Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:21 02/08/2016
87. TRÂU CHỌI VẪY ĐUÔI.
Có một mục đồng (người chăn trâu) đi trên đường, nhìn thấy Xã Xử Sĩ đang phơi những bức tranh đã cất giữ lâu năm dưới ánh mặt trời, thế là tò mò đứng lại coi.
Lúc đang coi bức tranh “trâu chọi” của nhà danh họa Đới Tùng, thì bất chợt cười to lên, Xã Xử Sĩ bèn hỏi anh ta tại sao mà cười ? Mục đồng trả lời:
- “Hai con trâu chọi nhau mà lắc đuôi à, thấy ở đâu vậy ? Trâu lúc chọi nhau, cái đuôi của nó phải bám thật chặt giữa hai bắp đùi mới đúng chứ !”
(Tô Đông Pha tập)
Suy tư 87:
Có một giáo dân hỏi cha sở của mình: “Thưa cha, tại sao Đức Chúa Giê-su sống lại ở trên cây thánh giá, không phải Chúa chết trên thánh giá sao ?” - ông ta hỏi như vậy là vì ở giữa trên gian cung thánh có treo tượng thánh giá thật lớn và thay vì Đức Chúa Giê-su chịu chết trần truồng, khổ đau, thì lại thay vào đó hình Đức Chúa Giê-su sống lại mặc áo trắng sáng ngời... Cha sở giải thích: “Có qua thánh giá mới đến vinh quang...”
Giải thích thì rất đúng và xác đáng, nhưng cách trình bày thì hơi “lệch lạc” với giáo dân dù hiểu hay không hiểu giáo lý, thì vẫn cứ tin tưởng rằng Đức Chúa Giê-su chịu chết trên cây thánh giá, chứ không phải sống lại trên cây thánh giá. Dù không treo hình Đức Chúa Giê-su phục sinh trên thánh giá, thì tất cả mọi tín hữu đều biết là Ngài đã chết trên thánh giá và từ trong mồ Ngài đã sống lại; dù không treo hình Đức Chúa Giê-su sống lại trên thánh giá, thì giáo dân vẫn hiễu và tin rằng, Đức Chúa Giê-su đã chịu đau khổ, chịu chết và sống lại vinh quang...
Đem hình ảnh Chúa Phục sinh từ trong mồ đá (không phải trên thập giá) mà treo lên, thì người ta vẫn dễ hiểu hơn, hoặc treo hình thánh giá có Đức Chúa Giê-su khổ nạn thì người ta vẫn thích hơn, hơn là treo hình thánh giá mà có hình Đức Chúa Giê-su phục sinh, bởi vì –đơn sơ mà nói- không ai bị treo trên thánh giá mà...vui vẻ cả, nó mất đi ý nghĩa của “mầu nhiệm cứu chuộc” và “mầu nhiệm khổ đau” của đạo Công Giáo chúng ta, và hình như trong các sách Phúc Âm không có đoạn nào câu nào nói Đức Chúa Giê-su sống lại trên thánh giá cả, chẳng qua chỉ là ý tưởng của các nhà nghệ thuật mà thôi.
Không ai nhìn cây thánh giá có hình Đức Chúa Giê-su sống lại mà nói là tượng khổ nạn, cũng vậy không ai nhìn cây thánh giá mà nói đó là tượng phục sinh, nhưng nói tượng Thánh Giá, nghĩa là trên thánh giá có Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh và chết vì yêu nhân loại tội lỗi.
Người Công Giáo tại Đài Loan hay bất cứ người Công Giáo người Hoa nào, cũng đều gọi cây Thánh Giá có hình Đức Chúa Giê-su chịu nạn là “tượng khổ nạn 苦像”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một mục đồng (người chăn trâu) đi trên đường, nhìn thấy Xã Xử Sĩ đang phơi những bức tranh đã cất giữ lâu năm dưới ánh mặt trời, thế là tò mò đứng lại coi.
Lúc đang coi bức tranh “trâu chọi” của nhà danh họa Đới Tùng, thì bất chợt cười to lên, Xã Xử Sĩ bèn hỏi anh ta tại sao mà cười ? Mục đồng trả lời:
- “Hai con trâu chọi nhau mà lắc đuôi à, thấy ở đâu vậy ? Trâu lúc chọi nhau, cái đuôi của nó phải bám thật chặt giữa hai bắp đùi mới đúng chứ !”
(Tô Đông Pha tập)
Suy tư 87:
Có một giáo dân hỏi cha sở của mình: “Thưa cha, tại sao Đức Chúa Giê-su sống lại ở trên cây thánh giá, không phải Chúa chết trên thánh giá sao ?” - ông ta hỏi như vậy là vì ở giữa trên gian cung thánh có treo tượng thánh giá thật lớn và thay vì Đức Chúa Giê-su chịu chết trần truồng, khổ đau, thì lại thay vào đó hình Đức Chúa Giê-su sống lại mặc áo trắng sáng ngời... Cha sở giải thích: “Có qua thánh giá mới đến vinh quang...”
Giải thích thì rất đúng và xác đáng, nhưng cách trình bày thì hơi “lệch lạc” với giáo dân dù hiểu hay không hiểu giáo lý, thì vẫn cứ tin tưởng rằng Đức Chúa Giê-su chịu chết trên cây thánh giá, chứ không phải sống lại trên cây thánh giá. Dù không treo hình Đức Chúa Giê-su phục sinh trên thánh giá, thì tất cả mọi tín hữu đều biết là Ngài đã chết trên thánh giá và từ trong mồ Ngài đã sống lại; dù không treo hình Đức Chúa Giê-su sống lại trên thánh giá, thì giáo dân vẫn hiễu và tin rằng, Đức Chúa Giê-su đã chịu đau khổ, chịu chết và sống lại vinh quang...
Đem hình ảnh Chúa Phục sinh từ trong mồ đá (không phải trên thập giá) mà treo lên, thì người ta vẫn dễ hiểu hơn, hoặc treo hình thánh giá có Đức Chúa Giê-su khổ nạn thì người ta vẫn thích hơn, hơn là treo hình thánh giá mà có hình Đức Chúa Giê-su phục sinh, bởi vì –đơn sơ mà nói- không ai bị treo trên thánh giá mà...vui vẻ cả, nó mất đi ý nghĩa của “mầu nhiệm cứu chuộc” và “mầu nhiệm khổ đau” của đạo Công Giáo chúng ta, và hình như trong các sách Phúc Âm không có đoạn nào câu nào nói Đức Chúa Giê-su sống lại trên thánh giá cả, chẳng qua chỉ là ý tưởng của các nhà nghệ thuật mà thôi.
Không ai nhìn cây thánh giá có hình Đức Chúa Giê-su sống lại mà nói là tượng khổ nạn, cũng vậy không ai nhìn cây thánh giá mà nói đó là tượng phục sinh, nhưng nói tượng Thánh Giá, nghĩa là trên thánh giá có Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh và chết vì yêu nhân loại tội lỗi.
Người Công Giáo tại Đài Loan hay bất cứ người Công Giáo người Hoa nào, cũng đều gọi cây Thánh Giá có hình Đức Chúa Giê-su chịu nạn là “tượng khổ nạn 苦像”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 02/08/2016
19. Bởi vì con cầu nguyện nên con phục tùng.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:34 02/08/2016
Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIX Năm – C
(Lc 12, 32-48)
Cuộc sống nói chung thật phong phú, phức tạp, đời của mỗi người chúng ta chẳng bao giờ đơn giản. Có nhiều yếu tố tạo nên đời ta, trong đó yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là những sự lựa chọn mà ta thực hiện ở mỗi chặng đời khác nhau, nên đời là một chuỗi bất tận những lựa chọn. Mỗi lựa chọn, quyết định khác nhau sẽ bẻ lái cuộc đời theo những hướng khác nhau. Có lựa chọn quyết định đúng, có lựa chọn quyết định sai.
Lời Chúa như khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta. Nếu phụng vụ Lời Chúa tuần trước (XVIII – C) mời gọi chúng ta chọn cái vĩnh cửu và từ bỏ cái tạm thời, thì Chúa Nhật tuần này (XIX – C), Lời Chúa nhắc nhớ chúng ta cẩn trọng giữ gìn sự lựa chọn đúng trong mọi nơi mọi lúc. Nhưng để thực hiện được điều trên không phải dễ, đòi hỏi chúng ta phải luôn tỉnh thức sẵn sàng "vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến" (Lc 12,40).
Quê hương đích thực của chúng ta là quê trời, chúng ta đang lữ hành tiến về quê trời vinh phúc, nên phải luôn thức tỉnh sẵn sàng. Đích nhắm ấy chi phối toàn bộ đời sống con người chúng ta; dù muốn hay không, sự hiện hữu của chúng ta trên trái đất này một ngày kia chúng ta sẽ phải đối mặt với cuộc gặp gỡ dứt khoát giữa chúng ta với Chúa, và Chúa sẽ đòi hỏi chúng ta: "Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn"(Lc 12,48). Đó không phải là thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta hay sao? Nên chúng ta phải cẩn thận lựa chọn để nhận ra kho báu thực sự là những gì! Đừng để báu vật này ở phía sau như bao nhiêu người khác.
Chúng ta thường dễ bị cám dỗ gắn bó quá nhiều với những gì thuộc thế giới này, như của cải, vật chất là những cái tạm thời chóng qua, không bảo đảm cho chúng ta cuộc sống thật mai hậu, mà quên đi cái bền vững. Nếu như Chúa Giêsu cảnh tỉnh chúng ta : "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu" (Lc 12, 15) thì Người cũng khuyên chúng ta: : "hãy sắm cho các con những túi không hư nát, và kho tàng không hao mòn trên trời, là nơi trộm cướp không lai vãng và mối mọt không làm hư nát" (Lc 12, 33) nghĩa là tích lũy cho mình kho tàng của sự bền vững là Nước Trời, lúc ấy lòng chúng ta sẽ hướng về đó, vì như Chúa nói : "Vì kho tàng các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó." (Lc 12, 34)
Chúa đưa ra hai dụ ngôn để khuyên ta phải tỉnh thức và sẵn sàng như người giữ cửa cầm đèn đợi chủ về, lúc nào cũng phải tỉnh thức, phòng khi chủ về lúc bất ngờ. Người canh trộm cũng vậy, vì chỉ cần sơ ý một chút là mất của. Theo Chúa Giêsu, tỉnh thức là thái độ của người đầy tớ luôn trong tư thế sẵn sàng chờ đón chủ đi ăn cưới về. "Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ." (Lc 12, 35 - 37)
Chúa có ý dạy ta phải tỉnh thức, phải ở trong tư thế sẵn sàng gặp Chúa. Như thế, vừa bảo đảm một cuộc gặp gỡ tốt đẹp, vừa thu tích được nhiều của cải thiêng liêng, là những thứ sẽ theo chúng ta về đời sau. Ngày giờ Chúa loan báo trên đây thật quá bất ngờ, vì bất ngờ nên "tỉnh thức" là thượng sách.
Thế giới chúng ta đang sống đây là thế giới của bóng tối, của tội lỗi, đầy dẫy những bất công, những thử thách, những ngang trái, những cám dỗ, những hư hỏng, không thiếu các thiên tai, chiến tranh, bạo lực … Nói như Đức Hồng Y André Vingt-Trois, một thế giới có nhiều kẻ mượn danh tôn giáo để che đậy hành động giết hại dân lành vô tội, những kẻ nhân danh thần chết để gieo tang tóc, kinh hoàng cho bao người. Phải chăng đó là dấu hiệu của ngày tận thế?
Chúa Giêsu xác nhận sẽ có ngày tận thế, nhưng không phải để tan biến thành hư vô. Sẽ có những dấu hiệu làm nhiều người hoang mang sợ hãi, nhưng đối với các tín hữu, đó là dấu hiệu vui mừng vì mình sắp được cứu độ. Chúa mời gọi chúng ta : "Các con cũng phải sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến." (Lc 12, 40)
Mỗi người chúng ta ngồi đây tự hỏi: Tôi đang chờ đợi điều gì? Con tim tôi đang hướng về điều gì? Lòng tôi có bị vướng vào những hành vi ám muội… ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị… thỏa mãn xác thịt không? (x. Rm 13, 11-14) Trái tim tôi có bị nặng nề bởi những lo âu trần thế không? Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt sức ta, khiến ta không còn khả năng mở lòng mình ra với Chúa và tha nhân? Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim. Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất, nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao. Thánh Phaolô bảo chúng ta: "Anh em biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy" (Rm 13, 11).
Chúa Giêsu dạy chúng ta "hãy tỉnh thức". Vậy mỗi người chúng ta đây hãy thức tỉnh và cầu nguyện, để khi Con Người là Đức Giêsu ngự đến trên mây trời, Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế sẵn sàng, đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIX Năm – C
(Lc 12, 32-48)
Cuộc sống nói chung thật phong phú, phức tạp, đời của mỗi người chúng ta chẳng bao giờ đơn giản. Có nhiều yếu tố tạo nên đời ta, trong đó yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là những sự lựa chọn mà ta thực hiện ở mỗi chặng đời khác nhau, nên đời là một chuỗi bất tận những lựa chọn. Mỗi lựa chọn, quyết định khác nhau sẽ bẻ lái cuộc đời theo những hướng khác nhau. Có lựa chọn quyết định đúng, có lựa chọn quyết định sai.
Lời Chúa như khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta. Nếu phụng vụ Lời Chúa tuần trước (XVIII – C) mời gọi chúng ta chọn cái vĩnh cửu và từ bỏ cái tạm thời, thì Chúa Nhật tuần này (XIX – C), Lời Chúa nhắc nhớ chúng ta cẩn trọng giữ gìn sự lựa chọn đúng trong mọi nơi mọi lúc. Nhưng để thực hiện được điều trên không phải dễ, đòi hỏi chúng ta phải luôn tỉnh thức sẵn sàng "vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến" (Lc 12,40).
Quê hương đích thực của chúng ta là quê trời, chúng ta đang lữ hành tiến về quê trời vinh phúc, nên phải luôn thức tỉnh sẵn sàng. Đích nhắm ấy chi phối toàn bộ đời sống con người chúng ta; dù muốn hay không, sự hiện hữu của chúng ta trên trái đất này một ngày kia chúng ta sẽ phải đối mặt với cuộc gặp gỡ dứt khoát giữa chúng ta với Chúa, và Chúa sẽ đòi hỏi chúng ta: "Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn"(Lc 12,48). Đó không phải là thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta hay sao? Nên chúng ta phải cẩn thận lựa chọn để nhận ra kho báu thực sự là những gì! Đừng để báu vật này ở phía sau như bao nhiêu người khác.
Chúng ta thường dễ bị cám dỗ gắn bó quá nhiều với những gì thuộc thế giới này, như của cải, vật chất là những cái tạm thời chóng qua, không bảo đảm cho chúng ta cuộc sống thật mai hậu, mà quên đi cái bền vững. Nếu như Chúa Giêsu cảnh tỉnh chúng ta : "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu" (Lc 12, 15) thì Người cũng khuyên chúng ta: : "hãy sắm cho các con những túi không hư nát, và kho tàng không hao mòn trên trời, là nơi trộm cướp không lai vãng và mối mọt không làm hư nát" (Lc 12, 33) nghĩa là tích lũy cho mình kho tàng của sự bền vững là Nước Trời, lúc ấy lòng chúng ta sẽ hướng về đó, vì như Chúa nói : "Vì kho tàng các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó." (Lc 12, 34)
Chúa đưa ra hai dụ ngôn để khuyên ta phải tỉnh thức và sẵn sàng như người giữ cửa cầm đèn đợi chủ về, lúc nào cũng phải tỉnh thức, phòng khi chủ về lúc bất ngờ. Người canh trộm cũng vậy, vì chỉ cần sơ ý một chút là mất của. Theo Chúa Giêsu, tỉnh thức là thái độ của người đầy tớ luôn trong tư thế sẵn sàng chờ đón chủ đi ăn cưới về. "Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ." (Lc 12, 35 - 37)
Chúa có ý dạy ta phải tỉnh thức, phải ở trong tư thế sẵn sàng gặp Chúa. Như thế, vừa bảo đảm một cuộc gặp gỡ tốt đẹp, vừa thu tích được nhiều của cải thiêng liêng, là những thứ sẽ theo chúng ta về đời sau. Ngày giờ Chúa loan báo trên đây thật quá bất ngờ, vì bất ngờ nên "tỉnh thức" là thượng sách.
Thế giới chúng ta đang sống đây là thế giới của bóng tối, của tội lỗi, đầy dẫy những bất công, những thử thách, những ngang trái, những cám dỗ, những hư hỏng, không thiếu các thiên tai, chiến tranh, bạo lực … Nói như Đức Hồng Y André Vingt-Trois, một thế giới có nhiều kẻ mượn danh tôn giáo để che đậy hành động giết hại dân lành vô tội, những kẻ nhân danh thần chết để gieo tang tóc, kinh hoàng cho bao người. Phải chăng đó là dấu hiệu của ngày tận thế?
Chúa Giêsu xác nhận sẽ có ngày tận thế, nhưng không phải để tan biến thành hư vô. Sẽ có những dấu hiệu làm nhiều người hoang mang sợ hãi, nhưng đối với các tín hữu, đó là dấu hiệu vui mừng vì mình sắp được cứu độ. Chúa mời gọi chúng ta : "Các con cũng phải sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến." (Lc 12, 40)
Mỗi người chúng ta ngồi đây tự hỏi: Tôi đang chờ đợi điều gì? Con tim tôi đang hướng về điều gì? Lòng tôi có bị vướng vào những hành vi ám muội… ăn uống say sưa, chơi bời dâm đãng, tranh chấp ganh tị… thỏa mãn xác thịt không? (x. Rm 13, 11-14) Trái tim tôi có bị nặng nề bởi những lo âu trần thế không? Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt sức ta, khiến ta không còn khả năng mở lòng mình ra với Chúa và tha nhân? Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim. Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất, nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao. Thánh Phaolô bảo chúng ta: "Anh em biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy" (Rm 13, 11).
Chúa Giêsu dạy chúng ta "hãy tỉnh thức". Vậy mỗi người chúng ta đây hãy thức tỉnh và cầu nguyện, để khi Con Người là Đức Giêsu ngự đến trên mây trời, Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế sẵn sàng, đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật XIX TN C :
Lm. Anthony Trung Thành
09:37 02/08/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XIX THƯỜNG NIÊN C
Mọi người đều phải chết. Đó là một chân lý. Người vô thần cho rằng chết là hết. Người kitô hữu chúng ta tin rằng, chết chưa phải là hết. Sau khi chết, con người phải đến trước tòa phán xét và tùy theo tội phúc ở đời này để được thưởng hay phạt ở đời sau. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn được thưởng, tức là được hưởng hạnh phúc muôn đời. Vậy, làm thế nào để được hạnh phúc sau khi chết? Lời Chúa hôm nay chỉ đường cho chúng ta biết cần phải làm gì ?
1. Phải có đức tin
Tác giả thư Do Thái dạy: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.” Để chứng minh điều đó, tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng có tính thuyết phục, tiêu biểu là gương của tổ phụ Áp-ra-ham: nhờ đức tin, tổ phụ Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Cũng nhờ đức tin mà tổ phụ Áp-ra-ham đã dám hiến tế đứa con duy nhất là I-sa-ác trong tuổi già, mặc dầu Thiên Chúa hứa với ông một dòng dõi đông đúc như sao trên trời. Tác giả thư Do Thái còn nhắc đến gương của bà Xa-ra: nhờ đức tin, bà Xa-ra vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. (x. Dt 11,1-2.8-19).
Không chỉ gương của tổ phụ Áp-ra-ham và bà Xa-ra, xuyên suốt chiều dài lịch sử Cứu độ, chúng ta còn thấy vô số tấm gương sống nhờ đức tin. Trong đó, không thể không nói đến tấm gương của Đức Maria: trọn cuộc đời của Mẹ là một cuộc sống đức tin, nhất là những lúc gặp khó khăn, thách đố. Chính bà Ê-li-za-bét đã ca ngợi Mẹ rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em" (Lc 1,45). Rồi biết bao nhiêu tấm gương khác: chính nhờ đức tin, các Tông đồ đã đi theo Chúa, sống cho Chúa và chết vì Chúa; nhờ đức tin, các thánh Tử Đạo đã chấp nhận các hình khổ để làm chứng cho Chúa bằng cách chấp nhận cái chết; đức tin cũng đã giúp các kitô hữu sống và làm chứng cho Chúa qua mọi thời đại.
Mỗi chúng ta có mặt hôm nay trong ngôi thánh đường này cũng chính là nhờ đức tin. Nhờ đức tin, chúng ta mới được lãnh nhận các Bí tích. Khi chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức, chủ sự chất vấn thụ nhân ba câu liên quan đến đức tin sau đây: “Có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất không? Có tin kính Ðức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Ðức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Ðức Chúa Cha không? Có tin kính Ðức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác loài người sống lại và sự sống vĩnh cửu không?” Người chịu phép: “Thưa tin.” Khi trao Mình Thánh Chúa Kitô, thừa tác viên đọc: “Mình Thánh Chúa Kitô.” Người lãnh nhận thưa: “Amen,” tức là tin thật như vậy…
Nhờ đức tin, chúng ta mới chăm chỉ đọc kinh cầu nguyện và cầu nguyện có hiệu quả. Chúa Giêsu đã từng nói với người đàn bà bị bệnh loạn huyết mười hai năm rằng: “đức tin của con đã cứu chữa con” (x. Mc 5,34). Nhờ đức tin, chúng ta mới có thể vượt qua được bao nhiêu thử thách trong đời sống đạo, đặc biệt những khi vì đạo mà bị hiểu nhầm, bị thiệt thòi, bị bắt bớ và giết chết như trường hợp các thánh Tử đạo. Nhờ đức tin, rất nhiều bệnh nhân đã vui lòng chấp nhận đau khổ tinh thần và thể xác hàng chục năm trời trên giường bệnh.
Nói tóm lại, cần có đức tin chúng ta mới có thể giữ đạo, sống đạo và chu toàn các bổn phận Chúa và Giáo Hội trao phó. Vì vậy, chúng ta hãy luôn xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta.
2. Phải biết chia sẻ
Bản tính con người thường hay thu vén, tích trử cho mình, dụ ngôn nhà phú hộ chúng ta nghe vào Chúa Nhật tuần trước là một bằng chứng (x. Lc 12, 16-21). Nhưng thực tế cho chúng ta thấy, rất nhiều người không bao giờ thỏa mãn những gì mình có, cho nên sa vào các tệ nạn: trộm cắp, gian lận, tham nhũng... Là người kitô hữu, chúng ta không được sa vào các tệ nạn đó, trái lại luôn phải biết chia sẻ. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá” (Lc. 12,33). Nơi khác Ngài nói: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa” (Mc 4,24).
Chúng ta có thể kể ra nhiều gương mẫu về sự cho đi. Gương của Thánh Martinô Giám mục (317-397), Ngài đã chia cắt một phần áo choàng của mình cho người ăn xin bên vệ đường. Gương của Thánh Vinh Sơn Phaolô (1581-1660), vị tông đồ của người nghèo. Ngài nói: “Yêu Chúa thôi, chưa đủ, nếu tôi không yêu thương anh em. Ưu tư, lao tâm, khổ trí của tôi, chính là người nghèo”. Cuộc đời của Mẹ Tê-rê-xa dạy cho chúng ta bài học “cho thì có phúc hơn là lãnh nhận.” Mẹ đã thực hiện đầy đủ lời của Chúa Giêsu trích trong Tin mừng theo thánh Mathêu (25,40) như sau: “Ta bảo thật chúng con, những gì chúng con làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất trong những anh chị em của Ta đây, thì đó là chúng con đã làm cho Ta.”
Mỗi chúng ta ngày hôm nay muốn được hạnh phúc đời đời cũng cần phải biết cho đi. Cho đi tiền bạc, thời gian, sức khỏe, cho đi những những lời nói và cử chỉ yêu thương…Đó chính là cách tốt nhất để chúng ta làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
3. Phải biết tỉnh thức và sẵn sàng
3.1. Như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về (x. Lc 12, 35-40)
Người đầy tớ luôn phải chu toàn bổn phận mà chủ trao phó. Đặc biệt, khi ông chủ đi ăn cưới, ngoài nhiệm vụ coi sóc nhà cửa, người đầy tớ còn phải tỉnh thức sẵn sàng: “Thắt lưng cho gọn”, “Thắp đèn cho sẵn” để khi chủ về phải ra mở cửa ngay. Chúa Giêsu ví Ngài như ông chủ. Chúng ta như người đầy tớ. Chúng ta được Thiên Chúa đặt để trong cuộc đời này một thời gian, và giao cho những nhiệm vụ tùy từng người. Chúng ta phải cố gắng chu toàn nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Thời gian chúng ta sống trên cõi đời này là bao nhiêu, chúng ta không biết. Chúng ta chỉ biết chắc chắn rằng, có ngày Chúa sẽ đến gặp gỡ và mời gọi chúng ta ra khỏi đời này. Nhưng Chúa đến lúc nào chúng ta không biết. Chính vì vậy, giống như người đầy tớ, chúng ta cần phải tỉnh thức và sẵn sàng.
3.2. Như người quản gia trung tín và khôn ngoan (x. Lc 12, 42-48)
Ai là người quản gia? Trước hết, Thánh Luca muốn nói tới những người lãnh đạo coi sóc cộng đoàn. Đó là Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục, các bề trên…Các Ngài phải trung thành phục vụ cho tới khi Chúa đến. Khi Chúa đến, những người đang phục vụ cách “trung tín và khôn ngoan” thì được thưởng, trái lại những người phục vụ lơ là và biếng nhác, “đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa” thì sẽ bị phạt: “Ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.” Tiếp đến, ai trong chúng ta cũng đều là người quản gia của Chúa. Mỗi người được trao cho những tài sản khác nhau: Con cái được trao cho cha mẹ. Học sinh được trao cho thầy cô giáo. Bệnh nhân được trao cho bác sỹ…Chúa cũng trao cho mỗi người chúng ta sức khỏe, tài năng, của cải…để chúng ta biết đem chúng ra phục vụ kẻ khác, cho Giáo Hội và xã hội. Khi Chúa đến, Ngài sẽ đòi chúng ta tính sổ với Ngài cả vốn lẫn lời, giống như dụ ngôn những nén bạc (x. Mt 25, 14-30). Nếu chúng ta biết làm lãi giống như người thứ nhất và thứ hai thì được thưởng. Ngược lại, nếu chúng ta không chịu làm lãi những vốn liếng Chúa trao, thì số phận chúng ta cũng giống như người thứ ba đã chốn giấu nén bạc Chúa trao, “bị quăng ra ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”(x. Mt 25,30).
Lạy Chúa Giêsu, cuộc sống đời này chỉ có ý nghĩa khi chúng con đạt được hạnh phúc nước trời mai sau. Xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con luôn biết tỉnh thức sẵn sàng như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về, như người quản gia trung tín và khôn ngoan. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mọi người đều phải chết. Đó là một chân lý. Người vô thần cho rằng chết là hết. Người kitô hữu chúng ta tin rằng, chết chưa phải là hết. Sau khi chết, con người phải đến trước tòa phán xét và tùy theo tội phúc ở đời này để được thưởng hay phạt ở đời sau. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn được thưởng, tức là được hưởng hạnh phúc muôn đời. Vậy, làm thế nào để được hạnh phúc sau khi chết? Lời Chúa hôm nay chỉ đường cho chúng ta biết cần phải làm gì ?
1. Phải có đức tin
Tác giả thư Do Thái dạy: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.” Để chứng minh điều đó, tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng có tính thuyết phục, tiêu biểu là gương của tổ phụ Áp-ra-ham: nhờ đức tin, tổ phụ Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Cũng nhờ đức tin mà tổ phụ Áp-ra-ham đã dám hiến tế đứa con duy nhất là I-sa-ác trong tuổi già, mặc dầu Thiên Chúa hứa với ông một dòng dõi đông đúc như sao trên trời. Tác giả thư Do Thái còn nhắc đến gương của bà Xa-ra: nhờ đức tin, bà Xa-ra vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. (x. Dt 11,1-2.8-19).
Không chỉ gương của tổ phụ Áp-ra-ham và bà Xa-ra, xuyên suốt chiều dài lịch sử Cứu độ, chúng ta còn thấy vô số tấm gương sống nhờ đức tin. Trong đó, không thể không nói đến tấm gương của Đức Maria: trọn cuộc đời của Mẹ là một cuộc sống đức tin, nhất là những lúc gặp khó khăn, thách đố. Chính bà Ê-li-za-bét đã ca ngợi Mẹ rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em" (Lc 1,45). Rồi biết bao nhiêu tấm gương khác: chính nhờ đức tin, các Tông đồ đã đi theo Chúa, sống cho Chúa và chết vì Chúa; nhờ đức tin, các thánh Tử Đạo đã chấp nhận các hình khổ để làm chứng cho Chúa bằng cách chấp nhận cái chết; đức tin cũng đã giúp các kitô hữu sống và làm chứng cho Chúa qua mọi thời đại.
Mỗi chúng ta có mặt hôm nay trong ngôi thánh đường này cũng chính là nhờ đức tin. Nhờ đức tin, chúng ta mới được lãnh nhận các Bí tích. Khi chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức, chủ sự chất vấn thụ nhân ba câu liên quan đến đức tin sau đây: “Có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất không? Có tin kính Ðức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Ðức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Ðức Chúa Cha không? Có tin kính Ðức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác loài người sống lại và sự sống vĩnh cửu không?” Người chịu phép: “Thưa tin.” Khi trao Mình Thánh Chúa Kitô, thừa tác viên đọc: “Mình Thánh Chúa Kitô.” Người lãnh nhận thưa: “Amen,” tức là tin thật như vậy…
Nhờ đức tin, chúng ta mới chăm chỉ đọc kinh cầu nguyện và cầu nguyện có hiệu quả. Chúa Giêsu đã từng nói với người đàn bà bị bệnh loạn huyết mười hai năm rằng: “đức tin của con đã cứu chữa con” (x. Mc 5,34). Nhờ đức tin, chúng ta mới có thể vượt qua được bao nhiêu thử thách trong đời sống đạo, đặc biệt những khi vì đạo mà bị hiểu nhầm, bị thiệt thòi, bị bắt bớ và giết chết như trường hợp các thánh Tử đạo. Nhờ đức tin, rất nhiều bệnh nhân đã vui lòng chấp nhận đau khổ tinh thần và thể xác hàng chục năm trời trên giường bệnh.
Nói tóm lại, cần có đức tin chúng ta mới có thể giữ đạo, sống đạo và chu toàn các bổn phận Chúa và Giáo Hội trao phó. Vì vậy, chúng ta hãy luôn xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta.
2. Phải biết chia sẻ
Bản tính con người thường hay thu vén, tích trử cho mình, dụ ngôn nhà phú hộ chúng ta nghe vào Chúa Nhật tuần trước là một bằng chứng (x. Lc 12, 16-21). Nhưng thực tế cho chúng ta thấy, rất nhiều người không bao giờ thỏa mãn những gì mình có, cho nên sa vào các tệ nạn: trộm cắp, gian lận, tham nhũng... Là người kitô hữu, chúng ta không được sa vào các tệ nạn đó, trái lại luôn phải biết chia sẻ. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá” (Lc. 12,33). Nơi khác Ngài nói: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa” (Mc 4,24).
Chúng ta có thể kể ra nhiều gương mẫu về sự cho đi. Gương của Thánh Martinô Giám mục (317-397), Ngài đã chia cắt một phần áo choàng của mình cho người ăn xin bên vệ đường. Gương của Thánh Vinh Sơn Phaolô (1581-1660), vị tông đồ của người nghèo. Ngài nói: “Yêu Chúa thôi, chưa đủ, nếu tôi không yêu thương anh em. Ưu tư, lao tâm, khổ trí của tôi, chính là người nghèo”. Cuộc đời của Mẹ Tê-rê-xa dạy cho chúng ta bài học “cho thì có phúc hơn là lãnh nhận.” Mẹ đã thực hiện đầy đủ lời của Chúa Giêsu trích trong Tin mừng theo thánh Mathêu (25,40) như sau: “Ta bảo thật chúng con, những gì chúng con làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất trong những anh chị em của Ta đây, thì đó là chúng con đã làm cho Ta.”
Mỗi chúng ta ngày hôm nay muốn được hạnh phúc đời đời cũng cần phải biết cho đi. Cho đi tiền bạc, thời gian, sức khỏe, cho đi những những lời nói và cử chỉ yêu thương…Đó chính là cách tốt nhất để chúng ta làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
3. Phải biết tỉnh thức và sẵn sàng
3.1. Như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về (x. Lc 12, 35-40)
Người đầy tớ luôn phải chu toàn bổn phận mà chủ trao phó. Đặc biệt, khi ông chủ đi ăn cưới, ngoài nhiệm vụ coi sóc nhà cửa, người đầy tớ còn phải tỉnh thức sẵn sàng: “Thắt lưng cho gọn”, “Thắp đèn cho sẵn” để khi chủ về phải ra mở cửa ngay. Chúa Giêsu ví Ngài như ông chủ. Chúng ta như người đầy tớ. Chúng ta được Thiên Chúa đặt để trong cuộc đời này một thời gian, và giao cho những nhiệm vụ tùy từng người. Chúng ta phải cố gắng chu toàn nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Thời gian chúng ta sống trên cõi đời này là bao nhiêu, chúng ta không biết. Chúng ta chỉ biết chắc chắn rằng, có ngày Chúa sẽ đến gặp gỡ và mời gọi chúng ta ra khỏi đời này. Nhưng Chúa đến lúc nào chúng ta không biết. Chính vì vậy, giống như người đầy tớ, chúng ta cần phải tỉnh thức và sẵn sàng.
3.2. Như người quản gia trung tín và khôn ngoan (x. Lc 12, 42-48)
Ai là người quản gia? Trước hết, Thánh Luca muốn nói tới những người lãnh đạo coi sóc cộng đoàn. Đó là Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, linh mục, các bề trên…Các Ngài phải trung thành phục vụ cho tới khi Chúa đến. Khi Chúa đến, những người đang phục vụ cách “trung tín và khôn ngoan” thì được thưởng, trái lại những người phục vụ lơ là và biếng nhác, “đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa” thì sẽ bị phạt: “Ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.” Tiếp đến, ai trong chúng ta cũng đều là người quản gia của Chúa. Mỗi người được trao cho những tài sản khác nhau: Con cái được trao cho cha mẹ. Học sinh được trao cho thầy cô giáo. Bệnh nhân được trao cho bác sỹ…Chúa cũng trao cho mỗi người chúng ta sức khỏe, tài năng, của cải…để chúng ta biết đem chúng ra phục vụ kẻ khác, cho Giáo Hội và xã hội. Khi Chúa đến, Ngài sẽ đòi chúng ta tính sổ với Ngài cả vốn lẫn lời, giống như dụ ngôn những nén bạc (x. Mt 25, 14-30). Nếu chúng ta biết làm lãi giống như người thứ nhất và thứ hai thì được thưởng. Ngược lại, nếu chúng ta không chịu làm lãi những vốn liếng Chúa trao, thì số phận chúng ta cũng giống như người thứ ba đã chốn giấu nén bạc Chúa trao, “bị quăng ra ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”(x. Mt 25,30).
Lạy Chúa Giêsu, cuộc sống đời này chỉ có ý nghĩa khi chúng con đạt được hạnh phúc nước trời mai sau. Xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con luôn biết tỉnh thức sẵn sàng như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về, như người quản gia trung tín và khôn ngoan. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tỉnh Thức
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:00 02/08/2016
Chúa Nhật XIX, năm C
Lc 12, 32-48
TỈNH THỨC
Tỉnh thức là điều Chúa Giêsu luôn nhắc nhở các môn đệ của Ngài và nhân loại. Tỉnh thức để không bị kẻ trộm đào ngạch khoét vách. Tỉnh thức để chờ đợi giờ Chúa đến. Tỉnh thức để không ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin Mừng…
Chúa Giêsu nói với nhân loại, nói với mỗi người chúng ta :” Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn “. Nhưng tỉnh thức để làm gì ? Ở đây, Chúa mời gọi chúng ta :” Tỉnh thức để chờ ngày ra trước mặt Chúa “. Bởi vì, Chúa gọi chúng ta một cách đột ngột, bất ngờ. Chúa muốn chúng ta phải có tâm hồn thanh thản, trong sáng :một tâm hồn luôn hướng về Chúa, một tâm hồn luôn tỏa sáng bằng những việc bác ái. Người nào sống đẹp lòng Chúa, người ấy không tỉnh thức một cách lo âu, sợ sệt, một cách bất an nhưng tỉnh thức trong vui tươi, thanh thoát. Tỉnh thức như vậy là khôn ngoan. Đạo Công Giáo là đạo tình yêu. Xuyên suốt Tin Mừng của Chúa là Tình Yêu. Do đó, Đạo Công Giáo không phải là Đạo ru ngủ con người, nhưng luôn thức tỉnh con người, vì Đạo là đường để đi. Đi đường mà ngủ gật thì dễ ngã xuống mương, xuống hố nhưng người đi đường luôn tỉnh thức để thấy phong cảnh, cảnh vật xung quanh, để luôn nhận ra hướng đi của mình, để đồng hành với những người khác.
“ Hãy chóng vánh, luôn mau chóng thức tỉnh vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến “.Thiên Chúa đã sai Con của Ngài là Đức Giêsu xuống trần gian hy sinh mạng sống làm giá cứu chuộc cho con người. Ngài đã chuẩn bị cho con người, cho chúng ta một gia sản lớn lao, một kho tàng quí giá đó là Nước Trời. Nên, Ngài khuyên bảo chúng ta :” Hãy thắt lưng, hãy thắp đèn cháy sáng, nghĩa là hãy tuân giữ luật Chúa, hãy thắp sáng đức tin để đức tin hướng dẫn mọi hành động của mình. Được hay hư đi là do thái độ, cung cách sống của chúng ta.
Nước Trời đang đến với chúng ta trong từng phút giây, do đó, chúng ta phải tỉnh táo để nhận ra những dấu chỉ của Nước Trời, để nhận ra Chúa Giêsu đang đứng trước cửa mà gõ…Chúng ta phải tỉnh táo vì “ không biết canh hai hoặc canh ba “ Con Người sẽ đến.
Cũng qua đoạn Tin Mừng này, Chúa dạy chúng ta về quyền bính. Chúa đến để phục vụ chứ không phải để được hầu hạ. Chính vì thế, các tông đồ tranh cãi nhau về việc ai sẽ làm lớn làm bé trong Vương Quốc của Chúa Giêsu. Ngài đã cho các tông đồ thấy Nước của Ngài khác với Thế gian. Thế gian ai có quyền thì lãnh đạo người khác bằng quyền bính, Nước Chúa hoàn toàn khác :” Ai làm lớn là người phục vụ “. Phục vụ là hoàn toàn quên mình để sống cho người khác.
Chúa mời gọi con người và chúng ta tỉnh thức. Tỉnh thức đích thực cũng là phục vụ, hầu hạ theo gương Chúa Giêsu. Chúng ta càng phục vụ, càng nhận ra Nước Thiên Chúa đang gần gũi với chúng ta, càng hầu hạ chúng ta càng nên giống Chúa trong cung cách lãnh đạo, và điều khiển. Người Kitô hữu sống bác ái, sống yêu thương “ cho thì có phúc hơn là nhận “. Gương của thán Saviô đang chơi vẫn cứ chơi dù biết rằng Chúa sẽ đến 15 nữa. Bởi vì, Saviô luôn hướng về Chúa, nên lúc nào Saviô cũng đẹp lòng Chúa cả.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải tỉnh thức vì giờ nào Chúa đến chúng con không biết, không lường trước, không ngờ. Xin Chúa giúp chúng con biết tỉnh thức, canh phòng gìn giữ hồn xác chúng con sạch tội, mọi tính hư tật xấu, để chỉ biết siêng năng giữ và sống Lời Chúa và hăng say làm việc bác ái, hy sinh, phục vụ Chúa và phục vụ đồng loại để bất kỳ lúc nào Chúa đến chúng con cũng mau mắn đón Chúa như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đền mà lại đem theo dầu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa dạy chúng ta phải tỉnh thức ?
2.Thường Chúa đến với chúng ta cách nào ?
3.Tỉnh thức theo ý Chúa nghĩa là sao ?
4.Tại sao lại phải sống đạo đức, thánh thiện ?
5.Tình yêu phục vụ là gì ?
Lc 12, 32-48
TỈNH THỨC
Tỉnh thức là điều Chúa Giêsu luôn nhắc nhở các môn đệ của Ngài và nhân loại. Tỉnh thức để không bị kẻ trộm đào ngạch khoét vách. Tỉnh thức để chờ đợi giờ Chúa đến. Tỉnh thức để không ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin Mừng…
Chúa Giêsu nói với nhân loại, nói với mỗi người chúng ta :” Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn “. Nhưng tỉnh thức để làm gì ? Ở đây, Chúa mời gọi chúng ta :” Tỉnh thức để chờ ngày ra trước mặt Chúa “. Bởi vì, Chúa gọi chúng ta một cách đột ngột, bất ngờ. Chúa muốn chúng ta phải có tâm hồn thanh thản, trong sáng :một tâm hồn luôn hướng về Chúa, một tâm hồn luôn tỏa sáng bằng những việc bác ái. Người nào sống đẹp lòng Chúa, người ấy không tỉnh thức một cách lo âu, sợ sệt, một cách bất an nhưng tỉnh thức trong vui tươi, thanh thoát. Tỉnh thức như vậy là khôn ngoan. Đạo Công Giáo là đạo tình yêu. Xuyên suốt Tin Mừng của Chúa là Tình Yêu. Do đó, Đạo Công Giáo không phải là Đạo ru ngủ con người, nhưng luôn thức tỉnh con người, vì Đạo là đường để đi. Đi đường mà ngủ gật thì dễ ngã xuống mương, xuống hố nhưng người đi đường luôn tỉnh thức để thấy phong cảnh, cảnh vật xung quanh, để luôn nhận ra hướng đi của mình, để đồng hành với những người khác.
“ Hãy chóng vánh, luôn mau chóng thức tỉnh vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến “.Thiên Chúa đã sai Con của Ngài là Đức Giêsu xuống trần gian hy sinh mạng sống làm giá cứu chuộc cho con người. Ngài đã chuẩn bị cho con người, cho chúng ta một gia sản lớn lao, một kho tàng quí giá đó là Nước Trời. Nên, Ngài khuyên bảo chúng ta :” Hãy thắt lưng, hãy thắp đèn cháy sáng, nghĩa là hãy tuân giữ luật Chúa, hãy thắp sáng đức tin để đức tin hướng dẫn mọi hành động của mình. Được hay hư đi là do thái độ, cung cách sống của chúng ta.
Nước Trời đang đến với chúng ta trong từng phút giây, do đó, chúng ta phải tỉnh táo để nhận ra những dấu chỉ của Nước Trời, để nhận ra Chúa Giêsu đang đứng trước cửa mà gõ…Chúng ta phải tỉnh táo vì “ không biết canh hai hoặc canh ba “ Con Người sẽ đến.
Cũng qua đoạn Tin Mừng này, Chúa dạy chúng ta về quyền bính. Chúa đến để phục vụ chứ không phải để được hầu hạ. Chính vì thế, các tông đồ tranh cãi nhau về việc ai sẽ làm lớn làm bé trong Vương Quốc của Chúa Giêsu. Ngài đã cho các tông đồ thấy Nước của Ngài khác với Thế gian. Thế gian ai có quyền thì lãnh đạo người khác bằng quyền bính, Nước Chúa hoàn toàn khác :” Ai làm lớn là người phục vụ “. Phục vụ là hoàn toàn quên mình để sống cho người khác.
Chúa mời gọi con người và chúng ta tỉnh thức. Tỉnh thức đích thực cũng là phục vụ, hầu hạ theo gương Chúa Giêsu. Chúng ta càng phục vụ, càng nhận ra Nước Thiên Chúa đang gần gũi với chúng ta, càng hầu hạ chúng ta càng nên giống Chúa trong cung cách lãnh đạo, và điều khiển. Người Kitô hữu sống bác ái, sống yêu thương “ cho thì có phúc hơn là nhận “. Gương của thán Saviô đang chơi vẫn cứ chơi dù biết rằng Chúa sẽ đến 15 nữa. Bởi vì, Saviô luôn hướng về Chúa, nên lúc nào Saviô cũng đẹp lòng Chúa cả.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải tỉnh thức vì giờ nào Chúa đến chúng con không biết, không lường trước, không ngờ. Xin Chúa giúp chúng con biết tỉnh thức, canh phòng gìn giữ hồn xác chúng con sạch tội, mọi tính hư tật xấu, để chỉ biết siêng năng giữ và sống Lời Chúa và hăng say làm việc bác ái, hy sinh, phục vụ Chúa và phục vụ đồng loại để bất kỳ lúc nào Chúa đến chúng con cũng mau mắn đón Chúa như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đền mà lại đem theo dầu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa dạy chúng ta phải tỉnh thức ?
2.Thường Chúa đến với chúng ta cách nào ?
3.Tỉnh thức theo ý Chúa nghĩa là sao ?
4.Tại sao lại phải sống đạo đức, thánh thiện ?
5.Tình yêu phục vụ là gì ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 02/08/2016
88. CHA NGU CON ĐẦN.
Nước Tề có một người rất giàu có, nhưng con cái rất ngu, một hôm, Ngải tử nói với ông ta:
- “Con của ông không thông thế sự, sau này làm sao có thể kế thừa gia sản của ông chứ ?”
Người giàu có không vui, nói:
- “Con tôi rất thông minh !”
Ngải tử nói:
- “Vậy thì ông hỏi chúng nó, gạo mà chúng nó ăn là ở đâu mà có, nếu trả lời đúng, tức là thông minh.”
Người giàu có kêu các con lại hỏi, con cái cười vui rôm rã nói:
- “Cái đó mà không biết sao, mỗi lần nấu cơm thì đều lấy từ trong bao bố ra ạ.”
Sắc mặt của phú ông trắng bạch, nói:
- “Mày đúng là đứa quá ngu đần, gạo không phải từ trong ruộng lấy về sao ?”
Ngải tử cười ha ha nói:
- “Trong ruộng tự nó lớn lên sao ? Coi, ông là cha mà còn như thế, sinh con ra không phải như thế sao.”
(Ngải tử tạp thuyết)
Suy tư 88:
Người ta thường nói cha nào con nấy, thầy nào trò nấy, Đức Chúa Giê-su cũng nói: xem quả thì biết cây .
Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Người là Đấng tốt lành, chúng ta là con của Thiên Chúa, chúng ta cũng phải trở nên tốt lành như Thiên Chúa vậy, đó là “cha nào con nấy.”
Đức Chúa Giê-su là thầy của chúng ta, Ngài đã vì yêu mà trở nên người tôi trung của Thiên Chúa, và Ngài đã chết để cứu chuộc nhân loại, chúng ta cũng học nơi Ngài tình yêu không vụ lợi và mau mắn ra đi phục vụ tha nhân, và cuối cùng vì yêu mà chết, mà chịu khổ hình, bị hiểu lầm, đó là “thầy nào trò nấy”.
Chúng ta như cây nhãn lồng, cây đu đủ, hay cây cam, cây quýt, cây gì cũng được, được trồng trong vườn cây của Giáo Hội Công Giáo, chúng ta được lớn lên bằng đức tin, được bón phân bằng các ân sủng của Chúa, chúng ta đơm bông kết trái, trái thì ngon, hương thì thơm, ai cũng thích ăn, ai cũng thích ngửi, đó là các việc lành mà chúng ta đã làm cho tha nhân, cho nên khi nhìn trái nhìn hoa (các việc lành) thì ai ai cũng nhìn thấy chúng ta chính là con cái của Cha trên trời.
Hạnh phúc thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nước Tề có một người rất giàu có, nhưng con cái rất ngu, một hôm, Ngải tử nói với ông ta:
- “Con của ông không thông thế sự, sau này làm sao có thể kế thừa gia sản của ông chứ ?”
Người giàu có không vui, nói:
- “Con tôi rất thông minh !”
Ngải tử nói:
- “Vậy thì ông hỏi chúng nó, gạo mà chúng nó ăn là ở đâu mà có, nếu trả lời đúng, tức là thông minh.”
Người giàu có kêu các con lại hỏi, con cái cười vui rôm rã nói:
- “Cái đó mà không biết sao, mỗi lần nấu cơm thì đều lấy từ trong bao bố ra ạ.”
Sắc mặt của phú ông trắng bạch, nói:
- “Mày đúng là đứa quá ngu đần, gạo không phải từ trong ruộng lấy về sao ?”
Ngải tử cười ha ha nói:
- “Trong ruộng tự nó lớn lên sao ? Coi, ông là cha mà còn như thế, sinh con ra không phải như thế sao.”
(Ngải tử tạp thuyết)
Suy tư 88:
Người ta thường nói cha nào con nấy, thầy nào trò nấy, Đức Chúa Giê-su cũng nói: xem quả thì biết cây .
Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Người là Đấng tốt lành, chúng ta là con của Thiên Chúa, chúng ta cũng phải trở nên tốt lành như Thiên Chúa vậy, đó là “cha nào con nấy.”
Đức Chúa Giê-su là thầy của chúng ta, Ngài đã vì yêu mà trở nên người tôi trung của Thiên Chúa, và Ngài đã chết để cứu chuộc nhân loại, chúng ta cũng học nơi Ngài tình yêu không vụ lợi và mau mắn ra đi phục vụ tha nhân, và cuối cùng vì yêu mà chết, mà chịu khổ hình, bị hiểu lầm, đó là “thầy nào trò nấy”.
Chúng ta như cây nhãn lồng, cây đu đủ, hay cây cam, cây quýt, cây gì cũng được, được trồng trong vườn cây của Giáo Hội Công Giáo, chúng ta được lớn lên bằng đức tin, được bón phân bằng các ân sủng của Chúa, chúng ta đơm bông kết trái, trái thì ngon, hương thì thơm, ai cũng thích ăn, ai cũng thích ngửi, đó là các việc lành mà chúng ta đã làm cho tha nhân, cho nên khi nhìn trái nhìn hoa (các việc lành) thì ai ai cũng nhìn thấy chúng ta chính là con cái của Cha trên trời.
Hạnh phúc thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 02/08/2016
21. Vâng lời là lịch trình giảng dạy để cứu linh hồn, là vinh quang của người chết vì sự công chính, là bậc thang của Nước Trời; là chiếc thuyền trong biển thế gian đang lái về Nước Trời.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TGP Rouen cử hành thánh lễ tiễn biệt cha Jacques Hamel
Lê Đình Thông
08:46 02/08/2016
TỔNG GIÁO PHẬN ROUEN CỬ HÀNH THÁNH LỄ TIỄN BIỆT CHA JACQUES HAMEL TRONG MƯA DẦM THÁNG TÁM
(Tin Tổng hợp) Đúng một tuần lễ sau ngày Cha Hamel bị quân khủng bố hồi giáo cắt cổ, giống như nhiều thánh tử đạo nước ta bị xử trảm, chiều thứ sáu 02/08, Đức Cha Dominique Lebrun, tổng giám mục Rouen, đã cử hành trọng thể thánh lễ tiễn biệt vị linh mục tử vì đạo. Nhiều ngàn tín hữu dầm mưa dự thánh lễ ngoài trời.
Mặc dù đã lớn tuổi, cố linh mục Hamel vẫn tiếp tục công tác mục vụ tại giáo xứ Saint-Étienne-de-Rouvray. Lúc sinh tiền, mỗi khi có ai hỏi ngài vì sao tuổi đời chống chất mà vẫn một lòng phục vụ Hội thánh, ngài vui vẻ trả lời : ‘‘Bạn có thấy cha xứ nào nghỉ hưu ? Tôi sẽ tiếp tục làm việc đến hơi thở cuối cùng’’. Ngài về nước Chúa khi cử hành thánh lễ là một hình thức thánh hiến.
Cha Hamel thụ phong linh mục năm 1958, cử hành lễ kim khánh vào năm 2008, đều tại Normandie. Ngài từng làm cha phó Saint-Antoine de Petit-Queville, năm 1967 : cha xứ Saint-Pierre-lès-Elbeuf, cha xứ rồi linh mục phụ tá tại Saint-Etienne-du-Rouvray cho đến ngày chịu chết làm chứng cho đức tin.
Mở đầu thánh lễ, một linh mục phủ trên quan tài đặt trên mặt đất áo trắng dài và dây stola ; một linh mục khác khoác trên thánh giá dây stola của ngài, diễn tả lời Chúa : ‘‘Tin là từ bỏ mình vác thập giá theo Chúa’’ (Mt 16,24).
Máu đào cha cố là hạt giống trổ sinh tín hữu, như Tertullien : Sanguis martyrum semen christianorum. Mưa buồn tháng tám thương tiếc của thế nhân lại là tiếng reo vui nơi thiên quốc : ‘‘Ai gieo trong nước mắt sẽ gặt trong hân hoan’’.
Sau thánh lễ, lễ quy lăng được cử hành tại một nơi được giữ kín.
Lê Đình Thông
Mặc dù đã lớn tuổi, cố linh mục Hamel vẫn tiếp tục công tác mục vụ tại giáo xứ Saint-Étienne-de-Rouvray. Lúc sinh tiền, mỗi khi có ai hỏi ngài vì sao tuổi đời chống chất mà vẫn một lòng phục vụ Hội thánh, ngài vui vẻ trả lời : ‘‘Bạn có thấy cha xứ nào nghỉ hưu ? Tôi sẽ tiếp tục làm việc đến hơi thở cuối cùng’’. Ngài về nước Chúa khi cử hành thánh lễ là một hình thức thánh hiến.
Mở đầu thánh lễ, một linh mục phủ trên quan tài đặt trên mặt đất áo trắng dài và dây stola ; một linh mục khác khoác trên thánh giá dây stola của ngài, diễn tả lời Chúa : ‘‘Tin là từ bỏ mình vác thập giá theo Chúa’’ (Mt 16,24).
Máu đào cha cố là hạt giống trổ sinh tín hữu, như Tertullien : Sanguis martyrum semen christianorum. Mưa buồn tháng tám thương tiếc của thế nhân lại là tiếng reo vui nơi thiên quốc : ‘‘Ai gieo trong nước mắt sẽ gặt trong hân hoan’’.
Sau thánh lễ, lễ quy lăng được cử hành tại một nơi được giữ kín.
Lê Đình Thông
Đức Thánh Cha lập Ủy ban nghiên cứu về chức phó tế phụ nữ
Lm. Trần Đức Anh OP
08:47 02/08/2016
VATICAN. Hôm 2-8-2016, ĐTC Phanxicô đã thành lập Ủy ban nghiên cứu về chức phó tế phụ nữ và bổ nhiệm 1 vị chủ tịch và 12 thành viên.
Ngày 12-5 năm nay, trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với các tham dự viên khóa họp toàn thể của các nữ Bề trên Tổng quyền, ĐTC đã bày tỏ ý định thành lập một Ủy ban chính thức để có thể nghiên cứu về chức phó tế phụ nữ, nhất là trong thời kỳ đầu của Giáo Hội. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện chín chắn, ĐTC đã quyết định thành lập Ủy ban này và bổ nhiệm Đức TGM Luis Francisco Ladaria Ferrer S.J, Tổng thư ký Bộ giáo lý đức tin, làm chủ tịch Ủy ban này.
Đồng thời ngài cũng bổ nhiệm 12 thành viên trong đó có 6 nữ thần học gia là nữ tu và giáo sư. Phần còn lại là các LM giáo sư. Trong số các thành viên này có nữ tu Mary Melone S.F.A (dòng Phan Sinh chân phước Angela thành Foligno), là Viện trưởng Giáo Hoàng Đại học Antonianum của dòng Phanxicô ở Roma. Nhiều thành viên là giáo sư lịch sử Giáo Hội hoặc về Giáo Phụ học.
Vấn đề các nữ phó tế đã được bàn đến từ lâu trong Giáo Hội. Sau cuộc gặp gỡ của ĐTC với các nữ Bề trên Tổng Quyền ngày 12-5-2016 nói trên, dư luận các phía bàn tán mạnh mẽ. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng: ”Trong quá khứ người ta cũng đã nói nhiều về các nữ phó tế, do sự kiện trong Giáo Hội thời cổ có những phụ nữ được gọi là ”Diaconesse”, thi hành một số công tác phục vụ trong cộng đoàn. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện - và ĐTC cũng nhắc đến -. Ngoài ra, có một văn kiện quan trọng do Ủy ban thần học quốc tế công bố năm 2002 sau nhiều năm nghiên cứu. ĐGH nói là ngài nghĩ đến việc thành lập một ủy ban tái bàn về vấn đề này để nhìn rõ hơn. Nhưng cần phải nói thẳng: ĐGH không nói là ngài có ý du nhập việc truyền chức phó tế cho phụ nữ, và càng không nói về việc truyền chức linh mục cho phụ nữ”. (SD 2-8-2016)
Đồng thời ngài cũng bổ nhiệm 12 thành viên trong đó có 6 nữ thần học gia là nữ tu và giáo sư. Phần còn lại là các LM giáo sư. Trong số các thành viên này có nữ tu Mary Melone S.F.A (dòng Phan Sinh chân phước Angela thành Foligno), là Viện trưởng Giáo Hoàng Đại học Antonianum của dòng Phanxicô ở Roma. Nhiều thành viên là giáo sư lịch sử Giáo Hội hoặc về Giáo Phụ học.
Vấn đề các nữ phó tế đã được bàn đến từ lâu trong Giáo Hội. Sau cuộc gặp gỡ của ĐTC với các nữ Bề trên Tổng Quyền ngày 12-5-2016 nói trên, dư luận các phía bàn tán mạnh mẽ. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng: ”Trong quá khứ người ta cũng đã nói nhiều về các nữ phó tế, do sự kiện trong Giáo Hội thời cổ có những phụ nữ được gọi là ”Diaconesse”, thi hành một số công tác phục vụ trong cộng đoàn. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện - và ĐTC cũng nhắc đến -. Ngoài ra, có một văn kiện quan trọng do Ủy ban thần học quốc tế công bố năm 2002 sau nhiều năm nghiên cứu. ĐGH nói là ngài nghĩ đến việc thành lập một ủy ban tái bàn về vấn đề này để nhìn rõ hơn. Nhưng cần phải nói thẳng: ĐGH không nói là ngài có ý du nhập việc truyền chức phó tế cho phụ nữ, và càng không nói về việc truyền chức linh mục cho phụ nữ”. (SD 2-8-2016)
Nguyên văn cuộc họp báo của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Krakow trở về Rôma
Vũ Văn An
21:05 02/08/2016
Tối Chúa Nhật, trong chuyến bay từ Krakow về Rôma, cuối chuyến Tông du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ba Lan nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 31, ngài đã gặp các nhà báo trong một cuộc họp báo.
Dưới đây là nguyên văn cuộc họp báo này
(Cha Lombardi) Thưa Đức Thánh Cha, cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều vì đã hiện diện với chúng con ở đây, trên chuyến trở về từ chuyến đi. Không kể cơn bão tối này, đối với con, mọi sự đều diễn ra tốt đẹp, chúng ta đều rất hạnh phúc và hài lòng với những ngày này và hy vọng Đức Thánh Cha cũng thế. Như thường lệ, chúng con sẽ hỏi Đức Thánh Cha một số câu hỏi. Tuy nhiên, nếu Đức Thánh Cha muốn nói điều gì đó bằng cách giới thiệu, chúng con xin Đức Thánh Cha tự nhiên.
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Chào buổi tối, và tôi cảm ơn các bạn vì công việc và sự tháp tùng của các bạn. Tôi muốn gửi tới các bạn, vì các bạn là bạn bè của cô, lời chia buồn về cái chết của Anna Maria Jacobini. Hôm nay tôi đã tiếp em gái, cháu trai và cháu gái của cô ấy, họ rất đau buồn trước biến cố này. Đây là nỗi buồn của chuyến đi này.
Sau đó, tôi muốn cảm ơn Cha Lombardi và ông Mauro De Horatis, bởi vì đây là chuyến đi cuối cùng họ thực hiện với chúng ta. Cha Lombardi đã ở với Radio Vatican trong hơn 25 năm và sau đó 10 tại Phòng Báo chí. Còn Mauro đã phụ trách các hành lý trong các chuyến bay trong 37 năm qua. Tôi cảm ơn Ông Mauro và Cha Lombardi rất nhiều. Và rồi, cuối cùng, chúng ta sẽ cảm ơn họ bằng một chiếc bánh ngọt.
Và bây giờ xin các bạn tự nhiên. Chuyến đi ngắn. Chúng ta sẽ nói tới nó cũng ngắn thôi.
(Cha Lombardi) Cảm ơn Đức Thánh Cha, thưa Đức Thánh Cha. Như thường lệ, chúng con sẽ có câu hỏi đầu tiên của một trong các đồng nghiệp Ba Lan của chúng con - chị Magdalena Wolinska của TVP.
(Magdalena Wolinska - TVP - Telewizia Polska) Thưa Đức Thánh Cha, trong bài diễn văn đầu tiên của Đức Thánh Cha tại Wawel, sau khi tới Krakow, Đức Thánh Cha nói Đức Thánh Cha hạnh phúc được bắt đầu biết Trung và Đông Âu, trên thực tế, là biết Ba Lan. Nhân danh đất nước chúng con, con muốn hỏi: Đức Thánh Cha đã cảm nghiệm Ba Lan ra sao trong năm ngày này? Đức Thánh Cha nghĩ gì về nó?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Đây là một Ba Lan đặc biệt, bởi vì nó là một Ba Lan bị "xâm chiếm" một lần nữa, nhưng lần này bởi những người trẻ! Từ những gì tôi thấy ở Krakow, Ba Lan rất đẹp. Người dân Ba Lan rất nhiệt tình. Cô hãy nhìn buổi tối hôm nay - đội mưa, dọc đường phố, không chỉ là những người trẻ tuổi, mà còn có cả các mệnh phụ có tuổi nhỏ bé nữa ... Đó quả lòng tốt, sự cao thượng đấy. Tôi đã có kinh nghiệm được biết người Ba Lan lúc còn là một đứa trẻ: sau chiến tranh, nhiều người Ba Lan đến làm việc nơi cha tôi làm việc. Họ là những người tốt bụng, và ý nghĩ này vẫn còn trong trái tim tôi. Tôi thấy sự tốt bụng này của dân cô là một điều đẹp đẽ. Cám ơn cô!
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho một đồng nghiệp Ba Lan khác, là chị Urzula Rzepczak của Polsat.
(Urzula Rzepczak - Polsat) Thưa Đức Thánh Cha, những người trẻ tuổi của chúng ta rất cảm kích bởi lời lẽ của Đức Thánh Cha; những lời lẽ này tương ứng rất tốt với thực tế và các vấn đề của họ. Nhưng trong các bài diễn văn của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha cũng sử dụng những chữ và biểu thức thích đáng của ngôn ngữ giới trẻ. Làm thế nào mà Đức Thánh Cha chuẩn bị cho điều này? Làm thế nào Đức Thánh Cha đã có khả năng đưa ra rất nhiều ví dụ rất gần gũi với cuộc sống của họ, với các vấn đề của họ và với lời nói của họ?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Tôi thích nói với những người trẻ tuổi, và tôi thích nghe những người trẻ tuổi. Họ luôn đặt tôi vào khó khăn, bởi vì họ nói với tôi những điều mà tôi chưa nghĩ tới hoặc chỉ nghĩ có một nửa - họ là những người trẻ tuổi bồn chồn, những người trẻ có óc sáng tạo. Tôi thích họ và học hỏi ngôn ngữ đó từ họ. Nhiều lần tôi phải hỏi: "Nhưng điều này có nghĩa gì?" - Và họ giải thích cho tôi ý nghĩa của nó. Tôi muốn nói chuyện với họ. Họ là tương lai của chúng ta, và chúng ta phải đối thoại. Cuộc đối thoại này giữa quá khứ và tương lai là điều quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi nhấn mạnh rất nhiều mối quan hệ giữa những người trẻ tuổi và ông bà, và khi tôi nói "ông bà" tôi muốn nói những vị già nhất chứ không hẳn chỉ là các vị cao niên - Nhưng tôi, đúng! - cũng phải cho họ kinh nghiệm của chúng tôi, để họ lắng nghe quá khứ, lắng nghe lịch sử và tiếp nhận nó và đem nó tiến lên bằng sự can đảm của hiện tại, như tôi đã nói tối nay. Điều đó quan trọng, rất quan trọng! Tôi không muốn nghe người ta nói: "Nhưng những người trẻ nói những điều ngớ ngẩn!" Chúng ta cũng nói nhiều điều ngớ ngẩn! Những người trẻ tuổi nói những điều ngớ ngẩn và những điều tốt đẹp, giống như chúng ta, giống như mọi người. Nhưng cần phải lắng nghe họ, nói chuyện với họ, vì chúng ta phải học hỏi từ họ, và họ phải học hỏi từ chúng ta. Như thế đó. Và nhờ thế, lịch sử được tạo ra và phát triển mà không có đóng cửa, mà không có kiểm duyệt. Tôi không biết, nhưng nó như thế đấy. Vì vậy, tôi đã học các chữ ấy.
(Cha Lombardi) Cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Và bây giờ chúng ta nhường chỗ cho anh Marco Ansaldo của "La Repubblica," người đặt câu hỏi cho nhóm người Ý.
(Marco Ansaldo - La Repubblica) Thưa Đức Thánh Cha, theo hầu như toàn bộ các nhà quan sát quốc tế, việc đàn áp tại Thổ Nhĩ Kỳ và mười lăm ngày sau cuộc đảo chính, có lẽ, còn tồi tệ hơn chính cuộc đảo nữa. Mọi lớp người đều chịu ảnh hưởng: người trong quân đội, các thẩm phán, các nhà quản trị công cộng, các nhà ngoại giao, và các nhà báo. Con xin trích dẫn số liệu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ: người ta nói có hơn 13,000 vụ bắt giữ, thêm 50,000 người bị "sa thải" - quả là một cuộc thanh trừng. Hôm kia, trước những lời chỉ trích của nước ngoài, Tổng thống Recep Tayyip Eerdogan nói: "Các ông hãy chú ý đến việc của các ông đi!" Chúng con muốn hỏi Đức Thánh Cha: tại sao Đức Thánh Cha không can thiệp, cho tới nay, đã không nói gì? Có phải có lẽ Đức Thánh Cha sợ rằng sẽ có cuộc bách hại chống lại thiểu số Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chăng? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Khi tôi phải nói một điều mà Thổ Nhĩ Kỳ không thích, nhưng tôi biết chắc, tôi vẫn đã nói với những hậu quả mà anh đã biết. Tôi nói những lời đó ...; vì tôi biết chắc. Còn (bây giờ) tôi không lên tiếng vì tôi vẫn chưa biết chắc, với những thông tin tôi nhận được, điều gì đang xảy ra ở đó. Tôi lắng nghe các thông tin đến với Phủ Quốc Vụ Khanh, và cũng đến từ một số nhà phân tích chính trị quan trọng. Tôi cũng đang nghiên cứu tình hình với các cộng tác viên của Phủ Quốc Khanh và tình hình vẫn còn chưa rõ ràng. Quả thật, cái ác đối với người Công Giáo phải luôn luôn tránh được - và tất cả chúng ta đều làm điều này - nhưng không được làm thiệt đến sự thật. Có đức tính khôn ngoan - phải nói điều này, khi nào và nói ra sao, còn trong trường hợp của tôi, có các bạn làm chứng cho: khi cần phải nói điều gì đó liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã lên tiếng.
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho chị Frances D'Emilio, là đồng nghiệp ở Associated Press, thông tấn xã tuyệt vời nói tiếng Anh.
(Frances D'Emilio - Associated Press) Kính chào Đức Thánh Cha. Câu hỏi của con là một câu hỏi mà nhiều người vẫn tự hỏi trong mấy ngày này, vì nó được đem ra ánh sáng ở Úc, đó là Cảnh sát Úc đang điều tra những cáo buộc mới đối với Đức Hồng Y Pell, và lần này những lời buộc tội có liên quan tới việc lạm dụng trẻ vị thành niên, rất khác với các cáo buộc trước đây. Câu hỏi con muốn hỏi, và nhiều người khác muốn hỏi là: theo ý kiến của Đức Thánh Cha, đâu là điều đúng cần phải làm đối với Đức Hồng Y Pell, vì tình hình nghiêm trọng, vì chức vụ rất quan trọng và vì sự tin tưởng ngài hiện có được nơi Đức Thánh Cha?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Cám ơn cô. Các tin tức đầu tiên đến (với tôi) khá lộn xộn. Đây là các tín liệu của 40 năm về trước và thậm chí lúc ban đầu, không được cảnh sát lưu ý - một điều khó hiểu. Thế rồi, mọi lời tố cáo đã được trình cho Tư pháp và ở thời điểm này, chúng đang nằm trong tay Tư pháp. Chúng ta không được phán đoán trước khi quan tòa phán đoán. Nếu tôi đã đưa ra một phán đoán ủng hộ hoặc chống lại Đức Hồng Y Pell, điều này không tốt, vì như thế tôi là người phán đoán đầu tiên. Đúng là có nghi ngờ. Nhưng có một nguyên tắc rõ ràng trong pháp luật: in dubio pro reo (khi hoài nghi, phải ủng hộ người bị cáo). Chúng ta phải đợi Tư Pháp, chứ không phải phán quyết đầu tiên của truyền thông, vì điều này không ích gì - sự phán xét của tin đồn, còn sau đó? Chúng ta không biết kết cục sẽ ra sao. Hãy chú ý đến những gì Tư Pháp quyết định; một khi Tư Pháp đã nói, tôi sẽ nói. Cám ơn cô.
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho anh Hernan Reyes của Telam. Như chúng ta biết, anh là người Á Căn Đình và bây giờ anh đại diện cho Châu Mỹ Latin giữa chúng ta.
(Hernan Reyes) Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha thấy thế nào sau việc ngã hôm nọ? Chúng con thấy Đức Thánh Cha khỏe khoắn. Đó là câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi thứ hai: tuần qua, Tổng thư ký của Liên Hiệp Các Quốc Gia Nam Mỹ (UNASUR), Ernesto Samper, nói tới một cuộc trung gian của Vatican ở Venezuela. Nó có phải là một cuộc đối thoại cụ thể không? Có phải là một khả thể có thực không? Và Đức Thánh Cha nghĩ làm thế nào việc làm trung gian này, với phái bộ của Giáo Hội, có thể giúp ổn định đất nước này?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Đầu tiên: việc ngã. Lúc đó, tôi mải nhìn Đức Mẹ nên quên cả bậc cấp. Tay tôi đang cầm bình xông hương. Khi tôi nhận ra mình ngã, tôi cứ thế để mình ngã, và điều này đã cứu tôi, vì nếu cưỡng lại, tôi sẽ phải chịu nhiều hậu quả. Không có gì tệ cả, tôi rất tốt.
Câu hỏi thứ hai là? Venezuela. Hai năm trước, tôi đã có một cuộc họp rất, rất tích cực với Tổng thống Maduro. Rồi, tổng thống yêu cầu được hội kiến vào năm ngoái: đó là một ngày Chúa Nhật, một ngày sau khi tôi từ Sarajevo trở về. Tuy nhiên, sau đó ông đã hủy bỏ cuộc hội kiến, vì ông bị bệnh viêm tai nên không thể đến. Rồi, sau việc đó, tôi chờ một thời gian mới viết cho ông một lá thư. Rồi có nhiều cuộc tiếp xúc – mà anh đã đề cập đến một trong số ấy - để có một cuộc gặp gỡ cuối cùng. Đúng, với các điều kiện được quy định trong các trường hợp này. Và hiện đang có suy nghĩ về nó, nhưng tôi không chắc chắn, và tôi có thể đảm bảo với anh điều này. Rõ ràng chứ? Tôi không chắc chắn trong nhóm trung gian, liệu có ai - và tôi không biết có phải cả chính phủ nữa, tôi không biết chắc - muốn có một đại diện của Tòa Thánh hay không. Tình thế là như vậy cho tới lúc tôi rời Rôma. Nhưng “các cá nhân” đang có sẵn. Trong nhóm này, thì có Zapatero của Tây Ban Nha, Torrijos và một người khác, và người ta nói người thứ tư là của Tòa Thánh. Nhưng tôi không chắc chắn về việc này.
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho anh Antoine-Marie Izoard của I.Media, Pháp. Và chúng ta biết những gì Pháp đang trải qua những ngày này ...
(Antoine-Marie Izoard - I.Media) Thưa Đức Thánh Cha, trước hết con xin bày tỏ lời chúc tốt đẹp nhất của con với Đức Thánh Cha, Cha Lombardi và cả Cha Spadaro nhân lễ thánh Inhaxiô.
Câu hỏi có phần khó khăn hơn một chút. Người Công Giáo đang bị sốc - và không chỉ ở Pháp - sau vụ sát hại khủng khiếp Cha Jacques Hamel trong nhà thờ của ngài, trong khi ngài đang cử hành Thánh Lễ. Bốn ngày trước, ở đây, Đức Thánh Cha một lần nữa nói rằng mọi tôn giáo đều muốn hòa bình. Nhưng vị linh mục 86 tuổi này đã rõ ràng bị giết nhân danh đạo Hồi. Do đó, thưa Đức Thánh Cha, con có hai câu hỏi ngắn gọn. Khi Đức Thánh Cha nói đến các hành vi bạo lực này, tại sao Đức Thánh Cha luôn luôn nói về những kẻ khủng bố và không bao giờ nói về Hồi giáo? Đức Thánh Cha không bao giờ sử dụng chữ "đạo Hồi." Và rồi, ngoài những lời cầu nguyện và đối thoại, vốn hiển nhiên rất cần thiết, Đức Thánh Cha có thể đưa ra hoặc đề xuất những sáng kiến cụ thể nào để phản đối bạo lực Hồi giáo? Cảm ơn Đức Thánh Cha.
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Tôi không muốn nói về bạo lực Hồi giáo bởi vì mỗi ngày khi tôi lật qua các tờ báo tôi thấy bạo lực ở đây ở Italia: người thì giết cô dâu tương lai của mình, người thì giết mẹ vợ của mình ... Và họ đều là những người Công Giáo bạo lực được rửa tội! Họ là những người Công Giáo bạo lực. Nếu tôi đã nói về bạo lực Hồi giáo, tôi cũng nên nói về bạo lực Công Giáo. Không phải tất cả người Hồi giáo đều bạo động; không phải tất cả người Công Giáo đều bạo động. Ở đây giống như một món salad trái cây, mỗi thứ một chút, có những cá nhân bạo lực trong các tôn giáo này. Một điều chắc chắn đúng: Tôi tin rằng trong gần như tất cả các tôn giáo, luôn luôn có một nhóm nhỏ cực đoan. Những người duy cực đoan, chúng ta có họ. Và khi trào lưu cực đoan tiến đến chỗ giết người - nhưng (nên nhớ) người ta có thể giết người bằng lưỡi, và Thánh Tông Đồ Giacôbê đã nói điều này, chứ không phải tôi, và người ta cũng có thể giết người bằng một con dao - Tôi tin rằng đánh đồng đạo Hồi với bạo lực là điều không đúng và không phải sự thật! Tôi đã có một cuộc trò chuyện dài với Đại Giáo Sĩ của Đại Học al-Azar và tôi biết những gì họ suy nghĩ: họ tìm kiếm hòa bình, gặp gỡ. Đại sứ của một nước châu Phi nói với tôi rằng luôn luôn có một hàng người ở thủ đô – lúc nào cũng đầy! - tại Cửa Thánh trong Năm Thánh: một số tiến lại Tòa Giải Tội, những người khác cầu nguyện trong băng ghế dài. Nhưng phần lớn tiến hành việc cầu nguyện tại bàn thờ Đức Mẹ: họ là các người Hồi giáo muốn “tham gia” Năm Thánh; họ là anh em. Khi tôi còn ở Trung Phi, tôi đã tới gặp họ và Vị Giáo Sĩ Hồi Giáo thậm chí còn leo lên Giáo Hoàng Xa. Người ta có thể cùng sống chung rất tốt, nhưng luôn có những nhóm cực đoan nhỏ. Và tôi cũng tự hỏi có bao nhiêu người trẻ - bao nhiêu người trẻ mà người châu Âu chúng ta đã làm cho trống rỗng lý tưởng, không có việc làm, ghiền ma túy, rượu chè ... đi đến đó và ghi danh vào các nhóm cực đoan. Đúng, chúng ta có thể nói: cái gọi là ISIS là một nhà nước duy Hồi giáo tự trình bày mình như bạo động, vì khi họ để chúng ta thấy chứng minh thư của họ, họ khiến chúng ta thấy họ đã cắt cổ các người Ai Cập, hoặc những thứ thuộc loại đó ra sao tại bờ biển Libya. Nhưng đây là một nhóm cực đoan nhỏ, được gọi là ISIS. Nhưng chúng ta không thể nói - Tôi không nghĩ đó là thật hoặc đúng khi nói - rằng đạo Hồi là khủng bố.
(Antoine-Marie Izoard) Một sáng kiến của Đức Thánh Cha để chống lại chủ nghĩa khủng bố, bạo lực ...
(Đức Cha Thánh) Chủ nghĩa khủng bố có mặt khắp nơi! Anh hãy nghĩ tới chủ nghĩa khủng bố có tính bộ lạc của một số nước châu Phi ... Chủ nghĩa khủng bố - Tôi không biết có nên nói không, vì điều này hơi nguy hiểm một chút - phát triển khi không có lựa chọn nào khác, khi thần tài chứ không phải con người - đàn ông và đàn bà - là tâm điểm của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, nó là chủ nghĩa khủng bố đầu tiên. Nó đã liệng bỏ sự kỳ diệu của tạo thế, đàn ông và đàn bà, và đặt tiền vào đó thay thế. Đây là chủ nghĩa khủng bố cơ bản chống lại toàn thể nhân loại. Hãy suy nghĩ về điều đó.
(Cha Lombardi) Cảm ơn Đức Thánh Cha. Như đã được thông báo sáng nay rằng Panama sẽ là địa điểm tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, một đồng nghiệp ở đây muốn kính tặng Đức Thánh Cha một món quà nhỏ để Đức Thánh Cha chuẩn bị cho ngày đó.
(Javier Martinez Brocal - Rome Reports) Thưa Đức Thánh Cha, trước đây, Đức Thánh Cha có nói, trong cuộc gặp gỡ các thiện nguyện viên, rằng có lẽ Đức Thánh Cha không có mặt ở Panama. Và Đức Thánh Cha không thể làm được điều này, vì chúng con đang chờ đón Đức Thánh Cha tại Panama!
(Đức Thánh Cha Phanxicô, bằng tiếng Tây Ban Nha) Nếu tôi không đi, Thánh Phêrô sẽ ở đó!
(Javier Martinez Brocal) Chúng con tin rằng Đức Thánh Cha sẽ ở đó! Thay mặt người Panama, con tặng Đức Thánh Cha hai món: một chiếc áo sơ mi số 17, đó là ngày sinh của Đức Thánh Cha, và chiếc mũ mà các người nhà quê (Campesinos) Panama quen mặc. Họ yêu cầu con xin Đức Thánh Cha đội nó lên đầu ... nếu Đức Thánh Cha muốn chào hỏi người Panama ... Cảm ơn Đức Thánh Cha!
(Đức Thánh Cha Phanxicô, bằng tiếng Tây Ban Nha) Cảm ơn các bạn rất nhiều, thưa các bạn Panama, vì món quà này. Tôi hy vọng các bạn sẽ tự chuẩn bị tốt, với cùng một sức mạnh, một linh đạo và một chiều sâu mà Ba Lan, dân cư Krakow và tất cả mọi người Ba Lan đã chuẫn bị bản thân họ.
(Antoine-Marie Izoard) Thưa Đức Thánh Cha, nhân danh các nhà báo đồng nghiệp của con, vì con phần nào có nghĩa vụ đại diện cho họ, con cũng muốn nói đôi lời, nếu Đức Thánh Cha cho phép con, về Cha Lombardi, để cảm ơn ngài.
Không thể nào tổng kết được 10 năm hiện diện của Cha Lombardi tại Văn phòng Báo chí: với Đức Giáo Hoàng Biển Đức, sau đó là khoảng trống ngôi ít ai nghe thấy và rồi cuộc bầu cử Đức Thánh Cha, và những bất ngờ tiếp theo. Điều chắc chắn có thể nói là sự sẵn có liên tục, cam kết và cống hiến của Cha Lombardi; khả năng đáng kinh ngạc của cha trong việc trả lời hoặc không trả lời các câu hỏi của chúng con, thường kỳ lạ, và đây cũng là một nghệ thuật. Và rồi, cả sự hài hước hơi kiểu Anh đôi chút của ngài nữa: trong mọi tình huống, thậm chí tồi tệ nhất. Và chúng con có rất nhiều ví dụ về điều này.
[Ngỏ với Cha Lombardi] Hiển nhiên, chúng con hân hoan nghinh đón các người kế nhiệm của Cha, hai nhà báo tốt lành, nhưng chúng con không quên rằng cha, ngoài việc là một nhà báo, còn là và vẫn là một linh mục và là một linh mục Dòng Tên nữa. Chúng con sẽ không quên ăn mừng một cách thích hợp việc cha ra đi nhận nhiệm vụ mới trong tháng Chín, nhưng hôm nay, chúng con muốn bày tỏ với cha những lời chúc tốt nhất của chúng con - lời chúc tốt nhất nhân ngày lễ Thánh Inhaxiô và sau đó một cuộc sống trường thọ, bách niên giai lão như họ nói ở Ba Lan, trong phục vụ khiêm nhường. Stolat là kiểu nói tại Ba Lan: Stolat Cha Lombardi!
Dưới đây là nguyên văn cuộc họp báo này
(Cha Lombardi) Thưa Đức Thánh Cha, cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều vì đã hiện diện với chúng con ở đây, trên chuyến trở về từ chuyến đi. Không kể cơn bão tối này, đối với con, mọi sự đều diễn ra tốt đẹp, chúng ta đều rất hạnh phúc và hài lòng với những ngày này và hy vọng Đức Thánh Cha cũng thế. Như thường lệ, chúng con sẽ hỏi Đức Thánh Cha một số câu hỏi. Tuy nhiên, nếu Đức Thánh Cha muốn nói điều gì đó bằng cách giới thiệu, chúng con xin Đức Thánh Cha tự nhiên.
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Chào buổi tối, và tôi cảm ơn các bạn vì công việc và sự tháp tùng của các bạn. Tôi muốn gửi tới các bạn, vì các bạn là bạn bè của cô, lời chia buồn về cái chết của Anna Maria Jacobini. Hôm nay tôi đã tiếp em gái, cháu trai và cháu gái của cô ấy, họ rất đau buồn trước biến cố này. Đây là nỗi buồn của chuyến đi này.
Sau đó, tôi muốn cảm ơn Cha Lombardi và ông Mauro De Horatis, bởi vì đây là chuyến đi cuối cùng họ thực hiện với chúng ta. Cha Lombardi đã ở với Radio Vatican trong hơn 25 năm và sau đó 10 tại Phòng Báo chí. Còn Mauro đã phụ trách các hành lý trong các chuyến bay trong 37 năm qua. Tôi cảm ơn Ông Mauro và Cha Lombardi rất nhiều. Và rồi, cuối cùng, chúng ta sẽ cảm ơn họ bằng một chiếc bánh ngọt.
Và bây giờ xin các bạn tự nhiên. Chuyến đi ngắn. Chúng ta sẽ nói tới nó cũng ngắn thôi.
(Cha Lombardi) Cảm ơn Đức Thánh Cha, thưa Đức Thánh Cha. Như thường lệ, chúng con sẽ có câu hỏi đầu tiên của một trong các đồng nghiệp Ba Lan của chúng con - chị Magdalena Wolinska của TVP.
(Magdalena Wolinska - TVP - Telewizia Polska) Thưa Đức Thánh Cha, trong bài diễn văn đầu tiên của Đức Thánh Cha tại Wawel, sau khi tới Krakow, Đức Thánh Cha nói Đức Thánh Cha hạnh phúc được bắt đầu biết Trung và Đông Âu, trên thực tế, là biết Ba Lan. Nhân danh đất nước chúng con, con muốn hỏi: Đức Thánh Cha đã cảm nghiệm Ba Lan ra sao trong năm ngày này? Đức Thánh Cha nghĩ gì về nó?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Đây là một Ba Lan đặc biệt, bởi vì nó là một Ba Lan bị "xâm chiếm" một lần nữa, nhưng lần này bởi những người trẻ! Từ những gì tôi thấy ở Krakow, Ba Lan rất đẹp. Người dân Ba Lan rất nhiệt tình. Cô hãy nhìn buổi tối hôm nay - đội mưa, dọc đường phố, không chỉ là những người trẻ tuổi, mà còn có cả các mệnh phụ có tuổi nhỏ bé nữa ... Đó quả lòng tốt, sự cao thượng đấy. Tôi đã có kinh nghiệm được biết người Ba Lan lúc còn là một đứa trẻ: sau chiến tranh, nhiều người Ba Lan đến làm việc nơi cha tôi làm việc. Họ là những người tốt bụng, và ý nghĩ này vẫn còn trong trái tim tôi. Tôi thấy sự tốt bụng này của dân cô là một điều đẹp đẽ. Cám ơn cô!
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho một đồng nghiệp Ba Lan khác, là chị Urzula Rzepczak của Polsat.
(Urzula Rzepczak - Polsat) Thưa Đức Thánh Cha, những người trẻ tuổi của chúng ta rất cảm kích bởi lời lẽ của Đức Thánh Cha; những lời lẽ này tương ứng rất tốt với thực tế và các vấn đề của họ. Nhưng trong các bài diễn văn của Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha cũng sử dụng những chữ và biểu thức thích đáng của ngôn ngữ giới trẻ. Làm thế nào mà Đức Thánh Cha chuẩn bị cho điều này? Làm thế nào Đức Thánh Cha đã có khả năng đưa ra rất nhiều ví dụ rất gần gũi với cuộc sống của họ, với các vấn đề của họ và với lời nói của họ?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Tôi thích nói với những người trẻ tuổi, và tôi thích nghe những người trẻ tuổi. Họ luôn đặt tôi vào khó khăn, bởi vì họ nói với tôi những điều mà tôi chưa nghĩ tới hoặc chỉ nghĩ có một nửa - họ là những người trẻ tuổi bồn chồn, những người trẻ có óc sáng tạo. Tôi thích họ và học hỏi ngôn ngữ đó từ họ. Nhiều lần tôi phải hỏi: "Nhưng điều này có nghĩa gì?" - Và họ giải thích cho tôi ý nghĩa của nó. Tôi muốn nói chuyện với họ. Họ là tương lai của chúng ta, và chúng ta phải đối thoại. Cuộc đối thoại này giữa quá khứ và tương lai là điều quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi nhấn mạnh rất nhiều mối quan hệ giữa những người trẻ tuổi và ông bà, và khi tôi nói "ông bà" tôi muốn nói những vị già nhất chứ không hẳn chỉ là các vị cao niên - Nhưng tôi, đúng! - cũng phải cho họ kinh nghiệm của chúng tôi, để họ lắng nghe quá khứ, lắng nghe lịch sử và tiếp nhận nó và đem nó tiến lên bằng sự can đảm của hiện tại, như tôi đã nói tối nay. Điều đó quan trọng, rất quan trọng! Tôi không muốn nghe người ta nói: "Nhưng những người trẻ nói những điều ngớ ngẩn!" Chúng ta cũng nói nhiều điều ngớ ngẩn! Những người trẻ tuổi nói những điều ngớ ngẩn và những điều tốt đẹp, giống như chúng ta, giống như mọi người. Nhưng cần phải lắng nghe họ, nói chuyện với họ, vì chúng ta phải học hỏi từ họ, và họ phải học hỏi từ chúng ta. Như thế đó. Và nhờ thế, lịch sử được tạo ra và phát triển mà không có đóng cửa, mà không có kiểm duyệt. Tôi không biết, nhưng nó như thế đấy. Vì vậy, tôi đã học các chữ ấy.
(Cha Lombardi) Cảm ơn Đức Thánh Cha rất nhiều. Và bây giờ chúng ta nhường chỗ cho anh Marco Ansaldo của "La Repubblica," người đặt câu hỏi cho nhóm người Ý.
(Marco Ansaldo - La Repubblica) Thưa Đức Thánh Cha, theo hầu như toàn bộ các nhà quan sát quốc tế, việc đàn áp tại Thổ Nhĩ Kỳ và mười lăm ngày sau cuộc đảo chính, có lẽ, còn tồi tệ hơn chính cuộc đảo nữa. Mọi lớp người đều chịu ảnh hưởng: người trong quân đội, các thẩm phán, các nhà quản trị công cộng, các nhà ngoại giao, và các nhà báo. Con xin trích dẫn số liệu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ: người ta nói có hơn 13,000 vụ bắt giữ, thêm 50,000 người bị "sa thải" - quả là một cuộc thanh trừng. Hôm kia, trước những lời chỉ trích của nước ngoài, Tổng thống Recep Tayyip Eerdogan nói: "Các ông hãy chú ý đến việc của các ông đi!" Chúng con muốn hỏi Đức Thánh Cha: tại sao Đức Thánh Cha không can thiệp, cho tới nay, đã không nói gì? Có phải có lẽ Đức Thánh Cha sợ rằng sẽ có cuộc bách hại chống lại thiểu số Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chăng? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Khi tôi phải nói một điều mà Thổ Nhĩ Kỳ không thích, nhưng tôi biết chắc, tôi vẫn đã nói với những hậu quả mà anh đã biết. Tôi nói những lời đó ...; vì tôi biết chắc. Còn (bây giờ) tôi không lên tiếng vì tôi vẫn chưa biết chắc, với những thông tin tôi nhận được, điều gì đang xảy ra ở đó. Tôi lắng nghe các thông tin đến với Phủ Quốc Vụ Khanh, và cũng đến từ một số nhà phân tích chính trị quan trọng. Tôi cũng đang nghiên cứu tình hình với các cộng tác viên của Phủ Quốc Khanh và tình hình vẫn còn chưa rõ ràng. Quả thật, cái ác đối với người Công Giáo phải luôn luôn tránh được - và tất cả chúng ta đều làm điều này - nhưng không được làm thiệt đến sự thật. Có đức tính khôn ngoan - phải nói điều này, khi nào và nói ra sao, còn trong trường hợp của tôi, có các bạn làm chứng cho: khi cần phải nói điều gì đó liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã lên tiếng.
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho chị Frances D'Emilio, là đồng nghiệp ở Associated Press, thông tấn xã tuyệt vời nói tiếng Anh.
(Frances D'Emilio - Associated Press) Kính chào Đức Thánh Cha. Câu hỏi của con là một câu hỏi mà nhiều người vẫn tự hỏi trong mấy ngày này, vì nó được đem ra ánh sáng ở Úc, đó là Cảnh sát Úc đang điều tra những cáo buộc mới đối với Đức Hồng Y Pell, và lần này những lời buộc tội có liên quan tới việc lạm dụng trẻ vị thành niên, rất khác với các cáo buộc trước đây. Câu hỏi con muốn hỏi, và nhiều người khác muốn hỏi là: theo ý kiến của Đức Thánh Cha, đâu là điều đúng cần phải làm đối với Đức Hồng Y Pell, vì tình hình nghiêm trọng, vì chức vụ rất quan trọng và vì sự tin tưởng ngài hiện có được nơi Đức Thánh Cha?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Cám ơn cô. Các tin tức đầu tiên đến (với tôi) khá lộn xộn. Đây là các tín liệu của 40 năm về trước và thậm chí lúc ban đầu, không được cảnh sát lưu ý - một điều khó hiểu. Thế rồi, mọi lời tố cáo đã được trình cho Tư pháp và ở thời điểm này, chúng đang nằm trong tay Tư pháp. Chúng ta không được phán đoán trước khi quan tòa phán đoán. Nếu tôi đã đưa ra một phán đoán ủng hộ hoặc chống lại Đức Hồng Y Pell, điều này không tốt, vì như thế tôi là người phán đoán đầu tiên. Đúng là có nghi ngờ. Nhưng có một nguyên tắc rõ ràng trong pháp luật: in dubio pro reo (khi hoài nghi, phải ủng hộ người bị cáo). Chúng ta phải đợi Tư Pháp, chứ không phải phán quyết đầu tiên của truyền thông, vì điều này không ích gì - sự phán xét của tin đồn, còn sau đó? Chúng ta không biết kết cục sẽ ra sao. Hãy chú ý đến những gì Tư Pháp quyết định; một khi Tư Pháp đã nói, tôi sẽ nói. Cám ơn cô.
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho anh Hernan Reyes của Telam. Như chúng ta biết, anh là người Á Căn Đình và bây giờ anh đại diện cho Châu Mỹ Latin giữa chúng ta.
(Hernan Reyes) Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha thấy thế nào sau việc ngã hôm nọ? Chúng con thấy Đức Thánh Cha khỏe khoắn. Đó là câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi thứ hai: tuần qua, Tổng thư ký của Liên Hiệp Các Quốc Gia Nam Mỹ (UNASUR), Ernesto Samper, nói tới một cuộc trung gian của Vatican ở Venezuela. Nó có phải là một cuộc đối thoại cụ thể không? Có phải là một khả thể có thực không? Và Đức Thánh Cha nghĩ làm thế nào việc làm trung gian này, với phái bộ của Giáo Hội, có thể giúp ổn định đất nước này?
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Đầu tiên: việc ngã. Lúc đó, tôi mải nhìn Đức Mẹ nên quên cả bậc cấp. Tay tôi đang cầm bình xông hương. Khi tôi nhận ra mình ngã, tôi cứ thế để mình ngã, và điều này đã cứu tôi, vì nếu cưỡng lại, tôi sẽ phải chịu nhiều hậu quả. Không có gì tệ cả, tôi rất tốt.
Câu hỏi thứ hai là? Venezuela. Hai năm trước, tôi đã có một cuộc họp rất, rất tích cực với Tổng thống Maduro. Rồi, tổng thống yêu cầu được hội kiến vào năm ngoái: đó là một ngày Chúa Nhật, một ngày sau khi tôi từ Sarajevo trở về. Tuy nhiên, sau đó ông đã hủy bỏ cuộc hội kiến, vì ông bị bệnh viêm tai nên không thể đến. Rồi, sau việc đó, tôi chờ một thời gian mới viết cho ông một lá thư. Rồi có nhiều cuộc tiếp xúc – mà anh đã đề cập đến một trong số ấy - để có một cuộc gặp gỡ cuối cùng. Đúng, với các điều kiện được quy định trong các trường hợp này. Và hiện đang có suy nghĩ về nó, nhưng tôi không chắc chắn, và tôi có thể đảm bảo với anh điều này. Rõ ràng chứ? Tôi không chắc chắn trong nhóm trung gian, liệu có ai - và tôi không biết có phải cả chính phủ nữa, tôi không biết chắc - muốn có một đại diện của Tòa Thánh hay không. Tình thế là như vậy cho tới lúc tôi rời Rôma. Nhưng “các cá nhân” đang có sẵn. Trong nhóm này, thì có Zapatero của Tây Ban Nha, Torrijos và một người khác, và người ta nói người thứ tư là của Tòa Thánh. Nhưng tôi không chắc chắn về việc này.
(Cha Lombardi) Bây giờ chúng ta nhường chỗ cho anh Antoine-Marie Izoard của I.Media, Pháp. Và chúng ta biết những gì Pháp đang trải qua những ngày này ...
(Antoine-Marie Izoard - I.Media) Thưa Đức Thánh Cha, trước hết con xin bày tỏ lời chúc tốt đẹp nhất của con với Đức Thánh Cha, Cha Lombardi và cả Cha Spadaro nhân lễ thánh Inhaxiô.
Câu hỏi có phần khó khăn hơn một chút. Người Công Giáo đang bị sốc - và không chỉ ở Pháp - sau vụ sát hại khủng khiếp Cha Jacques Hamel trong nhà thờ của ngài, trong khi ngài đang cử hành Thánh Lễ. Bốn ngày trước, ở đây, Đức Thánh Cha một lần nữa nói rằng mọi tôn giáo đều muốn hòa bình. Nhưng vị linh mục 86 tuổi này đã rõ ràng bị giết nhân danh đạo Hồi. Do đó, thưa Đức Thánh Cha, con có hai câu hỏi ngắn gọn. Khi Đức Thánh Cha nói đến các hành vi bạo lực này, tại sao Đức Thánh Cha luôn luôn nói về những kẻ khủng bố và không bao giờ nói về Hồi giáo? Đức Thánh Cha không bao giờ sử dụng chữ "đạo Hồi." Và rồi, ngoài những lời cầu nguyện và đối thoại, vốn hiển nhiên rất cần thiết, Đức Thánh Cha có thể đưa ra hoặc đề xuất những sáng kiến cụ thể nào để phản đối bạo lực Hồi giáo? Cảm ơn Đức Thánh Cha.
(Đức Thánh Cha Phanxicô) Tôi không muốn nói về bạo lực Hồi giáo bởi vì mỗi ngày khi tôi lật qua các tờ báo tôi thấy bạo lực ở đây ở Italia: người thì giết cô dâu tương lai của mình, người thì giết mẹ vợ của mình ... Và họ đều là những người Công Giáo bạo lực được rửa tội! Họ là những người Công Giáo bạo lực. Nếu tôi đã nói về bạo lực Hồi giáo, tôi cũng nên nói về bạo lực Công Giáo. Không phải tất cả người Hồi giáo đều bạo động; không phải tất cả người Công Giáo đều bạo động. Ở đây giống như một món salad trái cây, mỗi thứ một chút, có những cá nhân bạo lực trong các tôn giáo này. Một điều chắc chắn đúng: Tôi tin rằng trong gần như tất cả các tôn giáo, luôn luôn có một nhóm nhỏ cực đoan. Những người duy cực đoan, chúng ta có họ. Và khi trào lưu cực đoan tiến đến chỗ giết người - nhưng (nên nhớ) người ta có thể giết người bằng lưỡi, và Thánh Tông Đồ Giacôbê đã nói điều này, chứ không phải tôi, và người ta cũng có thể giết người bằng một con dao - Tôi tin rằng đánh đồng đạo Hồi với bạo lực là điều không đúng và không phải sự thật! Tôi đã có một cuộc trò chuyện dài với Đại Giáo Sĩ của Đại Học al-Azar và tôi biết những gì họ suy nghĩ: họ tìm kiếm hòa bình, gặp gỡ. Đại sứ của một nước châu Phi nói với tôi rằng luôn luôn có một hàng người ở thủ đô – lúc nào cũng đầy! - tại Cửa Thánh trong Năm Thánh: một số tiến lại Tòa Giải Tội, những người khác cầu nguyện trong băng ghế dài. Nhưng phần lớn tiến hành việc cầu nguyện tại bàn thờ Đức Mẹ: họ là các người Hồi giáo muốn “tham gia” Năm Thánh; họ là anh em. Khi tôi còn ở Trung Phi, tôi đã tới gặp họ và Vị Giáo Sĩ Hồi Giáo thậm chí còn leo lên Giáo Hoàng Xa. Người ta có thể cùng sống chung rất tốt, nhưng luôn có những nhóm cực đoan nhỏ. Và tôi cũng tự hỏi có bao nhiêu người trẻ - bao nhiêu người trẻ mà người châu Âu chúng ta đã làm cho trống rỗng lý tưởng, không có việc làm, ghiền ma túy, rượu chè ... đi đến đó và ghi danh vào các nhóm cực đoan. Đúng, chúng ta có thể nói: cái gọi là ISIS là một nhà nước duy Hồi giáo tự trình bày mình như bạo động, vì khi họ để chúng ta thấy chứng minh thư của họ, họ khiến chúng ta thấy họ đã cắt cổ các người Ai Cập, hoặc những thứ thuộc loại đó ra sao tại bờ biển Libya. Nhưng đây là một nhóm cực đoan nhỏ, được gọi là ISIS. Nhưng chúng ta không thể nói - Tôi không nghĩ đó là thật hoặc đúng khi nói - rằng đạo Hồi là khủng bố.
(Antoine-Marie Izoard) Một sáng kiến của Đức Thánh Cha để chống lại chủ nghĩa khủng bố, bạo lực ...
(Đức Cha Thánh) Chủ nghĩa khủng bố có mặt khắp nơi! Anh hãy nghĩ tới chủ nghĩa khủng bố có tính bộ lạc của một số nước châu Phi ... Chủ nghĩa khủng bố - Tôi không biết có nên nói không, vì điều này hơi nguy hiểm một chút - phát triển khi không có lựa chọn nào khác, khi thần tài chứ không phải con người - đàn ông và đàn bà - là tâm điểm của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, nó là chủ nghĩa khủng bố đầu tiên. Nó đã liệng bỏ sự kỳ diệu của tạo thế, đàn ông và đàn bà, và đặt tiền vào đó thay thế. Đây là chủ nghĩa khủng bố cơ bản chống lại toàn thể nhân loại. Hãy suy nghĩ về điều đó.
(Cha Lombardi) Cảm ơn Đức Thánh Cha. Như đã được thông báo sáng nay rằng Panama sẽ là địa điểm tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, một đồng nghiệp ở đây muốn kính tặng Đức Thánh Cha một món quà nhỏ để Đức Thánh Cha chuẩn bị cho ngày đó.
(Javier Martinez Brocal - Rome Reports) Thưa Đức Thánh Cha, trước đây, Đức Thánh Cha có nói, trong cuộc gặp gỡ các thiện nguyện viên, rằng có lẽ Đức Thánh Cha không có mặt ở Panama. Và Đức Thánh Cha không thể làm được điều này, vì chúng con đang chờ đón Đức Thánh Cha tại Panama!
(Đức Thánh Cha Phanxicô, bằng tiếng Tây Ban Nha) Nếu tôi không đi, Thánh Phêrô sẽ ở đó!
(Javier Martinez Brocal) Chúng con tin rằng Đức Thánh Cha sẽ ở đó! Thay mặt người Panama, con tặng Đức Thánh Cha hai món: một chiếc áo sơ mi số 17, đó là ngày sinh của Đức Thánh Cha, và chiếc mũ mà các người nhà quê (Campesinos) Panama quen mặc. Họ yêu cầu con xin Đức Thánh Cha đội nó lên đầu ... nếu Đức Thánh Cha muốn chào hỏi người Panama ... Cảm ơn Đức Thánh Cha!
(Đức Thánh Cha Phanxicô, bằng tiếng Tây Ban Nha) Cảm ơn các bạn rất nhiều, thưa các bạn Panama, vì món quà này. Tôi hy vọng các bạn sẽ tự chuẩn bị tốt, với cùng một sức mạnh, một linh đạo và một chiều sâu mà Ba Lan, dân cư Krakow và tất cả mọi người Ba Lan đã chuẫn bị bản thân họ.
(Antoine-Marie Izoard) Thưa Đức Thánh Cha, nhân danh các nhà báo đồng nghiệp của con, vì con phần nào có nghĩa vụ đại diện cho họ, con cũng muốn nói đôi lời, nếu Đức Thánh Cha cho phép con, về Cha Lombardi, để cảm ơn ngài.
Không thể nào tổng kết được 10 năm hiện diện của Cha Lombardi tại Văn phòng Báo chí: với Đức Giáo Hoàng Biển Đức, sau đó là khoảng trống ngôi ít ai nghe thấy và rồi cuộc bầu cử Đức Thánh Cha, và những bất ngờ tiếp theo. Điều chắc chắn có thể nói là sự sẵn có liên tục, cam kết và cống hiến của Cha Lombardi; khả năng đáng kinh ngạc của cha trong việc trả lời hoặc không trả lời các câu hỏi của chúng con, thường kỳ lạ, và đây cũng là một nghệ thuật. Và rồi, cả sự hài hước hơi kiểu Anh đôi chút của ngài nữa: trong mọi tình huống, thậm chí tồi tệ nhất. Và chúng con có rất nhiều ví dụ về điều này.
[Ngỏ với Cha Lombardi] Hiển nhiên, chúng con hân hoan nghinh đón các người kế nhiệm của Cha, hai nhà báo tốt lành, nhưng chúng con không quên rằng cha, ngoài việc là một nhà báo, còn là và vẫn là một linh mục và là một linh mục Dòng Tên nữa. Chúng con sẽ không quên ăn mừng một cách thích hợp việc cha ra đi nhận nhiệm vụ mới trong tháng Chín, nhưng hôm nay, chúng con muốn bày tỏ với cha những lời chúc tốt nhất của chúng con - lời chúc tốt nhất nhân ngày lễ Thánh Inhaxiô và sau đó một cuộc sống trường thọ, bách niên giai lão như họ nói ở Ba Lan, trong phục vụ khiêm nhường. Stolat là kiểu nói tại Ba Lan: Stolat Cha Lombardi!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Giáo Lý Viên giáo phận Phú Cường ngày 31 tháng 7 năm 2016
Phượng Nguyễn
09:12 02/08/2016
ĐẠI HỘI GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG Ngày 31-7-2016
Trong niềm vui mừng Kim Khánh Giáo phận Phú Cường, lúc 7g30 ngày 31-7-2016 hơn 400 anh chị em Giáo Lý Viên từ các giáo hạt: Tây Ninh, Lạc An, Bến Cát, Phước Thành, Bình Long, Củ Chi và Phú Cường đã quy tụ về Nhà Chung Giáo Phận Cử hành Năm Thánh, đến với Lòng Thương Xót Chúa bằng tình yêu nóng, cháy, dấn thân và phục vụ hết mình vì tương lai Giáo Hội, và vì một thế hệ trẻ đang tiến bước.
Phần1-Chủ đề: "Sống Thánh Thể và Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót"
Ý lực: "Thầy Giêsu đã cứu tôi" (x. Ga, 5-15) dẫn đưa anh chị em vào Thánh Lễ do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước- Giám mục giáo phận Phú Cường chủ tế, cha Giuse Nguyễn văn Thịnh- đặc trách giáo lý viên GP, cha sở Gx Phú Long; cha Phêrô Phan Như Ngân- Phó Đặc trách GLV GP, cha sở Gx Tân Khai; cha Gioan B. Phạm Qúy Trọng- Giam đốc Nhà Chung; cha TiTô Trần Nguyên Lãm cùng đồng tế.
Giáo lý viên không đơn thuần là những người dạy Giáo lý, mà là một sự thông truyền tình yêu Thiên Chúa đến cho các em. Do đó người Giáo lý viên phải có đời sống thiêng liêng qua Mầu Nhiệm Thánh Thể, Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót qua việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp, những sáng kiến kinh nghiệm theo từng lớp, từng độ tuổi học viên. Sự khiêm nhường của người GLV khẩn cầu ơn Chúa giúp trong từng trường hợp nan giải; biết nhẫn nại, hy sinh đem về cho Chúa những linh hồn thánh thiện, với niềm mong ước trong số các em có được những bông hoa ưu tuyển, nơi vườn ươm thiên triệu của Giáo Hội.
Sau phần Hiệp lễ, Đức Cha Giuse ban phép lành Toàn Xá, các GLV hân hoan đón nhận trong niềm cảm mến vô biên. Cha Giuse đại diên cộng đoàn cảm ơn Đức Cha vì tình thương hiệp dâng Thánh lễ và ban huấn từ sâu sa cho các GLV. Đức Cha nhận những đóa hoa hồng tươi tỏ lòng biết ơn của các em. Ngài ước ao những bông hoa hôm nay biết đi, hoa nhiệt tình rao giảng, đem Tin Mừng Nước Chúa đến cho mọi người.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse, quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với Đại hội.
2- Cha TiTô Trần Nguyên Lãm với đề tài:"Giáo Lý Viên- Sứ giả Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót". Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót là cơ hội cho mỗi người nhìn lại hành trình Đức Tin của chính mình, xác tín bổn phận ơn gọi trong thế giới tục hóa hôm nay. Những trở ngại nơi ơn gọi, những khó khăn do hoàn cảnh các em gồm các thành phần khác nhau, và do chính GLV còn rụt rè giữa lý thuyết và thực hành.. trong sự chuyển cầu ơn Chúa. Những thắc mắc cũng được nêu ra. Mỗi giáo hạt được mời 1 người, nói lên kinh nghiệm dạy Gl. Sau đó các hạt ngồi lại với nhau, thảo luận, để sau giờ cơm trưa tiếp tục trình bày:
a- Những khó khăn trong việc dạy GL. Cách khắc phục?
b- Đã có những trường hợp bỏ đạo trong Gx, vì những nguyên nhân khách quan nào?
Không khí của ngày Đại Hội sôi nổi qua những bài múa cử điệu của MC Thầy Maccô Hải và các GLV gx Phú Long: " Mừng Kim Khánh GP PC -LM Trần Thanh Yên", " Hiệp Nhất Phục Vụ", ' Bài Ca Phục Vụ", "Trong Giêsu chúng ta là tấm bánh", "Yêu người như Chúa yêu", cùng với 2 tiết mục: "Trống Cơm", "Hoạt cảnh Tử đạo" đặc sắc của Gx Tân Khai.
Sau phần trình bày của đại diện Hạt về câu hỏi thảo luận, nhiều vấn đề được ra chia sẻ thật bổ ích. Những GLviên trẻ gần gủi, sau bài học có màn hình chiếu đoạn phim thích hợp để dẫn chứng, có các trò chơi. Các cô chú lớn tuổi, chia sẻ kinh nghiệm sống động bản thân, bắt bài hát, những phần quà nhỏ tạo sự thích thú nơi các em; Mỗi người một cách, tùy lớp học và cũng có những chua cay, cần có sự trợ lực của các cha, các dì.
3- Chơi Gameshow" Rung chuông Năm Thánh" với 2 quyền trợ giúp, thể hiện cử chỉ Thương xót, qua tinh thần GLV dành cho đội bạn. Những cánh tay giơ lên hưởng ứng nồng nhiệt, tạo bầu không khí thân thiện, sôi nổi. Và kết quả xếp hạng bất ngờ: Tây Ninh, Bến Cát, Phú Cường, Bình Long, Phước Thành, Củ Chi, Lạc An chênh nhau với số điểm ít oi, nhưng nhận được phần thưởng to đùng bằng nhau của BTC dành cho các GH.
Lúc 16g, các GLV viết giấy cảm nghiệm bỏ vào logo quả tim yêu thương với lời cầu xin tha thiết, trong nghi thức sai đi, cùng hát "Lạy Chúa chúng con lên đường"
Đại hội GLV thành công tốt đẹp trong tinh thần hăng say rao giảng, trong niềm tin Giêsu luôn dấn thân, luôn đón nhận những thử thách đời sống qua dụ ngôn:"Thầy Giêsu đã cứu tôi" (x. Ga, 5-15), bất chấp những trở ngại, quyết tâm lên đường rao giảng, làm chứng và Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót.
Phượng Nguyễn
Phần1-Chủ đề: "Sống Thánh Thể và Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót"
Ý lực: "Thầy Giêsu đã cứu tôi" (x. Ga, 5-15) dẫn đưa anh chị em vào Thánh Lễ do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước- Giám mục giáo phận Phú Cường chủ tế, cha Giuse Nguyễn văn Thịnh- đặc trách giáo lý viên GP, cha sở Gx Phú Long; cha Phêrô Phan Như Ngân- Phó Đặc trách GLV GP, cha sở Gx Tân Khai; cha Gioan B. Phạm Qúy Trọng- Giam đốc Nhà Chung; cha TiTô Trần Nguyên Lãm cùng đồng tế.
Giáo lý viên không đơn thuần là những người dạy Giáo lý, mà là một sự thông truyền tình yêu Thiên Chúa đến cho các em. Do đó người Giáo lý viên phải có đời sống thiêng liêng qua Mầu Nhiệm Thánh Thể, Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót qua việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp, những sáng kiến kinh nghiệm theo từng lớp, từng độ tuổi học viên. Sự khiêm nhường của người GLV khẩn cầu ơn Chúa giúp trong từng trường hợp nan giải; biết nhẫn nại, hy sinh đem về cho Chúa những linh hồn thánh thiện, với niềm mong ước trong số các em có được những bông hoa ưu tuyển, nơi vườn ươm thiên triệu của Giáo Hội.
Sau phần Hiệp lễ, Đức Cha Giuse ban phép lành Toàn Xá, các GLV hân hoan đón nhận trong niềm cảm mến vô biên. Cha Giuse đại diên cộng đoàn cảm ơn Đức Cha vì tình thương hiệp dâng Thánh lễ và ban huấn từ sâu sa cho các GLV. Đức Cha nhận những đóa hoa hồng tươi tỏ lòng biết ơn của các em. Ngài ước ao những bông hoa hôm nay biết đi, hoa nhiệt tình rao giảng, đem Tin Mừng Nước Chúa đến cho mọi người.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse, quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với Đại hội.
2- Cha TiTô Trần Nguyên Lãm với đề tài:"Giáo Lý Viên- Sứ giả Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót". Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót là cơ hội cho mỗi người nhìn lại hành trình Đức Tin của chính mình, xác tín bổn phận ơn gọi trong thế giới tục hóa hôm nay. Những trở ngại nơi ơn gọi, những khó khăn do hoàn cảnh các em gồm các thành phần khác nhau, và do chính GLV còn rụt rè giữa lý thuyết và thực hành.. trong sự chuyển cầu ơn Chúa. Những thắc mắc cũng được nêu ra. Mỗi giáo hạt được mời 1 người, nói lên kinh nghiệm dạy Gl. Sau đó các hạt ngồi lại với nhau, thảo luận, để sau giờ cơm trưa tiếp tục trình bày:
a- Những khó khăn trong việc dạy GL. Cách khắc phục?
b- Đã có những trường hợp bỏ đạo trong Gx, vì những nguyên nhân khách quan nào?
Không khí của ngày Đại Hội sôi nổi qua những bài múa cử điệu của MC Thầy Maccô Hải và các GLV gx Phú Long: " Mừng Kim Khánh GP PC -LM Trần Thanh Yên", " Hiệp Nhất Phục Vụ", ' Bài Ca Phục Vụ", "Trong Giêsu chúng ta là tấm bánh", "Yêu người như Chúa yêu", cùng với 2 tiết mục: "Trống Cơm", "Hoạt cảnh Tử đạo" đặc sắc của Gx Tân Khai.
Sau phần trình bày của đại diện Hạt về câu hỏi thảo luận, nhiều vấn đề được ra chia sẻ thật bổ ích. Những GLviên trẻ gần gủi, sau bài học có màn hình chiếu đoạn phim thích hợp để dẫn chứng, có các trò chơi. Các cô chú lớn tuổi, chia sẻ kinh nghiệm sống động bản thân, bắt bài hát, những phần quà nhỏ tạo sự thích thú nơi các em; Mỗi người một cách, tùy lớp học và cũng có những chua cay, cần có sự trợ lực của các cha, các dì.
3- Chơi Gameshow" Rung chuông Năm Thánh" với 2 quyền trợ giúp, thể hiện cử chỉ Thương xót, qua tinh thần GLV dành cho đội bạn. Những cánh tay giơ lên hưởng ứng nồng nhiệt, tạo bầu không khí thân thiện, sôi nổi. Và kết quả xếp hạng bất ngờ: Tây Ninh, Bến Cát, Phú Cường, Bình Long, Phước Thành, Củ Chi, Lạc An chênh nhau với số điểm ít oi, nhưng nhận được phần thưởng to đùng bằng nhau của BTC dành cho các GH.
Lúc 16g, các GLV viết giấy cảm nghiệm bỏ vào logo quả tim yêu thương với lời cầu xin tha thiết, trong nghi thức sai đi, cùng hát "Lạy Chúa chúng con lên đường"
Đại hội GLV thành công tốt đẹp trong tinh thần hăng say rao giảng, trong niềm tin Giêsu luôn dấn thân, luôn đón nhận những thử thách đời sống qua dụ ngôn:"Thầy Giêsu đã cứu tôi" (x. Ga, 5-15), bất chấp những trở ngại, quyết tâm lên đường rao giảng, làm chứng và Loan Báo Lòng Chúa Thương Xót.
Phượng Nguyễn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nga Lẻ Bạn
Đặng Đức Cương
19:46 02/08/2016
Ảnh của Đặng Đức Cương
Họ có đôi, mình... xa cách nhau
Thiên Nga tung cánh lạc nơi đâu
Sông Hồng, sông Cửu, Hương giang cũ
Kẻ ở cuối sông kẻ tận đầu?
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)