Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 24/07/2013
NGƯỜI KHÔNG TIN THẦN THÁNH
Trần Khánh Tôn là một người cả ngày chăm chỉ làm việc, phía sau nhà ông ta có một cây thần, người xa xây một ngôi miếu gọi là “thần miếu”, nhưng từ trước đến nay Trần Khánh Tôn chưa một lần vào miếu để tế thần, thần rất giận.
Một hôm, Trần Khánh Tôn dắt con hắc ngưu (trâu đen) ra đồng làm việc, thì thần xuất hiện đòi cướp con hắc ngưu của ông ta, thiên thần nói:
- “Nếu không đưa hắc ngưu cho ta thì con trai ngươi phải chết.”
Trần Khánh Tôn không sợ gì thần thánh, kết quả con trai ông ta bị chết chìm dưới sông.
Qua ngày hôm sau, vị thần lại xuất hiện muốn lấy con hắc ngưu của ông ta, Trần Khánh Tôn vẫn cứ không thèm để ý đến thần thánh, lần này thì thần cướp đi mạng sống của vợ ông ta, nhưng ông ta vẫn cứ không khuất phục.
Cuối cùng, vị thần bị tinh thần chính khí bất di bất dịch của Trần Khánh tôn thu phục, nên không những xin lỗi ông ta, mà còn đưa vợ con ông ta trở về, dân chúng trong làng càng bội phục ông ta hơn nữa.
(Nam triều, Tống, Lưu Nghĩa Khánh “U minh lục”)
Suy tư:
Thần thánh thì luôn làm việc cứu giúp người ta chứ không phải hại người ta; thần thánh thì luôn phù hộ người dương thế chứ không phải đi trấn lột người dương thế.
Chỉ có ma quỷ tà thần mới bóc lột ăn cướp của người ta mà thôi.
Thiên Chúa không hề cám dỗ ai, nhưng vì để con người có công trạng hơn trước mặt Ngài, nên Ngài đã gởi những thử thách đến cho họ, những thử thách đó không vượt quá sức của con người, không vượt qua giới hạn sức lực của con người, hơn nữa, khi thử thách ai thì Thiên Chúa đều ban ơn cho họ để họ vượt qua thử thách ấy.
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta biết có thiên thần luôn vâng mệnh Thiên Chúa và cứu giúp loài người, có ma quỷ là những kẻ phản bội lại tình yêu thương của Thiên Chúa và trở thành kẻ ghen ghét Thiên Chúa.
Không một người Ki-tô hữu nào là không bị thử thách và cám dỗ: cám dỗ thì làm cho con người ta chối bỏ Thiên Chúa, nhưng thử thách thì tôi luyện nhân đức của chúng ta nhiều hơn, và qua thử thách đức tin của người Ki-tô hữu càng mạnh mẽ hơn.
----------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trần Khánh Tôn là một người cả ngày chăm chỉ làm việc, phía sau nhà ông ta có một cây thần, người xa xây một ngôi miếu gọi là “thần miếu”, nhưng từ trước đến nay Trần Khánh Tôn chưa một lần vào miếu để tế thần, thần rất giận.
Một hôm, Trần Khánh Tôn dắt con hắc ngưu (trâu đen) ra đồng làm việc, thì thần xuất hiện đòi cướp con hắc ngưu của ông ta, thiên thần nói:
- “Nếu không đưa hắc ngưu cho ta thì con trai ngươi phải chết.”
Trần Khánh Tôn không sợ gì thần thánh, kết quả con trai ông ta bị chết chìm dưới sông.
Qua ngày hôm sau, vị thần lại xuất hiện muốn lấy con hắc ngưu của ông ta, Trần Khánh Tôn vẫn cứ không thèm để ý đến thần thánh, lần này thì thần cướp đi mạng sống của vợ ông ta, nhưng ông ta vẫn cứ không khuất phục.
Cuối cùng, vị thần bị tinh thần chính khí bất di bất dịch của Trần Khánh tôn thu phục, nên không những xin lỗi ông ta, mà còn đưa vợ con ông ta trở về, dân chúng trong làng càng bội phục ông ta hơn nữa.
(Nam triều, Tống, Lưu Nghĩa Khánh “U minh lục”)
Suy tư:
Thần thánh thì luôn làm việc cứu giúp người ta chứ không phải hại người ta; thần thánh thì luôn phù hộ người dương thế chứ không phải đi trấn lột người dương thế.
Chỉ có ma quỷ tà thần mới bóc lột ăn cướp của người ta mà thôi.
Thiên Chúa không hề cám dỗ ai, nhưng vì để con người có công trạng hơn trước mặt Ngài, nên Ngài đã gởi những thử thách đến cho họ, những thử thách đó không vượt quá sức của con người, không vượt qua giới hạn sức lực của con người, hơn nữa, khi thử thách ai thì Thiên Chúa đều ban ơn cho họ để họ vượt qua thử thách ấy.
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta biết có thiên thần luôn vâng mệnh Thiên Chúa và cứu giúp loài người, có ma quỷ là những kẻ phản bội lại tình yêu thương của Thiên Chúa và trở thành kẻ ghen ghét Thiên Chúa.
Không một người Ki-tô hữu nào là không bị thử thách và cám dỗ: cám dỗ thì làm cho con người ta chối bỏ Thiên Chúa, nhưng thử thách thì tôi luyện nhân đức của chúng ta nhiều hơn, và qua thử thách đức tin của người Ki-tô hữu càng mạnh mẽ hơn.
----------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 24/07/2013
N2T |
19. Bài giảng của linh mục, phải lấy Thánh Kinh làm căn bản.
(Thánh Jerome)--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng đi viếng đền thánh Aparecida, mong trở lại 4 năm sau.
Trần Mạnh Trác
13:25 24/07/2013
Ngài cũng kêu gọi các bậc cha mẹ, các linh mục và các giáo dân trưởng thành hãy cung cấp cho các bạn trẻ hai điều mà thế giới không thể cung cấp được cho dù nó giầu có đến đâu, đó là đức tin và các giá trị luân lý.
Đức Thánh Cha đã gợi lại những kỷ niệm năm 2007 khi ngài tới Aparecida như là một thành viên của hội nghị các giám mục châu Mỹ La tinh, CELAM, và vai trò là người đứng đầu ủy ban soạn thảo tài liệu kết thúc của cuộc hội nghị về việc rao giảng Tin Mừng tại lục địa.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết hồi đó các giám mục đã coi sự việc hàng ngàn giáo dân đến đền thờ mỗi ngày để tỏ lòng tôn kính Đức Maria là những nhân chứng sống động cho đức tin và đã giúp các giám mục trên các quyết định cuả hội nghị.
"Văn kiện Aparecida được sinh ra nhờ sự tương tác giữa hai yếu tố, sự lo lắng của các giám mục và đức tin đơn giản của những người hành hương," Ngài nói.
Ngay sau khi Đức Giáo Hoàng đến, Ngài được cha bề trên Dòng Chúa Cứu Thế và cũng là nhà dòng coi sóc đền thờ cà các nhân viên chào đón, sau đó Ngài đã dúng chiếc xe popemobile để chào đón đám đông.
Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện trước bức linh ảnh Đức Mẹ Aparecida, một bức tượng đất màu đen được 3 ngư phủ lưới lên vào năm 1717. Lịch sử cuả bức tượng và ngôi đền thánh đã được trình bày trong một bài khảo cứu trước .
Đức Thánh Cha đã xin Đức Mẹ hỗ trợ Ngài trong việc thực hiện trách nhiệm Giáo Hoàng và chính thức giao phó cho Mẹ hàng trăm ngàn người trẻ từ khắp nơi trên thế giới đang tập trung tại Rio cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Hy vọng là chìa khóa cuả tương lai, Ngài nói, ngay cả khi phải đối mặt với những khó khăn và thực tế của sự ác.
"Luôn luôn ghi nhớ trong lòng rằng Thiên Chúa luôn ở bên ta, Ngài không bao giờ bỏ rơi ta," Đức Thánh Cha nói. "Chúng ta không bao giờ để mất hy vọng. Đừng bao giờ để cho nó chết trong trái tim của chúng ta."
Đề cập đến bài đọc từ Sách Khải Huyền mô tả một con rồng theo đuổi một phụ nữ và muốn ăn tươi nuốt sống đứa con, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, "con rồng, sự ác, hiện diện trong lịch sử, nhưng nó không có thế thượng phong ".
"Người có thế thượng phong là Đức Chúa Trời," ngài nói, "và Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta."
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tất cả mọi người, kể cả các bạn trẻ, bị thu hút bởi một loạt các "thần tượng sai" đang hứa hẹn hy vọng và hạnh phúc trên "tiền bạc, thành công, sức mạnh, niềm vui."
"Hãy khuyến khích tinh thần hào phóng là điển hình của giới trẻ và giúp họ làm việc tích cực trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn"
"Thanh niên là một đầu máy mạnh mẽ cho Giáo Hội và cho xã hội", Đức Thánh Cha nói. "Họ không chỉ cần vật chất, nhưng trên hết, họ cần lãnh trách nhiệm trên những giá trị phi vật chất, tức là tâm linh của một dân tộc, ký ức của một dân tộc."
Các giá trị cần thiết để họ thấy và hiểu là "tâm linh, lòng quảng đại, tình đoàn kết, sự kiên trì, tình huynh đệ (và) niềm vui."
Như những ngư phủ tìm được tượng Đức Mẹ, và sau đó là một mẻ cá lớn, các Kitô hữu cần phải sẵn sàng để được ngạc nhiên bởi công việc cuả Đức Chúa Trời, Đức Thánh Cha nói. "Ngay cả trong bối cảnh khó khăn, Thiên Chúa hành động và Ngài làm chúng ta ngạc nhiên."
Như câu chuyện tiệc cưới Cana, lúc Chúa Giêsu biến nước thành rượu, Dức Thánh Cha nói, "Thiên Chúa luôn luôn để dành phần tốt nhất cho chúng ta, nhưng Ngài đòi hỏi chúng ta để cho mình được ngạc nhiên bởi tình yêu của Ngài, chấp nhận bất ngờ do Ngài đem đến. Nếu chúng ta đến gần với Ngài, nếu chúng tôi ở lại với Ngài, những gì có vẻ là nước lạnh, khó khăn, tội lỗi, sẽ được biến đổi thành rượu mới."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói, các Kitô hữu phải là những người của niềm vui, những người chia sẻ hạnh phúc và tự tin với những người khác.
"Kitô hữu phải vui vẻ, không bao giờ ảm đạm," Ngài nói. "Kitô hữu không thể là người bi quan. Họ không giống như một người nào đó đi đám tang liên tục."
Trong nghi thức dâng lễ, những lá cờ cuả từng tiểu bang cuả Brazil đã được rước lên như là một dấu hiệu dâng hiến quốc gia cho Đức Mẹ Aparecida.
Đức Thánh Cha cũng biểu lộ lòng sùng kính đức Mẹ của mình một cách rõ ràng khi ngài nâng một bản sao bức tượng nổi tiếng để ban phước lành cuối lễ và cũng để ban phước lành cho đám đông bên ngoài.
Trong khi mưa vẫn tiếp tục rơi, Ngài xin hàng ngàn người đứng ở bên ngoài cầu nguyện cho ngài, đặc biệt là việc Ngài sẽ có thể quay trở lại Aparecida vào năm 2017 để kỷ niệm năm thứ 300 ngày tìm lại được bức tượng.
Video WYD 2013: Thánh Lễ Khai Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro
VietCatholic Network
15:20 24/07/2013
Phần I |
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây |
Phần II |
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây |
Theo ước lượng sơ khởi của ban tổ chức, ít nhất là 300,000 bạn trẻ đang tham dự trong thánh lễ này.
Trong đoàn đồng tế, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của Đức Hồng Y Tarcisio Bertonne là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách về Giáo Dân.
Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta đã bắt đầu thánh lễ với lời chào sau:
“Anh chị em thân mến với niềm hân hoan trong con tim trên bãi biển Copacabana này, giờ đây chúng ta bắt đầu ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 2013, trong đó Chúa Kitô mời gọi chúng ta trở nên những môn đệ và những nhà truyền giáo.
Đức Thánh Cha trong thông điệp Ngày Giới trẻ Thế giới đã nhấn mạnh rằng bức tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc, với cánh tay dang rộng, là dấu chỉ Chúa đang chào đón tất cả các dân tộc, và trái tim của Người là hình ảnh của tình yêu bao la đối với mỗi người trong chúng ta.
Chúng ta hãy để Chúa Kitô linh hoạt chúng ta. Cuộc gặp gỡ trong tuần này với Chúa Kitô, và với những người trẻ khác từ tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ hâm nóng con tim chúng ta là ‘các nhân chứng mà thế giới này đang cần đến rất nhiều’.
Chúng ta được mời gọi để nói tiếng xin vâng với lệnh truyền của Chúa Kitô: ‘Hãy Đi Và Làm Cho Muôn Dân Trở Thành Môn Đệ’”
Rio De Janeiro được mệnh danh là “Thành phố kỳ diệu” nên Đức Tổng Giám Mục nói tiếp:
“Thành phố kỳ diệu chào đón nơi tất cả những người hành hương ở đây ngày hôm nay một niềm hy vọng cho ngày mai. Hiệp với Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi để biến đổi ‘con người cũ’ thành ‘con người mới’ để xây dựng một thế giới mới.
Trích dẫn bài hát chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Tổng Giám Mục đã khích lệ các bạn trẻ như sau:
"Chúa Kitô mời gọi chúng ta, hãy đến, hỡi các bạn, Chúa Kitô mời gọi chúng ta hãy là những nhà truyền giáo".
Sau đó, Đức Tổng Giám Mục đã làm dấu khai mạc thánh lễ
Lời nguyện:
Lạy Chúa, Đấng đã ban cho chúng con sức mạnh của Tin Mừng như men trong thế giới, xin ban cho các tín hữu của Chúa, những người đã được kêu gọi để sống giữa thế giới giữa các vấn nạn của nó, lòng nhiệt thành tông đồ và thông qua các công việc mà họ thực hiện trong thời đại hiện nay, họ có thể liên tục xây dựng Nước Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần mãi mãi đến muôn đời.
Các bài đọc đã được đọc gồm có:
Bài trích sách Samuel quyển thứ nhất (1 Samuel 3:3b-10, 3:19)
3 Ðèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong đền thờ của Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. 4 Chúa gọi Sa-mu-en. Cậu thưa: "Dạ, con đây!" 5 Rồi chạy lại với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi." Cậu bèn đi ngủ. 6 Chúa lại gọi Sa-mu-en lần nữa. Sa-mu-en dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu, con ạ.Con về ngủ đi." 7 Bấy giờ Sa-mu-en chưa biết Chúa, và lời Chúa chưa được mặc khải cho cậu. 8 Chúa lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Bấy giờ ông Ê-li hiểu là Chúa gọi cậu bé. 9 Ông Ê-li nói với Sa-mu-en: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: "Lạy Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe." Sa- mu-en về ngủ ở chỗ của mình. Sa-mu-en lớn lên. Chúa ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu.
Sau đó là bài trích thư gửi tín hữu Rôma từ câu 1 đến câu 7: Rom 1:1-7
(1)Tôi là Phaolô, tôi tớ của Ðức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông Ðồ, và dành riêng để báo Tin Mừng của Thiên Chúa. (2)Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. (3) Ðó là Tin Mừng về Con của Người là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Xét như một người phàm, Ðức Giêsu Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Ðavít. (4)Nhưng xét như Ðấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã đặt làm Con Thiên Chúa với tất cảquyền năng. (5)Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được các đặc ân và chức vụ Tông Ðồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. (6)Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Ðức Kitô. (7)Kính gửi tất cả anh em ở Rôma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được gọi là thánh. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Bài trích Phúc Âm theo thánh Matthêu (Matthew 9:9-13)
9)Bỏ nơi ấy, Ðức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người. (10)Ðức Giêsu đang dùng bữa trong nhà, thì kìa, nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. (11) Thấy vậy, những người Pharisêu nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?" (12) Nghe như thế, Ðức Giêsu nói: "Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. (13)Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi".
Lời Nguyện Giáo Dân
Với lòng đầy hy vọng giờ đây chúng ta hãy dâng những lời khấn nguyện lên Chúa là Đấng mang đến công lý và hòa bình
1) Cầu cho Hội Thánh Chúa, hiện diện trên toàn thế giới, xin cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới canh tân hơn nữa niềm hy vọng và lòng nhiệt thành truyền giáo, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
2) Cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta của chúng con, cho hàng Giám Mục, linh mục, phó tế, và tất cả những ai được mời gọi để loan báo Tin Mừng, để thông qua cuộc sống và sứ vụ của họ, họ có thể giúp chúng ta phân biệt các dấu chỉ thời đại và luôn sống trong hy vọng, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
3) Cầu cho tất cả các quốc gia để các dân nước có thể nhận được ánh sáng Lời Chúa, để lan truyền tình huynh đệ, hòa bình và tình yêu dành cho nhau thông qua tất cả mọi người thiện chí, và các chứng tá của họ, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
4) Cầu cho tất cả các bạn trẻ đang hiện diện nơi đây, để thông qua các phương tiện truyền thông mới mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, đặc biệt là qua Internet, họ có thể loan truyền và làm chứng cho các giá trị Kitô giáo trong các lĩnh vực kỹ thuật số bằng sự đối thoại chân thành, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
5) Cầu cho ngày giới trẻ thế giới tại Rio mà chúng ta long trọng khai mạc ngày hôm nay. Xin cho tuần lễ ân sủng này là một thời gian tốt đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta. Xin cho tuần lễ này và một chứng tá sâu sắc đối với những người trẻ, những người chưa biết Ngài, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
6) Cầu cho năm đức tin đã được Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 công bố, xin cho chúng ta có thể tái khám phá Tin Mừng đã được mạc khải cho chúng ta và làm cho Tin Mừng được tỏa sáng hơn bao giờ hết với một lòng nhiệt thành được canh tân từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con, để chúng con có thể bền đỗ trong bối cảnh của những thách thức của cuộc sống hiện tại. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Báo chí thế tục nói về chuyến thăm Brazil của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
16:41 24/07/2013
Simon Romero của New York Times ngày 22 tháng 7, gọi chuyến đi Ba Tây của Đức Phanxicô là chuyến đi khiêm tốn. Thực vậy, ngài đã “cẩn trọng dẫm chân và bằng một phong thái khổ tu trên một đất nước mà các cuộc biểu tình chống chính phủ mới đây đã làm lung lay giai cấp cầm quyền chính trị đầy ưu đãi” vì bị tố cáo là bất tài và lạm dụng quyền thế.
Vị Giáo Hoàng 76 tuổi người Á Căn Đình này, trong một diễn văn ngắn hoàn toàn bằng tiếng Bồ Đào Nha với các chủ nhà, trong đó có Tổng Thống Dilma Rousseff và Sérgio Cabral, thống đốc Rio de Janeiro, nói rằng: “Xin cho tôi được gõ nhẹ vào chiếc cửa này. Tôi mạn phép được vào trong và sống tuần lễ này với qúy vị”.
Trong diễn văn đầu tiên tại đây, Đức Phanxicô để ngoài tai vấn đề biểu tình tại Ba Tây, để chỉ nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phúc âm hóa tuổi trẻ. Chuyến đi kéo dài một tuần lễ này được tổ chức quanh Ngày Giới Trẻ Thế Giới, một đại hội quốc tế của tuổi trẻ Công Giáo, nhưng nó cũng cho thấy tầm quan trọng của Ba Tây và của cả Châu Mỹ La Tinh đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung.
Dù Ba Tây vẫn còn nhiều người Công Giáo hơn bất cứ quốc gia nào khác, ước chừng 123 triệu người, nhưng chủ nghĩa duy tục mỗi ngày mỗi gia tăng và các Giáo Hội Thệ Phản phát triển nhanh chóng đang thách thức nhiều thế kỷ chiếm ưu thế của Công Giáo tại đất nước lớn nhất Châu Mỹ La Tinh này. Chỉ có 65 phần trăm người Ba Tây tự nhận mình là Công Giáo, trong khi vào năm 1970, họ chiếm tới 92 phần trăm dân số.
Làm ngạc nhiên một số người tại đây không quen với việc ngài tránh né những dây nhợ chằng chịt của quyền bính, Đức Phanxicô đã từ phi trường quốc tế tiến vào trung tâm Rio bằng một đoàn xe khiêm tốn, ngồi trong chiếc Fiat chật chội với cửa sổ mở toang. Dân chúng vây quanh chiếc xe, dơ tay về phía ngài trong khi chụp hình ngài bằng điện thoại di động.
Với một số người tới Rio để được gần Đức Giáo Hoàng, sự thân cận và không mầu mè một lần nữa đã nói lên tấm gương sáng của vị giáo hoàng Dòng Tên từng xa lánh những chiếc giầy đỏ, những trang phục rườm rà và những căn phòng lộng lẫy.
Emmnuel Soltero, 40 tuổi, người sản xuất một chương trình truyền hình cho trẻ em ở Puero Rico, phát biểu: “Dân chúng cần thấy một vị giáo hoàng khiêm tốn và không thuộc thế gian”. Ông tới đây với vợ và hai con trai để gặp Đức Giáo Hoàng tại Rio, nơi họ ngụ tại một trường công lập cùng với nhiều người Công Giáo khác tại Jardim América, một khu phố lao động gần các khu ổ chuột.
Vị giáo hoàng mỉm cười
Nicole Winfield của Associated Press, ngày 23 tháng 7, cho rằng chuyến đi này đem lại nhiều hy vọng. Cô viết rằng “trở lại lục địa nhà lần đầu tiên kể từ ngày trở thành giáo hoàng, Đức Phanxicô mỉm cười rất tươi khi hàng ngàn người ùa tới xe của ngài vào hôm Thứ Hai sau khi bị nghẽn phía đàng sau các xe búyt và xe taxi vì tài xế đi lầm vào một đại lộ chính của trung tâm Rio. Đối với các viên chức an ninh, đó quả là cơn ác mộng, nhưng rõ ràng đó là cả một sảng khoái và là một cơ hội nữa để được gần vị giáo hoàng này”.
Công chúng càng dễ dàng được gần chiếc xe chở Đức Phanxicô hơn khi không hề có những rào cản phân cách họ với đoàn xe của ngài. Người ta cũng không nhận ra hoạt động của các cảnh sát viên thường phục trong dịp này.
Đức Phanxicô không những thanh thản mà còn muốn được gần dân hơn nữa. Ngài tự kéo cửa sổ xe xuống, vẫy tay về phía công chúng và chạm tới tay bất cứ ai vươn tới bên trong. Ngài còn ôm hôn một bé thơ do một phụ nữ trao cho ngài.
Phát ngôn viên Federico Lombardi của ngài cho hay: “thư ký của ngài hoảng sợ, nhưng Đức Giáo Hoàng thì rất vui”. Ngài ở đây một tuần để tăng cường lòng đạo của tín hữu khắp nơi. Nhiệm vụ này mỗi ngày mỗi thách thức hơn, vì người Công Giáo càng ngày càng thích xa đàn, kể cả ở những pháo đài chắc chắn như Ba Tây. Tuy nhiên, Winfield cho rằng nhiệm vụ đó xem ra khá dễ dàng với Đức Phanxicô ngay trên đường từ phi trường tới địa điểm chào đón chính thức đầu tiên. Dân chúng hai bên đường say sưa la hò trong khi ngài vẫy tay và mỉm cười với họ. Nhiều người đứng sững khi thấy Đức Giáo Hoàng, nhiều người sụt sùi lớn tiếng.
Vừa sụt sùi, cụ Idaclea Rangel, 73 tuổi, vừa nói khi đoàn xe của Đức Giáo Hoàng chạy qua: “tôi không thể tới Rôma, nhưng ngài tới đây để làm đất nước tôi tốt hơn... và để thâm hậu hóa đức tin của chúng tôi”.
Dù rất bình dân và nổi tiếng trong bốn tháng làm giáo hoàng vừa qua, nhưng theo Winfield, “sự nhiệt tình mà công chúng thường dùng để hoan hô Đức Phanxicô tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô chẳng là chi so với cuộc chào đón ồn ào náo nhiệt tại Rio”.
Đứng bên ngoài dinh Guanabara nơi Đức Giáo Hoàng được chính thức chào đón, Alicia Velazquez, một giáo sư nghệ thuật 55 tuổi đến từ Buenos Aires, chờ được nhìn ngắm người mà bà biết rõ khi ngài còn là tổng giám mục ở quê nhà. Bà tâm sự “thật diệu kỳ khi ngài được bầu, chúng tôi không tài nào tin được.Chúng tôi khóc và ôm lấy nhau. Tôi đích thân muốn thấy liệu ngài có còn là người đơn giản và khiêm nhường như chúng tôi từng biết hay không. Tôi tin rằng ngài vẫn như trước”.
Đức Phanxicô biểu lộ lòng khiêm nhường ấy khi ngỏ lời với tổng thống Dilma Rousseff rằng ngài hiểu: muốn biết người Ba Tây, phải đi qua tâm hồn họ. “Do đó, xin cho tôi được gõ nhẹ vào chiếc cửa này... Tôi không có bạc cũng không có vàng, nhưng tôi đem theo của qúy giá nhất từng tiếp nhận được là Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Phanxicô tới giữa lúc Ba Tây căng thẳng vì những cuộc biểu tình bạo động diễn ra trong tháng qua, chống lại vật giá đắt đỏ, nạn tham nhũng, thiếu hiệu năng, chi tiêu quá đáng cho Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2014 và Thế Vận Hội năm 2016. Các cuộc biểu tình này tiếp tục diễn ra sau khi ngài tới. Cảnh sát và các người biểu tình đụng độ nhau ngay bên ngoài dinh chính phủ.
Chính phủ chi khoảng 52 triệu cho cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng, nhưng xem ra ngài không phải là mục tiêu của cuộc biểu tình. Christopher Creidel, một sinh viên nghệ thuật 22 tuổi và là người quê ở Rio tham dự cuộc biểu tình này cho biết “Chúng tôi không có điều chi chống lại Đức Giáo Hoàng hết. Không ai ở đây chống lại ngài. Cuộc biểu tình này nhằm chống các chính khách của chúng tôi”.
Trong khi ấy, phù hợp với chính sách quan tâm tới người nghèo của triều giáo hoàng này, Đức Phanxicô dự tính sẽ đi thăm một khu ổ chuột của Rio, gặp gỡ các thiếu niên phạm pháp. Alex Augusto, một chủng sinh 22 tuổi, mặc áo thung mầu xanh rực rỡ của Đại Hội, cho hay: thầy và 5 người bạn cùng từ São Paulo tới đây để “minh chứng rằng trái với niềm tin bình dân, Giáo Hội không phải chỉ gồm những người già, nó đầy người trẻ. Chúng tôi muốn cho thấy bộ mặt thực sự của Giáo Hội”.
Người trẻ cấp tiến
Chỉ riêng Vincent Bevins của tờ Los Angeles Times, ngày 23 tháng 7, kéo chuông báo động: Tại Ba Tây, Đức Phanxicô có thể chạm trán với các người trẻ Công Giáo cấp tiến, là những người có quan điểm khác với hàng giáo phẩm trong các vấn đề như nữ giới làm linh mục, đồng tính luyến ái và phá thai.
Theo cuộc thăm dò công bố hôm Chúa Nhật 21 tháng 7 của Viện Ý Kiến Và Thống Kê Công Cộng Ba Tây, đến 82 phần trăm người Công Giáo Ba Tây tuổi từ 16 tới 29 tin rằng họ phải được sử dụng thuốc viên “sáng hôm sau” để ngăn cản việc có thai, 72 phần trăm ủng hộ việc chấm dứt đòi hỏi linh mục phải độc thân, 62 phần trăm tin rằng phụ nữ nên được thụ phong.
Phần đông người trẻ trả lời cho biết họ chống lại việc kết tội phá thai (62%) và 56% nói rằng họ chấp nhận “sự phối hiệp giữa những người đồng tính”. Loại hôn nhân này thực ra đã được hợp pháp hóa tại Ba Tây vào năm nay.
Cuộc thăm dò này được thực hiện với 4,004 người rải rác khắp Ba Tây trong hai tháng Tư và Năm. Nó có biên tế sai lầm cộng trừ 2%. Victoria Carvalho, 19 tuổi, ngay sau khi được thấy Đức Phanxicô, đã nói rằng “kết hôn là một quyền mà người đồng tính nên được hưởng và ta không nên tước mất của họ, bất kể ta nghĩ thế nào”. Cô bảo cô dự Thánh Lễ thường xuyên nhưng không đồng ý với mọi giáo huấn của Giáo Hội, như việc ngăn cấm sử dụng áo mưa ngừa thai chẳng hạn. “Chúng tôi từng thấy nhiều người chạy qua các tôn giáo khác, như đạo Candomble (chịu ảnh hưởng Phi Châu) chẳng hạn, vì họ cởi mở hơn đối với thế kỷ 21”.
Không thấy cô đề cập tới Giáo Hội Công Giáo “vườn nhà” của Ba Tây tức Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền Ba Tây (Brazilian Catholic Apostolic Church), một Giáo Hội được thiết lập năm 1945 bởi Dom Carlos Duarte Costa, một cựu giám mục Công Giáo của giáo phận Botucatu, hiện có tới 58 giáo phận với 7 triệu tín đồ tại 17 quốc gia khác nhau . Giáo Hội này vốn chấp nhận ly dị, ngừa thai, hôn nhân đồng tính; không chấp nhận quyền vô ngộ của giáo hoàng và luật độc thân của giáo sĩ.
Chính vì khuynh hướng lỏng lẻo trên, người hành hương Rio được phân phối nhiều tài liệu nhằm củng cố giáo lý Công Giáo. Về đồng tính luyến ái chẳng hạn, tài liệu cho hay: “đứa trẻ cần cả cha lẫn mẹ để trưởng thành” và “cơ thể ta có dối trá với ta không? Chấp nhận lý thuyết đó là muốn xã hội ta dựa vào một ảo tưởng”.
Nhưng, Leonardo Boff, một cựu linh mục Công Giáo và từng là một trong các thần học gia hàng đầu của Thần Học Giải Phóng, dù rất hoan nghinh chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, vẫn cho rằng Ba Tây mà Đức Phanxicô sẽ thấy trong những ngày tới sẽ không phải là Ba Tây của Công Giáo chính thống. “Người Ba Tây rất tôn giáo. Họ thấy Thiên Chúa trong mọi sự. Thiên Chúa không phải là một đối tượng của đức tin, mà của cảm nghiệm... Nhưng điều đó không có nghĩa họ là người của học lý trong cách sống đạo của mình. Đại đa số không theo tín lý Công Giáo vì họ không hiểu nó bao nhiêu. Người Ba Tây là Công Giáo theo văn hóa, chứ không phải Công Giáo chính thống”.
Vị Giáo Hoàng 76 tuổi người Á Căn Đình này, trong một diễn văn ngắn hoàn toàn bằng tiếng Bồ Đào Nha với các chủ nhà, trong đó có Tổng Thống Dilma Rousseff và Sérgio Cabral, thống đốc Rio de Janeiro, nói rằng: “Xin cho tôi được gõ nhẹ vào chiếc cửa này. Tôi mạn phép được vào trong và sống tuần lễ này với qúy vị”.
Trong diễn văn đầu tiên tại đây, Đức Phanxicô để ngoài tai vấn đề biểu tình tại Ba Tây, để chỉ nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phúc âm hóa tuổi trẻ. Chuyến đi kéo dài một tuần lễ này được tổ chức quanh Ngày Giới Trẻ Thế Giới, một đại hội quốc tế của tuổi trẻ Công Giáo, nhưng nó cũng cho thấy tầm quan trọng của Ba Tây và của cả Châu Mỹ La Tinh đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung.
Dù Ba Tây vẫn còn nhiều người Công Giáo hơn bất cứ quốc gia nào khác, ước chừng 123 triệu người, nhưng chủ nghĩa duy tục mỗi ngày mỗi gia tăng và các Giáo Hội Thệ Phản phát triển nhanh chóng đang thách thức nhiều thế kỷ chiếm ưu thế của Công Giáo tại đất nước lớn nhất Châu Mỹ La Tinh này. Chỉ có 65 phần trăm người Ba Tây tự nhận mình là Công Giáo, trong khi vào năm 1970, họ chiếm tới 92 phần trăm dân số.
Làm ngạc nhiên một số người tại đây không quen với việc ngài tránh né những dây nhợ chằng chịt của quyền bính, Đức Phanxicô đã từ phi trường quốc tế tiến vào trung tâm Rio bằng một đoàn xe khiêm tốn, ngồi trong chiếc Fiat chật chội với cửa sổ mở toang. Dân chúng vây quanh chiếc xe, dơ tay về phía ngài trong khi chụp hình ngài bằng điện thoại di động.
Với một số người tới Rio để được gần Đức Giáo Hoàng, sự thân cận và không mầu mè một lần nữa đã nói lên tấm gương sáng của vị giáo hoàng Dòng Tên từng xa lánh những chiếc giầy đỏ, những trang phục rườm rà và những căn phòng lộng lẫy.
Emmnuel Soltero, 40 tuổi, người sản xuất một chương trình truyền hình cho trẻ em ở Puero Rico, phát biểu: “Dân chúng cần thấy một vị giáo hoàng khiêm tốn và không thuộc thế gian”. Ông tới đây với vợ và hai con trai để gặp Đức Giáo Hoàng tại Rio, nơi họ ngụ tại một trường công lập cùng với nhiều người Công Giáo khác tại Jardim América, một khu phố lao động gần các khu ổ chuột.
Vị giáo hoàng mỉm cười
Nicole Winfield của Associated Press, ngày 23 tháng 7, cho rằng chuyến đi này đem lại nhiều hy vọng. Cô viết rằng “trở lại lục địa nhà lần đầu tiên kể từ ngày trở thành giáo hoàng, Đức Phanxicô mỉm cười rất tươi khi hàng ngàn người ùa tới xe của ngài vào hôm Thứ Hai sau khi bị nghẽn phía đàng sau các xe búyt và xe taxi vì tài xế đi lầm vào một đại lộ chính của trung tâm Rio. Đối với các viên chức an ninh, đó quả là cơn ác mộng, nhưng rõ ràng đó là cả một sảng khoái và là một cơ hội nữa để được gần vị giáo hoàng này”.
Công chúng càng dễ dàng được gần chiếc xe chở Đức Phanxicô hơn khi không hề có những rào cản phân cách họ với đoàn xe của ngài. Người ta cũng không nhận ra hoạt động của các cảnh sát viên thường phục trong dịp này.
Đức Phanxicô không những thanh thản mà còn muốn được gần dân hơn nữa. Ngài tự kéo cửa sổ xe xuống, vẫy tay về phía công chúng và chạm tới tay bất cứ ai vươn tới bên trong. Ngài còn ôm hôn một bé thơ do một phụ nữ trao cho ngài.
Phát ngôn viên Federico Lombardi của ngài cho hay: “thư ký của ngài hoảng sợ, nhưng Đức Giáo Hoàng thì rất vui”. Ngài ở đây một tuần để tăng cường lòng đạo của tín hữu khắp nơi. Nhiệm vụ này mỗi ngày mỗi thách thức hơn, vì người Công Giáo càng ngày càng thích xa đàn, kể cả ở những pháo đài chắc chắn như Ba Tây. Tuy nhiên, Winfield cho rằng nhiệm vụ đó xem ra khá dễ dàng với Đức Phanxicô ngay trên đường từ phi trường tới địa điểm chào đón chính thức đầu tiên. Dân chúng hai bên đường say sưa la hò trong khi ngài vẫy tay và mỉm cười với họ. Nhiều người đứng sững khi thấy Đức Giáo Hoàng, nhiều người sụt sùi lớn tiếng.
Vừa sụt sùi, cụ Idaclea Rangel, 73 tuổi, vừa nói khi đoàn xe của Đức Giáo Hoàng chạy qua: “tôi không thể tới Rôma, nhưng ngài tới đây để làm đất nước tôi tốt hơn... và để thâm hậu hóa đức tin của chúng tôi”.
Dù rất bình dân và nổi tiếng trong bốn tháng làm giáo hoàng vừa qua, nhưng theo Winfield, “sự nhiệt tình mà công chúng thường dùng để hoan hô Đức Phanxicô tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô chẳng là chi so với cuộc chào đón ồn ào náo nhiệt tại Rio”.
Đứng bên ngoài dinh Guanabara nơi Đức Giáo Hoàng được chính thức chào đón, Alicia Velazquez, một giáo sư nghệ thuật 55 tuổi đến từ Buenos Aires, chờ được nhìn ngắm người mà bà biết rõ khi ngài còn là tổng giám mục ở quê nhà. Bà tâm sự “thật diệu kỳ khi ngài được bầu, chúng tôi không tài nào tin được.Chúng tôi khóc và ôm lấy nhau. Tôi đích thân muốn thấy liệu ngài có còn là người đơn giản và khiêm nhường như chúng tôi từng biết hay không. Tôi tin rằng ngài vẫn như trước”.
Đức Phanxicô biểu lộ lòng khiêm nhường ấy khi ngỏ lời với tổng thống Dilma Rousseff rằng ngài hiểu: muốn biết người Ba Tây, phải đi qua tâm hồn họ. “Do đó, xin cho tôi được gõ nhẹ vào chiếc cửa này... Tôi không có bạc cũng không có vàng, nhưng tôi đem theo của qúy giá nhất từng tiếp nhận được là Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Phanxicô tới giữa lúc Ba Tây căng thẳng vì những cuộc biểu tình bạo động diễn ra trong tháng qua, chống lại vật giá đắt đỏ, nạn tham nhũng, thiếu hiệu năng, chi tiêu quá đáng cho Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2014 và Thế Vận Hội năm 2016. Các cuộc biểu tình này tiếp tục diễn ra sau khi ngài tới. Cảnh sát và các người biểu tình đụng độ nhau ngay bên ngoài dinh chính phủ.
Chính phủ chi khoảng 52 triệu cho cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng, nhưng xem ra ngài không phải là mục tiêu của cuộc biểu tình. Christopher Creidel, một sinh viên nghệ thuật 22 tuổi và là người quê ở Rio tham dự cuộc biểu tình này cho biết “Chúng tôi không có điều chi chống lại Đức Giáo Hoàng hết. Không ai ở đây chống lại ngài. Cuộc biểu tình này nhằm chống các chính khách của chúng tôi”.
Trong khi ấy, phù hợp với chính sách quan tâm tới người nghèo của triều giáo hoàng này, Đức Phanxicô dự tính sẽ đi thăm một khu ổ chuột của Rio, gặp gỡ các thiếu niên phạm pháp. Alex Augusto, một chủng sinh 22 tuổi, mặc áo thung mầu xanh rực rỡ của Đại Hội, cho hay: thầy và 5 người bạn cùng từ São Paulo tới đây để “minh chứng rằng trái với niềm tin bình dân, Giáo Hội không phải chỉ gồm những người già, nó đầy người trẻ. Chúng tôi muốn cho thấy bộ mặt thực sự của Giáo Hội”.
Người trẻ cấp tiến
Chỉ riêng Vincent Bevins của tờ Los Angeles Times, ngày 23 tháng 7, kéo chuông báo động: Tại Ba Tây, Đức Phanxicô có thể chạm trán với các người trẻ Công Giáo cấp tiến, là những người có quan điểm khác với hàng giáo phẩm trong các vấn đề như nữ giới làm linh mục, đồng tính luyến ái và phá thai.
Theo cuộc thăm dò công bố hôm Chúa Nhật 21 tháng 7 của Viện Ý Kiến Và Thống Kê Công Cộng Ba Tây, đến 82 phần trăm người Công Giáo Ba Tây tuổi từ 16 tới 29 tin rằng họ phải được sử dụng thuốc viên “sáng hôm sau” để ngăn cản việc có thai, 72 phần trăm ủng hộ việc chấm dứt đòi hỏi linh mục phải độc thân, 62 phần trăm tin rằng phụ nữ nên được thụ phong.
Phần đông người trẻ trả lời cho biết họ chống lại việc kết tội phá thai (62%) và 56% nói rằng họ chấp nhận “sự phối hiệp giữa những người đồng tính”. Loại hôn nhân này thực ra đã được hợp pháp hóa tại Ba Tây vào năm nay.
Cuộc thăm dò này được thực hiện với 4,004 người rải rác khắp Ba Tây trong hai tháng Tư và Năm. Nó có biên tế sai lầm cộng trừ 2%. Victoria Carvalho, 19 tuổi, ngay sau khi được thấy Đức Phanxicô, đã nói rằng “kết hôn là một quyền mà người đồng tính nên được hưởng và ta không nên tước mất của họ, bất kể ta nghĩ thế nào”. Cô bảo cô dự Thánh Lễ thường xuyên nhưng không đồng ý với mọi giáo huấn của Giáo Hội, như việc ngăn cấm sử dụng áo mưa ngừa thai chẳng hạn. “Chúng tôi từng thấy nhiều người chạy qua các tôn giáo khác, như đạo Candomble (chịu ảnh hưởng Phi Châu) chẳng hạn, vì họ cởi mở hơn đối với thế kỷ 21”.
Không thấy cô đề cập tới Giáo Hội Công Giáo “vườn nhà” của Ba Tây tức Giáo Hội Công Giáo Tông Truyền Ba Tây (Brazilian Catholic Apostolic Church), một Giáo Hội được thiết lập năm 1945 bởi Dom Carlos Duarte Costa, một cựu giám mục Công Giáo của giáo phận Botucatu, hiện có tới 58 giáo phận với 7 triệu tín đồ tại 17 quốc gia khác nhau . Giáo Hội này vốn chấp nhận ly dị, ngừa thai, hôn nhân đồng tính; không chấp nhận quyền vô ngộ của giáo hoàng và luật độc thân của giáo sĩ.
Chính vì khuynh hướng lỏng lẻo trên, người hành hương Rio được phân phối nhiều tài liệu nhằm củng cố giáo lý Công Giáo. Về đồng tính luyến ái chẳng hạn, tài liệu cho hay: “đứa trẻ cần cả cha lẫn mẹ để trưởng thành” và “cơ thể ta có dối trá với ta không? Chấp nhận lý thuyết đó là muốn xã hội ta dựa vào một ảo tưởng”.
Nhưng, Leonardo Boff, một cựu linh mục Công Giáo và từng là một trong các thần học gia hàng đầu của Thần Học Giải Phóng, dù rất hoan nghinh chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, vẫn cho rằng Ba Tây mà Đức Phanxicô sẽ thấy trong những ngày tới sẽ không phải là Ba Tây của Công Giáo chính thống. “Người Ba Tây rất tôn giáo. Họ thấy Thiên Chúa trong mọi sự. Thiên Chúa không phải là một đối tượng của đức tin, mà của cảm nghiệm... Nhưng điều đó không có nghĩa họ là người của học lý trong cách sống đạo của mình. Đại đa số không theo tín lý Công Giáo vì họ không hiểu nó bao nhiêu. Người Ba Tây là Công Giáo theo văn hóa, chứ không phải Công Giáo chính thống”.
Đức Phanxicô tại Aparecida
Vũ Văn An
21:55 24/07/2013
Ngày 24 tháng 7, ngày thứ ba tại Ba Tây, Đức Phanxicô đã tới Aparecida, “Nhà Mẹ của mọi người Ba Tây”, cách Rio de Janeiro khoảng 160 dặm về phía tây, bằng trực thăng. Lòng sùng kính Đức Mẹ của ngài được thấy rõ trong Thánh Lễ cử hành tại đây, Thánh Lễ đầu tiên của ngài nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Tây. Lòng sùng kính ấy được bộc lộ ngay sau ngày ngài được bầu làm giáo hoàng với việc đến kính viếng Nhà Thờ Đức Bà Cả tại Rôma để dâng triều giáo hoàng của ngài cho Đức Mẹ Phù Hộ. Hôm nay cũng thế, ngài tới Aparecida để “đặt dưới chân Đức Mẹ sự sống của các dân tộc Châu Mỹ La Tinh... Chính từ Đức Maria, Giáo Hội học được việc trở thành môn đệ đích thực”.
Ngài cho hay, ngài cũng tới gõ cửa nhà Đức Mẹ “để Đức Mẹ giúp mọi người chúng ta, cả mục tử dân Chúa, lẫn cha mẹ và các nhà giáo dục biết chuyển giao cho người trẻ các giá trị giúp họ xây dựng đất nước và thế giới nên công chính, hợp nhất và huynh đệ hơn”. Chính trong ngữ cảnh này, ngài nói tới ba “thái độ” trong cuộc sống Kitô hữu: hy vọng, cởi mở và vui sống trong bài giảng lễ, với một cộng đoàn trong ngoài lên tới 200,000 người dù gặp mưa gió lạnh lẽo. Xin mời qúy độc giả đọc nguyên văn bài giảng này:
Bài giảng của Đức Phanxicô tại Aparecida
Các anh em giám mục và linh mục thân mến
Anh chị em thân yêu,
Tôi cảm thấy hân hoan xiết bao được đến nhà Mẹ của mọi người Ba Tây, Đền Đức Mẹ Aparecida! Một ngày sau khi tôi được bầu làm Giám Mục Rôma, tôi đã viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma, để dâng phó sứ vụ Kế Nhiệm Thánh Phêrô cho Đức Mẹ. Hôm nay, tôi tới đây để xin Đức Maria, Mẹ chúng ta, ban thành công cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới và để đặt dưới bàn chân ngài sự sống của các dân tộc Châu Mỹ La Tinh.
Có một điều tôi muốn được thưa với anh chị em trước nhất. Sáu năm trước đây, Hội Nghị Toàn Thể Lần Thứ Năm của Các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và Vùng Caribbean đã được tổ chức ngay tại Đền Thánh này. Một điều rất đẹp dã diễn ra tại đây mà chính tôi được chứng kiến tận mắt. Tôi đã thấy các giám mục, những người hăng say thảo luận chủ đề gặp gỡ Chúa Kitô, làm môn đệ và truyền giáo, đã được khuyến khích, nâng đỡ và có thể nói được gợi hứng ra sao bởi hàng ngàn khách hành hương hết ngày này qua ngày nọ tới đây để dâng phó đời họ cho Đức Mẹ. Hội Nghị này là khoảnh khắc vĩ đại của Giáo Hội. Người ta quả có thể nói được rằng Văn Kiện Aparecida đã được hạ sinh nhờ hoạt tác qua lại giữa những cực nhọc của các giám mục và đức tin chất phác của người hành hương, dưới sự che chở mẫu thân của Đức Maria. Khi đi tìm Chúa Giêsu, Giáo Hội luôn gõ cửa nhà Mẹ Người và xin “Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng con”. Chính từ Đức Maria Giáo Hội học được việc làm môn đệ đích thực. Chính vì thế, Giáo Hội luôn ra đi truyền giáo theo bước Mẹ Maria.
Hôm nay, trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới, ngày đã đưa tôi tới Ba Tây, tôi cũng đến gõ cửa nhà Đức Mẹ, Đấng đã yêu thương và dạy dỗ Chúa Giêsu, xin ngài giúp mọi người chúng ta, cả mục tử dân Chúa, lẫn cha mẹ và các nhà giáo dục biết chuyển giao cho người trẻ các giá trị giúp họ xây dựng đất nước và thế giới nên công chính, hợp nhất và huynh đệ hơn. Chính vì vậy, tôi muốn nói về ba thái độ đơn giản: hy vọng, mở lòng mình ra với những ngạc nhiên của Thiên Chúa, và sống trong hân hoan.
1. Hy vọng. Bài đọc thứ hai trong Thánh Lễ cho ta một cảnh khá cảm kích: một người đàn bà, hình ảnh Đức Maria và Giáo Hội, đang bị Con Rồng, tức con qủy, rình mò vì nó muốn nuốt trửng đứa con của bà. Tuy nhiên, cảnh này không phải là cảnh chết mà là cảnh sống, vì Thiên Chúa can thiệp vào và đã cứu đứa trẻ (xem Kh 12:13a, 15-16a). Có biết bao khó khăn hiện diện trong đời mọi cá nhân, trong đời mọi dân tộc, mọi cộng đồng của ta; ấy thế nhưng bất chấp những khó khăn này lớn lao bao nhiêu, Thiên Chúa không bao giờ để ta bị chúng tràn ngập. Đối diện với những khoảnh khắc thất vọng ta cảm thấy ở trong đời này, đứng trước các cố gắng phúc âm hóa cũng như nhập thân đức tin của ta trong tư cách cha mẹ của gia đình, tôi muốn mạnh mẽ nói điều này: Anh chị em hãy luôn biết thật trong lòng rằng Thiên Chúa đang ở bên cạnh anh chị em; Người không bao giờ bỏ rơi anh chị em! Ta không bao giờ được mất hy vọng! Không bao giờ được để mình chết ở trong lòng! “Con rồng”, tức tên qủy, đang có mặt trong lịch sử ta, nhưng nó không phỗng tay trên. Người phỗng tay trên chính là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là niềm hy vọng của ta! Quả thực ngày nay, tới một mức độ nào đó, ai ai, kể cả người trẻ, cũng đang cảm thấy bị lôi kéo bởi rất nhiều ngẫu tượng vốn muốn chiếm chỗ Thiên Chúa và hứa hẹn đem lại hy vọng: tiền bạc, thành công, quyền thế, khoái lạc. Cảm thức cô đơn và trống rỗng mỗi ngày mỗi lớn hơn trong tâm hồn nhiều người thường dẫn họ đi tìm thoả mãn nơi các ngẫu tượng phù phiếm này. Anh chị em thân mến, ta hãy là những đèn sáng của hy vọng! Ta hãy duy trì một tầm nhìn tích cực về thực tại. Ta hãy khuyến khích lòng đại lượng vốn đặc trưng nơi người trẻ và giúp họ tích cực cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Người trẻ là cỗ máy mạnh mẽ dành cho Giáo Hội và xã hội. Họ không cần những điều vật chất mà thôi; mà trên hết họ còn cần ta nêu cao cho họ các giá trị phi vật chất vốn là trái tim thiêng liêng của một dân tộc, ký ức của dân tộc. Tại Đền Thánh này, vốn là một phần ký ức của Ba Tây, ta gần như đọc thấy các giá trị này: linh đạo, đại lượng, liên đới, kiên trì, huynh đệ, hân hoan; chúng là các giá trị có gốc rễ sâu xa nhất trong đức tin Kitô Giáo.
2. Thái độ thứ hai: mở lòng mình ra với những ngạc nhiên của Thiên Chúa. Bất cứ người nam nữ nào của hy vọng, niềm hy vọng vĩ đại mà đức tin đem lại cho ta, đều biết rằng ngay giữa các khó khăn, Thiên Chúa vẫn hành động và làm ta ngạc nhiên. Lịch sử ngôi Đền Thánh này là một thí dụ tốt: ba ngư phủ, sau một ngày không bắt được con cá nào, đã tìm được một điều thật bất ngờ dưới làn nước của Sông Parnaíba, một mẫu ảnh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Có ai ngờ được rằng cái địa điểm vô tích sự để đánh cá này lại trở thành nơi mà mọi người Ba Tây cảm thấy mình là con cái của cùng một Bà Mẹ hay không? Thiên Chúa luôn làm ta ngạc nhiên, như thứ rượu mới trong Tin Mừng ta từng được nghe. Thiên Chúa luôn để dành cho ta những điều tốt nhất. Nhưng Người yêu cầu ta để mình ngạc nhiên bởi tình yêu của Người, chấp nhận các ngạc nhiên của Người. Ta hãy tín thác nơi Thiên Chúa! Tách rời khỏi Người, rượu hân hoan, rượu hy vọng của ta sẽ cạn. Lại gần Người, ở với Người, điều xem ra như nước lạnh, như khó khăn, như tội lỗi sẽ biến thành rượu mới của tình bằng hữu với Người.
3. Thái độ thứ ba: sống trong hân hoan. Các bạn thân mến, bước đi trong hy vọng, để mình ngạc nhiên bởi thứ rượu mới mà Chúa Giêsu đang hiến cho ta, ta sẽ có niềm vui trong lòng và không thể không trở thành chứng nhân của niềm vui này. Kitô hữu là người vui tươi, họ không bao giờ ủ rũ cả. Thiên Chúa luôn ở cạnh ta. Ta có Bà Mẹ luôn bầu cử cho đời sống của con cái ngài, cho ta, như Hoàng Hậu Esther từng làm trong bài đọc thứ nhất (xem Et 5:3). Chúa Giêsu từng cho ta thấy rằng gương mặt Thiên Chúa là gương mặt của Người Cha thương yêu. Tội lỗi và chết chóc đã bị đánh gục. Kitô hữu không thể nào bi quan cho được! Họ không giống như ai suốt đời tang chế. Nếu ta thực sự ở trong tình yêu với Chúa Kitô và nếu ta cảm nhận được Người yêu thương ta xiết bao, thì trái tim ta hẳn sẽ “sáng lên” với một niềm vui tỏa lan ra khắp mọi người quanh ta. Như Đức Bênêđíctô XVI từng nói: “người môn đệ biết rằng không có Chúa Kitô, sẽ không có ánh sáng, không có hy vọng, không có tình yêu, không có tương lai” (Diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Toàn Thể Lần Thứ Năm Các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và Vùng Caribbean, Aparecida, 13 tháng Năm 2007, 3).
Các bạn thân mến, chúng ta tới đây đễ gõ cửa nhà Đức Mẹ. Ngài đã mở cho ta, ngài đã để ta vào và chỉ cho ta Con của ngài. Giờ đây, ngài yêu cầu ta “làm bất cứ điều gì Người nói” (Ga 2:5). Vâng, lạy Mẹ yêu qúy, chúng con cam kết làm bất cứ điều gì Chúa Giêsu nói với chúng con! Và chúng con sẽ làm điều ấy một cách hy vọng, tín thác vào các ngạc nhiên của Thiên Chúa và đầy hân hoan. Amen
Cuộc hành trình về nguồn
John L. Allen Jr., trên National Catholic Reporter ngày 24 tháng 7, ví cuộc kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida như một hành trình về nguồn của Đức Phanxicô. Theo ông, nói đến Aparecida, người Ba Tây nào cũng nghĩ ngay tới Đức Bà Aparecida, quan thầy đất nước họ, hay tới đền thánh của ngài tại đó, ngôi đền thánh lớn nhất thế giới mà riêng năm ngoái đã thu hút 10 triệu khách hành hương.
Còn với các nhà báo đang theo dõi Ngày Giới Trẻ Thế Giới, thì Aparecida chỉ gợi cho họ hình ảnh một gói chất nổ toan tính ám hại người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu. Nhưng đối với những người Công Giáo hiểu biết, thì Aparecida cũng nhắc họ nhớ một văn kiện khá dài do các giám mục Châu Mỹ La Tinh công bố tại đó năm 2007, là lần mới nhất các vị họp nhau để suy nghĩ về hiện tình Giáo Hội.
Tại châu lục này, theo Allen, địa danh thường nhắc người ta nhớ tới một viễn kiến hoàn toàn thần học và Giáo Hội học. Thử nói “Medellín” mà coi, người ta bèn nghĩ tới cuộc họp năm 1968 của hội đồng giám mục Châu Mỹ La Tinh và việc các ngài ủng hộ nền thần học giải phóng cũng như ý niệm “cộng đoàn Giáo Hội căn bản”.
Trong chiều hướng đó, "Aparecida" là ẩn dụ của một nền linh đạo và thần học được văn kiện năm 2007 phát biểu, một văn kiện đã nắm được viễn kiến của Đức Phanxicô hay hơn cả. Có thể coi đó là Đại Hiến Chương của ngài.
Lý do, Đức HY Jorge Mario Bergoglio, TGM Buenos Aires, Argentina, lúc đó, được nhìn nhận là một trong các soạn giả hàng đầu của văn kiện. Cho nên, cuộc hành hương hôm nay tới Aparecida của Đức Phanxicô được coi như cuộc hành hương về nguồn đối với triều giáo hoàng của ngài.
Bốn ý niệm lớn
Chủ đề chính của Hội Nghị năm 2007 là “Môn đệ và nhà truyền giáo của Chúa Giêsu Kitô, để dân ta có sự sống nơi Người”. Chỉ sự kiện sau đây mà thôi cũng đủ thấy văn kiện này thân thiết ra sao đối với Đức Phanxicô: từ ngày lên ngôi giáo hoàng, tiếp vị quốc trưởng Châu Mỹ La Tinh nào, ngài cũng tặng họ một bản của nó. Tâm điểm văn kiện có thể tóm trong 4 ý tưởng chính sau đây:
Thôi thúc truyền giáo: Giáo Hội phải đem sứ điệp của mình vào đường phố, phá bỏ triết lý sống mà theo truyền thống vốn có tính giáo sĩ trị và thụ động của Đạo Công Giáo Châu Mỹ La Tinh. Mệnh lệnh truyền giáo này không phải chỉ để lấy lại những mất mát vào tay người tin lành và Ngũ Tuần, một điều hiển nhiên có, mà còn để phục vụ nhân loại và môi trường. Từ khởi điểm này, văn kiện kêu gọi một cuộc “truyền giáo lục địa” đại qui mô.
“Gương mặt mới của người nghèo”: Dành ưu tiên cho di dân và tị nạn, nạn nhân buôn người, người mất tích, nạn nhân HIV/AIDS, người ghiền ma túy, phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, người khuyết tật, người thất nghiệp, người sống ngoài hè phố, nông dân không đất đai, các nhóm thổ dân, các thợ mỏ và “những người dốt nát kỹ thuật”. Trên đường từ Rôma tới Rio, Đức Phanxicô còn thêm người già nữa, vì cả họ đôi khi cũng là nạn nhân của điều ngài gọi là “nền văn hóa vứt bỏ”.
Thần học giải phóng: Dù các chữ này chưa bao giờ xuất hiện trên văn kiện, nhưng các bóng ma của những cuộc tranh đấu ngày trước trong Đạo Công Giáo Châu Mỹ La Tinh về phong trào gây tranh cãi phát sinh trong thập niên 1960 này rõ ràng có ám ảnh nó. Trong những nét chủ yếu, điều được văn kiện nhìn nhận là: nếu “thần học giải phóng” là chủ nghĩa Mácxít hay “một Giáo Hội từ bên dưới” đối nghịch với phẩm trật, thì không thể chấp nhận được; còn nếu nó chỉ có nghĩa về phe với người nghèo, thì chấp nhận được. Thuật ngữ thời danh được các giám mục thỏa thuận là “ưu tiên chọn người nghèo" một công thức xem ra trịnh trọng hơn công thức “một Giáo Hội nghèo dành cho người nghèo" của Đức Phanxicô hiện nay.
Tôn giáo bình dân: Văn kiện hay nhắc đến tầm quan trọng của lòng đạo bình dân trong Đạo Công Giáo tại Châu Mỹ La Tinh, một điều khó có thể đánh giá thấp, như Đức Mẹ Guadalupe tại Mễ Tây Cơ và Đức Mẹ Aparecida tại Ba Tây. Văn kiện nói: “linh hồn của các dân tộc Châu Mỹ La Tinh” được biểu lộ trong các truyền thống này, trong đó, có “tình yêu đối với Chúa Kitô đau khổ, Thiên Chúa của xót thương, tha thứ và hoà giải” cũng như “một Thiên Chúa gần gũi người nghèo và những người đau khổ”. Nó cho rằng nền tảng của đức tin bình dân này chính là “một bảo vật”.
Tóm lại, cốt lõi của Văn Kiện Aparecida là: nhấn mạnh tới việc “ra khỏi phòng áo và bước hẳn vào đường phố”; đặc biệt quan tâm tới người nghèo; một tiếp cận chừng mực và quân bình đối với các cực đoan thần học; và một quyết tâm coi trọng các bản năng tôn giáo của người bình dân. Những gì xem ra quen thuộc với Đức Phanxicô trong hơn 4 tháng qua, thực sự đã được ngài đặt bút viết xuống văn kiện này 6 năm trước đây. Một cuộc về nguồn có ý nghĩa.
Ngài cho hay, ngài cũng tới gõ cửa nhà Đức Mẹ “để Đức Mẹ giúp mọi người chúng ta, cả mục tử dân Chúa, lẫn cha mẹ và các nhà giáo dục biết chuyển giao cho người trẻ các giá trị giúp họ xây dựng đất nước và thế giới nên công chính, hợp nhất và huynh đệ hơn”. Chính trong ngữ cảnh này, ngài nói tới ba “thái độ” trong cuộc sống Kitô hữu: hy vọng, cởi mở và vui sống trong bài giảng lễ, với một cộng đoàn trong ngoài lên tới 200,000 người dù gặp mưa gió lạnh lẽo. Xin mời qúy độc giả đọc nguyên văn bài giảng này:
Bài giảng của Đức Phanxicô tại Aparecida
Các anh em giám mục và linh mục thân mến
Anh chị em thân yêu,
Tôi cảm thấy hân hoan xiết bao được đến nhà Mẹ của mọi người Ba Tây, Đền Đức Mẹ Aparecida! Một ngày sau khi tôi được bầu làm Giám Mục Rôma, tôi đã viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma, để dâng phó sứ vụ Kế Nhiệm Thánh Phêrô cho Đức Mẹ. Hôm nay, tôi tới đây để xin Đức Maria, Mẹ chúng ta, ban thành công cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới và để đặt dưới bàn chân ngài sự sống của các dân tộc Châu Mỹ La Tinh.
Có một điều tôi muốn được thưa với anh chị em trước nhất. Sáu năm trước đây, Hội Nghị Toàn Thể Lần Thứ Năm của Các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và Vùng Caribbean đã được tổ chức ngay tại Đền Thánh này. Một điều rất đẹp dã diễn ra tại đây mà chính tôi được chứng kiến tận mắt. Tôi đã thấy các giám mục, những người hăng say thảo luận chủ đề gặp gỡ Chúa Kitô, làm môn đệ và truyền giáo, đã được khuyến khích, nâng đỡ và có thể nói được gợi hứng ra sao bởi hàng ngàn khách hành hương hết ngày này qua ngày nọ tới đây để dâng phó đời họ cho Đức Mẹ. Hội Nghị này là khoảnh khắc vĩ đại của Giáo Hội. Người ta quả có thể nói được rằng Văn Kiện Aparecida đã được hạ sinh nhờ hoạt tác qua lại giữa những cực nhọc của các giám mục và đức tin chất phác của người hành hương, dưới sự che chở mẫu thân của Đức Maria. Khi đi tìm Chúa Giêsu, Giáo Hội luôn gõ cửa nhà Mẹ Người và xin “Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng con”. Chính từ Đức Maria Giáo Hội học được việc làm môn đệ đích thực. Chính vì thế, Giáo Hội luôn ra đi truyền giáo theo bước Mẹ Maria.
Hôm nay, trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới, ngày đã đưa tôi tới Ba Tây, tôi cũng đến gõ cửa nhà Đức Mẹ, Đấng đã yêu thương và dạy dỗ Chúa Giêsu, xin ngài giúp mọi người chúng ta, cả mục tử dân Chúa, lẫn cha mẹ và các nhà giáo dục biết chuyển giao cho người trẻ các giá trị giúp họ xây dựng đất nước và thế giới nên công chính, hợp nhất và huynh đệ hơn. Chính vì vậy, tôi muốn nói về ba thái độ đơn giản: hy vọng, mở lòng mình ra với những ngạc nhiên của Thiên Chúa, và sống trong hân hoan.
1. Hy vọng. Bài đọc thứ hai trong Thánh Lễ cho ta một cảnh khá cảm kích: một người đàn bà, hình ảnh Đức Maria và Giáo Hội, đang bị Con Rồng, tức con qủy, rình mò vì nó muốn nuốt trửng đứa con của bà. Tuy nhiên, cảnh này không phải là cảnh chết mà là cảnh sống, vì Thiên Chúa can thiệp vào và đã cứu đứa trẻ (xem Kh 12:13a, 15-16a). Có biết bao khó khăn hiện diện trong đời mọi cá nhân, trong đời mọi dân tộc, mọi cộng đồng của ta; ấy thế nhưng bất chấp những khó khăn này lớn lao bao nhiêu, Thiên Chúa không bao giờ để ta bị chúng tràn ngập. Đối diện với những khoảnh khắc thất vọng ta cảm thấy ở trong đời này, đứng trước các cố gắng phúc âm hóa cũng như nhập thân đức tin của ta trong tư cách cha mẹ của gia đình, tôi muốn mạnh mẽ nói điều này: Anh chị em hãy luôn biết thật trong lòng rằng Thiên Chúa đang ở bên cạnh anh chị em; Người không bao giờ bỏ rơi anh chị em! Ta không bao giờ được mất hy vọng! Không bao giờ được để mình chết ở trong lòng! “Con rồng”, tức tên qủy, đang có mặt trong lịch sử ta, nhưng nó không phỗng tay trên. Người phỗng tay trên chính là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là niềm hy vọng của ta! Quả thực ngày nay, tới một mức độ nào đó, ai ai, kể cả người trẻ, cũng đang cảm thấy bị lôi kéo bởi rất nhiều ngẫu tượng vốn muốn chiếm chỗ Thiên Chúa và hứa hẹn đem lại hy vọng: tiền bạc, thành công, quyền thế, khoái lạc. Cảm thức cô đơn và trống rỗng mỗi ngày mỗi lớn hơn trong tâm hồn nhiều người thường dẫn họ đi tìm thoả mãn nơi các ngẫu tượng phù phiếm này. Anh chị em thân mến, ta hãy là những đèn sáng của hy vọng! Ta hãy duy trì một tầm nhìn tích cực về thực tại. Ta hãy khuyến khích lòng đại lượng vốn đặc trưng nơi người trẻ và giúp họ tích cực cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Người trẻ là cỗ máy mạnh mẽ dành cho Giáo Hội và xã hội. Họ không cần những điều vật chất mà thôi; mà trên hết họ còn cần ta nêu cao cho họ các giá trị phi vật chất vốn là trái tim thiêng liêng của một dân tộc, ký ức của dân tộc. Tại Đền Thánh này, vốn là một phần ký ức của Ba Tây, ta gần như đọc thấy các giá trị này: linh đạo, đại lượng, liên đới, kiên trì, huynh đệ, hân hoan; chúng là các giá trị có gốc rễ sâu xa nhất trong đức tin Kitô Giáo.
2. Thái độ thứ hai: mở lòng mình ra với những ngạc nhiên của Thiên Chúa. Bất cứ người nam nữ nào của hy vọng, niềm hy vọng vĩ đại mà đức tin đem lại cho ta, đều biết rằng ngay giữa các khó khăn, Thiên Chúa vẫn hành động và làm ta ngạc nhiên. Lịch sử ngôi Đền Thánh này là một thí dụ tốt: ba ngư phủ, sau một ngày không bắt được con cá nào, đã tìm được một điều thật bất ngờ dưới làn nước của Sông Parnaíba, một mẫu ảnh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Có ai ngờ được rằng cái địa điểm vô tích sự để đánh cá này lại trở thành nơi mà mọi người Ba Tây cảm thấy mình là con cái của cùng một Bà Mẹ hay không? Thiên Chúa luôn làm ta ngạc nhiên, như thứ rượu mới trong Tin Mừng ta từng được nghe. Thiên Chúa luôn để dành cho ta những điều tốt nhất. Nhưng Người yêu cầu ta để mình ngạc nhiên bởi tình yêu của Người, chấp nhận các ngạc nhiên của Người. Ta hãy tín thác nơi Thiên Chúa! Tách rời khỏi Người, rượu hân hoan, rượu hy vọng của ta sẽ cạn. Lại gần Người, ở với Người, điều xem ra như nước lạnh, như khó khăn, như tội lỗi sẽ biến thành rượu mới của tình bằng hữu với Người.
3. Thái độ thứ ba: sống trong hân hoan. Các bạn thân mến, bước đi trong hy vọng, để mình ngạc nhiên bởi thứ rượu mới mà Chúa Giêsu đang hiến cho ta, ta sẽ có niềm vui trong lòng và không thể không trở thành chứng nhân của niềm vui này. Kitô hữu là người vui tươi, họ không bao giờ ủ rũ cả. Thiên Chúa luôn ở cạnh ta. Ta có Bà Mẹ luôn bầu cử cho đời sống của con cái ngài, cho ta, như Hoàng Hậu Esther từng làm trong bài đọc thứ nhất (xem Et 5:3). Chúa Giêsu từng cho ta thấy rằng gương mặt Thiên Chúa là gương mặt của Người Cha thương yêu. Tội lỗi và chết chóc đã bị đánh gục. Kitô hữu không thể nào bi quan cho được! Họ không giống như ai suốt đời tang chế. Nếu ta thực sự ở trong tình yêu với Chúa Kitô và nếu ta cảm nhận được Người yêu thương ta xiết bao, thì trái tim ta hẳn sẽ “sáng lên” với một niềm vui tỏa lan ra khắp mọi người quanh ta. Như Đức Bênêđíctô XVI từng nói: “người môn đệ biết rằng không có Chúa Kitô, sẽ không có ánh sáng, không có hy vọng, không có tình yêu, không có tương lai” (Diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Toàn Thể Lần Thứ Năm Các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và Vùng Caribbean, Aparecida, 13 tháng Năm 2007, 3).
Các bạn thân mến, chúng ta tới đây đễ gõ cửa nhà Đức Mẹ. Ngài đã mở cho ta, ngài đã để ta vào và chỉ cho ta Con của ngài. Giờ đây, ngài yêu cầu ta “làm bất cứ điều gì Người nói” (Ga 2:5). Vâng, lạy Mẹ yêu qúy, chúng con cam kết làm bất cứ điều gì Chúa Giêsu nói với chúng con! Và chúng con sẽ làm điều ấy một cách hy vọng, tín thác vào các ngạc nhiên của Thiên Chúa và đầy hân hoan. Amen
Cuộc hành trình về nguồn
John L. Allen Jr., trên National Catholic Reporter ngày 24 tháng 7, ví cuộc kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida như một hành trình về nguồn của Đức Phanxicô. Theo ông, nói đến Aparecida, người Ba Tây nào cũng nghĩ ngay tới Đức Bà Aparecida, quan thầy đất nước họ, hay tới đền thánh của ngài tại đó, ngôi đền thánh lớn nhất thế giới mà riêng năm ngoái đã thu hút 10 triệu khách hành hương.
Còn với các nhà báo đang theo dõi Ngày Giới Trẻ Thế Giới, thì Aparecida chỉ gợi cho họ hình ảnh một gói chất nổ toan tính ám hại người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu. Nhưng đối với những người Công Giáo hiểu biết, thì Aparecida cũng nhắc họ nhớ một văn kiện khá dài do các giám mục Châu Mỹ La Tinh công bố tại đó năm 2007, là lần mới nhất các vị họp nhau để suy nghĩ về hiện tình Giáo Hội.
Tại châu lục này, theo Allen, địa danh thường nhắc người ta nhớ tới một viễn kiến hoàn toàn thần học và Giáo Hội học. Thử nói “Medellín” mà coi, người ta bèn nghĩ tới cuộc họp năm 1968 của hội đồng giám mục Châu Mỹ La Tinh và việc các ngài ủng hộ nền thần học giải phóng cũng như ý niệm “cộng đoàn Giáo Hội căn bản”.
Trong chiều hướng đó, "Aparecida" là ẩn dụ của một nền linh đạo và thần học được văn kiện năm 2007 phát biểu, một văn kiện đã nắm được viễn kiến của Đức Phanxicô hay hơn cả. Có thể coi đó là Đại Hiến Chương của ngài.
Lý do, Đức HY Jorge Mario Bergoglio, TGM Buenos Aires, Argentina, lúc đó, được nhìn nhận là một trong các soạn giả hàng đầu của văn kiện. Cho nên, cuộc hành hương hôm nay tới Aparecida của Đức Phanxicô được coi như cuộc hành hương về nguồn đối với triều giáo hoàng của ngài.
Bốn ý niệm lớn
Chủ đề chính của Hội Nghị năm 2007 là “Môn đệ và nhà truyền giáo của Chúa Giêsu Kitô, để dân ta có sự sống nơi Người”. Chỉ sự kiện sau đây mà thôi cũng đủ thấy văn kiện này thân thiết ra sao đối với Đức Phanxicô: từ ngày lên ngôi giáo hoàng, tiếp vị quốc trưởng Châu Mỹ La Tinh nào, ngài cũng tặng họ một bản của nó. Tâm điểm văn kiện có thể tóm trong 4 ý tưởng chính sau đây:
Thôi thúc truyền giáo: Giáo Hội phải đem sứ điệp của mình vào đường phố, phá bỏ triết lý sống mà theo truyền thống vốn có tính giáo sĩ trị và thụ động của Đạo Công Giáo Châu Mỹ La Tinh. Mệnh lệnh truyền giáo này không phải chỉ để lấy lại những mất mát vào tay người tin lành và Ngũ Tuần, một điều hiển nhiên có, mà còn để phục vụ nhân loại và môi trường. Từ khởi điểm này, văn kiện kêu gọi một cuộc “truyền giáo lục địa” đại qui mô.
“Gương mặt mới của người nghèo”: Dành ưu tiên cho di dân và tị nạn, nạn nhân buôn người, người mất tích, nạn nhân HIV/AIDS, người ghiền ma túy, phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, người khuyết tật, người thất nghiệp, người sống ngoài hè phố, nông dân không đất đai, các nhóm thổ dân, các thợ mỏ và “những người dốt nát kỹ thuật”. Trên đường từ Rôma tới Rio, Đức Phanxicô còn thêm người già nữa, vì cả họ đôi khi cũng là nạn nhân của điều ngài gọi là “nền văn hóa vứt bỏ”.
Thần học giải phóng: Dù các chữ này chưa bao giờ xuất hiện trên văn kiện, nhưng các bóng ma của những cuộc tranh đấu ngày trước trong Đạo Công Giáo Châu Mỹ La Tinh về phong trào gây tranh cãi phát sinh trong thập niên 1960 này rõ ràng có ám ảnh nó. Trong những nét chủ yếu, điều được văn kiện nhìn nhận là: nếu “thần học giải phóng” là chủ nghĩa Mácxít hay “một Giáo Hội từ bên dưới” đối nghịch với phẩm trật, thì không thể chấp nhận được; còn nếu nó chỉ có nghĩa về phe với người nghèo, thì chấp nhận được. Thuật ngữ thời danh được các giám mục thỏa thuận là “ưu tiên chọn người nghèo" một công thức xem ra trịnh trọng hơn công thức “một Giáo Hội nghèo dành cho người nghèo" của Đức Phanxicô hiện nay.
Tôn giáo bình dân: Văn kiện hay nhắc đến tầm quan trọng của lòng đạo bình dân trong Đạo Công Giáo tại Châu Mỹ La Tinh, một điều khó có thể đánh giá thấp, như Đức Mẹ Guadalupe tại Mễ Tây Cơ và Đức Mẹ Aparecida tại Ba Tây. Văn kiện nói: “linh hồn của các dân tộc Châu Mỹ La Tinh” được biểu lộ trong các truyền thống này, trong đó, có “tình yêu đối với Chúa Kitô đau khổ, Thiên Chúa của xót thương, tha thứ và hoà giải” cũng như “một Thiên Chúa gần gũi người nghèo và những người đau khổ”. Nó cho rằng nền tảng của đức tin bình dân này chính là “một bảo vật”.
Tóm lại, cốt lõi của Văn Kiện Aparecida là: nhấn mạnh tới việc “ra khỏi phòng áo và bước hẳn vào đường phố”; đặc biệt quan tâm tới người nghèo; một tiếp cận chừng mực và quân bình đối với các cực đoan thần học; và một quyết tâm coi trọng các bản năng tôn giáo của người bình dân. Những gì xem ra quen thuộc với Đức Phanxicô trong hơn 4 tháng qua, thực sự đã được ngài đặt bút viết xuống văn kiện này 6 năm trước đây. Một cuộc về nguồn có ý nghĩa.
Đến với con người
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:26 24/07/2013
Đến với con người
Sau khi được bầu chọn là Gíao Hoàng ngày 19.04.2005, Đức Giáo Hoàng Bendicto XVI. đã đến tham dự Đại Hội giới trẻ thế giới XX. 2005 Koeln ở ngay tại nước Đức, quê hương của ngài.
Dịp đến Đại hội giới trẻ gặp gỡ các bạn Trẻ thế giới tụ họp về, đồng thời cũng là chuyến trở về thăm quê hương lần đầu tiên của ngài sau khi trở thành Gíao hoàng trong Hội Thánh Chúa Giêsu Kito.
Sau khi được bầu chọn trở thành Giáo hoàng ngày 13.03.2013, Đức gíao hoàng Phanxico cũng đến tham dự Đại hội giới trẻ thế giới từ 23. - 28. tháng Bảy 2013 ở Rio de Janeiro, nước Brazil, lục địa châu Mỹ Latinh, châu lục này là quê hương của ngài bên nước Argentina.
Dịp đến gặp gỡ các bạn Trẻ thế giới về nơi đây sống học hỏi đức tin vào Chúa cũng là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Phanxico trở về thăm châu Mỹ Latinh sau khi ngài được bầu chọn trở thành Gíao hoàng.
Chúa Giêsu Kito là trọng tâm trung tâm điểm cho cuộc gặp gỡ Bạn Trẻ thế giới được thể hiện qua những khác biệt trong nếp sống văn hóa mỗi dân tộc đất nước khác nhau, như Đức Giáo Hoàng bày tỏ khi đặt chân xuống nền đất xứ Brazil hôm 22.07.2013:
„ Như qúy vị đã biết, lý do chính cho cuộc viếng thăm Ba Tây của tôi vượt quá các biên giới của nó. Tôi tới đây thực sự vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tôi hiện diện ở đây để gặp gỡ người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, được cánh tay rộng mở của Chúa Kitô Cứu Thế lôi cuốn. Họ muốn tìm nơi trú ẩn trong vòng ôm của Người, gần gũi trái tim Người, một lần nữa được nghe lời kêu gọi rõ ràng và mạnh mẽ của Người: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ”.
Gặp gỡ các Bạn Trẻ, Đức nguyên Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã tâm tình cùng họ: „Các con là ánh sáng trần gian. Các con có mặt ở chỗ nào, nơi đó Thiên Chúa hiện diện... Ai tin tưởng vào Chúa Giêsu, không phải luôn luôn lúc nào cũng sống trong ánh sáng mặt trời sáng lạn đâu....Chúa Giêsu không đòi hỏi các con những thành tích sáng chói đâu. Nhưng Ngài muốn ánh sáng của Ngài chiếu tỏa qua nơi đời sống các con.“ (Thánh lễ giới trẻ ở Freiburg 09.2011)
Đức đương kim Giáo hoàng Phanxico đã cụ thể hóa hình ảnh đời sống Bạn Trẻ: „Các cha mẹ thường nói, “con cái chúng tôi là con ngươi trong mắt chúng tôi”. Cách nói này trong túi khôn Ba Tây thật đẹp đẽ biết bao, vì nó áp dụng vào người trẻ một hình ảnh rút ra từ con mắt, vốn là cửa sổ nhờ đó ánh sáng tràn vào mắt ta, ban cho ta phép mầu được nhìn thấy! Rio de Janeiro 22.07. 2013
Hằng tuần theo tập tục nếp sống trong Gíao hội vào trưa ngày Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng từ trên cửa sổ phòng làm việc của nhà ngài ở Vatican, cửa sổ thứ hai bên phải tầng lầu thứ ba, đọc kinh Truyền tin với hàng chục ngàn dân chúng hành hương về Vatican đứng ở bên dưới quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Á Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII. triệu tập Công đồng Vatican II. năm 1963 đã dùng hình ảnh cánh cửa sổ để nói về mục đích của Công Đồng : „Hãy mở rộng cánh cửa sổ các phòng ra, để làn gío mới, không khí tươi mát tràn vào bên trong nhà.“
Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II. khi vừa được bầu chọn là Giáo hoàng năm 1978 đã nói „ Đừng sợ, hãy mở cánh cửa cho Chúa Kitô.“
Trong thánh lễ an táng đức cố Gíao hoàng Gioan Phaolo II. , Hồng Y Joseph Ratzinger cũng đã dùng hình ảnh cánh cửa sổ:“ Từ nơi cửa sổ nhà Thiên Chúa trên trời cao, Đức Thánh Cha đang nhìn chúng ta. Xin Đức Thánh Cha chúc lành cho chúng con.“
Đức Giáo Hoàng Phanxico lấy hình ảnh cửa sổ nói về „ Người trẻ là cửa sổ nhờ đó tương lai bước vào thế giới, do đó, trình bày với ta nhiều thách thức lớn lao...“ (Rio de Janeiro 22.07.2013).
Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. về thăm quê hương nước Đức, nơi đời sống đức tin vào Chúa đang trong khủng hoảng. Số người tín hữu Chúa Kito dần giảm ít đi cả về lượng cũng như phẩm. Đây là là tình trạng chung bên Âu châu.
Đức đương kim giáo hoàng Phanxico về thăm lục địa quê hương Châu Mỹ Latinh của ngài, nơi cũng đang trong tình trạng khủng hoảng về đời sống đức tin vào Chúa. Nước Brazil là nước truyền thống theo đạo Công Giáo có nhiều người Công gíao nhất với hơn 120 triệu, nhưng bây giờ con số đó đang giảm dần xuống. Vì họ bỏ Công gíao sang gia nhập vơi các giáo phái Tin lành đang hoạt động truyền giáo rất mạnh và hấp dẫn với người dân nơi đó.
Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto XVI. và Đức đương kim giáo hoàng Phanxico đến cùng tham dự Đại hội giơi thế giới, đến với con người. Mỗi vị qua cung cách đối xử và tâm tình có thể khác nhau. Nhưng cả hai Vị trong suy nghĩ và diễn tả tin tưởng đều có một mẫu số chung: Các Bạn Trẻ chiếu tỏa ánh sáng Chúa Kito, như ánh sáng mặt trời chiếu tỏa qua cửa sổ vào trong nhà!
Đó là nét đẹp mang niềm vui phấn khởi, cùng khuyến khích người trẻ sống niềm hy vọng vươn lên cho ngày mai.
Đại hội giới trẻ thế giới 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Sau khi được bầu chọn là Gíao Hoàng ngày 19.04.2005, Đức Giáo Hoàng Bendicto XVI. đã đến tham dự Đại Hội giới trẻ thế giới XX. 2005 Koeln ở ngay tại nước Đức, quê hương của ngài.
Dịp đến Đại hội giới trẻ gặp gỡ các bạn Trẻ thế giới tụ họp về, đồng thời cũng là chuyến trở về thăm quê hương lần đầu tiên của ngài sau khi trở thành Gíao hoàng trong Hội Thánh Chúa Giêsu Kito.
Sau khi được bầu chọn trở thành Giáo hoàng ngày 13.03.2013, Đức gíao hoàng Phanxico cũng đến tham dự Đại hội giới trẻ thế giới từ 23. - 28. tháng Bảy 2013 ở Rio de Janeiro, nước Brazil, lục địa châu Mỹ Latinh, châu lục này là quê hương của ngài bên nước Argentina.
Dịp đến gặp gỡ các bạn Trẻ thế giới về nơi đây sống học hỏi đức tin vào Chúa cũng là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Phanxico trở về thăm châu Mỹ Latinh sau khi ngài được bầu chọn trở thành Gíao hoàng.
Chúa Giêsu Kito là trọng tâm trung tâm điểm cho cuộc gặp gỡ Bạn Trẻ thế giới được thể hiện qua những khác biệt trong nếp sống văn hóa mỗi dân tộc đất nước khác nhau, như Đức Giáo Hoàng bày tỏ khi đặt chân xuống nền đất xứ Brazil hôm 22.07.2013:
„ Như qúy vị đã biết, lý do chính cho cuộc viếng thăm Ba Tây của tôi vượt quá các biên giới của nó. Tôi tới đây thực sự vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tôi hiện diện ở đây để gặp gỡ người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, được cánh tay rộng mở của Chúa Kitô Cứu Thế lôi cuốn. Họ muốn tìm nơi trú ẩn trong vòng ôm của Người, gần gũi trái tim Người, một lần nữa được nghe lời kêu gọi rõ ràng và mạnh mẽ của Người: “Hãy ra đi và làm muôn dân thành môn đệ”.
Gặp gỡ các Bạn Trẻ, Đức nguyên Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã tâm tình cùng họ: „Các con là ánh sáng trần gian. Các con có mặt ở chỗ nào, nơi đó Thiên Chúa hiện diện... Ai tin tưởng vào Chúa Giêsu, không phải luôn luôn lúc nào cũng sống trong ánh sáng mặt trời sáng lạn đâu....Chúa Giêsu không đòi hỏi các con những thành tích sáng chói đâu. Nhưng Ngài muốn ánh sáng của Ngài chiếu tỏa qua nơi đời sống các con.“ (Thánh lễ giới trẻ ở Freiburg 09.2011)
Đức đương kim Giáo hoàng Phanxico đã cụ thể hóa hình ảnh đời sống Bạn Trẻ: „Các cha mẹ thường nói, “con cái chúng tôi là con ngươi trong mắt chúng tôi”. Cách nói này trong túi khôn Ba Tây thật đẹp đẽ biết bao, vì nó áp dụng vào người trẻ một hình ảnh rút ra từ con mắt, vốn là cửa sổ nhờ đó ánh sáng tràn vào mắt ta, ban cho ta phép mầu được nhìn thấy! Rio de Janeiro 22.07. 2013
Hằng tuần theo tập tục nếp sống trong Gíao hội vào trưa ngày Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng từ trên cửa sổ phòng làm việc của nhà ngài ở Vatican, cửa sổ thứ hai bên phải tầng lầu thứ ba, đọc kinh Truyền tin với hàng chục ngàn dân chúng hành hương về Vatican đứng ở bên dưới quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Á Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII. triệu tập Công đồng Vatican II. năm 1963 đã dùng hình ảnh cánh cửa sổ để nói về mục đích của Công Đồng : „Hãy mở rộng cánh cửa sổ các phòng ra, để làn gío mới, không khí tươi mát tràn vào bên trong nhà.“
Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II. khi vừa được bầu chọn là Giáo hoàng năm 1978 đã nói „ Đừng sợ, hãy mở cánh cửa cho Chúa Kitô.“
Trong thánh lễ an táng đức cố Gíao hoàng Gioan Phaolo II. , Hồng Y Joseph Ratzinger cũng đã dùng hình ảnh cánh cửa sổ:“ Từ nơi cửa sổ nhà Thiên Chúa trên trời cao, Đức Thánh Cha đang nhìn chúng ta. Xin Đức Thánh Cha chúc lành cho chúng con.“
Đức Giáo Hoàng Phanxico lấy hình ảnh cửa sổ nói về „ Người trẻ là cửa sổ nhờ đó tương lai bước vào thế giới, do đó, trình bày với ta nhiều thách thức lớn lao...“ (Rio de Janeiro 22.07.2013).
Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. về thăm quê hương nước Đức, nơi đời sống đức tin vào Chúa đang trong khủng hoảng. Số người tín hữu Chúa Kito dần giảm ít đi cả về lượng cũng như phẩm. Đây là là tình trạng chung bên Âu châu.
Đức đương kim giáo hoàng Phanxico về thăm lục địa quê hương Châu Mỹ Latinh của ngài, nơi cũng đang trong tình trạng khủng hoảng về đời sống đức tin vào Chúa. Nước Brazil là nước truyền thống theo đạo Công Giáo có nhiều người Công gíao nhất với hơn 120 triệu, nhưng bây giờ con số đó đang giảm dần xuống. Vì họ bỏ Công gíao sang gia nhập vơi các giáo phái Tin lành đang hoạt động truyền giáo rất mạnh và hấp dẫn với người dân nơi đó.
Đức nguyên Giáo hoàng Benedicto XVI. và Đức đương kim giáo hoàng Phanxico đến cùng tham dự Đại hội giơi thế giới, đến với con người. Mỗi vị qua cung cách đối xử và tâm tình có thể khác nhau. Nhưng cả hai Vị trong suy nghĩ và diễn tả tin tưởng đều có một mẫu số chung: Các Bạn Trẻ chiếu tỏa ánh sáng Chúa Kito, như ánh sáng mặt trời chiếu tỏa qua cửa sổ vào trong nhà!
Đó là nét đẹp mang niềm vui phấn khởi, cùng khuyến khích người trẻ sống niềm hy vọng vươn lên cho ngày mai.
Đại hội giới trẻ thế giới 2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đức Giáo Hòang Phanxicô nhắn gởi các bạn trẻ trước khi lên đường tham dự Đại Hội Giới Trẻ .
Pt Huỳnh Mai Trác
11:19 24/07/2013
“Những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janeiro đã đến . Tôi sẽ đến tham dự trong tám ngày, nhưng các bạn trẻ đã lên đường .”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vừa qua ngày 14 tháng 7 ở Castelgandolfo, nhà nghỉ hè của các giáo hòang, Đức giáo hòang Phanxicô kêu gọi mọi người giáo hữu cầu nguyện cho Đại Hội Giới Trẻ ở Rio de Janeiro từ ngày 22 đến 28 tháng 7.
“Người ta nhìn thấy rất nhiều bạn trẻ, nhưng tất cả mọi người ở đây đều là những người có tâm hồn trẻ trung! Hoan hô! Đức Phanxicô mĩm cười .Xin hãy cầu nguyện cho cuộc hành hương, cầu xin Đức Mẹ Aparecida, đấng bảo trợ xứ Brasil, hướng dẫn bước chân những người tham dự cùng mở lòng họ ra để họ nhận lãnh sứ mệnh mà Chúa Kitô giao phó cho họ .”
Trong ngày Lễ Lá, 24 tháng 3, Đức Giáo Hòang Phanxicô đã nhắn gởi các bạn trẻ như sau: “Các bạn đang mang niềm vui của đức tin và các bạn nói là chúng ta cần phải sống đức tin với con tim trẻ trung, dù là đã 70 hoặc 80 tuổi! . . .Các bạn vác thánh giá hành hương đi qua các lục địa, đi qua những con đường trên khắp thế giới! Bạn vác thánh giá đáp lại lời mời gọi của Chúa Giê su . Bạn mang thánh giá để nói lên với mọi người là thánh giá của Chúa Giêsu đã phá tan bức tường thù óan ngăn cách giữa những con người , giữa những dân tộc, và mang lại sự hòa hợp và hòa bình” .
Hãy bước đi với Chúa Giêsu .
Trước khi chấm dứt: “ Tôi nhìn với tất cả niềm vui sắp tới ở Rio de Janeiro! Tôi hẹn với các bạn ở thành phố lớn của xứ Brasil! Các bạn hãy sửa sọan đi, nhất là về tinh thần của các cọng đòan, để cuộc gặp gỡ này trở thành một dấu chỉ của đức tin cho tòan thể nhân lọai. Hãy sống với niềm vui được đồng hành với Chúa Giêsu, cùng vác thánh giá của Chúa, với lòng tin yêu, với môt tinh thần luôn trẻ trung!” .
“Hảy có một tấm lòng quảng đại” .
Đứng trước hàng vạn người trẻ trên thế giới cùng nhau tụ họp ở Quảng Trường thánh Phêrô ngày Chúa Nhật 28 tháng 4, Đức Giáo Hòang Phanxicô đã dâng lễ cầu nguyện cho giới trẻ và đã làm phép Thêm Sức cho 44 người trẻ đại diện cho tòan thể 5 châu lục đia. Trong bài giảng , ngài nói là “sự mới mẽ của Thiên Chúa không giống như sự mới mẽ của thế gian ,sự mới mẽ của thế gian chỉ là tạm bợ thay đổi luôn vì lỗi thời và vẫn phải tìm kiếm hòai . Sự mới mẽ của Thiên Chúa đối với đời sống của chúng ta là bất di bất dịch . Hãy mở rộng cửa đón chúng vào .
Và nếu cần “chúng ta phải lội ngược dòng” .
Và cũng trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 23 tháng 6, Đức Giáo Hòang kêu gọi giới trẻ “Hãy lội ngược dòng” từ ngữ này đươc lập lại như một khẩu hiêu. “Có bao nhiêu người phải trả giá cho sự thật ! Có bao nhiêu người ngay thẳng đã chọn đi ngược dòng, thay vì từ chối nghe tiếng lương tâm, tiếng nói của sự thật! Những người ngay thẳng không sợ hãi lội ngược dòng! Và chúng ta, chúng ta cũng không hề sợ hãi lội ngươc dòng! Và ở đây có rất nhiều bạn trẻ .
Hởi các bạn trẻ, tôi nói: “Đừng sợ hãi khi lội ngược dòng, khi họ muốn đánh cắp niềm hy vọng của bạn, khi họ đưa ra những giá trị hư hỏng, những giá trị đó như một món ăn hư thối, một món ăn hư thối làm bạn sinh bệnh. Như vây các bạn hãy lội ngược dòng và hãnh diện bạn đã quyết lội ngược dòng! Các bạn hãy can đãm lên, và hãnh diên đã làm được như vậy !”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vừa qua ngày 14 tháng 7 ở Castelgandolfo, nhà nghỉ hè của các giáo hòang, Đức giáo hòang Phanxicô kêu gọi mọi người giáo hữu cầu nguyện cho Đại Hội Giới Trẻ ở Rio de Janeiro từ ngày 22 đến 28 tháng 7.
“Người ta nhìn thấy rất nhiều bạn trẻ, nhưng tất cả mọi người ở đây đều là những người có tâm hồn trẻ trung! Hoan hô! Đức Phanxicô mĩm cười .Xin hãy cầu nguyện cho cuộc hành hương, cầu xin Đức Mẹ Aparecida, đấng bảo trợ xứ Brasil, hướng dẫn bước chân những người tham dự cùng mở lòng họ ra để họ nhận lãnh sứ mệnh mà Chúa Kitô giao phó cho họ .”
Trong ngày Lễ Lá, 24 tháng 3, Đức Giáo Hòang Phanxicô đã nhắn gởi các bạn trẻ như sau: “Các bạn đang mang niềm vui của đức tin và các bạn nói là chúng ta cần phải sống đức tin với con tim trẻ trung, dù là đã 70 hoặc 80 tuổi! . . .Các bạn vác thánh giá hành hương đi qua các lục địa, đi qua những con đường trên khắp thế giới! Bạn vác thánh giá đáp lại lời mời gọi của Chúa Giê su . Bạn mang thánh giá để nói lên với mọi người là thánh giá của Chúa Giêsu đã phá tan bức tường thù óan ngăn cách giữa những con người , giữa những dân tộc, và mang lại sự hòa hợp và hòa bình” .
Hãy bước đi với Chúa Giêsu .
Trước khi chấm dứt: “ Tôi nhìn với tất cả niềm vui sắp tới ở Rio de Janeiro! Tôi hẹn với các bạn ở thành phố lớn của xứ Brasil! Các bạn hãy sửa sọan đi, nhất là về tinh thần của các cọng đòan, để cuộc gặp gỡ này trở thành một dấu chỉ của đức tin cho tòan thể nhân lọai. Hãy sống với niềm vui được đồng hành với Chúa Giêsu, cùng vác thánh giá của Chúa, với lòng tin yêu, với môt tinh thần luôn trẻ trung!” .
“Hảy có một tấm lòng quảng đại” .
Đứng trước hàng vạn người trẻ trên thế giới cùng nhau tụ họp ở Quảng Trường thánh Phêrô ngày Chúa Nhật 28 tháng 4, Đức Giáo Hòang Phanxicô đã dâng lễ cầu nguyện cho giới trẻ và đã làm phép Thêm Sức cho 44 người trẻ đại diện cho tòan thể 5 châu lục đia. Trong bài giảng , ngài nói là “sự mới mẽ của Thiên Chúa không giống như sự mới mẽ của thế gian ,sự mới mẽ của thế gian chỉ là tạm bợ thay đổi luôn vì lỗi thời và vẫn phải tìm kiếm hòai . Sự mới mẽ của Thiên Chúa đối với đời sống của chúng ta là bất di bất dịch . Hãy mở rộng cửa đón chúng vào .
Và nếu cần “chúng ta phải lội ngược dòng” .
Và cũng trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 23 tháng 6, Đức Giáo Hòang kêu gọi giới trẻ “Hãy lội ngược dòng” từ ngữ này đươc lập lại như một khẩu hiêu. “Có bao nhiêu người phải trả giá cho sự thật ! Có bao nhiêu người ngay thẳng đã chọn đi ngược dòng, thay vì từ chối nghe tiếng lương tâm, tiếng nói của sự thật! Những người ngay thẳng không sợ hãi lội ngược dòng! Và chúng ta, chúng ta cũng không hề sợ hãi lội ngươc dòng! Và ở đây có rất nhiều bạn trẻ .
Hởi các bạn trẻ, tôi nói: “Đừng sợ hãi khi lội ngược dòng, khi họ muốn đánh cắp niềm hy vọng của bạn, khi họ đưa ra những giá trị hư hỏng, những giá trị đó như một món ăn hư thối, một món ăn hư thối làm bạn sinh bệnh. Như vây các bạn hãy lội ngược dòng và hãnh diện bạn đã quyết lội ngược dòng! Các bạn hãy can đãm lên, và hãnh diên đã làm được như vậy !”
Top Stories
Inauguration of the 28th World Youth Day
VIS
20:49 24/07/2013
Vatican City, 24 July 2013 (VIS) – Yesterday afternoon more than half a million young people participated in the opening Mass of the 28th World Youth Day, celebrated by the archbishop of St. Sebastian of Rio de Janeiro, Msgr. Orani Joao Tempesta, on the beach at Copacabana. At dusk, the large stage dominated by a blue cross was lit up with the colours of the Brazilian flag. Silence greeted the arrival of the Cross and the image of the Virgin of World Youth Day, carried in procession by young people from the five continents.
Before Mass there were prayers for the young unemployed, for the victims of a nightclub fire in Brazil, for the street children murdered at La Candelaria church, and for the young French woman who died in a bus accident in French Guiana while preparing to travel to Rio to participate in World Youth Day.
As is customary, the Pope did not participate in the opening ceremony of World Youth Day, but the director of the Holy See Press Office, Fr. Federico Lombardi S.J., confirmed that he watched the event on television and was impressed by level of participation in the event.
In his homily, Archbishop Tempesta returned to the theme of World Youth Day: “Go and make disciples of all nations”, inviting the young to be missionaries: “This week Rio has become the centre of the Church, its heart both youthful and vibrant”, he said. “You have come from all over the world to share together in the faith and the joy of being disciples and missionaries in all nations. Everywhere, youthful enthusiasm shows in the faces of young Christians, who wish to unite the testimony of an authentic and Christian life with the social dimension of the Gospel. … We are called to be agents for a new world. I am sure that you will do this in your cities and countries. The world needs young people like you”.
With regard to the Pope's schedule over the coming days, Fr. Lombardi confirmed that, due to bad weather conditions, the Pope will travel by aeroplane rather than helicopter to the shrine at Aparecida, at least for most of the journey. He will also meet with a group of young Argentines in the cathedral of Rio de Janeiro.
Bad weather also prevented Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone S.D.B. from presenting the medal commemorating World Youth Day at the feet of Christ the Redeemer at Corcovado, as had been planned. Instead the event took place at the archbishop's Sumare residence. The medal, struck in metal by the Braziian mint, depicts a smiling Pope Francis, and the cross of the Cathedral of St. Sebastian of Rio de Janeiro and the Basilica of Our Lady of Aparecida. Cardinal Bertone said, “It shows the Pope's closeness to his people and the simplicity of his gestures, which have won over the world”.
In addition, from 24 to 26 July, 250 bishops from all five continents will deepen the themes of World Youth Day in three mornings of catechesis on the following themes: “thirst for hope, thirst for God” (Wednesday 24 July), “being a disciple of Christ” (Thursday 25) and on “being a missionary: now go!” (Friday 26). The catechesis sessions will take place in 300 distinct locations, from Copacabana and the metropolitan area to the favelas, and in churches, gyms, sports camps and social centres. The majority of the sessions will be held in Portuguese (133), but there will also be 50 in Spanish, 25 in English, 15 in Italian and French, 8 in German and 5 in Polish. In total, the catechesis will be held in 20 different languages, including Arabic, Croatian, Danish, Slovenian, Greek, Czech and Russian.
Before Mass there were prayers for the young unemployed, for the victims of a nightclub fire in Brazil, for the street children murdered at La Candelaria church, and for the young French woman who died in a bus accident in French Guiana while preparing to travel to Rio to participate in World Youth Day.
As is customary, the Pope did not participate in the opening ceremony of World Youth Day, but the director of the Holy See Press Office, Fr. Federico Lombardi S.J., confirmed that he watched the event on television and was impressed by level of participation in the event.
In his homily, Archbishop Tempesta returned to the theme of World Youth Day: “Go and make disciples of all nations”, inviting the young to be missionaries: “This week Rio has become the centre of the Church, its heart both youthful and vibrant”, he said. “You have come from all over the world to share together in the faith and the joy of being disciples and missionaries in all nations. Everywhere, youthful enthusiasm shows in the faces of young Christians, who wish to unite the testimony of an authentic and Christian life with the social dimension of the Gospel. … We are called to be agents for a new world. I am sure that you will do this in your cities and countries. The world needs young people like you”.
With regard to the Pope's schedule over the coming days, Fr. Lombardi confirmed that, due to bad weather conditions, the Pope will travel by aeroplane rather than helicopter to the shrine at Aparecida, at least for most of the journey. He will also meet with a group of young Argentines in the cathedral of Rio de Janeiro.
Bad weather also prevented Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone S.D.B. from presenting the medal commemorating World Youth Day at the feet of Christ the Redeemer at Corcovado, as had been planned. Instead the event took place at the archbishop's Sumare residence. The medal, struck in metal by the Braziian mint, depicts a smiling Pope Francis, and the cross of the Cathedral of St. Sebastian of Rio de Janeiro and the Basilica of Our Lady of Aparecida. Cardinal Bertone said, “It shows the Pope's closeness to his people and the simplicity of his gestures, which have won over the world”.
In addition, from 24 to 26 July, 250 bishops from all five continents will deepen the themes of World Youth Day in three mornings of catechesis on the following themes: “thirst for hope, thirst for God” (Wednesday 24 July), “being a disciple of Christ” (Thursday 25) and on “being a missionary: now go!” (Friday 26). The catechesis sessions will take place in 300 distinct locations, from Copacabana and the metropolitan area to the favelas, and in churches, gyms, sports camps and social centres. The majority of the sessions will be held in Portuguese (133), but there will also be 50 in Spanish, 25 in English, 15 in Italian and French, 8 in German and 5 in Polish. In total, the catechesis will be held in 20 different languages, including Arabic, Croatian, Danish, Slovenian, Greek, Czech and Russian.
Reps. Zoe Lofgren, Susan Davis, Alan Lowenthal & Scott Peters: Obama Committed to Addressing Human Rights Concerns during Vietnam President’s Visit
Zoe Lofgren Office
09:05 24/07/2013
Washington, DC — Following a meeting today at the White House, Reps. Zoe Lofgren (D- CA), Susan Davis (D-CA), Alan Lowenthal (D-CA), and Scott Peters (D-CA) said they had received a commitment from President Obama to address human rights concerns with Vietnam President Truong Tan Sang during an upcoming meeting of the two leaders. The lawmakers welcomed the President’s assurances, and said he told them that the human rights issues they raised were a priority for his upcoming meeting with Sang.
“I welcome President Obama’s commitment to include human rights as a priority topic in his upcoming talks with Vietnam’s President Sang,” said Rep. Zoe Lofgren, the co-Chair of the Congressional Caucus on Vietnam. “According to independent groups and advocates, Vietnam’s deplorable human rights record has only gotten worse in the past few years. The United States can play an important role by making it clear that the future of good relations with our country goes hand in hand with Vietnam affording its citizens their basic rights.”
"I want to thank President Obama for his commitment to raising the issue of human rights during his upcoming meeting with President Truong Tan Sang," said Rep Susan Davis. "We need to send a strong and clear message that human rights abuses in Vietnam need to end immediately. Trade must not come at the expense of human rights."
“I was gratified to hear the President today express his concern over human rights violations in Vietnam and his understanding that now is the time to bring up these issues with President Sang,” Rep. Alan Lowenthal said. “I feel that anyone who supports ending human rights violations in Vietnam has an important ally in the White House. We must continue to remind President Sang and the government of Vietnam that all people are entitled to their basic human rights, and that we will continue fighting to make sure these rights are not infringed upon.”
“The United States does not take human rights abuses lightly,” Rep. Scott Peters said. “I am encouraged that the President is keeping these issues on his priority list and am confident that he will convey our concerns to Vietnamese President Sang during their meeting.”
The lawmakers noted that increased bilateral engagement in trade and cultural exchanges have not led to improvements for basic rights in Vietnam. In fact, Human Rights Watch (HRW) has noted that the Vietnamese government has increasingly targeted peaceful advocates, religious minorities, journalists and citizens for arrest and imprisonment as political prisoners. According to HRW, by June of this year, more people had been sentenced for peaceful dissent than in all of 2012.
The U.S. Commission on International Religious Freedom’s 2013 report named Vietnam as a “Tier 1 country of particular concern,” placing it in the same category as oppressive regimes including Burma, Iran, North Korea and Sudan. Similarly, Reporters Without Borders ranks Vietnam as 172nd of 179 countries in its Press Freedom Index, and the independent watchdog organization Freedom House listed the country as “not free” along with Iran, Syria and Burma in its 2012 Freedom on the Net report.
In April, Rep. Lofgren introduced H.R. 1682, the Fostering Rights through Economic Engagement in Vietnam ("FREE Vietnam") Act. The bipartisan bill would bar Vietnam from enjoying special U.S. trade preferences until the country's communist government takes serious measures to curb human rights abuses.
“I welcome President Obama’s commitment to include human rights as a priority topic in his upcoming talks with Vietnam’s President Sang,” said Rep. Zoe Lofgren, the co-Chair of the Congressional Caucus on Vietnam. “According to independent groups and advocates, Vietnam’s deplorable human rights record has only gotten worse in the past few years. The United States can play an important role by making it clear that the future of good relations with our country goes hand in hand with Vietnam affording its citizens their basic rights.”
"I want to thank President Obama for his commitment to raising the issue of human rights during his upcoming meeting with President Truong Tan Sang," said Rep Susan Davis. "We need to send a strong and clear message that human rights abuses in Vietnam need to end immediately. Trade must not come at the expense of human rights."
“I was gratified to hear the President today express his concern over human rights violations in Vietnam and his understanding that now is the time to bring up these issues with President Sang,” Rep. Alan Lowenthal said. “I feel that anyone who supports ending human rights violations in Vietnam has an important ally in the White House. We must continue to remind President Sang and the government of Vietnam that all people are entitled to their basic human rights, and that we will continue fighting to make sure these rights are not infringed upon.”
“The United States does not take human rights abuses lightly,” Rep. Scott Peters said. “I am encouraged that the President is keeping these issues on his priority list and am confident that he will convey our concerns to Vietnamese President Sang during their meeting.”
The lawmakers noted that increased bilateral engagement in trade and cultural exchanges have not led to improvements for basic rights in Vietnam. In fact, Human Rights Watch (HRW) has noted that the Vietnamese government has increasingly targeted peaceful advocates, religious minorities, journalists and citizens for arrest and imprisonment as political prisoners. According to HRW, by June of this year, more people had been sentenced for peaceful dissent than in all of 2012.
The U.S. Commission on International Religious Freedom’s 2013 report named Vietnam as a “Tier 1 country of particular concern,” placing it in the same category as oppressive regimes including Burma, Iran, North Korea and Sudan. Similarly, Reporters Without Borders ranks Vietnam as 172nd of 179 countries in its Press Freedom Index, and the independent watchdog organization Freedom House listed the country as “not free” along with Iran, Syria and Burma in its 2012 Freedom on the Net report.
In April, Rep. Lofgren introduced H.R. 1682, the Fostering Rights through Economic Engagement in Vietnam ("FREE Vietnam") Act. The bipartisan bill would bar Vietnam from enjoying special U.S. trade preferences until the country's communist government takes serious measures to curb human rights abuses.
Aparecida: knocking at Mary's door..
Vatican Radio
20:50 24/07/2013
2013-07-24 Vatican - Veronica Scarisbrick reports on the words of Pope Francis during his homily at Holy Mass at the Marian Shrine of Aparecida on Wednesday 24th of July:
While Pope Francis inherited from Benedict XVI, now Pope Emeritus, most of the planned World Youth Day events, he also chose to add to the schedule a visit to the Marian Shrine of Aparecida which lies two hundred kilometres from Rio de Janeiro and is visited each year by over seven million pilgrims.
It took place on Wednesday, the 24th of July. The event began at the Basilica of the Shrine with a brief moment of prayer in the Chapel by the Hall of the 12 Apostles where an image of Our Lady is housed and it ended with an Act of Consecration to Our Lady of Apericida. A consecration which took place at the end of the Holy Mass celebrated in Portuguese with the local Bishops. During his homily on this occasion, Pope Francis highlighted in a special way his Marian devotion.
As we know right from the very start of his pontificate Pope Francis entrusted his ministry as Successor of Peter to Our Lady making a surprise visit to Rome’s Basilica of Saint Mary Major on the day after his election.
In Brazil Pope Francis chose to repeat this gesture of Marian devotion , during his first visit to Latin America, personally requesting it be added to his World Youth Day schedule.He did so at the Marian Shrine of Aparecida, on Wednesday 24th of July in the course of his homily during Holy Mass, at what he described as the house of the Mother of every Brazilian. It was here that he chose to place at her feet the future not just of the young pilgrims currently in Brazil for the XXVIII World Youth Day but also that of the people of the entire Latin American continent.
“When the Church looks for Jesus”, he said on this occasion, “she always knocks at his Mother’s door”. I too, he remarked , have come here to knock on the door of the house of Mary, so she may help us pass on to future generations those values necessary to build both a more just and fraternal nation and world. In order to do this Pope Francis indicated three simple attitudes to be adopted: to be hopeful, to allow ourselves to be surprised by God and to live joyfully. To be hopeful, Pope Francis insisted forcefully, because despite the presence of evil in society with its attraction to idols that take the place of God such as money , success, power and pleasure , God always has the upper hand. To allow ourselves to be surprised by God because, even in the midst of difficulties, God can surprise us if we place our trust in him. And to live joyfully because Christians should never be gloomy as they always have at their side, the face of God as a loving Father.
Attitudes these the Pope encouraged the faithful to adopt here in Aparecida, where six years ago the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean was held. A Conference Pope Francis described on Wednesday as a great moment for the Church, one which gave birth to a Document which he himself wrote up. And one which six years later he described as the result of interplay between the work of the Bishops and that of the simple faith of the pilgrims under Mary’s maternal protection.I'm Veronica Scarisbrick
While Pope Francis inherited from Benedict XVI, now Pope Emeritus, most of the planned World Youth Day events, he also chose to add to the schedule a visit to the Marian Shrine of Aparecida which lies two hundred kilometres from Rio de Janeiro and is visited each year by over seven million pilgrims.
It took place on Wednesday, the 24th of July. The event began at the Basilica of the Shrine with a brief moment of prayer in the Chapel by the Hall of the 12 Apostles where an image of Our Lady is housed and it ended with an Act of Consecration to Our Lady of Apericida. A consecration which took place at the end of the Holy Mass celebrated in Portuguese with the local Bishops. During his homily on this occasion, Pope Francis highlighted in a special way his Marian devotion.
As we know right from the very start of his pontificate Pope Francis entrusted his ministry as Successor of Peter to Our Lady making a surprise visit to Rome’s Basilica of Saint Mary Major on the day after his election.
In Brazil Pope Francis chose to repeat this gesture of Marian devotion , during his first visit to Latin America, personally requesting it be added to his World Youth Day schedule.He did so at the Marian Shrine of Aparecida, on Wednesday 24th of July in the course of his homily during Holy Mass, at what he described as the house of the Mother of every Brazilian. It was here that he chose to place at her feet the future not just of the young pilgrims currently in Brazil for the XXVIII World Youth Day but also that of the people of the entire Latin American continent.
“When the Church looks for Jesus”, he said on this occasion, “she always knocks at his Mother’s door”. I too, he remarked , have come here to knock on the door of the house of Mary, so she may help us pass on to future generations those values necessary to build both a more just and fraternal nation and world. In order to do this Pope Francis indicated three simple attitudes to be adopted: to be hopeful, to allow ourselves to be surprised by God and to live joyfully. To be hopeful, Pope Francis insisted forcefully, because despite the presence of evil in society with its attraction to idols that take the place of God such as money , success, power and pleasure , God always has the upper hand. To allow ourselves to be surprised by God because, even in the midst of difficulties, God can surprise us if we place our trust in him. And to live joyfully because Christians should never be gloomy as they always have at their side, the face of God as a loving Father.
Attitudes these the Pope encouraged the faithful to adopt here in Aparecida, where six years ago the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean was held. A Conference Pope Francis described on Wednesday as a great moment for the Church, one which gave birth to a Document which he himself wrote up. And one which six years later he described as the result of interplay between the work of the Bishops and that of the simple faith of the pilgrims under Mary’s maternal protection.I'm Veronica Scarisbrick
Pope Francis: defeating the darkness of drug dependency
+ Pope Francis
20:52 24/07/2013
It's not easy to talk about years of drug abuse, desperation and life on the streets, especially if you're talking to the Pope in person. But that's exactly what two former addicts did, receiving in return an emotional embrace from the Holy Father.
In his address to patients and staff, the Pope said a reduction in drug addiction will not be achieved by a liberalization of drug use, as is currently being proposed in various parts of Latin America. Rather, he said, it is necessary to confront the problems underlying the drug use, promoting greater justice, educating young people in the values that build up life, accompanying them in their difficulties and giving them hope for the future. Pope Francis condemned the selfishness of what he called ‘dealers of death’, urging society as a whole to act with courage to stamp out the scourge of drug trafficking.
Speaking directly to those who have fallen into ‘the darkness of dependency’, the Pope said the Church offers outstretched hands to help you on the long and difficult journey, but he stressed ‘no one is able to stand up in your place’. ‘Look ahead,’ he urged and ‘do not let yourself be robbed of hope!’Speaking to the hospital staff, the Pope said we all have to learn to embrace those in need, just as his namesake St Francis reached out to embrace the leper. He thanked all the medical professionals for their love and concern, reaching out to people in difficulty because in them we see the face of the suffering Christ.
Please find below the full text of Pope Francis' address to staff and patients at the St Francis of Assisi hospital in Rio de Janeiro
Dear Archbishop Tempesta, brother Bishops,
Distinguished Authorities,
Members of the Venerable Third Order of Saint Francis of Penance,
Doctors, Nurses, and Health Care Workers,
Dear Young People and Family Members,
God has willed that my journey, after the Shrine of Our Lady of Aparecida, should take me to a particular shrine of human suffering – the Saint Francis of Assisi Hospital. The conversion of your patron saint is well known: the young Francis abandoned the riches and comfort of the world in order to become a poor man among the poor. He understood that true joy and riches do not come from the idols of this world – material things and the possession of them – but are to be found only in following Christ and serving others. Less well known, perhaps, is the moment when this understanding took concrete form in his own life. It was when Francis embraced a leper. This brother, suffering and an outcast, was the “mediator of light ... for Saint Francis of Assisi” (Lumen Fidei, 57), because in every suffering brother and sister that we embrace, we embrace the suffering Body of Christ. Today, in this place where people struggle with drug addiction, I wish to embrace each and every one of you, who are the flesh of Christ, and to ask God to renew your journey, and also mine, with purpose and steadfast hope.
To embrace – we all have to learn to embrace the one in need, as Saint Francis did. There are so many situations in Brazil, and throughout the world, that require attention, care and love, like the fight against chemical dependency. Often, instead, it is selfishness that prevails in our society. How many “dealers of death” there are that follow the logic of power and money at any cost! The scourge of drug-trafficking, that favours violence and sows the seeds of suffering and death, requires of society as a whole an act of courage. A reduction in the spread and influence of drug addiction will not be achieved by a liberalization of drug use, as is currently being proposed in various parts of Latin America. Rather, it is necessary to confront the problems underlying the use of these drugs, by promoting greater justice, educating young people in the values that build up life in society, accompanying those in difficulty and giving them hope for the future. We all need to look upon one another with the loving eyes of Christ, and to learn to embrace those in need, in order to show our closeness, affection and love.
To embrace someone is not enough, however. We must hold the hand of the one in need, of the one who has fallen into the darkness of dependency perhaps without even knowing how, and we must say to him or her: You can get up, you can stand up. It is difficult, but it is possible if you want to. Dear friends, I wish to say to each of you, but especially to all those others who have not had the courage to embark on our journey: You have to want to stand up; this is the indispensible condition! You will find an outstretched hand ready to help you, but no one is able to stand up in your place. But you are never alone! The Church and so many people are close to you. Look ahead with confidence. Yours is a long and difficult journey, but look ahead, there is “a sure future, set against a different horizon with regard to the illusory enticements of the idols of this world, yet granting new momentum and strength to our daily lives” (Lumen Fidei, 57). To all of you, I repeat: Do not let yourselves be robbed of hope! And not only that, but I say to us all: let us not rob others of hope, let us become bearers of hope!
In the Gospel, we read the parable of the Good Samaritan, that speaks of a man assaulted by robbers and left half dead at the side of the road. People pass by him and look at him. But they do not stop, they just continue on their journey, indifferent to him: it is none of their business! Only a Samaritan, a stranger, sees him, stops, lifts him up, takes him by the hand, and cares for him (cf. Lk 10:29-35). Dear friends, I believe that here, in this hospital, the parable of the Good Samaritan is made tangible. Here there is no indifference, but concern. There is no apathy, but love. The Saint Francis Association and the Network for the Treatment of Drug Addiction show how to reach out to those in difficulty because in them we see the face of Christ, because in these persons, the flesh of Christ suffers. Thanks are due to all the medical professionals and their associates who work here. Your service is precious; undertake it always with love. It is a service given to Christ present in our brothers and sisters. As Jesus says to us: “As you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me” (Mt 25:40).
And I wish to repeat to all of you who struggle against drug addiction, and to those family members who share in your difficulties: the Church is not distant from your troubles, but accompanies you with affection. The Lord is near you and he takes you by the hand. Look to him in your most difficult moments and he will give you consolation and hope. And trust in the maternal love of his Mother Mary. This morning, in the Shrine of Aparecida, I entrusted each of you to her heart. Where there is a cross to carry, she, our Mother, is always there with us. I leave you in her hands, while with great affection I bless all of you.
Celebration of a young faith
L’Osservatore Romano
20:54 24/07/2013
The Mass was attended by 500,000 young people, and was celebrated by Archbishop Tempesta on the beach in Rio. The Pope has followed the ceremony through the images broadcasted in a worldwide telecast. “The Church is young, as everyone can see at WYD. May the Lord always keep us all young at heart”, tweeted the Pope, adding: “Dear young friends, Christ has confidence in you and he entrusts his own mission to you: Go and make disciples!”. On his part, Archbishop Tempesta said that WYD especially calls into question “the real and concrete responsibilities of the adult world”. “It is precisely because we all want a better world, that we need to focus on young people”, reiterated Cardinal Bertone, Secretary of State, during the presentation ceremony of the medal commemorating the visit.
The Holy Father — following a day without public commitments — is today, 24 Wednesday, at Aparecida, where he celebrates Mass at the Marian Shrine and consecrates his Pontificate to the Virgin. In the evening he will visit the hospital dedicated to St. Francis of Assisi, which specializes in rehabilitation for drug addicts and alcoholics, and provides assistance and free medical care to poverty-stricken people.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn hành hương Úc Châu sang Rio De Janeiro
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
08:37 24/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hội trại Hè Thiếu Nhi Thành Thể Giáo xứ Tân Thuận – Giáo phận Long Xuyên
Phanxicô Nguyễn Ngọc Hạnh
09:38 24/07/2013
LONG XUYÊN – Một sự trùng hợp hi hữu, ngày 23 tháng 7, các em Thiếu nhi Thánh Thể Gx. Tân Thuận, Gp. Long Xuyên tổ chức cắm trại Hè 2013, cùng ngày với Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio 2013, như hiệp thông lời cầu nguyện với các anh chị trên toàn thế giới. “Nhằm củng cố niềm tin cho các em để các em trưởng thành đức tin đặt tin yêu vào Thiên Chúa và Giáo Hội,” Cha xứ Hieronimo Nguyễn Văn Ngọ nói.
Xem hình ảnh
Kỳ nghỉ hè 2013, ngoài giờ học Giáo Lý, Cha xứ đã tổ chức mở các lớp Anh văn và đàn organ cho các em. Cuối khóa học, chuẩn bị bước vào năm học 2013 – 2014, ngài và thầy giúp xứ cùng Hội đồng Mục vụ đã đưa chương trình hội trại Hè với chủ đề “Gieo mầm tin yêu” cho các em Thiếu nhi Thánh Thể của giáo xứ. Trong Thánh Lễ Khai mac, Cha Hieronimo đã nhắc nhở các em mục đích của hội trại là tập trung để cùng nhau thể hiện tình liên đới, học tập và yêu thương lẫn nhau trên căn bản giới răn của Thiên Chúa; Kính mến Chúa, yêu thường người. Lưu ý các em phải “biết lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Người vào cuộc sống qua việc làm.”
Chương trình buổi hội trại:
5:00 Thánh Lễ khai mạc
6:00 Khai mạc trại, sinh hoạt vòng tròn
7:30 Ăn sáng, trang trí trại
8:30 Trò chơi dân gian
10:30 Giải lao
11:00 Viếng Chúa
11:15 Ăn trưa
12:15 Thi rung chuông vàng
13:15 Giải lao
13:30 Tập họp chơi trò chơi lớn
15:30 Đi cầu ngô
16:15 Tắm rửa
17:15 Chấu Thánh Thể
17:45 Ăn chiều, thu trại, vệ sinh khu vực trại, hóa trang
18:45 Tập trung
19:00 Chương trình Lửa Thiêng Thánh Thể
20:30 Tổng kết, phát thưởng, phép lành cuối ngày.
Tm. Ban Điều hành
Xem hình ảnh
Kỳ nghỉ hè 2013, ngoài giờ học Giáo Lý, Cha xứ đã tổ chức mở các lớp Anh văn và đàn organ cho các em. Cuối khóa học, chuẩn bị bước vào năm học 2013 – 2014, ngài và thầy giúp xứ cùng Hội đồng Mục vụ đã đưa chương trình hội trại Hè với chủ đề “Gieo mầm tin yêu” cho các em Thiếu nhi Thánh Thể của giáo xứ. Trong Thánh Lễ Khai mac, Cha Hieronimo đã nhắc nhở các em mục đích của hội trại là tập trung để cùng nhau thể hiện tình liên đới, học tập và yêu thương lẫn nhau trên căn bản giới răn của Thiên Chúa; Kính mến Chúa, yêu thường người. Lưu ý các em phải “biết lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Người vào cuộc sống qua việc làm.”
Chương trình buổi hội trại:
5:00 Thánh Lễ khai mạc
6:00 Khai mạc trại, sinh hoạt vòng tròn
7:30 Ăn sáng, trang trí trại
8:30 Trò chơi dân gian
10:30 Giải lao
11:00 Viếng Chúa
11:15 Ăn trưa
12:15 Thi rung chuông vàng
13:15 Giải lao
13:30 Tập họp chơi trò chơi lớn
15:30 Đi cầu ngô
16:15 Tắm rửa
17:15 Chấu Thánh Thể
17:45 Ăn chiều, thu trại, vệ sinh khu vực trại, hóa trang
18:45 Tập trung
19:00 Chương trình Lửa Thiêng Thánh Thể
20:30 Tổng kết, phát thưởng, phép lành cuối ngày.
Tm. Ban Điều hành
Caritas Phan Thiết hoàn thành dự án xây 40 nhà vệ sinh cho hộ nghèo
Hồng Hương
09:18 24/07/2013
Nỗi niềm khi không có WC
Đến thăm các gia đình, chúng tôi chứng kiến tận mắt và cảm nhận sự bất tiện của họ. Có những gia đình sống đến 3 thế hệ nhưng vẫn chịu cảnh thiếu điều kiện vệ sinh. Khi chúng tôi hỏi sao không cố gắng làm một WC
trong nhà cho tiện lợi, ông Hải, phường Hưng Long làm nghề biển, vừa lắc đầu vừa trả lời: “Đến cái ăn còn chạy bữa no bữa đói, kiếm đâu ra mấy triệu đồng làm nhà vệ sinh tự huỷ”.
Anh Nam, Caritas Gx. Đức Thắng cho biết: “Tại phường Đức Thắng, trừ một số gia đình có điều kiện xây nhà mới thì có WC trong nhà. Còn những hộ nghèo khác mấy chục năm nay rất chật vật khi không có WC”. Khi có nhu cầu “trút bầu tâm sự” thì cả người già, trẻ con hay thanh niên có 3 giải pháp để chọn: đến nhà vệ sinh công cộng (phải trả phí), đi ngoài vườn lấy cát lấp lại, và nhiều nhất là chọn “nhà vệ sinh lộ thiên bãi biển” vừa … mát mẻ vừa tự do. Chỉ tay về khu vực bờ biển có “nhà vệ sinh lộ thiên” trước là bãi cát, ông nói: “Ngày trước, cứ mùa mưa, nước tràn vào khu dân cư gây mất vệ sinh và ô nhiễm nặng nguồn nước giếng sinh hoạt. Mùa nắng, đi qua các bãi này, có khi mùi hôi bốc lên nồng nặc”. Từ ngày nhà nước xây bờ kè, dân chúng phải mất công đoạn leo qua bờ kè thì mới “trút bầu tâm sự” được. Buổi tối, có khi vội quá, người ta cho trẻ con “bậy” luôn ngoài đường đi.
Phương, cộng tác viên của Caritas Phan Thiết, kể lại kỉ niệm dở khóc dở cười khi anh đến thăm gia đình người bạn gái cùng lớp ở phường Lạc Đạo. Đột nhiên bị đau bụng, hỏi nhà vệ sinh ở đâu thì chủ nhà nhiệt tình dắt anh ra … bờ kè. Dù trời sắp mưa nhưng anh đành gồng mình lên xe phóng về nhà mình.
Món quà ý nghĩa cải thiện cuộc sống
Theo thống kê năm 2009, mật độ dân cư của 4 phường khá đông, trong đó phường Đức Long là 17.329 người, Lạc Đạo là 14.799 người, Hưng Long là 10.203 người và Đức Thắng 8.674 người. Mấy chục năm trôi qua cuộc sống của người lao động và ngư dân ở đây vẫn trong vòng luẩn quẩn với cái nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình trạng người dân đi vệ sinh ngoài bãi biển gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan là điều hiển nhiên ai cũng thấy và không thể lường hết được các nguy cơ bệnh tật xảy ra cho sức khoẻ người dân trong khu vực, đặc biệt là trẻ em. Khu dân cư sát biển phường Lạc Đạo và Đức Thắng có 2 nhà vệ sinh công cộng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Nghe đâu trước đây phường Đức Long cũng có nhà vệ sinh công cộng nhưng đã bị sóng đánh sập.
Trao đổi về dự án này, Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết cho biết: “Nhận thấy sự cấp bách cần thiết khắc phục phần nào hậu quả và tạo điều kiện sống tốt hơn bảo vệ sức khoẻ của người dân, Caritas Phan Thiết đã trình dự án làm nhà vệ sinh cho các hộ gia đình gởi cho tổ chức ERZBISTUM KÖLN của Đức. Sau 6 tháng điều nghiên, dự án được chấp nhận”. Làm sao để chọn khi có hàng trăm gia đình nghèo có nhu cầu làm nhà vệ sinh, nhưng số lượng chỉ giới hạn 40. Caritas Phan Thiết đã giao cho Ban Caritas các Giáo xứ trong khu vực chọn những gia đình không phần biệt lương giáo cần giúp đỡ nhất với tiêu chí ưu tiên nhất là gia đình nghèo, có người già và đông trẻ em.
Khởi công vào tháng 9/ 2012 đến giữa năm 2013 dự án hoàn tất mang lại niềm vui cho 40 gia đình. Với sự tận tâm và khéo tính toán, cha Huân, phó xứ Chính Tòa và ban Caritas các giáo xứ Chính Tòa, Đức Thắng và Đông Hải đã tư vấn cho các hộ gia đình dùng số tiền 6 triệu đồng được hỗ trợ để làm được một nhà vệ sinh tự hủy. Các gia đình cũng sẵn sàng đóng góp thêm vì thấy được ích lợi thực sự là mang đến sức khỏe tốt cho họ và con cái họ.
Trở lại thăm các gia đình, chúng tôi nhận thấy niềm vui hiện rõ trên gương mặt của họ. Bà Huỳnh Thị Mười, 79 tuổi, ngụ tại Hưng Long nói: “Có WC trong nhà thật sự thoải mái và rất vui. Tôi già cả, trước đây buổi tối hay trời mưa phải ra ngoài đi vệ sinh thật khó khăn. Đã có lần té ngã. Bây giờ thì gia đình rất an tâm”. Anh Nhường, có 3 con nhỏ ở Đức Thắng, chia sẻ: “Hai vợ chồng ao ước bấy lâu giờ mới được toại nguyện. Cùng với số tiền Caritas Phan Thiết hỗ trợ, gia đình tôi mượn thêm một ít để làm luôn cái nhà tắm, vừa sạch sẽ, vừa hợp vệ sinh”. Anh nói thêm, “Hàng xóm bên cạnh cũng có thể đi “ké” nhà vệ sinh của gia đình khi cần. Mình nhận được sự giúp đỡ của Hội Caritas thì cũng phải biết cho người khác sử dụng để họ khỏi đi “bậy” bên ngoài”. Chúng tôi nhận ra món quà “nhà vệ sinh” rất có giá trị đối với họ vì nó sẽ cải thiện mang lại một sự khác biệt lớn trong cuộc sống của họ.
Linh mục Sáng cho biết thêm: “Cùng với việc xây dựng, Caritas Phan Thiết còn giúp người dân hiểu về tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người vì chung tay gìn giữ môi trường sống trong lành chính là bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng của mình. Môi trường sống tốt sẽ đem lại cho con em của họ một tương lai tươi sáng hơn”.
Đến thăm các gia đình, chúng tôi chứng kiến tận mắt và cảm nhận sự bất tiện của họ. Có những gia đình sống đến 3 thế hệ nhưng vẫn chịu cảnh thiếu điều kiện vệ sinh. Khi chúng tôi hỏi sao không cố gắng làm một WC
Anh Nam, Caritas Gx. Đức Thắng cho biết: “Tại phường Đức Thắng, trừ một số gia đình có điều kiện xây nhà mới thì có WC trong nhà. Còn những hộ nghèo khác mấy chục năm nay rất chật vật khi không có WC”. Khi có nhu cầu “trút bầu tâm sự” thì cả người già, trẻ con hay thanh niên có 3 giải pháp để chọn: đến nhà vệ sinh công cộng (phải trả phí), đi ngoài vườn lấy cát lấp lại, và nhiều nhất là chọn “nhà vệ sinh lộ thiên bãi biển” vừa … mát mẻ vừa tự do. Chỉ tay về khu vực bờ biển có “nhà vệ sinh lộ thiên” trước là bãi cát, ông nói: “Ngày trước, cứ mùa mưa, nước tràn vào khu dân cư gây mất vệ sinh và ô nhiễm nặng nguồn nước giếng sinh hoạt. Mùa nắng, đi qua các bãi này, có khi mùi hôi bốc lên nồng nặc”. Từ ngày nhà nước xây bờ kè, dân chúng phải mất công đoạn leo qua bờ kè thì mới “trút bầu tâm sự” được. Buổi tối, có khi vội quá, người ta cho trẻ con “bậy” luôn ngoài đường đi.
Phương, cộng tác viên của Caritas Phan Thiết, kể lại kỉ niệm dở khóc dở cười khi anh đến thăm gia đình người bạn gái cùng lớp ở phường Lạc Đạo. Đột nhiên bị đau bụng, hỏi nhà vệ sinh ở đâu thì chủ nhà nhiệt tình dắt anh ra … bờ kè. Dù trời sắp mưa nhưng anh đành gồng mình lên xe phóng về nhà mình.
Món quà ý nghĩa cải thiện cuộc sống
Theo thống kê năm 2009, mật độ dân cư của 4 phường khá đông, trong đó phường Đức Long là 17.329 người, Lạc Đạo là 14.799 người, Hưng Long là 10.203 người và Đức Thắng 8.674 người. Mấy chục năm trôi qua cuộc sống của người lao động và ngư dân ở đây vẫn trong vòng luẩn quẩn với cái nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình trạng người dân đi vệ sinh ngoài bãi biển gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan là điều hiển nhiên ai cũng thấy và không thể lường hết được các nguy cơ bệnh tật xảy ra cho sức khoẻ người dân trong khu vực, đặc biệt là trẻ em. Khu dân cư sát biển phường Lạc Đạo và Đức Thắng có 2 nhà vệ sinh công cộng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Nghe đâu trước đây phường Đức Long cũng có nhà vệ sinh công cộng nhưng đã bị sóng đánh sập.
Trao đổi về dự án này, Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết cho biết: “Nhận thấy sự cấp bách cần thiết khắc phục phần nào hậu quả và tạo điều kiện sống tốt hơn bảo vệ sức khoẻ của người dân, Caritas Phan Thiết đã trình dự án làm nhà vệ sinh cho các hộ gia đình gởi cho tổ chức ERZBISTUM KÖLN của Đức. Sau 6 tháng điều nghiên, dự án được chấp nhận”. Làm sao để chọn khi có hàng trăm gia đình nghèo có nhu cầu làm nhà vệ sinh, nhưng số lượng chỉ giới hạn 40. Caritas Phan Thiết đã giao cho Ban Caritas các Giáo xứ trong khu vực chọn những gia đình không phần biệt lương giáo cần giúp đỡ nhất với tiêu chí ưu tiên nhất là gia đình nghèo, có người già và đông trẻ em.
Khởi công vào tháng 9/ 2012 đến giữa năm 2013 dự án hoàn tất mang lại niềm vui cho 40 gia đình. Với sự tận tâm và khéo tính toán, cha Huân, phó xứ Chính Tòa và ban Caritas các giáo xứ Chính Tòa, Đức Thắng và Đông Hải đã tư vấn cho các hộ gia đình dùng số tiền 6 triệu đồng được hỗ trợ để làm được một nhà vệ sinh tự hủy. Các gia đình cũng sẵn sàng đóng góp thêm vì thấy được ích lợi thực sự là mang đến sức khỏe tốt cho họ và con cái họ.
Trở lại thăm các gia đình, chúng tôi nhận thấy niềm vui hiện rõ trên gương mặt của họ. Bà Huỳnh Thị Mười, 79 tuổi, ngụ tại Hưng Long nói: “Có WC trong nhà thật sự thoải mái và rất vui. Tôi già cả, trước đây buổi tối hay trời mưa phải ra ngoài đi vệ sinh thật khó khăn. Đã có lần té ngã. Bây giờ thì gia đình rất an tâm”. Anh Nhường, có 3 con nhỏ ở Đức Thắng, chia sẻ: “Hai vợ chồng ao ước bấy lâu giờ mới được toại nguyện. Cùng với số tiền Caritas Phan Thiết hỗ trợ, gia đình tôi mượn thêm một ít để làm luôn cái nhà tắm, vừa sạch sẽ, vừa hợp vệ sinh”. Anh nói thêm, “Hàng xóm bên cạnh cũng có thể đi “ké” nhà vệ sinh của gia đình khi cần. Mình nhận được sự giúp đỡ của Hội Caritas thì cũng phải biết cho người khác sử dụng để họ khỏi đi “bậy” bên ngoài”. Chúng tôi nhận ra món quà “nhà vệ sinh” rất có giá trị đối với họ vì nó sẽ cải thiện mang lại một sự khác biệt lớn trong cuộc sống của họ.
Linh mục Sáng cho biết thêm: “Cùng với việc xây dựng, Caritas Phan Thiết còn giúp người dân hiểu về tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người vì chung tay gìn giữ môi trường sống trong lành chính là bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng của mình. Môi trường sống tốt sẽ đem lại cho con em của họ một tương lai tươi sáng hơn”.
Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng với các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt
Nguyễn Liên
09:43 24/07/2013
Như một lời hẹn ước, mỗi khi hè về Cha đặc trách và anh chị em nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng lại ráo riết lên chương trình và tấp nập chuẩn bị để gặp gỡ các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt. Cuộc gặp đầy mong đợi ấy đã diễn ra vào ngày 20/7/ vừa qua, tại trung tâm trại hè thiếu nhi (Bến Thốc - khu I – Đồ Sơn) với 120 em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt, niềm vui của các em được nhân lên khi năm nay có thêm sự đồng hành cộng tác của anh chị em nhóm Ve Chai Nam Định.
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm, một số anh chị em được giao nhiệm vụ đã có mặt tại khu trại hè để chuẩn bị sân khấu, số còn lại thuê xe đón các em thiếu nhi từ trung tâm thành phố ra địa điểm vui chơi. 8h sáng, tất cả đã có mặt đông đủ, các em chạy ùa vào sân chơi, ríu rít hỏi han nhau, tung tăng nắm tay nhảy nhót trên sân như những bầy chim non. Khuôn mặt rạng rỡ của các em tỏ rõ niềm vui khi được các anh chị quản trò dẫn dắt vào các trò chơi vòng tròn. Từ trò chơi chiếc máy bay ù ù từ đâu lao tới khiến cả vòng tròn nghiêng ngả cười khoái trá, trò phạt viết thư với những động tác làm dấu chấm phẩy khiến cả vòng tròn ôm bụng cười lăn… các trò chơi hấp dẫn cuốn hút lần lượt được thay đổi khiến cho cả các bậc phụ huynh cũng thèm thuồng muốn tham gia. Một cô chia sẻ:” Nhìn bọn trẻ chơi vui quá, ước gì mình cũng còn bé như thế, hihi”
Đúng 8 rưỡi, 120 em thiếu nhi được chia thành 5 đội chơi, Cha G.B Vũ Văn Kiện lên khai mạc chương trình, Cha dí dỏm chúc các đội chơi “đạt vòng nguyệt quế hoa xuyến chi; đạt giải nhất từ dưới lên; đạt giải vỗ tay thật to mà không ai vỗ…”. sau lời khai mạc cả hội chơi cùng hào hứng, các trò chơi truyền tin, đập bóng nước, thả bi lần lượt trôi đi trong tiếng cười sảng khoái và thích thú của các em thiếu nhi cũng như các anh chị phụ trách. Tiếp theo là trò chơi gấp máy bay, những chiếc máy bay đủ màu sắc được hoàn thành từ những đôi bàn tay nhỏ bé ngượng ngùng đã được phóng lên không trung như mang bao mơ ước khát khao của tuổi thơ bay cao.
Cuối cùng phần công bố giải thưởng và trao quà khiến các em vỡ òa trong niềm vui, những tiếng vỗ tay rào rào, tiếng reo hò bất ngờ và nhảy lên vì đội mình đạt giải nhất khiến cả hội chơi dường như nổ tung. Ngay sau đó, Cha Gioan, anh trưởng nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng, anh trưởng nhóm Ve Chai Nam Định đã trao quà cho các em. Những phần quà nhỏ bé thôi nhưng gửi gắm biết bao tình yêu thương của Cha Gioan, của các vị ân nhân và các anh chị trong nhóm Ve Chai Hải Phòng- Nam Định đến với các em. Một em thiếu nhi vừa ôm quà cười toe toét vừa khoe:” Chị ơi, hôm nay chơi vui quá, thế mà sáng nay suýt nữa em không được đi vì trời mưa chị ạ!” Tôi mỉm cười xoa đầu em và bảo:” hôm nay chị cũng rất vui, giờ mình lên dùng cơm đi”. Tiếng bát đũa zô to, tiếng sì sụp chan canh, tiếng xì xèo kể thành tích đập được 4 quả bóng nước, thả được 3 viên bi vào chai khiến cho bữa cơm thân mật và đầm ấm diễn ra nhanh chóng.
Tiễn các em lên xe và tạm biệt các em sau cánh cổng to của trung tâm trại hè, lòng chúng tôi vẫn rộn ràng niềm vui và có chút tiếc nuối. Các em đi rồi mà bên tai tôi vẫn còn vang lời nhắn nhủ:” Em cảm ơn các anh chị, sang năm anh chị lại tổ chức nữa nhé!” Câu nói ngây ngô và rất chân thành ấy khiến tất cả anh chị em trong nhóm thấy ngập tràn hạnh phúc, thầm cảm ơn nhau và cảm ơn sự đóng góp của các quý vị ân nhân cũng như những trăn trở trao ban yêu thương của Cha Gioan. Xin Thiên Chúa Tình yêu chúc lành cho công việc bác ái của chúng con!
Xem hình ảnh
Ngay từ sáng sớm, một số anh chị em được giao nhiệm vụ đã có mặt tại khu trại hè để chuẩn bị sân khấu, số còn lại thuê xe đón các em thiếu nhi từ trung tâm thành phố ra địa điểm vui chơi. 8h sáng, tất cả đã có mặt đông đủ, các em chạy ùa vào sân chơi, ríu rít hỏi han nhau, tung tăng nắm tay nhảy nhót trên sân như những bầy chim non. Khuôn mặt rạng rỡ của các em tỏ rõ niềm vui khi được các anh chị quản trò dẫn dắt vào các trò chơi vòng tròn. Từ trò chơi chiếc máy bay ù ù từ đâu lao tới khiến cả vòng tròn nghiêng ngả cười khoái trá, trò phạt viết thư với những động tác làm dấu chấm phẩy khiến cả vòng tròn ôm bụng cười lăn… các trò chơi hấp dẫn cuốn hút lần lượt được thay đổi khiến cho cả các bậc phụ huynh cũng thèm thuồng muốn tham gia. Một cô chia sẻ:” Nhìn bọn trẻ chơi vui quá, ước gì mình cũng còn bé như thế, hihi”
Đúng 8 rưỡi, 120 em thiếu nhi được chia thành 5 đội chơi, Cha G.B Vũ Văn Kiện lên khai mạc chương trình, Cha dí dỏm chúc các đội chơi “đạt vòng nguyệt quế hoa xuyến chi; đạt giải nhất từ dưới lên; đạt giải vỗ tay thật to mà không ai vỗ…”. sau lời khai mạc cả hội chơi cùng hào hứng, các trò chơi truyền tin, đập bóng nước, thả bi lần lượt trôi đi trong tiếng cười sảng khoái và thích thú của các em thiếu nhi cũng như các anh chị phụ trách. Tiếp theo là trò chơi gấp máy bay, những chiếc máy bay đủ màu sắc được hoàn thành từ những đôi bàn tay nhỏ bé ngượng ngùng đã được phóng lên không trung như mang bao mơ ước khát khao của tuổi thơ bay cao.
Cuối cùng phần công bố giải thưởng và trao quà khiến các em vỡ òa trong niềm vui, những tiếng vỗ tay rào rào, tiếng reo hò bất ngờ và nhảy lên vì đội mình đạt giải nhất khiến cả hội chơi dường như nổ tung. Ngay sau đó, Cha Gioan, anh trưởng nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng, anh trưởng nhóm Ve Chai Nam Định đã trao quà cho các em. Những phần quà nhỏ bé thôi nhưng gửi gắm biết bao tình yêu thương của Cha Gioan, của các vị ân nhân và các anh chị trong nhóm Ve Chai Hải Phòng- Nam Định đến với các em. Một em thiếu nhi vừa ôm quà cười toe toét vừa khoe:” Chị ơi, hôm nay chơi vui quá, thế mà sáng nay suýt nữa em không được đi vì trời mưa chị ạ!” Tôi mỉm cười xoa đầu em và bảo:” hôm nay chị cũng rất vui, giờ mình lên dùng cơm đi”. Tiếng bát đũa zô to, tiếng sì sụp chan canh, tiếng xì xèo kể thành tích đập được 4 quả bóng nước, thả được 3 viên bi vào chai khiến cho bữa cơm thân mật và đầm ấm diễn ra nhanh chóng.
Tiễn các em lên xe và tạm biệt các em sau cánh cổng to của trung tâm trại hè, lòng chúng tôi vẫn rộn ràng niềm vui và có chút tiếc nuối. Các em đi rồi mà bên tai tôi vẫn còn vang lời nhắn nhủ:” Em cảm ơn các anh chị, sang năm anh chị lại tổ chức nữa nhé!” Câu nói ngây ngô và rất chân thành ấy khiến tất cả anh chị em trong nhóm thấy ngập tràn hạnh phúc, thầm cảm ơn nhau và cảm ơn sự đóng góp của các quý vị ân nhân cũng như những trăn trở trao ban yêu thương của Cha Gioan. Xin Thiên Chúa Tình yêu chúc lành cho công việc bác ái của chúng con!
Một Đoàn Việt Nam đi từ Saigòn đã tới Rio de Janerio va đang sinh hoạt
Hữu An
10:09 24/07/2013
RIO DE JANERIO - Một đoàn Việt Nam tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới đi từ Sài gòn đoàn có 8 người, cha Việt TTK UBMVGT, 3 cha Phan thiết: An, Duy, Luật cùng 3 bạn trẻ và 1 chị ở Gò vấp. Sau 24 giờ bay đến Sân bay Rio. Vui mừng gặp Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp tại sân bay. NGài được ban tổ chức đón rước. Chụp với ngài tấm hình lưu niệm nơi xa xôi này và hẹn gặp lại những ngày tới.
Xem hình ảnh
Nhờ Chúa quan phòng nên gặp Chị Lan trên Face books. Chị có chồng người Pháp đang làm việc tại Brazril. Nhà của Chị ở chung cư và đã đón 2 linh mục Italia và /brazil nên Chị giới thiệu 1 chị bạn người Singgapor có chồng là người Pháp.Chúng tôi đã ở đây. thật là may mắn. Tạ ơn Chúa. những ngày đại hội giới trẻ đang diễn ra sôi động.
Sau một đêm nghĩ ngơi lấy lại sức, sáng nay 24/7 chúng tôi bắt đầu tham gia chương trình chung.
Xem hình ảnh
Nhờ Chúa quan phòng nên gặp Chị Lan trên Face books. Chị có chồng người Pháp đang làm việc tại Brazril. Nhà của Chị ở chung cư và đã đón 2 linh mục Italia và /brazil nên Chị giới thiệu 1 chị bạn người Singgapor có chồng là người Pháp.Chúng tôi đã ở đây. thật là may mắn. Tạ ơn Chúa. những ngày đại hội giới trẻ đang diễn ra sôi động.
Sau một đêm nghĩ ngơi lấy lại sức, sáng nay 24/7 chúng tôi bắt đầu tham gia chương trình chung.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông cáo báo chí: Các Dân biểu Hoa Kỳ lên tiếng về Nhân quyền tại Việt Nam
Dân Biểu Zoe Lofgren
09:09 24/07/2013
19th Congressional District, California
For Immediate Release:
July 23, 2013
Các Dân Biểu - Zoe Lofgren, Susan Davis, Alan Lowenthal & Scott Peters: Tổng Thống Obama đã cam kết giải quyết mối quan tâm về nhân quyền trong thời gian gặp mặt Chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam
Washington, DC - Sau cuộc họp ngày hôm nay tại Nhà Trắng với Tổng Thống Obama, các Dân biểu gồm Zoe Lofgren (D-CA), Susan Davis (D-CA), Alan Lowenthal (D-CA), và Scott Peters (D-CA) cho biết họ đã có nhận được cam kết của Tổng thống Obama để giải quyết các mối quan tâm về nhân quyền với chủ tịch Việt Nam, Trương Tấn Sang trong một cuộc họp sắp tới của hai nhà lãnh đạo. Các nhà lập pháp đã hoan nghênh sự bảo đảm của Tổng thống, Ông Obama đã nói với các nhà lập pháp rằng các vấn đề nhân quyền mà họ đưa ra là một ưu tiên cho cuộc họp sắp tới của Tổng Thống Obama với Chủ tịch Sang.
"Tôi hoan nghênh cam kết của Tổng thống Obama bao gồm các quyền con người như một chủ đề ưu tiên trong các cuộc đàm phán sắp tới của ông với Chủ Tịch của Việt Nam là ông Trương Tấn Sang," Dân Biểu Zoe Lofgren, đồng Chủ tịch một cuộc họp kín của Quốc hội về Việt Nam cho biết. "Theo các nhóm độc lập và những người ủng hộ, đánh giá hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn trong vài năm qua. Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò quan trọng bằng cách làm cho rõ hơn về tương lai của mối quan hệ tốt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dựa trên cơ bản tôn trọng nhân quyền "
"Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Obama đã cam kết sẽ nêu lên vấn đề nhân quyền trong cuộc họp sắp tới của ông với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang," Cảm ơn của Susan Davis nói. "Chúng tôi cần phải gửi một thông điệp mạnh mẽ và nói rõ sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam cần phải chấm dứt ngay lập tức. Bình thường về Thương mại trước hết là không được phương hại đến các quyền con người."
"Tôi hài lòng khi nghe Tổng thống hôm nay thể hiện mối quan tâm của mình hơn trong điều kiện về nhân quyền tại Việt Nam và chúng ta biết rằng bây giờ là thời gian để đưa lên những vấn đề này với chủ tịch Sang," Dân Biểu Alan Lowenthal nói. "Tôi cảm thấy rằng bất cứ ai hỗ trợ kết thúc hành động vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sẽ có một đồng minh quan trọng là Nhà Trắng. Chúng ta phải tiếp tục nhắc nhở Chủ tịch Sang và chính phủ của Việt Nam hãy để tất cả mọi người được hưởng các quyền con người cơ bản của họ, và rằng chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để đảm bảo các quyền này không bị xâm phạm. "
"Hoa Kỳ không xem nhẹ vấn đề vi phạm nhân quyền ," Dân Biểu Scott Peters nói. "Tôi khuyến khích rằng Tổng thống đang giữ những vấn đề này trên danh sách ưu tiên của mình và tin tưởng rằng ông sẽ chuyển tải mối quan tâm của chúng tôi cho ông chủ tịch Việt Nam, Trương Tấn Sang trong những cuộc họp tới."
Các nhà lập pháp lưu ý rằng sự ngoại giao song phương gia tăng trong trao đổi thương mại và văn hóa đã không giúp cải thiện các quyền cơ bản tại Việt Nam. Trong thực tế, Human Rights Watch (HRW) đã lưu ý rằng chính phủ Việt Nam đã ngày càng nhắm mục tiêu là những người ủng hộ ôn hòa, tôn giáo thiểu số, các bloggers và người dân bị bắt giữ và bỏ tù tùy tiện như các trường hợp tù nhân chính trị. Theo HRW, vào Sáu tháng đầu trong năm nay, nhiều người đã bị kết án về bất đồng chính kiến ôn hòa bằng tổng số cho cả năm 2012.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế báo cáo của năm 2013 có tên Việt Nam như một "quốc gia hàng đầu quan tâm đặc biệt", đặt nó trong cùng thể loại chế độ áp bức các nước bao gồm Miến Điện, Iran, Bắc Triều Tiên và Sudan. Tương tự như vậy, Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam là hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia trong Chỉ số tự do báo chí, và các cơ quan giám sát độc lập như tổ chức Freedom House liệt kê Việt Nam là nước "không tự do" cùng với Iran, Syria và Miến Điện vào năm 2012 .
Vào tháng Tư, Dân Biểu Lofgren giới thiệu nghị quyết 1682, Đạo luật đòi hỏi khi tham gia bang giao kinh tế với Việt Nam ("Việt Nam Tự Do"). Dự luật lưỡng đảng sẽ cấm Việt Nam được hưởng ưu đãi thương mại đặc biệt của Hoa Kỳ cho đến khi nào chính phủ cộng sản có biện pháp kiềm chế các hành động đàn áp nhân quyền.
# # #
Dân biểu Zoe Lofgren đang ở nhiệm kỳ thứ mười trong Quốc hội đại diện cho hầu hết các thành phố San Jose và Santa Clara County. Dân biểu Lofgren là Chủ tịch của các đại diện trong Quốc Hội thuộc đảng Dân chủ tại California, gồm 38 thành viên đảng Dân chủ của Hạ viện Hoa Kỳ từ California và là người giữ trách nhiệm hàng đầu trong Ủy Ban Di Trú Tư pháp và An Ninh Biên Giới .
(*) Ghi Chú: Thùy Trang dịch sang phần tiếng Việt cho những ai không rành Anh Ngữ, các bạn khác muốn rõ hơn xin đọc phần Tiếng Anh phía dưới bài .
-----------------------
U.S. Representative Zoe Lofgren
19th Congressional District, California
For Immediate Release:
July 23, 2013
CONTACT: Duncan Neasham (Lofgren)
202-225-3072, duncan.neasham@mail.house.gov
Aaron Hunter (Davis)
202-225-2040, aaron.hunter@mail.house.gov
Keith Higginbotham (Lowenthal)
202-225-7924, keith.higginbotham@mail.house.gov
Michael Campbell (Peters)
202-225-0508, michael.campbell@mail.house.gov
Văn Hóa
Ca vè Cụ Sáu: Nữ Tắc Thường Lễ
Cụ Sáu Trần Lục
15:49 24/07/2013
1 Ơn trên gặp được hội lành
Cửu chu bốn bể thái bình âu ca
Quyền vàng trước án mở ra
Thấy câu Vô giáo thật là đau thương
5 Bút hoa chép để một chương
Gọi là Nữ tắc dạy phường nữ nhi
Sinh mà không dạy khác gì
Như loài lục súc ngu si quê mùa
Dạy thì dạy lúc đầu sơ
10 Đang khi còn bé dạy thì dễ in
Lòng như giấy trắng nguyên tuyền
Ta mà muốn vẽ đỏ đen khó gì
Nữ nhi bay cũng phải suy
Cá không ăn muối ắt thì cá ươn
15 Làm người có dạy mới khôn
Các điều dạy dỗ phải chôn vào lòng
Thứ nhất ta nói cho xong
Nữ nhi các việc ở trong cửa nhà
Tiên vàn thảo kính mẹ cha
20 Coi người như thể thật là Chúa dêu
Trong lòng ngoài miệng mọi điều
Việc làm lớn bé phải theo ý người
Hình dong nhan sắc vui tươi
Nói thưa thuần nhã những lời hoà nhu
25 Nói thì đừng nói tri trô
Dịu dàng nhè nhẹ thân thưa chiềng bầy
Chớ đừng những tiếng giắt giây
Cũng đừng chớt nhả đâm bây nói lười
Cũng đừng nửa tiếng trêu ngươi
30 Làm cực lòng người hiếu đạo ở đâu
Cũng đừng mặt ủ mày chau
Cũng đừng trừng trộ như màu tay đôi.
Nói đừng mắm lợi mắm môi
Nguýt lườm cha mẹ như đôi lứa mình
35 Đừng khoe mình có tài danh
Mà khinh cha mẹ hiền lành đần ngu
Mẹ cha có lỗi gì ru
Liệu chiều thân thỉ nhỏ to can người
Không nên nói thẳng nặng lời
40 Không nên riếc bách cho người tủi thân
Không nên xỉa xói xa gần
Không nên đay đả nhiều lần nói dai
Không nên nhắc lại cùng ai
Để cho người ngoài biết lỗi mẹ cha.
45 Người ngoài mà có nói ra
Thì ta che đậy mới là đạo con
Sự lành cha mẹ thì khen
Mẹ cha có lỗi không nên hở gì
Còn khi đi trước mặt cha mẹ
50 Đừng hoành hành như thể vai trên
Cúi mình chân bước ron ren
Áo tà khép lại không nên loà xoà
Bằng khi cha mẹ dạy gì
Dù cho nặng nhọc tức thì phải vâng
55 Chẳng nên ngần ngại lần khân
Không nên trần trút tần ngần nói quanh.
Chẳng nên cãi lả tỉnh tinh
Mẹ cha nói một thì mình đối hai
Không nên lấy lẽ mà nài
60 Chữa mình cho khỏi vâng lời mẹ cha
Chẳng nên chân giậm mày sa
Giùng giằng lủng bủng hay là cãi đôi
Bề ngoài vâng vậy mà thôi
Trong lòng buồn giận lại rồi tri trăng
65 Đánh mèo đánh chó ném quăng
Té mâm hắt bát vung văng như là
Ép tình vâng ý mẹ cha
Song còn cạnh khoé cho ra bụng mình
Vâng lời cho có lòng thành
70 Sai đi công việc về trình rằng xong
Mẹ cha gọi bảo dạ vâng
Chớ đừng ừ hữ cũng đừng rằng ơi
Nói năng đừng có cướp nhời
Để người dạy bảo đoạn rồi sẽ thưa
75 Cũng đừng đứng lặng trơ trơ
Để cha mẹ gạn mà chờ không xong.
Trong ngoài vâng có vui lòng
Họa là chút tích đền công sinh thành
Ở đây ta lại nói rành
80 Về điều giúp đỡ hộ hành mẹ cha
Sinh nuôi chín chữ thật là
Như trời như bể mà ta thị thường
Cho nên ta phải sẵn sàng
Đi thăm về viếng lòng thường phải ghi
85 Đồng quà tấm bánh của gì
Bát canh bát giấm ta thì phải chăm
Ở sao cho tận hiếu tâm
Đền ơn cha mẹ ba năm nhọc nhằn.
Liệu đồ cung dưỡng ân cần
90 Đừng để người thiếu nửa phần sự chi.
Lòng người đã muốn tiếc gì
Lo toan hết sức để tùy người ưng
Của ăn cơm nước thì bưng
Đừng nhờ người khác cũng đừng sai ai.
95 Khi người ăn uống được thời
Ta càng phải ép phải mời dùng thêm
Hằng ngày có ý mà xem
Của gì người thích người thèm muốn ăn
Thì ta lo liệu sắm sanh
100 Kiếm tìm cho sẵn để dành người xơi
Mùa hè nóng bức kia thời
Tìm đồ giải nhiệt để người khoẻ hơn
Xin người tắm giặt liên liên
Để cho mát mẻ trong cơn nắng nồng
105 Mùa đông là tiết lạnh lùng
Đồ ăn phải giữ đề phòng ấm hơi
Đông ken than lửa chớ rời
Ta đừng tiếc người công đức làm chi
Dù ta thiếu thốn bất kỳ
110 Miễn cha mẹ khoẻ được thì là hơn
Tán xương không đủ đền ơn
Mẹ cha khó nhọc chung thân vuối mình
Làm sao cho xứng tỉnh tinh
Công ơn trời bể phần mình kể chi
115 Mẹ cha đang bận việc gì
Ta đừng có ngảnh mặt đi cho đành
Thấy liền chạy đến đỡ đần
Để cho cha mẹ yên thân ta mừng
Việc gì chân đỡ tay nâng
120 Gọi là một chút đền ơi gọi là
Áo quần cha mẹ thay ra
Rách thì khâu vá việc ta là thường
Chấy rận giặt giũ sửa sang
Giường chiếu người càng phải quét tước liên
125 Cha mẹ ta phải giữ gìn
Trên tay như ngọc chẳng nên nguôi lòng
Mẹ cha được sự thong dong
Hay là vui khác bề trong bề ngoài
Thì ta làm vui bằng hai
130 Để cho lòng người thêm sự vui hơn.
Bằng khi thấy người bằn hăn
Xem ra sầu não vì cơn cớ gì
Thì ta an ủi tức thì
Tìm phương tìm kế giải đi cho người
135 Gian nan ta gặp ở đời
Giấu được thì giấu kẻo người sinh lo
Liệu mà nuôi sức mẹ cha
Kẻo người chóng già vì sự thương con.
Trên thương cha mẹ mà còn
140 Ở cùng làm một vuối con hơn vàng
Cho nên ta phải giữ giàng
Kẻo người biết được người càng khổ tâm.
Ta chơi cha mẹ mới mừng
Ta khóc cha mẹ ngập ngừng vuối ta
145 Đêm đông giá ngắt như tờ
Năm canh không nhắp mập mờ năm canh
Lòng thương khuôn đúc thiên thành
Thương con đến nỗi quên mình vì con
Sánh vuối non cũng còn là kém
150 Sánh vuối trời thỏm thẻm đồng cân
Tán xương nghiền thịt đền ơn
Họa là muôn một vài phân chăng là.
Thí thi ta nói qua qua
Nữ nhi phải nhớ để mà đền ơn
155 Thứ hai ta lại nói dần
Cách ăn nết ở về phần nữ nhi
Dậy dậy sớm, thức thức khuya
Chẳng kỳ việc gì dọn dẹp liền tay
Chẳng nên tìm chốn ngủ ngày
160 Chẳng nên tìm chốn đấy đây dông dài
Chẳng nên vào ra nhà ai
Là khi cha mẹ không sai mình vào
Ở nhà xay lúa đâm bèo
Tằm tơ gạo thóc tùy chiều mẹ cha
165 Lọ tương lọ mắm lọ cà
Nồi niêu bát đĩa cùng là lọ dưa.
Chiếu chăn đồ vật trong nhà
Dọn đâu vào đấy mới là nữ nhi
Trâu bò gà lợn giống gì
170 Hễ mà tối đến tức thì phải coi
Cho ăn cho uống hẳn hoi
Chuồng chõi đóng rồi đâu đấy cho yên
Bếp kia càng phải giữ gìn
Chớ đừng hờ hững có phen cháy nhà
175 Rồi lên sửa giường mẹ cha
Cái chăn cái gối cùng là quạt tay
Phủi giường đuổi muỗi sắp bày
Những việc thế này là việc nữ nhi
Chị em đừng có khi tì
180 Tị nhau từ việc tí ti không làm
Cãi nhau dức lác ầm ầm
Người ngoài ai cũng nấp nom mà cười
Ở khôn mới gọi là người
Can gì lại để người ngoài cười ta
185 Làm cho mất tiếng mẹ cha
Người ta lại mục ta là người hư.
Chị em hoà thuận trong nhà
Việc nào việc ấy mới là chị em
Tị nhau nào thấy ai khen
190 Chẳng nên tị nạnh đừng kèn cựa nhau
Mẹ cha sầu khổ bởi vì
Chị em khi tì chạnh chẽ cùng nhau
Nữ nhi nết ở thật rầu
Hơi mà chạm ý giận nhau vùng vằng
195 Trong lòng tích để chằng chằng
Mặt ngoài làm gượng như rằng vô tâm
Thực tình trong bụng vẫn căm
Nhớ dai đến mấy mươi năm vẫn còn
Quỷ ma ăn cướp linh hồn
200 Những người mà có trí khôn dường này
Nữ nhi buộc chỉ cổ tay
Chừa dứt tính này hồn xác mới trông
Lai còn tính khác chưa xong
Ấy là bất thuận bề trong bề ngoài
205 Chẳng ưa ai chẳng phục ai
Điều lành nhẽ phải gác tai mọi nhời.
Lấy mình là phải hơn người
Kẻ trên người dưới không ai bằng mình
Ấy là hình tối tăm Chúa phạt
210 Nữ nhi suy cho biết trước sau
Lại còn điều nữa phải âu
Là khi có khách ở đâu vào nhà
Khách quen thì ra chào qua
Rồi thì vào nhà khách lạ thì thôi.
215 Nữ nhi đừng có ra ngồi
Hóng chuyện cha mẹ cùng người khách kia
Nhiều khi thì lại nói đua
Nói gianh cho chán a dua ra gì
Khách vào cha mẹ vắng thì
220 Khách quen đã vậy, lạ thì hỏi han
Lấy giầu mời khách ngồi ăn
Rồi tìm cha mẹ người thân thuộc mình
Đến mà trò chuyện phân minh
Rồi thì mình phải lánh mình vào trong.
225 Ấy là những khách đàn ông
Còn khách bà lão thì không can gì
Ta ra chào hỏi chớ chi
Đỡ nón cất gậy người đi, mời người
Lấy giầu lấy nước mời xơi
230 Rồi tìm cha mẹ để người nói năng.
Chẳng nên bỏ đấy chạy văng
Kẻo người trách rằng vì tại mẹ cha
Sinh mà chẳng dạy hoá ra
Vô tình với khách tuổi già không hay.
235 Bởi ta cha mẹ chịu lây
Nữ nhi ngày rày phải liệu mà coi
Cha mẹ ngồi trò chuyện với khách
Cũng thấy người chọc vách nấp nom
Mắt đã dòm miệng còn lát xát
240 Gọi người nhà to tát từng tên
Nữ nhi ý tứ mới nên
Chẳng may người khách trùng tên người nhà
Lòng ngay ta gọi người nhà
Nhưng lòng khách thẹn hoá ra vô tình
245 Ai trách mình là phường nhi nữ
Oán trách này đổ cả mẹ cha
Nữ nhi mà ở khôn ra
Nở mặt cha mẹ như hoa tươi cười
Nữ nhi ở vụng dại thời
250 Mẹ cha chịu đủ mọi mùi tanh hôi
Việc nhà thu xếp đã rồi
Thì đừng có ngồi mách lẻo cùng ai
Tập tành nghề nghiệp vá may
Miệng ôn kinh bổn còn tay thì làm
255 Việc nhà mình đã nan kham
Con ăn đứa ở người làm phải thuê
Được công việc tại nữ nhi
Ăn ở khéo thì mọi việc mọi trôi
Miếng giầu bát nước hẳn hoi
260 Người ta là người thân phận làm thuê
Chớ đừng ăn ở khắt khe
Ra điều giữ dè thì lại thiệt hơn
Lạ gì lòng bụng thế gian
Ở ăn lắm cách gian ngoan với mình
265 Cách ở vì không đắc tình
Người ta đã gắt thì sinh thiệt nhiều
Đừng nghĩ rịt chân mà theo
Thì bắt làm nhiều công việc được đâu
Gì bằng ở trước có sau
270 Lòng thương làm đầu người cũng như ta
Thân mình nhờ bóng mẹ cha
Nay làm chúa nhà mai đã chắc chưa.
Cơ giời nắng lại có mưa
Sáng làm con ở đến trưa chúa nhà
275 Lòng thương ta ở thật thà
Kéo lòng con ở cho ra chân thành
Lạt này buộc vững hơn đanh
Việc mình của mình nào phải lo chi
Chút thí thi độ chừng giọt mật
280 Ruồi tha hồ mà bắt mỏi tay
Lọ là lát sát thâu ngày
Lọ là quát tháo những mày với tao.
Giấm chua đầy bát dạt dào
Đố thấy ruồi nào một cái ví ve
285 Nữ nhi trôi giạt như bèo
Chắc đâu mà hẳn giàu nghèo mai sau
Trong nhà còn nố chị dâu
Nhiều khi nó cũng làm rầu mẹ cha
Nữ nhi phải ở cho hoà
290 Kẻo rồi eo óc sinh ra nhiều điều
Động thì nó lại rao rêu
Ít xít ra nhiều nói có nói không
Nữ nhi là chị em chồng
Nếu nghe nó nói mà không nhịn thì
295 Làm cho danh tiếng hư đi
Nay đôi mai chối tiếng chê muôn đời
Nữ nhi biết nhịn thì thôi
Bớt vô số truyện tanh hôi trong nhà
Dặn thêm một điều nữa là
300 Ăn mày mà có vào nhà xin ăn
Nữ nhi đừng có bằn hăn
Cho thì vui vẻ đừng ngần ngại chi
Nói đừng ra cung cách gì
Như là khinh dể thế thì mới khôn
305 Nói năng đừng có đuổi dồn
Ăn mày cực bụng không khôn đâu mà
Nhất là những kẻ tuổi già
Thấy người nghĩ đến thân ta mới là
Thứ ba là khi đi ra
310 Tức thì vâng ý mẹ cha đã truyền
Lúc này ta phải giữ gìn
Xong việc thì liền về trình người ngay
Không nên ngồi đứng đấy đây
Chuyện trò hành tỏi cả ngày như ai
315 Chân đi phải bước khoan thai
Chẳng nên chạy vội áo ngoài phất phơ
Áo tà bay đã như cờ
Tóc đầu bay ngược như là bông lau
Nữ nhi có ý trước sau
320 Mẹ cha có bảo đi đâu việc gì
Vào nhà mà nói tôn ti
Chớ đứng xông xổng khác gì mõ rao
Khi đã vào sân thì gọi
Ai trong nhà, tôi hỏi chuyện này
325 Chớ đừng cất lẻn vào ngay
Khác nào như đứa trộm ngày
Nữ nhi cũng đứa tính quen
Gian vặt táy máy không nên bao giờ
Thường tình ai chẳng là ngờ
330 Mình vào rồi thấy mất đồ người ta.
Nhiều khi sinh chuyện đôi tra
Làm cho cực bụng mẹ cha vì mình
Nữ nhi giữ tính gian tình
Âu là chẳng giữ tiếng mình được đâu
335 Ngoài đàng bầu bạn gặp nhau
Thì đừng bá cổ bá đầu mà đi
Chuyện trò cười cợt vang rì
Đuổi nhau mà đấm thật thì không nên
Bằng khi gặp kẻ vai trên
340 Ông bà chú bác thế quyền già nua
Lượm tay đứng tránh chào thưa
Hơi mình phải biết ai ưa đâu mà
Tránh đàng ta phải tránh xa
Tránh bên cuối gió mới là nữ nhi
345 Bằng khi người hỏi chuyện gì
Mặt đừng nhìn mặt nhiều khi khó lòng
Mình nhìn mặt, hơi mình xông
Mũi người khó chịu mình không ra gì
Mặt mình cúi xuống thí thi
350 Mặt mình cúi xuống hơi đi ra ngoài
Đừng như ai, éo le chống nạnh
Nói lại cười đỏng đảnh lẳng lơ
Vả chăng đừng có thờ ơ
Thấy người mang nặng bây giờ đỡ ngay
355 Cối giầu người giữ trong tay
Ta đâm đỡ giúp người rày quản chi
Đoạn rồi ta đừng có đi
Để người đi trước ta thì theo sau
Nhường đàng cất nón cúi đầu
360 Dịu dàng nhiệm nhặt tỏ màu kính cung
Ngoài đàng đừng chạy rông rông
Mắt kia để trán mà không trông đàng
Cũng đừng nói chuyện rang rang
Nói năng thùy mị nghiêm trang mới là
365 Người nào mà có gặp ta
Quen thì chào hỏi, lạ thì làm thinh
Song mà mình có ý mình
Dừng chân một bước kẻo sinh khó lòng
Điều này bảo cả cho xong
370 Gặp người tàn tật xin rông đấy thì
Cho rằng già cả bất kỳ
Mù què đui điếc thấy thì phải thương
Đừng dang tay để đón đường
Cũng đừng làm hố mà càng không nên
375 Ra như cười nhạo người hèn
Nhất là khí khẩm không nên bao giờ
Thân mình mình đã chắc chưa
Hẳn là không chắc đừng lừa người đui.
Đứng mà coi kiến bò miệng chén
380 Mấy mươi năm mà hẹn cho lâu
Lưới giời chắc đã thoát đâu
Bị khinh mà lại theo sau tức thì
Nữ nhi ta bảo nữ nhi
Khôn thì phải nhớ phải ghi đừng thường.
385 Ấy là những việc ngoài đường
Còn điều ăn uống lại càng phải lo
Ngồi đừng ngồi trước người ta
Mâm ăn thì phải ngồi xa ít nhiều
Ngồi đừng cặp lấy nồi niêu
390 Đũa thì lựa chiều cần phải phân hai
Của ngon đừng có gắp hoài
Để người gắp trước thì mình sẽ hay.
Khi ăn đũa cầm trong tay
Đừng quay đánh chó điều này lưu tâm.
395 Húp canh để đũa xuống mâm
Đừng có vừa cầm vừa húp lơm nhơm
Còn khi đưa bát xới cơm
Đũa thì để xuống trên mâm đừng cầm.
Vả chăng đừng có để nằm
400 Xuống ngay trên chiến để mâm mới là
Có nhiều những thứ đàn bà
Đánh con đầu đũa thật là tục thô
Húp thì đừng có húp lùa
Húp sao như thế là khua bát nồi
405 Và thì đừng có và lôi
Và và cập ríp không rồi kịp nhai
Má phùng trợn mắt và hoài
Và lấy và để rồi nhai trợn trừng
Nuốt nuốt ừng ực tráo trưng
410 Nói năng chổm chảm thậm chưng là rầu
Xoi xói cắm cổ cắm đầu
Hăm hăm như thế diều hâu đớp mồi
Ra công ra sức mà giồi
Nuốt vào chẳng được nghẹn rồi nhả ra
415 Thật là lắm nết xấu xa
Gặm gạp mút mát như là trẻ con
Rấm xương rau ráu khen ngon
Nhằn đi mút lại đã mòn chưa tha
Trong mâm dù có mẹ cha
420 Vội vàng sấp ngửa chẳng chờ đợi ai
Nhiều khi vừa ăn vừa cười
Phun cơm phun nước ra ngoài như trôi
Khi ăn đừng có trém môi
Chép miệng mình rồi trông miệng người ta
425 Khi ăn đừng có dang ca
Thấy người ngả đũa thì ta theo người.
Khi ăn cũng phải trông nồi
Thấy mà đã hết thì thôi đừng đòi.
Khi ăn phải giữ hẳn hoi
430 Hột cơm rơi rụng khéo rơi ra ngoài
Đã rơi thì phải nhặt ngay
Cứ mâm mà để đừng coi thị thường.
Khi ăn hãy cứ cà tương
Còn đồ mỹ vị cao lương để nhường.
435 Đồ ăn phải gắp nhẹ nhàng
Chẳng nên gắp vội kẻo thường bắn văng
Của mình cắn giở dấu răng
Phải giữ, chớ đừng để vào đĩa chung
Điều này dặn cả cho xong
440 Là đừng gắp thịt còn xương để người
Cũng còn có thứ hư đời
Cá gắp cả khúc để vùi bát cơm
Thiếu gì những giống tham ăn
Mâm mình đã vậy còn ham mâm người
445 No lòng đói mắt như cười
Chập chừng lấm lét mâm người không nên
No đến cổ mắt còn thèm
Cũng người đói miệng thấy đem của gì
Nước miệng ứa ra rì rì
450 Nuốt vào ừng ực làm chi thế mà
Đói mắt là sự xấu xa
Đói miệng lại xấu bằng ba rành rành
Nói thanh thanh lắm người không hiểu
Nói rõ ràng ra kiểu nhạo chơi
455 Đồ ăn chưa tiếp đến nơi
Giơ tay mà vời nghển cổ trông theo
Nữ nhi tính khác cũng nhiều
Tính hay ăn vụng là điều xấu xa.
Làm cho mất tiếng mẹ cha
460 Làm cho cả lũ đàn bà chịu lây
Ăn chi ăn đắng ăn cay
Bia miệng tiếng này có đáng hay chăng.
Lại còn cái việc xỉa răng
Thì ta phải giữ chớ đừng hở môi
465 Hở ra như thế là phơi
Nhe ra như thế là ngồi nát ai
Tăm ta đã xỉa răng rồi
Đừng rửa bát nước, đừng chùi áo ta
Miệng mình súc đoạn nhổ ra
470 Chẳng nên nuốt ực người ta rùng mình
Chân răng có mắc tỉnh tinh
Dù là thịt cá thì mình vất đi
Đừng xem đừng ngửi làm chi
Cũng có người thì bỏ miệng nuốt trơn.
475 Quê mùa lắm thói chan chan
Kể sao cho hết muôn vàn thói quê
Cũng đừng răng chẳng xỉa chi
Miệng hôi như bọ, bọ gì bọ hung
Tay cầm bát nước không xong
480 Tay cầm bát nước mắt trông mọi người
Làm cho đổ té mọi nơi
Làm cho hắt phải mọi người chung quanh
Tay cầm bát nước chưa sành
Cắm ngón tay mình vào bát nước thôi
485 Điều này chẳng những khó coi
Người ta thấy tởm thì thôi uống gì
Nể thì súc miệng thí thi
Không thì lại hắt đổ đi tức thì
Uống nước thì uống êm đi
490 Chẳng nên ồng ộc sặc thì làm sao
Sặc thì chẳng kỳ nơi nào
Bắn phun bậy bạ phun vào người ta
Khi mà súc miệng nhổ ra
Nhổ cho nhiệm nhặt kẻo mà phải ai
495 Nhổ vọt thì nó bắn hoài
Bắn văng bắn vãi mọi nơi bất kỳ
Điều này dặn nhỏ nữ nhi
Chôn lòng mà giữ chớ khi nào rời.
Rượu nồng chờ đúng tỉnh hơi
500 Cho rằng bạn hữu ép mời chớ nghe
Mình là thân phận nữ nhi
Say tỉnh bất kỳ miệng thế mỉa mai
Chớ có liều mình nếm thử
Mưu ma quỉ nó rử dần dần
505 Thương thân phải liệu lấy thân
Một nặng một nhẹ phải phân bấc chì
Thứ tư ta nói cách đi
Để mà dạy bảo nữ nhi kẻo lầm.
Đi thì đừng chạy sầm sầm
510 Cũng đừng thủng thẳng đừng trầm trệ chi.
Khoan thai nhè nhẹ mà đi
Một vừa hai phải thế thì mới hay
Mau thì quần áo nó bay
Đi mau như thế là người lẳng lơ
515 Chậm thì lửng thửng lờ đờ
Mau quá chậm quá cũng là khó xem.
Bước thì phải bước cho êm
Nhảy như chân sáo không nên bao giờ
Đàng trơn phải giữ mà dò
520 Nữ nhi mà ngã ra trò miệng bia
Mặt mình bằng phẳng mà đi
Không nên cúi mặt làm chi như là
Mắt thì cũng phải coi xa
Chôn cao chốn thấp kẻo mà vấp chăng
525 Nhảy qua chỗ lội thì đừng
Kẻo mà trượt ngã cho rằng đã quen.
Nữ nhi mà nhảy không nên
Chẳng may mà ngã thì hèn thân danh.
Sâu nông lội vất cho đành
530 Chớ có cậy mình tài nhảy làm chi
Chạy gằn cũng phải chừa đi
Chạy gằn như thế còn gì nết na
Gặp ai thì phải tránh xa
Chẳng nên đạp gót người ta tức mình
535 Đi đừng bắt chước như hình
Người què đi lặc lại sinh ra què
Giành đàng phải giữ chớ hề
Đàn bà như thế là người thanh lâu
Đi thì đừng vịn vai nhau
540 Phải đi kẻ trước người sau mới là
Chị em có đi xiết qua
Đừng chơi mà dẩy người ta giữa đường
Đuổi nhau chí đấm cũng thường
Đứa mà chơi thế là phường trẻ con
545 Đi thì quần áo gọn gàng
Kẻo hoặc nhỡ nhàng lại chẳng tiện chăng
Đứng thì phải đứng cho bằng
Đừng có lệch lạc cũng đừng éo le
Bên tường chân chớ gác kề
550 Đàn bà như thế kẻ chê người cười.
Đứng thì đừng dựa vào ai
Đứng ngay ra ngoài bằng phẳng nghiêm trang
Cũng đừng đứng dựa bên tường
Cũng đừng chống nạnh tay ngay lưng mình
555 Gặp ai có hỏi sự tình
Đứng mà thưa chuyện thì đừng ngảnh lưng
Ngảnh lưng như thế là khinh
Đứng ngảnh mặt mình thưa chuyện hẳn hoi
Chân đừng chũi đất mà chơi
560 Chân vò chân đạp thật thời nhà quê
Đứng thì phải đứng chỉnh tề
Hai tay đừng có vân vê cái gì
Hai tay chắp tại đề huề
Để xuôi trước ngực thế thì dễ coi
565 Đứng thì đừng có vươn vai
Cũng đừng ngáp dài giạy mắt bẻ tay
Nữ nhi thường có chứng này
Là khi ai gọi đến đây bảo gì
Đến lưng quay lại tức thì
570 Mặt quay vào vách tay thì bấm chơi.
Đứng thì chẳng đứng ra ngoài
Đứng vào xó nấp như người hú tim
Đứng thì phải đứng cho yên
Đứng mà cựa động chẳng nên bao giờ
575 Hếch chân gãi ngứa phải chừa
Hếch chân gãi ngứa thật là người hư
Đứng yên đừng có gãi xoa
Cũng đừng táy máy thế mà hư thân
Nói sao cho hết chan chan
580 Những điều thô tục thế gian thật nhiều
Cũng đừng trèo cây cao chót vót
Bứt quả ăn ngon ngọt như không
Mình trèo mười mắt người trông
Thẹn không chả biết hay không mà trèo
585 Thứ năm ta nói đến điều:
Nữ nhi thật nhiều đứa ngồi dở dang
Ngồi đừng ngồi như chão chàng
Cũng đừng ngồi xổm mà càng khó coi
Ngồi cho đĩnh đạc hẳn hoi
590 Chớ đừng ngồi xổm kéo người nhỡ ra
Ngồi đừng chân duỗi chân co
Ngồi đừng lâng láo như trò trẻ con
Ngồi đừng hai gối bó tròn
Ngồi đừng xoay xở trông nom người ngoài
595 Ngồi đừng chân duỗi cả hai
Cũng có người ngồi chân bỏ đưa đu
Đừng ngồi chồm chỗm bao giờ
Đừng ngồi chống nạnh thế mà không xong
Đừng ngồi bậc cửa mà trông
600 Đừng ngồi mà lấy tay nâng đỡ cằm
Đừng ngồi mặt mũi sa sầm
Như buồn như giận mà căm chuyện gì
Ngồi đừng có ngảnh mặt đi
Ra như kiêu hãnh vậy thì khó coi
605 Ngồi đừng vác mặt trông giời
Vác mặt như thế là người kiêu căng
Ngồi đừng trông vách như rằng
Không thèm nói chuyện lằng xằng dơ tai
Ngồi đừng ngáp ợ vươn vai
610 Vặn mình bẻ đốt ngón tay làm gì
Ngồi đừng vo tay làm chi
Cũng có khi thì vạch đất mà chơi
Khi ngồi quần áo hẳn hoi
Ở cho nhiệm nhặt, lôi thôi thì đừng
615 Khi ngồi đừng có quay lưng
Những điều thể ấy thì đừng, chừa đi
Nghe rằng cũng có nữ nhi
Vắt chân chữ ngũ phỏng thì không không.
Ngồi đừng ngồi vuối đàn ông
620 Phải giữ cho lắm ra công mới hòng
Điều này nhi nữ làm lòng
Đừng ngồi kề gác không xong đâu mà
Vách cột cũng phải tránh ra
Ngồi nấp vách cột ấy là người ngu
625 Ngồi đừng dựa dẫm người ta
Ngồi đừng trò chuyện đàn bà đàn ông
Ngồi đừng ngồi ngã vào lòng
Hay gục xuống bên hông người nào
Ngồi đừng nói chuyện thì thào
630 Ngồi đừng bấm chí trông nhau mà cười
Ngồi đừng liếc trộm trông người
Nhất là hóng chuyện người thời xấu xa
Ngồi đừng đầu rũ phất phơ
Ngồi đừng áp mặt người ta bao giờ
635 Ngồi đừng ra dáng ngồi thừ
Mắt trông đờ đẫn như là người ngây
Ngồi đừng tranh chốn đấy đây
Ngồi đừng chỉ trỏ, vén tay như là
Ngồi đừng mê chấy đầu mà
640 Cũng đừng vuốt rận bên tà áo kia
Ngồi đừng cắm mặt sì sì
Dù mà có hỏi lời gì không thưa
Thói này là những thói quê
Kể sao cho hết nữ nhi phải chừa.
645 Thứ sáu lời nói phải dè
Chẳng nên vội nói kẻ chê người cười
Nhời nói trọng hơn vàng mười
Giữ được nhời nói là người khôn ngoan
Mắt ta ta thấy chan chan
650 Vì một nhời nói mà tan cửa nhà
Thánh hiền ví nó như là
Một tàn lửa cháy lan ra cả rừng
Sẻn so của cải thì đừng
Sẻn so nhời nói thì mừng hỡi ai.
655 Hay nói thì tại hay sai
Nghĩ cho chín nhời mà nói phân minh
Đã nói thì vững như đanh
Nói cho rõ ràng nói úp mở chi
Nói gì phải nói khiêm ti
660 Chớ đừng trừng trợn làm chi như là
Cũng đừng cãi bạnh cổ ra
Đừng gianh nhời nói mới là người khôn
Nói đừng như thể là phun
Bọt rãi đùng đùng văng vãi mãi ra.
665 Mình là thân phận đàn bà
Nói năng như thế còn ra giống gì
Cũng đừng nói mát chiết chì
Đâm hông chọi mẹo ta thì phải kiêng
Nhời nói phải nói phân miêng
670 Mỉa mai cạnh khoé không nên bao giờ.
Cũng đừng nói bóng xa xa
Để mà chọc tức người ta làm gì
Nói đừng xỉa xói làm chi
Nói cho nhiệm nhặt thế thì là hơn
675 Nói đừng thớ lợ gian ngoan
Nói đừng ton hót mà toan lừa người
Mập mờ ý tứ phân đôi
Ấy là những nhời ta phải chừa đi.
Phỉnh phờ nịnh nọt vơ về
680 Nữ nhi phải giữ nói chi nhiều điều
Ba hoa múa mép lựa chiều
Ngọt nhạt đỏn thót là điều không hay
Nói đừng nói như cung rên
Nói mà xếu mếu không nên bao giờ.
685 Cũng nhiều những thứ đàn bà
Nói nói khóc khóc như là giống ma
Nói cho chính đích thật thà
Nói cho đĩnh đạt mới là người khôn
Nói đừng những tiếng gian ngoan
690 Ấy tà chước quỷ Sa-tan nó bầy
Nói thì phải nói thật ngay
Cho rằng mộc mạc cũng hay mới là
Nói dối là sự xấu xa
Nói chơi nói thật cũng là người hư.
695 Không nên nói dối pha trò
Không nên thêm đặt để cho người cười
Dù mà nói dối một nhời
Được cả và trời sánh cũng bằng không
Phương chi nói dối chủ lòng
700 Cho người phải thiệt của công muôn vàn
Những người nói dối là con
Quỷ ma tên gọi Satan rành rành
Ấy là nhời nói Thánh Kinh
Nữ nhi giữ mình đừng có dối chi
705 Dối thì chẳng sinh ích gì
Làm cho ma quỷ thấy thì hay ru.
Còn về những tiếng gièm pha
Nó làm tan cửa nát nhà chưa xong
Nó làm phân rẽ vợ chồng
710 Nó làm sinh lòng thù oán ghét nhau
Lưỡi nó sắc hơn dao cau
Hai bên cùng sắc chém đâu cũng là
Chém toan cho đứt đôi ra
Tình nghĩa ông bà bố mẹ chồng con
715 Độc sao hơn nọc rắn phun
Làm cho người sống mà chôn nhau hoài
Giây tình nó chém làm hai
Ơn nghĩa không nài một lát như không.
Thiên đàng mà cũng không xong
720 Chúa Lời ma quỷ nó cùng ghen tương
Chôn địa đường là nơi vui vẻ
Chúa Lời thương dựng để nuôi ta
Quỷ ma nó cũng gièm pha
Làm cho phải đuổi ngay ra phàm trần.
725 Hỡi người giọng lưỡi bất nhân
Phải coi mà giữ lấy thân kẻo mà
Người mà sao kém giống ma
Ma thì nó chỉ gièm pha vuối người
Còn như chúng bạn nó thời
730 Một lòng một ý lọn đời cùng nhau
Nữ nhi ai nấy phải âu
Tội đổ trên đầu hồn xác cũng hư
Kẻ mà có tính gièm pha
Lưỡi đà lắt lẻo như là bàn tay
735 Dở thì nó nói ra hay
Sự vui nói tẻ cho say sưa lòng.
Mặt thì bằng phẳng như không
Chẳng hề tỏ dấu trong lòng ghét yêu
Những mưu chước nó thật nhiều
740 Nó lựa trăm chiều lừa lọc cho xong
Yêu mà nên ghét như không
Nhất là mẹ chồng vuối lại nàng dâu.
Thế gian các nước đâu đâu
Có người thể ấy đã hầu hư đi
745 Nước làng họ mạc phường phe
Ân tình nghĩa thiết hắt đi như là
Mẹ cha con cháu ông bà
Thương yêu khi trước rầy ra ghét rồi
Lại còn có thứ dở hơi
750 Chị em chúng bạn lứa đôi với mình
Thấy ai mà đã rắp ranh
Có người dạm hỏi liệu vành lóng nghe
Biết rồi giở giọng gièm chê
Trăm trêu nghìn gở chỉ vì máu ghen
755 Sợ rằng mình ế cho nên
Tìm điều tìm cách nói xiên nói xằng
Nghe mà chúng bạn giùng giằng
Ruột như lửa chất mặt hình mo ngâm.
Để lòng chưa biết mấy năm
760 Kẻ hỏi người lấy giận ngầm cả hai
Tai mình những để nhà người
Chực rình nghe ngóng thấy hơi tiếng gì
Ra như bất thuận thí thi
Liền mừng liền thích liền đi kháo liền
765 Tính này trái sự tự nhiên
Nữ nhi ai có thì khuyên rằng đừng
Chút than lửa cháy cả rừng
Ấy là nhời nói giữ đừng nói nhăng
Nữ nhi vẫn có thói thường
770 Nói hành nói tỏi lại càng không nên
Ngồi lê mách lẻo thói quen
Nói hay bép xép thì hèn mà hư
Trước thì còn nói người ta
Sau nói ông bà bố mẹ chồng con
775 Dở hay thì cũng bới bòn
Lần ra hết ruột hết gan cho người.
Nữ nhi khuyên phải giữ nhời
Chớ đừng bép xép mỏng môi hớt thừa
Chê ai thì cũng phải chừa
780 Việc mình mình giữ nói chi việc người
Đuốc cầm lọ soi chân ai
Chân mình tri trít đó rồi thì sao
Mắt mình bụi điễu con sào
Lại còn vạch mắt người nào làm chi
785 Yêu ai bới móc thí thi
Khen lao cho hết cũng khi đặt điều
Ghét ai vùi dập trăm chiều
Người ấy có nhiều sự tốt cũng thây.
Ai khen đầu lắc quày quày
790 Khó mặt châu mày bĩu mỏ giề môi
Cũng đừng bụng độc có giòi
Ghét mà nói nhời tô bốc yêu đương
Giận mà cười khạch rang rang
Cười đau hơn khóc rõ ràng ai ôi
795 Nữ nhi ai nấy phải coi
Đừng bắt chước người ăn nói đong đưa
Khoe khoang đừng nói bao giờ
Lại cũng phải chừa giọng nói tớ ta
Cũng đừng nhời nói sai ngoa
800 Nay đôi mai chối người ta khinh mình
Rộng miệng cả tiếng ai khinh
Nói thì mình lại tức mình mình thôi.
Gì bằng nhời nói hẳn hoi
Nói cung đỏng đảnh ai coi ra gì
805 Khôn ngoan chẳng khỏi thật thà
Những thứ đàn bà nói lắm ai ưa.
Nói đừng như chó cắn ma
Đừng nói xô bồ mắm lợi mắm môi
Cũng đừng chưa nói đã cười
810 Cũng đừng tủm tỉm trông người không xong.
Cũng đừng rán mắt mà trông
Cũng đừng cợt giễu gió trăng nửa nhời
Cũng đừng nói nói cười cười
Đàn bà chớt nhả là người tính hư.
815 Thứ bảy ta nói bây giờ:
Dạy cho cách mặt kẻo người dở dang
Nữ nhi quần áo nghiêm trang
Ở cho nhiệm nhặt gọn gàng chớ chi
Áo quần đừng có vuốt ve
820 Cũng đừng ngắm nghía làm chi dơ tuồng.
Cũng đừng chải chuốt điểm trang
Cũng đừng ăn mặc phô phang làm gì
Cũng đừng làm dáng tốt chi
Người ta yêu chuộng chỉ vì nết na
825 Chẳng vì mớ bảy mớ ba
Chẳng vì róng rảy lượt là thế đâu
Nữ nhi như thế ai cầu
Thiên hạ lắc đầu bĩu mỏ chê thêm
Mặc cho ý tứ mới nên
830 Làm sao cho xứng đừng quên bậc mình
Nhà khó thì đừng sắm sanh
Quần là áo lượt như hình giàu sang.
Sồng nâu vải gốc là thường
Miễn là sạch sẽ gọn gàng là hơn.
835 Đói cho sạch rách cho thơm
Là lời tục ngữ phương ngôn rành rành
Mặc đừng mặc quá bậc mình
Chẳng ai khen tốt, lại khinh hơn nhiều.
Nhà ta có phải nhà giàu
840 Cũng đừng loè loẹt đua nhau làm gì
Mớ này mớ khác làm chi
Người ta yêu chuộng có vì áo đâu
Cho rằng ta mặc sồng nâu
Ta mà có nết người âu yếm nhiều
845 Người ta chẳng quí chi điều
Áo tốt có nhiều tính nết lẳng lơ
Chẳng ưa mà lại càng dơ
Những thứ đàn bà róng rảy vuốt ve
Mặc sao đừng để ai chê
850 Chẳng nên bệ rạc đừng khoe khoang gì
Một vừa hai phải chớ chi
Trong nhà khá thì sắm sửa cũng hay
Áo này áo khác đổi thay
Cũng phải có ngày áo khác tốt hơn
855 Là ngày khánh hạ hỉ hoan
Đến mừng cha mẹ chúc thêm tuổi người
Cùng ngày lễ trọng kia thời
Mặc cho phải thể con người mới hay
Lại khi chịu lễ chính ngày
860 Những lúc thế này áo tốt để chi
Giàu thì vóc lĩnh lượt the
Mớ này để mặc mới kia để dành.
Khó thì sồi vải đã đành
Tấm cũ ta mặc tấm lành cất đi
865 Mặc này ta cũng phải tùy
Từng ngày từng lúc từng khi mà dùng
Chẳng nên quần dài áo chùng
Mọi giờ mọi lúc dơ tuồng hỡi ai
Không nên vành cánh hoa tai
870 Không nên nhẫn hoãn trâm cài làm chi
Hổ phách đeo nặng như chì
Cổ vòng kia cũng ích gì mà mang
Những người ăn mặc phô phang
Ra như đài điếm lại càng khó xem.
875 Xác xơ thì cũng không nên
Xác xơ rách rưới thì hèn thân danh
Khó khăn chịu vậy cũng đành
Nhà mà có khá sắm sanh được thì
Đừng xười xĩnh quá làm chi
880 Phải lựa phải tùy vừa phải mới xong
Cũng đừng đội áo chạy rông
Ở trần trùi trụi mà không thẹn gì
Cũng người áo chẳng cài khuy
Áo quần xốc xếch thật thì khó xem
885 Áo phanh hóng mát không nên
Nữ nhi vẫn có thói quen ấy thường
Mặc thì lếch xếch lang xang
Chẳng điều nhiệm nhặt hở hang như là
Mình là thân phận đàn bà
890 Lôi thôi như thế người ta chê cười
Mặc thì phải giữ ai ôi
Đừng xa hoa quá thì thôi can gì
Cũng đừng lam lũ làm chi
Bậc ta ta tùy vừa phải thì thôi
895 Nói cho rồi, khốn thay đeo nhẫn
Thấy nhiều người vốn vẫn làm thuê
Tóc thì quăn rút rễ tre
Thế mà kè nhè đeo nhẫn lôi thôi.
Lại còn điều khác khó coi
900 Yếm thắt hai dải bỏ mai ra ngoài
Ngắm sau ngắm trước ngắm hoài
Ngắm rồi lấm lét nào ai phải lòng
Đừng cớn cong họ cười nhi nữ
Rầy về sau phải trừ đi thôi
905 Cũng đừng ngắm nghía chán rồi
Dòm vào chum nước mà soi mặt mình.
Mặt mo ngâm đã chương phềnh
Mẩm rằng đẹp nhất mặt mình ai hơn
Lại người lấy cát đánh chân
910 Da cóc vẫn đánh chung thân nhẵn gì
Càng đánh lại càng xù xì
Đá bọt mà kỳ nhau hãy hoàn nhau
Tốt da xấu nết ai yêu
Xấu da tốt nết dễ xiêu lòng người.
915 Thế gian mười mắt trông mười
Trông về cái nết con người mà thôi.
Thứ tám nữ nhi hãy coi
Việc làm phải tập hẳn hoi bậc mình
Thổi cơm nấu cá nấu canh
920 Đừng khê đừng sống đừng tanh các mùi
Gạo thì phải lấy tùy nồi
Nấu canh nấu cá nếm coi cho vừa
Nấu cá thì có của chua
Nấu canh mắm muối cho vừa ngọt thôi
925 Cá thì đánh lẫn tanh hôi
Canh thì mặn chát nửa nồi làm sao
Chẳng nên bắt chước người nào
Tay đang gỡ cá chùi vào quần kia
Hay là vắt mũi tiểu nhi
930 Đoạn rồi gỡ cá làm chi tởm mà
Bẩn thỉu thay thứ đàn bà
Làm ăn như thế thật là người hư.
Làm tương làm mắm muối dưa
Nữ nhi làm lấy còn chờ đợi ai
935 Muối cà ta cũng phải coi
Không có nữa rồi ủng thối ai ăn.
Ấy là những việc nữ nhân,
Tập tành cho biết ân cần mới xong
Người làm, mình để mắt trông
940 Hỏi han cho biết là chừng mực nao
Đậu tương rang phải thế nào
Mốc thì phải ủ làm sao mấy ngày
Mực làm phải học cho hay
Dưa mắm cũng rầy, không phải thường đâu.
945 Hỏi han biết mực muối dưa
Sao cho vừa vặn mới hầu được nao
Mắm kia phải làm thế nào
Cà thì phải muối làm sao học đòi
Mắm tương đừng có để mùi
950 Dưa khú cà ủng thì thôi còn gì
Nhủ thêm mấy việc nữ nhi
Vá may không biết nhiều khi nhỡ nhàng
Quần mình không nhẽ rằng mang
Mượn người khác vá hổ hang lắm mà.
955 Đường kim mũi chỉ đàn bà
Nhiều khi đã thấy như là đỉa ngoi
Thôi thì học lấy cho rồi
Khéo người làm thợ vụng tôi vá quần
Khỏi điều xấu hổ đến thân
960 Khỏi điều chê trách đến thân rằng lười
Vá may vải lụa nái sồi
Đắn đo kích thước vắn dài kẻo hư
Cửi canh thấy chớ hững hờ
Phải chăm học biết để mà phòng thân
965 Không hay thì phải học dần
Tay go tay khổ ân cần phải coi.
ống suốt cũng phải học đòi
Tay sa tay cán phải coi theo người
Tơ ươm chỉ rút tằm nuôi
970 Nữ nhi học đòi cho biết mới xong
Còn như chợ búa bán đong
Tay thúng tay đấu cũng không nên thường.
Mặt cân đồng lạng phải tường
Vì ta cũng thường nhiều lúc bán đong.
975 Đi buôn dù chẳng chủ lòng
Nhưng làm hàng xáo mà không biết gì
Nhẽ rằng vác thúng chạy đi
Cậy nhờ người khác đong thì dở dang.
Đây ta đay chiếu là thường
980 Xe gai chẻ cói cũng đừng làm ngơ
Học đòi công việc nhà quê
Cho đủ mọi nghề tùy thế làm ăn
Biết nghề thì mới ấm thân
Phòng khi lỡ bước gian truân chăng là
985 Cấy gặt nhổ mạ cày bừa
Tập tành cho biết mới là nữ nhi
Giàu thì coi sóc chớ chi
Khó thì làm mướn làm thuê nuôi mình.
Mấy nhời nhủ bảo đinh ninh
990 Nữ nhi phải nhớ đừng khinh đừng thường.
Kìa người chết đói đầy đường
Vì không muốn học nghề thường làm ăn
Hỡi người thân phận nữ nhân,
Thức khuya dậy sớm ân cần mới xong
995 Các việc phải biết làm lòng:
Giàu thì gióng giả ở trong tôi đòi
Việc nào việc nấy hẳn hoi
Chớ đừng lười lẫm mà rồi hư thân
Ở ăn mực thước kiện cần
1000 Biết đàng dè dặt tiện tần mới xong.
Ăn đừng đùa đẫy hoang toàng,
Bữa nay đã vậy biết rằng bữa mai
Chớ đừng bắt chước như ai
Có liều có mực đừng sai mới là.
1005 Nữ nhi thân phận đàn bà
Có ngăn có nắp mới là nữ nhi
Những người hoang hoét kể chi
Kiến bò miệng chén rồi thì thấy ngay
Nữ nhi giữ ba điều này:
1010 Một là đừng có lười thây dông dài
Hai là đừng hoang như ai
Quan vắn quan dài một bữa sửa trơn
Ba là dè dặt kiệm cần
Giữ ba điều ấy thì thân mới toàn
1015 Những điều đã bảo đừng quên
Nữ nhi phải nhớ mà in vào lòng.
Amen
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Tâm Tình
Joseph Ngọc Phạm
21:16 24/07/2013
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Bạn qúi tâm đồng thật hiếm hoi
Ai người tri kỷ hiểu nhau rồi
Nắng mưa chẳng quản không ngần ngại
Hướng dẫn đổi trao cố dưỡng bồi
Im lặng cũng như lúc hỏi han
Êm đềm thân ái nghĩa tình chân.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)