Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi
Vũ Văn An
18:12 06/08/2018
Tài Liệu Làm Việc
PHIÊN HỌP TOÀN THỂ THƯỜNG LỆ LẦN THỨ XV CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ BIỆN PHÂN ƠN GỌI
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AL Amoris laetitia
CL Christifideles laici
CHTT (OLQ) Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng
DC Deus caritas est
EG Evangelii gaudium
EN Evangelii nuntiandi
GE Gaudete et exsultate
GMTHĐ(PM) Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng (19-24 Tháng Ba 2018)
GS Gaudium et spes
HTQT (IS) Hội Thảo Quốc Tế về Thân Phận Tuổi Trẻ (11-15 Tháng Chín 2017)
HĐGM (BC) Hội Đồng Giám Mục
IE Iuvenescit ecclesia
TLCB (DP) Tài Liệu Chuẩn Bị
TB (DV) Thánh Bộ Tòa Thánh
LF Lumen fidei
LG Lumen gentium
LHBTC (USG) Liên Hiệp Bề Trên Cả
LS Laudato si’
NGTTG (WYD) Ngày Giới Trẻ Thế Giới
NMI Novo millennio ineunte
PD Placuit Deo
PDV Pastores dabo vobis
PO Presbyterorum ordinis
PP Populorum progressio
RFIS Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis
VC Vita consecrata
VG Veritatis gaudium
VD Verbum Domini
GIỚI THIỆU
Ngày 6 tháng Mười năm 2016, Đức Thánh Cha công bố chủ đề của Phiên Họp Toàn Thể Thường Lệ Lần Thứ XV của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi”.
Việc làm của Thượng Hội Đồng khởi đầu ngay sau đó với việc soạn thảo Tài Liệu Chuẩn Bị ; tài liệu này được công bố ngày 13 tháng Giêng năm 2017, cùng với “Thư Gửi Giới Trẻ” của Đức Thánh Cha. Tài Liệu Chuẩn Bị bao gồm một Bản Câu Hỏi, chủ yếu ngỏ với các Hội Đồng Giám Mục, các Thượng Hội Đồng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và các bộ phận khác của Giáo Hội, với 15 câu hỏi dành cho mọi người và các câu hỏi chuyên biệt dành cho mỗi châu lục, cũng như lời yêu cầu chia sẻ 3 “thực hành tốt nhất”.
Từ 11 tới 15 tháng Chín năm 2017, một Hội Thảo Quốc Tế về Thân Phận Tuổi Trẻ đã diễn ra, với sự tham dự của nhiều nhà chuyên môn và giới trẻ, giúp tập chú vào tình huống giới trẻ ngày nay theo quan điểm khoa học.
Bên cạnh các sáng kiến trên, nhằm có sự can dự của tòan thể Giáo Hội, còn có một vài dịp để lắng nghe tiếng nói của chính người trẻ, nhằm biến họ thành những người chủ động ngay từ đầu. Trước nhất, một bản Câu Hỏi Trực Tuyến đa ngôn ngữ của Văn Phòng Thượng Hội Đồng đã được soạn thảo và được một số Hội Đồng Giám Mục phiên dịch, và các câu trả lời đã nhận được từ hơn một trăm ngàn người trẻ. Sự phong phú trong tư liệu thu được thật là đáng kể. Kế đến, cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng đã diễn ra (Rôma, 19-24 Tháng Ba 2018), kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Lá, khi Tài Liệu Sau Cùng được đệ trình lên Đức Thánh Cha. Khoảng 300 người trẻ từ 5 châu lục đã tham dự trực tiếp, cũng như 15 ngàn người nữa tham dự qua các phương tiện truyền thông xã hội. Biến cố này, một biến cố nói lên ước vọng của Giáo Hội muốn lắng nghe mọi người trẻ, không trừ ai, đã lôi cuốn được rất nhiều chú ý.
Các tư liệu thu lượm từ 4 nguồn chính nói trên, cùng với “Các Nhận Xét” gửi trực tiếp cho Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng , chắc chắn có tính rất sâu rộng. Với sự giúp đỡ của một số chuyên gia, chúng đã được phân tích thấu đáo, tóm tắt cẩn trọng và rồi được trình bầy trong Tài Liệu Làm Việc này, một tài liệu đã được Hội Đồng Thường Lệ của Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng thông qua, dưới sự hiện diện của Đức Thánh Cha.
Bản văn này được sắp xếp thành 3 phần và đề cập đến các chủ đề này một cách phản ảnh được chương trình của Phiên Họp Thượng Hội Đồng vào tháng Mười, dựa trên phương pháp biện phân: Phần I, dưới tựa đề “nhìn nhận”, trong 5 chương, sẽ đem lại với nhau các quan điểm khác nhau, một loạt các tình huống trong đó chúng ta lắng nghe thực tại và kiểm điểm tình huống giới trẻ ngày nay. Phần II, dưới tựa đề “giải thích”, trong 4 chương, sẽ cung cấp cho ta một số chìa khóa giải thích đối với các vấn đề có tính quyết định từng gửi cho Thượng Hội Đồng xem xét; Phần III, hướng tới việc “lựa chọn”, trong 4 chương, sẽ thu thập các yếu tố khác nhau giúp các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quyết định theo đường hướng nào và đưa ra các quyết định nào.
Bản văn này kết thúc với việc tập chú có ý nghĩa vào chủ đề thánh thiện, để Phiên Họp Thượng Hội Đồng nhìn nhận đây là “khuôn mặt lôi cuốn nhất của Giáo Hội” (GE 9) và có thể thông truyền nó cho mọi người trẻ ngày nay.
Điện Vatican, 8 Tháng Năm 2018
Hồng Y Lorenzo Baldisseri
Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng
DẪN NHẬP
Các Mục Đích của Thượng Hội Đồng
1. Chăm sóc giới trẻ không phải là một nhiệm vụ nhiệm ý đối với Giáo Hội, mà là một thành phần cấu tạo ra ơn gọi và sứ mệnh của Giáo Hội trong lịch sử. Chỉ trong một vài hạn từ, nhưng đây là phạm vi chuyên biệt của Thượng Hội Đồng sắp tới: như Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã cùng đi với các môn đệ trên đường Emmaus (xem Lc 24: 13-35) thế nào, Giáo hội cũng được khuyến khích đồng hành với mọi người trẻ, không trừ một ai, hướng về niềm vui yêu thương.
Với sự hiện diện và lời nói của họ, giới trẻ có thể giúp trẻ trung hóa khuôn mặt của Giáo Hội. Có một nối kết về chủ đề giữa Thông điệp gửi những người trẻ của Công đồng Vatican II (8 tháng 12 năm 1965) và Thượng Hội đồng về Giới Trẻ (3-28 tháng 10 năm 2018), một điều được Đức Thánh Cha nêu bật khi ngài giới thiệu cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng: « Thông điệp tuyệt vời gửi giới trẻ của Công đồng Vatican II xuất hiện trong tâm trí. […] Nó là một lời mời tìm kiếm những con đường mới mẻ và hành trình dọc theo chúng một cách mạnh dạn và tín thác, luôn chú mục vào Chúa Giêsu và mở lòng ra với Chúa Thánh Thần, để trẻ trung hóa chính khuôn mặt của Giáo Hội”, trong khi chúng ta đồng hành với giới trẻ trong cuộc hành trình biện phân ơn gọi của họ giữa “sự thay đổi thời đại” này.
Phương pháp biện phân
2. Trong biện phân, chúng ta nhận ra một cách sống, một phong cách, một thái độ căn bản và cũng là một phương pháp làm việc; nó là một con đường để cùng đi với nhau, nhờ đó chúng ta xem xét các năng động tính xã hội và văn hóa mà chúng ta đang sống, bằng đôi mắt môn đệ. Biện phân dẫn chúng ta đến chỗ nhận biết - và trở nên đồng điệu với - hành động của Chúa Thánh Thần, trong sự vâng phục thiêng liêng thực sự. Bằng cách này, nó trở thành sự cởi mở đối với những điều mới mẻ, can đảm tiến ra ngoài và chống lại sự cám dỗ muốn giản lược những điều mới mẻ vào những điều chúng ta đã biết. Biện phân là một thái độ thực sự thiêng liêng. Vì nó là sự vâng lời đối với Chúa Thánh Thần, biện phân, trước nhất và trên hết, là lắng nghe, một điều cũng có thể trở thành động lực cho các hành động của chúng ta, là khả năng biết trung thành một cách sáng tạo đối với sứ mệnh duy nhất mà Giáo Hội luôn được giao phó. Do đó, biện phân trở thành một dụng cụ mục vụ, có khả năng nhận diện được các nẻo đường sống động mà giới trẻ ngày nay có thể bước theo, và cung cấp sự hướng dẫn và các đề xuất cho sứ mệnh vốn không được làm sẵn, nhưng là kết quả của một hành trình giúp chúng ta bước theo Chúa Thánh Thần. Nẻo đường nào được cấu trúc cách này đều mời gọi chúng ta mở lòng ra chứ không khép kín, nêu câu hỏi mà không gợi ý các câu trả lời đã được xác định từ trước, chỉ ra các lựa chọn có thể có và thăm dò các cơ hội. Trong khuôn khổ này, điều rõ ràng là chính Phiên Họp Thượng Hội đồng, vào tháng 10 tới, cần được tiếp cận bằng các thái độ thích đáng đối với diễn trình biện phân.
Cấu trúc bản văn
3. Tài Liệu Làm Việc tập hợp và tóm tắt các đóng góp được thu thập trong diễn trình tiền Thượng Hội Đồng trong một tài liệu được cấu trúc thành ba phần, phản ánh rõ ràng cấu trúc của diễn trình biện phân được mô tả trong Evangelii Gaudium 51: nhìn nhận, giải thích, lựa chọn. Do đó, các phần không độc lập với nhau, nhưng là các giai đoạn trong một diễn trình tổng thể duy nhất.
Nhìn nhận. Bước đầu tiên là nhìn và lắng nghe. Điều này đòi phải chú ý đến tình huống thực sự của giới trẻ ngày nay, trong các hoàn cảnh và bối cảnh đa dạng họ đang sống. Nó đòi sự khiêm nhường, sự gần gũi và tương cảm, để hòa hợp với họ, và nắm vững đâu là các niềm vui và hy vọng của họ, đâu là những nỗi đau buồn và sự lo lắng của họ (xem GS 1). Tương tự như vậy, chúng ta nên hướng đôi mắt và đôi tai biết quan tâm, lo lắng của chúng ta về phía kinh nghiệm của các cộng đồng giáo hội vốn can dự vào giới trẻ trên khắp thế giới. Trong bước đầu tiên này, chúng ta nên tập trung vào việc nắm vững các thực tại cụ thể: các khoa học xã hội cung cấp một đóng góp thiết yếu, những đóng góp, bất ngờ thay, đã được thể hiện rõ ràng trong các nguồn đang được sử dụng, nhưng những gì các khoa học này nói sẽ được xem xét và đọc lại dưới ánh sáng đức tin và kinh nghiệm của Giáo Hội.
Giải thích. Bước thứ hai dẫn chúng ta duyệt lại những gì chúng ta đã nhìn nhận, bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn giải thích và đánh giá bắt nguồn từ viễn ảnh đức tin. Khung tham chiếu phải dựa trên các phạm trù thánh kinh, nhân chủng học và thần học được phát biểu trong những hạn từ chủ yếu của Thượng Hội Đồng: giới trẻ, ơn gọi, sự biện phân ơn gọi và đồng hành thiêng liêng. Do đó, việc xây dựng một khung tham chiếu thoả đáng theo quan điểm thần học, giáo hội học, sư phạm và mục vụ là điều quan trọng về mặt chiến lược: một điều có thể giúp chúng ta tránh các phán xét vội vàng, mặc dù nhìn nhận “rằng trong Giáo hội, nhiều cách giải thích khác nhau về tín lý và đời sống Kitô hữu có thể sống chung một cách hợp pháp»(GE 43). Đây là lý do tại sao chúng ta phải có được một năng động tính tâm linh cởi mở.
Chọn lựa. Chỉ trong ánh sáng ơn gọi đã được chấp nhận mới có thể hiểu được đâu là các bước cụ thể mà Chúa Thánh Thần đang kêu gọi chúng ta thực hiện, và đâu là hướng đi phải theo để đáp lại lời kêu gọi của Người. Trong giai đoạn thứ ba của biện phân này, chúng ta cần khảo sát các phương thức và thực hành mục vụ, và vun sới sự tự do nội tâm giúp chúng ta chọn lựa những phương thức và thực hành cho phép chúng ta dễ đạt được hơn các mục tiêu của mình và loại bỏ những mục tiêu kém hiệu quả. Vì vậy, đây là một sự đánh giá liên quan đến hoạt vụ và một phân tích có phê phán, chứ không phải là một phán quyết về giá trị hoặc ý nghĩa mà các phương thúc này có thể có trong các hoàn cảnh hoặc thời gian khác. Bước này sẽ cho phép chúng ta nhận diện nơi cần cải tổ, cũng như những thay đổi đối với thực hành có tính giáo hội và mục vụ mà nếu không có thể trở thành cứng ngắc.
Kỳ tới: GIÁO HỘI LẮNG NGHE THỰC TẠI
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình lương y Phạm Cao Sơn tại Thái Bình gia nhập đạo
Triết Giang
08:31 06/08/2018
Cách đây 4 năm ngày ngày 4 -5-2014, thân phụ lương y là cụ Phạm Cao Thung là cán bộ lão thành lúc đó đã 94 tuổi cùng với vợ sau thời gian tìm hiểu đạo với sự giúp đỡ của nhiều đấng bậc trong đó có Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và các linh mục dòng Chúa Cứu thế Thái Hà (Hà Nội) đã gia nhập đạo Công Giáo. Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ Gia Lạc do cố Đức cha FX. Nguyễn Văn Sang chủ sự. Đức TGM Giuse đã gửi tặng hai pho tượng thánh Giuse và Teresa-quan thày của hai cụ. Đúng 1 năm sau, cụ Giuse Thung qua đời. Lễ an táng cũng do Đức cha FX Nguyễn Văn Sang chủ sự cùng mấy chục linh mục trong và ngoài giáo phận. Cả ngàn người đã đến phúng viếng, cầu nguyện cho cụ trong đó có nhiều nam nữ tu sĩ, doanh nhân trí thức, khiến gia đình ông rất cảm động và thán phục lối sống của người Công Giáo. Trong bài thơ tặng thân phụ và thân mẫu của Đức cha FX Nguyễn Văn Sang trong ngày hai cụ gia nhập đạo đạo có câu:
“Làm con Thiên Chúa Ba ngôi
Làm con Hội thánh đời đời vinh quang
Cuộc đời sinh tử, tử sinh
Thánh Linh thân ái, kết tình anh em”
Lúc lâm chung, cụ Thung cũng dặn dò con cái phải giữ gìn gia tài di sản Đức tin của cha mẹ và phải biết chia sẻ những thứ mình có cho người nghèo. Nghe lời cụ thân sinh, thời gian qua đã có 2 người con của cụ gia nhập đạo Công Giáo. Bản thân lương y Phạm Cao Sơn cũng đã đi trao tặng hàng tấn thuốc và hơn 5 tỷ đồng cho nhiều giáo phận Hà Nội, Bùi Chu, Thanh Hóa, Vinh, nhiều dòng tu trong cả nước. Lương y cũng bảo trợ cho nhiều hội đoàn phục vụ như hội trống, kèn, thiếu nhi Thánh thể… Vì vậy dễ hiểu, hôm nay có rất nhiều lẵng hoa của các đoàn thể, dòng tu đến chúc mừng.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, Đức cha Phêrô đã nêu gương về nhân đức của người khôn ngoan là biết đi tìm kho báu vĩnh cửu cho mình. Đó chính là được làm con cái Chúa và con cái Hội thánh. Nhiều người trong gia đình lương y Phạm Cao Sơn cũng đã có địa vị, có danh tiếng và cả kinh tế nữa. Nhưng họ đã quyết định để lại và đi tìm kho báu trên Trời…
Sau nghi thức Rửa tội, các ứng viên tiếp tục được ban Bí tích Thêm sức và có 4 cặp đôi được đọc lời thề hứa trong nghi thức Bí tích hôn phối. Trong lời phát biểu cảm tưởng thay mặt gia đình, lương y Phạm Cao Sơn đã cảm ơn tất cả các Đấng bậc, các nam nữ tu sĩ và cộng đoàn đã giúp đỡ, cầu nguyện cho gia đình để họ được trở thành con cái Chúa và mãi là chứng nhân của Tin mừng để có thể lôi cuốn ai đó chưa biết Chúa trở thành con cái của Người.
Đức cha Phêrô và các linh mục cùng chụp ảnh kỷ niệm với gia đình lương y trong ngày đáng nhớ này. Nhiều lẵng hoa, quà tặng của các đoàn thể, người thân đã được trao cho lương y Sơn. Kết thúc thánh lễ, cả ngàn người cùng dự bữa cơm liên hoan ở trong sảnh tầng 1 Tòa Giám mục Thái Bình.
Triết Giang
Hội ngộ Di Dân của Liên Hiệp Công Giáo Việt Nam lần thứ I tại Thái Lan
Lm. Giuse Mạnh Hà, OP.
08:42 06/08/2018
Giữa Thăng Trầm Cuộc Đời, Có Mẹ Đoàn Con Vững Tin
Từ muôn nơi xa xôi, đoàn con về với Mẹ rồi, dâng lên bao nỗi buồn vui, cùng bao ước mơ cuộc đời. Dâng lên lời kinh tiếng hát, như trầm hương thơm ngát, gói trọn hết những lo toan, vui buồn sướng khổ trần gian. Lời của bài hát “Lạy Mẹ La Vang” của Lm. Nguyên Lễ cũng chính là tâm tình của con dân Việt đang sống tại Thái Lan trong ngày lễ Hội ngộ Di Dân của Liên Hiệp Công Giáo Việt Nam lần thứ I và cũng là ngày mừng kính Đức Mẹ La Vang – bổn mạng Liên Hiệp hôm nay.
Xem Hình
Mặc dù thánh lễ được tổ chức nơi đất khách quê người thiếu thốn đủ thứ, mặc dù anh chị em di dân đang phải sống trong thời khắc khó khăn nhất dưới sự bắt bớ gắt gao của cảnh sát, nhưng vượt qua những thiếu thốn và khó khăn gian khổ ấy, ngay từ rất sớm những chuyến xe từ các giáo phận xa như Udon Thani, Ubon Ratchathani, Ratchaburi, Chantaburi đã đưa các bạn trẻ về thánh đường Ngai Tòa Thánh Phê-rô Bangchuaknang để được sum họp, gặp gỡ và nhất là được Chiêm ngưỡng Đức Hồng Y Phan-xi-cô Xavier – Chủ tịch hội đồng Giám mục Thái lan tới thăm và chia sẻ tâm tình như chính vị mục tử từ ái của mình.
Theo những người quan sát thì chưa bao giờ thấy giáo dân người Thái đón Đức Hồng Y nồng nhiệt như con dân Việt Nam. Anh Chị Em trong trang phục nam áo sơ mi trắng, nữ áo dài truyền thống đủ mọi màu sắc chỉnh tề xếp thành hai hàng từ ngoài cổng vào trong nhà thờ với cờ, với hoa trên tay để chào đón người vị mục tử nhân lành tới thăm đoàn chiên. Một nét đẹp chắc có lẽ hiếm có trên mảnh đất chùa vàng này, đến nỗi Đức Hồng Y đã phải thốt lên bằng tiếng Thái rằng “suổi chăng lơi” có nghĩa là “tuyệt đẹp”.
Mở đầu cho buổi lễ Mừng kính Mẹ La Vang, Đức Hồng Y cho thấy sự hiện diện của ngài là đại diện cho Hội đồng Giám mục Thái lan thể hiện sự quan tâm tới tất cả di dân Việt Nam đang sống tại Thái lan. Ngài nói “cha thân chào tất cả anh chị em giáo dân Việt Nam, hôm nay cha đến đây nhân danh Hội đồng Giám Mục Thái chào đón các con, những người con Chúa trong cùng một Giáo Hội của Chúa Ki-tô. Nếu như trong vườn hoa có nhiều loại hoa, thì trong Giáo Hội cũng có đủ thành phần, đủ mọi dân tộc. Các con đến đây làm cho vườn hoa của Giáo Hội Thái Lan thêm khoe sắc hơn, thêm phong phú hơn và thêm đẹp hơn. Cha và Hội đồng giám mục Thái lan mong sao các con giữ đạo, sống đạo, được lắng nghe Lời Chúa và được tham dự các bí tích cách đầy đủ qua trung gian các linh mục người Việt mà Hội đồng đã ủy thác cho trong từng giáo phận như chính tại đất nước của chúng con.”
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y quảng diễn tư tưởng hình ảnh của một Thiên Chúa luôn quan tâm tới dân người qua Lời Chúa và Thánh Thể. Câu hỏi ngài đặt cho các bạn trẻ và cộng đoàn rằng đâu là điều mà con người ngày nay tìm kiếm? Hẳn rằng anh chị em di dân đến Thái Lan để kiếm việc làm, để thỏa mãn danh vọng, nhưng chừng đó đã đủ chưa? Xung quanh chúng ta có nhiều người lắm tiền nhiều của, đầy tràn danh vọng, xã hội hôm nay với các phương tiện hiện đại, với những hỗ trợ của khoa học kỹ thuật người ta làm được nhiều sự ngoài sức tưởng tượng nhưng trong thẳm sâu trong tâm hồn, con người vẫn cảm thấy trống rỗng, xa lạ, đơn độc và quạnh hiu, người ta vẫn mải miết, vẫn khao khát tìm kiếm thứ gì đó để thỏa mãn choi lối sống cá nhân chủ nghĩa và ích kỷ hôm nay.
Hình ảnh anh Chô tuổi trung niên không ngừng mơ ước trở thành vận động viên bóng chày từ thưở nhỏ mà Đức Hồng Y quảng diễn trong bài giảng của Ngài có lẽ chính là hình ảnh của mỗi người chúng ta hôm nay. Chúng ta hoài mong ước danh vọng, tiền tài, vật chất, đôi chân của chúng ta cứ tất bật, vội vã lao đi giữa một xã hội cuồng say. Anh Chô cũng vậy và để đạt được ước nguyện của mình, anh đã thỏa hiệp với ma quỷ và tệ hơn nữa anh sẵn sàng bán linh hồn của mình để đạt cho được điều ước nguyện. Giữa lúc anh ở trên đỉnh cao nhất của sự nghiệp cũng là lúc Lời Chúa thức tỉnh con người anh, giật mình thảng thốt anh thấy mọi sự chẳng còn ý nghĩa gì với mình bởi vì “người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?” (Lc 9:25). Anh Chô đã rất tỉnh táo để nhận ra sự bình an tận thẳm sâu bên trong tâm trí, tâm hồn mới là sự thỏa đáng và cùng đích của mọi sự. Sự đói khát vật chất hời hợt, tầm thường là thứ dễ tìm kiếm, dễ dàng no thoả, nhưng sự bình an thẳm sâu nội tâm mới là thứ cần tìm, là đích điểm để con người vươn tới.
Đức Hồng Y tiếp tục đặt ra câu hỏi cho mọi người Việt Nam có mặt trong nhà thờ hôm nay dựa vào ý tưởng của bài tin mừng thánh Gioan đoạn 6 từ câu 24 đến 36 Chúa Nhật 18 thường niên năm B rằng “Còn đối với chúng con, các Ki-tô hữu đang hiện diện nơi đây, chúng con sẽ làm gì để có thể đong đầy nỗi khao khát như bao người thời nay?” Có lẽ câu trả lời này chỉ có thể dựa vào chính lời Đức Giêsu dạy rằng hãy đến với Chúa để không phải đói, không phải khát nữa. Thật thế chính Chúa ban Lời Chúa để làm kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời ta, Chúa ban bánh bởi trời để ta có sức mà thực thi Lời Chúa, để ta sống theo thánh ý Chúa và can đảm khước từ sự quyến rũ của thế gian.
Cuối bài giảng là một câu chuyện thật ý nghĩa về nhân cách sống mà Đức Hồng Y muốn gửi gắm cho con dân Việt hôm nay. Một bạn sinh viên đi làm thêm để có thêm chi phí phụ gia đình trong việc học tập. Chị xin vào một công ty làm sô-cô-la nổi tiếng, nhưng ở đó chị lại thấy 400 con người thật lạnh lùng với nhau nhất là một người cùng dây chuyền với chị. Ngày kia chị đã đứng ra nhận lỗi mà lỗi đó rất nặng ảnh hưởng tới cả công ty của người phụ nữ cau có ấy. Chị nhận lỗi thay bởi vì chị cảm nghiệm được rằng chính Chúa Giêsu hiện diện trong tha nhân và đặc biệt trong người phụ nữ ấy. Kể từ đó bầu khí làm việc thay đổi mọi người cư xử với nhau thật bác ái vị tha, thông cảm, giúp đỡ nhau, mọi người cảm nghiệm như đang sống trong bầu khí văn minh tình yêu mà Chúa Giêsu đã dạy. Đức Hồng Y kết thúc bài giảng là một cử chỉ một hành động thật ý nghĩa, ngài mong sao các bạn trẻ Việt Nam cũng sống và hành động như bạn sinh viên với cử chỉ đẹp ấy để người Phật giáo trên đất Chùa tháp này có thể nhận ra bầu khí yêu thương, khuôn mặt từ ái của Chúa Giêsu hầu Tin mừng được nhiều người đón nhận hơn. Hãy sống cho đi, sống cho người bởi vì "Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình".
Thánh lễ hôm nay có phần đặc biệt bởi vì được tổ chức bằng hai thứ tiếng song ngữ Thái – Việt nhưng cũng không làm cho hơn 1200 con người có mặt cảm thấy dài, cảm buồn ngủ, chán nản bởi có lẽ vì tâm tình con thảo đối với cha hiền đặc biệt quan tâm tới đoàn chiên và cũng vì lòng mộ mến kính Đức Mẹ của con dân Việt.
Một điểm đặc biệt khác là hôm nay Thánh lễ được dừng lại một chút để tất cả cộng đoàn đi rước kiệu Đức Mẹ La Vang một cách trọng thể và nghiêm trang trước con mặt trầm trồ của những giáo dân người Thái. Hình ảnh đoàn rước của người Việt từ lâu đã gây được cảm tình trong con mắt giáo dân Thái lan, và hôm nay hình ảnh ấy được tái hiện với sự nghiêm trang, với áo dài tha thướt thẳng hàng ngay lối cung nghinh Mẹ quanh nhà thờ. Kết thúc thánh lễ là phép lành trọng thể của Đức Hồng Y với những hình ảnh lưu niệm chẳng thể quên với con dân Việt tha hương hôm nay.
Ngày hội ngộ hôm nay cũng là dịp đặc biệt để con dân Việt cảm ơn Hội đồng giám mục Thái lan qua trung gian Đức Hồng Y Phanxico Xavie. Ngày hội ngộ cũng là để chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho một ngày thật đẹp, không nắng cũng chẳng mưa. Ngày hội ngộ để chúng ta chung lời tạ ơn vì giữa lúc khó khăn của xã hội Thái lan hôm nay mà không một ai tham dự thánh lễ bị bắt bớ. Ngày hội ngộ để chúng ta tạ ơn vì lòng nhiệt thành của con cái Mẹ trước, trong và sau Thánh lễ. Chúng ta tạ ơn vì có nhiều tâm hồn quảng đại sẵn sàng đóng góp công, của cho Đại lễ được thành công tốt đẹp.
Giờ chia tay cũng đã điểm và hẳn rằng mọi người sẽ rất tiếc nuối khi phải tạm rời xa nhau. Tay trong tay, mọi người cùng mong sao sớm được gặp lại, được hàn huyên sẻ chia tâm tình và nhất là trao cho nhau tình cảm yêu thương nồng ấm. Có những giọt nước mắt mừng vui sự thành công của ngày hội ngộ, nhưng cũng có những giọt nước mắt tiếc nuối vì phải tạm chia xa cũng còn có những giọt nước mắt tâm tình như muốn buổi lễ còn kéo dài thêm mãi:
Ông Peter - một người giáo dân Thái tham dự thánh lễ với người Việt, sau thánh lễ ông đã phát biểu cảm tưởng như sau: “Tôi đã từng tham dự nhiều thánh lễ có Đức Hồng Y làm chủ tế, nhưng hôm nay tâm tình của tôi thật khác lạ. Anh chị em sốt sắng lắm, người rất đông, ca đoàn hát lễ rất hay người Việt mà hát được cả tiếng Thái, mọi người thưa đáp thật to, hùng hồn làm cho thánh lễ thật sống động. Dù là không phải giáo xứ của anh chị em, nhưng khâu tiếp đón thật chu đáo. Xin chúc mừng cho anh chị em có được sự quan tâm của vị chủ chăn Thái lan. Cầu mong cho anh chị em được bình an yên ổn để tiếp tục làm việc cống hiến niềm tin và bằng chứng sống động của hình ảnh Thiên Chúa cho người Thái nơi anh chị em đang sống hôm nay”.
Bạn Thoát Hoan thì thốt lên: Tuyệt vời, thật là tuyệt vời! Con ở Thái lan đã mười mấy năm, đã hai lần tham dự thánh lễ do các Đức Hồng Y cho con dân Việt, lần thứ nhất do một Đức Hồng Y người Việt nam, lần này là do Đức Hồng Y người Thái, thánh lễ có dài hơn, nhưng chúng con cảm thấy phấn khởi hơn bởi những lời của Đức Hồng Y hôm nay thật xúc tích, dễ hiểu, cô đọng đã chạm được tới tâm hồn của chúng con những người tha phương mà chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Cảm ơn Đức Hồng Y, cảm ơn Ban tổ chức đã làm nên những điều kỳ diệu giữa cuộc sống tha phương còn nhiều khó khăn, đắng cay và gian khổ này.
Bạn Tessi Hoàng chia sẻ rằng: chiều hôm nay chúng con thật vui vì được xúng xính áo dài tham dự Đại lễ Hội ngộ cộng đồng Di dân Việt Nam tại Thái Lan lần I trông thật đẹp và đó là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chúng con. Chắc hẳn hình ảnh này sẽ là kỷ niệm đẹp không chỉ cho con mà còn cho mọi người tham dự thánh lễ hôm nay.
Anh Thanh Trần viết trên Facebook của mình rằng: “Vì điều kiện khó khăn, chúng con phải trở về quê hương trước ngày lễ, chúng con chỉ hiệp thông với quý cha qua xem livestream và các hình ảnh trên Facebook, nhưng lòng con rạo rực niềm vui trong ngày lễ vì có sự quan tâm đặc biệt của Giáo Hội Thái lan đối với những người con dân Việt làm ăn xa quê. Con chỉ biết cầu chúc cho quý Đức Cha, quý cha và mọi người được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ La vang”.
Con số trên 1200 người tham dự ngày Hội ngộ di dân của Liên Hiệp Công Giáo việt Nam tại Thái lan lần thứ I hôm nay có lẽ chẳng thấm vào đâu so với bất kỳ Đại hội nào ở một giáo hạt hay một giáo phận nào đó trên đất nước Việt Nam. Nhưng từng đó thôi với sự hiện diện của một vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục nước sở tại cũng đã là một kỳ tích cho con dân tha phương nhất là trong hoàn cảnh khó khăn này. Lời hát chia tay có gì day dứt như chưa muốn dừng để mọi người còn níu kéo, còn hẹn hò để lần sau vui hơn, đông hơn, sốt sắng hơn và đẹp hơn nữa trong con mắt của người sở tại. Xin Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang chúc lành và ban nhiều ân sủng trên mỗi người. “Lạy Mẹ La Vang, xin thương đoàn chúng con nay giữa cuộc đời thế trần đổi thay, giúp một lòng tin mến không phai (lời bài hát “Lạy Mẹ La Vang” của Lm. Nguyên Lễ)”
Lm. Giuse Mạnh Hà, OP.
Ủy ban mục vụ di dân Việt Nam tại Thái Lan
Đặc trách TGP. Bangkok
Từ muôn nơi xa xôi, đoàn con về với Mẹ rồi, dâng lên bao nỗi buồn vui, cùng bao ước mơ cuộc đời. Dâng lên lời kinh tiếng hát, như trầm hương thơm ngát, gói trọn hết những lo toan, vui buồn sướng khổ trần gian. Lời của bài hát “Lạy Mẹ La Vang” của Lm. Nguyên Lễ cũng chính là tâm tình của con dân Việt đang sống tại Thái Lan trong ngày lễ Hội ngộ Di Dân của Liên Hiệp Công Giáo Việt Nam lần thứ I và cũng là ngày mừng kính Đức Mẹ La Vang – bổn mạng Liên Hiệp hôm nay.
Xem Hình
Mặc dù thánh lễ được tổ chức nơi đất khách quê người thiếu thốn đủ thứ, mặc dù anh chị em di dân đang phải sống trong thời khắc khó khăn nhất dưới sự bắt bớ gắt gao của cảnh sát, nhưng vượt qua những thiếu thốn và khó khăn gian khổ ấy, ngay từ rất sớm những chuyến xe từ các giáo phận xa như Udon Thani, Ubon Ratchathani, Ratchaburi, Chantaburi đã đưa các bạn trẻ về thánh đường Ngai Tòa Thánh Phê-rô Bangchuaknang để được sum họp, gặp gỡ và nhất là được Chiêm ngưỡng Đức Hồng Y Phan-xi-cô Xavier – Chủ tịch hội đồng Giám mục Thái lan tới thăm và chia sẻ tâm tình như chính vị mục tử từ ái của mình.
Mở đầu cho buổi lễ Mừng kính Mẹ La Vang, Đức Hồng Y cho thấy sự hiện diện của ngài là đại diện cho Hội đồng Giám mục Thái lan thể hiện sự quan tâm tới tất cả di dân Việt Nam đang sống tại Thái lan. Ngài nói “cha thân chào tất cả anh chị em giáo dân Việt Nam, hôm nay cha đến đây nhân danh Hội đồng Giám Mục Thái chào đón các con, những người con Chúa trong cùng một Giáo Hội của Chúa Ki-tô. Nếu như trong vườn hoa có nhiều loại hoa, thì trong Giáo Hội cũng có đủ thành phần, đủ mọi dân tộc. Các con đến đây làm cho vườn hoa của Giáo Hội Thái Lan thêm khoe sắc hơn, thêm phong phú hơn và thêm đẹp hơn. Cha và Hội đồng giám mục Thái lan mong sao các con giữ đạo, sống đạo, được lắng nghe Lời Chúa và được tham dự các bí tích cách đầy đủ qua trung gian các linh mục người Việt mà Hội đồng đã ủy thác cho trong từng giáo phận như chính tại đất nước của chúng con.”
Hình ảnh anh Chô tuổi trung niên không ngừng mơ ước trở thành vận động viên bóng chày từ thưở nhỏ mà Đức Hồng Y quảng diễn trong bài giảng của Ngài có lẽ chính là hình ảnh của mỗi người chúng ta hôm nay. Chúng ta hoài mong ước danh vọng, tiền tài, vật chất, đôi chân của chúng ta cứ tất bật, vội vã lao đi giữa một xã hội cuồng say. Anh Chô cũng vậy và để đạt được ước nguyện của mình, anh đã thỏa hiệp với ma quỷ và tệ hơn nữa anh sẵn sàng bán linh hồn của mình để đạt cho được điều ước nguyện. Giữa lúc anh ở trên đỉnh cao nhất của sự nghiệp cũng là lúc Lời Chúa thức tỉnh con người anh, giật mình thảng thốt anh thấy mọi sự chẳng còn ý nghĩa gì với mình bởi vì “người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?” (Lc 9:25). Anh Chô đã rất tỉnh táo để nhận ra sự bình an tận thẳm sâu bên trong tâm trí, tâm hồn mới là sự thỏa đáng và cùng đích của mọi sự. Sự đói khát vật chất hời hợt, tầm thường là thứ dễ tìm kiếm, dễ dàng no thoả, nhưng sự bình an thẳm sâu nội tâm mới là thứ cần tìm, là đích điểm để con người vươn tới.
Đức Hồng Y tiếp tục đặt ra câu hỏi cho mọi người Việt Nam có mặt trong nhà thờ hôm nay dựa vào ý tưởng của bài tin mừng thánh Gioan đoạn 6 từ câu 24 đến 36 Chúa Nhật 18 thường niên năm B rằng “Còn đối với chúng con, các Ki-tô hữu đang hiện diện nơi đây, chúng con sẽ làm gì để có thể đong đầy nỗi khao khát như bao người thời nay?” Có lẽ câu trả lời này chỉ có thể dựa vào chính lời Đức Giêsu dạy rằng hãy đến với Chúa để không phải đói, không phải khát nữa. Thật thế chính Chúa ban Lời Chúa để làm kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời ta, Chúa ban bánh bởi trời để ta có sức mà thực thi Lời Chúa, để ta sống theo thánh ý Chúa và can đảm khước từ sự quyến rũ của thế gian.
Cuối bài giảng là một câu chuyện thật ý nghĩa về nhân cách sống mà Đức Hồng Y muốn gửi gắm cho con dân Việt hôm nay. Một bạn sinh viên đi làm thêm để có thêm chi phí phụ gia đình trong việc học tập. Chị xin vào một công ty làm sô-cô-la nổi tiếng, nhưng ở đó chị lại thấy 400 con người thật lạnh lùng với nhau nhất là một người cùng dây chuyền với chị. Ngày kia chị đã đứng ra nhận lỗi mà lỗi đó rất nặng ảnh hưởng tới cả công ty của người phụ nữ cau có ấy. Chị nhận lỗi thay bởi vì chị cảm nghiệm được rằng chính Chúa Giêsu hiện diện trong tha nhân và đặc biệt trong người phụ nữ ấy. Kể từ đó bầu khí làm việc thay đổi mọi người cư xử với nhau thật bác ái vị tha, thông cảm, giúp đỡ nhau, mọi người cảm nghiệm như đang sống trong bầu khí văn minh tình yêu mà Chúa Giêsu đã dạy. Đức Hồng Y kết thúc bài giảng là một cử chỉ một hành động thật ý nghĩa, ngài mong sao các bạn trẻ Việt Nam cũng sống và hành động như bạn sinh viên với cử chỉ đẹp ấy để người Phật giáo trên đất Chùa tháp này có thể nhận ra bầu khí yêu thương, khuôn mặt từ ái của Chúa Giêsu hầu Tin mừng được nhiều người đón nhận hơn. Hãy sống cho đi, sống cho người bởi vì "Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình".
Thánh lễ hôm nay có phần đặc biệt bởi vì được tổ chức bằng hai thứ tiếng song ngữ Thái – Việt nhưng cũng không làm cho hơn 1200 con người có mặt cảm thấy dài, cảm buồn ngủ, chán nản bởi có lẽ vì tâm tình con thảo đối với cha hiền đặc biệt quan tâm tới đoàn chiên và cũng vì lòng mộ mến kính Đức Mẹ của con dân Việt.
Một điểm đặc biệt khác là hôm nay Thánh lễ được dừng lại một chút để tất cả cộng đoàn đi rước kiệu Đức Mẹ La Vang một cách trọng thể và nghiêm trang trước con mặt trầm trồ của những giáo dân người Thái. Hình ảnh đoàn rước của người Việt từ lâu đã gây được cảm tình trong con mắt giáo dân Thái lan, và hôm nay hình ảnh ấy được tái hiện với sự nghiêm trang, với áo dài tha thướt thẳng hàng ngay lối cung nghinh Mẹ quanh nhà thờ. Kết thúc thánh lễ là phép lành trọng thể của Đức Hồng Y với những hình ảnh lưu niệm chẳng thể quên với con dân Việt tha hương hôm nay.
Ngày hội ngộ hôm nay cũng là dịp đặc biệt để con dân Việt cảm ơn Hội đồng giám mục Thái lan qua trung gian Đức Hồng Y Phanxico Xavie. Ngày hội ngộ cũng là để chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho một ngày thật đẹp, không nắng cũng chẳng mưa. Ngày hội ngộ để chúng ta chung lời tạ ơn vì giữa lúc khó khăn của xã hội Thái lan hôm nay mà không một ai tham dự thánh lễ bị bắt bớ. Ngày hội ngộ để chúng ta tạ ơn vì lòng nhiệt thành của con cái Mẹ trước, trong và sau Thánh lễ. Chúng ta tạ ơn vì có nhiều tâm hồn quảng đại sẵn sàng đóng góp công, của cho Đại lễ được thành công tốt đẹp.
Giờ chia tay cũng đã điểm và hẳn rằng mọi người sẽ rất tiếc nuối khi phải tạm rời xa nhau. Tay trong tay, mọi người cùng mong sao sớm được gặp lại, được hàn huyên sẻ chia tâm tình và nhất là trao cho nhau tình cảm yêu thương nồng ấm. Có những giọt nước mắt mừng vui sự thành công của ngày hội ngộ, nhưng cũng có những giọt nước mắt tiếc nuối vì phải tạm chia xa cũng còn có những giọt nước mắt tâm tình như muốn buổi lễ còn kéo dài thêm mãi:
Ông Peter - một người giáo dân Thái tham dự thánh lễ với người Việt, sau thánh lễ ông đã phát biểu cảm tưởng như sau: “Tôi đã từng tham dự nhiều thánh lễ có Đức Hồng Y làm chủ tế, nhưng hôm nay tâm tình của tôi thật khác lạ. Anh chị em sốt sắng lắm, người rất đông, ca đoàn hát lễ rất hay người Việt mà hát được cả tiếng Thái, mọi người thưa đáp thật to, hùng hồn làm cho thánh lễ thật sống động. Dù là không phải giáo xứ của anh chị em, nhưng khâu tiếp đón thật chu đáo. Xin chúc mừng cho anh chị em có được sự quan tâm của vị chủ chăn Thái lan. Cầu mong cho anh chị em được bình an yên ổn để tiếp tục làm việc cống hiến niềm tin và bằng chứng sống động của hình ảnh Thiên Chúa cho người Thái nơi anh chị em đang sống hôm nay”.
Bạn Thoát Hoan thì thốt lên: Tuyệt vời, thật là tuyệt vời! Con ở Thái lan đã mười mấy năm, đã hai lần tham dự thánh lễ do các Đức Hồng Y cho con dân Việt, lần thứ nhất do một Đức Hồng Y người Việt nam, lần này là do Đức Hồng Y người Thái, thánh lễ có dài hơn, nhưng chúng con cảm thấy phấn khởi hơn bởi những lời của Đức Hồng Y hôm nay thật xúc tích, dễ hiểu, cô đọng đã chạm được tới tâm hồn của chúng con những người tha phương mà chẳng biết ngày mai sẽ ra sao. Cảm ơn Đức Hồng Y, cảm ơn Ban tổ chức đã làm nên những điều kỳ diệu giữa cuộc sống tha phương còn nhiều khó khăn, đắng cay và gian khổ này.
Bạn Tessi Hoàng chia sẻ rằng: chiều hôm nay chúng con thật vui vì được xúng xính áo dài tham dự Đại lễ Hội ngộ cộng đồng Di dân Việt Nam tại Thái Lan lần I trông thật đẹp và đó là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chúng con. Chắc hẳn hình ảnh này sẽ là kỷ niệm đẹp không chỉ cho con mà còn cho mọi người tham dự thánh lễ hôm nay.
Anh Thanh Trần viết trên Facebook của mình rằng: “Vì điều kiện khó khăn, chúng con phải trở về quê hương trước ngày lễ, chúng con chỉ hiệp thông với quý cha qua xem livestream và các hình ảnh trên Facebook, nhưng lòng con rạo rực niềm vui trong ngày lễ vì có sự quan tâm đặc biệt của Giáo Hội Thái lan đối với những người con dân Việt làm ăn xa quê. Con chỉ biết cầu chúc cho quý Đức Cha, quý cha và mọi người được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ La vang”.
Con số trên 1200 người tham dự ngày Hội ngộ di dân của Liên Hiệp Công Giáo việt Nam tại Thái lan lần thứ I hôm nay có lẽ chẳng thấm vào đâu so với bất kỳ Đại hội nào ở một giáo hạt hay một giáo phận nào đó trên đất nước Việt Nam. Nhưng từng đó thôi với sự hiện diện của một vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục nước sở tại cũng đã là một kỳ tích cho con dân tha phương nhất là trong hoàn cảnh khó khăn này. Lời hát chia tay có gì day dứt như chưa muốn dừng để mọi người còn níu kéo, còn hẹn hò để lần sau vui hơn, đông hơn, sốt sắng hơn và đẹp hơn nữa trong con mắt của người sở tại. Xin Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang chúc lành và ban nhiều ân sủng trên mỗi người. “Lạy Mẹ La Vang, xin thương đoàn chúng con nay giữa cuộc đời thế trần đổi thay, giúp một lòng tin mến không phai (lời bài hát “Lạy Mẹ La Vang” của Lm. Nguyên Lễ)”
Lm. Giuse Mạnh Hà, OP.
Ủy ban mục vụ di dân Việt Nam tại Thái Lan
Đặc trách TGP. Bangkok
Giáo xứ Các ThánhTử Đạo Việt Nam Seattle Thắp Nến Cầu Nguyện cho Việt Nam
Nguyễn An Qúy
18:54 06/08/2018
Tukwila: Chiều thứ bảy ngày 04 tháng 8 năm 2018, một buổi chiều khá đẹp nơi cao nguyên tình xanh. Hướng về quê hương Việt Nam, trước nổi đau của DânTộc, đông đảo giáo dân giáo xứ CTTĐVN đã tham dự thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam.
Đúng 6 giờ thánh lễ cầu nguyện được cử hành do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có cha Dương Hữu Nhân. Cha Nhân người Canada ngài đang nhận lãnh sứ vụ cổ động việc phong Chân Phước cho cha Trương Bửu Diêp. Ngài nói tiếng Việt khá rành.
Xem Hình
Phụng vụ thánh lễ hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 18 mùa Thường Niên. Tin mừng Thánh Gioan thuật lạ câu chuyện đám đông dân chúng gặp Chúa Giêsu và Ngài đã chỉ dạy dân chúng những gì: "Khi ấy, lúc đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền và đến Caphar-naum tìm Chúa Giêsu. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" Chúa Giê-su đáp: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu". Họ liền thưa lại rằng: "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" Chúa Giêsu đáp: "Ðây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến". Họ thưa Chúa Giêsu: "Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: "Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời". Chúa Giêsu đáp: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian".
Họ liền thưa Người rằng: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi". Chúa Giêsu nói: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ".
Cha Dương Hữu Nhân phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài đã đề cập đến gương đạo đức của cha Trương Bửu Diệp , nhất là lòng thương người nghèo của cha Diệp.
Sau phần lời nguyện kết lễ, cha chủ tế nói: giờ đây chúng ta cùng hướng về Quê Hương Việt Nam, chúng ta cùng nhau tham dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Cha chủ tế và cha Dương Hữu Nhân tiến đến quỳ trước cung thánh để chủ sự buổi thắp nến. Đèn trong nhà thờ tắt, anh Nghĩa MC từ Ca Đoàn nói: Kính thưa cộng đoàn. Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn. Từ hải ngoại, trong giáo đường ấm cúng này, hôm nay chúng ta cùng nhau hướng về đất Mẹ và cùng nhau cử hành buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam . Kính mời ca đoàn hát bài : Mẹ Rất nhân từ . Bài hát Mẹ rất nhân từ vừa dứt, cha chủ sự cất lên lời nguyện cầu:
Lạy Chúa là Cha Toàn Năng, hôm nay tất cả chúng con đây cùng nhau hướng về quê hương Việt Nam. Lạy Chúa, Dân tộc Việt đang ở trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử, do nạn xâm lăng của Tàu Cộng. Nhà cầm quyền Việt Nam bất chấp sự tồn vong của dân tộc, quên mất cội nguồn dân tộc và đang từng bước dâng đất bán biển cho Tàu Cộng.
Lạy Chúa, Dân Tộc Việt Nam chúng con đã trải qua bao năm thống khổ dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản vô thần kể từ ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản. Bốn Mươi Ba năm nhìn lại, chưa một ngày người dân Việt được sống trong cảnh an bình hạnh phúc. Chưa một ngày người dân Việt được hưởng một nền công lý và hoà bình đích thực. Xã hội ngày càng mất hết căn tính của Dân Tộc Việt. Nạn bất công ngày càng thậm tệ trước mối đe dọa của ngoại bang do đảng cộng sản Việt Nam cúi đầu làm tay sai cho Tàu Cộng.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha nhất của chúng con: Xin Chúa cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Xin Chúa qui tụ khối đoàn kết toàn dân, để cùng nhau giải cứu quê hương Việt Nam sớm thoát ra khỏi bàn tay xâm lăng của Tàu cộng do sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam vô thần, Xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Kitô Chúa chúng con Amen.
Sau phút cầu nguyện của cha chủ sự, ca đoàn hát bài kinh Hoà Bình : Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa....
Bài kinh hoà bình kết thúc, Cha chủ tế và cha Nhân cùng ban phép lành cuối lễ. Buổi Thắp Nến khá cảm động với lời nguyện cầu tha thiết: Xin cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam kết thúc 7 giờ 40, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Đúng 6 giờ thánh lễ cầu nguyện được cử hành do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có cha Dương Hữu Nhân. Cha Nhân người Canada ngài đang nhận lãnh sứ vụ cổ động việc phong Chân Phước cho cha Trương Bửu Diêp. Ngài nói tiếng Việt khá rành.
Xem Hình
Phụng vụ thánh lễ hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 18 mùa Thường Niên. Tin mừng Thánh Gioan thuật lạ câu chuyện đám đông dân chúng gặp Chúa Giêsu và Ngài đã chỉ dạy dân chúng những gì: "Khi ấy, lúc đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền và đến Caphar-naum tìm Chúa Giêsu. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" Chúa Giê-su đáp: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu". Họ liền thưa lại rằng: "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" Chúa Giêsu đáp: "Ðây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến". Họ thưa Chúa Giêsu: "Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: "Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời". Chúa Giêsu đáp: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian".
Họ liền thưa Người rằng: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi". Chúa Giêsu nói: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ".
Cha Dương Hữu Nhân phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài đã đề cập đến gương đạo đức của cha Trương Bửu Diệp , nhất là lòng thương người nghèo của cha Diệp.
Sau phần lời nguyện kết lễ, cha chủ tế nói: giờ đây chúng ta cùng hướng về Quê Hương Việt Nam, chúng ta cùng nhau tham dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam. Cha chủ tế và cha Dương Hữu Nhân tiến đến quỳ trước cung thánh để chủ sự buổi thắp nến. Đèn trong nhà thờ tắt, anh Nghĩa MC từ Ca Đoàn nói: Kính thưa cộng đoàn. Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn. Từ hải ngoại, trong giáo đường ấm cúng này, hôm nay chúng ta cùng nhau hướng về đất Mẹ và cùng nhau cử hành buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam . Kính mời ca đoàn hát bài : Mẹ Rất nhân từ . Bài hát Mẹ rất nhân từ vừa dứt, cha chủ sự cất lên lời nguyện cầu:
Lạy Chúa là Cha Toàn Năng, hôm nay tất cả chúng con đây cùng nhau hướng về quê hương Việt Nam. Lạy Chúa, Dân tộc Việt đang ở trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử, do nạn xâm lăng của Tàu Cộng. Nhà cầm quyền Việt Nam bất chấp sự tồn vong của dân tộc, quên mất cội nguồn dân tộc và đang từng bước dâng đất bán biển cho Tàu Cộng.
Lạy Chúa, Dân Tộc Việt Nam chúng con đã trải qua bao năm thống khổ dưới ách thống trị độc tài của đảng cộng sản vô thần kể từ ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản. Bốn Mươi Ba năm nhìn lại, chưa một ngày người dân Việt được sống trong cảnh an bình hạnh phúc. Chưa một ngày người dân Việt được hưởng một nền công lý và hoà bình đích thực. Xã hội ngày càng mất hết căn tính của Dân Tộc Việt. Nạn bất công ngày càng thậm tệ trước mối đe dọa của ngoại bang do đảng cộng sản Việt Nam cúi đầu làm tay sai cho Tàu Cộng.
Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con dâng lên Chúa lời khẩn nguyện thiết tha nhất của chúng con: Xin Chúa cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Xin Chúa qui tụ khối đoàn kết toàn dân, để cùng nhau giải cứu quê hương Việt Nam sớm thoát ra khỏi bàn tay xâm lăng của Tàu cộng do sự tiếp tay của đảng cộng sản Việt Nam vô thần, Xin Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu, chúng con cầu xin nhờ công nghiệp của Đức Kitô Chúa chúng con Amen.
Sau phút cầu nguyện của cha chủ sự, ca đoàn hát bài kinh Hoà Bình : Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa....
Bài kinh hoà bình kết thúc, Cha chủ tế và cha Nhân cùng ban phép lành cuối lễ. Buổi Thắp Nến khá cảm động với lời nguyện cầu tha thiết: Xin cho quê hương Việt Nam sớm chấm dứt nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình hạnh phúc. Thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam kết thúc 7 giờ 40, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Văn Hóa
Thiếu Nhi Thánh Thể Palawan Reunion 2018 - Chủ đề: Để Nhớ & Để Thương, từ ngày 6 -8, tháng 7 năm 2018
Hóa Dung
01:44 06/08/2018
THIẾU NHI THÁNH THỂ Palawan Reunion 2018, ngày 6 - 8, tháng 7/2018Chiếc Điện Thoại Thông Minh - Lm. Nguyễn Tầm Thường 7/7/2018
Thiếu Nhi Thánh Thể Palawan Reunion 2018.
at: DIVINE WORD
11316 Cypress Ave.
Riverside, CA 92505
từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 2018
Trại tỵ nạn Palawan là một đảo nhỏ hẹp và dài thuộc nước Phi Luật Tân, sát với quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Vì nhu cầu tăng cao làn sóng thuyền nhân từ Việt Nam qua đường biển. Trại tỵ nạn Palawan được thành lập từ năm 1979 do cao ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc, qua sự giúp đỡ của chính phủ và Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân. Trại có 12 khu với 75 căn nhà lá 2 tầng. Mỗi nhà lá chứa được 12 người.
Khoảng năm 1989-1990, trại Palawan có số lượng thuyền nhân Việt Nam trên dưới 10,000 người. Bên cạnh các đoàn thể Công Giáo tiến hành khác trong trại như Ca Đoàn, Legio Mariae, Thanh Niên Công Giáo.... Phong trào TNTT Việt Nam cứ nối tiếp, tham gia sinh hoạt liên tục trong suốt thời gian dài dành cho tất cả các em thiếu nhi và qúy anh chị huynh trưởng đủ mọi lứa tuổi. Nơi đây, những thổn thức đau thương của đời tỵ nạn. Những tuyệt vọng khi bị các phái đoàn từ chối. Những đau thương mất mát những người thân, bạn bè trên đường vượt biên, được thổ lộ và cầu nguyện tha thiết, trong những buổi tối đầy ưu sầu và cô đơn, mênh mang vô định.
Người tỵ nạn Việt Nam mất tất cả, chỉ còn Tự Do và Niềm Tin. Bao nhiêu cảnh đoạn trường của kiếp sống trong trại tỵ nạn. những thổn thức của đoàn con Tỵ Nạn Việt Nam lếch thếch lang thang và mỏi mệt sau chuyến vượt biên kinh hoàng đối diện với cái chết trên biển cả. Tất cả đều tạ ơn Mẹ.
Ngày 14 tháng 3 năm 1989 các trại tị nạn Đông Nam Á tuyên bố đóng cửa. Riêng tại Philippines, để biểu lộ lòng nhân đạo của Chính Phủ và Giáo Hội Philippines, trại Palawan đóng cửa sau một tuần là ngày 21/3/1989. Các thuyền nhân Việt Nam đến sau ngày này không được nhận là tỵ nạn, họ phải qua một cuộc thanh lọc để xét xem có đủ tư cách tỵ nạn chính trị hay không. Những tầu táp đảo sau ngày này rất đau khổ, chán nản, và tuyệt vọng... họ phải mang số danh bộ mới là PS, có nghĩa phải trải qua thanh lọc.
Lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam không bao giờ lặp lại nữa... Tạ ơn Chúa. Tạ Ơn Mẹ Maria. Tạ Ơn Đất Nước và Dân Tộc Philippines đã đón nhận những thân phận Tỵ Nạn Việt Nam tại Palawan
Trại tỵ nạn Palawan là trại chuyển tiếp, các bạn đến và đi định cư tại các nước thứ ba trên khắp thế giới. Đã hơn 30 năm từ ngày rời trại, TNTT Palawan vẫn tồn tại liên kết sinh hoạt rất sống động, chính là nhờ kinh Mân Côi. Hiện tại kinh Mân Côi `liên tục đọc mỗi ngày khắp nơi trên Thế giới, Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada, Nauy, Đan Mạch, Nhật Bản…nơi nào có mặt TNTT Palwan, nơi đó có kinh Mân Côi. Bất kể bạn đang làm gì và ở đâu, bạn cũng có thể đọc kinh Mân Côi, mỗi người mỗi chục, 5 người thành một chuỗi. Tất cả lời kinh Mân Côi đều trở thành những hạt Thương, hạt Nhớ, hạt Mừng cầu nguyện của TNTT Palawan.
Đến với Chúa qua Mẹ Maria. Trong cuộc sống ai cũng có những lúc gặp trắc trở và ít nhiều khó khăn, bạn đọc kinh mân côi. Mầu nhiệm kinh Mân Côi Đức Mẹ sẽ hóa giải và ban ơn lành.
Với tình hình Việt Nam hiện nay, TNTT Palawan hướng về quê mẹ Việt Nam, dâng lời kinh Mân Côi. Xin Chúa và Mẹ Maria Lavang ban cho đồng bào chúng con được sống trong yên vui và hạnh phúc. Xin cải hóa tâm hồn các nhà lãnh đạo chính quyền, để họ biết lo cho dân và gìn giữ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Tôn chỉ và mục đích TNTN là cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ. 4 khẩu hiệu thiếu nhi luôn hằng tâm ghi nhớ, 4 khẩu hiệu thiếu nhi chẳng quên bao giờ.
TNTT Palawan rất vinh dự và hãnh diện có 2 Huynh Trưởng và 1 đoàn sinh được anh cả Giêsu chọn trở thành Linh Mục, Linh Mục là một ơn gọi huyền nhiệm. Cha Kim Sơn đang phục vụ tại Melbourne Úc Châu, Cha Lê Sơn và Cha Bình Dòng truyền giáo Ngôi Lời Hoa Kỳ.
TNTT Palawan đã có nhiều cuộc Reunion trong các năm qua, đặc biệt năm nay 2018 số thành viên và gia đình tham gia đông nhất từ khắp nơi trên thế giới.
Chúng ta phó dâng trong tay Chúa, Mẹ Maira tất cả những sinh hoạt, những chương trình của ba ngày Hội ngộ TNTT Palawan 2018, những người đang hiện diện nơi đây, hoặc vì lý do không thể có mặt, đang hiệp thông với chúng ta trong các thánh lễ và lời kinh mân côi. Xin Chúa, Mẹ Maria ban cho mọi người sức khỏe, niềm vui, sự bình an.
Đến rồi đi... Tất cả là một hồng ân.
Happy Reunion TNTN Palawan 2018
Người viết: Đinh Quang Phước
Thiếu Nhi Thánh Thể Palawan Reunion 2018.
at: DIVINE WORD
11316 Cypress Ave.
Riverside, CA 92505
từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 2018
Trại tỵ nạn Palawan là một đảo nhỏ hẹp và dài thuộc nước Phi Luật Tân, sát với quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Vì nhu cầu tăng cao làn sóng thuyền nhân từ Việt Nam qua đường biển. Trại tỵ nạn Palawan được thành lập từ năm 1979 do cao ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc, qua sự giúp đỡ của chính phủ và Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân. Trại có 12 khu với 75 căn nhà lá 2 tầng. Mỗi nhà lá chứa được 12 người.
Khoảng năm 1989-1990, trại Palawan có số lượng thuyền nhân Việt Nam trên dưới 10,000 người. Bên cạnh các đoàn thể Công Giáo tiến hành khác trong trại như Ca Đoàn, Legio Mariae, Thanh Niên Công Giáo.... Phong trào TNTT Việt Nam cứ nối tiếp, tham gia sinh hoạt liên tục trong suốt thời gian dài dành cho tất cả các em thiếu nhi và qúy anh chị huynh trưởng đủ mọi lứa tuổi. Nơi đây, những thổn thức đau thương của đời tỵ nạn. Những tuyệt vọng khi bị các phái đoàn từ chối. Những đau thương mất mát những người thân, bạn bè trên đường vượt biên, được thổ lộ và cầu nguyện tha thiết, trong những buổi tối đầy ưu sầu và cô đơn, mênh mang vô định.
Người tỵ nạn Việt Nam mất tất cả, chỉ còn Tự Do và Niềm Tin. Bao nhiêu cảnh đoạn trường của kiếp sống trong trại tỵ nạn. những thổn thức của đoàn con Tỵ Nạn Việt Nam lếch thếch lang thang và mỏi mệt sau chuyến vượt biên kinh hoàng đối diện với cái chết trên biển cả. Tất cả đều tạ ơn Mẹ.
Ngày 14 tháng 3 năm 1989 các trại tị nạn Đông Nam Á tuyên bố đóng cửa. Riêng tại Philippines, để biểu lộ lòng nhân đạo của Chính Phủ và Giáo Hội Philippines, trại Palawan đóng cửa sau một tuần là ngày 21/3/1989. Các thuyền nhân Việt Nam đến sau ngày này không được nhận là tỵ nạn, họ phải qua một cuộc thanh lọc để xét xem có đủ tư cách tỵ nạn chính trị hay không. Những tầu táp đảo sau ngày này rất đau khổ, chán nản, và tuyệt vọng... họ phải mang số danh bộ mới là PS, có nghĩa phải trải qua thanh lọc.
Lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam không bao giờ lặp lại nữa... Tạ ơn Chúa. Tạ Ơn Mẹ Maria. Tạ Ơn Đất Nước và Dân Tộc Philippines đã đón nhận những thân phận Tỵ Nạn Việt Nam tại Palawan
Trại tỵ nạn Palawan là trại chuyển tiếp, các bạn đến và đi định cư tại các nước thứ ba trên khắp thế giới. Đã hơn 30 năm từ ngày rời trại, TNTT Palawan vẫn tồn tại liên kết sinh hoạt rất sống động, chính là nhờ kinh Mân Côi. Hiện tại kinh Mân Côi `liên tục đọc mỗi ngày khắp nơi trên Thế giới, Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada, Nauy, Đan Mạch, Nhật Bản…nơi nào có mặt TNTT Palwan, nơi đó có kinh Mân Côi. Bất kể bạn đang làm gì và ở đâu, bạn cũng có thể đọc kinh Mân Côi, mỗi người mỗi chục, 5 người thành một chuỗi. Tất cả lời kinh Mân Côi đều trở thành những hạt Thương, hạt Nhớ, hạt Mừng cầu nguyện của TNTT Palawan.
Đến với Chúa qua Mẹ Maria. Trong cuộc sống ai cũng có những lúc gặp trắc trở và ít nhiều khó khăn, bạn đọc kinh mân côi. Mầu nhiệm kinh Mân Côi Đức Mẹ sẽ hóa giải và ban ơn lành.
Với tình hình Việt Nam hiện nay, TNTT Palawan hướng về quê mẹ Việt Nam, dâng lời kinh Mân Côi. Xin Chúa và Mẹ Maria Lavang ban cho đồng bào chúng con được sống trong yên vui và hạnh phúc. Xin cải hóa tâm hồn các nhà lãnh đạo chính quyền, để họ biết lo cho dân và gìn giữ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Tôn chỉ và mục đích TNTN là cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ. 4 khẩu hiệu thiếu nhi luôn hằng tâm ghi nhớ, 4 khẩu hiệu thiếu nhi chẳng quên bao giờ.
TNTT Palawan rất vinh dự và hãnh diện có 2 Huynh Trưởng và 1 đoàn sinh được anh cả Giêsu chọn trở thành Linh Mục, Linh Mục là một ơn gọi huyền nhiệm. Cha Kim Sơn đang phục vụ tại Melbourne Úc Châu, Cha Lê Sơn và Cha Bình Dòng truyền giáo Ngôi Lời Hoa Kỳ.
TNTT Palawan đã có nhiều cuộc Reunion trong các năm qua, đặc biệt năm nay 2018 số thành viên và gia đình tham gia đông nhất từ khắp nơi trên thế giới.
Chúng ta phó dâng trong tay Chúa, Mẹ Maira tất cả những sinh hoạt, những chương trình của ba ngày Hội ngộ TNTT Palawan 2018, những người đang hiện diện nơi đây, hoặc vì lý do không thể có mặt, đang hiệp thông với chúng ta trong các thánh lễ và lời kinh mân côi. Xin Chúa, Mẹ Maria ban cho mọi người sức khỏe, niềm vui, sự bình an.
Đến rồi đi... Tất cả là một hồng ân.
Happy Reunion TNTN Palawan 2018
Người viết: Đinh Quang Phước
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 6/8/2018: Đức Thánh Cha phê chuẩn sửa lại Sách Giáo Lý: loại bỏ án tử hình
VietCatholic Network
01:18 06/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 5 tháng 8 năm 2018.
2- Ý cầu nguyện tháng Tám của Đức Thánh Cha: “Cầu nguyện cho các giá trị gia đình”.
3- ĐTC Phanxicô gặp gỡ hơn 70 ngàn lễ sinh quốc tế.
4- ĐTC gặp các tu sĩ dòng Tên Âu Châu đang thụ huấn.
5- ĐTC phê chuẩn sửa lại Sách Giáo Lý: loại bỏ án tử hình.
6- Thánh Giá và hình Đức Mẹ - biểu tượng của Đại hội giới trẻ được rước đến Mỹ.
7- Nicaragua không tham gia "Những ngày giáo phận" của Đại Hội Giới Trẻ Panama.
8- Từ “giấc mơ Mỹ” đến “Hy vọng mới cho trẻ em Campuchia”: Một cánh én vẫn làm nên mùa Xuân!
9- Kitô hữu Ai Cập bị gia tăng kỳ thị.
10- Lũ lụt ở Việt Nam: Đức Giám Mục phải lội bùn 20 cây số để đi ủy lạo dân H'mông.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Khúc Cảm Tạ.
https://www.youtube.com/watch?v=ZSIOB7n3fpk
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết