Ngày 29-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phúc Lành và Bánh Trường Sinh
LM. Phêrô Hồng Phúc
10:04 29/07/2011
PHÚC LÀNH VÀ BÁNH TRƯỜNG SINH

Phép lạ hoá bánh ra nhiều được Chúa Giêsu thực hiện không chỉ một lần mà hai lần. Đó là cách mà Thiên Chúa đã từng thể hiện trong chương trình cứu độ. Từ những giấc mộng của Pharaô về bảy năm được mùa và bảy năm mất mùa được lặp đi lặp lại dưới hai hình thức bò béo – bò gầy và lúa lép – lúa mảy (x St 41 1-5, 25) đến Elia hai lần ăn bánh của Thiên Thần (x.1V 19,5-8)… Sự việc lặp đi lặp lại nghĩa là sự khẳng định “Thiên Chúa đã quyết định và Thiên Chúa sẽ thực hiện cách mau chóng” (St 41, 32).
Chúa Giêsu thường dùng công thức: Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi… và hôm nay Bánh hoá nhiều lần thứ nhất rồi lần thứ hai, là diễn tả một chủ định, một sự sống sẽ được trao ban. Và hình ảnh báo trước dẫn đến sự thật cuối cùng chính là lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Ta là Bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn Bánh này sẽ sống đời đời. Bánh Ta sẽ ban chính là Thịt Ta để cho thế gian được sống”(Ga 6,50-51)
Phép lạ xuất phát từ tình yêu thương vô cùng của Chúa, và được thực hiện qua đôi tay đầy dư phúc lành của Chúa Giêsu. “Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ”(Mt 14,19) Mọi người được ăn no nê và còn dư giả. Tất cả là nhờ phúc lành của Thiên Chúa với tấm lòng yêu thương của người cha đối với đoàn con.

Phúc lành của Cha,
Bao la hạnh phúc.
Phúc lành của Cha
Hun đúc tim con !

Bàn tay Cha phủ rộng khắp vũ hoàn,
Chúc lành cho con, dịu dàng tình người mẹ.

Phúc lành của Cha,
Êm đềm mà mạnh mẽ.
Như đại dương nhấn chìm cuồng phong bão tố,
Như địa tầng mài giũa ngọc, kim cương;
Như muối mặn nhuần thấm đại dương,
Như sức hút từ trường khắp toàn vũ trụ.

Phúc lành của Cha
Tình thương hội tụ,
Dạt dào phong phú,
Sâu lắng trong con tình yêu ấp ủ,
Chắp cánh đời con cư trú Nước Trời.

Phúc lành của Cha
Bao dung, đổi mới
Vượt thời gian, không biên giới.
Thần lực trao ban giúp con tiến tới,
Cứu cánh đời con: được sống dưới tay Người.

Con vẫn tin yêu suốt cuộc đời
Phúc lành Cha xuống chẳng khi ngơi.
Thao thức mỏi mòn trong tình mến,
Hạnh phúc tràn tuôn mãi diệu vời.

Phúc lành của Cha,
Bao la hạnh phúc
Phúc lành của Cha
Hun đúc tim con !


Lạy Thiên Chúa là Cha hằng hữu,
xin cho chúng con được hưởng phúc lành của Cha.
Phúc lành đưa chúng con vào sự sống dồi dào phong phú
Và phúc lành bảo đảm hạnh phúc vĩnh cửu trong tình yêu thương.
Xin cho chúng con biết siêng năng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể,
Là nguồn mạnh tình yêu, lòng thương xót
và là lương thần nuôi dưỡng linh hồn chúng con
trong cuộc lữ hành trần thế tiến về Nhà Cha hạnh phúc đời đời Amen.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Giám Mục Pietro Sambi, Sứ Thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ đã qua đời
Bùi Hữu Thư
08:57 29/07/2011
Tổng Giám Mục Pietro Sambi
Hoa Thịnh Đốn(CNS) -- Đức tân Tổng Giám Mục Nữu Ước Timothy M. Dolan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói: Tổng Giám Mục Pietro Sambi, Sứ Thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ kể từ đầu năm 2006, "được các giám mục Hoa Kỳ và toàn thể giáo dân toàn quốc hết sức kính phục và yêu mến."

Tổng Giám Mục Sambi, 73 tuổi, qua đời ngày 27 tháng 7 tại Trung Tâm Y Khoa Johns Hopkins tại Baltimore dường như do những biến chứng rắc rối sau khi giải phẫu phổi ba tuần trước.

Ngày 22 tháng 7, toà khâm sứ Hoa Thịnh Đốn tuyên bố rằng Đức Tổng Giám Mục đã "được gắn máy thở trợ giúp cho việc phục hồi hoạt động của phổi" hai tuần sau khi qua "một vụ giải phẫu phổi khó khăn."

Tổng Giám Mục Dolan nói trong một thông cáo ngày 28 tháng 7: "Đức Tổng Giám Mục Sambi thấu hiểu và yêu mến quốc gia chúng ta. Ngài đã đi khắp nước, thường để tham dự các lần tấn phong các giám mục. Ngài luôn luôn hăng hái gặp gỡ các tín hữu, và chia xẻ với họ tình yêu mến Đức Thánh Cha dành cho họ và cho quốc gia của họ."

Vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói: "Ngài rất cởi mở đối với giới truyền thông như một máng chuyển chân lý, và chào đón các ký giả như đại diện của dân chúng Hoa Kỳ. Ngài vui hưỏng tất cả mọi sự, từ việc đi dạo trong công viên gần tư dinh tại Hoa Thịnh Đốn đến các trách vụ ngoại giao ngài phải tham dự trong bổn phận của ngài là vị đại diện cho Tòa Thánh tại Hoa Kỳ."

Là một nhà ngoại giao lão thành, Tổng Giám Mục Sambi được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ tháng 12 năm 2005. Vào lúc bổ nhiệm, ngài đương là đại sứ tại Israel và Palestine, nơi ngài phụ giúp cho việc sắp xếp cho chuyến hành hương lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Đất Thánh năm 2000.

Sau khi tới Hoa Kỳ ngày 24 tháng 2, 2006, ngài nói với cơ quan truyền thông Catholic News Service tại Hoa Thịnh Đốn là ngài rất cảm phục sự sinh động của đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ, mức độ tham dự thánh lễ hàng tuần của người Công Giáo Hoa Kỳ và lòng quảng đại của họ đối với tha nhân.

Tổng Giám Mục Dolan nhắc đến "vai trò quan trọng" của đức khâm sứ trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Benedict XVI năm 2008, ngài đã "giúp cho toàn thể quốc gia chúng ta thấy được lòng yêu thương lo lắng mật thiết Đức Thánh Cha dành cho quê hương chúng ta."
 
Madrid và Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Lm. Anphong Trần Đức Phương
08:55 29/07/2011
MADRID VÀ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

Hướng về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid.

Như chúng ta đã biết Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần này sẽ được tổ chức tại Madrid, Thủ Đô Tây Ban Nha (Spain), từ ngày Thứ Ba 16/8/2011 đến Chúa Nhật 21/8/2011. Website thông tin của Đại Hội (Tiếng Anh) là: http://www.madrid11.com. Chủ Đề của Đại Hội là: “Hãy bám rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng Chúa Kitô.” (cl 2:7).

Thủ Đô Madrid là một thành phố lớn, cư dân (kể cả vùng ngoại ô) là hơn 6 triệu. Phi trường lớn là Barajas; công trường lớn nhất là Plaza de Celebes.

Nước Tây Ban Nha ở phía tây Âu Châu; phía bắc tiếp giáp với nước Pháp; phía tây tiếp giáp với nước Bồ Đào Nha (Portugal); phía đông nam bao bọc bởi Địa Trung Hải. Dân số hiện nay là 46 triệu; trong số đó, 42,5 triệu là Công Gíao. Giáo Hội Công Giáo Tây Ban Nha hiện có 22890 giáo xứ, 126 vị Giám Mục, 25 ngàn Linh Mục, 54 ngàn tu sĩ, 2800 tu hội đời, 100 ngàn Giáo Lý Viên.

Hiện nay đã có gần nửa triệu giới trẻ (18 đến 30 tuổi) từ nhiều nước trên thế giới, ghi danh dự Đại Hội. Nhưng theo kinh nghiệm những lần Đại Hội trước, thì số giới trẻ và các thành phần khác dự Thánh Lễ Bế Mạc có thể sẽ lên đến 2 triệu.

Chương trình chung cho Đại Hội cũng giống như các Đại Hội khác (Những chi tiết đầy đủ hơn sẽ được kể sau):

Ngày Thứ Ba (16/8): Buổi Sáng: Đón chào quan khách và các bạn trẻ đến dự Đại Hội. Buổi Chiều: Thánh Lễ Khai Mạc do Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Madrid chủ tế và các Đức Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục đồng tế. Tiếp theo là các sinh hoạt riêng của mỗi Đoàn Thể và mỗi Nhóm Bạn Trẻ ở các nơi đến.

Ngày Thứ Tư đến Thứ Sáu: Buổi Sáng: Các Khóa Giáo Lý và các cuộc Hội Thảo do các Đức Giám Mục và các Linh mục hướng dẫn. Buổi chiều: Các sinh hoạt vui chơi giải trí, các chương trình văn nghệ, hòa nhạc, và các cuộc thăm viếng. Buổi tối là các giờ Cầu Nguyện, các nghi thức Sám Hối và ban Bí Tích Hòa giải, các Thánh Lễ sẽ ở các địa điểm và các giờ khác nhau, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Riêng tối Thứ Sáu có giờ Ngắm Đàng Thánh Gía Trọng Thể.

Thứ Bẩy: Buổi Sáng: Di chuyển đến địa điểm Canh Thức Cầu Nguyện. Buổi chiều: Canh Thức Cầu Nguyện và nghỉ qua đêm ngoài trời.

Chúa Nhật: Buổi Sáng: Thánh Lễ Bế mạc và Phép Lành Tòa Thánh; sau đó loan báo thời gian và địa điểm sẽ tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế giới lần sau, và chuyển Thánh Giá Hành Hương cho đại diện giới trẻ của nước sẽ tổ chức Đại Hội lần tới. Sau đó tiếp tục các sinh hoạt đến 5:00 giờ chiều.

Thực ra, mỗi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới khởi đầu ngay từ ngày Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ lần trước, khi Đức Giáo Hoàng trong Lễ Bế Mạc, trao cho các đại diện giới trẻ (của nước sẽ tổ chức Đại hội lần tới) “Thánh Giá Hành Hương” và các bạn trẻ này sẽ rước về quê hương mình và rước đi nhiều nơi trên đất nước của họ (đôi khi cũng rước qua các nước lân cận) trong suốt thời gian trước ngày khai mạc Đại hội.

Đức Giáo Hoàng sẽ đến Đại Hội vào ngày Thứ Năm (18/8). Ngài tới phi trường Madrid vào buổi trưa. Sau nghi thức chào mừng Đức Giáo Hoàng tại phi trường của các đại diện cao cấp của Chính Quyền và Giáo Quyền cũng như Đại Diện giới trẻ, Đức Giáo Hoàng sẽ lên xe di chuyển thong thả qua các đường phố chính của Thủ Đô Madrid để các bạn trẻ và những người xếp hàng trên các vỉa hè chào đón Ngài, và Ngài cũng chào mừng và ban Phép Lành cho họ. Sau đó xe sẽ đưa Ngài đến Tòa Sứ Thần Toà Thánh nghỉ ngơi, và ban chiều Ngài sẽ đến Dinh Độc Lập Madrid để chính thức thăm viếng các vị lãnh đạo cao cấp của Chính Phủ Tây Ban Nha.

Ngày Thứ Sáu (19/8), Đức Giáo Hoàng sẽ dâng Thánh Lễ cho các Nữ Tu tại Tu Viện Esconial vào lúc 11g 30 trưa. Buổi Chiều Đức Giáo Hoàng sẽ gặp và nói chuyện với các Giáo Sư Đại Học để bàn về vai trò của các Trường Đại Học Công Giáo trong việc giáo dục giới trẻ trong xã hội ngày nay. Buổi tối Đức Giáo Hoàng sẽ cùng giới trẻ và các giáo hữu Ngắm Đàng Thánh Gía trọng thể.

Ngày Thứ Bẩy (20/8), Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ cho các Chủng Sinh lúc 10 giờ sáng tại Vương Cung Thánh Đường Madrid. Trong khi đó các Bạn Trẻ sẽ di chuyển đến phía phi trường Madrid để chuẩn bị đêm canh thức chầu Thánh Thể vào tối Thứ Bẩy. Trong giờ chầu Thánh Thể, Đức Giáo Hoàng sẽ dâng giới trẻ lên Trái Tim Chúa Giêsu để xin thánh hóa giới trẻ và tinh luyện tình yêu của mọi người trong Tình Yêu Thương của Chúa.

Chúa Nhật (21/8) Đức Giáo Hoàng sẽ dâng Thánh Lễ Bế Mạc trọng thể cùng với các vị Hồng Y, Giám mục, Linh Mục vào lúc 10g30 sáng. Sau Thánh Lễ Đức Giáo Hoàng ban Phép lành trọng thể; rồi loan báo về Nơi và Thời Gian sẽ tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ tới; rồi chuyển THÁNH GÍA HÀNH HƯƠNG cho đại diện Giới Trẻ của nơi sẽ tổ chức Đại Hội lần tới.

Đức Giáo Hoàng cũng sẽ ngỏ lời cám ơn đến Chính quyền và Giáo quyền Tây Ban Nha, đến Ban Tổ Chức và các thiện nguyện viên đã hy sinh rất nhiều để tổ chức Đại Hội.

Buổi chiều Đức Giáo Hoàng sẽ lên máy bay để trở về Roma.

Cũng như trong các Đại Hội giới trẻ trước đây, Đại Hội Giới trẻ tại Madrid cũng là dịp để các bạn trẻ Công giáo khắp nơi trên thế giới họp mặt và hiệp nhất thành một, trong ‘Niềm Tin nơi Chúa là Cha và mọi người đều là anh em’ trong gia đình nhân loại, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ. Các Bạn Trẻ sẽ cùng học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm sống và thực hành Đức tin ở khắp nơi trên thế giới trong những hoàn cảnh đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Đồng thời cũng để gặp gỡ giới trẻ Công giáo Tây Ban Nha và tìm hiểu về Giáo Hội tại Tây Ban Nha , rồi cùng nhau cầu nguyện, học hỏi để trao đổi kinh nghiệm sống và thực hành Đức Tin, Đức Bác ái, để đem lại Niềm Hy Vọng cho thế giới đầy biến loạn ngày nay. Đây cũng là dịp để Giới trẻ thế giới có dịp kính viếng những Thánh đường, những Đền Thánh và thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tuyệt vời của Tây Ban Nha.

Vì dự trù số người tham dự sẽ rất đông , nên Ban Tổ chức cho thiết lập nhiều màn ảnh lớn ở những địa điểm khác nhau trong thành phố Madrid, để mọi người tham dự có thể theo dõi các Thánh Lễ và các sinh hoạt lớn của Đại Hội.

Các Bạn Trẻ các nơi đến có thể được xếp đặt để sống trong các Gia đình Công Giáo Tây Ban Nha, trong các trường học. Các Nhóm Bạn Trẻ có thể được xếp đặt để cùng ở chung một địa điểm để tiện liên lạc.

Vậy cùng hướng về Thành Phố Madrid , nơi nhiều bạn trẻ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, đang tiến về, chúng ta hãy xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria chuyển cầu, ban muôn ơn lành cho Đại Hội. Xin cho Đức Thánh Cha và mọi người trên đường đến Đại Hội này được bình an cũng như ra về được bình an. Xin cho các Bạn trẻ dự Đại Hội lãnh nhận được muôn Ơn Thánh, Niềm Tin, sự thông cảm và bao ơn ích tinh thần để trở về xây dựng Quê hương, đem Phúc Âm Tình Thương của Chúa đến cho mọi người trong môi trường sống hàng ngày, và chung tay xây dựng Hòa bình thế giới.
 
Indonesia: Kêu gọi phê chuẩn Công ước nhập cư của LHQ
Phạm Kim An
09:08 29/07/2011
Indonesia: Kêu gọi phê chuẩn Công ước nhập cư của LHQ

Ông Agustinus Supriyanto

Jakarta - Ủy ban Quốc gia về chống Bạo lực đối với Phụ nữ (Komnas Perempuan) ở Indonesia, đã kêu gọi chính phủ nước này ngay lập tức phê chuẩn Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ quyền của tất cả các công nhân nhập cư, và thành viên gia đình họ.

Ngày 27-7, phát ngôn viên của Ủy ban là ông Agustinus Supriyanto nói: “Việc phê duyệt công ước này là một động thái cơ bản phải được thực hiện ngay lập tức. Công ước này sẽ là chiếc ô pháp lý cho bất kỳ chính sách nào được thực hiện bởi chính quyền quốc gia, vốn đang cải cách các biện pháp bảo vệ và dời chỗ cho người lao động nhập cư”.

Công ước ký kết ngày 18-12-1990 đảm bảo và thiết lập các tiêu chuẩn để bảo vệ quyền lợi của lao động nhập cư và quyền lợi của gia đình họ. Indonesia đã ký đồng ý Công ước, vốn có hiệu lực từ tháng 3-2003, nhưng chưa phê chuẩn Công ước này.

Ông Supriyanto nói rằng Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono phải ngay lập tức đưa cam kết của chính phủ để bảo vệ công nhân di cư đi vào hành động, như đã hứa trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lần thứ 100 tổ chức từ ngày 01 đến ngày 17-6 tại Geneva, Thụy sĩ.

Ông nói tiếp: “Tất cả các bên liên quan cần phải làm việc chung với nhau, để làm cho việc phê chuẩn Công ước trở thành hiện thực”.

Ông giải thích, qua việc phê chuẩn Công ước, Indonesia sẽ có quyền hạn thương lượng mạnh mẽ hơn, trong nỗ lực giải quyết các vấn đề mà người lao động nhập cư gặp phải.

Linh mục Serafin Danny Sanusi, Dòng Thánh Giá, thư ký Ủy ban Công lý Hòa bình của Hội đồng Giám mục Indonesia, lặp lại lời kêu gọi này.

Cha nói: “Chúng tôi đang làm việc với các tổ chức phi chính phủ khác, trong đó có Ủy ban Quốc gia về chống Bạo lực đối với Phụ nữ (Komnas Perempuan), để làm cho Công ước được phê chuẩn”.

Cha cũng cho biết Giáo Hội "muốn có một cam kết mạnh mẽ từ phía chính phủ, để đối phó với các vấn đề nhân loại, vì lợi ích của việc bảo vệ công dân của mình". (UCA News 28-7-2011)

Phạm Kim An
 
Israel mở cửa lại địa điểm Chúa Giêsu chịp phép rửa
Phạm Kim An
09:09 29/07/2011
Israel mở cửa lại địa điểm Chúa Giêsu chịp phép rửa

ROMA – Địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa, phần thuộc về Israel nằm trên Bờ Tây sông Jordan, đối diện với thành phố Jericho, một nơi rất quý giá đối với các Giáo hội Đông phương, đã được mở cửa thường xuyên cho công chúng đến viếng sau 44 năm đóng cửa, theo bản tin tiếng Pháp của Đài phát thanh Vatican.

Nơi này đã bị đóng cửa và bị bỏ bê sau cuộc chiến tranh sáu ngày hồi năm 1967. Quân đội Israel đã cài nhiều mìn trong toàn khu vực và cài đặt một hàng rào điện, để ngăn chặn các cuộc xâm nhập từ Jordan.

Khu vực này đã được tuyên bố là "khu quân sự kín" và các tu viện trong khu vực đã bị bỏ hoang. Các chuyến thăm nơi này, bị hạn chế và kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội Israel, đã có thể thực hiện trong thập niên 1980. Do đó địa điểm đã được bắt đầu được nhiều người đến viếng, nhất là trong dịp lễ Hiển linh.

Việc mở lại địa điểm là kết quả của ý muốn chính trị. Địa điểm được Bộ du lịch Israel phục hồi. Nghi thức mở cửa lại được diễn ra trong thầm lặng.

Theo một số chuyên viên, địa điểm thực sự của Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả là nằm bên bờ đông sông Jordan, về phía nước Jordan. Các khai quật khảo cổ học đã cho phép phát hiện nhiều nhà nguyện cổ ở đây. Ngoài ra, Tin Mừng theo Thánh Gioan nói về Bethany ở bên kia sông Jordan. Địa điểm phép rửa về phía nước Jordan đã được ĐTC Gioan Phaolô II viếng thăm vào năm 2000, và ĐTC Biển Đức XVI viếng thăm năm 2009. (Zenit 28-7-2011)

Phạm Kim An
 
Đức Hồng Y Tổng trưởng khuyên người Công giáo nên rước lễ bằng lưỡi và qùy gối
Nguyễn Trọng Đa
09:11 29/07/2011
Đức Hồng Y Tổng trưởng khuyên người Công giáo nên rước lễ bằng lưỡi và qùy gối

Lima, Peru - Đức Hồng Y Tây Ban Nha Antonio Canizares Llovera gần đây đã khuyến cáo rằng người Công giáo nên rước lễ bằng lưỡi và qùy gối.

Đức Hồng y, Tổng Trưởng Thánh bộ phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Tòa thánh, đã nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin CNA, nhân chuyến thăm của Ngài đến thủ đô Lima, Peru: “Lý do là đơn giản biết rằng chúng ta đang ở trước mặt Chúa, rằng Chúa đến với chúng ta và rằng chúng ta là không xứng đáng".

Các nhận xét của Đức Hồng y là nhằm trả lời cho một câu hỏi rằng liệu người Công giáo nên rước lễ bằng bàn tay hay bằng lưỡi.

Ngài đề nghị rằng người Công giáo "nên rước lễ bằng lưỡi trong khi quỳ".

Đức Hồng Y nói tiếp: “Rước lễ cách này là dấu hiệu của việc tôn thờ cần được phục hồi. Tôi nghĩ rằng toàn thể Giáo Hội cần rước lễ trong khi quỳ gối".

Ngài nói thêm: “Trong thực tế, nếu một người rước lễ trong khi đứng, sự quỳ gối hoặc cúi đầu có thể thực hiện được, nhưng việc này không xảy ra".

"Nếu chúng ta tầm thường hóa việc rước lễ, chúng ta dễ tầm thường hóa tất cả mọi thứ, và chúng ta không nên để mất một thời điểm quan trọng như thời điểm rước lễ, nhìn nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô ở đó, của Thiên Chúa là tình yêu trên tất cả mọi tình yêu, như chúng ta hát trong một bài thánh ca Tây Ban Nha".

Trả lời một câu hỏi về các lạm dụng phụng vụ thường xảy ra, Đức Hồng Y Canizares nói rằng điều này cần phải được “sửa chữa, đặc biệt thông qua việc đào tạo đúng đắn: huấn luyện các chủng sinh, linh mục, giáo lý viên, và mọi tín hữu”.

Ngài nói thêm: “Việc huấn luyện này cần bảo đảm rằng các cử hành phụng vụ diễn ra phù hợp với nhu cầu và giá trị của việc cử hành, phù hợp với các qui luật của Giáo Hội, vốn là cách duy nhất mà chúng ta thật sự cử hành Hy tế tạ ơn”.

Đức Hồng y nói: "Các Giám mục có một trách nhiệm duy nhất trong nhiệm vụ huấn luyện phụng vụ và sửa chữa các lạm dụng phụng vụ. Chúng ta phải thực hiện đầy đủ, bởi vì tất cả những gì chúng ta làm, là nhằm đảm bảo rằng Bí Tích Thánh Thể được cử hành đúng cách sẽ đảm bảo sự tham gia thích hợp trong Bí Tích Thánh Thể". (CNA 28-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Bắc Kinh từ chối nhập cảnh các linh mục chống việc tấn phong bất hợp thức
Lã Thụ Nhân
09:45 29/07/2011
Bắc Kinh từ chối nhập cảnh các linh mục chống việc tấn phong bất hợp thức

Hong Kong (AsiaNews) - Từ chối thị thực vào Trung Quốc dành cho Cha Franco Mella "không phải là một sự cố cá biệt" vì trong những tuần gần đây "đã có một số trường hợp tương tự". Bắc Kinh "đã thắt chặt kiểm soát nhập cảnh" sau khi gia tăng những căng thẳng với Vatican qua các vụ tấn phong bất hợp thức một số giám mục. Một linh mục xin giấu tên vì lý do an ninh ở Hồng Kông xác nhận với hãng Tin Tức Á Châu như thế. Ngài nói thêm rằng "việc đàn áp người Công Giáo có thể tiếp tục một thời gian" và là nguồn gốc của "sự đáng tiếc và nỗi buồn sâu sắc" trong các tín hữu, những người mong muốn "sự hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội".

Tuần trước, các viên chức cơ quan nhập cảnh ở Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã từ chối thị thực nhập cảnh cho cha Franco Mella, một linh mục người Ý của Học Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại (PIME). Đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua, một nhà truyền giáo phục vụ ở Hồng Kông bị các viên chức cửa khẩu chặn lại. Đằng sau cử chỉ này là lập trường của họ tạo ra những phản đối gần đây qua việc tấn phong giám mục bất hợp thức của Hội Yêu Nước (PA), vốn bị Tòa Thánh Vatican mạnh mẽ chỉ trích. Hôm 26/07/2011, Đức Hồng y Trần Nhật Quân, Tổng Giám Mục về hưu của Hồng Kông cũng đã nói về vấn đề này.

Vị linh mục 62 tuổi của PIME kể lại rằng: "Họ giữ tôi hơn một giờ trong một căn phòng, yêu cầu tôi xem truyền hình. Sau đó, họ trở lại và nói với tôi rằng thị thực nhập cảnh Trung Quốc của tôi đã bị hủy bỏ". "Họ đã không cho tôi lời giải thích nào", sau đó, ba vị quan chức "đã hộ tống tôi đi qua biên giới Hồng Kông". Ngài muốn đến thăm tỉnh Hà Nam và đã có giấy phépnhập cảnh từ một tháng trước.

Trường hợp của cha Mella "không phải là một sự cố cá biệt", một nguồn tin Công Giáo tại Hồng Kông cho hay, vì "trong những tuần gần đây đã có một số trường hợp tương tự". Thị thực nhập cảnh vào Trung Quốc của một linh mục đã bị hủy bỏ, những người khác "bị chặn tại sân bay và đưa trở lại máy bay trên chuyến bay đầu tiên có thể". Việc gia tăng kiểm soát nhập cảnh "chỉ ảnh hưởng đến một số trường hợp đặc biệt", vì những người khác "đã có thể thường xuyên vào Trung Quốc". Nguồn tin này cho hay thêm: "Bắc Kinh nhắm đến một số cá nhân" và sự lựa chọn này được thúc đẩy bởi những ủng hộ gần đây của họ nhằm phản đối chống lại các vụ tấn phong giám mục bất hợp thức.

Cộng đoàn Công Giáo quan ngại rằng "những hạn chế sẽ tiếp tục trong tương lai gần" và phụ thuộc nhiều vào sự tiến triển của mối quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, và nếu có "những vụ tấn phong bất hợp thức mới" bởi Hội Yêu Nước. Nguồn tin cho hay chắc chắn rằng giữa các tín hữu là một bầu khí của "sự đáng tiếc và nỗi buồn sâu sắc" về những gì đang xảy ra. "Mong muốn về sự hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội là mạnh mẽ, nhưng đã có những trở ngại ghê gớm xảy ra".
 
Trách nhiệm của khách hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là giúp hồi sinh đức tin tại Tây Ban Nha
Bùi Hữu Thư
18:17 29/07/2011
Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ viếng thămTây Ban Nha vào cuối tháng 8, để tuyên dương sự trẻ trung và sức mạnh của đức tin Công Giáo tại một quốc gia mà đa số là người Công Giáo, nhưng dường như thường có ít hay không có ảnh hưởng nào đến đời sống hiện đại của quần chúng.

Trọng tâm chính của chuyến đi ngày 18-21 tháng 8 của Đức Thánh Cha sẽ là vấn đề giới trẻ Công Giáo trên toàn thế giới tham gia Đại Hội Giới Trẻ.

Nhưng Đức Thánh Cha Benedict cũng sẽ tiếp kiến Hoàng Gia Tây Ban Nha và Thủ Tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero, chính phủ của họ đã cổ võ nhiều những chính sách bị giáo hội chống đối, kể cả việc nới lỏng các đạo luật ly dị, hợp thức hóa hôn nhân đồng phái tính và cho phép các cặp hôn nhân đồng phái tính nuôi con nuôi.

Tiếp kiến một tân đại sứ Tây Ban Nha tại Vatican vào tháng Tư, Đức Thánh Cha Benedict bầy tỏ ưu tư là trong một vài lãnh vực của xã hội Tây Ban Nha, "tôn giáo được coi như là không đáng kể về mặt xã hội, và còn gây rắc rối nữa," kết quả là đức tin bị loại ra ngoài lề "qua việc phỉ báng, chế nhạo, và còn có sự thản nhiên trước các trường hợp hiển nhiên là nhạo báng các vật dụng và đền đài tôn giáo.

Tình trạng đặc biệt đáng lo ngại vì trên 92 phần trăm của dân số 46 triệu người Tây Ban Nha đã được rửa tội là người Công GIáo, và vì quốc gia này có một lịch sử Công Giáo lâu dài và hiển hách. Tây Ban Nha đã cung cấp cho giáo hội một số các vị Thánh cao trọng và thần nghiệm nhất, và các thành viên của các dòng tu Tây Ban Nha vẫn đang tiếp tục phục vụ như các nhà truyền giáo trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Châu Mỹ La Tinh.

Ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 (sẽ khai mạc ngày 16 tháng 8,) hy vọng lũ lượt các bạn trẻ Công Giáo kéo đến Madrid không những sẽ hâm nóng đức tin của nhau, mà sẽ còn là những chứng nhân hùng hồn cho tình trạng hâm hấp của người Công Giáo Tây Ban Nha.

Yago de la Cierva, giám đốc của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, nói với cơ quan truyền thông Catholic News Service ngày 28 tháng 7: "Tôi nghĩ rằng ảnh hưởng sẽ rất to lớn; tôi hy vọng như vậy. Tây Ban Nha đang trải qua một thể thức tục hoá rất sâu đậm và lan tràn nhanh chóng."

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại" "Nhiều người trẻ tại Tây Ban Nha không được học hỏi về giáo lý chút nào và chúng ta phải lay chuyển tình trạng này."

De la Cierva nói: "Ngoài ra chúng ta cũng có một giới truyền thông chống Công Giáo rất mạnh tại Tây Ban Nha. Chúng tôi hy vọng là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ có hiệu quả trong việc trình bầy Chúa Giêsu Kitô và giáo hội một cách trung thực hơn, dưới một ánh sáng bầy tỏ được niềm vui của chúng ta. Chúng ta không điên rồ, buồn rầu hay bị bóp méo, và chúng ta muốn mọi người đến để nhìn thấy điều này."

Một phần trong những thách đố giáo hội khắp nơi phải đương đầu, nhưng đặc biệt là tại Tây Ban Nha và các nơi khác của Âu Châu, là giúp cho mọi người nhìn thấy tôn giáo không những chỉ là một phần của lịch sử văn hoá của họ, mà còn có một ảnh hưởng tích cực đến đời sống cá nhân và xã hội của họ ngày nay nữa.

Một cách Đức Thánh Cha sẽ chứng minh điều này là tổ chức hai buổi họp quan trọng tại Trung Tâm Tu Viện Âugustin tại El Escorial, phiá bắc Madrid. Một lần với khoảng 1.500 nữ tu dưới 35 tuổi đến từ nhiều quốc gia. Mục đích của buổi họp là trình bầy rằng mặc dầu đạo Công Giáo tại Tây Ban Nha đang có vài thách đố thật sự, nhưng cũng có vài điểm son nữa.

Theo ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tây Ban Nha là "xứ mẹ của nhiều dòng nữ tu đã có một sự gia tăng mạnh mẽ về ơn gọi giới trẻ trong những năm gần đây, khiến cho hầu hết mọi người phải kinh ngạc." Ban tổ chức nêu thí dụ của Dòng "Iesu Communio", có trụ sở tại Lerma, Spain; số tuổi trung bình của 177 nữ tu dưới 30 tuổi.

Buổi họp thứ hai tại El Escorial với 1.100 giáo sự đại học trẻ tuổi -- chuyên viên về các môn học khác nhau, nhưng tất cả đều dưới 40 tuổi. Họ phải có bằng tiến sĩ và phải ghi danh tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới như khách hành hương.

Điều này không hiếm có đối với Đức Thánh Cha là một giáo sư thần học trước khi trở thành một giám mục và một giáo hoàng, ngài đã từng giảng cho các giáo sư trong khi du hành hay tại Vatican. Trong một thời đại chú tâm nhiều đến giáo dục, kỹ thuật, luận lý và thực nghiệm, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng điều quan trọng đối với các giáo viên và giáo sư là phải cởi mở cho sự thật mà họ không thể chứng minh trong một phòng thí nghiệm.

Tiếp xúc với các sinh viên và giáo sư đại học tại Vatican năm 2009, ngài nói: dù có học toán, khoa học, lịch sử nghệ huật hay văn chương, một học giả Kitô phải thực hiện tất cả mọi cuộc nghiên cứu để nắm bắt được những thoáng nhìn về sự khôn ngoan của Thiên Chúa đang hiên diện trong mọi sự.

Dĩ nhiên, Đức Thánh Cha Benedict cũng đến Tay Ban Nha để cùng cầu nguyện với giới trẻ và giúp họ củng cố mối tương quan của họ với Thiên Chúa qua Thánh Lễ và các Bí Tích.

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã luôn luôn được đánh dấu bởi hình ảnh của hàng ngàn người trẻ sắp hàng trong các cánh đồng, quảng trường hay các mái lều để xưng tội. Nhưng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Madrid sẽ ghi dấu lần đầu tiên Đức Thánh Cha sẽ là một trong hàng trăm linh mục nghe giải tội.

De la Cierva nói: tên sẽ được bốc thăm trong số các hối nhân là những tình nguyện viên quốc tế phục vụ cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Khi Đức Thánh Cha được cho hay ngài sẽ có dịp giải tội cho ba hay bốn người trẻ, "câu trả lời của ngài là 'sao ít thế?' Nhưng lịch trình của ngài hết sức bận rộn," đó là tất cả thời gian ban tổ chức chuyến tông du cuả ngài có thể thu xếp.
 
Tòa Thánh và Liên Hiệp Quốc về quyền cha mẹ
Vũ Văn An
23:44 29/07/2011
Bản tin Zenit 28 tháng 7 cho hay Toà Thánh vừa nhắc nhở Liên Hiệp Quốc rằng các chính sách của họ phải tôn trọng quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, kể cả giáo dục về tính dục và “sức khỏe sinh sản”.

Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã khẳng định như thế trong bài diễn văn đọc tại Hội Nghị Cấp Cao của LHQ về tuổi trẻ. Theo ngài “Mỗi một và mọi người trẻ phải được nuôi dưỡng trong một môi trường trong đó họ được lớn lên và học hỏi, nghĩa là, một cộng đồng và một xã hội hoà bình, hòa hợp, thoát khỏi mọi bạo lực và bất hòa. Mỗi một và mọi trẻ em, muốn phát triển nhân cách mình một cách đầy đủ và hoà hợp, phải được lớn lên trong môi trường gia đình, trong một môi trường hạnh phúc, yêu thương và hiểu biết nhau”.

Vị đại diện của Tòa Thánh tuyên bố rằng một môi trường như thế “sẽ phát huy tư cách công dân tốt và có trách nhiệm vốn là điều chủ yếu đối với ích chung của nhân loại”. Ngài cho hay: người ta học được trách nhiệm luân lý và lòng tôn trọng người khác ở ngay trong gia đình. “Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, giúp chúng phát triển mọi khả năng của chúng và trong việc huấn luyện để chúng thu lượm được các giá trị đạo đức và tâm linh cũng như gắn bó sâu sắc với hòa bình, tự do, phẩm giá và bình đẳng giữa mọi người nam nữ. Gia đình, nhờ được xây dựng trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là đơn vị tự nhiên và nền tảng của xã hội và cần được sự che chở của xã hội và nhà nước”.

Giáo dục

Vị giáo phẩm 58 tuổi này nhắc Liên Hiệp Quốc nhớ rằng “cha mẹ, cả cha lẫn mẹ với nhau, có trách nhiệm hàng đầu trong việc dưỡng dục và phát triển con cái mình, giúp chúng trở thành các công dân và nhà lãnh đạo đức hạnh… Cha mẹ không thể rút chân ra khỏi vai trò chủ yếu này”.

Còn nhà nước, vị giáo phẩm này nói thêm, “được mời gọi tôn trọng các trách nhiệm, các quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ trong phạm vi này, phù hợp với các văn kiện quốc tế… Các chính sách, các chương trình, các kế hoạch hành động cũng như các cam kết đối với tuổi trẻ, được các nước hội viên phê chuẩn, phải tôn trọng trọn vẹn vai trò của cha mẹ liên quan đến phúc lợi và việc giáo dục con cái, kể cả phạm vi tính dục nhân bản và điều tự gọi là ‘sức khỏe tính dục và sinh sản’, điều này không được bao gồm việc phá thai".

Liên Hiệp Quốc đã lãng quên chính các lý tưởng của mình

Đức TGM Chullikatt nhắc nhở LHQ rằng 50 năm về trước họ đã thừa nhận sự đóng góp chuyên biệt của tuổi trẻ khi chấp thuận bản “Tuyên Ngôn về việc Phát Huy Các Lý Tưởng Hòa Bình, Tôn Trọng và Hiểu Biết Lẫn Nhau giữa Các Dân Tộc nơi Người Trẻ” (A/RES/20/2037). Trong văn kiện này, Đại Hội Đồng đã khẳng định các nguyên tắc quan trọng giúp hướng dẫn việc làm của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các phong trào tuổi trẻ cho tới tận ngày nay. Theo Tuyên Ngôn này, mọi người trẻ phải được dưỡng dục trong tinh thần hòa bình, công lý, tự do, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau ngõ hầu phát huy quyền bình đẳng giữa mọi người và mọi dân tộc, tiến bộ kinh tế và xã hội, giải giới và duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Người trẻ là tương lai của nhân loại và họ đóng vai trò chủ yếu đối với tương lai ấy khi họ bước vào tuổi trưởng thành. Để làm được điều đó một cách có trách nhiệm, họ cần một nền giáo dục thích đáng giúp họ biết phân biệt đúng sai, nhân đức và nết xấu.

Đức TGM Chullikatt cũng nhắc nhở LHQ rằng khi tuyên bố năm nay là năm tuổi trẻ quốc tế, họ đã rất sáng suốt làm công chúng chú ý tới hai yếu tố quan trọng cho việc thăng tiến hoà bình, đó là đối thoại và hiểu biết lẫn nhau (A/RES/64/134). Chủ đề này chính là lời mời gọi biết lắng nghe các hoài bão và quan tâm của người trẻ, biết dấn thân vào việc trao đổi hỗ tương với họ và diễn dịch các trao đổi này thành việc chia sẻ chân thực sự khôn ngoan đối với ích chung. Việc theo đuổi ích chung giúp gia đình nhân loại sống một cách đạo hạnh. Nhiều người trẻ cảm nghiệm được một khát vọng sâu xa muốn có những mối liên hệ bản thân biết tôn trọng sự thật và tình liên đới. Họ khao khát xây dựng được những tình thân hữu chân chính, được yêu thương chân thực, được bắt đầu một gia đình biết duy trì hợp nhất, được thành đạt bản thân, tất cả những điều này hứa hẹn một tương lại thanh bình và hạnh phúc. Theo ngài, các nước hội viên LHQ phải có trách nhiệm giúp người trẻ trong phạm vi này, bằng cách tôn trọng trên nguyên tắc và trong thực tế Bản Hiến Chương của Cơ Quan này

Ngài cũng nhắc nhở rằng những điều ngài nói trên kia, đặc biệt là môi trường gia đình, đều nằm trong các văn kiện căn bản của LHQ, như Công Ước Quyền Trẻ Em, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền... những văn kiện xác định các qui tắc của luật luân lý tự nhiên. Nhưng theo ngài, nhiều người ngày nay đã đánh mất những điểm tham chiếu ấy, và rơi vào não trạng duy tương đối, coi mọi sự đều có giá trị ngang nhau, chân lý và những điểm tham chiếu tuyệt đối không còn hiện hữu nữa. Điều ấy không dẫn tới tự do chân chính, mà chỉ dẫn tới bất ổn, mơ hồ và mù quáng sống theo các mốt nhất thời của giây phút hiện tại mà nhiều nền văn hóa đang sử dụng để cám dỗ tuổi trẻ.

Theo ngài, các thế hệ đi trước phải cung cấp cho người trẻ những điểm tham chiếu chắc chắn giúp họ xây dựng cuộc đời họ. Ngài đưa Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 tại Madrid ra làm điển hình. Tụ tập hàng triệu người trẻ, ngày này sẽ cung cấp cơ hội tốt cho người trẻ cử hành và phát huy tầm quan trọng của chiều kích tâm linh trong đời họ, một chiều kích vốn bắt nguồn từ phẩm giá nhân vị của họ.

Kết luận bài diễn văn, ngài mong ước các nước hội viên LHQ đóng góp tích cực vào khía cạnh này, sẵn sàng quyết tâm tái cam kết liên tục duy trì và thực thi các nguyên tắc vốn có trong Hiến Chương LHQ và các văn kiện nền tảng về nhân quyền. Càng làm được như thế, tuổi trẻ càng có khả năng thăng tiến hòa bình với sự hỗ trợ của gia đình họ, và xây dựng các xã hội dựa vào lòng kính trọng các giá trị tâm linh và đạo đức, hướng tới ích chung cho mọi người.
 
Top Stories
Consternation face à la clémence des verdicts prononcés à l’encontre des responsables du massacre de plusieurs ahmadis
Églises d'Asie
09:35 29/07/2011
Consternation face à la clémence des verdicts prononcés à l’encontre des responsables du massacre de plusieurs ahmadis

Les défenseurs des droits de l’homme et les responsables des Eglises chrétiennes en Indonésie ont été unanimes à dénoncer la clémence des verdicts prononcés le 28 juillet par le tribunal chargé de juger les responsables du massacre de plusieurs ahmadis commis en février dernier.


Le tribunal de Serang avait à juger douze personnes (dix adultes et deux mineurs) accusés d’avoir joué un rôle central dans le massacre de trois membres de la communauté ahmadi, un groupe religieux tenu pour non orthodoxe par les courants majoritaires de l’islam et régulièrement discriminé, voire persécuté par les tenants de l’islam radical (1). Le 6 février 2011, dans le village d’Umbulan (province de Banten), une foule de plus d’un millier de personnes s’en était pris à plusieurs familles ahmadis. Trois ahmadis avaient été massacrés à coups de pierre et de bâton, plusieurs autres grièvement blessés, sans que les quelques policiers présents sur place n’osent intervenir. La scène avait été filmée et la vidéo postée ensuite sur Internet avait causé un fort émoi dans le pays et à l’étranger.

Le 28 juillet, les juges du tribunal de Serang ont prononcé à l’encontre des douze inculpés des peines allant de trois à six mois de prison ferme, les chefs d’inculpation mentionnant, pour trois responsables religieux musulmans locaux, le crime d’« incitation à la violence et de préméditation » et, pour plusieurs hommes présents sur la vidéo, celui de « participation limitée » à des actes de violence ou de « possession illégale » d’armes. Aucun des accusés n’a été reconnu coupable de meurtre ou d’homicide.

Pour le P. Antonius Benny Susetyo, secrétaire exécutif de la Commission pour l’œcuménisme et les affaires interreligieuses de la Conférence des évêques catholiques d’Indonésie, « la faiblesse des peines prononcées, non seulement représente une menace pour les groupes minoritaires en Indonésie, mais va à l’encontre des principes fondamentaux inscrits dans la Constitution et qui sont chers au cœur de la grande majorité des Indonésiens ». Le prêtre catholique a ajouté que ceux qui étaient prêts à user de la violence dans ce pays interpréteraient ce verdict comme un encouragement. « Ces crimes ont pu se produire parce que ceux qui sont responsables du maintien de l’ordre ont eu peur de la foule. L’extrémisme se retrouve, de fait, encouragé par les institutions », a-t-il conclu.

A l’Institut Setara pour la paix et la démocratie, un organisme indépendant militant pour la défense des droits, Hendardi, son directeur exécutif, déplore que les autorités se refusent à prendre la mesure de la gravité des crimes commis à Umbulan en février dernier. Le gouvernement s’est contenté de muter quelques responsables locaux de la police, démontrant ainsi avec quelle légèreté il traitait cette affaire, tandis que les juges, en prononçant des peines très légères, ont failli à leur mission de protection de la société, a-t-il dénoncé. « Dès lors qu’il s’agit de juger de violences liées à une question religieuse, les tribunaux indonésiens ne sont pas capables de rendre la justice », a-t-il ajouté.

Du côté des responsables musulmans, Din Syamsuddin, président de la Muhammadiyah, l’une des deux principales organisations musulmanes du pays, a lui aussi dénoncé la légèreté du verdict. « Je respecte l’institution judiciaire mais mon sens de la justice est blessé quand ceux qui sont reconnus coupables de violence ne sont condamnés qu’à quelques mois de prison », a-t-il déclaré, ajoutant également qu’en matière de violence liée à la religion, chacun devait prendre garde de ne pas uniquement et systématiquement en rendre responsables les organisations et les partis islamiques.

Pour Rafendi Djamin, directeur du Groupe de travail sur les droits de l’homme, une ONG basée à Djakarta, le verdict montre qu’un petit groupe d’extrémistes peut arriver à peser sur l’institution judiciaire. La police n’a pas mené d’enquête approfondie, les juges n’ont pas cherché à entendre le témoignage de témoins oculaires de l’attaque. « Tout ceci n’augure rien de bon et ne dissuadera pas d’autres éléments de s’en prendre aux minorités de ce pays. C’est le processus de démocratisation de l’Indonésie qui s’en trouve affaibli », a-t-il affirmé.

Sur place, des commentateurs ont souligné la responsabilité des autorités dans les menaces qui pèsent sur la minorité ahmadi. C’est en effet à la suite d’une fatwa lancée en 2005 par le Conseil indonésien des oulémas, déclarant « hérétiques » les ahmadis, qu’en juin 2008 un décret gouvernemental, signé des trois ministres des Affaires religieuses, de l’Intérieur et de la Justice, a interdit tout prosélytisme aux ahmadis. Depuis cette date, le nombre des attaques contre les membres de cette minorité n’a fait que croître : 15 actions violentes recensées en 2008 contre les ahmadis, 33 en 2009 et 50 en 2010.

Notes

(1) Voir dépêche EDA du 11 février 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/indonesie/apres-les-attaques-de-ces-derniers-jours-les-indonesiens-s2019interrogent-sur-les-veritables-responsables-de-l2019augmentation-des-violences
 
Papouasie: lancement d’un programme d’éducation sexuelle à l’intention des adolescents avec l’approbation de l’Eglise
Églises d'Asie
17:06 29/07/2011
INDONESIE: Papouasie : lancement d’un programme d’éducation sexuelle à l’intention des adolescents avec l’approbation de l’Eglise

Eglises d'Asie, 29 juillet 2011 - Un programme informatique sur l’éducation sexuelle et la « santé reproductive » à destination des adolescents a été lancé le 23 juillet dernier dans le district de Merauke, dans la province de Papouasie située en Nouvelle-Guinée Occidentale (1).

Dunia Remajaku Seru ! (« C’est cool d’être ado ! ») se présente comme un ensemble de CD-Rom, dont le contenu a été spécialement conçu pour l’Indonésie par la World Population Foundation (WPF) (2) en collaboration Butterfly Works, une ONG internationale. Plus connu sous son abréviation DAKU !, le programme a été initié à Djakarta en 2005 et s’adresse aux jeunes des collèges et lycées ou à ceux de la même tranche d’âge sachant lire et écrire. Il se compose de différentes « leçons » mettant des jeunes en situation, et propose des « devoirs » et des jeux interactifs, à réaliser avec les enseignants ou les éducateurs.

« Ce programme permet d’aborder la sexualité des jeunes selon trois approches : l’adolescence et ses changements, les comportements sexuels, et les droits de l’homme », explique Sri Kusyunianti, représentante du WPF pour l’Indonésie. « Les adolescents sont l’avenir de notre nation (...) et former de nouvelles générations en bonne santé est notre objectif principal », ajoute-t-elle.

DAKU ! est l’adaptation indonésienne du kit The World Starts With Me (WSWM ) (3),mis en place en Ouganda en 2003 par le WPF. La version destinée à l’Indonésie a été réalisée en lien avec le Ministère de l’Education et de la Santé, l’association nationale de planification familiale et le comité de lutte contre le SIDA du pays. Depuis son lancement à titre pilote en 2005 dans une quinzaine d’écoles de Djakarta, le programme DAKU ! a été étendu progressivement à d’autres provinces, avec le soutien actif du ministère de l’éducation.

Pour la Papouasie, le programme lancé le 23 juillet dernier présente la caractéristique d’avoir été élaboré en collaboration avec des ONG locales, des responsables du gouvernement indonésien et - fait qui mérite d’être souligné - de l’archidiocèse catholique de Merauke. Avant d’être officiellement présenté, DAKU ! a été testé pendant six mois dans des collèges et lycées d’Etat mais aussi au sein d’établissements catholiques et protestants de Papouasie. Bien que le gouvernement indonésien n’ait pas envisagé de rendre obligatoire dans les écoles ce type de programme, en raison de son caractère potentiellement polémique, les responsables musulmans ont dès les débuts de l’expérimentation du projet, fait part de leur désapprobation, s’alignant sur l’opposition généralement manifestée par les leaders religieux - chrétiens comme musulmans - à l’encontre des politiques de « santé reproductive » (4). Amidhan, président du Conseil des oulémas d’Indonésie (MUI), a ainsi déclaré dans le Jakarta Globe du 24 mai 2010, qu’« il était permis d’enseigner aux jeunes les risques liés aux relations sexuelles hors mariage, mais pas de leur donner des idées sur la façon d’en avoir », ajoutant que « la meilleure leçon à leur offrir était l'enseignement de la foi ».

A l'opposé, le P. Apolinaris Miller Senduk, vicaire général de l’archidiocèse catholique de Merauke, s’est félicité de la mise en place du projet DAKU !, le décrivant comme novateur, utile et bien adapté au contexte de la province de Papouasie d’aujourd’hui . « Grâce à ce programme, les jeunes pourront mieux comprendre comment fonctionnent leur corps et leur sexualité », a commenté le missionnaire du Sacré Coeur, dont la congrégation est très présente dans l’archidiocèse de Merauke.

Ce dernier, qui s’étend sur plus de 90 000 km2, couvre l’ensemble des districts de Merauke, de Mappi et de Boven Digoel. Essentiellement composé de territoires aborigènes isolés et pauvres, reliés entre eux par un réseau routier utilisable de façon intermittente, l’archidiocèse, à l’image du district, ne dispose que de très peu d’outils de communications, d’une faible infrastructure sanitaire et scolaire et d’un matériel informatique réduit au minimum.

Les difficultés d’accès à internet ou à un simple ordinateur pour les jeunes de Papouasie ont conduit le WPF à concevoir DAKU ! comme un outil simple d’utilisation, gratuit, et disponible également sous forme de brochure imprimée. L’ONG a commencé également à former les enseignants qui ont accepté de participer au programme et des « personnes-relais » pour les centres de soins, très peu nombreux en Papouasie, afin d’offrir aux jeunes « un lieu d’accueil, de dépistage des maladies, ou encore de protection contre les violences ».

Avec la diffusion de DAKU !, le WPF s’est donné pour objectif, entre autres, de prévenir les grossesses précoces, les avortements et les maladies sexuellement transmissibles qui sont en forte augmentation parmi les adolescents dans le district de Merauke. Selon Sri Kusyunianti, « la plupart des jeunes papous connaissent leurs premières relations sexuelles avant l’âge de 15 ans ».

Mais la préoccupation principale de l’ONG comme du gouvernement indonésien, reste la progression galopante du virus du sida en Papouasie où le taux d’infection de la population atteint aujourd’hui près de 2,5 %, faisant de cette région l’une des plus touchées du monde, après les pays d’Afrique. Selon une enquête du WPF de 2010, la tranche d’âge des 15-34 ans serait la plus concernée par le fléau, essentiellement au sein des communautés papous « dont bon nombre sont infectées mais ne le savent pas », se désole Amos Alua, de l’ONG Yukemdi, précisant que l’ignorance des modalités de transmission du virus est la cause principale de la progression de l’épidémie.

Le gouvernement, actuellement en lutte contre l’indépendantisme papou, semble d’autant plus enclin à montrer son investissement en Nouvelle-Guinée occidentale, qu’une rumeur persistante au sein des communautés indigènes prétend que la montée du sida résulte d’une volonté d’extermination de la part des autorités indonésiennes. Dernièrement, Nafsiah Mboi, président de la commission nationale de lutte contre le sida, a tenu à réaffirmer : « Tous les individus Papous sont précieux pour la Nation et c’est pour cela que nous les aidons » (5)

(1) La Nouvelle-Guinée occidentale (ex-Irian Jaya) est la partie indonésienne de l’île de Nouvelle-Guinée (la partie orientale de l’île étant devenue indépendante au sein du Commonwealth en 1975 sous le nom de Papouasie - Nouvelle-Guinée). Elle est divisée depuis 2003 en deux provinces : la Papouasie Occidentale et la Papouasie.

(2) World Population Foundation (WPF) est une ONG hollandaise qui a promeut la « santé reproductive », essentiellement dans les pays en développement. Elle soutient des organisations locales et met en place des programmes spécifiques afin de « permettre à chacun de décider librement de sa vie sexuelle, du nombre d’enfants et de l’espacement de leurs naissances en disposant de l’information et des moyens nécessaires ».

(3) En 2003, le (WPF), en collaboration avec Butterfly Works et School Net-Uganda, a conçu un programme informatisé, sur la "santé reproductive" expliquée aux jeunes, disponible sous forme de CD-rom ou en ligne : The World Starts With Me (WSWM). Initialement élaboré pour l’Ouganda, cet outil a été adapté pour le Kenya, le Vietnam, l’Indonésie et la Thaïlande. Le WSWM est conçu pour les jeunes scolarisés ou non – (on peut avoir accès au programme dans les bibliothèques, les cybercafés et les centres de jeunesse) dont l’âge se situe entre 12 et 19 ans, ainsi que pour les éducateurs, les enseignants et les parents. Le programme du WSWM se décompose en 14 étapes (leçons), allant de « l’acceptation de la sexualité chez les jeunes » et de la « lutte contre les tabous », à l’information « permettant une prise de décision responsable en matière de sexualité », en passant par les étapes de la transformation physique à l’adolescence, les abus sexuels, les MST dont le sida, l’égalité homme/femme ou encore la liberté d’orientation sexuelle, La dernière partie du programme aborde l’application des « leçons » avec l’aide de brochures et incite les jeunes à « éduquer » leur entourage (campagnes d’informations, affiches, slogans etc...)

(4) Sur ce sujet, voir plus particulièrement l’opposition des évêques catholiques philippins à la loi sur « la santé reproductive » ; dépêche EDA du 17 mai 2011, EDA 551, 545, 539, 537

(5) Banglanews, 7 avril 2010, Jakarta Globe, 28 fev 2010, 5 juillet 2010, 24 mai 2011; site du World Population Foundation, Ucanews, 27 juillet 2011

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội trại Hiệp Nhất VII tại Phan Thiết quy tụ 500 Huynh trưởngThiếu Nhi Thánh Thể
Hồng Hương
09:03 29/07/2011
Hội trại Hiệp Nhất VII tại Phan Thiết quy tụ 500 Huynh trưởngThiếu Nhi Thánh Thể

TRẠI HUYNH TRƯỞNG HIỆP NHẤT VII GP PHAN THIẾT

Hội trại Hiệp Nhất lần thứ VII quy tụ 500 Huynh trưởng Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể trên khắp Gp Phan Thiết đã diễn ra thành công tốt đẹp. Trong hai ngày 27 & 28/07/2011, khuôn viên giáo xứ Kim Ngọc rộn rã niềm vui hội ngộ của các Huynh Trưởng. Sau một năm miệt mài phục vụ các em thiếu nhi trong giáo xứ, hai ngày trại này là thời gian các anh chị gặp gỡ Chúa, gặp gỡ những bạn bè cùng chí hướng để cùng chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm trong công việc tông đồ của mình và nhất là kín múc thêm tình yêu và nhiệt huyết dấn thân từ Chúa Giêsu Thánh Thể.

Xem hình hội trại

Sáng ngày 27.7, thời tiết khá ảm đạm với những hạt mưa nặng, nhẹ rơi. Bầu trời xám xịt làm không ít người nản lòng, thế nhưng cha Fx Nguyễn Quang Minh, Tổng Tuyên Uý Liên đoàn TNTT GP Phan Thiết và các vị trong Ban Nghiên Huấn thì tin tưởng chắc chắn đây chỉ là chút thử lòng con cái và Chúa Giêsu sẽ cho trời ngừng mưa từ giờ khai mạc. Còn các bạn Huynh trưởng thì vẫn hăm hở dựng lều của xứ đoàn mình và vui vẻ bắt tay chào mừng những người bạn gặp lại từ hội trại Hiệp Nhất năm trước. Từ các lều vừa dựng xong, đã vang lên tiếng hát, tiếng vỗ tay nhịp nhàng, dường như thời tiết không hề ảnh hưởng gì đến niềm vui của Hội trại.

9g30, tiếng còi tập hợp vang lên cũng là lúc mưa ngưng rơi và ánh nắng xuất hiện. Sau vài phút chuẩn bị, nghi thức khai mạc Trại Hiệp Nhất VII Huynh Trưởng TNTT GP Phan Thiết chính thức bắt đầu. Trong bầu khí trang trọng, lá cờ Tổng Liên đoàn TNTT GP Phan Thiết từ từ được kéo lên giữa tiếng hát vang. Hiện diện trong giờ khai mạc bên cạnh Cha Tổng Tuyên uý có cha Giuse Nguyễn Hữu An, quản xứ Kim Ngọc, cha Tađêô Nguyễn Quang Trung, Tuyên uý Liên đoàn Hàm Thuận Nam, Ban Nghiên huấn và Trưởng Liên đoàn 5 giáo hạt và khoảng 500 trại sinh. Những chiếc khăn quàng màu đỏ bay bay trên vai áo làm bừng lên nét mặt hân hoan của tất cả các Huynh trưởng.

Sau giờ khai mạc, tất cả vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Vị Cha Chung Giáo phận đến với Hội trại. Đi giữa hàng chào danh dự, trong tiếng reo mừng “I love you”, “I love Thông Vi Vu”, Đức Cha Giuse trìu mến đáp lại bằng những lời chúc tốt đẹp với nụ cười thật tươi.

Thánh lễ khai mạc do Đức Cha Giuse chủ sự còn có sự hiện của Cha Giuse Trần Đức Dậu, Chánh xứ Thanh Hải, Cha Đào Thanh Khánh. Trong bài giảng, Đức Cha nói ngài khá bất ngờ khi câu chủ đề của Hội trại trùng với câu châm ngôn sống của mình là “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi” (2 Cr 5,14). Ngài hướng các mục đích của Hội trại Hiệp Nhất VII lần này cần đạt được gói gọn trong 3 động từ, đó là giao lưu, hun đúc và kế thừa.

Niềm vui giao lưu được Ngài diễn tả như sau: “Anh chị em về đây, mỗi người là một cành hoa làm nên vườn hoa của gia đình giáo phận, làm thành mối liên kết sống động mang tính tập thể. Mỗi nhóm đại diện cho một xứ đoàn và 500 người đại diện cho cả Tổng liên đoàn của 5 giáo hạt”. Mục đích thứ hai là hun đúc, Ngài nói: “theo chương trình hai ngày trại, anh chị em không dừng lại ở đó mà muốn tiến xa hơn trên đường phục vụ bằng cách hun đúc ơn thiêng, cách riêng đến với Chúa Giêsu Thánh thể để nhận sự sống, từ đó có thêm sức mạnh mong phục vụ thiếu nhi ở mức cao hơn nhanh hơn và xa hơn”. Và mục đích thứ ba là sự kế thừa, nhìn những gương mặt trẻ chỉ 16 tuổi bên cạnh những Huynh trưởng đã bước vào tuổi 61 trong Trại Hiệp Nhất VII, Ngài tin tưởng và hy vọng vào tương lai tươi sáng của Phong trào TNTT của Giáo phận bởi đã có những người tiếp bước kế thừa trong công tác tông đồ thiếu nhi.

Đức Cha cũng ngỏ lời cám ơn tất cả những đóng góp và hy sinh của các cha Tuyên uý, Ban Nghiên huấn và toàn thể Anh Chị Em Huynh trưởng TNTT trong việc cộng tác và nối dài cánh tay của các cha sở trong việc hướng dẫn các em thiếu nhi nơi các giáo xứ. Ngài cầu chúc cho trại Huynh Trưởng TNTT Hiệp Nhất VII năm nay thành công tốt đẹp, và xin cho hồng ân của Chúa Giêsu Thánh thể đổ tràn trên tất cả mọi người.

Chương trình sinh hoạt của hai ngày trại Hiệp Nhất VII khá phong phú bằng nhiều bài khoá với mục đích cung cấp cho trại sinh một số kiến thức và kỹ năng huấn luyện với: Khoá “Kỹ năng sinh hoạt” do Trưởng Trần Văn Thuận phụ trách; Khoá theo chủ đề trại “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi” do Cha Tổng Tuyên Uý trình bày; Khóa "Đạo đức người Huynh trưởng" do cha Tuyên Uý Liên đoàn Hàm Thuận Nam thuyết trình; Khoá “Sinh hoạt ca” do Trưởng Trần Minh Trí hướng dẫn; Khoá “Các nghi thức phong trào TNTT” do Trưởng Mai Văn Huệ chia sẻ.

Cùng với đêm Lửa Thiêng và hành trình Sa Mạc, đề tài thuyết trình “Nhân chứng thế kỉ XXI” của cha Quản xứ Kim Ngọc cũng gợi mở cho các Huynh trưởng nhiều cảm nghiệm thiêng liêng về tình yêu của Thiên Chúa cũng như ý nghĩa trong công tác phục vụ mình đang làm.

Một trong những tiết mục không kém phần sôi nổi thu hút các Anh Chị Huynh trưởng là phần “Giao lưu các đề tài về Phong trào TNTT” sáng ngày thứ hai của trại. Đây là cơ hội để các Huynh trưởng trực tiếp được thắc mắc và nhận được lời giải đáp từ Quý cha Tuyên uý và Ban Nghiên Huấn của Giáo phận.

Phần cảm động nhất và cũng là cao điểm của Phong trào TNTT đó là giờ Chầu Thánh Thể. Hai ngày trại trôi qua nhanh, giờ đây trước Chúa Giêsu Thánh Thể, cùng với cha Giuse Nguyễn Văn Hiên, Tuyên uý Liên đoàn Đức Tánh, các Huynh Trưởng dâng lên Chúa tâm tình tri ân và những nỗi niềm của mình trong cuộc sống cũng như công tác tông đồ mình đang phục vụ để xin Chúa chúc lành và ban thêm nghị lực để tiếp tục dấn thân trong hành trình mới.

Chia tay nhau với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất, trại Hiệp Nhất lần thứ VII Huynh trưởng TNTT GP Phan Thiết khép lại nhưng mở ra biết bao hy vọng cho một năm hoạt động mới. Cầu chúc cho Quý Cha Tuyên Uý, Quý vị trong Ban Nghiên Huấn và từng Anh Chị Huynh Trưởng tràn đầy ơn làm của Chúa Giêsu Thánh Thể để dù giữa những khó khăn chất chồng của cuộc sống vẫn cảm nghiệm được niềm vui trong việc tông đồ phục vụ các em thiếu nhi. Và như lời Đức Cha Giuse nhắn nhủ “mong sao khẩu hiệu của TNTT là cầu nguyện, hy sinh, rước lễ, làm việc tông đồ vẫn mãi mãi là cử chỉ chào trân trọng ta dành cho nhau và cùng là khẩu hiệu chúng ta quyết tâm sống trong tinh thần phục vụ hôm nay”.

Kim Ngọc 28.07.2011

Hồng Hương
 
Thiếu nhi giáo xứ Tân Phú, Cần Thơ, vui trại hè
Fx. Phan Dương
05:54 29/07/2011
Dù mưa nặng hạt, nhưng sáng hôm nay (29/7/2011), đông đảo các em thiếu nhi trong Gx. Tân Phú - Gp Cần Thơ vẫn tập trung đông đủ tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ để vui ngày trại hè.

Theo truyền thống của giáo xứ, cứ mỗi năm, khi hè về, các tu sĩ trong giáo xứ và các tu sĩ giúp xứ phối hợp với các cha đương nhiệm tạo sân chơi bổ ích cho các em thiếu nhi...

Đây là việc làm hết sức ý nghĩa. Vì qua việc làm này, các em thiếu nhi có một sân chơi bổ ích và lành mạnh.

Để tố chức được ngày trại hè như hôm nay, các tu sĩ đã ngồi lại với nhau trước đó để họp và đưa ra những kế hoạch tốt nhất cho việc tổ chức. Bên cạnh đó, các em thiếu nhi cũng tập luyện ráo riết các bài hát sinh hoạt, các vũ điệu và cách thức chơi trò chơi lớn...

Ngày trại hè diễn ra trong không khí vui tươi và cởi mở. Các em vui chơi một cách nhiệt tình và năng động.

Khi được hỏi về cảm nghĩ của mình thì em Kim Anh, 12 tuổi cho biết: "Em rẩt vui mừng vì được đến chơi với các bạn hôm nay. Em chờ đợi ngày này đã rất lâu. Qua những bài hát và các trò chơi hôm nay, em học hỏi được nhiều điều..."

Ngoài những bài hát, trò chơi vòng tròn, trò chơi thi đua, trò chơi lớn, Ban tổ chức còn tổ chức cho các em thi đố vui giáo lý. Các câu hỏi liên quan đến kiến thức Kinh Thánh và lịch sử Giáo Hội đã được các em trả lời một cách nhiệt tình. Việc làm này mang lại nhiều ý nghĩa bởi sau một năm các em học giáo lý, việc tổ chức cho các em thi đua như thế này là dịp để các em ôn lại những kiến thức giáo lý đã học.

Giáo xứ Tân Phú thuộc vùng sâu của tỉnh Hậu Giang, có 1.500 giáo dân. Đây là một giáo xứ nghèo, có những thí điểm tuyền giáo. Hiện nay, cha sở và cha phó cùng với hội đồng mục vụ giáo xứ đang nỗ lực để xây dựng cơ sở vật chất cũng như đời sống đức tin một cách đặc biệt cho những thí điểm truyền giáo này...

Và hơn bao giờ hết, như lời cha sở của giáo xứ chia sẻ: việc truyền giáo cho những người chưa nhận biết Chúa rất cần, nhưng cần thiết hơn vẫn là việc giáo dục đức tin và nhân bản cho những người trẻ trong giáo xứ.

Qua vậy, để làm được điều đó, những hoạt động được tổ chức một cách công phu và ý nghĩa như thế này tại giáo xứ là việc làm không thể thiếu. Vì qua đây, các em thiếu nhi sẽ nhận được những kiến thức cơ bản về đời sống đức tin cũng như đời sống tương quan với người khác.

Ngày trại hè kết thúc trong niềm vui và bình an.

Các em ra về mang theo tâm tình của nhạc sĩ Ý Vũ trong bài hát mà các em lấy làm chủ đề của ngày trại hôm nay: "Ai dãi dầu mưa nắng đi gieo trồng mầm sống, ươm vào đất quê hương mình, bao hạt gống trên nương đồng, mong chờ ngày lúa đơm bông, sẽ vô vàn vui sướng đón chào ngày gặt mới... Nào ta đi gieo mầm tin yêu để cuộc sống mãi xanh tươi, để lòng tôi với muôn người, tìm vui hạnh phúc giữa đời..."
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiệp thông với giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho quê hương Việt Nam trước họa ngoại xâm phương Bắc
VietCatholic Network
17:53 29/07/2011
Tin từ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cho biết Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Hà Nội thuộc Giáo xứ Thái Hà (Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội) sẽ thắp nến cầu nguyện trong Thánh lễ lúc 19 giờ thứ Bảy 30/07/2011 cho những ý chỉ sau:

1. Cho quê hương đất nước Việt Nam thoát họa ngoại xâm từ Trung Quốc
2. Cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý mới bị bắt giam lúc 14g30 ngày 25-07-2011
3. Cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, người sẽ bị xét xử vào ngày 2 tháng 8 vì tội yêu nước

Được biết Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn cũng sẽ tổ chức thắp nến cầu nguyện trong thánh lễ lúc 20g00 Chúa Nhật cuối tháng 31/07/2011 cho những vấn đề liên quan đến Công lý và Hòa bình.

Xin quý cha và anh chị em khắp nơi trên thế giới hướng lòng về quê Mẹ trong giai đoạn lịch sử bi đát này của đất nước, hiệp ý cầu nguyện với quý cha và anh chị em trên quê hương Việt Nam.
 
Văn Hóa
Bạn hay thù
Jos. Tú Nạc, NMS
05:47 29/07/2011
Đời sống con người thì đầy rẫy bạn bè và kẻ thù – kẻ yêu, người ghét. Và trong một phạm vi xa lạ nào đó, đây cũng là một chân lý trong mọi lẽ tự nhiên! Những sinh vật lớn và nhỏ đều nhận biết bạn bè của mình một cách rất nhanh chóng. Trong tự nhiên, đây được gọi là biểu tượng quan hệ. Trong những biểu tượng quan hệ này, cả hai những sinh vật giúp đỡ lẫn nhau.

Một côn trùng có cánh xinh đẹp di chuyển trong không gian. Nó đậu trên những phiến lá của một nhánh cây cây gần bạn. Nếu bạn nhìn ngắm thật sát, bạn có thể thấy cánh của nó mở ra và khép lại. Điều này cho phép bạn nhìn thấy những chi tiết tinh tế tuyệt vời, và những màu sắc sặc sỡ, đó là con bướm chúa. Nó nhỏ bé và nhẹ nhàng làm sao! Vậy tại sao một sinh vật nhỏ bé lại tự bảo vệ mình được như thế? Nó dường như không có bất kỳ một sự bảo vệ nào – không có nọc độc, hoặc ngòi đốt đau nhức. Vậy nó làm gì?

Ồ, hiện tượng tự nhiên luôn cung cấp cho một số loại vũ khí. Và, một cách tự nhiên đây cũng là thực tế đối với bướm chúa. Nhưng côn trùng chúa vũ khí của nó nằm trong cơ thể. Và nó hình thành ngay khi bắt đầu đời sống quân vương – khi còn là một quả trứng. Những bướm chúa lớn gắn dính trứng của nó dưới những phiến lá. Những lá này luôn là của những cây bông tai có mủ trắng. Loài cây này là trung tâm đối với hệ thống phòng thủ của bướm chúa.

Giống như mọi loài bướm, bướm chúa bắt đầu đời sống như những sâu bướm: sâu bướm mềm, dài phá vỡ vỏ và ra khỏi trứng. Nó chưa có cánh. Ngay lập tức, nó tìm kiếm thức ăn. Nó ăn những lá cây bông tai. Những sâu bướm này tự ăn no chất sữa chứa trong những chiếc lá. Và nó lớn rất nhanh. Khi nó dài vào khoảng năm centimet, nó ngừng ăn. Một loại vỏ được phát triển bao quanh sâu bướm – một con nhộng. Sâu bướm này phát triển bên trong con nhộng ánh vàng và xanh lá cây này. Vào khoảng hai tuần lễ, nó chuyển thành một con bướm chúa lộng lẫy mỹ miều!

Loài bướm này vẫn chứa đầy chất sữa từ những lá cây bông tai. Và chất này có chứa độc tố. Chất này không tác hại đến loài bướm. Nhưng nó tạo ra mùi vị gây hại cho chim choc và động vật. Những sinh vật ăn loài bướm này sẽ bị nhiễm bệnh. Ngay tức khắc chúng biết và tránh xa những con bướm chúa này. Cây bông tai đã giúp loài bướm này tự bảo vệ tránh khỏi những phương hại. Loài cây này là người bạn chân thành đối với loài bướm chúa!

Đây là cách mà thiên nhiên làm việc. Nó giống như có bạn và có thù. Và mỗi sinh vật và thực vật đều biết thế nào là thế nào! Tất cả mọi sâu bướm đều có nhiều kẻ thù. Chúng là sinh vật nhỏ, mềm. Và chúng dễ bị tấn công. Chim chóc và những động vật khác thích ăn sâu bướm và những côn trùng có cánh bay giống như những con ong bắp cày thích đẻ trứng của nó trên những con sâu bướm! Cũng giống y như sâu bướm chúa có những cây bông tai, những loài sâu bướm khác có những bạn bè khác. Đối với sâu bướm lam nhỏ, đây là một côn trùng khác, loài kiến. Loài kiến có thể canh giữ sâu bướm. Loài kiến này thả ra một chất lỏng đặc biệt. Chất lỏng này ngửi mùi rất hôi đối với những kẻ tấn công – nên chúng phải tránh xa. Đáp lại sự phục vụ này, loài sâu bướm lại sản ra một thứ chất lỏng ngọt ngào cho kiến. Bạn bè để làm gì?

Ở dưới nước, loài sên biển cũng sử dụng một sự phòng thủ tương tự đối với loài vua chúa. Giống như sâu bướm, sên biển có một thân mềm. Và, nó cũng thu được vũ khí bảo vệ từ thức ăn! Một số sên biển ăn những sinh vật biển được gọi là loài thủy tức. Thủy tức trông giống như những thực vật, và chúng có những vỏ đặc biệt làm đau hầu hết mọi vật khi chạm vào chúng. Nhưng những chiếc vỏ này lại không gây tổn thương đến loài sên biển. Chúng lại giúp đỡ nó! Khi sên biển ăn những con thủy tức này, nó chứa trong những chiếc vỏ. Rồi nó có thể dùng những chiếc vỏ này để tự bảo vệ. Thậm chí một số loài sên còn có thể bắn ra khỏi vỏ những con thủy tức này vào kẻ tấn công!

Và đây không phải là sự bảo vệ duy nhất của sên biển! Còn một thứ khác đó là màu sắc của nó! Nhiều người đã quan sát kỹ lưỡng những con sên biển là những sinh vật đáng yêu. Chúng có rất nhiều màu sắc khác nhau! Loài sên biển này nhận màu sắc từ những thực phẩm mà chúng ăn, Nếu sên biển ăn thứ nào đó màu đỏ, nó trở thành đỏ. Nếu ăn thứ gì đó màu nâu, chúng trở thành màu nâu. Cách hòa hợp này giúp nó lẩn trốn kẻ thù! Thức ăn của sên biển là người bạn tuyệt vời nhất của nó.

Loài ốc mượn hồn vác “bạn” của mình trên vỏ! Sống ở dưới biển có thể nguy hiểm. Nên loài ốc mượn hồn nhỏ bé này cần đến vỏ bảo vệ của nó nhiều hơn. Nó cần một cách để chiến đấu! Những kẻ thù của biển cả đã cung cấp cho nó điều này. Cỏ chân ngỗng trông như những thực vật xinh xắn. Nhưng thực ra nó là một loài động vật. Nhựng sinh vật nhỏ này chứa đựng những tế bào mạnh mẽ sẽ làm đau nhức khi chạm phải. Loài ốc mượn hồn tự mình phủ những cỏ chân ngỗng cho việc tăng cường sự bảo vệ. Kẻ thù của nó biết nhưng cỏ chân ngỗng này sẽ gây đau đớn như thế nào khi chạm phải.

Trong thế giới của những sinh vật biển, ai là bạn của con hà lỗ khóa? Thậm chí ta không thể thấy sinh vật nhỏ bé này ở dưới cái vỏ dẹp không lồ của nó. Và thế là không một sinh vật nào tìm thấy nó. Đây là những gì mà con giun biển đã làm. Nó sống trong cái “lỗ khóa” trên trốc cái vỏ của con hà. Điều này đã mang đến một ngôi nhà an toàn choc ho con giun biển. Và ngược lại, loài giun biển đã bảo vệ loài hà tránh khỏi những kẻ thù như loài sao biển. Nếu một con sao biển tấn công, con giun biển sẽ cắn chân của nó.

Loài hà lỗ khóa và giun biển. Loài ốc mượn hồn và cỏ chân ngỗng. Loài sên biển và thực phẩm của nó. Sâu bướm lam và con kiến. Bướm chúa và cây bông tai. Những loài này dường như có những mối quan hệ khác thường giống nhau. Nhưng, những mối quan hệ cộng sinh thành công đã giúp chúng sinh tồn trong một thế giới nguy hiểm làm sao!

Trong thế giới tự nhiên, một sinh vật bảo vệ đời sống của “bạn” nó. Nó thực hiện một cách rất tự nhiên, không cần đòi hỏi. Nó theo quy luật của tự nhiên. Kinh Thánh nói đây là cách mà Thiên Chúa tạo cho chúng được tồn tại. Nhưng điều đó nói lên rằng, Thiên Chúa đã cho nhân loại sự tự do lựa chọn. Và sau đó Người yêu cầu chúng ta hãy lựa chọn để yêu thương lẫn nhau. Điều này không luôn dễ dàng. Nhưng cũng y hệt trong tự nhiên sự lựa chọn để chăm sóc người khác sẽ đem đến nhiều điều tốt lành quan trọng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Chủng Viện
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:56 29/07/2011
ĐÊM CHỦNG VIỆN
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (Hình chụp ĐCV Hànội)
Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống
Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
(Tv 126, 5)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền