Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy Tỉnh Thức Cái Tâm
Tuyết Mai
08:42 04/08/2010
"Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy. Các con hãy hiểu biết điều này là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến". (Lc 12, 35-40).
Lời Thầy dậy thì như khuôn vàng thước ngọc, chúng con cố gắng xin nghe theo, nhưng khó lắm lậy Thầy ơi! Chẳng phải chúng con cần phải mê muội, mê đắm tiền, tài, quyền lực, danh lợi, hay dục vọng, nhưng là những chuyện đụng chạm nhau vì lời qua tiếng lại của chúng con hằng ngày đây cũng đủ làm cho chúng con mất linh hồn của mình rồi, lậy Thầy! Quả lời nói xách mé, một câu nó trở thành 10 nghĩa, trịnh thượng làm oai hách dịch, thì nghe nó nặng lắm không chịu được! Ai cho ai cái quyền trên ai thế hở Thầy? Vì họ có tiền ư!? Họ có oai và quyền thế là nhờ họ có chức ư!? Họ là director, manager, supervisor, lead, trong một hãng xưởng ư!? Tất cả chỉ là danh xưng, sao họ lên đời và lối thế? Coi trời bằng vung? Với cái chức của họ, đã giúp họ làm bao nhiêu điều thất đức. Thất đức từ cái lời ăn tiếng nói của họ, nghe chói tai không chịu được. Sao gọi là thất đức trong lời ăn tiếng nói? Thưa là vì lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vui lòng nhau? Nhưng không, một lời nói chẳng những không vui lòng nhau mà lại trở thành gây thù gây oán, ghét bỏ, khinh bỉ, khinh rẻ, vì một người có đức độ trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, sẽ biết thích nghi dùng lời lẽ để trách nhẹ hay sửa đổi cho nhau. Có cao quyền chức trọng chưa chắc đã là người có giáo dục phải không thưa anh chị em?.
Bởi lẽ sao Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng người giầu có khó vào Nước Thiên Đàng là vậy! Vì người giầu có thường có những cư xử rất là khiếm nhã không nói là rất tồi. Vô tâm, vô tri, vô liêm xỉ, và mọi cái đều là vô hết. Những người giầu có nầy thì quả khó mà vào Nước Thiên Đàng lắm lắm! Có phải ở đời làm con cái Chúa có thể làm giầu cho mình và linh hồn của mình, rất nhiều ở lời ăn tiếng nói hay không?. Vâng, thưa nhiều lắm chứ! Lời ăn tiếng nói có đức độ giúp cho biết bao nhiêu người, trở lại đạo, theo đạo, đang buồn biến thành vui, đang căng thẳng biến thành anh bình, đang đau khổ biết chịu đựng và hướng về những con người còn tang thương hơn mình để thấy rằng Tình Yêu Thiên Chúa bao la, gần chết biết tìm kiếm khát khao Nước Trời mà không một sợ hãi khi phải đối mặt với cái chết cận kề, và v.v.v.......
Trong cuộc sống hằng ngày thì ai ai chẳng phải trải qua hỉ, nộ, ái, ố, nhưng sự khác biệt giữa Nước Trời và Hỏa Ngục là do cái miệng ác độc hay nhân lành của chúng ta gây ra. Có người bảo rằng à anh đó khẩu xà mà tâm phật, hay khẩu phật mà tâm xà, cũng đúng lắm! Nhưng cũng hiếm, chứ chuyện thường tình thì người nào mà có cái miệng dữ giằn thì cái tâm của họ cũng giống thế mà thôi! Cách nói trên chỉ là viện cớ.
Vì chúng ta không để ý đấy thôi! Chứ lời ăn tiếng nói của chúng ta nó chứa đựng biết bao nhiêu sự gian ác trong đó! Bởi mới có câu giết người không cần gươm đao, không cần tốn một viên đạn, mà người ta vẫn chết. Chết uất ức tức tưởi vì lời nói nghe thật phũ phàng và đầy vô ơn bội nghĩa của những người con tặng cho cha mẹ mình. Vợ chồng tặng cho nhau bao nhiêu lời cay đắng sau nhiều năm ăn ở với nhau, nay không còn một chút tình nghĩa. Chết đứng vì những lời nhục mạ, tố cáo, lên án, kết án gian của con người tặng cho con người. Và còn nhiều nhiều nữa! Và đây chỉ mới là những lời độc địa từ lòng người mà ra, chứ chưa kể đến những việc làm gian ác vô cùng độc địa, dẫn đưa nhau đến chỗ giệt cả giống nòi, mà không hiểu rằng khi mình giệt người thì mình cũng không còn sống nổi???.
Lời Thầy dậy chúng ta tuần này là hãy luôn sống trong tỉnh thức, mà muốn tỉnh thức trong ơn nghĩa Chúa, trước là phải tu tâm thì mới được. Có tu tâm thì dù Chúa ban cho chúng ta cuộc sống ngày lại ngày như thế nào, đủ ăn đủ mặc, dư giả, khá giả, và giầu có thì cũng tốt lành, cũng phước hạnh, cũng được Chúa ban thưởng cho Nước Trời. Chứ cái tâm cũng không có thì giầu nghèo gì cũng như nhau mà thôi! Cái tâm không có thì một lời nói ra cũng giống như con rắn độc vậy! Mà rắn độc thì nọc của nó rất độc. Rắn thì tượng trưng cho ma quỷ. Mà nọc độc của rắn thì nó cho tất cả chúng ta cái chết không êm ả chút nào. Nói thì dễ, nhưng muốn sống tỉnh thức theo đường lối của Chúa không dễ gì mà theo cho được. Muốn được, chúng ta phải siêng năng cầu nguyện như Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Cha của Ngài, để Cha sẽ ban cho tất cả chúng ta ơn Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta luôn sống tốt lành theo Thánh Ý Chúa, dưới đất cũng như trên Trời. Tôn sùng thờ phượng một Thiên Chúa và yêu người như yêu mình. Amen.
Lời Thầy dậy thì như khuôn vàng thước ngọc, chúng con cố gắng xin nghe theo, nhưng khó lắm lậy Thầy ơi! Chẳng phải chúng con cần phải mê muội, mê đắm tiền, tài, quyền lực, danh lợi, hay dục vọng, nhưng là những chuyện đụng chạm nhau vì lời qua tiếng lại của chúng con hằng ngày đây cũng đủ làm cho chúng con mất linh hồn của mình rồi, lậy Thầy! Quả lời nói xách mé, một câu nó trở thành 10 nghĩa, trịnh thượng làm oai hách dịch, thì nghe nó nặng lắm không chịu được! Ai cho ai cái quyền trên ai thế hở Thầy? Vì họ có tiền ư!? Họ có oai và quyền thế là nhờ họ có chức ư!? Họ là director, manager, supervisor, lead, trong một hãng xưởng ư!? Tất cả chỉ là danh xưng, sao họ lên đời và lối thế? Coi trời bằng vung? Với cái chức của họ, đã giúp họ làm bao nhiêu điều thất đức. Thất đức từ cái lời ăn tiếng nói của họ, nghe chói tai không chịu được. Sao gọi là thất đức trong lời ăn tiếng nói? Thưa là vì lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vui lòng nhau? Nhưng không, một lời nói chẳng những không vui lòng nhau mà lại trở thành gây thù gây oán, ghét bỏ, khinh bỉ, khinh rẻ, vì một người có đức độ trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, sẽ biết thích nghi dùng lời lẽ để trách nhẹ hay sửa đổi cho nhau. Có cao quyền chức trọng chưa chắc đã là người có giáo dục phải không thưa anh chị em?.
Bởi lẽ sao Chúa Giêsu dậy chúng ta rằng người giầu có khó vào Nước Thiên Đàng là vậy! Vì người giầu có thường có những cư xử rất là khiếm nhã không nói là rất tồi. Vô tâm, vô tri, vô liêm xỉ, và mọi cái đều là vô hết. Những người giầu có nầy thì quả khó mà vào Nước Thiên Đàng lắm lắm! Có phải ở đời làm con cái Chúa có thể làm giầu cho mình và linh hồn của mình, rất nhiều ở lời ăn tiếng nói hay không?. Vâng, thưa nhiều lắm chứ! Lời ăn tiếng nói có đức độ giúp cho biết bao nhiêu người, trở lại đạo, theo đạo, đang buồn biến thành vui, đang căng thẳng biến thành anh bình, đang đau khổ biết chịu đựng và hướng về những con người còn tang thương hơn mình để thấy rằng Tình Yêu Thiên Chúa bao la, gần chết biết tìm kiếm khát khao Nước Trời mà không một sợ hãi khi phải đối mặt với cái chết cận kề, và v.v.v.......
Trong cuộc sống hằng ngày thì ai ai chẳng phải trải qua hỉ, nộ, ái, ố, nhưng sự khác biệt giữa Nước Trời và Hỏa Ngục là do cái miệng ác độc hay nhân lành của chúng ta gây ra. Có người bảo rằng à anh đó khẩu xà mà tâm phật, hay khẩu phật mà tâm xà, cũng đúng lắm! Nhưng cũng hiếm, chứ chuyện thường tình thì người nào mà có cái miệng dữ giằn thì cái tâm của họ cũng giống thế mà thôi! Cách nói trên chỉ là viện cớ.
Vì chúng ta không để ý đấy thôi! Chứ lời ăn tiếng nói của chúng ta nó chứa đựng biết bao nhiêu sự gian ác trong đó! Bởi mới có câu giết người không cần gươm đao, không cần tốn một viên đạn, mà người ta vẫn chết. Chết uất ức tức tưởi vì lời nói nghe thật phũ phàng và đầy vô ơn bội nghĩa của những người con tặng cho cha mẹ mình. Vợ chồng tặng cho nhau bao nhiêu lời cay đắng sau nhiều năm ăn ở với nhau, nay không còn một chút tình nghĩa. Chết đứng vì những lời nhục mạ, tố cáo, lên án, kết án gian của con người tặng cho con người. Và còn nhiều nhiều nữa! Và đây chỉ mới là những lời độc địa từ lòng người mà ra, chứ chưa kể đến những việc làm gian ác vô cùng độc địa, dẫn đưa nhau đến chỗ giệt cả giống nòi, mà không hiểu rằng khi mình giệt người thì mình cũng không còn sống nổi???.
Lời Thầy dậy chúng ta tuần này là hãy luôn sống trong tỉnh thức, mà muốn tỉnh thức trong ơn nghĩa Chúa, trước là phải tu tâm thì mới được. Có tu tâm thì dù Chúa ban cho chúng ta cuộc sống ngày lại ngày như thế nào, đủ ăn đủ mặc, dư giả, khá giả, và giầu có thì cũng tốt lành, cũng phước hạnh, cũng được Chúa ban thưởng cho Nước Trời. Chứ cái tâm cũng không có thì giầu nghèo gì cũng như nhau mà thôi! Cái tâm không có thì một lời nói ra cũng giống như con rắn độc vậy! Mà rắn độc thì nọc của nó rất độc. Rắn thì tượng trưng cho ma quỷ. Mà nọc độc của rắn thì nó cho tất cả chúng ta cái chết không êm ả chút nào. Nói thì dễ, nhưng muốn sống tỉnh thức theo đường lối của Chúa không dễ gì mà theo cho được. Muốn được, chúng ta phải siêng năng cầu nguyện như Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Cha của Ngài, để Cha sẽ ban cho tất cả chúng ta ơn Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta luôn sống tốt lành theo Thánh Ý Chúa, dưới đất cũng như trên Trời. Tôn sùng thờ phượng một Thiên Chúa và yêu người như yêu mình. Amen.
Thực Hành Điều Răn Thứ Mười
Phó tế GB. Maria Nguyễn Định
16:41 04/08/2010
Đôi khi tôi thắc mắc tại sao Thiên Chúa không liệt kê Mười Điều Răn theo thứ tự ngược lại, vì điều răn thứ mười có liên quan với tội lỗi đầu tiên của nhân loại là “ham muốn”.
1- Tội của bà Evà không chỉ là vì muốn một mẩu trái cây; mà là muốn có tri thức theo như Xatan cho bà biết, là làm cho bà giống Đức Chúa Trời. (St 3, 5). Lòng tham của bà Evà khiến bà vi phạm cả điều răn thứ nhất lẫn thứ điều răn thứ mười, mà Đức Chúa ban cho Môsê sau này.
2- Khi không tham lam, bạn loại được nhiều lý do khiến mình bất tuân các mệnh lệnh khác. Vì muốn đều không thuộc về mình, bạn nói dối, trộm cắp, ngoại tình, giết người, và không tôn trọng cha mẹ. Bạn không chịu nghỉ ngơi vì chưa đạt được điều mình qua sáu ngày làm việc. Bạn còn lợi lạm dụng danh Chúa để biện minh cho việc mình làm, và biến của cải cùng những mối liên hệ thành thần tượng, vì không muốn hoàn toàn tin cậy nơi Chúa.
3- Tôi gặp khó khăn khi giải quyết những tội không liên quan tới sự tham lam. Tuy nhiên vì tội tham lam ở được xếp vào điều răn thứ mười, nên tôi dễ coi thường và cho là không quan trọng?
4- Nhưng không phải vậy. Khi bạn chận đứng tôi tỗi, mà tội vẫn còn trong lòng và trí mình, thì bạn tránh được biến người khác thành nạn nhân của tội lỗi mình, và tránh được nhiều hậu quả nghiêm trọng của tội lỗi. - Julie Ackerman Link.
Lời Chúa trong sách Xuất Hành dạy bạn và tôi: “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.” (Xh 20, 17-- Mười điều răn = Đnl 5, 1-33)
1- Tội của bà Evà không chỉ là vì muốn một mẩu trái cây; mà là muốn có tri thức theo như Xatan cho bà biết, là làm cho bà giống Đức Chúa Trời. (St 3, 5). Lòng tham của bà Evà khiến bà vi phạm cả điều răn thứ nhất lẫn thứ điều răn thứ mười, mà Đức Chúa ban cho Môsê sau này.
2- Khi không tham lam, bạn loại được nhiều lý do khiến mình bất tuân các mệnh lệnh khác. Vì muốn đều không thuộc về mình, bạn nói dối, trộm cắp, ngoại tình, giết người, và không tôn trọng cha mẹ. Bạn không chịu nghỉ ngơi vì chưa đạt được điều mình qua sáu ngày làm việc. Bạn còn lợi lạm dụng danh Chúa để biện minh cho việc mình làm, và biến của cải cùng những mối liên hệ thành thần tượng, vì không muốn hoàn toàn tin cậy nơi Chúa.
3- Tôi gặp khó khăn khi giải quyết những tội không liên quan tới sự tham lam. Tuy nhiên vì tội tham lam ở được xếp vào điều răn thứ mười, nên tôi dễ coi thường và cho là không quan trọng?
4- Nhưng không phải vậy. Khi bạn chận đứng tôi tỗi, mà tội vẫn còn trong lòng và trí mình, thì bạn tránh được biến người khác thành nạn nhân của tội lỗi mình, và tránh được nhiều hậu quả nghiêm trọng của tội lỗi. - Julie Ackerman Link.
Lời Chúa trong sách Xuất Hành dạy bạn và tôi: “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.” (Xh 20, 17-- Mười điều răn = Đnl 5, 1-33)
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 19 Mùa Quanh Năm C
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
19:18 04/08/2010
Thứ Hai sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 17,22-2
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự thật trong phép Thánh Thể. Qua bí tính Thánh Thể, Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời chúng con. Chúng con xin ca ngợi tình thương vô bờ bến của Chúa. Xin giúp chúng con biết vì Chúa để sống yêu thương mọi người, và luôn chu toàn bổn phận hằng ngày của mình trong tính yêu với Chúa và mọi người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là hạt lúa đã gieo vào trần gian. Chúa gieo yêu thương. Chúa gieo hạnh phúc. Chúa đã làm cho hoa yêu thương và hạnh phúc đến với mọi người qua đời sống tận hiến hy sinh của Chúa. Xin dạy chúng con biết yêu thương anh em như chính Chúa đã nêu gương cho chúng con. Xin tha thứ vì những lần chúng con vì lười biếng mà bỏ bê bổn phận, vì thiếu trách nhiệm mà gây nên những khổ đau cho cha mẹ và ông bà. Xin tha thứ vì những lần chúng con gieo vãi hận thù, ghen tương, đố kỵ bởi đời sống ích kỷ tầm thường của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tìm kiếm và xây dựng những giá trị Nước Trời trong những bổn phận hằng ngày và trong những nghĩa cử yêu thương nhỏ bé của chúng con dành cho tha nhân, vì chưng “nên thánh là chu toàn bổn phận hằng ngày”. Amen.
Thứ ba sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 18,1-5.10.12-14
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa luôn yêu thích tâm hồn trẻ thơ. Chúa còn dạy chúng con phải sống như trẻ thơ mới vào được Nước Trời. Xin cho các thiếu nhi luôn biết gìn giữ nét đẹp của tuổi thơ là sự trong trắng, hiền hoà. Xin đừng để tâm hồn các thiếu nhi bị hoen ố bởi những tư tưởng xấu làm mất vẻ đẹp thiên thần nơi tuổi thơ giáo xứ chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, với tình yêu của người cha đầy lòng nhân ái, Chúa đã từng nâng niu và chúc phúc cho tuổi thơ. Chúa vỗ về tuổi thơ. Chúa cầu mong cho tuổi thơ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mọi người. Xin Chúa hãy nhìn đến những tuổi thơ đang bị đánh cắp. Những trẻ thơ bị cha mẹ bỏ rơi đang phải sống vật lộn từng ngày với mưa nắng khắc nghiệt trong đời. Những trẻ thơ lem luốt lầm than vì sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ. Những trẻ thơ đang sống trong lo sợ từng ngày vì sự bạo hành của gia đình và xã hội. Xin cho các trẻ thơ đó được sống an vui trong tình thương với đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ. Xin cho các bạn tuổi thơ luôn tìm được sự hồn nhiên vui tươi trong lứa tuổi của mình.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con nên như trẻ thơ để chúng con biết tin tưởng và phó thác trong bàn tay quan phòng của Chúa là Cha. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 18,15-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn sức sống của chúng con. Thánh Thể Chúa là bánh bởi trời dưỡng nuôi chúng con trên đường về đất hứa. Xin Chúa hãy ướp hồn chúng con bằng ơn thánh của Chúa. Xin cho tình yêu của Chúa được lớn lên còn cái tôi ích kỷ tầm thường của chúng con được nhỏ bé lại. Xin cho chúng con biết sống bao dung và nhân ái với nhau như Chúa vẫn hằng khoan dung với chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, dẫu biết rằng “nhân vô thập toàn”. Thế nhưng chúng con lại khó nhìn nhận sự yếu đuối của mình để đón nhận lời sửa dạy của cha mẹ và bạn hữu. Chúng con thường quá đề cao cái tôi khiến chúng con không thể nhìn thấy “cái đà trong mắt mình”. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền và khiêm nhường. Sự dịu hiền để chúng con cảm thông và đón nhận nhau trong yêu thương và tha thứ. Sự khiêm nhường để chúng con khiêm tốn đón nhận lời khuyên, lời dạy dỗ của mọi người.
Lạy Chúa, người xưa thường nói rằng: “cá không ăn muối cá ươn – Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Xin cho chúng con luôn sống tâm tình đơn sơ ngoan hiền để chúng con được lớn lên trong lời khuyên của cha và lời dạy của mẹ. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 18,21-19,1
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần chúng con rước Chúa là một lần chúng con được nuôi dưỡng bởi chính sức sống của Chúa. Xin cho chúng con biết sống như Chúa: yêu thương và vị tha. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa: nhân ái và từ bi.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã tha thứ cho người đàn bà ngoại tình, cho thánh Phêrô, và Chúa cũng đã từng tha thứ cho bao kẻ xúc phạm đến Chúa. Trên cây thập giá, Chúa đã cầu nguyện cho họ: “Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Chúa cũng đã từng tha thứ cho chúng con. Thế nhưng, Chúa ơi! Sao chúng con lại quá khó khăn khi phải tha thứ. Chúng con dễ kết án nhưng lại rất khó bao dung. Chúng con dễ gây thù hận nhưng lại khó khi làm hoà. Xin tha thứ vì những lần chúng con đã có thái độ bất khoan dung với anh em. Xin cho chúng con cảm nghiệm được tình yêu Chúa dành cho mình, để chúng con luôn biết cư xử khoan dung với người khác.
Lạy Chúa là Đấng chậm bất bình và rất mực khoan dung, xin giúp chúng con sống như Chúa để chúng con cũng sẵn lòng yêu thương và tha thứ cho nhau. Amen.
Thứ sáu sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 19,3-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ tình hiệp nhất. Qua bí tích Thánh thể chúng con được nên một trong Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa. Chúng con cám ơn Chúa đã liên kết chúng con thành một gia đình của Chúa. Xin Chúa gìn giữ tình huynh đệ của chúng con để chúng con luôn sống đùm bọc và yêu thương nhau. Cách riêng trong đời sống hôn nhân, xin cho tất cả những ai đang sống đời hôn nhân biết trân trọng và gìn giữ hôn ước mà họ đã cam kết, và giây hôn phối mà Chúa đã kết hợp họ nên một gia đình.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, như hạt lúa bì nghiền nát để kết thành tấm bánh, bao trái nho ép thành chén rượu. Xin dâng lên Chúa những hy sinh trong đời sống vợ chồng, những chén đắng chua cay, những gian truân vất vả trong khi chu toàn bổn phận gia đình. Xin cho các gia đình biết dâng hiến lễ hy sinh đời mình để kết hợp với hy tế thập giá của Chúa để sinh ơn cứu độ cho bản thân và gia đình.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn bao dung độ lượng, luôn hy sinh quên mình. Xin cho các đôi vợ chồng biết hy sinh cho nhau, tha thứ cho nhau, hầu thắp sáng niềm tin yêu, hy vọng cho gia đình mãi êm ấm thuận hòa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 19,13-15
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc được nên một với Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúa trở nên bạn tâm phúc của chúng con. Chúa đồng hành với chúng con trong suốt hành trình dương gian. Xin cho chúng con biết học cùng Chúa nơi trái tim nhân hậu, trái tim biết chạnh lòng thương xót những khổ đau của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn yêu thương từng người. Chúa quan tâm tới từng nhu cầu cuộc sống. Không ai bị loại trừ ra khỏi lòng thương xót của Chúa. Không ai bị bơ vơ trước sự hiện diện của Chúa. Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ vì những lần chúng con thiếu tôn trọng lẫn nhau. Chúng con thường phân loại hạng người sang hèn. Chúng con nâng niu người sang nhưng lại xem thường kẻ bần cùng. Chúng con quý trọng người có địa vị nhưng lại coi khinh kẻ thấp cổ bé miệng hơn mình. Chúng con chọn người giầu loại người nghèo. Chúng con thân kẻ quyền thế và xa lánh kẻ cơ hàn. Chúng con chưa thực sự sống liên đới với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, Chúa dùng hình ảnh trẻ thơ yếu đuối để nhắc nhở chúng con đừng loại trừ ai. Xin giúp chúng con luôn trân trọng nhau và đón nhận nhau trong yêu thương và phục vụ như Chúa đã nêu gương cho chúng con. Amen
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
Mt 17,22-2
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự thật trong phép Thánh Thể. Qua bí tính Thánh Thể, Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời chúng con. Chúng con xin ca ngợi tình thương vô bờ bến của Chúa. Xin giúp chúng con biết vì Chúa để sống yêu thương mọi người, và luôn chu toàn bổn phận hằng ngày của mình trong tính yêu với Chúa và mọi người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là hạt lúa đã gieo vào trần gian. Chúa gieo yêu thương. Chúa gieo hạnh phúc. Chúa đã làm cho hoa yêu thương và hạnh phúc đến với mọi người qua đời sống tận hiến hy sinh của Chúa. Xin dạy chúng con biết yêu thương anh em như chính Chúa đã nêu gương cho chúng con. Xin tha thứ vì những lần chúng con vì lười biếng mà bỏ bê bổn phận, vì thiếu trách nhiệm mà gây nên những khổ đau cho cha mẹ và ông bà. Xin tha thứ vì những lần chúng con gieo vãi hận thù, ghen tương, đố kỵ bởi đời sống ích kỷ tầm thường của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tìm kiếm và xây dựng những giá trị Nước Trời trong những bổn phận hằng ngày và trong những nghĩa cử yêu thương nhỏ bé của chúng con dành cho tha nhân, vì chưng “nên thánh là chu toàn bổn phận hằng ngày”. Amen.
Thứ ba sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 18,1-5.10.12-14
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa luôn yêu thích tâm hồn trẻ thơ. Chúa còn dạy chúng con phải sống như trẻ thơ mới vào được Nước Trời. Xin cho các thiếu nhi luôn biết gìn giữ nét đẹp của tuổi thơ là sự trong trắng, hiền hoà. Xin đừng để tâm hồn các thiếu nhi bị hoen ố bởi những tư tưởng xấu làm mất vẻ đẹp thiên thần nơi tuổi thơ giáo xứ chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, với tình yêu của người cha đầy lòng nhân ái, Chúa đã từng nâng niu và chúc phúc cho tuổi thơ. Chúa vỗ về tuổi thơ. Chúa cầu mong cho tuổi thơ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mọi người. Xin Chúa hãy nhìn đến những tuổi thơ đang bị đánh cắp. Những trẻ thơ bị cha mẹ bỏ rơi đang phải sống vật lộn từng ngày với mưa nắng khắc nghiệt trong đời. Những trẻ thơ lem luốt lầm than vì sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ. Những trẻ thơ đang sống trong lo sợ từng ngày vì sự bạo hành của gia đình và xã hội. Xin cho các trẻ thơ đó được sống an vui trong tình thương với đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ. Xin cho các bạn tuổi thơ luôn tìm được sự hồn nhiên vui tươi trong lứa tuổi của mình.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con nên như trẻ thơ để chúng con biết tin tưởng và phó thác trong bàn tay quan phòng của Chúa là Cha. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 18,15-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn sức sống của chúng con. Thánh Thể Chúa là bánh bởi trời dưỡng nuôi chúng con trên đường về đất hứa. Xin Chúa hãy ướp hồn chúng con bằng ơn thánh của Chúa. Xin cho tình yêu của Chúa được lớn lên còn cái tôi ích kỷ tầm thường của chúng con được nhỏ bé lại. Xin cho chúng con biết sống bao dung và nhân ái với nhau như Chúa vẫn hằng khoan dung với chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, dẫu biết rằng “nhân vô thập toàn”. Thế nhưng chúng con lại khó nhìn nhận sự yếu đuối của mình để đón nhận lời sửa dạy của cha mẹ và bạn hữu. Chúng con thường quá đề cao cái tôi khiến chúng con không thể nhìn thấy “cái đà trong mắt mình”. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền và khiêm nhường. Sự dịu hiền để chúng con cảm thông và đón nhận nhau trong yêu thương và tha thứ. Sự khiêm nhường để chúng con khiêm tốn đón nhận lời khuyên, lời dạy dỗ của mọi người.
Lạy Chúa, người xưa thường nói rằng: “cá không ăn muối cá ươn – Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Xin cho chúng con luôn sống tâm tình đơn sơ ngoan hiền để chúng con được lớn lên trong lời khuyên của cha và lời dạy của mẹ. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 18,21-19,1
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần chúng con rước Chúa là một lần chúng con được nuôi dưỡng bởi chính sức sống của Chúa. Xin cho chúng con biết sống như Chúa: yêu thương và vị tha. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa: nhân ái và từ bi.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã tha thứ cho người đàn bà ngoại tình, cho thánh Phêrô, và Chúa cũng đã từng tha thứ cho bao kẻ xúc phạm đến Chúa. Trên cây thập giá, Chúa đã cầu nguyện cho họ: “Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Chúa cũng đã từng tha thứ cho chúng con. Thế nhưng, Chúa ơi! Sao chúng con lại quá khó khăn khi phải tha thứ. Chúng con dễ kết án nhưng lại rất khó bao dung. Chúng con dễ gây thù hận nhưng lại khó khi làm hoà. Xin tha thứ vì những lần chúng con đã có thái độ bất khoan dung với anh em. Xin cho chúng con cảm nghiệm được tình yêu Chúa dành cho mình, để chúng con luôn biết cư xử khoan dung với người khác.
Lạy Chúa là Đấng chậm bất bình và rất mực khoan dung, xin giúp chúng con sống như Chúa để chúng con cũng sẵn lòng yêu thương và tha thứ cho nhau. Amen.
Thứ sáu sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 19,3-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ tình hiệp nhất. Qua bí tích Thánh thể chúng con được nên một trong Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa. Chúng con cám ơn Chúa đã liên kết chúng con thành một gia đình của Chúa. Xin Chúa gìn giữ tình huynh đệ của chúng con để chúng con luôn sống đùm bọc và yêu thương nhau. Cách riêng trong đời sống hôn nhân, xin cho tất cả những ai đang sống đời hôn nhân biết trân trọng và gìn giữ hôn ước mà họ đã cam kết, và giây hôn phối mà Chúa đã kết hợp họ nên một gia đình.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, như hạt lúa bì nghiền nát để kết thành tấm bánh, bao trái nho ép thành chén rượu. Xin dâng lên Chúa những hy sinh trong đời sống vợ chồng, những chén đắng chua cay, những gian truân vất vả trong khi chu toàn bổn phận gia đình. Xin cho các gia đình biết dâng hiến lễ hy sinh đời mình để kết hợp với hy tế thập giá của Chúa để sinh ơn cứu độ cho bản thân và gia đình.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn bao dung độ lượng, luôn hy sinh quên mình. Xin cho các đôi vợ chồng biết hy sinh cho nhau, tha thứ cho nhau, hầu thắp sáng niềm tin yêu, hy vọng cho gia đình mãi êm ấm thuận hòa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 19 thường niên
Mt 19,13-15
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc được nên một với Chúa qua bí tích Thánh Thể. Chúa trở nên bạn tâm phúc của chúng con. Chúa đồng hành với chúng con trong suốt hành trình dương gian. Xin cho chúng con biết học cùng Chúa nơi trái tim nhân hậu, trái tim biết chạnh lòng thương xót những khổ đau của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn yêu thương từng người. Chúa quan tâm tới từng nhu cầu cuộc sống. Không ai bị loại trừ ra khỏi lòng thương xót của Chúa. Không ai bị bơ vơ trước sự hiện diện của Chúa. Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ vì những lần chúng con thiếu tôn trọng lẫn nhau. Chúng con thường phân loại hạng người sang hèn. Chúng con nâng niu người sang nhưng lại xem thường kẻ bần cùng. Chúng con quý trọng người có địa vị nhưng lại coi khinh kẻ thấp cổ bé miệng hơn mình. Chúng con chọn người giầu loại người nghèo. Chúng con thân kẻ quyền thế và xa lánh kẻ cơ hàn. Chúng con chưa thực sự sống liên đới với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, Chúa dùng hình ảnh trẻ thơ yếu đuối để nhắc nhở chúng con đừng loại trừ ai. Xin giúp chúng con luôn trân trọng nhau và đón nhận nhau trong yêu thương và phục vụ như Chúa đã nêu gương cho chúng con. Amen
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đường vào Đạo
LM Giuse Trần Việt Hùng
12:22 04/08/2010
Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó Mt. 7:13)
Đạo là đường dẫn lối vào cuộc sống hạnh phúc đời này và đời sau. Đạo là con đường mở ra cho chúng ta đi tìm chân lý thật. Tại sao chúng ta thấy có nhiều Đạo khác nhau? Phải chăng có rất nhiều con đường dẫn tới cuộc sống viên mãn. Đạo nào cũng dạy con người sống bác ái, từ bi, hỷ xả và yêu thương đồng lọai. Làm sao chúng ta có thể phân biệt được đạo nào là chính tông và là đạo thật?
1. Các Đạo Giáo
Chúng ta đâu biết có bao nhiêu thứ Đạo. Từ xa xưa có các Đạo lớn như đạo Khổng, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão, đạo Ấn, đạo Bà-la-môn, đạo Do-thái, đạo Kitô Giáo, đạo Công Giáo, đạo Hồi, đạo Tin Lành, Bái Hỏa Giáo, đạo Sikh, Thần Đạo, đạo Ông Bà…Mỗi Đạo lại chia làm nhiều phái khác nhau tùy theo các chủ trương sống. Chúng ta không thể kể ra hết tên các thứ Đạo. Còn có hàng ngàn triệu người theo các tôn giáo truyền thống hay bộ lạc, họ có những nghi thức và giáo lý truyền thống khác nhau. Giáo Hội Công Giáo hết sức kính trọng các truyền thống này và luôn tìm cách đối thoại chân thành với các tín đồ (Đối Thoại Liên Tôn, Số 6).
Chúng ta biết chỉ riêng trong Đạo Thiên Chúa cũng đã có rất nhiều các giáo phái khác nhau. Ngay trong thế kỷ đầu tiên, sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Thánh Tông Đồ. Các Ngài đã ra đi rao giảng Tin mừng Cứu Độ. Giáo Hội mà Chúa Giêsu thành lập đã chia làm hai nhánh: Giáo Hội Công Giáo Tây Phương (Rôma) và Công Giáo Đông Phương.
2. Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương
Giáo Hội Đông Phương ở Alexandria: (Giáo Hội Công Giáo Coptic, Ethiopia.)
Tại Antochia: (Giáo Hội Công Giáo Syro-Malankara, Maronite và Syria).
Tại Armenia: (Giáo Hội Công Giáo Armenia). Tại Byzantine: ( Giáo Hội Công Giáo Albania, Belarus, Giáo Hội Công giáo Bulgaria, Krievei, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, Hungary, Italo-Albania, Hy lạp Melkite. Hy Lạp-Romania.)
Tại Nga: (Giáo Hội Công Giáo Ruthenian, Slovakia, Ukraine-Hy lạp.)
Tại Chaldea (Giáo Hội Công Giáo Chaldea, Syro-Malabar, mỗi nơi lại chia thành nhiều Giáo Hội nhỏ.)
3. Các Giáo Hội Đông Phương tách biệt
Giáo Hội Đông Phương thuộc truyền thống Byzantine vốn hiệp thông với Giáo Hội Rôma suốt thiên niên kỷ, năm 1054 Giáo Hội Đông Phương đã tách biệt sinh ra Giáo Hội Chính Thống. Giáo Hội Chính Thống có nhiều riêng biệt và độc lập theo từng Giáo Khu và Giáo Hội, cả thảy có 15 Giáo Hội Độc Lập.
Giáo Khu thượng phụ Constantinople, Alexandria, Antiochia, Jerusalem. Giáo Hội Chính Thống Nga, Serbia, Romania, Bulgaria. Georgia, Cyprus, Hy Lạp, Ba Lan, Albania, Cộng Hòa Czech và Slovak và Giáo Hội Chính Thống Hoa Kỳ.
4. Các Giáo Hội Cải cách
Vào thế kỷ 14 tới16, Giáo Hội Công Giáo đối diện với một số phong trào cải cách. Có các nhà lãnh đạo các Phong Trào Cải Cách như: John Wycliff (1329-1384 - Nước Anh), John Hus (1309-1415- Bohemia), Martin Luther (1483-1546- Đức), Ulrich Zwingli (1484-1531- Thụy Sĩ) và John Calvin (1509-1564- Pháp).
Các Giáo Hội và Phong Trào gồm có: Phái Cơ Đốc Phục Lâm (Adventists), Phái Tái Thanh Tẩy (Ana-baptism), Phái Baptít (Baptism), Phái Môn Đệ (Disciples), Phái Công Hội (Congregationalists), Phái Methodists, Phái Thanh Giáo (Puritans), Phái Trưởng Lão (Presbyterians), Phái Hữu Nghị (Quakers), Phái Thần Nhất Vị (Unitarianism), Phái Phổ Độ (Universalism) và Liên Hiệp Anh Giáo (Anglican Communion). Phái Ngũ Tuần (Pentecostals), phát triển sau năm 1906, gắn liền với hiện tượng nói tiếng lạ và với kinh nghiệm được thanh tẩy trong Chúa Thánh Thần. Vào giữa thế kỷ thứ XX, kinh nghiệm đoàn sủng bắt đầu được chia sẻ bởi một số thành viên của các giáo hội cổ điển, gồm cả thành phần của Giáo Hội Công Giáo. Hiện nay trong Giáo Hội Cải cách có trên 700 giáo phái nhỏ hoạt động rải rác khắp nơi trên thế giới.
5. Đạo Công Giáo
Chúng ta tự hỏi tại sao có nhiều phân rẽ trong Giáo Hội như thế? Niềm tin vào Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền còn hợp thời nữa không? Giáo Hội đã trải qua gần hai ngàn năm dưới sự hướng của các Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Thánh Phêrô cùng các Giám Mục trên khắp thế giới liên kết với ngài. Sự duy nhất của Giáo Hội vẫn liên kết mọi thành phần dân Chúa trong cùng một Chúa Thánh Thần. Giáo Hội Công Giáo tuy bị các phong trào ly giáo và cải cách phân rẽ nhưng Giáo Hội luôn duy nhất cậy dựa vào hai nguồn Thánh Kinh và Thánh Truyền để bảo toàn giáo lý chính thống của HộiThánh. Giáo Hội cũng trải qua những thăng trầm, những khó khăn và bị bách hại nhưng Giáo Hội vẫn kiên vững.
Gia nhập vào Giáo Hội là được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô qua Bí Tích Rửa Tội. Bí Tích Rửa Tội là cửa ngõ ân sủng dẫn đưa chúng ta hiệp thông vào chính nguồn ơn cứu độ. Giáo Hội của Chúa Kitô do chính Chúa Giêsu mặc khải, thành lập và có Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đây là Đạo từ trời ban xuống. Ơn cứu độ của Chúa sẽ ban cho các tâm hồn biết đón nhận và sống ơn gọi làm con Chúa.
6. Ơn Cứu Độ
Như thế chúng ta tự hỏi rằng có con đường tắt (cut short) hay có đạo nào dễ dàng dẫn đến sự sống đời đời không? Muốn có vinh quang của sự sống lại, Chúa Kitô đã phải vác Thánh Giá lên núi sọ, chịu đóng đanh và chết trên thánh giá. Chúng ta không thể đi đường tắt. Không có thánh giá sẽ không có triều thiên vinh quang. Điều quan trọng là mọi người ai cũng phải phấn đấu và phấn đấu cho tới cùng mà vẫn giữ vững đức tin. Thánh Phaolô viết về chính Ngài: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin (2Tm 4:7).
Vậy những người không được lãnh nhận phép Rửa Tội có được ơn cứu độ không? Thưa có, thứ nhất là những người vẫn theo lương tâm ăn ở ngay lành. Thứ hai là những người ước ao mà chưa thể lãnh Bí Tích Rửa Tội. Thứ ba là những người chịu chết vì đức tin. Những người tuy không biết Hội Thánh nhưng do ân sủng thúc đẩy mà chân thành tìm kiếm Thiên Chúa và nỗ lực chu toàn thánh ý Chúa, đều cũng được ơn cứu độ ngay cả khi họ không lãnh nhận Bí Tích Thánh tẩy (GLCG. Số1281).
7. Mong Tìm Ơn Cứu Độ
Chúa đã ban cho các tông đồ quyền rao giảng, thánh hóa và cai quản Giáo Hội ở trần thế. Giáo Hội Công Giáo có đủ năng quyền trong vấn đề giáo lý đức tin và phương thế thực hành sống đạo để được cứu rỗi. Đọc qua lịch sử của Giáo Hội, chúng ta nhận ra rằng đã có rất nhiều con đường giúp nên thánh. Con đường đơn sơ, con đường thánh giá, con đường khổ hạnh, con đường trọn lành, con đường tình yêu và con đường dâng hiến. Có biết bao Đấng đã sáng lập các dòng tu, các phong trào, các hội đoàn để giúp mọi người sống liên kết và gần gũi với Chúa mỗi ngày một hơn.
Chúng ta đã nghe qua tên các Dòng như: Dòng Đaminh Nam và Nữ, dòng Phanxicô, dòng Tên, dòng Thừa Sai Balê, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Xitô, dòng Thánh Giuse, dòng Chúa Kitô, dòng Saint Sulpice, dòng Beneđictô, dòng Augustinô, dòng Salesian, dòng Lazarist, dòng Thánh Thể, dòng Gioan Baptist, dòng Thánh Phaolô, dòng Chúa Quan Phòng, dòng Kín Carmelô, dòng Cát Minh, dòng Lasan, dòng Thừa Sai, Tiểu muội, Tiểu đệ Chúa Giêsu, dòng Mến Thánh Giá, dòng Mân Côi, dòng Bác Ái Vinh Sơn, dòng Phước sơn, dòng Châu Sơn, dòng Đồng Công, dòng Bác Ái Têrêxa, dòng Truyền Giáo Maryknoll, dòng Ngôi Lời, dòng Legion of Christ, Dòng Ba Phanxicô và Đaminh, các Dòng Nam và Dòng Nữ… Rồi các Chủng Viện, Tu Hội và các Hội Đạo Đức hiện diện khắp nơi.
Công Giáo Tiến Hành có nhiều Phong Trào và Hội Đoàn: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Con Đức Mẹ, Hội Lêgiô, Hội Liên Minh Thánh Tâm, Hội Phạt Tạ, Hùng Tâm Dũng Chí, Đạo Binh Đức Mẹ, Hiệp Hội Thánh Mẫu, Hướng Đạo Công Giáo, Thanh Sinh Công, Thanh Lao Công, Hiệp Hội Giáo Chức, … Phong Trào Công Giáo Tiến Hành, Phong Trào Focolare, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh thể, Phong Trào Hướng Đạo, Phong Trào Cursillô và mới đây có Phong Trào Thánh Linh, gọi là CanhTân Đặc Sủng… Nói chung, trong Giáo Hội còn có nhiều đoàn thể và các phong trào sinh họat. Các Hội Đoàn và Phong Trào đều giúp các tín hữu sống đạo tốt hơn. Mỗi Nhóm Hội có những sinh hoạt thực hành sống đạo riêng và không có nhóm nào là ưu tuyển và tuyệt đối.
8. Con Đường Theo Chúa.
Ai muốn theo làm môn đệ của Chúa, hãy vác thánh giá hằng ngày mà theo: Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.(Lk 14:27). Đã có rất nhiều người hiến dâng đời sống mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội và tha nhân. Nhìn các tu sĩ nam nữ ẩn mình trong các Dòng Kín chiêm niệm. Họ chuyên tâm cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, ăn chay và đền tội thay cho mọi người. Các tu sĩ Dòng Kín hiến dâng cả đời trong bốn bức tường kín, tránh xa mọi xa hoa nhiễm mùi trần thế. Các ngài chọn con đường nên thánh cách rất âm thầm. Các tu sĩ đã dâng biết bao nhiêu giờ kinh nguyện và lời ca tiếng hát lên Thiên Chúa thay cho mọi người.
Có nhiều tu sĩ Dòng đã dám hy sinh cuộc đời từ bỏ của cải, cúng hiến thời giờ và dâng hiến khả năng, để chuyên tâm lo việc phục vụ cho Chúa và tha nhân. Có những nhà truyền giáo bất chấp hiểm nguy và gian khổ mang tin mừng cứu độ đến với những người thổ dân bộ lạc và những người chưa biết Chúa. Có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ chọn cuộc sống độc thân, hiến dâng cuộc đời thanh xuân để phục vụ mọi nguời. Có hàng triệu người đang bước theo Chúa và làm việc trong vườn nho của Chúa. Tất cả mọi ơn gọi phục vụ đều hướng về một cùng đích. Chúa Giêsu dạy rằng: Các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con nhưng hãy vui mừng vì tên các con sẽ được ghi trên trời (Lk 10:20).
9. Cách Hành Đạo.
Trong Giáo Hội có rất nhiều các Nhóm Hội và Phong Trào khác nhau, mà cốt là để giúp nhiều người tìm hiểu và sống đạo tốt hơn. Mỗi Nhóm Hội hay Phong Trào đều giúp canh tân và có những ý hướng tốt để xây dựng phát triển Giáo hội. Hằng năm trên thế giới có cả triệu người lãnh nhận các Bí tích Nhập Đạo. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hướng dẫn và thánh hóa Giáo hội qua nhiều cách thế khác nhau. Có biết bao nhiêu người được ơn trở lại cùng Chúa, cùng với Giáo Hội và gia đình. Họ lại tiếp tục trở nên nhân chứng rao truyền Tin Mừng cho người khác. Giáo Hội Công Giáo tuy không phát triển nhanh và ồ ạt như đạo Hồi Giáo nhưng Giáo Hội cũng đã có trên 1tỷ 200 ngàn tín hữu.
Giáo Hội luôn canh tân để thích ứng với sự phát triển của văn minh khoa học và những khát vọng nhu cầu tinh thần của con người. Tại Rôma, ngày 30 tháng 6 vừa qua, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bổ nhiệm Đức Cha Salvatore Fisichella làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa. Tiếp tục cổ võ công cuộc truyền giáo canh tân tại các quốc gia nhận lãnh đức tin đầu tiên, nhưng đang sống trong một xã hội ngày càng tục hóa và có một hiện tượng hiểu sai lạc ý niệm về Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta hãy ý thức bổn phận, trách nhiệm của mình và gắn bó với Giáo Hội trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta hãy cố gắng đưa Đạo vào đời, chứ đừng đưa đời vào đạo một cách tự do. Chúng ta cũng nhận thấy các môi trường sống đạo đang dần dần bị tục hóa. Ví dụ như việc sử dụng gian cung thánh trong nhà thờ để trình diễn các mục thánh ca, vũ và văn nghệ, tạm gọi là văn nghệ thánh. Dần dần nơi cung thánh sẽ mất đi sự thánh thiêng, trang nghiêm và gian cung thánh sẽ trở thành một sân khấu lý tưởng.
Chỉ có sự thật mới giải thoát. “Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật." (Jn 4:24). Tin thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Chúng ta hãy khiêm nhường và ý thức nhìn lại cách sống đạo và thực hành đạo của mình. Chúng ta là người Công Giáo, hãy cẩn thận học hỏi, áp dụng những cách thế sống đạo sao cho phù hợp với đường lối của Giáo Hội Công Giáo.
Tóm lại, Giáo Hội của Chúa Kitô đã bị bách hại bởi những kẻ thù bên ngoài và còn bị phân rẽ bởi chính những con cái trong nhà. Giáo Hội Mẹ luôn tìm cách đưa dẫn đoàn con xa lạc trở về một mối. Có nhiều ân sủng nhưng chỉ có một Chúa. Ân sủng khác nhau nhưng cùng đem lại lợi ích cho một thân thể là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Xin Chúa Kitô hợp nhất mọi người nên một trong cùng một chân lý và một tình yêu. Anh em xum họp một nhà, bao là tốt đẹp, bao là sướng vui.
Đạo là đường dẫn lối vào cuộc sống hạnh phúc đời này và đời sau. Đạo là con đường mở ra cho chúng ta đi tìm chân lý thật. Tại sao chúng ta thấy có nhiều Đạo khác nhau? Phải chăng có rất nhiều con đường dẫn tới cuộc sống viên mãn. Đạo nào cũng dạy con người sống bác ái, từ bi, hỷ xả và yêu thương đồng lọai. Làm sao chúng ta có thể phân biệt được đạo nào là chính tông và là đạo thật?
1. Các Đạo Giáo
Chúng ta đâu biết có bao nhiêu thứ Đạo. Từ xa xưa có các Đạo lớn như đạo Khổng, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão, đạo Ấn, đạo Bà-la-môn, đạo Do-thái, đạo Kitô Giáo, đạo Công Giáo, đạo Hồi, đạo Tin Lành, Bái Hỏa Giáo, đạo Sikh, Thần Đạo, đạo Ông Bà…Mỗi Đạo lại chia làm nhiều phái khác nhau tùy theo các chủ trương sống. Chúng ta không thể kể ra hết tên các thứ Đạo. Còn có hàng ngàn triệu người theo các tôn giáo truyền thống hay bộ lạc, họ có những nghi thức và giáo lý truyền thống khác nhau. Giáo Hội Công Giáo hết sức kính trọng các truyền thống này và luôn tìm cách đối thoại chân thành với các tín đồ (Đối Thoại Liên Tôn, Số 6).
Chúng ta biết chỉ riêng trong Đạo Thiên Chúa cũng đã có rất nhiều các giáo phái khác nhau. Ngay trong thế kỷ đầu tiên, sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Thánh Tông Đồ. Các Ngài đã ra đi rao giảng Tin mừng Cứu Độ. Giáo Hội mà Chúa Giêsu thành lập đã chia làm hai nhánh: Giáo Hội Công Giáo Tây Phương (Rôma) và Công Giáo Đông Phương.
2. Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương
Giáo Hội Đông Phương ở Alexandria: (Giáo Hội Công Giáo Coptic, Ethiopia.)
Tại Antochia: (Giáo Hội Công Giáo Syro-Malankara, Maronite và Syria).
Tại Armenia: (Giáo Hội Công Giáo Armenia). Tại Byzantine: ( Giáo Hội Công Giáo Albania, Belarus, Giáo Hội Công giáo Bulgaria, Krievei, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, Hungary, Italo-Albania, Hy lạp Melkite. Hy Lạp-Romania.)
Tại Nga: (Giáo Hội Công Giáo Ruthenian, Slovakia, Ukraine-Hy lạp.)
Tại Chaldea (Giáo Hội Công Giáo Chaldea, Syro-Malabar, mỗi nơi lại chia thành nhiều Giáo Hội nhỏ.)
3. Các Giáo Hội Đông Phương tách biệt
Giáo Hội Đông Phương thuộc truyền thống Byzantine vốn hiệp thông với Giáo Hội Rôma suốt thiên niên kỷ, năm 1054 Giáo Hội Đông Phương đã tách biệt sinh ra Giáo Hội Chính Thống. Giáo Hội Chính Thống có nhiều riêng biệt và độc lập theo từng Giáo Khu và Giáo Hội, cả thảy có 15 Giáo Hội Độc Lập.
Giáo Khu thượng phụ Constantinople, Alexandria, Antiochia, Jerusalem. Giáo Hội Chính Thống Nga, Serbia, Romania, Bulgaria. Georgia, Cyprus, Hy Lạp, Ba Lan, Albania, Cộng Hòa Czech và Slovak và Giáo Hội Chính Thống Hoa Kỳ.
4. Các Giáo Hội Cải cách
Vào thế kỷ 14 tới16, Giáo Hội Công Giáo đối diện với một số phong trào cải cách. Có các nhà lãnh đạo các Phong Trào Cải Cách như: John Wycliff (1329-1384 - Nước Anh), John Hus (1309-1415- Bohemia), Martin Luther (1483-1546- Đức), Ulrich Zwingli (1484-1531- Thụy Sĩ) và John Calvin (1509-1564- Pháp).
Các Giáo Hội và Phong Trào gồm có: Phái Cơ Đốc Phục Lâm (Adventists), Phái Tái Thanh Tẩy (Ana-baptism), Phái Baptít (Baptism), Phái Môn Đệ (Disciples), Phái Công Hội (Congregationalists), Phái Methodists, Phái Thanh Giáo (Puritans), Phái Trưởng Lão (Presbyterians), Phái Hữu Nghị (Quakers), Phái Thần Nhất Vị (Unitarianism), Phái Phổ Độ (Universalism) và Liên Hiệp Anh Giáo (Anglican Communion). Phái Ngũ Tuần (Pentecostals), phát triển sau năm 1906, gắn liền với hiện tượng nói tiếng lạ và với kinh nghiệm được thanh tẩy trong Chúa Thánh Thần. Vào giữa thế kỷ thứ XX, kinh nghiệm đoàn sủng bắt đầu được chia sẻ bởi một số thành viên của các giáo hội cổ điển, gồm cả thành phần của Giáo Hội Công Giáo. Hiện nay trong Giáo Hội Cải cách có trên 700 giáo phái nhỏ hoạt động rải rác khắp nơi trên thế giới.
5. Đạo Công Giáo
Chúng ta tự hỏi tại sao có nhiều phân rẽ trong Giáo Hội như thế? Niềm tin vào Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền còn hợp thời nữa không? Giáo Hội đã trải qua gần hai ngàn năm dưới sự hướng của các Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Thánh Phêrô cùng các Giám Mục trên khắp thế giới liên kết với ngài. Sự duy nhất của Giáo Hội vẫn liên kết mọi thành phần dân Chúa trong cùng một Chúa Thánh Thần. Giáo Hội Công Giáo tuy bị các phong trào ly giáo và cải cách phân rẽ nhưng Giáo Hội luôn duy nhất cậy dựa vào hai nguồn Thánh Kinh và Thánh Truyền để bảo toàn giáo lý chính thống của HộiThánh. Giáo Hội cũng trải qua những thăng trầm, những khó khăn và bị bách hại nhưng Giáo Hội vẫn kiên vững.
Gia nhập vào Giáo Hội là được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô qua Bí Tích Rửa Tội. Bí Tích Rửa Tội là cửa ngõ ân sủng dẫn đưa chúng ta hiệp thông vào chính nguồn ơn cứu độ. Giáo Hội của Chúa Kitô do chính Chúa Giêsu mặc khải, thành lập và có Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đây là Đạo từ trời ban xuống. Ơn cứu độ của Chúa sẽ ban cho các tâm hồn biết đón nhận và sống ơn gọi làm con Chúa.
6. Ơn Cứu Độ
Như thế chúng ta tự hỏi rằng có con đường tắt (cut short) hay có đạo nào dễ dàng dẫn đến sự sống đời đời không? Muốn có vinh quang của sự sống lại, Chúa Kitô đã phải vác Thánh Giá lên núi sọ, chịu đóng đanh và chết trên thánh giá. Chúng ta không thể đi đường tắt. Không có thánh giá sẽ không có triều thiên vinh quang. Điều quan trọng là mọi người ai cũng phải phấn đấu và phấn đấu cho tới cùng mà vẫn giữ vững đức tin. Thánh Phaolô viết về chính Ngài: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin (2Tm 4:7).
Vậy những người không được lãnh nhận phép Rửa Tội có được ơn cứu độ không? Thưa có, thứ nhất là những người vẫn theo lương tâm ăn ở ngay lành. Thứ hai là những người ước ao mà chưa thể lãnh Bí Tích Rửa Tội. Thứ ba là những người chịu chết vì đức tin. Những người tuy không biết Hội Thánh nhưng do ân sủng thúc đẩy mà chân thành tìm kiếm Thiên Chúa và nỗ lực chu toàn thánh ý Chúa, đều cũng được ơn cứu độ ngay cả khi họ không lãnh nhận Bí Tích Thánh tẩy (GLCG. Số1281).
7. Mong Tìm Ơn Cứu Độ
Chúa đã ban cho các tông đồ quyền rao giảng, thánh hóa và cai quản Giáo Hội ở trần thế. Giáo Hội Công Giáo có đủ năng quyền trong vấn đề giáo lý đức tin và phương thế thực hành sống đạo để được cứu rỗi. Đọc qua lịch sử của Giáo Hội, chúng ta nhận ra rằng đã có rất nhiều con đường giúp nên thánh. Con đường đơn sơ, con đường thánh giá, con đường khổ hạnh, con đường trọn lành, con đường tình yêu và con đường dâng hiến. Có biết bao Đấng đã sáng lập các dòng tu, các phong trào, các hội đoàn để giúp mọi người sống liên kết và gần gũi với Chúa mỗi ngày một hơn.
Chúng ta đã nghe qua tên các Dòng như: Dòng Đaminh Nam và Nữ, dòng Phanxicô, dòng Tên, dòng Thừa Sai Balê, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Xitô, dòng Thánh Giuse, dòng Chúa Kitô, dòng Saint Sulpice, dòng Beneđictô, dòng Augustinô, dòng Salesian, dòng Lazarist, dòng Thánh Thể, dòng Gioan Baptist, dòng Thánh Phaolô, dòng Chúa Quan Phòng, dòng Kín Carmelô, dòng Cát Minh, dòng Lasan, dòng Thừa Sai, Tiểu muội, Tiểu đệ Chúa Giêsu, dòng Mến Thánh Giá, dòng Mân Côi, dòng Bác Ái Vinh Sơn, dòng Phước sơn, dòng Châu Sơn, dòng Đồng Công, dòng Bác Ái Têrêxa, dòng Truyền Giáo Maryknoll, dòng Ngôi Lời, dòng Legion of Christ, Dòng Ba Phanxicô và Đaminh, các Dòng Nam và Dòng Nữ… Rồi các Chủng Viện, Tu Hội và các Hội Đạo Đức hiện diện khắp nơi.
Công Giáo Tiến Hành có nhiều Phong Trào và Hội Đoàn: Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Con Đức Mẹ, Hội Lêgiô, Hội Liên Minh Thánh Tâm, Hội Phạt Tạ, Hùng Tâm Dũng Chí, Đạo Binh Đức Mẹ, Hiệp Hội Thánh Mẫu, Hướng Đạo Công Giáo, Thanh Sinh Công, Thanh Lao Công, Hiệp Hội Giáo Chức, … Phong Trào Công Giáo Tiến Hành, Phong Trào Focolare, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh thể, Phong Trào Hướng Đạo, Phong Trào Cursillô và mới đây có Phong Trào Thánh Linh, gọi là CanhTân Đặc Sủng… Nói chung, trong Giáo Hội còn có nhiều đoàn thể và các phong trào sinh họat. Các Hội Đoàn và Phong Trào đều giúp các tín hữu sống đạo tốt hơn. Mỗi Nhóm Hội có những sinh hoạt thực hành sống đạo riêng và không có nhóm nào là ưu tuyển và tuyệt đối.
8. Con Đường Theo Chúa.
Ai muốn theo làm môn đệ của Chúa, hãy vác thánh giá hằng ngày mà theo: Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.(Lk 14:27). Đã có rất nhiều người hiến dâng đời sống mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội và tha nhân. Nhìn các tu sĩ nam nữ ẩn mình trong các Dòng Kín chiêm niệm. Họ chuyên tâm cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, ăn chay và đền tội thay cho mọi người. Các tu sĩ Dòng Kín hiến dâng cả đời trong bốn bức tường kín, tránh xa mọi xa hoa nhiễm mùi trần thế. Các ngài chọn con đường nên thánh cách rất âm thầm. Các tu sĩ đã dâng biết bao nhiêu giờ kinh nguyện và lời ca tiếng hát lên Thiên Chúa thay cho mọi người.
Có nhiều tu sĩ Dòng đã dám hy sinh cuộc đời từ bỏ của cải, cúng hiến thời giờ và dâng hiến khả năng, để chuyên tâm lo việc phục vụ cho Chúa và tha nhân. Có những nhà truyền giáo bất chấp hiểm nguy và gian khổ mang tin mừng cứu độ đến với những người thổ dân bộ lạc và những người chưa biết Chúa. Có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ chọn cuộc sống độc thân, hiến dâng cuộc đời thanh xuân để phục vụ mọi nguời. Có hàng triệu người đang bước theo Chúa và làm việc trong vườn nho của Chúa. Tất cả mọi ơn gọi phục vụ đều hướng về một cùng đích. Chúa Giêsu dạy rằng: Các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con nhưng hãy vui mừng vì tên các con sẽ được ghi trên trời (Lk 10:20).
9. Cách Hành Đạo.
Trong Giáo Hội có rất nhiều các Nhóm Hội và Phong Trào khác nhau, mà cốt là để giúp nhiều người tìm hiểu và sống đạo tốt hơn. Mỗi Nhóm Hội hay Phong Trào đều giúp canh tân và có những ý hướng tốt để xây dựng phát triển Giáo hội. Hằng năm trên thế giới có cả triệu người lãnh nhận các Bí tích Nhập Đạo. Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hướng dẫn và thánh hóa Giáo hội qua nhiều cách thế khác nhau. Có biết bao nhiêu người được ơn trở lại cùng Chúa, cùng với Giáo Hội và gia đình. Họ lại tiếp tục trở nên nhân chứng rao truyền Tin Mừng cho người khác. Giáo Hội Công Giáo tuy không phát triển nhanh và ồ ạt như đạo Hồi Giáo nhưng Giáo Hội cũng đã có trên 1tỷ 200 ngàn tín hữu.
Giáo Hội luôn canh tân để thích ứng với sự phát triển của văn minh khoa học và những khát vọng nhu cầu tinh thần của con người. Tại Rôma, ngày 30 tháng 6 vừa qua, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bổ nhiệm Đức Cha Salvatore Fisichella làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa. Tiếp tục cổ võ công cuộc truyền giáo canh tân tại các quốc gia nhận lãnh đức tin đầu tiên, nhưng đang sống trong một xã hội ngày càng tục hóa và có một hiện tượng hiểu sai lạc ý niệm về Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta hãy ý thức bổn phận, trách nhiệm của mình và gắn bó với Giáo Hội trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta hãy cố gắng đưa Đạo vào đời, chứ đừng đưa đời vào đạo một cách tự do. Chúng ta cũng nhận thấy các môi trường sống đạo đang dần dần bị tục hóa. Ví dụ như việc sử dụng gian cung thánh trong nhà thờ để trình diễn các mục thánh ca, vũ và văn nghệ, tạm gọi là văn nghệ thánh. Dần dần nơi cung thánh sẽ mất đi sự thánh thiêng, trang nghiêm và gian cung thánh sẽ trở thành một sân khấu lý tưởng.
Chỉ có sự thật mới giải thoát. “Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật." (Jn 4:24). Tin thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Chúng ta hãy khiêm nhường và ý thức nhìn lại cách sống đạo và thực hành đạo của mình. Chúng ta là người Công Giáo, hãy cẩn thận học hỏi, áp dụng những cách thế sống đạo sao cho phù hợp với đường lối của Giáo Hội Công Giáo.
Tóm lại, Giáo Hội của Chúa Kitô đã bị bách hại bởi những kẻ thù bên ngoài và còn bị phân rẽ bởi chính những con cái trong nhà. Giáo Hội Mẹ luôn tìm cách đưa dẫn đoàn con xa lạc trở về một mối. Có nhiều ân sủng nhưng chỉ có một Chúa. Ân sủng khác nhau nhưng cùng đem lại lợi ích cho một thân thể là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Xin Chúa Kitô hợp nhất mọi người nên một trong cùng một chân lý và một tình yêu. Anh em xum họp một nhà, bao là tốt đẹp, bao là sướng vui.
Các vụ tấn công gần đây chống Giáo Hội, đầy bất công và vô căn cứ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:23 04/08/2010
Radio Vatican - Những vụ tấn công trong mấy tháng vừa qua nhắm vào Giáo Hội và vào các vị hữu trách thường không chính xác và không có cơ sở. Nhưng câu trả lời hữu hiệu nhất thông qua sự trung tín lớn lao đối với Lời Chúa, sự tìm kiếm nên thánh và sự dấn thân của tất cả các tín hữu cho bác ái trong chân lý.
Đó là lời khẳng định của người cộng sự viên gần gũi Đức Giáo Hoàng nhất, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong lá thư gửi cho các Hiệp Sĩ nhân dịp Đại Hội Thường Niên của Hội.
Đức Thánh Cha - Vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết - đề nghị các thành viên của phong trào giáo dân này theo đuổi đời sống chứng tá và bác ái của mình với sự bình tâm và niềm tin. Bởi vì Giáo Hội đã thực hiện một cuộc thanh tẩy và ánh sáng của Giáo Hội chiếu dọi hơn bao giờ hết. Trong thời kỳ mà các chuẩn mực luân lý dựa trên chân lý và được khắc ghi trong tâm khảm nhân loại càng ngày càng bị coi nhẹ và đôi khi bị lật ngược bởi các luật dân sự, Đức Giáo Hoàng cảm ơn các Hiệp Sĩ về những nỗ lực mà họ chu toàn trong việc bênh vực nền giáo lý luân lý của Giáo Hội và chứng tỏ tầm quan trọng của nó cho một trật tự xã hội, vững vàng, chân chính và bền lâu.
Lá thư của Đức Hồng Y Bertone đặc biệt nêu ra đặc tính thánh thiêng của sự sống nhân loại và bản tính chân chính của hôn nhân. Điều cốt lõi là, ngài nói tiếp, những giáo hữu nên hiểu rằng không thể có ở đây sự ngăn cách giữa những quyết định hàng ngày của mình với đức tin mà mình tuyên xưng.
Cá nhân Đức Thánh Cha cũng cám ơn các Hiệp Sĩ đã hỗ trợ ngài trong những tháng vừa qua, đặc biệt qua lời cầu nguyện của họ. Ngài còn cám ơn họ về sự liên đới với hàng giáo sĩ. Đức Giáo Hoàng mong muốn rằng chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội, cho công cuộc rao giảng Tin Mừng và cho sự hoán cải tâm hồn.
Lá thư này đã được đọc tại Washington hôm thứ Ba, 03/08/2010, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 128 quy ước tối cao của các Hiệp Sĩ, một tổ chức Công Giáo thực hành điều thiện, được thành lập vào năm 1882 tại Hoa Kỳ.
Đó là lời khẳng định của người cộng sự viên gần gũi Đức Giáo Hoàng nhất, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong lá thư gửi cho các Hiệp Sĩ nhân dịp Đại Hội Thường Niên của Hội.
Đức Thánh Cha - Vị Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết - đề nghị các thành viên của phong trào giáo dân này theo đuổi đời sống chứng tá và bác ái của mình với sự bình tâm và niềm tin. Bởi vì Giáo Hội đã thực hiện một cuộc thanh tẩy và ánh sáng của Giáo Hội chiếu dọi hơn bao giờ hết. Trong thời kỳ mà các chuẩn mực luân lý dựa trên chân lý và được khắc ghi trong tâm khảm nhân loại càng ngày càng bị coi nhẹ và đôi khi bị lật ngược bởi các luật dân sự, Đức Giáo Hoàng cảm ơn các Hiệp Sĩ về những nỗ lực mà họ chu toàn trong việc bênh vực nền giáo lý luân lý của Giáo Hội và chứng tỏ tầm quan trọng của nó cho một trật tự xã hội, vững vàng, chân chính và bền lâu.
Lá thư của Đức Hồng Y Bertone đặc biệt nêu ra đặc tính thánh thiêng của sự sống nhân loại và bản tính chân chính của hôn nhân. Điều cốt lõi là, ngài nói tiếp, những giáo hữu nên hiểu rằng không thể có ở đây sự ngăn cách giữa những quyết định hàng ngày của mình với đức tin mà mình tuyên xưng.
Cá nhân Đức Thánh Cha cũng cám ơn các Hiệp Sĩ đã hỗ trợ ngài trong những tháng vừa qua, đặc biệt qua lời cầu nguyện của họ. Ngài còn cám ơn họ về sự liên đới với hàng giáo sĩ. Đức Giáo Hoàng mong muốn rằng chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội, cho công cuộc rao giảng Tin Mừng và cho sự hoán cải tâm hồn.
Lá thư này đã được đọc tại Washington hôm thứ Ba, 03/08/2010, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 128 quy ước tối cao của các Hiệp Sĩ, một tổ chức Công Giáo thực hành điều thiện, được thành lập vào năm 1882 tại Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha cám ơn và khích lệ các Hiệp Sĩ Colombo
G. Trần Đức Anh OP
17:14 04/08/2010
WASHINGTON. ĐTC Biển Đức 16 nhiệt liệt cám ơn các Hiệp Sĩ Colombo về chứng tá bác ái và sự hỗ trợ của các Hiệp Sĩ dành cho Ngài và các vị lãnh đạo Giáo Hội thường bị tấn kích bất công.
Lập trường của ĐTC được bày tỏ trong Sứ điệp ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐTC gửi đến các Hiệp sĩ Colombo nhân đại hội cấp cao thường niên lần thứ 128 nhóm tại Washington, Hoa Kỳ từ 3 đến 5-8-2010 với sự tham dự của hơn 4 ngàn Hiệp sĩ và gia đình họ.
Sau khi nhắc lại quan tâm của Hội Hiệp Sĩ Colombo thực thi tinh thần liên đới huynh đệ, theo gương vị Sáng Lập, cha Michael McGivney, ĐHY Bertone viết: ”Ngay từ đầu, quyết tâm thi hành mệnh lệnh Tin Mừng về tình yêu thương tha nhân đã hướng dẫn nhiều hoạt động và chương trình Hiệp Hội của anh chịem, và ngày nay cũng vậy, sự dấn thân ấy được thấy rõ nhất qua những cử chỉ bác ái cụ thể và phục vụ cộng đồng do các thành viên của các chi hội Hiệp Sĩ Colombo ở các nơi trên thế giới. ĐTC muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với các Hiệp Sĩ Colombo vì tình liên đới và tình bác ái nồng nhiệt, là chứng tá nổi bật về lòng bác ái của Chúa Kitô và chân lý cứu độ của Tin Mừng.. Đặc biệt ĐTC biết ơn gì sự hỗ trợ quảng đại mà các Hiệp Sĩ Colombo dành cho Ngài trong những tháng gần đây, nhất là qua việc cầu nguyện liên lỷ và tuần cửu nhật cử hành trước dịp kỷ niệm 5 năm Giáo Hoàng của ngài. ĐTC cảm thấy được an ủi sâu đậm vì chứng tá trung thành với Vị Đại Diện Chúa Kitô giữa những phong ba của thời đại, và Ngài xin các Hiệp sĩ tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, truyền bá Tin Mừng và sự hoán cải của các tâm hồn”.
Nhắc đến chủ đề đại hội năm nay của Hội, ”Tôi là người canh giữ anh em tôi”, ĐHY Quốc vụ khanh viết tiếp: ”Đứng trước những cuộc tấn công thường là bất công và vô căn cớ chống lại Giáo Hội và các vị lãnh đạo của Giáo Hội, ĐTC xác tín rằng câu trả lời hữu hiệu nhất chính là tất cả các tín hữu quyết liệt trung thành với Lời Chúa, quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc nên thánh, và gia tăng dấn thân làm việc bác ái trong chân lý”.
Mặt khác, trong thánh lễ khai mạc Đại hội hôm 3-8 vừa qua tại Vương cung thánh đường quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington, Đức Cha Donald Wuerl, TGM giáo phận sở tại đã khích lệ các Hiệp Sĩ Colombo dấn thân rao giảng Tin Mừng, thực hành bác ái và phục vụ như dụng cụ tình thương của Thiên Chúa.
Đức TGM Wuerl nói: ”Chúng ta phải trở thành những người loan truyền Tin Mừng sự sống - từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên; chứng chân về chân lý rạng ngời rằng có một điều phải và một điều trái khách quan; chúng ta cũng phải trở thành các thừa tác viên của bí tích bác ái.. Trong sự âm thầm đối nghịch lại mọi thứ lối sống, chọn lựa và ý kiến khác, chúng ta phải trở nên những người vô địch trong công cuộc truyền giáo mới”.
Trong số các tham dự viên tại Đại hội thường niên của Hội hiệp sĩ Colombo năm nay, có hơn 70 GM và 120 linh mục. Ngoài các hiệp sĩ đến từ Hoa Kỳ, còn có các đại biểu đến từ Canada, Mêhicô, Cuba, Cộng hòa Dominicana và Ba Lan.
Hiệp sĩ Colombo là một hội nam giới Công Giáo do Đấng đáng kính LM Michael McGivney thành lập tại bang Connecticut hồi năm 1882 và hiện có 1 triệu 800 ngàn thành viên, phần lớn ở Hoa Kỳ. Hội nổi bật về các hoạt động bác ái. Trong năm ngoái hội Hiệp sĩ Colombo đã tài trợ hơn 151 triệu 100 ngàn Mỹ kim cho các công tác bác ái, tức là tăng 1 triệu so với năm 2008 trước đó. Ngoài ra, các hội viên đã dành hơn 69 triệu giờ để làm việc thiện nguyện.
Trong ngày đầu tiên, Hội trao tặng ĐHY Jaime Ortega, TGM giáo phận La Habana, Cuba, giải thưởng ”Gaudium et Spes, Vui Mừng và Hy Vọng”. Trong số 7 vị đã được giải thưởng này trước đây có Mẹ Têrêxa Calcutta, ĐHY John O'Connor, cố TGM New York và ĐHY Bertone, đương kim Quốc vụ khanh Tòa Thánh (SD 4-8-2010)
Lập trường của ĐTC được bày tỏ trong Sứ điệp ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐTC gửi đến các Hiệp sĩ Colombo nhân đại hội cấp cao thường niên lần thứ 128 nhóm tại Washington, Hoa Kỳ từ 3 đến 5-8-2010 với sự tham dự của hơn 4 ngàn Hiệp sĩ và gia đình họ.
Sau khi nhắc lại quan tâm của Hội Hiệp Sĩ Colombo thực thi tinh thần liên đới huynh đệ, theo gương vị Sáng Lập, cha Michael McGivney, ĐHY Bertone viết: ”Ngay từ đầu, quyết tâm thi hành mệnh lệnh Tin Mừng về tình yêu thương tha nhân đã hướng dẫn nhiều hoạt động và chương trình Hiệp Hội của anh chịem, và ngày nay cũng vậy, sự dấn thân ấy được thấy rõ nhất qua những cử chỉ bác ái cụ thể và phục vụ cộng đồng do các thành viên của các chi hội Hiệp Sĩ Colombo ở các nơi trên thế giới. ĐTC muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với các Hiệp Sĩ Colombo vì tình liên đới và tình bác ái nồng nhiệt, là chứng tá nổi bật về lòng bác ái của Chúa Kitô và chân lý cứu độ của Tin Mừng.. Đặc biệt ĐTC biết ơn gì sự hỗ trợ quảng đại mà các Hiệp Sĩ Colombo dành cho Ngài trong những tháng gần đây, nhất là qua việc cầu nguyện liên lỷ và tuần cửu nhật cử hành trước dịp kỷ niệm 5 năm Giáo Hoàng của ngài. ĐTC cảm thấy được an ủi sâu đậm vì chứng tá trung thành với Vị Đại Diện Chúa Kitô giữa những phong ba của thời đại, và Ngài xin các Hiệp sĩ tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, truyền bá Tin Mừng và sự hoán cải của các tâm hồn”.
Nhắc đến chủ đề đại hội năm nay của Hội, ”Tôi là người canh giữ anh em tôi”, ĐHY Quốc vụ khanh viết tiếp: ”Đứng trước những cuộc tấn công thường là bất công và vô căn cớ chống lại Giáo Hội và các vị lãnh đạo của Giáo Hội, ĐTC xác tín rằng câu trả lời hữu hiệu nhất chính là tất cả các tín hữu quyết liệt trung thành với Lời Chúa, quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc nên thánh, và gia tăng dấn thân làm việc bác ái trong chân lý”.
Mặt khác, trong thánh lễ khai mạc Đại hội hôm 3-8 vừa qua tại Vương cung thánh đường quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington, Đức Cha Donald Wuerl, TGM giáo phận sở tại đã khích lệ các Hiệp Sĩ Colombo dấn thân rao giảng Tin Mừng, thực hành bác ái và phục vụ như dụng cụ tình thương của Thiên Chúa.
Đức TGM Wuerl nói: ”Chúng ta phải trở thành những người loan truyền Tin Mừng sự sống - từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên; chứng chân về chân lý rạng ngời rằng có một điều phải và một điều trái khách quan; chúng ta cũng phải trở thành các thừa tác viên của bí tích bác ái.. Trong sự âm thầm đối nghịch lại mọi thứ lối sống, chọn lựa và ý kiến khác, chúng ta phải trở nên những người vô địch trong công cuộc truyền giáo mới”.
Trong số các tham dự viên tại Đại hội thường niên của Hội hiệp sĩ Colombo năm nay, có hơn 70 GM và 120 linh mục. Ngoài các hiệp sĩ đến từ Hoa Kỳ, còn có các đại biểu đến từ Canada, Mêhicô, Cuba, Cộng hòa Dominicana và Ba Lan.
Hiệp sĩ Colombo là một hội nam giới Công Giáo do Đấng đáng kính LM Michael McGivney thành lập tại bang Connecticut hồi năm 1882 và hiện có 1 triệu 800 ngàn thành viên, phần lớn ở Hoa Kỳ. Hội nổi bật về các hoạt động bác ái. Trong năm ngoái hội Hiệp sĩ Colombo đã tài trợ hơn 151 triệu 100 ngàn Mỹ kim cho các công tác bác ái, tức là tăng 1 triệu so với năm 2008 trước đó. Ngoài ra, các hội viên đã dành hơn 69 triệu giờ để làm việc thiện nguyện.
Trong ngày đầu tiên, Hội trao tặng ĐHY Jaime Ortega, TGM giáo phận La Habana, Cuba, giải thưởng ”Gaudium et Spes, Vui Mừng và Hy Vọng”. Trong số 7 vị đã được giải thưởng này trước đây có Mẹ Têrêxa Calcutta, ĐHY John O'Connor, cố TGM New York và ĐHY Bertone, đương kim Quốc vụ khanh Tòa Thánh (SD 4-8-2010)
Noi gương thánh Tarcisio yêu mến, tôn thờ và trung thành phục vụ Chúa Giêsu Thánh Thể.
Linh Tiến Khải
17:21 04/08/2010
Cuộc sống của thánh Tarcisio dậy cho chúng ta biết tình yêu thương sâu đậm và sự tôn kính lớn lao mà chúng ta phải có đối với bí tích Thánh Thể: đó là một gia tài qúy báu, một kho tàng vô giá, là Bánh sự sống, là Chúa Giêsu trở thành của ăn, nuôi dưỡng và ban sức mạnh cho chúng ta trên con đường cuộc sống mỗi ngày và là con đường rộng mở tiến về cuộc sống vĩnh cửu; đó là ơn lớn lao nhất mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 80.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 4-8-2010 tại quảng trường thánh Phêrrô, trong đó có 53.000 bạn trẻ giúp lễ thuộc 20 quốc gia Âu châu về Roma tham dự cuộc hành hương Roma lần thứ 10, do Hiệp hội giúp lễ quốc tế tổ chức. Nước Đức chiếm đông nhất với 45.000, nước Áo 3.000 và Italia 1.200. Albani cũng có 6 bạn trẻ đại diện. Chiều thứ ba vừa qua các bạn trẻ giúp lễ đã tham dự buổi sinh hoạt canh thức cầu nguyện và hát thánh ca tại quảng trường thánh Phêrô.
Đáp lời chào mừng của Đức Cha Martin Gaechter, Giám Mục Phụ tá giáo phận Basel, Chủ tịch Hiệp hội quốc tế giúp lễ, Đức Thánh Cha đã cám ơn sự hiện diện của người trẻ về Roma hành hương dưới sự hướng dẫn của nhiều Giám Muc, Linh mục, các Phó tế và tu sĩ nam nữ. Sự hiện diện của họ đã đem lại niềm vui cho mọi người. Vì đa số là các bạn trẻ Đức, Đức Thánh Cha đã đọc bài huấn dụ bằng tiếng Đức. Ngài cũng cám ơn món qùa của họ là bức tượng đồng thánh Tarcisio, Bổn Mạng các bạn trẻ giúp lễ, do các ân nhân nước Thụy sĩ tặng, để đặt tại Hang Toại Đạo Thánh Callisto, nơi có mộ của thánh Tarcisio.
Tượng thánh Tarcisio đã đến Roma sau một cuộc hành hương dài qua nhiều nước Âu châu, bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 trước sự hiện diện của 8.000 bạn trẻ giúp lễ người Thụy Sĩ, sau đó là Luxembourg cùng các nước khác cho tới Hungari. Giờ đây tượng đã tới Roma và sẽ được đặt tại Hang Toại Đạo Thánh Callisto. Đức Thánh Cha cầu mong Hang Toại Đạo này, nơi có mộ thánh Tarcisio, trở thành điểm quy chiếu cho các bạn trẻ giúp lễ toàn thế giới. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã ôn lại tiểu sử vị thánh trẻ này như sau:
Thánh Tarcisio là ai? Chúng ta có ít tin tức về người. Thánh nhân sống trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, chính xác hơn là vào thế kỷ thứ III. Người là một thiếu niên thường lui tới Hang Toại Đạo thánh Callisto ở Roma này và trung thành chu toàn các bổn phận kitô. Tarcisio rất yêu mến Thánh Thể và dựa trên một số điểm chúng ta có thể kết luận rằng người đã là một người giúp lễ. Vào các năm đó hoàng đế Valeriano bắt bớ các kitô hữu rất dữ dội, nên các tín hữu kitô bị bó buộc phải lén lút họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ, đôi khi trong chính Hang Toại Đạo, tức các nghĩa trang kitô. Trong tình trạng ấy thói quen đem Mình Thánh Chúa cho các tín hữu bị tù và người đau yếu ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Một ngày nọ sau khi cử hành Thánh Lễ, vị linh mục hỏi xem ai là người sẵn sàng đem Mình Thánh Chúa cho các anh chị em kitô khác đang chờ được rước Chúa, thì Tarcisio đứng lên nói: ”Xin cha sai con đi”. Vị linh mục lưỡng lự vì xem ra Tarcisio qúa trẻ cho một nhiệm vụ quan trong như vậy. Nhưng Tarcisio nói: ”Tuổi trẻ của con là sự che chở tốt nhất cho Mình Thánh Chúa”. Vị linh mục bị thuyết phục liền giao Bánh Thánh cực trọng cho Tarcisio và nói: ”Tarcisio, con hãy nhớ rằng một kho tàng thiên quốc được giao cho sự che chở yếu đuối của con. Hãy tránh các con đường đông người và đừng quên rằng của thánh không đựơc ném cho chó cũng không được vứt ngọc trai cho heo. Con hãy giữ gìn các Mầu Nhiệm Thánh với lòng trung thành và sự chắc chắn”. Tarcisio trả lời: ”Con thà chết còn hơn là nhường các Mầu Nhiệm Thánh ấy”.
Trên đường đi Tarcisio gặp vài người bạn ngoại giáo đang chơi giỡn. Họ mời chú bé cùng tham dự trò chơi với họ. Khi nghe Tarcisio khước từ, lũ bạn đâm nghi ngờ và nhận thấy tay Tarcisio giữ chặt cái gì trên ngực và xem ra muốn bảo vệ. Họ tìm cách giật nó khỏi tay Tarcisio, nhưng vô ích. Thế là cuộc tranh giành càng lúc càng hăng, nhất là khi lũ bạn biết Tarcisio là tín hữu kitô, họ đấm đá và lấy đá ném, nhưng Tarcisio vẫn không nhượng bộ. Tình cờ một sĩ quan tên là Quadrato, cũng đã trở thành kitô hữu một cách kín đáo, đi ngang qua can thiệp, và đem Tarcisio đang hấp hối tới cho vị linh mục. Nhưng khi tới nơi thì Tarcisio đã tắt thở, tay vẫn còn nắm chặt chiếc khăn gói Bánh Thánh trên ngực. Tarcisio đã được chôn cất ngay sau đó tại Hang Toại Đạo thánh Callisto. Đức Giáo Hoàng Damaso đã truyền để lại một bản khắc trên bia mộ của Tarcisio, theo đó chú bé qua đời năm 257. Tử dạo Thư Roma định ngày kính nhớ là 15 tháng 8, và cũng kể lại một truyền thuyết hay đẹp, theo đó người ta đã không tìm thấy Bánh Thánh trong tay hay trong áo của Tarcisio. Và người ta giải thích rằng Bánh Thánh được bênh vực bởi chính mạng sống của vị tử đạo trẻ tuổi, đã trở thành thịt của Tarcisio và biến thành một thân thể, một bánh tinh tuyền duy nhất dâng lên Thiên Chúa.
Từ câu chuyện cuộc đời thánh Tarcisio Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ giúp lễ như sau:
Các bạn trẻ giúp lễ nam nữ thân mến, chứng tá của thánh Tarcisio và truyền thuyết hay đẹp này dậy cho chúng ta thấy tình yêu thương sâu đậm và sự tôn kính lớn lao chúng ta phải có đối với bí tích Thánh Thể: đó là một gia tài qúy báu, một kho tàng vô giá, là Bánh sự sống, là Chúa Giêsu trở thành của ăn, nuôi dưỡng và ban sức mạnh cho chúng ta trên con đường cuộc sống mỗi ngày và là con đường rộng mở tiến về cuộc sống vĩnh cửu; đó là ơn lớn lao nhất mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta.
Cha nói với các con hiện diện nơi đây, và qua các con, cha nói với tất cả các bạn trẻ giúp lễ trên toàn thế giới: Hãy phục vụ Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể với lòng quảng đại! Đây là một nhiệm vụ quan trọng cho phép các con đặc biệt gần gũi Chúa và lớn lên trong tình bạn đích thật và sâu xa với Người. Các con hãy cẩn trọng giữ gìn tình bạn ấy trong tim như thánh Tarcisio, sẵn sàng dấn thân, chiến đấu và hiến mạng sống để cho Chúa Giêsu đến với tất cả mọi người. Các con cũng hãy thông truyền cho các bạn trẻ đồng trang lứa ơn tình bạn ấy, với niềm vui, với lòng hăng say, không sợ hãi, để họ có thể cảm thấy rằng các con biết Mầu Nhiệm này, là Mầu Nhiệm thật và các con yêu mến Mầu Nhiệm ấy! Mỗi khi các con tiến đến gần bàn thờ, các con có dịp may chứng kiến cử chỉ tình yêu lớn lao của Thiên Chúa, là Đấng tiếp tục muốn ban chính mình cho từng người trong chúng ta, sống gần gũi và trợ giúp chúng ta, trao ban sức mạnh giúp chúng ta sống tốt đẹp.
Như các con biết đó, với lời truyền phép tấm bánh bé nhỏ trở thành Mình Chúa Kitô, rượu trở thành Máu Chúa Kitô. Các con được may mắn sống gần gũi mầu nhiệm không thể nào diễn tả được đó! Hãy chu toàn nhiệm vụ giúp lễ của các con với tình yêu mến, lòng đạo đức và sự trung thành. Đừng vào nhà thờ để dự thánh lễ với sự hời hợt bề ngoài, nhưng hãy chuẩn bị nội tâm cho Thánh Lễ! Khi trợ giúp các linh mục phục vụ tại bàn thờ, các con góp phần vào việc khiến cho Chúa Giêsu gần gũi hơn, làm sao để người ta có thể cảm thấy và ý thức được hơn rằng Chúa ở đây; các con cộng tác để Chúa có thể hiện diện hơn trong thế giới, trong cuộc sống mọi ngày, trong Giáo Hội và khắp mọi nơi.
Đức Thánh Cha nói thêm với 53.000 bạn trẻ giúp lễ rằng: Các con thân mến, các con cho Chúa Giêsu mượn đôi tay của các con, tư tưởng của các con, thời giờ của các con. Chúa sẽ không quên thưởng công cho các con đâu, bằng cách cho các con được niềm vui đích thật và khiến cho các con cảm thấy đâu là hạnh phúc tràn đầy hơn. Thánh Tarcisio đã chỉ cho chúng ta thấy rằng tình yêu thương có thể đưa chúng ta tới chỗ hiến sự sống mình cho một thiện ích đích thực, cho sự thiện đích thực, vì Chúa. Áp dụng sứ điệp của thánh Tarcisio vào cuộc sống thường ngày Đức Thánh Cha nói với các bạn trẻ:
Chắn chắn là chúng ta không bị đòi hỏi phải tử đạo, nhưng Chúa Giêsu xin chúng ta lòng trung thành trong các việc nhỏ nhặt, cầm trí nội tâm, tham dự nội tâm, đức tin và cố gắng duy trì kho tàng này trong cuộc sống thường ngày. Chúa xin chúng ta trung thành với các bổn phận thường ngày, làm chứng cho tình yêu của Ngài, đi nhà thờ vì xác tín nội tâm và vì niềm vui sự hiện diện của Ngài. Như thế chúng ta có thể làm cho các bạn bè của chúng ta biết rằng Chúa Giêsu sống. Trong dấn thấn này chúng ta xin lời bầu cử của Thánh Gioan Maria Vianney mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay, cha sở khiêm tốn của nước Pháp, người đã thay đổi một cộng đoàn bé nhỏ và đã ban cho thế giới một ánh sáng mới.
Ước chi gương sống của thánh Tarcisio và thánh Gioan Maria Vianney thúc đẩy chúng ta mỗi ngày yêu mến Chúa Giêsu và chu toàn Thánh Ý Người, như Đức Trinh Nữ Maria đã làm, trung thành với Con Mẹ cho tới cùng.
Sau khi chào các ban trẻ và tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cũng đã tỏ tình liên đới với các nạn nhân thiên tai cháy rừng bên Liên Bang Nga, lũ lụt bên Pakistan và Afghanistan và kêu gọi tình liên đới của mọi người. Ngài phó thác các người đã qua đời cho lòng xót thương của Chúa và xin Chúa thoa dịu các khổ đau và trợ giúp những người còn sống.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 80.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 4-8-2010 tại quảng trường thánh Phêrrô, trong đó có 53.000 bạn trẻ giúp lễ thuộc 20 quốc gia Âu châu về Roma tham dự cuộc hành hương Roma lần thứ 10, do Hiệp hội giúp lễ quốc tế tổ chức. Nước Đức chiếm đông nhất với 45.000, nước Áo 3.000 và Italia 1.200. Albani cũng có 6 bạn trẻ đại diện. Chiều thứ ba vừa qua các bạn trẻ giúp lễ đã tham dự buổi sinh hoạt canh thức cầu nguyện và hát thánh ca tại quảng trường thánh Phêrô.
Đáp lời chào mừng của Đức Cha Martin Gaechter, Giám Mục Phụ tá giáo phận Basel, Chủ tịch Hiệp hội quốc tế giúp lễ, Đức Thánh Cha đã cám ơn sự hiện diện của người trẻ về Roma hành hương dưới sự hướng dẫn của nhiều Giám Muc, Linh mục, các Phó tế và tu sĩ nam nữ. Sự hiện diện của họ đã đem lại niềm vui cho mọi người. Vì đa số là các bạn trẻ Đức, Đức Thánh Cha đã đọc bài huấn dụ bằng tiếng Đức. Ngài cũng cám ơn món qùa của họ là bức tượng đồng thánh Tarcisio, Bổn Mạng các bạn trẻ giúp lễ, do các ân nhân nước Thụy sĩ tặng, để đặt tại Hang Toại Đạo Thánh Callisto, nơi có mộ của thánh Tarcisio.
Tượng thánh Tarcisio đã đến Roma sau một cuộc hành hương dài qua nhiều nước Âu châu, bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 trước sự hiện diện của 8.000 bạn trẻ giúp lễ người Thụy Sĩ, sau đó là Luxembourg cùng các nước khác cho tới Hungari. Giờ đây tượng đã tới Roma và sẽ được đặt tại Hang Toại Đạo Thánh Callisto. Đức Thánh Cha cầu mong Hang Toại Đạo này, nơi có mộ thánh Tarcisio, trở thành điểm quy chiếu cho các bạn trẻ giúp lễ toàn thế giới. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã ôn lại tiểu sử vị thánh trẻ này như sau:
Thánh Tarcisio là ai? Chúng ta có ít tin tức về người. Thánh nhân sống trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, chính xác hơn là vào thế kỷ thứ III. Người là một thiếu niên thường lui tới Hang Toại Đạo thánh Callisto ở Roma này và trung thành chu toàn các bổn phận kitô. Tarcisio rất yêu mến Thánh Thể và dựa trên một số điểm chúng ta có thể kết luận rằng người đã là một người giúp lễ. Vào các năm đó hoàng đế Valeriano bắt bớ các kitô hữu rất dữ dội, nên các tín hữu kitô bị bó buộc phải lén lút họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ, đôi khi trong chính Hang Toại Đạo, tức các nghĩa trang kitô. Trong tình trạng ấy thói quen đem Mình Thánh Chúa cho các tín hữu bị tù và người đau yếu ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Một ngày nọ sau khi cử hành Thánh Lễ, vị linh mục hỏi xem ai là người sẵn sàng đem Mình Thánh Chúa cho các anh chị em kitô khác đang chờ được rước Chúa, thì Tarcisio đứng lên nói: ”Xin cha sai con đi”. Vị linh mục lưỡng lự vì xem ra Tarcisio qúa trẻ cho một nhiệm vụ quan trong như vậy. Nhưng Tarcisio nói: ”Tuổi trẻ của con là sự che chở tốt nhất cho Mình Thánh Chúa”. Vị linh mục bị thuyết phục liền giao Bánh Thánh cực trọng cho Tarcisio và nói: ”Tarcisio, con hãy nhớ rằng một kho tàng thiên quốc được giao cho sự che chở yếu đuối của con. Hãy tránh các con đường đông người và đừng quên rằng của thánh không đựơc ném cho chó cũng không được vứt ngọc trai cho heo. Con hãy giữ gìn các Mầu Nhiệm Thánh với lòng trung thành và sự chắc chắn”. Tarcisio trả lời: ”Con thà chết còn hơn là nhường các Mầu Nhiệm Thánh ấy”.
Trên đường đi Tarcisio gặp vài người bạn ngoại giáo đang chơi giỡn. Họ mời chú bé cùng tham dự trò chơi với họ. Khi nghe Tarcisio khước từ, lũ bạn đâm nghi ngờ và nhận thấy tay Tarcisio giữ chặt cái gì trên ngực và xem ra muốn bảo vệ. Họ tìm cách giật nó khỏi tay Tarcisio, nhưng vô ích. Thế là cuộc tranh giành càng lúc càng hăng, nhất là khi lũ bạn biết Tarcisio là tín hữu kitô, họ đấm đá và lấy đá ném, nhưng Tarcisio vẫn không nhượng bộ. Tình cờ một sĩ quan tên là Quadrato, cũng đã trở thành kitô hữu một cách kín đáo, đi ngang qua can thiệp, và đem Tarcisio đang hấp hối tới cho vị linh mục. Nhưng khi tới nơi thì Tarcisio đã tắt thở, tay vẫn còn nắm chặt chiếc khăn gói Bánh Thánh trên ngực. Tarcisio đã được chôn cất ngay sau đó tại Hang Toại Đạo thánh Callisto. Đức Giáo Hoàng Damaso đã truyền để lại một bản khắc trên bia mộ của Tarcisio, theo đó chú bé qua đời năm 257. Tử dạo Thư Roma định ngày kính nhớ là 15 tháng 8, và cũng kể lại một truyền thuyết hay đẹp, theo đó người ta đã không tìm thấy Bánh Thánh trong tay hay trong áo của Tarcisio. Và người ta giải thích rằng Bánh Thánh được bênh vực bởi chính mạng sống của vị tử đạo trẻ tuổi, đã trở thành thịt của Tarcisio và biến thành một thân thể, một bánh tinh tuyền duy nhất dâng lên Thiên Chúa.
Từ câu chuyện cuộc đời thánh Tarcisio Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ giúp lễ như sau:
Các bạn trẻ giúp lễ nam nữ thân mến, chứng tá của thánh Tarcisio và truyền thuyết hay đẹp này dậy cho chúng ta thấy tình yêu thương sâu đậm và sự tôn kính lớn lao chúng ta phải có đối với bí tích Thánh Thể: đó là một gia tài qúy báu, một kho tàng vô giá, là Bánh sự sống, là Chúa Giêsu trở thành của ăn, nuôi dưỡng và ban sức mạnh cho chúng ta trên con đường cuộc sống mỗi ngày và là con đường rộng mở tiến về cuộc sống vĩnh cửu; đó là ơn lớn lao nhất mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta.
Cha nói với các con hiện diện nơi đây, và qua các con, cha nói với tất cả các bạn trẻ giúp lễ trên toàn thế giới: Hãy phục vụ Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể với lòng quảng đại! Đây là một nhiệm vụ quan trọng cho phép các con đặc biệt gần gũi Chúa và lớn lên trong tình bạn đích thật và sâu xa với Người. Các con hãy cẩn trọng giữ gìn tình bạn ấy trong tim như thánh Tarcisio, sẵn sàng dấn thân, chiến đấu và hiến mạng sống để cho Chúa Giêsu đến với tất cả mọi người. Các con cũng hãy thông truyền cho các bạn trẻ đồng trang lứa ơn tình bạn ấy, với niềm vui, với lòng hăng say, không sợ hãi, để họ có thể cảm thấy rằng các con biết Mầu Nhiệm này, là Mầu Nhiệm thật và các con yêu mến Mầu Nhiệm ấy! Mỗi khi các con tiến đến gần bàn thờ, các con có dịp may chứng kiến cử chỉ tình yêu lớn lao của Thiên Chúa, là Đấng tiếp tục muốn ban chính mình cho từng người trong chúng ta, sống gần gũi và trợ giúp chúng ta, trao ban sức mạnh giúp chúng ta sống tốt đẹp.
Như các con biết đó, với lời truyền phép tấm bánh bé nhỏ trở thành Mình Chúa Kitô, rượu trở thành Máu Chúa Kitô. Các con được may mắn sống gần gũi mầu nhiệm không thể nào diễn tả được đó! Hãy chu toàn nhiệm vụ giúp lễ của các con với tình yêu mến, lòng đạo đức và sự trung thành. Đừng vào nhà thờ để dự thánh lễ với sự hời hợt bề ngoài, nhưng hãy chuẩn bị nội tâm cho Thánh Lễ! Khi trợ giúp các linh mục phục vụ tại bàn thờ, các con góp phần vào việc khiến cho Chúa Giêsu gần gũi hơn, làm sao để người ta có thể cảm thấy và ý thức được hơn rằng Chúa ở đây; các con cộng tác để Chúa có thể hiện diện hơn trong thế giới, trong cuộc sống mọi ngày, trong Giáo Hội và khắp mọi nơi.
Đức Thánh Cha nói thêm với 53.000 bạn trẻ giúp lễ rằng: Các con thân mến, các con cho Chúa Giêsu mượn đôi tay của các con, tư tưởng của các con, thời giờ của các con. Chúa sẽ không quên thưởng công cho các con đâu, bằng cách cho các con được niềm vui đích thật và khiến cho các con cảm thấy đâu là hạnh phúc tràn đầy hơn. Thánh Tarcisio đã chỉ cho chúng ta thấy rằng tình yêu thương có thể đưa chúng ta tới chỗ hiến sự sống mình cho một thiện ích đích thực, cho sự thiện đích thực, vì Chúa. Áp dụng sứ điệp của thánh Tarcisio vào cuộc sống thường ngày Đức Thánh Cha nói với các bạn trẻ:
Chắn chắn là chúng ta không bị đòi hỏi phải tử đạo, nhưng Chúa Giêsu xin chúng ta lòng trung thành trong các việc nhỏ nhặt, cầm trí nội tâm, tham dự nội tâm, đức tin và cố gắng duy trì kho tàng này trong cuộc sống thường ngày. Chúa xin chúng ta trung thành với các bổn phận thường ngày, làm chứng cho tình yêu của Ngài, đi nhà thờ vì xác tín nội tâm và vì niềm vui sự hiện diện của Ngài. Như thế chúng ta có thể làm cho các bạn bè của chúng ta biết rằng Chúa Giêsu sống. Trong dấn thấn này chúng ta xin lời bầu cử của Thánh Gioan Maria Vianney mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay, cha sở khiêm tốn của nước Pháp, người đã thay đổi một cộng đoàn bé nhỏ và đã ban cho thế giới một ánh sáng mới.
Ước chi gương sống của thánh Tarcisio và thánh Gioan Maria Vianney thúc đẩy chúng ta mỗi ngày yêu mến Chúa Giêsu và chu toàn Thánh Ý Người, như Đức Trinh Nữ Maria đã làm, trung thành với Con Mẹ cho tới cùng.
Sau khi chào các ban trẻ và tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cũng đã tỏ tình liên đới với các nạn nhân thiên tai cháy rừng bên Liên Bang Nga, lũ lụt bên Pakistan và Afghanistan và kêu gọi tình liên đới của mọi người. Ngài phó thác các người đã qua đời cho lòng xót thương của Chúa và xin Chúa thoa dịu các khổ đau và trợ giúp những người còn sống.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tìm thấy di hài thánh Gioan Tẩy Giả
Lưu Hiền Đức
18:41 04/08/2010
Tìm thấy di hài thánh Gioan Tẩy Giả
(CNN) - Các nhà khảo cổ ở Bungary cho rằng đã tìm thấy di hài của thánh Gioan Tẩy Giả trong lúc đào xới tại tu viện xây dựng từ thế kỷ thứ 5 tại quần đảo Hắc Hải.
Tuần trước họ đã tìm thấy một cái hòm đựng những thánh tích bên dưới ngôi thánh đường của tu viện. Những thánh tích này bao gồm những mảnh vụn của xương sọ, một bàn tay, và một cái răng.
Đội trưởng đội khai quật Kazimir Popkonstantinov đã mở nắm hòm trước một nghi lễ trịnh trọng với sự hiện diện của Giáo Mục Yoanikii của thành Sliven, cũng như ông Bozhidar Dimitrov, một bộ trưởng chính phủ đặc trách giám quản các Bảo tàng viện Lịch Sử của Quốc Gia.
Các cuộc khám nghiệm sẽ được thưc hiện, nhưng ông Popkonstantinov tin chắc rằng các thánh tích này là của thánh Gioan Tẩy Giả vì những chữ Hy Lạp khắc trên hòm có nghĩa là 24 tháng 6, là ngày mà các Kitô hữu cử hành lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả.
Một tu viện được xây vào tháng kỷ 11 được cung hiến để kính thánh Gioan Tẩy Giả. ông Popkonstantinov cũng nói với giới báo chí Bungary rằng rất có thể thánh đường nơi khai quật cũng được cung hiến để kính thánh Gioan Tẩy Giả.
Ông Fabrizio Bisonti, Giám quản Ủy Ban Khảo Cổ của Giáo Hoàng nói rằng sẽ phải tiến hành các nghiên cứu kỹ lưỡng, ngay cả các nghiên cứu về nhân chủng học, trước khi có ý kiến về những khám phá này. Ông cũng nói có hàng ngàn thánh tích của Thánh Gioan Tẩy Giả rải rác khắp nơi trên thế giới. Ông cũng nói các nhà khảo cổ Bungary chưa liên lạc với Uỷ Ban của ông và Ủy Ban của ông cũng ít quan tâm đến các nghiên cứu khảo cổ học được thực hiện bên ngoài nước Ý.
Chiếc hòm mới được khai quật được làm bằng ngọc, có niên đại khoảng giữ thế kỷ thứ 5. bờ biển Nam Hắc Hải thời xưa là một phần của Đế Quốc Byzantine, ngày nay là thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Dimitrov nói rằng những thánh tích này có thể đã từng được giáo hội Byzantin dâng cho tu viện.
Tuần trước họ đã tìm thấy một cái hòm đựng những thánh tích bên dưới ngôi thánh đường của tu viện. Những thánh tích này bao gồm những mảnh vụn của xương sọ, một bàn tay, và một cái răng.
Đội trưởng đội khai quật Kazimir Popkonstantinov đã mở nắm hòm trước một nghi lễ trịnh trọng với sự hiện diện của Giáo Mục Yoanikii của thành Sliven, cũng như ông Bozhidar Dimitrov, một bộ trưởng chính phủ đặc trách giám quản các Bảo tàng viện Lịch Sử của Quốc Gia.
Các cuộc khám nghiệm sẽ được thưc hiện, nhưng ông Popkonstantinov tin chắc rằng các thánh tích này là của thánh Gioan Tẩy Giả vì những chữ Hy Lạp khắc trên hòm có nghĩa là 24 tháng 6, là ngày mà các Kitô hữu cử hành lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả.
Một tu viện được xây vào tháng kỷ 11 được cung hiến để kính thánh Gioan Tẩy Giả. ông Popkonstantinov cũng nói với giới báo chí Bungary rằng rất có thể thánh đường nơi khai quật cũng được cung hiến để kính thánh Gioan Tẩy Giả.
Ông Fabrizio Bisonti, Giám quản Ủy Ban Khảo Cổ của Giáo Hoàng nói rằng sẽ phải tiến hành các nghiên cứu kỹ lưỡng, ngay cả các nghiên cứu về nhân chủng học, trước khi có ý kiến về những khám phá này. Ông cũng nói có hàng ngàn thánh tích của Thánh Gioan Tẩy Giả rải rác khắp nơi trên thế giới. Ông cũng nói các nhà khảo cổ Bungary chưa liên lạc với Uỷ Ban của ông và Ủy Ban của ông cũng ít quan tâm đến các nghiên cứu khảo cổ học được thực hiện bên ngoài nước Ý.
Chiếc hòm mới được khai quật được làm bằng ngọc, có niên đại khoảng giữ thế kỷ thứ 5. bờ biển Nam Hắc Hải thời xưa là một phần của Đế Quốc Byzantine, ngày nay là thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Dimitrov nói rằng những thánh tích này có thể đã từng được giáo hội Byzantin dâng cho tu viện.
Những bóng dáng tu sĩ Công Giáo trong Trại Hướng Đạo Jamboree
Trần Mạnh Trác
21:56 04/08/2010
Từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8, gần 45,000 Hướng đạo sinh trên khắp nước Mỹ và thế giới đã cắm trại 10 ngày trong một cuộc trại lớn có tên là Jamboree tại Fort AP Hill, VA, để kỷ niệm 100 năm thành lập phong trào Nam Hướng Đạo Sinh Hoa Kỳ.
Jamboree là một đại hội họp mặt của Nam Hướng Đạo Sinh Hoa Kỳ được tổ chức 4 năm một lần. Lần đầu tiên dự định vào năm 1935 tại Washington, DC, để kỷ niệm 25 năm thành lập, nhưng cuộc trại này đã phải bãi bỏ vì lúc đó nước Mỹ đang có cơn dịch sốt polio gây nên chứng bại liệt. Hai năm sau trại Jamboree thứ nhất được tổ chức tại National Mall dưới bóng của đài tưởng niệm Washington. Cuộc Thế Chiến thứ 2 đã gián đọan các trại Jamboree cho đến năm 1950 thì mới được tổ chức đều đặn 4 năm một lần. Lần vừa qua là năm 2005 và lần kế tiếp đáng lẽ sẽ là năm 2009 nhưng đã bị dời thêm 1 năm nữa để cho trùng hợp với dịp kỷ niệm 100 năm luôn thể. Năm 2013 tới, 3 năm sau, trại Jamboree sẽ được tổ chức tại Khu bảo tồn Bechtel gần Beckley, West Virginia, Khu Bechtel từ nay sẽ là địa điểm vĩnh viễn cho các trại Jamboree.
Hội Nam Hướng Đạo Hoa Kỳ (BSA Boys Scouts of America) là một trong những tổ chức thanh niên lớn nhất tại Mỹ, với hơn bốn triệu thành viên đang họat động. Từ khi thành lập cho tới nay, đã có hơn 110 triệu người Mỹ tham gia.
Mục tiêu của BSA là đào tạo thanh niên thành những công dân có trách nhiệm, phát triển nhân cách, và khả năng tự lập nhờ các hoạt động ngoài trời, và, khi lớn tuổi, tham gia vào các chương trình cộng đồng. Đối với các thành viên trẻ, phương pháp Hướng đạo nhắm vào việc phát triển những giá trị như sự thành tín, đức tính công dân, và có kỹ năng sống với thiên nhiên, thông qua những hoạt động như cắm trại, bơi lội, và đi bộ xa.
Năm nay nhiều tu sĩ Công Giáo đã có mặt tại National Jamboree.
Đức Ông (Msgr.) John B. Brady cho biết đây là dịp ngài kỷ niệm 60 năm ơn gọi của ngài. Ngài đã nhận được ơn gọi đi tu tại National Jamboree1950.
Bây giờ là một linh mục của Tổng Giáo Phận Washington, ngài là một trong hơn 20 linh mục và phó tế Công Giáo đi làm tuyên úy cho Jamboree 2010. Mới đây ngài đã gặp một chủng sinh và cũng biết rằng chủng sinh đó tìm thấy ơn gọi của mình tại một Jamboree, năm 2005.
Cùng với 45000 hướng đạo sinh hân hoan vui chơi, các giáo sĩ Công Giáo và nhiều tuyên úy của các tín ngưỡng khác đã có mặt để hướng dẫn các em, giúp các em tìm hiểu ý định của Thiên Chúa cho bản thân và nâng đỡ các em về mặt tinh thần.
Bên cạnh các cuộc chơi như đi bè, bơi lội, chèo thuyền các Hướng đạo sinh còn đựoc hướng dẫn thực hành những bổn phận của họ với Thiên Chúa.
Nhắc lại lới thề thứ nhất của Hướng Đạo là: "Trên danh dự của tôi, tôi sẽ làm cách tốt nhất,
để thực hiện nhiệm vụ của tôi đối với Thiên Chúa và đất nước..."
"Người Hướng Đạo trân trọng lời thề của họ", theo lời Đức Giám mục Gerald A. Gettelfinger của Giáo phận Evansville, Ind., là vị giám mục Công Giáo của Ủy ban Hướng đạo Quốc gia. "Họ không chỉ nói bằng lời mà thôi, họ còn thực hiện bằng việc làm của họ."
Một tháng trước trại Jamboree, ĐGM Gettelfinger, đã 74 tuổi, phục vụ như là một tuyên úy tại trại Philmont Boy Scout, ở miền bắc New Mexico. Mỗi năm ngài phục vụ vài tuần ở đây nhưng vẫn giữ liên lạc với nhân viên ở nhà qua e-mail và điện thoại, đây là năm thứ sáu ngài phục vụ ở đó.
Nhiều người ở Philmont và Fort AP Hill nhận xét rằng họ chưa bao giờ thấy một giám mục làm tuyên úy bao giờ, nhưng ngài trả lời rằng các em cần thấy chức vụ linh mục ở những hòan cảnh khác hơn là chỉ ỡ việc làm chủ tế ở trên bàn thờ mà thôi."
Tại Trại Jamboree, ĐGM cũng mặc áo sơ mi và đội mũ hướng đạo dành cho chức tuyên úy như ở Philmont và ờ Uỷ ban Hướng đạo Quốc gia. Nhưng trong ngày 01 Tháng 8, thì ngài mặc áo lễ đại triều và là chủ tế cho một Thánh Lễ đồng tế với ba giám mục, một giám mục sắp thụ phong, và hơn một chục linh mục và phó tế khác. Hơn 15.000 Hướng đạo sinh và cấp trưởng tham dự.
"Khi những đứa trẻ như các em ở đây đứng dự lễ trên hai giờ dưới một cơn mưa như đã xảy ra ở Jamboree lần trước, và đã không một em nào bỏ đi, thì đó là một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh đức tin," vị giám mục nói.
"Chúng là tương lai của chúng ta. Nhưng ngày nay chúng có thể làm chứng nhân cho nhửng đứa trẻ đồng lứa.", Ngài nói thêm. "Thật là một lời chứng hùng hồn."
Vị giám mục cũng cho biết ngài không ngây thơ, và ngài nhận rằng những người trẻ tuổi tại Thánh Lễ có lẽ sẽ có những khoảng trống đức tin của họ. Nhưng ngài tin rằng đây là những "hạt giống" của đức tin... và chúng sẽ phát triển."
ĐGM cho biết đoàn tuyên úy đã giúp những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tại các trại Jamboree năm 2005 khi có bốn trưởng bị điện giật.
"Các linh mục chúng tôi đã làm những việc tuyệt vời trong biến cố đó" ngài nói.
Trở lại với Đ.Ô. Bradly, Msgr. Brady nói rằng một trong những điều các Hướng đạo sinh phải làm để chu tòan bổn phận đối với Thiên Chúa là nói chuyện với một giáo sĩ.
"Chúng tôi đã tiếp nhiều em, ngòai Công giáo cũng có" ngài lưu ý rằng các tuyên úy có thể đại diện cho nhiều tôn giáo, theo như các huy chương đeo trên áo của họ.
Ngài cho biết đã nói với các Hướng đạo sinh về nhiệm vụ đối với Thiên Chúa "có nghĩa là họ cần phải có một mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời" nói chuyện với ngài và đọc Kinh Thánh hay kinh Quran.
Ngài cho biết khi còn bé ngài đã tham dự trại Jamboree đầu tiên ở Mall of Washington năm 1937. Chiến tranh thế giới thứ 2 đã trì hoãn các trại Jamboree sau đó, và ngài đã không tham dự thêm lần nào nữa cho đến năm 1950.
Vào lúc đó, ngài đang học lớp cuối cùng tại Đại học Georgetown ở Washington và cũng là trưởng đòan Hướng đạo của giáo xứ, là một đòan tham dự trại họp bạn ở Valley Forge, Pa. Trong khi ngài đang đi thăm các tóan Hướng đạo của mình, thì một linh mục từ York nhận thấy đồng phục ROTC (sinh viên sĩ quan) của ngài và đã khuyến khích ngài nên gia nhập chủng viện thay vì đi lính.
Ngài nói rằng vị linh mục ấy gửi tới một chủng sinh tên là Walter Sullivan - sau này là giám mục của Giáo phận Richmond - chủng sinh ấy đã dẫn ngài đi thăm chủng viện St Mary ở Baltimore.
"Và thế là tôi trở thành linh mục. Vì tôi đã dự Jamboree năm 1950".
Top Stories
Human Rights Watch honors 6 Vietnamese dissident writers who faced political persecution
AP
16:51 04/08/2010
HANOI, Vietnam (AP) — An international human rights group has honoured six Vietnamese activists for their courage in the face of political persecution in Vietnam.
The six were among 42 writers from 20 countries to receive the annual Hellman/Hammmett award, New York-based Human Rights Watch announced Wednesday.
All of this year's awardees from Vietnam are activist writers whose work was suppressed by the government in its efforts to restrict free speech, control independent media, and limit access and use of the Internet, it said.
"By honouring courageous writers who have suffered political persecution, lost their jobs, or even sacrificed their freedom, we hope to bring international attention to voices that the Vietnamese government is trying to silence," Phil Robertson, deputy director of the group's Asia division, said in statement.
Vietnam's government says it does not jail or harass people over political beliefs, and only incarcerates people who break the law.
This year's winners include jailed novelist and journalist Tran Khai Thanh Thuy; human rights activist Pham Van Troi; poet and military veteran Tran Duc Thach; and teacher and writer Vu Van Hung.
Also honoured were bloggers Bui Thanh Hieu and Nguyen Ngoc Nhu Quynh who were detained briefly last year for criticizing the government's policies on China and its disputed claims to the Spratly islands.
Tran Khai Thanh Thuy was given the same award in 2007.
The Hellman/Hammett award is named after U.S. playwright Lillian Hellman and her longtime companion novelist Dashiell Hammett, both of whom were questioned in the United States during 1950s about their political beliefs amid anti-communist hysteria.
(Source:http://www.google.com/hostednews/canadianpress/article/ALeqM5j1Y9RQvHIzQwnDn9S5idIyNQ_XTA)
The six were among 42 writers from 20 countries to receive the annual Hellman/Hammmett award, New York-based Human Rights Watch announced Wednesday.
All of this year's awardees from Vietnam are activist writers whose work was suppressed by the government in its efforts to restrict free speech, control independent media, and limit access and use of the Internet, it said.
"By honouring courageous writers who have suffered political persecution, lost their jobs, or even sacrificed their freedom, we hope to bring international attention to voices that the Vietnamese government is trying to silence," Phil Robertson, deputy director of the group's Asia division, said in statement.
Vietnam's government says it does not jail or harass people over political beliefs, and only incarcerates people who break the law.
This year's winners include jailed novelist and journalist Tran Khai Thanh Thuy; human rights activist Pham Van Troi; poet and military veteran Tran Duc Thach; and teacher and writer Vu Van Hung.
Also honoured were bloggers Bui Thanh Hieu and Nguyen Ngoc Nhu Quynh who were detained briefly last year for criticizing the government's policies on China and its disputed claims to the Spratly islands.
Tran Khai Thanh Thuy was given the same award in 2007.
The Hellman/Hammett award is named after U.S. playwright Lillian Hellman and her longtime companion novelist Dashiell Hammett, both of whom were questioned in the United States during 1950s about their political beliefs amid anti-communist hysteria.
(Source:http://www.google.com/hostednews/canadianpress/article/ALeqM5j1Y9RQvHIzQwnDn9S5idIyNQ_XTA)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tà Nung, Đà Lạt: Ấm áp xứ sương mù
Nguyễn Hoàng Thương
03:20 04/08/2010
Tà Nung, Đà Lạt: Ấm áp xứ sương mù
Du lịch là một cơ hội để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động và cũng là dịp bình lặng tâm hồn chiêm ngưỡng bao kỳ công thiên nhiên mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Dịp hè năm nay, anh chị em Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã chọn điểm đến Đà Lạt để nghỉ dưỡng và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng không quên một điểm đến để được nhận và cho trong tâm tình con cái Chúa.
Xem hình Tà Nung, Đà Lạt
Sáng sớm 31/7, khởi đi từ trung tâm Thành phố Đà Lạt, xe chúng tôi men theo con đường đồi dốc quanh co, nghiêng ngã với những khúc cua thật gắt, dài độ 16 cây số qua ngã thác Cam Ly, thung lũng Vàng để đến Nhà thờ Tà Nung (Teur-Nun).
Xã Tà Nung là một vùng đất hiện có phân nửa dân số là người dân tộc gồm người Chil, người Lạch và người Srê. Trong đó, người Srê có số dân ít nhất nhưng là tộc dân cư trú bản địa lâu đời nhất. Nhà thờ Tà Nung hiện nay, khá khang trang với kiến trúc cách điệu ngôi nhà của người dân tộc được khánh thành vào ngày 02/05/1995. Tuy nhiên, đến nay nơi đây vẫn là nhà thờ chưa có cha xứ phụ trách chính thức.
Nói đến Tà Nung ở giáo phận Đà Lạt, các tín hữu biết ngay đến một nơi nuôi dạy trẻ dân tộc mồ côi và chăm sóc nuôi dạy trẻ suy dinh dưỡng của Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần (A.S.S). Đây là một Tu Hội Giáo Dân được Cha Anrê Nguyễn Văn Thành hình thành từ những 1990 và hoạt động từ năm 1994. Sau khi cha Anrê qua đời vào năm 2000, các nữ tu vẫn tiếp dục duy trì và phát triển để tu hội ngày càng lớn mạnh. Ngày 22/02/2004, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt đã chính thức giới thiệu cộng đoàn “Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần” tại Giáo xứ Vạn Thành, nơi Tu Hội có nhà chính, là một Hiệp Hội Giáo Dân được ngài phê chuẩn nội quy ngày 02/02/2004. Hiện Tu Hội có 25 thành viên hoạt động tại các nhà ở Đà Lạt với các hoạt động nuôi dạy trẻ, dấn thân vì người dân tộc nghèo.
Cộng đoàn ở Tà Nung của Tu Hội nằm ngay đối diện với giáo xứ, nơi đây có 3 nữ tu phục vụ, cưu mang 25 trẻ cô nhi và nuôi dạy 25 em suy dinh dưỡng. Với một diện tích tương đối rộng, các nữ tu đã cật lực lao động bằng cách trồng cà phê, các loại rau quả, cây trái để dùng làm kế sinh nhai cho cộng đoàn. Các em cũng đã được lo cho đi học, từ bậc tiểu học đến lớp 12, và hỗ trợ thêm cho một vài em có điều kiện học lên đại học. Trong lời chia sẻ về đời sống người dân tộc ở Tà Nung, nữ tu Anna Nguyễn Thị Khoe cho hay một chi tiết chỉ thoạt nghe là biết ngay đời sống của họ: đã mười mấy năm rồi, biết bao lớp trẻ suy dinh dưỡng, trẻ này đến, trẻ khác được nuôi nấng để thoát khỏi suy dinh dưỡng rồi ra đi, nhưng đến giờ vẫn còn phải chăm sóc 25 trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Tại Nhà Thờ Tà Nung, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình Giáo phận Sài Gòn đã dâng Thánh Lễ kính Thánh Ignatiô Loyola cho các em thiếu nhi tại nơi đây. Trong bài giảng về bài Tin Mừng dẫn đến Thánh Gioan Tẩy Giả bị Hêrôđê chém đầu do lời hứa với đứa con gái bị hoàng hậu xúi giục đặt điều kiện với vua, cha đã kể một câu chuyện về ánh sáng. Trong một lần bão tố phong ba đêm Giáng Sinh, một con tàu đánh cá phải chống chọi với sóng dữ ngoài khơi tưởng như đi trong vô định, nhưng may nhờ ánh sáng thoắt ẩn thoắt hiện, họ đã đi theo ánh sáng đó mà vào được bờ. Cũng trong đêm đó một vị linh mục già yếu bệnh tật đã bất chấp mệt mỏi, gió mưa bão tố, gắng gượng bước chân cầm ngọn đèn dầu thông leo lét trèo lên đỉnh núi, nơi có nhà thờ để dâng lễ đêm Giáng Sinh duy chỉ có một giáo dân tham dự. Và chính nhờ ngọn đèn để bên cửa sổ của ngôi thánh đường mà con tàu kia tìm được phương vào bờ an toàn. Qua câu chuyện, cha nhắc nhở rằng ánh sáng được Chúa dùng để cứu người khác qua hy sinh của mỗi người. Qua Gioan Tẩy Giả, Chúa Quan Phòng đã dùng ông để đem ánh sáng chân lý cho Hêrôđê. Sau bài giảng cha đã dạy một bài hát về yêu thương phục vụ: “Nếu ai hỏi tôi yêu thương, yêu thương là gì, tôi sẽ trả lời yêu thương chính là phục vụ. Nếu ai hỏi thêm phục vụ, phục vụ là chi, tôi sẽ trả lời phục vụ chính là yêu thương”.
Sau Thánh Lễ, chúng tôi được dùng bữa trưa bánh canh bột gạo do các nữ tu và các em nấu thếch đãi. Những phút trò chuyện hỏi han, làm quen và vui chơi trong một khuôn viên rộng với khí trời mát mẻ của Đà Lạt làm mỗi thành viên chúng tôi cảm thông hơn với đời sống cơ cực của các nữ tu cùng các trẻ nhỏ nơi vùng xa này. Và lại càng cảm nhận được hồng ân Thiên Chúa qua chuyến đi mà cha Luy luôn nhắc nhở hãy cho đi chính là được nhận lãnh.
Địa chỉ liên hệ của Cộng Đoàn Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần tại Tà Nung
Anna Nguyễn Thị Khoe
Tổ 17, Thôn 3, xã Tà Nung, Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Tel: +84-633-595027, +84-633-515453
CellPhone: +84-168 876 666 567
Email: annakhoe@yahoo.com.vn
Sài Gòn, những ngày đầu tháng Tám, 2010.
Du lịch là một cơ hội để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động và cũng là dịp bình lặng tâm hồn chiêm ngưỡng bao kỳ công thiên nhiên mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Dịp hè năm nay, anh chị em Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã chọn điểm đến Đà Lạt để nghỉ dưỡng và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng không quên một điểm đến để được nhận và cho trong tâm tình con cái Chúa.
Xem hình Tà Nung, Đà Lạt
Sáng sớm 31/7, khởi đi từ trung tâm Thành phố Đà Lạt, xe chúng tôi men theo con đường đồi dốc quanh co, nghiêng ngã với những khúc cua thật gắt, dài độ 16 cây số qua ngã thác Cam Ly, thung lũng Vàng để đến Nhà thờ Tà Nung (Teur-Nun).
Xã Tà Nung là một vùng đất hiện có phân nửa dân số là người dân tộc gồm người Chil, người Lạch và người Srê. Trong đó, người Srê có số dân ít nhất nhưng là tộc dân cư trú bản địa lâu đời nhất. Nhà thờ Tà Nung hiện nay, khá khang trang với kiến trúc cách điệu ngôi nhà của người dân tộc được khánh thành vào ngày 02/05/1995. Tuy nhiên, đến nay nơi đây vẫn là nhà thờ chưa có cha xứ phụ trách chính thức.
Nói đến Tà Nung ở giáo phận Đà Lạt, các tín hữu biết ngay đến một nơi nuôi dạy trẻ dân tộc mồ côi và chăm sóc nuôi dạy trẻ suy dinh dưỡng của Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần (A.S.S). Đây là một Tu Hội Giáo Dân được Cha Anrê Nguyễn Văn Thành hình thành từ những 1990 và hoạt động từ năm 1994. Sau khi cha Anrê qua đời vào năm 2000, các nữ tu vẫn tiếp dục duy trì và phát triển để tu hội ngày càng lớn mạnh. Ngày 22/02/2004, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt đã chính thức giới thiệu cộng đoàn “Gia Đình Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần” tại Giáo xứ Vạn Thành, nơi Tu Hội có nhà chính, là một Hiệp Hội Giáo Dân được ngài phê chuẩn nội quy ngày 02/02/2004. Hiện Tu Hội có 25 thành viên hoạt động tại các nhà ở Đà Lạt với các hoạt động nuôi dạy trẻ, dấn thân vì người dân tộc nghèo.
Cộng đoàn ở Tà Nung của Tu Hội nằm ngay đối diện với giáo xứ, nơi đây có 3 nữ tu phục vụ, cưu mang 25 trẻ cô nhi và nuôi dạy 25 em suy dinh dưỡng. Với một diện tích tương đối rộng, các nữ tu đã cật lực lao động bằng cách trồng cà phê, các loại rau quả, cây trái để dùng làm kế sinh nhai cho cộng đoàn. Các em cũng đã được lo cho đi học, từ bậc tiểu học đến lớp 12, và hỗ trợ thêm cho một vài em có điều kiện học lên đại học. Trong lời chia sẻ về đời sống người dân tộc ở Tà Nung, nữ tu Anna Nguyễn Thị Khoe cho hay một chi tiết chỉ thoạt nghe là biết ngay đời sống của họ: đã mười mấy năm rồi, biết bao lớp trẻ suy dinh dưỡng, trẻ này đến, trẻ khác được nuôi nấng để thoát khỏi suy dinh dưỡng rồi ra đi, nhưng đến giờ vẫn còn phải chăm sóc 25 trẻ trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Tại Nhà Thờ Tà Nung, Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình Giáo phận Sài Gòn đã dâng Thánh Lễ kính Thánh Ignatiô Loyola cho các em thiếu nhi tại nơi đây. Trong bài giảng về bài Tin Mừng dẫn đến Thánh Gioan Tẩy Giả bị Hêrôđê chém đầu do lời hứa với đứa con gái bị hoàng hậu xúi giục đặt điều kiện với vua, cha đã kể một câu chuyện về ánh sáng. Trong một lần bão tố phong ba đêm Giáng Sinh, một con tàu đánh cá phải chống chọi với sóng dữ ngoài khơi tưởng như đi trong vô định, nhưng may nhờ ánh sáng thoắt ẩn thoắt hiện, họ đã đi theo ánh sáng đó mà vào được bờ. Cũng trong đêm đó một vị linh mục già yếu bệnh tật đã bất chấp mệt mỏi, gió mưa bão tố, gắng gượng bước chân cầm ngọn đèn dầu thông leo lét trèo lên đỉnh núi, nơi có nhà thờ để dâng lễ đêm Giáng Sinh duy chỉ có một giáo dân tham dự. Và chính nhờ ngọn đèn để bên cửa sổ của ngôi thánh đường mà con tàu kia tìm được phương vào bờ an toàn. Qua câu chuyện, cha nhắc nhở rằng ánh sáng được Chúa dùng để cứu người khác qua hy sinh của mỗi người. Qua Gioan Tẩy Giả, Chúa Quan Phòng đã dùng ông để đem ánh sáng chân lý cho Hêrôđê. Sau bài giảng cha đã dạy một bài hát về yêu thương phục vụ: “Nếu ai hỏi tôi yêu thương, yêu thương là gì, tôi sẽ trả lời yêu thương chính là phục vụ. Nếu ai hỏi thêm phục vụ, phục vụ là chi, tôi sẽ trả lời phục vụ chính là yêu thương”.
Sau Thánh Lễ, chúng tôi được dùng bữa trưa bánh canh bột gạo do các nữ tu và các em nấu thếch đãi. Những phút trò chuyện hỏi han, làm quen và vui chơi trong một khuôn viên rộng với khí trời mát mẻ của Đà Lạt làm mỗi thành viên chúng tôi cảm thông hơn với đời sống cơ cực của các nữ tu cùng các trẻ nhỏ nơi vùng xa này. Và lại càng cảm nhận được hồng ân Thiên Chúa qua chuyến đi mà cha Luy luôn nhắc nhở hãy cho đi chính là được nhận lãnh.
Địa chỉ liên hệ của Cộng Đoàn Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần tại Tà Nung
Anna Nguyễn Thị Khoe
Tổ 17, Thôn 3, xã Tà Nung, Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Tel: +84-633-595027, +84-633-515453
CellPhone: +84-168 876 666 567
Email: annakhoe@yahoo.com.vn
Sài Gòn, những ngày đầu tháng Tám, 2010.
Đức Cha Jacques Perrier Giám mục Gp Lộ Đức viếng thăm Giáo xứ Bảo Long - Tgp Hà Nội
Bảo long
10:36 04/08/2010
HÀ NỘI - Trong tinh thần năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, Đức Cha Jacques Perrier (Pháp quốc) đã hành hương tới Việt Nam. Những ngày vừa qua Ngài đã đến hầu hết các nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ. Giáo xứ Bảo Long – Giáo phận Hà Nội cũng là một trong những nhà thờ mang tước hiệu Mẹ Lộ Đức, vì vậy Ngày 03/08/2010 Ngài đã có chuyến viếng thăm giáo xứ. Thật là một niềm vui đối với Cha xứ cùng toàn thể bà con giáo dân nơi đây. Niềm vui đó được thể hiện qua sự đón của Cha xứ, Cha phó và toàn thể bà con giáo dân trong giáo xứ.
Xem hình ảnh
Đúng 17h đoàn hành hương đã về tới giáo xứ. Trong những tiếng reo hò, vỗ tay đón tiếp cùng với tiếng kèn đồng, tiếng trống đã thể hiện tâm tình yêu mến của bà con nơi mảnh đất thân thương này. Tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng tình cảm của Đức Cha dành cho giáo dân đã được thể hiện qua nét mặt vui tươi của Ngài. Và vào lúc 18h đoàn đồng tế cùng với Đức Cha có Cha xứ, Cha phó. Ngay đầu Thánh lễ Đức Cha ngỏ lời với bà con giáo dân: «Tôi rất yêu mến Giáo Hôi Việt Nam vì Giáo Hội Việt Nam trước kia đã có rất nhiều các vị thừa sai là người Pháp, và ngày nay GHVN lại đang cống hiến cho Giáo hội Pháp những người con ưu tú ». Trong bài chia sẻ của Đức Cha, Ngài có nhắc đến lòng yêu mến Đức Mẹ của người dân Giáo phận Lô Đức. Lòng yêu mến đó hôm nay cũng đang được thể hiện trong Thánh lễ tại một nhà thờ nơi miềm quê đất Việt này.
Đúng vậy, nhà thờ Giáo xứ Bảo Long đã được dâng cho Đức Mẹ có tên là « Notre Dame Lourdes » (Đức Mẹ Lộ Đức) hôm nay diễn ra Thánh lễ thật trang trọng và sốt sáng. Tâm tình của Thánh lễ này chắc chắn sẽ mãi lắng đọng và đây cũng là động lực khơi gợi lòng yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa.
Kết thúc Thánh lễ Cha Phó xứ Giuse Phạm Minh Triệu đại diện cho cộng đoàn cám ơn Đức Cha đã dành tình nhiều tình cảm cho Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt cho cộng đoàn Giáo xứ Bảo Long. Quả thật đây là một niềm vui và niềm vinh dự lớn đối với giáo xứ. Sau lời cám ơn của Cha phó là những đoá hoa, những món quà quê hương và tràng pháo tay dòn vang của cộng đoàn, hẳn đây cũng là những tràng pháo tay thay cho nhiều lời cám ơn Đức Cha và đoàn hành hương.
Xem hình ảnh
Đúng 17h đoàn hành hương đã về tới giáo xứ. Trong những tiếng reo hò, vỗ tay đón tiếp cùng với tiếng kèn đồng, tiếng trống đã thể hiện tâm tình yêu mến của bà con nơi mảnh đất thân thương này. Tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng tình cảm của Đức Cha dành cho giáo dân đã được thể hiện qua nét mặt vui tươi của Ngài. Và vào lúc 18h đoàn đồng tế cùng với Đức Cha có Cha xứ, Cha phó. Ngay đầu Thánh lễ Đức Cha ngỏ lời với bà con giáo dân: «Tôi rất yêu mến Giáo Hôi Việt Nam vì Giáo Hội Việt Nam trước kia đã có rất nhiều các vị thừa sai là người Pháp, và ngày nay GHVN lại đang cống hiến cho Giáo hội Pháp những người con ưu tú ». Trong bài chia sẻ của Đức Cha, Ngài có nhắc đến lòng yêu mến Đức Mẹ của người dân Giáo phận Lô Đức. Lòng yêu mến đó hôm nay cũng đang được thể hiện trong Thánh lễ tại một nhà thờ nơi miềm quê đất Việt này.
Đúng vậy, nhà thờ Giáo xứ Bảo Long đã được dâng cho Đức Mẹ có tên là « Notre Dame Lourdes » (Đức Mẹ Lộ Đức) hôm nay diễn ra Thánh lễ thật trang trọng và sốt sáng. Tâm tình của Thánh lễ này chắc chắn sẽ mãi lắng đọng và đây cũng là động lực khơi gợi lòng yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa.
Kết thúc Thánh lễ Cha Phó xứ Giuse Phạm Minh Triệu đại diện cho cộng đoàn cám ơn Đức Cha đã dành tình nhiều tình cảm cho Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt cho cộng đoàn Giáo xứ Bảo Long. Quả thật đây là một niềm vui và niềm vinh dự lớn đối với giáo xứ. Sau lời cám ơn của Cha phó là những đoá hoa, những món quà quê hương và tràng pháo tay dòn vang của cộng đoàn, hẳn đây cũng là những tràng pháo tay thay cho nhiều lời cám ơn Đức Cha và đoàn hành hương.
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xư Thái Hòa Saigòn
Nguyễn Quang Ngọc
10:43 04/08/2010
Sài Gòn, vào lúc 17h30 thứ ba ngày 03 tháng 08 năm 2010, tại Giáo xứ Thái Hòa hạt Chí Hòa, hân hoan đón mừng Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến thăm Giáo xứ và chủ sự ban Bí Tích Thêm Sức, Rước Lễ Trọng Thể cho 143 em thiếu nhi trong xứ. Hiệp thông trong Thánh lễ có sự hiện diện của Cha sở Phaolô Nguyễn Xuân Đĩnh, Cha Inhaxiô Nguyễn Quốc Bảo, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Tân, Cha Giuse Maria Nguyễn Hồng Phúc, quý phụ huynh và đông đảo cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Thái Hòa.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô đã chia sẽ các em lớp Rước Lễ Lần Đầu, là chúng con nhớ từ hôm nay trở đi, con rước Chúa vào lòng, Chúa ở trong lòng con, con cố gắng sống cho ngoan ngoãn, sống cho tốt, theo gương Chúa Giêsu. Lớp Thêm Sức, chúng con đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần ghi dấu ấn tín vào tân hồn chúng con, để chúng con thuộc về Chúa mãi mãi, và Chúa Thánh Thần thêm sức cho chúng con để chúng con sống yêu thương, sống hiền hòa, sống bình an với mọi người, và nhờ đó chúng con làm chứng cho Chúa.
Sau phần Hiệp lễ, ông chủ tịch hội đồng mục vụ, đại diện Giáo xứ cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên, cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các em. Và một em vừa lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, kính dâng Đức Cha bó hoa tươi thắm, với tấm lòng đơn sơ nhỏ bé của cộng đoàn Giáo xứ Thái Hòa.
Cuối Thánh lễ, các em được Rước Lễ Lần Đầu, cùng với những em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, chụp hình lưu niệm với Đức Cha Phêrô, quý Cha đồng tế trong ngày vui trọng đại này.
Nguyện cầu cho các em luôn biết yêu mến Thánh Thể, và được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để can đảm làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh.
Xem hình ảnh
Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô đã chia sẽ các em lớp Rước Lễ Lần Đầu, là chúng con nhớ từ hôm nay trở đi, con rước Chúa vào lòng, Chúa ở trong lòng con, con cố gắng sống cho ngoan ngoãn, sống cho tốt, theo gương Chúa Giêsu. Lớp Thêm Sức, chúng con đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần ghi dấu ấn tín vào tân hồn chúng con, để chúng con thuộc về Chúa mãi mãi, và Chúa Thánh Thần thêm sức cho chúng con để chúng con sống yêu thương, sống hiền hòa, sống bình an với mọi người, và nhờ đó chúng con làm chứng cho Chúa.
Sau phần Hiệp lễ, ông chủ tịch hội đồng mục vụ, đại diện Giáo xứ cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý anh chị Huynh trưởng – Giáo lý viên, cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các em. Và một em vừa lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, kính dâng Đức Cha bó hoa tươi thắm, với tấm lòng đơn sơ nhỏ bé của cộng đoàn Giáo xứ Thái Hòa.
Cuối Thánh lễ, các em được Rước Lễ Lần Đầu, cùng với những em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, chụp hình lưu niệm với Đức Cha Phêrô, quý Cha đồng tế trong ngày vui trọng đại này.
Nguyện cầu cho các em luôn biết yêu mến Thánh Thể, và được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để can đảm làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (4)
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:33 04/08/2010
hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (4)
Điều Răn Thứ Hai: „Thứ hai: Chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ“
Điều Răn Thứ Hai này dạy con người phải kính sợ thánh danh Thiên Chúa. Không bao giờ được phép lấy thánh danh Thiên Chúa ra để thề hứa bừa bãi, để chửi bới và ăn nói thô tục với nhau hay sử dụng thánh danh Thiên Chúa một cách bất kính. Còn khi có lý do quan trọng đòi phải lấy thánh danh Thiên Chúa để thề hứa một cách kính cẩn và nghiêm chỉnh, thì đương sự bó buộc phải giữ trọn lời thề hứa ấy. Nhưng theo lời Chúa Giêsu dạy thì cần phải ăn ở thật thà, „có thì phải nói có, không thì phải nói không“, chứ không nên thề hứa một cách tùy tiện, động chuyện gì cũng thề (x. Mt 5,33-37).
Đúng thế, con người phải tôn kính thánh danh Thiên Chúa, chứ đừng bao giờ mang danh Thiên Chúa ra thề hứa một cách vô ý thức, vì danh Thiên Chúa là chính Thiên Chúa vậy: „Ta là Đấng Hiện Hữu, Ta là Ta“ (Xh 3,14), chứ không phải như nơi trường hợp của người phàm: „Tên“ của mỗi người chỉ thuần túy được coi như một „số ký danh“, được sử dụng để gọi và để phân biệt người ấy với các người khác mà thôi. Vì thế, nhiều khi trên thực tế „tên“ và „người“ hoàn toàn khác nhau: tên thì rất đẹp mà người lại xấu, tên thì kêu rất hay mà người lại mang nhiều khiếm khuyết.
Bởi vậy, khi chúng ta hằng ngày cầu nguyện: „Chúng con nguyện danh Cha cả sáng“, thì có nghĩa là chúng con ước mong nguyện cầu cho chính Cha được cả sáng, cho chính Cha được vinh hiển nơi mọi người và trong mọi nơi. Nhất là trong mỗi giờ kinh nguyện, Giáo Hội và tất cả mọi người tín hữu Công Giáo đều bắt đầu giơ tay làm Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi: „Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen“.
Điều Răn Thứ Ba: „Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật“
Điều Răn Thứ Ba dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, ngày Chúa Giêsu đã sống lại từ trong kẻ chết. Vì thế, ngày Chúa Nhật được đặc biệt dành riêng để tôn thờ, cảm tạ, vinh danh Thiên Chúa và đồng thời để thực thi các nghĩa cử, các việc từ thiện bác ái đối với mọi anh chị em đồng loại, như thăm viếng, an ủi những người đau ốm bệnh tật và hết lòng giúp đỡ các cô nhi quả phụ, các người nghèo khổ bất hạnh.
Nguyên thủy, theo Cựu Ước, Điều Răn Thứ Ba buộc phải tuân giữ Ngày Sabbatô, tức ngày Thứ Bảy, ngày Thiên Chúa nghỉ ngơi sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ và mọi loài thọ tạo, trong đó gồm có con người và các loài thảo-, động vật.
Điều Răn Thứ Ba không chỉ dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, nhưng còn phải thánh hóa các ngày Lễ Buộc khác nữa qua việc sốt sắng tham dự Thánh Lễ, các Giờ Chầu Thánh Thể, kiêng việc xác và làm các nghĩa cử như đã nói trên trong ngày Chúa Nhật.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Tiếp đến, người ta nhất thiết cần phải nhận thức và xác tín rõ ràng chân lý thần học này là việc tham dự Thánh Lễ hay việc tôn thờ và ca tụng Thiên Chúa là hoàn toàn vì con người, chứ tuyệt đối không vì Thiên Chúa; hay nói đúng hơn, thực chất của việc thờ phượng Thiên Chúa là cả một hồng ân chính Thiên Chúa dành cho con người – một thụ tạo hư hèn, yếu đuối và bất toàn lại được phép đến gần bàn thờ Đấng Tối Cao để ca tụng Người và để được Người chúc phúc cho – và đồng thời là một bổn phận đương nhiên của một thụ tạo phải chu toàn đối với Đấng Tạo Hóa toàn năng, chứ việc thờ phượng của con người tuyệt đối không mang lại hay làm tăng thêm bất cứ một mảy may vinh quang nào cho Thiên Chúa, vì Người là Đấng Chân Thiện Mỹ tuyệt đối. Thiên Chúa chỉ cho đi, chứ Người không bao giờ nhận lãnh bất cứ điều gì và bất cứ từ đâu.
Vì thế, trong trường hợp có lý do quan trọng bất khả kháng như đau ốm bệnh tật hay một ngăn trở chính đáng nào đó, không thể đi dự Lễ ngày Chúa Nhật được, thì bó buộc phải đọc kinh bù lại, chứ vì lười biếng hay khinh thường mà bỏ việc tham dự Lễ Chúa Nhật và các Lễ Buộc thì mang tội trọng trước mặt Chúa. Trong điểm này, có nhiều người do lây nhiễm môi trường sống duy vật chất, phản Kitô giáo hay chỉ giao du thân thiện với những người vô đạo, vô tín ngưỡng, v.v… nên đã dần dần đánh mất đi lòng hâm mộ đời sống tâm linh cũng như các việc thờ phượng và đạo đức khác nói chung và việc tham dự các Thánh Lễ nói riêng. Vì thấy những người khác sống bên cạnh không có tôn giáo, không sống đạo hay không đi nhà thờ, nên dần dà mình cũng trở nên khô khan nguội lạnh, thôi không muốn đi nhà thờ nữa và không muốn sống đạo nữa. Và nếu tình trạng kiểu „đạo theo“ như thế cứ tiếp tục kéo dài từ năm này qua năm khác, thì cuối cùng lương tâm của đương sự cũng trở nên chai lì, không còn đủ khả năng phản ứng được nữa. Nếu thế, việc bỏ đạo là hậu quả tất yếu, không thể tránh được. Thật quả đúng: „Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng“. Vì thế, phần rỗi của những người sống trong tình trạng như thế đang đứng trước một đe dọa vô cùng nguy hiểm.
Đàng khác, kiểu „đạo theo“ như thế tố cáo một tình trạng tiêu cực nguy hiểm, đó là sự ấu trĩ, sự thiếu trưởng thành trong đời sống đạo, đức tin chưa thực sự đâm rễ sâu trong tâm hồn, đương sự chưa có sự xác tín cá nhân chắc chắn, vì thế chỉ biết làm theo người khác: thấy người ta đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, mình cũng đi theo và làm theo, còn khi thấy không có ai đi nhà thờ, mình cũng bỏ luôn, đó là chưa nói đến những khi họ phải đối mặt với những thử thách và bắt bớ đạo. Ở đây người ta cũng có thể áp dụng lời Chúa nói: „Họ chỉ là những người chăn chiên thuê, (…) nên khi thấy sói dữ tới thì bỏ đàn chiên mà chạy“ (Ga 10,12-13). Trong khi đó, người tín hữu chân chính, trung kiên và trưởng thành, thì sống đạo không vì người này hay người nọ, nhưng vì lòng xác tín vững vàng vào Thiên Chúa, vì họ thành tâm kính sợ và mến yêu Người trên hết mọi sự, kể cả khi vì đức tin mà phải hứng chịu những thua thiệt này nọ cho bản thân và cho gia đình. Những tín hữu như thế đã hiểu rõ và sống theo lời kinh chí lý của thánh Phan-xi-cô Năm Dấu: „Chính khi quên mình là lúc gặp lại bản thân“ và „chính khi chết đi là lúc vui sống muôn đời“.
Vâng, những Kitô hữu như thế chắc chắn sẽ khám phá được ý nghĩa đời mình và nhất là chắc chắn sẽ tìm gặp được hạnh phúc tối hậu của mình nơi Chúa và trong Chúa.
(Còn tiếp)
Điều Răn Thứ Hai: „Thứ hai: Chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ“
Điều Răn Thứ Hai này dạy con người phải kính sợ thánh danh Thiên Chúa. Không bao giờ được phép lấy thánh danh Thiên Chúa ra để thề hứa bừa bãi, để chửi bới và ăn nói thô tục với nhau hay sử dụng thánh danh Thiên Chúa một cách bất kính. Còn khi có lý do quan trọng đòi phải lấy thánh danh Thiên Chúa để thề hứa một cách kính cẩn và nghiêm chỉnh, thì đương sự bó buộc phải giữ trọn lời thề hứa ấy. Nhưng theo lời Chúa Giêsu dạy thì cần phải ăn ở thật thà, „có thì phải nói có, không thì phải nói không“, chứ không nên thề hứa một cách tùy tiện, động chuyện gì cũng thề (x. Mt 5,33-37).
Đúng thế, con người phải tôn kính thánh danh Thiên Chúa, chứ đừng bao giờ mang danh Thiên Chúa ra thề hứa một cách vô ý thức, vì danh Thiên Chúa là chính Thiên Chúa vậy: „Ta là Đấng Hiện Hữu, Ta là Ta“ (Xh 3,14), chứ không phải như nơi trường hợp của người phàm: „Tên“ của mỗi người chỉ thuần túy được coi như một „số ký danh“, được sử dụng để gọi và để phân biệt người ấy với các người khác mà thôi. Vì thế, nhiều khi trên thực tế „tên“ và „người“ hoàn toàn khác nhau: tên thì rất đẹp mà người lại xấu, tên thì kêu rất hay mà người lại mang nhiều khiếm khuyết.
Bởi vậy, khi chúng ta hằng ngày cầu nguyện: „Chúng con nguyện danh Cha cả sáng“, thì có nghĩa là chúng con ước mong nguyện cầu cho chính Cha được cả sáng, cho chính Cha được vinh hiển nơi mọi người và trong mọi nơi. Nhất là trong mỗi giờ kinh nguyện, Giáo Hội và tất cả mọi người tín hữu Công Giáo đều bắt đầu giơ tay làm Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi: „Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen“.
Điều Răn Thứ Ba: „Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật“
Điều Răn Thứ Ba dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, ngày Chúa Giêsu đã sống lại từ trong kẻ chết. Vì thế, ngày Chúa Nhật được đặc biệt dành riêng để tôn thờ, cảm tạ, vinh danh Thiên Chúa và đồng thời để thực thi các nghĩa cử, các việc từ thiện bác ái đối với mọi anh chị em đồng loại, như thăm viếng, an ủi những người đau ốm bệnh tật và hết lòng giúp đỡ các cô nhi quả phụ, các người nghèo khổ bất hạnh.
Nguyên thủy, theo Cựu Ước, Điều Răn Thứ Ba buộc phải tuân giữ Ngày Sabbatô, tức ngày Thứ Bảy, ngày Thiên Chúa nghỉ ngơi sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ và mọi loài thọ tạo, trong đó gồm có con người và các loài thảo-, động vật.
Điều Răn Thứ Ba không chỉ dạy con người phải thánh hóa ngày Chúa Nhật, nhưng còn phải thánh hóa các ngày Lễ Buộc khác nữa qua việc sốt sắng tham dự Thánh Lễ, các Giờ Chầu Thánh Thể, kiêng việc xác và làm các nghĩa cử như đã nói trên trong ngày Chúa Nhật.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Tiếp đến, người ta nhất thiết cần phải nhận thức và xác tín rõ ràng chân lý thần học này là việc tham dự Thánh Lễ hay việc tôn thờ và ca tụng Thiên Chúa là hoàn toàn vì con người, chứ tuyệt đối không vì Thiên Chúa; hay nói đúng hơn, thực chất của việc thờ phượng Thiên Chúa là cả một hồng ân chính Thiên Chúa dành cho con người – một thụ tạo hư hèn, yếu đuối và bất toàn lại được phép đến gần bàn thờ Đấng Tối Cao để ca tụng Người và để được Người chúc phúc cho – và đồng thời là một bổn phận đương nhiên của một thụ tạo phải chu toàn đối với Đấng Tạo Hóa toàn năng, chứ việc thờ phượng của con người tuyệt đối không mang lại hay làm tăng thêm bất cứ một mảy may vinh quang nào cho Thiên Chúa, vì Người là Đấng Chân Thiện Mỹ tuyệt đối. Thiên Chúa chỉ cho đi, chứ Người không bao giờ nhận lãnh bất cứ điều gì và bất cứ từ đâu.
Vì thế, trong trường hợp có lý do quan trọng bất khả kháng như đau ốm bệnh tật hay một ngăn trở chính đáng nào đó, không thể đi dự Lễ ngày Chúa Nhật được, thì bó buộc phải đọc kinh bù lại, chứ vì lười biếng hay khinh thường mà bỏ việc tham dự Lễ Chúa Nhật và các Lễ Buộc thì mang tội trọng trước mặt Chúa. Trong điểm này, có nhiều người do lây nhiễm môi trường sống duy vật chất, phản Kitô giáo hay chỉ giao du thân thiện với những người vô đạo, vô tín ngưỡng, v.v… nên đã dần dần đánh mất đi lòng hâm mộ đời sống tâm linh cũng như các việc thờ phượng và đạo đức khác nói chung và việc tham dự các Thánh Lễ nói riêng. Vì thấy những người khác sống bên cạnh không có tôn giáo, không sống đạo hay không đi nhà thờ, nên dần dà mình cũng trở nên khô khan nguội lạnh, thôi không muốn đi nhà thờ nữa và không muốn sống đạo nữa. Và nếu tình trạng kiểu „đạo theo“ như thế cứ tiếp tục kéo dài từ năm này qua năm khác, thì cuối cùng lương tâm của đương sự cũng trở nên chai lì, không còn đủ khả năng phản ứng được nữa. Nếu thế, việc bỏ đạo là hậu quả tất yếu, không thể tránh được. Thật quả đúng: „Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng“. Vì thế, phần rỗi của những người sống trong tình trạng như thế đang đứng trước một đe dọa vô cùng nguy hiểm.
Đàng khác, kiểu „đạo theo“ như thế tố cáo một tình trạng tiêu cực nguy hiểm, đó là sự ấu trĩ, sự thiếu trưởng thành trong đời sống đạo, đức tin chưa thực sự đâm rễ sâu trong tâm hồn, đương sự chưa có sự xác tín cá nhân chắc chắn, vì thế chỉ biết làm theo người khác: thấy người ta đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, mình cũng đi theo và làm theo, còn khi thấy không có ai đi nhà thờ, mình cũng bỏ luôn, đó là chưa nói đến những khi họ phải đối mặt với những thử thách và bắt bớ đạo. Ở đây người ta cũng có thể áp dụng lời Chúa nói: „Họ chỉ là những người chăn chiên thuê, (…) nên khi thấy sói dữ tới thì bỏ đàn chiên mà chạy“ (Ga 10,12-13). Trong khi đó, người tín hữu chân chính, trung kiên và trưởng thành, thì sống đạo không vì người này hay người nọ, nhưng vì lòng xác tín vững vàng vào Thiên Chúa, vì họ thành tâm kính sợ và mến yêu Người trên hết mọi sự, kể cả khi vì đức tin mà phải hứng chịu những thua thiệt này nọ cho bản thân và cho gia đình. Những tín hữu như thế đã hiểu rõ và sống theo lời kinh chí lý của thánh Phan-xi-cô Năm Dấu: „Chính khi quên mình là lúc gặp lại bản thân“ và „chính khi chết đi là lúc vui sống muôn đời“.
Vâng, những Kitô hữu như thế chắc chắn sẽ khám phá được ý nghĩa đời mình và nhất là chắc chắn sẽ tìm gặp được hạnh phúc tối hậu của mình nơi Chúa và trong Chúa.
(Còn tiếp)
Linh Mục, Điểm Hẹn Giêsu
Cao Huy Hoàng
08:53 04/08/2010
Đối với các tín hữu ngày xưa, Linh Mục luôn là hình ảnh của sự thánh thiện cao cả, là chân dung của một Đức Kitô không vương tì ố, là mẫu gương của đức Tin, đức Cậy và nhất là đức Mến, là ân nhân vĩ đại ban phát muôn ơn thiêng liêng cho các tín hữu, là người trở nên mọi sự cho mọi người…..
Hình ảnh ấy, bóng dáng ấy, tiêu chuẩn ấy tại sao đang bị mai một dần dần một cách đáng tiếc trong thời đại chúng ta?
Có người cho là chúng ta bị tiêm nhiễm bởi cái nhìn của ma quỷ vô thần đã và đang tấn công chúng ta bằng nhiều cách. Ma quỷ dư biết rằng chỉ cần giảm giá trị của các Linh Mục, làm mất giá trị của các linh mục, thì ắt hẳn “đạo của chúng nó sẽ tiêu tan”. Và chúng ta đang trúng bẫy. Kể từ các Giám Mục, Linh Mục xuống đến giáo dân đều có thể trúng bẫy do những độc kế của chúng. Chỉ cần một nhượng bộ khi không cần thiết, chỉ cần một thỏa hiệp vì sợ hãi, chỉ cần một tiếng biểu dương hay ủng hộ điều ngược lại với tinh thần Tin Mừng, chỉ cần một lần không đứng về phía những người nghèo khổ, chỉ cần một khoảnh khắc lịch sự, chân thành không đáng có với những chủ trương mất lịch sự, gian lận, chỉ cần một lần hợp tác để thỏa mãn tham vọng trần tục…. là đã quá đủ để sa vào lưới của những âm mưu chống phá giáo hội, mà trước tiên là tự giảm giá trị thánh thiện đã có tự ngàn đời. Giáo dân thời nay đã nhiều lần lấy làm tiếc, và đau buồn một là vì thương cho thân phận các linh mục luôn là điểm nhắm của ma quỷ, hai là vì thấy các ngài phải bị tấn công nhiều cách, và có người đã thất trận. Chính vì tiếc vì buồn ấy, mà giáo dân lại lọt vào bẫy tự nhiên ắt có: đó là xem thường, trách móc và phản đối từ trong cách tiếp xúc với chính các Ngài đến những lời bình phẩm, những bài viết, những thư nặc danh, những bài viết những thư công khai… cho hả hê cơn giận. Cứ tưởng đó là cách hành xử đúng đắn, hợp ý Chúa, chân thành xây dựng giáo hội đó sao? Không, thiết tưởng, chúng ta đang thiếp lập một tình trạng hỗn độn trong giáo hội đúng như kịch bản của ma quỷ, của những thế lực tay sai cho quỷ.
Có người lại cho rằng hình ảnh các linh mục thánh thiện bị mai một đi do bởi đời sống kinh tế vật chất lên cao, làm cho những giá trị tinh thần hầu như không cần thiết nữa. Có giáo dân không biết giáo xứ mình tên gì, cha sở của mình tên gì, và ngay cả tên thánh của mình, của con cái mình cũng không nhớ nỗi. Họ chỉ biết là đã rửa tội rồi, là người công giáo rồi, mỗi năm đi dự lễ Giáng Sinh như phong trào xã hội… Thời giờ tập trung cho công việc làm ăn và nghỉ ngơi tiêu khiển. Các đoàn thể công giáo tiến hành, tông đồ giáo dân cũng chưa hề đá động gì đến những tình trạng nguội hạnh ơ hờ vì bận lo những công tác khác cần thiết hơn: xây nhà thờ, xây nhà xứ, xây phòng giáo lý. Vật chất lên ngôi làm cho các nhu cầu của các giáo xứ cũng phải lên đời, mà quên mất còn bao nhiêu con người phải trở về với Thiên Chúa, phải tìm gặp Chúa Giêsu Ki-tô nơi các Bí Tích phát ban ân sủng. Thêm vào đó, việc đến thăm giáo dân của các linh mục thời nay có vẻ không mấy quan trọng trong sứ vụ của mình, không có trong chương trình, trong kế hoạch. Bởi vậy, có cha sở đã quản xứ năm năm rồi, mà chẳng biết nhà ông A bà B ở đâu, làm ăn thế nào, giữ đạo ra sao! Cha còn phải lo những việc khác quan trọng hơn. Thời gian của Cha và của giáo dân đang bị kinh tế vật chất chi phối hay khống chế đến nỗi cha không thể đến với con và con cũng không thấy sự cần thiết của Cha nữa sao? Tôi còn nhớ hình ảnh Cha sở FX. Lê Quang Diễn trong những năm cùng khổ: Ngài cũng xây dựng nhà thờ, nhà xứ, phòng giáo lý… nhưng vẫn giữ đúng lệ mỗi năm Ngài dành một, hoặc hai tháng để đi thăm tất cả giáo dân, thường là dịp trước tết. Ngài thăm không trừ một người nào, kể cả những người bên kia sông, những người sống sâu trong hóc núi. Ba ngàn giáo dân với hơn 600 gia đình ngày ấy, cha biết rõ không sót một người nào, không sót một gia đình nào. Ngài còn biết rõ từng bữa cơm của họ, từng nỗi khổ, từng nỗi lắng lo. Ngài đã cụ thể hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành nơi chính con người linh mục của Ngài. Và có thể nói, hình ảnh linh mục in khắc vào trong tâm trí mỗi con chiên và là động lực lớn lao để con chiên đến với chủ chiên và qua chủ chiên đến với Chúa.
Thiết tưởng hai ý kiến nêu trên chỉ là một phần chưa nói được là đáng kể.
Ước mong đừng bao giờ quên một lý do cơ bản nhất nơi chính mỗi tâm hồn chúng ta là sự suy đồi trong đời sống đức tin dẫn đến thái độ bất cần ơn cứu độ qua Giáo Hội, hay bất cần Giáo Hội qua các linh mục.
Không thể đổ thừa cho hoàn cảnh xã hội, nhưng do chính sự suy đồi về đức tin của mỗi chúng ta. Những nghi ngờ về con người mỏng dòn yếu đuối của các linh mục không được thay thế bằng kinh nguyện cho các ngài. Những trách móc, phản đối, bất tín không được thay thế bằng sự tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần qua Bí Tích cao trọng: biến một con người hư hèn nên một Chúa Giêsu sống động. Những lười lĩnh ươn hèn chờ cơ hội thất trận của các linh mục để liều mình vào chỗ bất cần một cách nguy hiểm. Thiết nghĩ, nghĩ cho cùng, chúng ta không nên kết án một linh mục ở tòa đời, không nên rêu rao những điều bất cẩn hay những lầm lỗi có thể có của một linh mục, càng không nên chỉ điểm cho thế lực chống phá giáo hội những khuyết điểm mang tính con người nơi mỗi con người linh mục. Những động thái ấy đều do bởi thiếu lòng đạo đức vốn có từ ngàn xưa: một niềm tin vào Chúa Giêsu Linh Mục đời đời có thể biến đổi những con người hư hèn nhất thành vĩ đại nhất, tuyệt vời nhất. Và cho dẫu là Linh Mục, những con người hèn kém nhất, yếu đuối nhất hoặc cho là tội lỗi nhất đi nữa thì chính Chúa Giêsu Thánh Thể cũng vâng lời các Ngài mà hiện diện nơi mỗi hình bánh rượu để nên của ăn Trường Sinh nuôi nhân loại. Và khi nghĩ đến điều cao cả ấy, bất cứ linh mục nào cũng có một cơ hội để đón nhận ơn Chúa đủ cho mình mà dừng bước giang hồ, mà tiến thân, mà thánh thiện, mà biến đổi nên một Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành cho đoàn chiên của các Ngài. Thiết tưởng đó không phải là một ảo tưởng. Nhưng đó chính là một niềm tin cần có nơi mỗi tín hữu thời đại hôm nay. Niềm cảm thông với các chủ chăn và lời nguyện cầu cho các ngài có sức cuốn hút ơn Thiên Chúa cho các ngài, cho Giáo hội và cho chính mỗi chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Linh Mục Tối Cao, Linh Mục Đời Đời, xin cho các linh mục của chúng con trở nên “điểm hẹn Giêsu” cho chúng con, điểm hẹn của niềm tin và hoan lạc phục sinh, điểm hẹn của ơn cứu rỗi.
Nguyện xin Thánh Gioan Vianey cầu thay nguyện giúp cho các linh mục thánh thiện và cho chúng con nữa, để chúng con luôn có lòng yêu thương, tin tưởng, và biết cộng tác với các Ngài trong tinh thần của Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Amen.
Hình ảnh ấy, bóng dáng ấy, tiêu chuẩn ấy tại sao đang bị mai một dần dần một cách đáng tiếc trong thời đại chúng ta?
Có người cho là chúng ta bị tiêm nhiễm bởi cái nhìn của ma quỷ vô thần đã và đang tấn công chúng ta bằng nhiều cách. Ma quỷ dư biết rằng chỉ cần giảm giá trị của các Linh Mục, làm mất giá trị của các linh mục, thì ắt hẳn “đạo của chúng nó sẽ tiêu tan”. Và chúng ta đang trúng bẫy. Kể từ các Giám Mục, Linh Mục xuống đến giáo dân đều có thể trúng bẫy do những độc kế của chúng. Chỉ cần một nhượng bộ khi không cần thiết, chỉ cần một thỏa hiệp vì sợ hãi, chỉ cần một tiếng biểu dương hay ủng hộ điều ngược lại với tinh thần Tin Mừng, chỉ cần một lần không đứng về phía những người nghèo khổ, chỉ cần một khoảnh khắc lịch sự, chân thành không đáng có với những chủ trương mất lịch sự, gian lận, chỉ cần một lần hợp tác để thỏa mãn tham vọng trần tục…. là đã quá đủ để sa vào lưới của những âm mưu chống phá giáo hội, mà trước tiên là tự giảm giá trị thánh thiện đã có tự ngàn đời. Giáo dân thời nay đã nhiều lần lấy làm tiếc, và đau buồn một là vì thương cho thân phận các linh mục luôn là điểm nhắm của ma quỷ, hai là vì thấy các ngài phải bị tấn công nhiều cách, và có người đã thất trận. Chính vì tiếc vì buồn ấy, mà giáo dân lại lọt vào bẫy tự nhiên ắt có: đó là xem thường, trách móc và phản đối từ trong cách tiếp xúc với chính các Ngài đến những lời bình phẩm, những bài viết, những thư nặc danh, những bài viết những thư công khai… cho hả hê cơn giận. Cứ tưởng đó là cách hành xử đúng đắn, hợp ý Chúa, chân thành xây dựng giáo hội đó sao? Không, thiết tưởng, chúng ta đang thiếp lập một tình trạng hỗn độn trong giáo hội đúng như kịch bản của ma quỷ, của những thế lực tay sai cho quỷ.
Có người lại cho rằng hình ảnh các linh mục thánh thiện bị mai một đi do bởi đời sống kinh tế vật chất lên cao, làm cho những giá trị tinh thần hầu như không cần thiết nữa. Có giáo dân không biết giáo xứ mình tên gì, cha sở của mình tên gì, và ngay cả tên thánh của mình, của con cái mình cũng không nhớ nỗi. Họ chỉ biết là đã rửa tội rồi, là người công giáo rồi, mỗi năm đi dự lễ Giáng Sinh như phong trào xã hội… Thời giờ tập trung cho công việc làm ăn và nghỉ ngơi tiêu khiển. Các đoàn thể công giáo tiến hành, tông đồ giáo dân cũng chưa hề đá động gì đến những tình trạng nguội hạnh ơ hờ vì bận lo những công tác khác cần thiết hơn: xây nhà thờ, xây nhà xứ, xây phòng giáo lý. Vật chất lên ngôi làm cho các nhu cầu của các giáo xứ cũng phải lên đời, mà quên mất còn bao nhiêu con người phải trở về với Thiên Chúa, phải tìm gặp Chúa Giêsu Ki-tô nơi các Bí Tích phát ban ân sủng. Thêm vào đó, việc đến thăm giáo dân của các linh mục thời nay có vẻ không mấy quan trọng trong sứ vụ của mình, không có trong chương trình, trong kế hoạch. Bởi vậy, có cha sở đã quản xứ năm năm rồi, mà chẳng biết nhà ông A bà B ở đâu, làm ăn thế nào, giữ đạo ra sao! Cha còn phải lo những việc khác quan trọng hơn. Thời gian của Cha và của giáo dân đang bị kinh tế vật chất chi phối hay khống chế đến nỗi cha không thể đến với con và con cũng không thấy sự cần thiết của Cha nữa sao? Tôi còn nhớ hình ảnh Cha sở FX. Lê Quang Diễn trong những năm cùng khổ: Ngài cũng xây dựng nhà thờ, nhà xứ, phòng giáo lý… nhưng vẫn giữ đúng lệ mỗi năm Ngài dành một, hoặc hai tháng để đi thăm tất cả giáo dân, thường là dịp trước tết. Ngài thăm không trừ một người nào, kể cả những người bên kia sông, những người sống sâu trong hóc núi. Ba ngàn giáo dân với hơn 600 gia đình ngày ấy, cha biết rõ không sót một người nào, không sót một gia đình nào. Ngài còn biết rõ từng bữa cơm của họ, từng nỗi khổ, từng nỗi lắng lo. Ngài đã cụ thể hình ảnh Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành nơi chính con người linh mục của Ngài. Và có thể nói, hình ảnh linh mục in khắc vào trong tâm trí mỗi con chiên và là động lực lớn lao để con chiên đến với chủ chiên và qua chủ chiên đến với Chúa.
Thiết tưởng hai ý kiến nêu trên chỉ là một phần chưa nói được là đáng kể.
Ước mong đừng bao giờ quên một lý do cơ bản nhất nơi chính mỗi tâm hồn chúng ta là sự suy đồi trong đời sống đức tin dẫn đến thái độ bất cần ơn cứu độ qua Giáo Hội, hay bất cần Giáo Hội qua các linh mục.
Không thể đổ thừa cho hoàn cảnh xã hội, nhưng do chính sự suy đồi về đức tin của mỗi chúng ta. Những nghi ngờ về con người mỏng dòn yếu đuối của các linh mục không được thay thế bằng kinh nguyện cho các ngài. Những trách móc, phản đối, bất tín không được thay thế bằng sự tin tưởng vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần qua Bí Tích cao trọng: biến một con người hư hèn nên một Chúa Giêsu sống động. Những lười lĩnh ươn hèn chờ cơ hội thất trận của các linh mục để liều mình vào chỗ bất cần một cách nguy hiểm. Thiết nghĩ, nghĩ cho cùng, chúng ta không nên kết án một linh mục ở tòa đời, không nên rêu rao những điều bất cẩn hay những lầm lỗi có thể có của một linh mục, càng không nên chỉ điểm cho thế lực chống phá giáo hội những khuyết điểm mang tính con người nơi mỗi con người linh mục. Những động thái ấy đều do bởi thiếu lòng đạo đức vốn có từ ngàn xưa: một niềm tin vào Chúa Giêsu Linh Mục đời đời có thể biến đổi những con người hư hèn nhất thành vĩ đại nhất, tuyệt vời nhất. Và cho dẫu là Linh Mục, những con người hèn kém nhất, yếu đuối nhất hoặc cho là tội lỗi nhất đi nữa thì chính Chúa Giêsu Thánh Thể cũng vâng lời các Ngài mà hiện diện nơi mỗi hình bánh rượu để nên của ăn Trường Sinh nuôi nhân loại. Và khi nghĩ đến điều cao cả ấy, bất cứ linh mục nào cũng có một cơ hội để đón nhận ơn Chúa đủ cho mình mà dừng bước giang hồ, mà tiến thân, mà thánh thiện, mà biến đổi nên một Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành cho đoàn chiên của các Ngài. Thiết tưởng đó không phải là một ảo tưởng. Nhưng đó chính là một niềm tin cần có nơi mỗi tín hữu thời đại hôm nay. Niềm cảm thông với các chủ chăn và lời nguyện cầu cho các ngài có sức cuốn hút ơn Thiên Chúa cho các ngài, cho Giáo hội và cho chính mỗi chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Linh Mục Tối Cao, Linh Mục Đời Đời, xin cho các linh mục của chúng con trở nên “điểm hẹn Giêsu” cho chúng con, điểm hẹn của niềm tin và hoan lạc phục sinh, điểm hẹn của ơn cứu rỗi.
Nguyện xin Thánh Gioan Vianey cầu thay nguyện giúp cho các linh mục thánh thiện và cho chúng con nữa, để chúng con luôn có lòng yêu thương, tin tưởng, và biết cộng tác với các Ngài trong tinh thần của Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Amen.
Văn Hóa
Linh mục, ngài là ai?
GB.Xuân Ly Băng
09:05 04/08/2010
Linh mục, ngài là ai?
Mở được Cửa Trời.
Và khoá được Cửa Ngục.
Khiến Thiên Thần Chúa reo mừng.
Và Quỉ ma khóc lóc.
Linh mục, ngài là ai?
Mở được mắt cho người mù.
Để họ thấy ánh Mặt Trời.
Mở được tai cho người điếc.
Để họ nghe Lời hằng sống.
Ban bánh Trường Sinh cho người lữ thứ.
Linh mục, ngài là ai?
Mà Giáo hội không thể thiếu vắng ngài?
Để muối đời cho mặn lại.
Để giải sáng cho thế giới khỏi tối tăm.
Để gặt hái về bao nhiêu lúa đồng đang rục chín.
Để kéo dài Ơn Cứu Độ của Chúa trong thời gian.
Linh mục, ngài là ai?
Ngài chỉ là một người tầm thường như mọi người tầm thường khác.
Cũng yếu đuối mỏng dòn, và bất tất.
Có lúc ngài nằm bên lòng Chúa trong bữa Tiệc ly.
Và có lúc ngài hèn nhát trong sân Thượng Tế.
Có lúc ngài hào phóng như Maria rửa chân Chúa.
Và có lúc ngài noi như tên phản bội. “các ông cho tôi bao nhiêu…”
Ôi Linh mục, ngài là ai?
Câu trả lời nằm gọn trong Trái Tim Chúa.
Xin Chúa thứ tha, gìn giữ? và thánh hóa Linh Mục mọi nơi, mọi thời
Mở được Cửa Trời.
Và khoá được Cửa Ngục.
Khiến Thiên Thần Chúa reo mừng.
Và Quỉ ma khóc lóc.
Linh mục, ngài là ai?
Mở được mắt cho người mù.
Để họ thấy ánh Mặt Trời.
Mở được tai cho người điếc.
Để họ nghe Lời hằng sống.
Ban bánh Trường Sinh cho người lữ thứ.
Linh mục, ngài là ai?
Mà Giáo hội không thể thiếu vắng ngài?
Để muối đời cho mặn lại.
Để giải sáng cho thế giới khỏi tối tăm.
Để gặt hái về bao nhiêu lúa đồng đang rục chín.
Để kéo dài Ơn Cứu Độ của Chúa trong thời gian.
Linh mục, ngài là ai?
Ngài chỉ là một người tầm thường như mọi người tầm thường khác.
Cũng yếu đuối mỏng dòn, và bất tất.
Có lúc ngài nằm bên lòng Chúa trong bữa Tiệc ly.
Và có lúc ngài hèn nhát trong sân Thượng Tế.
Có lúc ngài hào phóng như Maria rửa chân Chúa.
Và có lúc ngài noi như tên phản bội. “các ông cho tôi bao nhiêu…”
Ôi Linh mục, ngài là ai?
Câu trả lời nằm gọn trong Trái Tim Chúa.
Xin Chúa thứ tha, gìn giữ? và thánh hóa Linh Mục mọi nơi, mọi thời