Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:08 06/08/2014
MẶT TRĂNG TRÒN HAY KHÔNG TRÒN
Hoa dạ lý hương trông nhìn ánh trăng lưỡi liềm, than thở nói:
- “Trăng có âm quang tròn khuyết, giống như người thế gian họa phúc vô thường vậy”.
Đấng tạo hóa nhè nhẹ cười:
- “Bé con, con sai rồi, mặt trăng từ trước đến nay không bị khuyết, nó chỉ bị bóng đêm che khuất. Bản chất của sinh mệnh cũng thế, lúc nào con có thể để xuống gánh nặng, thoát khỏi bóng đêm thì sinh mệnh tự nhiên đầy đặn tròn trịa.”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Con người sống thì phải làm việc, làm việc thì có trách nhiệm, và trách nhiệm là gánh nặng.
Bổn phận và trách nhiệm là cụm từ luôn đi đôi với nhau, làm bổn phận mà không chu toàn thì gọi là vô trách nhiệm, người có lương tâm thì không muốn trở thành kẻ vô trách nhiệm, cho nên luôn luôn thấy gánh nặng trên vai của mình.
Để gánh nặng xuống, nhưng không phải để cho người khác mà là để trong tay Chúa, xin Chúa cùng vác với mình, hay ít nữa, xin Chúa nhân từ bỏ qua những thiếu sót trong bổn phận của mình vì quá mệt mỏi. Đức Chúa Giê-su đã nói: “Hãy đến cùng Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng…” đó sao?
Làm hết sức lực của mình, và phó thác gánh nặng (công việc) cho Chúa, đó là người khôn ngoan vậy.
Tôi đã được sự khôn ngoan như thế chưa, hay vẫn cứ loay hoay trong mớ kiến thức cỏn con và sự khôn ngoan của thế gian ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Hoa dạ lý hương trông nhìn ánh trăng lưỡi liềm, than thở nói:
- “Trăng có âm quang tròn khuyết, giống như người thế gian họa phúc vô thường vậy”.
Đấng tạo hóa nhè nhẹ cười:
- “Bé con, con sai rồi, mặt trăng từ trước đến nay không bị khuyết, nó chỉ bị bóng đêm che khuất. Bản chất của sinh mệnh cũng thế, lúc nào con có thể để xuống gánh nặng, thoát khỏi bóng đêm thì sinh mệnh tự nhiên đầy đặn tròn trịa.”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Con người sống thì phải làm việc, làm việc thì có trách nhiệm, và trách nhiệm là gánh nặng.
Bổn phận và trách nhiệm là cụm từ luôn đi đôi với nhau, làm bổn phận mà không chu toàn thì gọi là vô trách nhiệm, người có lương tâm thì không muốn trở thành kẻ vô trách nhiệm, cho nên luôn luôn thấy gánh nặng trên vai của mình.
Để gánh nặng xuống, nhưng không phải để cho người khác mà là để trong tay Chúa, xin Chúa cùng vác với mình, hay ít nữa, xin Chúa nhân từ bỏ qua những thiếu sót trong bổn phận của mình vì quá mệt mỏi. Đức Chúa Giê-su đã nói: “Hãy đến cùng Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng…” đó sao?
Làm hết sức lực của mình, và phó thác gánh nặng (công việc) cho Chúa, đó là người khôn ngoan vậy.
Tôi đã được sự khôn ngoan như thế chưa, hay vẫn cứ loay hoay trong mớ kiến thức cỏn con và sự khôn ngoan của thế gian ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:12 06/08/2014
N2T |
39. Nếu không có tình yêu thì tất cả các hành vi mà chúng ta làm, dù có làm cho người khác khâm phục thì cũng chỉ là hư vô mà thôi.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một tu huynh Dòng Tên được nhận huy chương Carl Sagan từ Hiệp hội Thiên Văn học Hoa Kỳ
Chỉnh Trần, S.J.
08:51 06/08/2014
Một tu huynh Dòng Tên được nhận huy chương Carl Sagan từ Hiệp hội Thiên Văn học Hoa Kỳ
Nhờ cái nhìn độc đáo trong tư cách là một khoa học gia và một người có đức tin, thầy Guy Consolmagno, S.J., cũng là một nhà thiên văn học đang làm việc tại Đài Thiên văn Vatican, đã được trao tặng huy chương Carl Sagan từ Hiệp hội Thiên Văn học Hoa Kỳ – American Astronomical Society (AAS).
Thầy Guy Consolmagno, S.J., sinh năm 1952 tại Detroit, Michigan. Thầy tốt nghiệp cử nhân Khoa học năm 1974, lấy bằng cao học Khoa học năm về khoa học trái đất và các hành tinh tại Viện Công nghệ Massachusetts năm 1975 và đỗ tiến sĩ về Khoa học Hành tinh tại Đại học Arizona năm 1978. Trước khi gia nhập Dòng Tên năm 1989, thầy Guy Consolmagno đã giảng dạy tại nhiều đại học Hoa Kỳ, trong đó có Harvard, MIT, Lafayette College…
Thầy Guy Consolmagno, S.J. chỉ cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xem các mẫu vật có nguồn gốc ngoài trái đất
Sau khi hoàn tất 2 năm nhà tập, thầy tuyên khấn lần đầu trong Dòng Tên với bậc tu huynh năm 1991, theo học triết và thần học tại Đại học Loyola Chicago, nghiên cứu vật lý tại Đại học Chicago trước khi được bề trên gửi đến làm việc tại Đài Thiên văn Vatican năm 1993. Thầy Guy Consolmagno, S.J. được đánh giá là Nhà Thiên Văn học và Khoa học gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu về các Hành Tinh tại Đài Thiên Văn Vatican, một trung tâm nghiên cứu thiên văn được Tòa Thánh giao cho Dòng Tên coi sóc.
Tiểu ban Khoa học hành tinh của Hiệp hội Thiên Văn học Hoa Kỳ, vốn hằng năm sẽ trao giải thưởng cho một cá nhân xuất sắc nghiên cứu về thiên văn học, đã chọn và trao giải thưởng cho thầy Consolmagno vì thầy “đang giữ một vị thế độc nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi trong tư cách là một phát ngôn viên về sự khả tín của khoa học trong bối cảnh niềm tin tôn giáo.” Giải thưởng này được đặt theo tên của nhà thiên văn học quá cố Carl Sagan, một học giả nổi tiếng và tác giả của loạt phim truyền hình về “Vũ trụ” năm 1980.
Hiệp hội đã công nhận thầy Consolmagno vì những phương pháp đa dạng của ngài trong việc ảnh hưởng đến công chúng và vì những thành tựu mà thầy đã đạt được, bao gồm vô số sách và bài thuyết trình ở cả Châu Âu lẫn Hoa Kỳ.
Hiệp hội Thiên Văn học Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý đến tác phẩm “Turn Left at Orion,” (một cuốn sách hướng dẫn quan sát mặt trăng, hành tinh và các vật thể tối theo từng mùa) vốn “có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng thiên văn học nghiệp dư và mang đến sự ủng hộ của công chúng đối với thiên văn học.”
“Trong tư cách là một tu huynh Dòng Tên, thầy Guy đã trở thành tiếng nói cho sự gần gũi của khoa học hành tinh và thiên văn học với niềm tin Kitô giáo và là một phát ngôn viên khả tín có thể truyền tải một cách đặc biệt cho các tín hữu về việc làm thế nào tôn giáo và khoa học có thể cùng tồn tại,”Hiệp hội Thiên Văn học Hoa Kỳ cho biết.
Tổ chức nghiên cứu thiên văn của Hoa Kỳ này cũng lưu ý rằng thầy Consolmagno thường trả lời phỏng vấn của Đài BBC về những chủ đề liên quan đến khoa học hành tinh và có một kênh phát thanh riêng trên BBC có tên là “Lược sử về sự tận kết của mọi sự,” vốn bàn luận về nguồn gốc của vũ trụ.
Giải thưởng này sẽ được trao cho thầy Consolmagno vào cuộc họp thường niên lần thứ 46 của Tiểu ban Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona vào tháng 11.
Chỉnh Trần, S.J.
Thầy Guy Consolmagno, S.J., sinh năm 1952 tại Detroit, Michigan. Thầy tốt nghiệp cử nhân Khoa học năm 1974, lấy bằng cao học Khoa học năm về khoa học trái đất và các hành tinh tại Viện Công nghệ Massachusetts năm 1975 và đỗ tiến sĩ về Khoa học Hành tinh tại Đại học Arizona năm 1978. Trước khi gia nhập Dòng Tên năm 1989, thầy Guy Consolmagno đã giảng dạy tại nhiều đại học Hoa Kỳ, trong đó có Harvard, MIT, Lafayette College…
Thầy Guy Consolmagno, S.J. chỉ cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xem các mẫu vật có nguồn gốc ngoài trái đất
Sau khi hoàn tất 2 năm nhà tập, thầy tuyên khấn lần đầu trong Dòng Tên với bậc tu huynh năm 1991, theo học triết và thần học tại Đại học Loyola Chicago, nghiên cứu vật lý tại Đại học Chicago trước khi được bề trên gửi đến làm việc tại Đài Thiên văn Vatican năm 1993. Thầy Guy Consolmagno, S.J. được đánh giá là Nhà Thiên Văn học và Khoa học gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu về các Hành Tinh tại Đài Thiên Văn Vatican, một trung tâm nghiên cứu thiên văn được Tòa Thánh giao cho Dòng Tên coi sóc.
Hiệp hội đã công nhận thầy Consolmagno vì những phương pháp đa dạng của ngài trong việc ảnh hưởng đến công chúng và vì những thành tựu mà thầy đã đạt được, bao gồm vô số sách và bài thuyết trình ở cả Châu Âu lẫn Hoa Kỳ.
Hiệp hội Thiên Văn học Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý đến tác phẩm “Turn Left at Orion,” (một cuốn sách hướng dẫn quan sát mặt trăng, hành tinh và các vật thể tối theo từng mùa) vốn “có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng thiên văn học nghiệp dư và mang đến sự ủng hộ của công chúng đối với thiên văn học.”
Tổ chức nghiên cứu thiên văn của Hoa Kỳ này cũng lưu ý rằng thầy Consolmagno thường trả lời phỏng vấn của Đài BBC về những chủ đề liên quan đến khoa học hành tinh và có một kênh phát thanh riêng trên BBC có tên là “Lược sử về sự tận kết của mọi sự,” vốn bàn luận về nguồn gốc của vũ trụ.
Giải thưởng này sẽ được trao cho thầy Consolmagno vào cuộc họp thường niên lần thứ 46 của Tiểu ban Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona vào tháng 11.
Chỉnh Trần, S.J.
Bài Giáo Lý 3 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Giao Ước Mới và Dân Mới
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:13 06/08/2014
“Tám Mối Phúc Thật là chân dung của Chúa Giêsu, là cách sống của Người; và là con đường dẫn đến hạnh phúc thật, mà chúng ta cũng có thể đi theo với ân sủng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 6 tháng 8 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý mới về Hội Thánh. Ngài giải thích về Hội Thánh là Giao Ước Mới và Dân Mới của Thiên Chúa.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy Hội Thánh là một dân như thế nào, một dân được chuẩn bị với lòng kiên nhẫn và tình yêu của Thiên Chúa, và chúng ta được mời gọi để thuộc về dân ấy. Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh đến tính mới mẻ đặc trưng cho dân này, đây thực sự là một Dân Mới, dựa trên Giao Ước Mới, được Chúa Giêsu thiết lập qua món quà sự sống của Người. Sự mới lạ này không phủ nhận con đường trước đó hoặc trái ngược với con đường ấy, nhưng thay vào đó, làm cho nó thăng tiến và đi đến hoàn thành.
1. Có một nhân vật rất quan trọng, đóng vai trò nối kết giữa Cựu Ước và Tân Ước: đó là Thánh Gioan Tẩy Giả. Theo các Tin Mừng Nhất Lãm thì ngài là “vị tiền hô”, một người chuẩn bị cho Chúa đến, chuẩn bị cho dân chúng hoán cải tâm hồn và đón nhận sự an ủi của Thiên Chúa giờ đây đã gần. Theo Tin Mừng của Thánh Gioan thì ngài là “nhân chứng”, vì ngài làm cho chúng ta nhận ra Chúa Giêsu là Đấng từ trời cao đến, để tha thứ cho tội lỗi của chúng ta và làm cho dân Người thành hiền thê của Người, là hoa trái đầu mùa của nhân loại mới. Như một “vị tiền hô” và “nhân chứng”, Thánh Gioan Tẩy Giả đóng một vai trò trung tâm trong toàn thể Thánh Kinh, vì ngài hoạt động như một chiếc cầu nối giữa lời hứa của Cựu Ước và việc thể hiện nó, giữa các lời tiên tri và việc hoàn thành chúng nơi Đức Giêsu Kitô. Với lời chứng của ngài, Thánh Gioan cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi theo Người, và nói một cách thẳng thắn rằng điều này đòi hỏi lòng khiêm nhường, ăn năn và hoán cải: đây là một lời mời gọi khiêm nhường, ăn năn và hoán cải.
2. Như ông Môsê đã thiết lập một giao ước với Thiên Chúa qua Lề Luật nhận được ở núi Sinai, thì Chúa Giêsu, từ một ngọn đồi bên hồ Galilêa, đã ban cho các môn đệ và đám đông một giáo huấn mới bắt đầu với Tám Mối Phúc Thật. Ông Môsê đã cho dân chúng Lề Luật ở núi Sinai và Chúa Giêsu, Môsê mới, đã ban Lề Luật trên núi ấy, cạnh bờ hồ Galilêa. Tám Mối Phúc Thật là cách mà Thiên Chúa cho thấy như câu trả lời cho ước ao hạnh phúc vốn có trong con người, và hoàn thiện hoá các Điều Răn của Cựu Ước. Chúng ta đã quen học các Điều Răn - tất nhiên, tất cả anh chị em đều biết các Điều Răn ấy, anh chị em đã học trong giáo lý - nhưng chúng ta không quen nhắc lại Tám Mối Phúc Thật. Thay vào đó, chúng ta hãy nhớ chúng và ghi khắc chúng vào lòng chúng ta. Chúng ta hãy làm điều: tôi sẽ cho nói cho anh chị em từng điều một và anh chị em sẽ lặp lại. Anh chị em có đồng ý không?
Thứ nhất: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai sầu khổ, vì họ sẽ được an ủi.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được đất.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai khát khao sự công chính, vì họ sẽ được no đủ.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai thương xót người khác, vì họ sẽ được Thiên Chúa thương xót.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai bị bách hại vì sự công chính, vì họ sẽ được Nước Trời.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho các con khi người ta nhục mạ, bách hại và vu không cho các con đủ điều vì Thầy.” Anh chị em hãy giúp tôi: [dân chúng lặp lại] “Phúc cho các con khi người ta nhục mạ, bách hại và vu không cho các con đủ điều vì Thầy.”
“Hãy vui mừng và hân hoan, vì phần thưởng của các con ở trên trời thật lớn lao.” [Lớp học lặp lại]
Hay lắm! Nhưng chúng ta hãy làm một điều: tôi cho anh chi em một bài tập ở nhà, một việc để làm ở nhà. Hãy cầm sách Tin Mừng, sách anh chị em mang theo với mình ... Hãy nhớ rằng anh chị em phải luôn mang theo với mình một sách Tin Mừng nhỏ, trong túi áo, trong túi xách của anh chị em, luôn luôn; sách mà anh chị em có ở nhà. Hãy mang theo mình sách Tin Mừng, và trong các chương đầu của Tin Mừng Thánh Matthêu - tôi tin rằng trong chương 5 - là Tám Mối Phúc Thật. Và hôm nay, ngày mai, hãy đọc chúng ở nhà. Được không? [Lớp học: Thưa được]. Không được quên, vì nó là lề luật mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta! Được không? Cảm anh chị em.
Trong những lời này có toàn thể tính mới mẻ được Đức Kitô mang đến, và toàn thể sự mới mẻ của Đức Kitô ở trong những lời này. Thực ra, Tám Mối Phúc Thật là chân dung của Chúa Giêsu, là cách sống của Người; và là con đường dẫn đến hạnh phúc thật, mà chúng ta cũng có thể đi theo với ân sủng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
3. Bên cạnh Luật mới, Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta “nguyên tắc sống” mà theo đó chúng ta sẽ chịu phán xét. Vào ngày tận thế chúng ta sẽ chịu phán xét. Và chúng ta sẽ bị chất vấn bằng những câu hỏi gì ở đó? Những câu hỏi ấy là gì? Nguyên tắc sống dựa trên đó Vị Thẩm Phán sẽ phán xét chúng ta là gì? Đó là những gì chúng ta thấy trong chương 25 của Tin Mừng Thánh Matthêu. Hôm nay, công tác của anh chị em là đọc chương 5 của Tin Mừng Thánh Mátthêu, nơi có Tám Mối Phúc Thật; và đọc chương 25, nơi có các nguyên tắc sống, những câu hỏi sẽ được chất vấn trong ngày phán xét. Chúng ta không có các tước hiệu (chứng khoán), uy tín (thẻ tín dụng) hoặc đặc quyền để viện vào. Chúa sẽ nhận ra chúng ta nếu chúng ta đã nhận ra Người nơi những người nghèo khó, nơi những người đói khát, nơi những người túng thiếu và bị loại ra ngoài lề xã hội, cùng nơi những người đau khổ và cô đơn... Đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để xác minh đời sống Kitô hữu của chúng ta, mà dựa vào đó Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tự đo lường chính mình mỗi ngày. Tôi đọc Tám Mối Phúc Thật và tôi nghĩ đến việc phải sống chúng như thế nào trong đời sống Kitô hữu của tôi, và sau đó tôi xét mình với chương 25 này của Thánh Matthêu. Mỗi ngày: tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều này ... Vậy sẽ tốt cho chúng ta! Những điều này đơn giản nhưng thực tế.
Các bạn thân mến, Giao Ước Mới hệ tại ở chính điều này: là nhận ra mình trong Đức Kitô, được bao bọc bởi lòng thương xót và lòng nhân từ của Thiên Chúa. Đó là điều đổ đầy tâm hồn chúng ta với niềm vui, và chính điều này làm cho cuộc sống của chúng ta thành chứng từ xinh đẹp và đáng tin cậy của tình yêu Thiên Chúa dành cho tất cả anh chị em mà chúng ta gặp mỗi ngày. Hãy nhớ làm bài nhé! Chương 5 và chương 25 của Tin Mừng Thánh Matthêu. Cảm ơn anh chị em!
http://giaoly.org/vn/
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2014/documents/papa-francesco_20140806_udienza-generale.html
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy Hội Thánh là một dân như thế nào, một dân được chuẩn bị với lòng kiên nhẫn và tình yêu của Thiên Chúa, và chúng ta được mời gọi để thuộc về dân ấy. Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh đến tính mới mẻ đặc trưng cho dân này, đây thực sự là một Dân Mới, dựa trên Giao Ước Mới, được Chúa Giêsu thiết lập qua món quà sự sống của Người. Sự mới lạ này không phủ nhận con đường trước đó hoặc trái ngược với con đường ấy, nhưng thay vào đó, làm cho nó thăng tiến và đi đến hoàn thành.
1. Có một nhân vật rất quan trọng, đóng vai trò nối kết giữa Cựu Ước và Tân Ước: đó là Thánh Gioan Tẩy Giả. Theo các Tin Mừng Nhất Lãm thì ngài là “vị tiền hô”, một người chuẩn bị cho Chúa đến, chuẩn bị cho dân chúng hoán cải tâm hồn và đón nhận sự an ủi của Thiên Chúa giờ đây đã gần. Theo Tin Mừng của Thánh Gioan thì ngài là “nhân chứng”, vì ngài làm cho chúng ta nhận ra Chúa Giêsu là Đấng từ trời cao đến, để tha thứ cho tội lỗi của chúng ta và làm cho dân Người thành hiền thê của Người, là hoa trái đầu mùa của nhân loại mới. Như một “vị tiền hô” và “nhân chứng”, Thánh Gioan Tẩy Giả đóng một vai trò trung tâm trong toàn thể Thánh Kinh, vì ngài hoạt động như một chiếc cầu nối giữa lời hứa của Cựu Ước và việc thể hiện nó, giữa các lời tiên tri và việc hoàn thành chúng nơi Đức Giêsu Kitô. Với lời chứng của ngài, Thánh Gioan cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi theo Người, và nói một cách thẳng thắn rằng điều này đòi hỏi lòng khiêm nhường, ăn năn và hoán cải: đây là một lời mời gọi khiêm nhường, ăn năn và hoán cải.
2. Như ông Môsê đã thiết lập một giao ước với Thiên Chúa qua Lề Luật nhận được ở núi Sinai, thì Chúa Giêsu, từ một ngọn đồi bên hồ Galilêa, đã ban cho các môn đệ và đám đông một giáo huấn mới bắt đầu với Tám Mối Phúc Thật. Ông Môsê đã cho dân chúng Lề Luật ở núi Sinai và Chúa Giêsu, Môsê mới, đã ban Lề Luật trên núi ấy, cạnh bờ hồ Galilêa. Tám Mối Phúc Thật là cách mà Thiên Chúa cho thấy như câu trả lời cho ước ao hạnh phúc vốn có trong con người, và hoàn thiện hoá các Điều Răn của Cựu Ước. Chúng ta đã quen học các Điều Răn - tất nhiên, tất cả anh chị em đều biết các Điều Răn ấy, anh chị em đã học trong giáo lý - nhưng chúng ta không quen nhắc lại Tám Mối Phúc Thật. Thay vào đó, chúng ta hãy nhớ chúng và ghi khắc chúng vào lòng chúng ta. Chúng ta hãy làm điều: tôi sẽ cho nói cho anh chị em từng điều một và anh chị em sẽ lặp lại. Anh chị em có đồng ý không?
Thứ nhất: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai sầu khổ, vì họ sẽ được an ủi.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được đất.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai khát khao sự công chính, vì họ sẽ được no đủ.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai thương xót người khác, vì họ sẽ được Thiên Chúa thương xót.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”. [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho những ai bị bách hại vì sự công chính, vì họ sẽ được Nước Trời.” [Lớp học lặp lại]
“Phúc cho các con khi người ta nhục mạ, bách hại và vu không cho các con đủ điều vì Thầy.” Anh chị em hãy giúp tôi: [dân chúng lặp lại] “Phúc cho các con khi người ta nhục mạ, bách hại và vu không cho các con đủ điều vì Thầy.”
“Hãy vui mừng và hân hoan, vì phần thưởng của các con ở trên trời thật lớn lao.” [Lớp học lặp lại]
Hay lắm! Nhưng chúng ta hãy làm một điều: tôi cho anh chi em một bài tập ở nhà, một việc để làm ở nhà. Hãy cầm sách Tin Mừng, sách anh chị em mang theo với mình ... Hãy nhớ rằng anh chị em phải luôn mang theo với mình một sách Tin Mừng nhỏ, trong túi áo, trong túi xách của anh chị em, luôn luôn; sách mà anh chị em có ở nhà. Hãy mang theo mình sách Tin Mừng, và trong các chương đầu của Tin Mừng Thánh Matthêu - tôi tin rằng trong chương 5 - là Tám Mối Phúc Thật. Và hôm nay, ngày mai, hãy đọc chúng ở nhà. Được không? [Lớp học: Thưa được]. Không được quên, vì nó là lề luật mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta! Được không? Cảm anh chị em.
Trong những lời này có toàn thể tính mới mẻ được Đức Kitô mang đến, và toàn thể sự mới mẻ của Đức Kitô ở trong những lời này. Thực ra, Tám Mối Phúc Thật là chân dung của Chúa Giêsu, là cách sống của Người; và là con đường dẫn đến hạnh phúc thật, mà chúng ta cũng có thể đi theo với ân sủng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
3. Bên cạnh Luật mới, Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta “nguyên tắc sống” mà theo đó chúng ta sẽ chịu phán xét. Vào ngày tận thế chúng ta sẽ chịu phán xét. Và chúng ta sẽ bị chất vấn bằng những câu hỏi gì ở đó? Những câu hỏi ấy là gì? Nguyên tắc sống dựa trên đó Vị Thẩm Phán sẽ phán xét chúng ta là gì? Đó là những gì chúng ta thấy trong chương 25 của Tin Mừng Thánh Matthêu. Hôm nay, công tác của anh chị em là đọc chương 5 của Tin Mừng Thánh Mátthêu, nơi có Tám Mối Phúc Thật; và đọc chương 25, nơi có các nguyên tắc sống, những câu hỏi sẽ được chất vấn trong ngày phán xét. Chúng ta không có các tước hiệu (chứng khoán), uy tín (thẻ tín dụng) hoặc đặc quyền để viện vào. Chúa sẽ nhận ra chúng ta nếu chúng ta đã nhận ra Người nơi những người nghèo khó, nơi những người đói khát, nơi những người túng thiếu và bị loại ra ngoài lề xã hội, cùng nơi những người đau khổ và cô đơn... Đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để xác minh đời sống Kitô hữu của chúng ta, mà dựa vào đó Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tự đo lường chính mình mỗi ngày. Tôi đọc Tám Mối Phúc Thật và tôi nghĩ đến việc phải sống chúng như thế nào trong đời sống Kitô hữu của tôi, và sau đó tôi xét mình với chương 25 này của Thánh Matthêu. Mỗi ngày: tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều này ... Vậy sẽ tốt cho chúng ta! Những điều này đơn giản nhưng thực tế.
Các bạn thân mến, Giao Ước Mới hệ tại ở chính điều này: là nhận ra mình trong Đức Kitô, được bao bọc bởi lòng thương xót và lòng nhân từ của Thiên Chúa. Đó là điều đổ đầy tâm hồn chúng ta với niềm vui, và chính điều này làm cho cuộc sống của chúng ta thành chứng từ xinh đẹp và đáng tin cậy của tình yêu Thiên Chúa dành cho tất cả anh chị em mà chúng ta gặp mỗi ngày. Hãy nhớ làm bài nhé! Chương 5 và chương 25 của Tin Mừng Thánh Matthêu. Cảm ơn anh chị em!
http://giaoly.org/vn/
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2014/documents/papa-francesco_20140806_udienza-generale.html
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế mừng hồng ân khấn dòng
Trương Trí
21:38 06/08/2014
DÒNG CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM HUẾ MỪNG HỒNG ÂN KHẤN DÒNG
Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm, thường gọi là Dòng Phú Xuân Huế với bề dày lịch sử gần 100 thành lập, toạ lạc bên giòng sông Hương thơ mộng, biểu tượng của thành phố Huế, thành phố Di sản Văn hoá của thế giới, thuộc vùng đất Kim Long, xen giữa bao thắng cảnh hữu tình.
Xem Hình
Sáng ngày 5/8, trong bầu khí hân hoan và trang trọng, cộng đoàn Dân Chúa gồm gia đình các khấn sinh và bà con bạn hữu từ khắp nơi trên 3 miền đất nước tề tựu trước sân Hội Dòng chào mừng Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo phận Huế cùng với gần 100 linh mục đồng tế thánh lễ trọng thể mừng hồng ân thánh hiến của 53 khấn sinh, trong đó có 29 Tiên khấn sinh, 24 khấn sinh vĩnh khấn, và 2 chị mừng ngân khánh khấn dòng.
Không chỉ là nhờ vào vùng đất lành có nhiều chim đậu, mà chính là nhờ vào những nỗ lực hoạt động của Hội Dòng trên khắp mọi miền đất nước, nhất là công việc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, những bệnh nhân HIV và những người nghèo. Tiếng thơm lan khắp mọi miền, từ đó khơi dậy tinh thần dấn thân phục vụ của giới trẻ. Số thanh tuyển sinh mỗi năm một tăng cao, khấn sinh được chọn lựa ngày càng nhiều.
Thánh lễ mừng hồng ân khấn dòng hôm nay nói lên được hiệu quả của Hội Dòng với số khấn sinh có thể nói là kỷ lục không chỉ đối với dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm trong suốt gần 100 năm qua của Giáo Hội Việt Nam.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hiệp với Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và chia sẻ niềm vui với 29 Tiên khấn sinh, 24 Tân Vĩnh khấn và 2 chị mừng ngân khánh khấn dòng. Ngài nói đây có lẽ là lễ khấn dòng đông nhất trong lịch sử của Hội Dòng. Ngài cũng cảm ơn gia đình các khấn sinh đã tin tưởng hiến dâng con cái của mình cho Thiên Chúa để phục vụ Giáo Hội, đồng thời Ngài mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các khấn sinh luôn kiên vững niềm tin trên con đường tận hiến.
Nghi thức khấn dòng được khởi đầu với Bài ca “Veni Creator Spiritus” tràn ngập bầu khí thánh thiêng cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho các khấn sinh ngọn lửa tinh thần để vững tin tận hiến cuộc đời cho Chúa.
Tiếp theo là huấn từ của Đức Tổng Giám mục, Ngài nói: Trong chương trình đời đời của Thiên Chúa, Ngài tạo dựng con người có nam có nữ, kết hợp với nhau để lưu truyền thế hệ. Tuy nhiên, cũng có một số người được Chúa chọn, sống cuộc đời độc thân để phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội. Đời sống tận hiến là quà tặng vô giá của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và cho cả nhân loại. Ơn gọi thánh hiến xuất phát từ tình yêu của Thiện Chúa: “Không phải các con chọn Thầy, mà chính Thầy đã chọn các con”.
Đức Tổng Giám mục chỉ dạy: Đời sống thánh hiến là công trình của Chúa Thánh Thần, nếu không có sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần thì không có sự dấn thân của bao nhiêu con người trong đời sống tu trì.
Đời sống thánh hiến được xây dựng trên các đức tính của Chúa Giêsu, vì Đức Giêsu hôm qua, hôm nay và mãi mãi cũng chỉ là một. Đời sống thánh hiến trở thành một dấu chỉ của Nước Thiên Chúa.
Đức khiết tịnh của con người thánh hiến là dấu chỉ của kho tàng trên Trời mà người tận hiến tự nguyện sống khó nghèo, dấn thân phục vụ tha nhân để đón nhận thánh ý của Thiên Chúa.
Kết thúc huấn từ của Đức Tổng Giám mục, 29 tiên khấn sinh được xướng tên đáp lời “Lạy Chúa, này con đây” nói lên sự quyết tâm của mình tiến lên trước vị Chủ chăn của Giáo phận, đại diện Hội Thánh. Trước sự đón nhận của chị Maria Têrêsa Phạm Thị Bích Thuỷ, Bề trên Tổng quyền và hai chị đại diện Hội Dòng. Đức Tổng Giám mục thẩm vấn các khấn sinh, tiếp đó Ngài dâng lời nguyện chúc xin Chúa ban cho họ cố gắng bước theo Chúa sống theo các lời khuyên Phúc âm để họ làm vinh danh Chúa và mưu ích phần rỗi các linh hồn.
Từng khấn sinh lần lượt đọc lời tuyên khấn và tiến lên ký tên vào sổ, chị Bề trên ôm hôn chúc mừng đón nhận các khấn sinh.
Đức Tổng Giám mục làm phép khăn lúp và trao cho từng khấn sinh, Ngài cũng trao sách luật sống của Hội Dòng để các khấn sinh theo đó sống đời tu trì thánh hiến.
Tiếp theo là nghi thức Vĩnh khấn, 24 tân vĩnh khấn tiến lên trước bàn thờ, Đức Tổng Giám mục thẩm vấn các khấn sinh. Sau đó cộng đoàn sốt sắng sốt sắng đọc kinh cầu các Thánh, xin các Ngài chuyển cầu cùng Thiên Chúa ban phúc lành cho các khấn sinh để họ vững tâm dâng hiến cuộc cho Thiên Chúa hầu phục vụ Giáo Hội.
Sau khi lần lượt từng khấn sinh ký tên vào sổ, trong niềm xúc động dâng trào của cộng đoàn Dân Chúa, các khấn sinh sấp mình trước bàn thờ dâng lên Thiên Chúa lời khẩn cầu: “Lạy Chúa, theo lời Chúa xin nhận lấy con, cho con được sống và đừng để con cậy trông mà phải thất vọng…” Đức Tổng Giám mục long trọng dâng lời nguyện chúc lành.
Chị Bề trên Tổng quyền Maria Têrêsa Phạm Thị Bích Thuỷ thay mặt Hội Dòng tuyên bố các Tân Vĩnh khấn từ nay chính thức là thành viên của Hội Dòng trong tiếng vỗ tay chúc mừng của cộng đoàn.
Sau Thánh lễ, các Tân Khấn sinh hân hoan chụp hình lưu niệm với Đức Tổng Giám mục Giáo phận.
Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm, thường gọi là Dòng Phú Xuân Huế với bề dày lịch sử gần 100 thành lập, toạ lạc bên giòng sông Hương thơ mộng, biểu tượng của thành phố Huế, thành phố Di sản Văn hoá của thế giới, thuộc vùng đất Kim Long, xen giữa bao thắng cảnh hữu tình.
Xem Hình
Sáng ngày 5/8, trong bầu khí hân hoan và trang trọng, cộng đoàn Dân Chúa gồm gia đình các khấn sinh và bà con bạn hữu từ khắp nơi trên 3 miền đất nước tề tựu trước sân Hội Dòng chào mừng Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo phận Huế cùng với gần 100 linh mục đồng tế thánh lễ trọng thể mừng hồng ân thánh hiến của 53 khấn sinh, trong đó có 29 Tiên khấn sinh, 24 khấn sinh vĩnh khấn, và 2 chị mừng ngân khánh khấn dòng.
Không chỉ là nhờ vào vùng đất lành có nhiều chim đậu, mà chính là nhờ vào những nỗ lực hoạt động của Hội Dòng trên khắp mọi miền đất nước, nhất là công việc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, những bệnh nhân HIV và những người nghèo. Tiếng thơm lan khắp mọi miền, từ đó khơi dậy tinh thần dấn thân phục vụ của giới trẻ. Số thanh tuyển sinh mỗi năm một tăng cao, khấn sinh được chọn lựa ngày càng nhiều.
Thánh lễ mừng hồng ân khấn dòng hôm nay nói lên được hiệu quả của Hội Dòng với số khấn sinh có thể nói là kỷ lục không chỉ đối với dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm trong suốt gần 100 năm qua của Giáo Hội Việt Nam.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hiệp với Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và chia sẻ niềm vui với 29 Tiên khấn sinh, 24 Tân Vĩnh khấn và 2 chị mừng ngân khánh khấn dòng. Ngài nói đây có lẽ là lễ khấn dòng đông nhất trong lịch sử của Hội Dòng. Ngài cũng cảm ơn gia đình các khấn sinh đã tin tưởng hiến dâng con cái của mình cho Thiên Chúa để phục vụ Giáo Hội, đồng thời Ngài mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các khấn sinh luôn kiên vững niềm tin trên con đường tận hiến.
Nghi thức khấn dòng được khởi đầu với Bài ca “Veni Creator Spiritus” tràn ngập bầu khí thánh thiêng cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho các khấn sinh ngọn lửa tinh thần để vững tin tận hiến cuộc đời cho Chúa.
Tiếp theo là huấn từ của Đức Tổng Giám mục, Ngài nói: Trong chương trình đời đời của Thiên Chúa, Ngài tạo dựng con người có nam có nữ, kết hợp với nhau để lưu truyền thế hệ. Tuy nhiên, cũng có một số người được Chúa chọn, sống cuộc đời độc thân để phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội. Đời sống tận hiến là quà tặng vô giá của Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và cho cả nhân loại. Ơn gọi thánh hiến xuất phát từ tình yêu của Thiện Chúa: “Không phải các con chọn Thầy, mà chính Thầy đã chọn các con”.
Đức Tổng Giám mục chỉ dạy: Đời sống thánh hiến là công trình của Chúa Thánh Thần, nếu không có sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần thì không có sự dấn thân của bao nhiêu con người trong đời sống tu trì.
Đời sống thánh hiến được xây dựng trên các đức tính của Chúa Giêsu, vì Đức Giêsu hôm qua, hôm nay và mãi mãi cũng chỉ là một. Đời sống thánh hiến trở thành một dấu chỉ của Nước Thiên Chúa.
Đức khiết tịnh của con người thánh hiến là dấu chỉ của kho tàng trên Trời mà người tận hiến tự nguyện sống khó nghèo, dấn thân phục vụ tha nhân để đón nhận thánh ý của Thiên Chúa.
Kết thúc huấn từ của Đức Tổng Giám mục, 29 tiên khấn sinh được xướng tên đáp lời “Lạy Chúa, này con đây” nói lên sự quyết tâm của mình tiến lên trước vị Chủ chăn của Giáo phận, đại diện Hội Thánh. Trước sự đón nhận của chị Maria Têrêsa Phạm Thị Bích Thuỷ, Bề trên Tổng quyền và hai chị đại diện Hội Dòng. Đức Tổng Giám mục thẩm vấn các khấn sinh, tiếp đó Ngài dâng lời nguyện chúc xin Chúa ban cho họ cố gắng bước theo Chúa sống theo các lời khuyên Phúc âm để họ làm vinh danh Chúa và mưu ích phần rỗi các linh hồn.
Từng khấn sinh lần lượt đọc lời tuyên khấn và tiến lên ký tên vào sổ, chị Bề trên ôm hôn chúc mừng đón nhận các khấn sinh.
Đức Tổng Giám mục làm phép khăn lúp và trao cho từng khấn sinh, Ngài cũng trao sách luật sống của Hội Dòng để các khấn sinh theo đó sống đời tu trì thánh hiến.
Tiếp theo là nghi thức Vĩnh khấn, 24 tân vĩnh khấn tiến lên trước bàn thờ, Đức Tổng Giám mục thẩm vấn các khấn sinh. Sau đó cộng đoàn sốt sắng sốt sắng đọc kinh cầu các Thánh, xin các Ngài chuyển cầu cùng Thiên Chúa ban phúc lành cho các khấn sinh để họ vững tâm dâng hiến cuộc cho Thiên Chúa hầu phục vụ Giáo Hội.
Sau khi lần lượt từng khấn sinh ký tên vào sổ, trong niềm xúc động dâng trào của cộng đoàn Dân Chúa, các khấn sinh sấp mình trước bàn thờ dâng lên Thiên Chúa lời khẩn cầu: “Lạy Chúa, theo lời Chúa xin nhận lấy con, cho con được sống và đừng để con cậy trông mà phải thất vọng…” Đức Tổng Giám mục long trọng dâng lời nguyện chúc lành.
Chị Bề trên Tổng quyền Maria Têrêsa Phạm Thị Bích Thuỷ thay mặt Hội Dòng tuyên bố các Tân Vĩnh khấn từ nay chính thức là thành viên của Hội Dòng trong tiếng vỗ tay chúc mừng của cộng đoàn.
Sau Thánh lễ, các Tân Khấn sinh hân hoan chụp hình lưu niệm với Đức Tổng Giám mục Giáo phận.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ điển Việt Bồ La giúp hiểu rõ một số kinh
Nữ tu Minh Thùy, Dòng Đa Minh Rosa Lima
08:33 06/08/2014
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH
Mừng kính Thánh Tổ Phụ Đa Minh
Kính thưa quý độc giả, tôi đã muốn dừng lại các loạt bài về giải thích các từ ngữ cổ trong các Kinh phần vì khó, phần vì sức người có hạn. Tuy nhiên, với lòng khao khát và tấm chân tình của quý vị đã muốn tôi giải thích các Kinh mà chính tôi đã muốn bỏ qua. Vì thế mà bài này ra đời.
Trong bài này, các từ ngữ khó mà tôi đã cố tình muốn né đã quay trở lại. Nói như kiểu của Tin Mừng Gioan là “tại sao ông lại giữ rượu ngon cho tới giờ này” (Ga 2,11) nghĩa là các từ ngữ đặc biệt khó, sau thời gian dài nghiền ngẫm với ơn Chúa nay mới giải thích được. Xin mời thực khách thưởng thức.
1. KINH SẤP MÌNH
LạyChúa, con sấp mình xuống trước mặt Chúa. Con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng xem thấy con, hằng nghe lời con cầu nguyện. Xin Chúa rất nhân từ hãy đoái xem sự nghèo ngặt con, và nhận lời con nguyện.
Lạy Chúa, xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa.
- Trong rất nhiều lời Kinh và lời cầu nguyện chung cũng như riêng hiện nay, chúng ta thường thấy cụm từ khởi đầu “lạy Chúa”. Cụm từ này đã thành lời cửa miệng, thành phản ứng không điều kiện của rất nhiều tín hữu Công Giáo khi có bất cứ chuyện gì xảy ra, vui hay buồn, thành công hay thất bại, bình an hay bất hạnh, tất cả chúng ta đều kêu lên “lạy Chúa…”.
Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích hai nghĩa của từ “lạy”: 1.Chắp tay, quỳ gối và cúi gập người để tỏ lòng cung kính theo nghi lễ cũ. 2.Từ dùng trước từ chỉ người đối thoại khi mở đầu lời nói, để tỏ thái độ cung kính hoặc ý cầu xin khẩn thiết như lạy cụ, lạy trời (từ điển ghi chú đây là một từ cũ, nghĩa là nó ít được dùng trong tiếng Việt hiện đại). Cách giải thích này chưa cung cấp cho chúng ta nghĩa trọn vẹn của cụm từ “lạy Chúa” trong các Kinh.
Đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam thì cụm từ này được sử dụng rất phổ biến. Từ điển Việt-Bồ-La và Tự Vị Annam Latinh giải thích rất rõ cụm từ này giúp chúng ta thấy thật ý nghĩa khi đọc lên. Hai từ điển ghi nhận các nét nghĩa của cụm từ “lạy Chúa” như sau:
+ “Lạy” nghĩa là “tỏ lòng thành kính suy phục bằng hành động cúi đầu sát đất”, về hành động là “cúi đầu sát đất”, về tâm tình là “thành kính suy phục”.
+ “Lạy” nghĩa là “lời chào kính người bề trên, người rất quan trọng”. Chúng ta cũng gặp từ “lạy” đi kèm với các từ tỏ lòng kính trọng đối với người quyền uy như ‘thân lạy, tấu lạy, vạn lạy...’ Các cụm từ này làm gia tăng nét nghĩa của từ “lạy” theo kiểu xưng hô và cách giao tiếp trong tiếng Việt thế kỉ XVII.
+ “Lạy ông” nghĩa là “tôi tôn kính quyền uy của ông, tôi lệ thuộc quyền ông, ông là chủ của tôi”.
+ “Tôi lạy ông” nghĩa là “tôi tôn kính sự làm chủ của ông”.Như vậy chúng ta hiểu thêm về cụm từ “lạy Chúa” nghĩa là “con suy phục và tỏ lòng tôn kính quyền uy của Chúa, Chúa làm chủ cuộc đời của con”.
+ “Gởi lời lạy” nghĩa là “gởi những lời thăm thân thiết đối với người trên”. Mục từ này cho chúng ta thấy từ “lạy” còn có nét nghĩa chỉ mối tương quan thiết thân giữa người nói và người nghe. Nếu nói với người trên mà người trên ấy và ta không có tương quan thiết thân thì không dùng từ “lạy”.
Như vậy, khi chúng ta thưa lên “lạy Chúa” chúng ta hiểu ý nghĩa ban đầu của lời này là thể hiện tương quan thiết thân giữa người nói và người nghe, giữa chúng ta và Thiên Chúa, giữa Đấng quyền uy và phận hèn nhân loại... Tương quan ấy là tương quan thật gần, không phải là những quy tắc xã giao cấp bậc bình thường.
Các mục từ “lạy” trong Từ điển Việt-Bồ-La và trong Tự Vị Annam Latinh cho thấy nét nghĩa của từ “lạy” trong tiếng Việt thế kỉ XVII rộng hơn, có thể bổ sung cho hai nét nghĩa của từ “lạy” trong tiếng Việt hiện đại.
Hơn nữa, trong tiếng Việt hiện đại, nơi cộng đồng các tín hữu Công Giáo cụm từ “lạy Chúa” còn có thêm một nét nghĩa mới. Cụm từ này đã trở thành lời cửa miệng thật gần của từng người. Một người lỡ chân vấp té, câu cửa miệng phát ra không cần điều kiện là “lạy Chúa”; một người vừa nhận được tin vui, câu cửa miệng không cần điều kiện cũng là “lạy Chúa”, cháu bé nấc cục, bà ngoại ngồi bên kêu “lạy Chúa”... Cụm từ “lạy Chúa” đã biểu thị lời thưa không còn khoảng cách trời cao đất thấp, không còn ranh giới vòi vọi của Đấng uy nghi và vật phàm hèn nữa; lời này đã trở nên gần gũi như đứa bé trong vòng tay của cha mẹ.
Như vậy, cụm từ “lạy Chúa” nhắc chúng ta ba điều: 1.Xác định tương quan giữa chúng ta với Chúa là tương quan thiết thân; 2.Khi thưa lên lời này, chúng ta xác tín về quyền năng của Thiên Chúa trên cuộc đời của chúng ta; 3.Thái độ của chúng ta là thái độ tin yêu, nhưng tràn đầy cung kính.
Thiết nghĩ phải phối hợp các nét nghĩa cũ và mới của từ này với nhau, thì ý nghĩa của cụm từ chúng ta dùng sẽ trở nên tuyệt vời.
- Trong Kinh này chúng ta cũng thấy từ “cao rao” là một từ cổ không có trong tiếng Việt hiện đại. Từ điển Việt–Bồ-La có mục “rao” nghĩa là “công bố”, Tự Vị Annam Latinh có mục từ “cao rao” cũng có nghĩa là “công bố”. Câu Kinh “xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa” phải hiểu là “xin Chúa mở miệng con để con lớn tiếng ca khen Chúa, để con ca lên cho mọi người nghe những lời khen ngợi Chúa.”
2. KINH VÌ DẤU
Lạy Chúa chúng con, vì dấu thánh giá, xin chữa chúng con, cho khỏi kẻ thù. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
- Trong Kinh này có cụm từ “vì dấuthánh giá”, tiếng Việt hiện đại giải thích từ “vì” hay “bởi vì” có nghĩa là “nguyên nhân của điều được nói đến”. Trong tiếng Việt cổ từ “vì” còn có thêm một nét nghĩa cổ làm cho rõ nghĩa lời Kinh, nghĩa này đã được ghi trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị nghĩa là “tưởng nhớ”. Như vậy khi đọc Kinh này, chúng ta vừa đọc vừa ghi dấu thánh giá trên trán, chúng ta tưởng nhớ tới cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, tưởng nhớ đến thánh giá của Chúa Giêsu là nguồn ơn cứu chuộc; chúng ta tin, đồng thời chúng ta cũng xin Chúa Giêsu cứu chữa và giải thoát chúng ta khỏi kẻ thù.
3. KINH SÁNG DANH
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.
- Trong Kinh này chúng ta gặp từ “sáng”, từ này trong tiếng Việt hiện đại chỉ có nghĩa của tính từ và danh từ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt cổ từ thế kỉ XVII cho đến thế kỉ XIX nó còn có thêm nghĩa của động từ. “Sáng” nghĩa động từ là “làm cho rõ, làm cho tỏ rạng, làm cho hiểu biết” và nét nghĩa Hán Việt của từ “sáng” lúc bấy giờ còn có nghĩa là “dựng nên, làm ra, tạo nên” nghĩa này đã làm nên các tổ hợp từ “sáng tạo, sáng chế, sáng kiến…”.
Mở đầu câu Kinh này, các giáo sĩ lúc bấy giờ đã ứng dụng cấu trúc ngữ pháp Châu Âu, lược bỏ chủ ngữ, đưa động từ lên đầu câu để nhấn mạnh hoạt động cần thực hiện, câu trở thành câu mệnh lệnh. Cha Đắc Lộ đã lấy ví dụ trong sách Ngữ pháp tiếng Việt của Cha như sau: “Nếu tôi nói ‘chèo đi cho mạnh’ thì có nghĩa là ‘anh hãy chèo mạnh’.” Nghĩa là khi lược chủ từ, đưa động từ lên đầu câu,thì câu thành câu mệnh lệnh. Như vậy, cụm từ “sáng danh…” khởi đầu trong câu Kinh này biến câu thành câu mệnh lệnh nghĩa là “hãy làm cho danh Chúa tỏ rạng, hãy làm cho danh Thiên Chúa được nhiều người hiểu biết…”.
- Trong câu Kinh này có ba từ “đức Chúa”: “Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “đức” được tác giả giải thích: “Đây là tước hiệu danh giá tột đỉnh”. Các Giáo sĩ ban đầu đã hội nhập văn hóa và ứng dụng tước hiệu này với các danh xưng cao nhất nước lúc bấy giờ, đức vua, đức chúa, đức chúa bà, đức lão, đức thái quốc,… vào các danh xưng trong đạo. Chính vì vậy mà từ “đức” được ghép với danh xưng dành cho Chúa, sau Chúa có Đức Mẹ và Đức thánh Thiên Thần, ngoài ra các Thánh không được gọi bằng danh xưng có kèm với từ “đức”.
- Về từ “Chúa”: Tưởng cũng nên thắc mắc để biết thêm, tiếng Việt lúc bấy giờ đã có các từ Hán Việt chỉ người đứng vị trí cao nhất nước như: vua, vương, đế, thượng đế, thiên tử, thiên vương…; có các từ chỉ các đấng thiêng liêng như: thần, thần linh, thần thánh, thánh… Tại sao các Giáo sĩ không chọn các từ Hán Việt đương đại chỉ cấp bậc cao nhất đang thịnh hành lúc bấy giờ mà lại chọn từ “chúa” là một từ Hán Việt cổ; tại sao các vị không chọn các từ ngữ có tính chất linh thiêng mà lại chọn từ “chúa”. Đàng khác, tương đương với từ “chúa” (Hán Việt cổ vào Việt Nam từ thế kỷ IX hoặc trước nữa) có từ “chủ” (Hán Việt đương đại vào Việt Nam từ thế kỷ IX đến nay), tại sao các Giáo sĩ cũng không dùng từ “chủ” mà chọn từ “chúa”.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng lần giở lại lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Khi các nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân lên đất Việt thế kỷ XVI, tình hình Đại Việt lúc bấy giờ đang xảy ra nội chiến – đất nước chia đôi, các triều đại phong kiến tranh dành địa vị - ngôi báu. Đại Việt khi ấy có vua nhưng là vua bù nhìn. Điều hành và cai trị ở Đàng Ngoài là chúa Trịnh, điều hành và cai trị ở Đàng Trong chúa Nguyễn. Vua đối với dân lúc bấy giờ không có nghĩa gì hết. Cha Đắc Lộ nắm rõ tình hình chính trị này khi đặt chân lên đất Việt, cha đã ghi nhận yếu tố lịch sử này rất rõ qua các mục từ trong Từ điển Việt-Bồ-La như sau:
+ “Đức vua” nghĩa là “vị vua không cai trị.”
+ “Đức chúa” nghĩa là “vị vua cai trị”.
+ “Vuatrời” nghĩa là “vua của trời”, đây là tước hiệu người ta gán cho vị quỷ thần và người ta nhân danh vị ấy mà thề nguyền.
+ “Chúa” nghĩa là “người cai trị toàn thể vương quốc mà chúng tôi (các nhà truyền giáo) gọi là rex (vua)”.
+ “Đức Chúa trời đất” nghĩa là “chúa của trời và đất, tên mà người Đông Kinh gọi Deus (Thiên Chúa)”.
+ “Đức Chúa trời” nghĩa là “Chúa Trời”, “Thiên Chúa”.
Qua các mục từ này chúng ta ghi nhận được rằng: các danh từ chỉ tước hiệu cao nhất nước của Đại Việt lúc bấy giờ gồm “vua” và “chúa”. Tuy nhiên, tước hiệu “vua” chỉ là tước hiệu bù nhìn, cha Đắc Lộ giải thích nôm na “đó là vị vua không cai trị”. Hai “chúa” cai trị hai vương quốc Đàng Ngoài và Đàng Trong mới thực sự là có danh và có quyền trên dân. Hình ảnh “vua” đối với dân Đại Việt lúc bấy giờ chỉ là “hữu danh vô thực”, có danh nhưng hoàn toàn không có quyền gì. Đó hẳn là lý do các Giáo sĩ đã chọn từ “chúa” thay cho các từ “vua, đế, vương”.
Về từ “chủ” có lẽ Đại Việt lúc bấy giờ đang còn trong chế độ phong kiến, hình ảnh “chủ - tớ” không thích hợp với đại từ mà các Giáo sĩ chọn để chỉ Thiên Chúa mà các vị đang rao giảng. Mặc dù từ “chủ” gốc Hán là từ đồng nghĩa hoàn toàn với từ “chúa”. Và, hẳn các Giáo sĩ không chọn từ “chủ” đơn giản vì lúc đó dân Đại Việt không dùng từ “chủ” để chỉ người đứng vị trí cao nhất nước mà dùng từ “chúa”. Hơn nữa, từ “chúa” lúc bấy giờ là từ Hán Việt cổ đã nhập hệ vào tiếng Việt sâu đến nỗi người ta không còn coi đó là từ gốc Hán nữa. Thiết nghĩ với các bối cảnh trên, từ “chúa” xem ra thích hợp hơn với các từ “vua, đế, vương, chủ”.
Mặt khác, vì muốn truyền giảng một đạo mới, đạo ấy nói về “Thiên Chúa yêu thương sinh xuống làm người như chúng ta – trừ tội lỗi”. Vì thế nên các Giáo sĩ thuở ấy hẳn cũng tránh các từ có tính cách thần linh cao siêu, cách xa với con người để gọi Thiên Chúa. Các Giáo sĩ muốn truyền giảng một Thiên Chúa gần gũi, một Thiên Chúa điều khiển con người, Ngài làm chủ trên sinh mạng từng người.
Từ “chúa” biểu thị đấng uy quyền, đấng tối cao điều khiển dân nước, nhưng “chúa” lại là một người từ giữa dân, sống với dân hiểu dân và dẫn dân đi trong an bình. Có lẽ hiểu bối cảnh khi đạo Công Giáo vào Việt Nam, hiểu lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, chúng ta hiểu được sự hội nhập văn hóa và cách chọn từ ngữ để truyền đạo của các nhà truyền giáo thật thâm thúy và sâu sắc.
Các nét nghĩa của từ “chúa” trong tiếng Việt hiện đại sẽ được hiểu sâu sắc hơn, nếu chúng ta kết hợp với bối cảnh Đạo Công Giáo đến Việt Nam lúc bấy giờ và nếu chúng ta gắn kết với các nét nghĩa của từ “chúa” trong từ điển Hán Việt của Thiều Chửu hoặc của Đào Duy Anh. Hiện nay từ “chúa” trong tiếng Việt hiện đại dường như nét nghĩa bị thu hẹp lại, chỉ để nói đến “Thiên Chúa trong Thiên Chúa giáo” mà thôi.
4. KINH KÍNH MỪNG
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
- Trong Kinh này có từ “gồm”: Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích “gồm” nghĩa là “có tất cả như là những bộ phận hợp thành; ví như: Cuốn sách gồm năm chương; Đoàn chúng tôi gồm mười người”. Nghĩa này không diễn tả hết nghĩa của lời Kinh. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “gồm” nghĩa là “gom lại”; Tự vị Annam Latinh bổ sung thêm “gồm” nghĩa là “đầy đủ trọn vẹn”; “gồm phúc lạ” nghĩa là “được trang trí bằng mọi ơn, đầy ơn phúc”. Với hai nét nghĩa này chúng ta hiểu Mẹ được phúc lạ, Chúa Giêsu con Mẹ cũng là nguồn mọi ơn phúc.
- Trong Kinh này có cụm từ “lâm tử”: Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích “lâm” nghĩa là “ở vào tình thế không hay cho mình, như lâm nạn”. Nghĩa này không sát mấy với ý nghĩa của lời Kinh. Tự vị Annam Latinh có từ “lâm” nghĩa là “sắp tới, lại gần, xảy đến”; tác giả cũng ghi thêm hai mục từ “lâm chung” và “lâm tử” nghĩa là “cái chết rất gần”. Câu Kinh này chúng ta xin Mẹ cầu cùng Chúa thương chúng ta trong lúc “lâm tử”, lúc cái chết đang rình rập cận kề.
5. KINH TIN KÍNH
Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
- Tự vị Annam Latinh có mục từ “Kinh Tin Kính” trùng với tựa đề của Kinh này, tác giả giải thích “Kinh Tin Kính” nghĩa là “Bản tóm tắt giáo lý của các Tông Đồ”. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “tin” cùng một nghĩa với “lòng tin, đức tin” được giải thích là “tin bằng con tim”; Tự vị Annam Latinh còn có mục từ “kính tin” đồng nghĩa với “tin kính” nghĩa là “tin”. Thiết nghĩ các mục từ trong hai từ điển này giúp chúng ta hiểu mình đọc câu Kinh với thái độ nào.
- Về đại từ “tôi”: Trong tất cả các Kinh được soạn từ khi đạo Công Giáo được truyền vào Việt Nam, có hai đại từ được sử dụng chính trong các Kinh là: -Đại từ chỉ “Chúa, Đức Chúa” đã giải thích trong Kinh Sáng Danh và -Các đại từ chỉ người theo đạo, người đọc Kinh là “tôi, chúng tôi”. Từ “tôi, chúng tôi” có nghĩa rất phù hợp với các lời Kinh. Trong Từ điển Việt-Bồ-La có hai lần tác giả nêu mục từ “tôi” với nghĩa là “tôi, bầy tôi, đầy tớ”, lần nào tác giả cũng chú thích thêm đó là “nói cách khiêm hạ. Tự vị Annam Latinh chỉ có một mục từ “tôi” với nghĩa là “tôi, đầy tớ, kẻ bề dưới tự xưng mình như thế, tôi tớ, bề tôi”. Như vậy, nghĩa cổ của từ “tôi” là nghĩa biểu thị sự khiêm hạ và tỏ lòng tôn kính người đối thoại một rõ ràng và đặc biệt.
Có lẽ từ khi tiếp xúc rộng rãi với ngôn ngữ văn hóa Châu Âu, các nét nghĩa cổ của “tôi, và chúng tôi” trong văn hóa Việt Nam đã biến mất. Thay vào đó từ “tôi” trong tiếng Việt hiện đại đã mang nét nghĩa là “từ cá nhân dùng để tự xưng với người ngang hàng hoặc khi không cần tỏ thái độ tình cảm gì”. Nghĩa này hoàn toàn không phù hợp với tâm tình và nghĩa của các lời Kinh. Vì thế, với thời gian đại từ “tôi” trong các Kinh được sửa lại thành “con”, “chúng tôi” được sửa lại thành “chúng con” để cho phù hợp tiếng Việt hiện đại.
Hiểu được nét nghĩa lịch sử của từ “tôi, chúng tôi”, chúng ta dễ đón nhận một số văn bản của đạo Công Giáo in đã quá cổ xưa mà đôi khi vẫn được dùng để đọc nơi chung. Nếu gặp từ “tôi, chúng tôi” trong bối cảnh này, chúng ta đừng vội hiểu theo nét nghĩa hiện đại và đón nhận chúng với nét nghĩa cổ của chúng.
Tuy nhiên, trong tất cả các Kinh vẫn còn có Kinh Tin Kính và Kinh Thú Nhận đại từ “tôi” được giữ lại. Theo thiển ý và theo cách hiểu mạo muội của cá nhân, việc giữ lại đại từ “tôi” trong hai Kinh này hẳn Giáo Hội Việt Nam cũng không muốn xóa đi nét nghĩa cổ của đại từ này là tâm tình xứng hợp khi đọc hai Kinh ấy. Thêm vào đó Giáo Hội cũng muốn nhấn mạnh việc tuyên xưng đức tin và việc nhìn nhận tội lỗi đó là việc mỗi cá nhân phải đích thân xác quyết mạnh mẽ, và phải được công bố lớn tiếng “tôi…” (tôi tin kính…, tôi thú nhận…).
- Trong Kinh này có cụm từ “ngục tổ tông” thật là khó hiểu và khó giải thích, vì ngoài nghĩa từ ngữ nó còn mang nghĩa thần học tín lý. Trong giới hạn của tập sách, tôi chỉ dừng lại ở việc giải thích từ ngữ. Từ điển Việt-Bồ-La giải thích “ngục” nghĩa là “nhà giam”. Tự vị Annam Latinh có mục từ “tổ tông” đồng nghĩa với từ “tổ tiên”, nhưng trong ngữ cảnh này từ “tổ tông” phải được hiểu là gồm những người từ Adam – Eva cho đến Chúa Giêsu. Chúng ta có thể hiểu nôm na cụm từ “ngục tổ tông” là nơi giam cầm những người công chính đã chết trước khi Chúa Giêsu đến. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài đem Tin Mừng cứu độ cho các linh hồn bị giam cầm nơi “ngục tổ tông” đó (x.1Pr 3,18-19). Một cách dùng hình ảnh “ngục” (nơi giam giữ) để nói về tình trạng của những người ăn ngay ở lành đã chết trước khi được Chúa Giêsu cứu chuộc bằng màu nhiệm chết và phục sinh của Chúa đó là: Nhiều nhà thờ xưa ở Hy Lạp, Thổ nhĩ Kỳ và Trung Đông vẽ cảnh Chúa Giêsu Phục Sinh ra khỏi mồ, một tay dắt ông Adam, một tay dắt bà Eva vào cõi sống, như Chúa hứa với người trộm lành: “Ngay hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
- Trong Kinh này có các cụm từ “bởi trong kẻ chết mà sống lại”, “bởi trời”. Tiếng Việt hiện đại giải thích từ “bởi” là “kết từ chỉ nguyên nhân”, nghĩa này không hợp với nghĩa của lời Kinh. Từ điển Việt-Bồ-La giải thích từ “bởi” với nét nghĩa chỉ không gian, nghĩa là “từ”. Từ điển có thêm các mục từ “bởi đâu” nghĩa là “từ đâu”; “bởi đâu mà về” nghĩa là “từ đâu mà về”. Với các mục từ này chúng ta có thể hiểu các cụm từ “bởi trong kẻ chết mà sống lại”, “bởi trời” cách dễ dàng: “bởi trong kẻ chết mà sống lại” nghĩa là “từ trong kẻ chết mà sống lại”, “bởi trời” nghĩa là “từ trời”.
- Câu “Tôi tin các Thánh thông công”: từ “thông công” thật là khó hiểu. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “thông công” được cha Đắc Lộ giải thích là “sự thông công, sự thông hiệp của các thánh”. Tác giả Đại Nam Quấc Âm Tự Vị giải thích “thông” nghĩa là “chung”, “thông công” nghĩa là “công chung”.Theo Giáo Hội Công Giáo, Tín Điều “Các Thánh thông công” có ý nói lên niềm tin vào sự liên lạc siêu nhiên mật thiết, sống động bằng sự thông chia công phúc giữa các phần tử trong Giáo Hội lữ hành với các Thánh trên trời và với các linh hồn ở luyện ngục. Vì chính bởi mối liên hệ mật thiết giữa các Thánh, chúng ta và các linh hồn ở luyện ngục, mà chúng ta mới có thể xin lễ, làm việc lành, cầu nguyện cho nhau được, và mới có thể nhờ công nghiệp của nhau được! Hành động này được gọi là “thông công”.
6. KINH THÚ NHẬN
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh (chị) em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh (chị) em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen
- Khi đọc Kinh này nhiều bạn trẻ đã thắc mắc với tôi: “Tại sao trong Kinh này khi thú nhận với Chúa và mọi người thì đọc ‘Tôi đã phạm tội nhiều…’, nhưng khi đấm ngực thì lại đọc ‘Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…’ Phải chăng có sự khác biệt về hành động ‘thú nhận’ này, khi ‘thú’ thì nói đến ‘tội’ còn khi ‘nhận’ thì chỉ nhận ‘lỗi’ ?”.
Xin thưa, trong tiếng Việt hiện đại hai từ “tội” và “lỗi” ở hai mức độ sai phạm khác nhau. “Tội” là điều nặng, đối với người có đạo là phải đi “xưng tội” có khi phải chịu hình phạt; còn “lỗi” là những thiếu sót, những sai phạm nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần nói lời xin lỗi là được. Tuy nhiên, nếu chúng ta phạm tội hay chúng ta mắc lỗi thì điều quan trọng là chúng ta đều cần phải sửa đổi.
Trong tiếng Việt cổ, từ “tội” nghĩa là “tội”, nhưng từ “lỗi” ngoài nghĩa là “sự lầm lỗi” nó còn mang nét nghĩa là “tội”. Tự vị Annam Latinh ghi nhận ở mục từ “lỗi” nghĩa là “sai lỗi, sự sai lỗi, tội lỗi”. Cũng vì nét nghĩa này mà chúng ta có từ ghép hội nghĩa “tội lỗi” đều chỉ về “tội”, từ ghép này có nét nghĩa chung hơn và mạnh hơn.
Có lẽ vì không muốn lặp lại từ “tội” làm cho câu Kinh đơn điệu mà các soạn giả đã dùng từ thay đổi giữa “tội” và “lỗi” để cho phong phú từ ngữ hơn. Tuy nhiên, với thời gian thì nghĩa của hai từ này đã làm cho câu Kinh khó hiểu hơn. Vì thế chúng ta cần hiểu từ “lỗi” với nét cổ của nó để ý nghĩa của câu Kinh trọn vẹn đầy đủ hơn.
7. KINH SÁNG SOI
Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
- Trong Kinh này chúng ta gặp từ “sáng soi”, đây là từ ghép đẳng lập hội nghĩa “sáng” nghĩa là “làm cho tỏ, làm cho rõ”; “soi” cũng có nghĩa là “làm cho thấy rõ”; hai từ ghép lại thành từ ghép làm cho nghĩa của từ mạnh hơn. Tự vị Annam Latinh có mục từ “sáng soi” nghĩa là “chiếu sáng”, tác giả giải thích từ “sáng soi” được dùng nói về Thiên Chúa và về mặt trời mà thôi. Xin Chúa “sáng soi” nghĩa là xin Chúa “chiếu sáng để chúng con thấy rõ” điều chúng con đang cần thấy.
8. KINH THÁNH THIÊN THẦN BẢN MỆNH
Con thân Đức Thánh Thiên Thần, tính thiêng liêng sáng láng, con cám ơn Đức Thánh Thiên Thần giữ con từ thuở mới sinh đến nay cho khỏi tay quỷ. Đức Thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con biết được đạo thánh Chúa trời đất. Vì vậy con cầu cùng Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm, cho đến trọn đời, kẻo ma quỷ dữ cám dỗ được con. Con lạy Đức Thánh Thiên Thần khẩn nguyện cho con thông minh sáng láng, giữ mười sự răn*, chừa mọi sự dữ, đến khi con lâm chung, xin cùng Đức Chúa Trời cho linh hồn con được lên ở cùng Đức Chúa Trời và Thánh Thiên Thần hằng sống vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen.
- Trong Kinh này chúng ta gặp câu mở đầu “Con thân Đức Thánh Thiên Thần…” Đây là câu đặc biệt với từ “thân”, từ này đã được giải thích trong Kinh Lạy Nữ Vương trước đây.
- “Đức thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con…” Cụm từ “mở lòng” không có trong từ điển tiếng Việt hiện đại. Từ điển Việt-Bồ-La không có mục từ “mở lòng” nhưng có hai mục từ có ý nghĩa ấy. Mục từ “Đức Chúa Trời mở lòng” nghĩa là “Thiên Chúa lay động tâm hồn” và “Đức Chúa Trời mở lòng sáng láng” nghĩa là “Thiên Chúa soi sáng tâm hồn”. Tự vị Annam Latinh bổ túc cho Từ điển Việt-Bồ-La bằng mục từ “mở lòng” nghĩa là “soi sáng tâm hồn”. Câu Kinh nghĩa là Đức Thánh Thiên Thần soi sáng tâm hồn con, để con biết được đạo thánh Chúa, con cám ơn Ngài về điều ấy.
- “Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm”: Từ “xem” trong tiếng Việt hiện đại có năm nét nghĩa: 1.Nhận biết bằng mắt; 2.Nhận định, đánh giá dựa vào quan sát; 3.Thường ở cuối câu, sau động từ…; 4.Kết hợp hạn chế (xem số, xem tướng…); 5.Coi là, coi như. Cả năm nét nghĩa này của từ “xem” trong tiếng Việt hiện đại đều không phù hợp với nghĩa của câu Kinh.
Đại Nam Quấc Âm Tự Vị ghi chú “xem” nghĩa là “coi” (trông coi); Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích “xem” nghĩa là “coi (coi sóc), để ý cho biết”. Nghĩa của câu Kinh, xin Thánh Thiên Thần gìn giữ con ban ngày, coi sóc con ban đêm, để ma quỷ không cám dỗ được con.
- Cụm từ “lâm chung” trong Kinh này đồng nghĩa với “lâm tử” trong Kinh Kính Mừng đã giải thích ở trên.
9. KINH LẠY THÁNH MẪU
Lạy Thánh Mẫu Maria là Mẹ rất nhân từ, Mẹ thông* ơn Chúa, xin chữa chúng con cho khỏi tay kẻ dữ, cùng xin ghé mặt thương xem trong thì* lâm tử*. Amen.
- Câu từ “Mẹ thông ơn Chúa” có từ “thông” là từ Hán Việt nghĩa là “chuyền khắp”. Từ điển Việt-Bồ-La có ba mục từ “thông”, mục từ hợp với Kinh này nghĩa là “truyền”. Hiểu đơn sơ câu này nghĩa là “Mẹ là Đấng chuyển ơn Chúa xuống cho chúng con”.
- Cụm từ “trong thì lâm tử” có từ “thì” đồng nghĩa với từ “thời” nghĩa là “lúc, giai đoạn, khoảng thời gian”; “thì” là cách phát âm của “thời”. Nghĩa nôm na của cụm từ này là “xin Mẹ để mắt trông nhìn đến con lúc con lâm tử (lúc con sắp lìa cõi đời này)”. Nói đến “thì” và “thời” chúng ta có thể nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời đức hạnh là câu trau mình”
Vì không hiều “thì” là “thời”, “thời” đồng nghĩa với “thì” mà các bạn trẻ khi “bình luận” câu thơ này đã không ngần ngại đặt vấn đề “trai thời là gì?”, “gái thời là gì ?”.
- Từ “lâm tử” đã được giải thích trong Kinh Kính Mừng.
10. KINH TRƯỚC KHI XÉT MÌNH
Lạy Chúa là sự sáng linh hồn con, xin soi sáng* cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay, hoặc lo*, hoặc nói, hoặc làm điều gì lỗi nghĩa cùng Chúa. Con lại xin Chúa vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu ban ơn cho con được ăn năn ghét tội, cùng dốc lòng chừa* thật. Amen.
- Trong Kinh này có cụm từ “hoặc lo, hoặc nói, hoặc làm” từ “lo” khiến cho câu Kinh khó hiểu. Từ điển Việt-Bồ-La có hai mục từ “lo” được giải thích là “suy tư” (hiểu theo nghĩa của câu Kinh là “tư tưởng” là những điều chúng ta nghĩ). Mục từ này cho chúng ta hiểu câu Kinh: “Xin soi sáng cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay, hoặc lo, hoặc nói, hoặc làm…” nghĩa là “Xin soi sáng cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay, hoặc là tội trong tư tưởng (lo), hoặc là tội trong lời nói, hoặc là tội trong việc làm”.
11. KINH PHÓ DÂNG
Lạy Chúa, con xin phó dâng* linh hồn và xác con ở trong tay Chúa, Chúa đã phù hộ* con ban ngày, thì xin Chúa cũng gìn giữ con ban đêm, kẻo sa phạm tội gì mất lòng Chúa hay là chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Chớ gì sống chết con được giữ một lòng kính mến* Chúa luôn. Amen.
- Câu Kinh “Con xin phó dâng linh hồn và xác con ở tay Chúa”: Từ điển Việt-Bồ-La có hai mục từ “phó” (phú) nghĩa là “giao phó” và “phó” (phú) cũng có nghĩa là “tôi đã trao cho người ấy”. “Dâng” (dưng) “dâng một vật gì cho một người trang trọng”. Với các mục từ này chúng ta mới thấy việc đọc câu Kinh này thật ý nghĩa và đem lại lợi ích cho chúng ta. Chúng ta giao cho Chúa linh hồn và xác chúng ta đó là việc hoàn toàn xứng hợp, việc dâng này cũng có nghĩa là chúng ta tin tưởng Chúa làm chủ sinh mạng đời ta.
- Cụm từ “phù hộ”: Từ điển Việt-Bồ-La có ba mục từ “phù hộ” được giải thích như sau- 1.Đây là từ chỉ nói về Thiên Chúa, các thánh; 2.Giúp đỡ; 3.Bảo vệ. Ba mục từ này cho chúng ta thấy rõ việc Chúa chăm sóc và gìn giữ chúng ta, vì thế chúng ta tin tưởng “phó dâng cuộc đời chúng ta cho Chúa”.
Mừng kính Thánh Tổ Phụ Đa Minh
Kính thưa quý độc giả, tôi đã muốn dừng lại các loạt bài về giải thích các từ ngữ cổ trong các Kinh phần vì khó, phần vì sức người có hạn. Tuy nhiên, với lòng khao khát và tấm chân tình của quý vị đã muốn tôi giải thích các Kinh mà chính tôi đã muốn bỏ qua. Vì thế mà bài này ra đời.
Trong bài này, các từ ngữ khó mà tôi đã cố tình muốn né đã quay trở lại. Nói như kiểu của Tin Mừng Gioan là “tại sao ông lại giữ rượu ngon cho tới giờ này” (Ga 2,11) nghĩa là các từ ngữ đặc biệt khó, sau thời gian dài nghiền ngẫm với ơn Chúa nay mới giải thích được. Xin mời thực khách thưởng thức.
1. KINH SẤP MÌNH
LạyChúa, con sấp mình xuống trước mặt Chúa. Con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng xem thấy con, hằng nghe lời con cầu nguyện. Xin Chúa rất nhân từ hãy đoái xem sự nghèo ngặt con, và nhận lời con nguyện.
Lạy Chúa, xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa.
- Trong rất nhiều lời Kinh và lời cầu nguyện chung cũng như riêng hiện nay, chúng ta thường thấy cụm từ khởi đầu “lạy Chúa”. Cụm từ này đã thành lời cửa miệng, thành phản ứng không điều kiện của rất nhiều tín hữu Công Giáo khi có bất cứ chuyện gì xảy ra, vui hay buồn, thành công hay thất bại, bình an hay bất hạnh, tất cả chúng ta đều kêu lên “lạy Chúa…”.
Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích hai nghĩa của từ “lạy”: 1.Chắp tay, quỳ gối và cúi gập người để tỏ lòng cung kính theo nghi lễ cũ. 2.Từ dùng trước từ chỉ người đối thoại khi mở đầu lời nói, để tỏ thái độ cung kính hoặc ý cầu xin khẩn thiết như lạy cụ, lạy trời (từ điển ghi chú đây là một từ cũ, nghĩa là nó ít được dùng trong tiếng Việt hiện đại). Cách giải thích này chưa cung cấp cho chúng ta nghĩa trọn vẹn của cụm từ “lạy Chúa” trong các Kinh.
Đối với cộng đồng Công Giáo Việt Nam thì cụm từ này được sử dụng rất phổ biến. Từ điển Việt-Bồ-La và Tự Vị Annam Latinh giải thích rất rõ cụm từ này giúp chúng ta thấy thật ý nghĩa khi đọc lên. Hai từ điển ghi nhận các nét nghĩa của cụm từ “lạy Chúa” như sau:
+ “Lạy” nghĩa là “tỏ lòng thành kính suy phục bằng hành động cúi đầu sát đất”, về hành động là “cúi đầu sát đất”, về tâm tình là “thành kính suy phục”.
+ “Lạy” nghĩa là “lời chào kính người bề trên, người rất quan trọng”. Chúng ta cũng gặp từ “lạy” đi kèm với các từ tỏ lòng kính trọng đối với người quyền uy như ‘thân lạy, tấu lạy, vạn lạy...’ Các cụm từ này làm gia tăng nét nghĩa của từ “lạy” theo kiểu xưng hô và cách giao tiếp trong tiếng Việt thế kỉ XVII.
+ “Lạy ông” nghĩa là “tôi tôn kính quyền uy của ông, tôi lệ thuộc quyền ông, ông là chủ của tôi”.
+ “Tôi lạy ông” nghĩa là “tôi tôn kính sự làm chủ của ông”.Như vậy chúng ta hiểu thêm về cụm từ “lạy Chúa” nghĩa là “con suy phục và tỏ lòng tôn kính quyền uy của Chúa, Chúa làm chủ cuộc đời của con”.
+ “Gởi lời lạy” nghĩa là “gởi những lời thăm thân thiết đối với người trên”. Mục từ này cho chúng ta thấy từ “lạy” còn có nét nghĩa chỉ mối tương quan thiết thân giữa người nói và người nghe. Nếu nói với người trên mà người trên ấy và ta không có tương quan thiết thân thì không dùng từ “lạy”.
Như vậy, khi chúng ta thưa lên “lạy Chúa” chúng ta hiểu ý nghĩa ban đầu của lời này là thể hiện tương quan thiết thân giữa người nói và người nghe, giữa chúng ta và Thiên Chúa, giữa Đấng quyền uy và phận hèn nhân loại... Tương quan ấy là tương quan thật gần, không phải là những quy tắc xã giao cấp bậc bình thường.
Các mục từ “lạy” trong Từ điển Việt-Bồ-La và trong Tự Vị Annam Latinh cho thấy nét nghĩa của từ “lạy” trong tiếng Việt thế kỉ XVII rộng hơn, có thể bổ sung cho hai nét nghĩa của từ “lạy” trong tiếng Việt hiện đại.
Hơn nữa, trong tiếng Việt hiện đại, nơi cộng đồng các tín hữu Công Giáo cụm từ “lạy Chúa” còn có thêm một nét nghĩa mới. Cụm từ này đã trở thành lời cửa miệng thật gần của từng người. Một người lỡ chân vấp té, câu cửa miệng phát ra không cần điều kiện là “lạy Chúa”; một người vừa nhận được tin vui, câu cửa miệng không cần điều kiện cũng là “lạy Chúa”, cháu bé nấc cục, bà ngoại ngồi bên kêu “lạy Chúa”... Cụm từ “lạy Chúa” đã biểu thị lời thưa không còn khoảng cách trời cao đất thấp, không còn ranh giới vòi vọi của Đấng uy nghi và vật phàm hèn nữa; lời này đã trở nên gần gũi như đứa bé trong vòng tay của cha mẹ.
Như vậy, cụm từ “lạy Chúa” nhắc chúng ta ba điều: 1.Xác định tương quan giữa chúng ta với Chúa là tương quan thiết thân; 2.Khi thưa lên lời này, chúng ta xác tín về quyền năng của Thiên Chúa trên cuộc đời của chúng ta; 3.Thái độ của chúng ta là thái độ tin yêu, nhưng tràn đầy cung kính.
Thiết nghĩ phải phối hợp các nét nghĩa cũ và mới của từ này với nhau, thì ý nghĩa của cụm từ chúng ta dùng sẽ trở nên tuyệt vời.
- Trong Kinh này chúng ta cũng thấy từ “cao rao” là một từ cổ không có trong tiếng Việt hiện đại. Từ điển Việt–Bồ-La có mục “rao” nghĩa là “công bố”, Tự Vị Annam Latinh có mục từ “cao rao” cũng có nghĩa là “công bố”. Câu Kinh “xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa” phải hiểu là “xin Chúa mở miệng con để con lớn tiếng ca khen Chúa, để con ca lên cho mọi người nghe những lời khen ngợi Chúa.”
2. KINH VÌ DẤU
Lạy Chúa chúng con, vì dấu thánh giá, xin chữa chúng con, cho khỏi kẻ thù. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
- Trong Kinh này có cụm từ “vì dấuthánh giá”, tiếng Việt hiện đại giải thích từ “vì” hay “bởi vì” có nghĩa là “nguyên nhân của điều được nói đến”. Trong tiếng Việt cổ từ “vì” còn có thêm một nét nghĩa cổ làm cho rõ nghĩa lời Kinh, nghĩa này đã được ghi trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị nghĩa là “tưởng nhớ”. Như vậy khi đọc Kinh này, chúng ta vừa đọc vừa ghi dấu thánh giá trên trán, chúng ta tưởng nhớ tới cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, tưởng nhớ đến thánh giá của Chúa Giêsu là nguồn ơn cứu chuộc; chúng ta tin, đồng thời chúng ta cũng xin Chúa Giêsu cứu chữa và giải thoát chúng ta khỏi kẻ thù.
3. KINH SÁNG DANH
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.
- Trong Kinh này chúng ta gặp từ “sáng”, từ này trong tiếng Việt hiện đại chỉ có nghĩa của tính từ và danh từ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt cổ từ thế kỉ XVII cho đến thế kỉ XIX nó còn có thêm nghĩa của động từ. “Sáng” nghĩa động từ là “làm cho rõ, làm cho tỏ rạng, làm cho hiểu biết” và nét nghĩa Hán Việt của từ “sáng” lúc bấy giờ còn có nghĩa là “dựng nên, làm ra, tạo nên” nghĩa này đã làm nên các tổ hợp từ “sáng tạo, sáng chế, sáng kiến…”.
Mở đầu câu Kinh này, các giáo sĩ lúc bấy giờ đã ứng dụng cấu trúc ngữ pháp Châu Âu, lược bỏ chủ ngữ, đưa động từ lên đầu câu để nhấn mạnh hoạt động cần thực hiện, câu trở thành câu mệnh lệnh. Cha Đắc Lộ đã lấy ví dụ trong sách Ngữ pháp tiếng Việt của Cha như sau: “Nếu tôi nói ‘chèo đi cho mạnh’ thì có nghĩa là ‘anh hãy chèo mạnh’.” Nghĩa là khi lược chủ từ, đưa động từ lên đầu câu,thì câu thành câu mệnh lệnh. Như vậy, cụm từ “sáng danh…” khởi đầu trong câu Kinh này biến câu thành câu mệnh lệnh nghĩa là “hãy làm cho danh Chúa tỏ rạng, hãy làm cho danh Thiên Chúa được nhiều người hiểu biết…”.
- Trong câu Kinh này có ba từ “đức Chúa”: “Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “đức” được tác giả giải thích: “Đây là tước hiệu danh giá tột đỉnh”. Các Giáo sĩ ban đầu đã hội nhập văn hóa và ứng dụng tước hiệu này với các danh xưng cao nhất nước lúc bấy giờ, đức vua, đức chúa, đức chúa bà, đức lão, đức thái quốc,… vào các danh xưng trong đạo. Chính vì vậy mà từ “đức” được ghép với danh xưng dành cho Chúa, sau Chúa có Đức Mẹ và Đức thánh Thiên Thần, ngoài ra các Thánh không được gọi bằng danh xưng có kèm với từ “đức”.
- Về từ “Chúa”: Tưởng cũng nên thắc mắc để biết thêm, tiếng Việt lúc bấy giờ đã có các từ Hán Việt chỉ người đứng vị trí cao nhất nước như: vua, vương, đế, thượng đế, thiên tử, thiên vương…; có các từ chỉ các đấng thiêng liêng như: thần, thần linh, thần thánh, thánh… Tại sao các Giáo sĩ không chọn các từ Hán Việt đương đại chỉ cấp bậc cao nhất đang thịnh hành lúc bấy giờ mà lại chọn từ “chúa” là một từ Hán Việt cổ; tại sao các vị không chọn các từ ngữ có tính chất linh thiêng mà lại chọn từ “chúa”. Đàng khác, tương đương với từ “chúa” (Hán Việt cổ vào Việt Nam từ thế kỷ IX hoặc trước nữa) có từ “chủ” (Hán Việt đương đại vào Việt Nam từ thế kỷ IX đến nay), tại sao các Giáo sĩ cũng không dùng từ “chủ” mà chọn từ “chúa”.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng lần giở lại lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Khi các nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân lên đất Việt thế kỷ XVI, tình hình Đại Việt lúc bấy giờ đang xảy ra nội chiến – đất nước chia đôi, các triều đại phong kiến tranh dành địa vị - ngôi báu. Đại Việt khi ấy có vua nhưng là vua bù nhìn. Điều hành và cai trị ở Đàng Ngoài là chúa Trịnh, điều hành và cai trị ở Đàng Trong chúa Nguyễn. Vua đối với dân lúc bấy giờ không có nghĩa gì hết. Cha Đắc Lộ nắm rõ tình hình chính trị này khi đặt chân lên đất Việt, cha đã ghi nhận yếu tố lịch sử này rất rõ qua các mục từ trong Từ điển Việt-Bồ-La như sau:
+ “Đức vua” nghĩa là “vị vua không cai trị.”
+ “Đức chúa” nghĩa là “vị vua cai trị”.
+ “Vuatrời” nghĩa là “vua của trời”, đây là tước hiệu người ta gán cho vị quỷ thần và người ta nhân danh vị ấy mà thề nguyền.
+ “Chúa” nghĩa là “người cai trị toàn thể vương quốc mà chúng tôi (các nhà truyền giáo) gọi là rex (vua)”.
+ “Đức Chúa trời đất” nghĩa là “chúa của trời và đất, tên mà người Đông Kinh gọi Deus (Thiên Chúa)”.
+ “Đức Chúa trời” nghĩa là “Chúa Trời”, “Thiên Chúa”.
Qua các mục từ này chúng ta ghi nhận được rằng: các danh từ chỉ tước hiệu cao nhất nước của Đại Việt lúc bấy giờ gồm “vua” và “chúa”. Tuy nhiên, tước hiệu “vua” chỉ là tước hiệu bù nhìn, cha Đắc Lộ giải thích nôm na “đó là vị vua không cai trị”. Hai “chúa” cai trị hai vương quốc Đàng Ngoài và Đàng Trong mới thực sự là có danh và có quyền trên dân. Hình ảnh “vua” đối với dân Đại Việt lúc bấy giờ chỉ là “hữu danh vô thực”, có danh nhưng hoàn toàn không có quyền gì. Đó hẳn là lý do các Giáo sĩ đã chọn từ “chúa” thay cho các từ “vua, đế, vương”.
Về từ “chủ” có lẽ Đại Việt lúc bấy giờ đang còn trong chế độ phong kiến, hình ảnh “chủ - tớ” không thích hợp với đại từ mà các Giáo sĩ chọn để chỉ Thiên Chúa mà các vị đang rao giảng. Mặc dù từ “chủ” gốc Hán là từ đồng nghĩa hoàn toàn với từ “chúa”. Và, hẳn các Giáo sĩ không chọn từ “chủ” đơn giản vì lúc đó dân Đại Việt không dùng từ “chủ” để chỉ người đứng vị trí cao nhất nước mà dùng từ “chúa”. Hơn nữa, từ “chúa” lúc bấy giờ là từ Hán Việt cổ đã nhập hệ vào tiếng Việt sâu đến nỗi người ta không còn coi đó là từ gốc Hán nữa. Thiết nghĩ với các bối cảnh trên, từ “chúa” xem ra thích hợp hơn với các từ “vua, đế, vương, chủ”.
Mặt khác, vì muốn truyền giảng một đạo mới, đạo ấy nói về “Thiên Chúa yêu thương sinh xuống làm người như chúng ta – trừ tội lỗi”. Vì thế nên các Giáo sĩ thuở ấy hẳn cũng tránh các từ có tính cách thần linh cao siêu, cách xa với con người để gọi Thiên Chúa. Các Giáo sĩ muốn truyền giảng một Thiên Chúa gần gũi, một Thiên Chúa điều khiển con người, Ngài làm chủ trên sinh mạng từng người.
Từ “chúa” biểu thị đấng uy quyền, đấng tối cao điều khiển dân nước, nhưng “chúa” lại là một người từ giữa dân, sống với dân hiểu dân và dẫn dân đi trong an bình. Có lẽ hiểu bối cảnh khi đạo Công Giáo vào Việt Nam, hiểu lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, chúng ta hiểu được sự hội nhập văn hóa và cách chọn từ ngữ để truyền đạo của các nhà truyền giáo thật thâm thúy và sâu sắc.
Các nét nghĩa của từ “chúa” trong tiếng Việt hiện đại sẽ được hiểu sâu sắc hơn, nếu chúng ta kết hợp với bối cảnh Đạo Công Giáo đến Việt Nam lúc bấy giờ và nếu chúng ta gắn kết với các nét nghĩa của từ “chúa” trong từ điển Hán Việt của Thiều Chửu hoặc của Đào Duy Anh. Hiện nay từ “chúa” trong tiếng Việt hiện đại dường như nét nghĩa bị thu hẹp lại, chỉ để nói đến “Thiên Chúa trong Thiên Chúa giáo” mà thôi.
4. KINH KÍNH MỪNG
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
- Trong Kinh này có từ “gồm”: Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích “gồm” nghĩa là “có tất cả như là những bộ phận hợp thành; ví như: Cuốn sách gồm năm chương; Đoàn chúng tôi gồm mười người”. Nghĩa này không diễn tả hết nghĩa của lời Kinh. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “gồm” nghĩa là “gom lại”; Tự vị Annam Latinh bổ sung thêm “gồm” nghĩa là “đầy đủ trọn vẹn”; “gồm phúc lạ” nghĩa là “được trang trí bằng mọi ơn, đầy ơn phúc”. Với hai nét nghĩa này chúng ta hiểu Mẹ được phúc lạ, Chúa Giêsu con Mẹ cũng là nguồn mọi ơn phúc.
- Trong Kinh này có cụm từ “lâm tử”: Từ điển tiếng Việt hiện đại giải thích “lâm” nghĩa là “ở vào tình thế không hay cho mình, như lâm nạn”. Nghĩa này không sát mấy với ý nghĩa của lời Kinh. Tự vị Annam Latinh có từ “lâm” nghĩa là “sắp tới, lại gần, xảy đến”; tác giả cũng ghi thêm hai mục từ “lâm chung” và “lâm tử” nghĩa là “cái chết rất gần”. Câu Kinh này chúng ta xin Mẹ cầu cùng Chúa thương chúng ta trong lúc “lâm tử”, lúc cái chết đang rình rập cận kề.
5. KINH TIN KÍNH
Tôi tin kính Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
- Tự vị Annam Latinh có mục từ “Kinh Tin Kính” trùng với tựa đề của Kinh này, tác giả giải thích “Kinh Tin Kính” nghĩa là “Bản tóm tắt giáo lý của các Tông Đồ”. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “tin” cùng một nghĩa với “lòng tin, đức tin” được giải thích là “tin bằng con tim”; Tự vị Annam Latinh còn có mục từ “kính tin” đồng nghĩa với “tin kính” nghĩa là “tin”. Thiết nghĩ các mục từ trong hai từ điển này giúp chúng ta hiểu mình đọc câu Kinh với thái độ nào.
- Về đại từ “tôi”: Trong tất cả các Kinh được soạn từ khi đạo Công Giáo được truyền vào Việt Nam, có hai đại từ được sử dụng chính trong các Kinh là: -Đại từ chỉ “Chúa, Đức Chúa” đã giải thích trong Kinh Sáng Danh và -Các đại từ chỉ người theo đạo, người đọc Kinh là “tôi, chúng tôi”. Từ “tôi, chúng tôi” có nghĩa rất phù hợp với các lời Kinh. Trong Từ điển Việt-Bồ-La có hai lần tác giả nêu mục từ “tôi” với nghĩa là “tôi, bầy tôi, đầy tớ”, lần nào tác giả cũng chú thích thêm đó là “nói cách khiêm hạ. Tự vị Annam Latinh chỉ có một mục từ “tôi” với nghĩa là “tôi, đầy tớ, kẻ bề dưới tự xưng mình như thế, tôi tớ, bề tôi”. Như vậy, nghĩa cổ của từ “tôi” là nghĩa biểu thị sự khiêm hạ và tỏ lòng tôn kính người đối thoại một rõ ràng và đặc biệt.
Có lẽ từ khi tiếp xúc rộng rãi với ngôn ngữ văn hóa Châu Âu, các nét nghĩa cổ của “tôi, và chúng tôi” trong văn hóa Việt Nam đã biến mất. Thay vào đó từ “tôi” trong tiếng Việt hiện đại đã mang nét nghĩa là “từ cá nhân dùng để tự xưng với người ngang hàng hoặc khi không cần tỏ thái độ tình cảm gì”. Nghĩa này hoàn toàn không phù hợp với tâm tình và nghĩa của các lời Kinh. Vì thế, với thời gian đại từ “tôi” trong các Kinh được sửa lại thành “con”, “chúng tôi” được sửa lại thành “chúng con” để cho phù hợp tiếng Việt hiện đại.
Hiểu được nét nghĩa lịch sử của từ “tôi, chúng tôi”, chúng ta dễ đón nhận một số văn bản của đạo Công Giáo in đã quá cổ xưa mà đôi khi vẫn được dùng để đọc nơi chung. Nếu gặp từ “tôi, chúng tôi” trong bối cảnh này, chúng ta đừng vội hiểu theo nét nghĩa hiện đại và đón nhận chúng với nét nghĩa cổ của chúng.
Tuy nhiên, trong tất cả các Kinh vẫn còn có Kinh Tin Kính và Kinh Thú Nhận đại từ “tôi” được giữ lại. Theo thiển ý và theo cách hiểu mạo muội của cá nhân, việc giữ lại đại từ “tôi” trong hai Kinh này hẳn Giáo Hội Việt Nam cũng không muốn xóa đi nét nghĩa cổ của đại từ này là tâm tình xứng hợp khi đọc hai Kinh ấy. Thêm vào đó Giáo Hội cũng muốn nhấn mạnh việc tuyên xưng đức tin và việc nhìn nhận tội lỗi đó là việc mỗi cá nhân phải đích thân xác quyết mạnh mẽ, và phải được công bố lớn tiếng “tôi…” (tôi tin kính…, tôi thú nhận…).
- Trong Kinh này có cụm từ “ngục tổ tông” thật là khó hiểu và khó giải thích, vì ngoài nghĩa từ ngữ nó còn mang nghĩa thần học tín lý. Trong giới hạn của tập sách, tôi chỉ dừng lại ở việc giải thích từ ngữ. Từ điển Việt-Bồ-La giải thích “ngục” nghĩa là “nhà giam”. Tự vị Annam Latinh có mục từ “tổ tông” đồng nghĩa với từ “tổ tiên”, nhưng trong ngữ cảnh này từ “tổ tông” phải được hiểu là gồm những người từ Adam – Eva cho đến Chúa Giêsu. Chúng ta có thể hiểu nôm na cụm từ “ngục tổ tông” là nơi giam cầm những người công chính đã chết trước khi Chúa Giêsu đến. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài đem Tin Mừng cứu độ cho các linh hồn bị giam cầm nơi “ngục tổ tông” đó (x.1Pr 3,18-19). Một cách dùng hình ảnh “ngục” (nơi giam giữ) để nói về tình trạng của những người ăn ngay ở lành đã chết trước khi được Chúa Giêsu cứu chuộc bằng màu nhiệm chết và phục sinh của Chúa đó là: Nhiều nhà thờ xưa ở Hy Lạp, Thổ nhĩ Kỳ và Trung Đông vẽ cảnh Chúa Giêsu Phục Sinh ra khỏi mồ, một tay dắt ông Adam, một tay dắt bà Eva vào cõi sống, như Chúa hứa với người trộm lành: “Ngay hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
- Trong Kinh này có các cụm từ “bởi trong kẻ chết mà sống lại”, “bởi trời”. Tiếng Việt hiện đại giải thích từ “bởi” là “kết từ chỉ nguyên nhân”, nghĩa này không hợp với nghĩa của lời Kinh. Từ điển Việt-Bồ-La giải thích từ “bởi” với nét nghĩa chỉ không gian, nghĩa là “từ”. Từ điển có thêm các mục từ “bởi đâu” nghĩa là “từ đâu”; “bởi đâu mà về” nghĩa là “từ đâu mà về”. Với các mục từ này chúng ta có thể hiểu các cụm từ “bởi trong kẻ chết mà sống lại”, “bởi trời” cách dễ dàng: “bởi trong kẻ chết mà sống lại” nghĩa là “từ trong kẻ chết mà sống lại”, “bởi trời” nghĩa là “từ trời”.
- Câu “Tôi tin các Thánh thông công”: từ “thông công” thật là khó hiểu. Từ điển Việt-Bồ-La có mục từ “thông công” được cha Đắc Lộ giải thích là “sự thông công, sự thông hiệp của các thánh”. Tác giả Đại Nam Quấc Âm Tự Vị giải thích “thông” nghĩa là “chung”, “thông công” nghĩa là “công chung”.Theo Giáo Hội Công Giáo, Tín Điều “Các Thánh thông công” có ý nói lên niềm tin vào sự liên lạc siêu nhiên mật thiết, sống động bằng sự thông chia công phúc giữa các phần tử trong Giáo Hội lữ hành với các Thánh trên trời và với các linh hồn ở luyện ngục. Vì chính bởi mối liên hệ mật thiết giữa các Thánh, chúng ta và các linh hồn ở luyện ngục, mà chúng ta mới có thể xin lễ, làm việc lành, cầu nguyện cho nhau được, và mới có thể nhờ công nghiệp của nhau được! Hành động này được gọi là “thông công”.
6. KINH THÚ NHẬN
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh (chị) em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh (chị) em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen
- Khi đọc Kinh này nhiều bạn trẻ đã thắc mắc với tôi: “Tại sao trong Kinh này khi thú nhận với Chúa và mọi người thì đọc ‘Tôi đã phạm tội nhiều…’, nhưng khi đấm ngực thì lại đọc ‘Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…’ Phải chăng có sự khác biệt về hành động ‘thú nhận’ này, khi ‘thú’ thì nói đến ‘tội’ còn khi ‘nhận’ thì chỉ nhận ‘lỗi’ ?”.
Xin thưa, trong tiếng Việt hiện đại hai từ “tội” và “lỗi” ở hai mức độ sai phạm khác nhau. “Tội” là điều nặng, đối với người có đạo là phải đi “xưng tội” có khi phải chịu hình phạt; còn “lỗi” là những thiếu sót, những sai phạm nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần nói lời xin lỗi là được. Tuy nhiên, nếu chúng ta phạm tội hay chúng ta mắc lỗi thì điều quan trọng là chúng ta đều cần phải sửa đổi.
Trong tiếng Việt cổ, từ “tội” nghĩa là “tội”, nhưng từ “lỗi” ngoài nghĩa là “sự lầm lỗi” nó còn mang nét nghĩa là “tội”. Tự vị Annam Latinh ghi nhận ở mục từ “lỗi” nghĩa là “sai lỗi, sự sai lỗi, tội lỗi”. Cũng vì nét nghĩa này mà chúng ta có từ ghép hội nghĩa “tội lỗi” đều chỉ về “tội”, từ ghép này có nét nghĩa chung hơn và mạnh hơn.
Có lẽ vì không muốn lặp lại từ “tội” làm cho câu Kinh đơn điệu mà các soạn giả đã dùng từ thay đổi giữa “tội” và “lỗi” để cho phong phú từ ngữ hơn. Tuy nhiên, với thời gian thì nghĩa của hai từ này đã làm cho câu Kinh khó hiểu hơn. Vì thế chúng ta cần hiểu từ “lỗi” với nét cổ của nó để ý nghĩa của câu Kinh trọn vẹn đầy đủ hơn.
7. KINH SÁNG SOI
Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
- Trong Kinh này chúng ta gặp từ “sáng soi”, đây là từ ghép đẳng lập hội nghĩa “sáng” nghĩa là “làm cho tỏ, làm cho rõ”; “soi” cũng có nghĩa là “làm cho thấy rõ”; hai từ ghép lại thành từ ghép làm cho nghĩa của từ mạnh hơn. Tự vị Annam Latinh có mục từ “sáng soi” nghĩa là “chiếu sáng”, tác giả giải thích từ “sáng soi” được dùng nói về Thiên Chúa và về mặt trời mà thôi. Xin Chúa “sáng soi” nghĩa là xin Chúa “chiếu sáng để chúng con thấy rõ” điều chúng con đang cần thấy.
8. KINH THÁNH THIÊN THẦN BẢN MỆNH
Con thân Đức Thánh Thiên Thần, tính thiêng liêng sáng láng, con cám ơn Đức Thánh Thiên Thần giữ con từ thuở mới sinh đến nay cho khỏi tay quỷ. Đức Thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con biết được đạo thánh Chúa trời đất. Vì vậy con cầu cùng Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm, cho đến trọn đời, kẻo ma quỷ dữ cám dỗ được con. Con lạy Đức Thánh Thiên Thần khẩn nguyện cho con thông minh sáng láng, giữ mười sự răn*, chừa mọi sự dữ, đến khi con lâm chung, xin cùng Đức Chúa Trời cho linh hồn con được lên ở cùng Đức Chúa Trời và Thánh Thiên Thần hằng sống vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen.
- Trong Kinh này chúng ta gặp câu mở đầu “Con thân Đức Thánh Thiên Thần…” Đây là câu đặc biệt với từ “thân”, từ này đã được giải thích trong Kinh Lạy Nữ Vương trước đây.
- “Đức thánh Thiên Thần là thầy con, mở lòng cho con…” Cụm từ “mở lòng” không có trong từ điển tiếng Việt hiện đại. Từ điển Việt-Bồ-La không có mục từ “mở lòng” nhưng có hai mục từ có ý nghĩa ấy. Mục từ “Đức Chúa Trời mở lòng” nghĩa là “Thiên Chúa lay động tâm hồn” và “Đức Chúa Trời mở lòng sáng láng” nghĩa là “Thiên Chúa soi sáng tâm hồn”. Tự vị Annam Latinh bổ túc cho Từ điển Việt-Bồ-La bằng mục từ “mở lòng” nghĩa là “soi sáng tâm hồn”. Câu Kinh nghĩa là Đức Thánh Thiên Thần soi sáng tâm hồn con, để con biết được đạo thánh Chúa, con cám ơn Ngài về điều ấy.
- “Đức Thánh Thiên Thần giữ con ban ngày, xem con ban đêm”: Từ “xem” trong tiếng Việt hiện đại có năm nét nghĩa: 1.Nhận biết bằng mắt; 2.Nhận định, đánh giá dựa vào quan sát; 3.Thường ở cuối câu, sau động từ…; 4.Kết hợp hạn chế (xem số, xem tướng…); 5.Coi là, coi như. Cả năm nét nghĩa này của từ “xem” trong tiếng Việt hiện đại đều không phù hợp với nghĩa của câu Kinh.
Đại Nam Quấc Âm Tự Vị ghi chú “xem” nghĩa là “coi” (trông coi); Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giải thích “xem” nghĩa là “coi (coi sóc), để ý cho biết”. Nghĩa của câu Kinh, xin Thánh Thiên Thần gìn giữ con ban ngày, coi sóc con ban đêm, để ma quỷ không cám dỗ được con.
- Cụm từ “lâm chung” trong Kinh này đồng nghĩa với “lâm tử” trong Kinh Kính Mừng đã giải thích ở trên.
9. KINH LẠY THÁNH MẪU
Lạy Thánh Mẫu Maria là Mẹ rất nhân từ, Mẹ thông* ơn Chúa, xin chữa chúng con cho khỏi tay kẻ dữ, cùng xin ghé mặt thương xem trong thì* lâm tử*. Amen.
- Câu từ “Mẹ thông ơn Chúa” có từ “thông” là từ Hán Việt nghĩa là “chuyền khắp”. Từ điển Việt-Bồ-La có ba mục từ “thông”, mục từ hợp với Kinh này nghĩa là “truyền”. Hiểu đơn sơ câu này nghĩa là “Mẹ là Đấng chuyển ơn Chúa xuống cho chúng con”.
- Cụm từ “trong thì lâm tử” có từ “thì” đồng nghĩa với từ “thời” nghĩa là “lúc, giai đoạn, khoảng thời gian”; “thì” là cách phát âm của “thời”. Nghĩa nôm na của cụm từ này là “xin Mẹ để mắt trông nhìn đến con lúc con lâm tử (lúc con sắp lìa cõi đời này)”. Nói đến “thì” và “thời” chúng ta có thể nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời đức hạnh là câu trau mình”
Vì không hiều “thì” là “thời”, “thời” đồng nghĩa với “thì” mà các bạn trẻ khi “bình luận” câu thơ này đã không ngần ngại đặt vấn đề “trai thời là gì?”, “gái thời là gì ?”.
- Từ “lâm tử” đã được giải thích trong Kinh Kính Mừng.
10. KINH TRƯỚC KHI XÉT MÌNH
Lạy Chúa là sự sáng linh hồn con, xin soi sáng* cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay, hoặc lo*, hoặc nói, hoặc làm điều gì lỗi nghĩa cùng Chúa. Con lại xin Chúa vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu ban ơn cho con được ăn năn ghét tội, cùng dốc lòng chừa* thật. Amen.
- Trong Kinh này có cụm từ “hoặc lo, hoặc nói, hoặc làm” từ “lo” khiến cho câu Kinh khó hiểu. Từ điển Việt-Bồ-La có hai mục từ “lo” được giải thích là “suy tư” (hiểu theo nghĩa của câu Kinh là “tư tưởng” là những điều chúng ta nghĩ). Mục từ này cho chúng ta hiểu câu Kinh: “Xin soi sáng cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay, hoặc lo, hoặc nói, hoặc làm…” nghĩa là “Xin soi sáng cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay, hoặc là tội trong tư tưởng (lo), hoặc là tội trong lời nói, hoặc là tội trong việc làm”.
11. KINH PHÓ DÂNG
Lạy Chúa, con xin phó dâng* linh hồn và xác con ở trong tay Chúa, Chúa đã phù hộ* con ban ngày, thì xin Chúa cũng gìn giữ con ban đêm, kẻo sa phạm tội gì mất lòng Chúa hay là chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Chớ gì sống chết con được giữ một lòng kính mến* Chúa luôn. Amen.
- Câu Kinh “Con xin phó dâng linh hồn và xác con ở tay Chúa”: Từ điển Việt-Bồ-La có hai mục từ “phó” (phú) nghĩa là “giao phó” và “phó” (phú) cũng có nghĩa là “tôi đã trao cho người ấy”. “Dâng” (dưng) “dâng một vật gì cho một người trang trọng”. Với các mục từ này chúng ta mới thấy việc đọc câu Kinh này thật ý nghĩa và đem lại lợi ích cho chúng ta. Chúng ta giao cho Chúa linh hồn và xác chúng ta đó là việc hoàn toàn xứng hợp, việc dâng này cũng có nghĩa là chúng ta tin tưởng Chúa làm chủ sinh mạng đời ta.
- Cụm từ “phù hộ”: Từ điển Việt-Bồ-La có ba mục từ “phù hộ” được giải thích như sau- 1.Đây là từ chỉ nói về Thiên Chúa, các thánh; 2.Giúp đỡ; 3.Bảo vệ. Ba mục từ này cho chúng ta thấy rõ việc Chúa chăm sóc và gìn giữ chúng ta, vì thế chúng ta tin tưởng “phó dâng cuộc đời chúng ta cho Chúa”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Trắng
Thérésa Nguyễn
21:27 06/08/2014
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Trong vườn muôn sắc
Có bông hoa trắng
Đơn sơ một mình
Dịu dàng dễ thương
dễ thương…
(tn)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 01-07/08/2014: Đức Hồng Y Edward Clancy ân nhân người Việt Công Giáo Sydney
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:47 06/08/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã yêu cầu các giám mục trên thế giới kêu gọi người Công Giáo tránh những biểu hiện "thái quá" trong khi trao đổi bình an trong Thánh Lễ.
Tòa Thánh đã lưu ý về một số thực hành có xu hướng lan rộng, chẳng hạn như những gián đoạn kéo dài vì các linh mục rời khỏi bàn thờ, các tín hữu rời bỏ hàng ghế của họ để đi chúc bình an; sự ra đời của những "bài hát hòa bình", và cả việc công bố những lời chúc mừng hay những lời chia buồn vào những dịp đặc biệt. Những thực hành này là không phù hợp trong phụng vụ Thánh Thể. Những thực hành như thế, theo Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, “tạo ra những ngộ nhận trong cộng đoàn phụng vụ ngay trước khi rước lễ.”
Chỉ thị của Bộ đã được đưa ra trong một bức thư gửi cho các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, ký ngày 08 Tháng 6 bởi Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera, tổng trưởng của Thánh Bộ và Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, tổng thư ký. Nội dung của bức thư được công khai vào ngày 31 tháng 7 vừa qua.
Chỉ thị của Bộ nói rằng sau một số thảo luận, bắt đầu từ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể vào năm 2005, việc trao bình an đã được giữ ở vị trí hiện nay trong Thánh Lễ cùng với lời kêu gọi các Giám Mục hướng dẫn các tín hữu hiểu biết đúng đắn về nghi thức này.
Nếu các tín hữu không hiểu và không biểu lộ trong nghi thức này ý nghĩa thực sự của việc trao ban bình an, quan niệm Kitô giáo về hòa bình của họ bị suy yếu đi, và ảnh hưởng xấu đến sự tham gia hiệu quả của họ vào bí tích Thánh Thể.
Sau cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về bí tích Thánh Thể năm 2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã viết trong Tông huấn Sacramentum Caritatis của ngài rằng các Giám Mục đã thảo luận về Cử Chỉ Trao Bình An, và "sự thích đáng của việc phải có sự kiềm chế hơn trong cử chỉ này, tránh sự phóng đại và gây mất tập trung nhất định trong cộng đoàn trước khi rước lễ." Những lưu ý mới từ Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích là để tiếp nối cuộc thảo luận đó.
Thánh Bộ nhắc nhở các Đức Giám Mục rằng việc trao đổi bình an không phải là một nghi thức bắt buộc và đôi khi có thể không phù hợp; cử chỉ này không nên được thực hiện "một cách máy móc" Tài liệu này đề nghị Hội Đồng Giám Mục các nước 'xem xét những cách khác nhau trong cử chỉ trao bình an để tránh "những cử chỉ chào hỏi nhàm chán hay nặng tính thế tục”
2. Đức Thánh Cha Phanxicô thăm trụ sở Dòng Tên dịp lễ thánh Inhaxiô
Dịp Lễ thánh Inhaxiô 31.07 vừa qua, cha Bề trên Tổng quản Dòng Tên cùng quý cha, quý thầy Dòng Tên tại Rôma đã nhận được “một món quà vô cùng bất ngờ”, đó chính là cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến trụ sở Dòng Tên để mừng lễ thánh Inhaxiô, đấng sáng lập Dòng Tên. Đức Giáo Hoàng muốn chuyến thăm của ngài diễn ra âm thầm và trong tinh thần anh em cùng một đại gia đình Dòng nên không ai được biết về chuyến thăm của vị khách đặc biệt này cho đến phút cuối cùng.
Đức Giáo Hoàng bước ra khỏi chiếc ô tô “bình dân” quen thuộc và được cha Adolfo Nicolás, Bề Trên Tổng quyền Dòng Tên, quý cha, quý thầy và nhiều tín hữu nồng nhiệt chào đón. Ngài tươi cười và vui vẻ bắt tay chào thăm mọi người trước khi vào dùng bữa với cộng đoàn Dòng Tên.
Phòng ăn của cộng đoàn trung ương (Curia) hôm đó đông hơn thường lệ vì có sự hiện diện của gia đình một tu sĩ trong Dòng, một số học viên Dòng Tên đến từ Âu Châu đang dự khóa hội thảo kéo dài một tuần. Mọi người vỡ òa vui sướng khi thấy Đức Giáo Hoàng xuất hiện và cùng ăn trưa với mình.
Sau khi dùng bữa trưa, Đức Giáo Hoàng vui vẻ chụp hình kỷ niệm với nhóm đầu bếp và một số vị khách của cộng đoàn Curia.
Sau đó, ngài được cha Bề trên Tổng quản và quý cha hướng dẫn đi viếng nhà nguyện của cộng đoàn. Đức Giáo Hoàng chăm chú lắng nghe một cha giới thiệu về những bức tranh ghép đá và kính màu trong nhà nguyện.
Trước khi trở về Vatican, Đức Thánh Cha đã nán lại thăm hỏi, trò chuyện và chụp hình kỷ niệm với các anh em cùng Dòng.
Dịp Lễ thánh Inhaxiô năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên đã đến thăm các cha các thầy Dòng Tên và dâng Thánh Lễ kính thánh Inhaxiô Lôyôla, đấng sáng lập Dòng Tên tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu của Dòng Tên ở Rôma cùng với cha Adolfo Nicolás, SJ, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, Đức Tổng Giám mục Luis Ladaria Ferrer, SJ, Thứ kí Bộ Giáo Lý Đức Tin, khoảng 270 anh em Dòng Tên của ngài, quý thân hữu và các cộng tác viên của Dòng.
3. Buổi đọc kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 3 tháng 8
Cái luận lý của Thiên Chúa là thứ luận lý của lòng cảm thương, chia sẻ cho người nghèo đói và cho đi chính mình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3 tháng 8.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa Phúc Âm Chúa Nhật thường niên thứ 18 năm A, kể lại biến cố Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng. Chúa Giêsu làm phép lạ đó gần bờ hồ Galilea, ở một chốn hoang vu vắng vẻ, nơi ngài đã cùng các môn đệ rút lui vào đó sau khi nghe tin ông Gioan Tẩy Giả chết. Nhưng có biết bao người đã đi theo và tới với các ngài. Và khi trông thấy họ, Chúa Giêsu cảm thương và chữa lành những người bệnh cho tới chiều. Khi đó, các môn đệ lo lắng vì trời đã sập tối, các ông gợi ý xin Chúa giải tán đám đông để họ có thể vào các làng mạc mua thức ăn. Nhưng Chúa Giêsu bình tĩnh trả lời: “Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Mt 14,16). Rồi sau khi 5 chiếc bánh và hai con cá được đem tới, Người chúc lành, bắt đầu bẻ ra, trao cho các môn đệ, và các ông phân phát cho dân chúng. Mọi người ăn no nê mà vẫn còn dư.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Chúa Giêsu dậy chúng ta đặt các nhu cầu của người nghèo trước các nhu cầu của chúng ta. Các nhu cầu của chúng ta, cho dù hợp pháp, cũng sẽ không bao giờ cấp thiết như các nhu cầu của người nghèo, là những người không có cái tối thiểu để mà sống. Chúng ta thường nói về người nghèo, nhưng khi nói về người nghèo, chúng ta có cảm thấy rằng người đàn ông này, người đàn bà nọ, các trẻ em ấy không có những điều cần thiết để sống không? Rằng họ không có ăn, không có mặc, không thể có thuốc men. Cả các trẻ em nữa không thể đến trường... Và vì thế các nhu cầu của chúng ta, dù hợp pháp, sẽ không bao giờ cấp thiết bằng các nhu cầu của người nghèo không có cả những điều tối thiểu để sống.
4. Đức Thánh Cha gặp gỡ 50,000 em giúp lễ tại quảng trường Thánh Phêrô
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ hơn 50.000 em giúp lễ người Đức tại Quảng trường Thánh Phêrô vào buổi tối thứ Ba 5 tháng 8. Các em đang trong cuộc hành hương với chủ đề là "tự do – nghĩa là thật hợp luật để làm điều thiện".
Đức Thánh Cha đã nghe phát biểu của Giám mục Karl-Heinz Wiesemann của Speyer, sau đó ngài chủ sự buổi kinh chiều tạ ơn, và nói chuyện với các em giúp lễ.
Trong bài giảng bằng tiếng Đức, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng thông qua việc nhập thể của Con Ngài, "Thiên Chúa cho chúng ta thấy rằng Ngài là người Cha nhân hậu." Để thực hiện việc nhập thể, "Thiên Chúa cần một người phụ nữ, một người mẹ" và "đây là Đức Trinh Nữ Maria ... Mẹ hoàn toàn được tự do và trong sự tự do của mình, Mẹ đã nói tiếng xin vâng.”
Trong bài phát biểu sau đó, dài hơn bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài sẽ giữ trong tâm trí những câu hỏi được đưa ra bởi bốn em.
Một em hỏi làm thế nào các em giúp lễ có thể trở nên các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng nói thế giới có nhu cầu rất lớn của những người làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa và phục vụ lợi ích chung. "Các con được mời gọi để nói về Chúa Giêsu cho những người đương thời với các con, không chỉ những người trong giáo xứ hoặc các hiệp hội của các con, nhưng đặc biệt là với những người chưa biết Chúa,".
"Tuy nhiên, để nói chuyện với những người khác về Chúa Giêsu, chúng ta phải biết và yêu mến Ngài". Đức Thánh Cha khuyên các em chuyên tâm cầu nguyện trong im lặng về các bài đọc, và bài Tin Mừng trong các Thánh Lễ, lắng nghe và áp dụng chúng vào cuộc sống của mình.
Trả lời một câu hỏi về những khó khăn của việc dành thời gian cho việc phục vụ bàn thờ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng "có lẽ nhiều người trẻ mất quá nhiều thời gian vào những thứ vô ích: chat trên Internet hoặc điện thoại di động," Ngài khuyên các em hãy dành ưu tiên mỗi ngày để "nhớ Đấng Tạo Hóa của chúng ta, Người đã cho chúng ta được sống, Người đã yêu thương chúng ta, Người đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế."
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng nếu tự do không được sử dụng tốt, như trong trường hợp của Adam và Eva, nó có thể dẫn đưa chúng ta xa dần Thiên Chúa. Những quy tắc là cần thiết, "trong xã hội và trong Giáo Hội, để giúp chúng ta làm theo ý muốn của Thiên Chúa ... Không sử dụng tự do của các on cho những điều xấu! Không vứt bỏ phẩm giá tuyệt vời được làm con cái của Thiên Chúa! Nếu các con làm theo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài, tự do của các con sẽ nở hoa. "
5. Từ vô thần sang Công Giáo: Một câu chuyện của nghi ngờ, hiếu kỳ và cuối cùng là niềm vui
Người ta ước tính rằng khoảng 2 phần trăm của dân số thế giới là người vô thần. Trong nhiều năm, Jennifer Fulwiler, là một người trong số đó. Cô lớn lên trong một gia đình hạnh phúc nhưng vô tín ngưỡng. Thậm chí, cô tin rằng tôn giáo được dựa trên một câu chuyện cổ tích và Kitô giáo là một tôn giáo nguy hiểm.
Jennifer Fulwiler, tác giả cuốn “Something Other Than God”, nghĩa là “Còn gì khác ngoài Thiên Chúa”, nói:
"Vâng, tôi đã từng xem Kitô giáo như một cái gì đó nguy hiểm và tôi thực sự muốn khuyến khích mọi người quên đi hệ thống niềm tin nguy hiểm này."
Trong cuốn sách của mình, " Còn gì khác ngoài Thiên Chúa ", cô chia sẻ hành trình của mình. Tất cả mọi thứ từ sự thờ ơ, tới sự hiếu kỳ và cuối cùng là niềm vui. Cô nói rằng tất cả mọi thứ đã thay đổi khi cô và chồng có đứa con đầu tiên. Cô bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi hơn, mà chủ nghĩa vô thần không có thể trả lời.
Jennifer giải thích:
"Chủ nghĩa vô thần nói rằng cuộc sống của con người chẳng qua chỉ là tình cờ ngẫu nhiên của một chuỗi những phản ứng hóa học và điều đó thực sự trái ngược với kinh nghiệm của tôi về cuộc sống và sự gặp gỡ với những người khác."
Sau khi đọc tất cả các loại sách tôn giáo, với nhiều bất ngờ, cô tìm thấy sự thật trong Kitô Giáo. Cuối cùng cô và chồng cô đã trở thành người Công Giáo. Nhìn lại, cô cho biết cuộc sống của cô bây giờ là hoàn toàn khác trước đây.
Jennifer nói thêm:
"Khi tôi còn là một người vô thần, tôi nghĩ rằng ý nghĩa của cuộc sống là phải có càng nhiều tiền càng tốt. Nhưng tôi nhận thấy không bao giờ là đủ. Ao ước được thăng chức nhưng khi được rồi, tôi lại muốn trèo lên cao hơn nữa. Có xe đẹp, tôi lại muốn có xe đẹp hơn. Tôi đã luôn luôn tìm kiếm một điều khác nữa."
Kể từ đó, đức tin của tôi đã phát triển và cả gia đình cô cũng đón nhận đức tin. Cô vẫn giữ liên lạc với một số bạn bè vô thần. Họ có thể không đồng ý về những gì là chân lý, nhưng họ nhìn nhận một sự thật rằng cô đã tìm thấy niềm tin thông qua lý trí.
Jennifer nói tiếp:
"Tôi nghĩ rằng người Công Giáo đôi khi có chút do dự trước các cuộc đối thoại thân thiện với những vô thần, bởi vì họ có thể nghĩ rằng ‘Tôi không muốn nhìn vào những lập luận vô thần quá nhiều vì nó có thể làm lung lay đức tin của tôi và tôi có thể không thích những gì tôi tìm thấy. Tôi luôn luôn khuyến khích mọi người theo lời khuyên của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị: đừng sợ. Trước những thách đố của người vô thần, hãy khám phá mọi khả năng và bạn sẽ tự tin hơn nơi đức tin Công Giáo của mình. "
6. Kitô hữu bỏ chạy khỏi Al-Hasakah
Trước sự thờ ơ của thế giới, quân khủng bố Hồi Giáo ISIS tiếp tục thắng lớn tại Syria. Hôm 31 tháng 7, các tín hữu Kitô đã phải bỏ chạy khỏi Al-Hasakah, một thành phố trước chiến tranh đã có tới 190,000 dân.
Bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS có cả trực thăng và chiến xa tịch thu được của quân đội Iraq đã tràn vào thành phố miền Đông Bắc này hôm thứ Năm 31 tháng 7.
Nhà nước Hồi giáo do ISIS dựng lên đã kiểm soát khoảng 30% lãnh thổ của Syria và 40% lãnh thổ Iraq. Chúng ra lệnh cho các Kitô hữu tại Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, chuyển sang đạo Hồi, hay đóng thuế tôn giáo hoặc là chết dưới những lưỡi gươm Hồi Giáo.
7. 6 tháng 8: Ngày Thế Giới cầu nguyện cho các tín hữu Kitô Iraq
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã đưa ra lời mọi các tín hữu Kitô trên toàn thế giới hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho hòa bình tại Iraq vào ngày 06 tháng 8, lễ Chúa Biến Hình.
Từ Baghdad, Đức Hồng Y Louis Sako Rafael, Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê đã lên tiếng ca ngợi sáng kiến này và kêu gọi cả những người thiện chí trên thế giới xin hiệp cùng mọi Kitô hữu trong ngày được dành riêng đặc biệt để cầu nguyện cho các Kitô hữu ở Mosul và khu vực xung quanh, giờ đây đang dưới sự kiểm soát hà khắc của những bọn khủng bố Hồi giáo ISIS.
Đức Thượng Phụ đã đưa ra lời cầu nguyện cho các tín hữu Iraq trong dịp này như sau:
Lạy Chúa, hoàn cảnh của đất nước chúng con đang chao đảo và sự đau khổ của các Kitô hữu là nghiêm trọng và đáng sợ. Vì vậy, chúng con khẩn xin Chúa cứu lấy mạng sống của chúng con, và ban cho chúng con sự kiên nhẫn và can đảm để tiếp tục đưa ra những chứng tá cho những giá trị Kitô giáo với lòng tin tưởng và hy vọng. Lạy Chúa, hòa bình là nền tảng của cuộc sống; Xin ban cho chúng con hòa bình và ổn định để chúng con có thể sống với nhau mà không sợ hãi và lo lắng, trong niềm tôn trọng và hân hoan.
8. Chứng tá liên đới của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục thành Lyon với các tín hữu Kitô Iraq
Trong tuần qua, Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon, và hai giám mục khác của Pháp, đã thực hiện một chuyến đi bốn ngày tới Iraq để gặp gỡ các tín hữu Kitô nước này. Trong chuyến đi, các vị đã dừng chân tại Karakosh, Alqosh, Kirkuk và Erbil để gặp gỡ các anh chị em tín hữu đã phải bỏ nhà cửa chạy trốn bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS.
Đức Hồng Y Philippe nói với anh chị em:
"Tôi sẽ đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Aramaic-- ngôn ngữ của Chúa Giêsu, ngôn ngữ của người Kitô hữu Syriô - mỗi ngày cho đến khi anh chị em có thể quay trở lại Mosul."
Từ Baghdad, Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê cho biết:
"Các hiền huynh không thể tưởng tượng tầm quan trọng của chuyến thăm lần này. Chư huynh đã mang lại can đảm cho họ. Họ có thể thấy tỏ tường bằng tai mắt mình rằng có những người đang nghĩ đến họ."
Hôm Chúa Nhật 27 tháng 7, khoảng 5 ngàn người đã tụ tập biểu tình trước tiền đình nhà thờ Đức Bà tại thủ đô Paris và 5 ngàn người khác biểu tình tại Lyon để ủng hộ các tín hữu Kitô Iraq và cáo buộc chính quyền Pháp tỉnh bơ trước hoàn cảnh bị bách hại của họ.
9. Đức Hồng Y Edward Clancy nguyên Tổng Giám Mục Sydney đã qua đời
Đức Hồng Y Edward Clancy, người từng là Tổng Giám Mục Sydney từ năm 1983 đến năm 2001, đã qua đời tại một nhà dưỡng lão vào ngày 03 tháng 8.
Dòng Tiểu Muội của người nghèo tại Randwick đã chăm sóc cho ngài trong tám năm cuối cùng của cuộc đời mình.
Sinh năm 1923, ngài đã được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo Phận Sydney vào năm 1949 và được bổ nhiệm giám mục phụ tá Sydney vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Canberra từ năm 1978 đến năm 1983, trước khi về lại giáo phận quê hương.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài trong công nghị Hồng Y năm 1988. Ngài về hưu năm 2001 và được thay thế bởi Đức Hồng Y George Pell.
Với cái chết của Đức Hồng Y Clancy, hiện nay có 211 Hồng Y, trong đó 118 vị còn trong độ tuổi bầu giáo hoàng.
10. Tòa Thánh công bố lịch trình Đức Giáo Hoàng tông du Albania
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Albania vào Chúa Nhật 21 tháng Chín. Tòa Thánh đã công bố lịch trình của ngài trong đó dầy đặc các sự kiện.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm đất nước này trong vòng 14 giờ. Ngài sẽ rời Rôma lúc 7:30 sáng. Sau khi tới thủ đô Tirana, ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo quốc gia tại Phủ Tổng Thống.
Lúc 11:00h, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh Lễ và buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Mẹ Têrêsa.
Sau Thánh lễ, ngài sẽ dùng bữa trưa với các giám mục Albania, và cũng sẽ gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô khác.
Vào buổi chiều, Đức Giáo Hoàng, lúc 5:00, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi kinh chiều tại Nhà thờ Thánh Phaolô tại Tirana. Sau đó, vào lúc 6:30 chiều, ngài sẽ gặp gỡ các trẻ em tại Trung Tâm Bethany, nơi chăm sóc trẻ mồ côi và những em trong hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Lúc 8:00 tối, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trở lại Rome, và dự kiến sẽ đáp xuống phi trường Ciampino lúc 09:30 tối.
11. Ngưng bắn không giải quyết được gì, nều các điều kiện sống tại Gaza không thay đổi
“Ngưng bắn không giải quyết được gì, nếu Gaza vẫn là một nhà tù của tuyệt vọng, bị phong tỏa, nơi sự sợ hãi ngày càng lớn lên cùng với lòng nuôi dưỡng thù hận khiến cho người trẻ tuyệt vọng và dễ dàng trở thành các kẻ cuồng tín sẵn sàng làm mọi sự.”
Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal đã nói như trên với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo ngày mùng 1 tháng 8. Theo Đức Thượng Phụ cần phải lấy đi các điều kiện nuôi dưỡng hận thù, bắt đầu bằng cách hủy bỏ lệnh cấm vận, rộng mở các con đường cho phép dân chúng và hàng hóa di chuyển, cho phép đánh cá ngoài khơi dải Gaza, thì tất cả sẽ di chuyển trên đất liền và sẽ không có ai nghĩ tới việc đào hầm để di chuyển dưới lòng đất. Ý chí tàn ác và mù quáng tiêu diệt kẻ thù đang biến thường dân tại Gaza thành nạn nhân bị sát tế. Chỉ cần nhìn danh sách các nạn nhân thì biết: 70% là phụ nữ và trẻ em. Trong số biết bao nhiêu đường hầm mà lực lượng Hamas xây dưới lòng đất cũng có các hầm là nơi trú ẩn cho dân chúng.
Liên quan tới tình liên đới quốc tế với các tín hữu kitô và dân chúng tại Thánh Địa và vùng Trung Đông, Đức Thượng Phụ Twal cho biết đã nhận được rất nhiều điện thư của các tổ chức và bạn bè từ nhiều đại lục. Đức Thượng Phụ cám ơn tình liên đới của mọi người, nhưng ngài cũng xin gửi các trợ giúp cụ thể cho dân chúng. Đức Thượng Phụ cho biết ngài đã đến thăm các người bị thương trong nhà thương Pháp. Gia đình họ cũng cần được giúp đỡ. Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã cùng Caritas làm những gì có thể, nhưng có ít trợ giúp cụ thể hữu hiệu đến từ nước ngoài. Theo Đức Thượng Phụ chỉ gửi điện thư khẳng định “chúng tôi liên đới với anh chị em” thì không đủ.
12. Đức Giáo Hoàng tiễn đưa Đức Hồng Y Francesco Marchisano trong Thánh Lễ an táng
Đông đảo các Hồng Y, Giám Mục, linh mục và những người biết Đức Hồng Y Francesco Marchisano đã tham dự đám tang của ngài hôm thứ Tư tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã chủ sự buổi lễ.
Trong Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ sự các nghi thức an táng và từ biệt.
Đức Hồng Y Marchisano qua đời vào ngày 27 tháng 7, tại Rôma. Ngài làm việc tại Giáo Triều Rôma từ năm 1956, chủ yếu là ở các khu vực liên hệ đến các di sản văn hóa và nghệ thuật của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đóng góp của ngài cho lĩnh vực này trong một bức điện chia buồn.
Đức Hồng Y Marchisano đã qua đời ở tuổi 85. Năm ngoái, do quá tuổi quy định, ngài đã không tham gia vào Mật Viện bầu Giáo Hoàng. Với cái chết của ngài, Hồng Y đoàn đã giảm xuống còn 212 thành viên, nhưng các vị Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng vẫn còn 118 Hồng Y.
13. Làn sóng bách hại các tín hữu Kitô bùng lên tại Ambon, Nam Dương
Bạo lực tôn giáo đã bùng lên tại Ambon, thủ phủ của khu vực Mollucas thuộc Indonesia, khiến bốn người chết và một làn sóng lo sợ dâng cao trong cộng đoàn Kitô Giáo tại đây.
Quân đội Indonesia đã can thiệp để ngăn chặn những cuộc tấn công nhắm vào các tín hữu Kitô hôm 31 tháng 7, nhưng ít nhất đã có 20 ngôi nhà bị phá hủy.
Năm 2002, căng thẳng giữa người Hồi giáo và Kitô hữu đã bùng nổ tại Mollucas, gây ra hàng ngàn trường hợp tử vong trước khi chính phủ tái lập lại được trật tự.
Indonesia, hay còn gọi là Nam Dương, với dân số 251,160,000 người, trong đó 86.1% theo Hồi Giáo là đất nước có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tại nước này tỏ ra ôn hòa và thực tiễn. Họ không chấp nhận áp dụng luật Sharia bất chấp những áp lực của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo và của các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Họ e ngại những điều luật cực đoan của Sharia như cấm phụ nữ không được làm việc chung với nam giới sẽ đưa Indonesia đến chỗ tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.
Tuy nhiên, Indonesia có một số rất đông các trào lưu Hồi Giáo cực đoan luôn kích động hận thù tôn giáo và những cuộc bạo loạn chống các tín hữu Kitô.
14. Cuộc hoán cải của Emmanuel Schmitt Éric, nhà văn người Pháp
Éric-Emmanuel Schmitt là một trong những nhà văn Pháp nổi tiếng trên thế giới. Tác phẩm lớn nhất của ông là cuốn 'Oscar and Lady in Pink’, đã được dựng thành phim. Ông không phải là một tác giả tôn giáo nhưng Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong các tác phẩm của ông.
Eric tâm sự:
"Tôi lớn lên là một người vô thần. Gia đình tôi vô tín ngưỡng và tôi được nuôi dạy như thế. Sau đó, tôi bắt đầu nghiên cứu về Triết học. Con người tôi thay đổi dần và tôi đã trở thành một kẻ theo chủ nghĩa bất khả tri, có nghĩa là khi ai hỏi tôi về việc Thiên Chúa có hiện hữu hay không, câu trả lời là: ‘Tôi không biết.’”
Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Trong một chuyến đi, ông đã bị lạc trong sa mạc Sahara.
Eric cho biết:
"Trong 30 giờ tôi không ăn hay uống bất cứ thứ gì. Tôi thậm chí không biết tôi ở đâu. Tôi ngủ một đêm dưới những ngôi sao ở sa mạc Sahara và đó là một kinh nghiệm thần bí. Nói cách khác, tôi đã có tất cả các kinh nghiệm. Khi là người vô thần, tôi cho rằng Thiên Chúa không hề tồn tại, sau đó chuyển sang không biết liệu Thiên Chúa có hiện hữu không và cuối cùng là cảm nghiệm thực sự về sự hiện diện của Ngài”
Ông viết tiểu thuyết, những vở kịch và chuyện phim. Tác phẩm của ông có một bố cục chung là đặt ra cho độc giả những câu hỏi và sau đó là những suy tư nội tâm.
"Những gì tôi cố gắng thể hiện, đó là: mặc dù chúng ta đều khác nhau, với những hành vi khác nhau và những hệ tư tưởng khác nhau, về cơ bản tất cả chúng ta đều trăn trở với những câu hỏi tương tự."
Ngoài cuốn 'Oscar và Lady in Pink' rất nổi tiếng, Eric cũng thành công với những cuốn như ‘My Life with Mozart’. Các tác phẩm của ông cũng bao gồm một cuốn sách trong đó Hitler là nhân vật chính. Với tiêu đề "La Part de l'Autre” /lơ pạt đơ lốt trờ/, cuốn sách pha trộn lịch sử với những khả năng có thể xảy ra, bằng cách tưởng tượng những gì có thể đã xảy ra với Hitler, nếu hắn ta vượt qua được kỳ thi tuyển sinh vào Học viện Mỹ thuật của Vienna, thay vì bị thi rớt đến hai lần.
15. Liệu khu tự trị Kurdistan có phải là tương lai của Kitô giáo tại Iraq?
Trong một vài tháng, những kẻ cực đoan Hồi giáo đã loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của các Kitô hữu tại nhiều nơi ở Iraq. Cha Rebwar Basa đã chứng kiến thực tại mới này vào đầu tháng Bảy, khi ngài đến thăm gia đình của mình, đang tị nạn ở Erbil, thủ đô của Iraq Kurdistan.
Cha Rebwar Basa dòng Thánh Ormiza của Công Giáo Chanđê đang theo học tiến sĩ tại Rôma cho biết:
"Khi tôi đến sân bay và đi ra ngoài, tôi thấy nhiều, rất nhiều người dân nằm la liệt. Nhiều người Iraq đang ngủ bên ngoài thiếu thốn đủ mọi thứ."
Khu tự trị này đã đón hàng ngàn Kitô hữu chạy trốn cơn thịnh nộ của bọn khủng bố Hồi Giáo. Cha Basa nói rằng những Kitô hữu Iraq đã có từ thời các thánh Tông Đồ và thậm chí họ còn nói cùng một ngôn ngữ với Chúa Giêsu.
Cha nói:
"Những Kitô hữu chúng tôi tại Iraq có tiếng mẹ đẻ là tiếng Aramaic, ngôn ngữ Đức Giêsu nói hàng ngày. Sẽ rất buồn nếu một ngày kia chúng ta không tìm thấy bất cứ ai nói ngôn ngữ này nữa."
Trước khi sang Rôma theo học tiến sĩ, cha Basa đã làm mục vụ tại Mosul gần một thập niên. Nhưng giờ đây ngài không thể đến thăm thành phố. Đó là việc quá nguy hiểm. Tu viện, nơi ngài đã từng cư ngụ giờ đây bị rơi vào tay quân khủng bố Hồi Giáo.
Cũng giống các gia đình Kitô hữu, dòng của ngài và các nhà lãnh đạo tôn giáo đành phải bỏ lại nhà cửa và nhà thờ của họ để lánh nạn. Cha Basa thừa nhận khủng bố Hồi Giáo đã gây ra những thiệt hại nặng cho tương lai của Giáo Hội tại Iraq.
Cha nói thêm:
"Tôi đã học Triết học và Thần học ở Baghdad, và trong thời gian đó chúng tôi đã có hơn 70 sinh viên. Và giờ đây chỉ còn 20 hoặc 25 chủng sinh. Và tương lai có thể còn ít hơn."
Sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003, các Kitô hữu Iraq bắt đầu phải di cư ra nước ngoài. Nhiều người bỏ nước ra đi, những người khác định cư ở Kurdistan.
Mặc dù có trụ sở tại thủ đô Baghdad, chủng viện Baghdad hiện đang được đặt tại Erbil. Và Thượng Hội Đồng Giám Mục Chanđê vào tháng Sáu vừa qua cũng đã diễn ra gần đó.