Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XVII Thường Niên - C-
Lm. Jude Siciliano, OP
06:30 25/07/2019
Sáng thế 18:20-32; T.vịnh. 137; Côlôssê 2: 12-14; Luca 11: 1-13
Một số người vừa ở thánh địa về nói với tôi về chuyến tham quan thánh địa và mô tả về kinh nghiệm của họ trong chuyến đi. Người ở Trung Đông sống trong một trang trại, và rất thú vị về những điều kỳ diệu họ thấy: hệ thống tưới tiêu hiện đại mà Israel đang thực hiện, nhờ đó mà “sa mạc trổ sinh hoa trái”. Đối với phần còn lại, người đó nói: "Trông như đất trên mặt trăng, đầy cát đá và khô cằn".
Hãy tưởng tượng vào 2000 năm trước đây, nơi đó vẫn là thánh địa. Phần đông dân chúng lúc đó rất nghèo nàn, và đó cũng là vùng đất khắc nghiệt cho người đi đường. Mặt đất như "trên mặt trăng", không có chút nào an toàn. Nơi đó rất nguy hiểm vì kẻ cướp chặn đón tấn công người đi đường. Trong môi trường đầy nguy hiểm như thế thì một khách lạ dễ bị nạn và có thể ảnh hưỡng tới sự sống còn!
Tiếp đón khách là một nghệ thuật. Quy tắc cơ bản là người chủ nên đem ra tất cả những gì tốt nhất mình có, thậm chí còn nhiều hơn số lượng khách có thể ăn. Nhưng, sự hiếu khách khách như thế không phải là điều đặc biệt cho thời đó. Tôi hiện diện tại một bửa ăn trưa để đón và tôn vinh một nữ tu Công Giáo đã dành nhiều năm sống và làm việc tại đó cho người nghèo trong một thành phố ở phía nam. Người ta hỏi nữ tu đó điều gì đã khiến cô làm công việc này, vì nó rất nhạy cảm với nhu cầu của những người nghèo khổ. Nữ tu thuật câu chuyện xãy ra lúc cô còn trẻ. Trong những ngày còn kỳ thị người da đen, có 6 người Mỹ Đen đang đào một cái hố nơi đám đất trống gần nhà cô. Hôm đó là một ngày mùa hè nóng nực. Một trong 6 người Mỹ Đen đến gỏ cửa sau nhà cô và xin nước uống. Cô lấy một cái ly thường dùng trong gia đình, rót đầy nước uống. Mẹ của cô nói "không con", và thay ly đó bằng một ly thủy tinh tốt nhất mà gia đình thường uống trong ngày Chúa Nhật. Ly đó để trên kệ cao trong tủ. Bà mẹ nói với cô "Con ơi, con nên đón khách bằng ly tốt nhất". Cử chỉ của mẹ làm cho cô dịp mở mắt sáng ra về việc đón khách. Cô nói "tôi ý thức được về sự quan trọng của việc đón khách ".
Trong dụ ngôn hôm nay, một người láng giềng gỏ cửa nhà một người bạn lúc nửa đêm. Trong làng nhỏ, mọi người điều biết nhau. Họ cũng từng có cái lò nướng bánh chung, và biết mua nơi nào có bánh mì ngon nhất để dành tiếp khách. Nhà trong làng thường là những ngôi nhà nhỏ. Cả gia đình ngủ chung một phòng. Nữa đêm, khi người hàng xóm đến gỏ cửa, người trong nhà thức dậy để trả lời nên gây cho người khác trong nhà bị phá rầy giấc ngủ. Lại còn phải lấy bánh mì ra. Nên sự chia sẽ bánh đó sẽ làm cho số bánh của gia đình còn lại chút ít thôi? Đón chào khách lúc nửa đêm có thể là nguy hiểm. Người gỏ cửa nửa đêm có thật là người bạn hay không?
Nhưng, những người nghe Chúa Giêsu đã biết rõ tục lệ đón chào khách. Nếu chủ nhà không tử tế với người đi đường thì thật là điều xấu, không những cho chủ nhà mà cho cả làng. Dụ ngôn này không có gì lạ. Các thính giả của Chúa Giêsu đều biết câu trả lời cho câu chuyện. Người chủ nhà sẽ thức dậy và đáp ứng nhu cầu của người khách, mặc dù ở giờ lúc nào ngày hay đêm. Không thể nào nghĩ người chủ nhà không làm điều đó được. Chia sẽ thức ăn là chia sẽ sự sống. Và luật đón chào khách đòi hỏi chía sẽ điều gì tốt nhất mình có như bánh vừa mới làm xong .
Chúa Giêsu bắt đầu dụ ngôn như sau: "Ai trong anh em có một người bạn và nửa đêm đến nhà người bạn đó gỏ cửa vay bánh để cho người bạn anh ta" Chúa Giêsu thật sự đặt câu hỏi ý thức hệ, đoán trước câu trả lời của các người nghe Ngài là "không ai có thể từ chối một người bạn đên nhà gỏ cửa vay bánh cho người bạn anh ta". Luật đón tiếp khách đòi hỏi câu trả lời nồng hậu. Và đó là dụ ngôn Chúa Giêsu nói cho chúng ta.
Chúa Giêsu là người tiếp khách của Thiên Chúa. Bánh tốt nhất luôn luôn sẵn sàng cho người đói mà chúng ta thường gặp trên chặn đường đời cực khổ của chúng ta. Những người đói thể hiện dưới nhiều hình thức như: cố gắng làm điểu đúng và tốt; thương yêu những tha nhân ít thương mến bản thân chúng ta; lo lắng cho người nghèo, cho việc giáo dục, việc kỳ thị chủng tộc, và những việc khác cao như núi tảng đó là đối mặt với việc đau yếu triền miên hay chịu khó khăn về thể xác, do tuổi già sức yếu v.v...
Tôi thường nghĩ đến việc xin, tìm, và gỏ cửa là những điều cần thiết phải làm. Nếu tôi cầu nguyện đúng lời, cầu nguyện liên lỷ và hết sức van nài, thì những điều tôi cầu xin tôi sẽ được. Những điều tôi tìm kiếm tôi sẽ gặp, Và khi tôi gỏ, cửa sẽ được mở và tôi sẽ nhận được nhanh chóng và dễ dàng. Cũng như bạn, tôi đã cầu nguyện lâu dài và bền bỉ cho những điều không đơn giản. Hôm nay tôi nghe Chúa Giêsu nói "Phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẽ xin Người". Đó thật là một lời an ủi cho tôi về những điều tôi đã hết lòng cầu xin và không được lãnh nhận qua việc "xin, tìm, và gỏ cửa.."
Bây giờ tôi nhận ra mình đã được nghe về việc trao ban bánh linh thánh của Chúa Giêsu. Qua Chúa Thánh Thần: Khi tôi cố gắng trong hoàn cảnh khó khăn và tìm cách vượt qua, khi tôi kiên trì trong sự tranh đấu cho những điều tôi nghĩ là đúng và phải thực hiện mặc dù sự việc không thay đổi nhanh được, khi tôi đã hy sinh một cách khó khăn và tự nghĩ tôi không thể làm được mà tôi cảm thấy có biến chuyển, thì tôi sẽ thêm lòng cảm mến hơn với những người làm tôi xao lãng!
Chúa Giêsu nói Thiên Chúa sẽ ban Thánh Thần mà chúng ta xin. Đó có nghĩa là một hơi thở mới xuất phát từ bên trong để gây phấn khởi trong lòng chúng ta. Có một hơi thở mới trong tình huống không còn sự sống; ban thêm hy vọng khi chúng ta sẵn sàng đón nhận. Thế nên chúng ta hãy xin, tìm và gỏ cửa nơi Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã hứa ban Ngài cho chúng ta, với niềm tin là chúng ta đang gỏ cửa nơi nhà một người bạn hiếu khách và chắc chắn sẽ được bánh tốt chờ đợi chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
17th SUNDAY -C-
Genesis 18: 20-32; Psalm 138; Colossians 2: 12-14; Luke 11: 1-13
Someone returned recently from a tour of the Holy Land and described their experience to me. They live in the mid-west on a farm and were excited about the wonders they saw of modern irrigation in Israel which made, they said, the "desert bloom." As for the rest of the land, my farmer friend told me, "It looks like the face of the moon; so rocky and parched."
Imagine 2000 years ago. It was still the Holy Land, but the vast majority of people were desperately poor. It was also a hostile land for travelers. The terrain, "the face of the moon," was not just uncomfortable, it was dangerous because of the thieves who attacked travelers. In such an environment hospitality for a friend, or stranger, was critical and could be a matter of life or death.
Hospitality was a fine art. The rule was that you supplied your best, even more than a guest could eat. But such hospitality was not unique to those times. I was at a luncheon a while back honoring a Catholic sister who spent years working in a major southern city with the poor. She was asked what got her started on this road; sensitivity to the needs of the disadvantaged. She described an incident from her youth. In the days of segregation, six African-American men were digging a ditch on a hot summer day in a vacant lot next to her home. One of the men knocked at the back screen door and asked for water. She got the jelly jar glasses her family drank from and was filling them when her mother came in and said to her, "No dear," and replaced the jelly jars with their best Sunday-visitor glasses – from the top shelf of the cupboard. Her mother said to her, "Honey, you always serve guests with the best glasses." That gesture was imprinted on her the rest of her life and she names it as a key moment that opened her eyes to the stranger in need. She said, "I woke up to the importance of hospitality for each person."
In today’s parable a neighbor knocks at the door of a home in the middle of the night. In a small village all would know each other. They would also have shared a common oven for baking and know where to find the best bread to serve a visitor. The homes were small, more like a hut. At midnight when the neighbor came calling, the family would be stretched out, asleep in the same room. What a disturbance it would be to get up to respond to the person knocking at the door. Even more, to share from the family bread basket. Would that sharing mean less for the family? Hospitality at midnight could also be a risky undertaking – was it really a friend knocking late at night?
But Jesus’ hearers were well trained in hospitality. Not to be gracious and welcome a traveler would have been put a stigma, not only on the host family, but on the entire village. There was no suspense in this parable. The listeners would have known what the response would be. The person would get up and fulfill the request, with generosity – no matter what time of day or night it was. It would be unthinkable to hold back. Sharing food was really sharing life and rules of hospitality required sharing the best you had – the freshest bread.
Jesus begins the parable saying, "Suppose one of you has a friend to whom he goes at midnight...." He is really posing a rhetorical question, presuming this response from his hearers: "No one would turn down a friend coming for bread for another friend." Their ways of hospitality presumed a generous response. And that is where the parable comes home to us.
Jesus is the hospitality of God; the best and always-ready-bread for the hungers we face on our sometimes arduous life journey. Hungers like: trying to keep doing what is right and fair; loving those who are less than loving to us; addressing the overwhelming issues of poverty, education, racism and other seeming-immovable mountains; facing serious illness, or the physical hardships of old age, etc.
I always thought asking, seeking, and knocking were kinds of guarantees. If I prayed the right prayer, hard enough and long enough, what I asked for I would get; what I sought I would find and when I knocked, I would get a quick and easy entry. And, like you, I have prayed hard and long for some not-trifling things. Today I hear Jesus say, "How much more will the Father in heaven give the Holy Spirit to those who ask him." That always sounded like a consolation prize for what I prayed hard about and didn’t get by "asking… seeking… knocking."
Now I realize I have been heard and given the bread of Jesus’ very Spirit. The Spirit was given when: I stayed with a difficult situation and somehow muddled through; I persevered in a struggle for what I thought was right even though things did not change quickly; was able to make a difficult sacrifice I hadn’t thought possible; found myself changing, becoming more compassionate towards folks who drive me to distraction!
Jesus says God will give us the Spirit if we ask. That means a new breath inside to quicken our spirits; breathe new life into some lifeless situations; give hope when we are ready to throw in the towel. So we ask, seek, and knock for that Spirit which Jesus promises us, believing that we are knocking at a door of a friend who is hospitable and has good bread waiting for us.
Một số người vừa ở thánh địa về nói với tôi về chuyến tham quan thánh địa và mô tả về kinh nghiệm của họ trong chuyến đi. Người ở Trung Đông sống trong một trang trại, và rất thú vị về những điều kỳ diệu họ thấy: hệ thống tưới tiêu hiện đại mà Israel đang thực hiện, nhờ đó mà “sa mạc trổ sinh hoa trái”. Đối với phần còn lại, người đó nói: "Trông như đất trên mặt trăng, đầy cát đá và khô cằn".
Hãy tưởng tượng vào 2000 năm trước đây, nơi đó vẫn là thánh địa. Phần đông dân chúng lúc đó rất nghèo nàn, và đó cũng là vùng đất khắc nghiệt cho người đi đường. Mặt đất như "trên mặt trăng", không có chút nào an toàn. Nơi đó rất nguy hiểm vì kẻ cướp chặn đón tấn công người đi đường. Trong môi trường đầy nguy hiểm như thế thì một khách lạ dễ bị nạn và có thể ảnh hưỡng tới sự sống còn!
Tiếp đón khách là một nghệ thuật. Quy tắc cơ bản là người chủ nên đem ra tất cả những gì tốt nhất mình có, thậm chí còn nhiều hơn số lượng khách có thể ăn. Nhưng, sự hiếu khách khách như thế không phải là điều đặc biệt cho thời đó. Tôi hiện diện tại một bửa ăn trưa để đón và tôn vinh một nữ tu Công Giáo đã dành nhiều năm sống và làm việc tại đó cho người nghèo trong một thành phố ở phía nam. Người ta hỏi nữ tu đó điều gì đã khiến cô làm công việc này, vì nó rất nhạy cảm với nhu cầu của những người nghèo khổ. Nữ tu thuật câu chuyện xãy ra lúc cô còn trẻ. Trong những ngày còn kỳ thị người da đen, có 6 người Mỹ Đen đang đào một cái hố nơi đám đất trống gần nhà cô. Hôm đó là một ngày mùa hè nóng nực. Một trong 6 người Mỹ Đen đến gỏ cửa sau nhà cô và xin nước uống. Cô lấy một cái ly thường dùng trong gia đình, rót đầy nước uống. Mẹ của cô nói "không con", và thay ly đó bằng một ly thủy tinh tốt nhất mà gia đình thường uống trong ngày Chúa Nhật. Ly đó để trên kệ cao trong tủ. Bà mẹ nói với cô "Con ơi, con nên đón khách bằng ly tốt nhất". Cử chỉ của mẹ làm cho cô dịp mở mắt sáng ra về việc đón khách. Cô nói "tôi ý thức được về sự quan trọng của việc đón khách ".
Trong dụ ngôn hôm nay, một người láng giềng gỏ cửa nhà một người bạn lúc nửa đêm. Trong làng nhỏ, mọi người điều biết nhau. Họ cũng từng có cái lò nướng bánh chung, và biết mua nơi nào có bánh mì ngon nhất để dành tiếp khách. Nhà trong làng thường là những ngôi nhà nhỏ. Cả gia đình ngủ chung một phòng. Nữa đêm, khi người hàng xóm đến gỏ cửa, người trong nhà thức dậy để trả lời nên gây cho người khác trong nhà bị phá rầy giấc ngủ. Lại còn phải lấy bánh mì ra. Nên sự chia sẽ bánh đó sẽ làm cho số bánh của gia đình còn lại chút ít thôi? Đón chào khách lúc nửa đêm có thể là nguy hiểm. Người gỏ cửa nửa đêm có thật là người bạn hay không?
Nhưng, những người nghe Chúa Giêsu đã biết rõ tục lệ đón chào khách. Nếu chủ nhà không tử tế với người đi đường thì thật là điều xấu, không những cho chủ nhà mà cho cả làng. Dụ ngôn này không có gì lạ. Các thính giả của Chúa Giêsu đều biết câu trả lời cho câu chuyện. Người chủ nhà sẽ thức dậy và đáp ứng nhu cầu của người khách, mặc dù ở giờ lúc nào ngày hay đêm. Không thể nào nghĩ người chủ nhà không làm điều đó được. Chia sẽ thức ăn là chia sẽ sự sống. Và luật đón chào khách đòi hỏi chía sẽ điều gì tốt nhất mình có như bánh vừa mới làm xong .
Chúa Giêsu bắt đầu dụ ngôn như sau: "Ai trong anh em có một người bạn và nửa đêm đến nhà người bạn đó gỏ cửa vay bánh để cho người bạn anh ta" Chúa Giêsu thật sự đặt câu hỏi ý thức hệ, đoán trước câu trả lời của các người nghe Ngài là "không ai có thể từ chối một người bạn đên nhà gỏ cửa vay bánh cho người bạn anh ta". Luật đón tiếp khách đòi hỏi câu trả lời nồng hậu. Và đó là dụ ngôn Chúa Giêsu nói cho chúng ta.
Chúa Giêsu là người tiếp khách của Thiên Chúa. Bánh tốt nhất luôn luôn sẵn sàng cho người đói mà chúng ta thường gặp trên chặn đường đời cực khổ của chúng ta. Những người đói thể hiện dưới nhiều hình thức như: cố gắng làm điểu đúng và tốt; thương yêu những tha nhân ít thương mến bản thân chúng ta; lo lắng cho người nghèo, cho việc giáo dục, việc kỳ thị chủng tộc, và những việc khác cao như núi tảng đó là đối mặt với việc đau yếu triền miên hay chịu khó khăn về thể xác, do tuổi già sức yếu v.v...
Tôi thường nghĩ đến việc xin, tìm, và gỏ cửa là những điều cần thiết phải làm. Nếu tôi cầu nguyện đúng lời, cầu nguyện liên lỷ và hết sức van nài, thì những điều tôi cầu xin tôi sẽ được. Những điều tôi tìm kiếm tôi sẽ gặp, Và khi tôi gỏ, cửa sẽ được mở và tôi sẽ nhận được nhanh chóng và dễ dàng. Cũng như bạn, tôi đã cầu nguyện lâu dài và bền bỉ cho những điều không đơn giản. Hôm nay tôi nghe Chúa Giêsu nói "Phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẽ xin Người". Đó thật là một lời an ủi cho tôi về những điều tôi đã hết lòng cầu xin và không được lãnh nhận qua việc "xin, tìm, và gỏ cửa.."
Bây giờ tôi nhận ra mình đã được nghe về việc trao ban bánh linh thánh của Chúa Giêsu. Qua Chúa Thánh Thần: Khi tôi cố gắng trong hoàn cảnh khó khăn và tìm cách vượt qua, khi tôi kiên trì trong sự tranh đấu cho những điều tôi nghĩ là đúng và phải thực hiện mặc dù sự việc không thay đổi nhanh được, khi tôi đã hy sinh một cách khó khăn và tự nghĩ tôi không thể làm được mà tôi cảm thấy có biến chuyển, thì tôi sẽ thêm lòng cảm mến hơn với những người làm tôi xao lãng!
Chúa Giêsu nói Thiên Chúa sẽ ban Thánh Thần mà chúng ta xin. Đó có nghĩa là một hơi thở mới xuất phát từ bên trong để gây phấn khởi trong lòng chúng ta. Có một hơi thở mới trong tình huống không còn sự sống; ban thêm hy vọng khi chúng ta sẵn sàng đón nhận. Thế nên chúng ta hãy xin, tìm và gỏ cửa nơi Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã hứa ban Ngài cho chúng ta, với niềm tin là chúng ta đang gỏ cửa nơi nhà một người bạn hiếu khách và chắc chắn sẽ được bánh tốt chờ đợi chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
17th SUNDAY -C-
Genesis 18: 20-32; Psalm 138; Colossians 2: 12-14; Luke 11: 1-13
Someone returned recently from a tour of the Holy Land and described their experience to me. They live in the mid-west on a farm and were excited about the wonders they saw of modern irrigation in Israel which made, they said, the "desert bloom." As for the rest of the land, my farmer friend told me, "It looks like the face of the moon; so rocky and parched."
Imagine 2000 years ago. It was still the Holy Land, but the vast majority of people were desperately poor. It was also a hostile land for travelers. The terrain, "the face of the moon," was not just uncomfortable, it was dangerous because of the thieves who attacked travelers. In such an environment hospitality for a friend, or stranger, was critical and could be a matter of life or death.
Hospitality was a fine art. The rule was that you supplied your best, even more than a guest could eat. But such hospitality was not unique to those times. I was at a luncheon a while back honoring a Catholic sister who spent years working in a major southern city with the poor. She was asked what got her started on this road; sensitivity to the needs of the disadvantaged. She described an incident from her youth. In the days of segregation, six African-American men were digging a ditch on a hot summer day in a vacant lot next to her home. One of the men knocked at the back screen door and asked for water. She got the jelly jar glasses her family drank from and was filling them when her mother came in and said to her, "No dear," and replaced the jelly jars with their best Sunday-visitor glasses – from the top shelf of the cupboard. Her mother said to her, "Honey, you always serve guests with the best glasses." That gesture was imprinted on her the rest of her life and she names it as a key moment that opened her eyes to the stranger in need. She said, "I woke up to the importance of hospitality for each person."
In today’s parable a neighbor knocks at the door of a home in the middle of the night. In a small village all would know each other. They would also have shared a common oven for baking and know where to find the best bread to serve a visitor. The homes were small, more like a hut. At midnight when the neighbor came calling, the family would be stretched out, asleep in the same room. What a disturbance it would be to get up to respond to the person knocking at the door. Even more, to share from the family bread basket. Would that sharing mean less for the family? Hospitality at midnight could also be a risky undertaking – was it really a friend knocking late at night?
But Jesus’ hearers were well trained in hospitality. Not to be gracious and welcome a traveler would have been put a stigma, not only on the host family, but on the entire village. There was no suspense in this parable. The listeners would have known what the response would be. The person would get up and fulfill the request, with generosity – no matter what time of day or night it was. It would be unthinkable to hold back. Sharing food was really sharing life and rules of hospitality required sharing the best you had – the freshest bread.
Jesus begins the parable saying, "Suppose one of you has a friend to whom he goes at midnight...." He is really posing a rhetorical question, presuming this response from his hearers: "No one would turn down a friend coming for bread for another friend." Their ways of hospitality presumed a generous response. And that is where the parable comes home to us.
Jesus is the hospitality of God; the best and always-ready-bread for the hungers we face on our sometimes arduous life journey. Hungers like: trying to keep doing what is right and fair; loving those who are less than loving to us; addressing the overwhelming issues of poverty, education, racism and other seeming-immovable mountains; facing serious illness, or the physical hardships of old age, etc.
I always thought asking, seeking, and knocking were kinds of guarantees. If I prayed the right prayer, hard enough and long enough, what I asked for I would get; what I sought I would find and when I knocked, I would get a quick and easy entry. And, like you, I have prayed hard and long for some not-trifling things. Today I hear Jesus say, "How much more will the Father in heaven give the Holy Spirit to those who ask him." That always sounded like a consolation prize for what I prayed hard about and didn’t get by "asking… seeking… knocking."
Now I realize I have been heard and given the bread of Jesus’ very Spirit. The Spirit was given when: I stayed with a difficult situation and somehow muddled through; I persevered in a struggle for what I thought was right even though things did not change quickly; was able to make a difficult sacrifice I hadn’t thought possible; found myself changing, becoming more compassionate towards folks who drive me to distraction!
Jesus says God will give us the Spirit if we ask. That means a new breath inside to quicken our spirits; breathe new life into some lifeless situations; give hope when we are ready to throw in the towel. So we ask, seek, and knock for that Spirit which Jesus promises us, believing that we are knocking at a door of a friend who is hospitable and has good bread waiting for us.
Tin tưởng vào Chúa và tha thiết nguyện cầu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
18:27 25/07/2019
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII Năm – C
(Lc 11, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng vào Chúa và tha thiết nguyện cầu. Bài đọc I (St 18, 20-32) là một minh họa đầy đủ ý nghĩa nhất. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã van nài Chúa, thậm trí mạc cả với Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính, Abraham đã tìm thấy tột đỉnh của tình thương Chúa là sự tha thứ. Tin Mừng (Lc 11, 1-13) thuật lại cho chúng ta lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa dạy các môn đệ. Người không dạy họ một công thức cầu nguyện cho bằng dạy họ hướng về Thiên Chúa là Cha bằng tình con thảo với trọn niềm tin, vì : “Kẻ cô thân Thiên Chúa cho nhà cửa, chính Người ban tặng cho dân dũng lực uy quyền.” (Ca nhập lễ).
Xem hình và nghe bài giảng
Gương của tổ phụ Abraham
Từ cây sồi ở Mambrê Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Abraham (x. St 18,1), và Abraham nhận ra lòng thương xót Chúa. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã dám thưa cùng Chúa :“Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Và ông tiếp tục mạc cả với Thiên Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính. Vấn đề là Thiên Chúa không bao giờ muốn tiêu diệt thành Sôđôma. Abraham sợ chứng kiến cảnh Thiên Chúa trừng phạt Sôđôma và Gômôrha. Với lòng thương dân sẵn có, Abraham đã nguyện cầu, đến nỗi táo bạo mặc cả với Chúa. Ông tin vào Thiên Chúa, nhưng giờ đây niềm tin đang bị thử thách, ông tự hỏi: Liệu Thiên Chúa có trung thành với lời giao ước tình thương đối với dân không? Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, nếu nói rằng Abraham mặc cả với Chúa, không có sai, vì ông đã giảm giá dần, từ năm mươi người xuống còn mười người. Chúa phán: “Vì mười người đó, Ta sẽ không tàn phá”. Abraham thấy các thành rơi vào cảnh bi đát, sắp bị Chúa tàn phá và ông tìm kiếm một con đường giải thoát cho hai thành. Ông kêu van, mặc cả nhưng không nói lộng ngôn phạm đến Chúa, Chúa đã nhận lời ông cầu xin.
Cầu nguyện như Đức Giêsu dạy
Niềm tin vào Thiên Chúa của Abraham bị thử thách, đó cũng là niềm tin của chúng ta nói chung. Vì nhiều khi chúng ta xin mãi mà không được, nên chán nản. Chúng ta cùng xem Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy các môn đệ ra làm sao (x. Lc 11, 1-13).
Chuyện là khi các môn đệ chiêm ngắm Thầy cầu nguyện, có người thưa: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Chúa Giêsu đáp ứng lời xin và dạy : “Khi anh em cầu nguyện, thì hãy cầu nguyện như thế này : ‘Lạy cha…”. Người mời gọi các môn đệ hướng về Cha, đi vào trong tương quan thân tình với Thiên Chúa là Cha. Bởi lịch sử cứu độ con người là một chuỗi dài của tình phụ tử giữa Thiên Chúa với lòng hiếu thảo của con người. Thiên Chúa cất tiếng gọi con người đáp trả và tìm thấy lòng tốt hảo của Thiên Chúa là Cha. Con người khát khao Thiên Chúa gặp được lòng mến của Thiên Chúa đối với con người, con người được Chúa ban ơn.
Chúa Giêsu dạy chúng ta thưa cùng Thiên Chúa “Lạy Cha” là Người đưa chúng ta vào trong tương quan diện đối diện với Thiên Chúa, khiêm tốn, tin tưởng bước vào với tình con thảo. Tuy lời cầu nguyện tạ ơn dài trong Thánh Vịnh thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa: “Lạy Chúa, con tạ ơn danh Chúa vì tình thương và chân lý” ; “Nếu tôi đi giữa cảnh gian truân, Chúa giữ gìn tôi sống” ; “Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại đến muôn đời” (Tv 137, 1-8)… Nhưng, thánh vịnh gia còn phải đương đầu với quân thù và những cám dỗ đang rình rập, lúc mà Thiên Chúa trung thành hình như vắng mặt.
Thiên Chúa luôn giữ lời hứa, muôn đời không hề thay đổi. Vậy, tại sao ta lại nghi ngờ về tình phụ tử của Thiên Chúa? Chúa Giêsu bảo đảm rằng những lời nguyện cầu mà chúng ta dâng lên Chúa Cha sẽ luôn được nhận lời : “Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho” (Lc 11,10). Người lưu ý chúng ta : “Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.” (Lc 11,10) Người làm cho chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng không chỉ sẽ nhận lời mà còn trao ban cho chúng ta những điều tốt hơn điều chúng ta cầu xin.
Chúng ta đã chẳng đọc những lời của Chúa Giêsu rằng, Đấng trao ban còn quí trọng hơn những gì là ân huệ Ngài trao ban sao ? Chính Chúa, là kho tàng quí giá nhất mà chúng ta nhận được trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện, là để Thiên Chúa đến ở với chúng ta và biến đổi chúng ta. Dần dà, chúng ta tìm thấy những gì tội lỗi đã làm hư mất. Và khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta làm cho mình trở lên trung gian của tình yêu Thiên Chúa giữa anh em.
Người tín hữu đích thực không chỉ cầu nguyện trong tình con thảo mà lời cầu nguyện còn đưa chúng ta vào trong niềm tin hòa giải : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha, kẻ có nợ chúng con”.
Lấy lại những lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, chúng ta thưa: “Lạy Cha xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. Lúc đó, chúng ta sẽ thực sự trở nên môn đệ Đức Giêsu, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, và trở nên những sứ giả mang tình yêu của Chúa Cha đến với muôn người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 11, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng vào Chúa và tha thiết nguyện cầu. Bài đọc I (St 18, 20-32) là một minh họa đầy đủ ý nghĩa nhất. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã van nài Chúa, thậm trí mạc cả với Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính, Abraham đã tìm thấy tột đỉnh của tình thương Chúa là sự tha thứ. Tin Mừng (Lc 11, 1-13) thuật lại cho chúng ta lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa dạy các môn đệ. Người không dạy họ một công thức cầu nguyện cho bằng dạy họ hướng về Thiên Chúa là Cha bằng tình con thảo với trọn niềm tin, vì : “Kẻ cô thân Thiên Chúa cho nhà cửa, chính Người ban tặng cho dân dũng lực uy quyền.” (Ca nhập lễ).
Xem hình và nghe bài giảng
Gương của tổ phụ Abraham
Từ cây sồi ở Mambrê Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Abraham (x. St 18,1), và Abraham nhận ra lòng thương xót Chúa. Khi tội lỗi tràn ngập xứ Sôđôma, Abraham đã dám thưa cùng Chúa :“Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Và ông tiếp tục mạc cả với Thiên Chúa cho đến khi có được lời Chúa hứa là không tiêu diệt thành Sôđôma nữa nếu như tìm thấy mười người công chính. Vấn đề là Thiên Chúa không bao giờ muốn tiêu diệt thành Sôđôma. Abraham sợ chứng kiến cảnh Thiên Chúa trừng phạt Sôđôma và Gômôrha. Với lòng thương dân sẵn có, Abraham đã nguyện cầu, đến nỗi táo bạo mặc cả với Chúa. Ông tin vào Thiên Chúa, nhưng giờ đây niềm tin đang bị thử thách, ông tự hỏi: Liệu Thiên Chúa có trung thành với lời giao ước tình thương đối với dân không? Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, nếu nói rằng Abraham mặc cả với Chúa, không có sai, vì ông đã giảm giá dần, từ năm mươi người xuống còn mười người. Chúa phán: “Vì mười người đó, Ta sẽ không tàn phá”. Abraham thấy các thành rơi vào cảnh bi đát, sắp bị Chúa tàn phá và ông tìm kiếm một con đường giải thoát cho hai thành. Ông kêu van, mặc cả nhưng không nói lộng ngôn phạm đến Chúa, Chúa đã nhận lời ông cầu xin.
Cầu nguyện như Đức Giêsu dạy
Niềm tin vào Thiên Chúa của Abraham bị thử thách, đó cũng là niềm tin của chúng ta nói chung. Vì nhiều khi chúng ta xin mãi mà không được, nên chán nản. Chúng ta cùng xem Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy các môn đệ ra làm sao (x. Lc 11, 1-13).
Chuyện là khi các môn đệ chiêm ngắm Thầy cầu nguyện, có người thưa: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Chúa Giêsu đáp ứng lời xin và dạy : “Khi anh em cầu nguyện, thì hãy cầu nguyện như thế này : ‘Lạy cha…”. Người mời gọi các môn đệ hướng về Cha, đi vào trong tương quan thân tình với Thiên Chúa là Cha. Bởi lịch sử cứu độ con người là một chuỗi dài của tình phụ tử giữa Thiên Chúa với lòng hiếu thảo của con người. Thiên Chúa cất tiếng gọi con người đáp trả và tìm thấy lòng tốt hảo của Thiên Chúa là Cha. Con người khát khao Thiên Chúa gặp được lòng mến của Thiên Chúa đối với con người, con người được Chúa ban ơn.
Chúa Giêsu dạy chúng ta thưa cùng Thiên Chúa “Lạy Cha” là Người đưa chúng ta vào trong tương quan diện đối diện với Thiên Chúa, khiêm tốn, tin tưởng bước vào với tình con thảo. Tuy lời cầu nguyện tạ ơn dài trong Thánh Vịnh thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa: “Lạy Chúa, con tạ ơn danh Chúa vì tình thương và chân lý” ; “Nếu tôi đi giữa cảnh gian truân, Chúa giữ gìn tôi sống” ; “Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại đến muôn đời” (Tv 137, 1-8)… Nhưng, thánh vịnh gia còn phải đương đầu với quân thù và những cám dỗ đang rình rập, lúc mà Thiên Chúa trung thành hình như vắng mặt.
Thiên Chúa luôn giữ lời hứa, muôn đời không hề thay đổi. Vậy, tại sao ta lại nghi ngờ về tình phụ tử của Thiên Chúa? Chúa Giêsu bảo đảm rằng những lời nguyện cầu mà chúng ta dâng lên Chúa Cha sẽ luôn được nhận lời : “Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho” (Lc 11,10). Người lưu ý chúng ta : “Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho.” (Lc 11,10) Người làm cho chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng không chỉ sẽ nhận lời mà còn trao ban cho chúng ta những điều tốt hơn điều chúng ta cầu xin.
Chúng ta đã chẳng đọc những lời của Chúa Giêsu rằng, Đấng trao ban còn quí trọng hơn những gì là ân huệ Ngài trao ban sao ? Chính Chúa, là kho tàng quí giá nhất mà chúng ta nhận được trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện, là để Thiên Chúa đến ở với chúng ta và biến đổi chúng ta. Dần dà, chúng ta tìm thấy những gì tội lỗi đã làm hư mất. Và khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta làm cho mình trở lên trung gian của tình yêu Thiên Chúa giữa anh em.
Người tín hữu đích thực không chỉ cầu nguyện trong tình con thảo mà lời cầu nguyện còn đưa chúng ta vào trong niềm tin hòa giải : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha, kẻ có nợ chúng con”.
Lấy lại những lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, chúng ta thưa: “Lạy Cha xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. Lúc đó, chúng ta sẽ thực sự trở nên môn đệ Đức Giêsu, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, và trở nên những sứ giả mang tình yêu của Chúa Cha đến với muôn người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:11 25/07/2019
38. Tôi rất đau lòng khi thấy một vài người nào đó, sau khi từ chối hư vinh của thế tục mà gia nhập vào trường học nhân đức khiêm tốn, học tập với vị thầy hiền lành khiêm tốn trong lòng, mà sau đó lại biến thành kiêu ngạo hơn, so với khi họ còn ở ngoài đời thì càng tự cao tự đại hơn, càng thiếu thốn nhẫn nại hơn. Đặc biệt là có nhiều người mặc dù bị coi rẻ ngay tại trong gia đình của mình, nhưng trong nhà của Thiên Chúa thì lại không chấp nhận sự khinh thường của người khác.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:54 25/07/2019
76. CẦN TÌM KẾ SỐNG
Người nọ rất ham hư vinh.
Có một thầy bói biết cái mê của hắn ta thế là đi đến nhà hắn ta để coi tướng mặt, dùng hết lời đẹp lời hay để nói, cuối cùng thì kết luận:
- “Ngài chỉ cần hai con mắt lớn là cả đời hưởng dùng không hết”.
Chủ nhân sau khi nghe lời ấy thì rất là phấn chấn bèn mời ông thầy bói ở lại ăn uống vài ngày, lại còn tặng cho ông ta một vài món quà tốt.
Trước khi đi ông thầy bói nói:
- “Tôi còn có một lời muốn nói ngài phải nhớ nhé: ngài cũng phải đi tìm kế mà sống, mọi việc không thể cậy nhờ quá vào hai con mắt ấy”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 76:
Con người ta thường quý và chăm sóc con mắt của mình hơn các bộ phận khác trong thân thể, dù rằng thân thể con người ta cái gì cũng đáng quý.
Người sáng mắt thì dễ tìm công ăn việc làm hơn người mù, người sáng mắt thì thấy được những điều tốt và điều xấu trong cuộc sống, cho nên người ta nhờ vào hai con mắt là chuyện đương nhiên có gì mà phải coi bói đoán mò...
Nhưng cũng có những người không nhờ hai con mắt của mình để nên thánh, họ dùng hai con mắt của mình để xoi mói những khuyết điểm của người khác, họ dùng hai con mắt của mình để coi những phim ảnh đồi truỵ, họ dùng hai con mắt của mình để đọc những quyển sách chống đối Giáo Hội và coi những hình ảnh dâm ô trên mạng internet hơn là tìm tài liệu để học hỏi mở mang trí óc...
“Không thể cậy nhờ quá vào hai con mắt” là câu nói cảnh tỉnh cho chúng ta.
Thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo đã thấy kỳ công của Thiên Chúa trong vũ trụ qua hai con mắt của mình, và có rất nhiều mù mắt đã nhìn thấy ánh sáng đức tin qua bóng đêm của đời mình...
Còn tôi dùng hai con mắt sáng của mình để làm gì: làm sáng danh Thiên Chúa hay làm nô lệ cho ma quỷ tội lỗi ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Người nọ rất ham hư vinh.
Có một thầy bói biết cái mê của hắn ta thế là đi đến nhà hắn ta để coi tướng mặt, dùng hết lời đẹp lời hay để nói, cuối cùng thì kết luận:
- “Ngài chỉ cần hai con mắt lớn là cả đời hưởng dùng không hết”.
Chủ nhân sau khi nghe lời ấy thì rất là phấn chấn bèn mời ông thầy bói ở lại ăn uống vài ngày, lại còn tặng cho ông ta một vài món quà tốt.
Trước khi đi ông thầy bói nói:
- “Tôi còn có một lời muốn nói ngài phải nhớ nhé: ngài cũng phải đi tìm kế mà sống, mọi việc không thể cậy nhờ quá vào hai con mắt ấy”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 76:
Con người ta thường quý và chăm sóc con mắt của mình hơn các bộ phận khác trong thân thể, dù rằng thân thể con người ta cái gì cũng đáng quý.
Người sáng mắt thì dễ tìm công ăn việc làm hơn người mù, người sáng mắt thì thấy được những điều tốt và điều xấu trong cuộc sống, cho nên người ta nhờ vào hai con mắt là chuyện đương nhiên có gì mà phải coi bói đoán mò...
Nhưng cũng có những người không nhờ hai con mắt của mình để nên thánh, họ dùng hai con mắt của mình để xoi mói những khuyết điểm của người khác, họ dùng hai con mắt của mình để coi những phim ảnh đồi truỵ, họ dùng hai con mắt của mình để đọc những quyển sách chống đối Giáo Hội và coi những hình ảnh dâm ô trên mạng internet hơn là tìm tài liệu để học hỏi mở mang trí óc...
“Không thể cậy nhờ quá vào hai con mắt” là câu nói cảnh tỉnh cho chúng ta.
Thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo đã thấy kỳ công của Thiên Chúa trong vũ trụ qua hai con mắt của mình, và có rất nhiều mù mắt đã nhìn thấy ánh sáng đức tin qua bóng đêm của đời mình...
Còn tôi dùng hai con mắt sáng của mình để làm gì: làm sáng danh Thiên Chúa hay làm nô lệ cho ma quỷ tội lỗi ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lời kinh đẹp nhất
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:31 25/07/2019
Chúa Nhật XVII Thường Niên C
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13
Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay là trích đoạn từ chương 11,1-13, trong đó tác giả ghi lại cho chúng ta Kinh Lạy Cha, là lời kinh đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong kinh nguyện Kitô giáo. Bởi lẽ, lời cầu nguyện này trực tiếp đến từ môi miệng của Chúa Giêsu, do Người dạy. Chúng ta hãy tưởng tượng mỗi ngày trên thế giới có biết bao nhiêu triệu người đọc Kinh này để cầu nguyện.
Hơn nữa, lời Kinh này ra đời trong bối cảnh đặc biệt sau khi Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha và sống thân mật với Người. Điều đó cho thấy Chúa Giêsu là con người cầu nguyện và là thầy dạy cầu nguyện. Vì thế, các môn đệ đến xin Chúa dạy cho biết phải cầu nguyện thế nào như họ đã thấy Gioan Tẩy Giả dạy các môn đệ ông cầu nguyện. Ở đây, chúng ta cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của Kinh Lạy Cha.
1- Thiên Chúa là Cha chúng ta
Trước hết, Chúa bảo họ rằng: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói rằng: Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.”
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha khi cầu nguyện, chứ không gọi là Thiên Chúa, là Vua, là Đấng quyền năng, dẫu đó là những danh hiệu dành cho Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu muốn chúng ta đi vào tương quan trước hết với Thiên Chúa như là Cha - con với Người. Đây chính là tương quan nền tảng và là niềm vui của chúng ta với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chúng ta bởi vì Người đã tạo dựng và cứu độ chúng ta. Người muốn chúng ta được chia sẻ sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa. Chúng ta hình dung Thiên Chúa của mình theo hình ảnh nào? Có phải như là một ông chủ và chúng ta là đầy tớ? Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy thưa với Thiên Chúa là Cha, hãy đi vào tương quan với Thiên Chúa như là Cha của mình. Thật là vinh dự khi được gọi Thiên Chúa là Cha!
2- Vì Danh và Nước Chúa
Thứ đến, “xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.” Danh Thiên Chúa là thánh. Theo Cựu Ước, thánh có nghĩa là tách biệt khỏi mọi sự trần tục.
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện trước hết cho Danh Cha. Nghĩa là Danh Chúa được ưu tiên trước hết. Điều này có nghĩa là Chúa phải là ở chỗ nhất trong ý nguyện và trong đời sống của chúng ta.
Quả thế, tiền bạc, nghề nghiệp, gia đình, tương quan bạn bè vv... tất cả là tốt và cần thiết cho cuộc sống, nhưng chúng không phải là chỗ nhất trong đời sống của người Kitô hữu. Thiên Chúa phải ở chỗ nhất. Như thế, chúng ta cầu xin cho “Danh Cha vinh hiển” có nghĩa là xin cho mọi người biết đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong cuộc sống mình, chúng ta ước mong và khát khao cho mọi người được biết Danh Cha và tôn thờ Danh đó.
Lời cầu thứ ba: “Triều Đại Cha mau đến.” Triều Đại Thiên Chúa là gì và tại sao chúng ta phải xin cho Triều Đại đó mau đến?
Theo một số Giáo Phụ như Origene và các nhà thần học, Triều Đại Thiên Chúa không phải là một nơi chốn, hay là một điều gì nhưng trước hết chính là Chúa Kitô, hiện diện trong chính con người Đức Giêsu. Trong tiếng Hy Lạp, từ autobasilia có nghĩa là chính trong con người Chúa Giêsu. Như thế, Chúa Giêsu chính là Triều Đại Thiên Chúa đến và hiện diện giữa trần gian. Người chính là Nước Trời ở giữa chúng ta. Nước đó được thiết lập cách hữu hình qua việc Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội như là dấu chỉ và phương tiện của Nước Trời.
Triều Đại Thiên Chúa còn có ý nghĩa khác theo thánh Phaolô: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự bình an, hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta chân lý, sự thật và quà tặng Thánh Thần. Chúng ta cầu nguyện cho Nước đó được mau đến trong lòng của mỗi người, mỗi gia đình và mọi dân tộc. Chúng ta xin cho chân lý, tình yêu và hoan lạc của Chúa ngự trị, lan rộng và phát triển khắp mọi nơi, trong mỗi người trên thế giới.
3- Lương thực và ơn tha thứ
Lời cầu xin thứ ba mà Chúa Giêsu dạy là “xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.” Ở đây Chúa dạy chúng ta cầu xin Chúa Cha ban cho chúng ta có đủ lương thực hằng ngày. Nghĩa là chúng ta xin Chúa ban của cải vật chất để sinh sống. Lương thực hằng ngày là cái ăn, cái mặc, nhà cửa, phương tiện đi lại... Những thứ này là cần thiết cho đời sống con người. Xin Chúa ban những thứ đó để chúng ta có đủ điều kiện sống xứng đáng với nhân phẩm con người và làm con cái Chúa.
Tuy nhiên, theo chú giải của các Giáo Phụ, lương thực hằng ngày còn có ý nghĩa sâu xa hơn, không chỉ dừng lại ở lương thực vật chất, mà còn là lương thực tinh thần. Quả vậy, con người không chỉ sống nhờ cơm bánh nhưng còn sống bởi tình yêu và giá trị tinh thần, tôn giáo. Theo ý nghĩa đó, lương thực hằng ngày đây chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu hiến mình và trở thành Bánh Thánh để nuôi sống chúng ta. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục ban Lời hằng sống để nuôi dưỡng đời sống tâm linh con người. Như thế, trong lời xin này, chúng ta xin Chúa Cha cho chúng ta lương thực hằng ngày cả vật chất lẫn tinh thần.
Lời cầu nguyện cuối cùng: “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người.”
Trong ý nguyện này, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Chúa Cha tha thứ tội lỗi của chúng ta. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng đã phạm tội, ai trong chúng ta đều là tội nhân. Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ. Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến nhập thể, chết và phục sinh để tha tội cho chúng ta. Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Chúng ta xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
Nhưng để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta cũng phải biết tha thứ cho những ai có lỗi với chúng ta. Chúa dạy chúng ta cũng phải có lòng tha thứ, bao dung và thương xót đối với anh chị em như chính Thiên Chúa đã tha thứ và thương xót chúng ta.
Như thế, Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện đẹp nhất, ý nghĩa nhất của Kitô giáo do chính Chúa Giêsu dạy chúng ta. Mỗi lần chúng ta cầu nguyện, hãy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, đồng thời chúng ta cũng xin Chúa cho những ý nguyện đó được thực hiện trong đời sống mỗi người, trong gia đình và xã hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13
Bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay là trích đoạn từ chương 11,1-13, trong đó tác giả ghi lại cho chúng ta Kinh Lạy Cha, là lời kinh đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong kinh nguyện Kitô giáo. Bởi lẽ, lời cầu nguyện này trực tiếp đến từ môi miệng của Chúa Giêsu, do Người dạy. Chúng ta hãy tưởng tượng mỗi ngày trên thế giới có biết bao nhiêu triệu người đọc Kinh này để cầu nguyện.
Hơn nữa, lời Kinh này ra đời trong bối cảnh đặc biệt sau khi Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha và sống thân mật với Người. Điều đó cho thấy Chúa Giêsu là con người cầu nguyện và là thầy dạy cầu nguyện. Vì thế, các môn đệ đến xin Chúa dạy cho biết phải cầu nguyện thế nào như họ đã thấy Gioan Tẩy Giả dạy các môn đệ ông cầu nguyện. Ở đây, chúng ta cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của Kinh Lạy Cha.
1- Thiên Chúa là Cha chúng ta
Trước hết, Chúa bảo họ rằng: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói rằng: Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.”
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha khi cầu nguyện, chứ không gọi là Thiên Chúa, là Vua, là Đấng quyền năng, dẫu đó là những danh hiệu dành cho Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu muốn chúng ta đi vào tương quan trước hết với Thiên Chúa như là Cha - con với Người. Đây chính là tương quan nền tảng và là niềm vui của chúng ta với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chúng ta bởi vì Người đã tạo dựng và cứu độ chúng ta. Người muốn chúng ta được chia sẻ sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa. Chúng ta hình dung Thiên Chúa của mình theo hình ảnh nào? Có phải như là một ông chủ và chúng ta là đầy tớ? Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy thưa với Thiên Chúa là Cha, hãy đi vào tương quan với Thiên Chúa như là Cha của mình. Thật là vinh dự khi được gọi Thiên Chúa là Cha!
2- Vì Danh và Nước Chúa
Thứ đến, “xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.” Danh Thiên Chúa là thánh. Theo Cựu Ước, thánh có nghĩa là tách biệt khỏi mọi sự trần tục.
Ở đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện trước hết cho Danh Cha. Nghĩa là Danh Chúa được ưu tiên trước hết. Điều này có nghĩa là Chúa phải là ở chỗ nhất trong ý nguyện và trong đời sống của chúng ta.
Quả thế, tiền bạc, nghề nghiệp, gia đình, tương quan bạn bè vv... tất cả là tốt và cần thiết cho cuộc sống, nhưng chúng không phải là chỗ nhất trong đời sống của người Kitô hữu. Thiên Chúa phải ở chỗ nhất. Như thế, chúng ta cầu xin cho “Danh Cha vinh hiển” có nghĩa là xin cho mọi người biết đặt Thiên Chúa ở chỗ nhất trong cuộc sống mình, chúng ta ước mong và khát khao cho mọi người được biết Danh Cha và tôn thờ Danh đó.
Lời cầu thứ ba: “Triều Đại Cha mau đến.” Triều Đại Thiên Chúa là gì và tại sao chúng ta phải xin cho Triều Đại đó mau đến?
Theo một số Giáo Phụ như Origene và các nhà thần học, Triều Đại Thiên Chúa không phải là một nơi chốn, hay là một điều gì nhưng trước hết chính là Chúa Kitô, hiện diện trong chính con người Đức Giêsu. Trong tiếng Hy Lạp, từ autobasilia có nghĩa là chính trong con người Chúa Giêsu. Như thế, Chúa Giêsu chính là Triều Đại Thiên Chúa đến và hiện diện giữa trần gian. Người chính là Nước Trời ở giữa chúng ta. Nước đó được thiết lập cách hữu hình qua việc Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội như là dấu chỉ và phương tiện của Nước Trời.
Triều Đại Thiên Chúa còn có ý nghĩa khác theo thánh Phaolô: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự bình an, hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta chân lý, sự thật và quà tặng Thánh Thần. Chúng ta cầu nguyện cho Nước đó được mau đến trong lòng của mỗi người, mỗi gia đình và mọi dân tộc. Chúng ta xin cho chân lý, tình yêu và hoan lạc của Chúa ngự trị, lan rộng và phát triển khắp mọi nơi, trong mỗi người trên thế giới.
3- Lương thực và ơn tha thứ
Lời cầu xin thứ ba mà Chúa Giêsu dạy là “xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.” Ở đây Chúa dạy chúng ta cầu xin Chúa Cha ban cho chúng ta có đủ lương thực hằng ngày. Nghĩa là chúng ta xin Chúa ban của cải vật chất để sinh sống. Lương thực hằng ngày là cái ăn, cái mặc, nhà cửa, phương tiện đi lại... Những thứ này là cần thiết cho đời sống con người. Xin Chúa ban những thứ đó để chúng ta có đủ điều kiện sống xứng đáng với nhân phẩm con người và làm con cái Chúa.
Tuy nhiên, theo chú giải của các Giáo Phụ, lương thực hằng ngày còn có ý nghĩa sâu xa hơn, không chỉ dừng lại ở lương thực vật chất, mà còn là lương thực tinh thần. Quả vậy, con người không chỉ sống nhờ cơm bánh nhưng còn sống bởi tình yêu và giá trị tinh thần, tôn giáo. Theo ý nghĩa đó, lương thực hằng ngày đây chính là Thánh Thể và Lời Chúa. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu hiến mình và trở thành Bánh Thánh để nuôi sống chúng ta. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục ban Lời hằng sống để nuôi dưỡng đời sống tâm linh con người. Như thế, trong lời xin này, chúng ta xin Chúa Cha cho chúng ta lương thực hằng ngày cả vật chất lẫn tinh thần.
Lời cầu nguyện cuối cùng: “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người.”
Trong ý nguyện này, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin Chúa Cha tha thứ tội lỗi của chúng ta. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng đã phạm tội, ai trong chúng ta đều là tội nhân. Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ. Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến nhập thể, chết và phục sinh để tha tội cho chúng ta. Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Chúng ta xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta.
Nhưng để được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta cũng phải biết tha thứ cho những ai có lỗi với chúng ta. Chúa dạy chúng ta cũng phải có lòng tha thứ, bao dung và thương xót đối với anh chị em như chính Thiên Chúa đã tha thứ và thương xót chúng ta.
Như thế, Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện đẹp nhất, ý nghĩa nhất của Kitô giáo do chính Chúa Giêsu dạy chúng ta. Mỗi lần chúng ta cầu nguyện, hãy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, đồng thời chúng ta cũng xin Chúa cho những ý nguyện đó được thực hiện trong đời sống mỗi người, trong gia đình và xã hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục James Wall của giáo phận Gallup quy định về Cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Chính Tòa.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:32 25/07/2019
Ngày thứ Hai 22 tháng 7, Đức Giám Mục James Wall của giáo phận Gallup gửi thư mục vụ “Celebrating Mass Ad Orientem, Ad Deum, Versus Populum”(Cử hành Thánh lễ cùng với Dân, hướng về phía Đông, hướng về Chúa,).
Cảm hứng từ thư của Cựu Giáo Hoàng Biển Đức 16, phát hành ngày 10 tháng 4 năm 2019, Đức Giám Mục Wall viết: “Chúng ta nên nhớ rằng Bí tích Thánh Thể không chỉ đơn giản là một "dấu hiệu" đẹp hoặc "biểu tượng" của sự hiệp thông với Thiên Chúa, nhưng thật ra là sự hiệp thông với Thiên Chúa.” Bí tích Thánh Thể chính là Mình, Máu, Linh hồn và Thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, và nguồn và đỉnh của đời sống Kitô hữu” (LG 11). Ngài nói rằng bức thư của giáo hoàng danh dự Biển Đức cung cấp cho chúng ta một cơ hội để suy tư về cách tôn trọng Bí tích Thánh thể tốt hơn. Có nhiều cách để thực hiện điều này: đến sớm để chuẩn bị Thánh lễ trong cầu nguyện; ở lại sau đó để dâng lời tạ ơn; mặc quần áo phù hợp trong Thánh lễ và trong Nhà thờ; giữ chay Thánh Thể một giờ; xưng tội thường xuyên, thậm chí hàng tháng; và Rước Lễ không vội vã nhưng với lòng tôn kính (GLHTCG 1385-1389).
Tuy nhiên, có một thực hành cụ thể mà tôi muốn nêu bật ở đây. Đó là về việc thực hiện tùy chọn (option) để cử hành Hy tế của Thánh lễ hướng 'về phía Đông' (ad Orientem) hoặc hướng về Chúa (ad Deum) khác biệt với hướng về phía dân (versus Populum). Hãy để tôi nói ngay từ đầu rằng việc cử hành này có thể là “đề tài gây tranh cãi”. Tạo ra những thay đổi trong cách chúng ta cầu nguyện có thể là khó khăn, nhất là khi nói đến cầu nguyện phụng vụ. Bằng cách giải thích và biện hộ cho điều này, tôi không cố gắng phá vỡ cách cầu nguyện của người dân Giáo phận này. Thay vào đó, tôi đang cố gắng mở kho tàng của di sản Giáo Hội, để chúng ta cùng nhau có thể trải nghiệm một trong những cách cổ xưa nhất mà Giáo hội luôn cầu nguyện, bắt đầu từ Chúa Giêsu và thậm chí cho đến thời điểm của chúng ta, và qua đó học hỏi từ sự khôn ngoan 'vừa cổ xưa, vừa mới mẻ' của Giáo Hội.”
Chúng ta có thể nói rằng cử hành Thánh lễ hướng về phía đông là một trong những tập tục cổ xưa nhất và những thực hành nhất quán nhất trong đời sống của Giáo hội. Đó là một phần mà Giáo Hội luôn hiểu biết thế nào là thờ phượng Thiên Chúa đúng đắn. Ngài nói rằng “cử hành Thánh lể hướng về Chúa không phải là một hình thức của thời cổ đại, nghĩa là chọn làm một việc gì đó vì nó đã cũ, nhưng là chọn làm một việc luôn luôn như vậy. Điều này có nghĩa rằng, thờ phượng hướng về dân là hoàn toàn mới trong đời sống Giáo Hội, và trong khi đó là một tùy chọn phụng vụ có giá trị hôm nay, nó vẫn có thể bị coi là mới lạ khi nói đến việc cử hành Thánh lễ.
Ngài giải thích lý do thờ phượng hướng về phía đông hoặc hướng về Chúa như sau: 1/ Cầu nguyện và thờ phượng hướng về phía đông, trước tiên và trên hết, là một biểu hiện đơn giản của việc nhìn vào Chúa Kitô là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Nó diễn tả hình thức Kitô cơ bản của lời cầu nguyện chúng ta. Cầu nguyện hướng về phía đông có nghĩa là sẽ gặp Chúa Kitô sắp đến; 2/ Trong việc thờ phượng hướng về Chúa, linh mục và giáo dân hiệp nhất với nhau nên một trong việc thờ phượng Thiên Chúa, với thân xác của họ cách thể lý trong một hành vi chung của thờ phượng ba ngôi; 3/ Cử hành Thánh lễ hướng về phía đông, mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về những yếu tố quan trọng này của đức tin chúng ta, và cuối cùng là Thánh lễ trước tiên và trên hết không phải là về chúng ta nhưng là về Thiên Chúa và vinh quang của Ngài, về việc thờ phượng Ngài như Ngài mong muốn và không phải là điều chúng ta nghĩ tốt nhất. Đây là công trình của Ngài, không phải của chúng ta, và chúng ta chỉ đơn giản là tham gia vào đó do ý muốn nhân từ của Ngài; 4/ Trong tất cả những nỗ lực của chúng ta trong phụng vụ, yếu tố quyết định phải luôn luôn là việc chúng ta hướng về Chúa. Chúng ta đứng trước Chúa - Ngài nói với chúng ta và chúng ta nói với Ngài. Bất cứ khi nào trong suy nghĩ của chúng ta, chúng ta chỉ quan tâm đến việc làm cho phụng vụ hấp dẫn, thú vị và đẹp đẽ, trận chiến đã bị thua; 5/ Phụng vụ hoặc là Công việc của Thiên Chúa (Opus Dei), Thiên Chúa là chủ đề cụ thể của nó, hoặc không là gì. Dưới ánh sáng này, tôi yêu cầu anh chị em cử hành phụng vụ thiêng liêng với ánh mắt hướng về Thiên Chúa trong sự hiệp thông của các thánh, Giáo hội sống mọi thời và mọi nơi, để phụng vụ thực sự là một biểu hiện vẻ đẹp siêu phàm của Thiên Chúa, Đấng đã gọi những người đàn ông và những người đàn bà là bạn của Ngài!”
Vì những lý do này, tôi đã quyết định rằng, kể từ ngày lễ trọng Mình Máu Chúa Kitô vừa qua, thánh lễ Chúa Nhật lúc 11 giờ sẽ được cử hành hướng về phía đông tại Nhà thờ Chính Tòa Thánh Tâm ở Gallup.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Cảm hứng từ thư của Cựu Giáo Hoàng Biển Đức 16, phát hành ngày 10 tháng 4 năm 2019, Đức Giám Mục Wall viết: “Chúng ta nên nhớ rằng Bí tích Thánh Thể không chỉ đơn giản là một "dấu hiệu" đẹp hoặc "biểu tượng" của sự hiệp thông với Thiên Chúa, nhưng thật ra là sự hiệp thông với Thiên Chúa.” Bí tích Thánh Thể chính là Mình, Máu, Linh hồn và Thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, và nguồn và đỉnh của đời sống Kitô hữu” (LG 11). Ngài nói rằng bức thư của giáo hoàng danh dự Biển Đức cung cấp cho chúng ta một cơ hội để suy tư về cách tôn trọng Bí tích Thánh thể tốt hơn. Có nhiều cách để thực hiện điều này: đến sớm để chuẩn bị Thánh lễ trong cầu nguyện; ở lại sau đó để dâng lời tạ ơn; mặc quần áo phù hợp trong Thánh lễ và trong Nhà thờ; giữ chay Thánh Thể một giờ; xưng tội thường xuyên, thậm chí hàng tháng; và Rước Lễ không vội vã nhưng với lòng tôn kính (GLHTCG 1385-1389).
Tuy nhiên, có một thực hành cụ thể mà tôi muốn nêu bật ở đây. Đó là về việc thực hiện tùy chọn (option) để cử hành Hy tế của Thánh lễ hướng 'về phía Đông' (ad Orientem) hoặc hướng về Chúa (ad Deum) khác biệt với hướng về phía dân (versus Populum). Hãy để tôi nói ngay từ đầu rằng việc cử hành này có thể là “đề tài gây tranh cãi”. Tạo ra những thay đổi trong cách chúng ta cầu nguyện có thể là khó khăn, nhất là khi nói đến cầu nguyện phụng vụ. Bằng cách giải thích và biện hộ cho điều này, tôi không cố gắng phá vỡ cách cầu nguyện của người dân Giáo phận này. Thay vào đó, tôi đang cố gắng mở kho tàng của di sản Giáo Hội, để chúng ta cùng nhau có thể trải nghiệm một trong những cách cổ xưa nhất mà Giáo hội luôn cầu nguyện, bắt đầu từ Chúa Giêsu và thậm chí cho đến thời điểm của chúng ta, và qua đó học hỏi từ sự khôn ngoan 'vừa cổ xưa, vừa mới mẻ' của Giáo Hội.”
Chúng ta có thể nói rằng cử hành Thánh lễ hướng về phía đông là một trong những tập tục cổ xưa nhất và những thực hành nhất quán nhất trong đời sống của Giáo hội. Đó là một phần mà Giáo Hội luôn hiểu biết thế nào là thờ phượng Thiên Chúa đúng đắn. Ngài nói rằng “cử hành Thánh lể hướng về Chúa không phải là một hình thức của thời cổ đại, nghĩa là chọn làm một việc gì đó vì nó đã cũ, nhưng là chọn làm một việc luôn luôn như vậy. Điều này có nghĩa rằng, thờ phượng hướng về dân là hoàn toàn mới trong đời sống Giáo Hội, và trong khi đó là một tùy chọn phụng vụ có giá trị hôm nay, nó vẫn có thể bị coi là mới lạ khi nói đến việc cử hành Thánh lễ.
Ngài giải thích lý do thờ phượng hướng về phía đông hoặc hướng về Chúa như sau: 1/ Cầu nguyện và thờ phượng hướng về phía đông, trước tiên và trên hết, là một biểu hiện đơn giản của việc nhìn vào Chúa Kitô là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Nó diễn tả hình thức Kitô cơ bản của lời cầu nguyện chúng ta. Cầu nguyện hướng về phía đông có nghĩa là sẽ gặp Chúa Kitô sắp đến; 2/ Trong việc thờ phượng hướng về Chúa, linh mục và giáo dân hiệp nhất với nhau nên một trong việc thờ phượng Thiên Chúa, với thân xác của họ cách thể lý trong một hành vi chung của thờ phượng ba ngôi; 3/ Cử hành Thánh lễ hướng về phía đông, mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về những yếu tố quan trọng này của đức tin chúng ta, và cuối cùng là Thánh lễ trước tiên và trên hết không phải là về chúng ta nhưng là về Thiên Chúa và vinh quang của Ngài, về việc thờ phượng Ngài như Ngài mong muốn và không phải là điều chúng ta nghĩ tốt nhất. Đây là công trình của Ngài, không phải của chúng ta, và chúng ta chỉ đơn giản là tham gia vào đó do ý muốn nhân từ của Ngài; 4/ Trong tất cả những nỗ lực của chúng ta trong phụng vụ, yếu tố quyết định phải luôn luôn là việc chúng ta hướng về Chúa. Chúng ta đứng trước Chúa - Ngài nói với chúng ta và chúng ta nói với Ngài. Bất cứ khi nào trong suy nghĩ của chúng ta, chúng ta chỉ quan tâm đến việc làm cho phụng vụ hấp dẫn, thú vị và đẹp đẽ, trận chiến đã bị thua; 5/ Phụng vụ hoặc là Công việc của Thiên Chúa (Opus Dei), Thiên Chúa là chủ đề cụ thể của nó, hoặc không là gì. Dưới ánh sáng này, tôi yêu cầu anh chị em cử hành phụng vụ thiêng liêng với ánh mắt hướng về Thiên Chúa trong sự hiệp thông của các thánh, Giáo hội sống mọi thời và mọi nơi, để phụng vụ thực sự là một biểu hiện vẻ đẹp siêu phàm của Thiên Chúa, Đấng đã gọi những người đàn ông và những người đàn bà là bạn của Ngài!”
Vì những lý do này, tôi đã quyết định rằng, kể từ ngày lễ trọng Mình Máu Chúa Kitô vừa qua, thánh lễ Chúa Nhật lúc 11 giờ sẽ được cử hành hướng về phía đông tại Nhà thờ Chính Tòa Thánh Tâm ở Gallup.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Phần III, ch. 7-8
Vũ Văn An
22:40 25/07/2019
Chương VII: Sứ mệnh của Các Phương Tiện Truyền thông và của chính Truyền Thông
“Giáo hội sẽ dành tầm quan trọng lớn hơn cho các phương tiện truyền thông xã hội và sẽ sử dụng chúng để truyền giảng Tin Mừng” (DP 158)
Các phương tiện truyền thông, các ý thức hệ và các nền văn hóa
140. Một trong những thách thức lớn đối với Giáo hội là suy nghĩ về việc làm cách nào tự định vị mình trong thế giới liên nối kết này. Các phương tiện truyền thông xã hội đại chúng truyền tải các mẫu mực tác phong, lối sống, các giá trị và não trạng nhằm truyền bá một nền văn hóa có xu hướng tự áp đặt và tiêu chuẩn hóa thế giới nối kết qua lại của chúng ta. Vấn đề là sự quyến rũ về ý thức hệ bởi não trạng duy tiêu thụ, chủ yếu ảnh hưởng đến giới trẻ. Trong nhiều trường hợp, người trẻ bị dẫn đến chỗ không còn qúy chuộng - và thậm chí bác bỏ - nền văn hóa và truyền thống riêng của chính họ, chấp nhận một cách không phê phán mô hình văn hóa đương thịnh. Điều này gây ra việc bứng gốc và mất bản sắc.
Các phương tiện truyền thông của Giáo Hội
141. Giáo hội có một cơ sở hạ tầng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các đài phát thanh, vốn là phương tiện truyền thông chính của mình. Các phương tiện truyền thông có thể là một dụng cụ rất quan trọng để truyền tải lối sống Tin Mừng, các giá trị và tiêu chuẩn của nó. Chúng cũng là một phương tiện để cung cấp thông tin về những gì đang xảy ra ở Amazon, đặc biệt liên quan đến các hậu quả của một lối sống nhằm hủy hoại - được truyền thông che giấu trong tay các tập đoàn lớn. Đã có một số trung tâm truyền thông xã hội được điều hành bởi chính người dân bản địa; họ trải nghiệm niềm vui khi có thể phát biểu lời lẽ và tiếng nói của chính họ không những với các cộng đồng của chính họ mà còn với cả thế giới bên ngoài nữa. Thế giới bản địa cho thấy các giá trị không được thế giới hiện đại chia sẻ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chính các người bản địa được trao quyền sử dụng các phương tiện truyền thông. Việc đóng góp của họ có thể cộng hưởng với và hỗ trợ cho việc hoán cải sinh thái của Giáo hội và hành tinh. Đây là về thực tại Amazon phát sinh từ Amazon và có các hậu quả hành tinh.
Các gợi ý (xem DAp. 486)
142. Những điều sau đây được đề nghị:
a. Huấn luyện toàn diện các nhà truyền thông bản địa, đặc biệt là người bản địa, để tăng cường các trình thuật chuyên biệt đối với lãnh thổ.
b. Sự hiện diện của các tác nhân mục vụ trong các phương tiện truyền thông đại chúng.
c. Tạo ra, cổ vũ và củng cố các đài phát thanh và các đài truyền hình mới với các nội dung phù hợp với thực tại Amazon.
d. Sự hiện diện của Giáo hội trên Internet và các mạng truyền thông khác để nâng cao ý thức về thực tại của Amazon ở các phần khác của thế giới.
e. Một kế hoạch mục vụ chuyên biệt bao gồm các phương tiện truyền thông khác nhau trong tay của Giáo hội và những người làm việc trong các phương tiện truyền thông khác.
f. Phải cổ vũ trong các cơ cấu và máng chuyển của Giáo hội hoàn vũ việc tạo ra và phổ biến nội dung về tính liên quan của Amazon, các dân tộc và các nền văn hóa của nó đối với thế giới.
Chương VIII: Vai trò tiên tri của Giáo hội và việc cổ vũ nhân bản toàn diện
“Từ tâm điểm của Tin Mừng, chúng ta thấy mối nối kết sâu sắc giữa việc truyền giảng Tin Mừng và sự tiến bộ của con người, một điều nhất thiết phải tìm được biểu thức và phát triển trong mọi công việc truyền giảng Tin Mừng” (EG 178)
Giáo hội vươn tay ra
143. Giáo hội có sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng, một điều cũng ngụ ý cam kết cổ vũ việc thi hành trọn vẹn các quyền của các dân tộc bản địa. Thực thế, khi những dân tộc này họp nhau, họ nói về linh đạo cũng như về những gì đang xảy ra với họ và các vấn đề xã hội của họ. Giáo hội không thể từ bỏ mối quan tâm của mình đối với sự cứu rỗi toàn diện con người, một điều đòi phải ủng hộ nền văn hóa của các dân tộc bản địa, nói đến các nhu cầu sống còn của họ, đồng hành với các cuộc di chuyển của họ và tham gia các lực lượng để đấu tranh cho quyền lợi của họ.
Giáo hội lắng nghe
144. Chúa Thánh Thần nói trong tiếng nói của người nghèo; Giáo hội phải lắng nghe họ vì họ là nguồn cứ liệu tư tưởng thần học. Khi lắng nghe nỗi đau, sự im lặng trở nên cần thiết để có thể nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Giọng nói tiên tri ngụ ý một ánh mắt chiêm niệm mới có khả năng thương xót và cam kết. Là thành phần của người dân Amazon, Giáo hội làm mới lời tiên tri từ truyền thống bản địa và Kitô giáo. Nhưng nó cũng có nghĩa là nhìn bằng một lương tâm có phê phán một loạt các tác phong và thực tại của các dân tộc bản địa đi ngược lại Tin Mừng. Thế giới Amazon yêu cầu Giáo hội làm đồng minh của nó.
Giáo hội và quyền lực
145. Làm Giáo hội ở Amazon một cách thực tế có nghĩa là nêu vấn đề về quyền lực một cách tiên tri, vì ở khu vực này, người dân không thể khẳng định quyền của họ chống lại các lợi ích kinh tế và định chế chính trị to lớn. Ngày nay, đặt vấn đề quyền lực trong việc bảo vệ lãnh thổ và các nhân quyền là liều mạng sống của mình, là bước lên con đường thập giá và tử đạo. Số các tử đạo ở Amazon rất đáng báo động (ví dụ, chỉ riêng ở Brazil, 1,119 người bản địa đã bị sát hại từ năm 2003 đến năm 2017 vì bảo vệ lãnh thổ của họ) [73]. Giáo hội không thể thờ ơ; ngược lại, nó phải giúp bảo vệ những người nam nữ đang bảo vệ nhân quyền và tưởng nhớ các vị tử đạo của họ, trong số đó có các nhà lãnh đạo như Nữ tu Dorothy Stang.
Các gợi ý
146. Là một cộng đồng liên đới khắp thế giới, Giáo hội phản ứng có trách nhiệm đối với tình hình hoàn cầu về bất công, nghèo đói, bất bình đẳng, bạo lực và loại trừ ở Amazon. Giả định căn bản của Giáo Hội là thừa nhận các mối liên hệ bất công. Do đó, điều cần là phải:
a. Tố cáo các mô hình khai khoáng gây thiệt hại cho lãnh thổ và vi phạm quyền lợi của các cộng đồng. Cất cao tiếng nói chống lại các dự án ảnh hưởng đến môi trường và cổ vũ chết chóc.
b. Tham gia các phong trào xã hội cơ sở, để công bố cách tiên tri một chương trình nghị sự về công lý nông nghiệp nhằm cổ vũ việc cải cách nông nghiệp sâu sắc, hỗ trợ nông nghiệp và nông lâm hữu cơ. Tiếp nhận chính nghĩa nền sinh thái nông nghiệp bằng cách lồng nó vào các hoạt động huấn luyện của họ nhằm phát triển một ý thức lớn hơn đối với chính người dân bản địa [74].
c. Cổ vũ việc đào tạo, bảo vệ và tính có thể chấp pháp các nhân quyền của các dân tộc Amazon, của các sắc dân khác và của thiên nhiên. Bảo vệ các nhóm thiểu số và những người dễ bị tổn thương nhất.
d. Lắng nghe tiếng khóc của “Mẹ Đất” đang bị tấn công và bị tổn thương nghiêm trọng bởi mô hình kinh tế của việc phát triển săn mồi và tiêu diệt sinh thái, vốn được hình thành và áp đặt từ bên ngoài để phục vụ các lợi ích bên ngoài hết sức mạnh mẽ, và là những lợi ích sát hại, cướp bóc, tiêu diệt và tàn phá, trục xuất và vứt bỏ.
e. Cổ vũ phẩm giá và sự bình đẳng của phụ nữ ở nơi công cộng, tư riêng và Giáo hội, bằng cách bảo đảm có cơ hội để tham gia; bằng cách chống lại bạo lực thể xác, gia đình và tâm lý, sát hại con gái, phá thai, khai thác và buôn bán tình dục; và bằng cách cam kết đấu tranh để bảo đảm quyền lợi của họ và vượt qua bất cứ loại tiên mẫu nào.
f. Cổ vũ một ý thức sinh thái mới có thể dẫn chúng ta đến chỗ thay đổi thói quen tiêu thụ, cổ vũ việc sử dụng năng lượng tái tạo, tránh các vật liệu có hại và thực thi các nẻo đường hành động khác được nêu bật bởi thông điệp Laudato Si’” [75]. Cổ vũ các liên minh để chống phá rừng và cổ vũ việc tái trồng rừng.
g. Tiếp nhận một cách không sợ hãi và cụ thể việc ưu tiên chọn người nghèo trong cuộc đấu tranh của các dân tộc bản địa, các cộng đồng truyền thống, các di dân và người trẻ để hình thành đặc tính của Giáo hội ở Amazon.
h. Tạo ra các mạng lưới hợp tác trong các lĩnh vực vận động khu vực, toàn cầu và quốc tế, trong đó Giáo hội tham gia một cách hữu cơ, để chính các dân tộc có thể tố cáo sự vi phạm các nhân quyền của họ.
Kết luận
147. Trong suốt hành trình dài của nó, Tài liệu Làm việc này đã lắng nghe tiếng nói của Amazon dưới ánh sáng đức tin (Phần I); và nó đã cố gắng đáp lại tiếng kêu của người dân và lãnh thổ Amazon về nền sinh thái toàn diện (Phần II) và tìm kiếm những nẻo đường mới cho một Giáo hội tiên tri ở Amazon (Phần III). Những tiếng nói của Amazon này kêu gọi một đáp ứng mới cho các thách thức đa dạng; họ yêu cầu những nẻo đường mới để làm một “kairós” (hoàng thời) trở thành khả hữu, một thời của ơn thánh và hy vọng trong Giáo hội và cho thế giới. Chúng ta kết luận dưới sự che chở của Mẹ Maria, đấng được tôn kính dưới nhiều tước hiệu khác nhau khắp Amazon. Chúng ta hy vọng rằng Thượng Hội Đồng này sẽ là một biểu thức cụ thể của tính đồng nghị của một Giáo hội đang vươn tay ra ngoài, để sự sống viên mãn mà Chúa Giêsu đã mang đến cho thế giới (Ga 10:10) có thể đến tay mọi người, nhất là người nghèo.
***
[1] Ngoài diễn trình chính thức này, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức tại Washington D.C., Rome và Bogotá, với các chuyên viên thuộc nhiều khu vực và đại diện các dân tộc Amazon, để suy tư về các vấn đề được phân tích ở đây.
[2] Tài liệu Eje de Fronteras, p. 3.
[3] Xem Nobre, C. A., Sampaio, G., Borma, L. S., Castilla-Rubio, J. C., Silva, J. S., Cardoso, M., et al., “The Fate of the Amazon Forests: land-use and climate change risks and the need of a novel sustainable development paradigm”, Proceedings of the National Academy of Sciences U.S.A., 113(39), September 2016.
[4] Có một số kiểu phát biểu khác nhau về điều này trong ngôn ngữ của họ như Sumak Kawsay trong tiếng Quechua, hay Suma Qamaña trong tiếng Aymara, hay Teko Porã trong tiếng Guaraní. Trong triết học Châu Phi, chữ ubuntu có nghĩa tương tự như sumak kawsay của tiếng quechua: đại lượng, liên đới, cảm thương đối với những người thiếu thốn, và thành thực mong muốn hạnh phúc và hoà hợp giữa mọi người.
[5] Xem “The cry of sumak kawsay in the Amazon,'' Tuyên ngôn của các dân tộc và quốc tịch bản địa các vùng Mesoamerican, Andean, Caribbean, Southern Cone và Amazon, tụ họp tại thành phố Pujili-Cotopaxi nhằm mục đích đào sâu ý nghĩa chân thực của sumak kawsay, trong: trang nhà của Tòa Đại diện Aguarico; Acosta, A., Good living, an opportunity to build, Ecuador Debate: Quito, 2008; xem “Sumak Kawsa, Suma Qamaña, Teko Porã. O Bem-Viver” (Year X, n. 340, 23.08.2010), in: IHUOnlineEdicao 340.pdf.
[6] Giáo phận San José del Guaviare và Tổng giáo phận Villavicencio và Granada (Colombia, Biên giới Brazil, Colombia và Peru).
[7] Tài liệu Bolivia, 36.
[8] Tài liệu Venezuela, 1.
[9] IPBES, Nature’s Dangerous Decline ‘Unpredented’ Species Extintion Rates ‘Accelerating’; https://www.ipbes.net/news/Media-Release-Global-Assessment#_Indigenous_Peoples,_Local
[10] Xem Phần II, Chương III của Tài liệu này: Di Dân.
[11] Tài liệu Eje de Fronteras, 1.
[12] Tài liệu của Assembleia dos Regionais Norte 1 e 2 da CNBB, “A Igreja e faz carne e arma sua tenda na Amazônia”, Manaus, 1997, trong: CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia. Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 67-84.
[13] Santarém (1972) và Manaus (1997) trong CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia. Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 9-28 và 67-84.
[14] Xem LS 163, và Tài liệu Chuẩn bị số 13.
[15] Đức Phanxicô, Diễn văn Nhân Cuộc Gặp gỡ Các Phong trào Bình dân Thế giới Lần II, Santa Cruz de la Sierra, Bolivia, 9 Tháng Bầy 2015. Xem Phần II, Ch. I: Sự hủy diệt của duy khai khoáng.
[16] Xem Summa Theologiae II-II, q. 158, art. 1.
[17] XemSint. REPAM, 135.
[18] Một chữ Tây Ban Nha mới, “sabanizarse”, đặt tên cho diễn trình qua đó 1 cánh rừng hay 1 cánh rừng nhiệt đới bị biến thành thảo nguyên.
[19] Xem Sint. REPAM – Brazil, 120.
[20] Xem Sint. REPAM, 43.
[21] Xem Sint. REPAM, 86.
[22] Xem Sint. REPAM, Antonio, Brazil, 57.
[23] Xem Phần II, Ch. II: Các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV): Các mối đe dọa và việc bảo vệ.
[24] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Công Ước 169: Về Các Dân tộc và Bộ lạc Bản địa, 1989, điều 7.
[25] Một số người di cư tới các thành phố để mua bán các nhu yếu phẩm hay để làm việc tạm bợ kiếm tiền nuôi sống gia đình (thí dụ việc di cư đu đưa nội địa để làm việc với các người đốn cây).
[26] Thói quen chuyển lên núi dựa vào hai hiện tượng tự nhiên có liên hệ qua lại với nhau: sự khác biệt về mùa trong sản xuất nông nghiệp và việc rời cư của thú vật. Như thế, việc chuyển người lên núi được liên kết với nền sinh thái toàn diện: con người cần sản xuất, và với tình hình sinh thái khiến một số nhóm người phải di cư.
[27] Đức Phanxicô, Gặp mặt Dân chúng, Viện Jorge Basadre (Puerto Maldonado), 19 tháng Giêng 2018.
[28] Xem Phần I, Ch. I, số 14; Phần II, Ch. I, số 48.
[29] Các Môn Đệ Truyền Giáo vùng Amazônia, 2007. Tài liệu IX, Phiên họp các Giám mục vùng Amazônia, Manaus (2007), trong: CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia, Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 161-216 (269).
[30] Xem REPAM Synthesis, 124.
[31] Xem Tài liệu Venezuela, Tóm tắt Cuối cùng, 4.
[32] Đức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Diễn đàn Quốc tế “Di dân và Hòa bình” 21 tháng Hai 2017.
[33] Xem Phần II, Ch. III: Di dân.
[34] Xem Tài liệu Chuẩn bị, 6.
[35] Xem Phần II, Ch. V: Gia đình và Cộng đồng.
[36] Xem Phần II, Ch. VII: Vấn đề Sức khỏe Toàn diện.
[37] Xem Phần II, Ch. VIII: Giáo dục Tòa diện.
[38] Xem Phần II, Ch. VI: Tham nhũng.
[39] Sint. REPAM, 42.
[40] Xem Sint. REPAM, 71, và Phần II, Ch. VII: Vấn đề Sức khỏe Toàn diện.
[41] Sint. REPAM, 57.
[42] Xem Sint. REPAM, 161.
[43] Xem Sint. REPAM, 125.
[44] Xem Sint. REPAM, 125.
[45] Đức Bênêđictô XVI, Bài giảng trong Thánh lễ Khai mạc Thừa tác vụ Phêrô (24 tháng Tư 2005).
[46] Đức Phanxicô, Diễn văn trước Hội Nghị các Giám mục Ba tây (27 tháng Bẩy 2013).
[47] Xem Thánh Justinô, II Apologia, 7,3; 8,1; 13, 2-3; 13, 6; AG 11; DP 401, 403.
[48] Xem Huấn quyền châu Mỹ Latinh trong các Phiên họp Toàn thể của CELAM; Thánh Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis 42 và Centesimus annus 11, 57; Đức Bênêđictô XVI, Diễn văn trước Phiên Khai mạc Hội Nghị Toàn thể lần Thứ 5 các Giám mục châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (2007); EG 197-201.
[49] DP 400; xem Thánh Irênê thành Lyon, Contra Herejes, V, praef; I, 6, 1.
[50] Trong số những người khác, ta có thể kể: Rodolfo Lunkenbein SDB và Simão Bororo (1976), Marçal de Souza Tupã-i (1983, Guaraní), Ezequiel Ramin (1985, Comboniano), Sr. Cleusa Carolina Rody (1985, nhà truyền giáo thuộc Dòng Cải Cách Thánh Augustinô), Josimo Moraes Tavavares (1986, linh mục triều), Vicente Cañas SJ (1987), Đức Cha Alejandro Labaka và Nữ tu Inés Arango (1987, cả hai thuộc dòng Capuchins), Chico Mendes (1988, nhà sinh thái học), Galdino Jesus dos Santos (1997, Pataxó Hã-Hã-Hãe), Ademir Federici (2001), Sr. Dorothy Mae Stang (2005, Dòng N.S. de Namur).
[51] Xem EG 68-70, 116, 122, 126, 129.
[52] Ibid.
[53] Ibid.
[54] Xem Tài liệu Chuẩn bị, 4; Phần I, Ch. IV: Đối thoại.
[55] Sint. REPAM, 58.
[56] Xem Phần I, Ch. III: Hoàng thời (kairós), số 30; Phần III, Ch. I: Một Giáo hội với Khuôn mặt Amazon và Truyền giáo, các số 106-107, 113.
[57] Xem Thánh Justinô, Apología II, 8; AG 11.
[58] Xem Phần III, Ch. I: Một Giáo hội với Khuôn mặt Amazon và Truyền giáo, số 107.
[59] Xem Phần III, Ch. VI: Sứ mệnh của các Phương tiện Truyền thông.
[60] Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia (2003), 1, Ch. II.
[61] Xem Sint. REPAM, 78.
[62] Xem Phần II, Ch. V: Gia đình và Cộng đồng.
[63] Xem Phần II, Ch. III: Di dân.
[64] Xem Phần II, Ch. IV: Đô thị hóa.
[65] Xem Phần III, Ch. V: Đối thoại Đại kết và Liên tôn.
[66] Xem Phần II, Ch. IV: Đô thị hóa.
[67] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.
[68] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.
[69] Xem Phần III, Ch. VII: Vai trò Tiên tri của Giáo Hội và việc Cổ Vũ Con người Toàn diện.
[70] Xem DP 1166-1205; Tài liệu Sau cùng của Khóa Họp Thường Lệ lần thứ XV của Thượng Hội Đồng Giám mục về Người trẻ, Đức tin và việc Biện phân Ơn gọi; Đức Phanxicô, Tông huấn Hậu-Thượng Hội Đồng Christus Vivit (25 tháng Ba 2019).
[71] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.
[72] Xem Phần III, Ch. II: Các Thách đố Hội nhập Văn hóa và Tính Liên Văn hóa.
[73] Xem CIMI, “Relatório de violência contra os Povos Indígenas no Brasil”.
[74] Xem Sint. REPAM, 142, 146.
[75] Xem Phần II, Ch. IX, Hoán cải Sinh thái.
“Giáo hội sẽ dành tầm quan trọng lớn hơn cho các phương tiện truyền thông xã hội và sẽ sử dụng chúng để truyền giảng Tin Mừng” (DP 158)
Các phương tiện truyền thông, các ý thức hệ và các nền văn hóa
140. Một trong những thách thức lớn đối với Giáo hội là suy nghĩ về việc làm cách nào tự định vị mình trong thế giới liên nối kết này. Các phương tiện truyền thông xã hội đại chúng truyền tải các mẫu mực tác phong, lối sống, các giá trị và não trạng nhằm truyền bá một nền văn hóa có xu hướng tự áp đặt và tiêu chuẩn hóa thế giới nối kết qua lại của chúng ta. Vấn đề là sự quyến rũ về ý thức hệ bởi não trạng duy tiêu thụ, chủ yếu ảnh hưởng đến giới trẻ. Trong nhiều trường hợp, người trẻ bị dẫn đến chỗ không còn qúy chuộng - và thậm chí bác bỏ - nền văn hóa và truyền thống riêng của chính họ, chấp nhận một cách không phê phán mô hình văn hóa đương thịnh. Điều này gây ra việc bứng gốc và mất bản sắc.
Các phương tiện truyền thông của Giáo Hội
141. Giáo hội có một cơ sở hạ tầng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các đài phát thanh, vốn là phương tiện truyền thông chính của mình. Các phương tiện truyền thông có thể là một dụng cụ rất quan trọng để truyền tải lối sống Tin Mừng, các giá trị và tiêu chuẩn của nó. Chúng cũng là một phương tiện để cung cấp thông tin về những gì đang xảy ra ở Amazon, đặc biệt liên quan đến các hậu quả của một lối sống nhằm hủy hoại - được truyền thông che giấu trong tay các tập đoàn lớn. Đã có một số trung tâm truyền thông xã hội được điều hành bởi chính người dân bản địa; họ trải nghiệm niềm vui khi có thể phát biểu lời lẽ và tiếng nói của chính họ không những với các cộng đồng của chính họ mà còn với cả thế giới bên ngoài nữa. Thế giới bản địa cho thấy các giá trị không được thế giới hiện đại chia sẻ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chính các người bản địa được trao quyền sử dụng các phương tiện truyền thông. Việc đóng góp của họ có thể cộng hưởng với và hỗ trợ cho việc hoán cải sinh thái của Giáo hội và hành tinh. Đây là về thực tại Amazon phát sinh từ Amazon và có các hậu quả hành tinh.
Các gợi ý (xem DAp. 486)
142. Những điều sau đây được đề nghị:
a. Huấn luyện toàn diện các nhà truyền thông bản địa, đặc biệt là người bản địa, để tăng cường các trình thuật chuyên biệt đối với lãnh thổ.
b. Sự hiện diện của các tác nhân mục vụ trong các phương tiện truyền thông đại chúng.
c. Tạo ra, cổ vũ và củng cố các đài phát thanh và các đài truyền hình mới với các nội dung phù hợp với thực tại Amazon.
d. Sự hiện diện của Giáo hội trên Internet và các mạng truyền thông khác để nâng cao ý thức về thực tại của Amazon ở các phần khác của thế giới.
e. Một kế hoạch mục vụ chuyên biệt bao gồm các phương tiện truyền thông khác nhau trong tay của Giáo hội và những người làm việc trong các phương tiện truyền thông khác.
f. Phải cổ vũ trong các cơ cấu và máng chuyển của Giáo hội hoàn vũ việc tạo ra và phổ biến nội dung về tính liên quan của Amazon, các dân tộc và các nền văn hóa của nó đối với thế giới.
Chương VIII: Vai trò tiên tri của Giáo hội và việc cổ vũ nhân bản toàn diện
“Từ tâm điểm của Tin Mừng, chúng ta thấy mối nối kết sâu sắc giữa việc truyền giảng Tin Mừng và sự tiến bộ của con người, một điều nhất thiết phải tìm được biểu thức và phát triển trong mọi công việc truyền giảng Tin Mừng” (EG 178)
Giáo hội vươn tay ra
143. Giáo hội có sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng, một điều cũng ngụ ý cam kết cổ vũ việc thi hành trọn vẹn các quyền của các dân tộc bản địa. Thực thế, khi những dân tộc này họp nhau, họ nói về linh đạo cũng như về những gì đang xảy ra với họ và các vấn đề xã hội của họ. Giáo hội không thể từ bỏ mối quan tâm của mình đối với sự cứu rỗi toàn diện con người, một điều đòi phải ủng hộ nền văn hóa của các dân tộc bản địa, nói đến các nhu cầu sống còn của họ, đồng hành với các cuộc di chuyển của họ và tham gia các lực lượng để đấu tranh cho quyền lợi của họ.
Giáo hội lắng nghe
144. Chúa Thánh Thần nói trong tiếng nói của người nghèo; Giáo hội phải lắng nghe họ vì họ là nguồn cứ liệu tư tưởng thần học. Khi lắng nghe nỗi đau, sự im lặng trở nên cần thiết để có thể nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Giọng nói tiên tri ngụ ý một ánh mắt chiêm niệm mới có khả năng thương xót và cam kết. Là thành phần của người dân Amazon, Giáo hội làm mới lời tiên tri từ truyền thống bản địa và Kitô giáo. Nhưng nó cũng có nghĩa là nhìn bằng một lương tâm có phê phán một loạt các tác phong và thực tại của các dân tộc bản địa đi ngược lại Tin Mừng. Thế giới Amazon yêu cầu Giáo hội làm đồng minh của nó.
Giáo hội và quyền lực
145. Làm Giáo hội ở Amazon một cách thực tế có nghĩa là nêu vấn đề về quyền lực một cách tiên tri, vì ở khu vực này, người dân không thể khẳng định quyền của họ chống lại các lợi ích kinh tế và định chế chính trị to lớn. Ngày nay, đặt vấn đề quyền lực trong việc bảo vệ lãnh thổ và các nhân quyền là liều mạng sống của mình, là bước lên con đường thập giá và tử đạo. Số các tử đạo ở Amazon rất đáng báo động (ví dụ, chỉ riêng ở Brazil, 1,119 người bản địa đã bị sát hại từ năm 2003 đến năm 2017 vì bảo vệ lãnh thổ của họ) [73]. Giáo hội không thể thờ ơ; ngược lại, nó phải giúp bảo vệ những người nam nữ đang bảo vệ nhân quyền và tưởng nhớ các vị tử đạo của họ, trong số đó có các nhà lãnh đạo như Nữ tu Dorothy Stang.
Các gợi ý
146. Là một cộng đồng liên đới khắp thế giới, Giáo hội phản ứng có trách nhiệm đối với tình hình hoàn cầu về bất công, nghèo đói, bất bình đẳng, bạo lực và loại trừ ở Amazon. Giả định căn bản của Giáo Hội là thừa nhận các mối liên hệ bất công. Do đó, điều cần là phải:
a. Tố cáo các mô hình khai khoáng gây thiệt hại cho lãnh thổ và vi phạm quyền lợi của các cộng đồng. Cất cao tiếng nói chống lại các dự án ảnh hưởng đến môi trường và cổ vũ chết chóc.
b. Tham gia các phong trào xã hội cơ sở, để công bố cách tiên tri một chương trình nghị sự về công lý nông nghiệp nhằm cổ vũ việc cải cách nông nghiệp sâu sắc, hỗ trợ nông nghiệp và nông lâm hữu cơ. Tiếp nhận chính nghĩa nền sinh thái nông nghiệp bằng cách lồng nó vào các hoạt động huấn luyện của họ nhằm phát triển một ý thức lớn hơn đối với chính người dân bản địa [74].
c. Cổ vũ việc đào tạo, bảo vệ và tính có thể chấp pháp các nhân quyền của các dân tộc Amazon, của các sắc dân khác và của thiên nhiên. Bảo vệ các nhóm thiểu số và những người dễ bị tổn thương nhất.
d. Lắng nghe tiếng khóc của “Mẹ Đất” đang bị tấn công và bị tổn thương nghiêm trọng bởi mô hình kinh tế của việc phát triển săn mồi và tiêu diệt sinh thái, vốn được hình thành và áp đặt từ bên ngoài để phục vụ các lợi ích bên ngoài hết sức mạnh mẽ, và là những lợi ích sát hại, cướp bóc, tiêu diệt và tàn phá, trục xuất và vứt bỏ.
e. Cổ vũ phẩm giá và sự bình đẳng của phụ nữ ở nơi công cộng, tư riêng và Giáo hội, bằng cách bảo đảm có cơ hội để tham gia; bằng cách chống lại bạo lực thể xác, gia đình và tâm lý, sát hại con gái, phá thai, khai thác và buôn bán tình dục; và bằng cách cam kết đấu tranh để bảo đảm quyền lợi của họ và vượt qua bất cứ loại tiên mẫu nào.
f. Cổ vũ một ý thức sinh thái mới có thể dẫn chúng ta đến chỗ thay đổi thói quen tiêu thụ, cổ vũ việc sử dụng năng lượng tái tạo, tránh các vật liệu có hại và thực thi các nẻo đường hành động khác được nêu bật bởi thông điệp Laudato Si’” [75]. Cổ vũ các liên minh để chống phá rừng và cổ vũ việc tái trồng rừng.
g. Tiếp nhận một cách không sợ hãi và cụ thể việc ưu tiên chọn người nghèo trong cuộc đấu tranh của các dân tộc bản địa, các cộng đồng truyền thống, các di dân và người trẻ để hình thành đặc tính của Giáo hội ở Amazon.
h. Tạo ra các mạng lưới hợp tác trong các lĩnh vực vận động khu vực, toàn cầu và quốc tế, trong đó Giáo hội tham gia một cách hữu cơ, để chính các dân tộc có thể tố cáo sự vi phạm các nhân quyền của họ.
Kết luận
147. Trong suốt hành trình dài của nó, Tài liệu Làm việc này đã lắng nghe tiếng nói của Amazon dưới ánh sáng đức tin (Phần I); và nó đã cố gắng đáp lại tiếng kêu của người dân và lãnh thổ Amazon về nền sinh thái toàn diện (Phần II) và tìm kiếm những nẻo đường mới cho một Giáo hội tiên tri ở Amazon (Phần III). Những tiếng nói của Amazon này kêu gọi một đáp ứng mới cho các thách thức đa dạng; họ yêu cầu những nẻo đường mới để làm một “kairós” (hoàng thời) trở thành khả hữu, một thời của ơn thánh và hy vọng trong Giáo hội và cho thế giới. Chúng ta kết luận dưới sự che chở của Mẹ Maria, đấng được tôn kính dưới nhiều tước hiệu khác nhau khắp Amazon. Chúng ta hy vọng rằng Thượng Hội Đồng này sẽ là một biểu thức cụ thể của tính đồng nghị của một Giáo hội đang vươn tay ra ngoài, để sự sống viên mãn mà Chúa Giêsu đã mang đến cho thế giới (Ga 10:10) có thể đến tay mọi người, nhất là người nghèo.
***
[1] Ngoài diễn trình chính thức này, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức tại Washington D.C., Rome và Bogotá, với các chuyên viên thuộc nhiều khu vực và đại diện các dân tộc Amazon, để suy tư về các vấn đề được phân tích ở đây.
[2] Tài liệu Eje de Fronteras, p. 3.
[3] Xem Nobre, C. A., Sampaio, G., Borma, L. S., Castilla-Rubio, J. C., Silva, J. S., Cardoso, M., et al., “The Fate of the Amazon Forests: land-use and climate change risks and the need of a novel sustainable development paradigm”, Proceedings of the National Academy of Sciences U.S.A., 113(39), September 2016.
[4] Có một số kiểu phát biểu khác nhau về điều này trong ngôn ngữ của họ như Sumak Kawsay trong tiếng Quechua, hay Suma Qamaña trong tiếng Aymara, hay Teko Porã trong tiếng Guaraní. Trong triết học Châu Phi, chữ ubuntu có nghĩa tương tự như sumak kawsay của tiếng quechua: đại lượng, liên đới, cảm thương đối với những người thiếu thốn, và thành thực mong muốn hạnh phúc và hoà hợp giữa mọi người.
[5] Xem “The cry of sumak kawsay in the Amazon,'' Tuyên ngôn của các dân tộc và quốc tịch bản địa các vùng Mesoamerican, Andean, Caribbean, Southern Cone và Amazon, tụ họp tại thành phố Pujili-Cotopaxi nhằm mục đích đào sâu ý nghĩa chân thực của sumak kawsay, trong: trang nhà của Tòa Đại diện Aguarico; Acosta, A., Good living, an opportunity to build, Ecuador Debate: Quito, 2008; xem “Sumak Kawsa, Suma Qamaña, Teko Porã. O Bem-Viver” (Year X, n. 340, 23.08.2010), in: IHUOnlineEdicao 340.pdf.
[6] Giáo phận San José del Guaviare và Tổng giáo phận Villavicencio và Granada (Colombia, Biên giới Brazil, Colombia và Peru).
[7] Tài liệu Bolivia, 36.
[8] Tài liệu Venezuela, 1.
[9] IPBES, Nature’s Dangerous Decline ‘Unpredented’ Species Extintion Rates ‘Accelerating’; https://www.ipbes.net/news/Media-Release-Global-Assessment#_Indigenous_Peoples,_Local
[10] Xem Phần II, Chương III của Tài liệu này: Di Dân.
[11] Tài liệu Eje de Fronteras, 1.
[12] Tài liệu của Assembleia dos Regionais Norte 1 e 2 da CNBB, “A Igreja e faz carne e arma sua tenda na Amazônia”, Manaus, 1997, trong: CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia. Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 67-84.
[13] Santarém (1972) và Manaus (1997) trong CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia. Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 9-28 và 67-84.
[14] Xem LS 163, và Tài liệu Chuẩn bị số 13.
[15] Đức Phanxicô, Diễn văn Nhân Cuộc Gặp gỡ Các Phong trào Bình dân Thế giới Lần II, Santa Cruz de la Sierra, Bolivia, 9 Tháng Bầy 2015. Xem Phần II, Ch. I: Sự hủy diệt của duy khai khoáng.
[16] Xem Summa Theologiae II-II, q. 158, art. 1.
[17] XemSint. REPAM, 135.
[18] Một chữ Tây Ban Nha mới, “sabanizarse”, đặt tên cho diễn trình qua đó 1 cánh rừng hay 1 cánh rừng nhiệt đới bị biến thành thảo nguyên.
[19] Xem Sint. REPAM – Brazil, 120.
[20] Xem Sint. REPAM, 43.
[21] Xem Sint. REPAM, 86.
[22] Xem Sint. REPAM, Antonio, Brazil, 57.
[23] Xem Phần II, Ch. II: Các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV): Các mối đe dọa và việc bảo vệ.
[24] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Công Ước 169: Về Các Dân tộc và Bộ lạc Bản địa, 1989, điều 7.
[25] Một số người di cư tới các thành phố để mua bán các nhu yếu phẩm hay để làm việc tạm bợ kiếm tiền nuôi sống gia đình (thí dụ việc di cư đu đưa nội địa để làm việc với các người đốn cây).
[26] Thói quen chuyển lên núi dựa vào hai hiện tượng tự nhiên có liên hệ qua lại với nhau: sự khác biệt về mùa trong sản xuất nông nghiệp và việc rời cư của thú vật. Như thế, việc chuyển người lên núi được liên kết với nền sinh thái toàn diện: con người cần sản xuất, và với tình hình sinh thái khiến một số nhóm người phải di cư.
[27] Đức Phanxicô, Gặp mặt Dân chúng, Viện Jorge Basadre (Puerto Maldonado), 19 tháng Giêng 2018.
[28] Xem Phần I, Ch. I, số 14; Phần II, Ch. I, số 48.
[29] Các Môn Đệ Truyền Giáo vùng Amazônia, 2007. Tài liệu IX, Phiên họp các Giám mục vùng Amazônia, Manaus (2007), trong: CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia, Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 161-216 (269).
[30] Xem REPAM Synthesis, 124.
[31] Xem Tài liệu Venezuela, Tóm tắt Cuối cùng, 4.
[32] Đức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Diễn đàn Quốc tế “Di dân và Hòa bình” 21 tháng Hai 2017.
[33] Xem Phần II, Ch. III: Di dân.
[34] Xem Tài liệu Chuẩn bị, 6.
[35] Xem Phần II, Ch. V: Gia đình và Cộng đồng.
[36] Xem Phần II, Ch. VII: Vấn đề Sức khỏe Toàn diện.
[37] Xem Phần II, Ch. VIII: Giáo dục Tòa diện.
[38] Xem Phần II, Ch. VI: Tham nhũng.
[39] Sint. REPAM, 42.
[40] Xem Sint. REPAM, 71, và Phần II, Ch. VII: Vấn đề Sức khỏe Toàn diện.
[41] Sint. REPAM, 57.
[42] Xem Sint. REPAM, 161.
[43] Xem Sint. REPAM, 125.
[44] Xem Sint. REPAM, 125.
[45] Đức Bênêđictô XVI, Bài giảng trong Thánh lễ Khai mạc Thừa tác vụ Phêrô (24 tháng Tư 2005).
[46] Đức Phanxicô, Diễn văn trước Hội Nghị các Giám mục Ba tây (27 tháng Bẩy 2013).
[47] Xem Thánh Justinô, II Apologia, 7,3; 8,1; 13, 2-3; 13, 6; AG 11; DP 401, 403.
[48] Xem Huấn quyền châu Mỹ Latinh trong các Phiên họp Toàn thể của CELAM; Thánh Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis 42 và Centesimus annus 11, 57; Đức Bênêđictô XVI, Diễn văn trước Phiên Khai mạc Hội Nghị Toàn thể lần Thứ 5 các Giám mục châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (2007); EG 197-201.
[49] DP 400; xem Thánh Irênê thành Lyon, Contra Herejes, V, praef; I, 6, 1.
[50] Trong số những người khác, ta có thể kể: Rodolfo Lunkenbein SDB và Simão Bororo (1976), Marçal de Souza Tupã-i (1983, Guaraní), Ezequiel Ramin (1985, Comboniano), Sr. Cleusa Carolina Rody (1985, nhà truyền giáo thuộc Dòng Cải Cách Thánh Augustinô), Josimo Moraes Tavavares (1986, linh mục triều), Vicente Cañas SJ (1987), Đức Cha Alejandro Labaka và Nữ tu Inés Arango (1987, cả hai thuộc dòng Capuchins), Chico Mendes (1988, nhà sinh thái học), Galdino Jesus dos Santos (1997, Pataxó Hã-Hã-Hãe), Ademir Federici (2001), Sr. Dorothy Mae Stang (2005, Dòng N.S. de Namur).
[51] Xem EG 68-70, 116, 122, 126, 129.
[52] Ibid.
[53] Ibid.
[54] Xem Tài liệu Chuẩn bị, 4; Phần I, Ch. IV: Đối thoại.
[55] Sint. REPAM, 58.
[56] Xem Phần I, Ch. III: Hoàng thời (kairós), số 30; Phần III, Ch. I: Một Giáo hội với Khuôn mặt Amazon và Truyền giáo, các số 106-107, 113.
[57] Xem Thánh Justinô, Apología II, 8; AG 11.
[58] Xem Phần III, Ch. I: Một Giáo hội với Khuôn mặt Amazon và Truyền giáo, số 107.
[59] Xem Phần III, Ch. VI: Sứ mệnh của các Phương tiện Truyền thông.
[60] Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia (2003), 1, Ch. II.
[61] Xem Sint. REPAM, 78.
[62] Xem Phần II, Ch. V: Gia đình và Cộng đồng.
[63] Xem Phần II, Ch. III: Di dân.
[64] Xem Phần II, Ch. IV: Đô thị hóa.
[65] Xem Phần III, Ch. V: Đối thoại Đại kết và Liên tôn.
[66] Xem Phần II, Ch. IV: Đô thị hóa.
[67] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.
[68] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.
[69] Xem Phần III, Ch. VII: Vai trò Tiên tri của Giáo Hội và việc Cổ Vũ Con người Toàn diện.
[70] Xem DP 1166-1205; Tài liệu Sau cùng của Khóa Họp Thường Lệ lần thứ XV của Thượng Hội Đồng Giám mục về Người trẻ, Đức tin và việc Biện phân Ơn gọi; Đức Phanxicô, Tông huấn Hậu-Thượng Hội Đồng Christus Vivit (25 tháng Ba 2019).
[71] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.
[72] Xem Phần III, Ch. II: Các Thách đố Hội nhập Văn hóa và Tính Liên Văn hóa.
[73] Xem CIMI, “Relatório de violência contra os Povos Indígenas no Brasil”.
[74] Xem Sint. REPAM, 142, 146.
[75] Xem Phần II, Ch. IX, Hoán cải Sinh thái.
Lá thư của Đức Thánh Cha gửi cho tổng thống Bashar al-Assad gây ra những tranh cãi tại Syria
Đặng Tự Do
23:45 25/07/2019
Một lá bức thư “dũng cảm” của Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây ra những tranh luận tại Syria: lá thư được đánh giá cao “trong hàng ngũ những người đối lập chiến đấu chống lại sự lãnh đạo của Damascus”; nhưng vấp phải những chỉ trích và “hiểu lầm” rất lớn trong số những người trung thành với tổng thống Bashar al-Assad.
Trong thư, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu tổng thống “bảo vệ cuộc sống của người dân” và “những cơ sở hạ tầng chính yếu” của đất nước.
Các nguồn tin Giáo Hội tại thủ đô Damascus nói với thông tấn xã AsiaNews của Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, rằng cuộc chiến tại Syria là một vấn đề hết sức tế nhị, cho nên các phản ứng tương phản nhau đã nổi lên xung quanh bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho tổng thống Assad.
Trong thư - được Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng Trưởng Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện trao tận tay tổng thống Assad trong một cuộc gặp gỡ có sự hiện diện của Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ “lo ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo” đang diễn ra tại Idlib. Ngài sử dụng từ “hòa giải” đến ba lần khi khuyến khích ông Assad hãy có những “cử chỉ quan trọng” đối với hòa bình, an ninh cho những người vô phương tự vệ và quyền được hồi hương của những người lưu vong.
Những người trung thành với tổng thống Assad, bao gồm một số lớn các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô ở Syria tỏ ra dị ứng với những lời chỉ trích vị tổng thống mà họ đặt nhiều kỳ vọng trong việc bảo vệ các tín hữu Kitô.
Những người trung thành với tổng thống Assad tỏ ra đồng tình với các cố gắng mạnh tay của ông trong việc tái chiếm cứ điểm cuối cùng của đất nước tại thành phố Idlib vẫn còn nằm trong tay các nhóm chống chính phủ được Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm thánh chiến hỗ trợ.
Idlib là tiền đồn của quân nổi loạn nhằm mở ra các cuộc tấn công mới. Đối với nhiều người Syria, dẹp tan Idlib bằng mọi giá, là bước phải làm để tái lập nền hòa bình tại Syria. Chính vì thế, ngay trong hàng ngũ các Giáo Hội Kitô tại Syria, nhiều vị không đồng tình với Đức Giáo Hoàng. Thông tấn xã Asia News cho biết như trên.
Source:Asia NewsDamascus, the Pope's courageous letter to Assad, source of criticism and appreciation
Trong thư, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu tổng thống “bảo vệ cuộc sống của người dân” và “những cơ sở hạ tầng chính yếu” của đất nước.
Các nguồn tin Giáo Hội tại thủ đô Damascus nói với thông tấn xã AsiaNews của Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, rằng cuộc chiến tại Syria là một vấn đề hết sức tế nhị, cho nên các phản ứng tương phản nhau đã nổi lên xung quanh bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho tổng thống Assad.
Trong thư - được Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng Trưởng Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện trao tận tay tổng thống Assad trong một cuộc gặp gỡ có sự hiện diện của Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ “lo ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo” đang diễn ra tại Idlib. Ngài sử dụng từ “hòa giải” đến ba lần khi khuyến khích ông Assad hãy có những “cử chỉ quan trọng” đối với hòa bình, an ninh cho những người vô phương tự vệ và quyền được hồi hương của những người lưu vong.
Những người trung thành với tổng thống Assad, bao gồm một số lớn các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô ở Syria tỏ ra dị ứng với những lời chỉ trích vị tổng thống mà họ đặt nhiều kỳ vọng trong việc bảo vệ các tín hữu Kitô.
Những người trung thành với tổng thống Assad tỏ ra đồng tình với các cố gắng mạnh tay của ông trong việc tái chiếm cứ điểm cuối cùng của đất nước tại thành phố Idlib vẫn còn nằm trong tay các nhóm chống chính phủ được Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm thánh chiến hỗ trợ.
Idlib là tiền đồn của quân nổi loạn nhằm mở ra các cuộc tấn công mới. Đối với nhiều người Syria, dẹp tan Idlib bằng mọi giá, là bước phải làm để tái lập nền hòa bình tại Syria. Chính vì thế, ngay trong hàng ngũ các Giáo Hội Kitô tại Syria, nhiều vị không đồng tình với Đức Giáo Hoàng. Thông tấn xã Asia News cho biết như trên.
Source:Asia News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới Cao Niên Giáo Phận Xuân Lộc Mừng Bổn Mạng
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ. O.P
17:39 25/07/2019
Dù vơi tuổi cao, sức khỏe đã kém, nhưng sáng Thứ Tư 24/7/2019, khoảng 850 cụ cao niên của Giáo Phận đã đến Giáo xứ Kẻ Sặt – Giáo Hạt Hố Nai thật đúng giờ để tham dự ngày Mừng Lễ Thánh Gioakim và Thánh Anna, Bổn Mạng Giới Cao Niên.
Từ 8g30, phần đón tiếp, ổn định từ chương trình của các Cụ cao niên cũng chẳng thua kém như những sinh hoạt tổ chức của các giới. Các cụ cũng biết tập hát theo người hướng dẫn, cũng vỗ tay, cũng cười vui, thích thú hưởng ứng với những câu nói dí dỏm của ban tổ chức, hay của Cha Đặc Trách Giới Cao Niên – Đa Minh Nguyễn Thành Tiến.
Xem Hình
Trước khi chào đón Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đến gặp gỡ và dâng Thánh Lễ với Giới Cao Niên Giáo phận, trong khoảng 30 phút, Cha Đặc đã chia sẻ với quý cụ những ý tưởng rất gần gũi với đời sống tinh thần và tâm lý của người già. Đề cao vai trò và vị trí của các cụ trong gia đình, cha Đặc Trách mong muốn các cụ hãy noi gươngThánh Gioakim và Thánh Anna, luôn tín thác vào những kế hoạch của Thiên Chúa cho dẫu gặp những khó khăn, thách đố, trở thành chỗ dựa cho con cháu, cộng tác với Giáo phận trong chương trình mục vụ“Đồng hành với các gia đình gặp khó khăn”.
9g45: Quý Cụ Cao niên đã có phần chào đón Đức Cha không thua kém người trẻ qua tiếng hát, vỗ tay vẫn giòn giã và sắc nét khiến Đức Cha phải thốt lên lời khen ngợi. Ngài nhận thấy nơi quý Cụ vẫn có một sự hăng say của người trẻ, nhưng sự hăng say này thật giá trị vì “ được đúc kết từ kinh nghiệm, từ những tôi luyện của cuộc đời và từ lòng tin vào Chúa”.Với nhiều người già đang cảm thấy buồn tủi, tự ti vì cho mình là vô dụng, Đức Cha Giuse đã dựa vào Kinh Thánh để chỉ ra tuổi già là một hồng ân Chúa ban,là phúc lành của Chúa (Cn 16,31; Is 65,20; 1Sm 2,31.32), “Xin quý cụ hãy tạ ơn Chúa vì tuổi già là một hồng ân Chúa ban, nên có thể gọi đó là ‘tuổi trời’ “. Và để quý cụ cảm thấy mình còn rất hữu dụng, và như một lời trao ban sứ mạng, Đức Cha nói “Quý cụ hãy trở nên rường cột của gia đình,giáo xứ, giáo phận, và của cả Giáo Hội”. Nhưng làm thế nào để trở nên rường cột đó? Đức Cha tiếp lởi “ Khi quý Cụ có một cuộc sống theo kế hoạch của Chúa, khi quý cụ hướng dẫn cho con cái mình bằng gương sáng, bằng lòng mến Chúa, yêu người, bằng sự vững mạnh trong đức tin. Các cụ đang trở nên rường cột cho con cháu.” Riêng với những người già đang đau bệnh cũng hiện diện, Đức Cha Giuse khẩn nài các cụ hãy dâng những đau đớn của thể xác cho Chúa, để cùng với Đức Giêsu Kitô trên thập giá, họ cũng được góp phần cộng tác với Ngài trên Thập giá để cứu độ trần gian. “Xin quý cụ hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thánh giá để nhận ra rằng quý cụ vẫn có thể làm những việc lớn lao cho Giáo Hội, cho mọi người khi dâng những đau bịnh, hy sinh của mình cho Chúa, để cầu nguyện cho cả thế giới.”
Kết thúc huấn từ gặp gỡ, Đức Cha Giáo phận đã khẩn nài Thiên Chúa, qua lời bầu cử của hai Thánh Gioakim và Thánh Anna, “Xin Chúa ban cho quý Cụ sức mạnh tinh thần, phần hồn, và cả sức khỏe về thể xác, hầu quý cụ vẫn hăng say, tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa cho mọi kế hoạch của Ngài”.
Ưu ái đặc biệt với quý cụ đang đau bệnh hiện diện trên chiếc xe lăn, Đức Cha Giáo Phận đã đến từng người trao ban phép lành, đặt tay và những món quà nhỏ như một niềm khích lệ, ủi an cho từng người.
Sau ít phút giải lao, Đức Cha Giuse đã chủ tế Thánh Lễ cùng với Cha Quản Hạt Giáo Hạt Hố Nai, Cha Đặc Trách Đa Minh, và quý cha để cầu nguyện cho Giới Cao niên trong Giáo Phận, đang hiện diện nơi đây hoặc ở gia đình.Đồng thời, như lời mời hướng ý, Đức Cha mong muốn quý cụ hãy cùng hiệp thông dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành nhận lãnh được trong cuộc đời, tạ ơn vì hồng ân tuổi già, tạ ơn vì được cộng tác với Thiên Chúa để thánh hóa con cháu, một sứ mạng Chúa trao ban cho người già.
Trong bài giảng, dựa vào bài đọc Tin Mừng trong Thánh Lễ Mathêu 13, 16-17, "Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe” (c.16), Đức Cha liên hệ Lời Chúa đến“những phúc” trong đời sống quý cụ. Ngài đặt câu hỏi “những phúc đó là gì?” và Đức Cha giải thích “đó là phúc ân khi quý cụ nhận ra Chúa có mặt trong cuộc đời mình, là nhận ra Chúa đã xuống thế, trở thành như mọi người, chết cho nhân loại chỉ vì yêu”. Để rồi, cụ thể hơn nữa, Đức Cha chia sẻ, “Điểm quan trọng nhất của phúc lộc ấy là quý cụ khám phá ra Chúa yêu mình. Vậy là đủ. Là điều quan trọng nhất của tuổi già.Những chuyện khác chẳng có gì quan trọng cả, ngay cả sức khỏe suy yếu, đau bịnh, hay chẳng có của cải để lại cho con.” Ý tưởng “Có Chúa là đủ, là điều quan trọng nhất” được Đức Cha Giáo Phận nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm để quý Cụ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thấm vào lòng và rồi sống điều căn bản này trong bình an, hạnh phúc của tuổi già cho dù gặp nhiều khó khăn hay thách đố.Kết thúc bài giảng,Đức Cha đã cậy nhờ lời cầu thay nguyện giúp của hai Thánh Gioakim và Anna, “Xin Chúa ban cho quý cụ sự khôn ngoan để nhận ra trong cuộc đời mình là có Chúa, nhận ra rằng: chỉ cần có Chúa là đủ cho đời con. Và đó là phúc của tuổi đời nơi quý cụ, nhất là khi đã cao niên, già nua tuổi tác.
Với một lòng đạo đức bén rễ sâu trong đức tin, quý cụ cao niên đã cùng hiệp dâng thánh lễ thật sốt sắng. Chắc hẳn các cụ không chỉ cầu xin Chúa cho bản thân những ơn cần thiết, nhưng còn là cầu xin cho con, cháu, chắt của quý cụ có lòng đạo đức, tôn thờ và yêu mến Chúa, bởi đó là mối ưu tư lớn nhất của quý cụ - như Đức Cha Giuse đã khẳng định trong bài huấn từ của Ngài.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giáo Phận và quý cha cùng chia sẻ với quý cụ trong bữa tiệc mừng, cùng với những đóng góp của quý cụ cho chương trình văn nghệ.
Tạ ơn Chúa vì đã ban cho Giáo Phận những cụ cao niên đạo đức, cùng với Giáo Hội truyền trao đức tin và là mẫu gương sống đức tin cho con cháu mình.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, OP
Từ 8g30, phần đón tiếp, ổn định từ chương trình của các Cụ cao niên cũng chẳng thua kém như những sinh hoạt tổ chức của các giới. Các cụ cũng biết tập hát theo người hướng dẫn, cũng vỗ tay, cũng cười vui, thích thú hưởng ứng với những câu nói dí dỏm của ban tổ chức, hay của Cha Đặc Trách Giới Cao Niên – Đa Minh Nguyễn Thành Tiến.
Xem Hình
Trước khi chào đón Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đến gặp gỡ và dâng Thánh Lễ với Giới Cao Niên Giáo phận, trong khoảng 30 phút, Cha Đặc đã chia sẻ với quý cụ những ý tưởng rất gần gũi với đời sống tinh thần và tâm lý của người già. Đề cao vai trò và vị trí của các cụ trong gia đình, cha Đặc Trách mong muốn các cụ hãy noi gươngThánh Gioakim và Thánh Anna, luôn tín thác vào những kế hoạch của Thiên Chúa cho dẫu gặp những khó khăn, thách đố, trở thành chỗ dựa cho con cháu, cộng tác với Giáo phận trong chương trình mục vụ“Đồng hành với các gia đình gặp khó khăn”.
Kết thúc huấn từ gặp gỡ, Đức Cha Giáo phận đã khẩn nài Thiên Chúa, qua lời bầu cử của hai Thánh Gioakim và Thánh Anna, “Xin Chúa ban cho quý Cụ sức mạnh tinh thần, phần hồn, và cả sức khỏe về thể xác, hầu quý cụ vẫn hăng say, tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa cho mọi kế hoạch của Ngài”.
Ưu ái đặc biệt với quý cụ đang đau bệnh hiện diện trên chiếc xe lăn, Đức Cha Giáo Phận đã đến từng người trao ban phép lành, đặt tay và những món quà nhỏ như một niềm khích lệ, ủi an cho từng người.
Sau ít phút giải lao, Đức Cha Giuse đã chủ tế Thánh Lễ cùng với Cha Quản Hạt Giáo Hạt Hố Nai, Cha Đặc Trách Đa Minh, và quý cha để cầu nguyện cho Giới Cao niên trong Giáo Phận, đang hiện diện nơi đây hoặc ở gia đình.Đồng thời, như lời mời hướng ý, Đức Cha mong muốn quý cụ hãy cùng hiệp thông dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành nhận lãnh được trong cuộc đời, tạ ơn vì hồng ân tuổi già, tạ ơn vì được cộng tác với Thiên Chúa để thánh hóa con cháu, một sứ mạng Chúa trao ban cho người già.
Trong bài giảng, dựa vào bài đọc Tin Mừng trong Thánh Lễ Mathêu 13, 16-17, "Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe” (c.16), Đức Cha liên hệ Lời Chúa đến“những phúc” trong đời sống quý cụ. Ngài đặt câu hỏi “những phúc đó là gì?” và Đức Cha giải thích “đó là phúc ân khi quý cụ nhận ra Chúa có mặt trong cuộc đời mình, là nhận ra Chúa đã xuống thế, trở thành như mọi người, chết cho nhân loại chỉ vì yêu”. Để rồi, cụ thể hơn nữa, Đức Cha chia sẻ, “Điểm quan trọng nhất của phúc lộc ấy là quý cụ khám phá ra Chúa yêu mình. Vậy là đủ. Là điều quan trọng nhất của tuổi già.Những chuyện khác chẳng có gì quan trọng cả, ngay cả sức khỏe suy yếu, đau bịnh, hay chẳng có của cải để lại cho con.” Ý tưởng “Có Chúa là đủ, là điều quan trọng nhất” được Đức Cha Giáo Phận nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm để quý Cụ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thấm vào lòng và rồi sống điều căn bản này trong bình an, hạnh phúc của tuổi già cho dù gặp nhiều khó khăn hay thách đố.Kết thúc bài giảng,Đức Cha đã cậy nhờ lời cầu thay nguyện giúp của hai Thánh Gioakim và Anna, “Xin Chúa ban cho quý cụ sự khôn ngoan để nhận ra trong cuộc đời mình là có Chúa, nhận ra rằng: chỉ cần có Chúa là đủ cho đời con. Và đó là phúc của tuổi đời nơi quý cụ, nhất là khi đã cao niên, già nua tuổi tác.
Với một lòng đạo đức bén rễ sâu trong đức tin, quý cụ cao niên đã cùng hiệp dâng thánh lễ thật sốt sắng. Chắc hẳn các cụ không chỉ cầu xin Chúa cho bản thân những ơn cần thiết, nhưng còn là cầu xin cho con, cháu, chắt của quý cụ có lòng đạo đức, tôn thờ và yêu mến Chúa, bởi đó là mối ưu tư lớn nhất của quý cụ - như Đức Cha Giuse đã khẳng định trong bài huấn từ của Ngài.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giáo Phận và quý cha cùng chia sẻ với quý cụ trong bữa tiệc mừng, cùng với những đóng góp của quý cụ cho chương trình văn nghệ.
Tạ ơn Chúa vì đã ban cho Giáo Phận những cụ cao niên đạo đức, cùng với Giáo Hội truyền trao đức tin và là mẫu gương sống đức tin cho con cháu mình.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, OP
Khóa Tĩnh huấn Giáo lý viên Giáo phận Ban Mê Thuột 2019
Vũ Đình Bình
17:56 25/07/2019
Khóa Tĩnh huấn Giáo lý viên Giáo phận Ban Mê Thuột 2019 được tổ chức từ ngày 23.7.2019 đến ngày 24.7.2019 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận (01 Trần Hưng Đạo, TP. Buôn Ma Thuột). Chủ đề: “Giáo lý viên đồng hành với những gia đình gặp khó khăn”.
Thứ Ba, Ngày 23.7.2019
Ngay từ sáng sớm, từng đoàn xe đã đưa giáo lý viên của các giáo xứ trong 8 giáo hạt nườm nượp tiến về Trung tâm Mục vụ Giáo phận, nhận đất dựng lều trại, tham dự Khóa tĩnh huấn 2019.
Xem Hình
14g00, công việc chuẩn bị lều trại đã hoàn tất, hơn 1.300 Giáo lý viên hân hoan chào đón Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, Cha Stephanô Nguyễn Văn Đậu –TĐD, Quý Cha quản hạt, Ban Giảng huấn, Quý Cha đặc trách giáo lý, Quý Sơ đồng hành với Giáo lý viên trong 2 ngày tĩnh huấn.
Lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 14g30. Kiệu Chân Phước An-rê Phú Yên, Bổn mạng Ban giáo lý Giáo phận, được cung nghinh long trọng từ cổng chính TTMV tiến lên lễ đài.
Sau lễ dâng hương, Đức Cha Vinh Sơn, Giám mục Giáo phận, làm dấu Thánh giá, hát kinh Chúa Thánh Thần… Đức Cha ban huấn từ và tuyên bố Khai mạc Khóa Tĩnh huấn 2019.
Ngay sau phần khai mạc, Frère Minh –dòng La San- hướng dẫn Giáo lý viên tìm hiểu chủ đề: “Làm sao để đồng hành với những gia đình gặp khó khăn”. Frère Minh giảng thuyết bằng một phương pháp khá mới mẻ: vừa học, vừa chơi, kết hợp với thinh lặng và lời cầu nguyện. Frère hướng dẫn vẽ trái tim lên giấy, tạo hình trái tim bằng những bàn tay ghép lại, thực hành yêu thương sẻ chia bằng cử chỉ, bằng lời nói, bằng việc làm và bằng lời cầu nguyện. Qua đó, Giáo lý viên có thể tự mình trả lời được câu hỏi: Làm sao để đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.
Vào lúc 19g00, Frère Minh hướng dẫn Giáo lý viên diễn nguyện theo phương cách rất độc đáo, ấn tượng trước giờ cầu nguyện chung và Chầu Thánh Thể.
Chương trình giảng huấn tiếp tục với chủ đề: “Giáo lý viên đồng hành với những gia đình gặp khó khăn” do Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu –TĐD, hướng dẫn. Cha Stêphanô trước đây là Trưởng ban Giáo lý Giáo phận, đặc trách đào tạo Giáo lý viên. Ngài rất nhiệt huyết với các chương trình Giáo lý Đức tin. Ngài rất gần gũi thân thiện với Giáo lý viên. Cách trình bày của ngài luôn tạo nên sự sống động giúp Giáo lý viên say mê giáo lý và đúc kết được đầy đủ ý nghĩa trọng tâm của bài giảng huấn.
Sau giờ cơm trưa, Giáo lý viên sinh hoạt riêng theo Giáo hạt. Hồi tâm – Xưng tội, lãnh nhận bí tích hòa giải.
13g30, Giáo lý viên được gặp gỡ Đức Cha Giáo phận. Đức Cha chia sẻ về cách học hỏi, truyền đạt Kinh thánh, thực hành Lời Chúa và sống đạo.
15g00, Thánh lễ đồng tế do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự. Trong bài giảng (Lc 9, 23-26), Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về vai trò, sứ vụ của người môn đệ của Chúa. Ngài mời gọi Giáo lý viên biết vượt qua mọi khó khăn để bước theo chân Chúa... (Mời nghe Bài Giảng)
Khóa Tĩnh huấn Giáo lý viên Giáo phận Ban Mê Thuột năm 2019 khép lại sau giờ tổng kết, phát thưởng. Giáo lý sinh trở về gia đình trong niềm vui, niềm tin yêu vào nơi Đức Kitô, làm hành trang bước vào cuộc sống với sứ mệnh Loan báo Tin Mừng cho muôn dân.
Thứ Ba, Ngày 23.7.2019
Ngay từ sáng sớm, từng đoàn xe đã đưa giáo lý viên của các giáo xứ trong 8 giáo hạt nườm nượp tiến về Trung tâm Mục vụ Giáo phận, nhận đất dựng lều trại, tham dự Khóa tĩnh huấn 2019.
Xem Hình
14g00, công việc chuẩn bị lều trại đã hoàn tất, hơn 1.300 Giáo lý viên hân hoan chào đón Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, Cha Stephanô Nguyễn Văn Đậu –TĐD, Quý Cha quản hạt, Ban Giảng huấn, Quý Cha đặc trách giáo lý, Quý Sơ đồng hành với Giáo lý viên trong 2 ngày tĩnh huấn.
Lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 14g30. Kiệu Chân Phước An-rê Phú Yên, Bổn mạng Ban giáo lý Giáo phận, được cung nghinh long trọng từ cổng chính TTMV tiến lên lễ đài.
Sau lễ dâng hương, Đức Cha Vinh Sơn, Giám mục Giáo phận, làm dấu Thánh giá, hát kinh Chúa Thánh Thần… Đức Cha ban huấn từ và tuyên bố Khai mạc Khóa Tĩnh huấn 2019.
Ngay sau phần khai mạc, Frère Minh –dòng La San- hướng dẫn Giáo lý viên tìm hiểu chủ đề: “Làm sao để đồng hành với những gia đình gặp khó khăn”. Frère Minh giảng thuyết bằng một phương pháp khá mới mẻ: vừa học, vừa chơi, kết hợp với thinh lặng và lời cầu nguyện. Frère hướng dẫn vẽ trái tim lên giấy, tạo hình trái tim bằng những bàn tay ghép lại, thực hành yêu thương sẻ chia bằng cử chỉ, bằng lời nói, bằng việc làm và bằng lời cầu nguyện. Qua đó, Giáo lý viên có thể tự mình trả lời được câu hỏi: Làm sao để đồng hành với những gia đình gặp khó khăn.
Vào lúc 19g00, Frère Minh hướng dẫn Giáo lý viên diễn nguyện theo phương cách rất độc đáo, ấn tượng trước giờ cầu nguyện chung và Chầu Thánh Thể.
Chương trình giảng huấn tiếp tục với chủ đề: “Giáo lý viên đồng hành với những gia đình gặp khó khăn” do Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu –TĐD, hướng dẫn. Cha Stêphanô trước đây là Trưởng ban Giáo lý Giáo phận, đặc trách đào tạo Giáo lý viên. Ngài rất nhiệt huyết với các chương trình Giáo lý Đức tin. Ngài rất gần gũi thân thiện với Giáo lý viên. Cách trình bày của ngài luôn tạo nên sự sống động giúp Giáo lý viên say mê giáo lý và đúc kết được đầy đủ ý nghĩa trọng tâm của bài giảng huấn.
Sau giờ cơm trưa, Giáo lý viên sinh hoạt riêng theo Giáo hạt. Hồi tâm – Xưng tội, lãnh nhận bí tích hòa giải.
13g30, Giáo lý viên được gặp gỡ Đức Cha Giáo phận. Đức Cha chia sẻ về cách học hỏi, truyền đạt Kinh thánh, thực hành Lời Chúa và sống đạo.
15g00, Thánh lễ đồng tế do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự. Trong bài giảng (Lc 9, 23-26), Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ về vai trò, sứ vụ của người môn đệ của Chúa. Ngài mời gọi Giáo lý viên biết vượt qua mọi khó khăn để bước theo chân Chúa... (Mời nghe Bài Giảng)
Khóa Tĩnh huấn Giáo lý viên Giáo phận Ban Mê Thuột năm 2019 khép lại sau giờ tổng kết, phát thưởng. Giáo lý sinh trở về gia đình trong niềm vui, niềm tin yêu vào nơi Đức Kitô, làm hành trang bước vào cuộc sống với sứ mệnh Loan báo Tin Mừng cho muôn dân.
Thánh Lễ Khấn Dòng Phanxicô Capuchin của thầy Martin Ngô OFM tại Toronto.
Dominic David Trần
18:01 25/07/2019
ONTARIO, CANADA -- Chúa Nhật thứ 16 Năm C ngày 21/07/2019 từ 8:00 PM tối tại Giáo Xứ St Philip Neri Catholic Church số 2100 Jane st, North York, Toronto, ON M3M 1A1, (nhưng với các vị giáo dân Việt cao tuổi quen gọi là Nhà Thờ Dòng của Cha Khai), nô nức và đông vui như ngày hội gia đình.
Xem hình ảnh
Trước Thánh Lễ, Cha Bề Trên Henry Alva, Giám Tỉnh Dòng OFM Capuchin of Central Canada nói rằng Thánh Lễ Khấn Dòng tối nay thực sự là Hồng Ân của Nhà Dòng. Tối nay đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam Toronto thay mặt cho 3000 gia đình Công Giáo cùng tham dự, và khoảng 500 giáo dân đến từ các giáo xứ và thân nhân thân hữu của các Tu sĩ Khấn Dòng hôm nay.
Chủ Tế Đại Lễ Khấn Dòng là Linh Mục Tu Sĩ Henry Alva OFM Giám tỉnh Tỉnh Dòng OFM Capuchin Central of Canada (Capuchin Province of Mary, Mother of the Good Shepherd), cùng toàn thể Ban Cố Vấn và Mục vụ Tỉnh Dòng. Đồng tế về phía Giáo Xứ Philip Neri là Linh Mục Tu Sĩ Joseph Lourdusamy, OFM Cap Cha Sở, các Cha Dòng phụ tá và Đại diện Giáo Xứ.
Đức Ông Owen Keenan CHH, Cha Sở Giáo Xứ Merciful Redeemer Parish, Mississauga cùng các đại diện của Giáo xứ. Đức Ông Owen quen thuộc với Nhà Dòng và với gia đình giáo xứ của thân nhân Thầy Martin Ngô. Linh Mục Andrew Maderak, Cha Sở Giáo Xứ St. John the Evangelist, nơi khấn sinh Martin Ngô tham gia sinh hoạt trước khi đi tu, cùng đông đảo giáo dân của ngài.
Do ông bà, cha mẹ, chú bác và bản thân Tu sĩ cùng tham gia sinh hoạt nơi các Hội Dòng nên hôm nay có nhiều đại diện Các Dòng Nữ Tu, các Nữ Tu sĩ là thân hữu của gia đình cùng thông công tham dự, trong đó có quý Nữ Tu Dòng Sisters of the Daughters of the Divine Master -Toronto, Missionary Sisters of St. Peter Claver- SPPC Toronto, quý Nữ Tu Têrêxa thuộc Dòng Cát Minh O.Carm Toronto và Đaminh Việt Nam.
Ca Đoàn Têrêxa và đông đảo giáo dân Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam North York sinh hoạt tại Giáo Xứ St Jane Frances Parish, các đoàn viên Dòng Ba Phan Sinh Việt Nam tại đây cùng thông công tham dự. Ca đoàn tiếng Anh của Giáo Xứ cùng hợp xướng với Ca Đoàn VN.
Đúng 8:00PM tối trong Thánh Ca “ Con sẽ Ca Ngợi “do Ca Đoàn Têrêxa VN cất lên đón chào Linh Mục Đoàn đồng tế tiến lên Bàn Thánh. Sau lời giới thiệu Linh Mục Đoàn của Cha Henry Alva, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng OFM Capuchin Canada, Thánh Lễ được long trọng cử hành hoàn toàn bằng tiếng Anh kể cả các Bài Đọc Sách Thánh.
Sau bài giảng thuyết của Đức Cha John Corriveau, vị Linh Mục Tu sĩ Đại diện cho Ban Cố Vấn Tỉnh Dòng đã xướng tên và mời Hai Khấn Sinh lên Cung Thánh. Tu Sĩ Henry Alva OFM Cap, Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng đã phỏng vấn từng Khấn Sinh về ý định và quyết tâm tháp nhập vào Dòng theo Hiến Chương của Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin. Sau đó mỗi Khấn Sinh quỳ trước vị Linh Mục Bề Trên Giám Tỉnh Chủ Sự tuyên khấn theo Chúa và lý tưởng tông đồ do thánh Phanxicô khởi xướng, tuân giữ Ba Lời Khấn Khó Nghèo - Trong Sạch - Vâng Lời, tôn trọng kỷ luật và các Nội quy của Dòng trong tình huynh đệ hiệp thông toàn Dòng và với mọi người.
Sau đó Đức Cha John Dennis Corriveau OFM Cap, Linh Mục Bề Trên Giám Tỉnh Henry Alva OFM Cap và Linh Mục Đại diện Ban Cố Vấn Tỉnh Dòng và Hai Khấn Sinh đã ký tên vào các văn thư chứng thực Khấn Dòng.
Đức Cha John Corriveau, Cha Bề Trên Giám Tỉnh Henry Alva, Các Linh Mục Tu sĩ Dòng OFM Capuchin, Các Đức Ông, Linh Mục Cha Sở Canada và Việt Nam-Canada đã hôn chúc binh an cho Tu sĩ Peter Poel, vị Khấn Sinh đã vừa long trọng kỷ niệm Ngân Khánh Linh Mục, và Tu sĩ Martin Ngô, vị Khấn Sinh trẻ tuổi nhất hiện nay của Tỉnh Dòng OFM Capuchin Central Canada.
Trong lúc cả Cộng Đoàn vỗ tay chúc mừng hai Khấn Sinh và chúc mừng Dòng thì giáo dân Việt Nam cùng với Ca Đoàn Têrêxa hợp xướng Thánh Ca “Tình Chúa cao vời”.
Sau phần Phụng Vụ Thánh Thể, và kết lễ, Ca Đoàn Têrêxa đã lĩnh xướng cùng toàn thể Cộng Đoàn hát Thánh Ca tiếng Anh, “ Here I am, Lord.” Cha Chủ sự Thánh Lễ cảm ơn các Đấng bậc, Nam Nữ Tu sĩ cùng toàn thể Cộng Đoàn, mời toàn thể Cộng Đoàn xuống Meeting Hall của GX St Philip Neri dùng tiệc mừng do chính các Linh Mục Tu sĩ Nhà Dòng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam-thân hữu của thầy Martin Ngô phục vụ.
Thánh Lễ Khấn Dòng và Tiệc Mừng chấm dứt lúc 10:30PM tối cùng ngày.
Trong gần 25 năm làm Linh Mục -Tuyên Úy ở Các Giáo Xứ thuộc Giáo Phận London, Linh Mục Peter Poel có biết đến Tu Viện chi nhánh Dòng OFM Capuchin Canada tại vùng Blenheim, London. Cha Peter Poel viết thỉnh nguyện lên Đấng Bản Quyền Giáo Phận là Đức Cha Ronald Fabbro CSB xin phép được ngưng nhiệm vụ Linh Mục tại Giáo Phận để vào Tập Viện đi tu Dòng OFM Capuchin Canada. Đức Giám Mục Chính Tòa GP London Fabbro cũng là một Tu Sĩ thuộc Dòng Thánh Basiliô _ Congregation of St. Basil, Basilian Fathers, hoan nghênh và ủng hộ và xin mọi người trong Giáo phận cầu nguyện cho Cha Peter Poel sớm được Khấn Dòng. Vì vậy, các Cha Sở, Cha Bạn đồng Khóa năm xưa cùng đại diện Các Giáo Xứ của Cha Poel và các anh chị em, các cháu thân hữu vui vẻ đến thông công Thánh Lễ tối nay.
Vị Tu sĩ thứ hai Khấn Dòng tối nay là Martin Ngô, một thanh niên Canada sanh năm 1994 có ông bà, cha mẹ, chú bác là thuyền nhân Việt Nam, Martin Ngô sau khi tốt nghiệp Viện Đại Học York University tại Toronto đã hoàn thành các năm Thỉnh Viện và Tập Viện (Postulancy and Noviciate) và cùng tu tập với Linh Mục Peter Poel tại North American-Pacific Capuchin Conference in Santa Ynez, California.
Vì Martin Ngô được Rửa Tội và Chịu Phép Thêm Sức tại GXCTTĐVN Toronto nên Cha Sở Giuse, Trần Tập là Cha Sở St. Cecilia’s Church of Toronto (Giáo Xứ Tòng Thổ Territorial Parish) kiêm Chánh Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto (Giáo Xứ Tòng Nhân Vietnamese Personal Parish), Cha Phó Đaminh Bùi Quyền, Linh Mục Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Sở St. Anthony of Padua Catholic Church tại Thành phố Brampton, Ontario.
Xem hình ảnh
Trước Thánh Lễ, Cha Bề Trên Henry Alva, Giám Tỉnh Dòng OFM Capuchin of Central Canada nói rằng Thánh Lễ Khấn Dòng tối nay thực sự là Hồng Ân của Nhà Dòng. Tối nay đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam Toronto thay mặt cho 3000 gia đình Công Giáo cùng tham dự, và khoảng 500 giáo dân đến từ các giáo xứ và thân nhân thân hữu của các Tu sĩ Khấn Dòng hôm nay.
Chủ Tế Đại Lễ Khấn Dòng là Linh Mục Tu Sĩ Henry Alva OFM Giám tỉnh Tỉnh Dòng OFM Capuchin Central of Canada (Capuchin Province of Mary, Mother of the Good Shepherd), cùng toàn thể Ban Cố Vấn và Mục vụ Tỉnh Dòng. Đồng tế về phía Giáo Xứ Philip Neri là Linh Mục Tu Sĩ Joseph Lourdusamy, OFM Cap Cha Sở, các Cha Dòng phụ tá và Đại diện Giáo Xứ.
Đức Ông Owen Keenan CHH, Cha Sở Giáo Xứ Merciful Redeemer Parish, Mississauga cùng các đại diện của Giáo xứ. Đức Ông Owen quen thuộc với Nhà Dòng và với gia đình giáo xứ của thân nhân Thầy Martin Ngô. Linh Mục Andrew Maderak, Cha Sở Giáo Xứ St. John the Evangelist, nơi khấn sinh Martin Ngô tham gia sinh hoạt trước khi đi tu, cùng đông đảo giáo dân của ngài.
Do ông bà, cha mẹ, chú bác và bản thân Tu sĩ cùng tham gia sinh hoạt nơi các Hội Dòng nên hôm nay có nhiều đại diện Các Dòng Nữ Tu, các Nữ Tu sĩ là thân hữu của gia đình cùng thông công tham dự, trong đó có quý Nữ Tu Dòng Sisters of the Daughters of the Divine Master -Toronto, Missionary Sisters of St. Peter Claver- SPPC Toronto, quý Nữ Tu Têrêxa thuộc Dòng Cát Minh O.Carm Toronto và Đaminh Việt Nam.
Ca Đoàn Têrêxa và đông đảo giáo dân Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam North York sinh hoạt tại Giáo Xứ St Jane Frances Parish, các đoàn viên Dòng Ba Phan Sinh Việt Nam tại đây cùng thông công tham dự. Ca đoàn tiếng Anh của Giáo Xứ cùng hợp xướng với Ca Đoàn VN.
Đúng 8:00PM tối trong Thánh Ca “ Con sẽ Ca Ngợi “do Ca Đoàn Têrêxa VN cất lên đón chào Linh Mục Đoàn đồng tế tiến lên Bàn Thánh. Sau lời giới thiệu Linh Mục Đoàn của Cha Henry Alva, Bề Trên Giám Tỉnh Dòng OFM Capuchin Canada, Thánh Lễ được long trọng cử hành hoàn toàn bằng tiếng Anh kể cả các Bài Đọc Sách Thánh.
Sau bài giảng thuyết của Đức Cha John Corriveau, vị Linh Mục Tu sĩ Đại diện cho Ban Cố Vấn Tỉnh Dòng đã xướng tên và mời Hai Khấn Sinh lên Cung Thánh. Tu Sĩ Henry Alva OFM Cap, Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng đã phỏng vấn từng Khấn Sinh về ý định và quyết tâm tháp nhập vào Dòng theo Hiến Chương của Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin. Sau đó mỗi Khấn Sinh quỳ trước vị Linh Mục Bề Trên Giám Tỉnh Chủ Sự tuyên khấn theo Chúa và lý tưởng tông đồ do thánh Phanxicô khởi xướng, tuân giữ Ba Lời Khấn Khó Nghèo - Trong Sạch - Vâng Lời, tôn trọng kỷ luật và các Nội quy của Dòng trong tình huynh đệ hiệp thông toàn Dòng và với mọi người.
Sau đó Đức Cha John Dennis Corriveau OFM Cap, Linh Mục Bề Trên Giám Tỉnh Henry Alva OFM Cap và Linh Mục Đại diện Ban Cố Vấn Tỉnh Dòng và Hai Khấn Sinh đã ký tên vào các văn thư chứng thực Khấn Dòng.
Đức Cha John Corriveau, Cha Bề Trên Giám Tỉnh Henry Alva, Các Linh Mục Tu sĩ Dòng OFM Capuchin, Các Đức Ông, Linh Mục Cha Sở Canada và Việt Nam-Canada đã hôn chúc binh an cho Tu sĩ Peter Poel, vị Khấn Sinh đã vừa long trọng kỷ niệm Ngân Khánh Linh Mục, và Tu sĩ Martin Ngô, vị Khấn Sinh trẻ tuổi nhất hiện nay của Tỉnh Dòng OFM Capuchin Central Canada.
Trong lúc cả Cộng Đoàn vỗ tay chúc mừng hai Khấn Sinh và chúc mừng Dòng thì giáo dân Việt Nam cùng với Ca Đoàn Têrêxa hợp xướng Thánh Ca “Tình Chúa cao vời”.
Sau phần Phụng Vụ Thánh Thể, và kết lễ, Ca Đoàn Têrêxa đã lĩnh xướng cùng toàn thể Cộng Đoàn hát Thánh Ca tiếng Anh, “ Here I am, Lord.” Cha Chủ sự Thánh Lễ cảm ơn các Đấng bậc, Nam Nữ Tu sĩ cùng toàn thể Cộng Đoàn, mời toàn thể Cộng Đoàn xuống Meeting Hall của GX St Philip Neri dùng tiệc mừng do chính các Linh Mục Tu sĩ Nhà Dòng và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam-thân hữu của thầy Martin Ngô phục vụ.
Thánh Lễ Khấn Dòng và Tiệc Mừng chấm dứt lúc 10:30PM tối cùng ngày.
Trong gần 25 năm làm Linh Mục -Tuyên Úy ở Các Giáo Xứ thuộc Giáo Phận London, Linh Mục Peter Poel có biết đến Tu Viện chi nhánh Dòng OFM Capuchin Canada tại vùng Blenheim, London. Cha Peter Poel viết thỉnh nguyện lên Đấng Bản Quyền Giáo Phận là Đức Cha Ronald Fabbro CSB xin phép được ngưng nhiệm vụ Linh Mục tại Giáo Phận để vào Tập Viện đi tu Dòng OFM Capuchin Canada. Đức Giám Mục Chính Tòa GP London Fabbro cũng là một Tu Sĩ thuộc Dòng Thánh Basiliô _ Congregation of St. Basil, Basilian Fathers, hoan nghênh và ủng hộ và xin mọi người trong Giáo phận cầu nguyện cho Cha Peter Poel sớm được Khấn Dòng. Vì vậy, các Cha Sở, Cha Bạn đồng Khóa năm xưa cùng đại diện Các Giáo Xứ của Cha Poel và các anh chị em, các cháu thân hữu vui vẻ đến thông công Thánh Lễ tối nay.
Vị Tu sĩ thứ hai Khấn Dòng tối nay là Martin Ngô, một thanh niên Canada sanh năm 1994 có ông bà, cha mẹ, chú bác là thuyền nhân Việt Nam, Martin Ngô sau khi tốt nghiệp Viện Đại Học York University tại Toronto đã hoàn thành các năm Thỉnh Viện và Tập Viện (Postulancy and Noviciate) và cùng tu tập với Linh Mục Peter Poel tại North American-Pacific Capuchin Conference in Santa Ynez, California.
Vì Martin Ngô được Rửa Tội và Chịu Phép Thêm Sức tại GXCTTĐVN Toronto nên Cha Sở Giuse, Trần Tập là Cha Sở St. Cecilia’s Church of Toronto (Giáo Xứ Tòng Thổ Territorial Parish) kiêm Chánh Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto (Giáo Xứ Tòng Nhân Vietnamese Personal Parish), Cha Phó Đaminh Bùi Quyền, Linh Mục Giuse Phạm Hồng Chương, Cha Sở St. Anthony of Padua Catholic Church tại Thành phố Brampton, Ontario.
Đêm Diễn Nguyện tại Đền Thánh An-rê Phước Kiều, Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
18:07 25/07/2019
Hướng tới ngày Giáo phận Đà Nẵng hành hương và Đại hội Giáo Lý viên tại Đền Thánh An-rê Phước Kiều, lúc 19 giờ 30 ngày 25 / 7 / 2019. Giới trẻ Giáo phận đã tổ chức Chương trình Diễn Nguyện và Thánh ca tại sân Đền thánh , với Chủ đề: “ Tình yêu đáp đền tình yêu”.
Xem hình ảnh
Có 15 tiết mục: với nhiều thể loại nghệ thuật : đồng ca , múa , hoạt diễn , hợp ca … . một phần tái hiện lại những tấm gương sống Đức tin hào hùng của các Thánh Tử Đạo , cách riêng là Chân Phước An-rê Phú Yên. Các Ngài là Cha ông chúng ta, các Ngài hy sinh dấn thân dẫu phải chịu nhiều thiệt thòi , bị nghi kị , chịu bắt bớ tù đày, kể cả hy sinh mạng sống vì tình yêu trung kiên vào Thiên Chúa và đem Chúa đến cho anh chị em. Cũng qua Chương trình Diễn Nguyện, Giới trẻ học được bài học, học được tấm gương “chỉ có tình yêu đáp đền tình yêu , lấy mạng sống đáp đền mạng sống”
Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại Diện Giáo phận Đà Nẵng đã đến tham dự. Trong lời khai mạc Chương trình , Cha đã nói đến niềm tự hào của người Tín hữu tại Giáo phận Đà Nãng , được đón nhận máu đào Người Chứng Thứ Nhất, nhưng Cha cũng nói đến sự hy sinh của Người Tín hữu ngày nay , và việc học theo gương của Chân Phước An-rê Phú Yên để sống Đức tin và loan báo Tin mừng cho anh chị em chưa nhận biết Chúa.
Xin Chúa cho mỗi Người, luôn ý thức được rằng, khi nhận Bí tích Khai tâm Ki-tô Giáo , Chúng tạ nhận sứ vụ là Tiên tri , là Tư tế , là con cái Thiên Chúa , Chúng ta có trách nhiệm đem tình yêu Thiên chúa đến với anh chị em. Yêu mến Thiên Chúa, yêu anh em và dấn thân đem Lời Chúa đến mọi người trong môi trường đang sống và làm việc , dẫu bị thiệt thòi hy sinh.
Xem hình ảnh
Có 15 tiết mục: với nhiều thể loại nghệ thuật : đồng ca , múa , hoạt diễn , hợp ca … . một phần tái hiện lại những tấm gương sống Đức tin hào hùng của các Thánh Tử Đạo , cách riêng là Chân Phước An-rê Phú Yên. Các Ngài là Cha ông chúng ta, các Ngài hy sinh dấn thân dẫu phải chịu nhiều thiệt thòi , bị nghi kị , chịu bắt bớ tù đày, kể cả hy sinh mạng sống vì tình yêu trung kiên vào Thiên Chúa và đem Chúa đến cho anh chị em. Cũng qua Chương trình Diễn Nguyện, Giới trẻ học được bài học, học được tấm gương “chỉ có tình yêu đáp đền tình yêu , lấy mạng sống đáp đền mạng sống”
Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại Diện Giáo phận Đà Nẵng đã đến tham dự. Trong lời khai mạc Chương trình , Cha đã nói đến niềm tự hào của người Tín hữu tại Giáo phận Đà Nãng , được đón nhận máu đào Người Chứng Thứ Nhất, nhưng Cha cũng nói đến sự hy sinh của Người Tín hữu ngày nay , và việc học theo gương của Chân Phước An-rê Phú Yên để sống Đức tin và loan báo Tin mừng cho anh chị em chưa nhận biết Chúa.
Xin Chúa cho mỗi Người, luôn ý thức được rằng, khi nhận Bí tích Khai tâm Ki-tô Giáo , Chúng tạ nhận sứ vụ là Tiên tri , là Tư tế , là con cái Thiên Chúa , Chúng ta có trách nhiệm đem tình yêu Thiên chúa đến với anh chị em. Yêu mến Thiên Chúa, yêu anh em và dấn thân đem Lời Chúa đến mọi người trong môi trường đang sống và làm việc , dẫu bị thiệt thòi hy sinh.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khôn Nhà Dại Chợ
Phạm Trần
17:30 25/07/2019
Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) từng quay lưng đàn áp dân biểu tình chống Tầu xâm lược thì nay dân cũng ngoảnh mặt với Đảng trong vụ Trung Hoa đem tầu thăm dò dầu khí vào hoạt động công khai sâu bên trong vùng “đặc quyền kinh tế”, cách Vũng Tầu dưới 370 cây số về hướng đông nam.
Sự kiện này xẩy ra từ ngày 03/07 (2019) khi hình ảnh tầu thăm dò có tên là Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) của Trung Hoa bị nhận diện ở vùng biển bãi Tư Chính (tên tiếng Anh là Vanguard Bank).
Theo tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam thì ngoài Tư Chính, khu vực tầu Trung Hoa xâm nhập còn có các bãi Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. (theo Vietnam Express, ngày 23/017/2019)
Một công bố hôm 16/07 (2019) của Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á ) thuộc thuộc viện CSIS (Center for Strategic and International Studies, Viện nghiên cứu Chiến lược và những vấn đế Quốc tế) ở Washington DC thì ít nhất 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi theo bảo vệ tàu Haiyang Dizhi 8.
Vài ngày sau có tin số tầu của Trung Hoa tăng lên 9 và một số tầu đánh cá ngụy trang của lự lượng gọi là “dân quân biển” có võ trang cũng hiện diện để chứng minh “quyền chủ quyền” của Bắc Kinh.
Để phản ứng lại , theo AMTI, Việt Nam đã gửi tốc hành hai tàu, KN 468 và KN 472, từ Vịnh Cam Ranh, đi theo phía Trung Quốc từ ngày 4/7. Sau đó có tin 4 tầu Cảnh sát biển của Việt Nam đã có mặt đối đấu với các tầu Trung Hoa, nhưng xung đột chưa xẩy ra.
Tàu Hải Dương 8 đang thực hiện hoạt động thăm dò ở hai lô Riji 03 và Riji 27.
Tin dầu khí cho hay hồi năm 2012, Trung Quốc tuyên bố mời thầu với hai lô này cùng 7 lô nữa ngoài khơi Việt Nam, nhưng không công ty nào tham gia.
Asia Maritime Transparency Initiative đánh giá hai lô Riji 03 và Riji 27 nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Trong khi đó một trong các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc, chiếc Haijing 35111 đã đi tuần ở khu vực từ ngày 16/06/2019, nhằm đe dọa lô dầu khí 06-01 (DK-1) của Việt Nam, ở phía tây bắc Bãi Tư Chính.
Theo tài liệu của AMTI thì lô dầu khí 06-01 thuộc dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn, là dự án thành lập lần đầu năm 2000 giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn BP và Tập đoàn Statoil.
Năm 2012, TNK thay thế BP trở thành đối tác chiếm phần vốn lớn thứ 2 của hợp doanh.
Năm 2013, Rosneft của Nga thay thế TNK.
Hiện nay, dự án là hợp doanh giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Rosneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam.
Tại lô 06-01, hiện có giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công ty Khoan Nhật Bản (JDC) được công ty Nga thuê đang tiến hành công tác khoan.
Theo thông tin trước đây của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, lô 06.01, bao gồm mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ, nằm ngoài khơi phía Đông Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cách bờ khoảng dưới 370 km.
IM LẶNG VÌ “ĐẠI CỤC” ?
Tình hình khẩn trương như thế nhưng chính quyền CSVN đã im hơi lặng tiếng suốt 13 ngày. Cho đến ngày 16/07 (2019) mới cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói “lửng lơ” với báo chí tại Hà Nội:"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Đưa ra tuyên bố như vậy rõ ràng phía Việt Nam Cộng sản đã không dám chỉ đích danh Trung Hoa là nước đã xâm nhập tìm dầu bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 cây số) của Việt Nam.
Chuyện né tránh vô duyên này cũng giống như khi tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị lính Tầu Trung Hoa đâm chìm, tấn công, giết người, cướp đoạt tài sản thì báo chí chỉ dám nói “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài”. Các viên chức Biên phòng và cảnh sát biển cũng ăn nói như những người không biết chữ, cứ như sợ nói đến Trung Quốc là phạm húy.
Cùng một cung cách cúi mặt sợ Bắc Kinh, Ban Tuyên giáo đảng đã cấm báo chí đưa tin hành động xâm phạm trắng trợn của Trung Hoa. Nhưng rất may, người dân Việt Nam đã được các Đài Phát thanh Quốc tế như VOA,BBC,RFI, Úc, Nhật, mạng Xã hội và Bloggers (nhà báo “lề dân” tự do) giúp biết tin nhanh chóng và toàn diện các diễn biến ở vùng biển Tư Chính.
Nhưng khi một đảng Cộng sản cầm quyền có trên 4 triệu đảng viên, trên 5 triệu người của lực lượng võ trang gồm quân đội, cảnh sát và dân quân (bán quân sự), 11 triệu cán bộ-công chức ăn lương, kể cả Bộ Chính trị 16 người do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, có quyền tuyệt đối và toàn diện, mà không một ai dám lên tiếng bảo vệ chủ quyền Lãnh thổ.
Hèn chi khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình nói ở Singapore ngày 07/11/2015 rằng “những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại” thì lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN không dám ra mặt phản bác mà chỉ để cho Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lên tiếng.
Ngày ấy (12/11/2015), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã đọc tuyên bố của Chính phủ:"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông; đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới"
Nhưng không phải chỉ tứ bề yên ắng lạnh lẽo như thế. Ngay cả ờ Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước; các Tổ chức ngoại vi của đảng như : Mặt trận Tổ quốc, Tổng công đoàn Việt Nam; Hội Nhà văn; Hội Nhà báo; Liên hiệp các Hội văn học-Nghệ thuật; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam v.v… cũng không có mống nào dám há mồm bảo vệ biên cương, biển đảo nhưng lại rất mau miệng vòi vĩnh bổng lộc và nhanh tay nhận tiền nuôi ăn hàng tháng từ tiền đóng thuế của dân.
TỪ NGÂN ĐẾN THƯỞNG
Ngay đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khi được Tập Cận Bình tiếp tại Bắc Kinh ngày 12/07/019, đã năn nỉ, ỷ oi rằng:”Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước. Hai bên cần tuân thủ nghiêm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được; kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; xử lý tốt vấn đề nghề cá và hoạt động của ngư dân; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy phân định và hợp tác cùng phát triển theo lộ trình đã thống nhất, cố gắng tạo đột phá trong đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2020.” (theo TTXVN, Thông tấn xas4 Việt Nam)
Bà Ngân đã cầm đầu đoàn Quốc hội thăm Bắc Kinh vào đúng lúc tình hình ở bãi Tư Chính sôi sục trước hành động lấn biển để cướp tài nguyên Việt Nam của Trung Hoa, nhưng bà Ngân không dám nói đích danh vụ Hải Dương 8 hay đòi Tập Cận Bình ngưng hành động trái phép này.
Vì vậy, đáp lại xin xỏ của bà Ngân, TTXVN tường thuật:”Về vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên cùng nhau phối hợp trên tinh thần xây dựng. Ông Tập Cận Bình bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bền cần ra sức kiềm chế, kiểm soát, nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước. (“đại cục” là công cuộc to lớn)
Nhưng “đại cục” là cái quái gì mà Lãnh đạo Việt Nam, từ bao lâu nay, chỉ biết cúi đầu để cho Trung Hoa mặc sức nắm tóc quay như con dế từ đất liền ra Biển Đông ?
Chẳng nhẽ vì miếng mồi “4 Tốt”, láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” của Trung Hoa mà bà Ngân đã mềm nhũn người ra trước họ Tập, hay vì Việt Nam đã bị nhốt vào bẫy “16 vàng” :“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” của Tổng Bí thư đàng Cộng sản Trung Hoa, Giang Trạch Dân trao cho ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư đảng CSVN, tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 nên lãnh đạo CSVN, trong mọi trường hợp, phải tránh làm mất lòng Bắc Kinh ?
Nhưng ngoài bà Ngân, khi hoạt động lấn chiếm của Trung Hoa ở vùng Tư Chính lên đỉnh điểm thì Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo đảng cũng có mặt ở thành phố Quý Dương (Guiyang), thủ phủ tỉnh Quý Châu (Tây Nam Trung Quốc) để dự Hội thảo lý luận lần thứ XV giữa 2 Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trong hai ngày 21-22/07 (2019).
Theo tin từ phía Việt Nam, ông Thưởng đã “hội kiến với Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” , và “hội đàm với Hoàng Khôn Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Chi tiết thảo luận không được công khai, nhưng Cổng thông tin của đảng CSVN đã viết :”Về vấn đề trên biển, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã thẳng thắn đề nghị hai bên cần thực hiện tốt những nhận thức chung đã đạt được của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc; giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đà phát triển quan hệ hai nước.”
Tuy nhiên, ông Thưởng cũng tránh nói đền vụ Tư Chính mà chỉ nói chung chung, và không thấy có đáp từ của các viên chức Trung Hoa sau yêu cầu của ông Thưởng như Tập Cận Bình đã trả lới bà Ngân. Nhưng ai cũng biết ông Thưởng đã chọn sai đối tượng để đặt vấn đề tranh chấp biển đảo giữa hai nước, vì Triệu Lạc Tế và Hoàng Khôn Minh không có thẩm quyền về Biển Đông.
QUYỀN DÂN Ở MÔ ?
Cũng trong vụ Tư Chính, dù tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 và các tầu võ trang hộ tống Trung Hoa đã được bàn cãi khắp Thế giới trong 3 tuần lễ, nhưng Chính phủ Việt Nam đã không thông tin đến nhân dân những gì đã xẩy ra, đang diễn tiến hay liệu Trung Hoa đã chấm dứt tìm kiếm dầu khí và rút tầu về nước chưa ?
Tất cả báo, đài nhà nước cũng bặt tin về hoạt động của các tầu Cảnh sát biển Việt Nam đang theo dõi động tác của các tầu Trung Hoa, đồng thời bảo vệ các giàn khoan dầu trong vùng của Việt Nam.
Hành động này của Chính phủ đã vi phạm Điều 25 Hiến pháp năm 2013, theo đó “Công dân có quyền tiếp cận thông tin…” Ngặt nỗi khi báo chí của đảng, trong trường Tư Chính, đã không dám tự ý đi tìm sự thật mà phải đợi tin từ nhà nước thì dân có tin đâu mà thực hiện quyền được “Tiếp cận thông tin báo chí” , như Điều 10 của Luật Báo chí 2016 đã quy định ?
Vì vậy, từ cách hành xử giấu dân, ta đã thấy lời rêu rao “tự do báo chí chưa bao giờ được như hôm nay” của Việt Nam đã trơ trẽn vượt chỉ tiêu.
Lời khoe bốc đồng này được đoàn Việt Nam đưa ra tại phiên họp ngày 12/03/2019 của Ủy ban Nhân quyền LHQ tại Palais Wilson ở Quai Wilson, Geneva
Cũng khôi hài là Việt Nam có tới 18.000 nhà báo được cấp thẻ, làm việc ở gần 900 cơ quan báo chí, nhưng lại ngoan ngoãn tuân lệnh đảng như đàn cừu thì cái tên “báo chí cách mạng” chỉ có nghĩa “cách miệng” mà thôi.
CHỮA CHÁY - RỬA MẶT
Cuối cùng thì thái độ sợ bóng sợ gió của Chính phủ Việt Nam đã chấm dứt vào chiều ngày 19/07 (2019), sau 16 ngày Hải Dương và các tầu hộ tống võ trang của Hải quân Tầu tiến vào hoành hành sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhưng hành động của Việt Nam chỉ xẩy ra, sau cuộc họp báo ngày hôm 17/7 của phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, yêu cầu Việt Nam” “Nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình”.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói:”Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.”
Vẫn theo bà Hằng:”Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.”
Nội dung lời tuyên bố chỉ xác nhận tin tầu Hải Dương 8 đã xâm phạm chủ quyền vùng kinh tế biển của Việt Nam nhưng đã tránh nói trực tiếp đến vùng biển Tư Chính. Ngoài ra bà Hằng không cung cấp bất cứ tin nào khác về hoạt động của các tầu Việt-Trung trong khu vực.
Như vậy rõ ràng chính phủ Việt Nam đã có những lấn cấn không minh bạch thông tin đến người dân và thế giới. Vì thế, khác với những biện pháp đối phó quyết liệt chống vụ tầu Hải Dương 981 Trung Hoa vào tìm kiếm dầu trong vùng tranh chấp gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) ngày 01/05/2014, đảng CSVN đã hành động như “cố tình” tự chế để tránh xung đột với Trung Hoa, nhưng đồng thời cũng bưng bít những gì đang xẩy ra ở Tư Chính.
Do đó, nếu năm 2014 đã có một làn sóng phẫn nộ rất cao của người dân Việt Nam từ trong nước ra hải ngoại chống Trung Hoa, đồng thời lên án đảng CSVN đã nhu nhược để cho Bắc Kinh ăn hiếp thì người dân và giới trí thức đã mặc kệ để cho nhà nước tự lo trong vụ Tư Chính.
Lý do vì lãnh đạo đảng CSVN, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không những coi thường mà còn khinh miệt và đặt điều vu cáo dân trong các vụ biểu tình chống Formosa Hà Tình đã thải chất độc làm chết cá và ô nhiễm nghiêm trọng môi trường năm 2016; chống Luật an ninh mạng vì Luật này chỉ nhằm kiểm soát và hạn chế tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của dân. Người dân khắp vùng đất nước cũng đã biểu tình hàng loạt từ ngày 08 đến 10/06/2018 chống Dự luật 3 Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) năm 2018, vì có âm mưu cho Tầu thuê đất dài hạn đền 99 năm.
Một trong những câu nói của Ông Trọng :”Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta.”
"Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả",
(theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)
Trong khi đó bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhắm mắt nói bừa với cử tri Cần Thơ ngày 19/06/2018:” Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối; từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Những đối tượng phá hoại, gây rối vừa qua là những đối tượng không yêu nước, nhưng lại vỗ ngực tự xưng là mình yêu nước.” (theo báo Nhân Dân)
Nhưng tại sao lần này, trong vụ Hải Dương 8, cả ông Trọng đến bà Ngân và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không dám hé răng nói gì về vụ Tư Chính ở Biển Đông ?
Có lẽ họ sợ nói ra sẽ bị ngọng, nhưng nếu lãnh đạo cao cấp nhất chưa dám hành động mà còn có tâm địa khinh dân thì dân quay lưng lại cứ “để cho nhà nước lo” cũng phải.
Như vậy có phải là khôn nhà dại chợ không ? Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban Tuyên giáo Võ văn Thưởng hãy tự kiểm điểm xem có gì để khoe, sau chuyến “đem chuông đi đánh” vừa qua ở Trung Hoa ? -/-
Phạm Trần
(07/019)
Sự kiện này xẩy ra từ ngày 03/07 (2019) khi hình ảnh tầu thăm dò có tên là Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) của Trung Hoa bị nhận diện ở vùng biển bãi Tư Chính (tên tiếng Anh là Vanguard Bank).
Theo tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam thì ngoài Tư Chính, khu vực tầu Trung Hoa xâm nhập còn có các bãi Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. (theo Vietnam Express, ngày 23/017/2019)
Một công bố hôm 16/07 (2019) của Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á ) thuộc thuộc viện CSIS (Center for Strategic and International Studies, Viện nghiên cứu Chiến lược và những vấn đế Quốc tế) ở Washington DC thì ít nhất 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi theo bảo vệ tàu Haiyang Dizhi 8.
Vài ngày sau có tin số tầu của Trung Hoa tăng lên 9 và một số tầu đánh cá ngụy trang của lự lượng gọi là “dân quân biển” có võ trang cũng hiện diện để chứng minh “quyền chủ quyền” của Bắc Kinh.
Để phản ứng lại , theo AMTI, Việt Nam đã gửi tốc hành hai tàu, KN 468 và KN 472, từ Vịnh Cam Ranh, đi theo phía Trung Quốc từ ngày 4/7. Sau đó có tin 4 tầu Cảnh sát biển của Việt Nam đã có mặt đối đấu với các tầu Trung Hoa, nhưng xung đột chưa xẩy ra.
Tàu Hải Dương 8 đang thực hiện hoạt động thăm dò ở hai lô Riji 03 và Riji 27.
Tin dầu khí cho hay hồi năm 2012, Trung Quốc tuyên bố mời thầu với hai lô này cùng 7 lô nữa ngoài khơi Việt Nam, nhưng không công ty nào tham gia.
Asia Maritime Transparency Initiative đánh giá hai lô Riji 03 và Riji 27 nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Trong khi đó một trong các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc, chiếc Haijing 35111 đã đi tuần ở khu vực từ ngày 16/06/2019, nhằm đe dọa lô dầu khí 06-01 (DK-1) của Việt Nam, ở phía tây bắc Bãi Tư Chính.
Theo tài liệu của AMTI thì lô dầu khí 06-01 thuộc dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn, là dự án thành lập lần đầu năm 2000 giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn BP và Tập đoàn Statoil.
Năm 2012, TNK thay thế BP trở thành đối tác chiếm phần vốn lớn thứ 2 của hợp doanh.
Năm 2013, Rosneft của Nga thay thế TNK.
Hiện nay, dự án là hợp doanh giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Rosneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam.
Tại lô 06-01, hiện có giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công ty Khoan Nhật Bản (JDC) được công ty Nga thuê đang tiến hành công tác khoan.
Theo thông tin trước đây của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, lô 06.01, bao gồm mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ, nằm ngoài khơi phía Đông Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cách bờ khoảng dưới 370 km.
IM LẶNG VÌ “ĐẠI CỤC” ?
Tình hình khẩn trương như thế nhưng chính quyền CSVN đã im hơi lặng tiếng suốt 13 ngày. Cho đến ngày 16/07 (2019) mới cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói “lửng lơ” với báo chí tại Hà Nội:"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Đưa ra tuyên bố như vậy rõ ràng phía Việt Nam Cộng sản đã không dám chỉ đích danh Trung Hoa là nước đã xâm nhập tìm dầu bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 cây số) của Việt Nam.
Chuyện né tránh vô duyên này cũng giống như khi tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị lính Tầu Trung Hoa đâm chìm, tấn công, giết người, cướp đoạt tài sản thì báo chí chỉ dám nói “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài”. Các viên chức Biên phòng và cảnh sát biển cũng ăn nói như những người không biết chữ, cứ như sợ nói đến Trung Quốc là phạm húy.
Cùng một cung cách cúi mặt sợ Bắc Kinh, Ban Tuyên giáo đảng đã cấm báo chí đưa tin hành động xâm phạm trắng trợn của Trung Hoa. Nhưng rất may, người dân Việt Nam đã được các Đài Phát thanh Quốc tế như VOA,BBC,RFI, Úc, Nhật, mạng Xã hội và Bloggers (nhà báo “lề dân” tự do) giúp biết tin nhanh chóng và toàn diện các diễn biến ở vùng biển Tư Chính.
Nhưng khi một đảng Cộng sản cầm quyền có trên 4 triệu đảng viên, trên 5 triệu người của lực lượng võ trang gồm quân đội, cảnh sát và dân quân (bán quân sự), 11 triệu cán bộ-công chức ăn lương, kể cả Bộ Chính trị 16 người do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, có quyền tuyệt đối và toàn diện, mà không một ai dám lên tiếng bảo vệ chủ quyền Lãnh thổ.
Hèn chi khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình nói ở Singapore ngày 07/11/2015 rằng “những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại” thì lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN không dám ra mặt phản bác mà chỉ để cho Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lên tiếng.
Ngày ấy (12/11/2015), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã đọc tuyên bố của Chính phủ:"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông; đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới"
Nhưng không phải chỉ tứ bề yên ắng lạnh lẽo như thế. Ngay cả ờ Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước; các Tổ chức ngoại vi của đảng như : Mặt trận Tổ quốc, Tổng công đoàn Việt Nam; Hội Nhà văn; Hội Nhà báo; Liên hiệp các Hội văn học-Nghệ thuật; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam v.v… cũng không có mống nào dám há mồm bảo vệ biên cương, biển đảo nhưng lại rất mau miệng vòi vĩnh bổng lộc và nhanh tay nhận tiền nuôi ăn hàng tháng từ tiền đóng thuế của dân.
TỪ NGÂN ĐẾN THƯỞNG
Ngay đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khi được Tập Cận Bình tiếp tại Bắc Kinh ngày 12/07/019, đã năn nỉ, ỷ oi rằng:”Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước. Hai bên cần tuân thủ nghiêm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được; kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; xử lý tốt vấn đề nghề cá và hoạt động của ngư dân; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy phân định và hợp tác cùng phát triển theo lộ trình đã thống nhất, cố gắng tạo đột phá trong đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2020.” (theo TTXVN, Thông tấn xas4 Việt Nam)
Bà Ngân đã cầm đầu đoàn Quốc hội thăm Bắc Kinh vào đúng lúc tình hình ở bãi Tư Chính sôi sục trước hành động lấn biển để cướp tài nguyên Việt Nam của Trung Hoa, nhưng bà Ngân không dám nói đích danh vụ Hải Dương 8 hay đòi Tập Cận Bình ngưng hành động trái phép này.
Vì vậy, đáp lại xin xỏ của bà Ngân, TTXVN tường thuật:”Về vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên cùng nhau phối hợp trên tinh thần xây dựng. Ông Tập Cận Bình bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bền cần ra sức kiềm chế, kiểm soát, nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước. (“đại cục” là công cuộc to lớn)
Nhưng “đại cục” là cái quái gì mà Lãnh đạo Việt Nam, từ bao lâu nay, chỉ biết cúi đầu để cho Trung Hoa mặc sức nắm tóc quay như con dế từ đất liền ra Biển Đông ?
Chẳng nhẽ vì miếng mồi “4 Tốt”, láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” của Trung Hoa mà bà Ngân đã mềm nhũn người ra trước họ Tập, hay vì Việt Nam đã bị nhốt vào bẫy “16 vàng” :“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” của Tổng Bí thư đàng Cộng sản Trung Hoa, Giang Trạch Dân trao cho ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư đảng CSVN, tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 nên lãnh đạo CSVN, trong mọi trường hợp, phải tránh làm mất lòng Bắc Kinh ?
Nhưng ngoài bà Ngân, khi hoạt động lấn chiếm của Trung Hoa ở vùng Tư Chính lên đỉnh điểm thì Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo đảng cũng có mặt ở thành phố Quý Dương (Guiyang), thủ phủ tỉnh Quý Châu (Tây Nam Trung Quốc) để dự Hội thảo lý luận lần thứ XV giữa 2 Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trong hai ngày 21-22/07 (2019).
Theo tin từ phía Việt Nam, ông Thưởng đã “hội kiến với Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” , và “hội đàm với Hoàng Khôn Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Chi tiết thảo luận không được công khai, nhưng Cổng thông tin của đảng CSVN đã viết :”Về vấn đề trên biển, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã thẳng thắn đề nghị hai bên cần thực hiện tốt những nhận thức chung đã đạt được của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc; giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đà phát triển quan hệ hai nước.”
Tuy nhiên, ông Thưởng cũng tránh nói đền vụ Tư Chính mà chỉ nói chung chung, và không thấy có đáp từ của các viên chức Trung Hoa sau yêu cầu của ông Thưởng như Tập Cận Bình đã trả lới bà Ngân. Nhưng ai cũng biết ông Thưởng đã chọn sai đối tượng để đặt vấn đề tranh chấp biển đảo giữa hai nước, vì Triệu Lạc Tế và Hoàng Khôn Minh không có thẩm quyền về Biển Đông.
QUYỀN DÂN Ở MÔ ?
Cũng trong vụ Tư Chính, dù tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 và các tầu võ trang hộ tống Trung Hoa đã được bàn cãi khắp Thế giới trong 3 tuần lễ, nhưng Chính phủ Việt Nam đã không thông tin đến nhân dân những gì đã xẩy ra, đang diễn tiến hay liệu Trung Hoa đã chấm dứt tìm kiếm dầu khí và rút tầu về nước chưa ?
Tất cả báo, đài nhà nước cũng bặt tin về hoạt động của các tầu Cảnh sát biển Việt Nam đang theo dõi động tác của các tầu Trung Hoa, đồng thời bảo vệ các giàn khoan dầu trong vùng của Việt Nam.
Hành động này của Chính phủ đã vi phạm Điều 25 Hiến pháp năm 2013, theo đó “Công dân có quyền tiếp cận thông tin…” Ngặt nỗi khi báo chí của đảng, trong trường Tư Chính, đã không dám tự ý đi tìm sự thật mà phải đợi tin từ nhà nước thì dân có tin đâu mà thực hiện quyền được “Tiếp cận thông tin báo chí” , như Điều 10 của Luật Báo chí 2016 đã quy định ?
Vì vậy, từ cách hành xử giấu dân, ta đã thấy lời rêu rao “tự do báo chí chưa bao giờ được như hôm nay” của Việt Nam đã trơ trẽn vượt chỉ tiêu.
Lời khoe bốc đồng này được đoàn Việt Nam đưa ra tại phiên họp ngày 12/03/2019 của Ủy ban Nhân quyền LHQ tại Palais Wilson ở Quai Wilson, Geneva
Cũng khôi hài là Việt Nam có tới 18.000 nhà báo được cấp thẻ, làm việc ở gần 900 cơ quan báo chí, nhưng lại ngoan ngoãn tuân lệnh đảng như đàn cừu thì cái tên “báo chí cách mạng” chỉ có nghĩa “cách miệng” mà thôi.
CHỮA CHÁY - RỬA MẶT
Cuối cùng thì thái độ sợ bóng sợ gió của Chính phủ Việt Nam đã chấm dứt vào chiều ngày 19/07 (2019), sau 16 ngày Hải Dương và các tầu hộ tống võ trang của Hải quân Tầu tiến vào hoành hành sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhưng hành động của Việt Nam chỉ xẩy ra, sau cuộc họp báo ngày hôm 17/7 của phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, yêu cầu Việt Nam” “Nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình”.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói:”Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.”
Vẫn theo bà Hằng:”Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.”
Nội dung lời tuyên bố chỉ xác nhận tin tầu Hải Dương 8 đã xâm phạm chủ quyền vùng kinh tế biển của Việt Nam nhưng đã tránh nói trực tiếp đến vùng biển Tư Chính. Ngoài ra bà Hằng không cung cấp bất cứ tin nào khác về hoạt động của các tầu Việt-Trung trong khu vực.
Như vậy rõ ràng chính phủ Việt Nam đã có những lấn cấn không minh bạch thông tin đến người dân và thế giới. Vì thế, khác với những biện pháp đối phó quyết liệt chống vụ tầu Hải Dương 981 Trung Hoa vào tìm kiếm dầu trong vùng tranh chấp gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) ngày 01/05/2014, đảng CSVN đã hành động như “cố tình” tự chế để tránh xung đột với Trung Hoa, nhưng đồng thời cũng bưng bít những gì đang xẩy ra ở Tư Chính.
Do đó, nếu năm 2014 đã có một làn sóng phẫn nộ rất cao của người dân Việt Nam từ trong nước ra hải ngoại chống Trung Hoa, đồng thời lên án đảng CSVN đã nhu nhược để cho Bắc Kinh ăn hiếp thì người dân và giới trí thức đã mặc kệ để cho nhà nước tự lo trong vụ Tư Chính.
Lý do vì lãnh đạo đảng CSVN, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không những coi thường mà còn khinh miệt và đặt điều vu cáo dân trong các vụ biểu tình chống Formosa Hà Tình đã thải chất độc làm chết cá và ô nhiễm nghiêm trọng môi trường năm 2016; chống Luật an ninh mạng vì Luật này chỉ nhằm kiểm soát và hạn chế tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của dân. Người dân khắp vùng đất nước cũng đã biểu tình hàng loạt từ ngày 08 đến 10/06/2018 chống Dự luật 3 Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) năm 2018, vì có âm mưu cho Tầu thuê đất dài hạn đền 99 năm.
Một trong những câu nói của Ông Trọng :”Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta.”
"Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả",
(theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)
Trong khi đó bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhắm mắt nói bừa với cử tri Cần Thơ ngày 19/06/2018:” Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối; từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Những đối tượng phá hoại, gây rối vừa qua là những đối tượng không yêu nước, nhưng lại vỗ ngực tự xưng là mình yêu nước.” (theo báo Nhân Dân)
Nhưng tại sao lần này, trong vụ Hải Dương 8, cả ông Trọng đến bà Ngân và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không dám hé răng nói gì về vụ Tư Chính ở Biển Đông ?
Có lẽ họ sợ nói ra sẽ bị ngọng, nhưng nếu lãnh đạo cao cấp nhất chưa dám hành động mà còn có tâm địa khinh dân thì dân quay lưng lại cứ “để cho nhà nước lo” cũng phải.
Như vậy có phải là khôn nhà dại chợ không ? Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban Tuyên giáo Võ văn Thưởng hãy tự kiểm điểm xem có gì để khoe, sau chuyến “đem chuông đi đánh” vừa qua ở Trung Hoa ? -/-
Phạm Trần
(07/019)
Thằng Bờm & Bà Tiến Sĩ Lu
Đinh Quân
17:51 25/07/2019
( Thơ cay tặng bà TS Phan thị Hồng Xuân Đại biểu QHVC )
*Thằng Bờm xưa có quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu,
Bờm rằng bờm chẳng thích trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè,
Bờm rằng bờm chẳng thích mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim,
Bờm rằng bờm chẳng thích lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi,
Bờm rằng bờm chẳng thích mồi,
Phú ông xin đổi Nắm Xôi Bờm Cười !
Ngày đêm mưa đổ ngập nhà đường đi,
Người dân chẳng làm được gì,
Nhìn trời mưa trút biết khi nào ngừng,
Vội vàng đem chậu bưng thùng,
Ì ạch tát nước khỏi tuôn vô nhà,
Bố mẹ con cháu ông bà,
Thở than chửi bới tổ cha tà quyền :
‘Chúng bay chỉ biết có tiền,
Người dân khốn khổ chẳng phiền mày đâu.’
Tưởng may quốc hội họp bàn,
Một bà tiến sĩ hân hoan to lời :
‘Thôi đừng bàn tán lôi thôi,
Phát động diệu kế cấp thời thực thi,
Mọi nhà phải làm ngay đi,
Mua vài lu nước phòng khi mưa rào,
Nước mưa cứ lu rót vào,
Đêm ngày mưa đổ chẳng nao lòng người.’
*Thằng Bờm ngồi ở trên cây,
Cầm nắm xôi đỏ ngất ngây trận cười :
‘Hoan hô tiến sĩ tuyệt vời !
Hồ hởi đáp án đỉnh trời Kế Lu ! ‘
ĐINH QUÂN
(*) Lời bàn thằng Bờm thời đổi mới :
-Lưu ý những ai thích quản lý con chữ Việt cộng khi viết nên trịnh trọng viết chữ nghiêng để trong ngoặc cho đúng ma-dê-in.
-Theo thông kê hiện nay không cần kiểm chứng, tà quyền VC đã đào tạo được 45 ngàn thạc sĩ và hơn 16 ngàn tiến sĩ trên giấy, nên khỏi lo những kế hoặch ‘khủng’ để xây dựng XHCN. Điển hình là quốc sách ‘Lu’ của bà tiến sĩ Hồng Xuân vừa mới đưa ra.
Văn Hóa
Một Chuyến Về Quê Ngoại
Sơn Ca Linh
22:15 25/07/2019
Hình như Chúa trên trời,
cũng muốn loài người ưu tiên “Quê Ngoại” !
Nên đã chọn cho Con Một Mình,
nhận “Dòng máu của Đức Trinh Nữ Maria”.
Vâng, Chúa Con nhập thể từ “bên Ngoại Anna”,
như câu chuyện “Truyền Tin” vẫn còn nhắc mãi !
Mỗi năm cứ đến ngày “hăm sáu tháng bảy”,
dân Chúa lại một lần
“một chuyến về Quê Ngoại hành hương”!
Gioakim, Anna, “Ông Bà Ngoại” thân thương,
Những “nốt nhạc trầm” trong trường ca Cứu Độ.
Chẳng phải vĩ nhân,
chẳng khua động trời, chẳng lay bão tố…
mãi chọn âm thầm,
đứng chung hàng cùng “nhóm nhỏ của Gia-Vê”.
Chẳng phải đế vương, đài các xum xuê,
Nhưng giọt mồ hôi
luôn thoang thoảng “mùi công chính”…
“Ông Bà Ngoại”, những cây lành “Trời Cao” đã định,
dâng tặng cho đời
“một nụ hồng tuyệt đối trinh nguyên”.
Nhân loại biết ơn “Hai Ngài” mãi mãi, triền miên,
Vì từ “Họ Ngoại”,
Có Đức Maria, Có Ngôi Lời Nhập thể !
“Ông Bà Ngoại” ơi,
Xin thương đến đoàn cháu con dưới thế,
“Biển trần gian” ngập bão vũ cuồng phong.
Biết bao gia đình “nội ngoại tan hoang”,
“Cội công chính, rễ cương thường” lung lay tận gốc !
Như một nén hương trước “từ đường gia tộc”,
Một chuyến “hành hương về Quê Ngoại” dấu yêu.
Xin “Ông Bà Ngoại” cầu thay nguyện giúp thật nhiều,
Để cháu con
dưới trên thuận hòa, yêu thương hiệp nhất !
(26.7.2019)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dòng Suối Bernadette Lộ Đức
Dominic Đức Nguyễn
09:38 25/07/2019
DÒNG SUỐI BERNADETTE LỘ ĐỨC
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đến với Mẹ, đui mù, què quặt
Biết bao bệnh tật cả xác, hồn
Mẹ thương che chở được lành trơn
Như dòng nước chảy trước tòa Mẹ
Sự linh thiêng cứ mãi tuôn trào
(Trích thơ của.Trần Đình Phan Tiến)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đến với Mẹ, đui mù, què quặt
Biết bao bệnh tật cả xác, hồn
Mẹ thương che chở được lành trơn
Như dòng nước chảy trước tòa Mẹ
Sự linh thiêng cứ mãi tuôn trào
(Trích thơ của.Trần Đình Phan Tiến)