Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:35 27/07/2020
40. Chấp nhận đau khổ và đem những tổn thương nhỏ và những âu sầu nhỏ trong ngày dâng lên Thiên Chúa.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:40 27/07/2020
87. VẼ HÌNH QUAN LỚN
Có một quan sứ, mời họa sĩ đến vẽ cho mình một bức tranh.
Họa sĩ rất thật thà, khi vẽ hình ông ta xong thì đưa cho ông ta coi, ông ta vừa nhìn thấy thì nổi trận lôi đình, chửi rủa họa sĩ:
- “Hôm trước ta thấy ngươi vẽ con hổ còn lấy vàng dát mỏng dán lên mắt nó; giống như ta đây làm quan rất lớn, tại sao mày không dán vàng lên hai con mắt của ta? ”
(Nhã Ngược)
Suy tư 87:
Vẽ chân dung là vẽ đúng khuôn mặt thật của mình, nghĩa là cái bản mặt của mình nó làm sao thì họa sĩ sẽ vẽ lại như thế, người ta gọi đó là vẽ chân dung.
Có những người lợi dụng quyền chức của mình để hà hiếp dân lành, đại gian đại ác, nhưng lại bắt người ta phải “vẽ” hình của mình thật hiền lành giống ông tiên bà tiên; có những người sống cuộc đời gian ác trời đánh thánh vật, nhưng cũng muốn người ta “vẽ” cho mình khuôn mặt giống ông bụt thật thà dễ mến khi nắm chức quyền; lại có những người dùng một người gian ác nào đó cùng hội cùng thuyền với mình đặt lên cao, rồi ranh lệnh cho những bồi bút “vẽ” ông ta là tiên là phật, để lợi dụng sự mê muội của người khác... tất cả những hình vẽ trên đều không phải là vẽ chân dung, nhưng là biếm họa, làm cho mọi người đều mĩm cười chê bai, chế giễu và căm tức, vì nó không đúng sự thật.
Cũng có những người mang danh Ki-tô hữu muốn người khác “vẽ” mình thật có tinh thần bác ái, khi mà mình luôn cho vay ăn lời cắt cổ; có những bậc tu hành ăn uống hưởng thụ mặt mày tròn quay béo tốt hơn cả ông hoàng, nhưng luôn muốn giáo dân thiện nam tín nữ “vẽ” hình mình là một người khắc khổ, nghèo khó tội nghiệp...
Đừng nhờ ai “vẽ” lại chân dung của mình cả, vì như thế sẽ sai đi sự thật và mở đường cho sự kiêu ngạo len vào, nhưng hãy tự mình họa lại chân dung của mình cho giống hình ảnh của Đức Chúa Giê-su khiêm tốn, yêu thương và phục vụ.
Đó chính là chân dung đúng nhất của bậc tu hành và của giáo dân vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Có một quan sứ, mời họa sĩ đến vẽ cho mình một bức tranh.
Họa sĩ rất thật thà, khi vẽ hình ông ta xong thì đưa cho ông ta coi, ông ta vừa nhìn thấy thì nổi trận lôi đình, chửi rủa họa sĩ:
- “Hôm trước ta thấy ngươi vẽ con hổ còn lấy vàng dát mỏng dán lên mắt nó; giống như ta đây làm quan rất lớn, tại sao mày không dán vàng lên hai con mắt của ta? ”
(Nhã Ngược)
Suy tư 87:
Vẽ chân dung là vẽ đúng khuôn mặt thật của mình, nghĩa là cái bản mặt của mình nó làm sao thì họa sĩ sẽ vẽ lại như thế, người ta gọi đó là vẽ chân dung.
Có những người lợi dụng quyền chức của mình để hà hiếp dân lành, đại gian đại ác, nhưng lại bắt người ta phải “vẽ” hình của mình thật hiền lành giống ông tiên bà tiên; có những người sống cuộc đời gian ác trời đánh thánh vật, nhưng cũng muốn người ta “vẽ” cho mình khuôn mặt giống ông bụt thật thà dễ mến khi nắm chức quyền; lại có những người dùng một người gian ác nào đó cùng hội cùng thuyền với mình đặt lên cao, rồi ranh lệnh cho những bồi bút “vẽ” ông ta là tiên là phật, để lợi dụng sự mê muội của người khác... tất cả những hình vẽ trên đều không phải là vẽ chân dung, nhưng là biếm họa, làm cho mọi người đều mĩm cười chê bai, chế giễu và căm tức, vì nó không đúng sự thật.
Cũng có những người mang danh Ki-tô hữu muốn người khác “vẽ” mình thật có tinh thần bác ái, khi mà mình luôn cho vay ăn lời cắt cổ; có những bậc tu hành ăn uống hưởng thụ mặt mày tròn quay béo tốt hơn cả ông hoàng, nhưng luôn muốn giáo dân thiện nam tín nữ “vẽ” hình mình là một người khắc khổ, nghèo khó tội nghiệp...
Đừng nhờ ai “vẽ” lại chân dung của mình cả, vì như thế sẽ sai đi sự thật và mở đường cho sự kiêu ngạo len vào, nhưng hãy tự mình họa lại chân dung của mình cho giống hình ảnh của Đức Chúa Giê-su khiêm tốn, yêu thương và phục vụ.
Đó chính là chân dung đúng nhất của bậc tu hành và của giáo dân vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Ra sức trồng cấy mùa màng
Lm Minh Anh
22:57 27/07/2020
“Ai có tai để nghe thì hãy nghe”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ai có tai để nghe thì hãy nghe” là lời kết thúc sau một chuỗi bốn dụ ngôn Chúa Giêsu dạy; “Ai có tai để nghe thì hãy nghe” là một lời mời gọi hãy khôn ngoan canh tân đời sống vì Thiên Chúa, Đấng khoan dung đang nhẫn nại đợi chờ. Đây cũng là chủ đề phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Bài đọc Giêrêmia là một lời cầu nguyện, đúng hơn, một lời xin ơn tha thứ thống thiết dâng lên Thiên Chúa, xin Người xót thương dânmình, một dân ý thức đang bị Thiên Chúa nghiêm trị vì bất trung với Người, một Thiên Chúa quyền năng giữa các thần minh nhưng cũng là một Thiên Chúa đầy lòng nhân ái, “Lạy Chúa, chúng con nhìn nhận những sự độc dữ của chúng con và sự gian ác của cha ông, vì chúng con đã phạm đến Chúa. Vì thánh danh Chúa, xin đừng để chúng con nhục nhã… xin Chúa nhớ lại, xin đừng huỷ bỏ giao ước giữa Người với chúng con”.
Chúa Giêsu nói rất rõ, “Cỏ lùng là con cái ác thần; kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ”. Phải, hơn bao giờ hết, ma quỷ đang ra sức gieo rắc cỏ lùng trong linh hồn, trong gia đình, trong cộng đoàn, trong Giáo Hội và xã hội hôm nay. Nó thích thú gieo ngờ vực, vãi đố kỵ, rắc ghen ghét, vung chia rẽ và cấy oán thù ở khắp mọi nơi, vì đó là nghề của nó; thánh Gioan tông đồ đã không nói, nó là cha sự dối trá sao!Vì thế, nếu không tỉnh thức, người môn đệ của Chúa ở mọi thời sẽ bị lợi dụng và không chừng, chúng ta lại tiếp tay với nó để cỏ lùng ngày càng bành trướng đó đây.
Đừng sợ, khi Chúa Giêsu đến trong vinh quang của Ngài, Ngài sẽ phán quyết mọi sự theo lẽ công minh của Thiên Chúa, và đó là việc của Người. Phần chúng ta, chúng ta khôn ngoan nhìn xem sự dữ với một cái nhìn tích cực hơn, đó là những gì chúng ta đang phải chứng kiến và lắm lúc, phải chịu đựng. Thế nhưng, đây cũng là cơ hội cho người môn đệ Chúa Giêsu nên thánh. Trong cái nhìn quan phòng của Thiên Chúa, đây phải là thời gian Người thanh luyện chúng ta. Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta hoán cải từ cách sống đến cách nhìn; và đây cũng là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng quyền năng và sức mạnh của Người được thực thi trong ân sủng và Thánh Thần, Đấng luôn hy vọng cũng là Đấng giàu lòng thương xót đang thúc bách chúng ta làm một cái gì đó để cộng tác với Thiên Chúa hầu đẩy lui sự dữ. Với cái nhìn đức tin đó, chúng ta ra sức làm điều thiện trong nhẫn nại, trong cầu nguyện và kiên trì mặc cho ai bi quan, mặc cho ai yếm thế; đồng thời, đưa mắt nhìn xem cánh đồng bát ngát bao la tận chân trời chứ không nặng lòng với những bụi lùng lác đác đó đây. Chúng ta tin chắc, tiếng nói cuối cùng vẫn là tình yêu, chiến thắng và niềm vui mà Thiên Chúa sẽ dành cho ai được ân thưởng.
Sau đoạn đường dài, một thiền sư cùng các đồ đệ ngồi nghỉ trên một bãi cỏ. Thiền sư hỏi, “Bằng cách nào chúng ta có thể trừ hết đám cỏ dại này? ”. Một đồ đệ thưa, “Bẩm thầy, chỉ cần cày lên, nắng trời sẽ làm khô héo”; thiền sư lắc đầu. Một người khác, “Bẩm thầy, chỉ cần châm lửa đốt cháy”; thiền sư cũng lắc đầu. Một người khác, “Thưa thầy, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, nên chỉ cần nhổ một lần cho hết cỏ”; thiền sư mỉm cười. Sau cùng, ông bảo, “Mỗi người hãy suy nghĩ cách tốt nhất và chọn cho mình một mảnh đất để thực nghiệm”. Một năm sau, thầy trò cùng dừng chân ở bãi cỏ năm trước; lạ thay, giờ đây không còn là bãi cỏ nhưng thay vào đó là một ruộng lúa xanh ngát. Bấy giờ thiền sư mới nói, “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là ra sức trồng cấy mùa màng lên đó”.
Anh Chị em,
Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ả, nhưng lắm lúc là bão tố nhất là khi sự dữ lên ngôi. Vấn đề không phải là làm sao chịu đựng cho qua cơn bão, nhưng làm sao để chúng ta có thể nhảy múa dưới cơn mưa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn con, cho con biết gieo mùa qua việc nên thánh mỗi ngày bằng các việc lành phúc đức”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật 17 Quanh Năm 26/7/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 27/07/2020
Bài Ðọc I: 1 V 3, 5. 7-12
"Xin ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan".
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, tại Gabaon, ban đêm, Chúa hiện ra cùng Salomon trong giấc mộng và phán rằng: "Ngươi muốn gì thì hãy xin, Ta sẽ ban cho ngươi". Salomon thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Ðavít thân phụ con. Nhưng con chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa Dân Chúa chọn, một dân đông đảo không thể đếm và ước lượng được. Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét Dân Chúa, và phân biệt lành dữ, vì ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này? "
Ðiều Salomon kêu xin như trên đã đẹp lòng Chúa, nên Chúa phán cùng Salomon rằng: "Vì ngươi đã xin điều đó, mà không xin sống lâu, được giàu có, của cải, mạng sống quân thù, lại xin cho được khôn ngoan để biết xét đoán, thì đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin, và ban cho ngươi tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118, 57 và 72. 76-77. 127-128. 129-130
Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp của Chúa biết bao!
Xướng: Lạy Chúa, con xưng thực kỷ phần của con là tuân giữ những lời ban dạy của Ngài. Ðối với con, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn.
Xướng: Xin Chúa tỏ lòng thương hầu uỷ lạo con, theo như lời đã hứa cùng tôi tớ Chúa. Nguyện Chúa xót thương cho con được sống, vì luật pháp Ngài là sự sung sướng của con.
Xướng: Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng, và hơn cả vàng ròng tinh khiết. Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài; hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ.
Xướng: Kỳ diệu thay những lời Ngài nghiêm huấn, bởi thế linh hồn con vẫn tuân theo. Sự mạc khải lời Ngài soi sáng và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm.
Bài Ðọc II: Rm 8, 28-30
"Người đã tiền định cho chúng ta trở nên giống hình ảnh Con Người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, chúng ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa thì Người giúp họ được sự lành, họ là những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh. Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính? , thì Người cũng cho họ được vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Pr 1, 25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 44-46 {hoặc 44-52}
"Anh bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.
{"Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Trong ngày tận thế cũng vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng. Các ngươi có hiểu những điều đó không? " Họ thưa rằng: "Có".
Người liền bảo họ: "Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái mới, cũ trong kho mình".}
Ðó là lời Chúa.
"Xin ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan".
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, tại Gabaon, ban đêm, Chúa hiện ra cùng Salomon trong giấc mộng và phán rằng: "Ngươi muốn gì thì hãy xin, Ta sẽ ban cho ngươi". Salomon thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Ðavít thân phụ con. Nhưng con chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa Dân Chúa chọn, một dân đông đảo không thể đếm và ước lượng được. Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét Dân Chúa, và phân biệt lành dữ, vì ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này? "
Ðiều Salomon kêu xin như trên đã đẹp lòng Chúa, nên Chúa phán cùng Salomon rằng: "Vì ngươi đã xin điều đó, mà không xin sống lâu, được giàu có, của cải, mạng sống quân thù, lại xin cho được khôn ngoan để biết xét đoán, thì đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin, và ban cho ngươi tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118, 57 và 72. 76-77. 127-128. 129-130
Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp của Chúa biết bao!
Xướng: Lạy Chúa, con xưng thực kỷ phần của con là tuân giữ những lời ban dạy của Ngài. Ðối với con, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn.
Xướng: Xin Chúa tỏ lòng thương hầu uỷ lạo con, theo như lời đã hứa cùng tôi tớ Chúa. Nguyện Chúa xót thương cho con được sống, vì luật pháp Ngài là sự sung sướng của con.
Xướng: Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng, và hơn cả vàng ròng tinh khiết. Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài; hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ.
Xướng: Kỳ diệu thay những lời Ngài nghiêm huấn, bởi thế linh hồn con vẫn tuân theo. Sự mạc khải lời Ngài soi sáng và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm.
Bài Ðọc II: Rm 8, 28-30
"Người đã tiền định cho chúng ta trở nên giống hình ảnh Con Người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, chúng ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa thì Người giúp họ được sự lành, họ là những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh. Vì chưng, những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính? , thì Người cũng cho họ được vinh quang.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Pr 1, 25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 44-46 {hoặc 44-52}
"Anh bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.
{"Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Trong ngày tận thế cũng vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng. Các ngươi có hiểu những điều đó không? " Họ thưa rằng: "Có".
Người liền bảo họ: "Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái mới, cũ trong kho mình".}
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Christoph Schönborn buồn phiền trước làn sóng bỏ đạo tại Áo.
Đặng Tự Do
17:03 27/07/2020
Trong một cuộc phỏng vấn với các tờ báo Công Giáo tại Áo, Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục thủ đô Vienna nói: “Có một hiện tượng ảnh hưởng đến Giáo hội trên toàn thế giới và đặc biệt là đối với chúng ta ở Áo: đó là hiện tượng những người âm thầm quay lưng lại với Giáo hội.”
Theo báo cáo của CNA Deutsch, tại Áo, số người rời khỏi Giáo hội đã tăng 14.9% vào năm 2019 so với năm trước. Tổng cộng có đến 67, 583 người giã từ Giáo Hội trong năm 2019. Con số này là 58, 807 người trong năm 2018.
Áo có dân số gần chín triệu người, với khoảng 4.98 triệu người Công Giáo.
Đức Hồng Y Schönborn nhận định rằng: “Đó là một phần của tự do tôn giáo. Chúng ta không phải là một cộng đồng bắt buộc. Đây là sự tự do mà Chúa ban cho chúng ta.”
Đức Hồng Y Schönborn đã từng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo từ năm 1998. Ngài được tái cử thêm một nhiệm kỳ sáu năm vào năm 2016, kết thúc vào năm 2022.
Nhưng sau sinh nhật lần thứ 75 của ngài vào tháng Giêng vừa qua, ngài đã đệ đơn từ chức chủ tịch. Cuộc bầu cử người kế nhiệm lẽ ra đã được tiến hành vào tháng 3 nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch coronavirus. Ngài tiếp tục giữ chức vụ này cho đến tháng 6, khi Đức Tổng Giám Mục Franz Lackner của Salzburg được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Schönborn, là một tu sĩ dòng Đa Minh, xuất thân từ giới quý tộc Áo. Ngài đã đệ đơn từ chức tổng giám mục Vienna ngay cả trước sinh nhật thứ 75 của mình.
Hôm 21 tháng Giêng, Tổng giáo phận Vienna cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bác đơn từ chức và yêu cầu Đức Hồng Y tiếp tục giữ nhiệm vụ này trong một thời gian không xác định.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y cũng đề cập đến những xung đột bên trong Giáo hội, và nói rằng đó chỉ là chuyện bình thường vì mọi người có lối sống khác nhau, thói quen văn hóa và tôn giáo đôi khi khác nhau về cơ bản.
Theo nhận định của ngài một sự chia rẽ chính thức trong Giáo hội là không thể xảy ra. Trong 50 năm qua, ngài đã nghe không biết bao nhiêu lần rằng Giáo hội đang trên bờ vực tách ra làm hai, nhưng điều đó không xảy ra vì lực lượng hiệp nhất luôn mạnh hơn.
Source:Catholic News AgencyCardinal Schönborn laments exodus of Austrian Catholics
Theo báo cáo của CNA Deutsch, tại Áo, số người rời khỏi Giáo hội đã tăng 14.9% vào năm 2019 so với năm trước. Tổng cộng có đến 67, 583 người giã từ Giáo Hội trong năm 2019. Con số này là 58, 807 người trong năm 2018.
Áo có dân số gần chín triệu người, với khoảng 4.98 triệu người Công Giáo.
Đức Hồng Y Schönborn nhận định rằng: “Đó là một phần của tự do tôn giáo. Chúng ta không phải là một cộng đồng bắt buộc. Đây là sự tự do mà Chúa ban cho chúng ta.”
Đức Hồng Y Schönborn đã từng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo từ năm 1998. Ngài được tái cử thêm một nhiệm kỳ sáu năm vào năm 2016, kết thúc vào năm 2022.
Nhưng sau sinh nhật lần thứ 75 của ngài vào tháng Giêng vừa qua, ngài đã đệ đơn từ chức chủ tịch. Cuộc bầu cử người kế nhiệm lẽ ra đã được tiến hành vào tháng 3 nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch coronavirus. Ngài tiếp tục giữ chức vụ này cho đến tháng 6, khi Đức Tổng Giám Mục Franz Lackner của Salzburg được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Schönborn, là một tu sĩ dòng Đa Minh, xuất thân từ giới quý tộc Áo. Ngài đã đệ đơn từ chức tổng giám mục Vienna ngay cả trước sinh nhật thứ 75 của mình.
Hôm 21 tháng Giêng, Tổng giáo phận Vienna cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bác đơn từ chức và yêu cầu Đức Hồng Y tiếp tục giữ nhiệm vụ này trong một thời gian không xác định.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y cũng đề cập đến những xung đột bên trong Giáo hội, và nói rằng đó chỉ là chuyện bình thường vì mọi người có lối sống khác nhau, thói quen văn hóa và tôn giáo đôi khi khác nhau về cơ bản.
Theo nhận định của ngài một sự chia rẽ chính thức trong Giáo hội là không thể xảy ra. Trong 50 năm qua, ngài đã nghe không biết bao nhiêu lần rằng Giáo hội đang trên bờ vực tách ra làm hai, nhưng điều đó không xảy ra vì lực lượng hiệp nhất luôn mạnh hơn.
Source:Catholic News Agency
Joe Biden và Nhân tố Công Giáo
Vũ Văn An
17:12 27/07/2020
Frank Newport, nhà khoa học hàng đầu của viện Gallup, trên trang mạng của viện này vừa có bài viết về nhân tố Công Giáo trong các cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong viễn tượng Joe Biden có thể được bầu làm ứng cử viên tranh chức Tổng thống Hoa kỳ vào tháng 11 này. Nguyên văn xin xem tại https://news.gallup.com/opinion/polling-matters/247676/joe-biden-catholic-factor.aspx
Joe Biden sẽ là người Công Giáo thứ tư được một đảng lớn chỉ định tranh chức tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ, sau John Kerry năm 2004, John F. Kennedy năm 1960 – vị tổng thống Công Giáo duy nhất của quốc gia - và Thống đốc New York Al Smith, ứng cử viên Dân chủ năm 1928.
Biden là phó tổng thống Công Giáo đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mặc dù phó tổng thống hiện tại, Mike Pence, được nuôi dạy trong đạo Công Giáo (hiện ông là một tín đồ Tin Lành ngoan đạo). Đã có một số ứng cử viên phó tổng thống Công Giáo trong những năm qua, bao gồm Tim Kaine, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ năm 2016.
Thiển nghĩ công bằng mà nói, tôn giáo của một ứng cử viên tổng thống, hiện nay, ít còn là một nhân tố như trước đây - kể cả cuộc bầu cử tổng thống thứ tư của quốc gia năm 1800 khi các nhà phê bình chê trách sự thiếu xác tín tôn giáo tích cực của Thomas Jefferson. Nhưng có một số cách khả hữu trong đó, tư cách Công Giáo của ông Biden, ít nhất về mặt lý thuyết, có thể ảnh hưởng đến cuộc đua – trong đó có tác động tiềm tàng của nó đối với những người không Công Giáo (như trường hợp các ứng cử viên Smith và Kennedy) và tác động tiềm tàng của nó đối với những người đồng đạo Công Giáo của ông, vào khoảng một phần tư cử tri của quốc gia.
Là người Công Giáo không còn là vấn đề đối với hầu hết người Mỹ
Cả tư cách Công Giáo của Al Smith lẫn của John F. Kennedy đều trở thành những vấn đề lớn trong các chiến dịch tranh cử tổng thống của họ chủ yếu dựa trên mối lo ngại rằng tôn giáo của một tổng thống Công Giáo sẽ can dự vào việc thực thi một cách trung lập các nhiệm vụ tổng thống của họ. Smith đã buộc phải đưa ra một câu trả lời bằng văn bản nổi tiếng cho các nhà phê bình, những người cho rằng ông sẽ trung thành với Vatican hơn là với nhân dân Hoa Kỳ - bao gồm cả những cáo buộc cho rằng ông sẽ xây một đường hầm từ Nhà Trắng đến Vatican. Kennedy cũng đã đối đầu với cùng những lời chỉ trích như vậy, những chỉ trích ông đã giúp xua tan trong một bài phát biểu nổi tiếng vào tháng 10 năm 1960 trước Greater Houston Ministerial Association, đề cập tới các lo ngại cho rằng ông sẽ chia sẻ lòng trung thành giữa Giáo Hội và đất nước của mình nếu được bầu: "Trái với cách sử dụng thông thường của báo chí, tôi không phải là ứng cử viên Công Giáo tranh chức tổng thống. Tôi là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, một người cũng tình cờ là người Công Giáo. Tôi không nói cho Giáo Hội của tôi về các vấn đề công cộng, và Giáo Hội không nói cho tôi".
Chúng ta không có việc thăm dò dư luận có hệ thống vào năm 1928 khi Smith tranh cử, vì vậy chúng ta không có cách đo lường định lượng sự quan tâm về việc một người Công Giáo làm tổng thống trong cuộc bầu cử đó. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1937, Gallup bắt đầu hỏi người Mỹ liệu họ có bầu cho một người có tư cách rất tốt về các phương diện khác, nhưng tình cờ theo đạo Công Giáo làm tổng thống hay không, một điều biến việc này thành một trong các xu hướng lâu dài nhất của Gallup. Năm 1937, 30% người Mỹ cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho người Công Giáo, tỷ lệ này tăng lên tới 33% vào năm 1940. Cuối năm 1959, ngay trước chiến dịch của Kennedy, 25% vẫn nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một người Công Giáo, một tỷ lệ đủ cao giúp chúng ta hiểu lý do tại sao Kennedy phải đề cập đến vấn đề này.
Trong các năm sau cuộc bầu cử Kennedy, sự phản đối của công chúng đối với một tổng thống Công Giáo bắt đầu suy giảm, tụt xuống còn 13% sau vài tháng kể từ khi ông nhậm chức và giảm xuống còn một con số (digit) vào năm 1967, gần bằng mức mà nó sẽ ở mãi từ đó đến nay.
Do đó, vào năm 2003, một năm trước khi Kerry được đảng của mình đề cử, chỉ có 5% người Mỹ nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một người Công Giáo. Năm nay, khi Biden chuẩn bị chấp nhận sự đề cử của đảng Dân chủ, tỷ lệ cũng tương tự như thế: 4% cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho một người Công Giáo trong cuộc thăm dò cập nhật vào tháng 1 năm 2020 của Gallup. So sánh ra, 18% người Mỹ nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho một Kitô hữu tin lành dù có tư cách cao về các phương diện khác làm tổng thống, 32% sẽ không bỏ phiếu cho một người Hồi giáo và 38% sẽ không bỏ phiếu cho một người vô thần.
Tư cách Công Giáo của Biden, theo lý thuyết, có thể là một điểm cộng hoặc một điểm trừ nơi những người Công Giáo
Thông thường, chúng ta nghĩ tới các khía cạnh nhân khẩu học, địa lý hoặc bản thân khác của ứng cử viên như một điểm cộng tiềm tàng nơi các cử tri lưu ý các khía cạnh này. Một ứng cử viên từ một tiểu bang đặc thù được cho là có thể kiếm phiếu của tiểu bang đó, một ứng cử viên phụ nữ được cho là có đường thuận lợi kiếm phiếu của cử tri phụ nữ, và một ứng cử viên da đen hoặc nói tiếng Tây Ban Nha có lẽ sẽ gia tăng số phiếu bầu nơi các cử tri da đen hoặc nói tiếng Tây Ban Nha. Chắc chắn, là người Công Giáo, Biden ở vào vị trí lý thuyết có thể thu hút người Công Giáo, nhóm tôn giáo đơn nhất lớn nhất ở Mỹ. Đồng thời, như chúng ta đã thấy với việc ứng cử của Kerry năm 2004, có thể có việc tôn giáo của Biden là một điều tiêu cực đối với một số người Công Giáo cảm thấy ông không "Công Giáo đủ".
Người Công Giáo chiếm khoảng 23% dân số trưởng thành - và theo các cuộc thăm dò ý kiến ngay sau khi bỏ phiếu (exit poll) năm 2016, khoảng 23% tổng số cử tri trên toàn quốc. Thêm vào đó, các mẫu theo dõi quốc gia rất lớn của Gallup từ vài năm trước cho thấy người Công Giáo có đại diện trên trung bình ở một vài tiểu bang chủ chốt đang dao động (swing states) - bao gồm New Mexico, New Hampshire, Wisconsin và Pennsylvania.
Nhưng thách thức đối với một ứng cử viên Công Giáo như Biden là việc thiếu bằng chứng cho thấy người Công Giáo bỏ phiếu bất cứ cách nào như một khối hoặc tôn giáo của họ làm họ khác biệt so với mọi cử tri khác. Trong thực tế, phát hiện đáng chú ý trong kỷ nguyên này là mức độ trong đó người Công Giáo phản ảnh gần như y hệt mức trung bình quốc gia của các chỉ số chính trị. Điều này khác biệt đáng kể so với các nhóm tôn giáo khác, là những nhóm có xu hướng chính trị rõ ràng hơn nhiều - bao gồm Tin Lành và Mặc Môn, những người ngả theo Đảng Cộng hòa, và người Do Thái, Hồi giáo, và "những người không thống thuộc tôn giáo nào", những người ngả theo Đảng Dân Chủ.
Các dữ kiện được Gallup tổng hợp từ các cuộc điều tra thực hiện đến tháng 7 năm nay cho thấy 49% người Công Giáo xác định đồng nhất hóa hoặc nghiêng về Đảng Dân chủ, trong khi 43% đồng nhất hóa hoặc nghiêng về Đảng Cộng hòa. Các tỷ lệ này ít khác biệt so với bản sắc chính trị của dân số trưởng thành nói chung. Tương tự như thế, trong sáu tháng đầu năm, 45% người Công Giáo chấp thuận việc làm của Tổng thống Donald Trump, giống hệt với mức trung bình quốc gia. Việc đánh giá tán thành Trump đã giảm gần đây, nhưng sự tương đồng giữa người Công Giáo và dân số quốc gia vẫn được duy trì; 37% người Công Giáo tán thành Trump trong hai cuộc thăm dò cuối cùng của Gallup, gần giống hệt mức trung bình quốc gia là 39%.
Đúng như hầu hết mọi nhóm tôn giáo ở Hoa Kỳ, xu hướng chính trị của người Công Giáo khác về cường độ trong lòng đạo của họ. Những người Công Giáo ngoan đạo – tức những người đi nhà thờ hàng tháng hoặc thường xuyên hơn – có xu hướng ngả theo Đảng Cộng hòa nhiều hơn và có nhiều xác suất tán thành Trump hơn những người đi nhà thờ ít thường xuyên hơn. Phân tích của Gallup năm 2004 cho thấy người Công Giáo ngoan đạo có nhiều khả năng ủng hộ Bush hơn Kerry so với người Công Giáo không ngoan đạo.
Sự khác biệt đáng kể khác bên trong cộng đồng Công Giáo ở Hoa Kỳ ngày nay là sắc tộc - với khoảng một phần ba người Công Giáo trong dữ kiện của Gallup tự xác định là người nói tiếng Tây Ban Nha. Trong số những người không nói tiếng Tây Ban Nha, người Công Giáo da trắng (có rất ít người Công Giáo da đen), 56% đồng nhất hóa với hoặc ngả theo Đảng Cộng hòa, với 39% tự đồng nhất hóa hoặc ngả theo đảng Dân chủ. Một lần nữa, điều không ngạc nhiên là điều này gần giống hệt với việc đồng nhất hóa về chính trị của mọi người Mỹ da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha cho đến nay. Ngược lại, người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha ngả theo đảng Dân chủ, với 62% trong dữ kiện của Gallup tự đồng nhất hóa với hoặc nghiêng về phía Đảng Dân chủ, gần bằng 58% tổng số người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha.
Do đó, Biden có một lợi thế tích tụ nơi những người Công Giáo không đi nhà thờ thường xuyên và là những người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, cả hai đều có xu hướng trổi vượt ngả theo đảng Dân chủ. Biden phải đối mặt với các thách thức lớn nhất của ông nơi những người Công Giáo da trắng, không nói tiếng Tây Ban Nha và nơi những người Công Giáo ngoan đạo, vì cả hai nhóm đều ngả theo đảng Cộng hòa hơn về chính trị và có nhiều xác suất tán thành việc làm của Trump trong tư cách tổng thống - một chỉ số cho thấy rõ xu hướng bỏ phiếu cho ông ta vào mùa thu này.
Làm thế nào để Biden có khả năng sử dụng dây nối kết Công Giáo của ông để gia tăng tỷ lệ phiếu bầu của những người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha ít hoạt động hơn, và / hoặc thuyết phục những người Công Giáo Da Trắng chịu bỏ phiếu cho ông? Điều đó không rõ ràng, nhất là vì có bằng chứng cho thấy bản sắc chính trị trong môi trường ngày nay có thể mạnh hơn hoặc chủ yếu hơn so với bản sắc tôn giáo.
Thêm vào đó, như trường hợp Kerry năm 2004, Biden có thể phải đối mặt với sự phản kháng từ các cử tri Công Giáo dựa trên quan điểm của ông về phá thai. Biden ủng hộ quyền phá thai, một chủ trương liên tiếp bị Vatican phản đối. Trước đó trong sự nghiệp chính trị của mình, Biden đã ủng hộ nhiều hơn chủ trương chính thức của Công Giáo về phá thai. Như Jeff Jones của Gallup đã kết luận trong một phân tích năm 2004 về triển vọng làm tổng thống của Kerry: "Trong khi việc có một tổng thống là thành viên của Giáo Hội mình có thể là điều hấp dẫn đối với người Công Giáo, nhưng việc này có thể đòi phải bỏ phiếu cho một ứng cử viên có quan điểm về các vấn đề không trùng hợp với quan điểm của chính họ."
Biden đã nhận được nhiều chỉ trích từ hàng giáo phẩm Công Giáo về chủ trương phá thai của ông, bao gồm quyết định công khai năm 2008 của vị giám mục ở Scranton, Pennsylvania, quê hương của Biden, rằng ông không được phép rước lễ vì lập trường phá thai, và việc từ chối của một linh mục ở Nam Carolina, hồi năm ngoái, cho ông rước lễ.
Cần lưu ý rằng người Công Giáo, nói chung, không có xác suất cao hơn mức trung bình trong việc phản đối phá thai, hoặc nói rằng phá thai sẽ là một yếu tố quan trọng trong lá phiếu bầu tổng thống của họ. Do đó, quan điểm của Biden về vấn đề này có thể là một nhân tố tiêu cực, nhưng chỉ đối với những người Công Giáo có lòng đạo cao độ, những người vốn chống phá thai nhiều hơn. Không có xác suất để dựa vào tôn giáo chung mà hy vọng nhóm này sẽ ủng hộ Biden do lập trường phá thai của ông ta – ngoài ra, còn có sự kiện là nhóm này luôn ngả theo đảng Cộng hòa.
Nhìn chung, dường như tư cách Công Giáo của Biden sẽ không phải là một nhân tố quan trọng trong cuộc bầu cử - theo cả hai hướng. Không giống như các cuộc bầu cử năm 1928 và 1960, dường như có rất ít sự phản đối đối với việc ứng cử của ông chỉ vì ông là người Công Giáo. Và, mặc dù chúng ta không có câu hỏi trực tiếp hỏi người Công Giáo xem họ có xác suất bỏ phiếu cho một ứng cử viên nhiều hơn vì ứng cử viên này có chung tôn giáo với họ, nhưng hiện có rất ít bằng chứng cho thấy điều này. Người Công Giáo là một nhóm lớn, tản mạn. Những người Công Giáo tích cực cao độ có nhiều khả năng là những người ủng hộ Trump và có xu hướng không chia sẻ quan điểm của Biden về vấn đề nóng bỏng phá thai. Những người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha và ít hoạt động hơn ngả theo đảng Dân chủ nhiều hơn, điều này tốt cho Biden, nhưng không rõ tư cách Công Giáo của ông có gia tăng sự nhiệt tình của họ đối với việc ứng cử của ông hay gia tăng xác suất họ sẽ đi bỏ phiếu và bỏ phiếu cho ông hay không.
Hoa Kỳ chính thức đóng cửa lãnh sự quán tại thành phố Thành Đô
Đặng Tự Do
17:54 27/07/2020
Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Thành Đô phía tây nam Trung Quốc đã chính thức đóng cửa giữa lúc căng thẳng sôi sục giữa hai quốc gia.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết lãnh sự quán tại Thành Đô chính thức đình chỉ hoạt động vào lúc 10 giờ sáng thứ Hai theo giờ địa phương.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc liên tục chiếu cảnh cờ Mỹ hạ xuống như một chiến thắng.
Việc đóng cửa đã thu hút rất đông người dân địa phương. Các đường phố xung quanh cũng bị chặn bởi sự hiện diện của cảnh sát và một mạng lưới an ninh khổng lồ, cắt đứt hầu như mọi góc nhìn vào bên trong tòa nhà. Một số người có lẽ đã được tuyển chọn để vào bên trong đứng trước cửa lãnh sự quán hét lên những khẩu hiệu đã được một cơ quan tuyên truyền nào đó soạn sẵn, trong khi lá cờ được hạ xuống. Những người khác không được vào bên trong đứng lặng lẽ nhìn với dáng vẻ lo lắng. Giá cổ phiếu của các công ty Trung Quốc và Hương Cảng đã không ngừng tụt dốc từ sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Vương Văn Bân công bố quyết định của bọn cầm quyền Bắc Kinh buộc Hoa Kỳ phải đóng cửa lãnh sự quán tại Thành Đô.
Bắc Kinh đã ra lệnh cho lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô đóng cửa để trả đũa một lệnh của Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas vào tuần trước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng về quyết định của Trung Quốc và cho biết Mỹ sẽ cố gắng tiếp tục tiếp cận khu vực này thông qua các nhiệm vụ khác tại Trung Quốc.
Lãnh sự quán này “đã đứng ở trung tâm các mối quan hệ của chúng tôi với người dân ở miền Tây Trung Quốc, bao gồm cả Tây Tạng, trong 35 năm, ” tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai 27 tháng 7 nói.
Việc đóng cửa ăn miếng trả miếng đã đánh dấu sự leo thang đáng kể trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về một loạt các vấn đề, bao gồm thương mại, công nghệ, an ninh và nhân quyền.
Từ chiều thứ Bẩy đến chiều Chúa Nhật, các xe tải đã đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để di chuyển đồ đạc.
Đã có các cố gắng để tháo tấm bảng có huy hiệu hình vuông của lãnh sự quán nhưng không thành công. Các nhân viên trong lãnh sự quán đã dùng một miếng vải che lại.
Công an mặc đồng phục và thường phục theo dõi cả hai bên rào chắn sau vài biến cố rải rác sau thông báo đóng cửa lãnh sự quán tại Thành Đô vào hôm thứ Sáu. Một người đàn ông đốt pháo và một số người quá khích đã chửi rủa phóng viên của các phương tiện truyền thông nước ngoài đang quay video và hình ảnh tại hiện trường.
Một người đàn ông đã nhanh chóng bị bắt đi sau khi cố gắng giương lên một tờ giấy lớn vào cuối ngày Chúa Nhật mà anh ta gọi là một bức thư ngỏ gởi cho bọn cầm quyền Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng lãnh sự quán Houston, Texas là một tổ gián điệp của Trung Quốc nhằm đánh cắp dữ liệu từ các cơ sở thương mại và y tế ở Texas, bao gồm hệ thống y tế Texas A&M và Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas ở Houston.
Source:Daily News AustraliaCrowd gathers as US closes consulate in Chengdu
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết lãnh sự quán tại Thành Đô chính thức đình chỉ hoạt động vào lúc 10 giờ sáng thứ Hai theo giờ địa phương.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc liên tục chiếu cảnh cờ Mỹ hạ xuống như một chiến thắng.
Việc đóng cửa đã thu hút rất đông người dân địa phương. Các đường phố xung quanh cũng bị chặn bởi sự hiện diện của cảnh sát và một mạng lưới an ninh khổng lồ, cắt đứt hầu như mọi góc nhìn vào bên trong tòa nhà. Một số người có lẽ đã được tuyển chọn để vào bên trong đứng trước cửa lãnh sự quán hét lên những khẩu hiệu đã được một cơ quan tuyên truyền nào đó soạn sẵn, trong khi lá cờ được hạ xuống. Những người khác không được vào bên trong đứng lặng lẽ nhìn với dáng vẻ lo lắng. Giá cổ phiếu của các công ty Trung Quốc và Hương Cảng đã không ngừng tụt dốc từ sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Vương Văn Bân công bố quyết định của bọn cầm quyền Bắc Kinh buộc Hoa Kỳ phải đóng cửa lãnh sự quán tại Thành Đô.
Bắc Kinh đã ra lệnh cho lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô đóng cửa để trả đũa một lệnh của Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas vào tuần trước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng về quyết định của Trung Quốc và cho biết Mỹ sẽ cố gắng tiếp tục tiếp cận khu vực này thông qua các nhiệm vụ khác tại Trung Quốc.
Lãnh sự quán này “đã đứng ở trung tâm các mối quan hệ của chúng tôi với người dân ở miền Tây Trung Quốc, bao gồm cả Tây Tạng, trong 35 năm, ” tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai 27 tháng 7 nói.
Việc đóng cửa ăn miếng trả miếng đã đánh dấu sự leo thang đáng kể trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về một loạt các vấn đề, bao gồm thương mại, công nghệ, an ninh và nhân quyền.
Từ chiều thứ Bẩy đến chiều Chúa Nhật, các xe tải đã đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để di chuyển đồ đạc.
Đã có các cố gắng để tháo tấm bảng có huy hiệu hình vuông của lãnh sự quán nhưng không thành công. Các nhân viên trong lãnh sự quán đã dùng một miếng vải che lại.
Công an mặc đồng phục và thường phục theo dõi cả hai bên rào chắn sau vài biến cố rải rác sau thông báo đóng cửa lãnh sự quán tại Thành Đô vào hôm thứ Sáu. Một người đàn ông đốt pháo và một số người quá khích đã chửi rủa phóng viên của các phương tiện truyền thông nước ngoài đang quay video và hình ảnh tại hiện trường.
Một người đàn ông đã nhanh chóng bị bắt đi sau khi cố gắng giương lên một tờ giấy lớn vào cuối ngày Chúa Nhật mà anh ta gọi là một bức thư ngỏ gởi cho bọn cầm quyền Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng lãnh sự quán Houston, Texas là một tổ gián điệp của Trung Quốc nhằm đánh cắp dữ liệu từ các cơ sở thương mại và y tế ở Texas, bao gồm hệ thống y tế Texas A&M và Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas ở Houston.
Source:Daily News Australia
Vatican ra mắt chiến dịch Gửi một cái ôm hôn #sendyourhug để an ủi người già cả neo đơn.
Thanh Quảng sdb
18:20 27/07/2020
Vatican ra mắt chiến dịch “Gửi một cái ôm hôn” #sendyourhug để an ủi người già cả neo đơn.
Thánh bộ về giáo dân, gia đình và cuộc sống đã đáp lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô cổ võ dành cho những giới trẻ để bày tỏ sự thân tình kính yêu với những người già cả neo đơn giữa cơn đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm Chủ nhật đã mời gọi những người trẻ trên khắp thế giới hãy thực hiện những nghĩa cử yêu thương của người con cái Chúa dành cho những người già cả neo đơn, đang phải cách ly để tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe giữa cơn đại dịch Covid-19.
Thánh bộ về giáo dân, gia đình và cuộc sống đã nhanh chóng đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha và phát động một chương trình “Hướng về ông bà của các bạn”.
Lòng hiếu kính dành cho ông bà
Trong một thông cáo phát đi vào thứ Hai (27/7/2020), Thánh bộ mời gọi những người trẻ hãy thể hiện lòng hiếu đễ và tâm tình hiền thảo dành cho các bậc ông bà già cả neo đơn.
Cơn đại dịch đã tấn công và dồn người già cả vào một hoàn cảnh bi thương… Nó đã cô lập các bậc cha ông lớn tuổi với con cháu! Mặc dầu chúng ta phải tôn trọng các quy tắc cách ly xã hội, nhưng không có nghĩa là bỏ rơi ông bà trong cô đơn cô độc!
Hãy làm vơi bớt nỗi cô đơn
Thánh bộ về giáo dân, gia đình và cuộc sống nhắc nhớ mọi người các phương tiện liên lạc với người già qua điện thoại và internet, hoặc thăm viếng các trung tâm dưỡng lão…
Những người trẻ phải ý thức rắng cộng đồng đã có những dịch vụ chăm sóc này để giảm bớt nỗi vất vả phải chăm sóc cho các bậc ông bà lớn tuổi cho con cháu…
Hãy trao gửi một cái ôm hôn tới ông bà…
Trước các quy định y tế về sức khỏe được áp dụng ở nhiều nơi, để bảo vệ người già, Thánh bộ kêu gọi người trẻ hãy gửi một cái ôm hôn đến những người già trong gia tộc, trong giáo xứ hoặc khu phố, tới những người đang cô đơn cô độc!...
Chúng ta có thể thể hiện những nghĩa cử yêu thương này qua điện thoại, điện thoại video hoặc tin nhắn, điện thư, facebook v.v. và v.v…
Thánh bộ về giáo dân, gia đình và cuộc sống đã đáp lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô cổ võ dành cho những giới trẻ để bày tỏ sự thân tình kính yêu với những người già cả neo đơn giữa cơn đại dịch Covid-19.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm Chủ nhật đã mời gọi những người trẻ trên khắp thế giới hãy thực hiện những nghĩa cử yêu thương của người con cái Chúa dành cho những người già cả neo đơn, đang phải cách ly để tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe giữa cơn đại dịch Covid-19.
Thánh bộ về giáo dân, gia đình và cuộc sống đã nhanh chóng đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha và phát động một chương trình “Hướng về ông bà của các bạn”.
Lòng hiếu kính dành cho ông bà
Trong một thông cáo phát đi vào thứ Hai (27/7/2020), Thánh bộ mời gọi những người trẻ hãy thể hiện lòng hiếu đễ và tâm tình hiền thảo dành cho các bậc ông bà già cả neo đơn.
Cơn đại dịch đã tấn công và dồn người già cả vào một hoàn cảnh bi thương… Nó đã cô lập các bậc cha ông lớn tuổi với con cháu! Mặc dầu chúng ta phải tôn trọng các quy tắc cách ly xã hội, nhưng không có nghĩa là bỏ rơi ông bà trong cô đơn cô độc!
Hãy làm vơi bớt nỗi cô đơn
Thánh bộ về giáo dân, gia đình và cuộc sống nhắc nhớ mọi người các phương tiện liên lạc với người già qua điện thoại và internet, hoặc thăm viếng các trung tâm dưỡng lão…
Những người trẻ phải ý thức rắng cộng đồng đã có những dịch vụ chăm sóc này để giảm bớt nỗi vất vả phải chăm sóc cho các bậc ông bà lớn tuổi cho con cháu…
Hãy trao gửi một cái ôm hôn tới ông bà…
Trước các quy định y tế về sức khỏe được áp dụng ở nhiều nơi, để bảo vệ người già, Thánh bộ kêu gọi người trẻ hãy gửi một cái ôm hôn đến những người già trong gia tộc, trong giáo xứ hoặc khu phố, tới những người đang cô đơn cô độc!...
Chúng ta có thể thể hiện những nghĩa cử yêu thương này qua điện thoại, điện thoại video hoặc tin nhắn, điện thư, facebook v.v. và v.v…
Khu ổ chuột cuả Calcuta lại mất thêm một người cha: Cha Joseph Aymanathil, chiến sĩ chống COVID-19, đã chết
Trần Mạnh Trác
20:38 27/07/2020
Cha A.C Joseph Aymanathil, thường được gọi là Bác Sĩ A.C, sinh quán từ thành phố Kerala, miền nam Ấn Độ, đã đến với cư dân cuả khu ổ chuột cuả Kolkata 30 năm trước. Trong cái đô thị lớn nhất của xứ Bengal (Ấn Độ), ngài đã đi tiên phong trong việc giáo dục cho những người sống trong khu ổ chuột, là những người không hề được đi học trong nhiều năm qua. Phải trải qua rất nhiều nỗi gian truân, ngài đã không chỉ cung cấp quyền được hưởng một nền giáo dục, mà còn cung cấp thức ăn cho những người nghèo đói.
Ông Raymond Baptist, chủ tịch Dịch vụ Đổi mới Công Giáo cuả Kolkata, nói với AsiaNews rằng Cha Aymanathil đã thường xuyên chăm sóc cho những người nghèo kể từ khi bắt đầu có dịch bệnh COVID-19. Trong khi thành phố bị khóa, Cha A.C thường xuyên đến thăm các khu ổ chuột, và đặc biệt lo cho những đứa trẻ sống ở đó. Ngài cung cấp thực phẩm cho nhiều gia đình ở nhiều khu ổ chuột khác nhau cuả Kolkata.
Ông Baptist nói rằng ông đã làm việc với Cha A.C Joseph hơn 20 năm, minh xác rằng ngài đã bước theo các vết chân của Mẹ Teresa trên cùng các đường phố cuả Kolkata.
Mặc dù Cha A.C đang có bệnh tuyến tiền liệt, cái chết đột ngột của ngài vào ngày 19 tháng 7 là do COVID-19.
Được biết linh mục Joseph Pauria, giám phụ tỉnh của dòng Salesian, hiện cũng bị lây COVID-19 và đang phải cách ly trong bệnh viện.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Cung Hiến Nguyện Đường Regina Mundi Của Dòng Đức Bà Nữ Kinh Sĩ Thánh Augustin Saigon
Lê Đình Thông
09:12 27/07/2020
Đức TGM chủ sự đã rảy nước thanh tẩy bức tường nguyện đường và trong cộng đoàn, theo nghi thức dâng hiến (dédicace) phụng vụ. Tấm bảng lưu niệm trích Thánh vịnh 100, 4 là lời mời gọi ‘‘hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn Chúa và chúc tụng Danh Người.’’
Khai triển ý nghĩa Tin Mừng, Đức TGM Nguyễn Nang đã mời gọi mỗi thành phần Dân Chúa phải là một Đền Thờ, mang Chúa đến cứu độ tha nhân, theo sách Néhémia: ‘‘Anh em hãy vui mừng về ngôi Thánh Điện vừa được tái thiết.’’
Tiếp theo, Nữ tu Giám tỉnh ngỏ lời cám ơn Đức TGM, quý cha đồng tế, toàn thể cộng đoàn và đã dâng lên Đức Tổng lãng hoa nói lên sức sống của cộng đoàn. Trong phần đáp từ, Đức TGM Nguyễn Năng cầu chúc nhà dòng phát triển tốt đẹp, thực thi tôn chỉ của Đấng Sáng lập là thăng tiến phụ nữ thông qua công cuộc giáo dục.
Dòng Đức Bà Nữ Kinh sĩ Thánh Augustinô do thánh Pierre Fourier và chân phước Alix Le Clerc sáng lập vào năm 1597 tại Lorraine (Pháp). Nhà dòng tại Viện Nam có 60 nữ tu. Ngoài cơ sở chính tại Regina Mundi, nhà dòng còn có 5 cộng đoàn: Dòng Đức Bà Lâm Viên Đà Lạt (thành lập năm 1935), các cộng đoàn Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Thuận và Long Thành.
Lễ Bổn mạng cũa Dòng Đức Bà là ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời (15/08). Trung thành với huấn lệnh của Đức Mẹ truyền cho chân phước Alix Le Clerc, ‘‘Hãy làm cho Ngài lớn lên’’, nhà dòng chú trọng vào việc giáo dục đức tin, giáo dục văn hóa, giáo dục nhân bản, giáo dục xã hội và giáo dục tâm thể lý.
Lê Đình Thông
Mỹ bám trụ Biển Đông? Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận ngư nghiệp và chống lại các mối đe dọa từ nước ngoài.
Trần Mạnh Trác
10:05 27/07/2020
(AsiaNews 27/7/2020) – Kể từ năm 2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã làm voiệc chung để cải thiện nhiều vấn đề pháp lý và quản lý kỹ nghệ ngư nghiệp trên biển, đó là những việc đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu, trao đổi và giúp đỡ các ngư dân Việt Nam.
Vào ngày 22 tháng 7, Tổng cục Thủy sản của Việt Nam (DFISH) và Cục chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế (INL) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ký một bản giao ước mới (MoU: Memorandum of Understanding) để tăng cường khả năng quản lý và thực thi pháp luật của ngư dân Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Daniel J. Kritenbrink cho biết, “Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nghề đánh cá và thực thi các quy định pháp lý, chúng tôi rất vui mừng có thể chia sẻ các kinh nghiêm này. Vì lý do ấy, chúng tôi mong muốn được hợp tác với Việt Nam để tăng cường sự bền vững lâu dài cuả thủy sản và hỗ trợ ngư dân chống lại những đe dọa bất hợp pháp.”
Bản giao ước MoU sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam, Hoa Kỳ và các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế trong khi vẫn đảm bảo tính bền vững của tài nguyên thuỷ sản.
Thỏa thuận được đề nghị sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Richard Pompeo tuyên bố vào ngày 15 tháng 7 rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mọi quốc gia khi họ tin rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của họ ở Biển Đông.
"Chính sách của Hoa Kỳ là rất rõ ràng: Biển Đông không phải là vùng biển riêng của đế quốc Trung Hoa, ” Bộ trưởng Pompeo nói.
Tổng giám đốc thuỷ sản DFISH Trần Đình và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đã ký bàn giao ước MoU trên nền tảng này. Đặc biệt, hai nước sẽ hợp tác với nhau trong nhiều chương trình chung, chia sẻ kỹ thuật công nghệ và việc thực thi pháp lý để chống lại các việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không thông báo trước và không được kiểm soát.
Vào tháng 2 năm 2021 sắp tới, INL sẽ chuyển giao cho Cơ quan Giám sát Tài nguyên Thủy sản Việt Nam (DFIRES) một cơ sở đào tạo tại Khu vực 5 ở Phú Quốc, để cải thiện khả năng của các cán bộ DFIRES và các đơn vị bảo vệ ngư trường của 28 tỉnh ven biển.
Theo giao ước MoU, Hoa Kỳ sẽ giúp DFISH chống lại nạn đánh bắt cá bất hợp pháp ở Biển Đông. Điều này sẽ giúp ngư dân Việt Nam có thể sinh sống trên biển mà không sợ bị tàu lạ đánh đắm, ngư cụ bị cướp đi, bị hành hung, bị đe dọa hoặc bị vất xuống biển bởi các tàu lạ cuả nước ngoài.
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha kêu gọi ngưng bắn tức khắc trong khi nhân loại đang đối phó với đại dịch coronavirus
Giáo Hội Năm Châu
05:43 27/07/2020
ĐHY Schönborn lo âu vì làn sóng bỏ đạo. Thượng nghị sĩ Abetz: BLM muốn biến Úc thành nước cộng sản
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:01 27/07/2020
1. Thượng nghị sĩ Eric Abetz nhận định: Black Lives Matter quan tâm đến việc thiết lập chủ nghĩa Marx hơn là chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc.
Thượng nghị sĩ tự do Eric Abetz của tiểu bang Tasmania, Úc Đại Lợi nói rằng những người tổ chức các cuộc biểu tình của Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, quan tâm đến việc thành lập chủ nghĩa Marx hơn là chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc.
Ông đã đưa ra nhận định trên sau khi một nhóm gồm 1000 người biểu tình BLM có ý định tập hợp cùng nhau tại Tòa thị chính Sydney vào ngày thứ ba 28 tháng 7, mặc dù chính quyền tiểu bang tìm cách năn nỉ họ đừng làm như thế vì sẽ gây ra một cơ hội lây lan COVID-19.
Ở cấp liên bang, Thủ tướng Scott Morrison đã kêu gọi những người biểu tình hãy tuân thủ luật pháp và không tập trung tại những đám đông lớn để làm chậm sự lây lan của COVID-19.
Thượng nghị sĩ Eric Abetz nói với Sky News Australia: “Những người tổ chức các cuộc biểu tình BLM đang cố tình thách thức các cơ quan y tế, luật pháp và các cơ quan bảo vệ trật tự, bởi vì những gì họ thực sự quan tâm không phải là loại bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc, là điều mà tất cả chúng ta đều đã lên án.”.
“Những gì họ đang làm là tìm cách tiêu diệt nền văn minh phương Tây, văn hóa của chúng ta và thay thế nó bằng một hệ tư tưởng Marxist.”
“Bất kỳ công dân nhạy cảm nào, bất kể họ cảm thấy thế nào về nạn phân biệt chủng tộc, nên ở nhà và phản kháng theo cách khác, và hãy nhớ những gì chúng ta đã làm trong Ngày ANZAC”.
“Chúng ta đã đứng trước cửa nhà, hoặc ở lề đường, và thể hiện tình đoàn kết và hỗ trợ cho các cựu chiến binh chúng ta theo cách không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng bào Úc nhưng vẫn đưa ra quan điểm sâu sắc vì lợi ích của các cựu chiến binh trong cộng đồng chúng ta”
Thượng nghị sĩ Abetz nói rằng sẽ không có gì thay đổi nếu các cuộc biểu tình được hoãn lại thậm chí hàng tuần lễ sau, hoặc được thực hiện theo một cách khác.
“Chắc chắn những người thực sự quan tâm đến vấn đề phân biệt chủng tộc có thể nhận ra rằng họ có thể bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm của họ theo cách khác hơn là thách thức các cơ quan y tế và các cơ quan pháp luật và trật tự, ” ông nói.
Source:Sky News AustraliaOrganisers of Black Lives Matter protests are not 'genuinely interested in getting rid of racism'
7. Đức Hồng Y Christoph Schönborn buồn phiền trước làn sóng bỏ đạo tại Áo.
Trong một cuộc phỏng vấn với các tờ báo Công Giáo tại Áo, Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục thủ đô Vienna nói: “Có một hiện tượng ảnh hưởng đến Giáo hội trên toàn thế giới và đặc biệt là đối với chúng ta ở Áo: đó là hiện tượng những người âm thầm quay lưng lại với Giáo hội.”
Theo báo cáo của CNA Deutsch, tại Áo, số người rời khỏi Giáo hội đã tăng 14.9% vào năm 2019 so với năm trước. Tổng cộng có đến 67, 583 người giã từ Giáo Hội trong năm 2019. Con số này là 58, 807 người trong năm 2018.
Áo có dân số gần chín triệu người, với khoảng 4.98 triệu người Công Giáo.
Đức Hồng Y Schönborn nhận định rằng: “Đó là một phần của tự do tôn giáo. Chúng ta không phải là một cộng đồng bắt buộc. Đây là sự tự do mà Chúa ban cho chúng ta.”
Đức Hồng Y Schönborn đã từng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo từ năm 1998. Ngài được tái cử thêm một nhiệm kỳ sáu năm vào năm 2016, kết thúc vào năm 2022.
Nhưng sau sinh nhật lần thứ 75 của ngài vào tháng Giêng vừa qua, ngài đã đệ đơn từ chức chủ tịch. Cuộc bầu cử người kế nhiệm lẽ ra đã được tiến hành vào tháng 3 nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch coronavirus. Ngài tiếp tục giữ chức vụ này cho đến tháng 6, khi Đức Tổng Giám Mục Franz Lackner của Salzburg được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Schönborn, là một tu sĩ dòng Đa Minh, xuất thân từ giới quý tộc Áo. Ngài đã đệ đơn từ chức tổng giám mục Vienna ngay cả trước sinh nhật thứ 75 của mình.
Hôm 21 tháng Giêng, Tổng giáo phận Vienna cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bác đơn từ chức và yêu cầu Đức Hồng Y tiếp tục giữ nhiệm vụ này trong một thời gian không xác định.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y cũng đề cập đến những xung đột bên trong Giáo hội, và nói rằng đó chỉ là chuyện bình thường vì mọi người có lối sống khác nhau, thói quen văn hóa và tôn giáo đôi khi khác nhau về cơ bản.
Theo nhận định của ngài một sự chia rẽ chính thức trong Giáo hội là không thể xảy ra. Trong 50 năm qua, ngài đã nghe không biết bao nhiêu lần rằng Giáo hội đang trên bờ vực tách ra làm hai, nhưng điều đó không xảy ra vì lực lượng hiệp nhất luôn mạnh hơn.
Source:Catholic News AgencyCardinal Schönborn laments exodus of Austrian Catholics
Thượng nghị sĩ tự do Eric Abetz của tiểu bang Tasmania, Úc Đại Lợi nói rằng những người tổ chức các cuộc biểu tình của Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, quan tâm đến việc thành lập chủ nghĩa Marx hơn là chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc.
Ông đã đưa ra nhận định trên sau khi một nhóm gồm 1000 người biểu tình BLM có ý định tập hợp cùng nhau tại Tòa thị chính Sydney vào ngày thứ ba 28 tháng 7, mặc dù chính quyền tiểu bang tìm cách năn nỉ họ đừng làm như thế vì sẽ gây ra một cơ hội lây lan COVID-19.
Ở cấp liên bang, Thủ tướng Scott Morrison đã kêu gọi những người biểu tình hãy tuân thủ luật pháp và không tập trung tại những đám đông lớn để làm chậm sự lây lan của COVID-19.
Thượng nghị sĩ Eric Abetz nói với Sky News Australia: “Những người tổ chức các cuộc biểu tình BLM đang cố tình thách thức các cơ quan y tế, luật pháp và các cơ quan bảo vệ trật tự, bởi vì những gì họ thực sự quan tâm không phải là loại bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc, là điều mà tất cả chúng ta đều đã lên án.”.
“Những gì họ đang làm là tìm cách tiêu diệt nền văn minh phương Tây, văn hóa của chúng ta và thay thế nó bằng một hệ tư tưởng Marxist.”
“Bất kỳ công dân nhạy cảm nào, bất kể họ cảm thấy thế nào về nạn phân biệt chủng tộc, nên ở nhà và phản kháng theo cách khác, và hãy nhớ những gì chúng ta đã làm trong Ngày ANZAC”.
“Chúng ta đã đứng trước cửa nhà, hoặc ở lề đường, và thể hiện tình đoàn kết và hỗ trợ cho các cựu chiến binh chúng ta theo cách không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng bào Úc nhưng vẫn đưa ra quan điểm sâu sắc vì lợi ích của các cựu chiến binh trong cộng đồng chúng ta”
Thượng nghị sĩ Abetz nói rằng sẽ không có gì thay đổi nếu các cuộc biểu tình được hoãn lại thậm chí hàng tuần lễ sau, hoặc được thực hiện theo một cách khác.
“Chắc chắn những người thực sự quan tâm đến vấn đề phân biệt chủng tộc có thể nhận ra rằng họ có thể bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm của họ theo cách khác hơn là thách thức các cơ quan y tế và các cơ quan pháp luật và trật tự, ” ông nói.
Source:Sky News Australia
7. Đức Hồng Y Christoph Schönborn buồn phiền trước làn sóng bỏ đạo tại Áo.
Trong một cuộc phỏng vấn với các tờ báo Công Giáo tại Áo, Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục thủ đô Vienna nói: “Có một hiện tượng ảnh hưởng đến Giáo hội trên toàn thế giới và đặc biệt là đối với chúng ta ở Áo: đó là hiện tượng những người âm thầm quay lưng lại với Giáo hội.”
Theo báo cáo của CNA Deutsch, tại Áo, số người rời khỏi Giáo hội đã tăng 14.9% vào năm 2019 so với năm trước. Tổng cộng có đến 67, 583 người giã từ Giáo Hội trong năm 2019. Con số này là 58, 807 người trong năm 2018.
Áo có dân số gần chín triệu người, với khoảng 4.98 triệu người Công Giáo.
Đức Hồng Y Schönborn nhận định rằng: “Đó là một phần của tự do tôn giáo. Chúng ta không phải là một cộng đồng bắt buộc. Đây là sự tự do mà Chúa ban cho chúng ta.”
Đức Hồng Y Schönborn đã từng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo từ năm 1998. Ngài được tái cử thêm một nhiệm kỳ sáu năm vào năm 2016, kết thúc vào năm 2022.
Nhưng sau sinh nhật lần thứ 75 của ngài vào tháng Giêng vừa qua, ngài đã đệ đơn từ chức chủ tịch. Cuộc bầu cử người kế nhiệm lẽ ra đã được tiến hành vào tháng 3 nhưng đã bị hoãn lại do đại dịch coronavirus. Ngài tiếp tục giữ chức vụ này cho đến tháng 6, khi Đức Tổng Giám Mục Franz Lackner của Salzburg được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Schönborn, là một tu sĩ dòng Đa Minh, xuất thân từ giới quý tộc Áo. Ngài đã đệ đơn từ chức tổng giám mục Vienna ngay cả trước sinh nhật thứ 75 của mình.
Hôm 21 tháng Giêng, Tổng giáo phận Vienna cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bác đơn từ chức và yêu cầu Đức Hồng Y tiếp tục giữ nhiệm vụ này trong một thời gian không xác định.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y cũng đề cập đến những xung đột bên trong Giáo hội, và nói rằng đó chỉ là chuyện bình thường vì mọi người có lối sống khác nhau, thói quen văn hóa và tôn giáo đôi khi khác nhau về cơ bản.
Theo nhận định của ngài một sự chia rẽ chính thức trong Giáo hội là không thể xảy ra. Trong 50 năm qua, ngài đã nghe không biết bao nhiêu lần rằng Giáo hội đang trên bờ vực tách ra làm hai, nhưng điều đó không xảy ra vì lực lượng hiệp nhất luôn mạnh hơn.
Source:Catholic News Agency