Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:38 26/07/2014
Chúa Nhật 16 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 13, 24-43
“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”.
Anh chị em thân mến,
Lúa và cỏ lùng cùng phát triển trong một cánh đồng, người tốt và người xấu cùng sống trong một xã hội, thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, đó là một sự thật mà bất kỳ ai cũng đều nhận thấy, bởi vì đó chính là một thực tế để cho nhân loại thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho người tốt cũng như người xấu, khi cả người tốt lẫn người xấu đều được hưởng ân huệ của Ngài ban cho trong vũ trụ.
1. Lúa và cỏ lùng cùng lớn lên trong ruộng, tức là cùng được chia phần với nhau về nước, ánh mặt trời và các thứ phân bón mà chủ ruộng dành cho cây lúa, nhưng đến mùa gặt thì lúa sẽ được cất giữ vào kho còn cỏ lùng thì bị đốt thiêu rụi. Hình ảnh ví dụ này cần phải đánh thức những tâm hồn tội lỗi của chúng ta – là những người Ki-tô hữu- đã được hưởng biết bao là ân huệ của Thiên Chúa ban cho trong cuộc sống, nhưng vẫn cứ sống trong tội lỗi và làm gương xấu cho những người chung quanh...
2. Người tốt và người xấu cùng sống trong xã hội, và có khi không phân biệt được ai là người xấu và ai là người tốt, bởi vì có người nhìn dáng vẻ bên ngoài thì là tốt nhưng trong lòng thì chứa cả bồ dao găm; có người thì ăn nói ngon ngọt dễ nghe nhưng trong lòng thì đầy những mưu mô ác độc hại người; có người khi nhìn thì cứ tưởng là người xấu, nhưng họ lại có cả một tấm lòng đại lượng bao dung biết giúp đỡ người khác...
Người tốt và người xấu, cả hai cùng chung sống trong một xã hội, và có khi chúng ta lên tiếng oán trách Thiên Chúa rằng: Chúa ạ, cái thằng cha ấy rượu chè cờ bạc bê tha, con mẹ ấy đĩ thỏa lăng loàn mất nết vậy, mà sao Chúa lại để cho chúng nó sống, lại còn ban cho gia đình nó giàu có, còn con đây ngày ngày đi lễ đọc kinh mà nghèo vẫn nghèo, cha mẹ bệnh hoạn, con cái thất nghiệp, có phải Chúa bất công không ?
Người tốt và người xấu cùng sống trong một xã hội, nếu chúng ta có đức tin đủ mạnh thì chúng ta dễ dàng nhận ra người xấu là tấm gương soi, để chúng ta thấy lại cuộc sống của mình, nếu không có ơn của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn họ nhiều, và khi nhìn thấy cuộc sống của người tội lỗi thì chúng ta đủ kịp xét mình đừng sống như họ, nhưng càng phải trở nên tốt lành hơn và làm gương lành cho họ.
Thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, kể cả những người đạo đức thánh thiện, bởi vì để dành cho được Nước Trời mà thiện ác trong chúng ta phải giao chiến từng giây từng phút không ngơi nghỉ. Cái thiện của người bình thường là cái thiện của sự ăn ngay ở lành, là cái thiện “phổ thông” ai cũng phải thực hiện, nhưng cái thiện của người Ki-tô hữu là thiện như Cha trên trời, không những ăn ngay ở lành mà còn phải đem cuộc sống vui buồn của mình biến thành của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa, tức là trở nên giống Đức Chúa Giê-su vì anh em mà hiến tế chính mình, đó là cái thiện đích thực để chiến thắng cái ác trong chúng ta và nơi xã hội mà chúng ta đang sống.
Anh chị em thân mến,
Bài dụ ngôn lúa và cỏ lùng mà Giáo Hội cho cho chúng ta nghe trong Tin Mừng của Chúa Nhật này, là một đề tài thời sự luôn nóng bỏng giữa xã hội mà chúng ta đang sống. Ở đâu cũng thấy lúa và cỏ lùng đang cùng tồn tại, và có khi cỏ lùng cao vượt cả lúa làm đức tin của chúng ta bị lung lay và tự hỏi: có Thiên Chúa trong vũ trụ không ?
Thiên Chúa vẫn tồn tại muôn đời, vũ trụ thế gian này có ngay sẽ qua đi, thiện ác sẽ phơi bày trước mặt bàn dân thiên hạ trong ngày phán xét, cỏ lùng sẽ tách hẳn ra một bên và sẽ bị bỏ vào lửa thiêu đốt đời đời, lúa sẽ được cất vào kho vĩnh phúc trên thiên đàng.
Đức Tin của người Ki-tô hữu là ở đó, ở trong tâm hồn được ví như đồng ruộng mà cỏ lùng và lúa đang cùng tồn tại, để cái thiện của người Ki-tô hữu vượt lên cao, trở thành gương tốt cho mọi người...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Tin mừng : Mt 13, 24-43
“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”.
Anh chị em thân mến,
Lúa và cỏ lùng cùng phát triển trong một cánh đồng, người tốt và người xấu cùng sống trong một xã hội, thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, đó là một sự thật mà bất kỳ ai cũng đều nhận thấy, bởi vì đó chính là một thực tế để cho nhân loại thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho người tốt cũng như người xấu, khi cả người tốt lẫn người xấu đều được hưởng ân huệ của Ngài ban cho trong vũ trụ.
1. Lúa và cỏ lùng cùng lớn lên trong ruộng, tức là cùng được chia phần với nhau về nước, ánh mặt trời và các thứ phân bón mà chủ ruộng dành cho cây lúa, nhưng đến mùa gặt thì lúa sẽ được cất giữ vào kho còn cỏ lùng thì bị đốt thiêu rụi. Hình ảnh ví dụ này cần phải đánh thức những tâm hồn tội lỗi của chúng ta – là những người Ki-tô hữu- đã được hưởng biết bao là ân huệ của Thiên Chúa ban cho trong cuộc sống, nhưng vẫn cứ sống trong tội lỗi và làm gương xấu cho những người chung quanh...
2. Người tốt và người xấu cùng sống trong xã hội, và có khi không phân biệt được ai là người xấu và ai là người tốt, bởi vì có người nhìn dáng vẻ bên ngoài thì là tốt nhưng trong lòng thì chứa cả bồ dao găm; có người thì ăn nói ngon ngọt dễ nghe nhưng trong lòng thì đầy những mưu mô ác độc hại người; có người khi nhìn thì cứ tưởng là người xấu, nhưng họ lại có cả một tấm lòng đại lượng bao dung biết giúp đỡ người khác...
Người tốt và người xấu, cả hai cùng chung sống trong một xã hội, và có khi chúng ta lên tiếng oán trách Thiên Chúa rằng: Chúa ạ, cái thằng cha ấy rượu chè cờ bạc bê tha, con mẹ ấy đĩ thỏa lăng loàn mất nết vậy, mà sao Chúa lại để cho chúng nó sống, lại còn ban cho gia đình nó giàu có, còn con đây ngày ngày đi lễ đọc kinh mà nghèo vẫn nghèo, cha mẹ bệnh hoạn, con cái thất nghiệp, có phải Chúa bất công không ?
Người tốt và người xấu cùng sống trong một xã hội, nếu chúng ta có đức tin đủ mạnh thì chúng ta dễ dàng nhận ra người xấu là tấm gương soi, để chúng ta thấy lại cuộc sống của mình, nếu không có ơn của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn họ nhiều, và khi nhìn thấy cuộc sống của người tội lỗi thì chúng ta đủ kịp xét mình đừng sống như họ, nhưng càng phải trở nên tốt lành hơn và làm gương lành cho họ.
Thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, kể cả những người đạo đức thánh thiện, bởi vì để dành cho được Nước Trời mà thiện ác trong chúng ta phải giao chiến từng giây từng phút không ngơi nghỉ. Cái thiện của người bình thường là cái thiện của sự ăn ngay ở lành, là cái thiện “phổ thông” ai cũng phải thực hiện, nhưng cái thiện của người Ki-tô hữu là thiện như Cha trên trời, không những ăn ngay ở lành mà còn phải đem cuộc sống vui buồn của mình biến thành của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa, tức là trở nên giống Đức Chúa Giê-su vì anh em mà hiến tế chính mình, đó là cái thiện đích thực để chiến thắng cái ác trong chúng ta và nơi xã hội mà chúng ta đang sống.
Anh chị em thân mến,
Bài dụ ngôn lúa và cỏ lùng mà Giáo Hội cho cho chúng ta nghe trong Tin Mừng của Chúa Nhật này, là một đề tài thời sự luôn nóng bỏng giữa xã hội mà chúng ta đang sống. Ở đâu cũng thấy lúa và cỏ lùng đang cùng tồn tại, và có khi cỏ lùng cao vượt cả lúa làm đức tin của chúng ta bị lung lay và tự hỏi: có Thiên Chúa trong vũ trụ không ?
Thiên Chúa vẫn tồn tại muôn đời, vũ trụ thế gian này có ngay sẽ qua đi, thiện ác sẽ phơi bày trước mặt bàn dân thiên hạ trong ngày phán xét, cỏ lùng sẽ tách hẳn ra một bên và sẽ bị bỏ vào lửa thiêu đốt đời đời, lúa sẽ được cất vào kho vĩnh phúc trên thiên đàng.
Đức Tin của người Ki-tô hữu là ở đó, ở trong tâm hồn được ví như đồng ruộng mà cỏ lùng và lúa đang cùng tồn tại, để cái thiện của người Ki-tô hữu vượt lên cao, trở thành gương tốt cho mọi người...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:42 26/07/2014
N2T |
31. Chỉ có dùng tình yêu thì mới có thể được tình yêu.
(Thánh Terese of Lisieux)-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:27 26/07/2014
CON SÂU RÓM QUÁ XẤU
Có một con sâu róm đi qua trước mặt con trâu, con trâu la lớn: “Trời ạ, nó xấu quá”.
- “Không, nó rất đẹp”- Đấng tạo hóa nói.
- “Ngài thật cảm thấy nó rất đẹp ư?”- Con trâu nghi ngờ và chán ngán, nói tiếp: “Ngài coi, toàn thân nó toàn lông là lông, béo phệ ụt ịt, thật là tởm lợm, nhìn nó mà muốn ói mửa.”
- “Bé con, con nhìn vẻ bên ngoài của nó, còn Ta thì nhìn vẻ bên trong của nó”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Tôi ghê nhất là con sâu, mà sâu róm lại càng rùng mình ghê hơn nữa, nếu có ai đem nó doạ tôi thì tôi phải chạy xa, vậy mà con sâu róm xấu xí đó sẽ trở thành “nàng bướm” đẹp không chê vào đâu được.
Có người khi nghe nhắc tới “chị em ta” thì khinh bỉ chịu không nỗi, nhất là các ông bà được gọi là đạo đức thánh thiện, trong đó cũng có các linh mục bà xơ cũng “nhìn không nỗi” các cô gái ấy. Nếu các linh mục có nghiên cứu qua môn xã hội học thì chắc là hiểu rõ tâm lý và hoàn cảnh của các cô gái ấy hơn, để giúp cho họ tìm một lối thoát trở về hội nhập với mọi người; nếu các bà xơ cũng bỏ đi ánh mắt nghiêm khắc mà đến với họ, thì dễ dàng giúp họ tìm lại phẩm giá của mình. Đức Chúa Giê-su không kết án ném đá người phụ nữ ngoại tình như các kinh sư và biệt phái, Ngài cũng chẳng tránh né khi cô Ma-ri-a Mác-đa-la xức dầu thơm nơi chân Ngài, và rồi Ma-ri-a Mác-đa-la đã trở lại với con đường thánh thiện, người phụ nữ ngoại tình cũng an lòng ra đi với hạnh phúc muôn phần.
Đức Chúa Giê-su cũng đã không ngần ngại đồng bàn dự tiệc với những người thu thuế, mà đối với những kinh sư, biệt phái, họ là những phường tội lỗi. Và hiệu quả thì như thế nào ? Gia-kêu lùn đã bồi thường thiệt hại gấp đôi cho những người bị ông làm khó dễ, Gia-kêu đã trở thành một con người hoàn lương.
Chúng ta thường nhìn vẻ bên ngoài để đánh giá cái giá trị bên trong tâm hồn của một con người.
Bên ngoài con sâu róm quả là tởm lợm, nhưng khi lột bỏ cái ghê cái tởm lợm ấy đi thì nó biến thành con bướm đẹp tuyệt vời; Ma-ri-a Mác-đa-la đã lột bỏ cái vỏ đĩ điếm xấu xí và cô đã trở thành trợ tá đắc lực cho công việc tông đồ của Chúa.
Một anh Gia-kêu lùn, một người trộm lành, một Ma-ri-a mác-đa-la đã trở thành những người hữu ích cho đời, và một cô gái bán thân hôm nay, một em bé bụi đời hôm kia, cũng sẽ trở thành những người hữu ích cho xã hội, cho Giáo Hội mai sau, nếu chúng ta –những người Ki-tô hữu được gọi là đạo đức- quên đi dáng xấu xí bên ngoài của họ, mà nhìn cái đẹp bên trong của những tâm hồn ấy.
Hãy tập nhìn mọi sự bằng cái nhìn yêu thương và tích cực của Thiên Chúa với anh chị em chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Có một con sâu róm đi qua trước mặt con trâu, con trâu la lớn: “Trời ạ, nó xấu quá”.
- “Không, nó rất đẹp”- Đấng tạo hóa nói.
- “Ngài thật cảm thấy nó rất đẹp ư?”- Con trâu nghi ngờ và chán ngán, nói tiếp: “Ngài coi, toàn thân nó toàn lông là lông, béo phệ ụt ịt, thật là tởm lợm, nhìn nó mà muốn ói mửa.”
- “Bé con, con nhìn vẻ bên ngoài của nó, còn Ta thì nhìn vẻ bên trong của nó”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Tôi ghê nhất là con sâu, mà sâu róm lại càng rùng mình ghê hơn nữa, nếu có ai đem nó doạ tôi thì tôi phải chạy xa, vậy mà con sâu róm xấu xí đó sẽ trở thành “nàng bướm” đẹp không chê vào đâu được.
Có người khi nghe nhắc tới “chị em ta” thì khinh bỉ chịu không nỗi, nhất là các ông bà được gọi là đạo đức thánh thiện, trong đó cũng có các linh mục bà xơ cũng “nhìn không nỗi” các cô gái ấy. Nếu các linh mục có nghiên cứu qua môn xã hội học thì chắc là hiểu rõ tâm lý và hoàn cảnh của các cô gái ấy hơn, để giúp cho họ tìm một lối thoát trở về hội nhập với mọi người; nếu các bà xơ cũng bỏ đi ánh mắt nghiêm khắc mà đến với họ, thì dễ dàng giúp họ tìm lại phẩm giá của mình. Đức Chúa Giê-su không kết án ném đá người phụ nữ ngoại tình như các kinh sư và biệt phái, Ngài cũng chẳng tránh né khi cô Ma-ri-a Mác-đa-la xức dầu thơm nơi chân Ngài, và rồi Ma-ri-a Mác-đa-la đã trở lại với con đường thánh thiện, người phụ nữ ngoại tình cũng an lòng ra đi với hạnh phúc muôn phần.
Đức Chúa Giê-su cũng đã không ngần ngại đồng bàn dự tiệc với những người thu thuế, mà đối với những kinh sư, biệt phái, họ là những phường tội lỗi. Và hiệu quả thì như thế nào ? Gia-kêu lùn đã bồi thường thiệt hại gấp đôi cho những người bị ông làm khó dễ, Gia-kêu đã trở thành một con người hoàn lương.
Chúng ta thường nhìn vẻ bên ngoài để đánh giá cái giá trị bên trong tâm hồn của một con người.
Bên ngoài con sâu róm quả là tởm lợm, nhưng khi lột bỏ cái ghê cái tởm lợm ấy đi thì nó biến thành con bướm đẹp tuyệt vời; Ma-ri-a Mác-đa-la đã lột bỏ cái vỏ đĩ điếm xấu xí và cô đã trở thành trợ tá đắc lực cho công việc tông đồ của Chúa.
Một anh Gia-kêu lùn, một người trộm lành, một Ma-ri-a mác-đa-la đã trở thành những người hữu ích cho đời, và một cô gái bán thân hôm nay, một em bé bụi đời hôm kia, cũng sẽ trở thành những người hữu ích cho xã hội, cho Giáo Hội mai sau, nếu chúng ta –những người Ki-tô hữu được gọi là đạo đức- quên đi dáng xấu xí bên ngoài của họ, mà nhìn cái đẹp bên trong của những tâm hồn ấy.
Hãy tập nhìn mọi sự bằng cái nhìn yêu thương và tích cực của Thiên Chúa với anh chị em chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 17 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 26/07/2014
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 13, 44-46.
“Người ấy bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy”.
Anh chị em thân mến,
“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng”. Kho báu chôn trong ruộng có nhiều người đi qua đi lại và giẫm lên nó nhưng không biết; cũng như Lời Chúa được rao giảng hơn hai ngàn năm giữa trần gian này, nhưng vẫn có rất nhiều người không biết, họ nghe mà không hiểu, thấy mà không tin, vì họ chưa thực tâm tìm kiếm, và khi gặp được thì họ bằng lòng bán tất cả gia tài hiện có để mua cho bằng được thửa ruộng ấy.
Thửa ruộng có chôn giấu kho tàng là hình ảnh sống động của Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội đem lại sự sống đời đời cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su, và cũng là một Giáo Hội bị nhiều thế lực trần gian chống đối, nhưng trong Giáo Hội này chứa đựng hai kho tàng quý báu vô giá là Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su và Lời hằng sống của Ngài. Tin vào Giáo Hội cũng có nghĩa là thông phần những vinh quang của Nước Trời và đồng thời chia sẻ những khổ đau mà Giáo Hội phải chịu, đó là giá trị cao quý của kho tàng chôn giấu mà những người tìm được họ sẵn sàng hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả những gì mình có hiện nay như vật chất, danh vọng, quyền uy của trần gian để mua cho được thửa ruộng ấy, tức là được trở nên thành phần trong Hội Thánh của Đức Chúa Giê-su.
“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp”. Không ai hiểu hết giá trị của viên ngọc đẹp cho bằng những người buôn bán vàng bạc, họ sẵn sàng bán tất cả những gì mình đang có vì giá trị thấp kém, để mua cho bằng được viên ngọc đẹp mới tìm được.
Trước tiên là các thánh nam nữ, các ngài đã hiểu rất rõ giá trị của viên ngọc quý là Nước Trời, các ngài đã bán đi tất cả những gì là của thế gian nơi các ngài, để mua cho bằng được viên ngọc quý vô giá là Nước Trời, dù cho tù đày, bắt bớ, chịu nhục, hy sinh và ngay cả mạng sống của mình thì họ cũng không tiếc vì Nước Trời mà các ngài đã tậu được khi còn ở thế gian này, tóm lại là các ngài làm một cuộc buôn bán mà -theo thế gian- phần lỗ vốn chính là các ngài, nhưng các ngài đã được lợi thật lớn trên Nước Trời.
Anh chị em thân mến,
Ai trong chúng ta cũng hiểu rõ hai dụ ngôn mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay, tự trong tâm mình, chúng ta cũng rất ao ước được làm chủ viên ngọc quý và kho báu là Nước Trời, mà sự thật là chúng ta đã có viên ngọc quý và kho báu trong tay mình rồi, nhưng chúng ta đã không trân trọng giữ gìn nó, không mấy thiết tha với nó, tại sao vậy ? Thưa là vì chúng ta chưa đào sâu Lời Chúa, bởi vì chỉ có Lời Chúa mới làm cho chúng ta hiểu rõ giá trị của kho báu và viên ngọc quý là Nước Trời mà thôi.
Gợi ý :
1. Có lúc nào anh chị em suy nghĩ đến dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay trong đời sống tâm linh của mình ?
2. Anh chị em có thích thú và có cảm hứng với dụ ngôn này (Mt 13, 44-46) không ?
3. Dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay có đánh động đến cuộc sống của anh chị em không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Tin mừng : Mt 13, 44-46.
“Người ấy bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy”.
Anh chị em thân mến,
“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng”. Kho báu chôn trong ruộng có nhiều người đi qua đi lại và giẫm lên nó nhưng không biết; cũng như Lời Chúa được rao giảng hơn hai ngàn năm giữa trần gian này, nhưng vẫn có rất nhiều người không biết, họ nghe mà không hiểu, thấy mà không tin, vì họ chưa thực tâm tìm kiếm, và khi gặp được thì họ bằng lòng bán tất cả gia tài hiện có để mua cho bằng được thửa ruộng ấy.
Thửa ruộng có chôn giấu kho tàng là hình ảnh sống động của Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội đem lại sự sống đời đời cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su, và cũng là một Giáo Hội bị nhiều thế lực trần gian chống đối, nhưng trong Giáo Hội này chứa đựng hai kho tàng quý báu vô giá là Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su và Lời hằng sống của Ngài. Tin vào Giáo Hội cũng có nghĩa là thông phần những vinh quang của Nước Trời và đồng thời chia sẻ những khổ đau mà Giáo Hội phải chịu, đó là giá trị cao quý của kho tàng chôn giấu mà những người tìm được họ sẵn sàng hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả những gì mình có hiện nay như vật chất, danh vọng, quyền uy của trần gian để mua cho được thửa ruộng ấy, tức là được trở nên thành phần trong Hội Thánh của Đức Chúa Giê-su.
“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp”. Không ai hiểu hết giá trị của viên ngọc đẹp cho bằng những người buôn bán vàng bạc, họ sẵn sàng bán tất cả những gì mình đang có vì giá trị thấp kém, để mua cho bằng được viên ngọc đẹp mới tìm được.
Trước tiên là các thánh nam nữ, các ngài đã hiểu rất rõ giá trị của viên ngọc quý là Nước Trời, các ngài đã bán đi tất cả những gì là của thế gian nơi các ngài, để mua cho bằng được viên ngọc quý vô giá là Nước Trời, dù cho tù đày, bắt bớ, chịu nhục, hy sinh và ngay cả mạng sống của mình thì họ cũng không tiếc vì Nước Trời mà các ngài đã tậu được khi còn ở thế gian này, tóm lại là các ngài làm một cuộc buôn bán mà -theo thế gian- phần lỗ vốn chính là các ngài, nhưng các ngài đã được lợi thật lớn trên Nước Trời.
Anh chị em thân mến,
Ai trong chúng ta cũng hiểu rõ hai dụ ngôn mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay, tự trong tâm mình, chúng ta cũng rất ao ước được làm chủ viên ngọc quý và kho báu là Nước Trời, mà sự thật là chúng ta đã có viên ngọc quý và kho báu trong tay mình rồi, nhưng chúng ta đã không trân trọng giữ gìn nó, không mấy thiết tha với nó, tại sao vậy ? Thưa là vì chúng ta chưa đào sâu Lời Chúa, bởi vì chỉ có Lời Chúa mới làm cho chúng ta hiểu rõ giá trị của kho báu và viên ngọc quý là Nước Trời mà thôi.
Gợi ý :
1. Có lúc nào anh chị em suy nghĩ đến dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay trong đời sống tâm linh của mình ?
2. Anh chị em có thích thú và có cảm hứng với dụ ngôn này (Mt 13, 44-46) không ?
3. Dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay có đánh động đến cuộc sống của anh chị em không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:37 26/07/2014
N2T |
32. Tôi tìm và đã tìm được phương pháp cho “lòng tôi khoan khoái”, đó chính là lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu.
(Thánh Terese of Lisieux)-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:45 26/07/2014
Ở MỸ
Thấy đôi thanh niên nam nữ đi lễ Chúa Nhật mà giống như đi biển, mặc áo thun ngắn quần ngắn, lễ xong cha sở hỏi họ:
- “Các anh chị đi biển rồi ghé vào đi lễ phải không ?”
Họ trả lời:
- “Thưa cha không phải, bên Mỹ tụi con vẫn mặc như thế này đi lễ là chuyện thường.”
Cha sở nói:
- “Trong hỏa ngục và luyện ngục cũng có người ở bên Mỹ đó.”
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Thấy đôi thanh niên nam nữ đi lễ Chúa Nhật mà giống như đi biển, mặc áo thun ngắn quần ngắn, lễ xong cha sở hỏi họ:
- “Các anh chị đi biển rồi ghé vào đi lễ phải không ?”
Họ trả lời:
- “Thưa cha không phải, bên Mỹ tụi con vẫn mặc như thế này đi lễ là chuyện thường.”
Cha sở nói:
- “Trong hỏa ngục và luyện ngục cũng có người ở bên Mỹ đó.”
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
46 năm Thông điệp Humanae Vitae 25/7/1968 – 25/7/2014
Đặng Tự Do
03:18 26/07/2014
Thông điệp cuối cùng là Humanae Vitae, có lẽ một trong những tài liệu gây tranh cãi nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội.
Cha Roberto Regoli thuộc Đại học Giáo hoàng Gregoriô nói:
"Đối với ngài, cuộc tranh luận dữ dội về tài liệu này khiến ngài bị sửng sốt đến mức từ năm 1968 cho đến khi qua đời, ngài không công bố một thông điệp nào khác. Ngài đã viết các tài liệu khác, những tông huấn, tông thư, tông hiến, nhưng không có một thông điệp nào khác."
Năm 1968, Hoa Kỳ và nhiều nước trong thế giới phương Tây đã trải qua những thay đổi đáng kể về phương diện văn hóa và xã hội.
Các thế hệ sinh viên mới của những năm cuối thập niên 1960 đã nổi dậy chống lại các giá trị của cha mẹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực đạo đức và tình dục.
Cha Roberto Regoli nói thêm:
"Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã phải thực hiện những thay đổi sâu rộng được Công đồng Vatican II đưa ra giữa một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn, vượt ra ngoài Giáo Hội, đó là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và văn hóa."
Ngài đã quyết định viết Humanae Vitae. Tài liệu làm sáng tỏ trách nhiệm của những bậc cha mẹ và đề cập đến các vấn đề đạo đức như việc sử dụng các biện pháp tránh thai của người Công Giáo, trong đó, Đức Giáo Hoàng đã viết rằng " hành động hôn nhân phải gắn liền với ý nghĩa của sự hiệp nhất và sinh sản."
Giáo Hội đã dự kiến sẽ vấp phải những chống đối từ các thành phần không phải là người Công Giáo trong xã hội, nhưng điều gây kinh ngạc là những chống báng đã đến từ ngay cả nhiều người Công Giáo.
Cha Roberto Regoli cho biết:
"Đó là một điều chưa từng xảy ra trong Giáo Hội. Nhiều thông điệp bị chỉ trích trong thập kỷ 1800 từ các thành phần cấp tiến, nhưng chưa bao giờ có những chống đối lan rộng bên trong Giáo Hội như vào năm 1968. Các nhà thần học, dân Chúa, và ngay cả một số giám mục từ chối Huấn Quyền của ngài."
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã cảnh báo về những hậu quả mà phong cách sống mới này có thể gây ra cho gia đình. Những hậu quả như ngoại tình, mất sự tôn trọng đối với phụ nữ, và các biện pháp tránh thai trở thành quốc sách của các nhà nước trên thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng thông điệp Humanae Vitae có tính tiên tri và Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã có "can đảm đi ngược lại với đa số," khi quyết liệt "bảo vệ kỷ luật đạo đức."
Chủ đề của Thượng Hội Đồng đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là về gia đình. Và thật là một bất ngờ nho nhỏ vì ngày sau đó Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục sẽ được phong chân phước vào ngày 19 tháng 10, ngày cuối cùng của Thượng Hội Đồng.
Các nhà lãnh đạo Hồi Giáo lên án chính sách tận diệt các Kitô hữu của bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS
Đặng Tự Do
08:29 26/07/2014
Giáo sĩ Iyad Madani Ameen |
Lên tiếng mạnh mẽ nhất là giáo sĩ Iyad Madani Ameen, Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, đại diện cho 57 quốc gia, và 1,4 tỷ người Hồi giáo.
Trong một tuyên bố, ông chính thức lên án "việc cưỡng bức trục xuất" các Kitô hữu, gọi đó là một "tội ác không thể dung thứ." Vị tổng thư ký cũng cố gắng tách biệt Hồi giáo với các hành vi của bọn khủng bố ISIS. Ông nói rằng những hành vi của ISIS “không dính líu gì với Hồi giáo.” Ông giải thích rằng nguyên tắc của Hồi Giáo là tôn trọng công lý, lòng nhân ái, công bằng, tự do tôn giáo và sự cùng tồn tại.
Trong khi đó, giáo sĩ hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, là người kế thừa tinh thần của nhà nước Hồi Giáo thuộc Đế quốc Ottoman, cũng đề cập đến chủ đề này trong một hội nghị hòa bình quy tụ các học giả Hồi giáo.
Giáo sĩ Mehmet Gormez thẳng thừng bác bỏ tính cách hợp pháp của ISIS trong thế giới Hồi Giáo và tuyên bố rằng "một thực thể bất minh như thế không có thẩm quyền tuyên bố chiến tranh chống lại một nhóm chính trị, tôn giáo hay cộng đồng nào." Ông nói rằng người Hồi giáo không nên thù địch với "những người có quan điểm, hay các giá trị và niềm tin khác mình, và không thể xem họ như là kẻ thù."
Nhận xét của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo đã được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo Kitô Giáo ở Iraq kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi giáo trên toàn thế giới lên tiếng tố cáo bạo lực chống các tín hữu Kitô nước này.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales về chính sách tận diệt các tín hữu Kitô Iraq của khủng bố Hồi Giáo ISIS
Đặng Tự Do
08:59 26/07/2014
Trong tư cách là Chủ tịch của Ủy Ban Quốc Tế thuộc Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales, tôi trịnh trọng lên án với những lời lẽ mạnh nhất tối hậu thư của quân khủng bố Hồi Giáo ISIS gởi cho các tín hữu Kitô Mosul buộc họ phải cải đạo sang Hồi Giáo, đóng thuế tôn giáo hay dọn ra khỏi thành phố.
Việc đe dọa này trên người dân Iraq là một tội ác chống lại Thiên Chúa và vi phạm sự sống. Chúng ta không được quên rằng các Kitô hữu đã sống và là những chứng nhân ở Iraq trong gần hai thiên niên kỷ. Sự mạo phạm các nơi thánh ở Mosul và những nỗ lực có hệ thống để thay đổi bối cảnh văn hóa và tôn giáo của thành phố cổ này là một tội ác chống lại nhân loại.
Tôi kêu gọi các chính phủ, các tổ chức tôn giáo và thế tục ở Anh, hãy bảo vệ và cung cấp các biện pháp bảo vệ cho các cộng đồng đã phải chịu đựng đau khổ quá lâu tại Iraq.
Tôi nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bảo vệ các quyền cơ bản của mỗi cá nhân được thực hành tôn giáo mà họ lựa chọn và quyền này không thể bị khước từ bởi ác ý, bởi sự phân biệt đối xử hoặc vì quyền lợi của bất kỳ phe nhóm hay chế độ nào ở Iraq và trên toàn thế giới. Kinh Qur'an của người Hồi Giáo nói rõ ràng rằng sẽ không có sự ép buộc trong tôn giáo (Surah [2)] al-Baqarah: câu 256). Các điều kiện vô lý áp đặt bởi cái gọi là ISIS chống lại những người dân vô tội, phụ nữ và trẻ em là không thể chấp nhận và dung thứ được.
Hiệp cùng với Hội đồng Các Giáo Hội Trung Đông, Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako và nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội trên toàn thế giới, tôi cực lực lên án những tội ác chống lại các Kitô hữu ở Mosul.
+ Đức Giám Mục Declan Lang
Giám Mục giáo phận Clifton
Chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales
Tòa Thánh gửi tiền trợ giúp các Kitô hữu bị đuổi khỏi Mosul.
Nguyễn Long Thao
21:20 26/07/2014
Tòa Thánh gửi tiền trợ giúp người Thiên Chúa Giáo bị đuổi khỏi Mosul.
ROME: Thông tấn xã AFP cho biết Tòa Thánh Vatican đã khẩn cấp gửi 40,000. Mỹ kim giúp những Kitô hữu bị đuổi khỏi Mosul phía bắc Iraq. Họ bị lực lượng quá khích Hồi Giáo Sunni ra lệnh muốn ở lại Mosul, phải cải sang Hồi Giáo, hoặc trả thuế, nếu không sẽ bị tử hình. Do lệnh này mà hàng ngàn tín hữu Thiên Chúa Giáo đã phải bỏ nhà cửa rời khỏi Mosul.
Tất cả nhà cửa đất đai của các người Thiên Chúa Giáo rời bỏ Mosul bị nhà nước Hồi Giáo gọi tắt ISIS tịch thu làm tài sản nhà nước.
Thông tấn AFP cho biết số tiền 40,000. Mỹ Kim chỉ là tiền cứu trợ ban đầu. Điều đó có nghiã là Vatican sẽ còn tiếp tục gửi tiển trợ cấp cho các nạn nhân Iraq.
Hôm thứ Hai ngày 21/7 /2014 Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc lên án nhóm phiến quân Sunni quá khích đã khủng bố người Thiên Chúa Giáo và các nhóm thiểu số khác, đồng thời Hội Đồng cũng cảnh cáo việc khủng bố như thế bị coi là tội ác chống nhân loại.
Trước năm 2003 là năm Mỹ đem quân vào Iraq thì nước này có khoảng hơn hơn 1,000,000 người Thiên Chúa giáo, trong đó 600,000 sống ở Baghdad và 60,000 sống ở Mosul, còn lại sống ở các thành phố có dầu hoả là Kirkuk và Basra.
Quốc Gia Hồi Giáo, gọi tắt là ISIS đã được nhóm Sunni quá khích tuyên bố thành lập trong tháng qua tại giải đất phía bắc Iraq và Syria. Như vậy, sau lệnh buộc phải cải đạo thì ngày nay, sau gần 2000 năm, Mosul không còn người Thiên Chúa Giáo nào sinh sống.
ROME: Thông tấn xã AFP cho biết Tòa Thánh Vatican đã khẩn cấp gửi 40,000. Mỹ kim giúp những Kitô hữu bị đuổi khỏi Mosul phía bắc Iraq. Họ bị lực lượng quá khích Hồi Giáo Sunni ra lệnh muốn ở lại Mosul, phải cải sang Hồi Giáo, hoặc trả thuế, nếu không sẽ bị tử hình. Do lệnh này mà hàng ngàn tín hữu Thiên Chúa Giáo đã phải bỏ nhà cửa rời khỏi Mosul.
Tất cả nhà cửa đất đai của các người Thiên Chúa Giáo rời bỏ Mosul bị nhà nước Hồi Giáo gọi tắt ISIS tịch thu làm tài sản nhà nước.
Thông tấn AFP cho biết số tiền 40,000. Mỹ Kim chỉ là tiền cứu trợ ban đầu. Điều đó có nghiã là Vatican sẽ còn tiếp tục gửi tiển trợ cấp cho các nạn nhân Iraq.
Hôm thứ Hai ngày 21/7 /2014 Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc lên án nhóm phiến quân Sunni quá khích đã khủng bố người Thiên Chúa Giáo và các nhóm thiểu số khác, đồng thời Hội Đồng cũng cảnh cáo việc khủng bố như thế bị coi là tội ác chống nhân loại.
Trước năm 2003 là năm Mỹ đem quân vào Iraq thì nước này có khoảng hơn hơn 1,000,000 người Thiên Chúa giáo, trong đó 600,000 sống ở Baghdad và 60,000 sống ở Mosul, còn lại sống ở các thành phố có dầu hoả là Kirkuk và Basra.
Quốc Gia Hồi Giáo, gọi tắt là ISIS đã được nhóm Sunni quá khích tuyên bố thành lập trong tháng qua tại giải đất phía bắc Iraq và Syria. Như vậy, sau lệnh buộc phải cải đạo thì ngày nay, sau gần 2000 năm, Mosul không còn người Thiên Chúa Giáo nào sinh sống.
Tin Giáo Hội Việt Nam
GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm được bổ nhiệm làm tân giám mục Mỹ Tho
VietCatholic
06:27 26/07/2014
Phòng Báo chí Toà Thánh, trong Thông báo ra ngày hôm nay thứ Bảy 26 tháng Bảy 2014, ở mục “Miễn nhiệm và Bổ nhiệm”, đã loan tin:
“Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, cho đến nay là Giám mục hiệu toà Trofimiana và Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố HCM, làm Giám mục giáo phận Mỹ Tho (Việt Nam)”.
GM Khảm sinh tại Hà Đông năm 1952, Sau khi vào Nam học TCV thánh Qúy, Cái Răng, học ĐCV Thánh Tôma, Long Xuyên, và học Đại Chủng viện thánh Giuse Saigòn.
Ngài được thụ phong linh mục ngày 30-8-1980 và đến năm 2008 được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá TGP Saigòn.
Tân Giám mục giáo phận Mỹ Tho đã từng giữ các chức vụ sau: Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Saigòn. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Phêrô đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng Thư ký (nhiệm kỳ 2010–2013 và 2013–2016), Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục Công Giáo (2009–2010), Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội (nhiệm kỳ 2010–2013).
“Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, cho đến nay là Giám mục hiệu toà Trofimiana và Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố HCM, làm Giám mục giáo phận Mỹ Tho (Việt Nam)”.
GM Khảm sinh tại Hà Đông năm 1952, Sau khi vào Nam học TCV thánh Qúy, Cái Răng, học ĐCV Thánh Tôma, Long Xuyên, và học Đại Chủng viện thánh Giuse Saigòn.
Ngài được thụ phong linh mục ngày 30-8-1980 và đến năm 2008 được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá TGP Saigòn.
Tân Giám mục giáo phận Mỹ Tho đã từng giữ các chức vụ sau: Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Saigòn. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Phêrô đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng Thư ký (nhiệm kỳ 2010–2013 và 2013–2016), Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục Công Giáo (2009–2010), Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội (nhiệm kỳ 2010–2013).
Họp mặt đồng hương và thân hữu GP Hưng Hóa tại miền Nam Việt Nam
Tôma Đỗ Lộc Sơn
21:51 26/07/2014
Họp Mặt Đồng Hương và Thân Hữu Hưng Hóa Tại Miền Nam
Sài Gòn ngày 26/7/2014: 8 giờ sáng nay tại trụ sở Hội Đồng Hương Hưng Hóa (Nhà nguyện Camêllo 20/8 Chữ Đồng Tử Phường 7 Quận Tân Bình). Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất giám mục Giáo phận Hưng Hóa đã đến dự buổi họp mặt đồng hương, thân hữu Hưng Hóa. Cùng tới dự có Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long Giám mục phụ tá Hưng Hóa. Cha đại diện Hưng Hóa tại miền nam Giuse Phan Trọng Quang. Quý cha Hưng Hóa và đồng hương. Quý tu sĩ và khoảng 1000 bà con giáo dân gốc Hưng Hóa đang sinh sống tại miền nam.
Xem Hình
Mở đầu, hai Đức Cha đã có những giây phút gặp gỡ các nhóm giáo xứ. Tại giáo xứ Sơn Lộc giáo phận Phú Cường, Đức Cha Anphongsô đã ân cần thăm hỏi các ông, các bà về đời sống đức tin và việc làm, Đức Cha cũng quan tâm đến thế hệ nối tiếp và mong muốn thế hệ ấy luôn hướng về quê hương giáo phận gốc là Hưng Hóa.
Tại nhóm giáo xứ Lộc Hưng, Đức Cha Gioan đang chăm chú nghe những ý kiến của bà con giáo dân, Đức Cha cho biết là ngài rất quan tâm đến đời sống Ơn Gọi và nhất là được mở mang các tu hội tại Hưng Hóa.
Hai Đức Cha còn gặp gỡ nhiều nhóm khác như: Nhóm Tây Ninh, Phú Ninh thuộc Gp. Phú Cường. Nhóm Nỗ Lực thuộc Gp. Bà Rịa Vũng Tàu. Và các nhóm thuộc Tp. Saigòn.
Được sự giới thiệu cùa cha Giuse, mọi người vui mừng chào đón vì sự hiện diện của hai cha, hai cây đại thụ của giáo phận Hưng Hóa:
1/ Cha Phêrô Dư Tắc Thiện. Cha Phêrô vừa kỷ niệm 65 năm linh mục, 95 năm tuổi, Mặc dù tuổi cao nhưng nhờ Ơn Chúa, cha vẫn sáng suốt trong giờ kinh phụng vụ, chỉ có đôi chân cha yếu đi đứng phải có người dìu.
2/ Cha Simon Đinh Hưng Lợi. Cha Simon cùng kỷ niệm 60 năm linh mục và 91 năm tuổi cách đây ít ngày. Cha vẫn mạnh khỏe đi đứng và phụng vụ.
Trong thánh lễ Đức Cha Gioan và Anphongsô và cộng đoàn dâng lời Cảm Tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng con hai cha Pherô và Simon, những chủ chăn trung thành và nhiệt thành để chúng con theo đó mà noi gương. Xin Thiên Chúa chúc lành cho hai cha.
Thánh lễ hôm nay mừng kính hai thánh Goachim và Anna là song thân đức Maria. Xin hai thánh cầu bầu cho chúng ta được ơn hiền lành, khiêm nhường để chúng ta xứng hưởng Ơn Thánh Chúa.
Theo chương trình, 11 giờ 30 thánh lễ kết thúc, mọi người tập trung để nghe Đức Cha Anphongsô nói chuyện về công cuộc truyền giáo ở giáo phận nhà:
Nhìn lên bản đồ các giáo phân Việt Nam, giáo phận Hưng Hóa có diện tích lớn nhất nước. Với địa bàn rộng như thế và số giáo dân đông nằm rải rác khắp các thôn làng, cùng với nhiều người hồi tâm và mới gia nhập đạo thì giáo phận còn thiếu rất nhiều các chủng sinh thừa sai, các dì của các hội dòng để có thể đem Tin Mừng đến các nơi này.
Trong năm vừa qua, đã có 41 em ghi danh vào các lớp ứng sinh, nâng tổng số các em theo học là 120 em. Để có cơ sở học tập, giáo phận cần có một khoản ngân sách đủ để xây dựng trường lớp, nơi ăn chốn ngủ cho các em, bây giờ và mãi sau này.
Chúng tôi mời gọi quý đồng hương, thân hữu khắp nơi, hãy cùng chúng tôi vun đắp cho giáo phận có được “Cây Ơn Gọi”. theo cách gọi của nhiều người, để giáo phận Hưng Hóa của chúng ta mau lớn và phát triền tốt.
Có nhiều người lên chia sẻ hiệp thông trong các thùng hiệp thông.
Cuộc họp mặt kết thúc kúc 12 giờ 30. Mọi người chung vui với nhau trong bữa cơm trưa và hẹn gặp lại nhau trong lần tới.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Sài Gòn ngày 26/7/2014: 8 giờ sáng nay tại trụ sở Hội Đồng Hương Hưng Hóa (Nhà nguyện Camêllo 20/8 Chữ Đồng Tử Phường 7 Quận Tân Bình). Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất giám mục Giáo phận Hưng Hóa đã đến dự buổi họp mặt đồng hương, thân hữu Hưng Hóa. Cùng tới dự có Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long Giám mục phụ tá Hưng Hóa. Cha đại diện Hưng Hóa tại miền nam Giuse Phan Trọng Quang. Quý cha Hưng Hóa và đồng hương. Quý tu sĩ và khoảng 1000 bà con giáo dân gốc Hưng Hóa đang sinh sống tại miền nam.
Xem Hình
Mở đầu, hai Đức Cha đã có những giây phút gặp gỡ các nhóm giáo xứ. Tại giáo xứ Sơn Lộc giáo phận Phú Cường, Đức Cha Anphongsô đã ân cần thăm hỏi các ông, các bà về đời sống đức tin và việc làm, Đức Cha cũng quan tâm đến thế hệ nối tiếp và mong muốn thế hệ ấy luôn hướng về quê hương giáo phận gốc là Hưng Hóa.
Tại nhóm giáo xứ Lộc Hưng, Đức Cha Gioan đang chăm chú nghe những ý kiến của bà con giáo dân, Đức Cha cho biết là ngài rất quan tâm đến đời sống Ơn Gọi và nhất là được mở mang các tu hội tại Hưng Hóa.
Hai Đức Cha còn gặp gỡ nhiều nhóm khác như: Nhóm Tây Ninh, Phú Ninh thuộc Gp. Phú Cường. Nhóm Nỗ Lực thuộc Gp. Bà Rịa Vũng Tàu. Và các nhóm thuộc Tp. Saigòn.
Được sự giới thiệu cùa cha Giuse, mọi người vui mừng chào đón vì sự hiện diện của hai cha, hai cây đại thụ của giáo phận Hưng Hóa:
1/ Cha Phêrô Dư Tắc Thiện. Cha Phêrô vừa kỷ niệm 65 năm linh mục, 95 năm tuổi, Mặc dù tuổi cao nhưng nhờ Ơn Chúa, cha vẫn sáng suốt trong giờ kinh phụng vụ, chỉ có đôi chân cha yếu đi đứng phải có người dìu.
2/ Cha Simon Đinh Hưng Lợi. Cha Simon cùng kỷ niệm 60 năm linh mục và 91 năm tuổi cách đây ít ngày. Cha vẫn mạnh khỏe đi đứng và phụng vụ.
Trong thánh lễ Đức Cha Gioan và Anphongsô và cộng đoàn dâng lời Cảm Tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng con hai cha Pherô và Simon, những chủ chăn trung thành và nhiệt thành để chúng con theo đó mà noi gương. Xin Thiên Chúa chúc lành cho hai cha.
Thánh lễ hôm nay mừng kính hai thánh Goachim và Anna là song thân đức Maria. Xin hai thánh cầu bầu cho chúng ta được ơn hiền lành, khiêm nhường để chúng ta xứng hưởng Ơn Thánh Chúa.
Theo chương trình, 11 giờ 30 thánh lễ kết thúc, mọi người tập trung để nghe Đức Cha Anphongsô nói chuyện về công cuộc truyền giáo ở giáo phận nhà:
Nhìn lên bản đồ các giáo phân Việt Nam, giáo phận Hưng Hóa có diện tích lớn nhất nước. Với địa bàn rộng như thế và số giáo dân đông nằm rải rác khắp các thôn làng, cùng với nhiều người hồi tâm và mới gia nhập đạo thì giáo phận còn thiếu rất nhiều các chủng sinh thừa sai, các dì của các hội dòng để có thể đem Tin Mừng đến các nơi này.
Trong năm vừa qua, đã có 41 em ghi danh vào các lớp ứng sinh, nâng tổng số các em theo học là 120 em. Để có cơ sở học tập, giáo phận cần có một khoản ngân sách đủ để xây dựng trường lớp, nơi ăn chốn ngủ cho các em, bây giờ và mãi sau này.
Chúng tôi mời gọi quý đồng hương, thân hữu khắp nơi, hãy cùng chúng tôi vun đắp cho giáo phận có được “Cây Ơn Gọi”. theo cách gọi của nhiều người, để giáo phận Hưng Hóa của chúng ta mau lớn và phát triền tốt.
Có nhiều người lên chia sẻ hiệp thông trong các thùng hiệp thông.
Cuộc họp mặt kết thúc kúc 12 giờ 30. Mọi người chung vui với nhau trong bữa cơm trưa và hẹn gặp lại nhau trong lần tới.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam bất diệt hay sẽ mất (2)
Hà Minh Thảo
11:56 26/07/2014
VIỆT NAM BẤT DIỆT HAY SẼ MẤT ? (2)
(tiếp theo)
Khi được tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát, cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch (Trung hoa Dân quốc, đã phán xét: Về Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung hoa Dân quốc mất đi một người bạn tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy. Đã hơn 50 năm đã trôi qua, ước mong, với sự dũng cảm và lòng yêu nước của giới trẻ mang dòng máu Tiên Rồng có thể thu ngắn thời gian này.
Linh cảm ngày bọn Tướng hành động mưu phản, Tổng thống Diệm đã tâm sự : « Quân đội Hoa kỳ sẽ vào Việt Nam và khi Mỹ rút đi, họ sẽ chạy theo ». (Họ là các Tướng làm đảo chánh do Trần Thiện Khiêm làm đầu và những kẻ chạy theo Quyết nghị 36 đảng cộng sản để đánh phá Cộng đồng Người Việt tỵ nạn bằng đua nhau ‘ăn nhậu’ với ‘thứ trưởng’ Nguyễn Thanh Sơn hay những vị khoa bảng được Nguyễn Minh Triết ‘tuyển’ về nước ăn Tết, chi bởi tiền thuế đồng bào trong nước đóng. Một số khác chửi nhau thậm tệ và tục tỉu bằng e mail, làm gương xấu giới trẻ hải ngoại).
Qua tác phẩm ‘Chính Đề Việt Nam’, ông Ngô Đình Nhu đã cảnh cáo hiểm họa xâm lăng của Trung cộng ngày nay : « Sự lệ thuộc Nga Hoa và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa (tr.212).
II. - TÌNH ĐỒNG CHÍ VIỆT-TRUNG CỘNG SẢN.
1.- Đặc tính người cộng sản.
a./ Gian dối. Sau ngày 30.04.1975, nhiều cư dân Sài gòn truyền cho nhau chuyện : « Ông Nguyễn Văn Thiệu nói có một câu ‘Thật’ đúng Sự Thật, điều kiện ắc có và đủ để ông được nổi tiếng, là : « Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm ». Trong Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết : « Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại… Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải… Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch… ». Hơn 6 tháng đã trôi qua, không một điều đề cập đến đã được thực hiện.
b./ Tàn bạo. Người cộng sản Trung quốc tàn sát sinh viên tham gia Mùa Xuân Thiên an môn [7.000 người chết (6.000 thường dân và 1.000 binh sĩ) theo tình báo NATO (Minh ước Bắc đại tây dương); 10.000 người chết, ước tính của Khối Sô viết]. Họ còn tàn bạo hơn đối với người dân nước khác, như hình ảnh cho thấy sự dã man đối với các phụ nữ Việt trong trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 (Theo Tàu cộng : 50 ngàn bộ đội Việt chết và phần chúng 20 ngàn quân). Đảng Cộng sản Việt Nam đã tàn sát hàng ngàn người trong các cuộc Cải cách ruộng đất ở Miền Bắc và cũng cùng số đó trong các trại học tập cải tạo, khu kinh tế mới và cải tạo công thương nghiệp tại Miền Nam sau ngày 30.04.1975.
c./ Dùng luật ‘rừng’ của kẻ mạnh đàn áp người yếu. Đảng Tàu cộng chiêu dụ và cưởng bách đảng viên Việt cộng dâng đất, biển cho chúng. Sau đó, đám Việt cộng đàn áp người yêu nước và đe dọa những người dân khác để biến họ thành kẻ vô cảm… Trong quá khứ, nhiều trí thức, khoa bảng đã phải tranh nhau để chiếm những địa vị cao trong cuộc ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xơ, đánh cho Trung quốc’ như Lê Duẩn đã khuyến dụ bọn đồng chí. Do đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã vay nợ để mua vũ khí hầu gây chiến và giết hàng triệu đồng bào hầu thực hiện cái gọi là ‘thống nhất’.
Ngày 18.01.2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hà tĩnh khánh thành đền thờ Lê Duẩn, trị giá 5 tỷ đồng, có bảng đề ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc’ và còn thêm câu ‘Toàn Đảng, toàn quân, toàn đân cùng học tập tư tưởng đạo đức đồng chí Lê Duẩn’ như lời dụ dỗ hàng triệu thanh niên đi vào chổ chết để nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh Cộng sản Liên xô và Trung quốc và, cuối cùng, toàn nước Việt chỉ còn là một vùng tự trị của Tàu cộng.
III.- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT CHUẨN BỊ.
A. Đảng hóa Quân đội. Trung tướng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình cho đăng bài ‘Không thể chấp nhận quan điểm ‘Quốc gia hóa quân đội’’ trên báo ‘Quân đội Nhân dân’ ngày 12.12.2012. Ông viết : « Thực chất của quan điểm ‘quốc gia hóa quân đội’ là đòi quân đội phải trung lập, ‘phi đảng hóa’, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội mất định hướng chính trị, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy bị suy yếu, bị tha hóa biến chất và mất sức chiến đấu; đồng thời làm cho Đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai trò đảng cầm quyền, đưa đất nước lâm vào tình trạng mất ổn định và suy thoái. »
B. Chống Mỹ và người Việt hải ngoại.
1/- Ngày 29.12.2012, nhân tổ chức kỷ niệm 40 năm cái cộng sản Hà nội gọi là chiến thắng ‘Điện Biên Phủ trên không’ (Quân lực Mỹ gọi là chiến dịch Linebacker II, B 52 Mỹ oanh tạc Hà nội để buộc Bắc Việt tái họp và ký hoà ước Paris), Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng, viết một bài viết đăng trên tạp chí ‘Quốc phòng Toàn dân’ kêu gọi sử dụng tinh thần ‘chống đế quốc Mỹ’ như Thủ Tướng Dũng chống lực lượng thù địch bây giờ. Lực lượng thù địch đó, theo ông, không ai khác hơn là người Việt hải ngoại, tác nhân Diễn biến hòa bình. Ông lên án Diễn biến hòa bình và cho đó là hình thái của một cuộc ‘chiến tranh xâm lược’ nhắm vào Việt Nam cộng sản. Ông khẳng khái, ‘đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược Diễn biến hòa bình sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; khi có cơ hội, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược’.
2/- Ngày 01.01.2013, báo Tuổi Trẻ đăng bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với sự tham gia của các quốc gia trong vấn đề Biển Đông :
a. Việt Nam luôn xem Trung quốc là cùng ý thức hệ và hai chữ đồng chí lúc nào cũng quan trọng trong các cuộc đối thoại cấp quốc gia. Hai nước cùng chung một ý thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội dễ dàng hơn : « Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam ».
b. Việt Nam xem sự tham gia của Hoa kỳ vào Biển Đông phát xuất từ lợi ích kinh tế của nước này và cảnh giác rằng không để lịch sử lập lại.
c. Các cuộc biểu tình chống Trung quốc hoàn toàn không có lợi mà trái lại làm cho Trung quốc viện cớ để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.
C. Sửa đổi Hiến Pháp.
Thực thi Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23.11.2012 của Quốc hội, ngày 02.01.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp này trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân từ ngày 02.01 đến 31.03.2013.
Ngày 01.03.2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Một văn thư nêu lên những ý kiến rất tích cực và đầy đủ khiến chúng ta cần đọc lại :
Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.
I. Quyền con người
Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế?
Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.
Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.
Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.
Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.
2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.
3 . Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.
4 . Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.
5 . Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...
II. Quyền làm chủ của nhân dân
Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l. Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.
2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.
3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...
III. Thi hành quyền bính chính trị
Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.
Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.
Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?
Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!
Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.
2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.
3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.
Kết luận
Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam.
Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013
TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam
Chủ tịch : Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội (đã ký)
Tổng thư ký : Cosma Hoàng Văn Ðạt, Giám mục Bắc Ninh (đã ký).
Hà Minh Thảo
(tiếp theo)
Khi được tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát, cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch (Trung hoa Dân quốc, đã phán xét: Về Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung hoa Dân quốc mất đi một người bạn tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy. Đã hơn 50 năm đã trôi qua, ước mong, với sự dũng cảm và lòng yêu nước của giới trẻ mang dòng máu Tiên Rồng có thể thu ngắn thời gian này.
Linh cảm ngày bọn Tướng hành động mưu phản, Tổng thống Diệm đã tâm sự : « Quân đội Hoa kỳ sẽ vào Việt Nam và khi Mỹ rút đi, họ sẽ chạy theo ». (Họ là các Tướng làm đảo chánh do Trần Thiện Khiêm làm đầu và những kẻ chạy theo Quyết nghị 36 đảng cộng sản để đánh phá Cộng đồng Người Việt tỵ nạn bằng đua nhau ‘ăn nhậu’ với ‘thứ trưởng’ Nguyễn Thanh Sơn hay những vị khoa bảng được Nguyễn Minh Triết ‘tuyển’ về nước ăn Tết, chi bởi tiền thuế đồng bào trong nước đóng. Một số khác chửi nhau thậm tệ và tục tỉu bằng e mail, làm gương xấu giới trẻ hải ngoại).
Qua tác phẩm ‘Chính Đề Việt Nam’, ông Ngô Đình Nhu đã cảnh cáo hiểm họa xâm lăng của Trung cộng ngày nay : « Sự lệ thuộc Nga Hoa và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa (tr.212).
II. - TÌNH ĐỒNG CHÍ VIỆT-TRUNG CỘNG SẢN.
1.- Đặc tính người cộng sản.
a./ Gian dối. Sau ngày 30.04.1975, nhiều cư dân Sài gòn truyền cho nhau chuyện : « Ông Nguyễn Văn Thiệu nói có một câu ‘Thật’ đúng Sự Thật, điều kiện ắc có và đủ để ông được nổi tiếng, là : « Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm ». Trong Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết : « Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại… Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải… Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch… ». Hơn 6 tháng đã trôi qua, không một điều đề cập đến đã được thực hiện.
b./ Tàn bạo. Người cộng sản Trung quốc tàn sát sinh viên tham gia Mùa Xuân Thiên an môn [7.000 người chết (6.000 thường dân và 1.000 binh sĩ) theo tình báo NATO (Minh ước Bắc đại tây dương); 10.000 người chết, ước tính của Khối Sô viết]. Họ còn tàn bạo hơn đối với người dân nước khác, như hình ảnh cho thấy sự dã man đối với các phụ nữ Việt trong trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 (Theo Tàu cộng : 50 ngàn bộ đội Việt chết và phần chúng 20 ngàn quân). Đảng Cộng sản Việt Nam đã tàn sát hàng ngàn người trong các cuộc Cải cách ruộng đất ở Miền Bắc và cũng cùng số đó trong các trại học tập cải tạo, khu kinh tế mới và cải tạo công thương nghiệp tại Miền Nam sau ngày 30.04.1975.
c./ Dùng luật ‘rừng’ của kẻ mạnh đàn áp người yếu. Đảng Tàu cộng chiêu dụ và cưởng bách đảng viên Việt cộng dâng đất, biển cho chúng. Sau đó, đám Việt cộng đàn áp người yêu nước và đe dọa những người dân khác để biến họ thành kẻ vô cảm… Trong quá khứ, nhiều trí thức, khoa bảng đã phải tranh nhau để chiếm những địa vị cao trong cuộc ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xơ, đánh cho Trung quốc’ như Lê Duẩn đã khuyến dụ bọn đồng chí. Do đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã vay nợ để mua vũ khí hầu gây chiến và giết hàng triệu đồng bào hầu thực hiện cái gọi là ‘thống nhất’.
Ngày 18.01.2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hà tĩnh khánh thành đền thờ Lê Duẩn, trị giá 5 tỷ đồng, có bảng đề ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc’ và còn thêm câu ‘Toàn Đảng, toàn quân, toàn đân cùng học tập tư tưởng đạo đức đồng chí Lê Duẩn’ như lời dụ dỗ hàng triệu thanh niên đi vào chổ chết để nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh Cộng sản Liên xô và Trung quốc và, cuối cùng, toàn nước Việt chỉ còn là một vùng tự trị của Tàu cộng.
III.- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT CHUẨN BỊ.
A. Đảng hóa Quân đội. Trung tướng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình cho đăng bài ‘Không thể chấp nhận quan điểm ‘Quốc gia hóa quân đội’’ trên báo ‘Quân đội Nhân dân’ ngày 12.12.2012. Ông viết : « Thực chất của quan điểm ‘quốc gia hóa quân đội’ là đòi quân đội phải trung lập, ‘phi đảng hóa’, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội mất định hướng chính trị, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy bị suy yếu, bị tha hóa biến chất và mất sức chiến đấu; đồng thời làm cho Đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai trò đảng cầm quyền, đưa đất nước lâm vào tình trạng mất ổn định và suy thoái. »
B. Chống Mỹ và người Việt hải ngoại.
1/- Ngày 29.12.2012, nhân tổ chức kỷ niệm 40 năm cái cộng sản Hà nội gọi là chiến thắng ‘Điện Biên Phủ trên không’ (Quân lực Mỹ gọi là chiến dịch Linebacker II, B 52 Mỹ oanh tạc Hà nội để buộc Bắc Việt tái họp và ký hoà ước Paris), Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng, viết một bài viết đăng trên tạp chí ‘Quốc phòng Toàn dân’ kêu gọi sử dụng tinh thần ‘chống đế quốc Mỹ’ như Thủ Tướng Dũng chống lực lượng thù địch bây giờ. Lực lượng thù địch đó, theo ông, không ai khác hơn là người Việt hải ngoại, tác nhân Diễn biến hòa bình. Ông lên án Diễn biến hòa bình và cho đó là hình thái của một cuộc ‘chiến tranh xâm lược’ nhắm vào Việt Nam cộng sản. Ông khẳng khái, ‘đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược Diễn biến hòa bình sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta; khi có cơ hội, chúng sẵn sàng phát động chiến tranh xâm lược’.
2/- Ngày 01.01.2013, báo Tuổi Trẻ đăng bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với sự tham gia của các quốc gia trong vấn đề Biển Đông :
a. Việt Nam luôn xem Trung quốc là cùng ý thức hệ và hai chữ đồng chí lúc nào cũng quan trọng trong các cuộc đối thoại cấp quốc gia. Hai nước cùng chung một ý thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội dễ dàng hơn : « Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam ».
b. Việt Nam xem sự tham gia của Hoa kỳ vào Biển Đông phát xuất từ lợi ích kinh tế của nước này và cảnh giác rằng không để lịch sử lập lại.
c. Các cuộc biểu tình chống Trung quốc hoàn toàn không có lợi mà trái lại làm cho Trung quốc viện cớ để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.
C. Sửa đổi Hiến Pháp.
Thực thi Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23.11.2012 của Quốc hội, ngày 02.01.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp này trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân từ ngày 02.01 đến 31.03.2013.
Ngày 01.03.2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Một văn thư nêu lên những ý kiến rất tích cực và đầy đủ khiến chúng ta cần đọc lại :
Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.
I. Quyền con người
Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế?
Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.
Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.
Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khã nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.
Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.
2 . Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.
3 . Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.
4 . Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.
5 . Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...
II. Quyền làm chủ của nhân dân
Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l. Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.
2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.
3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...
III. Thi hành quyền bính chính trị
Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mổi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.
Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.
Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?
Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc Hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!
Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.
2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.
3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.
Kết luận
Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam.
Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 01 năm 03 năm 2013
TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam
Chủ tịch : Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội (đã ký)
Tổng thư ký : Cosma Hoàng Văn Ðạt, Giám mục Bắc Ninh (đã ký).
Hà Minh Thảo
Văn Hóa
Con Chỉ Có Một Ngày
Đinh Văn Tiến Hùng
12:13 26/07/2014
Một Ngày Sống Đẹp ! Suốt Đời Không Quên !
S
Không phải ngày hôm qua,
Ngày mai cũng không phải,
Nhưng chính ngày hôm .
Lang thang cả một đời,
Dĩ vãng đã qua rồi,
Tương lai nào đâu biết,
Hôm nay sống đẹp thôi.
Người thu thuế Gia-kêu,
Mong đợi suốt ngày đêm,
Ngài Giê-su thăm viếng,
Hôm nay hãy vui lên.
Tông đồ cả Phê-rô,
Theo sát Chúa từng giờ,
Ăn năn nghe gà gáy,
Hôm nay mình chối Thày.
Trên đồi Gôn-gô-ta,
Thống hối được thứ tha,
Trộm lành Chúa đã hứa,
Hôm nay ở cùng Ta.
Suốt ba năm rao truyền,
Thưong loài người vô biên,
Treo mình trên Thập Giá,
Hôm nay Lễ Toàn Thiêu.
Danh lợi cố đuổi đeo,
Con có gì mang theo?
Buông hai tay nằm xuống,
Hôm nay tắt nắng chiều.
Con chỉ có một ngày,
Không phải ngày hôm qua,
Ngày mai cũng không phải,
Nhưng chính ngày Hôm Nay.
Đinh văn Tiến Hùng