Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint - Chúa Nhật thứ 19 Quanh Năm C - 19th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
00:25 07/08/2013
Chúa Nhật 19 Thường Niên C; Tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến thế nào?
Lm. Đan Vinh
13:34 07/08/2013
Chúa Nhật 19 Thường Niên C
Kn 18,6-9 ; Dt 11,1-2.8-19 ; Lc 12,32-48
TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN THẾ NÀO ?
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 12,32-48
(32) “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em. (33) Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá. (34) Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó”. (35) Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. (36) Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. (37) Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ”. (38) “Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. (39) Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. (40) Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. (41) Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người ?”. (42) Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc. (43) Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. (44) Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. (45) Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa. (46) Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. (47) Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. (48) Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
2. Ý CHÍNH: Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su dạy các môn đệ phải sẵn sàng đón Người lại đến, bằng thái độ luôn tỉnh thức và sẵn sàng:
- Tỉnh thức sẵn sàng như người đầy tớ trung tín, thức canh chờ mở cửa đón chủ về vào lúc ban đêm (c 35-38).
- Tỉnh thức sẵn sàng như người chủ nhà biết giờ kẻ trộm đến, sẽ canh phòng không cho nó đào ngạch khoét vách nhà mình (c 39-40).
- Tỉnh thức sẵn sàng như người quản lý trung tín và khôn ngoan, luôn chu toàn bổn phận phát lương thực cho gia nhân theo lệnh của ông chủ (c 42-48).
3. CHÚ THÍCH:
- C 32-34: + Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ: Các môn đệ được gọi là đoàn chiên bé nhỏ vì số lượng ít, không địa vị quyền hành và sống khó nghèo, đang khi kẻ thù của các ông thì vừa đông vừa mạnh lại vừa giàu có. Nhưng Đức Giê-su đã trấn an các ông: đừng vì thế mà tỏ ra khiếp nhược sợ hãi, vì “Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33), vì có Thầy luôn ở bên và vì Thiên Chúa sẽ ban phần thưởng thiêng liêng là Nước Trời đời đời cho các ông sau này. + Hãy bán của cải mình đi mà bố thí: Đức Giê-su khuyên các môn đệ phải có tinh thần siêu thoát và từ bỏ, thể hiện qua hành động sẵn sàng bán đi những của cải mình có mà phục vụ tha nhân. + Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách: Cần phải tích trữ của cải thiêng liêng không bị hư nát, không sợ bị kẻ trộm lấy mất... Những của cải thiêng liêng ấy có được nhờ làm các việc từ thiện và bố thí cho những kẻ nghèo. + Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó: Nếu xác định kho tàng của mình là các của cải thiêng liêng, thì các môn đệ sẽ liệu sao để có được nhiều thứ của cải ấy.
- C 35-37: + Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn: Đây là thái độ Mô-sê yêu cầu dân Do thái phải có khi ăn bữa tiệc chiên Vượt qua trước giờ xuất hành ra khỏi Ai-cập (x. Xh 12,11). Đây cũng là thái độ của các tín hữu hôm nay chờ đợi giờ Đức Giê-su lại đến vào ngày thế mạt (x. Lc 12,37; 17,8). + Hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về: Ông chủ đi ăn cưới là hình ảnh tiên báo Đức Giê-su sắp lên trời trước khi Người sẽ trở lại lần thứ hai vào ngày tận thế. + Để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay: Chúa sẽ đến bất ngờ trong giờ chết của mỗi người, cũng như trong ngày tận thế chung của nhân lọai. Mọi người đều phải sẵn sàng mở cửa đón rước Người. + Thật là phúc cho họ !: Ở đây Đức Giê-su đã thêm một mối phúc nữa là: “Phúc cho những ai tỉnh thức sẵn sàng”. + Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn...: Việc này khó xảy ra trong thực tế, nhưng được dùng để diễn tả một thực tại thiêng liêng: Chúa sẽ ưu ái phục vụ lại các đầy tớ trung tín. Họ sẽ được no thỏa ân tình của Chúa như lời sách Khải huyền: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa tối với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa tối với Ta” (Kh 3,20).
- C 38-40: + Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về: Người Do thái thường chia thời gian ban đêm làm bốn canh là: Chập tối, nửa đêm, gà gáy và tảng sáng (x. Mc 13,35). Canh hai hay canh ba tức là khoảng từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng là lúc người ta buồn ngủ nhất. Ở đây nhấn mạnh đến thái độ phải có của các môn đệ là luôn tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ giờ nào. + Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến...: Đây là dụ ngôn về ông chủ nhà cũng phải luôn tỉnh thức. Dụ ngôn nhấn mạnh đến khía cạnh bất ngờ của giờ chết mỗi người. Muốn khỏi bị bất ngờ thì người ta phải luôn tỉnh thức canh phòng. + Khoét vách nhà mình: Các vách tường nhà của người Do thái thường được xây bằng gạch sơ sài, nên dễ bị kẻ trộm khóet vách đột nhập vào nhà.
- C 41-44: + Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người ? : Câu hỏi của Phê-rô là câu chuyển tiếp giữa lời khuyên chung cho tất cả các môn đệ (các câu 35-40) và lời khuyên riêng dành cho các Tông đồ là những người được ủy thác nhiệm vụ lãnh đạo cộng đoàn Ki-tô hữu (các câu 42-48). + Ai là người quản gia trung tín khôn ngoan mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở: Hai đức tính mà người lãnh đạo cộng đoàn phải có là khôn ngoan và trung tín. Nếu người quản lý cấp phát phần thóc gạo cho gia nhân đúng giờ, thì mới chứng tỏ mình là một con người trung tín. Anh ta sẽ được ông chủ tín nhiệm trao nhiệm vụ coi sóc tất cả gia sản của ông.
- C 45-48: + Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”...: Đức Giê-su nêu lên sự trở về chậm trễ và bất ngờ của ông chủ, như là một cách thế để thử thách lòng trung thành của các Tông đồ và những người lãnh đạo cộng đoàn. + Đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa: Đây là tội thiếu tinh thần trách nhiệm, sa đà vào thói ăn chơi mà bỏ bê nhiệm vụ quản lý của người đầy tớ. + Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra: Đức Giê-su sẽ đến bất ngờ và sẽ cô lập, ra vạ tuyệt thông cho những kẻ bất trung ấy. + Đầy tớ nào biết ý chủ...: Sự phán xét tùy thuộc vào mức độ ý thức và sự hiểu biết ý chủ của các đầy tớ. + Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều...: Thiên Chúa sẽ đòi mỗi người phải trả lẽ về những ơn đã nhận được và về các trách nhiệm đã được Chúa trao phó.
4. CÂU HỎI: 1) Tại sao các môn đệ của Đức Giê-su không nên sợ hãi giờ chết ? 2) Đức Giê-su khuyên các môn đệ phải có thái độ thế nào để đón chờ Người lại đến ? 3) Các người lãnh đạo cộng đòan cần có thái độ nào để đón chờ Chúa ? 4) Tại sao các môn đệ của Chúa lại bị phán xét nặng hơn thường dân ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay” (Lc 12,36).
2. CÂU CHUYỆN:
1)Tại chùa Tô Châu, có một nhà sư tên là Viên Thủ Trung. Ông là một nhà chân tu. Nhà sư thường đặt trên bàn làm việc của mình một chiếc quan tài nhỏ làm bằng gỗ quí, có một cái nắp có thể mở ra đóng vào được. Khách đến chơi trông thấy chiếc quan tài thường hỏi nhà sư rằng: “Ngài chế tạo ra cái này để làm gì vậy ?” Nhà sư trả lời: “Người ta sống tất nhiên sẽ có lúc phải chết. Mà chết rồi là sẽ được đặt vào nằm trong cái hòm này. Tôi thực lấy làm lạ: người đời ai cũng chỉ biết đi tìm phú quí, công danh, tài sắc... mà chẳng hề nghĩ đến cái chết. Phần tôi, mỗi khi có điều gì không vừa ý, tôi liền ngồi vào bàn và nhìn ngắm chiếc quan tài một hồi lâu. Sau đó tôi cảm thấy tâm hồn mình được bình an.
2)Một nhóm bạn đang chơi đá bóng ngoài sân trường. Trong lúc nghỉ ngơi sau hiệp thi đấu, thầy quản giáo hỏi các em rằng: “Giả như Chúa cho các em biết các em chỉ còn sống được 15 phút nữa là sẽ phải chết. Vậy các em sẽ làm gì trong thời gian còn lại này? Em thì trả lời sẽ về từ giã cha mẹ và những người thân. Em khác cho biết sẽ đi gặp cha linh hướng và xin xưng tội. Em khác nữa thì nói mình sẽ vào nhà nguyện chầu Thánh Thể thật sốt sắng. Còn một cậu bé vốn có lòng đạo đức nhất la Lu-y Gông-gia-ga thì lại thưa: “Thưa Thầy, còn em cứ tiếp tục chơi ạ !” Khi được hỏi lý do tại sao lại cứ chơi khi biết mình sắp chết, thì cậu bé đã trả lời: “Vì mỗi sáng thức dậy em đều dâng ngày mới cho Chúa. Và trong ngày em năng nói với Chúa những lời nguyện tắt. Em nghĩ Chúa cũng chỉ cần em làm như vậy”.
3. SUY NIỆM:
1) Phải tỉnh thức và sẵn sàng luôn: Tin mừng hôm nay nhắc nhở mọi người muốn được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su thì cần có thái độ “Tỉnh thức và sẵn sàng”:
-Như người đầy tớ trung tín (c 35-38): Tỉnh thức không phải là không ngủ, nhưng là ngủ trong tình trạng tỉnh thức, giống như người đầy tớ trung tín đợi chủ đi ăn cưới về vào bất cứ giờ nào trong đêm để khi chủ về gõ cửa là mở ngay.
-Như người chủ nhà có trách nhiệm (c 39-40): Một người chủ nhà có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn canh thức để tránh cho trộm khỏi đến đào ngạch khoét vách nhà mình. Một người làm việc có tinh thân trach nhiệm cao sẽ được hưởng hoa trái là hạnh phúc và sự bình an trong tâm hồn như người ta thường nói: “Cẩn tắc vô ưu”. Mẹ Têrêsa Calcutta cũng khuyên các tu sĩ dưới quyền rằng: “Hoa trái của thinh lặng là cầu nguyện. Hoa trái của cầu nguyện là đức tin. Hoa trái của đức tin là đức ái. Hoa trái của đức ái là phục vụ. Hoa trái của phục vụ là bình an “.
-Như người quản gia trung tín và khôn ngoan (c 42-48): Sự trung tín khôn ngoan được biểu lộ qua việc anh quản gia luôn chu toàn công việc bổn phận là cứ đúng giờ cấp phát lương thực cho gia nhân. Nhưng nếu anh ta “nghĩ bụng: Chủ ta còn lâu mới về, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa”, thì số phận của anh ta sẽ “phải chung số phận với những tên thất tín”. Vào thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca vì nghĩ lầm rằng ngày tận thế đã gần kề, nên có lối sống buông thả không chịu làm việc gì cả. Do đó, thánh Phao-lô đã phải viết thư để chấn chỉnh lối sống lười biếng ấy như sau: ”Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn. Thế mà chúng tôi nghe nói: Trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy: hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân” (2 Ts 3,10-12).
2) Cụ thể chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến thế nào ? :
- “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn”:
Mỗi tín hữu chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng chu toàn các bổn phận đạo đức hằng ngày như dâng lễ cầu nguyện sớm tối để đón nhận ơn Chúa. Tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách tay luôn cầm cây đèn là đưc Tin, chứa đầy dầu ân sủng là đức Cậy, để luôn cháy sáng là đức Mến giữa cuộc sống đời thường.
- Phải làm gì để đón Chúa đến ngay từ bây giờ ?: Hãy luôn ý thức sống tốt giây phút hiện tại bằng việc chu toàn bổn phận hằng ngày. Tránh chỉ lo tích trữ của cải cho mình, đừng quá bám víu vào những của cải trần gian như Lời Chúa dạy: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em. Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” (Lc 12,32-34).
- Chu toàn công việc bổn phận: Đối với những ai được Chúa trao quyền quản lý một gia đình, một hội đoàn, một cộng đoàn dòng tu hay giáo xứ... Hãy nhớ rằng: Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Quyền bính là phương tiện để phục vụ tha nhân. Người ta có thể lạm dụng quyền bính để phục vụ bản thân và làm khổ kẻ khác như tên quản lý trong bài Tin mừng đã “Đánh đập tôi trai tớ gái”, “chè chén say sưa” vì nghĩ rằng còn lâu chủ mới về. Ngừơi quản lý sẽ bị phạt nặng hơn vì đã biết ý Chúa mà còn cố tình bỏ việc bổn phận của mình.
- “Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”:
Sẵn sàng để biết sử dụng của cải đúng theo ý Chúa: Cụ thể là chia cơm sẻ áo cho những người nghèo đói, góp phần nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, người già neo đơn và động viên an ủi nhưng người đau khổ bất hạnh… Hiện nay nhiều người tuy rất tỉnh thức đọc kinh cầu nguyện, nhưng lại đang mê ngủ trước những đòi hỏi phải chia sẻ bác ái của Tin Mừng. Nếu các tín hữu luôn tỉnh thức bằng việc quan tâm giúp đỡ người bên cạnh thì hai phần ba nhân loại sẽ không còn nghèo đói nữa. Bắt đầu từ hôm nay chúng ta hãy tập quảng đại cho đi những gì mình có. Hãy “làm những công việc bình thường bằng một cách thức phi thường” noi gương thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, để chiếu ánh sáng tin yêu giúp cho nhiều người nhận biết Thiên Chúa như lời Chúa dạy: “Cũng vậy ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em” (Mt 5,16).
- Phải sẵn sàng phục vụ để loan báo Tin Mừng: Những ai không có tiền vẫn có thể làm việc tông đồ băng việc phục vụ. Mẹ Têrêsa Can-quýt-ta và các nữ tu Thừa Sai Bác Ái đã không cho người nghèo đói bệnh tật tiền bạc vật chất, nhưng cho sự ân cần phục vụ trong yêu thương. Đây cũng là một phương cách loan báo Tin Mưng hữu hiệu. Hiện nay có nhiều tín hữu vẫn đang mê ngủ khi chỉ lo hưởng thụ tiện nghi vật chất va các đam mê thấp hèn... mà không ưu tiên tìm kiếm Nước Trời bằng việc chia sẻ phục vụ tha nhân. Thánh Phao-lô đã khuyên tín hữu chúng ta như sau: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi !” (Ep 5,14).
4. THẢO LUẬN: 1)Bạn đã thấy một người bị chết cách bất đắc kỳ tử chưa? 2)Bạn có cần chuẩn bị cho giờ chết của mình không? 3)Bạn cần làm gì để đón cái chết sẽ đến cách bất ngờ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho con biết tỉnh thức để đừng bao giờ ngủ quên trong những đam mê lạc thú giả tạo. Xin cho lòng trí con hiểu rằng: đồng tiền chỉ là phương tiện giúp con nên hoàn thiện hơn, giúp con có điều kiện thực thi bác ái là chia sẻ cơm áo cho người nghèo. Xin cho con xác tín rằng: Khi giờ chết đến, con sẽ không thể mang theo được tiền của mà con đã ky cóp bấy lâu. Chính những đồng tiền cho đi, đồng tiền quảng đại chia sẻ cho kẻ khác, sẽ trở nên kho tàng quý giá không bao giờ bị hư nát cho con ở đời sau. Xin giúp con luôn biết hướng lòng trí về những sự trên trời.
Kn 18,6-9 ; Dt 11,1-2.8-19 ; Lc 12,32-48
TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN THẾ NÀO ?
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 12,32-48
(32) “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em. (33) Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá. (34) Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó”. (35) Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. (36) Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. (37) Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ”. (38) “Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. (39) Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. (40) Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. (41) Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người ?”. (42) Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc. (43) Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. (44) Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. (45) Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa. (46) Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. (47) Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. (48) Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
2. Ý CHÍNH: Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su dạy các môn đệ phải sẵn sàng đón Người lại đến, bằng thái độ luôn tỉnh thức và sẵn sàng:
- Tỉnh thức sẵn sàng như người đầy tớ trung tín, thức canh chờ mở cửa đón chủ về vào lúc ban đêm (c 35-38).
- Tỉnh thức sẵn sàng như người chủ nhà biết giờ kẻ trộm đến, sẽ canh phòng không cho nó đào ngạch khoét vách nhà mình (c 39-40).
- Tỉnh thức sẵn sàng như người quản lý trung tín và khôn ngoan, luôn chu toàn bổn phận phát lương thực cho gia nhân theo lệnh của ông chủ (c 42-48).
3. CHÚ THÍCH:
- C 32-34: + Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ: Các môn đệ được gọi là đoàn chiên bé nhỏ vì số lượng ít, không địa vị quyền hành và sống khó nghèo, đang khi kẻ thù của các ông thì vừa đông vừa mạnh lại vừa giàu có. Nhưng Đức Giê-su đã trấn an các ông: đừng vì thế mà tỏ ra khiếp nhược sợ hãi, vì “Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33), vì có Thầy luôn ở bên và vì Thiên Chúa sẽ ban phần thưởng thiêng liêng là Nước Trời đời đời cho các ông sau này. + Hãy bán của cải mình đi mà bố thí: Đức Giê-su khuyên các môn đệ phải có tinh thần siêu thoát và từ bỏ, thể hiện qua hành động sẵn sàng bán đi những của cải mình có mà phục vụ tha nhân. + Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách: Cần phải tích trữ của cải thiêng liêng không bị hư nát, không sợ bị kẻ trộm lấy mất... Những của cải thiêng liêng ấy có được nhờ làm các việc từ thiện và bố thí cho những kẻ nghèo. + Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó: Nếu xác định kho tàng của mình là các của cải thiêng liêng, thì các môn đệ sẽ liệu sao để có được nhiều thứ của cải ấy.
- C 35-37: + Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn: Đây là thái độ Mô-sê yêu cầu dân Do thái phải có khi ăn bữa tiệc chiên Vượt qua trước giờ xuất hành ra khỏi Ai-cập (x. Xh 12,11). Đây cũng là thái độ của các tín hữu hôm nay chờ đợi giờ Đức Giê-su lại đến vào ngày thế mạt (x. Lc 12,37; 17,8). + Hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về: Ông chủ đi ăn cưới là hình ảnh tiên báo Đức Giê-su sắp lên trời trước khi Người sẽ trở lại lần thứ hai vào ngày tận thế. + Để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay: Chúa sẽ đến bất ngờ trong giờ chết của mỗi người, cũng như trong ngày tận thế chung của nhân lọai. Mọi người đều phải sẵn sàng mở cửa đón rước Người. + Thật là phúc cho họ !: Ở đây Đức Giê-su đã thêm một mối phúc nữa là: “Phúc cho những ai tỉnh thức sẵn sàng”. + Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn...: Việc này khó xảy ra trong thực tế, nhưng được dùng để diễn tả một thực tại thiêng liêng: Chúa sẽ ưu ái phục vụ lại các đầy tớ trung tín. Họ sẽ được no thỏa ân tình của Chúa như lời sách Khải huyền: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa tối với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa tối với Ta” (Kh 3,20).
- C 38-40: + Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về: Người Do thái thường chia thời gian ban đêm làm bốn canh là: Chập tối, nửa đêm, gà gáy và tảng sáng (x. Mc 13,35). Canh hai hay canh ba tức là khoảng từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng là lúc người ta buồn ngủ nhất. Ở đây nhấn mạnh đến thái độ phải có của các môn đệ là luôn tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ giờ nào. + Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến...: Đây là dụ ngôn về ông chủ nhà cũng phải luôn tỉnh thức. Dụ ngôn nhấn mạnh đến khía cạnh bất ngờ của giờ chết mỗi người. Muốn khỏi bị bất ngờ thì người ta phải luôn tỉnh thức canh phòng. + Khoét vách nhà mình: Các vách tường nhà của người Do thái thường được xây bằng gạch sơ sài, nên dễ bị kẻ trộm khóet vách đột nhập vào nhà.
- C 41-44: + Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người ? : Câu hỏi của Phê-rô là câu chuyển tiếp giữa lời khuyên chung cho tất cả các môn đệ (các câu 35-40) và lời khuyên riêng dành cho các Tông đồ là những người được ủy thác nhiệm vụ lãnh đạo cộng đoàn Ki-tô hữu (các câu 42-48). + Ai là người quản gia trung tín khôn ngoan mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở: Hai đức tính mà người lãnh đạo cộng đoàn phải có là khôn ngoan và trung tín. Nếu người quản lý cấp phát phần thóc gạo cho gia nhân đúng giờ, thì mới chứng tỏ mình là một con người trung tín. Anh ta sẽ được ông chủ tín nhiệm trao nhiệm vụ coi sóc tất cả gia sản của ông.
- C 45-48: + Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”...: Đức Giê-su nêu lên sự trở về chậm trễ và bất ngờ của ông chủ, như là một cách thế để thử thách lòng trung thành của các Tông đồ và những người lãnh đạo cộng đoàn. + Đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa: Đây là tội thiếu tinh thần trách nhiệm, sa đà vào thói ăn chơi mà bỏ bê nhiệm vụ quản lý của người đầy tớ. + Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra: Đức Giê-su sẽ đến bất ngờ và sẽ cô lập, ra vạ tuyệt thông cho những kẻ bất trung ấy. + Đầy tớ nào biết ý chủ...: Sự phán xét tùy thuộc vào mức độ ý thức và sự hiểu biết ý chủ của các đầy tớ. + Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều...: Thiên Chúa sẽ đòi mỗi người phải trả lẽ về những ơn đã nhận được và về các trách nhiệm đã được Chúa trao phó.
4. CÂU HỎI: 1) Tại sao các môn đệ của Đức Giê-su không nên sợ hãi giờ chết ? 2) Đức Giê-su khuyên các môn đệ phải có thái độ thế nào để đón chờ Người lại đến ? 3) Các người lãnh đạo cộng đòan cần có thái độ nào để đón chờ Chúa ? 4) Tại sao các môn đệ của Chúa lại bị phán xét nặng hơn thường dân ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay” (Lc 12,36).
2. CÂU CHUYỆN:
1)Tại chùa Tô Châu, có một nhà sư tên là Viên Thủ Trung. Ông là một nhà chân tu. Nhà sư thường đặt trên bàn làm việc của mình một chiếc quan tài nhỏ làm bằng gỗ quí, có một cái nắp có thể mở ra đóng vào được. Khách đến chơi trông thấy chiếc quan tài thường hỏi nhà sư rằng: “Ngài chế tạo ra cái này để làm gì vậy ?” Nhà sư trả lời: “Người ta sống tất nhiên sẽ có lúc phải chết. Mà chết rồi là sẽ được đặt vào nằm trong cái hòm này. Tôi thực lấy làm lạ: người đời ai cũng chỉ biết đi tìm phú quí, công danh, tài sắc... mà chẳng hề nghĩ đến cái chết. Phần tôi, mỗi khi có điều gì không vừa ý, tôi liền ngồi vào bàn và nhìn ngắm chiếc quan tài một hồi lâu. Sau đó tôi cảm thấy tâm hồn mình được bình an.
2)Một nhóm bạn đang chơi đá bóng ngoài sân trường. Trong lúc nghỉ ngơi sau hiệp thi đấu, thầy quản giáo hỏi các em rằng: “Giả như Chúa cho các em biết các em chỉ còn sống được 15 phút nữa là sẽ phải chết. Vậy các em sẽ làm gì trong thời gian còn lại này? Em thì trả lời sẽ về từ giã cha mẹ và những người thân. Em khác cho biết sẽ đi gặp cha linh hướng và xin xưng tội. Em khác nữa thì nói mình sẽ vào nhà nguyện chầu Thánh Thể thật sốt sắng. Còn một cậu bé vốn có lòng đạo đức nhất la Lu-y Gông-gia-ga thì lại thưa: “Thưa Thầy, còn em cứ tiếp tục chơi ạ !” Khi được hỏi lý do tại sao lại cứ chơi khi biết mình sắp chết, thì cậu bé đã trả lời: “Vì mỗi sáng thức dậy em đều dâng ngày mới cho Chúa. Và trong ngày em năng nói với Chúa những lời nguyện tắt. Em nghĩ Chúa cũng chỉ cần em làm như vậy”.
3. SUY NIỆM:
1) Phải tỉnh thức và sẵn sàng luôn: Tin mừng hôm nay nhắc nhở mọi người muốn được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su thì cần có thái độ “Tỉnh thức và sẵn sàng”:
-Như người đầy tớ trung tín (c 35-38): Tỉnh thức không phải là không ngủ, nhưng là ngủ trong tình trạng tỉnh thức, giống như người đầy tớ trung tín đợi chủ đi ăn cưới về vào bất cứ giờ nào trong đêm để khi chủ về gõ cửa là mở ngay.
-Như người chủ nhà có trách nhiệm (c 39-40): Một người chủ nhà có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn canh thức để tránh cho trộm khỏi đến đào ngạch khoét vách nhà mình. Một người làm việc có tinh thân trach nhiệm cao sẽ được hưởng hoa trái là hạnh phúc và sự bình an trong tâm hồn như người ta thường nói: “Cẩn tắc vô ưu”. Mẹ Têrêsa Calcutta cũng khuyên các tu sĩ dưới quyền rằng: “Hoa trái của thinh lặng là cầu nguyện. Hoa trái của cầu nguyện là đức tin. Hoa trái của đức tin là đức ái. Hoa trái của đức ái là phục vụ. Hoa trái của phục vụ là bình an “.
-Như người quản gia trung tín và khôn ngoan (c 42-48): Sự trung tín khôn ngoan được biểu lộ qua việc anh quản gia luôn chu toàn công việc bổn phận là cứ đúng giờ cấp phát lương thực cho gia nhân. Nhưng nếu anh ta “nghĩ bụng: Chủ ta còn lâu mới về, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa”, thì số phận của anh ta sẽ “phải chung số phận với những tên thất tín”. Vào thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca vì nghĩ lầm rằng ngày tận thế đã gần kề, nên có lối sống buông thả không chịu làm việc gì cả. Do đó, thánh Phao-lô đã phải viết thư để chấn chỉnh lối sống lười biếng ấy như sau: ”Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn. Thế mà chúng tôi nghe nói: Trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy: hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân” (2 Ts 3,10-12).
2) Cụ thể chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến thế nào ? :
- “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn”:
Mỗi tín hữu chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng chu toàn các bổn phận đạo đức hằng ngày như dâng lễ cầu nguyện sớm tối để đón nhận ơn Chúa. Tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách tay luôn cầm cây đèn là đưc Tin, chứa đầy dầu ân sủng là đức Cậy, để luôn cháy sáng là đức Mến giữa cuộc sống đời thường.
- Phải làm gì để đón Chúa đến ngay từ bây giờ ?: Hãy luôn ý thức sống tốt giây phút hiện tại bằng việc chu toàn bổn phận hằng ngày. Tránh chỉ lo tích trữ của cải cho mình, đừng quá bám víu vào những của cải trần gian như Lời Chúa dạy: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em. Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” (Lc 12,32-34).
- Chu toàn công việc bổn phận: Đối với những ai được Chúa trao quyền quản lý một gia đình, một hội đoàn, một cộng đoàn dòng tu hay giáo xứ... Hãy nhớ rằng: Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Quyền bính là phương tiện để phục vụ tha nhân. Người ta có thể lạm dụng quyền bính để phục vụ bản thân và làm khổ kẻ khác như tên quản lý trong bài Tin mừng đã “Đánh đập tôi trai tớ gái”, “chè chén say sưa” vì nghĩ rằng còn lâu chủ mới về. Ngừơi quản lý sẽ bị phạt nặng hơn vì đã biết ý Chúa mà còn cố tình bỏ việc bổn phận của mình.
- “Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”:
Sẵn sàng để biết sử dụng của cải đúng theo ý Chúa: Cụ thể là chia cơm sẻ áo cho những người nghèo đói, góp phần nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, người già neo đơn và động viên an ủi nhưng người đau khổ bất hạnh… Hiện nay nhiều người tuy rất tỉnh thức đọc kinh cầu nguyện, nhưng lại đang mê ngủ trước những đòi hỏi phải chia sẻ bác ái của Tin Mừng. Nếu các tín hữu luôn tỉnh thức bằng việc quan tâm giúp đỡ người bên cạnh thì hai phần ba nhân loại sẽ không còn nghèo đói nữa. Bắt đầu từ hôm nay chúng ta hãy tập quảng đại cho đi những gì mình có. Hãy “làm những công việc bình thường bằng một cách thức phi thường” noi gương thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, để chiếu ánh sáng tin yêu giúp cho nhiều người nhận biết Thiên Chúa như lời Chúa dạy: “Cũng vậy ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em” (Mt 5,16).
- Phải sẵn sàng phục vụ để loan báo Tin Mừng: Những ai không có tiền vẫn có thể làm việc tông đồ băng việc phục vụ. Mẹ Têrêsa Can-quýt-ta và các nữ tu Thừa Sai Bác Ái đã không cho người nghèo đói bệnh tật tiền bạc vật chất, nhưng cho sự ân cần phục vụ trong yêu thương. Đây cũng là một phương cách loan báo Tin Mưng hữu hiệu. Hiện nay có nhiều tín hữu vẫn đang mê ngủ khi chỉ lo hưởng thụ tiện nghi vật chất va các đam mê thấp hèn... mà không ưu tiên tìm kiếm Nước Trời bằng việc chia sẻ phục vụ tha nhân. Thánh Phao-lô đã khuyên tín hữu chúng ta như sau: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi !” (Ep 5,14).
4. THẢO LUẬN: 1)Bạn đã thấy một người bị chết cách bất đắc kỳ tử chưa? 2)Bạn có cần chuẩn bị cho giờ chết của mình không? 3)Bạn cần làm gì để đón cái chết sẽ đến cách bất ngờ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho con biết tỉnh thức để đừng bao giờ ngủ quên trong những đam mê lạc thú giả tạo. Xin cho lòng trí con hiểu rằng: đồng tiền chỉ là phương tiện giúp con nên hoàn thiện hơn, giúp con có điều kiện thực thi bác ái là chia sẻ cơm áo cho người nghèo. Xin cho con xác tín rằng: Khi giờ chết đến, con sẽ không thể mang theo được tiền của mà con đã ky cóp bấy lâu. Chính những đồng tiền cho đi, đồng tiền quảng đại chia sẻ cho kẻ khác, sẽ trở nên kho tàng quý giá không bao giờ bị hư nát cho con ở đời sau. Xin giúp con luôn biết hướng lòng trí về những sự trên trời.
Trung tín và Tỉnh thức
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:21 07/08/2013
TRUNG TÍN VÀ TỈNH THỨC
CN 19 C
Ngày nay, “Mạnh Thường Quân” là một cụm từ khái niệm hóa, hiểu như một danh từ chung để chỉ một mẫu người hào phóng và nhân ái.
Mạnh Thường Quân tên thật là Điền Văn, người nước Tề thời Chiến Quốc. Ông là một người giàu sang, có lòng nghĩa hiệp, thích chiêu hiền đãi sĩ, văn cũng như võ trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn tân khách. Tiếng tốt đồn vang khắp các nước chư hầu thời bấy giờ.
Một hôm Mạnh Thường Quân nhìn vào sổ nợ, biết dân đất Tiết, một nước nhỏ bị Tề diệt, vua Tề tặng Mạnh Thường Quân làm phong ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) còn nợ mình nhiều, thuộc loại “nợ xấu khó đòi” nhưng nhất thiết chỉ dãn mà không cho xóa. Ông sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Huyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đó nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Huyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.
Phùng Huyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Huyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua khó khăn, được ơn nghĩa với dân chúng.
1. Trung tín
Trong bài Phúc Âm hôm nay nói đến dụ ngôn người quản lý “trung tín” và “khôn ngoan”, khác với người quản lý “bất lương” trong dụ ngôn sau này (16,1-10).
Người quản lý được giao hai trách nhiệm: coi sóc gia nhân và tài sản.
Trung tín từ việc nhỏ trước khi đến việc lớn, trung tín với của cải riêng trước khi đến của cải người khác. Người quản lý ở đây được giao cho chăm sóc gia nhân của chủ, và ông sẽ được cắt đặt coi sóc tải sản khi chủ thấy người này đã trung tín với việc trước.
Khôn ngoan, người quản lý sẽ được tuyên bố là “có phúc” và được cắt đặt coi sóc gia sản của chủ nếu chủ về và gặp thấy đang làm như vậy.
Người quản lý bất trung với hai khía cạnh tiêu biểu là đánh đập tớ trai tớ gái thay vì coi sóc họ cách chu đáo, và ăn uống say sưa hay vì phân phát phần thực phẩm cho gia nhân. Người quản lý này bị chủ cho nghỉ việc vì đã không làm đúng chức năng quản lý mà chủ đã giao cho anh.
Khi khen người quản lý khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.
Chúng ta chỉ là những người quản lý của Thiên Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng thôi. Mọi sự chúng ta có đều do nhận lãnh. Chúng ta nhận lãnh từ nơi vòng tay yêu thương của cha mẹ rồi công lao dưỡng dục mỗi ngày “chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm”. Lớn lên, tiếp tục nhận được từ nơi nhà trường và xã hội một vốn tri thức của nhân loại đã được tích góp từ hàng ngàn năm qua bao thế hệ. Và còn nhận được một gia sản đức tin từ bao thế hệ cha anh trong Giáo Hội để lại cho chúng ta.Tất cả những điều đó, cho thấy tất cả những gì chúng ta có đều do người khác trao ban.
Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng.
2. Tỉnh thức
Chúa Giêsu lưu ý về của cải đích thực các môn đệ cần thu tích. Đó là của cải “chẳng bao giờ cũ rách” và “chẳng thể hao hụt”. Của cải trên trời, kho tàng trên trời hoàn toàn khác với của cải nơi trần gian. Của cải trần thế càng nhiều, lòng người càng nặng trĩu. Nặng trĩu lo âu. Kho tàng trên trời càng nhiều, lòng người càng thanh thoát. Bởi kho tàng trên trời là chính Chúa. Càng đến gần Chúa, được Chúa ở cùng, con người càng thoát khỏi những trói buộc của trần gian,trở nên nhẹ bổng, tự do.Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian. Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Càng nuôi lòng khao khát, lòng dạ hướng về kho tàng của Chúa nên tâm hồn phong phú bởi chính của cải tràn trề chất đầy kho tàng. Đó là của cải tình yêu như Chúa đã nói: “Kho tàng anh em em ở đâu, lòng anh em cũng ở đó”.
Để luôn hướng lòng về Chúa là kho tàng đích thực, con người phải tỉnh thức luôn. Chúa Giêsu kể dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về. Người tôi tớ đợi chủ đi ăn cưới về không thể biết đích xác giờ phút của chủ. Thời giờ hoàn toàn tùy thuộc chủ. Tôi tớ không can dự việc riêng của chủ. Phận tôi tớ là làm theo ý chủ. Người chủ muốn tôi tớ trung thành. Lòng trung thành thể hiện qua sự trung tín trong mọi việc được chủ trao phó. Trung thành chờ đợi giờ phút chủ trở về nên luôn tỉnh thức và sẵn sàng.
Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.
Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cữu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn. Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.
Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.
Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.
Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.
Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.
Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
CN 19 C
Ngày nay, “Mạnh Thường Quân” là một cụm từ khái niệm hóa, hiểu như một danh từ chung để chỉ một mẫu người hào phóng và nhân ái.
Mạnh Thường Quân tên thật là Điền Văn, người nước Tề thời Chiến Quốc. Ông là một người giàu sang, có lòng nghĩa hiệp, thích chiêu hiền đãi sĩ, văn cũng như võ trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn tân khách. Tiếng tốt đồn vang khắp các nước chư hầu thời bấy giờ.
Một hôm Mạnh Thường Quân nhìn vào sổ nợ, biết dân đất Tiết, một nước nhỏ bị Tề diệt, vua Tề tặng Mạnh Thường Quân làm phong ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) còn nợ mình nhiều, thuộc loại “nợ xấu khó đòi” nhưng nhất thiết chỉ dãn mà không cho xóa. Ông sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Huyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đó nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Huyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.
Phùng Huyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Huyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua khó khăn, được ơn nghĩa với dân chúng.
1. Trung tín
Trong bài Phúc Âm hôm nay nói đến dụ ngôn người quản lý “trung tín” và “khôn ngoan”, khác với người quản lý “bất lương” trong dụ ngôn sau này (16,1-10).
Người quản lý được giao hai trách nhiệm: coi sóc gia nhân và tài sản.
Trung tín từ việc nhỏ trước khi đến việc lớn, trung tín với của cải riêng trước khi đến của cải người khác. Người quản lý ở đây được giao cho chăm sóc gia nhân của chủ, và ông sẽ được cắt đặt coi sóc tải sản khi chủ thấy người này đã trung tín với việc trước.
Khôn ngoan, người quản lý sẽ được tuyên bố là “có phúc” và được cắt đặt coi sóc gia sản của chủ nếu chủ về và gặp thấy đang làm như vậy.
Người quản lý bất trung với hai khía cạnh tiêu biểu là đánh đập tớ trai tớ gái thay vì coi sóc họ cách chu đáo, và ăn uống say sưa hay vì phân phát phần thực phẩm cho gia nhân. Người quản lý này bị chủ cho nghỉ việc vì đã không làm đúng chức năng quản lý mà chủ đã giao cho anh.
Khi khen người quản lý khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.
Chúng ta chỉ là những người quản lý của Thiên Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng thôi. Mọi sự chúng ta có đều do nhận lãnh. Chúng ta nhận lãnh từ nơi vòng tay yêu thương của cha mẹ rồi công lao dưỡng dục mỗi ngày “chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm”. Lớn lên, tiếp tục nhận được từ nơi nhà trường và xã hội một vốn tri thức của nhân loại đã được tích góp từ hàng ngàn năm qua bao thế hệ. Và còn nhận được một gia sản đức tin từ bao thế hệ cha anh trong Giáo Hội để lại cho chúng ta.Tất cả những điều đó, cho thấy tất cả những gì chúng ta có đều do người khác trao ban.
Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng.
2. Tỉnh thức
Chúa Giêsu lưu ý về của cải đích thực các môn đệ cần thu tích. Đó là của cải “chẳng bao giờ cũ rách” và “chẳng thể hao hụt”. Của cải trên trời, kho tàng trên trời hoàn toàn khác với của cải nơi trần gian. Của cải trần thế càng nhiều, lòng người càng nặng trĩu. Nặng trĩu lo âu. Kho tàng trên trời càng nhiều, lòng người càng thanh thoát. Bởi kho tàng trên trời là chính Chúa. Càng đến gần Chúa, được Chúa ở cùng, con người càng thoát khỏi những trói buộc của trần gian,trở nên nhẹ bổng, tự do.Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian. Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Càng nuôi lòng khao khát, lòng dạ hướng về kho tàng của Chúa nên tâm hồn phong phú bởi chính của cải tràn trề chất đầy kho tàng. Đó là của cải tình yêu như Chúa đã nói: “Kho tàng anh em em ở đâu, lòng anh em cũng ở đó”.
Để luôn hướng lòng về Chúa là kho tàng đích thực, con người phải tỉnh thức luôn. Chúa Giêsu kể dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về. Người tôi tớ đợi chủ đi ăn cưới về không thể biết đích xác giờ phút của chủ. Thời giờ hoàn toàn tùy thuộc chủ. Tôi tớ không can dự việc riêng của chủ. Phận tôi tớ là làm theo ý chủ. Người chủ muốn tôi tớ trung thành. Lòng trung thành thể hiện qua sự trung tín trong mọi việc được chủ trao phó. Trung thành chờ đợi giờ phút chủ trở về nên luôn tỉnh thức và sẵn sàng.
Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.
Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cữu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn. Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.
Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.
Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.
Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.
Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.
Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:17 07/08/2013
HẮC THẦN KHÔNG CÓ NHÀ Ở
Ở trong một tòa miếu nọ có thờ một pho tượng thần mặt đen hung ác, có một vài tên ác ôn bày tế đàn cúng trong miếu để lừa bịp bắt nạt những người lương thiện. Quan huyện là Địch Nhân Kiệt rất tức giận, ra một đạo lệnh: người nào vào trong miếu là bị chém đầu, người nào đốt miếu sẽ được thưởng một vạn lượng bạc.
Có hai người nói với nhau là mình có dũng lực để đi đốt miếu, họ mời Địch Nhân Kiệt tự tay viết một công văn để đem tới miếu. Hai người ấy đi vào trong miếu, vừa nhìn thấy tượng thần hung ác thì sợ hãi chân run, họ vội vàng lớn tiếng đọc công văn của Địch Nhân Kiệt, điều này mới khiến cho thần mặt đen oai phong đi quét rác, hai người ấy thấy thuận lợi bèn thuận tay đốt miếu.
Thần mặt đen không có nhà ở nên cứ đi sau lưng Địch Nhân Kiệt để giết ông ta bất cứ lúc nào, rất may là có nhiều vị thần chính trực bảo hộ cho ông ta.
Thần mặt đen chỉ còn cách là trở về nhà cũ ở Lãnh Nam mà thôi.
(Đường, Hoàng dị ký”)
Suy tư:
Con người ta có năm giác quan quan trọng: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, nếu mất một trong năm giác quan ấy thì con người ta không thể hưởng trọn vẹn sự phong phú của cuộc sống. Vì có ngũ quan, nên các hình tượng được nặn ra hoặc điêu khắc, hay các hình ảnh được vẻ ra hoặc chụp lại, là để cho con người cảm nhận được kỳ niệm quá khứ của một người hay một đồ vật, cho nên mới có câu “mắt có thấy thì lòng mới dấy”.
Tượng ảnh trong nhà thờ là tượng ảnh của Đức Chúa Giê-su, tượng ảnh Đức Mẹ Ma-ri-a hoặc là tượng ảnh của các thánh đều có mục đích của nó là để cho chúng ta chiêm ngắm Chúa, Mẹ và các thánh qua những bức tranh, để khi con mắt nhìn thấy thì lòng ta mới dấy lên những hạnh phúc hay đau khổ của Đức Chúa Giê-su trong bức tượng hay sự thánh thiện của Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh trong những bức ảnh tượng ấy.
Tượng ảnh trong nhà thờ không phải là để triển lãm mỹ thuật, nhưng là để cho giáo dâng tôn kính, cho nên cần phải để nơi trang trọng theo thứ bậc của nó; tượng ảnh trong nhà thờ cần phải toát lên nét thánh thiện và chuẩn mực, chứ không phải nghệ thuật lãng mạn, Giáo Hội gọi đó là nghệ thuật thánh.
Địch Nhân Kiệt tức giận vì người ta lợi dụng tượng thần trong miếu để bắt chẹt hà hiếp bá tánh nên mới cho phép đốt miếu. Cũng vậy, nếu chúng ta –những cha sở- không làm cho giáo dân sốt sắng khi đến nhà thờ bởi các hình ảnh tượng thánh, thì cũng sẽ bị Thiên Chúa phá hủy nhà thờ vậy...
Ai hiểu thì hiểu.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ở trong một tòa miếu nọ có thờ một pho tượng thần mặt đen hung ác, có một vài tên ác ôn bày tế đàn cúng trong miếu để lừa bịp bắt nạt những người lương thiện. Quan huyện là Địch Nhân Kiệt rất tức giận, ra một đạo lệnh: người nào vào trong miếu là bị chém đầu, người nào đốt miếu sẽ được thưởng một vạn lượng bạc.
Có hai người nói với nhau là mình có dũng lực để đi đốt miếu, họ mời Địch Nhân Kiệt tự tay viết một công văn để đem tới miếu. Hai người ấy đi vào trong miếu, vừa nhìn thấy tượng thần hung ác thì sợ hãi chân run, họ vội vàng lớn tiếng đọc công văn của Địch Nhân Kiệt, điều này mới khiến cho thần mặt đen oai phong đi quét rác, hai người ấy thấy thuận lợi bèn thuận tay đốt miếu.
Thần mặt đen không có nhà ở nên cứ đi sau lưng Địch Nhân Kiệt để giết ông ta bất cứ lúc nào, rất may là có nhiều vị thần chính trực bảo hộ cho ông ta.
Thần mặt đen chỉ còn cách là trở về nhà cũ ở Lãnh Nam mà thôi.
(Đường, Hoàng dị ký”)
Suy tư:
Con người ta có năm giác quan quan trọng: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, nếu mất một trong năm giác quan ấy thì con người ta không thể hưởng trọn vẹn sự phong phú của cuộc sống. Vì có ngũ quan, nên các hình tượng được nặn ra hoặc điêu khắc, hay các hình ảnh được vẻ ra hoặc chụp lại, là để cho con người cảm nhận được kỳ niệm quá khứ của một người hay một đồ vật, cho nên mới có câu “mắt có thấy thì lòng mới dấy”.
Tượng ảnh trong nhà thờ là tượng ảnh của Đức Chúa Giê-su, tượng ảnh Đức Mẹ Ma-ri-a hoặc là tượng ảnh của các thánh đều có mục đích của nó là để cho chúng ta chiêm ngắm Chúa, Mẹ và các thánh qua những bức tranh, để khi con mắt nhìn thấy thì lòng ta mới dấy lên những hạnh phúc hay đau khổ của Đức Chúa Giê-su trong bức tượng hay sự thánh thiện của Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh trong những bức ảnh tượng ấy.
Tượng ảnh trong nhà thờ không phải là để triển lãm mỹ thuật, nhưng là để cho giáo dâng tôn kính, cho nên cần phải để nơi trang trọng theo thứ bậc của nó; tượng ảnh trong nhà thờ cần phải toát lên nét thánh thiện và chuẩn mực, chứ không phải nghệ thuật lãng mạn, Giáo Hội gọi đó là nghệ thuật thánh.
Địch Nhân Kiệt tức giận vì người ta lợi dụng tượng thần trong miếu để bắt chẹt hà hiếp bá tánh nên mới cho phép đốt miếu. Cũng vậy, nếu chúng ta –những cha sở- không làm cho giáo dân sốt sắng khi đến nhà thờ bởi các hình ảnh tượng thánh, thì cũng sẽ bị Thiên Chúa phá hủy nhà thờ vậy...
Ai hiểu thì hiểu.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:02 07/08/2013
N2T |
2. Lưỡi của người khác độc hơn rắn, rắn cắn thì chỉ hại một người, nhưng lời của người khác thì làm tổn thương ba người: một là họ, hai là người nghe người họ nói, ba là người nghe lời người đã nghe lời người họ nói. Người khác vì cái tâm ghen ghét mà phạm tội, người thích nghe lời người khác nói mà phạm tội, tâm hồn hận thù khi nghe lời người khác nói mà phạm tội.
(Thánh Bernard)-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Hãy tỉnh thức
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:43 07/08/2013
Chúa Nhật XIX THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 12, 32-48
HÃY TỈNH THỨC
Tỉnh thức vẫn là đề tài hết sức ấn tượng đối với mọi người. Bởi vì, tỉnh thức và sẵn sàng luôn đặt con người trước sự chết. Thực vậy, ít có người đang sống mà luôn suy nghĩ tới cái chết, hay coi cái chết như một định luật phải chịu.Thường con người luôn bôn ba tìm kiếm, tích lũy, ưa thích làm giầu và chỉ nghĩ tới hưởng thụ. Tuy nhiên, đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay cho hay con người phải :” Tỉnh thức và sẵn sàng “. Tỉnh thức và sẵn sàng như người chủ canh trộm, như năm cô trinh nữ khôn ngoan…
Jean-René Fracheboud viết :” Tỉnh thức quả thật là một nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng ! Tỉnh thức gợi lên cho chúng ta tuổi thanh xuân của cuộc đời, và cả mùi vị của sự tự do sẵn sàng hiến dâng tất cả sức mạnh cho những công việc vĩ đại và tốt đẹp.Tại sao phải tỉnh thức ? Bởi vì Thiên Chúa hứa ban cho những ai biết tỉnh thức một món quà quý giá. Như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ :” Anh em đừng sợ! Vì Cha anh em, Đấng ngự trên Trời, biết rõ điều gì tốt đẹp và sẽ ban cho anh em Vương Quốc của Người “. Như thế, Chúa dạy chúng ta hãy sống xứng đáng cuộc đời trần gian này. Đời sống ở trần gian là một cuộc chờ đợi Chúa Kitô đến. Do đó, mọi việc ở trần gian như lời nói, việc làm, hành vi, thái độ đều nhất nhất được đặt trong tâm tình chờ đợi. Bởi vì, Chúa thường đến bất ngờ, nên chúng ta phải liên lỉ tỉnh thức, chờ đợi. Con người phải tỉnh thức và sẵn sàng bằng việc thắt dây lưng và cầm đèn cháy sáng. Dân Do Thái khi xưa thường mặc chiếc áo vừa dài vừa rộng, nên muốn cho khỏi vướng, họ thường xắn lên và thắt chặt bằng chiếc dây ngang hông. Chúa dạy rằng phải vứt bỏ tất cả những gì làm cản trở đời sống thiêng liêng của chúng ta như tiền tài, danh vọng, của cản. Tất cả những thứ đó làm chúng ta bị ngừng trệ, bị vướng mắc, cản trở chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa. Đền cầm tay nghĩa là đức tin của chúng ta phải sâu xa, phải tỏa sáng . Đức tin như thánh Phaolô nói :” Đức tin không việc làm là đức tin chết “. Cầm đèn cháy sáng như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn và lại mang cả dầu. Chúng ta phải tỉnh thức trong tư thế đó, thì bất cứ lúc nào Chúa đến dù có bất ngờ mấy đi nữa, chúng ta cũng luôn sẵn sàng.Chúa rất hài lòng vì chúng ta tỉnh thức và sẵn sàng, nhưng Chúa còn ban thưởng cho chúng ta ngoài sức tưởng tượng của chúng ta là ban cho ta tiệc Nước Trời. Chúng ta luôn tâm niệm bữa tiệc Nước Trời là bữa tiệc tình yêu.Và chỉ có những ai chịu khó luyện tập yêu thương mỗi ngày và mọi ngày mới được vào tham dự Thiên Đàng.
Chúa còn dạy chúng ta :” Sự chết đến với mỗi người được Kinh Thánh gọi là Chúa đến “. Không ai biết được giờ chết vì Thiên Chúa mốn giữ bí mật như vậy là để chúng ta luôn luôn sẵn sàng, và do đó cố gắng sống tốt lành thánh thiện. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta còn khỏe và còn sống lâu dài. Không ai biết được mình sẽ sống được bao lâu. Tất cả đều do quyền năng của Thiên Chúa, vì thế, Chúa bảo chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng. Chúa dạy chún ta phải khôn ngoan dùng ơn huệ Chúa ban, chúng ta phải làm lời ra số vốn Chúa trao cho chúng ta. Chúa đòi chúng ta phải trung tín và khoan ngoan để thi hành ý của chủ.Tất cả mọi người đều phải tính sổ với Chúa khi nhắm mắt lìa trần. Khôn hay dại là tùy mỗi người chúng ta. Chúa sẽ căn cứ việc chúng ta làm ở đời này mà thưởng hay phạt chúng ta.
Jean-René Fracheboud viết tiếp :” Món quà Thiên Chúa hứa ban đó là Vương Quốc của Người, một kho tàng vô tận, vững bền, nơi những tên trộm không lấy đi được bất kỳ thứ gì và mối mọt không thể làm hư hại. Vương Quốc này, đó chính là Chúa Giêsu dành cho Phêrô, để Ông nhận ra mình đã chối Chúa ba lần, và ăn năn quay trở về với Chúa : Vương Quốc ấy là con tim tràn đầy yêu thương,là sự tự do mời gọi thêm những tự do khác vì giao ước muôn đời.
Nhưng cần phải tỉnh thức để đón nhận trọn vẹn món quà này, kho tàng này,.Bất trắc luôn rình rập bên cạnh, bởi vì chúng ta quá bận rộn và chỉ chú tâm đến những của cải phù vân để rồi quên đi kho tàng không bao giờ hư mất ở nhà Cha trên trời, vì chúng ta hành động quá nhiều mà không để Chúa hành động trong đời ta, bởi vì chúng ta sống tách biệt với Thiên Chúa và quên đi thế giới nội tâm trong tâm hồn.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Xin giúp chúng con luôn biết trung tín và khôn ngoan như năm cô trinh nữ khôn ngoan. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao lại phải tỉnh thức và sẵn sàng ?
2.Trung tín và khôn ngoan là gì ?
3.Cuộc đời là gì ?
4.Vĩnh cửu là gì ?
5.Cầm đèn sáng trong tay nghĩa là sao ?
Lc 12, 32-48
HÃY TỈNH THỨC
Tỉnh thức vẫn là đề tài hết sức ấn tượng đối với mọi người. Bởi vì, tỉnh thức và sẵn sàng luôn đặt con người trước sự chết. Thực vậy, ít có người đang sống mà luôn suy nghĩ tới cái chết, hay coi cái chết như một định luật phải chịu.Thường con người luôn bôn ba tìm kiếm, tích lũy, ưa thích làm giầu và chỉ nghĩ tới hưởng thụ. Tuy nhiên, đoạn Tin Mừng của thánh Luca hôm nay cho hay con người phải :” Tỉnh thức và sẵn sàng “. Tỉnh thức và sẵn sàng như người chủ canh trộm, như năm cô trinh nữ khôn ngoan…
Jean-René Fracheboud viết :” Tỉnh thức quả thật là một nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng ! Tỉnh thức gợi lên cho chúng ta tuổi thanh xuân của cuộc đời, và cả mùi vị của sự tự do sẵn sàng hiến dâng tất cả sức mạnh cho những công việc vĩ đại và tốt đẹp.Tại sao phải tỉnh thức ? Bởi vì Thiên Chúa hứa ban cho những ai biết tỉnh thức một món quà quý giá. Như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ :” Anh em đừng sợ! Vì Cha anh em, Đấng ngự trên Trời, biết rõ điều gì tốt đẹp và sẽ ban cho anh em Vương Quốc của Người “. Như thế, Chúa dạy chúng ta hãy sống xứng đáng cuộc đời trần gian này. Đời sống ở trần gian là một cuộc chờ đợi Chúa Kitô đến. Do đó, mọi việc ở trần gian như lời nói, việc làm, hành vi, thái độ đều nhất nhất được đặt trong tâm tình chờ đợi. Bởi vì, Chúa thường đến bất ngờ, nên chúng ta phải liên lỉ tỉnh thức, chờ đợi. Con người phải tỉnh thức và sẵn sàng bằng việc thắt dây lưng và cầm đèn cháy sáng. Dân Do Thái khi xưa thường mặc chiếc áo vừa dài vừa rộng, nên muốn cho khỏi vướng, họ thường xắn lên và thắt chặt bằng chiếc dây ngang hông. Chúa dạy rằng phải vứt bỏ tất cả những gì làm cản trở đời sống thiêng liêng của chúng ta như tiền tài, danh vọng, của cản. Tất cả những thứ đó làm chúng ta bị ngừng trệ, bị vướng mắc, cản trở chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa. Đền cầm tay nghĩa là đức tin của chúng ta phải sâu xa, phải tỏa sáng . Đức tin như thánh Phaolô nói :” Đức tin không việc làm là đức tin chết “. Cầm đèn cháy sáng như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang đèn và lại mang cả dầu. Chúng ta phải tỉnh thức trong tư thế đó, thì bất cứ lúc nào Chúa đến dù có bất ngờ mấy đi nữa, chúng ta cũng luôn sẵn sàng.Chúa rất hài lòng vì chúng ta tỉnh thức và sẵn sàng, nhưng Chúa còn ban thưởng cho chúng ta ngoài sức tưởng tượng của chúng ta là ban cho ta tiệc Nước Trời. Chúng ta luôn tâm niệm bữa tiệc Nước Trời là bữa tiệc tình yêu.Và chỉ có những ai chịu khó luyện tập yêu thương mỗi ngày và mọi ngày mới được vào tham dự Thiên Đàng.
Chúa còn dạy chúng ta :” Sự chết đến với mỗi người được Kinh Thánh gọi là Chúa đến “. Không ai biết được giờ chết vì Thiên Chúa mốn giữ bí mật như vậy là để chúng ta luôn luôn sẵn sàng, và do đó cố gắng sống tốt lành thánh thiện. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta còn khỏe và còn sống lâu dài. Không ai biết được mình sẽ sống được bao lâu. Tất cả đều do quyền năng của Thiên Chúa, vì thế, Chúa bảo chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng. Chúa dạy chún ta phải khôn ngoan dùng ơn huệ Chúa ban, chúng ta phải làm lời ra số vốn Chúa trao cho chúng ta. Chúa đòi chúng ta phải trung tín và khoan ngoan để thi hành ý của chủ.Tất cả mọi người đều phải tính sổ với Chúa khi nhắm mắt lìa trần. Khôn hay dại là tùy mỗi người chúng ta. Chúa sẽ căn cứ việc chúng ta làm ở đời này mà thưởng hay phạt chúng ta.
Jean-René Fracheboud viết tiếp :” Món quà Thiên Chúa hứa ban đó là Vương Quốc của Người, một kho tàng vô tận, vững bền, nơi những tên trộm không lấy đi được bất kỳ thứ gì và mối mọt không thể làm hư hại. Vương Quốc này, đó chính là Chúa Giêsu dành cho Phêrô, để Ông nhận ra mình đã chối Chúa ba lần, và ăn năn quay trở về với Chúa : Vương Quốc ấy là con tim tràn đầy yêu thương,là sự tự do mời gọi thêm những tự do khác vì giao ước muôn đời.
Nhưng cần phải tỉnh thức để đón nhận trọn vẹn món quà này, kho tàng này,.Bất trắc luôn rình rập bên cạnh, bởi vì chúng ta quá bận rộn và chỉ chú tâm đến những của cải phù vân để rồi quên đi kho tàng không bao giờ hư mất ở nhà Cha trên trời, vì chúng ta hành động quá nhiều mà không để Chúa hành động trong đời ta, bởi vì chúng ta sống tách biệt với Thiên Chúa và quên đi thế giới nội tâm trong tâm hồn.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Xin giúp chúng con luôn biết trung tín và khôn ngoan như năm cô trinh nữ khôn ngoan. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao lại phải tỉnh thức và sẵn sàng ?
2.Trung tín và khôn ngoan là gì ?
3.Cuộc đời là gì ?
4.Vĩnh cửu là gì ?
5.Cầm đèn sáng trong tay nghĩa là sao ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới Chức Tòa Thánh Kỷ Niệm Cuộc Oanh Tạc Hiroshima
Bùi Hữu Thư
08:40 07/08/2013
Kêu gọi tình liên đới để xây dựng một nền hòa bình đích thực
Vatican, ngày 6 tháng 8, 2013 (Zenit.org)
Đức Hồng Y Peter Turkson đang ở bên Nhật để tham dự ngày kỷ niệm cuộc oanh tạc hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào hai ngày 6, và 9, tháng 8, 1945.
Hôm nay, trong một buổi họp với các vị lãnh đạo tôn giáo khác, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình nói về hiện tượng đau khổ của nhân loại và nhu cầu về tình liên đới để kiến tạo hòa bình.
Ngài nói rằng quả bom nguyen tử thả xuống Hiroshima 68 năm về trước là “một vết thương ghê gớm” giáng xuống đầu người dân Nhật và tất cả gia đình nhân loại."
Đức Hồng Y nói: "Theo đức tin Công Giáo, Thiên Chúa tạo dựng con người cho đời sống, cho tự do và hạnh phúc. Tuy nhiên, định mệnh chúng ta trên trái đất này, thông thường dường như chỉ có đau khổ," và “những khổ đau vô nghĩa này có thể cuối cùng sẽ đánh bại chúng ta."
Hồng Y Turkson ghi nhận lời lưu ý của Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây về những khổ đau do chiến tranh mang lại, và nhất là do bom nguyên tử: “Việc sở hữu năng lực nguyên tử có thể tiêu diệt nhân loại. Khi con người quá kiêu ngạo, sẽ tạo nên một con mãnh thú không thể kiềm chế nổi."
Đức Hồng Y nói, thay vì chào thua tính tham lam và thù hận, các xã hội phải đáp ứng nhu cầu của những kẻ bị tước đoạt quyền sống.
Ngài nói: "Thay vì xa lánh những ai đang đau khổ, chúng ta hãy đồng hành với họ. Thay vì trốn tránh những vấn nạn ngày nay, chúng ta hãy can đảm đối phó các hoàn cảnh xã hội đang gây nên những bất công và tranh chấp.”
Ngài tiếp: “Hoà bình sẽ không bao giờ đến khi một xã hội không để tâm đến, xua đuổi ra ngoài lề hay loại trừ một thành phần của họ. “Xây dựng hòa bình thực sự phải bao gồm và tổng hợp [...].”
Với các nạn nhân của những chiến tranh, tôi xin mời gọi mỗi người trong chúng ta, và các cộng đồng đức tin, hãy tuyên dương kỷ niệm về Hiroshima, bằng cách hợp tác trong tình liên đới để xây dựng một nền hòa bình đích thực."
Các tu sĩ Dòng Tên tại Trung Đông “quan ngại sâu sắc” về số phận của hai linh mục Dòng Tên tại Syria
Chỉnh Trần, S.J.
08:44 07/08/2013
Các tu sĩ Dòng Tên tại Trung Đông “quan ngại sâu sắc” về số phận của hai linh mục Dòng Tên tại Syria
Các tu sĩ Dòng Tên đang phục vụ ở Trung Đông vừa đưa ra một thông cáo bày tỏ sự lo buồn sâu sắc của họ về số phận của hai linh mục Dòng Tên đang phục vụ tại miền Bắc Syria. Cha Victor Assouad, S.J., bề trên Giám tỉnh Trung Đông cho biết cha Paolo Dall’Oglio, một linh mục Dòng Tên người Ý đã bị nhóm Thánh chiến Hồi giáo, một nhóm phiến quân vũ trang có liên hệ với Al-Qaeda, bắt cóc vào tháng Bảy.
Father-Paolo-Dall-OglioCha Paolo Dall’Oglio, sáng lập viên cộng đồng Khalid tại Deir Mar Musa, đã phục vụ cho sứ mạng đối thoại và hòa giải với Hồi Giáo tại Syria hơn 30 năm qua. Cha được xem là linh hồn của cộng đoàn al-Khalil, một cộng đoàn đan tu của người Công Giáo Syro, nằm gần thị trấn Nabk cách Damascus khoảng 80 km về phía bắc. Nơi đây từng là một đan viện do các nhà ẩn tu Hy Lạp xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Sau khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 19, nó lại trở thành nhà của một cộng đồng tu sĩ Kitô giáo nhỏ bé tại Syria.
Cha Paolo Dall’Oglio nổi tiếng với những lời chỉ trích chế độ Assad về những vi phạm nhân quyền. Năm 2012, lo ngại những cộng đồng Ki-tô hữu thiểu số tại đây sẽ phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc giống như các cộng đồng Ki-tô hữu tại Irak, ngài đã lên tiếng kêu gọi Tòa Thánh có những can thiệp ngoại giao ở cấp cao nhất để cứu vãn tình hình ngày càng bi đát tại Syria. Ngài cũng đã khẩn thiết kêu gọi phải có “một chương trình hữu hiệu” và “một nỗ lực đối thoại” với Teheran và Moscou, vì lo sợ chiến tranh sẽ bùng phát trên diện rộng và một sự sụp đổ của cả khu vực Trung Đông là điều có thể thấy trước; trong khi viễn ảnh về dân chủ tại đây lại rất mơ hồ. Dĩ nhiên, trong những thao thức của mình về tình hình tại Syria, cha Paolo Dall’Oglio hoàn toàn không nhắm đến những hành động đàn áp cũng như một cuộc can thiệp quân sự quốc tế vào Syria.
Trong bản thông cáo của mình, cha Giám tỉnh bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai đang quan tâm đến số phận của cha Dall’Oglio, “những cá nhân và giới chức đang nỗ lực hết sức để tìm kiếm ngài.” Ngài cũng hy vọng rằng “thử thách này sẽ sớm chấm dứt để cha Dall’Oglio trở về với cộng đoàn của ngài càng sớm càng tốt.
Cha Giám tỉnh Dòng Tên tại Trung Đông cũng cho biết thêm về trường hợp của một linh mục Dòng Tên người Hà Lan là cha Frans van der Lugt. Cha hiện đang sống trong một cư sở của Dòng Tên ở thành phố Homs, Syria. Theo các nguồn tin của UNICEF, thành phố Homs là nơi cư trú của 400.000 dân thường, mà hầu hết trong số đó là phụ nữ, trẻ em và người già. Họ đã bị bỏ mặc trong tình trạng bị cô lập vì cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy. Liên quan đến số phận của cha Frans van der Lugt và những người đang lưu trú tại cư sở Dòng Tên ở thành phố Homs, vị Giám tỉnh Dòng Tên ở Trung Đông bày tỏ mong muốn rằng cuộc sống của họ sẽ được bảo vệ an toàn.
Theo thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giáo, hôm 03 tháng 07, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương, đã bày tỏ “sự gần gũi trong lời cầu nguyện” của mình với cha Bề Trên Tổng Quyền và anh em Dòng Tên về số phận mong manh của cha Dall’Oglio. Liên minh Quốc gia Syria, phe đối lập chính chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về số phận của cha Dall’Oglio.
Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi cử hành lễ thánh Inhaxiô Lôyôla với các tu sĩ Dòng Tên tại Rôma hôm 31 tháng 07 cũng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về tình hình anh em Dòng Tên của ngài tại Syia. “Lúc này đây, tôi nhớ về người anh em của chúng ta ở Syria,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng.
Tại Syria, các tu sĩ Dòng Tên không làm chính trị, nhưng cam kết theo đuổi các hoạt động nhân đạo và lặp lại lời kêu gọi “hòa bình và hòa giải ở Syria.”
Chỉnh Trần, S.J.
Father-Paolo-Dall-OglioCha Paolo Dall’Oglio, sáng lập viên cộng đồng Khalid tại Deir Mar Musa, đã phục vụ cho sứ mạng đối thoại và hòa giải với Hồi Giáo tại Syria hơn 30 năm qua. Cha được xem là linh hồn của cộng đoàn al-Khalil, một cộng đoàn đan tu của người Công Giáo Syro, nằm gần thị trấn Nabk cách Damascus khoảng 80 km về phía bắc. Nơi đây từng là một đan viện do các nhà ẩn tu Hy Lạp xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Sau khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 19, nó lại trở thành nhà của một cộng đồng tu sĩ Kitô giáo nhỏ bé tại Syria.
Cha Paolo Dall’Oglio nổi tiếng với những lời chỉ trích chế độ Assad về những vi phạm nhân quyền. Năm 2012, lo ngại những cộng đồng Ki-tô hữu thiểu số tại đây sẽ phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc giống như các cộng đồng Ki-tô hữu tại Irak, ngài đã lên tiếng kêu gọi Tòa Thánh có những can thiệp ngoại giao ở cấp cao nhất để cứu vãn tình hình ngày càng bi đát tại Syria. Ngài cũng đã khẩn thiết kêu gọi phải có “một chương trình hữu hiệu” và “một nỗ lực đối thoại” với Teheran và Moscou, vì lo sợ chiến tranh sẽ bùng phát trên diện rộng và một sự sụp đổ của cả khu vực Trung Đông là điều có thể thấy trước; trong khi viễn ảnh về dân chủ tại đây lại rất mơ hồ. Dĩ nhiên, trong những thao thức của mình về tình hình tại Syria, cha Paolo Dall’Oglio hoàn toàn không nhắm đến những hành động đàn áp cũng như một cuộc can thiệp quân sự quốc tế vào Syria.
Trong bản thông cáo của mình, cha Giám tỉnh bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai đang quan tâm đến số phận của cha Dall’Oglio, “những cá nhân và giới chức đang nỗ lực hết sức để tìm kiếm ngài.” Ngài cũng hy vọng rằng “thử thách này sẽ sớm chấm dứt để cha Dall’Oglio trở về với cộng đoàn của ngài càng sớm càng tốt.
Cha Giám tỉnh Dòng Tên tại Trung Đông cũng cho biết thêm về trường hợp của một linh mục Dòng Tên người Hà Lan là cha Frans van der Lugt. Cha hiện đang sống trong một cư sở của Dòng Tên ở thành phố Homs, Syria. Theo các nguồn tin của UNICEF, thành phố Homs là nơi cư trú của 400.000 dân thường, mà hầu hết trong số đó là phụ nữ, trẻ em và người già. Họ đã bị bỏ mặc trong tình trạng bị cô lập vì cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy. Liên quan đến số phận của cha Frans van der Lugt và những người đang lưu trú tại cư sở Dòng Tên ở thành phố Homs, vị Giám tỉnh Dòng Tên ở Trung Đông bày tỏ mong muốn rằng cuộc sống của họ sẽ được bảo vệ an toàn.
Theo thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giáo, hôm 03 tháng 07, Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương, đã bày tỏ “sự gần gũi trong lời cầu nguyện” của mình với cha Bề Trên Tổng Quyền và anh em Dòng Tên về số phận mong manh của cha Dall’Oglio. Liên minh Quốc gia Syria, phe đối lập chính chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về số phận của cha Dall’Oglio.
Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi cử hành lễ thánh Inhaxiô Lôyôla với các tu sĩ Dòng Tên tại Rôma hôm 31 tháng 07 cũng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về tình hình anh em Dòng Tên của ngài tại Syia. “Lúc này đây, tôi nhớ về người anh em của chúng ta ở Syria,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng.
Tại Syria, các tu sĩ Dòng Tên không làm chính trị, nhưng cam kết theo đuổi các hoạt động nhân đạo và lặp lại lời kêu gọi “hòa bình và hòa giải ở Syria.”
Chỉnh Trần, S.J.
Niên giám Dòng Tên 2013: những nỗ lực nhằm giúp đỡ gần 24,000 bạn trẻ Phi Châu được học hành
Chỉnh Trần, S.J.
08:51 07/08/2013
Niên giám Dòng Tên 2013: những nỗ lực nhằm giúp đỡ gần 24,000 bạn trẻ Phi Châu được học hành
Đối với nhiều người, thật khó để có thể tìm thấy nước Kyrgyzstan trên bản đồ thế giới, nhưng với các tu sĩ Dòng Tên thì không như vậy. Họ đã hiện diện tại quốc gia Châu Á nhỏ bé với đa số dân theo Hồi Giáo này từ những năm 1980
Xem video
Thông tin này được đăng trên niêm giám 2013 của Dòng với trang bìa là hình của một người đàn ông đến từ quốc gia này. Cuốn niên giám giới thiệu các sứ vụ của hơn 17,200 tu sĩ Dòng Tên đang phục vụ khắp thế giới. Điểm nhấn của niêm giám năm nay là các sứ vụ tại Á Châu, Phi Châu và công cuộc đại kết.
loyola-university-new-orleans-jsri-jrs-ApaKhm_029slChẳng hạn, họ đã hiện diện ở Phi Châu hơn 400 năm. Có khoảng 1,500 Giê-su hữu dạy học cho hơn 24, 000 bạn trẻ khắp châu lục này tại các trung tâm giáo dục của Dòng. Có nhiều dự án tương lai đang được tiến hành trong đó có việc xây dựng các trường đại học và thiết lập trường trung học Loyola ở Malawi, nơi cứ 10 thanh niên thì chỉ có 3 người tiếp cận được giáo dục trung học.
Tổ chức Phục vụ người tị nạn Dòng Tên (Jesuit Refugee Service) tiếp tục mang lại hy vọng cho những người đã bị mất tất cả tại các quốc gia như Sudan, Ethiopia, Malawi, Cộng hòa Trung Phi và Chad. Mạng lưới phòng chống AIDS của Dòng Tên tại Phi Châu, mới kỷ niệm 10 năm thành lập, cung cấp những dịch vụ quan trọng để giúp đỡ những người bị nhiễm virút này.
Cuốn niêm giám cũng mô tả sứ vụ của các tu sĩ Dòng Tên trong lĩnh vực đối thoại liên tôn và đại kết. Họ đã tích cực tham gia Viện Đại Kết ở Geveva, được thành lập hơn 50 năm nay, cùng với 1,600 thành viên khác. Họ tăng cường đối thoại với người Do-thái, người Hồi Giáo ở Indonesia, người Ấn Giáo ở Ấn Độ và các Phật tử ở Trung Quốc.
Các tu sĩ Dòng Tên hoàn tất cuốn niên giám của họ vào tháng 9 năm 2012. Rất ít người có thể ngờ rằng chỉ nửa năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới có một vị Giáo Hoàng Dòng Tên.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Đối với nhiều người, thật khó để có thể tìm thấy nước Kyrgyzstan trên bản đồ thế giới, nhưng với các tu sĩ Dòng Tên thì không như vậy. Họ đã hiện diện tại quốc gia Châu Á nhỏ bé với đa số dân theo Hồi Giáo này từ những năm 1980
Xem video
Thông tin này được đăng trên niêm giám 2013 của Dòng với trang bìa là hình của một người đàn ông đến từ quốc gia này. Cuốn niên giám giới thiệu các sứ vụ của hơn 17,200 tu sĩ Dòng Tên đang phục vụ khắp thế giới. Điểm nhấn của niêm giám năm nay là các sứ vụ tại Á Châu, Phi Châu và công cuộc đại kết.
loyola-university-new-orleans-jsri-jrs-ApaKhm_029slChẳng hạn, họ đã hiện diện ở Phi Châu hơn 400 năm. Có khoảng 1,500 Giê-su hữu dạy học cho hơn 24, 000 bạn trẻ khắp châu lục này tại các trung tâm giáo dục của Dòng. Có nhiều dự án tương lai đang được tiến hành trong đó có việc xây dựng các trường đại học và thiết lập trường trung học Loyola ở Malawi, nơi cứ 10 thanh niên thì chỉ có 3 người tiếp cận được giáo dục trung học.
Tổ chức Phục vụ người tị nạn Dòng Tên (Jesuit Refugee Service) tiếp tục mang lại hy vọng cho những người đã bị mất tất cả tại các quốc gia như Sudan, Ethiopia, Malawi, Cộng hòa Trung Phi và Chad. Mạng lưới phòng chống AIDS của Dòng Tên tại Phi Châu, mới kỷ niệm 10 năm thành lập, cung cấp những dịch vụ quan trọng để giúp đỡ những người bị nhiễm virút này.
Cuốn niêm giám cũng mô tả sứ vụ của các tu sĩ Dòng Tên trong lĩnh vực đối thoại liên tôn và đại kết. Họ đã tích cực tham gia Viện Đại Kết ở Geveva, được thành lập hơn 50 năm nay, cùng với 1,600 thành viên khác. Họ tăng cường đối thoại với người Do-thái, người Hồi Giáo ở Indonesia, người Ấn Giáo ở Ấn Độ và các Phật tử ở Trung Quốc.
Các tu sĩ Dòng Tên hoàn tất cuốn niên giám của họ vào tháng 9 năm 2012. Rất ít người có thể ngờ rằng chỉ nửa năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới có một vị Giáo Hoàng Dòng Tên.
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.
Đức Thánh Cha Phanxicô: Tim chúng ta tràn đầy niềm vui khi gặp gỡ Đức Kitô
Bùi Hữu Thư
08:38 07/08/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô nghĩ đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới khi ngài yêu cầu cử tọa “Cám ơn Chúa Kitô về quà tặng to tát đã được ban tặng cho Ba Tây, cho Châu Mỹ La Tinh và cho thế giới.” Ngài lưu ý các thính giả là “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới không phải là “pháo bông”, không chỉ là những giờ phút bồng bột hăng say, nhưng là những giai đoạn của một hành trình lâu dài.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh là giới trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới “không đi theo Giáo Hoàng, mà họ theo Chúa Giêsu Kitô, và vác lấy thập giá của Người. Và Giáo Hoàng chỉ là người hướng dẫn, và đồng hành với họ trên hành trình đức tin và hy vọng.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không theo bản văn đã soạn khi ngài chân thành cám ơn người dân Ba Tây, mà ngài mô tả là “một dân tộc có trái tim vĩ đại… một dân tộc quảng đại.”
Đức Thánh Cha tiếp tục và yêu cầu chúng ta cùng cầu nguyện với ngài cho một ý chỉ đặc biệt: “Xin cho những người trẻ đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới có thể chuyển biến kinh nghiệm này sang hành trình hàng ngày của họ trong mọi sinh hoạt mỗi ngày.” Ngài nhắc lại lời “đánh động” trong bài đọc một của ngày Chúa Nhật: “Phù vân … mọi sự chỉ là phù vân.” Ngài nói, giới trẻ “đặc biệt nhậy cảm đối với sự trống rỗng của những ý nghĩa và giá trị bao quanh họ. Và tiếc thay, họ phải hứng lấy những hậu quả.” Ngài lưu ý về “nọc độc của sự trống rỗng đang xâm nhập vào xã hội của chúng ta dựa trên việc sở hữu [mọi sự], làm cho giới trẻ bị phỉnh gạt vì chủ nghĩa tiêu thụ.”
Nhưng cũng có cách khác: “Đó là việc gặp gỡ Đức Kitô hằng sống, trong đại gia đình là Giáo Hội, làm cho các trái tim được tràn đầy niềm vui, vì được đổ đầy sự sống đích thực, và một sự thiện hảo sâu xa không dễ qua đi hay bị suy giảm.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Sự giầu có đích thực là tình yêu Thiên Chúa, được chia xẻ với các anh chị em... kẻ nào đã có kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa này không sợ cái chết; người ấy nhận được sự bình an trong tâm hồn.”
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng các khách hành hương và du khách, nhất là các người trẻ tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đặc biệt chào đón các khách hành hương đến từ Croatia và từ một số các giáo xứ Ý, ngài ghi nhận là một số đã bộ hành đến Rôma, trong khi một số khác đã đến đây bằng xe đạp.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về một số các ngày lễ sắp tới. Ngài ghi nhận là Chúa Nhật này là lễ thánh Gioan Maria Vianney, quan thầy các linh mục, ngài chào mừng tất cả các cha xứ và tất cả các linh mục trên thế giới, ngài nói “Xin cho chúng ta được hiệp nhất trong lời cầu nguyện và trong công việc tông đồ bác ái.”
Ngài cũng ghi nhận là Ngày Thứ Hai, “chúng ta, người La Mã” chúng ta tưởng nhớ “Mẹ Maria, Salus Populi Romani” – Đức Mẹ Bảo Vệ người dân Rôma. Việc Đức Thánh Cha Phanxicô sùng kính Mẹ Maria dưới danh hiệu này đã được biểu lộ ngay từ ngày đầu của giáo triều của ngài – ngài đã viếng thăm tượng Mẹ nổi tiếng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả nhiều lần kể từ khi ngài được bầu lên vào tháng Ba.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicônói rằng ngày Lễ Chúa Hiển Linh, vào ngày thứ Ba, cũng là ngày kỷ niệm năm thứ 35 Đức Thánh Cha Phaolô VI băng hà.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc tất cả mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ, một Tháng Tám tốt đẹp và một bữa ăn trưa ngon miệng.
Đức Thánh Cha Tại Rio Gặp Gỡ Các Thiện Nguyện Viên
Gioanb
18:44 07/08/2013
Sứ Điệp Ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo 2013 của ĐTC Phanxicô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:34 07/08/2013
Vatican, ngày 6 tháng 8, 2013 – Hôm nay Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sứ Điệp Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2013. Đức Thánh Cha tha thiết kêu gọi tất cả các tín hữu hãy mạnh dạn công bố Tin Mừng và chống lại những tuyên truyền cho rằng việc công khia làm chứng cho Đức Kitô là vi phạm đến quyền tự do của người khác. Dưới đây là bản dịch Sứ Điệp của Đức Thánh Cha.
* * *
Anh chị em thân mến,
Năm nay, chúng ta cử hành Ngày Khánh Nhật Thề Giới Truyền Giáo trong khi kết thúc Năm Đức Tin, một cơ hội quan trọng để củng cố tình bằng hữu của chúng ta với Chúa và cuộc hành trình của chúng ta như một Hội Thánh đang loan báo Tin Mừng với lòng can đảm. Trong bối cảnh này, tôi muốn đề ra một vài suy nghĩ.
1. Đức tin là một hồng ân quý giá từ Thiên Chúa, Đấng mở tâm trí chúng ta để chúng ta có thể biết và yêu mến Ngài. Ngài muốn liên hệ với chúng ta để chúng ta được thông phần vào sự sống của Chính Ngài và làm cho cuộc đời chúng ta được ý nghĩa hơn, tốt lành hơn và đẹp đẽ hơn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta! Tuy nhiên, đức tin cần phải được đón nhận. Do đó đòi buộc phải có một sự đáp trả cá nhân, lòng can đảm để phó thác vào Thiên Chúa, để sống tình yêu của Ngài và lòng biết ơn đối với lòng thương xót vô biên của Ngài của chúng ta. Như vậy đức tin là một hồng ân, không chỉ dành riêng cho một số người, nhưng được ban phát một cách đại lượng. Tất cả mọi người đều có thể cảm nghiệm niềm vui được Thiên Chúa yêu thương, niềm vui của ơn cứu độ! Và đức tin là một món quà mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ: nếu chúng ta muốn chỉ giữ nó cho mình, khi đó chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu bị cô lập, không sinh hoa quả và bệnh tật. Không thể tách việc rao giảng Tin Mừng ra khỏi việc làm môn đệ Đức Kitô, và đó là một sự dấn thân liên tục làm cho toàn thể đời sống Hội Thánh được sinh động. “Lòng nhiệt thành truyền giáo là một dấu chỉ rõ ràng về sự trưởng thành của một cộng đoàn Hội Thánh” (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Tông huấn Verbum Domini, n. 95). Mỗi cộng đoàn là cộng đoàn “trưởng thành” khi tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin ấy với niềm vui trong phụng vụ, sống đức ái và công bố Lời Chúa mà không biết mệt, khi ra ngoài “khu nội cấm” của mình để cũng đem Lời Chúa đến “những khu ngoại vi”, đặc biệt là những người chưa có cơ hội biết Đức Kitô. Sự vững chắc của đức tin của chúng ta, ở mức độ cá nhân và cộng đồng, cũng có thể được đo lường bằng khả năng truyền thông nó cho người khác, truyền bá nó và sống nó trong đức ái, làm chứng cho nó trước mặt những người mà chúng ta gặp gỡ và những người chung bước với chúng ta trên đường đời.
2. Năm Đức Tin, năm mươi năm sau ngày khai mạc Công Đồng Vaticanô II, thúc đẩy toàn thể Hội Thánh canh tân ý thức về sự hiện diện của mình trong thế giới hiện đại, và sứ vụ của mính giữa các dân tộc và các quốc gia. Đặc tính của truyền giáo không chỉ là vấn đề những khu vực địa lý nhưng là vấn đề các dân tộc, các nền văn hóa và những con người, bởi vì “những ranh giới” của đức tin không chỉ đi qua những địa điểm và truyền thống của con người, nhưng qua tâm hồn của mỗi con người bất kỳ nam nữ. Công đồng Vaticanô II đặc biệt nhấn mạnh đến bổn phận truyền giáo, nhiệm vụ mở rộng ranh giới của đức tin, là của mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn Kitô hữu như thế nào: “Vì Dân Thiên Chúa sống trong những cộng đoàn, đặc biệt là các giáo phận và giáo xứ, và chính trong những cộng đoàn này mà một cách nào trở nên hữu hình trong chúng, cho nên những cộng đoàn ấy cũng phải làm chứng cho Đức Kitô trước mặt muôn dân” (Sắc Lệnh Ad Gentes, s . 37). Như thế mỗi cộng đoàn được thách đố và được mời gọi nhận làm của riêng mình mệnh lệnh mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các Tông Đồ là “làm nhân chứng” cho Người “ở Giêrusalem, trong khắp vùng Giuđea và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1: 8), không phải như là một bình diện thứ yếu của đời sống Kitô hữu, nhưng là một bình diện quan trọng: tất cả chúng ta đều được sai đi trên các nẻo đường thế gian để đồng hành với anh em của mình, trong khi tuyên xưng và làm chứng cho đức tin vào Đức Kitô của mình và làm sứ giả của Tin Mừng . Tôi mời gọi các Giám Mục, các linh mục, các Hội đồng linh mục và mục vụ, mỗi người và mỗi nhóm có trách nhiệm trong Hội Thánh hãy đặt tầm quan trọng của bình diện truyền giáo này lên hàng đầu trong các chương trình mục vụ và đào luyện của họ, với ý thức rằng việc dấn thân làm tông đồ của mình không hoàn toàn nếu không bao gồm ý định “làm chứng về Đức Kitô trước mặt muôn dân,” trước mặt tất cả mọi dân tộc. Bản chất truyền giáo không những chỉ là bình diện chương trình của đời sống Kitô hữu, nhưng còn phải là một bình diện kiểu mẫu về mọi mặt của đời sống Kitô hữu.
3. Thường thì công việc rao giảng Tin Mừng không những chỉ gặp trở ngại ở bên ngoài nhưng ngay cả trong cộng đồng Hội Thánh. Đôi khi lòng nhiệt thành, niềm vui, lòng can đảm, và hy vọng mà chúng ta đặt trong việc rao gảng sứ điệp của Đức Kitô cho mọi người và giúp con người thời đại gặp gỡ Người trở nên yếu ớt. Đôi khi, một số người vẫn còn nghĩ rằng việc rao truyền Chân Lý Tin Mừng liên hệ với việc vi phạm tự do. Đức Phaolô VI đã nói một cách thật rõ ràng về điều này: “Thật là ... một sai lầm khi áp đặt một điều gì đó trên lương tâm của anh em chúng ta. Nhưng khi đề nghị Chân Lý Tin Mừng và ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô cho lương tâm của họ một cách rõ ràng, đầy đủ và trong sự hoàn toàn tôn trọng quyền tự do chọn lựa của họ ... chính là một cống hiến cho tự do” (Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, s. 80). Chúng ta phải luôn luôn có can đảm và niềm vui để đề nghị, một cách tôn trọng, cuộc gặp gỡ Đức Kitô, để biến mình thành người mang Tin Mừng của Người. Chúa Giêsu đến giữa chúng ta để chỉ cho chúng ta con đường cứu độ, và trao phó cho chúng ta sứ vụ làm cho mọi người biết con đường ấy, cho đến tận cùng trái đất. Thường thì chúng ta thấy rằng chính bạo lực, dối trá và sai lầm là những điều được người ta nhấn mạnh đến và đề ra. Thật là khẩn cấp để chiếu sáng trong thời đại chúng ta cuộc sống tốt đẹp của Tin Mừng qua việc rao giảng và làm chứng cho nó ngay cả trong chính nội bộ Hội Thánh, bởi vì theo quan điểm này, điều quan trọng là không bao giờ được quên một nguyên tắc cơ bản cho mỗi người rao giảng Tin Mừng: không thể rao gảng Đức Kitô mà không có Hội Thánh. Truyền giáo không bao giờ là một hành động cô lập, cá nhân hay riêng tư, nhưng luôn luôn là hành động của Hội Thánh. Đức Phaolô VI đã viết rằng “khi một nhà giảng thuyết, một giáo lý viên hay một Mục Tử vô danh nhất, trong các vùng đất xa xôi nhất, rao giảng Tin Mừng, tập họp cộng đồng nhỏ của mình hoặc một cử hành một bí tích, thậm chí một mình, nó vẫn là một hành động của Hội Thánh.” Người ấy “không phải vì sứ vụ mà người ấy tự gán cho mình, hay bởi cảm hứng riêng, nhưng trong sự hiệp nhất với sứ vụ của Hội Thánh và nhân danh Hội Thánh” (ibid. s. 60). Và điều ấy ban sức mạnh cho sứ vụ và làm cho tất cả các nhà truyền giáo và rao giảng Tin Mừng cảm thấy mình không bao giờ cô đơn, nhưng là một phần tử của một thân thể, được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần.
4. Trong thời đại chúng ta, di tính động đang lan tràn và sự dễ dàng của truyền thông qua “những phương tiện truyền thông mới” đã pha trộn con người, kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau. Vì lý do công việc, toàn thể gia đình di chuyển từ lục này sang lục địa khác. Những trao đổi chuyên môn và văn hóa, tiếp theo là du lịch và những hiện tượng tương tự tạo ra những di chuyển lớn của con người. Đôi khi rất khó cho ngay cả những cộng đoàn giáo xứ để biết một cách chắc chắn và triệt để những ai là những người qua lại hoặc sống ổn định trong một khu vực. Ngoài ra, trong những khu vực lớn hơn của những vùng trước kia theo truyền thống Kitô giáo, số người xa lạ với đức tin, hoặc thờ ơ với bình diện tôn giáo hoặc được khích lệ bởi những niềm tin khác, đang gia tăng. Hơn nữa, việc một số người đã được rửa tội nhưng lại chọn lựa những cách sống dẫn họ xa đức tin là điều không mấy hiếm hoi, nên cần phải biến họ thành đối tượng của một “cuộc Tân Phúc Âm Hóa.” Thêm vào tất cả những điều này là sự kiện một phần lớn nhân loại chưa được Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô lan đến. Ngoài ra, chúng ta cũng đang sống một thời điểm khủng hoảng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, không chỉ về kinh tế, tài chính, an toàn thực phẩm, môi trường, mà cả những lĩnh vực liên quan đến ý nghĩa sâu xa hơn về đời sống và giá trị cơ bản là những điều khích lệ nó. Ngay cả sự chung sống của con người cũng bị đánh dấu bởi những căng thẳng và xung đột gây ra sự bất ổn và khó khăn trong việc tìm con đường dẫn đến một nền hòa bình vững bền. Trong tình huống phức tạp này, mà ở đó chân trời của hiện tại và tương lai dường như được biểu thị bởi những đám mây đáng lo ngại, việc can đảm đem Tin Mừng của Đức Kitô vào mọi thực tại còn cấp bách hơn nữa, vì Tin Mừng ấy là một thông điệp hy vọng, hòa giải, hiệp thông, một công bố về sự gần gũi của Thiên Chúa, về lời ra giảng rằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa có thể thắng vượt bóng tối sự dữ và dẫn đưa chúng ta trên con đường tốt lành. Con người thời đại chúng ta cần một ánh sáng chắc chắn chiếu soi con đường của mình mà chỉ cuộc gặp gỡ Đức Kitô mới có thể cung cấp. Chúng ta hãy mang đến cho thế giới này, qua chứng từ của chúng ta và với tình yêu, niềm hy vọng mà đức tin mang lại! Bản chất truyền giáo của Hội Thánh không phải là việc cải đạo, nhưng là việc làm chứng của đời sống là đời sống soi sáng con đường, mang lại hy vọng và tình yêu. Hội Thánh - tôi nhắc lại một lần nữa - không phải là một tổ chức cứu trợ, một doanh nghiệp hay một tổ chức Phi Chính Phủ (NGO), nhưng là một cộng đoàn của những người, được sinh động hóa bởi tác động của Chúa Thánh Thần, đã sống và đang sống sự kỳ diệu của cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và muốn chia sẻ cảm nghiệm về niềm vui sâu xa, chia sẻ Sứ Điệp cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn Hội Thánh trên con đường này.
5. Tôi muốn khuyến khích tất mọi người trở thành những người mang Tin Mừng của Đức Kitô và tôi đặc biệt cảm ơn các nhà truyền giáo, các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Hồng Ân Đức Tin (Fidei Donum), các tu sĩ nam nữ và giáo dân – mỗi ngày một đông hơn – là những người, đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa, rời bỏ quê hương để phục vụ Tin Mừng trong các vùng đất và các nền văn hóa khác nhau. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh đến việc chính các Hội Thánh trẻ này đang tham gia một cách đại lượng biết bao vào việc gửi các nhà truyền giáo đến các Hội Thánh đang gặp khó khăn – [trong số đó] không hiếm gì những Hội Thánh có truyền thống Kitô giáo cổ xưa – và như thế mang sự tươi mát cùng nhiệt tình mà với chúng họ sống đức tin, là đức tin canh tân đời sống và mang lại cho nó niềm hy vọng. Sống theo tinh thần phổ quát này, bằng cách đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu, “Vậy các con hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ” (Mt 28, 19), là một sự phong phú cho mỗi Hội Thánh địa phương, cho mỗi cộng đoàn và việc gửi các nhà truyền giáo không bao giờ là sự mất mát nhưng là mối lợi. Tôi kêu gọi những người cảm thấy ơn gọi này quảng đại đáp lại tiếng nói của Chúa Thánh Thần, và đừng sợ trở nên đại lượng với Chúa. Tôi cũng mời gọi các Giám Mục, các gia đình tu sĩ, các cộng đồng và tất cả các nhóm Kitô hữu hãy nâng đỡ, với sự sáng suốt và phân biệt cẩn thận, lời kêu gọi truyền giáo ad gentes và giúp đỡ các Hội Thánh đang thiếu các linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân, như thế củng cố cộng đồng Kitô hữu. Quan tâm này cũng phải hiện diện giữa các Hội Thánh là phần tử của cùng một Hội Đồng Giám Mục hoặc một Vùng: điều quan trọng là các Hội Thánh giàu ơn gọi quảng đại giúp đỡ các Hội Thánh đang thiếu ơn gọi.
Tôi cũng kêu gọi các nhà truyền giáo, đặc biệt là các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Hồng Ân Đức Tin (Fidei Donum) và giáo dân, hãy sống với niềm vui phục vụ quý báu của họ trong những Hội Thánh mà họ được gửi đi, và mang niềm vui và kinh nghiệm của họ trở lại cho các Hội Thánh mà từ đó họ đến, bằng cách nhớ lại việc Thánh Paul và Banaba, sau cuộc hành trình truyền giáo thứ nhất của các ngài “đã kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông, và việc Người đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin” (Cv 14: 27) như thế nào. Họ có thể trở thành một con đường dẫn đến một loại “trở lại” của đức tin, bằng cách mang sự tươi mát của các Hội Thánh trẻ đến cho các Hội Thánh có truyền thống Kitô giáo cổ xưa và như vậy giúp các Hội Thánh này tái khám phá ra lòng nhiệt thành và niềm vui được chia sẻ đức tin trong một cuộc trao đổi làm phong phú lẫn nhau trên cuộc hành trình đi theo Chúa.
Quan tâm đối với tất cả các Hội Thánh, mà Giám Mục Roma chia sẻ với các Giám Mục huynh đệ của mình, tìm thấy một sự thể hiện quan trọng trong hoạt động của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, là những Hiệp Hội nhằm mục đích khuyến khích và đào sâu ý thức truyền giáo của mỗi Kitô hữu đã được rửa tội, và của mỗi cộng đoàn, bằng cách nhắc nhở họ sự cần thiết phải đào luyện sâu xa hơn về truyền giáo của toàn thể Dân Chúa, và bằng cách khuyến khích cộng đồng Kitô hữu để họ góp phần vào việc tuyền bá Tin Mừng trong thế giới.
Một ý nghĩ cuối cùng về các Kitô hữu ở các vùng khác nhau của thế giới đang gặp khó khăn liên quan đến việc công khai tuyên xưng đức tin của họ và quyền được sống đức tin một cách xứng đáng. Họ là những anh em và chị em của chúng ta, những nhân chứng can đảm - còn đông hơn các vị tử đạo của những thế kỷ đầu tiên – là những người đang chịu với lòng kiên trì tông đồ nhiều hình thức bách hại đương thời khác nhau. Nhiều người thậm chí liều thân để vẫn còn trung thành với Tin Mừng của Đức Kitô. Tôi muốn đảm bảo rằng bằng lời cầu nguyện, tôi đang gần những cá nhân, những gia đình và những cộng đoàn đang chịu đựng bạo lực và sự thiếu khoan dung, và tôi nhắc lại với họ những lời an ủi của Chúa Giêsu: “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33).
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã khuyến khích: “Chớ gì Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh” (2 Thes 3:1): Nguyện xin cho Năm Đức Tin này làm cho mối liên hệ của chúng ta với Đức Kitô mỗi ngày một bền vững hơn, vì chỉ trong Người mới có sự chắc chắn để nhìn về tương lai và đảm bảo một tình yêu chân thật và trường cửu” (Tông Thư Porta Fidei, s. 15). Đây là ước mong của tôi cho Ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo năm nay. Tôi ưu ái chúc lành cho các nhà truyền giáo và tất cả những ai đồng hành và hỗ trợ quyết tâm cơ bản này của Hội Thánh để lời loan báo của Tin Mừng được vang dội khắp nơi trên trái đất, chớ gì chúng ta, những thừa tác viên của Tin Mừng và những nhà truyền giáo, được càm nghiệm “niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc rao giảng Tin Mừng” (Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, s. 80).
Làm tại Vatican, ngày 19 tháng 5 năm 2013, Đại Lễ Hiện Xuống
+ PHANXICÔ
Anh chị em thân mến,
Năm nay, chúng ta cử hành Ngày Khánh Nhật Thề Giới Truyền Giáo trong khi kết thúc Năm Đức Tin, một cơ hội quan trọng để củng cố tình bằng hữu của chúng ta với Chúa và cuộc hành trình của chúng ta như một Hội Thánh đang loan báo Tin Mừng với lòng can đảm. Trong bối cảnh này, tôi muốn đề ra một vài suy nghĩ.
1. Đức tin là một hồng ân quý giá từ Thiên Chúa, Đấng mở tâm trí chúng ta để chúng ta có thể biết và yêu mến Ngài. Ngài muốn liên hệ với chúng ta để chúng ta được thông phần vào sự sống của Chính Ngài và làm cho cuộc đời chúng ta được ý nghĩa hơn, tốt lành hơn và đẹp đẽ hơn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta! Tuy nhiên, đức tin cần phải được đón nhận. Do đó đòi buộc phải có một sự đáp trả cá nhân, lòng can đảm để phó thác vào Thiên Chúa, để sống tình yêu của Ngài và lòng biết ơn đối với lòng thương xót vô biên của Ngài của chúng ta. Như vậy đức tin là một hồng ân, không chỉ dành riêng cho một số người, nhưng được ban phát một cách đại lượng. Tất cả mọi người đều có thể cảm nghiệm niềm vui được Thiên Chúa yêu thương, niềm vui của ơn cứu độ! Và đức tin là một món quà mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ: nếu chúng ta muốn chỉ giữ nó cho mình, khi đó chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu bị cô lập, không sinh hoa quả và bệnh tật. Không thể tách việc rao giảng Tin Mừng ra khỏi việc làm môn đệ Đức Kitô, và đó là một sự dấn thân liên tục làm cho toàn thể đời sống Hội Thánh được sinh động. “Lòng nhiệt thành truyền giáo là một dấu chỉ rõ ràng về sự trưởng thành của một cộng đoàn Hội Thánh” (Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Tông huấn Verbum Domini, n. 95). Mỗi cộng đoàn là cộng đoàn “trưởng thành” khi tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin ấy với niềm vui trong phụng vụ, sống đức ái và công bố Lời Chúa mà không biết mệt, khi ra ngoài “khu nội cấm” của mình để cũng đem Lời Chúa đến “những khu ngoại vi”, đặc biệt là những người chưa có cơ hội biết Đức Kitô. Sự vững chắc của đức tin của chúng ta, ở mức độ cá nhân và cộng đồng, cũng có thể được đo lường bằng khả năng truyền thông nó cho người khác, truyền bá nó và sống nó trong đức ái, làm chứng cho nó trước mặt những người mà chúng ta gặp gỡ và những người chung bước với chúng ta trên đường đời.
2. Năm Đức Tin, năm mươi năm sau ngày khai mạc Công Đồng Vaticanô II, thúc đẩy toàn thể Hội Thánh canh tân ý thức về sự hiện diện của mình trong thế giới hiện đại, và sứ vụ của mính giữa các dân tộc và các quốc gia. Đặc tính của truyền giáo không chỉ là vấn đề những khu vực địa lý nhưng là vấn đề các dân tộc, các nền văn hóa và những con người, bởi vì “những ranh giới” của đức tin không chỉ đi qua những địa điểm và truyền thống của con người, nhưng qua tâm hồn của mỗi con người bất kỳ nam nữ. Công đồng Vaticanô II đặc biệt nhấn mạnh đến bổn phận truyền giáo, nhiệm vụ mở rộng ranh giới của đức tin, là của mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn Kitô hữu như thế nào: “Vì Dân Thiên Chúa sống trong những cộng đoàn, đặc biệt là các giáo phận và giáo xứ, và chính trong những cộng đoàn này mà một cách nào trở nên hữu hình trong chúng, cho nên những cộng đoàn ấy cũng phải làm chứng cho Đức Kitô trước mặt muôn dân” (Sắc Lệnh Ad Gentes, s . 37). Như thế mỗi cộng đoàn được thách đố và được mời gọi nhận làm của riêng mình mệnh lệnh mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các Tông Đồ là “làm nhân chứng” cho Người “ở Giêrusalem, trong khắp vùng Giuđea và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1: 8), không phải như là một bình diện thứ yếu của đời sống Kitô hữu, nhưng là một bình diện quan trọng: tất cả chúng ta đều được sai đi trên các nẻo đường thế gian để đồng hành với anh em của mình, trong khi tuyên xưng và làm chứng cho đức tin vào Đức Kitô của mình và làm sứ giả của Tin Mừng . Tôi mời gọi các Giám Mục, các linh mục, các Hội đồng linh mục và mục vụ, mỗi người và mỗi nhóm có trách nhiệm trong Hội Thánh hãy đặt tầm quan trọng của bình diện truyền giáo này lên hàng đầu trong các chương trình mục vụ và đào luyện của họ, với ý thức rằng việc dấn thân làm tông đồ của mình không hoàn toàn nếu không bao gồm ý định “làm chứng về Đức Kitô trước mặt muôn dân,” trước mặt tất cả mọi dân tộc. Bản chất truyền giáo không những chỉ là bình diện chương trình của đời sống Kitô hữu, nhưng còn phải là một bình diện kiểu mẫu về mọi mặt của đời sống Kitô hữu.
3. Thường thì công việc rao giảng Tin Mừng không những chỉ gặp trở ngại ở bên ngoài nhưng ngay cả trong cộng đồng Hội Thánh. Đôi khi lòng nhiệt thành, niềm vui, lòng can đảm, và hy vọng mà chúng ta đặt trong việc rao gảng sứ điệp của Đức Kitô cho mọi người và giúp con người thời đại gặp gỡ Người trở nên yếu ớt. Đôi khi, một số người vẫn còn nghĩ rằng việc rao truyền Chân Lý Tin Mừng liên hệ với việc vi phạm tự do. Đức Phaolô VI đã nói một cách thật rõ ràng về điều này: “Thật là ... một sai lầm khi áp đặt một điều gì đó trên lương tâm của anh em chúng ta. Nhưng khi đề nghị Chân Lý Tin Mừng và ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô cho lương tâm của họ một cách rõ ràng, đầy đủ và trong sự hoàn toàn tôn trọng quyền tự do chọn lựa của họ ... chính là một cống hiến cho tự do” (Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, s. 80). Chúng ta phải luôn luôn có can đảm và niềm vui để đề nghị, một cách tôn trọng, cuộc gặp gỡ Đức Kitô, để biến mình thành người mang Tin Mừng của Người. Chúa Giêsu đến giữa chúng ta để chỉ cho chúng ta con đường cứu độ, và trao phó cho chúng ta sứ vụ làm cho mọi người biết con đường ấy, cho đến tận cùng trái đất. Thường thì chúng ta thấy rằng chính bạo lực, dối trá và sai lầm là những điều được người ta nhấn mạnh đến và đề ra. Thật là khẩn cấp để chiếu sáng trong thời đại chúng ta cuộc sống tốt đẹp của Tin Mừng qua việc rao giảng và làm chứng cho nó ngay cả trong chính nội bộ Hội Thánh, bởi vì theo quan điểm này, điều quan trọng là không bao giờ được quên một nguyên tắc cơ bản cho mỗi người rao giảng Tin Mừng: không thể rao gảng Đức Kitô mà không có Hội Thánh. Truyền giáo không bao giờ là một hành động cô lập, cá nhân hay riêng tư, nhưng luôn luôn là hành động của Hội Thánh. Đức Phaolô VI đã viết rằng “khi một nhà giảng thuyết, một giáo lý viên hay một Mục Tử vô danh nhất, trong các vùng đất xa xôi nhất, rao giảng Tin Mừng, tập họp cộng đồng nhỏ của mình hoặc một cử hành một bí tích, thậm chí một mình, nó vẫn là một hành động của Hội Thánh.” Người ấy “không phải vì sứ vụ mà người ấy tự gán cho mình, hay bởi cảm hứng riêng, nhưng trong sự hiệp nhất với sứ vụ của Hội Thánh và nhân danh Hội Thánh” (ibid. s. 60). Và điều ấy ban sức mạnh cho sứ vụ và làm cho tất cả các nhà truyền giáo và rao giảng Tin Mừng cảm thấy mình không bao giờ cô đơn, nhưng là một phần tử của một thân thể, được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần.
4. Trong thời đại chúng ta, di tính động đang lan tràn và sự dễ dàng của truyền thông qua “những phương tiện truyền thông mới” đã pha trộn con người, kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau. Vì lý do công việc, toàn thể gia đình di chuyển từ lục này sang lục địa khác. Những trao đổi chuyên môn và văn hóa, tiếp theo là du lịch và những hiện tượng tương tự tạo ra những di chuyển lớn của con người. Đôi khi rất khó cho ngay cả những cộng đoàn giáo xứ để biết một cách chắc chắn và triệt để những ai là những người qua lại hoặc sống ổn định trong một khu vực. Ngoài ra, trong những khu vực lớn hơn của những vùng trước kia theo truyền thống Kitô giáo, số người xa lạ với đức tin, hoặc thờ ơ với bình diện tôn giáo hoặc được khích lệ bởi những niềm tin khác, đang gia tăng. Hơn nữa, việc một số người đã được rửa tội nhưng lại chọn lựa những cách sống dẫn họ xa đức tin là điều không mấy hiếm hoi, nên cần phải biến họ thành đối tượng của một “cuộc Tân Phúc Âm Hóa.” Thêm vào tất cả những điều này là sự kiện một phần lớn nhân loại chưa được Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô lan đến. Ngoài ra, chúng ta cũng đang sống một thời điểm khủng hoảng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, không chỉ về kinh tế, tài chính, an toàn thực phẩm, môi trường, mà cả những lĩnh vực liên quan đến ý nghĩa sâu xa hơn về đời sống và giá trị cơ bản là những điều khích lệ nó. Ngay cả sự chung sống của con người cũng bị đánh dấu bởi những căng thẳng và xung đột gây ra sự bất ổn và khó khăn trong việc tìm con đường dẫn đến một nền hòa bình vững bền. Trong tình huống phức tạp này, mà ở đó chân trời của hiện tại và tương lai dường như được biểu thị bởi những đám mây đáng lo ngại, việc can đảm đem Tin Mừng của Đức Kitô vào mọi thực tại còn cấp bách hơn nữa, vì Tin Mừng ấy là một thông điệp hy vọng, hòa giải, hiệp thông, một công bố về sự gần gũi của Thiên Chúa, về lời ra giảng rằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa có thể thắng vượt bóng tối sự dữ và dẫn đưa chúng ta trên con đường tốt lành. Con người thời đại chúng ta cần một ánh sáng chắc chắn chiếu soi con đường của mình mà chỉ cuộc gặp gỡ Đức Kitô mới có thể cung cấp. Chúng ta hãy mang đến cho thế giới này, qua chứng từ của chúng ta và với tình yêu, niềm hy vọng mà đức tin mang lại! Bản chất truyền giáo của Hội Thánh không phải là việc cải đạo, nhưng là việc làm chứng của đời sống là đời sống soi sáng con đường, mang lại hy vọng và tình yêu. Hội Thánh - tôi nhắc lại một lần nữa - không phải là một tổ chức cứu trợ, một doanh nghiệp hay một tổ chức Phi Chính Phủ (NGO), nhưng là một cộng đoàn của những người, được sinh động hóa bởi tác động của Chúa Thánh Thần, đã sống và đang sống sự kỳ diệu của cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và muốn chia sẻ cảm nghiệm về niềm vui sâu xa, chia sẻ Sứ Điệp cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn Hội Thánh trên con đường này.
5. Tôi muốn khuyến khích tất mọi người trở thành những người mang Tin Mừng của Đức Kitô và tôi đặc biệt cảm ơn các nhà truyền giáo, các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Hồng Ân Đức Tin (Fidei Donum), các tu sĩ nam nữ và giáo dân – mỗi ngày một đông hơn – là những người, đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa, rời bỏ quê hương để phục vụ Tin Mừng trong các vùng đất và các nền văn hóa khác nhau. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh đến việc chính các Hội Thánh trẻ này đang tham gia một cách đại lượng biết bao vào việc gửi các nhà truyền giáo đến các Hội Thánh đang gặp khó khăn – [trong số đó] không hiếm gì những Hội Thánh có truyền thống Kitô giáo cổ xưa – và như thế mang sự tươi mát cùng nhiệt tình mà với chúng họ sống đức tin, là đức tin canh tân đời sống và mang lại cho nó niềm hy vọng. Sống theo tinh thần phổ quát này, bằng cách đáp lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu, “Vậy các con hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ” (Mt 28, 19), là một sự phong phú cho mỗi Hội Thánh địa phương, cho mỗi cộng đoàn và việc gửi các nhà truyền giáo không bao giờ là sự mất mát nhưng là mối lợi. Tôi kêu gọi những người cảm thấy ơn gọi này quảng đại đáp lại tiếng nói của Chúa Thánh Thần, và đừng sợ trở nên đại lượng với Chúa. Tôi cũng mời gọi các Giám Mục, các gia đình tu sĩ, các cộng đồng và tất cả các nhóm Kitô hữu hãy nâng đỡ, với sự sáng suốt và phân biệt cẩn thận, lời kêu gọi truyền giáo ad gentes và giúp đỡ các Hội Thánh đang thiếu các linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân, như thế củng cố cộng đồng Kitô hữu. Quan tâm này cũng phải hiện diện giữa các Hội Thánh là phần tử của cùng một Hội Đồng Giám Mục hoặc một Vùng: điều quan trọng là các Hội Thánh giàu ơn gọi quảng đại giúp đỡ các Hội Thánh đang thiếu ơn gọi.
Tôi cũng kêu gọi các nhà truyền giáo, đặc biệt là các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Hồng Ân Đức Tin (Fidei Donum) và giáo dân, hãy sống với niềm vui phục vụ quý báu của họ trong những Hội Thánh mà họ được gửi đi, và mang niềm vui và kinh nghiệm của họ trở lại cho các Hội Thánh mà từ đó họ đến, bằng cách nhớ lại việc Thánh Paul và Banaba, sau cuộc hành trình truyền giáo thứ nhất của các ngài “đã kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông, và việc Người đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin” (Cv 14: 27) như thế nào. Họ có thể trở thành một con đường dẫn đến một loại “trở lại” của đức tin, bằng cách mang sự tươi mát của các Hội Thánh trẻ đến cho các Hội Thánh có truyền thống Kitô giáo cổ xưa và như vậy giúp các Hội Thánh này tái khám phá ra lòng nhiệt thành và niềm vui được chia sẻ đức tin trong một cuộc trao đổi làm phong phú lẫn nhau trên cuộc hành trình đi theo Chúa.
Quan tâm đối với tất cả các Hội Thánh, mà Giám Mục Roma chia sẻ với các Giám Mục huynh đệ của mình, tìm thấy một sự thể hiện quan trọng trong hoạt động của các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, là những Hiệp Hội nhằm mục đích khuyến khích và đào sâu ý thức truyền giáo của mỗi Kitô hữu đã được rửa tội, và của mỗi cộng đoàn, bằng cách nhắc nhở họ sự cần thiết phải đào luyện sâu xa hơn về truyền giáo của toàn thể Dân Chúa, và bằng cách khuyến khích cộng đồng Kitô hữu để họ góp phần vào việc tuyền bá Tin Mừng trong thế giới.
Một ý nghĩ cuối cùng về các Kitô hữu ở các vùng khác nhau của thế giới đang gặp khó khăn liên quan đến việc công khai tuyên xưng đức tin của họ và quyền được sống đức tin một cách xứng đáng. Họ là những anh em và chị em của chúng ta, những nhân chứng can đảm - còn đông hơn các vị tử đạo của những thế kỷ đầu tiên – là những người đang chịu với lòng kiên trì tông đồ nhiều hình thức bách hại đương thời khác nhau. Nhiều người thậm chí liều thân để vẫn còn trung thành với Tin Mừng của Đức Kitô. Tôi muốn đảm bảo rằng bằng lời cầu nguyện, tôi đang gần những cá nhân, những gia đình và những cộng đoàn đang chịu đựng bạo lực và sự thiếu khoan dung, và tôi nhắc lại với họ những lời an ủi của Chúa Giêsu: “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33).
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã khuyến khích: “Chớ gì Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh” (2 Thes 3:1): Nguyện xin cho Năm Đức Tin này làm cho mối liên hệ của chúng ta với Đức Kitô mỗi ngày một bền vững hơn, vì chỉ trong Người mới có sự chắc chắn để nhìn về tương lai và đảm bảo một tình yêu chân thật và trường cửu” (Tông Thư Porta Fidei, s. 15). Đây là ước mong của tôi cho Ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo năm nay. Tôi ưu ái chúc lành cho các nhà truyền giáo và tất cả những ai đồng hành và hỗ trợ quyết tâm cơ bản này của Hội Thánh để lời loan báo của Tin Mừng được vang dội khắp nơi trên trái đất, chớ gì chúng ta, những thừa tác viên của Tin Mừng và những nhà truyền giáo, được càm nghiệm “niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc rao giảng Tin Mừng” (Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, s. 80).
Làm tại Vatican, ngày 19 tháng 5 năm 2013, Đại Lễ Hiện Xuống
+ PHANXICÔ
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Nghĩa Ải: Chầu Thánh Thể Thay Mặt Giáo Phận
GX Nghiã Ải
19:39 07/08/2013
Giáo Xứ Nghĩa Ải: Chầu Thánh Thể Thay Mặt Giáo Phận
WTGPHN - Chúa Nhật 04/08/2013 - Giáo xứ Nghĩa Ải thuộc hạt Thanh Oai, TGP Hà Nội đã Chầu Mình Thánh Chúa thay mặt Giáo Phận.
Xem Hình
Từ hơn một tuần trước đó, trong giáo xứ đã nhộn nhịp, các đơn vị, hội đoàn đều lo hoàn tất công việc được phân công để chuẩn bị đón ngày chầu cho sốt sáng.
Ngày chầu được khai mạc với thánh lễ lúc 5h30 sáng. Sau đó là các giờ chầu của các hội đoàn và của các giáo xứ trong miền cũng về thông công giờ chầu với sự hiệp thông chia sẻ.
10h00, Thánh lễ đồng tế do Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản hạt Thanh Oai, chính xứ Thạch Bích chủ tế. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha xứ Giuse Bùi Quang Tào, cha phó Antôn Nguyễn Ngọc Sáng, quý cha trong giáo phận và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.
Trong bài giảng Cha Đaminh Nguyễn Công Khương đã chia sẻ và mời gọi cộng đoàn, đặc biệt là các bạn trẻ hãy bám lấy Chúa, hãy chọn Chúa làm niềm vui làm lẽ sống làm cùng đích của chúng ta. Phải tựa vào Chúa chứ không bám víu và tựa vào tiền bạc, của cải. Đừng thu tích của cải cho riêng mình, nhưng hãy tích trữ kho tang nơi Thiên Chúa. Kho tang ấy sẽ không bao giời mất được…”
Sau Thánh lễ, linh mục chủ sự đã đặt Mình Thánh để cộng đoàn tiếp tục tôn vinh Thánh Thể.
15h 30 cuộc rước cung nghinh Thánh Thể được cử hành long trọng và sốt sáng. Sau cuộc rước là thánh lễ tạ ơn kết thúc ngày chầu. Tạ ơn hồng ân Thiên Chúa đã thương ban cho giáo xứ muôn ơn lành.
Ngày chầu qua đi bà con giáo dân như được tiếp sức mạnh mới sau những ngày mệt nhoài gian truân trên con đường về quê. Đành rằng hằng ngày hoặc hàng tuần vẫn được chầu Thánh Thể, nhưng khi tuần chầu đến, mọi người trong giáo xứ, tất cả cùng lắng đọng, cùng trở về, là dịp để cho mỗi người khiêm nhường tạ tội trước Thánh Thể Chúa Giê-su.
Ước chi Tin Mừng và ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh mỗi ngày được thắp sáng nhiều hơn, được lan toả rộng lớn hơn trên mảnh đất này.
Tin Yêu
WTGPHN - Chúa Nhật 04/08/2013 - Giáo xứ Nghĩa Ải thuộc hạt Thanh Oai, TGP Hà Nội đã Chầu Mình Thánh Chúa thay mặt Giáo Phận.
Xem Hình
Từ hơn một tuần trước đó, trong giáo xứ đã nhộn nhịp, các đơn vị, hội đoàn đều lo hoàn tất công việc được phân công để chuẩn bị đón ngày chầu cho sốt sáng.
Ngày chầu được khai mạc với thánh lễ lúc 5h30 sáng. Sau đó là các giờ chầu của các hội đoàn và của các giáo xứ trong miền cũng về thông công giờ chầu với sự hiệp thông chia sẻ.
10h00, Thánh lễ đồng tế do Cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản hạt Thanh Oai, chính xứ Thạch Bích chủ tế. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha xứ Giuse Bùi Quang Tào, cha phó Antôn Nguyễn Ngọc Sáng, quý cha trong giáo phận và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ.
Trong bài giảng Cha Đaminh Nguyễn Công Khương đã chia sẻ và mời gọi cộng đoàn, đặc biệt là các bạn trẻ hãy bám lấy Chúa, hãy chọn Chúa làm niềm vui làm lẽ sống làm cùng đích của chúng ta. Phải tựa vào Chúa chứ không bám víu và tựa vào tiền bạc, của cải. Đừng thu tích của cải cho riêng mình, nhưng hãy tích trữ kho tang nơi Thiên Chúa. Kho tang ấy sẽ không bao giời mất được…”
Sau Thánh lễ, linh mục chủ sự đã đặt Mình Thánh để cộng đoàn tiếp tục tôn vinh Thánh Thể.
15h 30 cuộc rước cung nghinh Thánh Thể được cử hành long trọng và sốt sáng. Sau cuộc rước là thánh lễ tạ ơn kết thúc ngày chầu. Tạ ơn hồng ân Thiên Chúa đã thương ban cho giáo xứ muôn ơn lành.
Ngày chầu qua đi bà con giáo dân như được tiếp sức mạnh mới sau những ngày mệt nhoài gian truân trên con đường về quê. Đành rằng hằng ngày hoặc hàng tuần vẫn được chầu Thánh Thể, nhưng khi tuần chầu đến, mọi người trong giáo xứ, tất cả cùng lắng đọng, cùng trở về, là dịp để cho mỗi người khiêm nhường tạ tội trước Thánh Thể Chúa Giê-su.
Ước chi Tin Mừng và ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh mỗi ngày được thắp sáng nhiều hơn, được lan toả rộng lớn hơn trên mảnh đất này.
Tin Yêu
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Người đi lễ trễ có được rước lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
08:32 07/08/2013
Giải đáp phụng vụ: Người đi lễ trễ có được rước lễ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thời điểm nào trong Thánh lễ được xem là quá trễ, để một người vào nhà thờ lúc ấy không được rước lễ nữa? Những ngày qua, tôi thấy nhiều người vào nhà thờ ngay lúc cha cho giáo hữu Rước lễ, và họ lên Rước lễ luôn. Như vậy là đúng không? - E. M., Port Harcourt, Nigeria
Hỏi: Cha xứ của con đã qui định rằng ai tới nhà thờ sau bài Tin Mừng, thì không được phép Rước lễ trong Thánh lễ ấy. Theo cha xứ, lý do là rằng Chúa Giêsu là "Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Vì vậy, chúng ta phải nhận biết Chúa Giêsu trong Lời trước khi chúng ta nhận ra Chúa trong Hiệp Lễ. Một linh mục khác, là giáo sư phụng vụ, lại có ý kiến khác. Ngài nói rằng các người đến trễ trong Thánh Lễ với một lý do chính đáng (ví dụ, một ách tắc giao thông, chăm sóc con ốm, …) sẽ không bị khước từ Rước Lễ. Xin cha giúp làm sáng tỏ vấn đề này. - B. E., Kuala Lumpur, Malaysia
Đáp: Giống như hầu hết các linh mục, tôi miễn cưỡng để đưa ra một câu trả lời thẳng cho các câu hỏi như thế, bởi vì, trong một cách nào đó, chúng là hoàn cảnh khó xử.
Đúng là trước Công Đồng chung Vatican II, một số sách giáo khoa thần học luân lý đưa ra thời điểm trước phần dâng lễ vật làm ranh giới, trong việc quyết định liệu một người chu toàn luật buộc về tham dự thánh lễ Chúa Nhật hay không. Nhưng sau cuộc cải tổ phụng vụ, với sự nhấn mạnh vào sự thống nhất chung của Thánh lễ, các nhà thần học hiện đại né tránh sự chính xác như thế.
Thánh Lễ bắt đầu với việc rước vào nhà thờ và kết thúc sau phần giải tán sau cùng, và chúng ta tham dự thánh lễ từ đầu tới cuối. Mỗi phần của Thánh Lễ liên quan và bổ sung cho các phần khác trong một hành động duy nhất của sự thờ phượng, mặc dù một số phần, chẳng hạn như việc truyền phép, là cốt yếu, trong khi các phần khác là đơn thuần quan trọng.
Nói rằng có một thời điểm cụ thể, để trước đó hoặc sau đó chúng ta là hoặc “ở ngoài Thánh lễ” hoặc "an toàn trong Thánh lễ", có thể là đưa ra một sứ điệp sai lầm và gợi ý rằng, về lâu dài, một số phần của Thánh Lễ là thực sự không quan trọng. Nó cũng có thể cung cấp cho một số giáo hữu ít nhiệt thành một thước đo cho việc đến tham dự Thánh lễ một cách chậm trễ.
Rất có thể rằng một số tín hữu có thể bắt đầu nhìn thấy việc đọc bài Tin Mừng là thời điểm ranh giới, nên cảm thấy thoải mái khi vào nhà thờ cho kịp bài đọc 2, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ là "hợp lệ".
Mặc dù tôi không muốn gây nguy hiểm bằng cách nói ra một thời điểm ranh giới chính xác, chắc chắn một người nào đến sau khi Truyền phép là đã không tham dự Thánh lễ ấy, cho nên không rước lễ, và nếu đó là một ngày Chúa Nhật, thì phải tham dự một Thánh lễ khác.
Đến đúng giờ không chỉ là một vấn đề về bổn phận, mà còn là tình yêu và sự tôn trọng đối với Chúa chúng ta, Đấng qui tụ chúng ta để chia sẻ hồng ân của Ngài, và Đấng có ơn ban đề thông chuyển cho chúng ta trong mỗi phần Thánh lễ.
Đó cũng là một dấu hiệu tôn trọng đối với cộng đoàn, mà cùng với họ chúng ta thờ phượng và họ trân trọng sự có mặt của chúng ta, và sự đóng góp của lời nguyện của chúng ta trong mỗi thời khắc. Phụng vụ là cốt yếu sự thờ tự của nhiệm thể Chúa Kitô, là Giáo Hội. Mỗi cộng đoàn được mời gọi đại diện và biểu lộ toàn nhiệm thể, nhưng điều này khó có thể xảy ra nếu cộng đoàn chỉ tạo số lượng nhỏ tản mác sau khi Thánh lễ bắt đầu.
Do đó các người đến trễ lễ phải thành thật tự hỏi, tại sao? Nếu họ đến trễ vì một số lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như ách tắc giao thông do một tai nạn, họ đã hành động theo lương tâm tốt và không có nghĩa vụ phải tham dự một Thánh lễ khác sau đó (mặc dù họ nên tham dự Thánh lễ khác, do họ đã đến quá trễ, nếu có thể được).
Tương tự như vậy đối với nhiều người lớn tuổi, thậm chí việc đi được đến nhà thờ là một cuộc phiêu lưu, và người ta không được làm nặng gánh lương tâm của họ bằng cách tính phút tình giây.
Nếu người nào đến trễ do sơ suất đáng khiển trách, và đặc biệt là nếu họ làm như vậy thường xuyên, họ cần phải nghiêm túc suy nghĩ về thái độ của họ, sửa đổi cách sống của họ, và nếu cần thiết nên đến với Bí Tích Hòa Giải.
Tùy vào cách họ đến trễ như thế nào, họ cần tôn trọng ngày của Chúa bằng cách tham dự một Thánh lễ khác, hoặc, nếu không thể được, ít nhất họ ở lại trong nhà thờ sau Thánh Lễ, và dành một ít thời gian để cầu nguyện và suy niệm về các bài đọc của ngày hôm đó.
Đúng là người ta có thể rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì vậy Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cho việc Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc đến đúng giờ để rước lễ trong Thánh lễ ngày thường, vì tất cả các nghi thức cho việc Rước Lễ ngoài Thánh Lễ bao gồm phần Phụng Vụ Lời Chúa, và người ta phải tham dự toàn bộ nghi thức này. (Zenit.org 6-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thời điểm nào trong Thánh lễ được xem là quá trễ, để một người vào nhà thờ lúc ấy không được rước lễ nữa? Những ngày qua, tôi thấy nhiều người vào nhà thờ ngay lúc cha cho giáo hữu Rước lễ, và họ lên Rước lễ luôn. Như vậy là đúng không? - E. M., Port Harcourt, Nigeria
Hỏi: Cha xứ của con đã qui định rằng ai tới nhà thờ sau bài Tin Mừng, thì không được phép Rước lễ trong Thánh lễ ấy. Theo cha xứ, lý do là rằng Chúa Giêsu là "Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Vì vậy, chúng ta phải nhận biết Chúa Giêsu trong Lời trước khi chúng ta nhận ra Chúa trong Hiệp Lễ. Một linh mục khác, là giáo sư phụng vụ, lại có ý kiến khác. Ngài nói rằng các người đến trễ trong Thánh Lễ với một lý do chính đáng (ví dụ, một ách tắc giao thông, chăm sóc con ốm, …) sẽ không bị khước từ Rước Lễ. Xin cha giúp làm sáng tỏ vấn đề này. - B. E., Kuala Lumpur, Malaysia
Đáp: Giống như hầu hết các linh mục, tôi miễn cưỡng để đưa ra một câu trả lời thẳng cho các câu hỏi như thế, bởi vì, trong một cách nào đó, chúng là hoàn cảnh khó xử.
Đúng là trước Công Đồng chung Vatican II, một số sách giáo khoa thần học luân lý đưa ra thời điểm trước phần dâng lễ vật làm ranh giới, trong việc quyết định liệu một người chu toàn luật buộc về tham dự thánh lễ Chúa Nhật hay không. Nhưng sau cuộc cải tổ phụng vụ, với sự nhấn mạnh vào sự thống nhất chung của Thánh lễ, các nhà thần học hiện đại né tránh sự chính xác như thế.
Thánh Lễ bắt đầu với việc rước vào nhà thờ và kết thúc sau phần giải tán sau cùng, và chúng ta tham dự thánh lễ từ đầu tới cuối. Mỗi phần của Thánh Lễ liên quan và bổ sung cho các phần khác trong một hành động duy nhất của sự thờ phượng, mặc dù một số phần, chẳng hạn như việc truyền phép, là cốt yếu, trong khi các phần khác là đơn thuần quan trọng.
Nói rằng có một thời điểm cụ thể, để trước đó hoặc sau đó chúng ta là hoặc “ở ngoài Thánh lễ” hoặc "an toàn trong Thánh lễ", có thể là đưa ra một sứ điệp sai lầm và gợi ý rằng, về lâu dài, một số phần của Thánh Lễ là thực sự không quan trọng. Nó cũng có thể cung cấp cho một số giáo hữu ít nhiệt thành một thước đo cho việc đến tham dự Thánh lễ một cách chậm trễ.
Rất có thể rằng một số tín hữu có thể bắt đầu nhìn thấy việc đọc bài Tin Mừng là thời điểm ranh giới, nên cảm thấy thoải mái khi vào nhà thờ cho kịp bài đọc 2, và như thế bảo đảm rằng Thánh Lễ là "hợp lệ".
Mặc dù tôi không muốn gây nguy hiểm bằng cách nói ra một thời điểm ranh giới chính xác, chắc chắn một người nào đến sau khi Truyền phép là đã không tham dự Thánh lễ ấy, cho nên không rước lễ, và nếu đó là một ngày Chúa Nhật, thì phải tham dự một Thánh lễ khác.
Đến đúng giờ không chỉ là một vấn đề về bổn phận, mà còn là tình yêu và sự tôn trọng đối với Chúa chúng ta, Đấng qui tụ chúng ta để chia sẻ hồng ân của Ngài, và Đấng có ơn ban đề thông chuyển cho chúng ta trong mỗi phần Thánh lễ.
Đó cũng là một dấu hiệu tôn trọng đối với cộng đoàn, mà cùng với họ chúng ta thờ phượng và họ trân trọng sự có mặt của chúng ta, và sự đóng góp của lời nguyện của chúng ta trong mỗi thời khắc. Phụng vụ là cốt yếu sự thờ tự của nhiệm thể Chúa Kitô, là Giáo Hội. Mỗi cộng đoàn được mời gọi đại diện và biểu lộ toàn nhiệm thể, nhưng điều này khó có thể xảy ra nếu cộng đoàn chỉ tạo số lượng nhỏ tản mác sau khi Thánh lễ bắt đầu.
Do đó các người đến trễ lễ phải thành thật tự hỏi, tại sao? Nếu họ đến trễ vì một số lý do chính đáng hoặc sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như ách tắc giao thông do một tai nạn, họ đã hành động theo lương tâm tốt và không có nghĩa vụ phải tham dự một Thánh lễ khác sau đó (mặc dù họ nên tham dự Thánh lễ khác, do họ đã đến quá trễ, nếu có thể được).
Tương tự như vậy đối với nhiều người lớn tuổi, thậm chí việc đi được đến nhà thờ là một cuộc phiêu lưu, và người ta không được làm nặng gánh lương tâm của họ bằng cách tính phút tình giây.
Nếu người nào đến trễ do sơ suất đáng khiển trách, và đặc biệt là nếu họ làm như vậy thường xuyên, họ cần phải nghiêm túc suy nghĩ về thái độ của họ, sửa đổi cách sống của họ, và nếu cần thiết nên đến với Bí Tích Hòa Giải.
Tùy vào cách họ đến trễ như thế nào, họ cần tôn trọng ngày của Chúa bằng cách tham dự một Thánh lễ khác, hoặc, nếu không thể được, ít nhất họ ở lại trong nhà thờ sau Thánh Lễ, và dành một ít thời gian để cầu nguyện và suy niệm về các bài đọc của ngày hôm đó.
Đúng là người ta có thể rước lễ ngoài Thánh Lễ, vì vậy Thánh Lễ không phải là một điều kiện tiên quyết cho việc Rước Lễ. Tuy nhiên, điều này sẽ không biện minh cho việc đến đúng giờ để rước lễ trong Thánh lễ ngày thường, vì tất cả các nghi thức cho việc Rước Lễ ngoài Thánh Lễ bao gồm phần Phụng Vụ Lời Chúa, và người ta phải tham dự toàn bộ nghi thức này. (Zenit.org 6-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đối thoại năm Đức Tin: Chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
15:15 07/08/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN
CHỨNG MINH SỰ HIỆN HỮU CỦA Thiên Chúa
Vấn Đề 09: Bạn là người Công Giáo, nghĩa là bạn tin có Thiên Chúa. Vậy bạn hãy chứng minh có Thiên Chúa đi xem.
ĐÁP:
1. LỜI CHÚA: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Ngài” (Tv 18,2).
2. SUY NIỆM:
Khoa học không bàn đến vấn đề Thiên Chúa, không thể quả quyết có Thiên Chúa hay không, vì đây không thuộc lãnh vực nghiên cứu tìm hiểu của nó. Tuy nhiên Khoa học vẫn có thể giúp các tín hữu chúng ta dễ dàng nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa nhờ những khám phá của nó về vũ trụ thiên nhiên, về những định luật chi phối hoạt động của các sinh vật và nhất là loài người, những sự điều tra khách quan về các hiện tượng lạ thường trái với định luật thiên nhiên cho thấy có sự can thiệp của một quyền lực siêu nhiên... như sau:
I. VŨ TRỤ MINH CHỨNG CÓ Thiên Chúa
1. Đại vũ trụ minh chứng có Thiên Chúa:
Mở mắt nhìn xung quanh, ta thấy vũ trụ bao la vô hạn. Khoa học giúp chúng ta hiểu rõ các hiện tượng và sức chuyển động trật tự của mọi vật trong đó. Với con mắt thường, ta có thể đếm được khoảng 5.000 ngôi sao lấp lánh trên bầu trời bao la. Nhưng nhờ viễn vọng kính đặt trên núi Wilson, các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy hơn 200 triệu ngôi sao. Còn biết bao nhiêu ngôi sao khác người ta đã nhận biết, nhưng vì ở quá xa, nên tới nay các nhà thiên văn vẫn chưa thể xác định được. Nguyên trong giải ngân hà mà thái dương hệ của chúng ta chỉ chiếm một phần nhỏ bé, người ta cũng đã tính được tới 50 tỷ định tinh và hằng tỷ ngôi sao đã chết. Mà không phải chỉ có một giải ngân hà, hiện nay người ta đã biết được có hằng tỷ giải ngân hà rồi.
Những vì tinh tú to lớn làm sao, mấy hành tinh ở gần chúng ta như Uranus đã lớn hơn trái đất 14 lần, Neptune to hơn 17 lần, Saturne 93 lần, Jupiter 1.279 lần, và mặt trời to hơn những 1.300.000 lần. Sao Sirius còn to hơn mặt trời 12 lần, còn nhiều sao khác còn to hơn sao Sirius nữa...
Những vì tinh tú ở cách xa nhau đến nỗi ta không thể đọc bằng con số thường, mà phải lấy đơn vị là quang niên (năm ánh sáng) như sau: Vận tốc ánh sáng trong một giây đồng hồ là 299.792.458km, tương đương 300.000 km/ giây. Mỗi phút có 60 giây, mỗi giờ có 60 phút, mỗi ngày có 24 giờ, mỗi năm có 365 ngày ¼. Vậy một quang niên sẽ là 299.792.458km x 60 x 60 x 24 x 365,1/4 sẽ thành 9.460 tỷ cây số. Ánh sáng từ mặt trời đến trái đất chúng ta phải mất thời gian 8 phút 20 giây, từ trái đất đến mặt trăng phải mất hơn 1 phút. Nhưng nếu từ trái đất vượt qua thái dương hệ đến ngôi sao gần nhất trong chòm sao Nhân Mã phải mất thời gian 4 năm (4 quang niên). Nhờ thiên lý kính ta biết được những tinh vân xa 140 triệu quang niên. Càng ngày với những kính viễn vọng kính tối tân hơn, người ta lại càng xem thấy xa hơn nữa.
Trái đất mỗi ngày quay chung quanh mình một vòng, đang khi nó vẫn chạy theo quỹ đạo mặt trời với vận tốc 30 km/giây, hoặc 108 ngàn km/giờ không bao giờ sai trật, đến nỗi các nhà bác học có thể tính trước được ngày giờ của các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Bầu trời rộng rãi bao la vô hạn thế mà mấy phi công lái máy bay thỉnh thoảng lại đụng nhau gây nên biết bao tang tóc! Vậy mà từ tạo thiên lập địa đến nay vẫn chưa có một hành tinh nào chạm nhau giữa bầu trời nhiều tinh tú như thế.
Vậy thì vũ trụ bao la với trật tự kỳ diệu, tuân theo những định luật lạ lùng chính xác như thế lại không phải là bằng chứng chắc chắn có sự sắp đặt an bài của Đấng Tạo Hóa hay sao? Becquerel đã nói: “Chính các công cuộc khảo cứu khoa học của tôi đã đưa tôi đến chỗ nhận biết có Thiên Chúa tạo hóa và làm cho tôi có đức tin”.
2. Tiểu vũ trụ cũng chứng minh có Thiên Chúa:
Vũ trụ tinh tú khổng lồ thật là một kỳ công. Nhưng vũ trụ nguyên tử tý hon cũng không kém phần lạ lùng kỳ diệu. Nếu đem phân tích vật chất, ta sẽ thấy như sau:
- Đơn chất: Mọi vật chất trong vũ trụ thiên nhiên đều được cấu thành bởi những đơn chất. Chẳng hạn: Cái bàn do nhiều đơn chất gỗ hợp lại thành. Chiếc nhẫn là do nhiều đơn chất vàng cấu tạo nên... Những đơn chất này rất nhỏ, nhỏ đến nỗi mắt thường của chúng ta không thể phân biệt được chúng với nhau.
- Nguyên tử: Mỗi đơn chất nói trên lại được cấu tạo bởi một số nguyên tử nhất định. Chẳng hạn: Chất nước gồm một nguyên tử Ôxy và 2 nguyên tử Hyđrô kết hợp thành đơn chất H2O.
Các nguyên tử đều khác nhau tùy theo mỗi vật: nguyên tử đồng khác nguyên tử sắt; nguyên tử vàng khác nguyên tử gỗ...Những nguyên tử này ở rải rác khắp nơi trong vũ trụ, khi thì kết cấu với cái này, khi thì với cái khác làm thành sự biến hóa vật chất không ngừng trong thiên nhiên. Ta có thể ví các nguyên tử giống như 24 chữ cái a,b,c...hợp tan, tan hợp, làm thành các tiếng. Đến nay các nhà bác học đã xác định được 92 nguyên tử khác nhau.
Nguyên tử nhỏ lắm, nhỏ đến nỗi những kính hiển vi phóng đại mạnh nhất cũng không thể nhìn ra được. người ta chỉ căn cứ vào dấu vết nó đi qua để nhận biết sự hiện hữu của nó. Hiện nay những kính hiển vi tối tân nhất có thể nhìn những vât nhỏ bằng 2 phần 10 triệu milimét. Nhưng như thế vẫn còn lớn hơn nguyên tử hằng mấy triệu lần!
Mỗi nguyên tử là một thái dương hệ, có một nhân ở trung tâm giống như mặt trời, gồm các dương điện tử (Proton) và trung hòa tử (Neutron) liên kết với nhau. Lượn chung quanh nhân là chi chít những âm điện tử (Electron). Các âm điện tử này chạy chung quanh trung tâm với tốc độ 297.000km/giây. Thật không khác gì các hành tinh lượn chung quanh mặt trời và cách xa nhau tương đối cũng bằng khoảng cách của các hành tinh đối với mặt trời vậy.
Khoảng giữa các nguyên tử, có gì không? Thực không có gì hết. Nếu các nguyên tử sát lại với nhau thì ta không thể nâng nổi đầu của một cái kim khâu. Trọng lượng của các vật nặng nhẹ khác nhau là vì cách xếp đặt nguyên tử của các vật đều khác nhau. Nếu người ta có thể dồn ép các nhân dương điện tử trong một nguyên tử, và các nguyên tử trong thân thể con người khít lại gần nhau, thì thân thể ta chưa chắc to bằng một hột đậu, mà vẫn cân nặng như hiện nay!
Có một sức lực ghê gớm đã giữ cho trái đất và các hành tinh quay chung quanh mặt trời, thì cũng có một sức lực tương tự giữ âm điện tử quay chung quanh trung tâm nguyên tử như vậy. Nếu lợi dụng được sức mạnh mẽ đó, thì người ta sẽ có một sức mạnh kinh khủng. Đó là điều các nhà bác học đã làm để chế tác bom nguyên tử với chất Uranium. (Bom nguyên tử là một thứ khí giới tối tân nhất có sức tàn phá do những hạt nguyên tử bị tách ra, Radium luôn luôn chiếu ra những quang tuyến “A.B.Y” và quang tuyến Y luôn luôn phát ra những chất cực nhỏ có thể xuyên qua những tấm sắt dầy 20cm. Chỉ có lớp chì dày mới có thể cản được sức tàn phá của nó).
Những điều nói trên cho ta thấy có sự xếp đặt, an bài trật tự từ cái cực to đến cái cực nhỏ, trật tự ấy lại rất hoàn hảo không thể làm khác đi được. Nếu cố tình làm sai thì sẽ gây nên những hậu quả tai hại khôn lường.
Một câu chuyện xảy ra chứng minh trật tự thiên nhiên hoàn hảo đến độ nào: một con ong dù không có trí khôn, nhưng nó luôn phải bó buộc làm theo bản năng thúc đẩy. Theo bản năng thiên phú, khi làm tổ chứa mật, ong tự nhiên xây bình chứa hình lục lăng. Các nhà bác học đã quan sát nghiên cứu cách xây dựng tổ ong, và đã đo rất nhiều bình do nhiều loại ong thực hiện, bao giờ góc tù của bình ấy cũng là 109028’ và góc nhọn cũng là 70032’.
Nhà bác học REAMUR một ngày kia đặt câu hỏi thế này: Giả sử muốn làm một cái bình hình lục lăng có khả năng chứa nhiều nước nhất thì phải làm mỗi góc của bình ấy bao nhiêu độ? Một nhà bác học ra công tính toán những con tính rắc rối với việc sử dụng cả bảng tính Logarithme, cuối cùng tuyên bố kết quả: muốn cho bình chứa được nhiều nước nhất phải làm góc tù là 109026’ và góc nhọn là 70034’. Chỉ sai biệt với bình chứa của ong làm có 2’.
Thế rồi một ngày nọ xảy ra tai nạn làm hỏng một chiếc tầu. Thuyền trưởng không chịu trách nhiệm và cho rằng mình đã làm đầy đủ bổn phận, đã tính toán rất đúng. Vậy sở dĩ có rủi ro là vì đường vĩ tuyến có sự sai lầm nào đó. Sau khi tìm tòi lâu ngày, người ta mới khám phá ra rằng trong bảng tính Logarithme có một chổ sai, khiến vị thuyền trưởng làm tính sai và gây ra tai nạn cho chiếc tầu. Chữa lại chỗ sai trong bảng tính rồi thử lại với cách tính 2 góc của hình lục lăng nói trên thì các nhà bác học mới thấy mình đã làm sai 2’. Phải thực hiện chiếc bình theo góc tù là 109028’ và góc nhọn cũng là 70032’ như con ong đã làm mới đúng.
Vậy loài ong không có trí khôn biết tính toán như con người, chỉ biết làm theo bản năng thiên phú, thế mà lại làm đúng hơn cả những nhà bác học thông minh nhất! Đứng trước sự kiện hiển nhiên ấy, loài người phải đặt vấn đề: Cái trật tự hoàn hảo trong thiên nhiên nói trên do đâu nếu không bắt nguồn từ một trí khôn siêu việt, đã từng sáng tạo vạn vật và an bài theo một trật tự hoàn hảo được gọi là định luật thiên nhiên nơi vũ trụ và bản năng nơi các sinh vật. Nguyên nhân ấy chính là Thiên Chúa.
II. SINH VẬT CHỨNG MINH CÓ Thiên Chúa:
Sự sống tràn đầy trên mặt đất, đâu đâu ta cũng nhận thấy có sinh vật hoạt động. Nhưng cho tới nay, sự sống vẫn còn là một huyền nhiệm mà khoa học bất lực không thể giải thích được lý do. Sự sống sẽ là một điều phi lý nếu người ta không công nhận có Thiên Chúa:
1.Huyền nhiệm của sự sống:
Sự sống là một cái gì đó huyền bí. Người ta chỉ có thể cảm nghiệm hay thấy được hiệu quả của sự sống, chứ không thể nhìn được chính sự sống nơi cơ thể một sinh vật sống động. Người ta cũng có thể làm thay hình đổi dạng, cắt cụt một phần cơ thể con vật, có thể làm cho nảy nở nhanh chóng hơn, hoặc kéo dài them chút ít sự sống, nhưng không bao giờ có thể thay đổi được nguyên lý của sự sống nơi con vật. Chẳng hạn: con chó đã được cấu tạo trở thành loài chó, thì không có cách nào làm cho nó hóa ra loài bồ câu được.
Để tìm hiểu sự sống, các nhà bác học đã phân chất một quả trứng gà, rồi dùng các chất y như vậy để làm nên một quả trứng gà khác với đầy đủ mọi tính chất như trứng gà thực. Tuy vậy, dù được cấu tạo giống hệt như nhau, mà khi đem cả hai vào máy ấp thì trứng gà đẻ ra thì sống và nở ra gà con, còn trứng gà của các nhà bác học “đẻ” thì chết và bị hư thối. Sở dĩ trứng nhân tạo không thể sống, dù các yếu tố vật chất trong quả trứng ấy vẫn hoạt động đúng theo định luật vật lý hóa học, là vì không có một sức lực vô hình liên kết các hoạt động ấy theo một hướng chung, phát triển theo một mô thức chung. Chính sức lực vô hình ấy là bí mật của sự sống. Bác sĩ ALEXIS CARREL (1873-1944) là nhà giải phẫu và sinh vật học người Pháp đã được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1912, đã trình bày về sự tăng triển kỳ diệu của sự sống từ một tế bào, rồi tế bào ấy tự phát triển theo một mô thức đặc biệt để trở thành con vật sống động như sau:
“Con vật được cấu tạo bởi những tế bào, cũng giống như cái nhà được xây dựng bằng những viên gạch. Nhưng con vật xuất phát từ một tế bào duy nhất, như thể cái nhà chỉ bắt nguồn từ một viên gạch mà thôi. Một viên gạch đầu tiên tự tạo lấy những viên gạch khác, chỉ với nước suối, những chất muối hòa tan trong nước vá khí trời. Rồi những viên gạch ấy không cần đến kiến trúc sư vẽ kiểu, khong cần đến bàn tay của thợ hồ, đã tự động kết hợp thành những bức tường. Các viên gạch cũng tự động biến thành các tấm kính để làm cửa, ngói để lợp mái, than để đốt lò, nước để làm bếp”. (Alexis Carrel: “L’Homme, cet inconnu”- P. 160).
Như vậy thì hình như mầm giống con vật sinh sống đã biết trước cái nhà mà nó xây dựng. Hiện tượng kỳ lạ ấy diễn ra hằng triệu lần mỗi ngày cho hằng triệu giống vật sinh sống, cũng như diễn ra âm thầm trong bụng những con vật mẹ.
Khi nhìn vào sinh vật thượng đẳng là con người chúng ta lại càng phải thán phục sự tinh vi kỳ diệu và hoàn hảo của sự sống: hai buồng phổi là một xưởng máy sản xuất dưỡng khí thật hoàn hảo. Dạ dày là một nhà máy chế biến đồ ăn trở thành chất bổ nuôi dưỡng cơ thể. Gan là bộ máy phát ra sức nóng và sức chuyển động. Thận là nhà máy lọc các chất dơ. Trái tim là thứ máy bơm hai chiều. Óc và hệ thần kinh là nhà máy điện tử với một hệ thống liên lạc để điều khiển toàn thân. Hai tay là hai cơ quan hành động hữu hiệu. Chân là cơ quan để di chuyển. Mắt là một thứ máy chụp tự động tối tân nhất. Tai là đài ra đa sống động. Họng là máy phát thanh hoàn hảo...Có thể nói: cơ thể sống động của con người thực là một hiện tượng thần kỳ và khó hiểu nhất trong vũ trụ thiên nhiên, là một kỳ quan lớn nhất trong các kỳ quan trên thế giới.
Vậy sự sống bí nhiệm lạ lung nơi các sinh vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng nói trên bởi đâu xuất hiện?
2. Nguồn gốc của sự sống:
Nói về nguồn gốc sự sống do đâu mà xuất hiện thì có rất nhiều giả thuyết khác biệt nhau được nêu ra:
1) Một số người quả quyết sự sống vẫn có ngay từ buổi đầu, ngay từ khi trái đất bắt đầu thành hình.
Nhưng theo các nhà khoa học thì trái đất khi mới xuất hiện là một khối lủa có nhiệt độ rất cao ở thể chảy lỏng rồi phải mất một thời gian dài mới nguội dần. Như vậy, sự sống làm sao có thể chịu nổi sức nóng kinh khủng thuở ban đầu ấy được? Ông Cuvier, một nhà cổ sinh vật học trứ danh, đã quả quyết như sau: “Nhất định sự sống không bắt đầu cùng với trái đất. Một nhà quan sát sẽ dễ dàng nhận biết lúc nào sự sống mới xuất hiện và lưu lại vết tích dưới các tầng đất của địa cầu”. Vậy lúc đầu tiên không có mà ngày nay ta thấy sự sống đã tràn lan trên mặt đất. Thế thì sự sống ấy do đâu mà có nếu phủ nhận sụ sáng tạo của Thiên Chúa?
2) Có người lại cho rằng sự sống ngày nay có được là do các mầm sống từ một nơi nào đó trong vũ trụ rơi xuống mặt đất, rồi sau đó sinh sôi nảy nở thêm ra và lan rộng ra khắp nơi.
Nhưng nếu thực sự có mầm sống từ không trung rơi xuống như thế, thì lại phải giải thích cái mầm sống ấy từ đâu ra? Hơn nữa, theo những khám phá mới nhất của khoa học không gian thì những hành tinh gần chúng ta như Mặt trăng (cũng là một hành tinh ngang hàng với trái đất chứ không phải phát xuất từ trái đất!), Kim tinh, Hỏa tinh đều không có dấu hiệu nào cho thấy có sự sống cả. Đàng khác, nếu có mầm sống rơi như vậy, thì theo các nhà khoa học: mầm sống ấy chắc chắn không thể sống được, mà đã bị các tia phóng xạ của ánh sáng mặt trời tiêu diệt rồi.
3) Cũng có người lại chủ trương sự sống tự nhiên mà có. Theo họ, trong một điều kiện nào đó về nhiệt độ và khí hậu... thì vật chất sẽ tự hóa sinh ra các sinh vật. Chẳng hạn: Cái bàn bằng gỗ sau thời gian ít năm sẽ tự nhiên bị mọt ăn, hoa quả thối chin sẽ tự nảy sinh ra dòi bọ...
Nhưng thuyết sự sống tự phát sinh này đã bị Pasteur và Tyndall chứng minh ngược lại. Hai nhà bác học thời danh này đã làm một thí nghiệm cho thấy: không bao giờ có sự tự hóa sinh. Hai ông đã cô lập hóa một vài môi trường mà sự sống thường phát sinh. Rồi tìm cách loại bỏ, giết chết tất cả các mầm sống có sẵn trong môi trường ấy. Hai ông cho biết: dù có đủ mọi điều kiện thích hợp, môi trường bị cô lập kia cũng không bao giờ tự hóa sinh sự sống nữa. Vậy sở dĩ có trường hợp vật chất hóa sinh sự sống là vì đã có sẵn mầm sống trong vật chất đó, nên khi đủ điều kiện nó liền tự nảy nở ra. Thực sự không có vấn đề ngẫu sinh hay tự hóa sinh cả.
Ngoài ra, tất cả những thí nghiệm nhằm tạo nên tế bào sống đều thất bại. Một vị giáo sư sinh vật học nọ một ngày kia đã thử làm một hạt giống nhân tạo. Ông phân chất một hạt giống thật, rồi dùng những chất liệu như vậy để chế tạo ra một hạt giống khác. Sau một thời gian quan sát, ông nhận xét: hạt giống nhân tạo cũng mọc lên, có rễ, có thân, nhưng vẫn không có sự sống, không thở, không lưu chuyển nhựa sống. Sở sĩ cây có mọc lên mà không sống là vì thiều hai đặc tính quan trọng của sự sống là: có tổ chức và tự dinh dưỡng. Còn sự mọc rễ, mọc thân nói trên cũng chỉ là một hiện tượng vật lý hóa học của các chất hữu cơ, chứ không có chút dấu vết nào của sự sống thực sự. Bác sĩ Halluin giải thích them về hiện tượng mọc rễ mọc thân như sau: “Hạt giống mọc lên thực nhưng núi đá cũng mọc lên mà vẫn không sống, cũng như một quả bóng người ta thổi hơi vào cũng phình ra mà vẫn không sống, thân cây rong biển khô, được đặt vào nơi ẩm ướt cũng phình lên to, nhưng sự phồng lên đó không phải dấu của sự sống”.
Nhà bác học Delage đã làm một thí nghiệm về sự thụ thai nhân tạo: ông cho một con hải đởm cái thụ thai mà không theo cách thức thông thường là giao hợp với con đực. Mượn lấy thí nghiệm ấy, một số người vô tín đã vội lên tiếng quả quyết: “Loài người đã tạo dựng lên được sự sống”. Nhưng chính Delage lại phủ nhận quả quyết mà người ta đã gán cho thí nghiệm của ông như sau: “Khi tôi làm được cho con hải đởm thụ thai và sinh con như thế, người ta kêu ầm ĩ lên rằng: tôi đã tạo ra được sự sống. Nhưng thực sự tôi chẳng tạo ra được gì cả. Những ống tiêm của tôi chỉ có thể ảnh hưởng đối với trứng của con vật kia, khi tiêm vào đó một chất hữu cơ. Còn nói rằng tôi đã tạo ra được sự sống thì thực là lầm to!”
Như vậy, không có vấn đề ngẫu sinh, không có tự hóa sinh tuyệt đối. Khoa học không thể làm được một vật sống động nếu không có sẵn một mầm sống trước đó. Nếu sự sống không tự nhiên có thì phải nhận có sự sáng tạo của một nguyên nhân tối hậu nào đó. Nguyên nhân ấy là Thiên Chúa.Chính Ngài đã sáng tạo sự sống cách trực tiếp hay gián tiếp bằng cách xếp đặt một trật tự, một định luật trong vật chất, để khi có đủ điều kiện thì mầm sống ấy sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, khi tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên, người ta cũng nhận ra rằng: có một sự xếp đặt nhằm bảo tồn sự sống nơi các định luật thiên nhiên chi phối sự vận hành của các hành tinh trong vũ trụ.
3. Bảo tồn sự sống:
Khoa học cho biết: sự sống chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu hội đủ điều kiện về khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng...Nếu thiếu một trong các điều kiện quan trọng thì sinh vật khó long sống được. thế mà khi quan sát các hiện tượng thiên nhiên, người ta lại đi kết luận chung như sau: Có một sự xếp đặt nào đó để bảo tồn sự sống trong vũ trụ. Thực vậy:
1) Tốc độ quay của trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Trái đất hiện đang quay với tốc độ 1600 km/giờ ở đường xích đạo. Nếu quay chậm đi 10 lần, thì ngày và đêm trên địa cầu sẽ dài gấp 10 lần hiện nay. Như vậy một số cây sẽ bị chết khô, số còn lại sẽ bị chết cóng.
2) Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Nhiệt độ của mặt trời là 5.500 độ. Trái đất cách quãng xa vừa đủ để cho chúng ta được sưởi ấm. Nếu giảm đi một nửa khoảng cách để xa mặt trời hơn thì mọi sinh vật sẽ chết vì lạnh. Nhưng nếu them một nửa khoảng cách để đến gần mặt trời hơn thì mọi vật sẽ bị chết cháy hết.
3) Độ nghiêng của trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Trái đất phải ở vị trí hiện nay, nghĩa là nghiêng 23 độ thì mới có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và hai cực mới khỏi bị chồng chất băng tuyết. Nếu nghiêng ở vị trí khác thì mùa màng sẽ thay đổi khác hẳn, sẽ ảnh hưởng tới sự đâm chồi nảy lộc và đơm bông kết trái của cây cối.
4) Khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng cũng giúp bảo tồn sự sống: Nếu mặt trăng gần lại trái đất 80.000 cây số thì mỗi ngày nước biển sẽ bao phủ lục địa 2 lần và sẽ cuốn trôi mọi vật ra biển.
Như vậy, trước những lý chứng hiển nhiên nói trên, mọi người có trí khôn đều phải công nhận: phải có một trí khôn siêu việt và một bàn tay quyền năng nào đó đã tạo dựng nên sự sống cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và đã an bài xếp đặt chúng có những điều kiện thiên nhiên hoàn hảo như hiện nay. Trí khôn siêu việt và bàn tay quyền năng ấy chính là Thiên Chúa sáng tạo vậy.
III. LUẬT LUÂN LÝ MINH CHỨNG CÓ Thiên Chúa:
1. Nơi mỗi người đều có luật luân lý:
Ai trong chúng ta cũng đều nghe thấy một tiếng nói thầm kín khuyên bảo phải làm điều lành và tránh làm điều ác. Đồng thời ta sẽ cảm thấy niềm vui thỏa sau khi thực hiện được một điều thiện, trái lại sẽ cảm thấy ray rứt bất an nếu cố tình làm trái tiếng nói thầm kín ấy. Đó là tiếng nói của lương tâm, một luật tự nhiên vẫn có sẵn trong tâm trí mỗi người từ khi sinh ra.
Luật tự nhiên này có những đặc tính khác hẳn những định luật vật lý hóa học, hoặc luật lệ xã hội như phong tục tập quán hoặc luật pháp của quốc gia.
+ Luật lý hóa một khi đủ điều kiện thì đương nhiên phải xảy ra. Chẳng hạn: lửa gặp rơm khô ngoài khí trời tất nhiên sẽ phải cháy. Còn luật luân lý thì không những lệ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài, nhưng còn lệ thuộc vào sự lựa chọn chủ quan. Chinh do sự lựa chọn tự do này mà con người trở thành một loài vật giá trị ưu việt nhất, khác hẳn các loài vật hành động hoàn toàn do bản năng mù quáng thúc đẩy. Văn hào Chateaubriand đã nói: “Con hổ xâu xé con mồi rồi ngủ ngay được. Duy chỉ có con người, sau khi đã nhúng máu thì khó lòng nhắm mắt bình an, vì những hình ảnh báo oán của kẻ bị hại luôn hiện lên trước mắt y.
+ Luật xã hội do con người trong xã hội quy định gọi là phong tục tập quán. Luật pháp quốc gia do một số người đại diện có trách nhiệm thiết lập nên và được ghi chép lại thành văn để mọi người trong quốc gia ấy tuân giữ. Trong khi luật luân lý vẫn có sẵn trong mỗi người từ khi sinh ra, chứ không nhất thiết phải có ai dạy mới biết, không được ghi chép thành văn giống như luật quốc gia ở trên. Thế mà hầu như mọi người không phân biệt thời đại, dân tộc, quốc gia... cũng đều biết cùng một bộ luật căn bản giống nhau là: phải làm việc lành và tránh làm điều ác, không được giết người vô tội, không được ăn cắp hoặc cướp đoạt tài sản của người khác cách bất công, phải thảo hiếu cha mẹ, trọng kính người trên v.v... Mà nếu cố tình làm trái các điều trên thì đương nhiên con người sẽ bị lương tâm cáo trách, cho dù các việc làm ấy không ai hay biết. Câu chuyện Cain trong Thánh Kinh chứng tỏ điều đó.
Ca-in vì ghen tuông nên đã phạm tội giết đứa em ruột là A-ben, rồi sau đó đã chạy trốn con mắt lương tâm theo dõi nhưng không sao chạy thoát. Cuối cùng Ca-in đã phải tự tìm đến cái chết treo cổ để đền tội. Nhà văn hào Plutarque người Hy lạp cũng kể câu chuyện nội dung như sau: Một gã kia tên là Pessus phạm tội giết cha. Dù không ai hay biết việc làm của hắn, nhưng có điều lạ là từ hôm đó, Pessus luôn nghe thấy những con chim én lặp đi lặp lại: “mày là thằng giết cha, mày là thằng giết cha!”, dù thực sự loài én chỉ biết kêu một âm thanh như thường lệ. Hắn tìm cách phá hết mọi tổ én, nhưng vẫn không xong. Cuối cùng hắn đã buột miệng nói với người khác rằng những con chim én luôn kêu hắn là kẻ giết cha. Sinh nghi, người ta mở cuộc điều tra và việc giết cha của hắn đã bị đưa ra ánh sáng.
2. Tiếng lương tâm hay luật luân lý trong con người: Các câu chuyện trên cho thấy có một thứ luật luân lý tự nhiên gọi là tiếng lương tâm, chi phối mọi hành động của con người có trí khôn, thuộc mọi thời đại, mọi dân tộc, màu da, tiếng nói... Vậy luật ấy do đâu mà có?
1) Nguồn gốc của luật luân lý nơi con người.
Có một số người nói rằng luật luân lý tự nhiên nơi mỗi người là do tự mình đặt ra cho mình, hoăc cũng có thể do xã hội giáo dục từ nhỏ rồi nhập tâm dần dần mà ra. Nhưng khi đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng ta thấy không phải như vậy vì những lý do như sau:
- Lương tâm mỗi người không phải tự mình đặt ra: Vì nếu mỗi người tự đặt ra luật cho mình thì chắc người ta sẽ phải đặt ra những luật dễ giữ và có lợi cho bản thân, đồng thời sẽ loại bỏ những luật có hại cho bản thân mình. Nhưng luật luân lý có những đặc tính khác hẳn: khó giữ vì không luôn phù hợp với khuynh hướng xấu của con người, nên chắc không phải do tự mỗi người đặt ra cho mình. Đàng khác, nếu mỗi người đều tự lập ra luật riêng cho mình thì chắc luật luân lý sẽ phải khác nhau chứ không thống nhất giống nhau như ta thấy trong luật luân lý nơi con người được.
- Luật luân lý cũng không phải do xã hội giáo dục, khuôn đúc hình thành dần dần trong tâm hồn mỗi người từ nhỏ đến lớn vì:
+ Xã hội là do nhiều cá nhân kết hợp lại thành. Nếu luật luân lý do xã hội giáo dục thì chỉ những ai sống trong cùng một xã hội mới hiểu biết và mới giữ luật ấy. Nhưng trong thực tế có những người sống một mình từ nhỏ tới lớn, không tiếp xúc, cũng không chịu ảnh hưởng của xã hội, thế mà họ vẫn biết cùng một thứ luật luân lý như nhau. Như vậy, luật luân lý tự nhiên chắc chắn không phải do xã hội, cũng không bắt nguồn từ xã hội.
+ Đàng khác, nếu luật luân lý bắt nguồn từ xã hội thì chắc sẽ phải thay đổi tùy theo mỗi xã hội, chứ không thể có tính đồng nhất trong mọi xã hội như tiếng nói của lương tâm mỗi người được.
Vậy phải đi đến kết luận: luật luân lý tự nhiên có sẵn trong tâm hồn mỗi người ngay từ khi mới sinh ra, chứ không phải mỗi người tự đặt ra luật riêng cho mình; Cũng không phải do xã hội khuôn đúc giáo dục hình thành. Cha mẹ, thầy dạy hay xã hội chỉ đóng vai trò phụ thuộc, giúp cho luật ấy phát triển mau lẹ và rõ ràng hơn trong tâm hồn đứa trẻ mà thôi. Luật luân lý tự nhiên ấy phải do Tạo Hóa in sẵn trong tâm hồn con người có lý trí, tương tự như một thứ bản năng của thân xác. Đấng ấy chính là Thiên Chúa. Giám mục Jacques Bénigne Bossuet đã nói: “Những chân lý vĩnh cửu và bất biến của luật luân lý bó buộc ta phải công nhận có một Đấng mà chân lý vĩnh cửu luôn tồn tại nơi Ngài”.
IV. NHỮNG VIỆC LẠ LÙNG MINH CHỨNG CÓ Thiên Chúa:
Ngay trong thế kỷ 21, thế kỷ khoa học tiến bộ vượt bậc trong việc tìm hiểu và khám phá những định luật chi phối vũ trụ thiên nhiên, chi phối mọi sinh vật, động vật kể cả con người...Thế mà vẫn không thiếu những trường hợp lạ lùng trái ngược luật tự nhiên xảy ra khắp nơi: khỏi bệnh nan y một cách tức khắc không do sự chữa trị thông thường, mà do một thứ quyền lực thiêng liêng nào đó ngoài tầm hiểu biết của khoa học. Những hiện tượng xáo trộn trật tự vũ trụ như mặt trời quay ở Fatima Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 20 (năm 1917) đã được hằng vạn người chứng kiến v.v... Tất cả những hiện tượng ấy gọi chung là các phép lạ.
1. Có phép lạ thực hay chỉ là bịa đặt:
Từ 11/02 đến 16/07/1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette Soubirous. Lần thứ 9, Đức Mẹ chỉ cho Bernadette tìm được nguồn suối dưới chân hang đá Massabielle. Nơi đây trở thành linh địa, mỗi năm có hơn 6 triệu khách hành hương uống và tắm trong nước suối. Từ 150 năm nay có 7 ngàn trường hợp khỏi bệnh không thể cắt nghĩa được.
Vào trung tuần tháng 10, mưa hồng ân đổ xuống Lộ Đức. Vị giám mục giáo phận Casale Monferrato ở miền bắc nước Ý chính thức công bố quyết định công nhận phép lạ thứ 68.
Đức Cha Nicolas Brouwet, giám mục Lộ Đức đã tuyên đọc sắc lệnh công nhận, với sự chứng kiến của BS Alessandro de Franciscis, chủ tịch văn phòng y chứng Lộ Đức (BCM). Phép lạ chữa lành cho nữ tu Luigina Travetrso được ghi nhận vào ngày 23/07/1965.
Sœur Luigina Traverso sinh năm 1934, bị liệt cột sống. Vị nữ tu này chịu giải phẫu nhiều lần vẫn không khỏi. Ủy ban Y khoa Quốc tế Lộ Đức (Cmil) đã chứng thực ngày 23/07/1965, trước hang đá Lộ Đức, vị nữ tu này đứng dậy được từ xe lăn, đi đứng bình thường. Đây là phép lạ thứ 68 được chính thức công nhận.
Đức Mẹ đã phán bảo: ‘‘Các con hãy đến uống và tắm nước suối.’’ Từ đó, nhiều người được khỏi bệnh. Năm 1884, Giáo Hội Công Giáo thành lập Văn phòng Y chứng để xem xét các lời khai. Sau khi được Văn phòng này chấp nhận, hồ sơ được chuyển qua Văn phòng Y khoa Quốc tế. Sau đó, giáo phận của người được lành bệnh chính thức mở cuộc điều tra. Nữ tu Luigina Traverso là trường hợp thứ 68 được công nhận được khỏi bệnh nhờ phép lạ.
Thành viên của Văn phòng Y chứng và Văn phòng Y khoa Quốc tế gồm cả những những bác sĩ không Công Giáo. Các chuyên gia cần chứng nhận trường hợp khỏi bệnh không thể giải thích được bằng khoa học. Các tiêu chuẩn xét nghiệm gồm việc:
- Người bệnh được chẩn đoán một cách minh bạch;
- Bệnh trạng đã được xác nhận trước khi xảy ra phép lạ;
- Người bệnh được hoàn toàn lành bệnh tức khắc và vĩnh viễn, sau này không bị tái phát;
- Việc trị liệu y khoa không phải là nguyên nhân được lành bệnh.
Văn phòng bác bỏ nhiều lời khai không đáp ứng được các tiêu chuẩn vừa kể.
Sau đây là số liệu các phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức: 1858-1870: 7 trường hợp / 1908-1913: 33 / 1946-1965: 22 / 1976-1978: 2 / 1989: 1 / 1999: 1 / 2005: 1 / 2011: 1.
Ngoài phòng khám bệnh khoa học của các bác sĩ, vào năm 1905, Hội Đồng Giám Mục cũng đã thành lập một ủy ban điều tra chính thức của giáo quyền nhằm phân quyết những trường hợp nào là phép lạ, trường hợp nào là không. Ủy ban làm việc môt cách cẩn thận và vô tư theo cách thức của một tòa án. Những trường hợp được tuyên bố là phép lạ thì không thể hồ nghi gì được nữa. Từ năm 1905 đến 1913, ủy ban này đã công bố 32 phép lạ thực.
Như vây, phòng khám nghiệm của các y sĩ cũng như ủy ban các giám mục đều đã xác nhận tại Lộ Đức đã có những trường hợp khỏi bệnh cách lạ lùng. Trong tạp chí Études ấn hành năm 1909, linh mục Teilhard de Chardin đã đưa ra quan điểm của Giáo Hội về phép lạ Lộ Đức như sau: ‘‘Các phép lạ Lộ Đức là các sự kiện không thể chối cãi được, chứng minh tác động sáng tạo của Thiên Chúa.’’
(nguồn: Vietcatholic news).
2. Phép lạ bởi đâu?
Những người không tin có Thiên Chúa khi đứng trước những trường hợp lạ lùng khoa học không thể giải thích được, đã đem ra rất nhiều lý lẽ để phủ nhận sự can thiệp của Thiên Chúa như sau:
- Khỏi bệnh vì nguyên nhân tự nhiên: Vì trong nước suối ở hang Lộ Đức có pha lẫn một thứ chất hóa học có năng lực chữa được một số bệnh tật.
Nhưng thực sự, khi đem phân chất thì kết quả cho thấy nước suối ấy cũng chỉ là một thứ nước lã bình thường như bao thứ nước khác, không có thêm một chất nào khác có thể chữa bệnh cả. Đàng khác, có nhiều trường hợp bệnh nhân không xuống đến nước, cũng không uống chút nước ấy, thì bảo khỏi bệnh tại nước thế nào được?
- Khỏi bệnh là vì lý do tâm lý: Vì quá tin và muốn được khỏi cách mãnh liệt, nên đã ám thị mình đến độ trở thành sự thực.
Nhưng nếu tin tưởng và ám thị có thể chữa được bệnh, thì nếu muốn được khỏi, bệnh nhân trước hết đã phải biết tin, biết ám thị. Thế mà có nhiều trường hợp trẻ con chưa có trí khôn, chưa biết gì hết mà vẫn được khỏi nhờ lời cầu nguyện của cha mẹ hay người khác, thì khỏi bệnh đâu phải tại tin hay tại ám thị. Thực ra, ám thị cũng có thể có đôi chút ảnh hưởng đến một vài thứ bệnh tâm lý, đau thần kinh, điên loạn, chứ không có thể chữa được các bệnh do vi trùng hay siêu vi trùng gây ra như: Bệnh phong cùi, ung thư, thổ huyết, lao phổi...
- Khỏi bệnh là vì quy luật tự nhiên: do ảnh hưởng của một thứ quy luật tự nhiên bí mật nào đó chi phối mà người ta chưa khám phá ra:
Nhưng nếu vậy thì luật ấy phải có tác dụng điều hòa, đồng nhất, bất di dịch, cho dù người ta có biết hay không biết thì luật đó vẫn tác dụng. Hễ cứ hội đủ điều kiện khách quan là đương nhiên kết quả phải xảy ra. Chẳng hạn, người mù trước làm thế nào để được khỏi mù thì các người sau cứ làm đúng như thế sẽ đương nhiên được sáng mắt. Nhưng ở Lộ Đức thì tình trạng lại khác hẳn: Có người được khỏi khi tắm, người khác thì khỏi khi đang cầu nguyện vào những thời gian khác nhau trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối... Ở điều kiện nào cũng có người được khỏi. Có những trường hợp hai người bệnh cùng trong một hoàn cảnh, cùng một thứ bệnh giống nhau, mà người thì được khỏi, người thì không. Như vậy, không thể nói có một luật bí mật được.
- Khỏi bệnh do có sự lừa dối nào đó: cần phải chờ sự phán quyết của các nhà bác học hoàn toàn vô tư.
Carrel, một vị tiến sĩ y khoa, giáo sư giải phẫu học tại đại học Lyon Pháp, trước khi đi Lộ Đức quan sát tận nơi cũng đã nghĩ như vậy. Ông cho rằng: có lẽ các nhà khoa học chưa khám nghiệm kỹ đủ, có thể còn một vài sơ suất chưa cân nhắc tường tận. Theo Carrel: Ngoài những sự kiện khoa học tìm ra và kiểm chứng rõ ràng thì không còn chân lý nào khác có giá trị. Không thể có phép lạ được! Nhưng trước sự khỏi bệnh lạ thường của Marie Ferrand, một cô gái đang hấp hối vì bệnh lao ruột ở giai đoạn chót mà các bác sĩ đều từ chối không dám mổ cho cô, mà Carrel đã chứng kiến tận mắt từ khi cô gái này mới đến Lộ Đức cho tới lúc khỏi bệnh tức khắc mà không thể cắt nghĩa được. Ông đã chịu khuất phục và ghi chú trong nhật ký: “Thật là một chuyện không có thể, nhưng có thực. Quả là bất ngờ: một phép lạ vừa mới xảy ra”. Ngay lúc đó không còn tin ở mình, Carrel lập tức mời hai bác sĩ bạn ông tới chứng kiến và các ông này cũng đều chứng nhận: “Cô này không còn bệnh gì hết, cho cô ra khỏi nhà thương”.
Việc bác sĩ vô thần Carrel thay đổi tâm hướng đã nói lên một sự thật mà con người dù yêu sách đến đâu cũng phải suy nghĩ: Quả thật, có Đấng Tạo Hóa, có Thiên Chúa. Ngài là Đấng đã thiết lập trật tự trong vũ trụ thiên nhiên, thì trong môt vài trường hợp đặc biệt, Ngài cũng có thể để xảy ra ngoài trật tự ấy. Đó chính là phép lạ vậy.
TÓM LẠI:
Trước những trật tự lạ lùng trong vũ trụ thiên nhiên, trước việc sự sống tràn đầy trên mặt đất, trước những luật luân lý in sâu trong tâm hồn mỗi người, trước những phép lạ mà khoa học đành bất lực không thể tìm ra lời giải thích hợp lý... Chúng ta phải công nhận có ĐẤNG TẠO HÓA; CÓ Thiên Chúa SÁNG TẠO. Chính Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ và đã an bài chúng theo một trật tự chung mà khoa học gọi là định luật thiên nhiên. Chính Ngài là nguồn gốc của sự sống, đã tạo thành mọi sinh vật từ thấp kém đến cao quý nhất, và đã phú cho chúng những bản năng riêng để tự phát sinh và tồn tại. Cũng chính Ngài là tác giả của bộ luật luân lý tự nhiên in sẵn trong tâm trí con người từ khi sinh ra. Sau cùng, Ngài còn là tác nhân của những trường hợp đặc biệt xảy ra ngoài trật tự tự nhiên mà khoa học không thể giải thích được.
Như vậy, tuy khoa học không thể chứng minh có Thiên Chúa một cách trực tiếp vì ngoài phạm vi nghiên cứu của nó, nhưng khoa học vẫn có thể góp phần quan trọng trong việc tỏ rõ kỳ công của Ngài. Chính nhờ những hiểu biết rõ ràng chính xác do khoa học đem lại, con người dễ dàng sử dụng trí khôn suy luận để nhận ra có bàn tay quyền năng, có trí khôn siêu việt đã xếp đặt và tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. Bàn tay và trí khôn ấy là của Thiên Chúa Tạo Hóa.
Newton, một nhà thiên văn học lừng danh đã dám mạnh dạn lên tiếng quả quyết: “Tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa ở đầu thiên lý kính của tôi”. P.Termier cũng cho biết: “Mọi khoa học đều chuẩn bị trí khôn ta nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào cũng thế, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, hỗn hợp, khuyết điểm... có cùng đích và rất phức tạp. Do đó, nhà khoa học sẽ dễ dàng có y tưởng về một Đấng Tạo Hóa bất biến, tự hữu, đơn thuần, hoàn hảo, và là Đấng duy nhất an bài mọi sự. Chính vì thế người ta bảo: KHOA HỌC DẪN ĐẾN Thiên Chúa. VŨ TRỤ VẬT CHẤT CHÍNH LÀ BÍ TÍCH CỦA Thiên Chúa”.
3. THẢO LUẬN: 1) Bạn có nên tranh cãi với người vô tín về sự hiện hữu của Thiên Chúa không? Tại sao? 2) Bạn nên làm gì khi có người yêu cầu trình bày giáo lý về sự hiện hữu của Thiên Chúa để giúp họ thêm xác tín vào quyền năng của Ngài?
4. NGUYỆN CẦU: Lạy Thiên Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất. Xin cho chúng con thêm xác tín vê sự hiện hữu cua Chúa trong vũ trụ thiên nhiên va nơi mỗi chúng con. Xin cho chúng con năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, giống như người cha có đứa con bị quỷ câm ám đã thưa với Đức Giê-su: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).
_____________________
LM ĐAN VINH - HHTM
PHỤ CHÚ:
NĂM ĐƯỜNG LỐI CHỨNG MINH CÓ Thiên Chúa
CỦA THÁNH TÔMA TIẾN SĨ.
Thánh Thomas d’ Aquin (1225-1274), một vị tiến sĩ thần học rất nổi tiếng thời trung cổ đã đề ra 5 đường lối chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa như sau:
1. Sự chuyển động của vũ trụ chứng minh có Thiên Chúa:
Bất cứ một vật nào đang chuyển động cũng phải lệ thuộc vào một động lực khác. Chẳng hạn: một chiếc xe đang chạy là do người tài xế đã rồ máy và điều khiển tay lái, một viên đạn bay ra khỏi nòng súng, một nồi nước đang sôi lên sung sục là do tác dụng của lửa làm nóng nước lên. Vậy thì khi nhìn vào vũ trụ, ta thấy có sự chuyển động của các hành tinh, thì cũng phải có một động lực nào đó đã ảnh hưởng tới và làm cho chúng xoay vần di chuyển trong không gian. Động lực ấy chính là Thiên Chúa.
2. Luật nhân quả chứng minh có Thiên Chúa:
Nhìn vào vũ trụ vật chất, ta nhận thấy có sự liên hệ mật thiết giữa vật này với vật kia, vật có sau lệ thuộc vào một nguyên nhân có trước. Chẳng han: có khói là đã phải có lửa, có con là đã phải có cha mẹ... Nếu cứ suy luận lên mãi thì cuối cùng phải đi đến một nguyên nhân tự mình hiện hữu, không bị lệ thuộc vào một nguyên nhân nào khác mới hợp lý. Nguyên nhân tự hữu ấy là Thiên Chúa.
3. Sự sắp xếp trật tự minh chứng có Thiên Chúa:
Kinh nghiệm cho ta biết: sự may rủi bao giờ cũng đi đôi với vô trật tự và hỗn độn. Chẳng hạn: Lấy 24 chữ cái A B C D... viết vào các mảnh giấy rồi bỏ trong một chiếc hộp, sau đó lắc hộp và đổ các mảnh giấy ra. Không bao giờ bạn đạt được thứ tự như cũ: A B C D... Trái lại, bất cứ vật gì ta thấy được xếp đặt trât tự thì đều là kết quả của một trí khôn nào đó. Chẳng hạn: nhìn xem một vườn cây ăn trái được sắp đặt thứ tự, cây cối tùy loại mọc ngay hàng thẳng lối... ta quả quyết đã phải có một trí khôn làm chủ vườn cây ấy. Cũng vậy, khi quan sát vũ trụ thiên nhiên, ai ai cũng thấy có sự xếp đặt kỳ diệu từ cái cực to là các hành tinh, đến cái cực nhỏ như nguyên tử; Từ sự sống thấp nơi thảo mộc cây cối đến sự sống phức tạp, trổi vượt nhất nơi loài người... Từ đó, họ sẽ đi đến kết luận: Phải có một Đấng nào đó toàn năng siêu việt... đã an bài cho vạn vật hình thành và phát triển hài hòa trật tự. Đấng toàn năng ấy chính là Thiên Chúa.
4. Bậc thang giá trị nơi vạn vật minh chứng có Thiên Chúa:
Khi quan sát vạn vật trong vũ trụ ta thấy chúng có những bậc thang giá trị khác nhau: Có vật thì không mấy thẩm mỹ, có vật lại rất mỹ miều và đáng yêu, có vật ít hữu ích nhưng cũng có vật lại ích lợi rất nhiều, có vật lại tầm thường, nhưng cũng có những vật thật là cao quý...từ đó, ta suy ra: phải có một vị nào đó có mọi điều tốt đẹp, cao quý nhât...làm tiêu chuẩn cho vạn vật trong vũ trụ hữu hạn này. Đấng tuyệt đối ấy chính là Thiên Chúa.
5. Cứu cánh của vạn vật minh chứng có Thiên Chúa:
Cứu cánh nghĩa là cùng đích, là mục đích chính yếu cuối cùng tuyệt đối. Mỗi người chúng ta đều tự nhiên cảm thấy có ước muốn, khát vọng vô bờ bến. Không một sự gì đã đạt đươc lại có thể làm ta thỏa mãn và đem lại cho ta hạnh phúc hoàn toàn. Do đó, bên trên mọi điều mong ước, về vật chất cũng như tinh thần, ta ước muốn một điều gì bền bỉ, hoàn hảo, vĩnh viễn... Sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người mong muốn đạt tới ấy gọi là cứu cánh của con người. Cứu cánh ấy không thể có trong vạn vật ở trần gian mà chỉ có được ở nơi Thiên Chúa. Chính sự khát vọng tuyệt đối, sự hướng về cứu cánh tuyệt đối ấy là bằng chứng cho thấy có Thiên Chúa. Thánh Augustin nói: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng lên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con luôn xao xuyến mãi cho tới khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”.
TÓM LẠI: Với trí khôn suy luận từ sự vận chuyển của các vật bị động đến một động lực không bị động; Từ các vật không thể tự mình mà có đến một Đấng Tự Hữu; Từ sự trật tự của vũ trụ đến một trí khôn toàn năng đã an bài xếp đặt; Từ các bậc thang giá trị của vạn vật đến một giá trị tuyệt đối vô hạn; Từ sự mong ước tuyệt đối đến một Đấng là Cứu Cánh mà vạn vật hướng về... Tất cả đã chứng minh cho chúng ta một điều không thể chối cãi được. Đó là: vũ trụ vạn vật đã do Thiên Chúa tạo dựng nên. Nhưng Thiên Chúa ở đây vẫn chỉ là một vị Thiên Chúa trừu tượng, xa xôi, không có liên hệ bao nhiêu với mỗi người chúng ta. Đây là Thiên Chúa của các triết gia mà thôi. Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là một Thiên Chúa của tình thương, liên hệ chặt chẽ với loài người và đã bày tỏ bản tính của Ngài qua các tổ phụ, các tiên tri Cựu Ước, và qua chính Con Một Ngài là Đức Giêsu Kitô thời Tân Ước. Tất cả những điều Thiên Chúa mặc khải ấy đã được chép lại thành môt bộ sách gọi là Thánh Kinh. Do đó, ngoài việc dùng lý trí suy luận để biết có Thiên Chúa, con người còn có bổn phận phải tìm hiểu học hỏi Thánh Kinh để biết Chúa là ai?, nhờ đó sẽ tỏ lòng biết ơn bằng cách tôn thờ, cảm tạ, yêu mến, cầu xin và vâng Lời Ngài.
CHỨNG MINH SỰ HIỆN HỮU CỦA Thiên Chúa
Vấn Đề 09: Bạn là người Công Giáo, nghĩa là bạn tin có Thiên Chúa. Vậy bạn hãy chứng minh có Thiên Chúa đi xem.
ĐÁP:
1. LỜI CHÚA: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Ngài” (Tv 18,2).
2. SUY NIỆM:
Khoa học không bàn đến vấn đề Thiên Chúa, không thể quả quyết có Thiên Chúa hay không, vì đây không thuộc lãnh vực nghiên cứu tìm hiểu của nó. Tuy nhiên Khoa học vẫn có thể giúp các tín hữu chúng ta dễ dàng nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa nhờ những khám phá của nó về vũ trụ thiên nhiên, về những định luật chi phối hoạt động của các sinh vật và nhất là loài người, những sự điều tra khách quan về các hiện tượng lạ thường trái với định luật thiên nhiên cho thấy có sự can thiệp của một quyền lực siêu nhiên... như sau:
I. VŨ TRỤ MINH CHỨNG CÓ Thiên Chúa
1. Đại vũ trụ minh chứng có Thiên Chúa:
Mở mắt nhìn xung quanh, ta thấy vũ trụ bao la vô hạn. Khoa học giúp chúng ta hiểu rõ các hiện tượng và sức chuyển động trật tự của mọi vật trong đó. Với con mắt thường, ta có thể đếm được khoảng 5.000 ngôi sao lấp lánh trên bầu trời bao la. Nhưng nhờ viễn vọng kính đặt trên núi Wilson, các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy hơn 200 triệu ngôi sao. Còn biết bao nhiêu ngôi sao khác người ta đã nhận biết, nhưng vì ở quá xa, nên tới nay các nhà thiên văn vẫn chưa thể xác định được. Nguyên trong giải ngân hà mà thái dương hệ của chúng ta chỉ chiếm một phần nhỏ bé, người ta cũng đã tính được tới 50 tỷ định tinh và hằng tỷ ngôi sao đã chết. Mà không phải chỉ có một giải ngân hà, hiện nay người ta đã biết được có hằng tỷ giải ngân hà rồi.
Những vì tinh tú to lớn làm sao, mấy hành tinh ở gần chúng ta như Uranus đã lớn hơn trái đất 14 lần, Neptune to hơn 17 lần, Saturne 93 lần, Jupiter 1.279 lần, và mặt trời to hơn những 1.300.000 lần. Sao Sirius còn to hơn mặt trời 12 lần, còn nhiều sao khác còn to hơn sao Sirius nữa...
Những vì tinh tú ở cách xa nhau đến nỗi ta không thể đọc bằng con số thường, mà phải lấy đơn vị là quang niên (năm ánh sáng) như sau: Vận tốc ánh sáng trong một giây đồng hồ là 299.792.458km, tương đương 300.000 km/ giây. Mỗi phút có 60 giây, mỗi giờ có 60 phút, mỗi ngày có 24 giờ, mỗi năm có 365 ngày ¼. Vậy một quang niên sẽ là 299.792.458km x 60 x 60 x 24 x 365,1/4 sẽ thành 9.460 tỷ cây số. Ánh sáng từ mặt trời đến trái đất chúng ta phải mất thời gian 8 phút 20 giây, từ trái đất đến mặt trăng phải mất hơn 1 phút. Nhưng nếu từ trái đất vượt qua thái dương hệ đến ngôi sao gần nhất trong chòm sao Nhân Mã phải mất thời gian 4 năm (4 quang niên). Nhờ thiên lý kính ta biết được những tinh vân xa 140 triệu quang niên. Càng ngày với những kính viễn vọng kính tối tân hơn, người ta lại càng xem thấy xa hơn nữa.
Trái đất mỗi ngày quay chung quanh mình một vòng, đang khi nó vẫn chạy theo quỹ đạo mặt trời với vận tốc 30 km/giây, hoặc 108 ngàn km/giờ không bao giờ sai trật, đến nỗi các nhà bác học có thể tính trước được ngày giờ của các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Bầu trời rộng rãi bao la vô hạn thế mà mấy phi công lái máy bay thỉnh thoảng lại đụng nhau gây nên biết bao tang tóc! Vậy mà từ tạo thiên lập địa đến nay vẫn chưa có một hành tinh nào chạm nhau giữa bầu trời nhiều tinh tú như thế.
Vậy thì vũ trụ bao la với trật tự kỳ diệu, tuân theo những định luật lạ lùng chính xác như thế lại không phải là bằng chứng chắc chắn có sự sắp đặt an bài của Đấng Tạo Hóa hay sao? Becquerel đã nói: “Chính các công cuộc khảo cứu khoa học của tôi đã đưa tôi đến chỗ nhận biết có Thiên Chúa tạo hóa và làm cho tôi có đức tin”.
2. Tiểu vũ trụ cũng chứng minh có Thiên Chúa:
Vũ trụ tinh tú khổng lồ thật là một kỳ công. Nhưng vũ trụ nguyên tử tý hon cũng không kém phần lạ lùng kỳ diệu. Nếu đem phân tích vật chất, ta sẽ thấy như sau:
- Đơn chất: Mọi vật chất trong vũ trụ thiên nhiên đều được cấu thành bởi những đơn chất. Chẳng hạn: Cái bàn do nhiều đơn chất gỗ hợp lại thành. Chiếc nhẫn là do nhiều đơn chất vàng cấu tạo nên... Những đơn chất này rất nhỏ, nhỏ đến nỗi mắt thường của chúng ta không thể phân biệt được chúng với nhau.
- Nguyên tử: Mỗi đơn chất nói trên lại được cấu tạo bởi một số nguyên tử nhất định. Chẳng hạn: Chất nước gồm một nguyên tử Ôxy và 2 nguyên tử Hyđrô kết hợp thành đơn chất H2O.
Các nguyên tử đều khác nhau tùy theo mỗi vật: nguyên tử đồng khác nguyên tử sắt; nguyên tử vàng khác nguyên tử gỗ...Những nguyên tử này ở rải rác khắp nơi trong vũ trụ, khi thì kết cấu với cái này, khi thì với cái khác làm thành sự biến hóa vật chất không ngừng trong thiên nhiên. Ta có thể ví các nguyên tử giống như 24 chữ cái a,b,c...hợp tan, tan hợp, làm thành các tiếng. Đến nay các nhà bác học đã xác định được 92 nguyên tử khác nhau.
Nguyên tử nhỏ lắm, nhỏ đến nỗi những kính hiển vi phóng đại mạnh nhất cũng không thể nhìn ra được. người ta chỉ căn cứ vào dấu vết nó đi qua để nhận biết sự hiện hữu của nó. Hiện nay những kính hiển vi tối tân nhất có thể nhìn những vât nhỏ bằng 2 phần 10 triệu milimét. Nhưng như thế vẫn còn lớn hơn nguyên tử hằng mấy triệu lần!
Mỗi nguyên tử là một thái dương hệ, có một nhân ở trung tâm giống như mặt trời, gồm các dương điện tử (Proton) và trung hòa tử (Neutron) liên kết với nhau. Lượn chung quanh nhân là chi chít những âm điện tử (Electron). Các âm điện tử này chạy chung quanh trung tâm với tốc độ 297.000km/giây. Thật không khác gì các hành tinh lượn chung quanh mặt trời và cách xa nhau tương đối cũng bằng khoảng cách của các hành tinh đối với mặt trời vậy.
Khoảng giữa các nguyên tử, có gì không? Thực không có gì hết. Nếu các nguyên tử sát lại với nhau thì ta không thể nâng nổi đầu của một cái kim khâu. Trọng lượng của các vật nặng nhẹ khác nhau là vì cách xếp đặt nguyên tử của các vật đều khác nhau. Nếu người ta có thể dồn ép các nhân dương điện tử trong một nguyên tử, và các nguyên tử trong thân thể con người khít lại gần nhau, thì thân thể ta chưa chắc to bằng một hột đậu, mà vẫn cân nặng như hiện nay!
Có một sức lực ghê gớm đã giữ cho trái đất và các hành tinh quay chung quanh mặt trời, thì cũng có một sức lực tương tự giữ âm điện tử quay chung quanh trung tâm nguyên tử như vậy. Nếu lợi dụng được sức mạnh mẽ đó, thì người ta sẽ có một sức mạnh kinh khủng. Đó là điều các nhà bác học đã làm để chế tác bom nguyên tử với chất Uranium. (Bom nguyên tử là một thứ khí giới tối tân nhất có sức tàn phá do những hạt nguyên tử bị tách ra, Radium luôn luôn chiếu ra những quang tuyến “A.B.Y” và quang tuyến Y luôn luôn phát ra những chất cực nhỏ có thể xuyên qua những tấm sắt dầy 20cm. Chỉ có lớp chì dày mới có thể cản được sức tàn phá của nó).
Những điều nói trên cho ta thấy có sự xếp đặt, an bài trật tự từ cái cực to đến cái cực nhỏ, trật tự ấy lại rất hoàn hảo không thể làm khác đi được. Nếu cố tình làm sai thì sẽ gây nên những hậu quả tai hại khôn lường.
Một câu chuyện xảy ra chứng minh trật tự thiên nhiên hoàn hảo đến độ nào: một con ong dù không có trí khôn, nhưng nó luôn phải bó buộc làm theo bản năng thúc đẩy. Theo bản năng thiên phú, khi làm tổ chứa mật, ong tự nhiên xây bình chứa hình lục lăng. Các nhà bác học đã quan sát nghiên cứu cách xây dựng tổ ong, và đã đo rất nhiều bình do nhiều loại ong thực hiện, bao giờ góc tù của bình ấy cũng là 109028’ và góc nhọn cũng là 70032’.
Nhà bác học REAMUR một ngày kia đặt câu hỏi thế này: Giả sử muốn làm một cái bình hình lục lăng có khả năng chứa nhiều nước nhất thì phải làm mỗi góc của bình ấy bao nhiêu độ? Một nhà bác học ra công tính toán những con tính rắc rối với việc sử dụng cả bảng tính Logarithme, cuối cùng tuyên bố kết quả: muốn cho bình chứa được nhiều nước nhất phải làm góc tù là 109026’ và góc nhọn là 70034’. Chỉ sai biệt với bình chứa của ong làm có 2’.
Thế rồi một ngày nọ xảy ra tai nạn làm hỏng một chiếc tầu. Thuyền trưởng không chịu trách nhiệm và cho rằng mình đã làm đầy đủ bổn phận, đã tính toán rất đúng. Vậy sở dĩ có rủi ro là vì đường vĩ tuyến có sự sai lầm nào đó. Sau khi tìm tòi lâu ngày, người ta mới khám phá ra rằng trong bảng tính Logarithme có một chổ sai, khiến vị thuyền trưởng làm tính sai và gây ra tai nạn cho chiếc tầu. Chữa lại chỗ sai trong bảng tính rồi thử lại với cách tính 2 góc của hình lục lăng nói trên thì các nhà bác học mới thấy mình đã làm sai 2’. Phải thực hiện chiếc bình theo góc tù là 109028’ và góc nhọn cũng là 70032’ như con ong đã làm mới đúng.
Vậy loài ong không có trí khôn biết tính toán như con người, chỉ biết làm theo bản năng thiên phú, thế mà lại làm đúng hơn cả những nhà bác học thông minh nhất! Đứng trước sự kiện hiển nhiên ấy, loài người phải đặt vấn đề: Cái trật tự hoàn hảo trong thiên nhiên nói trên do đâu nếu không bắt nguồn từ một trí khôn siêu việt, đã từng sáng tạo vạn vật và an bài theo một trật tự hoàn hảo được gọi là định luật thiên nhiên nơi vũ trụ và bản năng nơi các sinh vật. Nguyên nhân ấy chính là Thiên Chúa.
II. SINH VẬT CHỨNG MINH CÓ Thiên Chúa:
Sự sống tràn đầy trên mặt đất, đâu đâu ta cũng nhận thấy có sinh vật hoạt động. Nhưng cho tới nay, sự sống vẫn còn là một huyền nhiệm mà khoa học bất lực không thể giải thích được lý do. Sự sống sẽ là một điều phi lý nếu người ta không công nhận có Thiên Chúa:
1.Huyền nhiệm của sự sống:
Sự sống là một cái gì đó huyền bí. Người ta chỉ có thể cảm nghiệm hay thấy được hiệu quả của sự sống, chứ không thể nhìn được chính sự sống nơi cơ thể một sinh vật sống động. Người ta cũng có thể làm thay hình đổi dạng, cắt cụt một phần cơ thể con vật, có thể làm cho nảy nở nhanh chóng hơn, hoặc kéo dài them chút ít sự sống, nhưng không bao giờ có thể thay đổi được nguyên lý của sự sống nơi con vật. Chẳng hạn: con chó đã được cấu tạo trở thành loài chó, thì không có cách nào làm cho nó hóa ra loài bồ câu được.
Để tìm hiểu sự sống, các nhà bác học đã phân chất một quả trứng gà, rồi dùng các chất y như vậy để làm nên một quả trứng gà khác với đầy đủ mọi tính chất như trứng gà thực. Tuy vậy, dù được cấu tạo giống hệt như nhau, mà khi đem cả hai vào máy ấp thì trứng gà đẻ ra thì sống và nở ra gà con, còn trứng gà của các nhà bác học “đẻ” thì chết và bị hư thối. Sở dĩ trứng nhân tạo không thể sống, dù các yếu tố vật chất trong quả trứng ấy vẫn hoạt động đúng theo định luật vật lý hóa học, là vì không có một sức lực vô hình liên kết các hoạt động ấy theo một hướng chung, phát triển theo một mô thức chung. Chính sức lực vô hình ấy là bí mật của sự sống. Bác sĩ ALEXIS CARREL (1873-1944) là nhà giải phẫu và sinh vật học người Pháp đã được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1912, đã trình bày về sự tăng triển kỳ diệu của sự sống từ một tế bào, rồi tế bào ấy tự phát triển theo một mô thức đặc biệt để trở thành con vật sống động như sau:
“Con vật được cấu tạo bởi những tế bào, cũng giống như cái nhà được xây dựng bằng những viên gạch. Nhưng con vật xuất phát từ một tế bào duy nhất, như thể cái nhà chỉ bắt nguồn từ một viên gạch mà thôi. Một viên gạch đầu tiên tự tạo lấy những viên gạch khác, chỉ với nước suối, những chất muối hòa tan trong nước vá khí trời. Rồi những viên gạch ấy không cần đến kiến trúc sư vẽ kiểu, khong cần đến bàn tay của thợ hồ, đã tự động kết hợp thành những bức tường. Các viên gạch cũng tự động biến thành các tấm kính để làm cửa, ngói để lợp mái, than để đốt lò, nước để làm bếp”. (Alexis Carrel: “L’Homme, cet inconnu”- P. 160).
Như vậy thì hình như mầm giống con vật sinh sống đã biết trước cái nhà mà nó xây dựng. Hiện tượng kỳ lạ ấy diễn ra hằng triệu lần mỗi ngày cho hằng triệu giống vật sinh sống, cũng như diễn ra âm thầm trong bụng những con vật mẹ.
Khi nhìn vào sinh vật thượng đẳng là con người chúng ta lại càng phải thán phục sự tinh vi kỳ diệu và hoàn hảo của sự sống: hai buồng phổi là một xưởng máy sản xuất dưỡng khí thật hoàn hảo. Dạ dày là một nhà máy chế biến đồ ăn trở thành chất bổ nuôi dưỡng cơ thể. Gan là bộ máy phát ra sức nóng và sức chuyển động. Thận là nhà máy lọc các chất dơ. Trái tim là thứ máy bơm hai chiều. Óc và hệ thần kinh là nhà máy điện tử với một hệ thống liên lạc để điều khiển toàn thân. Hai tay là hai cơ quan hành động hữu hiệu. Chân là cơ quan để di chuyển. Mắt là một thứ máy chụp tự động tối tân nhất. Tai là đài ra đa sống động. Họng là máy phát thanh hoàn hảo...Có thể nói: cơ thể sống động của con người thực là một hiện tượng thần kỳ và khó hiểu nhất trong vũ trụ thiên nhiên, là một kỳ quan lớn nhất trong các kỳ quan trên thế giới.
Vậy sự sống bí nhiệm lạ lung nơi các sinh vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng nói trên bởi đâu xuất hiện?
2. Nguồn gốc của sự sống:
Nói về nguồn gốc sự sống do đâu mà xuất hiện thì có rất nhiều giả thuyết khác biệt nhau được nêu ra:
1) Một số người quả quyết sự sống vẫn có ngay từ buổi đầu, ngay từ khi trái đất bắt đầu thành hình.
Nhưng theo các nhà khoa học thì trái đất khi mới xuất hiện là một khối lủa có nhiệt độ rất cao ở thể chảy lỏng rồi phải mất một thời gian dài mới nguội dần. Như vậy, sự sống làm sao có thể chịu nổi sức nóng kinh khủng thuở ban đầu ấy được? Ông Cuvier, một nhà cổ sinh vật học trứ danh, đã quả quyết như sau: “Nhất định sự sống không bắt đầu cùng với trái đất. Một nhà quan sát sẽ dễ dàng nhận biết lúc nào sự sống mới xuất hiện và lưu lại vết tích dưới các tầng đất của địa cầu”. Vậy lúc đầu tiên không có mà ngày nay ta thấy sự sống đã tràn lan trên mặt đất. Thế thì sự sống ấy do đâu mà có nếu phủ nhận sụ sáng tạo của Thiên Chúa?
2) Có người lại cho rằng sự sống ngày nay có được là do các mầm sống từ một nơi nào đó trong vũ trụ rơi xuống mặt đất, rồi sau đó sinh sôi nảy nở thêm ra và lan rộng ra khắp nơi.
Nhưng nếu thực sự có mầm sống từ không trung rơi xuống như thế, thì lại phải giải thích cái mầm sống ấy từ đâu ra? Hơn nữa, theo những khám phá mới nhất của khoa học không gian thì những hành tinh gần chúng ta như Mặt trăng (cũng là một hành tinh ngang hàng với trái đất chứ không phải phát xuất từ trái đất!), Kim tinh, Hỏa tinh đều không có dấu hiệu nào cho thấy có sự sống cả. Đàng khác, nếu có mầm sống rơi như vậy, thì theo các nhà khoa học: mầm sống ấy chắc chắn không thể sống được, mà đã bị các tia phóng xạ của ánh sáng mặt trời tiêu diệt rồi.
3) Cũng có người lại chủ trương sự sống tự nhiên mà có. Theo họ, trong một điều kiện nào đó về nhiệt độ và khí hậu... thì vật chất sẽ tự hóa sinh ra các sinh vật. Chẳng hạn: Cái bàn bằng gỗ sau thời gian ít năm sẽ tự nhiên bị mọt ăn, hoa quả thối chin sẽ tự nảy sinh ra dòi bọ...
Nhưng thuyết sự sống tự phát sinh này đã bị Pasteur và Tyndall chứng minh ngược lại. Hai nhà bác học thời danh này đã làm một thí nghiệm cho thấy: không bao giờ có sự tự hóa sinh. Hai ông đã cô lập hóa một vài môi trường mà sự sống thường phát sinh. Rồi tìm cách loại bỏ, giết chết tất cả các mầm sống có sẵn trong môi trường ấy. Hai ông cho biết: dù có đủ mọi điều kiện thích hợp, môi trường bị cô lập kia cũng không bao giờ tự hóa sinh sự sống nữa. Vậy sở dĩ có trường hợp vật chất hóa sinh sự sống là vì đã có sẵn mầm sống trong vật chất đó, nên khi đủ điều kiện nó liền tự nảy nở ra. Thực sự không có vấn đề ngẫu sinh hay tự hóa sinh cả.
Ngoài ra, tất cả những thí nghiệm nhằm tạo nên tế bào sống đều thất bại. Một vị giáo sư sinh vật học nọ một ngày kia đã thử làm một hạt giống nhân tạo. Ông phân chất một hạt giống thật, rồi dùng những chất liệu như vậy để chế tạo ra một hạt giống khác. Sau một thời gian quan sát, ông nhận xét: hạt giống nhân tạo cũng mọc lên, có rễ, có thân, nhưng vẫn không có sự sống, không thở, không lưu chuyển nhựa sống. Sở sĩ cây có mọc lên mà không sống là vì thiều hai đặc tính quan trọng của sự sống là: có tổ chức và tự dinh dưỡng. Còn sự mọc rễ, mọc thân nói trên cũng chỉ là một hiện tượng vật lý hóa học của các chất hữu cơ, chứ không có chút dấu vết nào của sự sống thực sự. Bác sĩ Halluin giải thích them về hiện tượng mọc rễ mọc thân như sau: “Hạt giống mọc lên thực nhưng núi đá cũng mọc lên mà vẫn không sống, cũng như một quả bóng người ta thổi hơi vào cũng phình ra mà vẫn không sống, thân cây rong biển khô, được đặt vào nơi ẩm ướt cũng phình lên to, nhưng sự phồng lên đó không phải dấu của sự sống”.
Nhà bác học Delage đã làm một thí nghiệm về sự thụ thai nhân tạo: ông cho một con hải đởm cái thụ thai mà không theo cách thức thông thường là giao hợp với con đực. Mượn lấy thí nghiệm ấy, một số người vô tín đã vội lên tiếng quả quyết: “Loài người đã tạo dựng lên được sự sống”. Nhưng chính Delage lại phủ nhận quả quyết mà người ta đã gán cho thí nghiệm của ông như sau: “Khi tôi làm được cho con hải đởm thụ thai và sinh con như thế, người ta kêu ầm ĩ lên rằng: tôi đã tạo ra được sự sống. Nhưng thực sự tôi chẳng tạo ra được gì cả. Những ống tiêm của tôi chỉ có thể ảnh hưởng đối với trứng của con vật kia, khi tiêm vào đó một chất hữu cơ. Còn nói rằng tôi đã tạo ra được sự sống thì thực là lầm to!”
Như vậy, không có vấn đề ngẫu sinh, không có tự hóa sinh tuyệt đối. Khoa học không thể làm được một vật sống động nếu không có sẵn một mầm sống trước đó. Nếu sự sống không tự nhiên có thì phải nhận có sự sáng tạo của một nguyên nhân tối hậu nào đó. Nguyên nhân ấy là Thiên Chúa.Chính Ngài đã sáng tạo sự sống cách trực tiếp hay gián tiếp bằng cách xếp đặt một trật tự, một định luật trong vật chất, để khi có đủ điều kiện thì mầm sống ấy sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, khi tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên, người ta cũng nhận ra rằng: có một sự xếp đặt nhằm bảo tồn sự sống nơi các định luật thiên nhiên chi phối sự vận hành của các hành tinh trong vũ trụ.
3. Bảo tồn sự sống:
Khoa học cho biết: sự sống chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu hội đủ điều kiện về khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng...Nếu thiếu một trong các điều kiện quan trọng thì sinh vật khó long sống được. thế mà khi quan sát các hiện tượng thiên nhiên, người ta lại đi kết luận chung như sau: Có một sự xếp đặt nào đó để bảo tồn sự sống trong vũ trụ. Thực vậy:
1) Tốc độ quay của trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Trái đất hiện đang quay với tốc độ 1600 km/giờ ở đường xích đạo. Nếu quay chậm đi 10 lần, thì ngày và đêm trên địa cầu sẽ dài gấp 10 lần hiện nay. Như vậy một số cây sẽ bị chết khô, số còn lại sẽ bị chết cóng.
2) Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Nhiệt độ của mặt trời là 5.500 độ. Trái đất cách quãng xa vừa đủ để cho chúng ta được sưởi ấm. Nếu giảm đi một nửa khoảng cách để xa mặt trời hơn thì mọi sinh vật sẽ chết vì lạnh. Nhưng nếu them một nửa khoảng cách để đến gần mặt trời hơn thì mọi vật sẽ bị chết cháy hết.
3) Độ nghiêng của trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Trái đất phải ở vị trí hiện nay, nghĩa là nghiêng 23 độ thì mới có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và hai cực mới khỏi bị chồng chất băng tuyết. Nếu nghiêng ở vị trí khác thì mùa màng sẽ thay đổi khác hẳn, sẽ ảnh hưởng tới sự đâm chồi nảy lộc và đơm bông kết trái của cây cối.
4) Khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng cũng giúp bảo tồn sự sống: Nếu mặt trăng gần lại trái đất 80.000 cây số thì mỗi ngày nước biển sẽ bao phủ lục địa 2 lần và sẽ cuốn trôi mọi vật ra biển.
Như vậy, trước những lý chứng hiển nhiên nói trên, mọi người có trí khôn đều phải công nhận: phải có một trí khôn siêu việt và một bàn tay quyền năng nào đó đã tạo dựng nên sự sống cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và đã an bài xếp đặt chúng có những điều kiện thiên nhiên hoàn hảo như hiện nay. Trí khôn siêu việt và bàn tay quyền năng ấy chính là Thiên Chúa sáng tạo vậy.
III. LUẬT LUÂN LÝ MINH CHỨNG CÓ Thiên Chúa:
1. Nơi mỗi người đều có luật luân lý:
Ai trong chúng ta cũng đều nghe thấy một tiếng nói thầm kín khuyên bảo phải làm điều lành và tránh làm điều ác. Đồng thời ta sẽ cảm thấy niềm vui thỏa sau khi thực hiện được một điều thiện, trái lại sẽ cảm thấy ray rứt bất an nếu cố tình làm trái tiếng nói thầm kín ấy. Đó là tiếng nói của lương tâm, một luật tự nhiên vẫn có sẵn trong tâm trí mỗi người từ khi sinh ra.
Luật tự nhiên này có những đặc tính khác hẳn những định luật vật lý hóa học, hoặc luật lệ xã hội như phong tục tập quán hoặc luật pháp của quốc gia.
+ Luật lý hóa một khi đủ điều kiện thì đương nhiên phải xảy ra. Chẳng hạn: lửa gặp rơm khô ngoài khí trời tất nhiên sẽ phải cháy. Còn luật luân lý thì không những lệ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài, nhưng còn lệ thuộc vào sự lựa chọn chủ quan. Chinh do sự lựa chọn tự do này mà con người trở thành một loài vật giá trị ưu việt nhất, khác hẳn các loài vật hành động hoàn toàn do bản năng mù quáng thúc đẩy. Văn hào Chateaubriand đã nói: “Con hổ xâu xé con mồi rồi ngủ ngay được. Duy chỉ có con người, sau khi đã nhúng máu thì khó lòng nhắm mắt bình an, vì những hình ảnh báo oán của kẻ bị hại luôn hiện lên trước mắt y.
+ Luật xã hội do con người trong xã hội quy định gọi là phong tục tập quán. Luật pháp quốc gia do một số người đại diện có trách nhiệm thiết lập nên và được ghi chép lại thành văn để mọi người trong quốc gia ấy tuân giữ. Trong khi luật luân lý vẫn có sẵn trong mỗi người từ khi sinh ra, chứ không nhất thiết phải có ai dạy mới biết, không được ghi chép thành văn giống như luật quốc gia ở trên. Thế mà hầu như mọi người không phân biệt thời đại, dân tộc, quốc gia... cũng đều biết cùng một bộ luật căn bản giống nhau là: phải làm việc lành và tránh làm điều ác, không được giết người vô tội, không được ăn cắp hoặc cướp đoạt tài sản của người khác cách bất công, phải thảo hiếu cha mẹ, trọng kính người trên v.v... Mà nếu cố tình làm trái các điều trên thì đương nhiên con người sẽ bị lương tâm cáo trách, cho dù các việc làm ấy không ai hay biết. Câu chuyện Cain trong Thánh Kinh chứng tỏ điều đó.
Ca-in vì ghen tuông nên đã phạm tội giết đứa em ruột là A-ben, rồi sau đó đã chạy trốn con mắt lương tâm theo dõi nhưng không sao chạy thoát. Cuối cùng Ca-in đã phải tự tìm đến cái chết treo cổ để đền tội. Nhà văn hào Plutarque người Hy lạp cũng kể câu chuyện nội dung như sau: Một gã kia tên là Pessus phạm tội giết cha. Dù không ai hay biết việc làm của hắn, nhưng có điều lạ là từ hôm đó, Pessus luôn nghe thấy những con chim én lặp đi lặp lại: “mày là thằng giết cha, mày là thằng giết cha!”, dù thực sự loài én chỉ biết kêu một âm thanh như thường lệ. Hắn tìm cách phá hết mọi tổ én, nhưng vẫn không xong. Cuối cùng hắn đã buột miệng nói với người khác rằng những con chim én luôn kêu hắn là kẻ giết cha. Sinh nghi, người ta mở cuộc điều tra và việc giết cha của hắn đã bị đưa ra ánh sáng.
2. Tiếng lương tâm hay luật luân lý trong con người: Các câu chuyện trên cho thấy có một thứ luật luân lý tự nhiên gọi là tiếng lương tâm, chi phối mọi hành động của con người có trí khôn, thuộc mọi thời đại, mọi dân tộc, màu da, tiếng nói... Vậy luật ấy do đâu mà có?
1) Nguồn gốc của luật luân lý nơi con người.
Có một số người nói rằng luật luân lý tự nhiên nơi mỗi người là do tự mình đặt ra cho mình, hoăc cũng có thể do xã hội giáo dục từ nhỏ rồi nhập tâm dần dần mà ra. Nhưng khi đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng ta thấy không phải như vậy vì những lý do như sau:
- Lương tâm mỗi người không phải tự mình đặt ra: Vì nếu mỗi người tự đặt ra luật cho mình thì chắc người ta sẽ phải đặt ra những luật dễ giữ và có lợi cho bản thân, đồng thời sẽ loại bỏ những luật có hại cho bản thân mình. Nhưng luật luân lý có những đặc tính khác hẳn: khó giữ vì không luôn phù hợp với khuynh hướng xấu của con người, nên chắc không phải do tự mỗi người đặt ra cho mình. Đàng khác, nếu mỗi người đều tự lập ra luật riêng cho mình thì chắc luật luân lý sẽ phải khác nhau chứ không thống nhất giống nhau như ta thấy trong luật luân lý nơi con người được.
- Luật luân lý cũng không phải do xã hội giáo dục, khuôn đúc hình thành dần dần trong tâm hồn mỗi người từ nhỏ đến lớn vì:
+ Xã hội là do nhiều cá nhân kết hợp lại thành. Nếu luật luân lý do xã hội giáo dục thì chỉ những ai sống trong cùng một xã hội mới hiểu biết và mới giữ luật ấy. Nhưng trong thực tế có những người sống một mình từ nhỏ tới lớn, không tiếp xúc, cũng không chịu ảnh hưởng của xã hội, thế mà họ vẫn biết cùng một thứ luật luân lý như nhau. Như vậy, luật luân lý tự nhiên chắc chắn không phải do xã hội, cũng không bắt nguồn từ xã hội.
+ Đàng khác, nếu luật luân lý bắt nguồn từ xã hội thì chắc sẽ phải thay đổi tùy theo mỗi xã hội, chứ không thể có tính đồng nhất trong mọi xã hội như tiếng nói của lương tâm mỗi người được.
Vậy phải đi đến kết luận: luật luân lý tự nhiên có sẵn trong tâm hồn mỗi người ngay từ khi mới sinh ra, chứ không phải mỗi người tự đặt ra luật riêng cho mình; Cũng không phải do xã hội khuôn đúc giáo dục hình thành. Cha mẹ, thầy dạy hay xã hội chỉ đóng vai trò phụ thuộc, giúp cho luật ấy phát triển mau lẹ và rõ ràng hơn trong tâm hồn đứa trẻ mà thôi. Luật luân lý tự nhiên ấy phải do Tạo Hóa in sẵn trong tâm hồn con người có lý trí, tương tự như một thứ bản năng của thân xác. Đấng ấy chính là Thiên Chúa. Giám mục Jacques Bénigne Bossuet đã nói: “Những chân lý vĩnh cửu và bất biến của luật luân lý bó buộc ta phải công nhận có một Đấng mà chân lý vĩnh cửu luôn tồn tại nơi Ngài”.
IV. NHỮNG VIỆC LẠ LÙNG MINH CHỨNG CÓ Thiên Chúa:
Ngay trong thế kỷ 21, thế kỷ khoa học tiến bộ vượt bậc trong việc tìm hiểu và khám phá những định luật chi phối vũ trụ thiên nhiên, chi phối mọi sinh vật, động vật kể cả con người...Thế mà vẫn không thiếu những trường hợp lạ lùng trái ngược luật tự nhiên xảy ra khắp nơi: khỏi bệnh nan y một cách tức khắc không do sự chữa trị thông thường, mà do một thứ quyền lực thiêng liêng nào đó ngoài tầm hiểu biết của khoa học. Những hiện tượng xáo trộn trật tự vũ trụ như mặt trời quay ở Fatima Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 20 (năm 1917) đã được hằng vạn người chứng kiến v.v... Tất cả những hiện tượng ấy gọi chung là các phép lạ.
1. Có phép lạ thực hay chỉ là bịa đặt:
Từ 11/02 đến 16/07/1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette Soubirous. Lần thứ 9, Đức Mẹ chỉ cho Bernadette tìm được nguồn suối dưới chân hang đá Massabielle. Nơi đây trở thành linh địa, mỗi năm có hơn 6 triệu khách hành hương uống và tắm trong nước suối. Từ 150 năm nay có 7 ngàn trường hợp khỏi bệnh không thể cắt nghĩa được.
Vào trung tuần tháng 10, mưa hồng ân đổ xuống Lộ Đức. Vị giám mục giáo phận Casale Monferrato ở miền bắc nước Ý chính thức công bố quyết định công nhận phép lạ thứ 68.
Đức Cha Nicolas Brouwet, giám mục Lộ Đức đã tuyên đọc sắc lệnh công nhận, với sự chứng kiến của BS Alessandro de Franciscis, chủ tịch văn phòng y chứng Lộ Đức (BCM). Phép lạ chữa lành cho nữ tu Luigina Travetrso được ghi nhận vào ngày 23/07/1965.
Sœur Luigina Traverso sinh năm 1934, bị liệt cột sống. Vị nữ tu này chịu giải phẫu nhiều lần vẫn không khỏi. Ủy ban Y khoa Quốc tế Lộ Đức (Cmil) đã chứng thực ngày 23/07/1965, trước hang đá Lộ Đức, vị nữ tu này đứng dậy được từ xe lăn, đi đứng bình thường. Đây là phép lạ thứ 68 được chính thức công nhận.
Đức Mẹ đã phán bảo: ‘‘Các con hãy đến uống và tắm nước suối.’’ Từ đó, nhiều người được khỏi bệnh. Năm 1884, Giáo Hội Công Giáo thành lập Văn phòng Y chứng để xem xét các lời khai. Sau khi được Văn phòng này chấp nhận, hồ sơ được chuyển qua Văn phòng Y khoa Quốc tế. Sau đó, giáo phận của người được lành bệnh chính thức mở cuộc điều tra. Nữ tu Luigina Traverso là trường hợp thứ 68 được công nhận được khỏi bệnh nhờ phép lạ.
Thành viên của Văn phòng Y chứng và Văn phòng Y khoa Quốc tế gồm cả những những bác sĩ không Công Giáo. Các chuyên gia cần chứng nhận trường hợp khỏi bệnh không thể giải thích được bằng khoa học. Các tiêu chuẩn xét nghiệm gồm việc:
- Người bệnh được chẩn đoán một cách minh bạch;
- Bệnh trạng đã được xác nhận trước khi xảy ra phép lạ;
- Người bệnh được hoàn toàn lành bệnh tức khắc và vĩnh viễn, sau này không bị tái phát;
- Việc trị liệu y khoa không phải là nguyên nhân được lành bệnh.
Văn phòng bác bỏ nhiều lời khai không đáp ứng được các tiêu chuẩn vừa kể.
Sau đây là số liệu các phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức: 1858-1870: 7 trường hợp / 1908-1913: 33 / 1946-1965: 22 / 1976-1978: 2 / 1989: 1 / 1999: 1 / 2005: 1 / 2011: 1.
Ngoài phòng khám bệnh khoa học của các bác sĩ, vào năm 1905, Hội Đồng Giám Mục cũng đã thành lập một ủy ban điều tra chính thức của giáo quyền nhằm phân quyết những trường hợp nào là phép lạ, trường hợp nào là không. Ủy ban làm việc môt cách cẩn thận và vô tư theo cách thức của một tòa án. Những trường hợp được tuyên bố là phép lạ thì không thể hồ nghi gì được nữa. Từ năm 1905 đến 1913, ủy ban này đã công bố 32 phép lạ thực.
Như vây, phòng khám nghiệm của các y sĩ cũng như ủy ban các giám mục đều đã xác nhận tại Lộ Đức đã có những trường hợp khỏi bệnh cách lạ lùng. Trong tạp chí Études ấn hành năm 1909, linh mục Teilhard de Chardin đã đưa ra quan điểm của Giáo Hội về phép lạ Lộ Đức như sau: ‘‘Các phép lạ Lộ Đức là các sự kiện không thể chối cãi được, chứng minh tác động sáng tạo của Thiên Chúa.’’
(nguồn: Vietcatholic news).
2. Phép lạ bởi đâu?
Những người không tin có Thiên Chúa khi đứng trước những trường hợp lạ lùng khoa học không thể giải thích được, đã đem ra rất nhiều lý lẽ để phủ nhận sự can thiệp của Thiên Chúa như sau:
- Khỏi bệnh vì nguyên nhân tự nhiên: Vì trong nước suối ở hang Lộ Đức có pha lẫn một thứ chất hóa học có năng lực chữa được một số bệnh tật.
Nhưng thực sự, khi đem phân chất thì kết quả cho thấy nước suối ấy cũng chỉ là một thứ nước lã bình thường như bao thứ nước khác, không có thêm một chất nào khác có thể chữa bệnh cả. Đàng khác, có nhiều trường hợp bệnh nhân không xuống đến nước, cũng không uống chút nước ấy, thì bảo khỏi bệnh tại nước thế nào được?
- Khỏi bệnh là vì lý do tâm lý: Vì quá tin và muốn được khỏi cách mãnh liệt, nên đã ám thị mình đến độ trở thành sự thực.
Nhưng nếu tin tưởng và ám thị có thể chữa được bệnh, thì nếu muốn được khỏi, bệnh nhân trước hết đã phải biết tin, biết ám thị. Thế mà có nhiều trường hợp trẻ con chưa có trí khôn, chưa biết gì hết mà vẫn được khỏi nhờ lời cầu nguyện của cha mẹ hay người khác, thì khỏi bệnh đâu phải tại tin hay tại ám thị. Thực ra, ám thị cũng có thể có đôi chút ảnh hưởng đến một vài thứ bệnh tâm lý, đau thần kinh, điên loạn, chứ không có thể chữa được các bệnh do vi trùng hay siêu vi trùng gây ra như: Bệnh phong cùi, ung thư, thổ huyết, lao phổi...
- Khỏi bệnh là vì quy luật tự nhiên: do ảnh hưởng của một thứ quy luật tự nhiên bí mật nào đó chi phối mà người ta chưa khám phá ra:
Nhưng nếu vậy thì luật ấy phải có tác dụng điều hòa, đồng nhất, bất di dịch, cho dù người ta có biết hay không biết thì luật đó vẫn tác dụng. Hễ cứ hội đủ điều kiện khách quan là đương nhiên kết quả phải xảy ra. Chẳng hạn, người mù trước làm thế nào để được khỏi mù thì các người sau cứ làm đúng như thế sẽ đương nhiên được sáng mắt. Nhưng ở Lộ Đức thì tình trạng lại khác hẳn: Có người được khỏi khi tắm, người khác thì khỏi khi đang cầu nguyện vào những thời gian khác nhau trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối... Ở điều kiện nào cũng có người được khỏi. Có những trường hợp hai người bệnh cùng trong một hoàn cảnh, cùng một thứ bệnh giống nhau, mà người thì được khỏi, người thì không. Như vậy, không thể nói có một luật bí mật được.
- Khỏi bệnh do có sự lừa dối nào đó: cần phải chờ sự phán quyết của các nhà bác học hoàn toàn vô tư.
Carrel, một vị tiến sĩ y khoa, giáo sư giải phẫu học tại đại học Lyon Pháp, trước khi đi Lộ Đức quan sát tận nơi cũng đã nghĩ như vậy. Ông cho rằng: có lẽ các nhà khoa học chưa khám nghiệm kỹ đủ, có thể còn một vài sơ suất chưa cân nhắc tường tận. Theo Carrel: Ngoài những sự kiện khoa học tìm ra và kiểm chứng rõ ràng thì không còn chân lý nào khác có giá trị. Không thể có phép lạ được! Nhưng trước sự khỏi bệnh lạ thường của Marie Ferrand, một cô gái đang hấp hối vì bệnh lao ruột ở giai đoạn chót mà các bác sĩ đều từ chối không dám mổ cho cô, mà Carrel đã chứng kiến tận mắt từ khi cô gái này mới đến Lộ Đức cho tới lúc khỏi bệnh tức khắc mà không thể cắt nghĩa được. Ông đã chịu khuất phục và ghi chú trong nhật ký: “Thật là một chuyện không có thể, nhưng có thực. Quả là bất ngờ: một phép lạ vừa mới xảy ra”. Ngay lúc đó không còn tin ở mình, Carrel lập tức mời hai bác sĩ bạn ông tới chứng kiến và các ông này cũng đều chứng nhận: “Cô này không còn bệnh gì hết, cho cô ra khỏi nhà thương”.
Việc bác sĩ vô thần Carrel thay đổi tâm hướng đã nói lên một sự thật mà con người dù yêu sách đến đâu cũng phải suy nghĩ: Quả thật, có Đấng Tạo Hóa, có Thiên Chúa. Ngài là Đấng đã thiết lập trật tự trong vũ trụ thiên nhiên, thì trong môt vài trường hợp đặc biệt, Ngài cũng có thể để xảy ra ngoài trật tự ấy. Đó chính là phép lạ vậy.
TÓM LẠI:
Trước những trật tự lạ lùng trong vũ trụ thiên nhiên, trước việc sự sống tràn đầy trên mặt đất, trước những luật luân lý in sâu trong tâm hồn mỗi người, trước những phép lạ mà khoa học đành bất lực không thể tìm ra lời giải thích hợp lý... Chúng ta phải công nhận có ĐẤNG TẠO HÓA; CÓ Thiên Chúa SÁNG TẠO. Chính Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ và đã an bài chúng theo một trật tự chung mà khoa học gọi là định luật thiên nhiên. Chính Ngài là nguồn gốc của sự sống, đã tạo thành mọi sinh vật từ thấp kém đến cao quý nhất, và đã phú cho chúng những bản năng riêng để tự phát sinh và tồn tại. Cũng chính Ngài là tác giả của bộ luật luân lý tự nhiên in sẵn trong tâm trí con người từ khi sinh ra. Sau cùng, Ngài còn là tác nhân của những trường hợp đặc biệt xảy ra ngoài trật tự tự nhiên mà khoa học không thể giải thích được.
Như vậy, tuy khoa học không thể chứng minh có Thiên Chúa một cách trực tiếp vì ngoài phạm vi nghiên cứu của nó, nhưng khoa học vẫn có thể góp phần quan trọng trong việc tỏ rõ kỳ công của Ngài. Chính nhờ những hiểu biết rõ ràng chính xác do khoa học đem lại, con người dễ dàng sử dụng trí khôn suy luận để nhận ra có bàn tay quyền năng, có trí khôn siêu việt đã xếp đặt và tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. Bàn tay và trí khôn ấy là của Thiên Chúa Tạo Hóa.
Newton, một nhà thiên văn học lừng danh đã dám mạnh dạn lên tiếng quả quyết: “Tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa ở đầu thiên lý kính của tôi”. P.Termier cũng cho biết: “Mọi khoa học đều chuẩn bị trí khôn ta nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào cũng thế, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, hỗn hợp, khuyết điểm... có cùng đích và rất phức tạp. Do đó, nhà khoa học sẽ dễ dàng có y tưởng về một Đấng Tạo Hóa bất biến, tự hữu, đơn thuần, hoàn hảo, và là Đấng duy nhất an bài mọi sự. Chính vì thế người ta bảo: KHOA HỌC DẪN ĐẾN Thiên Chúa. VŨ TRỤ VẬT CHẤT CHÍNH LÀ BÍ TÍCH CỦA Thiên Chúa”.
3. THẢO LUẬN: 1) Bạn có nên tranh cãi với người vô tín về sự hiện hữu của Thiên Chúa không? Tại sao? 2) Bạn nên làm gì khi có người yêu cầu trình bày giáo lý về sự hiện hữu của Thiên Chúa để giúp họ thêm xác tín vào quyền năng của Ngài?
4. NGUYỆN CẦU: Lạy Thiên Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất. Xin cho chúng con thêm xác tín vê sự hiện hữu cua Chúa trong vũ trụ thiên nhiên va nơi mỗi chúng con. Xin cho chúng con năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, giống như người cha có đứa con bị quỷ câm ám đã thưa với Đức Giê-su: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).
_____________________
LM ĐAN VINH - HHTM
PHỤ CHÚ:
NĂM ĐƯỜNG LỐI CHỨNG MINH CÓ Thiên Chúa
CỦA THÁNH TÔMA TIẾN SĨ.
Thánh Thomas d’ Aquin (1225-1274), một vị tiến sĩ thần học rất nổi tiếng thời trung cổ đã đề ra 5 đường lối chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa như sau:
1. Sự chuyển động của vũ trụ chứng minh có Thiên Chúa:
Bất cứ một vật nào đang chuyển động cũng phải lệ thuộc vào một động lực khác. Chẳng hạn: một chiếc xe đang chạy là do người tài xế đã rồ máy và điều khiển tay lái, một viên đạn bay ra khỏi nòng súng, một nồi nước đang sôi lên sung sục là do tác dụng của lửa làm nóng nước lên. Vậy thì khi nhìn vào vũ trụ, ta thấy có sự chuyển động của các hành tinh, thì cũng phải có một động lực nào đó đã ảnh hưởng tới và làm cho chúng xoay vần di chuyển trong không gian. Động lực ấy chính là Thiên Chúa.
2. Luật nhân quả chứng minh có Thiên Chúa:
Nhìn vào vũ trụ vật chất, ta nhận thấy có sự liên hệ mật thiết giữa vật này với vật kia, vật có sau lệ thuộc vào một nguyên nhân có trước. Chẳng han: có khói là đã phải có lửa, có con là đã phải có cha mẹ... Nếu cứ suy luận lên mãi thì cuối cùng phải đi đến một nguyên nhân tự mình hiện hữu, không bị lệ thuộc vào một nguyên nhân nào khác mới hợp lý. Nguyên nhân tự hữu ấy là Thiên Chúa.
3. Sự sắp xếp trật tự minh chứng có Thiên Chúa:
Kinh nghiệm cho ta biết: sự may rủi bao giờ cũng đi đôi với vô trật tự và hỗn độn. Chẳng hạn: Lấy 24 chữ cái A B C D... viết vào các mảnh giấy rồi bỏ trong một chiếc hộp, sau đó lắc hộp và đổ các mảnh giấy ra. Không bao giờ bạn đạt được thứ tự như cũ: A B C D... Trái lại, bất cứ vật gì ta thấy được xếp đặt trât tự thì đều là kết quả của một trí khôn nào đó. Chẳng hạn: nhìn xem một vườn cây ăn trái được sắp đặt thứ tự, cây cối tùy loại mọc ngay hàng thẳng lối... ta quả quyết đã phải có một trí khôn làm chủ vườn cây ấy. Cũng vậy, khi quan sát vũ trụ thiên nhiên, ai ai cũng thấy có sự xếp đặt kỳ diệu từ cái cực to là các hành tinh, đến cái cực nhỏ như nguyên tử; Từ sự sống thấp nơi thảo mộc cây cối đến sự sống phức tạp, trổi vượt nhất nơi loài người... Từ đó, họ sẽ đi đến kết luận: Phải có một Đấng nào đó toàn năng siêu việt... đã an bài cho vạn vật hình thành và phát triển hài hòa trật tự. Đấng toàn năng ấy chính là Thiên Chúa.
4. Bậc thang giá trị nơi vạn vật minh chứng có Thiên Chúa:
Khi quan sát vạn vật trong vũ trụ ta thấy chúng có những bậc thang giá trị khác nhau: Có vật thì không mấy thẩm mỹ, có vật lại rất mỹ miều và đáng yêu, có vật ít hữu ích nhưng cũng có vật lại ích lợi rất nhiều, có vật lại tầm thường, nhưng cũng có những vật thật là cao quý...từ đó, ta suy ra: phải có một vị nào đó có mọi điều tốt đẹp, cao quý nhât...làm tiêu chuẩn cho vạn vật trong vũ trụ hữu hạn này. Đấng tuyệt đối ấy chính là Thiên Chúa.
5. Cứu cánh của vạn vật minh chứng có Thiên Chúa:
Cứu cánh nghĩa là cùng đích, là mục đích chính yếu cuối cùng tuyệt đối. Mỗi người chúng ta đều tự nhiên cảm thấy có ước muốn, khát vọng vô bờ bến. Không một sự gì đã đạt đươc lại có thể làm ta thỏa mãn và đem lại cho ta hạnh phúc hoàn toàn. Do đó, bên trên mọi điều mong ước, về vật chất cũng như tinh thần, ta ước muốn một điều gì bền bỉ, hoàn hảo, vĩnh viễn... Sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người mong muốn đạt tới ấy gọi là cứu cánh của con người. Cứu cánh ấy không thể có trong vạn vật ở trần gian mà chỉ có được ở nơi Thiên Chúa. Chính sự khát vọng tuyệt đối, sự hướng về cứu cánh tuyệt đối ấy là bằng chứng cho thấy có Thiên Chúa. Thánh Augustin nói: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng lên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con luôn xao xuyến mãi cho tới khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”.
TÓM LẠI: Với trí khôn suy luận từ sự vận chuyển của các vật bị động đến một động lực không bị động; Từ các vật không thể tự mình mà có đến một Đấng Tự Hữu; Từ sự trật tự của vũ trụ đến một trí khôn toàn năng đã an bài xếp đặt; Từ các bậc thang giá trị của vạn vật đến một giá trị tuyệt đối vô hạn; Từ sự mong ước tuyệt đối đến một Đấng là Cứu Cánh mà vạn vật hướng về... Tất cả đã chứng minh cho chúng ta một điều không thể chối cãi được. Đó là: vũ trụ vạn vật đã do Thiên Chúa tạo dựng nên. Nhưng Thiên Chúa ở đây vẫn chỉ là một vị Thiên Chúa trừu tượng, xa xôi, không có liên hệ bao nhiêu với mỗi người chúng ta. Đây là Thiên Chúa của các triết gia mà thôi. Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là một Thiên Chúa của tình thương, liên hệ chặt chẽ với loài người và đã bày tỏ bản tính của Ngài qua các tổ phụ, các tiên tri Cựu Ước, và qua chính Con Một Ngài là Đức Giêsu Kitô thời Tân Ước. Tất cả những điều Thiên Chúa mặc khải ấy đã được chép lại thành môt bộ sách gọi là Thánh Kinh. Do đó, ngoài việc dùng lý trí suy luận để biết có Thiên Chúa, con người còn có bổn phận phải tìm hiểu học hỏi Thánh Kinh để biết Chúa là ai?, nhờ đó sẽ tỏ lòng biết ơn bằng cách tôn thờ, cảm tạ, yêu mến, cầu xin và vâng Lời Ngài.
Văn Hóa
Tình cha
Trầm Hương Thơ
08:54 07/08/2013
Con đã biết Thầy ơi! con đã biết
Lời Thầy đây tha thiết những yêu thương
Thầy đi trước hy sinh để dẫn đường
Đưa con vào đại dương lòng thương xót
Trong biển ái tình Cha hưởng trái ngọt
Con chối từ, theo giọt mật phù du
Thần "tự ái" che khuất nẻo "khiêm nhu"
Thần "danh vọng" bịt mù đưa ngã rẽ
Thần "kiêu căng" hắn cười như nắc nẻ
Thần "tiền tài" mạnh mẽ cuốn con đi
Thần "khoe khoang" tài giỏi chẳng thua chi
Thần "lẻo mép" vang đi muôn ngàn hướng
Thần "dục vọng" hoành hàng cho bằng sướng
Toàn "ác thần" ngang bướng ở chung quanh
Chắn ngang đường bít lối chúng nhe nanh
Quật con ngã, đến xanh xao hồn xác
Cha vẫn thương dù rằng con bội bạc
Đã tự mình đi lạc bước sang ngang
Nay trở về mang thân xác diêu tàn
Thầy đứng đó nồng nàn tâm từ ái.
Ôm con vào vòng tay không ngần ngại
Quên hết rồi vụng dại cả đời con
Lòng từ bi nhân hậu chẳng hao mòn
Chén rượu đào màu son đầy muôn thuở.
Trầm Hương Thơ
07.08.2013
Lá Thư Canada: Ông Samarita
Trà Lũ
09:11 07/08/2013
Lá Thư Canada: Ông Samarita
Canada mới vào hè đã gặp 2 trận lụt lớn. Trận thứ nhất ở Calgary miền Trung cuối tháng Sáu gây ra bao nhiêu thiệt hại, việc tái thiết chưa xong thì 2 tuần sau ông thần bão bay sang Toronto đầu tháng Bảy. Tôi ở Toronto gần 40 năm mà chưa bao giờ chứng kiến một trận mưa kinh hoàng như vậy : Mưa như thác đổ, mưa và gió liên hồi 3 giờ liền. Một phần thành phố bất ngờ đã bị chìm trong biển nước. Lý do là hệ thống thoát nước tiêu không kịp. Nhiều trạm xe điện ngầm, nhiều tầng hầm gia cư bị ngập nước. Và tắt điện. Hơn 300 ngàn người không có điện. Khu tôi ở mất điện gần 2 ngày. Sở khí tượng cho biết trong ba giờ mưa liên tục, ông trời đã đổ xuống Toronto 126 milimét nước. 60 năm nay chưa có một trận mưa bão lớn nào như thế này.
Sau cơn mưa bão ở Calgary miền Trung và ở Toronto miền đông, tưởng là hết tai nạn. Nhưng không, chưa hết. Miền Montreal ở cực đông, không bị mưa bão nhưng bị bão lửa. Ngày 7 tháng Bảy, một đoàn xe lửa chở 12 toa dầu, chạy tới gần thị trấn Lac-Mégantic tỉnh Quebec thì trật đường rầy. Từ trên cao, đoàn xe chở dầu đã lao xuống dốc rồi phát nổ, thiêu rụi cả một miền du lịch xinh đẹp.
Trên đây là tin về nước và lửa, thiên tai và nhân tai, đầu mùa hè.
Làng An Lạc của tôi nhờ phước lộc tổ tiên đều bằng an, vẫn sinh hoạt bình thường.
Đầu tháng Tám vừa qua, làng tôi đã họp ở nhà Cụ B.95. Các cụ phương xa còn nhớ hội viên lớn tuổi này của làng tôi chứ. Cụ là dân gốc Bắc Kỳ 100%. Cụ hụt vào Nam năm 1954. Con cháu Cụ thì may mắn di cư kịp và di tản kịp nên đã bảo lãnh cụ sang Canada năm 1995. Cứ đầu hè là làng tôi họp ở nhà cụ để thưởng thức vườn rau thơm tự tay cụ trồng. Hình như mấy năm trước tôi có viết về mảnh vườn này. Phía trước nhà chỉ có mấy thước đất trống nên cụ trồng rau tía tô và rau kinh giới. Ai đi qua nhìn thấy thì biết ngay chủ nhân là dân Bắc Kỳ. Phiá sau, bên ngoài phòng ăn và nhà bếp là một mảnh vườn nhỏ, cụ trồng toàn rau thơm, tía tô, kinh giới, húng lủi, mùi tàu, ớt tỏi gừng, rau răm, dấp cá và xả. Hai thứ rau sau là do Chị Ba Nam Kỷ chỉ cho Cụ già Bắc Kỳ trồng thêm.
Bữa ăn hôm nay có mùi vị rất Bắc Kỳ. Đó là phở bò và gỏi cuốn. Cụ tuyên bố lý do tại sao cụ đãi 2 món này : Một là vì hai món sẽ ăn với rau thơm do chính tay cu trồng ngoài vườn, hai là vì Anh John mới cho cụ biết trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do đài truyền hình CNN ở New York tuyển chọn và công bố thì có món phở và gỏi cuốn của VN. Phở đứng hạng 28 và gỏi cuốn hạng 30. Cụ thết làng hai món ngon nổi tiếng quốc tế là thế.
Dân làng nghe cụ tuyên bố xong thì ai cũng vỗ tay hoan hô cái bếp của cụ. Phở có gốc Bắc Kỳ, nay lại do cụ già Bắc Kỳ nấu nữa thì nhất định là ngon rồi. Cụ cũng có cái miệng như cụ nhà văn Nguyễn Tuân, cụ chỉ ăn phở bò với thịt bò chín chứ không có tái xách nạm gầu gì cả. Chị Ba Biên Hòa gốc Nam Kỳ đã năn nỉ xin cụ cho đến phụ bếp. Chị nhất định phải học cho được cách nấu phở đúng gốc nguyên thủy Bắc Kỳ. Tô phở nóng hương thơm ngào ngạt bốc lên sao mà nó ngon thế. Anh John bảo : Tôi chưa hề thấy trên thế giới này có món ăn nào mà ăn lúc nào cũng ngon và thích hợp như món phở của VN. Nhận xét này của anh John đúng qúa phải không các cụ ? Sáng trưa chiều tối , cả đêm nữa, hễ đói mà được ăn một tô phở nóng thì ai cũng sướng vô cùng.
Chị Ba đã đến giúp Cụ B.95 ngay từ đầu. Nào là đi chợ với cụ để tìm mua cho được xương bò mà phải là xương ống. Nào là đem về thì việc đầu tiên là phải cho xương vào nồi đổ ngập nước và nấu cho sôi, sôi rồi vớt ra. Nước luộc này đổ đi vì đây là phần rửa xương. Sau đó mới tới phần nấu nước phở gọi là nước giùng. Phở ngon là ở nước giùng. Ông ODP nghe Chị Ba nói đến đây thì gật gù đồng ý ngay:
- Chị nói rất đúng, phở ngon là do nước giùng. Đi ăn phở mà tôi thấy ai đầu tiên dùng cái muỗng nếm nước phở trước khi ăn, người đó mới là người biết ăn phở. Chứ bây giờ đa số thực khách ăn phở kỳ lắm, các cụ cứ vào tiệm phở quan sát mà coi, tô phở vừa đem lên là họ vội vàng cho tương đen tương đỏ vào, rồi vắt chanh, rồi cho nước mắm, rồi quấy tô phở ngậu lên. Chao ơi, không phải tô phở của mình mà tôi thấy khó chịu qúa. Lúc đó tô phở đâu còn là phở nữa! Nó là tô tả pí lù. Đó là dân không biết ăn phở. Tiếng là ăn phở chứ thực ra họ ăn tả pí lù của Tàu.
Xin trở về tô phở Cụ B.95. Sao mà nó thanh cao tinh khiết đến thế. Nước phở trong, Trên mặt tô phở là những lát thịt bò, là mấy nhánh hành xanh đã trụng chín, là rau húng xanh, vài lát ớt đỏ, dưới đó ẩn hiện lớp bánh phở. Bạn nếm nước phở xong, lúc này nếu cần thì bạn mới cho chút tiêu. Và mời bạn cầm đũa lên xơi nha. Nếu tôi nấu phở đãi ai, mà thấy họ chói thêm chanh và cho thêm nước mắm vào ngay từ lúc tô phở vừa bưng ra thì tôi giận lắm. Họ làm như vậy là bỉ mặt tôi, là chê tài nấu bếp của tôi dở, là hóa ra tôi đã không biết nêm nước phở sao? Thôi, một ngày đẹp trời khác tôi sẽ luận tiếp, bây giờ mời các bạn xơi tô phở nóng của cụa B.95. Nó đang nóng sốt,hương thơm ngào ngạt, mùi thơm điếc mũi.
Sau tô phở, mời các bác xơi gỏi cuốn. Với sự khéo léo của bàn tay Chị Ba, mỗi cuốn gỏi là một tác phẩm nghệ thuật. Qua lớp bánh tráng mỏng tanh ta thấy nào tôm luộc bóc nõn màu hồng, nào thịt heo ba chỉ thái mỏng, nào bún, nào rau thơm, nào xà lách, và mấy cọng hẹ thò đuôi ra ngoài. Mời bác chấm cuốn gỏi với nước tương gừng tiêu tỏi ớt nha, thêm mấy hạt lạc rang đập nhỏ nữa. Món cuốn đã ngon mà đi với nước chấm ngon tuyệt như thế này thì các bác ơi, các bác đang ở trên thiên thai.
Cụ B.95 thấy dân làng ăn phở và gỏi cuốn rất mực tha thiết nồng nàn thì tỏ ra sung sước qúa sức. Cụ cười ha ha rồi thưa : các bác đang xơi cái tinh hoa của mảnh vườn nhà lão đó nha. Anh John nghe cụ nói xong liền kể :
-Nghe cụ nói về mảnh vườn như vậy làm cháu liền nhớ chuyện hải đảo chim penguins cánh cụt của cha Paolo. Các cụ có biết tôi nhớ điều gì không cơ? Thưa, hồi tháng tư vừa rồi, phe liền ông chúng tôi đi bộ xong, uống cà phê Starbucks xong, đã ghé nhà xứ thăm ông cha. Cha đang mải mê đọc báo Time, hình như là số ngày 8 tháng Tư. Chủ đề của tuần báo bữa đó là việc kết hôn giữa các người đồng tính. Ngoài chủ đề đó ra, mấy trang giữa in rất đẹp hai tấm ảnh lớn, ảnh chụp những con chim cánh cụt penguins ở nam bán cầu, ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Sebastiao Salgado. Nhìn ảnh mà ta có cảm tưởng nhìn thấy cả triệu con. Chúng đang tụ họp trên bãi biển truyện trò hỏi thăm nhau. Cha Paolo cho tôi xem hai tấm hình rồi nói:
- Hàng ngày ai nuôi một triệu cái miệng này? Cứ đến bữa, lạ lùng thay, cả triệu con này đi xuống biển, và tự nhiên hàng đàn mấy triệu con cá nhỏ chen nhau bơi đến dâng mình làm bữa ăn cho chúng. Mấy tấm ảnh này rõ ràng nói cho ta về Đấng Tạo Hóa. Chả lẽ bầy penguins này và bầy cá nhỏ này do duyên may mà có ư. Phải có người dựng ra chúng và nuôi nấng chúng như thế chứ.
Ý tưởng về đấng Tạo Hóa của Cha Paolo cứ lảng vảng trong đầu tôi. Hôm nay nếu có Cha Paolo ở đây thì tôi sẽ chỉ vườn rau của Cụ B.95 rồi nói với ngài : Thưa Cha, chúng ta không cần phải đi nam bán cầu như nhiếp ảnh gia Salgado mới gặp đấng Tạo Hóa. Ngài đang ở vườn này rõ ràng. Này nha, miếng đất trong vườn không hề có màu xanh màu đỏ màu vàng, không hề có vị ngọt vị chua, mà tự nhiên mọc lên những cây rau xanh, những trái ớt đỏ, những trái cam vàng thơm ngon ngọt ngào. Tự nhiên do duyên may mà được vậy sao? Hay có ai đã làm những phép lạ này?
Mà thôi, xin lỗi các cụ nha, tô phở ngon của cụ B.95 làm tôi nổi hứng nói la cà sang chuyện nhà thờ, chuyện Đấng Tạo Hóa...
Xin tạ ơn Trời Phật. Bữa ăn đã ngon mà lại được ngồi ăn chung với những người bạn thân thương, chia sẻ những chuyện chân thật từ cõi lòng mình, ôi chao, nước thiên đàng là đây, cõi niết bàn là đây chứ phải tìm gì đâu xa.
Ăn xong tô phở và gỏi cuốn, sự đam mê đã được thỏa mãn, lúc này dân làng mới nói chuyện. Ông ODP lên tiếng đầu tiên : Thưa Cụ chủ nhà, cụ có diễn văn khai mạc không? Mọi khi thì Cụ B.95 thụ động, cụ chỉ nghe chứ ít nói lắm. Nhưng hôm nay nấu xong một bữa ăn ngon, tự nhiên cụ nối hứng. Cụ kể chuyện ngay :
- Tuần qua lão theo mấy bà bạn gìa đi họp hội cao niên. Có một ông diễn giả nói hay lắm. Ông khuyên các cụ hãy hưởng tối đa cái tuổi cao niên ở miền đất hạnh phúc này, đừng tích trữ tiền bạc nữa, thèm ăn thì cứ ăn, thèm đi chơi thì cứ đi chơi, đừng sống cô lập khép kín, nên có một số bạn già, đừng phải lo để gia tài cho con, nhất là đừng mong con cái sẽ báo đền. Ông diễn giả đọc một câu mà ai cũng cho là chí lý :
… Cha mẹ thương con như trời như bể
Con thương cha mẹ con kể từng ngày…
Thấy mọi người vỗ tay nồng nhiệt về đề tài này, ông diễn giả còn kể một mẩu chuyện, nghe xong ai cũng thấy thấm thía tình đời. Tôi thấy mẩu chuyện đó hay qúa, tôi đã xin diễn giả chụp lại cho tôi. Nói xong cụ B.95 rút từ túi áo ra một trang giấy có chụp đoạn này. Cụ nhờ Chị Ba Biên Hòa đọc. Bài văn như sau :
Đề tài: Lòng Mẹ
Trong một gia đình đông con, đứa con nào cũng nóí với mẹ :
- Mẹ ơi con muốm mua xe máy đi học. Mẹ ơi con muốn học Anh văn để thi lấy học bổng. Mẹ ơi con muốn mua một cái áo đầm mới. Mẹ ơi con cần một cái laptop.
Bà mẹ đáp : Ừ, để mẹ lo
Rồi 20 năm sau, cũng gia đình ấy, đứa con nào cũng nói với mẹ :
- Mẹ ơi, con muốn làm chính trị gia, mẹ đi vận động cho con nhé. Mẹ ơi con muốn học lên bậc tiến sĩ, mẹ cho con tiền ăn học nhé. Mẹ ơi con muốn làm ca sĩ. Mẹ ơi con muốn lập một công ty điện tử…
Bà mẹ đáp : Ừ, để mẹ lo
Rồi 30 năm sau , bà mẹ gọi :
• Các con à, các con có ở nhà không? Mẹ muốn tới thăm các con nha
Chúng đáp :
Mẹ ơi, con phải đi họp xa bây giờ, mẹ tới nhà chú Ba nha
Mẹ ơi, con phải đi trình luận án, mẹ đến nhà em Tư nha
Mẹ ơi, con phải đi trình diễn cả tuần, mẹ đến nhà chú út nha
Mẹ ơi, con đang bận rộn rối trí lắm, xin mẹ khoan đến nha
• Ừ, thôi để mẹ tự lo
Cụ Chánh nghe xong liền góp ý ngay : Đúng là ‘nước mắt chảy xuôi’. Tôi cũng đọc nhiều bài báo nói với các cụ cao niên ở Bắc Mỹ này : đừng có mong sự báo đền từ đàn con khi mình về già. Tiền của cha mẹ thì con cái tiêu thả dàn, nhưng tiền của con thì cha mẹ không thể đụng tới. Theo tạp chí Money Sense thì chi phí nuôi con ăn học thành tài rất tốn kém ở Canada. Nuôi đứa bé từ khi nó chào đời cho đến 19 tuổi là 244 ngàn đô la. Nếu cha mẹ nuôi cho nó ăn học xong bậc cử nhân thì tốn thêm 80 ngàn …
Nhưng thôi, ta không bàn tới chuyện báo đền của con cái nữa, dân làng ta ai cũng cao tuổi cả rồi, chúng ta hãy an vui tuổi già, vui được lúc nào là lời lúc đó. Hãy quên chuyện con cái. Anh John đâu, xin anh kể chuyện thời sự đi.
Anh John vui vẻ làm phận sự thường lệ ngay. Tin vui nhất trong tháng này là tin Canada được xếp hạng quốc gia uy tín nhất thế giới. Đã 3 năm liền Canada được giải nhất như vậy. Kết quả trên đây do cơ quan quốc tế Reputation Institute vừa công bố sau khi duyệt xét 100 quốc gia về 16 lãnh vực. Canada đứng nhất, Thụy Điển thứ hai , Thụy Sĩ thứ ba, và Hoa kỳ thứ 22. Đứng cuối sổ là Iran và Iraq.
Tin thứ hai là Canada đúng là một quốc gia đa văn hóa. Dân Canada nói 200 thứ tiếng khác nhau. Hai nhóm di dân lớn nhất ở Canada là dân đến từ Trung Hoa, Ấn Độ và Pakistan. Vì số di dân lớn đến từ những miền văn hóa khác nhau nên đã ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo. Trước đây thì 99% dân chúng tin vào Thượng Đế, nay niềm tin chỉ còn 67%. Ba miền được di dân đến nhiếu nhất là Toronto, Vancouver và Montreal. Tại Toronto, miền đông di dân nhất là miền Markham.
Tin thứ ba là tin cửa hàng Honest Ed’s ở Toronto, cửa hàng bình dân và nổi tiếng giá rẻ, vừa mừng lễ 65 năm hoạt động. Ở Toronto ai cũng biết cửa hàng này. Chủ nhân là ông tổ Ed Mirvish người Do Thái. Vì khôn ngoan và biết buôn bán nên Mirvish đã rất thành công. Ông đã mua được nhiều căn phố chung quanh, đã là chủ nhân nhiều rạp hát danh tiếng. Hàng năm ông mở lễ hội mùa hè rất lớn và miễn phí để mời mọi người. Mỗi năm mùa lễ Giáng Sinh ông trao tặng mấy trăm con gà tây cho những ai tới mua hàng sớm ở cửa hiệu ngã tư Bathurst và Bloor. Mirvish vừa tuyên bố cửa hàng lịch sử này sẽ đóng cửa. Ông đã bán nó với giá 100 triệu đồng. Nghe nói một công ty địa ốc đã mua và sẽ xây một cao ốc chúng cư…
Tin thứ bốn là bệnh viện Oshawa ở gần Toronto vừa báo tin là họ đã chính thức kính mời công chúa Kate của Anh Quốc sang đẻ con ở đây. Họ mong sẽ được danh dự đón chào người chắt của Nữ Hoáng Elizabeth. Người chắt sắp sinh này sẽ là quốc trưởng của Canada khi đến lượt lên làm vua. Dân làng tôi nghe tin này thì đều cười rộ, khen cái bệnh viện này khéo quảng cáo tên tuổi. Cụ Chánh tiên chỉ làng bảo : Thời gian đi nhanh thế, mới ngày nào Công chúa Elizabeth lên ngôi vua, nay bà đã làm vua được 60 năm và nay đã có chắt.
Và tin cuối cùng là Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế giới vừa được tổ chức tại Rio de Janeiro xứ Brazil, với hàng triệu bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Cái đỉnh của đại hội là sự có mặt và bài giảng của tân Giáo Hoàng Phanxicô. Đây là đại hội lần thứ 14, cứ 2 năm một lần.
Anh John kể đến đây rồi tuyên bố hết phần thời sự và xin trả diễn đàn cho làng. Anh bảo từ đầu bữa đến giờ làng ta toàn nói các chuyện nghiêm trang, anh xin ông H.O. mang không khí vui tươi đến cho làng. Ông H.O. được mời một cách trịnh trọng như vậy thì sung sướng lắm, ông bèn lên tiếng ngay:
- Xưa nay làng ta thường hay kể chuyện sợ vợ. Hôm nay tôi xin kể chuyện sợ chồng. Tôi gặp chuyện này trên máy điện tử, như sau:
. Thế giới đều sợ đàn bà Mỹ vì đàn bà Mỹ hễ nói là làm.
. Đàn bà Mỹ lại sợ đàn bà Nhật vì đàn bà Nhật làm xong mới nói.
. Đàn bà Nhật lại sợ đàn bà Trung Quốc vì đàn bà Trung Quốc không nói mà làm.
. Đàn bà Trung Quốc lại sợ đàn bà Việt nam vì đàn bà Việt Nam nói một đàng làm một nẻo
. Đàn bà Việt Nam lại sợ đàn ông Việt Nam
Vì đàn ông Việt Nam không nói thì không làm
Mà khi làm thì lại làm chuyện không nói !
Cả làng nghe xong thì phá ra cười và hoan hô đề tài ‘sợ đàn ông VN’.
Ông ODP thì gật đầu lia lịa và phê rằng chuyện này nghe được lắm vì không xúc phạm giới nào cả. Bây giờ tôi cũng xin góp một chuyện. Tôi vừa đọc trên máy câu chuyện cười này, đọc xong mà tôi không biết chuyện xúc phạm đến giới nào, xin cả làng nghe xong thì chỉ dẫn cho :
… Có hai vợ chồng trẻ kia đang chơi gôn tại một sân gôn cực kỳ đắt tiền, bao quanh bởi những ngôi nhà cực kỳ sang trọng. Khi chơi đến lỗ thứ ba thì ông chồng lên tiếng dặn vợ, một thiếu nữ xinh đẹp :
- Em à, em hãy cẩn trọng nha vì nếu trái banh lỡ choang vào một cửa kiếng thì chúng ta phải đền một số tiền lớn đó.
Người vợ nghe xong liền gật đầu xin vâng. Nhưng rồi chẳng may người vợ vô ý làm một cú đánh mạnh, trái banh bay thẳng vào làm vỡ một cửa kiếng lớn của căn biệt thự sang trọng nhất khu. Người chồng tức giận la vợ, sau đó hai người đến gõ cửa căn nhà. Một người đàn ông cao ráo bảnh bao ra mở cửa và mời họ vào nhà. Vừa bước vào là họ thấy ngay một cái chai bị bể nát tung toé trên sàn.
Chủ nhân mời họ ngồi rồi nói :
- Ta là vị thần bị giam trong cái chai này đã hơn ngàn năm. Nay nhờ cú banh làm vỡ cái chai mà ta được giải thoát. Vậy ta muốn đền ơn. Ta mang sẵn trong người 3 điều ước, Ta cho hai anh chị mỗi người một điều. Ta sẽ lấy điều thứ ba. Ước điều gì cũng được, ta cho hết. Ta cho anh nói trước. Anh hãy cho ta biết anh ước điều gì.
Ông chồng suy nghĩ một lúc rồi thưa:
- Tôi muốn mỗi tháng có một triệu Mỹ kim
- Dễ thôi. Kể từ đầu tháng này trở đi anh sẽ nhận được một triệu mỹ kim.
Rồi ông thần quay vào cô gái :
- Còn cô, cô ước điều gì?
Cô vợ cũng suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tôi ước có một biệt thự đẹp tại 20 cuờng quốc hiện nay trên thế giới.
-Cũng dễ thôi. Ngày mai cô em sẽ nhận được giấy chủ quyền các biệt thự đó.
Hai vợ chồng qùy xuống lạy tạ vị thần. Rồi ông chồng lên tiếng :
- Thế còn ngài, ngài ao ước điều gì?
Vị thần cười tủm tỉm rồi nói :
- Ta khoẻ mạnh thế này mà đã bị giam hãm hơn một ngàn năm, ta thèm đàn bà lắm. Ta ước được ngủ với vợ anh một lần, chỉ một lần mà thôi.
Hai vợ chồng nhìn nhau đắn đo suy nghĩ, sau cùng người chồng nói với vợ : Chúng ta đã được hai điều to lớn, anh nghĩ em nên chiều ông thần một lần vì chẳng thiệt hại gì.
Thế là ông thần dẫn cô gái vào phòng du dương. Sau hai giờ ân ái, ông thần hỏi cô gái :
- Chồng em bao nhiêu tuổi?
- Thưa năm nay chồng em 40
Ông thần bèn cười hà hà rồi nói:
-Thật không thể tưởng tượng nổi. Đã 40 tuổi mà anh ta vẫn còn tin chuyện thần thánh cổ tích sao?
Kể đến đây xong thì ông ODP tuyên bố hết chuyện. Cả làng vỗ tay. Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân gốc Huế vỗ tay lâu nhất rồi nói :
- Chuyện bác kể lâm ly và hấp dẫn qúa, tụi em đây cứ nghĩ ông ta là ông thần thật. Chủ nhân căn nhà quả là thông minh. Chắc ông ta đã nhìn qua khe cửa từ lâu và đã thấy vợ anh kia xinh đẹp nên mới bày ra cái kế đập chai rồi xưng mình là thần.
Thấy hai cô Huế thích chuyện qúa, Anh John liền cười rồi góp ý : Bài học rút ra từ câu chuyện này là chúng ta không nên đi đánh gôn ở khu nhà giàu, và không bao giờ tin ai là thần bị nhốt trong chai.
Cả làng nghe đến đây đều bò ra cười.
Rồi cụ B.95 chủ nhà lên tiếng :
- Mở đầu bữa tiệc, anh John đã nói chuyện nhà thờ, chuyện đạo. Tôi thèm nghe chuyện nhà thờ lắm, nó lạ tai, nó ý nghiã. Nếu cả làng cho phép thì xin Anh John kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện trong sách thánh, chuyện nào mà anh cho là hay nhất.
Anh John vái cụ một cái rồi xin cụ cho nghĩ một phút. Dân làng ai cũng hồi hộp. Hết một phút thì anh kể :
- Sách Thánh chỗ nào cũng chép chuyện giảng đạo của Chúa Giêsu. Ngày xưa dân trí Do Thái thấp lắm nên Chúa thường giảng đạo bằng các chuyện dụ ngôn. Cháu thích nhất dụ ngôn sau đây : Bữa đó có một nhà kinh sư, tức một chức sắc trong đạo Do Thái đến gặp Chúa. Chắc ông này vừa có ý học hỏi vừa có ý thử tài của Chúa. Ông hỏi : Thưa Thày; Luật chép rằng : Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức và yêu tha nhân như chính mình vậy. Vậy ai là tha nhân của tôi? Chúa bèn kể cho ông nghe câu chuyện này : Có một người bộ hành đi từ Jerusalem và định đến thành Jericho nhưng dọc đường bị cướp tấn công, lấy hết của cải. Ông ta bị nhiều thương tích, nằm bất tỉnh bên đường. Có một thày thượng tế đi qua, thấy nạn nhân, thày đã bỏ qua và đi tiếp. Rồi một vị kỳ mục cũng đi qua, cũng thấy nạn nhân nằm bất tỉnh nhưng cũng bỏ qua và đi tiếp. Rồi một người xứ Samarita ngoại đạo đi qua, người này trông thấy nạn nhân máu me đầm đìa nằm bất tỉnh bèn động lòng thương, vực nạn nhân lên lưng lừa của mình và dẫn đến một quán bên đường. Ông ta băng bó vết thương, cho ăn, rồi xin chủ quán săn sóc nạn nhân này, ông ta hứa khi đi xong công việc thì sẽ trở lại và thanh tóan mọi chi phí. Chúa Giêsu kể đến đây rồi hỏi vị kinh sư : Theo ông thì trong 3 người đã đi qua, ai là người đã ‘yêu tha nhân như chính mình?
- Thưa thày, đó là ông Samarita.
Chúa Giêsu liền nói:
- Kinh sư nói đúng, ngài hãy về và sống như vậy
Anh John kể đến đây, rồi nhìn cả làng: Người ta thường tóm tắt đạo Thiên Chúa là đạo tình yêu : yêu Chúa và yêu người. Chúng ta thường ‘yêu người’ bằng miệng, chỉ nói chứ không bằng việc làm. Ông Samarita chính là kẻ đã yêu người bằng việc làm. Mẹ Teresa Calcutta bên Ấn Độ ôm các người ốm đau bệnh tật bẩn thỉu vào lòng, đó chính là một ông Samarita. Mấy bà sơ lặn lội đến với các người cùi khuyết tật bên VN, đó là những ông Samarita.
Cả làng lại vỗ tay râm ran, bà cụ B.95 vỗ tay to nhất và lâu nhất.
Kính chúc các cụ luôn luôn có cái tâm Samarita, yêu tha nhân như yêu mình, yêu bằng việc làm.
TRÀ LŨ
Tái bút : Trong bài chuyện phiếm ‘ Chuyện Gà Mổ ’viết trong tháng 6 vừa qua tôi có nói về cuốn sách ĐI của nhà văn Thy Vy kể chuyện ông Bắc Kỳ ‘ri cư’ 1954. Nhiều độc giả muốn hỏi mua cuốn sách tếu này. Xin liên lạc trực tiếp với Ông Thy Vy hiện ở Nevada Hoa Kỳ, (775)303-4542.
Canada mới vào hè đã gặp 2 trận lụt lớn. Trận thứ nhất ở Calgary miền Trung cuối tháng Sáu gây ra bao nhiêu thiệt hại, việc tái thiết chưa xong thì 2 tuần sau ông thần bão bay sang Toronto đầu tháng Bảy. Tôi ở Toronto gần 40 năm mà chưa bao giờ chứng kiến một trận mưa kinh hoàng như vậy : Mưa như thác đổ, mưa và gió liên hồi 3 giờ liền. Một phần thành phố bất ngờ đã bị chìm trong biển nước. Lý do là hệ thống thoát nước tiêu không kịp. Nhiều trạm xe điện ngầm, nhiều tầng hầm gia cư bị ngập nước. Và tắt điện. Hơn 300 ngàn người không có điện. Khu tôi ở mất điện gần 2 ngày. Sở khí tượng cho biết trong ba giờ mưa liên tục, ông trời đã đổ xuống Toronto 126 milimét nước. 60 năm nay chưa có một trận mưa bão lớn nào như thế này.
Sau cơn mưa bão ở Calgary miền Trung và ở Toronto miền đông, tưởng là hết tai nạn. Nhưng không, chưa hết. Miền Montreal ở cực đông, không bị mưa bão nhưng bị bão lửa. Ngày 7 tháng Bảy, một đoàn xe lửa chở 12 toa dầu, chạy tới gần thị trấn Lac-Mégantic tỉnh Quebec thì trật đường rầy. Từ trên cao, đoàn xe chở dầu đã lao xuống dốc rồi phát nổ, thiêu rụi cả một miền du lịch xinh đẹp.
Trên đây là tin về nước và lửa, thiên tai và nhân tai, đầu mùa hè.
Làng An Lạc của tôi nhờ phước lộc tổ tiên đều bằng an, vẫn sinh hoạt bình thường.
Đầu tháng Tám vừa qua, làng tôi đã họp ở nhà Cụ B.95. Các cụ phương xa còn nhớ hội viên lớn tuổi này của làng tôi chứ. Cụ là dân gốc Bắc Kỳ 100%. Cụ hụt vào Nam năm 1954. Con cháu Cụ thì may mắn di cư kịp và di tản kịp nên đã bảo lãnh cụ sang Canada năm 1995. Cứ đầu hè là làng tôi họp ở nhà cụ để thưởng thức vườn rau thơm tự tay cụ trồng. Hình như mấy năm trước tôi có viết về mảnh vườn này. Phía trước nhà chỉ có mấy thước đất trống nên cụ trồng rau tía tô và rau kinh giới. Ai đi qua nhìn thấy thì biết ngay chủ nhân là dân Bắc Kỳ. Phiá sau, bên ngoài phòng ăn và nhà bếp là một mảnh vườn nhỏ, cụ trồng toàn rau thơm, tía tô, kinh giới, húng lủi, mùi tàu, ớt tỏi gừng, rau răm, dấp cá và xả. Hai thứ rau sau là do Chị Ba Nam Kỷ chỉ cho Cụ già Bắc Kỳ trồng thêm.
Bữa ăn hôm nay có mùi vị rất Bắc Kỳ. Đó là phở bò và gỏi cuốn. Cụ tuyên bố lý do tại sao cụ đãi 2 món này : Một là vì hai món sẽ ăn với rau thơm do chính tay cu trồng ngoài vườn, hai là vì Anh John mới cho cụ biết trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do đài truyền hình CNN ở New York tuyển chọn và công bố thì có món phở và gỏi cuốn của VN. Phở đứng hạng 28 và gỏi cuốn hạng 30. Cụ thết làng hai món ngon nổi tiếng quốc tế là thế.
Dân làng nghe cụ tuyên bố xong thì ai cũng vỗ tay hoan hô cái bếp của cụ. Phở có gốc Bắc Kỳ, nay lại do cụ già Bắc Kỳ nấu nữa thì nhất định là ngon rồi. Cụ cũng có cái miệng như cụ nhà văn Nguyễn Tuân, cụ chỉ ăn phở bò với thịt bò chín chứ không có tái xách nạm gầu gì cả. Chị Ba Biên Hòa gốc Nam Kỳ đã năn nỉ xin cụ cho đến phụ bếp. Chị nhất định phải học cho được cách nấu phở đúng gốc nguyên thủy Bắc Kỳ. Tô phở nóng hương thơm ngào ngạt bốc lên sao mà nó ngon thế. Anh John bảo : Tôi chưa hề thấy trên thế giới này có món ăn nào mà ăn lúc nào cũng ngon và thích hợp như món phở của VN. Nhận xét này của anh John đúng qúa phải không các cụ ? Sáng trưa chiều tối , cả đêm nữa, hễ đói mà được ăn một tô phở nóng thì ai cũng sướng vô cùng.
Chị Ba đã đến giúp Cụ B.95 ngay từ đầu. Nào là đi chợ với cụ để tìm mua cho được xương bò mà phải là xương ống. Nào là đem về thì việc đầu tiên là phải cho xương vào nồi đổ ngập nước và nấu cho sôi, sôi rồi vớt ra. Nước luộc này đổ đi vì đây là phần rửa xương. Sau đó mới tới phần nấu nước phở gọi là nước giùng. Phở ngon là ở nước giùng. Ông ODP nghe Chị Ba nói đến đây thì gật gù đồng ý ngay:
- Chị nói rất đúng, phở ngon là do nước giùng. Đi ăn phở mà tôi thấy ai đầu tiên dùng cái muỗng nếm nước phở trước khi ăn, người đó mới là người biết ăn phở. Chứ bây giờ đa số thực khách ăn phở kỳ lắm, các cụ cứ vào tiệm phở quan sát mà coi, tô phở vừa đem lên là họ vội vàng cho tương đen tương đỏ vào, rồi vắt chanh, rồi cho nước mắm, rồi quấy tô phở ngậu lên. Chao ơi, không phải tô phở của mình mà tôi thấy khó chịu qúa. Lúc đó tô phở đâu còn là phở nữa! Nó là tô tả pí lù. Đó là dân không biết ăn phở. Tiếng là ăn phở chứ thực ra họ ăn tả pí lù của Tàu.
Xin trở về tô phở Cụ B.95. Sao mà nó thanh cao tinh khiết đến thế. Nước phở trong, Trên mặt tô phở là những lát thịt bò, là mấy nhánh hành xanh đã trụng chín, là rau húng xanh, vài lát ớt đỏ, dưới đó ẩn hiện lớp bánh phở. Bạn nếm nước phở xong, lúc này nếu cần thì bạn mới cho chút tiêu. Và mời bạn cầm đũa lên xơi nha. Nếu tôi nấu phở đãi ai, mà thấy họ chói thêm chanh và cho thêm nước mắm vào ngay từ lúc tô phở vừa bưng ra thì tôi giận lắm. Họ làm như vậy là bỉ mặt tôi, là chê tài nấu bếp của tôi dở, là hóa ra tôi đã không biết nêm nước phở sao? Thôi, một ngày đẹp trời khác tôi sẽ luận tiếp, bây giờ mời các bạn xơi tô phở nóng của cụa B.95. Nó đang nóng sốt,hương thơm ngào ngạt, mùi thơm điếc mũi.
Sau tô phở, mời các bác xơi gỏi cuốn. Với sự khéo léo của bàn tay Chị Ba, mỗi cuốn gỏi là một tác phẩm nghệ thuật. Qua lớp bánh tráng mỏng tanh ta thấy nào tôm luộc bóc nõn màu hồng, nào thịt heo ba chỉ thái mỏng, nào bún, nào rau thơm, nào xà lách, và mấy cọng hẹ thò đuôi ra ngoài. Mời bác chấm cuốn gỏi với nước tương gừng tiêu tỏi ớt nha, thêm mấy hạt lạc rang đập nhỏ nữa. Món cuốn đã ngon mà đi với nước chấm ngon tuyệt như thế này thì các bác ơi, các bác đang ở trên thiên thai.
Cụ B.95 thấy dân làng ăn phở và gỏi cuốn rất mực tha thiết nồng nàn thì tỏ ra sung sước qúa sức. Cụ cười ha ha rồi thưa : các bác đang xơi cái tinh hoa của mảnh vườn nhà lão đó nha. Anh John nghe cụ nói xong liền kể :
-Nghe cụ nói về mảnh vườn như vậy làm cháu liền nhớ chuyện hải đảo chim penguins cánh cụt của cha Paolo. Các cụ có biết tôi nhớ điều gì không cơ? Thưa, hồi tháng tư vừa rồi, phe liền ông chúng tôi đi bộ xong, uống cà phê Starbucks xong, đã ghé nhà xứ thăm ông cha. Cha đang mải mê đọc báo Time, hình như là số ngày 8 tháng Tư. Chủ đề của tuần báo bữa đó là việc kết hôn giữa các người đồng tính. Ngoài chủ đề đó ra, mấy trang giữa in rất đẹp hai tấm ảnh lớn, ảnh chụp những con chim cánh cụt penguins ở nam bán cầu, ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Sebastiao Salgado. Nhìn ảnh mà ta có cảm tưởng nhìn thấy cả triệu con. Chúng đang tụ họp trên bãi biển truyện trò hỏi thăm nhau. Cha Paolo cho tôi xem hai tấm hình rồi nói:
- Hàng ngày ai nuôi một triệu cái miệng này? Cứ đến bữa, lạ lùng thay, cả triệu con này đi xuống biển, và tự nhiên hàng đàn mấy triệu con cá nhỏ chen nhau bơi đến dâng mình làm bữa ăn cho chúng. Mấy tấm ảnh này rõ ràng nói cho ta về Đấng Tạo Hóa. Chả lẽ bầy penguins này và bầy cá nhỏ này do duyên may mà có ư. Phải có người dựng ra chúng và nuôi nấng chúng như thế chứ.
Ý tưởng về đấng Tạo Hóa của Cha Paolo cứ lảng vảng trong đầu tôi. Hôm nay nếu có Cha Paolo ở đây thì tôi sẽ chỉ vườn rau của Cụ B.95 rồi nói với ngài : Thưa Cha, chúng ta không cần phải đi nam bán cầu như nhiếp ảnh gia Salgado mới gặp đấng Tạo Hóa. Ngài đang ở vườn này rõ ràng. Này nha, miếng đất trong vườn không hề có màu xanh màu đỏ màu vàng, không hề có vị ngọt vị chua, mà tự nhiên mọc lên những cây rau xanh, những trái ớt đỏ, những trái cam vàng thơm ngon ngọt ngào. Tự nhiên do duyên may mà được vậy sao? Hay có ai đã làm những phép lạ này?
Mà thôi, xin lỗi các cụ nha, tô phở ngon của cụ B.95 làm tôi nổi hứng nói la cà sang chuyện nhà thờ, chuyện Đấng Tạo Hóa...
Xin tạ ơn Trời Phật. Bữa ăn đã ngon mà lại được ngồi ăn chung với những người bạn thân thương, chia sẻ những chuyện chân thật từ cõi lòng mình, ôi chao, nước thiên đàng là đây, cõi niết bàn là đây chứ phải tìm gì đâu xa.
Ăn xong tô phở và gỏi cuốn, sự đam mê đã được thỏa mãn, lúc này dân làng mới nói chuyện. Ông ODP lên tiếng đầu tiên : Thưa Cụ chủ nhà, cụ có diễn văn khai mạc không? Mọi khi thì Cụ B.95 thụ động, cụ chỉ nghe chứ ít nói lắm. Nhưng hôm nay nấu xong một bữa ăn ngon, tự nhiên cụ nối hứng. Cụ kể chuyện ngay :
- Tuần qua lão theo mấy bà bạn gìa đi họp hội cao niên. Có một ông diễn giả nói hay lắm. Ông khuyên các cụ hãy hưởng tối đa cái tuổi cao niên ở miền đất hạnh phúc này, đừng tích trữ tiền bạc nữa, thèm ăn thì cứ ăn, thèm đi chơi thì cứ đi chơi, đừng sống cô lập khép kín, nên có một số bạn già, đừng phải lo để gia tài cho con, nhất là đừng mong con cái sẽ báo đền. Ông diễn giả đọc một câu mà ai cũng cho là chí lý :
… Cha mẹ thương con như trời như bể
Con thương cha mẹ con kể từng ngày…
Thấy mọi người vỗ tay nồng nhiệt về đề tài này, ông diễn giả còn kể một mẩu chuyện, nghe xong ai cũng thấy thấm thía tình đời. Tôi thấy mẩu chuyện đó hay qúa, tôi đã xin diễn giả chụp lại cho tôi. Nói xong cụ B.95 rút từ túi áo ra một trang giấy có chụp đoạn này. Cụ nhờ Chị Ba Biên Hòa đọc. Bài văn như sau :
Đề tài: Lòng Mẹ
Trong một gia đình đông con, đứa con nào cũng nóí với mẹ :
- Mẹ ơi con muốm mua xe máy đi học. Mẹ ơi con muốn học Anh văn để thi lấy học bổng. Mẹ ơi con muốn mua một cái áo đầm mới. Mẹ ơi con cần một cái laptop.
Bà mẹ đáp : Ừ, để mẹ lo
Rồi 20 năm sau, cũng gia đình ấy, đứa con nào cũng nói với mẹ :
- Mẹ ơi, con muốn làm chính trị gia, mẹ đi vận động cho con nhé. Mẹ ơi con muốn học lên bậc tiến sĩ, mẹ cho con tiền ăn học nhé. Mẹ ơi con muốn làm ca sĩ. Mẹ ơi con muốn lập một công ty điện tử…
Bà mẹ đáp : Ừ, để mẹ lo
Rồi 30 năm sau , bà mẹ gọi :
• Các con à, các con có ở nhà không? Mẹ muốn tới thăm các con nha
Chúng đáp :
Mẹ ơi, con phải đi họp xa bây giờ, mẹ tới nhà chú Ba nha
Mẹ ơi, con phải đi trình luận án, mẹ đến nhà em Tư nha
Mẹ ơi, con phải đi trình diễn cả tuần, mẹ đến nhà chú út nha
Mẹ ơi, con đang bận rộn rối trí lắm, xin mẹ khoan đến nha
• Ừ, thôi để mẹ tự lo
Cụ Chánh nghe xong liền góp ý ngay : Đúng là ‘nước mắt chảy xuôi’. Tôi cũng đọc nhiều bài báo nói với các cụ cao niên ở Bắc Mỹ này : đừng có mong sự báo đền từ đàn con khi mình về già. Tiền của cha mẹ thì con cái tiêu thả dàn, nhưng tiền của con thì cha mẹ không thể đụng tới. Theo tạp chí Money Sense thì chi phí nuôi con ăn học thành tài rất tốn kém ở Canada. Nuôi đứa bé từ khi nó chào đời cho đến 19 tuổi là 244 ngàn đô la. Nếu cha mẹ nuôi cho nó ăn học xong bậc cử nhân thì tốn thêm 80 ngàn …
Nhưng thôi, ta không bàn tới chuyện báo đền của con cái nữa, dân làng ta ai cũng cao tuổi cả rồi, chúng ta hãy an vui tuổi già, vui được lúc nào là lời lúc đó. Hãy quên chuyện con cái. Anh John đâu, xin anh kể chuyện thời sự đi.
Anh John vui vẻ làm phận sự thường lệ ngay. Tin vui nhất trong tháng này là tin Canada được xếp hạng quốc gia uy tín nhất thế giới. Đã 3 năm liền Canada được giải nhất như vậy. Kết quả trên đây do cơ quan quốc tế Reputation Institute vừa công bố sau khi duyệt xét 100 quốc gia về 16 lãnh vực. Canada đứng nhất, Thụy Điển thứ hai , Thụy Sĩ thứ ba, và Hoa kỳ thứ 22. Đứng cuối sổ là Iran và Iraq.
Tin thứ hai là Canada đúng là một quốc gia đa văn hóa. Dân Canada nói 200 thứ tiếng khác nhau. Hai nhóm di dân lớn nhất ở Canada là dân đến từ Trung Hoa, Ấn Độ và Pakistan. Vì số di dân lớn đến từ những miền văn hóa khác nhau nên đã ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo. Trước đây thì 99% dân chúng tin vào Thượng Đế, nay niềm tin chỉ còn 67%. Ba miền được di dân đến nhiếu nhất là Toronto, Vancouver và Montreal. Tại Toronto, miền đông di dân nhất là miền Markham.
Tin thứ ba là tin cửa hàng Honest Ed’s ở Toronto, cửa hàng bình dân và nổi tiếng giá rẻ, vừa mừng lễ 65 năm hoạt động. Ở Toronto ai cũng biết cửa hàng này. Chủ nhân là ông tổ Ed Mirvish người Do Thái. Vì khôn ngoan và biết buôn bán nên Mirvish đã rất thành công. Ông đã mua được nhiều căn phố chung quanh, đã là chủ nhân nhiều rạp hát danh tiếng. Hàng năm ông mở lễ hội mùa hè rất lớn và miễn phí để mời mọi người. Mỗi năm mùa lễ Giáng Sinh ông trao tặng mấy trăm con gà tây cho những ai tới mua hàng sớm ở cửa hiệu ngã tư Bathurst và Bloor. Mirvish vừa tuyên bố cửa hàng lịch sử này sẽ đóng cửa. Ông đã bán nó với giá 100 triệu đồng. Nghe nói một công ty địa ốc đã mua và sẽ xây một cao ốc chúng cư…
Tin thứ bốn là bệnh viện Oshawa ở gần Toronto vừa báo tin là họ đã chính thức kính mời công chúa Kate của Anh Quốc sang đẻ con ở đây. Họ mong sẽ được danh dự đón chào người chắt của Nữ Hoáng Elizabeth. Người chắt sắp sinh này sẽ là quốc trưởng của Canada khi đến lượt lên làm vua. Dân làng tôi nghe tin này thì đều cười rộ, khen cái bệnh viện này khéo quảng cáo tên tuổi. Cụ Chánh tiên chỉ làng bảo : Thời gian đi nhanh thế, mới ngày nào Công chúa Elizabeth lên ngôi vua, nay bà đã làm vua được 60 năm và nay đã có chắt.
Và tin cuối cùng là Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế giới vừa được tổ chức tại Rio de Janeiro xứ Brazil, với hàng triệu bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Cái đỉnh của đại hội là sự có mặt và bài giảng của tân Giáo Hoàng Phanxicô. Đây là đại hội lần thứ 14, cứ 2 năm một lần.
Anh John kể đến đây rồi tuyên bố hết phần thời sự và xin trả diễn đàn cho làng. Anh bảo từ đầu bữa đến giờ làng ta toàn nói các chuyện nghiêm trang, anh xin ông H.O. mang không khí vui tươi đến cho làng. Ông H.O. được mời một cách trịnh trọng như vậy thì sung sướng lắm, ông bèn lên tiếng ngay:
- Xưa nay làng ta thường hay kể chuyện sợ vợ. Hôm nay tôi xin kể chuyện sợ chồng. Tôi gặp chuyện này trên máy điện tử, như sau:
. Thế giới đều sợ đàn bà Mỹ vì đàn bà Mỹ hễ nói là làm.
. Đàn bà Mỹ lại sợ đàn bà Nhật vì đàn bà Nhật làm xong mới nói.
. Đàn bà Nhật lại sợ đàn bà Trung Quốc vì đàn bà Trung Quốc không nói mà làm.
. Đàn bà Trung Quốc lại sợ đàn bà Việt nam vì đàn bà Việt Nam nói một đàng làm một nẻo
. Đàn bà Việt Nam lại sợ đàn ông Việt Nam
Vì đàn ông Việt Nam không nói thì không làm
Mà khi làm thì lại làm chuyện không nói !
Cả làng nghe xong thì phá ra cười và hoan hô đề tài ‘sợ đàn ông VN’.
Ông ODP thì gật đầu lia lịa và phê rằng chuyện này nghe được lắm vì không xúc phạm giới nào cả. Bây giờ tôi cũng xin góp một chuyện. Tôi vừa đọc trên máy câu chuyện cười này, đọc xong mà tôi không biết chuyện xúc phạm đến giới nào, xin cả làng nghe xong thì chỉ dẫn cho :
… Có hai vợ chồng trẻ kia đang chơi gôn tại một sân gôn cực kỳ đắt tiền, bao quanh bởi những ngôi nhà cực kỳ sang trọng. Khi chơi đến lỗ thứ ba thì ông chồng lên tiếng dặn vợ, một thiếu nữ xinh đẹp :
- Em à, em hãy cẩn trọng nha vì nếu trái banh lỡ choang vào một cửa kiếng thì chúng ta phải đền một số tiền lớn đó.
Người vợ nghe xong liền gật đầu xin vâng. Nhưng rồi chẳng may người vợ vô ý làm một cú đánh mạnh, trái banh bay thẳng vào làm vỡ một cửa kiếng lớn của căn biệt thự sang trọng nhất khu. Người chồng tức giận la vợ, sau đó hai người đến gõ cửa căn nhà. Một người đàn ông cao ráo bảnh bao ra mở cửa và mời họ vào nhà. Vừa bước vào là họ thấy ngay một cái chai bị bể nát tung toé trên sàn.
Chủ nhân mời họ ngồi rồi nói :
- Ta là vị thần bị giam trong cái chai này đã hơn ngàn năm. Nay nhờ cú banh làm vỡ cái chai mà ta được giải thoát. Vậy ta muốn đền ơn. Ta mang sẵn trong người 3 điều ước, Ta cho hai anh chị mỗi người một điều. Ta sẽ lấy điều thứ ba. Ước điều gì cũng được, ta cho hết. Ta cho anh nói trước. Anh hãy cho ta biết anh ước điều gì.
Ông chồng suy nghĩ một lúc rồi thưa:
- Tôi muốn mỗi tháng có một triệu Mỹ kim
- Dễ thôi. Kể từ đầu tháng này trở đi anh sẽ nhận được một triệu mỹ kim.
Rồi ông thần quay vào cô gái :
- Còn cô, cô ước điều gì?
Cô vợ cũng suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tôi ước có một biệt thự đẹp tại 20 cuờng quốc hiện nay trên thế giới.
-Cũng dễ thôi. Ngày mai cô em sẽ nhận được giấy chủ quyền các biệt thự đó.
Hai vợ chồng qùy xuống lạy tạ vị thần. Rồi ông chồng lên tiếng :
- Thế còn ngài, ngài ao ước điều gì?
Vị thần cười tủm tỉm rồi nói :
- Ta khoẻ mạnh thế này mà đã bị giam hãm hơn một ngàn năm, ta thèm đàn bà lắm. Ta ước được ngủ với vợ anh một lần, chỉ một lần mà thôi.
Hai vợ chồng nhìn nhau đắn đo suy nghĩ, sau cùng người chồng nói với vợ : Chúng ta đã được hai điều to lớn, anh nghĩ em nên chiều ông thần một lần vì chẳng thiệt hại gì.
Thế là ông thần dẫn cô gái vào phòng du dương. Sau hai giờ ân ái, ông thần hỏi cô gái :
- Chồng em bao nhiêu tuổi?
- Thưa năm nay chồng em 40
Ông thần bèn cười hà hà rồi nói:
-Thật không thể tưởng tượng nổi. Đã 40 tuổi mà anh ta vẫn còn tin chuyện thần thánh cổ tích sao?
Kể đến đây xong thì ông ODP tuyên bố hết chuyện. Cả làng vỗ tay. Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân gốc Huế vỗ tay lâu nhất rồi nói :
- Chuyện bác kể lâm ly và hấp dẫn qúa, tụi em đây cứ nghĩ ông ta là ông thần thật. Chủ nhân căn nhà quả là thông minh. Chắc ông ta đã nhìn qua khe cửa từ lâu và đã thấy vợ anh kia xinh đẹp nên mới bày ra cái kế đập chai rồi xưng mình là thần.
Thấy hai cô Huế thích chuyện qúa, Anh John liền cười rồi góp ý : Bài học rút ra từ câu chuyện này là chúng ta không nên đi đánh gôn ở khu nhà giàu, và không bao giờ tin ai là thần bị nhốt trong chai.
Cả làng nghe đến đây đều bò ra cười.
Rồi cụ B.95 chủ nhà lên tiếng :
- Mở đầu bữa tiệc, anh John đã nói chuyện nhà thờ, chuyện đạo. Tôi thèm nghe chuyện nhà thờ lắm, nó lạ tai, nó ý nghiã. Nếu cả làng cho phép thì xin Anh John kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện trong sách thánh, chuyện nào mà anh cho là hay nhất.
Anh John vái cụ một cái rồi xin cụ cho nghĩ một phút. Dân làng ai cũng hồi hộp. Hết một phút thì anh kể :
- Sách Thánh chỗ nào cũng chép chuyện giảng đạo của Chúa Giêsu. Ngày xưa dân trí Do Thái thấp lắm nên Chúa thường giảng đạo bằng các chuyện dụ ngôn. Cháu thích nhất dụ ngôn sau đây : Bữa đó có một nhà kinh sư, tức một chức sắc trong đạo Do Thái đến gặp Chúa. Chắc ông này vừa có ý học hỏi vừa có ý thử tài của Chúa. Ông hỏi : Thưa Thày; Luật chép rằng : Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức và yêu tha nhân như chính mình vậy. Vậy ai là tha nhân của tôi? Chúa bèn kể cho ông nghe câu chuyện này : Có một người bộ hành đi từ Jerusalem và định đến thành Jericho nhưng dọc đường bị cướp tấn công, lấy hết của cải. Ông ta bị nhiều thương tích, nằm bất tỉnh bên đường. Có một thày thượng tế đi qua, thấy nạn nhân, thày đã bỏ qua và đi tiếp. Rồi một vị kỳ mục cũng đi qua, cũng thấy nạn nhân nằm bất tỉnh nhưng cũng bỏ qua và đi tiếp. Rồi một người xứ Samarita ngoại đạo đi qua, người này trông thấy nạn nhân máu me đầm đìa nằm bất tỉnh bèn động lòng thương, vực nạn nhân lên lưng lừa của mình và dẫn đến một quán bên đường. Ông ta băng bó vết thương, cho ăn, rồi xin chủ quán săn sóc nạn nhân này, ông ta hứa khi đi xong công việc thì sẽ trở lại và thanh tóan mọi chi phí. Chúa Giêsu kể đến đây rồi hỏi vị kinh sư : Theo ông thì trong 3 người đã đi qua, ai là người đã ‘yêu tha nhân như chính mình?
- Thưa thày, đó là ông Samarita.
Chúa Giêsu liền nói:
- Kinh sư nói đúng, ngài hãy về và sống như vậy
Anh John kể đến đây, rồi nhìn cả làng: Người ta thường tóm tắt đạo Thiên Chúa là đạo tình yêu : yêu Chúa và yêu người. Chúng ta thường ‘yêu người’ bằng miệng, chỉ nói chứ không bằng việc làm. Ông Samarita chính là kẻ đã yêu người bằng việc làm. Mẹ Teresa Calcutta bên Ấn Độ ôm các người ốm đau bệnh tật bẩn thỉu vào lòng, đó chính là một ông Samarita. Mấy bà sơ lặn lội đến với các người cùi khuyết tật bên VN, đó là những ông Samarita.
Cả làng lại vỗ tay râm ran, bà cụ B.95 vỗ tay to nhất và lâu nhất.
Kính chúc các cụ luôn luôn có cái tâm Samarita, yêu tha nhân như yêu mình, yêu bằng việc làm.
TRÀ LŨ
Tái bút : Trong bài chuyện phiếm ‘ Chuyện Gà Mổ ’viết trong tháng 6 vừa qua tôi có nói về cuốn sách ĐI của nhà văn Thy Vy kể chuyện ông Bắc Kỳ ‘ri cư’ 1954. Nhiều độc giả muốn hỏi mua cuốn sách tếu này. Xin liên lạc trực tiếp với Ông Thy Vy hiện ở Nevada Hoa Kỳ, (775)303-4542.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Chiên
Diệp Hải Dung
21:08 07/08/2013
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Thì ra Người ấy vẫn chăn chiên
Ngài vẫn chăn chiên cách độc quyền
Ngài ở đây từ bao thế hệ
Bầy chiên nhờ đó vẫn an nhiên.
(Trích thơ của Trăng Thập Tự)