Phụng Vụ - Mục Vụ
Linh Mục tự niệm
Lm. JBT Phạm Quốc Hưng, CSsR.
01:54 05/08/2009
LINH MỤC TỰ NIỆM
Với việc công bố “Năm Linh Mục” nhân kỷ niệm 150 năm (1859-04/08-2009) ngày Thánh Gioan Maria Vianney qua đời, Giáo Hội muốn mọi tín hữu Công Giáo thêm hiểu biết và trân quý thiên chức linh mục, cũng như thêm lời cầu nguyện và giúp đỡ các linh mục sống trọn vẹn với thiên chức của họ. Đối với linh mục chúng tôi, đây là thời gian quý báu để canh tân ơn gọi và sứ mạng cao quý Chúa đã trao ban, theo mẫu gương thánh thiện tuyệt vời của Cha Xứ Họ Ars. Muốn thế, trước hết chúng tôi phải có sự hiểu biết đúng đắn về thiên chức linh mục như chính nhân đã có.
Vậy Thánh Gioan Maria Vianney đã hiểu thế nào về thiên chức linh mục?
Thánh nhân đã trình bày sự cao quý và cần thiết của thiên chức linh mục trong bài giáo lý về thiên chức linh mục của ngài như sau:
Giáo lý về thiên chức linh mục
Này các con của cha, bây giờ chúng ta bàn đến Bí Tích Truyền Chức Thánh. Đó là một bí tích xem ra không liên quan gì với một ai trong các con, nhưng thật ra lại liên hệ đến mọi người! Bí Tích này nâng con người lên tới Thiên Chúa. Linh mục là gì? Một người giữ vị thế của Thiên Chúa-một người được trao ban mọi quyền năng của Thiên Chúa. Chúa chúng ta đã nói với linh mục: “Các con hãy đi như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy hãy đi giảng dạy muôn dân…Ai nghe các con là nghe Thầy; ai khinh các con là khinh Thầy”. Khi linh mục tha tội, ngài không nói: “Thiên Chúa tha thứ cho con”; ngài nói: “Cha tha tội cho con”. Khi Truyền Phép, ngài không nói: “Này là Mình của Chúa chúng ta”; ngài nói: “Này là Mình Thầy”.
Thánh Bênađô nói với chúng ta rằng mọi sự đến với chúng ta qua Đức Maria; và chúng ta cũng có thể nói được rằng mọi sự đến với chúng ta qua linh mục; vâng, mọi hạnh phúc, mọi ân sủng, mọi quà tặng thiên quốc. Nếu chúng ta đã không có Bí Tích Truyền Chức, chúng ta cũng đã không có Chúa ở với chúng ta. Ai đặt Chúa ở đó trong Nhà Tạm? Chính là linh mục. Ai là người đã đón nhận linh hồn các con vào ngưỡng cửa sự sống (siêu nhiên)? Linh mục. Ai nuôi dưỡng nó, cho nó sức mạnh trên cuộc hành trình đức tin của nó? Linh mục. Ai chuẩn bị cho nó trình diện trước mặt Chúa, bằng cách rửa sạch nó lần cuối bằng Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô? Linh mục-vẫn luôn là linh mục. Và nếu linh hồn ấy đến giờ lâm tử, ai sẽ phấn chấn nó, ai sẽ mang lại sự thanh thản và bình an cho nó? Cũng lại là linh mục. Các con không thể nhớ lại được bất cứ một ơn lành nào Chúa ban mà không gặp thấy bên cạnh ấy hình ảnh của linh mục trong sự hồi tưởng này.
Đi xưng tội với Đức Mẹ hay thiên thần ư? Không phải. Các ngài sẽ ban cho các con Mình và Máu Thánh Chúa ư? Không phải. Đức Thánh Trinh Nữ không thể làm cho Con Thánh của người ngự vào Bánh Thánh được. Các con có thể có hai trăm thiên thần ở đó, nhưng các ngài không thể giải tội cho các con. Một linh mục, dù tầm thường đến đâu, vẫn có thể giải tội; ngài có thể nói với các con: “Đi bình an- Cha tha tội cho con.” Ôi, một linh mục cao trọng dường nào! Linh mục sẽ không hiểu được sự cao trọng của chức vụ của ngài cho đến khi ngài lên Thiên Đàng. Nếu ngài hiểu được nó trên trần gian, ngài sẽ phải chết, không phải vì sợ, nhưng vì yêu. Các phúc lộc khác của Thiên Chúa sẽ không sinh ích cho chúng ta nếu không có linh mục. Một căn nhà chứa đầy vàng có dùng được chi, nếu không có ai mở cửa cho các con! Linh mục có chìa khóa của kho báu thiên đàng; chính ngài là người mở cửa, ngài là quản lý của Chúa nhân lành, là người phân phát sự giàu sang của Chúa. Không có linh mục, Sự Chết và Cuộc Khổ Nạn của Chúa chúng ta sẽ không sinh ích gì. Hãy nhìn xem những người ngoại đạo: có ích gì cho họ việc Chúa chúng ta đã chịu chết? Than ôi! Họ không được thông phần phúc lộc của Ơn Cứu Chuộc, trong khi họ không có các linh mục để áp dụng Máu Thánh Người cho linh hồn họ.
Linh mục không là linh mục cho chính ngài; ngài không thể giải tội cho chính ngài; ngài không thể ban các Bí Tích cho chính ngài. Ngài không có cho chính ngài, ngài có cho các con. Sau Thiên Chúa, linh mục là mọi sự. Bỏ một giáo xứ hai mươi năm không có linh mục; họ sẽ thờ lạy súc vật. Nếu Cha thừa sai và cha bỏ đi, các con sẽ nói: “Chúng con có thể làm gì trong nhà thờ này? Không có Thánh Lễ; Chúa chúng ta không ở đó nữa: chúng con có thể cầu nguyện ở nhà cũng vậy thôi!” Khi người ta muốn tấn công đạo giáo, người ta bắt đầu bằng việc tấn công linh mục; bởi vì nơi đâu không còn linh mục, nơi ấy không có tế lễ, và nơi đâu không còn tế lễ, nơi ấy không còn đạo giáo.
Khi tiếng chuông gọi các con đến nhà thờ, nếu các con được hỏi: “Các bạn đi đâu?” các con có thể trả lời: “Chúng tôi đi nuôi linh hồn chúng tôi.” Nếu có ai chỉ vào nhà tạm hỏi: “Cánh cửa vàng ấy là gì?” “Đó là kho chứa của chúng tôi, nơi giữ Của Ăn đích thực của linh hồn chúng tôi.” “Ai giữ chìa khóa? Ai đặt của ăn vào đó? Ai dọn bữa, và ai phục vụ bàn tiệc?” “Linh mục.” “Và Của Ăn là gì?” “Mình và Máu châu báu của Chúa chúng ta.” Chúa ôi! Chúa ôi! Chúa đã yêu chúng con chừng nào! Hãy nhìn xem quyền năng của linh mục; lời của linh mục làm thành Thiên Chúa từ một mẫu bánh. Điều đó còn hơn cả tạo thành một thế giới…Có người nói: “Vậy Thánh Philomena có vâng lời Cha Xứ Họ Ars không? Thực vậy, thánh nữ cũng phải vâng lời ngài, bởi lẽ Thiên Chúa vâng lời ngài.
Nếu cha gặp một linh mục và một thiên thần, cha nên chào linh mục trước khi cha chào thiên thần. Vị sau này là bạn của Thiên Chúa; nhưng linh mục giữ địa vị của Chúa. Thánh Têrêsa đã hôn đất nơi một linh mục đã đi qua. Khi các con thấy một linh mục, các con nên nói: “Đó là người đã làm cho tôi nên con Chúa, và đã mở cửa Thiên Đàng cho tôi qua Bí Tích Thánh Tẩy; người đã rửa sạch tôi sau khi tôi phạm tội; người đã ban của ăn cho linh hồn tôi.” Khi nhìn thấy tháp nhà thờ, các con có thể nói: “Có cái gì ở nơi đó?” “Thân Mình Chúa chúng ta.” “Tại sao Người ở đó?” “Vì có một linh mục ở đó, và ngài đã dâng lễ.”
Các Tông Đồ đã cảm thấy niềm vui thế nào sau Cuộc Phục Sinh của Chúa chúng ta, khi nhìn thấy Thầy mà họ đã yêu mến biết ngần nào! Linh mục phải cảm thấy cùng một niềm vui như thế khi nhìn thấy Chúa chúng ta mà ngài cầm trên tay. Giá trị lớn lao được dành cho những đồ vật được đặt vào ly uống nước của Đức Nữ Trinh và Chúa Giêsu Hài Đồng ở Loretto. Nhưng những ngón tay của linh mục đã đụng đến Thân Xác đáng tôn thờ của Chúa Giêsu Kitô, đã thọc vào vào chén đựng Máu Người, đã đặt vào hộp đựng Mình Thánh Người không quý giá hơn chăng? Chúc linh mục là tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu. Khi các con nhìn thấy linh mục, hãy nghĩ đến Chúa Giêsu Kitô của chúng ta (phỏng dịch theo The Little Catechism of The Curé of Ars).
Là linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, ngoài việc chiêm ngắm gương linh mục thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney như lời mời gọi của Vị Cha Chung, chúng tôi còn có luôn trước mắt tấm gương của Cha Thánh Anphong Maria Liguori -Đấng Sáng Lập Dòng chúng tôi, một người có sự hiểu biết sâu rộng về sự cao cả của thiên chức linh mục cũng như những đòi hỏi nặng nề của sứ mạng linh mục; đồng thời đã chu toàn ơn gọi và sứ mạng ấy một cách gương mẫu tuyệt vời.
Tôi muốn ghi lại nơi đây những tâm tư của Cha Thánh về thiên chức linh mục như những lời tự niệm, để được chia sẻ cùng một tâm tư với ngài và nhờ đó có thể chu toàn ơn gọi và sứ mạng linh mục như ngài.
Luật sống cho chủng sinh của Thánh Anphong
Ý thức sự cao trọng cũng như trách vụ nặng nề của thiên chức linh mục, ngay khi còn là chủng sinh, Cha Thánh Anphong đã đặt ra cho chính ngài bản luật sống sau:
1. Chủng sinh nên thường xuyên gặp gỡ các linh mục thánh thiện để được học hỏi gương sáng của các ngài.
2. Thầy nên dành mỗi ngày ít là một giờ cho việc suy niệm, để sống trong sự sốt sắng và trầm mặc.
3. Thầy nên viếng Bí Tích Thánh Thể thường xuyên, nhất là khi Thánh Thể được trưng bày trong Mặt Nhật.
4. Thầy nên đọc đời sống của các linh mục thánh thiện, để noi gương nhân đức các ngài.
5. Thầy phải trau giồi lòng sùng kính Đức Thánh Trinh Nữ, Mẹ và Nữ Vương các giáo sĩ, và dâng mình phụng sự Mẹ.
6. Vì danh dự của hàng giáo sĩ Thầy phải cẩn thận gìn giữ thanh danh.
7. Thầy nên lánh xa các cuộc truyền trò thế tục, và đừng quá thân mật với các giáo dân, nhất là với phụ nữ.
8. Nhìn thấy Chúa nơi các bề trên, Thầy phải vâng lời các ngài vì đó là Thánh Ý.
9. Thầy phải khiêm tốn, nhưng không được giả tạo, nghiêm khắc hay khó chịu; và Thầy phải luôn mặc áo chùng thâm.
10. Thầy nên thinh lặng và dịu dàng ở nhà, gương mẫu trong lớp học, và làm gương sáng trong nhà thờ, nhất là khi cử hành các nghi lễ.
11. Thầy nên xưng tội mỗi tám ngày và rước lễ thường xuyên.
12. Thầy nên sống sạch tội và thực hành mọi nhân đức.
Các quyết tâm linh mục của Thánh Anphong
Sau khi trở thành linh mục vào ngày 21/12/1726, Thánh Anphong đã đặt cho mình bản dốc lòng sau:
1. Tôi là một linh mục; phẩm giá của tôi trên cả các thiên thần. Vậy nên tôi phải sống một đời trong sạch như thiên thần, và tôi buộc phải cố gắng đạt được điều này bằng mọi phương tiện.
2. Một Thiên Chúa phải hạ mình vâng theo lời tôi. Tôi càng có lý do để vâng theo lời Người nói với tôi qua những gợi hứng của Người hay các Bề Trên của tôi.
3. Hội Thánh tôn vinh tôi: Vậy nên tôi phải tôn vinh chính mình bằng sự thánh thiện của đời sống, bằng lòng nhiệt thành và lao nhọc của tôi.
4. Tôi dâng lên Cha Hằng Hữu Chúa Giêsu Kitô-Con của Người. Vậy nên bổn phận của tôi là phải mặc cho chính mình các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô; nhờ đó tôi sẽ xứng hợp hơn với chức vụ của mình.
5. Dân Kitô giáo nhìn thấy tôi là một thừa tác viên hòa giải, người trung gian giữa Thiên Chúa và con người; theo đó, tôi phải luôn giữ mình trong ân sủng và tình thân của Thiên Chúa.
6. Các tín hữu ước ao nhìn thấy nơi tôi gương nhân đức để phấn chấn noi theo; vậy nên tôi phải nêu gương sáng luôn luôn và trong mọi cảnh huống.
7. Các tội nhân khốn khổ đã đánh mất ánh sáng ân sủng đến với tôi để được hồi sinh cách thiêng liêng; vậy nên tôi phải trợ giúp họ bằng lời cầu nguyện, khuyên nhủ và gương tốt.
8. Can đảm thì cần thiết để chiến thắng thế gian, xác thịt và ma quỷ; vậy nên tôi phải đáp ứng với ân sủng Thiên Chúa để tôi có thể chiến thắng các kẻ thù này cách vẻ vang.
9. Để bênh đạo và chiến đấu chống lại các lầm lạc và vô luân, người ta phải có kiến thức. Vậy nên tôi phải cố gắng bằng mọi cách trong tầm tay để đạt được những kiến thức cần thiết.
10. Tính vị nể và tình bạn thế tục làm ô nhục chức linh mục; vậy nên tôi phải tránh xa chúng.
11. Tham vọng và ích kỷ cầu lợi thường làm cho các linh mục đánh mất đức tin; vậy nên tôi phải ghê sợ những nết xấu này như cội gốc dẫn đến trầm đọa.
12. Sự nghiêm trang phải đi kèm với đức bác ái nơi một linh mục; vậy nên tôi sẽ khôn ngoan và dè dặt, nhất là đối với phụ nữ, nhưng không kiêu hãnh, thô lỗ hay khinh thị.
13. Tôi chỉ có thể làm vui lòng Chúa nhờ hồi tâm, sốt sắng và đức hạnh vững vàng, những điều giúp nuôi duỡng việc cầu nguyện thánh thiêng; vậy nên tôi sẽ không bỏ qua điều gì giúp tôi đạt được chúng.
14. Tôi chỉ nên tìm kiếm vinh quang Chúa, sự thánh hóa bản thân và phần rỗi các linh hồn; vì thế, tôi phải đạt đến những mục tiêu này dù có phải hy sinh mạng sống.
15. Tôi là một linh mục; bổn phận của tôi chính là khơi dậy nhân đức nơi mọi người tôi tiếp xúc, và làm vinh danh Chúa Giêsu Kitô-Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời.
12 luật tâm linh cho một linh mục ước ao nên trọn lành
Để sống trọn vẹn những quyết tâm trên, với kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng, Cha Thánh Anphong đã đưa ra 12 luật tâm linh sau để giúp linh mục nên thánh.
1. Tránh phạm tội và tránh bối rối buồn bực sau khi phạm tội
2. Ước ao có hiệu quả để tiến lên trong việc yêu mến Chúa.
3. Sùng kính Cuộc Khổ Nạn Chúa và Bí Tích Thánh Thể.
4. Quyết ý làm mọi việc cho Chúa.
5. Yêu khuất tịch và thinh lặng.
6. Thuận theo Thánh Ý Chúa.
7. Ước ao chết.
8. Tôn sùng Đức Mẹ.
9. Khiêm nhượng trong lòng.
10. Lấy ân báo oán.
11. Hãm mình bề trong và bề ngoài.
12. Cầu nguyện không ngừng.
Những tâm niệm dành cho linh mục
Thánh Anphong cho rằng bậc linh mục là bậc trọn lành, vì các linh mục thay vị Chúa Kitô. Thiên Chúa đòi hỏi nơi các linh mục sự trọn lành hơn cả sự trọn lành nơi các tu sĩ. Vì vậy, nỗi khát khao nên giống Chúa Kitô, hay trọn lành-nên thánh phải là nỗi khát khao liên lỉ và mãnh liệt nơi tâm hồn các linh mục. Để đạt được điều này, với kinh nghiệm của một bậc linh sư lão thành, Cha Thánh đã đặt ra những tâm niệm quý báu sau cho chính ngài và chia sẻ cho các linh mục. Vì mọi tín hữu đều chia sẻ chức tư tế phổ quát của Đức Kitô và cũng được mời gọi nên trọn lành giống Chúa Kitô, nên những tâm niệm này cũng có giá trị tu đức cho mọi Kitô hữu.
1. Thà mất tất cả hơn là mất Chúa.
2. Thà làm mất lòng mọi người hơn là làm mất lòng Chúa
3. Chỉ có tội khiến ta phải sợ và khiến ta phải buồn phiền.
4. Thà chết hơn là cố tình phạm một tội, dù chỉ là tội nhẹ.
5. Mọi sự sẽ chấm dứt; thế gian như một cảnh phông sẽ qua đi rất mau.
6. Mỗi khoảnh khắc là một kho báu cho đời đời.
7. Mọi điều làm đẹp lòng Chúa đều tốt cả.
8. Hãy làm điều bạn muốn làm trong giờ chết.
9. Hãy sống như thể không có tạo vật nào cả trên trần gian ngoài Thiên Chúa và chính bạn.
10. Chỉ một mình Thiên Chúa làm con người mãn nguyện.
11. Không có gì tốt hơn Chúa; không có gì xấu hơn tội.
12. Không bao giờ làm bất cứ điều gì để thỏa mãn chính mình.
13. Càng hãm mình đời này, càng vui thỏa đời sau.
14. Với các bạn hữu của Chúa cay đắng thành dịu ngọt, và dịu ngọt thành cay đắng.
15. Ai mong ước điều Chúa mong ước thì được mọi điều ước mong.
16. Thánh ý Chúa biến mọi sự cay đắng thành dịu ngọt.
17. Chính khi đau bệnh người ta mới thấy ai có nhân đức thật.
18. Ai không ước ao gì ở đời này thì không cần gì cả.
19. Đừng trì hoãn thực hiện những điều dốc lòng tốt lành của bạn, nếu bạn không muốn thụt lùi.
20. Bực dọc vì lỗi mình đã phạm không phải là khiêm nhượng mà là kiêu ngạo.
21. Chúng ta chỉ là những gì chúng ta là trước mặt Chúa.
22. Ai yêu mến Chúa ước ao yêu mến hơn là hiểu biết.
23. Ai ước ao thánh hóa bản thân phải loại bỏ khỏi lòng mình tất cả những gì không phải là Thiên Chúa.
24. Một người không thuộc về Chúa hoàn toàn khi tìm kiếm điều gì không phải là Chúa.
25. Đau đớn, nghèo túng, và nhục nhã là bạn đồng hành của Chúa Giêsu; chớ gì chúng cũng là bạn đồng hành của chúng ta.
26. Tâm trí bứt rứt bất kể do điều gì gây ra không đến từ Thiên Chúa.
27. Người khiêm nhượng tin rằng mình bất xứng với mọi vinh dự, và chỉ đáng bị khinh chê.
28. Khi một người nghĩ đến hỏa ngục mà mình đáng sa vào, người ấy sẽ sẵn lòng chịu đựng mọi đau khổ.
29. Hãy quên mình đi và Chúa sẽ nghĩ đến bạn.
30. Hãy yêu mến chịu khinh chê, và bạn sẽ gặp thấy Chúa.
31. Ai hài lòng với điều kém tốt lành nơi mình thì chẳng còn xa sự dữ.
32. Chúa ít kính trọng người mong được kính trọng.
33. Các thánh luôn nói về Chúa; các ngài luôn nói xấu về chính mình, và luôn nói tốt về kẻ khác.
34. Những kẻ tò mò thì luôn bị chia trí.
35 Khốn cho ai yêu chuộng sức khỏe hơn sự thánh thiện.
36. Quỷ luôn tìm kiếm những kẻ ở nhưng.
37. Một linh mục phù phiếm chỉ là đồ chơi trong tay quỷ dữ.
38. Ai ước mong sống bình an phải kềm hãm mọi đam mê của mình không trừ điều gì.
39. Thánh Joseph Calasanctius thường nói: “Tôi tớ Chúa nói ít, làm nhiều, chịu đựng tất cả”.
40. Các thánh cố gắng nên thánh, chứ không chỉ có vẻ là thánh.
41. Chúng ta không bao giờ đạt đến bất cứ bậc trọn lành nào bao lâu chưa yêu chuộng việc cầu nguyện.
42. Ta trước hết phải là hồ chứa để thu thập, và chỉ khi đó ta mới có thể là kênh tuôn đổ ra.
43. Mọi dính bén ngăn cản ta thuộc về Chúa trọn vẹn.
44. Linh mục không nên suy tưởng gì khác ngoài Chúa Giêsu Kitô và lo làm vui lòng Người.
45. Trong những hành động của ta khiến thiên hạ chú ý thường dấu ẩn sự kiêu ngạo.
46. Dâng mình hoàn toàn cho Chúa là cách dọn mình Rước Lễ rất tốt.
47. Khi bạn bước vào chỗ đông người, giữ mắt bạn cúi xuống, hãy nghĩ bạn là linh mục chứ không phải là thợ sơn (phỏng dịch theo tác phẩm Dignity and Duties of the Priest của Thánh Anphong).
Cảm ơn Chúa và Mẹ đã ban cho chúng con những gương linh mục thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney và Cha Thánh Anphong Maria Liguori. Xin Chúa và Mẹ giúp con khi chiêm ngưỡng gương sáng và học hỏi giáo huấn của các ngài, có được lòng khao khát tiến đức và nỗ lực sống thánh noi gương các ngài, để đem lại vinh quang Chúa và phần rỗi các linh hồn. Amen.
(July 08-11, 2009)
(Trong mục Trong Lòng Hội Thánh trên NS/ĐMHCG 08 -2009)
Với việc công bố “Năm Linh Mục” nhân kỷ niệm 150 năm (1859-04/08-2009) ngày Thánh Gioan Maria Vianney qua đời, Giáo Hội muốn mọi tín hữu Công Giáo thêm hiểu biết và trân quý thiên chức linh mục, cũng như thêm lời cầu nguyện và giúp đỡ các linh mục sống trọn vẹn với thiên chức của họ. Đối với linh mục chúng tôi, đây là thời gian quý báu để canh tân ơn gọi và sứ mạng cao quý Chúa đã trao ban, theo mẫu gương thánh thiện tuyệt vời của Cha Xứ Họ Ars. Muốn thế, trước hết chúng tôi phải có sự hiểu biết đúng đắn về thiên chức linh mục như chính nhân đã có.
Vậy Thánh Gioan Maria Vianney đã hiểu thế nào về thiên chức linh mục?
Thánh nhân đã trình bày sự cao quý và cần thiết của thiên chức linh mục trong bài giáo lý về thiên chức linh mục của ngài như sau:
Giáo lý về thiên chức linh mục
Này các con của cha, bây giờ chúng ta bàn đến Bí Tích Truyền Chức Thánh. Đó là một bí tích xem ra không liên quan gì với một ai trong các con, nhưng thật ra lại liên hệ đến mọi người! Bí Tích này nâng con người lên tới Thiên Chúa. Linh mục là gì? Một người giữ vị thế của Thiên Chúa-một người được trao ban mọi quyền năng của Thiên Chúa. Chúa chúng ta đã nói với linh mục: “Các con hãy đi như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy hãy đi giảng dạy muôn dân…Ai nghe các con là nghe Thầy; ai khinh các con là khinh Thầy”. Khi linh mục tha tội, ngài không nói: “Thiên Chúa tha thứ cho con”; ngài nói: “Cha tha tội cho con”. Khi Truyền Phép, ngài không nói: “Này là Mình của Chúa chúng ta”; ngài nói: “Này là Mình Thầy”.
Thánh Bênađô nói với chúng ta rằng mọi sự đến với chúng ta qua Đức Maria; và chúng ta cũng có thể nói được rằng mọi sự đến với chúng ta qua linh mục; vâng, mọi hạnh phúc, mọi ân sủng, mọi quà tặng thiên quốc. Nếu chúng ta đã không có Bí Tích Truyền Chức, chúng ta cũng đã không có Chúa ở với chúng ta. Ai đặt Chúa ở đó trong Nhà Tạm? Chính là linh mục. Ai là người đã đón nhận linh hồn các con vào ngưỡng cửa sự sống (siêu nhiên)? Linh mục. Ai nuôi dưỡng nó, cho nó sức mạnh trên cuộc hành trình đức tin của nó? Linh mục. Ai chuẩn bị cho nó trình diện trước mặt Chúa, bằng cách rửa sạch nó lần cuối bằng Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô? Linh mục-vẫn luôn là linh mục. Và nếu linh hồn ấy đến giờ lâm tử, ai sẽ phấn chấn nó, ai sẽ mang lại sự thanh thản và bình an cho nó? Cũng lại là linh mục. Các con không thể nhớ lại được bất cứ một ơn lành nào Chúa ban mà không gặp thấy bên cạnh ấy hình ảnh của linh mục trong sự hồi tưởng này.
Đi xưng tội với Đức Mẹ hay thiên thần ư? Không phải. Các ngài sẽ ban cho các con Mình và Máu Thánh Chúa ư? Không phải. Đức Thánh Trinh Nữ không thể làm cho Con Thánh của người ngự vào Bánh Thánh được. Các con có thể có hai trăm thiên thần ở đó, nhưng các ngài không thể giải tội cho các con. Một linh mục, dù tầm thường đến đâu, vẫn có thể giải tội; ngài có thể nói với các con: “Đi bình an- Cha tha tội cho con.” Ôi, một linh mục cao trọng dường nào! Linh mục sẽ không hiểu được sự cao trọng của chức vụ của ngài cho đến khi ngài lên Thiên Đàng. Nếu ngài hiểu được nó trên trần gian, ngài sẽ phải chết, không phải vì sợ, nhưng vì yêu. Các phúc lộc khác của Thiên Chúa sẽ không sinh ích cho chúng ta nếu không có linh mục. Một căn nhà chứa đầy vàng có dùng được chi, nếu không có ai mở cửa cho các con! Linh mục có chìa khóa của kho báu thiên đàng; chính ngài là người mở cửa, ngài là quản lý của Chúa nhân lành, là người phân phát sự giàu sang của Chúa. Không có linh mục, Sự Chết và Cuộc Khổ Nạn của Chúa chúng ta sẽ không sinh ích gì. Hãy nhìn xem những người ngoại đạo: có ích gì cho họ việc Chúa chúng ta đã chịu chết? Than ôi! Họ không được thông phần phúc lộc của Ơn Cứu Chuộc, trong khi họ không có các linh mục để áp dụng Máu Thánh Người cho linh hồn họ.
Linh mục không là linh mục cho chính ngài; ngài không thể giải tội cho chính ngài; ngài không thể ban các Bí Tích cho chính ngài. Ngài không có cho chính ngài, ngài có cho các con. Sau Thiên Chúa, linh mục là mọi sự. Bỏ một giáo xứ hai mươi năm không có linh mục; họ sẽ thờ lạy súc vật. Nếu Cha thừa sai và cha bỏ đi, các con sẽ nói: “Chúng con có thể làm gì trong nhà thờ này? Không có Thánh Lễ; Chúa chúng ta không ở đó nữa: chúng con có thể cầu nguyện ở nhà cũng vậy thôi!” Khi người ta muốn tấn công đạo giáo, người ta bắt đầu bằng việc tấn công linh mục; bởi vì nơi đâu không còn linh mục, nơi ấy không có tế lễ, và nơi đâu không còn tế lễ, nơi ấy không còn đạo giáo.
Khi tiếng chuông gọi các con đến nhà thờ, nếu các con được hỏi: “Các bạn đi đâu?” các con có thể trả lời: “Chúng tôi đi nuôi linh hồn chúng tôi.” Nếu có ai chỉ vào nhà tạm hỏi: “Cánh cửa vàng ấy là gì?” “Đó là kho chứa của chúng tôi, nơi giữ Của Ăn đích thực của linh hồn chúng tôi.” “Ai giữ chìa khóa? Ai đặt của ăn vào đó? Ai dọn bữa, và ai phục vụ bàn tiệc?” “Linh mục.” “Và Của Ăn là gì?” “Mình và Máu châu báu của Chúa chúng ta.” Chúa ôi! Chúa ôi! Chúa đã yêu chúng con chừng nào! Hãy nhìn xem quyền năng của linh mục; lời của linh mục làm thành Thiên Chúa từ một mẫu bánh. Điều đó còn hơn cả tạo thành một thế giới…Có người nói: “Vậy Thánh Philomena có vâng lời Cha Xứ Họ Ars không? Thực vậy, thánh nữ cũng phải vâng lời ngài, bởi lẽ Thiên Chúa vâng lời ngài.
Nếu cha gặp một linh mục và một thiên thần, cha nên chào linh mục trước khi cha chào thiên thần. Vị sau này là bạn của Thiên Chúa; nhưng linh mục giữ địa vị của Chúa. Thánh Têrêsa đã hôn đất nơi một linh mục đã đi qua. Khi các con thấy một linh mục, các con nên nói: “Đó là người đã làm cho tôi nên con Chúa, và đã mở cửa Thiên Đàng cho tôi qua Bí Tích Thánh Tẩy; người đã rửa sạch tôi sau khi tôi phạm tội; người đã ban của ăn cho linh hồn tôi.” Khi nhìn thấy tháp nhà thờ, các con có thể nói: “Có cái gì ở nơi đó?” “Thân Mình Chúa chúng ta.” “Tại sao Người ở đó?” “Vì có một linh mục ở đó, và ngài đã dâng lễ.”
Các Tông Đồ đã cảm thấy niềm vui thế nào sau Cuộc Phục Sinh của Chúa chúng ta, khi nhìn thấy Thầy mà họ đã yêu mến biết ngần nào! Linh mục phải cảm thấy cùng một niềm vui như thế khi nhìn thấy Chúa chúng ta mà ngài cầm trên tay. Giá trị lớn lao được dành cho những đồ vật được đặt vào ly uống nước của Đức Nữ Trinh và Chúa Giêsu Hài Đồng ở Loretto. Nhưng những ngón tay của linh mục đã đụng đến Thân Xác đáng tôn thờ của Chúa Giêsu Kitô, đã thọc vào vào chén đựng Máu Người, đã đặt vào hộp đựng Mình Thánh Người không quý giá hơn chăng? Chúc linh mục là tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu. Khi các con nhìn thấy linh mục, hãy nghĩ đến Chúa Giêsu Kitô của chúng ta (phỏng dịch theo The Little Catechism of The Curé of Ars).
Là linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, ngoài việc chiêm ngắm gương linh mục thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney như lời mời gọi của Vị Cha Chung, chúng tôi còn có luôn trước mắt tấm gương của Cha Thánh Anphong Maria Liguori -Đấng Sáng Lập Dòng chúng tôi, một người có sự hiểu biết sâu rộng về sự cao cả của thiên chức linh mục cũng như những đòi hỏi nặng nề của sứ mạng linh mục; đồng thời đã chu toàn ơn gọi và sứ mạng ấy một cách gương mẫu tuyệt vời.
Tôi muốn ghi lại nơi đây những tâm tư của Cha Thánh về thiên chức linh mục như những lời tự niệm, để được chia sẻ cùng một tâm tư với ngài và nhờ đó có thể chu toàn ơn gọi và sứ mạng linh mục như ngài.
Luật sống cho chủng sinh của Thánh Anphong
Ý thức sự cao trọng cũng như trách vụ nặng nề của thiên chức linh mục, ngay khi còn là chủng sinh, Cha Thánh Anphong đã đặt ra cho chính ngài bản luật sống sau:
1. Chủng sinh nên thường xuyên gặp gỡ các linh mục thánh thiện để được học hỏi gương sáng của các ngài.
2. Thầy nên dành mỗi ngày ít là một giờ cho việc suy niệm, để sống trong sự sốt sắng và trầm mặc.
3. Thầy nên viếng Bí Tích Thánh Thể thường xuyên, nhất là khi Thánh Thể được trưng bày trong Mặt Nhật.
4. Thầy nên đọc đời sống của các linh mục thánh thiện, để noi gương nhân đức các ngài.
5. Thầy phải trau giồi lòng sùng kính Đức Thánh Trinh Nữ, Mẹ và Nữ Vương các giáo sĩ, và dâng mình phụng sự Mẹ.
6. Vì danh dự của hàng giáo sĩ Thầy phải cẩn thận gìn giữ thanh danh.
7. Thầy nên lánh xa các cuộc truyền trò thế tục, và đừng quá thân mật với các giáo dân, nhất là với phụ nữ.
8. Nhìn thấy Chúa nơi các bề trên, Thầy phải vâng lời các ngài vì đó là Thánh Ý.
9. Thầy phải khiêm tốn, nhưng không được giả tạo, nghiêm khắc hay khó chịu; và Thầy phải luôn mặc áo chùng thâm.
10. Thầy nên thinh lặng và dịu dàng ở nhà, gương mẫu trong lớp học, và làm gương sáng trong nhà thờ, nhất là khi cử hành các nghi lễ.
11. Thầy nên xưng tội mỗi tám ngày và rước lễ thường xuyên.
12. Thầy nên sống sạch tội và thực hành mọi nhân đức.
Các quyết tâm linh mục của Thánh Anphong
Sau khi trở thành linh mục vào ngày 21/12/1726, Thánh Anphong đã đặt cho mình bản dốc lòng sau:
1. Tôi là một linh mục; phẩm giá của tôi trên cả các thiên thần. Vậy nên tôi phải sống một đời trong sạch như thiên thần, và tôi buộc phải cố gắng đạt được điều này bằng mọi phương tiện.
2. Một Thiên Chúa phải hạ mình vâng theo lời tôi. Tôi càng có lý do để vâng theo lời Người nói với tôi qua những gợi hứng của Người hay các Bề Trên của tôi.
3. Hội Thánh tôn vinh tôi: Vậy nên tôi phải tôn vinh chính mình bằng sự thánh thiện của đời sống, bằng lòng nhiệt thành và lao nhọc của tôi.
4. Tôi dâng lên Cha Hằng Hữu Chúa Giêsu Kitô-Con của Người. Vậy nên bổn phận của tôi là phải mặc cho chính mình các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô; nhờ đó tôi sẽ xứng hợp hơn với chức vụ của mình.
5. Dân Kitô giáo nhìn thấy tôi là một thừa tác viên hòa giải, người trung gian giữa Thiên Chúa và con người; theo đó, tôi phải luôn giữ mình trong ân sủng và tình thân của Thiên Chúa.
6. Các tín hữu ước ao nhìn thấy nơi tôi gương nhân đức để phấn chấn noi theo; vậy nên tôi phải nêu gương sáng luôn luôn và trong mọi cảnh huống.
7. Các tội nhân khốn khổ đã đánh mất ánh sáng ân sủng đến với tôi để được hồi sinh cách thiêng liêng; vậy nên tôi phải trợ giúp họ bằng lời cầu nguyện, khuyên nhủ và gương tốt.
8. Can đảm thì cần thiết để chiến thắng thế gian, xác thịt và ma quỷ; vậy nên tôi phải đáp ứng với ân sủng Thiên Chúa để tôi có thể chiến thắng các kẻ thù này cách vẻ vang.
9. Để bênh đạo và chiến đấu chống lại các lầm lạc và vô luân, người ta phải có kiến thức. Vậy nên tôi phải cố gắng bằng mọi cách trong tầm tay để đạt được những kiến thức cần thiết.
10. Tính vị nể và tình bạn thế tục làm ô nhục chức linh mục; vậy nên tôi phải tránh xa chúng.
11. Tham vọng và ích kỷ cầu lợi thường làm cho các linh mục đánh mất đức tin; vậy nên tôi phải ghê sợ những nết xấu này như cội gốc dẫn đến trầm đọa.
12. Sự nghiêm trang phải đi kèm với đức bác ái nơi một linh mục; vậy nên tôi sẽ khôn ngoan và dè dặt, nhất là đối với phụ nữ, nhưng không kiêu hãnh, thô lỗ hay khinh thị.
13. Tôi chỉ có thể làm vui lòng Chúa nhờ hồi tâm, sốt sắng và đức hạnh vững vàng, những điều giúp nuôi duỡng việc cầu nguyện thánh thiêng; vậy nên tôi sẽ không bỏ qua điều gì giúp tôi đạt được chúng.
14. Tôi chỉ nên tìm kiếm vinh quang Chúa, sự thánh hóa bản thân và phần rỗi các linh hồn; vì thế, tôi phải đạt đến những mục tiêu này dù có phải hy sinh mạng sống.
15. Tôi là một linh mục; bổn phận của tôi chính là khơi dậy nhân đức nơi mọi người tôi tiếp xúc, và làm vinh danh Chúa Giêsu Kitô-Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời.
12 luật tâm linh cho một linh mục ước ao nên trọn lành
Để sống trọn vẹn những quyết tâm trên, với kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng, Cha Thánh Anphong đã đưa ra 12 luật tâm linh sau để giúp linh mục nên thánh.
1. Tránh phạm tội và tránh bối rối buồn bực sau khi phạm tội
2. Ước ao có hiệu quả để tiến lên trong việc yêu mến Chúa.
3. Sùng kính Cuộc Khổ Nạn Chúa và Bí Tích Thánh Thể.
4. Quyết ý làm mọi việc cho Chúa.
5. Yêu khuất tịch và thinh lặng.
6. Thuận theo Thánh Ý Chúa.
7. Ước ao chết.
8. Tôn sùng Đức Mẹ.
9. Khiêm nhượng trong lòng.
10. Lấy ân báo oán.
11. Hãm mình bề trong và bề ngoài.
12. Cầu nguyện không ngừng.
Những tâm niệm dành cho linh mục
Thánh Anphong cho rằng bậc linh mục là bậc trọn lành, vì các linh mục thay vị Chúa Kitô. Thiên Chúa đòi hỏi nơi các linh mục sự trọn lành hơn cả sự trọn lành nơi các tu sĩ. Vì vậy, nỗi khát khao nên giống Chúa Kitô, hay trọn lành-nên thánh phải là nỗi khát khao liên lỉ và mãnh liệt nơi tâm hồn các linh mục. Để đạt được điều này, với kinh nghiệm của một bậc linh sư lão thành, Cha Thánh đã đặt ra những tâm niệm quý báu sau cho chính ngài và chia sẻ cho các linh mục. Vì mọi tín hữu đều chia sẻ chức tư tế phổ quát của Đức Kitô và cũng được mời gọi nên trọn lành giống Chúa Kitô, nên những tâm niệm này cũng có giá trị tu đức cho mọi Kitô hữu.
1. Thà mất tất cả hơn là mất Chúa.
2. Thà làm mất lòng mọi người hơn là làm mất lòng Chúa
3. Chỉ có tội khiến ta phải sợ và khiến ta phải buồn phiền.
4. Thà chết hơn là cố tình phạm một tội, dù chỉ là tội nhẹ.
5. Mọi sự sẽ chấm dứt; thế gian như một cảnh phông sẽ qua đi rất mau.
6. Mỗi khoảnh khắc là một kho báu cho đời đời.
7. Mọi điều làm đẹp lòng Chúa đều tốt cả.
8. Hãy làm điều bạn muốn làm trong giờ chết.
9. Hãy sống như thể không có tạo vật nào cả trên trần gian ngoài Thiên Chúa và chính bạn.
10. Chỉ một mình Thiên Chúa làm con người mãn nguyện.
11. Không có gì tốt hơn Chúa; không có gì xấu hơn tội.
12. Không bao giờ làm bất cứ điều gì để thỏa mãn chính mình.
13. Càng hãm mình đời này, càng vui thỏa đời sau.
14. Với các bạn hữu của Chúa cay đắng thành dịu ngọt, và dịu ngọt thành cay đắng.
15. Ai mong ước điều Chúa mong ước thì được mọi điều ước mong.
16. Thánh ý Chúa biến mọi sự cay đắng thành dịu ngọt.
17. Chính khi đau bệnh người ta mới thấy ai có nhân đức thật.
18. Ai không ước ao gì ở đời này thì không cần gì cả.
19. Đừng trì hoãn thực hiện những điều dốc lòng tốt lành của bạn, nếu bạn không muốn thụt lùi.
20. Bực dọc vì lỗi mình đã phạm không phải là khiêm nhượng mà là kiêu ngạo.
21. Chúng ta chỉ là những gì chúng ta là trước mặt Chúa.
22. Ai yêu mến Chúa ước ao yêu mến hơn là hiểu biết.
23. Ai ước ao thánh hóa bản thân phải loại bỏ khỏi lòng mình tất cả những gì không phải là Thiên Chúa.
24. Một người không thuộc về Chúa hoàn toàn khi tìm kiếm điều gì không phải là Chúa.
25. Đau đớn, nghèo túng, và nhục nhã là bạn đồng hành của Chúa Giêsu; chớ gì chúng cũng là bạn đồng hành của chúng ta.
26. Tâm trí bứt rứt bất kể do điều gì gây ra không đến từ Thiên Chúa.
27. Người khiêm nhượng tin rằng mình bất xứng với mọi vinh dự, và chỉ đáng bị khinh chê.
28. Khi một người nghĩ đến hỏa ngục mà mình đáng sa vào, người ấy sẽ sẵn lòng chịu đựng mọi đau khổ.
29. Hãy quên mình đi và Chúa sẽ nghĩ đến bạn.
30. Hãy yêu mến chịu khinh chê, và bạn sẽ gặp thấy Chúa.
31. Ai hài lòng với điều kém tốt lành nơi mình thì chẳng còn xa sự dữ.
32. Chúa ít kính trọng người mong được kính trọng.
33. Các thánh luôn nói về Chúa; các ngài luôn nói xấu về chính mình, và luôn nói tốt về kẻ khác.
34. Những kẻ tò mò thì luôn bị chia trí.
35 Khốn cho ai yêu chuộng sức khỏe hơn sự thánh thiện.
36. Quỷ luôn tìm kiếm những kẻ ở nhưng.
37. Một linh mục phù phiếm chỉ là đồ chơi trong tay quỷ dữ.
38. Ai ước mong sống bình an phải kềm hãm mọi đam mê của mình không trừ điều gì.
39. Thánh Joseph Calasanctius thường nói: “Tôi tớ Chúa nói ít, làm nhiều, chịu đựng tất cả”.
40. Các thánh cố gắng nên thánh, chứ không chỉ có vẻ là thánh.
41. Chúng ta không bao giờ đạt đến bất cứ bậc trọn lành nào bao lâu chưa yêu chuộng việc cầu nguyện.
42. Ta trước hết phải là hồ chứa để thu thập, và chỉ khi đó ta mới có thể là kênh tuôn đổ ra.
43. Mọi dính bén ngăn cản ta thuộc về Chúa trọn vẹn.
44. Linh mục không nên suy tưởng gì khác ngoài Chúa Giêsu Kitô và lo làm vui lòng Người.
45. Trong những hành động của ta khiến thiên hạ chú ý thường dấu ẩn sự kiêu ngạo.
46. Dâng mình hoàn toàn cho Chúa là cách dọn mình Rước Lễ rất tốt.
47. Khi bạn bước vào chỗ đông người, giữ mắt bạn cúi xuống, hãy nghĩ bạn là linh mục chứ không phải là thợ sơn (phỏng dịch theo tác phẩm Dignity and Duties of the Priest của Thánh Anphong).
Cảm ơn Chúa và Mẹ đã ban cho chúng con những gương linh mục thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney và Cha Thánh Anphong Maria Liguori. Xin Chúa và Mẹ giúp con khi chiêm ngưỡng gương sáng và học hỏi giáo huấn của các ngài, có được lòng khao khát tiến đức và nỗ lực sống thánh noi gương các ngài, để đem lại vinh quang Chúa và phần rỗi các linh hồn. Amen.
(July 08-11, 2009)
(Trong mục Trong Lòng Hội Thánh trên NS/ĐMHCG 08 -2009)
Bánh bởi trời
LM Inhaxiô Trần Ngà
04:14 05/08/2009
Chúa nhật 19 thường niên (Gioan 6, 41-51),
Thân xác con người cần được nuôi sống bằng những thực phẩm thông thường như bánh, cơm, thịt, cá …
Tuy nhiên, có những thứ khác tuy không là thực phẩm như cơm bánh nhưng cũng cần cho sự phát triển trí tuệ con người nên cũng được xem là lương thực - thường được gọi là lương thực tinh thần- như sách, báo và nhiều loại văn hoá phẩm khác.
Lại còn có những thứ “bánh” khác cao cấp hơn, tuy không phải là thực phẩm thông thường như cơm cháo, không phải là lương thực tinh thần như sách báo, nhưng rất cần cho con người được sống và tăng trưởng. Điển hình cho thứ “bánh” nầy là… người mẹ!
Nhà thơ Kiên Giang viết về người mẹ như một thứ ‘cơm bánh’ tối cần giúp ông lớn lên thành người:
“Ngày xửa ngày xưa thời trẻ dại
Con đau rên siết mẹ sầu lo.
Bán đôi bông cưới mua thang thuốc
Mua bánh tai heo giấy học trò.
Đêm nao con khóc đòi ru ngủ
Mẹ thức mõi mòn nhịp võng đưa,
Thân lạnh nằm khoanh lòng mẹ ấm
Mẹ ơi! Con lớn giữa niềm ru…”
(Trích: Khói trắng của Kiên Giang)
Mẹ là “bánh” cho con, một thứ bánh rất cần thiết cho con được sống còn; vì nhờ dạ mẹ mà con được tượng hình và được sinh ra; nhờ dòng sữa mẹ mà con tăng trưởng từng ngày; nhờ lời mẹ ru mà con được yên giấc; nhờ sự ấp yêu vỗ về của mẹ mà con được hạnh phúc; nhờ mẹ lo liệu thuốc men mà con thoát khỏi những cơn bệnh ngặt nghèo; nhờ mẹ kiên trì dạy dỗ mà con được khôn ngoan; nhờ mẹ thương yêu mà con được trở thành người nhân ái…
Mẹ là thứ “bánh” tuyệt vời mà đời con không thể thiếu. Mẹ là lương thực quý báu giúp con lớn thành người.
Tuy nhiên, dù được xem là tấm “bánh” rất cần thiết nuôi con lớn thành người, nhưng người mẹ cũng chỉ là “bánh” thuộc trần gian nên không thể đem lại sự sống lâu dài cho con cái. Vì thế, nhân loại cần có một thứ “bánh” cao cấp hơn có thể mang lại cho họ sự sống đời đời. Đó chính là Chúa Giê-su, Người là “Bánh trường sinh, là Bánh hằng sống từ trời xuống” như lời Người phán:
“Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh nầy là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh nầy, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 48-51)
Nhờ “Tấm Bánh Giê-su” từ trời xuống mà một nhân loại mới được khai sinh, muôn người được cứu độ; con người được nhận ra nhau là anh em con cùng một Cha trên trời.
Nhờ “Tấm Bánh Giê-su” và luật yêu thương của Người mà nhân loại dần dần xóa bỏ những cuộc chiến huynh đệ tương tàn, biết quên mình phục vụ tha nhân và yêu thương người khác như chính bản thân.
Nhờ “Tấm Bánh Giê-su” được bẻ ra và trao ban mà các tín hữu được nên đồng huyết nhục với Chúa và nhận được sự sống đời đời do Người ban tặng.
Chúa Giê-su chính là “Bánh” từ trời xuống đem đến cho nhân loại cuộc sống hạnh phúc trên dương thế và cuộc sống vĩnh hằng trên thiên quốc.
Khi tự giới thiệu mình là “Bánh” cho trần gian, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Người là Đấng tuyệt đối cần thiết cho sự sống và hạnh phúc của loài người, không có Người, nhân loại không thể tồn tại và có được bộ mặt nhân ái như hôm nay.
Muốn hấp thụ cơm bánh hằng ngày, người ta cho nó vào miệng rồi nhai và nuốt; còn muốn hấp thụ “Bánh bởi trời”, người ta phải đón nhận và tin vào Chúa Giê-su.
“Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ.” (Ga 6, 35)
“Tôi bảo các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh.” (Ga 6, 48)
Tin vào Chúa Giê-su có nghĩa là đón nhận giáo lý của Người, noi gương bắt chước Người và sống như Người đã sống.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúng con đã không tiếc thời gian và công sức để kiếm cơm bánh nuôi sống thân xác mau hư nát nầy thì xin cho chúng con cũng đừng tiếc đầu tư thời gian và năng lực để đến với Chúa là “lương thực” thường tồn mang lại sự sống đời đời cho linh hồn chúng con. Amen.
Thân xác con người cần được nuôi sống bằng những thực phẩm thông thường như bánh, cơm, thịt, cá …
Tuy nhiên, có những thứ khác tuy không là thực phẩm như cơm bánh nhưng cũng cần cho sự phát triển trí tuệ con người nên cũng được xem là lương thực - thường được gọi là lương thực tinh thần- như sách, báo và nhiều loại văn hoá phẩm khác.
Lại còn có những thứ “bánh” khác cao cấp hơn, tuy không phải là thực phẩm thông thường như cơm cháo, không phải là lương thực tinh thần như sách báo, nhưng rất cần cho con người được sống và tăng trưởng. Điển hình cho thứ “bánh” nầy là… người mẹ!
Nhà thơ Kiên Giang viết về người mẹ như một thứ ‘cơm bánh’ tối cần giúp ông lớn lên thành người:
“Ngày xửa ngày xưa thời trẻ dại
Con đau rên siết mẹ sầu lo.
Bán đôi bông cưới mua thang thuốc
Mua bánh tai heo giấy học trò.
Đêm nao con khóc đòi ru ngủ
Mẹ thức mõi mòn nhịp võng đưa,
Thân lạnh nằm khoanh lòng mẹ ấm
Mẹ ơi! Con lớn giữa niềm ru…”
(Trích: Khói trắng của Kiên Giang)
Mẹ là “bánh” cho con, một thứ bánh rất cần thiết cho con được sống còn; vì nhờ dạ mẹ mà con được tượng hình và được sinh ra; nhờ dòng sữa mẹ mà con tăng trưởng từng ngày; nhờ lời mẹ ru mà con được yên giấc; nhờ sự ấp yêu vỗ về của mẹ mà con được hạnh phúc; nhờ mẹ lo liệu thuốc men mà con thoát khỏi những cơn bệnh ngặt nghèo; nhờ mẹ kiên trì dạy dỗ mà con được khôn ngoan; nhờ mẹ thương yêu mà con được trở thành người nhân ái…
Mẹ là thứ “bánh” tuyệt vời mà đời con không thể thiếu. Mẹ là lương thực quý báu giúp con lớn thành người.
Tuy nhiên, dù được xem là tấm “bánh” rất cần thiết nuôi con lớn thành người, nhưng người mẹ cũng chỉ là “bánh” thuộc trần gian nên không thể đem lại sự sống lâu dài cho con cái. Vì thế, nhân loại cần có một thứ “bánh” cao cấp hơn có thể mang lại cho họ sự sống đời đời. Đó chính là Chúa Giê-su, Người là “Bánh trường sinh, là Bánh hằng sống từ trời xuống” như lời Người phán:
“Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh nầy là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh nầy, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 48-51)
Nhờ “Tấm Bánh Giê-su” từ trời xuống mà một nhân loại mới được khai sinh, muôn người được cứu độ; con người được nhận ra nhau là anh em con cùng một Cha trên trời.
Nhờ “Tấm Bánh Giê-su” và luật yêu thương của Người mà nhân loại dần dần xóa bỏ những cuộc chiến huynh đệ tương tàn, biết quên mình phục vụ tha nhân và yêu thương người khác như chính bản thân.
Nhờ “Tấm Bánh Giê-su” được bẻ ra và trao ban mà các tín hữu được nên đồng huyết nhục với Chúa và nhận được sự sống đời đời do Người ban tặng.
Chúa Giê-su chính là “Bánh” từ trời xuống đem đến cho nhân loại cuộc sống hạnh phúc trên dương thế và cuộc sống vĩnh hằng trên thiên quốc.
Khi tự giới thiệu mình là “Bánh” cho trần gian, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Người là Đấng tuyệt đối cần thiết cho sự sống và hạnh phúc của loài người, không có Người, nhân loại không thể tồn tại và có được bộ mặt nhân ái như hôm nay.
Muốn hấp thụ cơm bánh hằng ngày, người ta cho nó vào miệng rồi nhai và nuốt; còn muốn hấp thụ “Bánh bởi trời”, người ta phải đón nhận và tin vào Chúa Giê-su.
“Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ.” (Ga 6, 35)
“Tôi bảo các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh.” (Ga 6, 48)
Tin vào Chúa Giê-su có nghĩa là đón nhận giáo lý của Người, noi gương bắt chước Người và sống như Người đã sống.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúng con đã không tiếc thời gian và công sức để kiếm cơm bánh nuôi sống thân xác mau hư nát nầy thì xin cho chúng con cũng đừng tiếc đầu tư thời gian và năng lực để đến với Chúa là “lương thực” thường tồn mang lại sự sống đời đời cho linh hồn chúng con. Amen.
Bức thư tình bên trong chiếc bánh
LM. Giuse Trương Đình Hiền
05:07 05/08/2009
CHÚA NHẬT 18 TN (B 2009)
Bức thư tình bên trong chiếc bánh
Có một thời dân Miền Nam rất thích tiểu thuyết bụi đời của nhà văn Duyên Anh. Tiểu thuyết và truyện của ông phản ảnh rất thật bối cảnh xã hội Miền Nam vào thời chiến tranh nam Bắc, nhất là môi trường “xã hội đen”, môi trường của cuộc sống vĩa hè, cuộc sống của những người vô gia cư nghèo khó, những trẻ em bất hạnh, những thanh niên thiếu nữ du đảng bụi đời…Nhân vật trong các tác phẩm như “Sa mạc tuổi trẻ”, “Dũng Đa-kao”, “Vết hằn thù trên lưng ngựa hoang”…hay “Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy, Bồn lừa, Con sáo của em tôi…” đã để lại trong lòng độc giả những dấu ấn dễ thương và đầy tính nhân văn sâu sắc.
Vì đọc đã quá lâu không nhớ rõ lắm, nhưng nhớ có một trích đoạn đại ý thế nầy: Có một anh chàng du đảng bị bắt ngồi tù. Ngày ngày cứ mong được ai đó bên ngoài gởi dồ tiếp tế. Rồi một ngày kia, khi nhận được một ổ bánh mì. Anh ta hồi hộp bẻ bánh và lục tìm cái gì trong đó. Thì ra ai đó đã gởi cho anh một mảnh giấy nhỏ với những hàng chữ cũng không lấy gì đẹp lắm. Anh chăm chú đọc từng chữ một như uống lấy những giọt mật ong, như đang nhâm nhi một thứ rượu hảo hạng. Rồi cuối cùng anh nhắm mắt, vò viên mảnh giấy, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến và nuốt ửng xuống bụng. Sau đó anh cười lên một tràng thoải mái..và..cắn lưởi tự tử với nụ cười mãn nguyện còn nở trên môi. Thì ra mảnh giấy nhỏ đó là một bức thư của người con gái tỏ tình yêu anh, một lời tỏ tình mà anh tưởng không bao giờ được nghe…
Với người du đảng ấy, bánh mì, thuốc men, tự do, danh vọng, tiền bạc…tất cả đều không đáng kể. Với anh, điều hạnh phúc nhất, món quà giá trị nhất mà anh khao khát, kiếm tìm, và mãn nguyện “cho tới chết”, đó chính là Tình Yêu, là lời tỏ tình của người yêu…
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng muốn chúng ta xuyên qua “những tấm bánh mì trần tục” để kiếm tìm cho được “sứ điệp tình yêu” hay những giá trị thiêng liêng cao cả là hồng ân của Thiên Chúa, là quà tặng cứu độ mà Thiên Chúa đã thương ban, như lời của Đức Kitô nhắc bảo dân Galilê thuở nào:
“Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con người là Đấng Thiên Chúa Cha đã xác nhận”
Thiên Chúa luôn là Đấng tế nhị tuyệt vời: Để giải quyết nạn đói trong những ngày hoang mạc, Ngài đã ban Manna, đã cung ứng thịt chim cút, đã cho nước vọt ra từ tảng đá. Đức Kitô, vị Mục Tử nhân lành, vì “xót thương đám dân bơ vơ như chiên không người chăn dẫn”, Ngài đã lệnh cho các tông đồ “Các con hãy lo cho họ ăn đi”. Và với 5 chiếc bánh và 2 con cá, Ngài đã làm nên một bữa tiệc đã đời, đãi tới bến cho hơn 5 ngàn thực khách. Nhưng cũng chính Thiên Chúa đó, đã chấp nhận chịu đói, chịu khát, chịu lầm than vất vả, chịu săn đuổi bách hại, chịu kết án bất công và cuối cùng, chịu chết trần truồng trên cây thập giá.
Chính vì thế, điều cốt yếu cuối cùng Thiên Chúa nhắm đến lại vượt lên trên những “tấm bánh mì trần tục”, vượt lên trên những giá trị phàm trần, mà chỉ với những con mắt đức tin tinh ròng mới nhận thấy, chỉ với những tâm hồn trong sạch mới kịp nhận ra. Chúa Giêsu đòi hỏi những người Galilê phải đi qua nẻo đường vượt qua ấy mới gặp được Bánh Trường Sinh:
Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” Đức Giêsu bảo họ:
“Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, sẽ chẳng khát bao giờ.
Vâng, ở bên kia “những chiếc bánh và con cá” làm tan đi cơn đói vật chất của cái bụng, Đức Kitô muốn người ta đi xa hơn, tìm kiếm thứ “bánh quí giá hơn”, thứ lương thực trường sinh là chính Ngài, chính Thân mình Ngài được bẻ ra, chính chân lý Ngài được chuyển tải. Yêu cầu nầy của Đức Kitô xem ra không mấy người đạt được. Chính trong hàng ngủ các môn đệ mà cũng có kẻ càm ràm “Lời gì mà khó nghe thế” và đã quay lưng bỏ cuộc. May mắn cho Ngài, vẫn còn có Phêrô với nhóm Mười Hai vẫn trung thành, vì như Phêrô phát biểu: “Bỏ Thầy chúng con biết đến cùng ai ? Thầy có lời ban sự sống đời đời”.
Phần chúng ta, trước lời mời gọi đó, chúng ta phải đáp trả làm sao ? Vì thật ra, chính hôm nay và giờ nầy, ở giữa chúng ta, tấm Bánh ấy và Lời chân lý ấy lại một lần nữa được bẽ ra, được công bố. Không lẽ chúng ta đến đây chỉ để khoe khoang chiếc áo đẹp, mái tóc thời trang, hay đơn giản chỉ để xin xỏ sao cho được trúng số, nhiều tiền, làm ăn phát đạt…! Không, phải dứt khoát nghe lời Thánh Phaolô hôm nay: “đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo tư tưởng phù phiếm của họ…phải cở bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị nững ham muốn lừa dối…” (BĐ 2). Hy vong hôm nay, trong bàn tiệc Thánh Thể nầy, mọi người chúng ta sẽ tìm gặp được “bức thư tình của Thiên Chúa trong chính Tấm bánh Thánh Thể Ngài ban tặng”. Amen.
Bức thư tình bên trong chiếc bánh
Có một thời dân Miền Nam rất thích tiểu thuyết bụi đời của nhà văn Duyên Anh. Tiểu thuyết và truyện của ông phản ảnh rất thật bối cảnh xã hội Miền Nam vào thời chiến tranh nam Bắc, nhất là môi trường “xã hội đen”, môi trường của cuộc sống vĩa hè, cuộc sống của những người vô gia cư nghèo khó, những trẻ em bất hạnh, những thanh niên thiếu nữ du đảng bụi đời…Nhân vật trong các tác phẩm như “Sa mạc tuổi trẻ”, “Dũng Đa-kao”, “Vết hằn thù trên lưng ngựa hoang”…hay “Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy, Bồn lừa, Con sáo của em tôi…” đã để lại trong lòng độc giả những dấu ấn dễ thương và đầy tính nhân văn sâu sắc.
Vì đọc đã quá lâu không nhớ rõ lắm, nhưng nhớ có một trích đoạn đại ý thế nầy: Có một anh chàng du đảng bị bắt ngồi tù. Ngày ngày cứ mong được ai đó bên ngoài gởi dồ tiếp tế. Rồi một ngày kia, khi nhận được một ổ bánh mì. Anh ta hồi hộp bẻ bánh và lục tìm cái gì trong đó. Thì ra ai đó đã gởi cho anh một mảnh giấy nhỏ với những hàng chữ cũng không lấy gì đẹp lắm. Anh chăm chú đọc từng chữ một như uống lấy những giọt mật ong, như đang nhâm nhi một thứ rượu hảo hạng. Rồi cuối cùng anh nhắm mắt, vò viên mảnh giấy, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến và nuốt ửng xuống bụng. Sau đó anh cười lên một tràng thoải mái..và..cắn lưởi tự tử với nụ cười mãn nguyện còn nở trên môi. Thì ra mảnh giấy nhỏ đó là một bức thư của người con gái tỏ tình yêu anh, một lời tỏ tình mà anh tưởng không bao giờ được nghe…
Với người du đảng ấy, bánh mì, thuốc men, tự do, danh vọng, tiền bạc…tất cả đều không đáng kể. Với anh, điều hạnh phúc nhất, món quà giá trị nhất mà anh khao khát, kiếm tìm, và mãn nguyện “cho tới chết”, đó chính là Tình Yêu, là lời tỏ tình của người yêu…
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng muốn chúng ta xuyên qua “những tấm bánh mì trần tục” để kiếm tìm cho được “sứ điệp tình yêu” hay những giá trị thiêng liêng cao cả là hồng ân của Thiên Chúa, là quà tặng cứu độ mà Thiên Chúa đã thương ban, như lời của Đức Kitô nhắc bảo dân Galilê thuở nào:
“Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con người là Đấng Thiên Chúa Cha đã xác nhận”
Thiên Chúa luôn là Đấng tế nhị tuyệt vời: Để giải quyết nạn đói trong những ngày hoang mạc, Ngài đã ban Manna, đã cung ứng thịt chim cút, đã cho nước vọt ra từ tảng đá. Đức Kitô, vị Mục Tử nhân lành, vì “xót thương đám dân bơ vơ như chiên không người chăn dẫn”, Ngài đã lệnh cho các tông đồ “Các con hãy lo cho họ ăn đi”. Và với 5 chiếc bánh và 2 con cá, Ngài đã làm nên một bữa tiệc đã đời, đãi tới bến cho hơn 5 ngàn thực khách. Nhưng cũng chính Thiên Chúa đó, đã chấp nhận chịu đói, chịu khát, chịu lầm than vất vả, chịu săn đuổi bách hại, chịu kết án bất công và cuối cùng, chịu chết trần truồng trên cây thập giá.
Chính vì thế, điều cốt yếu cuối cùng Thiên Chúa nhắm đến lại vượt lên trên những “tấm bánh mì trần tục”, vượt lên trên những giá trị phàm trần, mà chỉ với những con mắt đức tin tinh ròng mới nhận thấy, chỉ với những tâm hồn trong sạch mới kịp nhận ra. Chúa Giêsu đòi hỏi những người Galilê phải đi qua nẻo đường vượt qua ấy mới gặp được Bánh Trường Sinh:
Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” Đức Giêsu bảo họ:
“Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, sẽ chẳng khát bao giờ.
Vâng, ở bên kia “những chiếc bánh và con cá” làm tan đi cơn đói vật chất của cái bụng, Đức Kitô muốn người ta đi xa hơn, tìm kiếm thứ “bánh quí giá hơn”, thứ lương thực trường sinh là chính Ngài, chính Thân mình Ngài được bẻ ra, chính chân lý Ngài được chuyển tải. Yêu cầu nầy của Đức Kitô xem ra không mấy người đạt được. Chính trong hàng ngủ các môn đệ mà cũng có kẻ càm ràm “Lời gì mà khó nghe thế” và đã quay lưng bỏ cuộc. May mắn cho Ngài, vẫn còn có Phêrô với nhóm Mười Hai vẫn trung thành, vì như Phêrô phát biểu: “Bỏ Thầy chúng con biết đến cùng ai ? Thầy có lời ban sự sống đời đời”.
Phần chúng ta, trước lời mời gọi đó, chúng ta phải đáp trả làm sao ? Vì thật ra, chính hôm nay và giờ nầy, ở giữa chúng ta, tấm Bánh ấy và Lời chân lý ấy lại một lần nữa được bẽ ra, được công bố. Không lẽ chúng ta đến đây chỉ để khoe khoang chiếc áo đẹp, mái tóc thời trang, hay đơn giản chỉ để xin xỏ sao cho được trúng số, nhiều tiền, làm ăn phát đạt…! Không, phải dứt khoát nghe lời Thánh Phaolô hôm nay: “đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo tư tưởng phù phiếm của họ…phải cở bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị nững ham muốn lừa dối…” (BĐ 2). Hy vong hôm nay, trong bàn tiệc Thánh Thể nầy, mọi người chúng ta sẽ tìm gặp được “bức thư tình của Thiên Chúa trong chính Tấm bánh Thánh Thể Ngài ban tặng”. Amen.
Bánh Hằng Sống từ trời xuống: cú sốc đối với người Dothái
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
05:39 05/08/2009
Chúa Nhật 19 TN B
Chàng Rôbinsơn trong câu chuyện “Trên Hoang Đảo” của Daniel Defoe đã lấy làm kinh tởm khi thấy người thổ dân moi tim kẻ thù để ăn. Sở dĩ họ moi tim kẻ thù để ăn, vì họ tin rằng: “Ăn gì bổ nấy, ăn cá thì giỏi bơi lội, ăn tim người thì thêm dũng cảm”. Đối với chàng Rôbinsơn thì việc làm của những người thổ dân này là man rợ, là không thể chấp nhận được (x. Lời Chúa 5 phút/ ngày, 11.4.2008).
Khi Chúa Giêsu tuyên bố thịt máu Ngài chính là của ăn nuôi sống con người, dân Do Thái cũng có phản ứng tương tự chàng Rôbinsơn. Bởi lẽ ăn thịt và uống máu người là điều nghịch với luân lý tự nhiên, nếu không muốn nói là dã man, là mọi rợ…. Điều này cũng đụng phải luật cấm của Dothái giáo. Tự hiến chính mình làm của ăn của uống để cho người khác được sống đời đời lại càng khó chấp nhận.
Thật ra, ngay khi Chúa Giêsu khẳng định “Ta là bánh từ trời xuống”, người Dothái đã lấy làm khó chịu, và họ đã xầm xì phản đối ra mặt. Họ xầm xì phản đối là phải. Vì chưng họ quá biết rõ gốc gác xuất thân của Chúa Giêsu. Họ cũng quá biết con người và sự nghiệp của Ngài ra sao. Lời xầm xì đó là gì ? Rất có thể là: “Giả như ông ta là một con người huyền bí như Daniel, hay Isaia xuất hiện trên cõi trần thì lời tuyên bố này còn nghe được. Đàng này ông ta là con một ông thợ quèn Giuse, gia thế bết bát. Bản thân ông ta cũng chẳng có gì đáng nói: 30 năm làm nghề mộc, sống tầm tầm nơi một làng quê vô danh tiểu tốt. Bà con anh em của ông ta cũng thế cả thôi. Vậy mà dám tuyên bố: ‘Ta là Bánh từ trời xuống’. Quả là ông này thuộc ‘họ nổ’, quê ở ‘Trảng Bom’ rồi !”, …v.v…
Phản ứng đó trở nên gay gắt hơn khi nghe Chúa Giêsu bộc bạch bánh đó là Bánh Trường Sinh, bánh đem lại sự sống đời đời, bánh trổi vượt hơn cả Manna thời Cựu ước. Nghe lời này, chắc hẳn có cảm thấ lùng bùng lỗ tai, bởi thực tế chưa có ai trên đời này mà không chết, kể cả các tổ phụ đáng kính của họ. Ngay như Môisê là vị sứ ngôn vĩ đại có khả năng “khiến” Manna từ trời rơi xuống cho dân chúng ăn, thế mà Môisê cũng đã chết. Rõ ràng đối với họ, ông Giêsu này vừa mới ăn gan hùm hoặc mới uống mật gấu nguyên chất, nên mới dám tuyên bố táo tợn như vậy. Không khéo, có kẻ còn muốn tới sờ trán Chúa Giêsu xem có phải bị sốt do cúm … H1N1 hay không mà dám ngoa ngôn mạnh mồm như thế nữa kìa !?
Chưa dừng lại ở đó. Khi Chúa Giêsu quả quyết thêm rằng Bánh hằng sống từ trời đó chính là thịt của ngài, dân Do thái thực sự đã bị “sốc”, sốc trầm trọng. “Bánh từ trời” hay “Bánh hằng sống” gì gì đó có thể họ tạm chấp nhận được, vì ít ra Ngài cũng đã từng làm phép lạ uy quyền hoá bánh ra nhiều và các phép lạ khác trước đó. Thế còn khẳng định “Bánh ta ban tặng chính là thịt ta đây” thì không thể nào chấp nhận nổi. Quả nhiên, đối với họ lúc này, Chúa Giêsu “mất trí” nặng rồi. Ăn thịt người là mọi rợ, là dã man. Hơn nữa, xưa nay chưa từng có ai tự lấy thịt mình làm của ăn nuôi sống người khác bao giờ.
Tuy nhiên, chính Chúa Giêsu đã khẳng định rằng có lãnh nhận chính Đấng là nguồn mạch sự sống thì mới có thể có sự sống đời đời nơi mình được. Đây là một mạc khải lớn lao và siêu việt, vượt quá sức tưởng tưởng của con người đương thời. Tất nhiên, mạc khải không bao giờ là đối tượng của lý trí tự nhiên. Bởi vậy cần phải đón nhận bằng đức tin, bằng ân sủng đến từ Thiên Chúa Cha, như lời Chúa Giêsu xác quyết: “Chẳng ai đến được với tôi, nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy”.
Nói cách khác, để có thể chấp nhận “ăn Thịt và uống Máu Chúa”, dù là dưới hình Bánh và hình Rượu của bí tích, thì cũng cần phải có đức tin do Thiên Chúa ân ban. Không có đức tin, người ta sẽ coi Bí tích Thánh Thể như là phù chú, bùa ngãi… Không có đức tin, không thể nhận ra sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Tin là tin vào Lời của Chúa, là lời chân thật; tin là tin vào cái chết tự hiến, cái chết vì yêu của Chúa trên thập giá; và tin là tin vào sự phục sinh vinh quang của Ngài. Nếu ta tin những điều đó, ta sẽ nhận ra sự hiện diện thực sự của Chúa trong Thánh Thể, và ta có thể tiếp rước Ngài làm của ăn thiêng liêng mang lại sự sống đời đời.
Tôi vẫn thường tiếp rước Thánh thể Chúa bằng tâm tình nào, thái độ nào ? Bằng đức tin hay bằng lý trí, bằng ân sủng của thiên Chúa hay bằng sức riêng của con người ?
Chàng Rôbinsơn trong câu chuyện “Trên Hoang Đảo” của Daniel Defoe đã lấy làm kinh tởm khi thấy người thổ dân moi tim kẻ thù để ăn. Sở dĩ họ moi tim kẻ thù để ăn, vì họ tin rằng: “Ăn gì bổ nấy, ăn cá thì giỏi bơi lội, ăn tim người thì thêm dũng cảm”. Đối với chàng Rôbinsơn thì việc làm của những người thổ dân này là man rợ, là không thể chấp nhận được (x. Lời Chúa 5 phút/ ngày, 11.4.2008).
Khi Chúa Giêsu tuyên bố thịt máu Ngài chính là của ăn nuôi sống con người, dân Do Thái cũng có phản ứng tương tự chàng Rôbinsơn. Bởi lẽ ăn thịt và uống máu người là điều nghịch với luân lý tự nhiên, nếu không muốn nói là dã man, là mọi rợ…. Điều này cũng đụng phải luật cấm của Dothái giáo. Tự hiến chính mình làm của ăn của uống để cho người khác được sống đời đời lại càng khó chấp nhận.
Thật ra, ngay khi Chúa Giêsu khẳng định “Ta là bánh từ trời xuống”, người Dothái đã lấy làm khó chịu, và họ đã xầm xì phản đối ra mặt. Họ xầm xì phản đối là phải. Vì chưng họ quá biết rõ gốc gác xuất thân của Chúa Giêsu. Họ cũng quá biết con người và sự nghiệp của Ngài ra sao. Lời xầm xì đó là gì ? Rất có thể là: “Giả như ông ta là một con người huyền bí như Daniel, hay Isaia xuất hiện trên cõi trần thì lời tuyên bố này còn nghe được. Đàng này ông ta là con một ông thợ quèn Giuse, gia thế bết bát. Bản thân ông ta cũng chẳng có gì đáng nói: 30 năm làm nghề mộc, sống tầm tầm nơi một làng quê vô danh tiểu tốt. Bà con anh em của ông ta cũng thế cả thôi. Vậy mà dám tuyên bố: ‘Ta là Bánh từ trời xuống’. Quả là ông này thuộc ‘họ nổ’, quê ở ‘Trảng Bom’ rồi !”, …v.v…
Phản ứng đó trở nên gay gắt hơn khi nghe Chúa Giêsu bộc bạch bánh đó là Bánh Trường Sinh, bánh đem lại sự sống đời đời, bánh trổi vượt hơn cả Manna thời Cựu ước. Nghe lời này, chắc hẳn có cảm thấ lùng bùng lỗ tai, bởi thực tế chưa có ai trên đời này mà không chết, kể cả các tổ phụ đáng kính của họ. Ngay như Môisê là vị sứ ngôn vĩ đại có khả năng “khiến” Manna từ trời rơi xuống cho dân chúng ăn, thế mà Môisê cũng đã chết. Rõ ràng đối với họ, ông Giêsu này vừa mới ăn gan hùm hoặc mới uống mật gấu nguyên chất, nên mới dám tuyên bố táo tợn như vậy. Không khéo, có kẻ còn muốn tới sờ trán Chúa Giêsu xem có phải bị sốt do cúm … H1N1 hay không mà dám ngoa ngôn mạnh mồm như thế nữa kìa !?
Chưa dừng lại ở đó. Khi Chúa Giêsu quả quyết thêm rằng Bánh hằng sống từ trời đó chính là thịt của ngài, dân Do thái thực sự đã bị “sốc”, sốc trầm trọng. “Bánh từ trời” hay “Bánh hằng sống” gì gì đó có thể họ tạm chấp nhận được, vì ít ra Ngài cũng đã từng làm phép lạ uy quyền hoá bánh ra nhiều và các phép lạ khác trước đó. Thế còn khẳng định “Bánh ta ban tặng chính là thịt ta đây” thì không thể nào chấp nhận nổi. Quả nhiên, đối với họ lúc này, Chúa Giêsu “mất trí” nặng rồi. Ăn thịt người là mọi rợ, là dã man. Hơn nữa, xưa nay chưa từng có ai tự lấy thịt mình làm của ăn nuôi sống người khác bao giờ.
Tuy nhiên, chính Chúa Giêsu đã khẳng định rằng có lãnh nhận chính Đấng là nguồn mạch sự sống thì mới có thể có sự sống đời đời nơi mình được. Đây là một mạc khải lớn lao và siêu việt, vượt quá sức tưởng tưởng của con người đương thời. Tất nhiên, mạc khải không bao giờ là đối tượng của lý trí tự nhiên. Bởi vậy cần phải đón nhận bằng đức tin, bằng ân sủng đến từ Thiên Chúa Cha, như lời Chúa Giêsu xác quyết: “Chẳng ai đến được với tôi, nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy”.
Nói cách khác, để có thể chấp nhận “ăn Thịt và uống Máu Chúa”, dù là dưới hình Bánh và hình Rượu của bí tích, thì cũng cần phải có đức tin do Thiên Chúa ân ban. Không có đức tin, người ta sẽ coi Bí tích Thánh Thể như là phù chú, bùa ngãi… Không có đức tin, không thể nhận ra sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Tin là tin vào Lời của Chúa, là lời chân thật; tin là tin vào cái chết tự hiến, cái chết vì yêu của Chúa trên thập giá; và tin là tin vào sự phục sinh vinh quang của Ngài. Nếu ta tin những điều đó, ta sẽ nhận ra sự hiện diện thực sự của Chúa trong Thánh Thể, và ta có thể tiếp rước Ngài làm của ăn thiêng liêng mang lại sự sống đời đời.
Tôi vẫn thường tiếp rước Thánh thể Chúa bằng tâm tình nào, thái độ nào ? Bằng đức tin hay bằng lý trí, bằng ân sủng của thiên Chúa hay bằng sức riêng của con người ?
Các lễ nghi mừng kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney cha sở họ Ars qua đời
Linh Tiến Khải
17:06 05/08/2009
Mùng 3 và mùng 4 tháng 8 năm 2009 là ngày kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney cha sở họ Ars qua đời.
Linh Mục Gioan Maria Vianney sinh năm 1786 gần Lyon miền nam nước Pháp và qua đời tại Ars năm 1859. Ngài đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hành tại chủng viện, nhưng vì đạo đức và tính tình tốt nên được thụ phong linh mục và được chỉ định làm cha sở họ Ars thuộc giáo phận Belley. Sau thời cách mạng Pháp đa số dân chúng xứ Ars đã bỏ đạo và sống bê tha tội lỗi. Nhưng qua cuộc sống thánh thiện, khiêm tốn, cầu nguyện và ăn chay hãm mình nghiêm ngặt cha Gioan Maria Vianney đã từ từ hoán cải tín hữu và biến họ Ars trở thành một ốc đảo tinh thần tươi mát, kéo đổ ơn lành xuống trên Giáo Hội Pháp và toàn thế giới.
Chính dịp kỷ niệm vị thánh bổn mạng của các linh mục này đã khiến cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tuyên bố cử hành Năm Linh Mục bắt đầu từ lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày 19-6-2009 cho tới ngày 19-6-2010 và Đức Thánh Cha mời gọi toàn Giáo Hội cầu nguyện cho các linh mục.
Thể theo lời mời của Đức Cha Bagnard, Giám Mục giáo phận Belley-Ars Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đã qua Ars chủ sự thánh lễ nừng kính thánh Gioan Maria Vianney, trong tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha.
Giảng trong thánh lễ trọng thể có hơn 10.000 tín hữu tham dự, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ nói: ”Trong Năm Linh Mục này, Giáo Hội muốn nói với các linh mục rằng Giáo Hội cảm tạ Thiên Chúa cho các liinh mục, Giáo Hội ngưỡng mộ và yêu thương các linh mục. Giáo Hội muốn nâng đỡ các linh mục bằng lời cầu nguyện, đồng hành với các linh mục trên con đường trung thành, biết ơn các linh mục và muốn trợ giúp các linh mục một cách cụ thể cũng như cộng tác với các vị trong bổn phận mục vụ của các vị”.
Gợi lại các nét đặc thù trong cuộc đời linh mục của thánh Gioan Maria Vianney, Đức Hồng Y Tổng Trưởng mời gọi các linh mục noi gương sống của vị thánh bổn mạng các cha sở và hàng linh mục toàn thế giới. Ngài nói: ”Thánh Gioan Maria Vianney là mẫu gương của các linh mục vì cuộc sống lòng tin và đời cầu nguyện liên lỉ, nhất là cầu nguyện trước Nhà Tạm trong nhà thờ xứ của ngài. Ngài là mẫu gương của các linh mục vì nền tu đức sâu xa và vững chãi, vì sự hãm mình, lòng khiêm nhường và sự khó nghèo, vì cách coi việc cử hành Thánh Lễ là trung tâm cuộc sống giáo xứ, vì việc thi hành thừa tác không mệt mỏi và tuyệt diệu của bí tích giải tội, vì thừa tác Lời Chúa và việc giảng dậy giáo lý, vì tình yêu thương đối với người nghèo, vì tình bác ái mục vụ khiến cho thánh nhân đi tới gặp gỡ tất cả mọi người và từng người trong giáo xứ để hoán cải và cứu vớt họ”.
Đức Hồng Y Hummes cũng đề cao sự lo âu khắc khoải của thánh Gioan Maria Vianney đối với phần rỗi các linh hồn và kiên trì làm hết những gì có thể làm được để đưa họ về với Chúa, noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, hiện thân tình yêu thương nhân thứ của Thiên Chúa. Thánh nhân không bỏ lỡ dịp nào mà không nói về ”tình yêu của Thiên Chúa Nhân Lành”. Ngài ý thức về sự cấp thiết của việc rao giảng Tin Mừng. Trong bầu khí của nền văn hóa duy tương đối của Tây Âu khiến cho lương tâm và ánh sáng lòng tin bị lu mờ đi và làm cho con người mất hướng và trở thành bơ vơ lạc lõng, nỗ lực giảng giải của linh mục ngày nay cũng cấp thiết như thời của thánh nhân vậy. Và để được như thế cần phải có lòng hăng say yêu mến và cầu nguyện như thánh nhân. ”Người nào giống thánh Gioan Maria Vianney, luôn dán chặt mắt vào Chúa Kitô trong lời cầu nguyện liên lỉ, trong tình yêu vô điều kiên, người đó có thể nhận được sức mạnh của Thánh Thần để trở nên giống Chúa Giêsu và như Chúa trở thành Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên”.
Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đặc biệt khích lệ các linh mục noi gương thánh Gioan Maria Vianney hy sinh thời giờ và sức lực để ban bí tích hòa giải cho các tín hữu. Giải tội là một trong các việc thừa tác chính của mọi linh mục. Nó phải được làm với lòng tin, tinh thần hy sinh và tình yêu mục vụ. Sau cùng Đức Hồng Y mời gọi mọi người cầu xin Thiên Chúa là Chủ ruộng gửi nhiều thợ tới mùa gặt của Ngài, ban cho Giáo Hội có thêm nhiều linh mục thánh thiện, biến gia đình trở thành giáo hội tại gia và tổ ấm nồng cháy lòng tin và tình yêu thương. Đức Hồng Y cũng khích lệ các gia đình đừng sợ hãi dâng con cho Chúa, vì có một người con linh mục là một phước lành, một hồng ân đích thật cho gia đình và cho Giáo Hội.
Trong cùng ngày mùng 4 tháng 8 tại nhiều nơi trên thế giới cũng đã có các lễ nghi mừng kính thánh Gioan Maria Vianney bổn mạng các cha sở và hàng linh mục toàn thế giới. Chẳng hạn Tòa Thượng Phụ Venezia bắc Italia đã tổ chức một ngày chầu Thánh Thể và mời gọi tín hữu tham gia đông đảo để lãnh ơn toàn xá và cầu nguyện cho các linh mục. Sau thánh lễ đại trào Mình Thánh Chúa đã được đặt trên bàn thờ cho tín hữu chầu kính cho tới chiều và kết thúc với buổi chầu trọng thể.
Tại Montevideo thủ đô Uruguay đã có thánh lễ đồng tế trọng thể với sự tham dự của tất cả mọi linh mục triều và dòng toàn nước trong nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ hồn xác lên trời và nhà thờ thánh Carlo Borromeo.
Trong tình trạng thiếu linh mục trầm trọng hiện nay tại Pháp, Giáo Hội tại đây hy vọng lễ thánh Gioan Maria Vianney và Năm Linh Mục có thể giúp khơi dậy niềm hy vọng trong quốc gia từng được gọi là ”trưởng nữ của Giáo Hội” này.
Tình trạng sống đạo sa sút, bầu khí tục hóa duy đời và thờ ơ với tôn giáo cũng như sự kiện các gia đình Pháp ít con khiến cho số tân linh mục tại Pháp ngày càng hiếm hoi. Trong suốt năm 2009 này số tân linh mục triều trên toàn nước Pháp không vượt qúa 90 vị. Và có nhiều giáo phận sẽ không có lễ truyền chức nào vì không có ơn gọi.
Tuy nhiên trong bầu khí của Năm Linh Mục mọi giáo phận Pháp đều đề ra các sáng kiến cử hành khác nhau: từ các buổi cầu nguyện cho tới các cuộc gặp gỡ suy tư và đào sâu tầm hiểu biết về vai trò của các linh mục giữa lòng xã hội Pháp. Trong suốt Năm Linh Mục hàng ngày các thánh lễ cử hành tại vương cung thánh đường họ Ars đều kết thúc với kinh cầu cho các linh mục do chính các Giám Mục biên soạn. Nhiều giáo phận tổ chức các buổi gặp gỡ tìm hiểu ơn gọi cho giới trẻ. Nhiều Giám Mục Pháp cũng đã soạn các lời nguyện và cho đăng trên địa chỉ liên mạng của giáo phận. Điển hình như Đức Cha Thierry Scherer, Giám Mục giáo phận Laval. Trên Website của Đức Cha có đăng lời nguyện sau đây: ”Lậy Cha, xin thắp lên trong con tim của tất cả người trẻ sự hăng say và niềm vui đối với Tin Mừng. Xin Cha ban cho chúng con số linh mục mà chúng con đang rất cần có. Các vị sẽ là dấu chỉ lòng thương xót của Chúa trong thế giới đang kiếm tìm tình thương của chúng con”.
Đức Cha Alain Castet, Giám Mục giáo phận Lucon cũng đặt ra lời nguyện sau đây: ”Lậy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ Chúa về các linh mục Chúa ban cho Giáo Hội, về cuộc sống hiến dâng từ ngày thanh xuân cho tới lúc tuổi già nhọc mệt của các vị, về chứng tá cho sự hiện diện của Chúa giữa loài người”.
Trong số các đoàn hành hương tới Ars cũng có 1.500 anh chị em du mục đến cảm tạ thánh Gioan Maria Vianney về tình thương ngài đặc biệt dành cho họ. Từ 150 năm qua các tín hữu du mục này có truyền thống hành hương về xứ Ars để kính viếng xác thánh Gioan Maria Vianney vẫn còn nguyên vẹn không hư nát.
Báo chí công giáo tại Pháp cũng dành nhiều chỗ cho Năm Linh Mục.
Chẳng hạn ông Philiphe Oswald, nhà phát hành tờ ”Gia đình Kitô” đã viết như sau: ”Tín hữu chúng ta sẽ trở thành cái gì nếu không có các chủ chăn? Đoàn chiên không người dẫn dắt... có lẽ sẵn sàng mau chóng trở về với thế giới ngoại giáo bán khai nhất”. Thánh Gioan Vianney đã từng nói: ”Hãy để một giáo xứ không có linh mục trong 20 năm, người ta sẽ tôn thờ thú vật”, Còn ông René Poujol thì viết một bài trên nguyệt san ”Người hành hương” và cầu mong rằng ”Năm Linh Mục là dịp giúp suy tư sâu xa về chức thừa tác linh mục”.
Cha Eric Pointsot, giám đốc văn phòng ơn gọi quốc gia của Hội Đồng Giám Mục Pháp đã gióng lên sứ điệp lạc quan và nói: ”Cần phải thông truyền một cách hữu hiệu để giới trẻ thấy và hiểu rằng Giáo Hội không phải là một con tầu được kéo trên cạn, để cho họ biết rằng việc loan báo Tin Mừng cũng như cuộc sống của linh mục vẫn hấp dẫn, cả trong năm 2009 nữa”.
Riêng tổng giáo phận Paris đã cho phát hành một băng hình Video về gương mặt của linh mục và đưa lên các địa chỉ liên mạng như Facebook, Dailymotion và YouTube. Đây là sự lựa chọn mà nhiều giáo phận khác sẽ noi theo.
Các Giám Mục và giới hữu trách cũng đưa ra các lời kêu gọi khác nhau. Chẳng hạn Đức Cha Ginoux, Giám Mục giáo phận Montauban miền nam nước Pháp, đã mời gọi tín hữu ”hãnh diện về các linh mục của mình”. Và trong vùng tậy nam Pháp là vùng đã đánh mất đi lòng tin Kitô trầm trọng nhất, có tin vui vào tháng 9 tới này Giáo Hội sẽ mở một đại chủng viện mới.
Năm Linh Mục cũng đang giúp nói về tinh thần truyền giáo, và cách đây mấy tuần Đức Hồng Y André Vingt Trois, Tổng Giám Mục Paris, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, đã truyền chức Linh Mục cho 10 Phó Tế. Ngỏ lời với các tân chức Đức Hồng Y nói: ”Niềm vui của chúng con là niềm vui của Chúa Kitô, là niềm vui của tình yêu thương. Nó không phải là niềm vui của sự vô tư hay thờ ơ. Nó luôn có nhiều thử thách giống như trong cuộc sống của tất cả mọi người. Nhưng nó là niềm vui của người cho đi và nhận lãnh vì yêu thương”.
Với cộng đoàn tín hữu tham dự lễ truyền chức Đức Tổng Giám Mục Paris khẳng định rằng Năm Linh Mục là dịp giúp mọi người suy tư và lượng định trở lại vai trò không thể thay thế được của linh mục trong sứ mệnh của Giáo Hội và ý thức hơn đối với việc phục vụ qúy báu của các vị cho nhân loại. Đức Hồng Y cầu mong có thêm nhiều người biết lắng nghe tiếng Chúa gọi, và ngài khích lệ mọi người nâng đỡ họ bằng lời cầu nguyện.
(SD 3-8-2009; Avvenire 29-7-2009)
Linh Mục Gioan Maria Vianney sinh năm 1786 gần Lyon miền nam nước Pháp và qua đời tại Ars năm 1859. Ngài đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hành tại chủng viện, nhưng vì đạo đức và tính tình tốt nên được thụ phong linh mục và được chỉ định làm cha sở họ Ars thuộc giáo phận Belley. Sau thời cách mạng Pháp đa số dân chúng xứ Ars đã bỏ đạo và sống bê tha tội lỗi. Nhưng qua cuộc sống thánh thiện, khiêm tốn, cầu nguyện và ăn chay hãm mình nghiêm ngặt cha Gioan Maria Vianney đã từ từ hoán cải tín hữu và biến họ Ars trở thành một ốc đảo tinh thần tươi mát, kéo đổ ơn lành xuống trên Giáo Hội Pháp và toàn thế giới.
Chính dịp kỷ niệm vị thánh bổn mạng của các linh mục này đã khiến cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tuyên bố cử hành Năm Linh Mục bắt đầu từ lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày 19-6-2009 cho tới ngày 19-6-2010 và Đức Thánh Cha mời gọi toàn Giáo Hội cầu nguyện cho các linh mục.
Thể theo lời mời của Đức Cha Bagnard, Giám Mục giáo phận Belley-Ars Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đã qua Ars chủ sự thánh lễ nừng kính thánh Gioan Maria Vianney, trong tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha.
Giảng trong thánh lễ trọng thể có hơn 10.000 tín hữu tham dự, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ nói: ”Trong Năm Linh Mục này, Giáo Hội muốn nói với các linh mục rằng Giáo Hội cảm tạ Thiên Chúa cho các liinh mục, Giáo Hội ngưỡng mộ và yêu thương các linh mục. Giáo Hội muốn nâng đỡ các linh mục bằng lời cầu nguyện, đồng hành với các linh mục trên con đường trung thành, biết ơn các linh mục và muốn trợ giúp các linh mục một cách cụ thể cũng như cộng tác với các vị trong bổn phận mục vụ của các vị”.
Gợi lại các nét đặc thù trong cuộc đời linh mục của thánh Gioan Maria Vianney, Đức Hồng Y Tổng Trưởng mời gọi các linh mục noi gương sống của vị thánh bổn mạng các cha sở và hàng linh mục toàn thế giới. Ngài nói: ”Thánh Gioan Maria Vianney là mẫu gương của các linh mục vì cuộc sống lòng tin và đời cầu nguyện liên lỉ, nhất là cầu nguyện trước Nhà Tạm trong nhà thờ xứ của ngài. Ngài là mẫu gương của các linh mục vì nền tu đức sâu xa và vững chãi, vì sự hãm mình, lòng khiêm nhường và sự khó nghèo, vì cách coi việc cử hành Thánh Lễ là trung tâm cuộc sống giáo xứ, vì việc thi hành thừa tác không mệt mỏi và tuyệt diệu của bí tích giải tội, vì thừa tác Lời Chúa và việc giảng dậy giáo lý, vì tình yêu thương đối với người nghèo, vì tình bác ái mục vụ khiến cho thánh nhân đi tới gặp gỡ tất cả mọi người và từng người trong giáo xứ để hoán cải và cứu vớt họ”.
Đức Hồng Y Hummes cũng đề cao sự lo âu khắc khoải của thánh Gioan Maria Vianney đối với phần rỗi các linh hồn và kiên trì làm hết những gì có thể làm được để đưa họ về với Chúa, noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, hiện thân tình yêu thương nhân thứ của Thiên Chúa. Thánh nhân không bỏ lỡ dịp nào mà không nói về ”tình yêu của Thiên Chúa Nhân Lành”. Ngài ý thức về sự cấp thiết của việc rao giảng Tin Mừng. Trong bầu khí của nền văn hóa duy tương đối của Tây Âu khiến cho lương tâm và ánh sáng lòng tin bị lu mờ đi và làm cho con người mất hướng và trở thành bơ vơ lạc lõng, nỗ lực giảng giải của linh mục ngày nay cũng cấp thiết như thời của thánh nhân vậy. Và để được như thế cần phải có lòng hăng say yêu mến và cầu nguyện như thánh nhân. ”Người nào giống thánh Gioan Maria Vianney, luôn dán chặt mắt vào Chúa Kitô trong lời cầu nguyện liên lỉ, trong tình yêu vô điều kiên, người đó có thể nhận được sức mạnh của Thánh Thần để trở nên giống Chúa Giêsu và như Chúa trở thành Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên”.
Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đặc biệt khích lệ các linh mục noi gương thánh Gioan Maria Vianney hy sinh thời giờ và sức lực để ban bí tích hòa giải cho các tín hữu. Giải tội là một trong các việc thừa tác chính của mọi linh mục. Nó phải được làm với lòng tin, tinh thần hy sinh và tình yêu mục vụ. Sau cùng Đức Hồng Y mời gọi mọi người cầu xin Thiên Chúa là Chủ ruộng gửi nhiều thợ tới mùa gặt của Ngài, ban cho Giáo Hội có thêm nhiều linh mục thánh thiện, biến gia đình trở thành giáo hội tại gia và tổ ấm nồng cháy lòng tin và tình yêu thương. Đức Hồng Y cũng khích lệ các gia đình đừng sợ hãi dâng con cho Chúa, vì có một người con linh mục là một phước lành, một hồng ân đích thật cho gia đình và cho Giáo Hội.
Trong cùng ngày mùng 4 tháng 8 tại nhiều nơi trên thế giới cũng đã có các lễ nghi mừng kính thánh Gioan Maria Vianney bổn mạng các cha sở và hàng linh mục toàn thế giới. Chẳng hạn Tòa Thượng Phụ Venezia bắc Italia đã tổ chức một ngày chầu Thánh Thể và mời gọi tín hữu tham gia đông đảo để lãnh ơn toàn xá và cầu nguyện cho các linh mục. Sau thánh lễ đại trào Mình Thánh Chúa đã được đặt trên bàn thờ cho tín hữu chầu kính cho tới chiều và kết thúc với buổi chầu trọng thể.
Tại Montevideo thủ đô Uruguay đã có thánh lễ đồng tế trọng thể với sự tham dự của tất cả mọi linh mục triều và dòng toàn nước trong nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ hồn xác lên trời và nhà thờ thánh Carlo Borromeo.
Trong tình trạng thiếu linh mục trầm trọng hiện nay tại Pháp, Giáo Hội tại đây hy vọng lễ thánh Gioan Maria Vianney và Năm Linh Mục có thể giúp khơi dậy niềm hy vọng trong quốc gia từng được gọi là ”trưởng nữ của Giáo Hội” này.
Tình trạng sống đạo sa sút, bầu khí tục hóa duy đời và thờ ơ với tôn giáo cũng như sự kiện các gia đình Pháp ít con khiến cho số tân linh mục tại Pháp ngày càng hiếm hoi. Trong suốt năm 2009 này số tân linh mục triều trên toàn nước Pháp không vượt qúa 90 vị. Và có nhiều giáo phận sẽ không có lễ truyền chức nào vì không có ơn gọi.
Tuy nhiên trong bầu khí của Năm Linh Mục mọi giáo phận Pháp đều đề ra các sáng kiến cử hành khác nhau: từ các buổi cầu nguyện cho tới các cuộc gặp gỡ suy tư và đào sâu tầm hiểu biết về vai trò của các linh mục giữa lòng xã hội Pháp. Trong suốt Năm Linh Mục hàng ngày các thánh lễ cử hành tại vương cung thánh đường họ Ars đều kết thúc với kinh cầu cho các linh mục do chính các Giám Mục biên soạn. Nhiều giáo phận tổ chức các buổi gặp gỡ tìm hiểu ơn gọi cho giới trẻ. Nhiều Giám Mục Pháp cũng đã soạn các lời nguyện và cho đăng trên địa chỉ liên mạng của giáo phận. Điển hình như Đức Cha Thierry Scherer, Giám Mục giáo phận Laval. Trên Website của Đức Cha có đăng lời nguyện sau đây: ”Lậy Cha, xin thắp lên trong con tim của tất cả người trẻ sự hăng say và niềm vui đối với Tin Mừng. Xin Cha ban cho chúng con số linh mục mà chúng con đang rất cần có. Các vị sẽ là dấu chỉ lòng thương xót của Chúa trong thế giới đang kiếm tìm tình thương của chúng con”.
Đức Cha Alain Castet, Giám Mục giáo phận Lucon cũng đặt ra lời nguyện sau đây: ”Lậy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ Chúa về các linh mục Chúa ban cho Giáo Hội, về cuộc sống hiến dâng từ ngày thanh xuân cho tới lúc tuổi già nhọc mệt của các vị, về chứng tá cho sự hiện diện của Chúa giữa loài người”.
Trong số các đoàn hành hương tới Ars cũng có 1.500 anh chị em du mục đến cảm tạ thánh Gioan Maria Vianney về tình thương ngài đặc biệt dành cho họ. Từ 150 năm qua các tín hữu du mục này có truyền thống hành hương về xứ Ars để kính viếng xác thánh Gioan Maria Vianney vẫn còn nguyên vẹn không hư nát.
Báo chí công giáo tại Pháp cũng dành nhiều chỗ cho Năm Linh Mục.
Chẳng hạn ông Philiphe Oswald, nhà phát hành tờ ”Gia đình Kitô” đã viết như sau: ”Tín hữu chúng ta sẽ trở thành cái gì nếu không có các chủ chăn? Đoàn chiên không người dẫn dắt... có lẽ sẵn sàng mau chóng trở về với thế giới ngoại giáo bán khai nhất”. Thánh Gioan Vianney đã từng nói: ”Hãy để một giáo xứ không có linh mục trong 20 năm, người ta sẽ tôn thờ thú vật”, Còn ông René Poujol thì viết một bài trên nguyệt san ”Người hành hương” và cầu mong rằng ”Năm Linh Mục là dịp giúp suy tư sâu xa về chức thừa tác linh mục”.
Cha Eric Pointsot, giám đốc văn phòng ơn gọi quốc gia của Hội Đồng Giám Mục Pháp đã gióng lên sứ điệp lạc quan và nói: ”Cần phải thông truyền một cách hữu hiệu để giới trẻ thấy và hiểu rằng Giáo Hội không phải là một con tầu được kéo trên cạn, để cho họ biết rằng việc loan báo Tin Mừng cũng như cuộc sống của linh mục vẫn hấp dẫn, cả trong năm 2009 nữa”.
Riêng tổng giáo phận Paris đã cho phát hành một băng hình Video về gương mặt của linh mục và đưa lên các địa chỉ liên mạng như Facebook, Dailymotion và YouTube. Đây là sự lựa chọn mà nhiều giáo phận khác sẽ noi theo.
Các Giám Mục và giới hữu trách cũng đưa ra các lời kêu gọi khác nhau. Chẳng hạn Đức Cha Ginoux, Giám Mục giáo phận Montauban miền nam nước Pháp, đã mời gọi tín hữu ”hãnh diện về các linh mục của mình”. Và trong vùng tậy nam Pháp là vùng đã đánh mất đi lòng tin Kitô trầm trọng nhất, có tin vui vào tháng 9 tới này Giáo Hội sẽ mở một đại chủng viện mới.
Năm Linh Mục cũng đang giúp nói về tinh thần truyền giáo, và cách đây mấy tuần Đức Hồng Y André Vingt Trois, Tổng Giám Mục Paris, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, đã truyền chức Linh Mục cho 10 Phó Tế. Ngỏ lời với các tân chức Đức Hồng Y nói: ”Niềm vui của chúng con là niềm vui của Chúa Kitô, là niềm vui của tình yêu thương. Nó không phải là niềm vui của sự vô tư hay thờ ơ. Nó luôn có nhiều thử thách giống như trong cuộc sống của tất cả mọi người. Nhưng nó là niềm vui của người cho đi và nhận lãnh vì yêu thương”.
Với cộng đoàn tín hữu tham dự lễ truyền chức Đức Tổng Giám Mục Paris khẳng định rằng Năm Linh Mục là dịp giúp mọi người suy tư và lượng định trở lại vai trò không thể thay thế được của linh mục trong sứ mệnh của Giáo Hội và ý thức hơn đối với việc phục vụ qúy báu của các vị cho nhân loại. Đức Hồng Y cầu mong có thêm nhiều người biết lắng nghe tiếng Chúa gọi, và ngài khích lệ mọi người nâng đỡ họ bằng lời cầu nguyện.
(SD 3-8-2009; Avvenire 29-7-2009)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha mời gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh mục
Linh Tiến Khải
17:03 05/08/2009
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật mùng 2-8-2009 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi mọi người siêng năng cầu nguyện cho các linh mục nhân kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Vianney cha sở họ Ars qua đời, cử hành ngày mùng 4 tháng 8 này và trong Năm Linh Mục.
Ngài nói với hơn 2.000 người hiện diện trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo: ”Anh chị em than mến. Tôi đã từ Val d' Aosta trở về cách đây mấy ngày và giờ đây tôi lại ở giữa anh chị em là các bạn hữu thân mến của thành phố Castel Gandolfo. Tôi cũng xin gửi lời chào đến Đức Giám Mục, cha xứ và cộng đoàn giáo xứ, cũng như tới các chính quyền dân sự và mọi người dân Castel Gandolfo, các tín hữu hành hương và du khách nghỉ hè tại đây, hiệp với tâm tình cảm ơn vì sự tiếp đón nồng hậu anh chị em luôn dành cho tôi. Tôi cũng cám ơn anh chị em về sự gần gũi tinh thần, mà nhiều người đã bầy tỏ, khi tôi đã bị gẫy cổ tay phải ở thôn Les Combes”.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người đào sâu gía trị sứ mệnh của các linh mục trong Năm Linh Mục và cầu nguyện nhiều cho các vị. Đức Thánh cha nói: ”Năm Linh Mục mà chúng ta đang cùng nhau cử hành là một dip rất qúy báu giúp đào sâu giá trị sứ mệnh của các linh mục trong Giáo Hội và trong thế giới. Việc tưởng niệm các thánh, mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày, cống hiến cho chúng ta các điểm giúp suy tư. Chẳng hạn trong các ngày của tháng 8 này chúng ta kính nhớ vài vị là các mẫu gương của cuộc sống tu đức và lòng tận tụy linh mục. Hôm qua phụng vụ kính nhớ thánh Alfonso Maria de Liguori, Giám Mục, Tiến Sĩ Giáo Hội, bậc thầy lớn của nền thần học luân lý và là mẫu gương của các nhân đức kitô và mục vụ, luôn luôn chú ý đến các nhu cầu tôn giáo của dân chúng. Hôm nay chúng ta chiêm ngắm nơi thánh Phanxicô thành Assisi tình yêu thương nồng cháy đối với ơn cứu rỗi của các linh hồn, mà mỗi linh mục phải luôn luôn nuôi dưỡng. Thật vậy vì trong tháng 8 này cũng là dịp kỷ niệm ”Ơn tha tội Assisi”, mà thánh Phanxicô đã xin được cho tín hữu từ Đức Giáo Hoàng Onorio III hồi năm 1216, sau một thị kiến, trong đó thánh nhân thấy mình đang cầu nguyện trong ngôi nhà thờ nhỏ Porziuncola. Chúa Giêsu hiện ra với thánh nhân trong vinh quang, bên phải có Trinh Nữ Maria và nhiều thiên Thần. Chúa xin thánh nhân bầy tỏ một nguyện ước và thánh Phanxicô đã khẩn nài Chúa ban ”ơn tha thứ rộng rãi và quảng đại” cho tất cả những ai đã thống hối xưng tội và đến cầu nguyện trong ngôi nhà nguyện nhỏ này. Được Đức Giáo Hoàng chấp thuận, thánh Phanxicô không đợi có tài liệu viết nào, mà chạy ngay về Assisi và đến nhà ngyên Porziuncola báo tin vui cho dân chúng. Ngài nói: ”Hỡi anh chị em, tôi muốn gửi tất cả mọi người lên Thiên Đàng!”. Kể từ đó, từ giữa trưa ngày mùng 1 cho đến nửa đêm ngày mùng 2 tháng 8, tín hữu có thể lãnh ơn toàn xá với các điều kiện thông thường, cả cho các người đã qua đời, bằng cách thăm viếng một nhà thờ giáo xứ hay một nhà thờ do các tu sĩ Phanxicô trông coi”.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc đến thánh Gioan Vianney mà Giáo Hội mừng kính ngày mùng 4 tháng 8. Ngài nói: ”Chính để kỷ niệm 150 năm người qua đời tôi đã tuyên bố Năm Linh Mục. Trong buổi tiếp kiến thứ tư tới này tôi sẽ nói về vị linh mục khiêm tốn, mẫu gương của cuộc sống linh mục, không phải chỉ cho các cha xứ mà cho tất cả mọi linh mục. Thế rồi ngày mùng 7 tháng 8 là ngày kính nhớ thánh Gaetano thành Thiene, người có thói quen lập đi lập lại rằng ”Người ta thanh tẩy các linh hồn bằng các việc làm của tình yêu chứ không phải bằng tình cảm yêu thương”. Ngày mùng 8 tháng 8 Giáo Hội giới thiệu với chúng ta mẫu gương của thánh Đa Minh, là người hễ ”mở miệng ra là để nói chuyện với Thiên Chúa hay để nói về Thiên Chúa”. Sau cùng tôi cũng không thể quên mà không nhắc tới gương mặt vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Montini, tức Đức Phaolo VI mà ngày mùng 6 tháng 8 này là kỷ niệm 31 năm người qua đời tại Castel Gandolfo này. Cuộc sống linh mục sâu xa và giầu nhân bản của người là một ơn cho Giáo Hội, mà chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội trợ giúp các linh mục trở thành những người hoàn toàn say mê Chúa Kitô, bằng cách noi gương các linh mục thánh thiện kể trên.
Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người. Trong phần chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý Đức Thánh Cha xin mọi người nhớ cầu nguyện nhiều cho các linh mục trong Năm Linh Mục này. Ngài hiệp ý với tín hữu Ba Lan trong các lễ nghi kỷ niệm ngày người dân Varsava khởi nghĩa: từ sự anh hùng của họ và từ sức mạnh của quốc gia đã nảy sinh ra nước Ba Lan tự do. Việc hy sinh mạng sống của họ đã đem lai các hoa trái hòa bình và thịnh vượng cho Ba Lan. Chào các tín hữu Italia Đức Thánh Cha đã nhắc tới ”lễ hội trái Anh đào” mà người dân Castel Gandolfo mừng vào Chúa Nhật đầu tháng 8 hàng năm. Ngài cũng chào các tín hữu và du khách theo dõi buổi đọc kinh qua các màn truyền hình tại qủang trường thánh Phêrô, và cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và một tháng 8 nghỉ hè khỏe mạnh.
Ngài nói với hơn 2.000 người hiện diện trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo: ”Anh chị em than mến. Tôi đã từ Val d' Aosta trở về cách đây mấy ngày và giờ đây tôi lại ở giữa anh chị em là các bạn hữu thân mến của thành phố Castel Gandolfo. Tôi cũng xin gửi lời chào đến Đức Giám Mục, cha xứ và cộng đoàn giáo xứ, cũng như tới các chính quyền dân sự và mọi người dân Castel Gandolfo, các tín hữu hành hương và du khách nghỉ hè tại đây, hiệp với tâm tình cảm ơn vì sự tiếp đón nồng hậu anh chị em luôn dành cho tôi. Tôi cũng cám ơn anh chị em về sự gần gũi tinh thần, mà nhiều người đã bầy tỏ, khi tôi đã bị gẫy cổ tay phải ở thôn Les Combes”.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người đào sâu gía trị sứ mệnh của các linh mục trong Năm Linh Mục và cầu nguyện nhiều cho các vị. Đức Thánh cha nói: ”Năm Linh Mục mà chúng ta đang cùng nhau cử hành là một dip rất qúy báu giúp đào sâu giá trị sứ mệnh của các linh mục trong Giáo Hội và trong thế giới. Việc tưởng niệm các thánh, mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày, cống hiến cho chúng ta các điểm giúp suy tư. Chẳng hạn trong các ngày của tháng 8 này chúng ta kính nhớ vài vị là các mẫu gương của cuộc sống tu đức và lòng tận tụy linh mục. Hôm qua phụng vụ kính nhớ thánh Alfonso Maria de Liguori, Giám Mục, Tiến Sĩ Giáo Hội, bậc thầy lớn của nền thần học luân lý và là mẫu gương của các nhân đức kitô và mục vụ, luôn luôn chú ý đến các nhu cầu tôn giáo của dân chúng. Hôm nay chúng ta chiêm ngắm nơi thánh Phanxicô thành Assisi tình yêu thương nồng cháy đối với ơn cứu rỗi của các linh hồn, mà mỗi linh mục phải luôn luôn nuôi dưỡng. Thật vậy vì trong tháng 8 này cũng là dịp kỷ niệm ”Ơn tha tội Assisi”, mà thánh Phanxicô đã xin được cho tín hữu từ Đức Giáo Hoàng Onorio III hồi năm 1216, sau một thị kiến, trong đó thánh nhân thấy mình đang cầu nguyện trong ngôi nhà thờ nhỏ Porziuncola. Chúa Giêsu hiện ra với thánh nhân trong vinh quang, bên phải có Trinh Nữ Maria và nhiều thiên Thần. Chúa xin thánh nhân bầy tỏ một nguyện ước và thánh Phanxicô đã khẩn nài Chúa ban ”ơn tha thứ rộng rãi và quảng đại” cho tất cả những ai đã thống hối xưng tội và đến cầu nguyện trong ngôi nhà nguyện nhỏ này. Được Đức Giáo Hoàng chấp thuận, thánh Phanxicô không đợi có tài liệu viết nào, mà chạy ngay về Assisi và đến nhà ngyên Porziuncola báo tin vui cho dân chúng. Ngài nói: ”Hỡi anh chị em, tôi muốn gửi tất cả mọi người lên Thiên Đàng!”. Kể từ đó, từ giữa trưa ngày mùng 1 cho đến nửa đêm ngày mùng 2 tháng 8, tín hữu có thể lãnh ơn toàn xá với các điều kiện thông thường, cả cho các người đã qua đời, bằng cách thăm viếng một nhà thờ giáo xứ hay một nhà thờ do các tu sĩ Phanxicô trông coi”.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc đến thánh Gioan Vianney mà Giáo Hội mừng kính ngày mùng 4 tháng 8. Ngài nói: ”Chính để kỷ niệm 150 năm người qua đời tôi đã tuyên bố Năm Linh Mục. Trong buổi tiếp kiến thứ tư tới này tôi sẽ nói về vị linh mục khiêm tốn, mẫu gương của cuộc sống linh mục, không phải chỉ cho các cha xứ mà cho tất cả mọi linh mục. Thế rồi ngày mùng 7 tháng 8 là ngày kính nhớ thánh Gaetano thành Thiene, người có thói quen lập đi lập lại rằng ”Người ta thanh tẩy các linh hồn bằng các việc làm của tình yêu chứ không phải bằng tình cảm yêu thương”. Ngày mùng 8 tháng 8 Giáo Hội giới thiệu với chúng ta mẫu gương của thánh Đa Minh, là người hễ ”mở miệng ra là để nói chuyện với Thiên Chúa hay để nói về Thiên Chúa”. Sau cùng tôi cũng không thể quên mà không nhắc tới gương mặt vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Montini, tức Đức Phaolo VI mà ngày mùng 6 tháng 8 này là kỷ niệm 31 năm người qua đời tại Castel Gandolfo này. Cuộc sống linh mục sâu xa và giầu nhân bản của người là một ơn cho Giáo Hội, mà chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội trợ giúp các linh mục trở thành những người hoàn toàn say mê Chúa Kitô, bằng cách noi gương các linh mục thánh thiện kể trên.
Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người. Trong phần chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý Đức Thánh Cha xin mọi người nhớ cầu nguyện nhiều cho các linh mục trong Năm Linh Mục này. Ngài hiệp ý với tín hữu Ba Lan trong các lễ nghi kỷ niệm ngày người dân Varsava khởi nghĩa: từ sự anh hùng của họ và từ sức mạnh của quốc gia đã nảy sinh ra nước Ba Lan tự do. Việc hy sinh mạng sống của họ đã đem lai các hoa trái hòa bình và thịnh vượng cho Ba Lan. Chào các tín hữu Italia Đức Thánh Cha đã nhắc tới ”lễ hội trái Anh đào” mà người dân Castel Gandolfo mừng vào Chúa Nhật đầu tháng 8 hàng năm. Ngài cũng chào các tín hữu và du khách theo dõi buổi đọc kinh qua các màn truyền hình tại qủang trường thánh Phêrô, và cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và một tháng 8 nghỉ hè khỏe mạnh.
ĐHY Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ mời gọi hàng linh mục can đảm laon báo Tin Mừng Sự Thật
Linh Tiến Khải
17:05 05/08/2009
VATICAN - Đức Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ mời gọi các linh mục toàn thế giới hăng say loan báo Tin Mừng cứu độ cho xã hội tục hóa duy đời ngày nay, mà không bi quan chán nản.
Đức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi các linh mục toàn thế giới nhân ngày mùng 4 tháng 8, lễ kính thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các linh mục.
Đức Hồng Y ghi nhận rằng nền văn hóa Tây âu thống trị ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế giới qua các phương tiện truyền thông và giao tiếp toàn cầu đề ra các thách đố mới đối với việc loan báo Tin Mừng. Nền văn hóa mang đậm dấu vết của khuynh hướng duy tương đối khước từ sự thật tuyệt đối và siêu việt, và vì thế nó khiến cho các nền tảng luân lý bị hư hỏng, và nó khép kín đối với tôn giáo và khiến cho con người đánh mất đi sự ham mê đối với sự thật.
Bên cạnh khuynh hướng duy tương đối còn có khuynh hướng chủ quan cá nhân coi cái tôi là trung tâm mọi sự. Nó dẫn đưa con người tới chủ nghĩa hư vô, theo đó không có gì và không có ai đáng để cho con người đầu tư toàn cuộc sống mình, và vì thế nó cho rằng cuộc sống không có ý nghĩa gì. Tuy nhân loại đã đạt được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, nhưng lại không biết sử dụng nó một cách đúng đắn cho thiện ích của con người và mọi người. Đức Hồng Y Hummes cũng ghi nhận rằng thế giới ngày nay cũng thiếu một thuyết nhân bản toàn diện trao ban ý nghĩa và mục đích thật sự cho con người. Nền văn hóa hiện đại cũng là nền văn hóa của tiêu thụ, hưởng thụ tháo thứ, của giải trí và của thân xác. Nó làm nảy sinh ra chủ thuyết duy đời và khiến cho các quốc gia Kitô đánh mất đi lòng tin của mình. Đây là lý do giải thích tai sao số ơn gọi linh mục giảm sút trầm trọng. Dầu sao đi nữa các linh mục cũng không được bi quan chán nản và sống khép kín thế thủ, hay sợ hãi hoặc lên án xã hội ngày nay. Trái lại, phải hăng hái can đảm chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân và cứu vớt xã hội. (SD RG 4-8-2009)
Đức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi các linh mục toàn thế giới nhân ngày mùng 4 tháng 8, lễ kính thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các linh mục.
Đức Hồng Y ghi nhận rằng nền văn hóa Tây âu thống trị ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế giới qua các phương tiện truyền thông và giao tiếp toàn cầu đề ra các thách đố mới đối với việc loan báo Tin Mừng. Nền văn hóa mang đậm dấu vết của khuynh hướng duy tương đối khước từ sự thật tuyệt đối và siêu việt, và vì thế nó khiến cho các nền tảng luân lý bị hư hỏng, và nó khép kín đối với tôn giáo và khiến cho con người đánh mất đi sự ham mê đối với sự thật.
Bên cạnh khuynh hướng duy tương đối còn có khuynh hướng chủ quan cá nhân coi cái tôi là trung tâm mọi sự. Nó dẫn đưa con người tới chủ nghĩa hư vô, theo đó không có gì và không có ai đáng để cho con người đầu tư toàn cuộc sống mình, và vì thế nó cho rằng cuộc sống không có ý nghĩa gì. Tuy nhân loại đã đạt được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, nhưng lại không biết sử dụng nó một cách đúng đắn cho thiện ích của con người và mọi người. Đức Hồng Y Hummes cũng ghi nhận rằng thế giới ngày nay cũng thiếu một thuyết nhân bản toàn diện trao ban ý nghĩa và mục đích thật sự cho con người. Nền văn hóa hiện đại cũng là nền văn hóa của tiêu thụ, hưởng thụ tháo thứ, của giải trí và của thân xác. Nó làm nảy sinh ra chủ thuyết duy đời và khiến cho các quốc gia Kitô đánh mất đi lòng tin của mình. Đây là lý do giải thích tai sao số ơn gọi linh mục giảm sút trầm trọng. Dầu sao đi nữa các linh mục cũng không được bi quan chán nản và sống khép kín thế thủ, hay sợ hãi hoặc lên án xã hội ngày nay. Trái lại, phải hăng hái can đảm chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân và cứu vớt xã hội. (SD RG 4-8-2009)
ĐTC: Say mê Chúa Kitô để chống lại chủ thuyết duy lý và duy tương đối
Linh Tiến Khải
17:08 05/08/2009
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi các linh mục noi gương thánh bổn mạng Gioan Maria Vianney Cha sở họ Ars, say mê Chúa Kitô để chống lại chủ thuyết duy lý và duy tương đối đang hành khổ con người.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung hơn 4.000 tín hữu và du khách hành hương tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo sáng thứ tư 5-8-2009. Vì sân nhà nghỉ mát chỉ có 2.000 chỗ nên số người còn lại phải đứng ngoài quảng trường phía trước nhà nghỉ mát.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã gợi lại vài nét trong cuộc đời của thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, bổn mạng các linh mục, mà Giáo Hội mới mừng kính 150 năm qua đời ngày mùng 4 tháng 8 vừa qua. Đức Thánh Cha nói:
Gioan Maria Vianney chào đời ngày mùng 8 tháng 5 năm 1786 trong một gia đình nghèo vật chất nhưng giầu nhân bản và lòng tin. Theo thói quen thời đó chú bé được rửa tội trong cùng ngày. Suốt cả tuổi thơ và thời niên thiếu Gioan Maria Vianney sống và làm các công việc khiêm tốn ngoài đồng và chăn đàn vật, vì thế năm lên 17 tuổi mà vẫn mù chữ.
Nhưng cậu thuộc lòng các kinh nguyện mẹ dậy, và dưỡng nuôi mình bằng bầu khí đạo hạnh trong gia đình. Gioan Maria Vianney muốn trở thành linh mục và đã đạt ước nguyện sau biết bao nhiêu khó khăn, hiểu lầm và nhờ sự trợ giúp của các linh mục khôn ngoan nhận ra sự thánh thiện đặc biệt của người. Sau bao nhiêu nghi nan, thất bại và nước mắt, năm 1815 thầy Gioan Maria Vianney được lãnh chức Phó Tế và năm sau đó được thụ phong linh mục để hạnh phúc bước lên bàn thờ Chúa và hiện thực mộng ước cuộc đời mình.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhấn nạnh rằng cha Vianney rất coi trọng chức linh mục. Cha thừờng nói: ”Ôi, chức linh mục lớn lao biết bao! Người ta chỉ hiểu biết nó thật sự khi lên Trời... nếu trên trái đất này mà hiểu được nó thì người ta sẽ chết mất, không phải vì hoảng sợ nhưng vì yêu mến” (Abbé Monnin, Esprit du Curé dÀrs, tr. 113). Ngay từ ngày còn bé Vianney đã tâm sự với mẹ: ”Nếu con là linh mục, con sẽ chinh phục nhiều linh hồn” (Abbé Monnin, Procès de l'ordinaire, tr. 1064). Và qủa thế, cha xứ vô danh của một làng quê hẻo lánh miền nam nước Pháp đã sống làm một với chức thừa tác của mình đến độ trở thành một Chúa Kitô khác, một cách hữu hình và phổ quát, một hình ảnh của Chúa Chiên Lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên (x. Ga 10,11).
Cuộc sống của thánh nhân đã là một bài giáo lý sống động, đặc biệt hữu hiệu, khi người dân thấy người cử hành Thánh Lễ, dừng lại trước Nhà Tạm hay ngồi lâu giờ trong tòa giải tội. Như thế, trung tâm cuộc sống của thánh nhân là Thánh Thể, mà người cử hành và thờ lậy với lòng đạo đức và kính trọng. Nét đặc thù khác trong gương mặt linh mục ngoại thường của người là thừa tác giải tội. Người nhận ra trong bí tích sám hối việc thành toàn có luận lý và tự nhiên của nhiệm vụ linh mục, vâng theo lênh truyền của Chúa Kitô: ”Chúng con tha tội cho ai, thì người ấy được tha, chúng con cầm buộc ai thì người ấy bị cầm buộc” (x. Ga 20,23). Thánh Gioan Maria Vianney đã là một cha giải tội và bậc thầy thiêng liêng tuyệt vời và không mệt mỏi. Từ bàn thờ ngài bước sang tòa giải tội, và ngồi tòa cả ngày để qua lời giảng dậy và khuyên răn, tìm cách làm cho tín hữu nhận ra ý nghĩa và vẻ đẹp của bí tích sám hối, bằng cách cho thấy nó là một đòi buộc thân tình của Sự Hiện Diện Thánh Thể.
Các phương thế mục vụ của thánh Gioan Maria Vianney xem ra ít thích hợp với các điều kiện xã hội và văn hóa thay đổi ngày nay. Nếu có đúng thật là thời thế đã thay đổi và con người có nhiều đặc sủng khác nhau, thì cũng có một kiểu sống và một khát vọng thâm sâu mà mọi người đều được kêu mời vun xới. Nhìn kỹ ra thì điều làm cho cha sở họ Ars nên thánh đó là sự trung thành khiêm tốn của người với sứ mệnh mà Chúa đã mời gọi người thực hiện: đó là sự phó thác liên lỉ, tràn đầy tin tưởng nơi bàn tay của Chúa Quan Phòng. Ngài đánh động được con tim của con người không phải bằng các khả năng của phàm nhân, cũng không phải nhờ sự dấn thân của ý chí. Người chinh phục các linh hồn, kể cả các linh hồn chai lì nhất, bằng cách thông truyền cho họ điều người sống một cách thân thiết, đó là tình bạn với Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Thánh nhân say mê Chúa Kitô, và bí quyết đích thật sự thành công mục vụ của người đã là tình yêu của người đối với Mầu Nhiệm Thánh Thể được loan báo, cử hành và sống. Chứng tá của người nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng đối với mỗi một tín hữu được rửa tội và còn hơn thế nữa đối với mỗi một linh mục, Thánh Thể không chỉ đơn thuần là một biến cố với hai nhân vật, một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và tôi. Sự hiệp thông thánh thể hướng tới một biến đổi hoàn toàn cuộc sống. Nó mở rộng toàn cái tôi của con người và tạo ra một chúng tôi mới” (Joseph Ratzinger, La Communione nella Chiesa, tr. 80)
Như thế không được giản lược gương mặt của thánh Gioan Maria Vianney vào một mẫu gương của nền tu đức thế kỷ XVIII, cho dù là một mẫu gương đáng ca tụng đi nữa. Trái lại, cần phải tiếp nhận được sức mạnh ngôn sứ nơi con người nhân bản và linh mục của thánh nhân. Trong nước Pháp thời hậu cách mạng sống kinh nghiệm một loại ”độc tài của chủ trương duy lý” nhằm xóa bỏ chính sự hiện diện của các linh mục và Giáo Hội giữa lòng xã hội, trong các năm thời niên thiếu thánh nhân đã sống một tình trạng lén lút anh hùng, bằng cách liều chết đi bộ nhiều cây số ban đêm để tham dự Thánh Lễ. Rồi sau khi làm linh mục, người đã có một sáng kiến mục vụ đặc thù và phong phú chứng minh rằng chủ thuyết duy lý thống trị khi đó thực ra không thỏa mãn được các nhu cầu đích thật của con người và vì thế rốt cuộc nó không thể sống được.
150 năm đã trôi qua kể từ khi Cha thánh họ Ars qua đời, các thách đố của xã hội ngày nay cũng đòi buộc các linh mục dấn thân không kém thời của thánh nhân. Trái lại có lẽ chúng còn phức tạp hơn. Nếu hồi đó có ”sự độc tài của chủ trương duy lý”, thì trong thời đại ngày nay trong nhiều môi trường người ta cũng ghi nhận ”sự độc tài của chủ trương duy tương đối”. Cả hai đều là những câu trả lời không thích hợp cho vấn nạn chính đáng của con người trong việc dùng trọn vẹn lý trí riêng của mình như yếu tố phân biệt và tạo thành căn tính riêng của con người.
Chủ trương duy lý không thích hợp, vì nó đã không chú ý tới các hạn hẹp của con người và yêu sách nâng cao lý trí lên trên mọi sự và biến nó thành một nữ thần. Còn chủ trương duy tương đối ngày nay thì lại hành khổ lý trí, vì nó đi tới chỗ khẳng định rằng con người không thể hiểu biết gì một cách chắc chắn ngoài lãnh vực khoa học thực nghiệm. Nhưng ngày nay cũng như thời đó, con người ”ăn mày ý nghĩa và sự thành toàn” luôn kiếm tìm các câu trả lời thỏa đáng trọn vẹn cho các vấn nạn nền tảng, mà nó không ngừng đặt ra.
Các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticăng II đã nghĩ tới ”nỗi khát khao sự thật đó” bừng cháy trong con tim của từng người, khi khẳng định rằng các linh mục là ”những nhà giáo dục lòng tin” có nhiệm vụ đào tạo ”một cộng đoàn Kitô đích thật”, có khả năng rộng mở ra cho tất cả mọi người con đường dẫn đưa tới Chúa Kitô, và thực hành cử chỉ làm mẹ đối với họ, bằng cách chỉ cho người không tin ”con đường dẫn tới Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài”, và là một khích lệ, dưỡng nuôi và nâng đỡ đối với người đã tin trong cuộc chiến tinh thần” (Presbyterorum ordinis, 6).
Giáo huấn của Cha thánh họ Ars cho thấy linh mục phải là người có được sự kết hiệp thân tình với Chúa Kitô, vun trồng và làm cho nó lớn lên mỗi ngày. Chỉ như thế mới có thể đánh động được con tim của con người và rộng mở họ cho tình yêu thương xót của Chúa. Và chỉ như thế linh mục mới có thể trao ban niềm hăng say và sức sinh động tinh thần cho các cộng đoàn Chúa trao phó. Chúng ta hãy cầu nguyện để, qua lời bầu cử của thánh Gioan Maria Vianney, xin Chúa ban cho Giáo Hội các linh mục thánh thiện, và để cho tín hữu ước mong nâng đỡ và trợ lực các ngài trong sứ vụ linh mục.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ sẻ tham dự đại hội tình bạn các dân tộc diễn ra tại Rimini trung Italia trong các ngày 23-29 tháng 8, và cầu chúc họ mùa hè vui khỏe, Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung hơn 4.000 tín hữu và du khách hành hương tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo sáng thứ tư 5-8-2009. Vì sân nhà nghỉ mát chỉ có 2.000 chỗ nên số người còn lại phải đứng ngoài quảng trường phía trước nhà nghỉ mát.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã gợi lại vài nét trong cuộc đời của thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, bổn mạng các linh mục, mà Giáo Hội mới mừng kính 150 năm qua đời ngày mùng 4 tháng 8 vừa qua. Đức Thánh Cha nói:
Gioan Maria Vianney chào đời ngày mùng 8 tháng 5 năm 1786 trong một gia đình nghèo vật chất nhưng giầu nhân bản và lòng tin. Theo thói quen thời đó chú bé được rửa tội trong cùng ngày. Suốt cả tuổi thơ và thời niên thiếu Gioan Maria Vianney sống và làm các công việc khiêm tốn ngoài đồng và chăn đàn vật, vì thế năm lên 17 tuổi mà vẫn mù chữ.
Nhưng cậu thuộc lòng các kinh nguyện mẹ dậy, và dưỡng nuôi mình bằng bầu khí đạo hạnh trong gia đình. Gioan Maria Vianney muốn trở thành linh mục và đã đạt ước nguyện sau biết bao nhiêu khó khăn, hiểu lầm và nhờ sự trợ giúp của các linh mục khôn ngoan nhận ra sự thánh thiện đặc biệt của người. Sau bao nhiêu nghi nan, thất bại và nước mắt, năm 1815 thầy Gioan Maria Vianney được lãnh chức Phó Tế và năm sau đó được thụ phong linh mục để hạnh phúc bước lên bàn thờ Chúa và hiện thực mộng ước cuộc đời mình.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhấn nạnh rằng cha Vianney rất coi trọng chức linh mục. Cha thừờng nói: ”Ôi, chức linh mục lớn lao biết bao! Người ta chỉ hiểu biết nó thật sự khi lên Trời... nếu trên trái đất này mà hiểu được nó thì người ta sẽ chết mất, không phải vì hoảng sợ nhưng vì yêu mến” (Abbé Monnin, Esprit du Curé dÀrs, tr. 113). Ngay từ ngày còn bé Vianney đã tâm sự với mẹ: ”Nếu con là linh mục, con sẽ chinh phục nhiều linh hồn” (Abbé Monnin, Procès de l'ordinaire, tr. 1064). Và qủa thế, cha xứ vô danh của một làng quê hẻo lánh miền nam nước Pháp đã sống làm một với chức thừa tác của mình đến độ trở thành một Chúa Kitô khác, một cách hữu hình và phổ quát, một hình ảnh của Chúa Chiên Lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên (x. Ga 10,11).
Cuộc sống của thánh nhân đã là một bài giáo lý sống động, đặc biệt hữu hiệu, khi người dân thấy người cử hành Thánh Lễ, dừng lại trước Nhà Tạm hay ngồi lâu giờ trong tòa giải tội. Như thế, trung tâm cuộc sống của thánh nhân là Thánh Thể, mà người cử hành và thờ lậy với lòng đạo đức và kính trọng. Nét đặc thù khác trong gương mặt linh mục ngoại thường của người là thừa tác giải tội. Người nhận ra trong bí tích sám hối việc thành toàn có luận lý và tự nhiên của nhiệm vụ linh mục, vâng theo lênh truyền của Chúa Kitô: ”Chúng con tha tội cho ai, thì người ấy được tha, chúng con cầm buộc ai thì người ấy bị cầm buộc” (x. Ga 20,23). Thánh Gioan Maria Vianney đã là một cha giải tội và bậc thầy thiêng liêng tuyệt vời và không mệt mỏi. Từ bàn thờ ngài bước sang tòa giải tội, và ngồi tòa cả ngày để qua lời giảng dậy và khuyên răn, tìm cách làm cho tín hữu nhận ra ý nghĩa và vẻ đẹp của bí tích sám hối, bằng cách cho thấy nó là một đòi buộc thân tình của Sự Hiện Diện Thánh Thể.
Các phương thế mục vụ của thánh Gioan Maria Vianney xem ra ít thích hợp với các điều kiện xã hội và văn hóa thay đổi ngày nay. Nếu có đúng thật là thời thế đã thay đổi và con người có nhiều đặc sủng khác nhau, thì cũng có một kiểu sống và một khát vọng thâm sâu mà mọi người đều được kêu mời vun xới. Nhìn kỹ ra thì điều làm cho cha sở họ Ars nên thánh đó là sự trung thành khiêm tốn của người với sứ mệnh mà Chúa đã mời gọi người thực hiện: đó là sự phó thác liên lỉ, tràn đầy tin tưởng nơi bàn tay của Chúa Quan Phòng. Ngài đánh động được con tim của con người không phải bằng các khả năng của phàm nhân, cũng không phải nhờ sự dấn thân của ý chí. Người chinh phục các linh hồn, kể cả các linh hồn chai lì nhất, bằng cách thông truyền cho họ điều người sống một cách thân thiết, đó là tình bạn với Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau:
Thánh nhân say mê Chúa Kitô, và bí quyết đích thật sự thành công mục vụ của người đã là tình yêu của người đối với Mầu Nhiệm Thánh Thể được loan báo, cử hành và sống. Chứng tá của người nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng đối với mỗi một tín hữu được rửa tội và còn hơn thế nữa đối với mỗi một linh mục, Thánh Thể không chỉ đơn thuần là một biến cố với hai nhân vật, một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và tôi. Sự hiệp thông thánh thể hướng tới một biến đổi hoàn toàn cuộc sống. Nó mở rộng toàn cái tôi của con người và tạo ra một chúng tôi mới” (Joseph Ratzinger, La Communione nella Chiesa, tr. 80)
Như thế không được giản lược gương mặt của thánh Gioan Maria Vianney vào một mẫu gương của nền tu đức thế kỷ XVIII, cho dù là một mẫu gương đáng ca tụng đi nữa. Trái lại, cần phải tiếp nhận được sức mạnh ngôn sứ nơi con người nhân bản và linh mục của thánh nhân. Trong nước Pháp thời hậu cách mạng sống kinh nghiệm một loại ”độc tài của chủ trương duy lý” nhằm xóa bỏ chính sự hiện diện của các linh mục và Giáo Hội giữa lòng xã hội, trong các năm thời niên thiếu thánh nhân đã sống một tình trạng lén lút anh hùng, bằng cách liều chết đi bộ nhiều cây số ban đêm để tham dự Thánh Lễ. Rồi sau khi làm linh mục, người đã có một sáng kiến mục vụ đặc thù và phong phú chứng minh rằng chủ thuyết duy lý thống trị khi đó thực ra không thỏa mãn được các nhu cầu đích thật của con người và vì thế rốt cuộc nó không thể sống được.
150 năm đã trôi qua kể từ khi Cha thánh họ Ars qua đời, các thách đố của xã hội ngày nay cũng đòi buộc các linh mục dấn thân không kém thời của thánh nhân. Trái lại có lẽ chúng còn phức tạp hơn. Nếu hồi đó có ”sự độc tài của chủ trương duy lý”, thì trong thời đại ngày nay trong nhiều môi trường người ta cũng ghi nhận ”sự độc tài của chủ trương duy tương đối”. Cả hai đều là những câu trả lời không thích hợp cho vấn nạn chính đáng của con người trong việc dùng trọn vẹn lý trí riêng của mình như yếu tố phân biệt và tạo thành căn tính riêng của con người.
Chủ trương duy lý không thích hợp, vì nó đã không chú ý tới các hạn hẹp của con người và yêu sách nâng cao lý trí lên trên mọi sự và biến nó thành một nữ thần. Còn chủ trương duy tương đối ngày nay thì lại hành khổ lý trí, vì nó đi tới chỗ khẳng định rằng con người không thể hiểu biết gì một cách chắc chắn ngoài lãnh vực khoa học thực nghiệm. Nhưng ngày nay cũng như thời đó, con người ”ăn mày ý nghĩa và sự thành toàn” luôn kiếm tìm các câu trả lời thỏa đáng trọn vẹn cho các vấn nạn nền tảng, mà nó không ngừng đặt ra.
Các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticăng II đã nghĩ tới ”nỗi khát khao sự thật đó” bừng cháy trong con tim của từng người, khi khẳng định rằng các linh mục là ”những nhà giáo dục lòng tin” có nhiệm vụ đào tạo ”một cộng đoàn Kitô đích thật”, có khả năng rộng mở ra cho tất cả mọi người con đường dẫn đưa tới Chúa Kitô, và thực hành cử chỉ làm mẹ đối với họ, bằng cách chỉ cho người không tin ”con đường dẫn tới Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài”, và là một khích lệ, dưỡng nuôi và nâng đỡ đối với người đã tin trong cuộc chiến tinh thần” (Presbyterorum ordinis, 6).
Giáo huấn của Cha thánh họ Ars cho thấy linh mục phải là người có được sự kết hiệp thân tình với Chúa Kitô, vun trồng và làm cho nó lớn lên mỗi ngày. Chỉ như thế mới có thể đánh động được con tim của con người và rộng mở họ cho tình yêu thương xót của Chúa. Và chỉ như thế linh mục mới có thể trao ban niềm hăng say và sức sinh động tinh thần cho các cộng đoàn Chúa trao phó. Chúng ta hãy cầu nguyện để, qua lời bầu cử của thánh Gioan Maria Vianney, xin Chúa ban cho Giáo Hội các linh mục thánh thiện, và để cho tín hữu ước mong nâng đỡ và trợ lực các ngài trong sứ vụ linh mục.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ sẻ tham dự đại hội tình bạn các dân tộc diễn ra tại Rimini trung Italia trong các ngày 23-29 tháng 8, và cầu chúc họ mùa hè vui khỏe, Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha nói trong buổi tiếp kiến: Linh mục phải giúp giáo dân tìm được chân lý trong Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
18:22 05/08/2009
CASTEL GANDOLFO, Ý (CNS) – Trong một buổi tiếp kiến chung rất ngắn, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói giáo hội cần có các linh mục thánh thiện có thể giúp các tín hữu hiểu được là chân lý hiện hữu và tối hậu có thể tìm được nơi Thiên Chúa.
Buổi tiếp kiến với một cử toạ khoảng 4,000 người được dồn ép vào trong sân giữa của nhà nghỉ mát của Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo, chỉ kéo dài có 14 phút. Bải diễn từ chính của Đức Thánh Cha chỉ vỏn vẹn 5 phút, mặc dầu Vatican đã phố biến một ấn bản dài hơn nhiều được Đức Thánh Cha soạn thảo cho cuộc triều kiến này.
Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Benedict chú trọng đến Thánh Vianney, bổn mạng của các linh mục triều, ngài qua đời ngày 4 tháng 8, 1859. Đức Thánh Cha nhắc đến một năm đặc biệt dành cho các linh mục để đánh dấu ngày qua đời 150 năm trước đây của vị linh mục người Pháp.
Đức Thánh Cha hỏi, thoạt tiên, "các phương pháp mục vụ của Thánh Gioan Vianney có vẻ như ít thích nghi với các tình trạng hiện tại về xã hội và văn hóa. Thực vậy, làm sao để một linh mục ngày hôm nay, trong một thế giới đã quá thay đổi, có thể bắt chước cha?”
Ngài nói tiếp, “Nhưng, cũng giống như nhiều xã hội ngày hôm nay, xã hội Pháp vào thập niên 1800 cũng thách đố các tín hữu rất mạnh.
Ngài nói, "Nước Pháp sau cuộc cách mạng chịu đựng một chính sách ‘độc tài về luận lý’ nhằm tiêu trừ chính sự hiện diện của các linh mục và kể cả giáo hội trong xã hội” và khuất phục người dân là chỉ cần dùng lý luận họ có thể tìm được tất cả mọi chân lý cần thiết để đạt được ý nghĩa và trật tự cho đời sống của họ.”
Ngài nói, "Nếu ngày xưa ấy có một ‘sự độc tài về luận lý,’ thì tại nhiều nơi ngày nay lại có một loại “độc tài về thuyết tương đối.’”
Đức Thánh Cha Benedict nói, “Cho rằng chỉ cần luận lý thôi cũng đủ đem con người tới chân lý hay cho rằng không thể có một chân lý rõ ràng có giá trị cho tất cả mọi con người trong mọi thời đại, thì đúng ra đã bỏ qua sự kiện là con người được Thiện Chúa tạo dựng nên và sẽ tìm được sự viên mãn cho đời sống của họ nơi Người.”
Ngài nói, “Cũng như trong thời đại của Thánh Gioan Vianney, việc con người tìm kiếm ý nghĩa và sự viên mãn cho cuộc đời chỉ có thể được thoả mãn qua một mối tương quan với Thiên Chúa.”
Gương lành của vị Thánh là một nhắc nhớ rằng “linh mục phải có một sự hiệp thông mật thiết với Chúa Kitô để trau dồi và đào sâu mỗi ngày. Chỉ bằng cách này vị linh mục mới có thể chạm đến con tim của người giáo dân và mở tim họ ra cho tình yêu xót thương của Chúa Kitô.”
Buổi tiếp kiến với một cử toạ khoảng 4,000 người được dồn ép vào trong sân giữa của nhà nghỉ mát của Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo, chỉ kéo dài có 14 phút. Bải diễn từ chính của Đức Thánh Cha chỉ vỏn vẹn 5 phút, mặc dầu Vatican đã phố biến một ấn bản dài hơn nhiều được Đức Thánh Cha soạn thảo cho cuộc triều kiến này.
Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha Benedict chú trọng đến Thánh Vianney, bổn mạng của các linh mục triều, ngài qua đời ngày 4 tháng 8, 1859. Đức Thánh Cha nhắc đến một năm đặc biệt dành cho các linh mục để đánh dấu ngày qua đời 150 năm trước đây của vị linh mục người Pháp.
Đức Thánh Cha hỏi, thoạt tiên, "các phương pháp mục vụ của Thánh Gioan Vianney có vẻ như ít thích nghi với các tình trạng hiện tại về xã hội và văn hóa. Thực vậy, làm sao để một linh mục ngày hôm nay, trong một thế giới đã quá thay đổi, có thể bắt chước cha?”
Ngài nói tiếp, “Nhưng, cũng giống như nhiều xã hội ngày hôm nay, xã hội Pháp vào thập niên 1800 cũng thách đố các tín hữu rất mạnh.
Ngài nói, "Nước Pháp sau cuộc cách mạng chịu đựng một chính sách ‘độc tài về luận lý’ nhằm tiêu trừ chính sự hiện diện của các linh mục và kể cả giáo hội trong xã hội” và khuất phục người dân là chỉ cần dùng lý luận họ có thể tìm được tất cả mọi chân lý cần thiết để đạt được ý nghĩa và trật tự cho đời sống của họ.”
Ngài nói, "Nếu ngày xưa ấy có một ‘sự độc tài về luận lý,’ thì tại nhiều nơi ngày nay lại có một loại “độc tài về thuyết tương đối.’”
Đức Thánh Cha Benedict nói, “Cho rằng chỉ cần luận lý thôi cũng đủ đem con người tới chân lý hay cho rằng không thể có một chân lý rõ ràng có giá trị cho tất cả mọi con người trong mọi thời đại, thì đúng ra đã bỏ qua sự kiện là con người được Thiện Chúa tạo dựng nên và sẽ tìm được sự viên mãn cho đời sống của họ nơi Người.”
Ngài nói, “Cũng như trong thời đại của Thánh Gioan Vianney, việc con người tìm kiếm ý nghĩa và sự viên mãn cho cuộc đời chỉ có thể được thoả mãn qua một mối tương quan với Thiên Chúa.”
Gương lành của vị Thánh là một nhắc nhớ rằng “linh mục phải có một sự hiệp thông mật thiết với Chúa Kitô để trau dồi và đào sâu mỗi ngày. Chỉ bằng cách này vị linh mục mới có thể chạm đến con tim của người giáo dân và mở tim họ ra cho tình yêu xót thương của Chúa Kitô.”
TGM Nichols cảnh báo rằng Facebook và MySpace có thể mang lại ''những ảnh hưởng làm kém đi tính nhân cách con người”
Lưu Hiền Đức
23:23 05/08/2009
LONDON - Theo CNA, Đức Tổng Giám Mục Vincente Nichols vùng Westminster đã cảnh báo về những ảnh hưởng xấu của những phương tiện truyền thông. Ngài nói rằng chỉ với e-mail, text message và những trang web giao lưu thì không thể tạo nên những cộng đồng gắn bó với nhau được, mà thậm chí còn phá hủy những mối liên hệ giữa người với người.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của báo Sunday Telegraph, Ngài nói rằng việc sử dụng thái quá thậm chí lạm dụng e-mail hay text message đã làm cho xã hội mất hẳn vai trò xây dựng những mối liên hệ giữa người với người nhằm xây dựng một cộng đồng để mọi người cùng chung sống.
Ngài lên tiếng rằng: “Chúng ta đang mất dần những kỹ năng giao tiếp của con người, kỹ năng đọc hiểu tâm tư người khác, kỹ năng đọc hiểu điệu bộ của người khác, kỹ năng kiên nhẫn để chọn đúng lúc để nói điều quan trọng. Lạm dụng thông tin điện tử quá mức sẽ đánh mất đi những phần rất quan trọng của đời sống cộng đồng. Facebook và MySpace có thể đem lại cái gì đó cho cộng động, nhưng hãy cẩn thận, vì Facebook và MySpace không phải là phương thức giao tiếp mà trong đó tất cả mọi người đều tương tác lẫn nhau, do đó chúng không thể dùng để xây dựng một cộng đồng một cách hoàn chỉnh được”. Ngài nói thêm rằng danh từ cộng đồng tự nó mang tính cùng nhau chia sẻ, cùng nhau lớn mạnh trong rất nhiều vấn đề, mà Facebook không thể thay thế được. Hậu quả của những mối liên hệ nhất thời thoáng qua là yếu tố chính làm cho giới trẻ tự tử.”
Trước cuộc phỏng vấn của Ngài với báo Sunday Telegraph vài ngày, một nữ sinh tên Megan Gillan ở trường trung học bên Anh đã tự tử sau khi những bạn bè của mình đăng những mẩu tin bình phẩm về cách ăn mặc và diện mạo của Megan.
ĐTGM nói thêm: “Giới trẻ sa đà vào những mối liên hệ, rồi cảm thấy đổ vỡ và thất vọng. Đó là triệu chứng ‘tất cả hoặc không có gì’, triệu chứng muốn phải khẳng định mình qua việc cho người khác thấy bạn của mình là ai, những người nào mình có thể nói chuyện hoặc thậm chí có thể tán gẫu với. Nhưng thật sự bạn bè không phải là hàng hóa mà là một cái gì đó mà mình phải gầy dựng mới có được và đôi khi còn phải chịu đựng lẫn nhau nữa.”
ĐTGM Nichols cũng lên tiếng về sự thiếu chung thủy và chủ nghĩa cá nhân ở Anh quốc. Những vấn nạn này có nguy cơ đe dọa các cộng đồng.
Khi đề cập đến mối tương quan giữa chủ nghĩa cá nhân và sự cổ võ cho việc trợ tử, ngài cảnh báo rằng việc trợ tử sẽ làm suy yếu một cách trầm trọng tố chất cơ bản của trách nhiệm liên đới trong xã hội và sẽ làm ngơ hoặc bỏ rơi những người cần được xã hội quan tâm đến.
ĐTGM cũng kêu gọi chính phủ hãy bảo vệ, cổ võ các gia đình truyền thống bằng cách giảm thuế cho các cặp vợ chồng kết hôn và kêu gọi chính phủ đòi hỏi các cặp vợ chồng phải chờ đợi và suy nghĩ 1 thời gian trước khi cho phép họ ly dị.
(Nguồn http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16748 )
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của báo Sunday Telegraph, Ngài nói rằng việc sử dụng thái quá thậm chí lạm dụng e-mail hay text message đã làm cho xã hội mất hẳn vai trò xây dựng những mối liên hệ giữa người với người nhằm xây dựng một cộng đồng để mọi người cùng chung sống.
Ngài lên tiếng rằng: “Chúng ta đang mất dần những kỹ năng giao tiếp của con người, kỹ năng đọc hiểu tâm tư người khác, kỹ năng đọc hiểu điệu bộ của người khác, kỹ năng kiên nhẫn để chọn đúng lúc để nói điều quan trọng. Lạm dụng thông tin điện tử quá mức sẽ đánh mất đi những phần rất quan trọng của đời sống cộng đồng. Facebook và MySpace có thể đem lại cái gì đó cho cộng động, nhưng hãy cẩn thận, vì Facebook và MySpace không phải là phương thức giao tiếp mà trong đó tất cả mọi người đều tương tác lẫn nhau, do đó chúng không thể dùng để xây dựng một cộng đồng một cách hoàn chỉnh được”. Ngài nói thêm rằng danh từ cộng đồng tự nó mang tính cùng nhau chia sẻ, cùng nhau lớn mạnh trong rất nhiều vấn đề, mà Facebook không thể thay thế được. Hậu quả của những mối liên hệ nhất thời thoáng qua là yếu tố chính làm cho giới trẻ tự tử.”
Trước cuộc phỏng vấn của Ngài với báo Sunday Telegraph vài ngày, một nữ sinh tên Megan Gillan ở trường trung học bên Anh đã tự tử sau khi những bạn bè của mình đăng những mẩu tin bình phẩm về cách ăn mặc và diện mạo của Megan.
ĐTGM nói thêm: “Giới trẻ sa đà vào những mối liên hệ, rồi cảm thấy đổ vỡ và thất vọng. Đó là triệu chứng ‘tất cả hoặc không có gì’, triệu chứng muốn phải khẳng định mình qua việc cho người khác thấy bạn của mình là ai, những người nào mình có thể nói chuyện hoặc thậm chí có thể tán gẫu với. Nhưng thật sự bạn bè không phải là hàng hóa mà là một cái gì đó mà mình phải gầy dựng mới có được và đôi khi còn phải chịu đựng lẫn nhau nữa.”
ĐTGM Nichols cũng lên tiếng về sự thiếu chung thủy và chủ nghĩa cá nhân ở Anh quốc. Những vấn nạn này có nguy cơ đe dọa các cộng đồng.
Khi đề cập đến mối tương quan giữa chủ nghĩa cá nhân và sự cổ võ cho việc trợ tử, ngài cảnh báo rằng việc trợ tử sẽ làm suy yếu một cách trầm trọng tố chất cơ bản của trách nhiệm liên đới trong xã hội và sẽ làm ngơ hoặc bỏ rơi những người cần được xã hội quan tâm đến.
ĐTGM cũng kêu gọi chính phủ hãy bảo vệ, cổ võ các gia đình truyền thống bằng cách giảm thuế cho các cặp vợ chồng kết hôn và kêu gọi chính phủ đòi hỏi các cặp vợ chồng phải chờ đợi và suy nghĩ 1 thời gian trước khi cho phép họ ly dị.
(Nguồn http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16748 )
Brazil kỷ niệm 300 năm ''Vị linh mục bay''
Peter Nguyễn Minh Trung
23:39 05/08/2009
BRASILIA, BRAZIL (CNA) - Viện Lịch sử Địa lý Santos của Brazil đang chuẩn bị kỷ niệm 300 năm ngày cha Bartholomeu de Gusmao, một linh mục Dòng Tên uyên bác người Brazil, đã có phát minh và trình bày trước Vua cùng Nữ hoàng Bồ Đào Nha về mô hình đầu tiên của khinh khí cầu sử dụng khí nóng để bay. Đó là mô hình đầu tiên của một túi đựng khí nóng có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh và nhờ vào lực đẩy Ácsimét để có thể bay cao lên trong khí quyển.
Ngày 5 tháng 8 năm 1709, tại Lisbon thủ đô nước Bồ Đào Nha, cha Bartolomeu de Gusmão đã tạo ra một khí cầu khí nóng bay lên trong một phòng lớn trước sự chứng kiến của Nhà vua và Nữ hoàng với triều đình. Cha cũng đã chế tạo một khí cầu khác mang tên Passarola (tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là "chim lớn") và bay thử từ lâu đài Saint George, ở Lisbon, nhưng chỉ bay xa được một kilômét rồi bị rơi, may mắn là cha không bị thương.
Henry Cavendish năm 1766 đã tạo ra khí cầu bơm khinh khí (hiđrô). Sau đó Joseph Black chứng minh khí cầu này có thể dùng để bay trong không trung được.
Anh em Montgolfier là những người đầu tiên bay được lâu trên khí cầu khí nóng, vào năm 1783.
Cùng năm đó Jacques Charles tạo ra khí cầu bơm các chất khí nhẹ, một loại khí cầu sau đó trở nên thông dụng từ thập niên 1790 đến thập niên 1960.
Năm 1852, Henri Giffard đã chế tạo khí cầu có thể lái được, sử dụng động cơ hơi nước.
Khơi mào cho tất cả những thành tựu đó là phát kiến vĩ đại của cha Bartholomeu de Gusmao. Ngài xứng đáng được gọi và tôn vinh là ông tổ của khinh khí cầu hiện đại, hay ông tổ ngành bay.
Để ghi nhớ phát minh này, cư dân thành phố Santos đã chuẩn bị một loạt những hoạt động như phát hành tem bưu chính có in hình cha Bartholomeu de Gusmao cùng phát minh của cha. Hiện hài cốt cha Gusmao vẫn được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường São Paulo.
Bên cạnh các hoạt động mục vụ cho Giáo hội, cha Gusmao còn là một trong những nhà khoa học đầu tiên của tân thế giới. Ngài cống hiến nhiều thời gian để phát minh các ý tưởng mang tính cách mạng, điển hình là chiếc khinh khí cầu đầu tiên. Cha Gusmao cũng phát minh ra vài cỗ máy chạy bằng hơi nước để giúp tăng năng suất và tiết kiệm sức lao động con người.
Viện Lịch sử Địa lý Santos sẽ mở một cuộc triển lãm về những phát minh khác của "Vị Linh Mục Bay" từ ngày mùng 03-08.
Ngày 5 tháng 8 năm 1709, tại Lisbon thủ đô nước Bồ Đào Nha, cha Bartolomeu de Gusmão đã tạo ra một khí cầu khí nóng bay lên trong một phòng lớn trước sự chứng kiến của Nhà vua và Nữ hoàng với triều đình. Cha cũng đã chế tạo một khí cầu khác mang tên Passarola (tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là "chim lớn") và bay thử từ lâu đài Saint George, ở Lisbon, nhưng chỉ bay xa được một kilômét rồi bị rơi, may mắn là cha không bị thương.
Henry Cavendish năm 1766 đã tạo ra khí cầu bơm khinh khí (hiđrô). Sau đó Joseph Black chứng minh khí cầu này có thể dùng để bay trong không trung được.
Anh em Montgolfier là những người đầu tiên bay được lâu trên khí cầu khí nóng, vào năm 1783.
Cùng năm đó Jacques Charles tạo ra khí cầu bơm các chất khí nhẹ, một loại khí cầu sau đó trở nên thông dụng từ thập niên 1790 đến thập niên 1960.
Năm 1852, Henri Giffard đã chế tạo khí cầu có thể lái được, sử dụng động cơ hơi nước.
Khơi mào cho tất cả những thành tựu đó là phát kiến vĩ đại của cha Bartholomeu de Gusmao. Ngài xứng đáng được gọi và tôn vinh là ông tổ của khinh khí cầu hiện đại, hay ông tổ ngành bay.
Để ghi nhớ phát minh này, cư dân thành phố Santos đã chuẩn bị một loạt những hoạt động như phát hành tem bưu chính có in hình cha Bartholomeu de Gusmao cùng phát minh của cha. Hiện hài cốt cha Gusmao vẫn được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường São Paulo.
Bên cạnh các hoạt động mục vụ cho Giáo hội, cha Gusmao còn là một trong những nhà khoa học đầu tiên của tân thế giới. Ngài cống hiến nhiều thời gian để phát minh các ý tưởng mang tính cách mạng, điển hình là chiếc khinh khí cầu đầu tiên. Cha Gusmao cũng phát minh ra vài cỗ máy chạy bằng hơi nước để giúp tăng năng suất và tiết kiệm sức lao động con người.
Viện Lịch sử Địa lý Santos sẽ mở một cuộc triển lãm về những phát minh khác của "Vị Linh Mục Bay" từ ngày mùng 03-08.
Top Stories
Catholic congressman: I'd rather save my soul than vote for the health care bill
Catholic News Agency
01:41 05/08/2009
New Orleans, La., Aug 3, 2009 / 02:06 pm (CNA).- Rep. Anh “Joseph” Cao, (R-New Orleans), the first Vietnamese-American congressman and a Catholic, announced this past weekend that, because of the “stealth mandate” for abortion still present in the Health Care bill, he prefers to “save his soul” rather than vote in favor of it.
Cao, the only member of the Louisiana House delegation who had not weighed in on where he stands on the health reform bill, told the Times-Picayune on Saturday that he cannot support any bill that permits public money to be spent on abortion.
“At the end of the day if the health care reform bill does not have strong language prohibiting the use of federal funding for abortion, then the bill is really a no-go for me,” said Cao, who spent time in formation to be a Jesuit priest.
“Being a Jesuit, I very much adhere to the notion of social justice,” Cao said. “I do fully understand the need of providing everyone with access to health care, but to me personally, I cannot be privy to a law that will allow the potential of destroying thousands of innocent lives,” he explained to the Louisiana newspaper.
The Democratic Congressional Campaign Committee announced that Cao will be one of seven Republican members of Congress targeted with radio ads that will play on radio stations with largely African-American audiences, urging him to support Obama's health reform efforts.
“I know that voting against the health care bill will probably be the death of my political career,” Cao said, “but I have to live with myself, and I always reflect on the phrase of the New Testament, ‘How does it profit a man's life to gain the world but to lose his soul.’”
Cao is the first native of Vietnam to serve in Congress and the first Republican to serve in his district since 1890. He won in a district that usually votes overwhelmingly Democratic.
The poorest member of Louisiana's delegation, and a devout Roman Catholic, Cao served as a board member for Mary Queen of Vietnam Catholic Church's Community Development Corporation which assists Vietnamese-Americans with hurricane relief, and is a member of the National Advisory Council of the U.S. Conference of Catholic Bishops.
Cao also told the Times-Picayune that he is still undecided about the merits of including a public option in any health reform redesign. He believes that it may ultimately lead to the destruction of the private insurance market and a "government takeover" of health insurance.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16738)
Rep. Joseph Anh Cao |
“At the end of the day if the health care reform bill does not have strong language prohibiting the use of federal funding for abortion, then the bill is really a no-go for me,” said Cao, who spent time in formation to be a Jesuit priest.
“Being a Jesuit, I very much adhere to the notion of social justice,” Cao said. “I do fully understand the need of providing everyone with access to health care, but to me personally, I cannot be privy to a law that will allow the potential of destroying thousands of innocent lives,” he explained to the Louisiana newspaper.
The Democratic Congressional Campaign Committee announced that Cao will be one of seven Republican members of Congress targeted with radio ads that will play on radio stations with largely African-American audiences, urging him to support Obama's health reform efforts.
“I know that voting against the health care bill will probably be the death of my political career,” Cao said, “but I have to live with myself, and I always reflect on the phrase of the New Testament, ‘How does it profit a man's life to gain the world but to lose his soul.’”
Cao is the first native of Vietnam to serve in Congress and the first Republican to serve in his district since 1890. He won in a district that usually votes overwhelmingly Democratic.
The poorest member of Louisiana's delegation, and a devout Roman Catholic, Cao served as a board member for Mary Queen of Vietnam Catholic Church's Community Development Corporation which assists Vietnamese-Americans with hurricane relief, and is a member of the National Advisory Council of the U.S. Conference of Catholic Bishops.
Cao also told the Times-Picayune that he is still undecided about the merits of including a public option in any health reform redesign. He believes that it may ultimately lead to the destruction of the private insurance market and a "government takeover" of health insurance.
(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16738)
Vietnamese Catholics demand end to persecution in conflict with local government
Catholic News Agency
19:58 05/08/2009
Hanoi, Vietnam, Aug 3, 2009 / 11:20 pm (CNA).- Catholics from 178 parishes of the Diocese of Vinh held another massive protest on Sunday, demanding an end to overt persecution against Catholics in Dong Hoi. They also demanded the return of Church and individual properties illegally seized by police and an immediate halt to the ongoing propaganda and defamation campaign in the state media.
The protesters carried banners denouncing the government of Dong Hoi’s violence against priests, religious and lay Catholics. According to VietCatholic News, they marched with “sheer determination” on the streets.
Other dioceses throughout Vietnam simultaneously observed moments of silence in a show of solidarity and prayer for victims of police and government-backed gangs. They also prayed for the safety of Catholics in Dong Hoi.
In front of the bishop’s office in the Diocese of Vinh, an estimated 10,000 Catholics joined together in protest.
Fr. Peter Nguyen Van Khai told VietCatholic News that protesters came to show how outraged they were by news of Catholic families who had been beaten and robbed by government thugs.
They came to convey the message that “enough is enough” to what the priest called “the source of the problem, the mishandling of the government.”
“A typical, regrettable example was Mr. Peter Mai Van Truong, 48, and his wife.. . were beaten to half-death, and all his properties including necessary means to earn a living were confiscated without a warrant,” Fr. Peter Nguyen Van Khai reported.
According to reports, the story of the couple’s brutal attack has become symbolic of a “harsh reality” that Catholics and other citizens face at the hands of the government.
On July 27, Truong and his wife were traveling from Ky Anh Province to Dong Hoi to visit his brothers and
sisters at Tam Toa Catholic Parish. On the way, they were ambushed by government-backed gangs.
Having recognized them as Catholics, the gang beat them savagely and took away Truong’s motorbike, his driver license and other documents as well as his money and a camera from a friend valued at about $500,” the priest said, adding that the attack happened in broad daylight as uniformed police officers looked on and did nothing.
“Passersby took me to a hospital where I was beaten savagely the second time as the gang took me for a priest,” Truong said from his bed at Cua Lo Hospital.
“He has escaped death, but with broken ribs and head injuries his condition remains very serious,” Fr. Peter Nguyen continued, asking for fervent prayers from Catholics in Vietnam and abroad.
Sr. Emily Nguyen reported from Vinh that the situation in Dong Hoi might “spin out of control” because the local government continues to use “hired thugs” and “disaffected youth” to attack Catholics. Further, state media spread negative images of Catholics while distorting the truth, defaming religion and promoting hatred between Catholics and non-Catholics.
“People start shouting out short slogans such as ‘blood shed’ and ‘martyrdom’ as a response to the chanting of thousands of thugs on the streets: ‘Kill them all!’, ‘Kill their priests,’ using profane and violent language. It’s extremely volatile,” she warned.
The chief secretary of the Diocese of Vinh, Fr. Anthony Pham Dinh Phung, issued a July 31 statement on behalf of the diocese, demanding the immediate release of other Catholics who are still behind bars.
“The Church tries its best to calm down its faithful,” he wrote, warning that the government must “take responsibility should the persecution keep going.”
According to VietCatholic News, the government seems unready for peaceful dialogue. On Sunday night state television broadcast a report on the clash at Tam Toa Church with very negative coverage of the Church and the Diocese of Vinh.
Catholics in Dong Hoi claim that the local government has instigated hatred against Catholics near the church of Tam Toa through false reports that the Church has demanded not only the ground of the confiscated church building, but also all lots of the surrounding land, including lots on which non-Catholics have built their houses.
The protesters carried banners denouncing the government of Dong Hoi’s violence against priests, religious and lay Catholics. According to VietCatholic News, they marched with “sheer determination” on the streets.
Vietnamese Catholics, young and old, march in protest of police brutality |
In front of the bishop’s office in the Diocese of Vinh, an estimated 10,000 Catholics joined together in protest.
Fr. Peter Nguyen Van Khai told VietCatholic News that protesters came to show how outraged they were by news of Catholic families who had been beaten and robbed by government thugs.
They came to convey the message that “enough is enough” to what the priest called “the source of the problem, the mishandling of the government.”
“A typical, regrettable example was Mr. Peter Mai Van Truong, 48, and his wife.. . were beaten to half-death, and all his properties including necessary means to earn a living were confiscated without a warrant,” Fr. Peter Nguyen Van Khai reported.
According to reports, the story of the couple’s brutal attack has become symbolic of a “harsh reality” that Catholics and other citizens face at the hands of the government.
On July 27, Truong and his wife were traveling from Ky Anh Province to Dong Hoi to visit his brothers and
sisters at Tam Toa Catholic Parish. On the way, they were ambushed by government-backed gangs.
Having recognized them as Catholics, the gang beat them savagely and took away Truong’s motorbike, his driver license and other documents as well as his money and a camera from a friend valued at about $500,” the priest said, adding that the attack happened in broad daylight as uniformed police officers looked on and did nothing.
“Passersby took me to a hospital where I was beaten savagely the second time as the gang took me for a priest,” Truong said from his bed at Cua Lo Hospital.
“He has escaped death, but with broken ribs and head injuries his condition remains very serious,” Fr. Peter Nguyen continued, asking for fervent prayers from Catholics in Vietnam and abroad.
Sr. Emily Nguyen reported from Vinh that the situation in Dong Hoi might “spin out of control” because the local government continues to use “hired thugs” and “disaffected youth” to attack Catholics. Further, state media spread negative images of Catholics while distorting the truth, defaming religion and promoting hatred between Catholics and non-Catholics.
“People start shouting out short slogans such as ‘blood shed’ and ‘martyrdom’ as a response to the chanting of thousands of thugs on the streets: ‘Kill them all!’, ‘Kill their priests,’ using profane and violent language. It’s extremely volatile,” she warned.
The chief secretary of the Diocese of Vinh, Fr. Anthony Pham Dinh Phung, issued a July 31 statement on behalf of the diocese, demanding the immediate release of other Catholics who are still behind bars.
“The Church tries its best to calm down its faithful,” he wrote, warning that the government must “take responsibility should the persecution keep going.”
According to VietCatholic News, the government seems unready for peaceful dialogue. On Sunday night state television broadcast a report on the clash at Tam Toa Church with very negative coverage of the Church and the Diocese of Vinh.
Catholics in Dong Hoi claim that the local government has instigated hatred against Catholics near the church of Tam Toa through false reports that the Church has demanded not only the ground of the confiscated church building, but also all lots of the surrounding land, including lots on which non-Catholics have built their houses.
Anti-Catholic violence designed to hide crisis and graft in Vietnam’s Communist Party
Asia-News
21:40 05/08/2009
The persecution of Christians in Vinh is intended to divert attention from internal party divisions but it is also a sign of the profound contempt it is capable of, and of its willingness, in line with new economic ideas to sell out the country to its traditional enemy, China. The Church, which plays a role in raising consciousness, and Montagnard converts are condemned to disappear.
Hanoi (AsiaNews) – On July 20, 2009 police in Quang Binh province launched a surprised attack on the unarmed parishioners of Tam Toa—a struggling parish in the diocese of Vinh, Central Vietnam. Local Catholics were erecting a makeshift tent as a temporary place for liturgical services. The assault resulted in hundreds being injured, and dozens being taken away in police vehicles and detained indefinitely.
A week later, the diocese of Vinh reported the brutal beating of two Catholic priests by plain clothed police and thugs hired by the government. Fr Paul Nguyen was beaten by a group of men when he tried to save three women who were being attacked by the same men. As he was being beaten, resulting in some broken ribs and head injuries, about 30 uniformed police officers stood indifferent, looking on at the scene. The other priest, Fr Peter Nguyen The Binh, was beaten by a gang of armed men and thrown from the second floor window of the hospital where he was visiting Fr Nguyen.
In the city of Dong Hoi people wearing Catholic symbols have been attacked in the streets by plain clothed police and government-hired thugs. In particular one local woman, Ms Nguyen Thi Yen, and her 9 year old son were mercilessly punched and kicked. Some Catholic families have reportedly fled the city in search of safety.
In another case, Mr Peter Mai Van Truong, 48 (see photo), and his wife Ky Anh, from Dong Yen, were beaten half to death as they were traveling to Tam Toa to visit family. They were ambushed by a bunch of thugs who recognized them as being Catholic. After beating them the thugs stole the couple’s motorcycle, his motorcycle license, money and camera; all this in broad daylight and before the indifferent eyes of uniformed police officers.
The situation of violence in Dong Hoi has led some Catholics to believe that the Church in Vietnam is being made a scapegoat because of a power struggle currently taking within the Communist Party. Some evidence suggests that the government has decided to employ the same methods used in China during Cultural Revolution to stifle growing criticisms against it.
A number of ambiguous developments in Vietnamese politics may help shed some light into the harsh treatment the Vietnamese government is meting out against Catholics.
Widespread graft
In an era of open markets, when government officials have plenty of opportunities to get rich overnight through shady deals, the danger of graft looms ever strong. The rich, who belong to the same socio-political class as the party brass, are allying themselves with those willing to do anything to buy the hearts and minds of those public officials more interested in thicker wallets than in the welfare of the public, or even the security of the country. The PMU18 scandal is case in point.
It all started out with sport betting. The executive director of PMU18, a government agency that handles US$ 2 billion in foreign development aid for construction projects, began placing some bets.[i] At least seven million dollars from the PMU18 was embezzled this way for gambling purposes.
The scandal reached such proportions that even party leaders had to intervene (to stop it) because it could threaten the survival of the system.
The amount of money at stake was an eye-opener for the average Vietnamese of how pervasive graft was in Vietnam. In just one bet, according to the local press, US$ 320,000 was lost on a football (soccer) match between Manchester United and Arsenal on January 3, 2008.
The discovery of the bets led investigators to a trail of mansions, mistresses, luxury cars and protection money, which led in turn to the resignation in early April of Transport Minister Dao Dinh Binh and the arrest of his deputy Nguyen Viet Tien. Three other men implicated in the scandal, who were on a list of appointees for the Communist Party Central Committee later that month, were also forced to withdraw.
Unfortunately, what appeared to be serious investigation did not go far enough and was eventually called off. What is more, none of the main parties involved were found guilty. In fact, the two reporters who blew the whistle on the scandal found themselves behind bars instead of the accused. Worst of all, the star witness in this case, Mr Pham Tien Dung, died in his prison cell under mysterious circumstances.
As corruption spreads more and more criticism against the Politburo mounts even within the party. The whole nation and much more appear to be under the heavy burden of corruption.
Bauxite mining
Some time ago it was reported that Vietnamese authorities had given the go-ahead to bauxite mining in the country’s central region. At the same time the rumor mill began reporting that the Politburo had sold out the mines to China in a secret deal without Congress approval.
The bauxite plan came in for criticism from various directions. Opponents of the bauxite projects claimed that environmental and social damage from the mines would far outweigh any economic benefit it might produce. They also pointed out that it raised security concerns because of the long term presence of hundreds of thousands of Chinese working in the bauxite mines.
A Vietnamese Cardinal joined the chorus of critics. In a strong-worded pastoral letter dated May 31, the prelate condemned the type of exploitation of natural resources that damages the environment, urging Catholics to protest against new economic plans. He invited them to pray so that the government might show its concern for the welfare of the people, the land, and future generations.
Card Jean-Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Ho Chi Minh City (Saigon), said, after reviewing recent reports on the issue, that he had a pastoral duty to inform the faithful and raise their awareness about the danger of environmental damage in Vietnam. The Cardinal's letter was released a few days after Vietnam’s parliament decided to approve bauxite mining in the Central Highlands region and this despite widespread public protest.
The debate in Vietnam’s National Assembly took place after a public outcry by scientists, intellectuals and former high ranking military officials, including legendary Communist wartime hero General Vo Nguyen Giap, who came out against the bauxite mining plan even though it had been endorsed by the Politburo of the Communist Party of Vietnam.
Although criticism of the bauxite plan has come from a number of directions, state media appear to have decided to pick only on Catholics. Last month, Fr Peter Nguyen Van Khai, spokesman for the Redemptorist Monastery in Hanoi, and another Redemptorist, Fr Joseph Le Quang Uy, launched a public survey asking the Vietnamese to sign a petition calling on the government to reconsider the risky plan. The media tried to destroy them, accusing them of being "stupid" and "ignorant", causing egregious harm to national unity and the country’s development, and of plotting to overthrow the Communist regime.
In an attempt to defend the accused Catholic priests, the Cardinal said that open criticism of the bauxite projects are "healthy signs" of a democratic society. He urged the faithful to raise their voice in protest “through legitimate representatives and media” because “protecting the environment is our Christian's duty.”
Selling borderlands to Beijing.
Card Pham Minh Man was involved in another "clash" with the Vietnamese government over a very sensitive issue, namely Sino Vietnamese borders.
On July 24, the Archbishopric of Ho Chi Minh City and the Tri Thuc Publishing House held a conference on Vietnam- China border issues amid news that the Vietnamese Communist Party under pressure from its Chinese counterpart was going to make further concessions over its land and maritime borders with the People’s Republic of China.
The conference had been scheduled to take place in the hall of Bishop’s Palace. But at the last minute, under heavy pressure from the government, it was moved to another venue, in the much smaller pastoral care center, two kilometers away. Some key speakers, including the cardinal, also pulled out at the last moment. They could not attend the conference due to “other, much more important appointments”.
The border issue is an open sore in Vietnam-China relations. In November 2007, China formalized its annexation of the Paracel and Spratly Islands[ii] by incorporating the two archipelagoes into a newly formed administrative unit (Tam Sa) as part of Hainan province. When this decision became public, Vietnamese students organized unprecedented protests outside Chinese diplomatic missions in Hanoi and Ho Chi Minh City. These protests lasted only two weeks as Vietnamese police quickly moved in to detain many of the organizers.
Patriotic protests by students called into question the legitimacy of Vietnam’s Communist government. Fifty years ago, China issued a declaration essentially claiming the entire South China Sea as an inland lake. Within days, on September 14, 1958, Prime Minister Pham Van Dong of North Vietnam sent a diplomatic note to his counterpart Chou En-lai, acknowledging China's claim. The motivation was obvious: Hanoi’s Communists badly needed China's military support in their war against US-backed South Vietnam.
Toward the end of the Vietnam War, China took advantage of South Vietnam's weakening military position and attacked the Paracel Islands. In the naval battle of January 19, 1974, and in subsequent Chinese attacks, 53 South Vietnamese sailors lost their lives defending the islands. The Saigon government protested the unprovoked invasion, while the Hanoi government expressed support for the Chinese move.
After the Communist takeover of South Vietnam in 1975, the Vietnamese government made even greater concessions to China. In 2000 alone, Vietnam gave up 700 km2 of its territory in favor of China.
The government in Hanoi relies on China for political support, and is slavishly copying Beijing's model of open economics and closed politics. For this reason it is reluctant to openly criticize China out of the fear that to do so it would condemn itself. Recently, China's renewed assertion of sovereignty over the entire South China Sea have stirred popular outrage at home and in the Diaspora because of Hanoi's silence vis-à-vis Beijing's stance and its disgraceful land and maritime border concessions to China.
Land disputes
In both the capital Hanoi and Ho Chi Minh City (Saigon) hundreds of peasants have been protesting on a daily basis against the violent seizure of their land.
In a letter to the president and the prime minister of Vietnam, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum wrote: “In this country many farmers and poor people have for years pleaded for the return of their properties but all in vain, as the authorities chose to persecute them rather than take care of them!”
Land disputes in Vietnam are on the rise as land values increase at an impressive rate. As corruption gets more and more pervasive, local authorities get bolder and bolder in seeking illegitimate, personal gain. They have come up with unfeasible projects just to have an excuse to confiscate farmland from peasants or buy it at a very low cost. Once the owners have been kicked off their land, state officials resell it at higher prices, or build hotels, restaurants, and night clubs as financial resources for government officials.
The authorities have also started looking at Church properties they had seized years before. This is the case of Church-owned land in Thai Ha, the nunciature in Hanoi, and monasteries in South Vietnam. Church property that is still under Church’s control has not escaped their greed.
Land and property disputes with Catholics have resulted in massive protests in Hanoi, Thai Ha, Ha Dong, Vinh Long, Hue, and An Giang. The government could face similar protests with other religions and sects.
In light of the situation, the Vietnamese government opted for brutal force in order to create a climate of fear and suspicion in society.
Recently, at least 30 dissidents have been reportedly arrested, including Le Cong Dinh, a prominent Vietnamese lawyer also involved in human rights cases. He was critical of bauxite mining in the Central Highlands, and was arrested by the Vietnamese government on June 13, this year on national security grounds for "conducting propaganda against the government". His arrest led to strong criticism from the international community against the government.
The violent persecution at Dong Hoi is another example of how the authorities strike at dissidents and all those whose interests come into conflict with those of the Party.
But there is something new on the horizon. The government has in fact come to rely on thugs whenever it is on a collision course with its citizens. These hoodlums work together as violent gangs forming a para-state “army” whose existence state media have never denied, seemingly pleased in their performance, describing their exploits in great detail.
They are not only tasked to terrorize Catholics but all groups in civil society. In so doing the ruling party is sending a message to the entire nation, telling everyone that it has strong support outside of the military among people who are willing to protect the Party by whatever means, violence included. In reality this “army” is just a tool in the hands of the Communist party.
Finally, there is something else that needs to be pointed out. The level of violence in Dong Hoi has been far greater than in Hanoi and Thai Ha. Here local authorities have pursued a stricter policy of religious persecution. They have never been shy about their goal which is to make Dong Hoi a “Catholic free zone” just like Son La and other places in the Central Highlands where Christian Montagnards live. Even though thousands of Catholics actually live in the area, their existence is thus being denied.
[i] The Project Management Unit 18 (PMU 18) is a division within Vietnam’s Transportation Ministry involve din construction and infrastructure development. Its annual budget comes largely from foreign countries like Japan, the European Union and Australia, and international organizations like the World Bank.
[ii] Mainland China, Vietnam Taiwan, Brunei, Malaysia and the Philippines claim the two archipelagos. Experts note that under the sea floor there should be rich oil deposits.
Hanoi (AsiaNews) – On July 20, 2009 police in Quang Binh province launched a surprised attack on the unarmed parishioners of Tam Toa—a struggling parish in the diocese of Vinh, Central Vietnam. Local Catholics were erecting a makeshift tent as a temporary place for liturgical services. The assault resulted in hundreds being injured, and dozens being taken away in police vehicles and detained indefinitely.
A week later, the diocese of Vinh reported the brutal beating of two Catholic priests by plain clothed police and thugs hired by the government. Fr Paul Nguyen was beaten by a group of men when he tried to save three women who were being attacked by the same men. As he was being beaten, resulting in some broken ribs and head injuries, about 30 uniformed police officers stood indifferent, looking on at the scene. The other priest, Fr Peter Nguyen The Binh, was beaten by a gang of armed men and thrown from the second floor window of the hospital where he was visiting Fr Nguyen.
In the city of Dong Hoi people wearing Catholic symbols have been attacked in the streets by plain clothed police and government-hired thugs. In particular one local woman, Ms Nguyen Thi Yen, and her 9 year old son were mercilessly punched and kicked. Some Catholic families have reportedly fled the city in search of safety.
In another case, Mr Peter Mai Van Truong, 48 (see photo), and his wife Ky Anh, from Dong Yen, were beaten half to death as they were traveling to Tam Toa to visit family. They were ambushed by a bunch of thugs who recognized them as being Catholic. After beating them the thugs stole the couple’s motorcycle, his motorcycle license, money and camera; all this in broad daylight and before the indifferent eyes of uniformed police officers.
The situation of violence in Dong Hoi has led some Catholics to believe that the Church in Vietnam is being made a scapegoat because of a power struggle currently taking within the Communist Party. Some evidence suggests that the government has decided to employ the same methods used in China during Cultural Revolution to stifle growing criticisms against it.
A number of ambiguous developments in Vietnamese politics may help shed some light into the harsh treatment the Vietnamese government is meting out against Catholics.
Widespread graft
In an era of open markets, when government officials have plenty of opportunities to get rich overnight through shady deals, the danger of graft looms ever strong. The rich, who belong to the same socio-political class as the party brass, are allying themselves with those willing to do anything to buy the hearts and minds of those public officials more interested in thicker wallets than in the welfare of the public, or even the security of the country. The PMU18 scandal is case in point.
It all started out with sport betting. The executive director of PMU18, a government agency that handles US$ 2 billion in foreign development aid for construction projects, began placing some bets.[i] At least seven million dollars from the PMU18 was embezzled this way for gambling purposes.
The scandal reached such proportions that even party leaders had to intervene (to stop it) because it could threaten the survival of the system.
The amount of money at stake was an eye-opener for the average Vietnamese of how pervasive graft was in Vietnam. In just one bet, according to the local press, US$ 320,000 was lost on a football (soccer) match between Manchester United and Arsenal on January 3, 2008.
The discovery of the bets led investigators to a trail of mansions, mistresses, luxury cars and protection money, which led in turn to the resignation in early April of Transport Minister Dao Dinh Binh and the arrest of his deputy Nguyen Viet Tien. Three other men implicated in the scandal, who were on a list of appointees for the Communist Party Central Committee later that month, were also forced to withdraw.
Unfortunately, what appeared to be serious investigation did not go far enough and was eventually called off. What is more, none of the main parties involved were found guilty. In fact, the two reporters who blew the whistle on the scandal found themselves behind bars instead of the accused. Worst of all, the star witness in this case, Mr Pham Tien Dung, died in his prison cell under mysterious circumstances.
As corruption spreads more and more criticism against the Politburo mounts even within the party. The whole nation and much more appear to be under the heavy burden of corruption.
Bauxite mining
Some time ago it was reported that Vietnamese authorities had given the go-ahead to bauxite mining in the country’s central region. At the same time the rumor mill began reporting that the Politburo had sold out the mines to China in a secret deal without Congress approval.
The bauxite plan came in for criticism from various directions. Opponents of the bauxite projects claimed that environmental and social damage from the mines would far outweigh any economic benefit it might produce. They also pointed out that it raised security concerns because of the long term presence of hundreds of thousands of Chinese working in the bauxite mines.
A Vietnamese Cardinal joined the chorus of critics. In a strong-worded pastoral letter dated May 31, the prelate condemned the type of exploitation of natural resources that damages the environment, urging Catholics to protest against new economic plans. He invited them to pray so that the government might show its concern for the welfare of the people, the land, and future generations.
Card Jean-Baptiste Pham Minh Man, Archbishop of Ho Chi Minh City (Saigon), said, after reviewing recent reports on the issue, that he had a pastoral duty to inform the faithful and raise their awareness about the danger of environmental damage in Vietnam. The Cardinal's letter was released a few days after Vietnam’s parliament decided to approve bauxite mining in the Central Highlands region and this despite widespread public protest.
The debate in Vietnam’s National Assembly took place after a public outcry by scientists, intellectuals and former high ranking military officials, including legendary Communist wartime hero General Vo Nguyen Giap, who came out against the bauxite mining plan even though it had been endorsed by the Politburo of the Communist Party of Vietnam.
Although criticism of the bauxite plan has come from a number of directions, state media appear to have decided to pick only on Catholics. Last month, Fr Peter Nguyen Van Khai, spokesman for the Redemptorist Monastery in Hanoi, and another Redemptorist, Fr Joseph Le Quang Uy, launched a public survey asking the Vietnamese to sign a petition calling on the government to reconsider the risky plan. The media tried to destroy them, accusing them of being "stupid" and "ignorant", causing egregious harm to national unity and the country’s development, and of plotting to overthrow the Communist regime.
In an attempt to defend the accused Catholic priests, the Cardinal said that open criticism of the bauxite projects are "healthy signs" of a democratic society. He urged the faithful to raise their voice in protest “through legitimate representatives and media” because “protecting the environment is our Christian's duty.”
Selling borderlands to Beijing.
Card Pham Minh Man was involved in another "clash" with the Vietnamese government over a very sensitive issue, namely Sino Vietnamese borders.
On July 24, the Archbishopric of Ho Chi Minh City and the Tri Thuc Publishing House held a conference on Vietnam- China border issues amid news that the Vietnamese Communist Party under pressure from its Chinese counterpart was going to make further concessions over its land and maritime borders with the People’s Republic of China.
The conference had been scheduled to take place in the hall of Bishop’s Palace. But at the last minute, under heavy pressure from the government, it was moved to another venue, in the much smaller pastoral care center, two kilometers away. Some key speakers, including the cardinal, also pulled out at the last moment. They could not attend the conference due to “other, much more important appointments”.
The border issue is an open sore in Vietnam-China relations. In November 2007, China formalized its annexation of the Paracel and Spratly Islands[ii] by incorporating the two archipelagoes into a newly formed administrative unit (Tam Sa) as part of Hainan province. When this decision became public, Vietnamese students organized unprecedented protests outside Chinese diplomatic missions in Hanoi and Ho Chi Minh City. These protests lasted only two weeks as Vietnamese police quickly moved in to detain many of the organizers.
Patriotic protests by students called into question the legitimacy of Vietnam’s Communist government. Fifty years ago, China issued a declaration essentially claiming the entire South China Sea as an inland lake. Within days, on September 14, 1958, Prime Minister Pham Van Dong of North Vietnam sent a diplomatic note to his counterpart Chou En-lai, acknowledging China's claim. The motivation was obvious: Hanoi’s Communists badly needed China's military support in their war against US-backed South Vietnam.
Toward the end of the Vietnam War, China took advantage of South Vietnam's weakening military position and attacked the Paracel Islands. In the naval battle of January 19, 1974, and in subsequent Chinese attacks, 53 South Vietnamese sailors lost their lives defending the islands. The Saigon government protested the unprovoked invasion, while the Hanoi government expressed support for the Chinese move.
After the Communist takeover of South Vietnam in 1975, the Vietnamese government made even greater concessions to China. In 2000 alone, Vietnam gave up 700 km2 of its territory in favor of China.
The government in Hanoi relies on China for political support, and is slavishly copying Beijing's model of open economics and closed politics. For this reason it is reluctant to openly criticize China out of the fear that to do so it would condemn itself. Recently, China's renewed assertion of sovereignty over the entire South China Sea have stirred popular outrage at home and in the Diaspora because of Hanoi's silence vis-à-vis Beijing's stance and its disgraceful land and maritime border concessions to China.
Land disputes
In both the capital Hanoi and Ho Chi Minh City (Saigon) hundreds of peasants have been protesting on a daily basis against the violent seizure of their land.
In a letter to the president and the prime minister of Vietnam, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum wrote: “In this country many farmers and poor people have for years pleaded for the return of their properties but all in vain, as the authorities chose to persecute them rather than take care of them!”
Land disputes in Vietnam are on the rise as land values increase at an impressive rate. As corruption gets more and more pervasive, local authorities get bolder and bolder in seeking illegitimate, personal gain. They have come up with unfeasible projects just to have an excuse to confiscate farmland from peasants or buy it at a very low cost. Once the owners have been kicked off their land, state officials resell it at higher prices, or build hotels, restaurants, and night clubs as financial resources for government officials.
The authorities have also started looking at Church properties they had seized years before. This is the case of Church-owned land in Thai Ha, the nunciature in Hanoi, and monasteries in South Vietnam. Church property that is still under Church’s control has not escaped their greed.
Land and property disputes with Catholics have resulted in massive protests in Hanoi, Thai Ha, Ha Dong, Vinh Long, Hue, and An Giang. The government could face similar protests with other religions and sects.
In light of the situation, the Vietnamese government opted for brutal force in order to create a climate of fear and suspicion in society.
Recently, at least 30 dissidents have been reportedly arrested, including Le Cong Dinh, a prominent Vietnamese lawyer also involved in human rights cases. He was critical of bauxite mining in the Central Highlands, and was arrested by the Vietnamese government on June 13, this year on national security grounds for "conducting propaganda against the government". His arrest led to strong criticism from the international community against the government.
The violent persecution at Dong Hoi is another example of how the authorities strike at dissidents and all those whose interests come into conflict with those of the Party.
But there is something new on the horizon. The government has in fact come to rely on thugs whenever it is on a collision course with its citizens. These hoodlums work together as violent gangs forming a para-state “army” whose existence state media have never denied, seemingly pleased in their performance, describing their exploits in great detail.
They are not only tasked to terrorize Catholics but all groups in civil society. In so doing the ruling party is sending a message to the entire nation, telling everyone that it has strong support outside of the military among people who are willing to protect the Party by whatever means, violence included. In reality this “army” is just a tool in the hands of the Communist party.
Finally, there is something else that needs to be pointed out. The level of violence in Dong Hoi has been far greater than in Hanoi and Thai Ha. Here local authorities have pursued a stricter policy of religious persecution. They have never been shy about their goal which is to make Dong Hoi a “Catholic free zone” just like Son La and other places in the Central Highlands where Christian Montagnards live. Even though thousands of Catholics actually live in the area, their existence is thus being denied.
[i] The Project Management Unit 18 (PMU 18) is a division within Vietnam’s Transportation Ministry involve din construction and infrastructure development. Its annual budget comes largely from foreign countries like Japan, the European Union and Australia, and international organizations like the World Bank.
[ii] Mainland China, Vietnam Taiwan, Brunei, Malaysia and the Philippines claim the two archipelagos. Experts note that under the sea floor there should be rich oil deposits.
Grootste demonstratie ooit van Vietnamese katholieken (tiếng Hòa Lan)
Kerk In Nood
21:42 05/08/2009
En half miljoen katholieken waren afgelopen zondag in verschillende steden op de been om te protesteren tegen politiegeweld en het aanvallen van honderden geloofsgenoten op 20 juli in Tam Toa.
Het bisdom Vinh en omliggende diocesen, 300 kilometer ten zuiden van Hanoi, organiseerden 19 marsen in evenzovele dekenaten. Zo eisten zij de onmiddellijke vrijlating van de gelovigen die in Tam Toa door veiligheidstroepen mishandeld en gearresteerd zijn. Zo’n 170 priesters en 420 religieuzen liepen voorin de vreedzame protestmarsen die tegelijkertijd op verschillende plaatsen liepen in de provincies Nghe An, Ha Tinh en Quang Binh.
De organisatoren maken melding van confrontaties van politie en groepen demonstranten in gebieden waar de politie de marsen verboden had. Ondanks dat verbod liepen de gelovigen verder en vormden zo een gebeurtenis waarvan sommige mensen zeggen dat het de grootste manifestatie ooit in het land was om religieuze redenen. De gebeurtenissen in Tam Toa en de massale demonstraties van zondag hebben opnieuw spanningen aangewakkerd tussen de regering en de Vietnamese katholieken over kerkelijk eigendom dat door Hanoi is geconfisqueerd. De communistische krant Nhan Dan lanceerde een lastercampagne tegen katholieken na de gebeurtenissen in Tam Toa waarin de gelovigen die daar een kruis en een altaar probeerden te plaatsen, beschuldigd werden van “contra-revolutionaire activiteiten,verstoring van de openbare orde en geweld tegen ambteneren in functie”. De bisschop van Vinh, waar de verwoeste kerk van Tam Toa zich bevindt, is een felle strijd begonnen tegen de autoriteiten van Quang Binh, die jurisdictie over de zaak hebben, en heeft hen beschuldigd van het achterhouden van de waarheid en het overtreden van de wet.
In een brief aan de lokale autoriteiten eist de bisschop dat de gearresteerde katholieken vrijgelaten worden, de mishandelde en gewonde gelovigen medische verzorging krijgen en het kruis en liturgisch objecten die de politie ingenomen heeft teruggegeven worden. Vietnamese katholieken over de hele wereld hebben steun betuigd door tijdens de zondagsmis een minuut stilte in acht te nemen.
(Source: http://www.kerkinnood.nl/index.php?option=com_content&task=view&id=1222&Itemid=28)
Het bisdom Vinh en omliggende diocesen, 300 kilometer ten zuiden van Hanoi, organiseerden 19 marsen in evenzovele dekenaten. Zo eisten zij de onmiddellijke vrijlating van de gelovigen die in Tam Toa door veiligheidstroepen mishandeld en gearresteerd zijn. Zo’n 170 priesters en 420 religieuzen liepen voorin de vreedzame protestmarsen die tegelijkertijd op verschillende plaatsen liepen in de provincies Nghe An, Ha Tinh en Quang Binh.
De organisatoren maken melding van confrontaties van politie en groepen demonstranten in gebieden waar de politie de marsen verboden had. Ondanks dat verbod liepen de gelovigen verder en vormden zo een gebeurtenis waarvan sommige mensen zeggen dat het de grootste manifestatie ooit in het land was om religieuze redenen. De gebeurtenissen in Tam Toa en de massale demonstraties van zondag hebben opnieuw spanningen aangewakkerd tussen de regering en de Vietnamese katholieken over kerkelijk eigendom dat door Hanoi is geconfisqueerd. De communistische krant Nhan Dan lanceerde een lastercampagne tegen katholieken na de gebeurtenissen in Tam Toa waarin de gelovigen die daar een kruis en een altaar probeerden te plaatsen, beschuldigd werden van “contra-revolutionaire activiteiten,verstoring van de openbare orde en geweld tegen ambteneren in functie”. De bisschop van Vinh, waar de verwoeste kerk van Tam Toa zich bevindt, is een felle strijd begonnen tegen de autoriteiten van Quang Binh, die jurisdictie over de zaak hebben, en heeft hen beschuldigd van het achterhouden van de waarheid en het overtreden van de wet.
In een brief aan de lokale autoriteiten eist de bisschop dat de gearresteerde katholieken vrijgelaten worden, de mishandelde en gewonde gelovigen medische verzorging krijgen en het kruis en liturgisch objecten die de politie ingenomen heeft teruggegeven worden. Vietnamese katholieken over de hele wereld hebben steun betuigd door tijdens de zondagsmis een minuut stilte in acht te nemen.
(Source: http://www.kerkinnood.nl/index.php?option=com_content&task=view&id=1222&Itemid=28)
Violenze contro i cattolici: il velo contro crisi e corruzione del Partito comunista vietnamita
Asia-News
21:46 05/08/2009
La persecuzione contro i fedeli di Vinh è un diversivo per nascondere le profonde divisioni interne, ma anche la misura dell’abisso di disprezzo a cui è giunto il Partito, deciso ad approfittare dei nuovi venti economici e capace anche di svendere il Paese al suo nemico tradizionale, la Cina. La Chiesa e la sua funzione di risveglio delle coscienze, e i Montagnard convertiti sono condannati a sparire.
Hanoi (AsiaNews) - Lo scorso 20 luglio la polizia della provincia di Quang Binh ha lanciato un attacco a sorpresa contro un gruppo di indifesi parrocchiani di Tam Toa, una battagliera parrocchia della diocesi di Vinh nel Vietnam centrale. I cattolici stavano edificando una tenda da usare come temporanea cappella per i loro servizi liturgici. L’assalto ha prodotto centinaia di feriti; decine di persone sono state arrestate, portate via con camionette e detenute.
Una settimana dopo la diocesi di Vinh ha reso noto che due preti cattolici sono stati picchiati in modo brutale da poliziotti in borghese e da teppisti al soldo del governo. P. Paul Nguyen è stato picchiato perché intervenuto a salvare tre donne dalle violenze dei teppisti. Mentre gli energumeni lo picchiavano, rompendogli costole e ferendolo alla testa, 30 poliziotti in uniforme guardavano immobili la scena.
L’altro prete, p. Peter Nguyen The Binh, è stato picchiato da un gruppo armato e gettato giù dal secondo piano dell’ospedale, dove lui era andato per visitare p. Paul Nguyen.
Poliziotti in borghese e teppisti pagati dal governo hanno anche attaccato molte persone nelle strade della città di Dong Hoi solo perché indossavano simboli cristiani. In particolare, Nguyen Thi Yen, una madre, e il suo bambino di 9 anni sono stati picchiati con calci e pugni senza pietà. Alcune famiglie cattoliche sono fuggite alla città per cercare sicurezza.
In un altro caso, il 27 luglio, Peter Mai Van Truong, 48 anni (v. foto) e sua moglie Ky Anh, di Dong Yen, sono stati picchiati quasi a morte mentre erano in strada per andare a Tam Toa a trovare la loro famiglia. Truong e sua moglie sono caduti in un’imboscata dei teppisti. Avendoli riconosciuti come cattolici, li hanno picchiati e derubati della moto, della patente, dei soldi e di una macchina fotografica. Anche qui, il tutto è avvenuto in pieno giorno, sotto lo sguardo indifferente della polizia in uniforme.
La situazione così violenta a Dong Hoi porta molti osservatori a concludere che la Chiesa cattolica in Vietnam è stata forse scelta come capro espiatorio da sacrificare nella lotta di potere fra le diverse fazioni del partito comunista. Inoltre vi è l’evidenza che il governo vietnamita sta usando gli stessi mezzi usati dalla Cina durante la Rivoluzione culturale per soffocare le crescenti critiche contro di esso.
Diversi e confusi sviluppi nella politica vietnamita aiutano a comprendere il perché del violento trattamento contro i cattolici.
Corruzione rampante
Nell’era dei mercati aperti, i rappresentanti del governo hanno enormi possibilità di arricchirsi in una notte mediante accordi poco chiari e ciò dà adito a enormi pericoli di corruzione. I ricchi - della stessa classe socio-economica del Partito - vengono a formare un’alleanza che fa di tutto per comprare i cuori e le anime dei rappresentanti del governo, i quali pensano che lo spessore del loro portafogli è più importante del bene comune e perfino della sicurezza della nazione.
Un esempio è lo scandalo della PMU18, iniziato con delle scommesse sportive! Il fatto è che le scommesse sono state piazzate dal presidente del PMU18, un’agenzia governativa che maneggia 2 miliardi di dollari Usa per progetti di sviluppo e costruzioni finanziati da donatori stranieri[1].
Almeno 7 milioni di dollari sono stati piazzati in scommesse, distogliendoli dal fondo del PMU18. Lo scandalo è stato così chiacchierato che perfino i leader del Partito comunista sono dovuti intervenire (e fermarlo) dicendo che esso “minaccia la sopravvivenza del nostro sistema”.
Il volume delle somme in gioco ha fatto aprire gli occhi sull’audacia della corruzione che pervade il Vietnam. In una sola scommessa, secondo la stampa locale, sono stati perduti 320 mila dollari, puntati sul risultato di un match fra il Manchester e l’Arsenal nel gennaio 2008.
La scoperta delle scommesse ha permesso agli investigatori di far venire alla luce una lunga catena di palazzi, amanti, macchine di lusso, bustarelle che lo scorso aprile hanno portato alle dimissioni del ministro dei trasporti, Dao Dinh Binh e all’arresto del suo vice, Nguyen Viet Trien. Altri tre uomini implicati nello scandalo, che erano sulla lista per essere nominati membri del Comitato centrale del partito comunista, sono stati costretti a ritirarsi alla fine di aprile.
Purtroppo la semiseria inchiesta è andata avanti solo fino ad un certo punto, poi è stata fermata. Tutte le parti implicate sono state giudicate non colpevoli. Al contrario, i due giornalisti che hanno gridato per primi allo scandalo sono stati imprigionati. E ancora peggio, il testimone principale, Pham Tien Dung è stato trovato morto nella sua cella in misteriose circostanze.
Via via che la piaga della corruzione si diffonde, crescono pure le aspre critiche contro il Politburo, perfino dall’interno del Partito. Il disastro della corruzione sembra avvolgere l’intera nazione e non solo.
La bauxite venduta alla Cina
Tempo fa è emersa la notizia che il Vietnam avrebbe dato inizio allo sfruttamento di miniere di bauxite nella zona centrale del Paese. Allo stesos tempo si è diffusa la voce che il Politburo abbia venduto lo sfruttamento dei giacimenti alla Cina, con un accordo segreto, senza nemmeno il permesso del Congresso.
Critiche ai piani sulla bauxite sono giunte da tutte le parti. Gli oppositori sottolineano che i danni ambientali e sociali delle miniere sarebbero maggiori di ogni beneficio economico; altri hanno messo in guardia sui rischi che la sicurezza del Paese corre, per la presenza a lungo termine di centinaia di migliaia di cinesi nelle miniere di bauxite.
Al coro delle critiche si è aggiunto anche un cardinale vietnamita che nella sua Lettera pastorale del 31 maggio, con parole molto forti, ha condannato lo sfruttamento delle risorse naturali che danneggiano l’ambiente e ha spinto i cattolici a protestare contro i nuovi piani economici, pregando anche per il governo, perché esso mostri la sua cura per la gente, il paese e le future generazioni.
Il card. Pham Minh Man, arcivescovo di Ho Chi Minh City (Saigon) ha affermato che è un suo dovere pastorale informare e rendere più coscienti i suoi fedeli sui rischi di danni ambientali dopo aver ricevuto rapporti sul tema. La Lettera del cardinale è stata pubblicata pochi giorni dopo la decisione del Congresso vietnamita di dare il via allo sfruttamento dei giacimenti di bauxite negli altipiani centrali, nonostante le diffuse proteste.
Il dibattito è giunto fino all’Assemblea nazionale del Vietnam, dopo il grido allo scandalo da parte di scienziati, intellettuali e da diversi settori della compagine governativa – compreso il gen. Vo Nguyen Giap, il leggendario eroe comunista del periodo della guerra – tutti contrari al progetto benedetto dal Politburo di sfruttamento delle miniere di bauxite.
Sebbene le critiche al progetto della bauxite siano venute da molte direzioni, i media statali sembrano aver scelto di punire solo i cattolici. Il mese scorso, p. Peter Nguyen Van Khai, portavoce della comunità redentorista, e un altro suo confratello, p. Joseph Le Quang Uy hanno deciso di lanciare un’inchiesta pubblica, una specie di referendum, per raccogliere in tutto il Vietnam le firme di coloro che sono contrari al piano della bauxite, domandano al governo di ripensarci. La stampa ha cercato di distruggerli in ogni modo: sono stati accusati di essere “stupidi”, “ignoranti”, una minaccia per l’unità nazionale e lo sviluppo, accusati di complottare per rovesciare il regime comunista.
Nel tentativo di difendere i due sacerdoti cattolici, il Card. Pham Minh Man ha invece dichiarato che le critiche aperte al progetto della bauxite sono un “segno sano” per una società democratica e ha spinto i fedeli a levare la voce in protesta, “mediante i legittimi rappresentanti e media” perché “proteggere l’ambiente è un nostro dovere cristiano”.
La svendita dei confini a Pechino
Il card. Pham Minh Man è rimasto implicato in un altro “scontro” con il governo vietnamita sul tema molto sensibile dei confini fra Vietnam e Cina. Lo scorso 24 luglio, l’episcopio di Ho Chi Minh City e l’editore Tri Thuch avevano deciso di tenere una conferenza sui confini Vietnam – Cina, in mezzo a tante voci secondo cui il Partito comunista è sotto la pressione di Pechino per cederle più spazio sui confini di terra e di mare.
La conferenza doveva avere luogo nel salone della casa del vescovo. Ma all’ultimo minuti, sotto pesanti pressioni del governo, hanno dovuto trasferire l’incontro in un piccolo centro pastorale a 2 km. In più, alcuni dei relatori più importanti, fra cui lo stesso cardinale, si sono ritirati. Essi non hanno potuto attendere la conferenza “per alcuni appuntamenti più importanti”.
Il problema dei confini è un nervo scoperto nella storia fra Vietnam e Cina. Nel novembre 2007, la Cina ha formalmente celebrato l’annessione unilaterale delle isole Paracels e Spatlys[2], incorporandole in una unità amministrativa (Tam Sa) compresa nella provincia di Hainan. Quando si è diffusa la notizia, gli studenti vietnamiti hanno organizzato impressionanti proteste davanti agli uffici diplomatici della Cina a Hanoi e Ho Chi Minh City. Le proteste sono durate solo 2 settimane perché la polizia le ha svigorite arrestando diversi organizzatori.
Le proteste patriottiche degli studenti hanno messo in crisi la legittimità del governo comunista vietnamita, che si è sempre circondato dell’alone di difensore della patria contro gli stranieri. Già cinquanta anni fa la Cina ha dichiarato l’intero Mare Cinese Meridionale come suo confini interni. Dopo pochi giorni, il 14 settembre 1958, il primo ministro nord-vietnamita Pham Van Dong, ha inviato una nota diplomatica al suo omologo Zhou Enlai, riconoscendo questa pretesa. La motivazione era ovvia: i comunisti di Hanoi avevano bisogno del sostegno militare della Cina nella loro guerra contro il Sud sostenuto dagli Stati Uniti.
Verso la fine della guerra del Vietnam, avvantaggiata dalla debolezza del Vietnam del Sud, la Cina ha attaccato le isole Paracels. Nella battaglia navale del 19 gennaio 1974, e nei seguenti attacchi cinesi, 53 marinai sudvietnamiti hanno perso la vita per difendere le isole. Al tempo, il governo di Saigon ha protestato contro l’invasione, mentre quello di Hanoi ha sostenuto la mossa della Cina.
Dopo la presa del Sud da parte del Nord Vietnam nel 1975, il governo vietnamita ha fatto ancora più concessioni alla Cina. Nel 2000, ad esempio, il Vietnam ha perso 700 kmq di terra, dandoli alla Cina. D’altra parte il governo di Hanoi ha bisogno del sostegno politico della Cina, e copia in modo pedissequo il modello di Pechino per quanto riguarda le aperture economiche e le chiusure politiche. La conclusione è che Hanoi è riluttante nel criticare Pechino: ha timore che criticare la Cina sia in qualche modo una condanna per sé. Di recente, le pretese della Cina di sovranità sull’intero Mare cinese meridionale hanno provocato la reazione sia in Vietnam, sia nella diaspora all’estero, puntando il dito contro il silenzio di Hanoi e le sue disgraziate concessioni di terra e mare a Pechino.
Terre espropriate
Ad Hanoi e a Ho Chi Minh City (Saigon) centinaia di contadini protestano ogni giorno per l’esproprio violento delle loro terre.
In una lettera al presidente e al primo ministro vietnamiti, mons. Michael Hoang Duc Oanh, vescovo di Kontum, ha scritto: “In questo Paese, numerosi contadini e poveri hanno supplicato per anni per il ritorno delle loro proprietà, ma invano, dato che le autorità hanno preferito perseguitarli piuttosto che prendersi cura di loro!”.
In Vietnam i conflitti a causa della terra aumentano ogni giorno in modo impressionante. Con la corruzione dilagante, le autorità locali divengono sempre più sprezzanti alla ricerca di guadagni personali e illegittimi. Essi inventano progetti fasulli per avere motivi di confiscare o comprare a basso costo terreni agricoli dai contadini. Cacciati i contadini dalle terre, essi poi rivendono quei terreni a prezzi più alti per costruire hotel, ristoranti, night clubs come risorse finanziarie personali di rappresentanti governativi.
Essi hanno preso di mora anche le proprietà della Chiesa, sequestrate per anni, come nel caso di Thai Ha, la nunziatura di Hanoi, e molti conventi del sud Vietnam. Alla loro avidità non sfuggono nemmeno quelle proprietà che sono tuttora in mano alla Chiesa. Le dispute coi cattolici sui terreni della Chiesa hanno prodotto massicce proteste ad Hanoi, Thai Ha, Ha Dong, Vinh Long, Hue, An Giang. Il governo rischia proteste simili anche da altre religioni e sette. In questo contesto sociale, il governo preferisce diffondere un clima di paura e sospetto sulla società, ricorrendo alla violenza brutale.
Nei mesi scorsi, almeno 30 dissidenti sono stati arrestati. Fra questi vi è Le Cong Dinh, un importante avvocato vietnamita che si è messo a disposizione per difendere casi di diritti umani violati in Vietnam. Egli ha criticato i progetti di sfruttamento minerario della bauxite nel Vietnam centrale ed è stato arrestato dal governo lo scorso 13 giugno 2009, accusato di “propaganda contro il governo” e attentato contro la sicurezza della nazione. Il suo arresto ha suscitato molte critiche della comunità internazionale verso Hanoi.
La violenta persecuzione a Dong Hoi è un altro piano per colpire i dissidenti e tutti coloro i cui interessi non coincidono con quelli del Partito.
Un fatto divenuto quasi una norma nella società vietnamita è l’esistenza di gruppi di uomini “parastatali” che sono presenti ovunque vi sia uno scontro fra il governo e i cittadini. Questo “esercito” composto da malviventi agisce come una banda di delinquenti e sempre in modo violento. I media statali non hanno mai negato l’esistenza di queste bande. Anzi, essi sembrano addirittura contendi delle loro gesta, raccontate con dovizia di particolari. Il loro lavoro non è solo terrorizzare i cattolici, ma tutti i gruppi della società civile vietnamita. In questo modo, il Partito al governo sembra lanciare all’intera nazione un messaggio in cui esso appare sostenuto da persone che non sono militari, ma “civili”, che vogliono difendere il Partito ad ogni costo, soprattutto con la violenza. In pratica sono delle comparse e dei sicari del Partito al potere.
C’è ancora un elemento da mettere in luce: il livello di violenza e la sua intensità mostrata a Dong Hoi è molto maggiore di quella dimostrata ad Hanoi e a Thai Ha. Questo è perché il governo locale sta seguendo una precisa politica di persecuzione religiosa. Infatti esso non ha mai nascosto il suo desiderio di trasformare Dong Hoi in una “zona esente da cattolici”, come avviene a Son La e in altre cittadine degli altopiani centrali abitati dai Montagnards cristiani. Qui l’esistenza dei cattolici viene negata, anche se ve ne sono migliaia che vivono in quell’area.
[1] Il PMU 18 è legato al ministero delle infrastrutture e per la costruzione delle strade. Il suo budget è finanziato da Paesi e organismi internazionali quali il Giappone, l’Unione europea, l’Australia e la Banca mondiale.
[2] I due arcipelaghi nel Mar Cinese Meridionale sono rivendicati da Cina, Vietnam, Taiwan, Brunei, Malaysia, Filippine. Secondo alcuni studiosi nel sottosuolo marino vi sarebbero giacimenti petroliferi.
Hanoi (AsiaNews) - Lo scorso 20 luglio la polizia della provincia di Quang Binh ha lanciato un attacco a sorpresa contro un gruppo di indifesi parrocchiani di Tam Toa, una battagliera parrocchia della diocesi di Vinh nel Vietnam centrale. I cattolici stavano edificando una tenda da usare come temporanea cappella per i loro servizi liturgici. L’assalto ha prodotto centinaia di feriti; decine di persone sono state arrestate, portate via con camionette e detenute.
Una settimana dopo la diocesi di Vinh ha reso noto che due preti cattolici sono stati picchiati in modo brutale da poliziotti in borghese e da teppisti al soldo del governo. P. Paul Nguyen è stato picchiato perché intervenuto a salvare tre donne dalle violenze dei teppisti. Mentre gli energumeni lo picchiavano, rompendogli costole e ferendolo alla testa, 30 poliziotti in uniforme guardavano immobili la scena.
L’altro prete, p. Peter Nguyen The Binh, è stato picchiato da un gruppo armato e gettato giù dal secondo piano dell’ospedale, dove lui era andato per visitare p. Paul Nguyen.
Poliziotti in borghese e teppisti pagati dal governo hanno anche attaccato molte persone nelle strade della città di Dong Hoi solo perché indossavano simboli cristiani. In particolare, Nguyen Thi Yen, una madre, e il suo bambino di 9 anni sono stati picchiati con calci e pugni senza pietà. Alcune famiglie cattoliche sono fuggite alla città per cercare sicurezza.
In un altro caso, il 27 luglio, Peter Mai Van Truong, 48 anni (v. foto) e sua moglie Ky Anh, di Dong Yen, sono stati picchiati quasi a morte mentre erano in strada per andare a Tam Toa a trovare la loro famiglia. Truong e sua moglie sono caduti in un’imboscata dei teppisti. Avendoli riconosciuti come cattolici, li hanno picchiati e derubati della moto, della patente, dei soldi e di una macchina fotografica. Anche qui, il tutto è avvenuto in pieno giorno, sotto lo sguardo indifferente della polizia in uniforme.
La situazione così violenta a Dong Hoi porta molti osservatori a concludere che la Chiesa cattolica in Vietnam è stata forse scelta come capro espiatorio da sacrificare nella lotta di potere fra le diverse fazioni del partito comunista. Inoltre vi è l’evidenza che il governo vietnamita sta usando gli stessi mezzi usati dalla Cina durante la Rivoluzione culturale per soffocare le crescenti critiche contro di esso.
Diversi e confusi sviluppi nella politica vietnamita aiutano a comprendere il perché del violento trattamento contro i cattolici.
Corruzione rampante
Nell’era dei mercati aperti, i rappresentanti del governo hanno enormi possibilità di arricchirsi in una notte mediante accordi poco chiari e ciò dà adito a enormi pericoli di corruzione. I ricchi - della stessa classe socio-economica del Partito - vengono a formare un’alleanza che fa di tutto per comprare i cuori e le anime dei rappresentanti del governo, i quali pensano che lo spessore del loro portafogli è più importante del bene comune e perfino della sicurezza della nazione.
Un esempio è lo scandalo della PMU18, iniziato con delle scommesse sportive! Il fatto è che le scommesse sono state piazzate dal presidente del PMU18, un’agenzia governativa che maneggia 2 miliardi di dollari Usa per progetti di sviluppo e costruzioni finanziati da donatori stranieri[1].
Almeno 7 milioni di dollari sono stati piazzati in scommesse, distogliendoli dal fondo del PMU18. Lo scandalo è stato così chiacchierato che perfino i leader del Partito comunista sono dovuti intervenire (e fermarlo) dicendo che esso “minaccia la sopravvivenza del nostro sistema”.
Il volume delle somme in gioco ha fatto aprire gli occhi sull’audacia della corruzione che pervade il Vietnam. In una sola scommessa, secondo la stampa locale, sono stati perduti 320 mila dollari, puntati sul risultato di un match fra il Manchester e l’Arsenal nel gennaio 2008.
La scoperta delle scommesse ha permesso agli investigatori di far venire alla luce una lunga catena di palazzi, amanti, macchine di lusso, bustarelle che lo scorso aprile hanno portato alle dimissioni del ministro dei trasporti, Dao Dinh Binh e all’arresto del suo vice, Nguyen Viet Trien. Altri tre uomini implicati nello scandalo, che erano sulla lista per essere nominati membri del Comitato centrale del partito comunista, sono stati costretti a ritirarsi alla fine di aprile.
Purtroppo la semiseria inchiesta è andata avanti solo fino ad un certo punto, poi è stata fermata. Tutte le parti implicate sono state giudicate non colpevoli. Al contrario, i due giornalisti che hanno gridato per primi allo scandalo sono stati imprigionati. E ancora peggio, il testimone principale, Pham Tien Dung è stato trovato morto nella sua cella in misteriose circostanze.
Via via che la piaga della corruzione si diffonde, crescono pure le aspre critiche contro il Politburo, perfino dall’interno del Partito. Il disastro della corruzione sembra avvolgere l’intera nazione e non solo.
La bauxite venduta alla Cina
Tempo fa è emersa la notizia che il Vietnam avrebbe dato inizio allo sfruttamento di miniere di bauxite nella zona centrale del Paese. Allo stesos tempo si è diffusa la voce che il Politburo abbia venduto lo sfruttamento dei giacimenti alla Cina, con un accordo segreto, senza nemmeno il permesso del Congresso.
Critiche ai piani sulla bauxite sono giunte da tutte le parti. Gli oppositori sottolineano che i danni ambientali e sociali delle miniere sarebbero maggiori di ogni beneficio economico; altri hanno messo in guardia sui rischi che la sicurezza del Paese corre, per la presenza a lungo termine di centinaia di migliaia di cinesi nelle miniere di bauxite.
Al coro delle critiche si è aggiunto anche un cardinale vietnamita che nella sua Lettera pastorale del 31 maggio, con parole molto forti, ha condannato lo sfruttamento delle risorse naturali che danneggiano l’ambiente e ha spinto i cattolici a protestare contro i nuovi piani economici, pregando anche per il governo, perché esso mostri la sua cura per la gente, il paese e le future generazioni.
Il card. Pham Minh Man, arcivescovo di Ho Chi Minh City (Saigon) ha affermato che è un suo dovere pastorale informare e rendere più coscienti i suoi fedeli sui rischi di danni ambientali dopo aver ricevuto rapporti sul tema. La Lettera del cardinale è stata pubblicata pochi giorni dopo la decisione del Congresso vietnamita di dare il via allo sfruttamento dei giacimenti di bauxite negli altipiani centrali, nonostante le diffuse proteste.
Il dibattito è giunto fino all’Assemblea nazionale del Vietnam, dopo il grido allo scandalo da parte di scienziati, intellettuali e da diversi settori della compagine governativa – compreso il gen. Vo Nguyen Giap, il leggendario eroe comunista del periodo della guerra – tutti contrari al progetto benedetto dal Politburo di sfruttamento delle miniere di bauxite.
Sebbene le critiche al progetto della bauxite siano venute da molte direzioni, i media statali sembrano aver scelto di punire solo i cattolici. Il mese scorso, p. Peter Nguyen Van Khai, portavoce della comunità redentorista, e un altro suo confratello, p. Joseph Le Quang Uy hanno deciso di lanciare un’inchiesta pubblica, una specie di referendum, per raccogliere in tutto il Vietnam le firme di coloro che sono contrari al piano della bauxite, domandano al governo di ripensarci. La stampa ha cercato di distruggerli in ogni modo: sono stati accusati di essere “stupidi”, “ignoranti”, una minaccia per l’unità nazionale e lo sviluppo, accusati di complottare per rovesciare il regime comunista.
Nel tentativo di difendere i due sacerdoti cattolici, il Card. Pham Minh Man ha invece dichiarato che le critiche aperte al progetto della bauxite sono un “segno sano” per una società democratica e ha spinto i fedeli a levare la voce in protesta, “mediante i legittimi rappresentanti e media” perché “proteggere l’ambiente è un nostro dovere cristiano”.
La svendita dei confini a Pechino
Il card. Pham Minh Man è rimasto implicato in un altro “scontro” con il governo vietnamita sul tema molto sensibile dei confini fra Vietnam e Cina. Lo scorso 24 luglio, l’episcopio di Ho Chi Minh City e l’editore Tri Thuch avevano deciso di tenere una conferenza sui confini Vietnam – Cina, in mezzo a tante voci secondo cui il Partito comunista è sotto la pressione di Pechino per cederle più spazio sui confini di terra e di mare.
La conferenza doveva avere luogo nel salone della casa del vescovo. Ma all’ultimo minuti, sotto pesanti pressioni del governo, hanno dovuto trasferire l’incontro in un piccolo centro pastorale a 2 km. In più, alcuni dei relatori più importanti, fra cui lo stesso cardinale, si sono ritirati. Essi non hanno potuto attendere la conferenza “per alcuni appuntamenti più importanti”.
Il problema dei confini è un nervo scoperto nella storia fra Vietnam e Cina. Nel novembre 2007, la Cina ha formalmente celebrato l’annessione unilaterale delle isole Paracels e Spatlys[2], incorporandole in una unità amministrativa (Tam Sa) compresa nella provincia di Hainan. Quando si è diffusa la notizia, gli studenti vietnamiti hanno organizzato impressionanti proteste davanti agli uffici diplomatici della Cina a Hanoi e Ho Chi Minh City. Le proteste sono durate solo 2 settimane perché la polizia le ha svigorite arrestando diversi organizzatori.
Le proteste patriottiche degli studenti hanno messo in crisi la legittimità del governo comunista vietnamita, che si è sempre circondato dell’alone di difensore della patria contro gli stranieri. Già cinquanta anni fa la Cina ha dichiarato l’intero Mare Cinese Meridionale come suo confini interni. Dopo pochi giorni, il 14 settembre 1958, il primo ministro nord-vietnamita Pham Van Dong, ha inviato una nota diplomatica al suo omologo Zhou Enlai, riconoscendo questa pretesa. La motivazione era ovvia: i comunisti di Hanoi avevano bisogno del sostegno militare della Cina nella loro guerra contro il Sud sostenuto dagli Stati Uniti.
Verso la fine della guerra del Vietnam, avvantaggiata dalla debolezza del Vietnam del Sud, la Cina ha attaccato le isole Paracels. Nella battaglia navale del 19 gennaio 1974, e nei seguenti attacchi cinesi, 53 marinai sudvietnamiti hanno perso la vita per difendere le isole. Al tempo, il governo di Saigon ha protestato contro l’invasione, mentre quello di Hanoi ha sostenuto la mossa della Cina.
Dopo la presa del Sud da parte del Nord Vietnam nel 1975, il governo vietnamita ha fatto ancora più concessioni alla Cina. Nel 2000, ad esempio, il Vietnam ha perso 700 kmq di terra, dandoli alla Cina. D’altra parte il governo di Hanoi ha bisogno del sostegno politico della Cina, e copia in modo pedissequo il modello di Pechino per quanto riguarda le aperture economiche e le chiusure politiche. La conclusione è che Hanoi è riluttante nel criticare Pechino: ha timore che criticare la Cina sia in qualche modo una condanna per sé. Di recente, le pretese della Cina di sovranità sull’intero Mare cinese meridionale hanno provocato la reazione sia in Vietnam, sia nella diaspora all’estero, puntando il dito contro il silenzio di Hanoi e le sue disgraziate concessioni di terra e mare a Pechino.
Terre espropriate
Ad Hanoi e a Ho Chi Minh City (Saigon) centinaia di contadini protestano ogni giorno per l’esproprio violento delle loro terre.
In una lettera al presidente e al primo ministro vietnamiti, mons. Michael Hoang Duc Oanh, vescovo di Kontum, ha scritto: “In questo Paese, numerosi contadini e poveri hanno supplicato per anni per il ritorno delle loro proprietà, ma invano, dato che le autorità hanno preferito perseguitarli piuttosto che prendersi cura di loro!”.
In Vietnam i conflitti a causa della terra aumentano ogni giorno in modo impressionante. Con la corruzione dilagante, le autorità locali divengono sempre più sprezzanti alla ricerca di guadagni personali e illegittimi. Essi inventano progetti fasulli per avere motivi di confiscare o comprare a basso costo terreni agricoli dai contadini. Cacciati i contadini dalle terre, essi poi rivendono quei terreni a prezzi più alti per costruire hotel, ristoranti, night clubs come risorse finanziarie personali di rappresentanti governativi.
Essi hanno preso di mora anche le proprietà della Chiesa, sequestrate per anni, come nel caso di Thai Ha, la nunziatura di Hanoi, e molti conventi del sud Vietnam. Alla loro avidità non sfuggono nemmeno quelle proprietà che sono tuttora in mano alla Chiesa. Le dispute coi cattolici sui terreni della Chiesa hanno prodotto massicce proteste ad Hanoi, Thai Ha, Ha Dong, Vinh Long, Hue, An Giang. Il governo rischia proteste simili anche da altre religioni e sette. In questo contesto sociale, il governo preferisce diffondere un clima di paura e sospetto sulla società, ricorrendo alla violenza brutale.
Nei mesi scorsi, almeno 30 dissidenti sono stati arrestati. Fra questi vi è Le Cong Dinh, un importante avvocato vietnamita che si è messo a disposizione per difendere casi di diritti umani violati in Vietnam. Egli ha criticato i progetti di sfruttamento minerario della bauxite nel Vietnam centrale ed è stato arrestato dal governo lo scorso 13 giugno 2009, accusato di “propaganda contro il governo” e attentato contro la sicurezza della nazione. Il suo arresto ha suscitato molte critiche della comunità internazionale verso Hanoi.
La violenta persecuzione a Dong Hoi è un altro piano per colpire i dissidenti e tutti coloro i cui interessi non coincidono con quelli del Partito.
Un fatto divenuto quasi una norma nella società vietnamita è l’esistenza di gruppi di uomini “parastatali” che sono presenti ovunque vi sia uno scontro fra il governo e i cittadini. Questo “esercito” composto da malviventi agisce come una banda di delinquenti e sempre in modo violento. I media statali non hanno mai negato l’esistenza di queste bande. Anzi, essi sembrano addirittura contendi delle loro gesta, raccontate con dovizia di particolari. Il loro lavoro non è solo terrorizzare i cattolici, ma tutti i gruppi della società civile vietnamita. In questo modo, il Partito al governo sembra lanciare all’intera nazione un messaggio in cui esso appare sostenuto da persone che non sono militari, ma “civili”, che vogliono difendere il Partito ad ogni costo, soprattutto con la violenza. In pratica sono delle comparse e dei sicari del Partito al potere.
C’è ancora un elemento da mettere in luce: il livello di violenza e la sua intensità mostrata a Dong Hoi è molto maggiore di quella dimostrata ad Hanoi e a Thai Ha. Questo è perché il governo locale sta seguendo una precisa politica di persecuzione religiosa. Infatti esso non ha mai nascosto il suo desiderio di trasformare Dong Hoi in una “zona esente da cattolici”, come avviene a Son La e in altre cittadine degli altopiani centrali abitati dai Montagnards cristiani. Qui l’esistenza dei cattolici viene negata, anche se ve ne sono migliaia che vivono in quell’area.
[1] Il PMU 18 è legato al ministero delle infrastrutture e per la costruzione delle strade. Il suo budget è finanziato da Paesi e organismi internazionali quali il Giappone, l’Unione europea, l’Australia e la Banca mondiale.
[2] I due arcipelaghi nel Mar Cinese Meridionale sono rivendicati da Cina, Vietnam, Taiwan, Brunei, Malaysia, Filippine. Secondo alcuni studiosi nel sottosuolo marino vi sarebbero giacimenti petroliferi.
Catholic sites blocked in Vietnam
Emily Nguyen
21:54 05/08/2009
Catholic sites which help to uncover the persecution against Catholics in Vietnam have become the latest casualties of the government severe censorship. It has been known that VietCatholic News has long been on top of the list for being blocked from domestic viewers, but recently readers from Vietnam have reported that as of now, the leading sites of Catholics around the world including Asia-News, Catholic Online, Catholic News Agency, Catholic World News and Independent Catholic News all have become the latest victims of Vietnam government's censorship.
Vietnam strictly regulates Internet access to its citizens, using both legal and technical means. The collaborative project OpenNet Initiative classifies Vietnam's level of online political censorship to be "pervasive" while Reporters without Borders considers Vietnam one of 15 "internet enemies". While the government of Vietnam claims to safeguard the country against obscene or sexually-explicit content to justify its blocking efforts, but in reality most of the filtered sites contain politically or religiously sensitive materials that have been observed as undermining the Communist Party's hold on power while porn sites can be accessed unrestrictedly.
Also, Amnesty International reported many instances of Internet activists being arrested for their online activities.
OpenNet research found that blocking is concentrated on websites with contents about overseas political opposition, overseas and independent media, human rights, and religious topics. Proxies and circumvention tools, which are illegal to use, are also frequently blocked.
Initially, the majority of blocked websites are specific to Vietnam: those written in Vietnamese or dealing with issues related to Vietnam. Sites not specifically related to Vietnam or only written in English are rarely blocked. However, recently popular Catholic sites in English which with high rate of readership have also been added to the black list along with websites of human rights organizations such as Human Rights Watch, Writers Without Borders, Amnesty International and other right groups to name a few.
On July 21, Asia-News dropped the bombshell about events that have been taking place in Vietnam in recent weeks, including widespread reports on ruthless persecutions of Catholics throughout the country. AsiaNews published a very lengthy report which went on for several days, noting that, “On July 20, 2009 police in Quang Binh province launched a surprised attack on the unarmed parishioners of Tam Toa - a struggling parish of the diocese of Vinh in Central Vietnam - when these Catholics were erecting a makeshift tent as a temporary place for worshiping services. The assault resulted in hundreds being injured, and dozens were taken away in police vehicles and detained indefinitely.”
In following days, says the report, “series of articles on almost every state media outlets filled with false accusations against the victims flooded the newsstands, putting Tam Toa parish in spot light extremely unfavorable to them. This time the victims have been portrayed as stubborn, organized criminals who were out to disturb and destroy the national security and the integrity of the state. Their fate now is in limbo as no one knows their whereabouts and how badly they have suffered in the hands of this ruthless regime. Respected, devoted priests were not excluded and two priests in the central coastal city of Dong Hoi were badly beaten and left in critical condition.”
The report didn't seem to be acceptable to the Vietnam government which is the exclusive owner of a massive network of monopoly media which composed of more than 600 outlets, all are working under strict guidance and supervision of the ruling Party, all would have to obey the strict media rules and regulations set out for them or face severe consequences up to and including to withdraw permission of publishing. Since Vietnam has not been used to adverse news coming from a foreign, popular source they are apparently not happy with reports on an ongoing situation of abuse and persecution of Catholics. Action they took to make sure the Vietnamese public is shielded from the news is extreme though not unexpected for those who have live under dictatorial, communist regimes such as China or Vietnam.
Vietnam strictly regulates Internet access to its citizens, using both legal and technical means. The collaborative project OpenNet Initiative classifies Vietnam's level of online political censorship to be "pervasive" while Reporters without Borders considers Vietnam one of 15 "internet enemies". While the government of Vietnam claims to safeguard the country against obscene or sexually-explicit content to justify its blocking efforts, but in reality most of the filtered sites contain politically or religiously sensitive materials that have been observed as undermining the Communist Party's hold on power while porn sites can be accessed unrestrictedly.
Also, Amnesty International reported many instances of Internet activists being arrested for their online activities.
OpenNet research found that blocking is concentrated on websites with contents about overseas political opposition, overseas and independent media, human rights, and religious topics. Proxies and circumvention tools, which are illegal to use, are also frequently blocked.
Initially, the majority of blocked websites are specific to Vietnam: those written in Vietnamese or dealing with issues related to Vietnam. Sites not specifically related to Vietnam or only written in English are rarely blocked. However, recently popular Catholic sites in English which with high rate of readership have also been added to the black list along with websites of human rights organizations such as Human Rights Watch, Writers Without Borders, Amnesty International and other right groups to name a few.
On July 21, Asia-News dropped the bombshell about events that have been taking place in Vietnam in recent weeks, including widespread reports on ruthless persecutions of Catholics throughout the country. AsiaNews published a very lengthy report which went on for several days, noting that, “On July 20, 2009 police in Quang Binh province launched a surprised attack on the unarmed parishioners of Tam Toa - a struggling parish of the diocese of Vinh in Central Vietnam - when these Catholics were erecting a makeshift tent as a temporary place for worshiping services. The assault resulted in hundreds being injured, and dozens were taken away in police vehicles and detained indefinitely.”
In following days, says the report, “series of articles on almost every state media outlets filled with false accusations against the victims flooded the newsstands, putting Tam Toa parish in spot light extremely unfavorable to them. This time the victims have been portrayed as stubborn, organized criminals who were out to disturb and destroy the national security and the integrity of the state. Their fate now is in limbo as no one knows their whereabouts and how badly they have suffered in the hands of this ruthless regime. Respected, devoted priests were not excluded and two priests in the central coastal city of Dong Hoi were badly beaten and left in critical condition.”
The report didn't seem to be acceptable to the Vietnam government which is the exclusive owner of a massive network of monopoly media which composed of more than 600 outlets, all are working under strict guidance and supervision of the ruling Party, all would have to obey the strict media rules and regulations set out for them or face severe consequences up to and including to withdraw permission of publishing. Since Vietnam has not been used to adverse news coming from a foreign, popular source they are apparently not happy with reports on an ongoing situation of abuse and persecution of Catholics. Action they took to make sure the Vietnamese public is shielded from the news is extreme though not unexpected for those who have live under dictatorial, communist regimes such as China or Vietnam.
Wietnamska policja zaatakowała wiernych parafii Tam Toa
Sebastian Karczewski
22:01 05/08/2009
Wietnamska policja zaatakowała wiernych parafii Tam Toa w miejscowości Dong Hoi położonej 334 km na południe od stolicy kraju
Hanoi. Jak poinformował ks. Anthony Pham Dinh Phung w wydanym wczoraj komunikacie z sekretariatu biskupa diecezji Vinh, na terenie której znajduje się parafia, przynajmniej dwadzieścia osób zostało brutalnie pobitych, a część z nich aresztowana.
Jak poinformowała agencja VietCatholic News, do zdarzenia doszło rankiem 20 lipca, gdy parafianie Tam Toa próbowali ustawić krzyż przy ołtarzu wniesionym na miejscu kościoła zniszczonego podczas wojny wietnamskiej. Oddział policji zaatakował katolików, używając gazu łzawiącego, bijąc ich pałkami i kopiąc tych, którzy upadali wskutek wymierzonych ciosów. Kilkadziesiąt osób aresztowano.
Jak poinformował ks. Le Thanh Hong, oddział policji, który zaatakował wiernych, był liczniejszy niż łączna liczba powierzonych jego opiece parafian. Według relacji proboszcza parafii Tam Toa, policji pomagały młodzieżowe "brygady" działaczy partyjnych zatrudnione "do pomocy" przez administrację państwową.
Kościół w Tam Toa ma dla wietnamskich katolików znaczenie historyczne. Należy bowiem do parafii, której początki sięgają 1631 roku, a więc najwcześniejszych lat istnienia Kościoła katolickiego w Wietnamie. Obecne krwawe wydarzenia nie są jej pierwszym tragicznym doświadczeniem. W 1886 roku - w ramach protestu przeciw francuskiej obecności w Wietnamie - parafian Tam Toa zaatakowała grupa uzbrojonych wietnamskich intelektualistów, mordując 52 z nich, a wielu zmuszając do ucieczki.
Katolicka świątynia w Tam Toa zbudowana została w 1887 roku w stylu portugalskim i uważana była za jedną z najładniejszych świątyń w Wietnamie. W 1968 roku została zbombardowana przez amerykańskie siły powietrzne. Ocalało jedynie wejście i dzwonnica, istniejące do dziś. Przez następne dziesięciolecia władze nie wydały katolikom pozwolenia na odbudowę kościoła, zaś w marcu 1996 roku Komitet Ludowy prowincji Quang Binh skonfiskował go jako "pomnik wojenny".
2 lutego 2009 roku, pomimo gróźb władz państwowych, ks. bp Paul Maria Cao Dinh Thuyen wraz z czternastoma kapłanami koncelebrował Mszę św. w kościele w Tam Toa. Odważny krok ordynariusza diecezji Vinh zmobilizował katolików do domagania się od władz zwrotu świątyni. Liczne petycje, wysyłane przez ks. bp. Cao Dinh Thuyena do władz z żądaniem oddania kościoła, pozostały bez odpowiedzi.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20090722&typ=wi&id=wi11.txt)
Hanoi. Jak poinformował ks. Anthony Pham Dinh Phung w wydanym wczoraj komunikacie z sekretariatu biskupa diecezji Vinh, na terenie której znajduje się parafia, przynajmniej dwadzieścia osób zostało brutalnie pobitych, a część z nich aresztowana.
Jak poinformowała agencja VietCatholic News, do zdarzenia doszło rankiem 20 lipca, gdy parafianie Tam Toa próbowali ustawić krzyż przy ołtarzu wniesionym na miejscu kościoła zniszczonego podczas wojny wietnamskiej. Oddział policji zaatakował katolików, używając gazu łzawiącego, bijąc ich pałkami i kopiąc tych, którzy upadali wskutek wymierzonych ciosów. Kilkadziesiąt osób aresztowano.
Jak poinformował ks. Le Thanh Hong, oddział policji, który zaatakował wiernych, był liczniejszy niż łączna liczba powierzonych jego opiece parafian. Według relacji proboszcza parafii Tam Toa, policji pomagały młodzieżowe "brygady" działaczy partyjnych zatrudnione "do pomocy" przez administrację państwową.
Kościół w Tam Toa ma dla wietnamskich katolików znaczenie historyczne. Należy bowiem do parafii, której początki sięgają 1631 roku, a więc najwcześniejszych lat istnienia Kościoła katolickiego w Wietnamie. Obecne krwawe wydarzenia nie są jej pierwszym tragicznym doświadczeniem. W 1886 roku - w ramach protestu przeciw francuskiej obecności w Wietnamie - parafian Tam Toa zaatakowała grupa uzbrojonych wietnamskich intelektualistów, mordując 52 z nich, a wielu zmuszając do ucieczki.
Katolicka świątynia w Tam Toa zbudowana została w 1887 roku w stylu portugalskim i uważana była za jedną z najładniejszych świątyń w Wietnamie. W 1968 roku została zbombardowana przez amerykańskie siły powietrzne. Ocalało jedynie wejście i dzwonnica, istniejące do dziś. Przez następne dziesięciolecia władze nie wydały katolikom pozwolenia na odbudowę kościoła, zaś w marcu 1996 roku Komitet Ludowy prowincji Quang Binh skonfiskował go jako "pomnik wojenny".
2 lutego 2009 roku, pomimo gróźb władz państwowych, ks. bp Paul Maria Cao Dinh Thuyen wraz z czternastoma kapłanami koncelebrował Mszę św. w kościele w Tam Toa. Odważny krok ordynariusza diecezji Vinh zmobilizował katolików do domagania się od władz zwrotu świątyni. Liczne petycje, wysyłane przez ks. bp. Cao Dinh Thuyena do władz z żądaniem oddania kościoła, pozostały bez odpowiedzi.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20090722&typ=wi&id=wi11.txt)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Đa Minh Việt Nam có thêm 19 tân linh mục
N.T.Đ.
00:36 05/08/2009
BIÊN HÒA - Ngay từ sáng sớm ngày 04-08-2009, hàng đòan người từ nhiều nẻo đường đã tiến về đền thánh Máctinô, Biên Hòa, Đồng Nai để tham dự thánh lễ trao tác vụ linh mục cho 19 thầy phó tế thuộc tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam.
Đúng 8g30 sáng, thánh lễ trao tác vụ linh mục do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn chủ sự. Đức cha cho biết, 19 linh mục được truyền chức hôm nay còn đông hơn cả số linh mục trong giáo phận Lạng Sơn. Hiện nay, giáo phận Lạng Sơn được xem là giáo phận truyền giáo, vùng đồi núi với 13 linh mục coi sóc 6.000 giáo dân trên tổng số dân là 1 triệu sáu. Như thế người Công giáo chiếm khỏang 0, 4%.
Có thể nói 19 tân linh mục thuộc tỉnh dòng Đa Minh được truyền chức lần này là con số đông, vượt kỷ lục trong những năm qua. Theo lời cha giám tỉnh dòng Đa Minh, 19 tân linh mục lần này là sự gộp lại của nhiêù lớp đã ra trường, và nhờ sáng kiến mở năm linh mục của Đức Giáo hòang Bênêdictô, nhiều anh em đã quyết định tiến chức để dấn thân sau nhiều năm chần chừ!
19 tu sĩ Đa Minh được lãnh tác vụ linh mục lần này gồm có:
01. Máctinô Nguyễn Thanh Tuyền
02. Gioakim Vũ Minh Hòang
03. Giuse Đinh Trọng Chính
04. Gioan Nguyễn Thiên Minh
05. Giuse Nguyễn Minh Sơn
06. Đa Minh Lưu Vũ Duy Khang
07. Môrít Lục vĩnh Phố
08. Laurenxô Nguyễn Trí Lộc
09. Giuse Phạm Hưng Vĩnh
10. Phaolô Nguyễn Phi Cường
11. Giuse Phạm Văn Ninh
12. Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Phong
13. Vinh Sơn Hòang Công Long
14. Giuse Đỗ Tuấn Linh
15. Phêrô Nguyễn Văn Giang
16. Giuse Phạm Văn Duy
17. Máctinô Nguyễn Chí Thanh
18. Phêrô Trần Văn Thơ
19. Đa Minh Trần Bình Tiên
Theo bài giảng của Đức cha Giuse trong thánh lễ truyền chức, cũng là lễ mừng kính thánh Gioan Maria Vianê, linh mục là dấu chỉ của niềm tin, của đức cậy và lòng mến cho thế giới. Với 19 tân linh mục được truyền chức hôm nay, Đức cha Giuse nhắn nhủ các tiến chức biết sống phục vụ noi theo gương mẫu phục vụ của cha thánh Vianê, cha sở họ Ars. Như thế, 19 tân linh mục này sẽ làm tăng thêm số những “thợ gặt” trong cánh đồng lúa chín.
Chung vui với tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam nói riêng và Giáo hội Việt Nam nói chung, chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho các tân linh mục được luôn trung thành với sứ vụ của mình.
19 khẩu hiệu cho 19 đời linh mục
Theo truyền thống, mỗi dịp long trọng trong đời sống như khấn dòng hay chịu chức, người ta thường chọn cho mình một khẩu hiệu cho đời sống mới của mình. Ngày 04-08-2009 do sự đặt tay của Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giám Mục giáo phận Lạng Sơn, 19 tân linh mục dòng Đa Minh đã được lãnh tác vụ linh mục,19 tân linh mục này đã chọn cho mình mỗi vị một khẩu hiệu khởi sắc cho cuộc đời linh mục.
Cha mới Gioakim Vũ Minh Hòang đã chọn khẩu hiệu trích từ thư1 Côrintô: “Đức Mến tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả”.Cha Hòang đã muốn cả cuộc đời mình dành để chiêm niệm và sống Đức Mến để có thể chịu đựng mọi gian khó, để có thể sống quảng đại và tha thứ.
“Ngài ưa thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan” là châm ngôn cho đời linh mục của cha Giuse Đinh Trọng Chính chọn câu châm ngôn: “Tình thương Chúa đời đời con ca tụng” trích từ Thánh vịnh 88 câu 2.Cha Minh muốn dành cả cuôc đời linh mục của mình để ca tụng và rao truyền về tình thương của Thiên Chúa.Chúa đã thương chọn gọi cha và Chúa vẫn yêu thương tòan thể nhân lọai.
Còn cha Giuse Nguyễn Minh Sơn lại chọn khẩu hiệu: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng chỉ đường cho con đi”. Cha Sơn muốn bước đi dưới ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa cho cuộc đời linh mục của mình. Trong khi đó, cha Đa Minh Lưu Vũ Duy Khang chọn câu châm ngôn: “Thiên Chúa là tình yêu” trích từ thư1 Gioan.Chắc hẳn cha Khang muốn sống và rao giảng về một Thiên Chúa tình yêu cho thế giới còn nhiều óan thù và ganh ghét.
Cha Môrít Lục Vĩnh Phố đã chọn cho mình khẩu hiệu của đời linh mục là “Lạy Chúa xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài”.Cha Phố đã cảm nghiệm được tầm quan trọng của chân lý để cuộc đời khỏi bị lầm lạc. Cho cuộc đời linh mục của mình, cha Laurenxô Nguyễn Trí Lộc đã chọn khẩu hiệu: “Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi”. Có lẽ cha Lộc đã cảm nghiệm thấy sự yếu đuối và tội lỗi của con người cần được tình yêu Thiên Chúa bao bọc và phủ lấp. Mọi tội lỗi của con người dù nhiều đến đâu, dù tội có đỏ thẫm như vải điều cũng được tình yêu Thiên Chúa làm cho trở nên trắng như tuyết.
Cha Giuse Phạm Hưng Vĩnh chọn khẩu hiệu: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” Cha Vĩnh muốn sống và rao giảng về tình thương của Thiên Chúa trước sau như một, về một Thiên Chúa luôn yêu thương và mãi mãi vẫn cứ yêu thương dù con người có phải bội và bất trung. Trong lúc đó cha Phaolô Nguyễn Phi Cường lại chọn khẩu hiệu: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).Cha Cường lấy câu châm ngôn sống cho đời linh mục của mình từ Thánh Vịnh 36 câu 5.Cha chọn lựa sống cuộc đời linh mục của mình với lòng tin và sự tín thác vào Thiên Chúa.
Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Long đã chọn khẩu hiệu: “Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời”. Cha Long đã muốn ôm ấp lòng nhân hậu và tình thương Thiên Chúa trong cuộc đời linh mục của mình, để rối biết sống yêu thương và đón nhận tha nhân, yêu họ như Chúa đã yêu. Cha Giuse Đỗ Tuấn Linh chọn khẩu hiệu: “Anh em là muối cho đời” trích từ Tin mừng Matthêu đọan 5, câu 13. Chắc hẳn cha Linh muốn cho cuộc đời linh mục của mình, muốn chính mình trở nên muối để sẵn sàng ướp mặn cuộc đời này còn quá nhiều sự nhiễu nhương.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Giang chọn khẩu hiệu cho đời linh mục là: “Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban” trích từ Thánh vịnh 12 câu 6. Cha Giang đã muốn cho cuộc đời linh mục của cha trở thành một bài ca ca tụng hồng ânThiên Chúa vì những phúc lộc được Người thương ban. Còn cha Giuse Phạm Văn Duy chọn khẩu hiệu cho đời linh mục là: “Trở nên tất cả cho mọi người”. Cha Duy hẳn muốn cho cuộc đời linh mục của mình vui với người vui, khóc với người khóc và sẵn sàng trở nên mọi sự cho mọi người để giành lấy mối lợi là mang họ về với Chúa.
Cha Máctinô Nguyễn Chí Thanh chọn khẩu hiệu: “Ơn của Thầy đã đủ cho con”, trích sách 2 Corintô 12, 4. Cha Thanh muốn cho cuộc đời linh mục của mình cảm nghiệm thấy rằng trong những lúc vui và nhất là lúc buồn sầu, ơn Chúa luôn đồng hành và trợ giúp mình. Ơn Chúa luôn đủ cho mình nên cần có lòng tin cậy và phó thác trong tay Chúa thay vì tìm kiếm sự trợ lực từ một nơi nào khác ngòai Chúa. Còn cha Phêrô Trần Văn Thơ chọn khẩu hiệu cho đời linh mục của mình là: “Thầy biết con yêu mến Thầy” trích từ Tin Mừng Gioan 21, 17. Đây là câu nói của Phêrô thưa với Đức Giêsu khi được hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy không?” Hẳn cha Thơ muốn luôn luôn đáp trả Đức Giêsu câu hỏi về lòng mến của mình cả khi thấy mình yếu đuối hay sa ngã như Phêrô đã 3 lần chối Thầy và được hỏi lại 3 lần về lòng mến.
Cha Đa Minh Trần Bình Tiên chọn khẩu hiệu cho đời linh mục của mình là: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” trích từ thư1 Phêrô 3, 15. Hẳn cha Tiên muốn cho cuộc đời linh mục của mình luôn học hỏi để sống trong niềm hy vọng và sẵn sàng đáp trả lời bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng vào Chúa, vào Nước Trời.
Trong tất cả 19 câu châm ngôn cho đời linh mục của 19 cha mới, giáo dân dừng lại và đọc nhiều hai câu châm ngôn. Đó là câu: “Tôi khát” (Gio 19, 23) của cha Máctinô Nguyễn Thanh Tuyền đã chọn cho đời linh mục của mình.Đây là khẩu hiệu ngắn nhất lấy lại lời của Đức Giêsu trên thập giá. Hẳn cha Tuyền muốn cho cả cuộc đời linh mục của mình khát khao tìm kiếm các linh hồn về cho Chúa. Câu châm ngôn khác cũng thu hút nhiều độc giả không kém là “Con đâu có biết ăn nói” (Gr 1, 6) của cha Giuse Phạm Văn Ninh. Được hỏi vì sao (?), cha Ninh trả lời: mình không có tài ăn nói giỏi giang như những cha khác nên mình nhận mình kém tài ăn nói để trong khi giảng được Chúa Thánh Thần nói thay mình.
Đúng 8g30 sáng, thánh lễ trao tác vụ linh mục do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn chủ sự. Đức cha cho biết, 19 linh mục được truyền chức hôm nay còn đông hơn cả số linh mục trong giáo phận Lạng Sơn. Hiện nay, giáo phận Lạng Sơn được xem là giáo phận truyền giáo, vùng đồi núi với 13 linh mục coi sóc 6.000 giáo dân trên tổng số dân là 1 triệu sáu. Như thế người Công giáo chiếm khỏang 0, 4%.
Có thể nói 19 tân linh mục thuộc tỉnh dòng Đa Minh được truyền chức lần này là con số đông, vượt kỷ lục trong những năm qua. Theo lời cha giám tỉnh dòng Đa Minh, 19 tân linh mục lần này là sự gộp lại của nhiêù lớp đã ra trường, và nhờ sáng kiến mở năm linh mục của Đức Giáo hòang Bênêdictô, nhiều anh em đã quyết định tiến chức để dấn thân sau nhiều năm chần chừ!
19 tu sĩ Đa Minh được lãnh tác vụ linh mục lần này gồm có:
Đức cha Giuse và 19 tân linh mục |
02. Gioakim Vũ Minh Hòang
03. Giuse Đinh Trọng Chính
04. Gioan Nguyễn Thiên Minh
05. Giuse Nguyễn Minh Sơn
06. Đa Minh Lưu Vũ Duy Khang
07. Môrít Lục vĩnh Phố
08. Laurenxô Nguyễn Trí Lộc
09. Giuse Phạm Hưng Vĩnh
10. Phaolô Nguyễn Phi Cường
11. Giuse Phạm Văn Ninh
12. Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Phong
13. Vinh Sơn Hòang Công Long
14. Giuse Đỗ Tuấn Linh
15. Phêrô Nguyễn Văn Giang
16. Giuse Phạm Văn Duy
17. Máctinô Nguyễn Chí Thanh
18. Phêrô Trần Văn Thơ
19. Đa Minh Trần Bình Tiên
Theo bài giảng của Đức cha Giuse trong thánh lễ truyền chức, cũng là lễ mừng kính thánh Gioan Maria Vianê, linh mục là dấu chỉ của niềm tin, của đức cậy và lòng mến cho thế giới. Với 19 tân linh mục được truyền chức hôm nay, Đức cha Giuse nhắn nhủ các tiến chức biết sống phục vụ noi theo gương mẫu phục vụ của cha thánh Vianê, cha sở họ Ars. Như thế, 19 tân linh mục này sẽ làm tăng thêm số những “thợ gặt” trong cánh đồng lúa chín.
Chung vui với tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam nói riêng và Giáo hội Việt Nam nói chung, chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho các tân linh mục được luôn trung thành với sứ vụ của mình.
19 khẩu hiệu cho 19 đời linh mục
Theo truyền thống, mỗi dịp long trọng trong đời sống như khấn dòng hay chịu chức, người ta thường chọn cho mình một khẩu hiệu cho đời sống mới của mình. Ngày 04-08-2009 do sự đặt tay của Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giám Mục giáo phận Lạng Sơn, 19 tân linh mục dòng Đa Minh đã được lãnh tác vụ linh mục,19 tân linh mục này đã chọn cho mình mỗi vị một khẩu hiệu khởi sắc cho cuộc đời linh mục.
Cha mới Gioakim Vũ Minh Hòang đã chọn khẩu hiệu trích từ thư1 Côrintô: “Đức Mến tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả”.Cha Hòang đã muốn cả cuộc đời mình dành để chiêm niệm và sống Đức Mến để có thể chịu đựng mọi gian khó, để có thể sống quảng đại và tha thứ.
“Ngài ưa thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan” là châm ngôn cho đời linh mục của cha Giuse Đinh Trọng Chính chọn câu châm ngôn: “Tình thương Chúa đời đời con ca tụng” trích từ Thánh vịnh 88 câu 2.Cha Minh muốn dành cả cuôc đời linh mục của mình để ca tụng và rao truyền về tình thương của Thiên Chúa.Chúa đã thương chọn gọi cha và Chúa vẫn yêu thương tòan thể nhân lọai.
Còn cha Giuse Nguyễn Minh Sơn lại chọn khẩu hiệu: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng chỉ đường cho con đi”. Cha Sơn muốn bước đi dưới ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa cho cuộc đời linh mục của mình. Trong khi đó, cha Đa Minh Lưu Vũ Duy Khang chọn câu châm ngôn: “Thiên Chúa là tình yêu” trích từ thư1 Gioan.Chắc hẳn cha Khang muốn sống và rao giảng về một Thiên Chúa tình yêu cho thế giới còn nhiều óan thù và ganh ghét.
Cha Môrít Lục Vĩnh Phố đã chọn cho mình khẩu hiệu của đời linh mục là “Lạy Chúa xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài”.Cha Phố đã cảm nghiệm được tầm quan trọng của chân lý để cuộc đời khỏi bị lầm lạc. Cho cuộc đời linh mục của mình, cha Laurenxô Nguyễn Trí Lộc đã chọn khẩu hiệu: “Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi”. Có lẽ cha Lộc đã cảm nghiệm thấy sự yếu đuối và tội lỗi của con người cần được tình yêu Thiên Chúa bao bọc và phủ lấp. Mọi tội lỗi của con người dù nhiều đến đâu, dù tội có đỏ thẫm như vải điều cũng được tình yêu Thiên Chúa làm cho trở nên trắng như tuyết.
Cha Giuse Phạm Hưng Vĩnh chọn khẩu hiệu: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” Cha Vĩnh muốn sống và rao giảng về tình thương của Thiên Chúa trước sau như một, về một Thiên Chúa luôn yêu thương và mãi mãi vẫn cứ yêu thương dù con người có phải bội và bất trung. Trong lúc đó cha Phaolô Nguyễn Phi Cường lại chọn khẩu hiệu: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).Cha Cường lấy câu châm ngôn sống cho đời linh mục của mình từ Thánh Vịnh 36 câu 5.Cha chọn lựa sống cuộc đời linh mục của mình với lòng tin và sự tín thác vào Thiên Chúa.
Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Long đã chọn khẩu hiệu: “Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời”. Cha Long đã muốn ôm ấp lòng nhân hậu và tình thương Thiên Chúa trong cuộc đời linh mục của mình, để rối biết sống yêu thương và đón nhận tha nhân, yêu họ như Chúa đã yêu. Cha Giuse Đỗ Tuấn Linh chọn khẩu hiệu: “Anh em là muối cho đời” trích từ Tin mừng Matthêu đọan 5, câu 13. Chắc hẳn cha Linh muốn cho cuộc đời linh mục của mình, muốn chính mình trở nên muối để sẵn sàng ướp mặn cuộc đời này còn quá nhiều sự nhiễu nhương.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Giang chọn khẩu hiệu cho đời linh mục là: “Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban” trích từ Thánh vịnh 12 câu 6. Cha Giang đã muốn cho cuộc đời linh mục của cha trở thành một bài ca ca tụng hồng ânThiên Chúa vì những phúc lộc được Người thương ban. Còn cha Giuse Phạm Văn Duy chọn khẩu hiệu cho đời linh mục là: “Trở nên tất cả cho mọi người”. Cha Duy hẳn muốn cho cuộc đời linh mục của mình vui với người vui, khóc với người khóc và sẵn sàng trở nên mọi sự cho mọi người để giành lấy mối lợi là mang họ về với Chúa.
Cha Máctinô Nguyễn Chí Thanh chọn khẩu hiệu: “Ơn của Thầy đã đủ cho con”, trích sách 2 Corintô 12, 4. Cha Thanh muốn cho cuộc đời linh mục của mình cảm nghiệm thấy rằng trong những lúc vui và nhất là lúc buồn sầu, ơn Chúa luôn đồng hành và trợ giúp mình. Ơn Chúa luôn đủ cho mình nên cần có lòng tin cậy và phó thác trong tay Chúa thay vì tìm kiếm sự trợ lực từ một nơi nào khác ngòai Chúa. Còn cha Phêrô Trần Văn Thơ chọn khẩu hiệu cho đời linh mục của mình là: “Thầy biết con yêu mến Thầy” trích từ Tin Mừng Gioan 21, 17. Đây là câu nói của Phêrô thưa với Đức Giêsu khi được hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy không?” Hẳn cha Thơ muốn luôn luôn đáp trả Đức Giêsu câu hỏi về lòng mến của mình cả khi thấy mình yếu đuối hay sa ngã như Phêrô đã 3 lần chối Thầy và được hỏi lại 3 lần về lòng mến.
Cha Đa Minh Trần Bình Tiên chọn khẩu hiệu cho đời linh mục của mình là: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” trích từ thư1 Phêrô 3, 15. Hẳn cha Tiên muốn cho cuộc đời linh mục của mình luôn học hỏi để sống trong niềm hy vọng và sẵn sàng đáp trả lời bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng vào Chúa, vào Nước Trời.
Trong tất cả 19 câu châm ngôn cho đời linh mục của 19 cha mới, giáo dân dừng lại và đọc nhiều hai câu châm ngôn. Đó là câu: “Tôi khát” (Gio 19, 23) của cha Máctinô Nguyễn Thanh Tuyền đã chọn cho đời linh mục của mình.Đây là khẩu hiệu ngắn nhất lấy lại lời của Đức Giêsu trên thập giá. Hẳn cha Tuyền muốn cho cả cuộc đời linh mục của mình khát khao tìm kiếm các linh hồn về cho Chúa. Câu châm ngôn khác cũng thu hút nhiều độc giả không kém là “Con đâu có biết ăn nói” (Gr 1, 6) của cha Giuse Phạm Văn Ninh. Được hỏi vì sao (?), cha Ninh trả lời: mình không có tài ăn nói giỏi giang như những cha khác nên mình nhận mình kém tài ăn nói để trong khi giảng được Chúa Thánh Thần nói thay mình.
Giáo phận Đà Nẵng phong chức phó tế và Tân Linh Mục
Paul Maria
00:47 05/08/2009
ĐÀ NẴNG - Ngày 04/08/2009, lễ Thánh Gioan Vianney - Bổn mạng toàn thể Linh mục khắp hoàn cầu - Giáo phận Đà Nẵng cử hành Thánh lễ phong chức Phó tế cho 05 Thầy ĐCV và Linh mục cho Thầy Phaolô Lê Tấn Kính.
Xem hình ảnh
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo phận, chủ phong cùng với Linh mục Đoàn trong và ngoài Giáo phận. Hiện diện trong Thánh lễ hôm nay còn có Đức Cha cố FX Nguyến Quang Sách, các Cha Đại Chủng viện Xuân Bích Huế và đông đảo giáo hữu gần xa.
Mở đầu Thánh lễ là hồi chiêng trống ngân vang hoà cùng tiếng kèn hơi hùng tráng của Đội kèn Giáo phận tấu vang bài ca " Ra đi loan báo Tin Mừng ". Đoàn Rước Đức Giám Mục Chủ tế cùng các tiến chức tiến ra từ Toà Giám Mục trong bài ca nhập lễ trang trọng và sốt mến:.. . Tâm can con đây xin Cha đốt cháy như than hồng, cho con yêu Cha yêu người bằng tình yêu thanh khiết... ".
Cảm động nhất là giây phút cộng đoàn cùng hát Kinh cầu Các Thánh khẩn xin sự cầu bầu của Đức Maria và các Thánh để các tiến chức được đổ đầy ơn Chúa hầu có thể chu toàn sứ mạng cao cả nhưng rất cam go. Cả 6 tiến chức nằm phủ phục sát đất phía sau Vị đại diện Chúa là Giám Mục của mình với lòng khiêm nhường, niềm kính trọng và sự vâng phục...
Trước khi kết thúc Thánh lễ với Phép Lành Toàn Xá do ĐGM ban, Cha FX Đặng Đình Canh, Tổng Đại diện, thay mặt gia đình GP chúc mừng kỷ niệm 3 năm Giám mục của Đức Cha Giuse. Và cộng đoàn Phụng vụ vỗ một tràng pháo tay thật lớn và dài chúc mừng Bổn mạng của tất cả Quý Cha nhân ngày lễ Thánh Gioan Vianney.
Xem hình ảnh
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo phận, chủ phong cùng với Linh mục Đoàn trong và ngoài Giáo phận. Hiện diện trong Thánh lễ hôm nay còn có Đức Cha cố FX Nguyến Quang Sách, các Cha Đại Chủng viện Xuân Bích Huế và đông đảo giáo hữu gần xa.
Mở đầu Thánh lễ là hồi chiêng trống ngân vang hoà cùng tiếng kèn hơi hùng tráng của Đội kèn Giáo phận tấu vang bài ca " Ra đi loan báo Tin Mừng ". Đoàn Rước Đức Giám Mục Chủ tế cùng các tiến chức tiến ra từ Toà Giám Mục trong bài ca nhập lễ trang trọng và sốt mến:.. . Tâm can con đây xin Cha đốt cháy như than hồng, cho con yêu Cha yêu người bằng tình yêu thanh khiết... ".
Cảm động nhất là giây phút cộng đoàn cùng hát Kinh cầu Các Thánh khẩn xin sự cầu bầu của Đức Maria và các Thánh để các tiến chức được đổ đầy ơn Chúa hầu có thể chu toàn sứ mạng cao cả nhưng rất cam go. Cả 6 tiến chức nằm phủ phục sát đất phía sau Vị đại diện Chúa là Giám Mục của mình với lòng khiêm nhường, niềm kính trọng và sự vâng phục...
Trước khi kết thúc Thánh lễ với Phép Lành Toàn Xá do ĐGM ban, Cha FX Đặng Đình Canh, Tổng Đại diện, thay mặt gia đình GP chúc mừng kỷ niệm 3 năm Giám mục của Đức Cha Giuse. Và cộng đoàn Phụng vụ vỗ một tràng pháo tay thật lớn và dài chúc mừng Bổn mạng của tất cả Quý Cha nhân ngày lễ Thánh Gioan Vianney.
Paraguay: Truyền giáo thời cúm heo
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
01:01 05/08/2009
Truyền giáo thời cúm heo
Căn bệnh rất quen nhưng lạ xảy ra cách đây mấy tháng khởi đi từ châu Mỹ và nay đã lan tràn khắp thế giới khiến cho nhiều quốc gia phải khốn đốn, và hầu như mỗi giờ Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải cập nhập con số ca nhiễm mới và số tử vong về căn bệnh này. Con số tử vong ở vùng Nam Mỹ đã lên đến 800 và số người bị xem là dương tính cũng khá nhiều. Đất nước Paraguay nhỏ bé cũng có đến 10 ca tử vong về căn bệnh cúm heo hay cúm A H1N1. Có lẽ đây là lần đầu tiên đất nước nhỏ bé về dân số này hứng chịu căn bệnh mà họ nói đùa nửa tiếng Tây Ban Nha nửa tiếng Guaraní là bệnh Gripe Kuré (cúm lợn). Và cũng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy người Paraguay biết đeo khẩu trang dù đó chỉ là chiếu lệ! Và cũng chính vì căn bệnh này mà chuyện truyền giáo có nhiều điều vui buồn mà tôi muốn chia sẻ một tý.
Có lẽ mọi người sẽ bật cười khi tôi đặt tựa đề bài viết có tên là “Truyền giáo thời cúm heo”! Hãy nhìn vào tấm ảnh này khi mọi người đang chờ khám bệnh theo sự hướng dẫn của Bộ Y Tế. Dù đã được khuyến cáo là không nên tụ tập đông người để tránh lây nhiễm và phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, họ không thể thích nghi với những cái mới lạ và khó chịu này.
Một số giáo phận cũng được cảnh báo là những người có triệu chứng bệnh cúm, dù không biết là cúm heo hay cúm gà thì nên ở nhà và trong thánh lễ mọi người không nên hôn chúc bình an với nhau như trước nữa. Linh mục cũng nói với họ là khi rước lễ thì nên rước bằng tay để giữ vệ sinh cho mình và cho người khác nhưng dường như những điều cảnh báo đó chẳng có gì đáng quan tâm. Khi chúc bình an thì họ vẫn choàng hôn nhau hình tam giác hình tứ giáo theo truyền thống của họ và vẫn rước lễ theo thể thức truyền thống bằng miệng và có một số người muốn đớp tay của linh mục luôn.
Từ tháng 7 đến nay vì là mùa đông nên trời chuyển lạnh dữ dội. Có những ngày nhiệt xuống dưới âm độ C và những vùng giáp ranh Argentina có tuyết rơi. Là linh mục dù trong phòng không có máy sưởi nhưng tôi có áo ấm, mền bông mà vẫn lạnh thấu xương trong khi đi ra đường, nhất là đến một số giáo điểm của người Paraguay sinh sống, nhìn thấy nhiều người không được ăn no mặc ấm như mình và nhà cửa thì bé tý tẹo trống trên, hở dưới giống như những túp lều tạm bợ của người miền Tây Nam bộ chất phát, thấy mà chạnh lòng. Mùa Đông cũng là mùa dễ lây lan bệnh cúm, chưa biết cúm gì nhưng khi hỏi thăm người dân thì họ nói chẳng quan tâm đến bệnh cúm heo, gà gì cả. Họ vẫn bình chân như vại và rất lạc quan trước những biến chuyển của thời đại. Nhìn thấy cuộc sống đơn sơ, bình thản, mộc mạc của những người dân chất phát quê mùa so với một số cộng đồng người gốc Âu châu trong cùng khu vực tôi phụ trách luôn bận rộn, lo lắng và bất an nhiều chuyện như là một bức tranh khảm đối nghịch nhau.
Trong những ngày tháng của đại dịch cúm heo này, phận vụ của một linh mục cũng khá nặng nề vì hàng ngày phải tiếp xúc với đủ hạng người giàu nghèo, lớn bé. Có tuần tôi phải cử hành an táng cho nhiều người chết vì bệnh cúm (chưa xác định là cúm gì!) và nhiều khi phải ngồi nghe xưng tội diện đối diện với nhiều con cá lớn từ lâu đã bỏ nhà thờ trong khi chính bản thân mình cũng bị cảm sốt và ho hen do cái lạnh hành hạ. Có lẽ do Chúa thương và ban ơn nên đến giờ vẫn chưa thấy triệu chứng gì của căn bệnh này. Hình như Chúa đã ban cho cái “ơn miễn nhiễm” để có thể chống chọi với nó vì nếu tôi mà nhiễm bệnh bây giờ thì cha bề trên và giám mục phải đi xin thêm một người mới và không biết bao lâu mới có được. Cụ thể là cha xứ người Ái Nhĩ Lan ở giáo xứ hàng xóm của tôi đã 74 tuổi phải phụ trách nhiều giáo điểm. Trước khi tôi chuyển đến thì ngài vẫn khoẻ mạnh và làm việc hăng say. Nhưng cách đây 2 tháng ngài đã bị đột quỵ và đến giờ cũng chưa có ai thay thế. Bởi thế Đức giám mục giáo phận và bề trên của tôi vi thấy tôi trẻ và sung sức hơn nên nhờ coi sóc giúp giáo xứ này cho đến cuối năm. Những ngày trong tuần tôi đồng hành với các chủng sinh và giúp cho các cộng đoàn trong giáo điểm của mình. Tuy nhiên các thứ 7 và Chúa Nhật tôi phải đến các cộng đoàn của giáo xứ hàng xóm để làm thuê. Có những ngày thứ 7 và Chúa Nhật mỗi ngày phải dâng 4 thánh lễ ở các nơi khác nhau đến phờ cả người. Nhiều khi cũng càm ràm với cha bề trên và muốn bỏ việc cho rồi nhưng thấy thương cho người giáo dân quá vì cả tháng hay hai tháng họ mới có thánh lễ một lần. Đời sống tâm linh của họ khá nguội lạnh vì thiếu vắng mục tử mà nếu mình bỏ thì họ lạnh tanh luôn. Thôi thì cố giúp được khi nào thì giúp vì chính thánh bổng mạng của các linh mục, thánh Gioan Maria Vianey, hàng ngày ngồi toà đến 16 giờ mà càm ràm gì đâu.
Đôi hàng bộc bạch
Con người sống cần có lý tưởng. Tôi cũng là con người sống với nhiều lý tưởng và luôn ước mơ những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì thế mà tôi đã xin trở thành một nhà truyền giáo trong Dòng Ngôi Lời để thực thi lý tưởng tốt đẹp đó. Dòng Ngôi Lời là một cộng đoàn quốc tế mà trong đó các tu sĩ gồm linh mục và tu huynh thuộc đủ mọi quốc gia sống và làm việc với nhau. Tôi những tưởng đây là một kiểu mẫu của một cuộc sống tu trì hoàn hảo nhưng quả thực có những điều khá tế nhị mà nếu mỗi người không biết kiềm chế và vượt qua những tranh luận nhỏ nhặt thì dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay của chúng tôi có trên 30 quốc gia chung sống với nhau và mỗi quốc gia có một văn hoá khác nhau và mỗi người lại có mỗi tính tình khác nhau nên việc đụng chạm đến tự ái dân tộc hoặc là cá tính của từng người là một điều tối kỵ. Một lời nói không khéo dễ dẫn đến đỗ vỡ. Nhưng nếu cứ thinh lặng mãi thì bị cho là nhu nhược. Ví dụ chuyện xảy ra giữa Việt Nam và Trung quốc vừa qua là đề tài mà các tu sĩ ở đây muốn hỏi thăm và muốn biết thực hư thế nào vì họ cứ tưởng rằng người Việt Nam nói tiếng Hoa. Vị linh mục người Trung Hoa khoa trương và nói với họ rằng Việt Nam từng là một tỉnh của Trung quốc nên bây giờ chuyện họ muốn làm gì là quyền của họ. Không biết khi vị linh mục này học ở Trung quốc thì người ta đã dạy gì cho anh ta mà anh ta lại dám cao ngạo như vậy. Tôi bình thản chia sẻ với các tu sĩ bạn rằng nước Việt Nam chúng tôi tuy là một nước độc lập dù nhỏ so với Trung Quốc nhưng chúng tôi có ngôn ngữ và chữ viết riêng, có 4 ngàn năm văn hiến và dù Trung Quốc đã từng dùng sức mạnh xâm chiếm đất nước chúng tôi nhưng chúng tôi đã đứng lên để chiến đấu và đã chiến thắng. Dân tộc Việt Nam chúng tôi luôn mong muốn hoà bình nhưng vì nước láng giềng của chúng tôi cứ muốn lấn chiếm và làm khổ người dân chúng tôi. Tôi đi tu không muốn dính dáng gì đến chính trị chính em nhưng nếu cần tôi sẵn sàng làm tất cả để nói lên tiếng nói yêu nước của một người Việt Nam. Sau những lời chia sẻ đó, vị linh mục người Trung Hoa lục địa có vẻ bực tức với tôi lắm nhưng chẳng làm gì được tôi. Tôi sẽ sẵn sàng đối thoại với anh ta nếu anh ta gặp tôi nhưng các buổi họp kế tiếp anh ta chẳng thèm chào tôi nữa.
Thế đó, cuộc sống truyền giáo không dễ dàng chút nào, lại càng khó khăn hơn với những nhà truyền giáo quốc tế vì vừa phải theo tôn chỉ Hội Dòng, vừa phải bảo tồn và gìn giữ chính văn hoá của mình. Anh em ruột thịt còn bất đồng với nhau huống gì chúng tôi là người xa lạ. Sắp tới đây tôi sẽ đi dự một khoá hội thảo quốc tế của các nhà truyền giáo toàn châu Mỹ về Đối Thoại Ngôn Sứ tại một nước Nam Mỹ, và dịp này tôi có thời gian để chia sẻ một chút về nét đẹp của văn hoá Việt Nam.
Hôm nay ngồi viết những dòng tâm sự này đúng dịp lễ thánh Gio-an Vianey, quan thầy của các linh mục. Mới tuần trước sau khi dạy học cho các chủng sinh xong và chợt nhìn vào gương, thấy có gì trăng trắng trên đầu và tưởng là bụi phấn, nhưng phủi mãi chẳng thấy rơi xuống. Nhìn kỹ thì mới biết là tóc đã chuyển màu. Té ra mình bắt đầu có tóc bạc! Hơi buồn một tý vì lâu nay mình cứ tự hào với anh em cùng lớp là mình có mái tóc đen tuyền. Điện thoại báo cho cha bạn cùng làm việc ở Paraguay biết và hỏi cha bạn thế nào về tóc, cha bạn trả lời tóc của anh ta càng ngày càng bị rụng nhiều giống như cha thánh Vianey! Người xưa đã nói rất đúng: Sanh-Lão-Bệnh-Tử. Mình mới đi tới bước 3 là Sanh-Lão-Bệnh, và không biết bao giờ qua bước thứ 4, Tử! Xin phó thác cho Chúa và xin chúc mừng tất cả các anh em linh mục trong ngày lễ quan thầy của chúng ta.
Paraguay, áp lễ thánh G. Maria Vianey,
Căn bệnh rất quen nhưng lạ xảy ra cách đây mấy tháng khởi đi từ châu Mỹ và nay đã lan tràn khắp thế giới khiến cho nhiều quốc gia phải khốn đốn, và hầu như mỗi giờ Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải cập nhập con số ca nhiễm mới và số tử vong về căn bệnh này. Con số tử vong ở vùng Nam Mỹ đã lên đến 800 và số người bị xem là dương tính cũng khá nhiều. Đất nước Paraguay nhỏ bé cũng có đến 10 ca tử vong về căn bệnh cúm heo hay cúm A H1N1. Có lẽ đây là lần đầu tiên đất nước nhỏ bé về dân số này hứng chịu căn bệnh mà họ nói đùa nửa tiếng Tây Ban Nha nửa tiếng Guaraní là bệnh Gripe Kuré (cúm lợn). Và cũng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy người Paraguay biết đeo khẩu trang dù đó chỉ là chiếu lệ! Và cũng chính vì căn bệnh này mà chuyện truyền giáo có nhiều điều vui buồn mà tôi muốn chia sẻ một tý.
Có lẽ mọi người sẽ bật cười khi tôi đặt tựa đề bài viết có tên là “Truyền giáo thời cúm heo”! Hãy nhìn vào tấm ảnh này khi mọi người đang chờ khám bệnh theo sự hướng dẫn của Bộ Y Tế. Dù đã được khuyến cáo là không nên tụ tập đông người để tránh lây nhiễm và phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, họ không thể thích nghi với những cái mới lạ và khó chịu này.
Một số giáo phận cũng được cảnh báo là những người có triệu chứng bệnh cúm, dù không biết là cúm heo hay cúm gà thì nên ở nhà và trong thánh lễ mọi người không nên hôn chúc bình an với nhau như trước nữa. Linh mục cũng nói với họ là khi rước lễ thì nên rước bằng tay để giữ vệ sinh cho mình và cho người khác nhưng dường như những điều cảnh báo đó chẳng có gì đáng quan tâm. Khi chúc bình an thì họ vẫn choàng hôn nhau hình tam giác hình tứ giáo theo truyền thống của họ và vẫn rước lễ theo thể thức truyền thống bằng miệng và có một số người muốn đớp tay của linh mục luôn.
Từ tháng 7 đến nay vì là mùa đông nên trời chuyển lạnh dữ dội. Có những ngày nhiệt xuống dưới âm độ C và những vùng giáp ranh Argentina có tuyết rơi. Là linh mục dù trong phòng không có máy sưởi nhưng tôi có áo ấm, mền bông mà vẫn lạnh thấu xương trong khi đi ra đường, nhất là đến một số giáo điểm của người Paraguay sinh sống, nhìn thấy nhiều người không được ăn no mặc ấm như mình và nhà cửa thì bé tý tẹo trống trên, hở dưới giống như những túp lều tạm bợ của người miền Tây Nam bộ chất phát, thấy mà chạnh lòng. Mùa Đông cũng là mùa dễ lây lan bệnh cúm, chưa biết cúm gì nhưng khi hỏi thăm người dân thì họ nói chẳng quan tâm đến bệnh cúm heo, gà gì cả. Họ vẫn bình chân như vại và rất lạc quan trước những biến chuyển của thời đại. Nhìn thấy cuộc sống đơn sơ, bình thản, mộc mạc của những người dân chất phát quê mùa so với một số cộng đồng người gốc Âu châu trong cùng khu vực tôi phụ trách luôn bận rộn, lo lắng và bất an nhiều chuyện như là một bức tranh khảm đối nghịch nhau.
Trong những ngày tháng của đại dịch cúm heo này, phận vụ của một linh mục cũng khá nặng nề vì hàng ngày phải tiếp xúc với đủ hạng người giàu nghèo, lớn bé. Có tuần tôi phải cử hành an táng cho nhiều người chết vì bệnh cúm (chưa xác định là cúm gì!) và nhiều khi phải ngồi nghe xưng tội diện đối diện với nhiều con cá lớn từ lâu đã bỏ nhà thờ trong khi chính bản thân mình cũng bị cảm sốt và ho hen do cái lạnh hành hạ. Có lẽ do Chúa thương và ban ơn nên đến giờ vẫn chưa thấy triệu chứng gì của căn bệnh này. Hình như Chúa đã ban cho cái “ơn miễn nhiễm” để có thể chống chọi với nó vì nếu tôi mà nhiễm bệnh bây giờ thì cha bề trên và giám mục phải đi xin thêm một người mới và không biết bao lâu mới có được. Cụ thể là cha xứ người Ái Nhĩ Lan ở giáo xứ hàng xóm của tôi đã 74 tuổi phải phụ trách nhiều giáo điểm. Trước khi tôi chuyển đến thì ngài vẫn khoẻ mạnh và làm việc hăng say. Nhưng cách đây 2 tháng ngài đã bị đột quỵ và đến giờ cũng chưa có ai thay thế. Bởi thế Đức giám mục giáo phận và bề trên của tôi vi thấy tôi trẻ và sung sức hơn nên nhờ coi sóc giúp giáo xứ này cho đến cuối năm. Những ngày trong tuần tôi đồng hành với các chủng sinh và giúp cho các cộng đoàn trong giáo điểm của mình. Tuy nhiên các thứ 7 và Chúa Nhật tôi phải đến các cộng đoàn của giáo xứ hàng xóm để làm thuê. Có những ngày thứ 7 và Chúa Nhật mỗi ngày phải dâng 4 thánh lễ ở các nơi khác nhau đến phờ cả người. Nhiều khi cũng càm ràm với cha bề trên và muốn bỏ việc cho rồi nhưng thấy thương cho người giáo dân quá vì cả tháng hay hai tháng họ mới có thánh lễ một lần. Đời sống tâm linh của họ khá nguội lạnh vì thiếu vắng mục tử mà nếu mình bỏ thì họ lạnh tanh luôn. Thôi thì cố giúp được khi nào thì giúp vì chính thánh bổng mạng của các linh mục, thánh Gioan Maria Vianey, hàng ngày ngồi toà đến 16 giờ mà càm ràm gì đâu.
Đôi hàng bộc bạch
Con người sống cần có lý tưởng. Tôi cũng là con người sống với nhiều lý tưởng và luôn ước mơ những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì thế mà tôi đã xin trở thành một nhà truyền giáo trong Dòng Ngôi Lời để thực thi lý tưởng tốt đẹp đó. Dòng Ngôi Lời là một cộng đoàn quốc tế mà trong đó các tu sĩ gồm linh mục và tu huynh thuộc đủ mọi quốc gia sống và làm việc với nhau. Tôi những tưởng đây là một kiểu mẫu của một cuộc sống tu trì hoàn hảo nhưng quả thực có những điều khá tế nhị mà nếu mỗi người không biết kiềm chế và vượt qua những tranh luận nhỏ nhặt thì dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay của chúng tôi có trên 30 quốc gia chung sống với nhau và mỗi quốc gia có một văn hoá khác nhau và mỗi người lại có mỗi tính tình khác nhau nên việc đụng chạm đến tự ái dân tộc hoặc là cá tính của từng người là một điều tối kỵ. Một lời nói không khéo dễ dẫn đến đỗ vỡ. Nhưng nếu cứ thinh lặng mãi thì bị cho là nhu nhược. Ví dụ chuyện xảy ra giữa Việt Nam và Trung quốc vừa qua là đề tài mà các tu sĩ ở đây muốn hỏi thăm và muốn biết thực hư thế nào vì họ cứ tưởng rằng người Việt Nam nói tiếng Hoa. Vị linh mục người Trung Hoa khoa trương và nói với họ rằng Việt Nam từng là một tỉnh của Trung quốc nên bây giờ chuyện họ muốn làm gì là quyền của họ. Không biết khi vị linh mục này học ở Trung quốc thì người ta đã dạy gì cho anh ta mà anh ta lại dám cao ngạo như vậy. Tôi bình thản chia sẻ với các tu sĩ bạn rằng nước Việt Nam chúng tôi tuy là một nước độc lập dù nhỏ so với Trung Quốc nhưng chúng tôi có ngôn ngữ và chữ viết riêng, có 4 ngàn năm văn hiến và dù Trung Quốc đã từng dùng sức mạnh xâm chiếm đất nước chúng tôi nhưng chúng tôi đã đứng lên để chiến đấu và đã chiến thắng. Dân tộc Việt Nam chúng tôi luôn mong muốn hoà bình nhưng vì nước láng giềng của chúng tôi cứ muốn lấn chiếm và làm khổ người dân chúng tôi. Tôi đi tu không muốn dính dáng gì đến chính trị chính em nhưng nếu cần tôi sẵn sàng làm tất cả để nói lên tiếng nói yêu nước của một người Việt Nam. Sau những lời chia sẻ đó, vị linh mục người Trung Hoa lục địa có vẻ bực tức với tôi lắm nhưng chẳng làm gì được tôi. Tôi sẽ sẵn sàng đối thoại với anh ta nếu anh ta gặp tôi nhưng các buổi họp kế tiếp anh ta chẳng thèm chào tôi nữa.
Thế đó, cuộc sống truyền giáo không dễ dàng chút nào, lại càng khó khăn hơn với những nhà truyền giáo quốc tế vì vừa phải theo tôn chỉ Hội Dòng, vừa phải bảo tồn và gìn giữ chính văn hoá của mình. Anh em ruột thịt còn bất đồng với nhau huống gì chúng tôi là người xa lạ. Sắp tới đây tôi sẽ đi dự một khoá hội thảo quốc tế của các nhà truyền giáo toàn châu Mỹ về Đối Thoại Ngôn Sứ tại một nước Nam Mỹ, và dịp này tôi có thời gian để chia sẻ một chút về nét đẹp của văn hoá Việt Nam.
Hôm nay ngồi viết những dòng tâm sự này đúng dịp lễ thánh Gio-an Vianey, quan thầy của các linh mục. Mới tuần trước sau khi dạy học cho các chủng sinh xong và chợt nhìn vào gương, thấy có gì trăng trắng trên đầu và tưởng là bụi phấn, nhưng phủi mãi chẳng thấy rơi xuống. Nhìn kỹ thì mới biết là tóc đã chuyển màu. Té ra mình bắt đầu có tóc bạc! Hơi buồn một tý vì lâu nay mình cứ tự hào với anh em cùng lớp là mình có mái tóc đen tuyền. Điện thoại báo cho cha bạn cùng làm việc ở Paraguay biết và hỏi cha bạn thế nào về tóc, cha bạn trả lời tóc của anh ta càng ngày càng bị rụng nhiều giống như cha thánh Vianey! Người xưa đã nói rất đúng: Sanh-Lão-Bệnh-Tử. Mình mới đi tới bước 3 là Sanh-Lão-Bệnh, và không biết bao giờ qua bước thứ 4, Tử! Xin phó thác cho Chúa và xin chúc mừng tất cả các anh em linh mục trong ngày lễ quan thầy của chúng ta.
Paraguay, áp lễ thánh G. Maria Vianey,
Lễ Phong chức Linh Mục tại nhà thờ giáo xứ Hữu Lễ giáo phận Thanh Hóa
Vân Sơn
07:45 05/08/2009
THANH HÓA – Sáng ngày 04.08.2009, đông đảo giáo dân giáo phận Thanh Hóa đã có mặt tại nhà thờ giáo xứ Hữu Lễ, thuộc giáo hạt sông Chu để tham dự Thánh Lễ Truyền chức Linh mục cho 9 thầy phó tế. Thánh Lễ này mang ý nghĩa hết sức trang trọng, vì cũng ngày hôm nay, 04.08 Giáo hội long trọng mừng kính thánh Gioan Maria Vianey, bổn mạng tất cả các linh mục trên thế giới; giáo phận hân hoan mừng kỷ niệm 5 năm Đức Giám Mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm giám mục Thanh Hóa.
Xem hình ảnh
Thánh Lễ do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế với sự đồng tế của các linh mục trong giáo phận, các linh mục đến từ giáo phận Vinh và Phát Diệm cùng đông đảo tu sĩ nam nữ, chủng sinh, giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Đúng 9g00 trong tiếng nhạc oai hùng của hai đội kèn nam: Hữu Lễ và nữ: Tam Tổng đoàn rước đồng tế tiếng ra lễ đài trong sự vui mừng của tất cả bà con giáo dân giáo phận Thanh Hóa.
Trước khi vào Thánh lễ cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc thay lời cho linh mục đoàn và giáo dân Thanh Hóa chúc mừng kỷ niệm 5 năm Giám mục của Đức Cha Giuse, tuyên hứa vâng phục và cộng tác với Đức Cha trong mọi công việc. Tiếp đó đại diện các em thiếu nhi lên tặng hoa cho Đức Cha Giuse những bó hoa tươi thắm thể hiện lòng trung thành tri ân và cảm mến của giáo dân Thanh Hóa với ngài.
Trong lời khai lễ Đức Cha Giuse ngỏ lời cảm ơn cha Tổng Đại Diện, quý cha và cộng đoàn đã chúc mừng ngài và đã cộng tác cách tích cực với ngài trong 5 năm qua, ngài nói “chức Giám mục, linh mục, phó tế là để phục vụ cộng đoàn, nếu không có cộng đoàn thì không có chức giám mục, linh mục, phó tế. Ngày hôm nay giáo phận Thanh Hóa vui mừng có thêm 9 linh mục, giáo hội vui mừng có thêm 9 người con ưu tú phục vụ cộng đoàn dân Chúa”. Ngài cũng ngỏ lời cảm ơn giáo phận Vinh, Ban giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh đã giúp đào tạo linh mục cho giáo phận Thanh Hóa. Cảm ơn giáo phận Phát Diệm đã hiệp thông bằng sự hiện diện của đại diện giáo phận trong thánh lễ. Ngài chúc mừng giáo xứ, gia đình các ông bà cố có con được phong chức linh mục trong ngày hôm nay.
Trong bài giảng, một lần nữa Đức Cha Giuse nhắc lại thiên chức linh mục như là hồng ân mà Thiên Chúa đã dành cho những người được tuyển chọn, được nâng lên hàng “khanh tướng”, nhưng theo ngôn ngữ kinh Thánh thì những người được tuyển chọn vào chức vụ là để phục vụ “ai làm lớn hãy để phục vụ anh em mình”. Chính Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm thể hiện rõ nhất mẫu gương phục vụ bằng chính cái chết của Ngài trên thập giá. Ngài kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các tân linh mục biết noi gương Chúa Kitô phục vụ trong yêu thương, không tị hiềm, ganh tỵ, không bị những cám dỗ của tiền bạc và những thú vui tầm thường khác làm vẩn đục cuộc đời linh mục của các ngài”.
Ngỏ lời với các tiến chức, Đức Cha Giuse nói:
Các con thân mến, ngày hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời chúng con, chúng con đã đạt được ước vọng phục vụ mà chúng con đã theo đuổi bấy lâu;
Ngày hôm nay các con là những người khó nghèo nhất vì chúng con đạt được tâm nguyện phục những người nghèo mà chúng con được trao phó;
Ngày hôm nay cũng là ngày mà thân nhân, ân nhân và mọi người thân thuộc tự hào và vui mừng cũng như kỳ vọng vào chúng con nhiều.....
Tắt một lời ngày hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong đời của chúng con, bởi vậy mai này trong cuộc đời phục vụ, những khi chúng con gặp thử thách gian nan chúng con hãy nhớ lại ngày hôm nay, hãy sống lại những giây phút hạnh phúc này để chúng con vững bước hơn trên bước đường theo Chúa.
Ít phút nữa thôi, các con sẽ được đứng chung hành ngũ với các linh mục đàn anh, được long trọng lặp lại lời truyền phép Thánh Thể của Chúa Giêsu: “Này là Mình Ta, Này là Máu Ta”. Các con sẽ sống một đời sống mới, sẽ trở nên giống Chúa Kitô, sẽ tiếp tục làm những việc Chúa Giêsu đã làm.
Các con được kêu gọi yêu mến anh em mình hết lòng, hết sức, hết linh hồn; yêu thương là trao ban sự sống cho người mình yêu. Các con phải thể hiện sự yêu thương Giám mục của các con bằng tinh thần hiệp thông, kính trọng và vâng phục. Các con được Chúa trao ban cho thiên chức linh mục cao cả; các con hãy giữ gìn bảo vệ cẩn trọng ơn gọi ấy như là kho tàng quí giá nhất của mình. Các con hãy ghi nhớ công ơn cha mẹ, những người đã sinh thành dưỡng dục các con.
Tiếp theo là nghi thức truyền chức linh mục. Khi các tiến chức nằm phủ phục trước bàn thờ, toàn thể cộng đoàn sốt sáng hát Kinh cầu Các Thánh nài xin Thiên Chúa, qua sự chuyển cầu của các thánh, đổ tràn ơn phúc Chúa Thánh Thần trên các vị tiến chức linh mục. Ðức Cha cùng các linh mục lần lượt đặt tay trên đầu các tiến chức xin ơn Chúa Thánh Thần.
Thật cảm động và vui mừng khi các tiến chức được cha mẹ dâng tặng phẩm phục linh mục, được các cha đỡ đầu xoay dây Stola từ chéo sang thẳng và mặc áo lễ mới. Các Phó tế đã chính thức trở thành linh mục Chúa Kitô. Ðức Giám mục xức dầu, hôn chúc bình an và trao chén lễ cho các tân linh mục.
Tiếp đến cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đại diện linh mục đoàn giáo phận đọc lời chúc mừng và đón nhận các tân chức vào hàng ngũ linh mục đoàn giáo phận trong tiếng vỗ tay hoan hô của cộng đoàn tham dự.
Trước phần hiệp lễ, đại diện tân chức ngỏ lời cảm ơn Đức Giám mục giáo phận, cảm ơn Đức giám mục giáo phận Vinh, quý cha trong Ban giám đốc ĐCV Vinh Thanh, quý cha đàn anh, quý cha bạn và các tu sĩ, quý ân nhân, thân nhân và cộng đoàn đã thương chọn gọi và nâng đỡ trong suốt hành trình theo Chúa. Các tân chức dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ linh hồn các Đức cố Giám mục Phêrô Phạm Tần, Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Phêrô Trần Xuân Hạp, Đức ông J.B Lưu Văn Khuất, cha cựu bề trên Phêrô Lê Duy Lượng và các cha mẹ đã qua đời.
Tiếp đến các tân chức tiến ra trước lễ đài ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn tham dự. Trong phần đáp từ Đức Cha Giuse thay mặt cho toàn thể giáo phận tặng các tân chức một cây nến mang tên UT SINT UNUM, “cây nến hiệp nhất với ý nghĩa mỗi lần anh em trong lớp họp mặt các con hãy thắp lên một lần để hâm nóng lại tình đồng môn, tình đồng đạo, tình hiệp nhất và nhớ lại những thời khắc hạnh phúc nhất trong đời linh mục của các con. Qua đó các con đoàn kết yêu thương nhau để nâng đỡ nhau trong bước đường phục vụ...”
Sau Thánh Lễ, các tân chức chụp hình lưu niệm cùng giám mục, linh mục đoàn và thân bằng quyến thuộc. Tại quản trường giáo xứ Hữu Lễ rộn rã tiếng cười nói, không khí vui tươi, chúc mừng các tân chức. Và hôm nay đây Giáo phận có những vị linh mục hết sức trẻ trung được đào tạo trong thời đại mới với những thông tin đa chiều, nhanh nhạy nhưng cũng lắm phiền toái, cám dỗ. Cầu mong các tân chức được sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần trong mọi hoàn cảnh của sứ vụ mới để các ngài luôn kiên vững con đường loan báo Tin Mừng.
Dưới đây là danh sách 9 tân chức được truyền chức trong thánh lễ hôm nay: 04.08.2009:
1. Vinh Sơn VŨ TẤN CHÍ
2. Phêrô VŨ VĂN HẢI
3. Phêrô NGUYỄN XUÂN LAI
4. Phaolô LÊ TIẾN NHẤT
5. Phêrô NGÔ VĂN PHÚC
6. Giuse TRẦN VĂN QUANG
7. G.B LÊ VĂN QUÂN
8. Phaolô ĐINH TIẾN THẢO
9. Phaolô BÙI VĂN TIẾP
Xem hình ảnh
Thánh Lễ do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế với sự đồng tế của các linh mục trong giáo phận, các linh mục đến từ giáo phận Vinh và Phát Diệm cùng đông đảo tu sĩ nam nữ, chủng sinh, giáo dân trong và ngoài giáo phận.
Đúng 9g00 trong tiếng nhạc oai hùng của hai đội kèn nam: Hữu Lễ và nữ: Tam Tổng đoàn rước đồng tế tiếng ra lễ đài trong sự vui mừng của tất cả bà con giáo dân giáo phận Thanh Hóa.
Trước khi vào Thánh lễ cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc thay lời cho linh mục đoàn và giáo dân Thanh Hóa chúc mừng kỷ niệm 5 năm Giám mục của Đức Cha Giuse, tuyên hứa vâng phục và cộng tác với Đức Cha trong mọi công việc. Tiếp đó đại diện các em thiếu nhi lên tặng hoa cho Đức Cha Giuse những bó hoa tươi thắm thể hiện lòng trung thành tri ân và cảm mến của giáo dân Thanh Hóa với ngài.
Trong lời khai lễ Đức Cha Giuse ngỏ lời cảm ơn cha Tổng Đại Diện, quý cha và cộng đoàn đã chúc mừng ngài và đã cộng tác cách tích cực với ngài trong 5 năm qua, ngài nói “chức Giám mục, linh mục, phó tế là để phục vụ cộng đoàn, nếu không có cộng đoàn thì không có chức giám mục, linh mục, phó tế. Ngày hôm nay giáo phận Thanh Hóa vui mừng có thêm 9 linh mục, giáo hội vui mừng có thêm 9 người con ưu tú phục vụ cộng đoàn dân Chúa”. Ngài cũng ngỏ lời cảm ơn giáo phận Vinh, Ban giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh đã giúp đào tạo linh mục cho giáo phận Thanh Hóa. Cảm ơn giáo phận Phát Diệm đã hiệp thông bằng sự hiện diện của đại diện giáo phận trong thánh lễ. Ngài chúc mừng giáo xứ, gia đình các ông bà cố có con được phong chức linh mục trong ngày hôm nay.
Trong bài giảng, một lần nữa Đức Cha Giuse nhắc lại thiên chức linh mục như là hồng ân mà Thiên Chúa đã dành cho những người được tuyển chọn, được nâng lên hàng “khanh tướng”, nhưng theo ngôn ngữ kinh Thánh thì những người được tuyển chọn vào chức vụ là để phục vụ “ai làm lớn hãy để phục vụ anh em mình”. Chính Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm thể hiện rõ nhất mẫu gương phục vụ bằng chính cái chết của Ngài trên thập giá. Ngài kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các tân linh mục biết noi gương Chúa Kitô phục vụ trong yêu thương, không tị hiềm, ganh tỵ, không bị những cám dỗ của tiền bạc và những thú vui tầm thường khác làm vẩn đục cuộc đời linh mục của các ngài”.
Ngỏ lời với các tiến chức, Đức Cha Giuse nói:
Các con thân mến, ngày hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời chúng con, chúng con đã đạt được ước vọng phục vụ mà chúng con đã theo đuổi bấy lâu;
Ngày hôm nay các con là những người khó nghèo nhất vì chúng con đạt được tâm nguyện phục những người nghèo mà chúng con được trao phó;
Ngày hôm nay cũng là ngày mà thân nhân, ân nhân và mọi người thân thuộc tự hào và vui mừng cũng như kỳ vọng vào chúng con nhiều.....
Tắt một lời ngày hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong đời của chúng con, bởi vậy mai này trong cuộc đời phục vụ, những khi chúng con gặp thử thách gian nan chúng con hãy nhớ lại ngày hôm nay, hãy sống lại những giây phút hạnh phúc này để chúng con vững bước hơn trên bước đường theo Chúa.
Ít phút nữa thôi, các con sẽ được đứng chung hành ngũ với các linh mục đàn anh, được long trọng lặp lại lời truyền phép Thánh Thể của Chúa Giêsu: “Này là Mình Ta, Này là Máu Ta”. Các con sẽ sống một đời sống mới, sẽ trở nên giống Chúa Kitô, sẽ tiếp tục làm những việc Chúa Giêsu đã làm.
Các con được kêu gọi yêu mến anh em mình hết lòng, hết sức, hết linh hồn; yêu thương là trao ban sự sống cho người mình yêu. Các con phải thể hiện sự yêu thương Giám mục của các con bằng tinh thần hiệp thông, kính trọng và vâng phục. Các con được Chúa trao ban cho thiên chức linh mục cao cả; các con hãy giữ gìn bảo vệ cẩn trọng ơn gọi ấy như là kho tàng quí giá nhất của mình. Các con hãy ghi nhớ công ơn cha mẹ, những người đã sinh thành dưỡng dục các con.
Tiếp theo là nghi thức truyền chức linh mục. Khi các tiến chức nằm phủ phục trước bàn thờ, toàn thể cộng đoàn sốt sáng hát Kinh cầu Các Thánh nài xin Thiên Chúa, qua sự chuyển cầu của các thánh, đổ tràn ơn phúc Chúa Thánh Thần trên các vị tiến chức linh mục. Ðức Cha cùng các linh mục lần lượt đặt tay trên đầu các tiến chức xin ơn Chúa Thánh Thần.
Thật cảm động và vui mừng khi các tiến chức được cha mẹ dâng tặng phẩm phục linh mục, được các cha đỡ đầu xoay dây Stola từ chéo sang thẳng và mặc áo lễ mới. Các Phó tế đã chính thức trở thành linh mục Chúa Kitô. Ðức Giám mục xức dầu, hôn chúc bình an và trao chén lễ cho các tân linh mục.
Tiếp đến cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đại diện linh mục đoàn giáo phận đọc lời chúc mừng và đón nhận các tân chức vào hàng ngũ linh mục đoàn giáo phận trong tiếng vỗ tay hoan hô của cộng đoàn tham dự.
Trước phần hiệp lễ, đại diện tân chức ngỏ lời cảm ơn Đức Giám mục giáo phận, cảm ơn Đức giám mục giáo phận Vinh, quý cha trong Ban giám đốc ĐCV Vinh Thanh, quý cha đàn anh, quý cha bạn và các tu sĩ, quý ân nhân, thân nhân và cộng đoàn đã thương chọn gọi và nâng đỡ trong suốt hành trình theo Chúa. Các tân chức dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ linh hồn các Đức cố Giám mục Phêrô Phạm Tần, Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Phêrô Trần Xuân Hạp, Đức ông J.B Lưu Văn Khuất, cha cựu bề trên Phêrô Lê Duy Lượng và các cha mẹ đã qua đời.
Tiếp đến các tân chức tiến ra trước lễ đài ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn tham dự. Trong phần đáp từ Đức Cha Giuse thay mặt cho toàn thể giáo phận tặng các tân chức một cây nến mang tên UT SINT UNUM, “cây nến hiệp nhất với ý nghĩa mỗi lần anh em trong lớp họp mặt các con hãy thắp lên một lần để hâm nóng lại tình đồng môn, tình đồng đạo, tình hiệp nhất và nhớ lại những thời khắc hạnh phúc nhất trong đời linh mục của các con. Qua đó các con đoàn kết yêu thương nhau để nâng đỡ nhau trong bước đường phục vụ...”
Sau Thánh Lễ, các tân chức chụp hình lưu niệm cùng giám mục, linh mục đoàn và thân bằng quyến thuộc. Tại quản trường giáo xứ Hữu Lễ rộn rã tiếng cười nói, không khí vui tươi, chúc mừng các tân chức. Và hôm nay đây Giáo phận có những vị linh mục hết sức trẻ trung được đào tạo trong thời đại mới với những thông tin đa chiều, nhanh nhạy nhưng cũng lắm phiền toái, cám dỗ. Cầu mong các tân chức được sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần trong mọi hoàn cảnh của sứ vụ mới để các ngài luôn kiên vững con đường loan báo Tin Mừng.
Dưới đây là danh sách 9 tân chức được truyền chức trong thánh lễ hôm nay: 04.08.2009:
1. Vinh Sơn VŨ TẤN CHÍ
2. Phêrô VŨ VĂN HẢI
3. Phêrô NGUYỄN XUÂN LAI
4. Phaolô LÊ TIẾN NHẤT
5. Phêrô NGÔ VĂN PHÚC
6. Giuse TRẦN VĂN QUANG
7. G.B LÊ VĂN QUÂN
8. Phaolô ĐINH TIẾN THẢO
9. Phaolô BÙI VĂN TIẾP
Giáo xứ Lãm Hà thăm và trao quà choTrại Phong Chí Linh và Nhà Tình thương An Toàn tại Hải Phòng
Hoàng Văn Hùng
18:49 05/08/2009
HẢI PHÒNG - Sáng Chúa Nhật 2/8 vừa qua, mặc dù thời tiết của những ngày hè thật oi ả và nóng nực, nhưng Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện cùng với Ban Hành Giáo và đại diện các hội đoàn trong Giáo xứ Lãm Hà đã lên đường để đến với Anh chị em bệnh nhân tại Trại Phong Chí Linh – Hải Dương và các em Nhà tình thương An toàn – Hải Phòng.
Chương trình giúp đỡ người nghèo này được Cha Phụ trách phát động trong dịp Tết Kỷ Sửu vừa qua, bằng việc mỗi gia đình trong Giáo xứ nuôi heo đất. Sau sáu tháng đầu năm, Giáo xứ đã thu được số tiền là hơn hai mươi triệu đồng để thực hiện công việc bác ái của Giáo xứ.
Tại Trại Phong Chí Linh – Hải Dương, Cha cùng với Ban hành giáo và đại diện các hội đoàn trong Giáo xứ Lãm Hà đã tiếp xúc, giao lưu văn nghệ và trao tiền và quà cho hơn hai trăm bệnh nhân thuộc Trại Phong chí Linh và Quảng Yên, những lời hỏi thăm động viên, những cái bắt tay thấm đượm tình yêu Đức Kitô được trao ban cho những anh chị em kém may mắn, những bài hát được cất lên như xua đi những nếp nhăn của khuôn mặt những bệnh nhân già, và ánh lên niềm hy vọng của trẻ em nơi trại Phong này.
Sau cuộc giao lưu Cha Kiện đã dâng Thánh lễ Tạ ơn tại Nhà nguyện của Trại Phong để cầu nguyện cho anh chị em bệnh nhân tại. Trong bài giảng Chúa Nhật 18 Thường Niên, Cha đã kể về nhiều loại bánh, kể cả bánh vẽ là bánh mà con người chỉ hứa suông cho nhau mà trên thực tế thì người nhận không được gì. Đức Giêsu mới là Tấm Bánh Đích Thực Chúa Cha gửi đến cho con người, Tấm Bánh Giêsu là Tấm Bánh của sự cảm thông và chia sẻ, mỗi người cũng là những tấm bánh để chia sẻ cho cuộc đời, đặc biệt hãy chia sẻ tấm bánh đời mình cho anh chị em đang gặp đau khổ và nghèo khó, không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác, một ánh mắt, một nụ cười, một lời an ủi, một cái bắt tay…..và khi chúng ta làm như thế là chúng ta đã chia sẻ tấm bánh cuộc đời của chúng ta rồi. Chúng ta đã nhận được Tấm Bánh Giêsu qua việc hiệp thông với Ngài qua việc Rước lễ, chúng ta hãy trao Tấm Bánh Giêsu cho cuộc đời này để những ai nghèo khó, đau khổ, bất hạnh và bị bỏ rơi đón nhận được tình yêu của Thiên Chúa qua cánh tay nối dài của Đức Kitô.
Sau Thánh lễ, phái đoàn lại tiếp tục lên đường về thăm nhà Tình thương An Toàn – Hải Phòng, đây là cơ sở Bác ái của Giáo Phận Hải Phòng nuôi dạy các em mồ côi, cha Phụ trách và mọi người đã gặp gỡ, chia sẻ, động viên và trao những phần quà cho các em giúp các em chuẩn bị bước vào năm học mới. Cha đã cất lên bài hát: Bài ca phục vụ cùng với mọi người hát với nhau tạo cho bầu khí của nơi đây vui nhộn hơn, Những ánh mắt trẻ thơ lúc ban đầu có vẻ ngại ngùng khi tiếp xúc với mọi người thì giờ đây các em đã mạnh dạn và tự tin hơn vì sự yêu thương, quan tâm của mọi người. Cha đã động viên các em cố gắng học thật giỏi, chăm học Giáo lý và sống vâng lời và ngoan ngoãn.
Sau một ngày lên đường vất vả và mệt mỏi, mọi người trở về với Giáo xứ của mình, nhưng ai cũng cảm thấy công việc của mình thật ý nghĩa, mọi người đã tìm được sự bình an đích thực của Đức Kitô vì chính khi cho đi là khi lãnh nhận, ai cũng vui vì đã làm đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc bác ái của Giáo xứ.
Cầu xin Chúa cho mọi người trong Giáo xứ Lãm Hà luôn tiến triển trong đời sống đức tin của mình và mau mắn thực thi đức ái mỗi ngày và tiếp tục chương trình bác ái của Giáo xứ đó là Tết Nguyên Đán năm tới này có nhiều người nghèo, đau khổ và bất hạnh được nhận những phần quà của của công việc bác ái trong Giáo xứ Lãm Hà.
Chương trình giúp đỡ người nghèo này được Cha Phụ trách phát động trong dịp Tết Kỷ Sửu vừa qua, bằng việc mỗi gia đình trong Giáo xứ nuôi heo đất. Sau sáu tháng đầu năm, Giáo xứ đã thu được số tiền là hơn hai mươi triệu đồng để thực hiện công việc bác ái của Giáo xứ.
Tại Trại Phong Chí Linh – Hải Dương, Cha cùng với Ban hành giáo và đại diện các hội đoàn trong Giáo xứ Lãm Hà đã tiếp xúc, giao lưu văn nghệ và trao tiền và quà cho hơn hai trăm bệnh nhân thuộc Trại Phong chí Linh và Quảng Yên, những lời hỏi thăm động viên, những cái bắt tay thấm đượm tình yêu Đức Kitô được trao ban cho những anh chị em kém may mắn, những bài hát được cất lên như xua đi những nếp nhăn của khuôn mặt những bệnh nhân già, và ánh lên niềm hy vọng của trẻ em nơi trại Phong này.
Sau cuộc giao lưu Cha Kiện đã dâng Thánh lễ Tạ ơn tại Nhà nguyện của Trại Phong để cầu nguyện cho anh chị em bệnh nhân tại. Trong bài giảng Chúa Nhật 18 Thường Niên, Cha đã kể về nhiều loại bánh, kể cả bánh vẽ là bánh mà con người chỉ hứa suông cho nhau mà trên thực tế thì người nhận không được gì. Đức Giêsu mới là Tấm Bánh Đích Thực Chúa Cha gửi đến cho con người, Tấm Bánh Giêsu là Tấm Bánh của sự cảm thông và chia sẻ, mỗi người cũng là những tấm bánh để chia sẻ cho cuộc đời, đặc biệt hãy chia sẻ tấm bánh đời mình cho anh chị em đang gặp đau khổ và nghèo khó, không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác, một ánh mắt, một nụ cười, một lời an ủi, một cái bắt tay…..và khi chúng ta làm như thế là chúng ta đã chia sẻ tấm bánh cuộc đời của chúng ta rồi. Chúng ta đã nhận được Tấm Bánh Giêsu qua việc hiệp thông với Ngài qua việc Rước lễ, chúng ta hãy trao Tấm Bánh Giêsu cho cuộc đời này để những ai nghèo khó, đau khổ, bất hạnh và bị bỏ rơi đón nhận được tình yêu của Thiên Chúa qua cánh tay nối dài của Đức Kitô.
Sau Thánh lễ, phái đoàn lại tiếp tục lên đường về thăm nhà Tình thương An Toàn – Hải Phòng, đây là cơ sở Bác ái của Giáo Phận Hải Phòng nuôi dạy các em mồ côi, cha Phụ trách và mọi người đã gặp gỡ, chia sẻ, động viên và trao những phần quà cho các em giúp các em chuẩn bị bước vào năm học mới. Cha đã cất lên bài hát: Bài ca phục vụ cùng với mọi người hát với nhau tạo cho bầu khí của nơi đây vui nhộn hơn, Những ánh mắt trẻ thơ lúc ban đầu có vẻ ngại ngùng khi tiếp xúc với mọi người thì giờ đây các em đã mạnh dạn và tự tin hơn vì sự yêu thương, quan tâm của mọi người. Cha đã động viên các em cố gắng học thật giỏi, chăm học Giáo lý và sống vâng lời và ngoan ngoãn.
Sau một ngày lên đường vất vả và mệt mỏi, mọi người trở về với Giáo xứ của mình, nhưng ai cũng cảm thấy công việc của mình thật ý nghĩa, mọi người đã tìm được sự bình an đích thực của Đức Kitô vì chính khi cho đi là khi lãnh nhận, ai cũng vui vì đã làm đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc bác ái của Giáo xứ.
Cầu xin Chúa cho mọi người trong Giáo xứ Lãm Hà luôn tiến triển trong đời sống đức tin của mình và mau mắn thực thi đức ái mỗi ngày và tiếp tục chương trình bác ái của Giáo xứ đó là Tết Nguyên Đán năm tới này có nhiều người nghèo, đau khổ và bất hạnh được nhận những phần quà của của công việc bác ái trong Giáo xứ Lãm Hà.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một lần nữa lật mặt sự xảo trá và chứng gian của báo 'Saigòn Giải Phóng' nhân vụ Tam Tòa
JB Nguyễn Hữu Vinh
00:06 05/08/2009
Tam Tòa: Sự xảo trá của tờ Sài Gòn Giải phóng, Cơ quan Đảng bộ ĐCSVN TPHCM
Tờ Sài Gòn Giải phóng (SGGP) ngày 30/7/2009 có bài viết: “Bà con giáo dân yêu cầu: Nghiêm trị những kẻ gây rối ở Chứng tích Tam Tòa”. Trong bài báo đó liệt kê các “ý kiến” của Linh mục, giáo dân ở Quảng Bình nói về vụ việc ở nhà thờ Tam Tòa, đòi “nghiêm trị” các giáo dân – nạn nhân của ở Đồng Hới, Quảng Bình bởi nhà cầm quyền đã thực hiện bạo lực trái pháp luật.
Thực chất, đây là một trò lừa bịp nhằm biến nạn nhân thành thủ phạm mà các cơ quan truyền thông hiện nay đang làm đối với giáo dân, linh mục Tam Tòa.
Tên lính xung kích
Chẳng ai lạ gì tờ báo này, đây là một tờ báo xung kích trong mặt trận bóp méo sự thật và bôi nhọ tôn giáo cũng như các giáo dân trong những vụ việc vừa qua, dù ở xa hay ở gần.
Nhiều người hỏi: Tại sao tờ SGGP này lại hung hăng đánh phá những việc xa xôi như Thái Hà, Tòa Khâm sứ, và bây giờ là Tam Tòa đến thế?
Nhiều câu trả lời đã được đưa ra, chẳng hạn:
1- Đánh phá tôn giáo, tâm linh tín ngưỡng là điều tối kỵ, vì nó ảnh hưởng tới âm đức, tới hồng phúc. Điều đó thực chất là việc phá đình phá chùa thường thấy trong thời cộng sản mà ta đã chứng kiến. Làm điều đó, dù kiếm được chút miếng ăn, nhưng con cái, cháu chắt mình phải chịu quả báo nên ít có ai dám làm tên lính xung kích. Trừ nhiệm vụ cấp trên giao phó phải hoàn thành thì phải bán rẻ tất cả lương tâm, nhân phẩm để kiếm mấy đồng lương chén đầy miệng đã, kệ đời con, đời cháu cho chúng nó mạt kiếp.
2- Tờ báo này giờ ế quá, chuyện chống tham nhũng thì thực hiện theo cách “mèo tha miếng thịt thì đòi, hổ tha con lợn mắt coi trừng trừng” nên cũng kém phần hấp dẫn.
Chuyện biên giới, hải đảo, lãnh thổ đất nước bị xâm lăng… thì có cho kẹo cũng chẳng dám mở mồm. Hàng ngàn ngư dân đang ngồi bó gối trong mùa cá vì Trung quốc ra lệnh cấm đánh cá trên biển Việt Nam đã vài tháng nay, ai ra khơi thì bị “tàu lạ” – thuật ngữ mới của VN để chỉ tàu Trung Quốc – đâm chìm, ai cố ra bằng được kiếm cái ăn, thì bị bắt và đòi tiền “chuộc”. Vậy mà tờ báo này cấm không có một tin nhỏ nào nói về họ, tôi đã dùng mọi cách có thể để mong tìm ra một dòng tin về những ngư dân này. Nhưng, tuyệt nhiên không thấy. Hình như tờ báo này coi đó không phải là người dân Việt Nam?
Ngược lại, người ta đọc được trên tờ báo này những thông tin: “Ngư dân không ra biển vì… giá dầu”? hoặc “Ngư dân không ra biển vì sản lượng khai thác thấp”… Người ta tin rằng những người ở Trung Quốc ra lệnh cấm biển Việt Nam đọc tin này chắc không khỏi bật cười.
Bây giờ cả trăm tờ báo như một, tin tức cần thiết không đăng, quanh đi quẩn lại cũng chỉ cướp, giết, hiếp… nên quá ế ẩm. Chẳng lẽ chỉ có một tướng Tàu là Hứa Thế Hữu cần quân xâm lược Việt Nam năm 1979 đã được tờ Hà Nội mới ca tụng bốc thơm lên tận mây xanh, giờ lại còn tờ SGGP bốc nữa thì quá lố.
Vậy nên đành làm liều thành tên lính xung kích đánh phá tôn giáo hòng mua lấy lòng cấp trên may ra Tổng Biên tập hoặc phóng viên còn được cái giải “Ngô Tất Tố” như UBTPHN đã trao cho tờ Hà Nội mới và tác giả Anh Quang qua vụ xuyên tạc đánh phá tôn giáo ngoài đó?
3- Có người ra vẻ hiếu biết đường lối thì cho rằng: Tờ báo này lo xa, kiếm đồng minh sẵn với các địa phương, chứ phong trào đòi sự thật, công lý hòa bình và tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp đang dâng lên trong công giáo và xã hội thế này, thì mai kia ở Sài Gòn là nơi có gần 1 triệu người Công giáo và biết bao tài sản, đất đai bị mượn, chiếm… nếu lửa công lý cháy đến thì ra tro ngay.
Đây là nỗi lo của họ, nhưng họ đã lo quá xa.
May cho họ là ở trong đó hàng Giáo phẩm và linh mục còn “bận” chưa có thời giờ chú ý đến những chuyện này, chứ nếu có thì nước đâu mà dội vào. Họ cứ yên tâm kê cao gối mà ngủ, vì những vụ như Nhà Dòng, nhà xứ Thủ Thiêm có lịch sử cả hơn trăm năm nay, bây giờ nhà nước thấy đất đẹp muốn làm dự án, khu ăn chơi thì lấy ngang hông chẳng ông nào dám có một tiếng nói.
Thậm chí có nhiều người nói rằng: hình như trong đó, nhiều vị trong hàng Giáo phẩm và linh mục, đã được “cán bộ hóa”, nên cứ lo việc nhà mình xong là ổn, kệ đời xuôi ngược, mặc ai xoay vần, miễn không ảnh hưởng đến nhà mình, bản thân mình là được?
Không biết cái lý luận đó có đúng không, câu hỏi đó ai sẽ trả lời? Còn tôi, tôi nghĩ rằng đừng thấy hổ ngủ mà vuốt râu, đến khi nó tỉnh đầu lâu chẳng còn.
Bịp, lừa cũng lắm công phu
Thông thường, các tờ báo như Hà Nội mới hoặc tờ SGGP cũng như báo chí nói chung, muốn đưa các ý kiến để tìm sự đồng thuận với những việc làm vô nhân tâm, vô đạo đức với Công giáo thì thật khó, dù xã hội có suy đồi đạo đức thì tìm một người Công giáo chân chính để bán linh hồn cho quỷ dữ quả là không dễ.
Chính vì vậy, mà họ dùng nhiều phương cách ma quỷ khác nhau đó… là bịa.
Trong nhiều lần trước đây, đã có những trò đồ tể và bịp bợm "> được thi thố. Ở đó, họ bịa ra tên tuổi giáo dân nọ ở giáo xứ kia, nhưng khi tìm hiểu thì người đó đã chết cách đây mới có… 6 năm, trường hợp khác thì không hề có người nào ở địa chỉ đó. Chúng tôi đã kịp thời vạch mặt, chỉ tên.
Vậy là họ rút kinh nghiệm bằng cách ghi tên, tuổi những người mà có tìm cả năm cũng không bao giờ có. Chẳng hạn, ông Nguyễn Tất Công, nhà ở Quận Ba Đình… hoặc anh Lê Văn Tám, nhà ở Thị Nghè… thì độc giả có tìm cả đời cũng không biết mặt mũi ông ấy thế nào. Vậy là tha hồ đặt vào miệng những nhân vật tưởng tượng đó những lời thóa mạ thỏa thích. Đến khi nào chính những người bịa ra nhân vật lại tưởng nhân vật đó có thật mới thôi.
Nhưng cách đó cũng không hẳn là ổn, đi đêm lắm có ngày gặp ma, trường hợp ông Nguyễn Trọng Tỵ thì ngón nghề này đã bị vạch mặt, chỉ tên quả tang và tờ Hà Nội mới im bặt, cấm khẩu như bị trúng gió.
Cũng còn một cách nữa, đó là chuyện xảy ra ở Thái Hà, ở Tòa Khâm sứ, họ không dám phỏng vấn một người nào ở gần đó, chứng kiến sự việc để nói lên cảm nghĩ của mình, mà mò vào tận Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột… xa lắc xa lơ, những nơi không có thông tin nào ngoài đài báo nhà nước để phỏng vấn chuyện này, xuyên tạc ra thành chuyện khác. Khi những thông tin bịa đặt được đưa ra, cá nhân được đề cập không có điều kiện để tiếp nhận, nếu có thì cũng là chuyện “cái kiến đi kiện củ khoai” nên đành chịu. Chúng tôi cũng đã kịp thời vạch mặt trò xảo trá này.
Còn muôn cách nghìn kiểu khác nhau để làm trò khỉ, chúng tôi chưa thể thống kê ra đây hết được.
Lật mặt sự xảo trá, căn bệnh khó chữa của truyền thông bóp méo
Với tờ báo SGGP này, tôi cũng đã có kỷ niệm với nó. Đã có một lần tôi phải giải thích cho cả tác giả và tờ báo về người Công giáo như thế nào trong bài viết “Cần có vài điều với tờ Sài Gòn Giải phóng” .
Trong đó nói cho họ hiểu rằng: cách suy nghĩ của họ chỉ đơn giản vì vật chất thì không thể đem ra để đánh giá cách suy nghĩ thánh thiêng của người khác, đặc biệt là người Công giáo. Nói như cha ông đã nói là “không thể lấy dạ tiểu nhân để đo lòng quân tử”.
Lần này, với vụ Tam Tòa, vẫn là bổn cũ soạn lại. Báo SGGP làm một cú tưởng chắc ăn và hấp dẫn. Đó là phỏng vấn một linh mục ở ngay Giáo phận Vinh và một số “giáo dân” ở ngay Quảng Bình. Có nhân chứng, hình ảnh sờ sờ ra thế thì ai mà chẳng tin tờ báo của Đảng bộ Thành phố to nhất nước này nói là có cơ sở (!)
Trong bài viết nói trên của SGGP cũng như tờ báo của Công an đã nêu lên danh tính các linh mục, giáo dân… có tên tuổi địa chỉ hẳn hoi, nói lên những điều mà người tín hữu không thể có ai tin được rằng: Giáo dân Tam Tòa là vi phạm pháp luật, là cần nghiêm trị... thôi thì đủ cả.
Chúng tôi đã kiểm nghiệm lại vài trường hợp tờ báo này nêu lên thì té ngửa, đó là những sự bịa đặt rất tinh vi và xảo quyệt nhằm chia rẽ nội bộ tôn giáo.
Họ tìm đến con bài linh mục Hồ Thái Bạch là có nguyên nhân của nó. Linh mục Hồ Thái Bạch quản xứ Liên Hòa đã gần 70 tuổi ở giữa cồn sông nghèo khó. Là một linh mục đã sống dưới thời cộng sản sắt máu nhất, phải chờ đến hơn 31 năm mới được trở lại trường Chủng viện, 52 tuổi mới được thụ phong linh mục. Hiểu được cuộc sống gian khó của người dân nên ông đã đem sức mình phục vụ nhân dân không chỉ có trong giáo lý, mục vụ, mà còn trong cuộc sống.
Về tinh thần, những nơi này ít có thông tin bên ngoài hoặc mạng internet để tìm hiểu tình hình, suốt ngày cũng chỉ ngộ độc bởi thứ truyền thông xuyên tạc.
Cũng cần nói rằng, nếu kể đến các linh mục công giáo hi sinh vì người nghèo thì chắc phải lấy đấu mà đong, lấy xe mà chở cũng không hết. Bởi họ học theo người Thầy Giêsu vĩ đại, sinh ra giữa nghèo hèn, sống giữa những người cần lao, bênh vực những người bị áp bức.
Nhưng với các “cán bộ đầy tớ nhân dân”, thì việc thấy các linh mục hi sinh vì người nghèo là chuyện lạ. Khi muốn có sự thân thiện nào đó họ cho báo chí đến viết mấy bài ca ngợi. Nhiều vị cũng đã dính chưởng con bài này, tưởng rằng như vậy thì mình oai lắm. Vậy là mắc câu, họ sẽ nuôi cho béo và chờ ngày cho lên… thớt khi cần thiết.
Linh mục Hồ Thái Bạch cũng đã được tờ SGGP này đăng một bài viết về “vị linh mục của người nghèo” để ca tụng, hoặc đưa tin những khi tết đến, lễ lạt chính quyền đến… tặng quà, thể hiện sự “quan tâm”.
Khi vụ Tam Tòa xảy ra, phóng viên báo Sài Gòn Giải phóng đã gọi điện đến hỏi vài câu chuyện vu vơ, vậy rồi đưa lên mặt báo hình ảnh và đặt vào miệng cụ những lời mà Ngài bảo rằng: “đó là lời của… nhà nước chứ tôi không nói thế” .
Linh mục Hồ Thái Bạch cho chúng tôi biết: “Họ gọi điện thoại đến hỏi han, rồi nói chuyện có vâng phục Đức Giám mục không?Tôi trả lời tôi là linh mục phải vâng phục Đức Cha là đương nhiên, còn yêu cầu của tôi là thả hết các giáo dân đang bị bắt bớ, đánh đập, giam cầm. Để xảy ra việc đó là điều đáng tiếc” .
Linh mục Hồ Thái Bạch nói: “Tôi hoàn toàn không nói và không có ý nói như thế, việc đất đai nhà thờ là việc bàn bạc của Đức Giám mục, còn tôi chẳng phải là chính quyền nên không thể nói là sẽ được cấp sớm hay muộn gì. Họ có nói với tôi là đất làm nhà thờ mới phải đẹp, tôi nói tất nhiên là phải đẹp thì mới đổi, nhưng mà đang trong quá trình trao đổi bàn bạc chưa xong”.
Vậy mà trên tờ Sài Gòn Giải phóng đã đưa hình ảnh linh mục Bạch lên với đầu đề: “Bà con giáo dân yêu cầu: Nghiêm trị những kẻ gây rối ở Chứng tích Tam Tòa” .Trong đó phần linh mục Hồ Thái Bạch thì đặt vào miệng Ngài rằng: “…Về việc lựa chọn, cấp đất xây dựng nhà thờ ở Đồng Hới, tuy có chậm nhưng chắc chắn là đẹp và sẽ được chính quyền giải quyết thỏa đáng” (Trích nguyên văn một đoạn, không cắt xén). Hình của linh mục này được cắt ra từ hình ảnh mà báo này đã đăng trong một bài viết đã nói ở trên.
Linh mục Hồ Thái Bạch đã kiểm tra lại các giáo dân khu vực xung quanh Quảng Bình và cho biết không có giáo dân nào nói những điều như bài báo đã nêu, không có ai lại đi “yêu cầu nghiêm trị” các nạn nhân. Tất cả giáo dân đều có những chính kiến và lương tâm của mình trước các vụ việc đàn áp của nhà cầm quyền với anh em ở Tam Tòa và với các vấn đề của Giáo phận, Giáo hội. Ngay cả bản thân ông cũng cực lực lên án viẹc dùng bạo lực không chỉ với giáo dân mà cả linh mục và kêu gọi cầu nguyện cho nạn nhân những ngày qua.
(Để rõ ràng hơn, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần âm thanh trả lời của linh mục Hồ Thái Bạch về những điều mà tờ SGGP đã viết ở cuối bài viết này)
Vẫn biết báo chí, truyền thông nô lệ thì coi mục đích đạt được là tất cả, bỏ qua nhân tâm, lương tâm và những hậu quả. Nhưng trường hợp này, đó phải nói là sự xảo trá mà chỉ có thể có ở những tâm địa ma quỷ.
Giáo dân, giáo gian và những kẻ mạo danh
Sau những vụ việc ở Thái Hà và Tòa Khâm sứ, nhiều người bạn nói với tôi rằng: “Anh cứ nghĩ giáo dân là công dân hạng hai, nhưng giờ thì vị thế đã đổi khác, những người Công giáo mới là công dân hạng nhất, bởi họ là những người có đạo, còn cái đám đánh đền phá nhà thờ kia được gọi là “quân vô đạo”, con người sống tử tế phải hiểu điều đó” .
Ngẫm lại cũng có ý đúng. Nhưng trong xã hội và Giáo hội ngày nay, cũng cần phân biệt rõ, không thể lập lờ đánh lận con đen mãi được về giáo dân và những kẻ mạo danh.
Giáo dân được định nghĩa như sau theo Bộ Giáo Luật:
Theo điều 205 thì giáo dân phải “là những người đã được Thánh Tẩy và liên kết với Đức Kitô trong cơ cấu hữu hình của Giáo Hội nhờ mối dây hiệp nhất do việc tuyên xưng đức tin, lãnh các Bí tích và nhận quyền lãnh đạo của Giáo Hội”.
Vì thế, những người đã không “kết hợp với Đức Kitô trong cơ cấu hữu hình của Giáo hội” đã không, hoặc từ bỏ “tuyên xưng Đức tin” , hoặc tuyên xưng (dù trực tiếp hay gián tiếp) những điều phản lại Đức tin, không lãnh nhận các Bí tích, không nhận quyền lãnh đạo của Giáo hội, thì đó không thể là giáo dân hoặc không còn là giáo dân.
Nói đến điều này, để phân biệt rõ ràng hơn danh xưng “Giáo dân” mà nhiều khi bị lạm dụng hoặc đánh tráo khái niệm trên báo đài nhà nước.
Một lần, nói chuyện với một Trung Tá công an tôn giáo, anh ta bảo tôi: “Hiện nay, trong Đảng Cộng sản vẫn có nhiều giáo dân và vẫn khuyến khích giáo dân vào Đảng” . Tôi trả lời rằng: “Anh nói thế là không đúng, đã là Đảng viên Cộng sản, thì không thể còn là giáo dân, dù không ai buộc người đó rời Giáo hội, thì tự người đó đã rời bỏ Giáo hội rồi. Dù trước đó anh ta có là giáo dân thật, thì hiện tại anh ta không còn là giáo dân nữa. Nói như anh, thì trong Giáo hội Công giáo vẫn có Hồi giáo, vẫn có Ấn độ giáo, Phật giáo… vì họ đã từng là những tín đồ các tôn giáo đó? Điều đó là không thể có được”.
Anh ta nói “anh không hiểu về Đảng. Tôi là Đảng viên, nhưng hàng tháng ngày rằm, mồng một vẫn thắp hương cầu trời, khấn phật mà chẳng sao cả” . Tôi nói với anh ta rằng: “Anh đã sai, một đảng viên theo thuyết vô thần mà vẫn làm thế là sai, là làm tôi hai chủ” .
Quả thật là về Đảng thì có thể tôi không hiểu bằng anh ta có hàng chục năm tuổi đảng. Nhưng căn cứ trên những văn bản, giấy tờ đã và đang có, qua cả chục năm học tập về Chủ nghĩa Mác – Lênin, thì CN Mác – Lênin hoàn toàn không công nhận có thần thánh và Thiên Chúa. Bản chất của Chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với Chủ nghĩa duy vật biện chứng, coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội duy tâm và có nhiều hạn chế, phủ nhận thần thánh, Thiên Chúa.
Trong khi đó, Điều lệ Đảng CSVN ghi rõ: “Ðảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” – (Tất nhiên cái gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mới sinh ra sau này, hồi chúng tôi đi học chẳng bao giờ thấy nói đến nó). Và: “Điều 2:-1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng…”
Vậy thì không thể nói gì khác hơn, Đảng CSVN là một tổ chức của những người có tư tưởng vô thần. Và cũng vì vậy, những người đứng vào hàng ngũ đó đương nhiên thừa nhận tư tưởng vô thần này, để thề hứa “tuyệt đối trung thành”.
Cũng chính vì thế, ở Giáo phận Vinh có một nguyên tắc rất thẳng thắn: Ai đã là đảng viên Đảng Cộng sản, dù với bất cứ lý do nào thì đương nhiên không còn là giáo dân, không được chịu các phép bí tích một cách ngay tình và thành sự. Chỉ đến khi những người đó không còn là đảng viên cộng sản, mới có thể quay lại với Giáo hội trong các phép bí tích mà thôi.
Không ai cấm ai theo Đảng hay theo Chúa, mỗi người được tự do lựa chọn con đường đi của mình. Tất nhiên, trong quá trình đó sẽ có sự giúp đỡ của những người khác.
Nói về vấn đề này hơi kỹ, cũng chính là để các nhà báo, các nhà chức trách biết cách phân biệt, đừng có lập lờ đánh lận con đen, đừng đưa những “giáo gian” để lòe bịp thiên hạ. Những kẻ đã cam tâm bán mình để kiếm miếng cơm, thì bảo gì mà chẳng nói, miễn là đổ vào đầy miệng họ.
Một ví dụ cụ thể: Khi giáo dân Thái Hà đồng lòng đòi lại mảnh đất Nhà thờ bị chiếm đoạt trái pháp luật, muốn được gặp các lãnh đạo của Thành phố và Công an thì đã không được đáp ứng.
Ngược lại, sáng 5/9/2008, ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội đã cho xe đưa 11 người lên Sở Công an để “lấy ý kiến giáo dân” mà báo chí và công an gọi là “Giáo dân cốt cán của Thái Hà”.
Tìm hiểu thì được biết, nhóm 11 người này “từ năm 2002 luôn đứng ngoài cuộc trong tất cả mọi sinh hoạt của giáo xứ”. Trước đó, nhà thờ có một phòng trở thành nơi họp của công an và dân phòng các loại. Thậm chí thời đó còn có người mạo chữ ký của Cha sở để bán đất nhà thờ. Vì những trò ma quỷ đó, năm 2002 thì Ban Hành Giáo bị giải thể.
Thậm chí, một trong số những người này còn được Thành ủy Hà Nội phong chức là “Linh mục” trong giấy mời họp.
Cũng chính một trong những “giáo dân cốt cán” này là người đã bị bắt quả tang khi tháo các huy chương, huân chương để dựng nên màn phỏng vấn khi “khánh thành vườn hoa 1-6” mà người dân Thái Hà gọi là Vườn hoa Vũ Khởi Phụng. Màn video đó có thể xem Tại đây.
Trở lại vấn đề của báo chí hiện nay, không chỉ có tờ SGGP, mà cả dàn đồng ca đang xuyên tạc sự thật về Tam Tòa và cố nặn ra các nhân chứng, các ý kiến… nhằm lừa bịp thiên hạ. Những người có suy nghĩ và lương tri đều hiểu những gì đã xảy ra nếu họ có quan tâm.
Tuy nhiên, việc vạch mặt những trò lừa bịp, bóp méo sự thật là trách nhiệm của bất cứ ai muốn xã hội tốt đẹp hơn trong sự thật, công lý.
Đặc biệt là hàng ngũ giáo dân, linh mục càng phải đề cao cảnh giác trước những trò ma giáo này, không để mình bị ngộ độc thông tin, bị lừa bịp trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay.
Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đồng hành với giáo dân, linh mục và tu sĩ, những nạn nhân của Giáo xứ Tam Tòa, Giáo phận Vinh trong cơn bách hại này.
JB Nguyễn Hữu Vinh
Để rõ ràng hơn, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần âm thanh trả lời của linh mục Hồ Thái Bạch về những điều mà tờ SGGP đã viết. Cuộc phỏng vấn với LM Hồ Thái Bạch:
Tờ Sài Gòn Giải phóng (SGGP) ngày 30/7/2009 có bài viết: “Bà con giáo dân yêu cầu: Nghiêm trị những kẻ gây rối ở Chứng tích Tam Tòa”. Trong bài báo đó liệt kê các “ý kiến” của Linh mục, giáo dân ở Quảng Bình nói về vụ việc ở nhà thờ Tam Tòa, đòi “nghiêm trị” các giáo dân – nạn nhân của ở Đồng Hới, Quảng Bình bởi nhà cầm quyền đã thực hiện bạo lực trái pháp luật.
Thực chất, đây là một trò lừa bịp nhằm biến nạn nhân thành thủ phạm mà các cơ quan truyền thông hiện nay đang làm đối với giáo dân, linh mục Tam Tòa.
Tên lính xung kích
Chẳng ai lạ gì tờ báo này, đây là một tờ báo xung kích trong mặt trận bóp méo sự thật và bôi nhọ tôn giáo cũng như các giáo dân trong những vụ việc vừa qua, dù ở xa hay ở gần.
Nhiều người hỏi: Tại sao tờ SGGP này lại hung hăng đánh phá những việc xa xôi như Thái Hà, Tòa Khâm sứ, và bây giờ là Tam Tòa đến thế?
Nhiều câu trả lời đã được đưa ra, chẳng hạn:
1- Đánh phá tôn giáo, tâm linh tín ngưỡng là điều tối kỵ, vì nó ảnh hưởng tới âm đức, tới hồng phúc. Điều đó thực chất là việc phá đình phá chùa thường thấy trong thời cộng sản mà ta đã chứng kiến. Làm điều đó, dù kiếm được chút miếng ăn, nhưng con cái, cháu chắt mình phải chịu quả báo nên ít có ai dám làm tên lính xung kích. Trừ nhiệm vụ cấp trên giao phó phải hoàn thành thì phải bán rẻ tất cả lương tâm, nhân phẩm để kiếm mấy đồng lương chén đầy miệng đã, kệ đời con, đời cháu cho chúng nó mạt kiếp.
2- Tờ báo này giờ ế quá, chuyện chống tham nhũng thì thực hiện theo cách “mèo tha miếng thịt thì đòi, hổ tha con lợn mắt coi trừng trừng” nên cũng kém phần hấp dẫn.
Chuyện biên giới, hải đảo, lãnh thổ đất nước bị xâm lăng… thì có cho kẹo cũng chẳng dám mở mồm. Hàng ngàn ngư dân đang ngồi bó gối trong mùa cá vì Trung quốc ra lệnh cấm đánh cá trên biển Việt Nam đã vài tháng nay, ai ra khơi thì bị “tàu lạ” – thuật ngữ mới của VN để chỉ tàu Trung Quốc – đâm chìm, ai cố ra bằng được kiếm cái ăn, thì bị bắt và đòi tiền “chuộc”. Vậy mà tờ báo này cấm không có một tin nhỏ nào nói về họ, tôi đã dùng mọi cách có thể để mong tìm ra một dòng tin về những ngư dân này. Nhưng, tuyệt nhiên không thấy. Hình như tờ báo này coi đó không phải là người dân Việt Nam?
Ngược lại, người ta đọc được trên tờ báo này những thông tin: “Ngư dân không ra biển vì… giá dầu”? hoặc “Ngư dân không ra biển vì sản lượng khai thác thấp”… Người ta tin rằng những người ở Trung Quốc ra lệnh cấm biển Việt Nam đọc tin này chắc không khỏi bật cười.
Bây giờ cả trăm tờ báo như một, tin tức cần thiết không đăng, quanh đi quẩn lại cũng chỉ cướp, giết, hiếp… nên quá ế ẩm. Chẳng lẽ chỉ có một tướng Tàu là Hứa Thế Hữu cần quân xâm lược Việt Nam năm 1979 đã được tờ Hà Nội mới ca tụng bốc thơm lên tận mây xanh, giờ lại còn tờ SGGP bốc nữa thì quá lố.
Hình ảnh Cha Bính bị đánh trọng thương |
3- Có người ra vẻ hiếu biết đường lối thì cho rằng: Tờ báo này lo xa, kiếm đồng minh sẵn với các địa phương, chứ phong trào đòi sự thật, công lý hòa bình và tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp đang dâng lên trong công giáo và xã hội thế này, thì mai kia ở Sài Gòn là nơi có gần 1 triệu người Công giáo và biết bao tài sản, đất đai bị mượn, chiếm… nếu lửa công lý cháy đến thì ra tro ngay.
Đây là nỗi lo của họ, nhưng họ đã lo quá xa.
May cho họ là ở trong đó hàng Giáo phẩm và linh mục còn “bận” chưa có thời giờ chú ý đến những chuyện này, chứ nếu có thì nước đâu mà dội vào. Họ cứ yên tâm kê cao gối mà ngủ, vì những vụ như Nhà Dòng, nhà xứ Thủ Thiêm có lịch sử cả hơn trăm năm nay, bây giờ nhà nước thấy đất đẹp muốn làm dự án, khu ăn chơi thì lấy ngang hông chẳng ông nào dám có một tiếng nói.
Thậm chí có nhiều người nói rằng: hình như trong đó, nhiều vị trong hàng Giáo phẩm và linh mục, đã được “cán bộ hóa”, nên cứ lo việc nhà mình xong là ổn, kệ đời xuôi ngược, mặc ai xoay vần, miễn không ảnh hưởng đến nhà mình, bản thân mình là được?
Không biết cái lý luận đó có đúng không, câu hỏi đó ai sẽ trả lời? Còn tôi, tôi nghĩ rằng đừng thấy hổ ngủ mà vuốt râu, đến khi nó tỉnh đầu lâu chẳng còn.
Bịp, lừa cũng lắm công phu
Thông thường, các tờ báo như Hà Nội mới hoặc tờ SGGP cũng như báo chí nói chung, muốn đưa các ý kiến để tìm sự đồng thuận với những việc làm vô nhân tâm, vô đạo đức với Công giáo thì thật khó, dù xã hội có suy đồi đạo đức thì tìm một người Công giáo chân chính để bán linh hồn cho quỷ dữ quả là không dễ.
Chính vì vậy, mà họ dùng nhiều phương cách ma quỷ khác nhau đó… là bịa.
Trong nhiều lần trước đây, đã có những trò đồ tể và bịp bợm "> được thi thố. Ở đó, họ bịa ra tên tuổi giáo dân nọ ở giáo xứ kia, nhưng khi tìm hiểu thì người đó đã chết cách đây mới có… 6 năm, trường hợp khác thì không hề có người nào ở địa chỉ đó. Chúng tôi đã kịp thời vạch mặt, chỉ tên.
Vậy là họ rút kinh nghiệm bằng cách ghi tên, tuổi những người mà có tìm cả năm cũng không bao giờ có. Chẳng hạn, ông Nguyễn Tất Công, nhà ở Quận Ba Đình… hoặc anh Lê Văn Tám, nhà ở Thị Nghè… thì độc giả có tìm cả đời cũng không biết mặt mũi ông ấy thế nào. Vậy là tha hồ đặt vào miệng những nhân vật tưởng tượng đó những lời thóa mạ thỏa thích. Đến khi nào chính những người bịa ra nhân vật lại tưởng nhân vật đó có thật mới thôi.
Nhưng cách đó cũng không hẳn là ổn, đi đêm lắm có ngày gặp ma, trường hợp ông Nguyễn Trọng Tỵ thì ngón nghề này đã bị vạch mặt, chỉ tên quả tang và tờ Hà Nội mới im bặt, cấm khẩu như bị trúng gió.
Cũng còn một cách nữa, đó là chuyện xảy ra ở Thái Hà, ở Tòa Khâm sứ, họ không dám phỏng vấn một người nào ở gần đó, chứng kiến sự việc để nói lên cảm nghĩ của mình, mà mò vào tận Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột… xa lắc xa lơ, những nơi không có thông tin nào ngoài đài báo nhà nước để phỏng vấn chuyện này, xuyên tạc ra thành chuyện khác. Khi những thông tin bịa đặt được đưa ra, cá nhân được đề cập không có điều kiện để tiếp nhận, nếu có thì cũng là chuyện “cái kiến đi kiện củ khoai” nên đành chịu. Chúng tôi cũng đã kịp thời vạch mặt trò xảo trá này.
Còn muôn cách nghìn kiểu khác nhau để làm trò khỉ, chúng tôi chưa thể thống kê ra đây hết được.
Lật mặt sự xảo trá, căn bệnh khó chữa của truyền thông bóp méo
Với tờ báo SGGP này, tôi cũng đã có kỷ niệm với nó. Đã có một lần tôi phải giải thích cho cả tác giả và tờ báo về người Công giáo như thế nào trong bài viết “Cần có vài điều với tờ Sài Gòn Giải phóng” .
Trong đó nói cho họ hiểu rằng: cách suy nghĩ của họ chỉ đơn giản vì vật chất thì không thể đem ra để đánh giá cách suy nghĩ thánh thiêng của người khác, đặc biệt là người Công giáo. Nói như cha ông đã nói là “không thể lấy dạ tiểu nhân để đo lòng quân tử”.
Lần này, với vụ Tam Tòa, vẫn là bổn cũ soạn lại. Báo SGGP làm một cú tưởng chắc ăn và hấp dẫn. Đó là phỏng vấn một linh mục ở ngay Giáo phận Vinh và một số “giáo dân” ở ngay Quảng Bình. Có nhân chứng, hình ảnh sờ sờ ra thế thì ai mà chẳng tin tờ báo của Đảng bộ Thành phố to nhất nước này nói là có cơ sở (!)
Trong bài viết nói trên của SGGP cũng như tờ báo của Công an đã nêu lên danh tính các linh mục, giáo dân… có tên tuổi địa chỉ hẳn hoi, nói lên những điều mà người tín hữu không thể có ai tin được rằng: Giáo dân Tam Tòa là vi phạm pháp luật, là cần nghiêm trị... thôi thì đủ cả.
Chúng tôi đã kiểm nghiệm lại vài trường hợp tờ báo này nêu lên thì té ngửa, đó là những sự bịa đặt rất tinh vi và xảo quyệt nhằm chia rẽ nội bộ tôn giáo.
Họ tìm đến con bài linh mục Hồ Thái Bạch là có nguyên nhân của nó. Linh mục Hồ Thái Bạch quản xứ Liên Hòa đã gần 70 tuổi ở giữa cồn sông nghèo khó. Là một linh mục đã sống dưới thời cộng sản sắt máu nhất, phải chờ đến hơn 31 năm mới được trở lại trường Chủng viện, 52 tuổi mới được thụ phong linh mục. Hiểu được cuộc sống gian khó của người dân nên ông đã đem sức mình phục vụ nhân dân không chỉ có trong giáo lý, mục vụ, mà còn trong cuộc sống.
Về tinh thần, những nơi này ít có thông tin bên ngoài hoặc mạng internet để tìm hiểu tình hình, suốt ngày cũng chỉ ngộ độc bởi thứ truyền thông xuyên tạc.
Cũng cần nói rằng, nếu kể đến các linh mục công giáo hi sinh vì người nghèo thì chắc phải lấy đấu mà đong, lấy xe mà chở cũng không hết. Bởi họ học theo người Thầy Giêsu vĩ đại, sinh ra giữa nghèo hèn, sống giữa những người cần lao, bênh vực những người bị áp bức.
Nhưng với các “cán bộ đầy tớ nhân dân”, thì việc thấy các linh mục hi sinh vì người nghèo là chuyện lạ. Khi muốn có sự thân thiện nào đó họ cho báo chí đến viết mấy bài ca ngợi. Nhiều vị cũng đã dính chưởng con bài này, tưởng rằng như vậy thì mình oai lắm. Vậy là mắc câu, họ sẽ nuôi cho béo và chờ ngày cho lên… thớt khi cần thiết.
Linh mục Hồ Thái Bạch cũng đã được tờ SGGP này đăng một bài viết về “vị linh mục của người nghèo” để ca tụng, hoặc đưa tin những khi tết đến, lễ lạt chính quyền đến… tặng quà, thể hiện sự “quan tâm”.
Khi vụ Tam Tòa xảy ra, phóng viên báo Sài Gòn Giải phóng đã gọi điện đến hỏi vài câu chuyện vu vơ, vậy rồi đưa lên mặt báo hình ảnh và đặt vào miệng cụ những lời mà Ngài bảo rằng: “đó là lời của… nhà nước chứ tôi không nói thế” .
Linh mục Hồ Thái Bạch cho chúng tôi biết: “Họ gọi điện thoại đến hỏi han, rồi nói chuyện có vâng phục Đức Giám mục không?Tôi trả lời tôi là linh mục phải vâng phục Đức Cha là đương nhiên, còn yêu cầu của tôi là thả hết các giáo dân đang bị bắt bớ, đánh đập, giam cầm. Để xảy ra việc đó là điều đáng tiếc” .
Linh mục Hồ Thái Bạch nói: “Tôi hoàn toàn không nói và không có ý nói như thế, việc đất đai nhà thờ là việc bàn bạc của Đức Giám mục, còn tôi chẳng phải là chính quyền nên không thể nói là sẽ được cấp sớm hay muộn gì. Họ có nói với tôi là đất làm nhà thờ mới phải đẹp, tôi nói tất nhiên là phải đẹp thì mới đổi, nhưng mà đang trong quá trình trao đổi bàn bạc chưa xong”.
Vậy mà trên tờ Sài Gòn Giải phóng đã đưa hình ảnh linh mục Bạch lên với đầu đề: “Bà con giáo dân yêu cầu: Nghiêm trị những kẻ gây rối ở Chứng tích Tam Tòa” .Trong đó phần linh mục Hồ Thái Bạch thì đặt vào miệng Ngài rằng: “…Về việc lựa chọn, cấp đất xây dựng nhà thờ ở Đồng Hới, tuy có chậm nhưng chắc chắn là đẹp và sẽ được chính quyền giải quyết thỏa đáng” (Trích nguyên văn một đoạn, không cắt xén). Hình của linh mục này được cắt ra từ hình ảnh mà báo này đã đăng trong một bài viết đã nói ở trên.
Linh mục Hồ Thái Bạch đã kiểm tra lại các giáo dân khu vực xung quanh Quảng Bình và cho biết không có giáo dân nào nói những điều như bài báo đã nêu, không có ai lại đi “yêu cầu nghiêm trị” các nạn nhân. Tất cả giáo dân đều có những chính kiến và lương tâm của mình trước các vụ việc đàn áp của nhà cầm quyền với anh em ở Tam Tòa và với các vấn đề của Giáo phận, Giáo hội. Ngay cả bản thân ông cũng cực lực lên án viẹc dùng bạo lực không chỉ với giáo dân mà cả linh mục và kêu gọi cầu nguyện cho nạn nhân những ngày qua.
(Để rõ ràng hơn, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần âm thanh trả lời của linh mục Hồ Thái Bạch về những điều mà tờ SGGP đã viết ở cuối bài viết này)
Vẫn biết báo chí, truyền thông nô lệ thì coi mục đích đạt được là tất cả, bỏ qua nhân tâm, lương tâm và những hậu quả. Nhưng trường hợp này, đó phải nói là sự xảo trá mà chỉ có thể có ở những tâm địa ma quỷ.
Giáo dân, giáo gian và những kẻ mạo danh
Sau những vụ việc ở Thái Hà và Tòa Khâm sứ, nhiều người bạn nói với tôi rằng: “Anh cứ nghĩ giáo dân là công dân hạng hai, nhưng giờ thì vị thế đã đổi khác, những người Công giáo mới là công dân hạng nhất, bởi họ là những người có đạo, còn cái đám đánh đền phá nhà thờ kia được gọi là “quân vô đạo”, con người sống tử tế phải hiểu điều đó” .
Ngẫm lại cũng có ý đúng. Nhưng trong xã hội và Giáo hội ngày nay, cũng cần phân biệt rõ, không thể lập lờ đánh lận con đen mãi được về giáo dân và những kẻ mạo danh.
Giáo dân được định nghĩa như sau theo Bộ Giáo Luật:
Theo điều 205 thì giáo dân phải “là những người đã được Thánh Tẩy và liên kết với Đức Kitô trong cơ cấu hữu hình của Giáo Hội nhờ mối dây hiệp nhất do việc tuyên xưng đức tin, lãnh các Bí tích và nhận quyền lãnh đạo của Giáo Hội”.
Vì thế, những người đã không “kết hợp với Đức Kitô trong cơ cấu hữu hình của Giáo hội” đã không, hoặc từ bỏ “tuyên xưng Đức tin” , hoặc tuyên xưng (dù trực tiếp hay gián tiếp) những điều phản lại Đức tin, không lãnh nhận các Bí tích, không nhận quyền lãnh đạo của Giáo hội, thì đó không thể là giáo dân hoặc không còn là giáo dân.
Nói đến điều này, để phân biệt rõ ràng hơn danh xưng “Giáo dân” mà nhiều khi bị lạm dụng hoặc đánh tráo khái niệm trên báo đài nhà nước.
Một lần, nói chuyện với một Trung Tá công an tôn giáo, anh ta bảo tôi: “Hiện nay, trong Đảng Cộng sản vẫn có nhiều giáo dân và vẫn khuyến khích giáo dân vào Đảng” . Tôi trả lời rằng: “Anh nói thế là không đúng, đã là Đảng viên Cộng sản, thì không thể còn là giáo dân, dù không ai buộc người đó rời Giáo hội, thì tự người đó đã rời bỏ Giáo hội rồi. Dù trước đó anh ta có là giáo dân thật, thì hiện tại anh ta không còn là giáo dân nữa. Nói như anh, thì trong Giáo hội Công giáo vẫn có Hồi giáo, vẫn có Ấn độ giáo, Phật giáo… vì họ đã từng là những tín đồ các tôn giáo đó? Điều đó là không thể có được”.
Anh ta nói “anh không hiểu về Đảng. Tôi là Đảng viên, nhưng hàng tháng ngày rằm, mồng một vẫn thắp hương cầu trời, khấn phật mà chẳng sao cả” . Tôi nói với anh ta rằng: “Anh đã sai, một đảng viên theo thuyết vô thần mà vẫn làm thế là sai, là làm tôi hai chủ” .
Quả thật là về Đảng thì có thể tôi không hiểu bằng anh ta có hàng chục năm tuổi đảng. Nhưng căn cứ trên những văn bản, giấy tờ đã và đang có, qua cả chục năm học tập về Chủ nghĩa Mác – Lênin, thì CN Mác – Lênin hoàn toàn không công nhận có thần thánh và Thiên Chúa. Bản chất của Chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với Chủ nghĩa duy vật biện chứng, coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội duy tâm và có nhiều hạn chế, phủ nhận thần thánh, Thiên Chúa.
Trong khi đó, Điều lệ Đảng CSVN ghi rõ: “Ðảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” – (Tất nhiên cái gọi là “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mới sinh ra sau này, hồi chúng tôi đi học chẳng bao giờ thấy nói đến nó). Và: “Điều 2:-1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng…”
Vậy thì không thể nói gì khác hơn, Đảng CSVN là một tổ chức của những người có tư tưởng vô thần. Và cũng vì vậy, những người đứng vào hàng ngũ đó đương nhiên thừa nhận tư tưởng vô thần này, để thề hứa “tuyệt đối trung thành”.
Cũng chính vì thế, ở Giáo phận Vinh có một nguyên tắc rất thẳng thắn: Ai đã là đảng viên Đảng Cộng sản, dù với bất cứ lý do nào thì đương nhiên không còn là giáo dân, không được chịu các phép bí tích một cách ngay tình và thành sự. Chỉ đến khi những người đó không còn là đảng viên cộng sản, mới có thể quay lại với Giáo hội trong các phép bí tích mà thôi.
Không ai cấm ai theo Đảng hay theo Chúa, mỗi người được tự do lựa chọn con đường đi của mình. Tất nhiên, trong quá trình đó sẽ có sự giúp đỡ của những người khác.
Nói về vấn đề này hơi kỹ, cũng chính là để các nhà báo, các nhà chức trách biết cách phân biệt, đừng có lập lờ đánh lận con đen, đừng đưa những “giáo gian” để lòe bịp thiên hạ. Những kẻ đã cam tâm bán mình để kiếm miếng cơm, thì bảo gì mà chẳng nói, miễn là đổ vào đầy miệng họ.
Một ví dụ cụ thể: Khi giáo dân Thái Hà đồng lòng đòi lại mảnh đất Nhà thờ bị chiếm đoạt trái pháp luật, muốn được gặp các lãnh đạo của Thành phố và Công an thì đã không được đáp ứng.
Ngược lại, sáng 5/9/2008, ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội đã cho xe đưa 11 người lên Sở Công an để “lấy ý kiến giáo dân” mà báo chí và công an gọi là “Giáo dân cốt cán của Thái Hà”.
Tìm hiểu thì được biết, nhóm 11 người này “từ năm 2002 luôn đứng ngoài cuộc trong tất cả mọi sinh hoạt của giáo xứ”. Trước đó, nhà thờ có một phòng trở thành nơi họp của công an và dân phòng các loại. Thậm chí thời đó còn có người mạo chữ ký của Cha sở để bán đất nhà thờ. Vì những trò ma quỷ đó, năm 2002 thì Ban Hành Giáo bị giải thể.
Thậm chí, một trong số những người này còn được Thành ủy Hà Nội phong chức là “Linh mục” trong giấy mời họp.
Cũng chính một trong những “giáo dân cốt cán” này là người đã bị bắt quả tang khi tháo các huy chương, huân chương để dựng nên màn phỏng vấn khi “khánh thành vườn hoa 1-6” mà người dân Thái Hà gọi là Vườn hoa Vũ Khởi Phụng. Màn video đó có thể xem Tại đây.
Trở lại vấn đề của báo chí hiện nay, không chỉ có tờ SGGP, mà cả dàn đồng ca đang xuyên tạc sự thật về Tam Tòa và cố nặn ra các nhân chứng, các ý kiến… nhằm lừa bịp thiên hạ. Những người có suy nghĩ và lương tri đều hiểu những gì đã xảy ra nếu họ có quan tâm.
Tuy nhiên, việc vạch mặt những trò lừa bịp, bóp méo sự thật là trách nhiệm của bất cứ ai muốn xã hội tốt đẹp hơn trong sự thật, công lý.
Đặc biệt là hàng ngũ giáo dân, linh mục càng phải đề cao cảnh giác trước những trò ma giáo này, không để mình bị ngộ độc thông tin, bị lừa bịp trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay.
Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đồng hành với giáo dân, linh mục và tu sĩ, những nạn nhân của Giáo xứ Tam Tòa, Giáo phận Vinh trong cơn bách hại này.
JB Nguyễn Hữu Vinh
Để rõ ràng hơn, chúng tôi xin mời quý vị nghe phần âm thanh trả lời của linh mục Hồ Thái Bạch về những điều mà tờ SGGP đã viết. Cuộc phỏng vấn với LM Hồ Thái Bạch:
Nhân vụ Tam Tòa, điểm mặt Thủ phạm gây hấn với các Tôn Giáo, vi phạm Tự do tôn giáo ở Việt Nam
Đỗ Hữu Nghiêm
02:27 05/08/2009
Các Biến Cố Điển Hình
1. Tai Tam Tòa, Đồng Hới Quảng Bình: Ngày 20/7/2009, Giáo Dân Công giáo Tam Tòa Đồng Hới, Quảng Bình, chỉ tụ tập trên nền đất của ngôi nhà thờ Tam Tòa đã bị bọn du côn đánh đập loạn xạ gây thương tích cho nhiều người kẻ cả linh mục. Những hành động bất nhân tàn bạo của chính quyền địa phương vẫn tiếp tục mặc dù những tin tức về vụ Tam Tòa.
2. Tại Lâm Đồng: ngày 02/07/2009, Trung tâm Huấn Luyện Phật Giáo Bát Nhã Lâm Đồng đã bị sách nhiễu lâu dài, Nhưng thanh niên đầu true mặt ngựa đượng dùng vào việc d8a91nh phá với sự toa rập canh chừng của Công An và lực lược an ninh địa phương. Tu viện Phật giáo Bát Nhã ở Đambri (Lâm Đồng) vừa bị hơn 200 người từ xa kéo đến đập phá trước sự chứng kiến dửng dưng của Công an địa phương. Những lời kêu cứu của các tu sĩ gửi đến chính quyền, công an cấp trên như rơi vào chỗ trống không
Tu viện Phật giáo Bát Nhã ở Đambri (Lâm Đồng) vừa bị hơn 200 người từ xa kéo đến đập phá trước sự chứng kiến dửng dưng của Công an địa phương, ngay sau đó bị cắt điện nước khiến 400 tu sinh lâm vào cảnh khốn đốn, những lời kêu cứu của các tu sĩ gửi đến chính quyền, công an cấp trên như rơi vào chỗ trống không.
3. Tại Hà Nội: Vụ Thái Hà cùng với vụ Tòa Khấm Sứ diễn ra từ cuối năm 2008, như tám giáo dân Thái Hà bị bắt và cáo buộc vào tôi gây rối trật tự tư ngày 26 tháng 3/2009. Trong hai vụ này, cung cách bạo lực mà chính quyền vận dụng đến là xử dụng công an vào những hành động đàn áp như dùng roi điện, dùng gậy đánh, nhất là dùng những thanh niên du côn, nạn nhân HIV/AIDS, mặt khác dùng phương tiện truyền thông làm công cụ xuyên tạc các sự kiện xảy ra. LS Lê Trần Luật được thuê muốn theo luật pháp để bảo vệ giáo dân bị cáo trước tòa, nhưng chính LS Luật lại tiếp tục bị sách nhiễu!
4. Tại An Giang: Ngày 20.12.2008, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đã bị nhiều kẻ du côn lạ mặt quấy phá ngay trên quê hương Hòa Hảo, tại An Giàng. Công an Xã Chiến Thành, Huyện Chợ Mớí, Tinh An Giang đàn áp dã man Phật Giáo Hoà Hảo:
Dưới sự cầm đầu cuả Đại úy Trưởng công an xã Chiến Thành tên là Trần văn Lách đã mở một chiến dịch đàn áp, bao vây, cướp đoạt tài sản của Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, cấm đoán không cho họ đến dự lễ của Phật Giáo Hoà Hảo.
5. Tại Tây Nguyên: Từ cuối thàng năm,2008 Gia Đình Mục sư Nguyễn Công Chính thuộc tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Plei ku, tĩnh Gia Lai, hội VPEF (Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam) và cộng đoàn Tin Lành do gia đình Mục sư này tại Tây Nguyên đã bị du côn đánh đập hành hạ trước sự toa rập xúi dục làm ngơ của lực lượng mang danh bảo vệ trật Tử Xã Hội. Biến cố này liện tục diễn ra từ đó đến nay
Nhận Diện Kẻ Thủ Mưu Chung Để Các Tôn Giáo Đoàn Kết.
Trong những biến cố điển hình thuộc nhiều địa phương khác nhau. Nói điển hình vì thực ra cách đối phó phổ biến đối với những vụ khiếu nại của dân oạn từ Hà Nội đến Sàigòn, và tại nhiều nơi khác ở thôn quê Việt Nam trên khắp Ba Miền Nam Trung Bắc, người dân vị tước đọat đát đai một cách oan trái vì mục đích công ích trá hình (làm cầu đường, mở hẻm, xây dựng nhà trường, công ty, làm sân golf, du lịch…). Nhưng thực chất là những mưu toàn đàn áp dân chúng của một số viến chức tham nhũng ích kỷ thuộc các ngành liên quan, toa rập với Trung Uơng: Cả Tập Đoàn tham nhũng nay phải bao che cho nhau!
Người ta không thể nói là những sai lầm có tính cách cục bộ, địa phương, mà có sự chỉ đạo ngấm ngầm hay công khai của chính quyền trung ương Cộng Sản Việt Nam, nhằm che đậy nhiều tệ trạng trong guồng mấy chính quyền toàn trị đã mất hết chính nghĩa. Các viên chức có chút quyền bính thuộc mọi ngành khác nhau thi nhau mà bóc lột, tham nhũng, đàn áp dân để có thể tích lũy bòn rút qua các công trình đấu tư, xây dựng, làm cầu đường.. làm giàu cho chính minh và gia đình hay phe cánh của mình.
Một chính quyển như thế không chóng thì chày sẽ phải tiêu tan để gây dựng một chế độ thật sự trong sạch, cho dân, vì dân và của dân, chống lại mưu toan xâm lấn của phương Bắc từ trong suốt lịch sử Việt Nam
Nhưng chế độ CSVN ngày nay đá có một quá trình lâu dài lún sâu vào trong gọng kìm lệ thuộc Trung Hoa. Nền độc lập thực sự của đất nước không có, vì loại được thực dân phương Tây lại lệ thuộc một thế lực kép nguy hiểm: chế độ Cộng Sản Toàn trị mù quáng quá khích và chế độ xâm lược tàn bạo kiểu mới của Bắc Kinh. Và người ta không thể quên lời cảnh gíác của Alain Peyrefitte trướcc kia: “ Quand la Chine s’éveillera, le monde tremblera – Khi Trung Hoa mà thức tỉnh, thì thế giới sẽ rung chuyển”.
Qua nhiên Biển Đông và Các Hải Đảo đang dậy song với các đoàn tàu âm mưu của Trung quốc.
1. Tai Tam Tòa, Đồng Hới Quảng Bình: Ngày 20/7/2009, Giáo Dân Công giáo Tam Tòa Đồng Hới, Quảng Bình, chỉ tụ tập trên nền đất của ngôi nhà thờ Tam Tòa đã bị bọn du côn đánh đập loạn xạ gây thương tích cho nhiều người kẻ cả linh mục. Những hành động bất nhân tàn bạo của chính quyền địa phương vẫn tiếp tục mặc dù những tin tức về vụ Tam Tòa.
2. Tại Lâm Đồng: ngày 02/07/2009, Trung tâm Huấn Luyện Phật Giáo Bát Nhã Lâm Đồng đã bị sách nhiễu lâu dài, Nhưng thanh niên đầu true mặt ngựa đượng dùng vào việc d8a91nh phá với sự toa rập canh chừng của Công An và lực lược an ninh địa phương. Tu viện Phật giáo Bát Nhã ở Đambri (Lâm Đồng) vừa bị hơn 200 người từ xa kéo đến đập phá trước sự chứng kiến dửng dưng của Công an địa phương. Những lời kêu cứu của các tu sĩ gửi đến chính quyền, công an cấp trên như rơi vào chỗ trống không
Tu viện Phật giáo Bát Nhã ở Đambri (Lâm Đồng) vừa bị hơn 200 người từ xa kéo đến đập phá trước sự chứng kiến dửng dưng của Công an địa phương, ngay sau đó bị cắt điện nước khiến 400 tu sinh lâm vào cảnh khốn đốn, những lời kêu cứu của các tu sĩ gửi đến chính quyền, công an cấp trên như rơi vào chỗ trống không.
3. Tại Hà Nội: Vụ Thái Hà cùng với vụ Tòa Khấm Sứ diễn ra từ cuối năm 2008, như tám giáo dân Thái Hà bị bắt và cáo buộc vào tôi gây rối trật tự tư ngày 26 tháng 3/2009. Trong hai vụ này, cung cách bạo lực mà chính quyền vận dụng đến là xử dụng công an vào những hành động đàn áp như dùng roi điện, dùng gậy đánh, nhất là dùng những thanh niên du côn, nạn nhân HIV/AIDS, mặt khác dùng phương tiện truyền thông làm công cụ xuyên tạc các sự kiện xảy ra. LS Lê Trần Luật được thuê muốn theo luật pháp để bảo vệ giáo dân bị cáo trước tòa, nhưng chính LS Luật lại tiếp tục bị sách nhiễu!
4. Tại An Giang: Ngày 20.12.2008, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đã bị nhiều kẻ du côn lạ mặt quấy phá ngay trên quê hương Hòa Hảo, tại An Giàng. Công an Xã Chiến Thành, Huyện Chợ Mớí, Tinh An Giang đàn áp dã man Phật Giáo Hoà Hảo:
Dưới sự cầm đầu cuả Đại úy Trưởng công an xã Chiến Thành tên là Trần văn Lách đã mở một chiến dịch đàn áp, bao vây, cướp đoạt tài sản của Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, cấm đoán không cho họ đến dự lễ của Phật Giáo Hoà Hảo.
5. Tại Tây Nguyên: Từ cuối thàng năm,2008 Gia Đình Mục sư Nguyễn Công Chính thuộc tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Plei ku, tĩnh Gia Lai, hội VPEF (Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam) và cộng đoàn Tin Lành do gia đình Mục sư này tại Tây Nguyên đã bị du côn đánh đập hành hạ trước sự toa rập xúi dục làm ngơ của lực lượng mang danh bảo vệ trật Tử Xã Hội. Biến cố này liện tục diễn ra từ đó đến nay
Nhận Diện Kẻ Thủ Mưu Chung Để Các Tôn Giáo Đoàn Kết.
Trong những biến cố điển hình thuộc nhiều địa phương khác nhau. Nói điển hình vì thực ra cách đối phó phổ biến đối với những vụ khiếu nại của dân oạn từ Hà Nội đến Sàigòn, và tại nhiều nơi khác ở thôn quê Việt Nam trên khắp Ba Miền Nam Trung Bắc, người dân vị tước đọat đát đai một cách oan trái vì mục đích công ích trá hình (làm cầu đường, mở hẻm, xây dựng nhà trường, công ty, làm sân golf, du lịch…). Nhưng thực chất là những mưu toàn đàn áp dân chúng của một số viến chức tham nhũng ích kỷ thuộc các ngành liên quan, toa rập với Trung Uơng: Cả Tập Đoàn tham nhũng nay phải bao che cho nhau!
Người ta không thể nói là những sai lầm có tính cách cục bộ, địa phương, mà có sự chỉ đạo ngấm ngầm hay công khai của chính quyền trung ương Cộng Sản Việt Nam, nhằm che đậy nhiều tệ trạng trong guồng mấy chính quyền toàn trị đã mất hết chính nghĩa. Các viên chức có chút quyền bính thuộc mọi ngành khác nhau thi nhau mà bóc lột, tham nhũng, đàn áp dân để có thể tích lũy bòn rút qua các công trình đấu tư, xây dựng, làm cầu đường.. làm giàu cho chính minh và gia đình hay phe cánh của mình.
Một chính quyển như thế không chóng thì chày sẽ phải tiêu tan để gây dựng một chế độ thật sự trong sạch, cho dân, vì dân và của dân, chống lại mưu toan xâm lấn của phương Bắc từ trong suốt lịch sử Việt Nam
Nhưng chế độ CSVN ngày nay đá có một quá trình lâu dài lún sâu vào trong gọng kìm lệ thuộc Trung Hoa. Nền độc lập thực sự của đất nước không có, vì loại được thực dân phương Tây lại lệ thuộc một thế lực kép nguy hiểm: chế độ Cộng Sản Toàn trị mù quáng quá khích và chế độ xâm lược tàn bạo kiểu mới của Bắc Kinh. Và người ta không thể quên lời cảnh gíác của Alain Peyrefitte trướcc kia: “ Quand la Chine s’éveillera, le monde tremblera – Khi Trung Hoa mà thức tỉnh, thì thế giới sẽ rung chuyển”.
Qua nhiên Biển Đông và Các Hải Đảo đang dậy song với các đoàn tàu âm mưu của Trung quốc.
Tam Tòa giữ vững bước Công lý
Lê Dân Việt
02:33 05/08/2009
Tam Tòa bỗng chốc rạng ngời
Năm châu bốn bể, gởi lời thân thương
Cầu cho giáo xứ quê hương
Đủ sức chịu đựng, quỉ vương thần sầu
Dù cho Tam Tòa nát đau
Cho dù cay đắng, trước sau tăng dần
Trải qua năm tháng bao lần
Chiên không khuất phục, tấm thân cúi lòn
Nhà thờ xin, đợi mỏi mòn
Cha con làm lễ, cho tròn với nhau
Mượn nhà cất tiếng kinh cầu
Xin cho dân tộc, thoát Tầu tai ương
Chúa thương hoán cải bạo cường
Mong cho dân tộc, thoát đường cọp beo…
Dân Tàu tràn ngập xóm nghèo
Xã hội lũng loạn, rắc gieo hận thù
Tôn Giáo đảng chẳng mấy ưa…
Cho nên đàn áp, chẳng chừa một ai!
Chủ nghĩa gì quá quái thai
Đánh chiên bầm tím, máu lai láng trào
Đánh cha, chiên đổ máu đào
Công an, lãnh đạo… chúng nào đến nơi
Chúng mượn du đảng, ăn chơi…
Toàn thứ ngỗ nghịch, dở hơi, hiện hình
Lời lẽ chúng chửi rất kinh
Đánh cho cha cụ, chiên mình nát tưa
Gặp gì chúng nó cũng bưa
Cứ theo lệnh đảng, chúng bưa tới cùng
Cộng sản dùng lũ điên khùng
Dấu tay ném đá, đảng dùng xã-hội đen
Gian ác chúng nó đã quen
Bản chất xấu tốt, trắng đen, rõ rồi
Bất nhân từ lúc lên ngôi
Đàn áp, lấn lướt, đười ươi một tuồng
Lật lọng, gian ác, ngông cuồng…
Cắt xén, tráo trở, chúng bơm, vẽ vời
Tam Tòa chúng dập tơi bời
Trấn áp giáo xứ, tàn đời, đau thương
Dân Việt từ khắp muôn phương
Cầu cho công lý, thơm hương đợi chờ
Tam Tòa giữ vững ngọn cờ
Công lý bước tới, nương nhờ Trời thương
Xin Mẹ cũng hãy đỡ nương
Cho công lý Việt, thơm hương sáng ngời.
AI GÂY RA CẢNH TAM TÒA
Ai gây ra cảnh Tam Tòa
Chiên bị đánh bởi gian tà, cuồng ngông
Nghe qua sao quá hãi hùng
Cha, chiên bị đánh khắp cùng châu thân
Du côn, du đảng, bất nhân
Đảng mướn triệt hạ, người dân của mình
Chiên, cha nào có tội tình
Sao bay trấn áp, cực hình trái ngang
Giáo dân đau khổ nát tan
Máu rơi, mắt tím, lệ sa hàng ngày
Chiên hiền lâm cảnh khốn thay
Chỉ biết hướng thượng, chấp tay nguyện cầu
Nguyện xin Thiên Chúa trước sau
Cho chiên chịu đựng, khổ đau, đọa đầy
Cầu xin Thiên Chúa ra tay
Quyền năng cảm hóa, đổi thay lòng người
Đổi thay lũ ác trên đời
Để cho công lý, rạng ngời yêu thương
Khổ đau như nén trầm hương
Dâng lên Thiên Chúa, theo gương anh hào
Chiên vì công lý kêu gào
Đoàn chiên vững bước, dâng trào niềm tin.
Năm châu bốn bể, gởi lời thân thương
Cầu cho giáo xứ quê hương
Đủ sức chịu đựng, quỉ vương thần sầu
Dù cho Tam Tòa nát đau
Cho dù cay đắng, trước sau tăng dần
Trải qua năm tháng bao lần
Chiên không khuất phục, tấm thân cúi lòn
Nhà thờ xin, đợi mỏi mòn
Cha con làm lễ, cho tròn với nhau
Mượn nhà cất tiếng kinh cầu
Xin cho dân tộc, thoát Tầu tai ương
Chúa thương hoán cải bạo cường
Mong cho dân tộc, thoát đường cọp beo…
Dân Tàu tràn ngập xóm nghèo
Xã hội lũng loạn, rắc gieo hận thù
Tôn Giáo đảng chẳng mấy ưa…
Cho nên đàn áp, chẳng chừa một ai!
Chủ nghĩa gì quá quái thai
Đánh chiên bầm tím, máu lai láng trào
Đánh cha, chiên đổ máu đào
Công an, lãnh đạo… chúng nào đến nơi
Chúng mượn du đảng, ăn chơi…
Toàn thứ ngỗ nghịch, dở hơi, hiện hình
Lời lẽ chúng chửi rất kinh
Đánh cho cha cụ, chiên mình nát tưa
Gặp gì chúng nó cũng bưa
Cứ theo lệnh đảng, chúng bưa tới cùng
Cộng sản dùng lũ điên khùng
Dấu tay ném đá, đảng dùng xã-hội đen
Gian ác chúng nó đã quen
Bản chất xấu tốt, trắng đen, rõ rồi
Bất nhân từ lúc lên ngôi
Đàn áp, lấn lướt, đười ươi một tuồng
Lật lọng, gian ác, ngông cuồng…
Cắt xén, tráo trở, chúng bơm, vẽ vời
Tam Tòa chúng dập tơi bời
Trấn áp giáo xứ, tàn đời, đau thương
Dân Việt từ khắp muôn phương
Cầu cho công lý, thơm hương đợi chờ
Tam Tòa giữ vững ngọn cờ
Công lý bước tới, nương nhờ Trời thương
Xin Mẹ cũng hãy đỡ nương
Cho công lý Việt, thơm hương sáng ngời.
AI GÂY RA CẢNH TAM TÒA
Ai gây ra cảnh Tam Tòa
Chiên bị đánh bởi gian tà, cuồng ngông
Nghe qua sao quá hãi hùng
Cha, chiên bị đánh khắp cùng châu thân
Du côn, du đảng, bất nhân
Đảng mướn triệt hạ, người dân của mình
Chiên, cha nào có tội tình
Sao bay trấn áp, cực hình trái ngang
Giáo dân đau khổ nát tan
Máu rơi, mắt tím, lệ sa hàng ngày
Chiên hiền lâm cảnh khốn thay
Chỉ biết hướng thượng, chấp tay nguyện cầu
Nguyện xin Thiên Chúa trước sau
Cho chiên chịu đựng, khổ đau, đọa đầy
Cầu xin Thiên Chúa ra tay
Quyền năng cảm hóa, đổi thay lòng người
Đổi thay lũ ác trên đời
Để cho công lý, rạng ngời yêu thương
Khổ đau như nén trầm hương
Dâng lên Thiên Chúa, theo gương anh hào
Chiên vì công lý kêu gào
Đoàn chiên vững bước, dâng trào niềm tin.
Sự Thật
lykhách
02:35 05/08/2009
SỰ THẬT là gì?
Sự thật chính là điều “nhạy cảm”
Mà lương tâm chỉ dám thầm thì
Mắt nhắm, mắt mở chẳng dám nhìn công lý
Miệng lặng câm nhìn sự thật ra đi!
Sự thật ở đâu?
Sự thật nằm trong những điều “bức xúc”
Thầm lặng khắc khoải nơi trái tim tù ngục
Sự thật loay hoay, sự thật thổn thức
Sự thật trong lương tri con người ray rứt!
Sự thật ra sao?
Sự thật khiến những lòng còn nhân ái nghẹn ngào
Những bàn tay đòi công lý dám đối đầu
Những tiếng nói lấy chí nhân thay cường bạo
Những trù dập, tội tù dù người biết trước sau
Đừng nói sự thật làm gì với kẻ sống nhờ dối trá
Bởi sự thật trong chúng chính là thật sự hèn hạ
Tối muốn hỏi sự thật những ai đang lặng câm giữa khổ đau thiên hạ
Có còn thoi thóp chút lương tâm rời rã giữa tình người?
Sự thật là gì?
Có phải chăng sự thật cao siêu không cần nói thành lời?
Hay sự thật quá thấp đất e rằng mở miệng sẽ hao hơi?
Từ nghìn xưa “sự thật” vẫn rất gần với tù tội
Đến ngày nay sự thật vẫn còn trôi nổi
Giữa bạo lực, tội ác, bất công, dối gian, phản bội…
Sợ sự thật đau thương sẽ đứng lên giải phóng con người!
Sự thật ra đi khi con người tội lỗi
Sự thật réo gào giữa nhắm mắt buông xuôi
Sự thật chết đuối khi đồng tiền làm mắt tối
Sự thật rên la dưới bạo lực dập vùi
Đã từ bao giờ sự thật bị chôn trong hai từ “nhạy cảm”
Để cho lương tâm nằm ngủ giữa trái tim quan tài
Chiếc ván thiên chưa đậy nắp để còn thấy mặt người u ám
Vô cảm như những cây đinh rỉ sét đầy câm nín họa tai!
Sự thật không bao giờ đem đi đánh đổi
Cho những nhân danh câm lặng: “vì người”
Sự thật không bao giờ có tội
Sự thật chẳng thể nào cắt nửa chia đôi!
Sự thật là chúng ta không dám nhìn sự thật
Hoặc thấy sự thật mà chẳng dám mở lời
Thế rồi quen, ngày từng ngày dần đánh mất
Để gian dối trên cao chồm hổm ngồi!
Đã một lần SỰ THẬT bị đóng đinh
Sự Thật bị đòn roi, Sự Thật chết một mình
Như Phi-la-tô rửa tay, để mặc lính
Đem Sự Thật treo lên chết cô độc, nhục hình!
Và chúng ta cứ hỏi
Sự thật là gì?
Và thấy ra, chúng ta lại từ chối
Sự thật quá “nhạy cảm”, thôi để sự thật chết cho muôn người!
Sự thật chính là điều “nhạy cảm”
Mà lương tâm chỉ dám thầm thì
Mắt nhắm, mắt mở chẳng dám nhìn công lý
Miệng lặng câm nhìn sự thật ra đi!
Sự thật ở đâu?
Sự thật nằm trong những điều “bức xúc”
Thầm lặng khắc khoải nơi trái tim tù ngục
Sự thật loay hoay, sự thật thổn thức
Sự thật trong lương tri con người ray rứt!
Sự thật ra sao?
Sự thật khiến những lòng còn nhân ái nghẹn ngào
Những bàn tay đòi công lý dám đối đầu
Những tiếng nói lấy chí nhân thay cường bạo
Những trù dập, tội tù dù người biết trước sau
Đừng nói sự thật làm gì với kẻ sống nhờ dối trá
Bởi sự thật trong chúng chính là thật sự hèn hạ
Tối muốn hỏi sự thật những ai đang lặng câm giữa khổ đau thiên hạ
Có còn thoi thóp chút lương tâm rời rã giữa tình người?
Sự thật là gì?
Có phải chăng sự thật cao siêu không cần nói thành lời?
Hay sự thật quá thấp đất e rằng mở miệng sẽ hao hơi?
Từ nghìn xưa “sự thật” vẫn rất gần với tù tội
Đến ngày nay sự thật vẫn còn trôi nổi
Giữa bạo lực, tội ác, bất công, dối gian, phản bội…
Sợ sự thật đau thương sẽ đứng lên giải phóng con người!
Sự thật ra đi khi con người tội lỗi
Sự thật réo gào giữa nhắm mắt buông xuôi
Sự thật chết đuối khi đồng tiền làm mắt tối
Sự thật rên la dưới bạo lực dập vùi
Đã từ bao giờ sự thật bị chôn trong hai từ “nhạy cảm”
Để cho lương tâm nằm ngủ giữa trái tim quan tài
Chiếc ván thiên chưa đậy nắp để còn thấy mặt người u ám
Vô cảm như những cây đinh rỉ sét đầy câm nín họa tai!
Sự thật không bao giờ đem đi đánh đổi
Cho những nhân danh câm lặng: “vì người”
Sự thật không bao giờ có tội
Sự thật chẳng thể nào cắt nửa chia đôi!
Sự thật là chúng ta không dám nhìn sự thật
Hoặc thấy sự thật mà chẳng dám mở lời
Thế rồi quen, ngày từng ngày dần đánh mất
Để gian dối trên cao chồm hổm ngồi!
Đã một lần SỰ THẬT bị đóng đinh
Sự Thật bị đòn roi, Sự Thật chết một mình
Như Phi-la-tô rửa tay, để mặc lính
Đem Sự Thật treo lên chết cô độc, nhục hình!
Và chúng ta cứ hỏi
Sự thật là gì?
Và thấy ra, chúng ta lại từ chối
Sự thật quá “nhạy cảm”, thôi để sự thật chết cho muôn người!
Đáp lễ bài ''Hãy nói sự thật'' trên báo Quân đội Nhân dân: Đâu là sự thật?
Bùi Tín
04:36 05/08/2009
Đáp lễ bài "Hãy nói sự thật" trên báo Quân đội Nhân dân:
Đâu là sự thật?
Báo Quân đội nhân dân số chủ nhật 2-8-2009, trong mục Chính luận có bài "Hãy nói lên sự thật ", với mục đích lên án tôi đã không nói sự thật trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài RFA về vụ Tam Tòa - Qủang Bình.
Đã lâu lắm rồi, dễ thường đến 16 năm, báo QĐND mới lại nhắc đến Bùi Tín.
Điều này làm tôi xúc động, thích thú nữa, để được luận bàn về "sự thật", một chủ đề cực kỳ hệ trọng suốt hơn nửa thế kỷ trong xã hội Việt nam.
Tôi chỉ tiếc là người viết bài chính luận ấy lại không ký tên. Sao lạ vậy? trong thời công khai, minh bạch, sao vẫn cứ cái cố tật "ném đá dấu tay " như thế?
Mở đầu bài viết tác giả đã nhận xét sự việc ở Tam Tòa gần đây là "liên quan đến sự chống phá của các lực lượng thù địch". Đây là sự thật hay chỉ là nhận xét một chiều, kiểu áp đặt, chụp mũ tùy tiện rất quen thuộc trên báo chí nhà nước như báo QĐND?
Tác giả bênh vực cái quyết định của tỉnh Quảng Bình năm 1997 coi phần còn lại của nhà thờ Tam Tòa là Chứng tích tội ác chiến tranh, theo đúng Luật di sản văn hoá. Theo tôi cái quyết định ấy vẫn không có giá trị vì nhiều lẽ sau đây:
- ông phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật có ký cái quyết định ấy, nhưng vấn đề này không hề được đưa ra thảo luận ở Hội đồng nhân dân tỉnh cũng như ở Ủy ban nhân dân tỉnh. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng không hề được hỏi ý kiến. Còn nhân dân thì không hề được hỏi đến. Theo luật về quyền hạn của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã thì đây là một quyết định không có cơ sở, do đó không có giá trị pháp lý vững chắc;
- thêm nữa bom Mỹ có phá hủy phần lớn nhà thờ Tam Tòa, nhưng theo tôi được biết khi ấy cả Đồng Hới đã sơ tán triệt để, không có linh mục hay giáo dân nào ở lại trong nhà thờ, nên bom Mỹ không gây thương vong cho dân thường, nên gọi là Chứng tích tội ác chiến tranh "để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ" thì có phần khiên cưỡng;
- hồi ấy tôi đã thấy 2 ụ súng phòng không lớn được đắp ngay cạnh nhà thờ, nên ở ngoài khơi Đồng Hới tàu chiến, tàu sân bay, máy bay do thám Mỹ của hạm đội 7 có thể biết rất rõ từng mục tiêu, nên các cuộc ném bom có nhiều khả năng nhằm vào các mục tiêu quân sự ấy.
Bài viết của báo QĐND còn cho rằng tôi đã nói không đúng sự thật, tôi đã kích động dư luận khi cho rằng sự kiện xảy ra "không phải xung đột lương - giáo", mà bắt nguồn từ mâu thuẫn "giữa chính quyền còn mang màu sắc cộng sản với các tôn giáo". Đó là chính kiến của tôi khi phóng viên RFA hỏi tôi rằng " xung đột vừa qua có phải xung đột lương - giáo hay không?".
Chẳng lẽ những mâu thuẫn giữa chính quyền mang bản chất cộng sản kỳ thị với các tôn giáo là không có thật, là do tôi - nhà báo Bùi Tín - bịa đặt, dựng đứng lên hay sao?
Chẳng lẽ ý đồ ngăn cản giáo dân sơ tán các vùng xa trở về tập trung trở lại giữa thành phố Đồng Hới quanh Tam Toà không phải là chủ trương rõ rệt - tuy không dám nói ra - của tỉnh uỷ Quảng Bình hay sao? Chẳng lẽ việc chính quyền lần lữa mãi, không hề đếm xỉa đến nguyện vọng chính đáng của bà con giáo dân sớm có một nhà thờ mới ở gần địa điểm cũ trong thành phố Đồng Hới là do nhà báo Bùi Tín này bịa đặt ra hay sao? Tại sao đã hoà bình 34 năm mà nay chính quyền mới chỉ ra 5 địa điểm cho các giáo dân lựa chọn, toàn là nơi hẻo lánh, có điểm không có đường vào, nơi thì không thuận lợi cho việc làm ăn, việc học hành của trẻ nhỏ, thế là chính sách đàng hoàng nhân ái với bà con giáo dân hay sao?
Tại sao báo Quảng Bình của tỉnh uỷ lại nói rằng số giáo dân ở Đồng Hới nay là không đáng kể, trong khi các linh mục sở tại cho rằng số bà con giáo dân ở đây đã lên đến trên một ngàn! Thế là thái độ ưu ái, ngay thật với bà con Công giáo ư?
Khi xung đột xảy ra, khi công an huy động một số kẻ lạ mặt, từ xa đến, mang băng đỏ, hành hung rất bạo trợn bà con tay không, đánh trọng thương linh mục Nguyễn Đình Phú và linh mục Ngô Thế Bính, báo QĐND đưa tin rằng họ là dân Đồng Hới sở tại "tự phát đứng ra ngăn kẻ xấu làm mất trật tự trị an", vậy thì tin ấy là sự thật ư?
Mong rằng Ban biên tập báo QĐND có dũng khí đăng bài "đáp lễ" này của tôi để làm rõ đâu là sự thật, sự thật hoàn toàn, không che dấu, không xuyên tạc và bóp méo.
Cuối cùng tôi lưu ý người viết Chính luận của báo QĐND hãy dùng từ ngữ chuẩn xác. Anh ta viết rằng "ông Bùi Tín đào tẩu sang Pháp", "trốn bỏ tổ quốc", trong khi tôi không hề đào tẩu, không hề trốn bỏ. Tôi đàng hoàng sang Pháp bằng hộ chiếu ngoại giao, theo lời mời chính thức, đích danh "nhà báo Bùi Tín". Từ Pháp tôi gửi về nước "Kiến nghị 12 điểm của một công dân" lời lẽ ôn tồn, nội dung ngay thật, hợp lý, phải đạo. Lãnh đạo không tiếp nhận, còn vu cáo là tôi phản bội (!), "bị phản động mua chuộc", còn vu khống trong một cuộc giao ban là tôi ăn tiền của "Đơ B" (tình báo Pháp) và CIA, cắt điện thoại nhà tôi, trả thù bằng cách đối xử cực xấu với vợ, con gái tôi.
Bộ trưởng công an Mai Chí Thọ còn nói "Thành Tín nay thành Thất Tín", lại nói "đảng đã cho cụ Bùi... chức vụ cao quý Trưởng ban Thường trực Quốc hội mà BT không biết ơn. ..(!)". Do thái độ xấu như thế, trịch thượng như thế, bạn bè, người thân của tôi khuyên tôi chớ về ngay mà nguy hiểm, ở lại Pháp làm nhà báo tự do, ngay thật, có khi có ích hơn là về nước để bị bịt mồm. Tôi không hề "trốn bỏ Tổ quốc". Ở xa tôi càng gần tổ quốc, càng phục vụ đồng bào có hiệu quả hơn.
Tôi viết sai sự thật ư. Sao không để lưu hành những cuốn sách của tôi: "Hoa Xuyên Tuyết", "Mặt Thật", "Về Ba ông Thánh","Mây mù Thế kỷ","Tâm tình với Tuổi trẻ ", "Cung Vua và Phủ Chúa" để cho bạn đọc và công luận trong nước đánh giá cho công bằng? Để xem ai nói lên sự thật. Sao những cuốn sách ấy vẫn được bí mật lưu truyền, được trong nước tìm đọc trên các mạng Đối thoại, Ý kiến, Văn Tuyển, Đàn Chim Việt, Tập họp Thanh niên Dân chủ, Thông luận...
Và trong sự kiện Tam Tòa, đâu là sự thật? Xin để bạn đọc, công luận phán xét.
Bùi Tín, Paris 4-8-2009
Đâu là sự thật?
Báo Quân đội nhân dân số chủ nhật 2-8-2009, trong mục Chính luận có bài "Hãy nói lên sự thật ", với mục đích lên án tôi đã không nói sự thật trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài RFA về vụ Tam Tòa - Qủang Bình.
Đã lâu lắm rồi, dễ thường đến 16 năm, báo QĐND mới lại nhắc đến Bùi Tín.
Điều này làm tôi xúc động, thích thú nữa, để được luận bàn về "sự thật", một chủ đề cực kỳ hệ trọng suốt hơn nửa thế kỷ trong xã hội Việt nam.
Tôi chỉ tiếc là người viết bài chính luận ấy lại không ký tên. Sao lạ vậy? trong thời công khai, minh bạch, sao vẫn cứ cái cố tật "ném đá dấu tay " như thế?
Mở đầu bài viết tác giả đã nhận xét sự việc ở Tam Tòa gần đây là "liên quan đến sự chống phá của các lực lượng thù địch". Đây là sự thật hay chỉ là nhận xét một chiều, kiểu áp đặt, chụp mũ tùy tiện rất quen thuộc trên báo chí nhà nước như báo QĐND?
Tác giả bênh vực cái quyết định của tỉnh Quảng Bình năm 1997 coi phần còn lại của nhà thờ Tam Tòa là Chứng tích tội ác chiến tranh, theo đúng Luật di sản văn hoá. Theo tôi cái quyết định ấy vẫn không có giá trị vì nhiều lẽ sau đây:
- ông phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật có ký cái quyết định ấy, nhưng vấn đề này không hề được đưa ra thảo luận ở Hội đồng nhân dân tỉnh cũng như ở Ủy ban nhân dân tỉnh. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng không hề được hỏi ý kiến. Còn nhân dân thì không hề được hỏi đến. Theo luật về quyền hạn của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã thì đây là một quyết định không có cơ sở, do đó không có giá trị pháp lý vững chắc;
- thêm nữa bom Mỹ có phá hủy phần lớn nhà thờ Tam Tòa, nhưng theo tôi được biết khi ấy cả Đồng Hới đã sơ tán triệt để, không có linh mục hay giáo dân nào ở lại trong nhà thờ, nên bom Mỹ không gây thương vong cho dân thường, nên gọi là Chứng tích tội ác chiến tranh "để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ" thì có phần khiên cưỡng;
- hồi ấy tôi đã thấy 2 ụ súng phòng không lớn được đắp ngay cạnh nhà thờ, nên ở ngoài khơi Đồng Hới tàu chiến, tàu sân bay, máy bay do thám Mỹ của hạm đội 7 có thể biết rất rõ từng mục tiêu, nên các cuộc ném bom có nhiều khả năng nhằm vào các mục tiêu quân sự ấy.
Bài viết của báo QĐND còn cho rằng tôi đã nói không đúng sự thật, tôi đã kích động dư luận khi cho rằng sự kiện xảy ra "không phải xung đột lương - giáo", mà bắt nguồn từ mâu thuẫn "giữa chính quyền còn mang màu sắc cộng sản với các tôn giáo". Đó là chính kiến của tôi khi phóng viên RFA hỏi tôi rằng " xung đột vừa qua có phải xung đột lương - giáo hay không?".
Chẳng lẽ những mâu thuẫn giữa chính quyền mang bản chất cộng sản kỳ thị với các tôn giáo là không có thật, là do tôi - nhà báo Bùi Tín - bịa đặt, dựng đứng lên hay sao?
Chẳng lẽ ý đồ ngăn cản giáo dân sơ tán các vùng xa trở về tập trung trở lại giữa thành phố Đồng Hới quanh Tam Toà không phải là chủ trương rõ rệt - tuy không dám nói ra - của tỉnh uỷ Quảng Bình hay sao? Chẳng lẽ việc chính quyền lần lữa mãi, không hề đếm xỉa đến nguyện vọng chính đáng của bà con giáo dân sớm có một nhà thờ mới ở gần địa điểm cũ trong thành phố Đồng Hới là do nhà báo Bùi Tín này bịa đặt ra hay sao? Tại sao đã hoà bình 34 năm mà nay chính quyền mới chỉ ra 5 địa điểm cho các giáo dân lựa chọn, toàn là nơi hẻo lánh, có điểm không có đường vào, nơi thì không thuận lợi cho việc làm ăn, việc học hành của trẻ nhỏ, thế là chính sách đàng hoàng nhân ái với bà con giáo dân hay sao?
Tại sao báo Quảng Bình của tỉnh uỷ lại nói rằng số giáo dân ở Đồng Hới nay là không đáng kể, trong khi các linh mục sở tại cho rằng số bà con giáo dân ở đây đã lên đến trên một ngàn! Thế là thái độ ưu ái, ngay thật với bà con Công giáo ư?
Khi xung đột xảy ra, khi công an huy động một số kẻ lạ mặt, từ xa đến, mang băng đỏ, hành hung rất bạo trợn bà con tay không, đánh trọng thương linh mục Nguyễn Đình Phú và linh mục Ngô Thế Bính, báo QĐND đưa tin rằng họ là dân Đồng Hới sở tại "tự phát đứng ra ngăn kẻ xấu làm mất trật tự trị an", vậy thì tin ấy là sự thật ư?
Mong rằng Ban biên tập báo QĐND có dũng khí đăng bài "đáp lễ" này của tôi để làm rõ đâu là sự thật, sự thật hoàn toàn, không che dấu, không xuyên tạc và bóp méo.
Cuối cùng tôi lưu ý người viết Chính luận của báo QĐND hãy dùng từ ngữ chuẩn xác. Anh ta viết rằng "ông Bùi Tín đào tẩu sang Pháp", "trốn bỏ tổ quốc", trong khi tôi không hề đào tẩu, không hề trốn bỏ. Tôi đàng hoàng sang Pháp bằng hộ chiếu ngoại giao, theo lời mời chính thức, đích danh "nhà báo Bùi Tín". Từ Pháp tôi gửi về nước "Kiến nghị 12 điểm của một công dân" lời lẽ ôn tồn, nội dung ngay thật, hợp lý, phải đạo. Lãnh đạo không tiếp nhận, còn vu cáo là tôi phản bội (!), "bị phản động mua chuộc", còn vu khống trong một cuộc giao ban là tôi ăn tiền của "Đơ B" (tình báo Pháp) và CIA, cắt điện thoại nhà tôi, trả thù bằng cách đối xử cực xấu với vợ, con gái tôi.
Bộ trưởng công an Mai Chí Thọ còn nói "Thành Tín nay thành Thất Tín", lại nói "đảng đã cho cụ Bùi... chức vụ cao quý Trưởng ban Thường trực Quốc hội mà BT không biết ơn. ..(!)". Do thái độ xấu như thế, trịch thượng như thế, bạn bè, người thân của tôi khuyên tôi chớ về ngay mà nguy hiểm, ở lại Pháp làm nhà báo tự do, ngay thật, có khi có ích hơn là về nước để bị bịt mồm. Tôi không hề "trốn bỏ Tổ quốc". Ở xa tôi càng gần tổ quốc, càng phục vụ đồng bào có hiệu quả hơn.
Tôi viết sai sự thật ư. Sao không để lưu hành những cuốn sách của tôi: "Hoa Xuyên Tuyết", "Mặt Thật", "Về Ba ông Thánh","Mây mù Thế kỷ","Tâm tình với Tuổi trẻ ", "Cung Vua và Phủ Chúa" để cho bạn đọc và công luận trong nước đánh giá cho công bằng? Để xem ai nói lên sự thật. Sao những cuốn sách ấy vẫn được bí mật lưu truyền, được trong nước tìm đọc trên các mạng Đối thoại, Ý kiến, Văn Tuyển, Đàn Chim Việt, Tập họp Thanh niên Dân chủ, Thông luận...
Và trong sự kiện Tam Tòa, đâu là sự thật? Xin để bạn đọc, công luận phán xét.
Bùi Tín, Paris 4-8-2009
Giáo xứ Tam Tòa, qua khủng bố lịch sử đang tái diễn...
Nguyễn Đức Cung
07:05 05/08/2009
Một triết gia Tây phương có nói: “Chẳng bao giờ người ta có thể tắm lần thứ hai ở một dòng sông.” Câu nói cho người đọc sử một nguyên lý dứt khoát đó là lịch sử không bao giờ lặp lại cũng giống như con sông hễ trôi đi một lần là đi biền biệt với dòng thủy lưu luôn luôn đổi thay cùng với bãi cát nương dâu khi bồi khi lở. Tuy nhiên chắc chắn lịch sử đã có khi lặp lại và - không những thế - đã lặp lại nhiều lần cho nên người ta đã luôn luôn thúc dục nhau nhớ lấy bài học lịch sử, rút ra kinh nghiệm lịch sử, tìm hiểu vấn đề lịch sử để bồi bổ cho những nhận thức cùng hành động trong hiện tại và như vậy rõ ràng là câu nói của sử gia Pháp Fustel De Coulanges “Lịch sử chẳng có ích lợi gì” (L’histoire ne sert à rien) (Nguyễn Phương, Phương pháp sử học, Phong nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 23) đã hóa nên vô nghĩa?
Ngày 20-7-2009, lịch sử đã lặp lại trên một vùng đất bé nhỏ, một địa điểm đã từng là chiến trường giữa lực lượng người Hán và Đại Việt với người Chăm từ thế kỷ I đến thế kỷ XI, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn trong gần hai trăm năm, một linh địa mệnh danh Tam Tòa từng hiện diện trên đó ngôi thánh đường ngày nay đổ nát chỉ còn mặt tiền được chính quyền cộng sản tỉnh Quảng Bình dùng làm nơi lưu niệm chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Giáo xứ Tam Tòa ở phía nam sông Gianh, trên vùng biên giới giữa vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài thể hiện cá tính đặc thù đúng như câu nói của sử gia Anh Arnold J. Toynbee: “Những miền nằm trên vùng biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” (Arnold J. Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn, 1974, tr. 17). Biến cố khủng bố có tổ chức đối với người giáo dân Tam Tòa do chính quyền cộng sản tại Quảng Bình điều động có lớp lang, có bài bản ngày 20-7-2009 và những ngày sau đó đã cho thấy rõ ràng là lịch sử bách hại đạo Công Giáo đang lặp lại trên vùng đất đầy đau khổ mà cũng rất anh hùng này.
1.- Hạt giống đức tin gieo xuống và chông gai bước đầu.
Dưới thời Pháp thuộc thành phố Đồng Hới có tên thơ mộng là Thành Phố Hoa Hồng nằm gần đúng vào giữa tỉnh Quảng Bình ở tọa độ 17, 21 đến 17, 31 vĩ độ Bắc và 106, 30 đến 106, 10 kinh độ Đông. Đồng Hới trước đây có tên Động Hải mà theo một tư liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc có tên “Trang sử giáo xứ Tam Tòa” thì năm 1615 chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) cho phép các giáo sĩ Âu châu vào truyền đạo từ Phú Yên đến sông Gianh. Lúc bấy giờ, muốn truyền đạo có kết quả mau chóng thì phải tìm đến chỗ đông người, nên các giáo sĩ phải chọn vùng thị tứ để tới đó giảng đạo mà ở Quảng Bình không có chỗ nào đông đúc hơn vùng Nhật Lệ cho nên Động Hải là một điểm truyền giáo được chú ý tới. Đặc biệt là trong giai đoạn chúa Nguyễn xây đắp lũy Trấn Ninh, lập đồn Động Hải, xây lũy Trường Sa v.v… thì Động Hải lại càng tấp nập, trở thành địa hạt giảng đạo quan trọng đối với các vị thừa sai. ( Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử giáo xứ Tam Tòa. Tư liệu phổ biến nội bộ của họ giáo Tam Tòa, Sài Gòn, 1996, trang 5; Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VHTT Thị Xã Đồng Hới xb., 2000, tr. 150). Chỉ trong một thời gian không lâu ở phía nam Quảng Bình đã có bốn họ đạo đó là Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười và Động Hải. Sau khi được thành lập, các giáo xứ tại Quảng Bình sống đời sống mục vụ tự lập, không có linh mục trông coi nên giáo dân đã sớm trưởng thành trong đức tin. Thỉnh thoảng trong một năm, một hoặc hai lần mới có linh mục từ Huế ra thăm ban các phép bí tích. Cũng theo tư liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc, hồi đó các quan chưởng cơ ở Quảng Bình cũng tuyển lựa đồng bào công giáo vào quân ngũ. Báo cáo ngày tháng 12-1692 của linh mục Lôrensô Lâu gửi về Tòa Thánh Rôma cho biết: “Tôi tới thăm các họ đạo Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười, Động Hải, tại vùng này có dinh quan Chưởng cơ và quân đội chúa Nguyễn, có lũy lớn gọi là lũy Trấn Ninh, ở đây có 50 lính công giáo…”. (Nguyễn Tú, Sđd, trang 150)
Nhưng tình hình về sau đổi thay do việc các chúa Nguyễn thi hành chính sách cấm và bắt đạo qua nhiều hình thức khủng bố nhắm vào đối tượng là người Công Giáo.
Trong tác phẩm Lịch sử truyền giáo, linh mục Nguyễn Hồng viết về các anh hùng xưng đạo ở Quảng Bình qua cơn khủng bố dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) như sau: “Cuộc bách hại vẫn tiếp tục. Bắt đầu với cái chết của thầy Andrea, rồi đến hai thầy I-nha-xu và Vinh-Sơn, cuối năm 1646 lại tái diễn với án trảm quyết hai ông Agostinô và Alêxi. Thấy hoạt động tông đồ giáo dân của hai ông Agostinô và Siméon, hai vị trùm trưởng nhiệt thành của họ Quảng Bình, dù trong thời kỳ cấm cách, vẫn tiếp tục và kết quả, một số người ghét đạo ở làng bên tìm cách phá hoại. Họ nhờ một quan cai đội đệ trình lên Thượng vương một đơn tố cáo một số đàn anh họ đạo Quảng Bình, trong đó tên hai ông Agostinô và Siméon được đặt lên trên hết. Họ kêu ca vì dân bên giáo bỏ thần phật, nên mùa quả bị hỏng và trâu bò chết nhiều. Thượng vương ra lệnh cho lính phủ về bắt hai ông Agostinô và Siméon đóng gông giải về dinh.. Cậy thế triều đình, họ Quảng-Bình bị lính phủ phá phách tàn tệ. Hai ông Agostinô và Siméon bị bắt giam cùng với 4 giáo dân trong họ, trong đó có ông Alêxi. Ông là người trong quân đội, nghe biết lính phủ lên bắt giáo dân trong họ, ông liền xưng ra mình là người có đạo. Lấy tình bạn đồng nghiệp, quan cai đội chỉ yêu cầu ông ký bản chối đạo, không bắt ông phải đạp ảnh và tìm hết các đường lối quanh co để gỡ cho ông thoát, nhưng ông Alêxi từ chối những cử chỉ hèn nhát đó. Ông lại yêu cầu được danh dự mang gông như hai ông Agostinô và Siméon. Theo luật, quân lính có tội được miễn nhục hình đó, nhưng vì ông Alêxi khẩn khoản, nên sau khi hỏi ý kiến quan phủ, quan cai đội cũng để ông được mang gông. Bị giải đến trước mặt Thượng vương, nhà chúa bỡ ngỡ vì lệnh truyền chỉ đóng gông có hai người. Hiểu chuyện do quan cai đội tâu trình, Thượng vương bắt đầu tra vấn ông Alêxi rồi đến hai ông Siméon và Agostinô. Tất cả đều can đảm xưng đạo. Nổi giận, Thượng vương kết án trảm quyết hai ông Agostinô và Alêxi, còn cụ già Siméon đã 62 tuổi và 3 giáo dân khác bị chặt một ngón tay, bị đánh đòn và cạo trọc đầu. Án giao cho quan phủ Quảng Bình thi hành và còn truyền cho ông phải truy nã những giáo dân bất tuân lệnh vẫn cả gan hành đạo và trừng phạt để làm gương cho người khác sợ. Một số ảnh tượng và sách đạo bị tịch thu trong chuyến vây bắt họ Quảng-Bình, cũng bị đem thiêu hủy hôm đó.” (Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hiện Tại, 1959, quyển I, trang 245). Linh mục Nguyễn Hồng đã dựa trên tư liệu của cha Metello Saccano ghi tên làng đó là làng “Kenyka” mà theo chúng tôi đoán đó là làng Kẻ Nại tức là làng Diêm Điền là làng của hòa thượng Thích Trí Quang ở gần giáo xứ Tam Tòa. Dân làng Diêm-Điền có tật nói ngọng, chữ l nói là n thí dụ “làm sao” thì nói “nàm thao”. Trong biến cố quân Văn Thân đốt phá giáo xứ Sáo Bùn năm 1886, chính đa số là dân Diêm Điền vào đốt. Vậy thì trước đó cả hơn thế kỷ, chính quân phủ Quảng Bình xúi dục làng Kẻ Nại khiếu kiện người Công giáo gây mối xung đột lương giáo từ đó kéo dài về sau. Những việc làm đó về sau được công an Quảng Bình áp dụng trong sự biến Tam Tòa ngày 20-7-và 27-7-2009 chẳng hạn như bắt người, đánh đập linh mục, giáo dân, tịch thu ảnh tượng, sách đạo, tượng thánh giá v.v…
Tình hình lúc đó rất căng nên các linh mục phải trốn đi miền khác. Từ Phú Xuân ra tới nam sông Gianh lúc bấy giờ chỉ còn hai thừa sai Dòng Tên. Tuy nhiên cuộc bắt đạo trở nên khốc liệt dưới triều các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị và nhất là Tự Đức.
Về sau chính sách khủng bố đạo Công Giáo vốn là sáng kiến của vua Minh Mạng nhưng vì sợ mang tiếng nên ông mới khôn khéo bắt các quan triều đình làm kiến nghị gởi lên vua xin cấm đạo Công Giáo trong toàn quốc. Và trước mặt dân Minh-Mạng hạ chỉ cấm đạo chỉ vì triều thần nài xin gắt gao. Sử gia linh mục Phan Phát Huồn cho rằng “cái hài kịch mà Minh Mạng và tôi tớ của ông đóng xem ra giống hài kịch mà Cộng-Sản thường diễn lại ngày nay. Minh Mạng cám ơn các quan đã có lòng hăng nồng sốt sắng lo việc nước, việc dân.” (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, bản in lần thứ hai, 1965, quyển I, trang 322).
2.- Cao điểm của chính sách khủng bố.
Tuy nhiên cao điểm của sự khủng bố đạo Công Giáo dưới thời Tự Đức (1847-1883) là chính sách phân sáp được áp dụng trong toàn quốc giai đoạn 1861-1862 mà trong đó giáo dân toàn tỉnh Quảng Bình trong đó có giáo dân Sáo Bùn, tổ tiên của giáo dân Tam Tòa đã phải chịu đựng khó có ngòi bút nào diễn tả hết sự đau thương, thảm khốc.
Trong chính sách phân sáp, Tự Đức chủ ý gây ra tình trạng mâu thuẫn lương giáo, miệt thị giáo dân bằng cách gọi giáo dân là “dữu dân” (dữu là một thứ cỏ độc hại). Phân sáp là gì? Nhà sử học Lê Ngọc Bích trong sách Nhân vật Giáo phận Huế đã cho biết: “Phân sáp (cũng đọc là Phân tháp); “Phân” là chia ra, “Sáp” hay “tháp”là cắm vào, lách vào. “Phân sáp” (hay “Phân tháp”) là chia riêng ra không cho tụ họp lại rồi cắm vào, ghép vào một nơi khác để bộ phận bị ghép vào đồng hóa với nơi được ghép vào. Như vậy, “Phân sáp” người Công giáo ở các làng Công giáo là xé nhỏ các gia đình Công giáo, các làng Công giáo để không còn là một đồng thể rồi ghép vào với gia đình không Công giáo (thuật ngữ gọi là người “bên lương” ở các làng “bên lương” khác quản lý, người Công giáo sẽ bị đồng hóa về mặt tôn giáo với người “bên lương” thì từ đó các cộng đồng người Công giáo là các họ đạo, các giáo xứ sẽ tàn lụi, sẽ bị xóa sổ.” (Lê Ngọc Bích, Nhân vật Giáo phận Huế, Tập I, 2000, tr. 43).
Sau đây là những thảm cảnh do chính sách “phân sáp” đã được Giám mục Sohier (tên VN là Bình) ghi lại bằng những nét rất phổ biến đối với nhiều giáo xứ “ (…) hàng loạt người Công giáo bị bắt (…) nhiều người chỉ gặp vợ con trong vòng 5-6 ngày rồi đau đớn xa lìa nhau, không thể nào gặp nhau lại được. Vì thế họ khóc than vô kể (…) Họ kể lể: Chúa ôi, thà người ta chặt đầu cắt cổ chúng con còn hơn! Tại sao không để chúng con chết đi cho rồi! Sống làm chi cho khổ thế!” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44).
Cảnh tượng tại Kẻ Sen, cách giáo xứ Tam Tòa khoảng 17 cây số thật đau lòng, theo lời Giám mục Sohier: “Đây là cảnh tượng đau lòng nhất: nào là những bà mẹ ra đi với đứa con dại đeo lung lẳng trên vú, nào các bà khác thì cõng con sau lưng. Chồng họ đi theo gánh gồng lương thực. Sau những người này là những ông chủ mới, tay cầm roi. Những trẻ con bị bỏ lại, chúng chạy trốn lên rừng. Dầu vậy họ vẫn hiên ngang đi, lòng đầy tin tưởng (…)” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44)
Chính sách đối xử với dân Công giáo thật dã man. Cứ mỗi làng bên lương nhận quản lý 5, 6 người Công giáo, có làng nhận tới 90 giáo dân. Có người bị giam cầm suốt cả năm không được cấp một hạt gạo hay một đồng tiền nào cả. Các quan mỗi tháng đến kiểm soát 3 lần và tra tấn giáo dân trong khi đó các lý trưởng, chánh tổng tha hồ đánh đập dân Công Giáo hơn cả đối xử với súc vật. Nhà giam những người Công Giáo thường làm bằng tre thấp lè tè, thiếu không khí, không có những tiện nghi cần thiết, chung quanh chất đầy rơm khô, trên không mái che, chờ hễ khi có lệnh thì phóng hỏa. Sau đây là những lời Giám Mục Sohier ghi lại: “Theo Sắc dụ Phân Sáp, các nhà giam được cất giữa các làng “bên lương” (để dễ kiểm soát), nhưng về sau đưa các nhà giam ra làm tại những nơi hoang vắng đồng không mông quạnh, xa nhà dân để một khi đốt các nhà giam thì nhà dân trong làng khỏi bị cháy lây. Bởi vì vua Tự Đức và các quan nhất quyết thiêu sống giáo dân trong trường hợp có tàu Tây trở lại các cửa biển… Ở các cửa biển cũng có sẵn rơm và củi, hễ có tàu ngoại quốc đến, quân ta đốt lửa lên làm hiệu lệnh, trong đất liền, ở các nhà giam sẽ nổi lửa đốt nhà giam.” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 45).
Trong các tư liệu viết về lịch sử Giáo phận Vinh, có Bài Phú Phân Tháp do Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp gửi cho linh mục Cao Vĩnh Phan, được đăng lại đầy đủ trong tác phẩm Lịch sử Giáo phận Vinh, với những chứng tích rất đau thương trích dẫn một đoạn như sau:
Ai ngờ:
- Trong buổi trị bình,
Sinh điều loạn lạc.
- Cứ sổ kêu phân tháp, ông tỉnh ấy dâng lên
Nghe chỉ cho thi hành, ông phủ chi làm trước.
- Trong nửa tháng sự thanh hết thảy, đưa dâng lên một tập quyển vàng,
Trên chín lần để dụ đáng khen mà đệ vào mấy đồng tiền bạc.
Rồi một cái:
- Các tỉnh thành đều phải thi hành,
Cứ quảng nghĩa cho in thể thức.
- Chiếu sổ ai là tả đạo, phủ bắt về đầy nha, huyện bắt về đầy nha,
Mật trát sức cho bình dân, làng mô cũng làm rặc, xã mô cũng làm rặc.
- Từ dần chí dậu trống đánh thì thùng,
Cả đêm liền ngày mõ khua cúc cắc.
- Các ông chức dịch ngồi trong đình họp họp hành hành,
Bắt đứa phu đài tìm mặt dân gông gông gạc gạc.
- Chính ở trong làng dựng vài điếm canh,
Chôn dưới chân cột xiên xiên mũi mác.
- Áp tận nơi: tre cắm một tầng dày kín mịt mù chông thả trong thả ngoài,
Sâu lút người: hào rạch tứ phía rào bao hai lớp gai bỏ ngang bỏ ngác.
- Nghe sắm sửa: kẻ một chục kẻ đôi ba chục, kẻ ba bốn chục mua lấy nơi gần gần,
Thành sổ rồi: làng năm người, làng dăm bảy người, làng chín mười người kéo từng đoàn dặc dặc.
- Không cho thối hồi,
Đòi đi lập tức.
- Chẳng để ai lưu lại quê nhà,
Cũng chán kẻ phải đi xa lắc.
- Những tưởng dồn làng vừa mang vừa hát vâng lệnh nước ra đi,
Ai ngờ phép vua một ngày một nghiêm bỏ cửa nhà tan tác… (Linh mục JBT. Cao Vĩnh Phan, Lịch sử Giáo phận Vinh, Hội Ái hữu Giáo phận Vinh Bắc Cali, Hoa Kỳ, xuất bản, 1996, tr. 531)
Một tư liệu xuất bản gần đây có tên Châu bản triều Tự-Đức còn ghi lại một trong nhiều trường hợp nhà Nguyễn xử lý vấn đề ruộng đất của người Công Giáo trong chính sách phân tháp như sau: “ Nội các duyệt xét các quy định của tỉnh Quảng ngãi nhằm xử trí với giáo dân đạo Gia Tô: Ruộng đất của giáo dân bị tập trung ở những nơi riêng biệt, giao cho lý dịch quản lý. Các lý dịch này sẽ chiêu mộ dân lương các nơi đến canh tác số ruộng đó. Một nửa số thu hoạch sẽ giao cho người canh tác, còn một nửa dùng nộp thuế và cấp dưỡng cho giáo dân.” (R.X.Q. Tự-Đức thập tứ niên, Thập nguyệt. Ngày 2-10 TĐ. XIV (1861). Tờ 17-23. Kho L.T.T.Ư. 2; CB. 262). Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, Châu bản triều Tự Đức, Nxb. Văn Học, 2003, tr. 110.
Đây chỉ là những điều ghi nhận trên giấy tờ, còn trong thực tế giáo dân phải chịu rất nhiều đau thương cả vật chất lẫn tinh thần mà trong đó giáo dân Sáo Bùn (Tam Tòa) nói riêng và Công Giáo toàn quốc nói chung phải gánh chịu thật sự không sao kể xiết.
3.- Lịch sử đang bước đầu tái diễn, nhưng người cộng sản đừng tưởng bở…
Trong bài trả lời BBC từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn giáo nhận định: “Chắc là lịch sử sẽ không lặp lại. Việt Nam có đường lối ngoại giao rất cụ thể và tính chất độc lập. Chắc lịch sử sẽ không lặp lại như thế.” (Vietcatholic ngày 28-7-2009) Ngày trước, vua chúa nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo, bắt bớ giam tù, đánh đập giáo dân, kể cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, thì ngày nay qua biến cố tại Tam Tòa ngày 20 và 27-7-2009, công an Quảng Bình cũng lặp lại các hành vi như vậy và còn được hỗ trợ thêm bằng các phương tiện truyền thông để bào chữa, biện minh cho việc làm của mình, rõ ràng là lịch sử đang lặp lại và chỉ những người có mắt mà không có con ngươi cỡ như tiến sĩ “giấy” Nguyễn Hồng Dương mới không thấy được sự thật mà thôi.
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, trong các cuộc ruồng bố tìm bắt người Công Giáo, việc tịch thu các ảnh tượng, kinh sách, áo lễ, là bằng chứng để buộc tội các đạo trưởng như linh mục, giám mục. Trong ngày 20-7-2009, công an Quảng Bình cũng đã tịch thu tượng thánh giá do Đức Cha Võ Đức Minh ở Nha Trang tặng cho giáo xứ Tam Tòa, tịch thu các sách hát của ca viên, máy phát điện cũng lều bạt của giáo xứ. Trong ngày 27-7, công an Quảng Bình đã hung bạo đánh đập hai linh mục Ngô Thế Bính và Nguyễn Đình Phú đến mang trọng thương, đánh đập một số giáo dân, đập gãy tượng thánh giá là một hình thức công khai sĩ nhục, xúc phạm tôn giáo. Rõ ràng là lịch sử đã lặp lại trong một xã hội mà chính quyền luôn luôn xoen xoét cái mồm là tôn trọng tự do tôn giáo. Chủ nghĩa Cộng Sản đã khẳng định rằng tôn giáo và cộng sản không thể đội trời chung xét cả lý thuyết lẫn thực hành.
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, chính sách cấm đạo được đưa ra nhưng được viện cớ là do yêu cầu của các quan (thời Minh Mạng) cùng lúc sử dụng người bên lương làm đối trọng chống giáo dân, cụ thể tại Quảng Bình, giáo xứ Sáo Bùn bị đốt phá do dân làng Diêm Điền (đa số là Phật giáo, đạo ông bà) ngày 24-6-1886. Các vua nhà Nguyễn đã khích động hiềm thù lương giáo, phá hoại tình đoàn kết dân tộc rõ ràng là đã đưa đường chỉ lối, tạo kinh nghiệm, tạo tiền lệ cho công an tỉnh Quảng Bình ngày nay sử dụng đám người mà họ gọi là “quần chúng tự phát” để tấn công, đe dọa, phá phách giáo dân, đánh trọng thương các linh mục. Đám côn đồ giả dạng “quần chúng tự phát” được công an bảo kê để ung dung phạm tội ác thì nào khác chi đồng bào bên lương trước đây được tự do hành động gây ra nhiều cuộc đổ máu do sự làm ngơ cho phép của nhà nước phong kiến trong các biến cố bắt đạo, phá đạo. Lịch sử há không phải đang được lặp lại hay sao?
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, chính sách khủng bố được nhà nước công khai sử dụng như là những biện pháp hữu hiệu nhằm triệt hạ đạo Công Giáo, nhưng như lời giáo phụ Tertullien đã nói “Máu tử đạo là hạt giống sinh con nhà có đạo”. Nhờ chính sách khủng bố Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có 117 vị thánh tử đạo và biết bao nhiêu người kể được kể vào hàng các bậc khả kính vô danh đã bỏ mình vì đạo dưới hình thức này hay hình thức khác. Trong cuộc đàn áp của công an Quảng Bình đối với giáo dân Tam Tòa, như đã thấy và chắc còn diễn ra trong tương lai, chính linh mục Võ Thanh Tâm, tổng đại diện Giáo phận Vinh cho biết: “Nếu nổ ra thì nó trầm trọng lắm. Nó nổ ra chúng tôi không biết có kiềm chế được tiếng hòa bình của mình. Nó uất ức quá cho nên nó sẽ đánh nhau. Khi đã đánh nhau rồi thì bất chấp, sẵn gì đánh nấy. Đánh thì nhất định tổn thương giáo dân, mà giáo dân khẳng định không có đường nào lên Thiên Đàng nhanh cho bằng tử đạo. Nó khẳng định thế thì tôi thấy ghê lắm, tôi sợ lắm.” (Vietcatholic ngày 28-7-2009).
Ngày trước, các vua chúa phong kiến nhà Nguyễn thi hành chính sách kỳ thị đối với người Công giáo, gọi họ là “dữu dân” (dân xấu như cỏ dại) để phân biệt với “lương dân” (người tốt), giết chóc, đày đọa họ, đối xử với họ như thứ công dân hạng hai – đúng như Mạnh Tử nói “ vua coi dân như cỏ rác, thì dân coi vua như thù địch” - để khi đến tình trạng nước gần mất vào tay người Pháp, bị áp lực từ nhiều phía mới nới rộng tay, tha đạo, tha phân tháp thì ngày nay chế độ Cộng Sản sau hơn 6 thập kỷ cầm quyền vẫn tiếp tục chính sách coi các tôn giáo như thù địch, dùng tôn giáo này để khống chế tôn giáo kia, dùng bộ máy đàn áp công an với mọi phương tiện hiện đại như roi điện, chó nghiệp vụ, thanh niên du đảng Hồ Chí Minh, bọn nghiện ngập và xã hội đen được khoác một mỹ từ là “quần chúng tự phát” để dập tắt tiếng nói đấu tranh cho Công lý và Sự thật. Chính Kalinine đã từng nói: “Chiến đấu bài tôn giáo là phương thế cần thiết và tối diệu để vạch đường cho Cộng sản.”
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa Cộng Sản đã đi vào mồ chôn của chúng tại Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm cuối của thế kỷ 20, kết quả của cuộc chiến “ai thắng ai” đã tỏ rõ trên bàn cân lịch sử. Néron của đế quốc La mã trong thế kỷ I đã chết sau khi phóng hỏa đốt thành La Mã rồi vu cáo cho người Công Giáo là thủ phạm để có cớ mà tàn sát, giết hại những người theo Đức Kitô. “Néron Việt Nam” là Minh Mạng cũng đã chết sau thời gian dài tìm mọi cách để tiêu diệt đạo Công Giáo ở nước ta. Thiệu Trị rồi Tự Đức nổi tiếng tàn ác trong các kế hoạch tiêu diệt đạo Chúa mà cao điểm là chính sách phân tháp ngày nay chỉ còn để lại nhiều vết nhơ trong lịch sử. Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam đã giết biết bao nhiêu giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục khi họ lên cầm quyền năm 1945 cho đến ngày nay nhưng đạo Công Giáo được xây dựng trên Đá Tảng Phêrô chắc chắn vẫn còn tồn tại với thời gian. Giáo xứ Tam Tòa là chứng nhân lịch sử với tổ tiên đã hiến máu đào trong các cuộc bắt đạo thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn. Ngày nay lịch sử đang tái diễn trên đất thánh của giáo xứ Tam Tòa nhưng không phải là một lịch sử bị che khuất dưới bóng đêm của bạo lực mà được chứng kiến, theo dõi, hiệp thông, chia xẻ bởi Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Giáo Phận Vinh và hàng triệu triệu con người chân chính trên khắp thế giới. Bóng đêm phải lùi bước trước ánh sáng. Tà đạo phải nhường lối cho chính nghĩa. Bàn tay của gian trá và bạo lực đẫm máu phải bị chặn lại. Chế độ bạo quyền Cộng Sản không lâu nữa tất yếu sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe của lịch sử. Dòng máu lịch sử tử đạo đã khơi nguồn tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27-7-2009 chắc chắn là hồi chuông cổ vũ vang rền cho sức mạnh Công Lý, Sự Thật và Đức Tin của người Công Giáo.
Hãy vững tin hỡi đàn chiên bé nhỏ của giáo xứ Tam Tòa, lịch sử hơn hai nghìn năm của Giáo Hội đang nhìn về phía các bạn! Đừng sợ!
New Jersey August 4, 2009
Ngày 20-7-2009, lịch sử đã lặp lại trên một vùng đất bé nhỏ, một địa điểm đã từng là chiến trường giữa lực lượng người Hán và Đại Việt với người Chăm từ thế kỷ I đến thế kỷ XI, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn trong gần hai trăm năm, một linh địa mệnh danh Tam Tòa từng hiện diện trên đó ngôi thánh đường ngày nay đổ nát chỉ còn mặt tiền được chính quyền cộng sản tỉnh Quảng Bình dùng làm nơi lưu niệm chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Giáo xứ Tam Tòa ở phía nam sông Gianh, trên vùng biên giới giữa vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài thể hiện cá tính đặc thù đúng như câu nói của sử gia Anh Arnold J. Toynbee: “Những miền nằm trên vùng biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” (Arnold J. Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn, 1974, tr. 17). Biến cố khủng bố có tổ chức đối với người giáo dân Tam Tòa do chính quyền cộng sản tại Quảng Bình điều động có lớp lang, có bài bản ngày 20-7-2009 và những ngày sau đó đã cho thấy rõ ràng là lịch sử bách hại đạo Công Giáo đang lặp lại trên vùng đất đầy đau khổ mà cũng rất anh hùng này.
1.- Hạt giống đức tin gieo xuống và chông gai bước đầu.
Dưới thời Pháp thuộc thành phố Đồng Hới có tên thơ mộng là Thành Phố Hoa Hồng nằm gần đúng vào giữa tỉnh Quảng Bình ở tọa độ 17, 21 đến 17, 31 vĩ độ Bắc và 106, 30 đến 106, 10 kinh độ Đông. Đồng Hới trước đây có tên Động Hải mà theo một tư liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc có tên “Trang sử giáo xứ Tam Tòa” thì năm 1615 chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) cho phép các giáo sĩ Âu châu vào truyền đạo từ Phú Yên đến sông Gianh. Lúc bấy giờ, muốn truyền đạo có kết quả mau chóng thì phải tìm đến chỗ đông người, nên các giáo sĩ phải chọn vùng thị tứ để tới đó giảng đạo mà ở Quảng Bình không có chỗ nào đông đúc hơn vùng Nhật Lệ cho nên Động Hải là một điểm truyền giáo được chú ý tới. Đặc biệt là trong giai đoạn chúa Nguyễn xây đắp lũy Trấn Ninh, lập đồn Động Hải, xây lũy Trường Sa v.v… thì Động Hải lại càng tấp nập, trở thành địa hạt giảng đạo quan trọng đối với các vị thừa sai. ( Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử giáo xứ Tam Tòa. Tư liệu phổ biến nội bộ của họ giáo Tam Tòa, Sài Gòn, 1996, trang 5; Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VHTT Thị Xã Đồng Hới xb., 2000, tr. 150). Chỉ trong một thời gian không lâu ở phía nam Quảng Bình đã có bốn họ đạo đó là Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười và Động Hải. Sau khi được thành lập, các giáo xứ tại Quảng Bình sống đời sống mục vụ tự lập, không có linh mục trông coi nên giáo dân đã sớm trưởng thành trong đức tin. Thỉnh thoảng trong một năm, một hoặc hai lần mới có linh mục từ Huế ra thăm ban các phép bí tích. Cũng theo tư liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc, hồi đó các quan chưởng cơ ở Quảng Bình cũng tuyển lựa đồng bào công giáo vào quân ngũ. Báo cáo ngày tháng 12-1692 của linh mục Lôrensô Lâu gửi về Tòa Thánh Rôma cho biết: “Tôi tới thăm các họ đạo Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười, Động Hải, tại vùng này có dinh quan Chưởng cơ và quân đội chúa Nguyễn, có lũy lớn gọi là lũy Trấn Ninh, ở đây có 50 lính công giáo…”. (Nguyễn Tú, Sđd, trang 150)
Nhưng tình hình về sau đổi thay do việc các chúa Nguyễn thi hành chính sách cấm và bắt đạo qua nhiều hình thức khủng bố nhắm vào đối tượng là người Công Giáo.
Trong tác phẩm Lịch sử truyền giáo, linh mục Nguyễn Hồng viết về các anh hùng xưng đạo ở Quảng Bình qua cơn khủng bố dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) như sau: “Cuộc bách hại vẫn tiếp tục. Bắt đầu với cái chết của thầy Andrea, rồi đến hai thầy I-nha-xu và Vinh-Sơn, cuối năm 1646 lại tái diễn với án trảm quyết hai ông Agostinô và Alêxi. Thấy hoạt động tông đồ giáo dân của hai ông Agostinô và Siméon, hai vị trùm trưởng nhiệt thành của họ Quảng Bình, dù trong thời kỳ cấm cách, vẫn tiếp tục và kết quả, một số người ghét đạo ở làng bên tìm cách phá hoại. Họ nhờ một quan cai đội đệ trình lên Thượng vương một đơn tố cáo một số đàn anh họ đạo Quảng Bình, trong đó tên hai ông Agostinô và Siméon được đặt lên trên hết. Họ kêu ca vì dân bên giáo bỏ thần phật, nên mùa quả bị hỏng và trâu bò chết nhiều. Thượng vương ra lệnh cho lính phủ về bắt hai ông Agostinô và Siméon đóng gông giải về dinh.. Cậy thế triều đình, họ Quảng-Bình bị lính phủ phá phách tàn tệ. Hai ông Agostinô và Siméon bị bắt giam cùng với 4 giáo dân trong họ, trong đó có ông Alêxi. Ông là người trong quân đội, nghe biết lính phủ lên bắt giáo dân trong họ, ông liền xưng ra mình là người có đạo. Lấy tình bạn đồng nghiệp, quan cai đội chỉ yêu cầu ông ký bản chối đạo, không bắt ông phải đạp ảnh và tìm hết các đường lối quanh co để gỡ cho ông thoát, nhưng ông Alêxi từ chối những cử chỉ hèn nhát đó. Ông lại yêu cầu được danh dự mang gông như hai ông Agostinô và Siméon. Theo luật, quân lính có tội được miễn nhục hình đó, nhưng vì ông Alêxi khẩn khoản, nên sau khi hỏi ý kiến quan phủ, quan cai đội cũng để ông được mang gông. Bị giải đến trước mặt Thượng vương, nhà chúa bỡ ngỡ vì lệnh truyền chỉ đóng gông có hai người. Hiểu chuyện do quan cai đội tâu trình, Thượng vương bắt đầu tra vấn ông Alêxi rồi đến hai ông Siméon và Agostinô. Tất cả đều can đảm xưng đạo. Nổi giận, Thượng vương kết án trảm quyết hai ông Agostinô và Alêxi, còn cụ già Siméon đã 62 tuổi và 3 giáo dân khác bị chặt một ngón tay, bị đánh đòn và cạo trọc đầu. Án giao cho quan phủ Quảng Bình thi hành và còn truyền cho ông phải truy nã những giáo dân bất tuân lệnh vẫn cả gan hành đạo và trừng phạt để làm gương cho người khác sợ. Một số ảnh tượng và sách đạo bị tịch thu trong chuyến vây bắt họ Quảng-Bình, cũng bị đem thiêu hủy hôm đó.” (Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hiện Tại, 1959, quyển I, trang 245). Linh mục Nguyễn Hồng đã dựa trên tư liệu của cha Metello Saccano ghi tên làng đó là làng “Kenyka” mà theo chúng tôi đoán đó là làng Kẻ Nại tức là làng Diêm Điền là làng của hòa thượng Thích Trí Quang ở gần giáo xứ Tam Tòa. Dân làng Diêm-Điền có tật nói ngọng, chữ l nói là n thí dụ “làm sao” thì nói “nàm thao”. Trong biến cố quân Văn Thân đốt phá giáo xứ Sáo Bùn năm 1886, chính đa số là dân Diêm Điền vào đốt. Vậy thì trước đó cả hơn thế kỷ, chính quân phủ Quảng Bình xúi dục làng Kẻ Nại khiếu kiện người Công giáo gây mối xung đột lương giáo từ đó kéo dài về sau. Những việc làm đó về sau được công an Quảng Bình áp dụng trong sự biến Tam Tòa ngày 20-7-và 27-7-2009 chẳng hạn như bắt người, đánh đập linh mục, giáo dân, tịch thu ảnh tượng, sách đạo, tượng thánh giá v.v…
Tình hình lúc đó rất căng nên các linh mục phải trốn đi miền khác. Từ Phú Xuân ra tới nam sông Gianh lúc bấy giờ chỉ còn hai thừa sai Dòng Tên. Tuy nhiên cuộc bắt đạo trở nên khốc liệt dưới triều các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị và nhất là Tự Đức.
Về sau chính sách khủng bố đạo Công Giáo vốn là sáng kiến của vua Minh Mạng nhưng vì sợ mang tiếng nên ông mới khôn khéo bắt các quan triều đình làm kiến nghị gởi lên vua xin cấm đạo Công Giáo trong toàn quốc. Và trước mặt dân Minh-Mạng hạ chỉ cấm đạo chỉ vì triều thần nài xin gắt gao. Sử gia linh mục Phan Phát Huồn cho rằng “cái hài kịch mà Minh Mạng và tôi tớ của ông đóng xem ra giống hài kịch mà Cộng-Sản thường diễn lại ngày nay. Minh Mạng cám ơn các quan đã có lòng hăng nồng sốt sắng lo việc nước, việc dân.” (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, bản in lần thứ hai, 1965, quyển I, trang 322).
2.- Cao điểm của chính sách khủng bố.
Tuy nhiên cao điểm của sự khủng bố đạo Công Giáo dưới thời Tự Đức (1847-1883) là chính sách phân sáp được áp dụng trong toàn quốc giai đoạn 1861-1862 mà trong đó giáo dân toàn tỉnh Quảng Bình trong đó có giáo dân Sáo Bùn, tổ tiên của giáo dân Tam Tòa đã phải chịu đựng khó có ngòi bút nào diễn tả hết sự đau thương, thảm khốc.
Trong chính sách phân sáp, Tự Đức chủ ý gây ra tình trạng mâu thuẫn lương giáo, miệt thị giáo dân bằng cách gọi giáo dân là “dữu dân” (dữu là một thứ cỏ độc hại). Phân sáp là gì? Nhà sử học Lê Ngọc Bích trong sách Nhân vật Giáo phận Huế đã cho biết: “Phân sáp (cũng đọc là Phân tháp); “Phân” là chia ra, “Sáp” hay “tháp”là cắm vào, lách vào. “Phân sáp” (hay “Phân tháp”) là chia riêng ra không cho tụ họp lại rồi cắm vào, ghép vào một nơi khác để bộ phận bị ghép vào đồng hóa với nơi được ghép vào. Như vậy, “Phân sáp” người Công giáo ở các làng Công giáo là xé nhỏ các gia đình Công giáo, các làng Công giáo để không còn là một đồng thể rồi ghép vào với gia đình không Công giáo (thuật ngữ gọi là người “bên lương” ở các làng “bên lương” khác quản lý, người Công giáo sẽ bị đồng hóa về mặt tôn giáo với người “bên lương” thì từ đó các cộng đồng người Công giáo là các họ đạo, các giáo xứ sẽ tàn lụi, sẽ bị xóa sổ.” (Lê Ngọc Bích, Nhân vật Giáo phận Huế, Tập I, 2000, tr. 43).
Sau đây là những thảm cảnh do chính sách “phân sáp” đã được Giám mục Sohier (tên VN là Bình) ghi lại bằng những nét rất phổ biến đối với nhiều giáo xứ “ (…) hàng loạt người Công giáo bị bắt (…) nhiều người chỉ gặp vợ con trong vòng 5-6 ngày rồi đau đớn xa lìa nhau, không thể nào gặp nhau lại được. Vì thế họ khóc than vô kể (…) Họ kể lể: Chúa ôi, thà người ta chặt đầu cắt cổ chúng con còn hơn! Tại sao không để chúng con chết đi cho rồi! Sống làm chi cho khổ thế!” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44).
Cảnh tượng tại Kẻ Sen, cách giáo xứ Tam Tòa khoảng 17 cây số thật đau lòng, theo lời Giám mục Sohier: “Đây là cảnh tượng đau lòng nhất: nào là những bà mẹ ra đi với đứa con dại đeo lung lẳng trên vú, nào các bà khác thì cõng con sau lưng. Chồng họ đi theo gánh gồng lương thực. Sau những người này là những ông chủ mới, tay cầm roi. Những trẻ con bị bỏ lại, chúng chạy trốn lên rừng. Dầu vậy họ vẫn hiên ngang đi, lòng đầy tin tưởng (…)” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44)
Chính sách đối xử với dân Công giáo thật dã man. Cứ mỗi làng bên lương nhận quản lý 5, 6 người Công giáo, có làng nhận tới 90 giáo dân. Có người bị giam cầm suốt cả năm không được cấp một hạt gạo hay một đồng tiền nào cả. Các quan mỗi tháng đến kiểm soát 3 lần và tra tấn giáo dân trong khi đó các lý trưởng, chánh tổng tha hồ đánh đập dân Công Giáo hơn cả đối xử với súc vật. Nhà giam những người Công Giáo thường làm bằng tre thấp lè tè, thiếu không khí, không có những tiện nghi cần thiết, chung quanh chất đầy rơm khô, trên không mái che, chờ hễ khi có lệnh thì phóng hỏa. Sau đây là những lời Giám Mục Sohier ghi lại: “Theo Sắc dụ Phân Sáp, các nhà giam được cất giữa các làng “bên lương” (để dễ kiểm soát), nhưng về sau đưa các nhà giam ra làm tại những nơi hoang vắng đồng không mông quạnh, xa nhà dân để một khi đốt các nhà giam thì nhà dân trong làng khỏi bị cháy lây. Bởi vì vua Tự Đức và các quan nhất quyết thiêu sống giáo dân trong trường hợp có tàu Tây trở lại các cửa biển… Ở các cửa biển cũng có sẵn rơm và củi, hễ có tàu ngoại quốc đến, quân ta đốt lửa lên làm hiệu lệnh, trong đất liền, ở các nhà giam sẽ nổi lửa đốt nhà giam.” (Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 45).
Trong các tư liệu viết về lịch sử Giáo phận Vinh, có Bài Phú Phân Tháp do Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp gửi cho linh mục Cao Vĩnh Phan, được đăng lại đầy đủ trong tác phẩm Lịch sử Giáo phận Vinh, với những chứng tích rất đau thương trích dẫn một đoạn như sau:
Ai ngờ:
- Trong buổi trị bình,
Sinh điều loạn lạc.
- Cứ sổ kêu phân tháp, ông tỉnh ấy dâng lên
Nghe chỉ cho thi hành, ông phủ chi làm trước.
- Trong nửa tháng sự thanh hết thảy, đưa dâng lên một tập quyển vàng,
Trên chín lần để dụ đáng khen mà đệ vào mấy đồng tiền bạc.
Rồi một cái:
- Các tỉnh thành đều phải thi hành,
Cứ quảng nghĩa cho in thể thức.
- Chiếu sổ ai là tả đạo, phủ bắt về đầy nha, huyện bắt về đầy nha,
Mật trát sức cho bình dân, làng mô cũng làm rặc, xã mô cũng làm rặc.
- Từ dần chí dậu trống đánh thì thùng,
Cả đêm liền ngày mõ khua cúc cắc.
- Các ông chức dịch ngồi trong đình họp họp hành hành,
Bắt đứa phu đài tìm mặt dân gông gông gạc gạc.
- Chính ở trong làng dựng vài điếm canh,
Chôn dưới chân cột xiên xiên mũi mác.
- Áp tận nơi: tre cắm một tầng dày kín mịt mù chông thả trong thả ngoài,
Sâu lút người: hào rạch tứ phía rào bao hai lớp gai bỏ ngang bỏ ngác.
- Nghe sắm sửa: kẻ một chục kẻ đôi ba chục, kẻ ba bốn chục mua lấy nơi gần gần,
Thành sổ rồi: làng năm người, làng dăm bảy người, làng chín mười người kéo từng đoàn dặc dặc.
- Không cho thối hồi,
Đòi đi lập tức.
- Chẳng để ai lưu lại quê nhà,
Cũng chán kẻ phải đi xa lắc.
- Những tưởng dồn làng vừa mang vừa hát vâng lệnh nước ra đi,
Ai ngờ phép vua một ngày một nghiêm bỏ cửa nhà tan tác… (Linh mục JBT. Cao Vĩnh Phan, Lịch sử Giáo phận Vinh, Hội Ái hữu Giáo phận Vinh Bắc Cali, Hoa Kỳ, xuất bản, 1996, tr. 531)
Một tư liệu xuất bản gần đây có tên Châu bản triều Tự-Đức còn ghi lại một trong nhiều trường hợp nhà Nguyễn xử lý vấn đề ruộng đất của người Công Giáo trong chính sách phân tháp như sau: “ Nội các duyệt xét các quy định của tỉnh Quảng ngãi nhằm xử trí với giáo dân đạo Gia Tô: Ruộng đất của giáo dân bị tập trung ở những nơi riêng biệt, giao cho lý dịch quản lý. Các lý dịch này sẽ chiêu mộ dân lương các nơi đến canh tác số ruộng đó. Một nửa số thu hoạch sẽ giao cho người canh tác, còn một nửa dùng nộp thuế và cấp dưỡng cho giáo dân.” (R.X.Q. Tự-Đức thập tứ niên, Thập nguyệt. Ngày 2-10 TĐ. XIV (1861). Tờ 17-23. Kho L.T.T.Ư. 2; CB. 262). Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, Châu bản triều Tự Đức, Nxb. Văn Học, 2003, tr. 110.
Đây chỉ là những điều ghi nhận trên giấy tờ, còn trong thực tế giáo dân phải chịu rất nhiều đau thương cả vật chất lẫn tinh thần mà trong đó giáo dân Sáo Bùn (Tam Tòa) nói riêng và Công Giáo toàn quốc nói chung phải gánh chịu thật sự không sao kể xiết.
3.- Lịch sử đang bước đầu tái diễn, nhưng người cộng sản đừng tưởng bở…
Trong bài trả lời BBC từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn giáo nhận định: “Chắc là lịch sử sẽ không lặp lại. Việt Nam có đường lối ngoại giao rất cụ thể và tính chất độc lập. Chắc lịch sử sẽ không lặp lại như thế.” (Vietcatholic ngày 28-7-2009) Ngày trước, vua chúa nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo, bắt bớ giam tù, đánh đập giáo dân, kể cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, thì ngày nay qua biến cố tại Tam Tòa ngày 20 và 27-7-2009, công an Quảng Bình cũng lặp lại các hành vi như vậy và còn được hỗ trợ thêm bằng các phương tiện truyền thông để bào chữa, biện minh cho việc làm của mình, rõ ràng là lịch sử đang lặp lại và chỉ những người có mắt mà không có con ngươi cỡ như tiến sĩ “giấy” Nguyễn Hồng Dương mới không thấy được sự thật mà thôi.
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, trong các cuộc ruồng bố tìm bắt người Công Giáo, việc tịch thu các ảnh tượng, kinh sách, áo lễ, là bằng chứng để buộc tội các đạo trưởng như linh mục, giám mục. Trong ngày 20-7-2009, công an Quảng Bình cũng đã tịch thu tượng thánh giá do Đức Cha Võ Đức Minh ở Nha Trang tặng cho giáo xứ Tam Tòa, tịch thu các sách hát của ca viên, máy phát điện cũng lều bạt của giáo xứ. Trong ngày 27-7, công an Quảng Bình đã hung bạo đánh đập hai linh mục Ngô Thế Bính và Nguyễn Đình Phú đến mang trọng thương, đánh đập một số giáo dân, đập gãy tượng thánh giá là một hình thức công khai sĩ nhục, xúc phạm tôn giáo. Rõ ràng là lịch sử đã lặp lại trong một xã hội mà chính quyền luôn luôn xoen xoét cái mồm là tôn trọng tự do tôn giáo. Chủ nghĩa Cộng Sản đã khẳng định rằng tôn giáo và cộng sản không thể đội trời chung xét cả lý thuyết lẫn thực hành.
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, chính sách cấm đạo được đưa ra nhưng được viện cớ là do yêu cầu của các quan (thời Minh Mạng) cùng lúc sử dụng người bên lương làm đối trọng chống giáo dân, cụ thể tại Quảng Bình, giáo xứ Sáo Bùn bị đốt phá do dân làng Diêm Điền (đa số là Phật giáo, đạo ông bà) ngày 24-6-1886. Các vua nhà Nguyễn đã khích động hiềm thù lương giáo, phá hoại tình đoàn kết dân tộc rõ ràng là đã đưa đường chỉ lối, tạo kinh nghiệm, tạo tiền lệ cho công an tỉnh Quảng Bình ngày nay sử dụng đám người mà họ gọi là “quần chúng tự phát” để tấn công, đe dọa, phá phách giáo dân, đánh trọng thương các linh mục. Đám côn đồ giả dạng “quần chúng tự phát” được công an bảo kê để ung dung phạm tội ác thì nào khác chi đồng bào bên lương trước đây được tự do hành động gây ra nhiều cuộc đổ máu do sự làm ngơ cho phép của nhà nước phong kiến trong các biến cố bắt đạo, phá đạo. Lịch sử há không phải đang được lặp lại hay sao?
Ngày trước, dưới thời các vua nhà Nguyễn, chính sách khủng bố được nhà nước công khai sử dụng như là những biện pháp hữu hiệu nhằm triệt hạ đạo Công Giáo, nhưng như lời giáo phụ Tertullien đã nói “Máu tử đạo là hạt giống sinh con nhà có đạo”. Nhờ chính sách khủng bố Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có 117 vị thánh tử đạo và biết bao nhiêu người kể được kể vào hàng các bậc khả kính vô danh đã bỏ mình vì đạo dưới hình thức này hay hình thức khác. Trong cuộc đàn áp của công an Quảng Bình đối với giáo dân Tam Tòa, như đã thấy và chắc còn diễn ra trong tương lai, chính linh mục Võ Thanh Tâm, tổng đại diện Giáo phận Vinh cho biết: “Nếu nổ ra thì nó trầm trọng lắm. Nó nổ ra chúng tôi không biết có kiềm chế được tiếng hòa bình của mình. Nó uất ức quá cho nên nó sẽ đánh nhau. Khi đã đánh nhau rồi thì bất chấp, sẵn gì đánh nấy. Đánh thì nhất định tổn thương giáo dân, mà giáo dân khẳng định không có đường nào lên Thiên Đàng nhanh cho bằng tử đạo. Nó khẳng định thế thì tôi thấy ghê lắm, tôi sợ lắm.” (Vietcatholic ngày 28-7-2009).
Ngày trước, các vua chúa phong kiến nhà Nguyễn thi hành chính sách kỳ thị đối với người Công giáo, gọi họ là “dữu dân” (dân xấu như cỏ dại) để phân biệt với “lương dân” (người tốt), giết chóc, đày đọa họ, đối xử với họ như thứ công dân hạng hai – đúng như Mạnh Tử nói “ vua coi dân như cỏ rác, thì dân coi vua như thù địch” - để khi đến tình trạng nước gần mất vào tay người Pháp, bị áp lực từ nhiều phía mới nới rộng tay, tha đạo, tha phân tháp thì ngày nay chế độ Cộng Sản sau hơn 6 thập kỷ cầm quyền vẫn tiếp tục chính sách coi các tôn giáo như thù địch, dùng tôn giáo này để khống chế tôn giáo kia, dùng bộ máy đàn áp công an với mọi phương tiện hiện đại như roi điện, chó nghiệp vụ, thanh niên du đảng Hồ Chí Minh, bọn nghiện ngập và xã hội đen được khoác một mỹ từ là “quần chúng tự phát” để dập tắt tiếng nói đấu tranh cho Công lý và Sự thật. Chính Kalinine đã từng nói: “Chiến đấu bài tôn giáo là phương thế cần thiết và tối diệu để vạch đường cho Cộng sản.”
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa Cộng Sản đã đi vào mồ chôn của chúng tại Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm cuối của thế kỷ 20, kết quả của cuộc chiến “ai thắng ai” đã tỏ rõ trên bàn cân lịch sử. Néron của đế quốc La mã trong thế kỷ I đã chết sau khi phóng hỏa đốt thành La Mã rồi vu cáo cho người Công Giáo là thủ phạm để có cớ mà tàn sát, giết hại những người theo Đức Kitô. “Néron Việt Nam” là Minh Mạng cũng đã chết sau thời gian dài tìm mọi cách để tiêu diệt đạo Công Giáo ở nước ta. Thiệu Trị rồi Tự Đức nổi tiếng tàn ác trong các kế hoạch tiêu diệt đạo Chúa mà cao điểm là chính sách phân tháp ngày nay chỉ còn để lại nhiều vết nhơ trong lịch sử. Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam đã giết biết bao nhiêu giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục khi họ lên cầm quyền năm 1945 cho đến ngày nay nhưng đạo Công Giáo được xây dựng trên Đá Tảng Phêrô chắc chắn vẫn còn tồn tại với thời gian. Giáo xứ Tam Tòa là chứng nhân lịch sử với tổ tiên đã hiến máu đào trong các cuộc bắt đạo thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn. Ngày nay lịch sử đang tái diễn trên đất thánh của giáo xứ Tam Tòa nhưng không phải là một lịch sử bị che khuất dưới bóng đêm của bạo lực mà được chứng kiến, theo dõi, hiệp thông, chia xẻ bởi Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Giáo Phận Vinh và hàng triệu triệu con người chân chính trên khắp thế giới. Bóng đêm phải lùi bước trước ánh sáng. Tà đạo phải nhường lối cho chính nghĩa. Bàn tay của gian trá và bạo lực đẫm máu phải bị chặn lại. Chế độ bạo quyền Cộng Sản không lâu nữa tất yếu sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe của lịch sử. Dòng máu lịch sử tử đạo đã khơi nguồn tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27-7-2009 chắc chắn là hồi chuông cổ vũ vang rền cho sức mạnh Công Lý, Sự Thật và Đức Tin của người Công Giáo.
Hãy vững tin hỡi đàn chiên bé nhỏ của giáo xứ Tam Tòa, lịch sử hơn hai nghìn năm của Giáo Hội đang nhìn về phía các bạn! Đừng sợ!
New Jersey August 4, 2009
Giáo xứ Cẩm Trường chầu lượt trong tinh thần hiệp thông kẻ sống người chết
Anthony Lê Lượng
18:10 05/08/2009
THUẬN NGHĨA, VINH - Tối hôm qua thứ Ba, ngày 04 tháng 08 năm 2009, lúc 7 giờ 30, quý Cha trong hạt Thuận Nghĩa và một số giáo dân thuộc các giáo xứ lân cận đã trở về thánh đường giáo xứ Cẩm Trường (Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An) để cùng với 4.720 giáo dân trị sở làm Tuần Đền Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu thay cho toàn thể giáo phận; hiệp dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho các Linh mục và giáo dân giáo xứ Tam Tòa anh em bị bách hại vì chính đạo; và mừng Lễ nhớ thánh Gioan Maria Vianney, Quan thầy của các Cha xứ.
Mừng Bổn Mạng Các Cha Sở
Đặc biệt, trong ngày cao điểm của Năm Thánh Linh Mục này, hợp với Hội thánh hoàn vũ, giáo xứ Cẩm Trường hân hoan mừng kỷ niệm 150 năm ngày mất của Cha thánh Gioan Maria Vianney-một con người học kém, đơn sơ, nhưng rất khiêm tốn và đạo hạnh, đã trở thành một vị thánh đặc biệt được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Cha sở họ Ars” và được Đức Thánh Cha Pio XI đặt làm bổn mạng các cha sở trên toàn thế giới.
Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Thuận Nghĩa, kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận Vinh, chân thành cảm ơn mọi thành phần dân Chúa đã về đây để mừng Lễ Bổn mạng các Cha sở và cầu nguyện cho quý Cha trong giáo hạt. Ngài tha thiết mời gọi những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội phải chu toàn ba chức trách mà Chúa đã giáo phó là: tư tế, vương đế và ngôn sứ; và nhất là thêm lời cầu nguyện cho các Cha luôn trung thành theo Chúa và hăng say phục vụ cộng đoàn như Cha thánh Quan thầy Gioan Maria Vianney.
Ngài cũng dâng Thánh lễ này để cầu nguyện cho chính Ngài và cho anh em Linh mục đoàn trong toàn giáo hạt biết noi gương bắt chước Cha thánh, sống khó nghèo, đơn sơ, khiêm nhượng; mê say cầu nguyện; trung thành với việc dạy giáo lý, chu đáo trong việc truyền giảng Lời Chúa; thường xuyên thăm viếng giáo dân và quan tâm đến nhu cầu của họ; siêng năng ngồi tòa giải tội, giúp đỡ bổn đạo thành tâm hối cải, sửa lại tình trạng thiếu hiểu biết về đạo, và nhất là biết sốt sắng thờ phượng Chúa.
Xin Chúa các Linh mục trong giáo hạt nhà luôn tận tụy vì Chúa và vì các linh hồn như Cha thánh ngày xưa. Trong thời đại hôm nay, ước gì các Ngài cũng theo gương Cha thánh mà tha thiết kêu xin: “Lạy Chúa, con xin lãnh chịu tất cả, nhưng xin Chúa cải hóa họ đạo của con… Con bằng lòng chịu mọi đau khổ như Chúa muốn, miễn sao họ biết hồi tâm hoán cải”. Thật, không hạnh phúc nào bằng “một vị linh mục được hao mòn vì Chúa và vì các linh hồn”!
Thông Hiệp Với Tam Tòa Anh Em
Hàng ngàn ngọn nến cháy sáng đã xua tan màn đêm u tối của cả một vùng trời giáo xứ Cẩm Trường. Hàng ngàn con tim yêu chuộng công lý hòa bình đã hòa chung nhịp đập, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Átxidi để nguyện xin Thiên Chúa “…thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình”. Hy vọng rằng những những ngọn nến đức tin cháy sáng, những tâm hồn quý chuộng sự thật, yêu mến tự do này sẽ là nguồn cảm thông chia sẻ và là động viên khích lệ sâu xa đối với Cha phụ trách Phêrô Lê Thanh Hồng và anh chị em giáo xứ Tam Tòa bị đối xử bất công, nhất là hai Linh mục bị hành hung cách dã man: Cha Phêrô Nguyễn Đình Phú và Cha Phêrô Ngô Thế Bính.
Những hành động “bài Thiên, trừ Đạo” xảy ra ở Tam Tòa trong thời gian qua khiến nhiều người hoang mang nghi vấn: “Không biết xã hội này, chế độ này, đất nước này và con người này rồi sẽ đi về đâu?”. Những người khác lại thất vọng thốt lên: “Triều đại này đưa nở hoa phi lý; và bất bình thịnh trị đến muôn năm”; hay nói như triết gia Jean Paul Sartes, chế độ này thật là “buồn nôn”! Đã đến lúc chúng ta phải “mửa” ra những gì là giả trá, bất công, vu khống, bịa đặt… để “ăn” vào những gì là chân thật, công minh, tự do, thanh sạch,… Có như thế đất nước này mới có thể thái bình thịnh trị; con người này mới có thể an vui hạnh phúc!
Tôn giáo là một nhu cầu máu thịt của con người. Một triết gia đã khẳng định: “Con người là một con vật có tôn giáo”. Loài người hiện hữu là tôn giáo có mặt. Tôn giáo xưa như trái đất! Thế mà bao năm qua, trên các giảng đường đại học, sinh viên Việt Nam lại bị nhồi sọ bởi quan niệm sai chệch của chủ nghĩa Mác-Lê về tôn giáo đại ý thế này: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh lệch lạc hiện thực khách quan. Tôn giáo sẽ bị diệt vong khi mà khoa học kỷ thuật và trình độ nhận thức của con người đạt tới cảnh giới tối cao; hoặc văn vẻ hơn một chút, “Tôn giáo là thứ thuốc phiện mê dân”, v.v. Chính lối giáo dục nhồi sọ, cục bộ và thiển cận này đã tạo cho sinh viên có một cái nhìn không mấy thiện cảm đối với tôn giáo và những tín đồ, nhất là với những người theo đạo Công giáo.
Nhưng, thật là sai lầm khi quan niệm như thế! Tôn giáo là chính khí huyết của con người; tôn giáo còn, con người còn. Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã thừa nhận: Tôn giáo là một nhu cầu thiết yếu của một bộ phận nhân dân và tồn tại với bộ phận nhân dân ấy. Trong bài giảng của mình, Cha chủ tế đã xác minh lại điều đó; đồng thời, Ngài cũng vạch trần bộ mặt thật của chính quyền Quảng Bình về cái “tự do tôn giáo rởm” trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” này. Theo Ngài, việc đánh đập, bắt giữ giáo dân Tam Tòa, cướp phá tài sản Giáo hội, hành hung các linh mục, nhất là hành động “cướp thánh giá công khai trả lén lút” là những minh chứng cụ thể cho thứ tự do tôn giáo giả tạo đó!
Đã đến lúc, chúng ta-những người yêu chuộng công lý và hòa bình-phải gióng lên một hồi chuông cảng tỉnh cho những ai mê lầm chủ trương “bài Thiên, trừ Đạo”, như chính quyền Quảng Bình đã và đang thi hành. Hỡi các “quan nhớn”! Các quan có thể phanh thây “đám dân đen” chúng tôi bằng xe tăng, aka, lựu đạn, dùi cui, quốc thuổng, gậy gộc, v.v.; nhưng, các ngài không thể giết chết được tình yêu Thiên Chúa và trí lòng mến chuộng tự do, công lý và hòa bình của “bọn con đỏ” chúng tôi.
Nhớ Ơn Những Mục Tử Quá Cố
Sáng nay, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, trong tâm tình tri ân cảm tạ, cộng đoàn giáo xứ Cẩm Trường cùng nhau quy tụ về thánh đường giáo xứ để, cùng với quý Cha trong giáo hạt, hiệp dâng Thánh lễ Cầu hồn Cải táng các Cha quản xứ quá cố-những vị Mục tử nhân lành đã nhiệt thành dày công vun đắp, chăm bón cho giáo xứ thân thương này tươi tốt như ngày hôm nay.
Nhân đại lễ ân nghĩa này, thiết tưởng chúng ta cũng nên điểm qua một vài mốc son lịch sử của giáo xứ, để thế hệ chúng ta và cả con cháu chúng ta mai sau cũng biết mà tri ân cảm tạ các Ngài, nhất là biết noi gương bắt chước các Ngài sống xứng đáng là người môn đệ của Chúa Kitô trong thời đại đầy thách đố hôm này.
Từ năm 1670 đến năm 1865, giáo xứ Quỳnh Lưu có 9 Linh mục chánh xứ thay nhau quản nhiệm (8 Linh mục Thừa sai và 1 Linh mục Việt Nam). Mãi đến năm 1865, giáo xứ Cẩm Trường được thành lập thay vì giáo xứ Quỳnh Lưu. Từ đó đến nay, giáo xứ đã trải qua 144 năm tuổi, với 21 Linh mục quản nhiệm; trong đó, có 7 Cha an nghỉ trong lòng giáo xứ, 10 Cha chuyển đi mục vụ và qua đời ở các xứ khác, 3 Cha còn sống và Cha xứ đương nhiệm.
Các Ngài đã hết mình coi sóc, dạy dỗ và phục vụ đoàn chiên mà Thiên Chúa và Hội thánh đã trao phó, cho đến lúc tuổi già sức yếu. Sau đây là sơ lược tiểu sử bảy Linh mục quản xứ đã được cải táng và tái lập mộ chí trong khuôn viên giáo xứ:
1. Cha Ambrôxiô Nhân, Linh mục Thừa sai Pari (nước Pháp), quản nhiệm giáo xứ từ năm 1816, lúc đó nhà xứ còn ở Cẩm Trường cũ (tức giáo họ Trường Cựu hiện nay). Ngài từ trần vào năm 1834. Đến năm 1914, khi nhà thờ cũ của giáo xứ Cẩm Trường được xây dựng tại vị trí thứ hai, sau nhà thờ Chồng Diêm. Ngài được cải táng và được chôn cất giữa lòng nhà thờ này;
2. Cha G.B. Nguyễn Truyền (Cha quê hương) chịu chức Linh mục năm 1888. Sau một thời gian quản nhiệm các giáo xứ, Ngài về hưu tại quê nhà, giúp Cha già Ái và từ trần vào năm 1926;
3. Cha Phêrô Ái (quê xứ Lộc Mỹ) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1906 và từ trần vào năm 1933;
4. Cha Anrê Thế (quê xứ Trang Cảnh) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1935 và từ trần vào năm 1938;
5. Cha Phêrô Đình (quê xứ Hội Yên) quản nhiệm giáo xứ năm 1944 và từ trần vào năm 1948;
6. Cha Giuse Đôn (anh ruột Cha Đình) về hưu dưỡng tại giáo xứ Cẩm Trường năm 1944. Sau khi Cha Phêrô từ trần, năm 1948 Ngài tiếp quản xứ và từ trần vào năm 1959;
7. Cha Phanxicô Xaviê Hồ Đức Hoàn (quê xứ Thổ Hoàng) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1961 và từ trần ngày11-02-1996.
Vì lăng mộ các Ngài nằm trong khu vực kiến thiết ngôi thánh đường mới và được phép của Bề Trên giáo phận, nên Cha quản xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ và toàn thể giáo dân Cẩm Trường, đã đem hài cốt các Ngài lên cất táng trong khu nghĩa trang dành riêng, ở góc phía Tây-Bắc của khuôn viên thánh đường giáo xứ, để tiện đọc kinh, cầu nguyện và dâng hương kính viếng các Ngài.
Đây là một việc làm hiếu để, thắm tình con thảo của mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Cẩm Trường đối với các Cha quản xứ quá cố. Trong tinh thần hiệp thông kẻ sống người chết, tôi tin chắc rằng các Ngài cũng luôn luôn cầu thay nguyện giúp cho giáo xứ và đoàn chiên mà các Ngài đã một thời chăn dắt được Thiên Chúa thương ban cho sự bình an thịnh vượng, nhất là hoàn thành một cách tốt đẹp ngôi thánh đường mới hiện đang dang dở. Xin Chúa tiếp tục chúc phúc cho những dự định tương lai xa gần của giáo xứ.
Vị Tử Đạo Thầm Lặng
Tối nay, lúc 19 giờ 30, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, tại nhà thờ giáo họ Đồng Lăng, một trong bốn họ đạo của giáo xứ Cẩm Trường (Cẩm Trường, Đồng Lăng, Trường Cựu và Hội Yên) Cha quản xứ cùng ba Cha quê hương (Lm. Giuse Nguyễn Hồng Thanh, Lm. G.B. Nguyễn Thụy Sỹ và Lm. Luy Nguyễn Văn Nga) đã đồng dâng Thánh lễ Cải táng Cha Phêrô Nguyễn Văn Quế (1909-1962), một người con ưu tuyển của giáo họ, đã bị bắt tại giáo xứ Mỹ Yên (giáo phận Vinh) tháng 10 năm 1955 và chịu tử vì đạo cách âm thầm, ngày 14 tháng 11 năm 1962, tại trại giam Quyết Tiến (Cổng Trời, tỉnh Hà Giang). Ngài được cải táng về quê hương ngày 12 tháng 09 năm 1974 và được tái lập mộ chí ngày 10 tháng 07 năm 2009.
Cha Phêrô Nguyễn Quế sinh năm 1909 tại giáo họ Đồng Lăng, giáo xứ Cầm Trường. Thân phụ là ông cụ Nguyễn Trới và thân mẫu là bà cụ Bùi Thị Lan. Cậu Phêrô là con trai thứ 5 trong gia đình có 7 người con. Ban đầu, cha mẹ đặt tên cho cậu là Thát. Thuở thiếu thời, Thát là cậu bé ngoan ngoãn, thông minh và ham học. Cậu đã thi đậu vào trường Tiểu chủng viện Xã Đoài năm 1922, khi mới 13 tuổi (Hồi đó, chưa có Trường tập Xuân Phong). Sau những năm tháng miệt mài học tập tại Chủng viện Xã Đoài, và sau 3 năm giúp Cha Giuse Chân, quản hạt Xã Đoài, năm 1939, thầy Phêrô Nguyễn Quế được Đức cha Bắc trao Thừa tác vụ Linh mục khi Thầy vừa tròn 30 tuổi.
Sau ngày nhận Tác vụ Linh mục, Cha Phêrô Quế được Đức Cha Bắc, Giám mục giáo phận Vinh lúc đó sai đi quản xứ Phù Kinh, một xứ đạo xa xôi thuộc hạt Bình Chính, tỉnh Quảng Bình. Với trách nhiệm của một Mục tử, Cha Phêrô đã làm trọn bổn phận đối với đoàn chiên đã được trao cho Ngài coi sóc; và với tình yêu nồng cháy của một người con ưu tú đối với quê hương Đồng Lăng, Cha Phêrô đã đóng góp phần rất lớn công sức và tài lực của mình cho công trình xây dựng ngôi thánh đường của giáo họ quê hương.
Ngôi thánh đường được hoàn thành năm 1941, sau 3 năm xây dựng, và được dâng cho Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ cho giáo họ những khi gặp gian nan thử thách. Cho đến hôm nay, ngôi thánh đường vẫn còn khang trang và vững chắc. Chuyện kể lại rằng, khi công trình nhà thờ còn đang xây dựng dang dở thì bị thiếu hụt ngân sách, Cha Phêrô đã xin chính quyền cho phát hành vé xổ số với các giải thưởng bằng hiện vật, nhờ đó giáo họ có nguồn thu ngân sách để hoàn thành ngôi thánh đường còn dang dở.
Sau khi hoàn thành công trình xây dựng ngôi thánh đường, một công trình lớn của giáo họ Đồng Lăng lúc bấy giờ, thì năm 1943 Đức cha Bắc sai Cha Phêrô về quản xứ Mỹ Yên, một giáo xứ thuộc hạt Nhân Hoà ngày nay. Tại đây, nơi một xứ đạo nghèo nàn và thiếu thốn mọi bề, Cha Phêrô đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà xứ. Tiếp đó, vào năm 1949, nhận thấy việc học tập của con em trong giáo xứ và vùng lân cận gặp nhiều khó khăn, Ngài đã xây dựng thêm một ngôi trường với 5 phòng học khang trang và thuê thầy về dạy các cấp từ Tiểu học đến Trung học. Và đến năm 1952, Cha Phêrô cho khởi công xây dựng nhà thờ họ Thanh Hương thuộc xứ Mỹ Yên.
Với lòng hăng say và nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng, Cha Phêrô nhiều lần bị hạch sách, xét hỏi và bị bắt giam, rồi được thả về. Đến ngày 16-5-1958, vào lúc 3 giờ chiều, một đoàn công an bao vây nhà xứ, đạp đổ cửa và xông vào bắt Cha Phêrô đang khi không một giáo dân nào hay biết. Cha Phêrô bị đưa đi giam giữ tại trại tù Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang, nơi giam giữ khắc nghiệt nhất lúc bấy giờ.
Trong suốt thời gian bị bách hại và bị giam giữ dưới chế độ nhà tù hết sức tàn bạo, Cha Phêrô vẫn luôn kiên trung giữ vững đức tin và làm chứng cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Ngài đã làm chứng cho Đức tin bằng chính cái chết của mình ngày 14-11-1962 tại trại tù Quyết Tiến tỉnh Hà Giang. Mười năm sau khi ngài ngã xuống vì Đức tin, gia đình mới nhận được giấy báo tử. Với lòng hiếu thảo, năm 1974 con cháu của Cha Phêrô đã rước hài cốt của Ngài về quê hương và cất táng ngài trong vùng đất thánh của giáo họ Đồng Lăng, nơi Ngài đã sinh ra và lớn lên.
Cha Phêrô quả là chứng nhân trung kiên cho Đức tin vào Chúa Kitô, chính điều này đã được các bạn tù với Ngài chứng kiến và làm chứng. Hôm nay, thân xác Cha Phêrô đang ở giữa chúng ta đây; nhưng, với mầu nhiệm “các thánh cùng thông công”, chúng ta tin chắc rằng, linh hồn cha Phêrô đang chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa và Ngài cũng luôn chuyển cầu cho tất cả mọi người chúng ta trước Toà Chúa, mỗi khi chúng ta chạy đến nhờ Ngài.
Tựu trung, mặc dầu giáo xứ đang bộn bề với công việc xây cất ngôi thánh đường mới, nhưng Cha quản xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ vẫn quyết định tổ chức Tuần Chầu một cách âm thầm nhưng không kém phần long trọng, với nhiều đại lễ. Tuần chầu được khai mạc vào sáng thứ Hai, ngày 03 tháng 08 năm 2009 và sẽ bế mạc vào chiều Chúa Nhật XIX TN, tức ngày 09 tháng 08 năm 2009. Hy vọng rằng trong Tuần đại phúc này, mọi thành phần trong giáo xứ sẽ kín múc được nhiều ân sủng của Chúa Giêsu Thánh Thể!
Mừng Bổn Mạng Các Cha Sở
Đặc biệt, trong ngày cao điểm của Năm Thánh Linh Mục này, hợp với Hội thánh hoàn vũ, giáo xứ Cẩm Trường hân hoan mừng kỷ niệm 150 năm ngày mất của Cha thánh Gioan Maria Vianney-một con người học kém, đơn sơ, nhưng rất khiêm tốn và đạo hạnh, đã trở thành một vị thánh đặc biệt được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Cha sở họ Ars” và được Đức Thánh Cha Pio XI đặt làm bổn mạng các cha sở trên toàn thế giới.
Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Thuận Nghĩa, kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận Vinh, chân thành cảm ơn mọi thành phần dân Chúa đã về đây để mừng Lễ Bổn mạng các Cha sở và cầu nguyện cho quý Cha trong giáo hạt. Ngài tha thiết mời gọi những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội phải chu toàn ba chức trách mà Chúa đã giáo phó là: tư tế, vương đế và ngôn sứ; và nhất là thêm lời cầu nguyện cho các Cha luôn trung thành theo Chúa và hăng say phục vụ cộng đoàn như Cha thánh Quan thầy Gioan Maria Vianney.
Ngài cũng dâng Thánh lễ này để cầu nguyện cho chính Ngài và cho anh em Linh mục đoàn trong toàn giáo hạt biết noi gương bắt chước Cha thánh, sống khó nghèo, đơn sơ, khiêm nhượng; mê say cầu nguyện; trung thành với việc dạy giáo lý, chu đáo trong việc truyền giảng Lời Chúa; thường xuyên thăm viếng giáo dân và quan tâm đến nhu cầu của họ; siêng năng ngồi tòa giải tội, giúp đỡ bổn đạo thành tâm hối cải, sửa lại tình trạng thiếu hiểu biết về đạo, và nhất là biết sốt sắng thờ phượng Chúa.
Xin Chúa các Linh mục trong giáo hạt nhà luôn tận tụy vì Chúa và vì các linh hồn như Cha thánh ngày xưa. Trong thời đại hôm nay, ước gì các Ngài cũng theo gương Cha thánh mà tha thiết kêu xin: “Lạy Chúa, con xin lãnh chịu tất cả, nhưng xin Chúa cải hóa họ đạo của con… Con bằng lòng chịu mọi đau khổ như Chúa muốn, miễn sao họ biết hồi tâm hoán cải”. Thật, không hạnh phúc nào bằng “một vị linh mục được hao mòn vì Chúa và vì các linh hồn”!
Thông Hiệp Với Tam Tòa Anh Em
Hàng ngàn ngọn nến cháy sáng đã xua tan màn đêm u tối của cả một vùng trời giáo xứ Cẩm Trường. Hàng ngàn con tim yêu chuộng công lý hòa bình đã hòa chung nhịp đập, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Átxidi để nguyện xin Thiên Chúa “…thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình”. Hy vọng rằng những những ngọn nến đức tin cháy sáng, những tâm hồn quý chuộng sự thật, yêu mến tự do này sẽ là nguồn cảm thông chia sẻ và là động viên khích lệ sâu xa đối với Cha phụ trách Phêrô Lê Thanh Hồng và anh chị em giáo xứ Tam Tòa bị đối xử bất công, nhất là hai Linh mục bị hành hung cách dã man: Cha Phêrô Nguyễn Đình Phú và Cha Phêrô Ngô Thế Bính.
Những hành động “bài Thiên, trừ Đạo” xảy ra ở Tam Tòa trong thời gian qua khiến nhiều người hoang mang nghi vấn: “Không biết xã hội này, chế độ này, đất nước này và con người này rồi sẽ đi về đâu?”. Những người khác lại thất vọng thốt lên: “Triều đại này đưa nở hoa phi lý; và bất bình thịnh trị đến muôn năm”; hay nói như triết gia Jean Paul Sartes, chế độ này thật là “buồn nôn”! Đã đến lúc chúng ta phải “mửa” ra những gì là giả trá, bất công, vu khống, bịa đặt… để “ăn” vào những gì là chân thật, công minh, tự do, thanh sạch,… Có như thế đất nước này mới có thể thái bình thịnh trị; con người này mới có thể an vui hạnh phúc!
Tôn giáo là một nhu cầu máu thịt của con người. Một triết gia đã khẳng định: “Con người là một con vật có tôn giáo”. Loài người hiện hữu là tôn giáo có mặt. Tôn giáo xưa như trái đất! Thế mà bao năm qua, trên các giảng đường đại học, sinh viên Việt Nam lại bị nhồi sọ bởi quan niệm sai chệch của chủ nghĩa Mác-Lê về tôn giáo đại ý thế này: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh lệch lạc hiện thực khách quan. Tôn giáo sẽ bị diệt vong khi mà khoa học kỷ thuật và trình độ nhận thức của con người đạt tới cảnh giới tối cao; hoặc văn vẻ hơn một chút, “Tôn giáo là thứ thuốc phiện mê dân”, v.v. Chính lối giáo dục nhồi sọ, cục bộ và thiển cận này đã tạo cho sinh viên có một cái nhìn không mấy thiện cảm đối với tôn giáo và những tín đồ, nhất là với những người theo đạo Công giáo.
Nhưng, thật là sai lầm khi quan niệm như thế! Tôn giáo là chính khí huyết của con người; tôn giáo còn, con người còn. Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã thừa nhận: Tôn giáo là một nhu cầu thiết yếu của một bộ phận nhân dân và tồn tại với bộ phận nhân dân ấy. Trong bài giảng của mình, Cha chủ tế đã xác minh lại điều đó; đồng thời, Ngài cũng vạch trần bộ mặt thật của chính quyền Quảng Bình về cái “tự do tôn giáo rởm” trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” này. Theo Ngài, việc đánh đập, bắt giữ giáo dân Tam Tòa, cướp phá tài sản Giáo hội, hành hung các linh mục, nhất là hành động “cướp thánh giá công khai trả lén lút” là những minh chứng cụ thể cho thứ tự do tôn giáo giả tạo đó!
Đã đến lúc, chúng ta-những người yêu chuộng công lý và hòa bình-phải gióng lên một hồi chuông cảng tỉnh cho những ai mê lầm chủ trương “bài Thiên, trừ Đạo”, như chính quyền Quảng Bình đã và đang thi hành. Hỡi các “quan nhớn”! Các quan có thể phanh thây “đám dân đen” chúng tôi bằng xe tăng, aka, lựu đạn, dùi cui, quốc thuổng, gậy gộc, v.v.; nhưng, các ngài không thể giết chết được tình yêu Thiên Chúa và trí lòng mến chuộng tự do, công lý và hòa bình của “bọn con đỏ” chúng tôi.
Nhớ Ơn Những Mục Tử Quá Cố
Sáng nay, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, trong tâm tình tri ân cảm tạ, cộng đoàn giáo xứ Cẩm Trường cùng nhau quy tụ về thánh đường giáo xứ để, cùng với quý Cha trong giáo hạt, hiệp dâng Thánh lễ Cầu hồn Cải táng các Cha quản xứ quá cố-những vị Mục tử nhân lành đã nhiệt thành dày công vun đắp, chăm bón cho giáo xứ thân thương này tươi tốt như ngày hôm nay.
Nhân đại lễ ân nghĩa này, thiết tưởng chúng ta cũng nên điểm qua một vài mốc son lịch sử của giáo xứ, để thế hệ chúng ta và cả con cháu chúng ta mai sau cũng biết mà tri ân cảm tạ các Ngài, nhất là biết noi gương bắt chước các Ngài sống xứng đáng là người môn đệ của Chúa Kitô trong thời đại đầy thách đố hôm này.
Từ năm 1670 đến năm 1865, giáo xứ Quỳnh Lưu có 9 Linh mục chánh xứ thay nhau quản nhiệm (8 Linh mục Thừa sai và 1 Linh mục Việt Nam). Mãi đến năm 1865, giáo xứ Cẩm Trường được thành lập thay vì giáo xứ Quỳnh Lưu. Từ đó đến nay, giáo xứ đã trải qua 144 năm tuổi, với 21 Linh mục quản nhiệm; trong đó, có 7 Cha an nghỉ trong lòng giáo xứ, 10 Cha chuyển đi mục vụ và qua đời ở các xứ khác, 3 Cha còn sống và Cha xứ đương nhiệm.
Các Ngài đã hết mình coi sóc, dạy dỗ và phục vụ đoàn chiên mà Thiên Chúa và Hội thánh đã trao phó, cho đến lúc tuổi già sức yếu. Sau đây là sơ lược tiểu sử bảy Linh mục quản xứ đã được cải táng và tái lập mộ chí trong khuôn viên giáo xứ:
1. Cha Ambrôxiô Nhân, Linh mục Thừa sai Pari (nước Pháp), quản nhiệm giáo xứ từ năm 1816, lúc đó nhà xứ còn ở Cẩm Trường cũ (tức giáo họ Trường Cựu hiện nay). Ngài từ trần vào năm 1834. Đến năm 1914, khi nhà thờ cũ của giáo xứ Cẩm Trường được xây dựng tại vị trí thứ hai, sau nhà thờ Chồng Diêm. Ngài được cải táng và được chôn cất giữa lòng nhà thờ này;
2. Cha G.B. Nguyễn Truyền (Cha quê hương) chịu chức Linh mục năm 1888. Sau một thời gian quản nhiệm các giáo xứ, Ngài về hưu tại quê nhà, giúp Cha già Ái và từ trần vào năm 1926;
3. Cha Phêrô Ái (quê xứ Lộc Mỹ) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1906 và từ trần vào năm 1933;
4. Cha Anrê Thế (quê xứ Trang Cảnh) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1935 và từ trần vào năm 1938;
5. Cha Phêrô Đình (quê xứ Hội Yên) quản nhiệm giáo xứ năm 1944 và từ trần vào năm 1948;
6. Cha Giuse Đôn (anh ruột Cha Đình) về hưu dưỡng tại giáo xứ Cẩm Trường năm 1944. Sau khi Cha Phêrô từ trần, năm 1948 Ngài tiếp quản xứ và từ trần vào năm 1959;
7. Cha Phanxicô Xaviê Hồ Đức Hoàn (quê xứ Thổ Hoàng) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1961 và từ trần ngày11-02-1996.
Vì lăng mộ các Ngài nằm trong khu vực kiến thiết ngôi thánh đường mới và được phép của Bề Trên giáo phận, nên Cha quản xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ và toàn thể giáo dân Cẩm Trường, đã đem hài cốt các Ngài lên cất táng trong khu nghĩa trang dành riêng, ở góc phía Tây-Bắc của khuôn viên thánh đường giáo xứ, để tiện đọc kinh, cầu nguyện và dâng hương kính viếng các Ngài.
Đây là một việc làm hiếu để, thắm tình con thảo của mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Cẩm Trường đối với các Cha quản xứ quá cố. Trong tinh thần hiệp thông kẻ sống người chết, tôi tin chắc rằng các Ngài cũng luôn luôn cầu thay nguyện giúp cho giáo xứ và đoàn chiên mà các Ngài đã một thời chăn dắt được Thiên Chúa thương ban cho sự bình an thịnh vượng, nhất là hoàn thành một cách tốt đẹp ngôi thánh đường mới hiện đang dang dở. Xin Chúa tiếp tục chúc phúc cho những dự định tương lai xa gần của giáo xứ.
Vị Tử Đạo Thầm Lặng
Tối nay, lúc 19 giờ 30, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, tại nhà thờ giáo họ Đồng Lăng, một trong bốn họ đạo của giáo xứ Cẩm Trường (Cẩm Trường, Đồng Lăng, Trường Cựu và Hội Yên) Cha quản xứ cùng ba Cha quê hương (Lm. Giuse Nguyễn Hồng Thanh, Lm. G.B. Nguyễn Thụy Sỹ và Lm. Luy Nguyễn Văn Nga) đã đồng dâng Thánh lễ Cải táng Cha Phêrô Nguyễn Văn Quế (1909-1962), một người con ưu tuyển của giáo họ, đã bị bắt tại giáo xứ Mỹ Yên (giáo phận Vinh) tháng 10 năm 1955 và chịu tử vì đạo cách âm thầm, ngày 14 tháng 11 năm 1962, tại trại giam Quyết Tiến (Cổng Trời, tỉnh Hà Giang). Ngài được cải táng về quê hương ngày 12 tháng 09 năm 1974 và được tái lập mộ chí ngày 10 tháng 07 năm 2009.
Cha Phêrô Nguyễn Quế sinh năm 1909 tại giáo họ Đồng Lăng, giáo xứ Cầm Trường. Thân phụ là ông cụ Nguyễn Trới và thân mẫu là bà cụ Bùi Thị Lan. Cậu Phêrô là con trai thứ 5 trong gia đình có 7 người con. Ban đầu, cha mẹ đặt tên cho cậu là Thát. Thuở thiếu thời, Thát là cậu bé ngoan ngoãn, thông minh và ham học. Cậu đã thi đậu vào trường Tiểu chủng viện Xã Đoài năm 1922, khi mới 13 tuổi (Hồi đó, chưa có Trường tập Xuân Phong). Sau những năm tháng miệt mài học tập tại Chủng viện Xã Đoài, và sau 3 năm giúp Cha Giuse Chân, quản hạt Xã Đoài, năm 1939, thầy Phêrô Nguyễn Quế được Đức cha Bắc trao Thừa tác vụ Linh mục khi Thầy vừa tròn 30 tuổi.
Sau ngày nhận Tác vụ Linh mục, Cha Phêrô Quế được Đức Cha Bắc, Giám mục giáo phận Vinh lúc đó sai đi quản xứ Phù Kinh, một xứ đạo xa xôi thuộc hạt Bình Chính, tỉnh Quảng Bình. Với trách nhiệm của một Mục tử, Cha Phêrô đã làm trọn bổn phận đối với đoàn chiên đã được trao cho Ngài coi sóc; và với tình yêu nồng cháy của một người con ưu tú đối với quê hương Đồng Lăng, Cha Phêrô đã đóng góp phần rất lớn công sức và tài lực của mình cho công trình xây dựng ngôi thánh đường của giáo họ quê hương.
Ngôi thánh đường được hoàn thành năm 1941, sau 3 năm xây dựng, và được dâng cho Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ cho giáo họ những khi gặp gian nan thử thách. Cho đến hôm nay, ngôi thánh đường vẫn còn khang trang và vững chắc. Chuyện kể lại rằng, khi công trình nhà thờ còn đang xây dựng dang dở thì bị thiếu hụt ngân sách, Cha Phêrô đã xin chính quyền cho phát hành vé xổ số với các giải thưởng bằng hiện vật, nhờ đó giáo họ có nguồn thu ngân sách để hoàn thành ngôi thánh đường còn dang dở.
Sau khi hoàn thành công trình xây dựng ngôi thánh đường, một công trình lớn của giáo họ Đồng Lăng lúc bấy giờ, thì năm 1943 Đức cha Bắc sai Cha Phêrô về quản xứ Mỹ Yên, một giáo xứ thuộc hạt Nhân Hoà ngày nay. Tại đây, nơi một xứ đạo nghèo nàn và thiếu thốn mọi bề, Cha Phêrô đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà xứ. Tiếp đó, vào năm 1949, nhận thấy việc học tập của con em trong giáo xứ và vùng lân cận gặp nhiều khó khăn, Ngài đã xây dựng thêm một ngôi trường với 5 phòng học khang trang và thuê thầy về dạy các cấp từ Tiểu học đến Trung học. Và đến năm 1952, Cha Phêrô cho khởi công xây dựng nhà thờ họ Thanh Hương thuộc xứ Mỹ Yên.
Với lòng hăng say và nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng, Cha Phêrô nhiều lần bị hạch sách, xét hỏi và bị bắt giam, rồi được thả về. Đến ngày 16-5-1958, vào lúc 3 giờ chiều, một đoàn công an bao vây nhà xứ, đạp đổ cửa và xông vào bắt Cha Phêrô đang khi không một giáo dân nào hay biết. Cha Phêrô bị đưa đi giam giữ tại trại tù Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang, nơi giam giữ khắc nghiệt nhất lúc bấy giờ.
Trong suốt thời gian bị bách hại và bị giam giữ dưới chế độ nhà tù hết sức tàn bạo, Cha Phêrô vẫn luôn kiên trung giữ vững đức tin và làm chứng cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Ngài đã làm chứng cho Đức tin bằng chính cái chết của mình ngày 14-11-1962 tại trại tù Quyết Tiến tỉnh Hà Giang. Mười năm sau khi ngài ngã xuống vì Đức tin, gia đình mới nhận được giấy báo tử. Với lòng hiếu thảo, năm 1974 con cháu của Cha Phêrô đã rước hài cốt của Ngài về quê hương và cất táng ngài trong vùng đất thánh của giáo họ Đồng Lăng, nơi Ngài đã sinh ra và lớn lên.
Cha Phêrô quả là chứng nhân trung kiên cho Đức tin vào Chúa Kitô, chính điều này đã được các bạn tù với Ngài chứng kiến và làm chứng. Hôm nay, thân xác Cha Phêrô đang ở giữa chúng ta đây; nhưng, với mầu nhiệm “các thánh cùng thông công”, chúng ta tin chắc rằng, linh hồn cha Phêrô đang chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa và Ngài cũng luôn chuyển cầu cho tất cả mọi người chúng ta trước Toà Chúa, mỗi khi chúng ta chạy đến nhờ Ngài.
Tựu trung, mặc dầu giáo xứ đang bộn bề với công việc xây cất ngôi thánh đường mới, nhưng Cha quản xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ vẫn quyết định tổ chức Tuần Chầu một cách âm thầm nhưng không kém phần long trọng, với nhiều đại lễ. Tuần chầu được khai mạc vào sáng thứ Hai, ngày 03 tháng 08 năm 2009 và sẽ bế mạc vào chiều Chúa Nhật XIX TN, tức ngày 09 tháng 08 năm 2009. Hy vọng rằng trong Tuần đại phúc này, mọi thành phần trong giáo xứ sẽ kín múc được nhiều ân sủng của Chúa Giêsu Thánh Thể!
Tam Tòa - thắp sáng niềm tin
Nắng Saigon
18:15 05/08/2009
Hãy thắp lên ngọn nến tình yêu,
Cùng hát vang cung điệu hòa bình.
Lửa hồng ánh sáng lung linh,
Hòa cùng lời kinh, xua tan tăm tối.
Ánh sáng tình yêu mở lối ta đi,
Cùng sát vai Công Lý kiếm tìm.
Sự Thật đốt cháy trong tim,
Xin đừng lặng im, nhức nhối niềm tin.
Hòa cùng lời kinh Tam Tòa yêu thương,
Hòa cùng niềm tin Tam Tòa hào hùng.
Tam Tòa ý chí kiên trung,
Chứng nhân anh hùng, tổ tiên soi sáng.
Trọn tình thủy chung dẫu ngàn hiểm nguy,
Nguyện Mẹ từ bi gìn giữ Tam Tòa.
Máu hồng nay đã nở hoa,
Dũng khí Tam Tòa, nhân chứng tình yêu.
Hãy thắp lên ngọn nến đêm nay,
Chia sớt đau thương đắng cay Tam Tòa.
Hiệp lòng con cái cùng Cha,
Câu kinh tiếng hát thiết tha nguyện cầu.
Nắng Saigon – 4/8/2009
Cùng hát vang cung điệu hòa bình.
Lửa hồng ánh sáng lung linh,
Hòa cùng lời kinh, xua tan tăm tối.
Ánh sáng tình yêu mở lối ta đi,
Cùng sát vai Công Lý kiếm tìm.
Sự Thật đốt cháy trong tim,
Xin đừng lặng im, nhức nhối niềm tin.
Hòa cùng lời kinh Tam Tòa yêu thương,
Hòa cùng niềm tin Tam Tòa hào hùng.
Tam Tòa ý chí kiên trung,
Chứng nhân anh hùng, tổ tiên soi sáng.
Trọn tình thủy chung dẫu ngàn hiểm nguy,
Nguyện Mẹ từ bi gìn giữ Tam Tòa.
Máu hồng nay đã nở hoa,
Dũng khí Tam Tòa, nhân chứng tình yêu.
Hãy thắp lên ngọn nến đêm nay,
Chia sớt đau thương đắng cay Tam Tòa.
Hiệp lòng con cái cùng Cha,
Câu kinh tiếng hát thiết tha nguyện cầu.
Nắng Saigon – 4/8/2009
Giáo họ Kim Loan kiệu Thánh Thể mừng lễ bổn mạng và cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa
Anthony Lê Lượng
18:27 05/08/2009
VINH - Cứ vào những ngày cuối tháng bảy hằng năm tất cả bà con giáo dân trong giáo họ Kim Loan, giáo xứ Đăng Cao lại nô nức chuẩn bị cho ngày lễ bổn mạng mừng thánh Ignatius Loyola ( 31/07), đấng đã sáng lập Dòng Chúa Giê-su ( tức Dòng Tên). Năm nay, cùng với nhiều biến cố đau thương của giáo hội Việt Nam trước sự cưỡng bức của chế độ lộng quyền CSVN, đặc biệt là anh chị em giáo dân giáo xứ Tam Tòa đang hứng chịu những đợt khủng bố bạo lực nặng nề từ phía những tên công an khát máu dưới sự lãnh đạo yêú kém của chính quyền tỉnh Quảng Bình, đã chịu nhiều tổn thất to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất; đồng thời bà con giáo dân cũng hưởng ứng lời kêu gọi hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em Tam Tòa của bề trên giáo phận Vinh. Giáo họ đã tổ chức kiệu thánh thể mừng lễ bổn mạng và cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa.
Xem hình ảnh
Vào lúc 20h, đoàn kiệu Thánh Thể bắt đầu khởi hành gồm đoàn Legio, đoàn con cái Mẹ Mân Côi ( tước hiệu nhà thờ của giáo họ), đoàn thiên thần, đoàn dâng hoa, đoàn kèn hơi, tiếp đó là chiếc xe tải nhỏ được trang hoàng lộng lẫy kiệu cha xứ cầm hòa quang Thánh Thể Chúa Giê-su hiện diện cùng đoàn thiên thần chầu Thánh Thể, và theo sau là giáo dân trong và ngoài xứ cùng về tham dự buổi kiệu Thánh Thể cực trọng.
Đoàn kiệu Thánh Thể tiến đi trong bầu khí sốt sáng và nghiêm trang của đoàn con Chúa Giê-su Thánh Thể với những bài hát tôn vinh bí tích Thánh Thể nhiệm mầu và kinh hòa bình được liên tục cất lên cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa, hòa quang Thánh Thể dừng lại ở hai trạm được dân trang trí rất lộng lẫy và sạch sẽ để xứng đáng là nơi Chúa ngự.
Cha xứ ướt đẫm mồ hôi trong tiết hè nóng bức kiệu Thánh Thể qua hai trạm là hình ảnh đẹp nhất của người mục tử nhiệt thành ngày đêm bên cạnh Chúa Giê-su Thánh Thể. Các giáo dân được đắm chìm trong những lời cầu nguyện lúc cha xứ ban phép lành Thánh Thể tại hai trạm và trong nhà thờ.
Bà con giáo dân trong giáo họ thì đón nhận được niềm vui âm thầm to lớn từ Chúa Giê-su Thánh Thể Mến Yêu, vì ai nấy đều ý thức về tầm quan trọng không gì thay thế của bí tích Thánh Thể trong đời sống thiêng liêng hằng ngày như lời Chúa Giê-su đã phán: “ Ai khó nhọc và gánh nặng hãy đến cùng Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho”. Và chỉ có Chúa là Đấng ban công lý và hòa bình cho nhân loại. Lạy Chúa Giê-su, cám ơn Chúa đã cho chúng con những giây phút quý giá bên Người.
Buổi kiệu Thánh Thể đã kết mang lại cho mọi người niềm hân hoan không gì tả siết. ước mong Chúa Giê-su sẽ Thánh Thể đón nhận những hy sinh của mọi người và gìn giữ anh chị em giáo xứ Tam Tòa trong tay của Người là “ khiên che thuẫn đỡ cho mọi nguời”.
Xem hình ảnh
Vào lúc 20h, đoàn kiệu Thánh Thể bắt đầu khởi hành gồm đoàn Legio, đoàn con cái Mẹ Mân Côi ( tước hiệu nhà thờ của giáo họ), đoàn thiên thần, đoàn dâng hoa, đoàn kèn hơi, tiếp đó là chiếc xe tải nhỏ được trang hoàng lộng lẫy kiệu cha xứ cầm hòa quang Thánh Thể Chúa Giê-su hiện diện cùng đoàn thiên thần chầu Thánh Thể, và theo sau là giáo dân trong và ngoài xứ cùng về tham dự buổi kiệu Thánh Thể cực trọng.
Đoàn kiệu Thánh Thể tiến đi trong bầu khí sốt sáng và nghiêm trang của đoàn con Chúa Giê-su Thánh Thể với những bài hát tôn vinh bí tích Thánh Thể nhiệm mầu và kinh hòa bình được liên tục cất lên cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa, hòa quang Thánh Thể dừng lại ở hai trạm được dân trang trí rất lộng lẫy và sạch sẽ để xứng đáng là nơi Chúa ngự.
Cha xứ ướt đẫm mồ hôi trong tiết hè nóng bức kiệu Thánh Thể qua hai trạm là hình ảnh đẹp nhất của người mục tử nhiệt thành ngày đêm bên cạnh Chúa Giê-su Thánh Thể. Các giáo dân được đắm chìm trong những lời cầu nguyện lúc cha xứ ban phép lành Thánh Thể tại hai trạm và trong nhà thờ.
Bà con giáo dân trong giáo họ thì đón nhận được niềm vui âm thầm to lớn từ Chúa Giê-su Thánh Thể Mến Yêu, vì ai nấy đều ý thức về tầm quan trọng không gì thay thế của bí tích Thánh Thể trong đời sống thiêng liêng hằng ngày như lời Chúa Giê-su đã phán: “ Ai khó nhọc và gánh nặng hãy đến cùng Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho”. Và chỉ có Chúa là Đấng ban công lý và hòa bình cho nhân loại. Lạy Chúa Giê-su, cám ơn Chúa đã cho chúng con những giây phút quý giá bên Người.
Buổi kiệu Thánh Thể đã kết mang lại cho mọi người niềm hân hoan không gì tả siết. ước mong Chúa Giê-su sẽ Thánh Thể đón nhận những hy sinh của mọi người và gìn giữ anh chị em giáo xứ Tam Tòa trong tay của Người là “ khiên che thuẫn đỡ cho mọi nguời”.
Lá thư của một dân oan kêu cứu từ giáo xứ Kẻ Sặt, Hố Nai
Dân Oan Hố Nai
19:28 05/08/2009
HỐ NAI - Tôi là người dân làng Sặt. Khu đất này thuộc GX Kẻ Sặt chúng tôi. Chợ Sặt vốn có đầu tiên trước giải phóng là nằm gần nhà thờ Sặt. Sau năm 1975, nhà nước bắt dân lang Sặt chúng tôi di dời đến địa điểm mới nay là Công Viên 30/4 cách đó chừng 50m. Sau khi di dời vài năm, nhà nước lại tiếp tục bắt chúng tôi di dời đến địa điểm mới nay là vị trí chợ Sặt (thuộc đất sở hữu GX Kẻ Sặt).
Qua mấy lần di dời, nhà nước " không hề " đóng góp và giúp đỡ cho tiểu thương chúng tôi về vật chất cũng như tinh thần. Chúng tôi từ hai bàn tay trắng dựng nên chợ Sặt như ngày nay. Hàng năm nàh nước thu thuế chúng tôi là khoảng 14tỷ, vậy mà không hiểu sao nhà nước lại ko công nhận đây là chợ (không công nhận nhưng vẫn thu thuế?). Chúng tôi rất bất bình trước việc nhà nước Việt Nam thu hồi đất chợ Sặt chúng tôi. Chúng tôi chỉ là những tiểu thương nghèo, mà giờ đây nhà nước bắt di dời sang chợ mới mà bắt chúng tôi phái thuê các sạp với giá là 250 -> 270 triệu trong vòng từ 10-15 năm.
Chúng tôi đã gửi đơn đi khắp nơi mà vẫn bị bỏ ngỏ. Vừa qua chính quyền thành phố Biên Hòa tổ chức các cuộc họp cho chúng tôi mà vẫn chưa đâu vào đâu. Chúng tôi rất bức xúc, cả Biên Hòa hiện nay đang rộ lên vì chợ Sặt này.
Chợ Sặt là đất của cha ông chúng tôi từ khi di cư năm 1954 vào đây khai hoang lập nên. Trước là ở công viên 30/4, sau năm 1975 nhà nước bắt di dời 2,3 lần sau cùng mới đến địa điểm như hiện nay. Chúng tôi từ 2 bàn tay trắng lập nên chợ mà không phải nhờ đến nhà nước giúp. Hàng năm chúng tôi đóng thuế cho nhà nước là trên 14tỷ (có lẽ đây là chợ mà thuế cao nhất mà tôi từng biết), và còn nhiều khoảng thu chi khác nữa. Vậy mà đất của chúng tôi, nhà nước đuổi chúng tôi mà lại không bồi thường lại còn bắt chúng tôi đi thuê đất khác để buôn bán, thật là vô lý hết sức. "Chúng tôi nhất quyết là không di dời có chết cũng không di dời."
Ban đầu nhà nước ra quyết định là thu hồi đất chợ Sặt cũ để làm UBND P.Tân Biên. Sau đó chúng tôi phản ánh bức xúc tại sao không lấy đất nhà sách SAHARA nằm bên cạnh (trước cũng là đất của giáo xứ Kẻ Sặt chúng tôi), hay lấy đất bến xe Hố Nai (trước cũng là đất nghĩa trang giáo xứ Kẻ Sặt nhà nước mượn rồi đến nay chưa trả) mà làm UBND phường. Rồi sau đó chính quyền chuyển hướng là lấy đất để làm văn phòng khu phố 3 và 4. Rồi cũng bị chúng tôi phản ánh nên chính quyền lại ra quyết định tiếp theo là mở rộng trường tiểu học Trần Quốc Toản (Ngôi trường này trước cũng thuộc giáo xứ Kẻ Sặt chúng tôi cha Chánh Xứ Thu thành lập trước năm 1975).Chúng tôi lại phản ánh đưa đơn khiếu nại thì chính quyền lại "chuyển hướng" là xây công viên xanh để phục vụ lợi ích nhân dân. Nhưng đã bị chúng tôi phản ánh là đã có công viên 30/4 cách đó khoảng 50m rồi, giờ xây nữa làm chi? Đến mấy tháng nay chính quyền lại ra quyết định là mở rộng trường tiều học Trần Quốc Toản. Sự việc kéo dài từ năm 2006 đến nay vẫn chưa giải quyết được gì, đơn khiếu kiện chúng tôi trải dài từ Sài Gòn đến Hà Nội mà cũng không ai giải quyết.
Nếu chính quyền cho rằng chợ Sặt đã xuống cấp không đủ về an toàn phòng cháy chữa cháy thì chúng tôi xin nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Sự việc không đơn giản là như vậy, mà chúng tôi biết rằng đằng sau đó là vô vàng những bí ẩn.
Còn rất nhiều việc mà tôi không thể nói hết trên đây được. Kính móng quí vị bớt chút thời gian đến tận nơi để có thể biết được nhiều việc hơn nữa. Chúng tôi kính mong quí vị đến để có thể giúp chúng tôi giải quyết được vụ việc.
Địa chỉ chở Sặt: Chợ Sặt Phường Tân Biên - TP. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai. (Nằm trên Q1 hướng từ Bắc Vào Nam)
Dân oan Hố Nai khiếu kiện ở Saigòn ngày 3/8 |
Chúng tôi đã gửi đơn đi khắp nơi mà vẫn bị bỏ ngỏ. Vừa qua chính quyền thành phố Biên Hòa tổ chức các cuộc họp cho chúng tôi mà vẫn chưa đâu vào đâu. Chúng tôi rất bức xúc, cả Biên Hòa hiện nay đang rộ lên vì chợ Sặt này.
Chợ Sặt là đất của cha ông chúng tôi từ khi di cư năm 1954 vào đây khai hoang lập nên. Trước là ở công viên 30/4, sau năm 1975 nhà nước bắt di dời 2,3 lần sau cùng mới đến địa điểm như hiện nay. Chúng tôi từ 2 bàn tay trắng lập nên chợ mà không phải nhờ đến nhà nước giúp. Hàng năm chúng tôi đóng thuế cho nhà nước là trên 14tỷ (có lẽ đây là chợ mà thuế cao nhất mà tôi từng biết), và còn nhiều khoảng thu chi khác nữa. Vậy mà đất của chúng tôi, nhà nước đuổi chúng tôi mà lại không bồi thường lại còn bắt chúng tôi đi thuê đất khác để buôn bán, thật là vô lý hết sức. "Chúng tôi nhất quyết là không di dời có chết cũng không di dời."
Ban đầu nhà nước ra quyết định là thu hồi đất chợ Sặt cũ để làm UBND P.Tân Biên. Sau đó chúng tôi phản ánh bức xúc tại sao không lấy đất nhà sách SAHARA nằm bên cạnh (trước cũng là đất của giáo xứ Kẻ Sặt chúng tôi), hay lấy đất bến xe Hố Nai (trước cũng là đất nghĩa trang giáo xứ Kẻ Sặt nhà nước mượn rồi đến nay chưa trả) mà làm UBND phường. Rồi sau đó chính quyền chuyển hướng là lấy đất để làm văn phòng khu phố 3 và 4. Rồi cũng bị chúng tôi phản ánh nên chính quyền lại ra quyết định tiếp theo là mở rộng trường tiểu học Trần Quốc Toản (Ngôi trường này trước cũng thuộc giáo xứ Kẻ Sặt chúng tôi cha Chánh Xứ Thu thành lập trước năm 1975).Chúng tôi lại phản ánh đưa đơn khiếu nại thì chính quyền lại "chuyển hướng" là xây công viên xanh để phục vụ lợi ích nhân dân. Nhưng đã bị chúng tôi phản ánh là đã có công viên 30/4 cách đó khoảng 50m rồi, giờ xây nữa làm chi? Đến mấy tháng nay chính quyền lại ra quyết định là mở rộng trường tiều học Trần Quốc Toản. Sự việc kéo dài từ năm 2006 đến nay vẫn chưa giải quyết được gì, đơn khiếu kiện chúng tôi trải dài từ Sài Gòn đến Hà Nội mà cũng không ai giải quyết.
Nếu chính quyền cho rằng chợ Sặt đã xuống cấp không đủ về an toàn phòng cháy chữa cháy thì chúng tôi xin nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Sự việc không đơn giản là như vậy, mà chúng tôi biết rằng đằng sau đó là vô vàng những bí ẩn.
Còn rất nhiều việc mà tôi không thể nói hết trên đây được. Kính móng quí vị bớt chút thời gian đến tận nơi để có thể biết được nhiều việc hơn nữa. Chúng tôi kính mong quí vị đến để có thể giúp chúng tôi giải quyết được vụ việc.
Địa chỉ chở Sặt: Chợ Sặt Phường Tân Biên - TP. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai. (Nằm trên Q1 hướng từ Bắc Vào Nam)
Sự kiện Tam Tòa - hiện trạng tự diễn biến - là qui luật tất yếu của sự phát triển xã hội loài người
Lê Sáng
19:43 05/08/2009
1) Tự diễn biến trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam:
Trong khi đối phó với tình hình, và để chuẩn bị cho đại hội đảng cộng sản vào đầu 2011, Tô Huy Rứa - Trưởng ban tuyên giáo trung ương đã đưa ra các nhận định và hướng dẫn dư luận về nhiều nguy cơ mà csvn đang đối mặt, ông ta đặc biệt nhấn mạnh đến nguy cơ “Tự diễn biến”: (Xem bài này ở BBC).
Tự diễn biến là cụm từ do cơ quan kiểm soát tư tưởng người dân của csvn mới chính thức đưa ra, cách nay khoảng 1 năm. Trước đó từ vựng tiếng Việt không có tổ hợp từ này. Nó dùng để chỉ tình trạng thay đổi nhận thức của chính người cộng sản. Thay đổi theo hướng nhận ra tính chất phi lý của nguyên lý cộng sản chủ nghĩa. Nhận ra tính chất lưu manh của bộ máy chính quyền cộng sản. Rồi từ đó bắt đầu lên tiếng, tranh đấu đòi đảng, đòi chính quyền cộng sản phải thừa nhận những chuẩn mực của công lý… Thay đổi chính sách độc quyền độc đảng. Phải chấm dứt việc dùng bạo quyền đàn áp chính đồng bào mình, trong khi lại hèn hạ cúi đầu trước cường quyền ngoại bang…
Trong tự nhiên và xã hội, bất kỳ một vật, một hiện tượng nào muốn tồn tại và phát triển thì đều phải tuân theo các qui luật phát triển từ thấp đến cao, tự hoàn thiện để phù hợp với môi trường… Nếu không cái chết sẽ sảy đến… Vật, hiện tượng sẽ tự tìm đường đi cho mình để bảo tồn sự sống. Mọi hình thức can thiệp bằng cưỡng bức của con người đều dẫn đến hai khả năng: Vật sẽ bứt phá hoặc vật sẽ diệt vong sớm hơn…
Nói đến nguy cơ cho chế độ cộng sản thì nó được hình thành ngay từ khi học thuyết này ra đời. Học thuyết cộng sản đã bất chấp rất nhiều qui luật tự nhiên xã hội… Lý luận của nó tự mâu thẫn và phá sản ngay từ lập luận. Tuy nhiên những “nhà cách mạng” dùng chủ thuyết cộng sản đã không hiểu, hoặc cố tình không hiểu. Họ dùng học thuyết này như là mồi nhử quần chúng lao động với những hứa hẹn về một cuộc sống thiên đàng nơi trần thế… Đến tận hôm nay, những chính khách cộng sản vẫn còn già mồm cho rằng chủ nghĩa cộng sản là có thực, nhưng có thể sẽ có lâu hơn dự kiến (Tỉ như 1000 năm nữa chẳng hạn)… Thậy là mắc cười! Nếu thế ai muốn là những vật thí mạng cho cái học thuyết đầy rủi ro trong vòng 1000 năm tới ??? Người cộng sản thì không chịu rồi, trong khi làm cách mạng, họ cũng làm kinh tế, kinh tế hộ gia đình đảng viên… Kinh tế “trích % hoa hồng công quĩ”. Cuộc sống của họ sa hoa như độc tài quân sự châu Phi. Họ còn lập luận: “Làm cách mạng chứ có phải đi tu đâu mà khổ hạnh khắc kỷ?” - Thế là người dân lãnh đủ. Con giun xéo mãi cũng quằn, người dân tỉnh cơn mê nhìn lại mình, nhìn lại cộng sản rồi bắt đầu có hành động… Là tất yếu chứ chẳng phải thế lực nào xúi dục.
Chính sự sụp đổ về lý luận, dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống cộng sản Âu Châu. Chính sự sụp đổ nhẵn tiền của hệ thống cộng sản Âu Châu đã tác động vào nhận thức của người cộng sản, của người dân trong chế độ cộng sản. Đằng khác chính cái xã hội cộng sản còn sót lại với bao nhiêu nghịch lý, bao nhiêu bất công, bao nhiêu bạo quyền… đã làm cho không một ai còn tin tưởng vào nhà nước cộng sản nữa.
Ngay trong hàng ngũ đảng viên cộng sản - Phải nhận thức lại vấn đề, phải tìm ra chân lý, phải bỏ tà qui chính - Là một nhu cầu tất yếu để tồn tại. Việc cải tà qui chính này bị Tô Huy Rứa gọi là “tự diễn biến” – Nó là nguy cơ csvn phải chống đến cùng. Như thế ông ta kêu gọi quan quân cộng sản chống lại qui luật – Giơ chân đạp mũi nhọn (?). Nhưng vì là qui luật xã hội nên nó có tính xu hướng, có độ trễ nhất định. Chống lại nó hậu quả chưa xảy ra ngay, mà hàng chục năm sau mới có hậu quả. Chống lại qui luật phát triển của xã hội – Liên xô thành trì XHCN, người thầy, người đồng chí csvn 70 năm sau mới phải trả giá.
Nói về hiện trạng “tự diễn biến” của csvn thì rất phong phú, và đều do chính người cộng sản công bố, để cho khách quan, xin quí vị độc giả tự tìm hiểu về những hồi ký, những tiết lộ của các ông trùm cộng sản, của các đảng viên vừa là nạn nhân cộng sản viết ra… Nhưng có thể tựu chung lại hai vấn đề: Một là có sai lầm về nhận thức trong chủ thuyết cộng sản – Hai là có thế lực ngụy cộng sản lợi dụng cơ chế và bộ máy cộng sản để chà đạp lên tất cả…
Lý giải ở góc độ tâm linh, các tôn giáo cho rằng “tự diễn biến” chính là lương tâm Thượng Đế ban tặng cho tất cả mọi người – Ngài chỉ riêng tặng cho con người thôi, con vật không có lương tâm. Một chút lương tâm còn xót lại trong người cộng sản, làm cho họ nghĩ lại… Nghĩa là “tự diễn biến” không những phù hợp qui luật vật tự tìm đường để tồn tại theo bản năng, mà nó còn phù hợp với đạo đức xã hội nữa. Nó cao hơn bản năng sinh tồn, nó tốt cho vật chủ, nó còn tốt cho cả cộng đồng. Ấy vậy mà Tô Huy Rứa kết tội “tự diễn biến” là nguy cơ, là thù địch… Phải chống lại, phải tiêu diệt… Điều này cho thấy ông ta không phải một con người.
Tự diễn biến là người cộng sản từ bỏ cộng sản để làm người lương thiện. Chống lại tự diễn biến, người cộng sản mời gọi toàn thể nhân dân, toàn thể thế giới văn minh cùng chung tay đưa những người cộng sản còn sót lại đi gặp Mác, gặp Lê-nin, gặp Mao, gặp Hồ Chí Minh. Như thế, qui luật phát triển của xã hội ngày nay là không chấp nhận cộng sản. Cá nhân Tô Huy Rứa với dăm câu lý luận vòng vo lộn xộn đâu giúp được gì cho chế độ cộng sản ? Hay là ông ta đang “lấy số lấy má” để được cất nhắc vào vị trí tổng bí thư Đảng csvn nhiệm kỳ 2011-2015? – Đây là vấn đề khác, tác giả không bàn thêm trong bài viết này.
2) Sự kiện Tam Toà do ai đó kích động, hay là qui luật vật tự nó?
Sự kiện Tam Toà xảy ra ngày 20/07/2009 như là nối tiếp của sự kiện Công Giáo đòi lại tài sản bị bị cưỡng đoạt, đòi lại công lý chống lại bất công. Nói sâu xa hơn, sự kiện Tam Toà là tiếp nối của truyền thống không chấp nhận bất công của người dân Việt hàng ngàn năm qua. Chính truyền thống không chấp nhận bất công, đã giúp dân tộc Việt còn tồn tại đến ngày nay dù bị bạo quyền Hán tộc mấy ngàn năm tìm đủ phương kế xâm lược, đồng hoá. Đã có nhiều dân tộc mất cảnh giác, bằng lòng với vài thứ lơi lộc của Hán tộc mà đã mất nước trở thành dân tộc thiểu số trong quốc gia đại Hán… Nhưng dân tộc Việt thì không - Nhờ truyền thống chống lại bất công.
Nhìn lại toàn bộ quá trình thực hiện luật đất đai, quá trình quan chức nhà nước cộng sản lập dự án bán đất cho tư bản nước ngoài… Người ta nhận thấy sự bất công thể hiện rõ trong các qui định của luật pháp về đất đai của nhà nước cộng sản. Những bất công này cho phép nhà nước cộng sản thu hồi đất đai của bất cứ cá nhân, tổ chức nào, với giá tiền bồi thường rẻ mạt do họ ấn định. Song cá nhân quan chức cộng sản trực quyền lại hưởng lợi bội phần vì họ đòi, và nhận được các khoản “lại quả” từ các nhà đầu tư sử dụng đất…
Người dân thống khổ trăm bề, không sao chống lại bộ máy bạo quyền cộng sản đã đành, lại cũng không sao lập luận cho thắng được với các qui định pháp luật lập lờ của cộng sản… Rồi họ được quan chức cộng sản “gợi ý” cùng bắt tay móc tiền công quĩ của nhà nước trong việc bồi thường - Thế là hình thành lớp người được gọi là “dân gian”. Như thế “dân gian” cũng được lợi hơn bình thường, thậm chí lợi bội phần, thành những anh nhà giầu mới nổi... Những thành phần “dân gian” này bắt đầu gắn kết chặt chẽ với quan chức cộng sản bởi thấy xu thời, dưới sự bảo kê của cs được hưởng lợi bội phần. Đến khi có việc, cộng sản đẩy thành phần “dân chúng cốt cán” này ra, cùng đám tội phạm xã hội đen thực hiện những ý đồ đen tối của họ…
Xã hội cộng sản xung quanh vấn đề đất đai bị phân hoá rất mạnh… Có những người dân ngay thẳng quyết không chịu cúi đầu trước bất công do quan chức cộng sản áp đặt hay “gợi ý” và họ trở thành dân oan… Luật pháp về đất đai đã biến xã hội cộng sản thành mấy thái cực đối chọi nhau… Quan chức tham nhũng giầu có – Quan chức không tham nhũng được nghèo hơn – Dân gian lọt lưới pháp luật rất giầu có – Dân oan đã trắng tay lại dính lưới pháp luật tù đày khổ sở… Mâu thuẫn chất chồng và đối kháng, nên không thể dàn xếp ổn thoả… Các thành phần vừa công khai, vừa ngấm ngầm loại trừ nhau…
Bênh vực dân oan mất đất nguy hiểm đến thân, lại còn khi thắng họ thành giầu có tham vàng bỏ ngãi mình được gì? - Ấy là cán bộ cộng sản lập luận thế để đe doạ những ai thấy việc bất bình muốn can thiệp… Nhưng đối với các tổ chức tôn giáo bị cưỡng đoạt đất đai tài sản thì khác. Luật pháp trên giấy của csvn về đất đai tài sản của các tổ chức tôn giáo nghe rất hay. Mặt khác tài sản của các tổ chức tôn giáo là tài sản công, không phải của cá nhân ai mà nói chuyện vàng với ngãi… Giáo dân các tôn giáo được cộng sản cho ăn “bánh vẽ” bao nhiêu năm nay không chịu được nữa họ vùng lên đòi thực thi pháp luật trên giấy… Tổng Giáo Phận Hà Nội, Tam Toà… chỉ là một trong số những vụ việc nổ ra đầu tiên mà thôi. Thời gian tới các tôn giáo khác, các dân oan khác cũng sẽ quyết liệt đòi cộng sản thực thi công lý, trả lại tài sản cưỡng đoạt trái với luật pháp của chính họ ban hành…
Sự kiện Tam Toà dưới góc độ pháp luật: Bất cứ hệ thống pháp luật của một quốc gia nào, từ luật hành chính, đến dân sự, hình sự… Mỗi luật đều có hai phần: Luật nội dung – Qui định các nội dung cụ thể xác định cho từng trường hợp bị coi là phạm luật; Luật hình thức – Qui định các thủ tục pháp lý cần thiết để đem các hành vi bị coi là phạm luật ra xem xét… Luật hình thức cũng là một cách bảo vệ người dân khỏi các hành vi lạm quyền từ công chức nhà nước đang thi hành công vụ. Khi cán bộ cơ quan công quyền vi phạm luật hình thức, thì mọi kết quả điều tra thu thập chứng cứ vi phạm hình thức đó đều bị huỷ bỏ…
Chưa xét đến luật nội dung, trong vụ Tam Toà, người ta thấy rất rõ công an chà đạp lên luật hình thức, khi không tuân thủ các qui định về bắt người phạm tội quả tang, thu giữ tang vật, khám nghiệm hiện trường… Theo như phát ngôn của cán bộ quan chức cộng sản, người ta thấy có hai nhóm hành vi: Hành vi vi phạm hành chính [Dựng lán tạm không phép (?)] và [Gây rối trật tự công cộng (?)] – Có hai nhóm đối tượng [Giáo dân tu sĩ Công Giáo] và [Quần chúng nhân dân bất bình với Công Giáo (?)] – Nhưng nó được công an Quảng Bình “hầm bà làng” thành một vụ án, bắt người, thu giữ tài sản không cần biên bản… Công an đánh người, công an đứng canh cho “quần chúng nhân dân” đánh người. Thương tích của các nạn nhân hai năm rõ mười nhưng quan chức cộng sản lại dùng truyền thông láo lếu sổ toet, rồi đổ cho bị hại đã kích động nhân dân, đổ cho quần chúng nhân dân không thể xác định được danh tính…
Tam Toà là sự kiện tất yếu sẽ nổ ra, bởi nó là yếu điểm bao nhiêu năm nay dưới chính sách pháp luật phản động của chính quyền cộng sản luôn nói một đằng làm một nẻo. Tam Toà chỉ là nơi nối tiếp thể hiện truyền thống không chấp nhận bất công của dân tộc Việt. Nó không mới, cũng không phải là sản phẩm của cá nhân nào. Nó là qui luật tất yếu mà chính Mác đã viết trong học thuyết của mình: Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh – Áp bức càng nhiều đấu tranh càng mạnh.
Nhưng dẫu sao chính quyền csvn không muốn có sự kiện Tam Toà, vì dù họ “thắng” ngay tại chỗ, nhưng về lâu dài không có chính nghĩa, cái “thắng lợi tức thời đó” sẽ là mầm hoạ do chính họ gieo cấy. Sớm thì chính họ sẽ gặt, muộn thì con cháu họ gặt… Người cộng sản cũng biết vậy nhưng thay vì phục thiện, họ lại họp báo lớn tiếng đổ vạ cho giáo dân tu sĩ Tam Toà. Một mặt họ dùng công an và bộ máy tuyên truyền để đánh giáo dân tu sĩ Tam Toà - Mặt khác họ cử cán bộ quan chức dân sự đến hỏi han Toà Giám Mục…
So với những lý luận dài dòng và lời “mít tinh cổ động” của Tô Huy Rứa, thì những hành động phối hợp của công an, của quan chức dân sự csvn trong vụ Tam Toà có vẻ thực tế thực dụng hơn. Nhưng vì cùng bản chất giả dối, cùng bản chất chống lại qui luật, phản nhân bản… cho nên nó sẽ có chung một kết cục mà thôi.
Trong khi đối phó với tình hình, và để chuẩn bị cho đại hội đảng cộng sản vào đầu 2011, Tô Huy Rứa - Trưởng ban tuyên giáo trung ương đã đưa ra các nhận định và hướng dẫn dư luận về nhiều nguy cơ mà csvn đang đối mặt, ông ta đặc biệt nhấn mạnh đến nguy cơ “Tự diễn biến”: (Xem bài này ở BBC).
Tự diễn biến là cụm từ do cơ quan kiểm soát tư tưởng người dân của csvn mới chính thức đưa ra, cách nay khoảng 1 năm. Trước đó từ vựng tiếng Việt không có tổ hợp từ này. Nó dùng để chỉ tình trạng thay đổi nhận thức của chính người cộng sản. Thay đổi theo hướng nhận ra tính chất phi lý của nguyên lý cộng sản chủ nghĩa. Nhận ra tính chất lưu manh của bộ máy chính quyền cộng sản. Rồi từ đó bắt đầu lên tiếng, tranh đấu đòi đảng, đòi chính quyền cộng sản phải thừa nhận những chuẩn mực của công lý… Thay đổi chính sách độc quyền độc đảng. Phải chấm dứt việc dùng bạo quyền đàn áp chính đồng bào mình, trong khi lại hèn hạ cúi đầu trước cường quyền ngoại bang…
Trong tự nhiên và xã hội, bất kỳ một vật, một hiện tượng nào muốn tồn tại và phát triển thì đều phải tuân theo các qui luật phát triển từ thấp đến cao, tự hoàn thiện để phù hợp với môi trường… Nếu không cái chết sẽ sảy đến… Vật, hiện tượng sẽ tự tìm đường đi cho mình để bảo tồn sự sống. Mọi hình thức can thiệp bằng cưỡng bức của con người đều dẫn đến hai khả năng: Vật sẽ bứt phá hoặc vật sẽ diệt vong sớm hơn…
Nói đến nguy cơ cho chế độ cộng sản thì nó được hình thành ngay từ khi học thuyết này ra đời. Học thuyết cộng sản đã bất chấp rất nhiều qui luật tự nhiên xã hội… Lý luận của nó tự mâu thẫn và phá sản ngay từ lập luận. Tuy nhiên những “nhà cách mạng” dùng chủ thuyết cộng sản đã không hiểu, hoặc cố tình không hiểu. Họ dùng học thuyết này như là mồi nhử quần chúng lao động với những hứa hẹn về một cuộc sống thiên đàng nơi trần thế… Đến tận hôm nay, những chính khách cộng sản vẫn còn già mồm cho rằng chủ nghĩa cộng sản là có thực, nhưng có thể sẽ có lâu hơn dự kiến (Tỉ như 1000 năm nữa chẳng hạn)… Thậy là mắc cười! Nếu thế ai muốn là những vật thí mạng cho cái học thuyết đầy rủi ro trong vòng 1000 năm tới ??? Người cộng sản thì không chịu rồi, trong khi làm cách mạng, họ cũng làm kinh tế, kinh tế hộ gia đình đảng viên… Kinh tế “trích % hoa hồng công quĩ”. Cuộc sống của họ sa hoa như độc tài quân sự châu Phi. Họ còn lập luận: “Làm cách mạng chứ có phải đi tu đâu mà khổ hạnh khắc kỷ?” - Thế là người dân lãnh đủ. Con giun xéo mãi cũng quằn, người dân tỉnh cơn mê nhìn lại mình, nhìn lại cộng sản rồi bắt đầu có hành động… Là tất yếu chứ chẳng phải thế lực nào xúi dục.
Chính sự sụp đổ về lý luận, dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống cộng sản Âu Châu. Chính sự sụp đổ nhẵn tiền của hệ thống cộng sản Âu Châu đã tác động vào nhận thức của người cộng sản, của người dân trong chế độ cộng sản. Đằng khác chính cái xã hội cộng sản còn sót lại với bao nhiêu nghịch lý, bao nhiêu bất công, bao nhiêu bạo quyền… đã làm cho không một ai còn tin tưởng vào nhà nước cộng sản nữa.
Ngay trong hàng ngũ đảng viên cộng sản - Phải nhận thức lại vấn đề, phải tìm ra chân lý, phải bỏ tà qui chính - Là một nhu cầu tất yếu để tồn tại. Việc cải tà qui chính này bị Tô Huy Rứa gọi là “tự diễn biến” – Nó là nguy cơ csvn phải chống đến cùng. Như thế ông ta kêu gọi quan quân cộng sản chống lại qui luật – Giơ chân đạp mũi nhọn (?). Nhưng vì là qui luật xã hội nên nó có tính xu hướng, có độ trễ nhất định. Chống lại nó hậu quả chưa xảy ra ngay, mà hàng chục năm sau mới có hậu quả. Chống lại qui luật phát triển của xã hội – Liên xô thành trì XHCN, người thầy, người đồng chí csvn 70 năm sau mới phải trả giá.
Nói về hiện trạng “tự diễn biến” của csvn thì rất phong phú, và đều do chính người cộng sản công bố, để cho khách quan, xin quí vị độc giả tự tìm hiểu về những hồi ký, những tiết lộ của các ông trùm cộng sản, của các đảng viên vừa là nạn nhân cộng sản viết ra… Nhưng có thể tựu chung lại hai vấn đề: Một là có sai lầm về nhận thức trong chủ thuyết cộng sản – Hai là có thế lực ngụy cộng sản lợi dụng cơ chế và bộ máy cộng sản để chà đạp lên tất cả…
Lý giải ở góc độ tâm linh, các tôn giáo cho rằng “tự diễn biến” chính là lương tâm Thượng Đế ban tặng cho tất cả mọi người – Ngài chỉ riêng tặng cho con người thôi, con vật không có lương tâm. Một chút lương tâm còn xót lại trong người cộng sản, làm cho họ nghĩ lại… Nghĩa là “tự diễn biến” không những phù hợp qui luật vật tự tìm đường để tồn tại theo bản năng, mà nó còn phù hợp với đạo đức xã hội nữa. Nó cao hơn bản năng sinh tồn, nó tốt cho vật chủ, nó còn tốt cho cả cộng đồng. Ấy vậy mà Tô Huy Rứa kết tội “tự diễn biến” là nguy cơ, là thù địch… Phải chống lại, phải tiêu diệt… Điều này cho thấy ông ta không phải một con người.
Tự diễn biến là người cộng sản từ bỏ cộng sản để làm người lương thiện. Chống lại tự diễn biến, người cộng sản mời gọi toàn thể nhân dân, toàn thể thế giới văn minh cùng chung tay đưa những người cộng sản còn sót lại đi gặp Mác, gặp Lê-nin, gặp Mao, gặp Hồ Chí Minh. Như thế, qui luật phát triển của xã hội ngày nay là không chấp nhận cộng sản. Cá nhân Tô Huy Rứa với dăm câu lý luận vòng vo lộn xộn đâu giúp được gì cho chế độ cộng sản ? Hay là ông ta đang “lấy số lấy má” để được cất nhắc vào vị trí tổng bí thư Đảng csvn nhiệm kỳ 2011-2015? – Đây là vấn đề khác, tác giả không bàn thêm trong bài viết này.
2) Sự kiện Tam Toà do ai đó kích động, hay là qui luật vật tự nó?
Sự kiện Tam Toà xảy ra ngày 20/07/2009 như là nối tiếp của sự kiện Công Giáo đòi lại tài sản bị bị cưỡng đoạt, đòi lại công lý chống lại bất công. Nói sâu xa hơn, sự kiện Tam Toà là tiếp nối của truyền thống không chấp nhận bất công của người dân Việt hàng ngàn năm qua. Chính truyền thống không chấp nhận bất công, đã giúp dân tộc Việt còn tồn tại đến ngày nay dù bị bạo quyền Hán tộc mấy ngàn năm tìm đủ phương kế xâm lược, đồng hoá. Đã có nhiều dân tộc mất cảnh giác, bằng lòng với vài thứ lơi lộc của Hán tộc mà đã mất nước trở thành dân tộc thiểu số trong quốc gia đại Hán… Nhưng dân tộc Việt thì không - Nhờ truyền thống chống lại bất công.
Nhìn lại toàn bộ quá trình thực hiện luật đất đai, quá trình quan chức nhà nước cộng sản lập dự án bán đất cho tư bản nước ngoài… Người ta nhận thấy sự bất công thể hiện rõ trong các qui định của luật pháp về đất đai của nhà nước cộng sản. Những bất công này cho phép nhà nước cộng sản thu hồi đất đai của bất cứ cá nhân, tổ chức nào, với giá tiền bồi thường rẻ mạt do họ ấn định. Song cá nhân quan chức cộng sản trực quyền lại hưởng lợi bội phần vì họ đòi, và nhận được các khoản “lại quả” từ các nhà đầu tư sử dụng đất…
Người dân thống khổ trăm bề, không sao chống lại bộ máy bạo quyền cộng sản đã đành, lại cũng không sao lập luận cho thắng được với các qui định pháp luật lập lờ của cộng sản… Rồi họ được quan chức cộng sản “gợi ý” cùng bắt tay móc tiền công quĩ của nhà nước trong việc bồi thường - Thế là hình thành lớp người được gọi là “dân gian”. Như thế “dân gian” cũng được lợi hơn bình thường, thậm chí lợi bội phần, thành những anh nhà giầu mới nổi... Những thành phần “dân gian” này bắt đầu gắn kết chặt chẽ với quan chức cộng sản bởi thấy xu thời, dưới sự bảo kê của cs được hưởng lợi bội phần. Đến khi có việc, cộng sản đẩy thành phần “dân chúng cốt cán” này ra, cùng đám tội phạm xã hội đen thực hiện những ý đồ đen tối của họ…
Xã hội cộng sản xung quanh vấn đề đất đai bị phân hoá rất mạnh… Có những người dân ngay thẳng quyết không chịu cúi đầu trước bất công do quan chức cộng sản áp đặt hay “gợi ý” và họ trở thành dân oan… Luật pháp về đất đai đã biến xã hội cộng sản thành mấy thái cực đối chọi nhau… Quan chức tham nhũng giầu có – Quan chức không tham nhũng được nghèo hơn – Dân gian lọt lưới pháp luật rất giầu có – Dân oan đã trắng tay lại dính lưới pháp luật tù đày khổ sở… Mâu thuẫn chất chồng và đối kháng, nên không thể dàn xếp ổn thoả… Các thành phần vừa công khai, vừa ngấm ngầm loại trừ nhau…
Bênh vực dân oan mất đất nguy hiểm đến thân, lại còn khi thắng họ thành giầu có tham vàng bỏ ngãi mình được gì? - Ấy là cán bộ cộng sản lập luận thế để đe doạ những ai thấy việc bất bình muốn can thiệp… Nhưng đối với các tổ chức tôn giáo bị cưỡng đoạt đất đai tài sản thì khác. Luật pháp trên giấy của csvn về đất đai tài sản của các tổ chức tôn giáo nghe rất hay. Mặt khác tài sản của các tổ chức tôn giáo là tài sản công, không phải của cá nhân ai mà nói chuyện vàng với ngãi… Giáo dân các tôn giáo được cộng sản cho ăn “bánh vẽ” bao nhiêu năm nay không chịu được nữa họ vùng lên đòi thực thi pháp luật trên giấy… Tổng Giáo Phận Hà Nội, Tam Toà… chỉ là một trong số những vụ việc nổ ra đầu tiên mà thôi. Thời gian tới các tôn giáo khác, các dân oan khác cũng sẽ quyết liệt đòi cộng sản thực thi công lý, trả lại tài sản cưỡng đoạt trái với luật pháp của chính họ ban hành…
Sự kiện Tam Toà dưới góc độ pháp luật: Bất cứ hệ thống pháp luật của một quốc gia nào, từ luật hành chính, đến dân sự, hình sự… Mỗi luật đều có hai phần: Luật nội dung – Qui định các nội dung cụ thể xác định cho từng trường hợp bị coi là phạm luật; Luật hình thức – Qui định các thủ tục pháp lý cần thiết để đem các hành vi bị coi là phạm luật ra xem xét… Luật hình thức cũng là một cách bảo vệ người dân khỏi các hành vi lạm quyền từ công chức nhà nước đang thi hành công vụ. Khi cán bộ cơ quan công quyền vi phạm luật hình thức, thì mọi kết quả điều tra thu thập chứng cứ vi phạm hình thức đó đều bị huỷ bỏ…
Chưa xét đến luật nội dung, trong vụ Tam Toà, người ta thấy rất rõ công an chà đạp lên luật hình thức, khi không tuân thủ các qui định về bắt người phạm tội quả tang, thu giữ tang vật, khám nghiệm hiện trường… Theo như phát ngôn của cán bộ quan chức cộng sản, người ta thấy có hai nhóm hành vi: Hành vi vi phạm hành chính [Dựng lán tạm không phép (?)] và [Gây rối trật tự công cộng (?)] – Có hai nhóm đối tượng [Giáo dân tu sĩ Công Giáo] và [Quần chúng nhân dân bất bình với Công Giáo (?)] – Nhưng nó được công an Quảng Bình “hầm bà làng” thành một vụ án, bắt người, thu giữ tài sản không cần biên bản… Công an đánh người, công an đứng canh cho “quần chúng nhân dân” đánh người. Thương tích của các nạn nhân hai năm rõ mười nhưng quan chức cộng sản lại dùng truyền thông láo lếu sổ toet, rồi đổ cho bị hại đã kích động nhân dân, đổ cho quần chúng nhân dân không thể xác định được danh tính…
Tam Toà là sự kiện tất yếu sẽ nổ ra, bởi nó là yếu điểm bao nhiêu năm nay dưới chính sách pháp luật phản động của chính quyền cộng sản luôn nói một đằng làm một nẻo. Tam Toà chỉ là nơi nối tiếp thể hiện truyền thống không chấp nhận bất công của dân tộc Việt. Nó không mới, cũng không phải là sản phẩm của cá nhân nào. Nó là qui luật tất yếu mà chính Mác đã viết trong học thuyết của mình: Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh – Áp bức càng nhiều đấu tranh càng mạnh.
Nhưng dẫu sao chính quyền csvn không muốn có sự kiện Tam Toà, vì dù họ “thắng” ngay tại chỗ, nhưng về lâu dài không có chính nghĩa, cái “thắng lợi tức thời đó” sẽ là mầm hoạ do chính họ gieo cấy. Sớm thì chính họ sẽ gặt, muộn thì con cháu họ gặt… Người cộng sản cũng biết vậy nhưng thay vì phục thiện, họ lại họp báo lớn tiếng đổ vạ cho giáo dân tu sĩ Tam Toà. Một mặt họ dùng công an và bộ máy tuyên truyền để đánh giáo dân tu sĩ Tam Toà - Mặt khác họ cử cán bộ quan chức dân sự đến hỏi han Toà Giám Mục…
So với những lý luận dài dòng và lời “mít tinh cổ động” của Tô Huy Rứa, thì những hành động phối hợp của công an, của quan chức dân sự csvn trong vụ Tam Toà có vẻ thực tế thực dụng hơn. Nhưng vì cùng bản chất giả dối, cùng bản chất chống lại qui luật, phản nhân bản… cho nên nó sẽ có chung một kết cục mà thôi.
Thông Báo
Thư mời họp mặt sinh hoạt và cầu nguyện của Đồng hương Quảng Bình tại Sài Gòn
Giới Trẻ Quảng Bình
00:29 05/08/2009
THƯ MỜI
Trong tâm tình hướng về ngày lễ Đức Maria Linh hồn và xác về trời- Bổn mạng giáo phận- và biến cố tại giáo xứ Tam Tòa, Giới trẻ Đồng hương Quảng Bình tổ chức buổi họp mặt sinh hoạt và cầu nguyện. Trân trọng kính mời: Quý cha và quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà và anh chị em giới trẻ Quảng Bình đang sinh sống, tu trì, học tập và làm việc tại Sài Gòn và các tỉnh thành phụ cận, tới dự buổi họp mặt sinh hoạt và hiệp thông cầu nguyện cho giáo phận Vinh và giáo xứ Tam Tòa.
Địa điểm: nhà thờ Tân Việt, số 241 bis, Trường Chinh, P.12, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Thời gian: từ 12g – 16g Chúa nhật, ngày 09/08/2009.
Thành phần tham dự: tất cả các thành phần dân Chúa giáo phận Vinh gốc Quảng Bình đang sinh sống, làm việc và học tập tại Miền Nam.
Nội dung: sinh hoạt, gặp gỡ, chia sẻ và cầu nguyện. Chủ đề: “Hiệp nhất trong Đức Kitô”.
Rất mong sự hiện diện đông đủ của tất cả mọi thành phần Dân Chúa thuộc Quảng Bình.
Sài Gòn, ngày 04/08/2009
Văn Hóa
một nắng hai sương
lykhách
02:31 05/08/2009
mẹ già,
một nắng hai sương
sớm vai quảy gánh
phố phường bán rong
giữa trưa
nắng đổ ròng ròng
mồ hôi lấm giọt
bám dòng bụi xe
muộn chiều
nắng ngã sơn khê
bóng nghiêng thất thểu
nẻo về chân xa
bầy con,
níu mẹ vô nhà
lục tung quang gánh
mong quà mẹ mua
chợ hôm
ế ẩm người thưa
bữa chiều khoai sắn
tiếng đùa cũng không!
vách khuya,
gió lọt qua song
lắng trầm tiếng thở
dài mênh mông buồn!
bên đèn,
vở sách cầm buông
con ngồi lặng lẽ
đoạn trường mẹ ơi!
trăng treo
tròn khuyết có thời
vai xuôi trĩu gánh
giữa đời hợp tan!
ba đi,
từ chiến tranh tàn
rừng thiêng nước độc
thân hàng tù binh
không thăm
mẹ nhớ tội tình
đi thì mái lá
chênh vênh càng nghèo!
mẹ xưa
tuổi sắp ngã chiều
hôn hoàng ùa đến
bao nhiêu lỡ làng!
ngày đi
mẹ gởi trần gian
đành thân bụi cát,
đoạn ngàn yêu thương
quê người,
quỳ thắp nén hương
mà nghe một nắng
hai sương độ nào!
một nắng hai sương
sớm vai quảy gánh
phố phường bán rong
giữa trưa
nắng đổ ròng ròng
mồ hôi lấm giọt
bám dòng bụi xe
muộn chiều
nắng ngã sơn khê
bóng nghiêng thất thểu
nẻo về chân xa
bầy con,
níu mẹ vô nhà
lục tung quang gánh
mong quà mẹ mua
chợ hôm
ế ẩm người thưa
bữa chiều khoai sắn
tiếng đùa cũng không!
vách khuya,
gió lọt qua song
lắng trầm tiếng thở
dài mênh mông buồn!
bên đèn,
vở sách cầm buông
con ngồi lặng lẽ
đoạn trường mẹ ơi!
trăng treo
tròn khuyết có thời
vai xuôi trĩu gánh
giữa đời hợp tan!
ba đi,
từ chiến tranh tàn
rừng thiêng nước độc
thân hàng tù binh
không thăm
mẹ nhớ tội tình
đi thì mái lá
chênh vênh càng nghèo!
mẹ xưa
tuổi sắp ngã chiều
hôn hoàng ùa đến
bao nhiêu lỡ làng!
ngày đi
mẹ gởi trần gian
đành thân bụi cát,
đoạn ngàn yêu thương
quê người,
quỳ thắp nén hương
mà nghe một nắng
hai sương độ nào!
Mùa Xuân không còn là của Mẹ
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
02:36 05/08/2009
“Mẹ” chỉ một từ ngữ thôi đã biết bao tâm tình bao dung được trải rộng với những người con, ai lớn lên mà chẳng có mẹ. Mẹ được ca ngợi như mùa xuân của con, mẹ được tán tụng như bầu trời con đi hoài mà chẳng hết, mẹ được ví như xôi nếp mật như đường mía lau.
Viết về mẹ là trải tấm lòng tạ ơn của những người con đối với mẹ chẳng khi nào hết, bởi mẹ luôn là mẹ tình thương cao vời như ánh trăng soi vào những đêm.
Mẹ là mùa xuân của con:
Thời gian bốn mùa nối tiếp nhau như định luật đất trời, nhưng mẹ là mùa xuân của những đứa con mà chưa thấy ngày nào là mùa xuân của mẹ.
Mùa hạ: Mẹ đã gánh chịu hết những mùa hạ nóng bức: “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”. Những ngày hè nắng chang chang, mẹ cặm cụi ngoài ruộng đồng, chăm cấy từng cây lúa, nhổ từng gốc cỏ; mẹ với những chiếc xe đạp chạy quanh các vùng ngõ hẻm, rao bán mớ rau, mớ cá; mẹ gánh từng gánh hàng rong hết chỗ đông người này đến chỗ đông người khác, với thúng với mẹt, mẹ tìm những đồng tiền nhỏ gom góp về nuôi con; mẹ chẳng bao giờ đủ giàu có mà chỉ mong cho con lớn lên tìm những đồng tiền sạch để nuôi dạy con. Những đồng tiền sạch của mẹ được đổi bằng gian nan vất vả, mẹ chỉ mong con sống trong mùa xuân của sự trong lành. Mẹ, bao giờ mới là mùa xuân của mẹ.
Mùa thu: Tóc mẹ mỗi ngày bạc thêm, dáng mẹ mỗi ngày hao gầy đi; mùa thu của mẹ ghi lại bao nỗi ưu tư về cuộc sống của những đứa con. Những đứa con vì muốn sống ngay lành mà bị ức hiếp, những đứa con muốn sống cho nên người lại luôn bị hành hạ, những đứa con tội nghiệp của mẹ, đau khổ lớn lên trong những hoàn cảnh không thuận lợi. Mùa thu của mẹ kéo dài đến bao lâu, con hao gầy lòng mẹ có vui? Mẹ của mùa thu muốn gánh hết cho con những phiền toái, mẹ lên tiếng thay cho những đứa con giữa đời, chịu cho con những đêm dài thức trắng đòi lẽ công bình, mẹ đau khổ thay cho con những ngày nắng mưa để đổi lấy mùa xuân dịu dàng ấm áp. Bao giờ mới đến mùa xuân của mẹ, mẹ ơi! Tóc mẹ mỗi ngày bạc thêm, con cũng mỗi ngày còm cõi.
Mùa Đông: Cái lạnh, cái rét của da thịt chẳng bằng cái rét buốt của tâm hồn. Những mong mỏi điều tốt đẹp của bao nhiêu chắt chiu, bỗng một ngày trắng tay. Ruộng lúa, vườn rau hoang tàn theo ngày đông tước đoạt. Mẹ đã nghèo, còn nghèo hơn khi bao việc quen làm trước nay cũng chẳng còn được làm. Mùa đông khắc nghiệt không khắc nghiệt bởi thời tiết nhưng khắc nghiệt bởi sự lạnh giá của bao kẻ nhẫn tâm thất đức. Mùa đông của mẹ vẫn là mùa đông của những ngày rong ruổi với những thúng xôi, thúng bắp, hàng quà bánh ấp ủ nóng hổi cho người mua. Cái hơi nóng ấp ủ lấy từ tấm lòng mẹ, mẹ đã ấp ủ qua bao thời, bao ngày muốn để dành cho con cháu nhưng cứ bị đào bới lên. Mùa đông vì thế cứ lạnh và lạnh thêm mãi cho đến bao giờ?
Không có mùa xuân của mẹ, những hạ, thu, đông làm mẹ héo gầy, mẹ không đủ sức bênh vực cho những đứa con thật thà của mẹ, không đủ ngăn nổi những đứa con tham lam và khờ dại, bất hiếu và bất kính, đem cả mẹ ra bán buôn, bỏ bê, và rút tỉa thân xác mẹ. “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày".
Hạ đau buồn, Mẹ đau khổ nhìn những đứa con bị những người ngoài bắt nạt, giam hãm. Nước mắt mẹ dường như đã khô, trên khóe mắt đọng lại những nhẫn nhịn, đau khổ, lo buồn. Mẹ vẫn đau khổ, cái đau khổ của nhục nhã, xót xa khi thấy những đứa con ngay chính của mẹ chẳng người bảo vệ, chúng vẫn phải cúi đầu trước kẻ gian ác để xin được xót thương.
Thu tàn phai trên thân xác, tâm hồn mẹ. Mùa thu lấy dần mất màu xanh tươi trẻ của các con và của mẹ, chỉ con xác lá, cảnh khô, môi trường nhiễm bẩn. Mùa thu lấy nhiều đi sản phẩm để có thể sống qua mùa đông khắc nghiệt, con đói nào mẹ được no? “ Của đời cha mẹ để cho; làm không ăn có, của kho cũng rồi”
Đông lạnh, thân gầy, đói nghèo, làm sao chịu nổi giá rét mùa đông. Chăn mẹ rách tả tơi, không đủ sưởi ấm, mùa đông bao giờ qua và mẹ có còn đủ sức? “Mẹ già hết gạo treo niêu; mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai”.
Thương mẹ và thương những đứa con của mẹ, mùa xuân không của mẹ, mẹ khóc con và con khóc mẹ.
Muốn viết về mẹ nữa nhưng tâm tình cứ ngổn ngang, cái ngổn ngang của nỗi thương nhớ, cái ngổn ngang của những điều ấm ức, những ngổn ngang của trái đắng cuộc đời. Chỉ cầu xin cho mẹ những ngày bình yên, những ngày mùa xuân của mẹ.
Viết về mẹ là trải tấm lòng tạ ơn của những người con đối với mẹ chẳng khi nào hết, bởi mẹ luôn là mẹ tình thương cao vời như ánh trăng soi vào những đêm.
Mẹ là mùa xuân của con:
Thời gian bốn mùa nối tiếp nhau như định luật đất trời, nhưng mẹ là mùa xuân của những đứa con mà chưa thấy ngày nào là mùa xuân của mẹ.
Mùa hạ: Mẹ đã gánh chịu hết những mùa hạ nóng bức: “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”. Những ngày hè nắng chang chang, mẹ cặm cụi ngoài ruộng đồng, chăm cấy từng cây lúa, nhổ từng gốc cỏ; mẹ với những chiếc xe đạp chạy quanh các vùng ngõ hẻm, rao bán mớ rau, mớ cá; mẹ gánh từng gánh hàng rong hết chỗ đông người này đến chỗ đông người khác, với thúng với mẹt, mẹ tìm những đồng tiền nhỏ gom góp về nuôi con; mẹ chẳng bao giờ đủ giàu có mà chỉ mong cho con lớn lên tìm những đồng tiền sạch để nuôi dạy con. Những đồng tiền sạch của mẹ được đổi bằng gian nan vất vả, mẹ chỉ mong con sống trong mùa xuân của sự trong lành. Mẹ, bao giờ mới là mùa xuân của mẹ.
Mùa thu: Tóc mẹ mỗi ngày bạc thêm, dáng mẹ mỗi ngày hao gầy đi; mùa thu của mẹ ghi lại bao nỗi ưu tư về cuộc sống của những đứa con. Những đứa con vì muốn sống ngay lành mà bị ức hiếp, những đứa con muốn sống cho nên người lại luôn bị hành hạ, những đứa con tội nghiệp của mẹ, đau khổ lớn lên trong những hoàn cảnh không thuận lợi. Mùa thu của mẹ kéo dài đến bao lâu, con hao gầy lòng mẹ có vui? Mẹ của mùa thu muốn gánh hết cho con những phiền toái, mẹ lên tiếng thay cho những đứa con giữa đời, chịu cho con những đêm dài thức trắng đòi lẽ công bình, mẹ đau khổ thay cho con những ngày nắng mưa để đổi lấy mùa xuân dịu dàng ấm áp. Bao giờ mới đến mùa xuân của mẹ, mẹ ơi! Tóc mẹ mỗi ngày bạc thêm, con cũng mỗi ngày còm cõi.
Mùa Đông: Cái lạnh, cái rét của da thịt chẳng bằng cái rét buốt của tâm hồn. Những mong mỏi điều tốt đẹp của bao nhiêu chắt chiu, bỗng một ngày trắng tay. Ruộng lúa, vườn rau hoang tàn theo ngày đông tước đoạt. Mẹ đã nghèo, còn nghèo hơn khi bao việc quen làm trước nay cũng chẳng còn được làm. Mùa đông khắc nghiệt không khắc nghiệt bởi thời tiết nhưng khắc nghiệt bởi sự lạnh giá của bao kẻ nhẫn tâm thất đức. Mùa đông của mẹ vẫn là mùa đông của những ngày rong ruổi với những thúng xôi, thúng bắp, hàng quà bánh ấp ủ nóng hổi cho người mua. Cái hơi nóng ấp ủ lấy từ tấm lòng mẹ, mẹ đã ấp ủ qua bao thời, bao ngày muốn để dành cho con cháu nhưng cứ bị đào bới lên. Mùa đông vì thế cứ lạnh và lạnh thêm mãi cho đến bao giờ?
Không có mùa xuân của mẹ, những hạ, thu, đông làm mẹ héo gầy, mẹ không đủ sức bênh vực cho những đứa con thật thà của mẹ, không đủ ngăn nổi những đứa con tham lam và khờ dại, bất hiếu và bất kính, đem cả mẹ ra bán buôn, bỏ bê, và rút tỉa thân xác mẹ. “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày".
Hạ đau buồn, Mẹ đau khổ nhìn những đứa con bị những người ngoài bắt nạt, giam hãm. Nước mắt mẹ dường như đã khô, trên khóe mắt đọng lại những nhẫn nhịn, đau khổ, lo buồn. Mẹ vẫn đau khổ, cái đau khổ của nhục nhã, xót xa khi thấy những đứa con ngay chính của mẹ chẳng người bảo vệ, chúng vẫn phải cúi đầu trước kẻ gian ác để xin được xót thương.
Thu tàn phai trên thân xác, tâm hồn mẹ. Mùa thu lấy dần mất màu xanh tươi trẻ của các con và của mẹ, chỉ con xác lá, cảnh khô, môi trường nhiễm bẩn. Mùa thu lấy nhiều đi sản phẩm để có thể sống qua mùa đông khắc nghiệt, con đói nào mẹ được no? “ Của đời cha mẹ để cho; làm không ăn có, của kho cũng rồi”
Đông lạnh, thân gầy, đói nghèo, làm sao chịu nổi giá rét mùa đông. Chăn mẹ rách tả tơi, không đủ sưởi ấm, mùa đông bao giờ qua và mẹ có còn đủ sức? “Mẹ già hết gạo treo niêu; mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai”.
Thương mẹ và thương những đứa con của mẹ, mùa xuân không của mẹ, mẹ khóc con và con khóc mẹ.
Muốn viết về mẹ nữa nhưng tâm tình cứ ngổn ngang, cái ngổn ngang của nỗi thương nhớ, cái ngổn ngang của những điều ấm ức, những ngổn ngang của trái đắng cuộc đời. Chỉ cầu xin cho mẹ những ngày bình yên, những ngày mùa xuân của mẹ.
Biến thành thằng hèn
Lữ Giang
03:54 05/08/2009
Cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” của Tô Hải do Tiếng Quê Hương ở Virginia phát hành, ra mắt độc giả ở hải ngoại vào tháng 5/2009, nay đã tái bản nhiều lần mà vẫn không còn tìm thấy ở các nhà sách lớn. Điều này chứng tỏ cuốn hồi ký này đã được độc giả đón nhận một cách nồng hậu.
Tô Hải là một là văn chuyên nghiệp, đã trình bày câu chuyện một cách khoa học và biết lựa chọn những sự kiện độc đáo có thể thu hút độc giả để nói lên bản chất thật của chế độ và thân phận của mình, nên ông đã thành công. Tuy nhiên, vì đang sống dưới sự kềm kẹp của chế độ, nên khi viết ông cũng phải “lách” để tránh bị phiền hà.
Bây giờ Tô Hải đang sống với những ngày cuối cùng của cuộc đời, nên dù có chuyện gì xẩy ra cho ông đi nữa cũng không có gì đáng tiếc, nên ông mới dám viết như vậy. Chúng tôi biết chắc còn rất nhiều sự kiện, nhiều điều “cấm kỵ” mà ông biết, nhưng ông chưa thể viết ra. Phải đợi hoàn cảnh và thời gian cho phép mới có thể viết được. Đó là cái khó chung của người cầm bút, không phải chỉ đối với những người cầm bút ở trong nước, mà cả những người cầm bút ở hải ngoại. Nhà văn và nhà báo không thể tự do nói lên sự thật khi “công an cộng sản” hay “công an chống cộng” luôn tìm cách bắt phải đi đúng “lề đường bên phải” !
NHỮNG LÝ DO TẠI SAO
Có người đã hỏi chúng tôi: Sách lịch sử, hồi ký, truyện, phim ảnh... của các tác giả VNCH ở hải ngoại nói về chiến tranh Việt Nam và chế độ CSVN khá nhiều, tại sao các nhà xuất bản Mỹ hay Pháp không chọn để dịch ra ngoại ngữ, mà chỉ chọn tác phẩm của các tác giả ở trong nước, chẳng hạn như:
Dương Thu Hương có 6 tác phẩm (truyện) được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. Đặc biệt, cuốn “Chốn Vắng” của bà đã được đưa lên truyền hình Pháp TF1. Đây có lẽ là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của bà, nằm trong danh sách đề cử giải Femina và đã nhận Giải Thưởng Lớn Đọc Giả Tạp Chí Elle (Grand prix des lectrices de Elle) năm 2007.
Nguyễn Chí Thiện có hai tác phẩm: “Hoa Lo, Ha Noi Hilton Stories” , được Yale University xuất bản lần đầu tiên năm 1984, và “Flowers From Hell” (Hoa Địa Ngục), được giải Rotterdam International Poetry năm 1985.
Câu trả lời có lẽ không có gì khó khăn: Có hai lý do chính:
(1) Các sử gia, các nhà nghiên cứu, các nhà báo, các độc giả Tây phương cũng như giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại thường chỉ tìm đọc những sự kiện họ chưa hề biết đến chứ không thích đọc những câu chuyện mà gần như ai cũng biết hay được viết theo cảm tính, theo “định hướng chống cộng”, cứ được nhai đi nhai lại.
(2) Khi đọc sách hay xem phim, người đọc hay xem thường chỉ muốn biết chuyện gì đã thực sự xẩy ra, chứ không muốn đọc hay nghe những lời chửi bới, lên án hay nói về cái tôi.
Điều đáng tiếc là nhiều tác giả Việt Nam ở hải ngoại, khi viết lịch sử, hồi ký, bình luận, làm phim... thay vì trình bày những sự kiện đã xẩy ra một cách khách quan, lại thường chỉ trình bày theo cảm tính, theo “lề đường bên phải”, rồi dùng những lời lẻ chửi bới, lên án để thay thế các sự kiện đã thật sự xẩy xẩy ra... làm cho tác phẩm trở nên nghèo nàn và không phản ánh đúng sự thật. Có những cuốn sử, cuốn hồi ký, cuốn phim hay bài bình luận... trong đó những lời chửi bới hay lên án đã chiếm đến 3/4! Sách, bản tin và bài bình luận nhiều khi đã trở thành những truyền đơn hay tuyên ngôn tuyên cáo. Đó là một tập quán khó bỏ được, một phần vì kiến thức và khả năng có giới hạn của người viết, nhưng phần lớn là vì sở thích và “áp lực chống cộng” đang bao vây chung quanh nên người viết phải chạy theo.
Lối viết và trình bày như trên là lối tuyên truyền kém hiệu năng, đã được xử dụng trong suốt 34 năm nhưng không làm lay chuyển được đối phương. Các nhà nghiên cứu, các giáo sư đại học và các ký giả Tây phương thường coi đó là những tài liệu tố cộng chứ không phải tài liệu lịch sử, nên không dùng vì cho rằng thiếu khách quan.
Nước Cambodia nhỏ bé và lạc hậu hơn Việt Nam nhiều. Cộng đồng Cambodia ở Mỹ chỉ có khoảng 150.000 người, hiện sống rải rác trong vùng Long Beach, Los Angeles hay Stockton ở California, Lowell ở Massachusetts và một số thành phố khác. Nhưng người Cambodia đã có một tác phẩm nổi tiếng nói lên tội ác của Khmer Đỏ, đó là tác phẩm “The Killing Fields” của ký giả Dith Pran. Tác phẩm này đã được đóng thành phim năm 1984 cùng tên, gây được tiếng vang lớn trên thế giới. Cuốn phim đã được 3 giải thưởng Academy Awards.
Sau này, người Cambodia có thêm cuốn hồi ký mang tên “When Broken Glass Floats - Growing Up Under The Khmer Rouge” (Khi mảnh chai vỡ – lớn lên dưới Khmer Đỏ) của Chanrithy Him do Norton and Company xuất bản, cũng đã làm thế giới bàng hoàng, vì tác giả đã đưa thêm nhiều bằng chứng cụ thể về tội ác Khmer Đỏ.
Khối Quân Sử thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH có biên soạn cuốn “Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968” , khổ lớn, dày 400 trang, viết và trình bày rất công phu, trong đó đã tường thuật đầy đủ các trận đánh đã xẩy ra trong năm Mậu Thân với những hình ảnh cụ thể, nhưng nó không gây được tiếng vang, vì đã được viết theo định hướng “ta thắng địch thua” và không phản ánh được những thảm cảnh mà Cộng Sản gây ra tại nhiều nơi, nhất là ở Huế, trong biến cố Tết Mậu Thân.
Như vậy, lối viết của người Cambodia có hiệu quả hơn và rõ ràng đã vượt lên trên người Việt chống cộng.
BỊ BIẾN THÀNH “THẰNG HÈN”
1.- Làm thằng hèn của nước Mỹ
Trong một buổi thuyết trình tại Câu Lạc Bộ Báo Chí New York. ký giả John Swinton, cựu chủ nhiệm của tờ báo nổi tiếng nhất ở Mỹ, đó là tờ New York Times, đã nói:
“Không phải một trong các qúy vị dám viết những ý kiến trung thực của mình, và nếu qúy vị có viết, qúy vị phải biết trước rằng nó sẽ không bao giờ được in ra. Hàng tuần, tôi đã được trả tiền để bỏ đi ý kiến trung thực của tôi ra khỏi tờ báo mà tôi có quan hệ.” (There is not one of you who dares to write your honest opinions, and if you did, you know beforehand that it would never appear in print. I am paid weekly for keeping my honest opinion out of the paper I am connected with).
Ở nước Mỹ này, cũng có những điều “cấm kỵ” mà các thế lực tư bản đứng đàng sau hậu trường không muốn những cơ quan truyền thông lớn nói lên vì phương hại đến quyền lợi của họ. Có rất nhiều cơ quan tuyên truyền lớn ở Mỹ là công cụ của họ, được lập ra để phục vụ quyền lợi của họ. Cứ nhìn lại những chiến dịch mà báo chí Mỹ đã làm khi tập đoàn tư bản Mỹ muốn đưa quân vào Việt Nam và rút quân ra khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Trong cuộc chiến tranh Iraq, hành động này đã được lặp lại. Hôm 16/7, Paul Krugman, bình luận gia của tờ New York Times, đã viết trong mục Diễn Đàn Thông Tin Quốc Tế rằng đã có một kế hoạch cố tình làm sai lệch các thông tin tình báo nhằm phục vụ cho chiến tranh Iraq. Trong những trường hợp này, nhiều ký giả, bình luận gia và cơ quan truyền thông của Mỹ đã bị biến thành những “thằng hèn”.
2.- Làm thằng hèn ở trong nước
Ở Việt Nam, thân phận của các nhà văn, nhà báo và nghệ sĩ bi thảm hơn, vì mạng sống và cuộc sống của họ cũng như gia đình bị gắn liền với “sứ mạng” đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Làm khác đi là đời tàn. Ở Mỹ, những bình gia và ký giả nổi tiếng được trả tiền để đứng nói ra những ý kiến trung thực của mình, còn ở Việt Nam có ý kiến khác là không còn đường sống.
Ở trong nước hiện nay, Đảng CSVN có Ban Tư Tưởng - Văn Hoá Trung Ương Đảng lãnh đạo cách viết lách và trình diễn của những người làm văn hoá và văn nghệ. Trưởng Ban là một Ủy Viên Bộ Chính Trị, trước đây là Nguyễn Khoa Điềm, nay là Tô Huy Rứa. Nhưng người nắm quyền lực thật sự là Nguyễn Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban, Ủy Viên Trung Ương Đảng. Đây là người nắm quyền sinh sát hệ thống truyền thông ở trong nước, quyết định ai vào chức vụ nào và cất chức ai.
Với cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” , Tô Hải đã cho chúng ta biết khá tỉ mỉ cuộc sống tủi nhục của một kẻ làm văn hoá và văn nghệ trong chế độ cộng sản. Những sự cố gắng vùng dậy của nhiều người đã trở thành tuyệt vọng, nên hầu hết đành chấp nhận thân phận của những kẻ làm bồi bút, làm công cụ cho chế độ để được sống qua ngày, và đến cuối đời mới dám bộc lộ một vài tâm tư của mình, như trường hợp của Tô Hải và Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20.10.1920, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị. Sau 1954, ông nằm trong Ban Lãnh Đạo Hội Nhà Văn Việt Nam, là đại biểu Quốc Hội. Khi làm bồi bút, ông cũng đã làm nhiều bài thơ ca tụng đường lối của đảng và Hồ Chí Minh, chẳng hạn như:
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
Nhưng trong những ngày cuối đời, sau khi chứng kiến những thực tế phủ phàng, ông đã làm những câu thơ rất đau xót:
Chung quanh bọn tham ô
Xây biệt thự lớn, nhỏ
Còn lên lớp cho thơ:
“Cần chịu đựng gian khổ” (!)
Sáng, ta viết ngoài sân
Nhờ cây cho bóng mát
Trưa, ăn cơm dưới thềm
Mồ hôi có gió quạt
Dầu vậy vẫn khoái trí
Được nhiều người cực hơn
Khen: “Anh mà còn thế,
Việc quái gì em buồn”.
Những câu thơ như thế đã nói lên thân phận thật sự của những “thằng hèn” ở trong nước.
Chế Lan Viên đã qua đời tại Tân Bình, Sài Gòn, ngày 19.6.1989 khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô đang trên đà sụp đổ.
3.- Làm thằng hèn trong cộng đồng người Việt hải ngoại
Ở hải ngoại, không có Ban Tư Tưởng – Văn Hoá Trung Ương để điều khiển các cơ quan truyền thông và các ký giả, nhưng một số người đã tự coi họ như là những “công an chống cộng”, có nhiệm vụ thi hành công tác của ban này. Họ không có súng, không có dùi cui, không có lựu đạn cay, không có quyền bắt bớ ai... nhưng họ có một kho “nón cối” gần như vô tận, họ có cái điện thoại, có truyền đơn, có email để phổ biến lệnh cấm và nón cối trên các diễn đàn Internet, có đài phát thanh Võ Cự Long muốn nói gì và nói bao lâu cũng được, họ dọa lực lượng này lực lượng kia sẽ đến biểu tình mỗi khi báo chí hay ký giả không đi đúng “lề đường bên phải” mà họ đã tự ý vạch ra. Những áp này đã đẩy một số cơ quan truyền thông và đoàn thể đấu tranh chính trị đi vào ngỏ cụt:
a) Hậu quả đối với các cơ quan truyền thông: Mọi bài viết hay bình luận về Việt Nam được viết hay đọc trên các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại đều phải đi đúng “lề đường bên phải” . Nói khác đi là bị lên án “tay sai cộng sản”.
Ngoài ra, mỗi lần có biến cố gì xẩy ra, ít ai chịu nghiên cứu vấn đề để biết rõ đâu là sự thật. Đa số chỉ nhìn vào hiện tượng rồi đánh, nên thường đánh vào hư cấu, hay đánh chỉ để biểu dương khí thế, không cần kết quả.
Kinh nghiệm của 34 năm đấu tranh cho thấy lối tuyên truyền và “tác chiến” nói trên không có hiệu quả: (1) Độc giả nhiều khi chỉ nhìn cái đề hay đọc vài hàng đầu là biết tác giả muốn nói gì nên không đọc nữa. (2) Địch và đồng minh cũng chẳng quan tâm gì đến người Việt chống Cộng đang nói gì. Chỉ có các chính khứa cần phiếu là quan tâm, vuốt đuôi để kiếm phiếu.
Muốn “tác chiến” có hiệu quả, phải có tối thiểu hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là phải đánh trúng “huyệt”. Điều kiện thứ hai là tiếng nói phải được nhà cầm quyền trong nước quan tâm như tiếng nói của đài BBC hay RFA. Mình lớn giọng mà đối phương không đọc hay không nghe thì cũng chẳng ích lợi gì.
Chúng tôi nhớ lại vào tháng 6 vừa qua, khi cơ quan an ninh CSVN đưa ra nhiều bằng cớ chứng minh Luật sư Lê Công Định đã có những hành vi chống lại chính quyền nên đã bị bắt, trong đó có hai hành vi bị coi là nặng nhất, đó là đến Thái Lan họp với Đảng Việt Tân và nhóm Nguyễn Sĩ Bình để tổ chức lật đổ chính phủ. Chúng tôi đã mở cuộc điều tra và khám phá ra là hai cuộc họp này đều giả tạo do Công An và Cục Tình Báo Hải Ngoại dựng lên để gài bắt Lê Công Định. Đảng Việt Tân lên tiếng xác nhận họ không hề tổ chức một cuộc “huấn luyện” nào như thế.
Sau khi bài “Thủ đoạn chính trị” của chúng tôi đưa ra ánh sáng những sự bịp bợm này và được gởi về trong nước, nhà cầm quyền đã cho rút xuống khỏi các websites của họ tất cả những bài viết về Lê Công Định, chỉ giữ lại bài Lê Công Định nhận tội mà thôi!
b) Hậu quả đối với các cơ quan đấu tranh: Hiện nay, ở hải ngoại có rất nhiều đoàn thể đấu tranh, nhưng hầu hết chỉ là tổ chức khung. Chỉ còn hai đoàn thể cố tổ chức và có khả năng hoạt động, đó là Đảng Việt Tân và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên của nhóm Nguyễn Gia Kiểng. Nhưng “Tập đoàn công an chống cộng” đang tìm cách vô hiệu hóa hoạt động của hai tổ chức này: Đảng Việt Tân làm gì cũng bị tố cáo là tay sai Cộng Sản, còn Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bị cho là có chủ trương “hoà hợp hòa giải với Cộng Sản”. Vì thế, hai tổ chức này đang gặp khó khăn khi mở rộng hoạt động. Giải thích gì cũng vô ích.
Khi ông Nguyễn Gia Kiểng và một số anh em trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đến Washington tổ chức một cuộc họp để nói về đường lối của tập thể. Có người đã chất vấn tại sao không chào cờ. Ông Nguyễn Gia Kiểng giải thích đại khái rằng ông rất tôn trọng biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt tỵ nạn, tuy nhiên tập thể của ông quy tụ nhiều thành phần chưa hề làm việc hay chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ hay công nhận lá cờ đó, nhưng họ muốn đứng chung với chúng ta để hợp lực trong việc giải thể chế độ cộng sản ở trong nước, vì thế, không thể bắt họ phải chào cờ VNCH. Một số người bỏ phòng họp đi ra để phản đối, sau đó viết nhiều bài lên án.
Rõ ràng là có một số người có chủ trương bắt buộc mọi người phải công nhận biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ mới được phép chống cộng. Chủ trương cực đoan này đã gây trở ngại rất lớn cho việc kết hợp trong ngoài để đấu tranh và thu hút các sinh viên Việt Nam du học muốn đấu tranh đến với chúng ta. Trong khi đó, Cục Tình Báo Hải Ngoại của CSVN đã cho thành lập một số tổ chức tranh đấu giả rồi dụ các thành phần này vào và bắt. Trường hợp Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung là những thí dụ điển hình.
Ngày nay, sự khủng bố các cơ quan truyền thông và ký giả của “Tập đoàn công an chống cộng” gần như không còn hiệu quả nữa. Bằng chứng cụ thể là cuộc biểu tình trước báo Người Việt kéo dài cả năm dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chẳng đem lại kết quả gì. Nhưng nhiều cơ quan truyền thông và ký giả vẫn còn “SỢ”, tiếp tục đi theo đường cũ.
TỰ NÓI LÊN CÁI HÈN CỦA MÌNH
Như chúng tôi đã nói từ đầu, cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” của Tô Hải đã nói lên được thân phận của các nhà văn và nhà báo trong nước và một số tội ác của chế độ chưa được đưa ra đầy đủ trước ánh sáng. Hôm nay, chúng tôi xin mời đọc một đoạn trong chương nói về “CUỘC ĐỜI TỦI NHỤC CỦA NHỮNG TÊN BỒI BÚT” trong cuốn hồi ký nói trên. Tô Hải viết:
“Một ngày kia, “cuộc cách mạng long trời lở đất” có tên Cải Cách Ruộng Đất nổ ra! Nó được mang từ bên Tàu sang, nổ súng vào toàn dân Việt Nam, tạo một vết nhơ trong lịch sử dân tộc, thay đổi toàn bộ nhận thức, tình cảm của tôi về cái đảng mà tôi đã chẳng may rơi vào đó.
“Chỉ một thời gian ngắn, hàng loạt cán bộ chủ chốt từ tham mưu trưởng đến tỉnh đội trưởng, thậm chí cả tư lệnh trưởng đều phải nhận “tội” trước các đoàn ủy, đội ủy cải cách ruộng đất. Hàng loạt chi bộ đảng Lao Động đều biến thành Quốc Dân Đảng (?!), thậm chí thành tổ chức phản động? Không ít người bị đánh gãy chân, què tay và vất xác trôi sông hoặc tự tử. Lý lịch được mang ra phê phán. Có người vì muốn thoát chết đành gọi bố mình là “thằng Việt gian” chỉ vì thời Tây, bố đã làm công chức cho Pháp.
“Ở ngoài dân chúng thì sao? Một cảnh tượng ghê rợn bao trùm khắp làng xóm nơi chúng tôi đóng quân. Người ta bắt “kẻ thù giai cấp” — 99% là bị vu oan — quỳ cả tiếng đồng hồ, hai tay trói giật cánh khuỷu để các ông bà nông dân xỉa xói vào mặt kể tội. Điều ngược đời là ai có nhiều công nuôi cán bộ, đóng góp tiền bạc, thóc gạo cho bộ đội đều bị gán cho tội...“mua chuộc cán bộ”! Con phải đấu cha, vợ phải đấu chồng, thậm chí quan hệ riêng tư trong gia đình, vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu, con ở, cũng thành trọng tội mà kẻ bị xử bị đem bắn ngay trong đêm...
“Những gì tôi chứng kiến trong “cuộc cách mạng long trời lở đất này” có viết hàng nghìn trang cũng không thể hết. Đó là một cuộc cách mạng vô lý, vô luân, vô đạo đức, tàn bạo nhất được các đoàn chuyên gia giết người, diệt chủng Mao-ít đưa sang Việt Nam để huỷ diệt dân tộc ta. Cũng cần phải nói thêm sở dĩ những người làm văn nghệ ít bị chết — theo nghĩa đen — trong đợt cải cách ruộng đất này là nhờ hai lẽ sau:
“— 1/ Hầu hết chúng tôi đều không thuộc cơ sở nông thôn nào. Người thì sinh hoạt ở các tổ chức phi nông nghiệp, người thì ở tổ chức tuyên huấn văn hóa cấp tỉnh, cấp khu hoặc trung ương. Một số sinh hoạt không thuộc Nhà Nước thì làm nghề tự do như dạy học, dạy nhạc, thậm chí bán phở, mở cửa hàng ăn... nên có muốn “đôn” lên địa chủ cường hào, kẻ thù giai cấp cũng khó. Tuy vậy, một số do gia đình ở địa phương bị quy là địa chủ cũng bị dẫn độ về để tố khổ bố mẹ, ông bà mình. Một số kẻ “siêu hèn” đã phải kể “tội” bố mẹ để thoát chết. Vài tên sau này thành tay sai đắc lực, và với tôi, đến chết tôi không bao giờ muốn nhìn mặt. Một số, do được đánh giá là “chưa thực sự cải tạo tư tưởng” thì về đến đơn vị mất tuốt tuồn tuột từ Đảng đến chức vụ luôn. Một số khá hơn được cho xuống đơn vị làm lính cho đến khi bỏ xác nơi chiến trường.
“— 2/ Loại thứ hai, trong đó có tôi, được “trên” huy động đi tuyên truyền, cổ võ cho phong trào đấu tranh quần chúng trong Cải Cách Ruộng Đất, trở thành cán bộ của Cải Cách Ruộng Đất. Thế là...thoát! Một cuộc vận động sáng tác lớn từ trung ương tới địa phương được tổ chức, khuyến khích văn nghệ sĩ “lập công dâng đảng”. Tất cả, để tránh tai bay vạ gió, để tồn tại, gần như ai cũng cúi đầu dấn thân vào con đường hèn hạ: góp sức quảng cáo cho cuộc diệt chủng ghê gớm, bẩn thỉu nhất trong lịch sử.
“Tôi rất lạ vì cho tới nay vẫn còn một số văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ thống kê các sáng tác trong thời kỳ diệt chủng này vào thành tựu của đời mình! Riêng tôi, kỷ niệm 70 tuổi, nhân người ta đưa tôi lên tivi, tôi đã công khai tuyên bố: “Tôi không có nhiều tác phẩm thật sự là tác phẩm! Nhiều lắm chỉ là 20 đến 25 chứ không dám 500, 1000 như các nhạc sĩ khác...” Hành động ấy còn xa mới sánh được với họa sĩ Dương Bích Liên: Sau khi tuyên bố ra đảng, ông đã đốt hết tác phẩm của minh, rồi đóng cửa... tự tử!
“Trở lại với những ngày đầy máu và nước mắt của cuộc “đấu tranh long trời lở đất” những năm 1953-1954, tôi, một nhạc sĩ đảng viên, dù thấy tận mắt các tội ác gớm ghiếc mà Đảng của tôi gây ra, nhưng vì... Hèn, Quá Hèn, Sợ, Quá Sợ nên không còn đường nào khác, đành nhắn mắt lao vào cuộc tàn sát…bằng âm nhạc!
“Qua hai, ba đợt đi cải cách, qua thực tế thâm nhập đời sống nông dân, tôi đã thấy rõ bộ mặt thật của cuộc cướp của giết người không gớm tay đó! Vậy mà tôi vẫn cố nặn ra nhiều bài được Đảng đánh giá là “Tốt! tốt! tốt!... ”
VINH QUANG NHƯNG NGHIỆT NGÃ
Ngày 9.4.2009, Tổ chức Press Emblem Campaign (PEC) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) đã cho công bố bản báo cáo, nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của nghề phóng viên tại các “điểm nóng” trên thế giới. Báo cáo cho biết chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2009 đã có 26 ký giả thiệt mạng khi đang thực thi nghiệp vụ, một con số kỷ lục so với 16 nạn nhân cùng kỳ của năm 2008, cụ thể là 15 người tử vong trong tháng 1 và 11 người trong tháng 2. Địa bàn có số phóng viên thiệt mạng nhiều nhất là Dải Gaza ở Trung Đông với 4 nạn nhân; con số tương tự cũng đã xảy ra tại Pakistan.
Kể từ khi Chiến tranh Iraq bắt đầu cho đến nay đã có trên 200 nhà báo bị giết. Trong suốt Thế Chiến I chỉ có 2 người, Thế Chiến II, 68 người; Chiến tranh VN, 77 người; và Chiến tranh vùng Balkans, 36 người. Thông cáo của Hiệp Hội Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở ở Paris cho biết còn ít nhất 807 ký giả bị bắt giữ, trên 1.300 người khác bị tấn công hay đe dọa và 1.000 cơ quan truyền thông bị trừng phạt trong năm 2005. Gần 1/3 dân thế giới sống trong những nước không có quyền tự do báo chí. Tình trạng đáng lo ngại nhất là tại Cận Đông, Á châu và Phi châu. Tại Việt Nam, vào tháng 4/2008, hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) và Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị bắt vì loan các tin liên quan đến vụ PMU18, v.v.
Thực tế cho thấy người làm báo nhiều khi đã đưa tới những thay đổi quan trọng trong cộng đồng, trong quốc gia hay trên thế giới, những cũng phải chịu nhiều tang thương do hoạt động nghề nghiệp. Đáng buốn nhất là khi phải chấp nhận làm những “thằng hèn” để sống qua kiếp người.
Ngày 4.8.2009
Tô Hải là một là văn chuyên nghiệp, đã trình bày câu chuyện một cách khoa học và biết lựa chọn những sự kiện độc đáo có thể thu hút độc giả để nói lên bản chất thật của chế độ và thân phận của mình, nên ông đã thành công. Tuy nhiên, vì đang sống dưới sự kềm kẹp của chế độ, nên khi viết ông cũng phải “lách” để tránh bị phiền hà.
Bây giờ Tô Hải đang sống với những ngày cuối cùng của cuộc đời, nên dù có chuyện gì xẩy ra cho ông đi nữa cũng không có gì đáng tiếc, nên ông mới dám viết như vậy. Chúng tôi biết chắc còn rất nhiều sự kiện, nhiều điều “cấm kỵ” mà ông biết, nhưng ông chưa thể viết ra. Phải đợi hoàn cảnh và thời gian cho phép mới có thể viết được. Đó là cái khó chung của người cầm bút, không phải chỉ đối với những người cầm bút ở trong nước, mà cả những người cầm bút ở hải ngoại. Nhà văn và nhà báo không thể tự do nói lên sự thật khi “công an cộng sản” hay “công an chống cộng” luôn tìm cách bắt phải đi đúng “lề đường bên phải” !
NHỮNG LÝ DO TẠI SAO
Có người đã hỏi chúng tôi: Sách lịch sử, hồi ký, truyện, phim ảnh... của các tác giả VNCH ở hải ngoại nói về chiến tranh Việt Nam và chế độ CSVN khá nhiều, tại sao các nhà xuất bản Mỹ hay Pháp không chọn để dịch ra ngoại ngữ, mà chỉ chọn tác phẩm của các tác giả ở trong nước, chẳng hạn như:
Dương Thu Hương có 6 tác phẩm (truyện) được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. Đặc biệt, cuốn “Chốn Vắng” của bà đã được đưa lên truyền hình Pháp TF1. Đây có lẽ là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của bà, nằm trong danh sách đề cử giải Femina và đã nhận Giải Thưởng Lớn Đọc Giả Tạp Chí Elle (Grand prix des lectrices de Elle) năm 2007.
Nguyễn Chí Thiện có hai tác phẩm: “Hoa Lo, Ha Noi Hilton Stories” , được Yale University xuất bản lần đầu tiên năm 1984, và “Flowers From Hell” (Hoa Địa Ngục), được giải Rotterdam International Poetry năm 1985.
Câu trả lời có lẽ không có gì khó khăn: Có hai lý do chính:
(1) Các sử gia, các nhà nghiên cứu, các nhà báo, các độc giả Tây phương cũng như giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại thường chỉ tìm đọc những sự kiện họ chưa hề biết đến chứ không thích đọc những câu chuyện mà gần như ai cũng biết hay được viết theo cảm tính, theo “định hướng chống cộng”, cứ được nhai đi nhai lại.
(2) Khi đọc sách hay xem phim, người đọc hay xem thường chỉ muốn biết chuyện gì đã thực sự xẩy ra, chứ không muốn đọc hay nghe những lời chửi bới, lên án hay nói về cái tôi.
Điều đáng tiếc là nhiều tác giả Việt Nam ở hải ngoại, khi viết lịch sử, hồi ký, bình luận, làm phim... thay vì trình bày những sự kiện đã xẩy ra một cách khách quan, lại thường chỉ trình bày theo cảm tính, theo “lề đường bên phải”, rồi dùng những lời lẻ chửi bới, lên án để thay thế các sự kiện đã thật sự xẩy xẩy ra... làm cho tác phẩm trở nên nghèo nàn và không phản ánh đúng sự thật. Có những cuốn sử, cuốn hồi ký, cuốn phim hay bài bình luận... trong đó những lời chửi bới hay lên án đã chiếm đến 3/4! Sách, bản tin và bài bình luận nhiều khi đã trở thành những truyền đơn hay tuyên ngôn tuyên cáo. Đó là một tập quán khó bỏ được, một phần vì kiến thức và khả năng có giới hạn của người viết, nhưng phần lớn là vì sở thích và “áp lực chống cộng” đang bao vây chung quanh nên người viết phải chạy theo.
Lối viết và trình bày như trên là lối tuyên truyền kém hiệu năng, đã được xử dụng trong suốt 34 năm nhưng không làm lay chuyển được đối phương. Các nhà nghiên cứu, các giáo sư đại học và các ký giả Tây phương thường coi đó là những tài liệu tố cộng chứ không phải tài liệu lịch sử, nên không dùng vì cho rằng thiếu khách quan.
Nước Cambodia nhỏ bé và lạc hậu hơn Việt Nam nhiều. Cộng đồng Cambodia ở Mỹ chỉ có khoảng 150.000 người, hiện sống rải rác trong vùng Long Beach, Los Angeles hay Stockton ở California, Lowell ở Massachusetts và một số thành phố khác. Nhưng người Cambodia đã có một tác phẩm nổi tiếng nói lên tội ác của Khmer Đỏ, đó là tác phẩm “The Killing Fields” của ký giả Dith Pran. Tác phẩm này đã được đóng thành phim năm 1984 cùng tên, gây được tiếng vang lớn trên thế giới. Cuốn phim đã được 3 giải thưởng Academy Awards.
Sau này, người Cambodia có thêm cuốn hồi ký mang tên “When Broken Glass Floats - Growing Up Under The Khmer Rouge” (Khi mảnh chai vỡ – lớn lên dưới Khmer Đỏ) của Chanrithy Him do Norton and Company xuất bản, cũng đã làm thế giới bàng hoàng, vì tác giả đã đưa thêm nhiều bằng chứng cụ thể về tội ác Khmer Đỏ.
Khối Quân Sử thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH có biên soạn cuốn “Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968” , khổ lớn, dày 400 trang, viết và trình bày rất công phu, trong đó đã tường thuật đầy đủ các trận đánh đã xẩy ra trong năm Mậu Thân với những hình ảnh cụ thể, nhưng nó không gây được tiếng vang, vì đã được viết theo định hướng “ta thắng địch thua” và không phản ánh được những thảm cảnh mà Cộng Sản gây ra tại nhiều nơi, nhất là ở Huế, trong biến cố Tết Mậu Thân.
Như vậy, lối viết của người Cambodia có hiệu quả hơn và rõ ràng đã vượt lên trên người Việt chống cộng.
BỊ BIẾN THÀNH “THẰNG HÈN”
1.- Làm thằng hèn của nước Mỹ
Trong một buổi thuyết trình tại Câu Lạc Bộ Báo Chí New York. ký giả John Swinton, cựu chủ nhiệm của tờ báo nổi tiếng nhất ở Mỹ, đó là tờ New York Times, đã nói:
“Không phải một trong các qúy vị dám viết những ý kiến trung thực của mình, và nếu qúy vị có viết, qúy vị phải biết trước rằng nó sẽ không bao giờ được in ra. Hàng tuần, tôi đã được trả tiền để bỏ đi ý kiến trung thực của tôi ra khỏi tờ báo mà tôi có quan hệ.” (There is not one of you who dares to write your honest opinions, and if you did, you know beforehand that it would never appear in print. I am paid weekly for keeping my honest opinion out of the paper I am connected with).
Ở nước Mỹ này, cũng có những điều “cấm kỵ” mà các thế lực tư bản đứng đàng sau hậu trường không muốn những cơ quan truyền thông lớn nói lên vì phương hại đến quyền lợi của họ. Có rất nhiều cơ quan tuyên truyền lớn ở Mỹ là công cụ của họ, được lập ra để phục vụ quyền lợi của họ. Cứ nhìn lại những chiến dịch mà báo chí Mỹ đã làm khi tập đoàn tư bản Mỹ muốn đưa quân vào Việt Nam và rút quân ra khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Trong cuộc chiến tranh Iraq, hành động này đã được lặp lại. Hôm 16/7, Paul Krugman, bình luận gia của tờ New York Times, đã viết trong mục Diễn Đàn Thông Tin Quốc Tế rằng đã có một kế hoạch cố tình làm sai lệch các thông tin tình báo nhằm phục vụ cho chiến tranh Iraq. Trong những trường hợp này, nhiều ký giả, bình luận gia và cơ quan truyền thông của Mỹ đã bị biến thành những “thằng hèn”.
2.- Làm thằng hèn ở trong nước
Ở Việt Nam, thân phận của các nhà văn, nhà báo và nghệ sĩ bi thảm hơn, vì mạng sống và cuộc sống của họ cũng như gia đình bị gắn liền với “sứ mạng” đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Làm khác đi là đời tàn. Ở Mỹ, những bình gia và ký giả nổi tiếng được trả tiền để đứng nói ra những ý kiến trung thực của mình, còn ở Việt Nam có ý kiến khác là không còn đường sống.
Ở trong nước hiện nay, Đảng CSVN có Ban Tư Tưởng - Văn Hoá Trung Ương Đảng lãnh đạo cách viết lách và trình diễn của những người làm văn hoá và văn nghệ. Trưởng Ban là một Ủy Viên Bộ Chính Trị, trước đây là Nguyễn Khoa Điềm, nay là Tô Huy Rứa. Nhưng người nắm quyền lực thật sự là Nguyễn Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban, Ủy Viên Trung Ương Đảng. Đây là người nắm quyền sinh sát hệ thống truyền thông ở trong nước, quyết định ai vào chức vụ nào và cất chức ai.
Với cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” , Tô Hải đã cho chúng ta biết khá tỉ mỉ cuộc sống tủi nhục của một kẻ làm văn hoá và văn nghệ trong chế độ cộng sản. Những sự cố gắng vùng dậy của nhiều người đã trở thành tuyệt vọng, nên hầu hết đành chấp nhận thân phận của những kẻ làm bồi bút, làm công cụ cho chế độ để được sống qua ngày, và đến cuối đời mới dám bộc lộ một vài tâm tư của mình, như trường hợp của Tô Hải và Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20.10.1920, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị. Sau 1954, ông nằm trong Ban Lãnh Đạo Hội Nhà Văn Việt Nam, là đại biểu Quốc Hội. Khi làm bồi bút, ông cũng đã làm nhiều bài thơ ca tụng đường lối của đảng và Hồ Chí Minh, chẳng hạn như:
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
Nhưng trong những ngày cuối đời, sau khi chứng kiến những thực tế phủ phàng, ông đã làm những câu thơ rất đau xót:
Chung quanh bọn tham ô
Xây biệt thự lớn, nhỏ
Còn lên lớp cho thơ:
“Cần chịu đựng gian khổ” (!)
Sáng, ta viết ngoài sân
Nhờ cây cho bóng mát
Trưa, ăn cơm dưới thềm
Mồ hôi có gió quạt
Dầu vậy vẫn khoái trí
Được nhiều người cực hơn
Khen: “Anh mà còn thế,
Việc quái gì em buồn”.
Những câu thơ như thế đã nói lên thân phận thật sự của những “thằng hèn” ở trong nước.
Chế Lan Viên đã qua đời tại Tân Bình, Sài Gòn, ngày 19.6.1989 khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô đang trên đà sụp đổ.
3.- Làm thằng hèn trong cộng đồng người Việt hải ngoại
Ở hải ngoại, không có Ban Tư Tưởng – Văn Hoá Trung Ương để điều khiển các cơ quan truyền thông và các ký giả, nhưng một số người đã tự coi họ như là những “công an chống cộng”, có nhiệm vụ thi hành công tác của ban này. Họ không có súng, không có dùi cui, không có lựu đạn cay, không có quyền bắt bớ ai... nhưng họ có một kho “nón cối” gần như vô tận, họ có cái điện thoại, có truyền đơn, có email để phổ biến lệnh cấm và nón cối trên các diễn đàn Internet, có đài phát thanh Võ Cự Long muốn nói gì và nói bao lâu cũng được, họ dọa lực lượng này lực lượng kia sẽ đến biểu tình mỗi khi báo chí hay ký giả không đi đúng “lề đường bên phải” mà họ đã tự ý vạch ra. Những áp này đã đẩy một số cơ quan truyền thông và đoàn thể đấu tranh chính trị đi vào ngỏ cụt:
a) Hậu quả đối với các cơ quan truyền thông: Mọi bài viết hay bình luận về Việt Nam được viết hay đọc trên các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại đều phải đi đúng “lề đường bên phải” . Nói khác đi là bị lên án “tay sai cộng sản”.
Ngoài ra, mỗi lần có biến cố gì xẩy ra, ít ai chịu nghiên cứu vấn đề để biết rõ đâu là sự thật. Đa số chỉ nhìn vào hiện tượng rồi đánh, nên thường đánh vào hư cấu, hay đánh chỉ để biểu dương khí thế, không cần kết quả.
Kinh nghiệm của 34 năm đấu tranh cho thấy lối tuyên truyền và “tác chiến” nói trên không có hiệu quả: (1) Độc giả nhiều khi chỉ nhìn cái đề hay đọc vài hàng đầu là biết tác giả muốn nói gì nên không đọc nữa. (2) Địch và đồng minh cũng chẳng quan tâm gì đến người Việt chống Cộng đang nói gì. Chỉ có các chính khứa cần phiếu là quan tâm, vuốt đuôi để kiếm phiếu.
Muốn “tác chiến” có hiệu quả, phải có tối thiểu hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là phải đánh trúng “huyệt”. Điều kiện thứ hai là tiếng nói phải được nhà cầm quyền trong nước quan tâm như tiếng nói của đài BBC hay RFA. Mình lớn giọng mà đối phương không đọc hay không nghe thì cũng chẳng ích lợi gì.
Chúng tôi nhớ lại vào tháng 6 vừa qua, khi cơ quan an ninh CSVN đưa ra nhiều bằng cớ chứng minh Luật sư Lê Công Định đã có những hành vi chống lại chính quyền nên đã bị bắt, trong đó có hai hành vi bị coi là nặng nhất, đó là đến Thái Lan họp với Đảng Việt Tân và nhóm Nguyễn Sĩ Bình để tổ chức lật đổ chính phủ. Chúng tôi đã mở cuộc điều tra và khám phá ra là hai cuộc họp này đều giả tạo do Công An và Cục Tình Báo Hải Ngoại dựng lên để gài bắt Lê Công Định. Đảng Việt Tân lên tiếng xác nhận họ không hề tổ chức một cuộc “huấn luyện” nào như thế.
Sau khi bài “Thủ đoạn chính trị” của chúng tôi đưa ra ánh sáng những sự bịp bợm này và được gởi về trong nước, nhà cầm quyền đã cho rút xuống khỏi các websites của họ tất cả những bài viết về Lê Công Định, chỉ giữ lại bài Lê Công Định nhận tội mà thôi!
b) Hậu quả đối với các cơ quan đấu tranh: Hiện nay, ở hải ngoại có rất nhiều đoàn thể đấu tranh, nhưng hầu hết chỉ là tổ chức khung. Chỉ còn hai đoàn thể cố tổ chức và có khả năng hoạt động, đó là Đảng Việt Tân và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên của nhóm Nguyễn Gia Kiểng. Nhưng “Tập đoàn công an chống cộng” đang tìm cách vô hiệu hóa hoạt động của hai tổ chức này: Đảng Việt Tân làm gì cũng bị tố cáo là tay sai Cộng Sản, còn Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bị cho là có chủ trương “hoà hợp hòa giải với Cộng Sản”. Vì thế, hai tổ chức này đang gặp khó khăn khi mở rộng hoạt động. Giải thích gì cũng vô ích.
Khi ông Nguyễn Gia Kiểng và một số anh em trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đến Washington tổ chức một cuộc họp để nói về đường lối của tập thể. Có người đã chất vấn tại sao không chào cờ. Ông Nguyễn Gia Kiểng giải thích đại khái rằng ông rất tôn trọng biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt tỵ nạn, tuy nhiên tập thể của ông quy tụ nhiều thành phần chưa hề làm việc hay chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ hay công nhận lá cờ đó, nhưng họ muốn đứng chung với chúng ta để hợp lực trong việc giải thể chế độ cộng sản ở trong nước, vì thế, không thể bắt họ phải chào cờ VNCH. Một số người bỏ phòng họp đi ra để phản đối, sau đó viết nhiều bài lên án.
Rõ ràng là có một số người có chủ trương bắt buộc mọi người phải công nhận biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ mới được phép chống cộng. Chủ trương cực đoan này đã gây trở ngại rất lớn cho việc kết hợp trong ngoài để đấu tranh và thu hút các sinh viên Việt Nam du học muốn đấu tranh đến với chúng ta. Trong khi đó, Cục Tình Báo Hải Ngoại của CSVN đã cho thành lập một số tổ chức tranh đấu giả rồi dụ các thành phần này vào và bắt. Trường hợp Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung là những thí dụ điển hình.
Ngày nay, sự khủng bố các cơ quan truyền thông và ký giả của “Tập đoàn công an chống cộng” gần như không còn hiệu quả nữa. Bằng chứng cụ thể là cuộc biểu tình trước báo Người Việt kéo dài cả năm dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chẳng đem lại kết quả gì. Nhưng nhiều cơ quan truyền thông và ký giả vẫn còn “SỢ”, tiếp tục đi theo đường cũ.
TỰ NÓI LÊN CÁI HÈN CỦA MÌNH
Như chúng tôi đã nói từ đầu, cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” của Tô Hải đã nói lên được thân phận của các nhà văn và nhà báo trong nước và một số tội ác của chế độ chưa được đưa ra đầy đủ trước ánh sáng. Hôm nay, chúng tôi xin mời đọc một đoạn trong chương nói về “CUỘC ĐỜI TỦI NHỤC CỦA NHỮNG TÊN BỒI BÚT” trong cuốn hồi ký nói trên. Tô Hải viết:
“Một ngày kia, “cuộc cách mạng long trời lở đất” có tên Cải Cách Ruộng Đất nổ ra! Nó được mang từ bên Tàu sang, nổ súng vào toàn dân Việt Nam, tạo một vết nhơ trong lịch sử dân tộc, thay đổi toàn bộ nhận thức, tình cảm của tôi về cái đảng mà tôi đã chẳng may rơi vào đó.
“Chỉ một thời gian ngắn, hàng loạt cán bộ chủ chốt từ tham mưu trưởng đến tỉnh đội trưởng, thậm chí cả tư lệnh trưởng đều phải nhận “tội” trước các đoàn ủy, đội ủy cải cách ruộng đất. Hàng loạt chi bộ đảng Lao Động đều biến thành Quốc Dân Đảng (?!), thậm chí thành tổ chức phản động? Không ít người bị đánh gãy chân, què tay và vất xác trôi sông hoặc tự tử. Lý lịch được mang ra phê phán. Có người vì muốn thoát chết đành gọi bố mình là “thằng Việt gian” chỉ vì thời Tây, bố đã làm công chức cho Pháp.
“Ở ngoài dân chúng thì sao? Một cảnh tượng ghê rợn bao trùm khắp làng xóm nơi chúng tôi đóng quân. Người ta bắt “kẻ thù giai cấp” — 99% là bị vu oan — quỳ cả tiếng đồng hồ, hai tay trói giật cánh khuỷu để các ông bà nông dân xỉa xói vào mặt kể tội. Điều ngược đời là ai có nhiều công nuôi cán bộ, đóng góp tiền bạc, thóc gạo cho bộ đội đều bị gán cho tội...“mua chuộc cán bộ”! Con phải đấu cha, vợ phải đấu chồng, thậm chí quan hệ riêng tư trong gia đình, vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu, con ở, cũng thành trọng tội mà kẻ bị xử bị đem bắn ngay trong đêm...
“Những gì tôi chứng kiến trong “cuộc cách mạng long trời lở đất này” có viết hàng nghìn trang cũng không thể hết. Đó là một cuộc cách mạng vô lý, vô luân, vô đạo đức, tàn bạo nhất được các đoàn chuyên gia giết người, diệt chủng Mao-ít đưa sang Việt Nam để huỷ diệt dân tộc ta. Cũng cần phải nói thêm sở dĩ những người làm văn nghệ ít bị chết — theo nghĩa đen — trong đợt cải cách ruộng đất này là nhờ hai lẽ sau:
“— 1/ Hầu hết chúng tôi đều không thuộc cơ sở nông thôn nào. Người thì sinh hoạt ở các tổ chức phi nông nghiệp, người thì ở tổ chức tuyên huấn văn hóa cấp tỉnh, cấp khu hoặc trung ương. Một số sinh hoạt không thuộc Nhà Nước thì làm nghề tự do như dạy học, dạy nhạc, thậm chí bán phở, mở cửa hàng ăn... nên có muốn “đôn” lên địa chủ cường hào, kẻ thù giai cấp cũng khó. Tuy vậy, một số do gia đình ở địa phương bị quy là địa chủ cũng bị dẫn độ về để tố khổ bố mẹ, ông bà mình. Một số kẻ “siêu hèn” đã phải kể “tội” bố mẹ để thoát chết. Vài tên sau này thành tay sai đắc lực, và với tôi, đến chết tôi không bao giờ muốn nhìn mặt. Một số, do được đánh giá là “chưa thực sự cải tạo tư tưởng” thì về đến đơn vị mất tuốt tuồn tuột từ Đảng đến chức vụ luôn. Một số khá hơn được cho xuống đơn vị làm lính cho đến khi bỏ xác nơi chiến trường.
“— 2/ Loại thứ hai, trong đó có tôi, được “trên” huy động đi tuyên truyền, cổ võ cho phong trào đấu tranh quần chúng trong Cải Cách Ruộng Đất, trở thành cán bộ của Cải Cách Ruộng Đất. Thế là...thoát! Một cuộc vận động sáng tác lớn từ trung ương tới địa phương được tổ chức, khuyến khích văn nghệ sĩ “lập công dâng đảng”. Tất cả, để tránh tai bay vạ gió, để tồn tại, gần như ai cũng cúi đầu dấn thân vào con đường hèn hạ: góp sức quảng cáo cho cuộc diệt chủng ghê gớm, bẩn thỉu nhất trong lịch sử.
“Tôi rất lạ vì cho tới nay vẫn còn một số văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ thống kê các sáng tác trong thời kỳ diệt chủng này vào thành tựu của đời mình! Riêng tôi, kỷ niệm 70 tuổi, nhân người ta đưa tôi lên tivi, tôi đã công khai tuyên bố: “Tôi không có nhiều tác phẩm thật sự là tác phẩm! Nhiều lắm chỉ là 20 đến 25 chứ không dám 500, 1000 như các nhạc sĩ khác...” Hành động ấy còn xa mới sánh được với họa sĩ Dương Bích Liên: Sau khi tuyên bố ra đảng, ông đã đốt hết tác phẩm của minh, rồi đóng cửa... tự tử!
“Trở lại với những ngày đầy máu và nước mắt của cuộc “đấu tranh long trời lở đất” những năm 1953-1954, tôi, một nhạc sĩ đảng viên, dù thấy tận mắt các tội ác gớm ghiếc mà Đảng của tôi gây ra, nhưng vì... Hèn, Quá Hèn, Sợ, Quá Sợ nên không còn đường nào khác, đành nhắn mắt lao vào cuộc tàn sát…bằng âm nhạc!
“Qua hai, ba đợt đi cải cách, qua thực tế thâm nhập đời sống nông dân, tôi đã thấy rõ bộ mặt thật của cuộc cướp của giết người không gớm tay đó! Vậy mà tôi vẫn cố nặn ra nhiều bài được Đảng đánh giá là “Tốt! tốt! tốt!... ”
VINH QUANG NHƯNG NGHIỆT NGÃ
Ngày 9.4.2009, Tổ chức Press Emblem Campaign (PEC) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) đã cho công bố bản báo cáo, nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của nghề phóng viên tại các “điểm nóng” trên thế giới. Báo cáo cho biết chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2009 đã có 26 ký giả thiệt mạng khi đang thực thi nghiệp vụ, một con số kỷ lục so với 16 nạn nhân cùng kỳ của năm 2008, cụ thể là 15 người tử vong trong tháng 1 và 11 người trong tháng 2. Địa bàn có số phóng viên thiệt mạng nhiều nhất là Dải Gaza ở Trung Đông với 4 nạn nhân; con số tương tự cũng đã xảy ra tại Pakistan.
Kể từ khi Chiến tranh Iraq bắt đầu cho đến nay đã có trên 200 nhà báo bị giết. Trong suốt Thế Chiến I chỉ có 2 người, Thế Chiến II, 68 người; Chiến tranh VN, 77 người; và Chiến tranh vùng Balkans, 36 người. Thông cáo của Hiệp Hội Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở ở Paris cho biết còn ít nhất 807 ký giả bị bắt giữ, trên 1.300 người khác bị tấn công hay đe dọa và 1.000 cơ quan truyền thông bị trừng phạt trong năm 2005. Gần 1/3 dân thế giới sống trong những nước không có quyền tự do báo chí. Tình trạng đáng lo ngại nhất là tại Cận Đông, Á châu và Phi châu. Tại Việt Nam, vào tháng 4/2008, hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) và Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị bắt vì loan các tin liên quan đến vụ PMU18, v.v.
Thực tế cho thấy người làm báo nhiều khi đã đưa tới những thay đổi quan trọng trong cộng đồng, trong quốc gia hay trên thế giới, những cũng phải chịu nhiều tang thương do hoạt động nghề nghiệp. Đáng buốn nhất là khi phải chấp nhận làm những “thằng hèn” để sống qua kiếp người.
Ngày 4.8.2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình
Lê Ngọc Minh
02:05 05/08/2009
MỘT MÌNH
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Một mình nhớ
Một mình mong
Người ơi nghìn núi trăm sông mịt mờ…
(Trích thơ của Nguyên Phong)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hai Chọi Một
Nguyễn Đức Cung
06:22 05/08/2009
HAI CHỌI MỘT – Two on One!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Vô hoạn nạn bất anh hùng!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Incomprehensible - Infirmus Cum Ecclesia
Nguyễn Trọng Đa
18:55 05/08/2009
Incomprehensible
Không thể hiểu được, bất khả thấu đạt. Là điều gì không thể hiểu được trọn vẹn. Trong một nghĩa, không điều gì có thể hiểu được đầy đủ bởi con người, vì con người không là nguyên nhân đầu tiên của mọi sự. Nhưng nói một cách đúng nghĩa, chỉ có Chúa được cho là không thể hiểu được trọn vẹn, bởi vì Chúa là hòan hảo vô cùng và không tâm trí hữu hạn nào có thể hiểu được tâm trí vô cùng được. Giáo hội dạy rằng Chúa là bất khả thấu đạt (Denzinger 800). Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa sự bất khả thấu đạt của Chúa ở dưới trần gian này và ở trên thiên đàng. Ở dưới thế này, Chúa là bất khả thấu đạt bởi vì Chúa chỉ được biết qua đức tin; trên thiên đàng Chúa vẫn còn là bất khả thấu đạt, vì Chúa là vô cùng, mặc dầu trong phúc kiến chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa trong yếu tính của Chúa. Mặc dầu là bất khả thấu đạt, Chúa không là bất khả nhận thức. Chúa có thể được biết, dưới thế này bằng đức tin và trên trời bằng chiêm ngắm. Nhưng ở dưới đất cũng như sau này trên trời, người ta không thể hiểu hòan tòan Chúa trong sự viên mãn của việc Chúa hiểu chính Chúa trọn vẹn. “Chúa có Hữu thể là vô cùng, là có thể biết được cách vô cùng. Tuy nhiên không có sự hiểu biết nào của thụ tạo có thể biết Chúa trong một cách thức vô cùng” (Thánh Tôma Aquinas, Summa Theologica, I, 12, 7).
Incontinence
Hoang dâm, không tiết dục, vô tiết dục. Là sự thất bại trong việc kiềm chế các thôi thúc tình dục của mình trong dây hôn phối hợp pháp.
Incorruptibility
Sự không thể hư nát, vô hoại, bất hủ. Là không thể tiêu diệt hoặc phân rã. Điều này có thể là tuyệt đối, chẳng hạn Chúa, là Đấng hòan toàn không thay đổi được do bản tính; hoặc là tự nhiên, như thiên thần và linh hồn, là các hữu thể thiêng liêng, không thể bị tan rã do sự phân hủy; hoặc là bản thể, như trong thiên nhiên vật lý, với các phần tử có thể tái kết hợp bằng nhiều cách khác nhau, nhưng không bị tiêu diệt trong các thành phần cuối cùng của chúng.
Increase Of Merit
Gia tăng công đức. Là các yếu tố làm gia tăng công trạng siêu nhiên của một người, do các việc lành người ấy đã làm trong tình trạng ân sủng. Có bốn yếu tố như thế, đó là: 1. mức độ ơn thánh sủng trong đó một người thực hiện việc lành luân lý; 2. cường độ của ý chí để cho việc lành được thực hiện; 3. sự cao cả của việc lành đã làm; và 4. tình yêu thuần khiết hoặc tính không ích kỷ tác động sự thực hiện việc lành. Khó khăn của những điều trên tự thân không làm gia tăng công đức siêu nhiên, nhưng bởi vì sự khó khăn không là đáng tội, nó thường đòi hỏi một nỗ lực thêm vào của ý chí, và do đó gián tiếp thêm vào cho công đức các việc lành luân lý được thực hiện trong tình trạng ân sủng.
Inculpable
Vô tội. Là không chịu trách nhiệm luân lý về hành vi xấu một cách khách quan. Nó thừa nhận rằng một người làm điều gì xấu nhưng do không biết, hoặc do áp lực tình cảm hay sự ép buộc, nên người ấy thực sự không mắc tội trước mặt Chúa. Sự vô tội này được đồng hóa với tội cứ sự, để phân biệt với tội cố tình.
Incumbent
Người giữ nhiệm vụ. Là người đặc trách một cơ quan hay một bổng lộc trong Giáo hội, chẳng hạn một giáo phận, một giáo xứ hoặc một tu viện.
Ind
Ind, Index. Mục lục, chỉ số.
Ind
Ind, Indictio -- Chu kỳ 15 năm, sự triệu tập định kỳ
Indefectibility
Bất khả mai một, bất khả khuyết tính, trường tồn. Là sự trường tồn không hư mất và sự bất biến của Giáo hội cho đến tận thế. Công đồng chung Vatican I tuyên bố rằng Giáo hội sở hữu “một sự ổn định không thể bị xâm chiếm” và “được xây dựng trên tảng đá, Giáo hội sẽ tiếp tục vững bền cho đến tận thế” (Denzinger 3013, 3056). Do đó sự trường tồn của Giáo hội có nghĩa là Giáo hội hiện là và luôn luôn sẽ là một định chế cứu độ, do Chúa Kitô thành lập. Điều này khẳng định rằng Giáo hội là cốt yếu không thay đổi trong giáo huấn, cơ cấu và phụng vụ. Nhưng điều này không loại trừ các sửa đổi vốn không ảnh hưởng đến bản chất của Giáo hội, và không loại trừ sự suy tàn của các giáo hội địa phương hoặc một số giáo phận.
Independence
Độc lập. Là sự tự do của hiện hữu hoặc hành động. Nó hàm ý sự tách biệt hay phân cách khỏi vật khác hay người khác, và không cần vật khác hay người khác, cũng như không cần sự hỗ trợ của vật khác hay người khác. Áp dụng vào Giáo hội, độc lập có nghĩa là Giáo hội không lệ thuộc vào Nhà Nước, mặc dầu có tùy thuộc vào Nhà Nước để hiện hữu, quản trị hoặc thực thi sứ vụ. Về phần mình, Nhà Nước cũng được tin là độc lập với Giáo hội, trong những gì liên quan đến phúc lợi thế tục của công dân, nhưng Nhà Nước không độc lập với luật tự nhiên hoặc tôn giáo.
Indeterminism
Thuyết bất định, thuyết phi tất định. Là nguyên lý của một triết học cho rằng ý chí con người, trong một số hành động của mình, là tự do; rằng ý chí không bị xác định tuyệt đối bởi di truyền, giáo dục, hoặc môi trường bên ngoài con người, và cũng không bởi ý tưởng, cảm tình và ước muốn bên trong con người. Đôi khi con người hành động như là họ vừa lòng, bất chấp mọi yếu tố khác, ngoại trừ yếu tố duy nhất là ý chí tự do của họ.
Index Expurgatorius
Index Expurgatorius, Danh mục sách cấm. Là danh sách các sách phải bị kiểm duyệt trước khi cho tín hữu Công giáo đọc. Lúc đầu danh mục này được tách rời, sau đó được nhập chung vào Index Librorum Prohibitorum (Thư mục Sách cấm.)
Index Of Forbidden Books
Thư mục sách cấm, cấm thư. Là danh sách các sách mà người Công giáo bị giáo quyền cấm đọc hoặc cấm lưu giữ mà không có phép. Các sách bị lên án này bị xem là lạc giáo, nguy hiểm cho luân lý hoặc đáng chê trách. Danh mục sách này do bộ Thánh vụ công bố. Sau Công đồng chung Vatican II, việc công bố và xuất bản bị gián đọan, nhưng một lọat qui định mới được Tòa thánh công bố, đưa ra các qui phạm đặc biệt về việc đọc các sách vốn là nguy hiểm cho đức tin Công giáo hoặc luân lý Kitô giáo.
Indiction
Chu kỳ 15 năm, sự triệu tập định kỳ. Là chu kỳ tài chính 15 năm do Hòang đế Constantine (khỏang năm 274-337) đã chọn. Đây là thời kỳ xếp theo thứ tự thời gian được dùng trong các văn bản giáo hòang và các tài liệu khác. Vì mục đích của Giáo hội, thánh Giáo hòang Gregory qui định ngày 1-1-313 là ngày khởi sự đầu tiên của chu kỳ 15 năm, và vẫn còn dùng trong niên lịch Roma. (Từ nguyên Latinh in-, trong + dicere, nói: indictio, tuyên bố, chỉ định, nhất là chỉ định thuế.)
Indifference
Thờ ơ, lãnh đạm, dửng dưng, trung lập, không thiên vị. Là trạng thái không được xác định để hành động hay không hành động, hành động cách này hơn là hành động cách khác. Nơi con người, sự lãnh đạm tích cực là khả năng tự xác định cho một chuỗi hành động đã làm; còn sự lãnh đạm tiêu cực là khả năng bị lay chuyển hoặc bị quyết định bởi người khác. Trong thần học tu đức, sự dửng dưng là một trạng thái thóat khỏi các sự dính bén hoặc ước muốn sai trái, giúp cho con người tận hiến hoàn toàn cho Chúa. Chính sự tự do nội tâm cho phép linh hồn tự hiến một cách không dè dặt để đi theo Chúa Kitô.
Indifferentism
Lãnh đạm, dửng dưng, học thuyết phủ nhận việc tôn thờ Chúa, chủ thuyết đồng hóa các tôn giáo. Là sự phủ nhận rằng việc thờ phượng Chúa hoặc việc giữ đạo là một trách nhiệm nặng nề của con người, với tư cách là thụ tạo, họ bị lệ thuộc hoàn tòan vào Chúa. Học thuyết phủ nhận này là thực tiễn, khi một người hành động theo cách ấy, mà không cần thiết phủ nhận rằng Chúa đáng được tôn vinh và phụng sự. Trong khi đó chủ thuyết dửng dưng bất khả tri, tức chủ thuyết đồng hóa các tôn giáo, là thái độ cho rằng các tôn giáo là tốt như nhau, bởi vì thuyết nói rằng không có cách nào chứng minh sự khác biệt được cả.
Indirect Suicide
Tự tử gián tiếp. Là tự cho phép mình chết mà không có ý định ấy một cách trực tiếp. Như thế một người không muốn chết, nhưng cho phép cái chết đến trong sự theo đuổi một mục tiêu đáng khen nào đó, mà người ấy biết là sẽ rất nguy hiểm cho sự sống của mình. Trong số các lý do được xem là đủ để cho phép tự tử gián tiếp là công ích, thí dụ, binh lính chiến đấu cho đất nước, hoặc ích lợi thiêng liêng, chẳng hạn một linh mục ban bí tích cho những người bị bệnh truyền nhiễm.
Indirect Temporal Jurisdiction
Quyền thế trần gián tiếp. Là quyền của Đức Giáo hòang trong các vấn đề thế tục ngòai các Lãnh địa Giáo hòang, hoặc bây giờ là Nhà Nước Vatican. Ngọai trừ trong lãnh địa này, Đức giáo hòang không có quyền đời thuần túy nào, do thần quyền sở hữu trực tiếp. Tuy nhiên, trong quyền hạn Giáo hòang là người trọng tài tối cao của đức tin và luân lý, để bảo vệ tinh thần và cứu độ siêu nhiên cho đòan chiên của mình, Đức Giáo hòang sở hữu quyền thế trần gián tiếp để thực thi, khi nào hành động của chính quyền đe dọa lợi ích vĩnh cửu của tín hữu. Trong thời cận đại, thuyết này được mô tả rõ ràng trong Luận chiến của thánh Robert Bellarmine. (1542-1621).
Indirect Voluntary
Cố ý gián tiếp. Là hệ quả, không dự tính nhưng thấy trước, của điều gì đó được cố ý mong muốn. Hệ quả này không được mong muốn là cùng đích hay phương tiện, nhưng người ta thấy rằng người ta không thể có điều gì đó mà lại không có nó. Người ta muốn nguyên nhân, nhưng đó lại là hiệu quả cần thiết của nguyên nhân ấy.
Indissolubility
Bất khả phân ly tính, không thể đọan tiêu. Là sự bền vững của hôn nhân, không thể bị tháo gỡ bởi việc rút sự đồng ý của đôi bên hôn phối hoặc của chính quyền dân sự. Hôn nhân Kitô giáo là bất khả phân ly tuyệt đối, như Công đồng chung Trent đã định nghĩa khi lên án một người nào nói rằng “Giáo hội sai lầm khi Giáo hội khắc sâu và tiếp tục khắc sâu cho phù hợp với lời dạy Tin Mừng và giáo huấn tông đồ, rằng dây hôn phối không thể bị tháo gỡ bởi lý ngọai tình về phía một trong hai người, hay về phiá cả hai người, thậm chí người ngây thơ không nêu ra lý do ngọai tình, cũng không thể kết hôn lần nữa, trong khi người phối ngẫu mình còn sống; và rằng người đàn ông lấy vợ khác, sau khi bỏ người vợ ngọai tình của mình, là phạm tội ngọai tình, và người đàn bà lấy chồng khác, sau khi bỏ người chồng ngọai tình của mình, là phạm tội ngọai tình” (Denzinger 1807).
Indissoluble Marriage
Hôn nhân bất khả phân ly. Là hôn nhân Kitô giáo, giữa hai người đã rửa tội và đi vào một hợp đồng có hiệu lực, và hoàn hợp hôn nhân của mình bằng việc giao hợp tự nhiên, không thể bị tháo gỡ bởi bất cứ quyền lực nào của con người, dù là dân sự hay Giáo hội.
Individual
Cá nhân, cá thể. Là bất cứ hữu thể đơn lẻ nào, nhất là con người, vốn không thể bị phân chia mà không mất căn tính (đồng nhất tính) của mình. Hai yếu tố cần thiết để tạo nên một cá nhân là căn tính riêng của người ấy và tính phân biệt so với người khác.
Individualism
Cá nhân chủ nghĩa. Là triết lý đặt quyền lợi của cá nhân lên trên công ích xã hội. Đây là sự tùy thuộc của công ích nhiều người vào lợi ích riêng của cá nhân. Trong thực tế, đó là sự hy sinh của các giá trị xã hội cho tham vọng cá nhân của những người quá đòi hỏi rằng xã hội phải công nhận sự tự do cá nhân của họ.
Individuality
Cá nhân tính, cá biệt tính, cá tính. Là phẩm chất của một vật làm cho nó là một hữu thể rõ ràng, chứ không phải là hữu thể khác. Nhiều thuyết được đề xuất. Thuyết phổ biến nhất, theo thánh Tôma Aquinas, là đặt nguyên lý cá nhân tính trong phần vật chất của bản thể thân xác. Như thế vật chất là nền tảng của cá thể hóa. Một số thuyết khác, theo Duns Scotus, xem cá nhân như là một “sở ngã tính’ đặc biệt, vốn phân biệt từng vật riêng lẻ trong vũ trụ. Đối với một số triết gia, mỗi hữu thể cụ thể tạo nên một cá nhân tính riêng. Và sau cùng một số người chủ trương rằng sự hiện hữu một vật, khác với yếu tính của nó, giải thích cá nhân tính của mỗi thụ tạo.
Individuation
Cá thể hóa. Là lý do triết học cơ bản phân biệt một thụ tạo với tòan tạo vật, và với các cá thể khác trong lòai với nó. Nơi lòai người, cá thể hóa là chủ yếu do sự việc rằng mỗi người có một linh hồn bất tử riêng và được sáng tạo riêng.
Indolence
Sự lười biếng, sự biếng nhác. Là yêu thích quen thói sự thỏai mái và tiện nghi, và là một tâm tính tránh hoạt động thể lý hoặc hoạt động tâm trí hay ý chí. (Từ nguyên Latinh in-, không + dolere, cảm thấy đau: indolentia, tự do khỏi đau, không xúc cảm.)
Induction
Qui nạp. Là nguồn gốc hợp lý của các luật phổ quát hoặc nguyên lý phổ quát từ các trường hợp cá nhân. Là lý luận từ cái riêng đi đến một kết luận chung; là đi đến định nghĩa một yếu tính từ sự hiểu biết các nét chung của các cá thể. Đây là một lý luận đi từ kinh nghiệm, qua đó chúng ta rút ra suy diễn liên quan đến chủ thể phổ quát, từ các nét diễn tả đặc biệt của chủ thể này hoặc lọai này. Trái nghĩa với quy nạp là diễn dịch. (Từ nguyên Latinh in-, trong + ducere, dẫn dắt: inductio, dẫn vào.)
Indulgentiarum Doctrina
Tông huấn Indulgentiarum Doctrina (Giáo lý ân xá). Là tông huấn của Đức Giáo hòang Phaolô VI về giáo huấn của Giáo hội liên quan đến ân xá, vốn được dựa vào mặc khải của Chúa, và hiện nay Giáo hội sửa đổi đôi chút về cách thức lãnh nhận ân xá. Hai mươi qui định mới nhấn mạnh rằng “các ân xá là liên kết với việc tín hữu làm, chứ không tòng vật hoặc tòng sở, vốn chỉ là dịp để hưởng ân xá mà thôi” (ngày 14-2- 1966).
Indult
Đặc quyền, đặc pháp, đặc miễn. Là một đặc ân tạm thời mà Tòa thánh ban cho các giám mục để cho phép các ngài làm một điều đáng là phải xin phép. Sau một thời gian qui định, đặc quyền này phải được thẩm quyền Giáo hội cho phép lại. Do đó theo Giáo luật, linh mục phải có đặc miễn để làm công việc giải phẫu, và một nữ tu dòng kín phải có đặc pháp để đi ra ngoài nội cấm.
Ineffable
Khôn tả, khó tả nên lời. Là điều không thể diễn tả hết bằng lời nói. Chỉ có Chúa là Đấng khôn tả, bởi vì Chúa không thể được hiểu thấu hết bởi tâm trí hữu hạn của con người. Do tri thức xác định sự diễn tả, sự khôn tả của Chúa là kết quả của sự bất khả thấu đạt về Chúa. Thánh Âu Tinh diễn tả ý này như sau: “Đúng hơn lời nói của chúng ta về Chúa là việc chúng ta suy nghĩ về Chúa, và đúng hơn sự suy nghĩ của chúng ta về Chúa là Hữu thể của Chúa” (De Trinitate, VII, 4, 7).
Inefficacious Graces
Ân sủng không công hiệu, vô hiệu sủng. Là các hiện sủng vừa đủ để thực thi một việc lành siêu nhiên. Chúng là không công hiệu bởi vì chúng gặp sự chống đối của ý chí con người. Các nhà Cải cách Tin lành và phái Đạo lý khắc khổ (Jansen) chối bỏ các ơn này, bởi vì theo quan điểm của họ, ân sủng thực hiện một ảnh hưởng cần thiết trên ý chí con người. Mọi ân sủng là công hiệu; nếu không, như Calvin nói, chúng không phải là ân sủng.
In Extremis
In Extremis, giờ lâm chung, giây phút cuối cùng. Một người vào giờ chết, khi mọi luật tích cực của Giáo hội đều phụ thuộc vào trách nhiệm ưu tiên là chuẩn bị cho người hấp hối có đủ điều kiện đi vào hạnh phúc đời đời.
Infallibility, Episcopal
Bất khả ngộ tính của hàng Giám mục, sự vô ngộ của hàng Giám mục. Là sự gìn giữ khỏi bị sai lầm của các Giám mục Giáo hội Công giáo. Các ngài là bất khả ngộ khi mọi Giám mục của Giáo hội họp lại trong một Công đồng chung, hoặc khi tản mát trên thế gian này các ngài đưa ra một giáo huấn đức tin hay luân lý, mà mọi tín hữu cần phải tuân giữ. Các ngài cũng được bảo đảm khỏi sai lầm khi các ngài hiệp nhất với Giám mục Roma, và giáo huấn của các ngài tùy thuộc vào quyền bính của Giám mục Roma. Mục đích của bất khả ngộ tính này, cũng như bất khả ngộ tính của Đức Giáo hòang, không chỉ bao gồm các chân lý mặc khải, nhưng bất cứ giáo huấn nào, ngay cả các sự kiện lịch sử, các nguyên lý triết học, hoặc các chuẩn mực của luật tự nhiên, vốn được liên kết với mặc khải của Chúa.
Infallible Book
Cuốn sách bất khả ngộ, cuốn sách vô ngộ. Một từ ngữ đôi khi được áp dụng cho Kinh thánh bởi những người chỉ trích giáo phái Tin mừng (Tin lành), bởi vì họ tin rằng Kinh thánh chứa lời Chúa không thể sai lầm.
Infamy
Ô danh, nhục nhã, bỉ ổi. Là vết ô nhục của một người và ngăn người này không hưởng một số quyền lợi hoặc đặc quyền, cho tới khi nguồn gốc sự ô nhục ấy bị cất đi. Nó có thể là một tội ác bề ngòai của một người và gắn với tính tình người ấy (infamia facti, ô danh chiếu sự), hoặc có thể nó là kết quả của một hình phạt của Giáo hội, do luật hoặc giáo quyền áp đặt (infamia juris, ô danh chiếu luật).
Infancy
Tuổi thơ ấu, thời thơ ấu. Theo truyền thống luật Giáo hội, là những người dưới bảy tuổi hoặc những người chưa đến tuổi khôn.
Infant Baptism
Rửa tội trẻ em, rửa tội trẻ thơ. Giáo huấn vững bền của Giáo hội Công giáo là các trẻ em nên được rửa tội sớm sau khi sinh. Lý do là trẻ em ra đời với tội tổ tông, mà trong sự quan phòng bình thường của Chúa, tội này không thể bị xóa bỏ trước tuổi khôn, ngoại trừ khi trẻ em được rửa tội bằng nước. Nhờ bí tích rửa tội, trẻ em nhận ơn thánh sủng, các nhân đức thiên phú là đức tin, đức cậy và đức mến, và các ơn Chúa Thánh Thần.
Infanticide
Sát nhi, sát tử, giết trẻ con. Tội ác này được phân biệt với việc phá thai trực tiếp, cũng là sát nhân, bởi sự việc đứa trẻ đã ra đời, còn sống, và bị cố ý làm cho chết. (Từ nguyên Latinh infans, trẻ nhỏ, em bé; nghĩa đen là chưa thể nói năng + -cidium, giết chết: infanticidium, sát nhi.)
Infants
Trẻ thơ, trẻ nhỏ. Là trẻ em chưa đến tuổi khôn và mặc dầu đã được rửa tội, các em vẫn chưa phải tuân giữ các luật Giáo hội thuần túy.
Infants, Anointing Of
Xức dầu trẻ thơ. Trẻ em có thể được ban bí tích xức dầu bệnh nhân, cả trước khi lên bảy tuổi, miễn là các em đã đến tuổi khôn. Nền tảng tín lý cho việc này là việc xức dầu có thể ban hợp lệ cho bất cứ ai đã được rửa tội, và người này đã có khả năng đưa ra một quyết định luân lý và do đó đã phạm ít nhất mội tội nhẹ.
Infants, Eucharist To
Trẻ em rước lễ. Trong một số lễ điển của Giáo hội Công giáo, trẻ em được cho rước lễ sau khi chúng đã rửa tội. Tại Công đồng chung Trent, Giáo hội định nghĩa rằng tập tục này là không cần thiết. Trong lễ điển Latinh, trẻ em chỉ được cho rước lễ sau khi chúng đã đến tuổi khôn, miễn là chúng có thể phân biệt Bánh thánh với bánh thưòng.
Infants, Unbaptized
Trẻ thơ chưa rửa tội. Giáo huấn chung của Giáo hội Công giáo là trẻ nhỏ nào chết khi chưa rửa tội thì không hưởng phúc kiến trên thiên đàng, nhưng đi vào một tình trạng hạnh phúc tự nhiên trọn vẹn, thường gọi là lâm bô.
Inference
Suy diễn, quy kết, suy luận. Là một tiến trình lý luận khởi đi với một mệnh đề xét là đúng, và đi đến một kết luận cũng xét là đúng, bởi vì nó đã hàm chứa mặc nhiên trong giả định gốc. Quy kết có thể là suy diễn hoặc quy nạp, nghĩa là bắt đầu từ cái tổng quát đến cái riêng biệt, hoặc ngược lại, từ cái riêng đến cái chung.
Infidel
Lương dân, người vô tín ngưỡng. Là người không tin đạo nào. Trước đây từ ngữ này áp dụng cho mọi người ngòai Kitô hữu, nhưng hiện nay chỉ dùng cho ngưởi vô tín ngưỡng, nghĩa là người tuyên bố là vô thần hay người theo bất khả tri thuyết. (Từ nguyên Latinh in-, không + fidelis, trung thành: infidelis, người không có niềm tin.)
Infidelity
Bất trung, không trung thành, bội bạc, bội tín, vô tín. Hoặc là thiếu đức tin hoặc thiếu sự trung thành. Trong trường hợp vô tín (thiếu đức tin), nó có thể là cố cách (cố tình), khuyết cách (tiêu cách) hoặc khiếm cách (vô tội). Vô tín cố cách nghĩa là một người đã rửa tội và được giáo dục trong đức tin Kitô giáo, nhưng từ bỏ đức tin bằng sự từ chối bất cứ chân lý mặc khải nào của Chúa. Vô tín khuyết cách là sự chểnh mảng có tội, do không xem xét nền tảng của mặc khải hoặc nhìn nhận nghĩa vụ giữ đức tin, một khi các nền tảng ấy được xem là khả tín. Còn vô tín khiếm cách là sự thiếu niềm tin vào Kitô giáo của người đã có niềm tin khác, và mặc dầu họ không có lỗi, họ không được giới thiệu Tin mừng một cách hợp lẽ. Trong khi đó bất trung là thiếu sự trung thành, thường liên quan đến hôn nhân.
Infidelity, Marital
Sự không chung thủy, bất trung vợ chồng. Là sự không trung thành với lời hứa hôn phối, bằng cách quan hệ tình dục với một ngưởi không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình. Việc này là tương đương với sự ngoại tình. Theo truyền thống vững bền của Giáo hội, sự không chung thủy là nền tảng đủ cho việc ly thân và thậm chí việc ly dị dân sự, nhưng không phải là sự ly dị với quyền tái hôn.
In Fieri
In Fieri, đang hình thành, lúc chuyển thành, đang biến dịch. Là trong một trạng thái đang thay đổi hay đang hình thành, chẳng hạn một số tổ chức được nói là in fieri, nghĩa là đang trong quá trình hình thành.
Infinite
Vô biên, vô tận, vô cùng. Là cái gì không có biên giới hoặc không có giới hạn. Một điều được gọi là vô biên hay vô tận bằng nhiều cách khác nhau. Nó có thể là vô biên thật sự, nghĩa là một thực tại tích cực không có giới hạn. Nó có thể là hòan hảo vô biên, khi nó không giới hạn trong sự hoàn hảo của hữu thể hoặc của hoạt động; khi nó có sự hoàn hảo nguyên tuyền trong mọi cách và trong mọi cấp độ hoàn hảo. Nó có thể là vô biên cách tiềm thể, khi với tư cách là một thực tại hữu hạn, nó có thể có sự gia tăng thực tế hoặc thuộc khái niệm mà không có hạn chế nào; như vậy cái vô biên tiềm thể có thể được tăng lên nhiều lần không giới hạn, nhưng trong thực tế nó là hữu hạn và bị giới hạn. Vì lợi ích của tính không giới hạn của các hạn định, nó còn được gọi là vô cùng. Cuối cùng, một điều có thể là vô biên cách tương đối hay vô biên cách tuyệt đối. Vô biên cách tương đối là vô biên về mặt nào đó hay về sự hoàn hảo đặc biệt nào đó; còn vô biên tuyệt đối là vô biên trong mọi mặt. Chỉ có Chúa là vô biện thật sự và vô biên tuyệt đối, vì chỉ mình Chúa là hoàn hảo vô cùng. (Từ nguyên Latinh in- không + finis, kết thúc: infinitus, vô tận; vô biên.)
Infinity Of God
Tính vô biên của Chúa, vô cùng tính của Chúa. Là sự hoàn hảo vô biên vô tận của Chúa. Theo giáo huấn của Giáo hội, Thiên Chúa là “vô biên trong trí tuệ, trong ý chí và trong mọi sự hoàn hảo” (Công đồng chung Vatican I, khóa III, Chương I). Trong Chúa, không có tiềm thể mà chỉ có hiện thể thuần túy. Điều này có nghĩa là còn hơn khẳng định rằng Chúa không có giới hạn. Chúa có trong chính Ngài sự tràn trề của mọi hoàn hảo, dù là tri thức hoặc quyền lực hoặc hiện hữu.
Infirmus Cum Ecclesia
Sắc lệnh Infirmus Cum Ecclesia. Là sắc lệnh của Thánh bộ Phụng tự, đưa ra nghi thức mới cho việc ban bí tích xức dầu bệnh nhân, được Đức Giáo hoàng Phaolô VI chuẩn y ngày 7-12-1972.