Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu là Bánh bởi trời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:19 31/07/2018
Chúa Nhật 18 B
Tôi có dịp hành hương sang Aicập, đi qua sa mạc mênh mông, lên đỉnh núi Sinai cao vời vợi và đã đọc đâu đó câu này: “Cần một ngày để đưa dân Do thái ra khỏi Ai cập, nhưng cần bốn mươi năm để đưa Ai cập ra khỏi người Do thái”.
Tại sao phải mất 40 năm để đưa Ai cập ra khỏi người Do thái? Bài đọc 1 hôm nay nêu lý do. Dân Do thái than vãn với Môsê: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Aicập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16,3).
Dân Do thái đã buông ra những lời trách móc nặng nề ông Môsê và ông Aharon. Nhiều lần dân đã trách móc, xỉa xói và tỏ thái độ vô ơn bạc nghĩa đối với ông Môsê, vị đại ân nhân của họ: "Bên Ai cập không có đủ mồ chôn hay sao, mà ông lại đưa chúng tôi vào chết trong sa mạc? … Cứ để mặc chúng tôi làm nô lệ Ai cập! Thà làm nô lệ Ai cập còn hơn chết trong sa mạc!" (Xh 14,11-12);“(Thà) chúng tôi chết … trên đất Ai cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê … (còn hơn là) vào sa mạc này, để … phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16,2-3);“Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai cập để làm gì? Có phải là để cho (chúng) tôi, con cái (chúng) tôi, và súc vật của (chúng) tôi bị chết khát hay không?" (Xh 17,3); “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập … Chúng tôi đã chán ngấy (manna) thứ đồ ăn vô vị này (rồi)” (Ds 21,5); “Phải chi chúng tôi chết ở bên đất Ai cập, hoặc phải chi chúng tôi chết trong sa mạc này cho xong! Sao Đức Chúa lại đem chúng tôi vào đất này để chúng tôi ngã gục dưới lưỡi gươm, để vợ con chúng tôi bị giặc bắt? Chúng tôi trở về Ai cập có tốt hơn không?” (Ds 14,2-4).
Hành trình sa mạc với nhiều thử thách là dịp thanh luyện dân tuyển chọn khỏi nổi nhớ “thịt béo, củ hành củ tỏi Ai cập”. Suốt 40 năm, họ được thử thách, tinh luyện để vào đất hứa. Đó là thời gian giáo dục để trở thành một dân tộc, một cuộc giáo dục từ từ, dạy họ tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa bằng cách thi thố những phép lạ, dạy họ tín nhiệm vào sự quan phòng của Thiên Chúa bằng cách ban manna, chim cút và nước vọt ra từ tảng đá. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người trong sa mạc là một sự hiện diện đầy yêu thương. Môsê vị lãnh đạo là khuôn mặt nổi bật nhất suốt chặng đường gian truân này.
1. Môsê, người của Thiên Chúa luôn sống liên đới với dân.
Môsê nhà lãnh đạo đã dành cả đời lo cho dân. Ông đã trải qua biết bao đau khổ, sợ hãi và lo lắng để chăm sóc cho dân. Nhưng dân lại trách móc, than phiền và mắng nhiếc ông. Dân đối xử tệ bạc với Môsê. Họ xem ông như chính là thủ phạm gây ra những đau khổ và bất hạnh cho họ và gia đình họ vậy. Thật bất công!
Vậy mà cả đời Môsê vẫn một mực yêu thương liên đới với dân, sống chết với dân trong lời táo bạo với Chúa mà thấm đượm lòng thương dân:“Tôi không muốn một mình sống hạnh phúc bên cạnh Chúa, nếu ở đó tôi không có Dân của tôi!”.
Từ ngày được Thiên Chúa gọi để lãnh đạo dân Chúa (Xh 3,10), Môsê dần dần thấu hiểu và thâm tín rằng: vị tư tế ở giữa dân Chúa không những phải sống hoàn toàn liên đới với Thiên Chúa, mà còn phải hoàn toàn liên đới với dân Chúa.
Môsê luôn là người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa và là vị lãnh đạo quảng đại, đầy lòng xót thương, liên đới với dân cho dù dân ‘cứng cổ’, tội lỗi, bất trung.
a. Môsê, người của Thiên Chúa
Là tư tế, Môsê tường trình mọi việc của dân chúng ‘lên Thiên Chúa’ (Xh 18,19). Ông đàm đạo và nhận chỉ thị của Thiên Chúa trong Trướng tao phùng (Xh 33,9); ông thể hiện vai trò trung gian của vị tư tế, môi giới giữa Thiên Chúa và dân, nối kết hai bên bằng máu giao ước (Xh 24,6-8); ông còn chọn Aharôn và con cái Aharôn để sung vào chức tư tế (Xh 28,1), cũng như thay mặt Thiên Chúa để tác thánh họ (Xh 29,1-46). Chính việc tiếp xúc thường xuyên với ‘lãnh vực thánh’ đã dần dần khiến ông đi sâu về phía Thiên Chúa, đến độ Kinh Thánh đã không ngần ngại gọi ông là ‘người của Thiên Chúa’ (Tl 33,1; Yôs 14,6).
Môsê có những lúc tiếp xúc tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa, được chan hoà sự hiện diện của Người, mặt ông đã rạng sáng lên, dọi chiếu lại vinh quang của Thiên Chúa, vinh quang mà không một người phàm nào có thể nhìn thẳng được: “Aharon và toàn thể con cái Israel trông thấy Môsê và này da mặt ông chói lọi và họ sợ không dám tiến lại với ông” (Xh 34,30). Khi ông vào Trướng tao phùng đàm đạo với Thiên Chúa, toàn dân phủ phục (Xh 33,7-11). Ở đó, Thiên Chúa nói chuyện với ông như nói chuyện với một người bạn thân ‘diện đối diện’ (Xh 33,11). Ông thật sự trở nên con người mà Thiên Chúa ‘biết’ đích danh và không ngần ngại đồng hành với ông (Xh 33,12-17). Môsê táo bạo thỉnh cầu được nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa (Xh 33,18-23).Thiên Chúa đã nhượng bộ cho ông nhìn thấy Người… Nhưng từ phía sau lưng: “… Ta sẽ cất bàn tay Ta đi và Ngươi sẽ nhìn thấy phía sau Ta, nhưng Nhan Ta, người ta sẽ không nhìn thấy được” (Xh 33,23).
b. Môsê, người liên đới với dân Chúa
Môsê được sống bên cạnh, thân mật với Thiên Chúa, và tâm trí ông luôn hướng về dân Chúa: “Nếu quả tôi được nghĩa với Người, xin Chúa tôi khấng đi làm một với chúng tôi, vì đó là một dân cứng cổ và Người sẽ tha thứ tội lỗi chúng tôi và cho chúng tôi làm cơ nghiệp của Người” (Xh 34,9).Từ ngữ ‘chúng tôi’ ở đây thật cảm động! Môsê đã không đặt mình trên dân, cũng không ở ngoài dân; nhưng hoàn toàn liên đới đến đồng hoá với dân, ngay cả nhận lãnh trách nhiệm về tội lỗi của dân.
Môsê bị phạt vì chính tội của dân, vì ông muốn liên đới với tội của dân: “Giavê đã phẫn nộ với cả ta nữa vì cớ các ngươi, mà rằng: cả ngươi nữa, ngươi cũng sẽ không vào!” (Tl 1,37). Hình phạt này đối với Môsê thật nặng nề và đau khổ. Môsê đã phải nằm xuống trên núi Nêbô, tại vùng đất Môab. Môsê chia sẻ hoàn toàn số phận của dân và dường như ông còn muốn ôm vào lòng cả thế hệ xuất Ai cập, thế hệ mà ông đã lãnh đạo, đã cầm tay đưa đến gặp gỡ Thiên Chúa tại Sinai, đã yêu thương cũng như đã chịu đựng… Thế hệ đó đã nằm xuống trong sa mạc. Môsê vì thế cũng ‘không muốn’ vào Hứa Địa một mình khi vắng bóng dân!
Môsê đã đau khổ cùng dân và cho dân! Môsê đã chết với dân và cho dân! Khuôn mặt và đời sống của Môsê đã in đậm nét trong lịch sử dân Chúa.
Môsê luôn luôn bênh đỡ, cầu bầu cho dân trước mặt Thiên Chúa: “Phải! Dân này đã phạm một tội rất lớn… Nhưng bây giờ, ước gì Người miễn chấp tội chúng; bằng không, xin Người hãy xoá tôi đi khỏi sách Người đã viết…” (Xh 32,30-32).
Lòng yêu thương, tình liên đới, thái độ bầu chữa, bênh vực dân của Môsê xuyên suốt trong quá trình ông lãnh đạo dân. Môsê gắn bó cả cuộc đời và mạng sống mình với dân tộc Israel.
2. Môsê là hình bóng của Đức Giêsu Kitô.
Môsê là vị cứu tinh, là vị trung gian giữa Thiên Chúa và dân. Môsê là ngôn sứ nói với dân về Đấng Cứu Độ một lời danh tiếng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đó là: Đức Chúa sẽ cho xuất hiện “một ngôn sứ như tôi, anh em hãy nghe lời vị ấy” (Tl 18,15). Sau này, Têphanô vị tử đạo đầu tiên đã nhắc lại lời tiên tri đó (Cv 7,37); thánh Phêrô đã thấy thực hiện nơi Đức Kitô (Cv 3,22). Chính Môsê đã làm chứng về "Vị Tiên Tri" đó (Lc 24,27; Ga 5,46).
Là trung gian làm nhịp cầu giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel, Môsê tiên báo Đức Kitô, Đấng trung gian cho một Giao Ước mới hoàn hảo hơn. Dọc dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã thiết lập hai giao ước chính thức. Giao ước thứ nhất với Môsê trên núi Sinai. Giao ước thứ hai với Đức Kitô trên núi bát phúc và được bảo chứng trên Núi Sọ. Đây là Giao Ước Mới và là Giao Ước Vĩnh Cửu.
Đức Kitô, là Môsê mới đã hoàn thành tất cả những điều đã được ghi chép trong Lề Luật: "Những lời này, Ta đã nói cùng các ngươi, khi Ta còn ở với các ngươi, là phải nên trọn mọi điều đã viết về Ta trong luật của Môsê và các tiên tri cùng Thánh Vịnh" (Lc 24,44).
Môsê đã đưa dân Israel nô lệ ở Ai cập, xuyên qua sa mạc về Đất Hứa. Đó là hình bóng và là tiên báo Chúa Cứu Thế, Đấng là Đường, là Ánh Sáng đưa Israel mới đi qua cuộc đời trần thế mà tiến về Đất Hứa, là thành Giêrusalem trên trời.
Đức Kitô là Môsê mới của dân Chúa. Tác giả thư Do thái quả quyết: “Trong mọi sự, Ngài đã nên giống các anh em Ngài, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương, vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân” (Dt 2,17). Chính Người đã đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên Vị Thượng Tế tuyệt đối trung tín với Thiên Chúa, đứng về phía Thiên Chúa (Dt 5,5-6), đồng thời Người cũng đã thể hiện một cách trọn vẹn sự liên đới với mọi người, đầy lòng xót thương đối với mọi người (Dt 5,9) qua hành động tự nguyện dâng hiến con người của mình làm lễ tế để kéo tình thương tha thứ của Thiên Chúa cho dân Chúa (Dt 5,8). Để đền tội cho dân và đem ơn cứu độ đến cho mọi người, Đức Giêsu Nazaret đã dùng chính máu mình để thiết lập Giao Ước Mới, một lần nữa nối kết Thiên Chúa với con người (Mc 14,24; Mt 26,28; Lc 22,20; 1C 11,25; cf Xh 24,8) và dùng cái chết tự nguyện đau thương trên thập giá, bị liệt vào hàng tội nhân (Mc 15,22-37; Mt 27,39-50; Lc 23,33-46; Yn 19,17-30; Rm 8,3; cf Tl 34,5-6) để đáp lại lời thách đố của Môsê? Từ đó, qua Đức Giêsu Kitô Cứu Thế, chắc hẳn Môsê sẽ được chứng kiến và nghe lại lời này: “Tôi muốn sống hạnh phúc bên cạnh Đức Chúa, và ở đó có cả dân của tôi nữa!” (x.Môsê, vị lãnh đạo của dân Chúa: trung tín và liên đới, ĐGM Giuse Võ Đức Minh, WHĐ).
3. Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống đem lại sự sống đời đời.
Sau phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa Giêsu "đã lánh mặt đi lên núi một mình”. "Chiều đến", các môn đệ xuống thuyền đi sang "bên kia Biển hồ”; còn Chúa Giêsu lát sau đó "đi trên mặt biển" mà đến với các ông. Hôm sau, đám đông cũng xuống thuyền vượt qua Biển hồ về hướng Capharnaum để tìm kiếm Người. Dân chúng sắp được Chúa mời gọi sống một cuộc "vượt qua" khác, sâu xa hơn nhiều. Đó là cuộc vượt qua từ bánh hóa nhiều đến với Đấng ban bánh ấy, vượt qua từ dấu chỉ là bánh đến với Đấng chính là Bánh Trường Sinh.
Chúa Giêsu biết dân chúng đi tìm mình chỉ vì đã được ăn bánh no nê. Có lẽ họ hy vọng sẽ được những bữa ăn tương tự. Chúa Giêsu muốn họ tìm đến lương thực thường tồn: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận". Chúa Giêsu nhắc cho họ, không phải Môsê đã cho họ manna, mà là Thiên Chúa. Người bảo họ manna không phải là bánh thật của Thiên Chúa, manna chỉ là biểu tượng cho bánh của Thiên Chúa. Bánh của Thiên Chúa chính là Đấng từ trời xuống và ban cho loài người, không chỉ sự no đủ về phương diện thể lý mà còn là sự sống đời đời: "Chính tôi là Bánh Hằng Sống. Ai đến với Tôi, không hề phải đói; Ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ”.
“Chính Tôi là Bánh Hằng Sống”. Khẳng định long trọng của Chúa Giêsu không một chút mông lung, mơ hồ. Một ý tưởng, một lý tưởng hay một lý thuyết thì có thể mơ hồ, nhưng một con người có danh xưng cụ thể thì không. Bánh sự sống, lương thực đem lại sự sống và là sự sống vĩnh cửu, bất hoại, chính là bản thân Chúa Giêsu. Và để đón lấy một con người, một Đấng làm sự sống và lẽ sống cho mình, thì “công việc” phải làm là “đến với” và “tin vào” Người.
Liên tiếp trong 4 tuần lễ kể từ Chúa Nhật hôm nay, phụng vụ Lời Chúa đọc lại gần như toàn bộ chương 6 Phúc âm Thánh Gioan về Bánh Hằng Sống. Đây là cơ hội để khám phá ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Mỗi Chúa Nhật một khía cạnh khác nhau. Tuần 1: Chúa Giêsu là Bánh Bởi Trời; Tuần 2: Bánh Ban Sự Sống; Tuần 3: Tấm Bánh Thánh Thể và Tuần 4: Tấm Bánh Lời Chúa.
Chúa Giêsu là Bánh Bởi Trời, không phải là đã “rớt xuống ” như mana trong sa mạc. Người là lương thực chân thật cho những kẻ đói khát. Lời của Chúa Giêsu, sứ vụ của Chúa Giêsu, cuộc sống của Chúa Giêsu đều là bánh nuôi dưỡng linh hồn nhân loại đang đói khát thiêng liêng. Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và là Bánh Hằng Sống. Chúa Giêsu chính là Môsê mới cung cấp bánh ăn và giáo huấn khôn ngoan cho nhân loại. Chỉ có Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn cơn đói đời đời. Người được Thiên Chúa đóng ấn, là chân lý của Thiên Chúa nhập thể.
Để được sống trường sinh, Thánh Phaolô khuyên tín hữu Êphêsô : "Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”. (Bài đọc 2).
Sự công chính và thánh thiện chủ yếu là chết đi con người cũ để sống yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương. Không ai có thể đến với Thiên Chúa Hằng Sống để được sống trường sinh mà không qua Con Đường Giêsu, vì đây là Con Đường Thật, Con Đường dẫn đến Sự Sống.
“Đến với” và “tin vào”, khao khát và no thoả. Đó là hành trình của tình yêu, một hành trình vô giới hạn, không cùng, là sự cất cánh của tình yêu càng lên cao, càng lên cao mãi trong huyền nhiệm Thiên Chúa.
Mỗi lần rước lấy Thánh Thể,Tấm Bánh Bởi Trời, chúng ta phải cảm nghiệm được Chúa Giêsu như tâm điểm luôn thu hút chúng ta đến với Người và đến với nhau, làm cho tất cả nên một, một tấm bánh duy nhất: Bánh của tình thương.
Tôi có dịp hành hương sang Aicập, đi qua sa mạc mênh mông, lên đỉnh núi Sinai cao vời vợi và đã đọc đâu đó câu này: “Cần một ngày để đưa dân Do thái ra khỏi Ai cập, nhưng cần bốn mươi năm để đưa Ai cập ra khỏi người Do thái”.
Tại sao phải mất 40 năm để đưa Ai cập ra khỏi người Do thái? Bài đọc 1 hôm nay nêu lý do. Dân Do thái than vãn với Môsê: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Aicập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16,3).
Dân Do thái đã buông ra những lời trách móc nặng nề ông Môsê và ông Aharon. Nhiều lần dân đã trách móc, xỉa xói và tỏ thái độ vô ơn bạc nghĩa đối với ông Môsê, vị đại ân nhân của họ: "Bên Ai cập không có đủ mồ chôn hay sao, mà ông lại đưa chúng tôi vào chết trong sa mạc? … Cứ để mặc chúng tôi làm nô lệ Ai cập! Thà làm nô lệ Ai cập còn hơn chết trong sa mạc!" (Xh 14,11-12);“(Thà) chúng tôi chết … trên đất Ai cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê … (còn hơn là) vào sa mạc này, để … phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16,2-3);“Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai cập để làm gì? Có phải là để cho (chúng) tôi, con cái (chúng) tôi, và súc vật của (chúng) tôi bị chết khát hay không?" (Xh 17,3); “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập … Chúng tôi đã chán ngấy (manna) thứ đồ ăn vô vị này (rồi)” (Ds 21,5); “Phải chi chúng tôi chết ở bên đất Ai cập, hoặc phải chi chúng tôi chết trong sa mạc này cho xong! Sao Đức Chúa lại đem chúng tôi vào đất này để chúng tôi ngã gục dưới lưỡi gươm, để vợ con chúng tôi bị giặc bắt? Chúng tôi trở về Ai cập có tốt hơn không?” (Ds 14,2-4).
Hành trình sa mạc với nhiều thử thách là dịp thanh luyện dân tuyển chọn khỏi nổi nhớ “thịt béo, củ hành củ tỏi Ai cập”. Suốt 40 năm, họ được thử thách, tinh luyện để vào đất hứa. Đó là thời gian giáo dục để trở thành một dân tộc, một cuộc giáo dục từ từ, dạy họ tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa bằng cách thi thố những phép lạ, dạy họ tín nhiệm vào sự quan phòng của Thiên Chúa bằng cách ban manna, chim cút và nước vọt ra từ tảng đá. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người trong sa mạc là một sự hiện diện đầy yêu thương. Môsê vị lãnh đạo là khuôn mặt nổi bật nhất suốt chặng đường gian truân này.
1. Môsê, người của Thiên Chúa luôn sống liên đới với dân.
Môsê nhà lãnh đạo đã dành cả đời lo cho dân. Ông đã trải qua biết bao đau khổ, sợ hãi và lo lắng để chăm sóc cho dân. Nhưng dân lại trách móc, than phiền và mắng nhiếc ông. Dân đối xử tệ bạc với Môsê. Họ xem ông như chính là thủ phạm gây ra những đau khổ và bất hạnh cho họ và gia đình họ vậy. Thật bất công!
Vậy mà cả đời Môsê vẫn một mực yêu thương liên đới với dân, sống chết với dân trong lời táo bạo với Chúa mà thấm đượm lòng thương dân:“Tôi không muốn một mình sống hạnh phúc bên cạnh Chúa, nếu ở đó tôi không có Dân của tôi!”.
Từ ngày được Thiên Chúa gọi để lãnh đạo dân Chúa (Xh 3,10), Môsê dần dần thấu hiểu và thâm tín rằng: vị tư tế ở giữa dân Chúa không những phải sống hoàn toàn liên đới với Thiên Chúa, mà còn phải hoàn toàn liên đới với dân Chúa.
Môsê luôn là người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa và là vị lãnh đạo quảng đại, đầy lòng xót thương, liên đới với dân cho dù dân ‘cứng cổ’, tội lỗi, bất trung.
a. Môsê, người của Thiên Chúa
Là tư tế, Môsê tường trình mọi việc của dân chúng ‘lên Thiên Chúa’ (Xh 18,19). Ông đàm đạo và nhận chỉ thị của Thiên Chúa trong Trướng tao phùng (Xh 33,9); ông thể hiện vai trò trung gian của vị tư tế, môi giới giữa Thiên Chúa và dân, nối kết hai bên bằng máu giao ước (Xh 24,6-8); ông còn chọn Aharôn và con cái Aharôn để sung vào chức tư tế (Xh 28,1), cũng như thay mặt Thiên Chúa để tác thánh họ (Xh 29,1-46). Chính việc tiếp xúc thường xuyên với ‘lãnh vực thánh’ đã dần dần khiến ông đi sâu về phía Thiên Chúa, đến độ Kinh Thánh đã không ngần ngại gọi ông là ‘người của Thiên Chúa’ (Tl 33,1; Yôs 14,6).
Môsê có những lúc tiếp xúc tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa, được chan hoà sự hiện diện của Người, mặt ông đã rạng sáng lên, dọi chiếu lại vinh quang của Thiên Chúa, vinh quang mà không một người phàm nào có thể nhìn thẳng được: “Aharon và toàn thể con cái Israel trông thấy Môsê và này da mặt ông chói lọi và họ sợ không dám tiến lại với ông” (Xh 34,30). Khi ông vào Trướng tao phùng đàm đạo với Thiên Chúa, toàn dân phủ phục (Xh 33,7-11). Ở đó, Thiên Chúa nói chuyện với ông như nói chuyện với một người bạn thân ‘diện đối diện’ (Xh 33,11). Ông thật sự trở nên con người mà Thiên Chúa ‘biết’ đích danh và không ngần ngại đồng hành với ông (Xh 33,12-17). Môsê táo bạo thỉnh cầu được nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa (Xh 33,18-23).Thiên Chúa đã nhượng bộ cho ông nhìn thấy Người… Nhưng từ phía sau lưng: “… Ta sẽ cất bàn tay Ta đi và Ngươi sẽ nhìn thấy phía sau Ta, nhưng Nhan Ta, người ta sẽ không nhìn thấy được” (Xh 33,23).
b. Môsê, người liên đới với dân Chúa
Môsê được sống bên cạnh, thân mật với Thiên Chúa, và tâm trí ông luôn hướng về dân Chúa: “Nếu quả tôi được nghĩa với Người, xin Chúa tôi khấng đi làm một với chúng tôi, vì đó là một dân cứng cổ và Người sẽ tha thứ tội lỗi chúng tôi và cho chúng tôi làm cơ nghiệp của Người” (Xh 34,9).Từ ngữ ‘chúng tôi’ ở đây thật cảm động! Môsê đã không đặt mình trên dân, cũng không ở ngoài dân; nhưng hoàn toàn liên đới đến đồng hoá với dân, ngay cả nhận lãnh trách nhiệm về tội lỗi của dân.
Môsê bị phạt vì chính tội của dân, vì ông muốn liên đới với tội của dân: “Giavê đã phẫn nộ với cả ta nữa vì cớ các ngươi, mà rằng: cả ngươi nữa, ngươi cũng sẽ không vào!” (Tl 1,37). Hình phạt này đối với Môsê thật nặng nề và đau khổ. Môsê đã phải nằm xuống trên núi Nêbô, tại vùng đất Môab. Môsê chia sẻ hoàn toàn số phận của dân và dường như ông còn muốn ôm vào lòng cả thế hệ xuất Ai cập, thế hệ mà ông đã lãnh đạo, đã cầm tay đưa đến gặp gỡ Thiên Chúa tại Sinai, đã yêu thương cũng như đã chịu đựng… Thế hệ đó đã nằm xuống trong sa mạc. Môsê vì thế cũng ‘không muốn’ vào Hứa Địa một mình khi vắng bóng dân!
Môsê đã đau khổ cùng dân và cho dân! Môsê đã chết với dân và cho dân! Khuôn mặt và đời sống của Môsê đã in đậm nét trong lịch sử dân Chúa.
Môsê luôn luôn bênh đỡ, cầu bầu cho dân trước mặt Thiên Chúa: “Phải! Dân này đã phạm một tội rất lớn… Nhưng bây giờ, ước gì Người miễn chấp tội chúng; bằng không, xin Người hãy xoá tôi đi khỏi sách Người đã viết…” (Xh 32,30-32).
Lòng yêu thương, tình liên đới, thái độ bầu chữa, bênh vực dân của Môsê xuyên suốt trong quá trình ông lãnh đạo dân. Môsê gắn bó cả cuộc đời và mạng sống mình với dân tộc Israel.
2. Môsê là hình bóng của Đức Giêsu Kitô.
Môsê là vị cứu tinh, là vị trung gian giữa Thiên Chúa và dân. Môsê là ngôn sứ nói với dân về Đấng Cứu Độ một lời danh tiếng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đó là: Đức Chúa sẽ cho xuất hiện “một ngôn sứ như tôi, anh em hãy nghe lời vị ấy” (Tl 18,15). Sau này, Têphanô vị tử đạo đầu tiên đã nhắc lại lời tiên tri đó (Cv 7,37); thánh Phêrô đã thấy thực hiện nơi Đức Kitô (Cv 3,22). Chính Môsê đã làm chứng về "Vị Tiên Tri" đó (Lc 24,27; Ga 5,46).
Là trung gian làm nhịp cầu giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel, Môsê tiên báo Đức Kitô, Đấng trung gian cho một Giao Ước mới hoàn hảo hơn. Dọc dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã thiết lập hai giao ước chính thức. Giao ước thứ nhất với Môsê trên núi Sinai. Giao ước thứ hai với Đức Kitô trên núi bát phúc và được bảo chứng trên Núi Sọ. Đây là Giao Ước Mới và là Giao Ước Vĩnh Cửu.
Đức Kitô, là Môsê mới đã hoàn thành tất cả những điều đã được ghi chép trong Lề Luật: "Những lời này, Ta đã nói cùng các ngươi, khi Ta còn ở với các ngươi, là phải nên trọn mọi điều đã viết về Ta trong luật của Môsê và các tiên tri cùng Thánh Vịnh" (Lc 24,44).
Môsê đã đưa dân Israel nô lệ ở Ai cập, xuyên qua sa mạc về Đất Hứa. Đó là hình bóng và là tiên báo Chúa Cứu Thế, Đấng là Đường, là Ánh Sáng đưa Israel mới đi qua cuộc đời trần thế mà tiến về Đất Hứa, là thành Giêrusalem trên trời.
Đức Kitô là Môsê mới của dân Chúa. Tác giả thư Do thái quả quyết: “Trong mọi sự, Ngài đã nên giống các anh em Ngài, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương, vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân” (Dt 2,17). Chính Người đã đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên Vị Thượng Tế tuyệt đối trung tín với Thiên Chúa, đứng về phía Thiên Chúa (Dt 5,5-6), đồng thời Người cũng đã thể hiện một cách trọn vẹn sự liên đới với mọi người, đầy lòng xót thương đối với mọi người (Dt 5,9) qua hành động tự nguyện dâng hiến con người của mình làm lễ tế để kéo tình thương tha thứ của Thiên Chúa cho dân Chúa (Dt 5,8). Để đền tội cho dân và đem ơn cứu độ đến cho mọi người, Đức Giêsu Nazaret đã dùng chính máu mình để thiết lập Giao Ước Mới, một lần nữa nối kết Thiên Chúa với con người (Mc 14,24; Mt 26,28; Lc 22,20; 1C 11,25; cf Xh 24,8) và dùng cái chết tự nguyện đau thương trên thập giá, bị liệt vào hàng tội nhân (Mc 15,22-37; Mt 27,39-50; Lc 23,33-46; Yn 19,17-30; Rm 8,3; cf Tl 34,5-6) để đáp lại lời thách đố của Môsê? Từ đó, qua Đức Giêsu Kitô Cứu Thế, chắc hẳn Môsê sẽ được chứng kiến và nghe lại lời này: “Tôi muốn sống hạnh phúc bên cạnh Đức Chúa, và ở đó có cả dân của tôi nữa!” (x.Môsê, vị lãnh đạo của dân Chúa: trung tín và liên đới, ĐGM Giuse Võ Đức Minh, WHĐ).
3. Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống đem lại sự sống đời đời.
Sau phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa Giêsu "đã lánh mặt đi lên núi một mình”. "Chiều đến", các môn đệ xuống thuyền đi sang "bên kia Biển hồ”; còn Chúa Giêsu lát sau đó "đi trên mặt biển" mà đến với các ông. Hôm sau, đám đông cũng xuống thuyền vượt qua Biển hồ về hướng Capharnaum để tìm kiếm Người. Dân chúng sắp được Chúa mời gọi sống một cuộc "vượt qua" khác, sâu xa hơn nhiều. Đó là cuộc vượt qua từ bánh hóa nhiều đến với Đấng ban bánh ấy, vượt qua từ dấu chỉ là bánh đến với Đấng chính là Bánh Trường Sinh.
Chúa Giêsu biết dân chúng đi tìm mình chỉ vì đã được ăn bánh no nê. Có lẽ họ hy vọng sẽ được những bữa ăn tương tự. Chúa Giêsu muốn họ tìm đến lương thực thường tồn: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận". Chúa Giêsu nhắc cho họ, không phải Môsê đã cho họ manna, mà là Thiên Chúa. Người bảo họ manna không phải là bánh thật của Thiên Chúa, manna chỉ là biểu tượng cho bánh của Thiên Chúa. Bánh của Thiên Chúa chính là Đấng từ trời xuống và ban cho loài người, không chỉ sự no đủ về phương diện thể lý mà còn là sự sống đời đời: "Chính tôi là Bánh Hằng Sống. Ai đến với Tôi, không hề phải đói; Ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ”.
“Chính Tôi là Bánh Hằng Sống”. Khẳng định long trọng của Chúa Giêsu không một chút mông lung, mơ hồ. Một ý tưởng, một lý tưởng hay một lý thuyết thì có thể mơ hồ, nhưng một con người có danh xưng cụ thể thì không. Bánh sự sống, lương thực đem lại sự sống và là sự sống vĩnh cửu, bất hoại, chính là bản thân Chúa Giêsu. Và để đón lấy một con người, một Đấng làm sự sống và lẽ sống cho mình, thì “công việc” phải làm là “đến với” và “tin vào” Người.
Liên tiếp trong 4 tuần lễ kể từ Chúa Nhật hôm nay, phụng vụ Lời Chúa đọc lại gần như toàn bộ chương 6 Phúc âm Thánh Gioan về Bánh Hằng Sống. Đây là cơ hội để khám phá ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Mỗi Chúa Nhật một khía cạnh khác nhau. Tuần 1: Chúa Giêsu là Bánh Bởi Trời; Tuần 2: Bánh Ban Sự Sống; Tuần 3: Tấm Bánh Thánh Thể và Tuần 4: Tấm Bánh Lời Chúa.
Chúa Giêsu là Bánh Bởi Trời, không phải là đã “rớt xuống ” như mana trong sa mạc. Người là lương thực chân thật cho những kẻ đói khát. Lời của Chúa Giêsu, sứ vụ của Chúa Giêsu, cuộc sống của Chúa Giêsu đều là bánh nuôi dưỡng linh hồn nhân loại đang đói khát thiêng liêng. Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và là Bánh Hằng Sống. Chúa Giêsu chính là Môsê mới cung cấp bánh ăn và giáo huấn khôn ngoan cho nhân loại. Chỉ có Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn cơn đói đời đời. Người được Thiên Chúa đóng ấn, là chân lý của Thiên Chúa nhập thể.
Để được sống trường sinh, Thánh Phaolô khuyên tín hữu Êphêsô : "Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”. (Bài đọc 2).
Sự công chính và thánh thiện chủ yếu là chết đi con người cũ để sống yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương. Không ai có thể đến với Thiên Chúa Hằng Sống để được sống trường sinh mà không qua Con Đường Giêsu, vì đây là Con Đường Thật, Con Đường dẫn đến Sự Sống.
“Đến với” và “tin vào”, khao khát và no thoả. Đó là hành trình của tình yêu, một hành trình vô giới hạn, không cùng, là sự cất cánh của tình yêu càng lên cao, càng lên cao mãi trong huyền nhiệm Thiên Chúa.
Mỗi lần rước lấy Thánh Thể,Tấm Bánh Bởi Trời, chúng ta phải cảm nghiệm được Chúa Giêsu như tâm điểm luôn thu hút chúng ta đến với Người và đến với nhau, làm cho tất cả nên một, một tấm bánh duy nhất: Bánh của tình thương.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:34 31/07/2018
92. MƠ NHẶT ĐƯỢC VẢI TRẮNG
Có một anh chàng ngốc nằm mơ nhặt được một cuộn vải trắng, rất hớn hở, vội vàng lấy tay kẹp chặp lại không để cho cuộn vải trắng lộ ra.
Trời sáng, anh ta cũng không thèm chải đầu rửa mặt, đầu tóc bù xù, hai tay kẹp chặt vội vàng đi đến nhà người nhuộm vải, chưa vào trong tiệm đã vội la to:
- “Tôi có một cuộn vải trắng cần nhuộm đây !”
Thợ nhuộm nói:
- “Đem vải qua đây để tôi coi như thế nào.”
Anh chàng ngốc nhìn trên tay không thấy vải trắng, lớn tiếng nói:
- “Dà, bậy quá, bậy quá, cuộn vải này là tối hôm qua tôi nằm mơ thấy nó ạ.”
(Tiếu niệm lục)
Suy tư 92:
Ở đời không có ai tội nghiệp và đáng thương hại cho bằng người ngốc, ngốc và ngu đần thì không giống nhau: ngốc thì tưng tửng, ngu thì ngờ nghệch...
Nhưng có một hạng người tội nghiệp hơn và đáng thương hại hơn người ngốc người ngu nhiều, đó là những người “giả nai”, giả nai tức làm làm bộ ngu ngơ ngù ngờ để cho người ta thương hại...
Người “giả nai” thì có một tâm hồn dối trá không thật thà, cho nên họ thường mơ đến những chuyện để cho người khác vì mình mà phục vụ, cái chi họ cũng biết nhưng “giả nai” không biết, cái gì họ cũng có thể làm được nhưng họ không làm là để cho người khác làm giùm cho mình, họ trở thành ngu ngơ lố bịch hơn cả người ngốc vì sự không thật thà nơi hành động và lời nói của họ...
Người ta ai cũng dễ dàng cảm thông trước hành động ngơ ngác của người ngốc thật và bỏ qua những cái không biết rất phổ thông của người ngu thật, nhưng ai cũng ghét và có ác cảm với người “giả nai” tức là giả ngu giả ngốc, bởi vì nơi họ không có sự thật thà và yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một anh chàng ngốc nằm mơ nhặt được một cuộn vải trắng, rất hớn hở, vội vàng lấy tay kẹp chặp lại không để cho cuộn vải trắng lộ ra.
Trời sáng, anh ta cũng không thèm chải đầu rửa mặt, đầu tóc bù xù, hai tay kẹp chặt vội vàng đi đến nhà người nhuộm vải, chưa vào trong tiệm đã vội la to:
- “Tôi có một cuộn vải trắng cần nhuộm đây !”
Thợ nhuộm nói:
- “Đem vải qua đây để tôi coi như thế nào.”
Anh chàng ngốc nhìn trên tay không thấy vải trắng, lớn tiếng nói:
- “Dà, bậy quá, bậy quá, cuộn vải này là tối hôm qua tôi nằm mơ thấy nó ạ.”
(Tiếu niệm lục)
Suy tư 92:
Ở đời không có ai tội nghiệp và đáng thương hại cho bằng người ngốc, ngốc và ngu đần thì không giống nhau: ngốc thì tưng tửng, ngu thì ngờ nghệch...
Nhưng có một hạng người tội nghiệp hơn và đáng thương hại hơn người ngốc người ngu nhiều, đó là những người “giả nai”, giả nai tức làm làm bộ ngu ngơ ngù ngờ để cho người ta thương hại...
Người “giả nai” thì có một tâm hồn dối trá không thật thà, cho nên họ thường mơ đến những chuyện để cho người khác vì mình mà phục vụ, cái chi họ cũng biết nhưng “giả nai” không biết, cái gì họ cũng có thể làm được nhưng họ không làm là để cho người khác làm giùm cho mình, họ trở thành ngu ngơ lố bịch hơn cả người ngốc vì sự không thật thà nơi hành động và lời nói của họ...
Người ta ai cũng dễ dàng cảm thông trước hành động ngơ ngác của người ngốc thật và bỏ qua những cái không biết rất phổ thông của người ngu thật, nhưng ai cũng ghét và có ác cảm với người “giả nai” tức là giả ngu giả ngốc, bởi vì nơi họ không có sự thật thà và yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:35 31/07/2018
40. “Thật yêu người” là trung tâm của tinh thần tu đức. “Toàn hy sinh” là điều kiện. “Luôn vui vẻ” là hiệu quả.
(Cha Vincent Lebbe)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 18 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:49 31/07/2018
(Ga 6, 24-35)
BÁNH TRƯỜNG SINH
Lạy Thầy, Thầy đến bao giờ?
Đám đông tìm Chúa, bơ vơ lạc loài.
Chúa rằng nhớ bánh đoái hoài,
Không vì dấu lạ, bề ngoài xác thân.
Khuyên răn tìm kiếm điều cần,
Của ăn tồn tại, lương thần Chúa ban.
Quí hơn của cải trần gian,
Man-na sẽ chết, bánh ban bởi trời.
Thần lương là bánh tuyệt vời,
Ai ăn sẽ sống, muôn đời phúc ân.
Chính Cha ban bánh thiên thần,
Từ trời ban xuống, nuôi dân sống đời.
Bánh ban sự sống ngàn đời,
Chính là thịt máu, nuôi người thế gian.
Chúa ban phúc lộc tràn lan,
Vững tin vào Chúa, thiên nhan rạng ngời.
Dân chúng thưởng thức thỏa thuê bánh và cá do Chúa tặng ban. Hôm nay họ lại đến với Chúa tìm của ăn nuôi xác. Chúa hiểu ý họ và Chúa đã dẫn họ đi tìm của ăn nuôi hồn. Chúa nhắc lại như xưa trong sa mạc, Thiên Chúa đã nuôi dưỡng họ bằng Manna và chim cút. Nay Chúa muốn ban cho họ của ăn hằng sống. Chúa Giêsu nói: Chính Ta là bánh sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói.
Chúa Giêsu từ từ mặc khải cho dân khao khát thần lương nuôi hồn hơn là cứ mải mê đi tìm của ăn vật chất hay hư nát. Phép lạ hóa bánh ra nhiều là dấu chỉ của ăn thiêng liêng mà Chúa cũng sẽ ban dồi dào. Chúa sẽ ban cho họ bánh trường sinh, đó chính là Thịt và Máu của Chúa.
Khi Chúa nói về bánh ban sự sống là chính Thịt Máu Chúa, nhiều người chưa thể lãnh hội được ý nghĩa. Ngay cả một số môn đệ cũng không thể chấp nhận, một số muốn bỏ đi và phát biểu rằng lời này chói tai qúa! Ai nghe được. Chúng ta không thể hiểu được, nếu không có tình yêu.
Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể như thần lương vĩnh cửu. Bánh được trao ban dưới hình bánh và rượu. Qua lời truyền phép bánh rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa. Chúa đã dùng công thức rất đơn giản để biến đổi bản thể của bánh rượu. Đây chính là mầu nhiệm đứuc tin. Đây là món qùa vô giá Chúa đã để lại cho Giáo Hội. Gia sản của Giáo Hội chính là Chúa Kitô hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.
Chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Chúa ngự trong Thánh Thể. Chúng ta tin Chúa ẩn thân nơi tấm bánh nhỏ. Mỗi lần chúng ta rước Chúa vào lòng là mỗi lần chúng ta được dưỡng nuôi bằng bánh trường sinh. Những người không có niềm tin thì không thể hiểu được ý nghĩa của sự hiến tế và Bí Tích Thánh Thể. Đây chính là Bí Tích tình yêu. Thử hỏi có ai táo bạo đến nỗi lấy thịt máu mình nuôi dưỡng người khác.
Chúa Giêsu đã hiến tế mình trên thập giá làm của lễ và dùng cách thế tuyệt hảo nhất để ở lại với chúng ta qua Thánh Thể. Đây chính là nguồn yêu thương chan chứa của sự dâng hiến. Chúa hiến dâng chính mình làm của ăn đưa dẫn chúng ta tới nguồn sống bất diệt. Chúa mời gọi chúng ta tham dự bàn tiệc Mình Máu Thánh. Chúa sẽ ban dư tràn của ăn nuôi hồn.
THỨ HAI, TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
(Ds 11, 4b-15; Mt 14, 13-21).
THẦN LƯƠNG
Tìm nơi vắng vẻ nguyện cầu,
Đoàn dân lũ lượt, giãi dầu gió sương.
Bơ vơ khao khát tình thương.
Chữa lành thân xác, thần lương nuôi hồn.
Giữa nơi hoang địa hoàng hôn,
Xin Thầy giải tán, vào thôn mua hàng.
Giê-su thương cảm dân làng,
Các con giúp họ, dọc dàng khó khăn.
Kiếm gì cho họ cùng ăn,
Đây là bánh cá, thức ăn thường dùng.
Chúa truyền dân chúng ngồi chung,
Tạ ơn Thiên Chúa, chia chung mọi người.
Nhân thêm bánh cá diệu vời,
Năm ngàn nhân khẩu, đầy vơi dư tràn.
Mười hai thúng vụn ơn ban,
Chúa cho dư giả, tràn lan phúc lành.
THỨ BA, TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
(Ds 12, 1-13; Mt 14, 22-36).
YÊN TÂM
Một mình cầu nguyện bên đồi,
Môn đồ rời bến, một hồi thật lâu.
Chúa còn ở lại phía sau,
Con thuyền giữa biển, biết đâu nương nhờ.
Chập chờn ngược gió xa bờ.
Chúa đi mặt biển, tơ mơ ngắm nhìn.
Ma kìa, sợ hãi rùng mình,
Yên tâm, đừng sợ, dáng hình Thầy đây.
Phê-rô nhận biết là Thầy,
Xin đi mặt nước, đến Thầy được không?
Chúa rằng bước đến bên hông,
Gió lùa thổi mạnh, thân ông chìm dần.
Lạy Thầy xin cứu thân trần,
Giơ tay cứu đỡ, con cần đức tin.
Lên thuyền biển lặng ngước nhìn,
Lạy Con Thiên Chúa, cầu xin phúc lành.
THỨ TƯ, TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
(Ds 13, 2-3a. 26; Mt 15, 21-28).
KIÊN TÂM
Đàn bà ngoại giáo cầu xin,
Lạy Thầy thương xót, con tin nơi Ngài.
Theo sau cứ mãi van nài,
Con tôi quỉ ám, xin Ngài cứu cho.
Chẳng rằng chẳng nói lý do,
Chúa không đáp lại, tò mò dõi theo.
Môn đồ khó chịu kèo nhèo,
Xin Thầy thương xót, nhà nghèo khổ đau.
Chúa rằng sai đến trước sau,
Lo cho chiên lạc, hãy mau tụ về.
Nài xin kiên nhẫn mọi bề,
Không nên vứt bánh, bên lề bàn ăn.
Bà thưa mảnh vụn rớt lăn,
Chó con được hưởng, phần ăn dưới bàn.
Đức tin mạnh mẽ ơn ban,
Chúa cho bà ấy, muôn vàn hồng ân.
THỨ NĂM, TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
(Ds 20, 1-13; Mt 16, 13-19).
ĐỨC KITÔ
Con Người giáng thế là ai?
Người ta suy đoán, thiên sai từ trời.
Ê-li-a đội lốt người,
Giê-rê-mi-a, xuống đời truyền rao.
Tiên tri nào đó trên cao,
Không ai biết rõ, vị nào Thầy đây.
Là ai? Các con nghĩ Thầy,
Phê-rô đại diện, trình bày đức tin.
Ki-tô Con Chúa đoái nhìn,
Si-mon có phúc, con tin vào Thầy.
Không do máu huyết giãi bày,
Nhiệm mầu mạc khải, Cha Thầy khấng ban,
Phê-rô là Đá trần gian,
Thầy xây Hội Thánh, gian nan trong đời.
Trao con chìa khóa Nước Trời,
Giam cầm tháo cởi, người đời tự do.
THỨ SÁU, TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
(Đnl 4, 32-40; Mt 16, 24-28).
THẬP GIÁ
Theo Thầy, từ bỏ mình đi,
Hãy mang thập giá, từ bi sống đời.
Ai mong cứu sống cuộc đời,
Kết cùng sẽ mất, Nước Trời ngày sau.
Ai đành mất mạng vì đau,
Sẽ ban sự sống, đời sau thanh nhàn.
Nếu ngươi lợi cả thế gian,
Mất đi sự sống, trần gian nghĩa gì?
Con Người cứu thế từ bi,
Ban ân thưởng phạt, phụ tùy sống ngay.
Trả công nhân đức đời này,
Ngày sau vinh hiển, no say phúc lành.
So đo cuộc sống tranh dành,
Hướng về cùng đích, thực hành tin yêu.
Tình yêu Thiên Chúa cao siêu,
Đổ tràn ân phúc, thiên triều thánh ân.
THỨ BẢY, TUẦN 18 THƯỜNG NIÊN
(Đnl 6, 4-13; Mt 17, 14-19).
TRỪ TÀ
Một người quì gối van xin,
Chữa lành quỷ ám, con tin vào Ngài.
Kinh phong tác quái kéo dài,
Con trai chịu khổ, van nài Thầy thương.
Bệnh tình trầm trọng không lường,
Đẩy xô vào lửa, tìm đường hại thân.
Môn đồ không thể tới gần,
Đức tin yếu kém, rất cần ơn trên.
Hãy đem nó lại ngay bên,
Giê-su quát mắng, quỷ rên xuất liền.
Bấy giờ mộn đệ hỏi riêng,
Chúng con không thể, trừ viên quỷ này.
Quỷ ma ngạo ngược lắm thay,
Đức tin kiên vững, xua bày quỷ ra.
Chúa ban ân lượng hải hà,
Một lòng tin tưởng, mưa sa lộc trời.
Thực thi ý Chúa để sống muôn đời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:51 31/07/2018
Thực thi ý Chúa để sống muôn đời
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVIII – B
(Ga 6, 24 – 35)
Đoạn Tin Mừng hôm nay tiếp tục mô tả một đám đông số đàn ông chừng năm ngàn chưa kể đàn bà và con trẻ đi theo Chúa, họ đã được nghe Chúa giảng dạy, chữa lành bệnh tật, chứng kiến những phép lạ Chúa làm, nhất là được ăn bánh và cá no nê. Một ngày kết thúc, Chúa giục các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia. Tất nhiên là họ không thấy Chúa nữa, các môn đệ Chúa cũng không, nên họ cũng xuống thuyền hướng về Capharnaum để tìm gặp Chúa. Thấy Chúa họ hết sức vui mừng và ôn tồn hỏi Chúa : "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" (Ga 6, 25). Câu hỏi này không làm Chúa vui, nên Chúa buôn lời phán với họ rằng: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Họ đã cất công tìm Chúa, ấy vậy khi gặp chẳng thấy Chúa an ủi vỗ về lại nhận được lời quở trách tìm Chúa vì cái bụng, thật là buồn. Chúa khuyên họ : "Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 26). Chúa gợi lên nơi họ sự sống đời đời để dù ăn, dù uống hay làm bất cứ điều gì thì cũng phải nhắm tới mục tiêu tối hậu là sự sống đời đời, khiến họ khao khát thưa Chúa rằng : "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" (Ga 6, 28) Chúa Giêsu đáp : "Đây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến" (Ga 6, 29).
Từ trên cung thánh nhìn xuống dưới, bên trong và bao quanh nhà thờ giờ đây cũng có một đám đông với đủ mọi tầng lớp, đàn ông, đàn bà và con trẻ, chắc số đàn ông chừng vài trăm. Nếu trong Tin Mừng, những người tìm kiếm Chúa với những thái độ khác nhau : có người tìm Chúa vì đã được ăn bánh no nê, có người thì mong gặp Chúa là Đấng làm những dấu lạ, một số người khác lăng xăng đi tìm Chúa bởi họ có kinh nghiệm về sự hiệp thông thân tình với Chúa họ thưa Chúa rằng : "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh ấy luôn mãi" (Ga 6,34). Phần chúng ta, một câu hỏi được đặt ra cho chính chúng ta đang ngồi đây : Chúng ta đến đây để làm gì ? Chúng ta tin Chúa, tìm Chúa và theo Chúa vì điều gì ? Phải chăng là để được ăn bánh no nê ? Có người sẽ nói, chúng con đến tham dự Thánh lễ, đến tìm gặp Chúa chứ còn gì nữa. Phần lớn câu trả lời sẽ là như vậy. Chắc chắn Chúa Giêsu rất vui khi thấy chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm Chúa và đi theo Chúa.
Đúng, chúng ta đến đây tham dự Thánh lễ, xin ơn khỏe mạnh phần hồn, an lành phần xác, nhưng sự sống đời đời phải là mục tiêu chúng ta nhắm tới. Lời Chúa Giêsu nói với đám đông xưa kia, cũng là lời Chúa dạy chúng ta ngày hôm nay: "Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 27).
Chúng ta vẫn làm việc không ngừng đấy thôi, nhưng lời Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta. Ra công làm việc để có nhiều của cải thăng tiến bản thân, phục vụ gia đình, góp phần xây dựng xã hội và Giáo hội là điều chính đáng. Nhưng không thể làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm Chúa Nhật dẫn đến bỏ lễ Chúa Nhật và lễ trọng buộc, bỏ đọc kinh tối sớm là điều tối cần thiết cho sự sống đời đời. Hãy thực thi đức công bằng trong làm ăn, thuận mua vừa bán, đừng mùa thừa bán thiếu, đánh đổi trắng đen thu lời bất chính, có kiếm được lương thực dồi dào thì cũng hư nát và chỉ dành cho sự sống tạm bợ đời này. Lương thực không hư nát là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa là lương thực nuôi dưỡng phần linh hồn chúng ta, giúp chúng ta đạt đến cuộc sống vĩnh cửu sau này. Thứ lương thực cao quí ấy được ban bởi Đấng Hằng Sống. Mặc dù được trao ban cách miễn phí, nhưng muốn có được Bánh Hằng Sống ấy, con người phải làm việc, mà công việc Thiên Chúa muốn con người phải làm là hãy đến và tin vào Đức Ki-tô, vì "Ai đến với Ngài, không hề phải đói; ai tin vào Ngài, chẳng khát bao giờ" (x. Ga 6.35).
Người Do thái hỏi Chúa : "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" Xem ra không có liên quan gì đến "công việc của Thiên Chúa", nhưng vẫn có liên quan vì Chúa Giêsu mời gọi họ « ra công làm việc … công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến". Ra công làm việc nhưng hướng đến lương thực trường tồn đem lại sự sống đời đời, mà để có được sự sống ấy thì chúng ta phải nỗ lực tin vào Chúa Giêsu, tin đến độ lấy Chúa làm của ăn của chúng ta. Chính Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại : "Ai tin vào Người thì được sống muôn đời" ( Ga 3,15 ) ; "Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người" (Ga 20, 15). Vì thế, tin không còn là công việc, nhưng là công trình của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tự hiến mình làm của ăn cho chúng ta nơi Bí tích Thánh Thể. Tin là "ra công làm việc… vì của ăn vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 27).
Vậy, chúng ta hãy ra sức tìm những của ăn không hư nát là thánh ý Chúa, Lời Chúa, Mình Máu Thánh Chúa. Đừng để những lo lắng và cám dỗ thế gian làm chúng ta quên đi hay không dám sống cho những giá trị trường tồn này.
Lạy Chúa xin giúp chúng con hiểu rằng, đón nhận thánh ý Thiên Chúa là thứ lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh. Xin đừng để một ai trong chúng con lạc xa thứ lương thực cao quí này. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
HÃY TÌM BÁNH HẰNG SỐNG GIÊSU
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVIII – B
(Ga 6, 24 – 35)
Phúc Âm chương 6 Tin Mừng Gioan được đưa vào giữa năm phụng vụ, làm gián đoạn Tin Mừng Marcô đang được đọc trong mùa thường niên B. Khởi đi từ việc thấy dân chúng theo mình rất đông, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Họ theo Chúa vì cái bụng, Chúa không hài lòng nên trách móc : "Các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Chúa gợi lên cho họ lòng khát vọng tìm kiếm thay lương thực trường tồn là chính Chúa là tin vào Người (x. Ga 6).
Manna của ăn trong sa mạc
Nếu như vào một buổi sáng nọ, con cái Israel thấy có một thứ gì nho nhỏ mịn màng như sương muối phủ mặt đất, họ liền hỏi nhau: "Man hu? " Nghĩa là: "Cái gì đây? " (Xh 16, 14) Ngày hôm nay chúng ta cũng hỏi nhau Manna là cái gì?
Trong sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa đối với dân mà Ngài đã cưu mang và dẫn ra khỏi Ai cập. Trên hành trình về Đất Hứa để chứng tỏ tình thương và lòng thành tín của Chúa đối với dân giữa xa mạc khô cằn, Ngài đã ban cho họ Manna, theo Môsê, "Đó là bánh Thiên Chúa ban… làm của ăn" (Xh 16, 16), không chỉ làm lương thực đi đường mà còn giáo huấn họ về lòng yêu thương vô cùng của Chúa. Dân Israel vẫn quan niệm ông Môsê là người đã cho họ ăn bánh bởi trời, nhưng Chúa Giêsu đã chỉnh sửa lại là chính Thiên Chúa chứ không phải ông Môsê là Đấng cho họ của ăn trong sa mạc, đồng thời mời gọi họ nhìn nhận và tin vào chính Người là Bánh đích thực do Thiên Chúa của cha ông họ gửi đến lúc này đây.
Bánh Giêsu
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng được no nê tùy thích, tưởng rằng thời Mêssia đã đến, họ muốn tôn Chúa làm vua, nên tìm theo Chúa. Gặp họ, Chúa muốn họ đi xa hơn, đã mất công tìm kiếm, thì hãy "ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 27). Chúa gợi lên nơi họ lòng khát vọng trường tồn, khiến họ đặt câu hỏi : "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" (Ga 6, 28) Câu hỏi xem ra không có gì liên quan đến Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vẫn có một tương quan, đó là "công việc". Chúa chỉ cho họ: "Công việc của Thiên Chúa là các người hãy tin vào Đấng mà Ngài sai đến"(Ga 6, 29).
Ðức tin là điều căn bản. Đây không phải là theo một ý tưởng, một dự án, mà là gặp gỡ Chúa Giêsu, một người sống động, để cho mình được Chúa và Tin Mừng của Chúa lôi cuốn. Chúa Giêsu mời gọi dân chúng không dừng lại ở chân trời thuần túy nhân loại, nhưng mở rộng tới chân trời của Thiên Chúa, chân trời của niềm tin. Người chỉ đòi hỏi một công việc duy nhất là : tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa, nghĩa là "tin nơi Ðấng Thiên Chúa đã sai đến" (Ga 6, 29). Chúa Giêsu đã tự hiến chính mình, trở nên bánh đích thật, "bánh từ trời xuống", chính Người là Lời hằng sống của Chúa Cha. Gặp gỡ Người là chúng ta gặp gỡ Một Thiên Chúa hằng sống.
Thật không phải dễ để dân chúng tin vào Người, họ đòi dấu lạ, gợi nhớ manna, bánh mà cha ông họ đã ăn trong sa mạc. Để giúp họ hiểu ý nghĩa sâu xa của phép lạ Chúa Giêsu đã làm thỏa mãn một cách lạ lùng cái đói thể lý của họ, Người mời gọi họ đón nhận lời loan báo chính Người là bánh từ trời xuống (x. Ga 6, 41) làm cho họ thỏa mãn một cách vĩnh viễn. Nếu như cha ông họ trong hành trình dài trong sa mạc đã sống kinh nghiệm về thứ bánh từ trời xuống là manna dưỡng nuôi họ cho tới khi vào Đất Hứa. Giờ đây Chúa Giêsu nói về chính Người là "bánh từ trời xuống", có khả năng duy trì sự sống không phải chỉ trong một lúc hay một đoạn đường, mà luôn mãi. Người là lương thực ban sự sống vĩnh cửu, bởi vì Người là Con Một Thiên Chúa, ở trong lòng Thiên Chúa Cha, đến để trao ban cho con người sự sống tràn đầy, và đưa con người vào trong chính sự sống của Thiên Chúa. Chúa Giêsu khẳng định với họ rằng : "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ" (Ga 6, 35). Người là bánh từ trời xuống làm no thỏa cái đói tinh thần con người. Người là Lời của Thiên Chúa nhập thể làm no thỏa cái đói khát của linh hồn con người một cách vĩnh viễn.
Theo thánh Agustinô : "Chúa Giêsu khẳng định Người là bánh từ trời xuống, và mời gọi dân chúng tin vào Người. Thật ra, ăn bánh hằng sống có nghĩa là tin vào Chúa, ai ăn thì tin và ai tin thì ăn. Trong một cách vô hình họ được no thỏa, cũng như trong một cách vô hình họ tái sinh vào một cuộc sống sâu xa hơn, đích thật hơn; họ tái sinh từ bên trong, trong nơi sâu thẳm của họ, và họ trở nên một con người mới" (Omelie su Vangelo di Giovanni, 26,1).
Thánh Thể thần lương vượt thế trần
Nếu như trong sa mạc, manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, thì hôm nay lòng thương xót ấy là Đức Giêsu Kitô Con Một Chúa, Đấng tự hiến mình làm Thần Lương không chỉ nuôi sống linh hồn mà còn củng cố khả năng hướng thiện của người rước lấy. Manna xưa chỉ là phương tiện cứu đói tạm thời, nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức, đủ nghị lực vượt qua trần thế về tới quê trời vinh phúc. Trong sa mạc, manna chứng tỏ Chúa không bỏ dân của Chúa, ngày nay Chúa ở giữa Hội Thánh và trong thế giới bằng chính mình trong bí tích Thánh Thể. Nhờ Bí tích ThánhThể, người cô đơn tìm được nguồn an ủi ; người yếu đuối tìm được sức mạnh; người tội lỗi tìm được ơn tha thứ ; người đau yếu tìm được sự chữa lành ; người bất hạnh tìm được nghị lực tinh thần ; người hấp hối tìm được sự đỡ nâng ; người bị bỏ rơi tìm được nguồn tình yêu chất chứa đầy sự thông cảm và âu yếm… Và còn một ý nghĩa rất quan trọng, manna ngày xưa của ăn trong sa mạc, Thánh Thể thần lương vượt thế trần.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết ra đi tìm kiếm Chúa, biết quy tụ mọi sự về Chúa, biết tìm kiếm của ăn không hư nát là chính Chúa và đón rước Chúa hầu được sống muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVIII – B
(Ga 6, 24 – 35)
Đoạn Tin Mừng hôm nay tiếp tục mô tả một đám đông số đàn ông chừng năm ngàn chưa kể đàn bà và con trẻ đi theo Chúa, họ đã được nghe Chúa giảng dạy, chữa lành bệnh tật, chứng kiến những phép lạ Chúa làm, nhất là được ăn bánh và cá no nê. Một ngày kết thúc, Chúa giục các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia. Tất nhiên là họ không thấy Chúa nữa, các môn đệ Chúa cũng không, nên họ cũng xuống thuyền hướng về Capharnaum để tìm gặp Chúa. Thấy Chúa họ hết sức vui mừng và ôn tồn hỏi Chúa : "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" (Ga 6, 25). Câu hỏi này không làm Chúa vui, nên Chúa buôn lời phán với họ rằng: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Họ đã cất công tìm Chúa, ấy vậy khi gặp chẳng thấy Chúa an ủi vỗ về lại nhận được lời quở trách tìm Chúa vì cái bụng, thật là buồn. Chúa khuyên họ : "Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 26). Chúa gợi lên nơi họ sự sống đời đời để dù ăn, dù uống hay làm bất cứ điều gì thì cũng phải nhắm tới mục tiêu tối hậu là sự sống đời đời, khiến họ khao khát thưa Chúa rằng : "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" (Ga 6, 28) Chúa Giêsu đáp : "Đây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến" (Ga 6, 29).
Từ trên cung thánh nhìn xuống dưới, bên trong và bao quanh nhà thờ giờ đây cũng có một đám đông với đủ mọi tầng lớp, đàn ông, đàn bà và con trẻ, chắc số đàn ông chừng vài trăm. Nếu trong Tin Mừng, những người tìm kiếm Chúa với những thái độ khác nhau : có người tìm Chúa vì đã được ăn bánh no nê, có người thì mong gặp Chúa là Đấng làm những dấu lạ, một số người khác lăng xăng đi tìm Chúa bởi họ có kinh nghiệm về sự hiệp thông thân tình với Chúa họ thưa Chúa rằng : "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh ấy luôn mãi" (Ga 6,34). Phần chúng ta, một câu hỏi được đặt ra cho chính chúng ta đang ngồi đây : Chúng ta đến đây để làm gì ? Chúng ta tin Chúa, tìm Chúa và theo Chúa vì điều gì ? Phải chăng là để được ăn bánh no nê ? Có người sẽ nói, chúng con đến tham dự Thánh lễ, đến tìm gặp Chúa chứ còn gì nữa. Phần lớn câu trả lời sẽ là như vậy. Chắc chắn Chúa Giêsu rất vui khi thấy chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm Chúa và đi theo Chúa.
Đúng, chúng ta đến đây tham dự Thánh lễ, xin ơn khỏe mạnh phần hồn, an lành phần xác, nhưng sự sống đời đời phải là mục tiêu chúng ta nhắm tới. Lời Chúa Giêsu nói với đám đông xưa kia, cũng là lời Chúa dạy chúng ta ngày hôm nay: "Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 27).
Chúng ta vẫn làm việc không ngừng đấy thôi, nhưng lời Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta. Ra công làm việc để có nhiều của cải thăng tiến bản thân, phục vụ gia đình, góp phần xây dựng xã hội và Giáo hội là điều chính đáng. Nhưng không thể làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm Chúa Nhật dẫn đến bỏ lễ Chúa Nhật và lễ trọng buộc, bỏ đọc kinh tối sớm là điều tối cần thiết cho sự sống đời đời. Hãy thực thi đức công bằng trong làm ăn, thuận mua vừa bán, đừng mùa thừa bán thiếu, đánh đổi trắng đen thu lời bất chính, có kiếm được lương thực dồi dào thì cũng hư nát và chỉ dành cho sự sống tạm bợ đời này. Lương thực không hư nát là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa là lương thực nuôi dưỡng phần linh hồn chúng ta, giúp chúng ta đạt đến cuộc sống vĩnh cửu sau này. Thứ lương thực cao quí ấy được ban bởi Đấng Hằng Sống. Mặc dù được trao ban cách miễn phí, nhưng muốn có được Bánh Hằng Sống ấy, con người phải làm việc, mà công việc Thiên Chúa muốn con người phải làm là hãy đến và tin vào Đức Ki-tô, vì "Ai đến với Ngài, không hề phải đói; ai tin vào Ngài, chẳng khát bao giờ" (x. Ga 6.35).
Người Do thái hỏi Chúa : "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" Xem ra không có liên quan gì đến "công việc của Thiên Chúa", nhưng vẫn có liên quan vì Chúa Giêsu mời gọi họ « ra công làm việc … công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến". Ra công làm việc nhưng hướng đến lương thực trường tồn đem lại sự sống đời đời, mà để có được sự sống ấy thì chúng ta phải nỗ lực tin vào Chúa Giêsu, tin đến độ lấy Chúa làm của ăn của chúng ta. Chính Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại : "Ai tin vào Người thì được sống muôn đời" ( Ga 3,15 ) ; "Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người" (Ga 20, 15). Vì thế, tin không còn là công việc, nhưng là công trình của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tự hiến mình làm của ăn cho chúng ta nơi Bí tích Thánh Thể. Tin là "ra công làm việc… vì của ăn vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 27).
Vậy, chúng ta hãy ra sức tìm những của ăn không hư nát là thánh ý Chúa, Lời Chúa, Mình Máu Thánh Chúa. Đừng để những lo lắng và cám dỗ thế gian làm chúng ta quên đi hay không dám sống cho những giá trị trường tồn này.
Lạy Chúa xin giúp chúng con hiểu rằng, đón nhận thánh ý Thiên Chúa là thứ lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh. Xin đừng để một ai trong chúng con lạc xa thứ lương thực cao quí này. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
HÃY TÌM BÁNH HẰNG SỐNG GIÊSU
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVIII – B
(Ga 6, 24 – 35)
Phúc Âm chương 6 Tin Mừng Gioan được đưa vào giữa năm phụng vụ, làm gián đoạn Tin Mừng Marcô đang được đọc trong mùa thường niên B. Khởi đi từ việc thấy dân chúng theo mình rất đông, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Họ theo Chúa vì cái bụng, Chúa không hài lòng nên trách móc : "Các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Chúa gợi lên cho họ lòng khát vọng tìm kiếm thay lương thực trường tồn là chính Chúa là tin vào Người (x. Ga 6).
Manna của ăn trong sa mạc
Nếu như vào một buổi sáng nọ, con cái Israel thấy có một thứ gì nho nhỏ mịn màng như sương muối phủ mặt đất, họ liền hỏi nhau: "Man hu? " Nghĩa là: "Cái gì đây? " (Xh 16, 14) Ngày hôm nay chúng ta cũng hỏi nhau Manna là cái gì?
Trong sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa đối với dân mà Ngài đã cưu mang và dẫn ra khỏi Ai cập. Trên hành trình về Đất Hứa để chứng tỏ tình thương và lòng thành tín của Chúa đối với dân giữa xa mạc khô cằn, Ngài đã ban cho họ Manna, theo Môsê, "Đó là bánh Thiên Chúa ban… làm của ăn" (Xh 16, 16), không chỉ làm lương thực đi đường mà còn giáo huấn họ về lòng yêu thương vô cùng của Chúa. Dân Israel vẫn quan niệm ông Môsê là người đã cho họ ăn bánh bởi trời, nhưng Chúa Giêsu đã chỉnh sửa lại là chính Thiên Chúa chứ không phải ông Môsê là Đấng cho họ của ăn trong sa mạc, đồng thời mời gọi họ nhìn nhận và tin vào chính Người là Bánh đích thực do Thiên Chúa của cha ông họ gửi đến lúc này đây.
Bánh Giêsu
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng được no nê tùy thích, tưởng rằng thời Mêssia đã đến, họ muốn tôn Chúa làm vua, nên tìm theo Chúa. Gặp họ, Chúa muốn họ đi xa hơn, đã mất công tìm kiếm, thì hãy "ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời" (Ga 6, 27). Chúa gợi lên nơi họ lòng khát vọng trường tồn, khiến họ đặt câu hỏi : "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" (Ga 6, 28) Câu hỏi xem ra không có gì liên quan đến Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vẫn có một tương quan, đó là "công việc". Chúa chỉ cho họ: "Công việc của Thiên Chúa là các người hãy tin vào Đấng mà Ngài sai đến"(Ga 6, 29).
Ðức tin là điều căn bản. Đây không phải là theo một ý tưởng, một dự án, mà là gặp gỡ Chúa Giêsu, một người sống động, để cho mình được Chúa và Tin Mừng của Chúa lôi cuốn. Chúa Giêsu mời gọi dân chúng không dừng lại ở chân trời thuần túy nhân loại, nhưng mở rộng tới chân trời của Thiên Chúa, chân trời của niềm tin. Người chỉ đòi hỏi một công việc duy nhất là : tiếp nhận chương trình của Thiên Chúa, nghĩa là "tin nơi Ðấng Thiên Chúa đã sai đến" (Ga 6, 29). Chúa Giêsu đã tự hiến chính mình, trở nên bánh đích thật, "bánh từ trời xuống", chính Người là Lời hằng sống của Chúa Cha. Gặp gỡ Người là chúng ta gặp gỡ Một Thiên Chúa hằng sống.
Thật không phải dễ để dân chúng tin vào Người, họ đòi dấu lạ, gợi nhớ manna, bánh mà cha ông họ đã ăn trong sa mạc. Để giúp họ hiểu ý nghĩa sâu xa của phép lạ Chúa Giêsu đã làm thỏa mãn một cách lạ lùng cái đói thể lý của họ, Người mời gọi họ đón nhận lời loan báo chính Người là bánh từ trời xuống (x. Ga 6, 41) làm cho họ thỏa mãn một cách vĩnh viễn. Nếu như cha ông họ trong hành trình dài trong sa mạc đã sống kinh nghiệm về thứ bánh từ trời xuống là manna dưỡng nuôi họ cho tới khi vào Đất Hứa. Giờ đây Chúa Giêsu nói về chính Người là "bánh từ trời xuống", có khả năng duy trì sự sống không phải chỉ trong một lúc hay một đoạn đường, mà luôn mãi. Người là lương thực ban sự sống vĩnh cửu, bởi vì Người là Con Một Thiên Chúa, ở trong lòng Thiên Chúa Cha, đến để trao ban cho con người sự sống tràn đầy, và đưa con người vào trong chính sự sống của Thiên Chúa. Chúa Giêsu khẳng định với họ rằng : "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ" (Ga 6, 35). Người là bánh từ trời xuống làm no thỏa cái đói tinh thần con người. Người là Lời của Thiên Chúa nhập thể làm no thỏa cái đói khát của linh hồn con người một cách vĩnh viễn.
Theo thánh Agustinô : "Chúa Giêsu khẳng định Người là bánh từ trời xuống, và mời gọi dân chúng tin vào Người. Thật ra, ăn bánh hằng sống có nghĩa là tin vào Chúa, ai ăn thì tin và ai tin thì ăn. Trong một cách vô hình họ được no thỏa, cũng như trong một cách vô hình họ tái sinh vào một cuộc sống sâu xa hơn, đích thật hơn; họ tái sinh từ bên trong, trong nơi sâu thẳm của họ, và họ trở nên một con người mới" (Omelie su Vangelo di Giovanni, 26,1).
Thánh Thể thần lương vượt thế trần
Nếu như trong sa mạc, manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, thì hôm nay lòng thương xót ấy là Đức Giêsu Kitô Con Một Chúa, Đấng tự hiến mình làm Thần Lương không chỉ nuôi sống linh hồn mà còn củng cố khả năng hướng thiện của người rước lấy. Manna xưa chỉ là phương tiện cứu đói tạm thời, nay Mình Máu Thánh Chúa là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức, đủ nghị lực vượt qua trần thế về tới quê trời vinh phúc. Trong sa mạc, manna chứng tỏ Chúa không bỏ dân của Chúa, ngày nay Chúa ở giữa Hội Thánh và trong thế giới bằng chính mình trong bí tích Thánh Thể. Nhờ Bí tích ThánhThể, người cô đơn tìm được nguồn an ủi ; người yếu đuối tìm được sức mạnh; người tội lỗi tìm được ơn tha thứ ; người đau yếu tìm được sự chữa lành ; người bất hạnh tìm được nghị lực tinh thần ; người hấp hối tìm được sự đỡ nâng ; người bị bỏ rơi tìm được nguồn tình yêu chất chứa đầy sự thông cảm và âu yếm… Và còn một ý nghĩa rất quan trọng, manna ngày xưa của ăn trong sa mạc, Thánh Thể thần lương vượt thế trần.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết ra đi tìm kiếm Chúa, biết quy tụ mọi sự về Chúa, biết tìm kiếm của ăn không hư nát là chính Chúa và đón rước Chúa hầu được sống muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Gracias: lên án Ủy ban kêu gọi cấm Xưng tội như là việc chống lại tự do tôn giáo
Thanh Quảng sdb
01:32 31/07/2018
Đức Hồng Y Gracias: lên án Ủy ban kêu gọi cấm Xưng tội (Hòa giải) như là việc chống lại tự do tôn giáo
Sau một vụ bê bối về tình dục xảy ra trong Giáo hội Chính thống, Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia đề nghị chính phủ Ấn Độ cấm việc cử hành Bí tích Xưng tội trong tất cả các Giáo hội Kitô giáo.
Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) của chính phủ đã kêu gọi bãi bỏ việc cử hành Bí tích Giải tội, Giáo hội cho rằng việc này nói lên việc can dự quá đáng vào lãnh vực thiêng liêng của đời sống Kitô giáo.
Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia (NCW) yêu cầu chính phủ Ấn sau vụ bê bối xảy ra vào tháng trước ở tiểu bang Kerala, miền nam Ấn Độ liên quan đến 4 linh mục trong Giáo hội chính thống Malankara Syria, bị cáo buộc là đã lợi dụng lời thú tội của một phụ nữ đã lập gia đình qua tòa giải tội để tống tiền và lạm dụng tình dục cô ấy.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI) đã công bố một thông cáo báo chí ngày 27 tháng 7 cho rằng yêu cầu của ủy ban là vô lý.
Sự thánh thiện của Bí tích
Theo đài Vatican hôm thứ Hai ngày 30/7, Đức Hồng Y Gracias cũng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CCBI), bao gồm các Giám mục Ấn thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh cũng như Chính thống và Chủ tịch Liên đoàn các Giám mục Châu Á (FABC), cùng tuyên bố rằng "yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) là một sai lầm, thiếu sự hiểu biết về bản chất, ý nghĩa, sự thiêng liêng và tầm quan trọng của Bí tích này đối với các tín hữu."
Vi phạm quyền tự do tôn giáo
Đức Hồng Y Gracias nói Giáo Hội Công Giáo rất ư là "cẩn thận và có luật lệ rất nghiêm ngặt để ngăn chặn bất kỳ một vi phạm nào liên quan tới bí tích này." Một lệnh cấm như vậy, ngài nói, sẽ là một sự vi phạm trực tiếp về quyền tự do tôn giáo được hiến pháp bảo đảm. "Tôi cảm thấy đây là một hành vi xâm phạm nhân quyền của dân chúng."
Theo ngài: “hàng triệu người trên khắp thế giới, qua nhiều thế kỷ, đã làm chứng cho những lợi ích thiêng liêng họ cảm nghiệm được sau mỗi lần lãnh nhận Bí tích này qua đó ân sủng, sự tha thứ và bình an mà họ đã trải qua như là kết quả của việc xưng tội.
Giáo hội và quyền lợi của nữ giới
Đức Hồng Y Gracias nói việc cấm cản trên là một "đòi hỏi vô lý", Ngài hy vọng chính phủ chắc chắn sẽ phủ quyết nó!
Vị Hồng Y 73 tuổi này lưu ý rằng lời mời gọi và đề nghị của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) dựa trên một vài sự cố trong Giáo hội Chính thống Malankara, và nhiều vấn đề khác liên quan đến phụ nữ trong nước mà Giáo hội đang làm việc và mong giải quyết các vấn đề như phụ nữ bị bạo hành, sự an nguy của phụ nữ, việc phòng ngừa bạo lực gia đình, xây dựng năng lực và hệ thống cứu hộ cho phụ nữ bị đánh đập.
Lạc quan
Mặc dù bà Sharma không ngưng lời để nghị, Đức Hồng Y Gracias vẫn lạc quan cho rằng “không khí bây giờ tốt hơn nhiều”, tuy vị chủ tịch của ủy ban đã không lặp lại lệnh cấm mà vẫn khăng khăng giữ lệnh cấm. "Ngay cả một bộ trưởng trong chính phủ đã tiết lộ rằng ông không đồng ý với yêu cầu này".
Phong trào phản đối
Một phong trào tập chung nhiều tiếng nói khác nhau để bênh vực ý kiến của Đức Hồng Y Gracias, phản đối luật cấm việc cử hành Bí tích này!
Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Đức Tổng Giám Mục Trivandrum, nói không ai có thể nghi ngờ các quyền hiến pháp của các sắc tộc thiểu số đang làm xáo trộn các phong tục tập quán tôn giáo.
Đức Hồng Y Cleemis, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Syro-Malankara phát biểu: “Ta không thể khái quát một điều gì đó được rút tỉa từ một vài sự cố. Nếu có tội, thì luật lãnh thổ phải xử cho biết phải trái. Ta không thể đổ lỗi cho việc thực hành tôn giáo gây ra.” Đức Hồng Y muốn biết chính phủ Liên minh nói gì về quan điểm của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW).
Hội đồng Giám mục Công Giáo Kerala (KCBC) cũng cho biết yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) đã làm tổn thương tình thông cảm tôn giáo với các nhóm thiểu số Kitô giáo của quốc gia.
Phát ngôn viên của KCBC là linh mục Varghese Vallikkatt cho hay: Chúng tôi mạnh mẽ lên án khuyến nghị này là không chính đáng và vi phạm danh dự và sự tín nhiệm của cộng đồng Kitô hữu”.
Đức Tổng Giám Mục Soosai Pakiam của Trivandrum cho biết “Chủ tịch của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) không nên ra luật lệ phải bãi bỏ điều này điều kia trong tôn giáo (như bỏ việc thực hành Bí tích Giải tội)”.
Bà Sharma, ở Kerala tuần trước đã gặp gỡ các nạn nhân của cuộc lạm dụng tình dục của các linh mục, cho biết nhiều người nói với cô rằng những lời thú tội trong việc xưng tội hay bị một số linh mục lợi dụng để khai thác các tín hữu của mình, đặc biệt là phụ nữ.
Đức Tổng Giám Mục Leo Cornelio của Bhopal nói rằng ủy ban không có lý do gì để kêu gọi “việc bãi bỏ một điều gì đó mà Giáo hội coi là thiêng liêng, chỉ vì có ai đó đã làm gì sai lầm”.
George Kurian, Phó Chủ tịch Ủy ban Sắc tộc của Chính phủ cũng chỉ trích yêu cầu của của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) trong một cuộc thảo luận trên truyền hình về Hiến pháp Ấn có viết "bảo đảm một số quyền lợi đối với những người thiểu số." Những tuyên cáo đó có thể tạo ra “sự hiểu lầm giữa các cộng đồng thiểu số”! Phát ngôn viên của Syro-Malabar, ông Fritz Poochakat, đã chỉ trích bà Sharma, khi đặt câu hỏi về việc nếu mỗi người lấy tư cách hiến pháp có thể đưa ra những điều lệ này nọ thì xã hội sẽ ra sao! “Cô ấy không thể làm tổn thương tình cảm của một cộng đồng như thế này. Hy vọng chính phủ sẽ phủ quyết đề nghị của cô một cách mạnh mẽ và minh chính.
Sau một vụ bê bối về tình dục xảy ra trong Giáo hội Chính thống, Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia đề nghị chính phủ Ấn Độ cấm việc cử hành Bí tích Xưng tội trong tất cả các Giáo hội Kitô giáo.
Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) của chính phủ đã kêu gọi bãi bỏ việc cử hành Bí tích Giải tội, Giáo hội cho rằng việc này nói lên việc can dự quá đáng vào lãnh vực thiêng liêng của đời sống Kitô giáo.
Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ Quốc gia (NCW) yêu cầu chính phủ Ấn sau vụ bê bối xảy ra vào tháng trước ở tiểu bang Kerala, miền nam Ấn Độ liên quan đến 4 linh mục trong Giáo hội chính thống Malankara Syria, bị cáo buộc là đã lợi dụng lời thú tội của một phụ nữ đã lập gia đình qua tòa giải tội để tống tiền và lạm dụng tình dục cô ấy.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI) đã công bố một thông cáo báo chí ngày 27 tháng 7 cho rằng yêu cầu của ủy ban là vô lý.
Sự thánh thiện của Bí tích
Theo đài Vatican hôm thứ Hai ngày 30/7, Đức Hồng Y Gracias cũng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CCBI), bao gồm các Giám mục Ấn thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh cũng như Chính thống và Chủ tịch Liên đoàn các Giám mục Châu Á (FABC), cùng tuyên bố rằng "yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) là một sai lầm, thiếu sự hiểu biết về bản chất, ý nghĩa, sự thiêng liêng và tầm quan trọng của Bí tích này đối với các tín hữu."
Vi phạm quyền tự do tôn giáo
Đức Hồng Y Gracias nói Giáo Hội Công Giáo rất ư là "cẩn thận và có luật lệ rất nghiêm ngặt để ngăn chặn bất kỳ một vi phạm nào liên quan tới bí tích này." Một lệnh cấm như vậy, ngài nói, sẽ là một sự vi phạm trực tiếp về quyền tự do tôn giáo được hiến pháp bảo đảm. "Tôi cảm thấy đây là một hành vi xâm phạm nhân quyền của dân chúng."
Theo ngài: “hàng triệu người trên khắp thế giới, qua nhiều thế kỷ, đã làm chứng cho những lợi ích thiêng liêng họ cảm nghiệm được sau mỗi lần lãnh nhận Bí tích này qua đó ân sủng, sự tha thứ và bình an mà họ đã trải qua như là kết quả của việc xưng tội.
Giáo hội và quyền lợi của nữ giới
Đức Hồng Y Gracias nói việc cấm cản trên là một "đòi hỏi vô lý", Ngài hy vọng chính phủ chắc chắn sẽ phủ quyết nó!
Vị Hồng Y 73 tuổi này lưu ý rằng lời mời gọi và đề nghị của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) dựa trên một vài sự cố trong Giáo hội Chính thống Malankara, và nhiều vấn đề khác liên quan đến phụ nữ trong nước mà Giáo hội đang làm việc và mong giải quyết các vấn đề như phụ nữ bị bạo hành, sự an nguy của phụ nữ, việc phòng ngừa bạo lực gia đình, xây dựng năng lực và hệ thống cứu hộ cho phụ nữ bị đánh đập.
Lạc quan
Mặc dù bà Sharma không ngưng lời để nghị, Đức Hồng Y Gracias vẫn lạc quan cho rằng “không khí bây giờ tốt hơn nhiều”, tuy vị chủ tịch của ủy ban đã không lặp lại lệnh cấm mà vẫn khăng khăng giữ lệnh cấm. "Ngay cả một bộ trưởng trong chính phủ đã tiết lộ rằng ông không đồng ý với yêu cầu này".
Phong trào phản đối
Một phong trào tập chung nhiều tiếng nói khác nhau để bênh vực ý kiến của Đức Hồng Y Gracias, phản đối luật cấm việc cử hành Bí tích này!
Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Đức Tổng Giám Mục Trivandrum, nói không ai có thể nghi ngờ các quyền hiến pháp của các sắc tộc thiểu số đang làm xáo trộn các phong tục tập quán tôn giáo.
Đức Hồng Y Cleemis, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Syro-Malankara phát biểu: “Ta không thể khái quát một điều gì đó được rút tỉa từ một vài sự cố. Nếu có tội, thì luật lãnh thổ phải xử cho biết phải trái. Ta không thể đổ lỗi cho việc thực hành tôn giáo gây ra.” Đức Hồng Y muốn biết chính phủ Liên minh nói gì về quan điểm của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW).
Hội đồng Giám mục Công Giáo Kerala (KCBC) cũng cho biết yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) đã làm tổn thương tình thông cảm tôn giáo với các nhóm thiểu số Kitô giáo của quốc gia.
Phát ngôn viên của KCBC là linh mục Varghese Vallikkatt cho hay: Chúng tôi mạnh mẽ lên án khuyến nghị này là không chính đáng và vi phạm danh dự và sự tín nhiệm của cộng đồng Kitô hữu”.
Đức Tổng Giám Mục Soosai Pakiam của Trivandrum cho biết “Chủ tịch của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) không nên ra luật lệ phải bãi bỏ điều này điều kia trong tôn giáo (như bỏ việc thực hành Bí tích Giải tội)”.
Bà Sharma, ở Kerala tuần trước đã gặp gỡ các nạn nhân của cuộc lạm dụng tình dục của các linh mục, cho biết nhiều người nói với cô rằng những lời thú tội trong việc xưng tội hay bị một số linh mục lợi dụng để khai thác các tín hữu của mình, đặc biệt là phụ nữ.
Đức Tổng Giám Mục Leo Cornelio của Bhopal nói rằng ủy ban không có lý do gì để kêu gọi “việc bãi bỏ một điều gì đó mà Giáo hội coi là thiêng liêng, chỉ vì có ai đó đã làm gì sai lầm”.
George Kurian, Phó Chủ tịch Ủy ban Sắc tộc của Chính phủ cũng chỉ trích yêu cầu của của Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (NCW) trong một cuộc thảo luận trên truyền hình về Hiến pháp Ấn có viết "bảo đảm một số quyền lợi đối với những người thiểu số." Những tuyên cáo đó có thể tạo ra “sự hiểu lầm giữa các cộng đồng thiểu số”! Phát ngôn viên của Syro-Malabar, ông Fritz Poochakat, đã chỉ trích bà Sharma, khi đặt câu hỏi về việc nếu mỗi người lấy tư cách hiến pháp có thể đưa ra những điều lệ này nọ thì xã hội sẽ ra sao! “Cô ấy không thể làm tổn thương tình cảm của một cộng đồng như thế này. Hy vọng chính phủ sẽ phủ quyết đề nghị của cô một cách mạnh mẽ và minh chính.
Linh Mục dự thi Britain’s Got Talents hy vọng Đức Phanxicô sẽ phát động nhiều ơn gọi mới cho Ái Nhĩ Lan
Vũ Văn An
01:38 31/07/2018
Ký giả Filipe Domingues của tạp chí Crux, ngày 30 tháng Bẩy qua, đã đích thân phỏng vấn Cha Ray Kelly, người gần đây nổi tiếng nhờ xuất hiện trên chương trình Britain’s Got Talents của Simon Cowel với bài hát làm rung động nhiều người “Everybody Hurts” của R.E.M.
Vị linh mục nói trên, thực ra, đã nổi tiếng về ca hát từ lâu, ít nhất cũng từ năm 2014, khi buổi trình diễn của ngài được phổ biết cực kỳ nhanh chóng và rộng rãi trên Internet, trong đó, ngài hát bài “Hallelujah” cải biến của Leonard Cohen, nhân một đám cưới. Cuốn video đó đã được tới hơn 64 triệu người coi trên Youtube.
Cha cho hay cha khám phá ra ơn gọi làm linh mục của cha sau chuyến tông du Ái Nhĩ Lan năm 1979 của Đức Gioan Phaolô II. Bởi thế, cha mong chuyến viếng thăm Ái Nhĩ Lan trong tháng Tám sắp tới cũng sẽ phát động nhiều ơn gọi mới.
Vị cha xứ 67 tuổi của giáo xứ St Brigid và St Mary ở Oldcastle, County Meath, Aí Nhĩ Lan, cho rằng “người ta hiện không được hài lòng nhiều đối với Giáo Hội. Chắc chắn vì thế ơn gọi đã đi xuống. "Nhưng tôi hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi tới vào tháng sau, sẽ giúp một tay”. Ngài nghĩ tình hình của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan không tệ như người ta nghĩ.
Lần lên Britain’s Got Talents lần này, cha chỉ đạt được mức bán kết, nhưng cha rất vui với thành quả này. Cha tin rằng trải nghiệm này không những khiến cha trở thành một chấn động trên liên mạng mà còn thay đổi cả thừa tác vụ của cha nữa. Cha đã nối vòng tay lớn với những người đau khổ và động viên họ đứng vững.
Cha kể lại trường hợp điển hình “Một mệnh phụ kia gửi cho tôi 1 e-mail. Bà bị chứng đau nhức kinh niên đã lâu và từng viết thư tỏ ý tự tử. Bà bảo tôi: ‘con vào Youtube và thấy cha hát bài ‘Everybody Hurts’ và Chúa Thánh Thần tràn ngập lòng con. Con đang sống trong đau đớn, nhưng con cũng đang sống trong hy vọng’”.
Về các kế hoạch tương lai, Cha Kelly tiết lộ rằng ngài sẵn sàng hát cho Đức Phanxicô nghe nhân Cuộc Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới, như ngài từng hát cho Đức Gioan Phaolô II nghe. Nhưng không nhận được giấy mời. Tuy nhiên, ngài dự định thực hiện một chuyến lưu diễn tại Hoa Kỳ vào tháng Chín này.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của Domingues với Cha Kelly:
Cái duyên Youtube
Trước nhất cha kể về cái duyên lên youtube: “tôi có một đám cưới tại giáo xứ của tôi ở đây, ở Oldcastle, và điều này không có gì lạ cả, vì tôi vẫn thường làm như thế. Giáo xứ này là một địa điểm được nhiều người biết. Đám cưới này diễn ra ngày 5 tháng Tư năm 2014, một ngày thứ Bẩy. Chàng rể và nàng dâu đến từ Dublin và Cookstown. Họ chọn nhà thờ của tôi vì tiệc cưới của họ diễn ra tại 1 khách sạn gần đó".
"Tại buổi tập dượt, ít ngày trước đó, chúng tôi đã hoàn tất mọi điều. Thông thường, nếu họ là một cặp ở địa phương, chắc hẳn họ sẽ nói ‘thưa cha, cha phải hát một bài hát cho đám cưới nho nhỏ của chúng con’. Nhưng cặp này không nói thế vì họ không phải người địa phương”.
Ý cha muốn nói: họ không hề biết cha vốn có tiếng hát hay. Bởi thế “sau buổi tập dượt lễ cưới, tôi nói với họ: ‘cha có thể hát cho các con một bài hát’. Họ nhìn nhau, có ý hoài nghi, có lẽ nghĩ ‘Ông cha này nói chi vậy?’. Nhưng tôi giả thiết là họ nghe rõ thông điệp của tôi. Do đó, trước phép lành sau cùng của nghi thức hôn phối, tôi tiến lên phía máy micro và bắt đầu hát dịch bản tôi đã sửa đôi chút bài ca ‘Hallelujah’ của Leonard Cohen, lồng tên cô dâu chú rể vào đó. Tôi vốn làm thế nhiều lần rồi".
“Mấy ngày sau đám cưới, một ngày thứ Ba, cặp đó gửi cho tôi một e-mail cám ơn về lễ cưới đáng yêu và bài hát đầy ngạc nhiên. Họ cho biết bài hát đã đăng trên Youtube và họ gửi cho tôi một đường link. Lúc ấy, tôi chưa thông thạo với Youtube chút nào".
“Tôi xem video đó mấy lần và nghĩ ‘Chúa ơi! Giọng hát đó từ đâu mà có vậy?’ Rồi điện thoại reo cho biết ‘Cha Ray ơi, cha ở trên Facebook! Cha ở trên Twitter! Và cha có 1 ngàn hits, 2 ngàn hits!’Cứ thế cứ thế mãi. Và hiện nay hơn 62 triệu hits trên Youtube. Câu truyện bắt đầu như thế đó!”
Rồi truyền hình đến, truyền thanh mời, phỏng vấn trên báo chí, miết cha phải nói với họ: “đủ rồi, để tôi lo Tuần Thánh”, nhưng sau Tuần Thánh, câu truyện lại tái tục, và qua thứ hai và thứ ba tuần Phục Sinh, video lại nhận được 10, 15 triệu hits.
Chưa hết, Universal Music và Sony Music gõ cửa nhà cha đề nghị ghi âm một album. Cha trộm nghĩ “Chuyện này rồi sẽ đi đến đâu đây? Nó chẳng quen thuộc gì ráo trọi. Tôi như con chiên không người chăn! Lạc lối rồi. Tôi điện thoại cho một người bạn vốn là một luật sư và ông ta cố vấn cho tôi. Tôi liên lạc với một người khác vốn quen với việc thương lượng khế ước ghi âm. Cuối cùng, tôi e-mail cho họ ở Vienna. Họ rất lo lắng khi thực hiện việc ghi âm với tôi. Chúng tôi gặp nhau ở Đức và, sau đó, chúng tôi thỏa thuận ghi cuốn album. Nhưng tôi bảo ‘vì tôi khá bận việc giáo xứ, nên thử ghi âm ở tại nhà tôi xem có tốt hơn không?’ Cuối cùng, họ đã dựng một phòng thu ngay tại phòng khách của tôi ở đây”.
Cuốn album trên ra đời vào lễ Giáng Sinh 2014, tựa là “Where I belong” gồm tuyển tập các bài hát Ái Nhĩ Lan, các bài hát nổi danh của các nghệ sĩ khác, và “một số bài hát viết riêng cho tôi. Chúng tôi không chắc mình có được phép của Leonard Cohen để ghi âm bài ‘Hallelujah’ với lời ca đám cưới hay không. Nhưng cuối cùng, có lời cho hay chúng tôi được phép gi âm, quả là tuyệt”.
“Trong khi ấy, một bài ca đám cưới khác đã được viết riêng cho tôi, tựa là 'Together Forever'. Một bài khác nữa, tựa là 'Where I belong' cũng đã được đặc biệt viết riêng cho tôi. Cuốn album được bán hàng triệu (platinum) tại Ái Nhĩ Lan và được mua rất nhiều ở Hoa Kỳ và nhiều nơi khác”.
Cha vẫn chu toàn bổn phận một cha xứ. Lên London nhiều lần để được phỏng vấn; qua lại Đức cũng một số lần. “Năm ngoái, tôi sống ở Hoa Kỳ 5 tuần, thực hiện 10 tới 12 buổi hòa nhạc khắp nước..."
Tham dự Briatin's Got Talents
Về việc tham dự Britain’s Got Talents năm nay, cha cho hay: “họ điện thoại cho tôi mấy lần về việc tham gia cuộc thi. Và tôi hơi do dự. Quan điểm cá nhân của tôi là đây chỉ là chuyện của mấy giám khảo và cách họ phản ứng, đâu hẳn chuyện tài năng chi. Tôi suy nghĩ cả một năm trời. Thế rồi tôi nghĩ lên ITV và TV3 cũng có thể tốt thôi. Do đó, họ lại tiếp xúc với tôi và tôi trả lời ‘OK, chúng ta làm thử đi’. Quả là một trải nghiệm tuyệt vời, và tôi phải nói ngay, là một trong các trải nghiệm tích cực trong đời tôi”.
Và cha đã hát bài “Everybody Hurts” và nó cũng được truyền đi nhanh như vi khuẩn. Simon Cowel cho hay đó là một trong các buổi thi loại (auditions) thích thú nhất của ông. Các giám khảo khác cũng có phản ứng tích cực tương tự.
Cha cho biết cảm tưởng khi hát bài trên trong cuộc thi: “Tôi hát bài trên nhiều lần trước đó. Nhưng có một chỗ dừng lại, chỉ chừng 2 hay 3 giây... Bình thường, khi bạn hát một bài hát và người ta thích nó thì họ thường đứng dậy trước khi bạn chấm dứt. Nhưng trong trường hợp này, chỗ dừng chỉ xẩy ra khi tôi chấm dứt nốt cuối cùng của bài hát. Tôi dừng lại. Lâu như 2 hay 3 tiếng đồng hồ! Và tôi cảm thấy ‘Chuyện gì diễn ra đây? Xéo đi cho rồi. Này Ray, cút về nhà và câm mồm cho yên”.
“Nhưng rồi Simon đứng lên và bắt đầu vỗ tay. Họ đứng cả lên, vỗ tay vang đội, các giám khảo khác... Tôi bắt đầu thấy lúng túng, lúc ấy! Tôi bắt đầu rúng động. Quả là một phản ứng kỳ diệu đối với một bài ca. Tôi đã không qua tới kỳ bán kết, nhưng không hề hối tiếc”.
Trong lần thi sau, cha hát bài “Go Rest High on That Mountain”, một bài do Vince Gill sáng tác sau khi em trai của anh ta qua đời vì dùng thuốc qua liều lượng. Cha gặp bài hát này sau khi em gái cha chết vì bị ung thư, cách nay chừng 2 năm rưỡi. “Tôi thấy bài ca đầy an ủi. Đôi khi tôi hát nó tại các buổi hòa nhạc để tặng những người mất người thân vì ung thư. Dù sao, nó cũng không tới được kỳ chung kết, nhưng tôi không ân hận chi. Đây là một trong các trải nghiệm tuyệt vời của tôi”.
Cha cho hay rất có thể là do bài hát. Một trong các giám khảo cho hay cô chưa bao giờ nghe bài hát trước đây. Một số người được nghe. Simon Cowel nói chọn bài hát này là việc đúng.
Nếu qua được ải trên, cha đã chuẩn bị bài hát cho kỳ chung kết, tựa là “Bridge Over Troubled Water” một bài hát của Simon and Garfunkel.
Đức tin và âm nhạc
Về liên hệ giữa đức tin và âm nhạc, Cha Kelly cho hay “tôi xuất thân từ một gia đình âm nhạc. Cha mẹ tôi rất mê âm nhạc, anh tôi và em gái tôi cũng rất mê âm nhạc. Tôi thích hát. Mãi khoảng năm 26, 27 tuổi tôi mới vào chủng viện và từng làm việc khoảng 10 cho công vụ chính phủ Aí Nhĩ Lan. Tôi có nhiều bạn bè ở Dublin và chúng tôi thường tới các quán nhậu về đêm và tôi có thể đứng lên và hát một vài bài hát. Chúng tôi cũng có các cuộc thi tài tại nhiều quán nhậu... tôi thua ở một vài cuộc thi, nhưng quả là thú tiêu khiển tuyệt diệu”.
“Nhưng rồi, năm 1982, tôi gia nhập chủng viện của Hội Truyền Giáo Thánh Patrick của Các Cha Kiltegan. Âm nhạc luôn là một phần của chủng viện này. Chúng tôi thành lập một ban nhạc gọi là ‘Rafiki’ tiếng Swahili có nghĩa 'Bạn Bè'. Thậm chí, chúng tôi còn ghi âm một bài hát để quyên tiền cho các dự án tuổi trẻ ở Châu Phi. Tôi từng là một linh mục truyền giáo ở Châu Phi trong mấy năm. Âm nhạc luôn là một phần trong hành trình linh mục".
“Năm 1989, tôi đi Châu Phi, lúc đó vừa diễn ra việc tan vỡ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nelson Mandela vừa được thả khỏi nhà tù hồi tháng Hai năm đó. Nó tiến từ từ, từ từ thay đổi. Tôi ở đó 2 năm rưỡi. Tôi vào đó tháng Chín năm 1989, nhưng phải về nhà trước Lễ Giáng Sinh, vì cha tôi lâm bệnh nặng, với khối u trong óc. Người qua đời tháng Hai năm 1990.Tôi trở lại đó 1 tháng hay hơn sau khi người qua đời. Nhưng sau 3 tháng, má tôi phải vào phòng săn sóc đặc biệt sau một cơn nhồi máu cơ tim. Tôi cảm thấy có lỗi nếu bỏ về lần nữa, nhưng sau đó, tôi vẫn bỏ về. Người sống thoát và chỉ qua đời năm 2004. Tôi trở lại Châu Phi nhưng sau đó, tâm hồn không được an ổn. Tâm trí tôi không ở đúng chỗ. Tôi quyết định làm việc tại Ái Nhĩ Lan một thời gian, tại nhiều giáo xứ, và cuối cùng nhập giáo phận hiện nay”.
Nhận định về tình hình Giáo Hội Ái Nhĩ Lan, Cha Kelly cho rằng “Giáo hội này tốt hơn là hình ảnh của các phương tiện truyền thông vẽ ra. Tôi giả thuyết là do toàn bộ vấn đề lạm dụng, từ mấy năm trước, rồi chuyện giặt giũ trong đó, người ta gom các phụ nữ không chồng vào các nhà... Tất cả nay ra ánh sáng. Có nhiều chuyện lịch sử ở đấy, và tôi nghĩ người ta hơi thất vọng đối với Giáo Hội. Chắc chắn ơn gọi cũng sút giảm”.
“Tôi hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài tới vào tháng tới, sẽ giúp một tay. Tôi luôn cho rằng ơn gọi của tôi là do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì ngài tới Ái Nhĩ Lan năm 1979. Năm sau, một nhóm của chúng tôi tới Rôma để cám ơn ngài. Ngài cử hành Thánh Lễ với chúng tôi tại Castel Gandolfo và tôi nhớ đã hát bài 'Danny Boy' trong một buổi hòa nhạc dành cho ngài. Đó chính là nơi ơn gọi của tôi thực sự đã phát sinh. Năm 1980, tôi bắt đầu nghĩ tới chức linh mục một cách nghiêm túc”.
Thành thử, Cha Kelly từng hát cho một vị giáo hoàng nghe. Lần này “thì hơi thất vọng một chút” vì có buổi hòa nhạc tại Croke Park Mill, nhân chuyến tông du sắp tới của Đức Phanxicô tại Ái Nhĩ Lan, nhưng cha không được yêu cầu hát. Một người khác được yêu cầu hát bài “Everybody Hurts” chứ không phải cha, điều này “hơi làm phiền tôi chút đỉnh. Nhưng dù sao, đây cũng là chuyện đã thành lịch sử”. Cha mong biến cố này sẽ gia tăng số ơn gọi. “Chúng ta đang lao đao trong phương diện này... Hiện có nhiều ông già làm cha xứ và nhiều giáo xứ không có linh mục. Chúng ta may mắn có các linh mục châu Phi đến giúp, cả những vị đang du học ở đây nữa. Ngoài ra còn có các linh mục Lỗ Ma Ni, Ba Lan. Nên chưa đến nỗi nào..."
Hát như một thừa tác vụ
Dù đã 67 tuổi, nhưng Cha Kelly hiện có liên hệ với nhiều người trẻ trên Internet. Hỏi về Thượng Hội Đồng sắp tới về tuổi trẻ, cha nói “tôi yêu người trẻ, và một phần lý do là vì tôi có tới 14 hay 15 cháu trai cháu gái gọi bằng cậu hay chú và 25 cháu trai cháu gài gọi bằng ông!Vâng, tôi bắt đầu ca hát và hiểu ra rằng việc này trở thành một thừa tác vụ, chứ không hẳn chỉ là một nghệ sĩ. Sau khi hát bài 'Everybody Hurts' tôi nhận được một vài lá thư cám ơn, vì họ có một cách để nhìn Giáo Hội trở lại”.
“Một mệnh phụ kia gửi cho tôi 1 e-mail. Bà bị chứng đau nhức kinh niên đã lâu và từng viết thư tỏ ý tự tử. Bà bảo tôi: ‘con vào Youtube và thấy cha hát bài ‘Everybody Hurts’ và Chúa Thánh Thần tràn ngập lòng con. Con đang sống trong đau đớn, nhưng con cũng đang sống trong hy vọng’. Tôi cám ơn bà về lòng trung thực. Bà cho hay tôi không bao giờ hiểu được là có biết bao nhiêu người tôi đã vươn tay nắm lấy. Bà hiện đang dùng thuốc men mới để giảm đau... Tôi không có ý nâng mình lên bệ tượng cao ở đây, chỉ muốn nói đây là loại người tôi đã vươn tới”.
Thoạt đầu cha không nghĩ tới việc trên, nhưng nay, cha thấy rõ việc đó, nên rất vui. “Điều quan trọng là chúng ta đem hy vọng, ánh sáng và bình an vào đời sống người ta. Mãi tới những giây phút gần như cuối cùng tôi mới như khám phá thấy rằng có lẽ tôi đã làm được việc này cho một số người. Và nếu tôi đã làm được điều đó, thì chắc là không thể đòi gì thêm. Tôi chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa. Điều này tuyệt diệu xiết bao. Người ta có thể liên hệ với các bài ca và điều này đem lại cho họ sự thanh thản và bình an. Ở đời không phải chỉ có thế hay sao?
Vị linh mục nói trên, thực ra, đã nổi tiếng về ca hát từ lâu, ít nhất cũng từ năm 2014, khi buổi trình diễn của ngài được phổ biết cực kỳ nhanh chóng và rộng rãi trên Internet, trong đó, ngài hát bài “Hallelujah” cải biến của Leonard Cohen, nhân một đám cưới. Cuốn video đó đã được tới hơn 64 triệu người coi trên Youtube.
Cha cho hay cha khám phá ra ơn gọi làm linh mục của cha sau chuyến tông du Ái Nhĩ Lan năm 1979 của Đức Gioan Phaolô II. Bởi thế, cha mong chuyến viếng thăm Ái Nhĩ Lan trong tháng Tám sắp tới cũng sẽ phát động nhiều ơn gọi mới.
Vị cha xứ 67 tuổi của giáo xứ St Brigid và St Mary ở Oldcastle, County Meath, Aí Nhĩ Lan, cho rằng “người ta hiện không được hài lòng nhiều đối với Giáo Hội. Chắc chắn vì thế ơn gọi đã đi xuống. "Nhưng tôi hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi tới vào tháng sau, sẽ giúp một tay”. Ngài nghĩ tình hình của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan không tệ như người ta nghĩ.
Lần lên Britain’s Got Talents lần này, cha chỉ đạt được mức bán kết, nhưng cha rất vui với thành quả này. Cha tin rằng trải nghiệm này không những khiến cha trở thành một chấn động trên liên mạng mà còn thay đổi cả thừa tác vụ của cha nữa. Cha đã nối vòng tay lớn với những người đau khổ và động viên họ đứng vững.
Cha kể lại trường hợp điển hình “Một mệnh phụ kia gửi cho tôi 1 e-mail. Bà bị chứng đau nhức kinh niên đã lâu và từng viết thư tỏ ý tự tử. Bà bảo tôi: ‘con vào Youtube và thấy cha hát bài ‘Everybody Hurts’ và Chúa Thánh Thần tràn ngập lòng con. Con đang sống trong đau đớn, nhưng con cũng đang sống trong hy vọng’”.
Về các kế hoạch tương lai, Cha Kelly tiết lộ rằng ngài sẵn sàng hát cho Đức Phanxicô nghe nhân Cuộc Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới, như ngài từng hát cho Đức Gioan Phaolô II nghe. Nhưng không nhận được giấy mời. Tuy nhiên, ngài dự định thực hiện một chuyến lưu diễn tại Hoa Kỳ vào tháng Chín này.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của Domingues với Cha Kelly:
Cái duyên Youtube
Trước nhất cha kể về cái duyên lên youtube: “tôi có một đám cưới tại giáo xứ của tôi ở đây, ở Oldcastle, và điều này không có gì lạ cả, vì tôi vẫn thường làm như thế. Giáo xứ này là một địa điểm được nhiều người biết. Đám cưới này diễn ra ngày 5 tháng Tư năm 2014, một ngày thứ Bẩy. Chàng rể và nàng dâu đến từ Dublin và Cookstown. Họ chọn nhà thờ của tôi vì tiệc cưới của họ diễn ra tại 1 khách sạn gần đó".
"Tại buổi tập dượt, ít ngày trước đó, chúng tôi đã hoàn tất mọi điều. Thông thường, nếu họ là một cặp ở địa phương, chắc hẳn họ sẽ nói ‘thưa cha, cha phải hát một bài hát cho đám cưới nho nhỏ của chúng con’. Nhưng cặp này không nói thế vì họ không phải người địa phương”.
Ý cha muốn nói: họ không hề biết cha vốn có tiếng hát hay. Bởi thế “sau buổi tập dượt lễ cưới, tôi nói với họ: ‘cha có thể hát cho các con một bài hát’. Họ nhìn nhau, có ý hoài nghi, có lẽ nghĩ ‘Ông cha này nói chi vậy?’. Nhưng tôi giả thiết là họ nghe rõ thông điệp của tôi. Do đó, trước phép lành sau cùng của nghi thức hôn phối, tôi tiến lên phía máy micro và bắt đầu hát dịch bản tôi đã sửa đôi chút bài ca ‘Hallelujah’ của Leonard Cohen, lồng tên cô dâu chú rể vào đó. Tôi vốn làm thế nhiều lần rồi".
“Mấy ngày sau đám cưới, một ngày thứ Ba, cặp đó gửi cho tôi một e-mail cám ơn về lễ cưới đáng yêu và bài hát đầy ngạc nhiên. Họ cho biết bài hát đã đăng trên Youtube và họ gửi cho tôi một đường link. Lúc ấy, tôi chưa thông thạo với Youtube chút nào".
“Tôi xem video đó mấy lần và nghĩ ‘Chúa ơi! Giọng hát đó từ đâu mà có vậy?’ Rồi điện thoại reo cho biết ‘Cha Ray ơi, cha ở trên Facebook! Cha ở trên Twitter! Và cha có 1 ngàn hits, 2 ngàn hits!’Cứ thế cứ thế mãi. Và hiện nay hơn 62 triệu hits trên Youtube. Câu truyện bắt đầu như thế đó!”
Rồi truyền hình đến, truyền thanh mời, phỏng vấn trên báo chí, miết cha phải nói với họ: “đủ rồi, để tôi lo Tuần Thánh”, nhưng sau Tuần Thánh, câu truyện lại tái tục, và qua thứ hai và thứ ba tuần Phục Sinh, video lại nhận được 10, 15 triệu hits.
Chưa hết, Universal Music và Sony Music gõ cửa nhà cha đề nghị ghi âm một album. Cha trộm nghĩ “Chuyện này rồi sẽ đi đến đâu đây? Nó chẳng quen thuộc gì ráo trọi. Tôi như con chiên không người chăn! Lạc lối rồi. Tôi điện thoại cho một người bạn vốn là một luật sư và ông ta cố vấn cho tôi. Tôi liên lạc với một người khác vốn quen với việc thương lượng khế ước ghi âm. Cuối cùng, tôi e-mail cho họ ở Vienna. Họ rất lo lắng khi thực hiện việc ghi âm với tôi. Chúng tôi gặp nhau ở Đức và, sau đó, chúng tôi thỏa thuận ghi cuốn album. Nhưng tôi bảo ‘vì tôi khá bận việc giáo xứ, nên thử ghi âm ở tại nhà tôi xem có tốt hơn không?’ Cuối cùng, họ đã dựng một phòng thu ngay tại phòng khách của tôi ở đây”.
Cuốn album trên ra đời vào lễ Giáng Sinh 2014, tựa là “Where I belong” gồm tuyển tập các bài hát Ái Nhĩ Lan, các bài hát nổi danh của các nghệ sĩ khác, và “một số bài hát viết riêng cho tôi. Chúng tôi không chắc mình có được phép của Leonard Cohen để ghi âm bài ‘Hallelujah’ với lời ca đám cưới hay không. Nhưng cuối cùng, có lời cho hay chúng tôi được phép gi âm, quả là tuyệt”.
“Trong khi ấy, một bài ca đám cưới khác đã được viết riêng cho tôi, tựa là 'Together Forever'. Một bài khác nữa, tựa là 'Where I belong' cũng đã được đặc biệt viết riêng cho tôi. Cuốn album được bán hàng triệu (platinum) tại Ái Nhĩ Lan và được mua rất nhiều ở Hoa Kỳ và nhiều nơi khác”.
Cha vẫn chu toàn bổn phận một cha xứ. Lên London nhiều lần để được phỏng vấn; qua lại Đức cũng một số lần. “Năm ngoái, tôi sống ở Hoa Kỳ 5 tuần, thực hiện 10 tới 12 buổi hòa nhạc khắp nước..."
Tham dự Briatin's Got Talents
Về việc tham dự Britain’s Got Talents năm nay, cha cho hay: “họ điện thoại cho tôi mấy lần về việc tham gia cuộc thi. Và tôi hơi do dự. Quan điểm cá nhân của tôi là đây chỉ là chuyện của mấy giám khảo và cách họ phản ứng, đâu hẳn chuyện tài năng chi. Tôi suy nghĩ cả một năm trời. Thế rồi tôi nghĩ lên ITV và TV3 cũng có thể tốt thôi. Do đó, họ lại tiếp xúc với tôi và tôi trả lời ‘OK, chúng ta làm thử đi’. Quả là một trải nghiệm tuyệt vời, và tôi phải nói ngay, là một trong các trải nghiệm tích cực trong đời tôi”.
Và cha đã hát bài “Everybody Hurts” và nó cũng được truyền đi nhanh như vi khuẩn. Simon Cowel cho hay đó là một trong các buổi thi loại (auditions) thích thú nhất của ông. Các giám khảo khác cũng có phản ứng tích cực tương tự.
Cha cho biết cảm tưởng khi hát bài trên trong cuộc thi: “Tôi hát bài trên nhiều lần trước đó. Nhưng có một chỗ dừng lại, chỉ chừng 2 hay 3 giây... Bình thường, khi bạn hát một bài hát và người ta thích nó thì họ thường đứng dậy trước khi bạn chấm dứt. Nhưng trong trường hợp này, chỗ dừng chỉ xẩy ra khi tôi chấm dứt nốt cuối cùng của bài hát. Tôi dừng lại. Lâu như 2 hay 3 tiếng đồng hồ! Và tôi cảm thấy ‘Chuyện gì diễn ra đây? Xéo đi cho rồi. Này Ray, cút về nhà và câm mồm cho yên”.
“Nhưng rồi Simon đứng lên và bắt đầu vỗ tay. Họ đứng cả lên, vỗ tay vang đội, các giám khảo khác... Tôi bắt đầu thấy lúng túng, lúc ấy! Tôi bắt đầu rúng động. Quả là một phản ứng kỳ diệu đối với một bài ca. Tôi đã không qua tới kỳ bán kết, nhưng không hề hối tiếc”.
Trong lần thi sau, cha hát bài “Go Rest High on That Mountain”, một bài do Vince Gill sáng tác sau khi em trai của anh ta qua đời vì dùng thuốc qua liều lượng. Cha gặp bài hát này sau khi em gái cha chết vì bị ung thư, cách nay chừng 2 năm rưỡi. “Tôi thấy bài ca đầy an ủi. Đôi khi tôi hát nó tại các buổi hòa nhạc để tặng những người mất người thân vì ung thư. Dù sao, nó cũng không tới được kỳ chung kết, nhưng tôi không ân hận chi. Đây là một trong các trải nghiệm tuyệt vời của tôi”.
Cha cho hay rất có thể là do bài hát. Một trong các giám khảo cho hay cô chưa bao giờ nghe bài hát trước đây. Một số người được nghe. Simon Cowel nói chọn bài hát này là việc đúng.
Nếu qua được ải trên, cha đã chuẩn bị bài hát cho kỳ chung kết, tựa là “Bridge Over Troubled Water” một bài hát của Simon and Garfunkel.
Đức tin và âm nhạc
Về liên hệ giữa đức tin và âm nhạc, Cha Kelly cho hay “tôi xuất thân từ một gia đình âm nhạc. Cha mẹ tôi rất mê âm nhạc, anh tôi và em gái tôi cũng rất mê âm nhạc. Tôi thích hát. Mãi khoảng năm 26, 27 tuổi tôi mới vào chủng viện và từng làm việc khoảng 10 cho công vụ chính phủ Aí Nhĩ Lan. Tôi có nhiều bạn bè ở Dublin và chúng tôi thường tới các quán nhậu về đêm và tôi có thể đứng lên và hát một vài bài hát. Chúng tôi cũng có các cuộc thi tài tại nhiều quán nhậu... tôi thua ở một vài cuộc thi, nhưng quả là thú tiêu khiển tuyệt diệu”.
“Nhưng rồi, năm 1982, tôi gia nhập chủng viện của Hội Truyền Giáo Thánh Patrick của Các Cha Kiltegan. Âm nhạc luôn là một phần của chủng viện này. Chúng tôi thành lập một ban nhạc gọi là ‘Rafiki’ tiếng Swahili có nghĩa 'Bạn Bè'. Thậm chí, chúng tôi còn ghi âm một bài hát để quyên tiền cho các dự án tuổi trẻ ở Châu Phi. Tôi từng là một linh mục truyền giáo ở Châu Phi trong mấy năm. Âm nhạc luôn là một phần trong hành trình linh mục".
“Năm 1989, tôi đi Châu Phi, lúc đó vừa diễn ra việc tan vỡ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nelson Mandela vừa được thả khỏi nhà tù hồi tháng Hai năm đó. Nó tiến từ từ, từ từ thay đổi. Tôi ở đó 2 năm rưỡi. Tôi vào đó tháng Chín năm 1989, nhưng phải về nhà trước Lễ Giáng Sinh, vì cha tôi lâm bệnh nặng, với khối u trong óc. Người qua đời tháng Hai năm 1990.Tôi trở lại đó 1 tháng hay hơn sau khi người qua đời. Nhưng sau 3 tháng, má tôi phải vào phòng săn sóc đặc biệt sau một cơn nhồi máu cơ tim. Tôi cảm thấy có lỗi nếu bỏ về lần nữa, nhưng sau đó, tôi vẫn bỏ về. Người sống thoát và chỉ qua đời năm 2004. Tôi trở lại Châu Phi nhưng sau đó, tâm hồn không được an ổn. Tâm trí tôi không ở đúng chỗ. Tôi quyết định làm việc tại Ái Nhĩ Lan một thời gian, tại nhiều giáo xứ, và cuối cùng nhập giáo phận hiện nay”.
Nhận định về tình hình Giáo Hội Ái Nhĩ Lan, Cha Kelly cho rằng “Giáo hội này tốt hơn là hình ảnh của các phương tiện truyền thông vẽ ra. Tôi giả thuyết là do toàn bộ vấn đề lạm dụng, từ mấy năm trước, rồi chuyện giặt giũ trong đó, người ta gom các phụ nữ không chồng vào các nhà... Tất cả nay ra ánh sáng. Có nhiều chuyện lịch sử ở đấy, và tôi nghĩ người ta hơi thất vọng đối với Giáo Hội. Chắc chắn ơn gọi cũng sút giảm”.
“Tôi hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài tới vào tháng tới, sẽ giúp một tay. Tôi luôn cho rằng ơn gọi của tôi là do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì ngài tới Ái Nhĩ Lan năm 1979. Năm sau, một nhóm của chúng tôi tới Rôma để cám ơn ngài. Ngài cử hành Thánh Lễ với chúng tôi tại Castel Gandolfo và tôi nhớ đã hát bài 'Danny Boy' trong một buổi hòa nhạc dành cho ngài. Đó chính là nơi ơn gọi của tôi thực sự đã phát sinh. Năm 1980, tôi bắt đầu nghĩ tới chức linh mục một cách nghiêm túc”.
Thành thử, Cha Kelly từng hát cho một vị giáo hoàng nghe. Lần này “thì hơi thất vọng một chút” vì có buổi hòa nhạc tại Croke Park Mill, nhân chuyến tông du sắp tới của Đức Phanxicô tại Ái Nhĩ Lan, nhưng cha không được yêu cầu hát. Một người khác được yêu cầu hát bài “Everybody Hurts” chứ không phải cha, điều này “hơi làm phiền tôi chút đỉnh. Nhưng dù sao, đây cũng là chuyện đã thành lịch sử”. Cha mong biến cố này sẽ gia tăng số ơn gọi. “Chúng ta đang lao đao trong phương diện này... Hiện có nhiều ông già làm cha xứ và nhiều giáo xứ không có linh mục. Chúng ta may mắn có các linh mục châu Phi đến giúp, cả những vị đang du học ở đây nữa. Ngoài ra còn có các linh mục Lỗ Ma Ni, Ba Lan. Nên chưa đến nỗi nào..."
Hát như một thừa tác vụ
Dù đã 67 tuổi, nhưng Cha Kelly hiện có liên hệ với nhiều người trẻ trên Internet. Hỏi về Thượng Hội Đồng sắp tới về tuổi trẻ, cha nói “tôi yêu người trẻ, và một phần lý do là vì tôi có tới 14 hay 15 cháu trai cháu gái gọi bằng cậu hay chú và 25 cháu trai cháu gài gọi bằng ông!Vâng, tôi bắt đầu ca hát và hiểu ra rằng việc này trở thành một thừa tác vụ, chứ không hẳn chỉ là một nghệ sĩ. Sau khi hát bài 'Everybody Hurts' tôi nhận được một vài lá thư cám ơn, vì họ có một cách để nhìn Giáo Hội trở lại”.
“Một mệnh phụ kia gửi cho tôi 1 e-mail. Bà bị chứng đau nhức kinh niên đã lâu và từng viết thư tỏ ý tự tử. Bà bảo tôi: ‘con vào Youtube và thấy cha hát bài ‘Everybody Hurts’ và Chúa Thánh Thần tràn ngập lòng con. Con đang sống trong đau đớn, nhưng con cũng đang sống trong hy vọng’. Tôi cám ơn bà về lòng trung thực. Bà cho hay tôi không bao giờ hiểu được là có biết bao nhiêu người tôi đã vươn tay nắm lấy. Bà hiện đang dùng thuốc men mới để giảm đau... Tôi không có ý nâng mình lên bệ tượng cao ở đây, chỉ muốn nói đây là loại người tôi đã vươn tới”.
Thoạt đầu cha không nghĩ tới việc trên, nhưng nay, cha thấy rõ việc đó, nên rất vui. “Điều quan trọng là chúng ta đem hy vọng, ánh sáng và bình an vào đời sống người ta. Mãi tới những giây phút gần như cuối cùng tôi mới như khám phá thấy rằng có lẽ tôi đã làm được việc này cho một số người. Và nếu tôi đã làm được điều đó, thì chắc là không thể đòi gì thêm. Tôi chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa. Điều này tuyệt diệu xiết bao. Người ta có thể liên hệ với các bài ca và điều này đem lại cho họ sự thanh thản và bình an. Ở đời không phải chỉ có thế hay sao?
Đức Giáo Hoàng bất ngờ đến thăm cụ bà bị bệnh nằm liệt giường ở Roma.
Nguyễn Long Thao
09:45 31/07/2018
Sẵn lòng từ bi, bác ái và mối quan tâm mục vụ đối với những người có nhu cầu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bất ngờ đến thăm nhà một cụ bà bị bệnh, nằm liệt giường ở thành phố Rome.
Ngài quen biết cụ bà từ trước. Bà ở quận hạt Salario, trên đường Alessandria thành phố Roma.
Vào chiều tối thứ Bảy 28 tháng 7 năm 2018, ĐGH đã đến thăm bà mà từ lâu bà đã nhiều lần mời ĐGH đến thăm.
ĐGH đến thăm cụ bà bằng chiếc xe Ford Focus màu xanh cùng với một vài nhân viên an ninh và cảnh sát Ý mặc thường phục. Một vài người đứng trước cửa đón ĐGH vào nhà bà cụ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở thăm bà cụ khoảng một giờ. Và khi nhận ra chiếc xe Ford Focus màu xanh của ĐGH đậu ở đó, dân chúng điạ phương kéo đến chào đón Đức Thánh Cha.
Đức Giáo Hoàng đã vui vẻ chào đón họ. Ngài bắt tay, ôm hôn họ, dành một vài phút chơi đùa với trẻ em, trong khi mẹ em cố gắng kiềm chế những giọt nuớc mắt chảy trên gò má vì cảm động và vui mừng..
Một người đàn ông bị bệnh sống trong cùng khu phố đã ra ngoài chào đón và để được nhận phép lành và lời an ủi của Đức Thánh Cha.
Sau khi chào hỏi mọi người hiện diện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phép lành cho họ và trở về Vatican.
Nguyễn Long Thao
Ngài quen biết cụ bà từ trước. Bà ở quận hạt Salario, trên đường Alessandria thành phố Roma.
Vào chiều tối thứ Bảy 28 tháng 7 năm 2018, ĐGH đã đến thăm bà mà từ lâu bà đã nhiều lần mời ĐGH đến thăm.
ĐGH đến thăm cụ bà bằng chiếc xe Ford Focus màu xanh cùng với một vài nhân viên an ninh và cảnh sát Ý mặc thường phục. Một vài người đứng trước cửa đón ĐGH vào nhà bà cụ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở thăm bà cụ khoảng một giờ. Và khi nhận ra chiếc xe Ford Focus màu xanh của ĐGH đậu ở đó, dân chúng điạ phương kéo đến chào đón Đức Thánh Cha.
Đức Giáo Hoàng đã vui vẻ chào đón họ. Ngài bắt tay, ôm hôn họ, dành một vài phút chơi đùa với trẻ em, trong khi mẹ em cố gắng kiềm chế những giọt nuớc mắt chảy trên gò má vì cảm động và vui mừng..
Một người đàn ông bị bệnh sống trong cùng khu phố đã ra ngoài chào đón và để được nhận phép lành và lời an ủi của Đức Thánh Cha.
Sau khi chào hỏi mọi người hiện diện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phép lành cho họ và trở về Vatican.
Nguyễn Long Thao
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thành lập Lực Lượng Đặc Trách Tự Do Tôn Giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:25 31/07/2018
Việc công bố thành lập Lực Lượng Đặc Trách Tự Do Tôn Giáo của Bộ Tư Pháp đã được khen ngợi bởi Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville rằng tự do tôn giáo rất quan trọng đối với lợi ích chung của Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz, hiện là Chủ Tịch Ủy Ban tự do tôn giáo của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã phát biểu vào ngày 30 tháng Bẩy tại cuộc họp thượng đỉnh về Tự Do Tôn Giáo được Bộ Tư Pháp tổ chức rằng “ Là người Mỹ, chúng ta đương nhiên hiểu rằng mỗi cá nhân phải được sống theo những điều mình tin, nghĩa là theo lương tâm của mình.”
Tại cuộc họp, Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions đã tuyên bố việc thành lập lực lượng đặc trách mới, rằng nó “ sẽ giúp Bộ thực hiện đầy đủ việc hướng dẫn tự do tôn giáo bằng cách bảo đảm rằng tất cả các cơ quan trực thuộc của Bộ sẽ duy trì hướng dẫn đó trong các trường hợp phải trình bày hay bảo vệ, tranh luận trước tòa, những chính sách và quy định được chấp thuận và giúp làm thế nào chúng ta tiến hành các hoạt động ấy.”
Ông Sessions cảnh báo rằng “một phong trào nguy hiểm, mà nhiều người không để ý đến, hiện nay đang gây khó khăn và xóa bỏ nền tư do tôn giáo truyền thống rất tốt đẹp của chúng ta.”
Cuối cùng, để đối đầu và đánh bại sự đe dọa này đòi hỏi một sự thay đổi não trạng trí tuệ để nhớ về tầm quan trọng của tự do tôn giáo, một “nguyên tắc căn bản của Hoa Kỳ” mà chính quyền của TT Trump đang cam kết bảo vệ.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz cũng nhấn mạnh rằng các tổ chức tôn giáo đã đóng góp rất nhiều cho lợi ích của xã hội.
Ngài nói rằng “Nhưng những năm gần đây, những tổ chức này đã gặp khó khăn hơn trong việc điều hành theo đúng với niềm tin của mình do những chính sách của nhà cầm quyền, chẳng hạn như quy đinh bắt buộc về ngừa thai của Bộ Y tế dưới thời chính quyền Obama, và cuộc gây rắc rối mới đây vào các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng và nhận con nuôi tại các nhà với một người mẹ hay với môt người cha.”
ĐGM nói rằng các tổ chức đặt cơ bản trên niềm tin tôn giáo như ở Illinois, Massachusetts, San Francisco, Philadelphia and D. C… nằm trong số những cơ sở phải đóng cửa hay gặp rắc rối bởi chính quyền bởi vì thực hành niềm tin tôn giáo của họ.
Việc loại bỏ các nhóm đặt cơ bản trên niềm tin tôn giáo ra khỏi việc phục vụ công cộng – như những nhà tạm trú giúp người vô gia cư, giúp người di dân hay người tị nạn, hay cung cấp thức ăn cho người đói, thì “thật là phi lý trong một xã hội đa dạng” như tại Hoa Kỳ này.
“Chúng ta nên bao gồm tất cả mọi thành phần để phục vụ cho những nhu cầu lớn nhất của thời đại chúng ta.”
Có trên 400,000 trẻ em trong các hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng tại Hoa Kỳ, và trong số này có khoảng 100,000 em đủ điều kiện pháp lý để được nhận làm con nuôi. Những con số này chỉ tăng thêm trong gian đoạn nổ ra cuộc khủng hoảng nghiện thuốc giảm đau hiện nay.
ĐGM nói “Bây giờ không phải là lúc giới hạn những cơ sở có khả năng chăm sóc trẻ em. Không chấp nhận quan điểm của tôn giáo gây ra những hậu quả thực sự và những trẻ em dễ bị tổn thương nhất là những người bị thiệt hại đau khổ nhất.”
Ngài lưu ý rằng ở Arkansas, những tổ chức đặt căn bản trên niềm tin tôn giáo đang có trách nhiệm hồi phục một nửa các nhà nhận nuôi dưỡng trẻ của tiểu bang.
ĐGM Kurtz nói “Đất nước của chúng ta trở nên giàu mạnh hơn khi chúng ta có sự kết hợp công-tư hoạt động có hiệu quả, hơn nữa những nhóm đặt cơ bản trên niềm tin tôn giáo thường đã “đâm rễ sâu” trong cộng đồng và có niềm tin tưởng của các thành viên trong cộng đồng.”
.
Source: EWTN News Department of Justice creates Religious Liberty Task Force
Hàng chục ngàn người biểu tình ủng hộ các Giám Mục Nicaragua
Đặng Tự Do
18:30 31/07/2018
Sáng thứ Bẩy, hàng chục ngàn người đã tập hợp ở nhà thờ chính tòa thủ đô Nicaragua với cờ Vatican và Nicaragua để lên tiếng bảo vệ Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt là các giám mục. Các biểu ngữ khẳng định các vị giám mục “không phải những kẻ khủng bố hay những kẻ mưu toan đảo chính,” như lời tổng thống Daniel Ortega cáo buộc, nhưng là “các mục tử với mùi chiên, những người đi giữa đoàn chiên”
Mặc dù các cuộc biểu tình đã trở thành vấn đề phổ biến ở Nicaragua, với hàng triệu người tham gia các đường phố từ tháng Tư để phản đối chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, là Phó Tổng thống Rosario Murrillo, cuộc biểu tình hôm thứ Bảy không chỉ là một cuộc biểu tình khác.
Về mặt kỹ thuật, đó có thể được gọi là “cuộc hành hương đoàn kết với các giám mục và các mục tử,”. Đây là một cuộc tập hợp lớn phản ứng lại các cuộc tấn công mà các vị giám mục đã chịu đựng trong những tháng gần đây dưới bàn tay của chính phủ và các lực lượng bán quân sự ủng hộ Ortega.
Cha Carlos Avilés, một thành viên của một ủy ban đối thoại và người đứng đầu tổng giáo phận trong những nỗ lực tiếp cận mục vụ, đã nói chuyện với đám đông khi họ tập trung tại các cửa của nhà thờ chính tòa Managua.
“Là Kitô hữu, chúng ta phải bảo vệ những thái độ này: chúng ta không thể bị dẫn dắt bởi bạo lực, nhưng phải sống một chủ nghĩa hòa bình và một chủ nghĩa nhân văn cấp tiến bắt nguồn từ con người và từ lòng nhiệt thành giúp đỡ một người anh em đang cần đến mình,” ngài nói.
Ngài nói thêm rằng Giáo Hội sẽ luôn lựa chọn “đối thoại” để giải quyết vấn đề, “sử dụng lý trí chứ không phải bạo lực”.
“Vì lý do này, Giáo hội, ngay cả khi bị tổn thương, ngay cả khi bị chỉ trích, sẽ luôn lựa chọn đối thoại, để mọi người hiểu nhau,” cha Avilés nói.
Là một “người hòa bình cấp tiến”, theo cha Avilés, là hành động như Chúa Giêsu, sẵn lòng làm như Ngài đã làm: “đưa má khác cho người ta tát, cầu nguyện cho những người bách hại mình và chúc phúc cho cả những kẻ đã nguyền rủa mình.”
Hồi tháng Tư vừa qua, khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, Ortega đã mời các giám mục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Đây chỉ là một động tác giả để hắn ta có thời giờ điều động bọn công an Sandinista từ địa phương này sang địa phương khác cải trang thành côn đồ thân chính phủ.
Điều quân xong, Ortega phỉ báng các Giám Mục là “những kẻ mưu toan đảo chính” và sai bọn công an giả danh côn đồ tấn công các nhà thờ. Các linh mục và cả các Giám Mục cũng bị tấn công.
Source: Crux - Tens of thousands rally in Nicaragua to defend Catholic bishops
Mặc dù các cuộc biểu tình đã trở thành vấn đề phổ biến ở Nicaragua, với hàng triệu người tham gia các đường phố từ tháng Tư để phản đối chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, là Phó Tổng thống Rosario Murrillo, cuộc biểu tình hôm thứ Bảy không chỉ là một cuộc biểu tình khác.
Về mặt kỹ thuật, đó có thể được gọi là “cuộc hành hương đoàn kết với các giám mục và các mục tử,”. Đây là một cuộc tập hợp lớn phản ứng lại các cuộc tấn công mà các vị giám mục đã chịu đựng trong những tháng gần đây dưới bàn tay của chính phủ và các lực lượng bán quân sự ủng hộ Ortega.
Cha Carlos Avilés, một thành viên của một ủy ban đối thoại và người đứng đầu tổng giáo phận trong những nỗ lực tiếp cận mục vụ, đã nói chuyện với đám đông khi họ tập trung tại các cửa của nhà thờ chính tòa Managua.
“Là Kitô hữu, chúng ta phải bảo vệ những thái độ này: chúng ta không thể bị dẫn dắt bởi bạo lực, nhưng phải sống một chủ nghĩa hòa bình và một chủ nghĩa nhân văn cấp tiến bắt nguồn từ con người và từ lòng nhiệt thành giúp đỡ một người anh em đang cần đến mình,” ngài nói.
Ngài nói thêm rằng Giáo Hội sẽ luôn lựa chọn “đối thoại” để giải quyết vấn đề, “sử dụng lý trí chứ không phải bạo lực”.
“Vì lý do này, Giáo hội, ngay cả khi bị tổn thương, ngay cả khi bị chỉ trích, sẽ luôn lựa chọn đối thoại, để mọi người hiểu nhau,” cha Avilés nói.
Là một “người hòa bình cấp tiến”, theo cha Avilés, là hành động như Chúa Giêsu, sẵn lòng làm như Ngài đã làm: “đưa má khác cho người ta tát, cầu nguyện cho những người bách hại mình và chúc phúc cho cả những kẻ đã nguyền rủa mình.”
Hồi tháng Tư vừa qua, khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, Ortega đã mời các giám mục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Đây chỉ là một động tác giả để hắn ta có thời giờ điều động bọn công an Sandinista từ địa phương này sang địa phương khác cải trang thành côn đồ thân chính phủ.
Điều quân xong, Ortega phỉ báng các Giám Mục là “những kẻ mưu toan đảo chính” và sai bọn công an giả danh côn đồ tấn công các nhà thờ. Các linh mục và cả các Giám Mục cũng bị tấn công.
Source: Crux - Tens of thousands rally in Nicaragua to defend Catholic bishops
Các Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi Tòa Thánh cho nguyên Hồng Y Theodore McCarrick hồi tục
Đặng Tự Do
19:18 31/07/2018
Đức Cha Michael Olsen của giáo phận Fort Worth, Texas, nói rằng “tội phạm hình sự và tội lỗi đầy tai tiếng” đã được công khai trước dư luận của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick đòi hỏi chúng ta phải ăn năn và cải cách. Ngài đề nghị Vatican nên xem xét việc sa thải nguyên Hồng Y Theodore McCarrick khỏi hàng giáo sĩ như là một hành động cụ thể, đầu tiên trong tiến trình ăn năn và cải cách này.
Đức Cha Olsen nhận xét rằng “tội ác của vị cựu Hồng Y đã gây ra thiệt hại hơn nữa cho sự liêm chính của hàng giáo phẩm và sứ vụ của Giáo hội. Một quyết định nhanh chóng loại bỏ ngài khỏi hàng giáo sĩ, như trường hợp của nhiều linh mục khác, phải được tính đến một cách nghiêm chỉnh.”
Cũng cùng một lập trường với Đức Cha Olsen, Đức Giám Mục Edward Scharfenberger của giáo phận Albany, New York, nhấn mạnh thêm rằng vụ tai tiếng này “là một điều nghiêm trọng hơn một cuộc khủng hoảng các chính sách và thủ tục.” Theo ngài, vụ tai tiếng phản ảnh “một cuộc khủng hoảng tinh thần sâu sắc”, và đòi chúng ta phải có một phương thuốc tâm linh phù hợp.
“Luật pháp, những cam kết, và những thay đổi trong các cấu trúc hành chính và các chính sách – dù có thiện ý tốt đến đâu đi nữa - cũng không đi đến đâu. Tôi không thấy làm thế nào chúng ta có thể tránh được những gì thực sự ở gốc rễ của cuộc khủng hoảng này: đó là tội lỗi và sự rút lui khỏi sự thánh thiện, đặc biệt là sự thánh thiện của một con người liêm chính,thực sự nhân bản về tính dục.”
Đức Giám Mục Scharfenberger nhấn mạnh tính chất khẩn thiết của tình huống. Ngài nói rằng “nhiều tín hữu của chúng ta bây giờ đang cảm thấy bị phản bội và bị bỏ rơi bởi những người cha tâm linh của họ, đặc biệt là các giám mục.”
Source: Catholic World News - Two US bishops demand more action after McCarrick scandal
Đức Hồng Y Kevin Farrell tái khẳng định ngài không biết gì về những hành vi sai trái của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick
Đặng Tự Do
20:49 31/07/2018
Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình Và Sự Sống, đã lặp lại và dứt khoát nhấn mạnh sự khẳng định nhất quán của ngài rằng ngài không hề biết gì về hành vi sai trái của cựu Hồng Y Theodore McCarrick, mặc dù đã phục vụ 6 năm trong tư cách Giám Mục Phụ Tá của Washington dưới thời Đức Tổng Giám Mục McCarrick.
“Không bao giờ thậm chí dù chỉ một lần tôi có ý nghi ngờ,” Đức Hồng Y Farrell nói với Associated Press, và nói thêm rằng ngài không bao giờ được kể về căn nhà bãi biển của nguyên Hồng Y McCarrick.
Đức Hồng Y Farrell nói rằng ngài rất tức giận trước vụ tai tiếng này, và chắc chắn đã có hành động thích đáng nếu được thông báo khi còn ở Washington DC.
Trước đó, Đức Hồng Y Kevin Farrell, cho biết ngài đã thực sự “bàng hoàng” khi nghe những cáo buộc về tội lạm dụng và quấy rối tình dục của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick, là người đã tấn phong giám mục cho ngài. Đức Hồng Y Kevin Farrell từng là cha Tổng Đại Diện của tổng giáo phận Washington trong năm 2001 và sau đó là Giám Mục Phụ Tá cho Hồng Y Theodore McCarrick trong 6 năm sau đó.
Một trong những khó khăn của Giáo Hội trong vụ tai tiếng này là số phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ cho rằng “trong hàng giáo sĩ, ai cũng biết” về những hành vi lạm dụng tính dục của Hồng Y McCarrick trong thời gian là Tổng Giám Mục Washington. Luận điểm này hàm ý cho rằng có một sự bao che nào đó cho những tội lỗi về luân lý và cả những tội phạm hình sự.
Source: Catholic World News - Cardinal Farrell repeats: ‘Never once did I even suspect’
“Không bao giờ thậm chí dù chỉ một lần tôi có ý nghi ngờ,” Đức Hồng Y Farrell nói với Associated Press, và nói thêm rằng ngài không bao giờ được kể về căn nhà bãi biển của nguyên Hồng Y McCarrick.
Đức Hồng Y Farrell nói rằng ngài rất tức giận trước vụ tai tiếng này, và chắc chắn đã có hành động thích đáng nếu được thông báo khi còn ở Washington DC.
Trước đó, Đức Hồng Y Kevin Farrell, cho biết ngài đã thực sự “bàng hoàng” khi nghe những cáo buộc về tội lạm dụng và quấy rối tình dục của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick, là người đã tấn phong giám mục cho ngài. Đức Hồng Y Kevin Farrell từng là cha Tổng Đại Diện của tổng giáo phận Washington trong năm 2001 và sau đó là Giám Mục Phụ Tá cho Hồng Y Theodore McCarrick trong 6 năm sau đó.
Một trong những khó khăn của Giáo Hội trong vụ tai tiếng này là số phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ cho rằng “trong hàng giáo sĩ, ai cũng biết” về những hành vi lạm dụng tính dục của Hồng Y McCarrick trong thời gian là Tổng Giám Mục Washington. Luận điểm này hàm ý cho rằng có một sự bao che nào đó cho những tội lỗi về luân lý và cả những tội phạm hình sự.
Source: Catholic World News - Cardinal Farrell repeats: ‘Never once did I even suspect’
Lá thư của tổng giáo phận Washington gởi cho các linh mục
Đặng Tự Do
20:52 31/07/2018
Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Washington khẳng định rằng ngài đã không hề biết gì về những hành vi sai trái của nguyên Hồng Y McCarrick cho đến mãi gần đây.
Trong một lá thư gởi đến tất cả các linh mục trong tổng giáo phận Washington, Đức Ông Charles Antonicelli, Tổng Đại Diện cho biết tổng giáo phận không hề biết gì về các dàn xếp bồi thường được thực hiện bởi hai giáo phận khác nhằm đối phó với các cáo buộc về những hành vi sai trái của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick.
Lá thư viết “Cả Tổng giáo phận Washington và Hồng Y Wuerl đều không hay biết về những dàn xếp bí mật này cho đến khi những lời cáo buộc đáng tin cậy và chứng minh được gần đây nhất chống lại Hồng Y McCarrick được công khai hóa.”
“Để cho rõ ràng, Tổng Giáo Phận Washington khẳng định không tham gia, không thực hiện bất kỳ đóng góp nào, cũng như không hề tham gia dưới bất kỳ hình thức nào trong việc dàn xếp các thỏa thuận này,” ngài nói thêm.
Các dàn xếp ngoài tòa được đề cập trong lá thư đã xảy ra vào năm 2005 và 2007 bởi Giáo phận Metuchen và Tổng giáo phận Newark. Hai người tố cáo cho biết nguyên Hồng Y McCarrick đã tấn công tình dục họ khi họ còn là chủng sinh và linh mục trẻ.
Tuy nhiên, Đức Ông Antonicelli nói rằng những dàn xếp bí mật ấy không được báo cáo cho Đức Hồng Y Wuerl sau khi ngài đã thay thế nguyên Hồng Y McCarrick trong chức vụ Tổng giám mục Washington. Ngài nói thêm: “Các cơ quan của chúng tôi cũng chỉ biết được cùng một thông tin liên quan đến những cáo buộc mà anh em thấy trong các báo cáo trên các phương tiện truyền thông”.
Đức Hồng Y Wuerl khuyến khích bất cứ ai có thông tin về các cáo buộc quấy rối tính dục của nguyên Hồng Y McCarrick cứ “thẳng thắn đưa ra sớm nhất có thể được để cuộc điều tra có thể tiến hành kịp thời và đầy đủ”, lá thư cho biết thêm.
Source: Catholic Hearld - Cardinal Wuerl did not know about McCarrick settlements, letter says
Trong một lá thư gởi đến tất cả các linh mục trong tổng giáo phận Washington, Đức Ông Charles Antonicelli, Tổng Đại Diện cho biết tổng giáo phận không hề biết gì về các dàn xếp bồi thường được thực hiện bởi hai giáo phận khác nhằm đối phó với các cáo buộc về những hành vi sai trái của nguyên Hồng Y Theodore McCarrick.
Lá thư viết “Cả Tổng giáo phận Washington và Hồng Y Wuerl đều không hay biết về những dàn xếp bí mật này cho đến khi những lời cáo buộc đáng tin cậy và chứng minh được gần đây nhất chống lại Hồng Y McCarrick được công khai hóa.”
“Để cho rõ ràng, Tổng Giáo Phận Washington khẳng định không tham gia, không thực hiện bất kỳ đóng góp nào, cũng như không hề tham gia dưới bất kỳ hình thức nào trong việc dàn xếp các thỏa thuận này,” ngài nói thêm.
Các dàn xếp ngoài tòa được đề cập trong lá thư đã xảy ra vào năm 2005 và 2007 bởi Giáo phận Metuchen và Tổng giáo phận Newark. Hai người tố cáo cho biết nguyên Hồng Y McCarrick đã tấn công tình dục họ khi họ còn là chủng sinh và linh mục trẻ.
Tuy nhiên, Đức Ông Antonicelli nói rằng những dàn xếp bí mật ấy không được báo cáo cho Đức Hồng Y Wuerl sau khi ngài đã thay thế nguyên Hồng Y McCarrick trong chức vụ Tổng giám mục Washington. Ngài nói thêm: “Các cơ quan của chúng tôi cũng chỉ biết được cùng một thông tin liên quan đến những cáo buộc mà anh em thấy trong các báo cáo trên các phương tiện truyền thông”.
Đức Hồng Y Wuerl khuyến khích bất cứ ai có thông tin về các cáo buộc quấy rối tính dục của nguyên Hồng Y McCarrick cứ “thẳng thắn đưa ra sớm nhất có thể được để cuộc điều tra có thể tiến hành kịp thời và đầy đủ”, lá thư cho biết thêm.
Source: Catholic Hearld - Cardinal Wuerl did not know about McCarrick settlements, letter says
LHQ: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên sau khi sinh là điều rất quan trọng
Thanh Quảng sdb
21:00 31/07/2018
LHQ: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên sau khi sinh là điều rất quan trọng
Quỹ trẻ em của Liên hợp quốc, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, đã công bố một báo cáo ngày 31/ 7 trước Tuần lễ của chiến dịch toàn cầu cho trẻ thơ bú, được tổ chức từ ngày 1 đến 7 tháng Tám.
Theo một bá cáo mới đây thì trên toàn thế giới, ước tính có 78 triệu trẻ sơ sinh, và 3 trong số 5 trẻ em, không được bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau khi các em được sinh ra, khiến chúng có nguy cơ tử vong và mắc bệnh cao. Hầu hết trong số đó ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Giờ đầu tiên quan trọng của cuộc sống
Báo cáo mang tên “Nắm bắt khoảnh khắc” của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, được phát hành trước Tuần lễ của chiến dịch toàn cầu cho con bú, tổ chức hàng năm từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 8 để khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh trên khắp thế giới bằng cách cung cấp cho trẻ sơ sinh những chất dinh dưỡng cần thiết.
Trọng tâm của Tuần lễ cho con bú thế giới trong năm nay nhằm nâng cao ý thức của tầm quan trọng của việc giúp các bà mẹ cho con bú sữa mẹ trong cái giờ đầu tiên của cuộc sống các em.
Bà Maaike Arts, một chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF về trẻ sơ sinh và trẻ thơ giải thích lý do tại sao.
Phát biểu trước khi công bố bản báo cáo, bà ấy nói việc bắt đầu cho con bú một cách chính xác, giúp ngăn ngừa em bé bị tử vong trong tháng đầu tiên và giúp bảo vệ các em bé chống lại một số bệnh tật.
Báo cáo cũng cho hay việc đầu các em tiếp cận với bàu vú mẹ khi các em bú kích thích người mẹ có thêm sữa. Sữa non, còn được gọi là 'vắc-xin đầu tiên' của bé, rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể.
Hỗ trợ những người mẹ
Bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành (UNICEF) tâm sự rằng "các bà mẹ không nhận được hướng dẫn đầy đủ từ nhân viên y tế tại các trạm y tế về việc cho con bú ngay từ những giờ phút quan trọng sau bé khi sinh.
Tổng giám đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng mời gọi hãy giáo dục và tăng thêm những nỗ lực hỗ trợ các bà mẹ hầu cho con cái họ sinh ra được khởi đầu một cuộc sống lành mạnh.
UNICEF cũng kêu gọi hãy cung cấp hỗ trợ cho các bà mẹ trong thời gian mới sinh nở những kiến thức về kỹ thuật chăm sóc con không chỉ trong tuần đầu lễ mà thôi mà mỗi tuần một ngày trong một khoảng thời gian bà nuôi con thơ.
Việc cho con bú là cách tốt nhất cho bé phát triển và tăng trưởng. Các chuyên gia cho biết đây là món quà tốt nhất mà các bà mẹ có thể trao ban cho con của mình.
Các tỷ lệ ở Đông Á, Thái Bình Dương
Báo cáo dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ 76 quốc gia, không tính Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và Tây Âu cho hay:
65% các nước ở Đông và Nam Phi có tỷ lệ cho con bú cao nhất trong giờ đầu tiên, trong khi Đông Á và Thái Bình Dương có tỷ lệ thấp nhất chỉ có 32 phần trăm các em được bú sớm.
Trong khi gần chín trong mười trẻ em sinh ra ở Burundi, Sri Lanka và Vanuatu được bú sữa mẹ sau giờ đầu tiên các em sinh ra, chỉ có hai trong số 10 trẻ sinh ra ở Azerbaijan, Chad và Montenegro được bú sữa mẹ.
Báo cáo kêu gọi các chính phủ và những người có trách nhiệm hãy có những biện pháp pháp lý nhấn mạnh về việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thay thế bằng sữa bột ngoài thị trường.
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ việc cho con bú sữa mẹ
Đức Thánh Cha Phanxicô là một trong số những người khuyến khích thực hành việc nuôi con bằng sữa mẹ. Hàng năm trong thánh lễ cử hành Bí tích Rửa tội trong Nhà nguyện Sistine tại Vatican nhân dịp lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa vào tháng Giêng, ĐTC khuyên các bà mẹ hãy tự nguyện cho con bú sữa mẹ mà không vì bị bắt buộc.
Trong dịp Đức Thánh Cha rửa tội cho 34 em bé vào ngày 7 tháng 1 năm nay, Ngài đã hài hước nói, "Em bé có ngôn ngữ riêng của các bé." "Nếu một người khóc, tất nhiên những người khác sẽ trố mắt nhìn vào họ. Cũng vậy dù trong một buổi hòa nhạc, nếu có tiếng trẻ thơ khóc, vì em đói, chắc chắn bà mẹ sẽ cảm thấy ngựng ngùng nhưng hãy đừng sợ, hãy cho chúng bú, vì đây là ngôn ngữ của bé, một ngôn ngữ của tình yêu!”
Quỹ trẻ em của Liên hợp quốc, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, đã công bố một báo cáo ngày 31/ 7 trước Tuần lễ của chiến dịch toàn cầu cho trẻ thơ bú, được tổ chức từ ngày 1 đến 7 tháng Tám.
Theo một bá cáo mới đây thì trên toàn thế giới, ước tính có 78 triệu trẻ sơ sinh, và 3 trong số 5 trẻ em, không được bú sữa mẹ trong vòng một giờ đầu sau khi các em được sinh ra, khiến chúng có nguy cơ tử vong và mắc bệnh cao. Hầu hết trong số đó ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Giờ đầu tiên quan trọng của cuộc sống
Báo cáo mang tên “Nắm bắt khoảnh khắc” của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, được phát hành trước Tuần lễ của chiến dịch toàn cầu cho con bú, tổ chức hàng năm từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 8 để khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh trên khắp thế giới bằng cách cung cấp cho trẻ sơ sinh những chất dinh dưỡng cần thiết.
Trọng tâm của Tuần lễ cho con bú thế giới trong năm nay nhằm nâng cao ý thức của tầm quan trọng của việc giúp các bà mẹ cho con bú sữa mẹ trong cái giờ đầu tiên của cuộc sống các em.
Bà Maaike Arts, một chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF về trẻ sơ sinh và trẻ thơ giải thích lý do tại sao.
Phát biểu trước khi công bố bản báo cáo, bà ấy nói việc bắt đầu cho con bú một cách chính xác, giúp ngăn ngừa em bé bị tử vong trong tháng đầu tiên và giúp bảo vệ các em bé chống lại một số bệnh tật.
Báo cáo cũng cho hay việc đầu các em tiếp cận với bàu vú mẹ khi các em bú kích thích người mẹ có thêm sữa. Sữa non, còn được gọi là 'vắc-xin đầu tiên' của bé, rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể.
Hỗ trợ những người mẹ
Bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành (UNICEF) tâm sự rằng "các bà mẹ không nhận được hướng dẫn đầy đủ từ nhân viên y tế tại các trạm y tế về việc cho con bú ngay từ những giờ phút quan trọng sau bé khi sinh.
Tổng giám đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng mời gọi hãy giáo dục và tăng thêm những nỗ lực hỗ trợ các bà mẹ hầu cho con cái họ sinh ra được khởi đầu một cuộc sống lành mạnh.
UNICEF cũng kêu gọi hãy cung cấp hỗ trợ cho các bà mẹ trong thời gian mới sinh nở những kiến thức về kỹ thuật chăm sóc con không chỉ trong tuần đầu lễ mà thôi mà mỗi tuần một ngày trong một khoảng thời gian bà nuôi con thơ.
Việc cho con bú là cách tốt nhất cho bé phát triển và tăng trưởng. Các chuyên gia cho biết đây là món quà tốt nhất mà các bà mẹ có thể trao ban cho con của mình.
Các tỷ lệ ở Đông Á, Thái Bình Dương
Báo cáo dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ 76 quốc gia, không tính Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và Tây Âu cho hay:
65% các nước ở Đông và Nam Phi có tỷ lệ cho con bú cao nhất trong giờ đầu tiên, trong khi Đông Á và Thái Bình Dương có tỷ lệ thấp nhất chỉ có 32 phần trăm các em được bú sớm.
Trong khi gần chín trong mười trẻ em sinh ra ở Burundi, Sri Lanka và Vanuatu được bú sữa mẹ sau giờ đầu tiên các em sinh ra, chỉ có hai trong số 10 trẻ sinh ra ở Azerbaijan, Chad và Montenegro được bú sữa mẹ.
Báo cáo kêu gọi các chính phủ và những người có trách nhiệm hãy có những biện pháp pháp lý nhấn mạnh về việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thay thế bằng sữa bột ngoài thị trường.
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ việc cho con bú sữa mẹ
Đức Thánh Cha Phanxicô là một trong số những người khuyến khích thực hành việc nuôi con bằng sữa mẹ. Hàng năm trong thánh lễ cử hành Bí tích Rửa tội trong Nhà nguyện Sistine tại Vatican nhân dịp lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa vào tháng Giêng, ĐTC khuyên các bà mẹ hãy tự nguyện cho con bú sữa mẹ mà không vì bị bắt buộc.
Trong dịp Đức Thánh Cha rửa tội cho 34 em bé vào ngày 7 tháng 1 năm nay, Ngài đã hài hước nói, "Em bé có ngôn ngữ riêng của các bé." "Nếu một người khóc, tất nhiên những người khác sẽ trố mắt nhìn vào họ. Cũng vậy dù trong một buổi hòa nhạc, nếu có tiếng trẻ thơ khóc, vì em đói, chắc chắn bà mẹ sẽ cảm thấy ngựng ngùng nhưng hãy đừng sợ, hãy cho chúng bú, vì đây là ngôn ngữ của bé, một ngôn ngữ của tình yêu!”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày cầu nguyện cho Quê Hương VN, tại Đan viện ST.Ottilien, Đức quốc.
Hoàng Bình Minh
08:37 31/07/2018
Thứ bảy 28.07.2018, ngày cầu nguyện cho Quê Hương VN, tại Đan viện ST.Ottilien, Đức quốc. Hôm nay trời nắng đẹp, người Việt nam lại trở về đây để tham dự cầu nguyện. Có những anh chị đến từ những vùng phụ cận như Regensburg, Augsburg, Memmingen. và những cụ ông, cụ bà không ngại đường xá, cùng hò hẹn, rủ nhau về Đan viện St. Ottilien. Ngoài ra, những người Đức, từ nơi xa như Bremen, Köhn cũng hăng hái về sớm hơn, để kịp ngày tham dự cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam.
Thật cảm động! Bức ảnh Mẹ La vang với dòng chữ: Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, được rước lên Cung Thánh cùng với đoàn linh mục đồng tế gồm có: Pater Martin Trieb, Pfarrer Hubert wetzel von Mainz, Pater Augustinus Phạm Sơn Hà OSB và hai thầy: Markus Weiss, Lazarus Bartl và chủ tế trong Thánh lễ, Pater Eugen Badtke OSB.
Xem Hình
Ca đoàn người Đức: Alondra von Merching đảm nhiệm, với sự điều khiển của bà ca trưởng, Karin Wolferstetter rất tài tình, làm cho Thánh lễ thêm trang trọng và linh thiêng.
Trong lúc sáu người lên dâng của lễ, giáo dân người Việt Nam hát bài "Dâng niềm cảm mến"
Ngoài ra còn có ông Raphael Gerd Jacob là người đánh đàn Orgel cho cả nhà thờ cùng hát.
Linh mục chủ tế Eugen giảng trong thánh lễ và được linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà lươc dịch như sau: " Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến trong ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới, cho nước Syrien, và đặc biệt cho đất nước Việt Nam. Chúng ta nhớ đến những nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, khủng bố, hận thù. Chúng ta cũng nhớ đến những nạn nhân của các chế độ đôc tài toàn trị, mà trong đó, người ta chỉ coi trọng những tham vọng quyền lực, hơn là sự hạnh phúc của con người. Chẳng hạn như tại đất nước Việt nam hôm nay, vẫn không có tự do tôn giáo thật sự. Cũng như tự do báo chí luôn bị kiểm soát gắt gao.
Những nơi linh thiêng thờ phượng của các Tôn giáo, nhà nước việt nam cũng áp chế, đã san bằng chùa Liên trì, Đan viện Thiên An tại Huế, tượng Thánh giá cũng bị đạp gãy, mới đây, Tu viện Mến Thánh Giá và nhà Thờ Thủ Thiêm cũng lo sợ bị bán đấu giá, nay mai ra sao!
Con người thời nay sống, vì tham vọng nhiều quyền lực, nên đã gây ra cho nhiều người vô tội phải bị thiệt mạng.
Nhiều người đã phải chết trong các trại tập trung và các trại tù một cách khủng khiếp.
Tôi, và chúng ta cũng tự hỏi lòng mình, những gì đã xảy ra, làm cho con người phải gánh chịu những nỗi đau khổ và sự kinh hoàng, mà chiến tranh và bạo lực không thể giải quyết để đem lại hòa bình, nhưng chỉ gây ra thêm những khó khăn, phức tạp
Để được sự hoà bình, con người phải sáng suốt, tỉnh táo, biết phân biệt, nhận ra được phẩm giá và giá trị của con người ở nơi mỗi người.
Hoà bình bắt đầu ở trong từng người một, ở trong tôi và ở trong chúng ta. Vâng, điều đó tùy thuộc vào tôi. Trong cuộc sống tôi phải cộng tác vào những điều thiện ích đắc lực để có hoà bình trên thế giới, tôi không để thù hận trong lòng.
Thậm chí khi chiến tranh không xẩy ra, phẩm giá con người cũng có thể bị đe dọa, vì sự bất công xã hội, vì những thành kiến, vì những sự dối trá và lừa gạt xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tôi có thể giết chết người khác mà không cần bắn một phát súng nào. Chu toàn trong việc làm nhỏ mọn, là sự khởi đầu cho một thế giới hoàn hảo. Những cuộc đại chiến xẩy ra, không phải vô tình từ trên trời rơi xuống, nhưng nó đã bắt đầu từ trong những việc nhỏ nhoi làm phật lòng người khác trong giây lát, và dần dần, sẽ không còn là "người bạn của nhau"
Hòa bình có được trong những việc lớn, là phải bắt đầu đem hòa bình vào trong những việc nhỏ mọn. Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã nói: "Hãy yêu kẻ thù của các con; Hãy làm điều lành cho những người ghét các con." Đây không phải là những câu thơ, nhưng là việc làm cụ thể. " Hãy yêu kẻ thù của các con". Không thể thay thế cho một chọn lựa nào khác . Không có sự quay trở lại đằng sau. Khi nói về "Tình yêu kẻ thù", là nói về người khác để hiểu được họ , để biết cảm thông, và để bày tỏ thái độ cư xử, mà họ có thể đơn giản không còn trở thành kẻ thù tôi nữa. "Tình yêu kẻ thù" có nghĩa là: Tôi không giữ lại những ý tưởng hận thù nào ở trong tôi; tôi có thể có những ý kiến bất đồng với người khác, nhưng không bao giờ để lòng thù hận nhau.
Tôi ước mong rằng, các thành phố và làng mạc của chúng ta, cũng có thể được gọi là St. Ottilien, hay thành phố München, hoặc bất cứ nơi nào ở trong đất nước Việt Nam, có những người sống chung với nhau trong hòa bình. Họ biết tôn trọng phẩm giá và giá trị của mỗi người. Họ cố gắng biết sống cảm thông và khoan dung. Và chúng ta đừng bao giờ để lòng hận thù với nhau."
Thánh lễ kết thúc, mọi người thưởng thức những món ăn việt nam ngon miệng, và những đặc sản của Bayern, vừa chuyện trò vui vẻ, hát ca rộn ràng, tại sân nhà tỉnh tâm của Đan viện.
Mặc dù bận rộn nhiều công việc, nhưng cha viện trưởng Wolfgang Öxler OSB .St. Ottilien cũng đến, chào mọi người và khen ngợi ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới và cách riêng cho đất nước Việt Nam thật là ý nghĩa!
Linh Mục Augustino Phạm Sơn Hà OSB đã cám ơn ông Đàm vănTiếu, tặng bức tượng Mẹ la vang với dòng chữ "Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt nam!"
Sau bữa ăn tối, anh chị em vội vàng thu dọn lại bàn ghế gọn gàng, chuẩn bị bắt đầu buổi rước kiệu. Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB làm dấu Thánh giá, hướng dẫn nguyện kinh, trước bàn kiệu Mẹ Maria : Những tiếng hát, lời ca trìu mến, nhịp nhàng vang vọng: “ Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ….Maria mẹ dịu dàng xin nghe con cầu khấn, cho nhân dân việt nam được mau thoát ách quỷ thần…” Đoàn kiệu tiến bước một cách khoan thai, chậm rãi, nghiêm trang và cùng hợp một lòng cầu nguyện , lần chuổi dâng Quê Hương Việt Nam cho Đức Mẹ Maria.
Lạy Mẹ Maria, Quê hương Việt Nam chúng con đang trong cơn nguy biến, biển đảo, đất đai nhiều nơi bị nhượng bộ, bán cho ngoại xâm phương Bắc. Người dân bị cấm cản, bị đàn áp, đánh đập, cưỡng chiếm tài sản, và luật an ninh mạng ra đời để kiểm soát và bóp nghẹt quyền sống của người dân.
Xin cho Quê Hương Việt nam được toàn vẹn lãnh thổ và cho người dân được sống trong tự do, no ấm và an bình thật sự.
Lạy Mẹ Maria, nhà máy gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tỉnh và nhiều nơi khác trên Quê hương Việt Nam đã đã gây ra ô nhiễm môi trường, tác hại vào đời sống của nhiều người dân ngày càng thêm cơ cực. Đan viện Thiên An ở Huế ,Tượng Thánh Giá cũng đã bị đập gẫy, và thường xuyên bị quấy phá đốt cháy rừng thông quanh Đan viện. Vì luật pháp tại Việt Nam không thực thi công minh chính trực.
Xin cho công lý trên Quê Hương Việt Nam được thể hiện, tự do Tôn giáo được tôn trọng. Xin cho người dân đang phải đối mặt với những gian khổ trong cuộc sống hàng ngày được thêm nhiều nghị lực.
Xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết để cùng nhau bảo vệ giang sơn. Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần.
Lạy Mẹ Maria, chúng con thống thiết van xin Mẹ, và chắc chắn, Mẹ đoái thương nhậm lời.
Ngoài kia, nắng đã nhạt màu, buổi cầu nguyện được kết thúc, mọi người chào nhau ra về, rộn rã tiếng cười nói, lòng tràn ngập niềm vui, và hẹn gặp nhau lại năm tới.
Hoàng Bình Minh
Thật cảm động! Bức ảnh Mẹ La vang với dòng chữ: Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, được rước lên Cung Thánh cùng với đoàn linh mục đồng tế gồm có: Pater Martin Trieb, Pfarrer Hubert wetzel von Mainz, Pater Augustinus Phạm Sơn Hà OSB và hai thầy: Markus Weiss, Lazarus Bartl và chủ tế trong Thánh lễ, Pater Eugen Badtke OSB.
Xem Hình
Ca đoàn người Đức: Alondra von Merching đảm nhiệm, với sự điều khiển của bà ca trưởng, Karin Wolferstetter rất tài tình, làm cho Thánh lễ thêm trang trọng và linh thiêng.
Trong lúc sáu người lên dâng của lễ, giáo dân người Việt Nam hát bài "Dâng niềm cảm mến"
Ngoài ra còn có ông Raphael Gerd Jacob là người đánh đàn Orgel cho cả nhà thờ cùng hát.
Linh mục chủ tế Eugen giảng trong thánh lễ và được linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà lươc dịch như sau: " Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến trong ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới, cho nước Syrien, và đặc biệt cho đất nước Việt Nam. Chúng ta nhớ đến những nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, khủng bố, hận thù. Chúng ta cũng nhớ đến những nạn nhân của các chế độ đôc tài toàn trị, mà trong đó, người ta chỉ coi trọng những tham vọng quyền lực, hơn là sự hạnh phúc của con người. Chẳng hạn như tại đất nước Việt nam hôm nay, vẫn không có tự do tôn giáo thật sự. Cũng như tự do báo chí luôn bị kiểm soát gắt gao.
Những nơi linh thiêng thờ phượng của các Tôn giáo, nhà nước việt nam cũng áp chế, đã san bằng chùa Liên trì, Đan viện Thiên An tại Huế, tượng Thánh giá cũng bị đạp gãy, mới đây, Tu viện Mến Thánh Giá và nhà Thờ Thủ Thiêm cũng lo sợ bị bán đấu giá, nay mai ra sao!
Con người thời nay sống, vì tham vọng nhiều quyền lực, nên đã gây ra cho nhiều người vô tội phải bị thiệt mạng.
Nhiều người đã phải chết trong các trại tập trung và các trại tù một cách khủng khiếp.
Tôi, và chúng ta cũng tự hỏi lòng mình, những gì đã xảy ra, làm cho con người phải gánh chịu những nỗi đau khổ và sự kinh hoàng, mà chiến tranh và bạo lực không thể giải quyết để đem lại hòa bình, nhưng chỉ gây ra thêm những khó khăn, phức tạp
Để được sự hoà bình, con người phải sáng suốt, tỉnh táo, biết phân biệt, nhận ra được phẩm giá và giá trị của con người ở nơi mỗi người.
Hoà bình bắt đầu ở trong từng người một, ở trong tôi và ở trong chúng ta. Vâng, điều đó tùy thuộc vào tôi. Trong cuộc sống tôi phải cộng tác vào những điều thiện ích đắc lực để có hoà bình trên thế giới, tôi không để thù hận trong lòng.
Thậm chí khi chiến tranh không xẩy ra, phẩm giá con người cũng có thể bị đe dọa, vì sự bất công xã hội, vì những thành kiến, vì những sự dối trá và lừa gạt xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tôi có thể giết chết người khác mà không cần bắn một phát súng nào. Chu toàn trong việc làm nhỏ mọn, là sự khởi đầu cho một thế giới hoàn hảo. Những cuộc đại chiến xẩy ra, không phải vô tình từ trên trời rơi xuống, nhưng nó đã bắt đầu từ trong những việc nhỏ nhoi làm phật lòng người khác trong giây lát, và dần dần, sẽ không còn là "người bạn của nhau"
Hòa bình có được trong những việc lớn, là phải bắt đầu đem hòa bình vào trong những việc nhỏ mọn. Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã nói: "Hãy yêu kẻ thù của các con; Hãy làm điều lành cho những người ghét các con." Đây không phải là những câu thơ, nhưng là việc làm cụ thể. " Hãy yêu kẻ thù của các con". Không thể thay thế cho một chọn lựa nào khác . Không có sự quay trở lại đằng sau. Khi nói về "Tình yêu kẻ thù", là nói về người khác để hiểu được họ , để biết cảm thông, và để bày tỏ thái độ cư xử, mà họ có thể đơn giản không còn trở thành kẻ thù tôi nữa. "Tình yêu kẻ thù" có nghĩa là: Tôi không giữ lại những ý tưởng hận thù nào ở trong tôi; tôi có thể có những ý kiến bất đồng với người khác, nhưng không bao giờ để lòng thù hận nhau.
Tôi ước mong rằng, các thành phố và làng mạc của chúng ta, cũng có thể được gọi là St. Ottilien, hay thành phố München, hoặc bất cứ nơi nào ở trong đất nước Việt Nam, có những người sống chung với nhau trong hòa bình. Họ biết tôn trọng phẩm giá và giá trị của mỗi người. Họ cố gắng biết sống cảm thông và khoan dung. Và chúng ta đừng bao giờ để lòng hận thù với nhau."
Thánh lễ kết thúc, mọi người thưởng thức những món ăn việt nam ngon miệng, và những đặc sản của Bayern, vừa chuyện trò vui vẻ, hát ca rộn ràng, tại sân nhà tỉnh tâm của Đan viện.
Mặc dù bận rộn nhiều công việc, nhưng cha viện trưởng Wolfgang Öxler OSB .St. Ottilien cũng đến, chào mọi người và khen ngợi ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới và cách riêng cho đất nước Việt Nam thật là ý nghĩa!
Linh Mục Augustino Phạm Sơn Hà OSB đã cám ơn ông Đàm vănTiếu, tặng bức tượng Mẹ la vang với dòng chữ "Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt nam!"
Sau bữa ăn tối, anh chị em vội vàng thu dọn lại bàn ghế gọn gàng, chuẩn bị bắt đầu buổi rước kiệu. Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB làm dấu Thánh giá, hướng dẫn nguyện kinh, trước bàn kiệu Mẹ Maria : Những tiếng hát, lời ca trìu mến, nhịp nhàng vang vọng: “ Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ….Maria mẹ dịu dàng xin nghe con cầu khấn, cho nhân dân việt nam được mau thoát ách quỷ thần…” Đoàn kiệu tiến bước một cách khoan thai, chậm rãi, nghiêm trang và cùng hợp một lòng cầu nguyện , lần chuổi dâng Quê Hương Việt Nam cho Đức Mẹ Maria.
Lạy Mẹ Maria, Quê hương Việt Nam chúng con đang trong cơn nguy biến, biển đảo, đất đai nhiều nơi bị nhượng bộ, bán cho ngoại xâm phương Bắc. Người dân bị cấm cản, bị đàn áp, đánh đập, cưỡng chiếm tài sản, và luật an ninh mạng ra đời để kiểm soát và bóp nghẹt quyền sống của người dân.
Xin cho Quê Hương Việt nam được toàn vẹn lãnh thổ và cho người dân được sống trong tự do, no ấm và an bình thật sự.
Lạy Mẹ Maria, nhà máy gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tỉnh và nhiều nơi khác trên Quê hương Việt Nam đã đã gây ra ô nhiễm môi trường, tác hại vào đời sống của nhiều người dân ngày càng thêm cơ cực. Đan viện Thiên An ở Huế ,Tượng Thánh Giá cũng đã bị đập gẫy, và thường xuyên bị quấy phá đốt cháy rừng thông quanh Đan viện. Vì luật pháp tại Việt Nam không thực thi công minh chính trực.
Xin cho công lý trên Quê Hương Việt Nam được thể hiện, tự do Tôn giáo được tôn trọng. Xin cho người dân đang phải đối mặt với những gian khổ trong cuộc sống hàng ngày được thêm nhiều nghị lực.
Xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết để cùng nhau bảo vệ giang sơn. Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần.
Lạy Mẹ Maria, chúng con thống thiết van xin Mẹ, và chắc chắn, Mẹ đoái thương nhậm lời.
Ngoài kia, nắng đã nhạt màu, buổi cầu nguyện được kết thúc, mọi người chào nhau ra về, rộn rã tiếng cười nói, lòng tràn ngập niềm vui, và hẹn gặp nhau lại năm tới.
Hoàng Bình Minh
Lũ lụt ở Việt Nam: Đức Giám Mục phải lội bùn 20 km để đi ủy lạo dân Hmông.
Trần Mạnh Trác
18:07 31/07/2018
Mưa không ngừng cũng đã cướp đi nhà thờ cuả giáo xứ và cuốn trôi mùa màng tài sản của họ, khiến nhiều người đang lo sợ cho cuộc sống tương lai.
Một chút hy vọng đã được thắp lên vào ngày 27 tháng 7 khi Đức Giám Mục Phụ Tá Alphonsô Nguyễn Hữu Long cuả Giáo phận Hưng Hóa đến thăm giáo xứ Sùng Đô ở huyện Văn Chấn, Tây Bắc tỉnh Yên Bái, để ủy lạo các nạn nhân và củng cố niềm tin cuả họ trong khi họ cố gắng xây dựng lại cuộc sống.
ĐGM Long đả từng thực hiện các cuộc thăm viếng mục vụ tươnh tự đến các bản làng miền núi xa xôi nhiều lần, năm ngoái vào tháng 5-2017, ngài thực hiện một chuyến đi đến 7 ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Sơn La để mừng lễ Phục sinh với khoảng 1000 người Công Giáo Hmông ở đó.
Vị giám mục 65 tuổi này, cùng với hai linh mục, đi bộ khoảng 20 km dọc theo những con đường ven núi lầy lội sau khi con đường đã trở nên quá nguy hiểm không thể dùng xe máy được nữa.
Khi Đức Giám Mục Long đến, một số người Công Giáo đã bất kể cơn mưa tầm tã đã đi ra chào đón ngài và trợ giúp phái đoàn lội qua những đám bùn sâu ngập đến tận đầu gối.
Vì không còn nhà thờ nữa, một Thánh Lễ đặc biệt phải cử hành trong một ngôi nhà gỗ của một người lãnh đạo giáo dân địa phương, nhiều người đã phải đứng bên ngoài để dự lễ.
"Hôm nay chúng tôi đến đây để bày tỏ tình thương sâu sắc và sự thông cảm của chúng tôi đối với tất cả quí bạn, những người đã bị mất mát và đau khổ vì lũ quét," Đức Giám Mục Long nói.
Ngài kêu gọi họ hãy "tin tưởng vào sự quan phòng của Đức Chúa Trời, không đổ lỗi cho Ngài, bởi vì Ngài luôn luôn yêu thương, an ủi và cung cấp những điều cần thiết vào đúng thời đúng lúc."
"Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta có đủ sức mạnh để vượt qua những thử thách và tái lập một cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt", ngài nói.
Đức Giám Mục Long nói rằng giáo phận sẽ tìm kiếm sự đóng góp để xây dựng lại cho họ một ngôi nhà thờ mới.
"Chưa có ai đến thăm chúng tôi cả, bởi vì tất cả các đường đều cần phải sửa chữa mà mưa thì vẫn tiếp tục không suy giảm."
Người Hmông là một nhóm nhỏ của người Miao (Mèo) ở Trung Quốc, họ bắt đầu di cư xuống vùng Đông Nam Á kể từ thế kỷ 18. Ngày nay có khoảng 4 triệu người thuộc giống Miao (Mèo) sống ở châu Á, bao gồm 2,7 triệu ở Trung Quốc, còn lại là ở Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar.
Tại huyện Văn Chấn, dân địa phương đã bị cô lập kể từ ngày 20 tháng 7 khi mưa lớn phá hủy năm ngôi nhà của dân chúng, cùng với ngôi nhà thờ và các cơ sở công cộng khác.
Linh mục Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng, quản nhiêm các hoạt động mục vụ cho giáo xứ, cho biết Đức Giám Mục Long đã tặng 100 triệu đồng (US $ 4,340) viện trợ khẩn cấp cho những người có nhà bị sập và mùa màng bị cuốn đi.
Cha Dưỡng cho biết người dân địa phương đang rất cần lương thực, quần áo, tiền bạc và các vật dụng cơ bản khác để tồn tại.
Một gia đình 13 người bị mất nhà đang phải ở trọ với hàng xóm cho đến khi có một giải pháp tốt hơn.
Theo thông tin cuả chính phủ thì đây là vụ lũ lụt tồi tệ nhất được ghi nhận trong bốn thập kỷ qua ở tỉnh Yên Bái, đã cướp đi 39 sinh mạng, nhiều người vẫn còn mất tích hoặc đã phải di dời qua nơi khác.
Mười một tân linh mục cho Tỉnh dòng Don Bosco Việt Nam
Thanh Quảng sdb
21:13 31/07/2018
Mười một tân linh mục cho Tỉnh dòng Don Bosco Việt Nam
Xuân Hiệp, Việt Nam, ngày 28 tháng 7 năm 2018 - Tỉnh Salesian Việt Nam với lòng tạ ơn Chúa đã ban cho tỉnh dòng thêm 11 tân linh mục để làm việc trong cánh đồng của Chúa. Thánh lễ Truyền chức linh mục do Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc chủ tế lúc 8 giờ sáng ngày 28/7/2018 tại giáo xứ Xuân Hiệp, Thủ Đức, Tp. HCM, với sự hiện diện đồng tế của 150 linh mục dòng và triều.
Hiện diện trong Thánh lễ Truyền chức còn có cha giám tỉnh Giuse Nguyễn Văn Quang, và các thành viên cố vấn của tỉnh dòng cùng nhiều bề trên của các dòng tu bạn và Salesian cùng với ba mẹ và họ hàng của các tân chức lên tới 2000 người hiện diện trong ngôi nhà thờ mới dâng hiến Thánh Gioan Bosco tại Xuân Hiệp.
Danh sách của mười một tân linh mục là:
1. Phó tế Martinô Trần Thất Bảo
2. Phó tế Giuse Vũ Đức Huân
3. Phó tế Augustinô Nguyễn Khánh Hưng
4. Phó tế Đ. Saviô Nguyễn Huy Khiêm
5. Phó tế Phaolô Nguyễn Toàn Khoa
6. Phó tế Giuse Trần Văn Nghĩa
7. Phó tế Phêrô Nguyễn Bá Quỳnh
8. Phó tế Giuse Phạm Văn Thể
9. Phó tế Giuse Nguyễn Văn Toàn
10. Phó tế Phêrô Lê Văn Trung (AFE)
11. Phó tế Giuse Nguyễn Vũ Thanh Xuân
Trong bài giảng Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo mời gọi các tân chức hãy rập khuôn theo nếp sống của Chúa Giêsu mục tử nhân lành: Phục vụ và yêu thương mọi người như Chúa Giêsu đã nêu gương. Đức cha cũng nhấn mạnh rằng qua việc đặt tay của Giám mục, các tân chức trở thành “Chúa Kitô”, một Người Chăn chiên nhân lành đích thực, và bắt đầu chia sẻ sứ mệnh của Ngài trong xã hội trần thế: Mang sự cứu rỗi của Ngài đến cho mọi người. Đặc biệt đối với linh mục mục Salesian là làm việc cho giới trẻ nghèo hầu chăm sóc, giáo dục và dẫn đưa họ đến với Chúa Giêsu như cha thánh Gioan Bosco thuở xưa.
Xuân Hiệp, Việt Nam, ngày 28 tháng 7 năm 2018 - Tỉnh Salesian Việt Nam với lòng tạ ơn Chúa đã ban cho tỉnh dòng thêm 11 tân linh mục để làm việc trong cánh đồng của Chúa. Thánh lễ Truyền chức linh mục do Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc chủ tế lúc 8 giờ sáng ngày 28/7/2018 tại giáo xứ Xuân Hiệp, Thủ Đức, Tp. HCM, với sự hiện diện đồng tế của 150 linh mục dòng và triều.
Hiện diện trong Thánh lễ Truyền chức còn có cha giám tỉnh Giuse Nguyễn Văn Quang, và các thành viên cố vấn của tỉnh dòng cùng nhiều bề trên của các dòng tu bạn và Salesian cùng với ba mẹ và họ hàng của các tân chức lên tới 2000 người hiện diện trong ngôi nhà thờ mới dâng hiến Thánh Gioan Bosco tại Xuân Hiệp.
Danh sách của mười một tân linh mục là:
1. Phó tế Martinô Trần Thất Bảo
2. Phó tế Giuse Vũ Đức Huân
3. Phó tế Augustinô Nguyễn Khánh Hưng
4. Phó tế Đ. Saviô Nguyễn Huy Khiêm
5. Phó tế Phaolô Nguyễn Toàn Khoa
6. Phó tế Giuse Trần Văn Nghĩa
7. Phó tế Phêrô Nguyễn Bá Quỳnh
8. Phó tế Giuse Phạm Văn Thể
9. Phó tế Giuse Nguyễn Văn Toàn
10. Phó tế Phêrô Lê Văn Trung (AFE)
11. Phó tế Giuse Nguyễn Vũ Thanh Xuân
Trong bài giảng Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo mời gọi các tân chức hãy rập khuôn theo nếp sống của Chúa Giêsu mục tử nhân lành: Phục vụ và yêu thương mọi người như Chúa Giêsu đã nêu gương. Đức cha cũng nhấn mạnh rằng qua việc đặt tay của Giám mục, các tân chức trở thành “Chúa Kitô”, một Người Chăn chiên nhân lành đích thực, và bắt đầu chia sẻ sứ mệnh của Ngài trong xã hội trần thế: Mang sự cứu rỗi của Ngài đến cho mọi người. Đặc biệt đối với linh mục mục Salesian là làm việc cho giới trẻ nghèo hầu chăm sóc, giáo dục và dẫn đưa họ đến với Chúa Giêsu như cha thánh Gioan Bosco thuở xưa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ngưng lễ để giải tội được không?
Nguyễn Trọng Đa
08:50 31/07/2018
Giải đáp phụng vụ: Ngưng lễ để giải tội được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có hai câu hỏi về bí tích sám hối: 1) Có được phép ban Bí tích sám hối trong Thánh Lễ không? Con thường thấy một số linh mục, sau khi đọc bài Tin Mừng, thay vì giảng lễ, họ rời khỏi bàn thờ, ngồi trong tòa giải tội và bắt đầu cho người ta xưng tội. Sau khi giải tội xong, các cha trở lại bàn thờ và tiếp tục Thánh Lễ. 2) Có được phép không, khi linh mục nghe xưng tội, trong khi một số tu sĩ nam nữ ngồi gần ngài đưa ra lời khuyên? Con đã chứng kiến tình huống, mà trong khi giải tội, các tu sĩ nam nữ mang áo Dòng và ngồi gần vị linh mục, để đưa ra lời khuyên cho hối nhân. - D. M., Lyon, Pháp.
Đáp: Đối với câu hỏi đầu tiên, tôi nghĩ chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh.
Thứ nhất, có thể giải tội trong Thánh Lễ không? Đối với việc này, chúng tôi có thể trả lời với một chữ được đơn giản. Chúng tôi đã trả lời điểm đặc biệt này trong các câu trả lời ngày 3 và 17 tháng 6 năm 2008.
Một trường hợp khác là rằng linh mục đang cử hành Thánh lễ ngưng lễ để giải tội. Chủ đề này được xử lý và coi là một sự lạm dụng trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu Độ):
“76. Hơn nữa, theo một truyền thống rất cổ xưa của Giáo Hội Rôma, không được phép kết hợp bí tích Sám Hối với Thánh Lễ để làm nên một cử hành phụng vụ duy nhất. Tuy nhiên, để đáp ứng các nhu cầu của các tín hữu, các linh mục, không cử hành hay đồng tế Thánh Lễ, có thể ngồi tòa giải tội cho các tín hữu nào muốn, cùng lúc và cùng nơi đang có cử hành Thánh Lễ. Tuy vậy, việc này cũng phải được diễn biến một cách thích hợp. (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Do đó, huấn thị này đòi hỏi rằng bất kỳ linh mục nào ngồi tòa giải tội trong Thánh lễ không thể là vị chủ tế hoặc vị đồng tế.
Điều này phải là rõ ràng đối với một linh mục: Thánh Lễ là hành động cao nhất và cao cả nhất mà Hội Thánh sở hữu, và đòi hỏi sự chú ý không phân chia của thừa tác viên.
Tôi chưa bao giờ chứng kiến tình huống thứ hai, và không hoàn toàn chắc chắn để bàn về nó.
Nếu nó là một trường hợp cung cấp một sự lựa chọn, thí dụ, trong một khóa tĩnh tâm mở, với nhiều người có giáo phái khác nhau và trình độ giáo lý khác nhau, đó có thể là một khả năng.
Vì vậy, thí dụ, tại một thời khắc trong thời gian hoạt động ấy, linh mục có thể giải tội cho người Công Giáo muốn xưng tội.
Đồng thời, các vị khác, được cho là có kinh nghiệm giải tội, cung cấp khóa tư vấn cho những ai muốn tận dụng cơ hội này.
Tuy nhiên, ngay cả trong các trường hợp như vậy, tôi sẽ cảnh giác với việc duy trì hai hoạt động trong cùng một địa điểm. Địa điểm bình thường và quen thuộc cho việc giải tội là một nơi thánh thiêng, vốn nhấn mạnh chiều kích phụng vụ và bí tích của nghi thức.
Bí tích hòa giải không nên được diễn ra tại cùng địa điểm như khóa tư vấn, mặc dù khóa tư vấn cũng là hữu ích cho linh hồn.
Ngay cả khi khóa tư vấn là khá giống với linh hướng, nó không thể giống với sự hòa giải bí tích. Chúng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, mặc dù có liên quan đến nhau.
Mặc dù câu hỏi là không hoàn toàn rõ ràng, tôi cho rằng những gì bạn đọc mô tả không liên quan đến cùng một chủ đề trên, và rằng người được gọi là tư vấn là không ngồi quá gần, để nghe lời xưng tội, và do đó không thể đưa ra lời khuyên cho hối nhân về tội lỗi của hối nhân.
Đây sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng đối với ấn tín bí tích (sacramental seal) vì tước quyền bí mật của hối nhân.
Đối với một người nào không phải là cha giải tội mà vần thoải mái nghe hối nhân xưng tội, người này là hoàn toàn bị cấm trong Giáo luật. Một linh mục không bao giờ nên đặt mình vào một tình huống như thế, mà trong đó việc ấy có thể ít hơn nhiều được cho phép.
Một ngoại lệ đối với luật này là vai trò làm thông dịch viên trong quá trình xưng tội. Họ tự giới hạn vào vai trò của thông dịch viên, bị ràng buộc để giữ bí mật bí tích, và không đưa ra lời khuyên gì cả. (Zenit.org 31-7-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có hai câu hỏi về bí tích sám hối: 1) Có được phép ban Bí tích sám hối trong Thánh Lễ không? Con thường thấy một số linh mục, sau khi đọc bài Tin Mừng, thay vì giảng lễ, họ rời khỏi bàn thờ, ngồi trong tòa giải tội và bắt đầu cho người ta xưng tội. Sau khi giải tội xong, các cha trở lại bàn thờ và tiếp tục Thánh Lễ. 2) Có được phép không, khi linh mục nghe xưng tội, trong khi một số tu sĩ nam nữ ngồi gần ngài đưa ra lời khuyên? Con đã chứng kiến tình huống, mà trong khi giải tội, các tu sĩ nam nữ mang áo Dòng và ngồi gần vị linh mục, để đưa ra lời khuyên cho hối nhân. - D. M., Lyon, Pháp.
Đáp: Đối với câu hỏi đầu tiên, tôi nghĩ chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh.
Thứ nhất, có thể giải tội trong Thánh Lễ không? Đối với việc này, chúng tôi có thể trả lời với một chữ được đơn giản. Chúng tôi đã trả lời điểm đặc biệt này trong các câu trả lời ngày 3 và 17 tháng 6 năm 2008.
Một trường hợp khác là rằng linh mục đang cử hành Thánh lễ ngưng lễ để giải tội. Chủ đề này được xử lý và coi là một sự lạm dụng trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí tích Cứu Độ):
“76. Hơn nữa, theo một truyền thống rất cổ xưa của Giáo Hội Rôma, không được phép kết hợp bí tích Sám Hối với Thánh Lễ để làm nên một cử hành phụng vụ duy nhất. Tuy nhiên, để đáp ứng các nhu cầu của các tín hữu, các linh mục, không cử hành hay đồng tế Thánh Lễ, có thể ngồi tòa giải tội cho các tín hữu nào muốn, cùng lúc và cùng nơi đang có cử hành Thánh Lễ. Tuy vậy, việc này cũng phải được diễn biến một cách thích hợp. (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Do đó, huấn thị này đòi hỏi rằng bất kỳ linh mục nào ngồi tòa giải tội trong Thánh lễ không thể là vị chủ tế hoặc vị đồng tế.
Điều này phải là rõ ràng đối với một linh mục: Thánh Lễ là hành động cao nhất và cao cả nhất mà Hội Thánh sở hữu, và đòi hỏi sự chú ý không phân chia của thừa tác viên.
Tôi chưa bao giờ chứng kiến tình huống thứ hai, và không hoàn toàn chắc chắn để bàn về nó.
Nếu nó là một trường hợp cung cấp một sự lựa chọn, thí dụ, trong một khóa tĩnh tâm mở, với nhiều người có giáo phái khác nhau và trình độ giáo lý khác nhau, đó có thể là một khả năng.
Vì vậy, thí dụ, tại một thời khắc trong thời gian hoạt động ấy, linh mục có thể giải tội cho người Công Giáo muốn xưng tội.
Đồng thời, các vị khác, được cho là có kinh nghiệm giải tội, cung cấp khóa tư vấn cho những ai muốn tận dụng cơ hội này.
Tuy nhiên, ngay cả trong các trường hợp như vậy, tôi sẽ cảnh giác với việc duy trì hai hoạt động trong cùng một địa điểm. Địa điểm bình thường và quen thuộc cho việc giải tội là một nơi thánh thiêng, vốn nhấn mạnh chiều kích phụng vụ và bí tích của nghi thức.
Bí tích hòa giải không nên được diễn ra tại cùng địa điểm như khóa tư vấn, mặc dù khóa tư vấn cũng là hữu ích cho linh hồn.
Ngay cả khi khóa tư vấn là khá giống với linh hướng, nó không thể giống với sự hòa giải bí tích. Chúng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, mặc dù có liên quan đến nhau.
Mặc dù câu hỏi là không hoàn toàn rõ ràng, tôi cho rằng những gì bạn đọc mô tả không liên quan đến cùng một chủ đề trên, và rằng người được gọi là tư vấn là không ngồi quá gần, để nghe lời xưng tội, và do đó không thể đưa ra lời khuyên cho hối nhân về tội lỗi của hối nhân.
Đây sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng đối với ấn tín bí tích (sacramental seal) vì tước quyền bí mật của hối nhân.
Đối với một người nào không phải là cha giải tội mà vần thoải mái nghe hối nhân xưng tội, người này là hoàn toàn bị cấm trong Giáo luật. Một linh mục không bao giờ nên đặt mình vào một tình huống như thế, mà trong đó việc ấy có thể ít hơn nhiều được cho phép.
Một ngoại lệ đối với luật này là vai trò làm thông dịch viên trong quá trình xưng tội. Họ tự giới hạn vào vai trò của thông dịch viên, bị ràng buộc để giữ bí mật bí tích, và không đưa ra lời khuyên gì cả. (Zenit.org 31-7-2018)
Nguyễn Trọng Đa