Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 19 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:15 07/08/2018
(Ga 6, 41-52)
BÁNH HẰNG SỐNG.
Bánh trời hằng sống nhiệm mầu,
Ban cho nhân loại, nhu cầu thần lương.
Nuôi hồn chữa xác tựa nương,
Thông ban sự sống, miên trường khát khao.
Đây là Thịt Máu Chúa trao,
Bởi trời mà xuống, biết bao ân tình.
Mấy người Do-thái bực mình,
Có cha có mẹ, bình sinh sống đời.
Mẹ cha sống với mọi người,
Xì xầm to nhỏ, bởi trời là sao?
Quyền năng phép tắc trên cao,
Nghe lời giáo hóa, truyền rao tín điều.
Ta là sự sống cao siêu,
Ai tin sẽ được, thiên triều phúc vinh.
Thịt Ta lương thực thần linh,
Hiến thân nuôi dưỡng, chúng sinh trong đời.
Chúa Giêsu đã phán rằng: Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống. Bánh hằng sống mà Chúa Giêsu ban cho nhân loại chính là Thịt và Máu Thánh Chúa. Trong bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu hiện diện thật trong tấm bánh nhỏ và chén rượu nho. Làm sao gọi là bánh hằng sống? Tấm bánh mà chúng ta rước lễ mỗi ngày có một sức sống vô biên biến đổi và dưỡng nuôi cả hồn lẫn xác.
Theo cái nhìn trần tục hoặc phân tích khoa học dinh dưỡng, tấm bánh hằng sống không có giá trị bao nhiêu. Nó không đủ để nuôi sống được con người. Thế nhưng tại sao chúng ta cung kính và chăm chú tham dự thánh lễ và rước lễ. Người lớn cũng như trẻ em cùng chia nhau một tấm bánh nhỏ bé và một chén rượu nho. Đây là mầu nhiệm đức tin. Với tấm bánh nhỏ đã được truyền phép trong thánh lễ đã trở nên thần lương đem sức sống thiêng liêng. Tấm bánh nhỏ chứa đựng trọn vẹn Chúa Giêsu cả thần tính và nhân tính.
Ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể chính là lễ Tạ Ơn. Chúa Kitô đã hiến thân chịu chết trên thánh giá để cứu độ và chuộc tội cho chúng ta. Chúa đã chết vì tình yêu. Một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện. Thánh Thể là thân thể của Chúa được trao ban cách nhưng không. Chúa dùng chính Thịt Máu mình trong bí tích Thánh Thể để dưỡng nuôi chúng ta cũng như người mẹ dùng chính sữa của mình mà nuôi con.
Truyện kể rằng một người mẹ dẫn con qua đường. Vừa sang tới lề đường bên kia, gặp một người ăn mày đang ngửa tay xin bố thí. Để tập đức thương người, bà đưa cho đứa con một tờ giấy bạc để cho người ăn xin. Đứa con cầm tiền nhưng rụt rè không đưa. Bà mẹ đứng chờ mãi không thấy con đưa tiền vào đôi tay của người ăn xin. Bà khom xuống dí ngón tay vào tay của con cho tiền rơi xuống. Đi một quãng, bà hỏi con: Sao con không cho ông ta. Con sợ à. Đứa con trả lời: không, con không sợ. Con chờ ông ta đưa tay ra lấy. Mẹ bảo: Thường khi ông ăn mày sẽ không cầm lấy mà ông chỉ ngửa tay, mình cho bao nhiêu cứ bỏ vào lòng bàn tay ông. Người ăn xin ngửa hai bàn tay ra xin bố thí. Ai cho nhiều hay ít gì cứ tự nhiên bỏ vào. Ngửa tay chờ đợi và nói lời cám ơn.
Chúng ta đến với Chúa đưa hai bàn tay ngửa xin ơn lành. Tin tưởng vào lòng nhân hậu và đại lượng của Chúa. Chúa sẽ ban ơn phúc lành cho chúng ta. Chúng ta nhận lấy và cám tạ ơn Chúa. Hãy đến với Chúa bất cứ khi nào chúng ta muốn, nhất là khi chúng ta mệt mỏi, chán nản và thất vọng. Đừng vì thất vọng mà chúng ta xa Chúa. Chỉ có nơi Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy nguồn sinh lực. Chỉ có Chúa mới giải trừ được mọi nỗi khát mong của tâm hồn. Chúa chính là thần lương và là bánh tự trời xuống.
THỨ HAI, TUẦN 19 THƯỜNG NIÊN
(Đnl 10, 12-22; Mt 17, 21-26).
NỘP THUẾ
Đền thờ thu thuế người dân,
Chu toàn bổn phận, thế nhân cuộc đời.
Quản thu chất vấn đôi lời,
Thầy và môn đệ, vào nơi chốn này.
Cũng cần nộp thuế trả vay,
Phê-rô đáp lại, là Thầy trả cho.
Vua quan đòi thuế tự do,
Miễn đòi con cái, rút kho ngoại kiều.
Khỏi phiền vấp phạm giáo điều,
Thả câu bắt cá, tiền tiêu thuế phần.
Vâng theo luật buộc thế trần,
An bình xã hội, thuế thân chu toàn.
Công dân bổn phận lo toan,
Hai phần hồn xác, khôn ngoan dự trù.
Cuộc đời nghĩa vụ khiêm nhu,
Hoàn thành sứ mệnh, chân tu tuyệt vời.
THỨ BA, TUẦN 19 THƯỜNG NIÊN
(Đnl 32, 1-8; Mt 18, 1-5.10.12-14).
TRẺ NHỎ
Người nào lớn nhất Nước Trời,
Đó là trẻ nhỏ, gọi mời đơn sơ.
Ai mà đón nhận trẻ thơ,
Vì danh Thiên Chúa, thiên cơ từ trời.
Đừng khinh con trẻ trong đời,
Thiên thần của chúng, trên trời quan chiêm.
Ông già bà cả tị hiềm,
Chúa thương trẻ nhỏ, nỗi niềm dấu yêu.
Tâm hồn thanh khiết yêu kiều,
Thánh nhan chiêm ngưỡng, huyền siêu cao vời.
Chúa chiên cứu chữa người đời.
Lạc đường yếu bệnh, gọi mời chăm lo.
Một con chiên lạc đi mò,
Kiếm tìm khắp chốn, lắng lo từng ngày.
Tâm tình bé mọn thẳng ngay,
Cha Ta yêu mến, thương thay phận người.
THỨ TƯ, TUẦN 19 THƯỜNG NIÊN
(Đnl 34, 1-12; Mt 18, 15-20).
SỬA LỖI
Anh em lỗi phạm điều răn,
Hãy đi sửa dạy, ăn năn tội tình.
Tách riêng góp ý một mình,
Động lòng sám hối, nghĩ tình lắng nghe.
Khi nào tự ái dấu che,
Cần nên giải quyết, bạn bè giúp cho.
Hai ba nhân chứng phụ lo,
Kiêu kỳ phản đối, nhường cho cộng đoàn.
Cứng đầu cứng cổ đa đoan,
Không màng vâng phục, lăng loàn kẻ dưng.
Chúa trao chìa khóa Tin mừng,
Giam cầm tháo gỡ, không ngừng thứ tha.
Hai người cầu nguyện cùng Cha,
Hiệp lời hiệp ý, thiết tha van nài,
Cha Thầy Đấng ngự trên ngai,
Trên trời ban phước, thiên tài giáng ân.
THỨ NĂM, TUẦN 19 THƯỜNG NIÊN
(Jos 3, 7-10a.11.13-17; Mt 18, 21-19, 1).
THA THỨ
Hãy học tha thứ người ta,
Bảy lần là đủ, bỏ qua lỗi người.
Chúa rằng rộng lượng ở đời,
Bảy mươi lần bảy, gọi mời thứ tha.
Lỗi lầm ai đã kinh qua,
Con người yếu đuối, dễ sa tội đời.
Vua kia tính sổ nợ đời,
Một người mắc nợ, không nơi nương nhờ.
Xin vua tha nợ nằm chờ,
Thương tình xóa sạch, nào ngờ Vua tha.
Ra ngoài gặp bạn không nhà,
Cố tình bóp cổ, trấn tra đòi tiền.
Bạn bè gặp khó liên miên,
Tà tâm độc ác, phát điên dập trù.
Vua nghe câu truyện thằng ngu,
Bắt giam trả nợ, ngồi tù biết thân.
THỨ SÁU, TUẦN 19 THƯỜNG NIÊN
(Jos 24, 1-13; Mt 19, 3-12).
HÔN NHÂN
Hôn nhân kết nối hai người,
Một nam một nữ, ơn trời khấng ban.
Từ đầu tác tạo thế gian,
Hóa công xếp đặt, trao ban vào đời.
Gia đình nồng cốt tuyệt vời,
Tinh yêu gắn bó, cao vời biết bao.
Không nên chia cách thân trao,
Cả hai nên một, kết giao vợ chồng.
Điều mà Thiên Chúa ước mong,
Gia đình kết hợp, nối dòng cháu con.
Cuộc đời chồng vợ sắt son,
Chung tình thuận ý, núi non một lòng.
Lữ hành cuộc sống thong dong,
Gia đình hạnh phúc, cầu mong vững bền.
Nguyện cầu phúc lộc ơn trên,
Chu toàn thánh ý, đáp đền thiên ân.
THỨ BẢY, TUẦN 19 THƯỜNG NIÊN
(Jos 24, 14-19; Mt 19, 13-15).
TRẺ THƠ
Tinh thần trẻ nhỏ dấu yêu,
Hồn nhiên trong trắng, mỹ miều dễ thương.
Tâm hồn bé mọn náu nương,
Chúa thương ôm ẵm, hoa hương cuộc đời.
Đơn sơ thanh khiết vào đời,
Trở nên trẻ nhỏ, Nước Trời phúc ân.
Không nên quở trách biệt phân,
Cũng đừng ngăn cản, cận thân với Thầy.
Đặt tay chúc phúc cả bầy,
Bé trai trẻ gái, xum vầy hát ca.
Hãy để chúng đến với Ta,
Thương yêu trìu mến, ơn Cha tuyệt vời.
Cửa vào ngõ hẹp Nước Trời,
Khiêm nhu phó thác, sống đời thân thương.
Lời khuyên đưa dẫn mở đường,
Sống như trẻ nhỏ, tựa nương quan phòng.
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 19 – B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:52 07/08/2018
Hãy đến với Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIX – B
(Ga 6, 41 – 52)
Khởi đi từ phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng, phụng vụ Lời Chúa các tuần tiếp theo giúp chúng ta đọc lại hầu như toàn bộ chương 6 Tin Mừng theo thánh Gioan. Đây là cơ hội để khám phá con người Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống, sức mạnh của Lời Chúa, ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Mỗi Chúa Nhật một khía cạnh khác nhau. Từ Bánh Bởi Trời là Chúa Giêsu đến Bánh Ban Sự Sống, Tấm Bánh Thánh Thể và Bánh Lời Chúa.
Tin Mừng hôm nay tiếp tục quảng diễn cho chúng ta bầu không khí tại quê nhà của Chúa Giêsu và thái độ của những người đồng hương đến nghe Chúa giảng. Sau khi đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, kèm theo lời giải thích cho dân chúng về ý nghĩa của "dấu chỉ" ấy xong, Chúa Giêsu tuyên bố : « Ta là hằng sống bởi trời mà xuống » (Ga 6,51). Câu này khiến cho những cùng quê với Chúa Giêsu sửng sốt. Họ đâu có đón nhận Lời này. Họ coi đó là gương mù gương xấu. Họ lẩm bẩm với nhau, bới lông tìm vết : " Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: 'Ta bởi trời mà xuống" (Ga 6,42). Cuộc sống của Chúa Giêsu rất đỗi bình thường giữa người làng xóm, thường đến nỗi khiến người ta vấp phạm vì lời Người. Thấy họ lẩm bẩm, Chúa Giêsu nói : "Các người chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy", và Người thêm: "Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời" (Ga 6, 44.47).
Người Cha mà Chúa Giêsu nói với họ không ai nhìn thấy bao giờ là người cha nào ? Bánh từ trời xuống là bánh gì mà người ta ăn vào sẽ sống đời đời ? Trong khi đó, manna của ăn trong sa mạc, cha ông họ đã ăn và đã chết thì Chúa phủ nhận, nay tuyên bố : "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51). Thịt của Chúa có thể là thức ăn cho con người được không? Sự chống đối mà Chúa Giêsu đã gieo vào giữa những người Do Thái cũng có thể áp dụng cho chúng ta ngày hôm nay nếu chúng ta không trả lời được câu hỏi căn bản "Chúa Giêsu là ai?" trong đời sống kitô giáo của mình.
Trước chúng ta, nhiều người nam cũng như nữ đã tự đặt ra cho mình câu hỏi này, và cá nhân họ đã có câu trả lời, họ đã đến với Chúa, đi theo Chúa và tận hưởng một cuộc sống vô tận tràn đầy tình yêu như Chúa hứa : "Và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết" (x. Ga 6, 44). Juan Casiano đã nói với các môn đệ mình rằng, "Hãy đến gần Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ đến gần anh em vì 'không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng đã sai Ta không lôi kéo kẻ ấy' ". Lời mời gọi của Chúa trong Tin Mừng vẫn thúc bách chúng ta hôm nay, "Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồ dưỡng" (Mt 11,28).
Những lời này không chỉ dành cho một số người, không, Chúa nói những lời ấy là dành cho tất cả mọi người, những ai đang mệt mỏi với gánh nặng, những ai cảm thấy mình bị loại ra khỏi lời mời gọi của Chúa. Chúa thấu hiểu cuộc sống này nặng tới mức độ nào và Chúa còn thấy bao điều mệt mỏi trong tâm hồn chúng ta như : thất vọng, vết thương trong quá khứ, lầm lỗi trong hiện tại, những bất định và lo âu về tương lai. Chúa mời gọi chúng ta : "Hãy đến! ".
Đón nhận Lời Chúa, chúng ta hãy năng đến với Chúa Giêsu mỗi ngày và đi vào trong sự hiệp thông thân tình với Chúa, ăn thịt Chúa, vì như Orgene nói : "Của ăn đích thực là mình Chúa Kitô, Đấng là Ngôi Lời, nhập thể làm người giữa chúng ta". Hãy đến với Chúa Giêsu, vì chính Người là Đấng được Chúa Cha đã sai vào thế gian làm Lương thực trường tồn, và vì điều này mà Chúa Giêsu đã hiến tế mạng sống mình, hiến trao thịt và máu Người làm của ăn cho chúng ta.
Vì thế, trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta, những người đang lữ hành trên bước đường dương thế để nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái nơi mình, như xưa Người đã đồng hành với các môn đệ trên đường Emmaus. Hơn nữa, Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ an ủi chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta đạt tới chân lý và bình an. Mỗi khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta được nuôi dưỡng trong đức tin, đức cậy và đức mến; an ủi chúng ta giữa những thử thách của cuộc đời.
Được Chúa Giêsu Thánh Thể nuôi dưỡng, cũng có nghĩa chúng ta phải từ bỏ chính mình, để đặt niềm tin nơi Chúa và để cho Chúa hướng dẫn. Bằng cách ấy, tình yêu nhưng không mà chúng ta nhận nơi Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể với tác động của Chúa Thánh Thần, sẽ nuôi dưỡng lòng mến Chúa và tình yêu thương mà chúng ta dành cho từng anh chị em mà chúng ta gặp gỡ trên mọi bước đường đời. Được nuôi dưỡng bởi Thân Mình Chúa Kitô, chúng ta ngày càng trở nên thân thiết hơn và cụ thể hơn với Thân Thể nhiệm màu của Chúa Kitô là chính Hội Thánh.
Lạy Đức Nữ Trinh Maria, Mẹ luôn hiệp thông mật thiết với Đấng là Bánh Hằng Sống, xin giúp chúng con tái khám phá vẻ đẹp của Bí tích Thánh Thể, là bí tích nuôi dưỡng đời sống đức tin, để chúng con biết sống mật thiết với Chúa và với anh chị em đồng loại. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
SẼ TRƯỜNG SINH NẾU ĂN BÁNH GIÊSU
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIX – B
(Ga 6, 41 – 52)
Ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, con người ở mọi nơi mọi thời vẫn hằng khao khát sống sống trường sinh bất lão. Vì khát khao vậy, nên người ta ra công tìm mọi cách để kéo dài sự sống bao nhiêu có thể. Hôm nay, Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta một thứ lương thực trường tồn là chính Chúa: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời” (Ga 6, 51).
Bánh trong sa mạc
Trên hành trình về Đất Hứa, qua sa mạc Sin, giữa Êlim và Sinai, dân Israel nổi loạn kêu trách Môsê đã dẫn họ ra khỏi Ai Cập để vào đây phải chết đói (x. Xh 16,3). Môsê đã xinThiên Chúa ban cho Manna từ trời xuống làm của ăn dòng dã 40 năm trường (x. Xh 16, 1- 36 ).
Đến lượt Êlia, người Tisbê, ở Galaad, sứ ngôn của Thiên Chúa, trong thời kỳ hạn hán không có mưa, có sương, Thiên Chúa đã dùng quạ ở thung lũng Cơrít và bà góa thành Xarépta nuôi ông (x. 1V 17, 1-15). Và trong cuộc hành trình đến núi Horeb của Thiên Chúa, ngài đã dùng chính Thiên Thần mang bánh đến cho ông ăn, nhờ “sức của nuôi ấy, ông đi bốn mươi ngày bốn mươi đêm mới tới Horeb, núi của Thiên Chúa” (1V 19, 8).
Cho dù là Manna từ trời xuống nuôi dân Israel trong sa mạc, hay bánh Thiên Thần mang đến cho Êlia nuôi sống người ta 40 ngày cùng lắm là 40 năm đi nữa, thì những thứ bánh đó cũng chỉ nuôi sống con người cách rất tạm bợ, kẻ ăn những thứ bánh ấy vẫn đói, vẫn khát và vẫn phải chết. Hôm nay, Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta bánh bởi trời xuống là chính Chúa, Người đến làm no thỏa cái đói tinh thần con người, ai ăn chính Người sẽ khỏi đói muôn đời, và nhất là khỏi chết đời đời.
Bánh Giêsu
Thật không phải dễ để giúp những người Do thái thời Chúa Giêsu đón nhận Chúa là Bánh Hằng Sống, thứ bánh họ cần thiết phải kiếm tìm, và ăn không phải nhằm thỏa mãn thể lý trong một thời gian, nhưng còn để sống vĩnh viễn. Chính vì thế, từ phép lạ hóa bánh ra nhiều làm thỏa mãn cái đói thể xác của họ một cách lạ lùng, Người chuẩn bị họ đón nhận lời loan báo, Người chính là bánh từ trời xuống (x. Ga 6, 41) làm thỏa mãn một cách vĩnh viễn :“Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời” (Ga 6, 51).
Trong hành trình dài nơi sa mạc, toàn dân Do thái đã sống kinh nghiệm Manna, bánh từ trời xuống dưỡng nuôi họ cho tới khi vào đất hứa. Thật đáng ngưỡng mộ Thiên Chúa đã làm mưa Manna từ trời xuống mỗi ngày cho cha ông chúng họ ăn no thỏa thích. Đó là lý do tại sao người ta nói : “Bánh Thiên Thần phàm nhân được hưởng” (Tv 77, 25). Tuy nhiên, những người ăn bánh này trong sa mạc đều đã chết. Nay, Chúa Giêsu là bánh đích thực do Thiên Chúa Cha ban xuống từ trời, ai ăn sẽ khỏi phải chết muôn đời, bánh đó chính là thân mình Chúa Giêsu, Người quả quyết: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời”(Ga 6, 51). Chúa Giêsu là bánh từ trời xuống, là hồng ân bởi trời, là chính Chúa ngự trên các tầng trời, có khả năng duy trì sự sống không phải chỉ trong một lúc hay một đoạn đường, mà luôn mãi. Người là lương thực ban sự sống vĩnh cửu, bởi vì Người là Con Một Thiên Chúa, ở cung lòng Thiên Chúa Cha, đến để trao ban cho con người sự sống tràn đầy, dẫn con người vào trong chính sự sống của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã thất bại, gặp phải điều cấm kỵ trong dân Israel khi tuyên bố :“Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51 ). Người dẫn chứng : “Cha ông các ngươi đã ăn Manna trong sa mạc và đã chết”, khiến họ kêu trách: “Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: ‘Ta bởi trời mà xuống”(Ga 6, 42). Họ không vượt qua được các nguồn gốc trần gian, và vì thế họ khước từ tiếp nhận Chúa Giêsu như Lời nhập thể của Thiên Chúa. Và như một hệ quả, họ đã mang án tử để đi vào cõi chết vì không tin. Họ còn quá xa bánh bởi trời và không cảm thấy đói bánh ấy.
Sứ điệp Lời Chúa
Phần chúng ta giờ này đây phải tự hỏi xem chúng ta có thật sự tin Chúa là bánh hằng sống, có cảm thấy đói Lời Chúa, đói bánh Giêsu không? Nếu chúng ta cảm thấy đói thực sự, chúng ta hay tin vào Chúa và để Thiên Chúa lôi kéo. Vì chỉ có ai được Thiên Chúa Cha lôi kéo, chỉ có ai lắng nghe Người và để cho Người dậy dỗ, mới có thể tin nơi Chúa Giêsu, găp gỡ Người và nuôi dưỡng mình bởi Người, và như thế tìm ra sự sống thật, tìm ra con đường sự sống, công lý, sự thật và tình yêu. Vì thật ra, ai ăn bánh hằng sống thì tin nơi Chúa, và ai tin thì ăn và trong một cách vô hình họ được no thỏa.
Ngày hôm nay, qua bàn tiệc Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng mời gọi mỗi chúng ta hãy đến để đón nhận bánh ban sự sống, bánh bởi Trời đích thực là chính thân mình Người: “Đây là Mình Thầy”; “Đây là Máu Thầy”; “Ai tin và đón nhận sẽ được sống muôn đời”.
Xin cho mỗi người chúng ta có lòng tin yêu Chúa hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể, để qua việc lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, chúng ta được sống trường sinh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIX – B
(Ga 6, 41 – 52)
Khởi đi từ phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng, phụng vụ Lời Chúa các tuần tiếp theo giúp chúng ta đọc lại hầu như toàn bộ chương 6 Tin Mừng theo thánh Gioan. Đây là cơ hội để khám phá con người Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống, sức mạnh của Lời Chúa, ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Mỗi Chúa Nhật một khía cạnh khác nhau. Từ Bánh Bởi Trời là Chúa Giêsu đến Bánh Ban Sự Sống, Tấm Bánh Thánh Thể và Bánh Lời Chúa.
Tin Mừng hôm nay tiếp tục quảng diễn cho chúng ta bầu không khí tại quê nhà của Chúa Giêsu và thái độ của những người đồng hương đến nghe Chúa giảng. Sau khi đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, kèm theo lời giải thích cho dân chúng về ý nghĩa của "dấu chỉ" ấy xong, Chúa Giêsu tuyên bố : « Ta là hằng sống bởi trời mà xuống » (Ga 6,51). Câu này khiến cho những cùng quê với Chúa Giêsu sửng sốt. Họ đâu có đón nhận Lời này. Họ coi đó là gương mù gương xấu. Họ lẩm bẩm với nhau, bới lông tìm vết : " Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: 'Ta bởi trời mà xuống" (Ga 6,42). Cuộc sống của Chúa Giêsu rất đỗi bình thường giữa người làng xóm, thường đến nỗi khiến người ta vấp phạm vì lời Người. Thấy họ lẩm bẩm, Chúa Giêsu nói : "Các người chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy", và Người thêm: "Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời" (Ga 6, 44.47).
Người Cha mà Chúa Giêsu nói với họ không ai nhìn thấy bao giờ là người cha nào ? Bánh từ trời xuống là bánh gì mà người ta ăn vào sẽ sống đời đời ? Trong khi đó, manna của ăn trong sa mạc, cha ông họ đã ăn và đã chết thì Chúa phủ nhận, nay tuyên bố : "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51). Thịt của Chúa có thể là thức ăn cho con người được không? Sự chống đối mà Chúa Giêsu đã gieo vào giữa những người Do Thái cũng có thể áp dụng cho chúng ta ngày hôm nay nếu chúng ta không trả lời được câu hỏi căn bản "Chúa Giêsu là ai?" trong đời sống kitô giáo của mình.
Trước chúng ta, nhiều người nam cũng như nữ đã tự đặt ra cho mình câu hỏi này, và cá nhân họ đã có câu trả lời, họ đã đến với Chúa, đi theo Chúa và tận hưởng một cuộc sống vô tận tràn đầy tình yêu như Chúa hứa : "Và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết" (x. Ga 6, 44). Juan Casiano đã nói với các môn đệ mình rằng, "Hãy đến gần Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ đến gần anh em vì 'không ai đến được với Ta nếu Cha, là Đấng đã sai Ta không lôi kéo kẻ ấy' ". Lời mời gọi của Chúa trong Tin Mừng vẫn thúc bách chúng ta hôm nay, "Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồ dưỡng" (Mt 11,28).
Những lời này không chỉ dành cho một số người, không, Chúa nói những lời ấy là dành cho tất cả mọi người, những ai đang mệt mỏi với gánh nặng, những ai cảm thấy mình bị loại ra khỏi lời mời gọi của Chúa. Chúa thấu hiểu cuộc sống này nặng tới mức độ nào và Chúa còn thấy bao điều mệt mỏi trong tâm hồn chúng ta như : thất vọng, vết thương trong quá khứ, lầm lỗi trong hiện tại, những bất định và lo âu về tương lai. Chúa mời gọi chúng ta : "Hãy đến! ".
Đón nhận Lời Chúa, chúng ta hãy năng đến với Chúa Giêsu mỗi ngày và đi vào trong sự hiệp thông thân tình với Chúa, ăn thịt Chúa, vì như Orgene nói : "Của ăn đích thực là mình Chúa Kitô, Đấng là Ngôi Lời, nhập thể làm người giữa chúng ta". Hãy đến với Chúa Giêsu, vì chính Người là Đấng được Chúa Cha đã sai vào thế gian làm Lương thực trường tồn, và vì điều này mà Chúa Giêsu đã hiến tế mạng sống mình, hiến trao thịt và máu Người làm của ăn cho chúng ta.
Vì thế, trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu luôn đồng hành với chúng ta, những người đang lữ hành trên bước đường dương thế để nuôi dưỡng đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái nơi mình, như xưa Người đã đồng hành với các môn đệ trên đường Emmaus. Hơn nữa, Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ an ủi chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta đạt tới chân lý và bình an. Mỗi khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta được nuôi dưỡng trong đức tin, đức cậy và đức mến; an ủi chúng ta giữa những thử thách của cuộc đời.
Được Chúa Giêsu Thánh Thể nuôi dưỡng, cũng có nghĩa chúng ta phải từ bỏ chính mình, để đặt niềm tin nơi Chúa và để cho Chúa hướng dẫn. Bằng cách ấy, tình yêu nhưng không mà chúng ta nhận nơi Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể với tác động của Chúa Thánh Thần, sẽ nuôi dưỡng lòng mến Chúa và tình yêu thương mà chúng ta dành cho từng anh chị em mà chúng ta gặp gỡ trên mọi bước đường đời. Được nuôi dưỡng bởi Thân Mình Chúa Kitô, chúng ta ngày càng trở nên thân thiết hơn và cụ thể hơn với Thân Thể nhiệm màu của Chúa Kitô là chính Hội Thánh.
Lạy Đức Nữ Trinh Maria, Mẹ luôn hiệp thông mật thiết với Đấng là Bánh Hằng Sống, xin giúp chúng con tái khám phá vẻ đẹp của Bí tích Thánh Thể, là bí tích nuôi dưỡng đời sống đức tin, để chúng con biết sống mật thiết với Chúa và với anh chị em đồng loại. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
SẼ TRƯỜNG SINH NẾU ĂN BÁNH GIÊSU
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIX – B
(Ga 6, 41 – 52)
Ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, con người ở mọi nơi mọi thời vẫn hằng khao khát sống sống trường sinh bất lão. Vì khát khao vậy, nên người ta ra công tìm mọi cách để kéo dài sự sống bao nhiêu có thể. Hôm nay, Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta một thứ lương thực trường tồn là chính Chúa: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời” (Ga 6, 51).
Bánh trong sa mạc
Trên hành trình về Đất Hứa, qua sa mạc Sin, giữa Êlim và Sinai, dân Israel nổi loạn kêu trách Môsê đã dẫn họ ra khỏi Ai Cập để vào đây phải chết đói (x. Xh 16,3). Môsê đã xinThiên Chúa ban cho Manna từ trời xuống làm của ăn dòng dã 40 năm trường (x. Xh 16, 1- 36 ).
Đến lượt Êlia, người Tisbê, ở Galaad, sứ ngôn của Thiên Chúa, trong thời kỳ hạn hán không có mưa, có sương, Thiên Chúa đã dùng quạ ở thung lũng Cơrít và bà góa thành Xarépta nuôi ông (x. 1V 17, 1-15). Và trong cuộc hành trình đến núi Horeb của Thiên Chúa, ngài đã dùng chính Thiên Thần mang bánh đến cho ông ăn, nhờ “sức của nuôi ấy, ông đi bốn mươi ngày bốn mươi đêm mới tới Horeb, núi của Thiên Chúa” (1V 19, 8).
Cho dù là Manna từ trời xuống nuôi dân Israel trong sa mạc, hay bánh Thiên Thần mang đến cho Êlia nuôi sống người ta 40 ngày cùng lắm là 40 năm đi nữa, thì những thứ bánh đó cũng chỉ nuôi sống con người cách rất tạm bợ, kẻ ăn những thứ bánh ấy vẫn đói, vẫn khát và vẫn phải chết. Hôm nay, Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta bánh bởi trời xuống là chính Chúa, Người đến làm no thỏa cái đói tinh thần con người, ai ăn chính Người sẽ khỏi đói muôn đời, và nhất là khỏi chết đời đời.
Bánh Giêsu
Thật không phải dễ để giúp những người Do thái thời Chúa Giêsu đón nhận Chúa là Bánh Hằng Sống, thứ bánh họ cần thiết phải kiếm tìm, và ăn không phải nhằm thỏa mãn thể lý trong một thời gian, nhưng còn để sống vĩnh viễn. Chính vì thế, từ phép lạ hóa bánh ra nhiều làm thỏa mãn cái đói thể xác của họ một cách lạ lùng, Người chuẩn bị họ đón nhận lời loan báo, Người chính là bánh từ trời xuống (x. Ga 6, 41) làm thỏa mãn một cách vĩnh viễn :“Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời” (Ga 6, 51).
Trong hành trình dài nơi sa mạc, toàn dân Do thái đã sống kinh nghiệm Manna, bánh từ trời xuống dưỡng nuôi họ cho tới khi vào đất hứa. Thật đáng ngưỡng mộ Thiên Chúa đã làm mưa Manna từ trời xuống mỗi ngày cho cha ông chúng họ ăn no thỏa thích. Đó là lý do tại sao người ta nói : “Bánh Thiên Thần phàm nhân được hưởng” (Tv 77, 25). Tuy nhiên, những người ăn bánh này trong sa mạc đều đã chết. Nay, Chúa Giêsu là bánh đích thực do Thiên Chúa Cha ban xuống từ trời, ai ăn sẽ khỏi phải chết muôn đời, bánh đó chính là thân mình Chúa Giêsu, Người quả quyết: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời”(Ga 6, 51). Chúa Giêsu là bánh từ trời xuống, là hồng ân bởi trời, là chính Chúa ngự trên các tầng trời, có khả năng duy trì sự sống không phải chỉ trong một lúc hay một đoạn đường, mà luôn mãi. Người là lương thực ban sự sống vĩnh cửu, bởi vì Người là Con Một Thiên Chúa, ở cung lòng Thiên Chúa Cha, đến để trao ban cho con người sự sống tràn đầy, dẫn con người vào trong chính sự sống của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã thất bại, gặp phải điều cấm kỵ trong dân Israel khi tuyên bố :“Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 51 ). Người dẫn chứng : “Cha ông các ngươi đã ăn Manna trong sa mạc và đã chết”, khiến họ kêu trách: “Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: ‘Ta bởi trời mà xuống”(Ga 6, 42). Họ không vượt qua được các nguồn gốc trần gian, và vì thế họ khước từ tiếp nhận Chúa Giêsu như Lời nhập thể của Thiên Chúa. Và như một hệ quả, họ đã mang án tử để đi vào cõi chết vì không tin. Họ còn quá xa bánh bởi trời và không cảm thấy đói bánh ấy.
Sứ điệp Lời Chúa
Phần chúng ta giờ này đây phải tự hỏi xem chúng ta có thật sự tin Chúa là bánh hằng sống, có cảm thấy đói Lời Chúa, đói bánh Giêsu không? Nếu chúng ta cảm thấy đói thực sự, chúng ta hay tin vào Chúa và để Thiên Chúa lôi kéo. Vì chỉ có ai được Thiên Chúa Cha lôi kéo, chỉ có ai lắng nghe Người và để cho Người dậy dỗ, mới có thể tin nơi Chúa Giêsu, găp gỡ Người và nuôi dưỡng mình bởi Người, và như thế tìm ra sự sống thật, tìm ra con đường sự sống, công lý, sự thật và tình yêu. Vì thật ra, ai ăn bánh hằng sống thì tin nơi Chúa, và ai tin thì ăn và trong một cách vô hình họ được no thỏa.
Ngày hôm nay, qua bàn tiệc Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng mời gọi mỗi chúng ta hãy đến để đón nhận bánh ban sự sống, bánh bởi Trời đích thực là chính thân mình Người: “Đây là Mình Thầy”; “Đây là Máu Thầy”; “Ai tin và đón nhận sẽ được sống muôn đời”.
Xin cho mỗi người chúng ta có lòng tin yêu Chúa hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể, để qua việc lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, chúng ta được sống trường sinh. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Bánh hằng sống
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:59 07/08/2018
Chúa Nhật 19 Thường Niên B
Thiên Chúa đã nuôi dân Do Thái bằng mana xuyên suốt hành trình 40 năm trên đường về Đất Hứa. Thiên Chúa bồi bổ cho ngôn sứ Êlia bánh và nước trong cuộc đăng sơn Khôrep. Thiên Chúa ban Bánh Hằng Sống cho nhân loại đang lữ hành tiến về quê trời.
1. Mana nuôi dân Chúa trong sa mạc
Trước bánh Thiên Chúa ban, con cái Israel liền hỏi nhau: “Man hu?”, nghĩa là: “Cái gì đây?”. Ông Môsê bảo họ: “Đó là bánh Đức Chúa ban cho anh em làm của ăn!”. Bánh Thiên Chúa ban, họ chỉ biết gọi là mana, một tên gọi dưới dạng câu hỏi. Vẫn còn đó khía cạnh mầu nhiệm cần được vén tỏ.
Theo “Từ điển Công Giáo”: Mana có gốc tiếng Hipri là (man hu – cái gì đây; x. Xh 16,15), là một loại thức ăn Thiên Chúa đã ban cho dân Israel trong sa mạc, trên hành trình về Đất Hứa. Mana rơi xuống quanh trại vào mỗi buổi sáng “giống như hạt ngò, màu trắng và mùi vị tựa bánh tráng tẩm mật ong” (Xh 16,31).
Điều quan trọng đối với Thánh Kinh không phải là bản chất thể lý, nhưng là giá trị tượng trưng của nó. Câu hỏi của con cái Israel “Man hu?” (Cái gì đây?) đã nói lên tích cách huyền nhiệm của nó. Mana tiêu biểu cho một ân huệ kỳ diệu của Thiên Chúa trong việc chăm sóc Dân Ngài.
Trong Tân ước Chúa Giêsu dùng Mana để chỉ “Bánh Bởi Trời”, “Bánh Trường Sinh” là chính Người, ban cho các tín hữu trong Bí Tích Thánh Thể” (Ga 6,32-35). (x.Từ điển Công Giáo, trang 226).
2. Bánh nuôi ngôn sứ Êlia lên núi Khôrep
Sau khi vua Salomon băng hà, đất nước Israel chia đôi: vương quốc Israel, phương Bắc, vương quốc Giuđa phương nam (1V 12). Tại Israel, vua Omri (885-874 tcn) đã lập một dòng vua mới và đặt kinh đô tại Samari. Con của Omri là vua Akháp (875 – 853 tcn) xây cất thành lũy và cung điện. Israel dưới thời Akháp khá thịnh vượng. Công việc thương mại tạo nên những tương quan thuận lợi với các nước lân bang, nhưng đồng thời cũng gây nên một tiêm nhiễm văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Điển hình của việc suy đồi tôn giáo là cuộc hôn nhân của vua Akháp với Ideven, con gái vua Xiđôn (1V 16,29-34). Ideven du nhập đạo ngoại vào Israel, xây dựng đền thờ thần Baan tại Samari, tổ chức cộng đồng các Ngôn sứ thần Baan. Đạo Giavê bị bách hại. Chính trong hoàn cảnh đó, sách các Vua nói đến hoạt động của hai Ngôn sứ Êlia và Êlisê (1V17 ; 2V 13).
Ngay từ khi Israel đặt chân lên Canaan, tôn giáo Canaan và việc thờ thần Baan đã là mối ưu tư và nguy hiểm cho niềm tin vào Giavê. Mối nguy hiểm cũng như sự tiêm nhiễm đạo ngoại lai ấy ngày càng gia tăng qua sự phát triển kinh tế, tương quan thương mại với các dân tộc lân bang và đạt tới cao điểm vào thời Akháp. Đây không phải là việc từ bỏ đức tin truyền thống của cha ông vào Thiên Chúa Giavê, nhưng đúng hơn là sự pha trộn đạo Giavê với tôn giáo Canaan. Baan là vị thần của mưa gió, của sức mạnh thiên nhiên, của phú túc. Đối với dân, đây quả là vị thần lý tưởng cho cuộc sống chủ yếu là nông nghiệp thời bấy giờ. Êlia xuất hiện như vị anh hùng bảo vệ đạo Giavê, chống lại mọi pha trộn, mọi thỏa hiệp. Ông quả là người hùng của Thiên Chúa duy nhất và chân thật của Israel.
Cuộc so tài trên núi Carmen giữa Êlia và các ngôn sứ thần Baan được hoàng hậu Ideven bảo trợ, có mục đích cho dân nhận định rõ ai là Chúa thật tại Israel: Giavê hay Baan. Các ngôn sứ Baan làm mọi cách: kêu cầu, nhảy múa, rạch mình, nhưng không có hiệu quả. Êlia kêu cầu Thiên Chúa. Giavê trả lời bằng một phép lạ chứng tỏ Ngài là Chúa các năng lực thiên nhiên. Người chính là Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ (1V 18,17 - 40).
Bài đọc 1 thuật lại cuộc hành trình của ngôn sứ Êlia trong sa mạc tiến đến núi Khôrép. Êlia chạy trốn trước sự trả thù bách hại của Ideven. Trên đường đi, Êlia đói lã và chán nản thất vọng. Sứ thần Chúa mang đến cho ông bánh và nước. “Ông dậy ăn bánh và uống nước. Rồi nhờ lương thực bổ dưỡng ấy, ông đi suốt 40 ngày, 40 đêm tới Khôrép là núi của Thiên Chúa”. Tại Khôrep, ông được gặp Đức Giavê. Ông lấy lại được niềm tin và tiếp tục sứ mệnh tái lập một Israel đích thực.
Bốn trăm năm đã trôi qua giữa ngôn sứ Môsê và ngôn sứ Êlia. Danh tiếng của hai vị được liên kết với đỉnh núi Khôrep, núi thánh của Đức Chúa. Hai nhận vật Cựu Ước danh tiếng lừng lẫy nầy sẽ cùng nhau tái xuất hiện trên đỉnh núi Tabor.
Các Giáo phụ nhìn 40 ngày hành trình của Êlia như gợi lại cuộc hành trình của Israel trong hoang địa tiến về đất hứa,40 ngày chay tịnh của Môisê (Xh 34,28), tiên trưng việc Chúa Giêsu ăn chay 40 đêm ngày trươc khi thi hành sứ vụ công khai. Các Giáo phụ cũng nhìn thấy nơi những chiếc bánh mà sứ thần trao cho Êlia là hình ảnh tiên báo phép Thánh Thể nuôi dưỡng tín hữu trên đường dương thế tiến về quê trời. Lương thực nuôi dưỡng Êlia trở thành biểu tượng cho của ăn đi đường cho Kitô hữu trong suốt cuộc hành trình trần gian. Các thế hệ Kitô hữu đã xem Êlia như võ sĩ vô địch về đức tin. Các đan viện, các dòng tu nhìn Êlia như vị tiền phong của mọi nổ lực từ bỏ nếp sống trần tục để đi vào trong thinh lặng và nội tâm, tìm kiếm Thiên Chúa. Ðó là con đường đầy thử thách, nhưng chắc chắn sẽ gặp thần lương đi đường cho những ai có thiện chí.
3. Bánh Hằng Sống nuôi tín hữu lữ hành về quê trời.
Chúa Giêsu Kitô là Bánh Hằng Sống, Bánh bởi Trời, Bánh ban sự sống cho cả nhân loại. Nhưng làm sao mà con người có thể lãnh hội được ngay mạc khải quan trọng ấy. Vì thế, đã có tiếng xầm xì to nhỏ: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?”. Người Do thái có đủ lý do để nghi ngờ những lời nói của Chúa Giêsu: Ngài đang sống ở giữa họ như một người giữa mọi người vậy mà Ngài bất ngờ tuyên bố mình từ trời xuống. Chúa Giêsu đòi hỏi họ hãy tin vì Ngài là Đấng ban sự sống và Ngài từ Chúa Cha mà đến. Ngài là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa Cha. Gặp gỡ Ngài là gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống. Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Bánh Hằng Sống. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, ai ăn thì khỏi phải chết”. Chúa Giêsu tuyên bố: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Thánh Thể được mạc khải một cách minh nhiên ngay từ bây giờ với điểm nhấn trên hy tế cứu độ trong mầu nhiệm thập giá. Sự sống vĩnh cửu hàm chứa trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Cho tới Bữa Tiệc Ly và Hy Tế Thập Giá, khi Chúa Kitô tự nguyện nộp mình, như hạt lúa bị nghiền nát để trở nên tấm bánh cứu độ cho tất cả nhân loại, người ta mới hiểu và tin vào lời mạc khải về Bánh Hằng Sống.
Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép; nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại.
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí Tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá.
Thánh Thể, Tấm Bánh Chúa Kitô bẻ ra cho sự sống thế giới; Thánh Thể Mình Máu Chúa Kitô trao ban cho cả nhân loại; Thánh Thể tình yêu đã trở nên thực phẩm vun bồi sự sống cho hôm nay trên đường dương thế và cho mai sau trong hạnh phúc Nước Trời.
Trong cuộc hành trình tiến tới sự sống viên mãn với Thiên Chúa là Cha, chính Chúa Giêsu là lương thực bổ dưỡng con người.
Trong bài đọc 2, thánh Phaolô mời gọi các tín hữu hãy sống hoàn thiện theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa: sống theo Thánh Thần, bắt chước Thiên Chúa và thực hành đức ái như Đức Kitô.
“Vậy anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt”. Những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, phải sống đức tin bằng đức ái.
Ai rước Mình Máu Chúa Kitô sẽ có sự sống Chúa Kitô. Chúa Kitô sống trong họ và họ được hiệp thông sống trong Người.
Ai nhận Mình Máu Chúa Kitô sẽ cùng tham dự một sự sống, nên trở thành anh em với nhau, sống đức ái và trở nên chứng nhân của Chúa Kitô.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con tin mạnh mẽ hơn nữa vào sự hiện diện thực sự của Chúa trong phép Thánh Thể. Nhờ niềm tin và niềm vui này, chúng con sẽ hăng hái, nhiệt thành hơn trong việc dấn thân loan báo niềm vui Tin Mừng cho anh chị em.Tạ ơn Chúa đã ban Bánh Hằng Sống, quà tặng tình yêu thần linh cho chúng con. Mỗi lần rước Bánh Thánh Thể với lòng sốt mến kính cẩn, chúng con được cảm nếm hương vị thiên đàng. Chúng con tạ ơn Chúa đã luôn nuôi dưỡng và dẫn đưa chúng con vào sự sống đời đời. Amen.
Thiên Chúa đã nuôi dân Do Thái bằng mana xuyên suốt hành trình 40 năm trên đường về Đất Hứa. Thiên Chúa bồi bổ cho ngôn sứ Êlia bánh và nước trong cuộc đăng sơn Khôrep. Thiên Chúa ban Bánh Hằng Sống cho nhân loại đang lữ hành tiến về quê trời.
1. Mana nuôi dân Chúa trong sa mạc
Trước bánh Thiên Chúa ban, con cái Israel liền hỏi nhau: “Man hu?”, nghĩa là: “Cái gì đây?”. Ông Môsê bảo họ: “Đó là bánh Đức Chúa ban cho anh em làm của ăn!”. Bánh Thiên Chúa ban, họ chỉ biết gọi là mana, một tên gọi dưới dạng câu hỏi. Vẫn còn đó khía cạnh mầu nhiệm cần được vén tỏ.
Theo “Từ điển Công Giáo”: Mana có gốc tiếng Hipri là (man hu – cái gì đây; x. Xh 16,15), là một loại thức ăn Thiên Chúa đã ban cho dân Israel trong sa mạc, trên hành trình về Đất Hứa. Mana rơi xuống quanh trại vào mỗi buổi sáng “giống như hạt ngò, màu trắng và mùi vị tựa bánh tráng tẩm mật ong” (Xh 16,31).
Điều quan trọng đối với Thánh Kinh không phải là bản chất thể lý, nhưng là giá trị tượng trưng của nó. Câu hỏi của con cái Israel “Man hu?” (Cái gì đây?) đã nói lên tích cách huyền nhiệm của nó. Mana tiêu biểu cho một ân huệ kỳ diệu của Thiên Chúa trong việc chăm sóc Dân Ngài.
Trong Tân ước Chúa Giêsu dùng Mana để chỉ “Bánh Bởi Trời”, “Bánh Trường Sinh” là chính Người, ban cho các tín hữu trong Bí Tích Thánh Thể” (Ga 6,32-35). (x.Từ điển Công Giáo, trang 226).
2. Bánh nuôi ngôn sứ Êlia lên núi Khôrep
Sau khi vua Salomon băng hà, đất nước Israel chia đôi: vương quốc Israel, phương Bắc, vương quốc Giuđa phương nam (1V 12). Tại Israel, vua Omri (885-874 tcn) đã lập một dòng vua mới và đặt kinh đô tại Samari. Con của Omri là vua Akháp (875 – 853 tcn) xây cất thành lũy và cung điện. Israel dưới thời Akháp khá thịnh vượng. Công việc thương mại tạo nên những tương quan thuận lợi với các nước lân bang, nhưng đồng thời cũng gây nên một tiêm nhiễm văn hóa và tôn giáo ngoại lai. Điển hình của việc suy đồi tôn giáo là cuộc hôn nhân của vua Akháp với Ideven, con gái vua Xiđôn (1V 16,29-34). Ideven du nhập đạo ngoại vào Israel, xây dựng đền thờ thần Baan tại Samari, tổ chức cộng đồng các Ngôn sứ thần Baan. Đạo Giavê bị bách hại. Chính trong hoàn cảnh đó, sách các Vua nói đến hoạt động của hai Ngôn sứ Êlia và Êlisê (1V17 ; 2V 13).
Ngay từ khi Israel đặt chân lên Canaan, tôn giáo Canaan và việc thờ thần Baan đã là mối ưu tư và nguy hiểm cho niềm tin vào Giavê. Mối nguy hiểm cũng như sự tiêm nhiễm đạo ngoại lai ấy ngày càng gia tăng qua sự phát triển kinh tế, tương quan thương mại với các dân tộc lân bang và đạt tới cao điểm vào thời Akháp. Đây không phải là việc từ bỏ đức tin truyền thống của cha ông vào Thiên Chúa Giavê, nhưng đúng hơn là sự pha trộn đạo Giavê với tôn giáo Canaan. Baan là vị thần của mưa gió, của sức mạnh thiên nhiên, của phú túc. Đối với dân, đây quả là vị thần lý tưởng cho cuộc sống chủ yếu là nông nghiệp thời bấy giờ. Êlia xuất hiện như vị anh hùng bảo vệ đạo Giavê, chống lại mọi pha trộn, mọi thỏa hiệp. Ông quả là người hùng của Thiên Chúa duy nhất và chân thật của Israel.
Cuộc so tài trên núi Carmen giữa Êlia và các ngôn sứ thần Baan được hoàng hậu Ideven bảo trợ, có mục đích cho dân nhận định rõ ai là Chúa thật tại Israel: Giavê hay Baan. Các ngôn sứ Baan làm mọi cách: kêu cầu, nhảy múa, rạch mình, nhưng không có hiệu quả. Êlia kêu cầu Thiên Chúa. Giavê trả lời bằng một phép lạ chứng tỏ Ngài là Chúa các năng lực thiên nhiên. Người chính là Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ (1V 18,17 - 40).
Bài đọc 1 thuật lại cuộc hành trình của ngôn sứ Êlia trong sa mạc tiến đến núi Khôrép. Êlia chạy trốn trước sự trả thù bách hại của Ideven. Trên đường đi, Êlia đói lã và chán nản thất vọng. Sứ thần Chúa mang đến cho ông bánh và nước. “Ông dậy ăn bánh và uống nước. Rồi nhờ lương thực bổ dưỡng ấy, ông đi suốt 40 ngày, 40 đêm tới Khôrép là núi của Thiên Chúa”. Tại Khôrep, ông được gặp Đức Giavê. Ông lấy lại được niềm tin và tiếp tục sứ mệnh tái lập một Israel đích thực.
Bốn trăm năm đã trôi qua giữa ngôn sứ Môsê và ngôn sứ Êlia. Danh tiếng của hai vị được liên kết với đỉnh núi Khôrep, núi thánh của Đức Chúa. Hai nhận vật Cựu Ước danh tiếng lừng lẫy nầy sẽ cùng nhau tái xuất hiện trên đỉnh núi Tabor.
Các Giáo phụ nhìn 40 ngày hành trình của Êlia như gợi lại cuộc hành trình của Israel trong hoang địa tiến về đất hứa,40 ngày chay tịnh của Môisê (Xh 34,28), tiên trưng việc Chúa Giêsu ăn chay 40 đêm ngày trươc khi thi hành sứ vụ công khai. Các Giáo phụ cũng nhìn thấy nơi những chiếc bánh mà sứ thần trao cho Êlia là hình ảnh tiên báo phép Thánh Thể nuôi dưỡng tín hữu trên đường dương thế tiến về quê trời. Lương thực nuôi dưỡng Êlia trở thành biểu tượng cho của ăn đi đường cho Kitô hữu trong suốt cuộc hành trình trần gian. Các thế hệ Kitô hữu đã xem Êlia như võ sĩ vô địch về đức tin. Các đan viện, các dòng tu nhìn Êlia như vị tiền phong của mọi nổ lực từ bỏ nếp sống trần tục để đi vào trong thinh lặng và nội tâm, tìm kiếm Thiên Chúa. Ðó là con đường đầy thử thách, nhưng chắc chắn sẽ gặp thần lương đi đường cho những ai có thiện chí.
3. Bánh Hằng Sống nuôi tín hữu lữ hành về quê trời.
Chúa Giêsu Kitô là Bánh Hằng Sống, Bánh bởi Trời, Bánh ban sự sống cho cả nhân loại. Nhưng làm sao mà con người có thể lãnh hội được ngay mạc khải quan trọng ấy. Vì thế, đã có tiếng xầm xì to nhỏ: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?”. Người Do thái có đủ lý do để nghi ngờ những lời nói của Chúa Giêsu: Ngài đang sống ở giữa họ như một người giữa mọi người vậy mà Ngài bất ngờ tuyên bố mình từ trời xuống. Chúa Giêsu đòi hỏi họ hãy tin vì Ngài là Đấng ban sự sống và Ngài từ Chúa Cha mà đến. Ngài là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa Cha. Gặp gỡ Ngài là gặp gỡ Thiên Chúa Hằng Sống. Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Bánh Hằng Sống. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, ai ăn thì khỏi phải chết”. Chúa Giêsu tuyên bố: “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Thánh Thể được mạc khải một cách minh nhiên ngay từ bây giờ với điểm nhấn trên hy tế cứu độ trong mầu nhiệm thập giá. Sự sống vĩnh cửu hàm chứa trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Cho tới Bữa Tiệc Ly và Hy Tế Thập Giá, khi Chúa Kitô tự nguyện nộp mình, như hạt lúa bị nghiền nát để trở nên tấm bánh cứu độ cho tất cả nhân loại, người ta mới hiểu và tin vào lời mạc khải về Bánh Hằng Sống.
Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép; nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại.
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí Tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá.
Thánh Thể, Tấm Bánh Chúa Kitô bẻ ra cho sự sống thế giới; Thánh Thể Mình Máu Chúa Kitô trao ban cho cả nhân loại; Thánh Thể tình yêu đã trở nên thực phẩm vun bồi sự sống cho hôm nay trên đường dương thế và cho mai sau trong hạnh phúc Nước Trời.
Trong cuộc hành trình tiến tới sự sống viên mãn với Thiên Chúa là Cha, chính Chúa Giêsu là lương thực bổ dưỡng con người.
Trong bài đọc 2, thánh Phaolô mời gọi các tín hữu hãy sống hoàn thiện theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa: sống theo Thánh Thần, bắt chước Thiên Chúa và thực hành đức ái như Đức Kitô.
“Vậy anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt”. Những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, phải sống đức tin bằng đức ái.
Ai rước Mình Máu Chúa Kitô sẽ có sự sống Chúa Kitô. Chúa Kitô sống trong họ và họ được hiệp thông sống trong Người.
Ai nhận Mình Máu Chúa Kitô sẽ cùng tham dự một sự sống, nên trở thành anh em với nhau, sống đức ái và trở nên chứng nhân của Chúa Kitô.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con tin mạnh mẽ hơn nữa vào sự hiện diện thực sự của Chúa trong phép Thánh Thể. Nhờ niềm tin và niềm vui này, chúng con sẽ hăng hái, nhiệt thành hơn trong việc dấn thân loan báo niềm vui Tin Mừng cho anh chị em.Tạ ơn Chúa đã ban Bánh Hằng Sống, quà tặng tình yêu thần linh cho chúng con. Mỗi lần rước Bánh Thánh Thể với lòng sốt mến kính cẩn, chúng con được cảm nếm hương vị thiên đàng. Chúng con tạ ơn Chúa đã luôn nuôi dưỡng và dẫn đưa chúng con vào sự sống đời đời. Amen.
Sự sống vĩnh cửu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:30 07/08/2018
Chúa Nhật XIX Thường Niên , năm B
Chúa Giêsu cho các môn đệ biết về cuộc sống vĩnh cửu và phương thế để có cuộc sống ấy.
Ga 6,41-51
Người Do Thái, đặc biệt người làng Nazarét đã được sống gần gũi Chúa Giêsu. Họ đã được chứng kiến các phép lạ Ngài làm,những lời chân thật của Ngài, gương sáng Ngài nêu, họ cứ tưởng với đôi mắt, với lỗ tai phàm nhân họ đã biết rõ thân thế của Chúa Giêsu. Họ không có đức tin, do đó họ không nhận ra thiên tính của Chúa Giêsu và không tin lời Người nói. Họ tin vào Thiên Chúa và lời Kinh Thánh. Tuy nhiên, Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai đang sống giữa họ thì họ không tin chỉ vì họ thiển cận, nông cạn nhìn với con mắt bình thường, nên không không thể nào tin nhận Chúa là Con Thiên Chúa. Họ chỉ biết Chúa Giêsu là người thợ mộc, Cha của Người là bác Giuse thợ mộc và con của bà Maria nội trợ, anh em họ hàng của Người đang sống giữa họ, làm những nghề tầm thường trong xã hội vv… Tuy nhiên khi nói về cuộc sống vĩnh cửu thì ai ai cũng muốn có được cuộc sống ấy…
Chúa Giêsu đã hướng con người về kho tàng không hư nát, về cuộc sống trường sinh. Chúa nói :” Ai đến với ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát “. Chúa đã đưa con người từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác của cuộc sống .Ngài không chê trách con người tìm kiếm của cải, lương thực để nuôi sống, tiền tài dự trữ cho lúc ốm đau vv…Ngài muốn con người đừng quá bám víu lấy những của cải ở trần gian mà quên đi sự sống vĩnh cửu, quên đi kho báu là Nước Thiên Chúa. Con người ai cũng muốn được trường sinh bất tử, nên khi Ngài nói về Nước Hằng Sống thì người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacóp đã xin cho bằng được Ngài ban cho thứ nước đó và chị loan báo cho nhiều người trong làng đi gặp Chúa để xin thứ nước đó. Cuộc sống vĩnh cửu hôm nay, Chúa đã mạc khải : "Ta là Bánh ban Sự Sống…Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời “ ( Ga 6, 47 ). Sự sống đời đời rất nhiều người đang tìm, đang muốn có. Nên, họ tuôn đến nghe Chúa Giêsu giảng dạy. Bánh Trường Sinh Chúa xác nhận là chính Đức Giêsu, nguồn mạch trường sinh. Đức Kitô đang hiện diện với nhân loại, với chúng ta qua Bi Tích Thánh Thể.Ngài hiện diện mọi ngày trong nhà chầu. Ngài hứa :” Nơi đâu có hai ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta sẽ ở đó với họ “ ( Mt 18, 20 ). Chúa hiện diện với nhân loại qua Lời của Người. Người hiện diện nơi các Vị lãnh đạo qua Bí Tích Truyền chức thánh : ” Ai nghe các con là nghe Ta “ ( Lc 10, 16 ). Người hiện diện trong Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế. Chúa hiện diện với chúng ta như Ngài nói trong bài Tin Mừng hôm nay : ” Ta là Bánh Hằng Sống, ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời :” Và khi chúng ta hiểu rõ những lời này, chúng ta sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe Chúa Giêsu ngỏ lời với chúng ta :” Phúc cho các ngươi khi các ngươi thấy được các điều các ngươi đang thấy ! Ta nói cho các ngươi biết nhiều tiên tri và vua chúa từng ao ước thấy điều các ngươi đang thấy, nghe được điều các ngươi đang nghe, mà không thể được “ ( Lc 10, 23-24 ).
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho chúng con. Chúa đã nuôi dưỡng chúng con không chỉ bằng cơm bánh, mà Chúa còn dùng chính Mình Máu Thảnh là chính Thân Xác của Chúa để nuôi chúng con. Chúa đã ban cho chúng con sự sống đời đời vì chính Chúa đã quả quyết :” Ta là Bánh Trường Sinh…Ta là Bánh ban Sự Sống “. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin tưởng, tín thác vào Chúa vì Chúa chính là ơn cứu độ cho chúng con.Xin giúp chúng con luôn nhận ra sự hiện diện của trong Kinh Thánh vì đọc Lời Chúa là nghe Chúa đang nói với chúng con. Xin cho chúng con luôn mến yêu và tôn kính Bí Tích Thánh Thể vì chính Chúa đang nuôi sống và ban cho chúng con sự sống vĩnh cửu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sự Sống vĩnh cửu là gì ?
2.Chúa đã quả quyết Chúa là ai ?
3.Chúa hiện diện ở những nơi nào ?
4.Tại sao người Do Thái không nhận ra Chúa là Đấng Thiên Sai, Đấng Mêsia ?
Chúa Giêsu cho các môn đệ biết về cuộc sống vĩnh cửu và phương thế để có cuộc sống ấy.
Ga 6,41-51
Người Do Thái, đặc biệt người làng Nazarét đã được sống gần gũi Chúa Giêsu. Họ đã được chứng kiến các phép lạ Ngài làm,những lời chân thật của Ngài, gương sáng Ngài nêu, họ cứ tưởng với đôi mắt, với lỗ tai phàm nhân họ đã biết rõ thân thế của Chúa Giêsu. Họ không có đức tin, do đó họ không nhận ra thiên tính của Chúa Giêsu và không tin lời Người nói. Họ tin vào Thiên Chúa và lời Kinh Thánh. Tuy nhiên, Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai đang sống giữa họ thì họ không tin chỉ vì họ thiển cận, nông cạn nhìn với con mắt bình thường, nên không không thể nào tin nhận Chúa là Con Thiên Chúa. Họ chỉ biết Chúa Giêsu là người thợ mộc, Cha của Người là bác Giuse thợ mộc và con của bà Maria nội trợ, anh em họ hàng của Người đang sống giữa họ, làm những nghề tầm thường trong xã hội vv… Tuy nhiên khi nói về cuộc sống vĩnh cửu thì ai ai cũng muốn có được cuộc sống ấy…
Chúa Giêsu đã hướng con người về kho tàng không hư nát, về cuộc sống trường sinh. Chúa nói :” Ai đến với ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát “. Chúa đã đưa con người từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác của cuộc sống .Ngài không chê trách con người tìm kiếm của cải, lương thực để nuôi sống, tiền tài dự trữ cho lúc ốm đau vv…Ngài muốn con người đừng quá bám víu lấy những của cải ở trần gian mà quên đi sự sống vĩnh cửu, quên đi kho báu là Nước Thiên Chúa. Con người ai cũng muốn được trường sinh bất tử, nên khi Ngài nói về Nước Hằng Sống thì người phụ nữ bên bờ thành giếng Giacóp đã xin cho bằng được Ngài ban cho thứ nước đó và chị loan báo cho nhiều người trong làng đi gặp Chúa để xin thứ nước đó. Cuộc sống vĩnh cửu hôm nay, Chúa đã mạc khải : "Ta là Bánh ban Sự Sống…Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời “ ( Ga 6, 47 ). Sự sống đời đời rất nhiều người đang tìm, đang muốn có. Nên, họ tuôn đến nghe Chúa Giêsu giảng dạy. Bánh Trường Sinh Chúa xác nhận là chính Đức Giêsu, nguồn mạch trường sinh. Đức Kitô đang hiện diện với nhân loại, với chúng ta qua Bi Tích Thánh Thể.Ngài hiện diện mọi ngày trong nhà chầu. Ngài hứa :” Nơi đâu có hai ba người tụ họp nhân danh Ta, Ta sẽ ở đó với họ “ ( Mt 18, 20 ). Chúa hiện diện với nhân loại qua Lời của Người. Người hiện diện nơi các Vị lãnh đạo qua Bí Tích Truyền chức thánh : ” Ai nghe các con là nghe Ta “ ( Lc 10, 16 ). Người hiện diện trong Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế. Chúa hiện diện với chúng ta như Ngài nói trong bài Tin Mừng hôm nay : ” Ta là Bánh Hằng Sống, ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời :” Và khi chúng ta hiểu rõ những lời này, chúng ta sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe Chúa Giêsu ngỏ lời với chúng ta :” Phúc cho các ngươi khi các ngươi thấy được các điều các ngươi đang thấy ! Ta nói cho các ngươi biết nhiều tiên tri và vua chúa từng ao ước thấy điều các ngươi đang thấy, nghe được điều các ngươi đang nghe, mà không thể được “ ( Lc 10, 23-24 ).
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã ban cho chúng con. Chúa đã nuôi dưỡng chúng con không chỉ bằng cơm bánh, mà Chúa còn dùng chính Mình Máu Thảnh là chính Thân Xác của Chúa để nuôi chúng con. Chúa đã ban cho chúng con sự sống đời đời vì chính Chúa đã quả quyết :” Ta là Bánh Trường Sinh…Ta là Bánh ban Sự Sống “. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin tưởng, tín thác vào Chúa vì Chúa chính là ơn cứu độ cho chúng con.Xin giúp chúng con luôn nhận ra sự hiện diện của trong Kinh Thánh vì đọc Lời Chúa là nghe Chúa đang nói với chúng con. Xin cho chúng con luôn mến yêu và tôn kính Bí Tích Thánh Thể vì chính Chúa đang nuôi sống và ban cho chúng con sự sống vĩnh cửu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sự Sống vĩnh cửu là gì ?
2.Chúa đã quả quyết Chúa là ai ?
3.Chúa hiện diện ở những nơi nào ?
4.Tại sao người Do Thái không nhận ra Chúa là Đấng Thiên Sai, Đấng Mêsia ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Giáo Hội Lắng Nghe Thực Tại
Vũ Văn An
16:32 07/08/2018
GIÁO HỘI LẮNG NGHE THỰC TẠI
4. «Các thực tại lớn hơn các ý tưởng» (xem EG 231-233): trong Phần I, chúng ta được kêu gọi lắng nghe và nhìn vào giới trẻ trong hoàn cảnh thực chất của đời họ, và các hành động của Giáo Hội đối với họ. Đây không phải là việc tích lũy các dữ kiện xã hội học, mà đúng hơn là việc giải quyết các thách thức và cơ may xuất hiện trong các bối cảnh khác nhau dưới ánh sáng đức tin, để chúng thúc đẩy ta một cách sâu xa trogn việc cung cấp một nền tảng cụ thể cho tất cả những gì sẽ tiếp theo sau đây (xem LS 15 ). Vì không gian rõ ràng là hạn chế, nên chúng ta sẽ ngắn gọn đề cập tới các vấn đề rộng lớn và phức tạp: Các nghị phụ THƯỢNG HỘI ĐỒNG được kêu gọi nhận ra các lời kêu gọi phát xuất từ Chúa Thánh Thần trong những vấn đề như vậy.
PHẦN I: NHÌN NHẬN
Chương I: Làm người trẻ hôm nay
5. Ngay lập tức, chúng ta ủng hộ tính năng động mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đem vào cuộc gặp mặt chính thức đầu tiên của ngài với giới trẻ: «Hành trình đầu tiên này là về việc gặp gỡ giới trẻ, nhưng không phải tách biệt khỏi cuộc sống của họ - tôi muốn được gặp họ trong bối cảnh xã hội của họ, trong xã hội. Bởi vì, khi cô lập giới trẻ, chúng ta gây cho họ một sự bất công; chúng ta lấy đi "việc thuộc về" của họ. Giới trẻ quả có thuộc về, họ thuộc về một gia đình, một quê hương, một nền văn hóa, một đức tin »(Tông du Rio de Janeiro nhân dịp NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI lần thứ 28. Buổi họp của Đức Thánh Cha Phanxicô với các nhà báo trong chuyến bay đến Ba Tây, ngày 22 tháng 7 năm 2013).
Một loạt các bối cảnh đa dạng
6. Có khoảng 1.8 tỷ người ở độ tuổi từ 16 đến 29 trên thế giới, tương ứng với gần một phần tư nhân loại, mặc dù các dự đoán cho thấy sự giảm dần về phần trăm người trẻ trong tổng dân số nói chung. Các tình huống cụ thể của người trẻ thay đổi rất nhiều giữa các quốc gia, như các câu trả lời từ các Hội đồng Giám mục đã làm nổi bật. Ở một số quốc gia, người trẻ chiếm một phần khá lớn dân số (trên 30%), trong khi tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở một số quốc gia khác (khoảng 15% hoặc ít hơn); có những quốc gia mà tuổi thọ trung bình không tới 60 và những quốc gia khác có thể vượt quá 80, xét về trung bình. Các cơ hội giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, văn hóa và kỹ thuật, hoặc tham gia vào đời sống dân sự, xã hội và chính trị, thay đổi đáng kể giữa các vùng. Ngay trong cùng một quốc gia, chúng ta cũng có thể tìm thấy nhiều dị biệt, đôi lúc rất đáng kể, giữa các khu vực thành thị và nông thôn.
7. Diễn trình tham vấn trước THƯỢNG HỘI ĐỒNG làm nổi bật tiềm năng mà thế hệ trẻ vốn có, và các niềm hy vọng và mong muốn họ vốn ấp ủ: người trẻ là những người chính đi tìm kiếm ý nghĩa, và được hấp dẫn và thúc đẩy hành động bởi bất cứ điều gì đồng điệu với việc họ tìm cách đem lại giá trị cho đời sống của họ. Các nỗi sợ hãi của họ cũng xuất hiện, cùng với một số động lực xã hội và chính trị nào đó, với cường độ khác nhau ở các nơi khác nhau trên thế giới, cản trở việc họ tiến đến chỗ phát triển đầy đủ và hài hòa, dẫn đến tính dễ bị tổn thương và kém lòng tự trọng. Các điển hình của hiện tượng này là: những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội đáng kể tạo ra bầu khí bạo lực phổ biến và đưa đẩy một số người trẻ vào thế giới tội phạm và buôn bán ma túy có tổ chức; một hệ thống chính trị bị thống trị bởi sự tham nhũng, làm suy yếu niềm tin vào các định chế của chúng ta và hợp pháp hoá thuyết định mệnh và chủ trương rút lui; các tình huống chiến tranh và nghèo đói cùng cực khiến mọi người phải di cư để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Ở một số vùng, giới trẻ thù ghét sự kiện này: các quyền tự do căn bản và tự chủ bản thân không được Nhà nước công nhận, trong đó có tự do tôn giáo; trong khi đó, ở các khu vực khác, việc loại trừ về phương diện xã hội và lo lắng về hiệu suất khiến một số người trẻ phải trải qua các chu kỳ nghiện ngập (ma túy và rượu chè nói riêng) và cô lập xã hội. Ở nhiều nơi, nghèo đói, thất nghiệp và bị cho ra rìa đang gia tăng số người trẻ sống trong điều kiện bấp bênh, cả về mặt vật chất, xã hội và chính trị.
Đương đầu với hoàn cầu hóa
8. Bất chấp các khác biệt trong khu vực, ảnh hưởng của diễn trình hoàn cầu hóa đối với giới trẻ trên toàn thế giới là điều rõ ràng, theo đó họ phải hoạt động ở các mức độ tham gia xã hội và văn hóa khác nhau (tại địa phương, quốc gia và quốc tế, nhưng cũng trong và ngoài Giáo hội nữa). Nói chung, như một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC đã tường trình, chúng ta nhận thấy đòi hỏi ngày càng gia tăng về tự do, tự chủ và phát biểu, bắt đầu với việc chia sẻ các kinh nghiệm phát xuất từ thế giới phương Tây, có lẽ qua các phương tiện truyền thông xã hội. Các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC khác lo sợ rằng, bất chấp các mong ước sâu sắc nhất của giới trẻ, một nền văn hóa lấy cảm hứng từ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa hưởng lạc cuối cùng sẽ chiếm ưu thế.
9. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC không phải là Tây phương đang tự hỏi làm thế nào họ có thể đồng hành với người trẻ trong việc đối phó với sự thay đổi văn hóa này, một sự thay đổi đã tháo gỡ các nền văn hóa truyền thống vốn giàu tình liên đới, các nối kết cộng đoàn và linh đạo, vì cảm thấy họ không có đủ phương tiện. Hơn nữa, sự gia tốc của các diễn trình xã hội và văn hóa đang mở rộng hố phân cách thế hệ, ngay bên trong Giáo Hội. Các câu trả lời nhận được từ các HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cũng cho thấy một số khó khăn trong việc hiểu được bối cảnh và nền văn hóa mà giới trẻ hiện đang sống. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC xem sự khác biệt do người trẻ đem lại như một dấu hiệu suy đồi luân lý để phàn nàn, chứ không phải là một sự phát triển mới mẻ, hữu hiệu.
10. Trong bối cảnh này, quan điểm được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc đến nhiều lần vẫn là một điểm tham chiếu quan trọng: «Đây là lý do tại sao tôi thích nói về một hình ảnh hình học khác, không phải hình khối cầu: mà là hình khối đa diện. Đúng, có một sự hoàn cầu hóa đa diện, có một sự thống nhất, nhưng mọi người, mọi chủng tộc, mọi quốc gia, mọi nền văn hóa luôn nên duy trì được bản sắc riêng của mình. Và đây là sự thống nhất trong đa dạng mà việc hoàn cầu hoá phải cố gắng để có được »(Gặp mặt giới trẻ tại Đại học Roma Tre, ngày 17 tháng 2 năm 2017; Tự do ngôn luận được công bố trong gina.uniroma3.it/download/1491300733.pdf). Điều này được lặp lại bởi những lời nói của các người trẻ, những người coi đa dạng như một kho tàng, và thuyết đa nguyên như một cơ hội trong một thế giới kết nối qua lại với nhau: «Chủ nghĩa đa văn hóa có tiềm năng tạo điều kiện cho môi trường đối thoại và khoan dung. Chúng tôi đánh giá cao sự đa dạng về ý nghĩ trong thế giới hoàn cầu hóa của chúng ta, sự tôn trọng các suy nghĩ và tự do phát biểu của người khác. [...] Chúng ta không nên sợ sự đa dạng của chúng ta nhưng nên cử hành sự khác biệt của chúng ta và bất cứ điều gì làm cho mỗi người chúng ta trở nên độc đáo» (GMTHĐ 2). Tuy nhiên, cùng một lúc, họ tìm cách "duy trì bản sắc văn hóa của họ và tránh sự độc dạng và nền văn hóa vứt bỏ" (GMTHĐ 2).
Kỳ sau: Vai trò các gia đình
Thủ tướng Ái Nhĩ Lan: Tôi sẽ thúc đẩy ĐGH chấp nhận những gia đình đồng tính.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:21 07/08/2018
Các bộ trưởng của Ái Nhĩ Lan đang đưa ra những lời phê bình về giáo huấn của Giáo Hội trước Hội Nghị Thế Giới về Gia đình. Thủ tướng nước này là Leo Varadkar còn nói rằng ông ta sẽ nói với ĐGH Phanxicô rằng những gia đình của những cặp đồng tính thì cũng bình đẳng như những gia đình truyền thống khi ĐGH thăm Ái Nhĩ Lan vào cuối tháng này.
Hai người dự trù sẽ gặp nhau tại Lâu đài Dublin khi ĐGH thăm Đại Hội Thế Giới về Gia Đình, một lễ hội của Giáo Hội Công Giáo về gia đình.
Được hỏi là ông sẽ nói gì với ĐGH Phanxicô, Varadkar nói với các phóng viên vào hôm thứ Ba tuần trước rằng ông sẽ bày tỏ “quan điểm của chúng tôi như một xã hội và một chính phủ rằng các gia đình có nhiều hình thức khác nhau và bao gồm những gia đình có là cha mẹ đồng tính.”
Dù rằng ông ta “thực sự vui mừng” về việc ĐGH đến thăm nước Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan, ông ta nói rằng ông không “chắc là những đề nghị chi tiết của tôi với ngài sẽ là gì.”
“Cuộc gặp tại Lâu đài Dublin sẽ diễn ra nhanh nhoáng, nhưng trước hết là tôi muốn chào mừng ngài đến thăm Ái Nhĩ Lan, và nếu có cơ hội, tôi chắc chắn sẽ bày tỏ với ngài những quan tâm thực sự của người Ái Nhĩ Lan trong sự liên hệ với di sản của quá khứ, trong những vấn đề như giáo hội tham gia vào các nhà Giặt ở Magdalene, Nhà nuôi trẻ bị mẹ bỏ rơi và lạm dụng tình dục và thể xác.”
Bộ trưởng Công Hòa về Chăm Lo Trẻ Em trước đây đã nói rằng bà sẽ nói với ĐGH rằng thật là sai lầm để nói rằng chỉ có các cặp vợ chồng khác phái mới có thể làm nên một gia đình thực sự, trong khi Bộ Trưởng Văn Hóa sẽ đề nghị ĐGH bãi bỏ việc các linh mục độc thân.
Bộ trưởng Y tế là Simon Harris cũng phê bình giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai vào hôm Chúa Nhật, rằng tôn giáo “sẽ không còn quyết định chính sách xã hội và y tế của đất nước chúng tôi nữa.”
Vị bộ trường này đã kêu lên “Xin dừng lại!” sau khi một giám mục nói rằng các nguyên tắc về thông điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người) đã bị quên lãng quá lâu.
Tờ Thời Báo Irish đã tường trình rằng Giám Mục Kevin Doran của Elphin nói rằng giáo huấn trong thông điệp Hamanae Vitae nên được “trình bày trong một phương cách mới.”
Ngài nói rằng “Là một giáo hội, chúng ta có lẽ đã không sống đúng với yêu cầu đó. Nó nên giới thiệu trong một ngôn ngữ đương đại trong một ngữ cảnh thích hơp.”
“Rõ ràng là cần một nơi trong các trường cho việc giới thiệu thích hợp giáo huấn của giáo hội về tình dục con người. Một lần nữa, tôi nghĩ chúng ta vẫn có khó khăn để trình bày ở đó. Ngoài ra, phải có một chương trình thuộc Công Giáo có chất lượng tốt nói về sự quan hệ và tính dục.”
Tuy nhiên, Simon đã trả dùng mạng xã hội để phản ứng lại bài phát biểu này: “Xin dừng lại! Tăng cường tiếp cận và sự sẵn có của việc ngừa thai là và sẽ vẫn là chính sách về y tế công cộng. Tôn giáo có một vai trò quan trọng cho nhiều người về căn bản cá nhân, nhưng tôn giáo sẽ không còn quyết định chính sách xã hội và y tế trong đất nước của chúng ta nữa. Nên hiểu như vậy.”
.
Source: Catholic Herald Varadkar: I’ll push Pope on accepting same-sex families
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã chết cách đây 40 năm đã nhấn mạnh tới đâu là trọng tâm của con người.
Thanh Quảng sdb
06:38 07/08/2018
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Người đã chết cách đây 40 năm đã nhấn mạnh tới đâu là trọng tâm của con người.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã an nghỉ vào ngày 6 tháng 8 năm 1978, sẽ được phong hiển thánh vào ngày 14/10 tới đây. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ngài qua đời, vị cáo thỉnh viên phong thánh của ngài là linh mục Antonio Marrazzo đã chia sẻ với Đài Vatican về di sản của vị Giáo hoàng này.
Nhìn lại 15 năm triều đại giáo hoàng của Ngài, Linh mục Thỉnh cáo viên phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là cha Antonio Marrazzo, linh mục dòng Cứu Thế nói với đài Vatican rằng Đức Phaolô VI đã mở ra cho thế giới một hướng đi mới về cuộc lữ hành của Giáo Hội trên trần thế. Vị linh mục người Ý này cho hay rằng trong các tác phẩm và di chúc của Đức Thánh Cha Phaolô VI cho hay Đức Phaolô VI có một sự hiểu biết sâu sắc về con người, đặc biệt con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Con người, hình ảnh của Thiên Chúa
Cha Antonio cho hay dù Đức Phaolô VI đã qua đời 40 năm rồi, thế mà tư tưởng của Ngài vẫn được Giáo hội tiếp tục khai triển trong ánh sáng của Công đồng Vatican thứ hai, trong đó con người là trung tâm, không phải trên bình diện nhân chủng học mà là hình ảnh của Thiên Chúa - con người được Chúa ban cho chính sự sống giống như Ngài, là một con người có giá trị và nhân phẩm".
Theo Đức Phaolô VI, chúng ta phải nhìn con người theo ý của Thiên Chúa - với lòng thương xót dịu hiền và tình yêu siêu việt. Cha Marrazzo cho hay rằng Đức Phaolô VI được bầu chọn lên ngôi Giáo hoàng hầu tiếp tục Công đồng Vatican thứ hai và hướng dẫn Công đồng với đôi tay vững chắc hầu xây dựng một Giáo hội với lòng nhân hậu của người "Samaritanô".
Trước khi đắc cử Giáo Hoàng, Ngài làm việc trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh, nên Ngài biết lắng nghe và xây dựng hòa bình. Về giới trẻ, Ngài tập trung vào việc xây dựng một niềm tin sáng tạo và tự do, xây đắp một nền văn hóa khao khát sự thật và rộng mở bằng đối thoại.
Là tổng giám mục của Milan, Ngài đã có một kinh nghiệm vững mạnh về một Giáo hội của đại chúng, gần gũi với mọi người đương đại...
Sự sống của các bào thai
Thông điệp đánh dấu một bước ngoặt của triều đại Giáo hoàng của Ngài là Tông huấn “Humanae Vitae” (Sự sống của Con người) được phát hành cách đây 50 năm, nói lên mối liên hệ mật thiết giữa tình yêu vợ chồng, rộng mở tới một sự sống mới.
Về vấn đề này cha Marrazzo nêu rằng hai phép lạ xảy ra qua sự can thiệp của Đức Phaolô VI đều liên quan đến thai nhi, tức là sự sống của thai nhi dù chưa được sinh ra chào đời. Về phương diện này, Đức Phaolô VI có thể được coi là người bảo vệ sự sống của những thơ nhi chưa được sinh ra.
Cha Marrazzo giải thích rằng phép lạ được cứu xét cho tiến trình phong thánh của Đức Phaolô VI liên quan đến một thiếu phụ thành Verona đang mang thai, nhưng thai nhi có nguy cơ, có thể bị chết do việc nước ối bị bể!
Bác sĩ sản khoa lo cho bà, đề nghị với gia đình hãy cầu nguyện cùng Đức Phaolô VI, lúc ấy Ngài đang được chuẩn bị phong chân phước vào tháng 10 năm 2014. Cháu bé gái được sinh vào đúng ngày Giáng sinh năm đó khỏe mạnh. Phép lạ này, Cha Marrazzo cho hay đã minh chứng minh bào thai dù chưa được chào đời đi nữa đã được coi là một con người trước mặt Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã an nghỉ vào ngày 6 tháng 8 năm 1978, sẽ được phong hiển thánh vào ngày 14/10 tới đây. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ngài qua đời, vị cáo thỉnh viên phong thánh của ngài là linh mục Antonio Marrazzo đã chia sẻ với Đài Vatican về di sản của vị Giáo hoàng này.
Nhìn lại 15 năm triều đại giáo hoàng của Ngài, Linh mục Thỉnh cáo viên phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là cha Antonio Marrazzo, linh mục dòng Cứu Thế nói với đài Vatican rằng Đức Phaolô VI đã mở ra cho thế giới một hướng đi mới về cuộc lữ hành của Giáo Hội trên trần thế. Vị linh mục người Ý này cho hay rằng trong các tác phẩm và di chúc của Đức Thánh Cha Phaolô VI cho hay Đức Phaolô VI có một sự hiểu biết sâu sắc về con người, đặc biệt con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Con người, hình ảnh của Thiên Chúa
Cha Antonio cho hay dù Đức Phaolô VI đã qua đời 40 năm rồi, thế mà tư tưởng của Ngài vẫn được Giáo hội tiếp tục khai triển trong ánh sáng của Công đồng Vatican thứ hai, trong đó con người là trung tâm, không phải trên bình diện nhân chủng học mà là hình ảnh của Thiên Chúa - con người được Chúa ban cho chính sự sống giống như Ngài, là một con người có giá trị và nhân phẩm".
Theo Đức Phaolô VI, chúng ta phải nhìn con người theo ý của Thiên Chúa - với lòng thương xót dịu hiền và tình yêu siêu việt. Cha Marrazzo cho hay rằng Đức Phaolô VI được bầu chọn lên ngôi Giáo hoàng hầu tiếp tục Công đồng Vatican thứ hai và hướng dẫn Công đồng với đôi tay vững chắc hầu xây dựng một Giáo hội với lòng nhân hậu của người "Samaritanô".
Trước khi đắc cử Giáo Hoàng, Ngài làm việc trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh, nên Ngài biết lắng nghe và xây dựng hòa bình. Về giới trẻ, Ngài tập trung vào việc xây dựng một niềm tin sáng tạo và tự do, xây đắp một nền văn hóa khao khát sự thật và rộng mở bằng đối thoại.
Là tổng giám mục của Milan, Ngài đã có một kinh nghiệm vững mạnh về một Giáo hội của đại chúng, gần gũi với mọi người đương đại...
Sự sống của các bào thai
Thông điệp đánh dấu một bước ngoặt của triều đại Giáo hoàng của Ngài là Tông huấn “Humanae Vitae” (Sự sống của Con người) được phát hành cách đây 50 năm, nói lên mối liên hệ mật thiết giữa tình yêu vợ chồng, rộng mở tới một sự sống mới.
Về vấn đề này cha Marrazzo nêu rằng hai phép lạ xảy ra qua sự can thiệp của Đức Phaolô VI đều liên quan đến thai nhi, tức là sự sống của thai nhi dù chưa được sinh ra chào đời. Về phương diện này, Đức Phaolô VI có thể được coi là người bảo vệ sự sống của những thơ nhi chưa được sinh ra.
Cha Marrazzo giải thích rằng phép lạ được cứu xét cho tiến trình phong thánh của Đức Phaolô VI liên quan đến một thiếu phụ thành Verona đang mang thai, nhưng thai nhi có nguy cơ, có thể bị chết do việc nước ối bị bể!
Bác sĩ sản khoa lo cho bà, đề nghị với gia đình hãy cầu nguyện cùng Đức Phaolô VI, lúc ấy Ngài đang được chuẩn bị phong chân phước vào tháng 10 năm 2014. Cháu bé gái được sinh vào đúng ngày Giáng sinh năm đó khỏe mạnh. Phép lạ này, Cha Marrazzo cho hay đã minh chứng minh bào thai dù chưa được chào đời đi nữa đã được coi là một con người trước mặt Thiên Chúa.
Top Stories
Cardinal Wuerl proposes panel to investigate rumours against bishops
Catholic Herald
17:04 07/08/2018
The panel would consist of fellow bishops and report its finding to Rome, the cardinal suggested
The US bishops’ conference should consider setting up a panel to investigate rumours against fellow bishops, Cardinal Donald Wuerl has suggested.
Speaking to National Catholic Reporter, the Archbishop of Washington also said the Vatican could ask one of its offices to investigate the panel’s findings
“If there were [rumours], and if people heard them, there needs to be some mechanism by which there can be at least an evaluation and review of them,” the cardinal said.
“I think it’s very important that we … as bishops enter into that world and say, ‘If there is an accumulation of rumours, ought not something be said?'”
“Would we have some sort of a panel, a board, of bishops … where we would take it upon ourselves, or a number of bishops would be deputed, to ask about those rumours?” he continued.
“It seems to me that’s one possibility, that there would be some way for the bishops, and that would mean working through our conference … to be able to address the question of sustained rumours.”
The panel could then pass its findings to the Vatican, who would take the decision on whether to act against the accused.
“We don’t pass judgment,” Wuerl said, referring to the bishops’ conference. “That has to go to Rome. So it seems to me there has to be some mechanism in the Congregation of the Doctrine of the Faith or in the Congregation for Bishops to evaluate any concern that a conference of bishops might have about one of its members.”
His comments come as the US Church grapples with mounting allegations against Archbishop Theodore McCarrick, Cardinal Wuerl’s predecessor in Washington.
Bishop Timothy Doherty of Lafayette said the bishops’ conference should considering hiring an outside investigator to find out “who knew what, and when” about McCarrick.
“There is evidence that various people made allegations and had reported them in the United States and in Rome. What has gone wrong? We deserve to find out,” he said.
The US bishops’ conference should consider setting up a panel to investigate rumours against fellow bishops, Cardinal Donald Wuerl has suggested.
Speaking to National Catholic Reporter, the Archbishop of Washington also said the Vatican could ask one of its offices to investigate the panel’s findings
“If there were [rumours], and if people heard them, there needs to be some mechanism by which there can be at least an evaluation and review of them,” the cardinal said.
“I think it’s very important that we … as bishops enter into that world and say, ‘If there is an accumulation of rumours, ought not something be said?'”
“Would we have some sort of a panel, a board, of bishops … where we would take it upon ourselves, or a number of bishops would be deputed, to ask about those rumours?” he continued.
“It seems to me that’s one possibility, that there would be some way for the bishops, and that would mean working through our conference … to be able to address the question of sustained rumours.”
The panel could then pass its findings to the Vatican, who would take the decision on whether to act against the accused.
“We don’t pass judgment,” Wuerl said, referring to the bishops’ conference. “That has to go to Rome. So it seems to me there has to be some mechanism in the Congregation of the Doctrine of the Faith or in the Congregation for Bishops to evaluate any concern that a conference of bishops might have about one of its members.”
His comments come as the US Church grapples with mounting allegations against Archbishop Theodore McCarrick, Cardinal Wuerl’s predecessor in Washington.
Bishop Timothy Doherty of Lafayette said the bishops’ conference should considering hiring an outside investigator to find out “who knew what, and when” about McCarrick.
“There is evidence that various people made allegations and had reported them in the United States and in Rome. What has gone wrong? We deserve to find out,” he said.
US Church should consider hiring outside investigator over McCarrick claims, bishop says
Catholic Herald
04:49 07/08/2018
Prayers and apologies are 'necessary, but not sufficient', Bishop Doherty said
US bishops should consider hiring an outside investigator to find out “who knew what and when” over the McCarrick scandal, the Bishop of Lafayette has said.
Bishop Timothy Doherty said prayers and apologies to survivors of abuse were “necessary, but not sufficient”, adding that people deserve to know how Archbishop McCarrick’s alleged misdeeds went unreported for so long.
Writing for his diocesan newspaper, Bishop Doherty said he was not surprised that the scandal had “renewed public inquiry about all of us bishops.”
“Who knew what and when, and did not report it?” he added.
“The report on Archbishop McCarrick did surprise me. I had not heard even a whisper about him. There is evidence that various people made allegations and had reported them in the United States and in Rome. What has gone wrong? We deserve to find out.”
The bishop added that it is “not impossible” for the US Conference of Catholic Bishops to appoint an outside investigator.
“This happened in 2002 when the whole body of the USCCB voted to engage the John Jay College of Criminal Justice to research the matter of clergy abuse of minors,” he said.
His comments come as other bishops begin speaking out on the scandal.
Cardinal Daniel DiNardo, President of the USCCB, said Archbishop McCarrick will “rightly face” a Vatican canonical investigation into the sex abuse allegations against him.
He added that the US Church must address the “moral failures of judgment” of its leaders, and that the allegations “reveal a grievous moral failure within the Church.”
“They cause bishops anger, sadness, and shame; I know they do in me,” he said. “They compel bishops to ask, as I do, what more could have been done to protect the people of God.
“Both the abuses themselves, and the fact that they have remained undisclosed for decades, have caused great harm to people’s lives and represent grave moral failures of judgment on the part of church leaders.”
Archbishop McCarrick resigned as a cardinal last week, the first to do so since the 1920s.
US bishops should consider hiring an outside investigator to find out “who knew what and when” over the McCarrick scandal, the Bishop of Lafayette has said.
Bishop Timothy Doherty said prayers and apologies to survivors of abuse were “necessary, but not sufficient”, adding that people deserve to know how Archbishop McCarrick’s alleged misdeeds went unreported for so long.
Writing for his diocesan newspaper, Bishop Doherty said he was not surprised that the scandal had “renewed public inquiry about all of us bishops.”
“Who knew what and when, and did not report it?” he added.
“The report on Archbishop McCarrick did surprise me. I had not heard even a whisper about him. There is evidence that various people made allegations and had reported them in the United States and in Rome. What has gone wrong? We deserve to find out.”
The bishop added that it is “not impossible” for the US Conference of Catholic Bishops to appoint an outside investigator.
“This happened in 2002 when the whole body of the USCCB voted to engage the John Jay College of Criminal Justice to research the matter of clergy abuse of minors,” he said.
His comments come as other bishops begin speaking out on the scandal.
Cardinal Daniel DiNardo, President of the USCCB, said Archbishop McCarrick will “rightly face” a Vatican canonical investigation into the sex abuse allegations against him.
He added that the US Church must address the “moral failures of judgment” of its leaders, and that the allegations “reveal a grievous moral failure within the Church.”
“They cause bishops anger, sadness, and shame; I know they do in me,” he said. “They compel bishops to ask, as I do, what more could have been done to protect the people of God.
“Both the abuses themselves, and the fact that they have remained undisclosed for decades, have caused great harm to people’s lives and represent grave moral failures of judgment on the part of church leaders.”
Archbishop McCarrick resigned as a cardinal last week, the first to do so since the 1920s.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một Xã Hội Gian Dối
Đinh Văn Tiến Hùng
17:21 07/08/2018
‘Mọi người làm theo khả năng,
Hưởng theo nhu cầu đẹp thay!’ (1)
‘Rằng hay thì thực là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!’ (2)
Viêt Nam Cộng sản ngày nay,
Trăm điều gian dối phơi bày đau thương,
Thế mà dám gọi thiên đường,
Chính là hỏa ngục tỏ tường đấy thôi !
’Nhân chi sơ tính bổn thiện’
Đạo lý dạy đời của Khổng Tử trong Tam Tự Kinh đang bị băng hoại từng ngày,
Đã sụp đổ trong một xã hội muôn điều gian dối,
Người lớn đang đầu độc cả thế hệ trẻ hôm nay.
’Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người’ mà bác Hồ ‘đạo văn’ của Quản Trọng để dạy các cháu,
giờ đã phản tác dụng vì 100 năm sau mọc lên toàn lớp người giả dối,
Và nơi ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’ sẽ phát sinh toàn điều gian trá !
Muốn mau thăng quan tiến chức phải mua bằng giả,
Nếu học hành ngu dốt nên mua bán đề thi.
Còn che dấu lừa bịp trong cả ngành y,
Hàng ngàn tấn dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm được nhập lậu từ Trung cộng hay sản xuất trong nước pha chế độc dược không đăng ký, dán nhãn hiệu giả, gây ung thư hay nguy hại đến tính mạng người dùng.
Heo gà dịch bệnh chôn xuống lại được đào lên,
tẩy sạch, bôi màu, tẩm gia vị, đem vào lò quay vàng bóng hấp dẫn,
cung cấp nhu cầu cho các nhà hàng và đám cưới liên hoan.
Formosa xả độc cá chết tràn bờ, lấp liếm do triều cương tảo đỏ.
Xả lũ nước ngập nhà cửa cuốn trôi cùng ruộng vườn úng thủy, xúc vật và người cũng trôi theo, lại còn biện hộ là xả đúng theo qui trình kỹ thuật.
Tranh chấp quyền hành, âm mưu thủ tiêu đồng chí, phao tin là đột tử.
Thâu tóm quyền lực nhị thể thành nhất thể, để bớt tốn tiền nhân dân.
như vậy Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước cho tiện, như thủ đoạn Trọng Lú muốn tiêu diệt Đại Quang.
Còn Chủ tịch Quốc hội chỉ là bù nhìn, các dân biểu chỉ là nghị gật, ngụy danh phê chuẩn Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng cho dân giàu nước mạnh !
Người dân biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo, phản đối tà quyền chiếm đất của dân, đòi hỏi công lý… công an mặc thường phục giả dạng côn đồ đàn áp dã man bắt người biểu tình, ngụy tạo tội danh: âm mưu lật đổ chính quyền, phá rối an ninh trật tự công cộng, nhốt vào tù với bản án luật rừng.
Xây cất tượng đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ tốn hàng ngàn tỉ,
trong khi cầu cống, trường học xây chưa xong đã sụp đổ, bị lộ cốt tre thay cốt sắt.
Thảm bại Tết Mậu Thân lại kỷ niệm mừng chiến thắng.
Chiến thắng Điện Biên chỉ là ngụy tạo, vì hoàn toàn do Trung Cộng chỉ huy yểm trợ.
Ngạo nghễ khoe khoang đánh thắng đế quốc Mỹ sừng xỏ nhất thế giới, giờ lại cúi mình nịnh bợ người đồng minh thân ái trợ giúp nhiều bề.
Người Việt tị nạn hải ngoại lúc đầu kêu là bọn côn đồ đĩ điếm,
khi thấy thăng tiến mọi mặt lại xưng là ‘khúc ruột nghìn dặm’, dù gian dối cũng làm mờ mắt một số người về hợp tác xây dựng quê hương, và chuyển về nhiều tỉ.
Gần đây nhất điển hình cho một nền giáo dục gian trá, ngày 7/7/18 trong kỳ thi Trung Học Phổ Thông tại Hà Giang, 114 thí sinh với 330 bài thi được nâng điểm cho đậu, đa số là con em của những viên chức cao cấp trong bọn tà quyền.
Đất nước hiện nay, dưới sự thống trị tham tàn giả dối về mọi mặt từ : chính trị, quân sự, kinh tế,tôn giáo, phong tục,văn hóa, giáo dục, luật pháp, y tế, thực phẩm, hàng hóa…
Đến nỗi bọn trẻ đã tự hỏi:”Không biết có phải người lớn trong xã hội này đã dạy bọn mình sống phải biết dối trá mới có chỗ đứng hay sao ? “
Hỏi tức là trả lời rồi đó ! Vì chính là di truyền học thuyết ‘Đạo đức giả’ của ông tổ trăm tên nhiều mặt mà xác chết giả thối rữa đang còn nằm chình ình trong lăng Ba Đình lưu lại. ( Nằm trong lăng hiện nay là tên Tàu Hồ Tập Chương thế thân cho
Hồ chí Minh đã qui tiên tại từ năm 1932 rồi, thế mà bọn Cộng nô vẫn xếp hàng vào xì xụp bái lạy )
Còn đây những chứng minh cụ thể hùng hồn của những nhân vật nổi tiếng đã từng sống và am hiểu tường tận mặt thật giả
trá của chế độ Cộng Sản :
-Đức Đạt Lai Lạt Ma :
“Cộng Sản sinh ra từ đói nghèo ngu dốt, lớn lên bằng dối trá bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại.”
-Tổng Thống Nga Mikhail Gorbachew :
“Tôi đã bỏ nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”
-Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel :
“Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành man trá.”
-Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln :
“Anh có thể nói dối một số người trong một lúc và lừa dối người trong vài lúc, nhưng anh không thể lừa dối tất cả mọi người trong mọi lúc được.”
-Tổng Thống Nga Vladimir Putin :
“Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời Cộng Sản là không có trái tim.”
-Tổng Thống Đệ nhất VNCH Ngô đình Diệm :
“Chúng ta hãy dùng tình thương để chống lại sự căm thù mà Cộng Sản rao giảng. Lịch sử dạy chúng ta rằng: sớm hay muộn cuối cùng chính sẽ thắng tà, sự thật sẽ thắng sự dối trá, tình thương sẽ thắng hận thù.”
-Tổng Thống Đệ nhị VNCH Nguyễn văn Thiệu :
“Đừng tin những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm.”
*Ôi xã hội Việt Cộng muôn điều gian dối,
Nhìn mặt nhau như đối diện kẻ thù,
Mất tin tưởng vì bao điều giả trá,
Nhìn tương lai tựa đêm tối mịt mù !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú: (1) Lý thuyết Cộng Sản tuyên truyền rằng ‘Mọi người làm việc theo khả năng mình, sẽ được hưởng theo nhu cầu cần thiết’, nghe thật hấp dẫn, khiến nhiều người u mê đi theo.
(2) Trích đoạn Kiều đàn với Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Bàn thờ, sự cung hiến bàn thờ, các thánh tích.
Nguyễn Trọng Đa
08:50 07/08/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Cách đây bốn năm, cha xứ của chúng con đã thực hiện một số thay đổi trong thiết kế và hình dáng tổng thể của bàn thờ, trong nhà thờ giáo xứ chúng con. Có điều là bàn thờ nảy, vốn đã được làm phép và cung hiến cách đây khoảng 20 năm, giờ đây đã được chứa bên trong bàn thờ mới xây dựng, và người ta không thể nhìn thấy dấu vết nào nữa của bàn thờ “cũ”. Gần đây, cha xứ của chúng con đã xin được một thánh tích, và cha dự định đặt thánh tích này vào trong bàn thờ. Câu hỏi của con là, liệu khi có một bàn thờ “mới”, có cần sự ‘tái cung hiến” bàn thờ không? Hay nên làm theo nghi thức cho sự cung hiến bàn thờ? Liệu có nghi thức đặc biệt nào cho việc đặt một thánh tích của một thánh/vị tử đạo vào bàn thờ không, thưa cha? - P. B., Thành phố Naga, Philippines.
Đáp: Có hai câu hỏi cần được trả lời ở đây. Thừ nhất, cần hay không cần sự cung hiến mới cho bàn thờ. Thứ hai, nghi thức đặt thánh tích.
Câu hỏi thứ nhất sẽ được bao phủ bởi Bộ Giáo luật, Điều 1238, trong đó nói rằng bàn thờ mất sự cung hiến được nói trong Điều 1212. Mời đọc:
"(1) Bàn thờ mất sự cung hiến hay làm phép theo điều 1212.
(2) nếu bàn thờ bị phá hoại phần lớn, hoặc khi nó bị xử dụng thường xuyên vào việc phàm tục, do sác lệnh của đấng bàn quyền địa phương hoặc do thực tế” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Bây giờ, trong trường hợp này, bàn thờ chắc chắn đã không bị phá hủy, vì vậy trên nguyên tắc, nó không cần có sự cung hiền mới. Sự cung hiến chỉ là cần thiết, nếu các thay đổi đối với bàn thờ gốc là quá nhiều, đến nỗi chúng ta sẽ phải bàn đến một bàn thờ chủ yếu mới.
Tương ttự như vậy, sự phục hồi của bàn thờ đã xảy ra bốn năm trước, trong khi một nghi thức cung hiến mới nên diễn ra gần như ngay sau đó.
Như Sách Nghi Lễ Giám Mục, số 922, nói: “Vì bàn thờ trở nên thánh thiêng nhất là do việc cử hành Thánh Thể, nên để giữ cho sự việc được đúng nghĩa, hãy tránh cử hành Thánh Lễ nơi một bàn thờ mới chưa được cung hiến, để chính Thánh Lễ cung hiến cũng là Lễ Tạ ơn đầu tiên được cử hành trên bàn thờ ấy” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Theo những gì ban đọc mô tả cho chúng tôi, tôi nghĩ rằng tôi phải chiều theo phán đoán của cha xứ của bạn. Rõ ràng là cha xét rằng sự cung hiến ban đầu đã không bị mất.
Câu hỏi về thánh tích là một câu hỏi khác hơn. Bộ Giáo luật quy định:
“Điều 1237 §2. Cần giữ tập truyền lâu đời lưu giữ hài cốt các vị tử đạo hay các thánh khác dưới bàn thờ cố định, theo quy luật của sách phụng vụ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Sách Nghi Lễ Giám Mục nói chi tiết hơn trong số 866:
“Nên duy trì truyền thống của phụng vụ Rôma quen đặt hài cốt các Tử Đạo và các Thánh dưới bàn thờ. Nhưng phải chú ý những điều sau đây :
“a) Hài cốt muốn đặt phải to đủ để có thể hiểu được đó là những phần của thân thể con người. Do đó phải tránh đặt những hài cốt nhỏ quá của một hay nhiều vị thánh.
“b) Phải rất cẩn thận xét xem hài cốt đó có chân thực không. Thà rằng cung hiến một bàn thờ không có hài cốt, còn hơn đặt dưới bàn thờ những hài cốt không đáng tin.
“c) Không được đặt hộp đựng hài cốt trên bàn thờ hay trong mặt bàn thờ, nhưng tùy theo kiểu bàn thờ, hãy đặt nó ở dưới mặt bàn thờ” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Vì vậy, cần hiều rằng việc đặt thánh tích dưới một bàn thờ cần phải có ý nghĩa nhất định.
Các quy định trên đây cũng loại trừ một cách rõ ràng phong tục tập quán trong các thế kỷ gần đây của việc chèn thánh tích vào một khoang đặc biệt được tạo ra trong bàn (mensa) của một bàn thờ hoặc đá bàn thờ. Tất nhiên, quy định không yêu cầu loại bỏ thánh tích, nếu đã có ở đó.
Các quy định cũng có nghĩa rằng không còn được phép đặt thánh tích trong đáy của bàn thờ di động.
Do đó, bởi vì cần có một số thánh tích quan trọng bậc nhất của một thánh nhân, bàn thờ đã được cung hiến, và thánh tích không còn cần có nữa, tôi sẽ nói rằng Giám mục sẽ không cho phép bàn thờ được tu sửa, để chèn thánh tích vào bên dưới bàn thờ nữa.
Các nghi thức thông thường không tiên liệu bất kỳ buổi lễ nào để đặt một thánh tích vào bàn thở đã cung hiến, nhưng chỉ trong một bàn thờ mới.
Điều này đôi khi xảy ra nhưng rất hiếm - thí dụ, khi thánh tích của một tân chân phước hay của một vị thánh mới, được đặt dưới một bàn thờ đã có trước đó. Tuy nhiên, các nghi thức này thường không được thực hiện trong riêng tư, như trường hợp khi các Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được đặt tại các địa điểm hiện tại của các ngài dưới các bàn thờ có sẵn, trong Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô. Cảc bàn thờ này, theo tôi biết, đều không được tái cung hiến.
Tuy nhiên, nêu cha xứ của bạn có được một thánh tích có ý nghĩa lớn, đến nỗi phải cần xây một bàn thờ mới, và thậm chí có thể có sự thay đổi tên thánh bổn mạng mới cho nhà thờ nữa, thi nghi thức cần được tuân theo sẽ là Sự Cung hiến Bàn thở, như được mô tả trong các số 918-953 của Sách Lễ Nghi Giám Mục, và các chương 4 và 6 của Nghi thức cung hiến một Nhà thờ và một Bàn thờ.
Ngoài ra, có nhiều cách khác để tôn kính các thánh tích các thánh trong nhà thờ, mà không cần đặt chúng dưới bàn thờ. Hướng dẫn năm 2002 về “Lòng Đạo đức Bình dân và Phụng vụ” có các chỉ dẫn sau đây:
“236. Công đồng chung Vatican II nhắc lại rằng "các Thánh đã được tôn kính theo truyền thống trong Hội Thánh, và hài cốt thật sự vả ảnh tượng của các ngài được lưu giữ trong sự tôn kính". Thuật ngữ "hài cốt các Thánh" chủ yếu biểu thị thân thể - hay các phần quan trọng của thân thể - của các thánh, các ngài như là thành viên đặc biệt của Nhiệm Thể của Chúa Kitô và là Đền Thờ Chúa Thánh Thần (xem 1 Cr 3,16; 6, 19; 2 Cr 6, 16) do sự thánh thiện anh hùng của các ngài, giờ đây đang ở trên Thiên Đàng, nhưng từng đã sống một thời trên trái đất này. Các đồ vật thuộc về các thánh, như vật dụng cá nhân, quần áo, và bản thảo, cũng được coi là các thánh tích, cũng như các đồ vật đã chạm vào thân xác các ngài hay ngôi mộ các ngài, như dầu, vải, và tranh ảnh.
“237. Sách lễ Rôma (Missale Romanum) tái khẳng định tính hợp pháp của ‘việc đặt thánh tích của các Thánh dưới bàn thờ, vốn được cung hiến, ngay cả khi không phải là thánh tích của các thánh tử đạo’. Thói quen này cho thấy ý nghĩa rằng sự hy sinh của các thành viên này có nguồn gốc của nó trong Hy tế của bàn thờ, đồng thời tượng trưng sự hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô của toàn thể Hội Thánh, vốn được kêu gọi làm chứng, thậm chí cho đến cái chết, lòng trung thành với Chúa và Hiền thê của Chúa.
"Nhiều tục lệ bình dân đã được liên kết với biểu hiện phượng tự này một cách rõ rệt. Các tín hữu tôn kính sâu sắc thánh tích của các Thánh. Một hướng dẫn mục vụ thích hợp của các tín hữu về việc sử dụng các thánh tích sẽ không bỏ qua các điều sau:
"- đảm bảo tính xác thực của các thánh tích được trưng bày cho sự tôn kính của tín hữu; nơi đâu có các thánh tích nghi ngờ đã được trưng bày cho sự tôn kính của tín hữu, người ta nên kín đáo cất thánh tích ấy đi với thận trọng mục vụ cần có;
"- ngăn chặn sự phân nhỏ không hợp lý các thánh tích thành các mảnh nhỏ, bởi vì sự thực hành như thế là không phù hợp với sự tôn trọng thân xác con người; các quy chế phụng vụ quy định rằng các thánh tích phải có "kích thước đủ lớn để cho thấy rằng đó là các phần của thân xác con người";
"- nhắc nhở các tín hữu chống lại sự cám dỗ để thực hiện việc sưu tập các thánh tích; trong quá khứ, sự thực hành này đã có một số hậu quả đáng tiếc;
"- ngăn chặn bất kỳ khả năng gian lận, buôn bán, hoặc mê tín dị đoan nào về thánh tích.
"Các hình thức khác nhau của lòng tôn kính bình dân đối với các thánh tích, như hôn kính, trang trí với ánh sáng và hoa, mang thánh tích đi rước kiệu, không loại trừ khả năng đem các thánh tích tới với người bệnh và người hấp hối, để an ủi họ, hoặc sử dụng sự cầu bầu của các Thánh để xin chữa lành bệnh. Các việc này phải được tiến hành với sự xứng đáng phải có, và phải được tác động bởi đức tin. Thánh tích của các Thánh không nên được trưng bày trên bàn thờ, bởi vì bàn thờ là dành cho Mình và Máu của Vua các Thánh Tử đạo". (Zenit.org 7-8-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Cách đây bốn năm, cha xứ của chúng con đã thực hiện một số thay đổi trong thiết kế và hình dáng tổng thể của bàn thờ, trong nhà thờ giáo xứ chúng con. Có điều là bàn thờ nảy, vốn đã được làm phép và cung hiến cách đây khoảng 20 năm, giờ đây đã được chứa bên trong bàn thờ mới xây dựng, và người ta không thể nhìn thấy dấu vết nào nữa của bàn thờ “cũ”. Gần đây, cha xứ của chúng con đã xin được một thánh tích, và cha dự định đặt thánh tích này vào trong bàn thờ. Câu hỏi của con là, liệu khi có một bàn thờ “mới”, có cần sự ‘tái cung hiến” bàn thờ không? Hay nên làm theo nghi thức cho sự cung hiến bàn thờ? Liệu có nghi thức đặc biệt nào cho việc đặt một thánh tích của một thánh/vị tử đạo vào bàn thờ không, thưa cha? - P. B., Thành phố Naga, Philippines.
Đáp: Có hai câu hỏi cần được trả lời ở đây. Thừ nhất, cần hay không cần sự cung hiến mới cho bàn thờ. Thứ hai, nghi thức đặt thánh tích.
Câu hỏi thứ nhất sẽ được bao phủ bởi Bộ Giáo luật, Điều 1238, trong đó nói rằng bàn thờ mất sự cung hiến được nói trong Điều 1212. Mời đọc:
"(1) Bàn thờ mất sự cung hiến hay làm phép theo điều 1212.
(2) nếu bàn thờ bị phá hoại phần lớn, hoặc khi nó bị xử dụng thường xuyên vào việc phàm tục, do sác lệnh của đấng bàn quyền địa phương hoặc do thực tế” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Bây giờ, trong trường hợp này, bàn thờ chắc chắn đã không bị phá hủy, vì vậy trên nguyên tắc, nó không cần có sự cung hiền mới. Sự cung hiến chỉ là cần thiết, nếu các thay đổi đối với bàn thờ gốc là quá nhiều, đến nỗi chúng ta sẽ phải bàn đến một bàn thờ chủ yếu mới.
Tương ttự như vậy, sự phục hồi của bàn thờ đã xảy ra bốn năm trước, trong khi một nghi thức cung hiến mới nên diễn ra gần như ngay sau đó.
Như Sách Nghi Lễ Giám Mục, số 922, nói: “Vì bàn thờ trở nên thánh thiêng nhất là do việc cử hành Thánh Thể, nên để giữ cho sự việc được đúng nghĩa, hãy tránh cử hành Thánh Lễ nơi một bàn thờ mới chưa được cung hiến, để chính Thánh Lễ cung hiến cũng là Lễ Tạ ơn đầu tiên được cử hành trên bàn thờ ấy” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Theo những gì ban đọc mô tả cho chúng tôi, tôi nghĩ rằng tôi phải chiều theo phán đoán của cha xứ của bạn. Rõ ràng là cha xét rằng sự cung hiến ban đầu đã không bị mất.
Câu hỏi về thánh tích là một câu hỏi khác hơn. Bộ Giáo luật quy định:
“Điều 1237 §2. Cần giữ tập truyền lâu đời lưu giữ hài cốt các vị tử đạo hay các thánh khác dưới bàn thờ cố định, theo quy luật của sách phụng vụ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Sách Nghi Lễ Giám Mục nói chi tiết hơn trong số 866:
“Nên duy trì truyền thống của phụng vụ Rôma quen đặt hài cốt các Tử Đạo và các Thánh dưới bàn thờ. Nhưng phải chú ý những điều sau đây :
“a) Hài cốt muốn đặt phải to đủ để có thể hiểu được đó là những phần của thân thể con người. Do đó phải tránh đặt những hài cốt nhỏ quá của một hay nhiều vị thánh.
“b) Phải rất cẩn thận xét xem hài cốt đó có chân thực không. Thà rằng cung hiến một bàn thờ không có hài cốt, còn hơn đặt dưới bàn thờ những hài cốt không đáng tin.
“c) Không được đặt hộp đựng hài cốt trên bàn thờ hay trong mặt bàn thờ, nhưng tùy theo kiểu bàn thờ, hãy đặt nó ở dưới mặt bàn thờ” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Vì vậy, cần hiều rằng việc đặt thánh tích dưới một bàn thờ cần phải có ý nghĩa nhất định.
Các quy định trên đây cũng loại trừ một cách rõ ràng phong tục tập quán trong các thế kỷ gần đây của việc chèn thánh tích vào một khoang đặc biệt được tạo ra trong bàn (mensa) của một bàn thờ hoặc đá bàn thờ. Tất nhiên, quy định không yêu cầu loại bỏ thánh tích, nếu đã có ở đó.
Các quy định cũng có nghĩa rằng không còn được phép đặt thánh tích trong đáy của bàn thờ di động.
Do đó, bởi vì cần có một số thánh tích quan trọng bậc nhất của một thánh nhân, bàn thờ đã được cung hiến, và thánh tích không còn cần có nữa, tôi sẽ nói rằng Giám mục sẽ không cho phép bàn thờ được tu sửa, để chèn thánh tích vào bên dưới bàn thờ nữa.
Các nghi thức thông thường không tiên liệu bất kỳ buổi lễ nào để đặt một thánh tích vào bàn thở đã cung hiến, nhưng chỉ trong một bàn thờ mới.
Điều này đôi khi xảy ra nhưng rất hiếm - thí dụ, khi thánh tích của một tân chân phước hay của một vị thánh mới, được đặt dưới một bàn thờ đã có trước đó. Tuy nhiên, các nghi thức này thường không được thực hiện trong riêng tư, như trường hợp khi các Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được đặt tại các địa điểm hiện tại của các ngài dưới các bàn thờ có sẵn, trong Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô. Cảc bàn thờ này, theo tôi biết, đều không được tái cung hiến.
Tuy nhiên, nêu cha xứ của bạn có được một thánh tích có ý nghĩa lớn, đến nỗi phải cần xây một bàn thờ mới, và thậm chí có thể có sự thay đổi tên thánh bổn mạng mới cho nhà thờ nữa, thi nghi thức cần được tuân theo sẽ là Sự Cung hiến Bàn thở, như được mô tả trong các số 918-953 của Sách Lễ Nghi Giám Mục, và các chương 4 và 6 của Nghi thức cung hiến một Nhà thờ và một Bàn thờ.
Ngoài ra, có nhiều cách khác để tôn kính các thánh tích các thánh trong nhà thờ, mà không cần đặt chúng dưới bàn thờ. Hướng dẫn năm 2002 về “Lòng Đạo đức Bình dân và Phụng vụ” có các chỉ dẫn sau đây:
“236. Công đồng chung Vatican II nhắc lại rằng "các Thánh đã được tôn kính theo truyền thống trong Hội Thánh, và hài cốt thật sự vả ảnh tượng của các ngài được lưu giữ trong sự tôn kính". Thuật ngữ "hài cốt các Thánh" chủ yếu biểu thị thân thể - hay các phần quan trọng của thân thể - của các thánh, các ngài như là thành viên đặc biệt của Nhiệm Thể của Chúa Kitô và là Đền Thờ Chúa Thánh Thần (xem 1 Cr 3,16; 6, 19; 2 Cr 6, 16) do sự thánh thiện anh hùng của các ngài, giờ đây đang ở trên Thiên Đàng, nhưng từng đã sống một thời trên trái đất này. Các đồ vật thuộc về các thánh, như vật dụng cá nhân, quần áo, và bản thảo, cũng được coi là các thánh tích, cũng như các đồ vật đã chạm vào thân xác các ngài hay ngôi mộ các ngài, như dầu, vải, và tranh ảnh.
“237. Sách lễ Rôma (Missale Romanum) tái khẳng định tính hợp pháp của ‘việc đặt thánh tích của các Thánh dưới bàn thờ, vốn được cung hiến, ngay cả khi không phải là thánh tích của các thánh tử đạo’. Thói quen này cho thấy ý nghĩa rằng sự hy sinh của các thành viên này có nguồn gốc của nó trong Hy tế của bàn thờ, đồng thời tượng trưng sự hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô của toàn thể Hội Thánh, vốn được kêu gọi làm chứng, thậm chí cho đến cái chết, lòng trung thành với Chúa và Hiền thê của Chúa.
"Nhiều tục lệ bình dân đã được liên kết với biểu hiện phượng tự này một cách rõ rệt. Các tín hữu tôn kính sâu sắc thánh tích của các Thánh. Một hướng dẫn mục vụ thích hợp của các tín hữu về việc sử dụng các thánh tích sẽ không bỏ qua các điều sau:
"- đảm bảo tính xác thực của các thánh tích được trưng bày cho sự tôn kính của tín hữu; nơi đâu có các thánh tích nghi ngờ đã được trưng bày cho sự tôn kính của tín hữu, người ta nên kín đáo cất thánh tích ấy đi với thận trọng mục vụ cần có;
"- ngăn chặn sự phân nhỏ không hợp lý các thánh tích thành các mảnh nhỏ, bởi vì sự thực hành như thế là không phù hợp với sự tôn trọng thân xác con người; các quy chế phụng vụ quy định rằng các thánh tích phải có "kích thước đủ lớn để cho thấy rằng đó là các phần của thân xác con người";
"- nhắc nhở các tín hữu chống lại sự cám dỗ để thực hiện việc sưu tập các thánh tích; trong quá khứ, sự thực hành này đã có một số hậu quả đáng tiếc;
"- ngăn chặn bất kỳ khả năng gian lận, buôn bán, hoặc mê tín dị đoan nào về thánh tích.
"Các hình thức khác nhau của lòng tôn kính bình dân đối với các thánh tích, như hôn kính, trang trí với ánh sáng và hoa, mang thánh tích đi rước kiệu, không loại trừ khả năng đem các thánh tích tới với người bệnh và người hấp hối, để an ủi họ, hoặc sử dụng sự cầu bầu của các Thánh để xin chữa lành bệnh. Các việc này phải được tiến hành với sự xứng đáng phải có, và phải được tác động bởi đức tin. Thánh tích của các Thánh không nên được trưng bày trên bàn thờ, bởi vì bàn thờ là dành cho Mình và Máu của Vua các Thánh Tử đạo". (Zenit.org 7-8-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Loạt bài Hành Hương Đất Thánh: Trích đoạn Sách Thánh giúp người đi viếng Đất Thánh
LM Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
16:26 07/08/2018
Trích đoạn Sách Thánh giúp người đi viếng Đất Thánh
Lời mở đầu
Hoàn cảnh xã hội và kinh tế cùng với sự tiến bộ và thuận lợi của phương tiện giao thông giúp cho người tìn hữu Việt Nam tại quê hương cũng như tản mác khắp thế giới có thể đi viếng các nơi Thánh tại miền đất nơi Chúa Giê-su đã sinh ra, đã sống, đã rao giảng Tin Mừng, đã hoàn tất công trình cứu độ bằng màu nhiệm chết và phục sinh, đã lên trời vinh hiển và gởi Thánh Thần xuống, làm cho Hội Thánh của Chúa bắt đầu vươn lên thành cây lớn bao trùm khắp thế giới loài người.
Cái đêm bi đát nhất lịch sử của ơn cứu độ và của Hội Thánh, là đêm mà Mười Hai vị tông đồ đã được tuyển chọn làm bạn thân tín nhất của Chúa, thì một ông bán Thầy, một ông chối Thầy nhanh hơn gà gáy, mười ông bỏ chạy khi Thầy bị bắt. Còn chính Con Thiên Chúa đã làm người thì bất lực, đơn thân đi qua nhục hình thập giá mà vào cõi chết. Nhưng đó là đêm hạt giống được vùi xuống đất rồi trỗi dậy như mầm cây mọc lên từ trong lòng đất.
Hai ngàn năm đã trôi qua với bao thăng trầm. Bao âm mưu đen tối không ngừng tìm cách tiêu diệt Hội Thánh của Chúa. Cõi chết không ngừng giơ nanh vuốt, banh họng toan nuốt chửng Hội Thánh của Chúa, như đã nuốt được Chúa một lần trong cái đêm bi đát. Nhưng bao nhiêu nanh vuốt cõi chết giơ ra – từ bên ngoài và cả từ bên trong Hội Thánh - đều lần lượt bị bẻ gãy, và Hội Thánh của Chúa vẫn lớn lên, được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu của Chúa, được củng cố bằng máu tử đạo, bằng gương sống đức tin truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Đúng như lời Chúa Giê-su đã phán hứa với ông Simon-Phêrô: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 17-18).
Hành hương là một cách trở về nguồn.
Nguồn sống động của đức tin của chúng ta là Lời Chúa luôn nuôi dưỡng chúng ta trong phụng vụ và qua lời rao giảng của Hội Thánh, và Sách Thánh mà ngày nay chúng ta dễ dàng mang theo mình ngay trong điện thoại cầm tay, nếu muốn đọc…
Trở về nguồn gốc địa dư, về những nơi đã mang dấu vết cuộc sống của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, của Chúa Giê-su, Đức Mẹ, Thánh Giuse, các Tông Đồ và cộng đoàn tin hữu ban đầu, để thấy mình ở trong một dòng chảy không ngừng, như đi tới nguồn của một dòng sông. Ở đây chúng ta được cảm nghiệm mình đang uống chung nguồn nước đã tuôn chảy từ khi tổ phụ Áp-ra-ham được Thiên Chúa mời gọi đã tin vào Thiên Chúa, đã rời quê cha đất tổ mà tới làm kẻ ngụ cư ở đây, rồi dân của giao ước Xi-nai được Thiên Chúa đưa vào đây tiếp tục cảm nghiệm lòng yêu thương thành tín của Thiên Chúa, đón nhận các lời hứa ơn cứu độ, và thành cái nôi cho Con Thiên Chúa sinh làm người để thực hiện mọi lời hứa. Về đây, chúng ta được ngắm bầu trời Con Thiên Chúa làm người đã nhìn ngắm, uống chung nguồn nước Người đã uống, ăn những sản phẩm của mảnh đất đã nuôi Người, bước đi trên những con đường Người đã đi, bồng bềnh trên mặt hồ nơi Người đã từng qua lại trên thuyền cùng với các môn đệ, đã dẹp yên sóng gió, đã ngồi trên thuyền dạy dỗ các môn đệ và dân chúng… Đặc biệt là thấy những nơi Người đã cầu nguyện, đã bị bắt, bị xét xử, bị hành hạ, bị đóng đinh thập giá, đã trút hơi thở cuối cùng, đã được mai táng và đã từ cõi chết trỗi dậy, đã lên trời, đã gởi Thánh Thần xuống cho các tông đồ khởi sự loan báo Tin Mừng và quy tụ cộng đoàn Hội Thánh của Chúa.
Những cạm bẫy cho người hành hương
Người đọc có thể nhíu mày trợn mắt khi tôi nói đến cạm bẫy. Tôi không muốn nói đến những cạm bẫy quen thuộc ở những nơi du lịch tại nhiều nước, như bị móc túi, bị mua hớ đồ lưu niệm, bị xí gạt về phẩm chất nhà trọ, đồ ăn… Đó là phần hướng dẫn viên du lịch phải lo bảo vệ cho khách hàng.
Tôi muốn nói đến những cạm bẫy riêng cho người hành hương
1/ Lẫn lộn hành hương với du lịch.
Du lịch là đi ngoạn cảnh để thỏa mãn tò mò, giải trí. Có người đi hành hương chỉ lo mang vali cho to để đựng quà mang về, mang máy chụp hình, quay phim cho tối tân để ghi hình cho nhiều, cho đẹp, đưa về cho bạn bè, con cháu được chung phần vui vẻ. Cũng tốt thôi, nhưng đó là chuyện bên lề, không phải chính yếu của một cuộc hành hương. Thêm vào đó, nhiều khi người hướng dẫn được thuê mướn chỉ là chuyên viên hướng dẫn du lịch, nên cũng chẳng thể chờ đợi nhiều hơn ở họ, và cũng không thể trách móc họ vì không thỏa mãn chờ đợi của người hành hương...
Còn hành hương là về nguồn của đức tin, để củng cố lòng tin nhờ được đắm mình trong cùng một dòng sông, với bao thế hệ tín hữu đã và đang tuyên xưng đức tin xuất phát từ nơi đây suốt từ thời tổ phụ Áp-ra-ham tới nay. Đây không phải là dòng sông Tương của chia ly: “Quân tại Tương Giang đầu, thiếp tại Tương Giang Vĩ, cộng ẩm Tương Giang thủy, tương cố bất tương kiến” (Chàng ở đầu song Tương, thiếp ở cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, cùng ngoảnh lại nhìn mà chẳng thấy được nhau). Đây là dòng sông hội ngộ, làm cho mọi tín hữu gặp nhau, vì thấy mình cùng ở trong Chúa Ki-tô, Đấng đã sinh ra, đã sống, đã chết và đã sống lại ở đây, để cho chúng ta chung một hơi thở Người đã trao lại và tiếp tục đi với Người cho đến tận cùng thế giới, tận cùng thời gian. Chúng ta được cảm nghiệm rõ hơn mình đang đi trong đoàn hành hương xuyên không gian, xuyên thời gian tiến vào quê hương vĩnh cửu trên trời.
2/ Lẫn lộn Nơi Thánh với bùa ngải.
Người đeo bùa, ngậm ngải… tin rằng bùa ngải tự nó hiệu nghiệm, mình chẳng cần làm gì cả. Nơi Thánh không tự nó hiệu nghiệm, nhưng là hoàn cảnh thuận lợi giúp chúng ta gặp gỡ với Chúa trong cầu nguyện và trong sự hiệp thông với cả Hội Thánh. Hàng tỉ tín hữu chẳng bao giờ có dịp hành hương đến đây, thậm chí chẳng có điều kiện đến được những nơi hành hương ngay ở trong nước. Ngược lại có những người hành hương hết nơi này đến nơi khác trên khắp thế giới, nghe ở đâu có Đức Mẹ hiện ra, có phép lạ… là đi cho bằng được, làm như cứ đi hành hương cho nhiều là thành thánh to! Nhưng cuộc sống của họ vẫn “trước sau như một”. Chúa ban ơn xuống tâm hồn nào khao khát đợi chờ, khiêm tốn cầu xin và sẵn sàng đón nhận, sẵn sàng để Chúa biến đổi cuộc đời mình.
3/ Ngộ nhận về tính chính xác của Nơi Thánh.
Một ngộ nhận thông thường nên biết để tránh là ngây ngô tưởng rằng chỗ này đây chính xác là nơi Chúa đã ngồi, đã đứng, đã nằm… Thực tế hai ngàn năm lịch sử, “vật đổi sao dời”, miền đất này không ngừng thay ngôi đổi chủ từ thời tổ phụ Áp-ra-ham tới nay. Vị trí hành lang giữa một bên là Địa trung Hải và một bên là sa mạc phía Đông, dùng làm đường giao thông cho mọi cuộc giao thương cũng như giao tranh giữa Bắc – Nam, Đông - Tây khiến giải đất phì nhiêu mảnh mai này qua tay hết đế quốc này đến đế quốc khác, bị chiến tranh, động đất tàn phá không biết bao nhiêu lần. Mặt đất không ngừng thay đổi. Hãy lấy một thí dụ: làng Bết-xai-đa, sinh quán của hai anh em Si-mon và An-rê, xưa là một làng chài bên hồ, bị động đất đưa lên núi; cửa nước thượng nguồn sông Gio-đan chảy vào hồ Ga-li-lê xưa ở bên phải làng Bết-xai-đa nay ở bên trái. Thành Giê-ru-sa-lem cũng đã bị phá bình địa rồi xây lại không biết mấy lần từ thời vua Đa-vít tới nay. Đến viếng nơi hồ nước Bê-thét-đa, nơi Chúa Giê-su chữa người bất toại đã 38 năm nằm chờ, sẽ thấy mặt nước nằm sâu 20 mét dưới mặt đất hiện nay.
Lời Chúa đem ý nghĩa và ơn ích cho cuộc hành hương viếng các Nơi Thánh
Nơi Thánh có ý nghĩa, có giá trị khi giúp chúng ta cầu nguyện, giúp chúng ta nghe Lời Chúa đã từng vang lên ở đây, từng được chép lại để kể cho chúng ta những gì đã xảy ra ở đây, hầu giúp chúng ta biết Chúa hơn, yêu mến Chúa hơn và theo Chúa sát hơn.
Vì thế mà hành trang quan trọng nhất của người hành hương viếng các nơi thánh là sách Thánh và việc chính cần làm ở mỗi nơi Thánh là đọc và suy gẫm những đoạn Sách Thánh liên hệ tới nơi ấy.
Đó là lý do khiến tôi cất công soạn tập sách nhỏ này để giúp người hành hương có trong tay “đồ ăn liền” tại mỗi nơi, vì phần đông người hành hương không quen mở sách Thánh, cũng không biết nơi này liên quan tới chuyện gì trong sách Thánh. Tôi sẽ dẫn nhập vắn tắt vào mỗi nơi, rồi trích sẵn những đoạn Sách Thánh nên đọc tại mỗi nơi.
Bản dịch tôi dùng để trích dẫn là bản của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, in năm 2011, với sự đồng ý của Nhóm.
(Còn tiếp...: Lần sau trình bày về: Nhà thờ kính Đức Me Hòm Bia Giao Ước tại Kyriat Yearim - Điểm hẹn mới cho người Việt-Nam viếng Đất Thánh...)
LM Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
Hoàn cảnh xã hội và kinh tế cùng với sự tiến bộ và thuận lợi của phương tiện giao thông giúp cho người tìn hữu Việt Nam tại quê hương cũng như tản mác khắp thế giới có thể đi viếng các nơi Thánh tại miền đất nơi Chúa Giê-su đã sinh ra, đã sống, đã rao giảng Tin Mừng, đã hoàn tất công trình cứu độ bằng màu nhiệm chết và phục sinh, đã lên trời vinh hiển và gởi Thánh Thần xuống, làm cho Hội Thánh của Chúa bắt đầu vươn lên thành cây lớn bao trùm khắp thế giới loài người.
Cái đêm bi đát nhất lịch sử của ơn cứu độ và của Hội Thánh, là đêm mà Mười Hai vị tông đồ đã được tuyển chọn làm bạn thân tín nhất của Chúa, thì một ông bán Thầy, một ông chối Thầy nhanh hơn gà gáy, mười ông bỏ chạy khi Thầy bị bắt. Còn chính Con Thiên Chúa đã làm người thì bất lực, đơn thân đi qua nhục hình thập giá mà vào cõi chết. Nhưng đó là đêm hạt giống được vùi xuống đất rồi trỗi dậy như mầm cây mọc lên từ trong lòng đất.
Hai ngàn năm đã trôi qua với bao thăng trầm. Bao âm mưu đen tối không ngừng tìm cách tiêu diệt Hội Thánh của Chúa. Cõi chết không ngừng giơ nanh vuốt, banh họng toan nuốt chửng Hội Thánh của Chúa, như đã nuốt được Chúa một lần trong cái đêm bi đát. Nhưng bao nhiêu nanh vuốt cõi chết giơ ra – từ bên ngoài và cả từ bên trong Hội Thánh - đều lần lượt bị bẻ gãy, và Hội Thánh của Chúa vẫn lớn lên, được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu của Chúa, được củng cố bằng máu tử đạo, bằng gương sống đức tin truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Đúng như lời Chúa Giê-su đã phán hứa với ông Simon-Phêrô: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 17-18).
Hành hương là một cách trở về nguồn.
Nguồn sống động của đức tin của chúng ta là Lời Chúa luôn nuôi dưỡng chúng ta trong phụng vụ và qua lời rao giảng của Hội Thánh, và Sách Thánh mà ngày nay chúng ta dễ dàng mang theo mình ngay trong điện thoại cầm tay, nếu muốn đọc…
Trở về nguồn gốc địa dư, về những nơi đã mang dấu vết cuộc sống của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, của Chúa Giê-su, Đức Mẹ, Thánh Giuse, các Tông Đồ và cộng đoàn tin hữu ban đầu, để thấy mình ở trong một dòng chảy không ngừng, như đi tới nguồn của một dòng sông. Ở đây chúng ta được cảm nghiệm mình đang uống chung nguồn nước đã tuôn chảy từ khi tổ phụ Áp-ra-ham được Thiên Chúa mời gọi đã tin vào Thiên Chúa, đã rời quê cha đất tổ mà tới làm kẻ ngụ cư ở đây, rồi dân của giao ước Xi-nai được Thiên Chúa đưa vào đây tiếp tục cảm nghiệm lòng yêu thương thành tín của Thiên Chúa, đón nhận các lời hứa ơn cứu độ, và thành cái nôi cho Con Thiên Chúa sinh làm người để thực hiện mọi lời hứa. Về đây, chúng ta được ngắm bầu trời Con Thiên Chúa làm người đã nhìn ngắm, uống chung nguồn nước Người đã uống, ăn những sản phẩm của mảnh đất đã nuôi Người, bước đi trên những con đường Người đã đi, bồng bềnh trên mặt hồ nơi Người đã từng qua lại trên thuyền cùng với các môn đệ, đã dẹp yên sóng gió, đã ngồi trên thuyền dạy dỗ các môn đệ và dân chúng… Đặc biệt là thấy những nơi Người đã cầu nguyện, đã bị bắt, bị xét xử, bị hành hạ, bị đóng đinh thập giá, đã trút hơi thở cuối cùng, đã được mai táng và đã từ cõi chết trỗi dậy, đã lên trời, đã gởi Thánh Thần xuống cho các tông đồ khởi sự loan báo Tin Mừng và quy tụ cộng đoàn Hội Thánh của Chúa.
Những cạm bẫy cho người hành hương
Người đọc có thể nhíu mày trợn mắt khi tôi nói đến cạm bẫy. Tôi không muốn nói đến những cạm bẫy quen thuộc ở những nơi du lịch tại nhiều nước, như bị móc túi, bị mua hớ đồ lưu niệm, bị xí gạt về phẩm chất nhà trọ, đồ ăn… Đó là phần hướng dẫn viên du lịch phải lo bảo vệ cho khách hàng.
Tôi muốn nói đến những cạm bẫy riêng cho người hành hương
1/ Lẫn lộn hành hương với du lịch.
Du lịch là đi ngoạn cảnh để thỏa mãn tò mò, giải trí. Có người đi hành hương chỉ lo mang vali cho to để đựng quà mang về, mang máy chụp hình, quay phim cho tối tân để ghi hình cho nhiều, cho đẹp, đưa về cho bạn bè, con cháu được chung phần vui vẻ. Cũng tốt thôi, nhưng đó là chuyện bên lề, không phải chính yếu của một cuộc hành hương. Thêm vào đó, nhiều khi người hướng dẫn được thuê mướn chỉ là chuyên viên hướng dẫn du lịch, nên cũng chẳng thể chờ đợi nhiều hơn ở họ, và cũng không thể trách móc họ vì không thỏa mãn chờ đợi của người hành hương...
Còn hành hương là về nguồn của đức tin, để củng cố lòng tin nhờ được đắm mình trong cùng một dòng sông, với bao thế hệ tín hữu đã và đang tuyên xưng đức tin xuất phát từ nơi đây suốt từ thời tổ phụ Áp-ra-ham tới nay. Đây không phải là dòng sông Tương của chia ly: “Quân tại Tương Giang đầu, thiếp tại Tương Giang Vĩ, cộng ẩm Tương Giang thủy, tương cố bất tương kiến” (Chàng ở đầu song Tương, thiếp ở cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, cùng ngoảnh lại nhìn mà chẳng thấy được nhau). Đây là dòng sông hội ngộ, làm cho mọi tín hữu gặp nhau, vì thấy mình cùng ở trong Chúa Ki-tô, Đấng đã sinh ra, đã sống, đã chết và đã sống lại ở đây, để cho chúng ta chung một hơi thở Người đã trao lại và tiếp tục đi với Người cho đến tận cùng thế giới, tận cùng thời gian. Chúng ta được cảm nghiệm rõ hơn mình đang đi trong đoàn hành hương xuyên không gian, xuyên thời gian tiến vào quê hương vĩnh cửu trên trời.
2/ Lẫn lộn Nơi Thánh với bùa ngải.
Người đeo bùa, ngậm ngải… tin rằng bùa ngải tự nó hiệu nghiệm, mình chẳng cần làm gì cả. Nơi Thánh không tự nó hiệu nghiệm, nhưng là hoàn cảnh thuận lợi giúp chúng ta gặp gỡ với Chúa trong cầu nguyện và trong sự hiệp thông với cả Hội Thánh. Hàng tỉ tín hữu chẳng bao giờ có dịp hành hương đến đây, thậm chí chẳng có điều kiện đến được những nơi hành hương ngay ở trong nước. Ngược lại có những người hành hương hết nơi này đến nơi khác trên khắp thế giới, nghe ở đâu có Đức Mẹ hiện ra, có phép lạ… là đi cho bằng được, làm như cứ đi hành hương cho nhiều là thành thánh to! Nhưng cuộc sống của họ vẫn “trước sau như một”. Chúa ban ơn xuống tâm hồn nào khao khát đợi chờ, khiêm tốn cầu xin và sẵn sàng đón nhận, sẵn sàng để Chúa biến đổi cuộc đời mình.
3/ Ngộ nhận về tính chính xác của Nơi Thánh.
Một ngộ nhận thông thường nên biết để tránh là ngây ngô tưởng rằng chỗ này đây chính xác là nơi Chúa đã ngồi, đã đứng, đã nằm… Thực tế hai ngàn năm lịch sử, “vật đổi sao dời”, miền đất này không ngừng thay ngôi đổi chủ từ thời tổ phụ Áp-ra-ham tới nay. Vị trí hành lang giữa một bên là Địa trung Hải và một bên là sa mạc phía Đông, dùng làm đường giao thông cho mọi cuộc giao thương cũng như giao tranh giữa Bắc – Nam, Đông - Tây khiến giải đất phì nhiêu mảnh mai này qua tay hết đế quốc này đến đế quốc khác, bị chiến tranh, động đất tàn phá không biết bao nhiêu lần. Mặt đất không ngừng thay đổi. Hãy lấy một thí dụ: làng Bết-xai-đa, sinh quán của hai anh em Si-mon và An-rê, xưa là một làng chài bên hồ, bị động đất đưa lên núi; cửa nước thượng nguồn sông Gio-đan chảy vào hồ Ga-li-lê xưa ở bên phải làng Bết-xai-đa nay ở bên trái. Thành Giê-ru-sa-lem cũng đã bị phá bình địa rồi xây lại không biết mấy lần từ thời vua Đa-vít tới nay. Đến viếng nơi hồ nước Bê-thét-đa, nơi Chúa Giê-su chữa người bất toại đã 38 năm nằm chờ, sẽ thấy mặt nước nằm sâu 20 mét dưới mặt đất hiện nay.
Lời Chúa đem ý nghĩa và ơn ích cho cuộc hành hương viếng các Nơi Thánh
Nơi Thánh có ý nghĩa, có giá trị khi giúp chúng ta cầu nguyện, giúp chúng ta nghe Lời Chúa đã từng vang lên ở đây, từng được chép lại để kể cho chúng ta những gì đã xảy ra ở đây, hầu giúp chúng ta biết Chúa hơn, yêu mến Chúa hơn và theo Chúa sát hơn.
Vì thế mà hành trang quan trọng nhất của người hành hương viếng các nơi thánh là sách Thánh và việc chính cần làm ở mỗi nơi Thánh là đọc và suy gẫm những đoạn Sách Thánh liên hệ tới nơi ấy.
Đó là lý do khiến tôi cất công soạn tập sách nhỏ này để giúp người hành hương có trong tay “đồ ăn liền” tại mỗi nơi, vì phần đông người hành hương không quen mở sách Thánh, cũng không biết nơi này liên quan tới chuyện gì trong sách Thánh. Tôi sẽ dẫn nhập vắn tắt vào mỗi nơi, rồi trích sẵn những đoạn Sách Thánh nên đọc tại mỗi nơi.
Bản dịch tôi dùng để trích dẫn là bản của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, in năm 2011, với sự đồng ý của Nhóm.
(Còn tiếp...: Lần sau trình bày về: Nhà thờ kính Đức Me Hòm Bia Giao Ước tại Kyriat Yearim - Điểm hẹn mới cho người Việt-Nam viếng Đất Thánh...)
LM Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
Dominicus, vị Thánh truyền giáo
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:18 07/08/2018
Thánh Dominicus - tíếng Việt Nam: Daminh - không được biết đến nhiều như Thánh Franciskus - tíếng Việt Nam: Phanxicô khó khăn - thành Assisi cùng thời với ngài, nhưng công việc của Thánh Dominicus vẫn còn hằng tiếp tục sinh động cho tới ngày hôm nay trong Giáo hội.
Thánh Dominicus có tên Domingo de Guzman Garcias, sinh năm 1170 ở Caleruega vùng thành phố Burgos bên Spania, và qua đời ngày 6.8.1221 ở Bologna bên Italia. Lễ kính ngày 8.8 hằng năm.
Năm 1207 Dominicus cùng với một số chị em đạo đức thành lập Hội Dòng cho ngành nữ ở miền nam nước Pháp gần Toulouse. Tôn chỉ của hội Dòng nữ là ăn chay cầu nguyện để chuẩn bị cho việc truyền giáo tin mừng của Chúa nơi trần gian.
Năm 1215 cùng với sáu anh em đồng chí hướng, Dominicus thành lập hội Dòng ở Toulouse với mục đích rao truyền giáo lý Giáo Hội Công Giáo chống lại lạc giáo Albiger và Waldenser đe dọa Giáo lý Công Giáo vùng miền nam nước Pháp.
Dòng do Thánh Dominicus lập theo tôn chỉ luật lệ Thánh Augustinus và được Đức Giáo Hoàng Honorius III. chấp thuận.
Đời sống Dòng chuyên chăm việc cầu nguyện, sống đời khó nghèo nhờ vào ăn xin, của dâng cúng bố thí, chuyên chú việc nghiên cứu học hành thần học cho việc rao giảng loan truyền lời Chúa. Vì thế Dòng còn có tên Dòng giảng thuyết.
Sau gần bốn năm thành lập Dòng giảng thuyết Dominicus lớn mạnh lan truyền thành lập các chi nhánh khắp nơi ở Spania, Italia, Pháp, rồi lan sang Anh quốc, Đức quốc và vùng Đông Âu Châu.
Về cuộc đời của Thánh Dominicus có nhiều truyền thuyết thuật lại. Mẹ của Thánh Dominicus lúc còn mnag thai Dominicus đã có thị kiến nhìn thấy một con chó miệng ngậm bó đuốc cháy sáng. Vì thế hình tượng Thánh Dominicus ngày nay thường có con chó ngồi bên cạnh với cây đuốc cháy sáng.
Rồi khi trẻ Dominicus chịu phép rửa tội có hình một ngôi sao vàng hiện ra trên trán. Được cho đó là dấu lạ to lớn cho đời sống sau này của trẻ Dominicus.Và vì thế hình tượng thánh Dominucus có ngôi sao vàng vẽ khắc trên trán của ngài.
Một hình ảnh dấu chỉ lạ lùng thánh đức nữa là tượng hình Đức Mẹ Mân côi có hình Thánh Dominicus qùy trước mặt Đức Mẹ và được Đức Mẹ trao cho chuỗi tràng hạt mân côi. Theo tương truyền Đức Mẹ đã hiện ra và trao cho Thánh Dominicus chuỗi tràng hạt với trách vụ loan truyền việc lần chuỗi mân côi chống bề rối cùng củng cố đời sống Giáo hội.
Dòng Dominicus phát triển lớn mạnh trên toàn Giáo hội khắp nơi trên thế giới ngành Nữ cũng như ngành Nam. Ở Bên Việt Nam ngành dòng nữ Dominicus phát triển lớn mạnh từ miền Bắc vào miền Nam.
Các Vị Thừa Sai dòng Dominicus từ Spania sang Việt Nam vào thế kỷ 18. góp phần to lớn đáng kể vào việc truyền giáo xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, với những sinh hoạt phụng vụ bình dân nhưng thân thiết gần với người giáo dân, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, như đọc kinh lần chuỗi mân côi, hát thánh ca, rước kiệu, dâng hoa…
„Vị Thánh vĩ đại Dominicus nhắc nhớ chúng ta rằng đời sống trung tâm của Giáo hội luôn luôn phải bừng cháy ngọn lửa truyền giáo, loan báo tin mừng và cần thiết phải khơi lên việc canh tân nếp sống tin mừng: Chúa Giêsu Kitô là sự toàn mỹ cao cả cho mọi người vào mọi thời đại cùng cho mọi nơi.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thánh Dominicus có tên Domingo de Guzman Garcias, sinh năm 1170 ở Caleruega vùng thành phố Burgos bên Spania, và qua đời ngày 6.8.1221 ở Bologna bên Italia. Lễ kính ngày 8.8 hằng năm.
Năm 1207 Dominicus cùng với một số chị em đạo đức thành lập Hội Dòng cho ngành nữ ở miền nam nước Pháp gần Toulouse. Tôn chỉ của hội Dòng nữ là ăn chay cầu nguyện để chuẩn bị cho việc truyền giáo tin mừng của Chúa nơi trần gian.
Năm 1215 cùng với sáu anh em đồng chí hướng, Dominicus thành lập hội Dòng ở Toulouse với mục đích rao truyền giáo lý Giáo Hội Công Giáo chống lại lạc giáo Albiger và Waldenser đe dọa Giáo lý Công Giáo vùng miền nam nước Pháp.
Dòng do Thánh Dominicus lập theo tôn chỉ luật lệ Thánh Augustinus và được Đức Giáo Hoàng Honorius III. chấp thuận.
Đời sống Dòng chuyên chăm việc cầu nguyện, sống đời khó nghèo nhờ vào ăn xin, của dâng cúng bố thí, chuyên chú việc nghiên cứu học hành thần học cho việc rao giảng loan truyền lời Chúa. Vì thế Dòng còn có tên Dòng giảng thuyết.
Sau gần bốn năm thành lập Dòng giảng thuyết Dominicus lớn mạnh lan truyền thành lập các chi nhánh khắp nơi ở Spania, Italia, Pháp, rồi lan sang Anh quốc, Đức quốc và vùng Đông Âu Châu.
Về cuộc đời của Thánh Dominicus có nhiều truyền thuyết thuật lại. Mẹ của Thánh Dominicus lúc còn mnag thai Dominicus đã có thị kiến nhìn thấy một con chó miệng ngậm bó đuốc cháy sáng. Vì thế hình tượng Thánh Dominicus ngày nay thường có con chó ngồi bên cạnh với cây đuốc cháy sáng.
Rồi khi trẻ Dominicus chịu phép rửa tội có hình một ngôi sao vàng hiện ra trên trán. Được cho đó là dấu lạ to lớn cho đời sống sau này của trẻ Dominicus.Và vì thế hình tượng thánh Dominucus có ngôi sao vàng vẽ khắc trên trán của ngài.
Một hình ảnh dấu chỉ lạ lùng thánh đức nữa là tượng hình Đức Mẹ Mân côi có hình Thánh Dominicus qùy trước mặt Đức Mẹ và được Đức Mẹ trao cho chuỗi tràng hạt mân côi. Theo tương truyền Đức Mẹ đã hiện ra và trao cho Thánh Dominicus chuỗi tràng hạt với trách vụ loan truyền việc lần chuỗi mân côi chống bề rối cùng củng cố đời sống Giáo hội.
Dòng Dominicus phát triển lớn mạnh trên toàn Giáo hội khắp nơi trên thế giới ngành Nữ cũng như ngành Nam. Ở Bên Việt Nam ngành dòng nữ Dominicus phát triển lớn mạnh từ miền Bắc vào miền Nam.
Các Vị Thừa Sai dòng Dominicus từ Spania sang Việt Nam vào thế kỷ 18. góp phần to lớn đáng kể vào việc truyền giáo xây dựng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, với những sinh hoạt phụng vụ bình dân nhưng thân thiết gần với người giáo dân, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, như đọc kinh lần chuỗi mân côi, hát thánh ca, rước kiệu, dâng hoa…
„Vị Thánh vĩ đại Dominicus nhắc nhớ chúng ta rằng đời sống trung tâm của Giáo hội luôn luôn phải bừng cháy ngọn lửa truyền giáo, loan báo tin mừng và cần thiết phải khơi lên việc canh tân nếp sống tin mừng: Chúa Giêsu Kitô là sự toàn mỹ cao cả cho mọi người vào mọi thời đại cùng cho mọi nơi.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI.).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Lá thư Canada: Gia Đình Hạnh Phúc
Trà Lũ
17:27 07/08/2018
Canada vào hè với lễ hội tưng bừng Caribana. Ở xa các cụ có nghe thấy tiếng kèn trống, tiếng ca hát, tiếng hò reo của đại hội văn hóa Trung Mỹ vang lên từ Toronto ngay đầu tháng Tám không ạ ? Liền 2 tuần lễ đầu tháng Tám này, thành phố Toronto chìm ngập trong không khí lễ hội của các sắc dân miền Trung Mỹ. Họ thuộc các vùng đảo quốc Caribbean như Dominican Republic, Guatemala, Honduras, Costarica... Họ không chọn Mỹ quốc mà chọn Canada, miền đất hoà bình thịnh vượng và chọn thành phố Toronto làm nơi quây quần vui chơi trong 2 tuần. Đây là lần hội tụ thứ 47. Họ ở miền Caribbean nên lễ hội của họ mang tên Caribana. Caribana có nghĩa là vui chơi, trống phách, nhảy múa, ăn nhậu, ca hát, đua thuyền. Toronto nằm ngay bên đại hồ Ontario. Tại Toronto có một đảo nhỏ ngay sát trung tâm thành phố, các sắc dân miền Trung Mỹ họp nhau ở bờ hồ Toronto múa hát khai mạc xong thì kéo nhau ra cái đảo nhỏ này sinh hoạt văn nghệ tiếp. Caribana làm thành phố Toronto đã vui sẵn nay vui lên gấp bội. Tôi thích nhất các đoàn vũ của Caribana. Ôi, các cô gái Trung Mỹ đẹp cách gì. Các cô da mầu nâu non, trông rất khỏe mạnh, hồng hào, xinh tươi, chứ không có nét thô như người da đen Phi châu. Cô nào cũng ăn bận rất mát mẻ, chỉ một chút che ngực, một chút che đặc khu. Cô nào cũng mang trên đầu những bộ lông chim xanh đỏ vĩ đại, và khoác lên mình những bộ cánh chim cánh bướm mầu sắc rực rỡ và to đùng . Trang phục màu mè của các cô phủ hết cả mặt đường. Các cô vừa đi vừa nhảy múa, vừa ca hát, vừa cười há há chào hỏi mọi ngươì hai bên đường. Vui quá là vui. Không những họ múa hát trên mặt đất mà còn dưới thuyền. Họ tổ chức các cuộc thi bơi thuyền. Các cụ xem họ nhảy múa và nghe họ ca hát mà mệt thì xin mời vào các hàng quán bên đường để thưởng thức các món ăn đặc sản miền Trung Mỹ. Cụ nào muốn nghiên cứu về các nền văn hóa Trung Mỹ xin mời đến Toronto dự 2 tuần lễ Caribana này, cụ sẽ biết được rất nhiều chuyện. Theo báo chí thì dịp này dân Trung Mỹ lên đây vui chơi có tới một triệu người. Khách du lịch chen vai với họ cũng nhiều vô kể.
Song song với đại hội Caribana ở bờ hồ trên đây, ở mạn bắc Toronto còn có Danforth Festival của các sắc dân gốc Hy lạp. Canada là xứ đa văn hóa. Người Hy lạp tới Canada lập nghiệp từ xưa cũng đông lắm. Họ làm ăn buôn bán rất phát đạt ở khu phố Danforth, miền đông của thành phố. Đặc biệt lễ hội Hy Lạp này cũng kéo dài hai tuần và có 2 nét nổi bật là ẩm thực và âm nhạc. Cụ nào muốn biết cái bếp của người Hy lạp, và âm nhạc của người Hy lạp, xin mời đến đây. Cụ đi xem và nhậu ở Caribana xong, mời cụ lên đây nhậu tiếp, nghe nhạc tiếp. Cụ sẽ có nhiều cảm nghiệm rõ ràng về nền đa văn hoá của xứ lạnh tình nồng này.
Nói tới Danforth, người ta cũng liền nhớ tới vụ nổ súng cuối tháng Sáu vừa qua, làm chết 2 người và bị thương 16 người. Báo chí thế giới nói nhiều về vụ nổ súng này. Thủ phạm là người Trung Đông. Nhóm ISIS nhận trách nhiệm , nhưng các cơ quan an ninh chưa tin vì ISIS luôn luôn nhận mình tổ chức các cuộc khủng bố cốt lấy tiếng để đe dọa nhiều người. Dân gốc Hy Lạp ở đây có vẻ chán ghét mấy ông nhọ Trung Đông này qúa. Chúng tôi đang sống bằng an và hạnh phúc, tại sao cho các ông đến ở, các ông lại nổ súng giết nhau là thế nào ? Xin kể chuyện này cho có đủ mầu thời sự, chứ Canada vẫn luôn là xứ bằng an, lạnh mà tình nồng.
Tôi vừa được anh bạn thân chuyển cho một tài liệu quốc tế so sánh Canada với Hoa Kỳ. Tài liệu này căn cứ trên các thống kê uy tín trên thế giới và câu kết luận : Canada là nơi đáng sống hơn bên Hoa Kỳ. Các cụ bên Hoa Kỳ đừng buồn tôi nghe. Chi tiết ư, này nha xét mặt sức khoẻ thì về trường thọ, Canada sống 81.7 tuổi còn Hoa Kỳ thì 79.6, về độ mập phì thì Canada 28%, còn Hoa Kỳ 33.7%, về sản phụ chết trong nhà hộ sinh thì Canada 7% còn Hoa Kỳ 14%. Về sự an ninh xã hội, Canada đứng thứ 8 trên thế giới còn Hoa Kỳ thứ 141. Về mặt hạnh phúc : Canada đứng thứ 9, còn Hoa Kỳ thứ 21...
Vậy xin kính mời các cụ tới Canada sống nha. Xin tới sớm một chút kẻo dân Tàu Cộng và Việt Cộng đang tới đây ào ào. Tôi có một anh bạn làm nghề địa ốc. Anh kể chuyện có ông khách từ VN sang đây, ông nhờ bạn tôi dẫn đi mua nhà. Anh dẫn ông ta đi coi 7 cái nhà, coi xong anh bạn địa ốc hỏi ông ta chọn cái nào, ông ta trả lời tỉnh bơ : Tôi chọn mua cả 7 cái. Kinh chưa các cụ. Cũng anh bạn này còn kể cho tôi một chuyện khác. Rằng có một ông thương gia từ VN sang nhờ anh dẫn đi coi nhà, ông ta coi xong ưng ý quá, bèn mua ngay tức thì, không cò kè giá cả gì cả, lại còn bảo chủ nhà : Ông để lại hết cả đồ đạc bàn ghế giường tủ cho tôi, tôi mua hết, ông muốn bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu. Kinh quá chứ. Rõ ràng là phe con cháu Bác Hồ đang rửa tiền.
Nhân nói tới phe cộng, xin kể chuyện này cũng buồn cười lắm , chuyện thời sự có thiệt nha : Tháng Sáu vừa qua có Hội nghị Thất Hùng G7 được tổ chức ở Toronto. Chủ nhà Canada mời thêm 12 quốc gia ngoài vòng cùng đến tham dự, trong đó có VN. Và theo nghi lễ thì thủ tướng Canada ra tận sân bay đón các trưởng đoàn. Thủ tướng Justin Trudeau cũng đã đón tiếp thủ tướng VN theo đúng nghi lễ, chào quốc kỳ và duyệt binh. Một điều rất tức cười mà báo chí Canada không để ý nên không nói tới và làm to chuyện, đó là lúc thủ tướng Canada đi bên thủ tướng CSVN duyệt các đội binh danh dự dàn chào, ông thủ tướng Canada lại quàng ở cổ một giải cờ vàng ba sọc đỏ . Ngài Thủ tướng Phúc của CSVN thuộc bên cờ đỏ đã im re không dám nói gì. Chả biết ông thủ tướng da trắng này vô tình hay cố ý đây.
Ông H.O. trong làng tôi cứ tiếc hùi hụi. Ông bảo ông mà biết thế thì ông đã xin tình nguyện hát quốc ca của VC cho trọng thể. Mấy cô Huế liền thắc mắc là tại sao ông H.O. còn nhớ quốc ca của VC lâu thế, ông H.O. trả lời ngay : quên thế nào được, năm xưa đi tù nó bắt nghe hằng ngày mà. Nhưng nếu đưọc hát thì tôi sẽ hát lời mới, tân quốc ca, chứ không phải lời của Văn Cao ngày xưa. Rồi ông hứng chí hát bài tân quốc ca này, nhạc thì đúng mà lời thì sai, vừa sai vừa hỗn láo vì dám phạm thượng , tôi xin chép ra đây để các cụ cùng hát cho vui nha :
...’ Đoàn quân cộng nô đây chung lòng bán nước, lấy Vân Đồn đem giao cho quân ngoại xâm, đường biên giới phía bắc đâu còn nữa, chúng dời sâu vô phía bên Việt Nam. Và hôm nay Phú Quốc với Vân Phong, chúng cho quân Tàu thuê lập đặc khu! Vì đô la chúng quyết không dừng, quyết cho ra luật rừng ! Nhấn đi và bấm đi, nước non Việt Nam ta bán rồi ! “
Cả làng tôi đã bò ra cười. Mấy cô Huế thì bảo sẽ gửi lời này về VN cho mấy người bạn để họ phổ biến trong các cuộc biểu tình.
Tôi thấy trên mạng đang cổ võ việc toàn quốc đi biểu tình ngày Chúa Nhật mồng 2 đầu tháng Chín. Giá mà vừa đi biểu tình vừa hát bài này thì hay biết mấy.
Ông ODP phát biểu : Mình biểu tình thì cứ biểu tình chứ trước sau gì chúng nó vẫn thì hành luật 3 đặc khu vì tiền hối lộ của Tàu Cộng dúi cho, chúng nó đã chia nhau hết rồi, chia xong từ lâu rồi. Bây giờ tiền con cái chúng đang đi du học và nhà cửa chúng đang mua sắm ở ngoại quốc là tiền bán nước này đây. Mình nói gì thì cứ nói, chúng nó cứ ngậm miệng, quốc hội là một thứ nghị gật bù nhìn, một lũ hèn, chúng nó sẽ tuân lệnh thông qua luật Đặc Khu. Tội nghiệp quê hương Việt Nam qúa.
Lúc này cụ Chánh tiên chỉ làng mới lên tiếng. Cụ bảo một trong những bản cáo trạng tố cáo tội ác bán nước của VC chính xác nhất, rõ ràng nhất, can đảm nhất, là lá thư của Giám Mục Hoàng Đức Oanh ở Kontum gửi Trần Đại Quang chủ tịch nước ngày 14-7-2018. Chưa nghe tin có phúc đáp. Lá thư này sẽ đi vào lịch sử. Các cụ độc giả nên tìm đọc bức thư này và trao cho con cháu lưu giữ. Ngoài lá thư của Đức Cha Oanh, lão còn đọc được một bài viết của cô nhà văn Trần Thị Lam, lời lẽ của cô rất dịu dàng nhưng hóc búa. Cô nêu 13 thắc mắc. Vì không có đủ giấy nên tôi chỉ xin chép lại đây 3 thắc mắc cuối cùng để các cụ chờ xem các đỉnh cao loài người có thể giải thích được không.
-- Câu hỏi 11 : Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra, và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này ?
-- Câu hỏi thứ 12 : Tư tưởng Mác-Lênin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lênin bị phá sập tại Nga và các nước Đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân ?
-- Câu hỏi thứ 13 : Hồ Chí Minh từng nói : Không, Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí minh ở đâu ra ?
Cụ Chánh vừa xin hết ý kiến thì bà cụ B.95 lên tiếng xin Anh John tiếng cười. Vẫn ngôn từ cũ, cụ bảo nếu các bác cứ nói về VC thì đêm nay lão sẽ mất ngủ, hoặc có ngủ được thì toàn những giấc mơ kinh hoàng. Anh John đã có sẵn, liền kể : Một cô điếm bị kết tội bán dâm, bèn cãi : Tôi không bán dâm, tôi chỉ cho thuê đặc khu của tôi, mà chỉ cho thuê lâu lắm là 99 phút, chứ chinh phủ của các bác cho thuê những 3 đặc khu lâu tới 99 năm, mà 3 đặc khu này đâu có phải của riêng các bác mà là của chung cả nước.
Cụ B.95 nghe tới tiếng ‘đặc khu’ thì cười ha hả nhưng không hài lòng vì chữ đặc khu lại dính tới tội VC bán nước. Anh John xin chuyển hướng, anh xin kể chuyện chữa bệnh ngủ mà ngáy. Rằng bữa đó mấy cô bạn cũ gặp nhau. Họ nói đủ thứ chuyện. Họ đều đã có chồng có con. Một cô than rằng đêm thường mất ngủ vì ông chồng ngáy to quá. Cô cho uống đủ loại thuốc mà vẫn không khỏi bệnh ngáy. Một cô bạn lên tiếng : Tao có thuốc tiên, không cần phải tốn tiền mua gì cả. Khi ngủ, mày cứ vạch vú cho ông ấy ngậm, là yên ngay. Cô kia cám ơn rối rít vì cho đây là cách tốt nhất để chồng hết ngáy, nhưng rồi cô này lại hỏi : Cho nó ngậm thì sẽ hết ngáy, nhưng lâu lâu nó còn nghiến răng nữa thì làm sao ? Anh John xin hết chuyện và không biết câu trả lời là làm sao chữa bệnh nghiến răng. Cụ nào biết cách chữa bệnh nghiến răng xin mách cho mấy cô trong chuyện của anh John nha.
Các bà thấy chuyện anh John hấp dẫn và hay nên xin nghe thêm. Anh John bèn xin kể một chuyện nữa. Cũng chuyện vợ chồng. Rằng có một cặp vợ chồng xồn xồn kia mới dọn nhà, Họ thuê một căn trong chúng cư. Sau một tháng quan sát hàng xóm, bữa đó ông chồng lên tiếng : Em xem căn đối diện bên kia mà coi, vui đáo để. Chiều nào anh chồng đi làm về thì hai vợ chồng cũng hôn nhau đắm đuối, không những hôn má mà còn hôn miệng, hôn lưỡi, và người tỏ vẻ thích hôn lâu là bà vợ. Em hãy bắt chước như vậy nha. Bà vợ liền hứ chồng một tiếng rồi nói : bà ấy hôn như vậy không phải là do yêu đương đâu mà là bà ấy cố ý tìm xem ông chồng có hút thuốc lá và uống rượu sau khi tan sở hay không đó thôi.
Chị Ba Biên Hòa lên tiếng. Chị không cho anh John là chồng chị kể chuyện nữa vì toàn chuyện nói xấu phe liền bà. Ông ODP liền lên tiếng bênh anh John ngay : Rằng mấy chuyện vừa kể toàn nói tới cảnh hạnh phúc trong gia đình, có yêu nhau thì các bà vợ mới làm thế. Nghe anh John kể, tôi liền nhớ tới nàng Melinda vợ tỷ phú Bill Gates. Nàng không son phấn, không trang sức đắt tiền, không áo quần thời trang lòe loẹt, nhưng nàng nổi bật về những nụ cười hiền hòa, về những lời khuyên chồng biết xử dụng đồng tiền cho các việc từ thiện. Có ký giả hỏi Bill Gates là cô Melinda ngày xưa có vất vả và khổ công lắm mới lấy được ông không, thì Bill Gates trả lời : Chính tôi là người vất vả và khổ công lắm mới lấy được Melinda. Chớ gì các nhà tỷ phú hiện nay có những bà vợ như bà Melinda. Có mái ấm gia đình hạnh phúc.
Xong chuyện Bill Gates bên Mỹ thì ông ODP nói tiếp sang chuyện bà Margaret Thatcher ( 1925-2013 } bên Anh. Ai cũng biết bà thủ tướng Anh nổi tiếng này, phải không? Bà được mọi giới gọi là ‘Iron Lady’ mà. Phụ nữ mà làm tới chức thủ tướng đã là danh giá lắm rồi, còn bà thì hơn thế nữa, bà là dân có học và có căn bản giáo dục vững chắc nên bà không sợ hãi một đối thủ nào. Bà đã nói không là không. Bà là ngôi sao sáng trên chính trường không những ở Anh mà còn trên thế giớ trong hậu bán thế kỷ vừa qua. Trên chính trường thì bà nổi danh như thế, nhưng trong gia đình riêng tư của bà thì sao ? Thưa bà không hề được hạnh phúc. Bà có 2 người con, một trai một gái, nhưng là 2 người con hư vì bà không biết dạy bảo, ông chồng chết sớm. Cuối đời bà sống trong cô đơn lạnh lùng. Bà bị đột qụy mà chết. Danh vọng , thành tựu, tiền bạc cũng không mang lại hạnh phúc, trừ mái ấm gia đình. Bà Thatcher có 3 điều danh vọng, thành tựu và tiền bạc nêu trên mà không có điều cuối cùng là mái ấm gia đình hạnh phúc.
Nói đến đây xong, ông ODP nhìn mọi người rồi thưa: Tôi thấy dân làng ta ai cũng có mái ấm gia đình hạnh phúc. Tốt lắm, xin tạ ơn Trời Phật. Chính vì ta cần mái ấm gia đình hạnh phúc mà thế giới Công Giáo có Phong trào Tổ Ấm Focolare của Chị Chiara Lubich, Công Giáo Việt Nam có Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình của Cha Chu Quang Minh. Xin chúc mọi người sống mãi trong sự hạnh phúc này, sự hạnh phúc mà tiền bạc không mua được.
TRÀ LŨ
Song song với đại hội Caribana ở bờ hồ trên đây, ở mạn bắc Toronto còn có Danforth Festival của các sắc dân gốc Hy lạp. Canada là xứ đa văn hóa. Người Hy lạp tới Canada lập nghiệp từ xưa cũng đông lắm. Họ làm ăn buôn bán rất phát đạt ở khu phố Danforth, miền đông của thành phố. Đặc biệt lễ hội Hy Lạp này cũng kéo dài hai tuần và có 2 nét nổi bật là ẩm thực và âm nhạc. Cụ nào muốn biết cái bếp của người Hy lạp, và âm nhạc của người Hy lạp, xin mời đến đây. Cụ đi xem và nhậu ở Caribana xong, mời cụ lên đây nhậu tiếp, nghe nhạc tiếp. Cụ sẽ có nhiều cảm nghiệm rõ ràng về nền đa văn hoá của xứ lạnh tình nồng này.
Nói tới Danforth, người ta cũng liền nhớ tới vụ nổ súng cuối tháng Sáu vừa qua, làm chết 2 người và bị thương 16 người. Báo chí thế giới nói nhiều về vụ nổ súng này. Thủ phạm là người Trung Đông. Nhóm ISIS nhận trách nhiệm , nhưng các cơ quan an ninh chưa tin vì ISIS luôn luôn nhận mình tổ chức các cuộc khủng bố cốt lấy tiếng để đe dọa nhiều người. Dân gốc Hy Lạp ở đây có vẻ chán ghét mấy ông nhọ Trung Đông này qúa. Chúng tôi đang sống bằng an và hạnh phúc, tại sao cho các ông đến ở, các ông lại nổ súng giết nhau là thế nào ? Xin kể chuyện này cho có đủ mầu thời sự, chứ Canada vẫn luôn là xứ bằng an, lạnh mà tình nồng.
Tôi vừa được anh bạn thân chuyển cho một tài liệu quốc tế so sánh Canada với Hoa Kỳ. Tài liệu này căn cứ trên các thống kê uy tín trên thế giới và câu kết luận : Canada là nơi đáng sống hơn bên Hoa Kỳ. Các cụ bên Hoa Kỳ đừng buồn tôi nghe. Chi tiết ư, này nha xét mặt sức khoẻ thì về trường thọ, Canada sống 81.7 tuổi còn Hoa Kỳ thì 79.6, về độ mập phì thì Canada 28%, còn Hoa Kỳ 33.7%, về sản phụ chết trong nhà hộ sinh thì Canada 7% còn Hoa Kỳ 14%. Về sự an ninh xã hội, Canada đứng thứ 8 trên thế giới còn Hoa Kỳ thứ 141. Về mặt hạnh phúc : Canada đứng thứ 9, còn Hoa Kỳ thứ 21...
Vậy xin kính mời các cụ tới Canada sống nha. Xin tới sớm một chút kẻo dân Tàu Cộng và Việt Cộng đang tới đây ào ào. Tôi có một anh bạn làm nghề địa ốc. Anh kể chuyện có ông khách từ VN sang đây, ông nhờ bạn tôi dẫn đi mua nhà. Anh dẫn ông ta đi coi 7 cái nhà, coi xong anh bạn địa ốc hỏi ông ta chọn cái nào, ông ta trả lời tỉnh bơ : Tôi chọn mua cả 7 cái. Kinh chưa các cụ. Cũng anh bạn này còn kể cho tôi một chuyện khác. Rằng có một ông thương gia từ VN sang nhờ anh dẫn đi coi nhà, ông ta coi xong ưng ý quá, bèn mua ngay tức thì, không cò kè giá cả gì cả, lại còn bảo chủ nhà : Ông để lại hết cả đồ đạc bàn ghế giường tủ cho tôi, tôi mua hết, ông muốn bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu. Kinh quá chứ. Rõ ràng là phe con cháu Bác Hồ đang rửa tiền.
Nhân nói tới phe cộng, xin kể chuyện này cũng buồn cười lắm , chuyện thời sự có thiệt nha : Tháng Sáu vừa qua có Hội nghị Thất Hùng G7 được tổ chức ở Toronto. Chủ nhà Canada mời thêm 12 quốc gia ngoài vòng cùng đến tham dự, trong đó có VN. Và theo nghi lễ thì thủ tướng Canada ra tận sân bay đón các trưởng đoàn. Thủ tướng Justin Trudeau cũng đã đón tiếp thủ tướng VN theo đúng nghi lễ, chào quốc kỳ và duyệt binh. Một điều rất tức cười mà báo chí Canada không để ý nên không nói tới và làm to chuyện, đó là lúc thủ tướng Canada đi bên thủ tướng CSVN duyệt các đội binh danh dự dàn chào, ông thủ tướng Canada lại quàng ở cổ một giải cờ vàng ba sọc đỏ . Ngài Thủ tướng Phúc của CSVN thuộc bên cờ đỏ đã im re không dám nói gì. Chả biết ông thủ tướng da trắng này vô tình hay cố ý đây.
Ông H.O. trong làng tôi cứ tiếc hùi hụi. Ông bảo ông mà biết thế thì ông đã xin tình nguyện hát quốc ca của VC cho trọng thể. Mấy cô Huế liền thắc mắc là tại sao ông H.O. còn nhớ quốc ca của VC lâu thế, ông H.O. trả lời ngay : quên thế nào được, năm xưa đi tù nó bắt nghe hằng ngày mà. Nhưng nếu đưọc hát thì tôi sẽ hát lời mới, tân quốc ca, chứ không phải lời của Văn Cao ngày xưa. Rồi ông hứng chí hát bài tân quốc ca này, nhạc thì đúng mà lời thì sai, vừa sai vừa hỗn láo vì dám phạm thượng , tôi xin chép ra đây để các cụ cùng hát cho vui nha :
...’ Đoàn quân cộng nô đây chung lòng bán nước, lấy Vân Đồn đem giao cho quân ngoại xâm, đường biên giới phía bắc đâu còn nữa, chúng dời sâu vô phía bên Việt Nam. Và hôm nay Phú Quốc với Vân Phong, chúng cho quân Tàu thuê lập đặc khu! Vì đô la chúng quyết không dừng, quyết cho ra luật rừng ! Nhấn đi và bấm đi, nước non Việt Nam ta bán rồi ! “
Cả làng tôi đã bò ra cười. Mấy cô Huế thì bảo sẽ gửi lời này về VN cho mấy người bạn để họ phổ biến trong các cuộc biểu tình.
Tôi thấy trên mạng đang cổ võ việc toàn quốc đi biểu tình ngày Chúa Nhật mồng 2 đầu tháng Chín. Giá mà vừa đi biểu tình vừa hát bài này thì hay biết mấy.
Ông ODP phát biểu : Mình biểu tình thì cứ biểu tình chứ trước sau gì chúng nó vẫn thì hành luật 3 đặc khu vì tiền hối lộ của Tàu Cộng dúi cho, chúng nó đã chia nhau hết rồi, chia xong từ lâu rồi. Bây giờ tiền con cái chúng đang đi du học và nhà cửa chúng đang mua sắm ở ngoại quốc là tiền bán nước này đây. Mình nói gì thì cứ nói, chúng nó cứ ngậm miệng, quốc hội là một thứ nghị gật bù nhìn, một lũ hèn, chúng nó sẽ tuân lệnh thông qua luật Đặc Khu. Tội nghiệp quê hương Việt Nam qúa.
Lúc này cụ Chánh tiên chỉ làng mới lên tiếng. Cụ bảo một trong những bản cáo trạng tố cáo tội ác bán nước của VC chính xác nhất, rõ ràng nhất, can đảm nhất, là lá thư của Giám Mục Hoàng Đức Oanh ở Kontum gửi Trần Đại Quang chủ tịch nước ngày 14-7-2018. Chưa nghe tin có phúc đáp. Lá thư này sẽ đi vào lịch sử. Các cụ độc giả nên tìm đọc bức thư này và trao cho con cháu lưu giữ. Ngoài lá thư của Đức Cha Oanh, lão còn đọc được một bài viết của cô nhà văn Trần Thị Lam, lời lẽ của cô rất dịu dàng nhưng hóc búa. Cô nêu 13 thắc mắc. Vì không có đủ giấy nên tôi chỉ xin chép lại đây 3 thắc mắc cuối cùng để các cụ chờ xem các đỉnh cao loài người có thể giải thích được không.
-- Câu hỏi 11 : Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra, và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này ?
-- Câu hỏi thứ 12 : Tư tưởng Mác-Lênin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lênin bị phá sập tại Nga và các nước Đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân ?
-- Câu hỏi thứ 13 : Hồ Chí Minh từng nói : Không, Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí minh ở đâu ra ?
Cụ Chánh vừa xin hết ý kiến thì bà cụ B.95 lên tiếng xin Anh John tiếng cười. Vẫn ngôn từ cũ, cụ bảo nếu các bác cứ nói về VC thì đêm nay lão sẽ mất ngủ, hoặc có ngủ được thì toàn những giấc mơ kinh hoàng. Anh John đã có sẵn, liền kể : Một cô điếm bị kết tội bán dâm, bèn cãi : Tôi không bán dâm, tôi chỉ cho thuê đặc khu của tôi, mà chỉ cho thuê lâu lắm là 99 phút, chứ chinh phủ của các bác cho thuê những 3 đặc khu lâu tới 99 năm, mà 3 đặc khu này đâu có phải của riêng các bác mà là của chung cả nước.
Cụ B.95 nghe tới tiếng ‘đặc khu’ thì cười ha hả nhưng không hài lòng vì chữ đặc khu lại dính tới tội VC bán nước. Anh John xin chuyển hướng, anh xin kể chuyện chữa bệnh ngủ mà ngáy. Rằng bữa đó mấy cô bạn cũ gặp nhau. Họ nói đủ thứ chuyện. Họ đều đã có chồng có con. Một cô than rằng đêm thường mất ngủ vì ông chồng ngáy to quá. Cô cho uống đủ loại thuốc mà vẫn không khỏi bệnh ngáy. Một cô bạn lên tiếng : Tao có thuốc tiên, không cần phải tốn tiền mua gì cả. Khi ngủ, mày cứ vạch vú cho ông ấy ngậm, là yên ngay. Cô kia cám ơn rối rít vì cho đây là cách tốt nhất để chồng hết ngáy, nhưng rồi cô này lại hỏi : Cho nó ngậm thì sẽ hết ngáy, nhưng lâu lâu nó còn nghiến răng nữa thì làm sao ? Anh John xin hết chuyện và không biết câu trả lời là làm sao chữa bệnh nghiến răng. Cụ nào biết cách chữa bệnh nghiến răng xin mách cho mấy cô trong chuyện của anh John nha.
Các bà thấy chuyện anh John hấp dẫn và hay nên xin nghe thêm. Anh John bèn xin kể một chuyện nữa. Cũng chuyện vợ chồng. Rằng có một cặp vợ chồng xồn xồn kia mới dọn nhà, Họ thuê một căn trong chúng cư. Sau một tháng quan sát hàng xóm, bữa đó ông chồng lên tiếng : Em xem căn đối diện bên kia mà coi, vui đáo để. Chiều nào anh chồng đi làm về thì hai vợ chồng cũng hôn nhau đắm đuối, không những hôn má mà còn hôn miệng, hôn lưỡi, và người tỏ vẻ thích hôn lâu là bà vợ. Em hãy bắt chước như vậy nha. Bà vợ liền hứ chồng một tiếng rồi nói : bà ấy hôn như vậy không phải là do yêu đương đâu mà là bà ấy cố ý tìm xem ông chồng có hút thuốc lá và uống rượu sau khi tan sở hay không đó thôi.
Chị Ba Biên Hòa lên tiếng. Chị không cho anh John là chồng chị kể chuyện nữa vì toàn chuyện nói xấu phe liền bà. Ông ODP liền lên tiếng bênh anh John ngay : Rằng mấy chuyện vừa kể toàn nói tới cảnh hạnh phúc trong gia đình, có yêu nhau thì các bà vợ mới làm thế. Nghe anh John kể, tôi liền nhớ tới nàng Melinda vợ tỷ phú Bill Gates. Nàng không son phấn, không trang sức đắt tiền, không áo quần thời trang lòe loẹt, nhưng nàng nổi bật về những nụ cười hiền hòa, về những lời khuyên chồng biết xử dụng đồng tiền cho các việc từ thiện. Có ký giả hỏi Bill Gates là cô Melinda ngày xưa có vất vả và khổ công lắm mới lấy được ông không, thì Bill Gates trả lời : Chính tôi là người vất vả và khổ công lắm mới lấy được Melinda. Chớ gì các nhà tỷ phú hiện nay có những bà vợ như bà Melinda. Có mái ấm gia đình hạnh phúc.
Xong chuyện Bill Gates bên Mỹ thì ông ODP nói tiếp sang chuyện bà Margaret Thatcher ( 1925-2013 } bên Anh. Ai cũng biết bà thủ tướng Anh nổi tiếng này, phải không? Bà được mọi giới gọi là ‘Iron Lady’ mà. Phụ nữ mà làm tới chức thủ tướng đã là danh giá lắm rồi, còn bà thì hơn thế nữa, bà là dân có học và có căn bản giáo dục vững chắc nên bà không sợ hãi một đối thủ nào. Bà đã nói không là không. Bà là ngôi sao sáng trên chính trường không những ở Anh mà còn trên thế giớ trong hậu bán thế kỷ vừa qua. Trên chính trường thì bà nổi danh như thế, nhưng trong gia đình riêng tư của bà thì sao ? Thưa bà không hề được hạnh phúc. Bà có 2 người con, một trai một gái, nhưng là 2 người con hư vì bà không biết dạy bảo, ông chồng chết sớm. Cuối đời bà sống trong cô đơn lạnh lùng. Bà bị đột qụy mà chết. Danh vọng , thành tựu, tiền bạc cũng không mang lại hạnh phúc, trừ mái ấm gia đình. Bà Thatcher có 3 điều danh vọng, thành tựu và tiền bạc nêu trên mà không có điều cuối cùng là mái ấm gia đình hạnh phúc.
Nói đến đây xong, ông ODP nhìn mọi người rồi thưa: Tôi thấy dân làng ta ai cũng có mái ấm gia đình hạnh phúc. Tốt lắm, xin tạ ơn Trời Phật. Chính vì ta cần mái ấm gia đình hạnh phúc mà thế giới Công Giáo có Phong trào Tổ Ấm Focolare của Chị Chiara Lubich, Công Giáo Việt Nam có Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình của Cha Chu Quang Minh. Xin chúc mọi người sống mãi trong sự hạnh phúc này, sự hạnh phúc mà tiền bạc không mua được.
TRÀ LŨ