Phụng Vụ - Mục Vụ
Sứ mệnh của Đức Kitô không phải là việc phán quyết về của cải vật chất phù vân
Lm Nguyễn Hữu Thy
05:16 29/07/2010
CN XVIII TN/C:
Sứ mệnh của Đức Kitô không phải là việc phán quyết về của cải vật chất phù vân
(Gv 1,2; 2,21-23; Lc 12,13-21)
Bài Tin Mừng hôm nay mà chúng ta vừa nghe xong, được bắt đầu bằng một yêu cầu hoàn toàn tư riêng cá nhân: Một người kia cảm thấy bị người anh ruột của mình xử tệ và bất công trong vấn đề chia phần gia tài do cha mẹ anh ta để lại. Quyền lợi anh ta hình như không được tôn trọng. Do đó, ngay giữa đám đông, anh ta đã công khai cầu cứu Đức Giêsu can thiệp: «Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi!» (Lc 12,13).
Ở đây người ta tự hỏi: Vì lý do gì mà người kia lại thưa với Đức Giêsu một điều như thế, vì Người đâu phải là một quan tòa, đâu phải là một nhân viên quan thuế hay một viên công an của một cơ quan công quyền trong việc đi xử các vụ chia cắt gia tài của các gia đình ? Rất có thể do sự khôn ngoan và sự trung thực ngay thẳng nổi tiếng của Đức Kitô trong toàn dân, nên người ta nghĩ rằng trong mọi hoàn cảnh họ đều có thể chạy đến cầu cứu nơi Người !
Tuy nhiên, người kia đã hoàn toàn bị thất vọng. Đức Giêsu dứt khoát từ chối can thiệp vào những chuyện như thế: «Này anh bạn, ai đã đặt tôi làm quan tòa xử kiện hay chia gia tài cho các anh vậy?» (Lc 12,14). Vâng, Đức Giêsu không hề muốn dây mình vào những chuyện đó, vì Người không muốn liên lụy đến những lãnh vực mà Người không được giao phó, và Người cũng không muốn làm lẫn lộn sứ vụ rao giảng Lời Thiên Chúa với những xung đột trong phạm vi kinh tế nhân loại. Đối với Người, đó là một điều bất khả. Hơn nữa, chúng ta đã thấy rằng Đức Giêsu không hề can thiệp vào những chuyện như thế; Người không bao giờ nhận trách nhiệm đi phân giải các phe phái đối lập nhau, nghĩa là phán quyết cho người này đúng và kẻ kia sai. Đó là chuyện của chính con người phải tự giải quyết ổn thỏa với nhau. Người không để mình dây dưa vào những chuyện hòa giải kiểu đó được.
Vâng, Đức Giêsu đến trong thế gian để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, sự ăn năn hối cải trở về cùng Thiên Chúa, đồng thời Người cũng tôn trọng các quyền con người. Đặc biệt nhất là Người không bao giờ can thiệp vào những vấn đề mà chính con người phải tự giải quyết lấy, nhưng Người lại chỉ cho con người cần phải giải quyết những vấn đề đó với tinh thần nào, để con người có thể phát huy đời sống tâm linh của mình, như Người đã nói với những người có mặt hôm đó rằng: «Các ngươi phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu» (Lc 12,15).
Để giúp những người thính giả của Người hiểu rõ được ý nghĩa câu trả lời của Người, Đức Giêsu đã kể cho họ nghe chuyện dụ ngôn về một người đại điền chủ giàu có vừa thu hoạch được một vụ mùa hết sức thành công, đến nỗi ông ta đã phải ra lệnh phá cái kho cũ đi để xây một cái khác vĩ đại hơn, hầu có đủ chỗ để chứa thóc lúa vừa mới thu hoạch được. Xong xuôi, ông ta tự nhủ lòng mình rằng: «Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê chề của cải, dư tiêu xài trong nhiều năm. Vậy, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đả ! » (Lc 12,19). Nhưng trong đêm hôm đó, ông ta chết. Vậy mọi của cải mà ông ta thu góp cất giữ sẽ thuộc về ai ?
Qua đó, Đức Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta rằng những kẻ chỉ lo lắng tích trữ mọi của cải chóng qua đời này mà lại sao nhãng việc tích trử các của cải thiêng liêng, tức thực thi các việc lành phúc đức bác ái, thì chỉ là những kẻ dại dột và thua thiệt. Vì một ngày kia, khi họ chết, thì họ sẽ làm được gì với những thứ của cải vật chất kia mà họ từng ký cóp cả đời? Họ đã trang bị, sửa soạn cho mình được những gì khi phải ra đứng trước tòa Thiên Chúa? Mọi vất vả khó nhọc của những kẻ sống như thế sẽ hoàn toàn vô ích!
Phải chăng lời của ông Cô-he-lét trong sách Giảng Viên, mà chúng ta vừa nghe: «Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân» (Gv 1,2), không phải là một tiếng kêu đầy thất vọng và chán chường sao? Tác giả của Sách Giảng Viên đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng của mình về sự đời, về những việc làm thuần túy nhân loại, vì chúng không mang lại lợi ích bền lâu cho những người ra công thực hiện chúng và chúng không hề có giá trị tồn tại vĩnh cửu.
Nhưng, phải chăng qua đó Thiên Chúa cảnh tỉnh chúng ta rằng tất cả mọi cố gắng của con người đều vô ích? Phải chăng Thiên Chúa muốn ngăn cản chúng ta trong ước nguyện muốn kiến tạo một xã hội công bằng hơn, một thế giới phồn thịnh hơn, nơi mà mọi tài nguyên thiên nhiên sẽ được khai thác một cách hợp lý hơn, với tất cả ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên hơn và các kỹ thuật cũng giúp cho con người trong việc làm chủ vũ trụ một cách hữu hiệu hơn, hầu con người có thể cải thiện được các điều kiện sống của mình hơn.
Nếu Thiên Chúa kết án, thì Người chỉ kết án tất cả những gì cướp dật và chiếm đoạt trọn vẹn mọi tâm tư ý nghĩ cũng như thời giờ của con người, nô lệ hóa con người. Thiên Chúa kết án những việc làm chiếm đoạt mọi sinh hoạt của chúng ta, tiêu hủy mọi sức lực của chúng ta, những việc làm đòi hỏi chúng ta phải cống hiến cho chúng mọi tài lực hiểu biết của chúng ta, v.v…Tất cả những điều đó, Sách Giảng Viên gọi là «phù vân! »
Vậy, Đức Giêsu trong Phúc Âm và tác giả Sách Giảng Viên đã nhắn nhủ chúng ta hay rằng, là cả một chuyện phù vân, là một chuyện lầm lẫn khi con người đặt hết tin tưởng của mình vào những sự vật chóng qua ở đời này. Đây là một lời dạy khôn ngoan luôn mang tính cách thời sự của nó. Và trong thời đại chúng ta ngày nay, tính cách thời sự đó càng rõ rệt hơn bao giờ hết, khi khuynh hướng con người ngày nay đang bỏ quên đi các giá trị tinh thần vĩnh cửu và cố chạy theo tìm kiếm những của cải và sự giàu có vật chất đời này. Dĩ nhiên, những của cải và những giàu có vật chất đời này không phải là xấu, nhưng tự bản chất, chúng không có giá trị bền vững. Vì thế, xấu là ở chỗ lòng con người bám bíu trọn vẹn vào chúng !
Tự mình, thế giới nhân loại chỉ quanh quẩn trong một ngõ cụt và không thể thoát ra khỏi sự vô lý của mình. Do đó, nếu con người chỉ đi tìm kiếm ý nghĩa đời mình trong các công việc mình thực hiện và trong những gì cụ thể họ nhìn thấy trước mắt mà thôi, họ sẽ không bao giờ tìm gặp.
Thế giới trong tình trạng hiện tại của nó và sự hiện hữu của con người như chúng ta từng chứng kiến, chỉ dẫn tới sự chết và qua đó mọi cố gắng của con người hoàn toàn phù vân.
Vậy, qua những suy tư trên, chúng ta thấy rằng câu chuyện về việc chia gia tài mà một người trong đám thính giả của Đức Giêsu nêu lên, đã được giải quyết. Nói cách khác, điều cơ bản cho cuộc sống vĩnh cửu mà con người cần phải tìm đạt tới, không phải là thế giới hữu hình với những sự giàu có của nó, nhưng là những thực tại của Nước Thiên Chúa, những thực tại tinh thần chứa đựng các giá trị vĩnh cửu.
Và giờ đây, trong Bí tích Thánh Thể mà chúng ta sắp sửa cử hành, Bí tích tự hiến vì tình yêu của Đức Kitô trên thập giá, chúng ta sẽ cảm nhận được thực tại vĩnh cửu đó.
Sứ mệnh của Đức Kitô không phải là việc phán quyết về của cải vật chất phù vân
(Gv 1,2; 2,21-23; Lc 12,13-21)
Bài Tin Mừng hôm nay mà chúng ta vừa nghe xong, được bắt đầu bằng một yêu cầu hoàn toàn tư riêng cá nhân: Một người kia cảm thấy bị người anh ruột của mình xử tệ và bất công trong vấn đề chia phần gia tài do cha mẹ anh ta để lại. Quyền lợi anh ta hình như không được tôn trọng. Do đó, ngay giữa đám đông, anh ta đã công khai cầu cứu Đức Giêsu can thiệp: «Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi!» (Lc 12,13).
Ở đây người ta tự hỏi: Vì lý do gì mà người kia lại thưa với Đức Giêsu một điều như thế, vì Người đâu phải là một quan tòa, đâu phải là một nhân viên quan thuế hay một viên công an của một cơ quan công quyền trong việc đi xử các vụ chia cắt gia tài của các gia đình ? Rất có thể do sự khôn ngoan và sự trung thực ngay thẳng nổi tiếng của Đức Kitô trong toàn dân, nên người ta nghĩ rằng trong mọi hoàn cảnh họ đều có thể chạy đến cầu cứu nơi Người !
Tuy nhiên, người kia đã hoàn toàn bị thất vọng. Đức Giêsu dứt khoát từ chối can thiệp vào những chuyện như thế: «Này anh bạn, ai đã đặt tôi làm quan tòa xử kiện hay chia gia tài cho các anh vậy?» (Lc 12,14). Vâng, Đức Giêsu không hề muốn dây mình vào những chuyện đó, vì Người không muốn liên lụy đến những lãnh vực mà Người không được giao phó, và Người cũng không muốn làm lẫn lộn sứ vụ rao giảng Lời Thiên Chúa với những xung đột trong phạm vi kinh tế nhân loại. Đối với Người, đó là một điều bất khả. Hơn nữa, chúng ta đã thấy rằng Đức Giêsu không hề can thiệp vào những chuyện như thế; Người không bao giờ nhận trách nhiệm đi phân giải các phe phái đối lập nhau, nghĩa là phán quyết cho người này đúng và kẻ kia sai. Đó là chuyện của chính con người phải tự giải quyết ổn thỏa với nhau. Người không để mình dây dưa vào những chuyện hòa giải kiểu đó được.
Vâng, Đức Giêsu đến trong thế gian để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, sự ăn năn hối cải trở về cùng Thiên Chúa, đồng thời Người cũng tôn trọng các quyền con người. Đặc biệt nhất là Người không bao giờ can thiệp vào những vấn đề mà chính con người phải tự giải quyết lấy, nhưng Người lại chỉ cho con người cần phải giải quyết những vấn đề đó với tinh thần nào, để con người có thể phát huy đời sống tâm linh của mình, như Người đã nói với những người có mặt hôm đó rằng: «Các ngươi phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu» (Lc 12,15).
Để giúp những người thính giả của Người hiểu rõ được ý nghĩa câu trả lời của Người, Đức Giêsu đã kể cho họ nghe chuyện dụ ngôn về một người đại điền chủ giàu có vừa thu hoạch được một vụ mùa hết sức thành công, đến nỗi ông ta đã phải ra lệnh phá cái kho cũ đi để xây một cái khác vĩ đại hơn, hầu có đủ chỗ để chứa thóc lúa vừa mới thu hoạch được. Xong xuôi, ông ta tự nhủ lòng mình rằng: «Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê chề của cải, dư tiêu xài trong nhiều năm. Vậy, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đả ! » (Lc 12,19). Nhưng trong đêm hôm đó, ông ta chết. Vậy mọi của cải mà ông ta thu góp cất giữ sẽ thuộc về ai ?
Qua đó, Đức Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta rằng những kẻ chỉ lo lắng tích trữ mọi của cải chóng qua đời này mà lại sao nhãng việc tích trử các của cải thiêng liêng, tức thực thi các việc lành phúc đức bác ái, thì chỉ là những kẻ dại dột và thua thiệt. Vì một ngày kia, khi họ chết, thì họ sẽ làm được gì với những thứ của cải vật chất kia mà họ từng ký cóp cả đời? Họ đã trang bị, sửa soạn cho mình được những gì khi phải ra đứng trước tòa Thiên Chúa? Mọi vất vả khó nhọc của những kẻ sống như thế sẽ hoàn toàn vô ích!
Phải chăng lời của ông Cô-he-lét trong sách Giảng Viên, mà chúng ta vừa nghe: «Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân» (Gv 1,2), không phải là một tiếng kêu đầy thất vọng và chán chường sao? Tác giả của Sách Giảng Viên đã bày tỏ nỗi buồn và thất vọng của mình về sự đời, về những việc làm thuần túy nhân loại, vì chúng không mang lại lợi ích bền lâu cho những người ra công thực hiện chúng và chúng không hề có giá trị tồn tại vĩnh cửu.
Nhưng, phải chăng qua đó Thiên Chúa cảnh tỉnh chúng ta rằng tất cả mọi cố gắng của con người đều vô ích? Phải chăng Thiên Chúa muốn ngăn cản chúng ta trong ước nguyện muốn kiến tạo một xã hội công bằng hơn, một thế giới phồn thịnh hơn, nơi mà mọi tài nguyên thiên nhiên sẽ được khai thác một cách hợp lý hơn, với tất cả ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên hơn và các kỹ thuật cũng giúp cho con người trong việc làm chủ vũ trụ một cách hữu hiệu hơn, hầu con người có thể cải thiện được các điều kiện sống của mình hơn.
Nếu Thiên Chúa kết án, thì Người chỉ kết án tất cả những gì cướp dật và chiếm đoạt trọn vẹn mọi tâm tư ý nghĩ cũng như thời giờ của con người, nô lệ hóa con người. Thiên Chúa kết án những việc làm chiếm đoạt mọi sinh hoạt của chúng ta, tiêu hủy mọi sức lực của chúng ta, những việc làm đòi hỏi chúng ta phải cống hiến cho chúng mọi tài lực hiểu biết của chúng ta, v.v…Tất cả những điều đó, Sách Giảng Viên gọi là «phù vân! »
Vậy, Đức Giêsu trong Phúc Âm và tác giả Sách Giảng Viên đã nhắn nhủ chúng ta hay rằng, là cả một chuyện phù vân, là một chuyện lầm lẫn khi con người đặt hết tin tưởng của mình vào những sự vật chóng qua ở đời này. Đây là một lời dạy khôn ngoan luôn mang tính cách thời sự của nó. Và trong thời đại chúng ta ngày nay, tính cách thời sự đó càng rõ rệt hơn bao giờ hết, khi khuynh hướng con người ngày nay đang bỏ quên đi các giá trị tinh thần vĩnh cửu và cố chạy theo tìm kiếm những của cải và sự giàu có vật chất đời này. Dĩ nhiên, những của cải và những giàu có vật chất đời này không phải là xấu, nhưng tự bản chất, chúng không có giá trị bền vững. Vì thế, xấu là ở chỗ lòng con người bám bíu trọn vẹn vào chúng !
Tự mình, thế giới nhân loại chỉ quanh quẩn trong một ngõ cụt và không thể thoát ra khỏi sự vô lý của mình. Do đó, nếu con người chỉ đi tìm kiếm ý nghĩa đời mình trong các công việc mình thực hiện và trong những gì cụ thể họ nhìn thấy trước mắt mà thôi, họ sẽ không bao giờ tìm gặp.
Thế giới trong tình trạng hiện tại của nó và sự hiện hữu của con người như chúng ta từng chứng kiến, chỉ dẫn tới sự chết và qua đó mọi cố gắng của con người hoàn toàn phù vân.
Vậy, qua những suy tư trên, chúng ta thấy rằng câu chuyện về việc chia gia tài mà một người trong đám thính giả của Đức Giêsu nêu lên, đã được giải quyết. Nói cách khác, điều cơ bản cho cuộc sống vĩnh cửu mà con người cần phải tìm đạt tới, không phải là thế giới hữu hình với những sự giàu có của nó, nhưng là những thực tại của Nước Thiên Chúa, những thực tại tinh thần chứa đựng các giá trị vĩnh cửu.
Và giờ đây, trong Bí tích Thánh Thể mà chúng ta sắp sửa cử hành, Bí tích tự hiến vì tình yêu của Đức Kitô trên thập giá, chúng ta sẽ cảm nhận được thực tại vĩnh cửu đó.
Chủ Nhật 18 Quanh Năm C - Vì Tham Nên Khổ...
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:37 29/07/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 18 TN/ C - Ngày 01-8-2010
VÌ THAM NÊN KHỔ - KHÔNG THAM KHÔNG KHỔ
“VÌ TÂT CẢ CHỈ LÀ PHÙ VÂN”
Ca dao Việt nam có câu: Tham giầu mà lấy thủ kho,
Ba năm hiệu lượng vua cho đeo vòng.
Câu này có ý nghiã như sau: Thủ kho là người có nhiệm vụ quản thủ tiền bạc hay kho lương thực, hàng hoá. Người được chọn làm thủ kho tất nhiên là người có hạnh kiểm rất tốt. Tuy nhiên có nhiều người thấy tiền thi của thì tối mắt lại, nên không dằn được lòng tham, Nay lấy một ít, mai lấy một ít, tưởng không ai thấy nên mừng. Nhưng cứ ba năm quan trên cho hiệu lượng (kiểm tra) một lần, mất bao nhiêu tức khắc biết rõ. Lúc bấy giờ thủ kho tham lam có hối hận thì đã quá muộn, vì phài vào tù. (đeo vòng là gông cùm, tù tội).
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự dẫn dắt của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Giảng viên (1:2; 2:21-23). Đoạn 1, câu 2, ông Cô-he-lét dùng 5 lần chữ: “Phù vân” để nhắc nhở và cảnh tỉnh con người đứng có tham lam như sau: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, qủa là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Và đoạn 2, câu 23 cũng nói không nên tham lam: “Đối với con người ấy, trọn cuộc đời chỉ là đau khổ, bao công khó chỉ đem lại ưu phiền ! Ngay cả ban đêm, nó cũng không được yên lòng yên trí. Điều ấy cũng chỉ là “phù vân”.
1/ Sách Giảng viên nói lòng tham lam, của cải là phù vân? Tại sao?
2/ Tôi có dùng của cải là phượng tiện tìm Chúa hay làm nô lệ chúng?
Bài đọc 2: Côlôxê (3:1-5; 9-11) Thư Phaolô nói rõ thêm về lòng tham của con người như: “Anh hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế,… ước muốn xấu và tham lam, mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng.” (câu 5)
1/ Làm cách nào để giết chết những đam mê trong con người của tôi?
2/ Muốn có đời sống mới trong Đức Kitô, bạn cần bỏ ngay những gì?
Tin Mừng: Luca (12:13-21) Đức Giêsu cảnh cáo: Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam... (câu 15)
1/ Tham là khổ, những phương cách nào để tránh mọi thứ tham lam?
2/ Tiền của có giúp cho bạn được bình an và hạnh phúc? Tại sao?
3/ Cho biết những đau khổ và chết chóc do lòng tham gây ra hiện ?
B/ Ý Chúa muốn dạy tôi: 1/ Qua câu chuyện dụ ngôn người phú hộ giầu có ruộng nương hoa màu (c.16-19), rồi ông ta còn muốn phá đi để làm kho khác lớn hơn, tích trử của cải vào đó để hưởng thụ hả hê, nên Phaolô khiển trách: Còn những kẻ ham muốn làm giầu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc. Vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đau đớn xâu xé. ( 1 Tm 6, 9-10)
2/ Chắc bạn biết hiện giờ mình đang có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, trong tủ, bao nhiêu tiền đang làm ăn hùn hạp? Vậy bạn có biết mình có bao nhiêu tài sản cho Nước Trời của mình không? Chúa cảnh cáo: “Đồ ngốc ! Nội đêm nay ta sẽ đòi mạng sống ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ấy kẻ nào chỉ thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa thì số phận họ cũng như thế đó.” (Lc 12, 20-21) - Là lo làm việc lành.
Có nhiều Tín hữu trước thì rất hiền lành đạo đức, nhưng đến khi dính vao tiền bạc, vật chất thì sinh ra đủ thứ tật xấu, dần dần xa Chúa, nên họ bị nô lệ cho lòng tham rồi sa ngã thảm thương! Như tôi vẫn nghe, nhìn thấy trên đài, Tivi và Internet hàng ngày.
C- Câu Kinh Thánh tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này:
ANH EM PHẢI COI CHỪNG, PHẢI GIỮ MÌNH KHỎI MỌI THỨ THAM LAM. (c. 15) -* Ngay bây giờ tôi phải làm gì?
1- Tôi giết chết những cái gì thuộc về hạ giới trong con người tôi.
2- Bạn bỏ ngay gian dâm, đam mê, tật xấu dễ làm đổ vỡ gia đình.
D- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện với Lời Chúa: (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã cảnh cáo: Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam. Nhưng con người yếu đuối của con có nhiều tật xấu và tham lam. Nhờ ơn Chúa giúp, con quyết tâm chạy ra khỏi vũng lầy sự xấu đầy tham lam này, để hướng tâm hồn lên với Chúa; biết tỉnh thức dùng của cải Chúa ban làm phương tiện để làm việc lành phúc đức. Như lời Đức Mẹ ca ngợi: Chúa đã cho kẻ đói khó no đầy phần phúc, và để người giầu có trở về tay không.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật 18 TN/ C - Ngày 01-8-2010
VÌ THAM NÊN KHỔ - KHÔNG THAM KHÔNG KHỔ
“VÌ TÂT CẢ CHỈ LÀ PHÙ VÂN”
Ca dao Việt nam có câu: Tham giầu mà lấy thủ kho,
Ba năm hiệu lượng vua cho đeo vòng.
Câu này có ý nghiã như sau: Thủ kho là người có nhiệm vụ quản thủ tiền bạc hay kho lương thực, hàng hoá. Người được chọn làm thủ kho tất nhiên là người có hạnh kiểm rất tốt. Tuy nhiên có nhiều người thấy tiền thi của thì tối mắt lại, nên không dằn được lòng tham, Nay lấy một ít, mai lấy một ít, tưởng không ai thấy nên mừng. Nhưng cứ ba năm quan trên cho hiệu lượng (kiểm tra) một lần, mất bao nhiêu tức khắc biết rõ. Lúc bấy giờ thủ kho tham lam có hối hận thì đã quá muộn, vì phài vào tù. (đeo vòng là gông cùm, tù tội).
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự dẫn dắt của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Giảng viên (1:2; 2:21-23). Đoạn 1, câu 2, ông Cô-he-lét dùng 5 lần chữ: “Phù vân” để nhắc nhở và cảnh tỉnh con người đứng có tham lam như sau: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, qủa là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Và đoạn 2, câu 23 cũng nói không nên tham lam: “Đối với con người ấy, trọn cuộc đời chỉ là đau khổ, bao công khó chỉ đem lại ưu phiền ! Ngay cả ban đêm, nó cũng không được yên lòng yên trí. Điều ấy cũng chỉ là “phù vân”.
1/ Sách Giảng viên nói lòng tham lam, của cải là phù vân? Tại sao?
2/ Tôi có dùng của cải là phượng tiện tìm Chúa hay làm nô lệ chúng?
Bài đọc 2: Côlôxê (3:1-5; 9-11) Thư Phaolô nói rõ thêm về lòng tham của con người như: “Anh hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế,… ước muốn xấu và tham lam, mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng.” (câu 5)
1/ Làm cách nào để giết chết những đam mê trong con người của tôi?
2/ Muốn có đời sống mới trong Đức Kitô, bạn cần bỏ ngay những gì?
Tin Mừng: Luca (12:13-21) Đức Giêsu cảnh cáo: Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam... (câu 15)
1/ Tham là khổ, những phương cách nào để tránh mọi thứ tham lam?
2/ Tiền của có giúp cho bạn được bình an và hạnh phúc? Tại sao?
3/ Cho biết những đau khổ và chết chóc do lòng tham gây ra hiện ?
B/ Ý Chúa muốn dạy tôi: 1/ Qua câu chuyện dụ ngôn người phú hộ giầu có ruộng nương hoa màu (c.16-19), rồi ông ta còn muốn phá đi để làm kho khác lớn hơn, tích trử của cải vào đó để hưởng thụ hả hê, nên Phaolô khiển trách: Còn những kẻ ham muốn làm giầu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc. Vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đau đớn xâu xé. ( 1 Tm 6, 9-10)
2/ Chắc bạn biết hiện giờ mình đang có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, trong tủ, bao nhiêu tiền đang làm ăn hùn hạp? Vậy bạn có biết mình có bao nhiêu tài sản cho Nước Trời của mình không? Chúa cảnh cáo: “Đồ ngốc ! Nội đêm nay ta sẽ đòi mạng sống ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ấy kẻ nào chỉ thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa thì số phận họ cũng như thế đó.” (Lc 12, 20-21) - Là lo làm việc lành.
Có nhiều Tín hữu trước thì rất hiền lành đạo đức, nhưng đến khi dính vao tiền bạc, vật chất thì sinh ra đủ thứ tật xấu, dần dần xa Chúa, nên họ bị nô lệ cho lòng tham rồi sa ngã thảm thương! Như tôi vẫn nghe, nhìn thấy trên đài, Tivi và Internet hàng ngày.
C- Câu Kinh Thánh tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này:
ANH EM PHẢI COI CHỪNG, PHẢI GIỮ MÌNH KHỎI MỌI THỨ THAM LAM. (c. 15) -* Ngay bây giờ tôi phải làm gì?
1- Tôi giết chết những cái gì thuộc về hạ giới trong con người tôi.
2- Bạn bỏ ngay gian dâm, đam mê, tật xấu dễ làm đổ vỡ gia đình.
D- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện với Lời Chúa: (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã cảnh cáo: Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam. Nhưng con người yếu đuối của con có nhiều tật xấu và tham lam. Nhờ ơn Chúa giúp, con quyết tâm chạy ra khỏi vũng lầy sự xấu đầy tham lam này, để hướng tâm hồn lên với Chúa; biết tỉnh thức dùng của cải Chúa ban làm phương tiện để làm việc lành phúc đức. Như lời Đức Mẹ ca ngợi: Chúa đã cho kẻ đói khó no đầy phần phúc, và để người giầu có trở về tay không.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Cách dùng của cải đời này
Lm. Giuse Đinh Lập Liễn
07:43 29/07/2010
CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Người đời coi trọng tiền của, coi nó như chìa khóa thành công trong cuộc đời vì người ta tôn vinh nó bằng câu: ”Có tiền mua tiên cũng được”. Có người coi mục đích cuộc đời chỉ là kiếm cho ra nhiều tiền để hưởng thụ, cho nên họ đã để cho lòng đam mê tiền của chi phối họ, xúi dục họ làm những điều sai trái. Họ coi tiền của là một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống của họ. Nhưng tác giả sách Giảng viên có nói: ”Phù vân, ôi phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”(Gv1,2). Như vậy, tiền của có phải là một bảo đảm cho cuộc sống không ?
Đức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay không chỉ trích việc thu tích của cải để làm giầu, cũng không khinh chê của cải. Ngài chỉ khuyên người ta trong khi thu tích tiền của để làm giầu thì đồng thời cũng phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa. Đừng bắt chước người phú hộ ngu ngốc chỉ biết thu tích cho nhiều của cải vật chất để hưởng thụ, coi của cải như một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống để ăn chơi xả láng, mà bỏ quên Thiên Chúa, quên cả linh hồn mình. Vả lại, con người đâu có phải sống được mãi, một khi phải chết thì những của cải đó để cho ai ?
Đối với chúng ta tiền của không có gì là xấu vì tất cả những gì Thiên Chúa dựng nên thì đều tốt. Tuy thế, tiền của cũng có thể trở nên một đứa đầy tớ trung thành của chúng ta mà cũng có thể trở nên một ông chủ khắc nghiệt biến chúng ta thành những tên nô lệ khốn nạn của nó.. Chúa khuyên chúng ta hãy tránh thói tham lam, hãy biết chia sẻ. Một trong những cách làm giầu trước mặt Thiên Chúa là biết chia sẻ, biết giúp đỡ những người túng thiếu. Tất cả những gì chúng ta cho đi đều còn ở lại với chúng ta và đó là cơ sở để Chúa ban thưởng bội hậu cho chúng ta trên quê hương vĩnh cửu.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Gv 1,2; 2,21-22
Côhêlét là tác giả sách Giảng viên, đã thu góp những tư tưởng thâm thúy và khôn ngoan của nhiều thế hệ. Ngay câu mở đầu, tác giả đã khẳng định: ”Phù vân, ôi phù vân, tất cả là phù vân”.
Tư tưởng này diễn tả một cái nhìn bi quan về cuộc sống của con người trên trần gian, nhưng lại rất đúng. Nếu chỉ đứng trên quan điểm nhân sinh trần tục mà nhìn thì ý nghĩa của cuộc đời chẳng qua là một sự phù phiếm, và do đó, đời không đáng sống. Bởi vì:
- Có người suốt đời làm ăn vất vả để thu tích của cải vật chất nhưng khi chết đi lại phải bỏ lại tất cả.
- Nhiều tiền nhiều của mà phải áy náy, đêm ngủ không yên thì ích lợi gi ?
Thái độ bi quan này của tác giả chất vấn chúng ta: Đời không còn một giá trị nào khác nữa sao ?
+ Bài đọc 2: Cl 3,1-5.9-11
Thánh Phaolô nhắc nhở cho tín hữu Côlôssê cuộc sống mới của họ sau khi chịu phép rửa tội.
Thật vậy, nhờ phép Rửa tội, người tín hữu đã trở nên con người mới và hy vọng sẽ được sống cùng Thiên Chúa mãi mãi. Vì thế, họ phải cởi bỏ con người cũ theo tính xác thịt với những đam mê trần tục, hãy mặc lấy con người mới theo hình ảnh của Đức Giêsu Kitô.
Do đó, người môn đệ của Đức Giêsu cần biết cân nhắc các yếu tố trong cuộc sống và chọn lựa: đừng tìm những sự dưới đất mà hãy tìm những sự trên trời.
+ Bài Tin mừng: Lc 12,13-21
Đức Giêsu từ chối can thiệp vào vấn đề phân chia gia tài giữa hai anh em. Sở dĩ Đức Giêsu từ chối làm trọng tài trong vụ tranh chấp gia tài vì Ngài cho rằng của cải không thể đảm bảo cho cuộc sống đúng nghĩa.
Dụ ngôn về người phú hộ thật là phù phiếm. Mặc dầu anh ta có biết lo liệu, nhưng anh ta chỉ có cái nhìn thiển cận: chỉ lo hưởng thụ mà không lo gì đến sự tích lũy những của thiêng liêng không hư nát.
Theo nhận định của Đức Giêsu, anh ta là đồ ngốc vì đã lấy của cải vốn không bền mà bảo đảm cho đời mình. Chết đi anh để của cải lại cho ai ? Nếu anh ta khôn thì hãy chia sẻ cho những người nghèo, thì khi anh chết đi, gia sản của anh sẽ biến thành kho tàng không bao giờ hư nát. Đó mới là bảo đảm chắc chắn thật sự cho cuộc đời.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Kho tàng không hề hư nát
I. ĐỒNG TIỀN LIỀN KHÚC RUỘT
Người ta thường nói: ”Đồng tiền liền khúc ruột” nói lên cái tâm lý của con người yêu chuộng tiền của mình có, cố giữ lấy, không thể tin ai, buông cho ai được. Động đến tiền là cảm thấy đau xót như “Của đau con xót”: tâm lý đau xót khi của cải bị mất mát cũng như con cái bị người ngoài bắt nạt, hành hạ.
1. Người ta đánh giá cuộc đời
Đời là một cuộc chiến đấu. Phải chiến đấu để mà sống. Nhưng khi nói tới cuộc sống người ta chỉ nghĩ đến cơm ăn áo mặc, nhà ở, phương tiện di chuyển và giải trí. Nó chỉ là đời sống vật chất. Vậy còn đời sống tinh thần thì sao, nhất là đời sống siêu nhiên ?
Nhìn vào cuộc sống, không biết thi sĩ Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu suy tư thế nào mà phát biểu một câu có tính cách triết lý:
Đời đáng sống hay không đáng sống
Nhấp chén quỳnh xin hỏi bạn tri âm ?
Nếu có phải trả lời cho thi sĩ thì phần lớn người ta sẽ trả lời là đời đáng sống, nhưng sống để làm gì ? Ta hãy nghe một số sinh viên Mỹ trả lời trong một cuộc phỏng vấn:
Năm 1987, Hội đồng Quốc gia Hoa kỳ đặc trách giáo dục, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn các sinh viên sắp mãn Đại học về mục đích cuộc đời của họ trong tương lai: Họ muốn gì ? Họ nhằm điều gì trước hết ? Kết quả như sau: 75% trong số 200.000 sinh viên được hỏi ý kiến đã trả lời cho biết: ”Mục đích cuộc đời tương lai của họ là làm sao kiếm được thật nhiều tiền”. Các sinh viên này cho biết: ”Sau khi học xong, họ muốn có một việc làm tốt với đồng lương cao để sống thoải mái”.
2. Giá trị cuộc đời
Người ta nói: ”Có tiền mua tiên cũng được”. Tiên là nhân vật tưởng tượng trong truyện thần thọai, tượng trưng cho người đẹp nhất, quí nhất. Đây là quan niệm đề cao đồng tiền: có tiền mua gì được nấy. Vì vậy người ta mới nói:
Đồng tiền là tiên là phật
Là sức bật của con người
Là nụ cười của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cán cân công lý…
Trong cuộc tương giao của con người trong đời sống xã hội, đồng tiền vẫn giữ vai trò chủ chốt, nó chi phối sự tương giao, nó làm lệch cán cân công lý, nó có thể đổi trắng ra đen, như người ta nói:
Đồng tiền không phấn không hồ,
Đồng tiền khéo điểm, khéo tô mặt người.
Qua kinh nghiệm của cuộc sống, trước sức mạnh của đồng tiền chi phối con người, thi sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm đã phải than một cách chua cay:
Nếu không điều lợi khôn thành dại,
Đã có đồng tiền dở cũng hay.
Ngạn ngữ La tinh có nói: ”Tiền của là tên đầy tớ rất tốt, nhưng lại là người chủ rất xấu”. Và người ta cũng nói chơi với nhau: ”Vô văn bất nhóc nhách”, có ý nói không có tiền của, không thể làm gì được.
3. Lòng tham của con người
Khi từ quan về ở ẩn, thi sĩ Nguyễn công Trứ khuyên người ta đừng chờ đợi những gì quá sức mình, hãy biết dừng lại, bằng lòng với những cái mình đang có, cũng như thi sĩ biết hưởng cái thú an nhàn trong bài thơ “Chữ Nhàn”:
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.
Biết đủ tức là đủ, đợi đủ biết bao giờ đủ,
Biết nhàn tức là nhàn, đợi nhàn biết bao giờ nhàn.
Ông Esope, một thi sĩ ngụ ngôn của Hy lạp, đã nói lên cái lòng tham vô đáy của con người trong câu truyện sau đây:
Truyện: ông già và con ngỗng
Một ông già nghèo ngồi bên cửa sổ lo lắng cho tương lai. Một người lạ mặt ôm một con ngỗng đến tặng ông già và nói: ”Ông hãy chăm sóc con ngỗng này chu đáo thì nó sẽ giúp ích cho ông”. Rồi người đó đi mất.
Ông già nghèo đưa con ngỗng về nhà, cho nó ăn, cho nó uống, ban đêm cho nó ngủ trong một cái lồng sạch sẽ. Sáng hôm sau khi nhìn vào chiếc lồng ông vui mừng thấy một quả trứng ngỗng bằng vàng. Ông mang quả trứng ra tiệm bán được một số tiền lớn, mua được đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống. Hôm sau ông được thêm một quả trứng ngỗng bằng vàng nữa. Hôm sau nữa cũng vậy. Cứ thế mỗi ngày ông nhặt được một quả trứng vàng. Từ đó ông không còn nghèo nữa, ông sống rất thoải mái.
Nhưng dần dần ông trở thành tham lam. Ông không chịu mỗi ngày chỉ có một trứng, ông không thể chờ cho hết tuần mới có được 7 trứng. Ông muốn có ngay một lúc tất cả những trứng vàng của con ngỗng. Thế là ông mổ bụng con ngỗng ra. Nhưng ông chẳng thấy quả trứng nào trong đó cả. Ông vội may bụng ngỗng lại mong nó đừng chết. Nhưng vô ích. Khi đó người lạ mặt kia trở lại và nói: ”Trước đây đã chẳng bảo với ông rằng nếu ông chăm sóc con ngỗng tử tế thì nó sẽ giúp ích cho ông sao ? Bây giờ cả ông lẫn tôi đều đã mất tất cả”.
4. Người ta đánh già đồng tiền
Người đời cũng có kinh nghiệm về đồng tiền: nếu ta biết dùng tiền của cho đúng mức, cho xứng đáng thì nó trở thành đầy tớ trung thành của ta; nhưng khi ta không biết dùng nó thì nó sẽ quay trở lại làm một ông chủ khắc nghiệt và biến ta thành một tên nô lệ khốn nạn của nó.
Nhưng dù sao, con người lên voi xuống chó là lẽ thường. Tiền của đem con người lên, nhưng cũng chính tiền của đã hạ con người xuống. Và sau cùng con người cũng sẽ phải chết và của cải cũng tiêu tan theo, ra đi chẳng mang được gì ngoài hai bàn tay trắng:
Vua Ngô băm sáu tàn vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì.
II. ĐỨC GIÊSU VỚI VẤN ĐỀ TIỀN CỦA
1. Vấn đề phân chia tài sản
Theo luật Do thái (Đnl 21,17), trong việc thừa kế, người con trai cả được hưởng trọn phần di sản nếu là bất động sản, nghĩa là đất đai và nhà cửa. Và người con trai cả ấy cũng nhận được, theo luật pháp qui định, phần gấp đôi các động sản. Luật pháp này chung cho toàn bộ Đông phương cổ đại, và nhiều nền văn minh trong dòng lịch sử; luật ấy muốn gìn giữ di sản của gia tộc với việc lập nên “người gia trưởng” được hưởng đặc quyền: Đó là quyền con trưởng. Đức Giêsu đối diện với điều đó (Quesson).
Nhưng trường hợp ở đây, hình như người con trưởng chiếm hết phần gia tài mà không chịu thừa kế bằng cách dùng uy tín để gây áp lực với người con trưởng bất công, vì Ngài được coi như một rabbi nổi danh, Ngài làm cách có uy quyền.
Đức Giêsu đã từ chối không muốn tham dự vào việc tranh chấp về tiền bạc. Đức Giêsu không đáp lại yêu cầu này, không phải không nhạy cảm về những bất công có thể có trong phạm vi gia đình, nhưng Ngài không muốn can thiệp vào những việc không liên hệ trực tiếp đến sứ mạng cứu rỗi. Câu trả lời của Ngài ngụ ý rằng Ngài chỉ chú trọng đến công cuộc thuộc linh và Ngài không muốn xâm phạm vào địa hạt luật pháp dân sự hay chiếm đọat địa vị của nhà cầm quyền: ”Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay chia gia tài cho các anh”?
2. Dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc
Đức Giêsu đã từ chối “chia gia tài”. Việc từ chối này có ý nói lên rằng, tuy Ngài có quyền xét xử kẻ sống kẻ chết (Cv 10,42), nhưng sứ mạng lịch sử của Ngài ở trần gian là sứ mạng tôn giáo chứ không phải việc trần tục. Nhân dịp này Ngài nhắn nhủ với tích cách cảnh cáo rằng cần phải tránh mọi thứ tham lam, vì của cải không làm cho đời sống được bảo đảm. Lời cảnh cáo này có ý nhắc khéo rằng đừng an tâm, đừng cậy dựa vào bất cứ một vật nào khác ngoài Thiên Chúa.
Để nói lên ý tưởng đó, Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc. Dụ ngôn này cho thấy rằng người phú hộ rất thành công về ngành nông nghiệp. Sự thành công này làm cho ông ta say sưa và suy tính đến việc mở mang rộng lớn kho lẫm của ông. Trong cảnh sống giầu có, sung túc này, ông ta vui chơi ăn uống thả dàn, không nghĩ đến Thiên Chúa, bỏ quên cả linh hồn của mình; nhưng ông ta không nghĩ rằng: ”Đêm nay người ta sẽ đến đòi linh hồn ngươi” thì lúc đó: ”Những của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai”?
Ông ta không hề nhìn xa hơn thế giới của mình. Mọi chương trình của ông ta chỉ đặt nền tảng cuộc sống luẩn quẩn trong thế giới của ông ta.
Truyện: Rồi sao nữa ?
Ngày xưa, thánh Philipphê Nêri muốn thuyết phục Phanxicô Spazzano, một sinh viên Rôma, đã hoàn toàn tin tưởng ở sự hướng dẫn của ngài về một chân lý ngàn năm. Một hôm Phanxicô Spazzano hớn hở đến báo tin cho ngài biết mình đã thành công rực rỡ trên đường khoa nghiệp. Thánh nhân trả lời:
- Khá lắm. Cha xin mừng với con. Nhưng rồi con sẽ làm gì ?
- Con sẽ làm trạng sư, sẽ biện hộ ở tòa án.
- Rồi sao nữa ?
- Con sẽ có nhiều tiền.
- Rồi sao nữa ?
- Con sẽ lập gia đình.
- Rồi sao nữa ?
- Con sẽ sống hạnh phúc.
- Rồi sao nữa ?
Chàng sinh viên suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Rồi… rồi con cũng sẽ chết như bất cứ ai khác.
- Rồi sao nữa ?
Chàng sinh viên im lặng bỏ đi, trầm tư và u buồn. Tuy nhiên, câu hỏi cứ nhắc đi nhắc lại mãi, chàng cứ bị ám ảnh hoài. Và để đảm bảo cho cái “Rồi sao nữa” kia, cuối cùng, chàng từ giã đường trần khóac áo tu trì.
Khi giải thích dụ ngôn này của Chúa, thánh Athanasiô đưa ra lời khuyên: ”Ai sống như phải chết mỗi ngày – vì biết rằng cuộc sống này tự nó là tạm bợ, không chắc chắn – sẽ không phạm tội, vì sợ hãi Chúa dập tắt một phần lớn lòng tham lam; trái lại, ai nghĩ mình còn sống lâu sẽ dễ dàng để cho mình bị dục vọng cai trị”.
Trong dụ ngôn này Đức Giêsu có ý nói lên sự nguy hiểm của giầu sang, và sự tham lam của cải vật chất. Vì vậy, Ngài dùng dụ ngôn này để cảnh giác cho hết mọi người: Người giầu có lo tích trữ của cải, cũng như người nghèo tham lam của cải. Ở đây Chúa trách người con trưởng tham lam chiếm đọat gia tài mà không chia cho người em, đồng thời Ngài cũng trách người em vì ham mê của cải mà tranh chấp gia tài với người anh.
III. CHÚNG TA VỚI VẤN ĐỀ TIỀN CỦA
1. Ưu tiên hàng đầu của cuộc sống
Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta duyệt xét lại những gì là ưu tiên hơn cả trong cuộc sống. Những lời sách Giảng viên đã nhắc nhở chúng: ”Phù vân, quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh mặt trời”. Chúng mô tả một quan điểm bi đát về cuộc sống, nhưng điều chúng ta muốn nói khiến chúng ta phải hỏi: ”Mục đích của đời sống là gì” ? Chắc chắn không phải là tích lũy của cải – của cải trong mọi trường hợp phải để lại đàng sau.
Những sự vật trần gian không bao giờ có thể thỏa mãn tâm hồn con người. Chỉ Thiên Chúa mới có thể cho chúng ta hạnh phúc mà tâm hồn chúng ta khao khát. Vì thế thánh Phaolô nói: ”Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Và Đức Giêsu khuyên chúng ta: ”Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Cái làm cho chúng ta giầu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc làm gì, nhưng chúng ta là gì.
2. Tiễu trừ tính tham lam
Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu không chỉ nói về những người giầu có, nhưng nói với tất cả mọi người vì bất cứ ai cũng có tính tham lam. Người nghèo cũng tham lam của cải như người giầu, không phải vì có nhiều tiền bạc hay ít của cải làm cho một người ra tham lam, nhưng khi người ta bị ám ảnh bởi của cải vật chất, người ta không còn biết thế nào là đủ. Túi tham vô đấy, chẳng bao nhiêu cho vừa. Người La mã có câu ngạn ngữ: ”Của cải như nươc muối, bạn càng uống thì càng khát”.
Sách Giáo lý Công giáo số 2536 dạy như sau: ”Điều răn thứ mười cấm chỉ sự thèm thuồng, ước ao của cải trần gian cách vô độ; nó cũng cấm tính tham lam thái quá, sinh ra từ sự đam mê vô độ, sự giầu có và quyền lực do sự giầu sang mang lại”.
Chúng ta thường nghe nói: ”Tham thì thâm”, quả là đúng. Trên đời này không thiếu gì những người có lòng tham và ích kỷ đến nỗi muốn đi mượn hòm để chôn mình thay vì bỏ tiền ra mua. Cũng có những người vất vả suốt cả đời lo thu tích của cải đến nỗi không dám ăn no, ngủ ngon, để rồi nửa đời người còn lại phải dùng của cải đã thu tích để bồi dưỡng lại sức khỏe đã mất chỉ vì lòng ích kỷ và tham lam quá mức. Thật vậy, những người quá lo thu tích của cải sẽ trở nên mù quáng, họ liều mình đánh mất không những tự do mà còn mất cả đời sống mình.
Truyện: ham mê của cải.
Ham mê của cải tiền bạc là cái tật mà xưa nay có ngàn lẻ một chuyện từng được kể. Nhưng thời nay lại có câu chuyện lý thú thế này: Một thanh niên nọ tình cờ nhặt được một đồng đôla bằng bạc trên đường. Thế là từ đó, mỗi lần đi đâu, anh đều cúi đầu xuống để chú tâm tìm kiếm. Kết quả là sau ba mươi năm anh ta nhặt được 3,5 đôla tiền bằng bạc, 37 đồng nửa đôla bằng đồng, gần 18.500 nút áo đủ cỡ, khoảng 14.400 cây kim may và kim gút đủ lọai. – Nhưng anh phải đổi bằng cái tật khòm lưng. Một tâm trạng bi quan cộng thêm một tính khí khó thương. Vì đôi mắt anh từ lâu đã không nhìn lên bầu trời và bao hoa lá cỏ cây xinh đẹp… Tính ham mê của cải đã “giết chết con người anh”.
Phương pháp làm cho chúng ta được hạnh phúc là biết chấp nhận. Hạnh phúc không phải là có cái chúng ta mong muốn, nhưng là chấp nhận cái chúng ta có. Dù giầu hay nghèo, hạnh phúc là bằng lòng với cái mình đang có, và ngay cả cái mình không có nữa. Hãy biết chấp nhận mọi sự như chương trình của Thiên Chúa đã sắp đặt với lòng biết ơn rằng có Thiên Chúa là có tất cả mọi sự (Dt 13,5-6). Một người không bằng lòng với những cái mình đang có sẽ không bao giờ có hạnh phúc. Họ luôn sống trong bất mãn và đau khổ, vì lúc nào cũng tham muốn có thêm.
3. Hãy biết chia sẻ
Chúa dạy chúng ta: ”Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Cái làm cho chúng ta giầu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc là làm gì, nhưng chúng ta là gì. Antoine de Saint Exupéry nói: ”Khi giờ sau cùng của bạn giáng xuống, bạn chỉ nên dựa vào điều mà bạn đã trở thành”.
Có hai cách xài của cải đưa đến hai kết quả khác nhau:
a) Xài một cách ích kỷ cho riêng mình, kết quả là không bảo đảm cho sự sống đời đời.
b) Dùng tiền của để làm giầu trước mặt Thiên Chúa thì kết quả là sự sống đời đời được bảo đảm.
Thực ra, khi người giầu chia sẻ của cái cho người nghèo, cũng chỉ là bổn phận của người quản lý mà thôi. Augier đã nói một câu chí lý: ”Trong dự tính của Thiên Chúa, người giầu chỉ là viên thủ quỹ của người nghèo”. Vì thế, không ai “ê hề của cải, dư xài nhiều năm” mà “cứ nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi cho đã”(Lc 12,19) chính là những kẻ ăn cắp. Thánh Tôma Aquinô quả quyết: ”Những người giầu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa”.
4. Phần thưởng bội hậu trên trờ.
Trong bài dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu không đả kích sự tích lũy của cải. Ngài không phê phán công việc làm ăn của mỗi người, mà chỉ đả kích ý nghĩ khờ dại của một số người khi họ lấy việc thu tích của cải vật chất là quan trọng hơn sự tích lũy của cải thiêng liêng.
Sứ điệp mà Đức Giêsu muốn loan báo cho chúng ta hôm nay: Hãy dùng của cải đời này mà “làm giầu trước mặt Thiên Chúa”(Lc 12,21). Đó chính là nghệ thuật làm giầu đích thực.
Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta chỉ là những con người nghèo khó. Cho dù có xây bao nhiêu kho lẫm, bao nhiêu két sắt, bao nhiêu tài khoản ngân hàng, cũng chỉ là con số không. Chúng ta chỉ thực sự giầu có trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta dốc cạn kho cho người nghèo khó, mở hầu bao giúp kẻ khốn cùng. Chúa phán: ”Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”(Lc 12,33).
Ở Kenya bên Phi châu có một vị thừa sai kể rằng có một số dân Phi châu vẫn còn giữ tập tục lấy đi tất cả quần áo người chết đang mặc trước khi chôn cất người ấy. Một trong những mục đích của tục lệ này nhằm nói lên rằng chúng ta rời khỏi thế gian này cũng y hệt như khi chúng ta vào thế gian.. Đây chính là điều thánh Phaolô đã đề cập đến trong thư thứ nhất gửi choTimôthê: ”Chúng ta đã chẳng mang gì vào trong thế gian, và chúng ta cũng không thể mang bất cứ cái gì ra khỏi đó”(1Tm 6,7).
Tuy thế, chúng ta có thể mang đi theo khi đi ra khỏi đời này với những cái mà chúng ta làm giầu trước mặt Thiên Chúa, tức là tất cả những gì chúng ta đã cho đi. Những cái chúng ta đã cho đi làm thành một kho tàng trên trời dành riêng cho chúng ta. Những cái chúng ta đã cho đi ở trần gian này vẫn còn tồn tại không bao giờ hư nát, và đấy cũng là những công nghiệp chúng ta dâng cho Chúa để được hưởng hạnh phúc đời.
Truyện: Cho một được mười triệu.
Đang lững thững đi trong một đường phố, có một người ăn mày đến xin bố thí, người kia móc túi da đưa cho một đồng bạc.
Tám hôm sau, nhà từ thiện đã hết sức ngạc nhiên, vì ông nhận được bức thư nặc danh, trong có ngân phiếu 10 triệu quan. Bức thư viết thế này:
Có lẽ ông còn nhớ một hôm ngao du ở Nice, ông đã bố thí cho một người ông tưởng là hành khất. Trong 10 người tôi ngửa tay xin, chỉ có một ông đã thí cho một đồng bạc. Xin ông biết cho rằng: tôi đây là một nhà triệu phú đã trá hình làm người hành khất đó, với mục đích là nắm được phần thưởng trong cuộc đánh đố. Tôi đã được cuộc, vậy xin ông cho phép tôi chia với ông số tiền thuởng đó.
Truyện rất hào hứng này, đã được tất cả các báo thuật lại và là truyện có thật. Người ta đóan ông Ernest Ingram chủ tiệm vàng ở Nice bên nước Pháp, chính là vai chủ động trong truyện.
+++
A. DẪN NHẬP
Người đời coi trọng tiền của, coi nó như chìa khóa thành công trong cuộc đời vì người ta tôn vinh nó bằng câu: ”Có tiền mua tiên cũng được”. Có người coi mục đích cuộc đời chỉ là kiếm cho ra nhiều tiền để hưởng thụ, cho nên họ đã để cho lòng đam mê tiền của chi phối họ, xúi dục họ làm những điều sai trái. Họ coi tiền của là một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống của họ. Nhưng tác giả sách Giảng viên có nói: ”Phù vân, ôi phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”(Gv1,2). Như vậy, tiền của có phải là một bảo đảm cho cuộc sống không ?
Đức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay không chỉ trích việc thu tích của cải để làm giầu, cũng không khinh chê của cải. Ngài chỉ khuyên người ta trong khi thu tích tiền của để làm giầu thì đồng thời cũng phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa. Đừng bắt chước người phú hộ ngu ngốc chỉ biết thu tích cho nhiều của cải vật chất để hưởng thụ, coi của cải như một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống để ăn chơi xả láng, mà bỏ quên Thiên Chúa, quên cả linh hồn mình. Vả lại, con người đâu có phải sống được mãi, một khi phải chết thì những của cải đó để cho ai ?
Đối với chúng ta tiền của không có gì là xấu vì tất cả những gì Thiên Chúa dựng nên thì đều tốt. Tuy thế, tiền của cũng có thể trở nên một đứa đầy tớ trung thành của chúng ta mà cũng có thể trở nên một ông chủ khắc nghiệt biến chúng ta thành những tên nô lệ khốn nạn của nó.. Chúa khuyên chúng ta hãy tránh thói tham lam, hãy biết chia sẻ. Một trong những cách làm giầu trước mặt Thiên Chúa là biết chia sẻ, biết giúp đỡ những người túng thiếu. Tất cả những gì chúng ta cho đi đều còn ở lại với chúng ta và đó là cơ sở để Chúa ban thưởng bội hậu cho chúng ta trên quê hương vĩnh cửu.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Gv 1,2; 2,21-22
Côhêlét là tác giả sách Giảng viên, đã thu góp những tư tưởng thâm thúy và khôn ngoan của nhiều thế hệ. Ngay câu mở đầu, tác giả đã khẳng định: ”Phù vân, ôi phù vân, tất cả là phù vân”.
Tư tưởng này diễn tả một cái nhìn bi quan về cuộc sống của con người trên trần gian, nhưng lại rất đúng. Nếu chỉ đứng trên quan điểm nhân sinh trần tục mà nhìn thì ý nghĩa của cuộc đời chẳng qua là một sự phù phiếm, và do đó, đời không đáng sống. Bởi vì:
- Có người suốt đời làm ăn vất vả để thu tích của cải vật chất nhưng khi chết đi lại phải bỏ lại tất cả.
- Nhiều tiền nhiều của mà phải áy náy, đêm ngủ không yên thì ích lợi gi ?
Thái độ bi quan này của tác giả chất vấn chúng ta: Đời không còn một giá trị nào khác nữa sao ?
+ Bài đọc 2: Cl 3,1-5.9-11
Thánh Phaolô nhắc nhở cho tín hữu Côlôssê cuộc sống mới của họ sau khi chịu phép rửa tội.
Thật vậy, nhờ phép Rửa tội, người tín hữu đã trở nên con người mới và hy vọng sẽ được sống cùng Thiên Chúa mãi mãi. Vì thế, họ phải cởi bỏ con người cũ theo tính xác thịt với những đam mê trần tục, hãy mặc lấy con người mới theo hình ảnh của Đức Giêsu Kitô.
Do đó, người môn đệ của Đức Giêsu cần biết cân nhắc các yếu tố trong cuộc sống và chọn lựa: đừng tìm những sự dưới đất mà hãy tìm những sự trên trời.
+ Bài Tin mừng: Lc 12,13-21
Đức Giêsu từ chối can thiệp vào vấn đề phân chia gia tài giữa hai anh em. Sở dĩ Đức Giêsu từ chối làm trọng tài trong vụ tranh chấp gia tài vì Ngài cho rằng của cải không thể đảm bảo cho cuộc sống đúng nghĩa.
Dụ ngôn về người phú hộ thật là phù phiếm. Mặc dầu anh ta có biết lo liệu, nhưng anh ta chỉ có cái nhìn thiển cận: chỉ lo hưởng thụ mà không lo gì đến sự tích lũy những của thiêng liêng không hư nát.
Theo nhận định của Đức Giêsu, anh ta là đồ ngốc vì đã lấy của cải vốn không bền mà bảo đảm cho đời mình. Chết đi anh để của cải lại cho ai ? Nếu anh ta khôn thì hãy chia sẻ cho những người nghèo, thì khi anh chết đi, gia sản của anh sẽ biến thành kho tàng không bao giờ hư nát. Đó mới là bảo đảm chắc chắn thật sự cho cuộc đời.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Kho tàng không hề hư nát
I. ĐỒNG TIỀN LIỀN KHÚC RUỘT
Người ta thường nói: ”Đồng tiền liền khúc ruột” nói lên cái tâm lý của con người yêu chuộng tiền của mình có, cố giữ lấy, không thể tin ai, buông cho ai được. Động đến tiền là cảm thấy đau xót như “Của đau con xót”: tâm lý đau xót khi của cải bị mất mát cũng như con cái bị người ngoài bắt nạt, hành hạ.
1. Người ta đánh giá cuộc đời
Đời là một cuộc chiến đấu. Phải chiến đấu để mà sống. Nhưng khi nói tới cuộc sống người ta chỉ nghĩ đến cơm ăn áo mặc, nhà ở, phương tiện di chuyển và giải trí. Nó chỉ là đời sống vật chất. Vậy còn đời sống tinh thần thì sao, nhất là đời sống siêu nhiên ?
Nhìn vào cuộc sống, không biết thi sĩ Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu suy tư thế nào mà phát biểu một câu có tính cách triết lý:
Đời đáng sống hay không đáng sống
Nhấp chén quỳnh xin hỏi bạn tri âm ?
Nếu có phải trả lời cho thi sĩ thì phần lớn người ta sẽ trả lời là đời đáng sống, nhưng sống để làm gì ? Ta hãy nghe một số sinh viên Mỹ trả lời trong một cuộc phỏng vấn:
Năm 1987, Hội đồng Quốc gia Hoa kỳ đặc trách giáo dục, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn các sinh viên sắp mãn Đại học về mục đích cuộc đời của họ trong tương lai: Họ muốn gì ? Họ nhằm điều gì trước hết ? Kết quả như sau: 75% trong số 200.000 sinh viên được hỏi ý kiến đã trả lời cho biết: ”Mục đích cuộc đời tương lai của họ là làm sao kiếm được thật nhiều tiền”. Các sinh viên này cho biết: ”Sau khi học xong, họ muốn có một việc làm tốt với đồng lương cao để sống thoải mái”.
2. Giá trị cuộc đời
Người ta nói: ”Có tiền mua tiên cũng được”. Tiên là nhân vật tưởng tượng trong truyện thần thọai, tượng trưng cho người đẹp nhất, quí nhất. Đây là quan niệm đề cao đồng tiền: có tiền mua gì được nấy. Vì vậy người ta mới nói:
Đồng tiền là tiên là phật
Là sức bật của con người
Là nụ cười của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cán cân công lý…
Trong cuộc tương giao của con người trong đời sống xã hội, đồng tiền vẫn giữ vai trò chủ chốt, nó chi phối sự tương giao, nó làm lệch cán cân công lý, nó có thể đổi trắng ra đen, như người ta nói:
Đồng tiền không phấn không hồ,
Đồng tiền khéo điểm, khéo tô mặt người.
Qua kinh nghiệm của cuộc sống, trước sức mạnh của đồng tiền chi phối con người, thi sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm đã phải than một cách chua cay:
Nếu không điều lợi khôn thành dại,
Đã có đồng tiền dở cũng hay.
Ngạn ngữ La tinh có nói: ”Tiền của là tên đầy tớ rất tốt, nhưng lại là người chủ rất xấu”. Và người ta cũng nói chơi với nhau: ”Vô văn bất nhóc nhách”, có ý nói không có tiền của, không thể làm gì được.
3. Lòng tham của con người
Khi từ quan về ở ẩn, thi sĩ Nguyễn công Trứ khuyên người ta đừng chờ đợi những gì quá sức mình, hãy biết dừng lại, bằng lòng với những cái mình đang có, cũng như thi sĩ biết hưởng cái thú an nhàn trong bài thơ “Chữ Nhàn”:
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.
Biết đủ tức là đủ, đợi đủ biết bao giờ đủ,
Biết nhàn tức là nhàn, đợi nhàn biết bao giờ nhàn.
Ông Esope, một thi sĩ ngụ ngôn của Hy lạp, đã nói lên cái lòng tham vô đáy của con người trong câu truyện sau đây:
Truyện: ông già và con ngỗng
Một ông già nghèo ngồi bên cửa sổ lo lắng cho tương lai. Một người lạ mặt ôm một con ngỗng đến tặng ông già và nói: ”Ông hãy chăm sóc con ngỗng này chu đáo thì nó sẽ giúp ích cho ông”. Rồi người đó đi mất.
Ông già nghèo đưa con ngỗng về nhà, cho nó ăn, cho nó uống, ban đêm cho nó ngủ trong một cái lồng sạch sẽ. Sáng hôm sau khi nhìn vào chiếc lồng ông vui mừng thấy một quả trứng ngỗng bằng vàng. Ông mang quả trứng ra tiệm bán được một số tiền lớn, mua được đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống. Hôm sau ông được thêm một quả trứng ngỗng bằng vàng nữa. Hôm sau nữa cũng vậy. Cứ thế mỗi ngày ông nhặt được một quả trứng vàng. Từ đó ông không còn nghèo nữa, ông sống rất thoải mái.
Nhưng dần dần ông trở thành tham lam. Ông không chịu mỗi ngày chỉ có một trứng, ông không thể chờ cho hết tuần mới có được 7 trứng. Ông muốn có ngay một lúc tất cả những trứng vàng của con ngỗng. Thế là ông mổ bụng con ngỗng ra. Nhưng ông chẳng thấy quả trứng nào trong đó cả. Ông vội may bụng ngỗng lại mong nó đừng chết. Nhưng vô ích. Khi đó người lạ mặt kia trở lại và nói: ”Trước đây đã chẳng bảo với ông rằng nếu ông chăm sóc con ngỗng tử tế thì nó sẽ giúp ích cho ông sao ? Bây giờ cả ông lẫn tôi đều đã mất tất cả”.
4. Người ta đánh già đồng tiền
Người đời cũng có kinh nghiệm về đồng tiền: nếu ta biết dùng tiền của cho đúng mức, cho xứng đáng thì nó trở thành đầy tớ trung thành của ta; nhưng khi ta không biết dùng nó thì nó sẽ quay trở lại làm một ông chủ khắc nghiệt và biến ta thành một tên nô lệ khốn nạn của nó.
Nhưng dù sao, con người lên voi xuống chó là lẽ thường. Tiền của đem con người lên, nhưng cũng chính tiền của đã hạ con người xuống. Và sau cùng con người cũng sẽ phải chết và của cải cũng tiêu tan theo, ra đi chẳng mang được gì ngoài hai bàn tay trắng:
Vua Ngô băm sáu tàn vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì.
II. ĐỨC GIÊSU VỚI VẤN ĐỀ TIỀN CỦA
1. Vấn đề phân chia tài sản
Theo luật Do thái (Đnl 21,17), trong việc thừa kế, người con trai cả được hưởng trọn phần di sản nếu là bất động sản, nghĩa là đất đai và nhà cửa. Và người con trai cả ấy cũng nhận được, theo luật pháp qui định, phần gấp đôi các động sản. Luật pháp này chung cho toàn bộ Đông phương cổ đại, và nhiều nền văn minh trong dòng lịch sử; luật ấy muốn gìn giữ di sản của gia tộc với việc lập nên “người gia trưởng” được hưởng đặc quyền: Đó là quyền con trưởng. Đức Giêsu đối diện với điều đó (Quesson).
Nhưng trường hợp ở đây, hình như người con trưởng chiếm hết phần gia tài mà không chịu thừa kế bằng cách dùng uy tín để gây áp lực với người con trưởng bất công, vì Ngài được coi như một rabbi nổi danh, Ngài làm cách có uy quyền.
Đức Giêsu đã từ chối không muốn tham dự vào việc tranh chấp về tiền bạc. Đức Giêsu không đáp lại yêu cầu này, không phải không nhạy cảm về những bất công có thể có trong phạm vi gia đình, nhưng Ngài không muốn can thiệp vào những việc không liên hệ trực tiếp đến sứ mạng cứu rỗi. Câu trả lời của Ngài ngụ ý rằng Ngài chỉ chú trọng đến công cuộc thuộc linh và Ngài không muốn xâm phạm vào địa hạt luật pháp dân sự hay chiếm đọat địa vị của nhà cầm quyền: ”Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay chia gia tài cho các anh”?
2. Dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc
Đức Giêsu đã từ chối “chia gia tài”. Việc từ chối này có ý nói lên rằng, tuy Ngài có quyền xét xử kẻ sống kẻ chết (Cv 10,42), nhưng sứ mạng lịch sử của Ngài ở trần gian là sứ mạng tôn giáo chứ không phải việc trần tục. Nhân dịp này Ngài nhắn nhủ với tích cách cảnh cáo rằng cần phải tránh mọi thứ tham lam, vì của cải không làm cho đời sống được bảo đảm. Lời cảnh cáo này có ý nhắc khéo rằng đừng an tâm, đừng cậy dựa vào bất cứ một vật nào khác ngoài Thiên Chúa.
Để nói lên ý tưởng đó, Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc. Dụ ngôn này cho thấy rằng người phú hộ rất thành công về ngành nông nghiệp. Sự thành công này làm cho ông ta say sưa và suy tính đến việc mở mang rộng lớn kho lẫm của ông. Trong cảnh sống giầu có, sung túc này, ông ta vui chơi ăn uống thả dàn, không nghĩ đến Thiên Chúa, bỏ quên cả linh hồn của mình; nhưng ông ta không nghĩ rằng: ”Đêm nay người ta sẽ đến đòi linh hồn ngươi” thì lúc đó: ”Những của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai”?
Ông ta không hề nhìn xa hơn thế giới của mình. Mọi chương trình của ông ta chỉ đặt nền tảng cuộc sống luẩn quẩn trong thế giới của ông ta.
Truyện: Rồi sao nữa ?
Ngày xưa, thánh Philipphê Nêri muốn thuyết phục Phanxicô Spazzano, một sinh viên Rôma, đã hoàn toàn tin tưởng ở sự hướng dẫn của ngài về một chân lý ngàn năm. Một hôm Phanxicô Spazzano hớn hở đến báo tin cho ngài biết mình đã thành công rực rỡ trên đường khoa nghiệp. Thánh nhân trả lời:
- Khá lắm. Cha xin mừng với con. Nhưng rồi con sẽ làm gì ?
- Con sẽ làm trạng sư, sẽ biện hộ ở tòa án.
- Rồi sao nữa ?
- Con sẽ có nhiều tiền.
- Rồi sao nữa ?
- Con sẽ lập gia đình.
- Rồi sao nữa ?
- Con sẽ sống hạnh phúc.
- Rồi sao nữa ?
Chàng sinh viên suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Rồi… rồi con cũng sẽ chết như bất cứ ai khác.
- Rồi sao nữa ?
Chàng sinh viên im lặng bỏ đi, trầm tư và u buồn. Tuy nhiên, câu hỏi cứ nhắc đi nhắc lại mãi, chàng cứ bị ám ảnh hoài. Và để đảm bảo cho cái “Rồi sao nữa” kia, cuối cùng, chàng từ giã đường trần khóac áo tu trì.
Khi giải thích dụ ngôn này của Chúa, thánh Athanasiô đưa ra lời khuyên: ”Ai sống như phải chết mỗi ngày – vì biết rằng cuộc sống này tự nó là tạm bợ, không chắc chắn – sẽ không phạm tội, vì sợ hãi Chúa dập tắt một phần lớn lòng tham lam; trái lại, ai nghĩ mình còn sống lâu sẽ dễ dàng để cho mình bị dục vọng cai trị”.
Trong dụ ngôn này Đức Giêsu có ý nói lên sự nguy hiểm của giầu sang, và sự tham lam của cải vật chất. Vì vậy, Ngài dùng dụ ngôn này để cảnh giác cho hết mọi người: Người giầu có lo tích trữ của cải, cũng như người nghèo tham lam của cải. Ở đây Chúa trách người con trưởng tham lam chiếm đọat gia tài mà không chia cho người em, đồng thời Ngài cũng trách người em vì ham mê của cải mà tranh chấp gia tài với người anh.
III. CHÚNG TA VỚI VẤN ĐỀ TIỀN CỦA
1. Ưu tiên hàng đầu của cuộc sống
Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta duyệt xét lại những gì là ưu tiên hơn cả trong cuộc sống. Những lời sách Giảng viên đã nhắc nhở chúng: ”Phù vân, quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh mặt trời”. Chúng mô tả một quan điểm bi đát về cuộc sống, nhưng điều chúng ta muốn nói khiến chúng ta phải hỏi: ”Mục đích của đời sống là gì” ? Chắc chắn không phải là tích lũy của cải – của cải trong mọi trường hợp phải để lại đàng sau.
Những sự vật trần gian không bao giờ có thể thỏa mãn tâm hồn con người. Chỉ Thiên Chúa mới có thể cho chúng ta hạnh phúc mà tâm hồn chúng ta khao khát. Vì thế thánh Phaolô nói: ”Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Và Đức Giêsu khuyên chúng ta: ”Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Cái làm cho chúng ta giầu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc làm gì, nhưng chúng ta là gì.
2. Tiễu trừ tính tham lam
Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu không chỉ nói về những người giầu có, nhưng nói với tất cả mọi người vì bất cứ ai cũng có tính tham lam. Người nghèo cũng tham lam của cải như người giầu, không phải vì có nhiều tiền bạc hay ít của cải làm cho một người ra tham lam, nhưng khi người ta bị ám ảnh bởi của cải vật chất, người ta không còn biết thế nào là đủ. Túi tham vô đấy, chẳng bao nhiêu cho vừa. Người La mã có câu ngạn ngữ: ”Của cải như nươc muối, bạn càng uống thì càng khát”.
Sách Giáo lý Công giáo số 2536 dạy như sau: ”Điều răn thứ mười cấm chỉ sự thèm thuồng, ước ao của cải trần gian cách vô độ; nó cũng cấm tính tham lam thái quá, sinh ra từ sự đam mê vô độ, sự giầu có và quyền lực do sự giầu sang mang lại”.
Chúng ta thường nghe nói: ”Tham thì thâm”, quả là đúng. Trên đời này không thiếu gì những người có lòng tham và ích kỷ đến nỗi muốn đi mượn hòm để chôn mình thay vì bỏ tiền ra mua. Cũng có những người vất vả suốt cả đời lo thu tích của cải đến nỗi không dám ăn no, ngủ ngon, để rồi nửa đời người còn lại phải dùng của cải đã thu tích để bồi dưỡng lại sức khỏe đã mất chỉ vì lòng ích kỷ và tham lam quá mức. Thật vậy, những người quá lo thu tích của cải sẽ trở nên mù quáng, họ liều mình đánh mất không những tự do mà còn mất cả đời sống mình.
Truyện: ham mê của cải.
Ham mê của cải tiền bạc là cái tật mà xưa nay có ngàn lẻ một chuyện từng được kể. Nhưng thời nay lại có câu chuyện lý thú thế này: Một thanh niên nọ tình cờ nhặt được một đồng đôla bằng bạc trên đường. Thế là từ đó, mỗi lần đi đâu, anh đều cúi đầu xuống để chú tâm tìm kiếm. Kết quả là sau ba mươi năm anh ta nhặt được 3,5 đôla tiền bằng bạc, 37 đồng nửa đôla bằng đồng, gần 18.500 nút áo đủ cỡ, khoảng 14.400 cây kim may và kim gút đủ lọai. – Nhưng anh phải đổi bằng cái tật khòm lưng. Một tâm trạng bi quan cộng thêm một tính khí khó thương. Vì đôi mắt anh từ lâu đã không nhìn lên bầu trời và bao hoa lá cỏ cây xinh đẹp… Tính ham mê của cải đã “giết chết con người anh”.
Phương pháp làm cho chúng ta được hạnh phúc là biết chấp nhận. Hạnh phúc không phải là có cái chúng ta mong muốn, nhưng là chấp nhận cái chúng ta có. Dù giầu hay nghèo, hạnh phúc là bằng lòng với cái mình đang có, và ngay cả cái mình không có nữa. Hãy biết chấp nhận mọi sự như chương trình của Thiên Chúa đã sắp đặt với lòng biết ơn rằng có Thiên Chúa là có tất cả mọi sự (Dt 13,5-6). Một người không bằng lòng với những cái mình đang có sẽ không bao giờ có hạnh phúc. Họ luôn sống trong bất mãn và đau khổ, vì lúc nào cũng tham muốn có thêm.
3. Hãy biết chia sẻ
Chúa dạy chúng ta: ”Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Cái làm cho chúng ta giầu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc là làm gì, nhưng chúng ta là gì. Antoine de Saint Exupéry nói: ”Khi giờ sau cùng của bạn giáng xuống, bạn chỉ nên dựa vào điều mà bạn đã trở thành”.
Có hai cách xài của cải đưa đến hai kết quả khác nhau:
a) Xài một cách ích kỷ cho riêng mình, kết quả là không bảo đảm cho sự sống đời đời.
b) Dùng tiền của để làm giầu trước mặt Thiên Chúa thì kết quả là sự sống đời đời được bảo đảm.
Thực ra, khi người giầu chia sẻ của cái cho người nghèo, cũng chỉ là bổn phận của người quản lý mà thôi. Augier đã nói một câu chí lý: ”Trong dự tính của Thiên Chúa, người giầu chỉ là viên thủ quỹ của người nghèo”. Vì thế, không ai “ê hề của cải, dư xài nhiều năm” mà “cứ nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi cho đã”(Lc 12,19) chính là những kẻ ăn cắp. Thánh Tôma Aquinô quả quyết: ”Những người giầu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa”.
4. Phần thưởng bội hậu trên trờ.
Trong bài dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu không đả kích sự tích lũy của cải. Ngài không phê phán công việc làm ăn của mỗi người, mà chỉ đả kích ý nghĩ khờ dại của một số người khi họ lấy việc thu tích của cải vật chất là quan trọng hơn sự tích lũy của cải thiêng liêng.
Sứ điệp mà Đức Giêsu muốn loan báo cho chúng ta hôm nay: Hãy dùng của cải đời này mà “làm giầu trước mặt Thiên Chúa”(Lc 12,21). Đó chính là nghệ thuật làm giầu đích thực.
Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta chỉ là những con người nghèo khó. Cho dù có xây bao nhiêu kho lẫm, bao nhiêu két sắt, bao nhiêu tài khoản ngân hàng, cũng chỉ là con số không. Chúng ta chỉ thực sự giầu có trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta dốc cạn kho cho người nghèo khó, mở hầu bao giúp kẻ khốn cùng. Chúa phán: ”Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”(Lc 12,33).
Ở Kenya bên Phi châu có một vị thừa sai kể rằng có một số dân Phi châu vẫn còn giữ tập tục lấy đi tất cả quần áo người chết đang mặc trước khi chôn cất người ấy. Một trong những mục đích của tục lệ này nhằm nói lên rằng chúng ta rời khỏi thế gian này cũng y hệt như khi chúng ta vào thế gian.. Đây chính là điều thánh Phaolô đã đề cập đến trong thư thứ nhất gửi choTimôthê: ”Chúng ta đã chẳng mang gì vào trong thế gian, và chúng ta cũng không thể mang bất cứ cái gì ra khỏi đó”(1Tm 6,7).
Tuy thế, chúng ta có thể mang đi theo khi đi ra khỏi đời này với những cái mà chúng ta làm giầu trước mặt Thiên Chúa, tức là tất cả những gì chúng ta đã cho đi. Những cái chúng ta đã cho đi làm thành một kho tàng trên trời dành riêng cho chúng ta. Những cái chúng ta đã cho đi ở trần gian này vẫn còn tồn tại không bao giờ hư nát, và đấy cũng là những công nghiệp chúng ta dâng cho Chúa để được hưởng hạnh phúc đời.
Truyện: Cho một được mười triệu.
Đang lững thững đi trong một đường phố, có một người ăn mày đến xin bố thí, người kia móc túi da đưa cho một đồng bạc.
Tám hôm sau, nhà từ thiện đã hết sức ngạc nhiên, vì ông nhận được bức thư nặc danh, trong có ngân phiếu 10 triệu quan. Bức thư viết thế này:
Có lẽ ông còn nhớ một hôm ngao du ở Nice, ông đã bố thí cho một người ông tưởng là hành khất. Trong 10 người tôi ngửa tay xin, chỉ có một ông đã thí cho một đồng bạc. Xin ông biết cho rằng: tôi đây là một nhà triệu phú đã trá hình làm người hành khất đó, với mục đích là nắm được phần thưởng trong cuộc đánh đố. Tôi đã được cuộc, vậy xin ông cho phép tôi chia với ông số tiền thuởng đó.
Truyện rất hào hứng này, đã được tất cả các báo thuật lại và là truyện có thật. Người ta đóan ông Ernest Ingram chủ tiệm vàng ở Nice bên nước Pháp, chính là vai chủ động trong truyện.
Vật đổi, sao dời
Lm Vũđình Tường
23:28 29/07/2010
Chúng ta nghe câu vật đổi, sao dời. Câu này ngụ ý nói trên đời có chi tồn tại, có chi vững bền.Vật đổi. Nhìn đến vật thể thì nay còn, mai mất. Ngó lên sao trời khi di chỗ này, lúc chuyển chỗ nọ. Sao dời. Đến sao trời còn di chuyển thì còn gì vững bền.Tất cả di động, thay đổi nhanh chóng như làn chớp, như sao xẹt. Thế giới biến đổi. Con người là một phần tử trong thế giới biến đổi. Con người không tránh khỏi đổi thay. Thay đổi cần thiết vì giúp con người trưởng thành, già dặn kinh nghiệm sống. Có đổi thay đưa đến do hoàn cảnh bắt buộc hơn là do ý muốn, tự nguyện.
Thiên nhiên ảnh hưởng đến vũ trụ. Cảm xúc ảnh hưởng lòng người. Của cải, danh vọng ít nhiều tạo nên cảm xúc. Vì thế cơ hội mang đến tiền của, danh vọng thường làm ta suy tính hơn thiệt. Điều rõ ràng, của cải trần thế khi chủ nó chết đi, sẽ có sang tay, có chủ mới. Vấn đề ai làm chủ bao nhiêu là đề tài tranh cãi.
Tới tuổi khôn mới được làm chủ. Mất minh mẫn, mất chủ quyền. Như thế làm chủ của cải ngắn hơn làm chủ đời mình. Để cho tiền của, dục vọng, làm chủ sai khiến. Kinh Thánh nói đó là làm nô lệ cho tham vọng, sắc dục, tội lỗi.
Người ta thường than đời người có là bao năm. Ngắn ngủi thế mà có kẻ gây tai vạ khốc liệt cho cả dân tộc, làm suy đồi đạo lí cả thế hệ. Đời vắn gọn mà còn tranh giành quyền hành, thù oán, kiện tụng. Nếu đời dài hơn có lẽ đau khổ triền miên. Làm chủ vật chất, quyền hành ngắn hơn làm chủ cuộc đời. Dù thế xã hội vẫn nhiều tranh kiện để lắm tiền, nhiều của, chức trọng, quyền cao. Biết rõ những gì đang có trong tay, thế nào cũng có ngày mất, nhưng vẫn muốn có để rồi bị vuột mất khỏi tầm tay.
Mâu thuẫn trong đời
Đời người quả có nhiều mâu thuẫn khó lí giải. Biết thế nhưng mấy ai tránh khỏi mâu thuẫn trên đời.
Thứ nhất là mâu thuẫn về vật chất. Biết không thể cầm giữ của cải mà vẫn muốn giữ. Nhắm mắt xuôi tay là hết thế sao trẻ già, giai cấp nào cũng lắm kẻ coi trọng của hơn tình người. Lạ nhỉ.
Mâu thuẫn thứ hai, nhiều của khổ đau nhiều; hạnh phúc ít. Người ta ước ao sống hạnh phúc nhưng lại ham nhiều của. Mong sống vui, hạnh phúc, lại mong có chức, có quyền là mong hai điều trái ngược nhau. Có của đời sẽ mất vui vì phải canh cánh canh để khỏi mất của. Canh của khó hơn canh người. Nó không chân, không cánh nhưng khó cầm giữ. Người ta trói, xích được người nhưng ai bỏ tù, xích được của. Bệnh tật đến, tìm tòi, lôi của chôn, dấu ra chạy thuốc. Của không cánh mà bay là thế.
Của cải là nguyên nhân chính gây bất hoà, cắt chia tình ruột thịt. Nếu hai anh em hoà thuận đã không nhờ Đức Kitô chia gia tài. Gia tài để lại có lẽ không bao nhiêu. Nếu có bất động sản, tư điền, làng xã đã nhúng tay vào đòi chủ quyền văn tự, giấy thổ đất, canh điền. Không thấy nhắc đến những điều trên khi tranh tụng.
Hiểu lầm
Con người hiểu lầm tiền của bảo đảm sự sống. Cho là có tiền sống lâu, sống nhàn hạ, tha hồ hưởng thụ. Xã hội gây nên hiểu lầm nguy hiểm khi người có của nhận được chăm sóc chu đáo, cẩn thận. Vé hạng nhất có nhiều ưu đãi, chào hỏi trọng vọng. Ảo vọng có nhiều của sống an vui, nhàn, sướng dẫn đến hiểu lầm của cải ban sự sống.
‘Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu’ Lc 12,15
Đức Kitô xác định rõ, vật chất không bảo đảm mạng sống con người. Vật chất nuôi sống, nhưng không ban sự sống, tái tạo sự sống. Nếu vật chất bảo đảm mạng sống: người giầu, kẻ quyền thế đã không chết.Tích trữ vật chất chính là tích trữ tai vạ vì rất có thể ỉ vào của mà mất đức tin. Người phú hộ hiểu lầm về của cải khi ông nói.
Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã. c. 19
Cách dùng tiền của
Cách duy nhất dùng tiền của bảo đảm mạng sống chính là cách chi của, chia của, chứ không phải là cất của, giữ của, hay giấu của. Đức kitô biết của cải cần thiết cho sự sống. Cầu mong đủ ăn, đủ mặc là chính đáng. Đừng để bần cùng sinh đạo tặc. Cũng tránh phú quí sinh lễ nghĩa.
Đức Kitô dậy nên tích trữ của cải mối mọt không thể đục khoét và trộm cắp không thể lấy mất được. Tích trữ của đó, nơi giữ duy nhất là nước trời. Nước trời từ chối tích trữ của trần thế. Nước trời tích trữ tinh hoa đời người. Tinh hoa đó là có lòng nhân lành, chân thành, sống khiêm nhường, đơn sơ, rộng lượng với tha nhân, giầu lòng bác ái và hay thứ tha. Những nhân đức đó không bao giờ mất. Chẳng ai tranh giành, ai thèm tranh tụng vì muốn làm được điều đó cần hy sinh. Sống tinh thần hy sinh là tinh thần hướng về nước trời. Đức Kitô cho biết
Kho tàng của anh em ở đâu thì lòng anh em cũng ở đó. c.34
Không phải nhìn xa mà nhìn vào lòng mình để nhận biết cách sống của mình. Tấm lòng chưa hướng về trời vì nơi đó chưa có kho tàng. Thiếu kho tàng trên trời là sống thiếu khôn ngoan. Người ta chỉ có thể chi của, chia của, dùng của cách khôn ngoan khi người đó được khôn ngoan Thiên Chúa hướng dẫn.
Thiên nhiên ảnh hưởng đến vũ trụ. Cảm xúc ảnh hưởng lòng người. Của cải, danh vọng ít nhiều tạo nên cảm xúc. Vì thế cơ hội mang đến tiền của, danh vọng thường làm ta suy tính hơn thiệt. Điều rõ ràng, của cải trần thế khi chủ nó chết đi, sẽ có sang tay, có chủ mới. Vấn đề ai làm chủ bao nhiêu là đề tài tranh cãi.
Tới tuổi khôn mới được làm chủ. Mất minh mẫn, mất chủ quyền. Như thế làm chủ của cải ngắn hơn làm chủ đời mình. Để cho tiền của, dục vọng, làm chủ sai khiến. Kinh Thánh nói đó là làm nô lệ cho tham vọng, sắc dục, tội lỗi.
Người ta thường than đời người có là bao năm. Ngắn ngủi thế mà có kẻ gây tai vạ khốc liệt cho cả dân tộc, làm suy đồi đạo lí cả thế hệ. Đời vắn gọn mà còn tranh giành quyền hành, thù oán, kiện tụng. Nếu đời dài hơn có lẽ đau khổ triền miên. Làm chủ vật chất, quyền hành ngắn hơn làm chủ cuộc đời. Dù thế xã hội vẫn nhiều tranh kiện để lắm tiền, nhiều của, chức trọng, quyền cao. Biết rõ những gì đang có trong tay, thế nào cũng có ngày mất, nhưng vẫn muốn có để rồi bị vuột mất khỏi tầm tay.
Mâu thuẫn trong đời
Đời người quả có nhiều mâu thuẫn khó lí giải. Biết thế nhưng mấy ai tránh khỏi mâu thuẫn trên đời.
Thứ nhất là mâu thuẫn về vật chất. Biết không thể cầm giữ của cải mà vẫn muốn giữ. Nhắm mắt xuôi tay là hết thế sao trẻ già, giai cấp nào cũng lắm kẻ coi trọng của hơn tình người. Lạ nhỉ.
Mâu thuẫn thứ hai, nhiều của khổ đau nhiều; hạnh phúc ít. Người ta ước ao sống hạnh phúc nhưng lại ham nhiều của. Mong sống vui, hạnh phúc, lại mong có chức, có quyền là mong hai điều trái ngược nhau. Có của đời sẽ mất vui vì phải canh cánh canh để khỏi mất của. Canh của khó hơn canh người. Nó không chân, không cánh nhưng khó cầm giữ. Người ta trói, xích được người nhưng ai bỏ tù, xích được của. Bệnh tật đến, tìm tòi, lôi của chôn, dấu ra chạy thuốc. Của không cánh mà bay là thế.
Của cải là nguyên nhân chính gây bất hoà, cắt chia tình ruột thịt. Nếu hai anh em hoà thuận đã không nhờ Đức Kitô chia gia tài. Gia tài để lại có lẽ không bao nhiêu. Nếu có bất động sản, tư điền, làng xã đã nhúng tay vào đòi chủ quyền văn tự, giấy thổ đất, canh điền. Không thấy nhắc đến những điều trên khi tranh tụng.
Hiểu lầm
Con người hiểu lầm tiền của bảo đảm sự sống. Cho là có tiền sống lâu, sống nhàn hạ, tha hồ hưởng thụ. Xã hội gây nên hiểu lầm nguy hiểm khi người có của nhận được chăm sóc chu đáo, cẩn thận. Vé hạng nhất có nhiều ưu đãi, chào hỏi trọng vọng. Ảo vọng có nhiều của sống an vui, nhàn, sướng dẫn đến hiểu lầm của cải ban sự sống.
‘Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu’ Lc 12,15
Đức Kitô xác định rõ, vật chất không bảo đảm mạng sống con người. Vật chất nuôi sống, nhưng không ban sự sống, tái tạo sự sống. Nếu vật chất bảo đảm mạng sống: người giầu, kẻ quyền thế đã không chết.Tích trữ vật chất chính là tích trữ tai vạ vì rất có thể ỉ vào của mà mất đức tin. Người phú hộ hiểu lầm về của cải khi ông nói.
Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã. c. 19
Cách dùng tiền của
Cách duy nhất dùng tiền của bảo đảm mạng sống chính là cách chi của, chia của, chứ không phải là cất của, giữ của, hay giấu của. Đức kitô biết của cải cần thiết cho sự sống. Cầu mong đủ ăn, đủ mặc là chính đáng. Đừng để bần cùng sinh đạo tặc. Cũng tránh phú quí sinh lễ nghĩa.
Đức Kitô dậy nên tích trữ của cải mối mọt không thể đục khoét và trộm cắp không thể lấy mất được. Tích trữ của đó, nơi giữ duy nhất là nước trời. Nước trời từ chối tích trữ của trần thế. Nước trời tích trữ tinh hoa đời người. Tinh hoa đó là có lòng nhân lành, chân thành, sống khiêm nhường, đơn sơ, rộng lượng với tha nhân, giầu lòng bác ái và hay thứ tha. Những nhân đức đó không bao giờ mất. Chẳng ai tranh giành, ai thèm tranh tụng vì muốn làm được điều đó cần hy sinh. Sống tinh thần hy sinh là tinh thần hướng về nước trời. Đức Kitô cho biết
Kho tàng của anh em ở đâu thì lòng anh em cũng ở đó. c.34
Không phải nhìn xa mà nhìn vào lòng mình để nhận biết cách sống của mình. Tấm lòng chưa hướng về trời vì nơi đó chưa có kho tàng. Thiếu kho tàng trên trời là sống thiếu khôn ngoan. Người ta chỉ có thể chi của, chia của, dùng của cách khôn ngoan khi người đó được khôn ngoan Thiên Chúa hướng dẫn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Di hài thánh Gioan Bosco viếng thăm 130 nước
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:30 29/07/2010
ROMA (Zenit.org) - Kể từ tháng Sáu vừa qua, một chiếc hòm bằng thủy tinh có chứa tượng thánh Gioan Bosco kích cỡ như người tự nhiên, cùng với một vài xương bàn tay phải và cánh tay của ngài, đang trên hành trình viếng thăm 130 nước mà tại đó có các cộng đoàn Salêdiêng. Hội dòng này được Cha Bosco sáng lập năm 1854. Chuyến hành trình này nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thánh nhân (1815-2015).
Theo Cha Tadeusz Rozmus, S.D.B, bàn tay phải của Cha Thánh rất có ý nghĩa vì qua đó « ngài đã ban phép lành, viết hiến pháp, các thư từ Công Giáo, ban phép tha tội ». Thân thể thánh Don Bosco được đặt bên trong vương cung thánh đường Thánh Maria Trợ Tá tại Torino, Italia.
Hiện nay di tích thánh Gioan Bosco đang đi vòng quanh Trung Mỹ: Thứ Hai vừa qua ở Honduras, rồi đến Nicaragua, trước khi được đưa đến Salvador vào hôm thứ Tư 28/07/10.
Các tín hữu cầu nguyện bên di hài Thánh Bosco có thể lãnh ơn toàn xá nếu hội đủ các điều kiện do Giáo Hội chỉ dạy, như cầu cho Đức Giáo Hoàng: đọc kinh Tin Kính, Kính Mừng, Lạy Cha và Vinh Danh; xưng tội và rước lễ trước hoặc sau đó 7 ngày.
Từ ngày 4 tháng Tám đến ngày 11 tháng Chín 2010, trên đường đi đến Hoa Kỳ, di hài sẽ đi khắp vùng địa hạt Công Giáo của Mexico trong cuộc gặp chưa từng có giữa Đấng Sáng Lập Dòng Salêdiêng và Nữ Tử Đức Bà Trợ Tá với các tín hữu Mexico.
Di hài đã được Cha Pascual Chávez Villanueva, người Mexico, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Salêdiêng ban phép lành ngày 25 tháng Tư tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Trợ Tá ở Torino.
Theo Cha Tadeusz Rozmus, S.D.B, bàn tay phải của Cha Thánh rất có ý nghĩa vì qua đó « ngài đã ban phép lành, viết hiến pháp, các thư từ Công Giáo, ban phép tha tội ». Thân thể thánh Don Bosco được đặt bên trong vương cung thánh đường Thánh Maria Trợ Tá tại Torino, Italia.
Hiện nay di tích thánh Gioan Bosco đang đi vòng quanh Trung Mỹ: Thứ Hai vừa qua ở Honduras, rồi đến Nicaragua, trước khi được đưa đến Salvador vào hôm thứ Tư 28/07/10.
Các tín hữu cầu nguyện bên di hài Thánh Bosco có thể lãnh ơn toàn xá nếu hội đủ các điều kiện do Giáo Hội chỉ dạy, như cầu cho Đức Giáo Hoàng: đọc kinh Tin Kính, Kính Mừng, Lạy Cha và Vinh Danh; xưng tội và rước lễ trước hoặc sau đó 7 ngày.
Từ ngày 4 tháng Tám đến ngày 11 tháng Chín 2010, trên đường đi đến Hoa Kỳ, di hài sẽ đi khắp vùng địa hạt Công Giáo của Mexico trong cuộc gặp chưa từng có giữa Đấng Sáng Lập Dòng Salêdiêng và Nữ Tử Đức Bà Trợ Tá với các tín hữu Mexico.
Di hài đã được Cha Pascual Chávez Villanueva, người Mexico, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Salêdiêng ban phép lành ngày 25 tháng Tư tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria Trợ Tá ở Torino.
Khủng hoảng và canh tân gia đình tại Châu Âu
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:31 29/07/2010
ROMA (Zenit.org) - Từ ngày 25 đến ngày 29 tháng Bảy 2010 tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Salette, Pháp diễn ra hội nghị thường niên lần thứ V mang tên « Những con đường hòa giải tại Châu Âu » được tổ chức bởi Hiệp Hội Salette về Gặp Gỡ Châu Âu.
« Khủng hoảng và canh tân gia đình tại Châu Âu » là chủ đề của cuộc gặp gỡ lần này cùng với « sự tham dự của các đại biểu đến từ nhiều nước nhằm vạch ra những con đường hòa giải tại Châu Âu và hướng đến sự thống nhất giữa các dân tộc », các nhà tổ chức cho hay.
Sau bốn năm thảo luận về lịch sử và thời sự liên quan đến xã hội, kinh tế, tôn giáo, văn hóa… của các nước Tây Âu và Đông Âu (Hunggari, Ba Lan, Nga, Ukraina…), năm nay hội nghị quan tâm đến gia đình, một mối ưu tư chung của tất cả các Kitô hữu với niềm tin của mình.
« Vào thời điểm Châu Âu tự đặt vấn nạn về tương lai của mình và tìm cách khắc phục những khó khăn về kinh tế, vật chất và xã hội, thì việc chọn chủ đề cho kỳ đại hội quốc đế lần thứ V này quả thực là hợp thời », Đức Cha Jean Lafitte, Giám Mục giáo phận Entrevaux, Tổng Thư Ký Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình, nhấn mạnh trong lời khai mạc với các nhà tổ chức.
Theo Đức Cha Lafitte, tương lai và canh tân châu lục này phụ thuộc vào việc củng cố và canh tân thể chế gia đình, vì « một mặt gia đình là nơi ở đó những thể hiện sự liên đới căn bản nhất giữa những người nam và người nữ, mặt khác tại đây sự sống được truyền ban và nhận lãnh ». Ngoài ra ngài cũng cho rằng gia đình còn là nơi để cho trẻ em và thanh thiếu niên chuẩn bị hành trang trong thời gian dài để hội nhập trong việc gánh vác trách nhiệm xã hội.
Chủ đề « Khủng hoảng và canh tân gia đình tại Châu Âu » được triển khai qua ba giai đoạn: Phân tích cuộc khủng hoảng gia đình trong xã hội Châu Âu; những đề xuất về một gia đình hạnh phúc; gia đình, điểm cốt yếu của sự trao đổi.
Trong số những nhân vật, nhà diễn thuyết, chuyên gia trong các lãnh vực khác nhau, còn có sự hiện diện của Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon; Đức Cha Guy de Kerimel, Giám Mục giáo phận Grenoble; Đức Ông Jacques Suaudeau, thầy thuốc đặc trách về lãnh vực khoa học của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về sự sống; Đức Ông Philippe Brizard, Tổng Giám Đốc Công Trình Đông Phương; ông Antoine Renard, Chủ Tịch Liên Hiệp quốc gia về các hiệp hội gia đình Công Giáo và Liên Hiệp các hội gia đình Công Giáo tại Châu Âu; và ông François de Muizon, thạc sĩ Triết Học, Tiến sĩ Thần Học Đại Học Công Giáo Lyon, thành viên cộng đoàn Chemin Neuf.
Các buổi hội thảo khác nhau được đan xen với những cuộc tranh luận, trao đổi, thời khắc thân thiện, các buổi cử hành và cầu nguyện, và nhiều buổi chiếu hình.
« Cả nhà diễn thuyết lẫn người tham dự có trái tim biết so sánh những kinh nghiệm khác nhau và rút ra những giáo huấn chung », các nhà tổ chức cho biết và nói thêm rằng cuộc thảo này dành cho hết mọi người.
Các Kitô hữu, người trẻ, sinh viên, chuyên viên của toàn Châu Âu quy tụ tại đây để « góp phần trao đổi kinh nghiệm và ghi nhớ trong tinh thần hòa giải, tái truyền rao nền văn hóa Châu Âu dựa trên nền tảng Tin Mừng », Hiệp hội này nhấn mạnh.
Cũng nên nhắc lại rằng hiến chương đại kết 2001 được ký giữa các Giáo Hội Kitô giáo Châu Âu, những kết luận của đại hội đại kết Châu Âu tại Sibiu năm 2007, và các văn kiện của Giáo Hội về học thuyết xã hội…là bằng chứng khẩn thiết về sự ưu tiên đối với đề tài gia đình, cũng như sự chờ mong của người dân trong lãnh vực này », Hiệp Hội Salette về Gặp Gỡ kết luận.
« Khủng hoảng và canh tân gia đình tại Châu Âu » là chủ đề của cuộc gặp gỡ lần này cùng với « sự tham dự của các đại biểu đến từ nhiều nước nhằm vạch ra những con đường hòa giải tại Châu Âu và hướng đến sự thống nhất giữa các dân tộc », các nhà tổ chức cho hay.
Sau bốn năm thảo luận về lịch sử và thời sự liên quan đến xã hội, kinh tế, tôn giáo, văn hóa… của các nước Tây Âu và Đông Âu (Hunggari, Ba Lan, Nga, Ukraina…), năm nay hội nghị quan tâm đến gia đình, một mối ưu tư chung của tất cả các Kitô hữu với niềm tin của mình.
« Vào thời điểm Châu Âu tự đặt vấn nạn về tương lai của mình và tìm cách khắc phục những khó khăn về kinh tế, vật chất và xã hội, thì việc chọn chủ đề cho kỳ đại hội quốc đế lần thứ V này quả thực là hợp thời », Đức Cha Jean Lafitte, Giám Mục giáo phận Entrevaux, Tổng Thư Ký Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình, nhấn mạnh trong lời khai mạc với các nhà tổ chức.
Theo Đức Cha Lafitte, tương lai và canh tân châu lục này phụ thuộc vào việc củng cố và canh tân thể chế gia đình, vì « một mặt gia đình là nơi ở đó những thể hiện sự liên đới căn bản nhất giữa những người nam và người nữ, mặt khác tại đây sự sống được truyền ban và nhận lãnh ». Ngoài ra ngài cũng cho rằng gia đình còn là nơi để cho trẻ em và thanh thiếu niên chuẩn bị hành trang trong thời gian dài để hội nhập trong việc gánh vác trách nhiệm xã hội.
Chủ đề « Khủng hoảng và canh tân gia đình tại Châu Âu » được triển khai qua ba giai đoạn: Phân tích cuộc khủng hoảng gia đình trong xã hội Châu Âu; những đề xuất về một gia đình hạnh phúc; gia đình, điểm cốt yếu của sự trao đổi.
Trong số những nhân vật, nhà diễn thuyết, chuyên gia trong các lãnh vực khác nhau, còn có sự hiện diện của Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon; Đức Cha Guy de Kerimel, Giám Mục giáo phận Grenoble; Đức Ông Jacques Suaudeau, thầy thuốc đặc trách về lãnh vực khoa học của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về sự sống; Đức Ông Philippe Brizard, Tổng Giám Đốc Công Trình Đông Phương; ông Antoine Renard, Chủ Tịch Liên Hiệp quốc gia về các hiệp hội gia đình Công Giáo và Liên Hiệp các hội gia đình Công Giáo tại Châu Âu; và ông François de Muizon, thạc sĩ Triết Học, Tiến sĩ Thần Học Đại Học Công Giáo Lyon, thành viên cộng đoàn Chemin Neuf.
Các buổi hội thảo khác nhau được đan xen với những cuộc tranh luận, trao đổi, thời khắc thân thiện, các buổi cử hành và cầu nguyện, và nhiều buổi chiếu hình.
« Cả nhà diễn thuyết lẫn người tham dự có trái tim biết so sánh những kinh nghiệm khác nhau và rút ra những giáo huấn chung », các nhà tổ chức cho biết và nói thêm rằng cuộc thảo này dành cho hết mọi người.
Các Kitô hữu, người trẻ, sinh viên, chuyên viên của toàn Châu Âu quy tụ tại đây để « góp phần trao đổi kinh nghiệm và ghi nhớ trong tinh thần hòa giải, tái truyền rao nền văn hóa Châu Âu dựa trên nền tảng Tin Mừng », Hiệp hội này nhấn mạnh.
Cũng nên nhắc lại rằng hiến chương đại kết 2001 được ký giữa các Giáo Hội Kitô giáo Châu Âu, những kết luận của đại hội đại kết Châu Âu tại Sibiu năm 2007, và các văn kiện của Giáo Hội về học thuyết xã hội…là bằng chứng khẩn thiết về sự ưu tiên đối với đề tài gia đình, cũng như sự chờ mong của người dân trong lãnh vực này », Hiệp Hội Salette về Gặp Gỡ kết luận.
Dấn thân xã hội cần Kitô hữu nhiệt thành
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:38 29/07/2010
ROMA, (Zenit.org) - Trong bức điện thư của mình gửi cho các tham dự viên tại cuộc gặp gỡ trong phạm vi Châu Mỹ La Tinh lần thứ VI về Công Giáo Tiến Hành, được tổ chức tại Mexico từ ngày 8 đến ngày 11 tháng Bảy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đối diện với những áp lực thách đố xã hội, đề nghị một khóa đào tạo thỏa đáng cho các Kitô hữu và một đời sống thiêng liêng mang tính chiều sâu.
Bức điện thư được gửi đến trụ sở Hội Đồng Giám Mục Mexico, đã được chuyển đến cho các tham dự viên. Qua đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha, mời gọi họ « đào sâu vai trò nền tảng của giáo dân trong việc xây dựng một xã hội đầy tình nhân loại, ngõ hầu vai trò ấy đáp trả chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa đối với nhân loại ».
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các tham dự viên của Công Giáo Tiến Hành chú ý nhiều đến muôn vàn thách đố mà người tín hữu phải đối mặt trong thế giới hiện nay » và « luôn luôn tỉnh táo mang tính khẩn thiết đối với các Kitô hữu về việc huấn luyện thỏa đáng và về đời sống nội tâm sâu sắc ».
Sau hết những vị đại diện Công Giáo Tiến Hành được mời gọi « đào sâu kinh nghiệm đức tin nơi Thiên Chúa. Sự phát triển luôn cần những Kitô hữu biết cầu nguyện và giơ tay hướng về Thiên Chúa, cần những Kitô hữu biết ý thức rằng tình yêu tràn đầy chân lý, « Bác Ái trong Chân Lý » mà từ đó sinh ra sự phát triển đích thực, thì đấy không phải là kết quả của những cố gắng của chúng ta, nhưng là một hồng ân ».
Cuộc gặp gỡ với chủ đề: « Sự sống, tấm bánh, hòa bình và tự do; giáo dân Công Giáo Tiến Hành tại thành phố vì một thế giới đầy tình nhân loại » đã quy tụ 30 đoàn đại biểu của Mexico, Argentina, Pêru, Nicaragua, Hoa Kỳ, Guatemala, Colombia và Équateur.
Bức điện thư được gửi đến trụ sở Hội Đồng Giám Mục Mexico, đã được chuyển đến cho các tham dự viên. Qua đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha, mời gọi họ « đào sâu vai trò nền tảng của giáo dân trong việc xây dựng một xã hội đầy tình nhân loại, ngõ hầu vai trò ấy đáp trả chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa đối với nhân loại ».
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các tham dự viên của Công Giáo Tiến Hành chú ý nhiều đến muôn vàn thách đố mà người tín hữu phải đối mặt trong thế giới hiện nay » và « luôn luôn tỉnh táo mang tính khẩn thiết đối với các Kitô hữu về việc huấn luyện thỏa đáng và về đời sống nội tâm sâu sắc ».
Sau hết những vị đại diện Công Giáo Tiến Hành được mời gọi « đào sâu kinh nghiệm đức tin nơi Thiên Chúa. Sự phát triển luôn cần những Kitô hữu biết cầu nguyện và giơ tay hướng về Thiên Chúa, cần những Kitô hữu biết ý thức rằng tình yêu tràn đầy chân lý, « Bác Ái trong Chân Lý » mà từ đó sinh ra sự phát triển đích thực, thì đấy không phải là kết quả của những cố gắng của chúng ta, nhưng là một hồng ân ».
Cuộc gặp gỡ với chủ đề: « Sự sống, tấm bánh, hòa bình và tự do; giáo dân Công Giáo Tiến Hành tại thành phố vì một thế giới đầy tình nhân loại » đã quy tụ 30 đoàn đại biểu của Mexico, Argentina, Pêru, Nicaragua, Hoa Kỳ, Guatemala, Colombia và Équateur.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh sẽ viếng thăm Nga
LM. Trần Đức Anh, OP
15:30 29/07/2010
VAL D'AOSTA. ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh cho biết ngài sẽ viếng thăm Nga vào đầu năm tới, 2011, để thắt chặt mối liên hệ với Cộng đoàn Công Giáo cũng như để tiếp tục đối thoại với chính quyền dân sự và Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mascơva.
ĐHY Bertone, SDB, cho giới báo chí biết như trên, trong dịp ngài nghỉ hè tại miền Val d'Aosta, bắc Italia, nơi Đức Gioan Phaolô 2 và ĐTC Biển Đức 16 thường đến nghỉ hè. ĐHY đến đây từ ngày 18-7 đến 28-7-2010.
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí sau thánh lễ hôm 25-7-2010, ĐHY Quốc vụ khanh nhấn mạnh ước muốn chung của các tín hữu Chính Thống và Công Giáo là ”cộng tác với nhau để Âu Châu có thể được hô hấp bằng hai buồng phổi, theo thành ngữ của Đức Gioan Phaolô 2”. Ngài cũng nhắc đến cuộc viếng thăm ĐTC sắp thực hiện tại Anh quốc từ ngày 16 đến 19-9 tới đây và nói rằng: ”Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm này mang lại nhiều thành quả về phương diện đại kết, để củng cố cộng đoàn các tín hữu tại Vương quốc Anh”.
Theo hãng tin Apic của Công Giáo Thụy Sĩ, dự án viếng thăm của ĐHY Bertone tại Nga chứng tỏ có sự cải tiến từ từ quan hệ giữa Roma và Mascơva. Tòa Thánh và Nga đã thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn từ tháng 12 năm ngoái. Đàng khác quan hệ giữa Tòa Thánh và Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mascơva cũng được cải tiến nhiều hơn từ sau khi ĐTC Biển Đức 16 được bầu làm Giáo Hoàng.
Mặt khác, hôm 26-6-2010, Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, đã nhận Ủy nhiệm thư của ông Nikolaj Sadlichov, Đại sứ đầu tiên của Liên bang Nga cạnh Tòa Thánh.
Trong một lễ nghi tương tự, ngày 15-7 mới đây, Đức TGM Antonio Mennini, Sứ thần Tòa Thánh đầu tiên tại Liên bang Nga, đã trình ủy nhiệm thư lên ngoại trưởng Nga, Ông Sergej Lavrov. Tiếp theo đó, Đức TGM đã hội kiến thân mật với thứ trưởng ngoại giao, Ông Alexander Krusko và một số quan chức tại Bộ ngoại giao Nga. Thứ trưởng Krusko đã nói đến những tiến triển trong quan hệ song phương giữa Liên bang Nga và Tòa Thánh trong những năm gần đây, với sự hòa hợp ngày càng gia tăng về tinh thần và sự hợp thác. Ông chuyển lời chúc mừng của Tổng thống Dimitrj Medvedev tới Đức Sứ Thần Tòa Thánh, và cầu mong sự cộng tác giữa hai bên sẽ đạt những thành quả hơn nữa đứng trước những thách đố lớn về luân lý đạo đức đang được đề ra cho con người ngày nay.
Về phần Đức TGM Mennini, ngài nhận xét rằng Liên bang Nga và Tòa Thánh thường có cùng lập trường trong các diễn đàn quốc tế về việc bảo vệ các giá trị luân lý và thăng tiến hòa bình. Ngài cho biết sẽ cố gắng cộng tác để củng cố thêm các quan hệ với chính quyền Nga cho sự tăng trưởng luân lý và tinh thần cho nhân dân Nga (Oss. Rom. 26-7-2010
ĐHY Bertone, SDB, cho giới báo chí biết như trên, trong dịp ngài nghỉ hè tại miền Val d'Aosta, bắc Italia, nơi Đức Gioan Phaolô 2 và ĐTC Biển Đức 16 thường đến nghỉ hè. ĐHY đến đây từ ngày 18-7 đến 28-7-2010.
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí sau thánh lễ hôm 25-7-2010, ĐHY Quốc vụ khanh nhấn mạnh ước muốn chung của các tín hữu Chính Thống và Công Giáo là ”cộng tác với nhau để Âu Châu có thể được hô hấp bằng hai buồng phổi, theo thành ngữ của Đức Gioan Phaolô 2”. Ngài cũng nhắc đến cuộc viếng thăm ĐTC sắp thực hiện tại Anh quốc từ ngày 16 đến 19-9 tới đây và nói rằng: ”Chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm này mang lại nhiều thành quả về phương diện đại kết, để củng cố cộng đoàn các tín hữu tại Vương quốc Anh”.
Theo hãng tin Apic của Công Giáo Thụy Sĩ, dự án viếng thăm của ĐHY Bertone tại Nga chứng tỏ có sự cải tiến từ từ quan hệ giữa Roma và Mascơva. Tòa Thánh và Nga đã thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn từ tháng 12 năm ngoái. Đàng khác quan hệ giữa Tòa Thánh và Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mascơva cũng được cải tiến nhiều hơn từ sau khi ĐTC Biển Đức 16 được bầu làm Giáo Hoàng.
Mặt khác, hôm 26-6-2010, Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, đã nhận Ủy nhiệm thư của ông Nikolaj Sadlichov, Đại sứ đầu tiên của Liên bang Nga cạnh Tòa Thánh.
Trong một lễ nghi tương tự, ngày 15-7 mới đây, Đức TGM Antonio Mennini, Sứ thần Tòa Thánh đầu tiên tại Liên bang Nga, đã trình ủy nhiệm thư lên ngoại trưởng Nga, Ông Sergej Lavrov. Tiếp theo đó, Đức TGM đã hội kiến thân mật với thứ trưởng ngoại giao, Ông Alexander Krusko và một số quan chức tại Bộ ngoại giao Nga. Thứ trưởng Krusko đã nói đến những tiến triển trong quan hệ song phương giữa Liên bang Nga và Tòa Thánh trong những năm gần đây, với sự hòa hợp ngày càng gia tăng về tinh thần và sự hợp thác. Ông chuyển lời chúc mừng của Tổng thống Dimitrj Medvedev tới Đức Sứ Thần Tòa Thánh, và cầu mong sự cộng tác giữa hai bên sẽ đạt những thành quả hơn nữa đứng trước những thách đố lớn về luân lý đạo đức đang được đề ra cho con người ngày nay.
Về phần Đức TGM Mennini, ngài nhận xét rằng Liên bang Nga và Tòa Thánh thường có cùng lập trường trong các diễn đàn quốc tế về việc bảo vệ các giá trị luân lý và thăng tiến hòa bình. Ngài cho biết sẽ cố gắng cộng tác để củng cố thêm các quan hệ với chính quyền Nga cho sự tăng trưởng luân lý và tinh thần cho nhân dân Nga (Oss. Rom. 26-7-2010
ĐHY Tổng trưởng Bộ Truyền giáo kêu gọi Giáo Hội Trung Quốc đoàn kết
LM. Trần Đức Anh, OP
15:31 29/07/2010
VATICAN -. ĐHY Ivan Dias, người Ấn Độ, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đã gửi thư ngày 5-7-2010 cho hàng Giám Mục và Linh Mục tại Trung Quốc, nhiệt liệt khích lệ các vị tăng cường tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha, với nhau và giữa các cộng đoàn Giáo Hội.
Thư được hãng tin Fides của Bộ truyền giáo công bố tại Roma ngày 29-7-2010, trong đó ĐHY khẳng định rằng bách hại không phải là nguy hiểm lớn nhất đối với Giáo Hội, nhưng chính là những gì gây ô nhiễm cho đức tin và đời sống Kitô. ”Một trong hậu quả tiêu biểu do hoạt động của Ma Quỷ là sự chia rẽ trong cộng đoàn Giáo Hội”.
ĐHY Tổng trưởng cũng cảnh giác các linh mục lo làm giầu và tìm công danh sự nghiệp, trái ngược với sứ vụ của linh mục. Sau đây là bản dịch nguyên văn thư của ĐHY Dias.
Anh em rất thân mến trong chức Giám Mục và Linh Mục của Chúa Giêsu Kitô, Vị Thượng Tế đời đời,
Bình an ở cùng anh em!
Việc cử hành Năm Linh Mục mới kết thúc thúc đẩy tôi gửi đến anh em lời chào huynh đệ nồng nhiệt và khích lệ anh em trong công tác mục vụ cam go anh em đang thực hiện như những mục tử đoàn chiên mà Chúa đã ủy thác cho anh em tại đất nước cao quí. Tôi muốn đích thân nói với anh em những điều này và lắng nghe những vui mừng và đau khổ của anh em, cũng như những hy vọng anh em đang nuôi dưỡng, và các thách đố anh em đang đương đầu hằng ngày. Các chứng từ và sứ điệp của anh em gửi đến Bộ truyền giáo này mang lại cho chúng tôi nhiều an ủi và thúc đẩy chúng tôi dâng lên Chúa những lời khẩn nguyện sốt sắng xin Chúa ban cho anh em ngày càng vững mạnh hơn trong đức tin và nâng đỡ anh em trong những cố gắng truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu tại Quốc gia yêu quí.
Nghĩ đến tấm gương rạng ngời của Thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, đã được nhắc đến rất nhiều trong Năm Linh Mục, trước tiên với tất cả lòng khiêm tốn, chúng ta nhìn nhận rằng mình được Chúa Giêsu kêu gọi ”để không còn là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu của Chúa” (Xc Ga 15,15) không phải vì công trạng của chúng ta, nhưng do lòng từ bi vô biên của Chúa. Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá cao trọng là trở thành Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) và thành những thừa tác viên của Lời Chúa, Mình và Máu Thánh Chúa và Ơn Tha Thứ của Ngài. Chúng ta luôn nhớ lời Chúa: ”Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con và thiết định để các con ra đi và mang lại hoa trái và để hoa trái của các con tồn tại” (Ga 15,16).
Chính vì linh mục là một Alter Christus - đúng ra là chính Chúa Kitô, nên linh mục phải là một Người của Thiên Chúa và là một Người cho tha nhân.
Trước tiên, linh mục là Người của Thiên Chúa: nghĩa là một người mang con người về cùng Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa đến cho con người. Vì thế, linh mục phải nổi bật là người cầu nguyện và có đời sống khổ hạnh, say mê Chúa Giêsu Kitô, và như thánh Gioan Baotixita, hãnh diện công bố sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta, đặc biệt là trong phép Thánh Thể.
Rồi, linh mục cũng pải là một Người cho tha nhân: nghĩa là một người hoàn toàn tận tụy đối với các tín hữu trẻ cũng như già, được ủy thác cho mình săn sóc mục vụ, và tất cả những người mà Chúa Giêsu đã muốn đồng hóa với họ hoặc đã chứng tỏ lòng từ nhân đối với họ: nhất là những người tội lỗi và người nghèo, các bệnh nhân và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, các góa phụ, trẻ em và những con chiên chưa thuộc về đoàn chiên của Chúa (Xc Ga 10,16). Vì thế, một giáo sĩ phải quan tâm chống lại mọi ước muốn làm giầu bằng những của cải vật chất hoặc tìm kiếm những ân huệ lợi lộc cho gia đình hoặc bộ tộc của mình, hoặc nuôi dưỡng tham vọng không lành mạnh là theo đuổi con đường sự nghiệp trong xã hội hoặc trong chính trị. Tất cả những điều ấy đều xa lạ đối với ơn gọi linh mục và lôi kéo linh mục xa lìa sứ mạng của mình là dẫn dắt các tín hữu, như những mục tử tốt lành, trên con đường thánh thiện, công lý và hòa bình.
Anh em rất thân mến, giờ đây xin anh em cho phép tôi dừng lại tại một vai trò quan trọng của một giám mục hoặc một linh mục như người kiến tạo sự hiệp nhất giữa lòng Giáo Hội của Chúa. Nghĩa vụ này có hai chiều kích và bao gồm tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, là ”Đá” trên đó Chúa Giêsu đã muốn thiết lập Giáo Hội của Ngài, và tình hiệp thông giữa các phần tử của Giáo Hội.
Trước hết: tình hiệp thông với Đức Thánh Cha. Chúng tôi biết rõ một số người trong anh em đã phải chịu đau khổ dường nào trong quá khứ gần đây vì lòng trung thành với Đức Thánh Cha. Chúng tôi ca ngợi từng người trong họ, với xác tín rằng, như ĐTC Biển Đức 16 đã quả quyết, ”tình hiệp thông với Phêrô và các Đấng Kế Vị người là bảo đảm tự do cho các Vị Mục Tử của Giáo Hội và cho chính các cộng đồng được ủy thác cho các vị”: thực vậy, ”sứ vụ Phêrô là bảo đảm tự do theo nghĩa đó là một sự hoàn toàn gắn bó với chân lý, với truyền thống chân chính, nhờ đó Dân Chúa được gìn giữ khỏi những sai lầm về đức tin và luân lý” (bài giảng Lễ Thánh Phêrô vào Phaolô Tông Đồ, 29-6-2010). Sự trung thành gương mẫu và lòng can đảm đáng ngưỡng mộ mà các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc đã chứng tỏ đối với Tòa Thánh Phêrô, là một hồng ân quí giá của Chúa.
Một chiều kích khác của sự hiệp nhất các tín hữu Kitô chính là sự hiệp thông giữa các phần tử của cộng đoàn Giáo Hội với nhau. Đây là một thách đố quan trọng mà anh em đã đương đầu, qua việc cố gắng củng cố sự hiệp nhất giữa lòng Giáo Hội. Thật là hữu ích khi nghĩ tới Nhà Tiệc Ly nơi Chúa Giêsu, sau khi cử hành Bữa Tối sau cùng với các Tông Đồ và biến họ thành những linh mục của Giao Ước mới và đời đời, Chúa cầu xin Chúa Cha ”để tất cả họ được nên một. Như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ước gì chúng cũng được nên một, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21). Ba lần Chúa Giêsu nhấn mạnh sự hiệp nhất của các môn đệ Ngài như dấu chỉ để người ta tin rằng Chúa Cha đã sai Ngài xuống trần thế. Anh em rất thân mến, chúng ta hãy quan tâm đến lời kêu gọi thống thiết về sự hiệp nhất của các Mục Tử, lời kêu gọi xuất phát từ tâm hồn của Đấng đã yêu thương họ dường nào, đã gọi họ và sai họ đi làm việc trong Vườn Nho của Ngài”.
Trong bài giảng vừa nói, Đức Thánh Cha khẳng định: ”Nếu chúng ta nghĩ đến hai ngàn năm lịch sử của Giáo Hội, chúng ta có thể nhận xét rằng - như Chúa Giêsu đã báo trước (Xc Mt 10,16-33) - không bao giờ các tín hữu Kitô thiếu những thử thách. Những thử thách này, trong một số thời kỳ và tại một số nơi, mang tính chất những cuộc bách hại đích thực. Tuy nhiên những bách hại này, tuy có gây đau khổ, nhưng không phải là nguy hiểm lớn nhất đối với Giáo Hội. Thực vậy, tai hại lớn nhất, mà Giáo Hội phải chịu, chính là điều là ô nhiễm đức tin và đời sống Kitô giáo của các phần tử và các cộng đoàn của Giáo Hội, làm thương tổn sự toàn vẹn của Nhiệm Thể, làm suy yếu khả năng làm ngôn sứ và chứng tá của Giáo Hội, làm biến thái vẻ đẹp của khuôn mặt Giáo Hội”. Và Đức Giáo Hoàng vạch rõ kẻ xúi giục gây nên thành trạng đó khi ngài quả quyết: ”Một trong những hậu quả tiêu biểu trong hoạt động của Ma Quỷ chính là sự chia rẽ giữa lòng Cộng đoàn Giáo Hội. Thực vậy, những chia rẽ là triệu chứng của sức mạnh tội lỗi, nó tiếp tục hoạt động trong các phần tử của Giáo Hội cả sau khi đã được cứu chuộc. Nhưng lời Chúa Kitô thật rõ ràng: ”Chúng sẽ không lướt thắng được” (Mt 16,18). Sự hiệp nhất của Giáo Hội được ăn sâu trong sự kết hiệp với Chúa Kitô, và chính nghĩa hiệp nhất trọn vẹn của các tín hữu Kitô - luôn phải tìm kiếm và canh tân, từ đời này sang đời khác,- cũng được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện và lời hứa của Chúa”.
Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì những cố gắng đã và đang được thực hiện về sự hiệp nhất giữa lòng Giáo Hội, cả trong sự trung thành tuân phục những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha trong thư mà ngài đã gửi cho anh em ngày 27-5-2007, và vì những thành quả đã đạt được cho đến nay. Xin Chúa chúc lành cho những sáng kiến của anh em để sự hiệp nhất của các Mục Tử với nhau và giữa các đoàn chiên của các vị với nhau ngày càng vững chãi trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội, ”để vinh quang Chúa được rạng sáng hơn” (Ad maiorem Dei gloriam).
Trong cơ hội thuận tiện hơn bao giờ hết này, tôi hân hạnh được cam đoan với anh em về sự gần gũi tinh thần của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16, với lòng hiền phụ, Ngài chúc lành cho anh em cùng với tất cả những người được ủy thác cho anh em săn sóc mục vụ và mời gọi anh em kiên cường tiếp tục tiến bước trên con đường thánh thiện, hiệp nhất và hiệp thông, như các thế hệ đi trước anh em đã làm.
Xin Mẹ Maria chí thánh, Đấng Phù Hộ các tín hữu Kitô, mà Giáo Hội tại Trung Quốc tôn kính tại Xà Sơn với lòng sùng mộ con thảo, bảo vệ anh em và làm cho mọi ý hướng của anh em được thành công trong việc làm lan tỏa hương thơm Tin Mừng của Chúa Giêsu Con của Mẹ tại mọi nơi trên quê hương yêu quí của anh em. Trong nghĩa vụ quan trọng và cam go nàty, ước gì anh em được khích lệ nhờ tấm gương sáng ngời của nhà thừa sai không thể bị quên lãng tại Trung Quốc, là cha Matteo Ricci SJ, (Lý Mã Tư), mà chúng ta đang yêu mến kỷ niệm 400 năm Người tiến về ”Vương Quốc của Chúa Trời”.
Chúng tôi đoan quyết sẽ cầu nguyện cho anh em và trong tinh thần huynh đệ chúng tôi thân thân chào anh em trong Trái Tim Đức Mẹ Maria.
Tại Bộ Truyền giáo ngày 5 tháng 7 năm 2010
Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng
TGM Robert Sarah, Tổng thư ký
(Trần Đức Anh OP chuyển ý)
Thư được hãng tin Fides của Bộ truyền giáo công bố tại Roma ngày 29-7-2010, trong đó ĐHY khẳng định rằng bách hại không phải là nguy hiểm lớn nhất đối với Giáo Hội, nhưng chính là những gì gây ô nhiễm cho đức tin và đời sống Kitô. ”Một trong hậu quả tiêu biểu do hoạt động của Ma Quỷ là sự chia rẽ trong cộng đoàn Giáo Hội”.
ĐHY Tổng trưởng cũng cảnh giác các linh mục lo làm giầu và tìm công danh sự nghiệp, trái ngược với sứ vụ của linh mục. Sau đây là bản dịch nguyên văn thư của ĐHY Dias.
Anh em rất thân mến trong chức Giám Mục và Linh Mục của Chúa Giêsu Kitô, Vị Thượng Tế đời đời,
Bình an ở cùng anh em!
Việc cử hành Năm Linh Mục mới kết thúc thúc đẩy tôi gửi đến anh em lời chào huynh đệ nồng nhiệt và khích lệ anh em trong công tác mục vụ cam go anh em đang thực hiện như những mục tử đoàn chiên mà Chúa đã ủy thác cho anh em tại đất nước cao quí. Tôi muốn đích thân nói với anh em những điều này và lắng nghe những vui mừng và đau khổ của anh em, cũng như những hy vọng anh em đang nuôi dưỡng, và các thách đố anh em đang đương đầu hằng ngày. Các chứng từ và sứ điệp của anh em gửi đến Bộ truyền giáo này mang lại cho chúng tôi nhiều an ủi và thúc đẩy chúng tôi dâng lên Chúa những lời khẩn nguyện sốt sắng xin Chúa ban cho anh em ngày càng vững mạnh hơn trong đức tin và nâng đỡ anh em trong những cố gắng truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu tại Quốc gia yêu quí.
Nghĩ đến tấm gương rạng ngời của Thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở họ Ars, đã được nhắc đến rất nhiều trong Năm Linh Mục, trước tiên với tất cả lòng khiêm tốn, chúng ta nhìn nhận rằng mình được Chúa Giêsu kêu gọi ”để không còn là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu của Chúa” (Xc Ga 15,15) không phải vì công trạng của chúng ta, nhưng do lòng từ bi vô biên của Chúa. Chúa đã ban cho chúng ta phẩm giá cao trọng là trở thành Alter Christus (Chúa Kitô thứ hai) và thành những thừa tác viên của Lời Chúa, Mình và Máu Thánh Chúa và Ơn Tha Thứ của Ngài. Chúng ta luôn nhớ lời Chúa: ”Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con và thiết định để các con ra đi và mang lại hoa trái và để hoa trái của các con tồn tại” (Ga 15,16).
Chính vì linh mục là một Alter Christus - đúng ra là chính Chúa Kitô, nên linh mục phải là một Người của Thiên Chúa và là một Người cho tha nhân.
Trước tiên, linh mục là Người của Thiên Chúa: nghĩa là một người mang con người về cùng Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa đến cho con người. Vì thế, linh mục phải nổi bật là người cầu nguyện và có đời sống khổ hạnh, say mê Chúa Giêsu Kitô, và như thánh Gioan Baotixita, hãnh diện công bố sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta, đặc biệt là trong phép Thánh Thể.
Rồi, linh mục cũng pải là một Người cho tha nhân: nghĩa là một người hoàn toàn tận tụy đối với các tín hữu trẻ cũng như già, được ủy thác cho mình săn sóc mục vụ, và tất cả những người mà Chúa Giêsu đã muốn đồng hóa với họ hoặc đã chứng tỏ lòng từ nhân đối với họ: nhất là những người tội lỗi và người nghèo, các bệnh nhân và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, các góa phụ, trẻ em và những con chiên chưa thuộc về đoàn chiên của Chúa (Xc Ga 10,16). Vì thế, một giáo sĩ phải quan tâm chống lại mọi ước muốn làm giầu bằng những của cải vật chất hoặc tìm kiếm những ân huệ lợi lộc cho gia đình hoặc bộ tộc của mình, hoặc nuôi dưỡng tham vọng không lành mạnh là theo đuổi con đường sự nghiệp trong xã hội hoặc trong chính trị. Tất cả những điều ấy đều xa lạ đối với ơn gọi linh mục và lôi kéo linh mục xa lìa sứ mạng của mình là dẫn dắt các tín hữu, như những mục tử tốt lành, trên con đường thánh thiện, công lý và hòa bình.
Anh em rất thân mến, giờ đây xin anh em cho phép tôi dừng lại tại một vai trò quan trọng của một giám mục hoặc một linh mục như người kiến tạo sự hiệp nhất giữa lòng Giáo Hội của Chúa. Nghĩa vụ này có hai chiều kích và bao gồm tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, là ”Đá” trên đó Chúa Giêsu đã muốn thiết lập Giáo Hội của Ngài, và tình hiệp thông giữa các phần tử của Giáo Hội.
Trước hết: tình hiệp thông với Đức Thánh Cha. Chúng tôi biết rõ một số người trong anh em đã phải chịu đau khổ dường nào trong quá khứ gần đây vì lòng trung thành với Đức Thánh Cha. Chúng tôi ca ngợi từng người trong họ, với xác tín rằng, như ĐTC Biển Đức 16 đã quả quyết, ”tình hiệp thông với Phêrô và các Đấng Kế Vị người là bảo đảm tự do cho các Vị Mục Tử của Giáo Hội và cho chính các cộng đồng được ủy thác cho các vị”: thực vậy, ”sứ vụ Phêrô là bảo đảm tự do theo nghĩa đó là một sự hoàn toàn gắn bó với chân lý, với truyền thống chân chính, nhờ đó Dân Chúa được gìn giữ khỏi những sai lầm về đức tin và luân lý” (bài giảng Lễ Thánh Phêrô vào Phaolô Tông Đồ, 29-6-2010). Sự trung thành gương mẫu và lòng can đảm đáng ngưỡng mộ mà các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc đã chứng tỏ đối với Tòa Thánh Phêrô, là một hồng ân quí giá của Chúa.
Một chiều kích khác của sự hiệp nhất các tín hữu Kitô chính là sự hiệp thông giữa các phần tử của cộng đoàn Giáo Hội với nhau. Đây là một thách đố quan trọng mà anh em đã đương đầu, qua việc cố gắng củng cố sự hiệp nhất giữa lòng Giáo Hội. Thật là hữu ích khi nghĩ tới Nhà Tiệc Ly nơi Chúa Giêsu, sau khi cử hành Bữa Tối sau cùng với các Tông Đồ và biến họ thành những linh mục của Giao Ước mới và đời đời, Chúa cầu xin Chúa Cha ”để tất cả họ được nên một. Như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ước gì chúng cũng được nên một, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21). Ba lần Chúa Giêsu nhấn mạnh sự hiệp nhất của các môn đệ Ngài như dấu chỉ để người ta tin rằng Chúa Cha đã sai Ngài xuống trần thế. Anh em rất thân mến, chúng ta hãy quan tâm đến lời kêu gọi thống thiết về sự hiệp nhất của các Mục Tử, lời kêu gọi xuất phát từ tâm hồn của Đấng đã yêu thương họ dường nào, đã gọi họ và sai họ đi làm việc trong Vườn Nho của Ngài”.
Trong bài giảng vừa nói, Đức Thánh Cha khẳng định: ”Nếu chúng ta nghĩ đến hai ngàn năm lịch sử của Giáo Hội, chúng ta có thể nhận xét rằng - như Chúa Giêsu đã báo trước (Xc Mt 10,16-33) - không bao giờ các tín hữu Kitô thiếu những thử thách. Những thử thách này, trong một số thời kỳ và tại một số nơi, mang tính chất những cuộc bách hại đích thực. Tuy nhiên những bách hại này, tuy có gây đau khổ, nhưng không phải là nguy hiểm lớn nhất đối với Giáo Hội. Thực vậy, tai hại lớn nhất, mà Giáo Hội phải chịu, chính là điều là ô nhiễm đức tin và đời sống Kitô giáo của các phần tử và các cộng đoàn của Giáo Hội, làm thương tổn sự toàn vẹn của Nhiệm Thể, làm suy yếu khả năng làm ngôn sứ và chứng tá của Giáo Hội, làm biến thái vẻ đẹp của khuôn mặt Giáo Hội”. Và Đức Giáo Hoàng vạch rõ kẻ xúi giục gây nên thành trạng đó khi ngài quả quyết: ”Một trong những hậu quả tiêu biểu trong hoạt động của Ma Quỷ chính là sự chia rẽ giữa lòng Cộng đoàn Giáo Hội. Thực vậy, những chia rẽ là triệu chứng của sức mạnh tội lỗi, nó tiếp tục hoạt động trong các phần tử của Giáo Hội cả sau khi đã được cứu chuộc. Nhưng lời Chúa Kitô thật rõ ràng: ”Chúng sẽ không lướt thắng được” (Mt 16,18). Sự hiệp nhất của Giáo Hội được ăn sâu trong sự kết hiệp với Chúa Kitô, và chính nghĩa hiệp nhất trọn vẹn của các tín hữu Kitô - luôn phải tìm kiếm và canh tân, từ đời này sang đời khác,- cũng được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện và lời hứa của Chúa”.
Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì những cố gắng đã và đang được thực hiện về sự hiệp nhất giữa lòng Giáo Hội, cả trong sự trung thành tuân phục những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha trong thư mà ngài đã gửi cho anh em ngày 27-5-2007, và vì những thành quả đã đạt được cho đến nay. Xin Chúa chúc lành cho những sáng kiến của anh em để sự hiệp nhất của các Mục Tử với nhau và giữa các đoàn chiên của các vị với nhau ngày càng vững chãi trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội, ”để vinh quang Chúa được rạng sáng hơn” (Ad maiorem Dei gloriam).
Trong cơ hội thuận tiện hơn bao giờ hết này, tôi hân hạnh được cam đoan với anh em về sự gần gũi tinh thần của Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16, với lòng hiền phụ, Ngài chúc lành cho anh em cùng với tất cả những người được ủy thác cho anh em săn sóc mục vụ và mời gọi anh em kiên cường tiếp tục tiến bước trên con đường thánh thiện, hiệp nhất và hiệp thông, như các thế hệ đi trước anh em đã làm.
Xin Mẹ Maria chí thánh, Đấng Phù Hộ các tín hữu Kitô, mà Giáo Hội tại Trung Quốc tôn kính tại Xà Sơn với lòng sùng mộ con thảo, bảo vệ anh em và làm cho mọi ý hướng của anh em được thành công trong việc làm lan tỏa hương thơm Tin Mừng của Chúa Giêsu Con của Mẹ tại mọi nơi trên quê hương yêu quí của anh em. Trong nghĩa vụ quan trọng và cam go nàty, ước gì anh em được khích lệ nhờ tấm gương sáng ngời của nhà thừa sai không thể bị quên lãng tại Trung Quốc, là cha Matteo Ricci SJ, (Lý Mã Tư), mà chúng ta đang yêu mến kỷ niệm 400 năm Người tiến về ”Vương Quốc của Chúa Trời”.
Chúng tôi đoan quyết sẽ cầu nguyện cho anh em và trong tinh thần huynh đệ chúng tôi thân thân chào anh em trong Trái Tim Đức Mẹ Maria.
Tại Bộ Truyền giáo ngày 5 tháng 7 năm 2010
Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng
TGM Robert Sarah, Tổng thư ký
(Trần Đức Anh OP chuyển ý)
Giáo sư Kenneth Howell, từng bị đuổi vì dạy đúng lý thuyết Công Giáo, được mời dạy trở lại
Trần Mạnh Trác
17:59 29/07/2010
Ngày 29-7-2010: Trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đã yêu cầu Giáo sư Kenneth Howell tiếp tục dạy học vào mùa thu này. Ông có đến ngày 4 tháng 8 để quyết định nhận lời.
GS Kenneth Howell, một tín đồ Công Giáo, đã bị đuổi hồi tháng trước vì giảng dạy rằng giáo lý Công giáo coi tình dục đồng tính là phi đạo đức trong một lớp học Giới thiệu về đạo Công Giáo.
Ông đã được nhiều giáo sư và sinh viên của trường hậu thuẫn trên trang mạng Facebook, số người ủng hộ lên đến 8500 vào trưa 24 tháng 7 vừa qua.
Họ coi việc ông bị đuổi là vi hiến.
Tuyên bố của trường đại học ngày hôm nay nói rằng GS Howell sẽ được bổ nhiệm làm GS phụ khảo tại khoa Tôn giáo và dạy môn Giới thiệu về đạo Công giáo khóa mùa thu.
GS Howell cũng đã dạy một lớp khác về tư tưởng Công Giáo hiện đại, nhưng tuyên bố trên không đề cập đến lớp này.
Tuy tránh bình luận về những tố cáo là viện Đại Học đã vi phạm quyền tự do học thuật, tuyên bố của trường đại học cũng khẳng định:
"Trường Đại học Illinois cam kết phát huy nguyên tắc tự do học thuật và các đòi hỏi của Tu Chánh Án thứ Nhất."
Lương bổng của ông sẽ được trả bởi quỹ của trường chứ không do viện Newman đài thọ như trước.
Kể từ năm 2001, khi được tuyển làm phụ khảo Đại Học Illinois, tiền lương của Howell lấy từ quỹ Công giáo St John Newman Center, điều hành bởi Giáo phận Peoria.
Từ bây giờ trở đi, lương giảng dạy các khóa học tại trường sẽ do trường đại học thanh tóan.
Nhìn lại vấn đề
Cuộc tranh cãi bắt đầu hồi tháng năm, khi một người bạn của một sinh viên trong lớp của ông "Giới thiệu về đạo Công giáo" gửi email cho GS Robert McKim, khoa trưởng khoa Tôn Giáo. Sinh viên đó (giấu tên) đã viết rằng một người bạn của anh đã phàn nàn với anh về "một giáo sư, mà tôi tin là một linh mục [Howell chỉ là một giáo dân], đã rao giảng (chứ không phải là dạy học) hệ thống tư tưởng của riêng mình cho lớp." "Cho rằng hành vi đồng tính là vi phạm luật tự nhiên của con người," anh sinh viên viết, có nghĩa là "lọai trừ những người có một khuynh hướng tình dục nhất định."
Anh sinh viên gửi bản sao cho bà Leslie Morrow, giám đốc Trung tâm Tài nguyên LGBT (gay, lesbian, bisexual, transgender), và bà Siobhan Somerville, Ph.D., giáo sư nghiên cứu về phụ nữ.
"Bà Leslie tự xác định mình là một phụ nữ da màu tranh đấu cho sự thay đổi." Còn bà Somerville thì dậy các lớp học về "Queer Theory”, “Queer Reading, Queer Writing " (Queer: Những cách thức khác thường, ám chỉ của những ngưới LGBT).
Trang web của trung tâm LGBT biện hộ cho sự tồn tại của mình như sau: "Trung tâm LGBT là cần thiết, bởi vì tại trường ĐH Illinois vẫn còn có những người chống đồng tính hoặc có thái độ "dạ tính" và còn có nhiều tin tưởng nguy hiểm và áp chế đến nhân phẩm của những người LGBT. "
Lương của bà Morrow và nhân viên của trung tâm LGBT, cũng như của bà Somerville, được trường Đại học Illinois trả. Tuy nhiên, lương của Howell do trung tâm St John Newman trả.
Lý do là kể từ năm 1919, hội đồng quản trị của trường đại học Illinois đã phê duyệt một thể thức để các cơ sở bên ngòai cung cấp các lớp học chuyên ngành cho trường. Trong năm 1920, có 5 cơ sở cung cấp các khóa như vậy tại UI, đó là trung tâm Newman (Công giáo), Hillel (Do Thái), Wesley (Methodist), McKinley (Presbyterian) và Disciples Illinois.
Dần dà, tất cả các trung tâm khác đã ngừng cung cấp các khóa học của họ ngoại trừ TT Newman.
Trước năm 2000, thì trường đại học chấp nhận các khóa học trên như là các tín chỉ chuyển giao. Nhưng vào năm 2000, Đức Ông Stuart Swetland, giám đốc trung tâm Newman và Newman Foundation 1997-2006 (và là người tuyển dụng Howell vào năm 1998), đồng ý rằng các khóa học Công giáo sẽ được cung cấp trực tiếp qua Chương trình Nghiên cứu của khoa Tôn giáo.
Các giảng viên và các khóa học Công giáo sẽ "chịu sự xem xét, giám sát" như những người khác trong khoa tôn giáo. "Đổi lại, các giảng viên liên hệ với Quỹ Newman có các quyền và đặc quyền" của các giảng viên tương tự.
Được biết các khóa ROTC về quân sự, hải quân và nhiều khóa khác đồng lọai cũng có một qui chế tương tự. Nhiều giáo viên là nhân viên của các lực lượng vũ trang dạy các khóa học có tín chỉ của UI.
Howell đã dạy các khóa Công giáo ở trường đại học từ năm 2001 và đã được vinh dự là giảng viên xuất sắc, gần đây nhất là những năm 2008 và 2009. Ông có hai bằng tiến sĩ, một bằng của Đại học Lancaster, Anh quốc, về lịch sử của Kitô giáo và quan hệ với khoa học, và một bằng của đại học Indiana về ngôn ngữ học và triết học.
Mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo là một trong những nghiên cứu chính của ông, trong năm 2002 ông xuất bản hai cuốn sách: Vũ trụ học của Copernicus và Kinh Thánh Giải thích với Khoa học hiện đại (xuất bản từ Đại học Notre Dame). Ông thông thạo 8 thứ tiếng ngọai quốc, bao gồm cả cổ đại Hy Lạp và tiếng Do Thái, và đã từng là một mục sư của phái Trưởng Lão trước khi trở về Công giáo vào năm 1996.
(kỳ sau: đào sâu vấn đề)
GS Kenneth Howell, một tín đồ Công Giáo, đã bị đuổi hồi tháng trước vì giảng dạy rằng giáo lý Công giáo coi tình dục đồng tính là phi đạo đức trong một lớp học Giới thiệu về đạo Công Giáo.
Ông đã được nhiều giáo sư và sinh viên của trường hậu thuẫn trên trang mạng Facebook, số người ủng hộ lên đến 8500 vào trưa 24 tháng 7 vừa qua.
Họ coi việc ông bị đuổi là vi hiến.
Tuyên bố của trường đại học ngày hôm nay nói rằng GS Howell sẽ được bổ nhiệm làm GS phụ khảo tại khoa Tôn giáo và dạy môn Giới thiệu về đạo Công giáo khóa mùa thu.
GS Howell cũng đã dạy một lớp khác về tư tưởng Công Giáo hiện đại, nhưng tuyên bố trên không đề cập đến lớp này.
Tuy tránh bình luận về những tố cáo là viện Đại Học đã vi phạm quyền tự do học thuật, tuyên bố của trường đại học cũng khẳng định:
"Trường Đại học Illinois cam kết phát huy nguyên tắc tự do học thuật và các đòi hỏi của Tu Chánh Án thứ Nhất."
Lương bổng của ông sẽ được trả bởi quỹ của trường chứ không do viện Newman đài thọ như trước.
Kể từ năm 2001, khi được tuyển làm phụ khảo Đại Học Illinois, tiền lương của Howell lấy từ quỹ Công giáo St John Newman Center, điều hành bởi Giáo phận Peoria.
Từ bây giờ trở đi, lương giảng dạy các khóa học tại trường sẽ do trường đại học thanh tóan.
Nhìn lại vấn đề
Cuộc tranh cãi bắt đầu hồi tháng năm, khi một người bạn của một sinh viên trong lớp của ông "Giới thiệu về đạo Công giáo" gửi email cho GS Robert McKim, khoa trưởng khoa Tôn Giáo. Sinh viên đó (giấu tên) đã viết rằng một người bạn của anh đã phàn nàn với anh về "một giáo sư, mà tôi tin là một linh mục [Howell chỉ là một giáo dân], đã rao giảng (chứ không phải là dạy học) hệ thống tư tưởng của riêng mình cho lớp." "Cho rằng hành vi đồng tính là vi phạm luật tự nhiên của con người," anh sinh viên viết, có nghĩa là "lọai trừ những người có một khuynh hướng tình dục nhất định."
Anh sinh viên gửi bản sao cho bà Leslie Morrow, giám đốc Trung tâm Tài nguyên LGBT (gay, lesbian, bisexual, transgender), và bà Siobhan Somerville, Ph.D., giáo sư nghiên cứu về phụ nữ.
"Bà Leslie tự xác định mình là một phụ nữ da màu tranh đấu cho sự thay đổi." Còn bà Somerville thì dậy các lớp học về "Queer Theory”, “Queer Reading, Queer Writing " (Queer: Những cách thức khác thường, ám chỉ của những ngưới LGBT).
Trang web của trung tâm LGBT biện hộ cho sự tồn tại của mình như sau: "Trung tâm LGBT là cần thiết, bởi vì tại trường ĐH Illinois vẫn còn có những người chống đồng tính hoặc có thái độ "dạ tính" và còn có nhiều tin tưởng nguy hiểm và áp chế đến nhân phẩm của những người LGBT. "
Lương của bà Morrow và nhân viên của trung tâm LGBT, cũng như của bà Somerville, được trường Đại học Illinois trả. Tuy nhiên, lương của Howell do trung tâm St John Newman trả.
Lý do là kể từ năm 1919, hội đồng quản trị của trường đại học Illinois đã phê duyệt một thể thức để các cơ sở bên ngòai cung cấp các lớp học chuyên ngành cho trường. Trong năm 1920, có 5 cơ sở cung cấp các khóa như vậy tại UI, đó là trung tâm Newman (Công giáo), Hillel (Do Thái), Wesley (Methodist), McKinley (Presbyterian) và Disciples Illinois.
Dần dà, tất cả các trung tâm khác đã ngừng cung cấp các khóa học của họ ngoại trừ TT Newman.
Trước năm 2000, thì trường đại học chấp nhận các khóa học trên như là các tín chỉ chuyển giao. Nhưng vào năm 2000, Đức Ông Stuart Swetland, giám đốc trung tâm Newman và Newman Foundation 1997-2006 (và là người tuyển dụng Howell vào năm 1998), đồng ý rằng các khóa học Công giáo sẽ được cung cấp trực tiếp qua Chương trình Nghiên cứu của khoa Tôn giáo.
Các giảng viên và các khóa học Công giáo sẽ "chịu sự xem xét, giám sát" như những người khác trong khoa tôn giáo. "Đổi lại, các giảng viên liên hệ với Quỹ Newman có các quyền và đặc quyền" của các giảng viên tương tự.
Được biết các khóa ROTC về quân sự, hải quân và nhiều khóa khác đồng lọai cũng có một qui chế tương tự. Nhiều giáo viên là nhân viên của các lực lượng vũ trang dạy các khóa học có tín chỉ của UI.
Howell đã dạy các khóa Công giáo ở trường đại học từ năm 2001 và đã được vinh dự là giảng viên xuất sắc, gần đây nhất là những năm 2008 và 2009. Ông có hai bằng tiến sĩ, một bằng của Đại học Lancaster, Anh quốc, về lịch sử của Kitô giáo và quan hệ với khoa học, và một bằng của đại học Indiana về ngôn ngữ học và triết học.
Mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo là một trong những nghiên cứu chính của ông, trong năm 2002 ông xuất bản hai cuốn sách: Vũ trụ học của Copernicus và Kinh Thánh Giải thích với Khoa học hiện đại (xuất bản từ Đại học Notre Dame). Ông thông thạo 8 thứ tiếng ngọai quốc, bao gồm cả cổ đại Hy Lạp và tiếng Do Thái, và đã từng là một mục sư của phái Trưởng Lão trước khi trở về Công giáo vào năm 1996.
(kỳ sau: đào sâu vấn đề)
Tòa Thánh khuyến dụ hàng giáo sĩ Trung Quốc
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
18:59 29/07/2010
ROMA, (Zenit.org) - Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các dân tộc đã gửi thư cho các giám mục và linh mục Trung Quốc lục địa. Lá thư khích lệ họ tiếp tục nỗ lực theo đuổi việc vun đắp sự hiệp nhất Giáo Hội và vui mừng về những tiến bộ đã đạt được theo nghĩa này.
Hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo công bố lá thư này đề ngày 5 thán Bảy, được ký tên bởi Đức Hồng Y Ivan Dias và Đức Cha Robert Sarah, một người là Tổng Trưởng và người khác là Tổng Thư Ký của Bộ này.
« Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về những nỗ lực đã được chu toàn hay đang được tiếp tục, liên quan đến sự hiệp nhất trong lòng Giáo Hội, ngay trong sự tương hợp với những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha trong lá thư mà ngài đã gửi cho anh em đề ngày 27 tháng Năm 2007, và cả về những kết quả đạt được », hai vị giám chức của Bộ này viết.
Các ngài lý giải « vai trò quan trọng của một giám mục hay linh mục như tác nhân hiệp nhất trong lòng Giáo Hội của Thiên Chúa ».
« Nhiệm vụ này - các ngài nhấn mạnh - mang hai chiều kích và bao gồm sự hiệp thông với Đức Thánh Cha, là ‘đá’ và trên đó Đức Giêsu đã muốn xây dựng Giáo Hội của Ngài, và sự kết hiệp giữa các chi thể làm nên Giáo Hội ».
Về sự hiệp thông với Đức Thánh Cha, hai vị giám chức này thừa nhận bao nhiêu người « đã phải chịu đựng trong một quá khứ gần đây vì sự trung thành của họ đối với Tòa Thánh » và bày tỏ « sự nể phục đối với mỗi người trong số ấy ».
Các ngài cũng nhìn nhận rằng « sự trung thành mẫu mực và lòng can đảm tuyệt vời của những Kitô hữu tại Trung Quốc đã chứng tỏ với ngai tòa Thánh Phêrô, là một hồng ân cao quý của Chúa ».
Hai vị giám chức cũng lý giải rằng để kiến tạo hiệp nhất giữa người Công Giáo « sẽ thật hữu ích khi thường xuyên bước vào một cách thiêng liêng trong Nhà Tiệc Ly, ở đó Chúa Giêsu, sau khi dùng bữa cuối cùng với các môn đệ và truyền cho họ chức linh mục của Giao Ước Mới và Vĩnh Cữu, đã cầu nguyện với Chúa Cha để tất cả được nên một ».
« Anh em rất thân mến, các ngài khuyến dụ, hãy lưu tâm tiếng gọi sâu thẳm này đối với sự hiệp nhất giữa các chủ chăn đến từ trái tim của Đấng đã yêu mến họ quá bội, đã gọi họ và sai họ làm việc trong vườn nho của Ngài ».
Mặt khác hai vị đứng đầu Bộ này cũng kể ra bài giảng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong dịp lễ Trọng Thể kính hai thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 29 tháng Sáu vừa qua, khi Ngài cho rằng những cuộc bách hại không là mối nguy hiểm lớn nhất cho Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng « một trong những hiệu quả tiêu biểu về hành động của Ác Thần chính xác là sự gây chia rẽ ngay trong lòng cộng đoàn Giáo Hội ».
« Những chia rẽ, trong thực tế, là các triệu chứng của thế lực tội lỗi, tiếp tục gây nên trong các thành phần Giáo Hội, thậm chí cả sau khi đã được cứu chuộc », Đức Thánh Cha chia sẻ.
« Hiệp nhất Giáo Hội được bén rễ trong sự kết hiệp với Đức Kitô, và căn nguyên hiệp nhất trọn vẹn của các Kitô hữu - vẫn thường xuyên phải được tìm kiếm và canh tân, từ thế hệ này sang thế hệ khác - cũng thấy được một sự nâng đỡ trong cầu nguyện và trong lời hứa của Ngài », Đức Thánh Cha khẳng định.
Cũng trong lá thư này, Đức Hồng Y Dias và Đức Cha Sarah đảm bảo với các giám mục và linh mục đang thi hành tác vụ thánh tại Trung Quốc « sự gần gũi thiêng liêng của Đức Thánh Cha ».
Hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo công bố lá thư này đề ngày 5 thán Bảy, được ký tên bởi Đức Hồng Y Ivan Dias và Đức Cha Robert Sarah, một người là Tổng Trưởng và người khác là Tổng Thư Ký của Bộ này.
« Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về những nỗ lực đã được chu toàn hay đang được tiếp tục, liên quan đến sự hiệp nhất trong lòng Giáo Hội, ngay trong sự tương hợp với những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha trong lá thư mà ngài đã gửi cho anh em đề ngày 27 tháng Năm 2007, và cả về những kết quả đạt được », hai vị giám chức của Bộ này viết.
Các ngài lý giải « vai trò quan trọng của một giám mục hay linh mục như tác nhân hiệp nhất trong lòng Giáo Hội của Thiên Chúa ».
« Nhiệm vụ này - các ngài nhấn mạnh - mang hai chiều kích và bao gồm sự hiệp thông với Đức Thánh Cha, là ‘đá’ và trên đó Đức Giêsu đã muốn xây dựng Giáo Hội của Ngài, và sự kết hiệp giữa các chi thể làm nên Giáo Hội ».
Về sự hiệp thông với Đức Thánh Cha, hai vị giám chức này thừa nhận bao nhiêu người « đã phải chịu đựng trong một quá khứ gần đây vì sự trung thành của họ đối với Tòa Thánh » và bày tỏ « sự nể phục đối với mỗi người trong số ấy ».
Các ngài cũng nhìn nhận rằng « sự trung thành mẫu mực và lòng can đảm tuyệt vời của những Kitô hữu tại Trung Quốc đã chứng tỏ với ngai tòa Thánh Phêrô, là một hồng ân cao quý của Chúa ».
Hai vị giám chức cũng lý giải rằng để kiến tạo hiệp nhất giữa người Công Giáo « sẽ thật hữu ích khi thường xuyên bước vào một cách thiêng liêng trong Nhà Tiệc Ly, ở đó Chúa Giêsu, sau khi dùng bữa cuối cùng với các môn đệ và truyền cho họ chức linh mục của Giao Ước Mới và Vĩnh Cữu, đã cầu nguyện với Chúa Cha để tất cả được nên một ».
« Anh em rất thân mến, các ngài khuyến dụ, hãy lưu tâm tiếng gọi sâu thẳm này đối với sự hiệp nhất giữa các chủ chăn đến từ trái tim của Đấng đã yêu mến họ quá bội, đã gọi họ và sai họ làm việc trong vườn nho của Ngài ».
Mặt khác hai vị đứng đầu Bộ này cũng kể ra bài giảng của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong dịp lễ Trọng Thể kính hai thánh Phêrô và Phaolô vào ngày 29 tháng Sáu vừa qua, khi Ngài cho rằng những cuộc bách hại không là mối nguy hiểm lớn nhất cho Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng « một trong những hiệu quả tiêu biểu về hành động của Ác Thần chính xác là sự gây chia rẽ ngay trong lòng cộng đoàn Giáo Hội ».
« Những chia rẽ, trong thực tế, là các triệu chứng của thế lực tội lỗi, tiếp tục gây nên trong các thành phần Giáo Hội, thậm chí cả sau khi đã được cứu chuộc », Đức Thánh Cha chia sẻ.
« Hiệp nhất Giáo Hội được bén rễ trong sự kết hiệp với Đức Kitô, và căn nguyên hiệp nhất trọn vẹn của các Kitô hữu - vẫn thường xuyên phải được tìm kiếm và canh tân, từ thế hệ này sang thế hệ khác - cũng thấy được một sự nâng đỡ trong cầu nguyện và trong lời hứa của Ngài », Đức Thánh Cha khẳng định.
Cũng trong lá thư này, Đức Hồng Y Dias và Đức Cha Sarah đảm bảo với các giám mục và linh mục đang thi hành tác vụ thánh tại Trung Quốc « sự gần gũi thiêng liêng của Đức Thánh Cha ».
Dietrich von Hildebrand: Hiện tượng luận của trái tim
Vũ Văn An
02:21 29/07/2010
Dietrich von Hildebrand (12/10/1889 - 26/1/1977) là một triết gia và thần học gia Công Giáo người Đức, từng được Đức Piô XII tuyên dương là “Tiến Sĩ Giáo Hội của Thế Kỷ 20”. Ông cũng được Đức Gioan Phaolô II ái mộ, qua lời thổ lộ của ngài với quả phụ của ông là Alice von Hildebrand: “phu quân của bà là một trong những nhà đạo đức học vĩ đại của Thế Kỷ 20”. Đức Bênêđíctô XVI cũng rất khâm phục công trình đồ sộ của Hildebrand, người mà ngài từng được biết lúc còn là một linh mục trẻ tại Munich. Thực vậy, Cha Ratzinger hồi ấy là cha phó của nhà thờ St Georg ở Munich, nơi Hildebrand thường lui tới trong các thập niên 1950 và 1960. Chính tại đây, Dietrich và Alice đã thành hôn. Đức Bênêđíctô XVI từng nói về Hildebrand như sau: “Khi lịch sử trí thức của Giáo Hội Công Giáo trong Thế Kỷ 20 được viết ra, tên tuổi của Dietrich von Hildebrand sẽ nổi bật nhất trong số các nhân vật của thời đại ta”.
Sinh ra và lớn lên ở Florence, trong một gia đình thệ phản hoàn toàn thế tục, ông là con trai của điêu khắc gia Adolf von Hildebrand và đã trở lại đạo Công Giáo năm 1914. Hildebrand là người quyết liệt chống đối chế độ Quốc Xã của Adolf Hitler, do đó, đã trốn Đức qua Vienna, Áo vào năm 1933, lúc Hitler lên cầm quyền. Tại đây, với sự nâng đỡ của Thủ Tướng Áo Engelbert Dollfuss, ông sáng lập và làm chủ bút tuần báo chống Quốc Xã, tên là Der Christliche Ständestaat (Nhà Nước Hợp Đoàn Kitô Giáo). Vì công trình này, ông bị Quốc Xã tuyên án tử hình khiếm diện.
Khi Hitler sáp nhập Áo vào năm 1938, Hildebrand một lần nữa lại phải trốn chạy. Ông sống ở Thụy Sĩ, gần Fribourg 11 tháng, sau đó, qua Fiac, Pháp, gần Toulouse, nơi ông giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Toulouse. Khi Quốc Xã xâm lăng Pháp vào năm 1940, ông phải ẩn trốn. Sau nhờ sự trợ giúp anh hùng của nhiều người Pháp, trong đó có Edmond Michelet, ông cùng vợ, con trai (Franz von Hildebrand) và con dâu trốn được qua Bồ Đào Nha, và từ đó, đáp tầu qua Ba Tây rồi Nữu Ước. Tại đây, ông dạy triết học cho Đại Học Fordham của Dòng Tên.
Năm 1960, ông về hưu và dùng thời gian còn lại để trước tác. Ông là tác giả của hàng chục cuốn sách nổi tiếng cả bằng tiếng Đức lẫn tiếng Anh. Ngoài ra, ông còn là sáng lập viên của Una Voce America (Tiếng Nói Mỹ Quốc). Ông qua đời tại New Rochelle, Nữu Ước, ngày 26 tháng 1 năm 1977, sau một thời gian dài mang bệnh tim. Ông kết hôn với Margaret Denck (qua đời năm 1957) và rồi năm 1959, ông tục huyền với Alice von Hildebrand (sinh năm 1923), cũng là một triết gia và thần học gia.
Dự án Di Sản Dietrich von Hildebrand
Việc dịch thuật và công bố các trước tác của Hildebrand hiện được trao cho Dự Án Di Sản Dietrich von Hildebrand, một dự án được đặt dưới sự điều động hết sức năng động của John Henry Crosby. Đây là một hội bất vụ lợi, được lập ra để cổ vũ tư tưởng và tinh thần của Hildebrand qua công tác dịch thuật và phổ biến các trước tác của ông. Công trình trước tác này rất sâu sắc và đa dạng với nội dung được C.S. Lewis gọi là “những chuyện thường hằng”. Người ta thường phân chia các trước tác của ông thành ba loại:
(a) Các trước tác triết học: gần nửa các trước tác của ông là các công trình triết học chính danh, trong đó, có công trình đã thành cổ điển, tức cuốn “Đạo Đức Học” và cuốn “Triết Học Là Gì?”. Ngoài ra, ông còn bàn về các chủ đề muôn thuở của nền triết học Kitô Giáo như đàn ông đàn bà, sự trong trắng tính dục, sự đồng trinh, và hôn nhân trong các cuốn “Sự Trong Trắng và Đức Đồng Trinh”, “Đàn Ông và Đàn Bà”, và “Hôn Nhân”.
(b) Các trước tác tôn giáo: từ ngày trở lại Công Giáo vào năm 1914, von Hildebrand viết hết sức say sưa và phong phú về tôn giáo, về linh đạo, và hộ giáo. Tác phẩm hàng đầu của ông trong phạm vi này là cuốn “Biến Đổi Trong Chúa Kitô”, được nhiều người coi là cổ điển trong nền linh đạo học Kitô Giáo. Là một người Công Giáo dấn thân, ông không ngần ngại dùng khả năng triết học của mình khai thác các chủ đề của tôn giáo. Và mặc dù vẫn chủ trương tính độc lập của tư duy triết học, nhiều trước tác của Hildebrand đã được đức tin Kitô Giáo hết sức sâu sắc của ông gợi hứng và lên động lực. Thành thử tác phẩm hàng đầu “Biến Đổi Trong Chúa Kitô” của ông chứa đựng rất nhiều các đóng góp quan trọng của triết học và ngược lại các công trình triết học của ông như cuốn “Đạo Đức Học” cũng chứa đựng nhiều cái nhìn sâu sắc có tính linh hứng của tôn giáo.
(c) Sau cùng là các trước tác chính trị: Trốn khỏi Đức năm 1934, von Hildebrand đã sử dụng các khả năng trí thức của mình để hoạt động chống lại nọc độc của chủ nghĩa Quốc Xã Đức. Là sáng lập viên tuần báo bài Quốc Xã “Nhà Nước Hiệp Đoàn Kitô Giáo”, ông không một chút khoan nhượng trong cuộc chiến chống lại mọi gốc rễ của ý thức hệ tồi tệ này.
John Henry Crosby là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi. Ông sinh năm 1978 tại Dallas. Mẹ ông người Áo. Cha ông là người nói hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ thứ nhất của Crosby là tiếng Đức. Năm 1987, Crosby cùng gia đình qua sống tại công quốc Liechtenstein, nơi cha ông là giáo sư triết học tại Hàn Lâm Viện Quốc Tế về Triết Học. Ở đấy Crosby theo học trường nói tiếng Đức trong 3 năm. Năm 1990, cùng gia đình trở lại Hoa Kỳ, và học tại nhà cho hết ban trung học. Năm 2000, học đại học ngành triết và lịch sử và một năm sau học hậu đại học cũng ngành triết tại Đại Học Phanxicô tại Steubenville (Ohio). Song song, ông còn học violin gần 14 năm, cao điểm là tại Đại Học Carnegie Mellon dưới sự dìu dắt của danh cầm hòa tấu Daniel Heifetz. Trong các năn 2001 và 2002, Crosby làm việc tại Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình ở Washington D.C. Trong thời gian này, Crosby viết nhiều bài nghiên cứu chi tiết về Liên Hiệp Âu Châu năm 2003, ông làm ký gỉa tự do và phiên dịch viên. Năm 2004, ông cùng bà quả phụ Alice von Hildebrand và nhiều người khác lập ra Dự Án Di Sản Hildebrand, lúc mới 25 tuổi.
Bản thân không hề biết von Hildebrand, nhưng Crosby biết đến công trình của nhà triết học này nhờ ân tình của nhà triết học dành cho cha mẹ ông. Trong một cuộc phỏng vấn với Zenit ngày 22 tháng 7 vừa qua, nhân một hội nghị quốc tế tại Rôma của các nhà hiện tượng học và khoa bảng khác, bàn về các công trình của Hildebrand,
Crosby trình bày các đóng góp liên tục và ngày càng quan trọng của Hildebrand đối với Giáo Hội và nền văn hóa thế tục.
Ông cho hay việc lập ra dự án trên khá tình cờ. Thoạt đầu, ông chỉ muốn phiên dịch một số công trình của Hildebrand sang tiếng Anh để rồi viết một luận đề về các công trình ấy. Để làm việc đó, ông đến gặp người bạn cũ của gia đình là bà quả phụ Alice von Hildebrand, và cho bà hay: ông không chắc có dọn tiến sĩ hay không, nhưng ông muốn bà giúp ông thực hiện một công trình được tư nhân tài trợ trong vòng một năm để phiên dịch các tác phẩm của Hildebrand. Bà von Hildebrand và Crosby từng nói về việc phiên dịch này từ lâu, nhưng dự án cứ dậm chân tại chỗ, nên nay bà đồng ý cùng Crosby “ra tay”. Thế là bà trao cho Crosby một danh sách gồm khoảng 10 nhân vật mà theo bà rất quan tâm đến dự án này. Một trong các nhân vật ấy là Mike Doherty, lúc ấy là chủ tịch hội đồng quản trị Đại Học Phanxicô ở Steubenville. Ông này sốt sắng đáp ứng và góp một tay tạo ra một tổ chức bất vụ lợi cho mục tiêu này. Thế rồi, họ bắt đầu mời người vào hội đồng cố vấn. Đến tháng 10 năm 2004, chưa đầy một năm sau, Đức Hồng Y Ratzinger nhận giữ một chức vụ danh dự trong hội đồng cố vấn này. Hiện nay, hội đồng gồm 20 nhân vật trong đó có Đức Hồng Y Schönborn, Rocco Buttiglione, nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới và một số học trò cũ của Hildebrand, thuộc đủ các lãnh vực mà Hildebrand từng giảng dạy trước đây: triết gia, thần học gia, chính khách, nghệ sĩ và nhà hoạt động văn hóa.
Thuật lại liên hệ giữa gia đình ông và gia đình von Hildebrand, Crosby cho hay: cha ông vốn là học trò của Hildebrand từ những ngày còn học tại Georgetown. Cha ông năng đọc sách và thường mời Hildebrand tới nói truyện. Những cuộc nói truyện này gây ảnh hưởng lớn trên cha ông. Như trên đã nói, mẹ Crosby là người Áo nên rất biết von Hildebrand. Liên hệ giữa ông ngoại của Crosby với Hildebrand thì hy hữu hơn. Số là hồi còn nhỏ, ông cụ vốn gia nhập phong trào tuổi trẻ của Hitler tại Áo. Khi trốn Đức chạy qua Áo tị nạn và lập ra tờ nhật báo chống Quốc Xã, Hildebrand được mời giảng dạy tại Đại Học Vienna. Buổi giảng đầu tiên của ông tại đó thu hút khá đông người nghe, vì quan điểm chống Quốc Xã của ông khá nổi tiếng lúc ấy. Quan điểm của ông bị cả hai phía chống đối dữ dội: phía tả có Cộng Sản, phía hữu dĩ nhiên có Quốc Xã. Ông ngoại Crosby thuộc phe hữu, nên đã lớn tiếng “Đả đảo von Hildebrand!”. Nhưng rồi, trong thời chiến tranh, khi bị mất một lá phổi, phải nhập viện một thời gian, ông ngoại Crosby tìm được đức tin Công Giáo, bỏ giáo phái Luthêrô để trở thành người Công Giáo. Nhờ thế, ông cụ đã dần dần khám phá ra Hildebrand và hai người trở thành bạn hữu. Alice von Hildebrand thuật lại câu truyện cảm động: khoảng thập niên 1950, ông ngoại Crosby tới gặp Hildebrand và qùy gối trước mặt triết gia để xin ông tha thứ. Mẹ Crosby vì thế mà biết và thường thư từ với triết gia. Cuộc hôn nhân giữa cha mẹ của Crosby phần lớn là do sự thúc đẩy và cố vấn của Hildebrand, một “chuyên gia” về liên hệ.
Về việc làm của Dự Án Di Sản Hildebrand, Crosby cho hay Dự Án có hai sứ mệnh: cổ vũ di sản của Hildebrand qua việc dịch thuật và phổ biến các tác phẩm của ông. Nhiều công trình của ông chưa được phiên dịch sang tiếng Anh, nhiều tác phẩm khác cần phải in lại. Dự Án cũng cố gắng tạo ra một cử toạ chịu đọc sách của Hildebrand bằng cách hàng năm tổ chức các hội nghị cỡ vừa phải; thỉnh thoảng mới có những hội nghị cỡ lớn như hội nghị năm nay tại Rôma. Ngoài ra, Dự Án cũng tổ chức một trang mạng để các học giả quốc tế gặp gỡ và chia sẻ các công trình nghiên cứu của mình. Đối với Crosby, để cổ vũ một tư tưởng gia, điều quan trọng là các vấn đề thiết thân của tư tưởng gia này không bị quên lãng. Bởi thế, quan tâm hàng đầu của Dự Án là cổ vũ cách tiếp cận chân chính về triết học đối với các vấn đề muôn thuở của đời người và đề nghị lấy Hildebrand làm người dẫn đường, dĩ nhiên không phải là người dẫn đường duy nhất.
Không quên hiện tại
Crosby nhấn mạnh điều này: Dự Án được gợi hứng bởi nhu cầu phải tái khám phá, tái giải thích và phiên dịch gia sản trí thức của chúng ta, nhưng đồng thời ta phải tiến hành công việc ấy song song với lòng biết ơn sâu xa đối với các nhà tư tưởng hiện đại. Hiện tượng luận có những gốc rễ cổ điển nhưng nó cũng là một phong trào hiện đại của triết học. Chúng ta thường lầm tưởng rằng các thông sáng mới không thể nào có được; các nhà duy truyền thống đôi khi cũng nghĩ rằng những lời cuối cùng đối với một vấn đề nào đó đều đã được nói cả rồi. Theo Crosby, ông không muốn nêu tên, nhưng xem ra, hình như đó là quan điểm của phái Thomist.
Ông bảo, đối với Hildebrand, ta luôn luôn có khả năng tiến về phía trước. Điều này không có nghĩa ta phải quăng bỏ mọi sự khác đi, nhưng quả có những vấn đề chỉ riêng một thời đại nào đó mới có mà thôi, tuy rằng song song vẫn có những vấn đề thời nào ta cũng gặp. Crosby không cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã xây dựng triều đại của ngài trên ý niệm: chẳng có gì thay đổi kể từ năm 1100. Nhiều lúc ta không thích kiểu nói “lịch sử đạo đức học” nhưng quả có một diễn trình soi sáng, diễn biến từ từ, đôi khi náo nức. Theo Crosby, chủ nghĩa nhân vị được xây dựng quanh ý niệm này: về phương diện lịch sử, luôn luôn có một hiểu biết và một lượng giá mới và sâu sắc hơn về ý nghĩa thế nào là một con người, một nhân vị.
Crosby cũng cho rằng chủ nghĩa nhân vị là cách hữu ích để đề cập tới các vấn đề hiện đại vì các nhà nhân vị luôn yêu thích các ý niệm như tự do. Ý niệm này đặt họ vào thế mạnh trong việc nói với nhiều nhóm hiện rất mơ hồ về tự do, như phong trào tranh đấu cho người đồng tính chẳng hạn. Người theo chủ nghĩa nhân vị có một ngôn ngữ vĩ đại để sử dụng, bạn dễ hiểu các trực quan của họ, nhưng bạn cũng bám rễ sâu vào những ý niệm căn bản như bản tính con người mà nhiều người không có; vấn nạn tổng quát của phe cấp tiến, phóng túng, là niềm tin cho rằng con người nhân bản chỉ là một cá thể được nguyên tử hóa, không chấp nhận bất cứ giới hạn nào. Mà bản tính con người là một giới hạn, nên họ không muốn nó, họ muốn mọi sự phải tùy thuộc tự do của họ. Người theo chủ nghĩa nhân vị hiểu cái trực quan ấy nhưng họ cũng hiểu rằng tự do của ta có giới hạn.
Nhưng tại sao ngày nay, người ta cần phải đọc Hildebrand và hiện tượng luận? Theo Crosby, Hildebrand là một tư tưởng gia vĩ đại cần phải biết vì, xét theo nhiều phương diện, ông vốn hiện đại một cách độc đáo. Ông khiến cho các nhà duy truyền thống bất an vì một đàng ông vốn là người ủng hộ họ khi nói tới Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; ông viết say sưa bênh vực Thánh Lễ theo Công Đồng Triđentinô và tỏ ra tiếc nuối khi mất nó. Nhưng cùng một lúc, khi họ duy Thomist một cách nghiêm nhặt, thì ông lại cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào triết học hiện đại là hiện tượng luận. Về lãnh vực này, ông có nhiều đóng góp đáng kể. Bạn hãy tới Harvard, hay Princeton, hoặc Yale, để được mọi người cho bạn hay với Hildebrand, bạn có được một con người thực sự nghiêm túc. Những người theo chủ thuyết Thomist khá yếu về cảm thức lịch sử, còn ở đây, ta có một con người từng có những đồng nghiệp như Edith Stein và Heidegger. Vả lại, bạn còn có được đầy đủ chứng tá của cuộc đời ông, đó là những niềm tin triết lý được đóng ấn bằng một cuộc sống anh hùng.
Adolf Reinach, người được cả Edith Stein và von Hildebrand coi như bậc thầy thực sự, dù Edmund Husserl mới là cha đẻ của phong trào hiện tượng luận, từng viết một khảo luận về hiện tượng luận trong đó ông nói rằng hiện tượng luận là một cách làm triết học qua việc nhìn sâu vào kinh nghiệm, xem sét các trường hợp cụ thể một cách nghiêm túc. Von Hildebrand thì định nghĩa hiện tượng luận như một vén mở có hệ thống các thiên kiến của mình ngõ hầu có thể đi vào một chủ đề bằng cách gột rửa khỏi mình không những các thiên kiến luân lý, mà cả các thiên kiến tri thức, mọi giả định và xu thế. Điều ấy muốn nói rằng mọi khía cạnh khác trong công trình của ông đều được xác định bằng một lòng nhiệt tâm đối với chân lý, một quyết tâm sẵn sàng chịu bất cứ hy sinh nào vì chân lý, dù đó là hy sinh bản thân hay từ bỏ sự nghiệp.
Việc tìm kiếm chân lý bằng bất cứ giá nào ấy đã định nghĩa đầy đủ con người và cá tính của ông trong tư cách một tư tưởng gia. Một trong những điều phi thường nơi ông là sự thống nhất giữa tư tưởng và cuộc sống, một bộ óc vĩ đại và một chứng tá anh hùng, nhất là vào thời điểm đó của lịch sử. Chẳng ai ưa thích gì ý niệm cho rằng bạn phải hy sinh cuộc sống cho các niềm tin triết lý của mình, ít nhất thì đó không phải là ý thích của von Hildebrand, nhưng ông chưa bao giờ phải nghĩ đến lần thứ hai trước khi làm việc đó. Lúc còn ở Vienna, mọi đồng nghiệp Công Giáo của ông đều chống đối ông, họ muốn tìm cách để có thể làm việc với Hitler, để có thể “bắc cầu” như họ nói. Ông sẵn sàng đi một mình chỉ vì nhiệt tình với sự thật và tín thác vào Thiên Chúa, Đấng luôn hiển dương sự thật.
Chỗ đứng của trái tim
Theo Crosby, những điều được von Hildebrand bàn tới thì nhiều người khác cũng đã bàn tới rồi. Với triết học, mọi tư tưởng gia đều xây dựng và vay mượn của nhau, nhưng chắc chắn một điều: hơn bất cứ tư tưởng gia Trung Cổ nào và hơn bất cứ tư tưởng gia Công Giáo hiện đại nào, von Hildebrand cương quyết dành cho trái tim chỗ đứng xứng đáng của nó trong cái hiểu về tình yêu (đây chính là chủ đề của hội nghị vừa qua tại Rôma). Ông cho rằng lập trường truyền thống quá nhắm vào ý chí là một lập trường không thỏa đáng. Theo ông, tình yêu, xét cho cùng, là biểu thức của trái tim; và sự phân biệt có tính truyền thống về con người giữa trí năng và ý chí không đúng đối với kinh nghiệm. Trong văn chương, trong thi ca và cả trong đức tin Thánh Kinh nữa, trái tim, cõi lòng luôn được sử dụng làm phương thế nói lên điều sâu sắc nhất nơi con người, chỉ ở trong triết học, nó mới bị coi là có “vị thứ con ghẻ” (stepson status). Quả vậy, dưới cái nhìn của triết học, trái tim có vóc dáng gây khó chịu, không đáng tin, vật vờ… Von Hildebrand cho rằng ta phải nghĩ về con người như một chủ thể có ba trung tâm khác nhau: trí năng, ý chí và trái tim, nhưng trái tim là sâu sắc nhất. Trái tim ấy nói lên bản chất ta một cách sâu xa hơn hết vì các kinh nghiệm sâu sắc nhất của ta, bất kể là niềm vui, là tự do hay bình an, đều là các biểu thức của trái tim, chứ không phải là các kinh nghiệm của ý chí. Chúng là các trạng thái (states) của hữu thể được diễn tả qua cảm nghiệm và thẩy đều là những ân ban (gifts): bạn không thể tìm niềm vui như một đồ vật và có được niềm vui, nó không thể được ân ban kiểu đó. Bạn không thể yêu ai đó chỉ để được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc kiểu ấy. Sự kiện mọi cảm nghiệm sâu sắc nhất đều được nhận lãnh, từ căn bản, nói lên nhiều điều lắm, nó cho thấy địa vị ta như những hữu thể hữu hạn, tùy thuộc. Thay vì than thở về điều đó, Hildebrand coi mọi kinh nghiệm của trái tim, từ căn bản, đều là ân ban. Nền triết lý ơn phúc phát sinh từ đấy. Một số người đã cố gắng đi tìm các nối kết giữa thứ triết lý này và tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II.
Tóm lại, ta có thể nói rằng như một nguyên tắc, von Hildebrand coi nhân vị chủ yếu có xu hướng muốn được thành tòan hoàn toàn nhờ việc tiếp nhận được điều thiết yếu nhất để hoàn thành sứ mệnh nhân bản của mình như một ơn phúc. Bởi thế, theo nghĩa này, quả là đi ngược lại chủ nghĩa tự nhiên của Aristốt khi nói rằng nếu biết được điều thiện đúng đắn, bạn có thể tìm kiếm nó và nhờ thế đạt được tình trạng thành toàn. Với Hildebrand, vấn đề có phức tạp hơn đôi chút. Đúng là ta phải sống theo điều thiện, nhưng, theo một nghĩa nào đó, hạnh phúc của ta là điều được thêm vào trên đó, nó không trực tiếp nằm trong quyền kiểm soát của ta. Theo Crosby, việc tái khám phá trái tim là một trong các đóng góp vĩ đại của Hildebrand.
Công trình của Hildebrand có góp phần gì vào nền văn hóa hiện đại hay không, một nền văn hóa chú trọng tới xúc cảm? Đối với câu hỏi này, Crosby kể lại nhận xét của một người Công Giáo gần đây. Ông ta tỏ ra không hài lòng với Giáo Hội vì Giáo Hội không quan tâm đủ tới trái tim trong lời giảng và trình bày về Phúc Âm của mình. Ông ta bảo: có những người Công Giáo tại California tham dự Thánh Lễ Công Giáo vào chiều Thứ Bẩy để hôm sau, vào ngày Chúa Nhật, được tới các siêu thánh đường (mega churches) để được đỡ nâng về phương diện xúc cảm. Họ dành một ngày để làm bổn phận và dành ngày hôm sau để được dưỡng nuôi. Theo ông ta, Giáo HỘi đã thất bại không thỏa mãn tính cảm xúc nơi con người. Chắc chắn Hildebrand nhất trí với ông ta về điểm này, vì đối với Hildebrand, ta cần lưu ý tới trái tim. Ông không bao giờ bất tín nhiệm các xúc cảm mà nơi một số truyền thống văn hóa, ta thấy người ta tìm đủ mọi cách để dập tắt hoặc ít nhất cũng cho rằng điều thực sự nghiêm túc chỉ có thể là cái đầu của ta chứ không phải là trái tim của ta.
Tín nhiệm trái tim, nhưng Hildebrand hiểu rõ mọi dị hình méo mó khác nhau của nó. Trong các trước tác của mình, ông khuyên ta phải tự huấn luyện các thói quen biết biện phân để nhận ra những lúc ta bị tư dục làm cho sai lạc. Là một Kitô hữu, ông không bao giờ nghĩ rằng ta nên tín nhiệm các thúc đẩy của bản năng. Ông không bao giờ nói rằng muốn điều gì ta nên có điều ấy và trái tim luôn luôn tốt. Đúng hơn, ông cho rằng phần lớn các kinh nghiệm thực sự quan trọng và sâu sắc ta có trên đời đều phát xuất từ trái tim.
Sinh ra và lớn lên ở Florence, trong một gia đình thệ phản hoàn toàn thế tục, ông là con trai của điêu khắc gia Adolf von Hildebrand và đã trở lại đạo Công Giáo năm 1914. Hildebrand là người quyết liệt chống đối chế độ Quốc Xã của Adolf Hitler, do đó, đã trốn Đức qua Vienna, Áo vào năm 1933, lúc Hitler lên cầm quyền. Tại đây, với sự nâng đỡ của Thủ Tướng Áo Engelbert Dollfuss, ông sáng lập và làm chủ bút tuần báo chống Quốc Xã, tên là Der Christliche Ständestaat (Nhà Nước Hợp Đoàn Kitô Giáo). Vì công trình này, ông bị Quốc Xã tuyên án tử hình khiếm diện.
Khi Hitler sáp nhập Áo vào năm 1938, Hildebrand một lần nữa lại phải trốn chạy. Ông sống ở Thụy Sĩ, gần Fribourg 11 tháng, sau đó, qua Fiac, Pháp, gần Toulouse, nơi ông giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Toulouse. Khi Quốc Xã xâm lăng Pháp vào năm 1940, ông phải ẩn trốn. Sau nhờ sự trợ giúp anh hùng của nhiều người Pháp, trong đó có Edmond Michelet, ông cùng vợ, con trai (Franz von Hildebrand) và con dâu trốn được qua Bồ Đào Nha, và từ đó, đáp tầu qua Ba Tây rồi Nữu Ước. Tại đây, ông dạy triết học cho Đại Học Fordham của Dòng Tên.
Năm 1960, ông về hưu và dùng thời gian còn lại để trước tác. Ông là tác giả của hàng chục cuốn sách nổi tiếng cả bằng tiếng Đức lẫn tiếng Anh. Ngoài ra, ông còn là sáng lập viên của Una Voce America (Tiếng Nói Mỹ Quốc). Ông qua đời tại New Rochelle, Nữu Ước, ngày 26 tháng 1 năm 1977, sau một thời gian dài mang bệnh tim. Ông kết hôn với Margaret Denck (qua đời năm 1957) và rồi năm 1959, ông tục huyền với Alice von Hildebrand (sinh năm 1923), cũng là một triết gia và thần học gia.
Dự án Di Sản Dietrich von Hildebrand
Việc dịch thuật và công bố các trước tác của Hildebrand hiện được trao cho Dự Án Di Sản Dietrich von Hildebrand, một dự án được đặt dưới sự điều động hết sức năng động của John Henry Crosby. Đây là một hội bất vụ lợi, được lập ra để cổ vũ tư tưởng và tinh thần của Hildebrand qua công tác dịch thuật và phổ biến các trước tác của ông. Công trình trước tác này rất sâu sắc và đa dạng với nội dung được C.S. Lewis gọi là “những chuyện thường hằng”. Người ta thường phân chia các trước tác của ông thành ba loại:
(a) Các trước tác triết học: gần nửa các trước tác của ông là các công trình triết học chính danh, trong đó, có công trình đã thành cổ điển, tức cuốn “Đạo Đức Học” và cuốn “Triết Học Là Gì?”. Ngoài ra, ông còn bàn về các chủ đề muôn thuở của nền triết học Kitô Giáo như đàn ông đàn bà, sự trong trắng tính dục, sự đồng trinh, và hôn nhân trong các cuốn “Sự Trong Trắng và Đức Đồng Trinh”, “Đàn Ông và Đàn Bà”, và “Hôn Nhân”.
(b) Các trước tác tôn giáo: từ ngày trở lại Công Giáo vào năm 1914, von Hildebrand viết hết sức say sưa và phong phú về tôn giáo, về linh đạo, và hộ giáo. Tác phẩm hàng đầu của ông trong phạm vi này là cuốn “Biến Đổi Trong Chúa Kitô”, được nhiều người coi là cổ điển trong nền linh đạo học Kitô Giáo. Là một người Công Giáo dấn thân, ông không ngần ngại dùng khả năng triết học của mình khai thác các chủ đề của tôn giáo. Và mặc dù vẫn chủ trương tính độc lập của tư duy triết học, nhiều trước tác của Hildebrand đã được đức tin Kitô Giáo hết sức sâu sắc của ông gợi hứng và lên động lực. Thành thử tác phẩm hàng đầu “Biến Đổi Trong Chúa Kitô” của ông chứa đựng rất nhiều các đóng góp quan trọng của triết học và ngược lại các công trình triết học của ông như cuốn “Đạo Đức Học” cũng chứa đựng nhiều cái nhìn sâu sắc có tính linh hứng của tôn giáo.
(c) Sau cùng là các trước tác chính trị: Trốn khỏi Đức năm 1934, von Hildebrand đã sử dụng các khả năng trí thức của mình để hoạt động chống lại nọc độc của chủ nghĩa Quốc Xã Đức. Là sáng lập viên tuần báo bài Quốc Xã “Nhà Nước Hiệp Đoàn Kitô Giáo”, ông không một chút khoan nhượng trong cuộc chiến chống lại mọi gốc rễ của ý thức hệ tồi tệ này.
John Henry Crosby là một nhà nghiên cứu trẻ tuổi. Ông sinh năm 1978 tại Dallas. Mẹ ông người Áo. Cha ông là người nói hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ thứ nhất của Crosby là tiếng Đức. Năm 1987, Crosby cùng gia đình qua sống tại công quốc Liechtenstein, nơi cha ông là giáo sư triết học tại Hàn Lâm Viện Quốc Tế về Triết Học. Ở đấy Crosby theo học trường nói tiếng Đức trong 3 năm. Năm 1990, cùng gia đình trở lại Hoa Kỳ, và học tại nhà cho hết ban trung học. Năm 2000, học đại học ngành triết và lịch sử và một năm sau học hậu đại học cũng ngành triết tại Đại Học Phanxicô tại Steubenville (Ohio). Song song, ông còn học violin gần 14 năm, cao điểm là tại Đại Học Carnegie Mellon dưới sự dìu dắt của danh cầm hòa tấu Daniel Heifetz. Trong các năn 2001 và 2002, Crosby làm việc tại Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình ở Washington D.C. Trong thời gian này, Crosby viết nhiều bài nghiên cứu chi tiết về Liên Hiệp Âu Châu năm 2003, ông làm ký gỉa tự do và phiên dịch viên. Năm 2004, ông cùng bà quả phụ Alice von Hildebrand và nhiều người khác lập ra Dự Án Di Sản Hildebrand, lúc mới 25 tuổi.
Bản thân không hề biết von Hildebrand, nhưng Crosby biết đến công trình của nhà triết học này nhờ ân tình của nhà triết học dành cho cha mẹ ông. Trong một cuộc phỏng vấn với Zenit ngày 22 tháng 7 vừa qua, nhân một hội nghị quốc tế tại Rôma của các nhà hiện tượng học và khoa bảng khác, bàn về các công trình của Hildebrand,
Crosby trình bày các đóng góp liên tục và ngày càng quan trọng của Hildebrand đối với Giáo Hội và nền văn hóa thế tục.
Ông cho hay việc lập ra dự án trên khá tình cờ. Thoạt đầu, ông chỉ muốn phiên dịch một số công trình của Hildebrand sang tiếng Anh để rồi viết một luận đề về các công trình ấy. Để làm việc đó, ông đến gặp người bạn cũ của gia đình là bà quả phụ Alice von Hildebrand, và cho bà hay: ông không chắc có dọn tiến sĩ hay không, nhưng ông muốn bà giúp ông thực hiện một công trình được tư nhân tài trợ trong vòng một năm để phiên dịch các tác phẩm của Hildebrand. Bà von Hildebrand và Crosby từng nói về việc phiên dịch này từ lâu, nhưng dự án cứ dậm chân tại chỗ, nên nay bà đồng ý cùng Crosby “ra tay”. Thế là bà trao cho Crosby một danh sách gồm khoảng 10 nhân vật mà theo bà rất quan tâm đến dự án này. Một trong các nhân vật ấy là Mike Doherty, lúc ấy là chủ tịch hội đồng quản trị Đại Học Phanxicô ở Steubenville. Ông này sốt sắng đáp ứng và góp một tay tạo ra một tổ chức bất vụ lợi cho mục tiêu này. Thế rồi, họ bắt đầu mời người vào hội đồng cố vấn. Đến tháng 10 năm 2004, chưa đầy một năm sau, Đức Hồng Y Ratzinger nhận giữ một chức vụ danh dự trong hội đồng cố vấn này. Hiện nay, hội đồng gồm 20 nhân vật trong đó có Đức Hồng Y Schönborn, Rocco Buttiglione, nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới và một số học trò cũ của Hildebrand, thuộc đủ các lãnh vực mà Hildebrand từng giảng dạy trước đây: triết gia, thần học gia, chính khách, nghệ sĩ và nhà hoạt động văn hóa.
Thuật lại liên hệ giữa gia đình ông và gia đình von Hildebrand, Crosby cho hay: cha ông vốn là học trò của Hildebrand từ những ngày còn học tại Georgetown. Cha ông năng đọc sách và thường mời Hildebrand tới nói truyện. Những cuộc nói truyện này gây ảnh hưởng lớn trên cha ông. Như trên đã nói, mẹ Crosby là người Áo nên rất biết von Hildebrand. Liên hệ giữa ông ngoại của Crosby với Hildebrand thì hy hữu hơn. Số là hồi còn nhỏ, ông cụ vốn gia nhập phong trào tuổi trẻ của Hitler tại Áo. Khi trốn Đức chạy qua Áo tị nạn và lập ra tờ nhật báo chống Quốc Xã, Hildebrand được mời giảng dạy tại Đại Học Vienna. Buổi giảng đầu tiên của ông tại đó thu hút khá đông người nghe, vì quan điểm chống Quốc Xã của ông khá nổi tiếng lúc ấy. Quan điểm của ông bị cả hai phía chống đối dữ dội: phía tả có Cộng Sản, phía hữu dĩ nhiên có Quốc Xã. Ông ngoại Crosby thuộc phe hữu, nên đã lớn tiếng “Đả đảo von Hildebrand!”. Nhưng rồi, trong thời chiến tranh, khi bị mất một lá phổi, phải nhập viện một thời gian, ông ngoại Crosby tìm được đức tin Công Giáo, bỏ giáo phái Luthêrô để trở thành người Công Giáo. Nhờ thế, ông cụ đã dần dần khám phá ra Hildebrand và hai người trở thành bạn hữu. Alice von Hildebrand thuật lại câu truyện cảm động: khoảng thập niên 1950, ông ngoại Crosby tới gặp Hildebrand và qùy gối trước mặt triết gia để xin ông tha thứ. Mẹ Crosby vì thế mà biết và thường thư từ với triết gia. Cuộc hôn nhân giữa cha mẹ của Crosby phần lớn là do sự thúc đẩy và cố vấn của Hildebrand, một “chuyên gia” về liên hệ.
Về việc làm của Dự Án Di Sản Hildebrand, Crosby cho hay Dự Án có hai sứ mệnh: cổ vũ di sản của Hildebrand qua việc dịch thuật và phổ biến các tác phẩm của ông. Nhiều công trình của ông chưa được phiên dịch sang tiếng Anh, nhiều tác phẩm khác cần phải in lại. Dự Án cũng cố gắng tạo ra một cử toạ chịu đọc sách của Hildebrand bằng cách hàng năm tổ chức các hội nghị cỡ vừa phải; thỉnh thoảng mới có những hội nghị cỡ lớn như hội nghị năm nay tại Rôma. Ngoài ra, Dự Án cũng tổ chức một trang mạng để các học giả quốc tế gặp gỡ và chia sẻ các công trình nghiên cứu của mình. Đối với Crosby, để cổ vũ một tư tưởng gia, điều quan trọng là các vấn đề thiết thân của tư tưởng gia này không bị quên lãng. Bởi thế, quan tâm hàng đầu của Dự Án là cổ vũ cách tiếp cận chân chính về triết học đối với các vấn đề muôn thuở của đời người và đề nghị lấy Hildebrand làm người dẫn đường, dĩ nhiên không phải là người dẫn đường duy nhất.
Không quên hiện tại
Crosby nhấn mạnh điều này: Dự Án được gợi hứng bởi nhu cầu phải tái khám phá, tái giải thích và phiên dịch gia sản trí thức của chúng ta, nhưng đồng thời ta phải tiến hành công việc ấy song song với lòng biết ơn sâu xa đối với các nhà tư tưởng hiện đại. Hiện tượng luận có những gốc rễ cổ điển nhưng nó cũng là một phong trào hiện đại của triết học. Chúng ta thường lầm tưởng rằng các thông sáng mới không thể nào có được; các nhà duy truyền thống đôi khi cũng nghĩ rằng những lời cuối cùng đối với một vấn đề nào đó đều đã được nói cả rồi. Theo Crosby, ông không muốn nêu tên, nhưng xem ra, hình như đó là quan điểm của phái Thomist.
Ông bảo, đối với Hildebrand, ta luôn luôn có khả năng tiến về phía trước. Điều này không có nghĩa ta phải quăng bỏ mọi sự khác đi, nhưng quả có những vấn đề chỉ riêng một thời đại nào đó mới có mà thôi, tuy rằng song song vẫn có những vấn đề thời nào ta cũng gặp. Crosby không cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã xây dựng triều đại của ngài trên ý niệm: chẳng có gì thay đổi kể từ năm 1100. Nhiều lúc ta không thích kiểu nói “lịch sử đạo đức học” nhưng quả có một diễn trình soi sáng, diễn biến từ từ, đôi khi náo nức. Theo Crosby, chủ nghĩa nhân vị được xây dựng quanh ý niệm này: về phương diện lịch sử, luôn luôn có một hiểu biết và một lượng giá mới và sâu sắc hơn về ý nghĩa thế nào là một con người, một nhân vị.
Crosby cũng cho rằng chủ nghĩa nhân vị là cách hữu ích để đề cập tới các vấn đề hiện đại vì các nhà nhân vị luôn yêu thích các ý niệm như tự do. Ý niệm này đặt họ vào thế mạnh trong việc nói với nhiều nhóm hiện rất mơ hồ về tự do, như phong trào tranh đấu cho người đồng tính chẳng hạn. Người theo chủ nghĩa nhân vị có một ngôn ngữ vĩ đại để sử dụng, bạn dễ hiểu các trực quan của họ, nhưng bạn cũng bám rễ sâu vào những ý niệm căn bản như bản tính con người mà nhiều người không có; vấn nạn tổng quát của phe cấp tiến, phóng túng, là niềm tin cho rằng con người nhân bản chỉ là một cá thể được nguyên tử hóa, không chấp nhận bất cứ giới hạn nào. Mà bản tính con người là một giới hạn, nên họ không muốn nó, họ muốn mọi sự phải tùy thuộc tự do của họ. Người theo chủ nghĩa nhân vị hiểu cái trực quan ấy nhưng họ cũng hiểu rằng tự do của ta có giới hạn.
Nhưng tại sao ngày nay, người ta cần phải đọc Hildebrand và hiện tượng luận? Theo Crosby, Hildebrand là một tư tưởng gia vĩ đại cần phải biết vì, xét theo nhiều phương diện, ông vốn hiện đại một cách độc đáo. Ông khiến cho các nhà duy truyền thống bất an vì một đàng ông vốn là người ủng hộ họ khi nói tới Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; ông viết say sưa bênh vực Thánh Lễ theo Công Đồng Triđentinô và tỏ ra tiếc nuối khi mất nó. Nhưng cùng một lúc, khi họ duy Thomist một cách nghiêm nhặt, thì ông lại cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào triết học hiện đại là hiện tượng luận. Về lãnh vực này, ông có nhiều đóng góp đáng kể. Bạn hãy tới Harvard, hay Princeton, hoặc Yale, để được mọi người cho bạn hay với Hildebrand, bạn có được một con người thực sự nghiêm túc. Những người theo chủ thuyết Thomist khá yếu về cảm thức lịch sử, còn ở đây, ta có một con người từng có những đồng nghiệp như Edith Stein và Heidegger. Vả lại, bạn còn có được đầy đủ chứng tá của cuộc đời ông, đó là những niềm tin triết lý được đóng ấn bằng một cuộc sống anh hùng.
Adolf Reinach, người được cả Edith Stein và von Hildebrand coi như bậc thầy thực sự, dù Edmund Husserl mới là cha đẻ của phong trào hiện tượng luận, từng viết một khảo luận về hiện tượng luận trong đó ông nói rằng hiện tượng luận là một cách làm triết học qua việc nhìn sâu vào kinh nghiệm, xem sét các trường hợp cụ thể một cách nghiêm túc. Von Hildebrand thì định nghĩa hiện tượng luận như một vén mở có hệ thống các thiên kiến của mình ngõ hầu có thể đi vào một chủ đề bằng cách gột rửa khỏi mình không những các thiên kiến luân lý, mà cả các thiên kiến tri thức, mọi giả định và xu thế. Điều ấy muốn nói rằng mọi khía cạnh khác trong công trình của ông đều được xác định bằng một lòng nhiệt tâm đối với chân lý, một quyết tâm sẵn sàng chịu bất cứ hy sinh nào vì chân lý, dù đó là hy sinh bản thân hay từ bỏ sự nghiệp.
Việc tìm kiếm chân lý bằng bất cứ giá nào ấy đã định nghĩa đầy đủ con người và cá tính của ông trong tư cách một tư tưởng gia. Một trong những điều phi thường nơi ông là sự thống nhất giữa tư tưởng và cuộc sống, một bộ óc vĩ đại và một chứng tá anh hùng, nhất là vào thời điểm đó của lịch sử. Chẳng ai ưa thích gì ý niệm cho rằng bạn phải hy sinh cuộc sống cho các niềm tin triết lý của mình, ít nhất thì đó không phải là ý thích của von Hildebrand, nhưng ông chưa bao giờ phải nghĩ đến lần thứ hai trước khi làm việc đó. Lúc còn ở Vienna, mọi đồng nghiệp Công Giáo của ông đều chống đối ông, họ muốn tìm cách để có thể làm việc với Hitler, để có thể “bắc cầu” như họ nói. Ông sẵn sàng đi một mình chỉ vì nhiệt tình với sự thật và tín thác vào Thiên Chúa, Đấng luôn hiển dương sự thật.
Chỗ đứng của trái tim
Theo Crosby, những điều được von Hildebrand bàn tới thì nhiều người khác cũng đã bàn tới rồi. Với triết học, mọi tư tưởng gia đều xây dựng và vay mượn của nhau, nhưng chắc chắn một điều: hơn bất cứ tư tưởng gia Trung Cổ nào và hơn bất cứ tư tưởng gia Công Giáo hiện đại nào, von Hildebrand cương quyết dành cho trái tim chỗ đứng xứng đáng của nó trong cái hiểu về tình yêu (đây chính là chủ đề của hội nghị vừa qua tại Rôma). Ông cho rằng lập trường truyền thống quá nhắm vào ý chí là một lập trường không thỏa đáng. Theo ông, tình yêu, xét cho cùng, là biểu thức của trái tim; và sự phân biệt có tính truyền thống về con người giữa trí năng và ý chí không đúng đối với kinh nghiệm. Trong văn chương, trong thi ca và cả trong đức tin Thánh Kinh nữa, trái tim, cõi lòng luôn được sử dụng làm phương thế nói lên điều sâu sắc nhất nơi con người, chỉ ở trong triết học, nó mới bị coi là có “vị thứ con ghẻ” (stepson status). Quả vậy, dưới cái nhìn của triết học, trái tim có vóc dáng gây khó chịu, không đáng tin, vật vờ… Von Hildebrand cho rằng ta phải nghĩ về con người như một chủ thể có ba trung tâm khác nhau: trí năng, ý chí và trái tim, nhưng trái tim là sâu sắc nhất. Trái tim ấy nói lên bản chất ta một cách sâu xa hơn hết vì các kinh nghiệm sâu sắc nhất của ta, bất kể là niềm vui, là tự do hay bình an, đều là các biểu thức của trái tim, chứ không phải là các kinh nghiệm của ý chí. Chúng là các trạng thái (states) của hữu thể được diễn tả qua cảm nghiệm và thẩy đều là những ân ban (gifts): bạn không thể tìm niềm vui như một đồ vật và có được niềm vui, nó không thể được ân ban kiểu đó. Bạn không thể yêu ai đó chỉ để được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc kiểu ấy. Sự kiện mọi cảm nghiệm sâu sắc nhất đều được nhận lãnh, từ căn bản, nói lên nhiều điều lắm, nó cho thấy địa vị ta như những hữu thể hữu hạn, tùy thuộc. Thay vì than thở về điều đó, Hildebrand coi mọi kinh nghiệm của trái tim, từ căn bản, đều là ân ban. Nền triết lý ơn phúc phát sinh từ đấy. Một số người đã cố gắng đi tìm các nối kết giữa thứ triết lý này và tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II.
Tóm lại, ta có thể nói rằng như một nguyên tắc, von Hildebrand coi nhân vị chủ yếu có xu hướng muốn được thành tòan hoàn toàn nhờ việc tiếp nhận được điều thiết yếu nhất để hoàn thành sứ mệnh nhân bản của mình như một ơn phúc. Bởi thế, theo nghĩa này, quả là đi ngược lại chủ nghĩa tự nhiên của Aristốt khi nói rằng nếu biết được điều thiện đúng đắn, bạn có thể tìm kiếm nó và nhờ thế đạt được tình trạng thành toàn. Với Hildebrand, vấn đề có phức tạp hơn đôi chút. Đúng là ta phải sống theo điều thiện, nhưng, theo một nghĩa nào đó, hạnh phúc của ta là điều được thêm vào trên đó, nó không trực tiếp nằm trong quyền kiểm soát của ta. Theo Crosby, việc tái khám phá trái tim là một trong các đóng góp vĩ đại của Hildebrand.
Công trình của Hildebrand có góp phần gì vào nền văn hóa hiện đại hay không, một nền văn hóa chú trọng tới xúc cảm? Đối với câu hỏi này, Crosby kể lại nhận xét của một người Công Giáo gần đây. Ông ta tỏ ra không hài lòng với Giáo Hội vì Giáo Hội không quan tâm đủ tới trái tim trong lời giảng và trình bày về Phúc Âm của mình. Ông ta bảo: có những người Công Giáo tại California tham dự Thánh Lễ Công Giáo vào chiều Thứ Bẩy để hôm sau, vào ngày Chúa Nhật, được tới các siêu thánh đường (mega churches) để được đỡ nâng về phương diện xúc cảm. Họ dành một ngày để làm bổn phận và dành ngày hôm sau để được dưỡng nuôi. Theo ông ta, Giáo HỘi đã thất bại không thỏa mãn tính cảm xúc nơi con người. Chắc chắn Hildebrand nhất trí với ông ta về điểm này, vì đối với Hildebrand, ta cần lưu ý tới trái tim. Ông không bao giờ bất tín nhiệm các xúc cảm mà nơi một số truyền thống văn hóa, ta thấy người ta tìm đủ mọi cách để dập tắt hoặc ít nhất cũng cho rằng điều thực sự nghiêm túc chỉ có thể là cái đầu của ta chứ không phải là trái tim của ta.
Tín nhiệm trái tim, nhưng Hildebrand hiểu rõ mọi dị hình méo mó khác nhau của nó. Trong các trước tác của mình, ông khuyên ta phải tự huấn luyện các thói quen biết biện phân để nhận ra những lúc ta bị tư dục làm cho sai lạc. Là một Kitô hữu, ông không bao giờ nghĩ rằng ta nên tín nhiệm các thúc đẩy của bản năng. Ông không bao giờ nói rằng muốn điều gì ta nên có điều ấy và trái tim luôn luôn tốt. Đúng hơn, ông cho rằng phần lớn các kinh nghiệm thực sự quan trọng và sâu sắc ta có trên đời đều phát xuất từ trái tim.
Chân dung một con người thời cuộc: GS Kenneth Howell
Trần Mạnh Trác
22:00 29/07/2010
GS Howell đã từng là một mục sư của giáo phái Trưởng Lão trước khi trở lại Công giáo vào năm 1996
Nhưng trong khi còn học đạo ông đã bị bắn súyt chết ở Bloomington, Ind.
Đó là sự kiện cho phép ông cảm nghiệm sự đau khổ thực sự trong cuộc sống, và đã đưa ông gần gũi hơn tới Chúa Kitô.
"Ban đầu nó có vẻ kỳ lạ nhưng ý tưởng đó cứ dần dà phát triển trong tôi, đó là sự việc người Công giáo yêu chuộng ơn cứu chuộc qua những đau khổ. . Đau khổ không bao giờ là lãng phí, bằng cách tham gia vào những đau khổ của Chúa Kitô, chúng ta trở nên gần gũi hơn với Ngài."
"Không ai biết tay súng đó là ai," trung úy cảnh sát Craig Munroe của Đại học Indiana cho biết. "GS Howell cũng không bao giờ nói thêm về chuyện ấy, theo báo cáo của cảnh sát, do đó, chúng tôi không rõ động cơ nào đã gây ra hành động tội ác đó."
Lúc đó Howell, mới có 43 tuổi, đang làm giáo sư tại Indiana, đã đi bộ gần Goodbody Hall khoảng 03:00pm ngày 03 tháng 6 năm 1995. Ông đang nghiên cứu luận án tiến sĩ thứ hai của mình, và đồng thời cũng dạy thêm.
"Các đường phố chung quanh thì quạnh hiu, vì mọi người đang dự một lễ ra trường lớn ở gần đó," trung úy Munroe cho biết.
"Một người đàn ông đi ngang qua ông Howell, sau đó vị giáo sư nghe một tiếng nổ. Ông không biết là mình bị bắn, nhưng ông cũng bắt đầu chạy."
GS Howell mô tả người đàn ông là một thanh niên ở giữa tuổi 20, đeo kính râm mái tóc màu nâu sẫm, đang nghe một Walkman và mặc một áo khoác màu đen. Anh ta không lên tiếng nói gì, theo như lời khai của Howell trên bản báo cáo, nhưng anh ta vẫn bắn liên tiếp, và tiếp tục bắn hụt mục tiêu của mình.
Những người qua đường vội gọi cảnh sát, khi nhân viên công lực tới nơi thì họ thấy Howell ngồi trên một bức tường đá, máu chảy ra rất nhiều từ cổ. Howell cho biết viên đạn đi cách động mạch cổ chỉ có 2mm. Nó làm cho tiếng nói của ông bị mất.
Howell cho biết ông cảm tạ Chúa vì đã hồi phục được giọng nói của mình, và đã cảm động trước những tình cảm của mọi người, Công giáo, Lutheran và Trưởng Lão cũng như từ các giáo sĩ trong khi ông nằm bệnh.
Vợ của ông là Sharon vẫn là một tín đồ Lutheran, sự cải đạo của ông là một thách thức cho cuộc hôn nhân. Họ tham dự cả hai nhà thờ. Họ có ba người con.
Howell cho biết ông là một người tin tưởng vào cái lý tưởng là "ghét tội nhưng vẫn yêu kẻ có tội."
"Hành động của chúng ta mà thôi không tạo nên nhân phẩm con người của chúng ta," ông nói thêm "mọi người đều sẵn có một phẩm giá."
Justras, một giáo viên người Canada đã hỗ trợ Howell trên hành trình tâm linh của ông, nói rằng bà không thể tin rằng ông có một thành kiến nào đối với người đồng tính.
"Tôi không có thể nghĩ rằng Giáo sư Howell có khả năng ghét bỏ ai," bà nói. "Ông ấy có một tâm hồn nhẹ nhàng, một người tử tế và không bao giờ bày tỏ với tôi bất cứ điều gì giống như là có thành kiến. Ông chỉ giải thích lời giảng dạy của giáo hội, và đó là công việc của ông ta."
Con đường trở vè Công Giáo là một con đường vòng vo
"Từ thời gian tôi còn ở lứa tuổi thiếu niên (ở Florida), tôi đã có một mong muốn mạnh mẽ để có một quan hệ với Thiên Chúa. Tôi đã trưởng thành trong Giáo Hội Trưởng Lão. Khi tôi được 17 thì tôi quyết định trở thành một mục sư ", ông cho biết.
Ông được thụ phong vào năm 1978, nhưng luôn luôn cảm thấy một sức hút về Công giáo, nhất là về những nghi lễ phụng vụ của Công Giáo.
"Tôi luôn luôn muốn có một cuộc sống học thuật," ông đã học tiếng Latin, tiếng Hy Lạp và tiếng Hebrew.
Ngòai vốn liếng từ chủng viện, ông cũng giành được hai bằng thạc sĩ và hai bằng tiến sĩ. Ông đã dạy Đại học Nam Florida, Indiana University, Reformed Theological Seminary, Belhaven College, UI và Parkland trong sự nghiệp tiêu dao của mình.
Trong khi giảng dạy tại chủng viện Presbyterian, ông bắt đầu đặt câu hỏi về các ý tưởng của cuộc Cải cách Tin lành.
"Tôi luôn luôn đặt câu hỏi về giáo hội nguyên thủy mà Chúa Giêsu đã thành lập - thì giáo hội hiện đại nào có sự tương ứng hầu hết và trực tiếp," ông nói.
Ông đã nghĩ tới Giáo hội Anh giáo, được coi là gần gũi với Công giáo hơn hầu hết các giáo phái Tin Lành, cũng như Giáo Hội Lutheran.
"Cuối cùng tôi đi đến kết luận rằng giáo hội Công giáo hiện đại" là gần nhất, ông nói, một phần lớn vì phụng vụ Thánh Thể, cũng còn được gọi là thông hiệp.
Phụng vụ có gốc rễ từ Bữa Tiệc Ly, và Howell tin rằng quan điểm Công giáo rằng rượu và bánh, "khi truyền phép," thì trở thành mình và máu của Chúa Giêsu.
"Tôi càng học, tôi càng nhận ra rằng để sống nhất quán với niềm tin của mình, tôi cần phải thay đổi giáo hội."
Ông nói rằng quyết định đó là "cực kỳ khó khăn" trên nhiều cấp độ.
Nó có nghĩa là thách thức gia đình và bỏ đi chức vụ của mình.
"Tôi đã bỏ tất cả mọi thứ mà tôi đã được thoải mái. Bạn bè không thể hiểu tại sao tôi đã bỏ đi", ông nhớ lại.
Năm 1994, ông biết ông không thể ký một tài liệu cần thiết cho hàng giáo sĩ Presbyterian, đã rời bỏ chủng viện, và chính thức tiếp cận với Giáo Hội Công Giáo.
Howell đã vượt quá nhu cầu của việc giảng dạy tại UI là xin được một chứng minh thư của hội thánh (mandatum,) một chứng nhận cho các giáo sư tại trường đại học Công giáo hay chủng viện.
Đức ông Stuart Swetland, hiện đang dạy ở Maryland, cho biết ngài và Howell đã xin mandatum một phần vì họ muốn dạy các lớp phó tế tại địa phương.
"Đó cũng là một dấu hiệu cho thấy chúng tôi đang hiệp thông với giáo huấn của giáo hội," Đ.Ô. Swetland nói.
Việc cải đạo gây ra những sóng gió cá nhân.
"Vợ tôi và tôi đã không còn sống cùng một không gian. Đó là vấn đề rất khó khăn nhưng nhờ ân sủng của Chúa, hôn nhân của chúng tôi vẫn rất mạnh mẽ," Howell nói.
"Một khó khăn nữa là mất thu nhập; các con của tôi đang ở trong tuổi niên thiếu. Nhưng chúng tôi đã trông cậy vào Chúa. Chúng tôi cầu nguyện. Và Ngài đã cung cấp cho chúng tôi."
Mặc dù vậy, Howell cho biết ông đã nhiều lần lo sợ.
"Các hậu quả thực sự (của việc bị bắn) là cảm thấy sợ hãi trong cuộc sống của tôi trong một cảm giác rất thực tế. Tôi nhớ mỗi khi đi bộ quanh các đường phố với con trai của tôi.. với sự lo lắng có thể bị tấn công bất ngờ," ông nói.
Howell cho biết ông đã ngạc nhiên bởi những người giúp đỡ ông trong khi mất việc làm trong lúc này.
"Đức tin sẽ cứu giúp chúng ta. Nếu bạn đọc Thánh vịnh, bạn sẽ thấy David khóc với Chúa như thế nào. Mặc dù tôi không thực sự cảm nhận được Thánh vịnh.. Mặc dù tôi là một kẻ có tội, tôi tin rằng trong trường hợp đặc biệt này tôi vô tội."
Nhưng trong khi còn học đạo ông đã bị bắn súyt chết ở Bloomington, Ind.
Đó là sự kiện cho phép ông cảm nghiệm sự đau khổ thực sự trong cuộc sống, và đã đưa ông gần gũi hơn tới Chúa Kitô.
"Ban đầu nó có vẻ kỳ lạ nhưng ý tưởng đó cứ dần dà phát triển trong tôi, đó là sự việc người Công giáo yêu chuộng ơn cứu chuộc qua những đau khổ. . Đau khổ không bao giờ là lãng phí, bằng cách tham gia vào những đau khổ của Chúa Kitô, chúng ta trở nên gần gũi hơn với Ngài."
"Không ai biết tay súng đó là ai," trung úy cảnh sát Craig Munroe của Đại học Indiana cho biết. "GS Howell cũng không bao giờ nói thêm về chuyện ấy, theo báo cáo của cảnh sát, do đó, chúng tôi không rõ động cơ nào đã gây ra hành động tội ác đó."
Lúc đó Howell, mới có 43 tuổi, đang làm giáo sư tại Indiana, đã đi bộ gần Goodbody Hall khoảng 03:00pm ngày 03 tháng 6 năm 1995. Ông đang nghiên cứu luận án tiến sĩ thứ hai của mình, và đồng thời cũng dạy thêm.
"Các đường phố chung quanh thì quạnh hiu, vì mọi người đang dự một lễ ra trường lớn ở gần đó," trung úy Munroe cho biết.
"Một người đàn ông đi ngang qua ông Howell, sau đó vị giáo sư nghe một tiếng nổ. Ông không biết là mình bị bắn, nhưng ông cũng bắt đầu chạy."
GS Howell mô tả người đàn ông là một thanh niên ở giữa tuổi 20, đeo kính râm mái tóc màu nâu sẫm, đang nghe một Walkman và mặc một áo khoác màu đen. Anh ta không lên tiếng nói gì, theo như lời khai của Howell trên bản báo cáo, nhưng anh ta vẫn bắn liên tiếp, và tiếp tục bắn hụt mục tiêu của mình.
Những người qua đường vội gọi cảnh sát, khi nhân viên công lực tới nơi thì họ thấy Howell ngồi trên một bức tường đá, máu chảy ra rất nhiều từ cổ. Howell cho biết viên đạn đi cách động mạch cổ chỉ có 2mm. Nó làm cho tiếng nói của ông bị mất.
Howell cho biết ông cảm tạ Chúa vì đã hồi phục được giọng nói của mình, và đã cảm động trước những tình cảm của mọi người, Công giáo, Lutheran và Trưởng Lão cũng như từ các giáo sĩ trong khi ông nằm bệnh.
Vợ của ông là Sharon vẫn là một tín đồ Lutheran, sự cải đạo của ông là một thách thức cho cuộc hôn nhân. Họ tham dự cả hai nhà thờ. Họ có ba người con.
Howell cho biết ông là một người tin tưởng vào cái lý tưởng là "ghét tội nhưng vẫn yêu kẻ có tội."
"Hành động của chúng ta mà thôi không tạo nên nhân phẩm con người của chúng ta," ông nói thêm "mọi người đều sẵn có một phẩm giá."
Justras, một giáo viên người Canada đã hỗ trợ Howell trên hành trình tâm linh của ông, nói rằng bà không thể tin rằng ông có một thành kiến nào đối với người đồng tính.
"Tôi không có thể nghĩ rằng Giáo sư Howell có khả năng ghét bỏ ai," bà nói. "Ông ấy có một tâm hồn nhẹ nhàng, một người tử tế và không bao giờ bày tỏ với tôi bất cứ điều gì giống như là có thành kiến. Ông chỉ giải thích lời giảng dạy của giáo hội, và đó là công việc của ông ta."
Con đường trở vè Công Giáo là một con đường vòng vo
"Từ thời gian tôi còn ở lứa tuổi thiếu niên (ở Florida), tôi đã có một mong muốn mạnh mẽ để có một quan hệ với Thiên Chúa. Tôi đã trưởng thành trong Giáo Hội Trưởng Lão. Khi tôi được 17 thì tôi quyết định trở thành một mục sư ", ông cho biết.
Ông được thụ phong vào năm 1978, nhưng luôn luôn cảm thấy một sức hút về Công giáo, nhất là về những nghi lễ phụng vụ của Công Giáo.
"Tôi luôn luôn muốn có một cuộc sống học thuật," ông đã học tiếng Latin, tiếng Hy Lạp và tiếng Hebrew.
Ngòai vốn liếng từ chủng viện, ông cũng giành được hai bằng thạc sĩ và hai bằng tiến sĩ. Ông đã dạy Đại học Nam Florida, Indiana University, Reformed Theological Seminary, Belhaven College, UI và Parkland trong sự nghiệp tiêu dao của mình.
Trong khi giảng dạy tại chủng viện Presbyterian, ông bắt đầu đặt câu hỏi về các ý tưởng của cuộc Cải cách Tin lành.
"Tôi luôn luôn đặt câu hỏi về giáo hội nguyên thủy mà Chúa Giêsu đã thành lập - thì giáo hội hiện đại nào có sự tương ứng hầu hết và trực tiếp," ông nói.
Ông đã nghĩ tới Giáo hội Anh giáo, được coi là gần gũi với Công giáo hơn hầu hết các giáo phái Tin Lành, cũng như Giáo Hội Lutheran.
"Cuối cùng tôi đi đến kết luận rằng giáo hội Công giáo hiện đại" là gần nhất, ông nói, một phần lớn vì phụng vụ Thánh Thể, cũng còn được gọi là thông hiệp.
Phụng vụ có gốc rễ từ Bữa Tiệc Ly, và Howell tin rằng quan điểm Công giáo rằng rượu và bánh, "khi truyền phép," thì trở thành mình và máu của Chúa Giêsu.
"Tôi càng học, tôi càng nhận ra rằng để sống nhất quán với niềm tin của mình, tôi cần phải thay đổi giáo hội."
Ông nói rằng quyết định đó là "cực kỳ khó khăn" trên nhiều cấp độ.
Nó có nghĩa là thách thức gia đình và bỏ đi chức vụ của mình.
"Tôi đã bỏ tất cả mọi thứ mà tôi đã được thoải mái. Bạn bè không thể hiểu tại sao tôi đã bỏ đi", ông nhớ lại.
Năm 1994, ông biết ông không thể ký một tài liệu cần thiết cho hàng giáo sĩ Presbyterian, đã rời bỏ chủng viện, và chính thức tiếp cận với Giáo Hội Công Giáo.
Howell đã vượt quá nhu cầu của việc giảng dạy tại UI là xin được một chứng minh thư của hội thánh (mandatum,) một chứng nhận cho các giáo sư tại trường đại học Công giáo hay chủng viện.
Đức ông Stuart Swetland, hiện đang dạy ở Maryland, cho biết ngài và Howell đã xin mandatum một phần vì họ muốn dạy các lớp phó tế tại địa phương.
"Đó cũng là một dấu hiệu cho thấy chúng tôi đang hiệp thông với giáo huấn của giáo hội," Đ.Ô. Swetland nói.
Việc cải đạo gây ra những sóng gió cá nhân.
"Vợ tôi và tôi đã không còn sống cùng một không gian. Đó là vấn đề rất khó khăn nhưng nhờ ân sủng của Chúa, hôn nhân của chúng tôi vẫn rất mạnh mẽ," Howell nói.
"Một khó khăn nữa là mất thu nhập; các con của tôi đang ở trong tuổi niên thiếu. Nhưng chúng tôi đã trông cậy vào Chúa. Chúng tôi cầu nguyện. Và Ngài đã cung cấp cho chúng tôi."
Mặc dù vậy, Howell cho biết ông đã nhiều lần lo sợ.
"Các hậu quả thực sự (của việc bị bắn) là cảm thấy sợ hãi trong cuộc sống của tôi trong một cảm giác rất thực tế. Tôi nhớ mỗi khi đi bộ quanh các đường phố với con trai của tôi.. với sự lo lắng có thể bị tấn công bất ngờ," ông nói.
Howell cho biết ông đã ngạc nhiên bởi những người giúp đỡ ông trong khi mất việc làm trong lúc này.
"Đức tin sẽ cứu giúp chúng ta. Nếu bạn đọc Thánh vịnh, bạn sẽ thấy David khóc với Chúa như thế nào. Mặc dù tôi không thực sự cảm nhận được Thánh vịnh.. Mặc dù tôi là một kẻ có tội, tôi tin rằng trong trường hợp đặc biệt này tôi vô tội."
Top Stories
Vietnam: Le secrétaire d’Etat à la Sécurité soutient que la conception des droits de l’homme et de la liberté religieuse du Vietnam est supérieure à celle de l’Occident
Eglises d’Asie
10:05 29/07/2010
Eglises d’Asie, 29 juillet 2010 – Dans la revue Droits de l’homme du Vietnam, publication officielle dont le premier numéro est paru le 14 juillet 2010, le général Nguyên Van Huong, membre du Comité central du Parti communiste vietnamien et secrétaire d’Etat au ministère de la Sécurité publique, expose ce qu’il appelle la conception vietnamienne des droits de l’homme. Il estime ainsi que le respect du « religieux » constitue l’un des fleurons de ces droits de l’homme spécifiques. Il écrit: « Ces dernières années, pagodes et lieux de culte ont été construits et restaurés par milliers (...). Les fêtes religieuses traditionnelles sont à nouveau célébrées (...). La croyance et la religion se développent tous les jours et bénéficient d’une grande considération (...). Le peuple jouit d’une totale liberté de croyance et de religion (...). » Cette conception s’oppose, selon le général, aux droits de l’homme tels que l’Occident les conçoit et les utilise. Pourtant, des opposants ont aussitôt fait remarquer au général que c’est précisément cette conception occidentale qui a inspiré Hô Chi Minh dans nombre de ses déclarations.
L’article de la nouvelle revue commence par une critique acerbe de l’utilisation des droits de l’homme par les puissances occidentales. Depuis la chute du communisme en Europe de l’Est, celles-ci se seraient servi des droits de l’homme comme d’une arme afin de déstabiliser le régime de certains Etats socialistes, dont le Vietnam. En fait, ils veulent transformer ces régimes à leur modèle en y introduisant le pluralisme, le multipartisme, des forces d’opposition politiques. Cette politique des droits de l’homme se veut coercitive et classe même certains pays dans la catégorie des « pays préoccupants en matière de liberté religieuse ». Le Vietnam et les autres nations concernées, affirme le général, refusent ce type de droits de l’homme et de démocratie. Leur adoption signifierait pour le Vietnam et les autres pays qu’ils changent leur propre culture et même qu’ils la perdent.
La conception vietnamienne des droits de l’homme, selon le secrétaire d’Etat à la Sécurité publique, serait résumée dans une réponse de Hô Chi Minh à des journalistes étrangers en janvier 1946: « Je n’ai qu’une seule ambition, c’est que notre pays soit totalement indépendant, que le peuple soit entièrement libre, que nos compatriotes aient de quoi manger et se vêtir et qu’ils puissent s’instruire. » Le général montre ensuite que la révolution a réalisé la première ambition de Hô Chi Minh et que la politique actuelle de rénovation (dôi moi) a engagé le Vietnam dans une étape de développement sans précédent, garantissant les principaux droits du peuple. Parmi eux, se trouve la « religion authentique » dont il dit qu’elle apprend aux hommes la véritable solidarité. « Nous la respectons et nous créons les conditions pour qu’elle se développe, souligne le général. Mais, en même temps, nous empêchons que des intrigants l’utilisent à des fins politiques pour saboter l’union nationale. »
Le constat positif du général Huong en matière de droits de l’homme et de liberté religieuse n’est pas partagé par de nombreuses associations humanitaires internationales qui dans leurs rapports relèvent très régulièrement les violations des autorités vietnamiennes en ce domaine. La dernière critique est venue, quelques jours après la parution de la revue Droits de l’homme du Vietnam, du secrétaire d’Etat des Etats-Unis, Mme Hillary Clinton. De passage à Hanoi, le 22 juillet dernier, pour le 15ème anniversaire de la reprise des relations diplomatiques entre son pays et le Vietnam, elle a dénoncé les arrestations de militants démocrates, les attaques portées contre les groupes religieux et le contrôle d’Internet.
On peut se demander aussi si cette conception des droits de l’homme spécifiques au Vietnam était bien celle de Hô Chi Minh cité par le général. Comme l’ont fait remarquer plusieurs articles critiques, lors de sa première apparition publique, le 2 septembre 1945, sur la place Ba Dinh à Hanoi, le fondateur du Parti communiste vietnamien se référait à une tout autre conception des droits de l’homme, universaliste et non pas régionale. Ce jour-là, il avait parlé de droits ne tenant compte ni des races, ni même des cultures, lorsqu’il a cité la Déclaration d’indépendance des Etats-Unis de 1776: « Tous les hommes sont créés égaux; ils sont doués par le Créateur de certains droits inaliénables; parmi ces droits se trouvent la vie, la liberté et la recherche du bonheur », puis la Déclaration des droits de l’homme et du citoyen de la Révolution française: « Les hommes naissent libres et égaux en droits et le restent toute leur vie. » Il faut de plus rappeler que la République socialiste du Vietnam a ratifié publiquement ces droits de l’homme, dans leur version universaliste. En devenant en 1982 membre de l’organisation des Nations Unies, elle adhérait à la Déclaration universelle des droits de l’homme de 1948, droits de l’homme qui sont d’ailleurs inscrits, en partie, dans sa Constitution (chapitre V, article 49 à 82). Ce retour à une version régionaliste des droits de l’homme semble donc davantage inspiré de la fameuse théorie des valeurs asiatiques, mise en vogue dans certains pays d’Asie à partir des années 1990, que de la tradition révolutionnaire vietnamienne à laquelle se réfère le secrétaire d’Etat à la Sécurité.
(1) La revue Droits de l’homme du Vietnam n’est pas mise en ligne sur Internet. Cependant, l’article du général Huong a été mis en ligne sur plusieurs sites, sous le titre: « Comprendre correctement les droits de l’homme ». Voir par exemple: http://anhbasam.com/2010/07/18/583-hay-hi%E1%BB%83u-dung-v%E1%BB%81-nhan-quy%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87t-nam/
(Source: Eglises d’Asie, 29 juillet 2010)
L’article de la nouvelle revue commence par une critique acerbe de l’utilisation des droits de l’homme par les puissances occidentales. Depuis la chute du communisme en Europe de l’Est, celles-ci se seraient servi des droits de l’homme comme d’une arme afin de déstabiliser le régime de certains Etats socialistes, dont le Vietnam. En fait, ils veulent transformer ces régimes à leur modèle en y introduisant le pluralisme, le multipartisme, des forces d’opposition politiques. Cette politique des droits de l’homme se veut coercitive et classe même certains pays dans la catégorie des « pays préoccupants en matière de liberté religieuse ». Le Vietnam et les autres nations concernées, affirme le général, refusent ce type de droits de l’homme et de démocratie. Leur adoption signifierait pour le Vietnam et les autres pays qu’ils changent leur propre culture et même qu’ils la perdent.
La conception vietnamienne des droits de l’homme, selon le secrétaire d’Etat à la Sécurité publique, serait résumée dans une réponse de Hô Chi Minh à des journalistes étrangers en janvier 1946: « Je n’ai qu’une seule ambition, c’est que notre pays soit totalement indépendant, que le peuple soit entièrement libre, que nos compatriotes aient de quoi manger et se vêtir et qu’ils puissent s’instruire. » Le général montre ensuite que la révolution a réalisé la première ambition de Hô Chi Minh et que la politique actuelle de rénovation (dôi moi) a engagé le Vietnam dans une étape de développement sans précédent, garantissant les principaux droits du peuple. Parmi eux, se trouve la « religion authentique » dont il dit qu’elle apprend aux hommes la véritable solidarité. « Nous la respectons et nous créons les conditions pour qu’elle se développe, souligne le général. Mais, en même temps, nous empêchons que des intrigants l’utilisent à des fins politiques pour saboter l’union nationale. »
Le constat positif du général Huong en matière de droits de l’homme et de liberté religieuse n’est pas partagé par de nombreuses associations humanitaires internationales qui dans leurs rapports relèvent très régulièrement les violations des autorités vietnamiennes en ce domaine. La dernière critique est venue, quelques jours après la parution de la revue Droits de l’homme du Vietnam, du secrétaire d’Etat des Etats-Unis, Mme Hillary Clinton. De passage à Hanoi, le 22 juillet dernier, pour le 15ème anniversaire de la reprise des relations diplomatiques entre son pays et le Vietnam, elle a dénoncé les arrestations de militants démocrates, les attaques portées contre les groupes religieux et le contrôle d’Internet.
On peut se demander aussi si cette conception des droits de l’homme spécifiques au Vietnam était bien celle de Hô Chi Minh cité par le général. Comme l’ont fait remarquer plusieurs articles critiques, lors de sa première apparition publique, le 2 septembre 1945, sur la place Ba Dinh à Hanoi, le fondateur du Parti communiste vietnamien se référait à une tout autre conception des droits de l’homme, universaliste et non pas régionale. Ce jour-là, il avait parlé de droits ne tenant compte ni des races, ni même des cultures, lorsqu’il a cité la Déclaration d’indépendance des Etats-Unis de 1776: « Tous les hommes sont créés égaux; ils sont doués par le Créateur de certains droits inaliénables; parmi ces droits se trouvent la vie, la liberté et la recherche du bonheur », puis la Déclaration des droits de l’homme et du citoyen de la Révolution française: « Les hommes naissent libres et égaux en droits et le restent toute leur vie. » Il faut de plus rappeler que la République socialiste du Vietnam a ratifié publiquement ces droits de l’homme, dans leur version universaliste. En devenant en 1982 membre de l’organisation des Nations Unies, elle adhérait à la Déclaration universelle des droits de l’homme de 1948, droits de l’homme qui sont d’ailleurs inscrits, en partie, dans sa Constitution (chapitre V, article 49 à 82). Ce retour à une version régionaliste des droits de l’homme semble donc davantage inspiré de la fameuse théorie des valeurs asiatiques, mise en vogue dans certains pays d’Asie à partir des années 1990, que de la tradition révolutionnaire vietnamienne à laquelle se réfère le secrétaire d’Etat à la Sécurité.
(1) La revue Droits de l’homme du Vietnam n’est pas mise en ligne sur Internet. Cependant, l’article du général Huong a été mis en ligne sur plusieurs sites, sous le titre: « Comprendre correctement les droits de l’homme ». Voir par exemple: http://anhbasam.com/2010/07/18/583-hay-hi%E1%BB%83u-dung-v%E1%BB%81-nhan-quy%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87t-nam/
(Source: Eglises d’Asie, 29 juillet 2010)
Thailande: Selon un prêtre catholique, l’Eglise se doit de mobiliser les consciences pour empêcher le recours aux mères porteuses
Eglises d’Asie
10:06 29/07/2010
Eglises d’Asie, 29 juillet 2010 – Face à la promulgation imminente d’une loi autorisant la pratique de la gestation pour autrui en Thaïlande, un prêtre catholique, directeur adjoint de la branche thaïlandaise de Pro Life Movement, appelle à une mobilisation des consciences. Selon le P. Siranon Sanpetch, la formation fait défaut et il est urgent d’informer clercs et laïcs des implications de ce texte de loi.
Jusqu’à récemment, le droit thaïlandais ne disait rien de la gestation pour autrui. Cette pratique n’était ni interdite ni légalisée. Une rapide recherche sur Internet laisse toutefois apparaître une réalité où les offres commerciales en ce domaine sont légion. Rebecca Ponce, avocate philippine qui travaille auprès du barreau de Bangkok, explique que la profusion des offres sur Internet amène bien des Thaïlandais et des étrangers à penser que les mères porteuses agissent dans la légalité en Thaïlande (1). Or, à ce jour, le Code civil dit que « c’est la femme qui a donné naissance qui est inscrite comme la mère de l’enfant dans les registres d’état-civil; si celle-ci est mariée, elle-même et son époux sont considérés comme les parents légitimes de l’enfant ». Or, les sociétés commerciales qui proposent la gestation pour autrui promettent, sans aucune base légale, qu’elles sont en mesure d’assurer que ce sont les noms des parents génétiques de l’enfant qui seront portés sur le certificat de naissance, et non celui de la mère porteuse.
L’avocate poursuit en expliquant que c’est la popularité croissante de la pratique des mères porteuses qui a contraint le législateur thaïlandais à se pencher sur la question. En mai dernier, le Parlement a ainsi voté un texte, à ce jour non encore promulgué par le roi. L’intention du législateur a été d’encadrer cette pratique, notamment sa commercialisation. Le principe est que tout paiement à un tiers ou à la mère porteuse est interdit; dans le même ordre d’idée, tout contrat privé passé entre un couple et une mère porteuse sera tenu pour non recevable devant un tribunal en cas de litige. Sur un autre plan, la pratique est restreinte par le fait que deux types de gestation pour autrui seulement seront autorisés: celui où l’embryon implanté dans l’utérus de la mère porteuse est issu de la fécondation des cellules somatiques d’un couple marié, et celui où l’embryon implanté est issu soit du sperme du mari, soit de l’ovule de l’épouse, fécondé avec les cellules d’une tierce personne.
Selon le P. Siranon Sanpetch, les quelques garde-fous prévus par la loi sont très insuffisants. Ainsi, une fois la loi promulguée, si une femme désire un enfant mais ne souhaite pas en assurer la gestation pour une raison ou une autre – volonté de ne pas arrêter son travail professionnel, utiliser le temps de la grossesse à autre chose, désir de ne pas « abimer » son corps –, elle en aura la possibilité. « La gestation pour autrui deviendra un job comme un autre », avertit le prêtre, qui cite le cas de plusieurs stars locales du cinéma qui ont eu recours à des mères porteuses. Ces actrices, dont des catholiques, explique-t-il, ont préféré demander à une autre femme de porter pour elles leur enfant plutôt que de mener à bien elles-mêmes leur grossesse. « Au lieu de s’interroger sur la moralité d’un tel acte, la société trouve cela très bien et les magazines publient les photos des enfants nés ainsi », constate-t-il encore.
Dès les premières phases du travail parlementaire qui a abouti au vote de la loi de mai dernier, l’Eglise catholique a travaillé en coordination avec les bouddhistes et les musulmans pour interdire la légalisation de la gestation pour autrui. En vain. « L’opinion publique n’est pas assez avertie des tenants et des aboutissants de cette pratique, analyse le P. Siranon Sanpetch. En tant qu’organisation religieuse, nous devrions nous interroger sur notre incapacité à former les consciences sur cette question. »
Une fois la loi promulguée, il appartiendra à l’Eglise et aux autres religions de « former les gens sur les questions morales afin de les amener à apprécier la valeur de la vie donnée par Dieu au travers d’une conception et d’une gestation naturelle ». Dans un premier temps, le P. Siranon Sanpetch souhaite approcher le recteur du grand séminaire, au Saengtham College, pour que ses étudiants apprennent ce que contiennent les lois du royaume et ce que vivent les gens. « Cela aidera nos futurs prêtres à comprendre ce qui se passe dans notre société », conclut-il.
(1) Sur un site manifestement destiné à capter une « clientèle » étrangère, un site thaïlandais simplement intitulé www.surrogacythailand.com, on peut lire la phrase suivante: « La gestation pour autrui et les mères porteuses ne sont pas des réalités neuves; la première gestation pour autrui connue est dans la Bible: Abraham a fait porter par sa servante l’enfant que sa femme n’était pas capable de porter pour lui. »
A propos de la pratique des mères porteuses en Asie, on pourra également se reporter à EDA 533: « Taiwan: des catholiques militent contre la légalisation des mères porteuses »
(Source: Eglises d’Asie, 29 juillet 2010)
Jusqu’à récemment, le droit thaïlandais ne disait rien de la gestation pour autrui. Cette pratique n’était ni interdite ni légalisée. Une rapide recherche sur Internet laisse toutefois apparaître une réalité où les offres commerciales en ce domaine sont légion. Rebecca Ponce, avocate philippine qui travaille auprès du barreau de Bangkok, explique que la profusion des offres sur Internet amène bien des Thaïlandais et des étrangers à penser que les mères porteuses agissent dans la légalité en Thaïlande (1). Or, à ce jour, le Code civil dit que « c’est la femme qui a donné naissance qui est inscrite comme la mère de l’enfant dans les registres d’état-civil; si celle-ci est mariée, elle-même et son époux sont considérés comme les parents légitimes de l’enfant ». Or, les sociétés commerciales qui proposent la gestation pour autrui promettent, sans aucune base légale, qu’elles sont en mesure d’assurer que ce sont les noms des parents génétiques de l’enfant qui seront portés sur le certificat de naissance, et non celui de la mère porteuse.
L’avocate poursuit en expliquant que c’est la popularité croissante de la pratique des mères porteuses qui a contraint le législateur thaïlandais à se pencher sur la question. En mai dernier, le Parlement a ainsi voté un texte, à ce jour non encore promulgué par le roi. L’intention du législateur a été d’encadrer cette pratique, notamment sa commercialisation. Le principe est que tout paiement à un tiers ou à la mère porteuse est interdit; dans le même ordre d’idée, tout contrat privé passé entre un couple et une mère porteuse sera tenu pour non recevable devant un tribunal en cas de litige. Sur un autre plan, la pratique est restreinte par le fait que deux types de gestation pour autrui seulement seront autorisés: celui où l’embryon implanté dans l’utérus de la mère porteuse est issu de la fécondation des cellules somatiques d’un couple marié, et celui où l’embryon implanté est issu soit du sperme du mari, soit de l’ovule de l’épouse, fécondé avec les cellules d’une tierce personne.
Selon le P. Siranon Sanpetch, les quelques garde-fous prévus par la loi sont très insuffisants. Ainsi, une fois la loi promulguée, si une femme désire un enfant mais ne souhaite pas en assurer la gestation pour une raison ou une autre – volonté de ne pas arrêter son travail professionnel, utiliser le temps de la grossesse à autre chose, désir de ne pas « abimer » son corps –, elle en aura la possibilité. « La gestation pour autrui deviendra un job comme un autre », avertit le prêtre, qui cite le cas de plusieurs stars locales du cinéma qui ont eu recours à des mères porteuses. Ces actrices, dont des catholiques, explique-t-il, ont préféré demander à une autre femme de porter pour elles leur enfant plutôt que de mener à bien elles-mêmes leur grossesse. « Au lieu de s’interroger sur la moralité d’un tel acte, la société trouve cela très bien et les magazines publient les photos des enfants nés ainsi », constate-t-il encore.
Dès les premières phases du travail parlementaire qui a abouti au vote de la loi de mai dernier, l’Eglise catholique a travaillé en coordination avec les bouddhistes et les musulmans pour interdire la légalisation de la gestation pour autrui. En vain. « L’opinion publique n’est pas assez avertie des tenants et des aboutissants de cette pratique, analyse le P. Siranon Sanpetch. En tant qu’organisation religieuse, nous devrions nous interroger sur notre incapacité à former les consciences sur cette question. »
Une fois la loi promulguée, il appartiendra à l’Eglise et aux autres religions de « former les gens sur les questions morales afin de les amener à apprécier la valeur de la vie donnée par Dieu au travers d’une conception et d’une gestation naturelle ». Dans un premier temps, le P. Siranon Sanpetch souhaite approcher le recteur du grand séminaire, au Saengtham College, pour que ses étudiants apprennent ce que contiennent les lois du royaume et ce que vivent les gens. « Cela aidera nos futurs prêtres à comprendre ce qui se passe dans notre société », conclut-il.
(1) Sur un site manifestement destiné à capter une « clientèle » étrangère, un site thaïlandais simplement intitulé www.surrogacythailand.com, on peut lire la phrase suivante: « La gestation pour autrui et les mères porteuses ne sont pas des réalités neuves; la première gestation pour autrui connue est dans la Bible: Abraham a fait porter par sa servante l’enfant que sa femme n’était pas capable de porter pour lui. »
A propos de la pratique des mères porteuses en Asie, on pourra également se reporter à EDA 533: « Taiwan: des catholiques militent contre la légalisation des mères porteuses »
(Source: Eglises d’Asie, 29 juillet 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ mừng thượng thọ 75 tuổi và 45 năm Linh mục Cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:56 29/07/2010
Sáng ngày 28.7.2010, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống đã đến chủ tế thánh lễ tạ ơn mừng thọ 75 tuổi và 45 năm Linh mục của cha già Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm tại Nhà thờ Tin Mừng. Đây là một niềm vinh hạnh cho giáo xứ Tin Mừng, lần đầu tiên Đức Cha Giuse đến dâng lễ tại nhà thờ này kể từ ngày nhậm chức Giám mục Giáo phận Phan Thiết. Bà con giáo dân được chiêm ngưỡng dung nhan, được nghe những lời giáo huấn của ĐGM. Nhiều người đã biết nhạc sĩ Thông Vi Vu qua những CD “Hạt giống tâm hồn”, những ca khúc đã đi vào lòng người như: Đôi Dép, Đôi Khi, Một Chút, Như Hạt Cà Phê, Trầm Tư, Hộp Quà Tặng Cha, Để Mẹ Trọn Niềm Vui…nay được thấy và được nghe ngài hát.
Xin xem hình ảnh
Đồng tế thánh lễ, có Lm Đan Viện Phụ Châu Thủy, quý Lm Hạt trưởng và khoảng 40 Lm trong và ngoài giáo phận. Đông đảo Chủng sinh, Tu sĩ nam nữ, thân nhân ân nhân và quý khách hiệp lời tạ ơn.
Cùng với cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm, cộng đoàn phụng vụ chung tạ ơn Thiên Chúa đã yêu thương gìn giữ và nâng đỡ ngài trong suốt hành trình 75 năm cuộc đời và 45 năm Linh mục.
Cha Đaminh Cẩm sinh ngày 15.9.1936 tại Quãng trị.
Năm 18 tuổi sang du học ở Pháp được 4 năm. Sau đó vào Đại Chủng Viện Xuân Bích tại Paris.
Ngày 26.6.1965: thụ phong linh mục tại Pháp. Sau đó sang Rôma học thần học.
Năm 1966-1967: học sư phạm giáo lý tại Paris.
Năm 1968-1971: trở về Việt Nam làm giáo sư Tiểu Chủng viện Hoan Thiện Huế.
Năm 1971-1972: chánh xứ giáo xứ Đông Hà, Quảng Trị.
Năm 1972-1973: Phụ trách Trại tỵ nạn Chu Lai Tam Kỳ Quãng Nam.
Năm 1973-1976: vào Bình Tuy cùng dân Quãng Trị tỵ nạn chiến tranh. Chánh xứ tiên khởi giáo xứ Tin Mừng- Phục sinh.
Năm 1976 – 1981: ở tù tại trại giam Hàm tân.
Năm 1981 – 1994: chánh xứ Giáo xứ Tin Mừng.
Năm 1994-2002: chánh xứ giáo xứ Bình An.
Năm 2002 đến nay, nghỉ dưỡng bệnh.
Trong hành trình 45 năm linh mục và nhiệm vụ coi sóc đoàn chiên ngài xây dựng đàn con thiêng liêng: 4 Linh mục, 2 Phó tế vĩnh viễn, 1 Chủng sinh, 1 Tu sĩ và 7 Nữ tu.
Tất cả tâm tình tạ ơn được gói trọn trong lời chúc mừng của vị chủ tịch HĐGX Tin mừng:
Kính thưa cha Đaminh, ngày này cách đây 45 năm, cha đã được Chúa chọn giữa muôn người. Chúa đã ban cho cha như men giữa loài người, biến cha thành muối men, sai cha đi làm nhân chứng Nước trời. Chính vì thế, sau những ngày chinh chiến mùa hè đỏ lửa 1972, được sự đồng thuận của Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, bấy giờ là Giám mục giáo phận Nha Trang, từ miền Trung, cha đã dìu dắt đàn chiên đi tìm chốn bình yên và ấm áp, miền đất mới. Cũng chính nơi đây, giáo xứ Tin Mừng được khai sinh vào ngày 22 tháng 12 năm 1973 và cha là quản xứ tiên khởi.
Suốt 45 năm linh mục, cha đã gắn bó và phục vụ giáo xứ Tin Mừng đến 21 năm. Thời gian dài đong đầy ngọt bùi tình cha con, nhưng cũng lắm điều gian truân, cay đắng. Nhiều gian nan vất vả vì đó là thời điểm khó khăn nhất của Giáo hội. Có lẽ năm tháng lao tù đã tôi luyện cho cha trở nên can đảm và mạnh mẽ. Mặc dầu phải đối mặt với những thách thức của xã hội, những khó khăn ngặt nghèo về kinh tế, nhưng cha đã xây dựng phần Cung thánh nhà thờ sau những lần bị ngưng trệ. Những năm tháng nơi đây, cha cũng đã gieo trồng hạt giống ơn gọi để giáo xứ chúng con có được các linh mục và các nữ tu hiện đang phục vụ trong và ngoài giáo phận.
Chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho cha mỗi ngày và hy vọng sẽ được tiếp tục mừng thọ 80 tuổi, 90 tuổi của cha.
Cha già đã đi qua tuổi “thất thập cổ lai hy” đang tiến tới tuổi “bát thập như đại phúc”, trong đó có hành trình gần nửa thế kỷ sống thiên chức Linh mục. Cuộc đời linh mục chính là một lời ngợi ca không ngừng: lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời (Tv 23,6).
Bước qua tuổi 75, cuộc đời nhuốm màu hoàng hôn, như lá vàng trên cây chờ ngày rụng xuống. Lá rụng về cội, về với Thiên Chúa Hằng Sống.
Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục ban cho cha già muôn Phúc Lành để ngài luôn cảm nhận tình Chúa yêu thương, vui sống tuổi già như một hồng ân Chúa ban.
Xin xem hình ảnh
Đồng tế thánh lễ, có Lm Đan Viện Phụ Châu Thủy, quý Lm Hạt trưởng và khoảng 40 Lm trong và ngoài giáo phận. Đông đảo Chủng sinh, Tu sĩ nam nữ, thân nhân ân nhân và quý khách hiệp lời tạ ơn.
Cùng với cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm, cộng đoàn phụng vụ chung tạ ơn Thiên Chúa đã yêu thương gìn giữ và nâng đỡ ngài trong suốt hành trình 75 năm cuộc đời và 45 năm Linh mục.
Cha Đaminh Cẩm sinh ngày 15.9.1936 tại Quãng trị.
Năm 18 tuổi sang du học ở Pháp được 4 năm. Sau đó vào Đại Chủng Viện Xuân Bích tại Paris.
Ngày 26.6.1965: thụ phong linh mục tại Pháp. Sau đó sang Rôma học thần học.
Năm 1966-1967: học sư phạm giáo lý tại Paris.
Năm 1968-1971: trở về Việt Nam làm giáo sư Tiểu Chủng viện Hoan Thiện Huế.
Năm 1971-1972: chánh xứ giáo xứ Đông Hà, Quảng Trị.
Năm 1972-1973: Phụ trách Trại tỵ nạn Chu Lai Tam Kỳ Quãng Nam.
Năm 1973-1976: vào Bình Tuy cùng dân Quãng Trị tỵ nạn chiến tranh. Chánh xứ tiên khởi giáo xứ Tin Mừng- Phục sinh.
Năm 1976 – 1981: ở tù tại trại giam Hàm tân.
Năm 1981 – 1994: chánh xứ Giáo xứ Tin Mừng.
Năm 1994-2002: chánh xứ giáo xứ Bình An.
Năm 2002 đến nay, nghỉ dưỡng bệnh.
Trong hành trình 45 năm linh mục và nhiệm vụ coi sóc đoàn chiên ngài xây dựng đàn con thiêng liêng: 4 Linh mục, 2 Phó tế vĩnh viễn, 1 Chủng sinh, 1 Tu sĩ và 7 Nữ tu.
Tất cả tâm tình tạ ơn được gói trọn trong lời chúc mừng của vị chủ tịch HĐGX Tin mừng:
Kính thưa cha Đaminh, ngày này cách đây 45 năm, cha đã được Chúa chọn giữa muôn người. Chúa đã ban cho cha như men giữa loài người, biến cha thành muối men, sai cha đi làm nhân chứng Nước trời. Chính vì thế, sau những ngày chinh chiến mùa hè đỏ lửa 1972, được sự đồng thuận của Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, bấy giờ là Giám mục giáo phận Nha Trang, từ miền Trung, cha đã dìu dắt đàn chiên đi tìm chốn bình yên và ấm áp, miền đất mới. Cũng chính nơi đây, giáo xứ Tin Mừng được khai sinh vào ngày 22 tháng 12 năm 1973 và cha là quản xứ tiên khởi.
Suốt 45 năm linh mục, cha đã gắn bó và phục vụ giáo xứ Tin Mừng đến 21 năm. Thời gian dài đong đầy ngọt bùi tình cha con, nhưng cũng lắm điều gian truân, cay đắng. Nhiều gian nan vất vả vì đó là thời điểm khó khăn nhất của Giáo hội. Có lẽ năm tháng lao tù đã tôi luyện cho cha trở nên can đảm và mạnh mẽ. Mặc dầu phải đối mặt với những thách thức của xã hội, những khó khăn ngặt nghèo về kinh tế, nhưng cha đã xây dựng phần Cung thánh nhà thờ sau những lần bị ngưng trệ. Những năm tháng nơi đây, cha cũng đã gieo trồng hạt giống ơn gọi để giáo xứ chúng con có được các linh mục và các nữ tu hiện đang phục vụ trong và ngoài giáo phận.
Chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho cha mỗi ngày và hy vọng sẽ được tiếp tục mừng thọ 80 tuổi, 90 tuổi của cha.
Cha già đã đi qua tuổi “thất thập cổ lai hy” đang tiến tới tuổi “bát thập như đại phúc”, trong đó có hành trình gần nửa thế kỷ sống thiên chức Linh mục. Cuộc đời linh mục chính là một lời ngợi ca không ngừng: lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời (Tv 23,6).
Bước qua tuổi 75, cuộc đời nhuốm màu hoàng hôn, như lá vàng trên cây chờ ngày rụng xuống. Lá rụng về cội, về với Thiên Chúa Hằng Sống.
Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục ban cho cha già muôn Phúc Lành để ngài luôn cảm nhận tình Chúa yêu thương, vui sống tuổi già như một hồng ân Chúa ban.
Lễ Thêm Sức tại nhà thờ Phú Nhai, Bùi Chu
Vincent Đinh Ngọc Thuấn
10:14 29/07/2010
Hôm thứ 7, ngày 24/7/2010. Tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai, Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam, đã diễn ra thánh lễ trọng thể ban bí tích thêm sức cho 177 em của giáo xứ, các giáo họ thuộc giáo xứ Vương cung thánh đường. Thánh lễ hôm nay thực sự là một thánh lễ trọng thể, hết sức đặc biệt với sự hiện diện của Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, giám mục giáo phận Bùi chu, Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc, Đức cha Tô ma Vũ Đình Hiệu, giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc, cùng 18 tân linh mục của giáo phận Xuân Lộc, cha Đaminh Ngô Công Xứ Chánh xứ Nhà Thờ Chính Tòa Xuân Lộc, và các cha trong phái đoàn của Giáo phận Xuân Lộc.
Hình ảnh lễ thâm sức
Thánh lễ trọng thể này còn có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Đức Giang, cha Tổng đại diện giáo phận, chính xứ nhà thờ chính tòa Bùi chu, và các cha đang phục vụ tại tòa giám mục Bùi chu. Giuse Trần Quang Tuyến chính xứ Vương Cung Thánh Đường, cha phó Giuse Nguyễn Trọng Tính, Quý Cha quê hương, Quý Tu Sĩ nam nữ, Chủng sinh. Các ông bà quản, anh chị giáo lý viên, những người đã dày công dạy dỗ, hướng dẫn các em trong nhiều tháng qua, để các em hoàn thành xuất sắc hành trang giáo lý để đến hôm nay được lãnh nhận bí tích them sức.
Trong ngày vui mừng trọng đại của các em cộng đoàn dân Chúa cùng toàn thể gia đình, than nhân các em đến hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện cho các em để các em sau khi lãnh nhận bí tích them sức với sự trợ giúp của Chúa Thánh thần các em sẽ vững mạnh hơn trong đức tin, thêm lòng sốt sắng, mộ mến Chúa và yêu thương mọi người, luôn duy trì và đóng góp vào việc xây dựng nước Chúa để giáo xứ Vương cung thánh đường Phú nhai luôn xứng đáng là lá cờ đầu trong việc đóng góp ơn gọi với nhiều Giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh cho giáo phận. Nhân đây cũng xin nhắc lại sự kiện đặc biệt hôm nay đó là Đức cha Đa minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc hiện nay, ngài quê tại Giáo xứ Vương cung thánh đường Phú Nhai, trước đó quê hương Phú Nhai có Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung, giám mục giáo phận Bùi Chu, Đức cha Giuse Đinh Bỉnh và Đức cha Đa minh Đinh Đức Trụ giám mục giáo phận Thái Bình, Đức cha Đa minh Hoàng Văn Đoàn.
Đức cha Đa minh Nguyễn Chu Trình cùng phái đoàn giáo phận Xuân Lộc nhân dịp dự lễ truyền chức giám mục giáo phận Vinh, đã ghé về quê hương, cũng là dịp để các tân linh mục của giáo phận Xuân Lộc mới lãnh nhận thiên chức linh mục trong tháng 6 vừa qua được viếng thăm giáo xứ Vương cung Thánh đường quê hương Đức cha, dâng thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho ông bà cố Đa minh và Rosa của Đức cha Đa minh nhân dịp giỗ của ông bà cố.
Để chuẩn bị cho thánh lễ trọng thể hôm nay, các em, cha mẹ đỡ đầu đã được sự hướng dẫn của cha phó chuẩn bị tâm hồn qua việc dọn mình xưng tội. Các em nam với mũ, cà vạt, sơ vin, các em nữ áo dai, núp. Trong nhà thờ đã được các sơ Đa minh trang hoàng lộng lẫy, các em được sắp xếp thành 3 hàng dọc, ngồi cạnh các em là cha mẹ đỡ đầu.
Hội kèn đồng, ca đoàn đã ngân lên những bài thánh ca ý nghĩa, xúc động để đưa cộng đoàn bước vào thánh lễ.
Trong bài giảng Đức cha Giuse giáo phận đã nhắc lại mầu nhiệm một Chúa ba ngôi, ngài hỏi các em có thấy không khí không, có cầm nắm, hay thấy màu của nó không? Các em đồng thanh không thấy ạ! Và Chúa thánh thần cũng sẽ ngự xuống trên các em với thần khí, them sức cho các em như thế, mặc dù không thấy được.
Thánh lễ gần kết thúc là bài phát biểu tạ ơn của ông trưởng ban Giáo lý: Đinh Khắc Toại, tặng hoa cho 3 Đức cha, 2 cha chính giáo phận Bùi Chu và Xuân Lộc.
Kết thúc thánh lễ là màn chụp ảnh lưu niệm của 3 Đức cha với toàn thể các em lãnh nhận bí tích them sức hôm nay, đồng thời 3 Đức cha cũng chụp hình lưu niệm với các em của từng giáo họ.
Hình ảnh lễ thâm sức
Thánh lễ trọng thể này còn có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Đức Giang, cha Tổng đại diện giáo phận, chính xứ nhà thờ chính tòa Bùi chu, và các cha đang phục vụ tại tòa giám mục Bùi chu. Giuse Trần Quang Tuyến chính xứ Vương Cung Thánh Đường, cha phó Giuse Nguyễn Trọng Tính, Quý Cha quê hương, Quý Tu Sĩ nam nữ, Chủng sinh. Các ông bà quản, anh chị giáo lý viên, những người đã dày công dạy dỗ, hướng dẫn các em trong nhiều tháng qua, để các em hoàn thành xuất sắc hành trang giáo lý để đến hôm nay được lãnh nhận bí tích them sức.
Trong ngày vui mừng trọng đại của các em cộng đoàn dân Chúa cùng toàn thể gia đình, than nhân các em đến hiệp dâng thánh lễ, cầu nguyện cho các em để các em sau khi lãnh nhận bí tích them sức với sự trợ giúp của Chúa Thánh thần các em sẽ vững mạnh hơn trong đức tin, thêm lòng sốt sắng, mộ mến Chúa và yêu thương mọi người, luôn duy trì và đóng góp vào việc xây dựng nước Chúa để giáo xứ Vương cung thánh đường Phú nhai luôn xứng đáng là lá cờ đầu trong việc đóng góp ơn gọi với nhiều Giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh cho giáo phận. Nhân đây cũng xin nhắc lại sự kiện đặc biệt hôm nay đó là Đức cha Đa minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc hiện nay, ngài quê tại Giáo xứ Vương cung thánh đường Phú Nhai, trước đó quê hương Phú Nhai có Đức cha Đa Minh Lê Hữu Cung, giám mục giáo phận Bùi Chu, Đức cha Giuse Đinh Bỉnh và Đức cha Đa minh Đinh Đức Trụ giám mục giáo phận Thái Bình, Đức cha Đa minh Hoàng Văn Đoàn.
Đức cha Đa minh Nguyễn Chu Trình cùng phái đoàn giáo phận Xuân Lộc nhân dịp dự lễ truyền chức giám mục giáo phận Vinh, đã ghé về quê hương, cũng là dịp để các tân linh mục của giáo phận Xuân Lộc mới lãnh nhận thiên chức linh mục trong tháng 6 vừa qua được viếng thăm giáo xứ Vương cung Thánh đường quê hương Đức cha, dâng thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện cho ông bà cố Đa minh và Rosa của Đức cha Đa minh nhân dịp giỗ của ông bà cố.
Để chuẩn bị cho thánh lễ trọng thể hôm nay, các em, cha mẹ đỡ đầu đã được sự hướng dẫn của cha phó chuẩn bị tâm hồn qua việc dọn mình xưng tội. Các em nam với mũ, cà vạt, sơ vin, các em nữ áo dai, núp. Trong nhà thờ đã được các sơ Đa minh trang hoàng lộng lẫy, các em được sắp xếp thành 3 hàng dọc, ngồi cạnh các em là cha mẹ đỡ đầu.
Hội kèn đồng, ca đoàn đã ngân lên những bài thánh ca ý nghĩa, xúc động để đưa cộng đoàn bước vào thánh lễ.
Trong bài giảng Đức cha Giuse giáo phận đã nhắc lại mầu nhiệm một Chúa ba ngôi, ngài hỏi các em có thấy không khí không, có cầm nắm, hay thấy màu của nó không? Các em đồng thanh không thấy ạ! Và Chúa thánh thần cũng sẽ ngự xuống trên các em với thần khí, them sức cho các em như thế, mặc dù không thấy được.
Thánh lễ gần kết thúc là bài phát biểu tạ ơn của ông trưởng ban Giáo lý: Đinh Khắc Toại, tặng hoa cho 3 Đức cha, 2 cha chính giáo phận Bùi Chu và Xuân Lộc.
Kết thúc thánh lễ là màn chụp ảnh lưu niệm của 3 Đức cha với toàn thể các em lãnh nhận bí tích them sức hôm nay, đồng thời 3 Đức cha cũng chụp hình lưu niệm với các em của từng giáo họ.
Thánh Lễ Thêm Sức tại Giáo Xứ Nội Bài và Vinh Tiến ở Bắc Ninh
Fx Nguyễn văn Thắng
10:19 29/07/2010
BẮC NINH: Ngày 29/07/2010, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã viếng thăm và ban bí tích Thêm Sức cho 367 em thiếu nhi tại giáo xứ Nội Bài và 589 em tại giáo xứ Vinh Tiến, giáo hạt Tây Nam, giáo phận Bắc Ninh.
Cùng đến hiệp dâng thánh lễ và chia vui với các em, có cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh, cha xứ Nội Bài Giuse Trần Quang Khiêm, cha xứ Vinh Tiến Gioakim Nguyễn Văn Thoan và một số cha trong và ngoài giáo phận Bắc ninh.
Ngỏ lời cùng các em trong thánh lễ, đức cha gửi lời chào thân ái tới toàn thể các em và nói: Giáo phận rất vui mừng và cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, vì hôm nay có 956 em được chịu phép Thêm Sức và là các chứng nhân của Đức Kitô. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn cầu xin Thiên Chúa ban muôn vàn ơn lành xuống trên các em, để sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần các em sẽ là nhân chứng Tin mừng và đem “tình thương và sự sống” đến cho tất cả mọi người.
Tiếp theo trong bài giảng, đức cha mời các em cùng hát lại lời đáp ca: “Xin sai Thánh Thần Chúa đến để Ngài đổi mới mặt đất này,” và nhắn nhủ các em hãy từ bỏ con đường cũ, đi theo con đường mới. Ngài cũng kêu mời các em hãy đổi mới chính mình, đổi mới gia đình, Giáo hội và xã hội vì trong thánh lễ này các em sẽ lãnh nhận tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, một em đại diện cho toàn thể các em nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân đức cha, quý cha đã đến hiệp dâng thánh lễ và ban bí tích Thêm Sức. Các em cũng không quyên lời cám ơn quý dì, anh chị em giáo lý viên, ban hành giáo, cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu đã sinh thành, dưỡng dục và lo liệu để các em được chịu phép Thêm Sức hôm nay. Các em hứa sẽ quyết tâm trở thành “ánh sáng Tin mừng” để chiếu soi cho trần gian đầy tội lỗi và tối tăm này.
Cuối cùng, cha tổng đại diện thay mặt cho toàn thể giáo phận chia sẻ niềm vui và cầu chúc mọi sự tốt đẹp nhất đến với các em và gia đình. Tuy nhiên, ngài cũng nói lên những ưu tư của đức cha và quý cha về tương lai của các em cũng như giáo xứ, vì ngày càng có nhiều các khu công nhiệp mọc lên ở vùng này, trong khi đó anh chị em giáo dân không thay đổi và đáp ứng kịp những biến đổi nhanh chóng của xã hội, điều này đã tác động rất lớn tới đời sống của anh chị em tín hữu, và ảnh hưởng nặng nề tới môi trường sinh thái trong khu vực giáo xứ và những vùng lân cận.
Cùng đến hiệp dâng thánh lễ và chia vui với các em, có cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh, cha xứ Nội Bài Giuse Trần Quang Khiêm, cha xứ Vinh Tiến Gioakim Nguyễn Văn Thoan và một số cha trong và ngoài giáo phận Bắc ninh.
Ngỏ lời cùng các em trong thánh lễ, đức cha gửi lời chào thân ái tới toàn thể các em và nói: Giáo phận rất vui mừng và cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, vì hôm nay có 956 em được chịu phép Thêm Sức và là các chứng nhân của Đức Kitô. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn cầu xin Thiên Chúa ban muôn vàn ơn lành xuống trên các em, để sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần các em sẽ là nhân chứng Tin mừng và đem “tình thương và sự sống” đến cho tất cả mọi người.
Tiếp theo trong bài giảng, đức cha mời các em cùng hát lại lời đáp ca: “Xin sai Thánh Thần Chúa đến để Ngài đổi mới mặt đất này,” và nhắn nhủ các em hãy từ bỏ con đường cũ, đi theo con đường mới. Ngài cũng kêu mời các em hãy đổi mới chính mình, đổi mới gia đình, Giáo hội và xã hội vì trong thánh lễ này các em sẽ lãnh nhận tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, một em đại diện cho toàn thể các em nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân đức cha, quý cha đã đến hiệp dâng thánh lễ và ban bí tích Thêm Sức. Các em cũng không quyên lời cám ơn quý dì, anh chị em giáo lý viên, ban hành giáo, cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu đã sinh thành, dưỡng dục và lo liệu để các em được chịu phép Thêm Sức hôm nay. Các em hứa sẽ quyết tâm trở thành “ánh sáng Tin mừng” để chiếu soi cho trần gian đầy tội lỗi và tối tăm này.
Cuối cùng, cha tổng đại diện thay mặt cho toàn thể giáo phận chia sẻ niềm vui và cầu chúc mọi sự tốt đẹp nhất đến với các em và gia đình. Tuy nhiên, ngài cũng nói lên những ưu tư của đức cha và quý cha về tương lai của các em cũng như giáo xứ, vì ngày càng có nhiều các khu công nhiệp mọc lên ở vùng này, trong khi đó anh chị em giáo dân không thay đổi và đáp ứng kịp những biến đổi nhanh chóng của xã hội, điều này đã tác động rất lớn tới đời sống của anh chị em tín hữu, và ảnh hưởng nặng nề tới môi trường sinh thái trong khu vực giáo xứ và những vùng lân cận.
Giáo xứ Kẻ Vang, G.p Vinh Hân Hoan Cung Hiến Ngôi Thánh Đường Mới
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
21:20 29/07/2010
Giáo xứ Kẻ Vang, G.p Vinh Hân Hoan Cung Hiến Ngôi Thánh Đường Mới
Là giáo xứ nhỏ nằm trên miền đại ngàn Hương Khê – Hà Tĩnh, Kẻ Vang được biết đến là một cộng đoàn có đời sống đạo sốt mến và rất năng động trong hoạt động tông đồ. Sáng ngày 29 – 07 – 2010, Giáo xứ Kẻ Vang đã hân hoan cung hiến ngôi thánh đường mới sau những tháng ngày vất vả, dày công xây cất.
Xem hình cung hiến thánh đường
Trong ngày đại hạnh, cộng đoàn Kẻ Vang vinh dự chào đón Đức Tân Giám Mục Giáo phận Vinh - Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Cha Bề trên và quý Cha giáo Đại Chủng viện Vinh - Thanh, quý Cha trong và ngoài giáo phận, quý nam nữ tu sỹ - chủng sinh, cùng đông đảo bà con ân nhân, thân nhân về chia sẻ niềm vui và hiệp dâng thánh lễ cung hiến.
Thánh đường mới của Giáo xứ Kẻ Vang là ngôi thánh đường đầu tiên được Đức Tân Giám Mục Phaolô cắt băng khánh thành và chủ sự nghi thức cung hiến, kể từ ngày Ngài được tấn phong, 23 – 07 – 2010. Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã mời gọi những người tham dự, cách riêng cộng đoàn Kẻ Vang, hãy sống tinh thần Tin Mừng theo gương Gia-kêu xưa, biết mở rộng tâm hồn đón rước Đức Kitô với khát khao hoán cải và có cách nhìn, lối nhìn vị tha trước anh chị em.
Đức Cha Phaolô hoan nghênh tinh thần nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa của cộng đoàn Kẻ Vang; Ngài cũng hy vọng và cầu chúc cho đời sống chứng nhân của mọi thành phần dân Chúa tại Kẻ Vang được “Vang rộng, Vang xa…”.
Trong niềm vui ngày lễ cung hiến, khoảng 80 em của Giáo xứ Kẻ Vang đã được nhận lãnh Bí tích Thêm Sức do Đức Tân Giám Mục Phaolô trao ban. Các em đang và sẽ là những hạt mầm Đức tin của quê hương Kẻ Vang trong thời đại hôm nay.
Dưới sự coi sóc chu đáo, tận tuỵ của Linh mục quản nhiệm JB. Nguyễn Huy Tuấn, “…nơi mảnh đất Kẻ Vang thân thương này, những hoa thơm quả ngọt của giáo xứ ngày càng nở rộ. Một giáo xứ được xem là nhỏ bé và có một lịch sử không phải là lâu đời, nhưng với trên 15 linh mục, 35 tu sỹ nam nữ, 8 chủng sinh ở khắp mọi miền đất nước là một con số hùng hồn biểu lộ lòng đạo đức của một giáo xứ nhỏ bé để có thể sánh ngang với các giáo xứ lớn khác trong giáo phận…” (trích lời dẫn trước Thánh lễ).
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)
Là giáo xứ nhỏ nằm trên miền đại ngàn Hương Khê – Hà Tĩnh, Kẻ Vang được biết đến là một cộng đoàn có đời sống đạo sốt mến và rất năng động trong hoạt động tông đồ. Sáng ngày 29 – 07 – 2010, Giáo xứ Kẻ Vang đã hân hoan cung hiến ngôi thánh đường mới sau những tháng ngày vất vả, dày công xây cất.
Xem hình cung hiến thánh đường
Trong ngày đại hạnh, cộng đoàn Kẻ Vang vinh dự chào đón Đức Tân Giám Mục Giáo phận Vinh - Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Cha Bề trên và quý Cha giáo Đại Chủng viện Vinh - Thanh, quý Cha trong và ngoài giáo phận, quý nam nữ tu sỹ - chủng sinh, cùng đông đảo bà con ân nhân, thân nhân về chia sẻ niềm vui và hiệp dâng thánh lễ cung hiến.
Thánh đường mới của Giáo xứ Kẻ Vang là ngôi thánh đường đầu tiên được Đức Tân Giám Mục Phaolô cắt băng khánh thành và chủ sự nghi thức cung hiến, kể từ ngày Ngài được tấn phong, 23 – 07 – 2010. Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã mời gọi những người tham dự, cách riêng cộng đoàn Kẻ Vang, hãy sống tinh thần Tin Mừng theo gương Gia-kêu xưa, biết mở rộng tâm hồn đón rước Đức Kitô với khát khao hoán cải và có cách nhìn, lối nhìn vị tha trước anh chị em.
Đức Cha Phaolô hoan nghênh tinh thần nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa của cộng đoàn Kẻ Vang; Ngài cũng hy vọng và cầu chúc cho đời sống chứng nhân của mọi thành phần dân Chúa tại Kẻ Vang được “Vang rộng, Vang xa…”.
Trong niềm vui ngày lễ cung hiến, khoảng 80 em của Giáo xứ Kẻ Vang đã được nhận lãnh Bí tích Thêm Sức do Đức Tân Giám Mục Phaolô trao ban. Các em đang và sẽ là những hạt mầm Đức tin của quê hương Kẻ Vang trong thời đại hôm nay.
Dưới sự coi sóc chu đáo, tận tuỵ của Linh mục quản nhiệm JB. Nguyễn Huy Tuấn, “…nơi mảnh đất Kẻ Vang thân thương này, những hoa thơm quả ngọt của giáo xứ ngày càng nở rộ. Một giáo xứ được xem là nhỏ bé và có một lịch sử không phải là lâu đời, nhưng với trên 15 linh mục, 35 tu sỹ nam nữ, 8 chủng sinh ở khắp mọi miền đất nước là một con số hùng hồn biểu lộ lòng đạo đức của một giáo xứ nhỏ bé để có thể sánh ngang với các giáo xứ lớn khác trong giáo phận…” (trích lời dẫn trước Thánh lễ).
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)