Chuyến hải hành này các môn đệ phải chống chọi với gió to, sóng lớn, đêm đen. Trong số các ông nhiều người dù dầy dạn kinh nghiệm đi biển, chèo đêm các ông vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, sợ đến rùng mình khi Chúa ở bên kia sườn đồi. Lo sợ mà vẫn tiến tới dù đi trong gian nan, nghi nan, mù mờ. Vì không muốn trái lệnh truyền. Thầy dặn chèo sang bờ bên kia. Các ông làm theo. Sang để làm gì các ông chưa biết. Làm theo ý Chúa và các ông một mình chống chọi với mọi thử thách, gian nan. Làm theo ý Chúa đâu tránh khỏi gian nan, thử thách và ngay cả cô đơn.
Sống thật
Phúc Âm tuần trước thuật truyện Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều. Tuần trước ý Chúa là giúp đám đông ổn định trật tự lắng nghe lời Chúa giảng. Ý Chúa là tích cực làm việc tông đồ, bác ái. Chúa nói với các Tông đồ ‘các con hãy cho họ ăn đi’ khi các ông xin Chúa giải tán dân chúng để họ đi vào làng mạc mua bánh ăn và ngủ qua đêm.
Tuần trước ý Chúa là các tông đồ hãy phân phát bánh cho dân chúng. Tuần này ý Chúa được trải rộng ra đến các công việc hết sức bình thường, các công việc thường nhật chúng ta làm mà đôi khi coi thường, không cho đó chính là ý Chúa. Các tông đồ hôm nay làm theo ý Chúa. Các ông làm gì? Thưa chèo thuyền qua bên kia bờ hồ. Chèo thuyền mà gọi là ý Chúa. Đúng vậy. Chúa bảo các ông các con ‘hãy chèo thuyền qua bờ bên kia trước’.
Trừ những trường hợp có ơn gọi đặc biệt. Một cách bình thường sống theo ý Chúa chính là sống thật với lòng mình, hoàn thành tốt đẹp những việc thường làm trong cuộc sống. Các tông đồ làm theo ý Chúa khi Ngài nói với các ông rõ ràng ‘hãy chèo thuyền qua bờ bên kia trước’. Ý Chúa trong trường hợp này chính là làm công việc hết sức bình thường. Mục đích của việc làm theo ý Chúa là
‘để thiên hạ nhìn thấy việc các con làm mà họ ngợi khen Cha các con là Đấng ngự trên trời.’ Mat 5:16.
Sáng Danh Chúa
Như thế bất cứ việc gì làm sáng Danh Chúa Cha đều là làm theo ý Chúa. Dù việc đó là chèo thuyền, phát bánh, thu lượm bánh vụn thiên hạ quẳng dưới sân, hay ngồi lắng nghe Lời Chúa. Tất cả mọi công việc làm sáng Danh Chúa chính là làm theo ý Chúa. Hiểu như thế hoàn thành công việc hàng ngày, dù làm với mục đích kiếm cơm bánh nhưng việc đó thể hiện tâm tình của một Kitô hữu, làm sáng Danh Chúa chính là làm theo ý Chúa.
Sức Mạnh Chúa
Đâu là điều khác biệt làm theo ý Chúa và theo ý thế gian. Cả hai cùng gặp khó khăn, thử thách, chông gai, hy sinh và nguy hiểm.
Làm theo ý Chúa gặp gian nan kêu cầu Chúa đến cứu. Làm theo ý thế gian khi gặp khó khăn kêu cứu thế gian đến cứu. Điểm khác biệt Chúa cứu luôn thành công. Thế gian cứu khi thành công, khi thất bại vì sức mạnh trần thế có giới hạn. Hơn nữa sức mạnh thế gian chỉ cứu được những gì bên ngoài, thuộc về thân xác; không cứu được những gì linh thiêng, tâm linh, phần hồn. Thiên Chúa cứu được tất cả mọi trường hợp, cả xác lẫn hồn vì sức mạnh Chúa vô hạn vì là sức mạnh của Thần Lực, sức mạnh Thần Linh.
Trong Kinh thánh gió to và nước lũ là những hình ảnh rất gần với tai ương, xáo trộn, tàn phá và huỷ diệt. Hình ảnh rõ ràng nhất là trận lụt Đại Hồng Thuỷ và chuyện Chúa đưa dân Ngài vượt qua Biển Đỏ ráo chân, trong khi quân binh của Pharaô lại bị nước chôn vùi đáy biển.
Hành trình theo Chúa của các Kitô hữu cũng tương tự như chuyến hải hành của các tông đồ xưa. Nhiều lần trong đời chúng ta cũng có cùng cảm giác như các tông đồ. Chúng ta cảm thấy Chúa rất xa, kêu cứu ngày đêm vẫn không thấy bóng Ngài. Chúng ta cũng trải qua những sóng gió trong đời, cũng bao phen bầm dập bởi bão táp. Cô đơn trong đêm trường, lạc lõng giữa ý Chúa, ý riêng. Cũng một mình mò mẫm, cố gắng bước đi nhưng lòng luôn tự hỏi, ngờ vực không biết đúng đường hay đang xuống vực thẳm.
Thực tế cuộc sống cho thấy bão táp, vất vả, bệnh tật và tai ương trong đời chính là sức mạnh đối kháng mỗi Kitô hữu đều phải trải qua. Ngoài những khó khăn và tai vạ trong cuộc sống còn biết bao lần bị cám dỗ, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Cám dỗ dường như pha trộn, lẫn lộn trong cuộc sống, trong những khó khăn vất vả, bệnh tật và tai nạn trong cuộc sống. Chính những chướng ngại này đôi khi làm chúng ta nản lòng cậy trông vào Chúa. Có lúc chán nản lung lay đến độ tìm những lời giải thích, tiên đoán nghe hợp tai nơi tài trí con người và ngay cả tin vào sức mạnh của của cải, vật chất.
Học nơi tông đồ
Trong khi hoảng sợ các tông đồ thấy Chúa đi trên mặt biển đến các ông sợ hãi cho là ma. Chúa lên tiếng ‘cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ’.
Phêrô xin đi trên nước đến với Chúa. Được phép ông vững tâm nhảy tòm xuống nước bước đi. Ngọn sóng bủa đến bao vây, che mắt không nhìn thấy Chúa ông lo ngại và suýt chìm. Lần thứ hai ông lên tiếng xin cứu. Đức Kitô đưa tay cứu và ông đã lên thuyền bình an. Chúa cho biết ông chìm vì kém lòng tin. Dù kém lòng tin ông không bỏ Chúa, không lìa xa Chúa luôn trung thành bước theo trong nguy nan, gian khổ. Chúa là nơi duy nhất ông đặt lòng cậy trông.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
431. Cầu nguyện rất cần thiết
- vì cầu nguyện là của ăn nuôi sống linh hồn: linh hồn nào không cầu nguyện thế nào cũng chết khốn nạn đời đời
- vì cầu nguyện là thành lũy kiên cố bảo vệ linh hồn chống lại những tấn công ngày đêm của ma quỷ: linh hồn nào không cầu nguyện thế nào cũng bị ma quỷ đánh bại
- vì cầu nguyện là nền móng làm cho linh hồn đứng vững: linh hồn nào không cầu nguyện thế nào cũng ngã quỵ
432. Tất cả đều có thể trở thành lời cầu nguyện
Khi ăn, khi ngủ, khi học hành, khi giải trí, khi làm bất cứ việc gì, nếu chúng ta hướng lòng mình về Chúa, nếu chúng ta hướng tất cả mọi công việc chúng ta làm về Chúa, thì tất cả đều trở thành lời cầu nguyện.
433. Nơi nào chúng ta cầu nguyện, nơi đó trở thành đền thờ
Những kẻ độc ác ghét Đạo có thể trói tay chân chúng ta lại, bịt miệng, bịt mắt và bịt tai chúng ta lại, giam chúng ta dưới ngục sâu hoặc trên rừng vắng, nhưng chúng ta vẫn cầu nguyện được với Chúa như thường. Vì sao? Vì ở trên trần gian nầy, không quyền lực nào có thể tước đoạt sự cầu nguyện của chúng ta được, và như lời dạy của thánh Bênađô, bất cứ nơi nào chúng ta cầu nguyện, nơi đó trở thành đền thờ.
434. Ai là người mạnh nhất trên trần gian nầy?
Có câu trả lời cho câu hỏi hóc búa: “Ai là người mạnh nhất trên trần gian nầy?”.
Câu trả lời là: “Người mạnh nhất trên trần gian nầy là người biết quỳ gối trước mặt Thiên Chúa và chắp tay cầu nguyện với Ngài.”
435. Giáo Hội có thể để mất tất cả cả, trừ ra sự cầu nguyện
Giáo Hội có thể để cho người ta lấy mất hết: mất nhà thờ, mất trường học, mất tu viện, mất những cơ sở hoạt động của mình, nhưng Giáo Hội cương quyết không bao giờ để cho người ta cướp mất sự cầu nguyện của mình và của con cái mình.
436. Chỉ có ma quỷ là không cười
Khi cười, chúng ta làm cho các khó khăn ra nhẹ nhàng, chìm xuống hoặc biến mất.
Khi cười, chúng ta làm cho đầu óc chúng ta sáng tạo ra được nhiều điều vì khi đó, có nhiều sáng kiến ùa đến.
Khi cười, chúng ta lành được nhiều bệnh.
Khi cười, chúng ta ăn ngon.
Khi cười, chúng ta ngủ ngon.
Khi cười, chúng ta làm được việc và làm được nhiều việc.
Không có một người nhân đức nào mà không cười.
Không có một vị thánh nào mà không cười.
Chỉ có ma quỷ là không cười.
Bởi đó, chúng ta hãy cười!
437. Phương pháp làm một đoạn văn
Nhiều đoạn văn làm thành một bài văn.
Một bài văn có thể làm thành một chương sách.
Nhiều chương sách làm thành một cuốn sách.
Bởi thế, phương pháp làm thành một đoạn văn là điều rất ích lợi và cần thiết cho mỗi một người chúng ta.
Muốn làm một đoạn văn, chúng ta hãy làm ba điều: một là, nhập đề; hai là, thân đề; ba là kết đề. Làm xong ba điều nầy, chúng ta mới đi qua một đoạn văn khác.
Ví dụ:
1. Nhập đề (giới thiệu vấn đề): Con đường trước nhà tôi thật tấp nập và náo nhiệt.
2. Thân đề (tả đề tài): Xe ôtô, xe máy, xe đạp thường xuyên qua lại. Khách bộ hành, khách du lịch rất đông. Đủ mọi thứ tiếng rộn ràng nổi lên từ sáng đến tối.
3. Kết đề (đưa ra một ý kiến mới): Thật là khó nghỉ ngơi khi sống gần một con đường như vậy.
438. Sự can đảm nào khó nhất?
Sự can đảm nào cũng khó, nhưng sự can đảm được thi hành thường xuyên và hằng ngày để làm trọn mọi việc bổn phận của mình trong bóng tối và không được ai để ý đến, đó mới thật là sự can đảm khó nhất.
439. Hãy luôn sống một người đặc biệt
Bạn hãy luôn sống một người đặc biệt, nhưng không phải đặc biệt trong sự xấu vì như vậy thì quá dễ dàng và quá tầm thường.
Bạn hãy sống một người đặc biệt trong sự tốt.
Đây mới là điều đáng quý, đáng chuộng và đáng phục.
440. Chúng ta cần phải có lòng hăng hái.
Vì sao?
Vì không có lòng hăng hái thì không có việc gì ta làm mà thành công được.
Vì khi gặp trở ngại to lớn thế nào đi nữa thì lòng hăng hái cũng có thể giúp ta vượt qua được.
Bởi đó, chúng ta hãy luôn luôn nhen nhúm và nuôi ngọn lửa hăng hái trong lòng chúng ta.
Bài Tin Mừng Chúa Nhật 19 hôm nay được tiếp nối với Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước, tuy nhiên với mạch văn và nội dung hoàn toàn đối nghịch. Tuần trước đám dân theo Đức Giêsu để nghe lời Người giảng dạy, và đến khi chiều về Ngài hoá bánh và cá ra nhiều cho họ ăn no nê, số người đông lên trên cả 5 ngàn. Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu lại giải tán dân chúng để họ ra về, rồi bảo các môn đệ tự chèo thuyền sang bên bờ biển hồ, Đức Giêsu ở lại một mình trên núi để cầu nguyện. Hơn nữa, về phương diện không gian, nếu tuần trước việc hóa bánh diễn ra ở chân núi, và các môn đệ được ở bên cạnh Đức Giêsu để cùng cộng tác với Người PHÂN PHÁT của ăn cho dân, thì hôm nay các môn đệ lại phải “tự lập”, vượt biển qua bên bờ mà không có Đức Giêsu trên thuyền.
Nếu nhìn từ góc cạnh hiện tượng thì đúng là một sự đối lập, nhưng từ góc độ văn học và ý nghĩa thần học thì đây là một sự sắp xếp hết sức tài tình, và nó biểu đạt những ý nghĩa thật sâu xa:
1. Hình ảnh núi non và biển cả:
Thánh Kinh cho ta thấy mỗi khi các tiên tri và dân chúng gặp gỡ Thiên Chúa thì đều diễn ra trên vùng núi, chẳng hạn Môisen gặp Thiên Chúa xảy ra trên núi Sinai, Đức Giêsu Hiển Linh trò chuyện với Êlia và Môisen cũng ở trên núi, cụ thể Tin Mừng Chúa nhật tuần trước tường thuật, Đức Giêsu cho dân chúng ăn no nê cũng diễn ra ở chân núi. Như vậy, núi non biểu hiện cho sự hùng vĩ. Núi non biểu hiện cho sự uy phong. Núi non biểu hiện cho sự sống, sự bình yên. Núi non cũng biểu hiện cho sự hiện diện của Thiên Chúa, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người.
Còn hình ảnh biển cả, truyền thống người Dothái hiểu rằng biển nước là biểu hiệu cho vực thẳm của sự chết. Biển biểu hiện cho sự bất an đau khổ. Biển và sóng biểu hiện cho phong ba bão táp của cuộc đời, là thần lực của ma quỷ. Và Thiên Chúa không hề hiện diện trong đó, đó là minh chứng được viết trong bài đọc một hôm nay: “Gió to bão lớn xẻ núi non, đập vỡ đá tảng trước nhan Ðức Chúa, nhưng Ðức Chúa không ở trong cơn gió bão.” (1V 19: 12). Trong sách Xuất hành kể lại rằng, khi Môisen dẫn dắt dân chạy thoát khỏi Ai cập, gặp phải biển đỏ, ông đã kêu cầu Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã bảo ông giơ gậy lên và nước rẽ ra, dân qua bờ được an toàn. Còn khi quân lính Ai cập đuổi theo, Chúa cũng bảo Môisen giơ gậy lên, nước liền ập xuống giết chết toàn quân Ai cập. (X. Xh 14: 15-31). Hay một đoạn Tin Mừng khác, thánh Mathêu thuật, sau khi Đức Giêsu chữa lành hai người bị quỷ ám, quỷ xuất ra khỏi họ, chúng thấy một đoàn heo, xin nhập vào đoàn heo, rồi cả bầy lao xuống biển mà chết. (x. Mt8: 28-34)
2. Thách đố của Đời sống Đức tin
Đời sống đức tin của chúng ta có thể được tượng trưng bởi hai hình ảnh của núi non và biển nước. Chúng ta được sáp nhập vào Đạo là một hồng ân Chúa ban, đời sống của chúng ta được gắn kết với Thiên Chúa bằng việc vui sống với anh em trong cộng đoàn dân Chúa, với gia đình và bè bạn, nhờ ơn Chúa mà chúng ta được gắn kết mật thiết với mọi người. Đời sống của chúng ta cũng được chúc lành bởi những biểu hiện như là có được sức khỏe dồi dào, công thành danh toại, mọi việc thăng tiến, đời sống tín đức vẫn mạnh, vân vân.
Tuy nhiên không phải lúc nào đời sống chúng ta cũng gặp được tình huống “thuận buồm xuôi gió” như vậy. Có những lúc chúng ta không ngừng phải đối diện với phong ba bão táp, đó là sự thất bại trong công việc, sự hiểu nhầm trong quan hệ người với người, đó là tai ương bệnh tật, vân vân. Với những điều thật không may xảy đến cho ta và người thân của mình, khiến cho chúng ta mệt mỏi, cô đơn, thậm chí đâm hoài nghi vai trò Thiên Chúa diện hiện trong đời sống của mình. Rồi những bước đi thăng trầm và những khoảnh khắc tối đen của cuộc đời khiến chúng ta đâm ra lo sợ, sợ đến mức quên mất Thiên Chúa, thất vọng với Thiên Chúa, giống như Phêrô và các môn đệ, sóng biển dữ dội khiến họ sợ đến độ nhìn thấy Chúa thì tưởng là Ma quái (x. Câu 26).
3. Tín thác vào Đức Kitô
Một điều cốt yếu mà Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta, đó là cho dù có gặp đau khổ thế nào thì cũng đừng đánh mất niềm tin, và hãy TÍN THÁC cuộc đời cho Chúa. Bởi vì chỉ có Chúa mới cứu thoát được chúng ta trong cơn nguy khó, bởi vì chỉ có Đức Kitô mới có thể thắng vượt được sức mạnh của thần chết sự dữ: “Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.” (Câu 25)
Một lần, khi tôi đi thực tập mục vụ ở bệnh viện (Clinical Pastoral Education), khi đi thăm một bệnh nhân người Công Giáo còn trẻ, bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Khi bước vào phòng bệnh, tôi thấy nỗi buồn và lo lắng đã hiện rõ trên khuôn mặt của người nhà của bệnh nhân, họ đau buồn và nuối tiếc về người thân của mình, vì người bệnh lúc đó chỉ có hơn 40 tuổi. Tôi ngạc nhiên thấy khuôn mặt của người bệnh lại rất thản nhiên, và trên tay cô còn ôm một chiếc thánh giá rất to. Khi trò chuyện với cô, tôi mới biết là, sự thật cô cũng rất đau buồn, vì còn quá trẻ mà mắc một căn bệnh hết sức hiểm nghèo không cách chữa trị. Và cô chia sẻ vơi tôi, “tôi rất đau buồn, và sợ chết lắm, vì thế mỗi giờ mỗi khắc phải ôm lấy thánh giá của Chúa Giêsu, tôi tin chắc rằng Chúa hiểu được nỗi buồn phiền của tôi. Tôi cũng tin rằng Thiên Chúa cho phép tôi được dùng những cơn đau này, kết hợp với nỗi đau của Đức Ki tô trên thập giá, để đền tội của mình đã phạm làm mất lòng Chúa. Thật lạ thay, mỗi lần tôi ôm lấy thánh giá là tâm hồn tôi được bình an vô cùng, tôi không còn sợ hãi nữa.
Vâng, mỗi khi chúng ta gặp điều không may, mỗi lúc chúng ta gặp đau khổ là lúc đức tin của chúng ta bị thách thức, nhưng hãy tín thác đời mình cho Chúa và cầu xin với Ngài, giống như Phêrô khi sắp bị chìm xuống nước, thì kêu lên rằng, “Lạy Ngài, xin cứu con với!” Và chắc chắn Chúa sẽ cứu giúp chúng ta, Tin mừng hôm nay minh chứng, Đức Giêsu cầm lấy tay ông lôi ông lên: “Khi Đức Giêsu lên thuyền, thì gió lặng ngay.” (câu 32). Có được Đức Kitô đời sống của chúng ta mới trở nên thật an bình, phong ba bão tố sẽ bị xua đuổi đi.
Trên đồng ruộng Lời Chúa
Phương pháp gieo trồng lúa, cây trái trên thửa đất ruộng đồng càng ngày càng có nhiều cải tiến.
Ngày xưa cha ông chúng ta tới mùa cày cấy, họ mang hạt giống ra đồng vung rắc trên thửa đất. Sau một độ chừng hai ba ngày hay một tuần hạt giống bung nở nẩy mầm, và từ lúc đó cây lớn cao lên, chỗ nào thưa, hay cây chết họ đem cây khác trồng dặm chêm vào.
Hầu như mọi việc cậy trông vào Trời phù hộ ban cho mưa thuận gío hòa đợi tới mùa trổ bông chín thu họach gặt hái mang về.
Nhưng các nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu thấy phương pháp làm ruộng rẫy gieo trồng đó không mang lại kết qủa nhiều.
Họ đã nghiên cứu tìm ra phương pháp mới. Mỗi thửa ruộng đất với số mét vuông ấn định phải cây bừa sửa soạn cẩn thận trước, phải gieo trồng vãi số lượng kýlô hạt giống chọn lựa, phải đắp bờ bơm nước vào, phải rắc số kýlo phân bón nhất định, bơm xịt số lượng thuốc sâu thích hợp cho cây phát triển lớn lên. Có thế năng xuất thu hoạch mùa màng mới cao nhiều hơn được.
Yếu tố khoa học đóng vai trò gần như chủ yếu trong việc này.
Với phương pháp khoa học trồng cấy mới, năng suất thu hoạch mùa màng cao vượt trội lên, có khi thặng dư. Và như thế đời sống nông nghiệp phát triển sung túc phúc lợi thêm.
Có điều gì tương quan giữa việc trồng cấy lúa, hoa trái với việc gieo vãi đức tin Lời Chúa không?
Chúa Giêsu, sau thời gian rao truyền gieo rắc Tin Mừng nước Chúa ở trần gian, đã sai các Tông đồ và Giáo Hội của Ngài tiếp tục ra đi loan truyền Lời Chúa, cũng giống như người gieo vãi hạt giống cây trái trên cánh đồng.
Công việc sửa soạn thửa đất cho việc loan truyền Lời Chúa của Giáo Hội là tìm cách đến với con người. Thửa đất cho hạt giống Lời Chúa mọc lên là con người được Thiên Chúa sáng tạo trong thiên nhiên.
Không giống như phương pháp khoa học canh nông ngày nay, Giáo Hội không chọn thửa đất nào mầu mỡ thuận tiện mới gieo vãi Lời Chúa. Không, Giáo Hội có bổn phận đến với hết mọi thửa đất con người: Anh em hãy đi giảng dân cho muôn dân nước ( Mt 28.19-20) như Chúa Giêsu truyền dậy.
Giáo Hội cũng không được chọn hay chế biến hạt giống nào khác. Hạt giống Lời Chúa ghi lại chứa đựng trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước.
Công việc vun trồng tưới nước, bón phân cho cây hạt giốn g Lời Chúa phát triển lớn lên thành cây là việc ban phát các Bí tích. Bên ngoài chỉ nhìn thấy những dấu chỉ cụ thể nơi các Bí Tích như làn Nước rửa tội, dấu Thánh Gía ban phép lành, tấm bánh Thánh Thể, Dầu Thánh, nhưng bên trong Thiên Chúa ban sức sống cho hạt giống Lời Chúa nẩy sinh trong thửa đất tâm hồn con người.
Không giống như người làm ruộng vườn tới mùa gặt, ra thu họach hoa traí mang về, Giáo Hội chỉ làm công việc gieo vãi vun trồng, còn mùa gặt thu hoạch ở nơi Thiên Chúa, Đấng là hạt giống Lời Chúa: „Tôi, Phaolo trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên“ ( 1 cor 3,6)
Lẽ tất nhiên, những con số người tin theo đạo Công giáo, Thánh đường nhà thờ, tu viện, xứ đạo xưa nay trong đời sống Giáo Hội phần nào nói lên mùa thu hoạch, theo tầm nhìn suy nghĩ của con người chúng ta. Nhưng chính đời sống có bình an hạnh phúc của tâm hồn con người mới là kết qủa của hạt giống Lời Chúa đã nẩy sinh phát triển nơi họ.
Như trong gia đình, cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng dạy dỗ con cháu mình với hết cả tấm lòng hy sinh. Nhưng không cha mẹ nào đã có thể tạo ra đời sống, tính tình con cháu mình như họ họ mong muốn. Trái lại, hạt giống giáo dục đào tạo của cha mẹ gieo nơi con cái là căn bản giúp cho đời sống tính tình của họ phát triển lớn lên đi vào đời với những thay đổi sáng tạo mới.
Nơi mỗi hạt giống có ẩn chứa mầm sự sống. Khi có điều kiện thuận lợi hạt giống bung nở mọc thành cây sinh hoa trái tươi tốt.
Lời dậy bảo giáo dục đào tạo của cha mẹ trong gia đình cho con cái là những hạt giống cho thửa vườn đời sống họ phát triển vươn lên sống làm người.
Lời Chúa, mà Giáo Hội gieo trồng cùng chăm sóc vun xới cho thửa vườn con người, là sức sống niềm hy vọng bình an cho tâm hồn họ hôm nay và ngày mai.
N2T |
Một ký giả nhất tâm muốn phỏng vấn một cụ già ở trung tâm viện dưỡng lão, để biết sâu chi tiết một vài câu chuyện ý vị của những người giàu có.
- “Chào cụ”, ký giả phỏng vấn nói: “Nếu cụ nhận được một lá thư của người thân nhất từ phương xa gởi đến, báo cho cụ biết có một tỉ đồng tài sản do cụ đứng tên, thì cụ có cảm giác như thế nào ?”
- “Anh bạn trẻ”, cụ già đàng hoàng thư thả nói: “Bác vẫn cứ là chín mươi lăm tuổi, đúng không ?”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Khi còn trẻ thì người ta bon chen làm giàu, giành giựt tranh đua chức vụ này chức vụ nọ, để gọi là nở mặt nở mày với hàng xóm, với bà con và với xã hội.
Nhưng khi đến tuổi bảy mươi không còn sức lao động nữa, thì con cái đứa này “đá” bố mẹ qua cho anh hai chăm sóc, anh hai lại “đá” qua thằng em út, thằng em út cũng than thở là các anh chị được cha mẹ chăm lo đầy đủ, học hành thành tài.v.v... Thế là cuối cùng đưa bố mẹ vào ở trong nhà dưỡng lão, và mỗi năm chỉ đến thăm có hai ba lần, mỗi lần vài tiếng đồng hồ rồi trở về với cuộc sống riêng tư của chúng nó.
Đến tuổi gần đất xa trời mà bổng nhiên được hưởng một gia tài to lớn, thì thật là buồn phiền chứ không phải là niềm vui, bởi vì có thêm lý do để con cái tranh giành tiền bạc và chia rẻ nhau...
Niềm vui lớn nhất của người già là được một “tấm vé” vào Nước Trời sau khi từ giả cuộc đời này, tấm vé này được viết bằng sự hiếu thảo và yêu thương của con cái, bằng sự bình an thanh thản tâm hồn của chính họ.
Con cái phải hiểu rõ điều này...
N2T |
34. Có tinh thần cầu nguyện hoạt bát, đó là người cầu nguyện.
(Rev. Vincent Lebbe)Trong những tuần trước Thánh Phaolô cho chúng ta biết về niềm hy vọng của những ai yêu mến Thiên Chúa là được trở nên giống Đức Kitô. Một khi chúng ta kết hợp với Đức Kitô là Đấng đã yêu chúng ta trước và đã chết cho chúng ta thì không ai và không có gì có thể tách biệt chúng ra ra khỏi tình yêu của Người.
Hôm nay Thánh Phaolô than phiền về việc người Do Thái đã không nhận ra Chúa Giêsu là Đức Kitô hay Đấng Mêsia. Họ là những người anh em và đồng bào của ngài mà ngài luôn luôn hết lòng thương mến. Trước khi đi vào chi tiết của bài Thánh Thư hôm nay, cũng cần nhắc lại rằng trong Chương 1 Thánh Phaolô đã nhìn nhận rằng ngài có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho người Do Thái trước và ngài “không hổ thẹn vì Tin Mừng. Ðó là quyền năng của Thiên Chúa để cứu độ bất cứ ai có đức tin, trước tiên là người Do Thái, sau đó là người Hy Lạp” (Rom 1:16). Nhưng vì người Do Thái không sẵn lòng đón nhận Tin Mừng ngài rao giảng nên ngài đã bảo họ, “Mặc cho máu các người đổ trên đầu các người! Tôi không còn trách nhiệm gì nữa; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với Dân Ngoại” (CV 18:6). Tuy nhiên Thánh Nhân luôn cầu nguyện cho họ và tin tưởng rằng Thiên Chúa vẫn trung thành với lời Ngài hứa cùng các tổ phụ và ơn kêu gọi họ làm dân riêng của Ngài. Và “ơn kêu gọi của Thiên Chúa không thể thu hồi được” (Rom 11:28).
Câu 1 - Tôi xin nói thật trong Đức Kitô, tôi không nói dối:
Nói thật trong Đức Kitô - Ở đây Thánh Phaolô trịnh trọng thề trong Đức Kitô rằng tất cả những điều mà ngài sắp nói về dân Do Thái là phát sinh tân đáy lòng ngài. Ít khi mà Thánh Phaolô lại rào trước đón sau như ngài viết ở đây. Trong đoạn này ngài đang nói với những Kitô hữu gốc Do Thái, nên câu nói này có hiệu lực của một lời thề nhân danh Đấng Mêsia. Điều này chứng tỏ lòng tin của ngài rằng Đức Kitô là Thiên Chúa. Ngài thề trong Đức Kitô vì Người có thể thấy rõ lòng ngài chân thật hay gian dối.
lương tâm tôi làm chứng cho tôi trong Thánh Thần:
Như chúng ta biết, lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa trong tâm hồn mỗi người. “Tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người.” (GLCG 1776). “Với lương tâm, chúng ta nhận trách nhiệm về những hành vi đã thực hiện. Nếu con người làm điều xấu, phán đoán ngay chính của lương tâm làm chứng cho chân lý phổ quát của điều thiện và tố cáo việc lựa chọn sai trái.” (GLCG 1781). Vì thế mà Thánh Phaolô nói rằng lương tâm của ngài làm chứng cho ngài. Ngài thêm “trong Thánh Thần” vì Chúa Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý là Đấng soi sáng lương tâm và giúp chúng ta nhận ra chân lý. Đây không phải đơn thuần là một lương tâm, mà là lương tâm được đào luyện kỹ càng trong chân lý.
Thánh Phaolô nói những điều trên không phải vì ngài sợ chúng ta không tin ngài, nhưng là để chuẩn bị cho chúng ta đón nhận những gì ngài sẽ nói sau đó. Vì những điều ngài sẽ nói là những điều quan trọng và khó hiểu.
Câu 2 - là tôi buồn phiền quá đỗi, lòng tôi hằng đau đớn luôn.
Trước khi đưa ra những lý do của điều ngài muốn nói, Thánh Phaolô diễn tả nỗi lòng của ngài. Câu này vừa nói lên sự đau đớn trong lòng, vùa nói lên niềm âu lo của ngài đối với người Do Thái. Khi nói “lòng tôi hằng đau đớn luôn” Thánh Phaolô không có ý nói rằng lúc nào ngài cũng đau đớn, mà nói rằng khi nào ngài nghĩ đến dân Do Thái là ngài đau đớn. Ngài sẽ giải thích nguyên nhân của sự đau đớn này là gì trong những đoạn thư sau đó.
Đôi khi trong đời chúng ta có những vấn đề khó khăn mà chúng ta phải nói, dù biết rằng “sự thật mất lòng” cho nên chúng ta cũng chẳng sung sướng gì khi nói. Nhưng để tránh mất lòng thường chúng ta phải khéo léo bằng cách nói lên cảm giác của mình chứ không phê bình hay chỉ trích người khác. Thánh Phaolô cũng đang làm như thế.
Câu 3 - Chính tôi đã ao ước được loại khỏi Đức Kitô vì phần ích anh em của tôi, là những thân nhân của tôi về phần xác.
Mới đọc xem ra câu này trái ngược với những gì Thánh Phaolô nói ở Chương 8. Cuối Chương 8 ngài quả quyết rằng “không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rom 8:39), bây giờ ngài lại nói rằng ngài “ao ước được loại khỏi Đức Kitô.” Thật là mâu thuẫn!
Thực ra hai tư tưởng này bổ túc cho nhau. Chính tình yêu Đức Kitô đã thúc đẩy Thánh Phaolô phải làm mọi sự, phải hy sinh tất cả để giúp mọi người, đặc biệt là người Do Thái, nhận ra Đức Kitô là Đấng Cứu Thế. Trong trường hợp này Thánh Phaolô muốn hy sinh cả hạnh phúc được cảm nghiệm tình yêu của Đức Kitô để người Do Thái có thể nhận biết Người.
Hành động của Thánh Phaolô cũng giống như của ông Môsê khi ông cầu nguyện cho dân Do Thái sau khi họ phạm tội thờ bò vàng tại núi Sinai. Ông đã thưa cùng Thiên Chúa, "Than ôi, dân này đã phạm một tội lớn! Họ đã làm cho mình một tượng thần bằng vàng! Nhưng giờ đây, ước gì Ngài miễn chấp tội họ! Bằng không, thì xin Ngài xoá tên con khỏi cuốn sách Ngài đã viết" (Xh 32:31-32).
Trong trường hợp này, Thánh Phaolô không tình nguyện xuống Hỏa Ngục để người Do Thái được lên Thiên Đàng, nhưng tình nguyện chịu đựng tất cả, kể cả việc cảm thấy bị Đức Kitô bỏ rơi, không được Người an ủi, như Chúa Giêsu đã cảm thấy bị Đức Chúa Cha bỏ rơi trên Thập Giá để cứu đồng bào của ngài. Giáo phụ Origen viết, “Tại sao lại ngạc nhiên khi thấy vị Tông Đồ ao ước bị chúc dữ vì anh em của ngài, khi mà Đấng đồng hình dạng với Thiên Chúa đã trút bỏ chính Mình, mặc lấy hình dạng một tên nô lệ và trở thành đồ bị chúc dữ vì chúng ta (x. Phil 2:6-8)? Tại sao không ngạc nhiên khi Đức Kitô trở nên đồ bị chúc dữ vì các đầy tớ của Người, mà lại ngạc nhiên khi một trong những đầy tớ của Người phải trở nên đồ chúc dữ vì anh em mình?” (Origen (A.D. 244), Chú Giải thư Rôma).
Câu 4 - Họ đều là người Israel, họ được quyền làm nghĩa tử, được vinh quang, giao ước, lề luật, việc phượng tự và lời hứa;
Họ đều là người
“Khi tìm hiểu kỹ càng mầu nhiệm của chính mình, Hội Thánh, Dân Thiên Chúa trong Giao Ước mới, khám phá ra mối liên hệ giữa mình với dân Do thái là dân đầu tiên được Thiên Chúa ngỏ lời. Không như các tôn giáo khác ngoài Kitô giáo, đức tin Do Thái đã là lời đáp ứng mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước. ‘Chính dân Do Thái được Thiên Chúa nhận làm con, cho thấy vinh quang, ban tặng giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa. Họ là con cháu các tổ phụ và sau hết chính Ðức Ki-tô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ’ (x. Rm 9, 4-5), vì ‘khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý’ (Rm 11: 29)” (GLCG 839).
Sáu đặc quyền đầu tiên được kể ra trong câu này là:
1. Quyền làm nghĩa tử - Trong lịch sử cứu độ, việc Thiên Chúa chọn dân Israel làm dân riêng nâng họ lên địa vị nghĩa tử của Ngài. Không những làm ghĩa tử mà Ngài còn nhận họ làm trường nam. Trong Cựu Ước Thiên Chúa phán “Israel là con Ta, tức con đầu lòng của Ta” (Xh 4:22, cũng xem Dnl 14:1; Is 1:2; Ger 3:19-22; 31:9; Hs 11:1).
“Tình thương của Thiên Chúa dành cho Israel được so sánh với tình thương của một người cha đối với con mình (Hs 11:1). Tình thương đó còn mạnh hơn tình thương của một người mẹ dành cho con cái ( x. Is 49:14-15)” (GLCG 219).
2. được vinh quang – là vinh quang Thiên Chúa tỏ ra cho dân Israel trong cột lửa lúc xuất hành (Xh 13:21-22; 15:6;11); trong Thần Hiện trên núi Sinai (Xh 19:24); trong hoàng địa nơi Lều tạm (Xh 34:30); và sau này tại Đền Thờ Giêrusalem (1 vua 8:10-11)
3. giao ước – đúng ra phải dịch là các giao ước vì ở đây Thánh Phaolô dùng διαθηκαι là số nhiều. Thiên Chúa lập nhiều giao ước với các tổ phụ của dân Israel. Đặc biệt nhất trong các giao ước ấy là giao ước với ông Abraham (St 15:18); với ông Môsê cùng dân Israel ở núi Siani (Xh 24:7-8), và với vua Đavid (1 vua 8:25).
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khi còn là Hồng Y đã viết rằng, “Trong Chương 9, Thánh Phaolô hát bài ca ngơi Israel: Trong số những đặc ân Chúa ban cho dân Ngài là ‘các giao ước’, và theo truyền thống Khôn Ngoan là nhiều. […]. Thánh Phaolô hiểu rõ rằng trước Lịch Sử Cứu Độ Kitô giáo, chữ ‘giao ước’ phải được hiểu và đề cập đến ở số nhiều; vì từ những giao ước khác nhau, ngài chọn hai giao ước đặc biệt và đặt chúng trong thế đối nghịch nhưng bổ túc cho nhau, và nói lên sự liên hệ giữa mỗi giao ước với giao ước trong Đức Kitô: đó là giao ước với ông Abraham và giao ước với ông Môsê” (Many Religions, One Covenant, tr. 55).
“Việc qui tụ Dân Thiên Chúa được ‘chuẩn bị xa’ với ơn gọi của Abraham. Thiên Chúa hứa là ông sẽ thành cha của một dân tộc vĩ đại ( x. Ga 12:2; 15:5-6). Cuộc chuẩn bị gần bắt đầu bằng việc tuyển chọn Israel làm Dân Thiên Chúa ( x. Xh 19:5-6; Ðnl 7:6). Ðược Thiên Chúa tuyển chọn, Israel phải là dấu chỉ cho việc qui tụ tất cả các dân tộc trong tương lai ( x. Is 2:2-5). Nhưng các ngôn sứ tố cáo Israel đã phản bội giao ước và cư xử như một gái điếm ( x. Hs 1; Is 1:2-4; Gr 2; v.v...). Các Ngài loan báo một giao ước mới và vĩnh viễn ( x. Gr 31:31-34; Is 55:3). ’Giao ước mới này do chính Ðức Kitô đã thiết lập’(LG 9)” (GLCG 716).
4. lề luật – Là Ngũ Kinh, những điều diễn tả ý muốn của Đức Giavê mà Ngài đã ban cho ông Môsê (Xh 20:1-17; Dnl 5:1-22). Lề luật này không chỉ giới hạn ở những gì được viết trong Ngũ Kinh mà còn các Truyền Thống và tất cả những sách Thánh khác trong Cựu Ước mà Thiên Chúa trao cho dân Israel.
“Chúa Giêsu không hủy bỏ Lề Luật núi Sinai, nhưng đã kiện toàn (x. Mt 5: 17-19) cách tuyệt hảo (x. Ga 8: 46): Người mặc khải ý nghĩa tối hậu (x. Mt 5: 33) của Lề Luật và chuộc tội lỗi người ta đã phạm đối với Lề Luật (x. Dt 9: 15)” (GLCG 529)
5. việc phượng tự - Trong lúc các dân ngoại còn dùng điếm thần và giết người để tế thần, thì Thiên Chúa truyền cho dân Israel một cách phụng tự mới. Cách phụng tự này được ghi lại chi tiết trong sách Xuất Hành từ chương 25 đến chương 31. Các nghi lễ phụng tự lúc đầu được tổ chức ở Lều Tạm trong hoang địa rồi sau đó ở Đền Thờ Giêrusalem.
6. và lời hứa - Đây là những lời Thiên Chúa hứa với các ông Abraham (St 12:2;13:14-17; 15:4; 17:4-8, 16, 19; 21:12; 22:16-18); Isaác (St 26:3-5); Giacob (St 28:13-14); Môsê (Đnl 18:18-19), Aarôn (Lv 2:13), Phinêa (Ds 25:11-15), vua Đavid (2 Sam 7:16-11), và qua các Ngôn Sứ.
Dân tộc phát sinh từ Abraham sẽ lãnh nhận lời Thiên Chúa đã hứa với các tổ phụ. Ðây là dân tuyển chọn ( x. Rom 11:28), được gọi để chuẩn bị cho cuộc qui tụ con cái Thiên Chúa một ngày nào đó trong Hội Thánh duy nhất ( x. Ga 11:52; 10:16); dân này sẽ là gốc rễ mà các dân ngoại khi tin vào Thiên Chúa sẽ được tháp vào ( x. Rom 11:17-18:24) (GLCG 60).
Câu 5 - các tổ phụ cũng là của họ, và bởi các đấng ấy mà Đức Kitô sinh ra phần xác,
Câu này nói về hai đặc ân cuối cùng mà Thiên Chúa ban cho dân Israel:
7. các tổ phụ - Dân Israel được thừa các gia sản mà các tổ phụ để lại. Họ vẫn tiếp tục tôn thờ Thiên Chúa và thừa hưởng gia tài đức tin của của tổ tiên họ là Abraham, Isaac và Giacob (x. Rom 11:28).
8. Đức Kitô – hay Đấng Mêsia (Đấng Được Xức Dầu). Thiên Chúa hứa một đấng cứu độ trong tương lai, trước hết cho toàn thể nhân loại (St 3:15), và đặc biệt là cho dân Israel. Đấng ấy sẽ đến với dân Israel như một Ngôn Sứ (Đnl 18:18-19), một Thượng Tế (Tv 110:4), và một Vị Vua (2 Sam 7:11-16).
Đức Kitô là đặc ân cao quý nhất Thiên Chúa ban cho dân Israel. Tiếc rằng đa số dân Israel đã không chấp nhận Người.
“Chúa Giêsu có những hành vi như việc tha tội tỏ ra Người là chính Thiên Chúa Cứu Ðộ (x. Ga 5:16-18). Một số người Do Thái không nhìn nhận Người là Thiên Chúa Làm Người, chỉ thấy Người "là một phàm nhân mà lại tự cho mình là Thiên Chúa" (Ga 10:33), nên đã kết tội Người là phạm thượng” (GLCG 594).
Mặt khác, khi nhìn về tương lai, Dân Thiên Chúa của Cựu Ước và Dân Mới của Thiên Chúa đều mong chờ Ðấng Mêsia (đến hoặc trở lại). Nhưng Hội Thánh mong chờ sự trở lại của Ðấng Mêsia đã chết và phục sinh, được nhìn nhận là Ðức Chúa và là Con Thiên Chúa; còn dân Do Thái mong chờ một Ðấng Mêsia không rõ nét, sẽ đến vào ngày tận thế, một sự mong chờ đầy bi thảm vì không biết và không nhận Ðức Giêsu là Ðấng Kitô (GLCG 840).
Người là Thiên Chúa trên hết mọi sự, đáng chúc tụng muôn đời. Amen.
Trong câu này Thánh Phaolô tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Giáo Lý Công Giáo dạy: “Khi dành cho Ðức Giêsu danh hiệu thần linh là Ðức Chúa, những lời tuyên xưng đức tin của Hội Thánh xác nhận ngay từ đầu (x. Cv 2:34-36) rằng quyền năng, danh dự và vinh quang của Chúa Cha cũng thuộc về Chúa Giêsu (x. Rom 9:5; Tt 2:13; Kh 5:13), vì Người có ‘địa vị ngang hàng với Thiên Chúa’ (Pl 2:6), và Chúa Cha đã bày tỏ quyền tối thượng của Ðức Giêsu khi cho Người sống lại từ cõi chết và biểu dương Người trong vinh quang (x. 1Cr 12:3; Pl 2:9-11; Rom 10:9)” (GLCG 449). Cho nên Người đáng được chúc tụng muôn đời.
Lạy Thiên Chúa, ngày xưa dân Israel được Chúa tuyển chọn, thương yêu và chúc phúc. Nhưng vì mơ tưởng một Đấng Mêsia theo ý họ chứ không theo Thánh Ý Chúa, nên khi Đức Kitô đến họ đã không nhận ra Người. Xin ban cho con biết nhận ra Thánh Ý Chúa trong mọi sự để được ơn Cứu Độ mà Chúa đã hứa. Lạy Mẹ, Mẹ được Thiên Chúa ban cho hồn xác lên trời vì Mẹ đã dâng hiến trọn đời Mẹ để làm theo Thánh Ý Chúa. Xin Mẹ cầu bầu cho con. Lạy Thánh Phaolô xin tiếp tục chỉ dạy con biết sống thế nào để cho mọi người nhận ra vinh quang của Đức Kitô qua đời sống của con. Amen.
1 Các Vua: 19: 9, 11; Tv 85; Rôma 9: 1-5; Matthêu 14: 22-33
Anh chị em thân mến,
Tại sao ngôn sứ Ê-li-a lại vào hang trốn? Sách Các Vua 1 nói là ông tìm chổ ẩn, không phải do thời tiết xấu. Nhưng để thoát thân vì Vua A-kháp đã kể cho Hoàng hậu I-de-ven là ông đã giết 450 ngôn sứ của thần Ba-an ra sao nên bà tức giận. Và nhờ có một thiên thần dẫn đường cho Ê-li-a đi đến vùng Sinai là núi Khô-rếp, nơi Môisê đã gặp được Thiên Chúa.
Thiên Chúa hỏi Ê-li-a "Ngươi có việc gì ở đây, hởi Ê-li-a?'" ông than phiền với Chúa "Lòng nhiệt thành đối với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh nung nấu con, vì con cái Ít-ra-en đã bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ còn sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con."(19:10). Vậy việc Ngôn sứ Ê-li-a trốn trong hang rỏ ràng là do ông lo sợ cho mạng sống của bản thân, và Thiên Chúa hình như không cứu giúp nên ông chạy trốn. Ai có thể khiển trách ông được? Không một lời xin lổi hay an ủi, Thiên Chúa bảo với Ê-li-a là: "Hãy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt ĐỨC CHÚA. Kìa ĐỨC CHÚA đang đi qua.
Trong những lúc khó khăn hoặc chán nản các bạn có nghỉ là Chúa đáng lý ra phải đến giúp các bạn bằng cách tỏ lộ sức mạnh uy quyền đầy dũng lực chứ? Cũng như Ê-li-a trông thấy dấu hiệu đầu tiên là gió mạnh ù ù thổi trên núi làm đá rơi, hay động đất và lửa cháy mạnh. Khi mạng sống của ông bi đe dọa, thì Ngôn sứ Ê-li-a hình như chỉ nghe "tiếng gió hiu hiu.". Còn tôi, thì tôi nghỉ có lý do để lớn tiếng than trách Chúa: "Chúa ơi, Ngài ở đâu khi chúng con cần đến Ngài?"
Thiên Chúa ở đâu khi thế giới than van vì đau khổ? Thiên Chúa ở đâu trong khi Giáo Hội gặp nhiều tai tiếng? Thiên Chúa ở đâu khi các lảnh tụ chính trị cắt tiền trợ giúp trẻ em nghèo khó? Thiên Chúa ở đâu khi chiến tranh cứ tiếp tục mãi vậy? Thiên Chúa ở đâu khi dân thường bị đánh bom do khủng bố, hoặc vì lạc đạn do binh biến? Thiên Chúa của hòa bình ở đâu trong cuộc tranh chấp kéo dài ở thánh địa? Vì vậy mà tôi cũng thông cảm với Ngôn sứ Ê-li-a về việc ông trốn trong hang vì ông đã đi trong sa mạc một ngày đường, và ngồi dưới cây kim tước ông mong được chết và than rằng: "Lạy ĐỨC CHÚA, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con."(19:4). Trong cuộc đời chúng ta, có những lúc, chúng ta chỉ mong nghe lời thì thầm của Thiên Chúa thôi.
Sau khi Thiên Chúa đi ngang qua Ê-li-a, Thiên Chúa lại hỏi: "Ngươi có việc gì ở đây, Ê-li-a?"(19:13b) Ngôn sứ lại đem lời than phiền với Chúa về việc bất trung của dân Chúa và họ chém giết các tiên tri khác. Chừng đó củng đủ để Thiên Chúa cho Ngôn sứ thân yêu của Chúa nghỉ việc và cho đi đâu tùy ý. Nhưng Thiên Chúa lại có dự định khác và Chúa lại gọi Ê-li-a làm việc như trước.
Ông Môisê lên núi Sinai và được thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, nào gió bão, động đất và lửa (Sách Xuất hành:19:18). Những dấu đó báo hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng không là sự hiện diện cụ thể, nhưng chỉ qua hình bóng:"Tiếng gió hiu hiu" mà thôi. Không ai trông thấy Thiên Chúa cả, mặc dù Ngài vẫn hiện diện trong chúng ta. Ngôn sứ phải kêu gọi dân Chúa trở về với Ngài và lời Giao ước. Họ phải trở về với đức tin không dựa vào những dấu chỉ uy quyền, nhưng dựa vào sự liên hệ mật thiết của Thiên Chúa, và họ phải tin tưởng vào tình yêu của Ngài.
Cả hai ông Môisê và Ê-li-a hiện ra với Chúa Kitô trên một núi khác, vào lúc Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng. Khi dân chúng đòi hỏi Chúa Kitô cho họ trông thấy dấu chỉ như gió bão, lửa và động đất, Chúa Giêsu không cho họ thấy những dấu đó. Trái lại Ngài mời dân chúng tin tưởng vào Ngài mặc dù không có dấu gì giúp họ ngay. Ngôn sứ Ê-li-a nhận lời Thiên Chúa. ông ta đứng dậy lên đường với tin tưởng vào sự giúp đở của Thiên Chúa, và chắc rằng Ngài sẽ không bỏ rơi ông. Trong lúc đi đường Ê-li-a vẩn cần phải lắng tai nghe tiếng Thiên Chúa thầm thì từ trong lòng, như những người có đức tin phải làm vậy.
Có khi nào chúng ta chạy trốn vào hang vì sợ hãi, vì thất bại, vì chán nản hay vì buông xuôi, chúng ta cho rằng chẳng còn ai giúp đỡ chúng ta trong việc tranh đấu chưa. Với đức tin mạnh mẽ chúng ta có thể thưa với Chúa rằng: "Con tin Chúa đang ở với con, ngay cả trong lúc thinh lặng". Sau khi Ê-li-a chạy trốn vua A-kháp và Hoàng Hậu I-de-ven, thì ông ta lại trở về đường cũ hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Khi Thiên Chúa không bỏ rơi Ê-li-a, thì Ê-li-a cũng không thể rời xa Thiên Chúa được.
Chúa nhật vừa qua chúng ta đã nghe việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều. Hãy tưởng tượng sự vui mừng của đám dân chúng đông đảo sau khi được ăn uống no nê. Những người đó có thể nghỉ là: "đây chính là người có thể săn sóc chữa bệnh và cho chúng ta ăn uống đầy đủ." Đôi khi tôn giáo cũng được coi như vậy. Nếu tôi làm "mọi điều đúng", nếu tôi đứng bên phải Thiên Chúa bằng cách giử đạo đầy đủ, thì Thiên Chúa sẽ lo giúp giải quyết những khó khăn tôi sẽ gặp. Nhưng Chúa Giêsu không muốn các môn đệ Ngài nghỉ như vậy. Để môn đệ tránh xa đám quần chúng bát nháo, Ngài "bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia"
Các môn đệ làm như Chúa đã bảo, nhưng họ lại gặp cơn bão lớn. Các ông cảm thấy xa Chúa Giêsu, các ông cũng như chúng ta đôi khi cảm thấy là phải tự lo lấy mình, các ông bị "sóng bủa do ngược gió". Có phải đôi khi chúng ta cũng cảm thấy như vậy không? Tôi tin rằng nếu chúng ta thử ngưng lại suy nghỉ, chúng ta sẽ thấy từng cơn sóng gió chúng ta đã gặp phải trong đời sống của chúng ta. Những cơn sóng ngược mà chúng ta đã gặp hôm qua, và nếu không có hôm qua thi cũng ngày mai. Những cơn sóng ngược như: Khi mất người thân yêu vì chết chóc hay vì ly dị, cô đơn, có những lúc không hiểu gì về đời sống của mình hoặc về bạn bè, về gia đình, về Giáo hội hay về thế giới.
Chúng ta muốn đặt một câu hỏi mà những người trung kiên thường suy tư: Thiên Chúa ở đâu khi con cần giúp đở? Chúa Giêsu ở đâu khi cơn bão thổi đến? Thánh Matthêu viết Chúa Giêsu đến với các môn đệ "vào khoản canh tư". Tại sao Chúa lại để lâu vậy? Chúng ta không hiểu sự chậm trễ đó, nhất là chúng ta thấy các ông chống đở khá lâu.
Có lẻ Chúa Giêsu không phải là "người có thể sửa mọi sự". Có thể Chúa không chấm dứt cơn bão ngay, nhưng Ngài muốn giúp chúng ta cùng với Ngài để vượt qua con bão. Ngài khiển trách các môn đệ vì các ông không tin tưởng vào sự hiện diện của Ngài trong cơn sóng gió. Nhưng rồi các ông cũng vượt qua được.
Chúa Giêsu gọi các môn đệ xuống thuyền ra đi, để Ngài giải tán đám đông. Ngài đi riêng lên núi cầu nguyện. Hình như lời cầu nguyện là sức mạnh vượt qua cơn sóng gió. Trong những lúc khó khăn, trước khi định làm một việc gì quan trọng, trước và trong khi Ngài chịu đau khổ, ngay cả trước khi Ngài làm cơn sóng dữ tan đi Chúa Giêsu cầu nguyện; Và đây, trong lúc các môn đệ chống chỏi với cơn sóng dữ thì Chúa Giêsu cầu nguyện cho các ông.
Trong đời chúng ta đã có những cơn sóng dữ nào mà chúng ta vượt qua được nhờ dành thì giờ cầu nguyện chưa? Đối với người khác họ có thể cho rằng chúng ta phí thì giờ cầu nguyện trong những lúc khẩn cấp. Những lời cầu nguyện tin tưởng vào Chúa Kitô không phải chỉ có vào lúc tỉnh tâm trên núi hoặc ở đâu đó, nhưng là lời cầu nguyện ngay trong lúc gặp cơn sóng gió. Những lời cầu nguyện ngắn ngủi diễn tả sự tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng nói thì thầm để an ủi chúng ta.
Trong giáo hội ngày nay chúng ta làm gì? Chúng ta đang chống chọi với sóng gió trong những trường hợp rất khó khăn, đến cả các nhu cầu trong gia đình và cộng đòan. Khó có thể biến đổi trong im lắng, nhưng chúng ta không vượt biển một mình. Chúng ta trông nhìn vào Chúa Giêsu và những người cùng vượt khó như chúng ta. Chúa Giêsu sẽ đưa tay ra giúp chúng ta qua cộng đòan đức tin. Chúng ta họp nhau đây để nhắc nhớ rằng chúng ta có bạn bè, có đòan thể. Bạn bè chúng ta là những người cùng chia xẻ thánh thể với chúng ta ngày hôm nay. Đôi khi chúng ta là những người cần giúp đỡ, và họ là những người cho chúng ta bánh đời sống của họ để giúp chúng ta vượt qua cơn sóng gió. Có những lúc khác họ là những người cần chúng ta giúp đở, cần lời khuyến khích, thì chúng ta đưa tay ra đở họ. Thật ra chúng ta tất cả đang đồng hành trên cùng một chiếc thuyền đang vượt qua sóng to gió lớn, vì chúng ta là những người cùng chia xẻ bánh hằng sống trong mọi lúc.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lc 1,39-56.
Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Ephêsô 1, 3-4 đã viết: ” Chúc tụng Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. Trong Đức Kitô, người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước Thánh Nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người “. Mẹ Maria được nhìn trong mầu nhiệm này là một ân huệ, một quà tặng Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại, là một người được Thiên Chúa yêu thương.Bởi vì, chính Mẹ đã được chọn lựa từ muôn đời và cũng chính Mẹ đã xác nhận: “ Mẹ là Đấng vô nhiễm nguyên tội “. Mẹ là Đấng trinh thai, là Đấng muôn đời được Thiên Chúa sủng ái, là Mẹ Thiên Chúa. Hội Thánh hết sức chiêm ngắm Mẹ và tuyên xưng tín điều Mẹ cả hồn lẫn xác lên trời. Hội Thánh nhìn lên Thiên Chúa và nhìn lên Mẹ như mẫu gương sáng chói của cuộc đời không chút bợn nhơ của Mẹ, và tin tưởng thân xác con người được sống lại ngày sau hết để được phán xét: kẻ lành lên Thiên Đàng và kẻ dữ phải xa Chúa muôn đời.
MARIA ĐƯỢC ĐẮC SỦNG NƠI THIÊN CHÚA:
Mẹ Maria đã được Thiên Chúa quan tâm ngay từ đầu, ngay từ muôn thuở. Mẹ là người tín hữu đầu tiên trong nhân loại, là nữ tử Sion, là người nữ tỳ khiêm nhu của Thiên Chúa. Mẹ là khởi đầu của Giáo Hội. Mẹ là Mẹ của Giáo Hội. Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển lựa làm Mẹ của Thiên Chúa. Bởi vì, Mẹ được yêu thương cũng đồng nghĩa với việc Mẹ để Thiên Chúa yêu thương. Mẹ tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, nên Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa. Mẹ đã hoàn toàn đón nhận với tâm hồn thánh thiện lời tình yêu của Thiên Chúa. “Này tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa “ ( Lc 1, 38 ) và Mẹ đã hoàn toàn để Lời của Thiên Chúa làm chủ: ” Xin Chúa cứ làm cho tôi theo lời sứ thần nói “( Lc 1, 38 ). Chính vì được đắc sủng nơi Thiên Chúa, Mẹ Maria đã được Thiên Chúa ban cho nhiều đặc ân mà chỉ mình Mẹ được đến nỗi Mẹ đã thốt lên trong lời ca hân hoan, dịu dàng và thật linh thánh: ” Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh, chí tôn ! “ ( Lc 1, 48 – 49 ). Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn khiết trinh, ơn khỏi tội, ơn hồn xác lên trời. Đó là những đặc ân, những ân sủng cao quí không một ai trên trần gian có thể được Thiên Chúa ban tặng. Vâng chỉ mình Mẹ Maria và chỉ có Mẹ Maria mới được lòng Thiên Chúa như vậy. Chính vì yêu thương Thiên Chúa và được Thiên Chúa yêu thương, Mẹ đã nói lời xin vâng vì phần rỗi nhân loại. Mẹ đã ấp ủ trong cung lòng Mẹ Đấng Cứu Thế. Nhân danh Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế mà mọi người trên trời hay dưới thế đã được cứu rỗi. Chính vì yêu thương và hiểu biết ơn cứu độ chỉ có nơi cái chết nơi Chúa Giêsu, Con của Mẹ. Mẹ đã đứng dưới chân thập giá, trong Mẹ cả nhân loại đã được cứu chuộc và qua Mẹ cả Hội Thánh đang đứng dưới chân thập giá để kéo ơn cứu độ của Chúa xuống cho muôn người, cho nhiều người.
MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI:
Với những đặc ơn thật cao quí, Chúa đã ban cho Mẹ cả hồn lẫn xác về trời. Đây là hồng ân quá cao vời.Việc Mẹ lên trời trong vinh quang của Chúa Giêsu, Con Mẹ là nguồn hy vọng, là niềm tin cho Giáo Hội đang trong cuộc hành trình tiến về quê trời, là nguồn cổ vũ Giáo Hội sống từ bỏ, tinh thần khó nghèo, khiêm nhu của người tôi trung của Chúa. Chết là định luật tất yếu của con người. Ai cũng phải chết và cuộc đời này theo đức tin của người môn đệ Chúa:” sự chết thay đổi chứ không mất đi “ đã làm cho người có lòng tin luôn tin tưởng, cậy trông và hy vọng. Bởi vì khi ngôi nhà tạm ở trần gian bị tiêu tan thì chính Thiên Chúa đã dọn cho con người ngôi nhà vĩnh viễn ở trên trời. Đó là niềm hạnh phúc của tất cả những ai theo Chúa, làm môn đệ của Chúa. Chúa Giêsu khi mang thân xác con người, Ngài cũng đã chết nhưng chết là để phục sinh khải hoàn, chết là để vĩnh viễn sống lại để sống cuộc sống mới. Mẹ Maria cũng đã chết nhưng chết để được Thiên Chúa đem cả hồn cả xác của Mẹ về trời. Với Chúa, với Đức Mẹ, với những người Kitô hữu, cái chết là khởi đầu của sự sống, cái chết đưa con người vào sự sống mới trường sinh.
Mẹ Maria đã chết, đã được Thiên Chúa cất nhắc cả hồn cả xác về trời. Mẹ trở nên niềm tin và hy vọng của mọi người môn đệ Chúa. Mẹ Maria là mẫu gương cho nhân loại, cho mọi tín hữu về cái chết, về một sự sống mới, về một sự biến đổi mà chính Đức Maria đã là khởi điểm báo trước cho chúng ta. Sống bên Mẹ, sống có Mẹ, chúng ta hoàn toàn hết âu lo vì chính Mẹ là Sao Mai dẫn đường chúng ta đi, thẳng tiến về quê trời.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã đưa lên trời cả hồn lẫn xác Đức Maria là trinh nữ vô nhiễm và là Thánh Mẫu của Con Chúa. Xin cho chúng con hằng biết hướng lòng về phúc lộc quê trời để mai sau được cùng Thánh Mẫu chung hưởng vinh quang ( Lời Nguyện Ca Nhập Lễ ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1. Tại sao Mẹ lại lên trời cả hồn lẫn xác ?
2. Những ơn Đức Mẹ được Thiên Chúa trao ban ?
3. Cái chết của Mẹ Maria đã mở ra cho nhân loại điều gì ?
4. Chúng ta phải có thái độ nào đối với Đức Mẹ ?
Linh Mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Toà Thánh, cho biết đây là một danh dự rất ít khi được thị xã Bressanone trao tặng. Hiện tại, chỉ có hai người còn sống là “công dân danh dự” của thị xã, và Đức Thánh Cha là người thứ ba.
Nghi thức trao tặng danh dự được diễn ra ngay tại Đại Chủng Viện Bressanone, nơi ĐTC đang nghỉ hè từ ngày 28 tháng 7 cho đến ngày 11 tháng 8 này.
Linh Mục Lombardi cũng cho biết là hôm thứ năm, mùng 7 tháng 8, ĐTC đã mời cựu Tổng Thống Italia, Ông Francesco Cossiga, đến dùng cơm trưa với ngài, nhân dịp ông này mừng sinh nhật thứ 80 và cũng đang nghỉ hè trong vùng.
Được biết, Ông Francesco Cossiga, thuộc đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, là Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Italia, một chức vụ tương đương với chức vụ Thủ Tướng, từ năm 1979-1980, và sau đó làm Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước, tức Tổng Thống Italia, từ năm 1985 đến năm 1992.
Tưởng cũng nên thông báo nơi đây rằng vào ngày mùng 7 tháng 9 tới, ĐTC sẽ đi thăm mục vụ tại Cagliri, thủ phủ của Đảo Sardaigna, miền Nam Italia. Đây là chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ 11 của ĐTC Bênêđitô XVI, trong nội địa Italia, để mừng kỷ niệm 100 Năm Tôn Kính Đức Mẹ Maria, dưới tước hiệu “Đức Nữ Đồng Trinh Bonaria”, quan thầy của toàn đảo Sardaigna, và là đấng bảo vệ những người đi biển. Chương trình viếng thăm có hai biến cố chính là Thánh Lễ tại Đền Thánh Kính Đức Mẹ Bonaria, và Gặp Gỡ với các Linh Mục, Tu Sĩ, Chủng Sinh và các Thành Viên của Phân Khoa Thần Học Miền Nam Italia của Vùng Đảo Sardaigna, tại Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo Phận Cagliari.
Cũng như kêu gọi toàn thể những người Công Giáo Phản Kháng chống lại Quốc Gia theo kiểu của Obama khi Ông nói rằng: "Đã đến lúc chúng ta cấn phải chấm dứt chuyện dung túng cho những chính trị gia phò phá thai, và cũng đã đến lúc chúng ta bắt đầu đòi hỏi họ phải thỏa mãn chúng ta."
Carl Anderson - Grand Knight |
Hiệp Sĩ Tối Cao Carl Anderson đọc bài diễn văn nhân kỳ họp hằng năm lần thứ 126 của Hội Hiệp Sĩ Columbus - một tổ chức huynh đệ Công Giáo lớn nhất thế giới - tại thành phố Quebec và kêu gọi tất cả các Hiệp Sĩ thành viên phải chống lại chuyện phá thai, cùng những chính trị gia nào, vốn cổ võ cho chuyện phá thai, thế nhưng lại lấy được phiếu từ những cử tri Công Giáo về các vấn đề khác.
Hiệp Sĩ Tối Cao Anderson nói:
"Trong năm này, chúng ta đã nghe quá nhiều về nhu cầu để có sự thay đổi - ý muốn ám chỉ một cách rõ ràng đến câu thần chú của Barack Obama - kẻ điên cuồng ủng hộ cho việc phá thai sau khi Clinton bị rớt đài - Thế nhưng cùng một lúc chúng ta cũng được báo rằng một thứ không thể nào có thể thay đổi, đó là thể chế phá thai của Roe chống lại Wade.
Đã đến lúc chúng ta đòi hỏi phải có một sự thay đổi thật sự và sự thay đổi thật sự đó chính là chấm dứt đi đạo luật Roe chống lại Wade."
Tương phản với các vấn đề về công lý xã hội khác của Công Giáo như: chuyện nghèo đói và án tử hình, Ông Anderson để hỏi các đại biểu tham dự rằng:
"Có vấn đề chánh trị nào thật sự nặng ký hơn là vấn đề hủy diệt con người hay không? khi có gần 50 triệu vụ phá thai đã diễn ra ngay tại đất nước Hoa Kỳ này kể từ năm 1973 cho đến nay? Câu trả lời, dĩ nhiên, là không. Chuyện phá thai hoàn toàn khác hẳn. Chuyện phá thai chính là việc giết hại các trẻ thơ vô tội ở một quy mô rất lớn và khủng khiếp. Đã đến lúc chúng ta phải bỏ ngay những kiểu lý luận vốn cố tình xoay quanh hay né tránh các vấn đề chủ đạp, để từ đó lý giải cho chuyện phá thai chính là hình thức diệt chủng nhân loại.
Và chúng ta phải chấm dứt ngay việc bỏ phiếu cho các chính trị gia nào cố tình làm lung lạc những cử tri Công Giáo về quan điểm phá thai của họ, vì nếu chúng ta không làm như vậy, thì chính chúng ta - vốn là những người Công Giáo - đã trở thành những kẻ giết người qua chuyện phá thai này.
Đã đến lúc phải chấm dứt việc đưa ra những lý do biện hộ bất chính cho những chính trị gia ủng hộ chuyện phá thai. Những người Công Giáo không thể nào còn có thể tin cậy được những người vốn cũng đội lốt 'Công Giáo' thuộc trong một bộ máy giết người này.
Chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong việc xây dựng nên một nền văn hóa sự sống nếu như chúng ta cứ tiếp tục bỏ phiếu cho các chính trị gia - vốn bảo vệ và ủng hộ cho một nền văn hóa của sự chết.
Đã đến lúc những người Công Giáo của chúng ta phải tỏa ra một làn ánh sáng rõ ràng, và tách biệt giữa chính những hạn người đó và tất cả những chính trị gia nào của cả hai đảng vốn bảo vệ cho thể chế giết người của Roe chống lại Wade.
Hãy tưởng tượng rằng nếu trong năm nay, hàng triệu triệu cử tri Công Giáo chỉ đơn giản nói không hay chối từ bất kỳ ứng viên nào của cả hai đảng vốn ủng hộ cho chuyện phá thai thử xem sao!
Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt việc dung túng cho những chính trị gia giết người, và cũng đã đến lúc chúng ta bắt đầu đòi hỏi họ phải thỏa mãn chúng ta.""
Các cử tọa đã đồng thanh vỗ tay nhiệt liệt.
Để theo dõi chi tiết diễn tiến của kỳ đại hội lần 126th hằng năm của Hội Hiệp Sĩ Columbus, xin mời Quý Vị bấm vào link sau: http://www.kofc.org/un/eb/en/convention_2008/index.html#
Cha Jean Bernard (1907-1994), một người quê quán tại Luxembourg, là tổng thư ký Cơ Quan Cinema Công Giáo quốc tế tại Brussels vào lúc Đức Quốc Xã xâm chiếm Luxembourg, Belgium và Holland trong năm 1940. Văn phòng đã phải đóng cửa sớm sau đó, và trong năm 1941, Cha Bernard bị bắt và đưa tới Dachau, nơi ngài bị giam cầm cho tới khi được giải phóng vào tháng 8/ 1942.
Kinh nghiệm của ngài tại trại là chủ đề tập ký sự “Priestblock 25487” của ngài. Quyển sách được phổ biến cách độc đáo vào cuối Thế chiến thứ II như là một loạt những bài báo, và sau đó được phổ biến như một quyển sách trong năm 1962.
Tập ký sự bây giờ viết bằng tiếng Anh, do Báo Zacheus chuyển dịch.
Trong cuộc phỏng vấn với ZENIT, William Doino, một người đóng góp chính cho quyển sách “The Pius War,” do Joseph Bottum và David Dalin xuất bản, giải thích tại sao tập ký sự này công hiến một nhận thức quan trọng trong tương quan của Giáo Hội với Đức Quốc Xã.
Tại sao ông coi “priestblock” là một quyển sách quan trọng như thế?
Bởi vì quyển sách đó giáo dục và linh hứng, và nhắc chúng ta nhớ những sy sinh anh hùng rất nhiều người Kitô hữu—trong trường hợp này, các linh mục Công Giáo—đã chịu đựng trong Thế Chiến Thứ Hai. Như tất cả chúng ta đều biết, Thế Chiến Thứ Hai là biến cố lịch sử trung tâm của thế kỷ 20, và phương diện xấu ác nhất của nó là cuộc tàn sát người Do Thái (Holocaust).
Tuy nhiên, người ta thường quên con số to lớn những người Kitô hữu đã chịu đau khổ và chết dưới thời Đức Quốc Xã: Nhắc tới sự kiện này không phải là giảm sự dữ độc nhất của Shoah, tức là sự Nazi tiêu diệt người Do Thái, nhưng có ý nhắc lại Thế Chiến trong tất cả chiều kích của nó, và để tôn vinh các nạn nhân của nó.
Max Dimont, nhà học giả Do thái nổi tiếng, nêu lên điểm này trong quyển sách của ông “Những người Do Thái, Thiên Chúa và Lịch Sử.” Nếu chúng ta nói “Không bao giờ Nói Lại” về sự tàn sát người Do Thái, thì chúng ta cũng phải nói “Không bao giờ quên “những Kitô hữu đã chiến đấu và đã chết dưới thới Nazis.
Như Cha Bernard nói trong phần mở đầu của ngài, tập ký sự của ngài được viết “để tưởng nhớ những anh em linh mục của tôi đã chết tại Dachau—vì chúng ta không bao giờ nên quên điều gì xảy ra tại đó và trong nhiều nơi tương tự.”
Ông có thể diễn tả Dachau, như hiện hữu dưới thời Đệ Tam Quốc Xã không?
Tháng 3/1933, một thời gian ngắn sau khi Adof Hitler trở thành người đứng đầu Đức Quốc Xã, những người Nazis đã tạo dựng một trại tập trung tại Dachau, gần Munich, miền Nam nước Đức, để giam những tù nhân chính trị.
Trong 12 năm hiện hữu của nó, hơn 200.000 người từ khắp châu Âu bị cầm tù ở đó: nhiều 10 ngàn người chết vì bị tra tấn, đánh đập, bỏ đói, bịnh tật và cả tự tử do những điều kiện khủng khiếp gây nên.
Dachau là một trại mang tiếng xấu vì nó săn tìm các giáo sĩ chống-Nazi. Gần 3.000 mục tử Kitô hữu chống đối chế độ Hitler bị đưa tới đó; hầu hết là những linh mục Công Giáo; ít nhất 1.000 linh mục Công Giáo chết. Cha Bernard là một trong những người may mắn sống sót.
Nhiều lần trong quyển sách các linh mục bị những hình phạt đặc biệt, và nhiều người phàn nàn rằng Đức Giáo Hoàng hay là các giám mục đã nói thẳng chống những người Nazis. Có phải điều này đi ngược lại tiền đề của nhiều sự công kích đến Giáo Hội là Đức Giáo Hoàng và các giám mục đã nói nhưng không hành động gì cả, có đúng không?
Phải. “Priestblock” không những khẳng định rằng Giáo Hội “đã nói dũng cảm” chống lại những ghê tởm Nazi, nhưng những người tù Đệ Tam Quốc Xã đau khổ vì sự đó.
Ví dụ, tháng October 1941, khối linh mục tại Dachau phải chịu những trả thù kinh khủng. Cha Bernard viết, “Không ai trong chúng ta có khả năng nói tại sao khối giáo sĩ đã kinh nghiệm tai họa này, hay là do đâu mà như vậy. Một số người nói Đức Giáo Hoàng đã nói mạnh trên đài truyền thanh, và các giám mục Đức đã ra một phản đối công khai.”
Cũng vậy, tronng lễ Phục Sinh năm 1942, hàng giáo sĩ thình lình bị tấn công cách man rợ, sau đó Cha Bernard đã hay rằng “có một lý do sau việc này: Đài phát thanh Vatican đã phát đi một báo cáo phê phán về Dachau và phản đối việc ngược đãi các linh mục.”
Đó là sự khẳng định về điều các sử gia của Giáo Hội đã biết từ lâu: Giáo Hội đã “nói thẳng” chống Hitler và thuyết Đức Quốc Xã, và thường đã trả giá về sự đó. Đài phát thanh Vatican, dưới sự điều khiển của Đức Giáo Hoàng Pius XII, là trong số người đầu tiên phát đi những tin tức vè các tội ác Đức Quốc xã tại Ba lan, và Hitler đã xâm chiếm xứ này cuối năm 1939.
Như một hậu quả, những người Nazi cho đó là một tội ác tại Đức Quốc và trong phần đầt bị Đức Quốc –xâm chiếm, nếu nghe đài Phát Thanh Vatican, dầu họ đã làm mọi sự có thể để cản trở những buổi phát thanh. Hơn nữa, những sứ điệp tuy đã thông qua, và các người Công Giáo tìm cách nghe cũng bị bắt và xử hình.
Có nhắc tới trước kia hàng giáo sĩ bị cách ly khỏi phần còn lại của trại và được đối xử cách đặc biệt –như một giấc ngủ ngắn hằng ngày và một ly rượu—bởi vì họ muốn phần còn lại của trại bực tức hàng giáo sĩ. Việc này có hậu quả không? Có chăng một sự ghét đặc biệt đối với hàng giáo sĩ Công Giáo giữa Nazis?
Có, những người nazis dành một sự hận thù đặc biệt đối với các giáo sĩ, cách riêng các linh mục Công Giáo. Họ thấy Kitô Giáo chính thống như là một kẻ địch thủ trực tiếp với sự nỗ lực điên rồ của họ đối với việc kiểm soát thế giới.
Vào tháng 2/1941, khi ngài là người thứ nhất bị bắt, Cha Bernard thuật lại kinh nghiệm của ngài với viên sĩ quan bắt, một kẻ cộng tác với Nazi: “Ông ta là một con người cởi mở và nói chuyện với tôi luôn suốt buổi du hành—về sự chiến thắng và làm chủ thế giới sắp tới và Giáo Hội sẽ bị phá hủy thế nào.”
Đó là một phần của chương trình Nazi là lật đổ và tiêu diệt Kitô Giáo, như được biên chép vào sử biên niên bởi những bên nguyên trong những vụ xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg. Tại Dachau, thực tế những người lính gát ra sức cách lý hàng giáo sĩ, và tạo ra ý muốn xấu giữa họ và những người tù khác. Nhưng điều này không thành công.
Lòng nhân từ và phép lịch sự cơ bản của những linh mục bì tù này, và sự điềm tĩnh lạ lùng của các vị ấy dưới những điều kiện vô nhân đạo, cả khi gần chết, đã loan ra trong trại như một anh sáng thần linh. Những người tù khác nhận thấy sự đó, và đã đánh gía và tôn trọng những người này của Thiên Chúa.
Tại một điểm, Cha Bernard còn trưng dẫn một người tù, một nhà xã hội, kẻ xin lỗi những giáo sĩ ông gặp, sau khi nhận thức ông đã xét đoán sai về các giáo sĩ trong đời sống dân sư: ” Chúng ta hãy quên những gì đã xảy ra trong quá khứ! Tôi đã lầm. Rõ ràng là những kẻ đưa ra hy vọng và cư xử tốt nhất là các ông cha tuyên úy.”
Cha Bernard đã diễn tả cách đơn sơ và lương thiện tình huống đang xấu đi của trại sau từng tháng. Lúc đầu ngài và giáo sỹ khác được phép cử hành Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật, và sau đó có lệnh cấm không được phép một thực hành tôn giáo nào. Các linh mục giữ được sự sống thiêng liêng của mình cách nào trong một bầu khí như thế?
Chỉ bằng một cách, ôm chặt Chúa Kitô, và những lời hứa của Người. Qua tập hồi ký của ngài, Cha Bernard tiết lộ đã giữ Chúa Kitô là đầu và trung tâm trong sự thử thách của ngài. Ngài đã suy gẫm về Hy Lễ thánh Thánh Lễ; ngài đã yêu mến Thánh Thể mỗi khi ngài có thể rước lấy; ngài suy gẫm về truyện các thánh, và cầu nguyện với thiên thần giữ mình của ngài. Ngài đã sống một đời sống Công Giáo nội tâm đầy đủ, cả khi những hạn chế nghiêm khắc được đặt lên những hành động bên ngoài của ngài. Với các linh mục khác cũng thật như vậy.
Nhưng không thể chối cải những biến cố chung quanh các ngài đã thay đổi những cảm xúc của các ngài là dường nào. Một phương diện đặt quyển ký sự của ngài riêng ra là sự trung thực man rợ của Cha Bernard. Ngài thật thà diễn tả những cám dỗ ngã lòng ngài và những bạn tù của ngài đã kinh nghiệm, và bằng chứng của Chúa luôn hiện diện để cứu thoát các ngài: Trong những lúc đen tối nhất của các ngài, các ngài nhớ lại những lời nói long trọng của Chúa, và những lời này hành động như những thuốc thơm chữa lành trên những thân thể bị gãy, bị hành hình của các ngài. Tin Mừng là một nguồn sức mạnh vô bờ bến, ban sinh lực cho các ngài. Cả những tên Nazis không thể xâm chiếm cung thánh linh hồn các ngài.
Quyển ký sự là nền tảng cuốn phim 2004 “Ngày thứ chín.” Có những khác biệt lớn hơn nào giữa truyện thật và phim ảnh? Cái gì được biết về sự vắng mặt 10 ngày của Cha Bernaed khỏi trại, hay là về việc ngài được giải thoát?
Theo những tiêu chuẩn Hollywood, “Ngày thứ chín,” là một cuốn phim hay kỳ lạ. Cuốn phim có môt cảm giác “Công Giáo” về điều kỳ lạ, có lẽ do sự kiện là giám đốc cuốn phim, Volker Schlondorff người Đức có uy tín lớn, được các tu sĩ Dòng Tên giáo dục.
Cuốn phim không dựa trên quyển ký sự toàn diện của Cha Bernard, đúng là một khúc của nó—hiện nay chỉ một ít đoạn—nhưng chúng liên quan một biến cố trung tâm trong quyển sách. Tháng February 1942, sau cái chết của mẹ ngài, Cha Bernard thình lình được giải thoát khỏi Dachau, và được phép về nhà, nhưng có một điều gì bất lợi: Ngài có thể ở lại trong cuộc sống dân sự, miễn là đồng ý cộng tác với các thẩm quyền Nazi địa phương.
Cuốn phim thăm dò tình trạng khó xử này: Điểm chính của cuốn phim, Cha Kremer sẽ dựa cách lỏng lẻo trên Cha Bernard—làm hại đức tin của mình và giả mạo một giao kèo quỉ dữ, hay là từ chối, vì đức tin của mình, dầu điều đó có nghĩa là trở lại Dachau và có lẽ chết? Quyết định của ngài thì hoàn toàn phù hợp với với sự ngài dấn thân vì Chúa Kitô, và chính trên mức độ này mà cuốn phim làm xúc động dân chúng.
Nói như vậy rồi, “Ngày thứ Chín,” vì tất cả những hấp dẫn của nó, có một số nhược điểm. Sự xem xét lại tốt nhất của cuốn phim được phổ biên bởi Dimitri Cavalli, kẻ đã trình bày những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong lần xuất bản tháng 10/ 2006 trong ấn bản được duyệt lại có tên là New Oxford.
Cuốn phim có một số đặc tính và pha cảnh hư cấu không có trong sách, bản niên đại không như nhau, và cái nhìn của nó về Đức Piô XII, đấng không bao giờ xuất hiện trên màn sân khấu nhưng chỉ được nhắc tới, (cái nhìn) có tính đồng cảm nhưng sai lầm: Cuốn phim chấp nhận ý niệm Ngài giữ “thinh lặng” vì quan tâm tới những vụ trả đủa.
Trên thực tế, cuốn phim có những điều quen biết này: Đức Giáo Hoàng, như chúng ta thấy, đã nói rõ, và những trả đủa xảy đến—sau đó, ngài thực hiện tinh tế những lời nói của ngài, nhưng cả lúc đó điều ngài nói người tín hữu cũng hiểu được.
Như là một linh mục được cứu vãn, Cha Michel Riquet nói: “Suốt những năm kinh tởm này, khi chúng tôi nghe đài Vatican và nghe những sứ điệp Giáo Hoàng, chúng tôi cảm thấy hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, trong việc giúp đở những người Do Thái bị bắt bớ và chống lại bạo lực Nazi” (Figaro, 4/1/1964).
Cha Riquet, như Cha Bernard, là một người tù Dachau.
Ông nghĩ điều gì là những sứ điệp quan trọng nhất trong tập ký sự của cha Bernard?
Tôi tưởng có ba. Một là, chúng ta phải đánh giá đức tin của chúng ta mỗi ngày, và đừng bao giờ cho đó là xong; hai là công nhận những kẻ đã gìn giữ đức tin cho chúng ta bằng cách chịu những hy sinh lạ thường; và sau cùng, không cho phép sự dữ chiến thắng chúng ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Một trong những đoạn có tác động mạnh nhất trong “Priestblock” xảy ra ngay lúc đầu, như là một loại ghi chú cẩn thận cho độc giả—không cho phép điều anh sắp đọc làm suy yếu tư tưởng Kitô hữu của mình.
Ngưới tín hữu Kitô, “Priestblock” dạy chúng ta, tin chắc chắn về sự công bình muôn đời của Thiên Chúa; nhưng đồng thời, biết rằng Thiên Chúa muốn chúng ta tha thứ và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ chúng ta.
Do đó, Cha Bernard xin chúng ta đọc quyển sách của ngài trong một tinh thần yêu thương: “Nhưng chúng ta phải tha thứ. Chúng ta phải tha thứ đang khi vẫn ý thức về sự ghê tởm đầy đủ của điều đã xảy ra, không những vì không sự gì có tính xây dựng có thể được xây dựng trên một nền tảng hận thù—không là một Châu Âu mới hay là một thế giới mới—nhưng hơn hết vì Đấng ra lệnh và thúc giục chúng ta tha thứ, và trước Đấng mà chúng ta, những nạn nhân cũng như những kẻ đao phủ, tất cả là kẻ nợ đáng thương cần lòng thương xót.”
Một số giám mục có thể sẽ tổ chức lễ mừng kỷ niệm.. Một số khác có thể sẽ tổ chức Thánh Lễ công khai. Đức Hồng Y Sean P. O’Malley trái lại đã lẻn ra khỏi thành phố, đến cư ngụ tại một đan viện và cầu nugyện.
Đức HY O'Malley |
Ngài tới Boston ngày 30 tháng Bẩy năm 2003, giáp mặt lần thứ ba, trong ‘nghiệp dĩ’ giám mục, một giáo phận đang bị xâu xé vì cơn lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Nhưng nếu hoàn cảnh của hai giáo phận Fall River và Palm Beach có ảm đạm bao nhiêu cũng không thể so sánh với tình trạng hoang tàn của Boston. Thực vậy, nó tệ đến nỗi khi Đức Gioan Phaolô II yêu cầu ngài chuyển tới Boston, Đức Hồng Y O’Malley đã vô vọng kêu cầu Đức Thánh Cha xem sét lại.
Trong cuộc phỏng vấn Thứ Ba vừa qua, ngài cho hay: “Tôi buông thõng máy điện thoại…quả là một cú sốc. Tôi có xin Ngài xem sét lại, nhưng tức khắc nhận ngay được chữ không, đây là điều ngài muốn bạn làm”
Đức Hồng Y dần dần gạch bỏ được hàng loạt những điều bất hạnh tổng giáo phận phải đương đầu mùa hè năm ấy: giáo dân phẫn nộ và lồng lộn vì cơn khủng hoảng lạm dụng, két sắt nhà thờ rỗng tuếch, bệnh viện thiếu tiền, qũy hưu trí cạn dần, chủng viện mau chóng không người, và 1,000 vụ kiện chờ đợi tổng giáo phận. Ngài tâm sự: “Khi tới đây, tôi thấy sự việc còn tệ hơn là mình sợ. Chúng ở trong một tình trạng thật hết sức, hết sức tệ”.
Ngày nay ngài vẫn phải đối diện với nhiều thách đố to lớn và bị nhiều người chỉ trích. Năm giáo xứ bị đóng cửa hiện vẫn còn bị các người phản đối chiếm giữ. Họ đang đe doạ sẽ đóng cửa các nhà thờ này tại các tòa án giáo hội và dân sự. Vẫn còn hàng tá các vụ kiện để đó, và hiện nay, Đức Hồng Y đang bị luật sư nạn nhân ép, và ngài từ khước, phải công bố danh sách tất cả các linh mục bị tố giác. Ngân qũy cấp dưỡng các linh mục hưu trí đang gặp khó khăn lớn về tài chánh, và một số linh mục vẫn cho rằng ngài quá lãnh lùng xa cách.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề thực sự trầm trọng hơn nữa. Việc tham dự Thánh Lễ xuống thấp một cách chưa từng có. Con số các linh mục giảm rất nhanh, trong đó một số sắp về hưu hay sắp qua đời trong vài năm tới. Ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo đối với chính sách công đang giảm dần. Và ngay trong số những người còn tuân giữ, nhiều giáo huấn chủ yếu của giáo hội trong các lãnh vực như ngừa thai, phong chức phụ nữ, đồng tính luyến ái, ly dị, án tử hình, và phá thai đang bị tranh luận, thử lửa và đôi khi bị làm ngơ. Cuộc nghiên cứu PEW gần đây cho thấy một phần mười người Mỹ là những người trước đây là Công Giáo.
Cha William P. Leahy, chủ tịch Trường Cao Đẳng Boston cho hay: “Vẫn còn nhiều vấn đề to lớn đang đặt ra cho cộng đồng Công Giáo chúng ta: không phải chỉ là tình huống các trường và bệnh viện của ta, nhưng là làm thế nào có được những giáo xứ sinh động trong khi hàng ngũ linh mục ngày một giảm, và cảm thức tha hóa đang mạnh nơi những người vốn đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Đấy là các thách thức đang đặt ra cho chúng ta. Nhưng khi tôi nhớ lại tình trạng năm năm trước của cộng đồng ta, và tình thế hiện nay, sự việc đã thanh thản hơn, ta đã cảm nhận được hướng đi trên bình diện lãnh đạo tổng giáo phận”.
Đức Hồng Y O’Malley cũng cho rằng theo ngài, các vấn đề của tổng giáo phận “đã được cải thiện rất nhiều. Đây vốn là những thời điểm hết sức thách thức, nhưng theo tôi chúng đang trên đà tiến tới”.
Trong năm năm có mặt tại Boston, Đức Hồng Y đã thực hiện nhiều bước trước đây ít người tưởng tượng được trong cố gắng tái thiết giáo hội nhiều truyện tại Boston. Ngài đã phát mãi cơ sở rộng 64 mẫu Anh tại Brighton cho Trường Cao Đẳng Boston, và dùng tiền bán được để thanh toán các vụ kiện cáo về lạm dụng. Ngài cho đóng cửa một phần năm các giáo xứ, vì nhìn nhận rằng tổng giáo phận không đủ người thờ phượng, không đủ linh mục và không đủ tài khoản để biện minh con số 357 nhà thờ. Ngài cũng đóng cửa nhiều trường đa giáo xứ mà ngài cho là đã trở nên quá nhỏ không thể sống sót được. Ngài thay thế hầu như mọi cấp quản trị cao cấp tại tổng giáo phận, giảm bớt đến một phần tư nhân viên hành chánh và chia nhỏ tám trường trung học Công Giáo, và không thành công trong việc bán một số bệnh viện Công Giáo. Ngài cắt giảm chi tiêu hành chánh từ 51 triệu trước khi ngài tới xuống còn 35 triệu vào năm ngoái, và cắt giảm thiếu hụt hàng năm từ 24 triệu vào năm ngài tới đây xuống còn 2 triệu vào năm ngoái.
Ngài di chuyển từ biệt thự truyền thống của toà tổng giám mục ở Brighton, mà sau đó ngài cho phát mãi, tới một nhà xứ tồi tàn ở South End; ngài đổi chiếc xe của tổng giám mục lấy chiếc Toyota Avalon và tiếp tục mặc bộ áo dòng có mũ mầu nâu và đi dép vốn là biểu hiệu lời khấn khó nghèo ngài từng tuyên hứa làm tu sĩ Capuchin.
Ngài cho hay: “Nếu được phép chọn, tôi thích được sống đơn giản hơn nữa. Tôi thấy vai trò giám mục là mục tử hơn là người danh tiếng. Và tôi cho rằng đó là điều tôi cảm thấy không được thoải mái”.
Có lẽ vì không thoải mái với truyền thông, nên ngài đã cho cải tổ các tờ báo và đài truyền hình của tổng giáo phận và phát động hệ thống e-mail hàng tuần của mình. Ngài là vị hồng y đầu tiên có ‘blog’ riêng, tự đọc cho người ta ghi chép nhật ký hàng tuần về các biến cố địa phương và các cuộc du hành thường xuyên, một thứ cửa sổ hiếm hoi cho thấy cuộc sống của một vị hồng y tổng giám mục trong thời hiện đại.
Ngài cũng yêu cầu các cơ quan do ngài kiểm soát, hơn 40, phải công bố tài chánh công khai hàng năm, một cố gắng đã bị ‘dịch phá’ bằng nhiều đình hoãn hàng năm, và hình như không thành công lắm ở cấp giáo xứ, nhưng việc ấy được nhiều nhóm kiểm soát cấp quốc gia khen ngợi bởi nó tiến khá xa trên bình diện khai báo so với các giáo phận khác.
Ngài chịu nhiều thất bại và bị nhiều tranh cãi vô kể, mà một số là những tranh chấp không thể tránh được đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ, nhưng một số khác là do phán đoán sai của tổng giáo phận. Quyết định năm 2005 của ngài cấm các trẻ em cấp vườn trẻ không được vào một ngôi trường ngài sắp đóng cửa được coi như điểm thấp trong tài lãnh đạo của ngài.
Ngài cũng bị chỉ trích đã quá chậm chạp trong việc loại bỏ một giám đốc bệnh viện bị tố cáo xách nhiễu. Cố gắng lớn của ngài trong việc ảnh hưởng tới chính sách công, một cố gắng hết sức để ngăn cản rồi hạn chế hôn nhân đồng tính đã hoàn toàn thất bại.
Ngài phải xin lỗi vì một câu trong bài giảng xếp loại phong trào phụ nữ vào danh sách các căn bệnh xã hội, và ngài đã công khai đảo ngược thói quen cả đời chỉ rửa chân cho nam giới vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài từ khước không tham dự buổi lạc quyên của các cơ quan từ thiện Công Giáo đã dành danh dự cho viên thị trưởng phò các nhóm phá thai của Boston là Thomas M. Merimo, và ngài ra lệnh cho các cơ quan từ thiện Công Giáo phải ngưng không được cung cấp các dịch vụ nhận con nuôi thay vì tiếp tục uốn mình theo luật lệ tiểu bang cấm không được loại các cặp ‘vợ chồng’ đồng tính ra khỏi danh sách xin làm cha mẹ nuôi.
Đức Hồng Y tỏ ra biết đáp ứng các lời chỉ trích, ít nhất cũng trong một số trường hợp.
Nữ Tu Janet Eisner, chủ tịch Trường Cao Đẳng Emmanuel, và là đồng chủ tọa ủy ban giáo dân giúp tái thẩm định các quyết định đóng cửa giáo xứ, cho hay: “Ngài không sợ lắng nghe”.
Trên hết, ngài tập trung năng lực vào việc dẫn tổng giáo phận ra khỏi cơn khủng hoảng lạm dụng từng khiến cho vị tiền nhiệm ngài là đức Hồng Y Bernard F. Law phải từ chức. Đức Hồng Y Law vốn trở thành chiếc cột thu lôi để người ta chỉ trích về việc giáo hội không chịu loại các linh mục lạm dụng ra khỏi thừa tác vụ.
Đức Hồng Y O’Malley đã gặp gỡ khoảng 200 nạn nhân bị lạm dụng và gia đình họ, và đã chi gần 6 triệu dollars điều trị và thuốc thng cho họ. Ngài đã thanh toán 750 vụ kiện, phí tổn lên đến 100 triệu dollars. Ngài giám sát khoảng 250,000 hồ sơ tôi phạm của linh mục, phó tế, nhà giáo dục và thiện nguyện viên và giúp cho 293,000 trẻ em và 176,000 người lớn tham dự các buổi huấn luyện phòng ngừa khỏi bị lạm dụng.
Đáng chú ý hơn cả, ngài đã sắp xếp được cuộc gặp gỡ chưa từng có tại Washington giữa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và năm nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục, một giây phút quan trọng trong lịch sử cuộc khủng hoảng lạm dụng này.
Đức Hồng Y O’Malley được nhiều người khen ngợi vì hành động giải quyết nhanh chóng các trường hợp lạm dụng và thành công của ngài trong việc kéo được sự chú ý của Đức Giáo Hoàng đối với vần đề này, tuy nhiên các người ủng hộ nạn nhân vẫn còn nhiều chỉ trích.
David Clohessy, giám đốc toàn quốc Hệ Thống Những Người Sống Sót các cuộc Lạm Dụng của Linh Mục, phát biểu: “Ngài hiểu và đánh giá sâu sắc biểu tượng và rõ ràng cố gắng trong những ngày đầu để tạo ra một hình ảnh tích cực, nhưng khi đến chỗ cao xu gặp đường lớn, thì hầu như ngài chẳng khác bất cứ đồng nghiệp nào khác của ngài cả”.
Đôi lúc, ngài tỏ ra không mấy vui với vai trò tổng giám mục Boston. Năm 2004, khi một giáo dân bất mãn đối với việc dự tính đóng cửa giáo xứ đã đối chất với ngài ở địa điểm đón tiếp, ngài khó chịu đến độ đã yêu cầu được hộ tống ra ngoài nhà thờ. Ít tháng sau, trong một thư công khai về việc đóng cửa các giáo xứ, ngài gần như muốn chết, khi viết rằng: “Đôi lúc tôi cầu xin Chúa gọi tôi về nhà và để người khác kết thúc công việc này”. Và sau khi bị chỉ trích công khai vì nhận xét của ngài về phong trào phụ nữ trong một bài giảng, ngài viết trên tờ báo Công Giáo “The Pilot” của tổng giáo phận như sau: “Làm tổng giám mục Boston cũng giống như sống trong chậu cá được làm bằng kính khuếch đại”.
Tuy nhiên, theo lời ngài, “Chắc chắn trong năm năm qua, có những giờ phút đen tối. Nhưng tôi không mất niềm tin hay ý muốn phục vụ dân Chúa”.
Những ai thường xuyên gặp ngài cho hay dù ngài vẫn còn trầm lặng, nhưng nay đã bớt đi những khoảnh khắc hoàn toàn im lặng nhiều rồi, những khoảnh khắc nhiều người coi là hết sức căng thẳng lúc ban đầu. Menino chẳng hạn cho hay: “Hiện nay, bạn nghe được mười câu ngài nói, không còn năm câu nữa. Ngài vốn là người rất trầm lặng, nhưng những lời ít ỏi của ngài luôn có một ý nghĩa nào đó”.
Và ngài luôn bừng lên sự sống tại tòa giảng. Ngài coi việc rao giảng là ưu tiên số một, theo gương thánh Phanxicô của ngài, và ngài tỏ ra là một nhà giảng thuyết say sưa với đủ nghệ thuật kể truyện, hết sức quen thuộc với văn chương và văn hóa, và một cảm thức không hề sai lầm về lúc cần phải khôi hài.
Đức Hồng Y O'Malley quen nói rằng ngài không thể hiểu tại sao người Công Giáo lại có thể bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ, nhưng hiện nay ngài thường điện thoại mỗi tháng hai lần cho Menino, họ mới gặp nhau dùng bữa sáng vào tuần rồi, và viếng thăm TNS Edward M. Kennedy, một cột thu lôi để những người Công Giáo bảo thủ chỉ trích, tại bệnh viện vào tháng trước.
Đáng chú ý hơn nữa, ngài đã chào đón vào đoàn chiên Công Giáo trở lại nhà kinh doanh Jack Connors Jr, một lãnh tụ công dân nổi danh và giầu có từng bị toà giám mục khai trừ khi công khai chỉ trích cách quản trị của Đức Hồng Y Law. Connors cho hay: “Không còn thắc mắc gì nữa, khi tôi được giới thiệu với ngài lần đầu tiên, ba nhà thông thái vẫn còn ở đó, và họ đâu có ký tên bất cứ cuộc hội hè nào do tôi tổ chức”. Ông ta cố ý châm biếm nhắc đến bộ ba các viên chức có từ thời Đức Hồng Y Law và vẫn ở lại với Đức Hồng Y O’Malley cả mấy năm sau.
Cuộc hòa giải trên cho ta dấu chỉ Đức HY O’Malley sẵn sàng làm việc với những tay trung gian quyền lực Công Giáo tại Boston từng ra xa cáchtrong thời gian có cuộc khủng hoảng lạm dụng. Ngày nay, Connors so sánh Đức Hồng Y O’Malley với Chúa Giêsu, và cam kết sẽ quyên góp 80 triệu cho các trường Công Giáo ở Dorchester và Brockton.
Menino cũng đã từ chỉ trích ‘trở lại’ làm người ủng hộ. Viên thị trưởng này, trước đây vì phẫn nộ đối với vụ lộn xộn xẩy ra cho Trường Dâng Con Vào Đền Thờ, đã công khai nhục mạ đức hồng y bằng cách tổ chức lễ phát thưởng cho các học sinh trường này tại Faneuil Hall sau khi tổng giáo phận hủy bỏ không tổ chức lễ ấy ở trường. Ngày nay, giống nhiều nhà quan sát khác, Menino tin rằng Đức HY O’Malley là nạn nhân lời khuyên dở của những viên chức điếc của giáo hội, và chỉ nói cách đơn giản “ngài bị cháy. Lúc đầu, tôi rất quan tâm tới việc ngài làm: ngài chả gọi cho ai, và người chung quanh ngài nghĩ họ có thể làm được điều gì đó vì họ là giáo hội. Nhưng khi bước vào việc, ngài đã khá hơn người ta tưởng. Ngài sẵn sàng lắng nghe hơn, chịu ngồi xuống với nhiều nhóm khác nhau trong thành phố, và sẵn sàng cho người khác hay ngài sẽ làm gì trước khi bắt tay làm việc ấy. Không phải lúc nào chúng tôi cũng nhất trí, nhưng chúng tôi chịu nói truyện với nhau – đây là tôn giáo của tôi, đó là tôn giáo của ngài, và chúng tôi đều muốn cho thành phố tiến triển”.
Theo Michael Paulson, Boston Globe August 3, 2008
Pope Benedict XVI told a group of priests yesterday that he was once “more severe” in terms of administering baptism and confirmation to ill-prepared or lukewarm candidates, but today he’s inclined to be generous wherever there is even “a flicker of desire for communion in the faith.”
The pope also conceded that, over the centuries, Christianity’s commitment to environmental protection may not always have been sufficiently clear. He argued, however, that belief in God is essential to sound ecology, because ultimately a materialist philosophy places no limits on humanity’s exploitation of nature.
Benedict XVI spoke to a group of more than 400 priests of the diocese of Bolzano-Bressanone in northern Italy, where he is currently passing two weeks of vacation. The behind-closed-doors session with the priests, which has become an annual custom for the pope, took place in the Cathedral of the Assumption in Bressanone, and lasted approximately 90 minutes. The pope took six questions and provided impromptu answers.
The Vatican is expected to release a transcript of the session shortly. Yesterday, Jesuit Fr. Federico Lombardi, the Vatican spokesperson, briefed reporters on the highlights of the exchange.
The six questions, according to Lombardi, were:
• Fr. Willy Fusaro, a 42-year-old priest diagnosed with multiple sclerosis in 1991, the year of his ordination, and today confined to a wheelchair, asked the pope about the Christian meaning of suffering in light of the example of Pope John Paul II;
• Seminarian Michael Horrer, who recently returned from World Youth Day in Sydney, Australia, asked the pope about pastoral outreach to the young;
• Franciscan Fr. Willibald Hopfgartner posed a question about the relationship between reason and faith;
• Fr. Karl Golser, a professor of moral theology and a former staffer in the Congregation for the Doctrine of the Faith, who served briefly under then-Cardinal Joseph Ratzinger, asked his former boss about Christianity and the environment;
• Fr. Franz Pixner asked the pope to comment on priestly life;
• Fr. Paolo Ruzzi asked Benedict for advice on how generous a priest should be in administering the sacraments of baptism and confirmation.
In response to Fusaro’s question on suffering, Lombardi said that Benedict divided the pontificate of John Paul II into two phases. The first came when an athletic, strong John Paul bestrode the world as a “giant of the faith,” while the second came with his slow physical decline and growing weakness. These years, Benedict said, were “not of lesser importance.”
“With this witness of his own passion, he carried the Cross of Christ with humility,” Benedict said. “With deep humility he accepted the destruction of his body, and thus showed us clearly the truth of the passion of Christ.”
When Golser posed his question on the environment, Lombardi said that Benedict laughingly replied, “You could answer that better than I can.” (Golser serves as director of the Institute for Justice, Peace and Integrity of Creation in Bressanone, and has published widely on environmental ethics.)
According to Lombardi, Benedict said that in the past the connection between the church’s teaching on redemption, and on care of creation, may not always have been underlined with enough force. Today, however, the pope said Christians are clearly called to ecological concern, especially by offering examples of “lifestyles” respectful of the environment.
In fact, Benedict argued, if God is denied and the world seen as mere “matter,” then it’s far easier for human beings to justify arbitrary and selfish exploitation of natural resources.
Finally, Lombardi called the pope’s response on sacramental discipline “very interesting.”
“When I was younger, I was more severe,” Lombardi quoted Benedict XVI as saying in response to the question about baptism and confirmation.
“With time, I came to understand the importance of taking the path of mercy, following the example of the Lord, who welcomed even a flicker of desire for communion in the faith,” the pope said.
Benedict quickly added, however, according to Lombardi, that this doesn’t mean the sacraments should be administered when faith is absent.
Cha Dominicô Trịnh Thế Huy xứ La Vang trả lời phỏng vấn |
Sau gần 5 tiếng đồng hồ, chiếc xe đã tới quận Siemens, Texas, trên xa lộ US 75, khoảng Exit số 57, bánh xe phía trước bên tay phải đã bị nổ, làm xe mất thăng bằng, và đã đâm vào bên hông chiếc cầu bắc ngang qua một con rạch cạn, thành cầu đã không chịu nổi sức mạnh của chiếc xe, đã gẫy do đó cả xe mất đà lao xuống phía dưới vực sâu.
Sau đó nhà cầm quyền địa phương đã gửi các phương tiện cứu cấp tới, với 7 chiếc máy bay trực thăng đã chuyên chở 8 nạn nhân tử nạn và phần còn lại bị thương nặng nhẹ đến các nhà thương lân cận, vì con số các nạn nhân quá nhiều nên họ đã phải phân tán đi 7 nhà thương khác nhau tại vùng Sherman - Durant, sau khi các người lính cứu hoả đã phải dùng đến các dụng cụ cưa nóc xe ra để đưa các nạn nhân ra khỏi xe, hoặc bị đè bẹp dưới xe. Cho đến bây giờ con số các nạn nhân bị chết đã lên tới 17 người.
Giáo xứ Tử Đạo Việt Nam |
Đây là một đại tang chung cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Galveston, Houston nói chung và đại tang cho Liên Hội Legio Mariae nói riêng, đồng thời cũng là sự mất mát to lớn cho Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, vì theo đoàn xe này phần lớn là những cán bộ nòng cốt của Liên Hội và cũng là các Quí Chức của Giáo xứ đã cùng nhau về Missouri để gặp gỡ chia xẻ các công tác, các anh chị luôn luôn sốt sắng tham gia các sinh hoạt của Chi Dòng như chịu trách nhiệm trong các giờ chầu Thánh Thể, các giờ đền tạ tại Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ, công tác vệ sinh, giữ trật tự trong cuộc rước Đức Mẹ trọng thể. Các anh chị cũng chịu trách nhiệm trong một Thánh Lễ đặc biệt dành riêng cho Hội Đạo Binh Đức Mẹ.
Sau đây là danh sách những người còn đang nằm nhà thương:
Bui Hiep, Jacob Tran, Ta van Thuong, Vu Nien, Bui James, Bui Kathy, Linh Nguyen, Tuan Nguyen, Tien Nguyen, Uong Thi Thoa, Do Trang, Tran Ky (?), Le Anna, Nguyen Catherine, Phan Jennifer, Tran Vi Vi Melissa, Suong Ky Phung, Mai Kathy, Tran Hai, Nguyen Le Ha, Vu Huy, Nguyen Paul, Tuan Tran, Hoang Thi Thanh, Hoang Mẹ
Brandon Nguyễn cầm di ảnh bà Phạm Soi đã mất |
- thuộc Giáo xứ Đức Mẹ La Vang:: Ông Nguyễn Thanh Khiêm, Ông Hanh (phụng vụ), Ông Nguyễn tri Phương, Ông Bội, Chị Thoa, chị Thúy, Chị Xuân.
- thuộc Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Chị Thương (vợ ông chủ tịch Tạ văn Thương), Chị Lâm sơ Tường.
- thuộc Giáo xứ Lộ Đức: Ông Phú.
Xin mọi người cầu nguyện cho những người qua đời, và xin Chúa Giêsu thương ban cho các linh hồn được sự sống muôn đời, nhờ lời chuyển cầu của mẹ La Vang. Amen.
(Tường trình từ Dòng Đồng Công, Carthage, Missouri).
Ghi nhận về khóa Linh thao năm 2008 dành cho sinh viên – giới trẻ Tổng Giáo Phận Hà nội.
Mang trong mình những nỗi niềm riêng, sau những ngày hè sôi động, qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, khoảng 130 bạn Sinh viên Công Giáo, đến từ nhiều giáo phận, đang theo học tại nhiều trường Đại học khác nhau ở Hà nội và một số tỉnh thành khác đã quy tụ về tham dự khóa Linh Thao theo truyền thống hằng năm, từ ngày 01-08/8/2008 tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội –nơi được mệnh danh là “Khoảng lặng thủ đô”.
Các bạn sinh viên trong một tuần liền đã cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ và thinh lặng với Chúa,để có thể cảm nhận tình yêu thương của Thiên Chúa, cảm nhận những hồng ân Ngài ban trên cuộc đời mỗi người,để rồi tìm thấy hạnh phúc đích thực cho hành trình của mình. Khóa linh thao này được đặt dưới sự hướng dẫn của Cha Giuse Phạm Thanh Liêm SR, các nữ tu của 6 hội dòng. Đây là khóa Linh thao thứ 4, kể từ năm 2005 của Hội sinh viên Công Giáo – Tổng giáo phận Hà nội.
Sau những ngày hạnh phúc miệt mài,chuyên tâm cầu nguyện “ trên núi”, cùng với 22 đề tài Cầu nguyện lấy “Điểm gợi ý cầu nguyện” từ Kinh Thánh, có tiến trình, chọn lọc, đã mang lại cho các bạn trẻ những thời gian tĩnh lặng quý báu để nhìn lại những ngày tháng đã qua, cảm nghiệm được tình yêu bao la của Thiên Chúa dành tặng cho mỗi người để rồi với muôn vàn hồng ân ấy trong những giờ cầu nguyện, thánh lễ, xét mình, qua những giờ chia sẻ thiêng liêng, những lời khuyên hữu ích của người đồng hành, các bạn có thể lắng nghe tiếng Chúa trong lòng mình, nhất là “gặp được Chúa”, đã xác định được Ơn gọi của mình. Cũng qua những ngày linh thao này, đã giúp cho nhiều bạn sinh viên tìm thấy ý nghĩa đích thật của cuộc đời, khám phá ra Chân lý của Tình yêu Thiên Chúa…hay được những Ơn rất đặc biệt: thư thái bình an trong Chúa; biết như thế nào là cầu nguyện, là quảng đại, hy sinh, tha thứ, biết mỗi người thật đăc biệt, hay chỉ là những niềm vui vì được thuộc thêm vài kinh, được sống gần anh em trong tình huynh đệ...
Trong chương trình của những ngày linh thao này, các bạn sinh viên cũng tham dự một buổi sinh hoạt truyền thống khá sôi nổi và ý nghĩa tại công viên Bách Thảo. Những sinh hoạt của các bạn tại đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.Cùng với đêm « Văn nghệ hậu Linh thao » đầy ấn tượng trong niềm vui chứa chan đầy lưu luyến.Những điều này cũng góp phần thúc đẩy mỗi bạn ý thức hơn trách nhiệm loan báo Tin Mừng của Chúa cho mỗi người xung quanh, trong mọi môi trường sống quanh mình.
Đặc biệt, những lời nhắn nhủ đầy tâm huyết, những sự tin tưởng vào “tương lai của Giáo Hội” trong ngày lễ Chúa Hiển Dung (thứ 4/06/8/2008) do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ tế, đã tiếp thêm sức mạnh cho mỗi bạn sinh viên, Ngài hy vọng rằng “giữa một xã hội đang có xu hướng bị vật chất hóa, hưởng thụ và đổi màu, các con đã được biến đổi trong Đức Kitô Giêsu sẽ là những ánh hào quang chiếu tỏa ánh sáng của chính Ngài sau khi “xuống núi”.
Tất cả là hồng ân, Tạ ơn Chúa - chính Người là Thầy dạy vĩ đại nhất cùng với ơn ban của Thánh Thần và tình thương mến dạt dào của Chúa Cha từ thủa muôn đời đã dạy cho tất cả những người con yêu dấu bé nhỏ của Ngài về tình yêu của Chúa, về lời Hằng sống và hồng ân của Ngài trên cuộc đời họ, từ đó trở nên những Kitô hữu đích thực, những chứng nhân của Tin Mừng giữa cuộc đời này.
“Xuống núi” vào ngày “mưa hồng ân”, trong hành trang lên đường của các bạn hôm nay đã được trang bị những vũ khí cần thiết và vô giá: “Lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng”, với “khiên mộc trên tay là Đức tin, mũ chiến đội đầu là ơn cứu độ và gươm của Thần Khí ban cho tức là Lời Thiên Chúa”.(Ep 6.14-17), để luôn đứng vững trong mọi hoàn cảnh và làm cho tình yêu của Đức Giêsu-Kitô lớn mãi, cho tinh thần linh thao được tỏa lan!
Đúng 8h15, từ nhà hát Nam Thanh, đoàn rước tiến vào Nhà thờ chính toà giữa tiếng chuông nam trầm ấm như hoà nền cho tiếng hát du dương của các nữ tu: Đường đi lên Nhà Chúa, Chúa ơi cung thánh Ngài ngời bao huyền diệu…Có Chúa làm gia nghiệp đời con nguồn hạnh phúc con trông cậy Ngài.
Cùng với gần 60 linh mục đồng tế, Đức cha đã chúc mừng 9 khấn sinh tiên khấn và 8 khấn sinh vĩnh khấn hôm nay, chúc mừng các gia đình đã quảng đại dâng con cho việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ giáo hội cách trọn vẹn trong đời sống tận hiến.
Trong bài giảng, Đức Cha đã khai triển ý nghĩa sâu sắc của việc lựa chọn Đức Giêsu chịu đóng đinh làm đối tượng duy nhất của lòng trí và cuộc đời các nữ tu. Suy niệm, cảm nhận về Ngài để đón nhận nguồn sống, làm động lực cho cuộc đời tận hiến sẽ luôn là niềm vui và hạnh phúc của người nữ tu Mến Thánh giá; sẽ là muối và ánh sáng đích thật cho xã hội hôm nay đang bị tục hoá. Ngài kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện và hỗ trợ cho các nữ tu tận tâm và trung thành với lời tuyên khấn linh thánh hôm n ay.
Ôi Đức Kitô! Chúa đã chiếm đoạt con rồi, con nay không thuộc về Chúa, Chúa ơi. Lời ca của linh mục nhạc sĩ Ân Đức đã được các nữ tu trầm bổng cất lên khi kết thúc thánh lễ như lời nguyện cầu tha thiết nơi mỗi con tim; lời đoan hứa trung trinh; lời ước mong vẹ tròn; lời nhiệt thành ra đi dấn thân và tận hiến.
Tham dự Thánh lễ có rất đông bà con giáo dân của ba giáo xứ và giáo dân từ các nơi tụ họp về, ngôi thánh đường Chuyên Mỹ trở nên chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho các em lãnh bí tích Thêm sức và những người đỡ đầu, giáo dân tham dự Thánh lễ qua những màn hình được truyền ra xung quanh khuôn viên Thánh đường.
Để lãnh bí tích Thêm Sức hôm nay, các em thiếu nhi đã được học hỏi rất nghiêm túc và sâu sắc về Giáo lý và lời Chúa từ hai năm qua. Trong những ngày gần đây, các em còn được dự các buổi tĩnh tâm, dọn mình xưng tội và được chuẩn bị những nghi thức cần thiết cho Thánh lễ hôm nay. Vì vậy, việc được lãnh bí tích Thêm sức trở thành ngày đặc biệt quan trọng và đáng nhớ trong cuộc đời Kitô hữu của các em.
Lấy chủ đề trong năm Giáo dục Kitô giáo, Đức TGM nhắn nhủ mỗi người, nhất là các em vưà lãnh bí tích Thêm Sức hãy luôn phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình không ngừng. Giáo dục Kitô giáo hướng tới đào tạo con người toàn diện cả về thể dục, trí dục và quan trọng hơn hết là đức dục, vì thế, bên cạnh việc trau dồi tri thức, mỗi em cần nỗ lực hoàn thiện mình về nhân cách, đạo đức, nhất là phải củng cố nền tảng niềm tin Kitô giáo, trở nên những chứng nhân cho Chúa giữa cuộc sống hằng ngày, trong mọi môi trường sống của mình.
Các em lãnh nhận bí tích Thêm sức hôm nay đã nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân Đức Tổng, cha xứ và quý cha đã quan tâm lo lắng dạy dỗ để các em có ngày Hồng Phúc hôm nay. Với ơn Chúa Thánh Thần tràn đầy tâm hồn, các em hứa sẽ ra đi vào cuộc đời để sống xứng đáng là những Kitô hữu đạo đức thánh thiện và nên những chứng nhân cho Tình Yêu Thiên Chúa cho mọi người.
Là nơi hội tụ của tình thương, tình thương của Thiên Chúa và tình thương của con người. Năm nay hội thi diễn ra trong một bầu khí mới và một tinh thần mới vì Chúa đã thương ban cho Giáo Phận nhà “người cha chung” mới đó chính là Đức Giám Giuse Đặng Đức Ngân sau những năm dài “côi cút” kể từ khi Đức Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chính thức lãnh tác vụ Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội. Chính thức hiện diện và lãnh sứ mạng Đức Giáo Hoàng trao phó từ ngày 3 tháng 12 năm 2007, “Đức Cha mới” với khẩu hiệu “Đến Với Muôn Dân” (Ad Gentes) đã và đang nỗ lực đến với con cái của mình nơi các Giáo điểm và Giáo xứ còn đang khó khăn. Bên cạnh những nâng đỡ và chăm lo đối với hàng Giáo sỹ và giáo dân, thao thức lớn nhất của Ngài vẫn là giới trẻ, mầm sống và tương lai của Giáo phận nhà. Xuất phát từ chính những thao thức ấy, bằng tài ngoại giao và ngang qua những mối tương quan sẵn có của mình, “Đức Cha mới” đã mời gọi sự chung tay của rất nhiều các Tu sỹ nam nữ từ khắp các Tu hội và Dòng tu đến để hiện diện và chia sẻ sứ mạng với Ngài trên vùng núi xứ Lạng này. Và hội thi Giáo lý chính là hoa trái và là nơi kết tụ của tình thương, xuất phát từ Thiên Chúa và được thể hiện ngang qua con người. Tình thương ấy chỉ trở thành hiện thực khi có sự gắn kết trong đa dạng.
Dẫu được huấn luyện và lớn lên từ bất kỳ nền linh đạo nào, thì các tu sỹ nam nữ cũng đang cùng nhau chung chia một sứ mạng duy nhất được trao phó bởi chính Thầy Chí Thánh. Chính Thầy Giêsu đã gắn kết các “môn sinh” của mình lại với nhau, điều này cũng được thể hiện rõ nét nơi Hội thi. Từ việc chuẩn bị, cho đến việc dạy dỗ và tổ chức đều có dấu ấn của những bàn tay khác nhau, từ các Linh mục địa phận cho đến các Thầy Chủng sinh, rồi đến các Dì ở các Dòng nữ như Đa Minh Lạng Sơn, Phao lô Đà Nẵng, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Tu hội Nữ Tử Bác Ái, Thừa Sai Phan Sinh; thêm vào đó còn có các thày và Cha Dòng Tên...Ngoài ra không thể thiếu sự cộng tác của bà con giáo dân ở khâu hậu cần, âm thanh ánh sáng cho hội thi. Tất cả đều nhắm đến một mục đích duy nhất đó là đem Lời Chúa vào trong cuộc sống của những người trẻ, đồng thời cho Danh Giêsu được nhiều người biết đến nơi cánh đồng truyền giáo Lạng Sơn này. Qua đó mới thấy, chính Thày Giêsu đã nối kết và quy tụ các bàn tay và khối óc lại với nhau để cùng nhau san sẻ công việc chung của Giáo Hội. Khi hội thi kết thúc cũng chính là lúc tất cả các Linh mục và Tu sỹ nam nữ đang thi hành sứ mạng tại Giáo phận bước vào ngày tĩnh tâm chung. Sau những giờ phút suy niệm và tâm sự với Thày Chí Thánh dựa theo đề tài “Đường Hướng Sư Phạm Của Chúa Giêsu với Các Môn Đệ” được gợi ý bởi cha giảng phòng Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, lại một lần nữa các Linh mục và Tu sỹ ngồi lại với nhau trong căn phòng ấm cúng của Toà Giám Mục để chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng và những thao thức của từng người nơi các cánh đồng. Kết thúc buổi tĩnh tâm, ai nấy lại khăn gói trở về nhiệm sở của mình, lại âm thầm lao tác với những công việc cũ nhưng mang một tinh thần và sức sống mới đón nhận từ chính Thày Giêsu ngang qua sự hiện diện và chia sẻ của những người bạn đồng hành.
Có thể nói, tất cả những ai tham dự hội thi đều nhận thấy rằng, đỉnh cao và đích nhắm của hội thi chính là chặng cuối cùng của vòng thi chung kết. Với câu hỏi liên quan đến chính cuộc sống, những thao thức và ước mơ của các em đối với Giáo xứ và Giáo phận nhà; các em không chỉ đơn thuần trả lời câu hỏi dựa trên kiến thức Kinh Thánh mình đã học mà phải dùng chính con tim của mình để hoàn tất chặng thi. Khi các em chia sẻ những ước mơ của mình thì bầu khí hội thi chợt lắng xuống và ấm áp lạ kỳ, vì cứ sau mỗi một đội thi, các em lại dâng một lời nguyện tự phát giành cho Giáo xứ và Giáo phận nhà. Các vị chủ chăn, các Tu sỹ và những người đồng hành với các em không khỏi xúc động, hạnh phúc khi nghe con cháu của mình chia sẻ những ước mơ đơn sơ chân thành: “con ước mơ cho Đức Cha, các Cha và các Dì có nhiều sức khoẻ để tiếp tục đồng hành và dạy dỗ chúng con”, “con ước mơ Giáo xứ của chúng con ngày càng có nhiều người đi tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện”, “con ước mơ những người bỏ Chúa biết quay trở về”...Rồi cũng có những ước mơ rất thực tế và đơn sơ, chẳng hạn như một em thuộc Giáo xứ Đồng Đăng chia sẻ như sau: “con ước mơ Giáo xứ của con có nhà thờ để mọi người có chỗ đi lễ và cầu nguyện”. Quả thế, dù mang tiếng là một Giáo xứ, nhưng bà con giáo dân ở Đồng Đăng vì điều kiện và những nguyên nhân khách quan vẫn chưa có nhà thờ, cho nên các Thánh Lễ được dâng trong một tấm lều bạt che tạm trong khuôn viên nhà xứ. Không chỉ dừng lại ở những mơ ước, các em còn muốn hiện thực hoá ước mơ của mình ngang qua những quyết tâm cụ thể. Chính những ước mơ và những quyết tâm từ những tâm hồn trẻ ấy đã khơi dậy một sức sống mới và một niềm hy vọng mới cho Giáo phận vùng cực Bắc này.
Những ước mơ thật cao cả, những quyết tâm thật mạnh mẽ, nhưng để tất cả những điều ấy trở nên hiện thực thì một lần nữa lại phải nại đến Tình Thương của Đấng mệnh danh Yêu Thương. Vì khi kết thúc hội thi tại Giáo xứ Chính Toà Cửa Nam, các em lại phải bước vào một “một cuộc thi mới” cam go hơn, tức là khi các em trở về với môi trường sống thường nhật của mình với tất cả những cạm bẫy, nhiễu nhương và thách đố vốn có của một tỉnh biên giới cả về giáo dục văn hoá lẫn tôn giáo. Tình thương đã có và mãi còn nơi Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, nhưng để tình thương ấy trở nên sống động thì cần đến sự chung tay của những khối óc và con tim thuộc về Thầy Giêsu, những tấm lòng quảng đại với thao thức truyền giáo để những ước mơ của những người trẻ trong hội thi được chắp cánh, ấy cũng chính là lúc Danh của Giêsu trở nên sáng ngời.
Những Phút Giây Gần Bên Chúa
Những phút giây được gần bên Chúa,
Qúy giá hơn ngọc ngà gấm lụa.
Thuyền con đây có Chúa hộ phù,
Biển sẽ êm, trời lại sáng sủa.
Khi cuồng phong, sóng gào thác lũ,
Và bầu trời mây xám mịt mù.
Nếu con đây biết nương tựa Ngài,
Khỏi chìm trong biển đời giông tố.
Không có Chúa con thường thất bại,
Như con thuyền không buồm không lái.
Trên giòng đời phiêu bạt lênh đênh,
Gắng chống chèo, chẳng về đến bến.
Chúa là ánh hải đăng sáng chói,
Giúp con vượt bão tố biển đời.
Danh vọng, tiền tài con không đoái,
Bằng thời gian kề cận bên Ngài.
Cuộc đời con đi trong nước mắt,
Nhưng không trong bóng đêm dầy đặc.
Và biết rằng những khi sầu não,
Có Chúa ban hạnh phúc ngọt ngào.
Chúa dẫn con theo đường ngay chính,
Không bao giờ bỏ con một mình.
Chúa luôn luôn an ủi không ngơi,
Những khi con tuyệt vọng, yếu đuối.
Tình yêu Chúa nâng đỡ con lên,
Khỏi đớn đau, sầu khổ triền miên.
Vì thế, lạy Thiên Chúa dấu yêu ơi!
Con coi chúng như hành trang trong đời.
Nhìn vầng mây trắng bầu trời trong
Thoảng gió đưa nhè nhẹ nắng hồng
Con cảm thấy cuộc đời hạnh phúc
Dưới bầu trời Chúa dựng cho con
Ngài cho con cả một khoảng không
Vũ trụ bao la chẳng tận cùng
Con vươn hồn lên ngàn tinh tú
Lên chín tầng mây, tới thiên cung
Ngài cho con mái nhà lạ thường
Ngày sáng rọi, bừng chiếu thái dương
Đêm về lóng lánh vì sao chớp
Và ánh trăng vàng thật dễ thương
Chúa ơi! Chúa chính là mặt trời
Đem ánh sáng, nguồn sống cho đời
Là người Cha yêu thương nhân hậu
Mưa nắng lo toan đến mọi người
Chúa ơi! Chúa là ánh trăng sao
Dịu dàng lung linh giữa trời cao
Là Mẹ hiền bên con đêm vắng
Toả ánh đèn khuya lòng dạt dào
Chúa ơi! Vòng tay ngài bao la
Ôm ấp con, quả đất ngọc ngà
Con sống trong tình thương của Chúa
Dưới bầu trời xanh một mái nhà!
MÁI ẤM
Ảnh của Sen K. – Philippines
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường
Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?
Yêu nhau chẳng quản cửa nhà !
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền