ đau như là chuyện cơm bữa của các chương trình thời sự trên truyền hình.
Bài đọc thứ nhất trích sách các Vua tường thuật một nạn đói đang xảy ra tại xứ Ghingan. Đã là nạn đói thì số người khốn khổ là con số rất lớn. Quý ông bà lớn tuổi dân Việt hẳn có kinh nghiệm nào đó về nạn đói năm 1945 ( Ất Dậu ) trên quên hương đất nước chúng ta. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng qua các tài liệu ghi chép, kẻ hậu sinh cũng hình dung được phần nào cái cảnh người chết dọc đường như rạ, đến nỗi ngay cái chuyện đào hố để chôn cũng lắm vất vả. Rồi đến chuyện phải ăn thịt đồng loại để sống cũng khiến thế hệ hôm nay dù khó tưởng tượng nhưng vẫn là sự thật.
Trước bao cảnh khổ ấy của đồng loại, chúng ta, Kitô hữu, những người theo đạo của tình yêu, của bác ái, ai ai cũng có thể động lòng xót thương. Thế nhưng, chúng ta cũng rất có thể có thái độ như người hầu của tiên tri Êlisêu “ Có được chỉ hai mươi chiếc bánh lúa mạch làm sao có thể phát cho cả trăm người ăn đây”, hay như Philipphê: “ Có mua hai trăm bạc bánh ( khoảng trên dưới mười triệu đồng Việt Nam ) cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Ngài Philipphê tính toán quả không sai. Với năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ thì muời triệu tiền cũng bánh chẳng thấm vào đâu. Các Tin mừng nhất Lãm còn cho ta hay rằng có tông đồ lại hiến kế kiểu phủi tay: Thôi, ta giải tán để họ vào làng mà mua thức ăn ( x.Mt 14,15; Mc 6,36; Lc 9,12 ). Một diệu kế rất mang tính kinh tế. Tuy nhiên, đằng sau nó vẫn là một tấm lòng đầy tính toán và dĩ nhiên nó bộc lộ sự hẹp hòi của con tim.
“Phát cho họ ăn đi”. Elisêu khẳng khái với người hầu cách không do dự. Còn Chúa Giêsu thì dứt khoát: “Các con hãy cho họ ăn đi”. Đã yêu thì đừng tính toán. Đã yêu thì hãy làm ngay những gì trong tầm tay của mình. Tình yêu không hệ tại ở số lượng. Chúng ta vốn quen với câu chuyện bà goá nghèo trong Tin Mừng. Dù với hai xu nhỏ nhưng hơn cả trăm triệu đồng của những người giàu có, khi họ chỉ trao dâng cái phần thừa thải của mình, còn bà thì thực hiện nghĩa cử yêu thương bằng cả sự sống còn của mình ( x. Lc 21,1-4; Mc 12,41-44 ).
Quả thật, rất nhiều lần trước cảnh tình khốn khổ của tha nhân, chúng ta viện cớ là làm không xuể, làm như muối bỏ biển, nên đã thoái thác nghĩa vụ yêu thương như lời Chúa chỉ dạy. Ma quỷ có thừa xảo kế tinh ranh. Chúng đâu có cám dỗ chúng ta không thương yêu tha nhân, nhưng lại gieo vào tâm trí chúng ta sự tính toán về kết quả. Ai lại không mong việc làm của mình có kết quả, nhất là những việc tốt, những nghĩa cử yêu thương ? Khi cám dỗ ta về viễn cảnh không như ý, đó là dù ta có cố sức đến bao nhiêu cũng chẳng giải quyết được sự gì, thì ma quỷ đã thành công nhiều lần, khi khiến chúng ta chần chừ, ngần ngại dấn thân. Và từ sự ngần ngại, lần lữa chúng ta đã nhiều lần bỏ qua nhiều dịp để sống yêu thương.
Là Thiên Chúa, với quyền năng cao cả, Chúa Giêsu có thể làm từ không ra có. Ngài có thể cho bánh từ trời xuống nuôi dân, hoặc biến sỏi đá thành cơm bánh. Thế nhưng, Chúa lại muốn cần đến năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ của một em bé lúc bấy giờ để rồi giáng phúc thi ân cho cả gần mười ngàn người hôm ấy. Khi nhận lấy phần cá, bánh nhỏ bé ấy không phải Chúa cần bao nhiêu phần trăm phần góp của chúng ta cho bằng sự dấn thân của ta trong tình yêu. Khi nhận lấy năm chiếc bánh và hai con cá từ tay em bé, Chúa Giêsu minh định với chúng rằng đã yêu thì đừng quá tính toán.
“Ăn - cho, buôn - so”. Đã có tính toán, so đo thì thật khó sống yêu thương. Đợi cho đầy đủ các tiện nghi rồi mới phục vụ thì không còn là phục vụ. Đợi cho đầy đủ tiền, có cơ sở vật chất hay đủ phương tiện rồi mới sống quảng đại với đàn chiên thì chưa phải là mục tử. Đợi cho dư dã rồi mới làm việc bác ái yêu thương thì còn gì là yêu thương bác ái. Dù rằng cần biết sống khôn ngoan và thận trọng, nhưng đã yêu thì phải chấp nhận “liều”một cách nào đó. “Một con én không làm nên mùa xuân”. Đây là một lời nhận định thiết thực, cũng có thể là một lời khuyên khôn ngoan, nhưng rất có thể là một chước cám dỗ tinh tế của thần dữ. Xin đừng quên rằng sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng con chim én nhỏ.
Người nghèo luôn ở bên ta. Cảnh khốn khổ của đồng loại vẫn nhan nhãn trước mắt chúng ta. Nguyên nhân của sự nghèo đói, cảnh khốn cùng hiện nay chủ yếu là do bạo quyền, nạn bất công, sự gian dối. Lời mời gọi yêu thương, dấn thân chia sẻ đang tha thiết ngõ với chúng ta: “Chúng tôi rất cần tình yêu của bạn, của ông bà, anh chị…”. Đã yêu, xin đừng quá tính toán. Hãy làm những gì có thể trong tầm tay, ngay hôm nay. Với cả con tim, với sự dấn thân hết mình thì một nghĩa cử yêu thương dù nhỏ bé, bình thường cũng có thể gặt hái kết quả phi thường và to lớn. Một chân lý ngàn đời: Đấng là Tình Yêu và cũng là Đấng mà không có sự gì là không thể, luôn đồng hành với người biết yêu thương cách không tính toán.
Chúa Nhật phép lạ bánh hóa nhiều
Lm Inhaxiô Hồ Thông
04:18 24/07/2009
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN – B
2V 4: 42-44: Phép lạ bánh hóa nhiều đã là cử chỉ của ngôn sứ Ê-li-sa vào thờii kỳ đói kém ở miền Pha-lệ-tinh, vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên. Số người được thụ hưởng thành quả phép lạ thì khiêm tốn.
Ga 6: 1-15: Phép lạ bánh hóa nhiều là cử chỉ của Đức Giê-su cho đông đảo dân chúng ăn thỏa thích mà trước đó Ngài đã nuôi dưỡng bằng lời của Ngài. Cử chỉ nầy tiên báo “ân ban bánh ban sự sống”.
Ep 4: 1-6: Ở Bài Đọc II, chúng ta đọc trong thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô lời tuyên xưng đức tin theo đó thánh Phao-lô ca ngợi sự hiệp nhất của các tín hữu theo hình ảnh của sự hiệp nhất Thiên Chúa: chỉ có một thân thể, một Thánh Thần, một Đức Chúa, một niềm tin, một phép rửa.
BÀI ĐỌC I (2V 4: 42-44)
Ngôn sứ Ê-li-sa, đồ đệ và người đồng hành trung thành của ngôn sứ Ê-li-a. Ông đã tiếp tục sự nghiệp của ngôn sứ Ê-li-a và sống vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên trong vương quốc phương Bắc. Ông thi hành thừa tác vụ của mình chủ yếu dưới triều đại vua Giô-ram (852-841 B.C.).
Sách Các Vua quyển thứ nhất và quyển thứ hai, sưu tập những tiểu sử vương triều (19 vua Ít-ra-en và 20 vua Giu-đa), dành một chỗ lớn cho vai trò của các ngôn sứ. Vai trò tôn giáo: họ là những người bảo vệ phụng tự tinh tuyền của Đức Chúa; họ tố cáo những nhiễm uế của dân ngoại và tất cả hình thức thờ ngẫu tượng; vai trò luân lý: họ lên tiếng chống lại bạo lực và bất công xã hội; vai trò chính trị: họ là những nhà cải cách các triều đại thối nát.
Trong số các tác phẩm Cựu Ước, hai sách Các Vua là những cuốn sách chứa đựng nhiều giai thoại ý nhị nhất, những chuyện tích về các nhân vật như chuyện thật người thật.
Ngôn sứ Ê-li-sa xuất hiện ở đây một chân dung kém huyền nhiệm hơn chân dung ngôn sứ Ê-li-a. Ông gần với người phàm hơn, dù ông không phải kém thần thông biến hóa.
1. Thời kỳ đói kém.
“Hồi ấy, trong miền có nạn đói”. Sự cố nầy không phải là hi hữu. Cựu Ước nhiều lần trích dẫn những trường hợp đói kém ở miền Pha-lê-tinh; chính vì lý do đó mà ông Áp-ra-ham xuống Ai-cập và sau nầy các anh em ông Giu-se đi xuống đất nước của các Pha-ra-on. Đôi khi nhiều năm hạn hán liên tục. Sách Sa-mu-en trích dẫn một nạn đói kéo dài ba năm, và sách Các Vua quyển thứ hai kể lại một nạn đói khác kéo dài bảy năm. Có lẽ vào lúc diễn ra nạn đói này mà câu chuyện của chúng ta được định vị.
“Có một người từ Ba-an Sa-li-sa đến, đem biếu ông Ê-li-sa, người của Thiên Chúa, sản phẩm đầu mùa…”. Đây là của lễ đầu mùa. Vào đầu mùa thu hoạch, người ta trích ra một phần để biếu cho các tư tế hay “những người của Thiên Chúa”, tức “các ngôn sứ”. Sách Lê-vi viết: “Cho đến chính ngày đó, khi các ngươi mang lễ phẩm của Thiên Chúa các ngươi đến, các ngươi không được ăn bánh, ăn gié lúa rang và hột lúa mới” (Lv 23: 14).
Chúng ta lưu ý rằng mối quan tâm của chuyện tích nầy rõ ràng tập trung vào phép lạ nên truyền thống đã không lưu giữ tên của người biếu tặng vật: “có một người”; cũng không cho biết địa danh biến cố đã xảy ra nhưng chỉ nói trống “trong miền”.
2. Quà tặng của tấm lòng biết chia sẻ:
Vị ngôn sứ chia sẻ ngay tức khắc những quà biếu cho mình và những quà biếu nầy sẽ hóa nhiều. Quà tặng nầy được biếu cho ngôn sứ Ê-li-a: qua cử chỉ của vị ngôn sứ của Ngài, chính Thiên Chúa làm cho tặng phẩm phàm nhân trở nên phong phú. Chính đó là cách thức mà Thiên Chúa thường sử dụng.
Chuyện tích về ngôn sứ Ê-li-sa làm phép lạ bánh hóa nhiều từ hai mươi chiếc bánh lúa mạch có nhiều điểm tương đồng với những bản văn của các sách Tin Mừng tường thuật Đức Giê-su làm phép lạ bánh hóa nhiều từ năm chiếc bánh lúa mạch.
- Ngôn sứ Ê-li-sa bảo: “Hãy cho người ta ăn”. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi” (Mc 6: 37; Mt 14: 16; Lc 9: 13).
- Đầy tớ của vị ngôn sứ thưa: “Có bằng nầy, thì làm sao con có thể cho cả trăm người ăn được?”. Một trong các môn đệ của Đức Giê-su thưa: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy thì thấm vào đâu !” (Ga 6: 9).
- Vị ngôn sứ nói: “Cứ cho người ta ăn ! Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư”. Các thánh ký viết: “Ai nấy đều ăn và được no nê. Người ta thu lại những mẫu bánh được mười hai thúng đầy”.
“Cả trăm người” được hưởng thành quả của phép lạ nầy nầy là ai? Những người đồng hành của vị ngôn sứ và chắc chắn những người khác nữa. Cách nói “cả trăm người” hiển nhiên là biểu tượng, theo nghĩa “rất đông người”. Ngôn sứ Ê-li-sa làm no thỏa nhu cầu của những người túng thiếu vật chất. Quả thật, Đức Giê-su cũng vậy làm mãn nguyện nhu cầu thể lý của đám đông đang mệt và đói, nhưng cử chỉ của Ngài chất chứa biết bao ý nghĩa: Ngài là “dấu chỉ”, dấu chỉ của chiếc bánh khác, “chiếc bánh ban sự sống”: “Chính tôi là bánh ban sự sống. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ !” (Ga 6: 35).
BÀI ĐỌC II (Ep 4: 1-6)
Bản văn nầy chúng ta đã đọc rồi vào ngày lễ Thăng Thiên, với đoạn trích dẫn dài hơn (Ep 4: 1-13).
Xin nhắc lại rằng sau khi đã trình bày thần học liên quan đến mầu nhiệm cứu độ và Giáo Hội, thân thể của Đức Ki tô, thánh Phao-lô gởi đến các tín hữu của mình những lời khuyên bảo luân lý. Nhờ máu của Đức Ki tô đổ ra, người Do thái và lương dân trở nên một dân duy nhất, vì thế, mỗi tín hữu phải ra sức hiệp nhất với nhau.
Về phần chú giải đoạn thư nầy, tôi xin lấy lại ở Bài Đọc II Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên năm B.
Thánh Phao-lô đã viết thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô khi thánh nhân bị cầm tù ở Rô-ma vào những năm 61-63.
Lời chào của bức thư nầy rất tổng quát gởi đến “các tín hữu trong Đức Giê-su Ki tô”, điều nầy khiến nghĩ rằng bức thư nầy nhằm lưu chuyển giữa các cộng đoàn (các cộng đoàn khác miền Tiểu Á).
Bức thư được chia thành hai phần: phần thứ nhất về đạo lý và phần thứ hai về luân lý và khích lệ. Phần thứ hai được liên kết chặc chẽ với phần thứ nhất như một phần bất khả phân. Đoạn trích hôm nay là đoạn mở đầu của phần thứ hai.
1. “Tôi là người đang bị tù vì Chúa”.
Để tăng thêm sức mạnh cho những lời khích lệ của mình, thánh Phao-lô trước tiên nhắc nhở rằng ngài đang bị giam cầm, như vậy thánh nhân muốn nói rằng ngài không chỉ là vị tông đồ giảng dạy, nhưng còn là một nhân chứng chịu thương chịu khó vì Đức Ki tô.
Trong phần thứ nhất về đạo lý, thánh Phao-lô đã chú tâm trình bày “mầu nhiệm cứu độ” như thánh nhân đã được chính Đức Ki tô mặc khải và truyền cho thánh nhân truyền đạt lại cho Giáo Hội của Ngài: trong kế hoạch của Thiên Chúa, mọi người, dù Do thái hay lương dân, đều được mời gọi hưởng nhận cùng một ơn cứu độ.
2. Ơn gọi làm người Ki tô hữu.
Vì thế, thánh nhân nhắc nhở với hết mọi người Ki tô hữu, dù họ xuất thân từ đâu, hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho họ.
Thánh nhân khuyến khích họ hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Chúng ta ghi nhận rằng thánh nhân đã đặt lên hàng đầu những nhân đức mà chính Đức Giê-su trở thành mẫu gương: “Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. Đoạn thánh nhân mời gọi họ hãy hiệp nhất với nhau qua việc “ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau”. Trước đó, thánh nhân đã gợi lên sự bình an mà Đức Giê-su mang lại: “Thật vậy, chính Người là sự bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tương ngăn cách là sự thù ghét” (2: 14).
Lời kêu gọi “sống thuận hòa với nhau” không là nét đặc thù trong các thư của thánh Phao-lô. Việc chung sống giữa những người Ki tô hữu gốc Do thái và những người Ki tô gốc lương dân đã là vấn đề trong lòng Giáo Hội tiên khởi.
3. Lời tuyên xưng đức tin.
Đoạn, trong một niềm hưng phấn, thánh Phao-lô công bố lời tuyên xưng đức tin được xoay quanh chủ đề duy nhất: chỉ có một thân thể, một Thần Khí, một Chúa, một niềm tin, một phép rửa, vân vân.
Công thức nguyên thủy có thể là một lời công bố phụng vụ mà những người chịu phép rửa công bố khi khẳng định niềm tin của mình, và chắc chắn được thánh Phao-lô quảng diễn. Những thuật ngữ của lời tuyên xưng nầy rõ ràng đã có ảnh hưởng trên kinh Tin Kính của công đồng Ni-xê.
Thật kỳ lạ và có thể có chủ ý, khi ngỏ lời cả với những Ki tô hữu gốc Do thái lẫn những Ki tô hữu gốc lương dân, thánh Phao-lô sử dụng những diễn ngữ nhắc nhớ trước hết lời tuyên xưng độc thần của Ít-ra-en: chỉ có một Chúa; đoạn sử dụng từ vựng rất gần với từ vựng của phái Khắc Kỷ.
Thiên Chúa của phái Khắc Kỷ, nguyên lý hiệp nhất, là “cha của muôn loài muôn vật”, Đấng duy trì sự cố kết và sự hòa điệu của vũ trụ.
Đức Ki tô cũng là nguyên lý hiệp nhất, nhưng không là một vị thần linh vũ trụ. Vai trò siêu việt của Ngài (chứ không nội tại) chính là hiệp nhất tất cả mọi sinh linh: Ngài là “Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người”.
Công thức hoàn vũ của thánh Phao-lô cũng thay thế những suy luận Do thái giáo. Những suy luận nầy đề cao những quyền lực trung gian giữa Thiên Chúa và con người và nhất là gán cho các thiên sứ trật tự vũ trụ.
TIN MỪNG (Ga 6: 1-15)
Chúa Nhật tuần trước, chúng ta đã đọc đoạn trích Tin Mừng Mác-cô, theo đó Đức Giê-su đã động lòng thương dân chúng tuôn đến với Ngài như “đàn chiên bơ vơ không người chăm sóc”. Ngài đã đáp ứng nhu cầu của họ, trước tiên bằng lời ban sự sống của Ngài và tiếp đó, phép lạ bánh hóa nhiều, loan báo Ngài là bánh ban sự sống từ trời xuống. Nhưng đoạn trích Tin Mừng chỉ dừng lại ở nơi việc Chúa Giê-su ban lời Ngài cho dân chúng.
Tuy nhiên, đoạn trích Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay không tiếp tục Tin Mừng Mác-cô tường thuật việc Chúa Giê-su làm phép lạ bánh hóa nhiều cho dân chúng ăn no nê. Thay vì đó, phụng vụ đề nghi cho chúng ta đoạn trích Tin Mừng Gioan, cùng một câu chuyện với Tin Mừng Mác-cô. Thánh Gioan sử dụng câu chuyện nầy để mở đầu bài diễn từ dài của Đức Giê-su về “bánh ban sự sống”, mà chúng ta sẽ đọc bốn tuần Chúa Nhật tiếp theo.
Phép lạ bánh hóa nhiều là một trong những phép lạ được viện dẫn nhiều nhất: nó là phép lạ duy nhất được cả bốn thánh ký tường thuật, thêm nữa thánh Mát-thêu và thánh Mác-cô lại tường phép lạ nầy đến hai lần từ một dị bản khác: bảy chiếc bánh.
Quả thật phép lạ nầy đánh dấu đỉnh cao thừa tác vụ của Đức Giê-su ở miền Ga-li-lê.
1. Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ.
Bài tường thuật của Gioan bắt đầu thật bất ngờ. Trong chuyện kể trước Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem. Ngài trở về miền Ga-li-lê. Ngài băng qua biển hồ Ti-bê-ri-a, nhưng Ngài đến từ đâu?
Chúng ta khó xác đinh nơi diễn ra phép lạ bánh hóa nhiều. Thánh Lu-ca nói về các làng mạc chung quanh thành Bết-sai-đa, thành phố được định vị ở đông bắc biển hồ, phía bên bờ sông Giô-đan đối với thành Ca-phác-na-um.
2. Đức Giê-su lên núi.
Đức Giê-su không lưu lại trên bờ. Ngài lên núi. Núi là nơi ưu tiên để đánh dấu một sứ điệp siêu việt: núi của các Mối Phúc, đỉnh núi cao của cuộc Biến Hình, ngọn đồi của phép lạ bánh hóa nhiều, vân vân.
3. Sắp đến lễ Vượt Qua.
Móc điểm thời gian nầy rất quý. Trước tiên nó giải thích tầm quan trọng của đám đông. Chính ở Ca-phác-na-um và trong các thành phố ven biển mà những người hành hương đến từ khắp nơi quy tụ lại: từ đó mà người ta khởi hành thành từng nhóm đến thành thánh Giê-ru-sa-lem để tham dự đại lễ Vượt Qua.
Nhưng nhất là, lễ Vượt Qua sắp đến đem lại một cung điệu sâu xa cho cử chỉ của Đức Giê-su; đại lễ nầy làm cho cử chỉ của Ngài thành cử chỉ ngôn sứ, loan báo lễ Vượt Qua mới ở đó một phép lạ bánh hóa nhiều khác được thực hiện, bí tích Thánh Thể.
4. Đức Giê-su thấy đông đảo dân chúng đến với mình.
Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, chính các môn đệ lưu ý Đức Giê-su là giờ đã khá muộn nên giải tán đám đông nầy để “họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn” (Mc 6: 35-36). Trong Tin Mừng Gioan, chính Đức Giê-su ý thức hoàn cảnh và đề xuất sáng kiến.
Ngài ngỏ lời với ông Phi-líp. Ông Phi-líp (chúng ta biết người môn đệ nầy chỉ nhờ Tin Mừng thứ tư) bày tỏ tâm trí rất năng động và thiết thực. Khi ông Na-tha-na-en chất vấn ông về Đức Giê-su, ông trả lời: “Cứ đến mà xem!” (Ga 1: 46). Khi Đức Giê-su gợi lên sự thân mật của Ngài với Chúa Cha, ông Phi-líp hỏi ngay: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14: 8). Ở trong câu chuyện bánh hóa nhiều nầy, có thể câu hỏi gây bối rối mà Đức Giê-su đặt ra cho ông Phi-líp: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” hàm chứa một sự dí dõm: nếu một môn đệ có tài xoay xở nhất trong các môn đệ mà cũng không thể gặp thấy một giải pháp, chính vì hoàn cảnh bế tắc, lúc đó phép lạ sẽ là thích đáng nhất.
Mặt khác, chúng ta không thể không lưu ý rằng chỉ có hai môn đệ can dự, ông Phi-líp và ông An-rê, cả hai đều xuất thân từ Bết-sai-đa. Nếu phép lạ bánh hóa nhiều đã xảy ra gần Bết-sai-đa, thông thường Đức Giê-su hỏi những môn đệ biết rõ nơi nầy nhất để giải quyết vấn đề.
Dù thế nào, câu hỏi được nêu lên cho ông Phi-líp chỉ để thử ông: phải chăng ông ý thức rằng nếu chỉ nhờ vào những phương tiện nhân loại, ông đành bất lực không thể nào chu toàn công việc nầy được hay ông nhận ra rằng không có gì khác ngoài việc đặt trọn niềm tin tưởng vào Đức Giê-su ?
Ông Phí-líp tính toán một cách chính xác: “Thưa, có mua đến hai trăm đồng bạc bánh, cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Tiền lương của một ngày làm việc là một đồng bạc (chúng ta biết điều nầy nhờ dụ ngôn về người làm thuê vào giờ thứ mười một), vậy thì hai trăm đồng bạc mua được bao nhiêu bánh lúa mạch. Ấy vậy, ba Tin Mừng Nhất Lãm nói cho chúng ta biết có “năm ngàn người, không kể đàn bà và trẻ con”.
Vì thế, ông Phí-líp nhận ra về phương diện nhân loại không thể đáp ứng nhu cầu cho một đám người đông đảo như thế.
5. Quà tặng của tấm lòng biết chia sẻ.
“Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá”.
Em bé trao tặng lương thực của riêng mình; như ngôn sứ Ê-li-a, ông trao tặng quà biếu của mình và quà tặng của ông sẽ hóa nhiều. Chính cũng một bài học. Phải nói thêm, Đức Giê-su không bao giờ làm phép lạ từ hư không; ở nơi nền tảng của một phép lạ luôn luôn có một yếu tố vật chất, tự nhiên. Giáo Hội cũng sẽ thực hiện như vậy đối với các bí tích.
6. Vị Mục Tử Mê-si-a.
Thánh Gioan nói: “Chỗ ấy có nhiều cỏ”. Thánh Mác-cô xác định “Cỏ xanh” (6: 39). Đây là cỏ xanh non vào thời điểm mùa xuân ở miền Pha-lê-tinh. Điều nầy không muốn nói rằng Đức Giê-su là vị mục tử nhân lành mà các ngôn sứ loan báo Ngài dẫn đàn chiên của mình vào đồng cỏ xanh tươi sao? Thánh Mác-cô gợi ra điều nầy. Đối diện với các vị lãnh đạo Ít-ra-en, Đức Giê-su hành xử như vị Mục Tử Mê-si-a tận tình chăm lo dân Ngài.
7. Dấu chỉ Thánh Thể.
Không ai chối cải được phép lạ bánh hóa nhiều đã làm sáng tỏ việc thiết lập bàn tiệc Thánh Thể. Các Tông Đồ đã hiểu như vậy, các thánh ký cũng đã ghi lại như vậy.
“Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát…”. Lời nói và cử chỉ nầy tương tự với lời nói và cử chỉ của Tiệc Ly. Và chỉ một mình bánh được kể ra trong lời nguyện tạ ơn.
Tấm lòng chia sẻ và bánh hóa nhiều trên đồi Ga-li-lê tiên trưng tấm lòng chia sẻ và bánh hóa nhiều khác, bánh Thánh Thể, tức là tấm lòng chia sẻ và sự hiện diện hóa nhiều của thân thể vinh quang của Đức Ki tô, không còn chỉ cho vài ngàn người, nhưng cho hằng triệu, đồng một lúc, và trong khắp hoàn vũ, cho đến thời cánh chung.
8. Mười hai thúng.
Như rượu được ban cho một cách dồi dào ở tiệc cưới Ca-na, bánh cũng được ban cho một cách dư dật, phần dư được thu lại đến mười hai thúng đầy. Con số mười hai đại diện mười hai bộ tộc Ít-ra-en, và cũng là mười hai Tông Đồ đại diện dân Chúa chọn mới. Không phải những phần dư lại muốn nói rằng có chỗ cho nhiều người khác được mời vào bàn tiệc Thiên Chúa sao?
Quả thật, sự dồi dào dư dật là dấu chỉ bữa ăn Mê-si-a. Các sấm ngôn của các ngôn sứ (Am 9: 13; Is 49: 10; 55: 1-3; Ge 4: 18), những Thánh Vịnh (Tv 132; 15: 78; 24-27), các sách minh triết đã loan báo rồi: triều đại Mê-si-a sẽ được đóng ấn bởi một dấu chỉ của sự phú túc và mãn nguyện, hình ảnh tiên trưng bàn tiệc cánh chung mà Thiên Chúa sẽ ban tặng cho tất cả những người được chọn trong vương quốc của Ngài, biểu tượng của niềm hoan lạc thiên giới cụ thể và mọi của cải tinh thần. (Bàn tiệc Mê-si-a và bàn tiệc cánh chung thường được định vị trong cùng một viễn cảnh).
Phấn khởi trước vị Mô-sê mới, Đấng đã cho họ ăn dư dật “ở nơi hoang vắng nầy”, đám đông đã không thấu hiểu dấu chỉ vương quốc Thiên Chúa, nhưng chỉ nghĩ đến vương quốc trần thế và muốn “bắt Ngài đem đi mà tôn làm vua”.
Đức Giê-su không muốn một chút nào chủ nghĩa Mê-si-a chính trị hẹp hòi và nông cạn nầy, nên “Ngài lại lánh mặt, đi lên núi một mình”.
Thánh Gioan là thánh ký duy nhất trong các thánh ký tường thuật phản ứng nầy của dân chúng. Còn các môn đệ, nhờ Mác-cô chúng ta biết rằng lòng trí các ông vẫn còn ngu muội. Vì cũng chính đêm tiếp theo sau phép lạ bánh hóa nhiều là đêm Đức Giê-su đi trên mặt biển, thánh Mác-cô nói “các ông thấy bàng hoàng sửng sốt, vì các ông không hiểu ý nghĩa phép lạ bánh hóa nhiều” (Mc 6: 52).
2V 4: 42-44: Phép lạ bánh hóa nhiều đã là cử chỉ của ngôn sứ Ê-li-sa vào thờii kỳ đói kém ở miền Pha-lệ-tinh, vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên. Số người được thụ hưởng thành quả phép lạ thì khiêm tốn.
Ga 6: 1-15: Phép lạ bánh hóa nhiều là cử chỉ của Đức Giê-su cho đông đảo dân chúng ăn thỏa thích mà trước đó Ngài đã nuôi dưỡng bằng lời của Ngài. Cử chỉ nầy tiên báo “ân ban bánh ban sự sống”.
Ep 4: 1-6: Ở Bài Đọc II, chúng ta đọc trong thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô lời tuyên xưng đức tin theo đó thánh Phao-lô ca ngợi sự hiệp nhất của các tín hữu theo hình ảnh của sự hiệp nhất Thiên Chúa: chỉ có một thân thể, một Thánh Thần, một Đức Chúa, một niềm tin, một phép rửa.
BÀI ĐỌC I (2V 4: 42-44)
Ngôn sứ Ê-li-sa, đồ đệ và người đồng hành trung thành của ngôn sứ Ê-li-a. Ông đã tiếp tục sự nghiệp của ngôn sứ Ê-li-a và sống vào thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên trong vương quốc phương Bắc. Ông thi hành thừa tác vụ của mình chủ yếu dưới triều đại vua Giô-ram (852-841 B.C.).
Sách Các Vua quyển thứ nhất và quyển thứ hai, sưu tập những tiểu sử vương triều (19 vua Ít-ra-en và 20 vua Giu-đa), dành một chỗ lớn cho vai trò của các ngôn sứ. Vai trò tôn giáo: họ là những người bảo vệ phụng tự tinh tuyền của Đức Chúa; họ tố cáo những nhiễm uế của dân ngoại và tất cả hình thức thờ ngẫu tượng; vai trò luân lý: họ lên tiếng chống lại bạo lực và bất công xã hội; vai trò chính trị: họ là những nhà cải cách các triều đại thối nát.
Trong số các tác phẩm Cựu Ước, hai sách Các Vua là những cuốn sách chứa đựng nhiều giai thoại ý nhị nhất, những chuyện tích về các nhân vật như chuyện thật người thật.
Ngôn sứ Ê-li-sa xuất hiện ở đây một chân dung kém huyền nhiệm hơn chân dung ngôn sứ Ê-li-a. Ông gần với người phàm hơn, dù ông không phải kém thần thông biến hóa.
1. Thời kỳ đói kém.
“Hồi ấy, trong miền có nạn đói”. Sự cố nầy không phải là hi hữu. Cựu Ước nhiều lần trích dẫn những trường hợp đói kém ở miền Pha-lê-tinh; chính vì lý do đó mà ông Áp-ra-ham xuống Ai-cập và sau nầy các anh em ông Giu-se đi xuống đất nước của các Pha-ra-on. Đôi khi nhiều năm hạn hán liên tục. Sách Sa-mu-en trích dẫn một nạn đói kéo dài ba năm, và sách Các Vua quyển thứ hai kể lại một nạn đói khác kéo dài bảy năm. Có lẽ vào lúc diễn ra nạn đói này mà câu chuyện của chúng ta được định vị.
“Có một người từ Ba-an Sa-li-sa đến, đem biếu ông Ê-li-sa, người của Thiên Chúa, sản phẩm đầu mùa…”. Đây là của lễ đầu mùa. Vào đầu mùa thu hoạch, người ta trích ra một phần để biếu cho các tư tế hay “những người của Thiên Chúa”, tức “các ngôn sứ”. Sách Lê-vi viết: “Cho đến chính ngày đó, khi các ngươi mang lễ phẩm của Thiên Chúa các ngươi đến, các ngươi không được ăn bánh, ăn gié lúa rang và hột lúa mới” (Lv 23: 14).
Chúng ta lưu ý rằng mối quan tâm của chuyện tích nầy rõ ràng tập trung vào phép lạ nên truyền thống đã không lưu giữ tên của người biếu tặng vật: “có một người”; cũng không cho biết địa danh biến cố đã xảy ra nhưng chỉ nói trống “trong miền”.
2. Quà tặng của tấm lòng biết chia sẻ:
Vị ngôn sứ chia sẻ ngay tức khắc những quà biếu cho mình và những quà biếu nầy sẽ hóa nhiều. Quà tặng nầy được biếu cho ngôn sứ Ê-li-a: qua cử chỉ của vị ngôn sứ của Ngài, chính Thiên Chúa làm cho tặng phẩm phàm nhân trở nên phong phú. Chính đó là cách thức mà Thiên Chúa thường sử dụng.
Chuyện tích về ngôn sứ Ê-li-sa làm phép lạ bánh hóa nhiều từ hai mươi chiếc bánh lúa mạch có nhiều điểm tương đồng với những bản văn của các sách Tin Mừng tường thuật Đức Giê-su làm phép lạ bánh hóa nhiều từ năm chiếc bánh lúa mạch.
- Ngôn sứ Ê-li-sa bảo: “Hãy cho người ta ăn”. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi” (Mc 6: 37; Mt 14: 16; Lc 9: 13).
- Đầy tớ của vị ngôn sứ thưa: “Có bằng nầy, thì làm sao con có thể cho cả trăm người ăn được?”. Một trong các môn đệ của Đức Giê-su thưa: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy thì thấm vào đâu !” (Ga 6: 9).
- Vị ngôn sứ nói: “Cứ cho người ta ăn ! Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư”. Các thánh ký viết: “Ai nấy đều ăn và được no nê. Người ta thu lại những mẫu bánh được mười hai thúng đầy”.
“Cả trăm người” được hưởng thành quả của phép lạ nầy nầy là ai? Những người đồng hành của vị ngôn sứ và chắc chắn những người khác nữa. Cách nói “cả trăm người” hiển nhiên là biểu tượng, theo nghĩa “rất đông người”. Ngôn sứ Ê-li-sa làm no thỏa nhu cầu của những người túng thiếu vật chất. Quả thật, Đức Giê-su cũng vậy làm mãn nguyện nhu cầu thể lý của đám đông đang mệt và đói, nhưng cử chỉ của Ngài chất chứa biết bao ý nghĩa: Ngài là “dấu chỉ”, dấu chỉ của chiếc bánh khác, “chiếc bánh ban sự sống”: “Chính tôi là bánh ban sự sống. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ !” (Ga 6: 35).
BÀI ĐỌC II (Ep 4: 1-6)
Bản văn nầy chúng ta đã đọc rồi vào ngày lễ Thăng Thiên, với đoạn trích dẫn dài hơn (Ep 4: 1-13).
Xin nhắc lại rằng sau khi đã trình bày thần học liên quan đến mầu nhiệm cứu độ và Giáo Hội, thân thể của Đức Ki tô, thánh Phao-lô gởi đến các tín hữu của mình những lời khuyên bảo luân lý. Nhờ máu của Đức Ki tô đổ ra, người Do thái và lương dân trở nên một dân duy nhất, vì thế, mỗi tín hữu phải ra sức hiệp nhất với nhau.
Về phần chú giải đoạn thư nầy, tôi xin lấy lại ở Bài Đọc II Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên năm B.
Thánh Phao-lô đã viết thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô khi thánh nhân bị cầm tù ở Rô-ma vào những năm 61-63.
Lời chào của bức thư nầy rất tổng quát gởi đến “các tín hữu trong Đức Giê-su Ki tô”, điều nầy khiến nghĩ rằng bức thư nầy nhằm lưu chuyển giữa các cộng đoàn (các cộng đoàn khác miền Tiểu Á).
Bức thư được chia thành hai phần: phần thứ nhất về đạo lý và phần thứ hai về luân lý và khích lệ. Phần thứ hai được liên kết chặc chẽ với phần thứ nhất như một phần bất khả phân. Đoạn trích hôm nay là đoạn mở đầu của phần thứ hai.
1. “Tôi là người đang bị tù vì Chúa”.
Để tăng thêm sức mạnh cho những lời khích lệ của mình, thánh Phao-lô trước tiên nhắc nhở rằng ngài đang bị giam cầm, như vậy thánh nhân muốn nói rằng ngài không chỉ là vị tông đồ giảng dạy, nhưng còn là một nhân chứng chịu thương chịu khó vì Đức Ki tô.
Trong phần thứ nhất về đạo lý, thánh Phao-lô đã chú tâm trình bày “mầu nhiệm cứu độ” như thánh nhân đã được chính Đức Ki tô mặc khải và truyền cho thánh nhân truyền đạt lại cho Giáo Hội của Ngài: trong kế hoạch của Thiên Chúa, mọi người, dù Do thái hay lương dân, đều được mời gọi hưởng nhận cùng một ơn cứu độ.
2. Ơn gọi làm người Ki tô hữu.
Vì thế, thánh nhân nhắc nhở với hết mọi người Ki tô hữu, dù họ xuất thân từ đâu, hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho họ.
Thánh nhân khuyến khích họ hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Chúng ta ghi nhận rằng thánh nhân đã đặt lên hàng đầu những nhân đức mà chính Đức Giê-su trở thành mẫu gương: “Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. Đoạn thánh nhân mời gọi họ hãy hiệp nhất với nhau qua việc “ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau”. Trước đó, thánh nhân đã gợi lên sự bình an mà Đức Giê-su mang lại: “Thật vậy, chính Người là sự bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tương ngăn cách là sự thù ghét” (2: 14).
Lời kêu gọi “sống thuận hòa với nhau” không là nét đặc thù trong các thư của thánh Phao-lô. Việc chung sống giữa những người Ki tô hữu gốc Do thái và những người Ki tô gốc lương dân đã là vấn đề trong lòng Giáo Hội tiên khởi.
3. Lời tuyên xưng đức tin.
Đoạn, trong một niềm hưng phấn, thánh Phao-lô công bố lời tuyên xưng đức tin được xoay quanh chủ đề duy nhất: chỉ có một thân thể, một Thần Khí, một Chúa, một niềm tin, một phép rửa, vân vân.
Công thức nguyên thủy có thể là một lời công bố phụng vụ mà những người chịu phép rửa công bố khi khẳng định niềm tin của mình, và chắc chắn được thánh Phao-lô quảng diễn. Những thuật ngữ của lời tuyên xưng nầy rõ ràng đã có ảnh hưởng trên kinh Tin Kính của công đồng Ni-xê.
Thật kỳ lạ và có thể có chủ ý, khi ngỏ lời cả với những Ki tô hữu gốc Do thái lẫn những Ki tô hữu gốc lương dân, thánh Phao-lô sử dụng những diễn ngữ nhắc nhớ trước hết lời tuyên xưng độc thần của Ít-ra-en: chỉ có một Chúa; đoạn sử dụng từ vựng rất gần với từ vựng của phái Khắc Kỷ.
Thiên Chúa của phái Khắc Kỷ, nguyên lý hiệp nhất, là “cha của muôn loài muôn vật”, Đấng duy trì sự cố kết và sự hòa điệu của vũ trụ.
Đức Ki tô cũng là nguyên lý hiệp nhất, nhưng không là một vị thần linh vũ trụ. Vai trò siêu việt của Ngài (chứ không nội tại) chính là hiệp nhất tất cả mọi sinh linh: Ngài là “Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người”.
Công thức hoàn vũ của thánh Phao-lô cũng thay thế những suy luận Do thái giáo. Những suy luận nầy đề cao những quyền lực trung gian giữa Thiên Chúa và con người và nhất là gán cho các thiên sứ trật tự vũ trụ.
TIN MỪNG (Ga 6: 1-15)
Chúa Nhật tuần trước, chúng ta đã đọc đoạn trích Tin Mừng Mác-cô, theo đó Đức Giê-su đã động lòng thương dân chúng tuôn đến với Ngài như “đàn chiên bơ vơ không người chăm sóc”. Ngài đã đáp ứng nhu cầu của họ, trước tiên bằng lời ban sự sống của Ngài và tiếp đó, phép lạ bánh hóa nhiều, loan báo Ngài là bánh ban sự sống từ trời xuống. Nhưng đoạn trích Tin Mừng chỉ dừng lại ở nơi việc Chúa Giê-su ban lời Ngài cho dân chúng.
Tuy nhiên, đoạn trích Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay không tiếp tục Tin Mừng Mác-cô tường thuật việc Chúa Giê-su làm phép lạ bánh hóa nhiều cho dân chúng ăn no nê. Thay vì đó, phụng vụ đề nghi cho chúng ta đoạn trích Tin Mừng Gioan, cùng một câu chuyện với Tin Mừng Mác-cô. Thánh Gioan sử dụng câu chuyện nầy để mở đầu bài diễn từ dài của Đức Giê-su về “bánh ban sự sống”, mà chúng ta sẽ đọc bốn tuần Chúa Nhật tiếp theo.
Phép lạ bánh hóa nhiều là một trong những phép lạ được viện dẫn nhiều nhất: nó là phép lạ duy nhất được cả bốn thánh ký tường thuật, thêm nữa thánh Mát-thêu và thánh Mác-cô lại tường phép lạ nầy đến hai lần từ một dị bản khác: bảy chiếc bánh.
Quả thật phép lạ nầy đánh dấu đỉnh cao thừa tác vụ của Đức Giê-su ở miền Ga-li-lê.
1. Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ.
Bài tường thuật của Gioan bắt đầu thật bất ngờ. Trong chuyện kể trước Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem. Ngài trở về miền Ga-li-lê. Ngài băng qua biển hồ Ti-bê-ri-a, nhưng Ngài đến từ đâu?
Chúng ta khó xác đinh nơi diễn ra phép lạ bánh hóa nhiều. Thánh Lu-ca nói về các làng mạc chung quanh thành Bết-sai-đa, thành phố được định vị ở đông bắc biển hồ, phía bên bờ sông Giô-đan đối với thành Ca-phác-na-um.
2. Đức Giê-su lên núi.
Đức Giê-su không lưu lại trên bờ. Ngài lên núi. Núi là nơi ưu tiên để đánh dấu một sứ điệp siêu việt: núi của các Mối Phúc, đỉnh núi cao của cuộc Biến Hình, ngọn đồi của phép lạ bánh hóa nhiều, vân vân.
3. Sắp đến lễ Vượt Qua.
Móc điểm thời gian nầy rất quý. Trước tiên nó giải thích tầm quan trọng của đám đông. Chính ở Ca-phác-na-um và trong các thành phố ven biển mà những người hành hương đến từ khắp nơi quy tụ lại: từ đó mà người ta khởi hành thành từng nhóm đến thành thánh Giê-ru-sa-lem để tham dự đại lễ Vượt Qua.
Nhưng nhất là, lễ Vượt Qua sắp đến đem lại một cung điệu sâu xa cho cử chỉ của Đức Giê-su; đại lễ nầy làm cho cử chỉ của Ngài thành cử chỉ ngôn sứ, loan báo lễ Vượt Qua mới ở đó một phép lạ bánh hóa nhiều khác được thực hiện, bí tích Thánh Thể.
4. Đức Giê-su thấy đông đảo dân chúng đến với mình.
Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, chính các môn đệ lưu ý Đức Giê-su là giờ đã khá muộn nên giải tán đám đông nầy để “họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn” (Mc 6: 35-36). Trong Tin Mừng Gioan, chính Đức Giê-su ý thức hoàn cảnh và đề xuất sáng kiến.
Ngài ngỏ lời với ông Phi-líp. Ông Phi-líp (chúng ta biết người môn đệ nầy chỉ nhờ Tin Mừng thứ tư) bày tỏ tâm trí rất năng động và thiết thực. Khi ông Na-tha-na-en chất vấn ông về Đức Giê-su, ông trả lời: “Cứ đến mà xem!” (Ga 1: 46). Khi Đức Giê-su gợi lên sự thân mật của Ngài với Chúa Cha, ông Phi-líp hỏi ngay: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14: 8). Ở trong câu chuyện bánh hóa nhiều nầy, có thể câu hỏi gây bối rối mà Đức Giê-su đặt ra cho ông Phi-líp: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” hàm chứa một sự dí dõm: nếu một môn đệ có tài xoay xở nhất trong các môn đệ mà cũng không thể gặp thấy một giải pháp, chính vì hoàn cảnh bế tắc, lúc đó phép lạ sẽ là thích đáng nhất.
Mặt khác, chúng ta không thể không lưu ý rằng chỉ có hai môn đệ can dự, ông Phi-líp và ông An-rê, cả hai đều xuất thân từ Bết-sai-đa. Nếu phép lạ bánh hóa nhiều đã xảy ra gần Bết-sai-đa, thông thường Đức Giê-su hỏi những môn đệ biết rõ nơi nầy nhất để giải quyết vấn đề.
Dù thế nào, câu hỏi được nêu lên cho ông Phi-líp chỉ để thử ông: phải chăng ông ý thức rằng nếu chỉ nhờ vào những phương tiện nhân loại, ông đành bất lực không thể nào chu toàn công việc nầy được hay ông nhận ra rằng không có gì khác ngoài việc đặt trọn niềm tin tưởng vào Đức Giê-su ?
Ông Phí-líp tính toán một cách chính xác: “Thưa, có mua đến hai trăm đồng bạc bánh, cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Tiền lương của một ngày làm việc là một đồng bạc (chúng ta biết điều nầy nhờ dụ ngôn về người làm thuê vào giờ thứ mười một), vậy thì hai trăm đồng bạc mua được bao nhiêu bánh lúa mạch. Ấy vậy, ba Tin Mừng Nhất Lãm nói cho chúng ta biết có “năm ngàn người, không kể đàn bà và trẻ con”.
Vì thế, ông Phí-líp nhận ra về phương diện nhân loại không thể đáp ứng nhu cầu cho một đám người đông đảo như thế.
5. Quà tặng của tấm lòng biết chia sẻ.
“Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá”.
Em bé trao tặng lương thực của riêng mình; như ngôn sứ Ê-li-a, ông trao tặng quà biếu của mình và quà tặng của ông sẽ hóa nhiều. Chính cũng một bài học. Phải nói thêm, Đức Giê-su không bao giờ làm phép lạ từ hư không; ở nơi nền tảng của một phép lạ luôn luôn có một yếu tố vật chất, tự nhiên. Giáo Hội cũng sẽ thực hiện như vậy đối với các bí tích.
6. Vị Mục Tử Mê-si-a.
Thánh Gioan nói: “Chỗ ấy có nhiều cỏ”. Thánh Mác-cô xác định “Cỏ xanh” (6: 39). Đây là cỏ xanh non vào thời điểm mùa xuân ở miền Pha-lê-tinh. Điều nầy không muốn nói rằng Đức Giê-su là vị mục tử nhân lành mà các ngôn sứ loan báo Ngài dẫn đàn chiên của mình vào đồng cỏ xanh tươi sao? Thánh Mác-cô gợi ra điều nầy. Đối diện với các vị lãnh đạo Ít-ra-en, Đức Giê-su hành xử như vị Mục Tử Mê-si-a tận tình chăm lo dân Ngài.
7. Dấu chỉ Thánh Thể.
Không ai chối cải được phép lạ bánh hóa nhiều đã làm sáng tỏ việc thiết lập bàn tiệc Thánh Thể. Các Tông Đồ đã hiểu như vậy, các thánh ký cũng đã ghi lại như vậy.
“Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát…”. Lời nói và cử chỉ nầy tương tự với lời nói và cử chỉ của Tiệc Ly. Và chỉ một mình bánh được kể ra trong lời nguyện tạ ơn.
Tấm lòng chia sẻ và bánh hóa nhiều trên đồi Ga-li-lê tiên trưng tấm lòng chia sẻ và bánh hóa nhiều khác, bánh Thánh Thể, tức là tấm lòng chia sẻ và sự hiện diện hóa nhiều của thân thể vinh quang của Đức Ki tô, không còn chỉ cho vài ngàn người, nhưng cho hằng triệu, đồng một lúc, và trong khắp hoàn vũ, cho đến thời cánh chung.
8. Mười hai thúng.
Như rượu được ban cho một cách dồi dào ở tiệc cưới Ca-na, bánh cũng được ban cho một cách dư dật, phần dư được thu lại đến mười hai thúng đầy. Con số mười hai đại diện mười hai bộ tộc Ít-ra-en, và cũng là mười hai Tông Đồ đại diện dân Chúa chọn mới. Không phải những phần dư lại muốn nói rằng có chỗ cho nhiều người khác được mời vào bàn tiệc Thiên Chúa sao?
Quả thật, sự dồi dào dư dật là dấu chỉ bữa ăn Mê-si-a. Các sấm ngôn của các ngôn sứ (Am 9: 13; Is 49: 10; 55: 1-3; Ge 4: 18), những Thánh Vịnh (Tv 132; 15: 78; 24-27), các sách minh triết đã loan báo rồi: triều đại Mê-si-a sẽ được đóng ấn bởi một dấu chỉ của sự phú túc và mãn nguyện, hình ảnh tiên trưng bàn tiệc cánh chung mà Thiên Chúa sẽ ban tặng cho tất cả những người được chọn trong vương quốc của Ngài, biểu tượng của niềm hoan lạc thiên giới cụ thể và mọi của cải tinh thần. (Bàn tiệc Mê-si-a và bàn tiệc cánh chung thường được định vị trong cùng một viễn cảnh).
Phấn khởi trước vị Mô-sê mới, Đấng đã cho họ ăn dư dật “ở nơi hoang vắng nầy”, đám đông đã không thấu hiểu dấu chỉ vương quốc Thiên Chúa, nhưng chỉ nghĩ đến vương quốc trần thế và muốn “bắt Ngài đem đi mà tôn làm vua”.
Đức Giê-su không muốn một chút nào chủ nghĩa Mê-si-a chính trị hẹp hòi và nông cạn nầy, nên “Ngài lại lánh mặt, đi lên núi một mình”.
Thánh Gioan là thánh ký duy nhất trong các thánh ký tường thuật phản ứng nầy của dân chúng. Còn các môn đệ, nhờ Mác-cô chúng ta biết rằng lòng trí các ông vẫn còn ngu muội. Vì cũng chính đêm tiếp theo sau phép lạ bánh hóa nhiều là đêm Đức Giê-su đi trên mặt biển, thánh Mác-cô nói “các ông thấy bàng hoàng sửng sốt, vì các ông không hiểu ý nghĩa phép lạ bánh hóa nhiều” (Mc 6: 52).
Cảm Nghiệm Sống 87 - Người Ngôn Sứ Gương Mẫu
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
12:26 24/07/2009
Cảm nghiệm Sống # 87
NGƯỜI NGÔN SỨ GƯƠNG MẪU
Tất cả mọi Kitô hữu sau khi chịu phép Rửa tội đều lãnh nhận chức vụ Ngôn Sứ hay Tiên Tri do Chúa Thánh Thần ban. Thế rồi họ tiếp tục được nhận lãnh các Bí tích khác để thì hành sứ vụ Chúa Kitô trao phó, người được sai đi đem Tin Mừng đến cho mọi người.
A- NHỮNG VIỆC HỌ ĐANG LÀM:
1/ Luôn giảng dạy Lời Chúa: Người được Thiên Chúa sai đi thì nói Lời của Chúa, vì họ đã nhận nhưng không: Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban cho họ vô ngần vô hạn. (Ga 3, 34). Thánh Phêrô quả quyết: “Ai có nói, thì nói Lời Thiên Chúa; ai phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban, ta luôn làm để tôn vinh Chúa (I Pr 4, 11)
2- Làm trước nói sau: Họ muốn được hành động theo khuôn mẫu của Chúa Giêsu, họ phải sống giống như Ngài: Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu…(Cv 1, 1). Chính vì làm trước rồi dạy sau, mới xứng đáng là “Tông Đồ” của Chúa. Nên thánh Mac-cô viết: Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giêsu, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. (Mc 6, 30)
3/ Nâng đỡ người cộng tác: Cần sẵn sàng làm gương mẫu và nâng đỡ tận tình người dưới quyền mình: Anh em hãy chăn dắt đàn chiên của Chúa, không phải như thể miễn cưỡng, nhưng là sẵn lòng…(I Pr 5, 2-3). Nhưng trong thực tế bao nhiêu giám đốc nâng đỡ phó giám đốc, bao nhiêu cha mẹ tìm hiểu con cái, bao nhiêu giám mục khuyến khích linh mục, và bao nhiêu hiệu trưởng giúp đỡ giáo viên v..v...
4/ Giảng đúng và đủ Lời Chúa: Sách Công vụ Tông Đồ thuật lại: “Một thiếu niên kia tên là Êu-ty-khô, ngồi ở cửa sổ, đã thiếp đi và ngủ say trong khi ông Phaolô vẫn cứ giảng,..nên nó ngã từ tầng thứ ba xuống. Vực lên thì nó đã chết. Ông Phaolô cúi mình trên nó, ôm lấy và nói: “Đừng xôn xao nữa, vì nó sống mà!”.. Ông còn giảng, mãi đến tảng sáng mới ra đi. Người ta đưa cậu bé vẫn sống ra về vui vẻ cùng mọi người, với niềm an ủi không it.” (Cv 20, 7-12)
5/ Giảng Lời Chúa đến chết: Là những mộn đệ theo Chúa Giêsu, bạn có dám cương quyết giảng Lời Chúa như Thầy mình để chịu chết không? Người Do thái nói: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà tự cho mình là Thiên Chúa. (Ga 10, 33). Phaolô tỏ cũng tỏ ra chấp nhận đau khổ vì Tin Mừng: Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. (I Cor 2, 2)
B- NHỮNG VIỆC HỌ KHÔNG LÀM:
1/Trên đội dưới đạp: Đó là tật xấu của nhiều người đối xử với nhau. Có chỗ dựa thì: “Nhất thân nhì thế”, hoặc “Mua danh bán tước”. Họ không ưa bợ đỡ nịnh hót ai có chức quyền để cầu lợi cho mình. Họ không hỏi: Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghiã là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế nghiã là gì? (Mc 6, 2)
2/ Tự kiêu tự mãn: Họ luôn tỏ ra khiêm tốn, ẩn mình, không muốn nổi hơn ai, khi thấy người khác tài giỏi, đạo đức, nhiệt thành họ vui mừng. Châm ngôn sống của họ là: “Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi.” (Ga 3, 30). Họ không muốn nói đến bản thân hay gia tộc nhà mình: “Ngôn sứ có bị coi rẻ rúng, thì cũng chính là ở quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình. (Mc 6, 4)
3/ Ghen tức chê bai: Là con đẻ của kiêu ngạo, nên họ không hạ bệ, chê bai ai, để người có thiện chí không làm việc được, chán nản, bỏ cuộc: Ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Gio-xê, Giu-đa và Si-mon sao? (Mc 6, 3)
Đúng là: “Bụt nhà không thiêng” hay trong gia đình con cái coi thường lời dạy của cha mẹ, nên “Dao sắc không gọt được chuôi”.
Tóm lại, người Ngôn Sứ luôn nhớ Lời khi Phaolô chỉ dẫn ông Ti-mô-thê để tổ chức và điều khiển các cộng đoàn và người mình có trách nhiệm như: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. “ (2 Tm 4, 2)
Và cuối cùng, làm Ngôn sứ không ham mê tiền bạc, địa vị, xác thịt,
Phaolô khuyên: ‘Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé.! (I Tm 6, 10)”
Thật vậy, quyền thế và tiền bạc đã xô đẩy bao nhiêu Kitô hữu đam mê xác thịt, đổ vỡ, rồi đi vào cái chết vô cùng đau thương ! ! !
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
NGƯỜI NGÔN SỨ GƯƠNG MẪU
Tất cả mọi Kitô hữu sau khi chịu phép Rửa tội đều lãnh nhận chức vụ Ngôn Sứ hay Tiên Tri do Chúa Thánh Thần ban. Thế rồi họ tiếp tục được nhận lãnh các Bí tích khác để thì hành sứ vụ Chúa Kitô trao phó, người được sai đi đem Tin Mừng đến cho mọi người.
A- NHỮNG VIỆC HỌ ĐANG LÀM:
1/ Luôn giảng dạy Lời Chúa: Người được Thiên Chúa sai đi thì nói Lời của Chúa, vì họ đã nhận nhưng không: Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban cho họ vô ngần vô hạn. (Ga 3, 34). Thánh Phêrô quả quyết: “Ai có nói, thì nói Lời Thiên Chúa; ai phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban, ta luôn làm để tôn vinh Chúa (I Pr 4, 11)
2- Làm trước nói sau: Họ muốn được hành động theo khuôn mẫu của Chúa Giêsu, họ phải sống giống như Ngài: Thưa ngài Thê-ô-phi-lô, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu…(Cv 1, 1). Chính vì làm trước rồi dạy sau, mới xứng đáng là “Tông Đồ” của Chúa. Nên thánh Mac-cô viết: Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giêsu, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy. (Mc 6, 30)
3/ Nâng đỡ người cộng tác: Cần sẵn sàng làm gương mẫu và nâng đỡ tận tình người dưới quyền mình: Anh em hãy chăn dắt đàn chiên của Chúa, không phải như thể miễn cưỡng, nhưng là sẵn lòng…(I Pr 5, 2-3). Nhưng trong thực tế bao nhiêu giám đốc nâng đỡ phó giám đốc, bao nhiêu cha mẹ tìm hiểu con cái, bao nhiêu giám mục khuyến khích linh mục, và bao nhiêu hiệu trưởng giúp đỡ giáo viên v..v...
4/ Giảng đúng và đủ Lời Chúa: Sách Công vụ Tông Đồ thuật lại: “Một thiếu niên kia tên là Êu-ty-khô, ngồi ở cửa sổ, đã thiếp đi và ngủ say trong khi ông Phaolô vẫn cứ giảng,..nên nó ngã từ tầng thứ ba xuống. Vực lên thì nó đã chết. Ông Phaolô cúi mình trên nó, ôm lấy và nói: “Đừng xôn xao nữa, vì nó sống mà!”.. Ông còn giảng, mãi đến tảng sáng mới ra đi. Người ta đưa cậu bé vẫn sống ra về vui vẻ cùng mọi người, với niềm an ủi không it.” (Cv 20, 7-12)
5/ Giảng Lời Chúa đến chết: Là những mộn đệ theo Chúa Giêsu, bạn có dám cương quyết giảng Lời Chúa như Thầy mình để chịu chết không? Người Do thái nói: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà tự cho mình là Thiên Chúa. (Ga 10, 33). Phaolô tỏ cũng tỏ ra chấp nhận đau khổ vì Tin Mừng: Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. (I Cor 2, 2)
B- NHỮNG VIỆC HỌ KHÔNG LÀM:
1/Trên đội dưới đạp: Đó là tật xấu của nhiều người đối xử với nhau. Có chỗ dựa thì: “Nhất thân nhì thế”, hoặc “Mua danh bán tước”. Họ không ưa bợ đỡ nịnh hót ai có chức quyền để cầu lợi cho mình. Họ không hỏi: Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghiã là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế nghiã là gì? (Mc 6, 2)
2/ Tự kiêu tự mãn: Họ luôn tỏ ra khiêm tốn, ẩn mình, không muốn nổi hơn ai, khi thấy người khác tài giỏi, đạo đức, nhiệt thành họ vui mừng. Châm ngôn sống của họ là: “Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi.” (Ga 3, 30). Họ không muốn nói đến bản thân hay gia tộc nhà mình: “Ngôn sứ có bị coi rẻ rúng, thì cũng chính là ở quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình. (Mc 6, 4)
3/ Ghen tức chê bai: Là con đẻ của kiêu ngạo, nên họ không hạ bệ, chê bai ai, để người có thiện chí không làm việc được, chán nản, bỏ cuộc: Ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Gio-xê, Giu-đa và Si-mon sao? (Mc 6, 3)
Đúng là: “Bụt nhà không thiêng” hay trong gia đình con cái coi thường lời dạy của cha mẹ, nên “Dao sắc không gọt được chuôi”.
Tóm lại, người Ngôn Sứ luôn nhớ Lời khi Phaolô chỉ dẫn ông Ti-mô-thê để tổ chức và điều khiển các cộng đoàn và người mình có trách nhiệm như: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. “ (2 Tm 4, 2)
Và cuối cùng, làm Ngôn sứ không ham mê tiền bạc, địa vị, xác thịt,
Phaolô khuyên: ‘Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé.! (I Tm 6, 10)”
Thật vậy, quyền thế và tiền bạc đã xô đẩy bao nhiêu Kitô hữu đam mê xác thịt, đổ vỡ, rồi đi vào cái chết vô cùng đau thương ! ! !
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Đức tin và sự hiệp nhất mang lại nguồn lương thực phong phú
Jos. Tú Nạc, NMS
15:12 24/07/2009
Cộng Hòa Dân Chủ Congo là một quốc gia rộng lớn và xinh đẹp, Đó là một đất nước với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế. Nó cũng là một quốc gia trải qua biết bao bạo lực suốt nhiều năm, Tuy nhiên, dù rằng những thời kỳ khó khăn này, nhiều nhóm người Congo đang làm việc để mang lại hy vọng. Hội Những Quả Phụ Zarephath và công việc của họ là hiệp nhất và trao quyền cho phụ nữ Congo.
Những nhóm trên toàn đất nước Congo đã phấn đấu mười năm qua. Trong lúc này, trên năm triệu người đã bị giết vì chiến tranh hoặc hậu quả của chiến tranh. Những năm chiến tranh này đặc biệt đã gây khó khăn cho phụ nữ Congo.
Hãm hiếp đã trở nên vũ khí của chiến tranh. Bạo lực tình dục đã ảnh hưởng hàng trăm ngàn phụ nữ. Thường, những người chồng của những phụ nữ này đã bỏ rơi họ sau khi họ bị hãm hiếp. Có đến hàng ngàn phụ nữ đã trở nên góa bụa – chồng họ đã bị giết hoăc bị chết trong chiến tranh. Ngày nay, những quả phụ Congo này đang phải đơn thân phấn đấu chăm sóc con cái và gia đình mình.
Đời sống đối với những quả phụ ở Congo không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, họ vẫn mang hy vọng. Nhiều góa phụ Congo đang cùng nhau mưu tìm nghị lực.
Noella Katemboo là một góa phụ người Goma, Congo. Cách đây sáu năm, bà đã đi tới một bệnh viện để sinh đứa con thứ năm. Bà đã có một cháu gái xinh đẹp, dễ thương. Đó là lúc bà tràn đầy vui sướng. tuy nhiên, Noella nào hay biết điều gì khung63 khiếp sắp sửa xảy ra.
Trong lúc Noella nằm ở bệnh viện, quân phiến loạn đã tấn công chồng bà tại nhà. Chúng lục lọi tiền bạc, và đã giết ông ta trước mặt nhựng đứa con của họ.
Cái chết của người chồng Noella đã để lại cho bà phải nuôi dưỡng năm đứa con, mẹ già và những thành viên khác trong gia đình, một mình. Nhưng đây chưa phải đã kết thúc những chiến đấu của Noella. Một năm sau cái chết của chồng, ngôi nhà của Noella đã bị thiêu hủy.
Sau khi chồng mất, Noella trở nên giảm sút. Bà vô cùng đau buồn. Bà không ăn uống được nhiều. Nếu cứ tiếp tục thế này bà không biết làm sao một mình nuôi nổi toàn gia đình.
Thật mang ơn, Noella không còn đơn độc. Một phụ nữ tên Virgine Mumbere một ngày nọ đã đến gặp bà. Virgine làm việc tại bệnh viện mà bà đã hạ sinh cháu gái ở đó. Bà ta cũng là một góa phụ và rất hiểu về những phấn đấu của Noella.
Virgine đã kể lại cho nhóm tin tức The Guardian lần đầu tiên bà gặp Noella,
“Đối với Noella thật khó khăn. Bà ta đã bị kích động. Tôi đã đến tiếp xúc với bà ta. Tôi hứa sẽ giúp đỡ bà. Tôi nói sẽ đến cùng đọc Kinh Thánh cùng với bà suy niệm. Tôi nói, ‘Bà phải có nghị lực, nếu con cái trông thấy bà buồn rầu, chúng có thể không còn sức mạnh.’ Tôi cố gắng kể cho bà nghe về câu chuyện của tôi, rằng chồng tôi cũng đã qua đời. Bà ta đồng ý cho tôi đến gặp lại.” Virgine đã động viên Noella và hỗ trợ bà vượt qua thời gian cực kỳ khó khăn trong cuộc sống.
Cả hai phụ nữ này đã nhận biết tầm quan trọng những lúc họ cùng gặp gỡ. Họ cũng nhận thức được rằng có nhiều phụ nữ Congo có hoàn cảnh y như họ. Nên, họ bắt đầu một tổ chức dành cho những quả phụ. Họ biết rằng quả phụ có thể chu cấp cho nhau với những nhu cầu tình cảm cần thiết, Họ cũng hy vọng rằng tổ chức này giúp thúc đẩy đời sống của những quả phụ trong những phương thức kinh tế.
Cuối cùng họ muốn thay đổi đường lối cộng đồng đối xử với những quả phụ.
Virgine giải thích những gì tồn tại đối với một góa phụ thường nhắm đến ở Congo.
“Ở đây những quả phụ bị đối xử rất tồi tệ. Thông thường những gì xảy đến là những điều mà gia đình chồng nắm giữ con cái và tất cả những thứ thuộc về gia đình. Sau đó họ trả những góa phụ trở về gia đình của họ. Điều này là những gì đã xảy ra với phụ nữ trong tổ chức của chúng tôi. Một số người đã mất mọi thứ, thậm chí nhà cửa và gia đình.”
Vì những góa phụ vẫn có thể giữ con cái họ, điều đó vẫn gặp khó. Thường rất hiếm có những phương cách để những góa phụ hỗ trợ tài chính cho gia đình họ.
Để trả lời cho những nhu cầu này, Virgine và Noella đã bắt đầu cho Tổ Chức Những Quả Phụ Zarephath (The Association of the Widows of Zarephath). Hiện giờ, zarephath không phải là một thành phố hoặc một khu vực của Congo. Thay vì nó được đặt ten cho một thành phố ở Lebanon, vùng Trung Đông. Virginr và Noella đã đặt tên cho tổ chức này theo một câu chuyện trong Kinh Thánh vve62 một góa phụ trong truyện Kinh Thánh, người góa phụ Zarephath này rất nghèo. Bà sống một mình cùng với người con trai trong thời gian hạn hán. Bà chỉ đủ nguồn cung cấp để nấu một bữa ăn cuối cùng cho hai mẹ con. Vào hôm đó, một ngôn sứ của Thiên Chúa đến Zarephath. Ông tên là Elijah. Thiên Chúa đã nói với Elijah rằng người góa phụ này sẽ phân chia thực phẩm cho ông. Nên, Elijah đã yêu cầu góa phụ một số lương thực. Người góa phụ nói với Elijah rằng bà chẳng còn một tí lương thực nào. Bà ta chỉ còn một ít lượng cung cấp. Elijah nói với bà “đừng sợ.” Ông nói đoạn về nhà chuẩn bị lương thực cho ông. Nên, bà đã làm như vậy. Thiên Chúa đã cung cấp cho bà đầy đủ nguồn lương thực để gia đình bà sống cho đến lúc trời mưa trở lại. Vì đức tin, người góa phụ vâng lời Thiên Chúa làm bánh Cho Elijah. Và đêm đó, người góa phụ, con trai bà và Elijah dùng một bữa và lượng thực phẩm đã không hết. Thiên chúa là niềm tin và là Đấng ban sự sống.
Đây là câu chuyện về đức tin. Và cũng là câu chuyện về những nguồn cung cấp. NhưngThiên Chúa đã dùng họ để sản ra nguồn lương thực thực dồi dào. Đây là cách mà tồ chức Widows of Zarephath giống như truyện Kinh Thánh. Đơn thân, những góa phụ sẽ không thể có những nguồn cung cấp. Nhưng cùng nhau, với niềm tin, nguồn cung cấp ít ỏi của họ đã sản sinh phong phú, dồi dào. Noella giải thích,
“Sự làm việc mỗi ngày trong số những anh chị em chịu đau khổ, bản thân tôi đã tự hàn gắn nỗi đau. Họ cho tôi lấy lại niềm vui bởi vì tôi có thể giúp họ tình cảm và tài chính. Tôi am tường thấu đáo những đấu tranh của họ. Những câu chuyện đã cho tôi sự đổi thay, Trái tim tôi chỉ dành cho những công việc này.”
Nguồn: Những Quả Phụ Zarephath (Widows of Zarephath) - Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)
Những nhóm trên toàn đất nước Congo đã phấn đấu mười năm qua. Trong lúc này, trên năm triệu người đã bị giết vì chiến tranh hoặc hậu quả của chiến tranh. Những năm chiến tranh này đặc biệt đã gây khó khăn cho phụ nữ Congo.
Hãm hiếp đã trở nên vũ khí của chiến tranh. Bạo lực tình dục đã ảnh hưởng hàng trăm ngàn phụ nữ. Thường, những người chồng của những phụ nữ này đã bỏ rơi họ sau khi họ bị hãm hiếp. Có đến hàng ngàn phụ nữ đã trở nên góa bụa – chồng họ đã bị giết hoăc bị chết trong chiến tranh. Ngày nay, những quả phụ Congo này đang phải đơn thân phấn đấu chăm sóc con cái và gia đình mình.
Đời sống đối với những quả phụ ở Congo không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, họ vẫn mang hy vọng. Nhiều góa phụ Congo đang cùng nhau mưu tìm nghị lực.
Noella Katemboo là một góa phụ người Goma, Congo. Cách đây sáu năm, bà đã đi tới một bệnh viện để sinh đứa con thứ năm. Bà đã có một cháu gái xinh đẹp, dễ thương. Đó là lúc bà tràn đầy vui sướng. tuy nhiên, Noella nào hay biết điều gì khung63 khiếp sắp sửa xảy ra.
Trong lúc Noella nằm ở bệnh viện, quân phiến loạn đã tấn công chồng bà tại nhà. Chúng lục lọi tiền bạc, và đã giết ông ta trước mặt nhựng đứa con của họ.
Cái chết của người chồng Noella đã để lại cho bà phải nuôi dưỡng năm đứa con, mẹ già và những thành viên khác trong gia đình, một mình. Nhưng đây chưa phải đã kết thúc những chiến đấu của Noella. Một năm sau cái chết của chồng, ngôi nhà của Noella đã bị thiêu hủy.
Sau khi chồng mất, Noella trở nên giảm sút. Bà vô cùng đau buồn. Bà không ăn uống được nhiều. Nếu cứ tiếp tục thế này bà không biết làm sao một mình nuôi nổi toàn gia đình.
Thật mang ơn, Noella không còn đơn độc. Một phụ nữ tên Virgine Mumbere một ngày nọ đã đến gặp bà. Virgine làm việc tại bệnh viện mà bà đã hạ sinh cháu gái ở đó. Bà ta cũng là một góa phụ và rất hiểu về những phấn đấu của Noella.
Virgine đã kể lại cho nhóm tin tức The Guardian lần đầu tiên bà gặp Noella,
“Đối với Noella thật khó khăn. Bà ta đã bị kích động. Tôi đã đến tiếp xúc với bà ta. Tôi hứa sẽ giúp đỡ bà. Tôi nói sẽ đến cùng đọc Kinh Thánh cùng với bà suy niệm. Tôi nói, ‘Bà phải có nghị lực, nếu con cái trông thấy bà buồn rầu, chúng có thể không còn sức mạnh.’ Tôi cố gắng kể cho bà nghe về câu chuyện của tôi, rằng chồng tôi cũng đã qua đời. Bà ta đồng ý cho tôi đến gặp lại.” Virgine đã động viên Noella và hỗ trợ bà vượt qua thời gian cực kỳ khó khăn trong cuộc sống.
Cả hai phụ nữ này đã nhận biết tầm quan trọng những lúc họ cùng gặp gỡ. Họ cũng nhận thức được rằng có nhiều phụ nữ Congo có hoàn cảnh y như họ. Nên, họ bắt đầu một tổ chức dành cho những quả phụ. Họ biết rằng quả phụ có thể chu cấp cho nhau với những nhu cầu tình cảm cần thiết, Họ cũng hy vọng rằng tổ chức này giúp thúc đẩy đời sống của những quả phụ trong những phương thức kinh tế.
Cuối cùng họ muốn thay đổi đường lối cộng đồng đối xử với những quả phụ.
Virgine giải thích những gì tồn tại đối với một góa phụ thường nhắm đến ở Congo.
“Ở đây những quả phụ bị đối xử rất tồi tệ. Thông thường những gì xảy đến là những điều mà gia đình chồng nắm giữ con cái và tất cả những thứ thuộc về gia đình. Sau đó họ trả những góa phụ trở về gia đình của họ. Điều này là những gì đã xảy ra với phụ nữ trong tổ chức của chúng tôi. Một số người đã mất mọi thứ, thậm chí nhà cửa và gia đình.”
Vì những góa phụ vẫn có thể giữ con cái họ, điều đó vẫn gặp khó. Thường rất hiếm có những phương cách để những góa phụ hỗ trợ tài chính cho gia đình họ.
Để trả lời cho những nhu cầu này, Virgine và Noella đã bắt đầu cho Tổ Chức Những Quả Phụ Zarephath (The Association of the Widows of Zarephath). Hiện giờ, zarephath không phải là một thành phố hoặc một khu vực của Congo. Thay vì nó được đặt ten cho một thành phố ở Lebanon, vùng Trung Đông. Virginr và Noella đã đặt tên cho tổ chức này theo một câu chuyện trong Kinh Thánh vve62 một góa phụ trong truyện Kinh Thánh, người góa phụ Zarephath này rất nghèo. Bà sống một mình cùng với người con trai trong thời gian hạn hán. Bà chỉ đủ nguồn cung cấp để nấu một bữa ăn cuối cùng cho hai mẹ con. Vào hôm đó, một ngôn sứ của Thiên Chúa đến Zarephath. Ông tên là Elijah. Thiên Chúa đã nói với Elijah rằng người góa phụ này sẽ phân chia thực phẩm cho ông. Nên, Elijah đã yêu cầu góa phụ một số lương thực. Người góa phụ nói với Elijah rằng bà chẳng còn một tí lương thực nào. Bà ta chỉ còn một ít lượng cung cấp. Elijah nói với bà “đừng sợ.” Ông nói đoạn về nhà chuẩn bị lương thực cho ông. Nên, bà đã làm như vậy. Thiên Chúa đã cung cấp cho bà đầy đủ nguồn lương thực để gia đình bà sống cho đến lúc trời mưa trở lại. Vì đức tin, người góa phụ vâng lời Thiên Chúa làm bánh Cho Elijah. Và đêm đó, người góa phụ, con trai bà và Elijah dùng một bữa và lượng thực phẩm đã không hết. Thiên chúa là niềm tin và là Đấng ban sự sống.
Đây là câu chuyện về đức tin. Và cũng là câu chuyện về những nguồn cung cấp. NhưngThiên Chúa đã dùng họ để sản ra nguồn lương thực thực dồi dào. Đây là cách mà tồ chức Widows of Zarephath giống như truyện Kinh Thánh. Đơn thân, những góa phụ sẽ không thể có những nguồn cung cấp. Nhưng cùng nhau, với niềm tin, nguồn cung cấp ít ỏi của họ đã sản sinh phong phú, dồi dào. Noella giải thích,
“Sự làm việc mỗi ngày trong số những anh chị em chịu đau khổ, bản thân tôi đã tự hàn gắn nỗi đau. Họ cho tôi lấy lại niềm vui bởi vì tôi có thể giúp họ tình cảm và tài chính. Tôi am tường thấu đáo những đấu tranh của họ. Những câu chuyện đã cho tôi sự đổi thay, Trái tim tôi chỉ dành cho những công việc này.”
Nguồn: Những Quả Phụ Zarephath (Widows of Zarephath) - Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)
Chuyến đi vội
Hai Tôm Cần Giờ
18:12 24/07/2009
Tôi có việc về nên ăn cơm muộn một chút. Đang dùng cơm, điện thoại đổ. Bên kia đầu dây là một nữ tu Dòng Thánh Phaolô gọi tới. Sau vài ba câu thăm hỏi, Sơ nhờ đi “lo hậu sự” cho một “người xa quê”.
Chỉ cần vài ba câu hiểu được chuyện. Lát sau, người thân của người quá cố đã kịp liên hệ với Cha. Nghe thông tin xong, hai anh em vội tìm đến Bệnh Viện quận 7 ở đường Nguyễn Thị Thập. Tranh thủ đến càng sớm càng tốt cho tang quyến bớt nao ruột. Đến nơi thì trời đã vào khuya nhưng thủ tục pháp y chưa xong, đành phải chờ cho xong Cha mới cử hành nghi thức được.
Sau khi anh em trong nhóm làm thủ tục pháp y cũng như lo cho người quá cố xong thì đến phần Cha chủ sự và gia đình.
Tranh thủ những giây phút có được khi anh em đang làm phận sự, Linh mục chủ sự hỏi người thân của người quá cố về hoàn cảnh gia đình. Người thân cho biết:
Người quá cố tên là Gioan Trần Văn Điền, quê tận Hải Phòng, năm nay mới ngoài 30. Vì hoàn cảnh gia đình, sau khi cưới xin xong anh phải khăn gói vào tận miền Nam để kiếm miếng cơm manh áo. Biết rằng cuộc sống phải bôn ba mới đủ sống, nơi đất khách quê người, anh Gioan cố gắng vừa học vừa làm để có mảnh bằng thuỷ thủ.
Nhờ cần mẫn, thật thà cộng thêm trí thông minh, năng động trong công việc, Điền vừa được phong lên làm thuyền phó chiếc Tàu mang tên Thành Hội 86. Anh cùng với thuyền trưởng và thuyền viên đã đi lại từ Thái Lan về Việt Nam để chở clinke cho các công ty xi măng. Chuyến đi này vội vàng về Việt Nam để tránh bão nhưng không kịp. Chuyến đi vội vã và anh cũng ra đi vội vã.
Tàu Thành Hội 86 vừa về đến Miễu Bà - Cần Giờ thì thả neo để chờ cơn bão đi qua mới vào cảng. Vì cố gắng định vị cho con tàu, thuyền phó Trần Văn Điền đã cố gắng hết sức mình để cột neo vào phao số 9 ở Miễu Bà - Cần Giờ. Tưởng chừng mọi việc hoàn tất nhưng một cơn gió lớn đánh vào mạn thuyền, cơn gió lớn đến độ cắt đứt 1 cánh tay của anh. Thế là 1 cánh tay nằm lại trên tàu và anh bị đánh trôi đi. Khi con tàu dừng hẳn thì thuỷ thủ đoàn chẳng còn thấy thuyền phó đâu nữa. Mãi hai ngày sau lực lượng cứu hộ mới tìm thấy anh và mang về lo hậu sự.
Sự ra đi của anh Gioan để lại biết bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ, nỗi đau cho thân bằng quyến thuộc. Có lẽ đau đớn khó bù đắp được đó chính là người vợ hiền cùng với đứa con vừa tròn 3 tháng tuổi.
Mỗi một lần nghỉ phép là anh vội vã về thăm nhà, thăm vợ, thăm quê. Cuộc đời của anh Gioan hình như lúc nào cũng vội cả. Vì công việc, vì mưu sinh với cuộc sống, anh phải vội vã để gia đình ổn định. Ngày hôm nay, anh cũng ra đi vội vã không một lời từ biệt người vợ hiền và đứa con thơ.
Tối nay, ở Bệnh Viện quận 7 chỉ có một người anh ruột của anh Gioan vội vã từ Hải Phòng vào lo hậu sự cho em là được nhìn thấy em lần cuối, còn lại là những người xa quê, những người đồng cảnh ngộ.
Trong hành trình làm người, phận người thật mong manh vắn vỏi, chẳng ai biết được “ngày nào và giờ nào” Con Người sẽ đến. Chuyến đi vội của anh Gioan lại một lần nữa nhắc nhớ cho thân phận mỏng dòn yếu đuối của mỗi người chúng ta. Sự ra đi của anh Gioan nhắc cho ta rằng ta phải luôn tỉnh thức để chờ Chàng Rể đến đón mỗi người chúng ta.
Xin các thánh trên Thiên Đàng mở lòng ra đón tiếp anh Gioan.
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô là Cha giàu lòng thương xót, xin thương đón nhận anh Gioan vào lòng.
Chỉ cần vài ba câu hiểu được chuyện. Lát sau, người thân của người quá cố đã kịp liên hệ với Cha. Nghe thông tin xong, hai anh em vội tìm đến Bệnh Viện quận 7 ở đường Nguyễn Thị Thập. Tranh thủ đến càng sớm càng tốt cho tang quyến bớt nao ruột. Đến nơi thì trời đã vào khuya nhưng thủ tục pháp y chưa xong, đành phải chờ cho xong Cha mới cử hành nghi thức được.
Sau khi anh em trong nhóm làm thủ tục pháp y cũng như lo cho người quá cố xong thì đến phần Cha chủ sự và gia đình.
Tranh thủ những giây phút có được khi anh em đang làm phận sự, Linh mục chủ sự hỏi người thân của người quá cố về hoàn cảnh gia đình. Người thân cho biết:
Người quá cố tên là Gioan Trần Văn Điền, quê tận Hải Phòng, năm nay mới ngoài 30. Vì hoàn cảnh gia đình, sau khi cưới xin xong anh phải khăn gói vào tận miền Nam để kiếm miếng cơm manh áo. Biết rằng cuộc sống phải bôn ba mới đủ sống, nơi đất khách quê người, anh Gioan cố gắng vừa học vừa làm để có mảnh bằng thuỷ thủ.
Nhờ cần mẫn, thật thà cộng thêm trí thông minh, năng động trong công việc, Điền vừa được phong lên làm thuyền phó chiếc Tàu mang tên Thành Hội 86. Anh cùng với thuyền trưởng và thuyền viên đã đi lại từ Thái Lan về Việt Nam để chở clinke cho các công ty xi măng. Chuyến đi này vội vàng về Việt Nam để tránh bão nhưng không kịp. Chuyến đi vội vã và anh cũng ra đi vội vã.
Tàu Thành Hội 86 vừa về đến Miễu Bà - Cần Giờ thì thả neo để chờ cơn bão đi qua mới vào cảng. Vì cố gắng định vị cho con tàu, thuyền phó Trần Văn Điền đã cố gắng hết sức mình để cột neo vào phao số 9 ở Miễu Bà - Cần Giờ. Tưởng chừng mọi việc hoàn tất nhưng một cơn gió lớn đánh vào mạn thuyền, cơn gió lớn đến độ cắt đứt 1 cánh tay của anh. Thế là 1 cánh tay nằm lại trên tàu và anh bị đánh trôi đi. Khi con tàu dừng hẳn thì thuỷ thủ đoàn chẳng còn thấy thuyền phó đâu nữa. Mãi hai ngày sau lực lượng cứu hộ mới tìm thấy anh và mang về lo hậu sự.
Sự ra đi của anh Gioan để lại biết bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ, nỗi đau cho thân bằng quyến thuộc. Có lẽ đau đớn khó bù đắp được đó chính là người vợ hiền cùng với đứa con vừa tròn 3 tháng tuổi.
Mỗi một lần nghỉ phép là anh vội vã về thăm nhà, thăm vợ, thăm quê. Cuộc đời của anh Gioan hình như lúc nào cũng vội cả. Vì công việc, vì mưu sinh với cuộc sống, anh phải vội vã để gia đình ổn định. Ngày hôm nay, anh cũng ra đi vội vã không một lời từ biệt người vợ hiền và đứa con thơ.
Tối nay, ở Bệnh Viện quận 7 chỉ có một người anh ruột của anh Gioan vội vã từ Hải Phòng vào lo hậu sự cho em là được nhìn thấy em lần cuối, còn lại là những người xa quê, những người đồng cảnh ngộ.
Trong hành trình làm người, phận người thật mong manh vắn vỏi, chẳng ai biết được “ngày nào và giờ nào” Con Người sẽ đến. Chuyến đi vội của anh Gioan lại một lần nữa nhắc nhớ cho thân phận mỏng dòn yếu đuối của mỗi người chúng ta. Sự ra đi của anh Gioan nhắc cho ta rằng ta phải luôn tỉnh thức để chờ Chàng Rể đến đón mỗi người chúng ta.
Xin các thánh trên Thiên Đàng mở lòng ra đón tiếp anh Gioan.
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô là Cha giàu lòng thương xót, xin thương đón nhận anh Gioan vào lòng.
Bèo dạt mây trôi...
LM Phêrô Hồng Phúc
19:52 24/07/2009
Trong tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu cùng với Đức Mẹ và các môn đệ dự đám tiệc. Cũng như bao gia đình khác, sự hiện diện của Đức Mẹ và Chúa Giêsu cùng các môn đệ với tư cách là những người khách chẳng có gì khác thường kể từ đầu bữa tiệc. Tiệc vui cũng diễn ra như bao nhiêu đám tiệc khác, không có gì khác thường. Cái khác chỉ bắt đầu từ lúc hết rượu, Đức Mẹ tinh tế và quan sát thấy điều đó mặc dù không ai nói ra, với một cử chỉ cũng rất là nhẹ nhàng và cũng thầm lặng như những cử chỉ bình thường tự nhiên khác, Đức Mẹ đến nói với Đức Giêsu: “Họ hết rượu rồi”.
Chúng ta bắt đầu quan sát cuộc đối thoại giữa hai mẹ con. Đây là cuộc đối thoại khi nghe sẽ không hiểu gì, mẹ nói một đàng, con lại hướng về một lối khác. Mẹ nói: “Họ hết rượu rồi”; con nói: “Giờ con chưa đến”. Cứ như là hai nội dung khác nhau trong cuộc đối thoại, nhưng đó lại là một sự hiểu nhau quá mức bình thường. Khi Đức Mẹ nói: “Họ hết rượu rồi”, Đức Giêsu đã biết Đức Mẹ muốn ám chỉ điều gì và Đức Giêsu không trả lời cho câu Đức Mẹ nói: “Họ hết rượu rồi” mà Chúa Giêsu trả lời cho ý muốn của Đức Mẹ muốn Chúa Giêsu ra tay để giúp đỡ. Thật sự, Đức Giêsu vẫn có một thái độ như thế, rằng: “Việc loan báo Tin Mừng phải đặt lên hàng đầu” nhưng vì tình thương Đức Giêsu đã từng làm phép lạ, vì tình thương Đức Giêsu đã thay đổi cả giờ giấc nghỉ ngơi để dạy dỗ dân chúng nhiều điều. Hôm nay cũng thế, giờ của Chúa chưa đến nhưng có sự can thiệp của Đức Mẹ nên Đức Giêsu đã ra tay trước thời gian. Đức Mẹ thật đặc biệt, khi Chúa Giêsu nói như chối từ thì Mẹ đã nói với gia nhân như Chúa đã nhận lời: “Hễ người bảo gì thì cứ làm theo” thật là một sự hiểu nhau mà chỉ trong gia đình mới có. Cũng như khi người đã đã yêu nhau, nhiều khi chỉ cần một cử chỉ, một ánh mắt, người ta cũng diễn tả được rất nhiều điều mà những người khác dù có mặt ở đó cũng không hiểu nổi: họ nói bằng ánh mắt, họ nói bằng cử chỉ và ánh mắt cử chỉ ấy bao hàm biết bao nhiêu là những việc mà chỉ có hai người hiểu nhau. Ở tiệc cưới này, những người gia nhân đã làm theo lời Đức Giêsu là lấy nước đổ vào chum, đây là những chum được dùng cho lễ nghi Thanh tẩy của người Do Thái. Người nào không thanh tẩy trước khi ăn thì bị coi là bị nhơ, người ta rất chú trọng đến việc: rửa tay trước khi ăn; không phải như chúng ta bây giờ, rửa tay trước khi ăn là vệ sinh nhưng những người Do Thái coi đó là một lễ nghi tôn giáo: không rửa tay trước khi ăn là phạm luật, là bị nhơ. Do vậy, người nào cũng thực hành một cách chăm chú và tiệc đông đến nỗi sáu chum nước đầy đều hết cả, chỉ cần một chi tiết này cho chúng ta thấy tiệc đông một cách khác thường nên ban tổ chức đã không lường được hết và do đó thiếu rượu giữa chừng. Sáu chum đổ đầy nước, Đức Giêsu không nói một lời, Đức Giêsu không làm một cử chỉ nào lạ cả, chỉ bảo họ múc đem cho người quản tiệc. Giống như câu chuyện sau này, Chúa bảo mười người phong cùi cứ đi trình diện các thầy tư tế, đang khi họ đi thì họ được khỏi. còn hôm nay, khi người ta múc đem cho người quản tiệc thì nước lã đó trở thành rượu, mà còn là rượu ngon hơn rượu ban tổ chức đã sắm sẵn. Chúng ta thấy ở đây, một chi tiết rất quan trọng: nước lã trở nên rượu. Hai chất lỏng như nhau và hình thức bên ngoài như nhau, nhưng nội dung đã thay đổi. Nước lã bây giờ đã thành rượu. Những gì quan sát bên ngoài không thể phản ánh nổi nội dung sâu sa bên trong.
Chúng ta trở về với các đôi tân hôn để thấy sự biến đổi đó. Họ là những thành viên, có thể nói là những nguyên tố độc lập. Nhưng mà hôm nay, những nguyên tố độc lập đó đã kết hợp lại để trở nên một nguyên tố mới hoàn hảo hơn. Người nam bỏ cha mẹ để luyến ái người vợ của mình, người nữ thì bỏ gia đình để đến với gia đình của bên chồng, nhận gia đình của bên chồng trước đây xa lạ trở thành gia đình nội của mình, còn gia đình mình thì coi là “bên ngoại”. Và như vậy, một sự kết hợp này đã cho họ một gia đình mới, chính xác là một gia đình mới tiềm ẩn trong hai con người nay trở nên một con người mới. Một con người mới đã bổ túc cho nhau để hoàn hảo hơn và từ một con người mới ấy sẽ trở thành một gia đình mới. Về hình thức bên ngoài, người nam vẫn là người nam, người nữ cũng vẫn là người nữ nhưng nội dung từ đây họ đã thay đổi. Họ là những người mà ta hay gọi danh từ quen là “họ đã có gia đình”, nghĩa là một gia đình tiềm ẩn trong con người của họ rồi. Mà một gia đình thì gồm những gì? Gồm một mái ấm tình thương, có cha có mẹ, có con cái, có anh chị em trong gia đình. Vì vậy, nhìn vào những yếu tố bên ngoài thì họ vẫn là những con người như tất cả các anh thanh niên khác, các chị thiếu nữ khác. Sau khi thành hôn, tiềm ẩn trong họ một gia đình, đến nỗi chúng ta nhìn những người nào cũng thấy “họ là người có gia đình rồi” và đấy chính là một nội dung đã biến đổi rất sâu sa. Từ đây chúng ta nhìn họ bằng một cặp mắt quý mến và tôn trọng vì ta gọi một cách bình dân là: “họ là những người đã trưởng thành”. Tuổi 18, 20 theo quy định của Việt Nam nhưng mà cho dù 22, 24, 25 thậm chí là “tam thập như lập” tuổi 30, có những người còn mải mê sự việc chưa cưới vợ, người ta vẫn chưa gọi người đó là người trưởng thành. Nhưng 20 tuổi, kết bạn rồi, người ta gọi đó là người trưởng thành. Sự trưởng thành dường như không đi theo lứa tuổi từ 20 đến 30 mà đi theo việc đã tạo lập gia đình hay chưa, có lẽ không nên nói “dường như” mà phải kết luận như vậy và nội dung là ở đó. Bởi vì bây giờ, gia đình đó là chất rượu, là men nồng rượu mới, là tình yêu được hiến trao và sẽ sinh hoa kết trái. Nó khác với nước lã của cuộc đời bình thường, bởi vì đó là một dòng chảy tự nhiên. Có nhiều thanh niên cứ thích theo dòng chảy tự nhiên để mình muốn chảy đâu thì chảy, có nhiều thiếu nữ cứ thích theo dòng chảy tự nhiên như vậy để mình muốn buông xuôi đâu thì buông xuôi. Cho nên có rất nhiều các bạn thanh niên thiếu nữ ngày nay không tạo lập nổi gia đình, không được gọi là trưởng thành, bởi vì những dòng chảy, chảy mãi, buông xuôi mãi, rồi giống như bài hát “Bèo dạt mây trôi”. Khổ thế đấy các bạn ạ!
Cho nên chúng ta quý mến và tôn trọng những đôi thanh niên thiếu nữ đã trưởng thành ngày hôm nay, mà là trưởng thành trong Thiên Chúa. Có những gia đình xin chúng tôi: “Vì thời gian gấp gáp, các cháu đang học lớp dự tòng nhưng mà không thể chờ đợi sáu tháng như là quy định để học giáo lý và trở thành tân tòng được, có cách nào để cha giúp đỡ cho gia đình”. Chúng tôi giải thích rằng: “Sáu tháng cũng chỉ bằng thời gian bảo hành một chiếc xe máy người ta còn bảo hành từ 6 tháng đến 2 năm. Vì vậy việc học giáo lý để bảo hành cho một cuộc đời dài trăm năm và thậm chí đạt tới đời đời đối với một dự tòng là thời gian quá ngắn không thể rút gọn được Vì vậy, nếu các dự tòng muốn rút gọn thì chỉ có một cách xin Bề trên Giáo phận tha ngăn trở khác đạo để thành hôn, còn bao giờ học giáo lý đủ độ chín thì âm thầm trở lại rửa tội sau”. Gia đình đồng ý, rồi đến lúc chứng hôn ngoài thánh lễ chúng ta quen gọi là “phép rao” thì hỏi rằng “có làm trong thánh lễ long trọng được không?”. Chúng ta quá biết, chúng tôi phải giải thích như thế nào: “Trong hai cách chỉ chọn được một, đáp ứng được thời gian thì không thể gọi là 'một thánh lễ long trọng'; còn đã muốn long trọng thì phải trở thành Kitô giáo. Toàn thể Giáo Hội vui mừng đón nhận một người tân tòng và cử hành thánh lễ một cách long trọng vì vui mừng cho họ trở thành Kitô hữu khi họ cử hành Bí tích Hôn nhân”; còn đã tha ngăn trở khác đạo một người Công giáo với một người ngoài Công giáo thì làm sao có thể cử hành Bí tích trong Thánh lễ như Giáo Hội đón nhận hai người con được? Người ta vẫn cứ thích mình vừa thế này, mình vừa thế kia cho nên có nhiều bạn trẻ ngày nay vừa thích buông xuôi nhưng mà lại vừa thích có gia đình. Không thể có chuyện “bắt cá hai tay” như thế được; không thể có một sự lựa chọn vừa thế này lại vừa thế kia. Quan trọng hơn hết phải hiểu thế nào là một gia đình? Một gia đình Kitô hữu được Thiên Chúa đóng ấn chúc phúc và hiệp thông với Hội Thánh ngay từ giây phút đầu tiên. Đó là một ân sủng tuyệt vời, đó là rượu mới còn ngon hơn tất cả rượu mà ban tổ chức của tiệc cưới đã dọn, đến nỗi quản tiệc nói: “Người ta thường đưa rượu ngon ra trước còn khách ngà ngà mới đưa rượu xoàng hơn. Còn cậu, cậu giữ rượu ngon tới giờ này” (Ga 2,10).
Hôm nay chúng ta có hai bình rượu ngon, họ là những người vừa được Thiên Chúa biến nước lã thành rượu đây. Chúng ta hãy cầu chúc cho họ, để đôi tân hôn này, rượu mới trong gia đình luôn luôn là men nồng rượu mới. Chỉ khi nào họ đánh mất tình yêu; chỉ khi nào họ đánh mất lòng đạo đức của người Kitô giáo, họ đánh mất luật yêu thương của Chúa, họ đánh mất luật Bí tích Hôn nhân đơn hôn và vĩnh hôn. Lúc bấy giờ rượu lại trở thành nước lã và không thể nói được những hậu quả gì diễn ra. Còn tất cả chúng ta hiểu rằng: họ đến đây để được biến nước lã thành rượu ngon và rượu ngon ấy sẽ trở thành một niềm vui, niềm hân hoan và hạnh phúc cho đôi tân hôn, cho tất cả mọi người đến dự tiệc cưới và đặc biệt tiệc cưới có Đức Mẹ, có Chúa Giêsu, có các thánh tông đồ, nghĩa là niềm vui và hạnh phúc của họ được nhân lên và được chúc phúc trong Hội Thánh, trong Chúa Kitô và Mẹ Maria cùng toàn thể các thánh.
Với một tâm tình đặc biệt như vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho men nồng rượu mới của các đôi tân hôn mãi mãi vững bền, trăm năm đời này và đạt tới sự sống đời đời trong Chúa Kitô, trong Hội Thánh. Amen.
Chúng ta bắt đầu quan sát cuộc đối thoại giữa hai mẹ con. Đây là cuộc đối thoại khi nghe sẽ không hiểu gì, mẹ nói một đàng, con lại hướng về một lối khác. Mẹ nói: “Họ hết rượu rồi”; con nói: “Giờ con chưa đến”. Cứ như là hai nội dung khác nhau trong cuộc đối thoại, nhưng đó lại là một sự hiểu nhau quá mức bình thường. Khi Đức Mẹ nói: “Họ hết rượu rồi”, Đức Giêsu đã biết Đức Mẹ muốn ám chỉ điều gì và Đức Giêsu không trả lời cho câu Đức Mẹ nói: “Họ hết rượu rồi” mà Chúa Giêsu trả lời cho ý muốn của Đức Mẹ muốn Chúa Giêsu ra tay để giúp đỡ. Thật sự, Đức Giêsu vẫn có một thái độ như thế, rằng: “Việc loan báo Tin Mừng phải đặt lên hàng đầu” nhưng vì tình thương Đức Giêsu đã từng làm phép lạ, vì tình thương Đức Giêsu đã thay đổi cả giờ giấc nghỉ ngơi để dạy dỗ dân chúng nhiều điều. Hôm nay cũng thế, giờ của Chúa chưa đến nhưng có sự can thiệp của Đức Mẹ nên Đức Giêsu đã ra tay trước thời gian. Đức Mẹ thật đặc biệt, khi Chúa Giêsu nói như chối từ thì Mẹ đã nói với gia nhân như Chúa đã nhận lời: “Hễ người bảo gì thì cứ làm theo” thật là một sự hiểu nhau mà chỉ trong gia đình mới có. Cũng như khi người đã đã yêu nhau, nhiều khi chỉ cần một cử chỉ, một ánh mắt, người ta cũng diễn tả được rất nhiều điều mà những người khác dù có mặt ở đó cũng không hiểu nổi: họ nói bằng ánh mắt, họ nói bằng cử chỉ và ánh mắt cử chỉ ấy bao hàm biết bao nhiêu là những việc mà chỉ có hai người hiểu nhau. Ở tiệc cưới này, những người gia nhân đã làm theo lời Đức Giêsu là lấy nước đổ vào chum, đây là những chum được dùng cho lễ nghi Thanh tẩy của người Do Thái. Người nào không thanh tẩy trước khi ăn thì bị coi là bị nhơ, người ta rất chú trọng đến việc: rửa tay trước khi ăn; không phải như chúng ta bây giờ, rửa tay trước khi ăn là vệ sinh nhưng những người Do Thái coi đó là một lễ nghi tôn giáo: không rửa tay trước khi ăn là phạm luật, là bị nhơ. Do vậy, người nào cũng thực hành một cách chăm chú và tiệc đông đến nỗi sáu chum nước đầy đều hết cả, chỉ cần một chi tiết này cho chúng ta thấy tiệc đông một cách khác thường nên ban tổ chức đã không lường được hết và do đó thiếu rượu giữa chừng. Sáu chum đổ đầy nước, Đức Giêsu không nói một lời, Đức Giêsu không làm một cử chỉ nào lạ cả, chỉ bảo họ múc đem cho người quản tiệc. Giống như câu chuyện sau này, Chúa bảo mười người phong cùi cứ đi trình diện các thầy tư tế, đang khi họ đi thì họ được khỏi. còn hôm nay, khi người ta múc đem cho người quản tiệc thì nước lã đó trở thành rượu, mà còn là rượu ngon hơn rượu ban tổ chức đã sắm sẵn. Chúng ta thấy ở đây, một chi tiết rất quan trọng: nước lã trở nên rượu. Hai chất lỏng như nhau và hình thức bên ngoài như nhau, nhưng nội dung đã thay đổi. Nước lã bây giờ đã thành rượu. Những gì quan sát bên ngoài không thể phản ánh nổi nội dung sâu sa bên trong.
Chúng ta trở về với các đôi tân hôn để thấy sự biến đổi đó. Họ là những thành viên, có thể nói là những nguyên tố độc lập. Nhưng mà hôm nay, những nguyên tố độc lập đó đã kết hợp lại để trở nên một nguyên tố mới hoàn hảo hơn. Người nam bỏ cha mẹ để luyến ái người vợ của mình, người nữ thì bỏ gia đình để đến với gia đình của bên chồng, nhận gia đình của bên chồng trước đây xa lạ trở thành gia đình nội của mình, còn gia đình mình thì coi là “bên ngoại”. Và như vậy, một sự kết hợp này đã cho họ một gia đình mới, chính xác là một gia đình mới tiềm ẩn trong hai con người nay trở nên một con người mới. Một con người mới đã bổ túc cho nhau để hoàn hảo hơn và từ một con người mới ấy sẽ trở thành một gia đình mới. Về hình thức bên ngoài, người nam vẫn là người nam, người nữ cũng vẫn là người nữ nhưng nội dung từ đây họ đã thay đổi. Họ là những người mà ta hay gọi danh từ quen là “họ đã có gia đình”, nghĩa là một gia đình tiềm ẩn trong con người của họ rồi. Mà một gia đình thì gồm những gì? Gồm một mái ấm tình thương, có cha có mẹ, có con cái, có anh chị em trong gia đình. Vì vậy, nhìn vào những yếu tố bên ngoài thì họ vẫn là những con người như tất cả các anh thanh niên khác, các chị thiếu nữ khác. Sau khi thành hôn, tiềm ẩn trong họ một gia đình, đến nỗi chúng ta nhìn những người nào cũng thấy “họ là người có gia đình rồi” và đấy chính là một nội dung đã biến đổi rất sâu sa. Từ đây chúng ta nhìn họ bằng một cặp mắt quý mến và tôn trọng vì ta gọi một cách bình dân là: “họ là những người đã trưởng thành”. Tuổi 18, 20 theo quy định của Việt Nam nhưng mà cho dù 22, 24, 25 thậm chí là “tam thập như lập” tuổi 30, có những người còn mải mê sự việc chưa cưới vợ, người ta vẫn chưa gọi người đó là người trưởng thành. Nhưng 20 tuổi, kết bạn rồi, người ta gọi đó là người trưởng thành. Sự trưởng thành dường như không đi theo lứa tuổi từ 20 đến 30 mà đi theo việc đã tạo lập gia đình hay chưa, có lẽ không nên nói “dường như” mà phải kết luận như vậy và nội dung là ở đó. Bởi vì bây giờ, gia đình đó là chất rượu, là men nồng rượu mới, là tình yêu được hiến trao và sẽ sinh hoa kết trái. Nó khác với nước lã của cuộc đời bình thường, bởi vì đó là một dòng chảy tự nhiên. Có nhiều thanh niên cứ thích theo dòng chảy tự nhiên để mình muốn chảy đâu thì chảy, có nhiều thiếu nữ cứ thích theo dòng chảy tự nhiên như vậy để mình muốn buông xuôi đâu thì buông xuôi. Cho nên có rất nhiều các bạn thanh niên thiếu nữ ngày nay không tạo lập nổi gia đình, không được gọi là trưởng thành, bởi vì những dòng chảy, chảy mãi, buông xuôi mãi, rồi giống như bài hát “Bèo dạt mây trôi”. Khổ thế đấy các bạn ạ!
Cho nên chúng ta quý mến và tôn trọng những đôi thanh niên thiếu nữ đã trưởng thành ngày hôm nay, mà là trưởng thành trong Thiên Chúa. Có những gia đình xin chúng tôi: “Vì thời gian gấp gáp, các cháu đang học lớp dự tòng nhưng mà không thể chờ đợi sáu tháng như là quy định để học giáo lý và trở thành tân tòng được, có cách nào để cha giúp đỡ cho gia đình”. Chúng tôi giải thích rằng: “Sáu tháng cũng chỉ bằng thời gian bảo hành một chiếc xe máy người ta còn bảo hành từ 6 tháng đến 2 năm. Vì vậy việc học giáo lý để bảo hành cho một cuộc đời dài trăm năm và thậm chí đạt tới đời đời đối với một dự tòng là thời gian quá ngắn không thể rút gọn được Vì vậy, nếu các dự tòng muốn rút gọn thì chỉ có một cách xin Bề trên Giáo phận tha ngăn trở khác đạo để thành hôn, còn bao giờ học giáo lý đủ độ chín thì âm thầm trở lại rửa tội sau”. Gia đình đồng ý, rồi đến lúc chứng hôn ngoài thánh lễ chúng ta quen gọi là “phép rao” thì hỏi rằng “có làm trong thánh lễ long trọng được không?”. Chúng ta quá biết, chúng tôi phải giải thích như thế nào: “Trong hai cách chỉ chọn được một, đáp ứng được thời gian thì không thể gọi là 'một thánh lễ long trọng'; còn đã muốn long trọng thì phải trở thành Kitô giáo. Toàn thể Giáo Hội vui mừng đón nhận một người tân tòng và cử hành thánh lễ một cách long trọng vì vui mừng cho họ trở thành Kitô hữu khi họ cử hành Bí tích Hôn nhân”; còn đã tha ngăn trở khác đạo một người Công giáo với một người ngoài Công giáo thì làm sao có thể cử hành Bí tích trong Thánh lễ như Giáo Hội đón nhận hai người con được? Người ta vẫn cứ thích mình vừa thế này, mình vừa thế kia cho nên có nhiều bạn trẻ ngày nay vừa thích buông xuôi nhưng mà lại vừa thích có gia đình. Không thể có chuyện “bắt cá hai tay” như thế được; không thể có một sự lựa chọn vừa thế này lại vừa thế kia. Quan trọng hơn hết phải hiểu thế nào là một gia đình? Một gia đình Kitô hữu được Thiên Chúa đóng ấn chúc phúc và hiệp thông với Hội Thánh ngay từ giây phút đầu tiên. Đó là một ân sủng tuyệt vời, đó là rượu mới còn ngon hơn tất cả rượu mà ban tổ chức của tiệc cưới đã dọn, đến nỗi quản tiệc nói: “Người ta thường đưa rượu ngon ra trước còn khách ngà ngà mới đưa rượu xoàng hơn. Còn cậu, cậu giữ rượu ngon tới giờ này” (Ga 2,10).
Hôm nay chúng ta có hai bình rượu ngon, họ là những người vừa được Thiên Chúa biến nước lã thành rượu đây. Chúng ta hãy cầu chúc cho họ, để đôi tân hôn này, rượu mới trong gia đình luôn luôn là men nồng rượu mới. Chỉ khi nào họ đánh mất tình yêu; chỉ khi nào họ đánh mất lòng đạo đức của người Kitô giáo, họ đánh mất luật yêu thương của Chúa, họ đánh mất luật Bí tích Hôn nhân đơn hôn và vĩnh hôn. Lúc bấy giờ rượu lại trở thành nước lã và không thể nói được những hậu quả gì diễn ra. Còn tất cả chúng ta hiểu rằng: họ đến đây để được biến nước lã thành rượu ngon và rượu ngon ấy sẽ trở thành một niềm vui, niềm hân hoan và hạnh phúc cho đôi tân hôn, cho tất cả mọi người đến dự tiệc cưới và đặc biệt tiệc cưới có Đức Mẹ, có Chúa Giêsu, có các thánh tông đồ, nghĩa là niềm vui và hạnh phúc của họ được nhân lên và được chúc phúc trong Hội Thánh, trong Chúa Kitô và Mẹ Maria cùng toàn thể các thánh.
Với một tâm tình đặc biệt như vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho men nồng rượu mới của các đôi tân hôn mãi mãi vững bền, trăm năm đời này và đạt tới sự sống đời đời trong Chúa Kitô, trong Hội Thánh. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chủ sự kinh chiều tại Nhà thờ chính tòa Aosta
LM Trần Đức Anh, OP
23:54 24/07/2009
AOSTA - Chiều 24-7-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Aosta, bắc Italia.
Đây là hoạt động công khai thứ 2 kể từ khi ngài đến nghỉ hè tại giáo phận Aosta hôm 13-7 vừa qua. Vì số chỗ trong thánh đường có giới hạn, nên chỉ có 400 người được vào trong nhà thờ để tham dự kinh chiều, trong đó có các 400 LM, tu sĩ nam nữ và đại diện giáo dân, mỗi xứ được cử 2 người. Giáo phận này có hơn 126 ngàn tín hữu với 93 giáo xứ, 116 linh mục triều và dòng, 2 đại chủng sinh và 130 nữ tu. Sau Đức Gioan Phaolô 2 hồi năm 1096, ĐTC Biển Đức 16 là vị Giáo Hoàng đến viếng thăm Nhà thờ chính tòa này.
Trước đó, ĐTC đã từ biệt thự ở làng Les Combes đến Quảng trường vòng cung Augusto lối quà 5 giờ 15 phút chiều. Tại đây ngài được ông chủ tịch miền Aosta, Augusto Rollandin, Ông thị trưởng Guido Grimod và Đức GM sở tại Giuseppe Anfossi tiếp đón, và từ đây ngài đi chiếc xe díp đến nhà thờ chính tòa. Tại quảng trường trước thánh đường có hàng ngàn tín hữu chờ đợi chào đón ngài, vì bên trong thánh đường không còn chỗ. ĐTC đã đi vòng quanh các lối đi để chào thăm họ, trước khi tiến vào bên trong nhà thờ giữa tiếng vỗ tay hân hoan chào mừng của mọi người.
Trong lời chào ĐTC đầu kinh chiều, Đức Cha Giuseppe Anfossi, GM giáo phận Aosta đã nhắc đến sự cổ kính của giáo phận này: các cuộc nghiên cứu khảo cổ cho thấy đã có Nhà thờ Chính tòa và tòa GM tại đây từ thế kỷ thứ 4. Bao nhiêu GM và LM đã vào thánh đường này, bao nhiêu tín hữu đã được lãnh nhận bí tích và cầu nguyện tại đây, trong đó có thánh Anselmo. Khi còn nhỏ, Người đã đi một mình hoặc được mẹ tháp tùng đến đây, với những câu hỏi sinh động về đức tin và ơn gọi trong tâm hồn. Thánh nhân đã thấy Nhà thờ chính tòa này trong vẻ đẹp nguyên thủy và đã cầu nguyện tại đây trước khi giã từ sang Pháp năm 23 tuổi.
Đức Cha Anfossi cũng nhắc đến hoàn cảnh các gia đình ở Aosta và rằng: ”Chúng con biết có những gia đình đang chịu đau khổ rất nhiều: con muốn hy vọng rằng đau khổ của họ, được kinh nguyện của ĐTC và của chúng con tháp tùng, trong thời gian tới đây sẽ tái sinh cộng đồng rất tươi đẹp là giáo hội tại gia, là gia đình dựa trên hôn nhân”.
Trong bài giảng ứng khẩu, sau bài đọc sách thánh, ĐTC đã diễn giảng lời nguyện của kinh chiều: cầu xin Thiên Chúa toàn năng và từ bi mở rộng bàn tay thỏa mãn những cơn đói đa dạng của con người. Ngài mời gọi các tín hữu cộng tác với Thiên Chúa để làm cho Chúa trở nên gần gũi con người ngày nay, biến thế giới thành lễ vật sống động, thành ”phụng vụ hoàn vũ”. Công trình này cần phải bắt đầu từ nơi chính bản thân chúng ta. ĐTC cũng mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa mở rộng bàn tay để thỏa mãn những cơn đói của con người: đói cơm bánh, đói công lý, đói tình thương.
Trước đó, ĐTC cũng nói về lòng từ bi và yêu thương của Thiên Chúa: qua Chúa con, Chúa đã đi vào trần thế đầy oán thù và bất công, để dùng khổ giá tha thứ, biến đổi thế giới này. Tha thứ không phải là làm ngơ không biến đến, nhưng là biến đổi.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu và bài thánh ca kính Đức Mẹ bằng tiếng địa phương, ĐTC đã tặng cho nhà thờ chính tòa một chén lễ quí giá, và còn đứng lại bắt tay chào thăm hàng chục LM và tín hữu đại diện cho các tầng lớp của giáo phận Aosta.
Rời thánh đường trên đường về thôn Les Combes, nơi có biệt thự Giáo Hoàng, ĐTC đã ghé lại viếng thăm Nhà dưỡng lão ở làng Introd. (SD 24-7-2009)
Đây là hoạt động công khai thứ 2 kể từ khi ngài đến nghỉ hè tại giáo phận Aosta hôm 13-7 vừa qua. Vì số chỗ trong thánh đường có giới hạn, nên chỉ có 400 người được vào trong nhà thờ để tham dự kinh chiều, trong đó có các 400 LM, tu sĩ nam nữ và đại diện giáo dân, mỗi xứ được cử 2 người. Giáo phận này có hơn 126 ngàn tín hữu với 93 giáo xứ, 116 linh mục triều và dòng, 2 đại chủng sinh và 130 nữ tu. Sau Đức Gioan Phaolô 2 hồi năm 1096, ĐTC Biển Đức 16 là vị Giáo Hoàng đến viếng thăm Nhà thờ chính tòa này.
Trước đó, ĐTC đã từ biệt thự ở làng Les Combes đến Quảng trường vòng cung Augusto lối quà 5 giờ 15 phút chiều. Tại đây ngài được ông chủ tịch miền Aosta, Augusto Rollandin, Ông thị trưởng Guido Grimod và Đức GM sở tại Giuseppe Anfossi tiếp đón, và từ đây ngài đi chiếc xe díp đến nhà thờ chính tòa. Tại quảng trường trước thánh đường có hàng ngàn tín hữu chờ đợi chào đón ngài, vì bên trong thánh đường không còn chỗ. ĐTC đã đi vòng quanh các lối đi để chào thăm họ, trước khi tiến vào bên trong nhà thờ giữa tiếng vỗ tay hân hoan chào mừng của mọi người.
Trong lời chào ĐTC đầu kinh chiều, Đức Cha Giuseppe Anfossi, GM giáo phận Aosta đã nhắc đến sự cổ kính của giáo phận này: các cuộc nghiên cứu khảo cổ cho thấy đã có Nhà thờ Chính tòa và tòa GM tại đây từ thế kỷ thứ 4. Bao nhiêu GM và LM đã vào thánh đường này, bao nhiêu tín hữu đã được lãnh nhận bí tích và cầu nguyện tại đây, trong đó có thánh Anselmo. Khi còn nhỏ, Người đã đi một mình hoặc được mẹ tháp tùng đến đây, với những câu hỏi sinh động về đức tin và ơn gọi trong tâm hồn. Thánh nhân đã thấy Nhà thờ chính tòa này trong vẻ đẹp nguyên thủy và đã cầu nguyện tại đây trước khi giã từ sang Pháp năm 23 tuổi.
Đức Cha Anfossi cũng nhắc đến hoàn cảnh các gia đình ở Aosta và rằng: ”Chúng con biết có những gia đình đang chịu đau khổ rất nhiều: con muốn hy vọng rằng đau khổ của họ, được kinh nguyện của ĐTC và của chúng con tháp tùng, trong thời gian tới đây sẽ tái sinh cộng đồng rất tươi đẹp là giáo hội tại gia, là gia đình dựa trên hôn nhân”.
Trong bài giảng ứng khẩu, sau bài đọc sách thánh, ĐTC đã diễn giảng lời nguyện của kinh chiều: cầu xin Thiên Chúa toàn năng và từ bi mở rộng bàn tay thỏa mãn những cơn đói đa dạng của con người. Ngài mời gọi các tín hữu cộng tác với Thiên Chúa để làm cho Chúa trở nên gần gũi con người ngày nay, biến thế giới thành lễ vật sống động, thành ”phụng vụ hoàn vũ”. Công trình này cần phải bắt đầu từ nơi chính bản thân chúng ta. ĐTC cũng mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa mở rộng bàn tay để thỏa mãn những cơn đói của con người: đói cơm bánh, đói công lý, đói tình thương.
Trước đó, ĐTC cũng nói về lòng từ bi và yêu thương của Thiên Chúa: qua Chúa con, Chúa đã đi vào trần thế đầy oán thù và bất công, để dùng khổ giá tha thứ, biến đổi thế giới này. Tha thứ không phải là làm ngơ không biến đến, nhưng là biến đổi.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu và bài thánh ca kính Đức Mẹ bằng tiếng địa phương, ĐTC đã tặng cho nhà thờ chính tòa một chén lễ quí giá, và còn đứng lại bắt tay chào thăm hàng chục LM và tín hữu đại diện cho các tầng lớp của giáo phận Aosta.
Rời thánh đường trên đường về thôn Les Combes, nơi có biệt thự Giáo Hoàng, ĐTC đã ghé lại viếng thăm Nhà dưỡng lão ở làng Introd. (SD 24-7-2009)
Tình hình sức khỏe của Đức Thánh Cha
LM Trần Đức Anh, OP
15:19 24/07/2009
LES COMBES - Hôm 23-7-2009, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã cho biết một số sinh hoạt của ĐTC trong những ngày này:
Chiều thứ tư, 22-7, trong buổi đi dạo, ĐTC đã gặp 5 em bé có 3 phụ nữ tháp tùng và ngài nói chuyện với các em. Một trong các em kể với ĐTC rằng tại Val di Rhemes nơi em sinh sống, mùa đông có tới 6 mét tuyết, làm ĐTC ngạc nhiên và tò mò. Một em bé khác hỏi ngài về cánh tay bị bó bột, ngài tươi cười trả lời là cần phải có thời gian và cần kiên nhẫn để cổ tay được lành.
Trong số những hoạt động hôm qua của ĐTC, có việc nghiên cứu các hồ sơ về nhiều vấn đề do ĐHY Quốc vụ khanh Bertone mới tới sáng thứ tư 22-7-2009 vừa qua. ĐHY cũng mang đến nhiều điện văn từ các nơi gửi đến thăm hỏi và cầu chúc ĐTC sớm bình phục, trong đó có điện văn của Quốc vương và Hoàng hậu Tây Ban Nha, của bà thủ tưởng Đức Angela Merkel, và của cựu tổng thống Italia, Carlo Azeglio Ciampi, hiện là thượng nghị sĩ trọn đời.
Cha Lombardi cũng cho biết hôm 23-7, từ nhà thương Aosta, người ta đã mang đến biệt thự của ĐTC một máy chụp X quang nhỏ để sáng thứ bẩy 25-7, các bác sĩ có thể chụp và kiểm soát tình trạng cổ tay phải bị gẫy. Ngoài 2 bác sĩ Polisca và Berti của Vatican, còn có bác sĩ Manuel Mancini, người đã giải phẫu cho ĐTC ở Aosta, và ông Vincenzo Sessa, bác sĩ trưởng về chỉnh hình thuộc Bệnh viện của Dòng thánh Gioan Thiên Chúa ở Roma, cũng là cộng tác viên thường xuyên của sở Y tế Vatican. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi bệnh trạng của ĐTC sau khi ngài trở về Castel Gandolfo, để có sự liên tục trong việc trợ giúp y khoa cho ngài.
Mặt khác, qua trung gian Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Manila, ĐTC đã bày tỏ sự gần gũi tinh thần với Bà Corazon Aquino, 76 tuổi cựu tổng thống Phi luật tân đang được điều trị tại một nhà thương ở Manila vì bệnh ung thư ruột già. ĐTC cầu nguyện cho bà sau khi được ĐHY Bertone thông báo về tình trạng sức khỏe của bà cựu tổng thống Phi. (SD 23-7-2009)
Chiều thứ tư, 22-7, trong buổi đi dạo, ĐTC đã gặp 5 em bé có 3 phụ nữ tháp tùng và ngài nói chuyện với các em. Một trong các em kể với ĐTC rằng tại Val di Rhemes nơi em sinh sống, mùa đông có tới 6 mét tuyết, làm ĐTC ngạc nhiên và tò mò. Một em bé khác hỏi ngài về cánh tay bị bó bột, ngài tươi cười trả lời là cần phải có thời gian và cần kiên nhẫn để cổ tay được lành.
Trong số những hoạt động hôm qua của ĐTC, có việc nghiên cứu các hồ sơ về nhiều vấn đề do ĐHY Quốc vụ khanh Bertone mới tới sáng thứ tư 22-7-2009 vừa qua. ĐHY cũng mang đến nhiều điện văn từ các nơi gửi đến thăm hỏi và cầu chúc ĐTC sớm bình phục, trong đó có điện văn của Quốc vương và Hoàng hậu Tây Ban Nha, của bà thủ tưởng Đức Angela Merkel, và của cựu tổng thống Italia, Carlo Azeglio Ciampi, hiện là thượng nghị sĩ trọn đời.
Cha Lombardi cũng cho biết hôm 23-7, từ nhà thương Aosta, người ta đã mang đến biệt thự của ĐTC một máy chụp X quang nhỏ để sáng thứ bẩy 25-7, các bác sĩ có thể chụp và kiểm soát tình trạng cổ tay phải bị gẫy. Ngoài 2 bác sĩ Polisca và Berti của Vatican, còn có bác sĩ Manuel Mancini, người đã giải phẫu cho ĐTC ở Aosta, và ông Vincenzo Sessa, bác sĩ trưởng về chỉnh hình thuộc Bệnh viện của Dòng thánh Gioan Thiên Chúa ở Roma, cũng là cộng tác viên thường xuyên của sở Y tế Vatican. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi bệnh trạng của ĐTC sau khi ngài trở về Castel Gandolfo, để có sự liên tục trong việc trợ giúp y khoa cho ngài.
Mặt khác, qua trung gian Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Manila, ĐTC đã bày tỏ sự gần gũi tinh thần với Bà Corazon Aquino, 76 tuổi cựu tổng thống Phi luật tân đang được điều trị tại một nhà thương ở Manila vì bệnh ung thư ruột già. ĐTC cầu nguyện cho bà sau khi được ĐHY Bertone thông báo về tình trạng sức khỏe của bà cựu tổng thống Phi. (SD 23-7-2009)
Hội nghị Khoáng Đại Liên Hội đồng Giám Mục Áu Châu (FABC) “Sống Bí Tích Thánh Thể tại Á Châu” sẽ được tổ chức vào tháng Tám
Nguyễn Hoàng Thương
17:04 24/07/2009
Hội nghị Khoáng Đại FABC “Sống Bí Tích Thánh Thể tại Á Châu” sẽ được tổ chức vào tháng Tám
Bangkok (Agenzia Fides, FABC) - Các giám mục, các thần học gia của nhiều quốc gia Á Châu đang phải bận rội làm việc với bản thảo Văn Kiện Làm Việc (Instrumentum Laboris) để chuẩn bị cho Hội nghị Khoáng đại lần thứ 9 của Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC) sẽ được tổ chức ở Manila (Phi Luật Tân) từ ngày 10 đến 16/8/2009. Chủ đề của Hội nghị sẽ là “Sống Bí tích Thánh Thể tại Á Châu” với sự tham dự của các giám mục và các phái đoàn từ Á Châu.
Hôi nghị Khoánng Đại được tổ chức 4 năm một lần, là thời điểm quan trọng để trao đổi kinh nghiệm và vạch kế hoạch cho Giáo Hội ở Á Châu. Văn Kiện Làm Việc hoàn chỉnh để sử dụng làm tài liệu căn bản cho các phiên họp của Hội nghị sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới. Tài liệu này thừa hưởng những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Thể (nhất là những chỉ dẫn từ Thượng Hội Đồng Giám Mục), và các Thông điệp “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là Tình Yêu) và “Caritas in Veritate” (Bác Ái trong Sự Thật).
Tài liệu được chia thành các chương: “Sống trong Cộng Đoàn”, “Sống trong Đức Tin”, “Sống trong Hy Vọng”, “Sống trong Tình Yêu” và “Sống trong Sứ Mạng”, đề cập đến những thách đố khác nhau mà Giáo Hội ở Á Châu phải đối mặt và trung tâm điểm của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo Hội. Hội nghị sẽ được chuẩn bị trước bởi một hội thảo chuyên đề do FABC bảo trợ để suy tư về những bản văn mang tính thần học và mục vụ khác nhau. Theo đó, Văn phòng Loan báo Tin Mừng của FABC sẽ suy tư về “Loan báo Tin Mừng trong các cộng đoàn bản xứ” ở Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế ở Pattaya, Thái Lan từ ngày 20 đến 24/7. Văn phòng Đại Kết và Liên Tôn sẽ tổ chức Hội thảo chuyên đề về trách nhiệm của các giám mục trong các Hội đồng Giám Mục về đối thoại liên tôn với chủ đề: “Giáo Hội được kêu gọi Đối Thoại, Vai trò đặc biệt của các Giám Mục” được tổ chức từ ngày 21 đến 25/7 ở Trung Tâm Tài Liệu FABC, Băng Cốc, Thái Lan.
Theo chương trình nghị sự được FABC công bố trên website của mình, Thánh lễ khai mạc sẽ được cử hành vào ngày 11/8 ở Nhà thờ Chánh toà Manila dưới sự chủ tế của Đức Hồng y Francis Arinze, người Nigeria, là Đặc sứ được Đức Giáo hoàng cử đến tham dự hội nghị, ngài là cựu Tổng trưởng Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích. Sau đó, Lễ khai mạc chính thức sẽ diễn ra ở Trung Tâm Piô XII, dọc theo Đại Lộ Liên Hiệp Quốc. Buổi chiều của ngày đầu tiên và buổi sáng ngày thứ nhì Thứ Tư, 12/8 được dành cho việc thảo luận tài liệu về chủ đề Hội nghị “Sống Bí Tích Thánh Thể với Chúa Kitô tại Á Châu”. Buổi chiều Thứ Tư thảo luận về các Quy chế của Liên Hiệp. Thứ Năm, 13/8 sẽ họp các nhóm tham dự viên theo các vùng; bao gồm cả buổi thảo luận về “Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể” được chủ trì bởi Đức Tổng Giám Mục Thomas Menamparampil của Guwahati, Ấn Độ. Thứ Sáu ngày 14/8, các báo cáo theo nhóm làm việc từng vùng sẽ được trình bày cũng như 9 văn phòng FABC sẽ đưa ra bản báo cáo, những văn phòng này thực hiện các hoạt động cơ bản của Liên Hiệp.
Sáng Thứ Bảy, 15/8 sẽ được mở đầu bằng các tham luận của từng Hội đồng Giám Mục trong khi xế chiều và tối các tham dự viên sẽ được phân vào 12 giáo xứ ở Metro Manila để làm mục vụ và dùng cơm tối với các cộng đoàn địa phương.
Hội nghị sẽ bế mạc vào sáng Chúa Nhật 16/8, công bố bản đúc kết và kết thúc bằng Thánh Lễ ở phòng Hội nghị, Trung Tâm Piô XII, Manila.
Có khoảng 120 đại biểu và tham dự viên đại diện cho 18 Hội đồng Giám Mục của Liên Hiệp và 11 thành viên hiệp hội. Đây là lần thứ nhì Hội nghị được tổ chức ở Manila, sau khi thành lập Liên Hiệp ở Manila vào năm 1970 và Hội nghị Khoáng Đại lần thứ 6 vào năm 1995.
Trong số các thamdự viên tham gia Hội nghị lần này sẽ có ít nhất 7 vị Hồng y tham dự. Ngoài Đức Hồng y Gaudencio Rosales (Manila) và Ricardo Vidal (Cebu) từ Phi Luật Tân có Đức Hồng y Đặc sứ Giáo Hoàng Francis Cardinal Arinze, hai vị Hồng y đến từ Ấn Độ là ĐHY Telesphore Toppo (Ranchi) và Oswald Gracias (Mumbai) cùng với Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Việt Nam.
Tham dự hội nghị với tư cách là Quan Sát Viên có Liên Hội Đồng Giám Mục Úc và Châu Đại Dương (ACBC), Hội đồng Giám Mục Canada (CCCB), Tổng Thư Ký của Hội đồng Giám Mục Tây Ban Nha cùng các đại diện từ các Giáo Hội Kitô khác ở Á Châu.
Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC) là một liên hiệp tự nguyện của các Hội đồng Giám Mục ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á và Trung Á, được thành lập với sự phê chuẩn của Tòa Thánh. Mục đích của liên hiệp là nuôi dưỡng tình liên đới và sự đồng trách nhiệm của các thành viên vì sự thịnh vượng của Giáo Hội và xã hội ở Á Châu, cùng với việc thăng tiến và bảo vệ những điều được xem là tốt đẹp hơn.
Bangkok (Agenzia Fides, FABC) - Các giám mục, các thần học gia của nhiều quốc gia Á Châu đang phải bận rội làm việc với bản thảo Văn Kiện Làm Việc (Instrumentum Laboris) để chuẩn bị cho Hội nghị Khoáng đại lần thứ 9 của Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC) sẽ được tổ chức ở Manila (Phi Luật Tân) từ ngày 10 đến 16/8/2009. Chủ đề của Hội nghị sẽ là “Sống Bí tích Thánh Thể tại Á Châu” với sự tham dự của các giám mục và các phái đoàn từ Á Châu.
Hôi nghị Khoánng Đại được tổ chức 4 năm một lần, là thời điểm quan trọng để trao đổi kinh nghiệm và vạch kế hoạch cho Giáo Hội ở Á Châu. Văn Kiện Làm Việc hoàn chỉnh để sử dụng làm tài liệu căn bản cho các phiên họp của Hội nghị sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới. Tài liệu này thừa hưởng những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Thể (nhất là những chỉ dẫn từ Thượng Hội Đồng Giám Mục), và các Thông điệp “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là Tình Yêu) và “Caritas in Veritate” (Bác Ái trong Sự Thật).
Tài liệu được chia thành các chương: “Sống trong Cộng Đoàn”, “Sống trong Đức Tin”, “Sống trong Hy Vọng”, “Sống trong Tình Yêu” và “Sống trong Sứ Mạng”, đề cập đến những thách đố khác nhau mà Giáo Hội ở Á Châu phải đối mặt và trung tâm điểm của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo Hội. Hội nghị sẽ được chuẩn bị trước bởi một hội thảo chuyên đề do FABC bảo trợ để suy tư về những bản văn mang tính thần học và mục vụ khác nhau. Theo đó, Văn phòng Loan báo Tin Mừng của FABC sẽ suy tư về “Loan báo Tin Mừng trong các cộng đoàn bản xứ” ở Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế ở Pattaya, Thái Lan từ ngày 20 đến 24/7. Văn phòng Đại Kết và Liên Tôn sẽ tổ chức Hội thảo chuyên đề về trách nhiệm của các giám mục trong các Hội đồng Giám Mục về đối thoại liên tôn với chủ đề: “Giáo Hội được kêu gọi Đối Thoại, Vai trò đặc biệt của các Giám Mục” được tổ chức từ ngày 21 đến 25/7 ở Trung Tâm Tài Liệu FABC, Băng Cốc, Thái Lan.
Theo chương trình nghị sự được FABC công bố trên website của mình, Thánh lễ khai mạc sẽ được cử hành vào ngày 11/8 ở Nhà thờ Chánh toà Manila dưới sự chủ tế của Đức Hồng y Francis Arinze, người Nigeria, là Đặc sứ được Đức Giáo hoàng cử đến tham dự hội nghị, ngài là cựu Tổng trưởng Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích. Sau đó, Lễ khai mạc chính thức sẽ diễn ra ở Trung Tâm Piô XII, dọc theo Đại Lộ Liên Hiệp Quốc. Buổi chiều của ngày đầu tiên và buổi sáng ngày thứ nhì Thứ Tư, 12/8 được dành cho việc thảo luận tài liệu về chủ đề Hội nghị “Sống Bí Tích Thánh Thể với Chúa Kitô tại Á Châu”. Buổi chiều Thứ Tư thảo luận về các Quy chế của Liên Hiệp. Thứ Năm, 13/8 sẽ họp các nhóm tham dự viên theo các vùng; bao gồm cả buổi thảo luận về “Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể” được chủ trì bởi Đức Tổng Giám Mục Thomas Menamparampil của Guwahati, Ấn Độ. Thứ Sáu ngày 14/8, các báo cáo theo nhóm làm việc từng vùng sẽ được trình bày cũng như 9 văn phòng FABC sẽ đưa ra bản báo cáo, những văn phòng này thực hiện các hoạt động cơ bản của Liên Hiệp.
Sáng Thứ Bảy, 15/8 sẽ được mở đầu bằng các tham luận của từng Hội đồng Giám Mục trong khi xế chiều và tối các tham dự viên sẽ được phân vào 12 giáo xứ ở Metro Manila để làm mục vụ và dùng cơm tối với các cộng đoàn địa phương.
Hội nghị sẽ bế mạc vào sáng Chúa Nhật 16/8, công bố bản đúc kết và kết thúc bằng Thánh Lễ ở phòng Hội nghị, Trung Tâm Piô XII, Manila.
Có khoảng 120 đại biểu và tham dự viên đại diện cho 18 Hội đồng Giám Mục của Liên Hiệp và 11 thành viên hiệp hội. Đây là lần thứ nhì Hội nghị được tổ chức ở Manila, sau khi thành lập Liên Hiệp ở Manila vào năm 1970 và Hội nghị Khoáng Đại lần thứ 6 vào năm 1995.
Trong số các thamdự viên tham gia Hội nghị lần này sẽ có ít nhất 7 vị Hồng y tham dự. Ngoài Đức Hồng y Gaudencio Rosales (Manila) và Ricardo Vidal (Cebu) từ Phi Luật Tân có Đức Hồng y Đặc sứ Giáo Hoàng Francis Cardinal Arinze, hai vị Hồng y đến từ Ấn Độ là ĐHY Telesphore Toppo (Ranchi) và Oswald Gracias (Mumbai) cùng với Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân và Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Việt Nam.
Tham dự hội nghị với tư cách là Quan Sát Viên có Liên Hội Đồng Giám Mục Úc và Châu Đại Dương (ACBC), Hội đồng Giám Mục Canada (CCCB), Tổng Thư Ký của Hội đồng Giám Mục Tây Ban Nha cùng các đại diện từ các Giáo Hội Kitô khác ở Á Châu.
Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC) là một liên hiệp tự nguyện của các Hội đồng Giám Mục ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á và Trung Á, được thành lập với sự phê chuẩn của Tòa Thánh. Mục đích của liên hiệp là nuôi dưỡng tình liên đới và sự đồng trách nhiệm của các thành viên vì sự thịnh vượng của Giáo Hội và xã hội ở Á Châu, cùng với việc thăng tiến và bảo vệ những điều được xem là tốt đẹp hơn.
Top Stories
Thai Ha Catholics' lawyer offers legal assistance to Tam Toa parish
J.B. An Dang
04:54 24/07/2009
Angered by police’s brutal violence against Tam Toa parish, the legal counsel for Thai Ha Catholic defendants who himself has been continually harassed and closely monitored by police has expressed his desire to offer legal assistance to Tam Toa parishioners in their quest for justice.
In the statement on July 23 to express his communion with Catholics at Tam Toa after the violent police raid on Monday, Le Tran Luat, the pro-bono attorney of the record for the Thai Ha Catholics expressed his desire to offer free legal advice to those who have been detained and now risk being prosecuted.
In state-run media, police and local authorities of Quang Binh province have charged their victims of “counter-revolutionary” crimes, violating state policies on Americans’ War Crimes Memorial Sites, disturbing public order, and attacking officials-on-duty. Tam Toa Catholics, if convicted, would face severe punishment under Article 88 of the Penal Code.
Luat’s offer of help has been received with great appreciation from Tam Toa parishioners who now face enormous difficulties finding a legal representative after a series of crackdowns of Vietnam government against human rights lawyers.
Recently, the Vietnamese authorities have sentenced a number of lawyers. Some other lawyers have also been continually harassed.
On June 13, lawyer Le Cong Dinh was arrested at his office in Ho Chi Minh City by Public Security police. In November 2007, he represented human rights lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, two other prominent prisoners of conscience, at the appeal court hearing against their sentences. He also represented Nguyen Hoang Hai, a blogger known as Dieu Cay, who was tried in September 2008 on politically motivated criminal charges for writing critical articles and calling for human rights.
Dinh, himself, now has been charged with "conducting propaganda" against the state. Under Article 88 of the Penal Code, if convicted, he faces a three- to 20-year prison sentence.
Le Tran Luat is an experienced and devoted attorney who has committed to defending the 8 Thai Ha defendants against the governmental charges of “damaging state property and disturbing public order”. He has become well-known and admired among Vietnamese people at home and overseas. However, the more fame and admiration he received from the Vietnamese Catholics and Non Catholics alike for his devotion and expertise, the more scrutiny his personal and professional life had been put under because what his clients and he himself were aiming for was in conflict with the interest of the dictatorial government. Luat has been repeatedly harassed by police after his decision to represent the Catholics at the court of appeal on March 27 of this year in Hanoi.
The level of harassment became more severe just before the appellate court hearing on March 27. Luat was repeatedly told by police that he had not understood the state policies and guidelines on religious freedom promulgated by the government of Socialist Republic of Vietnam. They then asked him to deny his own viewpoints and admit that the arguments he gave in the previous trial and in press interviews were shallow and hotheaded. His refusal to comply with government's coercion has resulted in a series of harsh treatments and eventually his house arrest as reported on May 1 of this year.
His movement has since been severely restricted and constantly monitored by the police. On March 12 while trying to board a flight to Hanoi for trial preparation, Luat was apprehended and detained at the police station for questioning. On March 15, he was arrested again and had to keep coming to the so-called "working sessions" by police's order. The ordeal did not end there for him and those who were related to him both personally and professionally. His entire staff has been harassed to this date, his personal equipments seized, his reputation distorted and tarnished by state media, his family as well as Luat himself received threatening phone calls, and his clients have been contacted and coerced to either cancel their contracts with his law firm or given false, distorted information about his personal and professional conducts so that they felt pressured to change their mind about detaining him.
On April 29, he was arrested after a long smear campaign against him by state-run media. Luat was reportedly released the next day after a 17 hour police interrogation. Ms. Ta Phong Tan, his assistant, shared the same fate.
While the lawyer was being interrogated at the police headquarter, his house was raided from 6 PM - pass midnight April 30. Documents relating to Lake Ba Giang, the plot of land which is still in dispute between Hanoi Redemptorist Monastery and the local government of Dong Da district were confiscated.
Taken away by police, along with Ba Giang documents and his lap-top and desk-top computers, were legal documents he has been diligently compiling for the law suits related to well-known dissidents such as Pham Thanh Nghien, Truong Minh Duc, Pham Ba Hai, and Prof. Tran Khue, also his proposal for establishing a website and an online forum for lawyers.
Despite all these harassments and intimidations, Luat, now a catechumen, continues to bravely raise his voice to defend presecuted Catholics in Vietnam.
In state-run media, police and local authorities of Quang Binh province have charged their victims of “counter-revolutionary” crimes, violating state policies on Americans’ War Crimes Memorial Sites, disturbing public order, and attacking officials-on-duty. Tam Toa Catholics, if convicted, would face severe punishment under Article 88 of the Penal Code.
Luat’s offer of help has been received with great appreciation from Tam Toa parishioners who now face enormous difficulties finding a legal representative after a series of crackdowns of Vietnam government against human rights lawyers.
Recently, the Vietnamese authorities have sentenced a number of lawyers. Some other lawyers have also been continually harassed.
On June 13, lawyer Le Cong Dinh was arrested at his office in Ho Chi Minh City by Public Security police. In November 2007, he represented human rights lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, two other prominent prisoners of conscience, at the appeal court hearing against their sentences. He also represented Nguyen Hoang Hai, a blogger known as Dieu Cay, who was tried in September 2008 on politically motivated criminal charges for writing critical articles and calling for human rights.
Dinh, himself, now has been charged with "conducting propaganda" against the state. Under Article 88 of the Penal Code, if convicted, he faces a three- to 20-year prison sentence.
Le Tran Luat is an experienced and devoted attorney who has committed to defending the 8 Thai Ha defendants against the governmental charges of “damaging state property and disturbing public order”. He has become well-known and admired among Vietnamese people at home and overseas. However, the more fame and admiration he received from the Vietnamese Catholics and Non Catholics alike for his devotion and expertise, the more scrutiny his personal and professional life had been put under because what his clients and he himself were aiming for was in conflict with the interest of the dictatorial government. Luat has been repeatedly harassed by police after his decision to represent the Catholics at the court of appeal on March 27 of this year in Hanoi.
The level of harassment became more severe just before the appellate court hearing on March 27. Luat was repeatedly told by police that he had not understood the state policies and guidelines on religious freedom promulgated by the government of Socialist Republic of Vietnam. They then asked him to deny his own viewpoints and admit that the arguments he gave in the previous trial and in press interviews were shallow and hotheaded. His refusal to comply with government's coercion has resulted in a series of harsh treatments and eventually his house arrest as reported on May 1 of this year.
His movement has since been severely restricted and constantly monitored by the police. On March 12 while trying to board a flight to Hanoi for trial preparation, Luat was apprehended and detained at the police station for questioning. On March 15, he was arrested again and had to keep coming to the so-called "working sessions" by police's order. The ordeal did not end there for him and those who were related to him both personally and professionally. His entire staff has been harassed to this date, his personal equipments seized, his reputation distorted and tarnished by state media, his family as well as Luat himself received threatening phone calls, and his clients have been contacted and coerced to either cancel their contracts with his law firm or given false, distorted information about his personal and professional conducts so that they felt pressured to change their mind about detaining him.
On April 29, he was arrested after a long smear campaign against him by state-run media. Luat was reportedly released the next day after a 17 hour police interrogation. Ms. Ta Phong Tan, his assistant, shared the same fate.
While the lawyer was being interrogated at the police headquarter, his house was raided from 6 PM - pass midnight April 30. Documents relating to Lake Ba Giang, the plot of land which is still in dispute between Hanoi Redemptorist Monastery and the local government of Dong Da district were confiscated.
Taken away by police, along with Ba Giang documents and his lap-top and desk-top computers, were legal documents he has been diligently compiling for the law suits related to well-known dissidents such as Pham Thanh Nghien, Truong Minh Duc, Pham Ba Hai, and Prof. Tran Khue, also his proposal for establishing a website and an online forum for lawyers.
Despite all these harassments and intimidations, Luat, now a catechumen, continues to bravely raise his voice to defend presecuted Catholics in Vietnam.
PHILIPPINES: La candidature d’un prêtre à l’élection présidentielle divise l’Eglise catholique
Eglises d'Asie
12:57 24/07/2009
« J’ai la ferme intention de me présenter comme candidat. » Par ces mots prononcés la semaine dernière au cours d’un meeting organisé par l’opposition, le P. Eddie Panlilio a déclenché une vive polémique au sein de l’Eglise catholique des Philippines. Dans un contexte politique difficile, où l’actuelle et controversée présidente du pays, Gloria Arroyo, brigue un troisième mandat pour 2010, la déclaration du prêtre catholique a fait l’effet d’une bombe. Déjà gouverneur de la province de Pampanga, dans le nord des Philippines, Eddie Panlilio est doté d’un charisme indéniable et met en avant sa foi en Dieu pour justifier sa candidature. « Je ne fais pas cela pour moi-même », a-t-il déclaré lors d’une interview télévisée, le 20 juillet dernier, mais parce que « j’ai senti que Dieu m’y appelait » (1).
Dans un pays où l’Eglise n’a pas hésité à peser sur la scène politique, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) a immédiatement réagi à l’annonce de la candidature du P. Panlilio en rappelant les principes du droit canon, qui « interdit aux clercs de remplir des charges publiques qui comportent une participation à l’exercice du pouvoir civil » (article 285 du Code de droit canonique) (2).
En 2007, le prêtre catholique avait déjà été suspendu par son supérieur hiérarchique, l’archevêque de San Fernando, lorsqu’il s’était présenté aux élections en tant que gouverneur (3). Cette sanction, prévue par le Code de droit canonique, prévoit le maintien de l’état clérical mais interdit cependant l’exercice du ministère. « L’état de prêtre que j’aime tellement, je suis prêt à le laisser pour un plus grand amour, qui est l’amour de mon pays (...). Pour moi, le cœur de la vocation de prêtre est d’accepter d’aimer Dieu et de travailler pour les autres, plus spécialement pour les pauvres », a expliqué le P. Panlilio au cours d’une conférence de presse le 21 juillet (4).
Au sein de l’Eglise catholique des Philippines, le cas du prêtre-politicien fait débat et divise les croyants. Du côté des partisans du P. Panlilio, l’Alliance des ex-séminaristes des Philippines (Philippine Alliance of Xseminarians, PAX) représente probablement son soutien de campagne le plus important. Ce réseau, créé il y a quelques années, rassemble plusieurs groupes d’anciens étudiants des séminaires aux Philippines, qu’ils soient laïcs ou membres ordonnés du clergé. Selon Tyrone Cimafranca, président des Anciens séminaristes SVD (Société du Verbe divin, SVD), le nombre des membres du PAX s’élèverait à plus d’un million d’individus. Ces derniers affirment « soutenir à 100 % » le P. Panlilio; ils ont déjà commencé à lever des fonds et à démarcher les membres du clergé et les communautés paroissiales du pays (5).
Mais tandis que les militants du P. Panlilio s’enthousiasment, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) réaffirme clairement les positions de l’Eglise et sa désapprobation. Si, dans une déclaration datée du 12 juillet dernier, la CBCP avait appelé les chrétiens laïcs à s’investir davantage dans la vie politique et sociale, elle multiplie aujourd’hui les mises au point sur son site Internet officiel. (6). Mgr Francisco Claver, ancien président de la Commission ‘Justice et Paix’ et pour l’Action sociale de la CBCP, s’est déclaré quant à lui très choqué par l’attitude du P. Panlilio: « Il ne se présente pas en tant que laïc parce que cela lui ferait perdre son aura de prêtre et cela, c’est très malhonnête. (...) C’est justement cette malhonnêteté que [l’Eglise] tente de changer chez nos politiciens » (7). Avec Mgr Claver et l’ensemble de la CBCP, Mgr Oscar Cruz, archevêque de Lingayen-Dagupan, qui dirige le service des dispenses de l’épiscopat, a en effet proposé au P. Panlilio, qui pour le moment n’est que « suspendu », d’être réduit à l’état laïc, avant de briguer la présidence.
Cette affaire qui divise l’Eglise catholique philippine a en effet un précédent, fort récent: la « réduction à l’état laïc » par Benoît XVI, de l’ancien évêque, Mgr Fernando Lugo devenu président du Paraguay en 2008. Le prélat avait tout d’abord été suspendu « a divinis » de son ministère épiscopal, pour s’être présenté comme candidat aux élections présidentielles du Paraguay. Benoît XVI avait ensuite accordé au nouveau président, après son élection, la perte de l’état clérical « et donc la perte des droits inhérents à cet état », une décision qui sanctionnait une situation inédite encore au sein de l’Eglise, « l’épiscopat étant un service accepté librement pour toujours » (8).
Aujourd’hui, malgré les nombreuses injonctions de sa hiérarchie, le P. Panlilio n’a toujours pas fait savoir s’il voulait suivre les traces de l’ancien prélat paraguayen et être réduit à l’état laïc avant le début de la campagne pour la présidence des Philippines, qui débute en novembre prochain. Le prêtre-candidat a tout au contraire, affirmé vouloir, si on l’y autorisait, reprendre l’exercice de son ministère en cas d’échec aux élections.
(1) CBCP News, 21 juillet 2009; Manila Bulletin, juillet 2009, Ucanews, 21 juillet 2009.
(2) Can. 285 - § 1. Les clercs s’abstiendront absolument de tout ce qui ne convient pas à leur état, selon les dispositions du droit particulier. § 2. Les clercs éviteront ce qui, tout en restant correct, est cependant étranger à l’état clérical. § 3. Il est interdit aux clercs de remplir les charges publiques qui comportent une participation à l’exercice du pouvoir civil. § 4. Sans la permission de leur Ordinaire, les clercs ne géreront pas des biens appartenant à des laïcs ni des charges séculières comportant l’obligation de rendre des comptes; il leur est défendu de se porter garant, même sur leurs biens personnels, sans avoir consulté leur Ordinaire propre; de même, ils s’abstiendront de signer des effets de commerce par lesquels ils assumeraient l’obligation de verser de l’argent sans motif défini. (Le soulignement en gras est de la Rédaction d’EDA.)
(3) Voir EDA 463
(4) Ucanews, 21 Juillet 2009; Manila Bulletin, juillet 2009.
(5) Ucanews, 23 juillet 2009; allianceofexseminarians, 9 juillet 2008, 15 juillet 2008.
(6) CBCP News, 31 juillet, 22 juillet, 23 juillet 2009.
(7) Ucanews, 20 juillet 2009, Ucanews, 21 juillet 2009.
(8) Zenit, 23 avril 2008, Zenit, 30 juillet 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juillet 2009)
Dans un pays où l’Eglise n’a pas hésité à peser sur la scène politique, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) a immédiatement réagi à l’annonce de la candidature du P. Panlilio en rappelant les principes du droit canon, qui « interdit aux clercs de remplir des charges publiques qui comportent une participation à l’exercice du pouvoir civil » (article 285 du Code de droit canonique) (2).
En 2007, le prêtre catholique avait déjà été suspendu par son supérieur hiérarchique, l’archevêque de San Fernando, lorsqu’il s’était présenté aux élections en tant que gouverneur (3). Cette sanction, prévue par le Code de droit canonique, prévoit le maintien de l’état clérical mais interdit cependant l’exercice du ministère. « L’état de prêtre que j’aime tellement, je suis prêt à le laisser pour un plus grand amour, qui est l’amour de mon pays (...). Pour moi, le cœur de la vocation de prêtre est d’accepter d’aimer Dieu et de travailler pour les autres, plus spécialement pour les pauvres », a expliqué le P. Panlilio au cours d’une conférence de presse le 21 juillet (4).
Au sein de l’Eglise catholique des Philippines, le cas du prêtre-politicien fait débat et divise les croyants. Du côté des partisans du P. Panlilio, l’Alliance des ex-séminaristes des Philippines (Philippine Alliance of Xseminarians, PAX) représente probablement son soutien de campagne le plus important. Ce réseau, créé il y a quelques années, rassemble plusieurs groupes d’anciens étudiants des séminaires aux Philippines, qu’ils soient laïcs ou membres ordonnés du clergé. Selon Tyrone Cimafranca, président des Anciens séminaristes SVD (Société du Verbe divin, SVD), le nombre des membres du PAX s’élèverait à plus d’un million d’individus. Ces derniers affirment « soutenir à 100 % » le P. Panlilio; ils ont déjà commencé à lever des fonds et à démarcher les membres du clergé et les communautés paroissiales du pays (5).
Mais tandis que les militants du P. Panlilio s’enthousiasment, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) réaffirme clairement les positions de l’Eglise et sa désapprobation. Si, dans une déclaration datée du 12 juillet dernier, la CBCP avait appelé les chrétiens laïcs à s’investir davantage dans la vie politique et sociale, elle multiplie aujourd’hui les mises au point sur son site Internet officiel. (6). Mgr Francisco Claver, ancien président de la Commission ‘Justice et Paix’ et pour l’Action sociale de la CBCP, s’est déclaré quant à lui très choqué par l’attitude du P. Panlilio: « Il ne se présente pas en tant que laïc parce que cela lui ferait perdre son aura de prêtre et cela, c’est très malhonnête. (...) C’est justement cette malhonnêteté que [l’Eglise] tente de changer chez nos politiciens » (7). Avec Mgr Claver et l’ensemble de la CBCP, Mgr Oscar Cruz, archevêque de Lingayen-Dagupan, qui dirige le service des dispenses de l’épiscopat, a en effet proposé au P. Panlilio, qui pour le moment n’est que « suspendu », d’être réduit à l’état laïc, avant de briguer la présidence.
Cette affaire qui divise l’Eglise catholique philippine a en effet un précédent, fort récent: la « réduction à l’état laïc » par Benoît XVI, de l’ancien évêque, Mgr Fernando Lugo devenu président du Paraguay en 2008. Le prélat avait tout d’abord été suspendu « a divinis » de son ministère épiscopal, pour s’être présenté comme candidat aux élections présidentielles du Paraguay. Benoît XVI avait ensuite accordé au nouveau président, après son élection, la perte de l’état clérical « et donc la perte des droits inhérents à cet état », une décision qui sanctionnait une situation inédite encore au sein de l’Eglise, « l’épiscopat étant un service accepté librement pour toujours » (8).
Aujourd’hui, malgré les nombreuses injonctions de sa hiérarchie, le P. Panlilio n’a toujours pas fait savoir s’il voulait suivre les traces de l’ancien prélat paraguayen et être réduit à l’état laïc avant le début de la campagne pour la présidence des Philippines, qui débute en novembre prochain. Le prêtre-candidat a tout au contraire, affirmé vouloir, si on l’y autorisait, reprendre l’exercice de son ministère en cas d’échec aux élections.
(1) CBCP News, 21 juillet 2009; Manila Bulletin, juillet 2009, Ucanews, 21 juillet 2009.
(2) Can. 285 - § 1. Les clercs s’abstiendront absolument de tout ce qui ne convient pas à leur état, selon les dispositions du droit particulier. § 2. Les clercs éviteront ce qui, tout en restant correct, est cependant étranger à l’état clérical. § 3. Il est interdit aux clercs de remplir les charges publiques qui comportent une participation à l’exercice du pouvoir civil. § 4. Sans la permission de leur Ordinaire, les clercs ne géreront pas des biens appartenant à des laïcs ni des charges séculières comportant l’obligation de rendre des comptes; il leur est défendu de se porter garant, même sur leurs biens personnels, sans avoir consulté leur Ordinaire propre; de même, ils s’abstiendront de signer des effets de commerce par lesquels ils assumeraient l’obligation de verser de l’argent sans motif défini. (Le soulignement en gras est de la Rédaction d’EDA.)
(3) Voir EDA 463
(4) Ucanews, 21 Juillet 2009; Manila Bulletin, juillet 2009.
(5) Ucanews, 23 juillet 2009; allianceofexseminarians, 9 juillet 2008, 15 juillet 2008.
(6) CBCP News, 31 juillet, 22 juillet, 23 juillet 2009.
(7) Ucanews, 20 juillet 2009, Ucanews, 21 juillet 2009.
(8) Zenit, 23 avril 2008, Zenit, 30 juillet 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juillet 2009)
Katholiken in Vietnam verhaftet (tiếng Đức)
Katholisch1.tv
15:08 24/07/2009
23.07.2009 - In Vietnam sind bei einem Zusammenstoß mit der Polizei mindestens 14 Katholiken verhaftet worden. Sie gehörten zu einer Gruppe von mehr als 200 Personen, die in der Stadt Dong Hoi eine während des Vietnamkriegs zerstörte Kirche wieder aufbauen wollen, wie asiatische Medien am Donnerstag berichten. Zu den Auseinandersetzungen mit der Polizei sei es gekommen, nachdem die Katholiken sich geweigert hätten, das auf dem Kirchengrundstück errichtete provisorische Gotteshaus auf Weisung der Behörden wieder abzureißen. Die Gemeindemitglieder hatten am Montag mit dem Bau einer provisorischen Kirche begonnen.
Über den genauen Verlauf der Auseinandersetzungen gibt es widersprüchliche Berichte. Auf der Webseite "Vietcatholic" heißt es, die Gewalt sei von der Polizei ausgegangen. Die Beamten hätten Knüppel und Tränengas eingesetzt. Staatliche vietnamesische Medien werfen dagegen den Katholiken vor, die Polizei mit Steinen beworfen und beschimpft zu haben.
Die Tam-Toa-Kirche in Dong Hoi war während des Krieges von US-amerikanischen Bomben zerstört worden. In den vergangenen Jahren ist es in Hanoi und anderen Teilen Vietnams immer wieder zu Konflikten zwischen Kirche und kommunistischer Regierung um die Rückgabe enteigneter Kirchengrundstücke gekommen. Vietnam ist nach den Philippinen das asiatische Land mit dem zweitgrößten katholischen Bevölkerungsanteil.
(Source: http://www.katholisch1.tv/index.php/kath1/%28darstellung%29/detailansicht/%28beitrag%29/1420)
Über den genauen Verlauf der Auseinandersetzungen gibt es widersprüchliche Berichte. Auf der Webseite "Vietcatholic" heißt es, die Gewalt sei von der Polizei ausgegangen. Die Beamten hätten Knüppel und Tränengas eingesetzt. Staatliche vietnamesische Medien werfen dagegen den Katholiken vor, die Polizei mit Steinen beworfen und beschimpft zu haben.
Die Tam-Toa-Kirche in Dong Hoi war während des Krieges von US-amerikanischen Bomben zerstört worden. In den vergangenen Jahren ist es in Hanoi und anderen Teilen Vietnams immer wieder zu Konflikten zwischen Kirche und kommunistischer Regierung um die Rückgabe enteigneter Kirchengrundstücke gekommen. Vietnam ist nach den Philippinen das asiatische Land mit dem zweitgrößten katholischen Bevölkerungsanteil.
(Source: http://www.katholisch1.tv/index.php/kath1/%28darstellung%29/detailansicht/%28beitrag%29/1420)
Vietnam Streit um Kirchenbau führt zu Verhaftungen (tiếng Đức)
Domradio
15:09 24/07/2009
In Vietnam sind bei einem Zusammenstoß mit der Polizei mindestens 14 Katholiken verhaftet worden. Sie gehörten zu einer Gruppe von mehr als 200 Personen, die in der Stadt Dong Hoi eine während des Vietnamkriegs zerstörte Kirche wieder aufbauen wollten. Zu den Auseinandersetzungen mit der Polizei sei es gekommen, nachdem die Katholiken sich geweigert hätten, das auf dem Kirchengrundstück errichtete provisorische Gotteshaus auf Weisung der Behörden wieder abzureißen. Die Gemeindemitglieder hatten am Montag mit dem Bau einer provisorischen Kirche begonnen. Von welcher Seite die Gewalt ausgegangen sei, ist noch ungeklärt. Die Tam-Toa-Kirche in Dong Hoi war während des Krieges von US-amerikanischen Bomben zerstört worden.
(Source: http://www.domradio.de/default.asp?SiteID=7201&ID=55263)
(Source: http://www.domradio.de/default.asp?SiteID=7201&ID=55263)
VIETNAM: Ouverture d’une enquête judiciaire contre sept catholiques ayant participé à la rixe de Tam Hoa
Eglises d'Asie
17:46 24/07/2009
Sept fidèles de la paroisse de Tam Toa (ville de Dong Hoi, province de Quang Binh) ayant participé, le 20 juillet dernier, à la sévère confrontation entre la communauté catholique et les forces de l’ordre vont être traduits en justice. Selon les journaux Sai Gon Giai Phong et Công An Nhân Dân du 23 juillet qui citent le vice-directeur de la Sécurité de la province de Quang Binh, ils seront inculpés de « constructions illégales », de « troubles à l’ordre public », d’opposition à des agents dans l’exercice de leurs fonctions, de jets de pierres contre la population locale, le tout en un lieu classé comme « vestige de crimes de guerre ».
Le terrain d’Eglise sur lequel les paroissiens de Tam Hoa édifiaient un bâtiment provisoire pour abriter les cérémonies religieuses supportait aussi les ruines de l’ancienne église (à savoir quatre murs et un clocher), détruite par un bombardement américain en 1968 au plus fort de la guerre. Ce lieu a été soigneusement conservé en l’état par les autorités publiques et faisait même partie de certains circuits touristiques centrés sur les souvenirs de la guerre du Vietnam. De ce fait, pendant longtemps, le culte catholique avait été interdit dans ces lieux.
Le journal saïgonnais donne la liste des personnes, hommes et femmes, traduites en justice. La plus jeune a 21 ans, le plus âgé 56 ans. Le même organe de presse officiel précise que les inculpés ne seraient pas tous de la région où a eu lieu la bagarre et auraient reconnu « leurs actions erronées ». Selon des déclarations recueillies, le 23 juillet, par la BBC (émission en langue vietnamienne), à cette date, les responsables de l’évêché de Vinh n’avaient pas encore été avertis officiellement de ces inculpations. Ces derniers ont également informé la radio britannique de la libération de plus de la moitié des 19 personnes arrêtées dans la matinée du 20 juillet. Le 23 juillet, il ne restait plus que sept fidèles en prison, sans doute les sept mis en examen. L’évêché de Vinh compte assurer de son mieux la défense des inculpés et leur procurera les services d’un avocat.
Dans une lettre envoyée, le 22 juillet, des Etats-Unis où il est en voyage, l’évêque de Vinh se déclare extrêmement peiné par les souffrances endurées par les paroissiens de Tam Toa blessés et arrêtés par la police. Il prie le Seigneur pour qu’ils gardent le courage jusqu’au bout. Par ailleurs, il affiche une confiance pleine et entière dans les responsables de l’évêché pendant son absence. Il est également convaincu de l’ardeur que sauront manifester à cette occasion les prêtres du diocèse et ses quelque 500 000 fidèles.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juillet 2009)
Le terrain d’Eglise sur lequel les paroissiens de Tam Hoa édifiaient un bâtiment provisoire pour abriter les cérémonies religieuses supportait aussi les ruines de l’ancienne église (à savoir quatre murs et un clocher), détruite par un bombardement américain en 1968 au plus fort de la guerre. Ce lieu a été soigneusement conservé en l’état par les autorités publiques et faisait même partie de certains circuits touristiques centrés sur les souvenirs de la guerre du Vietnam. De ce fait, pendant longtemps, le culte catholique avait été interdit dans ces lieux.
Le journal saïgonnais donne la liste des personnes, hommes et femmes, traduites en justice. La plus jeune a 21 ans, le plus âgé 56 ans. Le même organe de presse officiel précise que les inculpés ne seraient pas tous de la région où a eu lieu la bagarre et auraient reconnu « leurs actions erronées ». Selon des déclarations recueillies, le 23 juillet, par la BBC (émission en langue vietnamienne), à cette date, les responsables de l’évêché de Vinh n’avaient pas encore été avertis officiellement de ces inculpations. Ces derniers ont également informé la radio britannique de la libération de plus de la moitié des 19 personnes arrêtées dans la matinée du 20 juillet. Le 23 juillet, il ne restait plus que sept fidèles en prison, sans doute les sept mis en examen. L’évêché de Vinh compte assurer de son mieux la défense des inculpés et leur procurera les services d’un avocat.
Dans une lettre envoyée, le 22 juillet, des Etats-Unis où il est en voyage, l’évêque de Vinh se déclare extrêmement peiné par les souffrances endurées par les paroissiens de Tam Toa blessés et arrêtés par la police. Il prie le Seigneur pour qu’ils gardent le courage jusqu’au bout. Par ailleurs, il affiche une confiance pleine et entière dans les responsables de l’évêché pendant son absence. Il est également convaincu de l’ardeur que sauront manifester à cette occasion les prêtres du diocèse et ses quelque 500 000 fidèles.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juillet 2009)
VIETNAM: Petite histoire de la paroisse et de l’église de Tam Toa depuis le début de l’évangélisation du Vietnam
Eglises d'Asie
17:48 24/07/2009
Pour approfondir
L’une des raisons qui expliquent la passion avec laquelle les catholiques de la région ont défendu le site de Tam Hoa est sans doute le caractère symbolique de ce lieu tout imprégné de l’histoire, souvent dramatique, de l’Eglise du Vietnam. Depuis la toute première évangélisation et tout au long des siècles, événements et drames ont laissé ici leur marque sous une forme particulière.
Ce lieu, aujourd’hui situé dans la rue Nguyên Du, de la ville de Dông Hoi, qui s’appelait autrefois Dong Hai ou Ho Luy, aurait, selon la tradition, abrité une première communauté chrétienne dès 1631. En 1774, selon certains documents, en 1798 selon d’autres, les forces du seigneur Trinh, qui détenait le pouvoir au Tonkin, pénétrèrent dans le sud et dévastèrent les lieux. La communauté se déplaça alors en un autre lieu, la paroisse de Sao Bun. En 1886, celle-ci comptait environ 1 200 fidèles. Un orphelinat y accueillait des enfants pauvres et une communauté de religieuses Amantes de la Croix avait pris en charge l’éducation des enfants et les services caritatifs de la paroisse. Cette année-là, éclata la révolte des lettrés. Leurs troupes envahirent la paroisse, tuèrent 52 fidèles et détruisirent l’église. Les rescapés se réfugièrent à Dong Hoi. Après avoir reçu l’autorisation du pouvoir de l’époque, le curé, le P. Claude Bonin, et ses paroissiens construisirent l’église sur le bord du fleuve. La paroisse se nomma alors Tam Toa. Lorsque fut fondé le diocèse de Huê, elle en fit partie.
Cette première église de Tam Toa avait donc été élevée en 1887. En 1940, le P. René Morineau, alors curé de la paroisse, reconstruisit une église plus belle et plus vaste. Le prêtre français, membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, sera, quelques années plus tard, placé en résidence surveillée par le Viêt-Minh dans une paroisse du diocèse de Vinh et y mourra.
En 1954, après les accords de Genève et la séparation du Vietnam en deux parties, la plupart des paroissiens de Tam Toa, comme beaucoup de catholiques de la région, quittèrent leur pays natal pour se réfugier dans le diocèse de Da Nang où ils fondèrent une nouvelle paroisse. Sur place, pendant quelques années, deux prêtres exercèrent encore leur ministère auprès de la communauté chrétienne restante. L’un mourut en 1962, le second fut nommé en un autre lieu en 1964. La paroisse se trouva alors sans prêtre. En 1969, des bombardiers américains prirent l’église comme cible et la détruisirent, ne laissant subsister que quatre murs et un clocher. Le lieu de culte est resté dans cet état jusqu’à nos jours. Malgré leur petit nombre et leur peu de ressources financières, les chrétiens de Tam Toa, ainsi d’ailleurs que l’archevêché de Huê, ont toujours souhaité reconstruire l’église que leur avaient transmise leurs ancêtres et n’ont jamais cessé leurs démarches pour obtenir cette autorisation.
Le 29 mars 1997, le Comité populaire de la province de Quang Binh, de sa propre initiative et sans consulter l’archevêque et les fidèles catholiques, décida de placer les ruines de l’église dans la liste des vestiges historiques destinés à rappeler le souvenir des crimes commis pendant la guerre. Le 15 mai 2006, l’archevêque de Huê procéda au transfert de la paroisse de Tam Toa et de toute la région du sud du Quang Binh au diocèse de Vinh. L’évêque du lieu nomma alors un curé pour sa nouvelle paroisse, une paroisse qui compte aujourd’hui quelque 1 500 fidèles établis pour la plupart dans la ville de Dông Hoi.
L’église étant en ruine, les activités religieuses avaient lieu dans la maison personnelle d’un des paroissiens, située à une centaine de mètres de l’église. Le diocèse de Vinh avait accompli toutes les formalités demandées par le Comité populaire provincial, pour reconstruire l’église. Il avait justifié la légitimité de cette reconstruction par de nombreuses raisons tenant aux besoins de la communauté catholique, à l’histoire de l’Eglise en ce pays, aux droits accordés aux religions par la Constitution et la législation vietnamiennes. L’évêque avait également fait valoir auprès des autorités que la propriété des lieux par l’Eglise catholique était indubitable. En attendant cette reconstruction, de nombreuses fois, l’archevêque, accompagné de nombreux prêtres, avait célébré la messe sur le terrain de l’église en ruines, haut lieu de l’histoire de l’Eglise au Vietnam.
Ayant échoué dans leur tentative de récupérer le lieu de culte par des démarches auprès des autorités, le curé de Tam Toa et ses fidèles, de plus en plus à l’étroit dans leur lieu de culte provisoire, sont donc venus édifier sur le terrain de l’église un bâtiment provisoire, accolé à l’ancien clocher encore debout, convaincus qu’il s’agissait là d’une entreprise tout à fait conforme à la loi. Les autorités de la province ont pensé le contraire et envoyé des forces de police s’opposer avec une grande violence à cette tentative. Les catholiques du lieu estiment qu’en réagissant ainsi les autorités ont violé les lois en vigueur et ont gravement offensé les citoyens désireux simplement d’exercer leur droit à la liberté religieuse (1).
(1) Les informations historiques consultées proviennent de VietCatholic News, 23 juillet 2009. L’histoire détaillée de cette paroisse se trouve dans « Kỷ niêm 120 nam giao Xu Tam Tòa Dồng Hoi và Giao hat Nam Quang Bình » (220e anniversaire de la paroisse de Tam Toa et du doyenné du sud du Quang Binh), publié en 2006 par Duong Kim Son et Nguyên Duc Cung.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juillet 2009)
L’une des raisons qui expliquent la passion avec laquelle les catholiques de la région ont défendu le site de Tam Hoa est sans doute le caractère symbolique de ce lieu tout imprégné de l’histoire, souvent dramatique, de l’Eglise du Vietnam. Depuis la toute première évangélisation et tout au long des siècles, événements et drames ont laissé ici leur marque sous une forme particulière.
Ce lieu, aujourd’hui situé dans la rue Nguyên Du, de la ville de Dông Hoi, qui s’appelait autrefois Dong Hai ou Ho Luy, aurait, selon la tradition, abrité une première communauté chrétienne dès 1631. En 1774, selon certains documents, en 1798 selon d’autres, les forces du seigneur Trinh, qui détenait le pouvoir au Tonkin, pénétrèrent dans le sud et dévastèrent les lieux. La communauté se déplaça alors en un autre lieu, la paroisse de Sao Bun. En 1886, celle-ci comptait environ 1 200 fidèles. Un orphelinat y accueillait des enfants pauvres et une communauté de religieuses Amantes de la Croix avait pris en charge l’éducation des enfants et les services caritatifs de la paroisse. Cette année-là, éclata la révolte des lettrés. Leurs troupes envahirent la paroisse, tuèrent 52 fidèles et détruisirent l’église. Les rescapés se réfugièrent à Dong Hoi. Après avoir reçu l’autorisation du pouvoir de l’époque, le curé, le P. Claude Bonin, et ses paroissiens construisirent l’église sur le bord du fleuve. La paroisse se nomma alors Tam Toa. Lorsque fut fondé le diocèse de Huê, elle en fit partie.
Cette première église de Tam Toa avait donc été élevée en 1887. En 1940, le P. René Morineau, alors curé de la paroisse, reconstruisit une église plus belle et plus vaste. Le prêtre français, membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, sera, quelques années plus tard, placé en résidence surveillée par le Viêt-Minh dans une paroisse du diocèse de Vinh et y mourra.
En 1954, après les accords de Genève et la séparation du Vietnam en deux parties, la plupart des paroissiens de Tam Toa, comme beaucoup de catholiques de la région, quittèrent leur pays natal pour se réfugier dans le diocèse de Da Nang où ils fondèrent une nouvelle paroisse. Sur place, pendant quelques années, deux prêtres exercèrent encore leur ministère auprès de la communauté chrétienne restante. L’un mourut en 1962, le second fut nommé en un autre lieu en 1964. La paroisse se trouva alors sans prêtre. En 1969, des bombardiers américains prirent l’église comme cible et la détruisirent, ne laissant subsister que quatre murs et un clocher. Le lieu de culte est resté dans cet état jusqu’à nos jours. Malgré leur petit nombre et leur peu de ressources financières, les chrétiens de Tam Toa, ainsi d’ailleurs que l’archevêché de Huê, ont toujours souhaité reconstruire l’église que leur avaient transmise leurs ancêtres et n’ont jamais cessé leurs démarches pour obtenir cette autorisation.
Le 29 mars 1997, le Comité populaire de la province de Quang Binh, de sa propre initiative et sans consulter l’archevêque et les fidèles catholiques, décida de placer les ruines de l’église dans la liste des vestiges historiques destinés à rappeler le souvenir des crimes commis pendant la guerre. Le 15 mai 2006, l’archevêque de Huê procéda au transfert de la paroisse de Tam Toa et de toute la région du sud du Quang Binh au diocèse de Vinh. L’évêque du lieu nomma alors un curé pour sa nouvelle paroisse, une paroisse qui compte aujourd’hui quelque 1 500 fidèles établis pour la plupart dans la ville de Dông Hoi.
L’église étant en ruine, les activités religieuses avaient lieu dans la maison personnelle d’un des paroissiens, située à une centaine de mètres de l’église. Le diocèse de Vinh avait accompli toutes les formalités demandées par le Comité populaire provincial, pour reconstruire l’église. Il avait justifié la légitimité de cette reconstruction par de nombreuses raisons tenant aux besoins de la communauté catholique, à l’histoire de l’Eglise en ce pays, aux droits accordés aux religions par la Constitution et la législation vietnamiennes. L’évêque avait également fait valoir auprès des autorités que la propriété des lieux par l’Eglise catholique était indubitable. En attendant cette reconstruction, de nombreuses fois, l’archevêque, accompagné de nombreux prêtres, avait célébré la messe sur le terrain de l’église en ruines, haut lieu de l’histoire de l’Eglise au Vietnam.
Ayant échoué dans leur tentative de récupérer le lieu de culte par des démarches auprès des autorités, le curé de Tam Toa et ses fidèles, de plus en plus à l’étroit dans leur lieu de culte provisoire, sont donc venus édifier sur le terrain de l’église un bâtiment provisoire, accolé à l’ancien clocher encore debout, convaincus qu’il s’agissait là d’une entreprise tout à fait conforme à la loi. Les autorités de la province ont pensé le contraire et envoyé des forces de police s’opposer avec une grande violence à cette tentative. Les catholiques du lieu estiment qu’en réagissant ainsi les autorités ont violé les lois en vigueur et ont gravement offensé les citoyens désireux simplement d’exercer leur droit à la liberté religieuse (1).
(1) Les informations historiques consultées proviennent de VietCatholic News, 23 juillet 2009. L’histoire détaillée de cette paroisse se trouve dans « Kỷ niêm 120 nam giao Xu Tam Tòa Dồng Hoi và Giao hat Nam Quang Bình » (220e anniversaire de la paroisse de Tam Toa et du doyenné du sud du Quang Binh), publié en 2006 par Duong Kim Son et Nguyên Duc Cung.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juillet 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lớp Ca Trưởng cấp I tại Hải Phòng
Jos.Phạm Văn Thiền
04:29 24/07/2009
HẢI PHÒNG - Hằng năm, Giáo phận Hải Phòng vẫn tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng Thánh nhạc cho các ca trưởng trong các Giáo xứ của Giáo phận. Khóa đào tạo và bồi dưỡng năm nay được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 7 dưới sự hướng dẫn đặc biệt của giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến, Cha Matthêu Phan Văn Hiền, trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận Vĩnh Long và các cộng sự. Khóa học thu hút 162 học viên là các chủng sinh, nữ tu, ứng sinh và các ca trưởng đến từ 78 Giáo xứ trong Giáo phận.
Trong giờ khai mạc, cha Antôn Trần Văn Minh, trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận, đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của Thánh nhạc. Cha cũng bày tỏ lòng cám ơn Đức Cha Giáo phận đã luôn quan tâm và đã tạo điều kiện tổ chức khóa học này. Cha đặc biệt bày tỏ lòng cám ơn giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến, Cha Matthêu Phan Văn Hiền và các cộng sự, vì lòng yêu Chúa và Giáo Hội, đã hy sinh vất vả từ Sài gòn và đặc biệt từ Hoa Kì về giúp khóa đào tạo này.
Ngỏ lời với các học viên, giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cho biết khóa học tại Giáo phận Hải Phòng lần này là khóa thứ 100 mà nhạc sĩ đã được hân hạnh đào tạo trong vòng 35 năm qua, kể từ năm 1974. Nhạc sĩ cũng cho biết mục đích của khóa huấn luyện ca trưởng cấp I này là giúp cho các ca trưởng biết hướng dẫn ca đoàn để làm sao lời hát của họ đích thực là lời cầu nguyện và lời hát của họ có thể giúp cho người khác nâng tâm hồn lên cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa.
Về mặt kĩ thuật, khóa học này nhắm đến ba mục tiêu:
- Giúp các ca trưởng nắm chắc kĩ thuật đánh nhịp: tay nhịp chuẩn xác, có hiệu quả trên ca viên ngày càng gọn gàng, nghệ thuật.
- Giúp các ca trưởng tập một bài hát: biết khám phá cái hồn, cái tâm tình của bài hát mỗi khi tập hát cho các ca viên.
- Giúp các ca trưởng biết huấn luyện ca đoàn: hát tròn tiếng, vang tiếng và rõ lời ca.
Ngoài ra, khóa học này còn giúp các học viên các kiến thức về thanh nhạc như phương pháp lấy hơi, phương pháp khép âm, về nhạc lý, phân tích hòa âm, chấm hợp âm, về nhạc bình ca và cách đọc tiếng Latinh. Và nếu có thể khóa học cũng giúp các học viên một số kiến thức cơ bản về nhạc dân tộc.
Cha Matthêu Phan Văn Hiền giúp các học viên có những kiến thức cơ bản về Thánh nhạc trong Phụng vụ như cách chọn bài hát, chọn bài đáp ca trong Thánh lễ…
Sau cùng giáo sư nhạc sĩ Phạm Đức Huyến chia sẻ với các học viên những tâm tình cá nhân trong cuộc đời phục vụ Thánh nhạc của mình. Nhạc sĩ luôn ước nguyện dùng lời ca tiếng hát của mình và cũng ước nguyện mọi người dùng lời ca tiếng hát mà ca ngợi và phụng sự Thiên Chúa. Nhạc sĩ mời gọi các học viên cố gắng học tập để không những giúp mình mà còn giúp cho những người khác biết ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa.
Được biết, trước khi đến Giáo phận Hải Phòng, giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến và các cộng sự đã giúp một khóa tại Giáo phận Phan Thiết và một khóa tại Giáo phận Hà Nội.
Trong giờ khai mạc, cha Antôn Trần Văn Minh, trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận, đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của Thánh nhạc. Cha cũng bày tỏ lòng cám ơn Đức Cha Giáo phận đã luôn quan tâm và đã tạo điều kiện tổ chức khóa học này. Cha đặc biệt bày tỏ lòng cám ơn giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến, Cha Matthêu Phan Văn Hiền và các cộng sự, vì lòng yêu Chúa và Giáo Hội, đã hy sinh vất vả từ Sài gòn và đặc biệt từ Hoa Kì về giúp khóa đào tạo này.
Ngỏ lời với các học viên, giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cho biết khóa học tại Giáo phận Hải Phòng lần này là khóa thứ 100 mà nhạc sĩ đã được hân hạnh đào tạo trong vòng 35 năm qua, kể từ năm 1974. Nhạc sĩ cũng cho biết mục đích của khóa huấn luyện ca trưởng cấp I này là giúp cho các ca trưởng biết hướng dẫn ca đoàn để làm sao lời hát của họ đích thực là lời cầu nguyện và lời hát của họ có thể giúp cho người khác nâng tâm hồn lên cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa.
Về mặt kĩ thuật, khóa học này nhắm đến ba mục tiêu:
- Giúp các ca trưởng nắm chắc kĩ thuật đánh nhịp: tay nhịp chuẩn xác, có hiệu quả trên ca viên ngày càng gọn gàng, nghệ thuật.
- Giúp các ca trưởng tập một bài hát: biết khám phá cái hồn, cái tâm tình của bài hát mỗi khi tập hát cho các ca viên.
- Giúp các ca trưởng biết huấn luyện ca đoàn: hát tròn tiếng, vang tiếng và rõ lời ca.
Ngoài ra, khóa học này còn giúp các học viên các kiến thức về thanh nhạc như phương pháp lấy hơi, phương pháp khép âm, về nhạc lý, phân tích hòa âm, chấm hợp âm, về nhạc bình ca và cách đọc tiếng Latinh. Và nếu có thể khóa học cũng giúp các học viên một số kiến thức cơ bản về nhạc dân tộc.
Cha Matthêu Phan Văn Hiền giúp các học viên có những kiến thức cơ bản về Thánh nhạc trong Phụng vụ như cách chọn bài hát, chọn bài đáp ca trong Thánh lễ…
Sau cùng giáo sư nhạc sĩ Phạm Đức Huyến chia sẻ với các học viên những tâm tình cá nhân trong cuộc đời phục vụ Thánh nhạc của mình. Nhạc sĩ luôn ước nguyện dùng lời ca tiếng hát của mình và cũng ước nguyện mọi người dùng lời ca tiếng hát mà ca ngợi và phụng sự Thiên Chúa. Nhạc sĩ mời gọi các học viên cố gắng học tập để không những giúp mình mà còn giúp cho những người khác biết ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa.
Được biết, trước khi đến Giáo phận Hải Phòng, giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến và các cộng sự đã giúp một khóa tại Giáo phận Phan Thiết và một khóa tại Giáo phận Hà Nội.
Gia đình Bắc Ninh Paris hân hoan đón chào Đức Giám Mục Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt
Đức Nguyên
04:35 24/07/2009
PARIS - 10 giờ sáng thứ bảy (18 tháng 7 năm 2009), Toàn thể Giáo dân Bắc Ninh (GDBN), từ cụ già trên 80 tuổi đến các cháu Thiếu Nhi Thánh Thể vui mừng chào đón Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt tới viếng thăm Giáo Xứ Paris và Họ Đạo Bắc Ninh tại Pháp.
Trong bầu không khí ấm cúng gia đình, Đức Cha đã thăm hỏi, trò chuyện thân mật với bà con Họ Đạo Bắc Ninh Paris.
Đến 11 giờ, Thánh Lễ được cử hành, Đức Cha chủ tế. Đồng tế với Đức Cha có Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh (Giám đốc Giáo Xứ Việt Nam, Paris), Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách (Cha Tuyên Úy GDBN).
Trong tinh thần hiệp nhất và với tâm tình tôi trung, con thảo, Đức Cha và Giáo dân GĐBN dâng lời cầu nguyện cho những đấng bậc đã ra đi:
- Đức Cố Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng.
- Đức Cố Giám Mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến.
- Cụ Niên Trưởng GĐBN Âu Châu Đaminh Đinh Quang Lượng.
- Cụ Trưởng Họ GĐBN Pháp Thân Văn Hân.
- Hai Cụ Cố Vấn GĐBN Pháp Antoine Lê Bái; Cùng các ân nhân, Ông Bà Cha Mẹ anh chị em trong gia đình đã qua đời…
Sau Thánh Lễ, GDBN dùng bữa cơm thân mật chung quanh Đức Cha.
Với bàn tay khéo léo của các bà, các chị (đã có thời được mang danh là « Con gái Bắc Ninh, xinh đẹp, đảm đang, tốt đời, đẹp đạo »), bữa cơm đơn sơ nhưng vô cùng ngon miệng…
Tiếp theo là phần « Văn Nghệ Quê Nhà » với những giai điệu dân ca Quan Họ Bắc Ninh quen thuộc.
Cảm động biết bao khi Đức Cha lên cùng hát chung với các cháu bài « Qua cầu gió bay »…
Như một lời nhắn nhủ, « Chủ chiên » đã gửi tới « đoàn chiên viễn xứ » bài hát: « Bèo dạt mây trôi » chốn xa xôi …
Kết thúc chương trình, ông bà Trưởng họ GDBN Nguyễn Xuân Cần thay mặt GDBN Paris cảm tạ Đức Cha và gửi lời thăm hỏi tới toàn thể bà con giáo dân Toà Giám Mục Bắc Ninh.
Sau đó, Đức Cha đã chụp ảnh kỷ niệm chung với toàn thể Giáo dân Bắc Ninh.
Phút chia tay thật vô cùng lưu luyến. Cha con hẹn ngày gặp mặt vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 là ngày Toà Giám Mục Bắc Ninh Tổ chức Thánh Lễ kỷ niệm 3 năm Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến trở về Nhà Chúa và 1 năm Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt được thụ phong Giám Mục.
Trời Paris, một ngày hè nắng nhạt.
Bỗng thấy lao xao, êm đềm tiếng hát
Giai điệu dân ca Quan họ thuở nào.
Tiếng hát ru hồn Người Viễn Xứ nôn nao
Bao kỷ niệm hiện về trong khoảnh khắc.
Ở nơi ấy có dòng sông Cầu phẳng lặng,
Có núi Thiên Thai thơ mộng, Lệ Chi Viên…
Dù đi xa, sinh sống ở mọi miền
Ai cũng tự hào: quê ngoại Nguyễn Du ở làng Quan Họ(*)
Phải chăng Truyện Kiều cũng ra đời từ đó
Nơi Quê hương văn hiến ngàn năm
Ôi tự hào có Phù Đổng Thiên Vương
Cưỡi ngựa trời diệt tan giặc Ân xâm lược !!!...
…Và hôm nay trong lời ca, tiếng nhạc,
Làn điệu dân ca xen giọng trẻ, giọng già
Hoà đồng cùng tiếng hát Đức Cha
Ngài từ Quê Nhà sang thăm Họ Đạo.
Bao nồng ấm, tình Cha con Công Giáo
Được dệt nên thơ, nên nhạc, bằng lời:
Ôi bao tự hào KINH BẮC QUÊ TÔi…
(*) Nguyễn Du (tự Tố Như) sinh năm 1765 tại Thăng Long (Hà Nội).
Cha ông là cụ Nguyễn Nghiễm (1734-1775)Là một nhà thơ và một nhà nghiên cứu lịch sử; và mẹ là là bà Trần Thị Tần (1734-1778) người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
Trong bầu không khí ấm cúng gia đình, Đức Cha đã thăm hỏi, trò chuyện thân mật với bà con Họ Đạo Bắc Ninh Paris.
Đến 11 giờ, Thánh Lễ được cử hành, Đức Cha chủ tế. Đồng tế với Đức Cha có Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh (Giám đốc Giáo Xứ Việt Nam, Paris), Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách (Cha Tuyên Úy GDBN).
Trong tinh thần hiệp nhất và với tâm tình tôi trung, con thảo, Đức Cha và Giáo dân GĐBN dâng lời cầu nguyện cho những đấng bậc đã ra đi:
- Đức Cố Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng.
- Đức Cố Giám Mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến.
- Cụ Niên Trưởng GĐBN Âu Châu Đaminh Đinh Quang Lượng.
- Cụ Trưởng Họ GĐBN Pháp Thân Văn Hân.
- Hai Cụ Cố Vấn GĐBN Pháp Antoine Lê Bái; Cùng các ân nhân, Ông Bà Cha Mẹ anh chị em trong gia đình đã qua đời…
Sau Thánh Lễ, GDBN dùng bữa cơm thân mật chung quanh Đức Cha.
Với bàn tay khéo léo của các bà, các chị (đã có thời được mang danh là « Con gái Bắc Ninh, xinh đẹp, đảm đang, tốt đời, đẹp đạo »), bữa cơm đơn sơ nhưng vô cùng ngon miệng…
Tiếp theo là phần « Văn Nghệ Quê Nhà » với những giai điệu dân ca Quan Họ Bắc Ninh quen thuộc.
Cảm động biết bao khi Đức Cha lên cùng hát chung với các cháu bài « Qua cầu gió bay »…
Như một lời nhắn nhủ, « Chủ chiên » đã gửi tới « đoàn chiên viễn xứ » bài hát: « Bèo dạt mây trôi » chốn xa xôi …
Kết thúc chương trình, ông bà Trưởng họ GDBN Nguyễn Xuân Cần thay mặt GDBN Paris cảm tạ Đức Cha và gửi lời thăm hỏi tới toàn thể bà con giáo dân Toà Giám Mục Bắc Ninh.
Sau đó, Đức Cha đã chụp ảnh kỷ niệm chung với toàn thể Giáo dân Bắc Ninh.
Phút chia tay thật vô cùng lưu luyến. Cha con hẹn ngày gặp mặt vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 là ngày Toà Giám Mục Bắc Ninh Tổ chức Thánh Lễ kỷ niệm 3 năm Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến trở về Nhà Chúa và 1 năm Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt được thụ phong Giám Mục.
Trời Paris, một ngày hè nắng nhạt.
Bỗng thấy lao xao, êm đềm tiếng hát
Giai điệu dân ca Quan họ thuở nào.
Tiếng hát ru hồn Người Viễn Xứ nôn nao
Bao kỷ niệm hiện về trong khoảnh khắc.
Ở nơi ấy có dòng sông Cầu phẳng lặng,
Có núi Thiên Thai thơ mộng, Lệ Chi Viên…
Dù đi xa, sinh sống ở mọi miền
Ai cũng tự hào: quê ngoại Nguyễn Du ở làng Quan Họ(*)
Phải chăng Truyện Kiều cũng ra đời từ đó
Nơi Quê hương văn hiến ngàn năm
Ôi tự hào có Phù Đổng Thiên Vương
Cưỡi ngựa trời diệt tan giặc Ân xâm lược !!!...
…Và hôm nay trong lời ca, tiếng nhạc,
Làn điệu dân ca xen giọng trẻ, giọng già
Hoà đồng cùng tiếng hát Đức Cha
Ngài từ Quê Nhà sang thăm Họ Đạo.
Bao nồng ấm, tình Cha con Công Giáo
Được dệt nên thơ, nên nhạc, bằng lời:
Ôi bao tự hào KINH BẮC QUÊ TÔi…
(*) Nguyễn Du (tự Tố Như) sinh năm 1765 tại Thăng Long (Hà Nội).
Cha ông là cụ Nguyễn Nghiễm (1734-1775)Là một nhà thơ và một nhà nghiên cứu lịch sử; và mẹ là là bà Trần Thị Tần (1734-1778) người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây mới nhà thờ Tác Tạo - Đàlạt
Người Tác Tạo
04:48 24/07/2009
ĐÀ LẠT - 9g30 ngày 23.07.2009,Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn,Giám Mục Dalat,kiêm chủ tịch HĐGMVN,vừa từ ROMA về, đã chủ sự Thánh Lễ Đồng tế cùng cha Bề Trên Vũ quang Trung,Giám tỉnh dòng Tên VN,một số các cha SJ Việt Nam và khoảng 50 LM dòng triều,với 700 quan khách tham dự…lễ đặt viên đá GỐC đầu tiên xây dựng mới nhà thờ Tạo Tác của giáo xứ Thánh Giuse Thợ Dalat.
Xem hình ảnh
Đôi nét về giáo xứ Tạo Tác
Giáo xứ Thánh Giuse Thợ Tạo Tác nằm cách trung tâm chợ Dalat khoảng 4km,về hướng Đông Bắc,gần ngã tư Phan chu Trinh.Phía Bắc là xứ Chi Lămh,phía Tây giáp giáo xứ Thiện Lâm,phía Nam giáp xứ Chính Toà DL.Số giáo dân 1500 người CG trên 18.000 dân…
1. Ngược dòng thời gian:
Bước khởi đầu của họ đạo thánh Giuse Thợ thật khiêm tốn,nhưng không nằm ngoài kế hoạch Quan phòng của TC.
Vào năm 1957,nhân dịp phát động phong trào”mỗi giáo dân một Tân Ước”,Cha Giuse Phùng Cảnh đã đến với bà con Cô Giang và khu Tạo tác đã mượn khu hội trường để sinh hoạt mỗi chiều Thứ Bảy đầu tháng…và dự Thánh Lễ.
Năm 1968,một số người nêu ý kiến xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ ở khu đất trống đầu đường Nguyễn đình Chiểu đối diện khu Tạo Tác.Đức cha SH Hiền đã chấp thuận dự án.Ngày 19.03.1969 Đức cha SH Hiền đã đến đặt viên đá đầu tiên cho ngôi nhà nguyện mới.Số giáo dân mới vỏn vẹn có 26 gia đình CG tức khỏang 100 nhân danh thợ thuyền và công chức…Sau 8 thi công,ngày 01.11.1969 đã khánh thành và chọn thánh Giuse Thợ làm bổn mạng …
Cha Vũ đình Tân cũng trông coi một thời gian ngắn…Sau đó chính Đức cha SH Hiền tự lái xe hơi tới dâng Thánh Lễ.Ngài cũng yêu cầu các linh mục GHHV thánh Piô X đến dâng Lễ…
Ngày 3.7.1971,cha Giuse Chu Huy Châu được sai tới coi sóc….Chi Lăng,Tạo Tác,Trại Hầm,Trại Mát…Ngài cũng hay nhờ các cha Dòng Tên có học viện gần đó tới giúp đỡ.Cha Jean Motte,cha Dominici,cha Diego,cha Gomez,cha Đoan,cha Nam,cha Cổ Tấn Hưng Bs,cha JB Nguyễn ngọc Tiến lần lượt tới dâng lễ.Các khuôn mặt rất thân thương nữa như cha Giuse Hoàng văn Tình,cha Đinh trung Nghĩa,cha Trần văn Nhủ,cha Nguyễn trung Kiên,cha Nguyễn cao Siêu,cha Phạm thanh Liêm,cha Huỳnh văn Phương và đặc biệt GM Hoàng văn Đạt…
Các nữ tu Chúa Quan Phòng, Nữ Phan Sinh Đức Mẹ thừa sai,nữ ĐaMinh cũng tích cực hợp tác phục vụ…
Sau biến cố 30.4.1975,Đức cha Nguyễn sơn Lâm trao hẳn cho dòng Tên,cha Gomez và cha Nguyễn ngọc Tiến đảm trách cho đến nay…
Năm 1993,họ đạo Tạo Tác được chính thức nâng lên hàng giáo xứ… cha xứ ở thưòng trú nên giáo xứ được củng cố và phát triển lhông ngừng và các sinh hoạt mục vụ các giới gia trường,hiền mẫu,giới trẻ,giáo ly viên, thiếu nhi rất năng động…
2. Hiện tại và tương lai.
Hiện nay giáo xứ Tạo Tác có trên 300 gia đình và gần 1500 giáo dân nên không có đủ chỗ sinh hoạt thờ phượng và mục vụ trong ngôi nhà nguyện nhỏ bé và khuôn viên chật chội…Vì thế mọi người đều ước mong có đựơc một ngôi nhà thờ vững chắc,khang trang,rộng rãi đáp ứng mọi sinh hoạt mục vụ,nhất là việc học giáo lý cho thanh thiếu niên.Ngay từ năm 2005, Đc Phêrô Nguyễn văn Nhơn đã khuyến khích mua thêm đất và xây dựng lại ngôi nhà thờ…với diện tích 32mX14m.Tầng trên làm nhà thờ,tầng trệt làm hội trường sinh hoạt và để xe…
Công việc xây dựng ngôi nhà thờ mới trong tình hình khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu và trên đất nuớc nên càng eo hẹp và chật vật.Cần nhiều nỗ lực góp sức của mọi thành phần tron giáo xứ cũng như sự quảng đại tiếp tay của các ân nhân xa gần để sớm hoàn thành.
Xem hình ảnh
Nhà thờ cũ chật chội quá tải |
Giáo xứ Thánh Giuse Thợ Tạo Tác nằm cách trung tâm chợ Dalat khoảng 4km,về hướng Đông Bắc,gần ngã tư Phan chu Trinh.Phía Bắc là xứ Chi Lămh,phía Tây giáp giáo xứ Thiện Lâm,phía Nam giáp xứ Chính Toà DL.Số giáo dân 1500 người CG trên 18.000 dân…
1. Ngược dòng thời gian:
Bước khởi đầu của họ đạo thánh Giuse Thợ thật khiêm tốn,nhưng không nằm ngoài kế hoạch Quan phòng của TC.
Vào năm 1957,nhân dịp phát động phong trào”mỗi giáo dân một Tân Ước”,Cha Giuse Phùng Cảnh đã đến với bà con Cô Giang và khu Tạo tác đã mượn khu hội trường để sinh hoạt mỗi chiều Thứ Bảy đầu tháng…và dự Thánh Lễ.
Mô hình nhà thờ mới |
Cha Vũ đình Tân cũng trông coi một thời gian ngắn…Sau đó chính Đức cha SH Hiền tự lái xe hơi tới dâng Thánh Lễ.Ngài cũng yêu cầu các linh mục GHHV thánh Piô X đến dâng Lễ…
Ngày 3.7.1971,cha Giuse Chu Huy Châu được sai tới coi sóc….Chi Lăng,Tạo Tác,Trại Hầm,Trại Mát…Ngài cũng hay nhờ các cha Dòng Tên có học viện gần đó tới giúp đỡ.Cha Jean Motte,cha Dominici,cha Diego,cha Gomez,cha Đoan,cha Nam,cha Cổ Tấn Hưng Bs,cha JB Nguyễn ngọc Tiến lần lượt tới dâng lễ.Các khuôn mặt rất thân thương nữa như cha Giuse Hoàng văn Tình,cha Đinh trung Nghĩa,cha Trần văn Nhủ,cha Nguyễn trung Kiên,cha Nguyễn cao Siêu,cha Phạm thanh Liêm,cha Huỳnh văn Phương và đặc biệt GM Hoàng văn Đạt…
ĐC Nguyễn văn Nhơn làm phép đặt viên đá đầu tiên |
Sau biến cố 30.4.1975,Đức cha Nguyễn sơn Lâm trao hẳn cho dòng Tên,cha Gomez và cha Nguyễn ngọc Tiến đảm trách cho đến nay…
Năm 1993,họ đạo Tạo Tác được chính thức nâng lên hàng giáo xứ… cha xứ ở thưòng trú nên giáo xứ được củng cố và phát triển lhông ngừng và các sinh hoạt mục vụ các giới gia trường,hiền mẫu,giới trẻ,giáo ly viên, thiếu nhi rất năng động…
2. Hiện tại và tương lai.
Hiện nay giáo xứ Tạo Tác có trên 300 gia đình và gần 1500 giáo dân nên không có đủ chỗ sinh hoạt thờ phượng và mục vụ trong ngôi nhà nguyện nhỏ bé và khuôn viên chật chội…Vì thế mọi người đều ước mong có đựơc một ngôi nhà thờ vững chắc,khang trang,rộng rãi đáp ứng mọi sinh hoạt mục vụ,nhất là việc học giáo lý cho thanh thiếu niên.Ngay từ năm 2005, Đc Phêrô Nguyễn văn Nhơn đã khuyến khích mua thêm đất và xây dựng lại ngôi nhà thờ…với diện tích 32mX14m.Tầng trên làm nhà thờ,tầng trệt làm hội trường sinh hoạt và để xe…
Công việc xây dựng ngôi nhà thờ mới trong tình hình khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu và trên đất nuớc nên càng eo hẹp và chật vật.Cần nhiều nỗ lực góp sức của mọi thành phần tron giáo xứ cũng như sự quảng đại tiếp tay của các ân nhân xa gần để sớm hoàn thành.
Lớp giáo lý hôn nhân giáo xứ Gia An và Vũ Hòa hành hương Đức Mẹ Tàpao
Lm Giacôbê Tạ Chúc
17:57 24/07/2009
PHAN THIẾT - Sau khóa học hôn nhân, hơn năm mươi anh chị em thuộc Giáo xứ Gia an và Vũ Hòa, Giáo phận Phan thiết, đã có ngày kính viếng Đức Mẹ Tàpao, trong năm Thánh Mẹ.
Sáng ngày 24 tháng bảy, dù trời đổ mưa, nhưng tất cả vẫn hăng hái lên Mẹ để dâng cho Mẹ một gia đình mới trong tương lai. Những khuôn mặt rạng ngời với những tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ. Không gian của núi rừng như òa vỡ trong những nụ cười, lời kinh tiếng hát của những con người trẻ trung và đầy năng động. Họ yêu nhau và cùng nhau tìm đến với Mẹ Tàpao chỉ vì mong muốn được trở nên một gia đình thánh đức như gia đình của Mẹ. Những giọt mưa ban mai làm cho không khí mát mẻ, cảnh vật cũng phần nào hiểu được những tấm lòng và khát mong của các bạn trẻ. Đường đi dù mệt nhọc, nhưng lòng mong ước và mến yêu Đức Mẹ đã làm cho mọi cái trở nên dễ dàng và thuận lợi. Nhớ xưa Mẹ cũng đã từng trèo non lên núi, lặn lội băng rừng khi mang tin vui đến cho gia đình ngượi chị họ là bà Isave.
Cám ơn Mẹ đã hiện diện nơi này, ngày tắm gội nắng mưa, đêm tắm đẫm sương rơi của núi rừng cho đòan con chạy đến khẩn cầu, xin ơn và chìm sâu trong lời kinh nguyện cầu tha thiết.
Sáng ngày 24 tháng bảy, dù trời đổ mưa, nhưng tất cả vẫn hăng hái lên Mẹ để dâng cho Mẹ một gia đình mới trong tương lai. Những khuôn mặt rạng ngời với những tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ. Không gian của núi rừng như òa vỡ trong những nụ cười, lời kinh tiếng hát của những con người trẻ trung và đầy năng động. Họ yêu nhau và cùng nhau tìm đến với Mẹ Tàpao chỉ vì mong muốn được trở nên một gia đình thánh đức như gia đình của Mẹ. Những giọt mưa ban mai làm cho không khí mát mẻ, cảnh vật cũng phần nào hiểu được những tấm lòng và khát mong của các bạn trẻ. Đường đi dù mệt nhọc, nhưng lòng mong ước và mến yêu Đức Mẹ đã làm cho mọi cái trở nên dễ dàng và thuận lợi. Nhớ xưa Mẹ cũng đã từng trèo non lên núi, lặn lội băng rừng khi mang tin vui đến cho gia đình ngượi chị họ là bà Isave.
Cám ơn Mẹ đã hiện diện nơi này, ngày tắm gội nắng mưa, đêm tắm đẫm sương rơi của núi rừng cho đòan con chạy đến khẩn cầu, xin ơn và chìm sâu trong lời kinh nguyện cầu tha thiết.
Giáo phận Thanh Hóa tổ chức thi tuyển sinh vào Tiểu chủng viện Lê Bảo Tinh năm 2009
Vân Sơn
18:50 24/07/2009
THANH HÓA - Ngày 22.07.2009, tại Tòa giám mục Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc kỳ thi tuyển sinh vào TCV Thánh Lê Bảo Tịnh niên khóa 2009. Tham dự lễ khai mạc có Đức Giám Mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh; cha Giuse Vũ Thanh Long – Chủ tịch UB ơn gọi, bề trên TCV; cha Phaolo Trần Ngọc Loan – Phó chủ tịch UB ơn gọi, linh hướng TCV; cha Raphael Đỗ Minh Tuấn – thư ký UB ơn gọi; cha Giuse Nguyễn Văn Bình – quản lý Tòa giám mục, giám luật TCV; quý thầy trong ban giám thị và 42 thí sinh dự thi.
Xem hình ảnh
Theo thông lệ, mỗi năm giáo phận Thanh Hóa tổ chức tuyển sinh một lần nhằm tìm kiếm và đạo tạo nhân sự linh mục cho giáo phận trong tương lai. Các môn thi được Ban tuyển sinh thống nhất đưa ra gồm 3 môn về trình độ: Văn, Toán, Giáo Lý và 1 môn Trắc nghiệm tâm lý.
Mở đầu lễ khai mạc, Cha Giuse Vũ Thanh Long đại diện cho Ban tuyển sinh đọc bản định hướng và mục đích của việc tuyển sinh: “Xuất phát từ nhu cầu cần phải có những linh mục tương ứng với đòi hỏi trong Giáo Hội hôm nay và căn cứ vào lời nhắn nhủ của Công đồng Vatican II rằng: “Phải tuỳ theo lứa tuổi và trình độ của mỗi ứng viên mà điều tra cẩn thận về tính ngay lành và ý chí tự do, về khả năng đạo đức và học vấn, về sức khoẻ và tâm lý xứng hợp, đồng thời cũng cần để ý đến những khuynh hướng có thể do gia truyền, cũng cần phải cân nhắc khả năng đảm đương các chức vụ linh mục và thi hành bổn phận phục vụ của họ sau này” (Số 8, Sắc lệ về Đào tạo linh mục, Công Đồng Vatican II). Do đó, Tiểu Chủng viện hàng năm tổ chức kỳ thi tuyển để lựa chọn những ứng viên có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Giáo Hội đặt ra, đó chính là mục đích và ý nghĩa kỳ thi tuyển sinh diễn ra hàng năm của Giáo phận Thanh Hóa”.
Cha Vũ Thành Long cho biết: “tham dự kỳ thi năm nay có 42 thí sinh thuộc 23 giáo xứ trong giáo phận. Giáo hạt Thanh Hoá có 6 thí sinh; Giáo hạt Ba Làng có 10; Giáo hạt Nga Sơn có 10; Giáo hạt Sông Mã có 10; Giáo hạt Sông Chu có 2 và Giáo hạt Mỹ Điện 4 thí sinh. Các thí sinh có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, trong đó có 4 đại học, Cao đẳng - trung cấp và sơ cấp 5, phổ thông trung học 33. Trong 42 thí sinh có 12 thí sinh thi lần thứ hai và 30 thí sinh thi lần thứ nhất”. Cha cũng cho biết rằng, kết quả sẽ được công bố vào dịp tĩnh tâm tháng 8 năm 2009 của Linh mục đoàn giáo phận.
Cũng trong lễ khai mạc, Đức Cha Giuse cho rằng các thí sinh đến đây với nguyện vọng muốn làm linh mục, mà linh mục là một người lãnh đạo trong Giáo hội, do đó, đã là người lãnh đạo thì phải có năng lực về tri thức, tu đức, mục vụ … cho nên các ứng viên phải đạt tới trình độ khách quan nào đó. Đây chính là lý do Tiểu chủng viện tổ chức kỳ thi hằng năm.
Tiếp nối ý Đức Cha, Cha Phaolô Trần Ngọc Loan cũng cho rằng: “Các chú đến đây để bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên trong đời sống ơn gọi. Đây là cuộc khảo hạch mang tính thiêng liêng vì lòng mến Chúa và yêu mến Giáo Hội nên khác với những cuộc thi khác. Do đó, trong sự trung thành vì lòng mến Chúa, hãy thành thật với những gì mình có về khả năng, về đời sống đạo đức, về sức khoẻ, …Tránh sự gian dối không tốt ở bên ngoài, nếu vi phạm thì sẽ bị loại ngay”.
Cuối cùng, một thí sinh dự thi đại diện cho 42 thí sinh dự thi nói lên lời quyết tâm thực hiện tốt mọi quy định của Ban tuyển sinh đề ra.
Kết thúc lễ khai mạc, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với môn thi thứ nhất, môn Việt Văn. Sau môn Việt Văn, các thí sinh lần lượt được được phỏng vấn qua ba phòng với ba Cha trong Ban giám khảo.
Sáng nay, ngày 23/07 các thí sinh tiếp tục thi môn Toàn và Giáo lý. Một nhận xét chung là các thí sinh ý thức được việc mình dự thi để làm gì nên trong thời gian làm bài các thí sinh giữ được sự nghiêm trang và trung thực. Thí sinh Giuse Trần Văn Dương nhận xét “rất nghiêm minh và trung thực, lần đầu tiên con dự một kỳ thi 3 không: không quay cóp, không hỏi bài và không mang tài liệu”.
Sau cơm trưa, trước khi lên đường về lại gia đình, đại diện thí sinh nói lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý thầy, quý sơ và quý chú ứng sinh đã quan tâm giúp đỡ, chăm sóc và tạo điều kiện các thí sinh có một kỳ thi tuyệt với và ấn tượng.
Nhìn về quá khứ hướng tới tương lai
Trong quá khứ giáo phận Thanh Hóa có TCV Ba Làng rất nổi tiếng, nơi có nhiều giám mục và linh mục nỗi lạc đã học và được huấn luyện. Thời Đức cha cố Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, ngài rất chú trọng đến việc đào tạo ơn gọi, nhưng do hoàn cảnh lịch sử lúc ấy còn khó khăn, nên ước mong mở lại Tiểu chủng viện trong giáo phận chưa thực hiện được, nhưng bằng nhiều cách ngài cũng đã nối tiếp được cách đào tạo ơn gọi qua nhiều hình thức khác nhau.
Kể từ khi làm giám mục giáo phận Thanh Hóa năm 2004, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã bắt tay ngay vào việc đào tạo và huấn luyện mầm non ơn gọi trong giáo phận. Quyết định thành lập Tiểu chủng viện, lấy tên vị thánh tử đạo nổi tiếng của Thanh hóa là thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đặt làm đấng bảo trợ và giáo phận chính thức mở lại Tiểu chủng viện với tên gọi mới Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Thời gian đầu cơ sở vật chất của Tiểu chủng viện thiếu thốn nhiều, nhưng qua sự giúp đỡ của quý ân nhân, giáo phận đã xây được ngôi nhà 4 tầng khang trang làm nơi ở và học tập cho các ứng sinh.
Để phát triển cho đúng tầm một nơi đào tạo ơn gọi, giáo phận còn phải cố gắng đầu tư nhiều về nhân lực và vật lực trong tương lai. Hiện tại giáo phận đã lập được Ban giám đốc, Ban giảng huấn, Ban tuyển sinh. Tiểu chủng viện cũng đã có Bản thường luật, qua đó công tác đào tạo, chọn lựa ứng viên gửi đi học tại Đại Chủng viện, đi du học nước ngoài... mang tích khách quan và tinh thần trách nhiệm cao.
Hy vọng trong tương lai, Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh ngày một hoàn thiện hơn và đạt được tầm mức theo như niềm mong đợi của nhiều người.
Xem hình ảnh
Theo thông lệ, mỗi năm giáo phận Thanh Hóa tổ chức tuyển sinh một lần nhằm tìm kiếm và đạo tạo nhân sự linh mục cho giáo phận trong tương lai. Các môn thi được Ban tuyển sinh thống nhất đưa ra gồm 3 môn về trình độ: Văn, Toán, Giáo Lý và 1 môn Trắc nghiệm tâm lý.
Mở đầu lễ khai mạc, Cha Giuse Vũ Thanh Long đại diện cho Ban tuyển sinh đọc bản định hướng và mục đích của việc tuyển sinh: “Xuất phát từ nhu cầu cần phải có những linh mục tương ứng với đòi hỏi trong Giáo Hội hôm nay và căn cứ vào lời nhắn nhủ của Công đồng Vatican II rằng: “Phải tuỳ theo lứa tuổi và trình độ của mỗi ứng viên mà điều tra cẩn thận về tính ngay lành và ý chí tự do, về khả năng đạo đức và học vấn, về sức khoẻ và tâm lý xứng hợp, đồng thời cũng cần để ý đến những khuynh hướng có thể do gia truyền, cũng cần phải cân nhắc khả năng đảm đương các chức vụ linh mục và thi hành bổn phận phục vụ của họ sau này” (Số 8, Sắc lệ về Đào tạo linh mục, Công Đồng Vatican II). Do đó, Tiểu Chủng viện hàng năm tổ chức kỳ thi tuyển để lựa chọn những ứng viên có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Giáo Hội đặt ra, đó chính là mục đích và ý nghĩa kỳ thi tuyển sinh diễn ra hàng năm của Giáo phận Thanh Hóa”.
Cha Vũ Thành Long cho biết: “tham dự kỳ thi năm nay có 42 thí sinh thuộc 23 giáo xứ trong giáo phận. Giáo hạt Thanh Hoá có 6 thí sinh; Giáo hạt Ba Làng có 10; Giáo hạt Nga Sơn có 10; Giáo hạt Sông Mã có 10; Giáo hạt Sông Chu có 2 và Giáo hạt Mỹ Điện 4 thí sinh. Các thí sinh có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, trong đó có 4 đại học, Cao đẳng - trung cấp và sơ cấp 5, phổ thông trung học 33. Trong 42 thí sinh có 12 thí sinh thi lần thứ hai và 30 thí sinh thi lần thứ nhất”. Cha cũng cho biết rằng, kết quả sẽ được công bố vào dịp tĩnh tâm tháng 8 năm 2009 của Linh mục đoàn giáo phận.
Cũng trong lễ khai mạc, Đức Cha Giuse cho rằng các thí sinh đến đây với nguyện vọng muốn làm linh mục, mà linh mục là một người lãnh đạo trong Giáo hội, do đó, đã là người lãnh đạo thì phải có năng lực về tri thức, tu đức, mục vụ … cho nên các ứng viên phải đạt tới trình độ khách quan nào đó. Đây chính là lý do Tiểu chủng viện tổ chức kỳ thi hằng năm.
Tiếp nối ý Đức Cha, Cha Phaolô Trần Ngọc Loan cũng cho rằng: “Các chú đến đây để bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên trong đời sống ơn gọi. Đây là cuộc khảo hạch mang tính thiêng liêng vì lòng mến Chúa và yêu mến Giáo Hội nên khác với những cuộc thi khác. Do đó, trong sự trung thành vì lòng mến Chúa, hãy thành thật với những gì mình có về khả năng, về đời sống đạo đức, về sức khoẻ, …Tránh sự gian dối không tốt ở bên ngoài, nếu vi phạm thì sẽ bị loại ngay”.
Cuối cùng, một thí sinh dự thi đại diện cho 42 thí sinh dự thi nói lên lời quyết tâm thực hiện tốt mọi quy định của Ban tuyển sinh đề ra.
Kết thúc lễ khai mạc, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với môn thi thứ nhất, môn Việt Văn. Sau môn Việt Văn, các thí sinh lần lượt được được phỏng vấn qua ba phòng với ba Cha trong Ban giám khảo.
Sáng nay, ngày 23/07 các thí sinh tiếp tục thi môn Toàn và Giáo lý. Một nhận xét chung là các thí sinh ý thức được việc mình dự thi để làm gì nên trong thời gian làm bài các thí sinh giữ được sự nghiêm trang và trung thực. Thí sinh Giuse Trần Văn Dương nhận xét “rất nghiêm minh và trung thực, lần đầu tiên con dự một kỳ thi 3 không: không quay cóp, không hỏi bài và không mang tài liệu”.
Sau cơm trưa, trước khi lên đường về lại gia đình, đại diện thí sinh nói lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý thầy, quý sơ và quý chú ứng sinh đã quan tâm giúp đỡ, chăm sóc và tạo điều kiện các thí sinh có một kỳ thi tuyệt với và ấn tượng.
Nhìn về quá khứ hướng tới tương lai
Trong quá khứ giáo phận Thanh Hóa có TCV Ba Làng rất nổi tiếng, nơi có nhiều giám mục và linh mục nỗi lạc đã học và được huấn luyện. Thời Đức cha cố Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, ngài rất chú trọng đến việc đào tạo ơn gọi, nhưng do hoàn cảnh lịch sử lúc ấy còn khó khăn, nên ước mong mở lại Tiểu chủng viện trong giáo phận chưa thực hiện được, nhưng bằng nhiều cách ngài cũng đã nối tiếp được cách đào tạo ơn gọi qua nhiều hình thức khác nhau.
Kể từ khi làm giám mục giáo phận Thanh Hóa năm 2004, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã bắt tay ngay vào việc đào tạo và huấn luyện mầm non ơn gọi trong giáo phận. Quyết định thành lập Tiểu chủng viện, lấy tên vị thánh tử đạo nổi tiếng của Thanh hóa là thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đặt làm đấng bảo trợ và giáo phận chính thức mở lại Tiểu chủng viện với tên gọi mới Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Thời gian đầu cơ sở vật chất của Tiểu chủng viện thiếu thốn nhiều, nhưng qua sự giúp đỡ của quý ân nhân, giáo phận đã xây được ngôi nhà 4 tầng khang trang làm nơi ở và học tập cho các ứng sinh.
Để phát triển cho đúng tầm một nơi đào tạo ơn gọi, giáo phận còn phải cố gắng đầu tư nhiều về nhân lực và vật lực trong tương lai. Hiện tại giáo phận đã lập được Ban giám đốc, Ban giảng huấn, Ban tuyển sinh. Tiểu chủng viện cũng đã có Bản thường luật, qua đó công tác đào tạo, chọn lựa ứng viên gửi đi học tại Đại Chủng viện, đi du học nước ngoài... mang tích khách quan và tinh thần trách nhiệm cao.
Hy vọng trong tương lai, Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh ngày một hoàn thiện hơn và đạt được tầm mức theo như niềm mong đợi của nhiều người.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư của Văn phòng Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo và vụ Tam Tòa
Dr Nam Tran Ho
18:19 24/07/2009
De: Mattei Anna EDA MAN
Objet: RE: UNE INFORMATION
À: honamtran5@yahoo.fr
Date: Vendredi 24 Juillet 2009, 16h16
Cher Monsieur,
Je vais très bien, je vous remercie, et j’espère le même pour vous.
Je vous remercie pour cette information, que j’ai partagé avec mes collègues à Hanoi. Ces événements préoccupants sont connus à l’Ambassade, qui suit toujours de près la condition des Catholiques dans le pays. Le thème de la liberté de religion est aussi abordé lors de nos rencontres avec le gouvernement Vietnamien dans le cadre du dialogue droits de l’homme, et quand la situation l’exige l’instrument des démarches bilatérales est utilisé.
Je vous souhaite une bonne fin de semaine,
Anna Mattei
-----Original Message-----
From: Ts Hong Linh [mailto:honamtran5@yahoo.fr]
Sent: Wednesday, July 22, 2009 9:10 AM
To: Mattei Anna EDA MAN
Subject: UNE INFORMATION
Chère Madame Mattei,
Comment allez-vous? J'espère que vous avez de bonnes vacances après une année de travail au service de l'affection pour ceux qui sont en train de souffrir et pour ceux qui ne savent pas ce que signifient la Démocratie et la liberté.
À cette occasion, je me permets de vous adresser cet article dénonçant le comportement répressif du régime communiste vietnamien, dont la réaction tardive, après Thai Ha de Hanoi, contre les catholiques vietnamiens est claire. Je pense qu'à force de toujours reculer devant les barbaries communistes vietnamiens, ces communistes n'hésisteront pas à toujours s'avancer dans ce comportement et un Tian Man vietnamien sera inévitable. Pourriez-vous faire quelque chose pour eux?
Mes meilleures salutations.
Dr Nam Tran Ho
Vietnamese police beat hundreds of Catholics seeking to restore parish
VietCatholic News (21 Jul 2009 16:22)
Hanoi, Vietnam, Jul 21, 2009 / 03:12 am (CNA).- On Monday morning Vietnamese police in the Diocese of Vinh brutally beat hundreds of Catholics who were erecting a cross and building an altar on the ground of a church that collapsed during the Vietnam War. Dozens of Catholics were arrested in the clash.
The incident took place at 9 a.m. at the church of Tam Toa. Rumors are circulating that the government is planning to convert the church into a tourist resort, Fr. J.B. An Dang tells CNA.
Hundreds of Catholics were attacked by police, as described by Tam Toa pastor Fr. Le Thanh Hong:
“The police, who far outnumbered parishioners of Tam Toa and neighboring parishes, had fired teargas canisters at the crowd before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. Numerous priests and lay people were wounded.
“Some were made to sit on the ground, where again they were beaten by a youth gang employed by police, while dozens were thrown into police trucks,” he added. “At the moment their whereabouts remain unknown.”
Tam Toa is an historic parish for Vietnamese Catholics and can trace its origins back to 1631, when the Church first appeared in the country. According to Fr. An Dang, the parish quickly grew during the 1600s and was the largest parish in its region, with 1,200 Catholics. It once had an orphanage and a school operated by the Sisters of the Lovers of the Holy Cross.
In 1886 a group of anti-Western men calling themselves Van Than attacked the parish, killing 52 parishioners in what the attackers believed was retaliation against the French presence in the country.
The most recent church of Tam Toa opened in 1887 to meet the spiritual needs of the faithful. Considered to be one of the most beautiful churches in Vietnam, with Portuguese architecture and a large bell, it was largely destroyed in 1968 by U.S. Air Force bombing during the Vietnam War.
Only the church entrance and the bell tower still stand today. Parishioners had wanted to rebuild their church but were too impoverished.
Mass had been regularly celebrated on the grounds of the bombed church until March 1996. At that time the People’s Committee of Quang Binh confiscated the church, deeming it a “War Memorial Site” which must be preserved and protected “for future generations to remember American war crimes.”
The Archdiocese of Hue had protested the action without result. In May 2006 the parish was transferred to the Diocese of Vinh, whose bishop Paul Maria Cao has repeatedly asked for the return of the church.
On February 2, 2009 Bishop Cao and 14 priests of the diocese concelebrated Mass at the property. Thousands of Catholics attended to support the diocese’s efforts to reclaim the church.
Tam Toa is a home parish for more than a thousand parishioners, Fr. An Dang reports. However, their efforts to rebuild the church have been stalled by government interference.
Objet: RE: UNE INFORMATION
À: honamtran5@yahoo.fr
Date: Vendredi 24 Juillet 2009, 16h16
Cher Monsieur,
Je vais très bien, je vous remercie, et j’espère le même pour vous.
Je vous remercie pour cette information, que j’ai partagé avec mes collègues à Hanoi. Ces événements préoccupants sont connus à l’Ambassade, qui suit toujours de près la condition des Catholiques dans le pays. Le thème de la liberté de religion est aussi abordé lors de nos rencontres avec le gouvernement Vietnamien dans le cadre du dialogue droits de l’homme, et quand la situation l’exige l’instrument des démarches bilatérales est utilisé.
Je vous souhaite une bonne fin de semaine,
Anna Mattei
-----Original Message-----
From: Ts Hong Linh [mailto:honamtran5@yahoo.fr]
Sent: Wednesday, July 22, 2009 9:10 AM
To: Mattei Anna EDA MAN
Subject: UNE INFORMATION
Chère Madame Mattei,
Comment allez-vous? J'espère que vous avez de bonnes vacances après une année de travail au service de l'affection pour ceux qui sont en train de souffrir et pour ceux qui ne savent pas ce que signifient la Démocratie et la liberté.
À cette occasion, je me permets de vous adresser cet article dénonçant le comportement répressif du régime communiste vietnamien, dont la réaction tardive, après Thai Ha de Hanoi, contre les catholiques vietnamiens est claire. Je pense qu'à force de toujours reculer devant les barbaries communistes vietnamiens, ces communistes n'hésisteront pas à toujours s'avancer dans ce comportement et un Tian Man vietnamien sera inévitable. Pourriez-vous faire quelque chose pour eux?
Mes meilleures salutations.
Dr Nam Tran Ho
Vietnamese police beat hundreds of Catholics seeking to restore parish
VietCatholic News (21 Jul 2009 16:22)
Hanoi, Vietnam, Jul 21, 2009 / 03:12 am (CNA).- On Monday morning Vietnamese police in the Diocese of Vinh brutally beat hundreds of Catholics who were erecting a cross and building an altar on the ground of a church that collapsed during the Vietnam War. Dozens of Catholics were arrested in the clash.
The incident took place at 9 a.m. at the church of Tam Toa. Rumors are circulating that the government is planning to convert the church into a tourist resort, Fr. J.B. An Dang tells CNA.
Hundreds of Catholics were attacked by police, as described by Tam Toa pastor Fr. Le Thanh Hong:
“The police, who far outnumbered parishioners of Tam Toa and neighboring parishes, had fired teargas canisters at the crowd before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. Numerous priests and lay people were wounded.
“Some were made to sit on the ground, where again they were beaten by a youth gang employed by police, while dozens were thrown into police trucks,” he added. “At the moment their whereabouts remain unknown.”
Tam Toa is an historic parish for Vietnamese Catholics and can trace its origins back to 1631, when the Church first appeared in the country. According to Fr. An Dang, the parish quickly grew during the 1600s and was the largest parish in its region, with 1,200 Catholics. It once had an orphanage and a school operated by the Sisters of the Lovers of the Holy Cross.
In 1886 a group of anti-Western men calling themselves Van Than attacked the parish, killing 52 parishioners in what the attackers believed was retaliation against the French presence in the country.
The most recent church of Tam Toa opened in 1887 to meet the spiritual needs of the faithful. Considered to be one of the most beautiful churches in Vietnam, with Portuguese architecture and a large bell, it was largely destroyed in 1968 by U.S. Air Force bombing during the Vietnam War.
Only the church entrance and the bell tower still stand today. Parishioners had wanted to rebuild their church but were too impoverished.
Mass had been regularly celebrated on the grounds of the bombed church until March 1996. At that time the People’s Committee of Quang Binh confiscated the church, deeming it a “War Memorial Site” which must be preserved and protected “for future generations to remember American war crimes.”
The Archdiocese of Hue had protested the action without result. In May 2006 the parish was transferred to the Diocese of Vinh, whose bishop Paul Maria Cao has repeatedly asked for the return of the church.
On February 2, 2009 Bishop Cao and 14 priests of the diocese concelebrated Mass at the property. Thousands of Catholics attended to support the diocese’s efforts to reclaim the church.
Tam Toa is a home parish for more than a thousand parishioners, Fr. An Dang reports. However, their efforts to rebuild the church have been stalled by government interference.
Thư Hiệp thông của Giáo Xứ Thái Hà với giáo xứ Tam Tòa
Lm. Mátthêu Vũ Khời Phụng
18:58 24/07/2009
THƯ HIỆP THÔNG
Kính trình Đức Giám Mục và các Linh Mục Giáo Phận Vinh,
cách riêng, cha xứ và anh chị em tín hữu Tam Tòa
Thái Hà, ngày 24.7.2009
Trọng kính Đức Cha,
Kính thưa quý cha, cách riêng cha xứ và anh chị em Tam Tòa,
Từ Thái Hà, chúng con rất xúc động theo dõi diễn biến sự việc xảy ra ở Tam Tòa. Trải nghiệm Thái Hà khiến chúng con không sao quên được lời Đức Cha mới dạy hôm nào: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo Phận Vinh. Việc của Giáo Phận Vinh cũng là việc của Thái Hà”. Chúng con rất cảm kích mà không ngờ rằng sẽ chung phần gánh nặng với Tam Tòa sớm đến thế !
Ơn Chúa quan phòng, sự việc vừa xảy ra ở Tam Tòa thì hai đoàn hành hương của chúng con lại có mặt kịp thời để hiệp thông cầu nguyện với anh chị em trên nền Nhà Thờ Tam Tòa và tại Linh Địa La Vang. Sự hiện diện ấy là một chứng từ khiêm tốn để trình với Đức Cha, các cha và anh chị em rằng toàn thể cộng đoàn chúng con luôn ở bên các vị trong những ngày khó khăn này.
Chúng con thiết nghĩ về mặt xã hội, những đau khổ anh chị em Tam Tòa phải chịu đựng thật ra là một đóng góp cho bước đường đi lên của đất nước. Vì có một kiểu chuyên chế tuy về danh nghĩa đã phần nào lui về quá khứ, nhưng vẫn còn để lại những di chứng nặng nề. Trong số những di chứng ấy, có nạn độc đoán, ém nhẹm hoặc bóp méo sự thật, đàn áp bằng những thủ đoạn bất nhân mọi sự khác biệt ý kiến. Những di chứng ấy, cộng với tệ nạn tham nhũng, tự tư tự lợi khiến cho xã hội chúng ta xuống cấp trầm trọng. Ngày nay, trong mọi lãnh vực, và không phân biệt tôn giáo, chúng ta đang chứng kiến những cố gắng của bao người thiện chí để ra khỏi những tăm tối đó. Trong bối cảnh ấy, chúng con tin rằng anh chị em Tam Tòa, bằng hy sinh gian khổ của mình, đang góp phần thăng tiến xã hội.
Riêng trong lãnh vực Đạo, một di chứng là thái độ nghi kỵ đầy thành kiến đối với Giáo Hội. Mặc dù vừa đây, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, trong diễn văn đọc trước các Đức Giám Mục Việt Nam đi hành hương Tông Lăng Roma, đã đưa ra những minh xác cần thiết ( và đây không phải là lần đầu Tòa Thánh lên tiếng về vấn đề này ), nhưng rõ ràng là còn nhiều trở ngại phải khắc phục, và đường đi còn dài.
Vì những lẽ đó, cộng đoàn Thái Hà chúng con với tất cả lòng chân thành và tri ân Đức Cha, các cha, và cộng đoàn Dân Chúa Giáo Phận Vinh, xin được bày tỏ tình hiệp thông toàn tâm toàn ý với cộng đoàn Tam Tòa.
Chúng con hoàn toàn ủng hộ các yêu cầu của Hội Đồng Linh Mục Giáo Phận Vinh trong khiếu nại ngày 22.7.2009.
Chúng con cũng hoàn toàn ủng hộ những yêu cầu của cha Giám Tỉnh DCCT Vinh Sơn Phạm Trung Thành trong Thư Hiệp Thông ngày 21.7.2009.
Quan trọng hơn hết, xin anh chị em Tam Tòa và toàn thể quý Giáo Phận hãy tin rằng cộng đoàn Thái Hà chúng con luôn ở bên quý vị bằng lời cầu nguyện hàng ngày, hàng đêm. Chúng ta đều tin ở lời cầu nguyện và đều đã cảm nhận sức hiệu nghiệm của lời cầu nguyện.
Thái Hà nhìn thấy anh chị em Tam Tòa như những người được mô tả trong Thánh Vịnh: “Những người vừa đi vừa khóc, mang hạt giống đi gieo”, và Thái Hà mong chờ một ngày anh chị em “trở về trong tiếng hoan ca, tay ôm những nhánh lúa vàng” ( Tv 126, 6 ). Thái Hà không ngừng cầu nguyện để anh chị em kiên trì trong gian truân, mà thực hiện lời Kinh Thánh: “Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta được vươn tới Đức Kitô” ( Ep 4, 15 ).
Cậy trông vào lời cầu bầu của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, chúng con xin kính chúc Đức Cha, các cha và anh chị em ân sủng và bình an trong Chúa.
Kính thư,
Lm. Mátthêu Vũ Khời Phụng, DCCT Hà Nội
Kính trình Đức Giám Mục và các Linh Mục Giáo Phận Vinh,
cách riêng, cha xứ và anh chị em tín hữu Tam Tòa
Thái Hà, ngày 24.7.2009
Trọng kính Đức Cha,
Kính thưa quý cha, cách riêng cha xứ và anh chị em Tam Tòa,
Từ Thái Hà, chúng con rất xúc động theo dõi diễn biến sự việc xảy ra ở Tam Tòa. Trải nghiệm Thái Hà khiến chúng con không sao quên được lời Đức Cha mới dạy hôm nào: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo Phận Vinh. Việc của Giáo Phận Vinh cũng là việc của Thái Hà”. Chúng con rất cảm kích mà không ngờ rằng sẽ chung phần gánh nặng với Tam Tòa sớm đến thế !
Ơn Chúa quan phòng, sự việc vừa xảy ra ở Tam Tòa thì hai đoàn hành hương của chúng con lại có mặt kịp thời để hiệp thông cầu nguyện với anh chị em trên nền Nhà Thờ Tam Tòa và tại Linh Địa La Vang. Sự hiện diện ấy là một chứng từ khiêm tốn để trình với Đức Cha, các cha và anh chị em rằng toàn thể cộng đoàn chúng con luôn ở bên các vị trong những ngày khó khăn này.
Chúng con thiết nghĩ về mặt xã hội, những đau khổ anh chị em Tam Tòa phải chịu đựng thật ra là một đóng góp cho bước đường đi lên của đất nước. Vì có một kiểu chuyên chế tuy về danh nghĩa đã phần nào lui về quá khứ, nhưng vẫn còn để lại những di chứng nặng nề. Trong số những di chứng ấy, có nạn độc đoán, ém nhẹm hoặc bóp méo sự thật, đàn áp bằng những thủ đoạn bất nhân mọi sự khác biệt ý kiến. Những di chứng ấy, cộng với tệ nạn tham nhũng, tự tư tự lợi khiến cho xã hội chúng ta xuống cấp trầm trọng. Ngày nay, trong mọi lãnh vực, và không phân biệt tôn giáo, chúng ta đang chứng kiến những cố gắng của bao người thiện chí để ra khỏi những tăm tối đó. Trong bối cảnh ấy, chúng con tin rằng anh chị em Tam Tòa, bằng hy sinh gian khổ của mình, đang góp phần thăng tiến xã hội.
Riêng trong lãnh vực Đạo, một di chứng là thái độ nghi kỵ đầy thành kiến đối với Giáo Hội. Mặc dù vừa đây, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, trong diễn văn đọc trước các Đức Giám Mục Việt Nam đi hành hương Tông Lăng Roma, đã đưa ra những minh xác cần thiết ( và đây không phải là lần đầu Tòa Thánh lên tiếng về vấn đề này ), nhưng rõ ràng là còn nhiều trở ngại phải khắc phục, và đường đi còn dài.
Vì những lẽ đó, cộng đoàn Thái Hà chúng con với tất cả lòng chân thành và tri ân Đức Cha, các cha, và cộng đoàn Dân Chúa Giáo Phận Vinh, xin được bày tỏ tình hiệp thông toàn tâm toàn ý với cộng đoàn Tam Tòa.
Chúng con hoàn toàn ủng hộ các yêu cầu của Hội Đồng Linh Mục Giáo Phận Vinh trong khiếu nại ngày 22.7.2009.
Chúng con cũng hoàn toàn ủng hộ những yêu cầu của cha Giám Tỉnh DCCT Vinh Sơn Phạm Trung Thành trong Thư Hiệp Thông ngày 21.7.2009.
Quan trọng hơn hết, xin anh chị em Tam Tòa và toàn thể quý Giáo Phận hãy tin rằng cộng đoàn Thái Hà chúng con luôn ở bên quý vị bằng lời cầu nguyện hàng ngày, hàng đêm. Chúng ta đều tin ở lời cầu nguyện và đều đã cảm nhận sức hiệu nghiệm của lời cầu nguyện.
Thái Hà nhìn thấy anh chị em Tam Tòa như những người được mô tả trong Thánh Vịnh: “Những người vừa đi vừa khóc, mang hạt giống đi gieo”, và Thái Hà mong chờ một ngày anh chị em “trở về trong tiếng hoan ca, tay ôm những nhánh lúa vàng” ( Tv 126, 6 ). Thái Hà không ngừng cầu nguyện để anh chị em kiên trì trong gian truân, mà thực hiện lời Kinh Thánh: “Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta được vươn tới Đức Kitô” ( Ep 4, 15 ).
Cậy trông vào lời cầu bầu của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, chúng con xin kính chúc Đức Cha, các cha và anh chị em ân sủng và bình an trong Chúa.
Kính thư,
Lm. Mátthêu Vũ Khời Phụng, DCCT Hà Nội
Thư của ĐGM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên gửi cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Vinh
ĐGM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
01:11 24/07/2009
Giáo xứ Tam Tòa cầu nguyện cho anh chị em đang bị giam giữ
Jos_Thong
01:15 24/07/2009
Hôm nay ngày 23-7 vào lúc 20h một Thánh lễ tại Tam Tòa đặc biệt cầu nguyện cho anh chị em đang còn bị giam giữ. Những ngày qua, như chúng ta đã biết, biến cố xảy ra nơi đây đã ghi một thời điểm đặc biệt cho Giáo hội Việt Nam nói chung và đặc biệt là Giáo xứ Tam Tòa- Giáo phận Vinh nói riêng.
Thánh lễ thu hút đông đảo giáo dân trong Giáo xứ đến hiệp dâng và cầu nguyện cho anh chị em của mình hiện đang bị nhà cầm quyền Quảng Bình bắt giữ một cách bất công. Những gì mà công an đã đàn áp dã man đối với tín hữu Tam Tòa tỏ lộ một bộ mặt man rợ của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Thánh lễ hôm nay diễn ra trong khung cảnh không có gì là mới lạ, vẫn là ngôi nhà nguyện nhỏ bé trên tầng 3 của một gia đình Công Giáo mà Giáo xứ đã nhờ để thường ngày đến đọc kinh cầu nguyện và dâng Thánh lễ. Nhưng hôm nay, ai cũng có một tâm tình khác là hướng lòng về Thiên Chúa là Cha toàn năng xin ban bình an cho anh chi em của mình hiện chưa được thả tự do và cầu xin Chúa cho các tài sản của Giáo hội đang bị chiếm dụng mau được trả về cho Giáo hội.
Thánh lễ kết thúc bằng một giờ cầu nguyện dưới ánh nến lung linh trong màn đêm bên cạnh dòng sông Nhật Lệ. Giờ cầu nguyện đã làm cho nhiều nguời òa khóc, khóc bởi những suy tư và cảm nghiệm sự đau khổ mấy ngày nay Cộng đoàn Tam Tòa đang chịu, đặc biệt là nhớ đến những anh chị em đang bị bắt giữ, có khác gì Chúa mình ngày xưa.
Chúng ta hãy hiệp lời cầu xin Chúa ban cho anh chi em Tam Tòa luôn can đảm làm chứng cho niềm tin và công lý của mình.
Tam Tòa ngày 23-7-2009
Thánh lễ thu hút đông đảo giáo dân trong Giáo xứ đến hiệp dâng và cầu nguyện cho anh chị em của mình hiện đang bị nhà cầm quyền Quảng Bình bắt giữ một cách bất công. Những gì mà công an đã đàn áp dã man đối với tín hữu Tam Tòa tỏ lộ một bộ mặt man rợ của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Thánh lễ hôm nay diễn ra trong khung cảnh không có gì là mới lạ, vẫn là ngôi nhà nguyện nhỏ bé trên tầng 3 của một gia đình Công Giáo mà Giáo xứ đã nhờ để thường ngày đến đọc kinh cầu nguyện và dâng Thánh lễ. Nhưng hôm nay, ai cũng có một tâm tình khác là hướng lòng về Thiên Chúa là Cha toàn năng xin ban bình an cho anh chi em của mình hiện chưa được thả tự do và cầu xin Chúa cho các tài sản của Giáo hội đang bị chiếm dụng mau được trả về cho Giáo hội.
Thánh lễ kết thúc bằng một giờ cầu nguyện dưới ánh nến lung linh trong màn đêm bên cạnh dòng sông Nhật Lệ. Giờ cầu nguyện đã làm cho nhiều nguời òa khóc, khóc bởi những suy tư và cảm nghiệm sự đau khổ mấy ngày nay Cộng đoàn Tam Tòa đang chịu, đặc biệt là nhớ đến những anh chị em đang bị bắt giữ, có khác gì Chúa mình ngày xưa.
Chúng ta hãy hiệp lời cầu xin Chúa ban cho anh chi em Tam Tòa luôn can đảm làm chứng cho niềm tin và công lý của mình.
Tam Tòa ngày 23-7-2009
Tam Tòa - Đâu là sự thật?
Nhóm PV GPVO
01:17 24/07/2009
23.07.2009
(GPVO) - Ngày 20/72/2009 vừa qua, bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới đến dựng nhà nguyện trên móng nhà thờ Tam Tòa, bên cạnh tháp chuông cổ kính đã có hàng trăm năm, để làm nơi thờ tự tạm thời, thay cho căn phòng tại một tư gia vốn đã không đủ điều kiện và an toàn cho giáo dân thực hiện các lễ nghi tôn giáo. Sự việc đơn giản và phải lẽ đó đã trở nên nghiêm trọng khi chính quyền tỉnh Quảng Bình đã cho hàng trăm cảnh sát và đông đảo lực lượng dân quân đến càn quét, đánh đập tàn nhẫn và bắt hàng chục giáo dân đi biệt tích cũng như chiếm đoạt toàn bộ tài sản của Giáo hội. Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhiều báo đài đã lên tiếng bảo vệ cho Công Lý; nhiều người muốn biết sự việc ra sao? Chúng tôi đã tìm hiểu lịch sử vấn đề, xin được nêu lên để Độc giả biết đâu là sự thật.
Giáo xứ Tam Tòa (có nhà thờ tọa lạc tại đường Nguyễn Du, thành phố Đồng Hới hiện nay) được thành lập khoảng năm 1631 với tên gọi xứ đạo Đông Hải, còn gọi là Họ Lũy(*).
Năm 1774 (có tài liệu ghi là năm 1798), sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong và san bằng lũy Thầy, nhà thờ Đông Hải được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Khoảng năm 1886, Sáo Bùn có hơn 200 “nóc nhà” với khoảng 1200 giáo hữu. Ở đây đã có Viện Dục Anh để giúp nuôi trẻ em nghèo và có tu viện dòng Mến Thánh Giá phục vụ bác ái từ thiện và giáo dục.
Năm 1886, Quân Văn Thân đột kích giáo xứ Sáo Bùn, giết chết 52 giáo dân, đốt phá nhà thờ Sáo Bùn, nên số giáo dân chạy về Đồng Hới lánh nạn. Sau khi được sự cho phép của chính quyền bảo hộ và các cơ quan hữu trách, Cha sở lúc này là cố Claude Bonin và giáo dân Tam Tòa chuyển nhà thờ về ở rẻo đất bên bờ sông Nhật Lệ, thuộc đất làng Mỹ Lệ và đổi tên thành giáo xứ Tam Tòa. Sau khi Giáo phận Huế được thành lập, Tam Tòa thuộc sự quản lý của Giáo phận Huế.
Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887 do linh mục Clause Bonin (cố Ninh). Đến năm 1940, linh mục René Morineau (cố Trung) tái thiết lại khang trang và hoàn chỉnh hơn. Năm 1953, sau khi được chịu chức Linh mục, cha Fx. Nguyễn Văn Thuận được Đức Giám mục Giáo phận Huế bổ nhiệm về trông coi giáo xứ Tam Tòa.
Năm 1954, sau hiệp định Genève, do hoàn cảnh lịch sử, hầu hết giáo dân Tam Tòa, cùng với rất nhiều dân cư ở đây và giáo dân các xứ thuộc hạt Nam Quảng Bình di cư vào Đà Nẵng sinh sống đã thành lập giáo xứ Tam Tòa ở Đà Nẵng. Từ đó, số giáo dân còn lại ở đây được coi sóc bởi 2 linh mục Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể. Đến năm 1962, cha Thể qua đời. Năm 1964, cha Nghiêm chuyển đi nơi khác. Sau đó chiến tranh lại bùng phát, lịch sử có nhiều đổi thay nên giáo xứ Tam Tòa phải vắng linh mục coi sóc cho đến nay.
Năm 1968, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát và duy trì như vậy cho đến ngày nay. Mặc dầu số giáo dân còn lại quá ít ỏi, không đủ khả năng tái thiết, nhưng Tổng Giáo phận Huế cũng như bà con Tam Tòa vẫn luôn ước mong tái thiết nhà thờ mà Cha Ông họ đã dày công xây dựng.
Ngày 26/3/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử, là một di chứng tội ác chiến tranh mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng Giáo phận Huế và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa.
Đến ngày 15/5/2006, Tổng Giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho Giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Ngay sau đó, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh bổ nhiệm linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng về quản xứ Sen Bàng, kiêm xứ Tam Tòa. Thời điểm này Tam Tòa có hơn 1000 giáo dân sinh sống tại địa bàn thành phố Đồng Hới.
Do nhà thờ cũ đổ nát, mọi sinh hoạt tôn giáo phải nhờ nhà của một giáo dân tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía Tây Bắc. Nên Giáo phận Vinh đã làm các thủ tục đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình trả lại đất này để tái xây dựng nhà thờ Tam Tòa, đảm bảo quyền lợi thực tế chính đáng của công dân. Đây là điều hoàn toàn có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý.
Trước hết, chúng ta phải khẳng định việc Giáo phận Vinh tái thiết giáo xứ Tam Tòa là cần thiết và hợp pháp, đáp ứng nhu cầu thực tế của công dân, không cần phải xin cấp phép lại. Theo hiến pháp Việt Nam: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào" (Điều 70). Điều đó được cụ thể hóa tại điều 5 Pháp lệnh tôn giáo 2005 "Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của Pháp luật". Điều này hiện nay đã được chính quyền tỉnh Quảng Bình, thành phố Đồng Hới tạo điều kiện thuận lợi cho bà con giáo dân sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng của một giáo dân, chờ xây dựng lại nhà thờ mới. Đặc biệt, đã rất nhiều lần Đức Giám mục giáo phận Vinh cùng với nhiều linh mục khác đã dâng lễ trên khuôn viên đất nhà thờ Tam Tòa, trước sự tham dự và chứng kiến của đông đảo bà con lương giáo.
Thứ hai, việc Giáo phận Vinh yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình trả lại khuôn viên nhà thờ Tam Tòa, để xây dựng lại, phục vụ nhu cầu của đông đảo giáo dân ở đây là điều chính đáng, đúng pháp luật.
Bộ Giáo luật 1983 quy định: Tòa Giám mục, đứng đầu là Giám mục Giáo phận, là người trực tiếp đứng chủ, quản lý, sử dụng mọi tài sản của Giáo Hội tại địa phương (Điều 1279). Theo đó, đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, do tòa Tổng giám mục Huế trực tiếp đứng chủ, quản lý và sử dụng, trước sau không thay đổi.
Địa bàn quản lý của tổng giáo phận Huế trước và sau hiệp định Senève (1954) vẫn bao gồm cả hạt Nam Quảng Bình. Trong đó, nhà thờ Tam Tòa cũng thuộc sự quản lý đó cả trên lý thuyết và thực tiễn. Việc giáo dân Tam Tòa, vì hoàn cảnh lịch sử phải di cư đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhà thờ bị chiến tranh tàn phá nặng nề, số còn lại không có khả năng tái thiết để đưa vào sinh hoạt, hoàn toàn không làm thay đổi chủ sở hữu nhà thờ và đất đó, là tòa tổng giám mục Huế. Điều này cũng giống như một người cha có một thửa đất rộng. Ông ta xây nhiều ngôi nhà, giao cho các con của mình quản lý, sử dụng. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, một trong số người con đó phải chuyển chỗ ở, ngôi nhà của người cha để trống. Cho dù thời gian có làm cho nó hư hỏng, xuống cấp, mặc cho người cha có sửa chữa hay không thì quyền sở hữu nhà đất đó vẫn thuộc về người Cha đó, không ai có quyền xâm phạm, pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Điều 70 hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ ràng rằng: "Những nơi thờ tự của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm". Điều đó đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn tại Pháp lệnh tôn giáo năm 2005: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưởng tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm mọi việc xâm phạm tài sản đó" (Điều 26). Và "Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường..." (Điều 27). Nội dung này cũng đã được quy định rất chi tiết tại các Điều 220 Bộ luật dân sự và điều 9 Luật đất đai 2003.
Chính vì thế, năm 1996, UBND tỉnh Quảng Bình tự tiện chia cắt đất và đưa khuôn viên nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích tội ác chiến tranh mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tòa tổng giám mục Huế là vi phạm pháp luật cách nghiêm trọng, đi ngược lại sự thật lịch sử.
Trên thực tế thì đất nhà thờ Tam Tòa có từ năm 1886, cho đến năm 1997 bị UBND tỉnh Quảng bình chiếm dụng trái phép thì diện tích đất này chưa bao giờ thuộc diện bị cải tạo theo luật cải cách ruộng đất và thông tư số 73/TTg ngày 7/7/1962, cũng không hề có quyết định trưng dụng, trưng thu hay trưng mua nào hết. Do đó nó không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng khuôn viên đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam do Tổng Giáo phận Huế (nay đã chuyển giao cho Giáo phận Vinh) trực tiếp quản lý và sử dụng. Việc UBND tỉnh Quảng Bình đang quản lý khuôn viên này theo danh mục đất có di tích lịch sử là điều bất hợp pháp, cần áp dụng Điều 98 Luật đất đai 2003 để xử lý chuyển mục đích sử dụng, trả lại cho Giáo hội Công Giáo Việt Nam, cụ thể là Giáo phận Vinh.
Giáo phận Vinh và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa có quyền đòi lại toàn bộ đất và tài sản trên đất theo hiện trạng ban đầu. Điều 256 Luật đất đai 2003 quy định: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó...".
Bởi thế, sau nhiều lần đề xuất không được chấp thuận, đến nay nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa ngày càng cao, căn phòng của giáo dân đang làm nơi thờ tự không đủ chỗ, nhất là không đảm bảo an toàn cho mọi người khi đến cầu kinh, dâng lễ. Vì thế, Linh mục phụ trách và bà con giáo dân nơi đây đến dựng một lán tạm trên nền móng nhà thờ Tam Tòa, bên cạnh ngôi tháp chuông cổ kính đã có từ hàng trăm năm là điều hoàn toàn hợp lý, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Quảng Bình lại hành động ngược lại với các quy định của Pháp luật, công khai dùng vũ lực càn quét, đàn áp và bắt bớ dân lành, chiếm đoạt tài sản của Giáo hội, ngăn cản công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình. Điều cần nói hơn là chính quyền tỉnh Quảng Bình đã cho một lực lượng công an áp đảo đàn áp, bắt bớ hàng chục dân lành, chiếm đoạt tài sản Giáo hội một cách ngang nhiên mà không hề tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Điều này là vi phạm nghiêm trọng Pháp luật hiện hành, xúc phạm nghiêm trọng đến quyền công dân, quyền tự do của các tổ chức tôn giáo.
Với những nội dung trên, chúng tôi hy vọng quý Độc giả sẽ hiểu rõ nội dung của vấn đề, để có thể có cái nhìn khách quan nhất, hầu công lý sớm được thực thi. Đồng thời, trong tinh thần đổi mới, khép lại quá khứ để hướng đến tương lai, chúng tôi mong muốn UBND tỉnh Quảng Bình cũng như các cơ quan ban ngành liên quan, tôn trọng luật pháp và thực hiện pháp chế Xã hội chủ nghĩa, trả lại tự do và công lý cho Tam Tòa.
---------------------
Chú thích: (*) Số liệu này chúng tôi thu thập từ các bài "Kỷ niệm 120 năm giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới và Giáo hạt Nam Quảng Bình" của tác giả Dương Kim Sơn. Và Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại (1075-1975), tập I, Nhật Lệ 2006.
(GPVO) - Ngày 20/72/2009 vừa qua, bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới đến dựng nhà nguyện trên móng nhà thờ Tam Tòa, bên cạnh tháp chuông cổ kính đã có hàng trăm năm, để làm nơi thờ tự tạm thời, thay cho căn phòng tại một tư gia vốn đã không đủ điều kiện và an toàn cho giáo dân thực hiện các lễ nghi tôn giáo. Sự việc đơn giản và phải lẽ đó đã trở nên nghiêm trọng khi chính quyền tỉnh Quảng Bình đã cho hàng trăm cảnh sát và đông đảo lực lượng dân quân đến càn quét, đánh đập tàn nhẫn và bắt hàng chục giáo dân đi biệt tích cũng như chiếm đoạt toàn bộ tài sản của Giáo hội. Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhiều báo đài đã lên tiếng bảo vệ cho Công Lý; nhiều người muốn biết sự việc ra sao? Chúng tôi đã tìm hiểu lịch sử vấn đề, xin được nêu lên để Độc giả biết đâu là sự thật.
Giáo xứ Tam Tòa (có nhà thờ tọa lạc tại đường Nguyễn Du, thành phố Đồng Hới hiện nay) được thành lập khoảng năm 1631 với tên gọi xứ đạo Đông Hải, còn gọi là Họ Lũy(*).
Năm 1774 (có tài liệu ghi là năm 1798), sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong và san bằng lũy Thầy, nhà thờ Đông Hải được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Khoảng năm 1886, Sáo Bùn có hơn 200 “nóc nhà” với khoảng 1200 giáo hữu. Ở đây đã có Viện Dục Anh để giúp nuôi trẻ em nghèo và có tu viện dòng Mến Thánh Giá phục vụ bác ái từ thiện và giáo dục.
Năm 1886, Quân Văn Thân đột kích giáo xứ Sáo Bùn, giết chết 52 giáo dân, đốt phá nhà thờ Sáo Bùn, nên số giáo dân chạy về Đồng Hới lánh nạn. Sau khi được sự cho phép của chính quyền bảo hộ và các cơ quan hữu trách, Cha sở lúc này là cố Claude Bonin và giáo dân Tam Tòa chuyển nhà thờ về ở rẻo đất bên bờ sông Nhật Lệ, thuộc đất làng Mỹ Lệ và đổi tên thành giáo xứ Tam Tòa. Sau khi Giáo phận Huế được thành lập, Tam Tòa thuộc sự quản lý của Giáo phận Huế.
Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887 do linh mục Clause Bonin (cố Ninh). Đến năm 1940, linh mục René Morineau (cố Trung) tái thiết lại khang trang và hoàn chỉnh hơn. Năm 1953, sau khi được chịu chức Linh mục, cha Fx. Nguyễn Văn Thuận được Đức Giám mục Giáo phận Huế bổ nhiệm về trông coi giáo xứ Tam Tòa.
Năm 1954, sau hiệp định Genève, do hoàn cảnh lịch sử, hầu hết giáo dân Tam Tòa, cùng với rất nhiều dân cư ở đây và giáo dân các xứ thuộc hạt Nam Quảng Bình di cư vào Đà Nẵng sinh sống đã thành lập giáo xứ Tam Tòa ở Đà Nẵng. Từ đó, số giáo dân còn lại ở đây được coi sóc bởi 2 linh mục Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể. Đến năm 1962, cha Thể qua đời. Năm 1964, cha Nghiêm chuyển đi nơi khác. Sau đó chiến tranh lại bùng phát, lịch sử có nhiều đổi thay nên giáo xứ Tam Tòa phải vắng linh mục coi sóc cho đến nay.
Năm 1968, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát và duy trì như vậy cho đến ngày nay. Mặc dầu số giáo dân còn lại quá ít ỏi, không đủ khả năng tái thiết, nhưng Tổng Giáo phận Huế cũng như bà con Tam Tòa vẫn luôn ước mong tái thiết nhà thờ mà Cha Ông họ đã dày công xây dựng.
Ngày 26/3/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử, là một di chứng tội ác chiến tranh mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng Giáo phận Huế và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa.
Đến ngày 15/5/2006, Tổng Giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho Giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Ngay sau đó, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh bổ nhiệm linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng về quản xứ Sen Bàng, kiêm xứ Tam Tòa. Thời điểm này Tam Tòa có hơn 1000 giáo dân sinh sống tại địa bàn thành phố Đồng Hới.
Do nhà thờ cũ đổ nát, mọi sinh hoạt tôn giáo phải nhờ nhà của một giáo dân tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía Tây Bắc. Nên Giáo phận Vinh đã làm các thủ tục đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình trả lại đất này để tái xây dựng nhà thờ Tam Tòa, đảm bảo quyền lợi thực tế chính đáng của công dân. Đây là điều hoàn toàn có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý.
Trước hết, chúng ta phải khẳng định việc Giáo phận Vinh tái thiết giáo xứ Tam Tòa là cần thiết và hợp pháp, đáp ứng nhu cầu thực tế của công dân, không cần phải xin cấp phép lại. Theo hiến pháp Việt Nam: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào" (Điều 70). Điều đó được cụ thể hóa tại điều 5 Pháp lệnh tôn giáo 2005 "Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của Pháp luật". Điều này hiện nay đã được chính quyền tỉnh Quảng Bình, thành phố Đồng Hới tạo điều kiện thuận lợi cho bà con giáo dân sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng của một giáo dân, chờ xây dựng lại nhà thờ mới. Đặc biệt, đã rất nhiều lần Đức Giám mục giáo phận Vinh cùng với nhiều linh mục khác đã dâng lễ trên khuôn viên đất nhà thờ Tam Tòa, trước sự tham dự và chứng kiến của đông đảo bà con lương giáo.
Thứ hai, việc Giáo phận Vinh yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình trả lại khuôn viên nhà thờ Tam Tòa, để xây dựng lại, phục vụ nhu cầu của đông đảo giáo dân ở đây là điều chính đáng, đúng pháp luật.
Bộ Giáo luật 1983 quy định: Tòa Giám mục, đứng đầu là Giám mục Giáo phận, là người trực tiếp đứng chủ, quản lý, sử dụng mọi tài sản của Giáo Hội tại địa phương (Điều 1279). Theo đó, đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, do tòa Tổng giám mục Huế trực tiếp đứng chủ, quản lý và sử dụng, trước sau không thay đổi.
Địa bàn quản lý của tổng giáo phận Huế trước và sau hiệp định Senève (1954) vẫn bao gồm cả hạt Nam Quảng Bình. Trong đó, nhà thờ Tam Tòa cũng thuộc sự quản lý đó cả trên lý thuyết và thực tiễn. Việc giáo dân Tam Tòa, vì hoàn cảnh lịch sử phải di cư đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhà thờ bị chiến tranh tàn phá nặng nề, số còn lại không có khả năng tái thiết để đưa vào sinh hoạt, hoàn toàn không làm thay đổi chủ sở hữu nhà thờ và đất đó, là tòa tổng giám mục Huế. Điều này cũng giống như một người cha có một thửa đất rộng. Ông ta xây nhiều ngôi nhà, giao cho các con của mình quản lý, sử dụng. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, một trong số người con đó phải chuyển chỗ ở, ngôi nhà của người cha để trống. Cho dù thời gian có làm cho nó hư hỏng, xuống cấp, mặc cho người cha có sửa chữa hay không thì quyền sở hữu nhà đất đó vẫn thuộc về người Cha đó, không ai có quyền xâm phạm, pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Điều 70 hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ ràng rằng: "Những nơi thờ tự của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm". Điều đó đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn tại Pháp lệnh tôn giáo năm 2005: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưởng tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm mọi việc xâm phạm tài sản đó" (Điều 26). Và "Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường..." (Điều 27). Nội dung này cũng đã được quy định rất chi tiết tại các Điều 220 Bộ luật dân sự và điều 9 Luật đất đai 2003.
Chính vì thế, năm 1996, UBND tỉnh Quảng Bình tự tiện chia cắt đất và đưa khuôn viên nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích tội ác chiến tranh mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tòa tổng giám mục Huế là vi phạm pháp luật cách nghiêm trọng, đi ngược lại sự thật lịch sử.
Trên thực tế thì đất nhà thờ Tam Tòa có từ năm 1886, cho đến năm 1997 bị UBND tỉnh Quảng bình chiếm dụng trái phép thì diện tích đất này chưa bao giờ thuộc diện bị cải tạo theo luật cải cách ruộng đất và thông tư số 73/TTg ngày 7/7/1962, cũng không hề có quyết định trưng dụng, trưng thu hay trưng mua nào hết. Do đó nó không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng khuôn viên đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam do Tổng Giáo phận Huế (nay đã chuyển giao cho Giáo phận Vinh) trực tiếp quản lý và sử dụng. Việc UBND tỉnh Quảng Bình đang quản lý khuôn viên này theo danh mục đất có di tích lịch sử là điều bất hợp pháp, cần áp dụng Điều 98 Luật đất đai 2003 để xử lý chuyển mục đích sử dụng, trả lại cho Giáo hội Công Giáo Việt Nam, cụ thể là Giáo phận Vinh.
Giáo phận Vinh và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa có quyền đòi lại toàn bộ đất và tài sản trên đất theo hiện trạng ban đầu. Điều 256 Luật đất đai 2003 quy định: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó...".
Bởi thế, sau nhiều lần đề xuất không được chấp thuận, đến nay nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa ngày càng cao, căn phòng của giáo dân đang làm nơi thờ tự không đủ chỗ, nhất là không đảm bảo an toàn cho mọi người khi đến cầu kinh, dâng lễ. Vì thế, Linh mục phụ trách và bà con giáo dân nơi đây đến dựng một lán tạm trên nền móng nhà thờ Tam Tòa, bên cạnh ngôi tháp chuông cổ kính đã có từ hàng trăm năm là điều hoàn toàn hợp lý, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Quảng Bình lại hành động ngược lại với các quy định của Pháp luật, công khai dùng vũ lực càn quét, đàn áp và bắt bớ dân lành, chiếm đoạt tài sản của Giáo hội, ngăn cản công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo của mình. Điều cần nói hơn là chính quyền tỉnh Quảng Bình đã cho một lực lượng công an áp đảo đàn áp, bắt bớ hàng chục dân lành, chiếm đoạt tài sản Giáo hội một cách ngang nhiên mà không hề tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Điều này là vi phạm nghiêm trọng Pháp luật hiện hành, xúc phạm nghiêm trọng đến quyền công dân, quyền tự do của các tổ chức tôn giáo.
Với những nội dung trên, chúng tôi hy vọng quý Độc giả sẽ hiểu rõ nội dung của vấn đề, để có thể có cái nhìn khách quan nhất, hầu công lý sớm được thực thi. Đồng thời, trong tinh thần đổi mới, khép lại quá khứ để hướng đến tương lai, chúng tôi mong muốn UBND tỉnh Quảng Bình cũng như các cơ quan ban ngành liên quan, tôn trọng luật pháp và thực hiện pháp chế Xã hội chủ nghĩa, trả lại tự do và công lý cho Tam Tòa.
---------------------
Chú thích: (*) Số liệu này chúng tôi thu thập từ các bài "Kỷ niệm 120 năm giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới và Giáo hạt Nam Quảng Bình" của tác giả Dương Kim Sơn. Và Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại (1075-1975), tập I, Nhật Lệ 2006.
Thơ: Vì giáo xứ Tam Tòa
Lê Dân Việt
02:48 24/07/2009
Giáo phận Vinh đã đi vào lịch sử
Bởi công an đàn áp xứ Tam Tòa
Đập nhà thờ, mặc tín hữu kêu la
Chúng tàn nhẫn, làm giáo xứ dậy sóng
Đánh đập chiên, bởi công an chủ động
Nào dùi cui, chúng nện những chiên lành
Vào nhà Chúa, chúng phá cho tan tành
Dùng hơi canh, cho tóa hỏa trời xanh
Bọn công an dùng vũ lực dã man
Đưa giáo dân vào lụy phiền lao lý
Chúng dựng chuyện, đưa chiên vào thế bí
Chúng ngang ngược, đập phá chốn tôn nghiêm
Chúng hung hăng, tàn bạo như lũ điên
Cứ giáo dân, roi điện quất thẳng tay
Lôi lên xe, chiên đầy người thương tích
Đang gào thét, trước đám người ngỗ nghịch
Đang ra tay, đập nhà nguyện hoang tàn
Xứ Tam Tòa, đã gặp cảnh trái ngang
Với tâm ác, chúng đua nhau thi thố
Đánh đập chiên, mà không lấy ngượng ngùng
Đánh cụ già, bà lão… không thấy chướng
Cả trẻ em, cũng chịu cảnh tai ương
Vì yêu Chúa, nên tất cả đã bương
Mặc cộng nô, tha hồ mà xô đẩy
Vẫn gào thét, mặc quỉ vương đánh gục
Ôm Thánh Giá, trong đau thương bất lực
Cứu nhà Chúa, cho dù nát xác thân
Có đau thương, tín hữu không ngại ngần
Vì Tình Chúa, đã dâng lên bất chợt
Cùng cha xứ, với gào thét vang ngân
Hòa đau thương, dâng lên Chúa Trời cao
Đang tranh đấu cho nhà Chúa tàn mất
Mà thương đau, trên mình đang chồng chất
Vì danh Chúa, nào có tính thiệt hơn.
Bởi công an đàn áp xứ Tam Tòa
Đập nhà thờ, mặc tín hữu kêu la
Chúng tàn nhẫn, làm giáo xứ dậy sóng
Đánh đập chiên, bởi công an chủ động
Nào dùi cui, chúng nện những chiên lành
Vào nhà Chúa, chúng phá cho tan tành
Dùng hơi canh, cho tóa hỏa trời xanh
Bọn công an dùng vũ lực dã man
Đưa giáo dân vào lụy phiền lao lý
Chúng dựng chuyện, đưa chiên vào thế bí
Chúng ngang ngược, đập phá chốn tôn nghiêm
Chúng hung hăng, tàn bạo như lũ điên
Cứ giáo dân, roi điện quất thẳng tay
Lôi lên xe, chiên đầy người thương tích
Đang gào thét, trước đám người ngỗ nghịch
Đang ra tay, đập nhà nguyện hoang tàn
Xứ Tam Tòa, đã gặp cảnh trái ngang
Với tâm ác, chúng đua nhau thi thố
Đánh đập chiên, mà không lấy ngượng ngùng
Đánh cụ già, bà lão… không thấy chướng
Cả trẻ em, cũng chịu cảnh tai ương
Vì yêu Chúa, nên tất cả đã bương
Mặc cộng nô, tha hồ mà xô đẩy
Vẫn gào thét, mặc quỉ vương đánh gục
Ôm Thánh Giá, trong đau thương bất lực
Cứu nhà Chúa, cho dù nát xác thân
Có đau thương, tín hữu không ngại ngần
Vì Tình Chúa, đã dâng lên bất chợt
Cùng cha xứ, với gào thét vang ngân
Hòa đau thương, dâng lên Chúa Trời cao
Đang tranh đấu cho nhà Chúa tàn mất
Mà thương đau, trên mình đang chồng chất
Vì danh Chúa, nào có tính thiệt hơn.
Công an VN ngày càng xa lầy về đàn áp và bạo lực
Hà Long
03:04 24/07/2009
Hiểu đơn thuần về ý nghĩa của người công an VN được khoác lên chiếc áo thật đẹp và lộng lẫy: "ứng xử văn minh lịch sự là nét đẹp văn hóa của người chiến sĩ công an“ và được tô điểm thêm „cư xử tốt với nhân dân, tinh thần phục vụ công bằng và dựa vào nhân dân để giữ gìn an ninh trật tự."
Để phát huy tinh thần phục vụ đó năm 2008 vừa qua, thí dụ công an Hà Nội được chính phủ tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua vì an ninh tổ quốc".
Thật là đẹp cho những định nghĩa như thế! Thật là tốt khi có một chế độ an ninh để xã hội phát triển vì người dân được công an cảnh sát bảo vệ! Dịp mừng 47 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát nhân dân 20-7 bao nhiêu biểu dương tuyên truyền cho an ninh Tổ quốc năm 2009: "đấu tranh trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, lưu manh, chuyên nghiệp, côn đồ, hung hãn, giết người, cướp tài sản; tội phạm ma túy, tham nhũng và các loại tội phạm kinh tế..."
Quá tốt, người dân có thể ăn ngon ngủ yên về những kỷ cương được công an gìn giữ an ninh. Thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Lê Thế Tiệm có thể bảo đảm điều này cho người dân và hứa hẹn tiếp tục phát huy thành tích.
Như mượn được thêm oai hùm qua việc Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á năm 2009. Trung tướng Phạm Quý Ngọ, tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát, bộ công an đã oai phong chủ trì họp báo về Hội nghị Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (ASEANAPOL) lần thứ 29 sẽ tổ chức tại Hà Nội từ ngày 13 đến 15-5-2009 vừa qua.
Tuy nhiên hệ thống công an đảng trị còn rất nhiều hạt sạn, lốn ngốn sỏi đá. Công an hành xử rất tùy tiện, đàn áp bắt bớ vô cớ và luôn có lời giải thích hợp lý theo cách diễn giải của họ. Họ lập ra cơ chế để hiểu thế nào cũng đúng: phải cũng có thể là trái và trái cũng có thể là phải. Hệ thống công an hình như đang đứng trên cả luật pháp. Luật pháp được giải nghĩa theo từng cá nhân công an. Uy quyền của công an bao trùm toàn dân Việt Nam vì trong mọi ngang cùng ngõ hẻm đều hiện diện bóng dáng công an khu vực, nếu họ tốt thì người dân được nhờ và ngược lại xấu thì đúng là một đại họa cho toàn khu vực, thay vì dựa vào nhân dân để giữ gìn an ninh trật tự thì cán bộ công an khu vực đó sẽ trở thành một tên ác thần.
Những hạt sạn của ngành công an được đãi ra hàng ngày cho toàn dân chiêm ngưỡng:
- Ngành công an cảnh sát từ 47 năm thành lập mới dạy được bài học cho cán bộ ngành phải „biết nói lời cám ơn“ sau khi thực thi nhiệm vụ. (Sic!). Theo thông tư 27/2009/ TT- BCA, của Bộ Công an về quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ (CSGT). Khi kiểm tra xe khách, trường hợp không phát hiện vi phạm, CSGT cũng phải thông báo với lái xe, các hành khách và nói: “Cảm ơn ông bà... đã giúp đỡ lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ”. Công an cần đến 47 năm để học hai chữ cám ơn này!
- Hàng ngày dân oan phải kêu cứu vì bị công an địa phương đánh đập vô cớ và gây thương tích trầm trọng cho người dân đến phải nhập viện. Vài ví dụ điển hình cán bộ Lê Duy Bích - công an viên xã Quảng Lợi - Thanh Hóa, thượng sĩ Võ Bá Đạo (công an huyện tăng cường cho xã Hàm Thắng- Bình Thuận, công an viên Nguyễn Hoàng Nguyên thuộc xã Suối Tân - Khánh Hòa, cán bộ Phan Quang Tâm, công an viên tập trung xã Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi. Thô bạo hơn, cả những người phụ nữ cũng bị đánh đập như bà bà Lê Thị Thuận đã bị tên Phan Quang Tâm hành hung phải nhập viện.
- Báo Tiền Phong Online ngày thứ Hai, 06/07/2009 đã thuật lại việc "Công an hành xử với dân bằng dùi cui, roi điện: Từ nguồn tin tố cáo của nhân dân đêm 28/6, Trưởng Công an Xã Ya Chiêm-TP Kon Tum đánh trọng thương một người phải nhập viện. Chỉ vài giờ xác minh tại Ya Chiêm, hàng chục người vây lại kể tội Trưởng Công an xã đánh họ thừa sống thiếu chết. Anh Phạm Văn Đảng 32 tuổi, trú ở thôn Plei Bua-Ya Chiêm-TP Kon Tum-Kon Tum, đang nằm bệnh viện Kon Tum kể với chúng tôi trong ngắt quãng cơn đau: Chiều 28/6 Đảng chở Tuyển về đến thôn Plei Plei -Ya Chiêm thì gặp tổ kiểm tra trật tự giao thông do Trưởng Công an (CA) Ya Chiêm Nguyễn Minh Hùng chỉ huy. Ông Hùng đưa gậy, thổi còi yêu cầu dừng xe kiểm tra, anh Đảng chấp hành ngay. Do không có bằng lái, không giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực nên Công an xã lập biên bản phạt anh Đảng. Trong lúc chờ xử phạt, hai bên lời qua tiếng lại. Anh Đảng bỏ đi thì bất ngờ bị ông Hùng nắm tay giật quay người lại vung dùi cui lên đánh thẳng mặt, khiến anh Đảng ngã xuống ngất xỉu, máu ra bê bết. Trao đổi với chúng tôi (phóng viên) ông Nguyễn Minh Hùng cho rằng, sở dĩ có vết thương trên mặt Đảng là do anh tự ngã, ông Hùng không đánh, không đẩy."
- Cả thế giới được chiêm ngưỡng cánh tay phải thô bạo của một tên công an chìm đứng đằng sau lưng bịt chặt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý ngay bên cạnh hai tên công an mặc quân phục trước tòa án.
- Cả nước khinh bỉ những tên công an địa phương bảo kê che dù cho những tội phạm bán xì ke ma tuý. Ví dụ hai cán bộ công an của Sơn La và Điện Biên bao che đường dây ma túy của Chu Văn Hiếu. Khủng khiếp hơn 7 cán bộ Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tiếp tay cho tội phạm trong nhiều tháng trời ở khu vực „xóm liều“ Thanh Nhàn, tính trung bình mỗi ngày 7 tên công an ác ôn này nhận hối lộ hàng triệu đồng. Vụ án Nguyễn Văn Đua - nguyên cán bộ Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội với nhiều tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; mua bán, vận chuyển, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Thay vì gìn giữ trật tự an ninh xóm phường, lợi dụng chức công an tổ chức sòng bạc ngay tại nhà riêng. Ví dụ tên quan hủ hóa Lê Quốc Tuyến - trung tá công an, nguyên cán bộ đội tham mưu tổng hợp Công an Q.10 Tp.HCM lập sòng bạc và hoạt động trong thời gian khá lâu mới bị triệt phá.
- Chưa kể đến biết bao nỗi oan khiên do những tên đứng đầu đường xó chợ gây ra dưới dạng „anh hùng núp“ hoặc gọi là „chó vàng“. Có lẽ các con chó vàng này chạy rông ngoài đường phố còn nhiều hơn các chốt đèn xanh đèn đỏ. Trong nhà ngoài ngõ người dân vừa dắt xe ra là gặp ngay chúng nó. Ấy thế khi các trận mưa gây ra lụt lội trên các con đường thì chẳng ai thấy được bóng dáng của các chàng công an áo vàng để gìn giữ trật tự giao thông.
- Những giáo dân của Sơn La, giáo xứ Thái Hà đang cảm nghiệm được đèn trời soi xét từ các chú công an: ném đá dấu tay, quỷ quyệt, dối trá, nhắm mắt làm ngơ cho đồng bọn làm bậy, xịt khói cay, đánh nhà báo ngoại quốc, đê tiện, hèn nhát… Bây giờ giáo xứ Tam Tòa thành phố Đồng Hới đang bị công an phá sập nhà tạm của giáo xứ Tam Tòa. Công an đã đàn áp, đánh đập giã man và bắt giữ 18 giáo dân vô tội. Bọn công an hảnh xử như một đảng cướp không hơn không kém. Chúng đã học được kinh nghiệm từ Thái Hà bằng cách lấy đi hết các máy ảnh và quay phim. Có lẽ công an tỉnh Quảng Bình tin chắc vào việc cách xa thủ đô Hà Nội sẽ tránh được tai mắt của người ngoại quốc, cho nên mới thô bạo đàn áp đánh người bịt miệng.
Bé cái lầm! Tránh xa Hà Nội nhưng không tránh khỏi tốc độ đưa tin nhậm lẹ của phương tiện internet. Cả thế giới lại có dịp chú ý về ngôi nhà thờ lịch sự bị Mỹ ném bom tại Đồng Hới. Công an tỉnh Quảng Bình đi sai một nước cờ là bỏ quên đi tính lịch sử của ngôi thánh đường đổ nát. Có lẽ nhờ di tích đặc biệt này mà báo chí ngoại quốc nhẩy vào cuộc quá nhanh chóng với những nội dung thật bất lợi cho nhà cầm quyền csVN. Nhà nước chưa nguôi ngoai về bức thư của 37 nghị viên quốc hội Hoa Kỳ gửi đến chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào đầu tháng 7-2009 đòi hỏi trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, bây giờ lại lây lan đến việc Tam Tòa.
Chỉ cần đảo một vòng trong các trang website chúng ta liệt kê được sự nhạy bén của giới truyền thông tây phương, có thể nói tất cả các thông tấn xã nổi tiếng thế giới đều tường thuật về Tam Tòa - Đồng Hới. Trong hai ngày 21 và 22-7 đã có trên 17 bài báo bằng nhiều thứ tiếng nói về Tam Tòa.
- They are Beating our Priests in Vietnam! (AsiaNews.it - 22.07.2009)
- Vietnam police detain 18 Catholics after clashes (The Associated Press - 22.07.2009)
- Vietnam detains 14 over church rebuilding attempt (Reuters India - 22.07.2009)
- Viet police hold Catholic activists; diocese issues sharp protest (Catholic Culture - 22.07.2009)
- No Vietnã polícia ataca e prende católicos que restauravam sua paróquia (Zenit - 22.07.2009)
- Vietnam: Dix-neuf arrestations dans le diocèse de Vinh (Zenit - 22.07.2009)
- Vietnam: la policía ataca y detiene a católicos que restauraban su parroquia (Zenit - 22.07.2009)
- Ten held after violence at bombed Vietnam church (AFP - 21.07.2009)
- 20 Vietnam Catholics detained (Straits Times - 21.07.2009)
- Police stop Catholics from building makeshift worship venue (IndianCatholic - 21.07.2009)
- Beatings and arrests of priests and faithful in the historic... (AsiaNews.it - 21.07.2009)
- Brutal ataque de policía de Vietnam contra católicos, denuncia sacerdote (ACI - 21.07.2009)
- Honderden Vietnamese katholieken mishandeld (Katholieknieuws – 21.07.2009)
- Vietnam: 20 catholiques arrêtés (AFP - 21.07.2009)
- Vietnam: 20 Cattolici arrestati per disputa intorno a terreno conteso (ASCA-AFP -21.07.2009)
- Vietnam: la policía ataca y detiene a católicos que restauraban su parroquia (Cope.es - 21.07.2009)
- Vietnam: De nouveaux détails sur la confrontation violente entre les catholiques de Tam Toa et les forces de sécurité (Eglises d'Asie – 21.07.2009)
- Vietnam failing rights standard (Asia Times Online - 20.07.2009)
Liệt kê các danh sách báo chí ngoại quốc cho giáo dân Tam Tòa đang bị đàn áp thấy rằng thế giới tự do không quên anh chị em đang đấu tranh cho công lý và sự thật. Quả thật chúng ta phải khen ngợi tai mắt của giới truyền thông quốc tế, rõ ràng công an VN không thể che mắt được họ. Thí dụ một số trang báo điển hình đã loan các tin kể trên: statesman.com, boston.com, signonsandiego.com, www.cbcpnews.com, comcast.net, www.islandpacket.com, news.yahoo.com, www.kansascity.com, www.wwrn.org, www.wtop.com, www.thestate.com, www.cbsnews.com, google.com, www.contracostatimes.com, www.gmanews.tv, huffingtonpost.com, in.reuters.com, www.heraldonline.com, www.startribune.com, abs-cbnnews.com, networks.org, hosted.ap.org, news.asiaone.com…
Qua Tam Tòa thế giới bên ngoài càng nhìn thấu rõ công an VN, csVN càng lúc càng xa lầy về đàn áp và bạo lực. Bọn chúng ngày càng kiêu căng tự mãn, xa rời nhân dân, đánh người cướp của giữa ban ngày.
Xin mọi người chúng ta luôn hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa và với Giáo phận Vinh.
Hà Long
Để phát huy tinh thần phục vụ đó năm 2008 vừa qua, thí dụ công an Hà Nội được chính phủ tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua vì an ninh tổ quốc".
Thật là đẹp cho những định nghĩa như thế! Thật là tốt khi có một chế độ an ninh để xã hội phát triển vì người dân được công an cảnh sát bảo vệ! Dịp mừng 47 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát nhân dân 20-7 bao nhiêu biểu dương tuyên truyền cho an ninh Tổ quốc năm 2009: "đấu tranh trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, lưu manh, chuyên nghiệp, côn đồ, hung hãn, giết người, cướp tài sản; tội phạm ma túy, tham nhũng và các loại tội phạm kinh tế..."
Quá tốt, người dân có thể ăn ngon ngủ yên về những kỷ cương được công an gìn giữ an ninh. Thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Lê Thế Tiệm có thể bảo đảm điều này cho người dân và hứa hẹn tiếp tục phát huy thành tích.
Như mượn được thêm oai hùm qua việc Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á năm 2009. Trung tướng Phạm Quý Ngọ, tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát, bộ công an đã oai phong chủ trì họp báo về Hội nghị Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (ASEANAPOL) lần thứ 29 sẽ tổ chức tại Hà Nội từ ngày 13 đến 15-5-2009 vừa qua.
Tuy nhiên hệ thống công an đảng trị còn rất nhiều hạt sạn, lốn ngốn sỏi đá. Công an hành xử rất tùy tiện, đàn áp bắt bớ vô cớ và luôn có lời giải thích hợp lý theo cách diễn giải của họ. Họ lập ra cơ chế để hiểu thế nào cũng đúng: phải cũng có thể là trái và trái cũng có thể là phải. Hệ thống công an hình như đang đứng trên cả luật pháp. Luật pháp được giải nghĩa theo từng cá nhân công an. Uy quyền của công an bao trùm toàn dân Việt Nam vì trong mọi ngang cùng ngõ hẻm đều hiện diện bóng dáng công an khu vực, nếu họ tốt thì người dân được nhờ và ngược lại xấu thì đúng là một đại họa cho toàn khu vực, thay vì dựa vào nhân dân để giữ gìn an ninh trật tự thì cán bộ công an khu vực đó sẽ trở thành một tên ác thần.
Những hạt sạn của ngành công an được đãi ra hàng ngày cho toàn dân chiêm ngưỡng:
- Ngành công an cảnh sát từ 47 năm thành lập mới dạy được bài học cho cán bộ ngành phải „biết nói lời cám ơn“ sau khi thực thi nhiệm vụ. (Sic!). Theo thông tư 27/2009/ TT- BCA, của Bộ Công an về quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ (CSGT). Khi kiểm tra xe khách, trường hợp không phát hiện vi phạm, CSGT cũng phải thông báo với lái xe, các hành khách và nói: “Cảm ơn ông bà... đã giúp đỡ lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ”. Công an cần đến 47 năm để học hai chữ cám ơn này!
- Hàng ngày dân oan phải kêu cứu vì bị công an địa phương đánh đập vô cớ và gây thương tích trầm trọng cho người dân đến phải nhập viện. Vài ví dụ điển hình cán bộ Lê Duy Bích - công an viên xã Quảng Lợi - Thanh Hóa, thượng sĩ Võ Bá Đạo (công an huyện tăng cường cho xã Hàm Thắng- Bình Thuận, công an viên Nguyễn Hoàng Nguyên thuộc xã Suối Tân - Khánh Hòa, cán bộ Phan Quang Tâm, công an viên tập trung xã Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi. Thô bạo hơn, cả những người phụ nữ cũng bị đánh đập như bà bà Lê Thị Thuận đã bị tên Phan Quang Tâm hành hung phải nhập viện.
- Báo Tiền Phong Online ngày thứ Hai, 06/07/2009 đã thuật lại việc "Công an hành xử với dân bằng dùi cui, roi điện: Từ nguồn tin tố cáo của nhân dân đêm 28/6, Trưởng Công an Xã Ya Chiêm-TP Kon Tum đánh trọng thương một người phải nhập viện. Chỉ vài giờ xác minh tại Ya Chiêm, hàng chục người vây lại kể tội Trưởng Công an xã đánh họ thừa sống thiếu chết. Anh Phạm Văn Đảng 32 tuổi, trú ở thôn Plei Bua-Ya Chiêm-TP Kon Tum-Kon Tum, đang nằm bệnh viện Kon Tum kể với chúng tôi trong ngắt quãng cơn đau: Chiều 28/6 Đảng chở Tuyển về đến thôn Plei Plei -Ya Chiêm thì gặp tổ kiểm tra trật tự giao thông do Trưởng Công an (CA) Ya Chiêm Nguyễn Minh Hùng chỉ huy. Ông Hùng đưa gậy, thổi còi yêu cầu dừng xe kiểm tra, anh Đảng chấp hành ngay. Do không có bằng lái, không giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực nên Công an xã lập biên bản phạt anh Đảng. Trong lúc chờ xử phạt, hai bên lời qua tiếng lại. Anh Đảng bỏ đi thì bất ngờ bị ông Hùng nắm tay giật quay người lại vung dùi cui lên đánh thẳng mặt, khiến anh Đảng ngã xuống ngất xỉu, máu ra bê bết. Trao đổi với chúng tôi (phóng viên) ông Nguyễn Minh Hùng cho rằng, sở dĩ có vết thương trên mặt Đảng là do anh tự ngã, ông Hùng không đánh, không đẩy."
- Cả thế giới được chiêm ngưỡng cánh tay phải thô bạo của một tên công an chìm đứng đằng sau lưng bịt chặt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý ngay bên cạnh hai tên công an mặc quân phục trước tòa án.
- Cả nước khinh bỉ những tên công an địa phương bảo kê che dù cho những tội phạm bán xì ke ma tuý. Ví dụ hai cán bộ công an của Sơn La và Điện Biên bao che đường dây ma túy của Chu Văn Hiếu. Khủng khiếp hơn 7 cán bộ Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tiếp tay cho tội phạm trong nhiều tháng trời ở khu vực „xóm liều“ Thanh Nhàn, tính trung bình mỗi ngày 7 tên công an ác ôn này nhận hối lộ hàng triệu đồng. Vụ án Nguyễn Văn Đua - nguyên cán bộ Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội với nhiều tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; mua bán, vận chuyển, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Thay vì gìn giữ trật tự an ninh xóm phường, lợi dụng chức công an tổ chức sòng bạc ngay tại nhà riêng. Ví dụ tên quan hủ hóa Lê Quốc Tuyến - trung tá công an, nguyên cán bộ đội tham mưu tổng hợp Công an Q.10 Tp.HCM lập sòng bạc và hoạt động trong thời gian khá lâu mới bị triệt phá.
- Chưa kể đến biết bao nỗi oan khiên do những tên đứng đầu đường xó chợ gây ra dưới dạng „anh hùng núp“ hoặc gọi là „chó vàng“. Có lẽ các con chó vàng này chạy rông ngoài đường phố còn nhiều hơn các chốt đèn xanh đèn đỏ. Trong nhà ngoài ngõ người dân vừa dắt xe ra là gặp ngay chúng nó. Ấy thế khi các trận mưa gây ra lụt lội trên các con đường thì chẳng ai thấy được bóng dáng của các chàng công an áo vàng để gìn giữ trật tự giao thông.
- Những giáo dân của Sơn La, giáo xứ Thái Hà đang cảm nghiệm được đèn trời soi xét từ các chú công an: ném đá dấu tay, quỷ quyệt, dối trá, nhắm mắt làm ngơ cho đồng bọn làm bậy, xịt khói cay, đánh nhà báo ngoại quốc, đê tiện, hèn nhát… Bây giờ giáo xứ Tam Tòa thành phố Đồng Hới đang bị công an phá sập nhà tạm của giáo xứ Tam Tòa. Công an đã đàn áp, đánh đập giã man và bắt giữ 18 giáo dân vô tội. Bọn công an hảnh xử như một đảng cướp không hơn không kém. Chúng đã học được kinh nghiệm từ Thái Hà bằng cách lấy đi hết các máy ảnh và quay phim. Có lẽ công an tỉnh Quảng Bình tin chắc vào việc cách xa thủ đô Hà Nội sẽ tránh được tai mắt của người ngoại quốc, cho nên mới thô bạo đàn áp đánh người bịt miệng.
Bé cái lầm! Tránh xa Hà Nội nhưng không tránh khỏi tốc độ đưa tin nhậm lẹ của phương tiện internet. Cả thế giới lại có dịp chú ý về ngôi nhà thờ lịch sự bị Mỹ ném bom tại Đồng Hới. Công an tỉnh Quảng Bình đi sai một nước cờ là bỏ quên đi tính lịch sử của ngôi thánh đường đổ nát. Có lẽ nhờ di tích đặc biệt này mà báo chí ngoại quốc nhẩy vào cuộc quá nhanh chóng với những nội dung thật bất lợi cho nhà cầm quyền csVN. Nhà nước chưa nguôi ngoai về bức thư của 37 nghị viên quốc hội Hoa Kỳ gửi đến chủ tịch Nguyễn Minh Triết vào đầu tháng 7-2009 đòi hỏi trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, bây giờ lại lây lan đến việc Tam Tòa.
Chỉ cần đảo một vòng trong các trang website chúng ta liệt kê được sự nhạy bén của giới truyền thông tây phương, có thể nói tất cả các thông tấn xã nổi tiếng thế giới đều tường thuật về Tam Tòa - Đồng Hới. Trong hai ngày 21 và 22-7 đã có trên 17 bài báo bằng nhiều thứ tiếng nói về Tam Tòa.
- They are Beating our Priests in Vietnam! (AsiaNews.it - 22.07.2009)
- Vietnam police detain 18 Catholics after clashes (The Associated Press - 22.07.2009)
- Vietnam detains 14 over church rebuilding attempt (Reuters India - 22.07.2009)
- Viet police hold Catholic activists; diocese issues sharp protest (Catholic Culture - 22.07.2009)
- No Vietnã polícia ataca e prende católicos que restauravam sua paróquia (Zenit - 22.07.2009)
- Vietnam: Dix-neuf arrestations dans le diocèse de Vinh (Zenit - 22.07.2009)
- Vietnam: la policía ataca y detiene a católicos que restauraban su parroquia (Zenit - 22.07.2009)
- Ten held after violence at bombed Vietnam church (AFP - 21.07.2009)
- 20 Vietnam Catholics detained (Straits Times - 21.07.2009)
- Police stop Catholics from building makeshift worship venue (IndianCatholic - 21.07.2009)
- Beatings and arrests of priests and faithful in the historic... (AsiaNews.it - 21.07.2009)
- Brutal ataque de policía de Vietnam contra católicos, denuncia sacerdote (ACI - 21.07.2009)
- Honderden Vietnamese katholieken mishandeld (Katholieknieuws – 21.07.2009)
- Vietnam: 20 catholiques arrêtés (AFP - 21.07.2009)
- Vietnam: 20 Cattolici arrestati per disputa intorno a terreno conteso (ASCA-AFP -21.07.2009)
- Vietnam: la policía ataca y detiene a católicos que restauraban su parroquia (Cope.es - 21.07.2009)
- Vietnam: De nouveaux détails sur la confrontation violente entre les catholiques de Tam Toa et les forces de sécurité (Eglises d'Asie – 21.07.2009)
- Vietnam failing rights standard (Asia Times Online - 20.07.2009)
Liệt kê các danh sách báo chí ngoại quốc cho giáo dân Tam Tòa đang bị đàn áp thấy rằng thế giới tự do không quên anh chị em đang đấu tranh cho công lý và sự thật. Quả thật chúng ta phải khen ngợi tai mắt của giới truyền thông quốc tế, rõ ràng công an VN không thể che mắt được họ. Thí dụ một số trang báo điển hình đã loan các tin kể trên: statesman.com, boston.com, signonsandiego.com, www.cbcpnews.com, comcast.net, www.islandpacket.com, news.yahoo.com, www.kansascity.com, www.wwrn.org, www.wtop.com, www.thestate.com, www.cbsnews.com, google.com, www.contracostatimes.com, www.gmanews.tv, huffingtonpost.com, in.reuters.com, www.heraldonline.com, www.startribune.com, abs-cbnnews.com, networks.org, hosted.ap.org, news.asiaone.com…
Qua Tam Tòa thế giới bên ngoài càng nhìn thấu rõ công an VN, csVN càng lúc càng xa lầy về đàn áp và bạo lực. Bọn chúng ngày càng kiêu căng tự mãn, xa rời nhân dân, đánh người cướp của giữa ban ngày.
Xin mọi người chúng ta luôn hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa và với Giáo phận Vinh.
Hà Long
Xứ biển Mành Sơn cùng đau một “Nỗi Đau Tam Tòa”
Anthony Lê Lượng
03:14 24/07/2009
VINH - Hành động bất nhân, vô nghĩa, phi hòa bình, nghịch công lý, chống tự do tôn giáo, v.v. của giới cầm quyền, giới công an và một số đông lương dân Quảng Bình đối với giáo dân Tam Tòa hôm 20/07/2009 vừa qua thực sự gây xôn xao dư luận trong cũng như ngoài nước và làm phẫn nộ những ai yêu chuộng công lý hòa bình nói chung và gần 500.000 giáo dân trong giáo phận Vinh nói riêng, nhất là 2.115 giáo dân của xứ biển Mành Sơn.
Trong tâm tình hiệp thông huynh đệ trong Đức Giêsu Kitô, chiều nay lúc 17 giờ 30, ngày 22/07/2009, cha phụ trách cùng toàn thể bà con giáo dân xứ biển Mành Sơn đã tụ họp tại thánh đường giáo xứ để hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện và sẻ chia những nỗi thương mất mát lớn lao mà giáo dân giáo xứ Tam Tòa anh em đã và đang phải gánh chịu trong đợt bách hại đạo vừa qua, nhất là những người đã bị bắt giam và những phụ nữ đã bị hành hung cách tàn nhẫn.
Sau khi nghe cha phụ trách đọc Thông báo của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, số 12/09 TB. TGM, ngày 20-07-2009, khẩn thiết kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận đồng tâm hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa; Bản Tường Trình của linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng (quản xứ Sen Bàng, phụ trách giáo xứ Tam Tòa) về việc hơn 120 cảnh sát và một số đông lương dân quanh vùng đã ngang nhiên phá đổ nhà nguyện tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa, kéo sập Thánh giá, đánh đập tàn nhẫn và bắt giam hơn 20 giáo dân, hành hung dã man những người phụ nữ, cướp dật một số vật liệu xây dựng, lấy cắp 2 máy phát điện, v.v.; và đặc biệt là Bức Tâm Thư đề ngày 22/07/2009 của Đức Cha khả kính Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo phận Vinh, từ Hoa Kỳ xa xôi gửi về thăm hỏi đoàn con cái trong giáo phận nhà và nhất là Ngài hiệp thông cầu nguyện và chia sẻ nỗi đau với anh chị em giáo dân Tam Tòa, cách riêng những người đã bị công an đánh đập và bắt giữ, cả thánh đường trở nên im ắng, uất hận, ứa lệ và cùng đau một “nỗi đau Tam Tòa”!
Cha phụ trách cùng toàn thể giáo dân xứ Mành Sơn đã kịch liệt phản đối những hành động phi nhân, phi nghĩa, phi pháp và phi tôn giáo vừa nêu trên của chính quyền, công an tỉnh Quảng Bình và một số đông lương dân mê lầm làm tay sai cho bọn cộng sản và đồng thanh yêu cầu:
1. Yêu cầu nhà cầm quyền và công an tỉnh Quảng Bình cùng một số đông lương dân quanh vùng quá khích phải chấm dứt ngay những hành động bạo lực, đàn áp tôn giáo đối với cha phụ trách và giáo dân giáo xứ Tam Tòa;
2. Yêu cầu giới chức trách có thẩm quyền tỉnh Quảng Bình phải kịp thời minh giải sự việc đau xót vừa qua và chính thức đưa ra lời xin lỗi đối với cha phụ trách Phêrô Lê Thanh Hồng và giáo dân Tam Tòa;
3. Yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình phải trả tự do cho những người vô cớ bị bắt, chăm sóc sức khỏe và bồi thường thiệt hại cho những người bị ngược đãi, nhất là các chị em phụ nữ;
4. Yêu cầu nhà cầm quyền Quảng Bình dựng lại nhà nguyện tạm, thánh giá, trả lại những tài sản đã thu giữ bất hợp pháp và bồi hoàn những thiệt hại do tay chân của mình gây ra cho cha phụ trách và giáo dân Tam Tòa.
Giáo xứ Tam Tòa anh em hãy vững dạ, kiên tâm trì chí! Cha con chúng tôi sẽ hiệp thông cầu nguyện và đồng cam cộng khổ với anh em trong cuộc đấu tranh cho công lý, hòa bình và tự do tôn giáo này! “Anh em đừng sợ người ta…” (x. Mt 10, 26)! “Anh em đừng sợ những kẻ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn” (x. Mt 10, 28) anh em! Anh em hãy cam đảm chấp nhận sống và chết để làm chứng cho Sự Thật vì chỉ có Sự Thật mới giải phóng anh em! Chính Đức Cha Phaolô cũng đã an tâm, tin tưởng vào sự khôn ngoan và nhiệt thành của tất cả chúng ta: “Tôi an tâm hơn khi biết quý Cha cùng tất cả anh chị em đang cùng ‘một lòng một ý’ làm nên sức mạnh của những người tin Chúa và đang hết mình vì giáo phận trong tình hiệp thông và liên đới”.
Noi gương bắt chước Đức Giêsu Kitô, Chứng Nhân Đích Thật Của Chân Lý, anh em hãy lấy sự khó khăn làm chứng cho tình bác ái huynh đệ; anh em hãy lấy lòng can đảm làm bảo chứng cho sự mến chuộng công lý và hòa bình; và anh em hãy lấy những đau khổ mà anh em đang phải gánh chịu để minh chứng cho lòng trung thành của anh em đối với Chúa Kitô và Hội Thánh trước mặt quan quyền và người đời.
Chúng ta thề không bao giờ đội trời chung với những hành động ngông cuồng, bỉ ổi và tội lỗi của chính quyền, công an và một số đông lương dân tỉnh Quảng Bình. Nhưng, trong tình thần bác ái Kitô giáo, chúng ta không được phép căm thù họ vì chính Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” (x. Lc 6, 27-28).
Trong tâm tình hiệp thông huynh đệ trong Đức Giêsu Kitô, chiều nay lúc 17 giờ 30, ngày 22/07/2009, cha phụ trách cùng toàn thể bà con giáo dân xứ biển Mành Sơn đã tụ họp tại thánh đường giáo xứ để hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện và sẻ chia những nỗi thương mất mát lớn lao mà giáo dân giáo xứ Tam Tòa anh em đã và đang phải gánh chịu trong đợt bách hại đạo vừa qua, nhất là những người đã bị bắt giam và những phụ nữ đã bị hành hung cách tàn nhẫn.
Sau khi nghe cha phụ trách đọc Thông báo của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, số 12/09 TB. TGM, ngày 20-07-2009, khẩn thiết kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận đồng tâm hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa; Bản Tường Trình của linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng (quản xứ Sen Bàng, phụ trách giáo xứ Tam Tòa) về việc hơn 120 cảnh sát và một số đông lương dân quanh vùng đã ngang nhiên phá đổ nhà nguyện tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa, kéo sập Thánh giá, đánh đập tàn nhẫn và bắt giam hơn 20 giáo dân, hành hung dã man những người phụ nữ, cướp dật một số vật liệu xây dựng, lấy cắp 2 máy phát điện, v.v.; và đặc biệt là Bức Tâm Thư đề ngày 22/07/2009 của Đức Cha khả kính Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo phận Vinh, từ Hoa Kỳ xa xôi gửi về thăm hỏi đoàn con cái trong giáo phận nhà và nhất là Ngài hiệp thông cầu nguyện và chia sẻ nỗi đau với anh chị em giáo dân Tam Tòa, cách riêng những người đã bị công an đánh đập và bắt giữ, cả thánh đường trở nên im ắng, uất hận, ứa lệ và cùng đau một “nỗi đau Tam Tòa”!
Cha phụ trách cùng toàn thể giáo dân xứ Mành Sơn đã kịch liệt phản đối những hành động phi nhân, phi nghĩa, phi pháp và phi tôn giáo vừa nêu trên của chính quyền, công an tỉnh Quảng Bình và một số đông lương dân mê lầm làm tay sai cho bọn cộng sản và đồng thanh yêu cầu:
1. Yêu cầu nhà cầm quyền và công an tỉnh Quảng Bình cùng một số đông lương dân quanh vùng quá khích phải chấm dứt ngay những hành động bạo lực, đàn áp tôn giáo đối với cha phụ trách và giáo dân giáo xứ Tam Tòa;
2. Yêu cầu giới chức trách có thẩm quyền tỉnh Quảng Bình phải kịp thời minh giải sự việc đau xót vừa qua và chính thức đưa ra lời xin lỗi đối với cha phụ trách Phêrô Lê Thanh Hồng và giáo dân Tam Tòa;
3. Yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình phải trả tự do cho những người vô cớ bị bắt, chăm sóc sức khỏe và bồi thường thiệt hại cho những người bị ngược đãi, nhất là các chị em phụ nữ;
4. Yêu cầu nhà cầm quyền Quảng Bình dựng lại nhà nguyện tạm, thánh giá, trả lại những tài sản đã thu giữ bất hợp pháp và bồi hoàn những thiệt hại do tay chân của mình gây ra cho cha phụ trách và giáo dân Tam Tòa.
Giáo xứ Tam Tòa anh em hãy vững dạ, kiên tâm trì chí! Cha con chúng tôi sẽ hiệp thông cầu nguyện và đồng cam cộng khổ với anh em trong cuộc đấu tranh cho công lý, hòa bình và tự do tôn giáo này! “Anh em đừng sợ người ta…” (x. Mt 10, 26)! “Anh em đừng sợ những kẻ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn” (x. Mt 10, 28) anh em! Anh em hãy cam đảm chấp nhận sống và chết để làm chứng cho Sự Thật vì chỉ có Sự Thật mới giải phóng anh em! Chính Đức Cha Phaolô cũng đã an tâm, tin tưởng vào sự khôn ngoan và nhiệt thành của tất cả chúng ta: “Tôi an tâm hơn khi biết quý Cha cùng tất cả anh chị em đang cùng ‘một lòng một ý’ làm nên sức mạnh của những người tin Chúa và đang hết mình vì giáo phận trong tình hiệp thông và liên đới”.
Noi gương bắt chước Đức Giêsu Kitô, Chứng Nhân Đích Thật Của Chân Lý, anh em hãy lấy sự khó khăn làm chứng cho tình bác ái huynh đệ; anh em hãy lấy lòng can đảm làm bảo chứng cho sự mến chuộng công lý và hòa bình; và anh em hãy lấy những đau khổ mà anh em đang phải gánh chịu để minh chứng cho lòng trung thành của anh em đối với Chúa Kitô và Hội Thánh trước mặt quan quyền và người đời.
Chúng ta thề không bao giờ đội trời chung với những hành động ngông cuồng, bỉ ổi và tội lỗi của chính quyền, công an và một số đông lương dân tỉnh Quảng Bình. Nhưng, trong tình thần bác ái Kitô giáo, chúng ta không được phép căm thù họ vì chính Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em” (x. Lc 6, 27-28).
Đại diện Tòa Giám mục Vinh thăm các linh mục Quảng Bình và nạn nhân giáo xứ Tam Tòa
GP Vinh
03:34 24/07/2009
VINH - Sau hai cuộc họp khẩn của Ban tư vấn giáo phận, bên cạnh những Đơn Khiếu Nại khẩn cấp gửi tới chính quyền tỉnh Quảng Bình, Ban tư vấn còn cử một số linh mục trong các ban ngành vào thăm viếng các linh mục và giáo dân Quảng Bình, cách riêng những gia đình nạn nhân của giáo xứ Tam Tòa.
Xem hình ảnh các linh mục Quảng Bình họp mặt và thăm các nạn nhân Tam Tòa
Sáng nay, ngày 23.072009, phái đoàn gồm có linh mục Phanxicô Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện giáo phận Vinh; cha Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Thuận Nghĩa và là Phó chủ tịch Hội Đồng Linh mục; cha Phaolô Nguyên Xuân Hóa, Quản lý Tòa Giám mục; cha GB. Nguyễn Khắc Bá, Bề trên Đại chủng viện Vinh Thanh; cha Phanxicô Hoàng Sĩ Hướng, quản hạt Cầu Rầm; cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, quản hạt Văn Hạnh và là Trưởng Caritas giáo phận đã lên đường vào Quảng Bình.
Vào lúc 10h30’, đoàn đã tới giáo xứ Hướng Phương, sở hạt mẹ – Bình Chính và bước vào cuộc họp ngay với 17 linh mục đang làm mục vụ tại Quảng Bình. (Một số linh mục vì lý do đặc biệt không thể tới tham dự được). Trước hết, cha Tổng đại diện chuyển lời thăm hỏi, động viên cùng những điều nhắn nhủ của Đức giám mục giáo phận tới các linh mục và qua các linh mục tới các giáo dân trong địa hạt Quảng Bình. Sau đó, một số linh mục đang làm mục vụ tại Quảng Bình có mặt kể lại những gì các ngài đã thấy là bất công và đau đớn trong mấy ngày qua đối với linh mục và giáo dân Tam Tòa, Đồng Hới, cũng như những gì các ngài đã cố gắng làm trước tình cảnh đau thương đó.
Để tiếp tục những công việc mà theo ý kiến chung là còn đầy khó khăn và phức tạp, dưới sự hướng dẫn của Cha Tổng đại diện, các linh mục đã bầu cha Giuse Hoàng Thái Lân, quản hạt Hướng Phương cùng với cha Phêrô Nguyễn Bình Yên, quản hạt Đồng Troóc trực tiếp can thiệp, giải quyết các vấn đề khi cần.
Buổi chiều, đoàn đã đến Đồng Hới, tìm thăm những người vừa được thả về và những gia đình có người thân đang bị bắt giữ.
Qua những cuộc gặp gỡ, cha Tổng Đại diện và các linh mục trong đoàn được nghe một số nạn nhân kể lại những hành xử thô bạo, đê tiện của một số cán bộ tỉnh Quảng Bình mà tưởng chừng như không bao giờ xảy ra. Chẳng hạn, ngoài việc hành hung đánh đập tại nền nhà thờ Tam Tòa, sau đó vào trong phòng giam họ còn tiếp tục đánh một số nạn nhân; họ chia nhau và lấy làm thích thú khi ăn những bát cơm mà giáo dân đã nấu sẵn để dùng bữa trưa hôm ấy (20.7.2009); một vài cán bộ còn lấy những ve xăng còn lại trong hai máy phát điện của giáo dân mà công an đã chiếm giữ. Không ai có thể hiểu nổi, khi cán bộ tỉnh Quảng Bình, trong hôm đầu tiên bắt giữ những giáo dân Tam Tòa, họ không những không cho một số nạn nhân ăn uống, mà thậm chí khi người thân của các nạn nhân mang thức ăn tới họ cũng không cho các nạn nhân dùng. Một điều kinh khủng hơn nữa là một nạn nhân còn cho biết có một cán bộ mang quân hàm bốn sao nói một cách man rợ rằng: “Người dân Quảng Bình mà làm như rứa, giờ mà như bên Trung Quốc thì làm như Thiên An Môn, đem máy cẩu đến phá lầu chuông, rồi lấy vòi rồng xịt người xuống biển cho cá ăn!” Một vài nạn nhân vị thành niên còn cho biết là các cán bộ đã viết sẵn danh sách 14 nạn nhân và bắt các em ký vào đó để làm chứng. Các nạn nhân còn bị đe dọa, dụ dỗ nói là có phải ra dựng mái tôn vì đã được phát cho 200.000 đồng không…
Nghe qua những lời kể trên đây, Cha Tổng đại diện và các linh mục trong đoàn rất lấy làm bức xúc, đau lòng. Lúc đó, hình như ai trong các ngài cũng thầm thĩ với Chúa, rồi dùng những lời tốt đẹp an ủi các nạn nhân và gia đình của họ, cũng như có những phần quà an ủi mỗi người trong họ. Vì thời gian có giới hạn, đoàn không thể đi thăm hết các nạn nhân đã được tha cũng như gia đình của những nạn nhân còn bị giam giữ. Vì thế, Cha Tổng đại diện cùng đoàn đã nhờ cha quản xứ Phêrô Lê Thanh Hồng, cùng cha quản hạt Phêrô Nguyễn Bình Yên chuyển lời thăm hỏi và phần quà đến cho họ.
Rời gia đình các nạn nhân, đoàn đã đến bên tháp chuông nhà thờ Tam Tòa cất lên lời kinh Hòa Bình, cùng lời khẩn cầu Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo để cầu cho các nạn nhân giáo xứ Tam Tòa, cho cộng đoàn nơi đây và cho toàn giáo phận. Trong khi đoàn cầu nguyện nơi đây, thì một hình ảnh quen thuộc như những lần có các phái đoàn đến cầu nguyện nơi đây, là có những công an chìm theo dõi và chụp hình từ xa.
Đoàn về đến Tòa Giám mục Xã Đoài vào 21g45’, chờ đợi một ngày mới tới với nhiều việc cần làm gấp.
Xem hình ảnh các linh mục Quảng Bình họp mặt và thăm các nạn nhân Tam Tòa
Đại Diện Tòa GM Vinh thăm các linh mục Quảng Bình |
Vào lúc 10h30’, đoàn đã tới giáo xứ Hướng Phương, sở hạt mẹ – Bình Chính và bước vào cuộc họp ngay với 17 linh mục đang làm mục vụ tại Quảng Bình. (Một số linh mục vì lý do đặc biệt không thể tới tham dự được). Trước hết, cha Tổng đại diện chuyển lời thăm hỏi, động viên cùng những điều nhắn nhủ của Đức giám mục giáo phận tới các linh mục và qua các linh mục tới các giáo dân trong địa hạt Quảng Bình. Sau đó, một số linh mục đang làm mục vụ tại Quảng Bình có mặt kể lại những gì các ngài đã thấy là bất công và đau đớn trong mấy ngày qua đối với linh mục và giáo dân Tam Tòa, Đồng Hới, cũng như những gì các ngài đã cố gắng làm trước tình cảnh đau thương đó.
Để tiếp tục những công việc mà theo ý kiến chung là còn đầy khó khăn và phức tạp, dưới sự hướng dẫn của Cha Tổng đại diện, các linh mục đã bầu cha Giuse Hoàng Thái Lân, quản hạt Hướng Phương cùng với cha Phêrô Nguyễn Bình Yên, quản hạt Đồng Troóc trực tiếp can thiệp, giải quyết các vấn đề khi cần.
Buổi chiều, đoàn đã đến Đồng Hới, tìm thăm những người vừa được thả về và những gia đình có người thân đang bị bắt giữ.
Thăm viếng các nạn nhân ở Tam Tòa |
Công an chìm rình mò cạnh nhà thờ Tam Tòa |
công an chìm quay phim người tới viếng nhà thờ Tam Tòa |
Đoàn về đến Tòa Giám mục Xã Đoài vào 21g45’, chờ đợi một ngày mới tới với nhiều việc cần làm gấp.
Tam Tòa: khi kẻ cướp tiện tay dắt trâu
Lê Sáng
03:43 24/07/2009
Tiện tay dắt trâu là khẩu ngữ tự phát trong dân gian. Nó dùng để chỉ những tay đầu trộm đuôi cướp đột nhập gia chủ, lúc đầu không có ý định trộm cướp tài sản lớn, nhưng khi vào thấy thuận tiện thì lấy luôn (dắt trâu). Vụ việc nhà thờ Tam Toà, công an cộng sản thể hiện tính chất hung hăng, bất cần luật pháp mang tính côn đồ truyền thống của nó. Đánh người, tiện tay lấy luôn tài sản, rồi lu loa cho khổ chủ đủ thứ tội y như bọn lưu manh vào nhà trộm cướp hành hung khổ chủ, thấy tiện thì lấy thêm tài sản vậy:
Nếu nói là xử lý việc xây dựng không phép, thì cơ quan có thẩm quyền đầu tiên là uỷ ban nhân dân phường sở tại. Lực lượng có trách nhiệm đầu tiên là thanh tra xây dựng. Luật pháp nguỵ quyền cộng sản cũng không hề qui định cơ quan công an là lực lượng giải quyết việc xây dựng không phép đầu tiên, vậy mà ai cũng thấy rặt một đoàn công an gần hai trăm người vũ trang tận răng tấn công người dân tay không… Đó là chưa kể đám lưu manh do công an sai đến - Luật pháp nhà nước được duy trì bằng những kẻ lưu manh mặc sắc phục nhà nước và cả lưu manh xã hội đen… ???
Khi có xây dựng không phép lực lượng giải quyết lần đầu nói trên phải có mặt để lập biên bản đình chỉ xây dựng, dừng và giữ hiện trạng. Nếu cần phải phá dỡ hay khôi phục hiện trạng thì trên cơ sở biên bản đã lập UBND sẽ ra quyết định và cho chủ xây dựng trong thời hạn 10 ngày để tự tháo dỡ. Hết thời hạn trên nếu không tháo dỡ, thì lại ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế. Khi tổ chức cưỡng chế, lực lượng công an mới được tham gia…
Tại nhà thờ Tam Toà, nếu coi các vật dụng như máy phát điện, công cụ xây lắp là phương tiện vi phạm hành chính xây dựng không phép thì phải lập biên bản thu giữ, biên bản phải liệt kê rõ tên tài sản, loại tài sản, tình trạng tài sản... Nhưng thực tế công an không làm việc này mà lấy mang về trụ sở… Không hiểu họ sẽ xử lý số tài sản này thế nào khi không có biên bản thu giữ ??? Làm sao minh bạch được đầu ra khi không minh bạch đầu vào ???
Còn nói rằng nhà thờ Tam Toà chính quyền đã quyết định dùng làm di tích tội ác chiến tranh của Mỹ thì thật là lố bịch vì nó không đúng với các qui định pháp luật của chính đám ngụy quyền cộng sản ban hành…
Theo qui định của luật dân sự cũng như các văn bản liên quan về quyền dân sự thì buộc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của chủ sở hữu nếu lấy tài sản của họ vào các mục đích công. Phải thoả thuận bồi thường cho họ xong xuôi mới được lấy. Gần đây có vụ việc tương tự: UBND TP. Hà Nội dùng cơ quan trực thuộc là sở văn hoá định thu hồi căn nhà của nhà thơ Xuân Diệu để làm nhà lưu niệm cho chính nhà thơ này… Nhưng căn nhà đã thuộc sở hữu của luật sư Cù Huy Hà Vũ (Người cháu ruột của nhà thơ Xuân Diệu) theo như di nguyện của ông. Thế là luật sư Cù Huy Hà Vũ “nổi xung” kiện cơ quan văn hoá cũng như UBND TP HN, ông phát biểu rất gay gắt… Nói những câu mang tính chất mắng vào mặt quan chức nhà nước ngu dốt về pháp luật, đưa ra chủ trương đã trái pháp luật lại trái đạo lý… Cuối cùng, căn nhà được giữ nguyên theo di nguyện của nhà thơ Xuân Diệu và theo ý của chủ sở hữu hiện tại …
Di tích nhà tù Hoả Lò Hà Nội là một di tích lớn, gắn liền với rất nhiều cán bộ cộng sản từ cấp thấp đến tận cấp trung - cao. Thậm chí cả lãnh tụ, nguyên thủ cộng sản như Đỗ Mười… Vậy mà họ đem bán cho nước ngoài đến 5/6. Chỉ còn có 1/6 toen hoẻn nay ai muốn biết, hãy đến phố Hoả Lò Hà Nội, hoặc vào tháp đôi Hà Nội trên phố Hai Bà Trưng – Quán Sứ - Thợ Nhuộm mà xem sẽ rõ… Di tích tội ác chiến tranh hàng đầu, nhà đất lại đang trong tay nhà nước quản lý, không phải thoả thuận bồi thường cho ai mà họ cũng đâu có tôn trọng, họ bán cho những nhà tư bản nhiều tiền…
Như thế họ lấy tư cách gì để xác định nhà thờ Tam Toà là di tích tội ác chiến tranh, cần phải tôn trọng bảo quản ??? Thực tế tháp nhà thờ chưa hề được họ bản quản gì, vẫn dãi dầu mưa nắng mấy chục năm nay… Văn bản luật pháp quyết định về việc này họ vẫn giấu nhẹm… Không biết là có thực hay không ??? Nếu có thì văn bản ra có đúng về nội dung cũng như đúng thẩm quyền hay không ??? Những kẻ lưu manh luôn hành động bất minh, che trước chắn sau, không bao giờ minh bạch việc làm, ngay cả khi việc đó phải minh bạch mới có giá trị pháp lý…
Hy vọng về một cuộc thương lượng nào đó với người cộng sản trong đạo lý, chỉ luôn là hão huyền mà thôi. Người cộng sản suy nghĩ theo một tư duy khác, hành động theo một tiêu chuẩn khác. Cái khác đó hoàn toàn không phải là luật pháp cho dù là luật pháp của chính họ ban hành. Cũng không phải là đạo đức, cho dù là đạo đức cộng sản mà Mác đã viết trong sách. Cái khác đó chính là ngôn từ lưu manh thường dùng: Tiện thể bắt gà, tiện tay dắt trâu, bất cần luật pháp đạo lý gì ráo.
Nếu nói là xử lý việc xây dựng không phép, thì cơ quan có thẩm quyền đầu tiên là uỷ ban nhân dân phường sở tại. Lực lượng có trách nhiệm đầu tiên là thanh tra xây dựng. Luật pháp nguỵ quyền cộng sản cũng không hề qui định cơ quan công an là lực lượng giải quyết việc xây dựng không phép đầu tiên, vậy mà ai cũng thấy rặt một đoàn công an gần hai trăm người vũ trang tận răng tấn công người dân tay không… Đó là chưa kể đám lưu manh do công an sai đến - Luật pháp nhà nước được duy trì bằng những kẻ lưu manh mặc sắc phục nhà nước và cả lưu manh xã hội đen… ???
Khi có xây dựng không phép lực lượng giải quyết lần đầu nói trên phải có mặt để lập biên bản đình chỉ xây dựng, dừng và giữ hiện trạng. Nếu cần phải phá dỡ hay khôi phục hiện trạng thì trên cơ sở biên bản đã lập UBND sẽ ra quyết định và cho chủ xây dựng trong thời hạn 10 ngày để tự tháo dỡ. Hết thời hạn trên nếu không tháo dỡ, thì lại ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế. Khi tổ chức cưỡng chế, lực lượng công an mới được tham gia…
Tại nhà thờ Tam Toà, nếu coi các vật dụng như máy phát điện, công cụ xây lắp là phương tiện vi phạm hành chính xây dựng không phép thì phải lập biên bản thu giữ, biên bản phải liệt kê rõ tên tài sản, loại tài sản, tình trạng tài sản... Nhưng thực tế công an không làm việc này mà lấy mang về trụ sở… Không hiểu họ sẽ xử lý số tài sản này thế nào khi không có biên bản thu giữ ??? Làm sao minh bạch được đầu ra khi không minh bạch đầu vào ???
Còn nói rằng nhà thờ Tam Toà chính quyền đã quyết định dùng làm di tích tội ác chiến tranh của Mỹ thì thật là lố bịch vì nó không đúng với các qui định pháp luật của chính đám ngụy quyền cộng sản ban hành…
Theo qui định của luật dân sự cũng như các văn bản liên quan về quyền dân sự thì buộc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của chủ sở hữu nếu lấy tài sản của họ vào các mục đích công. Phải thoả thuận bồi thường cho họ xong xuôi mới được lấy. Gần đây có vụ việc tương tự: UBND TP. Hà Nội dùng cơ quan trực thuộc là sở văn hoá định thu hồi căn nhà của nhà thơ Xuân Diệu để làm nhà lưu niệm cho chính nhà thơ này… Nhưng căn nhà đã thuộc sở hữu của luật sư Cù Huy Hà Vũ (Người cháu ruột của nhà thơ Xuân Diệu) theo như di nguyện của ông. Thế là luật sư Cù Huy Hà Vũ “nổi xung” kiện cơ quan văn hoá cũng như UBND TP HN, ông phát biểu rất gay gắt… Nói những câu mang tính chất mắng vào mặt quan chức nhà nước ngu dốt về pháp luật, đưa ra chủ trương đã trái pháp luật lại trái đạo lý… Cuối cùng, căn nhà được giữ nguyên theo di nguyện của nhà thơ Xuân Diệu và theo ý của chủ sở hữu hiện tại …
Di tích nhà tù Hoả Lò Hà Nội là một di tích lớn, gắn liền với rất nhiều cán bộ cộng sản từ cấp thấp đến tận cấp trung - cao. Thậm chí cả lãnh tụ, nguyên thủ cộng sản như Đỗ Mười… Vậy mà họ đem bán cho nước ngoài đến 5/6. Chỉ còn có 1/6 toen hoẻn nay ai muốn biết, hãy đến phố Hoả Lò Hà Nội, hoặc vào tháp đôi Hà Nội trên phố Hai Bà Trưng – Quán Sứ - Thợ Nhuộm mà xem sẽ rõ… Di tích tội ác chiến tranh hàng đầu, nhà đất lại đang trong tay nhà nước quản lý, không phải thoả thuận bồi thường cho ai mà họ cũng đâu có tôn trọng, họ bán cho những nhà tư bản nhiều tiền…
Như thế họ lấy tư cách gì để xác định nhà thờ Tam Toà là di tích tội ác chiến tranh, cần phải tôn trọng bảo quản ??? Thực tế tháp nhà thờ chưa hề được họ bản quản gì, vẫn dãi dầu mưa nắng mấy chục năm nay… Văn bản luật pháp quyết định về việc này họ vẫn giấu nhẹm… Không biết là có thực hay không ??? Nếu có thì văn bản ra có đúng về nội dung cũng như đúng thẩm quyền hay không ??? Những kẻ lưu manh luôn hành động bất minh, che trước chắn sau, không bao giờ minh bạch việc làm, ngay cả khi việc đó phải minh bạch mới có giá trị pháp lý…
Hy vọng về một cuộc thương lượng nào đó với người cộng sản trong đạo lý, chỉ luôn là hão huyền mà thôi. Người cộng sản suy nghĩ theo một tư duy khác, hành động theo một tiêu chuẩn khác. Cái khác đó hoàn toàn không phải là luật pháp cho dù là luật pháp của chính họ ban hành. Cũng không phải là đạo đức, cho dù là đạo đức cộng sản mà Mác đã viết trong sách. Cái khác đó chính là ngôn từ lưu manh thường dùng: Tiện thể bắt gà, tiện tay dắt trâu, bất cần luật pháp đạo lý gì ráo.
Giáo xứ Tam Tòa: Viết tiếp trang sử đức tin
Nguyễn Đức Cung
04:14 24/07/2009
Nếu trong lịch sử của một dân tộc nhiều khi xảy ra những biến cố có sự trùng hợp một cách hết sức ngẫu nhiên thì đó là phải kể đến sự kiện giáo dân giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình đến dựng lều cầu nguyện trên đất thánh còn đứng chơ vơ mặt tiền của ngôi giáo đường đổ nát vào ngày 20 tháng 7 năm 2009 và đã bị chính quyền cộng sản tỉnh Quảng Bình đánh đập, đàn áp một cách dã man.
Cách đây 55 năm, hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, toàn bộ giáo dân giáo xứ Tam Tòa trên ba ngàn nhân khẩu lúc bấy giờ đã có một cuộc sống khá sung túc, dứt khoát vứt bỏ lại mọi thứ của cải, nhà cửa, vườn tược, mồ mả người thân, trường học, các tu viện và ngôi thánh đường thân yêu để lên đường vào Nam tìm tự do, hầu giữ vẹn được Đức Tin, mặc dầu không hề biết trước tương lai sẽ như thế nào. Người giáo dân Tam Tòa trong quá trình lịch sử hơn ba thế kỷ vốn là dân bốn phương quần tụ lại góp mặt, chung lòng sau các biến động lịch sử trong mục tiêu đi tìm đất hứa nghĩa là ở đâu có thể yên bề giữ đạo và xây dựng cuộc sống tốt đẹp thì ở đó là quê hương (ubi bene, ibi patria).
Từ xưa, tổ tiên giáo dân Tam Tòa đã nhận được ánh sáng Tin Mừng khoảng tháng 7 năm 1643 khi Thừa sai Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) đến giảng đạo và làm phép rửa cho người dân quê các làng Mỹ Hương, Mỹ Phước, Xuân Hồi v.v… ở phía nam Quảng Bình, chịu sự dạy dỗ của nhóm “thầy giảng” 5 người do Thầy Inhaxu cầm đầu. Tin Mừng như vết dầu loang giữa cánh đồng phì nhiêu cả về thổ nhưỡng lẫn cả tinh thần:
Nhất Đồng Nai, nhì Hai Huyện…
Hai huyện là huyện Lệ Thủy và huyện Khang Lộc nơi ruộng đất mầu mỡ, thẳng cánh cò bay của tỉnh Quảng Bình.
Theo linh mục sử gia Nguyễn Hồng “ở vùng Thuận-hóa làng “Kẻ Đại”, ông Paolô và con ông là Philippô đã lôi cuốn được 300 người trở lại.” Làng Kẻ-Đại nói ở đây là làng Đại Phong cũng gọi là Kẻ Đại (hay làng Đợi), quê hương của cụ Cố Mệnh Đại Thần Ngô Đình Khả, nổi tiếng với câu chuyện “Đày vua không Khả”, thân phụ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau này. Tại vùng biên giới giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài, thừa sai Đắc Lộ đã từng gặp gia đình một quân nhân rất đạo đức, được ơn trở lại nhờ một mẫu ảnh Đức Mẹ Mân Côi. Bà vợ trước khi trở lại là một cô đồng bóng với nhiều miễu thờ các cô các cậu trong nhà. Được người bên ngoại bán một một mẫu ảnh Đức Mẹ Mân Côi, bà đem về lập miễu thờ trong vườn đêm ngày hương đèn thờ phụng và nhờ đó được ơn trở lại. Sau khi rửa tội, hai ông bà Phanxicô và Têrêxa đã nhiệt thành hoạt động công tác tông đồ giáo dân, biến nhà họ thành trung tâm truyền đạo nhiệt thành.
Khi nghe thừa sai Đắc Lộ đến Đồng hới năm 1643, giáo hữu phía bắc sông Gianh đã bí mật gửi thư tha thiết mời cha ra bắc thăm họ. Đây là số giáo hữu mà năm 1627 khi bị chúa Trịnh tống xuất vào nam ngài đã rửa tội cho tại vùng Ba Đồn bên kia sông Gianh. Tinh thần cộng đoàn đã nối kết con nhà có đạo lại làm một với nhau trong “một đức tin, một phép rửa”. Linh mục Đắc Lộ tuy không đến thăm họ được nhưng đoàn thầy giảng 5 người do thầy Inhaxu hướng dẫn đã đến với họ. Sau đó một phái đoàn gồm 10 vị trùm xứ đã vào Nam thăm cha Đắc Lộ.
Đặt lại vấn đề biên giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngòai là công việc của các sử gia và trong thực tế biên giới hai bên không phải là một con sông, sông Gianh hay như Thái Văn Kiểm nói là sông Ranh (ranh giới) mà là một vùng lưu vực gồm ba nhánh sông gọi là Nguồn Nậy, Nguồn Son và Nguồn Nan nơi đó nhân dân hai miền nam bắc đã đi lại, trao đổi sản vật, quan hệ gia đình, phối ngẫu và tín ngưỡng phụng tự.
Dưới thời người Pháp, Đồng Hới được mang cái tên dễ thương Thành Phố Hoa Hồng trước đây có tên Động Hải, vì là chốn thị tứ có đường giao thông trên bộ dưới biển nên đã dần dần quy tụ lại một số giáo dân để thành lập giáo xứ Động Hải, tiền thân của giáo xứ Tam Tòa, được linh mục Lorensô Lâu tường trình về Tòa Thánh Rô-Ma tháng 12-1692: “Tôi tới thăm các họ Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười, Động Hải, tại vùng này có dinh quan Chưởng Cơ và quân đội Chúa Nguyễn, có lũy lớn gọi là lũy Trấn Ninh, ở đây có 50 lính công giáo…” Vì bành trướng cơ sở họ đạo trên các vùng đất gần lũy Trấn Ninh nên giáo xứ Động Hải cũng gọi là họ Lũy. Khi chúa Nguyễn Phúc Chu bắt đầu cấm đạo từ những năm cuối thế kỷ 17 thì từ Huế đến sông Gianh chỉ còn lại hai linh mục Dòng Tên sống lẩn lút tại Phú Xuân nhưng tinh thần giáo xứ Họ Lũy vẫn kiên cường trung tín cùng Đạo Chúa.
Lính công giáo cũng là “Miles Christi” tức lính của chúa tể trời đất (mà như giáo sư thần học Trần Văn Toàn cho biết “ Thiên địa chân chúa” gọi tắt là Thiên Chúa). Hễ đã là lính thì nhiệm vụ họ là bảo vệ đất nước, bảo vệ danh dự. Giáo dân Tam Tòa thừa hưởng tinh thần người lính công giáo là sẵn sàng chết để bảo vệ danh dự làm con dân Thiên Chúa bởi lẽ tổ tiên họ là những tiền nhân đã hy sinh trong các biến cố lịch sử tôn giáo trước đây.
Năm 1798, họ Lũy đổi tên mới là xứ đạo Sáo Bùn ở khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải vì là nơi cư dân sống bằng nghề chài lưới, bắt cá tôm bằng những tấm sáo (tre vót mỏng dùng dây đan lại với nhau) giăng trên sông, trong những vũng nước nông để bắt cá, dân gọi nôm na là “sáo bùn”.
Trong văn chương Công Giáo, giáo phụ Tertulliano (155-222) đã nói: “Máu tử đạo là hạt giống sinh người giáo hữu”. Giáo dân Tam Tòa đã chung niềm hãnh diện khi tiền nhân của họ là Trùm hạt Quảng Bình là Matthêô Nguyễn Văn Phượng tức Đắc thuộc giáo xứ Sáo Bùn đã bị bắt cùng linh mục Đoạn Trinh Hoan ngày 3-01-1861 khi ngài đến làm công tác mục vụ tại nơi đây, bị giam tại nhà lao Đồng Hới và bị buộc xuất giáo nhưng hai vị đã cương quyết chối từ. Ngày 26-5-1861, cụ Matthêô Nguyễn Văn Phượng và linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan đã bị chém đầu nơi pháp trường ở ngoại thành Đồng Hới. Đức tin của người giáo dân Tam Tòa còn được bồi dưỡng, vun tưới bằng giòng máu tử đạo của các vị khác trong toàn vùng đất bên này và bên kia sông Gianh như Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện (1820-1838) thuộc làng Trung Quán, Giám Mục Pierre Borie (cố Cao, 1808-1838), Linh mục Vinxentê Nguyễn Thế Điểm (1765-1838), Linh Mục Phêrô Vũ Đăng Khoa (1790-1838), Trùm Hạt Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840), Thầy Giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (1809-1840). Giáo dân Sáo Bùn sống cuộc đời vật chất nghèo khổ trong cảnh bùn lầy nước đọng nhưng sung mãn ơn phúc của Chúa Trời.
Khoảng năm 1886, xứ đạo Sáo Bùn có độ 200 nóc nhà với 1200 giáo dân với một viện dục anh nuôi trẻ con nghèo, bị bỏ rơi và có tu viện Dòng Mến Thánh Giá đào tạo hàng lớp các nữ tu.
Sức sống đức tin trên vùng đất nghèo tỉnh Quảng Bình vẫn trào dâng mãnh liệt với biến cố ngày 24-6-1886 khi quân Văn Thân khắp tỉnh, nói là hưởng ứng hịch “Bình Tây Sát Tả” đã tràn vào đốt phá các làng Công Giáo như Mỹ Hương, Đại Phong, Trung Quán, Xuân Hồi và nhất là xứ đạo Sáo Bùn, với cảnh nhà thờ bị đốt, giáo dân bất kể già trẻ lớn bé đều bị đâm chết, đánh đập. Dân hai làng Diêm Điền (làng của hòa thượng Thích Trí Quang) và làng Đồng Đình đột kích giáo xứ Sáo Bùn, giết chết 52 giáo dân, đốt phá nhà thờ nên số giáo dân còn lại cùng một số từ các xứ đạo Mỹ Hương, Mỹ Phước, Đại Phong chạy về tị nạn tại thành Đồng Hới. Cha sở là Claude Bonin (cố Ninh) mới liên hệ được chính quyền người Pháp và xin được một rẻo đất bên bờ sông Nhật Lệ, sát chân Lũy Thầy thuộc đất làng Lệ Mỹ mà lập nên một họ đạo mới lấy tên là giáo xứ Tam Tòa. Dân lịch sử đã gặp vùng đất lịch sử bởi vì Lũy Thầy, sông Nhật Lệ là nơi chứng kiến nhiều trận thư hùng quyết liệt giữa hai bên Đàng Trong với Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn. Nơi đây còn có Bàu Tró (cách giáo xứ Tam Tòa độ 1 cây số về phía bắc) là một địa điểm khảo cổ học nổi tiếng phát hiện từ năm 1925 do công lao của Etienne Patte và linh mục Henri de Piney về cư dân nguyên thủy Quảng Bình thời hậu kỳ đồ đá mới. Theo bà Madeleine Colani, ở Bàu Tró không chỉ có các loại đồ gốm mà còn nhiều di vật khác như lớp đất Kjokkenmodding (đất sét với đá vôi kết cấu lại do sự đun bếp). Sở dĩ có tên Tam Tòa, trong sách Les lieux historiques du Quang-binh, linh mục Léopold Cadière (cố Cả) nói: “Ở trung tâm căn cứ xưa có ba tòa nhà (les trois édifices) từ đó mà có danh xưng Tam-Tòa dùng đặt cho giáo xứ ngày nay chiếm ngụ vùng ấy.” Từ-nguyên (étymologie) của hai chữ Tam Tòa không được linh mục Cadière giải thích thêm, tuy vậy, theo nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú (1920-2005) cho biết sở dĩ có danh xưng Tam Tòa là vì nơi đây có ba miếu thờ: Cửu Thiên huyền nữ, Liễu Hạnh công chúa và Huyền Trân công chúa. Nhà báo Lữ Giang cho rằng “ sở dĩ gọi là giao xứ Tam Tòa vì tại khu vực này trước đây có Tam Pháp Tòa của nhà Nguyễn” có lẽ không được đúng, vì Quảng Bình là một tỉnh nhỏ, không thể có một cơ quan trung ương như Tam Pháp Tòa thường được dựng tại kinh đô xử các vụ kiện lớn. Bà vợ ông Bùi Hữu Nghĩa dưới thời vua Minh Mạng đã phải từ Miền Nam đội đơn ra Huế minh oan cho chồng cũng tại tòa án này.
Đèo Ngang đất Quảng lô nhô
Đi vô Đá Nhảy là thôn Lý Hòa
Thẳng dong một cạnh thuận đà
Đến gần Động Hải ba tòa nhà cao.
Qua rồi cơn biến động tang thương của lịch sử, người giáo dân Tam Tòa cần mẫn xây dựng lại cuộc sống với ngôi nhà thờ bằng tre gỗ, mái tranh được dựng lên làm nơi thờ phượng, và các nghề nghiệp nuôi sống giáo dân được phát triển như nghề đánh cá, nghề đúc đồ đồng (cụ Nguyễn Thi, được truyền từ làng Mỹ Hương), nghề làm nước mắm (cụ Nguyễn Phi Long, cụ Hoàng Thừa) và nhất là nghề tạc tượng bằng gỗ (do cụ Huyện Tư tức Nguyễn Văn Tư truyền từ làng Thuận Lý, huyện hàm này do triều đình ban cho) vào năm 1895, dưới sự hướng dẫn của linh mục Cadière vốn là nhà văn hóa uyên bác khi làm cha sở Tam Tòa, đã nâng nghề này lên hàng nghệ thuật thánh. Đức tin công giáo của giáo dân Tam Tòa được tiếp tục phát triển dưới sự dìu dắt của linh mục Henri de Pirey (cố Huề) vốn là tay bỉnh bút của tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin des Amis Du Vieux Huế) khi ngài giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật chạm gỗ hết sức tinh xảo này với các giới thưởng ngoạn ở trong nước và tại Pháp, Anh, Ý v.v…
Năm 1935, khi linh mục René Morineau (cố Trung), đổi đến làm cha sở Tam Tòa, với sự giúp sức của ông Huyện Tư và giáo dân trong giáo xứ, một ngôi thánh đường bằng gạch khang trang được dựng lên mặt tiền hướng về quốc lộ I, lưng xây lại với sông Nhật Lệ được hoàn thành vào năm 1940 với tháp chông đường bệ. cao vút trên đỉnh ngân nga những hồi chuông sớm chiều là niềm vui bất tận của người giáo hữu. Ngôi thánh đường Tam Tòa có cấu trúc vòm cung giữa các hàng cột giống bên trong ngôi thánh đường La Vang vì cũng do linh mục René Morineau xây và cả hai còn lại ngày nay như là di tích lịch sử đau thương của chiến tranh Việt Nam.
Với một lịch sử thăng trầm, tân toan trong đạo hạnh, giáo xứ Tam Tòa đã trở thành giáo hạt Tam Tòa hay giáo hạt Quảng Bình nằm phía nam sông Gianh, thuộc cương vực của địa phận Huế có cơ sở giáo dục (Trường Trung Học Chân Phước Phượng), cơ sở tu viện (Chi Dòng Thánh Tâm Huế, tu viện Dòng Mến Thánh Giá), cơ sở xã hội (Viện Dục Anh), các hội đoàn như Nghĩa Binh Thánh Thể, Legio Mariae, Ca đoàn, hội Lễ sinh, một linh mục chánh xứ và ba, bốn linh mục phó xứ mà hân hạnh cho giáo xứ Tam Tòa, năm 1953, được Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận làm phó xứ lúc đó cho linh mục chánh xứ Hoàng Văn Tâm.
Năm 1947, khi Việt Minh bắt đầu khủng bố đối với Liên đoàn Công Giáo ở giáo phận Vinh (bên kia sông Gianh), các linh mục, thanh niên Công Giáo, các tu sĩ ở Hà Tĩnh, Nghệ An chạy trốn bạo lực Cộng Sản bằng cách tìm đường về Đồng Hới thì giáo xứ Tam Tòa (ở trong vùng Pháp kiểm soát) là nơi tiếp đón an toàn đối với các vị đó như Linh mục Cao Văn Luận (năm 1956 trở thành Viện Trưởng Viện Đại Học Huế), linh mục Nguyễn Phương (sử gia, dạy sử tại Đại Học Huế từ 1957 đến 1975), linh mục Trương Cao Khẩn, tổng đại diện Giáo Phận Vinh di cư, linh mục Nguyễn Tiến Huynh (Hiệu Trưởng Trường Trung Học Thiên Hữu ở Huế), linh mục Nguyễn Hữu Khai v.v… cùng các vị sau này là sĩ quan trong QLVNCH như Đại Tá Nguyễn Quang Thông (Tùy viên quân sự Tòa Đại sứ VNCH tại Tây Đức), Trung Tá Hoàng Đình Tư (Chỉ Huy Trưởng Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ) thời Cố TT Ngô Đình Diệm, TT Đỗ Mậu và Thiếu Tá Phạm Bá Thích, chỉ huy ngành An Ninh Quân Đội tại Sài Gòn và Huế và hằng trăm người khác. Giáo dân Tam Tòa đã thương mến nhường cơm xẻ áo, cho nơi tạm trú đối với các anh chị em giáo hữu Nghệ Tĩnh Bình trong những năm hoạn nạn từ 1947 đến 1954 khi xảy ra hiệp định Genève chia đôi đất nước. Giáo xứ Tam Tòa đã trở thành vùng đất hứa tìm về của các anh chị em tín hữu bắc sông Gianh trên đường tìm về sinh lộ và sống chết trung thành với đức tin Ki Tô giáo.
Cũng không dễ gì có được một đời sống vị tha bác ái như vậy nếu không ý thức được cuộc sống này chỉ là cõi tạm và bản thân người giáo dân Tam Tòa đã kinh qua biết bao khổ hạnh trong cuộc đời của nhiều thế hệ cha ông trước đây và lấy đó làm kinh nghiệm nuôi dưỡng đức tin, nên một khi tôn giáo bị làn sóng vô thần đe dọa với hiệp định Genève ký ngày 20-7-1954 là họ lên đường đi vào Nam ngay.
Bằng tất cả mọi phương tiện di chuyển lúc bấy giờ tại thành phố Đồng Hới là nơi quân đội Pháp còn trấn giữ, giáo dân Tam Tòa ngậm ngùi từ giã quê hương lên tàu quân đội Pháp, các loại máy bay dân sự của hãng hàng không Pháp như Air France, Air d’Azur, Cosara, máy bay quân sự trực chỉ trên một lộ trình ngắn từ phi trường Hoàn Lão (phía bắc Đồng Hới) vào phi trường Đông Hà (Quảng Trị). Một số ít giáo dân Tam Tòa định cư ở Bãi Dâu (phía Gia Hội, Huế) nhưng đa số đều vào Đà-Nẵng ở đây vì số giáo dân quá đông nên chia ra hai nhóm một nhóm đông đảo theo linh mục Đỗ Bá Ái lập nên giáo xứ Tam Tòa (giữ lại tên cũ) ở gần kế ga xe lửa Đà Nẵng, một nhóm ít hơn kết hợp với một số giáo dân người Bắc theo linh mục Lê Văn Cần lập nên giáo xứ Thanh Bình cách đó hai cây số. Tất cả bàn thờ, tượng thánh giá, nhà tạm do các nghệ nhân Tam Tòa làm bằng gỗ quý có lịch sử hơn một trăm năm, kể cả bàn ghế trong nhà thờ đều được linh mục Neyroud (cố Sáng), tuyên úy quân đội Pháp ở Đồng Hới nhờ xe quân đội chở vào Đà Nẵng bằng đường bộ. Ba quả chuông trên tháp nhà thờ do một trung úy công binh Pháp với một số lính dùng bánh xe “róc-rách” trục xuống bằng dây dù an toàn. Các tượng ảnh trong nhà thờ như tượng thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng và linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan, tượng Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, tượng thánh An Tôn đều được cho vào hòm gỗ đem chôn trong vườn nhà cha xứ. Trong giáo xứ độc nhất chỉ có một phụ nữ ở lại đó là chị Ph. Chị lấy chồng người ngoại giáo trở lại đạo, tên Triệu. Lúc bấy giờ hai người đã có một cháu gái một tuổi. Chị Ph. bồng con trèo lên xe theo đường bộ đi vào Nam, nhưng chưa qua khỏi thành phố Đồng Hới thì anh chồng đuổi theo giựt đứa con gái lại, vì vậy chị Ph. đã phải hủy bỏ dự định đi Nam. Sau khi anh chồng bệnh chết, nhà chị Ph. ở giáo xứ Tam Tòa là nơi đón rước linh mục đến làm lễ chui cho giáo dân suốt mấy chục năm nay, với một trại cưa bên cạnh làm chỗ tập hát cho ca đoàn. Tất cả rõ ràng là nền nếp sinh hoạt của một giáo hội hầm trú!
Từ năm 1954 đến 1975, hai thập niên được thở hít bầu khí tự do, dân chủ của Miền Nam Việt Nam, giáo dân Tam Tòa ở Đà Nẵng đã trải qua một giai đoạn xây dựng đức tin Công Giáo, có những người con thân yêu trở thành linh mục, tu sĩ, giáo dân với nhiều thành phần dân cử, giáo sư, sĩ quan, lãnh đạo dân sự v.v…đã đóng góp nhiều công lao trong việc xây dựng xã hội tốt đẹp, nhưng lòng vẫn luôn luôn hướng về quê cũ với nỗi niềm hoài vọng quá khứ.
Năm 1954, tôi rời giáo xứ Tam Tòa năm 13 tuổi, đến nay hơn nửa thế kỷ chưa lần nào thăm lại quê hương nên vẫn mang tâm sự của một Thôi Hạo của Trung Quốc ngày trước:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). (Tản Đà dịch)
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, lịch sử đã dành giáo dân Tam Tòa cơ hội ngàn năm một thuở để chung sức cùng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam viết tiếp trang sử mới trong việc đòi công lý và sự thật cho quê hương. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã nói chung và chính quyền tỉnh Quảng Bình nói riêng đã sống trên nỗi thống khổ của toàn dân trong việc chiếm đoạt đất đai của giáo dân Tam Tòa, xà xẽo khu đất quanh ngôi nhà thờ đổ nát với ý định dần dà sẽ tiến chiếm toàn bộ phạm vi vùng đất thánh thiêng này. Lời Mác nói thật đúng: “Chỉ có loài lang sói mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại để chăm sóc cho bộ da của mình.”
Trước biến cố ngày 20-7-2009, đa số giáo dân Tam Tòa hiện cư ngụ tại các tiểu bang Hoa Kỳ như California, Oregan, Texas, Pennsylvania, Ohio, New Jersey, và các quốc gia Âu châu và Bắc Âu như Pháp, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh Quốc bày tỏ niềm khâm phục trước tinh thần bất khuất của giáo dân Tam Tòa trong nước qua việc tranh đấu cho Công lý và Sự thật, cùng với tập thể giáo dân Việt Nam ở hải ngoại và trong nước sát cánh cùng giáo xứ Tam Tòa đối đầu với các thủ đoạn gian manh của Đảng Cộng sản Việt nam.
New Jersey, ngày 23-7-2009
* Để hiểu thêm về lịch sử giáo xứ Tam Tòa, xin đọc tác phẩm của Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại (1075-1975) tập I, nhà xuất bản Nhật-Lệ 2006, liên lạc với tác giả: cungdnguyen@aol.com và cell: 201-736-5108.
Cách đây 55 năm, hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, toàn bộ giáo dân giáo xứ Tam Tòa trên ba ngàn nhân khẩu lúc bấy giờ đã có một cuộc sống khá sung túc, dứt khoát vứt bỏ lại mọi thứ của cải, nhà cửa, vườn tược, mồ mả người thân, trường học, các tu viện và ngôi thánh đường thân yêu để lên đường vào Nam tìm tự do, hầu giữ vẹn được Đức Tin, mặc dầu không hề biết trước tương lai sẽ như thế nào. Người giáo dân Tam Tòa trong quá trình lịch sử hơn ba thế kỷ vốn là dân bốn phương quần tụ lại góp mặt, chung lòng sau các biến động lịch sử trong mục tiêu đi tìm đất hứa nghĩa là ở đâu có thể yên bề giữ đạo và xây dựng cuộc sống tốt đẹp thì ở đó là quê hương (ubi bene, ibi patria).
Từ xưa, tổ tiên giáo dân Tam Tòa đã nhận được ánh sáng Tin Mừng khoảng tháng 7 năm 1643 khi Thừa sai Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) đến giảng đạo và làm phép rửa cho người dân quê các làng Mỹ Hương, Mỹ Phước, Xuân Hồi v.v… ở phía nam Quảng Bình, chịu sự dạy dỗ của nhóm “thầy giảng” 5 người do Thầy Inhaxu cầm đầu. Tin Mừng như vết dầu loang giữa cánh đồng phì nhiêu cả về thổ nhưỡng lẫn cả tinh thần:
Nhất Đồng Nai, nhì Hai Huyện…
Hai huyện là huyện Lệ Thủy và huyện Khang Lộc nơi ruộng đất mầu mỡ, thẳng cánh cò bay của tỉnh Quảng Bình.
Theo linh mục sử gia Nguyễn Hồng “ở vùng Thuận-hóa làng “Kẻ Đại”, ông Paolô và con ông là Philippô đã lôi cuốn được 300 người trở lại.” Làng Kẻ-Đại nói ở đây là làng Đại Phong cũng gọi là Kẻ Đại (hay làng Đợi), quê hương của cụ Cố Mệnh Đại Thần Ngô Đình Khả, nổi tiếng với câu chuyện “Đày vua không Khả”, thân phụ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau này. Tại vùng biên giới giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài, thừa sai Đắc Lộ đã từng gặp gia đình một quân nhân rất đạo đức, được ơn trở lại nhờ một mẫu ảnh Đức Mẹ Mân Côi. Bà vợ trước khi trở lại là một cô đồng bóng với nhiều miễu thờ các cô các cậu trong nhà. Được người bên ngoại bán một một mẫu ảnh Đức Mẹ Mân Côi, bà đem về lập miễu thờ trong vườn đêm ngày hương đèn thờ phụng và nhờ đó được ơn trở lại. Sau khi rửa tội, hai ông bà Phanxicô và Têrêxa đã nhiệt thành hoạt động công tác tông đồ giáo dân, biến nhà họ thành trung tâm truyền đạo nhiệt thành.
Khi nghe thừa sai Đắc Lộ đến Đồng hới năm 1643, giáo hữu phía bắc sông Gianh đã bí mật gửi thư tha thiết mời cha ra bắc thăm họ. Đây là số giáo hữu mà năm 1627 khi bị chúa Trịnh tống xuất vào nam ngài đã rửa tội cho tại vùng Ba Đồn bên kia sông Gianh. Tinh thần cộng đoàn đã nối kết con nhà có đạo lại làm một với nhau trong “một đức tin, một phép rửa”. Linh mục Đắc Lộ tuy không đến thăm họ được nhưng đoàn thầy giảng 5 người do thầy Inhaxu hướng dẫn đã đến với họ. Sau đó một phái đoàn gồm 10 vị trùm xứ đã vào Nam thăm cha Đắc Lộ.
Đặt lại vấn đề biên giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngòai là công việc của các sử gia và trong thực tế biên giới hai bên không phải là một con sông, sông Gianh hay như Thái Văn Kiểm nói là sông Ranh (ranh giới) mà là một vùng lưu vực gồm ba nhánh sông gọi là Nguồn Nậy, Nguồn Son và Nguồn Nan nơi đó nhân dân hai miền nam bắc đã đi lại, trao đổi sản vật, quan hệ gia đình, phối ngẫu và tín ngưỡng phụng tự.
Dưới thời người Pháp, Đồng Hới được mang cái tên dễ thương Thành Phố Hoa Hồng trước đây có tên Động Hải, vì là chốn thị tứ có đường giao thông trên bộ dưới biển nên đã dần dần quy tụ lại một số giáo dân để thành lập giáo xứ Động Hải, tiền thân của giáo xứ Tam Tòa, được linh mục Lorensô Lâu tường trình về Tòa Thánh Rô-Ma tháng 12-1692: “Tôi tới thăm các họ Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười, Động Hải, tại vùng này có dinh quan Chưởng Cơ và quân đội Chúa Nguyễn, có lũy lớn gọi là lũy Trấn Ninh, ở đây có 50 lính công giáo…” Vì bành trướng cơ sở họ đạo trên các vùng đất gần lũy Trấn Ninh nên giáo xứ Động Hải cũng gọi là họ Lũy. Khi chúa Nguyễn Phúc Chu bắt đầu cấm đạo từ những năm cuối thế kỷ 17 thì từ Huế đến sông Gianh chỉ còn lại hai linh mục Dòng Tên sống lẩn lút tại Phú Xuân nhưng tinh thần giáo xứ Họ Lũy vẫn kiên cường trung tín cùng Đạo Chúa.
Lính công giáo cũng là “Miles Christi” tức lính của chúa tể trời đất (mà như giáo sư thần học Trần Văn Toàn cho biết “ Thiên địa chân chúa” gọi tắt là Thiên Chúa). Hễ đã là lính thì nhiệm vụ họ là bảo vệ đất nước, bảo vệ danh dự. Giáo dân Tam Tòa thừa hưởng tinh thần người lính công giáo là sẵn sàng chết để bảo vệ danh dự làm con dân Thiên Chúa bởi lẽ tổ tiên họ là những tiền nhân đã hy sinh trong các biến cố lịch sử tôn giáo trước đây.
Năm 1798, họ Lũy đổi tên mới là xứ đạo Sáo Bùn ở khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải vì là nơi cư dân sống bằng nghề chài lưới, bắt cá tôm bằng những tấm sáo (tre vót mỏng dùng dây đan lại với nhau) giăng trên sông, trong những vũng nước nông để bắt cá, dân gọi nôm na là “sáo bùn”.
Trong văn chương Công Giáo, giáo phụ Tertulliano (155-222) đã nói: “Máu tử đạo là hạt giống sinh người giáo hữu”. Giáo dân Tam Tòa đã chung niềm hãnh diện khi tiền nhân của họ là Trùm hạt Quảng Bình là Matthêô Nguyễn Văn Phượng tức Đắc thuộc giáo xứ Sáo Bùn đã bị bắt cùng linh mục Đoạn Trinh Hoan ngày 3-01-1861 khi ngài đến làm công tác mục vụ tại nơi đây, bị giam tại nhà lao Đồng Hới và bị buộc xuất giáo nhưng hai vị đã cương quyết chối từ. Ngày 26-5-1861, cụ Matthêô Nguyễn Văn Phượng và linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan đã bị chém đầu nơi pháp trường ở ngoại thành Đồng Hới. Đức tin của người giáo dân Tam Tòa còn được bồi dưỡng, vun tưới bằng giòng máu tử đạo của các vị khác trong toàn vùng đất bên này và bên kia sông Gianh như Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện (1820-1838) thuộc làng Trung Quán, Giám Mục Pierre Borie (cố Cao, 1808-1838), Linh mục Vinxentê Nguyễn Thế Điểm (1765-1838), Linh Mục Phêrô Vũ Đăng Khoa (1790-1838), Trùm Hạt Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840), Thầy Giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (1809-1840). Giáo dân Sáo Bùn sống cuộc đời vật chất nghèo khổ trong cảnh bùn lầy nước đọng nhưng sung mãn ơn phúc của Chúa Trời.
Khoảng năm 1886, xứ đạo Sáo Bùn có độ 200 nóc nhà với 1200 giáo dân với một viện dục anh nuôi trẻ con nghèo, bị bỏ rơi và có tu viện Dòng Mến Thánh Giá đào tạo hàng lớp các nữ tu.
Sức sống đức tin trên vùng đất nghèo tỉnh Quảng Bình vẫn trào dâng mãnh liệt với biến cố ngày 24-6-1886 khi quân Văn Thân khắp tỉnh, nói là hưởng ứng hịch “Bình Tây Sát Tả” đã tràn vào đốt phá các làng Công Giáo như Mỹ Hương, Đại Phong, Trung Quán, Xuân Hồi và nhất là xứ đạo Sáo Bùn, với cảnh nhà thờ bị đốt, giáo dân bất kể già trẻ lớn bé đều bị đâm chết, đánh đập. Dân hai làng Diêm Điền (làng của hòa thượng Thích Trí Quang) và làng Đồng Đình đột kích giáo xứ Sáo Bùn, giết chết 52 giáo dân, đốt phá nhà thờ nên số giáo dân còn lại cùng một số từ các xứ đạo Mỹ Hương, Mỹ Phước, Đại Phong chạy về tị nạn tại thành Đồng Hới. Cha sở là Claude Bonin (cố Ninh) mới liên hệ được chính quyền người Pháp và xin được một rẻo đất bên bờ sông Nhật Lệ, sát chân Lũy Thầy thuộc đất làng Lệ Mỹ mà lập nên một họ đạo mới lấy tên là giáo xứ Tam Tòa. Dân lịch sử đã gặp vùng đất lịch sử bởi vì Lũy Thầy, sông Nhật Lệ là nơi chứng kiến nhiều trận thư hùng quyết liệt giữa hai bên Đàng Trong với Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn. Nơi đây còn có Bàu Tró (cách giáo xứ Tam Tòa độ 1 cây số về phía bắc) là một địa điểm khảo cổ học nổi tiếng phát hiện từ năm 1925 do công lao của Etienne Patte và linh mục Henri de Piney về cư dân nguyên thủy Quảng Bình thời hậu kỳ đồ đá mới. Theo bà Madeleine Colani, ở Bàu Tró không chỉ có các loại đồ gốm mà còn nhiều di vật khác như lớp đất Kjokkenmodding (đất sét với đá vôi kết cấu lại do sự đun bếp). Sở dĩ có tên Tam Tòa, trong sách Les lieux historiques du Quang-binh, linh mục Léopold Cadière (cố Cả) nói: “Ở trung tâm căn cứ xưa có ba tòa nhà (les trois édifices) từ đó mà có danh xưng Tam-Tòa dùng đặt cho giáo xứ ngày nay chiếm ngụ vùng ấy.” Từ-nguyên (étymologie) của hai chữ Tam Tòa không được linh mục Cadière giải thích thêm, tuy vậy, theo nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú (1920-2005) cho biết sở dĩ có danh xưng Tam Tòa là vì nơi đây có ba miếu thờ: Cửu Thiên huyền nữ, Liễu Hạnh công chúa và Huyền Trân công chúa. Nhà báo Lữ Giang cho rằng “ sở dĩ gọi là giao xứ Tam Tòa vì tại khu vực này trước đây có Tam Pháp Tòa của nhà Nguyễn” có lẽ không được đúng, vì Quảng Bình là một tỉnh nhỏ, không thể có một cơ quan trung ương như Tam Pháp Tòa thường được dựng tại kinh đô xử các vụ kiện lớn. Bà vợ ông Bùi Hữu Nghĩa dưới thời vua Minh Mạng đã phải từ Miền Nam đội đơn ra Huế minh oan cho chồng cũng tại tòa án này.
Đèo Ngang đất Quảng lô nhô
Đi vô Đá Nhảy là thôn Lý Hòa
Thẳng dong một cạnh thuận đà
Đến gần Động Hải ba tòa nhà cao.
Qua rồi cơn biến động tang thương của lịch sử, người giáo dân Tam Tòa cần mẫn xây dựng lại cuộc sống với ngôi nhà thờ bằng tre gỗ, mái tranh được dựng lên làm nơi thờ phượng, và các nghề nghiệp nuôi sống giáo dân được phát triển như nghề đánh cá, nghề đúc đồ đồng (cụ Nguyễn Thi, được truyền từ làng Mỹ Hương), nghề làm nước mắm (cụ Nguyễn Phi Long, cụ Hoàng Thừa) và nhất là nghề tạc tượng bằng gỗ (do cụ Huyện Tư tức Nguyễn Văn Tư truyền từ làng Thuận Lý, huyện hàm này do triều đình ban cho) vào năm 1895, dưới sự hướng dẫn của linh mục Cadière vốn là nhà văn hóa uyên bác khi làm cha sở Tam Tòa, đã nâng nghề này lên hàng nghệ thuật thánh. Đức tin công giáo của giáo dân Tam Tòa được tiếp tục phát triển dưới sự dìu dắt của linh mục Henri de Pirey (cố Huề) vốn là tay bỉnh bút của tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin des Amis Du Vieux Huế) khi ngài giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật chạm gỗ hết sức tinh xảo này với các giới thưởng ngoạn ở trong nước và tại Pháp, Anh, Ý v.v…
Năm 1935, khi linh mục René Morineau (cố Trung), đổi đến làm cha sở Tam Tòa, với sự giúp sức của ông Huyện Tư và giáo dân trong giáo xứ, một ngôi thánh đường bằng gạch khang trang được dựng lên mặt tiền hướng về quốc lộ I, lưng xây lại với sông Nhật Lệ được hoàn thành vào năm 1940 với tháp chông đường bệ. cao vút trên đỉnh ngân nga những hồi chuông sớm chiều là niềm vui bất tận của người giáo hữu. Ngôi thánh đường Tam Tòa có cấu trúc vòm cung giữa các hàng cột giống bên trong ngôi thánh đường La Vang vì cũng do linh mục René Morineau xây và cả hai còn lại ngày nay như là di tích lịch sử đau thương của chiến tranh Việt Nam.
Với một lịch sử thăng trầm, tân toan trong đạo hạnh, giáo xứ Tam Tòa đã trở thành giáo hạt Tam Tòa hay giáo hạt Quảng Bình nằm phía nam sông Gianh, thuộc cương vực của địa phận Huế có cơ sở giáo dục (Trường Trung Học Chân Phước Phượng), cơ sở tu viện (Chi Dòng Thánh Tâm Huế, tu viện Dòng Mến Thánh Giá), cơ sở xã hội (Viện Dục Anh), các hội đoàn như Nghĩa Binh Thánh Thể, Legio Mariae, Ca đoàn, hội Lễ sinh, một linh mục chánh xứ và ba, bốn linh mục phó xứ mà hân hạnh cho giáo xứ Tam Tòa, năm 1953, được Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận làm phó xứ lúc đó cho linh mục chánh xứ Hoàng Văn Tâm.
Năm 1947, khi Việt Minh bắt đầu khủng bố đối với Liên đoàn Công Giáo ở giáo phận Vinh (bên kia sông Gianh), các linh mục, thanh niên Công Giáo, các tu sĩ ở Hà Tĩnh, Nghệ An chạy trốn bạo lực Cộng Sản bằng cách tìm đường về Đồng Hới thì giáo xứ Tam Tòa (ở trong vùng Pháp kiểm soát) là nơi tiếp đón an toàn đối với các vị đó như Linh mục Cao Văn Luận (năm 1956 trở thành Viện Trưởng Viện Đại Học Huế), linh mục Nguyễn Phương (sử gia, dạy sử tại Đại Học Huế từ 1957 đến 1975), linh mục Trương Cao Khẩn, tổng đại diện Giáo Phận Vinh di cư, linh mục Nguyễn Tiến Huynh (Hiệu Trưởng Trường Trung Học Thiên Hữu ở Huế), linh mục Nguyễn Hữu Khai v.v… cùng các vị sau này là sĩ quan trong QLVNCH như Đại Tá Nguyễn Quang Thông (Tùy viên quân sự Tòa Đại sứ VNCH tại Tây Đức), Trung Tá Hoàng Đình Tư (Chỉ Huy Trưởng Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ) thời Cố TT Ngô Đình Diệm, TT Đỗ Mậu và Thiếu Tá Phạm Bá Thích, chỉ huy ngành An Ninh Quân Đội tại Sài Gòn và Huế và hằng trăm người khác. Giáo dân Tam Tòa đã thương mến nhường cơm xẻ áo, cho nơi tạm trú đối với các anh chị em giáo hữu Nghệ Tĩnh Bình trong những năm hoạn nạn từ 1947 đến 1954 khi xảy ra hiệp định Genève chia đôi đất nước. Giáo xứ Tam Tòa đã trở thành vùng đất hứa tìm về của các anh chị em tín hữu bắc sông Gianh trên đường tìm về sinh lộ và sống chết trung thành với đức tin Ki Tô giáo.
Cũng không dễ gì có được một đời sống vị tha bác ái như vậy nếu không ý thức được cuộc sống này chỉ là cõi tạm và bản thân người giáo dân Tam Tòa đã kinh qua biết bao khổ hạnh trong cuộc đời của nhiều thế hệ cha ông trước đây và lấy đó làm kinh nghiệm nuôi dưỡng đức tin, nên một khi tôn giáo bị làn sóng vô thần đe dọa với hiệp định Genève ký ngày 20-7-1954 là họ lên đường đi vào Nam ngay.
Bằng tất cả mọi phương tiện di chuyển lúc bấy giờ tại thành phố Đồng Hới là nơi quân đội Pháp còn trấn giữ, giáo dân Tam Tòa ngậm ngùi từ giã quê hương lên tàu quân đội Pháp, các loại máy bay dân sự của hãng hàng không Pháp như Air France, Air d’Azur, Cosara, máy bay quân sự trực chỉ trên một lộ trình ngắn từ phi trường Hoàn Lão (phía bắc Đồng Hới) vào phi trường Đông Hà (Quảng Trị). Một số ít giáo dân Tam Tòa định cư ở Bãi Dâu (phía Gia Hội, Huế) nhưng đa số đều vào Đà-Nẵng ở đây vì số giáo dân quá đông nên chia ra hai nhóm một nhóm đông đảo theo linh mục Đỗ Bá Ái lập nên giáo xứ Tam Tòa (giữ lại tên cũ) ở gần kế ga xe lửa Đà Nẵng, một nhóm ít hơn kết hợp với một số giáo dân người Bắc theo linh mục Lê Văn Cần lập nên giáo xứ Thanh Bình cách đó hai cây số. Tất cả bàn thờ, tượng thánh giá, nhà tạm do các nghệ nhân Tam Tòa làm bằng gỗ quý có lịch sử hơn một trăm năm, kể cả bàn ghế trong nhà thờ đều được linh mục Neyroud (cố Sáng), tuyên úy quân đội Pháp ở Đồng Hới nhờ xe quân đội chở vào Đà Nẵng bằng đường bộ. Ba quả chuông trên tháp nhà thờ do một trung úy công binh Pháp với một số lính dùng bánh xe “róc-rách” trục xuống bằng dây dù an toàn. Các tượng ảnh trong nhà thờ như tượng thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng và linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan, tượng Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, tượng thánh An Tôn đều được cho vào hòm gỗ đem chôn trong vườn nhà cha xứ. Trong giáo xứ độc nhất chỉ có một phụ nữ ở lại đó là chị Ph. Chị lấy chồng người ngoại giáo trở lại đạo, tên Triệu. Lúc bấy giờ hai người đã có một cháu gái một tuổi. Chị Ph. bồng con trèo lên xe theo đường bộ đi vào Nam, nhưng chưa qua khỏi thành phố Đồng Hới thì anh chồng đuổi theo giựt đứa con gái lại, vì vậy chị Ph. đã phải hủy bỏ dự định đi Nam. Sau khi anh chồng bệnh chết, nhà chị Ph. ở giáo xứ Tam Tòa là nơi đón rước linh mục đến làm lễ chui cho giáo dân suốt mấy chục năm nay, với một trại cưa bên cạnh làm chỗ tập hát cho ca đoàn. Tất cả rõ ràng là nền nếp sinh hoạt của một giáo hội hầm trú!
Từ năm 1954 đến 1975, hai thập niên được thở hít bầu khí tự do, dân chủ của Miền Nam Việt Nam, giáo dân Tam Tòa ở Đà Nẵng đã trải qua một giai đoạn xây dựng đức tin Công Giáo, có những người con thân yêu trở thành linh mục, tu sĩ, giáo dân với nhiều thành phần dân cử, giáo sư, sĩ quan, lãnh đạo dân sự v.v…đã đóng góp nhiều công lao trong việc xây dựng xã hội tốt đẹp, nhưng lòng vẫn luôn luôn hướng về quê cũ với nỗi niềm hoài vọng quá khứ.
Năm 1954, tôi rời giáo xứ Tam Tòa năm 13 tuổi, đến nay hơn nửa thế kỷ chưa lần nào thăm lại quê hương nên vẫn mang tâm sự của một Thôi Hạo của Trung Quốc ngày trước:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). (Tản Đà dịch)
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, lịch sử đã dành giáo dân Tam Tòa cơ hội ngàn năm một thuở để chung sức cùng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam viết tiếp trang sử mới trong việc đòi công lý và sự thật cho quê hương. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã nói chung và chính quyền tỉnh Quảng Bình nói riêng đã sống trên nỗi thống khổ của toàn dân trong việc chiếm đoạt đất đai của giáo dân Tam Tòa, xà xẽo khu đất quanh ngôi nhà thờ đổ nát với ý định dần dà sẽ tiến chiếm toàn bộ phạm vi vùng đất thánh thiêng này. Lời Mác nói thật đúng: “Chỉ có loài lang sói mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại để chăm sóc cho bộ da của mình.”
Trước biến cố ngày 20-7-2009, đa số giáo dân Tam Tòa hiện cư ngụ tại các tiểu bang Hoa Kỳ như California, Oregan, Texas, Pennsylvania, Ohio, New Jersey, và các quốc gia Âu châu và Bắc Âu như Pháp, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh Quốc bày tỏ niềm khâm phục trước tinh thần bất khuất của giáo dân Tam Tòa trong nước qua việc tranh đấu cho Công lý và Sự thật, cùng với tập thể giáo dân Việt Nam ở hải ngoại và trong nước sát cánh cùng giáo xứ Tam Tòa đối đầu với các thủ đoạn gian manh của Đảng Cộng sản Việt nam.
New Jersey, ngày 23-7-2009
* Để hiểu thêm về lịch sử giáo xứ Tam Tòa, xin đọc tác phẩm của Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại (1075-1975) tập I, nhà xuất bản Nhật-Lệ 2006, liên lạc với tác giả: cungdnguyen@aol.com và cell: 201-736-5108.
Đảng lãnh đạo…
lykhách
04:23 24/07/2009
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Đảng bảo sao nhà nước làm vậy, nhân dân lãnh đủ
Cứ mãi thế, cái vòng lẩn quẩn
Dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo
Dân đăng ký, chờ nhà nước đồng ý, nhưng đảng bảo
Chưa nhất trí, nhà nước quyết nghị: dân chờ mút chỉ!
Đảng lại bày thêm Mặt Trận Tổ Quốc
Rồi chế ra Quốc Hội quyền lực cao nhất
Các Tôn Giáo phải thêm vào hai từ “yêu nước”
Đứa nào sai ý, đảng liền kết vào tội “phản quốc”
Hồi xưa bác Hồ bảo: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”
Chả hiểu bác định nghĩa làm sao?
“Yêu tổ quốc” là phải luôn luôn để đảng lãnh đạo?
“Yêu đồng bào” là phải luôn nghe lời, dù đảng bậy bạ thế nào?
Các đồng chí ơi, chắc chắn các đồng chí không phải là những ông trời
Nhưng các đồng chí có còn phải là những con người?
Nghĩa là biết yêu thương, hổ thẹn… bên cạnh ăn và nói
Con người hơn con thú không phải ở chỗ biết nhai biết gian dối
Nhưng là biết khóc, biết cười, biết đau xót trong tình con người!
Nhà nước là đầy tớ nhân dân
Đầy tớ có súng và dám bắn khi cần
Khi đảng ra lệnh dùng công an và bộ đội
Nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh để đánh… dân
Công an nhân dân thì mặc áo vàng
Có đàn em là lũ côn đồ du đãng
Hễ đâu thấy khó trị, chống phá cách mạng
Dùng cánh tay nối dài của đảng để trấn an
Còn các đồng chí bộ đội thì mãi âm thầm
Giữ gìn bờ cõi chống ngoại xâm
Thế mà mất mẹ nó đi bao biển đảo cho lũ Tàu xẩm
Bắn chỉ thiên thử coi súng còn nổ hay không?
Hình như có Bác trong ngày vui đại thắng
Hình như thiếu bác thời đất nước đại thua
Nếu có Bác thì sao chẳng tằng hắng
Cho đảng chúng ta có nhịn nhục thì cũng vừa vừa…
Đấy chúng vừa nuốt xong Trường Sa, Hoàng Sa
Sau khi đảng ta để mất Ải Nam Quan của ông bà
Rồi chúng cấm dân ta đi đánh cá
Dân cứ đi, chúng bắt hoặc tông chìm, thì báo chí chúng ta gọi là “tàu lạ!”
Tàu đánh đấm trên cả ngàn năm mà gọi là “Tàu lạ”?
Hay đảng ta sợ đảng Tàu như sợ ma?
Mấy trăm tờ báo nhiều như lá
Chả có đứa nào dám nói ra!
Tên quốc tế chúng là China
Đất nước rộng đẹp nhưng lãnh đạo là những tên xỏ lá
Dân đông nhưng tự do thì chưa bao giờ được nếm cả
Chỉ vua rồi vua trị vì, và bây giờ là vua đỏ!
Các đồng chí ơi chẳng cần sợ chúng nó
Khi một đất nước mà tự do không có
Tiến bộ bao nhiêu, giàu có bao nhiêu thì càng chứa nhiều tai họa
Như ung thư chưa bộc phát ngoài da
Nhờ các đồng chí hãy sớm tỉnh thức ra
Đưa dân tộc ta thoát khỏi vòng tai họa
Chủ nghĩa xã hội chỉ còn là những bóng ma
Nước độc đảng bao giờ cũng sinh bậy bạ
Hãy nhìn gần hai mươi năm sau
Đất nước này rồi sẽ đi về đâu?
Hãy mơ xa cho đàn con bầy cháu
Một tương lai chẳng nhục nhã như thế hệ chư hầu!
Đảng thôi lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Dân có tự do, có cơm no, áo đủ
Có thắm tình đồng bào, có văn minh dân chủ
Hai mươi năm sau ta sẽ lấy lại bao biển đảo đang bị mất vì hèn, ngu!
Đảng bảo sao nhà nước làm vậy, nhân dân lãnh đủ
Cứ mãi thế, cái vòng lẩn quẩn
Dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo
Dân đăng ký, chờ nhà nước đồng ý, nhưng đảng bảo
Chưa nhất trí, nhà nước quyết nghị: dân chờ mút chỉ!
Đảng lại bày thêm Mặt Trận Tổ Quốc
Rồi chế ra Quốc Hội quyền lực cao nhất
Các Tôn Giáo phải thêm vào hai từ “yêu nước”
Đứa nào sai ý, đảng liền kết vào tội “phản quốc”
Hồi xưa bác Hồ bảo: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”
Chả hiểu bác định nghĩa làm sao?
“Yêu tổ quốc” là phải luôn luôn để đảng lãnh đạo?
“Yêu đồng bào” là phải luôn nghe lời, dù đảng bậy bạ thế nào?
Các đồng chí ơi, chắc chắn các đồng chí không phải là những ông trời
Nhưng các đồng chí có còn phải là những con người?
Nghĩa là biết yêu thương, hổ thẹn… bên cạnh ăn và nói
Con người hơn con thú không phải ở chỗ biết nhai biết gian dối
Nhưng là biết khóc, biết cười, biết đau xót trong tình con người!
Nhà nước là đầy tớ nhân dân
Đầy tớ có súng và dám bắn khi cần
Khi đảng ra lệnh dùng công an và bộ đội
Nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh để đánh… dân
Công an nhân dân thì mặc áo vàng
Có đàn em là lũ côn đồ du đãng
Hễ đâu thấy khó trị, chống phá cách mạng
Dùng cánh tay nối dài của đảng để trấn an
Còn các đồng chí bộ đội thì mãi âm thầm
Giữ gìn bờ cõi chống ngoại xâm
Thế mà mất mẹ nó đi bao biển đảo cho lũ Tàu xẩm
Bắn chỉ thiên thử coi súng còn nổ hay không?
Hình như có Bác trong ngày vui đại thắng
Hình như thiếu bác thời đất nước đại thua
Nếu có Bác thì sao chẳng tằng hắng
Cho đảng chúng ta có nhịn nhục thì cũng vừa vừa…
Đấy chúng vừa nuốt xong Trường Sa, Hoàng Sa
Sau khi đảng ta để mất Ải Nam Quan của ông bà
Rồi chúng cấm dân ta đi đánh cá
Dân cứ đi, chúng bắt hoặc tông chìm, thì báo chí chúng ta gọi là “tàu lạ!”
Tàu đánh đấm trên cả ngàn năm mà gọi là “Tàu lạ”?
Hay đảng ta sợ đảng Tàu như sợ ma?
Mấy trăm tờ báo nhiều như lá
Chả có đứa nào dám nói ra!
Tên quốc tế chúng là China
Đất nước rộng đẹp nhưng lãnh đạo là những tên xỏ lá
Dân đông nhưng tự do thì chưa bao giờ được nếm cả
Chỉ vua rồi vua trị vì, và bây giờ là vua đỏ!
Các đồng chí ơi chẳng cần sợ chúng nó
Khi một đất nước mà tự do không có
Tiến bộ bao nhiêu, giàu có bao nhiêu thì càng chứa nhiều tai họa
Như ung thư chưa bộc phát ngoài da
Nhờ các đồng chí hãy sớm tỉnh thức ra
Đưa dân tộc ta thoát khỏi vòng tai họa
Chủ nghĩa xã hội chỉ còn là những bóng ma
Nước độc đảng bao giờ cũng sinh bậy bạ
Hãy nhìn gần hai mươi năm sau
Đất nước này rồi sẽ đi về đâu?
Hãy mơ xa cho đàn con bầy cháu
Một tương lai chẳng nhục nhã như thế hệ chư hầu!
Đảng thôi lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Dân có tự do, có cơm no, áo đủ
Có thắm tình đồng bào, có văn minh dân chủ
Hai mươi năm sau ta sẽ lấy lại bao biển đảo đang bị mất vì hèn, ngu!
Giáo dân Gia Kiệm cầu nguyện cho anh chị em ở Tam Tòa
Hoàng Dũng
05:25 24/07/2009
GIA KIỆM, XUÂN LỘC - Tối 23/7/2009, nhiều giáo dân Gia Kiệm đã ra thắp nến cầu nguyện với Đức Mẹ Giáo xứ Bạch Lâm cho anh chị em ở Tam Tòa.
Quảng Bình: 7 giáo dân giáo xứ Tam Tòa bị truy tố
TH
05:38 24/07/2009
ÐỒNG HỚI (TH) - Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã bắt giam và truy tố 7 giáo dân Công Giáo sau khi đã đánh họ mang thương tích trầm trọng, vu cho họ tội “gây rối trật tự công cộng.”
“Sau khi xem xét, điều tra, công an Ðồng Hới đã quyết định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng” và bắt tạm giam 7 người, gồm: Mai Xuân Thú (56 tuổi), Cao Thị Tình (52 tuổi), trú xã Quảng Trường; Nguyễn Quang Trung (36 tuổi), Mai Lòng (23 tuổi), Hoàng Hữu (54 tuổi), trú xã Quảng Lộc; Hoàng Thị Tý (21 tuổi), trú xã Quảng Minh, tất cả đều thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình và Nguyễn Văn Dần (35 tuổi), trú xã Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.” Một bản tin trên tờ CAND nói như vậy.
Báo CAND (của Bộ Công An CSVN) và tờ Nhân Dân đăng tải bài viết vu cho giáo dân Công Giáo nhiều điều khác với những gì được giáo dân cho biết qua các cuộc phỏng vấn cũng như qua các bản thông cáo của giáo phận Vinh.
Sáng ngày 20 Tháng Bảy 2009, hàng trăm công an kéo đến tấn công giáo dân dựng nhà lều làm chỗ hành lễ trước ngôi thánh đường Tam Tòa đổ nát từ thời chiến tranh 41 năm trước nay chỉ còn tháp chuông.
Sau vụ đàn áp, họ bắt đi 20 giáo dân, thả ra 14 người và còn giữ lại 7 người bây giờ truy tố.
Nhà thờ Tam Tòa là một nhà thờ rất cổ kính, xây dựng từ năm 1887 theo kiểu kiến trúc Bồ Ðào Nha, chẳng may bị bom Mỹ phá sập trong thời chiến tranh. Chỉ còn một vách tường cuối nhà thờ và tháp chuông là còn đứng được sau vụ giội bom.
Giáo xứ và Tòa Giám Mục địa phận Vinh đã nhiều lần yêu cầu cho phép giáo xứ xây lại đều không được chấp thuận lấy cớ giữ đó như một dấu tích lịch sử cuộc chiến.
Ngày 22 Tháng Bảy 2009, Hội Ðồng Linh Mục giáo phận Vinh gửi văn thư đòi hỏi trả tự do cho họ và đòi các tài sản đã bị tịch thu bất hợp pháp.
Văn thư yêu cầu “Thả ngay, thả hết những giáo dân đã bị công an tỉnh Quảng Bình bắt giữ. Săn sóc, chữa lành những giáo dân bị công an đánh đập. Bồi thường tại chỗ nhà tạm của giáo xứ Tam Tòa đã bị phá và chở đi. Trả lại Thánh Giá, và các tài sản như máy phát điện, máy quay phim, máy chụp hình và tất cả đồ vật mà công an tỉnh Quảng Bình đã chiếm đoạt trái pháp luật.”
Nay diễn biến cho thấy những người còn đang bị giam giữ khó tránh khỏi tù tội và các tài sản bị cướp đi khó lòng thấy lại.
Hiện nay, các cuộc cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa vẫn đang lên thành phong trào hiệp thông ở khắp nơi.
Giám mục địa phận Vinh là Ðức Cha Cao Ðình Thuyên đang du hành thăm viếng giáo dân gốc Quảng Bình, Thanh Hóa ở Hoa Kỳ, ngài đã gửi thư hiệp thông với giáo dân
“Khắp nơi đang hướng về Tam Tòa với lòng thương mến và sự cảm thông sâu xa. Ðối với chúng ta, thử thách này đang đòi buộc mỗi người cần cầu nguyện và can đảm hơn nữa vì đức tin chân chính của mình.” Ðức Cha Thuyên viết trong bức thư.
“Ðược cha tổng đại diện và quí cha tường trình sự việc, tôi an tâm, tin tưởng vào sự khôn ngoan và nhiệt thành của quí cha với gần 500 ngàn giáo dân giáo phận Vinh. Tôi an tâm hơn khi biết quí cha cùng tất cả anh chị em đang cùng ‘một lòng một ý’ làm nên sức mạnh của những người tin Chúa, và đang hết mình vì giáo phận trong tình hiệp thông và liên đới.”
Ðức Cha Thuyên hiện đang có mặt ở miền Ðông Hoa Kỳ và chương trình của ngài sẽ đến Texas và California.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=98480&z=1)
“Sau khi xem xét, điều tra, công an Ðồng Hới đã quyết định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng” và bắt tạm giam 7 người, gồm: Mai Xuân Thú (56 tuổi), Cao Thị Tình (52 tuổi), trú xã Quảng Trường; Nguyễn Quang Trung (36 tuổi), Mai Lòng (23 tuổi), Hoàng Hữu (54 tuổi), trú xã Quảng Lộc; Hoàng Thị Tý (21 tuổi), trú xã Quảng Minh, tất cả đều thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình và Nguyễn Văn Dần (35 tuổi), trú xã Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.” Một bản tin trên tờ CAND nói như vậy.
Báo CAND (của Bộ Công An CSVN) và tờ Nhân Dân đăng tải bài viết vu cho giáo dân Công Giáo nhiều điều khác với những gì được giáo dân cho biết qua các cuộc phỏng vấn cũng như qua các bản thông cáo của giáo phận Vinh.
Sáng ngày 20 Tháng Bảy 2009, hàng trăm công an kéo đến tấn công giáo dân dựng nhà lều làm chỗ hành lễ trước ngôi thánh đường Tam Tòa đổ nát từ thời chiến tranh 41 năm trước nay chỉ còn tháp chuông.
Sau vụ đàn áp, họ bắt đi 20 giáo dân, thả ra 14 người và còn giữ lại 7 người bây giờ truy tố.
Nhà thờ Tam Tòa là một nhà thờ rất cổ kính, xây dựng từ năm 1887 theo kiểu kiến trúc Bồ Ðào Nha, chẳng may bị bom Mỹ phá sập trong thời chiến tranh. Chỉ còn một vách tường cuối nhà thờ và tháp chuông là còn đứng được sau vụ giội bom.
Giáo xứ và Tòa Giám Mục địa phận Vinh đã nhiều lần yêu cầu cho phép giáo xứ xây lại đều không được chấp thuận lấy cớ giữ đó như một dấu tích lịch sử cuộc chiến.
Ngày 22 Tháng Bảy 2009, Hội Ðồng Linh Mục giáo phận Vinh gửi văn thư đòi hỏi trả tự do cho họ và đòi các tài sản đã bị tịch thu bất hợp pháp.
Văn thư yêu cầu “Thả ngay, thả hết những giáo dân đã bị công an tỉnh Quảng Bình bắt giữ. Săn sóc, chữa lành những giáo dân bị công an đánh đập. Bồi thường tại chỗ nhà tạm của giáo xứ Tam Tòa đã bị phá và chở đi. Trả lại Thánh Giá, và các tài sản như máy phát điện, máy quay phim, máy chụp hình và tất cả đồ vật mà công an tỉnh Quảng Bình đã chiếm đoạt trái pháp luật.”
Nay diễn biến cho thấy những người còn đang bị giam giữ khó tránh khỏi tù tội và các tài sản bị cướp đi khó lòng thấy lại.
Hiện nay, các cuộc cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa vẫn đang lên thành phong trào hiệp thông ở khắp nơi.
Giám mục địa phận Vinh là Ðức Cha Cao Ðình Thuyên đang du hành thăm viếng giáo dân gốc Quảng Bình, Thanh Hóa ở Hoa Kỳ, ngài đã gửi thư hiệp thông với giáo dân
“Khắp nơi đang hướng về Tam Tòa với lòng thương mến và sự cảm thông sâu xa. Ðối với chúng ta, thử thách này đang đòi buộc mỗi người cần cầu nguyện và can đảm hơn nữa vì đức tin chân chính của mình.” Ðức Cha Thuyên viết trong bức thư.
“Ðược cha tổng đại diện và quí cha tường trình sự việc, tôi an tâm, tin tưởng vào sự khôn ngoan và nhiệt thành của quí cha với gần 500 ngàn giáo dân giáo phận Vinh. Tôi an tâm hơn khi biết quí cha cùng tất cả anh chị em đang cùng ‘một lòng một ý’ làm nên sức mạnh của những người tin Chúa, và đang hết mình vì giáo phận trong tình hiệp thông và liên đới.”
Ðức Cha Thuyên hiện đang có mặt ở miền Ðông Hoa Kỳ và chương trình của ngài sẽ đến Texas và California.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=98480&z=1)
Vụ Tam Tòa đi đến đâu? - Bản cũ soạn lại bài học Thái Hà
Đỗ Hữu Nghiêm
07:24 24/07/2009
Vụ Tam Tòa Đi Đến Đâu: Bản Cũ Soạn Lại Bài Học Thái Hà:
Khởi Tố Giáo Dân Nhưng Ngăn Cản Luật Sư Bênh Vực Bị Cáo
1. Công an Quảng Bình quyết định khởi tố bảy bị can về “tội gây rối trật tự công cộng” trong vụ đụng độ tại Giáo xứ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) hôm thứ Hai 20/07.
Theo báo chí nhà nước cho biết, Công an Đồng Hới đã khởi tố bị can trong vụ mà chính quyền gọi là "xây dựng trái phép, gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ, ném đá vào người dân địa phương tại khu Chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa ".
Sáng thứ Hai, một đám đông giáo dân xây cất nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa đã đụng độ với nhân viên công quyền và cả một số người dân, một số người bị thương và hàng chục người bị cảnh sát bắt.
Giáo dân nói họ cần nơi để làm lễ, vì từ khi nhà thờ Tam Tòa bị bom Mỹ làm hư hại năm 1968, cả thành phố Đồng Hới không có nhà thờ nào.
Chính quyền thì nói “nhà thờ Tam Tòa nay đã trở thành khu chứng tích tội ác chiến tranh và giáo dân đã xây cất trái phép”.
LM Việt cũng nói, công an Quảng Bình đã thả bảy người và hiện còn bảy người đang bị giam giữ.
Những người bị khởi tố là Mai Xuân Thú (sinh năm 1953), Cao Thị Tình (1957), Nguyễn Quang Trung (1973), Mai Lòng (1986), Hoàng Hữu (1955), Hoàng Thị Tý (1988) và Nguyễn Văn Dần (1974).
Tất cả những người này, theo cơ quan chức năng, đều là người địa phương khác và "đã thừa nhận việc làm sai trái của mình". (Lại bài học mánh khóe Công an được sử dụng "cúi đầu nhận tội")
Trong khi đó, LM Nguyễn Nam Việt nói tòa Giám mục sẽ đứng ra bảo vệ giáo dân theo tiến trình và sẽ yêu cầu luật sư bào chữa cho họ nếu cần thiết.
Với con số gần nửa triệu giáo dân, Giáo phận Vinh là giáo phận lớn thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau giáo phận Xuân Lộc.
Tòa Giám mục đã có kêu gọi hiệp thông với những người đang bị bắt giữ.
Chính quyền địa phương Quảng Bình qua báo chí trong nước cho hay đã giới thiệu cho Tòa Giám mục Xã Đoài 5 địa điểm tại Đồng Hới để xây cất nhà thờ mới.
Tuy nhiên, theo LM Việt, các địa điểm được giới thiệu không phù hợp, như quá xa trung tâm, nằm ở nơi biệt lập không có đường xá, không như chính quyền hứa hẹn lúc đầu.
2. Người được thông tin không hoàn toàn nắm được các tình tiết như chứng nhân tận mắt, nhưng cứ theo tiền lệ trong vụ Thái Hà ở Hà Nội, thì đây chính là một bàn cũ của vụ án Thái Hà được bày lại tại một địa phương vốn đã có nhiều biến cố giữa chính lực lượng kháng chiến và giáo quyền địa phương, như vụ Nhà Chung Xã Đoài, Trang Nứa, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu (thập niên 1950).
Ngoài ra hàng loạt những hành vi bất công và phi nhân phi lý của nhà nước CSVN ở miền Bắc trong thời gian 1954-1975 đã được giới truyền thông và những người tỉnh ngộ về “Cách mạng Cộng sản” phanh phui, nhất là trong phong trào “Cải Cách Ruộng Đất”, “Nhân Văn Giai Phẩm”, và nhất là mới đây trong “Hồi Ký Tô Hải”
3. Trước mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam dường như đang dần được cải thiện, ít nhất qua giới truyền thông bên ngoài giáo hội; thế nhưng hành động của CSVN lại có những cái trái khoáy làm người ta có thể đặt ra mấy giả thuyết:
a. Phải chăng trong chính quyền hiện nay có phe quá khích muốn chống lại xu hướng hòa giải trong hệ thồng chính quyền Việt Nam hiện nay? Và phe này có gắng tạo ra những biến động không cần thiết để biện minh cho lập trường cứng rắn của mình, phá hoại quan hệ tốt đẹp giữa Vatican và Việt Nam, nhất là trong lãnh vực giáo dục. Những nỗ lực phối hợp như tiền đề cho cộng tác giữa Đại Học Washington DC, Đại Học Georgetown, Đại Học Loyola Chicago và hệ thống Đại Học tại Việt Nam (cuối thập niên 2000)
b. Sự kiện Tam Tòa lại cho thấy ở miền Trung những thành phần trong giáo hội ngày càng là một nhân tố lôi kéo quần chúng đoàn kết rộng rãi hơn trong phong trào đấu tranh cho sự thật và công lý, nhất là trong lãnh vực quản lý đất đai.
Nhiều sự kiện trước đã chứng tỏ cách làm thiếu trong sáng của nhà nước trong các vụ nhà trẻ Nguyễn Thị Diệu của Dòng Nữ Tử Vinh Sơn, Nhà Dòng Giuse tại Nha Trang, Khu đất Dòng Biển Đức Thiên An, nhà Dòng thánh Giuse ở Long Xuyên… và gần đây nhất vụ nhà Dòng Thủ Thiêm và nhà thờ thủ Thiêm.
Trong nhân dân, rất nhiều vụ khiếu kiện đất đai của nhân dân ở thành thị cũng như nông thôn, bị quốc hữu hóa một cách bất công vì nhằm vào những mục đích tự lợi hay những hợp đồng giữa viên chức nhà nước và doanh nhân nước ngoài đấu mặt.
Thiết tưởng những hành động kiểu như ở Tam Tòa nếu tiếp tục để cho diễn ra trong quá trình đi tới bang giao thì niềm hy vọng có sự cải thiện quan hệ lâu dài giữa nhà nước và giáo hội sẽ càng khúc mắc thêm.
Oakland, ngày 23.7.2009
Khởi Tố Giáo Dân Nhưng Ngăn Cản Luật Sư Bênh Vực Bị Cáo
1. Công an Quảng Bình quyết định khởi tố bảy bị can về “tội gây rối trật tự công cộng” trong vụ đụng độ tại Giáo xứ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) hôm thứ Hai 20/07.
Theo báo chí nhà nước cho biết, Công an Đồng Hới đã khởi tố bị can trong vụ mà chính quyền gọi là "xây dựng trái phép, gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ, ném đá vào người dân địa phương tại khu Chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa ".
Sáng thứ Hai, một đám đông giáo dân xây cất nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa đã đụng độ với nhân viên công quyền và cả một số người dân, một số người bị thương và hàng chục người bị cảnh sát bắt.
Giáo dân nói họ cần nơi để làm lễ, vì từ khi nhà thờ Tam Tòa bị bom Mỹ làm hư hại năm 1968, cả thành phố Đồng Hới không có nhà thờ nào.
Chính quyền thì nói “nhà thờ Tam Tòa nay đã trở thành khu chứng tích tội ác chiến tranh và giáo dân đã xây cất trái phép”.
LM Việt cũng nói, công an Quảng Bình đã thả bảy người và hiện còn bảy người đang bị giam giữ.
Những người bị khởi tố là Mai Xuân Thú (sinh năm 1953), Cao Thị Tình (1957), Nguyễn Quang Trung (1973), Mai Lòng (1986), Hoàng Hữu (1955), Hoàng Thị Tý (1988) và Nguyễn Văn Dần (1974).
Tất cả những người này, theo cơ quan chức năng, đều là người địa phương khác và "đã thừa nhận việc làm sai trái của mình". (Lại bài học mánh khóe Công an được sử dụng "cúi đầu nhận tội")
Trong khi đó, LM Nguyễn Nam Việt nói tòa Giám mục sẽ đứng ra bảo vệ giáo dân theo tiến trình và sẽ yêu cầu luật sư bào chữa cho họ nếu cần thiết.
Với con số gần nửa triệu giáo dân, Giáo phận Vinh là giáo phận lớn thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau giáo phận Xuân Lộc.
Tòa Giám mục đã có kêu gọi hiệp thông với những người đang bị bắt giữ.
Chính quyền địa phương Quảng Bình qua báo chí trong nước cho hay đã giới thiệu cho Tòa Giám mục Xã Đoài 5 địa điểm tại Đồng Hới để xây cất nhà thờ mới.
Tuy nhiên, theo LM Việt, các địa điểm được giới thiệu không phù hợp, như quá xa trung tâm, nằm ở nơi biệt lập không có đường xá, không như chính quyền hứa hẹn lúc đầu.
2. Người được thông tin không hoàn toàn nắm được các tình tiết như chứng nhân tận mắt, nhưng cứ theo tiền lệ trong vụ Thái Hà ở Hà Nội, thì đây chính là một bàn cũ của vụ án Thái Hà được bày lại tại một địa phương vốn đã có nhiều biến cố giữa chính lực lượng kháng chiến và giáo quyền địa phương, như vụ Nhà Chung Xã Đoài, Trang Nứa, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu (thập niên 1950).
Ngoài ra hàng loạt những hành vi bất công và phi nhân phi lý của nhà nước CSVN ở miền Bắc trong thời gian 1954-1975 đã được giới truyền thông và những người tỉnh ngộ về “Cách mạng Cộng sản” phanh phui, nhất là trong phong trào “Cải Cách Ruộng Đất”, “Nhân Văn Giai Phẩm”, và nhất là mới đây trong “Hồi Ký Tô Hải”
3. Trước mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam dường như đang dần được cải thiện, ít nhất qua giới truyền thông bên ngoài giáo hội; thế nhưng hành động của CSVN lại có những cái trái khoáy làm người ta có thể đặt ra mấy giả thuyết:
a. Phải chăng trong chính quyền hiện nay có phe quá khích muốn chống lại xu hướng hòa giải trong hệ thồng chính quyền Việt Nam hiện nay? Và phe này có gắng tạo ra những biến động không cần thiết để biện minh cho lập trường cứng rắn của mình, phá hoại quan hệ tốt đẹp giữa Vatican và Việt Nam, nhất là trong lãnh vực giáo dục. Những nỗ lực phối hợp như tiền đề cho cộng tác giữa Đại Học Washington DC, Đại Học Georgetown, Đại Học Loyola Chicago và hệ thống Đại Học tại Việt Nam (cuối thập niên 2000)
b. Sự kiện Tam Tòa lại cho thấy ở miền Trung những thành phần trong giáo hội ngày càng là một nhân tố lôi kéo quần chúng đoàn kết rộng rãi hơn trong phong trào đấu tranh cho sự thật và công lý, nhất là trong lãnh vực quản lý đất đai.
Nhiều sự kiện trước đã chứng tỏ cách làm thiếu trong sáng của nhà nước trong các vụ nhà trẻ Nguyễn Thị Diệu của Dòng Nữ Tử Vinh Sơn, Nhà Dòng Giuse tại Nha Trang, Khu đất Dòng Biển Đức Thiên An, nhà Dòng thánh Giuse ở Long Xuyên… và gần đây nhất vụ nhà Dòng Thủ Thiêm và nhà thờ thủ Thiêm.
Trong nhân dân, rất nhiều vụ khiếu kiện đất đai của nhân dân ở thành thị cũng như nông thôn, bị quốc hữu hóa một cách bất công vì nhằm vào những mục đích tự lợi hay những hợp đồng giữa viên chức nhà nước và doanh nhân nước ngoài đấu mặt.
Thiết tưởng những hành động kiểu như ở Tam Tòa nếu tiếp tục để cho diễn ra trong quá trình đi tới bang giao thì niềm hy vọng có sự cải thiện quan hệ lâu dài giữa nhà nước và giáo hội sẽ càng khúc mắc thêm.
Oakland, ngày 23.7.2009
Lời kinh bên bờ sông Nhật Lệ
Nắng Sài Gòn
19:51 24/07/2009
Nhật Lệ đêm nay,
Lung linh ánh nến nhiệm mầu.
Nhật Lệ đêm nay,
Tim lòng sầu nén thương đau.
Từng lời kinh vang,
Bên bờ sông quặn đau tan nát,
Nước mắt buồn sầu vương câu hát,
Xót thương người nguyện cầu đêm thâu.
Lời kinh ngân vang,
Thương ai kiếp sống bẽ bàng.
Ngậm ngùi câu kinh,
Thương đất mẹ khô héo, tan hoang.
Trầm buồn ngân vang,
Bên bờ sông niềm đau nhức nhối,
Thương chiên lành tan đàn lạc lối,
Chốn lao tù lạnh lùng đơn côi.
Nhật Lệ nến hồng - Cháy trong anh,
Nhật Lệ nguyện cầu - Sáng tim em,
Nhật Lệ nồng nàn - Sống trong tôi,
Nhật Lệ trầm buồn - Sống trong những ai đi tìm Công Lý.
Sự Thật gọi mời - Nến lung linh,
Sự Thật rạng ngời - Quyết hy sinh,
Sự Thật oai hùng - Vững tin yêu,
Bài Ca Ngàn Trùng - Hát mãi trong tim chứng nhân anh hùng.
Saigòn, ngày 24/7/2009
Lung linh ánh nến nhiệm mầu.
Nhật Lệ đêm nay,
Tim lòng sầu nén thương đau.
Từng lời kinh vang,
Bên bờ sông quặn đau tan nát,
Nước mắt buồn sầu vương câu hát,
Xót thương người nguyện cầu đêm thâu.
Lời kinh ngân vang,
Thương ai kiếp sống bẽ bàng.
Ngậm ngùi câu kinh,
Thương đất mẹ khô héo, tan hoang.
Trầm buồn ngân vang,
Bên bờ sông niềm đau nhức nhối,
Thương chiên lành tan đàn lạc lối,
Chốn lao tù lạnh lùng đơn côi.
Nhật Lệ nến hồng - Cháy trong anh,
Nhật Lệ nguyện cầu - Sáng tim em,
Nhật Lệ nồng nàn - Sống trong tôi,
Nhật Lệ trầm buồn - Sống trong những ai đi tìm Công Lý.
Sự Thật gọi mời - Nến lung linh,
Sự Thật rạng ngời - Quyết hy sinh,
Sự Thật oai hùng - Vững tin yêu,
Bài Ca Ngàn Trùng - Hát mãi trong tim chứng nhân anh hùng.
Saigòn, ngày 24/7/2009
Tam Tòa - tiếng thét đau thương từ miền Trung đất Việt, máu tử đạo lại đổ
J.B Nguyễn Hữu Vinh
12:33 24/07/2009
Tôi nhận được các thông tin từ Giáo phận Vinh quê hương tôi, những thông tin nhói buốt con tim, làm mọi người bừng lên sự phẫn uất: Ngày 20/7/2009, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động lực lượng công an đàn áp dã man giáo dân một Giáo xứ giữa lòng Thành phố miền Trung Việt Nam. Nhiều giáo dân là trẻ em, phụ nữ đã bị đàn áp bằng những biện pháp man rợ và đầy thú tính. Những hành động đê hèn đó nhằm để trấn áp những giáo dân đang cố gắng là một ngôi lán tạm bợ để dâng Thánh lễ trên nền đất Thánh đường Tam Tòa.
Những thông tin trong nước mắt của giáo dân Tam Tòa kịp thời gửi ra toàn thế giới đã làm bao con tim xúc động, bao ánh mắt hướng về Tam Tòa với sự cảnh giác cao độ và tinh thần hiệp thông mạnh mẽ.
Nhận được thông tin, tôi lên đường đến Tam Tòa vào một ngày nắng rát, những người tôi gặp, kể cả giáo dân và không phải giáo dân đã kể lại sự việc kinh hoàng trong nước mắt. Tôi cố hình dung lại những gì đã xảy ra với giáo dân Tam Tòa trong buổi sáng tội ác 20/7/2009 đó mà vẫn không thể tin nổi. Tại sao ở một đất nước, một dân tộc khao khát tự do hạnh phúc, đã dồn hết sức lực và ý chí để chiến đầu giành hòa bình mấy chục năm nay lại vẫn có thể tái diễn những cảnh này.
Tam Tòa, di tích tội ác?
Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam thời kỳ của cuộc chiến Nam – Bắc khốc liệt nhằm “giải phóng miền Nam” chắc không sót một nơi nào không nếm trải những trận bom kinh hoàng. Những năm tháng đó, bất cứ nơi nào, từ trường học, bệnh viện cho đến Nhà thờ hay trận địa pháo cao xạ, cầu đường… tất cả đều có thể bị ném bom. Chiến tranh đã mang đến bao nỗi tang tóc và đau thương mất mát trên cả đất nước. Hàng triệu sinh mạng đã mất, cơ sở vật chất bị tàn phá nghiêm trọng.
Nói về cuộc chiến đó, nhiều cách suy nghĩ, nhiều người có những đánh giá khác nhau. Nhưng cuộc chiến tranh nào cũng là sự bất hạnh của đất nước, của dân tộc, dù đó là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa. Không ai mong muốn chiến tranh.
Mảnh đất Quảng Bình, nơi mà hàng ngày mưa bom, bão đạn cứ trút xuống, chỉ từ tháng 4 đến tháng 8-1968 đã có trên 12.000 phi vụ ném bom Quảng Bình thì đâu chỉ có Nhà thờ Tam Tòa mới là nơi bị tàn phá. Hàng loạt các cơ sở, các cơ quan, các di tích thắng cảnh và Thị xã Đồng Hới đã bị san bằng, bị tan nát.
Nhiều người trong đó có giáo dân Tam Tòa cứ tưởng rằng, sau chiến tranh, đất nước sẽ được hòa bình, người dân sẽ được sống trong độc lập, ấm no và hạnh phúc và người dân được tôn trọng.
Nhưng, sau chiến tranh, nhà nước đổ tiền, của và nhân tài vật lực cho xây dựng Thành phố Đồng Hới, thì kèm theo đó ngôi Nhà thờ Tam Tòa có “vinh dự” được UBND Tỉnh Quảng Bình dùng làm “Chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ”. Còn đời sống tín ngưỡng của hàng ngàn giáo dân bị coi nhẹ và quên đi.
Nếu cần giữ lại cảnh đổ nát hoang tàn để làm “chứng tích tội ác” của chiến tranh, thì hẳn cả đất nước này phải là một cảnh tượng tan nát, TP Đồng Hới phải giữ nguyên là một bình địa bị san phẳng chứ không chỉ Nhà thờ Tam Tòa.
Nói đến sự kiện này, người ta không khỏi nghi ngờ động cơ đằng sau cái quyết định của UBND Tỉnh Quảng Bình. Phải chăng, trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó chỉ có Nhà thờ Tam Tòa mới chịu thiệt hại nên phải giữ nó làm chứng tích tội ác? Hàng loạt cơ sở khác như bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan… ở Quảng Bình bị chiến tranh san bằng có là chứng tích tội ác không? Hàng ngàn cơ sở, di tích của dân chúng cũng như của nhà nước bị phá hoại, sao chỉ chọn Nhà thờ Tam Tòa?
Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa… ở Việt Nam lại thêm một loại di tích: Di tích tội ác.
Người dân Giáo phận Vinh còn nhớ rõ, cũng với cách lấy Nhà thờ làm “di tích tội ác” mà Giáo phận Vinh đã mất đi khuôn viên Nhà thờ Cầu Rầm tại Thành phố Vinh trước đây, vốn tọa lạc ngay tại vị trí hết sức đẹp mắt và rộng rãi. Học được cách đó, nhà cầm quyền Quảng Bình cũng không bỏ lỡ thời cơ.
Việc lấy Nhà thờ làm “chứng tích tội ác” là một điều hết sức phản cảm đối với giáo lý của Giáo hội Công giáo vốn lấy thứ tha làm trọng, lấy yêu thương làm đầu. Nhưng với nhà nước thì không như vậy.
Điều làm người ta suy nghĩ là: Có phải nhà cầm quyền quý trọng các di tích, các chứng tích văn hóa, hay không? Nếu biết quý trọng các di tích, chứng tích văn hóa của cha ông, hẳn người ta sẽ không bằng mọi cách đập bỏ Hội Trường Ba Đình một cách vội vàng bất chấp sự phản đối của nhân sĩ, trí thức, kể cả các bậc công thần chế độ Cộng sản như Tướng Võ Nguyên Giáp.
Nếu biết quý trọng di tích, chứng tích, hẳn người ta đã đối xử tốt hơn với Hoàng Thành Thăng Long vốn đã có hơn 1000 năm tuổi.
Nếu biết quý trong di tích,hẳn đàn Nam Giao ở Huế đã được bảo tồn mà không phải bị đập phá.
Nhưng, di tích, di sản… chỉ có giá trị khi họ cần nó cho một mục đích nào đó mà thôi. Với những di sản đặt trên những mảnh đất vàng như Hỏa Lò Hà Nội, thì việc bảo tồn được một góc hết sức khiêm tốn đã là quá lắm rồi, phần còn lại nhường chỗ cho những công ty, những nhà tầng, những dự án ra tiền, ra của mà quan chức VN rất ưa chuộng.
Nhà thờ Tam Tòa bỗng nhiên bị xóa sổ, cả giáo xứ bỗng nhiên mất tích mà không có bất cứ sự trao đổi, thỏa thuận hay bất cứ sự tôn trọng nào với giáo dân và giáo quyền.
Chỉ đến gần đây, sau những ngày đấu tranh căng thẳng, Tỉnh Quảng Bình mới giới thiệu cho Tòa Giám mục Xã Đoài vài chỗ để xây nhà thờ thì lại là một sự đánh đố mà họ biết rằng giáo dân không thể nào chấp nhận bởi những vị trí xa xôi không thể có sinh hoạt tôn giáo được. Phải chăng đó cũng là một mục đích của họ để kéo dài sự đau khổ của giáo dân?
Việc UBND Tỉnh Quảng Bình ngang nhiên lấy Nhà thờ của Giáo hội công giáo mà không có bất cứ ý kiến nào của Giáo hội đã là hành động ngang ngược và đầy sự kẻ cả, hách dịch bất chấp lòng dân và coi thường Giáo hội. Nếu lấy đất Nhà thờ làm di tích tội ác, vậy thì Tỉnh Quảng Bình đã quan tâm đến đời sống tín ngưỡng và tài sản của bà con giáo dân nơi đây như thế nào? Họ đã đền bù về vật chất, tinh thần cho bà con giáo dân như thế nào khi mà sau 35 năm chiến tranh kết thúc, giữa thành phố này vẫn không có bóng dáng một ngôi nhà thờ, một nơi thờ tự của giáo dân Công giáo?
Thực ra, nhiều người dân Quảng Bình đã rõ, mảnh đất của Nhà thờ Tam Tòa bên dòng Nhật Lệ là mảnh đất quá đẹp và mát. Ở đó ngay sát tháp ngôi nhà thờ đang ngạo nghễ tồn tại, là một con đường, và bên kia là một dãy phố mà dân Quảng Bình gọi là phố “Khân dông” – Không dân, cách nói ngược để chỉ con phố toàn nhà cửa quan chức.
Ngoài ra, với chính sách cộng sản vô thần, họ chẳng muốn cho Nhà thờ được phục hồi hoạt động dù nhu cầu tôn giáo không ngừng tăng lên khi niềm tin vào một lý tưởng bánh vẽ về Chủ nghĩa cộng sản “của cải tuôn ra dào dạt, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đã từ lâu dân đã nếm đủ vị đắng, không còn là món hấp dẫn.
Vì vậy mà ba mươi lăm năm sau chiến tranh, trên con đường xuyên Việt qua thành phố Đồng Hới, những tòa nhà cao ngất, tiện nghi của các cơ quan công quyền thi nhau khoe khoang thì cả thành phố này vẫn là một thành phố trắng nơi thờ phượng của người công giáo.
Tội ác của ai?
Đứng trước nền nhà Thờ Tam Tòa, xung quanh là hàng loạt những nhóm người lạ mặt được huy động đến theo dõi những người đến thăm, chúng tôi hiểu đâu là tội ác. Tội ác của một cuộc chiến đã xa cả đất nước này phải chịu bởi cuộc chiến tương tàn Bắc – Nam đã lùi xa 35 năm. Nhưng những tội ác mới ngày hôm qua tại nơi đây thì còn rõ nét. Những lỗ chôn các cây cột thép còn đó, những dấu vết còn lại trên nền nhà thờ cũ, chỗ bà con đun nấu phục vụ với vài ba cành lá dừa khô. Những lời kể của giáo dân và cả người ngoại giáo đã cho chúng tôi nghe về một tội ác mới: Ngày 20/7/2009, nhà cầm quyền và công an Quảng Bình đã dùng lực lượng công an và nhiều loai người khác nhau để đàn áp đổ máu các giáo dân đang dựng ngôi lán tạm che mưa nắng khi hành lễ.
Cảnh đàn áp khát máu đó xảy ra giữa ban ngày, giữa cộng đồng dân chúng bằng những hành động khát máu, đánh đập không thương tiếc, nhục mạ phụ nữ, đánh đập trẻ em vị thành niên… đã được nhiều người chứng kiến.
Trước những nhu cầu tôn giáo của nhân dân được Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng như các văn bản Quốc tế mà VN tham gia đã minh nhiên thừa nhận nhưng bị đàn áp dã man. Đây là một tội ác của nhà cầm quyền Quảng Bình.
Việc đánh đập, nhục mạ và bắt đi người phụ nữ bằng cách kéo lê chị đến tuột hết quần giữa thanh thiên bạch nhật là tội ác.
Việc dùng những người không công giáo tấn công người công giáo, việc chia rẽ, kích động gây hằn thù tôn giáo trong lòng dân tộc Việt Nam làm mất đi sự đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh trước nạn ngoại xâm đang hiển hiện là tội ác.
Việc bắt bớ, tịch thu tài sản, đánh đập người dân không có bất cứ một văn bản, mệnh lệnh nào trong một nhà nước pháp quyền là tội ác.
Việc dùng hệ thống báo chí bôi nhọ, xuyên tạc sự thật qua sự việc này, đổ lên đầu những người dân vô tội những tội trạng mà họ không hề có nhằm giấu đi sự man rợ của mình. Đó là tội ác.
Việc ngang nhiên chiếm nơi thờ tự của giáo dân, nhằm cướp đoạt quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được Pháp luật bảo vệ là một tội ác.
Như vậy Thánh đường Tam Tòa một lần nữa là chứng tích rõ ràng, sống động cho tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Quảng Bình.
Tất cả là Thánh ý
Trong thời gian qua, Giáo phận Vinh là một giáo phận mạnh mẽ, kiên cường và vững vàng, có sự thống nhất cao trong hàng ngũ từ Hàng giáo phẩm, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Với nửa triệu giáo dân đã có một quá trình dài 64 năm dưới chế độ cộng sản vô thần đã hiểu hết bản chất của nó và vẫn là một giáo hội kiên trung vững mạnh, hiệp thông và thống nhất. Trước những biến cố trong giáo hội từ những nơi xa đến gần, Giáo phận Vinh đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực sự thật, công lý lẽ phải và hòa bình.
Cũng vì thế, đây là một địa bàn không dễ tự tung tự tác của những kẻ muốn bạo lực, chèn ép và khát máu. Vậy sự kiện Tam Tòa phải chăng là một miếng đòn nhằm nắn gân Giáo hội tại đây? Điều gì sẽ đến nếu sự kiện Tam Tòa cứ diễn ra với sự vô cảm của mọi người và giáo dân cứ thế bị bách hại? Tôi tin rằng sẽ lần lượt đến các giáo xứ, giáo họ khác khi mà nơi nơi chỗ nào có nhà thờ thì chỗ đó bị lấn chiếm, bị tước đoạt đất đai, tài sản.
Giáo xứ Tam Tòa là một giáo xứ lâu đời, tuy nhiên qua cuộc chiến tàn khốc, giáo dân tản mát đi khá nhiều nơi, cộng đồng công giáo tại đây không còn đông đúc mạnh mẽ như trước. Phải chăng đây là nút yếu nhất trong cộng đồng Công giáo Giáo phận Vinh mà nhà cầm quyền muốn chặt đứt dễ dàng?
Tôi tin rằng, khi những giọt máu tử đạo, làm chứng cho Đức Kitô đã đổ xuống trên mảnh đất Tam Tòa này, thì ở đây sẽ lại có một cộng đồng mạnh mẽ và kiên vững. Xưa nay, khi máu tử đạo đổ xuống nơi nào, thì ở đó cánh đồng sẽ bội thu ơn kêu gọi. Những giọt máu tử đạo đó sẽ muôn đời được ghi nhận trong lịch sử Giáo hội ở thời kỳ khó khăn bách hại này.
Vì vậy, tôi vẫn tin rằng Tam Tòa sẽ là nơi được chúc phúc, được dùng là khí cụ bình an của Chúa và là nhân chứng cho Đức Kitô trong giai đoạn khó khăn của giáo hội Việt Nam dưới thời cộng sản.
Và như vậy Tam Tòa sẽ kiên vững và phát triển. Bởi Chúa vẫn chọn những nơi yếu đuối để thể hiện sức mạnh của mình.
Để có thể được như vậy, người công giáo Việt Nam nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng nghĩ gì và làm gì cho Tam Tòa, để Tam Tòa mãi mãi là một nhân chứng sống động cho Đức Giêsu Kitô? Điều đó đang nằm trong tay tất cả các giáo dân, tu sĩ, linh mục và Hàng giáo phẩm Giáo phận Vinh cũng như cộng đồng dân Chúa Việt Nam.
Chúng ta phải làm gì khi những chứng nhân của Đức Kitô đang bị giam cầm và đàn áp? Chúng ta phải làm gì, khi mà đất đai Nhà thờ ngang nhiên bị chiếm đoạt bất chấp ý nguyện nhân dân và quyền tự do tối thiểu của họ là tự do tín ngưỡng?
Chúng ta phải là gì, khi chiếc Thánh Giá của chính Đức Giám mục Võ Đức Minh tặng giáo dân với ý nguyện sẽ được đặt trong Thánh Đường Tam Tòa đã bị cướp đi như một sự nhục mạ chính bản thân cá nhân Ngài, Giáo quyền, Giáo hội, giáo dân?
Xin hãy cất lên một lời cầu nguyện cho Tam Tòa, để nơi đó nhận được Hồng ân Thiên Chúa vững mạnh kiêu hãnh vượt qua thử thách này.
Giáo phận Vinh trong những ngày đầy nước mắt, 24/7/2009
Những thông tin trong nước mắt của giáo dân Tam Tòa kịp thời gửi ra toàn thế giới đã làm bao con tim xúc động, bao ánh mắt hướng về Tam Tòa với sự cảnh giác cao độ và tinh thần hiệp thông mạnh mẽ.
Nhận được thông tin, tôi lên đường đến Tam Tòa vào một ngày nắng rát, những người tôi gặp, kể cả giáo dân và không phải giáo dân đã kể lại sự việc kinh hoàng trong nước mắt. Tôi cố hình dung lại những gì đã xảy ra với giáo dân Tam Tòa trong buổi sáng tội ác 20/7/2009 đó mà vẫn không thể tin nổi. Tại sao ở một đất nước, một dân tộc khao khát tự do hạnh phúc, đã dồn hết sức lực và ý chí để chiến đầu giành hòa bình mấy chục năm nay lại vẫn có thể tái diễn những cảnh này.
Tam Tòa, di tích tội ác?
Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam thời kỳ của cuộc chiến Nam – Bắc khốc liệt nhằm “giải phóng miền Nam” chắc không sót một nơi nào không nếm trải những trận bom kinh hoàng. Những năm tháng đó, bất cứ nơi nào, từ trường học, bệnh viện cho đến Nhà thờ hay trận địa pháo cao xạ, cầu đường… tất cả đều có thể bị ném bom. Chiến tranh đã mang đến bao nỗi tang tóc và đau thương mất mát trên cả đất nước. Hàng triệu sinh mạng đã mất, cơ sở vật chất bị tàn phá nghiêm trọng.
Nói về cuộc chiến đó, nhiều cách suy nghĩ, nhiều người có những đánh giá khác nhau. Nhưng cuộc chiến tranh nào cũng là sự bất hạnh của đất nước, của dân tộc, dù đó là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa. Không ai mong muốn chiến tranh.
Mảnh đất Quảng Bình, nơi mà hàng ngày mưa bom, bão đạn cứ trút xuống, chỉ từ tháng 4 đến tháng 8-1968 đã có trên 12.000 phi vụ ném bom Quảng Bình thì đâu chỉ có Nhà thờ Tam Tòa mới là nơi bị tàn phá. Hàng loạt các cơ sở, các cơ quan, các di tích thắng cảnh và Thị xã Đồng Hới đã bị san bằng, bị tan nát.
Nhiều người trong đó có giáo dân Tam Tòa cứ tưởng rằng, sau chiến tranh, đất nước sẽ được hòa bình, người dân sẽ được sống trong độc lập, ấm no và hạnh phúc và người dân được tôn trọng.
Nhưng, sau chiến tranh, nhà nước đổ tiền, của và nhân tài vật lực cho xây dựng Thành phố Đồng Hới, thì kèm theo đó ngôi Nhà thờ Tam Tòa có “vinh dự” được UBND Tỉnh Quảng Bình dùng làm “Chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ”. Còn đời sống tín ngưỡng của hàng ngàn giáo dân bị coi nhẹ và quên đi.
Nếu cần giữ lại cảnh đổ nát hoang tàn để làm “chứng tích tội ác” của chiến tranh, thì hẳn cả đất nước này phải là một cảnh tượng tan nát, TP Đồng Hới phải giữ nguyên là một bình địa bị san phẳng chứ không chỉ Nhà thờ Tam Tòa.
Nói đến sự kiện này, người ta không khỏi nghi ngờ động cơ đằng sau cái quyết định của UBND Tỉnh Quảng Bình. Phải chăng, trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó chỉ có Nhà thờ Tam Tòa mới chịu thiệt hại nên phải giữ nó làm chứng tích tội ác? Hàng loạt cơ sở khác như bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan… ở Quảng Bình bị chiến tranh san bằng có là chứng tích tội ác không? Hàng ngàn cơ sở, di tích của dân chúng cũng như của nhà nước bị phá hoại, sao chỉ chọn Nhà thờ Tam Tòa?
Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa… ở Việt Nam lại thêm một loại di tích: Di tích tội ác.
Người dân Giáo phận Vinh còn nhớ rõ, cũng với cách lấy Nhà thờ làm “di tích tội ác” mà Giáo phận Vinh đã mất đi khuôn viên Nhà thờ Cầu Rầm tại Thành phố Vinh trước đây, vốn tọa lạc ngay tại vị trí hết sức đẹp mắt và rộng rãi. Học được cách đó, nhà cầm quyền Quảng Bình cũng không bỏ lỡ thời cơ.
Việc lấy Nhà thờ làm “chứng tích tội ác” là một điều hết sức phản cảm đối với giáo lý của Giáo hội Công giáo vốn lấy thứ tha làm trọng, lấy yêu thương làm đầu. Nhưng với nhà nước thì không như vậy.
Điều làm người ta suy nghĩ là: Có phải nhà cầm quyền quý trọng các di tích, các chứng tích văn hóa, hay không? Nếu biết quý trọng các di tích, chứng tích văn hóa của cha ông, hẳn người ta sẽ không bằng mọi cách đập bỏ Hội Trường Ba Đình một cách vội vàng bất chấp sự phản đối của nhân sĩ, trí thức, kể cả các bậc công thần chế độ Cộng sản như Tướng Võ Nguyên Giáp.
Nếu biết quý trọng di tích, chứng tích, hẳn người ta đã đối xử tốt hơn với Hoàng Thành Thăng Long vốn đã có hơn 1000 năm tuổi.
Nếu biết quý trong di tích,hẳn đàn Nam Giao ở Huế đã được bảo tồn mà không phải bị đập phá.
Nhưng, di tích, di sản… chỉ có giá trị khi họ cần nó cho một mục đích nào đó mà thôi. Với những di sản đặt trên những mảnh đất vàng như Hỏa Lò Hà Nội, thì việc bảo tồn được một góc hết sức khiêm tốn đã là quá lắm rồi, phần còn lại nhường chỗ cho những công ty, những nhà tầng, những dự án ra tiền, ra của mà quan chức VN rất ưa chuộng.
Nhà thờ Tam Tòa bỗng nhiên bị xóa sổ, cả giáo xứ bỗng nhiên mất tích mà không có bất cứ sự trao đổi, thỏa thuận hay bất cứ sự tôn trọng nào với giáo dân và giáo quyền.
Chỉ đến gần đây, sau những ngày đấu tranh căng thẳng, Tỉnh Quảng Bình mới giới thiệu cho Tòa Giám mục Xã Đoài vài chỗ để xây nhà thờ thì lại là một sự đánh đố mà họ biết rằng giáo dân không thể nào chấp nhận bởi những vị trí xa xôi không thể có sinh hoạt tôn giáo được. Phải chăng đó cũng là một mục đích của họ để kéo dài sự đau khổ của giáo dân?
Việc UBND Tỉnh Quảng Bình ngang nhiên lấy Nhà thờ của Giáo hội công giáo mà không có bất cứ ý kiến nào của Giáo hội đã là hành động ngang ngược và đầy sự kẻ cả, hách dịch bất chấp lòng dân và coi thường Giáo hội. Nếu lấy đất Nhà thờ làm di tích tội ác, vậy thì Tỉnh Quảng Bình đã quan tâm đến đời sống tín ngưỡng và tài sản của bà con giáo dân nơi đây như thế nào? Họ đã đền bù về vật chất, tinh thần cho bà con giáo dân như thế nào khi mà sau 35 năm chiến tranh kết thúc, giữa thành phố này vẫn không có bóng dáng một ngôi nhà thờ, một nơi thờ tự của giáo dân Công giáo?
Thực ra, nhiều người dân Quảng Bình đã rõ, mảnh đất của Nhà thờ Tam Tòa bên dòng Nhật Lệ là mảnh đất quá đẹp và mát. Ở đó ngay sát tháp ngôi nhà thờ đang ngạo nghễ tồn tại, là một con đường, và bên kia là một dãy phố mà dân Quảng Bình gọi là phố “Khân dông” – Không dân, cách nói ngược để chỉ con phố toàn nhà cửa quan chức.
Ngoài ra, với chính sách cộng sản vô thần, họ chẳng muốn cho Nhà thờ được phục hồi hoạt động dù nhu cầu tôn giáo không ngừng tăng lên khi niềm tin vào một lý tưởng bánh vẽ về Chủ nghĩa cộng sản “của cải tuôn ra dào dạt, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đã từ lâu dân đã nếm đủ vị đắng, không còn là món hấp dẫn.
Vì vậy mà ba mươi lăm năm sau chiến tranh, trên con đường xuyên Việt qua thành phố Đồng Hới, những tòa nhà cao ngất, tiện nghi của các cơ quan công quyền thi nhau khoe khoang thì cả thành phố này vẫn là một thành phố trắng nơi thờ phượng của người công giáo.
Tội ác của ai?
Đứng trước nền nhà Thờ Tam Tòa, xung quanh là hàng loạt những nhóm người lạ mặt được huy động đến theo dõi những người đến thăm, chúng tôi hiểu đâu là tội ác. Tội ác của một cuộc chiến đã xa cả đất nước này phải chịu bởi cuộc chiến tương tàn Bắc – Nam đã lùi xa 35 năm. Nhưng những tội ác mới ngày hôm qua tại nơi đây thì còn rõ nét. Những lỗ chôn các cây cột thép còn đó, những dấu vết còn lại trên nền nhà thờ cũ, chỗ bà con đun nấu phục vụ với vài ba cành lá dừa khô. Những lời kể của giáo dân và cả người ngoại giáo đã cho chúng tôi nghe về một tội ác mới: Ngày 20/7/2009, nhà cầm quyền và công an Quảng Bình đã dùng lực lượng công an và nhiều loai người khác nhau để đàn áp đổ máu các giáo dân đang dựng ngôi lán tạm che mưa nắng khi hành lễ.
Cảnh đàn áp khát máu đó xảy ra giữa ban ngày, giữa cộng đồng dân chúng bằng những hành động khát máu, đánh đập không thương tiếc, nhục mạ phụ nữ, đánh đập trẻ em vị thành niên… đã được nhiều người chứng kiến.
Trước những nhu cầu tôn giáo của nhân dân được Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng như các văn bản Quốc tế mà VN tham gia đã minh nhiên thừa nhận nhưng bị đàn áp dã man. Đây là một tội ác của nhà cầm quyền Quảng Bình.
Việc đánh đập, nhục mạ và bắt đi người phụ nữ bằng cách kéo lê chị đến tuột hết quần giữa thanh thiên bạch nhật là tội ác.
Việc dùng những người không công giáo tấn công người công giáo, việc chia rẽ, kích động gây hằn thù tôn giáo trong lòng dân tộc Việt Nam làm mất đi sự đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh trước nạn ngoại xâm đang hiển hiện là tội ác.
Việc bắt bớ, tịch thu tài sản, đánh đập người dân không có bất cứ một văn bản, mệnh lệnh nào trong một nhà nước pháp quyền là tội ác.
Việc dùng hệ thống báo chí bôi nhọ, xuyên tạc sự thật qua sự việc này, đổ lên đầu những người dân vô tội những tội trạng mà họ không hề có nhằm giấu đi sự man rợ của mình. Đó là tội ác.
Việc ngang nhiên chiếm nơi thờ tự của giáo dân, nhằm cướp đoạt quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được Pháp luật bảo vệ là một tội ác.
Như vậy Thánh đường Tam Tòa một lần nữa là chứng tích rõ ràng, sống động cho tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Quảng Bình.
Tất cả là Thánh ý
Trong thời gian qua, Giáo phận Vinh là một giáo phận mạnh mẽ, kiên cường và vững vàng, có sự thống nhất cao trong hàng ngũ từ Hàng giáo phẩm, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Với nửa triệu giáo dân đã có một quá trình dài 64 năm dưới chế độ cộng sản vô thần đã hiểu hết bản chất của nó và vẫn là một giáo hội kiên trung vững mạnh, hiệp thông và thống nhất. Trước những biến cố trong giáo hội từ những nơi xa đến gần, Giáo phận Vinh đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực sự thật, công lý lẽ phải và hòa bình.
Cũng vì thế, đây là một địa bàn không dễ tự tung tự tác của những kẻ muốn bạo lực, chèn ép và khát máu. Vậy sự kiện Tam Tòa phải chăng là một miếng đòn nhằm nắn gân Giáo hội tại đây? Điều gì sẽ đến nếu sự kiện Tam Tòa cứ diễn ra với sự vô cảm của mọi người và giáo dân cứ thế bị bách hại? Tôi tin rằng sẽ lần lượt đến các giáo xứ, giáo họ khác khi mà nơi nơi chỗ nào có nhà thờ thì chỗ đó bị lấn chiếm, bị tước đoạt đất đai, tài sản.
Giáo xứ Tam Tòa là một giáo xứ lâu đời, tuy nhiên qua cuộc chiến tàn khốc, giáo dân tản mát đi khá nhiều nơi, cộng đồng công giáo tại đây không còn đông đúc mạnh mẽ như trước. Phải chăng đây là nút yếu nhất trong cộng đồng Công giáo Giáo phận Vinh mà nhà cầm quyền muốn chặt đứt dễ dàng?
Tôi tin rằng, khi những giọt máu tử đạo, làm chứng cho Đức Kitô đã đổ xuống trên mảnh đất Tam Tòa này, thì ở đây sẽ lại có một cộng đồng mạnh mẽ và kiên vững. Xưa nay, khi máu tử đạo đổ xuống nơi nào, thì ở đó cánh đồng sẽ bội thu ơn kêu gọi. Những giọt máu tử đạo đó sẽ muôn đời được ghi nhận trong lịch sử Giáo hội ở thời kỳ khó khăn bách hại này.
Vì vậy, tôi vẫn tin rằng Tam Tòa sẽ là nơi được chúc phúc, được dùng là khí cụ bình an của Chúa và là nhân chứng cho Đức Kitô trong giai đoạn khó khăn của giáo hội Việt Nam dưới thời cộng sản.
Và như vậy Tam Tòa sẽ kiên vững và phát triển. Bởi Chúa vẫn chọn những nơi yếu đuối để thể hiện sức mạnh của mình.
Để có thể được như vậy, người công giáo Việt Nam nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng nghĩ gì và làm gì cho Tam Tòa, để Tam Tòa mãi mãi là một nhân chứng sống động cho Đức Giêsu Kitô? Điều đó đang nằm trong tay tất cả các giáo dân, tu sĩ, linh mục và Hàng giáo phẩm Giáo phận Vinh cũng như cộng đồng dân Chúa Việt Nam.
Chúng ta phải làm gì khi những chứng nhân của Đức Kitô đang bị giam cầm và đàn áp? Chúng ta phải làm gì, khi mà đất đai Nhà thờ ngang nhiên bị chiếm đoạt bất chấp ý nguyện nhân dân và quyền tự do tối thiểu của họ là tự do tín ngưỡng?
Chúng ta phải là gì, khi chiếc Thánh Giá của chính Đức Giám mục Võ Đức Minh tặng giáo dân với ý nguyện sẽ được đặt trong Thánh Đường Tam Tòa đã bị cướp đi như một sự nhục mạ chính bản thân cá nhân Ngài, Giáo quyền, Giáo hội, giáo dân?
Xin hãy cất lên một lời cầu nguyện cho Tam Tòa, để nơi đó nhận được Hồng ân Thiên Chúa vững mạnh kiêu hãnh vượt qua thử thách này.
Giáo phận Vinh trong những ngày đầy nước mắt, 24/7/2009
Giáo Xứ Lộc Thuỷ, hạt Thuận Nghĩa dành một ngày cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà
U-Dan-Y
12:56 24/07/2009
VINH - Câu nói của Đấng chủ chăn giáo phận khi cầu nguyện tại giáo xứ Thái Hà: “chuyện của giáo xứ Thái Hà là chuyện của giáo phận Vinh” đã luôn ghi nhớ mãi trong lòng mỗi người giáo dân xứ Lộc Thuỷ. Bởi vậy khi nhận được tin khẩn cấp của Toà Giám Mục kêu gọi mọi người cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà và cho những bà con đang bị chính quyền cộng sản Quảng Bình bắt giữ và đánh đập, thì ngay lập tức bà con giáo dân giáo xứ Lộc Thuỷ hiểu ngay là chuyện của giáo xứ Tam Toà là chuyện của giáo xứ Lộc Thuỷ. Do đó, cha quản xứ cùng giáo xứ đã dành riêng một ngày 23/7/2009 đặc biệt cho giáo xứ Tam Toà và toàn thể các cha trong Quảng Bình.
Rạng sáng ngày 23/07/2009, cha xứ và toàn thể bà con dâng lễ cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Tam Toà và các cha làm mục vụ ở Quảng Bình. Sau khi linh mục quản xứ đọc Thông Báo của Toà Giám Mục, đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp, thông báo của Chánh văn phòng Toà Giám Mục, toàn thể cộng đoàn im lặng như giấu lòng cảm thông sâu sắc tới anh chị em giáo xứ Tam Toà.
Mọi người tham dự một Thánh lễ thật sốt sắng. Tất cả đều chú tâm thưa kinh và hiệp thông thật sinh động. Linh mục chủ sự thánh lễ mà như có một sự lôi cuốn mạnh mẽ nâng cao tâm hồn chủ tế và mọi người tham dự thánh lễ. Trong bài giảng, chủ tế nói đến tinh thần hiệp thông liên đới tình huynh đệ giữa các kitô hữu với nhau. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, làm sao chúng ta vui cười chạy nhảy khi còn đó những anh em của chúng ta đang gặp khổ đau vì những bất công của con người gây ra.
Vào lúc 8g, Giới Trẻ Phan Sinh có giờ cầu nguyện cho các linh mục theo cách Taizé. Giờ cầu nguyện này thêm phần sốt sắng khi toàn thể các em hợp nhau cầu nguyện cho các linh mục ở Quảng Bình, rồi dâng lên những tâm tình, những ước muốn cho công lý và hoà bình được thể hiện trên quê hương Việt Nam và nhất là cho giáo xứ Tam Toà. Đây là buổi cầu nguyện khởi đầu của các em trong năm Linh Mục. Thật may mắn, lần đầu tiên tổ chức, Chúa đã cho các em được thấy giá trị của tình liên đới hiệp thông huynh đệ giữa giáo dân với linh mục và giữa các em với những anh chị em đang gặp khó khăn ở Tam Toà.
Ngoài ra, những bạn trẻ khác được cha xứ mời gọi đi làm việc công ích cho giáo xứ để dâng những hy sinh nắng nôi mệt nhọc mà cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ tam Toà. Vì tình hiệp thông liên đới, các em đã tích cực tham gia công ích. Mặc dầu giữa nắng nóng, các em làm việc tích cực, không nghe một tiếng thở dài hay kêu ca “nắng quá”.
Buổi tối là giờ chầu Thánh Thể. Tối thứ 5 hằng tuần, học trò nghỉ học giáo lý để chầu Thánh Thể. Tối hôm nay các em như đến nhà thờ sớm hơn vì giờ chầu này cầy nguyện cho giáo xứ tam Toà. Ca đoàn hát thật cảm động, giờ suy niệm Lời Chúa thật sốt sắng, nhất là lúc đọc những lời nguyện cầu cho giáo xứ và những người bị đánh đập ở Tam Toà. Quả thật, khi khó khăn xảy đến mới thấy tinh thần đoàn kết giữa những người con của Thiên Chúa. Điều này thật đúng vì tất cả chúng ta là anh em với nhau cùng chung một Cha trên trời.
Thấu hiểu được nỗi lòng của giáo dân không có nhà thờ để kinh lễ sớm hôm, giáo dân giáo xứ Lộc Thuỷ không chỉ hiệp thông cầu nguyện, dâng những hy sinh cho Chúa nhưng còn thể hiện tình liên đới cách cụ thể bằng việc trích Quỹ Bác Ái giáo xứ 500.000đVN để giúp đỡ giáo xứ Tam Toà một tấm tôn, vách nứa hầu mau dựng lại nhà nguyện. Mặc dầu số tiền thật ít ỏi, nhưng đây lại là một biểu hiện tình anh em sâu sắc chia sớt cho nhau khi gặp hoạn nạn khổ đau, (số tiền sẽ gửi về giáo hạt).
Giáo xứ Lộc Thuỷ được tách ra từ xứ Thanh Dạ ngày 05-08-2008, cách Toà Giám Mục Xã Đoài và thánh phố Vinh khoảng 70km về hướng bắc, có con số giáo dân là 1940. Bà con định cư dọc theo bờ sông Mai Giang, từ đầu xứ đến cuối xứ khoảng 5km. Công việc chủ yếu là nông, sông nước và những năm gần đây phát triển nghề nuôi tôm. Mỗi gia đình dù mười người hay ba người cũng chỉ được nhà nước chia cho khoảng 500m2 đến 1000m2 đất canh tác, nhưng lại nằm dọc sông nước mặn. Bà con nuôi tôm đa phần là thuê đất của nông trường nhà nước. Mặc dầu dân còn nghèo, nét mặt đầy kham khổ, nhưng khi nói đến giúp đỡ vì tình bác ái thì bà con rất sẵn lòng.
Rạng sáng ngày 23/07/2009, cha xứ và toàn thể bà con dâng lễ cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Tam Toà và các cha làm mục vụ ở Quảng Bình. Sau khi linh mục quản xứ đọc Thông Báo của Toà Giám Mục, đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp, thông báo của Chánh văn phòng Toà Giám Mục, toàn thể cộng đoàn im lặng như giấu lòng cảm thông sâu sắc tới anh chị em giáo xứ Tam Toà.
Mọi người tham dự một Thánh lễ thật sốt sắng. Tất cả đều chú tâm thưa kinh và hiệp thông thật sinh động. Linh mục chủ sự thánh lễ mà như có một sự lôi cuốn mạnh mẽ nâng cao tâm hồn chủ tế và mọi người tham dự thánh lễ. Trong bài giảng, chủ tế nói đến tinh thần hiệp thông liên đới tình huynh đệ giữa các kitô hữu với nhau. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, làm sao chúng ta vui cười chạy nhảy khi còn đó những anh em của chúng ta đang gặp khổ đau vì những bất công của con người gây ra.
Vào lúc 8g, Giới Trẻ Phan Sinh có giờ cầu nguyện cho các linh mục theo cách Taizé. Giờ cầu nguyện này thêm phần sốt sắng khi toàn thể các em hợp nhau cầu nguyện cho các linh mục ở Quảng Bình, rồi dâng lên những tâm tình, những ước muốn cho công lý và hoà bình được thể hiện trên quê hương Việt Nam và nhất là cho giáo xứ Tam Toà. Đây là buổi cầu nguyện khởi đầu của các em trong năm Linh Mục. Thật may mắn, lần đầu tiên tổ chức, Chúa đã cho các em được thấy giá trị của tình liên đới hiệp thông huynh đệ giữa giáo dân với linh mục và giữa các em với những anh chị em đang gặp khó khăn ở Tam Toà.
Ngoài ra, những bạn trẻ khác được cha xứ mời gọi đi làm việc công ích cho giáo xứ để dâng những hy sinh nắng nôi mệt nhọc mà cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ tam Toà. Vì tình hiệp thông liên đới, các em đã tích cực tham gia công ích. Mặc dầu giữa nắng nóng, các em làm việc tích cực, không nghe một tiếng thở dài hay kêu ca “nắng quá”.
Buổi tối là giờ chầu Thánh Thể. Tối thứ 5 hằng tuần, học trò nghỉ học giáo lý để chầu Thánh Thể. Tối hôm nay các em như đến nhà thờ sớm hơn vì giờ chầu này cầy nguyện cho giáo xứ tam Toà. Ca đoàn hát thật cảm động, giờ suy niệm Lời Chúa thật sốt sắng, nhất là lúc đọc những lời nguyện cầu cho giáo xứ và những người bị đánh đập ở Tam Toà. Quả thật, khi khó khăn xảy đến mới thấy tinh thần đoàn kết giữa những người con của Thiên Chúa. Điều này thật đúng vì tất cả chúng ta là anh em với nhau cùng chung một Cha trên trời.
Thấu hiểu được nỗi lòng của giáo dân không có nhà thờ để kinh lễ sớm hôm, giáo dân giáo xứ Lộc Thuỷ không chỉ hiệp thông cầu nguyện, dâng những hy sinh cho Chúa nhưng còn thể hiện tình liên đới cách cụ thể bằng việc trích Quỹ Bác Ái giáo xứ 500.000đVN để giúp đỡ giáo xứ Tam Toà một tấm tôn, vách nứa hầu mau dựng lại nhà nguyện. Mặc dầu số tiền thật ít ỏi, nhưng đây lại là một biểu hiện tình anh em sâu sắc chia sớt cho nhau khi gặp hoạn nạn khổ đau, (số tiền sẽ gửi về giáo hạt).
Giáo xứ Lộc Thuỷ được tách ra từ xứ Thanh Dạ ngày 05-08-2008, cách Toà Giám Mục Xã Đoài và thánh phố Vinh khoảng 70km về hướng bắc, có con số giáo dân là 1940. Bà con định cư dọc theo bờ sông Mai Giang, từ đầu xứ đến cuối xứ khoảng 5km. Công việc chủ yếu là nông, sông nước và những năm gần đây phát triển nghề nuôi tôm. Mỗi gia đình dù mười người hay ba người cũng chỉ được nhà nước chia cho khoảng 500m2 đến 1000m2 đất canh tác, nhưng lại nằm dọc sông nước mặn. Bà con nuôi tôm đa phần là thuê đất của nông trường nhà nước. Mặc dầu dân còn nghèo, nét mặt đầy kham khổ, nhưng khi nói đến giúp đỡ vì tình bác ái thì bà con rất sẵn lòng.
Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Ngày Ba Canh cầu nguyện cho Tam Tòa
Anthony Hoàng
13:03 24/07/2009
VINH - Trên cả nguyện kinh trong tuần tam nhật, trên cả thắp nến ba đêm, các nữ tu Dòng MTG Vinh đã làm mỗi ngày ba giờ cầu nguyện hướng về anh chị em giáo xứ Tam Tòa.
Từ hôm biết được thông tin về giáo dân giáo xứ Tam Tòa bị Công an Đồng Hới, Quảng Bình đàn áp, bách hại, chị Tổng Phụ trách Dòng đã kêu gọi các nữ tu tích cực cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa, cách riêng các anh chị em bị đánh đập và bắt giữ. Chị nói rằng: “Các chị em hãy mang lấy những đau khổ của giáo dân xứ Tam Tòa như là Thánh Giá của Chúa, mà nơi đó các chị quy hướng tất cả lòng mến yêu của mình, để trong những ngày này các chị em không ngừng tưởng nhớ và cầu nguyện cho nỗi khổ đau của các anh chị em Tam Tòa.” Đáp lại lời kêu gọi và dạy bảo của chị Tổng Phụ trách Dòng, các cộng đoàn, đặc biệt là các nữ tu đang tập trung học tập tại nhà mẹ Xã Đoài, trong mấy ngày qua, không chỉ cầu nguyện trong giờ kinh Phụng Vụ sớm chiều, mà vào ban trưa, còn làm giờ chầu Thánh Thể để khấn xin ơn Chúa trợ giúp cho các tín hữu Tam Tòa. Nhất là hôm nay ngày thứ Sáu, truyền thống tưởng nhớ Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá để cứu độ nhân loại, vừa tỏ lòng yêu mến “Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí tôi” (châm ngôn của Dòng), vừa muốn có sự hy sinh cụ thể trong lời cầu nguyện, các nữ tu đã quỳ trên nền nhà xung quanh cung thánh để khấn xin cho giáo xứ Tam Tòa.
Với những bài Thánh ca trìu mến, với những lời nguyện tự phát dựa trên những thông tin về giáo xứ Tam Tòa và tình hình giáo phận trong những ngày qua, các chị đã thiết tha dâng lên Chúa để xin ơn củng cố lòng tin yêu, cây trông cho các nạn nhân, cho cộng đoàn Tam Tòa, cũng như khẩn xin cho công lý của anh chị em nơi đây sớm được sáng tỏ.
Tâm sự với tôi, một nữ tu làm trong Ban huấn luyện của Hội Dòng nói rằng: “Chị em chúng tôi phận nhi nữ yếu đuối, chúng tôi chỉ biết góp phần với giáo phận và những người yêu chuộng công lý đang hướng lòng về Tam Tòa bằng lời kinh cầu của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của Chúa. Chúng tôi chiến đấu cùng với giáo dân Tam Tòa không bằng sức mạnh của con người, nhưng bằng sức mạnh của Thiên Chúa các đạo binh.”
Chúng ta cũng hãy làm như các nữ tu MTG Vinh, biết cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa các đạo binh mà tranh đấu cho công lý và hòa bình nơi mảnh đất Tam Tòa.
Từ hôm biết được thông tin về giáo dân giáo xứ Tam Tòa bị Công an Đồng Hới, Quảng Bình đàn áp, bách hại, chị Tổng Phụ trách Dòng đã kêu gọi các nữ tu tích cực cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa, cách riêng các anh chị em bị đánh đập và bắt giữ. Chị nói rằng: “Các chị em hãy mang lấy những đau khổ của giáo dân xứ Tam Tòa như là Thánh Giá của Chúa, mà nơi đó các chị quy hướng tất cả lòng mến yêu của mình, để trong những ngày này các chị em không ngừng tưởng nhớ và cầu nguyện cho nỗi khổ đau của các anh chị em Tam Tòa.” Đáp lại lời kêu gọi và dạy bảo của chị Tổng Phụ trách Dòng, các cộng đoàn, đặc biệt là các nữ tu đang tập trung học tập tại nhà mẹ Xã Đoài, trong mấy ngày qua, không chỉ cầu nguyện trong giờ kinh Phụng Vụ sớm chiều, mà vào ban trưa, còn làm giờ chầu Thánh Thể để khấn xin ơn Chúa trợ giúp cho các tín hữu Tam Tòa. Nhất là hôm nay ngày thứ Sáu, truyền thống tưởng nhớ Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá để cứu độ nhân loại, vừa tỏ lòng yêu mến “Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí tôi” (châm ngôn của Dòng), vừa muốn có sự hy sinh cụ thể trong lời cầu nguyện, các nữ tu đã quỳ trên nền nhà xung quanh cung thánh để khấn xin cho giáo xứ Tam Tòa.
Với những bài Thánh ca trìu mến, với những lời nguyện tự phát dựa trên những thông tin về giáo xứ Tam Tòa và tình hình giáo phận trong những ngày qua, các chị đã thiết tha dâng lên Chúa để xin ơn củng cố lòng tin yêu, cây trông cho các nạn nhân, cho cộng đoàn Tam Tòa, cũng như khẩn xin cho công lý của anh chị em nơi đây sớm được sáng tỏ.
Tâm sự với tôi, một nữ tu làm trong Ban huấn luyện của Hội Dòng nói rằng: “Chị em chúng tôi phận nhi nữ yếu đuối, chúng tôi chỉ biết góp phần với giáo phận và những người yêu chuộng công lý đang hướng lòng về Tam Tòa bằng lời kinh cầu của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của Chúa. Chúng tôi chiến đấu cùng với giáo dân Tam Tòa không bằng sức mạnh của con người, nhưng bằng sức mạnh của Thiên Chúa các đạo binh.”
Chúng ta cũng hãy làm như các nữ tu MTG Vinh, biết cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa các đạo binh mà tranh đấu cho công lý và hòa bình nơi mảnh đất Tam Tòa.
Vừa ăn cướp vừa bỏ tù nạn nhân
Nguyễn Quảng Bình
15:46 24/07/2009
Ý kiến bạn đọc:
Sau cuộc đánh hội đồng của hàng trăm công an tỉnh Quảng Bình hôm 20.7.2009, nay thì đến lượt hàng trăm tờ báo tại Việt Nam, khởi đầu là tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, mở một đợt cường tập thứ hai tấn công vào 7 nạn nhân đang bị giam giữ tại công an Quảng Bình, và giáo phận Vinh.
Tờ Nhân Dân chạy hàng tít đậm: “Vụ xâm phạm chứng tích chiến tranh Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) - Cần nghiêm trị những đối tượng vi phạm pháp luật.”
Đọc cái tựa tôi cảm thấy buồn cho một đất nước bị lãnh đạo bởi những người chỉ dám phùng mang trợn mắt bắt nạt dân lành, “nghiêm khắc trừng trị đích đáng” nhân dân trong khi hèn nhát trước ngoại bang. Sự việc vẫn còn sờ sờ ra đó. 15 ngư dân của hai tàu đánh cá thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An khi đang đánh cá trong khu vực hải phận Việt Nam đã bị phía Trung Quốc bắt và giam giữ 45 ngày. Họ chỉ được trở về với gia đình sau khi đã nộp phạt cho cảnh sát biển Trung Quốc 180 triệu đồng. Nhà nước ta im lặng không dám hó hé một tiếng.
Đọc bài báo nêu trên tôi còn buồn hơn trước sự lật lọng của nhà nước. Một số vị không hiểu chuyện cho rằng có thể là do tên bay đạn lạc (chiến tranh mà!) nên một trái bom Mỹ nào đó đã tình cờ rơi trúng vào nhà thờ Tam Tòa làm sập ngôi thánh đường đẹp đẽ theo kiến trúc Bồ Đào Nha này. Tờ Nhân Dân khẳng định không phải như thế.
Tờ báo viết: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả thị xã Đồng Hới gần như bị máy bay Mỹ san phẳng hoàn toàn, chỉ còn lại tháp chuông nhà thờ Tam Tòa, cây đa Chùa Ông và tháp nước Đồng Hới. Trong đó, riêng nhà thờ Tam Tòa bị oanh tạc tới 48 lần, và trận bom ngày 11-2-1965 đã đánh sập nhà thờ, chỉ còn lại tháp chuông với chi chít vết đạn như ngày nay.”
Không phải một trái bom Mỹ nào đó đã tình cờ rơi trúng vào nhà thờ đâu. Nhà thờ Tam Tòa đã bị oanh tạc tới 48 lần. Câu hỏi đương nhiên là tại sao một nhà thờ Công Giáo lại là mục tiêu của tới 48 lần oanh kích?
Những ai đã từng sống, đã từng công tác ở tiểu khu 4, Đồng Mỹ hẳn đã có một câu trả lời. Chủ trương đưa đàn bà, trẻ con, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ, nhà thánh ra để vừa làm bia đỡ đạn vừa có cái phục vụ tuyên truyền không chỉ được thực hiện ở Đồng Mỹ mà còn ở biết bao nhiêu các chiến trường Bắc Nam. Các đơn vị phòng không ngày ấy được bố trí tập trung quanh và cả trong nhà thờ Tam Tòa.
“Giặc lái Mỹ”, như cách ta thường nói, đã oanh kích tới 48 lần mới phá sập một ngôi thánh đường này!. Tụi Mỹ dở quá chăng? Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, đã xác nhận mức độ thiện xạ của “giặc lái Mỹ”: “chỉ còn lại tháp chuông với chi chít vết đạn như ngày nay”.
Như vậy, người ta không khó để tái dựng lại hiện trường. Nói cho khách quan, “giặc lái Mỹ” đã kiên nhẫn tới 48 lần cố ý tránh không đánh bằng bom.
Tính chất đểu cáng của nhà nước ta ở đây là sau khi ngôi nhà thờ này đã bị lợi dụng cho mục tiêu tuyên truyền đến mức bị đánh sập như thế, lẽ ra sau khi hòa bình lập lại, nhà nước ta phải đền bù xứng đáng cho anh chị em giáo dân Tam Tòa bằng cách bỏ tiền ra tái thiết cho họ. Nhà nước ta đã không làm như vậy nhưng tịch thu để tiếp tục sử dụng cho mục đích tuyên truyền của mình – coi ngôi nhà thờ đó là chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, với những “tư liệu” do báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, vừa cung cấp người ta tự hỏi không biết ngôi nhà thờ này có thật sự là chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ hay không hay lại là tội ác của những ai đó chuyên đưa đàn bà, trẻ con, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ, nhà thánh ra để vừa làm bia đỡ đạn vừa có cái phục vụ tuyên truyền!
Đã không đền bù xứng đáng cho họ, lại đi tịch thu của người ta dẫu biết trong khu vực mênh mông những 155.54 km2 người ta không còn một ngôi nhà thờ nào khác - chỉ có mỗi ngôi nhà thờ duy nhất đó. Và khi người ta vì nhu cầu bức bách phải tự lo liệu xây cất lấy thì túm lấy mà đánh rồi truy tố và “nghiêm khắc trừng trị”.
Đảng ta đểu thật!
Sau cuộc đánh hội đồng của hàng trăm công an tỉnh Quảng Bình hôm 20.7.2009, nay thì đến lượt hàng trăm tờ báo tại Việt Nam, khởi đầu là tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, mở một đợt cường tập thứ hai tấn công vào 7 nạn nhân đang bị giam giữ tại công an Quảng Bình, và giáo phận Vinh.
Tờ Nhân Dân chạy hàng tít đậm: “Vụ xâm phạm chứng tích chiến tranh Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) - Cần nghiêm trị những đối tượng vi phạm pháp luật.”
Đọc cái tựa tôi cảm thấy buồn cho một đất nước bị lãnh đạo bởi những người chỉ dám phùng mang trợn mắt bắt nạt dân lành, “nghiêm khắc trừng trị đích đáng” nhân dân trong khi hèn nhát trước ngoại bang. Sự việc vẫn còn sờ sờ ra đó. 15 ngư dân của hai tàu đánh cá thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An khi đang đánh cá trong khu vực hải phận Việt Nam đã bị phía Trung Quốc bắt và giam giữ 45 ngày. Họ chỉ được trở về với gia đình sau khi đã nộp phạt cho cảnh sát biển Trung Quốc 180 triệu đồng. Nhà nước ta im lặng không dám hó hé một tiếng.
Đọc bài báo nêu trên tôi còn buồn hơn trước sự lật lọng của nhà nước. Một số vị không hiểu chuyện cho rằng có thể là do tên bay đạn lạc (chiến tranh mà!) nên một trái bom Mỹ nào đó đã tình cờ rơi trúng vào nhà thờ Tam Tòa làm sập ngôi thánh đường đẹp đẽ theo kiến trúc Bồ Đào Nha này. Tờ Nhân Dân khẳng định không phải như thế.
Tờ báo viết: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả thị xã Đồng Hới gần như bị máy bay Mỹ san phẳng hoàn toàn, chỉ còn lại tháp chuông nhà thờ Tam Tòa, cây đa Chùa Ông và tháp nước Đồng Hới. Trong đó, riêng nhà thờ Tam Tòa bị oanh tạc tới 48 lần, và trận bom ngày 11-2-1965 đã đánh sập nhà thờ, chỉ còn lại tháp chuông với chi chít vết đạn như ngày nay.”
Không phải một trái bom Mỹ nào đó đã tình cờ rơi trúng vào nhà thờ đâu. Nhà thờ Tam Tòa đã bị oanh tạc tới 48 lần. Câu hỏi đương nhiên là tại sao một nhà thờ Công Giáo lại là mục tiêu của tới 48 lần oanh kích?
Những ai đã từng sống, đã từng công tác ở tiểu khu 4, Đồng Mỹ hẳn đã có một câu trả lời. Chủ trương đưa đàn bà, trẻ con, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ, nhà thánh ra để vừa làm bia đỡ đạn vừa có cái phục vụ tuyên truyền không chỉ được thực hiện ở Đồng Mỹ mà còn ở biết bao nhiêu các chiến trường Bắc Nam. Các đơn vị phòng không ngày ấy được bố trí tập trung quanh và cả trong nhà thờ Tam Tòa.
“Giặc lái Mỹ”, như cách ta thường nói, đã oanh kích tới 48 lần mới phá sập một ngôi thánh đường này!. Tụi Mỹ dở quá chăng? Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, đã xác nhận mức độ thiện xạ của “giặc lái Mỹ”: “chỉ còn lại tháp chuông với chi chít vết đạn như ngày nay”.
Như vậy, người ta không khó để tái dựng lại hiện trường. Nói cho khách quan, “giặc lái Mỹ” đã kiên nhẫn tới 48 lần cố ý tránh không đánh bằng bom.
Tính chất đểu cáng của nhà nước ta ở đây là sau khi ngôi nhà thờ này đã bị lợi dụng cho mục tiêu tuyên truyền đến mức bị đánh sập như thế, lẽ ra sau khi hòa bình lập lại, nhà nước ta phải đền bù xứng đáng cho anh chị em giáo dân Tam Tòa bằng cách bỏ tiền ra tái thiết cho họ. Nhà nước ta đã không làm như vậy nhưng tịch thu để tiếp tục sử dụng cho mục đích tuyên truyền của mình – coi ngôi nhà thờ đó là chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, với những “tư liệu” do báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, vừa cung cấp người ta tự hỏi không biết ngôi nhà thờ này có thật sự là chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ hay không hay lại là tội ác của những ai đó chuyên đưa đàn bà, trẻ con, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ, nhà thánh ra để vừa làm bia đỡ đạn vừa có cái phục vụ tuyên truyền!
Đã không đền bù xứng đáng cho họ, lại đi tịch thu của người ta dẫu biết trong khu vực mênh mông những 155.54 km2 người ta không còn một ngôi nhà thờ nào khác - chỉ có mỗi ngôi nhà thờ duy nhất đó. Và khi người ta vì nhu cầu bức bách phải tự lo liệu xây cất lấy thì túm lấy mà đánh rồi truy tố và “nghiêm khắc trừng trị”.
Đảng ta đểu thật!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (26): Bản Văn Thánh Kinh
Vũ Văn An
12:03 24/07/2009
Tư liệu Thánh Kinh (26): Bản Văn Thánh Kinh
A. Tân Ước:
Về trường hợp Cựu Ước, ta chỉ có vừa đủ chứng cớ về bản văn. Nhưng với Tân Ước, có thể nói ta có quá nhiều bằng chứng! Các học giả phải giáp mặt với nhiều ngàn các bản chép tay Tân Ước từ thời cổ. Họ phải quyết định xem bản nào đáng tin hơn hết và bản nào giữ được dịch bản chính xác nhất so với nguyên bản.
Khởi nguyên, Tân Ước được chép bằng tiếng Hy Lạp. Các học giả hiện có nhiều ngàn bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp để tham chiếu. Thêm vào đó, họ còn nắm được nhiều bản dịch Tân Ước đầu hết qua tiếng La Tinh, tiếng Sy-ri-ác, tiếng Ai Cập và nhiều ngôn ngữ khác. Họ cũng còn có thể tham chiếu những câu trích mà các văn sĩ và thần học gia Ki-tô giáo tiên khởi đã dẫn từ Tân Ước (dù những trích dẫn này đôi khi không chính xác). Nhiều bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp có chứa bản văn Tân Ước đã được tiêu chuẩn hóa vào thế kỷ thứ năm CN. Bản văn Hy Lạp được in lần đầu năm 1516, trong hình thức đã được nhà học giả Hòa Lan là Erasmus chuẩn bị. Cho đến lúc đó, chưa có ai đặt nghi vấn về sự chính xác của bản văn này.
Trong hai thế kỷ tiếp theo, một số bản Thánh Kinh có thêm các ghi chú cho thấy các bản chép tay khác khác bản tiêu chuẩn của Tân Ước ra sao. Các thí dụ đặc biệt quan trọng bao gồm bản của Stephanus, đã được dùng để dịch Bản của Vua James tại Anh (1611), và ấn bản Elzevir (1633), đã trở thành tiêu chuẩn cho các bản dịch Tân Ước tại Âu Châu (nó được biết dưới danh hiệu Bản Được Chấp Nhận – Textus Receptus).
Nhưng trong hai thế kỷ 18 và 19, các học giả bắt đầu đào sâu hơn vào lịch sử bản văn Tân Ước. Họ khám phá thấy rằng nhiều bản chép tay Tân Ước cổ hơn rất khác so với bản tiêu chuẩn của thế kỷ thứ 5. Họ cho thấy điều quan trọng là phải hỏi xem các bản chép tay có từ lúc nào và chúng có giá trị đến đâu hơn là cứ loay hoay đi tìm xem có bao nhiêu bản còn sống sót. Các học giả khác lại thấy điều này là các bản chép tay có thể gom thành từng ‘gia đình’ có chung một loại văn bản tương tự. Ngày nay, người ta biết các ‘gia đình’ gồm các bản văn xưa hơn như các bản văn Alexandria và Tây Phương duy trì được nhiều chính xác so với các trước tác nguyên thủy hơn bản tiêu chuẩn của thế kỷ thứ 5.
Các bản chép tay đã được chép ra sao: Trước khi khám phá ra việc in ở Phương Tây vào thế kỷ 15, mọi trước tác đều được chép tay để lưu hành. Việc ấy thường được thực hiện bởi một nhóm ký lục, mỗi người chép một bản theo lời đọc của viên trưởng ký lục. Nếu viên ký lục nghe không rõ hay không chú tâm đủ, thì lầm lẫn sẽ xẩy ra. Cũng có thể một người duy nhất sao chép lại một bản chép tay nguyên khởi cũng có thể đọc sai bản gốc ấy, và do đó vô tình đưa vào bản chép tay của mình một lầm lỗi. Ít có tư nhân nào có khả năng sở hữu một bản chép tay. Vì phí tổn của chúng rất cao, nên chỉ có các giáo đường Ki-tô giáo mới sở hữu được các bản chép tay này cho giáo dân trong giáo đường cùng sử dụng. Thoạt đầu, các sách Tân Ước thường được chép tay trên những cuộn papyrus, da hay giấy da. Nhưng khỏang từ thế kỷ thứ hai, các Ki-tô hữu bắt đầu sử dụng hình thức sách như ta có hiện nay (gọi là Codex). Hình thức ấy dễ xử lý hơn hình thức sách cuộn nhiều phiền phức.
Một bản văn Tân Ước đáng tin cậy: Hai trong các nhóm bản chép tay Tân Ước quan trọng nhất là bản Bodmer Papyri (một trong số này có từ cuối thế kỷ thứ 2) và bản Chester Beatty Papyri (có lẽ đã có từ đầu thế kỷ thứ 3). Nhưng các bản này chỉ chứa một phần Tân Ước mà thôi. Bộ Codex Sinaiticus, được định niên biểu ở thế kỷ thứ 4, chứa đầy đủ trọn bộ Tân Ước; và bộ Codex Vaticanus chứa mọi điều cho đến Thư Do Thái 9:13. Cả hai bộ chép tay này có lẽ đã được các nhà sao chép chuyên nghiệp ở Alexandria, Ai Cập thực hiện.
Hai bộ chép tay này là hai nguồn chính cho bản văn Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp được hai học giả Westcott và Hort san định vào thế kỷ thứ 9. Phần lớn các học giả nhất trí rằng chúng chính xác hơn bản tiêu chuẩn của thế kỷ thứ 5, một bản đã được biết bao các dịch bản trước đó sử dụng. Hai bộ papyrus được khám phá ra sau thời của Westcott và Hort. Nhưng chúng đã được sử dụng cùng các bản văn khác để đạt được một dịch bản chính xác hơn cho Tân Ước. Kể từ đó, người ta còn khám phá ra nhiều bản papyrus khác nữa. Không một bản chép tay đơn độc nào được coi là thượng thặng cả. Chứng tá mỗi bản cần được cân nhắc thận trọng.
Trong suốt hơn 250 năm qua, nhiều học giả thận trọng đã cật lực làm việc để đảm bảo mang lại cho ta một Tân Ước càng gần với các soạn giả nguyên thủy bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vẫn còn tồn đọng một ít phạm vi hoài nghi, nhưng chỉ là về những điểm không quan trọng của cách dùng từ. Và không điểm nào trong số ấy khiến người ta phải hoài nghi ý nghĩa căn bản của Tân Ước.
Các Sách Tân Ước đã được sưu tập ra sao: Mặc dù chỉ có rất ít chứng cớ trực tiếp từ những năm tháng đầu tiên, chúng ta vẫn có được ý niệm rõ rệt về cách Tân Ước đã có được hình thù như ngày nay ra sao. Những cuộc tụ họp tiên khởi của Ki-tô hữu có lẽ đã theo tập tục của các hội đường Do Thái trong đó có việc thường xuyên đọc các bài đọc Cựu Ước. Vì họ thờ lạy Chúa Giê-su Ki-tô, nên lẽ dĩ nhiên họ sẽ thêm vào các trình thuật về một phần cuộc đời và giáo huấn của Người.
Thoạt đầu, điều ấy có thể xẩy ra dưới hình thức trình thuật đầu tay của một ai đó từng biết Chúa Giê-su lúc sinh thời của Người. Nhưng khi các giáo hội gia tăng tín hữu và các nhân chứng tận mắt bắt đầu ra đi, người ta thấy rõ cần phải ghi chép lại các trình thuật trên. Đó chính là cách ra đời bốn sách phúc âm (Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an). Và chắc chắn những sách này có một chỗ đứng quan trọng trong việc thờ phượng và sinh hoạt nơi các giáo hội tiên khởi.Rồi các tông đồ và các nhà lãnh đạo khác còn viết một số thư từ gửi các giáo hội và cá nhân khác nhau. Vì những thư này thường đưa ra các hướng dẫn thực tiễn về cuộc sống và các niềm tin Ki-tô giáo, nên người ta mau chóng nhận ra sự hữu dụng của chúng đối với toàn bộ giáo hội. Sách Tông Đồ Công Vụ được chấp nhận vì nó tiếp diễn trình thuật từ Phúc Âm Lu-ca. Nó duy trì được một trình thuật duy nhất đầy đủ về buổi khởi đầu của Ki-tô giáo.
Ta biết rằng vào khoảng năm 200 CN, giáo hội chính thức sử dụng bốn sách phúc âm, chứ không dùng sách phúc âm nào khác, mặc dù có rất nhiều câu truyện tưởng tượng về Chúa Giê-su và nhiều trước tác của các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo khác sau các Tông Đồ được lưu hành rộng rãi. Nhưng các giáo hội chính dòng rõ ràng chỉ nhận bốn sách phúc âm của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an như là các sách có thế giá nói về cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giê-su. Cũng vào thời gian này, các thư thánh Phao-lô đã được mọi người chấp nhận có tầm quan trọng như các phúc âm.
Chỉ sau đó, các sách còn lại của Tân Ước mới được mọi người chấp nhận. Như Khải Huyền chẳng hạn, chắc chắn đã được đọc từ thế kỷ thứ 2. Nhưng phải qua thế kỷ thứ 3, nó mới được lưu hành rộng rãi. Thư Do Thái được đọc khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, nhưng phải một thời gian khá lâu sau, nó mới được các giáo hội Phương Tây chấp nhận. Nó không được mọi nơi thuộc giáo hội Phương Tây chấp nhận cho đến tận thế kỷ thứ 4, một phần vì có người hoài nghi nó không do thánh Phao-lô viết.
Cũng phải mãi lâu sau các thư thứ 2 của thánh Phê-rô, thư thứ 2 và 3 của thánh Gio-an, thư thánh Gia-cô-bê và thư thánh Giu-đa mới được giáo hội nhìn nhận là Thánh Kinh căn bản. Điều ấy một phần có lẽ vì nội dung của các thư này. Các sách Tân Ước thoạt đầu chủ yếu chỉ được dùng để đọc công khai. Nếu không thích hợp cho việc đọc công khai ấy, xem ra sự hữu dụng của chúng bị giới hạn. Rõ ràng không một công đồng riêng rẽ nào đã tự ý quyết định những sách nào tạo thành bộ Tân Ước. Đúng hơn, sau một thời gian dài, giáo hội mới nhận ra trước tác nào có thế giá rõ ràng và tổng quát, hữu ích và cần thiết cho việc lớn mạnh của mình. Tại Công Đồng Laodicea (năm 363 CN) và Công Đồng Carthage (năm 397 CN), các giám mục đã nhất trí về một danh sách các sách giống y bộ Tân Ước của chúng ta hiện nay, ngoại trừ tại Laodicea, Khải Huyền bị bỏ qua một bên.
Trên hết, các giáo hội lo lắng đến việc các sách được liệt kê trong bộ Tân Ước phải đảm bảo thực sự nói lên chứng tá và kinh nghiệm của các tông đồ, vì họ là những người sống gần gũi nhất với Chúa Giê-su.
B. Cựu Ước:
Cựu Ước chiếm 46 (Tin Lành: 39) cuốn đầu của Thánh Kinh Ki-tô giáo. Những sách này đều là các trước tác thánh, hay thánh kinh, của dân Do Thái, và tôn giáo của họ là Do Thái Giáo. Chúng được viết đầu tiên bằng tiếng Hi-bá-lai và A-ram, các ngôn ngữ cổ thời của Do Thái. Một số sách này xưa đến nỗi người ta không biết gì về nguồn gốc của chúng. Các ký lục Do Thái thường thỉnh thoảng lại thực hiện những bản sao chép mới cho các sách thánh này. Nhưng các bản chép này không tồn tại lâu trong khí hậu ác nghiệt của các lãnh thổ Thánh Kinh, nên ta không có được nhiều bản chép cổ xưa lắm. Cho đến năm 1947, bản chép tay cổ nhất của Cựu Ước bằng tiếng Hi-bá-lai có niên hiệu ở thế kỷ thứ 9 và thứ 10 CN. Chúng là các bản chép năm sách đầu tiên của Thánh Kinh, thường gọi là Ngũ Kinh. Rồi qua năm 1947, người ta khám phá ra Các Sách Cuộn Biển Chết. Đó là những bản chép tay rất sớm thuộc một thư viện của một nhóm tôn giáo Do Thái rất phồn thịnh tại Qumram, gần Biển Chết, gần cùng thời với Chúa Giê-su. Các bản chép tay này cổ hơn các tài liệu thuộc thế kỷ 9-10 vừa nhắc đến cả ngàn năm. Trong số các Sách Cuộn Biển Chết này, ta thấy đủ các bản chép Cựu Ước, ngoại trừ Sách Ét-te.
Các bản chép tay Qumram cổ xưa này rất quan trọng vì xét trong yếu tính, chúng hoàn toàn giống như các bản thuộc thế kỷ 9-10 vừa kể. Như thế, trong cả hàng ngàn năm, bản văn Cựu Ước chỉ thay đổi rất ít. Những nhà sao chép thận trọng đã chỉ phạm những lỗi hay những thay đổi nhỏ. Dĩ nhiên, ở một vài chỗ, các chữ và kiểu nói khác nhau đã được sử dụng. Và đôi khi gần như không thể hiểu một cách chính xác từ Hi-bá-lai đó có nghĩa gì nữa. Nhưng ta có thể tin tưởng rằng xét trong bản thể, Cựu Ước như ta có hiện nay giống hệt Cựu Ước do các soạn giả cách ta bao nhiêu thế kỷ từng viết ra.
Bản văn Cựu Ước cũng đã đến với chúng ta qua các bản dịch rất sớm. Những bản dịch này cũng chứng thực tính chính xác trong bản văn tiếng Hi-bá-lai của Cựu Ước mà hiện nay chúng ta đang dùng.
Một trong các bản dịch quan trọng nhất chính là bản Cựu Ước dịch qua tiếng Hy Lạp, gọi là Bản Bẩy Mươi. Người Do Thái nói tiếng Hy Lạp và nhiều Ki-tô hữu trong các thế kỷ đầu đả sử dụng Bản Bẩy Mươi này. Một tài liệu cổ xưa khác, gọi là Thư Aristeas, cho thấy Bản Bẩy Mươi đã được thực hiện cho các người Do Thái sống tại Ai Cập dưới thời Pha-ra-ô Pơ-tô-lê-mai Philadelphus (285-246 trước CN).
Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính của Đế Quốc La Mã và nhiều dịch bản khác về Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp đã được sử dụng trong các thế kỷ đầu tiên của Ki-tô giáo. Đôi khi bản dịch Hy Lạp giúp làm rõ nghĩa nhiều phần tối nghĩa trong bản Hi-bá-lai, nhưng thường là không chính xác. Các bản dịch khác đôi khi có thể giúp về phương diện này. Thí dụ, học hỏi các ghi chú trong bất cứ bản dịch hiện đại nào. Sau này, khi Ki-tô giáo phát triển tới các dân tộc nói các thứ tiếng khác, Cựu Ước đã được dịch sang tiếng La Tinh (Bản Phổ Thông), tiếng Sy-ri-ác (Bản Peshitta) và tiếng Ai Cập (Bản Coptic). Không thể biết chắc được việc Cựu Ước đã được gom thành bộ như ta biết hiện nay ra sao. Nhưng ta biết rõ Cựu Ước gồm những sách nào vào thời trước khi Chúa Giê-su sinh ra, và ta có thể biết các sách nào được Chúa Giê-su và các môn đệ coi là ‘Thánh Kinh’ của các Vị.
Người Do Thái có truyền thống mạnh cho rằng ký lục Ét-ra (truyện về ông được kể trong Sách Ét-ra) đã sắp xếp và sưu tập các sách của Cựu Ước. Nhưng việc sưu tập năm sách đầu tiên (‘các sách của Mô-sê’ hay Ngũ Thư) và một số bài giảng của các tiên tri thì đã xẩy ra trước đó nhiều, cả các thánh vịnh và cách ngôn cũng thế.
Người Do Thái sắp xếp các sách thánh của họ thành ba nhóm: Sách Luật, Sách Tiên Tri và Các Trước Tác. Các ‘Sách Luật’ bao gồm năm sách đầu tiên của Cựu Ước (từ Sáng Thế tới Đệ Nhị Luật). Dù Sách Sáng Thế không chứa ‘luật’ nào đúng nghĩa, nhưng đã được xếp vào đây chỉ vì người ta tin cả năm cuốn đều do Mô-sê viết ra. Các ‘Sách Tiên Tri’ không những bao gồm sứ điệp của những vị như A-mốt, Giê-rê-mi-a, I-sai-a và nhiều vị khác, mà còn bao gồm cả các sách lịch sử như Sách Giô-suê, Sách Thủ Lãnh, Sách Sa-mu-en 1 và 2, Sách các Vua 1 và 2. Các Sách này được xếp vào loại các Sách Tiên Tri, vì chúng không những quan tâm đến các sự kiện mà cả đến ý nghĩa của lịch sử theo cái nhìn của Thiên Chúa nữa. ‘Các Trước Tác’ bao gồm các sách khôn ngoan (những lời dạy khôn ngoan): Sách Cách Ngôn, Sách Giảng Viên, Sách Gióp, và một số sách lịch sử viết sau này như Sách Ét-ra, Sách Nơ-khe-mi-a và các Sách Sử Biên, và một sách tiên tri, đó là Sách Đa-ni-en.
Rõ ràng là đến thời Chúa Giê-su, Thánh Kinh Do Thái gồm 46 sách như ta biết hiện nay về Cựu Ước. Phần lớn các sách trong Cựu Ước của chúng ta đã được trích dẫn đâu đó trong Tân Ước. Điều ấy chắc chắn cho thấy Chúa Giê-su và các môn đệ hết sức quen thuộc với Cựu Ước như ta biết hiện nay.
A. Tân Ước:
Về trường hợp Cựu Ước, ta chỉ có vừa đủ chứng cớ về bản văn. Nhưng với Tân Ước, có thể nói ta có quá nhiều bằng chứng! Các học giả phải giáp mặt với nhiều ngàn các bản chép tay Tân Ước từ thời cổ. Họ phải quyết định xem bản nào đáng tin hơn hết và bản nào giữ được dịch bản chính xác nhất so với nguyên bản.
Khởi nguyên, Tân Ước được chép bằng tiếng Hy Lạp. Các học giả hiện có nhiều ngàn bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp để tham chiếu. Thêm vào đó, họ còn nắm được nhiều bản dịch Tân Ước đầu hết qua tiếng La Tinh, tiếng Sy-ri-ác, tiếng Ai Cập và nhiều ngôn ngữ khác. Họ cũng còn có thể tham chiếu những câu trích mà các văn sĩ và thần học gia Ki-tô giáo tiên khởi đã dẫn từ Tân Ước (dù những trích dẫn này đôi khi không chính xác). Nhiều bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp có chứa bản văn Tân Ước đã được tiêu chuẩn hóa vào thế kỷ thứ năm CN. Bản văn Hy Lạp được in lần đầu năm 1516, trong hình thức đã được nhà học giả Hòa Lan là Erasmus chuẩn bị. Cho đến lúc đó, chưa có ai đặt nghi vấn về sự chính xác của bản văn này.
Trong hai thế kỷ tiếp theo, một số bản Thánh Kinh có thêm các ghi chú cho thấy các bản chép tay khác khác bản tiêu chuẩn của Tân Ước ra sao. Các thí dụ đặc biệt quan trọng bao gồm bản của Stephanus, đã được dùng để dịch Bản của Vua James tại Anh (1611), và ấn bản Elzevir (1633), đã trở thành tiêu chuẩn cho các bản dịch Tân Ước tại Âu Châu (nó được biết dưới danh hiệu Bản Được Chấp Nhận – Textus Receptus).
Nhưng trong hai thế kỷ 18 và 19, các học giả bắt đầu đào sâu hơn vào lịch sử bản văn Tân Ước. Họ khám phá thấy rằng nhiều bản chép tay Tân Ước cổ hơn rất khác so với bản tiêu chuẩn của thế kỷ thứ 5. Họ cho thấy điều quan trọng là phải hỏi xem các bản chép tay có từ lúc nào và chúng có giá trị đến đâu hơn là cứ loay hoay đi tìm xem có bao nhiêu bản còn sống sót. Các học giả khác lại thấy điều này là các bản chép tay có thể gom thành từng ‘gia đình’ có chung một loại văn bản tương tự. Ngày nay, người ta biết các ‘gia đình’ gồm các bản văn xưa hơn như các bản văn Alexandria và Tây Phương duy trì được nhiều chính xác so với các trước tác nguyên thủy hơn bản tiêu chuẩn của thế kỷ thứ 5.
Các bản chép tay đã được chép ra sao: Trước khi khám phá ra việc in ở Phương Tây vào thế kỷ 15, mọi trước tác đều được chép tay để lưu hành. Việc ấy thường được thực hiện bởi một nhóm ký lục, mỗi người chép một bản theo lời đọc của viên trưởng ký lục. Nếu viên ký lục nghe không rõ hay không chú tâm đủ, thì lầm lẫn sẽ xẩy ra. Cũng có thể một người duy nhất sao chép lại một bản chép tay nguyên khởi cũng có thể đọc sai bản gốc ấy, và do đó vô tình đưa vào bản chép tay của mình một lầm lỗi. Ít có tư nhân nào có khả năng sở hữu một bản chép tay. Vì phí tổn của chúng rất cao, nên chỉ có các giáo đường Ki-tô giáo mới sở hữu được các bản chép tay này cho giáo dân trong giáo đường cùng sử dụng. Thoạt đầu, các sách Tân Ước thường được chép tay trên những cuộn papyrus, da hay giấy da. Nhưng khỏang từ thế kỷ thứ hai, các Ki-tô hữu bắt đầu sử dụng hình thức sách như ta có hiện nay (gọi là Codex). Hình thức ấy dễ xử lý hơn hình thức sách cuộn nhiều phiền phức.
Một bản văn Tân Ước đáng tin cậy: Hai trong các nhóm bản chép tay Tân Ước quan trọng nhất là bản Bodmer Papyri (một trong số này có từ cuối thế kỷ thứ 2) và bản Chester Beatty Papyri (có lẽ đã có từ đầu thế kỷ thứ 3). Nhưng các bản này chỉ chứa một phần Tân Ước mà thôi. Bộ Codex Sinaiticus, được định niên biểu ở thế kỷ thứ 4, chứa đầy đủ trọn bộ Tân Ước; và bộ Codex Vaticanus chứa mọi điều cho đến Thư Do Thái 9:13. Cả hai bộ chép tay này có lẽ đã được các nhà sao chép chuyên nghiệp ở Alexandria, Ai Cập thực hiện.
Hai bộ chép tay này là hai nguồn chính cho bản văn Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp được hai học giả Westcott và Hort san định vào thế kỷ thứ 9. Phần lớn các học giả nhất trí rằng chúng chính xác hơn bản tiêu chuẩn của thế kỷ thứ 5, một bản đã được biết bao các dịch bản trước đó sử dụng. Hai bộ papyrus được khám phá ra sau thời của Westcott và Hort. Nhưng chúng đã được sử dụng cùng các bản văn khác để đạt được một dịch bản chính xác hơn cho Tân Ước. Kể từ đó, người ta còn khám phá ra nhiều bản papyrus khác nữa. Không một bản chép tay đơn độc nào được coi là thượng thặng cả. Chứng tá mỗi bản cần được cân nhắc thận trọng.
Trong suốt hơn 250 năm qua, nhiều học giả thận trọng đã cật lực làm việc để đảm bảo mang lại cho ta một Tân Ước càng gần với các soạn giả nguyên thủy bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vẫn còn tồn đọng một ít phạm vi hoài nghi, nhưng chỉ là về những điểm không quan trọng của cách dùng từ. Và không điểm nào trong số ấy khiến người ta phải hoài nghi ý nghĩa căn bản của Tân Ước.
Các Sách Tân Ước đã được sưu tập ra sao: Mặc dù chỉ có rất ít chứng cớ trực tiếp từ những năm tháng đầu tiên, chúng ta vẫn có được ý niệm rõ rệt về cách Tân Ước đã có được hình thù như ngày nay ra sao. Những cuộc tụ họp tiên khởi của Ki-tô hữu có lẽ đã theo tập tục của các hội đường Do Thái trong đó có việc thường xuyên đọc các bài đọc Cựu Ước. Vì họ thờ lạy Chúa Giê-su Ki-tô, nên lẽ dĩ nhiên họ sẽ thêm vào các trình thuật về một phần cuộc đời và giáo huấn của Người.
Thoạt đầu, điều ấy có thể xẩy ra dưới hình thức trình thuật đầu tay của một ai đó từng biết Chúa Giê-su lúc sinh thời của Người. Nhưng khi các giáo hội gia tăng tín hữu và các nhân chứng tận mắt bắt đầu ra đi, người ta thấy rõ cần phải ghi chép lại các trình thuật trên. Đó chính là cách ra đời bốn sách phúc âm (Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an). Và chắc chắn những sách này có một chỗ đứng quan trọng trong việc thờ phượng và sinh hoạt nơi các giáo hội tiên khởi.Rồi các tông đồ và các nhà lãnh đạo khác còn viết một số thư từ gửi các giáo hội và cá nhân khác nhau. Vì những thư này thường đưa ra các hướng dẫn thực tiễn về cuộc sống và các niềm tin Ki-tô giáo, nên người ta mau chóng nhận ra sự hữu dụng của chúng đối với toàn bộ giáo hội. Sách Tông Đồ Công Vụ được chấp nhận vì nó tiếp diễn trình thuật từ Phúc Âm Lu-ca. Nó duy trì được một trình thuật duy nhất đầy đủ về buổi khởi đầu của Ki-tô giáo.
Ta biết rằng vào khoảng năm 200 CN, giáo hội chính thức sử dụng bốn sách phúc âm, chứ không dùng sách phúc âm nào khác, mặc dù có rất nhiều câu truyện tưởng tượng về Chúa Giê-su và nhiều trước tác của các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo khác sau các Tông Đồ được lưu hành rộng rãi. Nhưng các giáo hội chính dòng rõ ràng chỉ nhận bốn sách phúc âm của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an như là các sách có thế giá nói về cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giê-su. Cũng vào thời gian này, các thư thánh Phao-lô đã được mọi người chấp nhận có tầm quan trọng như các phúc âm.
Chỉ sau đó, các sách còn lại của Tân Ước mới được mọi người chấp nhận. Như Khải Huyền chẳng hạn, chắc chắn đã được đọc từ thế kỷ thứ 2. Nhưng phải qua thế kỷ thứ 3, nó mới được lưu hành rộng rãi. Thư Do Thái được đọc khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, nhưng phải một thời gian khá lâu sau, nó mới được các giáo hội Phương Tây chấp nhận. Nó không được mọi nơi thuộc giáo hội Phương Tây chấp nhận cho đến tận thế kỷ thứ 4, một phần vì có người hoài nghi nó không do thánh Phao-lô viết.
Cũng phải mãi lâu sau các thư thứ 2 của thánh Phê-rô, thư thứ 2 và 3 của thánh Gio-an, thư thánh Gia-cô-bê và thư thánh Giu-đa mới được giáo hội nhìn nhận là Thánh Kinh căn bản. Điều ấy một phần có lẽ vì nội dung của các thư này. Các sách Tân Ước thoạt đầu chủ yếu chỉ được dùng để đọc công khai. Nếu không thích hợp cho việc đọc công khai ấy, xem ra sự hữu dụng của chúng bị giới hạn. Rõ ràng không một công đồng riêng rẽ nào đã tự ý quyết định những sách nào tạo thành bộ Tân Ước. Đúng hơn, sau một thời gian dài, giáo hội mới nhận ra trước tác nào có thế giá rõ ràng và tổng quát, hữu ích và cần thiết cho việc lớn mạnh của mình. Tại Công Đồng Laodicea (năm 363 CN) và Công Đồng Carthage (năm 397 CN), các giám mục đã nhất trí về một danh sách các sách giống y bộ Tân Ước của chúng ta hiện nay, ngoại trừ tại Laodicea, Khải Huyền bị bỏ qua một bên.
Trên hết, các giáo hội lo lắng đến việc các sách được liệt kê trong bộ Tân Ước phải đảm bảo thực sự nói lên chứng tá và kinh nghiệm của các tông đồ, vì họ là những người sống gần gũi nhất với Chúa Giê-su.
B. Cựu Ước:
Cựu Ước chiếm 46 (Tin Lành: 39) cuốn đầu của Thánh Kinh Ki-tô giáo. Những sách này đều là các trước tác thánh, hay thánh kinh, của dân Do Thái, và tôn giáo của họ là Do Thái Giáo. Chúng được viết đầu tiên bằng tiếng Hi-bá-lai và A-ram, các ngôn ngữ cổ thời của Do Thái. Một số sách này xưa đến nỗi người ta không biết gì về nguồn gốc của chúng. Các ký lục Do Thái thường thỉnh thoảng lại thực hiện những bản sao chép mới cho các sách thánh này. Nhưng các bản chép này không tồn tại lâu trong khí hậu ác nghiệt của các lãnh thổ Thánh Kinh, nên ta không có được nhiều bản chép cổ xưa lắm. Cho đến năm 1947, bản chép tay cổ nhất của Cựu Ước bằng tiếng Hi-bá-lai có niên hiệu ở thế kỷ thứ 9 và thứ 10 CN. Chúng là các bản chép năm sách đầu tiên của Thánh Kinh, thường gọi là Ngũ Kinh. Rồi qua năm 1947, người ta khám phá ra Các Sách Cuộn Biển Chết. Đó là những bản chép tay rất sớm thuộc một thư viện của một nhóm tôn giáo Do Thái rất phồn thịnh tại Qumram, gần Biển Chết, gần cùng thời với Chúa Giê-su. Các bản chép tay này cổ hơn các tài liệu thuộc thế kỷ 9-10 vừa nhắc đến cả ngàn năm. Trong số các Sách Cuộn Biển Chết này, ta thấy đủ các bản chép Cựu Ước, ngoại trừ Sách Ét-te.
Các bản chép tay Qumram cổ xưa này rất quan trọng vì xét trong yếu tính, chúng hoàn toàn giống như các bản thuộc thế kỷ 9-10 vừa kể. Như thế, trong cả hàng ngàn năm, bản văn Cựu Ước chỉ thay đổi rất ít. Những nhà sao chép thận trọng đã chỉ phạm những lỗi hay những thay đổi nhỏ. Dĩ nhiên, ở một vài chỗ, các chữ và kiểu nói khác nhau đã được sử dụng. Và đôi khi gần như không thể hiểu một cách chính xác từ Hi-bá-lai đó có nghĩa gì nữa. Nhưng ta có thể tin tưởng rằng xét trong bản thể, Cựu Ước như ta có hiện nay giống hệt Cựu Ước do các soạn giả cách ta bao nhiêu thế kỷ từng viết ra.
Bản văn Cựu Ước cũng đã đến với chúng ta qua các bản dịch rất sớm. Những bản dịch này cũng chứng thực tính chính xác trong bản văn tiếng Hi-bá-lai của Cựu Ước mà hiện nay chúng ta đang dùng.
Một trong các bản dịch quan trọng nhất chính là bản Cựu Ước dịch qua tiếng Hy Lạp, gọi là Bản Bẩy Mươi. Người Do Thái nói tiếng Hy Lạp và nhiều Ki-tô hữu trong các thế kỷ đầu đả sử dụng Bản Bẩy Mươi này. Một tài liệu cổ xưa khác, gọi là Thư Aristeas, cho thấy Bản Bẩy Mươi đã được thực hiện cho các người Do Thái sống tại Ai Cập dưới thời Pha-ra-ô Pơ-tô-lê-mai Philadelphus (285-246 trước CN).
Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính của Đế Quốc La Mã và nhiều dịch bản khác về Cựu Ước bằng tiếng Hy Lạp đã được sử dụng trong các thế kỷ đầu tiên của Ki-tô giáo. Đôi khi bản dịch Hy Lạp giúp làm rõ nghĩa nhiều phần tối nghĩa trong bản Hi-bá-lai, nhưng thường là không chính xác. Các bản dịch khác đôi khi có thể giúp về phương diện này. Thí dụ, học hỏi các ghi chú trong bất cứ bản dịch hiện đại nào. Sau này, khi Ki-tô giáo phát triển tới các dân tộc nói các thứ tiếng khác, Cựu Ước đã được dịch sang tiếng La Tinh (Bản Phổ Thông), tiếng Sy-ri-ác (Bản Peshitta) và tiếng Ai Cập (Bản Coptic). Không thể biết chắc được việc Cựu Ước đã được gom thành bộ như ta biết hiện nay ra sao. Nhưng ta biết rõ Cựu Ước gồm những sách nào vào thời trước khi Chúa Giê-su sinh ra, và ta có thể biết các sách nào được Chúa Giê-su và các môn đệ coi là ‘Thánh Kinh’ của các Vị.
Người Do Thái có truyền thống mạnh cho rằng ký lục Ét-ra (truyện về ông được kể trong Sách Ét-ra) đã sắp xếp và sưu tập các sách của Cựu Ước. Nhưng việc sưu tập năm sách đầu tiên (‘các sách của Mô-sê’ hay Ngũ Thư) và một số bài giảng của các tiên tri thì đã xẩy ra trước đó nhiều, cả các thánh vịnh và cách ngôn cũng thế.
Người Do Thái sắp xếp các sách thánh của họ thành ba nhóm: Sách Luật, Sách Tiên Tri và Các Trước Tác. Các ‘Sách Luật’ bao gồm năm sách đầu tiên của Cựu Ước (từ Sáng Thế tới Đệ Nhị Luật). Dù Sách Sáng Thế không chứa ‘luật’ nào đúng nghĩa, nhưng đã được xếp vào đây chỉ vì người ta tin cả năm cuốn đều do Mô-sê viết ra. Các ‘Sách Tiên Tri’ không những bao gồm sứ điệp của những vị như A-mốt, Giê-rê-mi-a, I-sai-a và nhiều vị khác, mà còn bao gồm cả các sách lịch sử như Sách Giô-suê, Sách Thủ Lãnh, Sách Sa-mu-en 1 và 2, Sách các Vua 1 và 2. Các Sách này được xếp vào loại các Sách Tiên Tri, vì chúng không những quan tâm đến các sự kiện mà cả đến ý nghĩa của lịch sử theo cái nhìn của Thiên Chúa nữa. ‘Các Trước Tác’ bao gồm các sách khôn ngoan (những lời dạy khôn ngoan): Sách Cách Ngôn, Sách Giảng Viên, Sách Gióp, và một số sách lịch sử viết sau này như Sách Ét-ra, Sách Nơ-khe-mi-a và các Sách Sử Biên, và một sách tiên tri, đó là Sách Đa-ni-en.
Rõ ràng là đến thời Chúa Giê-su, Thánh Kinh Do Thái gồm 46 sách như ta biết hiện nay về Cựu Ước. Phần lớn các sách trong Cựu Ước của chúng ta đã được trích dẫn đâu đó trong Tân Ước. Điều ấy chắc chắn cho thấy Chúa Giê-su và các môn đệ hết sức quen thuộc với Cựu Ước như ta biết hiện nay.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Hôn
Nguyễn Ngọc Danh
03:11 24/07/2009
NỤ HÔN
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Chưa trao nhau nụ hôn đầu
Mà sao vương vấn nghìn sau vẫn đầy
Trần gian chưa gặp một ngày
Mà sao sao luyến nhớ giăng gầy lối đi
Đốt trầm hương viết cổ thi
Làm thang thuốc bệnh gởi đi hỏi trời.
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoàng Hôn Trên Biển Vắng
Diệp Hải Dung
06:12 24/07/2009
HOÀNG HÔN TRÊN BIỂN VẮNG
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (Hình chụp tại Kiama Beach NSW)
Trời cao biển rộng bao la
Tình yêu chỉ có đôi ta chung đường!
(Diệp Hải Dung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền