Phụng Vụ - Mục Vụ
Đi trên mặt biển
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:21 04/08/2008
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 14, 23-36
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, mọi loài và dựng nên con người giống hình ảnh Ngài. Do đó, Thiên Chúa có toàn quyền trên vũ trụ, vạn vật, con người, và mọi loài, mọi vật, thiên nhiên, con người đều phải vâng phục lệnh của Ngài. Quyền năng của Chúa được thi thố ngay trên biển cả, khi sóng to, gió lớn, bão táp xẩy đến, lúc các môn đệ đang run sợ…Chúa hướng về phía họ, đi trên mặt hồ, Ngài làm phép lạ khiến biển im, gió lặng. Ngài khiến Phêrô đi trên mặt biển đến với Ngài. Các môn đệ đã nhận ra quyền năng của Chúa, nên các Ngài đã xưng tụng Chúa: ” Thật là Con Thiên Chúa “. Cái trớ trêu là nhiều người chứng kiến phép lạ, nhưng đã không nhận ra Ngài. Chúa đến trần gian không phải để giương Đông kích Tây, không phải để thị oai, xưng hùng xưng bá, Ngài đến để ban bình an, ban ơn cứu độ, chạnh lòng thương xót và trung thành giữ trọn Giao ước mà Ngài đã ký kết với dân, Ngài sẽ ban cho nhân loại mọi điều thiện hảo, Ngài dùng quyền năng để thi thố ơn lành của Ngài cho nhân loại, cho con người…
PHÊRÔ VÀ CÁC MÔN ĐỆ TƯỞNG CHÚA GIÊSU LÀ MA :
Là những ngư phủ lành nghề, các tông đồ hiểu nước rất rõ. Nước mang lại nguồn sống cho các ông. Nước mênh mông của hồ, của biển, của đại dương mang nguồn sống cho các loài cá, loài tôm, loài ốc, loài vật và cả con người vv…Có nước nghĩa là có sự sống cho con người và cho các loài vật sống dưới nước. Nước là nguồn cung cấp sự sống cho con người, cho động vật, cho thảo mộc. Không có nước vũ trụ sẽ khô cằn và sẽ chết. Tuy nhiên, hôm nay trong một bối cảnh xem ra thật khác lạ. Các môn đệ đang ở dưới thuyền sau khi phép lạ Chúa Giêsu làm cho năm chiếc bánh và hai con cá nuôi sống nhiều ngàn người ăn. Chúa thi thố quyền năng của Ngài chế ngự thiên nhiên. Số là đang đêm thuyền của các môn đệ đã ra xa bờ khoảng mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió ( Mt 14, 24 ). Sóng gào, nước gầm rú dưới thuyền của các ông, nước giờ đây đồng nghĩa là chết. Tin Mừng viết:” Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: ” Ma đấy!”, và sợ hãi la lên “( Mt 14, 26 ). Đúng là các môn đệ chưa nhận ra Chúa vì trong bóng đêm họ lầm tưởng Chúa là ma. Chúa Giêsu trấn an các ông: ” Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ “ ( Mt 14, 27 ). Bây giờ họ mới hoàn hồn. Phêrô với tính bốc đồng muốn được Thầy ban đặc ân cho mình được tới với Thầy. Chúa nói với Phêrô:” Cứ đến !” ( Mt 14, 29 ). Chúa chiều lòng Phêrô nhưng ông không thành công vì thiếu lòng tin khi thấy gió thổi mạnh, ông bắt đầu chìm xuống nước. Phải chăng Chúa muốn dạy cho Phêrô và mọi người bài học hãy bằng lòng với cách Chúa thực hiện điều này điều nọ, chứ đừng đòi hỏi Người phải làm theo ý của con người ?. Chúa Giêsu liền đưa tay nắm lấy Phêrô và nói: ” Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi ?”( Mt 14, 31 ). Khi Thầy trò lên thuyền thì gió lặng ngay ( Mt 14, 32 ).
TIN MỪNG MUỐN NÓI GÌ ?:
Chúa có toàn quyền trên mọi loài, mọi vật, trên vũ trụ, thiên nhiên, con người. Tin Mừng hôm nay là một trong những bằng chứng để quả quyết điều đó: Sóng to, gió lớn im lặng khi Chúa Giêsu có mặt. Thực ra, đối với Chúa Giêsu điều này chẳng có gì là khó khăn cả và về chúng ta, phần con người điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả bởi vì Thiên Chúa là Thiên Chúa và là Đấng sáng tạo, tạo dựng mọi loài, mọi vật. Chính Ngài cầm quyền trên mọi sự, mọi định luật khoa học, toán học, vật lý vv…Do đó, việc Ngài đi trên mặt nước chẳng có gì là phản khoa học, hoặc tỏ ra vô lý nhưng lại chứng tỏ uy quyền Thiên Chúa của Ngài. Các môn đệ đêm hôm ấy nhận ra uy quyền của Chúa và họ càng gia tăng lòng tin nơi Ngài. Đối với nhân loại, đối với con người, đức tin của chúng ta, của mỗi người hầu như còn non kém và hay thay đổi, nên chúng ta phải cầu xin Chúa tăng thêm lòng tin cho chúng ta. Phêrô là gương điển hình cho chúng ta. Phêrô thấy Chúa đi trên mặt nước, ông vui sướng và cầu xin cho mình cũng được phúc đi trên mặt nước, Chúa đã ban cho ông ơn ấy, nhưng vừa đi ông thấy gió to thổi mạnh, ông lại sợ và chìm mình xuống nước, khiến ông phải cầu cứu Chúa và Chúa đã cứu ông. Dù sao đây cũng là lời cầu nguyện chân thành của Phêrô. Ông ý thức sự yếu hèn của mình và xin Chúa nâng đỡ, cứu vớt. Con người chúng ta cũng vậy thôi, trong cuộc hành trình về Trời, chúng ta gặp không biết bao nhiêu khó khăn thử thách, chúng ta hãy thành thực cầu xin Chúa giúp chúng ta và khiêm tốn xin Chúa cứu vớt. Chúng ta hãy tin tưởng, Chúa luôn có mặt bên ta để cứu giúp chúng ta như đã cứu vớt Phêrô:” Hãy yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ “. Đây là lời trấn an của Chúa và Chúa đã thực hiện như lời Chúa nói. Chúng ta hãy tin tưởng thật sự và khiêm tốn phó thác cho Ngài cuộc đời với những thử thách, khó khăn vv…
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CUỘC ĐỜI CỦA MỖI NGƯỜI:
Mỗi người chúng ta đều có chỗ trong trái tim Chúa, Ngài không gọi chúng ta cách chung chung. Ngài kêu tên từng người. Chúa dậy chúng ta, Ngài ở khắp mọi nơi, nhưng Ngài không ở trong gió bão, trong những đam mê, trong sự huyên náo ồn ào, trong những chia rẽ, hận thù, ghen ghét của con người. Chúa ở trong thinh lặng, thanh vắng, thanh bình, ở nơi những tâm hồn thanh sạch, đầy niềm tin như bài đọc thứ nhất diễn tả. Trong bài Tin Mừng Chúa dậy chúng ta phải hết lòng tin cậy vào Chúa. Chúa quở trách Phêrô vì ông tin vào Chúa nhưng lại nghi ngờ quyền năng của Ngài khi bị dao động, khi thấy gió thổi, sóng to. Chúa muốn chúng ta khiêm tốn vâng theo lời Chúa và sẵn sàng tin theo Chúa:” Chính Thầy đây, đừng sợ “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn vững vàng trước mọi thử thách của cuộc đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Chúa làm phép lạ cho sóng im biển lặng để cứu các tông đồ sau phép lạ nào ?
2. Phêrô có tin vào Chúa không ?
3. Tại sao Phêrô lại chìm xuống nước ?
4. Chúa dậy chúng ta những gì ?
5. Có khi nào gặp khó khăn thử thách ÔBACE phàn nàn Chúa không ? Tại sao ?
6. Chúa có ở bên chúng ta không ? Lúc nào và khi nào ?
Mt 14, 23-36
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, mọi loài và dựng nên con người giống hình ảnh Ngài. Do đó, Thiên Chúa có toàn quyền trên vũ trụ, vạn vật, con người, và mọi loài, mọi vật, thiên nhiên, con người đều phải vâng phục lệnh của Ngài. Quyền năng của Chúa được thi thố ngay trên biển cả, khi sóng to, gió lớn, bão táp xẩy đến, lúc các môn đệ đang run sợ…Chúa hướng về phía họ, đi trên mặt hồ, Ngài làm phép lạ khiến biển im, gió lặng. Ngài khiến Phêrô đi trên mặt biển đến với Ngài. Các môn đệ đã nhận ra quyền năng của Chúa, nên các Ngài đã xưng tụng Chúa: ” Thật là Con Thiên Chúa “. Cái trớ trêu là nhiều người chứng kiến phép lạ, nhưng đã không nhận ra Ngài. Chúa đến trần gian không phải để giương Đông kích Tây, không phải để thị oai, xưng hùng xưng bá, Ngài đến để ban bình an, ban ơn cứu độ, chạnh lòng thương xót và trung thành giữ trọn Giao ước mà Ngài đã ký kết với dân, Ngài sẽ ban cho nhân loại mọi điều thiện hảo, Ngài dùng quyền năng để thi thố ơn lành của Ngài cho nhân loại, cho con người…
PHÊRÔ VÀ CÁC MÔN ĐỆ TƯỞNG CHÚA GIÊSU LÀ MA :
Là những ngư phủ lành nghề, các tông đồ hiểu nước rất rõ. Nước mang lại nguồn sống cho các ông. Nước mênh mông của hồ, của biển, của đại dương mang nguồn sống cho các loài cá, loài tôm, loài ốc, loài vật và cả con người vv…Có nước nghĩa là có sự sống cho con người và cho các loài vật sống dưới nước. Nước là nguồn cung cấp sự sống cho con người, cho động vật, cho thảo mộc. Không có nước vũ trụ sẽ khô cằn và sẽ chết. Tuy nhiên, hôm nay trong một bối cảnh xem ra thật khác lạ. Các môn đệ đang ở dưới thuyền sau khi phép lạ Chúa Giêsu làm cho năm chiếc bánh và hai con cá nuôi sống nhiều ngàn người ăn. Chúa thi thố quyền năng của Ngài chế ngự thiên nhiên. Số là đang đêm thuyền của các môn đệ đã ra xa bờ khoảng mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió ( Mt 14, 24 ). Sóng gào, nước gầm rú dưới thuyền của các ông, nước giờ đây đồng nghĩa là chết. Tin Mừng viết:” Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: ” Ma đấy!”, và sợ hãi la lên “( Mt 14, 26 ). Đúng là các môn đệ chưa nhận ra Chúa vì trong bóng đêm họ lầm tưởng Chúa là ma. Chúa Giêsu trấn an các ông: ” Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ “ ( Mt 14, 27 ). Bây giờ họ mới hoàn hồn. Phêrô với tính bốc đồng muốn được Thầy ban đặc ân cho mình được tới với Thầy. Chúa nói với Phêrô:” Cứ đến !” ( Mt 14, 29 ). Chúa chiều lòng Phêrô nhưng ông không thành công vì thiếu lòng tin khi thấy gió thổi mạnh, ông bắt đầu chìm xuống nước. Phải chăng Chúa muốn dạy cho Phêrô và mọi người bài học hãy bằng lòng với cách Chúa thực hiện điều này điều nọ, chứ đừng đòi hỏi Người phải làm theo ý của con người ?. Chúa Giêsu liền đưa tay nắm lấy Phêrô và nói: ” Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi ?”( Mt 14, 31 ). Khi Thầy trò lên thuyền thì gió lặng ngay ( Mt 14, 32 ).
TIN MỪNG MUỐN NÓI GÌ ?:
Chúa có toàn quyền trên mọi loài, mọi vật, trên vũ trụ, thiên nhiên, con người. Tin Mừng hôm nay là một trong những bằng chứng để quả quyết điều đó: Sóng to, gió lớn im lặng khi Chúa Giêsu có mặt. Thực ra, đối với Chúa Giêsu điều này chẳng có gì là khó khăn cả và về chúng ta, phần con người điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả bởi vì Thiên Chúa là Thiên Chúa và là Đấng sáng tạo, tạo dựng mọi loài, mọi vật. Chính Ngài cầm quyền trên mọi sự, mọi định luật khoa học, toán học, vật lý vv…Do đó, việc Ngài đi trên mặt nước chẳng có gì là phản khoa học, hoặc tỏ ra vô lý nhưng lại chứng tỏ uy quyền Thiên Chúa của Ngài. Các môn đệ đêm hôm ấy nhận ra uy quyền của Chúa và họ càng gia tăng lòng tin nơi Ngài. Đối với nhân loại, đối với con người, đức tin của chúng ta, của mỗi người hầu như còn non kém và hay thay đổi, nên chúng ta phải cầu xin Chúa tăng thêm lòng tin cho chúng ta. Phêrô là gương điển hình cho chúng ta. Phêrô thấy Chúa đi trên mặt nước, ông vui sướng và cầu xin cho mình cũng được phúc đi trên mặt nước, Chúa đã ban cho ông ơn ấy, nhưng vừa đi ông thấy gió to thổi mạnh, ông lại sợ và chìm mình xuống nước, khiến ông phải cầu cứu Chúa và Chúa đã cứu ông. Dù sao đây cũng là lời cầu nguyện chân thành của Phêrô. Ông ý thức sự yếu hèn của mình và xin Chúa nâng đỡ, cứu vớt. Con người chúng ta cũng vậy thôi, trong cuộc hành trình về Trời, chúng ta gặp không biết bao nhiêu khó khăn thử thách, chúng ta hãy thành thực cầu xin Chúa giúp chúng ta và khiêm tốn xin Chúa cứu vớt. Chúng ta hãy tin tưởng, Chúa luôn có mặt bên ta để cứu giúp chúng ta như đã cứu vớt Phêrô:” Hãy yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ “. Đây là lời trấn an của Chúa và Chúa đã thực hiện như lời Chúa nói. Chúng ta hãy tin tưởng thật sự và khiêm tốn phó thác cho Ngài cuộc đời với những thử thách, khó khăn vv…
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CUỘC ĐỜI CỦA MỖI NGƯỜI:
Mỗi người chúng ta đều có chỗ trong trái tim Chúa, Ngài không gọi chúng ta cách chung chung. Ngài kêu tên từng người. Chúa dậy chúng ta, Ngài ở khắp mọi nơi, nhưng Ngài không ở trong gió bão, trong những đam mê, trong sự huyên náo ồn ào, trong những chia rẽ, hận thù, ghen ghét của con người. Chúa ở trong thinh lặng, thanh vắng, thanh bình, ở nơi những tâm hồn thanh sạch, đầy niềm tin như bài đọc thứ nhất diễn tả. Trong bài Tin Mừng Chúa dậy chúng ta phải hết lòng tin cậy vào Chúa. Chúa quở trách Phêrô vì ông tin vào Chúa nhưng lại nghi ngờ quyền năng của Ngài khi bị dao động, khi thấy gió thổi, sóng to. Chúa muốn chúng ta khiêm tốn vâng theo lời Chúa và sẵn sàng tin theo Chúa:” Chính Thầy đây, đừng sợ “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn vững vàng trước mọi thử thách của cuộc đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Chúa làm phép lạ cho sóng im biển lặng để cứu các tông đồ sau phép lạ nào ?
2. Phêrô có tin vào Chúa không ?
3. Tại sao Phêrô lại chìm xuống nước ?
4. Chúa dậy chúng ta những gì ?
5. Có khi nào gặp khó khăn thử thách ÔBACE phàn nàn Chúa không ? Tại sao ?
6. Chúa có ở bên chúng ta không ? Lúc nào và khi nào ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 04/08/2008
TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI NGOẠI QUỐC
Bên ngoài thị trấn nhỏ có một cụ già, ông ta ở trong một căn phòng đã năm mươi năm rồi.
Một hôm, không ngờ ông ta dọn nhà đến ở bên một nhà láng giềng. Các ký giả thu thập tin tức nghe nói, liền ào ào đến phỏng vấn ông ta lý do tại sao lại chuyển chỗ ở.
Cụ già đắc chí cười nói: “Đại khái đó là tính cách người ngoại quốc của tôi mà.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Tính cách của người ngoại quốc thì khác với người địa phương, tính cách của người Mỹ thì khác với người Việt, tính cách của người Tây người Tàu cũng khác với người Việt, không một tính cách của người ngoại quốc nào giống với người bản địa, dù cho nền văn hóa có gần gủi nhau, bởi vì “phong thổ và văn hóa” không giống nhau.
Có một vài người chẳng có “máu” ngoại quốc gì cả, nhưng hể gặp nhau thì “ôm hôn thắm thiết” dù đối tượng là nam hay nữ, già hay trẻ, họ đang biểu diễn tính cách người ngoại quốc trên con người của họ, làm chướng mắt người khác.
Có những điều giống nhau ở người ngoại quốc và bản địa, đó là lương tâm và hướng thiện; có những tính cách khác nhau giữa người ngoại quốc và người bản địa, đó là văn hóa và phong tục tập quán, nhưng điều đó không làm cho người Ki-tô hữu ngoại quốc và người Ki-tô hữu bản địa trở nên xa lạ với nhau, bởi vì họ chỉ có một người thầy duy nhất là Chúa Giê-su Ki-tô.
Tính cách người ngoại quốc không phải là xấu hay kỳ quặc gì cả, chỉ có những người bản địa bắt chước tính cách của người ngoại quốc không đúng nơi đúng lúc, nên trở thành lố bịch mà thôi.
N2T |
Bên ngoài thị trấn nhỏ có một cụ già, ông ta ở trong một căn phòng đã năm mươi năm rồi.
Một hôm, không ngờ ông ta dọn nhà đến ở bên một nhà láng giềng. Các ký giả thu thập tin tức nghe nói, liền ào ào đến phỏng vấn ông ta lý do tại sao lại chuyển chỗ ở.
Cụ già đắc chí cười nói: “Đại khái đó là tính cách người ngoại quốc của tôi mà.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Tính cách của người ngoại quốc thì khác với người địa phương, tính cách của người Mỹ thì khác với người Việt, tính cách của người Tây người Tàu cũng khác với người Việt, không một tính cách của người ngoại quốc nào giống với người bản địa, dù cho nền văn hóa có gần gủi nhau, bởi vì “phong thổ và văn hóa” không giống nhau.
Có một vài người chẳng có “máu” ngoại quốc gì cả, nhưng hể gặp nhau thì “ôm hôn thắm thiết” dù đối tượng là nam hay nữ, già hay trẻ, họ đang biểu diễn tính cách người ngoại quốc trên con người của họ, làm chướng mắt người khác.
Có những điều giống nhau ở người ngoại quốc và bản địa, đó là lương tâm và hướng thiện; có những tính cách khác nhau giữa người ngoại quốc và người bản địa, đó là văn hóa và phong tục tập quán, nhưng điều đó không làm cho người Ki-tô hữu ngoại quốc và người Ki-tô hữu bản địa trở nên xa lạ với nhau, bởi vì họ chỉ có một người thầy duy nhất là Chúa Giê-su Ki-tô.
Tính cách người ngoại quốc không phải là xấu hay kỳ quặc gì cả, chỉ có những người bản địa bắt chước tính cách của người ngoại quốc không đúng nơi đúng lúc, nên trở thành lố bịch mà thôi.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 04/08/2008
N2T |
29. Cầu nguyện là linh hồn của linh hồn.
(Thánh Vincent)Đức tin Kitô của người Nhật
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
23:50 04/08/2008
ĐỨC TIN KITÔ CỦA NGƯỜI NHẬT
Chị Maria Fides Akanuma - người Nhật - là Nữ Tu Đa Minh làm việc tông đồ tại Paris, thủ đô nước Pháp. Mỗi tuần một lần, Chị dạy Kinh Thánh cho người Nhật đến viếng thăm Paris hoặc sống tại Paris. Lớp Kinh Thánh của Chị có khoảng 2 hay 3 người đến xin thụ huấn. Chị rất thích giảng giải Cựu Ước và Tân Ước cho người Nhật - thường không phải là tín hữu Công Giáo - muốn tìm hiểu về Kitô Giáo. Trong số này, phần đông là các sinh viên, các nghệ sĩ đến học hỏi về nghệ thuật và hội họa Tây Phương. Xin nhường lời cho Chị Maria Fides Akanuma.
Trái với người Pháp thường nghiêng về lý trí, người Nhật thường bén nhạy về vẻ đẹp và các biểu tượng. Các nghệ sĩ Nhật đến thủ đô Paris để tìm hiểu về nền hội họa của Pháp hoặc của Âu Châu, thường bắt buộc phải nghiên cứu Kinh Thánh. Lý do dễ hiểu là nền hội họa Âu Châu thường rút đề tài từ Kinh Thánh. Chẳng hạn, những bức họa nổi tiếng của Rembrandt (1606-1669) - người Hòa Lan - về Thánh Gia Nagiarét, hai lữ khách làng Emmau hoặc về người con trai hoang đàng. . Đó là chưa nói đến các họa sĩ nổi danh khác về các đề tài trong Kinh Thánh Cựu Ước như: cuộc đời ông Maisen, tổ phụ Giacóp, bà Rebecca v.v. Làm thế nào để hiểu được ý nghĩa của các bức họa này, nếu không có một ít kiến thức về Kinh Thánh??? Thế là, nhiều người Nhật nghe nói đến lớp Kinh thánh của chúng tôi, liền ghi danh tham dự. Đôi khi sau đó những người này xin theo đạo Công Giáo.
Xin trưng dẫn trường hợp hai người Nhật đến tham dự lớp Kinh Thánh.
Người thứ nhất là bà Harumi. Bà Harumi theo chồng đến sống tại thủ đô Paris vì chồng là nhân viên hãng sản xuất vật dụng điện tử NEC. Bà đến học Kinh Thánh để có thể hiểu nền văn hóa Pháp, một nền văn hóa gắn liền với Kitô Giáo. Nhờ học Kinh Thánh, bà Harumi khám phá ra những khác biệt giữa Phật Giáo và Kitô Giáo. Bà nói:
- Ở Nhật, chúng tôi thường nói: ”Ác quả ác báo”. Theo giáo lý nhà Phật thì, hậu quả của việc mình làm sẽ theo đuổi mình mãi mãi không tránh được. Vậy mà tôi học trong Tân Ước dạy rằng: Con người tùy thuộc THIÊN CHÚA, Đấng đã gửi Con Một Ngài đến cứu chuộc chúng ta, một cách hoàn toàn nhưng không, chỉ vì TÌNH YÊU! Đối với tôi là người Nhật thì đây là khám phá rất lớn. Tôi tin nơi Thượng Đế, nhưng niềm tin rất mơ hồ. Ở Pháp, Đức Chúa GIÊSU làm cho quý vị nhận biết THIÊN CHÚA, nhưng ở Nhật, chúng tôi không được may mắn này, bởi vì chúng tôi nhìn THIÊN CHÚA dưới nhãn quan khác. Đối với người Nhật chúng tôi thì THIÊN CHÚA giống như Người ban phát các thẻ. Người nào dâng cúng cho Chúa nhiều của lễ thì sẽ nhận được nhiền ơn lộc. Cầu nguyện cùng Thượng Đế tức là: ”Xin cho con trúng số; cho con tìm được việc làm; cho con trở nên giàu có”. . Trong khi đó, lời cầu nguyện trong Kitô Giáo lại mang hình thức hoàn toàn khác. .
Đối với tôi, không ai là người vô thần, không tin tưởng gì ráo trọi. Chẳng hạn anh tôi, thường tự xưng là vô thần, nhưng vẫn đến Chùa thắp nhan, đốt nến để khấn vái Trời Phật xin cho con trai anh thi đậu. Không ai là vô thần thật, nhưng chỉ có người không được học hỏi về đạo giáo mà thôi!
Phụ nữ Nhật thứ hai theo học khóa Kinh Thánh là bà Yasuko. Khác với bà Harumi, bà Yasuko là tín hữu Công Giáo, được rửa tội trước đó 5 năm. Bà kết hôn với một người Pháp và sống tại thủ đô Paris. Bà nói:
- Tôi sinh ra trong một gia đình Phật tử, nhưng tôi biết rất ít về đạo Phật. Nói đúng hơn, chúng tôi chỉ thi hành một số phong tục tập quán của đạo Phật chứ chẳng hiểu ất giáp gì. Thật ra, chúng tôi không tuân giữ giáo huấn của một tôn giáo theo đúng nghĩa, bởi vì, trong Phật giáo không có một nền giáo lý rõ ràng như trong Kitô Giáo. Trong gia đình chúng tôi luôn luôn đặt hai bàn thờ: bàn thờ Phật trên đó tôn kính ông bà tổ tiên và bàn thờ thần đạo, trên đó đặt nhiều vị thần, trong đó có thần mặt trời, ông tổ của hoàng đế Nhật.
Lúc còn là thiếu nữ, tôi được gởi đến làm thư ký cho một hãng thầu Nhật Bản có văn phòng đặt tại thủ đô Paris. Nơi đây, khi những người bạn Pháp hỏi tôi theo đạo nào và nghĩ gì về cuộc sống đời sau, thì tôi lúng túng không biết trả lời sao. Tôi liền tìm đến với các tín đồ của môn phái Phật Tenrikio. Nhưng những người này ra điều kiện là họ sẽ chỉ nói về đạo Phật, nếu tôi dụ dỗ được 5 tín đồ khác. Hoảng hốt và thất vọng, tôi tìm đến với các tín hữu Công Giáo. Những người này mách cho tôi biết về Trung Tâm Công Giáo dành cho người Nhật tại thủ đô Paris. Tôi tìm đến đây và học biết về Kitô Giáo. Tôi xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo và sau đó may mắn kết hôn với một tín hữu Công Giáo Pháp, thật sùng đạo.
... ”Tạ ơn THIÊN CHÚA, Đấng hằng cho chúng tôi tham dự cuộc khải hoàn trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi mà làm cho sự nhận biết Đức Chúa GIÊSU KITÔ, như hương thơm, lan tỏa khắp nơi. Vì chúng tôi là hương thơm của Đức GIÊSU KITÔ dâng kính THIÊN CHÚA, tỏa ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất. Đối với những người bị hư mất, chúng tôi là mùi tử khí đưa đến tử vong; nhưng đối với những người được cứu độ, chúng tôi lại là hương sự sống đưa đến sự sống. Nhưng ai là người có khả năng thực hiện những điều ấy? Thật thế, chúng tôi không phải như nhiều người, những kẻ xuyên tạc Lời Chúa, mà với tư cách là những người trung thực, được THIÊN CHÚA sai đi, chúng tôi lên tiếng trước mặt Người, trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ” (2 Côrintô 2,14-17).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.311, Juillet+Aout/1996, trang 215-217)
Chị Maria Fides Akanuma - người Nhật - là Nữ Tu Đa Minh làm việc tông đồ tại Paris, thủ đô nước Pháp. Mỗi tuần một lần, Chị dạy Kinh Thánh cho người Nhật đến viếng thăm Paris hoặc sống tại Paris. Lớp Kinh Thánh của Chị có khoảng 2 hay 3 người đến xin thụ huấn. Chị rất thích giảng giải Cựu Ước và Tân Ước cho người Nhật - thường không phải là tín hữu Công Giáo - muốn tìm hiểu về Kitô Giáo. Trong số này, phần đông là các sinh viên, các nghệ sĩ đến học hỏi về nghệ thuật và hội họa Tây Phương. Xin nhường lời cho Chị Maria Fides Akanuma.
Trái với người Pháp thường nghiêng về lý trí, người Nhật thường bén nhạy về vẻ đẹp và các biểu tượng. Các nghệ sĩ Nhật đến thủ đô Paris để tìm hiểu về nền hội họa của Pháp hoặc của Âu Châu, thường bắt buộc phải nghiên cứu Kinh Thánh. Lý do dễ hiểu là nền hội họa Âu Châu thường rút đề tài từ Kinh Thánh. Chẳng hạn, những bức họa nổi tiếng của Rembrandt (1606-1669) - người Hòa Lan - về Thánh Gia Nagiarét, hai lữ khách làng Emmau hoặc về người con trai hoang đàng. . Đó là chưa nói đến các họa sĩ nổi danh khác về các đề tài trong Kinh Thánh Cựu Ước như: cuộc đời ông Maisen, tổ phụ Giacóp, bà Rebecca v.v. Làm thế nào để hiểu được ý nghĩa của các bức họa này, nếu không có một ít kiến thức về Kinh Thánh??? Thế là, nhiều người Nhật nghe nói đến lớp Kinh thánh của chúng tôi, liền ghi danh tham dự. Đôi khi sau đó những người này xin theo đạo Công Giáo.
Xin trưng dẫn trường hợp hai người Nhật đến tham dự lớp Kinh Thánh.
Người thứ nhất là bà Harumi. Bà Harumi theo chồng đến sống tại thủ đô Paris vì chồng là nhân viên hãng sản xuất vật dụng điện tử NEC. Bà đến học Kinh Thánh để có thể hiểu nền văn hóa Pháp, một nền văn hóa gắn liền với Kitô Giáo. Nhờ học Kinh Thánh, bà Harumi khám phá ra những khác biệt giữa Phật Giáo và Kitô Giáo. Bà nói:
- Ở Nhật, chúng tôi thường nói: ”Ác quả ác báo”. Theo giáo lý nhà Phật thì, hậu quả của việc mình làm sẽ theo đuổi mình mãi mãi không tránh được. Vậy mà tôi học trong Tân Ước dạy rằng: Con người tùy thuộc THIÊN CHÚA, Đấng đã gửi Con Một Ngài đến cứu chuộc chúng ta, một cách hoàn toàn nhưng không, chỉ vì TÌNH YÊU! Đối với tôi là người Nhật thì đây là khám phá rất lớn. Tôi tin nơi Thượng Đế, nhưng niềm tin rất mơ hồ. Ở Pháp, Đức Chúa GIÊSU làm cho quý vị nhận biết THIÊN CHÚA, nhưng ở Nhật, chúng tôi không được may mắn này, bởi vì chúng tôi nhìn THIÊN CHÚA dưới nhãn quan khác. Đối với người Nhật chúng tôi thì THIÊN CHÚA giống như Người ban phát các thẻ. Người nào dâng cúng cho Chúa nhiều của lễ thì sẽ nhận được nhiền ơn lộc. Cầu nguyện cùng Thượng Đế tức là: ”Xin cho con trúng số; cho con tìm được việc làm; cho con trở nên giàu có”. . Trong khi đó, lời cầu nguyện trong Kitô Giáo lại mang hình thức hoàn toàn khác. .
Đối với tôi, không ai là người vô thần, không tin tưởng gì ráo trọi. Chẳng hạn anh tôi, thường tự xưng là vô thần, nhưng vẫn đến Chùa thắp nhan, đốt nến để khấn vái Trời Phật xin cho con trai anh thi đậu. Không ai là vô thần thật, nhưng chỉ có người không được học hỏi về đạo giáo mà thôi!
Phụ nữ Nhật thứ hai theo học khóa Kinh Thánh là bà Yasuko. Khác với bà Harumi, bà Yasuko là tín hữu Công Giáo, được rửa tội trước đó 5 năm. Bà kết hôn với một người Pháp và sống tại thủ đô Paris. Bà nói:
- Tôi sinh ra trong một gia đình Phật tử, nhưng tôi biết rất ít về đạo Phật. Nói đúng hơn, chúng tôi chỉ thi hành một số phong tục tập quán của đạo Phật chứ chẳng hiểu ất giáp gì. Thật ra, chúng tôi không tuân giữ giáo huấn của một tôn giáo theo đúng nghĩa, bởi vì, trong Phật giáo không có một nền giáo lý rõ ràng như trong Kitô Giáo. Trong gia đình chúng tôi luôn luôn đặt hai bàn thờ: bàn thờ Phật trên đó tôn kính ông bà tổ tiên và bàn thờ thần đạo, trên đó đặt nhiều vị thần, trong đó có thần mặt trời, ông tổ của hoàng đế Nhật.
Lúc còn là thiếu nữ, tôi được gởi đến làm thư ký cho một hãng thầu Nhật Bản có văn phòng đặt tại thủ đô Paris. Nơi đây, khi những người bạn Pháp hỏi tôi theo đạo nào và nghĩ gì về cuộc sống đời sau, thì tôi lúng túng không biết trả lời sao. Tôi liền tìm đến với các tín đồ của môn phái Phật Tenrikio. Nhưng những người này ra điều kiện là họ sẽ chỉ nói về đạo Phật, nếu tôi dụ dỗ được 5 tín đồ khác. Hoảng hốt và thất vọng, tôi tìm đến với các tín hữu Công Giáo. Những người này mách cho tôi biết về Trung Tâm Công Giáo dành cho người Nhật tại thủ đô Paris. Tôi tìm đến đây và học biết về Kitô Giáo. Tôi xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo và sau đó may mắn kết hôn với một tín hữu Công Giáo Pháp, thật sùng đạo.
... ”Tạ ơn THIÊN CHÚA, Đấng hằng cho chúng tôi tham dự cuộc khải hoàn trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi mà làm cho sự nhận biết Đức Chúa GIÊSU KITÔ, như hương thơm, lan tỏa khắp nơi. Vì chúng tôi là hương thơm của Đức GIÊSU KITÔ dâng kính THIÊN CHÚA, tỏa ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất. Đối với những người bị hư mất, chúng tôi là mùi tử khí đưa đến tử vong; nhưng đối với những người được cứu độ, chúng tôi lại là hương sự sống đưa đến sự sống. Nhưng ai là người có khả năng thực hiện những điều ấy? Thật thế, chúng tôi không phải như nhiều người, những kẻ xuyên tạc Lời Chúa, mà với tư cách là những người trung thực, được THIÊN CHÚA sai đi, chúng tôi lên tiếng trước mặt Người, trong Đức Chúa GIÊSU KITÔ” (2 Côrintô 2,14-17).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.311, Juillet+Aout/1996, trang 215-217)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH: Thế Vận Hội hãy là dấu chỉ của phẩm giá con người
Phụng Nghi
09:23 04/08/2008
BRESSANONE, Ý (Reuters) - Ngày Chủ nhật hôm qua 3-8-2008, Đức Giáo hoàng Bênêđictô gửi tới Trung quốc những lời chúc tốt đẹp nhất để Thế Vận Hội được thành công; ngài nói rằng các môn tranh tài phải là tấm gương phản ảnh phẩm giá con người và cuộc sống chung hòa bình.
“Tôi rất thích thú theo dõi biến cố thể thao vĩ đại này, quan trọng và được mong đợi nhất trên bình diện thế giới”. Đó là phát biểu của ngài trước nhiều ngàn người ở miền bắc nước Ý, khu vực gần biên giới với nước Áo, nơi ngài đang nghỉ hè hai tuần lễ.
Điều đáng chú ý là Đức Giáo hoàng đã gửi những lời chào mừng đặc biệt đến Trung quốc giữa lúc quốc gia này không cho phép các tín đồ Công giáo nước mình công nhận thẩm quyền của ngài, buộc họ phải gia nhập một giáo hội Công giáo do nhà nước thiết lập.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô đã đặt việc cải tiến các mối quan hệ với Trung quốc thành một mục tiêu chính trong triều đại giáo hoàng này và hy vọng rằng những quan hệ ngoại giao đã bị tan vỡ hai năm sau ngày cộng sản chiếm cứ Trung quốc (năm 1949) sẽ được tái lập.
Đức Giáo hoàng nói rằng ngài muốn gửi lời chào mừng đến Trung quốc cũng như các nhà tổ chức, các lực sĩ tranh tài, hy vọng rằng mỗi người sẽ tận lực “trong tinh thần Thế vận chân chính” hầu làm cho các cuộc tranh tài đạt được thành công.
Nơi thị trấn nói hai ngôn ngữ ở phía bắc vùng Alto-Adige, đã có thời thuộc lãnh thổ nước Áo, ngài phát biểu: “Tôi hy vọng họ cung ứng cho cộng đồng quốc tế một tấm gương giá trị về sự chung sống giữa các dân tộc khác biệt nhau về nguồn gốc, trong niềm tôn trọng phẩm giá lẫn nhau.”
“Ước mong rằng thể thao một lần nữa thành biểu tượng của tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc.” Những lời phát biểu của ngài được đưa ra sau buổi cầu kinh ngày Chủ nhật theo truyền thống trước nhà thờ chính tòa Bressanone, cũng được gọi theo tiếng Đức là Brixen.
Làm tan băng giá trong quan hệ ngoại giao
Một dấu hiệu khác trong nỗ lực làm tan vỡ khối băng giá trong mối liên giữa Bắc kinh và Vatican là Đức Giáo hoàng sẽ có giám mục Hong Kong đại diện ngài trong lễ khai mạc Thế vận hội vào ngày thứ Sau tới đây.
Con số từ 8 đến 12 triệu người Công giáo tại Trung quốc bị phân chia thành một bên là giáo hội được đảng cộng sản đang cầm quyền chấp thuận và phía bên kia là giáo hội “chui” trung thành với Đức Giáo hoàng.
Trung quốc nói rằng trước khi tái lập các mối liên lạc, Vatican phải trước nhất cắt đứt quan hệ với Đài Loan, đảo quốc bị Bắc kinh coi là một tỉnh ly khai.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô, 81 tuổi, đang ở giữa thời kỳ nghỉ hè trong tòa nhà chủng viện của thị trấn này.
Từ lúc tới đây đã hai lần ngài xuất hiện trước công chúng; hầu hết thời giờ khác ngài dùng để đọc sách, viết lách, sửa chữa phần chót phần thứ hai cuốn sách viết về Đức Giêsu và những bài diễn từ ngài sẽ đọc trong dịp đi thăm nước Pháp vào tháng tới.
Lúc còn là một hồng y, trước khi được chọn lên ngôi giáo hoàng năm 2005, Bênêđictô thường nghỉ hè ở vùng Bressanone này. Năm nay, ngài đến đây với người anh là Georg, một đức ông trong giáo hội Công giáo.
Ngài cám ơn đám đông dân chúng ở đây đã cho ngài cơ hội “trở về quá khứ” trong hồi ức của ngài.
Vùng Alto Adige, cũng còn được gọi là Sud Tyrol, đã được nước Áo nhượng cho Ý sau thế chiến I và khu vực này vẫn còn rõ rệt có hương vị Áo-Hung hơn là màu sắc Ý đại lợi.
Nguồn: Philip Pullella/Reuters
“Tôi rất thích thú theo dõi biến cố thể thao vĩ đại này, quan trọng và được mong đợi nhất trên bình diện thế giới”. Đó là phát biểu của ngài trước nhiều ngàn người ở miền bắc nước Ý, khu vực gần biên giới với nước Áo, nơi ngài đang nghỉ hè hai tuần lễ.
Điều đáng chú ý là Đức Giáo hoàng đã gửi những lời chào mừng đặc biệt đến Trung quốc giữa lúc quốc gia này không cho phép các tín đồ Công giáo nước mình công nhận thẩm quyền của ngài, buộc họ phải gia nhập một giáo hội Công giáo do nhà nước thiết lập.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô đã đặt việc cải tiến các mối quan hệ với Trung quốc thành một mục tiêu chính trong triều đại giáo hoàng này và hy vọng rằng những quan hệ ngoại giao đã bị tan vỡ hai năm sau ngày cộng sản chiếm cứ Trung quốc (năm 1949) sẽ được tái lập.
Đức Giáo hoàng nói rằng ngài muốn gửi lời chào mừng đến Trung quốc cũng như các nhà tổ chức, các lực sĩ tranh tài, hy vọng rằng mỗi người sẽ tận lực “trong tinh thần Thế vận chân chính” hầu làm cho các cuộc tranh tài đạt được thành công.
Nơi thị trấn nói hai ngôn ngữ ở phía bắc vùng Alto-Adige, đã có thời thuộc lãnh thổ nước Áo, ngài phát biểu: “Tôi hy vọng họ cung ứng cho cộng đồng quốc tế một tấm gương giá trị về sự chung sống giữa các dân tộc khác biệt nhau về nguồn gốc, trong niềm tôn trọng phẩm giá lẫn nhau.”
“Ước mong rằng thể thao một lần nữa thành biểu tượng của tình huynh đệ và hòa bình giữa các dân tộc.” Những lời phát biểu của ngài được đưa ra sau buổi cầu kinh ngày Chủ nhật theo truyền thống trước nhà thờ chính tòa Bressanone, cũng được gọi theo tiếng Đức là Brixen.
Làm tan băng giá trong quan hệ ngoại giao
Một dấu hiệu khác trong nỗ lực làm tan vỡ khối băng giá trong mối liên giữa Bắc kinh và Vatican là Đức Giáo hoàng sẽ có giám mục Hong Kong đại diện ngài trong lễ khai mạc Thế vận hội vào ngày thứ Sau tới đây.
Con số từ 8 đến 12 triệu người Công giáo tại Trung quốc bị phân chia thành một bên là giáo hội được đảng cộng sản đang cầm quyền chấp thuận và phía bên kia là giáo hội “chui” trung thành với Đức Giáo hoàng.
Trung quốc nói rằng trước khi tái lập các mối liên lạc, Vatican phải trước nhất cắt đứt quan hệ với Đài Loan, đảo quốc bị Bắc kinh coi là một tỉnh ly khai.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô, 81 tuổi, đang ở giữa thời kỳ nghỉ hè trong tòa nhà chủng viện của thị trấn này.
Từ lúc tới đây đã hai lần ngài xuất hiện trước công chúng; hầu hết thời giờ khác ngài dùng để đọc sách, viết lách, sửa chữa phần chót phần thứ hai cuốn sách viết về Đức Giêsu và những bài diễn từ ngài sẽ đọc trong dịp đi thăm nước Pháp vào tháng tới.
Lúc còn là một hồng y, trước khi được chọn lên ngôi giáo hoàng năm 2005, Bênêđictô thường nghỉ hè ở vùng Bressanone này. Năm nay, ngài đến đây với người anh là Georg, một đức ông trong giáo hội Công giáo.
Ngài cám ơn đám đông dân chúng ở đây đã cho ngài cơ hội “trở về quá khứ” trong hồi ức của ngài.
Vùng Alto Adige, cũng còn được gọi là Sud Tyrol, đã được nước Áo nhượng cho Ý sau thế chiến I và khu vực này vẫn còn rõ rệt có hương vị Áo-Hung hơn là màu sắc Ý đại lợi.
Nguồn: Philip Pullella/Reuters
Giới Báo Chí Truyền Thông không lại gần được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong khi ngài nghỉ hè
Bùi Hữu Thư
20:55 04/08/2008
Giới Báo Chí Truyền Thông không lại gần được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong khi ngài nghỉ hè
BRESSANONE, Ý, 31 tháng 7, 2008 (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tiếp tục nghỉ hè tại chủng viện Bressanone tại miền núi phía Bắc Nước Ý, trong khi khoảng 260 phóng viên báo chí và chuyên viên lẩn quất bên ngoài để rình xem ngài trong khi ngài nghỉ ngơi.
Đức Giáo Hoàng dùng những ngày nghỉ để cầu nguyện, học hỏi, nghỉ ngơi và thinh lặng. Theo báo L'Osservatore Romano, mỗi chiều, ngài đi dạo cùng người anh là Georg Ratzinger, và thư ký riêng là Đức Ông Georg Gänswein.
Kể từ ngày 29 tháng 7, khi Đức Giáo Hoàng đến chủng viện, ngài không hề rời khỏi nơi này, và các tin tức cho phóng viên báo chí rất hiếm hoi.
"Sự hiện diện của các phóng viên báo chí trong hai tuần này tại nơi yên tĩnh Bressanone là một bằng cớ nữa là họ cần biết bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng nói hay làm. Một sự chờ trông không chấm dứt, ngay khi có tình trạng khó khăn để săn tin.
Ban an ninh của chủng viện cho hay, "Không có gì để rình xem bên kia nức tường vải bố đen đã được chăng lên để bảo vệ những lần đi dạo chơi của Đức Giáo Hoàng Benedict trong công viên của chủng viện, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị để đề phòng tất cả mọi sự."
Việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ công chúng đầu tiên của của Đức Giáo Hoàng Benedict tại điạ điểm nghỉ hè của ngài được thực hiện kỹ lưỡng. Đức Giáo Hoàng cầu nguyện trước công chúng Kinh Truyền Tin vào lúc trưa ngày Chủ Nhật 3 tháng 8, 2008. Có khoảng 16.000 người sẽ tụ tập để đọc kinh với ngài và nghe bài giảng của ngài trước và sau lúc đọc kinh.
Chính quyền Bressanone sẽ ân thưởng Công Dân Danh Dự cho của Đức Giáo Hoàng Benedict trong một nghi thức ngày 9 tháng 8 tại chủng viện. Danh dự này là để công nhận sự đóng góp của của Đức Giáo Hoàng vào việc đối thoại liên tôn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày hội Di dân hạt Can Lộc (Giáo phận Vinh) tại Sài Gòn
Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
08:10 04/08/2008
SAIGÒN - Chúa Nhật ngày 03/08/2008, Anh chị em công nhân và sinh viên của 10 giáo xứ thuộc hạt Can Lộc – giáo phận Vinh đang sinh sống, làm việc và học tập tại Sài Gòn tập trung họp mặt sinh hoạt tại Tu viện Mân Côi (Dòng Đa Minh) – 90 Nguyễn Thái Sơn – P.3 – Gò Vấp – TP.HCM, với chủ đề “Giới trẻ trước thách đố của thời đại”.
Từ 07g30 sáng, trời Sài Gòn chiếu những hạt nắng ấm áp đưa những tốp người di dân từ các khu công nghiệp, ký túc xá và các khu phố về nơi sinh hoạt và họp mặt. Vì anh chị em di dân thuộc nhiều thành phần, nơi ở và chỗ làm việc khác nhau, nên người thì đến vào buổi sáng, người khác thì đến vào buổi chiều, người khác nữa thì tranh thủ đến vào buổi trưa. Từ sáng đến chiều (07g30 – 18g00), khoảng gần 500 anh chị em di dân công nhân và sinh viên cùng với một số người cao tuổi từ ngoài quê vào Sài Gòn để thăm con cái và người thân đã đến dự Ngày hội Di dân.
Ngày hội Di dân của giáo hạt Can Lộc lần này được tổ chức rất đơn sơ và gấp gáp nhưng không kém phần hoành tráng; hoành tráng về nội dung sinh hoạt, chủ đề chia sẻ và bầu khí thân thiện. Đến chia sẻ và giao lưu với Ngày hội Di dân của Can Lộc, có ca sĩ Xuân Anh, nhóm Truyền thông Xã hội (HIV/AIDS) do cha Giuse Hoàng Huy Cường, OP. dẫn đầu. Nhóm gồm các bác sĩ, tu sĩ, các cộng tác viên cùng một số anh chị em là chứng nhân của căn bệnh này. Nhóm đã chia sẻ và nêu bật tính cách nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ với điểm nhấn: “Người Kitô hữu đối diện với đại dịch HIV/AIDS”. Chương trình của nhóm được trình bày sống động với những hình ảnh và những đoạn phim minh hoạt rất thực tế cho các bạn trẻ biết những kiến thức về những nguy cơ có thể nhiễm HIV.
Điểm đáng nói là các bạn trẻ đã chia sẻ cho nhau những vấn đề của các bạn: những vấn đề rất “hot” của giới trẻ như tiền lương, chỗ ở, tình yêu, hôn nhân… Đời sống của các bạn trẻ di dân đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm. Giáo hội có thể làm gì cho họ khi họ phải sống trong những cám dỗ và cạm bẫy của thời đại? Họ ưu tư lo lắng về chính đời sống của họ. Họ chia sẻ với nhau và động viên khích lệ nhau là: “Đừng để mất đời mình! Hãy năng tham dự vào các cử hành phụng vụ và các sinh hoạt của giới trẻ tại các giáo xứ nơi các bạn đang sinh sống!”
Ngày họp mặt lần này như là một ngày hội cho anh chị em di dân hạt Can Lộc: anh chị em có cơ hội quý báu được cùng vui chơi thoải mái với nhau, được gặp lại những người thân sau những ngày xa cách nhau, được lãnh bí tích hòa giải và được cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa. Cao điểm của Ngày hội là thánh lễ do cha đặc trách của giáo phận tại Sài Gòn chủ sự. Trong tâm tình của những người con xa quê hương, anh chị em đã hướng lòng hiệp dâng thánh lễ sốt sắng để cầu cho giáo phận, giáo hạt và giáo xứ quê hương của mình.
Kết thúc thánh lễ, trời đổ mưa như một cơn mưa hồng ân để tiễn đưa các bạn di dân của hạt Can Lộc trở về với cuộc sống thường nhật với một quả tim đã được hâm nóng bởi tình yêu của Đức Kitô mà các bạn đã ba lần hô vang “Yêu Giêsu” khi MC hỏi “Yêu ai?”.
Từ 07g30 sáng, trời Sài Gòn chiếu những hạt nắng ấm áp đưa những tốp người di dân từ các khu công nghiệp, ký túc xá và các khu phố về nơi sinh hoạt và họp mặt. Vì anh chị em di dân thuộc nhiều thành phần, nơi ở và chỗ làm việc khác nhau, nên người thì đến vào buổi sáng, người khác thì đến vào buổi chiều, người khác nữa thì tranh thủ đến vào buổi trưa. Từ sáng đến chiều (07g30 – 18g00), khoảng gần 500 anh chị em di dân công nhân và sinh viên cùng với một số người cao tuổi từ ngoài quê vào Sài Gòn để thăm con cái và người thân đã đến dự Ngày hội Di dân.
Ngày hội Di dân của giáo hạt Can Lộc lần này được tổ chức rất đơn sơ và gấp gáp nhưng không kém phần hoành tráng; hoành tráng về nội dung sinh hoạt, chủ đề chia sẻ và bầu khí thân thiện. Đến chia sẻ và giao lưu với Ngày hội Di dân của Can Lộc, có ca sĩ Xuân Anh, nhóm Truyền thông Xã hội (HIV/AIDS) do cha Giuse Hoàng Huy Cường, OP. dẫn đầu. Nhóm gồm các bác sĩ, tu sĩ, các cộng tác viên cùng một số anh chị em là chứng nhân của căn bệnh này. Nhóm đã chia sẻ và nêu bật tính cách nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ với điểm nhấn: “Người Kitô hữu đối diện với đại dịch HIV/AIDS”. Chương trình của nhóm được trình bày sống động với những hình ảnh và những đoạn phim minh hoạt rất thực tế cho các bạn trẻ biết những kiến thức về những nguy cơ có thể nhiễm HIV.
Điểm đáng nói là các bạn trẻ đã chia sẻ cho nhau những vấn đề của các bạn: những vấn đề rất “hot” của giới trẻ như tiền lương, chỗ ở, tình yêu, hôn nhân… Đời sống của các bạn trẻ di dân đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm. Giáo hội có thể làm gì cho họ khi họ phải sống trong những cám dỗ và cạm bẫy của thời đại? Họ ưu tư lo lắng về chính đời sống của họ. Họ chia sẻ với nhau và động viên khích lệ nhau là: “Đừng để mất đời mình! Hãy năng tham dự vào các cử hành phụng vụ và các sinh hoạt của giới trẻ tại các giáo xứ nơi các bạn đang sinh sống!”
Ngày họp mặt lần này như là một ngày hội cho anh chị em di dân hạt Can Lộc: anh chị em có cơ hội quý báu được cùng vui chơi thoải mái với nhau, được gặp lại những người thân sau những ngày xa cách nhau, được lãnh bí tích hòa giải và được cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa. Cao điểm của Ngày hội là thánh lễ do cha đặc trách của giáo phận tại Sài Gòn chủ sự. Trong tâm tình của những người con xa quê hương, anh chị em đã hướng lòng hiệp dâng thánh lễ sốt sắng để cầu cho giáo phận, giáo hạt và giáo xứ quê hương của mình.
Kết thúc thánh lễ, trời đổ mưa như một cơn mưa hồng ân để tiễn đưa các bạn di dân của hạt Can Lộc trở về với cuộc sống thường nhật với một quả tim đã được hâm nóng bởi tình yêu của Đức Kitô mà các bạn đã ba lần hô vang “Yêu Giêsu” khi MC hỏi “Yêu ai?”.
Chúc mừng giáo phận Bắc Ninh có tân Giám mục được chỉ định: LM Cosma Hoàng Văn Đạt
LM Trần Công Nghị
15:08 04/08/2008
VATICAN - Hôm nay ngày 4-8-2008 thông tin chính thức của Tòa Thánh đã loan báo rằng: Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã chỉ định Linh Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, 61 tuổi, dòng Tên, làm Tân Giám Mục giáo phận Bắc Ninh.
Hình ảnh lúc nhận được tin bổ nhiệm giám mục, linh mục Cosma Đạt đang làm chủ khảo Hội thi Thánh Kinh - Hè 2008 tại giáo phận Lạng Sơn
Cha Hoàng Văn Đạt sinh tại Xuân Lai, Bắc Ninh, ngày 20 tháng 7 năm 1947 và đã từng học triết và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt trong các năm 1970-1976, mãn trường với bằng cử nhân thần học. Tiếp theo sau, Ngài gia nhập dòng Tên ngày 16.4.1968. Thầy Đạt được thụ phong Linh Mục ngày 5.6.1976 và đã khấn trọn làm tu sĩ Dòng Tên ngày 1.1.1982 tại Thủ Đức.
Sau khi thụ phong Linh Mục cha đã là Giám đốc các thỉnh sinh dòng Tên tại Thủ Đức 1974-1975, tiếp đến cha đặc trách tập viện dòng Tên trong các năm 1978-1988, khi nhiều linh mục dòng Tên kể cả Cha Bề Trên Tỉnh bị ngồi tù. Cha Đạt được chỉ định làm cha xứ một họ đạo nhỏ tại Sài Gòn, rồi tuyên úy trại cùi và phụ tá giám học các tu sinh năm thứ ba của Dòng tại Thủ Đức (2001-2002). Từ năm 1997 cha được mời cộng tác với chương trình thường huấn cho các linh mục và nữ giáo dân tận hiến giữa đời của giáo phận Bắc Ninh. Từ năm 2005 cha là linh hướng đại chủng viện Hà Nội.
Giáo phận Bắc Ninh rộng 24.600 cây số vuông, có 7 triệu 181 ngàn dân trong đó có 131 ngàn tín hữu công giáo sống trong 46 giáo xứ. Nhân lực của Giáo Hội gồm 28 linh mục triều, 306 nữ tu và 39 chủng sinh. Từ tháng 9 năm 2006 giáo phận trống tòa sau khi Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến qua đời. Cho tới nay giáo phận Bắc Ninh được Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt Tổng Giám Mục Hà Nội giám quản.
Tòan Ban VietCatholic và qúi độc giả cùng hợp lời chúc mừng Tân Giám Mục được chỉ định và chia sẻ niềm vui với linh mục tu sĩ và giáo dân Giáo phận Bắc Ninh.
Hình ảnh lúc nhận được tin bổ nhiệm giám mục, linh mục Cosma Đạt đang làm chủ khảo Hội thi Thánh Kinh - Hè 2008 tại giáo phận Lạng Sơn
Cha Hoàng Văn Đạt sinh tại Xuân Lai, Bắc Ninh, ngày 20 tháng 7 năm 1947 và đã từng học triết và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt trong các năm 1970-1976, mãn trường với bằng cử nhân thần học. Tiếp theo sau, Ngài gia nhập dòng Tên ngày 16.4.1968. Thầy Đạt được thụ phong Linh Mục ngày 5.6.1976 và đã khấn trọn làm tu sĩ Dòng Tên ngày 1.1.1982 tại Thủ Đức.
Sau khi thụ phong Linh Mục cha đã là Giám đốc các thỉnh sinh dòng Tên tại Thủ Đức 1974-1975, tiếp đến cha đặc trách tập viện dòng Tên trong các năm 1978-1988, khi nhiều linh mục dòng Tên kể cả Cha Bề Trên Tỉnh bị ngồi tù. Cha Đạt được chỉ định làm cha xứ một họ đạo nhỏ tại Sài Gòn, rồi tuyên úy trại cùi và phụ tá giám học các tu sinh năm thứ ba của Dòng tại Thủ Đức (2001-2002). Từ năm 1997 cha được mời cộng tác với chương trình thường huấn cho các linh mục và nữ giáo dân tận hiến giữa đời của giáo phận Bắc Ninh. Từ năm 2005 cha là linh hướng đại chủng viện Hà Nội.
Tân giám mục giáo phận Bắc Ninh |
Tòan Ban VietCatholic và qúi độc giả cùng hợp lời chúc mừng Tân Giám Mục được chỉ định và chia sẻ niềm vui với linh mục tu sĩ và giáo dân Giáo phận Bắc Ninh.
Văn Hóa
Tôi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới (7)
Vũ Văn An
07:31 04/08/2008
Tôi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Lầm lẫn của tôi đã bị chỉ trích nặng nề và nặng lời. Âu cũng là lẽ thường tình của vai trò ‘hướng dẫn’. Tốt thì được khen mà dở thì bị chê. Nhưng không vì thế mà sáng hôm sau, chúng tôi không xuống Ga Green Square để cuốc bộ tới trường đua Randwick. Lý do thứ nhất vì sáng nay, xe lửa từ Beverly Hills có dừng lại Ga này. Lý do thứ hai, ít nhất cũng có khoảng chừng 10 chiếc túi lưng vàng đỏ khác cùng xuống Ga này với chúng tôi. Chúng tôi không ‘cô đơn’ như đêm hôm trước. Gần cuối đường Todman để vào Doncaster, chúng tôi gặp nhiều khách hành hương hơn, có đến hàng trăm. Họ từ những đường ngang kéo ra, đủ nam phụ lão ấu, rất có thể từ các giáo xứ thuộc vùng Kensington. Tuy ít túi đeo lưng mầu vàng đỏ, nhưng họ ‘trang bị’ nặng hơn chúng tôi nhiều. Có cả ghế xếp để ngồi nữa. Lạ một điều thái độ của họ không niềm nở với chúng tôi như những người cùng đi bộ hôm qua trên Devonshire và Anzac Parade. Có thể vì mặc cảm ‘không mua vé’ chăng?
Nhớ lại trong cuộc họp báo trước ngày Đức Bênêđíctô XVI đặt chân lên Sydney, Đức Hồng Y George Pell cho rằng người Úc ngày nay khá dửng dưng, nên chắc họ không dành cho Đức Giáo Hoàng cuộc tiếp đón đông đảo như dự liệu. Nhận định của Đức Hồng Y đương nhiên dựa vào các cuộc nghiên cứu khoa học giá trị, nhưng theo thiển ý, cũng có thể vì lý do tài chánh. Tôi được một người quen cho hay: “đóng 175 dollars để được thấy Đức Giáo Hoàng, thì không có tôi ạ!”. Ông vốn là thành viên kỳ cựu của Hội Thánh Vincent de Paul từ thập niên 1970, từng đón tiếp đợt tị nạn Việt Nam đầu tiên tới Sydney năm 1976 (Tầu Trường Xuân). Và từ ngày ấy đến tận năm 2005, nhà ông luôn dành phòng cho người tị nạn hay di dân đến từ Việt Nam.
Dù ban tổ chức WYD 2008 luôn nhấn mạnh rằng không cần phải đóng góp tài chánh vẫn được mời tham dự WYD và để chứng minh điều ấy, họ đã dành 75,000 vé miễn phí cho khách hành hương không đăng ký tham dự Thánh Lễ Khai Mạc tại Barangaroo và Thánh Lễ Bế Mạc tại trường đua Randwick, nhưng số người ngần ngại, không muốn tham dự hay tham dự một cách không ‘hồ hởi’ như những người từ các đường ngang tiến vào đường Todman, không hẳn là ít. Được cái, tuy đường Todman không được dùng làm đường đi bộ cho người hành hương, nhưng cư dân hai bên đường tỏ ra thiện cảm hơn cư dân đường Devonshire. Nhiều người vẫy tay chào đón chúng tôi, dù đêm qua, âm thanh từ trường đua có thể đã khiến họ mất ngủ ít ra cũng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Nghĩ cho cùng, đường Todman không bị chặn vây, trong khi nửa đường Devonshire bị đặt rào cản chắc chắn, đến nỗi ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Nhận ra điều ấy cũng là nhận ra thêm một thiếu sót nữa của bản thân mình. Tài liệu hướng dẫn phụng vụ chính thức của WYD dạy người hành hương cầu nguyện cho những gia hộ họ đang bước chân qua trên các nẻo đường Sydney ‘hướng về đỉnh cao thánh thiện’: “Lạy Chúa, chúng con xin Chúa chúc lành cho các gia đình chúng con đang bước chân qua. Xin Chúa giúp họ thực sự trở thành Những Căn Phòng Trên Lầu của Yêu Thương, những người bảo vệ sự sống và xây đắp nền văn hóa tình yêu” (tr.67). Tôi nhận được tài liệu này rất sớm, nhưng chỉ đọc nó hai ngày sau khi WYD kết thúc! Bởi thế, trên đường tới lui WYD khắp ngả, chưa lúc nào tôi nhớ cầu cho những người tôi góp phần làm phiền.
Đường Doncaster vào buổi sáng hôm nay đông người hơn cả buổi chiều hôm qua, dù số người ngủ đêm tại trường đua rất đông, ước lượng trên dưới 200,000 người. Lúc chúng tôi vào tới lòng chảo, rất nhiều người vẫn chưa chui ra khỏi túi ngủ, chưa tung mình khỏi chăn ấm, chưa ‘bò’ ra khỏi lều. Nhiều người khác vẫn chưa chịu đứng lên khỏi chỗ ngồi ấm áp, tiếp tục ở đó, quấn mình trong túi ngủ, chăn đắp hay những tấm giấy trang kim lóng lánh, miệng nhai những mẩu bánh mì lãnh ngày hôm trước, hay nhâm nhi ly cà phê mới mua từ một căn lều lớn phía bên ngoài lòng chảo. Nhưng không thiếu người nghiêm trang ngồi hợp ý với ca đoàn chủng viện ‘Good Shepherd’ hát kinh sáng, dưới sự chủ trì của Đức tổng giám mục Philip Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu. Vừa đi vừa nghe những giọng ca truyền cảm, hát những thánh vịnh quen thuộc của kinh nguyện ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, giữa cái lạnh ban mai của trời Sydney, lòng tôi thật thanh thoát nhẹ nhàng, y hệt những ngày còn ở Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, thập niên 1960. Hồi ấy chúng tôi hát kinh nguyện bằng tiếng La Tinh. Các thầy Chủng Viện Chúa Chiên Lành hát kinh nguyện bằng tiếng Anh. Nhưng thể loại vẫn là một: bình ca muôn thuở! Hiệu quả y hệt như nhau.
Chỉ khi bước vào khu E3, tôi mới ‘tỉnh thức’ nhận ra mình đang tham dự WYD 2008 tại trường đua Randwick, Sydney. Không khí vui nhộn lại xuất hiện trước mắt. Phần đông bà con Việt Nam còn đang ngồi trong lều hay trên tấm trải, truyện trò râm ran, nét mặt rạng rỡ. Không ai biết trong số họ, nhiều người ngủ không ngon giấc. Mà ngủ ngon làm sao được giữa cái nôn nao náo nức của hàng trăm ngàn con người tham dự một biến cố không dễ gì có được lần thứ hai. Đứng tại chỗ nhìn ra bốn phía, vẫn những lá cờ ngày hôm qua đang tung bay trong gió nhẹ. Có cả những lá cờ lạ đang phấp phới phía gần lễ đài: cùng một chiếc cán, trên thì cờ đỏ với bốn ngôi sao vàng nhỏ chầu quanh ngôi sao vàng lớn (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) mà dưới tuy cũng cờ đỏ nhưng một góc lại xanh với mặt trời trắng (thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng – Trung Hoa Quốc Gia).
Nhìn đồng hồ, mới chỉ 7 giờ 30. Để ‘giết’ thì giờ, tôi lại làm một vòng quan sát. Người từ ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào bên trong trường đua. Các dẫy toilets rất được chiếu cố vào buổi sáng mai. Vào bên trong, điều kiện vệ sinh vẫn còn rất cao. Nước vẫn tiếp tục đẩy mọi chất dơ xuống dưới lòng chậu. Phía đầu mỗi dẫy toilets đều có một hàng vòi nước mà có người không ngần ngại đến đó múc cho vào chai trữ để uống! Hình như có hơn Cologne 2005. Dù sao, các toilets lưu động đặt ở địa điểm gần Ga Horrem cũng thua xa các toilets ở đây. Điều đó cũng dễ hiểu. WYD 2005 thu hút hơn 1 triệu khách hành hương trong Thánh Lễ Bế Mạc, trong khi WYD 2008 thu hút chưa đến nửa triệu người. Trong khi ấy chi phí tổ chức WYD 2005 chỉ trên dưới 100 triệu Euro, trong khi chi phí tổ chức WYD2005, kể cả phần đóng góp của hai chính phủ tiểu bang và liên bang, lên đến gần 300 triệu dollars.
Đây đó, các nhóm Neo-cathecumenal Way, tụ tập thành vòng tròn quay vào nhau, đang say sưa ca hát. Điều đặc biệt là họ không cần chú ý tới ai khác. Họ chỉ biết say sưa ca hát, xem ra để khích lệ nhau, hơn là khích lệ hay nhằm cải đạo người khác. Phần đông họ là các nhóm người Mỹ, nhưng không thiếu các nhóm hát tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Nhưng dù là Mỹ hay Tây Ban Nha, nhiệt tình và phong cách hoàn toàn chỉ là một. Các nhóm đồng hương của tôi bằng lòng với việc trưng cờ, nên xem ra không bận tâm đến điều gì khác, kể cả ca hát. Người Đại Hàn cũng thế. Họ cũng không ca hát như những nhóm người Caucasian kia. Họ ít trương cờ hơn người đồng hương của tôi, có lẽ một phần vì lá cờ của họ sẵn có địa sở, không lưu vong như cờ của chúng tôi. Tuy nhiên ‘lòng đạo’ thì hoàn toàn giống nhau. Những ánh mắt nụ cười họ dành cho Đức Bênêđíctô XVI y hệt những ánh mắt nụ cười chúng tôi dành cho Ngài. Nó cởi mở, thoải mái và hết sức chân tình…
Khi tôi tiến gần tới khu có tấm biểu ngữ của các bạn trẻ Việt Nam đến từ Perth, thì có tin Đức Bênêđíctô XVI tới. Người ta vội chạy về phía hy vọng được thấy giáo hoàng xa của Ngài chạy qua. Tôi cũng làm như họ. Nhưng thân hình nhỏ thó và sự chậm chạp của tôi đặt tôi vào thế bất lợi so với họ. Đành đứng xa mà quay phim lúc giáo hoàng xa của Ngài tiến về phía lễ đài và dừng lại để ôm hôn các trẻ em bên đường. Đây là các thước phim rõ nhất, vì được thực hiện gần Đức Giáo Hoàng nhất, của tôi. Không như những thước phim tôi quay tại Circular Quay và đường Macquarie ngày 17. Có những cặp tình nhân bồng nhau trên vai và chạy theo giáo hoàng xa để quay phim chụp hình. Những thước phim và hình ảnh của họ chắc chắn hơn các thước phim và hình ảnh của tôi.
Thánh Lễ hôm nay có hai điều đáng chú ý: Anh Nguyễn Long, một tân tòng Việt Nam cư ngụ tại ngoại ô Sydney, được Đức Giáo Hoàng ban phép thêm sức. Đêm qua anh đã được giới thiệu với Ngài rồi. Nhưng cả hôm nay lẫn hôm qua, ống máy quay phim của WYD 2008 đã không hướng thẳng vào mặt anh. Thành thử bản thân tôi chỉ thấy loáng thoáng chiếc áo thụng lam và chiếc khăn đóng mầu đen của anh thôi. Thứ hai, trong phần lời nguyện giáo dân, một thiếu nữ với áo dài và khăn đội đầu hoàng hậu mầu đỏ, đã duyên dáng đại diện Việt Nam đọc lời nguyện xin cho các bạn trẻ thành tâm tìm kiếm thánh ý Chúa biết tin tưởng là Người không bao giờ bỏ rơi họ.
Trong bài giảng hôm nay, Đức Giáo Hoàng cho hay Lời Chúa trong Sách Công Vụ 1:8 đã ứng nghiệm rồi. Phêrô và các tông đồ đã đi đến tận cùng thế giới hồi ấy để công bố sứ điệp của Chúa Kitô và đã biến 'muôn dân' thành môn đệ Người. Giáo Hội ngày nay tiếp tục sứ vụ ấy, sứ vụ công bố các kỳ công Thiên Chúa, và mời gọi mọi dân nước, mọi con người tiếp nhận đức tin, đức cậy và sự sống mới nơi Chúa Kitô.
Ngài, trong tư cách thừa nhiệm Thánh Phêrô, hôm nay cũng đã tới “mảnh đất diệu kỳ Úc Châu này” để “củng cố các con, những người anh chị em trẻ của Cha, trong đức tin và khích lệ các con mở rộng tâm hồn ra đón nhận sức mạnh Thần Khí Chúa Kitô và sự phong phú trong các ơn phúc của Người. Cha cầu xin cho cuộc tụ tập vĩ đại này, cuộc tụ tập đã hiệp nhất người trẻ ‘khắp các quốc gia dưới gầm trời’ (Cv 2:5) này trở thành một Phòng Trên Lầu mới. Chớ chi lửa tình yêu Chúa ngự xuống tràn trề trong tâm hồn các con, kết hiệp các con ngày một trọn vẹn hơn với Chúa và với Giáo Hội của Người và sai các con đi như một thế hệ tông đồ mới, để đem thế giới về cho Chúa Kitô!”.
Rồi, sau khi đặt câu hỏi: Sức mạnh Chúa Thánh Thần là gì? Đức Giáo Hoàng trả lời: “đó chính là sức mạnh của sự sống Thiên Chúa. Đó chính là sức mạnh của cùng một Thần Khí từng là là trên nước ở buổi hừng đông của sáng thế và cũng là Đấng, đến thời viên mãn, đã phục sinh Chúa Giêsu từ cõi chết. Đó chính là sức mạnh hướng chúng ta, hướng thế giới về ngày Nước Thiên Chúa xuất hiện…Là nguồn sự sống mới của ta trong Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần cũng là linh hồn của Giáo Hội, là tình yêu kết hiệp ta với Chúa Kitô và với nhau, và là ánh sáng mở mắt để ta nhìn thấy mọi kỳ diệu của ơn thánh Chúa quanh ta”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng tại Úc Châu, cái ‘mảnh đất vĩ đại ở phương nam của Chúa Thánh Thần’ này, mọi người chúng ta đều cảm nhận được sự hiện diện và sức mạnh khó quên của Người trong vẻ đẹp huy hoàng của thiên nhiên và trong cuộc tụ tập vĩ đại của giới trẻ hoàn cầu giữa lòng Giáo Hội.
Ngài cho hay: “Sức mạnh Chúa Thánh Thần không ngừng đổ đầy sức sống vào lòng Giáo Hội. Qua ơn thánh bí tích, sức mạnh ấy cũng tuôn chẩy rất sâu vào lòng ta, giống dòng sông ngầm luôn dưỡng nuôi thần trí ta và dẫn đưa ta mỗi ngày một gần hơn nguồn suối sự sống đích thực là chính Chúa Kitô… Tuy nhiên, sức mạnh này, tức ơn Chúa Thánh Thần, không phải là điều ta đáng công hay tự mình đạt được, mà là một quà phúc thuần túy. Tình yêu Thiên Chúa chỉ tuôn trào sức mạnh ra khi có thể thay đổi được chúng ta từ bên trong. Ta phải để tình yêu ấy đột phá qua lớp vỏ cứng ngắc của dửng dưng, của mỏi mệt tinh thần, của mù quáng tuân theo tinh thần thế gian”.
Theo Đức Thánh Cha, chính vì lẽ trên, ta cần cầu nguyện. “Cầu nguyện hàng ngày, cầu nguyện riêng trong cõi thinh lặng của tâm hồn và trước Bí Tích Cực Thánh, và cầu nguyện theo phụng vụ trong lòng Giáo Hội. Cầu nguyện là thuần túy tiếp nhận ơn thánh Chúa, tiếp nhận tình yêu đang hành động, là hiệp thông với Chúa Thánh Thần đang cư ngụ trong ta, đang hướng dẫn ta, qua Chúa Kitô và trong Giáo Hội, tới Cha chúng ta ở trên trời. Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu luôn hiện diện trong tâm hồn ta, im lặng chờ đợi ta ở thinh lặng với Người, lắng nghe tiếng nói của Người, ở lại trong tình yêu của Người, và nhận lấy “sức mạnh từ trên cao” giúp ta thành muối và ánh sáng cho thế gian.
Sau khi nhắc lại gương sáng các vị thánh quan thầy của WYD 2008 như Chân phúc Mary MacKillop, thánh Peter Chanel, Chân phúc Peter To Rot và các vị khác, Đức Giáo Hoàng đặt câu hỏi: “Các bạn trẻ thân mến, Cha xin hỏi các con một câu: Các con để lại cho thế hệ nối tiếp các con điều gì? Các con có đang xây dựng cuộc sống các con trên các nền tảng vững chắc, xây dựng một điều gì đó bền lâu không? Các con có đang sống một cuộc sống biết mở toang không gian cho Chúa Thánh Thần giữa một thế giới chỉ muốn quên Chúa đi, có khi còn bác bỏ Người nhân danh thứ tự do sai lầm nữa không? …”.
Và Ngài nói tiếp: “sức mạnh Chúa Thánh Thần không phải chỉ soi sáng và an ủi ta. Nó còn chỉ cho ta biết tương lai, đến ngày Nước Chúa đến”. Ngày ấy cho ta một viễn tượng tươi đẹp xiết bao về một nhân loại được cứu chuộc và canh tân, ngày đảm bảo hy vọng và giải thoát khỏi mọi sự làm ta nghèo nàn. Nó đem ánh sáng lại cho người mù, nó giải phóng người bị áp bức và tạo nên hiệp nhất trong và qua đa dạng (xem Lc 4:18-19; Is 61:1-2).
Ngài cho hay: được Thần Khí ban sức mạnh, “một thế hệ Kitô hữu mới được mời gọi xây đắp một thế giới trong đó hồng ơn sự sống của Chúa được chào đón, được kính trọng và trân qúy, chứ không bị rẫy bỏ, sợ sệt và hủy hoại”. Đó là “một thời đại mới trong đó, tình yêu không tham lam hay vị kỷ, mà trong trắng, tín trung và thực sự tự do, cởi mở với người khác, kính trọng phẩm giá họ, mưu cầu cái tốt cho họ, tỏa chiếu niềm vui và cái đẹp. Một thời đại mới trong đó hy vọng giải thoát ta khỏi nông cạn, lãnh cảm và loay hoay với chính mình tức những điều chỉ làm chết linh hồn ta và tẩm độc mọi mối liên hệ của ta. Các bạn trẻ thân mến, Chúa đang mời gọi các con làm tiên tri của thời đại mới ấy, làm sứ giả tình yêu của Người, lôi kéo mọi người về với Chúa Cha và xây đắp một tương lai đầy hy vọng cho toàn thể nhân loại.
“ Thế giới đang cần sự canh tân ấy! Trong rất nhiều xã hội của ta, cạnh sự thịnh vượng vật chất, một sa mạc thiêng liêng đang lan rộng: một hoang địa nội tâm, một nỗi sợ không tên, một cảm thức âm thầm thất vọng. Biết bao những người đồng thời với chúng ta đang xây đắp nên những bể chứa rạn nứt và trống không (xem Gêrêmia 2:13) trong một kiếm tìm ý nghĩa đầy vô vọng, ý nghĩa tối hậu mà chỉ tình yêu mới mang tới được? Sự canh tân kia chính là ơn phúc vĩ đại có tính giải phóng do Phúc âm đem tới: nó cho thấy phẩm giá làm đàn ông đàn bà của chúng ta, đã được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Nó cho thấy ơn gọi cao cả của nhân loại, một ơn gọi phải được hoàn tất trong tình yêu…
“Giáo Hội cũng cần sự canh tân ấy! Giáo Hội cần đức tin của các con, lý tưởng của các con và lòng đại lượng của các con, ngõ hầu Giáo Hội được trẻ trung mãi trong Chúa Thánh Thần (cf. Lumen Gentium, 4)!... Giáo Hội đặc biệt cần tài năng của người trẻ, của mọi người trẻ. Giáo Hội cần lớn lên trong sức mạnh Chúa Thánh Thần, Đấng ngay lúc này đây đang ban hân hoan cho tuổi trẻ các con và linh hứng để các con phục vụ Chúa trong niềm vui. Các con hãy mở cửa lòng cho sức mạnh ấy! Cha ngỏ lời yêu cầu này cách đặc biệt tới những ai trong các con đang được Chúa kêu gọi vào chức linh mục và đời sống tận hiến. Đừng sợ thưa ‘vâng’ với Chúa Giêsu, đừng sợ đi tìm niềm vui của các con trong việc thực thi ý Người, hãy hiến toàn thân mà mưu cầu thánh thiện và dùng mọi tài năng của các con mà phục vụ người khác”
Sau khi nói qua đến ý nghĩa Phép Thêm Sức mà Ngài sắp sửa ban cho một số người trẻ, Đức Giáo Hoàng kết luận: “Xin Chúa Thánh Thần đổ dư thừa ơn phúc của Người xuống mọi người đang hiện diện nơi đây, xuống thành phố Sydney này, xuống mảnh đất Úc Châu này và mọi người dân của nó! Xin cho mỗi người chúng ta được đổi mới trong tinh thần khôn ngoan và thông hiểu, tinh thần lo liệu và can đảm, tinh thần suy biết và đạo đức, tinh thần kính sợ Thiên Nhan Chúa. Nhờ lời cầu bầu đầy yêu thương của Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, xin cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 này được cảm nhận như một Phòng Trên Lầu mới, từ đó, mọi người chúng ta, bùng cháy lửa và tình yêu Chúa Thánh Thần, lên đường ra đi công bố Chúa Phục Sinh và lôi kéo mọi tâm hồn về cho Người! Amen”.
Trong Kinh Truyền Tin sau đó, Đức Giáo Hoàng cho người trẻ thấy Đức Mẹ cũng đã trải qua nhiều giây phút âu lo trước tương lai, nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Người đã can đảm thưa vâng với Thiên Chúa. Cuộc đời Đức Mẹ sau đó còn đầy rẫy chiến đấu: lời tiên tri của Simeon, Chúa Giêsu lúc 12 tuổi, rồi lúc ra đi thi hành sứ vụ công khai, rồi chịu đóng đinh và chết ‘tủi nhục’ dưới mắt phàm trần… Người đã vượt qua, luôn trung thành với lời xin vâng kia. Đức Giáo Hoàng khuyên người trẻ cũng trung thành với lời thưa vâng của họ đối với tình bạn của Chúa Giêsu.
Rồi Đức Giáo Hoàng nói lời từ biệt: “Đã đến giờ để cha nói lời từ biệt hay đúng hơn arrivederci (tái ngộ)! Cha cám ơn sự tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 của các con, tại đây tại Sydney này, và mong gặp lại các con trong ba năm tới. Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 sẽ xẩy ra tại Madrid, Tây Ban Nha”.
Khỏi nói cũng đủ thấy bạn trẻ Tây Ban Nha hân hoan ra sao. Màn hình đại vĩ tuyến cho thấy nhiều hình ảnh về Tây Ban Nha và các bạn trẻ của họ vẫy cờ hạnh phúc. Có điều, tuy màn hình vĩ đại chỉ cho thấy một mầu cờ Tây Ban Nha, nhưng bên cạnh tôi, một lá cờ khác cũng đang ngạo nghễ tung bay và vẫn tự hào là cờ Tây Ban Nha hay ít nhất cũng là một lá cờ đang đổ máu khá nhiều người cùng đang hiện diện trên một mảnh đất ấy. Điều này làm tôi nhớ đến cố hương mình, dù hoàn cảnh hai nơi có chút khác. Tôi nhận lá cờ Việt Nam Tự Do là lá cờ của mình và chắc chắn mãi mãi là lá cờ của mình và tôi hãnh diện trương lá cờ ấy bất cứ nơi nào có thể để nói lên sự hiện diện của mình, để người khác nhận diện ra mình. Chỉ đơn giản có thế. Tôi không chịu bất cứ ai đả kích lá cờ của tôi. Nhưng tôi cũng không đồng ý với một số bạn bè không chấp nhận cho người khác dùng lá cờ khác để chứng tỏ sự hiện diện của họ. Trong WYD, một biến cố hoàn toàn tôn giáo, có tầm cỡ quốc tế, một biến cố, như lời Đức Bênêđíctô, quy tụ người ‘muôn dân nước dưới gầm trời’ không ai ngăn cấm tôi quyền cho người khác thấy sự hiện diện của tôi, của những người cùng thân phận như tôi. Tôi có quyền ấy, thì người khác cũng nên được quyền như thế. Buồn thay, thực tế lại chưa được như vậy.
Niềm vui của các bạn trẻ Tây Ban Nha tại Sydney năm 2008 chắc cũng giống các bạn trẻ Úc tại Cologne năm 2005 khi nghe Đức Bênêđíctô XVI công bố Sydney sẽ là nơi tổ chức WYD. Tôi không so sánh được, vì năm ấy, tôi bỏ Marienfeld trước khi Thánh Lễ Bế Mạc kết thúc, sợ bị kẹt lưu thông khi một lúc cả hàng triệu người tuôn ra đón xe. Sự tính toán của tôi hoàn toàn thất bại, vì nhiều người cũng tính như tôi. Ga Horem lại chỉ có hai platforms, một đi một về, nên gần như 20 phút mới có một chuyến xe lửa 7, 8 toa. Khiến cho khối người vĩ đại mỗi lúc một vĩ đại hơn, chen lấn nhau ở cổng Ga. Tôi kẹt cứng giữa mấy mê-sơ (mes soeurs) người Mauritius trang bị cùng mình đủ cả chiếu chăn trước ngực túi ngủ sau lưng. Mỗi lần các vị xoay người là tôi đến nghạt thở và đau điếng cả người. Phải sau hai giờ chờ đợi, tôi mới lên được xe lửa về lại Dusseldorf.
Lần này, tôi ung dung ở lại cho đến lúc Đức Giáo Hoàng chúc lành sau cùng và sau đó, nhẩn nha tiến ra Doncaster tìm đường về Ga Green Square. Vận tốc có lúc như rùa, nhất là ở ngoài cổng 21, đầu đường Doncaster, nhưng đoàn người không bao giờ đứng yên một chỗ, họ cứ thế chuyển dịch về phía trước và gần tới ngã ba Todman, thì vận tốc đã hết của rùa rồi. Chúng tôi tính tiến thêm chút nữa để vào Todman, thì nghe loa phóng thanh cho hay: có sẵn xe buýt chở qúy vị về Ga Trung Ương. Bèn theo đoàn người tiến về phía hàng xe búyt chờ sẵn ngoài kia. Hỏi kỹ thì quả xe búyt ấy sẵn sàng chở mình về Ga Town Hall, chứ không phải chỉ chở người khuyết tật như tài liệu hướng dẫn của Cơ Quan Điều Hợp WYD của Chính Phủ Tiểu Bang. Tin vào sách nhiều khi thiệt hại cùng mình là thế! Hàng trăm chiếc xe búyt chờ sẵn để nhẹ gánh đi bộ cho người hành hương. Tuy nhiên, nhiều người hành hương vẫn thích đi bộ hơn. Và cuộc đi bộ của họ trở lại trung tâm thành phố quả đã biến thành phố này thành thành phố hành hương của thế kỷ 21 đầy mầu sắc và niềm vui.
Sự thành công của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney là điều không ai chối cãi được. Đến độ ngay cả Hội Nài Ngựa Úc cũng phải nhìn nhận khi cho rằng đường đua của ngựa tại Randwick hầu như nguyên vẹn! Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất của WYD xẩy ra ngay bên cạnh tôi trong hai ngày cuối tuần ở trường đua Randwick: người thanh niên, thay vì hòa mình vào cái vui của mọi người chung quanh, hình như lại chỉ quan tâm đến chính mình. Anh ta đi với mẹ. Người mẹ luôn miệng cười nói, truyện trò với người chung quanh. Còn anh, anh chỉ hoặc đọc sách, hoặc ngồi suy nghĩ, cùng lắm, nói nhỏ với mẹ. Anh không ghét bỏ ai. Ai hỏi truyện, anh vẫn vui vẻ trả lời. Có điều anh như có một thế giới riêng, cái thế giới hình như anh đang cố phấn đấu để thoát ra ngoài, mà không được. Người ta kể lại có lúc anh đã thoát được. Như người Con Hoang Đàng được Đức Bênêđíctô dùng hình ảnh nói với các thanh niên ‘cựu’ bụi đời Ngài gặp ngày 18 tháng Bẩy tại Nhà Thờ Thánh Tâm ở Darlinghurst. Nhưng rồi anh lại rơi trở lại ‘đường cũ’. Nhìn anh chăm chú, mắt nhắm, đắm mình vào cầu nguyện mà quên hết những gì đang xẩy ra chung quanh bởi hơn 300,000 con người náo nức, tôi nhớ đến thầy tôi: cũng một lối ngồi trên chiếu nhà thờ miền quê ngày xưa, nhắm mắt cầu nguyện. Để rồi ngày hôm sau, lại tài bàn sóc đĩa, 18 năm không xưng tội rước lễ! Càng thất bại, hình như thầy càng bám víu lấy Sức Mạnh Vô Hình hơn. Thầy dạy tôi bài học ấy. Và tôi cám ơn thầy, ngoài việc đã ban cho tôi thân xác, còn ban cho tôi một niềm tin như thế. Tôi cũng muốn tôn người thanh niên bên cạnh ở trường đua Randwick làm thầy mình.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
Lời sau:
Ngày 30 tháng Bẩy, trước khi bác Anne-Marie Trần trở lại Hawai, tôi đưa bác qua Manly bằng phà. Bác là người sau cùng của nhóm rời Sydney, mặc dù bác là người xa lạ nhất đối với gia đình tôi trước WYD 2008. Trước nhất để chụp một tấm hình với bác trên nền phía lưng Nhà Hát Con Sò, sau là để chỉ cho bác tòa nhà trước đây là Chủng Viện Thánh Patrick, nơi đào tạo rất nhiều thế hệ linh mục cho Giáo Hội Úc, nhưng nay đã được dùng làm trường dạy về quản trị việc tiếp khách (hospitality). Trở lại Circular Quay, tôi lại lấy phà khác đưa bác tới Darling Harbour. Tôi chỉ cho bác nơi đã được dùng để cử hành Thánh Lễ Khai Mạc và đón đức Bênêđíctô XVI với sự tham dự hết sức nồng nhiệt và sốt sắng của hơn 150,000 bạn trẻ, giờ đây chỉ còn là bãi đất mênh mông ngổn ngang máy móc, rào cản. Bác Anne-Marie hình như muốn đọc cho tôi nghe câu thơ của Nữ Sĩ Thanh Quan: nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Hy vọng tịch dương ỏ Barangaroo sẽ là hừng đông ở hơn 168 quốc gia khác từng gửi đại biểu tới Sydney dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008.
Lầm lẫn của tôi đã bị chỉ trích nặng nề và nặng lời. Âu cũng là lẽ thường tình của vai trò ‘hướng dẫn’. Tốt thì được khen mà dở thì bị chê. Nhưng không vì thế mà sáng hôm sau, chúng tôi không xuống Ga Green Square để cuốc bộ tới trường đua Randwick. Lý do thứ nhất vì sáng nay, xe lửa từ Beverly Hills có dừng lại Ga này. Lý do thứ hai, ít nhất cũng có khoảng chừng 10 chiếc túi lưng vàng đỏ khác cùng xuống Ga này với chúng tôi. Chúng tôi không ‘cô đơn’ như đêm hôm trước. Gần cuối đường Todman để vào Doncaster, chúng tôi gặp nhiều khách hành hương hơn, có đến hàng trăm. Họ từ những đường ngang kéo ra, đủ nam phụ lão ấu, rất có thể từ các giáo xứ thuộc vùng Kensington. Tuy ít túi đeo lưng mầu vàng đỏ, nhưng họ ‘trang bị’ nặng hơn chúng tôi nhiều. Có cả ghế xếp để ngồi nữa. Lạ một điều thái độ của họ không niềm nở với chúng tôi như những người cùng đi bộ hôm qua trên Devonshire và Anzac Parade. Có thể vì mặc cảm ‘không mua vé’ chăng?
Nhớ lại trong cuộc họp báo trước ngày Đức Bênêđíctô XVI đặt chân lên Sydney, Đức Hồng Y George Pell cho rằng người Úc ngày nay khá dửng dưng, nên chắc họ không dành cho Đức Giáo Hoàng cuộc tiếp đón đông đảo như dự liệu. Nhận định của Đức Hồng Y đương nhiên dựa vào các cuộc nghiên cứu khoa học giá trị, nhưng theo thiển ý, cũng có thể vì lý do tài chánh. Tôi được một người quen cho hay: “đóng 175 dollars để được thấy Đức Giáo Hoàng, thì không có tôi ạ!”. Ông vốn là thành viên kỳ cựu của Hội Thánh Vincent de Paul từ thập niên 1970, từng đón tiếp đợt tị nạn Việt Nam đầu tiên tới Sydney năm 1976 (Tầu Trường Xuân). Và từ ngày ấy đến tận năm 2005, nhà ông luôn dành phòng cho người tị nạn hay di dân đến từ Việt Nam.
Dù ban tổ chức WYD 2008 luôn nhấn mạnh rằng không cần phải đóng góp tài chánh vẫn được mời tham dự WYD và để chứng minh điều ấy, họ đã dành 75,000 vé miễn phí cho khách hành hương không đăng ký tham dự Thánh Lễ Khai Mạc tại Barangaroo và Thánh Lễ Bế Mạc tại trường đua Randwick, nhưng số người ngần ngại, không muốn tham dự hay tham dự một cách không ‘hồ hởi’ như những người từ các đường ngang tiến vào đường Todman, không hẳn là ít. Được cái, tuy đường Todman không được dùng làm đường đi bộ cho người hành hương, nhưng cư dân hai bên đường tỏ ra thiện cảm hơn cư dân đường Devonshire. Nhiều người vẫy tay chào đón chúng tôi, dù đêm qua, âm thanh từ trường đua có thể đã khiến họ mất ngủ ít ra cũng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Nghĩ cho cùng, đường Todman không bị chặn vây, trong khi nửa đường Devonshire bị đặt rào cản chắc chắn, đến nỗi ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Nhận ra điều ấy cũng là nhận ra thêm một thiếu sót nữa của bản thân mình. Tài liệu hướng dẫn phụng vụ chính thức của WYD dạy người hành hương cầu nguyện cho những gia hộ họ đang bước chân qua trên các nẻo đường Sydney ‘hướng về đỉnh cao thánh thiện’: “Lạy Chúa, chúng con xin Chúa chúc lành cho các gia đình chúng con đang bước chân qua. Xin Chúa giúp họ thực sự trở thành Những Căn Phòng Trên Lầu của Yêu Thương, những người bảo vệ sự sống và xây đắp nền văn hóa tình yêu” (tr.67). Tôi nhận được tài liệu này rất sớm, nhưng chỉ đọc nó hai ngày sau khi WYD kết thúc! Bởi thế, trên đường tới lui WYD khắp ngả, chưa lúc nào tôi nhớ cầu cho những người tôi góp phần làm phiền.
Đường Doncaster vào buổi sáng hôm nay đông người hơn cả buổi chiều hôm qua, dù số người ngủ đêm tại trường đua rất đông, ước lượng trên dưới 200,000 người. Lúc chúng tôi vào tới lòng chảo, rất nhiều người vẫn chưa chui ra khỏi túi ngủ, chưa tung mình khỏi chăn ấm, chưa ‘bò’ ra khỏi lều. Nhiều người khác vẫn chưa chịu đứng lên khỏi chỗ ngồi ấm áp, tiếp tục ở đó, quấn mình trong túi ngủ, chăn đắp hay những tấm giấy trang kim lóng lánh, miệng nhai những mẩu bánh mì lãnh ngày hôm trước, hay nhâm nhi ly cà phê mới mua từ một căn lều lớn phía bên ngoài lòng chảo. Nhưng không thiếu người nghiêm trang ngồi hợp ý với ca đoàn chủng viện ‘Good Shepherd’ hát kinh sáng, dưới sự chủ trì của Đức tổng giám mục Philip Wilson, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu. Vừa đi vừa nghe những giọng ca truyền cảm, hát những thánh vịnh quen thuộc của kinh nguyện ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, giữa cái lạnh ban mai của trời Sydney, lòng tôi thật thanh thoát nhẹ nhàng, y hệt những ngày còn ở Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, thập niên 1960. Hồi ấy chúng tôi hát kinh nguyện bằng tiếng La Tinh. Các thầy Chủng Viện Chúa Chiên Lành hát kinh nguyện bằng tiếng Anh. Nhưng thể loại vẫn là một: bình ca muôn thuở! Hiệu quả y hệt như nhau.
Chỉ khi bước vào khu E3, tôi mới ‘tỉnh thức’ nhận ra mình đang tham dự WYD 2008 tại trường đua Randwick, Sydney. Không khí vui nhộn lại xuất hiện trước mắt. Phần đông bà con Việt Nam còn đang ngồi trong lều hay trên tấm trải, truyện trò râm ran, nét mặt rạng rỡ. Không ai biết trong số họ, nhiều người ngủ không ngon giấc. Mà ngủ ngon làm sao được giữa cái nôn nao náo nức của hàng trăm ngàn con người tham dự một biến cố không dễ gì có được lần thứ hai. Đứng tại chỗ nhìn ra bốn phía, vẫn những lá cờ ngày hôm qua đang tung bay trong gió nhẹ. Có cả những lá cờ lạ đang phấp phới phía gần lễ đài: cùng một chiếc cán, trên thì cờ đỏ với bốn ngôi sao vàng nhỏ chầu quanh ngôi sao vàng lớn (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) mà dưới tuy cũng cờ đỏ nhưng một góc lại xanh với mặt trời trắng (thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng – Trung Hoa Quốc Gia).
Nhìn đồng hồ, mới chỉ 7 giờ 30. Để ‘giết’ thì giờ, tôi lại làm một vòng quan sát. Người từ ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào bên trong trường đua. Các dẫy toilets rất được chiếu cố vào buổi sáng mai. Vào bên trong, điều kiện vệ sinh vẫn còn rất cao. Nước vẫn tiếp tục đẩy mọi chất dơ xuống dưới lòng chậu. Phía đầu mỗi dẫy toilets đều có một hàng vòi nước mà có người không ngần ngại đến đó múc cho vào chai trữ để uống! Hình như có hơn Cologne 2005. Dù sao, các toilets lưu động đặt ở địa điểm gần Ga Horrem cũng thua xa các toilets ở đây. Điều đó cũng dễ hiểu. WYD 2005 thu hút hơn 1 triệu khách hành hương trong Thánh Lễ Bế Mạc, trong khi WYD 2008 thu hút chưa đến nửa triệu người. Trong khi ấy chi phí tổ chức WYD 2005 chỉ trên dưới 100 triệu Euro, trong khi chi phí tổ chức WYD2005, kể cả phần đóng góp của hai chính phủ tiểu bang và liên bang, lên đến gần 300 triệu dollars.
Đây đó, các nhóm Neo-cathecumenal Way, tụ tập thành vòng tròn quay vào nhau, đang say sưa ca hát. Điều đặc biệt là họ không cần chú ý tới ai khác. Họ chỉ biết say sưa ca hát, xem ra để khích lệ nhau, hơn là khích lệ hay nhằm cải đạo người khác. Phần đông họ là các nhóm người Mỹ, nhưng không thiếu các nhóm hát tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Nhưng dù là Mỹ hay Tây Ban Nha, nhiệt tình và phong cách hoàn toàn chỉ là một. Các nhóm đồng hương của tôi bằng lòng với việc trưng cờ, nên xem ra không bận tâm đến điều gì khác, kể cả ca hát. Người Đại Hàn cũng thế. Họ cũng không ca hát như những nhóm người Caucasian kia. Họ ít trương cờ hơn người đồng hương của tôi, có lẽ một phần vì lá cờ của họ sẵn có địa sở, không lưu vong như cờ của chúng tôi. Tuy nhiên ‘lòng đạo’ thì hoàn toàn giống nhau. Những ánh mắt nụ cười họ dành cho Đức Bênêđíctô XVI y hệt những ánh mắt nụ cười chúng tôi dành cho Ngài. Nó cởi mở, thoải mái và hết sức chân tình…
Khi tôi tiến gần tới khu có tấm biểu ngữ của các bạn trẻ Việt Nam đến từ Perth, thì có tin Đức Bênêđíctô XVI tới. Người ta vội chạy về phía hy vọng được thấy giáo hoàng xa của Ngài chạy qua. Tôi cũng làm như họ. Nhưng thân hình nhỏ thó và sự chậm chạp của tôi đặt tôi vào thế bất lợi so với họ. Đành đứng xa mà quay phim lúc giáo hoàng xa của Ngài tiến về phía lễ đài và dừng lại để ôm hôn các trẻ em bên đường. Đây là các thước phim rõ nhất, vì được thực hiện gần Đức Giáo Hoàng nhất, của tôi. Không như những thước phim tôi quay tại Circular Quay và đường Macquarie ngày 17. Có những cặp tình nhân bồng nhau trên vai và chạy theo giáo hoàng xa để quay phim chụp hình. Những thước phim và hình ảnh của họ chắc chắn hơn các thước phim và hình ảnh của tôi.
Thánh Lễ hôm nay có hai điều đáng chú ý: Anh Nguyễn Long, một tân tòng Việt Nam cư ngụ tại ngoại ô Sydney, được Đức Giáo Hoàng ban phép thêm sức. Đêm qua anh đã được giới thiệu với Ngài rồi. Nhưng cả hôm nay lẫn hôm qua, ống máy quay phim của WYD 2008 đã không hướng thẳng vào mặt anh. Thành thử bản thân tôi chỉ thấy loáng thoáng chiếc áo thụng lam và chiếc khăn đóng mầu đen của anh thôi. Thứ hai, trong phần lời nguyện giáo dân, một thiếu nữ với áo dài và khăn đội đầu hoàng hậu mầu đỏ, đã duyên dáng đại diện Việt Nam đọc lời nguyện xin cho các bạn trẻ thành tâm tìm kiếm thánh ý Chúa biết tin tưởng là Người không bao giờ bỏ rơi họ.
Trong bài giảng hôm nay, Đức Giáo Hoàng cho hay Lời Chúa trong Sách Công Vụ 1:8 đã ứng nghiệm rồi. Phêrô và các tông đồ đã đi đến tận cùng thế giới hồi ấy để công bố sứ điệp của Chúa Kitô và đã biến 'muôn dân' thành môn đệ Người. Giáo Hội ngày nay tiếp tục sứ vụ ấy, sứ vụ công bố các kỳ công Thiên Chúa, và mời gọi mọi dân nước, mọi con người tiếp nhận đức tin, đức cậy và sự sống mới nơi Chúa Kitô.
Ngài, trong tư cách thừa nhiệm Thánh Phêrô, hôm nay cũng đã tới “mảnh đất diệu kỳ Úc Châu này” để “củng cố các con, những người anh chị em trẻ của Cha, trong đức tin và khích lệ các con mở rộng tâm hồn ra đón nhận sức mạnh Thần Khí Chúa Kitô và sự phong phú trong các ơn phúc của Người. Cha cầu xin cho cuộc tụ tập vĩ đại này, cuộc tụ tập đã hiệp nhất người trẻ ‘khắp các quốc gia dưới gầm trời’ (Cv 2:5) này trở thành một Phòng Trên Lầu mới. Chớ chi lửa tình yêu Chúa ngự xuống tràn trề trong tâm hồn các con, kết hiệp các con ngày một trọn vẹn hơn với Chúa và với Giáo Hội của Người và sai các con đi như một thế hệ tông đồ mới, để đem thế giới về cho Chúa Kitô!”.
Rồi, sau khi đặt câu hỏi: Sức mạnh Chúa Thánh Thần là gì? Đức Giáo Hoàng trả lời: “đó chính là sức mạnh của sự sống Thiên Chúa. Đó chính là sức mạnh của cùng một Thần Khí từng là là trên nước ở buổi hừng đông của sáng thế và cũng là Đấng, đến thời viên mãn, đã phục sinh Chúa Giêsu từ cõi chết. Đó chính là sức mạnh hướng chúng ta, hướng thế giới về ngày Nước Thiên Chúa xuất hiện…Là nguồn sự sống mới của ta trong Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần cũng là linh hồn của Giáo Hội, là tình yêu kết hiệp ta với Chúa Kitô và với nhau, và là ánh sáng mở mắt để ta nhìn thấy mọi kỳ diệu của ơn thánh Chúa quanh ta”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng tại Úc Châu, cái ‘mảnh đất vĩ đại ở phương nam của Chúa Thánh Thần’ này, mọi người chúng ta đều cảm nhận được sự hiện diện và sức mạnh khó quên của Người trong vẻ đẹp huy hoàng của thiên nhiên và trong cuộc tụ tập vĩ đại của giới trẻ hoàn cầu giữa lòng Giáo Hội.
Ngài cho hay: “Sức mạnh Chúa Thánh Thần không ngừng đổ đầy sức sống vào lòng Giáo Hội. Qua ơn thánh bí tích, sức mạnh ấy cũng tuôn chẩy rất sâu vào lòng ta, giống dòng sông ngầm luôn dưỡng nuôi thần trí ta và dẫn đưa ta mỗi ngày một gần hơn nguồn suối sự sống đích thực là chính Chúa Kitô… Tuy nhiên, sức mạnh này, tức ơn Chúa Thánh Thần, không phải là điều ta đáng công hay tự mình đạt được, mà là một quà phúc thuần túy. Tình yêu Thiên Chúa chỉ tuôn trào sức mạnh ra khi có thể thay đổi được chúng ta từ bên trong. Ta phải để tình yêu ấy đột phá qua lớp vỏ cứng ngắc của dửng dưng, của mỏi mệt tinh thần, của mù quáng tuân theo tinh thần thế gian”.
Theo Đức Thánh Cha, chính vì lẽ trên, ta cần cầu nguyện. “Cầu nguyện hàng ngày, cầu nguyện riêng trong cõi thinh lặng của tâm hồn và trước Bí Tích Cực Thánh, và cầu nguyện theo phụng vụ trong lòng Giáo Hội. Cầu nguyện là thuần túy tiếp nhận ơn thánh Chúa, tiếp nhận tình yêu đang hành động, là hiệp thông với Chúa Thánh Thần đang cư ngụ trong ta, đang hướng dẫn ta, qua Chúa Kitô và trong Giáo Hội, tới Cha chúng ta ở trên trời. Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu luôn hiện diện trong tâm hồn ta, im lặng chờ đợi ta ở thinh lặng với Người, lắng nghe tiếng nói của Người, ở lại trong tình yêu của Người, và nhận lấy “sức mạnh từ trên cao” giúp ta thành muối và ánh sáng cho thế gian.
Sau khi nhắc lại gương sáng các vị thánh quan thầy của WYD 2008 như Chân phúc Mary MacKillop, thánh Peter Chanel, Chân phúc Peter To Rot và các vị khác, Đức Giáo Hoàng đặt câu hỏi: “Các bạn trẻ thân mến, Cha xin hỏi các con một câu: Các con để lại cho thế hệ nối tiếp các con điều gì? Các con có đang xây dựng cuộc sống các con trên các nền tảng vững chắc, xây dựng một điều gì đó bền lâu không? Các con có đang sống một cuộc sống biết mở toang không gian cho Chúa Thánh Thần giữa một thế giới chỉ muốn quên Chúa đi, có khi còn bác bỏ Người nhân danh thứ tự do sai lầm nữa không? …”.
Và Ngài nói tiếp: “sức mạnh Chúa Thánh Thần không phải chỉ soi sáng và an ủi ta. Nó còn chỉ cho ta biết tương lai, đến ngày Nước Chúa đến”. Ngày ấy cho ta một viễn tượng tươi đẹp xiết bao về một nhân loại được cứu chuộc và canh tân, ngày đảm bảo hy vọng và giải thoát khỏi mọi sự làm ta nghèo nàn. Nó đem ánh sáng lại cho người mù, nó giải phóng người bị áp bức và tạo nên hiệp nhất trong và qua đa dạng (xem Lc 4:18-19; Is 61:1-2).
Ngài cho hay: được Thần Khí ban sức mạnh, “một thế hệ Kitô hữu mới được mời gọi xây đắp một thế giới trong đó hồng ơn sự sống của Chúa được chào đón, được kính trọng và trân qúy, chứ không bị rẫy bỏ, sợ sệt và hủy hoại”. Đó là “một thời đại mới trong đó, tình yêu không tham lam hay vị kỷ, mà trong trắng, tín trung và thực sự tự do, cởi mở với người khác, kính trọng phẩm giá họ, mưu cầu cái tốt cho họ, tỏa chiếu niềm vui và cái đẹp. Một thời đại mới trong đó hy vọng giải thoát ta khỏi nông cạn, lãnh cảm và loay hoay với chính mình tức những điều chỉ làm chết linh hồn ta và tẩm độc mọi mối liên hệ của ta. Các bạn trẻ thân mến, Chúa đang mời gọi các con làm tiên tri của thời đại mới ấy, làm sứ giả tình yêu của Người, lôi kéo mọi người về với Chúa Cha và xây đắp một tương lai đầy hy vọng cho toàn thể nhân loại.
“ Thế giới đang cần sự canh tân ấy! Trong rất nhiều xã hội của ta, cạnh sự thịnh vượng vật chất, một sa mạc thiêng liêng đang lan rộng: một hoang địa nội tâm, một nỗi sợ không tên, một cảm thức âm thầm thất vọng. Biết bao những người đồng thời với chúng ta đang xây đắp nên những bể chứa rạn nứt và trống không (xem Gêrêmia 2:13) trong một kiếm tìm ý nghĩa đầy vô vọng, ý nghĩa tối hậu mà chỉ tình yêu mới mang tới được? Sự canh tân kia chính là ơn phúc vĩ đại có tính giải phóng do Phúc âm đem tới: nó cho thấy phẩm giá làm đàn ông đàn bà của chúng ta, đã được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Nó cho thấy ơn gọi cao cả của nhân loại, một ơn gọi phải được hoàn tất trong tình yêu…
“Giáo Hội cũng cần sự canh tân ấy! Giáo Hội cần đức tin của các con, lý tưởng của các con và lòng đại lượng của các con, ngõ hầu Giáo Hội được trẻ trung mãi trong Chúa Thánh Thần (cf. Lumen Gentium, 4)!... Giáo Hội đặc biệt cần tài năng của người trẻ, của mọi người trẻ. Giáo Hội cần lớn lên trong sức mạnh Chúa Thánh Thần, Đấng ngay lúc này đây đang ban hân hoan cho tuổi trẻ các con và linh hứng để các con phục vụ Chúa trong niềm vui. Các con hãy mở cửa lòng cho sức mạnh ấy! Cha ngỏ lời yêu cầu này cách đặc biệt tới những ai trong các con đang được Chúa kêu gọi vào chức linh mục và đời sống tận hiến. Đừng sợ thưa ‘vâng’ với Chúa Giêsu, đừng sợ đi tìm niềm vui của các con trong việc thực thi ý Người, hãy hiến toàn thân mà mưu cầu thánh thiện và dùng mọi tài năng của các con mà phục vụ người khác”
Sau khi nói qua đến ý nghĩa Phép Thêm Sức mà Ngài sắp sửa ban cho một số người trẻ, Đức Giáo Hoàng kết luận: “Xin Chúa Thánh Thần đổ dư thừa ơn phúc của Người xuống mọi người đang hiện diện nơi đây, xuống thành phố Sydney này, xuống mảnh đất Úc Châu này và mọi người dân của nó! Xin cho mỗi người chúng ta được đổi mới trong tinh thần khôn ngoan và thông hiểu, tinh thần lo liệu và can đảm, tinh thần suy biết và đạo đức, tinh thần kính sợ Thiên Nhan Chúa. Nhờ lời cầu bầu đầy yêu thương của Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, xin cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 này được cảm nhận như một Phòng Trên Lầu mới, từ đó, mọi người chúng ta, bùng cháy lửa và tình yêu Chúa Thánh Thần, lên đường ra đi công bố Chúa Phục Sinh và lôi kéo mọi tâm hồn về cho Người! Amen”.
Trong Kinh Truyền Tin sau đó, Đức Giáo Hoàng cho người trẻ thấy Đức Mẹ cũng đã trải qua nhiều giây phút âu lo trước tương lai, nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Người đã can đảm thưa vâng với Thiên Chúa. Cuộc đời Đức Mẹ sau đó còn đầy rẫy chiến đấu: lời tiên tri của Simeon, Chúa Giêsu lúc 12 tuổi, rồi lúc ra đi thi hành sứ vụ công khai, rồi chịu đóng đinh và chết ‘tủi nhục’ dưới mắt phàm trần… Người đã vượt qua, luôn trung thành với lời xin vâng kia. Đức Giáo Hoàng khuyên người trẻ cũng trung thành với lời thưa vâng của họ đối với tình bạn của Chúa Giêsu.
Rồi Đức Giáo Hoàng nói lời từ biệt: “Đã đến giờ để cha nói lời từ biệt hay đúng hơn arrivederci (tái ngộ)! Cha cám ơn sự tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 của các con, tại đây tại Sydney này, và mong gặp lại các con trong ba năm tới. Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 sẽ xẩy ra tại Madrid, Tây Ban Nha”.
Khỏi nói cũng đủ thấy bạn trẻ Tây Ban Nha hân hoan ra sao. Màn hình đại vĩ tuyến cho thấy nhiều hình ảnh về Tây Ban Nha và các bạn trẻ của họ vẫy cờ hạnh phúc. Có điều, tuy màn hình vĩ đại chỉ cho thấy một mầu cờ Tây Ban Nha, nhưng bên cạnh tôi, một lá cờ khác cũng đang ngạo nghễ tung bay và vẫn tự hào là cờ Tây Ban Nha hay ít nhất cũng là một lá cờ đang đổ máu khá nhiều người cùng đang hiện diện trên một mảnh đất ấy. Điều này làm tôi nhớ đến cố hương mình, dù hoàn cảnh hai nơi có chút khác. Tôi nhận lá cờ Việt Nam Tự Do là lá cờ của mình và chắc chắn mãi mãi là lá cờ của mình và tôi hãnh diện trương lá cờ ấy bất cứ nơi nào có thể để nói lên sự hiện diện của mình, để người khác nhận diện ra mình. Chỉ đơn giản có thế. Tôi không chịu bất cứ ai đả kích lá cờ của tôi. Nhưng tôi cũng không đồng ý với một số bạn bè không chấp nhận cho người khác dùng lá cờ khác để chứng tỏ sự hiện diện của họ. Trong WYD, một biến cố hoàn toàn tôn giáo, có tầm cỡ quốc tế, một biến cố, như lời Đức Bênêđíctô, quy tụ người ‘muôn dân nước dưới gầm trời’ không ai ngăn cấm tôi quyền cho người khác thấy sự hiện diện của tôi, của những người cùng thân phận như tôi. Tôi có quyền ấy, thì người khác cũng nên được quyền như thế. Buồn thay, thực tế lại chưa được như vậy.
Niềm vui của các bạn trẻ Tây Ban Nha tại Sydney năm 2008 chắc cũng giống các bạn trẻ Úc tại Cologne năm 2005 khi nghe Đức Bênêđíctô XVI công bố Sydney sẽ là nơi tổ chức WYD. Tôi không so sánh được, vì năm ấy, tôi bỏ Marienfeld trước khi Thánh Lễ Bế Mạc kết thúc, sợ bị kẹt lưu thông khi một lúc cả hàng triệu người tuôn ra đón xe. Sự tính toán của tôi hoàn toàn thất bại, vì nhiều người cũng tính như tôi. Ga Horem lại chỉ có hai platforms, một đi một về, nên gần như 20 phút mới có một chuyến xe lửa 7, 8 toa. Khiến cho khối người vĩ đại mỗi lúc một vĩ đại hơn, chen lấn nhau ở cổng Ga. Tôi kẹt cứng giữa mấy mê-sơ (mes soeurs) người Mauritius trang bị cùng mình đủ cả chiếu chăn trước ngực túi ngủ sau lưng. Mỗi lần các vị xoay người là tôi đến nghạt thở và đau điếng cả người. Phải sau hai giờ chờ đợi, tôi mới lên được xe lửa về lại Dusseldorf.
Lần này, tôi ung dung ở lại cho đến lúc Đức Giáo Hoàng chúc lành sau cùng và sau đó, nhẩn nha tiến ra Doncaster tìm đường về Ga Green Square. Vận tốc có lúc như rùa, nhất là ở ngoài cổng 21, đầu đường Doncaster, nhưng đoàn người không bao giờ đứng yên một chỗ, họ cứ thế chuyển dịch về phía trước và gần tới ngã ba Todman, thì vận tốc đã hết của rùa rồi. Chúng tôi tính tiến thêm chút nữa để vào Todman, thì nghe loa phóng thanh cho hay: có sẵn xe buýt chở qúy vị về Ga Trung Ương. Bèn theo đoàn người tiến về phía hàng xe búyt chờ sẵn ngoài kia. Hỏi kỹ thì quả xe búyt ấy sẵn sàng chở mình về Ga Town Hall, chứ không phải chỉ chở người khuyết tật như tài liệu hướng dẫn của Cơ Quan Điều Hợp WYD của Chính Phủ Tiểu Bang. Tin vào sách nhiều khi thiệt hại cùng mình là thế! Hàng trăm chiếc xe búyt chờ sẵn để nhẹ gánh đi bộ cho người hành hương. Tuy nhiên, nhiều người hành hương vẫn thích đi bộ hơn. Và cuộc đi bộ của họ trở lại trung tâm thành phố quả đã biến thành phố này thành thành phố hành hương của thế kỷ 21 đầy mầu sắc và niềm vui.
Sự thành công của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney là điều không ai chối cãi được. Đến độ ngay cả Hội Nài Ngựa Úc cũng phải nhìn nhận khi cho rằng đường đua của ngựa tại Randwick hầu như nguyên vẹn! Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất của WYD xẩy ra ngay bên cạnh tôi trong hai ngày cuối tuần ở trường đua Randwick: người thanh niên, thay vì hòa mình vào cái vui của mọi người chung quanh, hình như lại chỉ quan tâm đến chính mình. Anh ta đi với mẹ. Người mẹ luôn miệng cười nói, truyện trò với người chung quanh. Còn anh, anh chỉ hoặc đọc sách, hoặc ngồi suy nghĩ, cùng lắm, nói nhỏ với mẹ. Anh không ghét bỏ ai. Ai hỏi truyện, anh vẫn vui vẻ trả lời. Có điều anh như có một thế giới riêng, cái thế giới hình như anh đang cố phấn đấu để thoát ra ngoài, mà không được. Người ta kể lại có lúc anh đã thoát được. Như người Con Hoang Đàng được Đức Bênêđíctô dùng hình ảnh nói với các thanh niên ‘cựu’ bụi đời Ngài gặp ngày 18 tháng Bẩy tại Nhà Thờ Thánh Tâm ở Darlinghurst. Nhưng rồi anh lại rơi trở lại ‘đường cũ’. Nhìn anh chăm chú, mắt nhắm, đắm mình vào cầu nguyện mà quên hết những gì đang xẩy ra chung quanh bởi hơn 300,000 con người náo nức, tôi nhớ đến thầy tôi: cũng một lối ngồi trên chiếu nhà thờ miền quê ngày xưa, nhắm mắt cầu nguyện. Để rồi ngày hôm sau, lại tài bàn sóc đĩa, 18 năm không xưng tội rước lễ! Càng thất bại, hình như thầy càng bám víu lấy Sức Mạnh Vô Hình hơn. Thầy dạy tôi bài học ấy. Và tôi cám ơn thầy, ngoài việc đã ban cho tôi thân xác, còn ban cho tôi một niềm tin như thế. Tôi cũng muốn tôn người thanh niên bên cạnh ở trường đua Randwick làm thầy mình.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
Lời sau:
Ngày 30 tháng Bẩy, trước khi bác Anne-Marie Trần trở lại Hawai, tôi đưa bác qua Manly bằng phà. Bác là người sau cùng của nhóm rời Sydney, mặc dù bác là người xa lạ nhất đối với gia đình tôi trước WYD 2008. Trước nhất để chụp một tấm hình với bác trên nền phía lưng Nhà Hát Con Sò, sau là để chỉ cho bác tòa nhà trước đây là Chủng Viện Thánh Patrick, nơi đào tạo rất nhiều thế hệ linh mục cho Giáo Hội Úc, nhưng nay đã được dùng làm trường dạy về quản trị việc tiếp khách (hospitality). Trở lại Circular Quay, tôi lại lấy phà khác đưa bác tới Darling Harbour. Tôi chỉ cho bác nơi đã được dùng để cử hành Thánh Lễ Khai Mạc và đón đức Bênêđíctô XVI với sự tham dự hết sức nồng nhiệt và sốt sắng của hơn 150,000 bạn trẻ, giờ đây chỉ còn là bãi đất mênh mông ngổn ngang máy móc, rào cản. Bác Anne-Marie hình như muốn đọc cho tôi nghe câu thơ của Nữ Sĩ Thanh Quan: nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Hy vọng tịch dương ỏ Barangaroo sẽ là hừng đông ở hơn 168 quốc gia khác từng gửi đại biểu tới Sydney dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008.
Tủ Sách Công Giáo Tháng 8/2008
Anthony Lê
09:41 04/08/2008
Tủ Sách Công Giáo Tháng 8/2008
Đôi dòng khai mở.......Nhằm mục đích giới thiệu những cuốn sách hay và đáng đọc trong từng tháng, người dịch xin giới thiệu bài viết này, vốn hoàn toàn được trích từ Catholic Digest số ra tháng 8/2008 ở trang 73 để Quý vị tiện theo dõi.
Sách 1: Sử Kiện về Chúa Giêsu Dành Cho Những Người Mới Bắt Đầu (The Historical Jesus For Dummies). Tác giả: Catherine M. Murphy. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Wiley Publishing.
Rất nhiều người đã cố nhìn qua bề mặt ở dưới của những cuốn sách Phúc Âm nói về đức tin để có một cái nhìn mang tính lịch sử về Chúa Giêsu trong thời đại và nơi chốn của Ngài. Cuộc kiếm tìm này vẫn còn tiếp tục mãi cho đến ngày nay, khi nhiều chương trình phóng sự trên truyền hình và đôi lúc những bài báo cáo mang tính đầy ngờ vực đã được thực hiện nên. Thế cuộc kiếm tìm này là về điều gì vậy? Cô Murphy giải thích rất rõ và dễ hiểu bằng chính ngôn ngữ đời thường. Bất kỳ độc giả nào thích thú vào Thánh Kinh – hay về những kiểu tranh luận mang tính đương đại về vấn đề này – sẽ tìm thấy cuốn sách này rất lôi cuốn và hữu dụng.
Sách 2: Cùng Loại Khác Biệt Như Tôi (Same Kind of Difference As Me). Các Tác giả: Ron Hall và Denver Moore. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Thomas Nelson.
Bằng chính giọng nói của riêng họ, Hall và Moore kể về câu chuyện tình bạn hơi lạ kỳ của họ. Hall chính là một nhà buôn nghệ thuật cao cấp và Moore lại là một người vô gia cư, một kẻ nô lệ trong thời hiện đại khi cả hai trở thành bạn bè của nhau, từ đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của nhau theo những cách hết sức phi thường.
Sách 3: Nhận Dạng Sai Lầm: Hai Gia Đình, Một Người Sống Sót, Một Niềm Hy Vọng Kiên Vững (Mistaken Identity: Two Families, One Survivor, Unwavering Hope). Các Tác Giả: Don và Susie Van Ryn; Newell, Colleen và Whitney Cerak; cùng với Mark Tabb. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Howard/Simon & Schuster.
5 sinh viên của trường Đại Học Taylor đã bị thiệt mạng trong một tai nạn xe bus thảm khốc. Một người phụ nữ trẻ, bị thương rất nặng, đã sống sót. Đây chính là một câu chuyện có thật rất hấp dẫn của gia đình Van Ryn, vốn luôn đứng cạnh bên giường của con gái họ là Laura; và gia đình Cerak, vốn đang than khóc cho việc mất đi đứa con gái tên là Whitney, mãi cho đến 5 tuần sau, sự việc được khám phá ra là sự nhầm lẫn.
Sách 4: Những Lá Thư Dấu Kín (Hidden Letters). Được Chú Giải bởi: Deborah Slier và Ian Shine. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Star Bright Books.
Cuốn sách kể về cuộc đời của một chàng Hòa Lan gốc Do Thái, bằng cách lục lọi qua các thư từ của mình, vốn đã bị dấu nhẹm đi trên một trần nhà trong khi phá đổ đi một tòa căn hộ ở Amsterdam.
Đó chính là những cuốn sách hay và đáng đọc trong tháng 8/2008. Hẹn gặp lại Quý vị vào tháng 09/2008.
Đôi dòng khai mở.......Nhằm mục đích giới thiệu những cuốn sách hay và đáng đọc trong từng tháng, người dịch xin giới thiệu bài viết này, vốn hoàn toàn được trích từ Catholic Digest số ra tháng 8/2008 ở trang 73 để Quý vị tiện theo dõi.
Rất nhiều người đã cố nhìn qua bề mặt ở dưới của những cuốn sách Phúc Âm nói về đức tin để có một cái nhìn mang tính lịch sử về Chúa Giêsu trong thời đại và nơi chốn của Ngài. Cuộc kiếm tìm này vẫn còn tiếp tục mãi cho đến ngày nay, khi nhiều chương trình phóng sự trên truyền hình và đôi lúc những bài báo cáo mang tính đầy ngờ vực đã được thực hiện nên. Thế cuộc kiếm tìm này là về điều gì vậy? Cô Murphy giải thích rất rõ và dễ hiểu bằng chính ngôn ngữ đời thường. Bất kỳ độc giả nào thích thú vào Thánh Kinh – hay về những kiểu tranh luận mang tính đương đại về vấn đề này – sẽ tìm thấy cuốn sách này rất lôi cuốn và hữu dụng.
Sách 2: Cùng Loại Khác Biệt Như Tôi (Same Kind of Difference As Me). Các Tác giả: Ron Hall và Denver Moore. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Thomas Nelson.
Bằng chính giọng nói của riêng họ, Hall và Moore kể về câu chuyện tình bạn hơi lạ kỳ của họ. Hall chính là một nhà buôn nghệ thuật cao cấp và Moore lại là một người vô gia cư, một kẻ nô lệ trong thời hiện đại khi cả hai trở thành bạn bè của nhau, từ đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của nhau theo những cách hết sức phi thường.
Sách 3: Nhận Dạng Sai Lầm: Hai Gia Đình, Một Người Sống Sót, Một Niềm Hy Vọng Kiên Vững (Mistaken Identity: Two Families, One Survivor, Unwavering Hope). Các Tác Giả: Don và Susie Van Ryn; Newell, Colleen và Whitney Cerak; cùng với Mark Tabb. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Howard/Simon & Schuster.
5 sinh viên của trường Đại Học Taylor đã bị thiệt mạng trong một tai nạn xe bus thảm khốc. Một người phụ nữ trẻ, bị thương rất nặng, đã sống sót. Đây chính là một câu chuyện có thật rất hấp dẫn của gia đình Van Ryn, vốn luôn đứng cạnh bên giường của con gái họ là Laura; và gia đình Cerak, vốn đang than khóc cho việc mất đi đứa con gái tên là Whitney, mãi cho đến 5 tuần sau, sự việc được khám phá ra là sự nhầm lẫn.
Sách 4: Những Lá Thư Dấu Kín (Hidden Letters). Được Chú Giải bởi: Deborah Slier và Ian Shine. Sách được xuất bản bởi Nhà Sách Star Bright Books.
Cuốn sách kể về cuộc đời của một chàng Hòa Lan gốc Do Thái, bằng cách lục lọi qua các thư từ của mình, vốn đã bị dấu nhẹm đi trên một trần nhà trong khi phá đổ đi một tòa căn hộ ở Amsterdam.
Đó chính là những cuốn sách hay và đáng đọc trong tháng 8/2008. Hẹn gặp lại Quý vị vào tháng 09/2008.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mặt Đời
Trầm Tĩnh Nguyện
00:12 04/08/2008
MẶT ĐỜI
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt Nam.
Niềm vui cũng có muôn vàn niềm vui.
Mỗi người, riêng một nét đời.
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền