Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa trên trời
Nguyễn Dzân Thương
10:32 05/08/2008
THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
Lạy Cha Thiên Chúa trên trời
Danh Cha cả sáng muôn đời thế gian
Nước cha hiển trị muôn ngàn
Thắm duyên trời đất, muôn vàn thắm tươi
Loài người rong ruổi trên đời
Chúa thương giúp sức, mở lời dậy khuyên
Tội lỗi nhân loại, truân chuyên
Chúa thương giúp sức, răn khuyên giãi bày
Thế gian tội lỗi đong đầy
Xin Cha tha tội đời này đoái thương
Để con người sống yêu thương
Cũng tha luôn kẻ, nợ vương tới mình
Sao cho chung sống có tình
Yêu thương giúp đỡ, chân tình thương yêu.
Lạy Cha Thiên Chúa trên trời
Danh Cha cả sáng muôn đời thế gian
Nước cha hiển trị muôn ngàn
Thắm duyên trời đất, muôn vàn thắm tươi
Loài người rong ruổi trên đời
Chúa thương giúp sức, mở lời dậy khuyên
Tội lỗi nhân loại, truân chuyên
Chúa thương giúp sức, răn khuyên giãi bày
Thế gian tội lỗi đong đầy
Xin Cha tha tội đời này đoái thương
Để con người sống yêu thương
Cũng tha luôn kẻ, nợ vương tới mình
Sao cho chung sống có tình
Yêu thương giúp đỡ, chân tình thương yêu.
Gặp Gỡ Chia Sẻ Trong Gia Đình
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
17:09 05/08/2008
GAËP GÔÕ, CHIA SEÛ TRONG GIA ÑÌNH
* Hạnh Phuc Hon nhan # 20 *
1/ Caùi haïi cuûa thieáu gaëp gôõ, chia seû:
a/ Khoâng hieåu nhau, sinh ra hieåu laàm, neân thieáu thoâng caûm, kính troïng vaø bieát ôn.
b/ Con chaùu thieáu côûi môû neân beõn leõn. kheùp kín, khoâng muoán boäc loä, cheâ bai nhau.
c/ Khoâng khen thöôûng ñuùng luùc seõ laøm ngöôøi khaùc bôùt böïc roïc vaø taêng nieàm vui.
(Gal 6, 1-4)
2/ Côûi môû vaø khuyeán khích laãn nhau:
a/ Caøng gaàn guõi nhau caøng nhaõ nhaën, toân troïng vaø bieát ôn nhau nhö thaáy boâng hoa ñeïp.
b/ Caàn moät lôøi caùm ôn chaân thaønh, caâu noùi ñeïp loøng: Lôøi noùi khoâng maát tieàn mua...
(Gal. 5, 22)
3/ Traùnh la raày giöõa vôï choàng, con chaùu:
a/ Baïn traùnh la raày vôï... con chaùu hôn laø vui veû thoâng caûm khi laøm khoâng vöøa yù mình.
b/ Baïn caàn quan taâm ñeå yù ñeán con chaùu nhö laø baïn beø nôi laøm vieäc. Vôï choàng cuõng vaäy.
c/ Ñöøng laøm cho nhau thaát voïng khi bò ngöôøi khaùc khoâng hieåu vaø quan taâm ñeán mình.
d/ Vôï choàng seõ böïc töùc, ngang böôùng vaø con chaùu seõ quaäy phaù trong gia ñình..., boû nhaø ra ñi.
e/ Maät maøy nhaên nhoù, khoâng noùi, laøm thinh, thôû daøi, khoâng nghe caøng nguy haïi lôùn.
g/ Traùnh thaùi ñoä quaù gaét gao, hoaëc nuoâng chieàu, khaét khe quaù ñaùng ñeàu baát lôïi.
(EÂph 4, 1-4; Col 3, 12-15)
4/ Laéng nghe ñieàu con chaùu noùi:
a/ Vì raát coù lôïi cho ta, duø luùc baïn khoâng thaùây thoaûi maùi hay böïc roïc trong sôû laøm.
b/ Neân coù söï hoã töông, ñöøng chæ mong luùc naøo noù cuõng laøm vui veû thoûa maõn cho mình.
c/ Baïn neân taïo cho gia ñình coù baâuø khoâng khí vui töôi cho nhau vaø caàn coù nhau.
(Math 5, 13-16)
Toùm laïi, gaëp gôõ, chia seû trong gia ñình laø phöông theá raát quan troïng vaø caàn thieát trong moïi hoøan caûnh ñeå cuùu vaõn moò baát traéc xayû ra; nhöng caàn coù taâm hoàn thaät khieâm toán, laéng nghe vaø caàu nguyeän ñeå Chuùa Thaùnh Thaàn daãn daét vaø laøm vieäc.
Moïi ngöôì phaûi queân mình gioáng Chuùa Gieâsu ñaõ laøm göông, nhö vaäy khoù coù söï chia reõ vaø ñoå vôõ xaûy ra, neáu coù söï kieân nhaãn vaø thöïc haønh lieân tuïc vôùi ôn treân.
Pteá: JB Nguyeãn Ñònh
* Hạnh Phuc Hon nhan # 20 *
1/ Caùi haïi cuûa thieáu gaëp gôõ, chia seû:
a/ Khoâng hieåu nhau, sinh ra hieåu laàm, neân thieáu thoâng caûm, kính troïng vaø bieát ôn.
b/ Con chaùu thieáu côûi môû neân beõn leõn. kheùp kín, khoâng muoán boäc loä, cheâ bai nhau.
c/ Khoâng khen thöôûng ñuùng luùc seõ laøm ngöôøi khaùc bôùt böïc roïc vaø taêng nieàm vui.
(Gal 6, 1-4)
2/ Côûi môû vaø khuyeán khích laãn nhau:
a/ Caøng gaàn guõi nhau caøng nhaõ nhaën, toân troïng vaø bieát ôn nhau nhö thaáy boâng hoa ñeïp.
b/ Caàn moät lôøi caùm ôn chaân thaønh, caâu noùi ñeïp loøng: Lôøi noùi khoâng maát tieàn mua...
(Gal. 5, 22)
3/ Traùnh la raày giöõa vôï choàng, con chaùu:
a/ Baïn traùnh la raày vôï... con chaùu hôn laø vui veû thoâng caûm khi laøm khoâng vöøa yù mình.
b/ Baïn caàn quan taâm ñeå yù ñeán con chaùu nhö laø baïn beø nôi laøm vieäc. Vôï choàng cuõng vaäy.
c/ Ñöøng laøm cho nhau thaát voïng khi bò ngöôøi khaùc khoâng hieåu vaø quan taâm ñeán mình.
d/ Vôï choàng seõ böïc töùc, ngang böôùng vaø con chaùu seõ quaäy phaù trong gia ñình..., boû nhaø ra ñi.
e/ Maät maøy nhaên nhoù, khoâng noùi, laøm thinh, thôû daøi, khoâng nghe caøng nguy haïi lôùn.
g/ Traùnh thaùi ñoä quaù gaét gao, hoaëc nuoâng chieàu, khaét khe quaù ñaùng ñeàu baát lôïi.
(EÂph 4, 1-4; Col 3, 12-15)
4/ Laéng nghe ñieàu con chaùu noùi:
a/ Vì raát coù lôïi cho ta, duø luùc baïn khoâng thaùây thoaûi maùi hay böïc roïc trong sôû laøm.
b/ Neân coù söï hoã töông, ñöøng chæ mong luùc naøo noù cuõng laøm vui veû thoûa maõn cho mình.
c/ Baïn neân taïo cho gia ñình coù baâuø khoâng khí vui töôi cho nhau vaø caàn coù nhau.
(Math 5, 13-16)
Toùm laïi, gaëp gôõ, chia seû trong gia ñình laø phöông theá raát quan troïng vaø caàn thieát trong moïi hoøan caûnh ñeå cuùu vaõn moò baát traéc xayû ra; nhöng caàn coù taâm hoàn thaät khieâm toán, laéng nghe vaø caàu nguyeän ñeå Chuùa Thaùnh Thaàn daãn daét vaø laøm vieäc.
Moïi ngöôì phaûi queân mình gioáng Chuùa Gieâsu ñaõ laøm göông, nhö vaäy khoù coù söï chia reõ vaø ñoå vôõ xaûy ra, neáu coù söï kieân nhaãn vaø thöïc haønh lieân tuïc vôùi ôn treân.
Pteá: JB Nguyeãn Ñònh
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 05/08/2008
GAN CHUỘT
Có một chuyện ngụ ngôn xưa của người Ấn Độ như thế này:
“Có một con chuột mặt mày luôn đau khổ, bởi vì nó sợ mèo. Có một phù thủy rất đồng tình với nó, bèn biến nó thành một con mèo.
Chuột biến thành mèo lại sợ con chó, nhà phù thủy lại biến nó thành con chó; thế là nó lại man man khùng khùng sợ con báo, nhà phù thủy lại cho nó làm con báo, nhưng suốt ngày nó lại lo lắng sợ gặp thợ săn.
Đến nước này thì nhà phù thủy cũng không làm gì được, bèn đem nó biến trở lại thành con chuột như trước, và nói: “Dù cho ta biến hóa như thế nào chăng nữa cũng không giúp gì được cho mày, bởi vì tất cả của mày chỉ là cái gan chuột.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Có những người ngày ngày đi lễ nhưng vẫn không bỏ được cái tật nói hành nói xấu người khác, bởi vì họ không đổi được cái tâm ghen ghét ích kỷ của mình; có người vẫn vung tay quá trán khi bố thí cho người khác, nhưng lại vẫn thường đi kể lể công trạng với mọi người, bởi vì họ không thể thay đổi cái tâm tự mãn kiêu hãnh của mình.v.v...
Có người muốn vào một tu viện trong rừng sâu để tĩnh tâm, nhưng tĩnh tâm xong thì vẫn cứ không nhìn thấy được nội tâm của mình xấu tốt chỗ nào, bởi vì họ không thể thay đổi cách sống của mình cho phù hợp với những bài giảng suy tư của những ngày tĩnh tâm.
Dù chúng ta vào rừng sâu để suy tư tĩnh tâm, dù chúng ta đi vào trong tu viện bốn bức tường mà sống đời chiêm niệm, nhưng nếu chúng ta không thay đổi cái tâm, không chừa bỏ khuyết điểm, thì cũng chẳng thay đổi được gì cả, chỉ là con số không mà thôi...
N2T |
Có một chuyện ngụ ngôn xưa của người Ấn Độ như thế này:
“Có một con chuột mặt mày luôn đau khổ, bởi vì nó sợ mèo. Có một phù thủy rất đồng tình với nó, bèn biến nó thành một con mèo.
Chuột biến thành mèo lại sợ con chó, nhà phù thủy lại biến nó thành con chó; thế là nó lại man man khùng khùng sợ con báo, nhà phù thủy lại cho nó làm con báo, nhưng suốt ngày nó lại lo lắng sợ gặp thợ săn.
Đến nước này thì nhà phù thủy cũng không làm gì được, bèn đem nó biến trở lại thành con chuột như trước, và nói: “Dù cho ta biến hóa như thế nào chăng nữa cũng không giúp gì được cho mày, bởi vì tất cả của mày chỉ là cái gan chuột.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Có những người ngày ngày đi lễ nhưng vẫn không bỏ được cái tật nói hành nói xấu người khác, bởi vì họ không đổi được cái tâm ghen ghét ích kỷ của mình; có người vẫn vung tay quá trán khi bố thí cho người khác, nhưng lại vẫn thường đi kể lể công trạng với mọi người, bởi vì họ không thể thay đổi cái tâm tự mãn kiêu hãnh của mình.v.v...
Có người muốn vào một tu viện trong rừng sâu để tĩnh tâm, nhưng tĩnh tâm xong thì vẫn cứ không nhìn thấy được nội tâm của mình xấu tốt chỗ nào, bởi vì họ không thể thay đổi cách sống của mình cho phù hợp với những bài giảng suy tư của những ngày tĩnh tâm.
Dù chúng ta vào rừng sâu để suy tư tĩnh tâm, dù chúng ta đi vào trong tu viện bốn bức tường mà sống đời chiêm niệm, nhưng nếu chúng ta không thay đổi cái tâm, không chừa bỏ khuyết điểm, thì cũng chẳng thay đổi được gì cả, chỉ là con số không mà thôi...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 05/08/2008
N2T |
30. Không cầu nguyện thì không thể được cứu, càng không thể đạt tới mức độ đầy đủ của thánh đức.
(Thánh Alphonsus Liguori)Cảm giác được yêu thương
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 05/08/2008
Cảm giác đơn giản là được yêu thương.
Phải hết lòng quan tâm đến những người bên cạnh mình. Bất luận là cha mẹ, vợ con, anh chị em, bạn hữu, đồng nghiệp.v.v...: một nụ cười tươi, một lời chào hỏi, đều có thể thay đổi một bi kịch sẽ phát sinh.
Ông ta là một vị giáo sư về hưu đang sống với bà vợ già qua những ngày ưu tư, buổi sáng cùng nhau leo lên ngọn đồi nhỏ để giản xương cốt, buổi chiều thì tưới hoa trên sân thượng, lại còn đọc báo, còn vợ thì cùng với bạn bè uống café ở quán và trò chuyện vui vẻ. Họ chỉ có một con gái duy nhất đang ở bên Mỹ.
Tháng trước vào một đêm, giữa mông lung đêm tối, ông cảm thấy trên giường nệm bị ướt, đó là bà vợ già đái dầm, ông lay lay vợ dậy, thì phát hiện bà không còn phản ứng gì nữa, bà đã chết. Không ít bạn bè thường nói với ông: “kiềm chế đau thương”. “Cám ơn sự quan tâm của bạn, tôi sẽ làm như thế”, ông ta rất lịch sự trả lời như thế, không đánh mất tinh thần của một học giả có phong cách.
Ông ta ngấm ngầm chuẩn bị tất cả: hoa thì đem tặng cho người hàng xóm; sách mượn của thư viện thì gởi trả lại, sau đó, đi đến luật sư làm di chúc. Tất cả đều đã chuẩn bị xong.
Một đêm trăng tròn, ánh trăng bàng bạc chiếu sáng căn phòng, ông ta mở đèn sáng và viết một vài lời cuối cùng. Trước mặt ông là một bình thuốc ngủ, trên bình thuốc ông nhìn thấy vợ cười tươi. Đang khi ông ta mở nắp bình thuốc ra thì chuông điện thoại reo lên, ông cầm ống nghe, và một giọng nói quen thuộc truyền đến: “Ba, con đang ở phi trường, con rất muốn ở bên ba.”
Ông ta bổng nhiên chợt tỉnh.
Vị giáo sư già kể xong câu chuyện của ông cho tôi nghe, uống một ngụm trà thơm, từ từ nói: “Để đề phòng tự sát hữu hiệu nhất không phải là nhờ học thuật tu dưỡng, không phải là nhờ bác sĩ tâm lý, cũng không phải là giàu có vật chất, nhưng là một loại cảm giác đơn giản: đó là được yêu thương.”
Bởi vì nó rất quan trọng, cho nên xin mời bạn chuyển cho người khác biết mà quan tâm:
1. Xã hội này bệnh trạng đươc báo cáo nhiều, nhưng khích lệ tâm hồn người khác thì rất ít.
2. Thật ra chúng ta là một bộ phận giàu có vật chất của tha nhân, nên tích trữ nhiều chút xíu.
-----------------------------
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Sưu tầm từ tiếng Hoa.
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Phải hết lòng quan tâm đến những người bên cạnh mình. Bất luận là cha mẹ, vợ con, anh chị em, bạn hữu, đồng nghiệp.v.v...: một nụ cười tươi, một lời chào hỏi, đều có thể thay đổi một bi kịch sẽ phát sinh.
Ông ta là một vị giáo sư về hưu đang sống với bà vợ già qua những ngày ưu tư, buổi sáng cùng nhau leo lên ngọn đồi nhỏ để giản xương cốt, buổi chiều thì tưới hoa trên sân thượng, lại còn đọc báo, còn vợ thì cùng với bạn bè uống café ở quán và trò chuyện vui vẻ. Họ chỉ có một con gái duy nhất đang ở bên Mỹ.
Tháng trước vào một đêm, giữa mông lung đêm tối, ông cảm thấy trên giường nệm bị ướt, đó là bà vợ già đái dầm, ông lay lay vợ dậy, thì phát hiện bà không còn phản ứng gì nữa, bà đã chết. Không ít bạn bè thường nói với ông: “kiềm chế đau thương”. “Cám ơn sự quan tâm của bạn, tôi sẽ làm như thế”, ông ta rất lịch sự trả lời như thế, không đánh mất tinh thần của một học giả có phong cách.
Ông ta ngấm ngầm chuẩn bị tất cả: hoa thì đem tặng cho người hàng xóm; sách mượn của thư viện thì gởi trả lại, sau đó, đi đến luật sư làm di chúc. Tất cả đều đã chuẩn bị xong.
Một đêm trăng tròn, ánh trăng bàng bạc chiếu sáng căn phòng, ông ta mở đèn sáng và viết một vài lời cuối cùng. Trước mặt ông là một bình thuốc ngủ, trên bình thuốc ông nhìn thấy vợ cười tươi. Đang khi ông ta mở nắp bình thuốc ra thì chuông điện thoại reo lên, ông cầm ống nghe, và một giọng nói quen thuộc truyền đến: “Ba, con đang ở phi trường, con rất muốn ở bên ba.”
Ông ta bổng nhiên chợt tỉnh.
Vị giáo sư già kể xong câu chuyện của ông cho tôi nghe, uống một ngụm trà thơm, từ từ nói: “Để đề phòng tự sát hữu hiệu nhất không phải là nhờ học thuật tu dưỡng, không phải là nhờ bác sĩ tâm lý, cũng không phải là giàu có vật chất, nhưng là một loại cảm giác đơn giản: đó là được yêu thương.”
Bởi vì nó rất quan trọng, cho nên xin mời bạn chuyển cho người khác biết mà quan tâm:
1. Xã hội này bệnh trạng đươc báo cáo nhiều, nhưng khích lệ tâm hồn người khác thì rất ít.
2. Thật ra chúng ta là một bộ phận giàu có vật chất của tha nhân, nên tích trữ nhiều chút xíu.
-----------------------------
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Sưu tầm từ tiếng Hoa.
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chúa Cần Bàn Tay Yêu Thương
Tuyết Mai
20:43 05/08/2008
Chúa Cần Bàn Tay Yêu Thương
"Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá" (Mt 14, 13-21).
Chúa yêu tất cả con cái của Chúa từ muôn thuở đến muôn đời, chẳng cần phải tìm hiểu cho sâu cho tận, vì chúng con đây hầu hết đều có gia đình, có con cái, cháu, chắt, và cả chít nữa! Tình yêu thương chúng con dành cho gia đình như thế nào, thì quả thật so với tình yêu của Ngài đối với chúng con có phải được nhân lên gấp bội??
Chúng con yêu con cái của chúng con thế nào thì ắt phải hiểu Chúa yêu chúng con vô bến vô bờ. Có ai trong chúng con mà muốn cắt tình hay từ bỏ đứa con mà mình đã cưu mang 9 tháng 10 ngày mà sinh ra nó, nuôi nấng dậy dỗ nó, và thương yêu chìu chuộng nó hết mực? Từng đứa con một, phải không thưa Chúa? Con trai cũng như con gái. Con mạnh khoẻ cũng như con ốm yếu. Con lành mạnh cũng như con khuyết tật. Tất cả đều từ trong bụng mẹ mà ra. Tất cả cùng một giống mà ra. Do tình yêu thương của cha mẹ kết hợp trong yêu thương mới có chúng nó.
Có phải Chúa yêu chúng con tất cả đều như nhau, không thiên vị gái hay trai, không thiên vị mạnh khoẻ hay tật nguyền, không thiên vị đứa giầu với đứa nghèo, mà có phải Chúa yêu thương tất cả những đứa con bất hạnh và nghèo khổ nhất? Đứa nào giầu có rồi thì mừng cho đứa đó? Đứa nào nghèo khổ Chúa luôn tìm cách giúp đỡ và ủi an? Đứa nào bất hạnh trong tật nguyền thì có phải chúng luôn được ở gần bên Chúa suốt cuộc đời của nó hay không? Và có phải Chúa luôn trông đợi từ những đứa con giầu có, luôn có tấm lòng bác ái để giúp đỡ Chúa một tay mà lo cho hay chia sẻ cho anh em nghèo khổ hơn nó!??
Tình yêu từ nơi cha mẹ quả chẳng phân biệt đứa nào với đứa nào! Chỉ cầu nguyện cho chúng đêm ngày được tràn đầy ơn Chúa. Nhỏ thì luôn cầu nguyện cho chúng được mạnh khoẻ, ăn no chóng lớn. Hôm nào chúng bị nóng đầu thì có phải cả cha lẫn mẹ xúm vào mà lo cho chúng cả đêm lẫn ngày? Khi lớn lên thì dậy và dỗ chúng biết vâng lời và đừng làm điều gì xấu mà mất lòng Thiên Chúa và cha mẹ? Lớn nữa thì lo lắng chúng đi theo bạn bè mà trở thành hư hỏng? Nhưng có phải Chúa cũng đi sát vào cuộc đời của chúng con hơn nữa hay không? Vì có phải cha mẹ trần gian thì có giới hạn, nhưng đối với Thiên Chúa tối cao thì tình yêu có phải không có ranh giới? Ngài chỉ luôn muốn ban phát cho chúng con thật nhiều nếu chúng con luôn luôn muốn là đứa con thảo?
Cha mẹ trần gian thì có thể có nhiều lý do để từ bỏ con của mình. Như trai trẻ của thời đại ngày nay vậy! Sống một cuộc sống rất buông thả. Sống một cuộc sống bê tha. Sống một cuộc sống mà không cần gìn giữ. Sống một cuộc sống mà không cần biết ngày mai của mình sẽ đi về đâu? Thì hà huống gì còn biết linh hồn của mình sẽ đi về đâu? Những đứa trẻ có cuộc sống này thì ai là người có trách nhiệm trên chúng? Cha mẹ chúng đã bỏ chúng ngay từ khi vừa lọt lòng? Cha mẹ chúng đã từ bỏ chúng từ khi chúng chưa được hình thành trọn vẹn trong lòng của người mẹ? Những đứa bé vô tội tình này ai là người có trách nhiệm trên chúng và trả lời ra sao với Chúa?
Cuộc đời thật sẽ còn nhiều phức tạp nếu tất cả chúng con không cố gắng có một chút xíu trách nhiệm trên con cái của mình? Cuộc đời thật còn có rất nhiều phức tạp và hỗn loạn nếu chúng con không sửa đổi và muốn trở nên tốt trước tôn nhan Thiên Chúa. Cuộc đời thật sẽ còn nhiều những vấn nạn nếu chúng con vẫn tiếp tục không biết thương yêu, chia sẻ, còn biết chạnh lòng thương, và cho nhau một bàn tay thương yêu giúp đỡ.
Giúp đỡ nhau trong nhiều hình thức. Có phải ai cũng nghĩ rằng nếu mình giúp đỡ anh chị em mình thì mình sẽ không còn gì mà sinh sống? Nào là sợ tốn kém? Nào là sợ sau đó sẽ bị làm phiền? Nào là sợ không có thời giờ? Nào là sợ nhà mình trở thành nơi hội họp? Sợ đủ thứ sợ, cho nên cái sự giúp đỡ thật nhỏ nhoi ngay từ ban đầu đã không có, thì hà huống gì ta cho ai mượn đôi bàn tay? Chứ nếu tính ra một cách trung bình thì thế giới sẽ không có tệ nạn đói nghèo nếu mọi người biết cho nhau đôi bàn tay. Một người giúp cho một người. Một gia đình giúp cho một gia đình. Một xóm giúp cho một xóm. Một cộng đoàn giúp cho một cộng đoàn. Một giáo xứ giúp cho một giáo xứ. Một quốc gia giúp cho một quốc gia. Được thế thì cả thế giới sẽ được sống trong no ấm, trong an bình, trong hạnh phúc, và trong Chúa.
Thế mới biết đôi bàn tay yêu thương quan trọng đến mức độ như thế nào!? Mà từ cái chờ đợi đôi bàn tay của người không biết chạnh lòng thương thì sẽ ngăn cản biết bao nhiêu đôi bàn tay khác giống như họ vậy! Vì người giầu họ có tầng lớp riêng của họ. Họ sống giống nhau. Bắt chước nhau. Băng đảng với nhau. Y như nhau. Còn chờ đợi đôi bàn tay từ con người biết chạnh lòng thương thì thường chỉ đủ ăn đủ dùng nên không đủ để phân phát cho toàn nhân loại. Và đếm trên đầu ngón tay mà thôi! Thế cho nên nghèo thì vẫn hoàn nghèo mà không kể đã nghèo còn bị bóc lột từ những con người không có trái tim biết thổn thức, biết chạnh lòng.
Cho nên quan trọng và thấm thía thay Lời của Chúa tuần này là Ngài nhắn nhủ dậy dỗ con cái của Ngài phải biết chạnh lòng thương như Ngài vậy! Biết chia sẻ và góp đôi bàn tay dù thật ít ỏi. Không ít ỏi sao được vì trên 5000 người mà chỉ có 2 con cá và 5 tấm bánh. Không làm sao no nê được nếu đứa bé ích kỷ không muốn chia sẻ cá và bánh của mình? Chúa không làm nên được điều kỳ diệu nuôi con cái của Ngài nếu không dâng cho Ngài cá và bánh. Nếu không cho Chúa mượn đôi bàn tay?
Có phải trong cuộc sống đời thường, Chúa đã giúp đỡ con cái của Ngài thật nhiều. Lẽ đương nhiên không được trực tiếp nhưng luôn gián tiếp là bằng cách nào đó phải qua đôi bàn tay bác ái của anh chị em mình. Trông chờ Chúa hiện ra ư!? Thưa, Chúa không bao giờ làm vậy đâu! Giả dụ nếu bạn đi kiếm việc thì bạn phải tự đi nộp đơn rồi sau đó Chúa nhờ người giúp bạn có việc làm ngay, không cách này thì cũng cách khác, bạn cứ tin như vậy đi thì ắt bạn sẽ được, đó là điều chắc chắn mà Chúa hứa nếu các con tin thì ắt các con sẽ được.
Lậy Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!
Xin cho tất cả chúng con biết góp đôi bàn tay để giúp đỡ anh chị em khó nghèo của chúng con. Xin cho chúng con biết luôn chạnh lòng và thương cảm đối với anh chị em của mình, nếu không chúng con sẽ không có đời sau hạnh phúc như chúng con ao ước va mong muốn. Chúng con không muốn bắt chước như ông nhà giầu phú hộ kia đã vì lơ là và không biết chạnh lòng thương cảm cho ông Lazaro ghẻ chốc đói nghèo sống trước cửa nhà ông mà phải xuống hoả ngục đời đời kiếp kiếp. Một nơi thật đáng sợ. Một nơi sẽ muôn đời phải khóc lóc và nghiến răng. Còn tất cả những anh chị em nghèo đói, bất hạnh, tật nguyền sẽ được lên Thiên Đàng Sáng Láng vui vẻ hạnh phúc vô cùng. Được bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thiên Thần, Các Thánh, và cùng cả Triều Thần Thiên Quốc, được hưởng phước hạnh muôn muôn đời, Amen.
"Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá" (Mt 14, 13-21).
Chúa yêu tất cả con cái của Chúa từ muôn thuở đến muôn đời, chẳng cần phải tìm hiểu cho sâu cho tận, vì chúng con đây hầu hết đều có gia đình, có con cái, cháu, chắt, và cả chít nữa! Tình yêu thương chúng con dành cho gia đình như thế nào, thì quả thật so với tình yêu của Ngài đối với chúng con có phải được nhân lên gấp bội??
Chúng con yêu con cái của chúng con thế nào thì ắt phải hiểu Chúa yêu chúng con vô bến vô bờ. Có ai trong chúng con mà muốn cắt tình hay từ bỏ đứa con mà mình đã cưu mang 9 tháng 10 ngày mà sinh ra nó, nuôi nấng dậy dỗ nó, và thương yêu chìu chuộng nó hết mực? Từng đứa con một, phải không thưa Chúa? Con trai cũng như con gái. Con mạnh khoẻ cũng như con ốm yếu. Con lành mạnh cũng như con khuyết tật. Tất cả đều từ trong bụng mẹ mà ra. Tất cả cùng một giống mà ra. Do tình yêu thương của cha mẹ kết hợp trong yêu thương mới có chúng nó.
Có phải Chúa yêu chúng con tất cả đều như nhau, không thiên vị gái hay trai, không thiên vị mạnh khoẻ hay tật nguyền, không thiên vị đứa giầu với đứa nghèo, mà có phải Chúa yêu thương tất cả những đứa con bất hạnh và nghèo khổ nhất? Đứa nào giầu có rồi thì mừng cho đứa đó? Đứa nào nghèo khổ Chúa luôn tìm cách giúp đỡ và ủi an? Đứa nào bất hạnh trong tật nguyền thì có phải chúng luôn được ở gần bên Chúa suốt cuộc đời của nó hay không? Và có phải Chúa luôn trông đợi từ những đứa con giầu có, luôn có tấm lòng bác ái để giúp đỡ Chúa một tay mà lo cho hay chia sẻ cho anh em nghèo khổ hơn nó!??
Tình yêu từ nơi cha mẹ quả chẳng phân biệt đứa nào với đứa nào! Chỉ cầu nguyện cho chúng đêm ngày được tràn đầy ơn Chúa. Nhỏ thì luôn cầu nguyện cho chúng được mạnh khoẻ, ăn no chóng lớn. Hôm nào chúng bị nóng đầu thì có phải cả cha lẫn mẹ xúm vào mà lo cho chúng cả đêm lẫn ngày? Khi lớn lên thì dậy và dỗ chúng biết vâng lời và đừng làm điều gì xấu mà mất lòng Thiên Chúa và cha mẹ? Lớn nữa thì lo lắng chúng đi theo bạn bè mà trở thành hư hỏng? Nhưng có phải Chúa cũng đi sát vào cuộc đời của chúng con hơn nữa hay không? Vì có phải cha mẹ trần gian thì có giới hạn, nhưng đối với Thiên Chúa tối cao thì tình yêu có phải không có ranh giới? Ngài chỉ luôn muốn ban phát cho chúng con thật nhiều nếu chúng con luôn luôn muốn là đứa con thảo?
Cha mẹ trần gian thì có thể có nhiều lý do để từ bỏ con của mình. Như trai trẻ của thời đại ngày nay vậy! Sống một cuộc sống rất buông thả. Sống một cuộc sống bê tha. Sống một cuộc sống mà không cần gìn giữ. Sống một cuộc sống mà không cần biết ngày mai của mình sẽ đi về đâu? Thì hà huống gì còn biết linh hồn của mình sẽ đi về đâu? Những đứa trẻ có cuộc sống này thì ai là người có trách nhiệm trên chúng? Cha mẹ chúng đã bỏ chúng ngay từ khi vừa lọt lòng? Cha mẹ chúng đã từ bỏ chúng từ khi chúng chưa được hình thành trọn vẹn trong lòng của người mẹ? Những đứa bé vô tội tình này ai là người có trách nhiệm trên chúng và trả lời ra sao với Chúa?
Cuộc đời thật sẽ còn nhiều phức tạp nếu tất cả chúng con không cố gắng có một chút xíu trách nhiệm trên con cái của mình? Cuộc đời thật còn có rất nhiều phức tạp và hỗn loạn nếu chúng con không sửa đổi và muốn trở nên tốt trước tôn nhan Thiên Chúa. Cuộc đời thật sẽ còn nhiều những vấn nạn nếu chúng con vẫn tiếp tục không biết thương yêu, chia sẻ, còn biết chạnh lòng thương, và cho nhau một bàn tay thương yêu giúp đỡ.
Giúp đỡ nhau trong nhiều hình thức. Có phải ai cũng nghĩ rằng nếu mình giúp đỡ anh chị em mình thì mình sẽ không còn gì mà sinh sống? Nào là sợ tốn kém? Nào là sợ sau đó sẽ bị làm phiền? Nào là sợ không có thời giờ? Nào là sợ nhà mình trở thành nơi hội họp? Sợ đủ thứ sợ, cho nên cái sự giúp đỡ thật nhỏ nhoi ngay từ ban đầu đã không có, thì hà huống gì ta cho ai mượn đôi bàn tay? Chứ nếu tính ra một cách trung bình thì thế giới sẽ không có tệ nạn đói nghèo nếu mọi người biết cho nhau đôi bàn tay. Một người giúp cho một người. Một gia đình giúp cho một gia đình. Một xóm giúp cho một xóm. Một cộng đoàn giúp cho một cộng đoàn. Một giáo xứ giúp cho một giáo xứ. Một quốc gia giúp cho một quốc gia. Được thế thì cả thế giới sẽ được sống trong no ấm, trong an bình, trong hạnh phúc, và trong Chúa.
Thế mới biết đôi bàn tay yêu thương quan trọng đến mức độ như thế nào!? Mà từ cái chờ đợi đôi bàn tay của người không biết chạnh lòng thương thì sẽ ngăn cản biết bao nhiêu đôi bàn tay khác giống như họ vậy! Vì người giầu họ có tầng lớp riêng của họ. Họ sống giống nhau. Bắt chước nhau. Băng đảng với nhau. Y như nhau. Còn chờ đợi đôi bàn tay từ con người biết chạnh lòng thương thì thường chỉ đủ ăn đủ dùng nên không đủ để phân phát cho toàn nhân loại. Và đếm trên đầu ngón tay mà thôi! Thế cho nên nghèo thì vẫn hoàn nghèo mà không kể đã nghèo còn bị bóc lột từ những con người không có trái tim biết thổn thức, biết chạnh lòng.
Cho nên quan trọng và thấm thía thay Lời của Chúa tuần này là Ngài nhắn nhủ dậy dỗ con cái của Ngài phải biết chạnh lòng thương như Ngài vậy! Biết chia sẻ và góp đôi bàn tay dù thật ít ỏi. Không ít ỏi sao được vì trên 5000 người mà chỉ có 2 con cá và 5 tấm bánh. Không làm sao no nê được nếu đứa bé ích kỷ không muốn chia sẻ cá và bánh của mình? Chúa không làm nên được điều kỳ diệu nuôi con cái của Ngài nếu không dâng cho Ngài cá và bánh. Nếu không cho Chúa mượn đôi bàn tay?
Có phải trong cuộc sống đời thường, Chúa đã giúp đỡ con cái của Ngài thật nhiều. Lẽ đương nhiên không được trực tiếp nhưng luôn gián tiếp là bằng cách nào đó phải qua đôi bàn tay bác ái của anh chị em mình. Trông chờ Chúa hiện ra ư!? Thưa, Chúa không bao giờ làm vậy đâu! Giả dụ nếu bạn đi kiếm việc thì bạn phải tự đi nộp đơn rồi sau đó Chúa nhờ người giúp bạn có việc làm ngay, không cách này thì cũng cách khác, bạn cứ tin như vậy đi thì ắt bạn sẽ được, đó là điều chắc chắn mà Chúa hứa nếu các con tin thì ắt các con sẽ được.
Lậy Chúa là Đấng từ bi nhân hậu!
Xin cho tất cả chúng con biết góp đôi bàn tay để giúp đỡ anh chị em khó nghèo của chúng con. Xin cho chúng con biết luôn chạnh lòng và thương cảm đối với anh chị em của mình, nếu không chúng con sẽ không có đời sau hạnh phúc như chúng con ao ước va mong muốn. Chúng con không muốn bắt chước như ông nhà giầu phú hộ kia đã vì lơ là và không biết chạnh lòng thương cảm cho ông Lazaro ghẻ chốc đói nghèo sống trước cửa nhà ông mà phải xuống hoả ngục đời đời kiếp kiếp. Một nơi thật đáng sợ. Một nơi sẽ muôn đời phải khóc lóc và nghiến răng. Còn tất cả những anh chị em nghèo đói, bất hạnh, tật nguyền sẽ được lên Thiên Đàng Sáng Láng vui vẻ hạnh phúc vô cùng. Được bên cạnh Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ, Thiên Thần, Các Thánh, và cùng cả Triều Thần Thiên Quốc, được hưởng phước hạnh muôn muôn đời, Amen.
Quay về với Chúa
Nguyễn Dzân Thương
20:45 05/08/2008
QUAY VỀ VỚI CHÚA
Đêm hôm nay, sao trời yên lặng lẽ
Đêm dần buông, và gió cũng thôi gào
Có những người đang rảo bước đớn đau
Nhìn nhân loại, đắm chìm trong tội lỗi
Có bao giờ, con người tự thống hối
Rời tội lỗi, mà quay gót trở về
Hay đắm chìm, để tội lỗi lê thê
Và sống trong, những chán chường, thất vọng
Người gục ngã, hãy đứng lên mà sống
Hãy nhìn kìa, Thiên Chúa đã phục sinh
Ngài giang tay, trên thập giá cứu mình
Tha tội lỗi, trong đời ta đã phạm
Hãy đứng lên, xa con đường vực thẳm
Có Chúa rồi, ta không thấy cô đơn
Từng ngày giờ, Chúa nâng đỡ khỏi buồn
Hãy đứng lên, vượt qua cơn sóng cả
Hãy ngước nhìn, hy vọng trên Thánh Giá
Chúa tình thương, giang tay đón đỡ ta
Ngài ôm ta, trên thân xác hao mòn
Ta Thống hối, đã quay về với Chúa
Trong tình thương, Ngài ấp ủ ta rồi.
Đêm hôm nay, sao trời yên lặng lẽ
Đêm dần buông, và gió cũng thôi gào
Có những người đang rảo bước đớn đau
Nhìn nhân loại, đắm chìm trong tội lỗi
Có bao giờ, con người tự thống hối
Rời tội lỗi, mà quay gót trở về
Hay đắm chìm, để tội lỗi lê thê
Và sống trong, những chán chường, thất vọng
Người gục ngã, hãy đứng lên mà sống
Hãy nhìn kìa, Thiên Chúa đã phục sinh
Ngài giang tay, trên thập giá cứu mình
Tha tội lỗi, trong đời ta đã phạm
Hãy đứng lên, xa con đường vực thẳm
Có Chúa rồi, ta không thấy cô đơn
Từng ngày giờ, Chúa nâng đỡ khỏi buồn
Hãy đứng lên, vượt qua cơn sóng cả
Hãy ngước nhìn, hy vọng trên Thánh Giá
Chúa tình thương, giang tay đón đỡ ta
Ngài ôm ta, trên thân xác hao mòn
Ta Thống hối, đã quay về với Chúa
Trong tình thương, Ngài ấp ủ ta rồi.
Năm thánh Phaolô: Sinh Lực Mới cho Công giáo Tiến Hành
L.M. Anthony Đào quang Chính
21:14 05/08/2008
Năm thánh Phaolô: Sinh Lực Mới cho Công giáo Tiến Hành.
"Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc dân ngoại. Với tư cách tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
"Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa, được chọn làm tông đồ của Đức Giêsu Kitô kính gửi dân thánh tại Êphêsô, là những người tin vào Đức Giêsu Kitô. (Ephêsô 1: 1)"
Không quá lời để nói rằng Phaolô thay đổi lịch sử đạo Công giáo. Đạo không còn bị hạn chế nơi người Do Thái nhưng mở rộng cho mọi người, trong đó có chúng ta. Khi rao giảng, ngài không ngần ngại gọi dân các thành nghe lời Chúa -qua ngài- như Êphêsô, Colossê là dân thánh, vì họ tin vào Đức Kitô. Dân thánh không chỉ dành cho Do Thái -vẫn tự hào là con cái Abraham, dân được tuyển chọn- nhưng dân thánh là những người tin vào Chúa Kitô phục sinh.
Nơi thế kỷ đầu, giáo xứ, cộng đoàn là giáo hội địa phương, là một Êphêsô hoặc Corinthô. Gia đình là giáo hội tại gia (Tông Đồ Công Vụ 2: 42 - 47). Trong gia đình, mọi người cử hành những sinh hoạt Công giáo nền tảng. Sáng, tối đọc kinh dâng ngày, tạ ơn Chúa. Bữa ăn chung cảm tạ Chúa đã cho sức sống và tình yêu thương.
Theo thời gian, khung sườn nối kết giáo hội tại gia và giáo hội địa phương, tức là nối kết giữa gia đình và giáo xứ là các đoàn thể. Lúc đầu họ là những người đi theo cùng rao giảng với các tông đồ từng giai đoạn "Trong nhóm đó, có mấy người đã chịu tin theo và nhập đoàn với ông Phaolô và ông Xi-la; một số rất đông những người Hy lạp tôn thờ Thiên Chúa và không ít phụ nữ quý phái cũng làm như vậy" (Tông đồ công vụ 17: 4).
Những nhóm người này là nguồn khai sáng cho Công giáo tiến hành của chúng ta bây giờ. Có thể nói, đoàn thể Công giáo tiến hành với nhân sự và hoạt động dồi dào, là một gia đình trung nối kết gia đình nhỏ -giáo hội tại gia- với gia đình lớn là giáo xứ -giáo hội địa phương. Giáo hội nâng đỡ và khuyến khích đoàn thể Công giáo tiến hành, và nói rằng đây là phương tiện tốt giúp chúng ta nên thánh (Xc. Sắc lệnh Tông Đồ Giáo dân). Thông thường, mỗi đoàn thể Công giáo tiến hành có hướng đi và mục tiêu riêng. Đoàn Liên minh thánh tâm dành cho các ông, hội các bà mẹ Công giáo với các bà, dòng ba Đa Minh mong ước sống tinh thần truyền giáo và chiêm niệm của cha thánh Đa Minh. Thiếu nhi thánh thể, qua sinh hoạt và điều lệ, không những thánh hoá bản thân mà còn môi trường sống.
Thế nhưng điều đáng tiếc là nhiều thủ bản của các đoàn thể chưa cập nhật hoá. Dĩ nhiên tinh thần và ý hướng của vị sáng lập cần giữ nguyên, nhưng phương cách thông đạt nên thích ứng cho hợp thời đại. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân tại sao đoàn thể Công giáo tiến hành tại Au mỹ không còn sinh hoạt mạnh mẽ nữa.
Nhìn chung, hình như thủ bản và sinh hoạt của các đoàn thể giống nhau. Vì cùng mong muốn thánh hoá bản thân, truyền giáo, qua cầu nguyện và bác ái, nên đoàn thể nào cũng có chương trình tương tự. Vì vậy có người tham gia luôn một lúc bốn, năm đoàn thể khác nhau, chỉ với hy vọng khi qua đời, nhiều người, nhiều đoàn thể tiễn đưa.
Tiêu cực.
Ngược lại, một vài người ngần ngại tham gia đoàn thể Công giáo tiến hành vì cho rằng cùng với ơn lành, dễ gặp điều dữ. Đã không ít người phàn nàn "Từ khi nhà tôi vào hội, chuyện gì trong nhà xứ, bà ấy cũng biết. Về nhà, kể đi, kể lại cho cả nhà nghe. Như vậy phải chăng là nói hành, nói tỏi?" Lại có bà than thở "May vài cái áo dài, giá rẻ rề mà không dám mặc, sợ bị chê đỏm dáng." Chắc hẳn bà đã nghe lời chê bai dành cho đoàn viên khác, nên không dám mặc.
Người khác nhận xét "Nguyệt liễm thì đã đành, sao còn phải đóng cho truyền giáo này, xây nhà thờ kia. Lắm thứ thế?" Dĩ nhiên thu túi là do lòng tự nguyện, nhưng thấy người chung quanh góp phần vào nâng đỡ ơn thiên triệu, giúp quỹ bác ái tại Việt Nam, mua chén lễ, áo lễ cho nhà xứ. . mà cứ phớt lờ đi thì khó coi quá. Khổ nỗi gia đình không có nhiều nguồn thu nhập; thân nhân họ hàng từ Việt Nam cứ viết thư sang nhắc khéo, biết xoay sở ra sao? Có nhiều vị vừa đến cửa nhà thăm con, chưa kịp chào hỏi, đã mang ra vài tập vé số nhờ con cháu mua giùm, vì nhà thờ đang gây quỹ, và mỗi đoàn thể phải tiêu thụ một ít!
Đấy là chưa kể đến "ăn cơm nhà, đi vác ngà voi" bị vạ miệng. Trong các phiên họp, nếu thành thật phát biểu ý kiến thì thế nào cũng có bất đồng, hoặc chẳng may quá lời thì thành to tiếng. Khổ nỗi, tự ái của mình và của người khác cao bằng trời. Ở nhà quen tính quát mắng, đi họp thành ra cãi nhau, thở vắn than dài, chê trách, giận hờn. Ơn lành chưa thấy đâu, mất bình an trong lòng thì đã rõ. Chẳng may, người phối ngẫu không đồng ý, thì chiến tranh xẩy ra không những ở nhà thờ mà còn ở nhà ở nữa.
Thực tế, một vài người quá sốt sắng với giáo xứ đến độ không còn nhiều thời giờ cho gia đình, cho vợ, cho chồng và con cái, nhất là với con cái đang tuổi "teen" là tuổi cần cha mẹ chăm sóc đặc biệt. Sinh hoạt đoàn thể thành phương tiện tránh việc quan đi ở chùa như người xưa thường nói. Nhà thờ trở thành lý do chính thức và chính đáng tránh bổn phận gia đình. Dĩ nhiên, như mọi trường hợp khác, cần lưu ý đến đối thoại hai chiều. Có khi người phối ngẫu, thường là các ông, không muốn vợ sinh hoạt vì lý do nào đó, than trách rằng, người vợ không chu toàn bổn phận, trong khi mình thì việc nhà thờ cũng lười và việc nhà cũng trốn.
Vài ba người được bầu cử vào chức vụ lãnh đạo hội đoàn trở thành mục tiêu cho người khác ngắm "bắn". Có học thức một chút thì rất dễ bị coi là kênh kiệu. Còn không có chức vụ cao hồi ở Việt Nam, thì bị chê là chỉ dám "vác mặc" trong nhà thờ chứ ở ngoài xã hội thì ai thèm nhờ. Có bà chủ tịch hội các bà mẹ Công giáo bị phu quân bêu rếu mọi chỗ, "Bây giờ làm lớn rồi, không thèm nghe lời 'thằng này' nữa. Mà hễ ông cha nói thì le te làm mọi việc!" Vị linh mục bỗng dưng bị "lạc đạn." Nếu gia đình không yên, thì có nên sinh hoạt đoàn thể hoặc nhà thờ không nhỉ? Đâu là ưu tiên?
Tệ hơn nữa, có vị quá nhiệt thành với đoàn thể, muốn hướng dẫn đoàn thể theo sáng kiến riêng. Đáng tiếc là sáng kiến của mình không giống với sáng kiến của cha xứ thành ra có những bất mãn, lời ong tiếng ve. Giáo xứ trở thành bãi chiến trường giữa cha xứ với ban chấp hành, giữa hội đồng mục vụ và đoàn thể.
Phản ứng trước những vấn nạn
Nhìn kinh nghiệm đó, một vài cha xứ phản ứng rất tiêu cực. Có vị thẳng thừng dẹp gần hết đoàn thể, chỉ để lại dăm ba đoàn "dễ bảo." Vị khác thành lập đoàn mới, tên mới nhằm phục vụ chương trình nào đó. Có vị tiếp tục hướng dẫn đoàn thể nhưng rất thờ ơ. Nhiều vị thực ra cũng không biết rõ vai trò của mình thế nào với các sinh hoạt đoàn thể. Linh hướng, linh giám thì ai cũng biết, nhưng phải chăng chỉ đến để ban phép lành? Để nói vài lời yên ủi, khích lệ? Để ngồi nghe thảo luận chuyện nội bộ? Để đóng vai trò làm hoà khi có cãi nhau? Nếu ban lãnh đạo "dễ thương" thì tình cha con thắm thiết, chẳng may cha con không thuận thảo, thì khổ và tạo ra gương mù cho mọi người.
Chữa lành cơn bệnh văn hoá trầm kha?
Không sai khi nói rằng các tiêu cực trên mang tính cách văn hoá. Chẳng phải riêng Công giáo Tiến hành mang chứng bệnh này. Hình như sinh hoạt đoàn thể nào dù đời hay đạo, đều đối diện với chúng. Cho nên có người đau lòng nói, đó là căn bệnh của người Á châu nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Vậy phải chăng Au Mỹ không vướng phải những tiêu cực này hay có mà ít không đáng kể?
Đã là người thì không ai tránh khỏi tham sân si, ghen tương, kiêu ngạo và ích kỷ. Cho nên người Au Mỹ hay Phi châu hay Á châu cũng cùng số phận. Tuy nhiên, Au Mỹ và Á châu quan niệm về gia đình khác nhau rất nhiều.
Á châu và người Việt không giới hạn gia đình mình nơi cha mẹ và con cái. Đại gia đình có thể bao gồm ông bà, dâu rể, cô dì chú bác và bạn bè của mình, và đôi khi cả bạn bè của ông bà, dâu rể, cô dì chú bác. Đó là sức mạnh và cũng là yếu điểm. Khi buồn, vui, chúng ta thường kể cho "người nhà" nghe. Nhưng "người nhà" không chỉ vài ba người mà thường là vài ba chục người. Vài ba chục người cộng với bằng hữu dễ trở nên đám đông. Do đó, khi phê bình ai thì lời phê bình này dễ bay xa và rộng đến nhiều người lắm. Đấy là chưa kể tam sao thất bản, sau vài ngày, đã biến thành câu truyện khác, có khi rất độc địa và chua cay.
Người Au Mỹ cũng mang những tiêu cực tương tự. Cũng chê bai, dèm pha. Nhưng gia đình của họ nhỏ hơn nhiều, nghĩa là họ kể cho chồng/vợ nghe. Nhiều gia đình lại có thói quen không cho con cái biết chuyện cha mẹ. Do đó, hiện tượng tiêu cực cũng bị giới hạn. Nếu chúng ta "lọt" vào vòng trong gia đình của họ hoặc thực sự được họ coi như gia đình, thì thấy những phê bình này mãnh liệt không kém gì của chúng ta đâu!
Tích cực. Đoàn thể công giáo tiến hành cần mang tinh thần Phaolô.
Thực tế cho thấy các đoàn thể Công giáo tiến hành đã và đang là những nhà truyền giáo hữu hiệu nhất. Họ không chỉ thánh hoá bản thân và gia đình, nhưng còn là những Phaolô của mọi sắc dân, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Nói cách khác đi, nếu sống theo tinh thần Phaolô, thì đoàn thể công giáo tiến hành sẽ là sức mạnh chữa lành căn bệnh văn hoá tiêu cực này.
Công giáo tiến hành cùng Phaolô chia sẻ chung một mục đích là thánh hoá bản thân, thánh hoá gia đình và thánh hoá xã hội. Trung tâm điểm của thánh hoá là Chúa Giêsu. Phaolô viết "Tin mừng tôi loan báo cho anh em không phải do loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dậy cho tôi Tin mừng ấy, nhưng chính là Đức Giêsu Kitô đã mặc khải (Ga-lát 1: 12).
Để đạt đến và hiểu cũng như sống mặc khải từ Đức Kitô, Phaolô sau khi ngã ngựa trên đường Damascus, đã ẩn thân ba năm bên Ả rập (Ga-lát 1: 17). Tuy lúc còn nhỏ, đã được huấn luyện nghiêm ngặt như một Pharisêu, tức là người tự hào thông hiểu luật Chúa (TĐCV 22: 3-4), nhưng Phaolô hiểu rằng như vậy chưa đủ. Ngài dành thời giờ tìm hiểu thêm về Chúa Giêsu. Ngài nói rằng nhờ Thần khí mà chúng ta trở nên con Thiên Chúa "Quả vậy, ai được Thần khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa.. Thần khí làm cho anh em trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên 'Ap-ba' nghĩa là Cha ơi." (Roma 8: 14). Riêng về điểm này thì hình như đoàn thể công giáo tiến hành chưa cùng song hành với Phaolô. Đa số chưa chính thức có chương trình học hỏi thánh kinh. Nếu có thì do sáng kiến cá nhân hơn là chương trình chung cho cả đoàn trên lãnh vực toàn quốc.
Bên cạnh học hỏi thánh kinh, cần lưu tâm đến giáo lý. Nhìn chung, nơi nhiều người Việt Nam, sách giáo lý vỡ lòng dành cho các em xưng tọi lần đầu phổ thông hơn sách giáo lý Công giáo. Các câu hỏi, đáp vẫn dễ nhớ hơn chương mục cần nghiên cứu. Hình như sách giáo lý quá khô khan? Hay tại chúng ta không thực tâm muốn dành thời giờ học hỏi và nghiên cứu thêm? Hay sách quá mắc tiền? Tại sách không có người dậy? Tại giáo hội chưa khuyến khích giáo dân cho đủ, chưa trình bầy rõ tầm quan trọng của sách? Tại các vị điều hành đoàn chưa áp dụng cho đúng lời giáo huấn của giáo hội? Lời của Phaolô vẫn còn đang vang vọng: "Làm sao họ tin Đấng họ không nghe biết? Làm sao họ nghe nếu không có ai rao giảng...Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô" (Roma 10: 14-17)
Trên thực tế, nhiều nhà thờ không có lớp giáo lý cho người lớn. Có lớp thánh kinh nhưng rất ít nơi dậy giáo lý. Ai cũng biết, giáo lý dựa trên thánh kinh và giải thích thánh kinh. Không có giáo lý, chúng ta khó hiểu rõ thánh kinh. Khi nghiên cứu giáo lý, chúng ta còn học hỏi thêm về Ba ngôi Thiên Chúa, các bí tích, Đức Mẹ, các thánh và Giáo hội..
Phải nhìn nhận, hiểu biết của chúng ta về Chúa Ba ngôi, Đức Mẹ, các thánh và bí tích bị giới hạn trong các buổi học giáo lý khi còn nhỏ. Lớn lên, đa số không có cơ hội học hỏi thêm. Nhiều vị tự hào rằng những gì mình học thuở xưa quá đủ; nên khi nói chuyẹn với người khác thì cho rằng mình đã biết hết! Nếu quan niệm như vậy thì Giáo hội chẳng cần đến các bộ sách giáo lý mới, và Phaolô cũng chẳng cần ẩn thân ba năm nghiền ngẫm thêm làm gì. Cho nên, lúc cần tranh luận và tìm hiểu đạo, thì đưa tiêu chuẩn "phúc cho ai không thấy mà tin" làm câu trả lời những khi không giải thích nổi. Một vài gia đình mua sách giáo lý Công giáo, nhưng đa số sách bị đóng bụi hoặc chỉ dùng để tham khảo hơn là học tập.
Dĩ nhiên, đức tin của chúng ta không thay đổi, nhưng cách diễn tả đức tin khác biệt tuỳ theo từng thời đại. Nếu chúng ta vững mạnh trong hiểu biết giáo lý và thánh kinh, thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể sống vững mạnh và thanh thản.
Bên cạnh lớp học thánh kinh và giáo lý là các buổi thuyết trình. Nơi nhà thờ, bài giảng, giải thích thánh kinh và cắt nghĩa giáo lý không đủ. Thời gian cho bài giảng khoảng chừng mười phút, làm sao có thể giúp người nghe nắm rõ vấn đề? Thuyết trình giúp chúng ta việc này. Người thuyết trình thường đào sâu một chủ đề sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, nhờ vậy người nghe dễ hiểu trọn vẹn vấn đề và dễ nhìn toàn bộ bức tranh. Thuyết trình mang nhiều mầu sắc khác nhau: có thể tập trung vào đề tài thánh kinh hoặc một vấn đề thời sự luân lý. Có thể là một khám phá mới về liên hệ giữa đức tin và khoa học, hoặc đức tin và nhu cầu sống của con người. Ngày nay, xã hội xuất hiện rất nhiều vấn nạn không chỉ liên quan đến luân lý mà còn đến khuôn mẫu sống. Các đề tài như đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính, phá thai, buôn súng, trợ tử, thế nào là cuộc chiến chính đáng.. đang là những vấn đề nóng bỏng và quan trọng hiện nay.
Đôi khi chúng ta cho rằng một năm đi cấm phòng là đã đủ. Các buổi cấm phòng như vậy rất quan trọng cho đời sống tâm linh. Sau thời gian dài vất vả với các sinh hoạt, tâm hồn và thể xác cần nghỉ ngơi. Trong khi tĩnh tâm, chúng ta có dịp suy nghĩ về việc đã làm và thống hối những lỗi lầm. Tuy nhiên, tĩnh tâm là cơ hội bồi bổ tâm hồn; còn đi dự thuyết trình là bồi bổ sự hiểu biết. Nếu chúng ta hàng năm đi nghỉ hè để bồi bổ thân xác, thì tâm hồn và trí khôn cũng cần như vậy.
Cổ nhân thường nói "vô tri, bất mộ," không biết thì không yêu mến. Không biết nhiều về Chúa thì cũng khó mộ mến Chúa tương xứng. Mộ mến không dựa trên bằng cấp và thông thái nhưng trên sự hiểu biết về Chúa. Chúng ta không thể để đức tin và hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa lẫn lộn với mê tín, dị đoan. Chúng ta cần dùng sức mạnh của thánh kinh và giáo lý chữa trị những thói xấu dù là văn hoá hay truyền thống.
Nếu ban giảng huấn hoặc cha linh hướng cùng đưa ra một chương trình huấn luyện nhân bản dựa trên thánh kinh và giáo lý, thì môi trường đoàn thể công giáo tiến hành là nơi tốt nhất để sửa lại các khuyết điểm, các tiêu cực văn hoá. Tại sao? Một trong những mục đích của công trình cứu chuộc nơi Chúa Giêsu là sửa sai văn hoá Do Thái đương thời. Phaolô cũng đã hướng dẫn và sửa sai dân thành A-then giúp họ thoát khỏi sự mù tối văn hoá (TĐCV 17: 22-23). Giáo xứ có những hạt giống tốt, men bột giúp sửa sai tiêu cực văn hoá thì cả giáo xứ và xã hội sẽ dậy men. Hội viên Công giáo tiến hành, sau khi được huấn luyện nghiêm chỉnh và đầy đủ, sẽ là men bột và hạt giống tốt, làm nền tảng cho giáo xứ, cho xã hội.
Song song với các học hỏi mang tính cách tri thức, chúng ta tiếp tục kết hợp với Chúa qua biểu dương đức tin. Lần hạt Mân côi, kinh cầu chịu nạn, ngắm đàng thánh giá, kinh cầu Đức Bà.. chúng ta đọc rất sùng kính và tin tưởng. Nơi nhiều đoàn thể, nếu hội họp mà không lần hạt Mân côi thì chưa đủ. Chúng ta đã làm theo lời khuyên nhủ của Phaolô cho 1 Ti-mô-thê 2: 1- 2 "Tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khấn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh."
Dĩ nhiên, cho cân bằng đời sống, chúng ta nên phát triển thêm những gì còn yếu kém và gìn giữ những gì đã phát triển, hầu tinh thần, tôn chỉ và mục đích của các đoàn thể công giáo tiến hành cân bằng hơn.
Hoạt động
Phaolô không chỉ suy niệm mà còn rao giảng những gì đã suy niệm. Ngài không ngừng nghỉ bôn ba nhiều nơi, nhiều chỗ thiết lập cộng đoàn. Hoạt động của ngài đi song đôi với hiểu biết và suy niệm về Chúa. Trước khi bị bắt và chịu tử đạo, ngài đã thực hiện ba cuộc hành trình dài và thiết lập nhiều giáo đoàn. Tại mỗi giáo đoàn, ngài uỷ nhiệm người lãnh đạo giáo đoàn các bổn phận khác nhau. Ngài giảng trong hội đường (TĐCV 13: 13-40; 14: 1-2); trên đường phố (TĐCV 16: 17); trong thành phố (TĐCV 16:4); ở bờ sông (TĐCV 16: 13-15). Khi không đến được chỗ này thì sang chỗ khác tiếp tục rao giảng (TĐCV 16: 6-10). Có khi ngài làm phép lạ như chữa người bại chân (TĐCV 14: 8), cho người chết sống lại (TĐCV 20: 7 - 12); có khi bàn cãi với người chưa hiểu biết (TĐCV 16: 19)…
Theo tinh thần đó, nhiều đoàn thể công giáo tiến hành đã cố gắng sống và hoạt động theo ơn đặc sủng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, về phương diện hoạt động, hình như rõ nét hơn cả là đoàn Thiếu nhi thánh thể có sinh hoạt riêng cho và với tuổi trẻ; còn các đoàn thể khác thì tương tự như nhau qua mục vụ thăm viếng bệnh nhân, người có tuổi, cô nhi, quả phụ, cầu nguyện, rước thánh thể, xưng tội thường xuyên, phục tùng hàng giáo phẩm..Đương nhiên, mỗi hội đoàn có một khung cảnh hoạt động khác nhau, nhưng đa số đoàn thể chưa tạo ra nét đặc sủng của mình như Phaolô khác biệt với các tông đồ "Là tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
Chương trình và kế hoạch
Đã đành, tham dự vào đoàn thể là điều đáng quý lắm rồi! Tuy nhiên đến lúc các vị linh hướng và tổng linh hướng, các vị lãnh đạo và những người có trách nhiệm nên cùng nhau ngồi lại để định hướng cho ơn đặc sủng của đoàn mình như Phaolô cách đây 2000 năm. Sự "đột phá" của Phaolô thực sự tạo hướng đi mới cho Giáo hội. Lời Chúa không còn bị giới hạn nơi hội đường và nơi người Do Thái. Quay nhìn lại, chúng ta thấy, mục đích mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người, mà các tông đồ và Phaolô nhắm đến, giống nhau; nhưng hoạt động, chương trình và kế hoạch giữa Phaolô và các tông đồ thì khác nhau nhiều. Đoàn thể công giáo tiến hành đã đến lúc cần đứng lên như Phaolô, nhằm vào đối tượng chuyên biệt theo ơn đặc sủng của mỗi đoàn.
Ngày nay, theo đà văn minh cơ khí và chuyên môn hoá, khoa học tập trung vào một đối tượng chuyên biệt. Mẫu siêu nhân "trên thông thiên văn, dưới thạo địa lý" đã lỗi thời. Người ta không nhờ vả các thầy lang chẩn bệnh chung chung, nhưng tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Đau tim tìm bác sĩ tim, đau chân tìm bác sĩ chân. Bác sĩ gia đình thì lo tổng quát và giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.
Tương tự, chương trình và kế hoạch tôn giáo cũng cần chuyên biệt, hướng đến đối tượng đang bị bỏ quên. Giúp đỡ người nghèo đói, thăm viếng người đau yếu là nhu cầu cấp bách. Cấp bách không kém là hoàn cảnh những cặp vợ chồng vì hoàn cảnh phải bỏ nhau. Không ai muốn li dị. Đừng coi họ như tội nhân khi họ tái hôn ngoài đạo. Những người lỡ phá thai, mang bệnh AIDS, đang cố gắng cai hút sách cần được lưu tâm, không chỉ về tâm lý mà còn về tôn giáo; người tật nguyền cần được yêu thương hơn nữa. Song song, cần chú tâm đến người trong tù, di dân, thất nghiệp.. Đến với họ.
Các vị lãnh đạo công giáo tiến hành, bao gồm linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân nên ngồi lại trong tinh thần Phaolô, duyệt xét xem đối tượng nào thích hợp với ơn đặc sủng của phong trào mình đang hướng dẫn, chú tâm chuyên biệt đến đối tượng đó. Nên có chương trình, kế hoạch dài và ngắn hạn. Sau khi xem xét khả năng nhân sự, vật dụng, nên giới hạn vào một số kế hoạch cụ thể và có thể thực thi.
Có lẽ chúng ta cũng nên tránh các vấn đề thời thượng. Nói cách khác, không nên cùng tập trung vào một đối tượng dù đối tượng này đang được báo chí, truyền thanh nhắc nhở, mà lãng quên mục vụ của mình. Chúng ta làm việc không để nổi tiếng nhưng nhằm đến nhu cầu của giáo hội và tha nhân.
Cộng tác với đoàn thể và xứ đạo
Khi canh tân tinh thần và hoạt động, nên lưu ý điểm quan trọng là sự cộng tác chung với giáo xứ và với những vị có trách nhiệm. Đôi khi một vài đoàn thể quá hăng say với viễn ảnh mới, trở nên quá khích, không muốn cùng đồng hành với giáo xứ và với cha xứ. Thay vì làsức mạnh của giáo xứ, đoàn thể đó trở thành vết thương của cộng đoàn. Gặp những trường hợp khác biệt giữa cha xứ, hội đồng mục vụ và ban chấp hành đoàn thể, câu giải đáp có khi đã nằm trong thánh kinh và sách giáo lý. Đọc kỹ và nghiền ngẫm cho kỹ, người ta sẽ dễ thấy ai đi đúng đường, ai đi trật hướng. Phaolô nói rằng "Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì" (1 Corinthô 13: 1-13). Cho nên lại một lần nữa, khi học hỏi thánh kinh và giáo lý Công giáo, mọi người -bao gồm cả giáo xứ và đoàn thể- đều nhận được lợi ích.
Phaolô, sinh lực mới
Năm thánh Phaolô, tinh thần truyền giáo cho dân ngoại của Phaolô phải là sinh lực mới của đoàn thể. Tại sao nơi lớp học, thầy giáo soạn giáo án hằng năm, hàng tháng, đôi khi hàng tuần cho kịp trào lưu mới, còn chúng ta, rao truyền lời Chúa, thì không có thời giờ và khả năng soạn chương trình huấn luyện cập nhật hoá cho đoàn thể? Thực là điều khó hiểu. Nhưng ngay cả khi nếu chính mình không soạn được vì lý do nào đó, còn có nhiều vị đủ khả năng và kinh nghiệm, sẵn lòng giúp. Ai cũng biết, các bài diễn văn quan trọng về đức tin và luân lý của Đức giáo hoàng, cũng không phải hoàn toàn do ngài soạn và viết. Ngài có chuyên viên từng lãnh vực. Giáo hội chúng ta không thiếu chuyên viên.
Có lẽ nơi đây, cần nhìn đến các sách dậy giáo lý của chương trình CCD nơi giáo xứ Hoa kỳ. Dễ dàng và chi tiết đến độ bất cứ một người trưởng thành có trình độ trung bình đều có thể đứng lớp. Các tác giả trình bầy rõ ràng và chi tiết. Chỉ cần sau một vài buổi huấn luyện, thầy-cô giáo đủ khả năng truyền đạt kiến thức đến học trò. Các buổi huấn luyện hàng tuần hoặc hàng tháng cho đoàn thể, sẽ dễ dàng hơn vì đoàn viên là người lớn, có thiện chí muốn học, muốn sống lời Chúa để truyền giáo.
Hãy chỉ đừng mừng năm thánh qua các thánh lễ dù long trọng và có nhiều người tham dự. Hãy đem tinh thần Phaolô đến với đoàn thể của mình và tha nhân.
"Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc dân ngoại. Với tư cách tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
"Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa, được chọn làm tông đồ của Đức Giêsu Kitô kính gửi dân thánh tại Êphêsô, là những người tin vào Đức Giêsu Kitô. (Ephêsô 1: 1)"
Không quá lời để nói rằng Phaolô thay đổi lịch sử đạo Công giáo. Đạo không còn bị hạn chế nơi người Do Thái nhưng mở rộng cho mọi người, trong đó có chúng ta. Khi rao giảng, ngài không ngần ngại gọi dân các thành nghe lời Chúa -qua ngài- như Êphêsô, Colossê là dân thánh, vì họ tin vào Đức Kitô. Dân thánh không chỉ dành cho Do Thái -vẫn tự hào là con cái Abraham, dân được tuyển chọn- nhưng dân thánh là những người tin vào Chúa Kitô phục sinh.
Nơi thế kỷ đầu, giáo xứ, cộng đoàn là giáo hội địa phương, là một Êphêsô hoặc Corinthô. Gia đình là giáo hội tại gia (Tông Đồ Công Vụ 2: 42 - 47). Trong gia đình, mọi người cử hành những sinh hoạt Công giáo nền tảng. Sáng, tối đọc kinh dâng ngày, tạ ơn Chúa. Bữa ăn chung cảm tạ Chúa đã cho sức sống và tình yêu thương.
Theo thời gian, khung sườn nối kết giáo hội tại gia và giáo hội địa phương, tức là nối kết giữa gia đình và giáo xứ là các đoàn thể. Lúc đầu họ là những người đi theo cùng rao giảng với các tông đồ từng giai đoạn "Trong nhóm đó, có mấy người đã chịu tin theo và nhập đoàn với ông Phaolô và ông Xi-la; một số rất đông những người Hy lạp tôn thờ Thiên Chúa và không ít phụ nữ quý phái cũng làm như vậy" (Tông đồ công vụ 17: 4).
Những nhóm người này là nguồn khai sáng cho Công giáo tiến hành của chúng ta bây giờ. Có thể nói, đoàn thể Công giáo tiến hành với nhân sự và hoạt động dồi dào, là một gia đình trung nối kết gia đình nhỏ -giáo hội tại gia- với gia đình lớn là giáo xứ -giáo hội địa phương. Giáo hội nâng đỡ và khuyến khích đoàn thể Công giáo tiến hành, và nói rằng đây là phương tiện tốt giúp chúng ta nên thánh (Xc. Sắc lệnh Tông Đồ Giáo dân). Thông thường, mỗi đoàn thể Công giáo tiến hành có hướng đi và mục tiêu riêng. Đoàn Liên minh thánh tâm dành cho các ông, hội các bà mẹ Công giáo với các bà, dòng ba Đa Minh mong ước sống tinh thần truyền giáo và chiêm niệm của cha thánh Đa Minh. Thiếu nhi thánh thể, qua sinh hoạt và điều lệ, không những thánh hoá bản thân mà còn môi trường sống.
Thế nhưng điều đáng tiếc là nhiều thủ bản của các đoàn thể chưa cập nhật hoá. Dĩ nhiên tinh thần và ý hướng của vị sáng lập cần giữ nguyên, nhưng phương cách thông đạt nên thích ứng cho hợp thời đại. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân tại sao đoàn thể Công giáo tiến hành tại Au mỹ không còn sinh hoạt mạnh mẽ nữa.
Nhìn chung, hình như thủ bản và sinh hoạt của các đoàn thể giống nhau. Vì cùng mong muốn thánh hoá bản thân, truyền giáo, qua cầu nguyện và bác ái, nên đoàn thể nào cũng có chương trình tương tự. Vì vậy có người tham gia luôn một lúc bốn, năm đoàn thể khác nhau, chỉ với hy vọng khi qua đời, nhiều người, nhiều đoàn thể tiễn đưa.
Tiêu cực.
Ngược lại, một vài người ngần ngại tham gia đoàn thể Công giáo tiến hành vì cho rằng cùng với ơn lành, dễ gặp điều dữ. Đã không ít người phàn nàn "Từ khi nhà tôi vào hội, chuyện gì trong nhà xứ, bà ấy cũng biết. Về nhà, kể đi, kể lại cho cả nhà nghe. Như vậy phải chăng là nói hành, nói tỏi?" Lại có bà than thở "May vài cái áo dài, giá rẻ rề mà không dám mặc, sợ bị chê đỏm dáng." Chắc hẳn bà đã nghe lời chê bai dành cho đoàn viên khác, nên không dám mặc.
Người khác nhận xét "Nguyệt liễm thì đã đành, sao còn phải đóng cho truyền giáo này, xây nhà thờ kia. Lắm thứ thế?" Dĩ nhiên thu túi là do lòng tự nguyện, nhưng thấy người chung quanh góp phần vào nâng đỡ ơn thiên triệu, giúp quỹ bác ái tại Việt Nam, mua chén lễ, áo lễ cho nhà xứ. . mà cứ phớt lờ đi thì khó coi quá. Khổ nỗi gia đình không có nhiều nguồn thu nhập; thân nhân họ hàng từ Việt Nam cứ viết thư sang nhắc khéo, biết xoay sở ra sao? Có nhiều vị vừa đến cửa nhà thăm con, chưa kịp chào hỏi, đã mang ra vài tập vé số nhờ con cháu mua giùm, vì nhà thờ đang gây quỹ, và mỗi đoàn thể phải tiêu thụ một ít!
Đấy là chưa kể đến "ăn cơm nhà, đi vác ngà voi" bị vạ miệng. Trong các phiên họp, nếu thành thật phát biểu ý kiến thì thế nào cũng có bất đồng, hoặc chẳng may quá lời thì thành to tiếng. Khổ nỗi, tự ái của mình và của người khác cao bằng trời. Ở nhà quen tính quát mắng, đi họp thành ra cãi nhau, thở vắn than dài, chê trách, giận hờn. Ơn lành chưa thấy đâu, mất bình an trong lòng thì đã rõ. Chẳng may, người phối ngẫu không đồng ý, thì chiến tranh xẩy ra không những ở nhà thờ mà còn ở nhà ở nữa.
Thực tế, một vài người quá sốt sắng với giáo xứ đến độ không còn nhiều thời giờ cho gia đình, cho vợ, cho chồng và con cái, nhất là với con cái đang tuổi "teen" là tuổi cần cha mẹ chăm sóc đặc biệt. Sinh hoạt đoàn thể thành phương tiện tránh việc quan đi ở chùa như người xưa thường nói. Nhà thờ trở thành lý do chính thức và chính đáng tránh bổn phận gia đình. Dĩ nhiên, như mọi trường hợp khác, cần lưu ý đến đối thoại hai chiều. Có khi người phối ngẫu, thường là các ông, không muốn vợ sinh hoạt vì lý do nào đó, than trách rằng, người vợ không chu toàn bổn phận, trong khi mình thì việc nhà thờ cũng lười và việc nhà cũng trốn.
Vài ba người được bầu cử vào chức vụ lãnh đạo hội đoàn trở thành mục tiêu cho người khác ngắm "bắn". Có học thức một chút thì rất dễ bị coi là kênh kiệu. Còn không có chức vụ cao hồi ở Việt Nam, thì bị chê là chỉ dám "vác mặc" trong nhà thờ chứ ở ngoài xã hội thì ai thèm nhờ. Có bà chủ tịch hội các bà mẹ Công giáo bị phu quân bêu rếu mọi chỗ, "Bây giờ làm lớn rồi, không thèm nghe lời 'thằng này' nữa. Mà hễ ông cha nói thì le te làm mọi việc!" Vị linh mục bỗng dưng bị "lạc đạn." Nếu gia đình không yên, thì có nên sinh hoạt đoàn thể hoặc nhà thờ không nhỉ? Đâu là ưu tiên?
Tệ hơn nữa, có vị quá nhiệt thành với đoàn thể, muốn hướng dẫn đoàn thể theo sáng kiến riêng. Đáng tiếc là sáng kiến của mình không giống với sáng kiến của cha xứ thành ra có những bất mãn, lời ong tiếng ve. Giáo xứ trở thành bãi chiến trường giữa cha xứ với ban chấp hành, giữa hội đồng mục vụ và đoàn thể.
Phản ứng trước những vấn nạn
Nhìn kinh nghiệm đó, một vài cha xứ phản ứng rất tiêu cực. Có vị thẳng thừng dẹp gần hết đoàn thể, chỉ để lại dăm ba đoàn "dễ bảo." Vị khác thành lập đoàn mới, tên mới nhằm phục vụ chương trình nào đó. Có vị tiếp tục hướng dẫn đoàn thể nhưng rất thờ ơ. Nhiều vị thực ra cũng không biết rõ vai trò của mình thế nào với các sinh hoạt đoàn thể. Linh hướng, linh giám thì ai cũng biết, nhưng phải chăng chỉ đến để ban phép lành? Để nói vài lời yên ủi, khích lệ? Để ngồi nghe thảo luận chuyện nội bộ? Để đóng vai trò làm hoà khi có cãi nhau? Nếu ban lãnh đạo "dễ thương" thì tình cha con thắm thiết, chẳng may cha con không thuận thảo, thì khổ và tạo ra gương mù cho mọi người.
Chữa lành cơn bệnh văn hoá trầm kha?
Không sai khi nói rằng các tiêu cực trên mang tính cách văn hoá. Chẳng phải riêng Công giáo Tiến hành mang chứng bệnh này. Hình như sinh hoạt đoàn thể nào dù đời hay đạo, đều đối diện với chúng. Cho nên có người đau lòng nói, đó là căn bệnh của người Á châu nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Vậy phải chăng Au Mỹ không vướng phải những tiêu cực này hay có mà ít không đáng kể?
Đã là người thì không ai tránh khỏi tham sân si, ghen tương, kiêu ngạo và ích kỷ. Cho nên người Au Mỹ hay Phi châu hay Á châu cũng cùng số phận. Tuy nhiên, Au Mỹ và Á châu quan niệm về gia đình khác nhau rất nhiều.
Á châu và người Việt không giới hạn gia đình mình nơi cha mẹ và con cái. Đại gia đình có thể bao gồm ông bà, dâu rể, cô dì chú bác và bạn bè của mình, và đôi khi cả bạn bè của ông bà, dâu rể, cô dì chú bác. Đó là sức mạnh và cũng là yếu điểm. Khi buồn, vui, chúng ta thường kể cho "người nhà" nghe. Nhưng "người nhà" không chỉ vài ba người mà thường là vài ba chục người. Vài ba chục người cộng với bằng hữu dễ trở nên đám đông. Do đó, khi phê bình ai thì lời phê bình này dễ bay xa và rộng đến nhiều người lắm. Đấy là chưa kể tam sao thất bản, sau vài ngày, đã biến thành câu truyện khác, có khi rất độc địa và chua cay.
Người Au Mỹ cũng mang những tiêu cực tương tự. Cũng chê bai, dèm pha. Nhưng gia đình của họ nhỏ hơn nhiều, nghĩa là họ kể cho chồng/vợ nghe. Nhiều gia đình lại có thói quen không cho con cái biết chuyện cha mẹ. Do đó, hiện tượng tiêu cực cũng bị giới hạn. Nếu chúng ta "lọt" vào vòng trong gia đình của họ hoặc thực sự được họ coi như gia đình, thì thấy những phê bình này mãnh liệt không kém gì của chúng ta đâu!
Tích cực. Đoàn thể công giáo tiến hành cần mang tinh thần Phaolô.
Thực tế cho thấy các đoàn thể Công giáo tiến hành đã và đang là những nhà truyền giáo hữu hiệu nhất. Họ không chỉ thánh hoá bản thân và gia đình, nhưng còn là những Phaolô của mọi sắc dân, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Nói cách khác đi, nếu sống theo tinh thần Phaolô, thì đoàn thể công giáo tiến hành sẽ là sức mạnh chữa lành căn bệnh văn hoá tiêu cực này.
Công giáo tiến hành cùng Phaolô chia sẻ chung một mục đích là thánh hoá bản thân, thánh hoá gia đình và thánh hoá xã hội. Trung tâm điểm của thánh hoá là Chúa Giêsu. Phaolô viết "Tin mừng tôi loan báo cho anh em không phải do loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dậy cho tôi Tin mừng ấy, nhưng chính là Đức Giêsu Kitô đã mặc khải (Ga-lát 1: 12).
Để đạt đến và hiểu cũng như sống mặc khải từ Đức Kitô, Phaolô sau khi ngã ngựa trên đường Damascus, đã ẩn thân ba năm bên Ả rập (Ga-lát 1: 17). Tuy lúc còn nhỏ, đã được huấn luyện nghiêm ngặt như một Pharisêu, tức là người tự hào thông hiểu luật Chúa (TĐCV 22: 3-4), nhưng Phaolô hiểu rằng như vậy chưa đủ. Ngài dành thời giờ tìm hiểu thêm về Chúa Giêsu. Ngài nói rằng nhờ Thần khí mà chúng ta trở nên con Thiên Chúa "Quả vậy, ai được Thần khí Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa.. Thần khí làm cho anh em trở nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên 'Ap-ba' nghĩa là Cha ơi." (Roma 8: 14). Riêng về điểm này thì hình như đoàn thể công giáo tiến hành chưa cùng song hành với Phaolô. Đa số chưa chính thức có chương trình học hỏi thánh kinh. Nếu có thì do sáng kiến cá nhân hơn là chương trình chung cho cả đoàn trên lãnh vực toàn quốc.
Bên cạnh học hỏi thánh kinh, cần lưu tâm đến giáo lý. Nhìn chung, nơi nhiều người Việt Nam, sách giáo lý vỡ lòng dành cho các em xưng tọi lần đầu phổ thông hơn sách giáo lý Công giáo. Các câu hỏi, đáp vẫn dễ nhớ hơn chương mục cần nghiên cứu. Hình như sách giáo lý quá khô khan? Hay tại chúng ta không thực tâm muốn dành thời giờ học hỏi và nghiên cứu thêm? Hay sách quá mắc tiền? Tại sách không có người dậy? Tại giáo hội chưa khuyến khích giáo dân cho đủ, chưa trình bầy rõ tầm quan trọng của sách? Tại các vị điều hành đoàn chưa áp dụng cho đúng lời giáo huấn của giáo hội? Lời của Phaolô vẫn còn đang vang vọng: "Làm sao họ tin Đấng họ không nghe biết? Làm sao họ nghe nếu không có ai rao giảng...Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô" (Roma 10: 14-17)
Trên thực tế, nhiều nhà thờ không có lớp giáo lý cho người lớn. Có lớp thánh kinh nhưng rất ít nơi dậy giáo lý. Ai cũng biết, giáo lý dựa trên thánh kinh và giải thích thánh kinh. Không có giáo lý, chúng ta khó hiểu rõ thánh kinh. Khi nghiên cứu giáo lý, chúng ta còn học hỏi thêm về Ba ngôi Thiên Chúa, các bí tích, Đức Mẹ, các thánh và Giáo hội..
Phải nhìn nhận, hiểu biết của chúng ta về Chúa Ba ngôi, Đức Mẹ, các thánh và bí tích bị giới hạn trong các buổi học giáo lý khi còn nhỏ. Lớn lên, đa số không có cơ hội học hỏi thêm. Nhiều vị tự hào rằng những gì mình học thuở xưa quá đủ; nên khi nói chuyẹn với người khác thì cho rằng mình đã biết hết! Nếu quan niệm như vậy thì Giáo hội chẳng cần đến các bộ sách giáo lý mới, và Phaolô cũng chẳng cần ẩn thân ba năm nghiền ngẫm thêm làm gì. Cho nên, lúc cần tranh luận và tìm hiểu đạo, thì đưa tiêu chuẩn "phúc cho ai không thấy mà tin" làm câu trả lời những khi không giải thích nổi. Một vài gia đình mua sách giáo lý Công giáo, nhưng đa số sách bị đóng bụi hoặc chỉ dùng để tham khảo hơn là học tập.
Dĩ nhiên, đức tin của chúng ta không thay đổi, nhưng cách diễn tả đức tin khác biệt tuỳ theo từng thời đại. Nếu chúng ta vững mạnh trong hiểu biết giáo lý và thánh kinh, thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể sống vững mạnh và thanh thản.
Bên cạnh lớp học thánh kinh và giáo lý là các buổi thuyết trình. Nơi nhà thờ, bài giảng, giải thích thánh kinh và cắt nghĩa giáo lý không đủ. Thời gian cho bài giảng khoảng chừng mười phút, làm sao có thể giúp người nghe nắm rõ vấn đề? Thuyết trình giúp chúng ta việc này. Người thuyết trình thường đào sâu một chủ đề sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, nhờ vậy người nghe dễ hiểu trọn vẹn vấn đề và dễ nhìn toàn bộ bức tranh. Thuyết trình mang nhiều mầu sắc khác nhau: có thể tập trung vào đề tài thánh kinh hoặc một vấn đề thời sự luân lý. Có thể là một khám phá mới về liên hệ giữa đức tin và khoa học, hoặc đức tin và nhu cầu sống của con người. Ngày nay, xã hội xuất hiện rất nhiều vấn nạn không chỉ liên quan đến luân lý mà còn đến khuôn mẫu sống. Các đề tài như đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính, phá thai, buôn súng, trợ tử, thế nào là cuộc chiến chính đáng.. đang là những vấn đề nóng bỏng và quan trọng hiện nay.
Đôi khi chúng ta cho rằng một năm đi cấm phòng là đã đủ. Các buổi cấm phòng như vậy rất quan trọng cho đời sống tâm linh. Sau thời gian dài vất vả với các sinh hoạt, tâm hồn và thể xác cần nghỉ ngơi. Trong khi tĩnh tâm, chúng ta có dịp suy nghĩ về việc đã làm và thống hối những lỗi lầm. Tuy nhiên, tĩnh tâm là cơ hội bồi bổ tâm hồn; còn đi dự thuyết trình là bồi bổ sự hiểu biết. Nếu chúng ta hàng năm đi nghỉ hè để bồi bổ thân xác, thì tâm hồn và trí khôn cũng cần như vậy.
Cổ nhân thường nói "vô tri, bất mộ," không biết thì không yêu mến. Không biết nhiều về Chúa thì cũng khó mộ mến Chúa tương xứng. Mộ mến không dựa trên bằng cấp và thông thái nhưng trên sự hiểu biết về Chúa. Chúng ta không thể để đức tin và hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa lẫn lộn với mê tín, dị đoan. Chúng ta cần dùng sức mạnh của thánh kinh và giáo lý chữa trị những thói xấu dù là văn hoá hay truyền thống.
Nếu ban giảng huấn hoặc cha linh hướng cùng đưa ra một chương trình huấn luyện nhân bản dựa trên thánh kinh và giáo lý, thì môi trường đoàn thể công giáo tiến hành là nơi tốt nhất để sửa lại các khuyết điểm, các tiêu cực văn hoá. Tại sao? Một trong những mục đích của công trình cứu chuộc nơi Chúa Giêsu là sửa sai văn hoá Do Thái đương thời. Phaolô cũng đã hướng dẫn và sửa sai dân thành A-then giúp họ thoát khỏi sự mù tối văn hoá (TĐCV 17: 22-23). Giáo xứ có những hạt giống tốt, men bột giúp sửa sai tiêu cực văn hoá thì cả giáo xứ và xã hội sẽ dậy men. Hội viên Công giáo tiến hành, sau khi được huấn luyện nghiêm chỉnh và đầy đủ, sẽ là men bột và hạt giống tốt, làm nền tảng cho giáo xứ, cho xã hội.
Song song với các học hỏi mang tính cách tri thức, chúng ta tiếp tục kết hợp với Chúa qua biểu dương đức tin. Lần hạt Mân côi, kinh cầu chịu nạn, ngắm đàng thánh giá, kinh cầu Đức Bà.. chúng ta đọc rất sùng kính và tin tưởng. Nơi nhiều đoàn thể, nếu hội họp mà không lần hạt Mân côi thì chưa đủ. Chúng ta đã làm theo lời khuyên nhủ của Phaolô cho 1 Ti-mô-thê 2: 1- 2 "Tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khấn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh."
Dĩ nhiên, cho cân bằng đời sống, chúng ta nên phát triển thêm những gì còn yếu kém và gìn giữ những gì đã phát triển, hầu tinh thần, tôn chỉ và mục đích của các đoàn thể công giáo tiến hành cân bằng hơn.
Hoạt động
Phaolô không chỉ suy niệm mà còn rao giảng những gì đã suy niệm. Ngài không ngừng nghỉ bôn ba nhiều nơi, nhiều chỗ thiết lập cộng đoàn. Hoạt động của ngài đi song đôi với hiểu biết và suy niệm về Chúa. Trước khi bị bắt và chịu tử đạo, ngài đã thực hiện ba cuộc hành trình dài và thiết lập nhiều giáo đoàn. Tại mỗi giáo đoàn, ngài uỷ nhiệm người lãnh đạo giáo đoàn các bổn phận khác nhau. Ngài giảng trong hội đường (TĐCV 13: 13-40; 14: 1-2); trên đường phố (TĐCV 16: 17); trong thành phố (TĐCV 16:4); ở bờ sông (TĐCV 16: 13-15). Khi không đến được chỗ này thì sang chỗ khác tiếp tục rao giảng (TĐCV 16: 6-10). Có khi ngài làm phép lạ như chữa người bại chân (TĐCV 14: 8), cho người chết sống lại (TĐCV 20: 7 - 12); có khi bàn cãi với người chưa hiểu biết (TĐCV 16: 19)…
Theo tinh thần đó, nhiều đoàn thể công giáo tiến hành đã cố gắng sống và hoạt động theo ơn đặc sủng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, về phương diện hoạt động, hình như rõ nét hơn cả là đoàn Thiếu nhi thánh thể có sinh hoạt riêng cho và với tuổi trẻ; còn các đoàn thể khác thì tương tự như nhau qua mục vụ thăm viếng bệnh nhân, người có tuổi, cô nhi, quả phụ, cầu nguyện, rước thánh thể, xưng tội thường xuyên, phục tùng hàng giáo phẩm..Đương nhiên, mỗi hội đoàn có một khung cảnh hoạt động khác nhau, nhưng đa số đoàn thể chưa tạo ra nét đặc sủng của mình như Phaolô khác biệt với các tông đồ "Là tông đồ dân ngoại, tôi coi trọng công việc mục vụ của tôi (Roma 11: 13)."
Chương trình và kế hoạch
Đã đành, tham dự vào đoàn thể là điều đáng quý lắm rồi! Tuy nhiên đến lúc các vị linh hướng và tổng linh hướng, các vị lãnh đạo và những người có trách nhiệm nên cùng nhau ngồi lại để định hướng cho ơn đặc sủng của đoàn mình như Phaolô cách đây 2000 năm. Sự "đột phá" của Phaolô thực sự tạo hướng đi mới cho Giáo hội. Lời Chúa không còn bị giới hạn nơi hội đường và nơi người Do Thái. Quay nhìn lại, chúng ta thấy, mục đích mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người, mà các tông đồ và Phaolô nhắm đến, giống nhau; nhưng hoạt động, chương trình và kế hoạch giữa Phaolô và các tông đồ thì khác nhau nhiều. Đoàn thể công giáo tiến hành đã đến lúc cần đứng lên như Phaolô, nhằm vào đối tượng chuyên biệt theo ơn đặc sủng của mỗi đoàn.
Ngày nay, theo đà văn minh cơ khí và chuyên môn hoá, khoa học tập trung vào một đối tượng chuyên biệt. Mẫu siêu nhân "trên thông thiên văn, dưới thạo địa lý" đã lỗi thời. Người ta không nhờ vả các thầy lang chẩn bệnh chung chung, nhưng tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Đau tim tìm bác sĩ tim, đau chân tìm bác sĩ chân. Bác sĩ gia đình thì lo tổng quát và giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.
Tương tự, chương trình và kế hoạch tôn giáo cũng cần chuyên biệt, hướng đến đối tượng đang bị bỏ quên. Giúp đỡ người nghèo đói, thăm viếng người đau yếu là nhu cầu cấp bách. Cấp bách không kém là hoàn cảnh những cặp vợ chồng vì hoàn cảnh phải bỏ nhau. Không ai muốn li dị. Đừng coi họ như tội nhân khi họ tái hôn ngoài đạo. Những người lỡ phá thai, mang bệnh AIDS, đang cố gắng cai hút sách cần được lưu tâm, không chỉ về tâm lý mà còn về tôn giáo; người tật nguyền cần được yêu thương hơn nữa. Song song, cần chú tâm đến người trong tù, di dân, thất nghiệp.. Đến với họ.
Các vị lãnh đạo công giáo tiến hành, bao gồm linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân nên ngồi lại trong tinh thần Phaolô, duyệt xét xem đối tượng nào thích hợp với ơn đặc sủng của phong trào mình đang hướng dẫn, chú tâm chuyên biệt đến đối tượng đó. Nên có chương trình, kế hoạch dài và ngắn hạn. Sau khi xem xét khả năng nhân sự, vật dụng, nên giới hạn vào một số kế hoạch cụ thể và có thể thực thi.
Có lẽ chúng ta cũng nên tránh các vấn đề thời thượng. Nói cách khác, không nên cùng tập trung vào một đối tượng dù đối tượng này đang được báo chí, truyền thanh nhắc nhở, mà lãng quên mục vụ của mình. Chúng ta làm việc không để nổi tiếng nhưng nhằm đến nhu cầu của giáo hội và tha nhân.
Cộng tác với đoàn thể và xứ đạo
Khi canh tân tinh thần và hoạt động, nên lưu ý điểm quan trọng là sự cộng tác chung với giáo xứ và với những vị có trách nhiệm. Đôi khi một vài đoàn thể quá hăng say với viễn ảnh mới, trở nên quá khích, không muốn cùng đồng hành với giáo xứ và với cha xứ. Thay vì làsức mạnh của giáo xứ, đoàn thể đó trở thành vết thương của cộng đoàn. Gặp những trường hợp khác biệt giữa cha xứ, hội đồng mục vụ và ban chấp hành đoàn thể, câu giải đáp có khi đã nằm trong thánh kinh và sách giáo lý. Đọc kỹ và nghiền ngẫm cho kỹ, người ta sẽ dễ thấy ai đi đúng đường, ai đi trật hướng. Phaolô nói rằng "Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì" (1 Corinthô 13: 1-13). Cho nên lại một lần nữa, khi học hỏi thánh kinh và giáo lý Công giáo, mọi người -bao gồm cả giáo xứ và đoàn thể- đều nhận được lợi ích.
Phaolô, sinh lực mới
Năm thánh Phaolô, tinh thần truyền giáo cho dân ngoại của Phaolô phải là sinh lực mới của đoàn thể. Tại sao nơi lớp học, thầy giáo soạn giáo án hằng năm, hàng tháng, đôi khi hàng tuần cho kịp trào lưu mới, còn chúng ta, rao truyền lời Chúa, thì không có thời giờ và khả năng soạn chương trình huấn luyện cập nhật hoá cho đoàn thể? Thực là điều khó hiểu. Nhưng ngay cả khi nếu chính mình không soạn được vì lý do nào đó, còn có nhiều vị đủ khả năng và kinh nghiệm, sẵn lòng giúp. Ai cũng biết, các bài diễn văn quan trọng về đức tin và luân lý của Đức giáo hoàng, cũng không phải hoàn toàn do ngài soạn và viết. Ngài có chuyên viên từng lãnh vực. Giáo hội chúng ta không thiếu chuyên viên.
Có lẽ nơi đây, cần nhìn đến các sách dậy giáo lý của chương trình CCD nơi giáo xứ Hoa kỳ. Dễ dàng và chi tiết đến độ bất cứ một người trưởng thành có trình độ trung bình đều có thể đứng lớp. Các tác giả trình bầy rõ ràng và chi tiết. Chỉ cần sau một vài buổi huấn luyện, thầy-cô giáo đủ khả năng truyền đạt kiến thức đến học trò. Các buổi huấn luyện hàng tuần hoặc hàng tháng cho đoàn thể, sẽ dễ dàng hơn vì đoàn viên là người lớn, có thiện chí muốn học, muốn sống lời Chúa để truyền giáo.
Hãy chỉ đừng mừng năm thánh qua các thánh lễ dù long trọng và có nhiều người tham dự. Hãy đem tinh thần Phaolô đến với đoàn thể của mình và tha nhân.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và Anh giáo
Linh Tiến Khải
08:24 05/08/2008
Một số nhận định của Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, về cuộc đối thoại với Anh giáo
Trong các ngày từ 16 tháng 7 đến mùng 3-8-2008 Hội nghị Lambeth của Anh giáo đã tiến hành tại Luân Đôn với sự tham dự của 650 Giám Mục Anh giáo toàn thế giới. Các Giám Mục Anh giáo đã mời 75 vị lãnh đạo các tôn giáo khác đến giúp ý kiến, trong đó có Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Phát biểu trước hội nghị ngày 30-7-2008 Đức Hồng Y Kasper đã trình bày lập trường của Giáo Hội Công Giáo liên quan tới việc truyền chức Giám Mục cho phụ nữ và những người đồng tính luyến ái.
Đức Hồng Y Kasper nói Giáo Hội xác tín rằng giáo huấn của mình có nền tảng sâu xa trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước cũng như trong Truyền Thống của Kitô giáo, theo đó những hoạt động đồng tính luyến ái là tội lỗi. Mặt khác các vị Giáo Hoàng cũng đã nói rõ với các vị lãnh đạo Anh giáo rằng Giáo Hội Công Giáo xác tín rằng vì Chúa Giêsu đã chỉ chọn các người nam làm tông đồ của Ngài, nên Giáo Hội không có quyền truyền chức Linh Mục cho phụ nữ. Giáo Hội Công Giáo phải tuân theo ý muốn của Chúa Giêsu và không cảm thấy được tự do thiết lập một truyền thống mới xa lạ với Truyền Thống của giáo Hội qua mọi thời đại. Đức Hồng Y Kasper kêu gọi các Giám Mục Anh giáo ý thức rằng những quyết định của họ về những vấn đề vừa nói có ảnh hưởng tới quan hệ giữa Công Giáo và Anh Giáo.
Tuy cuộc đối thoại giữa hai bên đã đưa tới sự đồng thuận quan trọng về thừa tác vụ, nhưng việc truyền chức Giám Mục cho phụ nữ trong thực tế đã ngăn chặn viễn tượng Giáo Hội Công Giáo có thể nhìn nhận các thánh chức trong Giáo Hội Anh Giáo. Dường như sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn, vốn là mục đích cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Anh Giáo, ngày càng xa vời hơn.
Từ nhiều năm nay vấn đề truyền chức Linh Mục cho nữ giới, rồi việc tấn phong Giám Mục cho các mục sư đồng tính luyến ái và giờ đây tấn phong Giám Mục cho phụ nữ, cũng như làm đám cưới cho các cặp đồng tính đã khiến cho Anh Giáo rơi vào tình trạng khủng hoạng, nứt rạn và chia rẽ trầm trọng không có lối thoát. Một trong các lý do là vì Anh Giáo không có quyền bính trung ương và luật lệ chung giúp giải quyết các bất đồng trong lòng Giáo Hội.
Trong hội nghị chuẩn bị cho hội nghị Lambeth nhóm tại York trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 8-7-2008, 467 Giám Mục, Mục sư và giáo dân của Giáo Hội Anh giáo tại Anh quốc đã bỏ phiếu chấp nhận quyết định tấn phong Giám Mục cho nữ giới và nam giới đồng tính luyến ái.
Ngày mùng 8-7-2008 Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đã công bố thông cáo khẳng định rằng quyết định này là một ”xé rách truyền thống tông đồ đã được tất cả mọi Giáo Hội của ngàn năm đầu tiên duy trì, và vì thế sẽ là một chướng ngại đối với việc hòa giải giữa Công Giáo và Anh Giáo”.
Thông cáo cho biết lập trường của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bầy rõ ràng. Và như Đức Hồng Y Walter Kasper đã giải thích rõ ràng khi được Đức Tổng Giám Mục Canterbury mời nói chuyện với tất cả các Giám Mục Anh giáo ngày mùng 5 tháng 6 năm 2006, quyết định này sẽ có các hậu qủa đối với cuộc đối thoại, cho tới nay đã đem lại nhiều kết qủa tốt.
Trong Hội nghị Lambeth vừa qua, ủy ban gọi là ”Windsor Continuation Group”, đặc trách nghiên cứu một giải pháp ”kỹ thuật” cho sự đụng độ nội bộ liên quan tới sự hợp pháp hay không hợp pháp của thói quen đồng tính luyến ái dưới ánh sáng của Kinh Thánh, đã đề nghị cấm không cho các giáo phận của các giáo tỉnh khác, đặc biệt là các giáo tỉnh Phi châu lan rộng sang bên kia Đại Tây Dương, nhằm gia nhập các người hay các giáo xứ muốn tách rời khỏi Giáo Hội Episcopal Hoa Kỳ hay Canada. Ngoài ra cũng cần phải thành lập một diễn đàn các Giám Mục, do Đức Tổng Giám Mục Cantebury chỉ định, để giải quyết các xung khắc nội bộ của Anh Giáo.
Trong khi đó phong trào gọi là “Gafcon”, quy tụ hơn một phần ba các Giám Mục Anh giáo toàn thế giới, mạnh mẽ tố cáo trào lưu tục hóa lệch lạc của hàng Giám Mục Anh giáo Canada và Hoa Kỳ, và một cách ít hơn của hàng Giám Mục Anh giáo tại Australia và Anh quốc.
Hồi năm 1992 đã có hàng trăm mục sư xin theo Công Giáo vì Hội Nghị Anh giáo quyết định truyền chức linh mục cho phụ nữ. Và ngày mùng 1-7-2008, 1300 mục sư đã đe dọa ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo, nếu Giáo Hội để cho phụ nữ làm Giám Mục.
Trong bức thư ngỏ gửi Giám mục Rowan Williams, Tổng Giám Mục Cantebury và York, được báo chí Anh đăng tải ngày mùng 1-7-2008, các mục sư Anh giáo nói trên cũng cho biết nếu giáo phận của các vị do một nữ Giám Mục trông coi, thì các vị xin được chuyển sang một giáo phận khác có Giám Mục là nam giới.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô về cuộc đối thoại với Giáo Hội Anh Giáo. Đức Hồng Y cũng vừa tham dự Hội Nghị Lambeth về.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã nhắc tới cuộc gặp gỡ đại kết hồi năm 2000 giữa các tín hữu công giáo và Anh giáo tại Missisauga bên Canada, và đã định nghĩa đó là cuộc gặp gỡ tốt đẹp nhất mà Đức Hồng Y đã tham dự. Nhưng chỉ 8 năm sau tương quan đại kết giữa hai bên một phần lại bị lung lay, tại sao vậy thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trong cuộc đối thoại đại kết kéo dài từ 40 năm qua giữa các tín hữu Công giáo và Anh giáo chắc chắn đã có tiến bộ và nhiều hoa trái tốt, mà không ai muốn đánh mất. Nhưng đàng khác giờ đây chúng tôi đứng trước một tình trạng mới, bắt đầu với việc truyền chức Linh Mục cho phụ nữ và hiện nay với việc truyền chức Giám Mục cho nữ giới. Có đúng thật là Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã quyết định không thừa nhận các chức thừa tác của Anh Giáo. Ngay từ đầu đã có vấn đề này, nhưng cũng đã có sự thảo luận nghiêm chỉnh liên quan tới việc tái xét quyết định này. Hiện nay thì mọi sự đều bị bế tắc. Dĩ nhiên là chúng tôi muốn tiếp tục cuộc đối thoại, nhưng nó sẽ có sắc thái khác, vì nếu ban đầu mục tiêu nhắm tới là sự hiệp thông trọn vẹn, thì giờ đây với các Giám Mục phụ nữ, không thể có sự sự hiệp thông trọn vẹn nữa.
Thế rồi còn nảy sinh ra một vấn đề khác nữa: đó là trong tương lai ai sẽ là người đối tác của chúng tôi trong cuộc đối thoại, ai sẽ là người thực sự thuộc Liên Hiệp Anh giáo? Tất cả đều là các vấn đề phải minh giải và đương đầu dưới các điều kiện mới.
Hỏi: Trong tương quan với Giáo Hội Công Giáo, có thể nói rằng Liên Hiệp Anh Giáo trở nên giống các anh em tin lành khác hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Các tín hữu Anh giáo đã đi một bước khiến cho họ giống các cộng đoàn tin lành hơn, nhưng không được quên đi yếu tố linh hứng công giáo vẫn tồn tại nơi họ. Trong Hội nghị Lambeth tôi đã nghe được nhiều tiếng nói theo chiều hướng xích lại gần Giáo Hội Công Giáo hơn. Đó cũng chính là lý do khiến cho tôi ước mong nơi anh chị em Anh giáo nảy sinh ra một phong trào như phong trào Oxford, với việc tái khám phá ra nền thần học của các giáo phụ. Chúng ta phải giúp họ trong mức độ có thể.
Hỏi: Cả phong trào ”Gafcon” là phong trào phản đối ”sự thối nát thần học và thối nát luân lý” của hàng giám mục Bắc Mỹ, cũng là một thực tại nhằm canh tân Anh Giáo từ bên trong, dưới ánh sáng của Kinh Thánh. Nó có thể là một phong trào Oxford mới hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Hiện nay Gafcon là một thực tại rất mạnh mẽ liên quan tới các vấn đề luân lý, nhưng tôi không chắc nó có mạnh mẽ trên bình diện giáo lý theo quan điểm công giáo hay không. Cần phải chờ đợi rồi mới có thể biết được. Lý do là vì phong trào Gafcon có sắc thái tin lành. Cũng phải xem họ hiệp nhất với nhau tới mức độ nào, vì hiện nay họ hiệp nhất để chống lại một vài khuynh hướng của Tây Phương và bên trong nội bộ Anh Giáo.
Hỏi: Nhóm ”Hiệp thông Anh giáo truyền thống Traditinal Anglican Communion” là một thực thể tách rời khỏi Liên Hiệp Anh Giáo, và cho rằng họ quy tụ 400 ngàn tín hữu trên thế giới. Từ nhiều năm nay nhóm này đã gõ cửa Giáo Hội Công Giáo để xin gia nhập. Giờ đây chuyện gì sẽ xảy ra thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Vâng, họ có ý muốn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Roma. Nhưng trước hết cần phải hiểu nhóm ”Hiệp thông Anh giáo truyền thống” này là cái gì đã, vì lãnh tụ của nó là một cựu linh mục công giáo. Đối với tôi nhóm này vẫn chưa rõ ràng họ là ai. Vì thế cần phải chú ý nghiên cứu và xem xét bản chất của nó.
Hỏi: Đức Hồng Y nhận định gì về đề tài đồng tính luyến ái dưới ánh sáng Kinh Thánh đang gây chia rẽ xâu xé giữa lòng Giáo Hội Anh Giáo? Đức Hồng Y nghĩ gì về các lời đề nghị của nhóm ”Windsor Continuation Group” là ủy ban do Đức Tổng Giám Mục Cantebury Rowan Williams cho thành lập nhằm giúp Anh Giáo ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay?
Đáp: Hiện nay tôi ghi nhận các lập trường khác nhau xem ra không thể dung hòa được. Ngày 31 tháng 7 vừa qua tôi đã tham dự trong một trong các nhóm làm việc gọi là ”indaba groups”, và tôi thấy trong tức thời không biết phải làm sao để giải quyết vài lập trường trái ngược nhau.
Nhưng việc thảo luận đề nghị đã được đưa ra cho việc truyền chức Giám Mục cho các mục sư đồng tính luyến ái sẽ tiếp tục sau Hội nghị Lambeth. Điểm quan trọng nhất cần đương đầu, theo tôi, đó là cứu xét xem nền văn hóa phải giải thích Kinh Thánh hay Phúc Âm phải giải thích và biến đổi nền văn hóa.
Liên quan tới các nứt rạn chia rẽ có thể xảy ra trong tương lai giữa lòng Giáo Hội Anh Giáo, tôi xin lập lại là chúng tôi không thích trông thấy một sự chia rẽ mới của Giáo Hội Anh Giáo. Nếu chúng ta đã dấn thân cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, thì cũng phải dấn thân cho sự hiệp nhất của các đối tác khác.
(Avvenire 1-8-2008)
Trong các ngày từ 16 tháng 7 đến mùng 3-8-2008 Hội nghị Lambeth của Anh giáo đã tiến hành tại Luân Đôn với sự tham dự của 650 Giám Mục Anh giáo toàn thế giới. Các Giám Mục Anh giáo đã mời 75 vị lãnh đạo các tôn giáo khác đến giúp ý kiến, trong đó có Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô.
TGM Anh giáo Rowan Williams và ĐHY Kasper |
Đức Hồng Y Kasper nói Giáo Hội xác tín rằng giáo huấn của mình có nền tảng sâu xa trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước cũng như trong Truyền Thống của Kitô giáo, theo đó những hoạt động đồng tính luyến ái là tội lỗi. Mặt khác các vị Giáo Hoàng cũng đã nói rõ với các vị lãnh đạo Anh giáo rằng Giáo Hội Công Giáo xác tín rằng vì Chúa Giêsu đã chỉ chọn các người nam làm tông đồ của Ngài, nên Giáo Hội không có quyền truyền chức Linh Mục cho phụ nữ. Giáo Hội Công Giáo phải tuân theo ý muốn của Chúa Giêsu và không cảm thấy được tự do thiết lập một truyền thống mới xa lạ với Truyền Thống của giáo Hội qua mọi thời đại. Đức Hồng Y Kasper kêu gọi các Giám Mục Anh giáo ý thức rằng những quyết định của họ về những vấn đề vừa nói có ảnh hưởng tới quan hệ giữa Công Giáo và Anh Giáo.
Tuy cuộc đối thoại giữa hai bên đã đưa tới sự đồng thuận quan trọng về thừa tác vụ, nhưng việc truyền chức Giám Mục cho phụ nữ trong thực tế đã ngăn chặn viễn tượng Giáo Hội Công Giáo có thể nhìn nhận các thánh chức trong Giáo Hội Anh Giáo. Dường như sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn, vốn là mục đích cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Anh Giáo, ngày càng xa vời hơn.
Từ nhiều năm nay vấn đề truyền chức Linh Mục cho nữ giới, rồi việc tấn phong Giám Mục cho các mục sư đồng tính luyến ái và giờ đây tấn phong Giám Mục cho phụ nữ, cũng như làm đám cưới cho các cặp đồng tính đã khiến cho Anh Giáo rơi vào tình trạng khủng hoạng, nứt rạn và chia rẽ trầm trọng không có lối thoát. Một trong các lý do là vì Anh Giáo không có quyền bính trung ương và luật lệ chung giúp giải quyết các bất đồng trong lòng Giáo Hội.
Trong hội nghị chuẩn bị cho hội nghị Lambeth nhóm tại York trong các ngày từ mùng 4 đến mùng 8-7-2008, 467 Giám Mục, Mục sư và giáo dân của Giáo Hội Anh giáo tại Anh quốc đã bỏ phiếu chấp nhận quyết định tấn phong Giám Mục cho nữ giới và nam giới đồng tính luyến ái.
Ngày mùng 8-7-2008 Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đã công bố thông cáo khẳng định rằng quyết định này là một ”xé rách truyền thống tông đồ đã được tất cả mọi Giáo Hội của ngàn năm đầu tiên duy trì, và vì thế sẽ là một chướng ngại đối với việc hòa giải giữa Công Giáo và Anh Giáo”.
Thông cáo cho biết lập trường của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bầy rõ ràng. Và như Đức Hồng Y Walter Kasper đã giải thích rõ ràng khi được Đức Tổng Giám Mục Canterbury mời nói chuyện với tất cả các Giám Mục Anh giáo ngày mùng 5 tháng 6 năm 2006, quyết định này sẽ có các hậu qủa đối với cuộc đối thoại, cho tới nay đã đem lại nhiều kết qủa tốt.
Trong Hội nghị Lambeth vừa qua, ủy ban gọi là ”Windsor Continuation Group”, đặc trách nghiên cứu một giải pháp ”kỹ thuật” cho sự đụng độ nội bộ liên quan tới sự hợp pháp hay không hợp pháp của thói quen đồng tính luyến ái dưới ánh sáng của Kinh Thánh, đã đề nghị cấm không cho các giáo phận của các giáo tỉnh khác, đặc biệt là các giáo tỉnh Phi châu lan rộng sang bên kia Đại Tây Dương, nhằm gia nhập các người hay các giáo xứ muốn tách rời khỏi Giáo Hội Episcopal Hoa Kỳ hay Canada. Ngoài ra cũng cần phải thành lập một diễn đàn các Giám Mục, do Đức Tổng Giám Mục Cantebury chỉ định, để giải quyết các xung khắc nội bộ của Anh Giáo.
Trong khi đó phong trào gọi là “Gafcon”, quy tụ hơn một phần ba các Giám Mục Anh giáo toàn thế giới, mạnh mẽ tố cáo trào lưu tục hóa lệch lạc của hàng Giám Mục Anh giáo Canada và Hoa Kỳ, và một cách ít hơn của hàng Giám Mục Anh giáo tại Australia và Anh quốc.
Hồi năm 1992 đã có hàng trăm mục sư xin theo Công Giáo vì Hội Nghị Anh giáo quyết định truyền chức linh mục cho phụ nữ. Và ngày mùng 1-7-2008, 1300 mục sư đã đe dọa ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo, nếu Giáo Hội để cho phụ nữ làm Giám Mục.
Trong bức thư ngỏ gửi Giám mục Rowan Williams, Tổng Giám Mục Cantebury và York, được báo chí Anh đăng tải ngày mùng 1-7-2008, các mục sư Anh giáo nói trên cũng cho biết nếu giáo phận của các vị do một nữ Giám Mục trông coi, thì các vị xin được chuyển sang một giáo phận khác có Giám Mục là nam giới.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô về cuộc đối thoại với Giáo Hội Anh Giáo. Đức Hồng Y cũng vừa tham dự Hội Nghị Lambeth về.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã nhắc tới cuộc gặp gỡ đại kết hồi năm 2000 giữa các tín hữu công giáo và Anh giáo tại Missisauga bên Canada, và đã định nghĩa đó là cuộc gặp gỡ tốt đẹp nhất mà Đức Hồng Y đã tham dự. Nhưng chỉ 8 năm sau tương quan đại kết giữa hai bên một phần lại bị lung lay, tại sao vậy thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trong cuộc đối thoại đại kết kéo dài từ 40 năm qua giữa các tín hữu Công giáo và Anh giáo chắc chắn đã có tiến bộ và nhiều hoa trái tốt, mà không ai muốn đánh mất. Nhưng đàng khác giờ đây chúng tôi đứng trước một tình trạng mới, bắt đầu với việc truyền chức Linh Mục cho phụ nữ và hiện nay với việc truyền chức Giám Mục cho nữ giới. Có đúng thật là Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã quyết định không thừa nhận các chức thừa tác của Anh Giáo. Ngay từ đầu đã có vấn đề này, nhưng cũng đã có sự thảo luận nghiêm chỉnh liên quan tới việc tái xét quyết định này. Hiện nay thì mọi sự đều bị bế tắc. Dĩ nhiên là chúng tôi muốn tiếp tục cuộc đối thoại, nhưng nó sẽ có sắc thái khác, vì nếu ban đầu mục tiêu nhắm tới là sự hiệp thông trọn vẹn, thì giờ đây với các Giám Mục phụ nữ, không thể có sự sự hiệp thông trọn vẹn nữa.
Thế rồi còn nảy sinh ra một vấn đề khác nữa: đó là trong tương lai ai sẽ là người đối tác của chúng tôi trong cuộc đối thoại, ai sẽ là người thực sự thuộc Liên Hiệp Anh giáo? Tất cả đều là các vấn đề phải minh giải và đương đầu dưới các điều kiện mới.
Hỏi: Trong tương quan với Giáo Hội Công Giáo, có thể nói rằng Liên Hiệp Anh Giáo trở nên giống các anh em tin lành khác hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Các tín hữu Anh giáo đã đi một bước khiến cho họ giống các cộng đoàn tin lành hơn, nhưng không được quên đi yếu tố linh hứng công giáo vẫn tồn tại nơi họ. Trong Hội nghị Lambeth tôi đã nghe được nhiều tiếng nói theo chiều hướng xích lại gần Giáo Hội Công Giáo hơn. Đó cũng chính là lý do khiến cho tôi ước mong nơi anh chị em Anh giáo nảy sinh ra một phong trào như phong trào Oxford, với việc tái khám phá ra nền thần học của các giáo phụ. Chúng ta phải giúp họ trong mức độ có thể.
Hỏi: Cả phong trào ”Gafcon” là phong trào phản đối ”sự thối nát thần học và thối nát luân lý” của hàng giám mục Bắc Mỹ, cũng là một thực tại nhằm canh tân Anh Giáo từ bên trong, dưới ánh sáng của Kinh Thánh. Nó có thể là một phong trào Oxford mới hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Hiện nay Gafcon là một thực tại rất mạnh mẽ liên quan tới các vấn đề luân lý, nhưng tôi không chắc nó có mạnh mẽ trên bình diện giáo lý theo quan điểm công giáo hay không. Cần phải chờ đợi rồi mới có thể biết được. Lý do là vì phong trào Gafcon có sắc thái tin lành. Cũng phải xem họ hiệp nhất với nhau tới mức độ nào, vì hiện nay họ hiệp nhất để chống lại một vài khuynh hướng của Tây Phương và bên trong nội bộ Anh Giáo.
Hỏi: Nhóm ”Hiệp thông Anh giáo truyền thống Traditinal Anglican Communion” là một thực thể tách rời khỏi Liên Hiệp Anh Giáo, và cho rằng họ quy tụ 400 ngàn tín hữu trên thế giới. Từ nhiều năm nay nhóm này đã gõ cửa Giáo Hội Công Giáo để xin gia nhập. Giờ đây chuyện gì sẽ xảy ra thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Vâng, họ có ý muốn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Roma. Nhưng trước hết cần phải hiểu nhóm ”Hiệp thông Anh giáo truyền thống” này là cái gì đã, vì lãnh tụ của nó là một cựu linh mục công giáo. Đối với tôi nhóm này vẫn chưa rõ ràng họ là ai. Vì thế cần phải chú ý nghiên cứu và xem xét bản chất của nó.
Hỏi: Đức Hồng Y nhận định gì về đề tài đồng tính luyến ái dưới ánh sáng Kinh Thánh đang gây chia rẽ xâu xé giữa lòng Giáo Hội Anh Giáo? Đức Hồng Y nghĩ gì về các lời đề nghị của nhóm ”Windsor Continuation Group” là ủy ban do Đức Tổng Giám Mục Cantebury Rowan Williams cho thành lập nhằm giúp Anh Giáo ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay?
Đáp: Hiện nay tôi ghi nhận các lập trường khác nhau xem ra không thể dung hòa được. Ngày 31 tháng 7 vừa qua tôi đã tham dự trong một trong các nhóm làm việc gọi là ”indaba groups”, và tôi thấy trong tức thời không biết phải làm sao để giải quyết vài lập trường trái ngược nhau.
Nhưng việc thảo luận đề nghị đã được đưa ra cho việc truyền chức Giám Mục cho các mục sư đồng tính luyến ái sẽ tiếp tục sau Hội nghị Lambeth. Điểm quan trọng nhất cần đương đầu, theo tôi, đó là cứu xét xem nền văn hóa phải giải thích Kinh Thánh hay Phúc Âm phải giải thích và biến đổi nền văn hóa.
Liên quan tới các nứt rạn chia rẽ có thể xảy ra trong tương lai giữa lòng Giáo Hội Anh Giáo, tôi xin lập lại là chúng tôi không thích trông thấy một sự chia rẽ mới của Giáo Hội Anh Giáo. Nếu chúng ta đã dấn thân cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, thì cũng phải dấn thân cho sự hiệp nhất của các đối tác khác.
(Avvenire 1-8-2008)
Hội nghị Anh giáo kết thúc với lời kêu gọi đoàn kết
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
08:38 05/08/2008
Canterbury (MISNA) - Hội nghị Anh giáo ở Lambeth, với sự tham dự của 650 giám mục trên toàn thế giới đã kết thúc với một tuyên bố đúc kết kêu gọi “đoàn kết” dựa trên sự chấp nhập những khác biệt trong đức tin Kitô giáo. Trong phát biểu kết thúc, Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams của Canterbury yêu cầu những căn thẳng gần đây trong Giáo Hội cần phải được vượt thắng: “cộng đoàn chúng ta vẫn khao khát đoàn kết, không chỉ như là một hiệp hội bạn bè, mà phải tìm kiếm sự sâu sắc trong Chúa Kitô, để chính trong nơi đó kiếm tìm sự đoàn kết ”.
Ba tuần trước, tại Đại học Kent ở Canterbury, Hội nghị Lambeth lần thứ XIV đã bị ảnh hưởng bởi quyết định không tham dự của khoảng 200 giám mục Phi Châu, Úc Châu và Mỹ Châu vì khác biệt lớn về quan điểm đối với việc phong chức giám mục nữ giới và vấn đề đồng tính. Tuy nhiên, những căng thẳng này cũng không ngăn được hội nghị thảo luận một số vấn đề quan trọng hơn về loan báo tin mừng, công bằng xã hội và bạo hành chống phụ nữ.
Đức Tổng Giám Mục Williams phát biểu thêm: “Có lẽ, chúng ta đã không giải quyết được tất cả những vấn đề của chúng ta, nhưng chúng ta đang làm điều đó. Trong những tháng tới, thật là quan trọng để hoà điệu với những người không tham dự hội nghị”
Ba tuần trước, tại Đại học Kent ở Canterbury, Hội nghị Lambeth lần thứ XIV đã bị ảnh hưởng bởi quyết định không tham dự của khoảng 200 giám mục Phi Châu, Úc Châu và Mỹ Châu vì khác biệt lớn về quan điểm đối với việc phong chức giám mục nữ giới và vấn đề đồng tính. Tuy nhiên, những căng thẳng này cũng không ngăn được hội nghị thảo luận một số vấn đề quan trọng hơn về loan báo tin mừng, công bằng xã hội và bạo hành chống phụ nữ.
Đức Tổng Giám Mục Williams phát biểu thêm: “Có lẽ, chúng ta đã không giải quyết được tất cả những vấn đề của chúng ta, nhưng chúng ta đang làm điều đó. Trong những tháng tới, thật là quan trọng để hoà điệu với những người không tham dự hội nghị”
Thông Báo về Chương Trình Giáo Dục của NCBC
Anthony Lê
09:19 05/08/2008
Thông Báo về Chương Trình Giáo Dục của NCBC
HOUSTON, TX. - Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia (National Catholic Bioethics Center hay NCBC) hiện đang tổ chức một Chương Trình Huấn Luyện về Đạo Đức trong Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe Y Tế (Catholic Certification Program in Health Care Ethics).
Đây là một chương trình học dài hạn trong vòng 1 năm, và học viên học ngay tại nhà của mình, bằng cách dùng mạng Internet do Cha Tad Pacholczyk giảng dạy.
Chương trình này đặc biệt nhắm tới những vị Lãnh Đạo bận rộn trong Giáo Hội, và Giáo Xứ; các chuyên viên hiện đang làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe y tế; các nhà giáo dục; và những ai hiện dang làm việc trong ngành nghiên cứu khoa học về sự sống (life sciences) - tức những ai muốn hiểu biết và tìm tòi kỹ càng hơn về truyền thống đạo đức luân lý của Giáo Hội Công Giáo trong ngành y khoa và khoa học sự sống.
Chương trình huấn luyện này đã nhận được sự chấp thuận của Hiệp Hội Các Vị Tuyên Úy Quốc Gia (National Association of Catholic Chaplains), và người học sau khi hoàn thành khóa học này, sẽ nhận được 144 tín chỉ về việc tiếp tục đào luyện thêm về kiến thức chuyên môn của mình.
Đối với một số cựu sinh viên đã tốt nghiệp xong khóa học có những nhận xét sau về chương trình giáo dục này của NCBC:
"Chương trình này giúp cho tôi càng biết tôn trọng sự sống hơn, cũng như trình bày ra những thách đố quan trọng mà chúng ta ngày nay đang phải diện đối trong mục vụ chăm sóc sức khỏe, để từ đó đào sâu hơn sự tôn trọng của riêng tôi dành cho những người khác. Việc trung thành với những giảng dạy của Giáo Hội mà chương trình này nhắm tới, trong lúc vừa cổ võ về ý thức nhạy bén đối với những vấn đề có liên quan đến mặt đạo đức sin học, đã dạy cho tôi biết được một điều rằng: lòng trắc ẩn phải đi song song với việc tìm kiếm Sự Thật." Nữ Tu Marie Julie, SCMC, Quản Lý, Nhà Dưỡng Sinh Thánh Nữ Elizabeth, Janesville, WI
"Chương trình này rất có giá trị và rất xứng đáng với đồng tiền mà tôi bỏ ra vì nó đi rất xác thực với những gì mà Vaticăn giảng dạy cho chúng ta có liên quan đến mặt đạo đức sinh học. Trình độ và kinh nghiệm của những giảng viên tại NCBC là niềm hy vọng tốt nhất còn lại để giữ cho con thuyền của Giáo Hội trong lãnh vực đạo đức sinh học này khỏi bị lung lay và chia rẽ qua thời đại." Brian McShane - Cựu Giám Thị Viên của công ty Bell Atlantic - Morristown, NJ
vân vân.. .
Hạn chót đăng ký khóa học này là vào Chủ Nhật - Ngày 31 Tháng 8 Năm 2008 sắp tới.
Để đăng ký khóa học, kính mời Quý Vị gõ vào địa chỉ sau: http://www.ncbcenter.org/certification.asp.
Muốn biết thêm chi tiết về khóa học này, Quý Vị có thể gõ vào địa chỉ sau: http://www.ncbcenter.org/cert_prog_brochure2008_web.pdf hay liên lạc trực tiếp với Cô Julie Kelley tại số điện thoại (215) 877-2660 hay qua email tại địa chỉ: kelley@ncbcenter.org
Ban Giám Đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia gồm:
Chairman The Most Reverend Robert C. Morlino, Bishop of Madison
Vice Chairman The Most Reverend Allen H. Vigneron, Bishop of Oakland
Sec./Treasurer Deacon Alvin A. Clay III, CEO and Principal, Davidson Trust Company, Philadelphia
President John M. Haas, Ph.D., S.T.L., The National Catholic Bioethics Center
--------------------------------------------------------------------------------
Robert Buchanan, Ph.D., M.D.
Chair, Dept. of Neurosurgery
Dir. of the Neuroscience Institute
Texas A&M College of Medicine
Temple, TX
Marilyn Coors, Ph.D.
University of Colorado
Health Science Center
James M. Crowley, Esq.
Philadelphia, PA
Paul F. Danello, Esq.
Squire, Sanders & Dempsey, LLP
Washington, D.C.
Charles Dean
President, Dean Hardwoods
Wilmington, NC
His Eminence Francis Cardinal George, O.M.I.
Archbishop of Chicago
The Most Rev. Roberto O. Gonzalez, O.F.M. Archbishop of San Juan
Charlotte Kiesel, D.M.
Burlingame, CA
Kenneth F. MacDonnell, M.D.
St. Elizabeth Medical Center
Boston, MA
His Eminence Adam Cardinal Maida Archbishop of Detroit
Vincent M. Fortanasce, M.D. Neurologist and Psychiatrist
Los Angeles, CA His Eminence Sean Cardinal O?Malley Archbishop of Boston
His Eminence Justin Cardinal Rigali Archbishop of Philadelphia
Frederick Alexander Smith, M.D.
Children's Hospital, Chicago, IL
Anthony R. Tersigni, Ed.D., FACHE President/CEO Ascension Health Care, St. Louis, MO
The Most Rev. Donald W. Wuerl Archbishop of Washington, D.C.
Đây là một chương trình học dài hạn trong vòng 1 năm, và học viên học ngay tại nhà của mình, bằng cách dùng mạng Internet do Cha Tad Pacholczyk giảng dạy.
Chương trình này đặc biệt nhắm tới những vị Lãnh Đạo bận rộn trong Giáo Hội, và Giáo Xứ; các chuyên viên hiện đang làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe y tế; các nhà giáo dục; và những ai hiện dang làm việc trong ngành nghiên cứu khoa học về sự sống (life sciences) - tức những ai muốn hiểu biết và tìm tòi kỹ càng hơn về truyền thống đạo đức luân lý của Giáo Hội Công Giáo trong ngành y khoa và khoa học sự sống.
Chương trình huấn luyện này đã nhận được sự chấp thuận của Hiệp Hội Các Vị Tuyên Úy Quốc Gia (National Association of Catholic Chaplains), và người học sau khi hoàn thành khóa học này, sẽ nhận được 144 tín chỉ về việc tiếp tục đào luyện thêm về kiến thức chuyên môn của mình.
Đối với một số cựu sinh viên đã tốt nghiệp xong khóa học có những nhận xét sau về chương trình giáo dục này của NCBC:
"Chương trình này giúp cho tôi càng biết tôn trọng sự sống hơn, cũng như trình bày ra những thách đố quan trọng mà chúng ta ngày nay đang phải diện đối trong mục vụ chăm sóc sức khỏe, để từ đó đào sâu hơn sự tôn trọng của riêng tôi dành cho những người khác. Việc trung thành với những giảng dạy của Giáo Hội mà chương trình này nhắm tới, trong lúc vừa cổ võ về ý thức nhạy bén đối với những vấn đề có liên quan đến mặt đạo đức sin học, đã dạy cho tôi biết được một điều rằng: lòng trắc ẩn phải đi song song với việc tìm kiếm Sự Thật." Nữ Tu Marie Julie, SCMC, Quản Lý, Nhà Dưỡng Sinh Thánh Nữ Elizabeth, Janesville, WI
"Chương trình này rất có giá trị và rất xứng đáng với đồng tiền mà tôi bỏ ra vì nó đi rất xác thực với những gì mà Vaticăn giảng dạy cho chúng ta có liên quan đến mặt đạo đức sinh học. Trình độ và kinh nghiệm của những giảng viên tại NCBC là niềm hy vọng tốt nhất còn lại để giữ cho con thuyền của Giáo Hội trong lãnh vực đạo đức sinh học này khỏi bị lung lay và chia rẽ qua thời đại." Brian McShane - Cựu Giám Thị Viên của công ty Bell Atlantic - Morristown, NJ
vân vân.. .
Hạn chót đăng ký khóa học này là vào Chủ Nhật - Ngày 31 Tháng 8 Năm 2008 sắp tới.
Để đăng ký khóa học, kính mời Quý Vị gõ vào địa chỉ sau: http://www.ncbcenter.org/certification.asp.
Muốn biết thêm chi tiết về khóa học này, Quý Vị có thể gõ vào địa chỉ sau: http://www.ncbcenter.org/cert_prog_brochure2008_web.pdf hay liên lạc trực tiếp với Cô Julie Kelley tại số điện thoại (215) 877-2660 hay qua email tại địa chỉ: kelley@ncbcenter.org
Ban Giám Đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia gồm:
Chairman The Most Reverend Robert C. Morlino, Bishop of Madison
Vice Chairman The Most Reverend Allen H. Vigneron, Bishop of Oakland
Sec./Treasurer Deacon Alvin A. Clay III, CEO and Principal, Davidson Trust Company, Philadelphia
President John M. Haas, Ph.D., S.T.L., The National Catholic Bioethics Center
--------------------------------------------------------------------------------
Robert Buchanan, Ph.D., M.D.
Chair, Dept. of Neurosurgery
Dir. of the Neuroscience Institute
Texas A&M College of Medicine
Temple, TX
Marilyn Coors, Ph.D.
University of Colorado
Health Science Center
James M. Crowley, Esq.
Philadelphia, PA
Paul F. Danello, Esq.
Squire, Sanders & Dempsey, LLP
Washington, D.C.
Charles Dean
President, Dean Hardwoods
Wilmington, NC
His Eminence Francis Cardinal George, O.M.I.
Archbishop of Chicago
The Most Rev. Roberto O. Gonzalez, O.F.M. Archbishop of San Juan
Charlotte Kiesel, D.M.
Burlingame, CA
Kenneth F. MacDonnell, M.D.
St. Elizabeth Medical Center
Boston, MA
His Eminence Adam Cardinal Maida Archbishop of Detroit
Vincent M. Fortanasce, M.D. Neurologist and Psychiatrist
Los Angeles, CA His Eminence Sean Cardinal O?Malley Archbishop of Boston
His Eminence Justin Cardinal Rigali Archbishop of Philadelphia
Frederick Alexander Smith, M.D.
Children's Hospital, Chicago, IL
Anthony R. Tersigni, Ed.D., FACHE President/CEO Ascension Health Care, St. Louis, MO
The Most Rev. Donald W. Wuerl Archbishop of Washington, D.C.
Vatican: Bắc Kinh gửi ra ''những tín hiệu tích cực'' về tự do tôn giáo
Đồng Nhân
11:12 05/08/2008
VATICAN CITY - Bắc Kinh đã đưa ra những tín hiệu tích cực về quyền thở phương trong dịp Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh đang khi dân chúng Trung quốc sửa soạn nhi lễ khai mạc cho Thế Vận Hội trong mấy ngq2y sắp tới đây.
ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói trên truyền hình Italia hôm qua rằng: "Chúng tôi biết sẽ có 3 nhà thờ ở Bắc Kinh nơi đó (các thể thao gia và du khách) có thể cầu nguyện và tham dự thánh lễ, và chúng tôi cũng biết tin là các giám mục của Macao và Hồng Kông cũng đã được mời tham dự Thế Vận Hội".
ĐHY nói tiếp: "Đây là những dầu hiệu tích cực mà không thể chỉ nhìn qua loa được".
Trung quốc và Vatican đã không có quan hệ ngoại giao từ năm 1951 đến nay.
Đang khi Bắc Kinh muốn tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, nhưng Vatican chỉ muốn thiết lập ngoại giao một khi có thễ hợp nhất các tín hữu lại với nhau: nhưng người thuộc giáo hội Công giáo hầm trú và những người Công giáo thuộc Giáo hội công khai được chính quyền cho phép hoạt động, phải đặt dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.
Vào tháng 5 năm 2008, ĐGH Benedictô XVI có phát biểu rằng "Thế Vận Hội Bắc Kinh có thể trở thành một biến cố có giá trị to lớn cho nhân loại".
ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói trên truyền hình Italia hôm qua rằng: "Chúng tôi biết sẽ có 3 nhà thờ ở Bắc Kinh nơi đó (các thể thao gia và du khách) có thể cầu nguyện và tham dự thánh lễ, và chúng tôi cũng biết tin là các giám mục của Macao và Hồng Kông cũng đã được mời tham dự Thế Vận Hội".
ĐHY nói tiếp: "Đây là những dầu hiệu tích cực mà không thể chỉ nhìn qua loa được".
Trung quốc và Vatican đã không có quan hệ ngoại giao từ năm 1951 đến nay.
Đang khi Bắc Kinh muốn tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, nhưng Vatican chỉ muốn thiết lập ngoại giao một khi có thễ hợp nhất các tín hữu lại với nhau: nhưng người thuộc giáo hội Công giáo hầm trú và những người Công giáo thuộc Giáo hội công khai được chính quyền cho phép hoạt động, phải đặt dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.
Vào tháng 5 năm 2008, ĐGH Benedictô XVI có phát biểu rằng "Thế Vận Hội Bắc Kinh có thể trở thành một biến cố có giá trị to lớn cho nhân loại".
ĐTC Benedictô XVI tiếp tục soạn thảo thông điệp mới trong kỳ nghỉ hè ở Bressanone
Peter Nguyễn Minh Trung
11:55 05/08/2008
ROME (CNA) - Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp tục kỳ nghỉ hè với bào huynh của mình ở thành phố Bressanone, Bắc Italia, nơi ngài đang soạn thảo một thông điệp mới.
Hôm Chúa nhật, sau buổi đọc kinh truyền tin tại nhà thờ chánh tòa Bressanone, Đức Thánh Cha cùng bào huynh là Đức ông Georg Ratzinger đã viếng thăm ngôi mộ của một người bạn cũ và mộ của một giáo sĩ truyền giáo Công giáo là cha Anton Agreiter, gần làng Sant’ Andrea.
Trước khi trở thành Giáo hoàng vào năm 2005, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nghỉ hè nhiều lần tại Bressanone. Ở nơi đây, ngài đã dành rất nhiều thời gian trong thư viện để đọc sách và cầu nguyện. Theo thông tấn xã ANSA, Đức Giáo Hoàng dự định dành trọn hai tuần để viết một thông điệp mới về xã hội và tiếp tục hoàn thành phần hai của tập sách “Chúa Giêsu thành Nazareth”.
Một cây đàn piano lớn đã được đặt trong chủng viện cho cả 2 anh em yêu âm nhạc nhà Ratzinger dùng.
ĐTC Benedict XVI và Đức ông Georg Ratzinger sẽ tiếp tục nghỉ hè ở Bressanone cho đến ngày 11 tháng 08. Thứ ba ngày 12, Đức Thánh Cha sẽ đến thị trấn Oies để thăm nhà của Thánh Joseph Freinademetz, ngài một linh mục ở Oies và từng là giáo sĩ thừa sai đến Trung Quốc.
ĐGH Benedictô và bào huynh |
Trước khi trở thành Giáo hoàng vào năm 2005, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nghỉ hè nhiều lần tại Bressanone. Ở nơi đây, ngài đã dành rất nhiều thời gian trong thư viện để đọc sách và cầu nguyện. Theo thông tấn xã ANSA, Đức Giáo Hoàng dự định dành trọn hai tuần để viết một thông điệp mới về xã hội và tiếp tục hoàn thành phần hai của tập sách “Chúa Giêsu thành Nazareth”.
Một cây đàn piano lớn đã được đặt trong chủng viện cho cả 2 anh em yêu âm nhạc nhà Ratzinger dùng.
ĐTC Benedict XVI và Đức ông Georg Ratzinger sẽ tiếp tục nghỉ hè ở Bressanone cho đến ngày 11 tháng 08. Thứ ba ngày 12, Đức Thánh Cha sẽ đến thị trấn Oies để thăm nhà của Thánh Joseph Freinademetz, ngài một linh mục ở Oies và từng là giáo sĩ thừa sai đến Trung Quốc.
Tâm hồn ĐứcThánh Cha Bênêđitô XVI hướng về Trung Quốc
Đặng Thế Dũng
20:52 05/08/2008
Roma (Apic 5 tháng 6): Lúc 5 giờ chiều thứ ba mùng 5 tháng 8, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã dùng trực thăng để đến thăm quê quán, nhất là ngôi nhà nơi thánh Josef Freinademetz đã sinh trưởng, tại làng OIES.
Thánh Josef Freinademetz là tu sĩ dòng Ngôi Lời, là nhà truyền giáo vĩ đại của Trung Quốc, đã được Đức Gioan Phaolô II phong thánh tháng 10 năm 2003.
Làng OIES là địa điểm chính thức đầu tiên được ĐTC đến thăm trong lần nghỉ hè này tại Bressanone. Ngay từ sáng sớm thứ ba, mùng 5 tháng 8, nhiều tín hữu đã tuôn đến làng OIES, với hy vọng sẽ được gặp ĐTC.
Thánh Josef Freinademetz sinh ngày 15 tháng 4 năm 1852 tại làng OIES. Với ước muốn làm linh mục và đi truyền giáo, Josef Freinademetz vào tu tại Đại Chủng Viện ở Bressanone, nơi mà ĐTC đã từng đến dạy học, và hiện đang cư ngụ trong hai tuần nghỉ hè năm nay (từ 28 tháng 7 cho đến 11 tháng 8). Trong thời gian tại Chủng Viện ở Bressanone, Josef Freinademetz đã học 7 ngoại ngữ để chuẩn bị thực hiện lý tưởng truyền giáo của mình.
Thụ phong linh mục ngày 25 tháng 7 năm 1875, Cha Josef Freinademetz lên đường đi truyền giáo tại Trung Quốc 4 năm sau đó. Mặc cho những khó khăn của công cuộc hội nhập vào nền văn hoá Trung Quốc, Cha đã tận dụng hết năng lực và thời giờ của mình cho công việc tông đồ và cho công cuộc huấn luyện giáo dân. Cha qua đời tại Trung Quốc năm 1908, sau một năm hy sinh chăm sóc cho những nạn nhân của bệnh dịch typhus.
Bình luận về sự kiện ĐTC Bênêđitô XVI đến thăm làng OIES, quê sinh của Thánh Josef Freinademetz, Cha Federico Lombardi, dòng Tên, tổng giám đốc đài phát thanh Vatican và cũng là giám đốc phòng báo chí toà thánh, đã quả quyết rằng “Đức Bênêđitô XVI có con tim luôn hướng về Trung Quốc”.
Cha Lombardi còn nhận định thêm như sau: “Những người công giáo rất hãnh diện về dung mạo Josef Freinademetz, bởi vì từ mảnh đất này, từ vùng núi Dolomites, từ một làng quê nhỏ, Cha Josef Freinademetz đã ra đi thật xa, mang Lời Chúa đến cho một dân tộc vĩ đại- Trung Quốc. Cha Thánh Josef Freinademetz đã thực hiện con đường thiêng liêng sâu xa, trên bình diện tu đức cũng như trên bình diện văn hoá, vượt qua được khoảng cách “vô cùng tận” giữa nền văn hoá miền núi làng quê OIES và văn hoá Trung Quốc.”
Thánh Josef Freinademetz (1852-1908) |
Làng OIES là địa điểm chính thức đầu tiên được ĐTC đến thăm trong lần nghỉ hè này tại Bressanone. Ngay từ sáng sớm thứ ba, mùng 5 tháng 8, nhiều tín hữu đã tuôn đến làng OIES, với hy vọng sẽ được gặp ĐTC.
Thánh Josef Freinademetz sinh ngày 15 tháng 4 năm 1852 tại làng OIES. Với ước muốn làm linh mục và đi truyền giáo, Josef Freinademetz vào tu tại Đại Chủng Viện ở Bressanone, nơi mà ĐTC đã từng đến dạy học, và hiện đang cư ngụ trong hai tuần nghỉ hè năm nay (từ 28 tháng 7 cho đến 11 tháng 8). Trong thời gian tại Chủng Viện ở Bressanone, Josef Freinademetz đã học 7 ngoại ngữ để chuẩn bị thực hiện lý tưởng truyền giáo của mình.
Thụ phong linh mục ngày 25 tháng 7 năm 1875, Cha Josef Freinademetz lên đường đi truyền giáo tại Trung Quốc 4 năm sau đó. Mặc cho những khó khăn của công cuộc hội nhập vào nền văn hoá Trung Quốc, Cha đã tận dụng hết năng lực và thời giờ của mình cho công việc tông đồ và cho công cuộc huấn luyện giáo dân. Cha qua đời tại Trung Quốc năm 1908, sau một năm hy sinh chăm sóc cho những nạn nhân của bệnh dịch typhus.
Bình luận về sự kiện ĐTC Bênêđitô XVI đến thăm làng OIES, quê sinh của Thánh Josef Freinademetz, Cha Federico Lombardi, dòng Tên, tổng giám đốc đài phát thanh Vatican và cũng là giám đốc phòng báo chí toà thánh, đã quả quyết rằng “Đức Bênêđitô XVI có con tim luôn hướng về Trung Quốc”.
Cha Lombardi còn nhận định thêm như sau: “Những người công giáo rất hãnh diện về dung mạo Josef Freinademetz, bởi vì từ mảnh đất này, từ vùng núi Dolomites, từ một làng quê nhỏ, Cha Josef Freinademetz đã ra đi thật xa, mang Lời Chúa đến cho một dân tộc vĩ đại- Trung Quốc. Cha Thánh Josef Freinademetz đã thực hiện con đường thiêng liêng sâu xa, trên bình diện tu đức cũng như trên bình diện văn hoá, vượt qua được khoảng cách “vô cùng tận” giữa nền văn hoá miền núi làng quê OIES và văn hoá Trung Quốc.”
Những Người Cha đức hạnh
Cao Nguyên
21:55 05/08/2008
Những Người Cha Đức Hạnh
Quebec – August 5, 2008 – “Những Người Cha Đức Hạnh” (Fathers For Good) là một đề tài nổi bật mà ông Thượng Đại Hiệp (Supreme Knight) Carl Anderson thuyết giảng trong ngày khai mạc Đại Hội Thế Giới thứ 126 do đoàn Kha-luân-bố (Knights of Columbus) tổ chức tại thành phố Quebec, Canada từ ngày mùng 5 cho đến mùng 8 Tháng 8, 2008. Ông Carl Anderson nói: “Cương vị làm cha trong gia đình là một món qùa được Thiên Chúa trao ban, một đặc ân và là một trách nhiệm”.
Vai trò của người cha trong gia đình là một trọng trách vì phải đương đầu với nhiều thử thách. Vì là cột trụ của gia đình nên họ phải tạo cho chính mình những cơ hội thuận tiện hầu tâm trí được rèn luyện qua bốn nguyên tắc chính sinh hoạt của Đoàn là – Bác Ái, Hiệp Nhất, Huynh Đệ và Ái Quốc. Khi đã thấu hiểu và thực thi những nguyên tắc này người gia trưởng sẽ trở thành những người cha gương mẫu trong gia đình, một Kitô hữu nhiệt thành trong xứ đạo và cũng là một công dân tốt trong xã hội.
Không ai phủ nhận gánh vác việc gia đình là chuyện nhẹ nhàng và dễ ăn. Trái lại là một thách đố và đôi khi đòi hòi rất nhiều hy sinh. Người cha đóng vai trò quan trọng cùng với người mẹ trong việc giáo dục con cái vì gia đình là trường học đầu tiên. Có như thế giới trẻ sẽ trở thành những chứng nhân và là niềm hy vọng của Giáo Hội. Thánh Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh gía trị của vai trò này như sau: “cha mẹ có bổn phận hết sức là quan trọng là giáo dục con cái và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì nó khó lòng bổ khuyết được.” (Tuyên Ngôn Về Giáo Dục Kitô Giáo – Gravissimum Educationis, Số 3, 24). Hơn thế nữa tình yêu của người chồng dành cho người bạn đường của mình phải được đề cao vì đó là một món qùa vô gía mà Thiên Chúa đã dành cho con người. Và từ đó tình yêu sẽ được nảy nở và phát triển trong đời sống của một gia đình và một xã hội tốt đẹp và hoàn hảo được gầy dựng: “Thực vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình có một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện con cái trong đời sống cá nhân và xã hội trở nên dễ dàng.”
Ngoài việc hướng dẫn và giáo dục con cái trong phạm vi gia đình, người cha còn có một trách nhiệm không kém phần quan trọng là cùng hợp lực với cha sở để xây dựng Giáo Hội địa phương, Giáo Xứ. Thượng Đại Hiệp Carl Anderson luôn luôn nhắc nhở các thành viên Kha-luân-bố là tạo Tình Liên Kết Với Hàng Giáo Phẩm để xây dựng lại Giáo Hội (Solidarity With Our Priests, Bishops to Rebuild Our Church). Ông đã nhắn nhủ các vị Đại Biểu Tiểu Bang trong những buổi họp hàng năm và gần đây nhất vào đầu Tháng 6 vừa qua tại New Haven, Connecticut như sau: “Khi được đề cử vào một chức vụ nào, các bạn hãy chấp nhận như là một Đặc Ân (Privilege), không nên coi đó như là một tước quyền” (entilement). Qủa thế, khi cùng đồng hành với cha sở trong bất cứ một công việc nào, họ đã đáp ứng lời mời gọi làm Tông Đồ Giáo Dân; đây là một Đặc Ân, một Ơn gọi mà Công Đồng Vatican II đã khuyến khích: “Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ….Họ cũng phải tùy sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công cuộc tông đồ và truyền giáo của gia đình Giáo Hội địa phương.” (Ch. 10, 2). Giáo hội đã đề cao tước vụ này như một tư tế để: “Giáo dân thực sự thi hành việc tông đồ bằng công việc của mình để rao giảng Phúc Âm và thánh hóa nhân loại…vì bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột.” (Sắc Lệnh Về Tông Đồ Giáo Dân - Ch 1, 2).
Là ‘Men trong Bột’, người cha phải là con người ‘gương mẫu’ trong gia đình và trong cộng đồng xã hội nơi họ sinh sống. Đóng một vai trò rất cao cả làm người ‘gieo giống’ trong ruộng đồng đầy cỏ “lùng”, bị tạo nên bởi một xã hội đầy tệ đoan và những tranh chấp, người cha phải thể hiện tinh thần rao giảng Phúc Âm và thánh hoá nhân loại, từ đó tinh thần Phúc Âm sẽ được thấm nhập vào trong xã hội. Thượng Đại Hiệp Carl Anderson cũng nhắc lại: “Tinh thần Hiệp Nhất cần được thể hiện nơi anh em qua việc cổ võ sự kính trọng lẫn nhau.” sự hiểu lầm lẫn nhau sẽ được giới hạn nếu các thành viên thấu hiểu rõ về nguyên tắc và luật lệ mà Đoàn đã đề ra. Do đó việc tham khảo và học hỏi về những nguyên tắc sinh hoạt của Đoàn luôn được khuyến khích và đề cao trong mọi khóa huấn luyện của cấp Tiểu Bang. Trong Tuyên Ngôn Về Giáo Dục Kitô Giáo, Công Đồng Vatican II đã phát biểu: “Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp và tuổi tác, do phẩm gía con người, đều có quyền bất khả nhượng là phải được hưởng một nền giáo dục…Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo con người, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng như lợi ích của các đoàn viên…”(No. 1, 6).
Sinh hoạt chung trong một tập thể, tình liên đới cần được đề cao và thể hiện trong tinh thần yêu thương và tha thứ. Biết người, biết ta tạo nên sự Hiệp Thông và đưa đến kết qủa phong phú nếu con người biết kết hiệp với Chúa Kitô, như Ngài đã phán: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, như vậy mới sinh được nhiều hoa trái vì ngoài Thầy ra các con chẳng làm gì được” (Gio 15,5), và khi đã kết hiệp với Chúa Kitô, theo lời Thánh Tông Đồ: “Hết thảy công việc anh em làm trong lời nói hay trong việc làm, hãy nhân danh Chúa Giêsu Kitô mà thực hành, nhờ Người để cảm tạ Chúa Cha là Thiên Chúa” (Col 3,17).
Ad Gloriam Dei
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lề khấn dòng của các Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân- Huế
Minh Phương
01:07 05/08/2008
HUẾ - Sáng ngày 05.08.2008, Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã chủ sự thánh lễ mừng Tuyên Khấn của các nữ tu Dòng con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân - Huế.
Photos Lễ Khấn Dòng tại Phú Xuân- Huế
Cùng đồng tế có Đức cha Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh với gần 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Cùng với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ các hội dòng và hàng ngàn giáo dân là ân nhân và thân nhân của Hội dòng.
Trong ngôi thánh đường cổ kính nhỏ bé nhưng tràn đầy vể tôn nghiêm của tu viện Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân, 29 nữ tu tuyên khấn lần đầu đã đọc lời tuyên khấn trước Đức Tổng Giám mục, nữ tu Bề trên Maria Phôngsôlata cùng các nữ tu trong ban Bề trên Hội dòng.
Các tân khấn sinh đã tuyên hứa giữ nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời trong một năm thử thách. Đức Tổng Giám mục đã trao cho mỗi tân khấn sinh sách luật của Hội dòng. Sau đó 8 tân vĩnh khấn đã qua thời gian thử thách, hôm nay tuyên hứa tận hiến đời mình để phục vụ tha nhân vì danh Chúa.
Nữ tu Maria Consolata Bùi Thị Bông đã thay mặt Hội dòng tuyên bố từ nay các nữ tu tân vĩnh khấn là thành viên chính thức trong đại gia đình Hội dòng, và ôm hôn để bày tỏ sự đón nhận trong tình yêu thương. Hai nữ tu mừng Ngân khánh và hai nữ tu mừng Kim khánh sau 25 năm và 50 năm đã tận hiến cũng đã lặp lại lời tuyên khấn.
Vì ngôi thánh đường nhỏ bé và khiêm tốn nên cộng đoàn dân Chúa được tham dự thánh lễ và nghi thức tuyên khấn qua màn hình bên ngoài sân. Tuy vậy trong bầu khí trang nghiêm và tràn đầy niềm hân hoan trong ngày trọng đại của các tân khấn sinh ai nấy đều hướng lòng về Thiên Chúa và Đức Trinh nữ Maria cầu nguyện cho các chị luôn biết vâng giữ lời tuyên hứa ngày hôm nay.
Kết thúc thánh lễ, Nữ tu Bề trên thay mặt Hội dòng cảm ơn các Đức Giám mục, các linh mục và ân nhân đã đến tham dự thánh lễ Khấn dòng. Nhất là cảm ơn gia đình các tân khấn sinh đã dâng hiến con cái mình cho Chúa và Mẹ Maria trong đời sống tu trì để phục vụ Giáo hội và Xã hội.
Photos Lễ Khấn Dòng tại Phú Xuân- Huế
Cùng đồng tế có Đức cha Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh với gần 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Cùng với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ các hội dòng và hàng ngàn giáo dân là ân nhân và thân nhân của Hội dòng.
Trong ngôi thánh đường cổ kính nhỏ bé nhưng tràn đầy vể tôn nghiêm của tu viện Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân, 29 nữ tu tuyên khấn lần đầu đã đọc lời tuyên khấn trước Đức Tổng Giám mục, nữ tu Bề trên Maria Phôngsôlata cùng các nữ tu trong ban Bề trên Hội dòng.
Các tân khấn sinh đã tuyên hứa giữ nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời trong một năm thử thách. Đức Tổng Giám mục đã trao cho mỗi tân khấn sinh sách luật của Hội dòng. Sau đó 8 tân vĩnh khấn đã qua thời gian thử thách, hôm nay tuyên hứa tận hiến đời mình để phục vụ tha nhân vì danh Chúa.
Nữ tu Maria Consolata Bùi Thị Bông đã thay mặt Hội dòng tuyên bố từ nay các nữ tu tân vĩnh khấn là thành viên chính thức trong đại gia đình Hội dòng, và ôm hôn để bày tỏ sự đón nhận trong tình yêu thương. Hai nữ tu mừng Ngân khánh và hai nữ tu mừng Kim khánh sau 25 năm và 50 năm đã tận hiến cũng đã lặp lại lời tuyên khấn.
Vì ngôi thánh đường nhỏ bé và khiêm tốn nên cộng đoàn dân Chúa được tham dự thánh lễ và nghi thức tuyên khấn qua màn hình bên ngoài sân. Tuy vậy trong bầu khí trang nghiêm và tràn đầy niềm hân hoan trong ngày trọng đại của các tân khấn sinh ai nấy đều hướng lòng về Thiên Chúa và Đức Trinh nữ Maria cầu nguyện cho các chị luôn biết vâng giữ lời tuyên hứa ngày hôm nay.
Kết thúc thánh lễ, Nữ tu Bề trên thay mặt Hội dòng cảm ơn các Đức Giám mục, các linh mục và ân nhân đã đến tham dự thánh lễ Khấn dòng. Nhất là cảm ơn gia đình các tân khấn sinh đã dâng hiến con cái mình cho Chúa và Mẹ Maria trong đời sống tu trì để phục vụ Giáo hội và Xã hội.
Một linh mục xây nhà thờ và các công trình phụ để nâng đỡ giáo dân
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
10:41 05/08/2008
QUẢNG TRỊ - Hàng thế kỷ nay, giáo dân ở một vũng thấp trũng, mỗi mùa mưa lũ, họ dùng chiếc xuồng nan để vận chuyển người và tài sản vào nhà thờ để tránh những trận lũ quét. Một linh mục đã xây lại nhà thờ cao và rộng hơn để giúp họ có nơi thờ phượng và ẩn trú trong mùa mưa lũ.
Nhiều giáo dân ở giáo xứ 300 tuổi này đã bày tỏ niềm vui trong thánh lễ cung hiến nhà thờ, mới được khánh thành hôm 27/4/2008.
‘’Đây quả thật là một hồng ân cao quý mà Chúa đã thương ban cho giáo xứ chúng tôi, một giáo xứ vùng sâu vùng xa, kể từ khi cha quản xứ về nhiệm sở mới này hơn 6 năm’’. Ông Gioanbaotixita Trần Sách, chủ tịch hội đồng giáo xứ đã phát biểu.
Ông Sách 73 tuổi kể rằng sau biến cố 1975, nhà thờ bị đổ nát, do cuộc chiến Việt Nam, chỉ còn tiền đường bị nghiêng và nứt nẻ, năm 1985 Cha cựu quản xứ Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang có tu sửa, sau 10 năm nhà thờ vẫn tiếp tục xuống cấp vì thời tiết mưa bão.
Cha Bênêđictô Lê Quang Viên, 41 tuổi được Toà giám mục Huế bổ nhiệm làm quản xứ Cây Đa năm 2002 đã cho xây dựng Nhà thờ mới từ năm 2005, nhà thờ có chiều dài 43 mét, rộng18 mét, cao 35 mét có sức chứa 1500 chổ ngồi, tốn kinh phí 2,4 tỷ đồng do ân nhân trong và ngoài nước giúp đỡ.
Nhà thờ có cầu thang lên được tầng hai bên hông, dành cho những buổi lễ đông người, tiền đường có 2 tháp nhỏ và một tháp chuông lớn, từ tháp chuông có thể nhìn thấy những trại chăn nuôi Vịt trên cánh đồng 3 cây số và nghe được tiếng chuông Nhựt Một, mỗi khi giáo dân mãi mê làm việc ở ngoài đồng.
‘’Nhà thờ mới giúp cho giáo dân tránh được lũ lụt trong mùa mưa bão mỗi năm từ tháng 9 đến tháng 11’’.Ông Phaolô Trần Dũng, 46 tuổi cho biết, ngoài việc xây nhà thờ, cha Viên còn giúp giáo dân thay thế nhà tranh vách đất bằng nhà bờ lô mái lợp tôn, hệ thống nước sạch cho toàn địa sở và đắp Bờ kè chống xói lở bên bờ sông Ô Giang.
Đặc biệt, năm 2004 ngài giúp cho người dân các xã quanh vùng huyện Hải Lăng, Quãng Trị có được cây cầu vĩnh cữu bắc qua sông Ô Giang, với chiều dài 162 mét, rộng 2,7 mét được nối liền các thôn liên xã, ông Phạm Lức, 72 tuổi một người ngoài KiTô giáo ở thôn Vân Quỹ, xã Hải Tân, Quãng Trị nhận xét: ‘’chiếc cầu mới, đã giúp cho người dân đi lại dễ dàng hơn, chúng tôi biết ơn Giáo hội Công giáo’’.
Đức Tổng giám mục Huế, Têphanô Nguyễn Như Thể đã không dấu nổi niềm vui khi ngài nhìn lại một cây Cừa cổ thụ nằm cách chân cầu 10 mét, còn ghi lại dấu ấn năm xưa, thời ngài còn niên thiếu. Ngài nói:’’ tôi đã ngồi ở đây câu cá và cùng bạn bè nhảy từ cây này xuống sông Ô Giang,
Sông Ô Giang là nơi có 123 xác Thánh Tử Vì Đạo thuộc các họ đạo Tân Mỹ, Nho Lâm, Nông, Truồi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Cổ vưu, An Đôn, Ngô Xá, Trâu Lý và Cây Đa thuộc tĩnh Quãng Trị bị lính Văn Thân bắt về nhốt ở đây và chém trước nhà thờ Cây Đa ngày 24/9/1885, xác của các ngài bị vất xuống dòng sông trước mặt nhà thờ Cây Đa hiện nay.
Về sau, giáo dân địa phương này, đã tổ chức cuộc lặn tập thể dưới sông Ô Giang để vớt xương các Ngài lên, cuối cùng họ đã vớt được nhiều hài cốt của các Thánh Tử Vì Đạo. Hài cốt các Ngài được quy vào lăng Tử Vì Đạo nằm kế Từ đường của Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể, trong khuôn viên của giáo xứ
Giáo xứ Cây Đa hiện có hơn 700 giáo dân, Giáo xứ này đã đóng góp cho giáo hội 1 giám mục, 3 linh mục và 7 nữ tu. Đức cha Thể được sinh ra và sống thời niên thiếu tại giáo xứ Cây Đa.
Quảng Trị ngày 5/8/2008
Các giám mục Huế cắt băng khánh thành nhà thờ Cây Đa |
‘’Đây quả thật là một hồng ân cao quý mà Chúa đã thương ban cho giáo xứ chúng tôi, một giáo xứ vùng sâu vùng xa, kể từ khi cha quản xứ về nhiệm sở mới này hơn 6 năm’’. Ông Gioanbaotixita Trần Sách, chủ tịch hội đồng giáo xứ đã phát biểu.
Ông Sách 73 tuổi kể rằng sau biến cố 1975, nhà thờ bị đổ nát, do cuộc chiến Việt Nam, chỉ còn tiền đường bị nghiêng và nứt nẻ, năm 1985 Cha cựu quản xứ Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang có tu sửa, sau 10 năm nhà thờ vẫn tiếp tục xuống cấp vì thời tiết mưa bão.
Phép lành của Toà thánh dành cho giáo xứ |
Nhà thờ có cầu thang lên được tầng hai bên hông, dành cho những buổi lễ đông người, tiền đường có 2 tháp nhỏ và một tháp chuông lớn, từ tháp chuông có thể nhìn thấy những trại chăn nuôi Vịt trên cánh đồng 3 cây số và nghe được tiếng chuông Nhựt Một, mỗi khi giáo dân mãi mê làm việc ở ngoài đồng.
‘’Nhà thờ mới giúp cho giáo dân tránh được lũ lụt trong mùa mưa bão mỗi năm từ tháng 9 đến tháng 11’’.Ông Phaolô Trần Dũng, 46 tuổi cho biết, ngoài việc xây nhà thờ, cha Viên còn giúp giáo dân thay thế nhà tranh vách đất bằng nhà bờ lô mái lợp tôn, hệ thống nước sạch cho toàn địa sở và đắp Bờ kè chống xói lở bên bờ sông Ô Giang.
Đặc biệt, năm 2004 ngài giúp cho người dân các xã quanh vùng huyện Hải Lăng, Quãng Trị có được cây cầu vĩnh cữu bắc qua sông Ô Giang, với chiều dài 162 mét, rộng 2,7 mét được nối liền các thôn liên xã, ông Phạm Lức, 72 tuổi một người ngoài KiTô giáo ở thôn Vân Quỹ, xã Hải Tân, Quãng Trị nhận xét: ‘’chiếc cầu mới, đã giúp cho người dân đi lại dễ dàng hơn, chúng tôi biết ơn Giáo hội Công giáo’’.
Lăng và chiếc cầu nơi 123 Thánh Tử Vì Đạo bị ném xuống dòng sông Ô Giang |
Sông Ô Giang là nơi có 123 xác Thánh Tử Vì Đạo thuộc các họ đạo Tân Mỹ, Nho Lâm, Nông, Truồi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Cổ vưu, An Đôn, Ngô Xá, Trâu Lý và Cây Đa thuộc tĩnh Quãng Trị bị lính Văn Thân bắt về nhốt ở đây và chém trước nhà thờ Cây Đa ngày 24/9/1885, xác của các ngài bị vất xuống dòng sông trước mặt nhà thờ Cây Đa hiện nay.
Về sau, giáo dân địa phương này, đã tổ chức cuộc lặn tập thể dưới sông Ô Giang để vớt xương các Ngài lên, cuối cùng họ đã vớt được nhiều hài cốt của các Thánh Tử Vì Đạo. Hài cốt các Ngài được quy vào lăng Tử Vì Đạo nằm kế Từ đường của Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể, trong khuôn viên của giáo xứ
Giáo xứ Cây Đa hiện có hơn 700 giáo dân, Giáo xứ này đã đóng góp cho giáo hội 1 giám mục, 3 linh mục và 7 nữ tu. Đức cha Thể được sinh ra và sống thời niên thiếu tại giáo xứ Cây Đa.
Quảng Trị ngày 5/8/2008
Thư của Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt gửi giáo phận Bắc Ninh
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
12:32 05/08/2008
Thư của Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt gửi
Các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân giáo phận Bắc Ninh
Nhân dịp Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Tân Giám Mục Bắc Ninh
Hà Nội ngày 05 tháng 08 năm 2008
Anh chị em thân mến,
Ngày 04-08-2008 vừa qua, Tòa Thánh đã chính thức công bố việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ nhiệm cha Cosma Hoàng văn Đạt, Dòng Tên, Giám đốc Tu đức của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà nội, làm giám mục giáo phận Bắc Ninh.
Anh chị em hãy vui mừng tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương ban điều chúng ta không ngừng tha thiết cầu xin. Anh chị em hãy biết ơn Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Việt nam đã luôn quan tâm giúp đỡ bằng mọi cách để giáo phận Bắc ninh sớm có chủ chăn kế vị Đức Cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn quang Tuyến kính yêu.
Anh chị em hãy chuẩn bị đón nhận Đức Tân Giám Mục. Ngài là người tài cao học rộng nhưng lại có đời sống đơn sơ khiêm nhường. Là một nhà mô phạm gương mẫu nhưng rất thân tình, gần gũi với mọi người. Chuyên chăm cầu nguyện nhưng cũng tha thiết với việc xã hội, đặc biệt quan tâm phục vụ những người kém may mắn. Yêu thích công việc trí thức nhưng luôn hăng hái sẵn sàng lên đường truyền giáo tại những miền rừng núi xa xôi. Nhưng trên hết, ngài có lòng yêu mến giáo phận Bắc ninh và sẵn sàng hiến mình phục vụ anh chị em. Tôi tin rằng dưới sự hướng dẫn của ngài giáo phận Bắc ninh sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tôi cũng tin rằng anh chị em sẽ yêu mến vị chủ chăn mới và hết lòng cộng tác với ngài trong tinh thần vâng phục hiếu thảo. Sự đồng tâm nhất trí là điều kiện để ơn Chúa Thánh Thần hoạt động, mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng tốt đẹp cho giáo phận.
Cụ thể anh chị em hãy tích cực góp phần vào việc chuẩn bị cho lễ tấn phong Đức Tân Giám Mục vào ngày 07-10-2008 sắp tới. Ngoài những công tác được giao cho các ban đặc biệt, anh chị em hãy giữ gìn trật tự chung, tích cực tham dự các nghi lễ, đọc kinh và ca hát theo sự điều hành của Ban Tổ chức để buổi lễ long trọng này được sốt sắng.
Và để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, toàn thể giáo phận hãy dâng 2 tuần lễ cầu nguyện đặc biệt (từ ngày lễ giỗ Đức Cha Cố Giuse Maria Nguyễn quang Tuyến đến ngày lễ Tấn phong Đức Tân Giám mục Cosma Hoàng văn Đạt). Trong hai tuần lễ này, các giáo xứ, giáo họ và các hội đoàn, các gia đình và từng cá nhân hãy gia tăng việc lành phúc đức, tham dự thánh lễ, chầu Mình Thánh Chúa, đọc kinh cầu nguyện cho Giáo phận, cho Đức Cố Giám Mục và cho Đức Tân Giám Mục.
Xin Chúa ban tràn đầy ơn phúc trên giáo phận Bắc ninh và trên từng anh chị em. Hẹn gặp lại anh chị em trong thánh lễ tấn phong long trọng sắp tới.
Thân mến chào anh chị em.
+ Giuse Ngô quang Kiệt
Tổng Giám Mục Hà nội
Giám quản giáo phận Bắc Ninh
Các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân giáo phận Bắc Ninh
Nhân dịp Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Tân Giám Mục Bắc Ninh
Hà Nội ngày 05 tháng 08 năm 2008
Anh chị em thân mến,
Ngày 04-08-2008 vừa qua, Tòa Thánh đã chính thức công bố việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ nhiệm cha Cosma Hoàng văn Đạt, Dòng Tên, Giám đốc Tu đức của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà nội, làm giám mục giáo phận Bắc Ninh.
Anh chị em hãy vui mừng tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương ban điều chúng ta không ngừng tha thiết cầu xin. Anh chị em hãy biết ơn Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Việt nam đã luôn quan tâm giúp đỡ bằng mọi cách để giáo phận Bắc ninh sớm có chủ chăn kế vị Đức Cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn quang Tuyến kính yêu.
Anh chị em hãy chuẩn bị đón nhận Đức Tân Giám Mục. Ngài là người tài cao học rộng nhưng lại có đời sống đơn sơ khiêm nhường. Là một nhà mô phạm gương mẫu nhưng rất thân tình, gần gũi với mọi người. Chuyên chăm cầu nguyện nhưng cũng tha thiết với việc xã hội, đặc biệt quan tâm phục vụ những người kém may mắn. Yêu thích công việc trí thức nhưng luôn hăng hái sẵn sàng lên đường truyền giáo tại những miền rừng núi xa xôi. Nhưng trên hết, ngài có lòng yêu mến giáo phận Bắc ninh và sẵn sàng hiến mình phục vụ anh chị em. Tôi tin rằng dưới sự hướng dẫn của ngài giáo phận Bắc ninh sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ.
Tôi cũng tin rằng anh chị em sẽ yêu mến vị chủ chăn mới và hết lòng cộng tác với ngài trong tinh thần vâng phục hiếu thảo. Sự đồng tâm nhất trí là điều kiện để ơn Chúa Thánh Thần hoạt động, mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng tốt đẹp cho giáo phận.
Cụ thể anh chị em hãy tích cực góp phần vào việc chuẩn bị cho lễ tấn phong Đức Tân Giám Mục vào ngày 07-10-2008 sắp tới. Ngoài những công tác được giao cho các ban đặc biệt, anh chị em hãy giữ gìn trật tự chung, tích cực tham dự các nghi lễ, đọc kinh và ca hát theo sự điều hành của Ban Tổ chức để buổi lễ long trọng này được sốt sắng.
Và để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, toàn thể giáo phận hãy dâng 2 tuần lễ cầu nguyện đặc biệt (từ ngày lễ giỗ Đức Cha Cố Giuse Maria Nguyễn quang Tuyến đến ngày lễ Tấn phong Đức Tân Giám mục Cosma Hoàng văn Đạt). Trong hai tuần lễ này, các giáo xứ, giáo họ và các hội đoàn, các gia đình và từng cá nhân hãy gia tăng việc lành phúc đức, tham dự thánh lễ, chầu Mình Thánh Chúa, đọc kinh cầu nguyện cho Giáo phận, cho Đức Cố Giám Mục và cho Đức Tân Giám Mục.
Xin Chúa ban tràn đầy ơn phúc trên giáo phận Bắc ninh và trên từng anh chị em. Hẹn gặp lại anh chị em trong thánh lễ tấn phong long trọng sắp tới.
Thân mến chào anh chị em.
+ Giuse Ngô quang Kiệt
Tổng Giám Mục Hà nội
Giám quản giáo phận Bắc Ninh
Các Giám Mục xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt |
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN HK chúc mừng Đức Tân Giám Mục giáo phận Bắc Ninh
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
15:53 05/08/2008
Chúc Mừng
Đức Tân Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh
COSMA HOÀNG VĂN ĐẠT, S.J.
Hiệp thông với Cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Bắc Ninh và Hội Thánh Việt Nam
Cảm tạ Thiên Chúa gửi tới một vị chủ chăn mới cho Giáo phận Bắc Ninh:
Đức Tân Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt
Đức Cha Cosma Đạt thụ phong linh mục ngày: 05/06/1976
Từ năm 1977 đến 2002 giảng dạy tại Dòng Tên về Thần học, Tu đức, Luật dòng.
Từ năm 2005 đến nay là Linh hướng tại
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội và giảng dạy về Tu đức, Nhân bản.
Chúng con hân hoan kính chúc mừng Đức Tân Giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục đổ tràn muôn vàn hồng ân trên Đức Cha thân yêu.
Trân trọng kính chúc,
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch LĐCGVNHK
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu (18)
Vũ Văn An
06:32 05/08/2008
CHƯƠNG MƯỜI LĂM: NGĂN NGỪA HÔN NHÂN TAN VỠ (tiếp theo)
GIAI ÐOẠN HAI CỦA HÔN NHÂN
Với điều kiện có được một vài phúc lợi vật chất giúp họ có một tiêu chuẩn tối thiểu về lương thực, y tế, nhà ở và việc làm, hai vợ chồng trong giai đoạn này có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng gia đình và làm dễ dàng việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng. Việc bế tắc hôn nhân trong những năm này bề ngoài có vẻ khó hiểu. Vì nếu đã sống qua được giai đoạn thứ nhất, thì tại sao họ lại gặp những khó khăn quá lớn để có thể phá vỡ được cuộc hôn nhân; nếu như thế thì ta làm được gì cho vấn đề này? Há sự kiện họ đã lấy nhau được nhiều năm nay chẳng là bằng chứng cho thấy họ đã thực sự lấy nhau đó sao, vậy tại sao bây giờ lại chấm dứt chia tay? Há hôn nhân đã không chết một cách giản đơn trong giai đoạn này cũng như trong giai đọan kế tiếp đó sao?
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
1. Thay Ðổi Ðơn Phương: Trong giai đọan này, có lẽ những lý do thông thường nhất tạo nên các thay đổi về xã hội là việc di chuyển đi lên hoặc đi xuống nấc thang xã hội. Việc đi lên nấc thang xã hội thường có nghĩa là nay người chồng đã có một môi trường xã hội mới, môi trường này có thể phù hợp có thể không đối với người vợ. Lý do làm nàng khó chịu có thể là những ngượng ngùng nói chung trong một thế giới mà nàng không thể hòa mình vào được. Tuy nhiên cũng có nhiều người đàn bà thay đổi được con người của mình và do đó tiếp tục sống chung với chồng. Chìa khóa của sức mạnh giúp họ tiếp tục sống chung như thế hệ ở thái độ mềm dẻo và dễ thích nghi. Nếu người vợ có được hai đức tính ấy, thì nàng có thể đương đầu với hoàn cảnh mới mà không phải lo âu thái quá. Lo âu thường liên kết với thái độ quá cứng ngắc, nhất định không chịu chuyển dịch ra khỏi cái cũ, cái quen thuộc. Chồng có thể giúp đỡ và khích lệ vợ đối đầu với hoàn cảnh mới. Cần nhất phải cho nàng thấy hoàn cảnh mới không hề giảm thiểu hóa tình yêu của mình đối với nàng. Trong một số trường hợp ta thấy có hiện tượng ngược lại nghĩa là người vợ thăng tiến về xã hội. Một khi đã nhìn nhận hôn nhân là một diễn trình năng động, thì các thay đổi này không làm ai ngạc nhiên, vợ chồng phải chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với chúng. Việc đi xuống nấc thang xã hội có những đặc điểm đối nghịch. Bệnh tật thường đóng một phần quan trọng vào sự xuống dốc này, trong đó, bệnh tâm thần giữ vai chủ chốt. Nếu người chồng tụt thang xã hội do bệnh tâm thần, rượu chè hay phạm pháp, thì công việc của ông sẽ bị ảnh hưởng và tiêu chuẩn của gia đình sẽ tuột dốc theo. Người phối ngẫu có thể bỏ đi và dán cho ông cái nhãn hiệu 'hết sài'. Lời thề nguyền sống với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan đặc biệt có giá trị trong những hoàn cảnh như thế này. Người chồng cần sự nâng đỡ của vợ mới có thể thoát ra ngoài cơn khó khăn không may mắn này.
2. Căng Thẳng Xã Hội: Trong thập niên thứ hai của giai đoạn này, sẽ xẩy ra một số biến cố xã hội có ảnh hưởng tới kết quả của hôn nhân. Con cái đến tuổi thiếu niên và một trong số cha mẹ, thường là người mẹ, sẽ phải nhờ đến người kia để răn dạy chúng. Ðôi khi vợ chồng cảm thấy không được người bạn đời nâng đỡ trong những hoàn cảnh như vậy. Việc cả hai cùng phối hợp sớm để dưỡng dục con cái sẽ đem lại cho cha mẹ một cảm thức tin tưởng lẫn nhau giúp họ vững tin cùng nhau đương đầu với cái thách đố của tuổi thiếu niên.
Một hoặc cả hai đấng sinh thành ra vợ chồng có thể qua đời, và cái chết này có thể gây nhiều sức ép xúc cảm nơi người phối ngẫu nào cảm thấy đau đớn về sự mất mát ấy. Nó có thể làm gia tăng mức lo âu khiến người này bị trầm cảm, và người kia có thể thấy điều ấy khó đương đầu nếu họ không quen chấp nhận các nhu cầu xúc cảm thoái bộ của bạn mình. Người này có thể đòi được trấn an, được yêu thương, ôm ấp vỗ về (không có tính tính dục). Nếu hai vợ chồng vốn được huấn luyện để biết cung hiến sự trợ giúp này từ sớm lúc mới kết hôn, thì họ có thể làm được điều đó trong giai đoạn hai này lúc các biến cố xã hội đẩy họ vào tình huống căng thẳng về xúc cảm.
Trong giai đoạn hôn nhân này, người chồng cũng có thể có những vấn đề đặc biệt riêng. Bất cứ lúc nào, nhưng đặc biệt ở tuổi 40, ông ta cũng có thể bị mất việc hoặc nhận ra rằng mình chẳng còn có hy vọng gì được thăng thưởng hơn nữa. Những ngỡ ngàng xã hội như thế đem theo nhiều chấn động về xúc cảm và họ cần được người vợ thương yêu nâng đỡ.
Không một biến cố nào như trên sẽ làm gia tốc sự tan rã của hôn nhân khi cuộc sống xúc cảm của hai vợ chồng còn nguyên vẹn. Nếu từ trước đến nay vợ chồng vốn nâng đỡ nhau về phương diện xúc cảm, họ có thể chịu được một hoặc nhiều cơn khủng hoảng như thế mà không bị quá nhiều căng thẳng. Nhưng nếu từ buổi đầu hôn nhân, đã có sự thoái hóa đều đặn, với việc hai vợ chồng sống bên lề cuộc đời của nhau, thì những khủng hoảng trên sẽ là những biến cố sau cùng của một chuỗi thất vọng và trống rỗng. Dù vậy, ngay cả khi mối liên hệ không được gần gũi hoặc an toàn đi chăng nữa, hai vợ chồng vẫn có thể vượt qua được sự thoái hóa trong giai đoạn này bằng cách cùng nhau cố gắng khám phá ra các nhu cầu của nhau và đáp ứng chúng.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
1. Tăng Trưởng Về Xúc Cảm: Trong những năm này, song song với sự thăng tiến đơn phương về xã hội, ta cũng thấy có sự tăng trưởng đơn phương về xúc cảm nữa. Một bà vợ đã lên tiếng một cách văn hoa và xúc tích rằng: "Cho đến nay tôi là điều mà những người khác như cha mẹ, thân quyến và chồng tôi muốn tôi là. Bây giời tôi muốn tôi là tôi". Những tâm trạng tương tự như thế cho ta thấy những lý do chính tại sao hôn nhân đã đổ vỡ trong giai đoạn này, và vì vậy phòng ngừa rất là quan trọng. Tuy nhiên việc này không dễ vì do định nghĩa, người phối ngẫu kia đã từng mù mờ về bản sắc của họ và đã từng vui vẻ làm theo những điều người khác gợi ý. Sự cộng tác chặt chẽ với các ý muốn của người khác bao giờ cũng đáng hoài nghi. Bởi lẽ tuy hai vợ chồng thường vui vẻ thỏa mãn các nhu cầu của nhau, nhưng trong tiến trình sống chung, cũng có khi có bất đồng hoặc rõ rệt từ khước làm cái gì đó hoặc không làm cái gì đó, một sự từ khước không hẳn do bướng bỉnh ngang ngược, nhưng chỉ vì nếu đồng ý sẽ đi ngược lại bản chất của người phối ngẫu. Như thế vợ chồng sẽ dần dần nhận ra họ có thể cùng tiến được bao xa với nhau và đến điểm nào thì không nên nài nỉ nhau nữa. Những căng thẳng, chống đối để thiết lập ra bản sắc riêng như thế rất lành mạnh trong hôn nhân. Cho nên cần phải dóng tiếng báo nguy khi một người phối ngẫu thuận để người kia muốn uốn nắn mình, muốn bẻ cong mình ra sao tùy ý. Người như thế chưa tách mình ra khỏi cái ta gọi là sự lệ thuộc cộng sinh (symbiotic dependence) với người phối ngẫu. Kiểu hôn nhân này được gọi là kiểu hôn nhân 'hoàn toàn' với nghĩa một người 'hoàn toàn' điều khiển còn người kia 'hòan toàn' tuân theo. Nhưng rồi sẽ đến lúc, sự nên một toàn diện ấy bị nứt rạn, và người vợ hoặc người chồng sẽ bắt đầu lẩm bẩm, lúc đầu còn thấp giọng sau lớn dần. Thực thế, lúc đầu những phản đối mới chỉ như dòng nước êm ả, nhưng chúng sẽ thành cơn thác lũ, nhanh hay chậm tùy ở cung cách đối phó. Nếu điều đó được quan niệm là dấu một bản vị riêng đang trồi lên, thì các đòi hỏi của họ phải được nhìn nhận và thoả mãn theo cung cách nhìn nhận ấy. Ngược lại, nếu những phản đối dù rất nhỏ lại bị coi như những chống đối ích kỷ thì cuộc hôn nhân kể như hết thuốc chữa.
2. Không Thỏa Mãn Liên Tục Về Xúc Cảm: Trong hai thập niên này, những thất vọng chán chường của giai đoạn đầu có thể đã thành như những giao thông hào kiên cố không thể làm gì hơn được. Người phối ngẫu trở nên câm nín, không can dự, không còn tin cậy gì được, hết lăng nhăng này đến lăng nhăng khác, thô lỗ cộc cằn, uống như hũ chìm hoặc không còn nom dòm gì tới con cái. Người chồng có thể có thành tích bất hảo trong việc làm ăn, và cả hai có thể bị nhận chìm bởi các đòi hỏi của hôn nhân mà họ không được chuẩn bị đối phó. Những cuộc hôn nhân đó tuy chưa tan vỡ ngay nhưng chắc chắn sẽ đuối dần rất sớm ở giai đoạn hai này. Chỉ vì hai người chưa hề sẵn sàng để kết hôn.
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
1.Không Thỏa Mãn Tính Dục: Việc không được thỏa mãn về tính dục cũng thế. Các vấn đề của giai đoạn đầu như ít khả năng làm tình, các khó khăn về nam tính và nữ tính, bất lực không hoàn hợp được hôn nhân vẫn còn đó. Khi các khó khăn về tính dục phối hợp với các khó khăn về xúc cảm, thì mối liên hệ chẳng còn lại bao nhiêu. Tuy thế, ngày nay, các khó khăn tính dục như ít thích làm tình, bất lực và xuất tinh sớm có thể chữa trị được, nếu dai dẳng, thì nên đi tìm phương thuốc tránh đừng để cảm thức tuyệt vọng phát triển.
2. Mất Hứng Thú Làm Tình Sau Khi Sinh Con: Có những người đàn bà trước khi sinh con vẫn thích làm tình bình thường và làm tình thường xuyên, nhưng sau khi sinh con thì tuyệt nhiên không thích nữa. Việc mất ý thích này là một hiện tượng khá phức tạp, được giải thích trái ngược nhau. Nếu hiện tượng ấy dai dẳng trong nhiều tháng, vợ chồng cần đi gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Việc dai dẳng mất hứng thú làm tình trong nhiều năm sau khi sinh con vẫn thường được kể trong số các vấn đề giữa vợ chồng và chỉ cần loại trừ vấn đề độc nhất này thôi, nhiều tan vỡ của hôn nhân cũng đã không xẩy ra.
3. Không Trung Thành: Trong các năm này, việc không trung thành với nhau xẩy ra rất nhiều. Một hoặc cả hai người phối ngẫu có khi can dự vào một hoặc nhiều lần như thế. Trong trường hợp cứ xẩy ra hoài, người phối ngẫu kia có thể chịu hết nổi. Cho đến nay, có thể chữ tín của họ vốn cũng đã rất thấp rồi và sở dĩ họ còn đeo đẳng được nhau có lẽ bởi vì họ không tin là mình có thể kiếm ra ai khác. Giờ đây, hình ảnh về chính họ đã bắt đầu thay đổi và họ thấy họ không cần phải chịu đựng cái cảnh không thể chịu đựng ấy nữa. Nhưng bất cứ hành động thiếu trung thành nào cũng phải được thấu hiểu ngay từ đầu, chứ không phải khoan dung. Ðiều sinh tử là phải cho người phối ngẫu dễ có tác phong này biết rằng cứ phạm đi phạm lại sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng, nghiêm trọng đủ để họ sợ đừng có cái kiểu tác phong ấy nữa.
Trong giai đoạn này, đôi khi chỉ cần một hành vi thiếu trung thành thôi cũng làm ngưng trệ cả một cuộc hôn nhân. Ðiều này hệ ở hậu cảnh của chính cuộc hôn nhân ấy, có thể nó đã tồi tệ đi từ lâu rồi về cả ba phương diện xúc cảm, tính dục và xã hội.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH
Trong giai đoạn hôn nhân này, sự lệ thuộc vào quyền bính thường đã giảm đi và điều này cũng có nghĩa là tương quan đối với Chúa đã thay đổi và các giá trị khác được thiết định ra. Nói chung, những giá trị này bao gồm việc ra khỏi các tiêu chuẩn bên ngoài của tính chân thực (authenticity), tức là, từ chỗ chỉ biết kính trọng các phong thái về xã hội và luân lý của xã hội, người ta tiến tới việc tin tưởng vào chính các tài nguyên riêng của mình để thiết định ra điều đúng điều sai. Sự thay đổi này có thể khiến người ta hết còn thực hành đức tin nữa bằng cách thôi đi nhà thờ. Người phối ngẫu nên thử nghiệm một cách sâu xa sự thay đổi niềm tin và hệ thống các giá trị kia, để phân biệt xem đó là sự từ bỏ trách nhiệm có tính căn để, hay chỉ có ở bề mặt.
GIAI ÐOẠN BA CỦA HÔN NHÂN
Giai đoạn cuối cùng này xẩy ra giữa tuổi năm mươi và lúc một trong hai người phối ngẫu qua đời. Trong giai đọan này, cuộc hôn nhân vẫn có nguy cơ tan vỡ, và do đó cần đưa ra những bước ngăn ngừa việc đó.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Có lẽ biến cố duy nhất quan trọng trong giai đoạn này là việc con cái rời khỏi gia đình. Việc này sẽ được bàn kỹ hơn. Sự nghiệp cả đời của người chồng có thể kết thúc trong giai đoạn này và có thể vì vậy mà hôn nhân tan vỡ. Một số viên chức cao cấp thường liên hệ với vợ trên căn bản coi các bà như một cái gì phụ thuộc về phương diện xã hội (social adjuncts) đối với nghề nghiệp của mình, nên giờ đây nếu nghề nghiệp đã chấm dứt, thì các bà đâu còn ăn nhằm gì đến các ông nữa. Bởi thế, vợ chồng cần phải vun xới các mối dây tâm tình cũng như xã hội, để nếu mối này không còn cần nữa, thì mối khác còn đó để duy trì mối liên hệ vợ chồng.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
1. Lệ Thuộc: Có một số cuộc hôn nhân đổ vỡ trong giai đoạn ba này. Khi được hỏi lý do, một hoặc cả hai người phối ngẫu giải thích là do nhàm chán hoặc thiếu các yếu tố hợp nhất. Xem sét kỹ hơn, ta thấy một lý do gây ra sự thái hóa trên là việc tiếp tục di chuyển từ lệ thuộc qua tự lập. Có những người đàn ông và đàn bà chỉ đạt tới trình độ thiếu niên về xúc cảm khi đã đến tuổi năm mươi. Lúc ấy họ mới thấy họ vừa mới đạt tới giai đoạn biết định ra bản sắc riêng của mình, mình là ai và mình muốn cảm nghiệm điều gì. Trong một số trường hợp, chẳng đáng ngạc nhiên chút nào khi họ muốn rẫy bỏ chính người bạn đời của họ, vì họ thấy họ có rất ít điểm chung với người đó. Người đó ấy từ trước đến nay thường chỉ coi họ như kẻ lệ thuộc, có rất ít hoặc không có đời sống tự lập hay một thú vui gì riêng.
Việc ngăn ngừa hiện tượng đáng buồn này (đáng buồn lắm chứ vì phải chia tay nhau sau hai ba mươi năm lấy nhau) tùy thuộc ở việc người phối ngẫu kia có sớm biết giúp họ trưởng thành hay không, vì mặc dù sự tùng phục mình có vẻ hấp dẫn đấy nhưng nên nhớ rằng ở một lúc nào đó, cuộc nổi loạn mạnh mẽ có thể sẽ xẩy ra.
2. Thiếu Mối Liên Hệ: Việc rời khỏi gia đình của con cái cũng có thể bật đèn xanh cho một người phối ngẫu ra đi. Lại một lần nữa, một cuộc hôn nhân lâu năm nay bỗng tan tành, nhưng lý do ở đây có khác. Khi khảo sát mối liên hệ của họ một cách kỹ càng hơn, họ mới thấy rằng mặc dù lâu nay họ đã từng sống, từng ăn, từng ngủ, từng làm tình với nhau, trong cái điển hình xem ra như một cuộc nhân duyên, nhưng thực ra họ không sống qua nhau mà là qua con cái hoặc qua công việc. Cuộc sống xúc cảm của họ xưa nay hoàn toàn can dự vào người khác chứ không vào nhau và bỗng nhiên họ thấy họ như những người xa lạ. Chẳng có gì giữ họ lại với nhau trừ những kỷ niệm. Họ có ít nghĩa lý với nhau ngoại trừ, may ra, là bạn tốt. Ðương nhiên điều này không có nghĩa là không có những biến động lớn đối với cuộc sống bản thân của họ khi họ chia tay nhau.
Ðể tránh những biến động đau đớn ấy, ta cần để tâm đến phẩm tính của mối liên hệ xuyên suốt cuộc sống hôn nhân. Người mẹ có thể đã quá quan tâm đến con cái còn người cha thì quá mải mê với công việc. Cứ thế dần dần họ dạt xa nhau. Thành ra, mặc dù có con, vợ chồng vẫn cần phải duy trì cuộc sống phu thê với những nhịp bước xã hội, xúc cảm và tính dục của nó. Nếu họ nhấn mạnh đến điều đó, thì việc các con rời bỏ gia đình sẽ không để lại khoảng chân không trống rỗng nào.
CHIỀU KÍCH TÍNH DỤC
Trong giai đoạn này, số các ông chồng hết sung sức bắt đầu gia tăng nhưng xét một cách toàn diện thì điều ấy không ảnh hưởng đến sự vững ổn của hôn nhân. Nếu sự bất lực không thể cứu vãn được thì việc thông cảm bản chất thể lý của nó cũng như việc bù trừ bằng tình âu yếm sẽ giúp ta rất nhiều.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH
Trong giai đoạn hôn nhân này, các yếu tố đối nghịch nhau trong nhân cách bắt đầu được giải quyết dần. Người ta nói rằng đàn ông và đàn bà, nhất là đàn ông, sẽ chín mùi và điều này có nghĩa là họ dần dần hội nhập hữu thức với vô thức, luận lý với cảm quan, giận dữ với khoan dung, nam tính với nữ tính, và tất cả các phẩm tính bổ xung khác. Sự hội nhập này biến đổi các ưu tiên, các giá trị, các ý kiến, các mục tiêu và động lực. Vợ chồng có thể thấy mình đang dạt ra xa nhau vì cảm thức về điều có ý nghĩa đã không còn tương phùng nữa. Tuy nhiên nếu còn nể vì nhau, kính trọng nhau và yêu thương nhau, thì những khác biệt này có thể được giải quyết, nhưng cần phải duy trì những khía cạnh đó, vì chỉ có thế ta mới xây được cái giá nâng cho những dị biệt nội bộ về ưu tiên.
NHỮNG DẤU BÁO NGUY BẤT CỨ LÚC NÀO
Các nhận định từ trước đến nay, trong Chương bàn về vấn đề phòng ngừa này, phần lớn chỉ nhằm các vấn đề và các khuôn mẫu đặc thù mà các cuộc nghiên cứu cũng như các kinh nghiệm bệnh lý học cho là quan trọng. Ngoài ra, còn có thêm ba khuôn mẫu tác phong có ý nghĩa đáng kể đó là thiếu thông đạt, hay cãi cọ và lãnh cảm (apathy).
THÔNG ÐẠT
Trong kiểu mẫu hôn nhân cổ truyền, thông đạt chẳng có chi quan trọng ngoại trừ để giải quyết các nhu cầu thường nhật của cuộc sống. Còn vế vấn đề yêu đương âu yếm, tuy các cặp vợ chồng có được một liên hệ ấm áp và gần gũi, nhưng thật ra sự thân mật ấy không phải là một thành phần phải có trong mối liên hệ. Nhưng nay, càng ngày người ta càng đòi hỏi điều ấy. Ðiều này không có nghĩa là hiện nay không hề có những cuộc hôn nhân trong đó người ta kém đối thoại với nhau, mà chỉ có nghĩa là khi không thể chấp nhận được, thì sự kém đối thoại kia đã được xã hội nhìn nhận như là lý do chính đáng để ta thán và nếu cần để ly dị.
Thông đạt có nhiều hình thức: lời nói, thể lý, xã hội, xúc cảm, tri thức hoặc tâm linh. Vợ chồng nói chuyện và lắng nghe nhau, đụng chạm và đáp ứng, làm tình, giao du và hành động như một nhóm, biểu lộ và tiếp nhận âu yếm, trao đổi ý tưởng, cho và tiếp thu các nhìn nhận tâm linh của nhau. Ít có cặp vợ chồng nào thành công trong tất cả các khía cạnh trên, mà thực ra cũng chẳng cần như vậy. Ðiều quan trọng là hai vợ chồng cảm nhận và biết được rằng họ tin tưởng lẫn nhau và có thể vươn tới nhau trong bất cứ cách phối hợp nào thích hợp nhất. Những bế tắc tạm thời về thông đạt là chuyện thường tình trong mọi cuộc hôn nhân.
Chỉ khi nào người ta không thông đạt với nhau cả tuần, cả tháng, cả năm, thì đó mới là dấu báo nguy cho thấy đang có cái gì rất trầm trọng xẩy tới cho mối liên hệ. Không thể để cái cảnh thiếu thông đạt ấy tiếp diễn thêm nữa, vì nếu không, cuối cùng chả còn mối liên hệ nào nữa để hòng lập lại. Cần phải tái lập lại thông đạt và bóc trần mọi mích lòng, giận dữ, rẫy bỏ, sợ sệt để vợ chồng thấy rõ điều sai điều đúng.
CÃI CỌ
Vợ chồng nào cũng cãi nhau. Nếu họ không cãi nhau, ta có thể hoài nghi không biết thực sự họ có hạnh phúc hay không. Thế nào cũng có dị biệt, lãng quên, tranh chấp, thiếu sót, sa phạm gây đau đớn, hiểu lầm dẫn đến cãi vã. Cãi nhau ít hay nhiều, điều ấy thực không quan trọng. Vì nhân cách rất khác nhau. Có những người tâm tính hướng ngoại nhẹ dạ, động một tí cũng có thể cãi nhau, nhưng cơn giận không dài, tan đi trong giây phút. Ý xấu cũng mất đi và cơn cãi vã kết thúc nhanh như khi bắt đầu. Lại có những cặp rất ít khi cãi nhau, nhưng đã cãi là cãi chết bỏ và phải lâu lắm mới giảng hòa được.
Có hai dấu báo nguy cho thấy có điều trầm trọng đang hiện diện trong mối liên hệ. Dấu thứ nhất khi cuộc cãi vã bắt đầu leo thang, cứ lặp đi lặp lại và vấn đề không được giải quyết. Dấu thứ hai, cuộc cãi vã từ từ hoặc đột ngột chấm dứt nhưng vấn đề còn đó chưa giải quyết. Trong cả hai trường hợp, một hoặc nhiều vấn đề quan trọng không được giải quyết và có thể sẽ xuất hiện dưới hình thức khác, có thể trong lúc cuộc hôn nhân hết đường cứu chữa.
LÃNH CẢM
Việc ngưng cãi cọ có thể là một hình thức lãnh cảm sẽ được tổng quát hóa và đưa đến cảnh vợ chồng bắt đầu mất quan tâm đối với nhau. Trong các cảm quan mạnh, kể cả giận dữ, hai vợ chồng vẫn còn tích cực can dự vào nhau. Khi xúc cảm và cảm quan bắt đầu nguội tàn, người ta sẽ cũng bắt đầu giảm hứng thú đối với bất cứ điều gì xẩy tới cho cuộc hôn nhân. Họ chẳng còn tranh luận chi nữa vì chẳng còn gì quan hệ. Sự tương hành giữa vợ chồng dần dần giảm xuống tới mức âu yếm chỉ còn là lịch sự, làm tình biến mất, hành động hỗ tương có tính xã hội chỉ còn là sống chung và cái mùi vị của mối nhân duyên không còn nữa, chỉ còn lại cái tình bạn nhạt thếch hoặc sự hiện diện nhửng nhưng có tính tượng trưng. Sự hiện diện ấy là khúc nhạc dạo trước khi kết thúc. Lãnh cảm, vì thế, cùng với cãi cọ và thông đạt là ba dấu báo nguy quan trọng báo trước những nguy hiểm trầm trọng trong mối liên hệ hôn nhân.
MÀN THỨ NHẤT
Trong cuốn sách này, hôn nhân từng được diễn tả như màn thứ hai của một vở kịch hai màn. Màn thứ nhất là mối liên hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ. Chính trong tuổi thơ, đứa trẻ học được những điều chính yếu về sự tin cậy mà nếu thiếu chúng, liên hệ thân mật không thể nào tạo ra hoặc duy trì được. Mỗi cố gắng của cha mẹ để hành động một cách đáng tin cậy, một cách sẵn lòng và một cách dự đóan được sẽ làm đứa trẻ vững mạnh hơn trong cảm nghiệm của nó về lòng tin cậy, tin cậy chính nó và tin cậy người khác.
Trong hệ thống tin cậy, người trẻ học cách nhận và đáp trả yêu thương, cho và nhận, và đó là thành tố chủ yếu khác của liên hệ vợ chồng. Cả cho và nhận đều quan trọng. Có những người chỉ biết nhận, người ta gọi họ là những người lớn chưa trưởng thành, chỉ biết yêu mình (narcissistic), nói trắng ra là ích kỷ. Họ không thoát ra được cái nhu cầu chỉ muốn thu vào và được chăm sóc. Có người lại chỉ biết cho mà không biết nhận vì cho là mình không xứng. Cho nên cần khuyến khích người trẻ biết đón tiếp và ghi nhận yêu thương cũng như biết quảng đại cho đi, sự phối hợp này sẽ bảo đảm tính cách liên tục của tình yêu sau này trong hôn nhân.
Mật thiết liên quan đến việc cho và tiếp nhận tình yêu là cảm thấy mình đáng tự hào tức là thấy mình đáng giá và đáng yêu. Cha mẹ có cơ hội đặc biệt giúp các con cảm thấy chúng đáng yêu. Họ có thể làm thế bằng cách khẳng nhận, khen ngợi và làm cho các bản vị đang xuất hiện này cảm thấy chúng sở hữu thân xác, tâm trí chúng và những gì chúng sở hữu đều tốt một cách vô điều kiện. Cần cho chúng thấy chúng được yêu không phải vì những điều chúng làm hoặc thực hiện được nhưng chỉ vì chúng hiện hữu mà thôi. Sự chấp nhận bản thân và người khác chỉ vì họ là người chứ không phải vì những giá trị họ có đối với ta, chính là những chuẩn bị cần thiết để ta đối xử với người khác như những con người chứ không phải như những đồ vật. Tình yêu thuộc nhân vị tính (personhood) và một trong những khát vọng của hôn nhân hiện đại là muốn được đối xử như những con người.
Khả năng của cha mẹ, thân nhân và thầy cô trong việc giúp người ta lớn lên để cảm thấy mình có giá trị và có thể tin cậy người khác, đáng yêu và có thể yêu người khác, biết chấp nhận mình và chấp nhận người khác vô điều kiện, là những dấu hiệu tốt đối với màn yêu thương thứ hai trong hôn nhân. Dĩ nhiên những đức tính ấy không hoàn toàn tùy thuộc sự dưỡng dục; chúng cũng phản ánh bản nhiên và khả năng đáp lại các sáng kiến của cha mẹ, nhưng đáp ứng nào cũng cần sáng kiến trước.
CAM KẾT
Trong Chương này, chúng tôi đã bàn nhiều về việc phòng ngừa dựa trên các khám phá của nghiên cứu và bệnh lý học. Ðiều này có thể cho ta cảm tưởng rằng như thế đã đủ để phòng ngừa hôn nhân khỏi tan vỡ. Thực ra không phải như vậy. Chẳng có biện pháp nào có thể cứu vãn được hôn nhân nếu người ta không cam kết sống chết với cuộc hôn nhân ấy. Chúng tôi tin rằng tính vĩnh viễn (permanency) là bản chất của hôn nhân. Và phương cách tiếp cận có tính toàn bộ của cuốn sách này là để chứng tỏ rằng cái bản chất bền vững của hôn nhân, nhìn trên phương diện xã hội, thể lý, xúc cảm và tri thức, đã có hạ tầng cơ sở ngay trong việc hình thành ra sự gắn bó hay sợi dây nối kết của con người. Nhưng sợi dây này rất mỏng dòn, cho nên toàn bộ truyền thống Do thái và Kitô giáo đã nhấn mạnh đến việc sự mỏng dòn ấy cần có ơn Chúa mới vượt qua được. Bí tích Hôn phối là điểm hẹn giữa bản nhiên và thần thiêng, được thần linh thấm nhiễm toàn diện. Hôn nhân là thực tại trần thế được trật tự thần thiêng thăng hoa và biến đổi. Cam kết qua đức tin cần kiến thức tự nhiên của khoa học, và khoa học cần sự khích lệ của trật tự thần thiêng. Chính cái hợp lực ấy mang lại sự sống cho hôn nhân. Cam kết sống vĩnh viễn hôn nhân là sự khích lệ mà chỉ có Chúa mới có thể và mới cung cấp được trong bí tích này.
TÓM LƯỢC
Ngăn ngừa hôn nhân khỏi tan vỡ là vấn đề phải theo các giai đoạn của hôn nhân, và hết sức để ý đến các chi tiết thuộc nhu cầu xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh. Việc phối hợp được sự chú tâm đến các chi tiết ấy với lòng cam kết sống qua đức tin sẽ là bảo đảm tốt nhất gìn giữ hôn nhân.
GIAI ÐOẠN HAI CỦA HÔN NHÂN
Với điều kiện có được một vài phúc lợi vật chất giúp họ có một tiêu chuẩn tối thiểu về lương thực, y tế, nhà ở và việc làm, hai vợ chồng trong giai đoạn này có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng gia đình và làm dễ dàng việc nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng. Việc bế tắc hôn nhân trong những năm này bề ngoài có vẻ khó hiểu. Vì nếu đã sống qua được giai đoạn thứ nhất, thì tại sao họ lại gặp những khó khăn quá lớn để có thể phá vỡ được cuộc hôn nhân; nếu như thế thì ta làm được gì cho vấn đề này? Há sự kiện họ đã lấy nhau được nhiều năm nay chẳng là bằng chứng cho thấy họ đã thực sự lấy nhau đó sao, vậy tại sao bây giờ lại chấm dứt chia tay? Há hôn nhân đã không chết một cách giản đơn trong giai đoạn này cũng như trong giai đọan kế tiếp đó sao?
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
1. Thay Ðổi Ðơn Phương: Trong giai đọan này, có lẽ những lý do thông thường nhất tạo nên các thay đổi về xã hội là việc di chuyển đi lên hoặc đi xuống nấc thang xã hội. Việc đi lên nấc thang xã hội thường có nghĩa là nay người chồng đã có một môi trường xã hội mới, môi trường này có thể phù hợp có thể không đối với người vợ. Lý do làm nàng khó chịu có thể là những ngượng ngùng nói chung trong một thế giới mà nàng không thể hòa mình vào được. Tuy nhiên cũng có nhiều người đàn bà thay đổi được con người của mình và do đó tiếp tục sống chung với chồng. Chìa khóa của sức mạnh giúp họ tiếp tục sống chung như thế hệ ở thái độ mềm dẻo và dễ thích nghi. Nếu người vợ có được hai đức tính ấy, thì nàng có thể đương đầu với hoàn cảnh mới mà không phải lo âu thái quá. Lo âu thường liên kết với thái độ quá cứng ngắc, nhất định không chịu chuyển dịch ra khỏi cái cũ, cái quen thuộc. Chồng có thể giúp đỡ và khích lệ vợ đối đầu với hoàn cảnh mới. Cần nhất phải cho nàng thấy hoàn cảnh mới không hề giảm thiểu hóa tình yêu của mình đối với nàng. Trong một số trường hợp ta thấy có hiện tượng ngược lại nghĩa là người vợ thăng tiến về xã hội. Một khi đã nhìn nhận hôn nhân là một diễn trình năng động, thì các thay đổi này không làm ai ngạc nhiên, vợ chồng phải chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với chúng. Việc đi xuống nấc thang xã hội có những đặc điểm đối nghịch. Bệnh tật thường đóng một phần quan trọng vào sự xuống dốc này, trong đó, bệnh tâm thần giữ vai chủ chốt. Nếu người chồng tụt thang xã hội do bệnh tâm thần, rượu chè hay phạm pháp, thì công việc của ông sẽ bị ảnh hưởng và tiêu chuẩn của gia đình sẽ tuột dốc theo. Người phối ngẫu có thể bỏ đi và dán cho ông cái nhãn hiệu 'hết sài'. Lời thề nguyền sống với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan đặc biệt có giá trị trong những hoàn cảnh như thế này. Người chồng cần sự nâng đỡ của vợ mới có thể thoát ra ngoài cơn khó khăn không may mắn này.
2. Căng Thẳng Xã Hội: Trong thập niên thứ hai của giai đoạn này, sẽ xẩy ra một số biến cố xã hội có ảnh hưởng tới kết quả của hôn nhân. Con cái đến tuổi thiếu niên và một trong số cha mẹ, thường là người mẹ, sẽ phải nhờ đến người kia để răn dạy chúng. Ðôi khi vợ chồng cảm thấy không được người bạn đời nâng đỡ trong những hoàn cảnh như vậy. Việc cả hai cùng phối hợp sớm để dưỡng dục con cái sẽ đem lại cho cha mẹ một cảm thức tin tưởng lẫn nhau giúp họ vững tin cùng nhau đương đầu với cái thách đố của tuổi thiếu niên.
Một hoặc cả hai đấng sinh thành ra vợ chồng có thể qua đời, và cái chết này có thể gây nhiều sức ép xúc cảm nơi người phối ngẫu nào cảm thấy đau đớn về sự mất mát ấy. Nó có thể làm gia tăng mức lo âu khiến người này bị trầm cảm, và người kia có thể thấy điều ấy khó đương đầu nếu họ không quen chấp nhận các nhu cầu xúc cảm thoái bộ của bạn mình. Người này có thể đòi được trấn an, được yêu thương, ôm ấp vỗ về (không có tính tính dục). Nếu hai vợ chồng vốn được huấn luyện để biết cung hiến sự trợ giúp này từ sớm lúc mới kết hôn, thì họ có thể làm được điều đó trong giai đoạn hai này lúc các biến cố xã hội đẩy họ vào tình huống căng thẳng về xúc cảm.
Trong giai đoạn hôn nhân này, người chồng cũng có thể có những vấn đề đặc biệt riêng. Bất cứ lúc nào, nhưng đặc biệt ở tuổi 40, ông ta cũng có thể bị mất việc hoặc nhận ra rằng mình chẳng còn có hy vọng gì được thăng thưởng hơn nữa. Những ngỡ ngàng xã hội như thế đem theo nhiều chấn động về xúc cảm và họ cần được người vợ thương yêu nâng đỡ.
Không một biến cố nào như trên sẽ làm gia tốc sự tan rã của hôn nhân khi cuộc sống xúc cảm của hai vợ chồng còn nguyên vẹn. Nếu từ trước đến nay vợ chồng vốn nâng đỡ nhau về phương diện xúc cảm, họ có thể chịu được một hoặc nhiều cơn khủng hoảng như thế mà không bị quá nhiều căng thẳng. Nhưng nếu từ buổi đầu hôn nhân, đã có sự thoái hóa đều đặn, với việc hai vợ chồng sống bên lề cuộc đời của nhau, thì những khủng hoảng trên sẽ là những biến cố sau cùng của một chuỗi thất vọng và trống rỗng. Dù vậy, ngay cả khi mối liên hệ không được gần gũi hoặc an toàn đi chăng nữa, hai vợ chồng vẫn có thể vượt qua được sự thoái hóa trong giai đoạn này bằng cách cùng nhau cố gắng khám phá ra các nhu cầu của nhau và đáp ứng chúng.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
1. Tăng Trưởng Về Xúc Cảm: Trong những năm này, song song với sự thăng tiến đơn phương về xã hội, ta cũng thấy có sự tăng trưởng đơn phương về xúc cảm nữa. Một bà vợ đã lên tiếng một cách văn hoa và xúc tích rằng: "Cho đến nay tôi là điều mà những người khác như cha mẹ, thân quyến và chồng tôi muốn tôi là. Bây giời tôi muốn tôi là tôi". Những tâm trạng tương tự như thế cho ta thấy những lý do chính tại sao hôn nhân đã đổ vỡ trong giai đoạn này, và vì vậy phòng ngừa rất là quan trọng. Tuy nhiên việc này không dễ vì do định nghĩa, người phối ngẫu kia đã từng mù mờ về bản sắc của họ và đã từng vui vẻ làm theo những điều người khác gợi ý. Sự cộng tác chặt chẽ với các ý muốn của người khác bao giờ cũng đáng hoài nghi. Bởi lẽ tuy hai vợ chồng thường vui vẻ thỏa mãn các nhu cầu của nhau, nhưng trong tiến trình sống chung, cũng có khi có bất đồng hoặc rõ rệt từ khước làm cái gì đó hoặc không làm cái gì đó, một sự từ khước không hẳn do bướng bỉnh ngang ngược, nhưng chỉ vì nếu đồng ý sẽ đi ngược lại bản chất của người phối ngẫu. Như thế vợ chồng sẽ dần dần nhận ra họ có thể cùng tiến được bao xa với nhau và đến điểm nào thì không nên nài nỉ nhau nữa. Những căng thẳng, chống đối để thiết lập ra bản sắc riêng như thế rất lành mạnh trong hôn nhân. Cho nên cần phải dóng tiếng báo nguy khi một người phối ngẫu thuận để người kia muốn uốn nắn mình, muốn bẻ cong mình ra sao tùy ý. Người như thế chưa tách mình ra khỏi cái ta gọi là sự lệ thuộc cộng sinh (symbiotic dependence) với người phối ngẫu. Kiểu hôn nhân này được gọi là kiểu hôn nhân 'hoàn toàn' với nghĩa một người 'hoàn toàn' điều khiển còn người kia 'hòan toàn' tuân theo. Nhưng rồi sẽ đến lúc, sự nên một toàn diện ấy bị nứt rạn, và người vợ hoặc người chồng sẽ bắt đầu lẩm bẩm, lúc đầu còn thấp giọng sau lớn dần. Thực thế, lúc đầu những phản đối mới chỉ như dòng nước êm ả, nhưng chúng sẽ thành cơn thác lũ, nhanh hay chậm tùy ở cung cách đối phó. Nếu điều đó được quan niệm là dấu một bản vị riêng đang trồi lên, thì các đòi hỏi của họ phải được nhìn nhận và thoả mãn theo cung cách nhìn nhận ấy. Ngược lại, nếu những phản đối dù rất nhỏ lại bị coi như những chống đối ích kỷ thì cuộc hôn nhân kể như hết thuốc chữa.
2. Không Thỏa Mãn Liên Tục Về Xúc Cảm: Trong hai thập niên này, những thất vọng chán chường của giai đoạn đầu có thể đã thành như những giao thông hào kiên cố không thể làm gì hơn được. Người phối ngẫu trở nên câm nín, không can dự, không còn tin cậy gì được, hết lăng nhăng này đến lăng nhăng khác, thô lỗ cộc cằn, uống như hũ chìm hoặc không còn nom dòm gì tới con cái. Người chồng có thể có thành tích bất hảo trong việc làm ăn, và cả hai có thể bị nhận chìm bởi các đòi hỏi của hôn nhân mà họ không được chuẩn bị đối phó. Những cuộc hôn nhân đó tuy chưa tan vỡ ngay nhưng chắc chắn sẽ đuối dần rất sớm ở giai đoạn hai này. Chỉ vì hai người chưa hề sẵn sàng để kết hôn.
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
1.Không Thỏa Mãn Tính Dục: Việc không được thỏa mãn về tính dục cũng thế. Các vấn đề của giai đoạn đầu như ít khả năng làm tình, các khó khăn về nam tính và nữ tính, bất lực không hoàn hợp được hôn nhân vẫn còn đó. Khi các khó khăn về tính dục phối hợp với các khó khăn về xúc cảm, thì mối liên hệ chẳng còn lại bao nhiêu. Tuy thế, ngày nay, các khó khăn tính dục như ít thích làm tình, bất lực và xuất tinh sớm có thể chữa trị được, nếu dai dẳng, thì nên đi tìm phương thuốc tránh đừng để cảm thức tuyệt vọng phát triển.
2. Mất Hứng Thú Làm Tình Sau Khi Sinh Con: Có những người đàn bà trước khi sinh con vẫn thích làm tình bình thường và làm tình thường xuyên, nhưng sau khi sinh con thì tuyệt nhiên không thích nữa. Việc mất ý thích này là một hiện tượng khá phức tạp, được giải thích trái ngược nhau. Nếu hiện tượng ấy dai dẳng trong nhiều tháng, vợ chồng cần đi gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Việc dai dẳng mất hứng thú làm tình trong nhiều năm sau khi sinh con vẫn thường được kể trong số các vấn đề giữa vợ chồng và chỉ cần loại trừ vấn đề độc nhất này thôi, nhiều tan vỡ của hôn nhân cũng đã không xẩy ra.
3. Không Trung Thành: Trong các năm này, việc không trung thành với nhau xẩy ra rất nhiều. Một hoặc cả hai người phối ngẫu có khi can dự vào một hoặc nhiều lần như thế. Trong trường hợp cứ xẩy ra hoài, người phối ngẫu kia có thể chịu hết nổi. Cho đến nay, có thể chữ tín của họ vốn cũng đã rất thấp rồi và sở dĩ họ còn đeo đẳng được nhau có lẽ bởi vì họ không tin là mình có thể kiếm ra ai khác. Giờ đây, hình ảnh về chính họ đã bắt đầu thay đổi và họ thấy họ không cần phải chịu đựng cái cảnh không thể chịu đựng ấy nữa. Nhưng bất cứ hành động thiếu trung thành nào cũng phải được thấu hiểu ngay từ đầu, chứ không phải khoan dung. Ðiều sinh tử là phải cho người phối ngẫu dễ có tác phong này biết rằng cứ phạm đi phạm lại sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng, nghiêm trọng đủ để họ sợ đừng có cái kiểu tác phong ấy nữa.
Trong giai đoạn này, đôi khi chỉ cần một hành vi thiếu trung thành thôi cũng làm ngưng trệ cả một cuộc hôn nhân. Ðiều này hệ ở hậu cảnh của chính cuộc hôn nhân ấy, có thể nó đã tồi tệ đi từ lâu rồi về cả ba phương diện xúc cảm, tính dục và xã hội.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH
Trong giai đoạn hôn nhân này, sự lệ thuộc vào quyền bính thường đã giảm đi và điều này cũng có nghĩa là tương quan đối với Chúa đã thay đổi và các giá trị khác được thiết định ra. Nói chung, những giá trị này bao gồm việc ra khỏi các tiêu chuẩn bên ngoài của tính chân thực (authenticity), tức là, từ chỗ chỉ biết kính trọng các phong thái về xã hội và luân lý của xã hội, người ta tiến tới việc tin tưởng vào chính các tài nguyên riêng của mình để thiết định ra điều đúng điều sai. Sự thay đổi này có thể khiến người ta hết còn thực hành đức tin nữa bằng cách thôi đi nhà thờ. Người phối ngẫu nên thử nghiệm một cách sâu xa sự thay đổi niềm tin và hệ thống các giá trị kia, để phân biệt xem đó là sự từ bỏ trách nhiệm có tính căn để, hay chỉ có ở bề mặt.
GIAI ÐOẠN BA CỦA HÔN NHÂN
Giai đoạn cuối cùng này xẩy ra giữa tuổi năm mươi và lúc một trong hai người phối ngẫu qua đời. Trong giai đọan này, cuộc hôn nhân vẫn có nguy cơ tan vỡ, và do đó cần đưa ra những bước ngăn ngừa việc đó.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Có lẽ biến cố duy nhất quan trọng trong giai đoạn này là việc con cái rời khỏi gia đình. Việc này sẽ được bàn kỹ hơn. Sự nghiệp cả đời của người chồng có thể kết thúc trong giai đoạn này và có thể vì vậy mà hôn nhân tan vỡ. Một số viên chức cao cấp thường liên hệ với vợ trên căn bản coi các bà như một cái gì phụ thuộc về phương diện xã hội (social adjuncts) đối với nghề nghiệp của mình, nên giờ đây nếu nghề nghiệp đã chấm dứt, thì các bà đâu còn ăn nhằm gì đến các ông nữa. Bởi thế, vợ chồng cần phải vun xới các mối dây tâm tình cũng như xã hội, để nếu mối này không còn cần nữa, thì mối khác còn đó để duy trì mối liên hệ vợ chồng.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
1. Lệ Thuộc: Có một số cuộc hôn nhân đổ vỡ trong giai đoạn ba này. Khi được hỏi lý do, một hoặc cả hai người phối ngẫu giải thích là do nhàm chán hoặc thiếu các yếu tố hợp nhất. Xem sét kỹ hơn, ta thấy một lý do gây ra sự thái hóa trên là việc tiếp tục di chuyển từ lệ thuộc qua tự lập. Có những người đàn ông và đàn bà chỉ đạt tới trình độ thiếu niên về xúc cảm khi đã đến tuổi năm mươi. Lúc ấy họ mới thấy họ vừa mới đạt tới giai đoạn biết định ra bản sắc riêng của mình, mình là ai và mình muốn cảm nghiệm điều gì. Trong một số trường hợp, chẳng đáng ngạc nhiên chút nào khi họ muốn rẫy bỏ chính người bạn đời của họ, vì họ thấy họ có rất ít điểm chung với người đó. Người đó ấy từ trước đến nay thường chỉ coi họ như kẻ lệ thuộc, có rất ít hoặc không có đời sống tự lập hay một thú vui gì riêng.
Việc ngăn ngừa hiện tượng đáng buồn này (đáng buồn lắm chứ vì phải chia tay nhau sau hai ba mươi năm lấy nhau) tùy thuộc ở việc người phối ngẫu kia có sớm biết giúp họ trưởng thành hay không, vì mặc dù sự tùng phục mình có vẻ hấp dẫn đấy nhưng nên nhớ rằng ở một lúc nào đó, cuộc nổi loạn mạnh mẽ có thể sẽ xẩy ra.
2. Thiếu Mối Liên Hệ: Việc rời khỏi gia đình của con cái cũng có thể bật đèn xanh cho một người phối ngẫu ra đi. Lại một lần nữa, một cuộc hôn nhân lâu năm nay bỗng tan tành, nhưng lý do ở đây có khác. Khi khảo sát mối liên hệ của họ một cách kỹ càng hơn, họ mới thấy rằng mặc dù lâu nay họ đã từng sống, từng ăn, từng ngủ, từng làm tình với nhau, trong cái điển hình xem ra như một cuộc nhân duyên, nhưng thực ra họ không sống qua nhau mà là qua con cái hoặc qua công việc. Cuộc sống xúc cảm của họ xưa nay hoàn toàn can dự vào người khác chứ không vào nhau và bỗng nhiên họ thấy họ như những người xa lạ. Chẳng có gì giữ họ lại với nhau trừ những kỷ niệm. Họ có ít nghĩa lý với nhau ngoại trừ, may ra, là bạn tốt. Ðương nhiên điều này không có nghĩa là không có những biến động lớn đối với cuộc sống bản thân của họ khi họ chia tay nhau.
Ðể tránh những biến động đau đớn ấy, ta cần để tâm đến phẩm tính của mối liên hệ xuyên suốt cuộc sống hôn nhân. Người mẹ có thể đã quá quan tâm đến con cái còn người cha thì quá mải mê với công việc. Cứ thế dần dần họ dạt xa nhau. Thành ra, mặc dù có con, vợ chồng vẫn cần phải duy trì cuộc sống phu thê với những nhịp bước xã hội, xúc cảm và tính dục của nó. Nếu họ nhấn mạnh đến điều đó, thì việc các con rời bỏ gia đình sẽ không để lại khoảng chân không trống rỗng nào.
CHIỀU KÍCH TÍNH DỤC
Trong giai đoạn này, số các ông chồng hết sung sức bắt đầu gia tăng nhưng xét một cách toàn diện thì điều ấy không ảnh hưởng đến sự vững ổn của hôn nhân. Nếu sự bất lực không thể cứu vãn được thì việc thông cảm bản chất thể lý của nó cũng như việc bù trừ bằng tình âu yếm sẽ giúp ta rất nhiều.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC VÀ TÂM LINH
Trong giai đoạn hôn nhân này, các yếu tố đối nghịch nhau trong nhân cách bắt đầu được giải quyết dần. Người ta nói rằng đàn ông và đàn bà, nhất là đàn ông, sẽ chín mùi và điều này có nghĩa là họ dần dần hội nhập hữu thức với vô thức, luận lý với cảm quan, giận dữ với khoan dung, nam tính với nữ tính, và tất cả các phẩm tính bổ xung khác. Sự hội nhập này biến đổi các ưu tiên, các giá trị, các ý kiến, các mục tiêu và động lực. Vợ chồng có thể thấy mình đang dạt ra xa nhau vì cảm thức về điều có ý nghĩa đã không còn tương phùng nữa. Tuy nhiên nếu còn nể vì nhau, kính trọng nhau và yêu thương nhau, thì những khác biệt này có thể được giải quyết, nhưng cần phải duy trì những khía cạnh đó, vì chỉ có thế ta mới xây được cái giá nâng cho những dị biệt nội bộ về ưu tiên.
NHỮNG DẤU BÁO NGUY BẤT CỨ LÚC NÀO
Các nhận định từ trước đến nay, trong Chương bàn về vấn đề phòng ngừa này, phần lớn chỉ nhằm các vấn đề và các khuôn mẫu đặc thù mà các cuộc nghiên cứu cũng như các kinh nghiệm bệnh lý học cho là quan trọng. Ngoài ra, còn có thêm ba khuôn mẫu tác phong có ý nghĩa đáng kể đó là thiếu thông đạt, hay cãi cọ và lãnh cảm (apathy).
THÔNG ÐẠT
Trong kiểu mẫu hôn nhân cổ truyền, thông đạt chẳng có chi quan trọng ngoại trừ để giải quyết các nhu cầu thường nhật của cuộc sống. Còn vế vấn đề yêu đương âu yếm, tuy các cặp vợ chồng có được một liên hệ ấm áp và gần gũi, nhưng thật ra sự thân mật ấy không phải là một thành phần phải có trong mối liên hệ. Nhưng nay, càng ngày người ta càng đòi hỏi điều ấy. Ðiều này không có nghĩa là hiện nay không hề có những cuộc hôn nhân trong đó người ta kém đối thoại với nhau, mà chỉ có nghĩa là khi không thể chấp nhận được, thì sự kém đối thoại kia đã được xã hội nhìn nhận như là lý do chính đáng để ta thán và nếu cần để ly dị.
Thông đạt có nhiều hình thức: lời nói, thể lý, xã hội, xúc cảm, tri thức hoặc tâm linh. Vợ chồng nói chuyện và lắng nghe nhau, đụng chạm và đáp ứng, làm tình, giao du và hành động như một nhóm, biểu lộ và tiếp nhận âu yếm, trao đổi ý tưởng, cho và tiếp thu các nhìn nhận tâm linh của nhau. Ít có cặp vợ chồng nào thành công trong tất cả các khía cạnh trên, mà thực ra cũng chẳng cần như vậy. Ðiều quan trọng là hai vợ chồng cảm nhận và biết được rằng họ tin tưởng lẫn nhau và có thể vươn tới nhau trong bất cứ cách phối hợp nào thích hợp nhất. Những bế tắc tạm thời về thông đạt là chuyện thường tình trong mọi cuộc hôn nhân.
Chỉ khi nào người ta không thông đạt với nhau cả tuần, cả tháng, cả năm, thì đó mới là dấu báo nguy cho thấy đang có cái gì rất trầm trọng xẩy tới cho mối liên hệ. Không thể để cái cảnh thiếu thông đạt ấy tiếp diễn thêm nữa, vì nếu không, cuối cùng chả còn mối liên hệ nào nữa để hòng lập lại. Cần phải tái lập lại thông đạt và bóc trần mọi mích lòng, giận dữ, rẫy bỏ, sợ sệt để vợ chồng thấy rõ điều sai điều đúng.
CÃI CỌ
Vợ chồng nào cũng cãi nhau. Nếu họ không cãi nhau, ta có thể hoài nghi không biết thực sự họ có hạnh phúc hay không. Thế nào cũng có dị biệt, lãng quên, tranh chấp, thiếu sót, sa phạm gây đau đớn, hiểu lầm dẫn đến cãi vã. Cãi nhau ít hay nhiều, điều ấy thực không quan trọng. Vì nhân cách rất khác nhau. Có những người tâm tính hướng ngoại nhẹ dạ, động một tí cũng có thể cãi nhau, nhưng cơn giận không dài, tan đi trong giây phút. Ý xấu cũng mất đi và cơn cãi vã kết thúc nhanh như khi bắt đầu. Lại có những cặp rất ít khi cãi nhau, nhưng đã cãi là cãi chết bỏ và phải lâu lắm mới giảng hòa được.
Có hai dấu báo nguy cho thấy có điều trầm trọng đang hiện diện trong mối liên hệ. Dấu thứ nhất khi cuộc cãi vã bắt đầu leo thang, cứ lặp đi lặp lại và vấn đề không được giải quyết. Dấu thứ hai, cuộc cãi vã từ từ hoặc đột ngột chấm dứt nhưng vấn đề còn đó chưa giải quyết. Trong cả hai trường hợp, một hoặc nhiều vấn đề quan trọng không được giải quyết và có thể sẽ xuất hiện dưới hình thức khác, có thể trong lúc cuộc hôn nhân hết đường cứu chữa.
LÃNH CẢM
Việc ngưng cãi cọ có thể là một hình thức lãnh cảm sẽ được tổng quát hóa và đưa đến cảnh vợ chồng bắt đầu mất quan tâm đối với nhau. Trong các cảm quan mạnh, kể cả giận dữ, hai vợ chồng vẫn còn tích cực can dự vào nhau. Khi xúc cảm và cảm quan bắt đầu nguội tàn, người ta sẽ cũng bắt đầu giảm hứng thú đối với bất cứ điều gì xẩy tới cho cuộc hôn nhân. Họ chẳng còn tranh luận chi nữa vì chẳng còn gì quan hệ. Sự tương hành giữa vợ chồng dần dần giảm xuống tới mức âu yếm chỉ còn là lịch sự, làm tình biến mất, hành động hỗ tương có tính xã hội chỉ còn là sống chung và cái mùi vị của mối nhân duyên không còn nữa, chỉ còn lại cái tình bạn nhạt thếch hoặc sự hiện diện nhửng nhưng có tính tượng trưng. Sự hiện diện ấy là khúc nhạc dạo trước khi kết thúc. Lãnh cảm, vì thế, cùng với cãi cọ và thông đạt là ba dấu báo nguy quan trọng báo trước những nguy hiểm trầm trọng trong mối liên hệ hôn nhân.
MÀN THỨ NHẤT
Trong cuốn sách này, hôn nhân từng được diễn tả như màn thứ hai của một vở kịch hai màn. Màn thứ nhất là mối liên hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ. Chính trong tuổi thơ, đứa trẻ học được những điều chính yếu về sự tin cậy mà nếu thiếu chúng, liên hệ thân mật không thể nào tạo ra hoặc duy trì được. Mỗi cố gắng của cha mẹ để hành động một cách đáng tin cậy, một cách sẵn lòng và một cách dự đóan được sẽ làm đứa trẻ vững mạnh hơn trong cảm nghiệm của nó về lòng tin cậy, tin cậy chính nó và tin cậy người khác.
Trong hệ thống tin cậy, người trẻ học cách nhận và đáp trả yêu thương, cho và nhận, và đó là thành tố chủ yếu khác của liên hệ vợ chồng. Cả cho và nhận đều quan trọng. Có những người chỉ biết nhận, người ta gọi họ là những người lớn chưa trưởng thành, chỉ biết yêu mình (narcissistic), nói trắng ra là ích kỷ. Họ không thoát ra được cái nhu cầu chỉ muốn thu vào và được chăm sóc. Có người lại chỉ biết cho mà không biết nhận vì cho là mình không xứng. Cho nên cần khuyến khích người trẻ biết đón tiếp và ghi nhận yêu thương cũng như biết quảng đại cho đi, sự phối hợp này sẽ bảo đảm tính cách liên tục của tình yêu sau này trong hôn nhân.
Mật thiết liên quan đến việc cho và tiếp nhận tình yêu là cảm thấy mình đáng tự hào tức là thấy mình đáng giá và đáng yêu. Cha mẹ có cơ hội đặc biệt giúp các con cảm thấy chúng đáng yêu. Họ có thể làm thế bằng cách khẳng nhận, khen ngợi và làm cho các bản vị đang xuất hiện này cảm thấy chúng sở hữu thân xác, tâm trí chúng và những gì chúng sở hữu đều tốt một cách vô điều kiện. Cần cho chúng thấy chúng được yêu không phải vì những điều chúng làm hoặc thực hiện được nhưng chỉ vì chúng hiện hữu mà thôi. Sự chấp nhận bản thân và người khác chỉ vì họ là người chứ không phải vì những giá trị họ có đối với ta, chính là những chuẩn bị cần thiết để ta đối xử với người khác như những con người chứ không phải như những đồ vật. Tình yêu thuộc nhân vị tính (personhood) và một trong những khát vọng của hôn nhân hiện đại là muốn được đối xử như những con người.
Khả năng của cha mẹ, thân nhân và thầy cô trong việc giúp người ta lớn lên để cảm thấy mình có giá trị và có thể tin cậy người khác, đáng yêu và có thể yêu người khác, biết chấp nhận mình và chấp nhận người khác vô điều kiện, là những dấu hiệu tốt đối với màn yêu thương thứ hai trong hôn nhân. Dĩ nhiên những đức tính ấy không hoàn toàn tùy thuộc sự dưỡng dục; chúng cũng phản ánh bản nhiên và khả năng đáp lại các sáng kiến của cha mẹ, nhưng đáp ứng nào cũng cần sáng kiến trước.
CAM KẾT
Trong Chương này, chúng tôi đã bàn nhiều về việc phòng ngừa dựa trên các khám phá của nghiên cứu và bệnh lý học. Ðiều này có thể cho ta cảm tưởng rằng như thế đã đủ để phòng ngừa hôn nhân khỏi tan vỡ. Thực ra không phải như vậy. Chẳng có biện pháp nào có thể cứu vãn được hôn nhân nếu người ta không cam kết sống chết với cuộc hôn nhân ấy. Chúng tôi tin rằng tính vĩnh viễn (permanency) là bản chất của hôn nhân. Và phương cách tiếp cận có tính toàn bộ của cuốn sách này là để chứng tỏ rằng cái bản chất bền vững của hôn nhân, nhìn trên phương diện xã hội, thể lý, xúc cảm và tri thức, đã có hạ tầng cơ sở ngay trong việc hình thành ra sự gắn bó hay sợi dây nối kết của con người. Nhưng sợi dây này rất mỏng dòn, cho nên toàn bộ truyền thống Do thái và Kitô giáo đã nhấn mạnh đến việc sự mỏng dòn ấy cần có ơn Chúa mới vượt qua được. Bí tích Hôn phối là điểm hẹn giữa bản nhiên và thần thiêng, được thần linh thấm nhiễm toàn diện. Hôn nhân là thực tại trần thế được trật tự thần thiêng thăng hoa và biến đổi. Cam kết qua đức tin cần kiến thức tự nhiên của khoa học, và khoa học cần sự khích lệ của trật tự thần thiêng. Chính cái hợp lực ấy mang lại sự sống cho hôn nhân. Cam kết sống vĩnh viễn hôn nhân là sự khích lệ mà chỉ có Chúa mới có thể và mới cung cấp được trong bí tích này.
TÓM LƯỢC
Ngăn ngừa hôn nhân khỏi tan vỡ là vấn đề phải theo các giai đoạn của hôn nhân, và hết sức để ý đến các chi tiết thuộc nhu cầu xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh. Việc phối hợp được sự chú tâm đến các chi tiết ấy với lòng cam kết sống qua đức tin sẽ là bảo đảm tốt nhất gìn giữ hôn nhân.
Đại dương sự hiện hữu của Thiên Chúa
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:12 05/08/2008
Đại dương sự hiện hữu của Thiên Chúa
Benedikt de Spinoza: «Ethik»
Tác phẩm quan trọng nhất của nhà triết học Benedikt de Spinoza (1632-1677) là cuốn «Ethik» (Đạo đức học), được xuất bản liền sau khi ông qua đời. Vì những hiệu quả của nó, tác phẩm Ethik là một bằng chứng sống động nói lên rằng cả trong những vấn nạn sau cùng thuộc vũ trụ quan - như trong đa số những lãnh vực của cuộc sống – chỉ có hai cách lựa chọn khả dĩ nhất có thể trả lời được tất cả các câu hỏi. Đó là, hoặc: Vũ trụ đã được tạo dựng nên bởi một hữu thể toàn năng tự hữu và sẽ được hữu thể ấy gìn giữ không để rơi vào vực thẳm hư không; hoặc: Vũ trụ là hữu thể tất yếu tuyệt đối và vì thế nó đã tự tồn tại từ đời đời do chính sức mạnh tuyệt đối của nó, như Spinoza, một đại diện có uy tín nhất của thuyết phiếm thần ngay từ đầu thời tân đại, «thời đại ánh sáng», tức ngay từ đầu trào lưu cải cách tinh thần (về văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, triết học và tôn giáo) ở Âu Châu bùng nổ vào các thế kỷ XVII-XVIII, đã chủ trương. Do đó, là một điều vô nghĩa khi nêu lên những vấn nạn vượt ra ngoài phạm vi vũ trụ. Chỉ có hai cách giải đáp thắc mắc về vũ trụ: hoặc vũ trụ là tạo vật của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa tạo dựng nên, hoặc chính vũ trụ là hữu thể thần linh tuyệt đối. Vâng, đó là hai cách thức khả dĩ nhất, xét về mặt triết học, để giải đáp cách thoả mãn những vấn nạn sau cùng.
Để hiểu được cách tư duy và những lý do đã làm cho Spinoza trở thành một người phê bình và đối nghịch cực đoan chống lại thuyết sáng tạo, chúng ta thử lược nhìn qua tiểu sử của ông. Trước hết, Spinoza là một đại diện quan trọng của thuyết phiếm thần, đã sinh ra và lớn lên trong truyền thống Do-thái giáo rất nghiêm ngặt, tức trong truyền thống thuần tuý độc thần. Gia đình ông xuất phát từ Tây Ban Nha, một đất nước đã từng lợi dụng vị thế người Do-thái và người Maure như chiếc «bản lề» về mặt tinh thần nối kết giữa đông phương và tây phương. Do các cuộc đàn áp đẵm máu chống lại người Do-thái thường xuyên xảy ra vào lúc bấy giờ tại một số nước ở Âu Châu, trong đó có Tây Ban Nha, cũng như nhiều người Do-thái khác, gia đình Spinoza đã tìm được một nơi lánh nạn tại Hòa Lan, một quốc gia đang có chính sách tương đối khoan dung đối với người Do-thái. Và theo định luật tâm lý: một khi càng bị bắt bớ và bị đàn áp gắt gao thì người ta càng quyết tâm bảo vệ đức tin của mình hơn. Thật vậy, những người Do-thái bị trục xuất khỏi sinh quán của mình ở Tây Ban Nha đã không những giữ vững được đức tin của cha ông họ truyền lại hơn bao giờ hết trên quê hương mới, nhưng họ còn làm cho Amsterdam nhanh chóng trở nên một thành phố phồn thịnh có một nền văn hóa đa dạng và mang màu sắc quốc tế. Vào năm 1632 khi Spinoza, con trai một thương gia, cất tiếng chào đời tại khu phố người Do-thái ở Amsterdam, thì người ta đã xây cất ở đó nhiều Hội đường Do-thái nguy nga đồ sộ, và do các vị Giáo sĩ Do-thái danh tiếng coi sóc và với sức lôi cuốn mạnh mẽ bất khả kháng của họ từ những kho tàng vô giá về truyền thống cha ông họ để lại, họ đã thu hút được những tín hữu Do-thái trẻ thuận theo khuynh hướng đầy hấp dẫn đó của họ.
Dĩ nhiên, chàng trai Spinoza đã lớn lên trong một bầu không khí truyền thống như thế. Sau khi mãn trường trung học phổ thông, một nơi các học sinh đã được học đầy đủ về tiếng Do-thái và Kinh Thánh, Benedikt de Spinoza theo học trường Jeschiwa, một trường cao đẳng về tôn giáo của người Do-thái. Ở đây các sinh viên không chỉ được học về toàn bộ truyền thống Do-thái giáo, nhất là học về Talmud(1) và các bình giải về Talmud, nhưng còn được học lối văn chương huyền bí khó hiểu, một lối văn chương tìm cách giải thích Kinh Thánh dựa trên những biểu tượng và con số mang tính cách thần bí, và là một lối văn chương đã thành công rực rỡ trong những thị kiến quan trọng về sự sáng tạo vũ trụ và về sự cứu rỗi do Đấng Messia mang lại.
Nhưng rồi những xung động mang tính cách duy lý đã chi phối tư tưởng Spinoza rất mạnh, đến nỗi ông đã biên soạn ra tác phẩm «more geometrico» - Học thuyết về hình học, và bằng tất cả mọi giá ông vẫn giữ vững quan điểm của mình là coi những vấn đề về Thiên Chúa về vũ trụ và về con người, kể cả những vấn nạn về hành động luân lý đạo đức, đều bằng một cách thức như nhau, trong đó nhà toán học đã giải tỏa được những vấn đề của chính mình. Điều đó đã được trình bày trong tác phẩm «Ethik», một tác phẩm từ trang đầu cho tới trang cuối đã được chia ra theo lược đồ tổng quát: Các định nghĩa, các định lý, đề án hay luận đề, mà trong đó các định nghĩa và các định lý cần phải minh bạch và các luận đề cũng hoàn toàn phải chắc chắn rõ ràng dứt khoát, tương tự như trong toán học qua một dẫn chứng minh bạch. Vì thế, điều quá hiển nhiên là khi hành động theo đúng phương pháp như thế, thì mỗi khi người ta muốn giải thích tổng thể về vũ trụ sẽ không còn là vấn đề nữa, nếu người ta thực hiện qua các định nghĩa, bởi vì tự bản chất, các định nghĩa đã là những giải thích tất cả các vấn nạn một cách chắc chắn rõ ràng, tương tự như những nguyên tắc toán học vậy. Vì thế, tuyệt nhiên không phải là một điều phóng đại khi cho rằng sự chọn lựa thuyết phiếm thần và qua đó là toàn bộ khoa siêu hình học của Spinoza đã được trình bày ngay trong những trang đầu tiên của tác phẩm «Ethik», trong đó tác giả đã định nghĩa sự hiện hữu của bản thể Thiên Chúa.
Như bản Kinh Tin Kính của Kitô giáo đã xác định ngay trong câu đầu tiên mối tương quan giữa Thiên Chúa và vũ trụ, khi long trọng tuyên xưng rằng: «Tôi tin kính một Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất»; tương tự như thế, tác phẩm «Ethik» cũng đã diễn tả sự tương quan này ngay từ đầu với một câu duy nhất. Chỉ một điều đáng ghi nhận ở đây là câu đó không phải là đối tượng của đức tin, nhưng tự bản chất là một câu nói rõ ràng minh bạch. Lời phát biểu có tính cách quyết định của Spinoza là: «Về bản thể (hữu thể độc lập) thì tôi hiểu là một cái gì hiện hữu nội tại và qua nó người ta có thể nhận thức được nó, nghĩa là một cái mà để tạo nên một ý niệm về nó thì người ta không cần đến ý niệm của một sự vật khác». Từ đó dẫn tới kết quả, hay nói đúng hơn: cần phải dẫn tới kết quả là chỉ có một hữu thể độc lập duy nhất, đó là Thiên Chúa. Còn tất cả những sự vật thuộc vũ trụ vật chất này, trong đó bao gồm cả con người, mà chúng ta cho là độc lập thì không gì khác hơn là những sắp xếp có giới hạn của chính bản thể Thiên Chúa đó tạo nên.
Vì thế, chỉ bản thể Thiên Chúa là có thể tự hiện hữu do chính sức mạnh nội tại của mình, và đối với tư duy con người thì bản thể Thiên Chúa là một cái gì vô tận, hoàn toàn vượt mọi phạm trù tư duy nhân loại, nghĩa là một sự sung mãn tuyệt đối của cái tự ẩn chứa trong chính mình, tức cái chỉ khả tư duy một cách nào đó. Trong đó, một điều khả dĩ là chính thuyết phiếm thần tạo nên được tác dụng một cách hấp dẫn qua các biểu tượng và hình ảnh hơn là qua các hình thức ý niệm, một điều quá rõ rệt ở đây, một nơi đề cập đến tính đồng nhất của tất cả mọi sự vật trong vũ trụ quan của Thiên Chúa và dựa trên những ý niệm trong sáng và chắc chắn rõ ràng. Điều mà Spinoza quan niệm là bản thể, thì trong Vedanta(2) của người Ấn Độ chính là cái đại dương bao la vô tận, còn những sự vật trong vũ trụ này thì không gì khác hơn là những làn sóng lăn tăn gợn lên trên mặt nước của đại dương vô tận đó, làn sóng này qua đi lại có làn sóng khác tiếp nối nhau do cơn gió đã thổi vào mặt đại dương.
Dĩ nhiên trong một quan niệm về vũ trụ như thế thì không còn có chỗ cho sự tự do của ý chí nữa, tức sự chấp nhận rằng trong một khoảnh khắc nào đó con người có thể tự quyết định thế này hay thế kia tùy ý mình lưa chọn. Đúng thế, Spinoza tranh đấu chống lại sự tự do của ý chí như thế bằng một luận cứ mà ngay từ lúc bấy giờ đã trở nên nổi danh. Theo ông, con người chỉ cho mình là tự do, bởi vì họ không nhận thức được những khuynh hướng và những động lực thầm kín của hành động họ làm. Cũng tương tự như sự chấp nhận sự tự do của ý chí, quan điểm cho rằng, sự hiện hữu của chúng ta có một ý nghĩa đặc biệt, thì hoàn toàn đơn thuần dựa trên sự vô tri về bản chất thực sự của các sự vật và qua đó vô tri về nguồn gốc thiết yếu của chúng, vốn được bắt nguồn từ bản thể Thiên Chúa, cũng như về sự nối kết tất nhiên của chúng trong một dây xích vô tận của những tác động.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà triết học của chúng ta đã khoác vào cho con người quá uy quyền đến thế ngay trong thời đại mà người ta chưa cảm nhận được một cách sâu xa cuộc sống bị Thiên Chúa ruồng bỏ và sự cô đơn trống trải như trong thời đại chúng ta ngày nay. Các văn hào và thi sĩ Gotthold Ephraim Lessing, Friedrich Heinrich Jacobi và Johann Wolfgang Goethe, v.v… là chứng nhân của vẻ mê hoặc quyến rủ này. Câu giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta tìm gặp được trong phần cuối cùng của tác phẩm «Ethik» là phần bàn về triết học luân lý theo nghĩa hẹp của nó. Theo đó thì tất cả đều tuỳ thuộc vào việc chúng ta phải vượt qua được cái tầm nhìn mà người thường gọi là tầm nhìn của «nhái ngồi đáy giếng», tức tầm nhìn thiển cận, giới hạn và đạt tới được sự nhận thức hoàn hảo cho phép chúng ta nhìn thấy được thực tại đúng với bản chất của nó và nhờ đó nhận chân được chỗ đứng đích thực của mình trong vũ trụ. Vâng, qua sự nhận thức hiểu biết được Thiên Chúa, chúng ta nhận thức được tất cả mọi sự vật «sub specie aeternitatis» - dưới nhãn quan vĩnh cửu; nói cách khác: một sự nhận thức phát xuất từ Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta nhận thức được chúng như chúng thực sự ở trong chính Thiên Chúa và như chúng xuất phát từ sự tất hữu của bản tính Người. Một khi chúng ta nhận thức trong sự nhận thức Thiên Chúa, chúng ta sẽ đạt tới được sự bình an thanh thản, một sự bình an luôn được coi là sự minh triết, vì nó được xây dựng trên sự «khôn ngoan hiểu biết» được rằng tự bản chất của chúng tất cả mọi sự đều thiện hảo, đều tốt, bởi vì chúng xảy đến với sự tất yếu bất biến.
____________________
Chú thích:
1. Talmut: Cuốn sách quan trọng vào bậc nhất trong Do-thái giáo sau cuốn Kinh Thánh. “Talmut” trong tiếng Do-thái tân thời có nghĩa là “giáo huấn”, cuốn sách trình bày luật dân sự và luật tôn giáo của dân Do-thái, bao gồm các diễn giải về luật Torah và Sách Ngũ Thư
2. Vedanta: trong tiếng Sanskrit có nghĩa là tận cùng hay kết quả của Veda, tức của sự nhận thức. Đó là một ngành triết học xuất phát từ truyền thống cũ của Ấn Độ, luận bàn về sự “tận cùng của sự hiện hữu”, nghĩa là trình bày một học thuyết dựa trên sự tri thức đúng đắn về chính mình và về cuộc sống. Mục đích chính là giúp giải quyết tất cả mọi vấn nạn thuộc lãnh vực tinh thần.
Sách tham khảo:
Benedikt de Spinoza: Ethik in geometrischer Ordnung dargestellt. Felix Meiner Verlag, Hamburg 1999, 612 Seiten.
Benedikt de Spinoza: «Ethik»
Tác phẩm quan trọng nhất của nhà triết học Benedikt de Spinoza (1632-1677) là cuốn «Ethik» (Đạo đức học), được xuất bản liền sau khi ông qua đời. Vì những hiệu quả của nó, tác phẩm Ethik là một bằng chứng sống động nói lên rằng cả trong những vấn nạn sau cùng thuộc vũ trụ quan - như trong đa số những lãnh vực của cuộc sống – chỉ có hai cách lựa chọn khả dĩ nhất có thể trả lời được tất cả các câu hỏi. Đó là, hoặc: Vũ trụ đã được tạo dựng nên bởi một hữu thể toàn năng tự hữu và sẽ được hữu thể ấy gìn giữ không để rơi vào vực thẳm hư không; hoặc: Vũ trụ là hữu thể tất yếu tuyệt đối và vì thế nó đã tự tồn tại từ đời đời do chính sức mạnh tuyệt đối của nó, như Spinoza, một đại diện có uy tín nhất của thuyết phiếm thần ngay từ đầu thời tân đại, «thời đại ánh sáng», tức ngay từ đầu trào lưu cải cách tinh thần (về văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, triết học và tôn giáo) ở Âu Châu bùng nổ vào các thế kỷ XVII-XVIII, đã chủ trương. Do đó, là một điều vô nghĩa khi nêu lên những vấn nạn vượt ra ngoài phạm vi vũ trụ. Chỉ có hai cách giải đáp thắc mắc về vũ trụ: hoặc vũ trụ là tạo vật của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa tạo dựng nên, hoặc chính vũ trụ là hữu thể thần linh tuyệt đối. Vâng, đó là hai cách thức khả dĩ nhất, xét về mặt triết học, để giải đáp cách thoả mãn những vấn nạn sau cùng.
Triết gia Benedikt de Spinoza |
Dĩ nhiên, chàng trai Spinoza đã lớn lên trong một bầu không khí truyền thống như thế. Sau khi mãn trường trung học phổ thông, một nơi các học sinh đã được học đầy đủ về tiếng Do-thái và Kinh Thánh, Benedikt de Spinoza theo học trường Jeschiwa, một trường cao đẳng về tôn giáo của người Do-thái. Ở đây các sinh viên không chỉ được học về toàn bộ truyền thống Do-thái giáo, nhất là học về Talmud(1) và các bình giải về Talmud, nhưng còn được học lối văn chương huyền bí khó hiểu, một lối văn chương tìm cách giải thích Kinh Thánh dựa trên những biểu tượng và con số mang tính cách thần bí, và là một lối văn chương đã thành công rực rỡ trong những thị kiến quan trọng về sự sáng tạo vũ trụ và về sự cứu rỗi do Đấng Messia mang lại.
Nhưng rồi những xung động mang tính cách duy lý đã chi phối tư tưởng Spinoza rất mạnh, đến nỗi ông đã biên soạn ra tác phẩm «more geometrico» - Học thuyết về hình học, và bằng tất cả mọi giá ông vẫn giữ vững quan điểm của mình là coi những vấn đề về Thiên Chúa về vũ trụ và về con người, kể cả những vấn nạn về hành động luân lý đạo đức, đều bằng một cách thức như nhau, trong đó nhà toán học đã giải tỏa được những vấn đề của chính mình. Điều đó đã được trình bày trong tác phẩm «Ethik», một tác phẩm từ trang đầu cho tới trang cuối đã được chia ra theo lược đồ tổng quát: Các định nghĩa, các định lý, đề án hay luận đề, mà trong đó các định nghĩa và các định lý cần phải minh bạch và các luận đề cũng hoàn toàn phải chắc chắn rõ ràng dứt khoát, tương tự như trong toán học qua một dẫn chứng minh bạch. Vì thế, điều quá hiển nhiên là khi hành động theo đúng phương pháp như thế, thì mỗi khi người ta muốn giải thích tổng thể về vũ trụ sẽ không còn là vấn đề nữa, nếu người ta thực hiện qua các định nghĩa, bởi vì tự bản chất, các định nghĩa đã là những giải thích tất cả các vấn nạn một cách chắc chắn rõ ràng, tương tự như những nguyên tắc toán học vậy. Vì thế, tuyệt nhiên không phải là một điều phóng đại khi cho rằng sự chọn lựa thuyết phiếm thần và qua đó là toàn bộ khoa siêu hình học của Spinoza đã được trình bày ngay trong những trang đầu tiên của tác phẩm «Ethik», trong đó tác giả đã định nghĩa sự hiện hữu của bản thể Thiên Chúa.
Như bản Kinh Tin Kính của Kitô giáo đã xác định ngay trong câu đầu tiên mối tương quan giữa Thiên Chúa và vũ trụ, khi long trọng tuyên xưng rằng: «Tôi tin kính một Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất»; tương tự như thế, tác phẩm «Ethik» cũng đã diễn tả sự tương quan này ngay từ đầu với một câu duy nhất. Chỉ một điều đáng ghi nhận ở đây là câu đó không phải là đối tượng của đức tin, nhưng tự bản chất là một câu nói rõ ràng minh bạch. Lời phát biểu có tính cách quyết định của Spinoza là: «Về bản thể (hữu thể độc lập) thì tôi hiểu là một cái gì hiện hữu nội tại và qua nó người ta có thể nhận thức được nó, nghĩa là một cái mà để tạo nên một ý niệm về nó thì người ta không cần đến ý niệm của một sự vật khác». Từ đó dẫn tới kết quả, hay nói đúng hơn: cần phải dẫn tới kết quả là chỉ có một hữu thể độc lập duy nhất, đó là Thiên Chúa. Còn tất cả những sự vật thuộc vũ trụ vật chất này, trong đó bao gồm cả con người, mà chúng ta cho là độc lập thì không gì khác hơn là những sắp xếp có giới hạn của chính bản thể Thiên Chúa đó tạo nên.
Vì thế, chỉ bản thể Thiên Chúa là có thể tự hiện hữu do chính sức mạnh nội tại của mình, và đối với tư duy con người thì bản thể Thiên Chúa là một cái gì vô tận, hoàn toàn vượt mọi phạm trù tư duy nhân loại, nghĩa là một sự sung mãn tuyệt đối của cái tự ẩn chứa trong chính mình, tức cái chỉ khả tư duy một cách nào đó. Trong đó, một điều khả dĩ là chính thuyết phiếm thần tạo nên được tác dụng một cách hấp dẫn qua các biểu tượng và hình ảnh hơn là qua các hình thức ý niệm, một điều quá rõ rệt ở đây, một nơi đề cập đến tính đồng nhất của tất cả mọi sự vật trong vũ trụ quan của Thiên Chúa và dựa trên những ý niệm trong sáng và chắc chắn rõ ràng. Điều mà Spinoza quan niệm là bản thể, thì trong Vedanta(2) của người Ấn Độ chính là cái đại dương bao la vô tận, còn những sự vật trong vũ trụ này thì không gì khác hơn là những làn sóng lăn tăn gợn lên trên mặt nước của đại dương vô tận đó, làn sóng này qua đi lại có làn sóng khác tiếp nối nhau do cơn gió đã thổi vào mặt đại dương.
Dĩ nhiên trong một quan niệm về vũ trụ như thế thì không còn có chỗ cho sự tự do của ý chí nữa, tức sự chấp nhận rằng trong một khoảnh khắc nào đó con người có thể tự quyết định thế này hay thế kia tùy ý mình lưa chọn. Đúng thế, Spinoza tranh đấu chống lại sự tự do của ý chí như thế bằng một luận cứ mà ngay từ lúc bấy giờ đã trở nên nổi danh. Theo ông, con người chỉ cho mình là tự do, bởi vì họ không nhận thức được những khuynh hướng và những động lực thầm kín của hành động họ làm. Cũng tương tự như sự chấp nhận sự tự do của ý chí, quan điểm cho rằng, sự hiện hữu của chúng ta có một ý nghĩa đặc biệt, thì hoàn toàn đơn thuần dựa trên sự vô tri về bản chất thực sự của các sự vật và qua đó vô tri về nguồn gốc thiết yếu của chúng, vốn được bắt nguồn từ bản thể Thiên Chúa, cũng như về sự nối kết tất nhiên của chúng trong một dây xích vô tận của những tác động.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà triết học của chúng ta đã khoác vào cho con người quá uy quyền đến thế ngay trong thời đại mà người ta chưa cảm nhận được một cách sâu xa cuộc sống bị Thiên Chúa ruồng bỏ và sự cô đơn trống trải như trong thời đại chúng ta ngày nay. Các văn hào và thi sĩ Gotthold Ephraim Lessing, Friedrich Heinrich Jacobi và Johann Wolfgang Goethe, v.v… là chứng nhân của vẻ mê hoặc quyến rủ này. Câu giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta tìm gặp được trong phần cuối cùng của tác phẩm «Ethik» là phần bàn về triết học luân lý theo nghĩa hẹp của nó. Theo đó thì tất cả đều tuỳ thuộc vào việc chúng ta phải vượt qua được cái tầm nhìn mà người thường gọi là tầm nhìn của «nhái ngồi đáy giếng», tức tầm nhìn thiển cận, giới hạn và đạt tới được sự nhận thức hoàn hảo cho phép chúng ta nhìn thấy được thực tại đúng với bản chất của nó và nhờ đó nhận chân được chỗ đứng đích thực của mình trong vũ trụ. Vâng, qua sự nhận thức hiểu biết được Thiên Chúa, chúng ta nhận thức được tất cả mọi sự vật «sub specie aeternitatis» - dưới nhãn quan vĩnh cửu; nói cách khác: một sự nhận thức phát xuất từ Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta nhận thức được chúng như chúng thực sự ở trong chính Thiên Chúa và như chúng xuất phát từ sự tất hữu của bản tính Người. Một khi chúng ta nhận thức trong sự nhận thức Thiên Chúa, chúng ta sẽ đạt tới được sự bình an thanh thản, một sự bình an luôn được coi là sự minh triết, vì nó được xây dựng trên sự «khôn ngoan hiểu biết» được rằng tự bản chất của chúng tất cả mọi sự đều thiện hảo, đều tốt, bởi vì chúng xảy đến với sự tất yếu bất biến.
____________________
Chú thích:
1. Talmut: Cuốn sách quan trọng vào bậc nhất trong Do-thái giáo sau cuốn Kinh Thánh. “Talmut” trong tiếng Do-thái tân thời có nghĩa là “giáo huấn”, cuốn sách trình bày luật dân sự và luật tôn giáo của dân Do-thái, bao gồm các diễn giải về luật Torah và Sách Ngũ Thư
2. Vedanta: trong tiếng Sanskrit có nghĩa là tận cùng hay kết quả của Veda, tức của sự nhận thức. Đó là một ngành triết học xuất phát từ truyền thống cũ của Ấn Độ, luận bàn về sự “tận cùng của sự hiện hữu”, nghĩa là trình bày một học thuyết dựa trên sự tri thức đúng đắn về chính mình và về cuộc sống. Mục đích chính là giúp giải quyết tất cả mọi vấn nạn thuộc lãnh vực tinh thần.
Sách tham khảo:
Benedikt de Spinoza: Ethik in geometrischer Ordnung dargestellt. Felix Meiner Verlag, Hamburg 1999, 612 Seiten.
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa và sự dại khờ của con người
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
10:55 05/08/2008
“SỰ KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA VÀ SỰ DẠI KHỜ CỦA CON NGƯỜI”
Cách đây mấy tuần, nhân dịp đọc bài Tin Mừng về Lúa Tốt Và Cỏ Lồng Vực, tôi viết bài hồi ký nhớ lại bài giảng của tôi trước đây hàng chục năm ở Nhà thờ lớn Hà Nội. Trong đó tôi ca ngợi sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã cho gặt những bông lúa tốt trong ruộng của Ngài để làm Lễ toàn thiêu đền tội (như chính Chúa Giêsu là Bông Lúa Tốt phải chết trên thập tự giá), còn các bó cỏ lồng vực được giữ lại để có giờ ăn năn sám hối đền tội để trở thành lúa tốt (như các Lý Hình, các Biệt Phái…. còn sống nhăn răng). Và tôi kể lại câu chuyện cách đây 63 năm (6/8/1945) Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai xứ đạo Công giáo tốt nhất nước Nhật tại thành phố Nagasaki và Hiroshima. Sau bài giảng tôi được triệu tập ra cơ quan làm việc ra sao, tôi đã tường thuật trong bài hồi ký đăng trên website của Giáo phận Thái Bình (giaophanthaibinh.net).
Nhân dịp ngày 6/8 - kỷ niệm hai quả bom nguyên tử đầu tiên tượng trưng cho sự dại khờ của con người (bêtise humaine) tôi được đọc bài viết của ký giả Benedetto Cottone đăng trong Báo 30 Ngày, số 5/2008 nay lược dịch ra để mọi người cùng đọc và cùng suy gẫm, đầu đề là của tôi mạo muội đặt ra: “Sự khôn ngoan của Thiên Chúa và sự dại khờ của con người”.
“Vào ngày 17 tháng 6 năm 1945, thủ tướng mới Winston Churchill tiếp tại tư gia ngài Henry Stimson – cố vấn của tổng thống Mỹ Truman. Ông ta đặt trước mặt thủ tướng một tờ giấy có viết “Mấy con nít mới sinh ra rất tốt”. Đó là dòng mật mã để nói về mấy vụ thử bom nguyên tử đã thành công.
Ông Churchill kể tiếp, ngày hôm sau chính ông Stimson nói rõ thêm là quả bom nguyên tử đã được cho nổ ở sa mạc Mêhicô, trên ngọn tháp cao 30m, và các nhà nghiên cứu muốn quan sát hiệu quả đã nấp cách xa 15km trong hầm bêtông dầy. Quả bom mạnh nhất được dùng trong thế chiến II của Hoa Kỳ được gọi là Blockbuster (Cắt Hơi) mạnh chừng 10 tấn thuốc nổ T.N.T, có sức nghiền nát thành tro một căn nhà. Sau quả bom “Cắt Hơi”, Mỹ làm được bom nguyên tử chính thức. Khi có được vũ khí tân tiến trong tay, họ ra lệnh cho Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện, nhưng nước Nhật từ chối. Thế là ngày 6/8/1945 quả bom nguyên tử đầu tiên được ném xuống Hirôshima và ngay sau đó 9/8/1945 được thả xuống Nagasaki đúng vào khu vực nhà thờ chính toà Urakami.
Hai trái bom đó mỗi quả tương đương 15 nghìn tấn thuốc nổ N.T.N đã gây ra tác hại, như chúng ta đã biết thật kinh khủng. Sau một thời gian, khoa học tiến bộ đã đưa từ bốn nghìn tấn lên tới bốn chục nghìn tấn gọi là bom A rồi tới bom nguyên tử gọi là bom khinh khí A (hàng triệu tấn T.N.T) có sức công phá từ 2 đến 20 triệu tấn thuốc nổ T.N.T. Nếu chẳng may có cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra, không biết sự phá hại sẽ rộng lớn và cụ thể đến mức nào? Chắc là có sự lo âu sợ hãi đích thực của mọi người.
Khoa học, thực ra tạo nên năng lượng nguyên tử lành mạnh, nếu được áp dụng cho mục đích hoà bình. Cho đến nay vẫn chưa tìm được những hệ thống đầy đủ phân tích vũ khí để kiềm chế những hiệu quả rắc rối do cuộc nổ bom nguyên tử gây ra.
Một số hiệu quả chưa được khám phá do tình cờ. Nhưng còn rất nhiều những hiệu quả khác còn trong vòng bí mật. Lấy ví dụ, năm 1954, Hoa Kỳ cho nổ thêm quả bom nguyên tử đựng 8 triệu tấn T.N.T trong rào chắn đảo san hô Marshell, người ta dự liệu trận mưa phóng xạ (fallout) trong giới hạn 8 nghìn cây số vuông, nhưng trong thực tế, vụ nổ gây ô nhiễm một khu vực rộng hơn nhiều, đến độ đạt tới tầu đánh cá của Nhật ở xa tới 60 km đường kính cách xa điểm dự liệu, và đoàn thuỷ thủ biểu lộ cách kinh sợ những triệu chứng của sự nhiễm phóng xạ. Đảo Rongelap cách xa 150 km cũng bị nhiễm mưa phóng xạ và mặc dầu sau vụ nổ 2 ngày, dân cư được di tản hết, các trẻ em cũng bị chứng rối loạn hạch cổ làm chậm lớn. Sau vài năm, một em bé (trong bụng mẹ khi bom nổ) đã phải giải phẫu vì sưng hạch cổ.
Năm 1958, Mỹ cho nổ 2 quả bom hạch tâm ở đảo Johnson ngoài biển Thái Bình Dương, tiếng nổ gây ra ở hơn nghìn cây số cách xa, trong nhiều giờ, sự gián đoạn không thông báo, các tín hiệu viễn thông phát thanh vì vụ nổ đã xé rách vùng khí quyển ở tầng cao từ 50 đến 100 cây số và đã ảnh hưởng đến tín hiệu phát thanh.
Người ta cũng nhận thấy các kết quả không được dự báo về vụ nổ có sức đẩy nam châm phá hoại các thiết bị điện tử của các dàn máy vi tính, kết quả làm tê liệt các hoạt động kỹ thuật.
Một số vụ nổ nguyên tử có thể gây ra sự phá hoại bán phần hoặc hoàn toàn tầng khí quyển Ozone đang che chở nhân loại cho khỏi các tia phóng xạ cực tím, người ta không rõ sự phá hoại lan rộng tới mức nào và kéo dài bao lâu, có điều chắc chắn là: cái cấu trúc môi sinh cho sự sống trên hành tinh chúng ta sẽ bị lung lay dễ vỡ. Ngày nay, thật là một thảm hoạ về sự sinh sôi nảy nở nguy hiểm của bom hạt nhân vì nhiều nước đã sở hữu khí giới đó.
Hiện tượng gọi là “Toàn cầu hoá” đã xuất hiện khoảng chừng 30 năm nay, mới chỉ được áp dụng trong lãnh vực kinh tế. Toàn cầu hoá chưa cho phép các nước trên thế giới chấp thuận nguyên tắc đa dân chủ và tôn trọng các tự do dân chủ, chính trị và các quyền con người. Đối mặt với các xã hội cởi mở và dân chủ, vẫn còn một số khép kín và lý tưởng hoá…hơn nữa đã xuất hiện những vụ khủng bố quốc tế ma quỷ. Vậy nên phải tuyệt đối cần thiết kiểm soát các khí giới nguyên tử mà càng phải phổ biến sâu rộng cho mọi người biết, càng nhiều càng tốt, những tai hại khủng khiếp của việc sử dụng điên dại vũ khí hạch tâm.
Một khi chiến tranh Âu Châu chấm dứt, từ tháng 6 năm 1946 Âu Châu đã giải trừ quân đội, Hoa Kỳ đã giảm bớt quân đội từ 8 triệu 5 trăm nghìn xuống còn 1 triệu bảy trăm ba mươi nghìn người. Nước Anh cũng đã giảm từ 5 triệu còn 7 trăm chín mươi ngàn người. Cả nhân loại đang tiến tới nền hoà bình không chiến tranh.
(Chúng tôi lược bỏ một số đoạn trong bài báo nói tới sự đối đầu của Mỹ và Liên Xô cũ trong cuộc thi đua chế tạo các vũ khí nguyên tử, làm lan ra cả các nước ngày nay gây ra sự đe doạ rất lớn tới nền an ninh chung như Iran, Ấn Độ, Pakistan, Bắc và Nam Triều Tiên….)
Sau đây là đoạn kết của bài báo:
“Người ta đã đưa ra một ý tưởng nữa, theo tôi rất xác đáng hơn là nghịch lý rằng, nếu không có bom nguyên tử thì đã xảy ra cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ lâu rồi.
Trong cuộc chiến tranh lạnh, người ta tự hỏi phải chăng hai siêu cường đó hiểu rõ nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra thì cả thế giới biến thành Lò Hoả Thiêu?
Theo ý kiến của tôi (nhà báo) thì nước Hoa Kỳ đã hiểu rõ điều đó. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cố tổng thống Mỹ Truman đã phản đối quyết liệt đề nghị của một số các tướng lãnh đạo, đó là bỏ bom nguyên tử trên phần lãnh thổ của Bắc Triều Tiên. Tôi cũng tin rằng Liên Xô đã hiểu như vậy nên chúng ta có thể xác định ngày đó diễn ra: đó là ngài Tổng Bí thư Kroulchev dưới sự đe doạ (dùng bom nguyên tử) của tổng thống Kennedy, đã rút hết các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ra khỏi Cuba. Có thể vì sợ các hậu quả xảy ra của vụ nổ bom nguyên tử làm nguy hại tới sự sống còn của các thú vật, cây cỏ trên hành tinh chúng ta nên chắc chắn sẽ không còn các cuộc chiến tranh thế giới nữa.
Chúng ta đừng quên câu nói trứ danh của văn hào Voltaire: “Điều duy nhất có thể cho ta ý nghĩ mờ nhạt về sự vô hạn, đó là sự dại khờ của con người”.
Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban nhiều khôn ngoan cho nhân loại và loại trừ Sự Khờ Dại của con người.
(Theo báo 30 ngày, số 5/2008, trang 42-44)
Thái Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2008
Cách đây mấy tuần, nhân dịp đọc bài Tin Mừng về Lúa Tốt Và Cỏ Lồng Vực, tôi viết bài hồi ký nhớ lại bài giảng của tôi trước đây hàng chục năm ở Nhà thờ lớn Hà Nội. Trong đó tôi ca ngợi sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã cho gặt những bông lúa tốt trong ruộng của Ngài để làm Lễ toàn thiêu đền tội (như chính Chúa Giêsu là Bông Lúa Tốt phải chết trên thập tự giá), còn các bó cỏ lồng vực được giữ lại để có giờ ăn năn sám hối đền tội để trở thành lúa tốt (như các Lý Hình, các Biệt Phái…. còn sống nhăn răng). Và tôi kể lại câu chuyện cách đây 63 năm (6/8/1945) Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai xứ đạo Công giáo tốt nhất nước Nhật tại thành phố Nagasaki và Hiroshima. Sau bài giảng tôi được triệu tập ra cơ quan làm việc ra sao, tôi đã tường thuật trong bài hồi ký đăng trên website của Giáo phận Thái Bình (giaophanthaibinh.net).
Nhân dịp ngày 6/8 - kỷ niệm hai quả bom nguyên tử đầu tiên tượng trưng cho sự dại khờ của con người (bêtise humaine) tôi được đọc bài viết của ký giả Benedetto Cottone đăng trong Báo 30 Ngày, số 5/2008 nay lược dịch ra để mọi người cùng đọc và cùng suy gẫm, đầu đề là của tôi mạo muội đặt ra: “Sự khôn ngoan của Thiên Chúa và sự dại khờ của con người”.
“Vào ngày 17 tháng 6 năm 1945, thủ tướng mới Winston Churchill tiếp tại tư gia ngài Henry Stimson – cố vấn của tổng thống Mỹ Truman. Ông ta đặt trước mặt thủ tướng một tờ giấy có viết “Mấy con nít mới sinh ra rất tốt”. Đó là dòng mật mã để nói về mấy vụ thử bom nguyên tử đã thành công.
Ông Churchill kể tiếp, ngày hôm sau chính ông Stimson nói rõ thêm là quả bom nguyên tử đã được cho nổ ở sa mạc Mêhicô, trên ngọn tháp cao 30m, và các nhà nghiên cứu muốn quan sát hiệu quả đã nấp cách xa 15km trong hầm bêtông dầy. Quả bom mạnh nhất được dùng trong thế chiến II của Hoa Kỳ được gọi là Blockbuster (Cắt Hơi) mạnh chừng 10 tấn thuốc nổ T.N.T, có sức nghiền nát thành tro một căn nhà. Sau quả bom “Cắt Hơi”, Mỹ làm được bom nguyên tử chính thức. Khi có được vũ khí tân tiến trong tay, họ ra lệnh cho Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện, nhưng nước Nhật từ chối. Thế là ngày 6/8/1945 quả bom nguyên tử đầu tiên được ném xuống Hirôshima và ngay sau đó 9/8/1945 được thả xuống Nagasaki đúng vào khu vực nhà thờ chính toà Urakami.
Hai trái bom đó mỗi quả tương đương 15 nghìn tấn thuốc nổ N.T.N đã gây ra tác hại, như chúng ta đã biết thật kinh khủng. Sau một thời gian, khoa học tiến bộ đã đưa từ bốn nghìn tấn lên tới bốn chục nghìn tấn gọi là bom A rồi tới bom nguyên tử gọi là bom khinh khí A (hàng triệu tấn T.N.T) có sức công phá từ 2 đến 20 triệu tấn thuốc nổ T.N.T. Nếu chẳng may có cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra, không biết sự phá hại sẽ rộng lớn và cụ thể đến mức nào? Chắc là có sự lo âu sợ hãi đích thực của mọi người.
Khoa học, thực ra tạo nên năng lượng nguyên tử lành mạnh, nếu được áp dụng cho mục đích hoà bình. Cho đến nay vẫn chưa tìm được những hệ thống đầy đủ phân tích vũ khí để kiềm chế những hiệu quả rắc rối do cuộc nổ bom nguyên tử gây ra.
Một số hiệu quả chưa được khám phá do tình cờ. Nhưng còn rất nhiều những hiệu quả khác còn trong vòng bí mật. Lấy ví dụ, năm 1954, Hoa Kỳ cho nổ thêm quả bom nguyên tử đựng 8 triệu tấn T.N.T trong rào chắn đảo san hô Marshell, người ta dự liệu trận mưa phóng xạ (fallout) trong giới hạn 8 nghìn cây số vuông, nhưng trong thực tế, vụ nổ gây ô nhiễm một khu vực rộng hơn nhiều, đến độ đạt tới tầu đánh cá của Nhật ở xa tới 60 km đường kính cách xa điểm dự liệu, và đoàn thuỷ thủ biểu lộ cách kinh sợ những triệu chứng của sự nhiễm phóng xạ. Đảo Rongelap cách xa 150 km cũng bị nhiễm mưa phóng xạ và mặc dầu sau vụ nổ 2 ngày, dân cư được di tản hết, các trẻ em cũng bị chứng rối loạn hạch cổ làm chậm lớn. Sau vài năm, một em bé (trong bụng mẹ khi bom nổ) đã phải giải phẫu vì sưng hạch cổ.
Năm 1958, Mỹ cho nổ 2 quả bom hạch tâm ở đảo Johnson ngoài biển Thái Bình Dương, tiếng nổ gây ra ở hơn nghìn cây số cách xa, trong nhiều giờ, sự gián đoạn không thông báo, các tín hiệu viễn thông phát thanh vì vụ nổ đã xé rách vùng khí quyển ở tầng cao từ 50 đến 100 cây số và đã ảnh hưởng đến tín hiệu phát thanh.
Người ta cũng nhận thấy các kết quả không được dự báo về vụ nổ có sức đẩy nam châm phá hoại các thiết bị điện tử của các dàn máy vi tính, kết quả làm tê liệt các hoạt động kỹ thuật.
Một số vụ nổ nguyên tử có thể gây ra sự phá hoại bán phần hoặc hoàn toàn tầng khí quyển Ozone đang che chở nhân loại cho khỏi các tia phóng xạ cực tím, người ta không rõ sự phá hoại lan rộng tới mức nào và kéo dài bao lâu, có điều chắc chắn là: cái cấu trúc môi sinh cho sự sống trên hành tinh chúng ta sẽ bị lung lay dễ vỡ. Ngày nay, thật là một thảm hoạ về sự sinh sôi nảy nở nguy hiểm của bom hạt nhân vì nhiều nước đã sở hữu khí giới đó.
Hiện tượng gọi là “Toàn cầu hoá” đã xuất hiện khoảng chừng 30 năm nay, mới chỉ được áp dụng trong lãnh vực kinh tế. Toàn cầu hoá chưa cho phép các nước trên thế giới chấp thuận nguyên tắc đa dân chủ và tôn trọng các tự do dân chủ, chính trị và các quyền con người. Đối mặt với các xã hội cởi mở và dân chủ, vẫn còn một số khép kín và lý tưởng hoá…hơn nữa đã xuất hiện những vụ khủng bố quốc tế ma quỷ. Vậy nên phải tuyệt đối cần thiết kiểm soát các khí giới nguyên tử mà càng phải phổ biến sâu rộng cho mọi người biết, càng nhiều càng tốt, những tai hại khủng khiếp của việc sử dụng điên dại vũ khí hạch tâm.
Một khi chiến tranh Âu Châu chấm dứt, từ tháng 6 năm 1946 Âu Châu đã giải trừ quân đội, Hoa Kỳ đã giảm bớt quân đội từ 8 triệu 5 trăm nghìn xuống còn 1 triệu bảy trăm ba mươi nghìn người. Nước Anh cũng đã giảm từ 5 triệu còn 7 trăm chín mươi ngàn người. Cả nhân loại đang tiến tới nền hoà bình không chiến tranh.
(Chúng tôi lược bỏ một số đoạn trong bài báo nói tới sự đối đầu của Mỹ và Liên Xô cũ trong cuộc thi đua chế tạo các vũ khí nguyên tử, làm lan ra cả các nước ngày nay gây ra sự đe doạ rất lớn tới nền an ninh chung như Iran, Ấn Độ, Pakistan, Bắc và Nam Triều Tiên….)
Sau đây là đoạn kết của bài báo:
“Người ta đã đưa ra một ý tưởng nữa, theo tôi rất xác đáng hơn là nghịch lý rằng, nếu không có bom nguyên tử thì đã xảy ra cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ lâu rồi.
Trong cuộc chiến tranh lạnh, người ta tự hỏi phải chăng hai siêu cường đó hiểu rõ nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra thì cả thế giới biến thành Lò Hoả Thiêu?
Theo ý kiến của tôi (nhà báo) thì nước Hoa Kỳ đã hiểu rõ điều đó. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cố tổng thống Mỹ Truman đã phản đối quyết liệt đề nghị của một số các tướng lãnh đạo, đó là bỏ bom nguyên tử trên phần lãnh thổ của Bắc Triều Tiên. Tôi cũng tin rằng Liên Xô đã hiểu như vậy nên chúng ta có thể xác định ngày đó diễn ra: đó là ngài Tổng Bí thư Kroulchev dưới sự đe doạ (dùng bom nguyên tử) của tổng thống Kennedy, đã rút hết các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ra khỏi Cuba. Có thể vì sợ các hậu quả xảy ra của vụ nổ bom nguyên tử làm nguy hại tới sự sống còn của các thú vật, cây cỏ trên hành tinh chúng ta nên chắc chắn sẽ không còn các cuộc chiến tranh thế giới nữa.
Chúng ta đừng quên câu nói trứ danh của văn hào Voltaire: “Điều duy nhất có thể cho ta ý nghĩ mờ nhạt về sự vô hạn, đó là sự dại khờ của con người”.
Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban nhiều khôn ngoan cho nhân loại và loại trừ Sự Khờ Dại của con người.
(Theo báo 30 ngày, số 5/2008, trang 42-44)
Thái Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2008
Văn Hóa
Cứu thai nhi (thơ)
Lê Dân Việt
10:26 05/08/2008
CỨU THAI NHI
Bố mẹ ơi! Con van xin khẩn thiết
Con tội chi, bố mẹ giết bỏ đi
Là bào thai, con có tội tình gì?
Diệt mầm sống, thai nhi chưa biết nói!!!
Sinh con ra, để con có tên gọi
Hòa muôn người, nhân loại có lương tri
Là con người, con dũng cảm bước đi
Đừng giết con, phôi thai buồn rên xiết
Con cúi lạy, với tấm lòng thống thiết
Con tội gì, mà cha mẹ gớm ghiếc
Nỡ ra tay, hủy hoại mầm sống ấy
Con ra đời, để sống với người ta
Sống vị tha, lòng nhân ái chan hòa
Không khinh miệt, những hạng người bẩn thỉu
Chẳng bao giờ, lại trề môi dè bỉu
Thương con đi, con cảm mến mẹ cha
Để con học, tính nhẫn nhục vị tha
Con được kết, từ tình yêu trân quí
Con ra đời, với tấm lòng hoan hỉ
Con cầu nguyện, cùng với Chúa Thánh Thần
Cho ba mẹ, vui hưởng muôn hồng ân
Con chúc thọ, ba mẹ vào mỗi tết
Cho con sống, lời kêu cầu thảm thiết
Hãy thương con, phôi thai đã có tim
Đừng giết con, con lạy lục van xin
Cho con sống, để được làm người nữa
Đừng hủy hoại, tế bào non thối rữa
Con van xin, cho con được sinh ra
Để chào đời, bằng tiếng khóc oa oa
Con hoan hỉ, trong sung sướng chan hòa
Khi biết rằng, bố mẹ đã rộng lượng
Chẳng nỡ nào, giết bỏ thai nhi đâu!
Khi trong bụng, con chấp tay nguyện cầu
Xin Thiên Chúa, cho cha mẹ thương cảm
Giữ gìn con, cho đến khi chào đời
Tình thương ấy, rất lớn lao tuyệt vời
Giữ sự sống, cho con được làm người.
Bố mẹ ơi! Con van xin khẩn thiết
Con tội chi, bố mẹ giết bỏ đi
Là bào thai, con có tội tình gì?
Diệt mầm sống, thai nhi chưa biết nói!!!
Sinh con ra, để con có tên gọi
Hòa muôn người, nhân loại có lương tri
Là con người, con dũng cảm bước đi
Đừng giết con, phôi thai buồn rên xiết
Con cúi lạy, với tấm lòng thống thiết
Con tội gì, mà cha mẹ gớm ghiếc
Nỡ ra tay, hủy hoại mầm sống ấy
Con ra đời, để sống với người ta
Sống vị tha, lòng nhân ái chan hòa
Không khinh miệt, những hạng người bẩn thỉu
Chẳng bao giờ, lại trề môi dè bỉu
Thương con đi, con cảm mến mẹ cha
Để con học, tính nhẫn nhục vị tha
Con được kết, từ tình yêu trân quí
Con ra đời, với tấm lòng hoan hỉ
Con cầu nguyện, cùng với Chúa Thánh Thần
Cho ba mẹ, vui hưởng muôn hồng ân
Con chúc thọ, ba mẹ vào mỗi tết
Cho con sống, lời kêu cầu thảm thiết
Hãy thương con, phôi thai đã có tim
Đừng giết con, con lạy lục van xin
Cho con sống, để được làm người nữa
Đừng hủy hoại, tế bào non thối rữa
Con van xin, cho con được sinh ra
Để chào đời, bằng tiếng khóc oa oa
Con hoan hỉ, trong sung sướng chan hòa
Khi biết rằng, bố mẹ đã rộng lượng
Chẳng nỡ nào, giết bỏ thai nhi đâu!
Khi trong bụng, con chấp tay nguyện cầu
Xin Thiên Chúa, cho cha mẹ thương cảm
Giữ gìn con, cho đến khi chào đời
Tình thương ấy, rất lớn lao tuyệt vời
Giữ sự sống, cho con được làm người.
Tàn phá dung nhan
Nguyễn Trung Tây, SVD
18:27 05/08/2008
Tàn phá dung nhan
Bóng thời gian, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
— Ông mần chi mà tui thấy ông cứ loay hoay đi ra đi vô trong toilet, rồi lại đứng hằng giờ ở trỏng săm soi trước cái kiếng vậy? Bộ ông đau bụng hay sao? Có cần uống thuốc hay không? Hay là để tui cạo gió cho. Trời lóng nầy nắng đổ lửa như than hầm, dễ bị Tào Tháo rượt lắm đó nghen.
Ông Tư bông lơn,
— Tui hổng có sao. Bà đừng có lo. Tui là người tốt cho nên bụng cũng tốt theo. Ta nói Tào Tháo có muốn rượt, e cũng khó lắm. Bà còn nhớ năm ngoái lúc hai vợ chồng mình về Việt Nam thăm họ hàng hay không. Tình thiệt mà nói trước khi lên phi cơ, tui cũng hơi ngần ngại, bởi nghe nói nhiều người về bển uống nước rồi bị Tào Tháo rượt chạy có cờ. Nhưng mà mới bước được mấy bước trên đường làng thì ta nói thiệt tình… Gần ba mươi năm trời không gặp được bà con chòm xóm, giờ tự dưng gặp lại biết bao nhiêu người, tui vui quá xá. Cho nên sang tới ngày thứ hai là tui bắt đầu sa đà, gặp thịt chó ăn thịt chó, đụng nước mía uống nước mía. Nhưng hên ông trời cho tui cái bụng tốt. Ta nói gần ba mươi năm xa nhà, giờ về Việt Nam ăn thịt chó nướng vỉ ngay bên lề đường, uống nước mía ngoài chợ sáng trưa chiều tối đủ bốn cữ mà vẫn tỉnh bơ như không!
— Xí! Ông đừng tưởng ông ngon! Chưa tới lúc Tào Tháo mở sổ gọi tên ông một lần nữa đâu. Ông đừng có quên cái hồi tui mới sanh thằng Hai xong, chiều hôm đó ông sa đà nhậu nhẹt thịt chó với lòng heo chấm mắm tôm. Lết về được tới nhà, ông thượng thổ hạ tả. Thiệt tình bữa đó ông hành tui gần chết…
Ông Tư cụt hứng,
— Bà! Nói chuyện nghe thấy mắc cười…
Ngồi xuống ghế, ông Tư vô đề,
— Bà biết gì không? Mới lúc nãy coi TV, tui thấy người ta nói có cái bà người Pháp được bác sĩ thẩm mỹ sửa lại cái mặt...
Dì Tư khịt mũi,
— Mần chi mà phải mò tới viện thẩm mỹ sửa da sửa mặt. Bà này nhiêu tuổi rồi? Dư tiền bạc quá mà.
— Bà, chưa chi đã nghĩ xấu cho người ta. Cái bà này bị chó cắn cái mặt nát bấy như tương... Nhưng cũng còn hên cho bả, bởi gặp được bác sĩ thẩm mỹ rành nghề, cho nên khuôn mặt của bả trở lại gần như bình thường nguyên vẹn.
Ông Tư tâm sự,
— Thấy chuyện người tui lại nhớ tới chuyện mình.
— Chuyện người thì tui hiểu. Còn chuyện mình là chuyện gì?
— Chứ bộ bà không thấy vợ chồng mình sống tới tuổi này rồi, nhìn miết trong gương, tui thấy tóc muối nhiều hơn tiêu. Cho nên tui thấy càng sống lâu lại càng có thêm cơ hội khiến khuôn mặt mình biến dạng. Tôi thấy trên đời này chỉ có mình Chúa Giêsu là còn nguyên vẹn, trắng tinh vẫn là trắng tinh như tuyết, trước sau khuôn mặt của Chúa là không hề thay đổi.
— Ông nói chiện! Thì Chúa mà! Ông còn nhớ cái tuồng Chúa biến hình ở trên núi Tabo hay không?
— Bà! Sao lại có cái vụ tuồng tích ở đây. Bài Phúc Âm Chúa Biến Hình mà bà làm như là tuồng Võ Tòng Đả Hổ hay là Tiếng Trống Mê Linh không bằng.
Dì Tư cười gượng gạo,
— Ừ, ừ, thì bài Phúc Âm. Tôi nhớ hồi còn nhỏ, nghe dì phước dậy nếu mình chịu khó siêng năng đi lễ Misa, lần chuỗi Mân Côi, ngoan ngoãn với tía má thì áo rửa tội của mình lúc nào cũng trắng tinh như áo Chúa Giêsu lúc Ngài biến hình trên núi vậy. Nghe vậy, tui khoái quá, te te đi lễ Misa ngày hai bận. Sáng tinh mơ, chuông nhà thờ vừa đổ một cái là tui lục đục ngồi dậy đi lễ với tía má. Chiều, tui hấp tấp nấu cơm cho lè lẹ để còn kịp giờ đi lễ. Tối khuya, nhiều khi tui còn nhắc nhở tía má lần chuỗi Mân Côi. Hồi đó tía má cứ nói mai rày lớn lên con nhỏ này sẽ đi tu. Nghe nói vậy, tui cũng khoái tê tê trong bụng, tui tính đi tu thiệt tình…
— Nè, bà đừng có đổ ngang là tại bà lậm tui cho nên mất đi cơ hội làm dì phước đó nghen…
Dì Tư mặt đỏ tuồng như người nhai trầu thuốc,
— Ông quỷ đa! Nói năng lảm nhảm không à.
Ông Tư bập bập hơi thuốc,
— Bà làm tui nhớ tới chuyện ông họa sĩ vẽ tranh Bữa Tiệc Ly. Ổng họa sĩ chọn vẽ người đầu tiên là Chúa Giêsu. Người làm mẫu cho Chúa Giêsu, ông ấy nghĩ phải kiếm cho ra người có khuôn mặt của nhân hậu nè, từ bi nè. Chỉ trong vòng một thời gian thật ngắn, ổng ấy kiếm ra người làm mẫu cho Chúa Giêsu liền. Sau đó, ổng lại đi kiếm mười một người làm mẫu khác cho mười một vị tông đồ. Sau cùng, ổng mới đi kiếm người làm mẫu cho Giuđa, một người mà theo như ổng phải có cái khuôn mặt nham hiểm bất lương. Nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian thiệt lâu ổng ấy mới kiếm ra được người làm mẫu cho Giuđa đang ngồi ăn xin ở cửa chợ đó. Mang ông ăn mày về tới nhà, chỉ vào bức tranh, ông họa sĩ mới giải thích cho người ăn mày biết công trình mà ổng đang thực hiện. Nhưng thật là bất ngờ, khi nhìn thấy Chúa Giêsu trong bức tranh, oôg ăn mày bật khóc nức nở, và nói, “Ông biết chi không? Cái người làm mẫu cho Chúa Giêsu trong bức tranh chính là tôi đây nè”.
Dì Tư há o tròn miệng,
— Nghe ông kể chiện mà tự nhiên tui rùng mình ớn lạnh. Tự dưng cũng muốn đi soi kiếng coi khuôn mặt đã biến đổi tới đâu Mà lạ hén. Người ta nói, “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Nhưng tui không hiểu sao người ta lại biến đổi, mất đi cái tính bổn thiện vậy hả ông?
— Thì cũng có nhiều lý do. Nhưng tôi nghĩ cũng tại cái môi trường nơi mình sống. Bà còn nhớ ông bà mình hay nói, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, hay là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay không? Cái mặt đang tròn phúc hậu như cô Thúy Vân mà đưa vào cái ống tre ở riết thì cũng biến dạng dài thoòng. Tôi mà cứ giỡn với mực, có ngày mực đổ vấy áo hóa ra đen thui. Cho nên tôi nhớ chuyện kể Tể Tướng Án Anh nước Tề có lần công du nước Sở. Muốn làm bỉ mặt nước Tề và Án Anh, vua Sở bày kế, trong khi nhà vua và Án Anh đang đàm đạo, từ bên ngoài quân lính mang vào một người thanh niên mặc quần áo nước Tề, tay chân bị xiềng xích. Vua Sở hỏi quân lính, “Người đó tội chi mà bị xiềng xích như vậy?”. Quân lính thưa, “Dạ, tâu bệ hạ, người này nguyên gốc dân nước Tề, nay bị bắt vì tội ăn cắp”. Vua Sở quay sang hỏi Án Anh, “Bộ nước Tề có nhiều người ăn cắp lắm hay sao?”. Nghe vua hỏi, Án Anh mặt không biến sắc, nhưng điềm tĩnh trả lời, “Thần nghe nói quất Giang Nam nguyên thủy quất ngọt. Nhưng khi mang qua trồng bên đất Giang Bắc, quất ngọt hóa ra quất chua. Nay anh chàng thanh niên này nguyên thủy người nước Tề, ở bên nước Tề, sống một đời lương thiện cho đến khi dọn nhà qua bên đất Sở sinh sống, khi đó lại hóa ra quân trộm đạo bất lương”. Vua Sở nghe nói vậy, giận tím mặt, vẫy tay cho quân sĩ kéo người thanh niên ra ngoài.
— Chà, cái ông Án Anh này thiệt là lanh lợi đa. Trả lời như vậy thì còn ai nói cho lợi với ổng. Người xưa ta nói sao mà lợi khẩu quá hén.
Ông Tư bàn thêm,
— Nơi chốn mình ở chỉ là một. Nguyên nhân thứ hai khiến cho người ta mất đi tính bổn thiện thì lại có liên quan tới những cái chọn lựa trong đời sống hằng ngày...
Dì Tư nóng nảy,
— Nghĩa là làm sao? Cái này ông phải nói thêm rồi đa.
Ông Tư chậm rãi,
— Bà còn nhớ câu chuyện bà Evà ăn trái cấm hay không?
— Chuyện đó thì ai còn lạ chi. Nhưng mà ông lôi chuyện bà Evà vào trong đây để làm chi?
Ông Tư trợn mắt,
— Bà nói nghe thấy mắc cười. Bộ bà không thấy rõ ràng là bà Evà có cái chọn lựa hay sao? Hoặc ăn hoặc không ăn. Cuối cùng, bả chọn, và bởi cái chọn lựa khờ dại này, hai vợ chồng mất đi khuôn mặt thiên đàng. Tệ hơn nữa, từ cái chọn lựa nghèo nàn của bà Evà, trần gian nảy sinh ra khuôn mặt hung thủ Cain và khuôn mặt nạn nhân Abel, nối tiếp theo sau là những khuôn mặt xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng nước Đại Hồng Thủy. Đó, bà thấy chưa?
Dì Tư rạng ngời nét mặt,
— Ừ, thôi, tui hiểu rồi. Tui nhớ đâu có lần tụi tui thắc mắc hỏi cha Linh hướng Hội Legio về sự khác nhau giữa tội nhẹ và tội nặng. Có người còn hỏi, “Nếu khai thuế hơi quá tay một chút, rồi lấy số tiền đó gửi về cho các trại mồ côi ở bên Việt Nam, làm như vậy có được hay không?”.
Ông Tư giọng điệu hưỡn đãi thấy rõ,
— Rồi cha Linh hướng ổng nói làm sao?
— Thì tui nhớ đâu ổng nói, “Nếu cứ sống với những cái chọn lựa nghèo nàn, chẳng mấy chốc từ người làm mẫu cho Chúa Giêsu, mình sẽ trở thành người mẫu tuyệt vời cho Giuđa”. Ừ, đúng rồi đó…
— Thì đấy, vậy là bà hiểu chuyện rồi đó. Bây giờ bà còn tưởng tui bị Tào Tháo rượt nữa hay không?
Dì Tư không trả lời, nhưng nhìn chồng cười tươi như nắng mùa hè tiếp tục rực rỡ bên ngoài khung cửa.
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thiền
Đặng Đức Cương
00:33 05/08/2008
THIỀN
Ảnh của Đặng Đức Cương
(Trích thơ của Trần Nhân Tôn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền