Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 26/07/2020
39. Những người muốn yêu mến Thiên Chúa, nếu không luôn luôn nhiệt tâm vì Ngài mà chịu đau khổ, thì không yêu Ngài cách chân chính.
(Thánh Louis Gonzaga)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:40 26/07/2020
86. CÚNG CHÂN VÕ
Giả Tự thết tiệc mời khách, đầu bếp bưng lên một bát canh ba ba còn nóng hổi, có một người khách từ chối ăn, nói:
- “Tôi vừa mới theo đạo và cúng Chân Võ bồ tát (thần của đạo giáo thường cúng). Con ba ba ấy giống như con rùa phía dưới cái án kỷ của bồ tát, cho nên tôi không ăn.”
Trong canh còn có mía, có vị khách khác nói:
- “Tôi cũng không ăn, bởi vì tôi cũng vừa mới theo đạo và cúng Chân Võ bồ tát, khúc mía này không phải giống cán cờ trước mặt bồ tát đó sao? ”
Khách ngồi trong tiệc cười loạn cả lên.
(Nhã Ngược)
Suy tư 86:
Không ăn con ba ba là vì không thích ăn, không thích ăn mía là vì không thích ăn, thế thôi, chứ đừng viện cớ nó giống con rùa dưới cái án kỷ của bồ tát hoặc nó giống cái cán cờ của bồ tát mà không ăn, đó là người trí trá không thật thà.
Trí trá là người ứng xử nhanh nhẹn với những gì có lợi cho họ, nhưng lại rất chậm chạp khi công việc đó có lợi cho tha nhân, bởi vì lòng dạ và trí óc của họ lúc nào cũng đầy ắp những ý nghĩ có lợi cho mình, mà không suy nghĩ kiếm cách làm lợi cho tha nhân, cho cộng đoàn, những người này luôn có mồm mép dẻo hơn kẹo kéo, khiến cho người ta rất dễ lầm lẫn, vì thế cho nên người ta thường hay lầm lẫn giữa trí trá và sự khôn ngoan, vì thế mà người ta dễ tin vào lời họ nói, kể cả những người Ki-tô hữu.
Ăn được thì nói ăn được chứ đừng lấy lý do này nọ để biện minh, cũng vậy, khi có thể giúp đỡ được cho tha nhân thì nên giúp đỡ, dù họ là hạng người nào trong xã hội, đó chính là người khôn ngoan trong Chúa Thánh Thần, chứ đừng trí trá viện cớ Đức Chúa Giê-su dạy thế này, Giáo Hội dạy thế nọ để rồi dửng dưng trước nhu cầu cấp thiết của tha nhân, đó chính là mưu mô của ma quỷ vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Giả Tự thết tiệc mời khách, đầu bếp bưng lên một bát canh ba ba còn nóng hổi, có một người khách từ chối ăn, nói:
- “Tôi vừa mới theo đạo và cúng Chân Võ bồ tát (thần của đạo giáo thường cúng). Con ba ba ấy giống như con rùa phía dưới cái án kỷ của bồ tát, cho nên tôi không ăn.”
Trong canh còn có mía, có vị khách khác nói:
- “Tôi cũng không ăn, bởi vì tôi cũng vừa mới theo đạo và cúng Chân Võ bồ tát, khúc mía này không phải giống cán cờ trước mặt bồ tát đó sao? ”
Khách ngồi trong tiệc cười loạn cả lên.
(Nhã Ngược)
Suy tư 86:
Không ăn con ba ba là vì không thích ăn, không thích ăn mía là vì không thích ăn, thế thôi, chứ đừng viện cớ nó giống con rùa dưới cái án kỷ của bồ tát hoặc nó giống cái cán cờ của bồ tát mà không ăn, đó là người trí trá không thật thà.
Trí trá là người ứng xử nhanh nhẹn với những gì có lợi cho họ, nhưng lại rất chậm chạp khi công việc đó có lợi cho tha nhân, bởi vì lòng dạ và trí óc của họ lúc nào cũng đầy ắp những ý nghĩ có lợi cho mình, mà không suy nghĩ kiếm cách làm lợi cho tha nhân, cho cộng đoàn, những người này luôn có mồm mép dẻo hơn kẹo kéo, khiến cho người ta rất dễ lầm lẫn, vì thế cho nên người ta thường hay lầm lẫn giữa trí trá và sự khôn ngoan, vì thế mà người ta dễ tin vào lời họ nói, kể cả những người Ki-tô hữu.
Ăn được thì nói ăn được chứ đừng lấy lý do này nọ để biện minh, cũng vậy, khi có thể giúp đỡ được cho tha nhân thì nên giúp đỡ, dù họ là hạng người nào trong xã hội, đó chính là người khôn ngoan trong Chúa Thánh Thần, chứ đừng trí trá viện cớ Đức Chúa Giê-su dạy thế này, Giáo Hội dạy thế nọ để rồi dửng dưng trước nhu cầu cấp thiết của tha nhân, đó chính là mưu mô của ma quỷ vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Tạo nên một sự khác biệt
Lm. Minh Anh
23:26 26/07/2020
“Hãy sắm cho mình một chiếc đai lưng”;
“Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một trong những cuốn sách bán chạy nhất, “Don’t Sweat The Small Stuff”, tạm dịch, “Đừng Bận Tâm Đến Chuyện Nhỏ”, nhà tâm lý Richard Carlson cho thấy những chuyện nhỏ có thể trở thành một cuốn sách, một người thầy, dạy những điều lớn lao. Đó cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Một chiếc đai lưng, một hạt cải nhỏ bé hay một nắm men ít ỏi.
Bài đọc thứ nhất kể chuyện chiếc đai lưng. Thiên Chúa bảo Giêrêmia làm một việc kỳ quặc, một chuyện tầm phào chưa từng có. Chúa bảo ông sắm một chiếc đai lưng, thắt vào, cởi ra, giấu trong hốc đá, tìm lại… Thế mà qua hình ảnh biểu tượng vặt vãnh này, Người muốn gửi đến dân một thông điệp lớn lao, thông điệp của lòng thương xót, của một mời gọi hoán cải. Chính Chúa giải thích, “Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta”. Đó là một Thiên Chúa muốn gắn bó với dân Người, một dân giờ đây đã mục nát vì chạy theo các thần ngoại vùng sông Euphrat bên Lưỡng Hà, “Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại để phụng sự và thờ lạy, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này, không còn xài được nữa”. Có đáng gì đâu một chiếc đai lưng, vậy mà ý nghĩa của nó lớn lao đến thế.
Một cách tương tự, hình ảnh hạt cải nhỏ bé và nắm men ít ỏi Chúa Giêsu nói đến hôm nay cũng mang một thông điệp với ý nghĩa thâm thuý không kém, rằng, Nước Trời tuy khởi đầu thật nhỏ bé và âm thầm; nhưng về sau, nó tác động mạnh mẽ và xây đắp bao niềm hy vọng; cho chim trời có nơi nương náu, cho con người có đủ bánh ăn.
Thông thường, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng, mình không quan trọng; chúng ta nhìn người có quyền, có ảnh hưởng hơn mình… lòng sinh ra thèm muốn và ước được như họ. Để rồi bao nhiêu câu hỏi đặt ra: giả thiết tôi giàu có như họ, ở địa vị như họ, công việc như họ, nổi tiếng như họ và chúng ta rơi vào chiếc bẫy của những giả thiết. Chúng ta mơ ước và như thế, trở thành những con người mơ giữa ban ngày, những giấc mơ vô cùng thế tục và sai lầm.
Tin Mừng cho thấy một điều tuyệt đối hiển nhiên, rằng, Thiên Chúa muốn sử dụng cuộc sống của mỗi người cho những điều tuyệt vời. Sự thật là mỗi người đều có khả năng tạo nên một sự khác biệt trong thế giới. Trong cái nhìn của Chúa, mỗi người đều có tiềm năng vượt quá những gì họ dám ước mơ. Sự vĩ đại là gì; được biến đổi trong Chúa để trở thành cây lớn nhất từ một hạt nhỏ nhất là gì? Điều đó có nghĩa là mỗi người đều được ban cho một đặc quyền đáng kinh ngạc để hoàn tất một kế hoạch hoàn hảo, chính xác cho vinh quang Thiên Chúa. Đó là một kế hoạch đem lại những hoa trái tốt nhất, dồi dào và vĩnh cửu nhất. Trên thiên đàng, nào ai buồn để nói rằng, dưới trần gian không ai biết tôi cả; trên thiên đàng, điều quan trọng là dưới thế, tôi đã nên thánh như thế nào và đã hoàn thành kế hoạch thiêng liêng Chúa trao như thế nào.
Anh Chị em,
Vậy thì phải bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu những việc nhỏ nhất với một tình yêu lớn nhất. Biết bao lần, những khởi đầu tuy thật nhỏ bé nhưng về sau có thể thay đổi cả một cuộc đời, có khi đổi thay cả bộ mặt thế giới; đó là những điều nhỏ bé không thể thiếu. Người xưa dạy, “Gieo hành vi, sẽ gặt thói quen; gieo thói quen, sẽ gặt tính cách; gieo tính cách, sẽ gặt số phận”. Nước Trời sẽ đến với mỗi người và đến với thế giới nhờ những suy nghĩ, hành vi, thói quen, và tính cách mang tính Tin Mừng thắm đẫm một tình yêu Giêsu. Dù cỏn con đến mấy nhưng một khi mang tính Tin Mừng, chúng sẽ hoán cải mỗi người chúng ta và có sức biến đổi thế giới. Một lời cầu nguyện, một lời tha thứ, một hy sinh, một chút thời giờ, một chút của cải… tất cả đều góp phần làm nên thành tố cho những giá trị cao cả. Ai ý thức điều này, sẽ sống trong hy vọng. Hành vi này là hành vi đức tin, bởi nó mang một chiều kích vĩnh cửu, chiều kích cứu độ đời đời.
Ngày kia, khi đang đi ngoài đường, Mẹ Têrêsa gặp một người đàn ông còn khá trẻ nằm trơ xương vì đói, khát, hơi thở thì thoi thóp; anh sắp chết. Mẹ tâm sự, “Lúc ấy tôi tự hỏi, mình có thể làm gì đây? Thôi, ít nhất cũng nói với anh ta một lời gì đó! Tôi dùng hai tay âu yếm nâng đầu anh ta lên và thầm thì vào tai anh, ‘Tôi yêu anh, tôi muốn điều tốt cho anh!’ Và này, anh ta mỉm cười với tôi, đôi mắt anh sáng ngời như chưa bao giờ tôi nhìn thấy đôi mắt ai ngời sáng đến thế và anh ấy ra đi bình an. Tôi không bao giờ quên nụ cười đó”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chớ gì, con cũng có thể tạo nên một sự khác biệt, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mang tính Tin Mừng cùng với lòng yêu mến và hoán cải”, Amen.
“Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một trong những cuốn sách bán chạy nhất, “Don’t Sweat The Small Stuff”, tạm dịch, “Đừng Bận Tâm Đến Chuyện Nhỏ”, nhà tâm lý Richard Carlson cho thấy những chuyện nhỏ có thể trở thành một cuốn sách, một người thầy, dạy những điều lớn lao. Đó cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Một chiếc đai lưng, một hạt cải nhỏ bé hay một nắm men ít ỏi.
Bài đọc thứ nhất kể chuyện chiếc đai lưng. Thiên Chúa bảo Giêrêmia làm một việc kỳ quặc, một chuyện tầm phào chưa từng có. Chúa bảo ông sắm một chiếc đai lưng, thắt vào, cởi ra, giấu trong hốc đá, tìm lại… Thế mà qua hình ảnh biểu tượng vặt vãnh này, Người muốn gửi đến dân một thông điệp lớn lao, thông điệp của lòng thương xót, của một mời gọi hoán cải. Chính Chúa giải thích, “Như đai lưng bám sát vào lưng người ta thế nào, Ta cũng đã làm cho nhà Israel và nhà Giuđa bám Ta như vậy, để chúng trở thành dân Ta”. Đó là một Thiên Chúa muốn gắn bó với dân Người, một dân giờ đây đã mục nát vì chạy theo các thần ngoại vùng sông Euphrat bên Lưỡng Hà, “Dân xấu xa này không còn muốn nghe lời Ta, cứ chạy theo lòng gian tà của nó, và chạy theo các thần ngoại để phụng sự và thờ lạy, nên chúng sẽ như chiếc đai lưng này, không còn xài được nữa”. Có đáng gì đâu một chiếc đai lưng, vậy mà ý nghĩa của nó lớn lao đến thế.
Một cách tương tự, hình ảnh hạt cải nhỏ bé và nắm men ít ỏi Chúa Giêsu nói đến hôm nay cũng mang một thông điệp với ý nghĩa thâm thuý không kém, rằng, Nước Trời tuy khởi đầu thật nhỏ bé và âm thầm; nhưng về sau, nó tác động mạnh mẽ và xây đắp bao niềm hy vọng; cho chim trời có nơi nương náu, cho con người có đủ bánh ăn.
Thông thường, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng, mình không quan trọng; chúng ta nhìn người có quyền, có ảnh hưởng hơn mình… lòng sinh ra thèm muốn và ước được như họ. Để rồi bao nhiêu câu hỏi đặt ra: giả thiết tôi giàu có như họ, ở địa vị như họ, công việc như họ, nổi tiếng như họ và chúng ta rơi vào chiếc bẫy của những giả thiết. Chúng ta mơ ước và như thế, trở thành những con người mơ giữa ban ngày, những giấc mơ vô cùng thế tục và sai lầm.
Tin Mừng cho thấy một điều tuyệt đối hiển nhiên, rằng, Thiên Chúa muốn sử dụng cuộc sống của mỗi người cho những điều tuyệt vời. Sự thật là mỗi người đều có khả năng tạo nên một sự khác biệt trong thế giới. Trong cái nhìn của Chúa, mỗi người đều có tiềm năng vượt quá những gì họ dám ước mơ. Sự vĩ đại là gì; được biến đổi trong Chúa để trở thành cây lớn nhất từ một hạt nhỏ nhất là gì? Điều đó có nghĩa là mỗi người đều được ban cho một đặc quyền đáng kinh ngạc để hoàn tất một kế hoạch hoàn hảo, chính xác cho vinh quang Thiên Chúa. Đó là một kế hoạch đem lại những hoa trái tốt nhất, dồi dào và vĩnh cửu nhất. Trên thiên đàng, nào ai buồn để nói rằng, dưới trần gian không ai biết tôi cả; trên thiên đàng, điều quan trọng là dưới thế, tôi đã nên thánh như thế nào và đã hoàn thành kế hoạch thiêng liêng Chúa trao như thế nào.
Anh Chị em,
Vậy thì phải bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu những việc nhỏ nhất với một tình yêu lớn nhất. Biết bao lần, những khởi đầu tuy thật nhỏ bé nhưng về sau có thể thay đổi cả một cuộc đời, có khi đổi thay cả bộ mặt thế giới; đó là những điều nhỏ bé không thể thiếu. Người xưa dạy, “Gieo hành vi, sẽ gặt thói quen; gieo thói quen, sẽ gặt tính cách; gieo tính cách, sẽ gặt số phận”. Nước Trời sẽ đến với mỗi người và đến với thế giới nhờ những suy nghĩ, hành vi, thói quen, và tính cách mang tính Tin Mừng thắm đẫm một tình yêu Giêsu. Dù cỏn con đến mấy nhưng một khi mang tính Tin Mừng, chúng sẽ hoán cải mỗi người chúng ta và có sức biến đổi thế giới. Một lời cầu nguyện, một lời tha thứ, một hy sinh, một chút thời giờ, một chút của cải… tất cả đều góp phần làm nên thành tố cho những giá trị cao cả. Ai ý thức điều này, sẽ sống trong hy vọng. Hành vi này là hành vi đức tin, bởi nó mang một chiều kích vĩnh cửu, chiều kích cứu độ đời đời.
Ngày kia, khi đang đi ngoài đường, Mẹ Têrêsa gặp một người đàn ông còn khá trẻ nằm trơ xương vì đói, khát, hơi thở thì thoi thóp; anh sắp chết. Mẹ tâm sự, “Lúc ấy tôi tự hỏi, mình có thể làm gì đây? Thôi, ít nhất cũng nói với anh ta một lời gì đó! Tôi dùng hai tay âu yếm nâng đầu anh ta lên và thầm thì vào tai anh, ‘Tôi yêu anh, tôi muốn điều tốt cho anh!’ Và này, anh ta mỉm cười với tôi, đôi mắt anh sáng ngời như chưa bao giờ tôi nhìn thấy đôi mắt ai ngời sáng đến thế và anh ấy ra đi bình an. Tôi không bao giờ quên nụ cười đó”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chớ gì, con cũng có thể tạo nên một sự khác biệt, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất mang tính Tin Mừng cùng với lòng yêu mến và hoán cải”, Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục Broderick Pabillo, quản trị tông tòa Tổng giáo phận Manila, bị dương tính với Covid-19
Thanh Quảng sdb
01:32 26/07/2020
Đức Giám Mục Broderick Pabillo, quản trị tông tòa Tổng giáo phận Manila, bị dương tính với Covid-19 (CBCP News).
Theo Thông tấn xã Zenit ngày 15/7/2020 cho hay 23/7/2020 Tổng Giáo phận Manila đã gửi một văn thư cho các linh mục và giáo dân trong TGP cho hay Đức Cha Paillo, Giám quản Tông tòa cho Giáo phận, sau khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Hồng Y Tagle vào chức vụ Chủ tịch Thánh bộ Rao giảng Tin mừng cho Muôn dân. Đức cha Pabilo cho hay ngài đi thử nghiệm Covid-19, sau các chuyến thăm viếng các giáo xứ, tuy không có triệu chứng bệnh, nhưng vì kết quả là dương tính nên ngài phải cách ly.
Tình trạng của ngài đang được theo dõi và ngài ăn uống bình thường cũng như tập thể dục hàng ngày.
Ngài là giám mục người Phi đầu tiên bị nhiễm Covid-19, một căn bệnh đã lây lan đến hơn 70.000 người Phi.
Kể từ khi đảm nhận trách nhiệm, Đức cha đã đi thăm nhiều cộng đoàn nghèo ở Manila như vùng bị hỏa hoạn gần đây ở Tondo.
Ngài cũng đi Pandacan một ngày sau cuộc hỏa hoạn lớn tàn phá Nhà thờ Giáo xứ Niño vào ngày 10 tháng 7.
Đức cha Pabillo cho hay những người mà ngài tiếp xúc gần đây đã được thông báo để đi thử nghiệm cho an toàn.
Đức cha cho hay ngài sẽ vượt thắng được nguy cơ này, nên xin tất cả đừng quá lo lắng, xin hãy cầu nguyện cho ngài vì ngài luôn cần tới.
Ngài nói dù ngài bị cách ly, nhưng cảm ơn Chúa, các cuộc họp trực tuyến theo lịch trình Giáo phận đã ấn định sẽ được tiếp tục và cuộc sống vẫn phải tiếp diễn."
Đức cha đã đi thăm nhiều cộng đoàn nghèo ở Manila như vùng bị hỏa hoạn gần đây ở Tondo
Theo Thông tấn xã Zenit ngày 15/7/2020 cho hay 23/7/2020 Tổng Giáo phận Manila đã gửi một văn thư cho các linh mục và giáo dân trong TGP cho hay Đức Cha Paillo, Giám quản Tông tòa cho Giáo phận, sau khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Hồng Y Tagle vào chức vụ Chủ tịch Thánh bộ Rao giảng Tin mừng cho Muôn dân. Đức cha Pabilo cho hay ngài đi thử nghiệm Covid-19, sau các chuyến thăm viếng các giáo xứ, tuy không có triệu chứng bệnh, nhưng vì kết quả là dương tính nên ngài phải cách ly.
Tình trạng của ngài đang được theo dõi và ngài ăn uống bình thường cũng như tập thể dục hàng ngày.
Ngài là giám mục người Phi đầu tiên bị nhiễm Covid-19, một căn bệnh đã lây lan đến hơn 70.000 người Phi.
Kể từ khi đảm nhận trách nhiệm, Đức cha đã đi thăm nhiều cộng đoàn nghèo ở Manila như vùng bị hỏa hoạn gần đây ở Tondo.
Ngài cũng đi Pandacan một ngày sau cuộc hỏa hoạn lớn tàn phá Nhà thờ Giáo xứ Niño vào ngày 10 tháng 7.
Đức cha Pabillo cho hay những người mà ngài tiếp xúc gần đây đã được thông báo để đi thử nghiệm cho an toàn.
Đức cha cho hay ngài sẽ vượt thắng được nguy cơ này, nên xin tất cả đừng quá lo lắng, xin hãy cầu nguyện cho ngài vì ngài luôn cần tới.
Ngài nói dù ngài bị cách ly, nhưng cảm ơn Chúa, các cuộc họp trực tuyến theo lịch trình Giáo phận đã ấn định sẽ được tiếp tục và cuộc sống vẫn phải tiếp diễn."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoan nghênh việc ngừng bắn tại Ukraine
Thanh Quảng sdb
06:23 26/07/2020
Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoan nghênh việc ngừng bắn tại Ukraine
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ sự hài lòng về lệnh ngừng bắn mới được ký kết, mở đường cho hòa bình ở miền đông Ukraine và kêu gọi giải giới cùng gỡ bỏ các bom mìn được gài trên khắp đất nước.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi triều yết đọc kinh Truyền tin Chúa nhật hôm nay đã thông báo một thỏa thuận ngưng bắn được ký kết bởi các nhóm liên hệ để giải quyết cuộc xung đột đang diễn ra ở miền đông Ukraine.
ĐTC nói lệnh ngừng bắn liên quan đến khu vực Donbass, đã được đại diện của các thành viên của các nhóm liên hệ ký kết tại thủ đô Minsk.
Thỏa thuận ngưng bắn này nhằm mang lại một sự hài hòa và phê chuẩn các biện pháp kiểm soát các xung đột đang diễn ra giữa Cộng hòa Dân tộc Donetsk và Lực lượng Vũ trang Ukraine. Lệnh ngưng bắng đã được ký kết tại thủ đô Minsk của nước Bêlarut vào thứ Tư (22/7/2020) và bắt đầu có hiệu lực vào sáng thứ Hai 27/7/2020.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cám ơn các bên, đã đáp lại thiện chí hòa bình cho vùng đất đầy đau khổ này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Tôi cầu nguyện cho những điều đã được thỏa thuận sẽ được thực thi, bao gồm việc giải trừ vũ khí, các quy trình tháo gỡ bom mìn... Đây là khởi điểm để xây dựng lại niềm tin và nền tảng cho sự hòa giải cần thiết mà người dân đã mong đợi từ lâu.
Kể từ mùa thu năm 2014, các nhóm có liên hệ ở miền đông Ukraine đã công bố hơn 20 vụ ngừng bắn ở Donbass. Các thành viên của các phe nhóm này đã tuyên bố ngừng bắn vô thời hạn tại Donbass bắt đầu từ tháng 7 năm 2019, tuy nhiên các vi phạm ngừng bắn vẫn tiếp diễn.
Bạo lực ở miền đông Ukraine giữa các lực lượng ly khai do nước Nga hậu thuẫn và quân đội Ukraine đã gây tử vong cho hơn 10.000 người, làm tổn thương cho 24.000 người và làm cho 1, 5 triệu người phải di tản sống cảnh màn trời chiếu đất, kể từ tháng 4/2014 đến nay...
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ sự hài lòng về lệnh ngừng bắn mới được ký kết, mở đường cho hòa bình ở miền đông Ukraine và kêu gọi giải giới cùng gỡ bỏ các bom mìn được gài trên khắp đất nước.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi triều yết đọc kinh Truyền tin Chúa nhật hôm nay đã thông báo một thỏa thuận ngưng bắn được ký kết bởi các nhóm liên hệ để giải quyết cuộc xung đột đang diễn ra ở miền đông Ukraine.
ĐTC nói lệnh ngừng bắn liên quan đến khu vực Donbass, đã được đại diện của các thành viên của các nhóm liên hệ ký kết tại thủ đô Minsk.
Thỏa thuận ngưng bắn này nhằm mang lại một sự hài hòa và phê chuẩn các biện pháp kiểm soát các xung đột đang diễn ra giữa Cộng hòa Dân tộc Donetsk và Lực lượng Vũ trang Ukraine. Lệnh ngưng bắng đã được ký kết tại thủ đô Minsk của nước Bêlarut vào thứ Tư (22/7/2020) và bắt đầu có hiệu lực vào sáng thứ Hai 27/7/2020.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cám ơn các bên, đã đáp lại thiện chí hòa bình cho vùng đất đầy đau khổ này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Tôi cầu nguyện cho những điều đã được thỏa thuận sẽ được thực thi, bao gồm việc giải trừ vũ khí, các quy trình tháo gỡ bom mìn... Đây là khởi điểm để xây dựng lại niềm tin và nền tảng cho sự hòa giải cần thiết mà người dân đã mong đợi từ lâu.
Kể từ mùa thu năm 2014, các nhóm có liên hệ ở miền đông Ukraine đã công bố hơn 20 vụ ngừng bắn ở Donbass. Các thành viên của các phe nhóm này đã tuyên bố ngừng bắn vô thời hạn tại Donbass bắt đầu từ tháng 7 năm 2019, tuy nhiên các vi phạm ngừng bắn vẫn tiếp diễn.
Bạo lực ở miền đông Ukraine giữa các lực lượng ly khai do nước Nga hậu thuẫn và quân đội Ukraine đã gây tử vong cho hơn 10.000 người, làm tổn thương cho 24.000 người và làm cho 1, 5 triệu người phải di tản sống cảnh màn trời chiếu đất, kể từ tháng 4/2014 đến nay...
Thủ phạm phóng hỏa nhà thờ chính tòa Nantes đã bị câu lưu
Lê Đình Thông
08:21 26/07/2020
Người thanh niên gốc Phi châu có nhiệm vụ đóng cửa ngôi thánh đường trước ngày xảy ra hỏa hoạn. Người Rwanda này nhập cư nước Pháp cách nay vài năm, không có giấy tờ và đã có lệnh trục xuất. Theo linh mục Hubert Champenois, viện chủ ngôi thánh đường, thủ phạm có nhiệm vụ mỗi ngày mở và đóng cửa nhà thờ. Ngày 18/07, nghi phạm đã bị cảnh sát điều tra và đã được trả tự do.
Trong khuôn khổ cuộc điều tra, hơn 30 người đã bị thẩm vấn. Khoảng 20 cảnh sát tư pháp đã được điều động để tìm ra thủ phạm. Phòng xét nghiệm tổng nha cảnh sát Paris đã đưa ra kết luận hỏa hoạn có nguyên nhân hình sự.
Sáng 25/07, nghi phạm đã trình diện tại biện lý cuộc Nantes, sau khi thú nhận đã bị tống giam. Cuộc điều tra kết luận có ba nơi khác nhau xuất phát hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô : dàn đại phong cầm ở tầng 1, sau đó là hai địa điểm khác để nghi phạm có đủ thời gian di chuyển.
7 giờ 45 ngày 18/07, những người qua lại thấy lửa cháy liền báo động. Đám cháy đã tiêu hủy hoàn toàn dàn đại phong cầm và bức danh họa của Hippolyte Flandrin có từ thế kỷ XIX.
Lê Đình Thông
Đức Hồng Y Scola nói với những người chỉ trích Đức Phanxicô: Đức Giáo Hoàng là Đức Giáo Hoàng
Vũ Văn An
17:39 26/07/2020
Theo Gerard O’Connell của Tạp chí America, Đức Hồng Y Angelo Scola, người về nhì trong Mật nghị bầu giáo hoàng mới đây, trong vòng vài tuần lễ nay, đã hai lần lên tiếng mạnh mẽ chống lại những người, đặc biệt trong Giáo Hội, thường xuyên và ngày càng tấn công Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y nói, “một trong những dấu hiệu mâu thuẫn mạnh mẽ và nói lên một sự suy yếu nào đó của Dân Chúa, nhất là tầng lớp trí thức. Đó là một thái độ sai lầm sâu xa vì quên rằng ‘giáo hoàng là giáo hoàng’”.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên Trang web của Tổng giáo phận Milan nhân dịp kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của ngài vào ngày 18 tháng 7, Đức Hồng Y nói: “Không phải bởi mối đồng cảm về tính khí, văn hóa, mẫn cảm, hay tình bạn, hoặc vì người ta chia sẻ hoặc không chia sẻ các tuyên bố của ngài mà người ta nhìn nhận ý nghĩa của ngôi vị giáo hoàng trong Giáo Hội”.
Vốn là một nhà thần học và cựu viện trưởng của Giáo hoàng Đại học Lateran, Đức Hồng Y tuyên bố, “chắc chắn nhờ việc thi hành đồng nghị thừa tác vụ Phêrô, [Đức Giáo Hoàng] là người bảo đảm tối hậu, triệt để và chính thức sự hiệp nhất của Giáo Hội”.
Rồi, nhân đề cập đến vô vàn cách thức tấn công đã được phát động chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong những năm này, vị cựu Hồng Y-thượng phụ Venice và hiện là tổng giám mục Milan tuyên bố, “tôi coi các hình thức tuyên bố, thư từ, trước tác, các cao ngạo đòi phán xét các hành động của ngài, nhất là khi họ đưa ra các so sánh gây khó chịu với các triều giáo hoàng trước đây, như một hiện tượng nhất thiết tiêu cực cần được xóa bỏ càng sớm càng tốt”.
Cả trong cuộc phỏng vấn lẫn trong phần giới thiệu mới cho ấn bản thứ hai của cuốn tự truyện của ngài, Ho scommesso sulla libertà (“Tôi Đánh cuộc cho Tự do”), viết với nhà báo người Ý Luigi Geninazzi và phát hành vào ngày 13 tháng 6, Đức Hồng Y người Ý nhấn mạnh rằng người ta cần “tìm cách học hỏi về Đức Giáo Hoàng” (imparare il papa), một kiểu nói ngài cho rằng ngài đã tiếp nhận từ Thánh Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y Scola nói “Nó có nghĩa: phải có lòng khiêm nhường và kiên nhẫn để đồng cảm với lịch sử bản thân của ngài, với cách ngài phát biểu đức tin của ngài, cách ngài ngỏ lời với chúng ta và đưa ra các quyết định lãnh đạo và cai quản”. Ngài nói thêm: điều này “càng cần thiết hơn đối với vị giáo hoàng người Mỹ Latinh, là người có não trạng và cách tiếp cận khác với người Châu Âu chúng ta”. Đức Hồng Y nhắc nhớ rằng, “một điều tương tự cũng đã xảy ra với Thánh Gioan Phaolô II”.
Đức Hồng Y Scola tuyên bố, “tôi thực sự coi là đáng ngưỡng mộ và gây xúc động khả năng phi thường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc làm ngài trở thành người gần gũi với mọi người, và nhất là với những người bị loại bỏ, những nạn nhân của 'nền văn hóa vứt bỏ' như ngài thường nhắc nhở [chúng ta ] trong sự nhạy bén của ngài muốn truyền đạt Tin Mừng cho thế giới”.
Hơn nữa, theo Đức Hồng Y, “một số cử chỉ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khiến tôi rất ngạc nhiên và chắc chắn rất có ý nghĩa đối với mọi người, kể cả những người không tin. Với tính khí của tôi, tôi sẽ không thể làm được; nhưng mỗi người có nhân cách riêng của mình”.
Trong phần giới thiệu cuốn tự truyện của ngài, Đức Hồng Y 78 tuổi, người có mối quan hệ rất mật thiết với Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, đã viết, “Đức Giáo Hoàng Phanxicô tìm cách lay động các cõi lòng bằng cách đặt thành nghi vấn các thói quen và phong tục lâu đời trong Giáo Hội, mỗi lần mỗi tạo ra hàng rào ngăn cách, có thể nói như vậy”.
Đức Hồng Y cho rằng “Điều này có thể gây ra một số ngỡ ngàng và bực bội, nhưng những cuộc tấn công ngày càng nặng nề và xấc xược hơn chống chính bản thân ngài, đặc biệt là những người xuất thân từ trong Giáo Hội, quả là sai lầm”.
Đức Hồng Y Scola nói thêm, “Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được người ta dạy cho biết rằng 'giáo hoàng là giáo hoàng', người mà tín hữu Công Giáo có nghĩa vụ phải âu yếm, tôn kính và vâng lời, vì ngài là dấu hiệu hữu hình và là người bảo đảm sự hiệp nhất của Giáo Hội theo gương Chúa Kitô”. Hơn nữa, ngài nói, “sự hiệp thông với người kế vị của Thánh Phêrô không phải là vấn đề đồng cảm văn hóa, hay thiện cảm nhân bản, hay một cảm quan tình cảm; đúng hơn, nó liên quan đến chính bản chất của Giáo Hội”.
Kết luận về sự phê phán mạnh mẽ của ngài đối với các cuộc tấn công chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y bày tỏ mối quan tâm của ngài đối với “các tranh cãi và chia rẽ ngày càng trở nên cay đắng, và cũng gây thiệt hại cho sự thật và tình bác ái”. Nhưng, ngài khẳng định, “tôi không thấy nguy cơ ly giáo; thay vào đó, tôi lo sợ có sự đi thụt lùi” trở lại với “cuộc tranh luận sau công đồng giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến” về di sản của Vatican II.
Ngài thấy sự trở lui đó trong “việc tái xuất hiện các giọng nói đầy kích động” trong “việc tương phản vô ích” giữa “những người bảo vệ Truyền thống bị hiểu một cách cứng ngắc” và “những người muốn đề xuất điều được dự kiến như muốn thích nghi thực hành và tín lý theo các đòi hỏi của thế giới”. Nhưng giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Scola tin rằng cách để vượt qua các căng thẳng này là tín thác nơi Chúa Thánh Thần, “Đấng không để Người bị chế ngự bởi luận lý học của các phe đối lập”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tụy Hiền Tpg. Hà Nội tưng bừng trong ngày Hội thi Giáo lý 2020
Giáo xứ Tụy Hiền
08:37 26/07/2020
Sáng ngày 25/7/2020 nhằm đúng ngày cả Giáo hội hướng về Thánh Giacôbê, vị tử đạo duy nhất được ghi lại trong Tân Ước. Cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ đã tổ chức kỳ thi Giáo lý cấp giáo xứ tại Giáo xứ Tụy Hiền.
Đúng 6h30, các thí sinh có mặt đông đủ và cùng khởi động bằng một số trò chơi, khẩu hiệu tạo bầu khí vui tươi, thân thiện và gắn kết mọi người với nhau, đồng thời giúp các thí sinh có một tâm lý tốt trước khi bắt đầu Hội thi.
Xem Hình
Trước khi trao đề thi cho các trưởng ban giám khảo, Cha xứ Antôn đã nhắn nhủ với các thí sinh: “Đây là thời điểm thích hợp để hun đúc lại tinh thần mến Chúa yêu người qua việc học hỏi Giáo lý. Ước mong sao, sau Hội thi này chúng ta sẽ hiểu và yêu Chúa nhiều hơn”.
Hội thi tại Giáo xứ Tụy Hiền chia ra làm 2 phòng thi, bao gồm 4 khối thi. Khối thiếu nhi và Giới trẻ thi tại nhà thờ, khối Trưởng thành và Gia đình thi tại tầng 2 nhà xứ. Hội thi diễn ra trong bầu khí vui tươi, phấn khởi cộng thêm chút gay cấn của khối Thiếu nhi và Giới trẻ càng làm cho kỳ thi thêm sôi động và ý nghĩa.
Cuộc thi kết thúc, Ban giám khảo đã tìm ra các đội đạt giải trong kỳ thi năm nay. Các đội giải nhất sẽ đại diện đi thi Giáo lý cấp Giáo hạt, được tổ chức tại Giáo xứ Đại Ơn.
Sau Hội thi, Cha xứ Antôn đã dâng Thánh lễ tạ ơn. Tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã ban cho Giáo xứ, và cho từng người. Chính Người đã gắn kết để mọi người trong giáo xứ, và thành viên trong các hội đoàn được hợp nhất nên một, nhờ đó mới có ngày thi giáo lý hôm nay. Ngài nhắn nhủ mọi người: Đây là năm đầu tiên, là bước đệm cho các năm tiếp theo, mọi người hãy cố gắng theo đúng tinh thần của thánh Phaolô: “Nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa” (Rm12, 11). Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha xứ Antôn đã trao phần thưởng cho các đội.
Đúng 6h30, các thí sinh có mặt đông đủ và cùng khởi động bằng một số trò chơi, khẩu hiệu tạo bầu khí vui tươi, thân thiện và gắn kết mọi người với nhau, đồng thời giúp các thí sinh có một tâm lý tốt trước khi bắt đầu Hội thi.
Xem Hình
Trước khi trao đề thi cho các trưởng ban giám khảo, Cha xứ Antôn đã nhắn nhủ với các thí sinh: “Đây là thời điểm thích hợp để hun đúc lại tinh thần mến Chúa yêu người qua việc học hỏi Giáo lý. Ước mong sao, sau Hội thi này chúng ta sẽ hiểu và yêu Chúa nhiều hơn”.
Hội thi tại Giáo xứ Tụy Hiền chia ra làm 2 phòng thi, bao gồm 4 khối thi. Khối thiếu nhi và Giới trẻ thi tại nhà thờ, khối Trưởng thành và Gia đình thi tại tầng 2 nhà xứ. Hội thi diễn ra trong bầu khí vui tươi, phấn khởi cộng thêm chút gay cấn của khối Thiếu nhi và Giới trẻ càng làm cho kỳ thi thêm sôi động và ý nghĩa.
Cuộc thi kết thúc, Ban giám khảo đã tìm ra các đội đạt giải trong kỳ thi năm nay. Các đội giải nhất sẽ đại diện đi thi Giáo lý cấp Giáo hạt, được tổ chức tại Giáo xứ Đại Ơn.
Sau Hội thi, Cha xứ Antôn đã dâng Thánh lễ tạ ơn. Tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã ban cho Giáo xứ, và cho từng người. Chính Người đã gắn kết để mọi người trong giáo xứ, và thành viên trong các hội đoàn được hợp nhất nên một, nhờ đó mới có ngày thi giáo lý hôm nay. Ngài nhắn nhủ mọi người: Đây là năm đầu tiên, là bước đệm cho các năm tiếp theo, mọi người hãy cố gắng theo đúng tinh thần của thánh Phaolô: “Nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa” (Rm12, 11). Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha xứ Antôn đã trao phần thưởng cho các đội.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chuẩn bị một bài giảng đáng nhớ và hiệu quả
Douglas Sousa
04:06 26/07/2020
Giúp soạn bài giảng – tư liệu giúp soạn một bài giảng tốt.
Như một phần sứ vụ của tôi là cung cấp tư liệu cho việc truyền đạt Lời Chúa, tôi sẽ mô tả những nét chính của một chuỗi các đề mục để làm sao chúng ta có thể soạn được một bài giảng tốt. Trong tiến trình các bước, chúng tôi hy vọng không chỉ cung cấp cho đọc giả những bước cần thiết để xây dựng một bài giảng hiệu quả nhưng còn cho thấy ý nghĩa thần học của một bài giảng cũng như vai trò của bài giảng trong phụng vụ. Hướng đến mục tiêu đó, tôi sẽ bắt đầu nói đến mục đích của bài giảng là gì, vai trò của bài giảng trong phụng vụ và chỗ đứng của bài giảng trong việc hình thành Dân Chúa.
MỤC ĐÍCH CỦA BÀI GIẢNG
PHẦN GIỚI THIỆU
Sau lễ Ngũ Tuần, khi các cộng đoàn Kitô hữu Palestine bắt đầu xuất hiện thì ở đó chưa có một cuốn Tân Ước nào. Tất cả những gì làm nên Thánh Kinh của các Kitô hữu đều được bắt đầu trước tiên với Lời rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Các tông đồ đã làm một lúc hai việc. Họ kể lại câu chuyện cuộc đời Chúa Giêsu, sự chết và sự phục sinh của Ngài; sau đó, được Cựu Ước soi sáng, các ngài chứng thực Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, đỉnh cao của mọi lời hứa Thiên Chúa dành cho con cái Abraham và cho mọi dân mọi nước. Chính việc rao giảng của các tông đồ trong quyền năng của Chúa Thánh Thần mà Giáo Hội được quy tụ và thiết lập. Giáo Hội, tự cốt lõi là sự tập hợp tất cả những ai tin vào Tin Mừng của Chúa Giêsu cũng là Tin Mừng các tông đồ rao giảng. Do đó, trong suốt lịch sử của mình, việc rao giảng là trọng tâm bản sắc, sứ vụ và đời sống của Giáo Hội.
Thông thường, việc giảng thuyết xảy ra ở các diễn đàn công cọng như các khu chợ hoặc các đường phố; tuy nhiên, một khi Giáo Hội đã bén rễ và lan rộng, việc rao giảng ngày càng phải diễn ra trong bối cảnh cử hành Thánh Thể. Vị trí của bài giảng trong Thánh Lễ mang đến cho nó một mục đích và một ý nghĩa khác biệt đáng kể so với bất cứ một loại hình diễn văn hay diễn thuyết nào.
Bài giảng là một hành vi thờ phượng hơn là một bài giáo lý hay một bài cỗ võ đạo đức. Điều này luôn luôn cần được ghi nhớ trong khi chuẩn bị bài giảng hoặc lắng nghe bài giảng. Và với suy nghĩ này, chúng ta bắt đầu bàn đến mục đích của bài giảng.
Vậy những ai mang lấy trách nhiệm cao cả của việc bước lên bục giảng để giảng Lời Chúa sẽ hy vọng đạt được điều gì? Theo tôi, mục đích của bài giảng và nhiệm vụ của người giảng có thể được tóm tắt với ba chữ “I” viết tắt. 1. Illustrate, hãy minh họa; 2. Instruct, hãy hướng dẫn; và 3. Invite, hãy mời gọi.
1. HÃY MINH HOẠ
Thông thường, theo sự khôn ngoan, mỗi bài giảng nên bắt đầu bằng một câu chuyện để thu hút sự chú ý của cộng đoàn và giới thiệu chủ đề. Chính Chúa Giêsu đã hiểu sức mạnh của việc kể chuyện, Ngài đã sử dụng các dụ ngôn để giảng về Nước Trời. Tương tự như thế, câu chuyện về cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu cũng là trọng tâm rao giảng của các tông đồ. Những câu chuyện là một công cụ hữu hiệu trong việc giảng dạy bởi chúng lôi kéo trí tưởng tượng của cộng đoàn vào việc tìm kiếm đức tin và sự hiểu biết. Các câu chuyện sẽ rọi sáng một trong những mục đích trọng tâm của bài giảng và làm sáng tỏ bằng cách nào Lời Chúa được rao truyền bởi các tiên tri, bởi Chúa Giêsu và bởi các tông đồ vẫn đang có ý nghĩa cho thời đại chúng ta. Niềm vui cũng như thách đố của cuộc sống hiện đại là những tiếng vang của những cuộc chiến và ủi an được tìm thấy trong Thánh Kinh. Nhiệm vụ của người giảng chính là sử dụng Thánh Kinh để làm sáng tỏ bất cứ vấn đề nào có thể gặp phải nơi những người đang dự lễ, hoặc ở cấp độ cá nhân (những căng thẳng, thất nghiệp, cuộc sống gia đình, .v.v.) hoặc ở cấp độ liên cá nhân (vấn đề vô gia cư, kinh tế, phá thai, .v.v.).
Với niềm tin rằng, Thánh Kinh là kim chỉ nam chắc chắn cho cuộc sống thế kỷ hai mươi mốt, người giảng tìm cách giúp cộng đoàn thấy rõ bằng cách nào Lời Chúa vốn đã được công bố hàng ngàn năm vẫn có thể áp dụng cho những lựa chọn của chúng ta hôm nay. Những câu chuyện, dù được lấy từ hạnh các thánh hay một tờ báo nào đó vẫn là một phương tiện hữu ích để thực hiện mục đích này. Tuy nhiên, chúng không nhất thiết là cách duy nhất. Cũng có thể đặt cho cộng đoàn những thách đố khi mời họ nghĩ đến cách thức áp dụng Tin Mừng vào trong cuộc sống thường ngày của mình bằng việc đưa ra một chuỗi các câu hỏi (chẳng hạn yêu thương là gì? Chúng ta làm gì khi yêu thương? ) hoặc đơn giản là nêu rõ Tin Mừng phải áp dụng đúng đắn thế nào trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống (trả thuế, nuôi con). Điều quan trọng là bài giảng không luôn luôn phải làm sáng tỏ một điểm nào đó nhưng quan trọng là, bất cứ phương tiện nào mà người giảng đã chọn lựa đều phải có khả năng lưu lại nơi mỗi thành viên của cộng đoàn một thách đố mà họ sẽ mang về nhà, trường học, nơi làm việc những lời mà họ đã nghe công bố trong phần phụng vụ này. Do đó, một trong những mục đích hàng đầu của bài giảng là rọi chiếu thế nào để lời mời gọi hãy sám hối và tin vào Tin Mừng của Chúa Kitô được sống trong thế giới của ngày hôm nay.
2. HÃY HƯỚNG DẪN
Cách chung, trước Công Đồng Vaticano II, vị giảng lễ dùng toà giảng để hướng dẫn cộng đoàn về các vấn đề đức tin và luân lý. Lắm lúc, vị giảng lễ đưa ra một chuỗi các suy niệm vào một số Chúa Nhật về các ơn của Chúa Thánh Thần hoặc tám mối phước thật mà không cần biết chúng có liên quan đến các bài đọc Chúa Nhật hôm đó hay không; và nếu quả như thế thì bài giảng đã thật sự xa rời phụng vụ.
Như vậy, thay vì là một phần không thể thiếu của buổi cử hành phụng vụ bắt nguồn từ các chủ đề của Thánh Kinh vừa được công bố, thì bài giảng xem ra đã là một cái gì được ghép vào cách thô thiển lên phần còn lại của phụng vụ. Bài giảng giờ đây tạo nên một sự nghi ngờ rằng, xem ra vị giảng lễ đã phải tìm một cái gì đó bên ngoài các bài đọc để nói, và như thế, những bài đọc của ngày hôm ấy không có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của cộng đoàn hôm nay.
Suốt 55 năm qua, vai trò của bài giảng đã được dịch chuyển, nó đã được coi là một phần không thể thiếu của Phụng Vụ Lời Chúa; bài giảng đưa ra các chủ đề vốn được rút ra từ các bản văn Thánh Kinh và phụng vụ của ngày lễ. Nói như thế không có nghĩa là giờ đây nhiệm vụ hướng dẫn cộng đoàn không còn là chủ tâm của người giảng lễ, không phải vậy. Nhưng với ảnh hưởng ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông thế tục và sự suy giảm chất lượng của nền giáo dục cộng đồng, nên việc hướng dẫn những chân lý đức tin và giải thích rõ ràng các giáo huấn luân lý của Giáo Hội cũng quan trọng như nó đã từng quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta phải lấy gợi ý từ các bài đọc trong ngày. Sách các bài đọc là sách Giáo Hội dẫn các suy tư của chúng ta xuyên suốt các mùa phụng vụ; nó bảo đảm các chân lý nòng cốt của đức tin như Nhập Thể, Khổ Nạn, Phục Sinh, Hiện Xuống.v.v. vốn được chiêm ngắm và cử hành liên lỉ.
Và như thế, Thánh Kinh phải là nguồn tư liệu hướng dẫn của người giảng lễ. Vị giảng lễ không bao giờ được phép quên rằng, bài giảng có thể là cơ hội duy nhất để nhiều tín hữu được nghe giáo huấn của Giáo Hội vốn được trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ. Vì thế, một trong những mục đích trung tâm của bài giảng là dẫn dắt tín hữu đến với những chân lý đức tin Công Giáo của chúng ta.
3. HÃY MỜI GỌI
Lời Chúa không chỉ mang ý nghĩa để lắng nghe mà còn để hành động. Khi Lời Chúa được rao giảng một cách hiệu quả, nó gợi lên một sự đáp trả từ phía người nghe cho dù đó là một ao ước điều chỉnh cuộc sống hay để thực hiện một cam kết sâu sắc hơn của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của mình. Vì thế, một trong những mục đích chính của bài giảng là mời gọi cộng đoàn hoán cải. Mời gọi này lặp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu khi Ngài bắt đầu sứ vụ công khai khắp miền Galilê kêu gọi mọi người “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Lời mời gọi này tiếp tục là nhiệm vụ của toàn thể Giáo Hội hôm nay, kêu mời mọi người nhớ đến tình yêu của Chúa Kitô và thiết lập lại các giá trị và ưu tiên của họ sao cho phù hợp với tình yêu Ngài.
Tự nhiên, ai trong chúng ta cũng muốn có một cuộc sống tốt hơn với những quyết định và cam kết; điều tương tự cũng đúng với những chiều kích thiêng liêng. Khi Lời Chúa khuấy động tâm hồn, nó dẫn chúng ta đến việc thay đổi đời sống mà chúng ta cử hành trong các bí tích; Lời Chúa hướng chúng ta về phía các bí tích. Và như vậy, mục đích của bài giảng không chỉ là mời người nghe hoán cải nhưng còn mời họ thực hành sự hoán cải đó qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Thật vậy, bài giảng, thực sự đóng vai trò một chiếc cầu liên kết Phụng Vụ Lời Chúa với Phụng Vụ Thánh Thể. Cũng như mỗi bài giảng nên bắt đầu với một câu chuyện hoặc một minh họa, thì mỗi bài giảng cũng nên kết thúc bằng cách hướng về Bí Tích Thánh Thể mà cộng đoàn đang chuẩn bị cử hành và lãnh nhận. Qua bài giảng, Chúa Kitô gửi một lời mời đến tất cả những ai sẽ chấp nhận lời kêu gọi hoán cải của Ngài đến dự tiệc Mình và Máu Ngài. Và như thế, mục đích trọng tâm của bài giảng là mời gọi cộng đoàn hoán cải tâm hồn và cử hành điều cam kết mới mẻ đó bằng việc mời họ đến bàn tiệc Mình Máu Chúa Kitô.
KẾT LUẬN
Tóm lại, những mục đích chính của bài giảng là làm sáng tỏ bằng cách nào Lời Chúa được sống trong ngày sống riêng của mỗi người, để hướng dẫn tín hữu đến những chân lý đức tin của giáo lý Kitô giáo và để mời gọi cộng đoàn hoán cải, giao hòa và đến với các bí tích. Đó là những đặc điểm nổi bật của một bài giảng đáng nhớ và hiệu quả. Đó cũng là điều chúng ta phải luôn ghi nhớ khi soạn bài giảng cũng như khi giảng.
Việc tập trung vào những điểm đó sẽ bảo đảm rằng, việc giảng dạy của chúng ta sẽ luôn luôn quy về Chúa Kitô và Lời của Ngài; bằng cách ấy, chúng ta sẽ tiếp tục công việc của các tông đồ, những người xây dựng Hội Thánh trên Lời của Thiên Chúa và cộng tác vào sự phát triển Hội Thánh nhanh chóng bằng việc trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu, Thầy mình.
Nguồn: https://romancatholichomilies.com/how-to-write-a-great-homily/
Giới thiệu tác giả : DOUGLAS SOUSA, Editor
Douglas Sousa, Cử nhân Triết & Anh Đại Học Saint John, Brighton, MA;
Cử nhân thần học Đại Học Giáo Hoàng Gregorio, Rome;
Thần học luân lý Giáo Hoàng Học Viện Anphongso, Rome.
Người dịch: Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bướm
Tấn Đạt
10:55 26/07/2020
BƯỚM
Ảnh của Tấn Đạt
Hôm qua sâu Bướm trên cành
Hôm nay diêm dúa trở thành Bướm xinh
Con Sâu cái Bướm phục sinh
(bt)
Ảnh của Tấn Đạt
Hôm qua sâu Bướm trên cành
Hôm nay diêm dúa trở thành Bướm xinh
Con Sâu cái Bướm phục sinh
(bt)
VietCatholic TV
Ngoại trưởng Mỹ mô tả Tầu Cộng là quỷ Frankenstein, vô ơn và ăn cắp; kêu gọi lập liên minh chống Tầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:21 26/07/2020
Trong một diễn biến cho thấy sự căng thẳng càng lúc càng dâng cao trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Washington và các đồng minh phải sử dụng những phương thế sáng tạo và quyết đoán hơn để ép Đảng Cộng sản Trung Quốc phải thay đổi cách thức hành động, và gọi đó là sứ mệnh của thời đại chúng ta.
Phát biểu tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda, California, là nơi sinh của Tổng thống Richard Nixon, ông Pompeo nói rằng vị tổng thống Hoa Kỳ này, vào những ngày cuối đời mình, đã lo lắng về những gì ông đã làm khi mở cửa thế giới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc vào những năm 1970. Những lời này đã được chứng minh là có tính tiên tri.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói: “Tổng thống Nixon đã từng nói rằng ông sợ mình đã tạo ra một con quỷ ‘Frankenstein’, khi mở thế giới ra cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và giờ đây chúng ta đang thấy điều đó đã trở thành một hiện thực.
Ông Nixon, qua đời vào năm 1994 và là tổng thống từ năm 1969 đến năm 1974, đã mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với Trung Quốc vào năm 1979 thông qua một loạt các liên hệ, bao gồm chuyến thăm Bắc Kinh năm 1972.
Theo các tài liệu lịch sử được công bố cuộc viếng thăm của ông Nixon tại Bắc Kinh đã mở đường cho sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Trong một bài phát biểu quan trọng được đưa ra sau một lệnh bất ngờ của Washington đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, ông Pompeo kêu gọi chấm dứt mối quan hệ mù quáng với Trung Quốc và buộc tội Trung Quốc về các hoạt động thương mại không công bằng, vi phạm nhân quyền và các nỗ lực xâm nhập xã hội Mỹ.
Ông nói rằng “quân đội Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn và hung hăng hơn” và đường lối của chúng ta với Bắc Kinh là phải “thận trọng và xác minh”, theo đúng đường lối của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Sô vào những năm 1980, đó là không mặc nhiên tin tưởng nhưng thận trọng xác minh tất cả mọi sự.
Ngoại trưởng Pompeo nhận xét chua chát rằng:
“Sự thật là các chính sách của chúng ta - và của các quốc gia tự do khác – đã hồi sinh nền kinh tế thất bại của Trung Quốc, nhưng cuối cùng chỉ để thấy rằng Bắc Kinh đã quay sang cắn vào tay cộng đồng quốc tế đang nuôi dưỡng nó.”
“Các quốc gia yêu tự do trên thế giới phải bắt Trung Quốc thay đổi theo những phương thế sáng tạo và quyết đoán hơn, bởi vì những hành động của Bắc Kinh đe dọa người dân và sự thịnh vượng của chúng ta.”
Nhắc nhớ những nhận xét mà ông đã đưa ra sau khi gặp các nhà lãnh đạo Anh tại Luân Đôn trong tuần này, ông Pompeo nói rằng có lẽ đã đến lúc một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng nên hình thành một liên minh mới của các nền dân chủ. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh rằng: “Nếu thế giới tự do không thay đổi, Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta.”
Ông Pompeo cho biết: “bảo đảm các quyền tự do của chúng ta trước nguy cơ Đảng Cộng sản Trung Quốc là sứ mệnh của thời đại chúng ta, và Mỹ hoàn toàn sẵn sàng trong vai trò lãnh đạo sứ mạng này.”
Ngoại trưởng Pompeo tiết lộ rằng một đồng minh của NATO, mà ông không nêu tên, đã không sẵn sàng đứng lên đòi tự do ở Hương Cảng vì họ sợ bị hạn chế truy cập vào thị trường Trung Quốc.
Bài phát biểu của ông Pompeo diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đã giảm đến mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Các mối quan hệ đã xấu đi trong thời gian qua vì các vấn đề liên quan đến đại dịch coronavirus phát sinh từ Trung Quốc, các hoạt động thương mại và kinh doanh của Bắc Kinh, các yêu sách lãnh thổ của Tầu cộng ở Biển Đông và việc trấn áp Hương Cảng.
Trong một sự leo thang đáng kinh ngạc, hôm thứ Ba Washington đã cho Trung Quốc 72 giờ để đóng cửa lãnh sự quán tại Houston, Texas.
Ông Pompeo cho biết, lãnh sự quán này đã là một trung tâm trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp.
Đáp lại, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Ngoài đại sứ quán tại Bắc Kinh, Hoa Kỳ còn có năm lãnh sự quán ở Trung Quốc đại lục. Đó là các lãnh sự quán ở Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Vũ Hán và Thẩm Dương.
Source:Reuters
Ngày than khóc đại đền thờ Hagia Sofia – Chỉ có con nít 3 tuổi mới tin nổi Erdogan và ISIS
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:35 26/07/2020
1. Ngày than khóc Hagia Sofia
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi lễ Hồi Giáo đầu tiên được cử hành tại Hagia Sofia vào hôm 24 tháng 7 sau khi đền thờ này, vốn là đền thờ Công Giáo Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, bị biến thành một đền thờ Hồi Giáo.
Trong khi buổi lễ này diễn ra, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp cùng tham gia vào ngày than khóc Hagia Sofia.
Cha Rytel-Andrianik, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết các Giám Mục nước này cũng hiệp cùng với Giáo Hội Chính Thống tham gia trong các hình thức tưởng nhớ ngôi đền thờ đã từng là đền thờ Kitô Giáo lớn nhất thế giới trong 9 thế kỷ bằng các hình thức cầu nguyện cho hòa bình thế giới, công lý và sự chung sống hòa bình với người Hồi Giáo.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ cùng với các Giáo hội Chính thống tại Mỹ, cũng tham gia “Ngày thương khóc Hagia Sophia”.
Trong sứ điệp ngắn, được công bố hôm 21 tháng 7, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết sẽ hiệp với Tổng giáo phận Chính thống Hy Lạp tại Mỹ, vào ngày 24 tháng 7 năm 2020 để cầu nguyện cho việc tái lập Hagia Sophia thành nơi cầu nguyện và suy tư cho tất cả mọi người.
Hôm 14 tháng 7 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Cha Joseph C. Bambera Giám Mục giáo phận Scranton, Chủ tịch Ủy ban Các Vấn Đề Liên Tôn Và Đại Kết của USCCB, đã tham gia cùng Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo khác trong việc bày tỏ sự bất mãn trước quyết định của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Các ngài nhận định rằng: Trong lịch sử 1, 500 năm của mình, Hagia Sophia, nghĩa là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, ở Istanbul đã là một đền thờ Công Giáo trước khi bị biến thành một đền thờ Hồi Giáo. Trong 84 năm qua, nhận thức được sự bất công này, Kamal Ataturk, tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ, người được gọi là cha già dân tộc, đã có can đảm biến tòa nhà thành một bảo tàng viện, như một biểu tượng của thiện chí và sự cùng tồn tại hòa bình giữa các cộng đồng Kitô giáo và Hồi giáo. Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quyết định lật ngược chính sách này và biến tòa nhà trở thành một đền thờ Hồi Giáo lần thứ hai.
Toàn văn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez và Đức Cha Bambera như sau:
Hiệp cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và các anh chị em Chính thống giáo của chúng ta, chúng tôi bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về sắc lệnh của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Kể từ khi được xây dựng như một nhà thờ Công Giáo vào năm 537, Hagia Sophia đã trở thành một trong những kho báu nghệ thuật và tâm linh vĩ đại trên thế giới. Trong nhiều năm qua, địa điểm đẹp và được ưu ái này đã là một bảo tàng nơi mọi người thuộc mọi tín ngưỡng có thể đến để trải nghiệm sự hiện diện tuyệt vời của Thiên Chúa. Nó cũng được coi là một dấu chỉ thiện chí và sự chung sống hòa bình giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo và là một biểu hiện cho khao khát của loài người muốn được hiệp nhất và yêu thương.
Thay mặt các giám mục anh em của chúng tôi tại Hoa Kỳ, chúng tôi kêu gọi Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đảo ngược quyết định không cần thiết và đau đớn này và khôi phục Hagia Sophia như một nơi cầu nguyện và suy tư cho tất cả mọi người.
Mặt khác, hôm 20 tháng 7 năm 2020, tổng thống Hy Lạp, bà Katerina Sakellaropoulou đã điện thoại cho Ðức Thánh cha để xin ngài tạo sức ép trên Thổ Nhĩ Kỳ về vụ đền thờ Hagia Sophia. Bà nói: “Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ là điều “làm thương tổn trầm trọng cho những người coi biểu tượng cao cả này của Kitô giáo thuộc về nhân loại và gia sản văn hóa của thế giới”.
Bà tổng thống Hy Lạp nói rằng: “Việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ phải bị cộng đồng quốc tế lên án một cách minh bạch và rõ ràng” và bà xin Ðức Giáo hoàng Phanxicô giúp liên kết sự hỗ trợ của quốc tế để giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ rút lại quyết định và tái lập quy chế của đền thờ Hagia Sophia như một đền đài được bảo vệ”.
Theo thông cáo của Phủ tổng thống Hy Lạp, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận có những động lực chính trị trong quyết định của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, quyết định mà bà tổng thống Sakellaropoulou gọi là “điều đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi những giá trị của một nhà nước đời và các nguyên tắc bao dung và đa nguyên.”
Trong cuộc nói chuyện, Đức Thánh Cha cũng cám ơn những cố gắng của Hy Lạp trong việc đón nhận những người di dân và tị nạn, và ngài hy vọng có những điều kiện, để ngài có thể nhận lời mời của Hy Lạp đến viếng thăm nước này vào năm 2021.
Source:USCCBStatement of U.S. Bishops’ President and Chairman for Ecumenical and Interreligious Affairs on Hagia Sophia
2. Ba trí thức Thổ Nhĩ Kỳ kháng cáo quyết định biến Hagia Sofia thành đền thờ Hồi Giáo
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết ba nhà trí thức Thổ Nhĩ Kỳ là các nhà chuyên môn về thần học và về lịch sử của đất nước họ, đã công bố một kháng cáo trong đó họ nhận định rằng quyết định của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia, một đền thờ của Kitô giáo thành một nơi thờ phượng Hồi giáo là “một sai lầm nghiêm trọng và vô phương cứu chữa”.
Đối với họ, nỗ lực biến một vương cung thánh đường đã được các Kitô hữu xây dựng thành nơi thờ phượng của người Hồi giáo “sẽ xúc phạm những người không theo đạo Hồi và tạo động lực mới cho nỗi khiếp sợ và lòng thù hận chống lại đạo Hồi”.
Trong bản trình bầy lập trường của họ, các ông Nazif Ay, Mehmet Ali z và Yusuf Dülger tự giới thiệu mình là các nhà thần học theo trường phái Kemist của tổng thống Mustafa Kemal Aturürk, là Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923 đến năm 1938.
Trong thế chiến thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã tàn sát khoảng 1.5 triệu người Armenia. Sau khi thất trận, Thổ Nhĩ Kỳ đã không bị trừng trị vì tội ác này vì Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đồng minh tìm cách ve vãn quốc gia này nhằm tạo ra một vùng đệm ngăn chặn Liên Sô tiến vào vùng dầu hỏa của thế giới. Ông Kemal nhận thức được rằng đó chỉ là một tình cờ may mắn, và rằng chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan sẽ là một tai ương khủng khiếp đối với vận mệnh của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì thế, ông đề cao một thứ Hồi Giáo hòa bình hơn. Trong chiều hướng này, năm 1934, ông đã quyết định biến Hagia Sophia, cho tới thời điểm đó vẫn đang được sử dụng như là đền thờ Hồi giáo, thành một bảo tàng viện, .
Các nhà trí thức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng quyết định biến khu phức hợp Hagia Sophia một lần nữa trở thành nơi thờ cúng của người Hồi giáo đã xóa bỏ “thông điệp hòa giải và công lý của đạo Hồi”.
Trong những giờ cầu nguyện của người Hồi giáo, các bức tranh khảm Kitô giáo khắc bên trong vương cung thánh đường sẽ được che lại bằng một bức màn hoạt động bằng điện tử. Các chuyên gia kỹ thuật hiện đang chuẩn bị một tài liệu để chứng minh rằng hệ thống này sẽ không gây ra thiệt hại cho các bức tranh khảm này.
Trong khi đó, các đại diện của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tiếp tục phàn nàn rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã không có can đảm loại bỏ tất cả các biểu tượng Kitô Giáo Byzantine trên các bức tường của đền thờ.
Source:FidesI “teologi kemalisti”: la riconversione in moschea di Hagia Sophia alimenta l’islamofobia
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là buổi lễ Hồi Giáo đầu tiên được cử hành tại Hagia Sofia vào hôm 24 tháng 7 sau khi đền thờ này, vốn là đền thờ Công Giáo Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, bị biến thành một đền thờ Hồi Giáo.
Trong khi buổi lễ này diễn ra, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp cùng tham gia vào ngày than khóc Hagia Sofia.
Cha Rytel-Andrianik, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết các Giám Mục nước này cũng hiệp cùng với Giáo Hội Chính Thống tham gia trong các hình thức tưởng nhớ ngôi đền thờ đã từng là đền thờ Kitô Giáo lớn nhất thế giới trong 9 thế kỷ bằng các hình thức cầu nguyện cho hòa bình thế giới, công lý và sự chung sống hòa bình với người Hồi Giáo.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ cùng với các Giáo hội Chính thống tại Mỹ, cũng tham gia “Ngày thương khóc Hagia Sophia”.
Trong sứ điệp ngắn, được công bố hôm 21 tháng 7, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết sẽ hiệp với Tổng giáo phận Chính thống Hy Lạp tại Mỹ, vào ngày 24 tháng 7 năm 2020 để cầu nguyện cho việc tái lập Hagia Sophia thành nơi cầu nguyện và suy tư cho tất cả mọi người.
Hôm 14 tháng 7 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Cha Joseph C. Bambera Giám Mục giáo phận Scranton, Chủ tịch Ủy ban Các Vấn Đề Liên Tôn Và Đại Kết của USCCB, đã tham gia cùng Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo khác trong việc bày tỏ sự bất mãn trước quyết định của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Các ngài nhận định rằng: Trong lịch sử 1, 500 năm của mình, Hagia Sophia, nghĩa là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, ở Istanbul đã là một đền thờ Công Giáo trước khi bị biến thành một đền thờ Hồi Giáo. Trong 84 năm qua, nhận thức được sự bất công này, Kamal Ataturk, tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ, người được gọi là cha già dân tộc, đã có can đảm biến tòa nhà thành một bảo tàng viện, như một biểu tượng của thiện chí và sự cùng tồn tại hòa bình giữa các cộng đồng Kitô giáo và Hồi giáo. Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quyết định lật ngược chính sách này và biến tòa nhà trở thành một đền thờ Hồi Giáo lần thứ hai.
Toàn văn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez và Đức Cha Bambera như sau:
Hiệp cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và các anh chị em Chính thống giáo của chúng ta, chúng tôi bày tỏ nỗi buồn sâu sắc về sắc lệnh của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Kể từ khi được xây dựng như một nhà thờ Công Giáo vào năm 537, Hagia Sophia đã trở thành một trong những kho báu nghệ thuật và tâm linh vĩ đại trên thế giới. Trong nhiều năm qua, địa điểm đẹp và được ưu ái này đã là một bảo tàng nơi mọi người thuộc mọi tín ngưỡng có thể đến để trải nghiệm sự hiện diện tuyệt vời của Thiên Chúa. Nó cũng được coi là một dấu chỉ thiện chí và sự chung sống hòa bình giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo và là một biểu hiện cho khao khát của loài người muốn được hiệp nhất và yêu thương.
Thay mặt các giám mục anh em của chúng tôi tại Hoa Kỳ, chúng tôi kêu gọi Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đảo ngược quyết định không cần thiết và đau đớn này và khôi phục Hagia Sophia như một nơi cầu nguyện và suy tư cho tất cả mọi người.
Mặt khác, hôm 20 tháng 7 năm 2020, tổng thống Hy Lạp, bà Katerina Sakellaropoulou đã điện thoại cho Ðức Thánh cha để xin ngài tạo sức ép trên Thổ Nhĩ Kỳ về vụ đền thờ Hagia Sophia. Bà nói: “Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ là điều “làm thương tổn trầm trọng cho những người coi biểu tượng cao cả này của Kitô giáo thuộc về nhân loại và gia sản văn hóa của thế giới”.
Bà tổng thống Hy Lạp nói rằng: “Việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ phải bị cộng đồng quốc tế lên án một cách minh bạch và rõ ràng” và bà xin Ðức Giáo hoàng Phanxicô giúp liên kết sự hỗ trợ của quốc tế để giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ rút lại quyết định và tái lập quy chế của đền thờ Hagia Sophia như một đền đài được bảo vệ”.
Theo thông cáo của Phủ tổng thống Hy Lạp, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận có những động lực chính trị trong quyết định của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, quyết định mà bà tổng thống Sakellaropoulou gọi là “điều đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi những giá trị của một nhà nước đời và các nguyên tắc bao dung và đa nguyên.”
Trong cuộc nói chuyện, Đức Thánh Cha cũng cám ơn những cố gắng của Hy Lạp trong việc đón nhận những người di dân và tị nạn, và ngài hy vọng có những điều kiện, để ngài có thể nhận lời mời của Hy Lạp đến viếng thăm nước này vào năm 2021.
Source:USCCB
2. Ba trí thức Thổ Nhĩ Kỳ kháng cáo quyết định biến Hagia Sofia thành đền thờ Hồi Giáo
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết ba nhà trí thức Thổ Nhĩ Kỳ là các nhà chuyên môn về thần học và về lịch sử của đất nước họ, đã công bố một kháng cáo trong đó họ nhận định rằng quyết định của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia, một đền thờ của Kitô giáo thành một nơi thờ phượng Hồi giáo là “một sai lầm nghiêm trọng và vô phương cứu chữa”.
Đối với họ, nỗ lực biến một vương cung thánh đường đã được các Kitô hữu xây dựng thành nơi thờ phượng của người Hồi giáo “sẽ xúc phạm những người không theo đạo Hồi và tạo động lực mới cho nỗi khiếp sợ và lòng thù hận chống lại đạo Hồi”.
Trong bản trình bầy lập trường của họ, các ông Nazif Ay, Mehmet Ali z và Yusuf Dülger tự giới thiệu mình là các nhà thần học theo trường phái Kemist của tổng thống Mustafa Kemal Aturürk, là Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923 đến năm 1938.
Trong thế chiến thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã tàn sát khoảng 1.5 triệu người Armenia. Sau khi thất trận, Thổ Nhĩ Kỳ đã không bị trừng trị vì tội ác này vì Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đồng minh tìm cách ve vãn quốc gia này nhằm tạo ra một vùng đệm ngăn chặn Liên Sô tiến vào vùng dầu hỏa của thế giới. Ông Kemal nhận thức được rằng đó chỉ là một tình cờ may mắn, và rằng chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan sẽ là một tai ương khủng khiếp đối với vận mệnh của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì thế, ông đề cao một thứ Hồi Giáo hòa bình hơn. Trong chiều hướng này, năm 1934, ông đã quyết định biến Hagia Sophia, cho tới thời điểm đó vẫn đang được sử dụng như là đền thờ Hồi giáo, thành một bảo tàng viện, .
Các nhà trí thức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng quyết định biến khu phức hợp Hagia Sophia một lần nữa trở thành nơi thờ cúng của người Hồi giáo đã xóa bỏ “thông điệp hòa giải và công lý của đạo Hồi”.
Trong những giờ cầu nguyện của người Hồi giáo, các bức tranh khảm Kitô giáo khắc bên trong vương cung thánh đường sẽ được che lại bằng một bức màn hoạt động bằng điện tử. Các chuyên gia kỹ thuật hiện đang chuẩn bị một tài liệu để chứng minh rằng hệ thống này sẽ không gây ra thiệt hại cho các bức tranh khảm này.
Trong khi đó, các đại diện của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tiếp tục phàn nàn rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã không có can đảm loại bỏ tất cả các biểu tượng Kitô Giáo Byzantine trên các bức tường của đền thờ.
Source:Fides