Ngày 02-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 3/8: Hãy vững lòng Tin nơi Chúa. Suy Niệm: Linh mục Nguyễn Ngọc Dũng SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:49 02/08/2021

Tin Mừng Mt 14,22-36

Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

22 Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau : “Ma đấy !”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giê-su liền bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” 28 Ông Phê-rô liền thưa với Người : “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” 29 Đức Giê-su bảo ông : “Cứ đến !” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. 30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên : “Thưa Ngài, xin cứu con với !” 31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói : “Hỡi kẻ kém lòng tin ! Sao lại hoài nghi?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói : “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”

34 Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghen-nê-xa-rét. 35 Dân địa phương nhận ra Đức Giê-su, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau ốm đến với Người. 36 Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo choàng của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được cứu chữa.
 
Bánh bởi trời
Lm. Thái Nguyên
15:20 02/08/2021


BÁNH BỞI TRỜI

Chúa Nhật 19 Thường Niên năm B: Ga 6, 41-45

Suy niệm

Chúng ta sẽ cảm nhận bài Tin Mừng sâu hơn khi quay lại với bối cảnh thời Cựu Ước, lúc Ítraen vừa đặt chân vào đất Canaan. Ở đó đã có sẵn một tôn giáo thờ thần Baan, là vị thần của mưa gió, của sức mạnh thiên nhiên, của sự phú túc. Đây quả là vị thần lý tưởng cho cuộc sống nông nghiệp lúc bấy giờ. Thế là Irael bắt đầu tiêm nhiễm thứ đạo ngoại lai ấy, và ngày càng gia tăng cho tới thời vua Akhát.

Êlia xuất hiện như vị anh hùng bảo vệ đức tin, chống lại mọi pha trộn, mọi thỏa hiệp. Cuộc so tài trên núi Carmen giữa Êlia và các ngôn sứ thần Baan được hoàng hậu Ideven bảo trợ, có mục đích cho dân nhận định rõ ai là Chúa thật: Giavê hay Baan? Các ngôn sứ Baan làm mọi cách: kêu cầu, nhảy múa, rạch mình, nhưng không có hiệu quả. Êlia kêu cầu Thiên Chúa, và phép lạ đã xảy ra. Điều đó cho thấy Thiên Chúa của Ítraen mới là Chúa tể các năng lực thiên nhiên, và là Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ (1V 18,17- 40). Thế nhưng sau đó, Êlia phải chạy bán mạng trước sự trả thù của Ideven. Trên đường trốn tránh, Êlia đói lã, chán nản, thất vọng, nên xin cho mình chết đi. Sứ thần Chúa đã mang đến cho ông bánh và nước. “Nhờ lương thực bổ dưỡng ấy, ông đi suốt 40 ngày, 40 đêm tới Khôrép là núi của Thiên Chúa”. Tại Khôrép, ông được gặp Đức Chúa, lấy lại được niềm tin và sức mạnh tinh thần để tiếp tục sứ mệnh tái lập một Israel đích thực.

Các Giáo phụ nhận ra những chiếc bánh mà sứ thần đem đến cho Êlia là hình ảnh tiên báo về phép Thánh Thể, để nuôi dưỡng tín hữu trên đường về quê trời. Các thế hệ Kitô hữu đã xem Êlia như chiến sĩ vô địch về đức tin. Các đan viện, các dòng tu nhìn Êlia như vị tiền phong của sự nỗ lực từ bỏ nếp sống trần tục, đi vào trong thinh lặng nội tâm để tìm kiếm Thiên Chúa, Đấng ban lương thực trường sinh.

Lương thực trường sinh đó chính là Đức Giêsu, Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, và Ngài đã nói rõ cho người Do Thái biết: “Tôi là bánh từ trời xuống… là bánh trường sinh”. Người ta khó mà lãnh hội được ngay mạc khải sâu nhiệm ấy? Vì thế, đã có tiếng xầm xì to nhỏ: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?”. Con cái Ítraen cũng đã từng xầm xì để bày tỏ sự ngờ vực đối với Môsê: họ không tin vào sứ mạng của ông là do Thiên Chúa trao ban. Vẫn đi theo chiều hướng của tổ tiên, người Do Thái một lần nữa xầm xì, nói lên sự hoài nghi của họ về con người của Đức Giêsu. Đối với họ, Đấng Mêsia phải xuất hiện thình lình mà không ai biết Người từ đâu đến. Dựa trên những lý lẽ như vậy, người Do Thái thấy mình hoàn toàn có cơ sở để bác bỏ các khẳng định của Đức Giêsu.

Ngài liền cho họ biết: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy”. Quả thật, nếu người Do Thái dám để cho lòng họ mở ra với những dấu chỉ của Thiên Chúa, họ sẽ được lôi kéo đến với Đức Giêsu. Ngôn sứ Isaia đã từng nói: “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Việc dạy dỗ này về phía bên ngoài cho thấy chính Đức Giêsu đang ở giữa họ, và phía bên trong là Thiên Chúa đang hành động trong trái tim họ, nhưng rồi họ vẫn khép lòng mình lại. Sau đó, Đức Giêsu chuyển sang một đề tài mới: vấn đề không chỉ là tin vào Ngài để được sống đời đời nữa, mà là ăn thịt và uống máu Ngài. Chúa Giêsu không chỉ nói về Bí tích Thánh Thể, nhưng còn muốn nêu bật giá trị cái chết của Ngài trên thập giá, là chính Ngài hiến dâng mạng sống mình để cho thế gian được sống.

Trường sinh bất tử là ước mơ của con người qua muôn thế hệ, nhưng con người không thể sống mãi với thân xác từ bụi cát này. Nó phải trở về cát bụi, nhưng cát bụi sẽ trở thành con người mới trong sự sống muôn đời, do quyền năng của lòng Chúa thương xót. Sự sống đời đời không phải là chuyện viễn vông xa vời, nhưng là một thực tại đang triển nở trong đời sống người tín hữu. Mỗi thánh lễ là một bàn tiệc nuôi dưỡng sự sống linh hồn để ta đủ sức đi về cõi trường sinh.

Cầu nguyện

Lạy Cha là Thiên Chúa!

Dù trước mắt sự thật đã rành rành,

nhưng rồi thiện ác vẫn phân tranh,

người lành vẫn luôn bị xử tệ,

kẻ dữ xem ra luôn thắng thế.

Ai bảo vệ sự thật đều điêu đứng,

ngôn sứ Êlia cũng buồn sầu thất vọng,

chỉ khi được ăn bánh của thiên thần,

mới tiếp cuộc hành trình đầy phấn chấn.

Chúng con cũng băng qua sa mạc đời,

phải đối đầu với thử thách không ngơi,

nhất là trước lòng dạ của người đời,

khiến chúng con phải nhiều phen chới với.

Dù tuổi trẻ hăng say và mạnh mẽ,

nhưng rồi cũng lắm kẻ phải buông xuôi,

khi không được chia sẻ nỗi ngậm ngùi,

một mình phải thui thủi trong sầu não.

May mắn cho đời con có Chúa đây,

Đấng không chỉ ở trên chín tầng mây,

Đấng không chỉ ở Lời Ngài phán dậy,

mà còn chính Đức Giêsu Con Cha nữa,

là Tấm Bánh Cha ban xuống cho nhân thế,

bánh trường sinh là Thánh Thể nhiệm mầu.

Ít khi con cảm nhận sự thâm sâu,

sức mạnh linh thiêng của Mình Máu Chúa,

là sự sống không tàn úa của đời con,

bao lần con đón nhận như thói quen,

khiến tâm trí đời con vẫn khô cằn,

thiếu sức mạnh vượt qua những khó khăn.

Xin cho con lòng cảm mến vô vàn,

ân huệ cao vời mà Cha đã thương ban,

để con hân hoan vững bước đường đi tới,

về nơi vinh phúc chốn quê Trời. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:19 02/08/2021

9. Người mà lúc bình an quá ư hợm mình, khi tác chiến phần nhiều sợ hãi co rúm không dám tiến lên phía trước, thì rất dễ bị té nhào.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:25 02/08/2021
16. BỐ LÀ DÂN CỦA CON

Trương Lan Phàng cai trị Phúc Kiến, kiêm nhiệm thêm tỉnh Mân Triết.

Bố của ông ta nhàn cư tại gia, thân hữu đến chúc mừng, ông ta quở mắng:

- “Không ngờ ta chỉ là một tên tiểu dân là thuộc hạ của con trai mình mà thôi, tại sao các ông lại đến chúc mừng ta hử?”

Mọi người đều truyền lời hay đẹp này ra bên ngoài.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 16:

Ở đời, hễ con cái được làm quan thì người ta đến chúc mừng cha mẹ của quan, đó chỉ là chuyện bình thường thôi, bởi vì nếu cha mẹ không lo nuôi nấng dạy dỗ thì làm gì có ông quan con hôm nay.

Nhưng có những người khi con cái mình được làm quan lớn thì hách dịch với hàng xóm, có khi cậy thế con mình ngăm đe hàng xóm chuyện n ày chuyện nọ; có người con mình mới làm cái chức “quan” cỏn con tổ phó tổ dân phố, mà đã la lối thóa mạ bà con trong khu phố nơi mình ở.

Con cái được làm quan ở đời, làm linh mục, làm tu sĩ nam nữ, làm bề trên cộng đoàn.v.v…thì cha mẹ -dĩ nhiên- là phải hãnh diện chứ không phải là kiêu căng, và có khi lo âu chứ không vui sướng, bởi vì sợ con mình có làm được việc mà Chúa qua cấp trên giao phó không mà thôi?

Có những bậc cha mẹ rất lo âu khi con mình được làm linh mục, vì họ biết rằng chức linh mục quá cao trọng sợ con mình không xứng đáng để chu toàn bổn phận và trách nhiệm mục tử, cho nên họ luôn cầu nguyện và nhắc nhở con mình sống sao xứng đáng là linh mục của Đức Chúa Giê-su.

Có những cha mẹ như thế thì chắc chắn sẽ có những vị quan liêm chính, những vị linh mục thánh thiện và những vị tu sĩ nam nữ biết dấn thân phục vụ tha nhân...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Covid-19 bùng phát mạnh ở Nam Kinh, lan sang 15 thành phố khác
Đặng Tự Do
04:58 02/08/2021


Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, trích dẫn các nguồn tin của Bộ Y Tế Trung Quốc, cho biết Covid-19 đang bùng phát ở Giang Tô (Jiangsu, 江苏), Nam Kinh (Nanjing, 南京)và đã lan sang 15 thành phố khác, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh

Bộ y tế Trung Quốc cho rằng đây là biến thể Delta của coronavirus. Đây là đợt nhiễm trùng tồi tệ nhất kể từ tháng Giêng, vượt quá đợt xảy ra ở Quảng Đông từ tháng 5 đến tháng 6 và đợt gần đây nhất ở Vân Nam.

Kể từ ngày 20 tháng 7, đã có 167 trường hợp nhiễm bệnh ở Nam Kinh. Dịch bệnh được cho là lây lan từ sân bay quốc tế của thành phố. Sân bay này đã bị đóng cửa vào ngày 27 tháng 7. Hôm 30 tháng 7, 64 trường hợp nhiễm mới đã được ghi nhận, hầu hết là ở Giang Tô. Ngoài ra còn có các trường hợp ở Bắc Kinh, thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên, hai tỉnh Quảng Đông và Hồ Nam. Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm liên quan đến đợt bùng phát Nam Kinh là hơn 200 người.

Các số liệu chính thức do chính phủ đưa ra thường là rất xa sự thật nên rất thấp so với các nước khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nhà chức trách trung ương lo ngại rằng sân bay Nam Kinh đã không thực hiện các biện pháp cần thiết để cô lập những người dọn dẹp được cho là nguồn lây nhiễm.

Để đối phó với những đợt bùng phát mới, giới lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh thực hiện một cách tiếp cận ‘không khoan nhượng’, với việc cô lập trên phạm vi rộng lớn. Tại Vân Nam, trên biên giới với Miến Điện, Bắc Kinh đã cử hàng nghìn binh sĩ đến kiểm soát biên giới. Người Trung Quốc cũng đã cung cấp các liều vắc-xin chống Covid cho quân đội Miến Điện và cả một số dân quân người dân tộc chống quân đội Miến Điện.
Source:Asia News
 
Cha giảng hăng quá, Đức Tổng Giám Mục phải can thiệp để khỏi xảy ra án mạng
Đặng Tự Do
04:58 02/08/2021


Đức Tổng Giám Mục Albert LeGatt của tổng giáo phận St. Boniface ở Manitoba đã tìm cách đấu dịu sau khi một linh mục cáo buộc một số người da đỏ, từng học trong các Trường Nội Trú dành cho người bản địa, là những kẻ nói dối khi họ nói họ đã từng bị lạm dụng.

Cha sở của giáo xứ St. Emile, ở Winnipeg, Canada là Cha Gerry Sembrano, đi vắng vài ngày. Ngài nhờ Cha Rhéal Forest đến giúp xứ trong thời gian ngài đi vắng.

Tai họa xảy ra trong thánh lễ ngày 10 tháng 7, Cha Rhéal Forest đưa ra nhận định rằng có những học sinh từng học trong các Trường Nội Trú dành cho người bản địa đã nói dối về việc bị các nữ tu lạm dụng tình dục để họ nhận được nhiều tiền hơn.

“Nếu họ muốn có thêm tiền, nhiều hơn số tiền được đưa cho họ, đôi khi họ phải nói dối - nói dối rằng họ đã bị lạm dụng tình dục và, oop, thêm 50,000 đô la nữa. Thật khó nếu bạn nghèo mà không nói dối,” Cha Forest nói.

Cha nói thêm rằng tất cả những người bản địa mà ngài biết trong suốt 22 năm làm việc ở phía bắc đều thích các Trường Nội Trú dành cho người bản địa nơi các nữ tu phục vụ quên mình.

Những điều Cha Rhéal Forest nói có thể không xa sự thật bao nhiêu, nhưng cách ngài trình bày vấn đề quá thẳng thắn và bài giảng lại được đưa lên các mạng xã hội khiến ngài trở thành mục tiêu bị tấn công cường tập của các phương tiện truyền thông thù ghét Giáo Hội.

Ngài thực sự có nguy cơ bị mất mạng khi sống một mình trong một khu vực nóng bỏng.

Đức Tổng Giám Mục của giáo phận Công Giáo St. Boniface của Manitoba nói rằng ngài hoàn toàn không chấp nhận những tuyên bố của một linh mục bao gồm những lời tuyên bố về động cơ của những người bản địa khi đưa ra các yêu sách liên quan đến các Trường Nội Trú.

“Tôi không chỉ xin lỗi, hay hối hận, hay ước gì ngài đã không dùng những từ đó. Tôi muốn nói rất, rất rõ ràng, và tôi hy vọng ngày càng có nhiều người hoàn toàn từ chối suy nghĩ đó”, Đức Tổng Giám Mục Albert LeGatt nói trong một bài diễn văn dài gần 11 phút được đăng trên trang Facebook của tổng giáo phận hôm thứ Năm 29 tháng 7.

“Tôi hoàn toàn phản đối những lời nói của Cha Forest, cũng như những thái độ, cách suy nghĩ và phương pháp tiếp cận đằng sau những lời nói”, Đức Cha LeGatt nói và nhấn mạnh rằng: “Những lời nói của cha ấy đã làm tổn thương sâu sắc đến mọi người.”

Tổng giáo phận cho biết Cha Forest đã bị cấm không được giảng trong các thánh lễ. Tuy nhiên, Cha Forest không bị treo chén. Ngài vẫn có thể cử hành các thánh lễ có công chúng tham dự.

Đức Tổng Giám Mục LeGatt cho biết ngài khuyến khích tất cả những người Công Giáo không chỉ xin lỗi mà thôi về những gì đã xảy ra tại các Trường Nội Trú dành cho người bản địa, nhưng hãy đi xa hơn và cầu xin sự tha thứ.

“Đó là những gì chúng tôi đang nói với First Nation, Métis và những người Inuit,” Đức Cha LeGatt nói. “Xin hãy tha thứ cho chúng tôi”.
Source:CBC
 
Đức Giáo Hoàng bày tỏ lòng thương tiếc trước cái chết của vị Hồng Y cao niên nhất thế giới, một tu sĩ Dòng Tên người Pháp
Đặng Tự Do
04:59 02/08/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lời chia buồn trước cái chết của một vị Hồng Y Dòng Tên, người từng là Hồng Y cao niên nhất thế giới, Đức Hồng Y người Pháp Albert Vanhoye.

Đức Hồng Y Vanhoye qua đời ngày 29 tháng 7 ở tuổi 98, chỉ năm ngày sau sinh nhật của ngài. Ngài được phong Hồng Y vào năm 2006.

Với cái chết này của ngài, Hồng Y Đoàn hiện có 123 Hồng Y cử tri trong số 220 Hồng Y còn sống. Các Hồng Y trên 80 tuổi không còn đủ điều kiện để bầu giáo hoàng tiếp theo trong Cơ Mật Viện.

Có hai vị Hồng Y 97 tuổi là Đức Hồng Y Jozef Tomko, nguyên tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã nghỉ hưu của Giáo triều Rôma; và Đức Hồng Y Alexandre Cardinal dos Santos, tổng giám mục đã nghỉ hưu của Maputo, Mozambique.

Đức Hồng Y Alexandre Cardinal dos Santos sinh ngày 18 tháng Ba, 1924 tại Zavala, Mozambique. Đức Hồng Y Jozef Tomko sinh ngày 11 tháng Ba, 1924 tại Udavské, Slovakia.

Vị Hồng Y trẻ nhất là Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, 54 tuổi, Tổng Giám Mục của Bangui, Cộng hòa Trung Phi.

Trong một bức điện do văn phòng báo chí Vatican công bố ngày 30 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn đến Dòng Tên và tất cả những người thân của Đức Hồng Y Vanhoye. Bức thư của Đức Giáo Hoàng được gửi đến Cha Manuel Morujao, bề trên của tu viện San-Pietro-Canisio ở Rôma nơi Đức Cố Hồng Y sinh sống.

Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài nhớ “với lòng yêu mến và ngưỡng mộ người anh em này, người đã phục vụ Chúa và Giáo hội với sự tận tụy tuyệt vời”.

Đề cập đến những phẩm chất của Đức Cố Hồng Y với tư cách là một học giả Kinh thánh, Đức Thánh Cha bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với “công việc hăng say của Đức Hồng Y Vanhoye với tư cách là một tu sĩ nhiệt thành”.

Ngài là “một đứa con tinh thần của Thánh Ignatius, giáo sư chuyên môn, hiệu trưởng đáng kính của Học Viện Giáo Hoàng về Kinh thánh và là cộng tác viên siêng năng và khôn ngoan của một số cơ quan trung ương của giáo triều Rôma”.

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh “ tình yêu của ngài” đối với việc rao giảng “được thúc đẩy bởi một ước muốn nhiệt thành là truyền bá Tin Mừng”.

Đức Thánh Cha đã kết thúc bức thư của ngài với phép lành Tòa Thánh cho tất cả những ai thương tiếc cái chết của Đức Hồng Y Vanhoye và cầu xin Đức Trinh Nữ Maria chào đón người “tôi tớ trung thành này”.

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, đã cử hành tang lễ của Hồng Y Đức Hồng Y Vanhoye vào lúc 11 giờ sáng thứ Bẩy 31 tháng 7 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Source:Aleteia
 
Vị Hồng Y cao niên nhất thế giới sẽ cử hành thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế
Đặng Tự Do
04:59 02/08/2021


Sau cái chết hôm thứ Năm 29 tháng 7 của Đức Hồng Y Dòng Tên Albert Vanhoye, là Hồng Y cao niên nhất trong Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovakia, 97 tuổi, trở thành Hồng Y cao niên nhất hiện nay.

Đức Hồng Y Alexandre Cardinal dos Santos cũng 97 tuổi nhưng ngài sinh ngày 18 tháng Ba, 1924, trong khi Đức Hồng Y Jozef Tomko sinh trước một tuần vào ngày 11 tháng Ba, 1924.

Đức Hồng Y Jozef Tomko, nguyên tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cũng từ là Chủ tịch Danh dự của Ủy ban Giáo hoàng về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Ngài được mời cử hành thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 diễn ra tại Budapest, Hung Gia Lợi

Sự kiện này làm nổi bật mối quan hệ tâm linh và thân hữu giữa Giáo hội ở Slovakia và Giáo hội ở Hung Gia Lợi. Đại hội lần thứ 52 đã được lên kế hoạch vào năm 2020 nhưng tình hình sức khỏe toàn cầu trong 16 tháng qua đã buộc các nhà tổ chức phải hoãn lại cho đến tháng 9 năm 2021 này.

Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, vào Chúa Nhật ngày 12 tháng 9, tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi, để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế bằng một Thánh lễ trọng thể tại Quảng trường Anh hùng của thủ đô này là một sự kiện ngoại thường. Đức Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên và cho đến nay là vị Giáo hoàng duy nhất chủ trì việc bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế bên ngoài Vatican.

Đại hội Thánh Thể là một cuộc tập hợp các giáo sĩ, nam nữ tu sĩ và giáo dân để làm chứng về sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, đây là một tín lý quan trọng của Giáo Hội Công Giáo. Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ nhất đã diễn ra tại Lille từ 28 đến 30 tháng Sáu, 1881.
Source:Sismografo

 
Hồng Y Mỹ ra đường bán các bữa ăn, tuy zero dollar nhưng thập toàn đại bổ
Đặng Tự Do
16:32 02/08/2021


Tử vong tại New York tính đến ngày 31 tháng 7 đã lên đến 54,241 người, trong số 2,213,800 trường hợp nhiễm coronavirus.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York đang trao những phần ăn trưa cho người nghèo trên đường phố Brookluy.

Báo cáo của tổng giáo phận hôm 30 tháng 7 cho biết, 10 triệu phần ăn bữa sáng, bữa trưa và bữa tối của tổ chức bác ái Công Giáo của tổng giáo phận New York đã được phân phát cho những người có nhu cầu kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Những phần ăn này không chỉ ăn cho no bụng nhưng đầy đủ các dưỡng chất và vitamine cần thiết. Nói tắt một lời là dù không đồng nhưng thập toàn đại bổ.

Nhân đây thiết tưởng cũng nên đề cập đến tình hình cụ thể tại New York từ lúc bắt đầu đại dịch coronavirus cho đến nay.

Từ khi đại dịch bùng phát, Thống đốc Andrew Cuomo, của đảng Dân Chủ, họp báo gần như hàng ngày, đôi khi ngày Chúa Nhật cũng mở các cuộc họp báo để chỉ đạo phòng chống dịch, nhưng cũng để chỉ trích Tổng thống Trump và bào chữa cho tình trạng đối phó thê thảm của ểu bang đối với đại dịch coronavirus.

Nhóm người thứ hai Andrew Cuomo thường xuyên xung đột là các Giám Mục trong tiểu bang New York, đặc biệt là Đức Hồng Y Timothy Dolan. Andrew Cuomo là một người Công Giáo nhưng theo đường hướng của đảng Dân Chủ là phò phá thai. Đó là lý do chính dẫn đến các xung đột với hàng giáo phẩm Công Giáo.

Trong thời gian sau này lại nổi lên một lý do xung đột thứ hai là việc cắt giảm ngân sách cho người nghèo. Các giám mục của New York đã lên tiếng kích liệt phản đối đề xuất cắt giảm ngân sách của tiểu bang New York, kêu gọi Thống đốc Andrew Cuomo đừng tạo thêm gánh nặng cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương đã quá khốn đốn vì đại dịch coronavirus.

“Khi thống đốc xem xét các bước cần thiết để khôi phục tình trạng ổn định tài chính của tiểu bang chúng ta, các giám mục của New York đưa ra những lời cầu nguyện xin ơn khôn ngoan cho ông, đồng thời lời nhắc nhở rằng tiểu bang không bao giờ có thể cân bằng ngân sách trên lưng người nghèo và dễ bị tổn thương,” tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục Công Giáo New York được công bố vào Tháng Chín năm ngoái viết.

Mặc dù những cắt giảm này là “có thể hiểu được”, và có vẻ như là một đối xử bình đẳng đối với tất cả các bộ phận, các giám mục tuyên bố, “chúng ta phải ghi nhớ rằng đối với hàng trăm nghìn người New York dễ bị tổn thương, những người phụ thuộc vào các tổ chức cung cấp dịch vụ nhân sinh phi lợi nhuận được nhà nước tài trợ, công bằng xã hội đã loại trừ họ và bao đời nay vẫn loại trừ họ.”

“Chúng ta không được quay lưng lại với phụ nữ chạy trốn bạo lực gia đình, những người nhập cư tìm kiếm các trợ cấp hợp pháp, những người khuyết tật về thể chất hoặc chậm phát triển, những người già yếu, những bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn và con nhỏ của họ, những gia đình vô gia cư, những người mất việc làm và không có đủ thức ăn để đặt trên bàn, những người bị nghiện hay bệnh tâm thần, những nạn nhân bị lạm dụng tình dục, những người phạm tội đang tái hòa nhập với xã hội, hoặc nhiều người dân New York khác, những người cần nhất sự ủng hộ của chúng ta,” các Giám Mục viết.

Không chỉ đưa ra các tuyên bố, các Giám Mục tại New York còn trực tiếp cứu trợ các nạn nhân của COVID-19 và của Coumo.
Source:NetTVNY
 
Quê hương của Hồng Y Becciu chìm trong biển lửa
Đặng Tự Do
16:33 02/08/2021


Khi đảo Sardinia, quê hương của Hồng Y Becciu, tiếp tục bị tàn phá bởi những gì người dân địa phương mô tả là trận hỏa hoạn “ngày tận thế”, các giám mục địa phương và trên toàn Italia cho biết các ngài gần gũi với những ai đau khổ, hoặc có bị mất tất cả mọi thứ.

Trong một tuyên bố vào đầu tuần này, các giám mục của Sardinia cho biết hai điều luôn hiện hữu trong tâm trí họ khi ngọn lửa tiếp tục bao trùm phần lớn hòn đảo: đó là “Sự gần gũi với người dân và nỗi buồn trong tim”.

“Là giám mục của Sardinia, chúng tôi cảm thấy một cảm giác mất tinh thần vô hạn trong khi nhìn thấy một lần nữa, vì hỏa hoạn mà nhân dân ta chịu đau khổ và đất đai của chúng ta chìm trong biển lửa.”

Đám cháy lan nhanh ở Sardinia, với dân số khoảng 1,64 triệu người, cho đến nay đã phá hủy khoảng 50,000 hécta rừng và buộc 1,500 người phải di tản.

Nhiều cơ sở kinh doanh nông nghiệp và tài sản tư nhân cũng bị thiệt hại do vụ cháy xảy ra hôm thứ Bảy ở tỉnh Oristano và đã lan nhanh sang các khu vực xung quanh.

Trong một hành động đoàn kết quốc tế, Liên minh Âu Châu đã triển khai 4 máy bay cứu hỏa vào hôm Chúa Nhật để tăng viện cho 11 máy bay đang làm việc cật lực để dập tắt đám cháy, hiện đang đe dọa 13 thị trấn.

Cho đến nay các nỗ lực làm chậm hoặc dập tắt đám cháy đã bị cản trở bởi gió mạnh và nóng, khiến các tờ báo địa phương gọi đám cháy là trận hỏa hoạn “ngày tận thế”. Họ cảnh báo rằng tổng thiệt hại có thể còn tồi tệ nhất so với các vụ cháy lớn năm 1983 và 1994.

Trận hỏa hoạn năm 1983, bắt đầu vào tháng 7 năm đó ở Curraggia, lần đầu tiên bùng phát ở thành phố phía tây nam Tempio Pausania và các vùng lân cận của Aggius và Bortigiadas, phá hủy gần 4,500 hécta đất, giết chết 9 người và 15 người khác bị thương.

Tương tự, trận hỏa hoạn năm 1994 đã thiêu rụi gần 60,000 hécta rừng, phá hủy nhiều vùng đất ở các khu vực Seneghe, Bonarcado, Cuglieri, Santu Lussurgiu và Scano Montiferro.

Cuối tuần qua, khoảng 400 người đã phải di tản khỏi nhà ở thị trấn Scano di Montiferro của Sardinia, với hàng trăm người khác buộc phải di tản khỏi các ngôi làng gần đó.

Người ta lo sợ rằng khi đám cháy kéo dài, chúng có thể sớm lan đến Nuoro, một trong những thành phố quan trọng nhất của hòn đảo.

Hơn 7,000 nhân viên cứu hỏa và tình nguyện viên đang làm việc để dập tắt đám cháy. Chính quyền khu vực đã tuyên bố “tình trạng thiên tai” và đang tìm kiếm quỹ từ chính phủ trung ương để sửa chữa thiệt hại và hỗ trợ về tài chính cho những người bị ảnh hưởng.

Các văn phòng Caritas của khu vực đang cộng tác với giáo phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đám cháy, là giáo phận Alghero-Bosa, để đánh giá nhu cầu hiện tại và phát triển một kế hoạch hành động cho các nỗ lực phục hồi.

Trong tuyên bố của mình, các giám mục của Sardinia cho biết các ngài đang trở thành “một tiếng kêu đau đớn và đoàn kết cho những ai đã chứng kiến các trang trại, doanh nghiệp và sản phẩm của họ bị tàn phá trước mắt”.

Các ngài nói rằng chính những bi kịch như thế này “khi cuộc gặp gỡ hòa bình giữa con người và môi trường bị đe dọa,” đã giúp nhân loại tái khám phá “việc giáo dục có ý nghĩa quyết định như thế nào trong việc tôn trọng thiên nhiên, để chúng ta quan sát thế giới xung quanh chúng ta như một khu vườn, theo kế hoạch của Thiên Chúa”.

Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của Perugia, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, cũng thay mặt cho các giám mục Ý, nói lên “sự gần gũi và tình đoàn kết” của mình với người dân Sardinia, những người mà ngài nói đã “bị thử thách bởi những đám cháy đang gây ra những thiệt hại khôn lường”.

Ngài nói: “Ở Sardinia, hơn 50,000 hécta rừng và đất nông nghiệp đã bốc khói, và rất nhiều công ty và nhà cửa bị đốt cháy.” Ngài lưu ý rằng ngoài những thiệt hại về môi trường, “còn có hàng nghìn người phải di dời và hàng loạt gia súc bị giết,” ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn sinh kế và là nguồn lực cơ bản cho nền kinh tế của khu vực”.

Ngài cũng bày tỏ sự quan tâm và gần gũi với những người bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt ở miền bắc nước Ý, đã gây ra thiệt hại đáng kể, đặc biệt là ở khu vực gần Como.
Source:Crux
 
Đức Thánh Cha Phanxicô mang đến cho nhà lãnh đạo Á Căn Đình một sự hỗ trợ rất cần thiết khi virus lan nhanh
Đặng Tự Do
16:34 02/08/2021


Tổng thống Alberto Fernandez là một người Công Giáo, nhưng ông ta kiên quyết cho rằng phá thai là một nhân quyền cơ bản của phụ nữ. Ông Alberto Fernandez đã đưa ra dự luật hợp pháp hóa việc phá thai để thực hiện lời hứa tranh cử của ông ta. Dự luật này đã được thông qua tại Thượng Viện hôm 30 tháng 12 với 38 phiếu thuận, 29 phiếu chống, 1 phiếu trắng và 4 phiếu vắng mặt sau 12 giờ tranh luận. Trước đó, nó đã được Hạ Viện thông qua.

Sau khi Thượng Viện ở Á Căn Đình hợp pháp hóa việc phá thai vào đầu giờ ngày thứ Tư, 30 tháng 12, Hội đồng Giám mục Á Căn Đình đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc giới lãnh đạo chính trị của đất nước đã xa rời tình cảm của người dân và thề sẽ tiếp tục làm việc “với sự kiên định và lòng say mê trong việc chăm sóc và phục vụ cuộc sống”.

Trong những ngày qua, đại dịch coronavirus bùng phát mạnh tại Á Căn Đình. Tính đến ngày mùng một tháng 8, tử vong tại Á Căn Đình đã lên đến 105,721 người, trong số 4,929,764 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong suốt tháng 7, mỗi ngày Á Căn Đình có khoảng 13,000 trường hợp nhiễm bệnh mới và khoảng 400 trường hợp tử vong.

Tình trạng nguy kịch vì coronavirus, và thái độ lúng túng của Alberto Fernandez càng làm tăng sự bất mãn của người dân.

Inés San Martín, người Á Căn Đình, phóng viên thường trú của tờ Crux tại Rôma, cho biết trong bối cảnh bi đát của quê hương vì coronavirus, Đức Thánh Cha vừa viết một lá thư cho Alberto Fernandez. Điều này vô tình lại là một sự ủng hộ mà cá nhân Alberto Fernandez đang rất cần.

Là nhà lãnh đạo tinh thần của 1,3 tỷ người, các vị giáo hoàng được trông đợi là không nên thiên vị một nhóm nào. Tuy nhiên, với tư cách là con người, các ngài thường cho thấy một sự ưa thích nhất định đối với một phong trào tôn giáo cụ thể, một lòng sùng kính Đức Mẹ cụ thể, thậm chí cả một số quốc gia nhất định - thường bắt đầu bằng quốc gia của chính các ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không ngoại lệ, khi một lần nữa xác nhận vị trí đặc biệt của Á Căn Đình trong trái tim ngài qua một bức thư gửi Tổng thống Alberto Fernandez. Nó được gửi đi ngay sau khi Đức Phanxicô rời Bệnh viện Gemelli ở Rome và được nhận vào thời điểm Fernandez đang rất cần được một sự hỗ trợ như thế, vì Á Căn Đình vừa trải qua hơn 100,000 ca tử vong do COVID-19.

“Tôi dâng lời cầu nguyện lên Chúa Giêsu để ngay trong những thời điểm khó khăn vì đại dịch này, xin Ngài ban cho những người Á Căn Đình yêu dấu những phước lành dồi dào, để họ có thể tiến bước trên con đường công lý, tình huynh đệ và tiến bộ”. Đức Phanxicô viết như trên trong một lá thư được gửi đến chính phủ Á Căn Đình thông qua Sứ thần Tòa Thánh tại nước này.

Bức thư được gửi ngày 15 tháng 7, một ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại Vatican sau 10 ngày nhập viện sau cuộc phẫu thuật ruột kết. Fernandez, giống như nhiều nhà lãnh đạo toàn cầu, đã gửi cho Đức Giáo Hoàng một bức thư chúc ngài mau chóng bình phục. Cho đến nay, chính phủ của ông là người duy nhất nhận được phản hồi của Đức Giáo Hoàng.

Tổng thống Á Căn Đình hiện đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì những gì các nhà phê bình gọi là một trong những cách đối phó với đại dịch COVID-19 tồi tệ nhất thế giới, đến mức Bloomberg gần đây đã coi đây là nơi “tồi tệ nhất” trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Giữa những thứ khác, Á Căn Đình hiện có số người chết tính theo đầu người cao nhất và tỷ lệ nghèo đói tăng hơn 10% trong 18 tháng qua, có nghĩa là gần một nửa đất nước không thể kiếm sống.

Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn chưa trở lại Á Căn Đình, nhưng ngài đã đưa ra một số dấu chỉ trong suốt tám năm qua cho thấy rằng, mặc dù ngài có thể bay với hộ chiếu của Quốc Gia Thành Vatican, ngài vẫn rất là người Á Căn Đình - bao gồm cả thực tế là ngài vẫn giữ cho thẻ căn cước quốc gia của mình được cập nhật thường xuyên.

Ngài cũng đã chào đón các tổng thống Á Căn Đình nhiều lần hơn so với bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào khác. Ngài chào đón ba tổng thống ít nhất hai lần và đích thân can thiệp vào khoản nợ quốc tế của quốc gia Mỹ Latinh này, đến mức The New York Times đã đăng một đoạn ý kiến dưới tiêu đề “Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể mang lại một phép lạ về món nợ cho Á Căn Đình không?”

Trở lại năm 2016, Đức Phanxicô đã gửi một đoạn video cho những người đồng hương nói rằng ngài sẽ không quay trở lại năm 2017, trong nỗ lực dập tắt những tin đồn rằng một chuyến đi đang được thực hiện: “Anh chị em không biết tôi ước ao muốn gặp gỡ anh chị em biết là ngần nào. Nhưng tôi sẽ không thể làm điều đó trong năm tới vì có những dàn xếp với Á Châu và Phi Châu … và thế giới này rộng lớn hơn Á Căn Đình”.

Tuyên bố đó rất đúng, nhưng dù thế vẫn có những bằng chứng cho thấy Đức Giáo Hoàng vẫn yêu mến xứ sở Gauchos, thịt đỏ và Lionel Messi hơn.
Source:Crux
 
VietCatholic TV
Cha giảng hăng quá, Đức Tổng Giám Mục phải lên tiếng để tránh xảy ra án mạng. HY cao niên nhất thế giới qua đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:25 02/08/2021


1. Covid-19 bùng phát mạnh ở Nam Kinh, lan sang 15 thành phố khác

Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, trích dẫn các nguồn tin của Bộ Y Tế Trung Quốc, cho biết Covid-19 đang bùng phát ở Giang Tô (Jiangsu, 江苏), Nam Kinh (Nanjing, 南京)và đã lan sang 15 thành phố khác, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh

Bộ y tế Trung Quốc cho rằng đây là biến thể Delta của coronavirus. Đây là đợt nhiễm trùng tồi tệ nhất kể từ tháng Giêng, vượt quá đợt xảy ra ở Quảng Đông từ tháng 5 đến tháng 6 và đợt gần đây nhất ở Vân Nam.

Kể từ ngày 20 tháng 7, đã có 167 trường hợp nhiễm bệnh ở Nam Kinh. Dịch bệnh được cho là lây lan từ sân bay quốc tế của thành phố. Sân bay này đã bị đóng cửa vào ngày 27 tháng 7. Hôm 30 tháng 7, 64 trường hợp nhiễm mới đã được ghi nhận, hầu hết là ở Giang Tô. Ngoài ra còn có các trường hợp ở Bắc Kinh, thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên, hai tỉnh Quảng Đông và Hồ Nam. Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm liên quan đến đợt bùng phát Nam Kinh là hơn 200 người.

Các số liệu chính thức do chính phủ đưa ra thường là rất xa sự thật nên rất thấp so với các nước khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nhà chức trách trung ương lo ngại rằng sân bay Nam Kinh đã không thực hiện các biện pháp cần thiết để cô lập những người dọn dẹp được cho là nguồn lây nhiễm.

Để đối phó với những đợt bùng phát mới, giới lãnh đạo Trung Quốc đã ra lệnh thực hiện một cách tiếp cận ‘không khoan nhượng’, với việc cô lập trên phạm vi rộng lớn. Tại Vân Nam, trên biên giới với Miến Điện, Bắc Kinh đã cử hàng nghìn binh sĩ đến kiểm soát biên giới. Người Trung Quốc cũng đã cung cấp các liều vắc-xin chống Covid cho quân đội Miến Điện và cả một số dân quân người dân tộc chống quân đội Miến Điện.
Source:Asia News

2. Cha giảng hăng quá, Đức Tổng Giám Mục phải can thiệp để khỏi xảy ra án mạng

Đức Tổng Giám Mục Albert LeGatt của tổng giáo phận St. Boniface ở Manitoba đã tìm cách đấu dịu sau khi một linh mục cáo buộc một số người da đỏ, từng học trong các Trường Nội Trú dành cho người bản địa, là những kẻ nói dối khi họ nói họ đã từng bị lạm dụng.

Cha sở của giáo xứ St. Emile, ở Winnipeg, Canada là Cha Gerry Sembrano, đi vắng vài ngày. Ngài nhờ Cha Rhéal Forest đến giúp xứ trong thời gian ngài đi vắng.

Tai họa xảy ra trong thánh lễ ngày 10 tháng 7, Cha Rhéal Forest đưa ra nhận định rằng có những học sinh từng học trong các Trường Nội Trú dành cho người bản địa đã nói dối về việc bị các nữ tu lạm dụng tình dục để họ nhận được nhiều tiền hơn.

“Nếu họ muốn có thêm tiền, nhiều hơn số tiền được đưa cho họ, đôi khi họ phải nói dối - nói dối rằng họ đã bị lạm dụng tình dục và, oop, thêm 50,000 đô la nữa. Thật khó nếu bạn nghèo mà không nói dối,” Cha Forest nói.

Cha nói thêm rằng tất cả những người bản địa mà ngài biết trong suốt 22 năm làm việc ở phía bắc đều thích các Trường Nội Trú dành cho người bản địa nơi các nữ tu phục vụ quên mình.

Những điều Cha Rhéal Forest nói có thể không xa sự thật bao nhiêu, nhưng cách ngài trình bày vấn đề quá thẳng thắn và bài giảng lại được đưa lên các mạng xã hội khiến ngài trở thành mục tiêu bị tấn công cường tập của các phương tiện truyền thông thù ghét Giáo Hội.

Ngài thực sự có nguy cơ bị mất mạng khi sống một mình trong một khu vực nóng bỏng.

Đức Tổng Giám Mục của giáo phận Công Giáo St. Boniface của Manitoba nói rằng ngài hoàn toàn không chấp nhận những tuyên bố của một linh mục bao gồm những lời tuyên bố về động cơ của những người bản địa khi đưa ra các yêu sách liên quan đến các Trường Nội Trú.

“Tôi không chỉ xin lỗi, hay hối hận, hay ước gì ngài đã không dùng những từ đó. Tôi muốn nói rất, rất rõ ràng, và tôi hy vọng ngày càng có nhiều người hoàn toàn từ chối suy nghĩ đó”, Đức Tổng Giám Mục Albert LeGatt nói trong một bài diễn văn dài gần 11 phút được đăng trên trang Facebook của tổng giáo phận hôm thứ Năm 29 tháng 7.

“Tôi hoàn toàn phản đối những lời nói của Cha Forest, cũng như những thái độ, cách suy nghĩ và phương pháp tiếp cận đằng sau những lời nói”, Đức Cha LeGatt nói và nhấn mạnh rằng: “Những lời nói của cha ấy đã làm tổn thương sâu sắc đến mọi người.”

Tổng giáo phận cho biết Cha Forest đã bị cấm không được giảng trong các thánh lễ. Tuy nhiên, Cha Forest không bị treo chén. Ngài vẫn có thể cử hành các thánh lễ có công chúng tham dự.

Đức Tổng Giám Mục LeGatt cho biết ngài khuyến khích tất cả những người Công Giáo không chỉ xin lỗi mà thôi về những gì đã xảy ra tại các Trường Nội Trú dành cho người bản địa, nhưng hãy đi xa hơn và cầu xin sự tha thứ.

“Đó là những gì chúng tôi đang nói với First Nation, Métis và những người Inuit,” Đức Cha LeGatt nói. “Xin hãy tha thứ cho chúng tôi”.
Source:CBC

3. Đức Giáo Hoàng bày tỏ lòng thương tiếc trước cái chết của vị Hồng Y cao niên nhất thế giới, một tu sĩ Dòng Tên người Pháp

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lời chia buồn trước cái chết của một vị Hồng Y Dòng Tên, người từng là Hồng Y cao niên nhất thế giới, Đức Hồng Y người Pháp Albert Vanhoye.

Đức Hồng Y Vanhoye qua đời ngày 29 tháng 7 ở tuổi 98, chỉ năm ngày sau sinh nhật của ngài. Ngài được phong Hồng Y vào năm 2006.

Với cái chết này của ngài, Hồng Y Đoàn hiện có 123 Hồng Y cử tri trong số 220 Hồng Y còn sống. Các Hồng Y trên 80 tuổi không còn đủ điều kiện để bầu giáo hoàng tiếp theo trong Cơ Mật Viện.

Có hai vị Hồng Y 97 tuổi là Đức Hồng Y Jozef Tomko, nguyên tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã nghỉ hưu của Giáo triều Rôma; và Đức Hồng Y Alexandre Cardinal dos Santos, tổng giám mục đã nghỉ hưu của Maputo, Mozambique.

Đức Hồng Y Alexandre Cardinal dos Santos sinh ngày 18 tháng Ba, 1924 tại Zavala, Mozambique. Đức Hồng Y Jozef Tomko sinh ngày 11 tháng Ba, 1924 tại Udavské, Slovakia.

Vị Hồng Y trẻ nhất là Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, 54 tuổi, Tổng Giám Mục của Bangui, Cộng hòa Trung Phi.

Trong một bức điện do văn phòng báo chí Vatican công bố ngày 30 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn đến Dòng Tên và tất cả những người thân của Đức Hồng Y Vanhoye. Bức thư của Đức Giáo Hoàng được gửi đến Cha Manuel Morujao, bề trên của tu viện San-Pietro-Canisio ở Rôma nơi Đức Cố Hồng Y sinh sống.

Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài nhớ “với lòng yêu mến và ngưỡng mộ người anh em này, người đã phục vụ Chúa và Giáo hội với sự tận tụy tuyệt vời”.

Đề cập đến những phẩm chất của Đức Cố Hồng Y với tư cách là một học giả Kinh thánh, Đức Thánh Cha bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với “công việc hăng say của Đức Hồng Y Vanhoye với tư cách là một tu sĩ nhiệt thành”.

Ngài là “một đứa con tinh thần của Thánh Ignatius, giáo sư chuyên môn, hiệu trưởng đáng kính của Học Viện Giáo Hoàng về Kinh thánh và là cộng tác viên siêng năng và khôn ngoan của một số cơ quan trung ương của giáo triều Rôma”.

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh “ tình yêu của ngài” đối với việc rao giảng “được thúc đẩy bởi một ước muốn nhiệt thành là truyền bá Tin Mừng”.

Đức Thánh Cha đã kết thúc bức thư của ngài với phép lành Tòa Thánh cho tất cả những ai thương tiếc cái chết của Đức Hồng Y Vanhoye và cầu xin Đức Trinh Nữ Maria chào đón người “tôi tớ trung thành này”.

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, đã cử hành tang lễ của Hồng Y Đức Hồng Y Vanhoye vào lúc 11 giờ sáng thứ Bẩy 31 tháng 7 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Source:Aleteia

4. Vị Hồng Y cao niên nhất thế giới sẽ cử hành thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế

Sau cái chết hôm thứ Năm 29 tháng 7 của Đức Hồng Y Dòng Tên Albert Vanhoye, là Hồng Y cao niên nhất trong Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovakia, 97 tuổi, trở thành Hồng Y cao niên nhất hiện nay.

Đức Hồng Y Alexandre Cardinal dos Santos cũng 97 tuổi nhưng ngài sinh ngày 18 tháng Ba, 1924, trong khi Đức Hồng Y Jozef Tomko sinh trước một tuần vào ngày 11 tháng Ba, 1924.

Đức Hồng Y Jozef Tomko, nguyên tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cũng từ là Chủ tịch Danh dự của Ủy ban Giáo hoàng về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Ngài được mời cử hành thánh lễ khai mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 diễn ra tại Budapest, Hung Gia Lợi

Sự kiện này làm nổi bật mối quan hệ tâm linh và thân hữu giữa Giáo hội ở Slovakia và Giáo hội ở Hung Gia Lợi. Đại hội lần thứ 52 đã được lên kế hoạch vào năm 2020 nhưng tình hình sức khỏe toàn cầu trong 16 tháng qua đã buộc các nhà tổ chức phải hoãn lại cho đến tháng 9 năm 2021 này.

Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, vào Chúa Nhật ngày 12 tháng 9, tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi, để bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế bằng một Thánh lễ trọng thể tại Quảng trường Anh hùng của thủ đô này là một sự kiện ngoại thường. Đức Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên và cho đến nay là vị Giáo hoàng duy nhất chủ trì việc bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế bên ngoài Vatican.

Đại hội Thánh Thể là một cuộc tập hợp các giáo sĩ, nam nữ tu sĩ và giáo dân để làm chứng về sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, đây là một tín lý quan trọng của Giáo Hội Công Giáo. Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ nhất đã diễn ra tại Lille từ 28 đến 30 tháng Sáu, 1881.
Source:Sismografo

 
Hồng Y Mỹ ra đường bán cháo, không đồng nhưng thập toàn đại bổ. Vi rút lan nhanh trên quê hương Đức Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:28 02/08/2021


1. Hồng Y Mỹ ra đường bán các bữa ăn không đồng nhưng thập toàn đại bổ

Tử vong tại New York tính đến ngày 31 tháng 7 đã lên đến 54,241 người, trong số 2,213,800 trường hợp nhiễm coronavirus.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh Đức Hồng Y Timothy Dolan của tổng giáo phận New York đang trao những phần ăn trưa cho người nghèo trên đường phố Brookluy.

Báo cáo của tổng giáo phận hôm 30 tháng 7 cho biết, 10 triệu phần ăn bữa sáng, bữa trưa và bữa tối của tổ chức bác ái Công Giáo của tổng giáo phận New York đã được phân phát cho những người có nhu cầu kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Những phần ăn này không chỉ ăn cho no bụng nhưng đầy đủ các dưỡng chất và vitamine cần thiết. Nói tắt một lời là dù không đồng nhưng thập toàn đại bổ.

Nhân đây thiết tưởng cũng nên đề cập đến tình hình cụ thể tại New York từ lúc bắt đầu đại dịch coronavirus cho đến nay.

Từ khi đại dịch bùng phát, Thống đốc Andrew Cuomo, của đảng Dân Chủ, họp báo gần như hàng ngày, đôi khi ngày Chúa Nhật cũng mở các cuộc họp báo để chỉ đạo phòng chống dịch, nhưng cũng để chỉ trích Tổng thống Trump và bào chữa cho tình trạng đối phó thê thảm của ểu bang đối với đại dịch coronavirus.

Nhóm người thứ hai Andrew Cuomo thường xuyên xung đột là các Giám Mục trong tiểu bang New York, đặc biệt là Đức Hồng Y Timothy Dolan. Andrew Cuomo là một người Công Giáo nhưng theo đường hướng của đảng Dân Chủ là phò phá thai. Đó là lý do chính dẫn đến các xung đột với hàng giáo phẩm Công Giáo.

Trong thời gian sau này lại nổi lên một lý do xung đột thứ hai là việc cắt giảm ngân sách cho người nghèo. Các giám mục của New York đã lên tiếng kích liệt phản đối đề xuất cắt giảm ngân sách của tiểu bang New York, kêu gọi Thống đốc Andrew Cuomo đừng tạo thêm gánh nặng cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương đã quá khốn đốn vì đại dịch coronavirus.

“Khi thống đốc xem xét các bước cần thiết để khôi phục tình trạng ổn định tài chính của tiểu bang chúng ta, các giám mục của New York đưa ra những lời cầu nguyện xin ơn khôn ngoan cho ông, đồng thời lời nhắc nhở rằng tiểu bang không bao giờ có thể cân bằng ngân sách trên lưng người nghèo và dễ bị tổn thương,” tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục Công Giáo New York được công bố vào Tháng Chín năm ngoái viết.

Mặc dù những cắt giảm này là “có thể hiểu được”, và có vẻ như là một đối xử bình đẳng đối với tất cả các bộ phận, các giám mục tuyên bố, “chúng ta phải ghi nhớ rằng đối với hàng trăm nghìn người New York dễ bị tổn thương, những người phụ thuộc vào các tổ chức cung cấp dịch vụ nhân sinh phi lợi nhuận được nhà nước tài trợ, công bằng xã hội đã loại trừ họ và bao đời nay vẫn loại trừ họ.”

“Chúng ta không được quay lưng lại với phụ nữ chạy trốn bạo lực gia đình, những người nhập cư tìm kiếm các trợ cấp hợp pháp, những người khuyết tật về thể chất hoặc chậm phát triển, những người già yếu, những bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn và con nhỏ của họ, những gia đình vô gia cư, những người mất việc làm và không có đủ thức ăn để đặt trên bàn, những người bị nghiện hay bệnh tâm thần, những nạn nhân bị lạm dụng tình dục, những người phạm tội đang tái hòa nhập với xã hội, hoặc nhiều người dân New York khác, những người cần nhất sự ủng hộ của chúng ta,” các Giám Mục viết.

Không chỉ đưa ra các tuyên bố, các Giám Mục tại New York còn trực tiếp cứu trợ các nạn nhân của COVID-19 và của Coumo.
Source:NetTVNY

2. Quê hương của Hồng Y Becciu chìm trong biển lửa

Khi đảo Sardinia, quê hương của Hồng Y Becciu, tiếp tục bị tàn phá bởi những gì người dân địa phương mô tả là trận hỏa hoạn “ngày tận thế”, các giám mục địa phương và trên toàn Italia cho biết các ngài gần gũi với những ai đau khổ, hoặc có bị mất tất cả mọi thứ.

Trong một tuyên bố vào đầu tuần này, các giám mục của Sardinia cho biết hai điều luôn hiện hữu trong tâm trí họ khi ngọn lửa tiếp tục bao trùm phần lớn hòn đảo: đó là “Sự gần gũi với người dân và nỗi buồn trong tim”.

“Là giám mục của Sardinia, chúng tôi cảm thấy một cảm giác mất tinh thần vô hạn trong khi nhìn thấy một lần nữa, vì hỏa hoạn mà nhân dân ta chịu đau khổ và đất đai của chúng ta chìm trong biển lửa.”

Đám cháy lan nhanh ở Sardinia, với dân số khoảng 1,64 triệu người, cho đến nay đã phá hủy khoảng 50,000 hécta rừng và buộc 1,500 người phải di tản.

Nhiều cơ sở kinh doanh nông nghiệp và tài sản tư nhân cũng bị thiệt hại do vụ cháy xảy ra hôm thứ Bảy ở tỉnh Oristano và đã lan nhanh sang các khu vực xung quanh.

Trong một hành động đoàn kết quốc tế, Liên minh Âu Châu đã triển khai 4 máy bay cứu hỏa vào hôm Chúa Nhật để tăng viện cho 11 máy bay đang làm việc cật lực để dập tắt đám cháy, hiện đang đe dọa 13 thị trấn.

Cho đến nay các nỗ lực làm chậm hoặc dập tắt đám cháy đã bị cản trở bởi gió mạnh và nóng, khiến các tờ báo địa phương gọi đám cháy là trận hỏa hoạn “ngày tận thế”. Họ cảnh báo rằng tổng thiệt hại có thể còn tồi tệ nhất so với các vụ cháy lớn năm 1983 và 1994.

Trận hỏa hoạn năm 1983, bắt đầu vào tháng 7 năm đó ở Curraggia, lần đầu tiên bùng phát ở thành phố phía tây nam Tempio Pausania và các vùng lân cận của Aggius và Bortigiadas, phá hủy gần 4,500 hécta đất, giết chết 9 người và 15 người khác bị thương.

Tương tự, trận hỏa hoạn năm 1994 đã thiêu rụi gần 60,000 hécta rừng, phá hủy nhiều vùng đất ở các khu vực Seneghe, Bonarcado, Cuglieri, Santu Lussurgiu và Scano Montiferro.

Cuối tuần qua, khoảng 400 người đã phải di tản khỏi nhà ở thị trấn Scano di Montiferro của Sardinia, với hàng trăm người khác buộc phải di tản khỏi các ngôi làng gần đó.

Người ta lo sợ rằng khi đám cháy kéo dài, chúng có thể sớm lan đến Nuoro, một trong những thành phố quan trọng nhất của hòn đảo.

Hơn 7,000 nhân viên cứu hỏa và tình nguyện viên đang làm việc để dập tắt đám cháy. Chính quyền khu vực đã tuyên bố “tình trạng thiên tai” và đang tìm kiếm quỹ từ chính phủ trung ương để sửa chữa thiệt hại và hỗ trợ về tài chính cho những người bị ảnh hưởng.

Các văn phòng Caritas của khu vực đang cộng tác với giáo phận bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đám cháy, là giáo phận Alghero-Bosa, để đánh giá nhu cầu hiện tại và phát triển một kế hoạch hành động cho các nỗ lực phục hồi.

Trong tuyên bố của mình, các giám mục của Sardinia cho biết các ngài đang trở thành “một tiếng kêu đau đớn và đoàn kết cho những ai đã chứng kiến các trang trại, doanh nghiệp và sản phẩm của họ bị tàn phá trước mắt”.

Các ngài nói rằng chính những bi kịch như thế này “khi cuộc gặp gỡ hòa bình giữa con người và môi trường bị đe dọa,” đã giúp nhân loại tái khám phá “việc giáo dục có ý nghĩa quyết định như thế nào trong việc tôn trọng thiên nhiên, để chúng ta quan sát thế giới xung quanh chúng ta như một khu vườn, theo kế hoạch của Thiên Chúa”.

Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của Perugia, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, cũng thay mặt cho các giám mục Ý, nói lên “sự gần gũi và tình đoàn kết” của mình với người dân Sardinia, những người mà ngài nói đã “bị thử thách bởi những đám cháy đang gây ra những thiệt hại khôn lường”.

Ngài nói: “Ở Sardinia, hơn 50,000 hécta rừng và đất nông nghiệp đã bốc khói, và rất nhiều công ty và nhà cửa bị đốt cháy.” Ngài lưu ý rằng ngoài những thiệt hại về môi trường, “còn có hàng nghìn người phải di dời và hàng loạt gia súc bị giết,” ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn sinh kế và là nguồn lực cơ bản cho nền kinh tế của khu vực”.

Ngài cũng bày tỏ sự quan tâm và gần gũi với những người bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt ở miền bắc nước Ý, đã gây ra thiệt hại đáng kể, đặc biệt là ở khu vực gần Como.
Source:Crux

3. Đức Thánh Cha Phanxicô mang đến cho nhà lãnh đạo Á Căn Đình một sự hỗ trợ rất cần thiết

Tổng thống Alberto Fernandez là một người Công Giáo, nhưng ông ta kiên quyết cho rằng phá thai là một nhân quyền cơ bản của phụ nữ. Ông Alberto Fernandez đã đưa ra dự luật hợp pháp hóa việc phá thai để thực hiện lời hứa tranh cử của ông ta. Dự luật này đã được thông qua tại Thượng Viện hôm 30 tháng 12 với 38 phiếu thuận, 29 phiếu chống, 1 phiếu trắng và 4 phiếu vắng mặt sau 12 giờ tranh luận. Trước đó, nó đã được Hạ Viện thông qua.

Sau khi Thượng Viện ở Á Căn Đình hợp pháp hóa việc phá thai vào đầu giờ ngày thứ Tư, 30 tháng 12, Hội đồng Giám mục Á Căn Đình đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc giới lãnh đạo chính trị của đất nước đã xa rời tình cảm của người dân và thề sẽ tiếp tục làm việc “với sự kiên định và lòng say mê trong việc chăm sóc và phục vụ cuộc sống”.

Trong những ngày qua, đại dịch coronavirus bùng phát mạnh tại Á Căn Đình. Tính đến ngày mùng một tháng 8, tử vong tại Á Căn Đình đã lên đến 105,721 người, trong số 4,929,764 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong suốt tháng 7, mỗi ngày Á Căn Đình có khoảng 13,000 trường hợp nhiễm bệnh mới và khoảng 400 trường hợp tử vong.

Tình trạng nguy kịch vì coronavirus, và thái độ lúng túng của Alberto Fernandez càng làm tăng sự bất mãn của người dân.

Inés San Martín, người Á Căn Đình, phóng viên thường trú của tờ Crux tại Rôma, cho biết trong bối cảnh bi đát của quê hương vì coronavirus, Đức Thánh Cha vừa viết một lá thư cho Alberto Fernandez. Điều này vô tình lại là một sự ủng hộ mà cá nhân Alberto Fernandez đang rất cần.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Là nhà lãnh đạo tinh thần của 1,3 tỷ người, các vị giáo hoàng được trông đợi là không nên thiên vị một nhóm nào. Tuy nhiên, với tư cách là con người, các ngài thường cho thấy một sự ưa thích nhất định đối với một phong trào tôn giáo cụ thể, một lòng sùng kính Đức Mẹ cụ thể, thậm chí cả một số quốc gia nhất định - thường bắt đầu bằng quốc gia của chính các ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không ngoại lệ, khi một lần nữa xác nhận vị trí đặc biệt của Á Căn Đình trong trái tim ngài qua một bức thư gửi Tổng thống Alberto Fernandez. Nó được gửi đi ngay sau khi Đức Phanxicô rời Bệnh viện Gemelli ở Rome và được nhận vào thời điểm Fernandez đang rất cần được một sự hỗ trợ như thế, vì Á Căn Đình vừa trải qua hơn 100,000 ca tử vong do COVID-19.

“Tôi dâng lời cầu nguyện lên Chúa Giêsu để ngay trong những thời điểm khó khăn vì đại dịch này, xin Ngài ban cho những người Á Căn Đình yêu dấu những phước lành dồi dào, để họ có thể tiến bước trên con đường công lý, tình huynh đệ và tiến bộ”. Đức Phanxicô viết như trên trong một lá thư được gửi đến chính phủ Á Căn Đình thông qua Sứ thần Tòa Thánh tại nước này.

Bức thư được gửi ngày 15 tháng 7, một ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại Vatican sau 10 ngày nhập viện sau cuộc phẫu thuật ruột kết. Fernandez, giống như nhiều nhà lãnh đạo toàn cầu, đã gửi cho Đức Giáo Hoàng một bức thư chúc ngài mau chóng bình phục. Cho đến nay, chính phủ của ông là người duy nhất nhận được phản hồi của Đức Giáo Hoàng.

Tổng thống Á Căn Đình hiện đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì những gì các nhà phê bình gọi là một trong những cách đối phó với đại dịch COVID-19 tồi tệ nhất thế giới, đến mức Bloomberg gần đây đã coi đây là nơi “tồi tệ nhất” trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Giữa những thứ khác, Á Căn Đình hiện có số người chết tính theo đầu người cao nhất và tỷ lệ nghèo đói tăng hơn 10% trong 18 tháng qua, có nghĩa là gần một nửa đất nước không thể kiếm sống.

Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn chưa trở lại Á Căn Đình, nhưng ngài đã đưa ra một số dấu chỉ trong suốt tám năm qua cho thấy rằng, mặc dù ngài có thể bay với hộ chiếu của Quốc Gia Thành Vatican, ngài vẫn rất là người Á Căn Đình - bao gồm cả thực tế là ngài vẫn giữ cho thẻ căn cước quốc gia của mình được cập nhật thường xuyên.

Ngài cũng đã chào đón các tổng thống Á Căn Đình nhiều lần hơn so với bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào khác. Ngài chào đón ba tổng thống ít nhất hai lần và đích thân can thiệp vào khoản nợ quốc tế của quốc gia Mỹ Latinh này, đến mức The New York Times đã đăng một đoạn ý kiến dưới tiêu đề “Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể mang lại một phép lạ về món nợ cho Á Căn Đình không?”

Trở lại năm 2016, Đức Phanxicô đã gửi một đoạn video cho những người đồng hương nói rằng ngài sẽ không quay trở lại năm 2017, trong nỗ lực dập tắt những tin đồn rằng một chuyến đi đang được thực hiện: “Anh chị em không biết tôi ước ao muốn gặp gỡ anh chị em biết là ngần nào. Nhưng tôi sẽ không thể làm điều đó trong năm tới vì có những dàn xếp với Á Châu và Phi Châu … và thế giới này rộng lớn hơn Á Căn Đình”.

Tuyên bố đó rất đúng, nhưng dù thế vẫn có những bằng chứng cho thấy Đức Giáo Hoàng vẫn yêu mến xứ sở Gauchos, thịt đỏ và Lionel Messi hơn.
Source:Crux