Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiếu niên chết lành nhờ thứ Sáu đầu tháng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
12:28 10/08/2008
THIẾU NIÊN CHẾT LÀNH NHỜ THỨ SÁU ĐẦU THÁNG
Ngày 21-5-1913, Matteo - 13 tuổi - lâm trọng bệnh. Matteo đang sống với mẹ - bà Roberta - tại Genova, Tây Bắc Ý.
Ngay những ngày đầu tiên, cơn bệnh ác nghiệt đã làm cho Matteo hoàn toàn bị hôn mê. Bác sĩ cho bà Roberta biết:
- Cậu bé chắc chắn không có cơ may thoát ra khỏi hôn mê. Rất có thể, cậu bé cứ sống mãi trong tình trạng tuyệt vọng này cho đến khi tắt hơi thở cuối cùng!
Ôi, nói sao cho xiết, kể sao cho hết nổi lòng của bà mẹ trẻ Roberta, đứng trước cơn bệnh hiểm nghèo của đứa con trai yêu dấu! Một phần vì thương con, một phần vì lo lắng cho phần rỗi linh hồn của con. Bà Roberta đau đớn thầm nghĩ:
- Nếu Matteo cứ ở mãi trong tình trạng hôn mê rồi qua đời, mà không được chịu các Bí Tích sau cùng, thì sợ rằng, cậu bé sẽ bị trầm luân đời đời trong hỏa ngục! Chỉ có một điều an ủi duy nhất: Matteo đã bắt đầu sốt sắng thi hành việc đạo đức tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong mấy Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Không lẽ Thánh Tâm Từ Bi Nhân Hậu của Đức Chúa GIÊSU lại bỏ rơi Matteo trong những giây phút ngặt ngèo của đời sống sao???
Nghĩ thế, nên lòng bà Roberta đầy tràn niềm tin tưởng nơi sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA.
Trong vòng 15 ngày liên tiếp, kể từ ngày 21-5, Matteo hoàn toàn mê man bất tỉnh. Mãi cho đến chiều thứ năm 5-6-1913, tức là trước ngày Thứ Sáu Đầu Tháng, Matteo bỗng ra khỏi cơn hôn mê, như ra khỏi một giấc ngủ dài. Mọi người trong gia đình vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Cậu bé ngơ ngác, ngước đôi mắt thơ ngây hỏi mẹ:
- Ngày mai là ngày thứ mấy hở mẹ?
Bà Roberta âu yếm cúi xuống hôn trên trán con và nhỏ nhẹ trả lời:
- Ngày mai là Thứ Sáu Đầu Tháng, con ạ!
Matteo chớp chớp đôi mắt trong dáng điệu lo lắng và nói với mẹ:
- Chết rồi mẹ ơi, nếu con bị bệnh như thế này thì làm sao ngày mai con có thể đi tham dự Thánh Lễ và rước lễ được hở mẹ?
Bà Roberta bình tĩnh trả lời:
- Đừng lo con ạ, nếu con không đi nhà thờ để rước Đức Chúa GIÊSU thì chính Đức Chúa GIÊSU - Đấng vô cùng nhân ái và hằng yêu thương con trẻ - sẽ đích thân đến tận giường thăm con!
Nói chuyện với con xong, bà Roberta tức tốc chạy đến nhà xứ mời Cha Sở đến thăm Matteo. Cha Sở đến ngay. Matteo vui mừng đón chào Cha Sở. Cậu thiếu niên sốt sắng dọn mình xưng tội và lãnh Bí Tích Giải Tội. Xong, Matteo yên lặng cầu nguyện trong giây lát. Nhưng liền sau đó, Matteo lại rơi vào hôn mê như trước. Cho đến sáng hôm sau, khi Cha Sở mang Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU đến thì lạ lùng thay, Matteo lại tỉnh giấc, mở mắt ra và nhận biết Cha Sở. Cậu sung sướng lãnh Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU.
Rồi, giống như buổi chiều hôm trước, sau giây lát cầu nguyện, Matteo lại rơi vào hôn mê. Lần này thì Matteo không ra khỏi cơn hôn mê nữa.
Cậu thiếu niên mê man bất tỉnh trong vòng 12 ngày. Đến ngày thứ ba 18-6-1913, Matteo êm ái trút hơi thở cuối cùng, trên khuôn mặt trong trắng thơ ngây điểm một nụ cười hồn nhiên thiên thần, như lời chào giã biệt an ủi mẹ hiền, bà Roberta. .
Câu chuyện thiếu niên Matteo được ơn chết lành, vì đã sốt sắng bắt đầu thi hành việc đạo đức tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong mấy Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp, thực hiện lời Đức Chúa GIÊSU long trọng hứa với thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690), trong lần hiện ra vào một ngày thứ Sáu năm 1688:
- Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: Tình Yêu Toàn Năng của Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng nhưng sẽ được lãnh các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất.
(”Sembra Impossibile. . eppure è così”, Editrice Comunità, 1992, trang 136-137)
Ngày 21-5-1913, Matteo - 13 tuổi - lâm trọng bệnh. Matteo đang sống với mẹ - bà Roberta - tại Genova, Tây Bắc Ý.
Ngay những ngày đầu tiên, cơn bệnh ác nghiệt đã làm cho Matteo hoàn toàn bị hôn mê. Bác sĩ cho bà Roberta biết:
- Cậu bé chắc chắn không có cơ may thoát ra khỏi hôn mê. Rất có thể, cậu bé cứ sống mãi trong tình trạng tuyệt vọng này cho đến khi tắt hơi thở cuối cùng!
Ôi, nói sao cho xiết, kể sao cho hết nổi lòng của bà mẹ trẻ Roberta, đứng trước cơn bệnh hiểm nghèo của đứa con trai yêu dấu! Một phần vì thương con, một phần vì lo lắng cho phần rỗi linh hồn của con. Bà Roberta đau đớn thầm nghĩ:
- Nếu Matteo cứ ở mãi trong tình trạng hôn mê rồi qua đời, mà không được chịu các Bí Tích sau cùng, thì sợ rằng, cậu bé sẽ bị trầm luân đời đời trong hỏa ngục! Chỉ có một điều an ủi duy nhất: Matteo đã bắt đầu sốt sắng thi hành việc đạo đức tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong mấy Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Không lẽ Thánh Tâm Từ Bi Nhân Hậu của Đức Chúa GIÊSU lại bỏ rơi Matteo trong những giây phút ngặt ngèo của đời sống sao???
Nghĩ thế, nên lòng bà Roberta đầy tràn niềm tin tưởng nơi sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA.
Trong vòng 15 ngày liên tiếp, kể từ ngày 21-5, Matteo hoàn toàn mê man bất tỉnh. Mãi cho đến chiều thứ năm 5-6-1913, tức là trước ngày Thứ Sáu Đầu Tháng, Matteo bỗng ra khỏi cơn hôn mê, như ra khỏi một giấc ngủ dài. Mọi người trong gia đình vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Cậu bé ngơ ngác, ngước đôi mắt thơ ngây hỏi mẹ:
- Ngày mai là ngày thứ mấy hở mẹ?
Bà Roberta âu yếm cúi xuống hôn trên trán con và nhỏ nhẹ trả lời:
- Ngày mai là Thứ Sáu Đầu Tháng, con ạ!
Matteo chớp chớp đôi mắt trong dáng điệu lo lắng và nói với mẹ:
- Chết rồi mẹ ơi, nếu con bị bệnh như thế này thì làm sao ngày mai con có thể đi tham dự Thánh Lễ và rước lễ được hở mẹ?
Bà Roberta bình tĩnh trả lời:
- Đừng lo con ạ, nếu con không đi nhà thờ để rước Đức Chúa GIÊSU thì chính Đức Chúa GIÊSU - Đấng vô cùng nhân ái và hằng yêu thương con trẻ - sẽ đích thân đến tận giường thăm con!
Nói chuyện với con xong, bà Roberta tức tốc chạy đến nhà xứ mời Cha Sở đến thăm Matteo. Cha Sở đến ngay. Matteo vui mừng đón chào Cha Sở. Cậu thiếu niên sốt sắng dọn mình xưng tội và lãnh Bí Tích Giải Tội. Xong, Matteo yên lặng cầu nguyện trong giây lát. Nhưng liền sau đó, Matteo lại rơi vào hôn mê như trước. Cho đến sáng hôm sau, khi Cha Sở mang Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU đến thì lạ lùng thay, Matteo lại tỉnh giấc, mở mắt ra và nhận biết Cha Sở. Cậu sung sướng lãnh Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU.
Rồi, giống như buổi chiều hôm trước, sau giây lát cầu nguyện, Matteo lại rơi vào hôn mê. Lần này thì Matteo không ra khỏi cơn hôn mê nữa.
Cậu thiếu niên mê man bất tỉnh trong vòng 12 ngày. Đến ngày thứ ba 18-6-1913, Matteo êm ái trút hơi thở cuối cùng, trên khuôn mặt trong trắng thơ ngây điểm một nụ cười hồn nhiên thiên thần, như lời chào giã biệt an ủi mẹ hiền, bà Roberta. .
Câu chuyện thiếu niên Matteo được ơn chết lành, vì đã sốt sắng bắt đầu thi hành việc đạo đức tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong mấy Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp, thực hiện lời Đức Chúa GIÊSU long trọng hứa với thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690), trong lần hiện ra vào một ngày thứ Sáu năm 1688:
- Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: Tình Yêu Toàn Năng của Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng nhưng sẽ được lãnh các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất.
(”Sembra Impossibile. . eppure è così”, Editrice Comunità, 1992, trang 136-137)
Sùng kính Đức Mẹ Maria
+ GM JB Bùi Tuần
16:17 10/08/2008
SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ MARIA
Lễ Mông Triệu là dịp tốt, để chúng ta chứng tỏ lòng mến yêu đối với Đức Mẹ Maria.
Lòng mến yêu của chúng ta sẽ được thực hiện nhiều cách, như tăng cường việc dọn bàn thờ Đức Mẹ sao cho xinh đẹp, nhất là tăng cường việc dọn tâm hồn ta sao cho trong sáng.
Với mục đích dọn tâm hồn, chúng ta sẽ để ý đến vài điểm quan trọng trong việc sùng kính Đức Mẹ.
Điều căn bản hết sức quan trọng là thực thi thánh ý Chúa
Suốt cuộc đời Đức Mẹ là lời "Xin vâng" (Lc 1,38). Vâng phục ý Chúa, thực thi ý Chúa, trong mọi lúc, ở khắp nơi, với bất cứ hoàn cảnh nào.
"Xin vâng" là nền toà nhà đạo đức của Đức Mẹ. "Xin vâng" cũng chính là lương thực nuôi dưỡng Chúa Cứu thế suốt đời tại thế (x. Ga 4,34).
Khi đi vào cụ thể, thì thực thi thánh ý Chúa nên đặt nặng mấy điểm sau đây.
1/ Sống liên hệ mến tin đối với Chúa một cách rất khiêm nhường
Chúng ta nhớ lại cách Đức Mẹ giãi bày mối liên hệ của mình đối với Chúa trong kinh "Ngợi khen".
"Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa.
Thần trí tôi hớn hở vui mừng.
Vì Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới" (Lc 1,46-48).
Đức Mẹ xác tín Chúa thương mình. Chúa thương, không phải vì mình có gì đáng Chúa thương, nhưng chỉ vì Chúa "đoái thương nhìn tới".
Tính cách đoái thương mà Đức Mẹ nói đó, sau này đã được thánh Gioan tông đồ diễn tả lại như sau: "Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta" (1 Ga 4,10).
Tình yêu của Chúa là tình yêu cứu độ, cứu độ bằng hy sinh mạng sống.
Tình yêu quý giá ấy là tình yêu Chúa ban cho ta nhưng không. Ý thức điều đó sẽ giúp chúng ta khiêm nhường. Việc khiêm nhường đầu tiên nên thực hiện là hãy khiêm tốn cảm tạ ngợi khen Chúa. Tâm tình ngợi khen đó sẽ mãi mãi nhìn vào lòng xót thương Chúa.
Đối với những người con Đức Mẹ, tâm tình ngợi khen tình yêu xót thương Chúa phải là sinh hoạt thường xuyên. Nó ví như hơi thở. Nó giữ vai trò ưu tiên trong đời sống cầu nguyện.
Nói thế thì dễ. Nhưng thực tế không luôn dễ. Có vô số cơn cám dỗ luôn tìm cách khuấy động tinh thần cầu nguyện của ta. Vì thế Chúa Giêsu dạy chúng ta: "Hãy cầu nguyện và tỉnh thức" (Mc 14,38). Nghĩa là phải ý tứ đừng lười biếng trong việc cầu nguyện, và trong việc cầu nguyện phải ý tứ đừng để cho ý xấu xen vào.
Chúa Giêsu đã vạch trần những thứ cầu nguyện không phải là ca tụng Chúa mà là xúc phạm Chúa. Như trường hợp những người Pharisêu cầu nguyện. Cũng nên nhớ trường hợp những người thành Xơđôm và Gômôra dâng lễ cầu nguyện, mà Chúa ghê tởm. "Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho ta. Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn. Các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe" (Is 1,14-15).
Lý do Chúa ghê tởm những người dâng lễ cầu nguyện đó là vì lòng họ chứa đầy tội ác, nhất là tội ác phạm đến tha nhân.
Do đó, sống thực thi ý Chúa là sống liên hệ với tha nhân một cách yêu thương khiêm nhường.
2/ Sống liên hệ với tha nhân trong tình yêu thương khiêm tốn
Đức Mẹ đã nêu gương cách sống liên hệ đó trong tiệc cưới Cana (x. Ga 2,1-12).
Đức Mẹ can thiệp, để Chúa Giêsu cứu danh dự chủ nhà. Can thiệp đó thiết tưởng không thuộc về phần rỗi linh hồn. Nhưng Đức Mẹ đã làm. Người làm việc đó một cách khiêm nhường. Đó là một cách sống liên hệ rất cao quý. Hơn là nhân đạo. Hơn là bổn phận bác ái.
Khi coi gương Đức Mẹ đã làm, tôi mới thấy yêu thương tha nhân cần mở ra một chân trời bao la, như Chúa dạy. Thí dụ "đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (Mt 7,1). Phục vụ người đau khổ được kể là phục vụ chính Chúa. Không phục vụ họ bị Chúa kể là không phục vụ chính Chúa (Mt 25,31-46).
Kinh 14 mối thương xót gồm thương xác 7 mối và thương linh hồn 7 mối, nay còn đọc, nhưng xem ra chẳng còn mấy giá trị hướng dẫn cuộc sống đạo đức thường ngày.
Cũng thế, điều răn mới Chúa Giêsu truyền lại, nay xem ra cũng chỉ để nhắc nhở. "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con. Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con có lòng yêu thương nhau" (Ga 14,34-35).
Giáo lý về yêu thương tha nhân rất rộng, rất rõ. Nhưng thực thi giáo lý đó đến nơi đến chốn xem ra vẫn còn là một ước mơ.
Vì thế, trong cầu nguyện ta cần tỉnh thức, và trong liên đới với tha nhân ta cũng cần tỉnh thức.
Nếu không, kết quả sẽ thế này: Liên đới với Chúa sẽ không làm chứng cho Chúa. Liên đới với tha nhân cũng sẽ không làm chứng cho đạo Chúa và Hội thánh Chúa.
Cứ đà đó, người ta sẽ sống đạo một cách vong thân. Đến mức trầm trọng lúc nào mà không hay biết.
Biết lo điều đó sẽ là điều tốt. Để giải quyết nỗi lo chính đáng ấy, chúng ta nên nhớ lại một lời Đức Mẹ đã nói với những gia nhân tiệc cưới Cana: "Người bảo gì, các anh hãy cứ làm theo" (Ga 2,5). Nghĩa là Đức Mẹ dạy ta hãy tập trung vào Chúa Giêsu Kitô. Vì Chúa đã nói: "Chính Thầy là đường, là sự thực và là sự sống" (Ga 14,6).
Sùng kính Đức Mẹ đòi hỏi như vậy.
Rất mong, các lễ kính Đức Mẹ sẽ là những dịp chúng ta biết đón nhận ơn đổi mới. Một đàng lòng sùng kính Đức Mẹ sẽ đi vào chiều sâu. Một đàng lòng sùng kính ấy sẽ được thanh luyện.
Chúa muốn con cái Chúa sống đức tin một cách trưởng thành về mọi mặt.
Thời buổi này rất cần nhiều cảnh giác, để tránh những sai lầm, lạm dụng và cạm bẫy.
Xin Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn chúng ta
Lễ Mông Triệu là dịp tốt, để chúng ta chứng tỏ lòng mến yêu đối với Đức Mẹ Maria.
Lòng mến yêu của chúng ta sẽ được thực hiện nhiều cách, như tăng cường việc dọn bàn thờ Đức Mẹ sao cho xinh đẹp, nhất là tăng cường việc dọn tâm hồn ta sao cho trong sáng.
Với mục đích dọn tâm hồn, chúng ta sẽ để ý đến vài điểm quan trọng trong việc sùng kính Đức Mẹ.
Điều căn bản hết sức quan trọng là thực thi thánh ý Chúa
Suốt cuộc đời Đức Mẹ là lời "Xin vâng" (Lc 1,38). Vâng phục ý Chúa, thực thi ý Chúa, trong mọi lúc, ở khắp nơi, với bất cứ hoàn cảnh nào.
"Xin vâng" là nền toà nhà đạo đức của Đức Mẹ. "Xin vâng" cũng chính là lương thực nuôi dưỡng Chúa Cứu thế suốt đời tại thế (x. Ga 4,34).
Khi đi vào cụ thể, thì thực thi thánh ý Chúa nên đặt nặng mấy điểm sau đây.
1/ Sống liên hệ mến tin đối với Chúa một cách rất khiêm nhường
Chúng ta nhớ lại cách Đức Mẹ giãi bày mối liên hệ của mình đối với Chúa trong kinh "Ngợi khen".
"Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa.
Thần trí tôi hớn hở vui mừng.
Vì Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới" (Lc 1,46-48).
Đức Mẹ xác tín Chúa thương mình. Chúa thương, không phải vì mình có gì đáng Chúa thương, nhưng chỉ vì Chúa "đoái thương nhìn tới".
Tính cách đoái thương mà Đức Mẹ nói đó, sau này đã được thánh Gioan tông đồ diễn tả lại như sau: "Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta" (1 Ga 4,10).
Tình yêu của Chúa là tình yêu cứu độ, cứu độ bằng hy sinh mạng sống.
Tình yêu quý giá ấy là tình yêu Chúa ban cho ta nhưng không. Ý thức điều đó sẽ giúp chúng ta khiêm nhường. Việc khiêm nhường đầu tiên nên thực hiện là hãy khiêm tốn cảm tạ ngợi khen Chúa. Tâm tình ngợi khen đó sẽ mãi mãi nhìn vào lòng xót thương Chúa.
Đối với những người con Đức Mẹ, tâm tình ngợi khen tình yêu xót thương Chúa phải là sinh hoạt thường xuyên. Nó ví như hơi thở. Nó giữ vai trò ưu tiên trong đời sống cầu nguyện.
Nói thế thì dễ. Nhưng thực tế không luôn dễ. Có vô số cơn cám dỗ luôn tìm cách khuấy động tinh thần cầu nguyện của ta. Vì thế Chúa Giêsu dạy chúng ta: "Hãy cầu nguyện và tỉnh thức" (Mc 14,38). Nghĩa là phải ý tứ đừng lười biếng trong việc cầu nguyện, và trong việc cầu nguyện phải ý tứ đừng để cho ý xấu xen vào.
Chúa Giêsu đã vạch trần những thứ cầu nguyện không phải là ca tụng Chúa mà là xúc phạm Chúa. Như trường hợp những người Pharisêu cầu nguyện. Cũng nên nhớ trường hợp những người thành Xơđôm và Gômôra dâng lễ cầu nguyện, mà Chúa ghê tởm. "Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho ta. Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn. Các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe" (Is 1,14-15).
Lý do Chúa ghê tởm những người dâng lễ cầu nguyện đó là vì lòng họ chứa đầy tội ác, nhất là tội ác phạm đến tha nhân.
Do đó, sống thực thi ý Chúa là sống liên hệ với tha nhân một cách yêu thương khiêm nhường.
2/ Sống liên hệ với tha nhân trong tình yêu thương khiêm tốn
Đức Mẹ đã nêu gương cách sống liên hệ đó trong tiệc cưới Cana (x. Ga 2,1-12).
Đức Mẹ can thiệp, để Chúa Giêsu cứu danh dự chủ nhà. Can thiệp đó thiết tưởng không thuộc về phần rỗi linh hồn. Nhưng Đức Mẹ đã làm. Người làm việc đó một cách khiêm nhường. Đó là một cách sống liên hệ rất cao quý. Hơn là nhân đạo. Hơn là bổn phận bác ái.
Khi coi gương Đức Mẹ đã làm, tôi mới thấy yêu thương tha nhân cần mở ra một chân trời bao la, như Chúa dạy. Thí dụ "đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (Mt 7,1). Phục vụ người đau khổ được kể là phục vụ chính Chúa. Không phục vụ họ bị Chúa kể là không phục vụ chính Chúa (Mt 25,31-46).
Kinh 14 mối thương xót gồm thương xác 7 mối và thương linh hồn 7 mối, nay còn đọc, nhưng xem ra chẳng còn mấy giá trị hướng dẫn cuộc sống đạo đức thường ngày.
Cũng thế, điều răn mới Chúa Giêsu truyền lại, nay xem ra cũng chỉ để nhắc nhở. "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con. Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con có lòng yêu thương nhau" (Ga 14,34-35).
Giáo lý về yêu thương tha nhân rất rộng, rất rõ. Nhưng thực thi giáo lý đó đến nơi đến chốn xem ra vẫn còn là một ước mơ.
Vì thế, trong cầu nguyện ta cần tỉnh thức, và trong liên đới với tha nhân ta cũng cần tỉnh thức.
Nếu không, kết quả sẽ thế này: Liên đới với Chúa sẽ không làm chứng cho Chúa. Liên đới với tha nhân cũng sẽ không làm chứng cho đạo Chúa và Hội thánh Chúa.
Cứ đà đó, người ta sẽ sống đạo một cách vong thân. Đến mức trầm trọng lúc nào mà không hay biết.
Biết lo điều đó sẽ là điều tốt. Để giải quyết nỗi lo chính đáng ấy, chúng ta nên nhớ lại một lời Đức Mẹ đã nói với những gia nhân tiệc cưới Cana: "Người bảo gì, các anh hãy cứ làm theo" (Ga 2,5). Nghĩa là Đức Mẹ dạy ta hãy tập trung vào Chúa Giêsu Kitô. Vì Chúa đã nói: "Chính Thầy là đường, là sự thực và là sự sống" (Ga 14,6).
Sùng kính Đức Mẹ đòi hỏi như vậy.
Rất mong, các lễ kính Đức Mẹ sẽ là những dịp chúng ta biết đón nhận ơn đổi mới. Một đàng lòng sùng kính Đức Mẹ sẽ đi vào chiều sâu. Một đàng lòng sùng kính ấy sẽ được thanh luyện.
Chúa muốn con cái Chúa sống đức tin một cách trưởng thành về mọi mặt.
Thời buổi này rất cần nhiều cảnh giác, để tránh những sai lầm, lạm dụng và cạm bẫy.
Xin Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn chúng ta
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 10/08/2008
NGỌC QUÝ ĐỔI THỨC ĂN
Có hai thương gia buôn bán ngọc quý đồng thời cùng vào trong khách sạn với đoàn buôn bán ở sa mạc, trời đã tối nhưng vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng đối phương đến. Khi từ trên lưng lạc đà dỡ hàng xuống, ông thương gia Giáp cố ý để một hạt ngọc quý lớn từ trong bao rơi xuống đất, để nó lăn về đối phương.
Đối phương nhìn rất kỷ hạt ngọc và nhặt lên, đưa lại cho chủ của nó và nói: “Thưa ông, viên ngọc này của ông thật tốt, vừa lớn vừa sáng.”
- “Nói khéo, nói khéo! Cám ơn, cám ơn.”
- “Thực ra, trong các hạt ngọc mà tôi nhặt được, thì hạt ngọc này có lẽ thuộc loại nhỏ nhất.”
Một người du dân Ả rập ngồi bên đống lửa liên tục quan sát toàn bộ vở kịch, đứng lên đi đến bên hai thương gia và mời họ đi ăn cơm, khi hai người đang ăn cơm thì người di dân kể cho họ nghe một câu chuyện:
“Các bạn, tôi cũng là một thương gia buôn ngọc có tiếng, một lần gặp phải bão cát lớn thổi tôi và đoàn thương gia không biết đi hướng nào, kết quả tôi và đoàn buôn phân tán. Sau đó mấy ngày thì phát hiện mình chỉ đi rảo quanh vòng vòng trong sa mạc, một chút quan niệm về phương hướng cũng không có, cả con người tôi ngây ra vì sợ hãi, trong khi vừa đói vừa mệt, cố hết sức mở các bao bị trên lưng lạc đà xuống, rồi lục tìm hy vọng tìm được chút gì đó có thể ăn. Đột nhiên, tay chạm phải một cái bao nhỏ, đó là thứ mà tôi chưa hề phát hiện, lúc ấy trong lòng rất phấn chấn không thể tưởng tưởng được, những ngón tay run run mở cái bao nhỏ ra, nghĩ rằng có thể là thức ăn. Nhưng sau khi tôi phát hiện đó là một bao ngọc quý, thì lập tức tỉnh ngộ và cũng có thể suy nghĩ mà biết được.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người ta nói “đói thì đầu gối phải bò”, câu này có hai ý nghĩa: một là khi đói thì phải tự mình đi kiếm ăn, không đợi ai nhắc nhở. Hai là khi đói thì phải quỵ lụy người khác, phải đi ăn xin, không còn kể đến danh dự của mình.v.v...
Con người ta ai cũng sợ đói cho nên ai cũng cố sức làm việc để khỏi phải đói: buôn bán vàng bạc, làm nhà thầu, làm bác sĩ, kỹ sư hay làm công nhân.v.v...thì cũng đều là sợ đói. Và vì đói, nên có người làm liều: đi ăn trộm, cướp giựt, theo băng nhóm.v.v...
Đói vật chất dễ sợ như thế, nhưng đói tinh thần thì càng dễ sợ hơn, khi một người đói về tinh thần thì cuộc sống của họ không được bình thường so với những người khác: họ vung tiền quá trán để tìm những thú vui nhục dục với hy vọng bù đắp những thiếu thốn trong tâm hồn; họ có những thú vui quái gở để “biểu dương” mình có một tinh thần mạnh mẻ trong một thân xác còm cỏi...
Người Ki-tô hữu sợ nhất là thiếu thốn lương thực phần hồn, đó là Lời Chúa và Thánh Thể.
Có những người Ki-tô hữu phải đi bộ hàng chục cây số để đến nhà thờ tham dự tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể; có những người Ki-tô hữu hy sinh vật chất lẫn tinh thần để được tham dự thánh lễ ngày chủ nhật; lại có những người Ki-tô hữu dám hy sinh mạng sống của mình để được rước Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô...
“Lạy Chúa, xin đừng để linh hồn chúng con phải đói lương thực hằng sống...”
N2T |
Có hai thương gia buôn bán ngọc quý đồng thời cùng vào trong khách sạn với đoàn buôn bán ở sa mạc, trời đã tối nhưng vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng đối phương đến. Khi từ trên lưng lạc đà dỡ hàng xuống, ông thương gia Giáp cố ý để một hạt ngọc quý lớn từ trong bao rơi xuống đất, để nó lăn về đối phương.
Đối phương nhìn rất kỷ hạt ngọc và nhặt lên, đưa lại cho chủ của nó và nói: “Thưa ông, viên ngọc này của ông thật tốt, vừa lớn vừa sáng.”
- “Nói khéo, nói khéo! Cám ơn, cám ơn.”
- “Thực ra, trong các hạt ngọc mà tôi nhặt được, thì hạt ngọc này có lẽ thuộc loại nhỏ nhất.”
Một người du dân Ả rập ngồi bên đống lửa liên tục quan sát toàn bộ vở kịch, đứng lên đi đến bên hai thương gia và mời họ đi ăn cơm, khi hai người đang ăn cơm thì người di dân kể cho họ nghe một câu chuyện:
“Các bạn, tôi cũng là một thương gia buôn ngọc có tiếng, một lần gặp phải bão cát lớn thổi tôi và đoàn thương gia không biết đi hướng nào, kết quả tôi và đoàn buôn phân tán. Sau đó mấy ngày thì phát hiện mình chỉ đi rảo quanh vòng vòng trong sa mạc, một chút quan niệm về phương hướng cũng không có, cả con người tôi ngây ra vì sợ hãi, trong khi vừa đói vừa mệt, cố hết sức mở các bao bị trên lưng lạc đà xuống, rồi lục tìm hy vọng tìm được chút gì đó có thể ăn. Đột nhiên, tay chạm phải một cái bao nhỏ, đó là thứ mà tôi chưa hề phát hiện, lúc ấy trong lòng rất phấn chấn không thể tưởng tưởng được, những ngón tay run run mở cái bao nhỏ ra, nghĩ rằng có thể là thức ăn. Nhưng sau khi tôi phát hiện đó là một bao ngọc quý, thì lập tức tỉnh ngộ và cũng có thể suy nghĩ mà biết được.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người ta nói “đói thì đầu gối phải bò”, câu này có hai ý nghĩa: một là khi đói thì phải tự mình đi kiếm ăn, không đợi ai nhắc nhở. Hai là khi đói thì phải quỵ lụy người khác, phải đi ăn xin, không còn kể đến danh dự của mình.v.v...
Con người ta ai cũng sợ đói cho nên ai cũng cố sức làm việc để khỏi phải đói: buôn bán vàng bạc, làm nhà thầu, làm bác sĩ, kỹ sư hay làm công nhân.v.v...thì cũng đều là sợ đói. Và vì đói, nên có người làm liều: đi ăn trộm, cướp giựt, theo băng nhóm.v.v...
Đói vật chất dễ sợ như thế, nhưng đói tinh thần thì càng dễ sợ hơn, khi một người đói về tinh thần thì cuộc sống của họ không được bình thường so với những người khác: họ vung tiền quá trán để tìm những thú vui nhục dục với hy vọng bù đắp những thiếu thốn trong tâm hồn; họ có những thú vui quái gở để “biểu dương” mình có một tinh thần mạnh mẻ trong một thân xác còm cỏi...
Người Ki-tô hữu sợ nhất là thiếu thốn lương thực phần hồn, đó là Lời Chúa và Thánh Thể.
Có những người Ki-tô hữu phải đi bộ hàng chục cây số để đến nhà thờ tham dự tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể; có những người Ki-tô hữu hy sinh vật chất lẫn tinh thần để được tham dự thánh lễ ngày chủ nhật; lại có những người Ki-tô hữu dám hy sinh mạng sống của mình để được rước Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô...
“Lạy Chúa, xin đừng để linh hồn chúng con phải đói lương thực hằng sống...”
Chuyến Xe Định Mệnh
Tuyết Mai
07:37 10/08/2008
Chuyến Xe Định Mệnh
Từ trưa hôm qua cho đến hôm nay, tôi theo dõi thật sát tin tức của anh chị em bị tai nạn do chiếc xe Buýt có bánh xe thiếu chất lượng rẻ tiền đã gây cho 17 người tử vong và 36 người bị thương hiện còn nằm trong 7 bệnh viện khác nhau.
Có phải cuộc đời trần thế là bấp bênh, không rõ rệt, không chắc ăn, không định hướng, không lâu dài, nếu ta cứ mải đi tìm những thứ chóng qua, chóng tàn, chóng hư nát, và chóng phôi phai?
Như hôm nay đây, anh và tôi, có phải chúng ta còn họp mặt, còn nhìn nhau cười nói, chào hỏi, lo lắng và quan tâm cho nhau, vui vẻ? Còn ngày mai thì sao nhỉ!? Ngày mai có thể sẽ cho ta sự chia lìa, xa cách, vĩnh biệt, là ly tan?? Xin cho chúng ta cùng biết nhìn về tương lai, một nơi không phải là ở trần gian này nữa! Mà sẽ là một nơi sẽ cho tất cả anh chị em chúng ta sự vui sướng và hạnh phúc muôn đời, không còn bon chen, không còn đau khổ, buồn sầu, bệnh tật, đói nghèo, và tham sân si.
Lậy Mẹ Maria Tràn Đầy Ơn Phúc!
Ngay giờ phút này đây, con và toàn thể anh chị em chúng con trên khắp cùng, xin dâng lên Mẹ lời nguyện xin tha thiết lắm! Khẩn trương lắm! và cần thiết lắm! Vì anh chị em chúng con gần cũng như xa, thân cũng như sơ, hay hoàn toàn là xa lạ, cùng hiệp dâng lên Mẹ những lời nguyện kinh để Mẹ thương yêu tất cả con yêu của Mẹ đã không còn ở với chúng con nữa! Họ đã được Chúa gọi về vĩnh viễn Mẹ ơi! Chỉ có Mẹ là được Chúa yêu, vì Mẹ là ái nữ của Thiên Chúa Cha và là Mẹ của Chúa Con, Giêsu. Chúng con chỉ biết muôn sự là chạy đến cùng Mẹ vì Mẹ yêu thương chúng con và không muốn rời xa đứa con nào của Mẹ cả! Một lời xin của Mẹ đến với Chúa Con Mẹ và Thiên Chúa Cha thì bằng cả thế giới cộng lại cũng không sao bằng.
Mẹ ơi! Cuộc sống nơi trần gian này của chúng con thì từng giờ một là đối diện với những thử thách và những cạm bẫy, mà lòng chúng con thì luôn ra yếu đuối, dễ sa ngã, và dễ phạm tội. Nên làm sao mà không phạm tội cho được. Xin Mẹ cầu bầu cùng Thiên Chúa Cha và Chúa Con cho anh chị em của tất cả chúng con, được Chúa Cha và Chúa Con ghé mắt, thương xót, qua lời Cầu bầu của Mẹ.
Mẹ Maria ơi!
Con và tòan thể anh chị em xa gần trên tòan khắp thế giới, cùng xin Mẹ luôn che chở, an ủi, chữa lành, và ban bình an cho những anh chị em của chúng con đây, đang nằm bất động và còn trong tình trạng hôn mê trong nhà thương và chờ giờ quyết định của Thiên Chúa!?. Nếu đẹp ý Chúa, chúng con cầu xin cho linh hồn của anh chị em con được đến bến bờ của Hạnh Phúc, một Nơi đã được Chúa Cha sắp đặt, dành sẵn, và mong mỏi chờ đón những đứa con yêu dấu được Chúa đón trở về. Nếu vì linh hồn của người anh chị em con chưa xứng đáng để được hưởng Thánh Nhan Chúa, thì xin Mẹ Maria thương giúp và chữa lành cho họ được sống và tỉnh lại một cách nhiệm mầu, lạ lùng, và kỳ diệu, để ngày sau này Chúa và Mẹ được thêm nhiều linh hồn sống lành mạnh (theo cách riêng của Mẹ).
Trong lúc nằm bất động và trong trạng thái hôn mê, thập tử nhất sinh, con và tất cả các anh chị em con xin dâng bài hát cầu nguyện cho người anh chị em của chúng con. ... nếu thật sự anh chị em của chúng con sẽ được Chúa cho vĩnh viễn ra đi thì nguyện xin Chúa cho anh chị em chúng con được sống mãi hạnh phúc muôn đời Trên Nước Hằng Sống là Thiên Đàng Của Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Từ trưa hôm qua cho đến hôm nay, tôi theo dõi thật sát tin tức của anh chị em bị tai nạn do chiếc xe Buýt có bánh xe thiếu chất lượng rẻ tiền đã gây cho 17 người tử vong và 36 người bị thương hiện còn nằm trong 7 bệnh viện khác nhau.
Có phải cuộc đời trần thế là bấp bênh, không rõ rệt, không chắc ăn, không định hướng, không lâu dài, nếu ta cứ mải đi tìm những thứ chóng qua, chóng tàn, chóng hư nát, và chóng phôi phai?
Như hôm nay đây, anh và tôi, có phải chúng ta còn họp mặt, còn nhìn nhau cười nói, chào hỏi, lo lắng và quan tâm cho nhau, vui vẻ? Còn ngày mai thì sao nhỉ!? Ngày mai có thể sẽ cho ta sự chia lìa, xa cách, vĩnh biệt, là ly tan?? Xin cho chúng ta cùng biết nhìn về tương lai, một nơi không phải là ở trần gian này nữa! Mà sẽ là một nơi sẽ cho tất cả anh chị em chúng ta sự vui sướng và hạnh phúc muôn đời, không còn bon chen, không còn đau khổ, buồn sầu, bệnh tật, đói nghèo, và tham sân si.
Lậy Mẹ Maria Tràn Đầy Ơn Phúc!
Ngay giờ phút này đây, con và toàn thể anh chị em chúng con trên khắp cùng, xin dâng lên Mẹ lời nguyện xin tha thiết lắm! Khẩn trương lắm! và cần thiết lắm! Vì anh chị em chúng con gần cũng như xa, thân cũng như sơ, hay hoàn toàn là xa lạ, cùng hiệp dâng lên Mẹ những lời nguyện kinh để Mẹ thương yêu tất cả con yêu của Mẹ đã không còn ở với chúng con nữa! Họ đã được Chúa gọi về vĩnh viễn Mẹ ơi! Chỉ có Mẹ là được Chúa yêu, vì Mẹ là ái nữ của Thiên Chúa Cha và là Mẹ của Chúa Con, Giêsu. Chúng con chỉ biết muôn sự là chạy đến cùng Mẹ vì Mẹ yêu thương chúng con và không muốn rời xa đứa con nào của Mẹ cả! Một lời xin của Mẹ đến với Chúa Con Mẹ và Thiên Chúa Cha thì bằng cả thế giới cộng lại cũng không sao bằng.
Mẹ ơi! Cuộc sống nơi trần gian này của chúng con thì từng giờ một là đối diện với những thử thách và những cạm bẫy, mà lòng chúng con thì luôn ra yếu đuối, dễ sa ngã, và dễ phạm tội. Nên làm sao mà không phạm tội cho được. Xin Mẹ cầu bầu cùng Thiên Chúa Cha và Chúa Con cho anh chị em của tất cả chúng con, được Chúa Cha và Chúa Con ghé mắt, thương xót, qua lời Cầu bầu của Mẹ.
Mẹ Maria ơi!
Con và tòan thể anh chị em xa gần trên tòan khắp thế giới, cùng xin Mẹ luôn che chở, an ủi, chữa lành, và ban bình an cho những anh chị em của chúng con đây, đang nằm bất động và còn trong tình trạng hôn mê trong nhà thương và chờ giờ quyết định của Thiên Chúa!?. Nếu đẹp ý Chúa, chúng con cầu xin cho linh hồn của anh chị em con được đến bến bờ của Hạnh Phúc, một Nơi đã được Chúa Cha sắp đặt, dành sẵn, và mong mỏi chờ đón những đứa con yêu dấu được Chúa đón trở về. Nếu vì linh hồn của người anh chị em con chưa xứng đáng để được hưởng Thánh Nhan Chúa, thì xin Mẹ Maria thương giúp và chữa lành cho họ được sống và tỉnh lại một cách nhiệm mầu, lạ lùng, và kỳ diệu, để ngày sau này Chúa và Mẹ được thêm nhiều linh hồn sống lành mạnh (theo cách riêng của Mẹ).
Trong lúc nằm bất động và trong trạng thái hôn mê, thập tử nhất sinh, con và tất cả các anh chị em con xin dâng bài hát cầu nguyện cho người anh chị em của chúng con. ... nếu thật sự anh chị em của chúng con sẽ được Chúa cho vĩnh viễn ra đi thì nguyện xin Chúa cho anh chị em chúng con được sống mãi hạnh phúc muôn đời Trên Nước Hằng Sống là Thiên Đàng Của Thiên Chúa Ba Ngôi. Amen.
Nỗi đau bàng hoàng!
Anmai, CSsR
07:44 10/08/2008
Nỗi đau bàng hoàng!
Sáng nay, vừa ngồi vào chiếc máy tính để làm việc thì nhận được tin sét đánh: tai nạn thảm khốc đã xảy đến với phái đoàn đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ! Nỗi đau này không phải chỉ riêng của những gia đình nạn nhân có người tử nạn trong tai nạn, nhưng còn là mất mát của những người có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, của những những ai yêu mến Mẹ.
Qua tai nạn thảm khốc này giúp chúng ta suy niệm rõ rệt hơn về ý nghĩa sự sống và chết. Thánh Kinh đã dậy chúng ta rằng: Chúa đến với mỗi người chúng ta vội vàng, lẹ làng đến độ chẳng ai có thể ngờ được.
Cách đây chưa được hai tuần, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cùng ba con thân bằng linh tông huyết tộc của linh mục Gioan Baotixia Nguyễn Văn Đồng đưa tiễn người con, người anh em, người linh mục thân yêu của gia đình, của Tỉnh Dòng trở về bên lòng đất Mẹ. Vì hoàn cảnh gia đình, Linh mục Nguyễn Văn Đồng đi tu muộn nên cũng lãnh sứ vụ linh mục muộn. Tuổi của Ngài đang phơi phới với biết bao nhiêu hoài bão, biết bao nhiêu mộng đẹp đang thêu dệt cho những vùng truyền giáo của Nhà Dòng. Thực sự như thế ! Trước khi bạo bệnh, Ngài đã bước những bước chân thật đẹp nơi các vùng truyền giáo, các cộng đoàn của Nhà Dòng: Nha Trang, Cần Giờ, Lấp Vò - Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Tất cả mọi người thân yêu đều bàng hoàng và choáng váng trước tin dữ Ngài bị bạo bệnh. Những ngày tháng cuối đời, mọi người thân thương chỉ nhìn Ngài với ánh mắt đầy cảm thông và trìu mến chứ chẳng dám nói gì cả. Chẳng dám nói gì vì lẽ nỗi đau đớn của những bệnh nhân ung thư thì không ai hiểu nỗi mà chỉ có bệnh nhân mới biết mà thôi.
Cơn đau đớn vật vã mà Cha Đồng gánh chịu phải chăng là những đau đớn bổ khuyết mà ngày xưa Chúa còn thiếu trên cây thập giá như lời Thánh Phaolô nói. Cơn đau đớn vật vã do căn bệnh ung thư phải chăng là lời cầu nguyện, nén hương trầm và lễ vật đầy ý nghĩa dâng lên Thiên Chúa. Bên cạnh sự đau đớn mà Cha Đồng gánh chịu và ra đi đấy còn là lời nhắc nhở cho những người đang sống và những người sẽ sống. Sự ra đi ấy nhắc nhớ cho chúng ta rằng cuộc đời của chúng ta thật mỏng dòn, mong manh như chiếc bình sành trong lòng bàn tay của người thợ gốm tuyệt vời là chính Thiên Chúa.
Hôm nay, cái chết đau thương đến cho những người trong đoàn dự Đại Hội Thánh Mẫu ở thành phố Carthage, Missouri cũng là lời nhắc nhớ cho chúng ta về phận người. Những người ra đi trong tai nạn bàng hoàng này cũng như Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đồng này không phải là những người xấu. Họ là những người đang làm những công việc tốt, họ đang làm việc cho Chúa, họ đang đi dự Đại Hội của Mẹ. Và rồi, những sự ra đi đớn đau này cho ta niềm tin vào tình yêu quan phòng của Chúa, vào chung cục của đời người:
“Nào phàm nhân sống mãi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số ?
Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong
bỏ lại tài sản của mình cho người khác.
Tuy họ lấy tên mình
mà đặt cho miền này xứ nọ,
nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
nơi họ ở muôn đời muôn kiếp.
Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không thể trường tồn;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia phải chết” (Tv 48, 10-13)
Thật ra mà nói, có thể chúng ta đau đớn khi mất người thân nhưng theo một nghĩa nào đó chúng ta là những người đang sống còn đau đớn hơn những nạn nhân nhiều khi phải sống trong cuộc đời lữ thứ trần gian nhiều thử thách này. Nói gì thì nói, hiện tại, điều chắc chắn mà ai cũng biết là họ đã an giấc ngàn thu, họ chẳng còn phải bận tâm chi cả về cái cõi tạm này. Còn chúng ta, chúng ta đang sống chúng ta luôn bị giằng co bởi nhiều chuyện thế gian.
Ngay sự ra đi của những nạn nhân này cũng là điều để chúng ta suy nghĩ: Họ ra đi khi lòng họ thanh thản, bình an và tràn ngập đạo đức để đi dự Đại Hội Mẹ và rồi thật sự họ được bình an thật. Họ ra đi dẫu bàng hoàng, dẫu bất ngờ đấy nhưng ít nhiều họ cũng đã dọn lòng khi đến với Mẹ. Chỉ đáng tiếc thay là chúng ta, những người đang còn sống sẽ ra đi như thế nào ? Chúng ta có ra đi khi tâm hồn thư thái bình an hay ra đi trong giận hờn ghen ghét ?
Đứng trước biến cố ra đi của những người thân lại là một lần nhắc nhở cho chúng ta về phận người cũng như nhắc nhở cho chúng ta về lối sống của chúng ta. Đời mong manh, vắn vỏi để rồi chúng ta phải sống như thế nào để ngày sau chúng ta còn can đảm ra hiện diện trước mặt Chúa. Nhiều lần nhiều lúc mang phận người, chúng ta vẫn mang trong mình những tính cách của hơn thua, của tranh giành, của chà đạp, của hờn giận nhưng khi đứng trước cảnh tang thương này chúng ta có cơ hội để sống đẹp với nhau hơn, sống tử tế với nhau hơn.
Dẫu tai nạn ập đến thật đau đớn, thật bất ngờ nhưng trong lòng tin vào tình thương yêu của Chúa và Đức Mẹ, chẳng lẽ nào Chúa lại bỏ con cái của Chúa và Mẹ sao? Trong lòng tin tưởng và tín thác, chúng ta tin rằng Chúa sẽ mở lòng mình ra để đón những người con yêu ấy và cho hưởng Nhan Thánh của Ngài qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria.
Sáng nay, vừa ngồi vào chiếc máy tính để làm việc thì nhận được tin sét đánh: tai nạn thảm khốc đã xảy đến với phái đoàn đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ! Nỗi đau này không phải chỉ riêng của những gia đình nạn nhân có người tử nạn trong tai nạn, nhưng còn là mất mát của những người có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, của những những ai yêu mến Mẹ.
Qua tai nạn thảm khốc này giúp chúng ta suy niệm rõ rệt hơn về ý nghĩa sự sống và chết. Thánh Kinh đã dậy chúng ta rằng: Chúa đến với mỗi người chúng ta vội vàng, lẹ làng đến độ chẳng ai có thể ngờ được.
Cách đây chưa được hai tuần, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cùng ba con thân bằng linh tông huyết tộc của linh mục Gioan Baotixia Nguyễn Văn Đồng đưa tiễn người con, người anh em, người linh mục thân yêu của gia đình, của Tỉnh Dòng trở về bên lòng đất Mẹ. Vì hoàn cảnh gia đình, Linh mục Nguyễn Văn Đồng đi tu muộn nên cũng lãnh sứ vụ linh mục muộn. Tuổi của Ngài đang phơi phới với biết bao nhiêu hoài bão, biết bao nhiêu mộng đẹp đang thêu dệt cho những vùng truyền giáo của Nhà Dòng. Thực sự như thế ! Trước khi bạo bệnh, Ngài đã bước những bước chân thật đẹp nơi các vùng truyền giáo, các cộng đoàn của Nhà Dòng: Nha Trang, Cần Giờ, Lấp Vò - Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Tất cả mọi người thân yêu đều bàng hoàng và choáng váng trước tin dữ Ngài bị bạo bệnh. Những ngày tháng cuối đời, mọi người thân thương chỉ nhìn Ngài với ánh mắt đầy cảm thông và trìu mến chứ chẳng dám nói gì cả. Chẳng dám nói gì vì lẽ nỗi đau đớn của những bệnh nhân ung thư thì không ai hiểu nỗi mà chỉ có bệnh nhân mới biết mà thôi.
Cơn đau đớn vật vã mà Cha Đồng gánh chịu phải chăng là những đau đớn bổ khuyết mà ngày xưa Chúa còn thiếu trên cây thập giá như lời Thánh Phaolô nói. Cơn đau đớn vật vã do căn bệnh ung thư phải chăng là lời cầu nguyện, nén hương trầm và lễ vật đầy ý nghĩa dâng lên Thiên Chúa. Bên cạnh sự đau đớn mà Cha Đồng gánh chịu và ra đi đấy còn là lời nhắc nhở cho những người đang sống và những người sẽ sống. Sự ra đi ấy nhắc nhớ cho chúng ta rằng cuộc đời của chúng ta thật mỏng dòn, mong manh như chiếc bình sành trong lòng bàn tay của người thợ gốm tuyệt vời là chính Thiên Chúa.
Hôm nay, cái chết đau thương đến cho những người trong đoàn dự Đại Hội Thánh Mẫu ở thành phố Carthage, Missouri cũng là lời nhắc nhớ cho chúng ta về phận người. Những người ra đi trong tai nạn bàng hoàng này cũng như Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đồng này không phải là những người xấu. Họ là những người đang làm những công việc tốt, họ đang làm việc cho Chúa, họ đang đi dự Đại Hội của Mẹ. Và rồi, những sự ra đi đớn đau này cho ta niềm tin vào tình yêu quan phòng của Chúa, vào chung cục của đời người:
“Nào phàm nhân sống mãi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số ?
Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong
bỏ lại tài sản của mình cho người khác.
Tuy họ lấy tên mình
mà đặt cho miền này xứ nọ,
nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
nơi họ ở muôn đời muôn kiếp.
Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không thể trường tồn;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia phải chết” (Tv 48, 10-13)
Thật ra mà nói, có thể chúng ta đau đớn khi mất người thân nhưng theo một nghĩa nào đó chúng ta là những người đang sống còn đau đớn hơn những nạn nhân nhiều khi phải sống trong cuộc đời lữ thứ trần gian nhiều thử thách này. Nói gì thì nói, hiện tại, điều chắc chắn mà ai cũng biết là họ đã an giấc ngàn thu, họ chẳng còn phải bận tâm chi cả về cái cõi tạm này. Còn chúng ta, chúng ta đang sống chúng ta luôn bị giằng co bởi nhiều chuyện thế gian.
Ngay sự ra đi của những nạn nhân này cũng là điều để chúng ta suy nghĩ: Họ ra đi khi lòng họ thanh thản, bình an và tràn ngập đạo đức để đi dự Đại Hội Mẹ và rồi thật sự họ được bình an thật. Họ ra đi dẫu bàng hoàng, dẫu bất ngờ đấy nhưng ít nhiều họ cũng đã dọn lòng khi đến với Mẹ. Chỉ đáng tiếc thay là chúng ta, những người đang còn sống sẽ ra đi như thế nào ? Chúng ta có ra đi khi tâm hồn thư thái bình an hay ra đi trong giận hờn ghen ghét ?
Đứng trước biến cố ra đi của những người thân lại là một lần nhắc nhở cho chúng ta về phận người cũng như nhắc nhở cho chúng ta về lối sống của chúng ta. Đời mong manh, vắn vỏi để rồi chúng ta phải sống như thế nào để ngày sau chúng ta còn can đảm ra hiện diện trước mặt Chúa. Nhiều lần nhiều lúc mang phận người, chúng ta vẫn mang trong mình những tính cách của hơn thua, của tranh giành, của chà đạp, của hờn giận nhưng khi đứng trước cảnh tang thương này chúng ta có cơ hội để sống đẹp với nhau hơn, sống tử tế với nhau hơn.
Dẫu tai nạn ập đến thật đau đớn, thật bất ngờ nhưng trong lòng tin vào tình thương yêu của Chúa và Đức Mẹ, chẳng lẽ nào Chúa lại bỏ con cái của Chúa và Mẹ sao? Trong lòng tin tưởng và tín thác, chúng ta tin rằng Chúa sẽ mở lòng mình ra để đón những người con yêu ấy và cho hưởng Nhan Thánh của Ngài qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria.
Chỗi Mân Côi cứu Brazil thoát ách Cộng sản vô thần
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:46 10/08/2008
CHUỖI MÂN CÔI CỨU BRAZIL THOÁT ÁCH CỘNG SẢN VÔ THẦN
Cha Patrick Peyton là vị Linh Mục tông đồ của Tràng Chuỗi Mân Côi. Cha chào đời ngày 9-1-1909 trong gia đình Công Giáo nghèo thật nghèo bên nước Ái-nhĩ-lan. Năm 18 tuổi, Patrick cùng với hiền huynh Tom sang Hoa Kỳ tìm kế sinh nhai. Nhưng rồi ơn Chúa gọi, Patrick từ giã anh, gia nhập chủng viện.
Lúc gần chịu chức Linh Mục, thầy Patrick bỗng lâm bệnh lao phổi trầm trọng. Các bác sĩ cho biết vô phương cứu chữa! Giấc mơ Linh Mục trong phút chốc tan thành mây khói. . Thầy Patrick chán nản buông tay bỏ cuộc. Nhưng rồi một vị Linh Mục lão thành xuất hiện. Cha nói với Thầy:
- Hãy xin Đức Mẹ MARIA chữa lành bệnh. Đức Mẹ là suối nguồn sự sống. Hãy tin tưởng nơi Người và yêu mến Người như Mẹ thật. Hãy kiên trì kêu xin Đức Mẹ và tin tưởng vững chắc Đức Mẹ sẽ chữa lành. Đức Mẹ sẽ tỏ ra vô cùng nhân hậu với Thầy. Chính vì chúng ta tin tưởng quá ít nơi Đức Mẹ, nên Đức Mẹ không ban được cho chúng ta nhiều ơn!
Nghe vị Linh Mục lão thành nói thế, Thầy Patrick bỗng nhớ lại chuỗi ngày niên thiếu, nơi quê hương Ái-nhĩ-lan thân yêu. Thầy cũng nhớ đến ”liều thuốc thần” hiền mẫu Thầy vẫn dùng trong cơn gian nan khốn khó. Đó là Tràng Chuỗi Mân Côi. Cứ chiều đến, cả gia đình tụ họp và cùng nhau sốt sắng lần chuỗi Mân Côi.
Giờ đây, vì hết hy vọng nơi các phương thuốc chữa trị trần gian, Thầy Patrick hướng về Trời Cao và kêu van Hiền Mẫu Thiên Quốc MARIA qua Tràng Chuỗi Mân Côi. Và Thầy được lành bệnh thật.
Năm 1941 - 32 tuổi - Thầy Patrick Peyton hân hoan lãnh nhận thiên chức Linh Mục trong dòng Thánh Giá. Từ đó Cha thâm tín rằng:
- Thế giới cầu nguyện là thế giới hòa bình và Gia đình cầu nguyện là gia đình hiệp nhất.
Có lần Cha Patrick Peyton (1909-1992) nói với danh ca Bing Crosby (1903-1977) rằng:
- Tôi đạt đến sự hiểu biết và yêu mến Đức Mẹ MARIA là nhờ lần hạt MÂN CÔI. Chính tràng chuỗi MÂN CÔI dạy tôi phải đặt tin tưởng nơi Đức Mẹ MARIA. Vì thế, để tỏ lòng ghi ơn Tràng Chuỗi MÂN CÔI, tôi quyết định dâng hiến trọn đời tôi để cổ võ mọi người yêu thích việc lần hạt MÂN CÔI. Nếu mọi người đáp lời tôi kêu gọi, mỗi ngày dành ra thời gian ngắn, rồi cả gia đình cùng nhau lần hạt MÂN CÔI, thì tôi có thể bảo đảm với các gia đình ấy rằng: các tổ ấm đó sẽ trở thành vườn địa đàng!
Sau khi chịu chức Linh Mục trong dòng Thánh Giá, Cha Peyton hiến toàn thân cho việc cổ võ các tín hữu đọc kinh Mân Côi. Cha mong muốn có 10 triệu gia đình Công Giáo cũng như không Công Giáo đọc kinh này.
Tháng 10 năm 1991 - 8 tháng trước khi qua đời - Cha Patrick Peyton còn cổ động chiến dịch quyên góp một triệu chuỗi Mân Côi cho các tín hữu ở Nga và các nước cựu cộng sản Đông Âu.
Cho đến giữa tháng Giêng năm 1993, đã có 670 ngàn chuỗi Mân Côi gởi sang các nước thuộc khối Liên Sô trước kia, và phân phát cho các tín hữu, qua trung gian các cơ quan cứu trợ và các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái của mẹ Têrêxa Calcutta. Ngoài ra, 330 ngàn chuỗi Mân Côi khác cũng được gửi sang các nước thuộc miền Đông và Trung Âu.
Vì chiến dịch vượt quá mục tiêu ấn định ban đầu, ban tổ chức quyết định lạc quyên thêm một triệu chuỗi Mân Côi để gửi cho các tín hữu Công Giáo các nước cựu cộng sản (CNS 12-1-1993).
Ngược dòng thời gian, chiến dịch đọc kinh Mân Côi do Cha Patrick Peyton cổ động đã mang lại kết quả không ngờ:
- CỨU DÂN TỘC BRAZIL THOÁT NẠN CỘNG SẢN VÔ THẦN!
Brazil là quốc gia rộng lớn, có diện tích hơn 8 triệu rưỡi cây số vuông, tức chiếm phân nửa diện tích Nam Mỹ. Đầu thập niên 1960, Brazil có gần 80 triệu dân. Con số này hiện nay tăng gấp đôi và số tín hữu Công Giáo chiếm đến 88%.
Vào đầu thập niên 1960, Cha Peyton đã cổ động được tại thủ đô Rio de Janeiro gần 2 triệu tín hữu Công Giáo gia nhập phong trào đọc kinh Mân Côi. Đây cũng là thời kỳ chính trường Brazil giao động mạnh vì bị khủng hoảng và vì những hoạt động phá rối của đảng cộng sản!
Bất cứ nơi đâu có nghèo đói, có bất công, thì tức khắc, cộng sản lợi dụng ngay để tuyên truyền chủ nghĩa xã hội và giả dối hứa hẹn thiên đàng cho người dân! Đó cũng là trường hợp xảy ra tại Brazil.
Từ năm 1961, Brazil sống dưới quyền cai trị của ông João Goulart (1918-1976). Ông này muốn chính thức áp đặt ý thức hệ cộng sản trên quốc gia. Hiểu rõ ý đồ gian ác của ông, các thành viên phong trào ”đọc kinh Mân Côi trong gia đình”, quyết tâm dùng tràng chuỗi Mân Côi để ngăn chặn hiểm họa cộng sản vô thần.
Đảng Cộng Sản Brazil vừa khinh thường vừa chế nhạo chiến dịch!!! Làm sao mà kinh Mân Côi lại có thể chặn đứng được làn sóng vô thần đang lan nhanh và lan rộng???
Đầu năm 1964, đảng cộng sản chuẩn bị nhóm đại hội tại Belo Horizonte. Theo chương trình dự định, thì đây là kỳ đại hội quan trọng, quyết định tương lai sống còn của đất nước Brazil!!!
Nhưng rồi biến cố bất ngờ xảy ra. Vào chính ngày khai mạc đại hội đảng cộng sản, hàng trăm ngàn người dân Brazil, tay cầm tràng chuỗi Mân Côi, tuốn ra đầy đường. Họ cùng nhau đọc to tiếng kinh Mân Côi. Xong, họ tiến vào xâm chiếm trong và ngoài phòng họp, nơi sẽ diễn ra đại hội, mấy giờ trước khi đại hội bắt đầu. . Các đảng viên cộng sản đã không thể nào vào được phòng họp.
Kỳ đại hội đảng cộng sản Brazil năm đó bị thất bại. Ông João Goulart cùng với các cán bộ đảng cộng sản phải bỏ trốn ra nước ngoài. Nhờ thế mà nước Brazil rộng lớn, được thoát ách cộng sản vô thần, thoát một chủ nghĩa xã hội chỉ mang đến khốn khổ và nghèo đói cho dân cho nước!!!
Và dĩ nhiên, mọi người dân Brazil đều biết rõ:
- ĐÂY LÀ PHÉP LẠ CỦA TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI!
... Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên Trời: đó là một con rồng lớn, đỏ như lửa, có 7 đầu và 10 sừng, trên 7 đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên Trời mà quăng xuống đất. Rồi con rồng đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh xong là nó nuốt ngay Con Bà. Bà đã sinh được một Người Con, một Người Con Trai, Người Con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con Bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Người. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho Bà một chỗ ở, để Bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
Bấy giờ có giao chiến trên Trời: Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và các Thiên Thần của Người giao chiến với con Mãng-Xà. Con Mãng-Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên Trời nữa. Con Mãng-Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó. Và tôi nghe có tiếng hô to trên Trời:
”THIÊN CHÚA chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ,
giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức KITÔ của Người,
giờ đây cũng biểu dương quyền bính” (Sách Khải Huyền 12,1-10).
(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Editeur Diffuseur, 1992, trang 107-108)
Cha Patrick Peyton là vị Linh Mục tông đồ của Tràng Chuỗi Mân Côi. Cha chào đời ngày 9-1-1909 trong gia đình Công Giáo nghèo thật nghèo bên nước Ái-nhĩ-lan. Năm 18 tuổi, Patrick cùng với hiền huynh Tom sang Hoa Kỳ tìm kế sinh nhai. Nhưng rồi ơn Chúa gọi, Patrick từ giã anh, gia nhập chủng viện.
Lúc gần chịu chức Linh Mục, thầy Patrick bỗng lâm bệnh lao phổi trầm trọng. Các bác sĩ cho biết vô phương cứu chữa! Giấc mơ Linh Mục trong phút chốc tan thành mây khói. . Thầy Patrick chán nản buông tay bỏ cuộc. Nhưng rồi một vị Linh Mục lão thành xuất hiện. Cha nói với Thầy:
- Hãy xin Đức Mẹ MARIA chữa lành bệnh. Đức Mẹ là suối nguồn sự sống. Hãy tin tưởng nơi Người và yêu mến Người như Mẹ thật. Hãy kiên trì kêu xin Đức Mẹ và tin tưởng vững chắc Đức Mẹ sẽ chữa lành. Đức Mẹ sẽ tỏ ra vô cùng nhân hậu với Thầy. Chính vì chúng ta tin tưởng quá ít nơi Đức Mẹ, nên Đức Mẹ không ban được cho chúng ta nhiều ơn!
Nghe vị Linh Mục lão thành nói thế, Thầy Patrick bỗng nhớ lại chuỗi ngày niên thiếu, nơi quê hương Ái-nhĩ-lan thân yêu. Thầy cũng nhớ đến ”liều thuốc thần” hiền mẫu Thầy vẫn dùng trong cơn gian nan khốn khó. Đó là Tràng Chuỗi Mân Côi. Cứ chiều đến, cả gia đình tụ họp và cùng nhau sốt sắng lần chuỗi Mân Côi.
Giờ đây, vì hết hy vọng nơi các phương thuốc chữa trị trần gian, Thầy Patrick hướng về Trời Cao và kêu van Hiền Mẫu Thiên Quốc MARIA qua Tràng Chuỗi Mân Côi. Và Thầy được lành bệnh thật.
Năm 1941 - 32 tuổi - Thầy Patrick Peyton hân hoan lãnh nhận thiên chức Linh Mục trong dòng Thánh Giá. Từ đó Cha thâm tín rằng:
- Thế giới cầu nguyện là thế giới hòa bình và Gia đình cầu nguyện là gia đình hiệp nhất.
Có lần Cha Patrick Peyton (1909-1992) nói với danh ca Bing Crosby (1903-1977) rằng:
- Tôi đạt đến sự hiểu biết và yêu mến Đức Mẹ MARIA là nhờ lần hạt MÂN CÔI. Chính tràng chuỗi MÂN CÔI dạy tôi phải đặt tin tưởng nơi Đức Mẹ MARIA. Vì thế, để tỏ lòng ghi ơn Tràng Chuỗi MÂN CÔI, tôi quyết định dâng hiến trọn đời tôi để cổ võ mọi người yêu thích việc lần hạt MÂN CÔI. Nếu mọi người đáp lời tôi kêu gọi, mỗi ngày dành ra thời gian ngắn, rồi cả gia đình cùng nhau lần hạt MÂN CÔI, thì tôi có thể bảo đảm với các gia đình ấy rằng: các tổ ấm đó sẽ trở thành vườn địa đàng!
Sau khi chịu chức Linh Mục trong dòng Thánh Giá, Cha Peyton hiến toàn thân cho việc cổ võ các tín hữu đọc kinh Mân Côi. Cha mong muốn có 10 triệu gia đình Công Giáo cũng như không Công Giáo đọc kinh này.
Tháng 10 năm 1991 - 8 tháng trước khi qua đời - Cha Patrick Peyton còn cổ động chiến dịch quyên góp một triệu chuỗi Mân Côi cho các tín hữu ở Nga và các nước cựu cộng sản Đông Âu.
Cho đến giữa tháng Giêng năm 1993, đã có 670 ngàn chuỗi Mân Côi gởi sang các nước thuộc khối Liên Sô trước kia, và phân phát cho các tín hữu, qua trung gian các cơ quan cứu trợ và các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái của mẹ Têrêxa Calcutta. Ngoài ra, 330 ngàn chuỗi Mân Côi khác cũng được gửi sang các nước thuộc miền Đông và Trung Âu.
Vì chiến dịch vượt quá mục tiêu ấn định ban đầu, ban tổ chức quyết định lạc quyên thêm một triệu chuỗi Mân Côi để gửi cho các tín hữu Công Giáo các nước cựu cộng sản (CNS 12-1-1993).
Ngược dòng thời gian, chiến dịch đọc kinh Mân Côi do Cha Patrick Peyton cổ động đã mang lại kết quả không ngờ:
- CỨU DÂN TỘC BRAZIL THOÁT NẠN CỘNG SẢN VÔ THẦN!
Brazil là quốc gia rộng lớn, có diện tích hơn 8 triệu rưỡi cây số vuông, tức chiếm phân nửa diện tích Nam Mỹ. Đầu thập niên 1960, Brazil có gần 80 triệu dân. Con số này hiện nay tăng gấp đôi và số tín hữu Công Giáo chiếm đến 88%.
Vào đầu thập niên 1960, Cha Peyton đã cổ động được tại thủ đô Rio de Janeiro gần 2 triệu tín hữu Công Giáo gia nhập phong trào đọc kinh Mân Côi. Đây cũng là thời kỳ chính trường Brazil giao động mạnh vì bị khủng hoảng và vì những hoạt động phá rối của đảng cộng sản!
Bất cứ nơi đâu có nghèo đói, có bất công, thì tức khắc, cộng sản lợi dụng ngay để tuyên truyền chủ nghĩa xã hội và giả dối hứa hẹn thiên đàng cho người dân! Đó cũng là trường hợp xảy ra tại Brazil.
Từ năm 1961, Brazil sống dưới quyền cai trị của ông João Goulart (1918-1976). Ông này muốn chính thức áp đặt ý thức hệ cộng sản trên quốc gia. Hiểu rõ ý đồ gian ác của ông, các thành viên phong trào ”đọc kinh Mân Côi trong gia đình”, quyết tâm dùng tràng chuỗi Mân Côi để ngăn chặn hiểm họa cộng sản vô thần.
Đảng Cộng Sản Brazil vừa khinh thường vừa chế nhạo chiến dịch!!! Làm sao mà kinh Mân Côi lại có thể chặn đứng được làn sóng vô thần đang lan nhanh và lan rộng???
Đầu năm 1964, đảng cộng sản chuẩn bị nhóm đại hội tại Belo Horizonte. Theo chương trình dự định, thì đây là kỳ đại hội quan trọng, quyết định tương lai sống còn của đất nước Brazil!!!
Nhưng rồi biến cố bất ngờ xảy ra. Vào chính ngày khai mạc đại hội đảng cộng sản, hàng trăm ngàn người dân Brazil, tay cầm tràng chuỗi Mân Côi, tuốn ra đầy đường. Họ cùng nhau đọc to tiếng kinh Mân Côi. Xong, họ tiến vào xâm chiếm trong và ngoài phòng họp, nơi sẽ diễn ra đại hội, mấy giờ trước khi đại hội bắt đầu. . Các đảng viên cộng sản đã không thể nào vào được phòng họp.
Kỳ đại hội đảng cộng sản Brazil năm đó bị thất bại. Ông João Goulart cùng với các cán bộ đảng cộng sản phải bỏ trốn ra nước ngoài. Nhờ thế mà nước Brazil rộng lớn, được thoát ách cộng sản vô thần, thoát một chủ nghĩa xã hội chỉ mang đến khốn khổ và nghèo đói cho dân cho nước!!!
Và dĩ nhiên, mọi người dân Brazil đều biết rõ:
- ĐÂY LÀ PHÉP LẠ CỦA TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI!
... Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên Trời: đó là một con rồng lớn, đỏ như lửa, có 7 đầu và 10 sừng, trên 7 đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên Trời mà quăng xuống đất. Rồi con rồng đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh xong là nó nuốt ngay Con Bà. Bà đã sinh được một Người Con, một Người Con Trai, Người Con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con Bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Người. Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho Bà một chỗ ở, để Bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
Bấy giờ có giao chiến trên Trời: Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và các Thiên Thần của Người giao chiến với con Mãng-Xà. Con Mãng-Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên Trời nữa. Con Mãng-Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó. Và tôi nghe có tiếng hô to trên Trời:
”THIÊN CHÚA chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ,
giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức KITÔ của Người,
giờ đây cũng biểu dương quyền bính” (Sách Khải Huyền 12,1-10).
(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Editeur Diffuseur, 1992, trang 107-108)
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:39 10/08/2008
N2T |
35. Nếu chúng ta có phản đối cám dỗ của người khác, thậm chí giận dữ nổi khùng, thì phương pháp hay nhất để hồi phục lại sự bình an, chính là cầu nguyện cho người ấy.
(Thánh Teresa of Lisieux)Sứ điệp “Bước chân trên biển cả”
Lm. Jos. Trương Đình Hiền
10:21 10/08/2008
Sứ điệp “Bước chân trên biển cả”
Dẫn nhập đầu lễ:
Kính thưa ông bà anh chị em,
Chủ đề “Huyền nhiệm Nước trời” gần như đã được phụng vụ triển khai liên tiếp qua nhiều Chúa Nhật như những bài học để hiểu và tin. Đã đến lúc, sứ điệp phụng vụ muốn chúng ta dấn thân thực hành “mầu nhiệm ấy” bằng những bước chân của nhịp sống đời thường. Đặc biệt, với hình ảnh “những bước chân trên sóng” đầy ấn tượng của Tông đồ Phêrô, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay muốn gợi ý rằng: Hành trình đức tin của Giáo Hội hay của mỗi người luôn là “những bước chân trên sóng” đi về phía của Đức Kitô trong một thế giới mà muôn nơi và muôn thuở luôn hẹn chờ những phong ba và bảo táp.
Cảm nhận được đức tin là như thế, chúng ta sẽ bình thản và hân hoan đi tới, bởi vì cũng như ngày xưa, Đức Kitô hôm nay vẫn có ở đây và lên tiếng: “Thầy đây đừng sợ !”.
Giờ đây, chúng ta hãy thành tâm sám hối và khiêm hạ xin Chúa thứ tha lỗi lầm để xứng đáng cử hành thánh lễ.
Giảng Lời Chúa:
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Liên tiếp trong những năm gần đây, biển cả đã trở nên con thú dữ dằn vùng lên vò xé nhân loại với những trận phong ba, sóng thần, lũ lụt kinh khiếp:
- Tháng 10 năm 2004, trận động đất kinh thiên dưới lòng biển đại tây dương đã kéo theo cơn sóng thần dữ tợn cuốn trôi hàng mấy trăm ngàn người vào lòng biển sâu.
- Tháng 5 năm 2005 cơn bảo Katrina từ Đại Tây Dương thổi vào đã quét sạch miền Đông nam nước Mỹ.
- Và mới đây, 2/5/08, cơn bảo xoáy mang tên Nargis xuất phát từ vùng biển vịnh Belgan, đã cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng dân lành Myanmar và hàng chục triệu người rơi vào cảnh chiếu đất màn trời...
Quả thật đứng trước biển cả mênh mông, con người thật nhỏ bé quá chứng ! Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ, khi truyền thống Kinh Thánh đã nhìn về Biển cả như là nơi ẩn tàng của những thế lực ác thần, là quê hương của quỷ ma, là hang ổ của những lực lượng ma quái tối tăm luôn chực chờ vùng lên để phá hỏng công trình của Thiên Chúa.
Nhưng Thiên Chúa muốn nói gì với chúng ta qua “sứ điệp liên quan đến biển cả” ?
1. Trước “biển cả nhân loại mênh mông”:
“Biển cả, nước sâu, thuyền chài, lưới cá...”, trong ngôn ngữ của Đức Kitô đã trở thành biểu tượng cho câu chuyện “dựng xây Nước Trời”.
Trong con mắt của Chúa Giêsu, quả thật biển cả chẳng qua cũng chỉ là một tạo vật tầm thường như bao tạo vật khác. Chúng ta không quên, chính Ngài đã từng ngủ say trên thuyền đang lúc cuồng phong nổi dậy; và cũng chính trong bối cảnh đó, chính Ngài đã thức dậy trấn áp cuồng phong bảo táp: “Hãy im đi, hãy lặng đi”. Và tất cả đã vâng phục Ngài. Hình ảnh của Đức Kitô uy hùng đứng trên mặt biển trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay, lại một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng: Đức Kitô đến để chế ngự mọi quyền lực của ác thần để đem về cho Thiên Chúa một thế giới bình an thánh thiện, một nhân loại được giải thoát khỏi quyền lực của sa tan.
Nhưng chúng ta cũng đừng quên, trước khi hoàn tất chương trình cứu thế, Đức Kitô đã phải bị vùi dập tan nát dưới sức mạnh tàn bạo của “sóng thần ma quĩ” mà Thánh vịnh 87 đã tiên báo qua những lời ca kinh:
Chúa hạ con xuống tận đáy huyệt sâu
Giữa chốn tối tăm giữa lòng vực thẳm
Cơn giận Chúa đè nặng thân con
Như sóng cồn xô đẩy dập vùi
Và sau khi hoàn tất chương trình nhập thể cứu thế giữa trần gian, Ngài đã lên trời để lại mọi sự trên “Con thuyền Phêrô” trôi theo giữa dòng đời. Suốt 3 thế kỷ đầu tiên, “Con thuyền Giáo Hội mà Ngài thiết kế chỉ bằng những chất liệu mỏng manh yếu đuối là những anh dân chài chân quê, dốt nát...”, đã suýt nữa chìm sâu dưới đáy biển trần gian bằng những cuộc bách hại đẩm máu.
Chúng ta phải thông cảm với Phêrô, khi người dân chài Ga-li-lê nầy có lần đã muốn bỏ trốn khỏi Rôma khi bạo chúa Nêrô ra tay truy nã. Nhà văn Ba Lan, H. Sienkievich đã diễn tả tâm trạng của “người chài lưới Phêrô” khi một thân một mình với đàn chiên ốm đói, thương tích đầy mình…phải đối diện với một Rôma uy quyền đầy thế lực: Phêrô đã run rẩy ngẫng mái đầu bạc trắng của mình lên trời cao mà thầm thĩ; “Chúa ơi ! Con biết làm gì đây với thành phố mà Người sai con tới ? Của y cả biển cả và đất liền, của y cả muôn thú trên mặt đất và thủy tộc dưới nước, của y cả những vương quốc và thành quách, cả 30 chiến đoàn đang canh giữ. Còn con, lạy Chúa, chỉ là một tên ngư phủ ở ao hồ. Con biết làm gì đây ? Làm sao con thắng được sự dữ của y ? “
Có lẽ chính trong bối cảnh đó, chúng ta mới khám phá ra “cái nhìn phiêu lưu của Thầy Giêsu” khi truyền lệnh cho các ông “Hãy chèo ra chỗ nước sâu”…và sau đó “Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những tay đánh cá người” !
Biển cả: mặc. Phong ba: mặc. Thiên Chúa trên hết. Thiên Chúa sẽ chiến thắng.
2. Niềm tin: những bước chân trên sóng
Nhưng điều quan trọng là Phêrô đã “có những bươc chân trên sóng” lao thẳng về phía Đức Kitô. Điều đó không có nghĩa là Phêrô mạnh mẽ, vững vàng, hay quyền năng tài phép. Không có gì hết. Vì chỉ mới mấy bước trên sóng, niềm tin hầu sụp đỗ, ông ta sắp chìm xuống. Tuy nhiên, lời cầu khẩn của Phêrô lúc nầy xem ra lại là bước quyết định: “Lạy Thầy, xin cứu con !”.
Câu chuyện của 2000 năm trước hình như luôn được lặp lại trên suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội như là kim chỉ nam để Giáo Hội kiên cường đi tới cho dù phải đối diện với những khó khăn và thử thách, với những phong ba và bảo táp bên trong cũng như bên ngoài con thuyền Giáo Hội. Mà không chỉ dành riêng cho Giáo Hội, dù Phêrô là người lãnh đạo cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy đời mình nơi đó: “Với niềm tin bên cạnh những phút giây nghi nan và ngờ vực. Với mừng vui xen lẫn những âu lo và sợ hải. Với vững tâm rồi lại chao đảo ngả nghiêng…Chính với những bước chân trên sóng của Phêrô ngày xưa ấy, mỗi người chúng ta có thể nhận ra thân phận mỏng manh yếu đuối của chính mình. Và cũng nơi Phêrô ấy, mỗi người cần hun đúc lại niềm cậy trông: “Lạy Thầy, xin cứu con !”
3. Để hôm nay nghe được tiếng Ngài “Thầy đây, đừng sợ !”.
Cái khó vẫn là có được một chút niềm tin của Áp-ra-ham. Bởi vì Áp-ra-ham ra đi như “thấy Đấng vô hình”, còn chúng ta hôm nay (giống như dân Do Thái ngày xưa) cứ phải đòi dấu lạ. Cho dù trong Cựu ước, không ít lần Thiên Chúa đã dùng những dấu lạ quyền uy để hiển dung và biểu lộ sự hiện diện quyền năng của Ngài: Những tai ương giáng xuống đất nước Ai Cập, cuộc xuất hành qua Biển Đỏ ráo chân, cuộc thần hiển ban Mười điều răn trên núi Sinai...; và ngay thời Tân Ước, chúng ta vẫn chưa quên mấy trăm lít nước lã hóa thành rượu ngon, 5 chiếc bánh và 2 con cá đãi mấy ngàn người no nê thừa mứa trong hoang mạc, Lagiarô chết thúi 4 ngày trong mộ đá đĩnh đạc bước đi dưới ánh mặt trời...Thì đức tin sâu xa và trưởng thành mà Thiên Chúa đòi hỏi vẫn là biết nhận ra sự hiện diện của Ngài cho dù chỉ là “hiu hiu một cơn gió nhẹ thì thầm” như cuộc thần hiển cho Ê-li-a thuở nào trên núi Khô-rép. (BĐ 2). Trong khi đó, với thân phận “Người Con Một nhập thể vào đời”, Đức Kitô lại thích chọn con đường hiện diện âm thầm, khiêm hạ và ẩn khuất. Ba mươi năm âm thầm trong xưởng thợ mộc ở Na-da-rét, ba năm nắng dãi mưa dầu lên Bắc xuống Nam mà tài sản trong tay “một viên đá gối đầu cũng không có được”, hay những giây phút hấp hối đắng cay trần truồng trên cây thánh giá ở đồi Can-Vê..., đó chính là Vị Con Thiên Chúa, Vua Nước Trời, Đấng Thiên Sai... mà chỉ những con người có đôi mắt “của người trộm bị đóng đinh bên phải Chúa” mới nhận ra bằng lời van xin đầy tin yêu hy vọng: “Nếu Ngài đi vào Vương quốc của Ngài, xin nhớ đến con” !
Và như thế, “sứ điệp những bước chân trên sóng” được đề nghị hôm nay lại mang chiều kích của tình yêu. Bước chân của Phêrô ngày nào phải chăng đã đong đầy sức mạnh của tình yêu phó thác. Hơn nữa, đặc tính muôn đời của tình yêu đó chính là dễ đem lại gần nhau, và cho dù có xa xăm cách trở, vẫn có một thứ “thần giao cách cảm” nối liền những trái tim, nối kết những đôi bờ. “Hãy đến mà xem. Các tông đồ đầu tiên đã đến và ở lại với Ngài ngày hôm ấy”. Hãy đến với Chúa, hãy ở lại với Chúa, hãy học với Chúa...Cứ thử dựa đầu vào ngực Chúa như Thánh Gioan tông Đồ trong bữa Tiệc Ly, cứ thử quanh quẩn bên mộ trống như Maria Mađalêna, cứ thử tò mò xem mặt Chúa như Giakêu, cứ thử kêu cầu Chúa khi đối diện với gian nan thử thách như Phêrô “Lạy Thầy, cứu con”…chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra Chúa đang có ở đây, đang đồng hành bên ta, đang mĩm cười dìu ta đi tới.
Và chút nữa đây, Chúa Kitô lại đến với ta trong tấm bánh nhỏ giản đơn và khiêm tốn. Chính trong sự hiện diện đầy khiêm hạ nhưng vô cùng sâu thẳm nầy, Ngài đang tiếp tục nói với chúng ta, với toàn thế giới: “Thầy đây, đừng sợ” !
Và như thế, trên những con đường chông gai cuộc sống hay giữa mênh mông biển đời thăm thẳm bao la, chúng ta hãy mang lấy “Luơng thực trường sinh” nầy gieo bước giữa dòng đời và chèo thuyền về muôn lối trong niềm xác tín như thánh Phaolô rằng: “Dầu sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.” (Rm 8,38-39).
Hãy cầu nguyện cho nhau luôn có đôi mắt tâm hồn tinh anh để luôn sớm nhận ra Chúa đang có mặt ở đây mà đưa tay cho Ngài nắm giữ, có đôi tai tâm hồn mẫn thính để sớm nghe được Lời Chúa vang lên nơi đây “Thầy đây đừng sợ” mà đón Ngài lên thuyền cuộc đời và có trái tim công chính, trinh trong để sớm tin vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa mà “đến bến bình an”. Amen.
Đức Tin trong lúc gặp gian nguy
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
11:05 10/08/2008
ĐỨC TIN TRONG LÚC GẶP GIAN NGUY
Một Chúa Nhật trong tháng 11 năm 1992, tại thành phố Schenevus, thuộc bang New York, Hoa Kỳ, trời nắng ấm. Ông Nick Lomangino - có thân hình vạm vỡ ở lứa tuổi 50 - lo việc chăm sóc nông trại của song thân. Ông là giáo sư môn nghệ thuật plastic ở trường trung học Millbrook, cách đó 150 cây số về hướng Nam.
Thấy trời đẹp, ông Nick đi một vòng xem 3 ao nước chung quanh trại. Ông muốn kiểm soát các lối dẫn nước có bị lá rụng hoặc nhánh cây làm chắn nước chảy hay không.
Hai ao đầu tiên, nước chảy bình thường. Nhưng ao thứ ba thì nơi màng lưới chắn rác, bị bịt kín, khiến nước chảy băng qua con đê. Ông tự nhủ:
- Cần phải khai thông rác rưởi để nước chảy bình thường, nếu không, sức nước ép sẽ làm vỡ đê và gây thiệt hại nặng nề cho ruộng vườn.
Sau khi quan sát tình hình, ông nhất định tháo gỡ mọi rác rưởi, cành cây.
Ông dùng chiếc xuồng nhỏ chèo đến chỗ nước bị đọng lại để khai thông. Sau khi làm xong công việc và thấy nước chảy mạnh, ông cảm thấy thật hài lòng. Ông chèo xuồng vào bờ. Nhưng chèo mới 20 thước thì hiểm nguy xảy ra. Luồng nước khai thông bất ngờ chảy thật mạnh, cuốn theo tất cả mọi vật. Chưa hết, luồng nước chảy vòng theo một chỗ xoáy, trông thật nguy hiểm và khủng khiếp. Con xuồng bị tròng trành rồi bị giao động và gần như bị dựng đứng lên. Thấy không thể điều khiển con xuồng, ông nghĩ rằng, phương thế tốt nhất là bỏ xuồng và dùng sức mình bơi vào bờ.
Thế nhưng, càng bơi ông càng bị thu hút theo dòng nước chảy xoáy, ném mình rơi vào lỗ xoáy rợn rùng! Ý tưởng bị chết đuối làm ông kinh hãi. Trong cơn âu lo, ông khẩn khoản thưa cùng Chúa:
- Lạy Chúa, xin giúp con thoát khỏi dòng nước xoáy. Phần còn lại, con sẽ tự lo liệu lấy!
Bất ngờ, trong cơn tuyệt vọng, ông Nick bị một dòng nước cuốn đi và ném lên chỗ nước không sâu, lởm chởm đầy những tảng đá lớn. Ông thở phào mừng rỡ:
- Tôi vẫn còn sống!
Nhưng hiểm nguy vẫn chưa hết. Vì bị dòng nước ném mạnh trên đá, ông gần như bị gãy tay chân và nhiều nơi khác nữa. Và nước ao thật lạnh, trong khi ông chỉ mang trên mình mỗi một chiếc quần đùi. Ông Nick thấy rõ rằng, mặc dầu may mắn thoát khỏi dòng nước xoáy, nhưng giờ đây, làm sao để có thể lê lết thân mình bị thương về tới nhà được? Ông tự nhủ:
- Quả thật Chúa đã nhậm lời cho mình thoát nạn. Nhưng mình mới thoát một chặng. Còn lại chặng thứ hai vẫn không kém gian nguy!
Vì bị mất nhiều sức lực trong cuộc chiến với tử thần, ông Nick gần như rơi vào cảnh tuyệt vọng, muốn buông xuôi tất cả và nằm chờ chết. Nhưng một tiếng nói vang lên trong đầu:
- Không có chuyện nằm chờ chết! Nếu thật sự con can đảm, thì chắc chắn con sẽ thoát khỏi cảnh này!
Thu hết sức lực và can đảm, ông Nick bắt đầu lần mò lê lết đến bờ ao và tìm cách về nhà, cách đó 500 thước. Năm trăm thước, nhưng lúc ấy đối với ông thì thật là quảng đường dài bất tận. Máu từ các vết thương chảy ra rất nhiều. Để đi quảng đường dài 50 thước, ông phải mất gần một tiếng đồng hồ. Và khi chỉ còn cách nhà 75 thước thì ông Nick hầu như bị kiệt sức, nằm im tại chỗ mong chờ người đến cấp cứu.
Ngay lúc đó một chiếc xe xuất hiện và hai người bước xuống xe. Đó là hai người đi săn. Trước đó, họ trông thấy một chiếc xuồng bị lật úp và trôi dạt vào bờ ao. Rồi họ lại trông thấy một chiếc xe nằm bên vệ đường mở mui. Lần mò đi xa hơn chút nữa, họ trông thấy một người đang giơ tay vẫy. Họ đến gần và trông thấy ông Nick bị thương, đang run cầm cập vì trời đang ở 5 độ. Họ tức tốc chở ông đến nhà thương.
Nơi nhà thương người ta phải chuyền cho ông Nick đến gần một lít máu. Và người ta băng bột tất cả những nơi bị gãy. Bác sĩ Paul Koenig thú nhận:
- Trong 10 năm hành nghề, tôi chưa hề trông thấy bệnh nhân nào bị thương nặng như thế mà lại có thể sống sót!
Hai tháng sau, ông Nick rời nhà thương. Nhưng phải 6 tháng sau ông mới lấy lại sức lực đã mất. Khi gợi lại tai nạn xảy ra và sự kiện vẫn còn sống, ông Nick chỉ khiêm tốn nói:
- Tôi không phải là vị anh hùng. Tôi chỉ là người cố gắng làm tất cả những gì phải làm khi gặp hiểm nguy, trong khả năng của con người. Phần còn lại là hồng ân THIÊN CHÚA. Do đó mỗi ngày còn lại của cuộc đời, tôi phải luôn ghi nhớ và đền đáp ơn lành sự sống Chúa đã ban cho tôi!
... Vì vậy, Đức Chúa đợi chờ để thi ân cho anh chị em. Người sẽ đứng lên để tỏ lòng thương xót, vì Đức Chúa là THIÊN CHÚA công minh, hạnh phúc thay mọi kẻ đợi chờ Người! Phải, hỡi dân Xion đang ở Giêrusalem, ngươi không còn phải khóc nữa. Khi ngươi kêu cứu, Người sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi; nghe tiếng ngươi kêu là Người đáp lại. Chúa Thượng sẽ ban cho ngươi bánh ăn trong lúc ngặt nghèo và nước uống trong cơn khốn quẫn. Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không còn lánh mặt, và mắt ngươi sẽ thấy Đấng dạy dỗ ngươi. Khi ngươi lưỡng lự không biết quẹo phải hay trái, tai ngươi sẽ được nghe một tiếng nói từ phía sau: ”Đây là đường, cứ đi theo đó!” (Isaia 30,18-21).
(”Reader's Digest SELECTION”, Novembre/1993, trang 36-41)
Một Chúa Nhật trong tháng 11 năm 1992, tại thành phố Schenevus, thuộc bang New York, Hoa Kỳ, trời nắng ấm. Ông Nick Lomangino - có thân hình vạm vỡ ở lứa tuổi 50 - lo việc chăm sóc nông trại của song thân. Ông là giáo sư môn nghệ thuật plastic ở trường trung học Millbrook, cách đó 150 cây số về hướng Nam.
Thấy trời đẹp, ông Nick đi một vòng xem 3 ao nước chung quanh trại. Ông muốn kiểm soát các lối dẫn nước có bị lá rụng hoặc nhánh cây làm chắn nước chảy hay không.
Hai ao đầu tiên, nước chảy bình thường. Nhưng ao thứ ba thì nơi màng lưới chắn rác, bị bịt kín, khiến nước chảy băng qua con đê. Ông tự nhủ:
- Cần phải khai thông rác rưởi để nước chảy bình thường, nếu không, sức nước ép sẽ làm vỡ đê và gây thiệt hại nặng nề cho ruộng vườn.
Sau khi quan sát tình hình, ông nhất định tháo gỡ mọi rác rưởi, cành cây.
Ông dùng chiếc xuồng nhỏ chèo đến chỗ nước bị đọng lại để khai thông. Sau khi làm xong công việc và thấy nước chảy mạnh, ông cảm thấy thật hài lòng. Ông chèo xuồng vào bờ. Nhưng chèo mới 20 thước thì hiểm nguy xảy ra. Luồng nước khai thông bất ngờ chảy thật mạnh, cuốn theo tất cả mọi vật. Chưa hết, luồng nước chảy vòng theo một chỗ xoáy, trông thật nguy hiểm và khủng khiếp. Con xuồng bị tròng trành rồi bị giao động và gần như bị dựng đứng lên. Thấy không thể điều khiển con xuồng, ông nghĩ rằng, phương thế tốt nhất là bỏ xuồng và dùng sức mình bơi vào bờ.
Thế nhưng, càng bơi ông càng bị thu hút theo dòng nước chảy xoáy, ném mình rơi vào lỗ xoáy rợn rùng! Ý tưởng bị chết đuối làm ông kinh hãi. Trong cơn âu lo, ông khẩn khoản thưa cùng Chúa:
- Lạy Chúa, xin giúp con thoát khỏi dòng nước xoáy. Phần còn lại, con sẽ tự lo liệu lấy!
Bất ngờ, trong cơn tuyệt vọng, ông Nick bị một dòng nước cuốn đi và ném lên chỗ nước không sâu, lởm chởm đầy những tảng đá lớn. Ông thở phào mừng rỡ:
- Tôi vẫn còn sống!
Nhưng hiểm nguy vẫn chưa hết. Vì bị dòng nước ném mạnh trên đá, ông gần như bị gãy tay chân và nhiều nơi khác nữa. Và nước ao thật lạnh, trong khi ông chỉ mang trên mình mỗi một chiếc quần đùi. Ông Nick thấy rõ rằng, mặc dầu may mắn thoát khỏi dòng nước xoáy, nhưng giờ đây, làm sao để có thể lê lết thân mình bị thương về tới nhà được? Ông tự nhủ:
- Quả thật Chúa đã nhậm lời cho mình thoát nạn. Nhưng mình mới thoát một chặng. Còn lại chặng thứ hai vẫn không kém gian nguy!
Vì bị mất nhiều sức lực trong cuộc chiến với tử thần, ông Nick gần như rơi vào cảnh tuyệt vọng, muốn buông xuôi tất cả và nằm chờ chết. Nhưng một tiếng nói vang lên trong đầu:
- Không có chuyện nằm chờ chết! Nếu thật sự con can đảm, thì chắc chắn con sẽ thoát khỏi cảnh này!
Thu hết sức lực và can đảm, ông Nick bắt đầu lần mò lê lết đến bờ ao và tìm cách về nhà, cách đó 500 thước. Năm trăm thước, nhưng lúc ấy đối với ông thì thật là quảng đường dài bất tận. Máu từ các vết thương chảy ra rất nhiều. Để đi quảng đường dài 50 thước, ông phải mất gần một tiếng đồng hồ. Và khi chỉ còn cách nhà 75 thước thì ông Nick hầu như bị kiệt sức, nằm im tại chỗ mong chờ người đến cấp cứu.
Ngay lúc đó một chiếc xe xuất hiện và hai người bước xuống xe. Đó là hai người đi săn. Trước đó, họ trông thấy một chiếc xuồng bị lật úp và trôi dạt vào bờ ao. Rồi họ lại trông thấy một chiếc xe nằm bên vệ đường mở mui. Lần mò đi xa hơn chút nữa, họ trông thấy một người đang giơ tay vẫy. Họ đến gần và trông thấy ông Nick bị thương, đang run cầm cập vì trời đang ở 5 độ. Họ tức tốc chở ông đến nhà thương.
Nơi nhà thương người ta phải chuyền cho ông Nick đến gần một lít máu. Và người ta băng bột tất cả những nơi bị gãy. Bác sĩ Paul Koenig thú nhận:
- Trong 10 năm hành nghề, tôi chưa hề trông thấy bệnh nhân nào bị thương nặng như thế mà lại có thể sống sót!
Hai tháng sau, ông Nick rời nhà thương. Nhưng phải 6 tháng sau ông mới lấy lại sức lực đã mất. Khi gợi lại tai nạn xảy ra và sự kiện vẫn còn sống, ông Nick chỉ khiêm tốn nói:
- Tôi không phải là vị anh hùng. Tôi chỉ là người cố gắng làm tất cả những gì phải làm khi gặp hiểm nguy, trong khả năng của con người. Phần còn lại là hồng ân THIÊN CHÚA. Do đó mỗi ngày còn lại của cuộc đời, tôi phải luôn ghi nhớ và đền đáp ơn lành sự sống Chúa đã ban cho tôi!
... Vì vậy, Đức Chúa đợi chờ để thi ân cho anh chị em. Người sẽ đứng lên để tỏ lòng thương xót, vì Đức Chúa là THIÊN CHÚA công minh, hạnh phúc thay mọi kẻ đợi chờ Người! Phải, hỡi dân Xion đang ở Giêrusalem, ngươi không còn phải khóc nữa. Khi ngươi kêu cứu, Người sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi; nghe tiếng ngươi kêu là Người đáp lại. Chúa Thượng sẽ ban cho ngươi bánh ăn trong lúc ngặt nghèo và nước uống trong cơn khốn quẫn. Đấng dạy dỗ ngươi sẽ không còn lánh mặt, và mắt ngươi sẽ thấy Đấng dạy dỗ ngươi. Khi ngươi lưỡng lự không biết quẹo phải hay trái, tai ngươi sẽ được nghe một tiếng nói từ phía sau: ”Đây là đường, cứ đi theo đó!” (Isaia 30,18-21).
(”Reader's Digest SELECTION”, Novembre/1993, trang 36-41)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới báo chí quốc và Thế Vận Hội Bắc Kinh
Linh Tiến Khải
07:58 10/08/2008
Giới báo chí quốc và Thế Vận Hội Bắc Kinh
Một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh
Lúc 8 giờ sáng mùng 8-8-2008 Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 sẽ chính thức khai mạc.
Từ chiều mùng 1-8-2008 người ta đã có thể vào một vài địa chỉ trên hệ thống liên mạng Internet, trong đó có địa chỉ của BBC tiếng Hoa, nhật báo Apple Dayly của Hồng Kông, Wikipedia và Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, đã từng bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa bằng hàng rào lửa. Được như thế cũng là nhờ các áp lực của dư luận quốc tế mạnh mẽ tố cáo Nhà Nước Trung Quốc vi phạm quyền tự do thông tin, cũng như phản đối Ủy Ban Thế Vận Bắc Kinh vào hùa với Nhà Nước cộng sản Trung Quốc trong các biện pháp hạn chế này. Tuy nhiên rất nhiều địa chỉ khác liên quan tới giáo phái Pháp Luân Công, hay phong trào kháng chiến Tây Tạng, hoặc các hãng thông tấn như Asianews vẫn bị phong tỏa. Có tìm qua địa chỉ Google cũng không vào được.
Tuy nhiên sự nhượng bộ của nhà nước Trung Quốc xem ra chỉ có hiệu lực bên trong làng Thế Vận Hội và phòng báo chí. Tại các vùng khác của thủ đô Bắc Kinh và trên toàn Trung Quốc các địa chỉ và trang Web ”bị cấm” vẫn tiếp tục bị bức tường lửa phong tỏa, vì nhà nước lo sợ chúng ảnh hưởng trên người dân.
Trong các ngày qua rất nhiều nhà báo hiện diện tại Bắc Kinh đã mạnh mẽ chỉ trích biện pháp phong tỏa của Nhà Nước đối với một số các trang Web, mà Nhà Nước cho là ”qúa nhậy cảm” và ”nguy hại cho nền an ninh của Trung Quốc”. Ông Kevan Gosper, chủ tịch Ủy ban báo chí Thế Vận Hội còn tiết lộ cho biết đã có thỏa hiệp giữa Ủy Ban và Nhà Nước Bắc Kinh liên quan tới việc kiểm soát liên mạng Internet, khiến cho ông Jacques Rogger, Chủ tịch Tổ chức Thế Vận Hội, cũng bị liên lụy.
Hiệp hội các phóng viên quốc tế của Trung Quốc đã yêu cầu Ủy ban nói trên cho biết các thỏa hiệp đó và giải thích tại sao tổ chức Thế Vận Hội đã luôn luôn công khai nói rằng sẽ bảo vệ quyền hoàn toàn tự do thông tin, mà không có sự kiểm duyệt nào, mà bây giờ lại vẫn hạn chế. Vì lo sợ trước ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông chính quyền Trung Quốc đã che mờ ít nhất là 19.000 trang Web thông tin, và tố cáo là chúng phổ biến các tin tức sai lạc có thể ”gây nguy hại cho nền an ninh quốc gia”, và bởi vì chúng vi phạm luật lệ của Trung Quốc. Sáng ngày mùng 2-8-2008 đã xảy ra một biến cố tuyệt đối hiếm hoi: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, thường là người rất tránh né các nhà báo, đã mở một cuộc họp báo với giới truyền thông quốc tế và xin các các nhà báo đừng ”chính trị hóa Thế Vận Hội”.
Thật ra từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã mạnh mẽ tố cáo nhà nước Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và đàn áp tăng ni phật tử Tây Tạng một cách tàn bạo. Còn riêng đối với Kitô giáo, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo thì từ bao thập niên qua vẫn liên tục bị nhà nước cộng sản Trung Quốc tìm đủ mọi cách bách hại, chèn ép và sách nhiễu. Nhiều Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân liên tục bị bỏ tù hết năm này sang năm khác. Có nhiều Giám Mục hầu như đã không thể chu toàn nhiệm vụ chủ chăn của mình vì thường xuyên ra tù vào khám tổng cộng hàng mấy chục năm trời.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, thuộc Hiệp Hội Thừa Sai nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Cha Cervellera đã từng làm việc nhiều năm tại Hồng Kông và là người rất am tường về tình hình Trung Quốc. Cha cũng mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Mặt bên kia của mề đai. Trung Quốc và Thế Vận Hội”, trong đó cha viết: ”Đâu đâu trên các đường phố Bắc Kinh người ta cũng đọc thấy hàng chữ ”Chúng tôi đã sẵn sàng”. Trung Quốc đang lo lắng chờ đợi ngày mùng 8 tháng 8, là ngày khai mở Thế Vận Hội, để chứng minh cho thế giới thấy guồng máy tổ chức khổng lồ mà nhà nước đã xây dựng được trong 7 năm chuẩn bị. Nhưng ngày đó càng tới gần, thì người ta lại càng nhận ra các mâu thuẫn bên trong lòng xã hội Trung Quốc, mà đảng cố gắng duy trì trong bóng đêm, bằng cách kiểm soát giới báo chí và đàn áp những người bất đồng ý kiến có thực hay chỉ trong tiềm năng. Vì thế có nguy cơ là các cuộc tranh đua thế vận có thể biến thành loa phóng thanh của tất cả các hàm hồ ấy”.
Hỏi: Thưa cha Cervellera, ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua nhà nước Bắc Kinh đã quyết định cho phép các nhà báo ngoại quốc được vào một số trang Web, trước đó đã bị kiểm soát và ngăn chặn. Cha có nghĩ rằng đây là một sự nhượng bộ đích thực của chính quyền cộng sản Trung Quốc hay không?
Đáp: Đó chỉ là một cố gắng nhằm cứu vãn thể diện của nhà nước thôi. Giới báo chí quốc tế phẫn nộ, vì mặc dù nhà nước Bắc Kinh đã hứa với các nhà báo quốc tế là để cho họ hoàn toàn tự do thông tin từ tháng Giêng tới tháng 10, nhưng trái lại nhà nước đã kiểm soát và ngăn chặn các trang Web và địa chỉ thông tin khiến cho nhà nước khó chịu vì chúng trung thực và dám nói lên sự thật. Như thế việc giải tỏa việc ngăn chặn vài địa chỉ thông tin chỉ là một hành động nhằm cứu vãn thể diện cho nhà nước, thế thôi.
Hỏi: Như thế có nghĩa là nhà nước cộng sản Trung Quốc không đưa ra sự cởi mở nào. Tại sao chính quyền Bắc Kinh lại duy trì lập trường cứng nhắc trước ngày khai mở Thế Vận Hội như vậy thưa cha?
Đáp: Giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn bị tước đoạt. Chính quyền Bắc Kinh chờ đợi Thế Vân Hội trở thành biến cố đội triều thiên cho ”phép lạ kinh tế” của họ, cũng như là dịp để Trung Quốc cho cộng đồng thế giới thấy quyền lực và sự giầu có mà Trung Quốc đã đạt được. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh cũng đã hiểu rằng xã hội dân sự thế giới không sẵn sàng nhắm mắt trước các vụ vi phạm các quyền con người một cách trắng trợn đang xảy ra tại Trung Quốc. Như vậy các cuộc tranh tài thế vận có thể biến thành một con dao hai lưỡi. Vì rất nhiều nhà báo và phóng viên quốc tế được gửi sang Bắc Kinh theo đõi và tường thuật các cuộc tranh tài, muốn biết thực tại của Trung Quốc, vượt ngoài cái vẻ xinh đẹp chính thức bề ngoài. Họ muốn biết cuộc sống thực của nhân dân Trung Quốc. Do đó Thế Vận Hội đáng lý ra phải diễn tả ”sự kiệu hãnh của Trung Quốc” lại có nguy cơ trở thành một sân khấu khổng lồ tố cáo chế độ.
Hỏi: Người dân Trung Quốc đã sống các biến cố này như thế nào thưa cha?
Đáp: Cả xã hội dân sự Trung Quốc cũng cảm thấy họ bị tước đoạt nữa. Trong biết bao nhiêu năm trời chính quyền đã hứa hẹn với người dân rằng Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ đem lại cho họ hạnh phúc ấm no và phồn thịnh. Nhưng các điều này không xảy ra. Vụ chính quyền đàn áp nhân dân Tây Tạng, nạn động đất tại Tứ Xuyên đã khiến cho nhiều du khách sợ không đi du lịch Bắc Kinh năm 2008 nữa. Số du khách giữ chỗ trong các khách sạn thấp hơn mức chờ đợi. Các hãng máy bay đã bán được ít vé hơn. Những người mong đợi sẽ kiếm được nhiều tiền lời trong dịp này đã thất vọng lớn. Vì nhân danh ”Thế Vận Hội” giới lãnh đạo Trung Quốc đã đòi hỏi nơi người dân các hy sinh khổng lồ và giờ đây người dân cảm thấy họ bị chính quyền phản bội. Và sự giận dữ đôi khi đã bùng nổ qua hình thức chống lại cảnh sát công an, hay đập phá các trụ sở của đảng cộng sản Trung Quốc.
Hỏi: Cha có thể trưng dẫn vài thí dụ chứng minh cho thấy các hy sinh gian khổ, mà người dân Trung Quốc đã phải gánh chịu, do sự đòi hỏi của nhà nước nhằm xây dựng quang cảnh vĩ đại của Thế Vận Hội 2008 hay không?
Đáp: Chỉ nội trong thủ đô Bắc Kinh đã có hơn một triệu rưỡi người bị mất nhà cửa, vì bị nhà nước cưỡng bách dời đi để nhường chỗ cho việc xây cất làng thế vận. Đa số đã nhận được một món tiền bồi thường tối thiểu. Nhiều người khác đã không nhận được gì hết. Ai dám phản đối thì bị bỏ tù. Thực ra đã có một đám dân khổng lồ bị trục xuất khỏi thủ đô Bắc Kinh và bị hy sinh cho làng Thế Vận Hội. Hiện nay thủ đô Bắc Kinh bị phong tỏa với các vòng rào an ninh rất nghiêm ngặt.
Hỏi: Cha nghĩ gì về tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, mà nhiều người đã đưa ra trong các tháng qua?
Đáp: Tôi không đồng ý với tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội. Trái lại cần phải đến Bắc Kinh đông đảo chừng nào có thể, đặc biệt là các nhà báo và các phóng viên, để tìm cách kể lại các khía cạnh, mà nhà nước cộng sản Bắc Kinh cố tìm cách dấu nhẹm. Đây không phải là điều dễ dàng, vì chính quyền có các mạng lưới ngăn chặn dầy đặc. Có nửa triệu ”người thiện nguyện” giúp duy trì an ninh trật tự và 34 ngàn công an cảnh sát được lệnh làm mọi cách để ngăn chặn các nhà báo và phóng viên quốc tế đưa ra ánh sáng các ”sự tối tăm” của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn là một vài sự thật thế nào cũng sẽ được đưa ra ánh sáng thôi. Chính các nhà báo phải thành công trong việc nhìn thấy những điều cần đưa ra ánh sáng.
(Avvenire 2-8-2008; ASIANEWS 2-8-2008)
Một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh
Lúc 8 giờ sáng mùng 8-8-2008 Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 sẽ chính thức khai mạc.
Huy chương: Paderina của Nga, Wenjun của Tung hoa, và Salukvadeze của Georgia |
Tuy nhiên sự nhượng bộ của nhà nước Trung Quốc xem ra chỉ có hiệu lực bên trong làng Thế Vận Hội và phòng báo chí. Tại các vùng khác của thủ đô Bắc Kinh và trên toàn Trung Quốc các địa chỉ và trang Web ”bị cấm” vẫn tiếp tục bị bức tường lửa phong tỏa, vì nhà nước lo sợ chúng ảnh hưởng trên người dân.
Trong các ngày qua rất nhiều nhà báo hiện diện tại Bắc Kinh đã mạnh mẽ chỉ trích biện pháp phong tỏa của Nhà Nước đối với một số các trang Web, mà Nhà Nước cho là ”qúa nhậy cảm” và ”nguy hại cho nền an ninh của Trung Quốc”. Ông Kevan Gosper, chủ tịch Ủy ban báo chí Thế Vận Hội còn tiết lộ cho biết đã có thỏa hiệp giữa Ủy Ban và Nhà Nước Bắc Kinh liên quan tới việc kiểm soát liên mạng Internet, khiến cho ông Jacques Rogger, Chủ tịch Tổ chức Thế Vận Hội, cũng bị liên lụy.
Hiệp hội các phóng viên quốc tế của Trung Quốc đã yêu cầu Ủy ban nói trên cho biết các thỏa hiệp đó và giải thích tại sao tổ chức Thế Vận Hội đã luôn luôn công khai nói rằng sẽ bảo vệ quyền hoàn toàn tự do thông tin, mà không có sự kiểm duyệt nào, mà bây giờ lại vẫn hạn chế. Vì lo sợ trước ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông chính quyền Trung Quốc đã che mờ ít nhất là 19.000 trang Web thông tin, và tố cáo là chúng phổ biến các tin tức sai lạc có thể ”gây nguy hại cho nền an ninh quốc gia”, và bởi vì chúng vi phạm luật lệ của Trung Quốc. Sáng ngày mùng 2-8-2008 đã xảy ra một biến cố tuyệt đối hiếm hoi: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, thường là người rất tránh né các nhà báo, đã mở một cuộc họp báo với giới truyền thông quốc tế và xin các các nhà báo đừng ”chính trị hóa Thế Vận Hội”.
Thật ra từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã mạnh mẽ tố cáo nhà nước Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và đàn áp tăng ni phật tử Tây Tạng một cách tàn bạo. Còn riêng đối với Kitô giáo, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo thì từ bao thập niên qua vẫn liên tục bị nhà nước cộng sản Trung Quốc tìm đủ mọi cách bách hại, chèn ép và sách nhiễu. Nhiều Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân liên tục bị bỏ tù hết năm này sang năm khác. Có nhiều Giám Mục hầu như đã không thể chu toàn nhiệm vụ chủ chăn của mình vì thường xuyên ra tù vào khám tổng cộng hàng mấy chục năm trời.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, thuộc Hiệp Hội Thừa Sai nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Cha Cervellera đã từng làm việc nhiều năm tại Hồng Kông và là người rất am tường về tình hình Trung Quốc. Cha cũng mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Mặt bên kia của mề đai. Trung Quốc và Thế Vận Hội”, trong đó cha viết: ”Đâu đâu trên các đường phố Bắc Kinh người ta cũng đọc thấy hàng chữ ”Chúng tôi đã sẵn sàng”. Trung Quốc đang lo lắng chờ đợi ngày mùng 8 tháng 8, là ngày khai mở Thế Vận Hội, để chứng minh cho thế giới thấy guồng máy tổ chức khổng lồ mà nhà nước đã xây dựng được trong 7 năm chuẩn bị. Nhưng ngày đó càng tới gần, thì người ta lại càng nhận ra các mâu thuẫn bên trong lòng xã hội Trung Quốc, mà đảng cố gắng duy trì trong bóng đêm, bằng cách kiểm soát giới báo chí và đàn áp những người bất đồng ý kiến có thực hay chỉ trong tiềm năng. Vì thế có nguy cơ là các cuộc tranh đua thế vận có thể biến thành loa phóng thanh của tất cả các hàm hồ ấy”.
Hỏi: Thưa cha Cervellera, ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua nhà nước Bắc Kinh đã quyết định cho phép các nhà báo ngoại quốc được vào một số trang Web, trước đó đã bị kiểm soát và ngăn chặn. Cha có nghĩ rằng đây là một sự nhượng bộ đích thực của chính quyền cộng sản Trung Quốc hay không?
Đáp: Đó chỉ là một cố gắng nhằm cứu vãn thể diện của nhà nước thôi. Giới báo chí quốc tế phẫn nộ, vì mặc dù nhà nước Bắc Kinh đã hứa với các nhà báo quốc tế là để cho họ hoàn toàn tự do thông tin từ tháng Giêng tới tháng 10, nhưng trái lại nhà nước đã kiểm soát và ngăn chặn các trang Web và địa chỉ thông tin khiến cho nhà nước khó chịu vì chúng trung thực và dám nói lên sự thật. Như thế việc giải tỏa việc ngăn chặn vài địa chỉ thông tin chỉ là một hành động nhằm cứu vãn thể diện cho nhà nước, thế thôi.
Hỏi: Như thế có nghĩa là nhà nước cộng sản Trung Quốc không đưa ra sự cởi mở nào. Tại sao chính quyền Bắc Kinh lại duy trì lập trường cứng nhắc trước ngày khai mở Thế Vận Hội như vậy thưa cha?
Đáp: Giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn bị tước đoạt. Chính quyền Bắc Kinh chờ đợi Thế Vân Hội trở thành biến cố đội triều thiên cho ”phép lạ kinh tế” của họ, cũng như là dịp để Trung Quốc cho cộng đồng thế giới thấy quyền lực và sự giầu có mà Trung Quốc đã đạt được. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh cũng đã hiểu rằng xã hội dân sự thế giới không sẵn sàng nhắm mắt trước các vụ vi phạm các quyền con người một cách trắng trợn đang xảy ra tại Trung Quốc. Như vậy các cuộc tranh tài thế vận có thể biến thành một con dao hai lưỡi. Vì rất nhiều nhà báo và phóng viên quốc tế được gửi sang Bắc Kinh theo đõi và tường thuật các cuộc tranh tài, muốn biết thực tại của Trung Quốc, vượt ngoài cái vẻ xinh đẹp chính thức bề ngoài. Họ muốn biết cuộc sống thực của nhân dân Trung Quốc. Do đó Thế Vận Hội đáng lý ra phải diễn tả ”sự kiệu hãnh của Trung Quốc” lại có nguy cơ trở thành một sân khấu khổng lồ tố cáo chế độ.
Hỏi: Người dân Trung Quốc đã sống các biến cố này như thế nào thưa cha?
Đáp: Cả xã hội dân sự Trung Quốc cũng cảm thấy họ bị tước đoạt nữa. Trong biết bao nhiêu năm trời chính quyền đã hứa hẹn với người dân rằng Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ đem lại cho họ hạnh phúc ấm no và phồn thịnh. Nhưng các điều này không xảy ra. Vụ chính quyền đàn áp nhân dân Tây Tạng, nạn động đất tại Tứ Xuyên đã khiến cho nhiều du khách sợ không đi du lịch Bắc Kinh năm 2008 nữa. Số du khách giữ chỗ trong các khách sạn thấp hơn mức chờ đợi. Các hãng máy bay đã bán được ít vé hơn. Những người mong đợi sẽ kiếm được nhiều tiền lời trong dịp này đã thất vọng lớn. Vì nhân danh ”Thế Vận Hội” giới lãnh đạo Trung Quốc đã đòi hỏi nơi người dân các hy sinh khổng lồ và giờ đây người dân cảm thấy họ bị chính quyền phản bội. Và sự giận dữ đôi khi đã bùng nổ qua hình thức chống lại cảnh sát công an, hay đập phá các trụ sở của đảng cộng sản Trung Quốc.
Hỏi: Cha có thể trưng dẫn vài thí dụ chứng minh cho thấy các hy sinh gian khổ, mà người dân Trung Quốc đã phải gánh chịu, do sự đòi hỏi của nhà nước nhằm xây dựng quang cảnh vĩ đại của Thế Vận Hội 2008 hay không?
Đáp: Chỉ nội trong thủ đô Bắc Kinh đã có hơn một triệu rưỡi người bị mất nhà cửa, vì bị nhà nước cưỡng bách dời đi để nhường chỗ cho việc xây cất làng thế vận. Đa số đã nhận được một món tiền bồi thường tối thiểu. Nhiều người khác đã không nhận được gì hết. Ai dám phản đối thì bị bỏ tù. Thực ra đã có một đám dân khổng lồ bị trục xuất khỏi thủ đô Bắc Kinh và bị hy sinh cho làng Thế Vận Hội. Hiện nay thủ đô Bắc Kinh bị phong tỏa với các vòng rào an ninh rất nghiêm ngặt.
Hỏi: Cha nghĩ gì về tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, mà nhiều người đã đưa ra trong các tháng qua?
Đáp: Tôi không đồng ý với tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội. Trái lại cần phải đến Bắc Kinh đông đảo chừng nào có thể, đặc biệt là các nhà báo và các phóng viên, để tìm cách kể lại các khía cạnh, mà nhà nước cộng sản Bắc Kinh cố tìm cách dấu nhẹm. Đây không phải là điều dễ dàng, vì chính quyền có các mạng lưới ngăn chặn dầy đặc. Có nửa triệu ”người thiện nguyện” giúp duy trì an ninh trật tự và 34 ngàn công an cảnh sát được lệnh làm mọi cách để ngăn chặn các nhà báo và phóng viên quốc tế đưa ra ánh sáng các ”sự tối tăm” của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn là một vài sự thật thế nào cũng sẽ được đưa ra ánh sáng thôi. Chính các nhà báo phải thành công trong việc nhìn thấy những điều cần đưa ra ánh sáng.
(Avvenire 2-8-2008; ASIANEWS 2-8-2008)
Tìm hiểu đôi dòng về việc công du của các Vị Giáo Hoàng
Anthony Lê
08:08 10/08/2008
Tìm hiểu đôi dòng về việc công du của các Vị Giáo Hoàng
Khi Thánh Phêrô - vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội - di chuyển từ Giêrusalem đến Rôma, lúc đó không ai biết chắc được rằng chính Ngài đã thiết lập nên một kỷ lục về tổng số dặm đường đã đi được - một kỷ lục vốn đã đứng vững được hơn 1,900 năm nay; và đã có tới 258 vị Giáo Hoàng mãi cho đến thời của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thực hiện những chuyến công du ngược lại, tức di chuyển từ Rôma trở về lại Giêrusalem vào năm 1964.
Mặc dầu chuyến công du của các Vị Giáo Hoàng đều được thực hiện nội bên trong lãnh thổ của Ý Quốc, thế nhưng hầu hết các Vị Giáo Hoàng đều chỉ ở lại Rôma mà thôi.
Đức Cố Giáo Hoàng Sylvester, chẳng hạn, đã gởi 2 vị Linh Mục đại diện cho Ngài thay vì tự Ngài phải công du đến dự Công Đồng Nicaea vào năm 325. Thêm vào đó, trong thời Đức Cố Giáo Hoàng Gregory XVI vào những năm 1840, Ngài đã mạnh bạo hơn bằng cách cấm các đường ray xe lửa chạy đến Rôma và các văn phòng khác của Tòa Thánh. Chính Ngài đã gọi các đường chạy xe lửa chính là "những con đường chết của hỏa ngục."
Dĩ nhiên cũng có một số vị Giáo Hoàng thực hiện rất nhiều chuyến công du ngoài Rôma.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan I, chẳng hạn, đã công du đến Constantinople vào năm 526 để gặp Hoàng Đế La Mã. Đức Cố Giáo Hoàng Stêphen II đã công du đến Gaul vào năm 753 để tìm sự giúp đỡ và bảo vệ của Pepin, người cha của Vua Charlemagne.
Đức Cố Giáo Hoàng Lêô IX (1049-1054) đã công du đến Đức Quốc, Pháp Quốc, và miền Bắc Ý để chủ tọa các cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, và thúc tiến việc cải cách Giáo Hội, và Đức Cố Giáo Hoàng Urban II cũng đã công du tới Clermont, Pháp Quốc vào năm 1059 để kêu gọi thực hiện một cuộc viễn chinh.
Hầu hết các Vị Giáo Hoàng phải thực hiện các công du bất đắc dĩ, chủ yếu là khi đang bị thua trận với các vị hoàng đế và các vị vua.
Lấy ví dụ như vào năm 355, Đức Cố Giáo Hoàng Liberius được lệnh để đến Milan để dự buổi xét xử vì tội phản quốc, và sau đó đã phải sống lưu vong đến Thrace (vốn giờ đây chính là phần lãnh thổ của nước Bulgary và Thổ Nhĩ Kỳ). Đức Cố Giáo Hoàng Martin I bị xét xử tại Constantinople vì tội phản quốc, và bị kết tội, rồi phải sống lưu vong tại Crimenia là nơi mà Ngài qua đời vào năm 655.
Đức Cố Giáo Hoàng Innocent II (1130-1143) phần lớn trải qua triều đại Giáo Hoàng của Ngài trong trạng thái bị lưu vong, và Đức Cố Giáo Hoàng Gelesius II (1118-1119) đã chết khi đang trên đường chạy trốn tại tu viện Cluny ở Pháp Quốc.
Một trăm năm sau đó, Đức Cố Giáo Hoàng Innocent IV bị hoàng đế La Mã đẩy ra và phải sống lưu vong tại Pháp Quốc, và vào năm 1799, Đức Cố Giáo Hoàng Piô VI bị Napoleon bắt làm tù nhân và bị đẩy qua Pháp Quốc sau đó, rồi Ngài qua đời, và đám tang của Ngài không được chôn cất theo lễ nghi Công Giáo.
Tới thời đại của chúng ta thì những mối đe dọa của các vị vua và hoàng đế trần tục kém hẳn đi so với những thời gian đầu đầy sóng gió của Giáo Hội, khi các vị vua và hoàng đế này không chịu từ bỏ đi lối sống buông thả và loạn luân, thì họ đều bắt bớ và cầm tù các vị Cố Giáo Hoàng, và đẩy các Ngài phải sống cảnh lưu vong.
Với các phương tiện giao thông hiện đại thời nay, các Vị Giáo Hoàng mới nhận thấy giá trị hết sức lớn lao của những chuyến công du mục vụ ở nước ngoài. Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (1963-1978) đã thực hiện 9 chuyến công du bên ngoài Ý Quốc và đã trở thành vị Giáo Hoàng La Mã đầu tiên công du đến mỗi lục địa, trừ vùng Nam Cực Antarctica mà thôi.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thực hiện hơn 110 chuyến công du mục vụ ra nước ngoài, và tính cho đến nay, Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã thực hiện được các chuyến công du mục vụ tới Áo, Ba Tây, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Quốc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hoa Kỳ và sắp tới là đến Úc Châu.
P.S. Viết dựa theo tài liệu của Catholic Digest số ra Tháng 4/2008 ở trang 50-51.
Pope Innocent II |
Mặc dầu chuyến công du của các Vị Giáo Hoàng đều được thực hiện nội bên trong lãnh thổ của Ý Quốc, thế nhưng hầu hết các Vị Giáo Hoàng đều chỉ ở lại Rôma mà thôi.
Đức Cố Giáo Hoàng Sylvester, chẳng hạn, đã gởi 2 vị Linh Mục đại diện cho Ngài thay vì tự Ngài phải công du đến dự Công Đồng Nicaea vào năm 325. Thêm vào đó, trong thời Đức Cố Giáo Hoàng Gregory XVI vào những năm 1840, Ngài đã mạnh bạo hơn bằng cách cấm các đường ray xe lửa chạy đến Rôma và các văn phòng khác của Tòa Thánh. Chính Ngài đã gọi các đường chạy xe lửa chính là "những con đường chết của hỏa ngục."
Dĩ nhiên cũng có một số vị Giáo Hoàng thực hiện rất nhiều chuyến công du ngoài Rôma.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan I, chẳng hạn, đã công du đến Constantinople vào năm 526 để gặp Hoàng Đế La Mã. Đức Cố Giáo Hoàng Stêphen II đã công du đến Gaul vào năm 753 để tìm sự giúp đỡ và bảo vệ của Pepin, người cha của Vua Charlemagne.
Đức Cố Giáo Hoàng Lêô IX (1049-1054) đã công du đến Đức Quốc, Pháp Quốc, và miền Bắc Ý để chủ tọa các cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, và thúc tiến việc cải cách Giáo Hội, và Đức Cố Giáo Hoàng Urban II cũng đã công du tới Clermont, Pháp Quốc vào năm 1059 để kêu gọi thực hiện một cuộc viễn chinh.
Hầu hết các Vị Giáo Hoàng phải thực hiện các công du bất đắc dĩ, chủ yếu là khi đang bị thua trận với các vị hoàng đế và các vị vua.
Lấy ví dụ như vào năm 355, Đức Cố Giáo Hoàng Liberius được lệnh để đến Milan để dự buổi xét xử vì tội phản quốc, và sau đó đã phải sống lưu vong đến Thrace (vốn giờ đây chính là phần lãnh thổ của nước Bulgary và Thổ Nhĩ Kỳ). Đức Cố Giáo Hoàng Martin I bị xét xử tại Constantinople vì tội phản quốc, và bị kết tội, rồi phải sống lưu vong tại Crimenia là nơi mà Ngài qua đời vào năm 655.
Đức Cố Giáo Hoàng Innocent II (1130-1143) phần lớn trải qua triều đại Giáo Hoàng của Ngài trong trạng thái bị lưu vong, và Đức Cố Giáo Hoàng Gelesius II (1118-1119) đã chết khi đang trên đường chạy trốn tại tu viện Cluny ở Pháp Quốc.
Một trăm năm sau đó, Đức Cố Giáo Hoàng Innocent IV bị hoàng đế La Mã đẩy ra và phải sống lưu vong tại Pháp Quốc, và vào năm 1799, Đức Cố Giáo Hoàng Piô VI bị Napoleon bắt làm tù nhân và bị đẩy qua Pháp Quốc sau đó, rồi Ngài qua đời, và đám tang của Ngài không được chôn cất theo lễ nghi Công Giáo.
Tới thời đại của chúng ta thì những mối đe dọa của các vị vua và hoàng đế trần tục kém hẳn đi so với những thời gian đầu đầy sóng gió của Giáo Hội, khi các vị vua và hoàng đế này không chịu từ bỏ đi lối sống buông thả và loạn luân, thì họ đều bắt bớ và cầm tù các vị Cố Giáo Hoàng, và đẩy các Ngài phải sống cảnh lưu vong.
Với các phương tiện giao thông hiện đại thời nay, các Vị Giáo Hoàng mới nhận thấy giá trị hết sức lớn lao của những chuyến công du mục vụ ở nước ngoài. Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (1963-1978) đã thực hiện 9 chuyến công du bên ngoài Ý Quốc và đã trở thành vị Giáo Hoàng La Mã đầu tiên công du đến mỗi lục địa, trừ vùng Nam Cực Antarctica mà thôi.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thực hiện hơn 110 chuyến công du mục vụ ra nước ngoài, và tính cho đến nay, Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã thực hiện được các chuyến công du mục vụ tới Áo, Ba Tây, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Quốc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hoa Kỳ và sắp tới là đến Úc Châu.
P.S. Viết dựa theo tài liệu của Catholic Digest số ra Tháng 4/2008 ở trang 50-51.
Vài Nhận Định của ông Gian Maria Vian về Đức Phaolô VI
Đặng Thế Dũng
20:35 10/08/2008
Nhật báo “Quan Sát viên Roma”, số phát hành ngày mùng 6 tháng 8, đúng ngày Đức Phaolô VI qua đời, cách đây 30 năm (06/08/1978-06/08/2008), đã đăng bài nhận định của Ông Gian Maria Vian, giám đốc báo “Quan sát Viên Roma”, và là “người con đỡ đầu của Đức Phaolô VI”, về dung mạo và triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, đấng thi hành thừa tác vụ Phêrô trên ngai toà Roma trong vòng 15 năm, từ 1963 cho đến 1978.
Toàn bộ triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI được ghi dấu bởi Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) và bởi những bất đồng đã xảy ra lúc đó trong Giáo Hội. Thường bị tố cáo là “yếu mềm và không dứt khoát quyết định”, Đức Phaolô VI đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng hậu-công đồng và với những khó khăn đưa đức tin vào trong thế giới hiện đại.
Trong bài báo, Ổng Gian Maria Vian, đã gọi triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, là một triều giáo “đầy khó khăn” nhưng “có tính cách quyết định”. Ông nhắc đến những “tấn công cá nhân” nhắm vào con người Đức Phaolô VI, Đấng hướng dẫn giáo hội trong thời gian ba năm Công Đồng Vaticanô II, từ năm 1962 cho đến năm 1965, và sau đó trong giai đoạn nhiều sóng gió của thời hậu công đồng. Đức Phaolô VI đã có những quyết định dứt khoát, cho thấy ngài không phải là con người “mềm yếu” như người ta lầm tưởng.
Nhắc lại những lời của Đức Bênêđitô XVI trước khi xướng kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 3 tháng 8 này, Ông Gian Maria Vian, chuyên viên nghiên cứu tư tưởng của Đức Phaolô VI, đã nhấn mạnh rằng “công nghiệp” của Đức Phaolô VI càng ngày càng xuất hiện rõ ràng hơn, càng ngày càng được đánh giá như là “siêu phàm”.
Đối với ông Gian Maria Vian, Đức Phaolô VI đã lãnh nhận thừa tác vụ Phêrô với một ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình, trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, vì phải hướng dẫn Công Đồng Vaticanô tiếp tục cho đến lúc kết thúc, một cách vững chắc và kiên trì theo đuổi đúng đường hướng canh tân, là hướng được đa số các nghị phụ đồng thuận.
Ông Gian Maria Vian đã bình luận như sau: “Mặc cho những chống đối không bao giờ muốn nhường bước, mặc cho những bất đồng nghiêm trọng giữa lòng Giáo Hội, mặc cho những tấn công vào cá nhân và những lời phê bình không chút từ tâm, Đức Phaolô VI không bao giờ từ bỏ, không bao giờ rút lại giáo huấn của mình, một giáo huấn nhắm phục vụ và bảo vệ sự thật.
Ông Gian Maria Vian lưu ý chúng ta rằng trong thập niên 60, đã xuất hiện những trào lưu nhắm gây nghi ngờ về sự liên tục giữa hai vị giáo hoàng, giữa Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI. Đôi khi họ còn làm tệ hơn thế nữa: họ đặt hai vị giáo hoàng, Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, trong tư thế đối nghịch nhau.
Cuối cùng, bài bình luận của Gian Maria Vian làm nổi bật những cử chỉ có tính cách biểu tượng và tiên tri của Đức Phaolô VI. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên bắt đầu lại những chuyến đi thăm quốc tế. Trong 15 năm triều giáo hoàng, Đức Phaolô VI đã thực hiện 9 chuyến tông du quốc tế. Chuyến tông du đầu tiên của Đức Phaolô VI, là chuyến đi hành hương Thánh Địa vào năm 1964, rồi sau đó là chuyến đi thăm Ấn Độ cũng vào năm 1964. Năm 1967, Đức Phaolô VI là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1968, Ngài vượt Đại Tây Dương đi thăm một vòng Châu Mỹ Latinh, từ Bogota đến Medellin. Năm 1969, Ngài đi thăm Ouganda, Phi Châu.
Và xin được nhắc lại nơi đây vài chi tiết về cuộc đời Đức Phaolô VI: ngài sinh ngày 26 tháng 9 năm 1897, tại Brescia, miền Bắc Italia, trong một gia đình thuộc hàng trung lưu. Cuộc đời ngài được khai triển qua vài chi tiết không nằm trong khuôn khổ bình thường; chẳng hạn như ngài được thụ phong linh mục, mà không trải qua trọn vẹn giai đoạn bình thường trong chủng viện; vì lý do sức khoẻ yếu, nên ngài khá thường xuyên phải về nhà dưỡng bệnh. Ngài thi hành trọng trách làm “quốc vụ khanh toà thánh” của Đức Piô XII, từ năm 1939 đến năm 1958, mà không có chức Tổng Giám Mục, nhưng chỉ với tước vị “Đức Ông” mà thôi. Ngài được bổ nhiệm sau đó làm Tổng Giám Mục Milanô, mà không bao giờ trải qua kinh nghiệm làm một cha xứ. Mật nghị Hồng Y sau khi Đức Piô XII qua đời có nghĩ đến việc chọn ngài kế vị Đức Piô XII, nhưng lúc đó ngài chưa là Hồng Y. Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời, Mật Nghị Hồng Y không còn gặp trở ngại nào nữa để chọn ngài lên kế vị, bởi vì trưóc đó không lâu, ngài đã được Đức Gioan XXIII nâng lên bậc hồng y. Đức Phaolô VI qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1978, tại Castel Gandolfo, lúc 80 tuổi.
ĐTC Phalô VI |
Trong bài báo, Ổng Gian Maria Vian, đã gọi triều giáo hoàng của Đức Phaolô VI, là một triều giáo “đầy khó khăn” nhưng “có tính cách quyết định”. Ông nhắc đến những “tấn công cá nhân” nhắm vào con người Đức Phaolô VI, Đấng hướng dẫn giáo hội trong thời gian ba năm Công Đồng Vaticanô II, từ năm 1962 cho đến năm 1965, và sau đó trong giai đoạn nhiều sóng gió của thời hậu công đồng. Đức Phaolô VI đã có những quyết định dứt khoát, cho thấy ngài không phải là con người “mềm yếu” như người ta lầm tưởng.
Nhắc lại những lời của Đức Bênêđitô XVI trước khi xướng kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 3 tháng 8 này, Ông Gian Maria Vian, chuyên viên nghiên cứu tư tưởng của Đức Phaolô VI, đã nhấn mạnh rằng “công nghiệp” của Đức Phaolô VI càng ngày càng xuất hiện rõ ràng hơn, càng ngày càng được đánh giá như là “siêu phàm”.
Đối với ông Gian Maria Vian, Đức Phaolô VI đã lãnh nhận thừa tác vụ Phêrô với một ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình, trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, vì phải hướng dẫn Công Đồng Vaticanô tiếp tục cho đến lúc kết thúc, một cách vững chắc và kiên trì theo đuổi đúng đường hướng canh tân, là hướng được đa số các nghị phụ đồng thuận.
Ông Gian Maria Vian đã bình luận như sau: “Mặc cho những chống đối không bao giờ muốn nhường bước, mặc cho những bất đồng nghiêm trọng giữa lòng Giáo Hội, mặc cho những tấn công vào cá nhân và những lời phê bình không chút từ tâm, Đức Phaolô VI không bao giờ từ bỏ, không bao giờ rút lại giáo huấn của mình, một giáo huấn nhắm phục vụ và bảo vệ sự thật.
Ông Gian Maria Vian lưu ý chúng ta rằng trong thập niên 60, đã xuất hiện những trào lưu nhắm gây nghi ngờ về sự liên tục giữa hai vị giáo hoàng, giữa Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI. Đôi khi họ còn làm tệ hơn thế nữa: họ đặt hai vị giáo hoàng, Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, trong tư thế đối nghịch nhau.
Cuối cùng, bài bình luận của Gian Maria Vian làm nổi bật những cử chỉ có tính cách biểu tượng và tiên tri của Đức Phaolô VI. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên bắt đầu lại những chuyến đi thăm quốc tế. Trong 15 năm triều giáo hoàng, Đức Phaolô VI đã thực hiện 9 chuyến tông du quốc tế. Chuyến tông du đầu tiên của Đức Phaolô VI, là chuyến đi hành hương Thánh Địa vào năm 1964, rồi sau đó là chuyến đi thăm Ấn Độ cũng vào năm 1964. Năm 1967, Đức Phaolô VI là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1968, Ngài vượt Đại Tây Dương đi thăm một vòng Châu Mỹ Latinh, từ Bogota đến Medellin. Năm 1969, Ngài đi thăm Ouganda, Phi Châu.
Và xin được nhắc lại nơi đây vài chi tiết về cuộc đời Đức Phaolô VI: ngài sinh ngày 26 tháng 9 năm 1897, tại Brescia, miền Bắc Italia, trong một gia đình thuộc hàng trung lưu. Cuộc đời ngài được khai triển qua vài chi tiết không nằm trong khuôn khổ bình thường; chẳng hạn như ngài được thụ phong linh mục, mà không trải qua trọn vẹn giai đoạn bình thường trong chủng viện; vì lý do sức khoẻ yếu, nên ngài khá thường xuyên phải về nhà dưỡng bệnh. Ngài thi hành trọng trách làm “quốc vụ khanh toà thánh” của Đức Piô XII, từ năm 1939 đến năm 1958, mà không có chức Tổng Giám Mục, nhưng chỉ với tước vị “Đức Ông” mà thôi. Ngài được bổ nhiệm sau đó làm Tổng Giám Mục Milanô, mà không bao giờ trải qua kinh nghiệm làm một cha xứ. Mật nghị Hồng Y sau khi Đức Piô XII qua đời có nghĩ đến việc chọn ngài kế vị Đức Piô XII, nhưng lúc đó ngài chưa là Hồng Y. Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời, Mật Nghị Hồng Y không còn gặp trở ngại nào nữa để chọn ngài lên kế vị, bởi vì trưóc đó không lâu, ngài đã được Đức Gioan XXIII nâng lên bậc hồng y. Đức Phaolô VI qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1978, tại Castel Gandolfo, lúc 80 tuổi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tâm thư của Đức TGM Hà Nội chia buồn với những nạn nhân tai nạn xe bus
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
07:17 10/08/2008
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
40 phố Nhà Chung – HÀ NỘI
Ngày 10 tháng 08 năm 2008
Kính gửi:
Cha Vũ Thành
Chủ tịch Cộng đồng Công giáo Việt nam
Tổng giáo phận Galveston-Houston
Hoa Kỳ
Thưa Cha,
Được tin đoàn hành hương về Đại hội Thánh mẫu Missouri, gồm giáo dân thuộc các giáo xứ Các Thánh Tử đạo Việt nam, Đức Mẹ Lavang, Đức Mẹ Lộ đức và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể thuộc Tổng Giáo phận Galveston – Houston đã gặp tai nạn trên đường đi với số anh chị em tử vong quá cao, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến Cha, đến các Giáo xứ và đặc biệt đến gia đình các anh chị em gặp nạn.
Đây là một tin buồn lớn vì số anh chị em tử vong nặng nề hơn cả trận bão Katrina khốc liệt. Hơn nữa đây là một mất mát lớn cho các giáo xứ vì đa số anh chị em tử nạn là những thành viên cốt cán, năng động, tích cực họat động tông đồ trong các phong trào đạo đức.
Tuy nhiên đây là những cái chết cao quí vì chết đang lúc thi hành nhiệm vụ đạo đức cao quí. Các anh chị em này luôn hiến dâng thời giờ, tiền của, sức lực cho Chúa và cho Hội Thánh. Hôm nay cuộc hiến dâng đi đến tận cùng vì anh chị em đã hiến dâng tất cả, kể cả mạng sống. Đó là những tấm gương đáng cho chúng ta noi theo.
Tôi xin hiệp ý với Cha, với các giáo xứ liên hệ và với gia đình, thân nhân của các anh chị em nạn nhân, trong lời cầu nguyện. Xin Chúa đón nhận những linh hồn của những người rất cao quí mà chúng ta rất mến thương này. Và cũng xin Chúa an ủi Cha, an ủi các giáo xứ, và đặc biệt an ủi các thân nhân còn sống trong những lúc buồn thương tang tóc này.
Hiệp thông sâu xa trong kinh nguyện.
+ Giuse Ngô quang Kiệt
Tổng Giám mục Hà nội
40 phố Nhà Chung – HÀ NỘI
Ngày 10 tháng 08 năm 2008
Kính gửi:
Cha Vũ Thành
Chủ tịch Cộng đồng Công giáo Việt nam
Tổng giáo phận Galveston-Houston
Hoa Kỳ
Thưa Cha,
Được tin đoàn hành hương về Đại hội Thánh mẫu Missouri, gồm giáo dân thuộc các giáo xứ Các Thánh Tử đạo Việt nam, Đức Mẹ Lavang, Đức Mẹ Lộ đức và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể thuộc Tổng Giáo phận Galveston – Houston đã gặp tai nạn trên đường đi với số anh chị em tử vong quá cao, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến Cha, đến các Giáo xứ và đặc biệt đến gia đình các anh chị em gặp nạn.
Đây là một tin buồn lớn vì số anh chị em tử vong nặng nề hơn cả trận bão Katrina khốc liệt. Hơn nữa đây là một mất mát lớn cho các giáo xứ vì đa số anh chị em tử nạn là những thành viên cốt cán, năng động, tích cực họat động tông đồ trong các phong trào đạo đức.
Tuy nhiên đây là những cái chết cao quí vì chết đang lúc thi hành nhiệm vụ đạo đức cao quí. Các anh chị em này luôn hiến dâng thời giờ, tiền của, sức lực cho Chúa và cho Hội Thánh. Hôm nay cuộc hiến dâng đi đến tận cùng vì anh chị em đã hiến dâng tất cả, kể cả mạng sống. Đó là những tấm gương đáng cho chúng ta noi theo.
Tôi xin hiệp ý với Cha, với các giáo xứ liên hệ và với gia đình, thân nhân của các anh chị em nạn nhân, trong lời cầu nguyện. Xin Chúa đón nhận những linh hồn của những người rất cao quí mà chúng ta rất mến thương này. Và cũng xin Chúa an ủi Cha, an ủi các giáo xứ, và đặc biệt an ủi các thân nhân còn sống trong những lúc buồn thương tang tóc này.
Hiệp thông sâu xa trong kinh nguyện.
+ Giuse Ngô quang Kiệt
Tổng Giám mục Hà nội
Thư hiệp thông và chia buồn của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam với những nạn nhân tai nạn xe bus
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
07:32 10/08/2008
Tòa Giám Mục Đà Lạt
Đà Lạt, Việt Nam
Kính gửi:
Cha chủ tịch Liên đoàn CGVNHK
Tôi vừa nhận được tin buồn về tai nạn mà anh chị em trên đường tham dự Đại Hội Thánh Mẫu tại Missouri phải chịu. Xin được hiệp thông với thân quyến anh chị em đã khuất và chia sẻ nỗi đau mất mát với cộng đoàn Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo xứ Lộ Đức và Giáo xứ La Vang, và Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập thể thuộc Tổng Giáo phận Galveston-Houston. Nguyện xin Chúa đưa các tôi tớ Chúa vào hưởng Nhan Thánh và ban ơn nâng đỡ anh chị em còn ở lại.
Xin cha cũng chuyển lời phân ưu của tôi đến các giáo xứ liên hệ.
Tại Đền Thánh trong kỳ Đại Hội sắp tới, bên Đức Mẹ La Vang tu 13-15/8/2008, chúng tôi sẽ dâng lễ tưởng niệm các anh chị em đã an giấc và cầu nguyện cho mọi người tìm được bình an.
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo Phận Đàlạt
Chủ tịch HĐGM/VN
Đà Lạt, Việt Nam
Kính gửi:
Cha chủ tịch Liên đoàn CGVNHK
Tôi vừa nhận được tin buồn về tai nạn mà anh chị em trên đường tham dự Đại Hội Thánh Mẫu tại Missouri phải chịu. Xin được hiệp thông với thân quyến anh chị em đã khuất và chia sẻ nỗi đau mất mát với cộng đoàn Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo xứ Lộ Đức và Giáo xứ La Vang, và Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập thể thuộc Tổng Giáo phận Galveston-Houston. Nguyện xin Chúa đưa các tôi tớ Chúa vào hưởng Nhan Thánh và ban ơn nâng đỡ anh chị em còn ở lại.
Xin cha cũng chuyển lời phân ưu của tôi đến các giáo xứ liên hệ.
Tại Đền Thánh trong kỳ Đại Hội sắp tới, bên Đức Mẹ La Vang tu 13-15/8/2008, chúng tôi sẽ dâng lễ tưởng niệm các anh chị em đã an giấc và cầu nguyện cho mọi người tìm được bình an.
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo Phận Đàlạt
Chủ tịch HĐGM/VN
Danh sách các nạn nhân tử thương và những người còn trong bệnh viện sau tai nạn bus ở Sherman
VietCatholic
08:51 10/08/2008
HOUSTON, Texas - Sau đây là danh sách 17 nạn nhân bị thiệt mạng trong tai nạn xe bus ở Sherman, người trẻ nhất mới có 27 tuổi và người lớn nhất 89 tuổi. Tất cả là giáo dân thuộc các xứ đạo Việt Nam: Các Thánh Tử Ðạo, La Vang, Lộ Ðức, và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể tại Houston, tiểu bang Texas. (Những nguồn tin tại các giáo xứ trong vùng Houston cũng cho biết số tử vong đã lên tới 19 người, nhưng con số này chưa được kiểm chứng với nhà chức trách tính đến chiều Thứ Bảy, ngày 9-8-2008).
Những nạn nhân đã thiệt mạng:
"Xin Chúa ban cho các linh hồn này được nghỉ yên muôn đời
và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi thên họ..."
Cô Vũ Thu Thủy, 27 tuổi
Cô Nguyễn Vivica, 29 tuổi
Bà Tạ Hoa Mindy, 49 tuổi
Bà Nguyễn Sue Ann, 50 tuổi
Ông Nguyễn Việt Hạnh, 59 tuổi
Bà Ðặng Hoa Xuân, 59 tuổi
Bà Trần Catherine, 59 tuổi
Ông Phan thị Huê, 60 tuổi
Bà Cao Nhung, 60 tuổi
Bà Lâm Tường, 62 tuổi
Ông Lê Phụng, 67 tuổi
Bà Hoàng Thị Dung, 71 tuổi
Bà Phạm Sởi, 71 tuổi
Ông Bùi Văn Phú, 76 tuổi
Ông Nguyễn Thanh Khiêm, 81 tuổi
Ông Nguyễn Bội, 84 tuổi
Bà Nguye thị Châm, 89
Những người bị thương ở các bệnh viện như sau:
Texoma Medical Center in Denison
Trần Vivi Melissa, 14
Kỳ Phụng Xương, 67
Victoria Oanh Jacobs, 36
Kathy Mai, 45
Wilson N. Jones Medical Center in Sherman
Nguyện Lệ Hà, 45
Vũ Khôi, 12
Paul Nguyen, 38
Trần Tuấn, 53
Hoàng thị Thanh, 50
Hoàng Thanh, 21
Trần Ngọc, 65
Nguyễn Trang, 33
Uông Thị Thoa, 57
Đỗ Trang, 34
Trần Kỳ, 71
Anna Lê, 55
Catherine Nguyễn, 48
Barrett Wayne Broussard, 52
Presbyterian Hospital in Allen
Jennifer Phan, 11
James Bùi, 9
Katherine Bùi, 12
Presbyterian Hospital in McKinney
Madonna Nguyễn, 34
Joseph Lại, 7
Crystal Trần, 12
Đỗ Liên, 15
Theresa Nguyễn, 13
Linh Nguyễn, 9
Nguyễn Trâm, 38
Nguyễn Tiến, 63
Parkland Hospital in Dallas
Scott Trần, 31
Bùi thiệp, 47
Matthew Bùi, 15
Medical Center of Southern Oklahoma in Durant
Tạ Văn Thương, 54
Vũ Ngọc Liên, 44
Baylor Hospital in Dallas
Phạm thị Hoa, 78
Trần Thúy, 41
Methodist Hospital in Dallas
Trần Hải, 54
Phương Vong, 54
Các giáo xứ La Vang, Các Thánh Tử Ðạo, Lộ Ðức và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể đã tổ chức các thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân trong tuần qua. Đức Hồng Y Di Nardo và giám mục phụ tá của giáo phận Giáo Phận Galveston-Houston đã đến giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và La Vang dâng lễ cầu nguyện, an ủi và chia buồn với giáo nạn nhân vào đêm Thứ Sáu vừa qua. Mỗi nơi đã có cả ngàn người đến cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như cho gia đình của họ.
Theo các linh mục chính xứ của các giáo xứ Việt Nam ở Houston cho biết thì trong tuần tới đây, các giáo xứ đều đã lên chương trình các thánh lễ an táng và cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Hội Catholic Charities của Giáo Phận Galveston-Houston và Hội Hồng Thập Tự tại Houston đã và đang cộng tác trong việc giúp đỡ các gia đình lo phần an táng cho các nạn nhân. Họ cũng đang có số điện thoại đặc biệt nhằm trợ giúp những ai cần cố vấn hoặc tìm thân nhân. Số của hội Catholic Charities là 1-866-649-5862, và số của Hội Hồng Thập Tự Houston là 1-866-438-4636.
Những nạn nhân đã thiệt mạng:
"Xin Chúa ban cho các linh hồn này được nghỉ yên muôn đời
và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi thên họ..."
Cô Vũ Thu Thủy, 27 tuổi
Cô Nguyễn Vivica, 29 tuổi
Bà Tạ Hoa Mindy, 49 tuổi
Bà Nguyễn Sue Ann, 50 tuổi
Ông Nguyễn Việt Hạnh, 59 tuổi
Bà Ðặng Hoa Xuân, 59 tuổi
Bà Trần Catherine, 59 tuổi
Ông Phan thị Huê, 60 tuổi
Bà Cao Nhung, 60 tuổi
Bà Lâm Tường, 62 tuổi
Ông Lê Phụng, 67 tuổi
Bà Hoàng Thị Dung, 71 tuổi
Bà Phạm Sởi, 71 tuổi
Ông Bùi Văn Phú, 76 tuổi
Ông Nguyễn Thanh Khiêm, 81 tuổi
Ông Nguyễn Bội, 84 tuổi
Bà Nguye thị Châm, 89
Những người bị thương ở các bệnh viện như sau:
Texoma Medical Center in Denison
Trần Vivi Melissa, 14
Kỳ Phụng Xương, 67
Victoria Oanh Jacobs, 36
Kathy Mai, 45
Wilson N. Jones Medical Center in Sherman
Nguyện Lệ Hà, 45
Vũ Khôi, 12
Paul Nguyen, 38
Trần Tuấn, 53
Hoàng thị Thanh, 50
Hoàng Thanh, 21
Trần Ngọc, 65
Nguyễn Trang, 33
Uông Thị Thoa, 57
Đỗ Trang, 34
Trần Kỳ, 71
Anna Lê, 55
Catherine Nguyễn, 48
Barrett Wayne Broussard, 52
Presbyterian Hospital in Allen
Jennifer Phan, 11
James Bùi, 9
Katherine Bùi, 12
Presbyterian Hospital in McKinney
Madonna Nguyễn, 34
Joseph Lại, 7
Crystal Trần, 12
Đỗ Liên, 15
Theresa Nguyễn, 13
Linh Nguyễn, 9
Nguyễn Trâm, 38
Nguyễn Tiến, 63
Parkland Hospital in Dallas
Scott Trần, 31
Bùi thiệp, 47
Matthew Bùi, 15
Medical Center of Southern Oklahoma in Durant
Tạ Văn Thương, 54
Vũ Ngọc Liên, 44
Baylor Hospital in Dallas
Phạm thị Hoa, 78
Trần Thúy, 41
Methodist Hospital in Dallas
Trần Hải, 54
Phương Vong, 54
Các giáo xứ La Vang, Các Thánh Tử Ðạo, Lộ Ðức và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể đã tổ chức các thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân trong tuần qua. Đức Hồng Y Di Nardo và giám mục phụ tá của giáo phận Giáo Phận Galveston-Houston đã đến giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và La Vang dâng lễ cầu nguyện, an ủi và chia buồn với giáo nạn nhân vào đêm Thứ Sáu vừa qua. Mỗi nơi đã có cả ngàn người đến cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như cho gia đình của họ.
Theo các linh mục chính xứ của các giáo xứ Việt Nam ở Houston cho biết thì trong tuần tới đây, các giáo xứ đều đã lên chương trình các thánh lễ an táng và cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Hội Catholic Charities của Giáo Phận Galveston-Houston và Hội Hồng Thập Tự tại Houston đã và đang cộng tác trong việc giúp đỡ các gia đình lo phần an táng cho các nạn nhân. Họ cũng đang có số điện thoại đặc biệt nhằm trợ giúp những ai cần cố vấn hoặc tìm thân nhân. Số của hội Catholic Charities là 1-866-649-5862, và số của Hội Hồng Thập Tự Houston là 1-866-438-4636.
Những dấu ấn trong cuộc đời của vị tân Giám mục giáo phận Bắc Ninh
Dom Thành Công
11:48 10/08/2008
BẮC NINH - Giáo phận Bắc Ninh thật vui mừng khi nghe tin Ðức Thánh Cha Beneđitô XVI bổ nhiệm Cha Cosma Hoàng Văn Ðạt, Dòng Tên, làm Tân Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh. Khi nghe tin này, chuông nhà thờ các giáo xứ trong giáo phận đều đổ liên hồi để mừng cho sự kiện đặc biệt này.
Ngày 08/ 08/ 2008 vừa qua, chúng tôi rất vui được tiếp kiến với ngài và được ngài cho biết: Cho đến nay, Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã sống, hoạt động và gắn bó với Dòng Tên được 40 năm. Ngài không lên kế hoạch cho cuộc đời Ngài, nhưng luôn tin, yêu và sẵn sàng ĐỂ CHÚA SAI ĐI.
Sau đây là một số mốc lịch sử và tâm sự của tân giám mục Cosma:
- Cha Cosma Hoàng Văn Ðạt sinh ngày 20 tháng 7 năm 1947.
- Nguyên quán: tại Xuân Lai, Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc giáo phận Bắc Ninh
- Năm 1954 di cư vào Nam cùng gia đình.
- Vào Dòng Tên năm 1967.
- Năm 1970 khấn lần đầu.
- Học triết học và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện St. Pio X Đà Lạt.
- Khấn trọn năm 1982 tại Thủ Ðức.
- Năm 1970 được thụ phong linh mục.
- Từ năm 1976 đến 1978 coi ứng sinh.
- Từ năm 1978 đến 1988 coi Nhà Tập.
- Năm 1986-1995 cùng lúc vừa coi giáo xứ Thiên Thần và trại phong Thanh Bình.
- Năm 1995-2002: Cha Sở trại phong Thanh Bình với 365 bệnh nhân Công Giáo.
- Năm 2002, cha đi du học tại Pháp chuyên về linh đạo.
- Năm 2005 đến 2008 làm linh hướng cho các chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.
Riêng con đường phục vụ bệnh nhân phong của Cha Đạt rất đặc biệt. Ngài được ơn gọi đến với anh chị em phong cùi không gì khác hơn, đó chính là qua đường cầu nguyện trong yêu thương. Năm 1980 trong một buổi cầu nguyện, vị linh mục trẻ Cosma Hoàng Văn Đạt đã thân thưa với Chúa: "Lạy Chúa, con mong ước được đến với anh chị em phong cùi và phục vụ họ…". Mặc dù lúc này Cha Đạt chưa hề biết gì về bệnh phong. Và như mọi người, Ngài vẫn còn mang nặng những thành kiến về họ. Cha chưa hề biết giáo phận thành phố Saigòn có một trại phong. 6 năm sau, Cha Đạt được Đức Tồng Giuse Nguyễn Văn Bình cử đến trại phong Thanh Bình. Như thế, lời nguyện ước chan chứa yêu thương của Cha Cosma được Thiên Chúa chuẩn nhận.
Tại Thanh Bình, Cha Đạt không chỉ lo mục vụ của một cha xứ, nhưng còn làm tốt về các công tác xã hội khác. Từ khi có Cha hiện diện, đời sống tinh thần và vật chất của bệnh nhân được nâng cao. Nhiều người biết đến trại phong Thanh Bình, và nhiều ân nhân tìm đến giúp đỡ người bệnh. Đặc biệt, con em bệnh nhân không một em nào bị thất học. Nhiều em đã công thành danh toại từ sự dưỡng dục của Cha.
Dù muốn ở lại với anh chị em phng cùi nơi trại phong Thanh Bình mãi mãi, nhưng Cha Đạt luôn sẵn lòng vâng nghe tiếng Chúa qua Bề Trên Dòng để đi tiếp con đường Chúa muốn. Vì thế, năm 2001 Cha tiếp tục được phân công làm phụ tá năm tập thứ III cho các linh mục Dòng Tên Việt Nam.
Khi được hỏi về khẩu hiệu giám mục, ngài đã cho biết câu ngài chọn: "Tình thương và sự sống" (Giop 10, 12).
Ý nghĩa khẩu hiệu: "Tình thương và sự sống" nói lên một cuộc đời phó thác trong tin yêu, luôn sẵn sàng để cho Chúa sai đi. Ngài tâm sự: trong quá trình học hỏi, suy niệm, ngài đã tâm đắc và chọn cho mình đoạn Kinh Thánh này:
"Ngài đắp lên con bằng da bằng thịt,
Rồi lấy gân lấy cốt mà dệt mà thêu.
Ngài đã ban cho con tình thương và sự sống,
Quan tâm đến từng hơi thở của con.
Nhưng có điều này Ngài luôn giữ kín,
Con biết rõ đó chính là ý nghĩ của Ngài" (G 10, 11 – 13)
Ngài nhận thấy một điều: ngài không biết được ý định, cách thức thực hiện của Thiên Chúa, cụ thể: hành trình ơn gọi của Đức cha Cosma cũng được Chúa dẫn dắt qua nhiều lối đi lạ lùng, khó hiểu, để đến hôm nay Đức Thánh Cha lại thực hiện ý Chúa muốn ngài làm Giám Mục. Song như Đức Cha Cosma, chúng ta tin tưởng rằng Thiên Chúa là Đấng luôn trao ban cho con người "Tình thương và sự sống".
Ngày 08/ 08/ 2008 vừa qua, chúng tôi rất vui được tiếp kiến với ngài và được ngài cho biết: Cho đến nay, Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã sống, hoạt động và gắn bó với Dòng Tên được 40 năm. Ngài không lên kế hoạch cho cuộc đời Ngài, nhưng luôn tin, yêu và sẵn sàng ĐỂ CHÚA SAI ĐI.
Sau đây là một số mốc lịch sử và tâm sự của tân giám mục Cosma:
- Cha Cosma Hoàng Văn Ðạt sinh ngày 20 tháng 7 năm 1947.
- Nguyên quán: tại Xuân Lai, Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc giáo phận Bắc Ninh
- Năm 1954 di cư vào Nam cùng gia đình.
- Vào Dòng Tên năm 1967.
- Năm 1970 khấn lần đầu.
- Học triết học và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện St. Pio X Đà Lạt.
- Khấn trọn năm 1982 tại Thủ Ðức.
- Năm 1970 được thụ phong linh mục.
- Từ năm 1976 đến 1978 coi ứng sinh.
- Từ năm 1978 đến 1988 coi Nhà Tập.
- Năm 1986-1995 cùng lúc vừa coi giáo xứ Thiên Thần và trại phong Thanh Bình.
- Năm 1995-2002: Cha Sở trại phong Thanh Bình với 365 bệnh nhân Công Giáo.
- Năm 2002, cha đi du học tại Pháp chuyên về linh đạo.
- Năm 2005 đến 2008 làm linh hướng cho các chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.
Riêng con đường phục vụ bệnh nhân phong của Cha Đạt rất đặc biệt. Ngài được ơn gọi đến với anh chị em phong cùi không gì khác hơn, đó chính là qua đường cầu nguyện trong yêu thương. Năm 1980 trong một buổi cầu nguyện, vị linh mục trẻ Cosma Hoàng Văn Đạt đã thân thưa với Chúa: "Lạy Chúa, con mong ước được đến với anh chị em phong cùi và phục vụ họ…". Mặc dù lúc này Cha Đạt chưa hề biết gì về bệnh phong. Và như mọi người, Ngài vẫn còn mang nặng những thành kiến về họ. Cha chưa hề biết giáo phận thành phố Saigòn có một trại phong. 6 năm sau, Cha Đạt được Đức Tồng Giuse Nguyễn Văn Bình cử đến trại phong Thanh Bình. Như thế, lời nguyện ước chan chứa yêu thương của Cha Cosma được Thiên Chúa chuẩn nhận.
Tại Thanh Bình, Cha Đạt không chỉ lo mục vụ của một cha xứ, nhưng còn làm tốt về các công tác xã hội khác. Từ khi có Cha hiện diện, đời sống tinh thần và vật chất của bệnh nhân được nâng cao. Nhiều người biết đến trại phong Thanh Bình, và nhiều ân nhân tìm đến giúp đỡ người bệnh. Đặc biệt, con em bệnh nhân không một em nào bị thất học. Nhiều em đã công thành danh toại từ sự dưỡng dục của Cha.
Dù muốn ở lại với anh chị em phng cùi nơi trại phong Thanh Bình mãi mãi, nhưng Cha Đạt luôn sẵn lòng vâng nghe tiếng Chúa qua Bề Trên Dòng để đi tiếp con đường Chúa muốn. Vì thế, năm 2001 Cha tiếp tục được phân công làm phụ tá năm tập thứ III cho các linh mục Dòng Tên Việt Nam.
Khi được hỏi về khẩu hiệu giám mục, ngài đã cho biết câu ngài chọn: "Tình thương và sự sống" (Giop 10, 12).
Ý nghĩa khẩu hiệu: "Tình thương và sự sống" nói lên một cuộc đời phó thác trong tin yêu, luôn sẵn sàng để cho Chúa sai đi. Ngài tâm sự: trong quá trình học hỏi, suy niệm, ngài đã tâm đắc và chọn cho mình đoạn Kinh Thánh này:
"Ngài đắp lên con bằng da bằng thịt,
Rồi lấy gân lấy cốt mà dệt mà thêu.
Ngài đã ban cho con tình thương và sự sống,
Quan tâm đến từng hơi thở của con.
Nhưng có điều này Ngài luôn giữ kín,
Con biết rõ đó chính là ý nghĩ của Ngài" (G 10, 11 – 13)
Ngài nhận thấy một điều: ngài không biết được ý định, cách thức thực hiện của Thiên Chúa, cụ thể: hành trình ơn gọi của Đức cha Cosma cũng được Chúa dẫn dắt qua nhiều lối đi lạ lùng, khó hiểu, để đến hôm nay Đức Thánh Cha lại thực hiện ý Chúa muốn ngài làm Giám Mục. Song như Đức Cha Cosma, chúng ta tin tưởng rằng Thiên Chúa là Đấng luôn trao ban cho con người "Tình thương và sự sống".
Tuy Hòa tổng kết niên khóa giáo lý 2007-2008
Giáo Xứ Tuy Hòa
13:11 10/08/2008
Sáng nay, trước Thánh lễ Chúa Nhật XIX thường niên, cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Tuy Hòa họp mặt đông đảo trước tiền đường nhà thờ để cử hành long trọng buổi lễ Tổng Kết Niên học giáo lý 2007-2008.
Chủ trì buổi lễ chính là cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền, người mục tử và là nhà "kiến trúc sư qui hoạch toàn bộ sinh hoạt mục vụ huấn giáo cho giáo xứ Tuy Hòa". Bên cạnh cha sở, đặc biệt có sự hiện diện của cha Phêrô Võ Tá Khánh, đại diện ban mục vụ huấn giáo của Giáo Phận Qui Nhơn, một linh mục thường xuyên ưu tư về nền huấn giáo của Giáo Hội Việt nam, là người chủ biên chính của bộ sách Giáo Lý Phổ Thông dành cho các lứa tuổi và là thành viên ban giảng huấn trong cuộc thường huấn dành cho giáo lý viên cấp Giáo phận từ ngày 4-8 tháng 8 vừa qua tại Quy Nhơn. Cùng với quí cha, có các nữ tu thuộc hai cộng đoàn Mến Thánh Giá Quy Nhơn và Phaolô tại Tuy Hòa. Trên hàng ghế danh dự, còn có đông đảo các thành viên thuộc Hội Đồng giáo xứ, những người luôn quan tâm và có trách nhiệm cụ thể trong sinh hoạt giaió lý hàng tuần của giáo xứ. Trước tiền đường nhà thờ đang bừng sáng lên với ánh nắng ban mai, các gương mặt tươi vui của các em thiếu nhi từ mẫu giáo đến các học sinh giáo lý lớp 10, 11, 12...đang nô nức đợi chờ kết quả giáo lý của một năm học tập và thực thi sống đạo. Sau kinh khai mạc, các em đã hô vang băng reo và hát to bài ca chủ đề của niên khóa giáo lý "Là một cành nho liên kết với Thân Nho. Là những viên đá xây đắp nên Giáo Hội...".
Tiếp đó, anh trưởng ban mục vụ huấn giáo giáo xứ Phêrô Bùi Phương Hạt đã vẽ lại toàn cảnh bức tranh giáo lý của giáo xứ qua một năm sinh hoạt, từ giáo lý Dự Tòng cho tới hôn nhân, giới trẻ, giáo lý tại các vùng xa như Phú Điền, Phú Cốc, Cẩm Tú và cuối cùng dừng lại nơi giáo lý thiếu nhi được bổ túc chi tiết với bảng tổng kết của chị Bích Cẩm, đặc trách giáo lý thiếu nhi. Sau những cái nhìn mang tính kiểm điểm, trên trọng tâm của niên học với chủ đề "TRỞ VỀ NA-DA-RÉT", các học viên xuất sắc trong niên khóa được công bố và lần lươt lên nhận các phần thưởng khuyến khích đầy hân hoan và mãn nguyện. Xuyên qua cuộc tổng kết giáo lý nầy, Hội Nhà giáo Công Giáo giáo xứ đã hỗ trợ quà tặng dành cho các học sinh xuất sắc trong học vấn tại các trường phổ thông và đạt điểm giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua. Sau phần phát thưởng, đại diện thiếu nhi đã nói lên tâm tình cám ơn và quyết tâm thực hiện tốt hơn việc học hỏi giáo lý. Bài chia sẻ của ông chủ tịch HĐGX phản ảnh mối quan tâm sâu sắc về tinh thần liên đới, hiệp thông trong trách nhiệm giáo dục đức tin cho con em mà các gia đình troing giáo xứ cần nỗ lực nhiều hơn.
Cuối cùng, cha Phêrô Võ Tá Khánh đã đại diện cho Ban mục vụ giáo lý Giáo Phận công bố bức thư của Đức Giám Mục Giáo Phận về việc áp dụng chương trình giáo lý mới và bộ sách giáo lý mới của Giáo Phận cho niên khóa 08-09 vừa mới được phát hành. Buổi lễ kết thúc trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và toàn thể cộng đoàn chuẩn bị dâng bao công khó, vất vả, niềm vui, nổi buồn cùng những khiếm khuyết bất toàn của một năm sinh hoạt giáo lý lên bàn thờ để xin Chúa chúc lành và thánh hóa.
Chủ trì buổi lễ chính là cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền, người mục tử và là nhà "kiến trúc sư qui hoạch toàn bộ sinh hoạt mục vụ huấn giáo cho giáo xứ Tuy Hòa". Bên cạnh cha sở, đặc biệt có sự hiện diện của cha Phêrô Võ Tá Khánh, đại diện ban mục vụ huấn giáo của Giáo Phận Qui Nhơn, một linh mục thường xuyên ưu tư về nền huấn giáo của Giáo Hội Việt nam, là người chủ biên chính của bộ sách Giáo Lý Phổ Thông dành cho các lứa tuổi và là thành viên ban giảng huấn trong cuộc thường huấn dành cho giáo lý viên cấp Giáo phận từ ngày 4-8 tháng 8 vừa qua tại Quy Nhơn. Cùng với quí cha, có các nữ tu thuộc hai cộng đoàn Mến Thánh Giá Quy Nhơn và Phaolô tại Tuy Hòa. Trên hàng ghế danh dự, còn có đông đảo các thành viên thuộc Hội Đồng giáo xứ, những người luôn quan tâm và có trách nhiệm cụ thể trong sinh hoạt giaió lý hàng tuần của giáo xứ. Trước tiền đường nhà thờ đang bừng sáng lên với ánh nắng ban mai, các gương mặt tươi vui của các em thiếu nhi từ mẫu giáo đến các học sinh giáo lý lớp 10, 11, 12...đang nô nức đợi chờ kết quả giáo lý của một năm học tập và thực thi sống đạo. Sau kinh khai mạc, các em đã hô vang băng reo và hát to bài ca chủ đề của niên khóa giáo lý "Là một cành nho liên kết với Thân Nho. Là những viên đá xây đắp nên Giáo Hội...".
Tiếp đó, anh trưởng ban mục vụ huấn giáo giáo xứ Phêrô Bùi Phương Hạt đã vẽ lại toàn cảnh bức tranh giáo lý của giáo xứ qua một năm sinh hoạt, từ giáo lý Dự Tòng cho tới hôn nhân, giới trẻ, giáo lý tại các vùng xa như Phú Điền, Phú Cốc, Cẩm Tú và cuối cùng dừng lại nơi giáo lý thiếu nhi được bổ túc chi tiết với bảng tổng kết của chị Bích Cẩm, đặc trách giáo lý thiếu nhi. Sau những cái nhìn mang tính kiểm điểm, trên trọng tâm của niên học với chủ đề "TRỞ VỀ NA-DA-RÉT", các học viên xuất sắc trong niên khóa được công bố và lần lươt lên nhận các phần thưởng khuyến khích đầy hân hoan và mãn nguyện. Xuyên qua cuộc tổng kết giáo lý nầy, Hội Nhà giáo Công Giáo giáo xứ đã hỗ trợ quà tặng dành cho các học sinh xuất sắc trong học vấn tại các trường phổ thông và đạt điểm giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua. Sau phần phát thưởng, đại diện thiếu nhi đã nói lên tâm tình cám ơn và quyết tâm thực hiện tốt hơn việc học hỏi giáo lý. Bài chia sẻ của ông chủ tịch HĐGX phản ảnh mối quan tâm sâu sắc về tinh thần liên đới, hiệp thông trong trách nhiệm giáo dục đức tin cho con em mà các gia đình troing giáo xứ cần nỗ lực nhiều hơn.
Cuối cùng, cha Phêrô Võ Tá Khánh đã đại diện cho Ban mục vụ giáo lý Giáo Phận công bố bức thư của Đức Giám Mục Giáo Phận về việc áp dụng chương trình giáo lý mới và bộ sách giáo lý mới của Giáo Phận cho niên khóa 08-09 vừa mới được phát hành. Buổi lễ kết thúc trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và toàn thể cộng đoàn chuẩn bị dâng bao công khó, vất vả, niềm vui, nổi buồn cùng những khiếm khuyết bất toàn của một năm sinh hoạt giáo lý lên bàn thờ để xin Chúa chúc lành và thánh hóa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo hội cần được mở trường học
Gioan Lê Quang Vinh
11:37 10/08/2008
GIÁO HỘI CẦN ĐƯỢC MỞ TRƯỜNG HỌC
Giáo Hội được Chúa Giêsu Kitô giao trọng trách giáo dục con người ở mọi nơi và mọi thời: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”. Việc giáo dục trước hết mang tính nhân bản, khơi dậy sự thiện hảo, hướng dẫn việc khám phá và thưởng thức vẻ đẹp, trợ giúp việc tìm kiếm chân lý phổ quát nơi mỗi con người. Và giáo dục như thế sẽ dẫn đến ý nghĩa quan trọng hơn và là ý nghĩa sâu xa nhất, là hướng con người về với Đấng Tạo Hoá, là nguồn Chân, Thiện, Mỹ. Giáo Hội, với tư cách là người được giao sứ mạng gìn giữ và loan truyền kho tàng chân lý, đương nhiên phải nỗ lực tìm mọi cách thế để thực thi sứ mạng giáo dục. Thánh Công Đồng chung Vaticanô II trong Sắc Lệnh Về Giáo Dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis) đã xác quyết: “Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục, không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải được thừa nhận có khả năng giáo dục, nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy” . Do đó mà Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, đặc biệt là các dòng tu, luôn phát triển trường học kiến thức đời bên cạnh trường dạy các mầu nhiệm Đức Kitô là các thánh đường.
Tuy nhiên, trong các nước cộng sản Đông Âu trước kia, khi xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, và ở vài nước cộng sản còn lại ngày nay, trong đó có Việt nam, việc giao cho Giáo Hội đứng ra mở trường lớp là điều còn cấm kỵ, cho dù nhà cầm quyền các nước này thấy mình không đủ khả năng điều hành trường lớp và hô hào “xã hội hoá giáo dục”. Vì sao?
I. TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO KHÔNG ĐƯỢC MỞ TRƯỜNG HỌC?
Ở các nước cộng sản, Giáo Hội không những không được mở trường học, mà các trường học do Giáo Hội xây dựng và điều hành trước đây cũng bị trưng thu để làm trường nhà nước. Hãy khoan xét đến các khía cạnh sở hữu vô số tài sản và những món lợi khổng lồ từ trường học, ở đây chúng ta chỉ xét thuần khía cạnh giáo dục. Chắc chắn khi chủ trương cho tư nhân mở trường học, nhà cầm quyền Việt nam có nghĩ đến Giáo Hội Công Giáo, và họ có thể có các ý tưởng gần giống những điểm chính yếu sau đây:
1. Giáo Hội sẽ dạy gì?
Nội dung giáo dục trong các nước cộng sản, cho dù là môn học gì đi nữa, vẫn là dạy cho con người biết sống theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, sống và làm việc theo các lãnh tụ, là cố gắng chứng minh cho lối sống vô thần. Như vậy rõ ràng là việc giáo dục này ngược với giáo dục Công giáo như đã minh định ở trên. Do đó, khi nghĩ đến việc giao trường lớp cho Giáo Hội Công Giáo, nhà cầm quyền sẽ phải e dè nhiều mặt. Đàng khác, các lớp học của các trường do Giáo Hội điều khiển thường có treo Thánh Giá hay ảnh tượng Công giáo thay vì ảnh ông này bà nọ ở trần gian, và thường có phút cầu nguyện đầu giờ học. Điều này hiển nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với việc học môn chính trị hay lịch sử đảng cộng sản, kể cả môn sinh vật, những môn mà nhà cầm quyền muốn đưa nội dung vô thần vào. Còn giả sử trường học dù do Giáo Hội điều khiển, phải theo thói thường ở Việt nam, treo cờ đỏ, hình Hồ chí Minh và những câu khẩu hiệu này khác, thì điều ấy có mâu thuẫn với hình ảnh giáo sư mặc áo dòng, hoặc không mặc áo dòng nhưng ai cũng biết là linh mục, tu sĩ, và có mâu thuẫn với những lời các vị ấy, và các giáo sư Công giáo khác, truyền giảng trong lớp học. Trường học của Giáo Hội không thể giảng dạy những điều mà mình biết chắc chắn là không có căn cứ. Ở trường Đại Học Sư Phạm có một tiến sĩ sử học khá quen thân với chúng tôi. Ban ngày anh dạy khoa sử, chúng tôi dạy khoa Anh văn. Buổi tối chúng tôi dạy ở trung tâm ngoại ngữ, còn anh làm giám thị. Một lần nọ, đang giờ học buổi tối, anh đi ngang qua phòng học của chúng tôi, gọi ra và nói nhỏ: “Vinh này, tôi buồn quá. Chiều nay có một đồng nghiệp dạy khoa khác, gặp tôi nói thẳng rằng tôi nói dối suốt ngày, vậy sao tôi chịu được? Nhưng tôi hỏi Vinh, nếu tôi không nói dối thì làm sao tôi kiếm được chén cơm?” Mới đây trong kỷ yếu của cựu chủng sinh Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng, có anh đang dạy một môn nọ ở Sài gòn, cũng tỏ ra mặc cảm và bảo: "Gặp tôi ai cũng hỏi tôi còn dạy môn ấy không”. Có những môn học mà người dạy luôn tỏ ra mặc cảm như thế, liệu trường của Giáo Hội sẽ dạy như thế nào cho phù hợp với định hướng chung?
2. Việc cạnh tranh trường lớp.
Giáo dục thì làm gì có cạnh tranh? Vâng, nếu hiểu giáo dục như định nghĩa ở đầu bài viết này thì không có gì phải cạnh tranh. Nhưng nếu xét việc mở trường dưới khía cạnh kinh doanh thì sẽ khác. Vì trường lớp có thể mang tính kinh doanh, nên việc quảng cáo, tiếp thị bây giờ nhiều khi mang tính cách thiếu chân thực. Ai cũng biết nhiều trường học ở Việt nam bây giờ, từ nhà trẻ cho đến đại học, nhất là các trường luyện thi, luôn quảng cáo bằng các ngoa ngữ hoàn toàn giả dối, và người học và phụ huynh thì hoàn toàn không biết sự thật. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và thiếu lành mạnh như thế, trường của Giáo Hội sẽ là mối đe doạ cho các cơ sở làm giáo dục thiếu lương thiện. Xét ở nhiều khía cạnh, các trường do Giáo Hội điều hành và giảng dạy sẽ có uy tín hơn. Và liệu các trường khác có lo lắng cho việc chiêu sinh của họ không. Chúng tôi xin đan cử một ví dụ. Khi các dòng nữ mở nhà trẻ, thì nhiều phụ huynh chen chúc gửi con cho họ, kể cả các cán bộ nhà nước, ít ra vì họ tin tưởng rằng các chị nữ tu chăm sóc trẻ con với lương tâm và tình yêu thật sự. Và dĩ nhiên, các nhà trẻ khác sẽ mất một số lượng học trò!
3. Phải trả lại trường cho Giáo Hội.
Nếu nhà cầm quyền đồng ý cho Giáo Hội mở trường, thì chắc sẽ dẫn đến một động thái khác: trả lại trường của Giáo Hội cho chủ nhân thật của chúng. Thật khó thống kê có bao nhiêu trường của Giáo Hội đã bị trưng thu, nhưng thật dễ nhận ra điều này: đa số các trường nhà nước hiện nay là của Giáo Hội. Bên cạnh mỗi nhà thờ ở miền Nam trước biến cố 1975 thường có ít là một ngôi trường, do các cha xứ phụ trách. Rồi còn bao nhiêu trường khác do các dòng tu đảm nhận. Sau 1975, những trường ấy bị quốc hữu hoá và bây giờ vẫn do nhà nước sử dụng. Giả sử nhà cầm quyền yêu cầu Giáo Hội phải mua đất, xây trường khác, thì câu hỏi “vậy những ngôi trường cũ của Giáo Hội bao giờ sẽ châu về Hợp Phố?” chắc chắn không thể biến mất nơi cả Giáo Hội và nhà cầm quyền.
II. GIÁO HỘI MỞ TRƯỜNG LÀ ĐIỀU CẤP BÁCH.
1. Giáo dục đang có quá nhiều vấn đề.
Những người ở ngoài ngành giáo dục luôn nghĩ rằng giáo dục Việt nam đang có vấn đề. Những người ở trong ngành thì thực tế hơn, thấy rõ ràng vấn đề đã quá nghiêm trọng. Ở đây chúng ta không xét vấn đề nảy sinh là do đâu, do sự yếu kém trong quản lý, do luân lý và đạo đức trong xã hội sa sút nghiêm trọng hay do sự cố tình gây ra vấn đề để lèo lái dư luận, hay do cả ba… Nhưng rõ ràng nền giáo dục đã quá sa sút với bao nhiêu điều làm nhức đầu cả xã hội: bằng cấp giả, học vẹt, học quá nhiều mà kiến thức thì hầu như không có, tệ nạn học đường nhan nhản khắp nơi, thi cử gian lận, đề thi lúc nào cũng có sai lầm, chạy điểm mua thành tích bằng tiền và bằng tình, thầy cô không đủ trình độ, “dạy phất phơ ở trường để bắt học sinh học thêm” (“dạy phất phơ” là kiểu nói của TS Vũ Quang Việt trong dự án nghiên cứu phát triển giáo dục VN) v.v… Đã có nhiều lời tuyên bố, đã giương lên bao khẩu hiệu và đã tung ra bao nhiêu lời hô hào, và rồi thi vẫn thua cử, bằng vẫn không được cấp mà là bán mua, nạn vẫn ngày càng tệ. Vấn đề nhiều quá, cấp bách quá, vậy Giáo Hội với sứ vụ và chuyên môn của mình cần phải ra tay. Sự ra tay này không chỉ là cứu vớt mà sẽ còn là sự thúc đẩy mạnh mẽ nền giáo dục và đem lại niềm tin cho xã hội. Dù người ta yêu hay ghét Giáo Hội, người ta cũng phải thừa nhận Giáo Hội thành công rất nhiều trong công cuộc giáo dục qua nhiều thời đại. Cách đây hơn mười năm, nhà cầm quyền địa phương ở một quận trong thành phố Sài gòn này đã đặt vấn đề với Cha Phêrô Nguyễn văn Hiền, lúc bấy giờ là cha phó xứ Tân Định: “Chúng tôi làm giáo dục đã có nhiều vấn đề quá, trong khi trước năm 1975 ở miền Nam, Giáo Hội Công Giáo rất thành công trong việc giáo dục. Linh mục có thể lý giải vì sao?” . Vấn đề được đặt ra tự nó cũng đã là câu trả lời, và câu trả lời ấy cần phải được thực hiện ngay ở đây và lúc này.
2. Cần giáo dục con người toàn diện.
Một nền giáo dục chân chính và trọn vẹn chắc chắn không chỉ là truyền thụ các tri thức khoa học và xã hội, cho dù là kiến thức ấy được trình bày khách quan đến mức nào đi nữa. Bất cứ một nhà giáo dục nào cũng hiểu được rằng nền giáo dục thành công là phải đào tạo được con người cả về đức dục, trí dục và thể dục. Giáo dục sẽ tan hoang khi đạo đức suy đồi. Mà nói theo Nhà Cách Mạng vĩ đại Phan Châu Trinh (chúng tôi viết hoa từ Nhà Cách Mạng bởi vì Cụ Phan Tây Hồ và Cụ Sào Nam Phan Bội Châu là hai Nhà Cách Mạng đúng nghĩa với tài đức vẹn toàn cùng với cái tâm trong sáng, cái nhìn xa rộng về tương lai đất nước), cụ Phan Chu Trinh trong bài diễn thuyết về Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây (năm 1925) có nói: “Ta đã biết nước ta mất cũng vì luân lý, dân ta hèn cũng vì mất đạo đức luân lý, bị người khinh bỉ dày xéo cũng vì mất đạo đức luân lý, thì ta phải cố sức sửa đổi luân lý, bồi đắp đạo đức của ta.” Mà đạo đức là gì? Đạo đức, cụ Phan Tây Hồ nói theo định nghĩa phổ quát, là thực thi một nền luân lý. Không thừa nhận tôn giáo thì làm gì có luân lý. Đã không có luân lý thì làm gì có đạo đức? Cách đây ít lâu, trong Thánh Lễ dành cho các thầy cô giáo ở Nhà Hiệp Nhất DCCT Sài gòn, Cha Vũ Khởi Phụng có đặt vấn đề: “Tôn sư trọng đạo, làm sao được, bởi vì ta có đề cao đạo nào, vậy làm sao trọng đạo mà đòi tôn sư!”. Mới đây, trong bài viết về giáo dục và y tế, cha Lê Quang Uy cũng lên tiếng: “tôn mãi chẳng thấy sư nào đáng mặt sư, trọng mãi chẳng thấy đạo nào cho ra đạo”. Ở trường PTTH Bùi Thị Xuân Sài gòn có giương lên câu “Lương sư hưng quốc”, một giáo viên nói vui: “Sư lương chừng ấy nên quốc hưng cũng bằng đó thôi”. Quả thật, một nền giáo dục hợp lý và canh tân đã đến lúc phải được thực hiện, dù xã hội phải trả giá đắt cho nó. Trong website yahoo.com.vn, để trả lời cho câu hỏi “Tại sao giáo dục ngày càng xuống cấp trầm trọng”, câu trả lời được chọn là hay nhất là câu này: “Đó là vì các bạn chỉ được học theo tư tưởng và đường lối của đảng thôi mà quên rằng chính kiến thức về khoa học thực tiễn, về đạo đức làm người, về môi trường xã hội mới tạo nên được một con người tài giỏi và chân chính.” (http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071129081017AA38uw2)
3. Sự cạnh tranh giúp trường học hoàn thiện.
Chúng tôi đề cập đến việc cạnh tranh trong giáo dục với hai nghĩa: cạnh tranh về chính giá trị và nội dung của giáo dục, và cạnh tranh về phí tổn mà học sinh phải gánh chịu. Khi trường lớp của Giáo Hội Công Giáo được điều hành và giảng dạy với lương tâm chức nghiệp, thì đó là động lực thúc đẩy nền giáo dục cả nước vươn lên. Người ta chỉ rề rà khi chung quanh ai cũng lê la. Có một cua rơ vượt lên, chắc chắn cả đoàn đua phải tăng tốc. Một nền giáo dục không có động lực chân chính thúc đẩy thì chẳng bao giờ nên trọn hảo. Chúng tôi xin lấy một ví dụ nhỏ về tấm gương phản chiếu. Năm ấy chúng tôi được mời đến dạy cho một lớp 12 chuyên Anh ở trường PTTH NTB (Sài gòn). Chúng tôi tình cờ thấy các em học sinh làm bài môn Văn mà cứ viết theo kiểu vô học khi đề cập đến các nhân vật lịch sử, chẳng hạn “tên vua Khải Định”, chúng tôi thấy bất bình với cách ăn nói này, nên góp ý với các em. Các em bảo: ai cũng viết vậy thôi, vì cô giáo dạy Văn, cô H., giảng bài như vậy. Sau khi góp ý với ban giám hiệu không được, chúng tôi viết bài phê bình trên báo Thanh Niên với nội dung “Tiên học lễ” mà vậy sao? Sau đó người ta triệu tập cuộc họp, bắt tôi làm “kiểm điểm”, hỏi tôi có “ý đồ” gì mà viết về chuyện này v.v…. Người ta bất bình, giận dữ. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh và tôi đã đạt được: cô giáo ấy thận trọng hơn khi giảng bài hay trích dẫn từ sách nọ sách kia! Trong giáo dục, không có gương phản chiếu thì không ai nhận ra mình đi đúng hướng hay không.
Về học phí cũng vậy. Các trường đang thi nhau tăng học phí, kể cả, và nhất là, các trường công. Trường thì sửa đâu hư đó, thiết bị dạy học thì nghèo nàn… vậy mà học phí thì luôn gấp mấy lần thu nhập của người bình dân. Người ta hỏi nhau “vì sao ngày càng có nhiều học sinh bỏ học”. Hỏi thì hỏi vậy, nhưng chẳng ai dám đưa ra câu trả lời. Chỉ có Giáo Hội, với sứ mạng và tâm nguyện của mình, mới có thể giúp các em nghèo đến với trường lớp. Và cũng chỉ có Giáo Hội với cái tâm trong sáng của mình mới có thể vô vị lợi đến với thế hệ tương lai. Nhưng ở đây chúng tôi cũng đau lòng xin mở cái ngoặc: những người tự xưng là thành phần của Giáo Hội, kể cả hàng giáo sĩ, khi đã vì tư lợi hay vì hèn kém mà đầu quân vào những chỗ không xứng đáng, vì làm mọi quỉ dữ, thì đừng a dua chạy vào làm giáo dục, kẻo Giáo Hội lại mang tiếng là luôn muốn quyền danh!
4. Sự đóng góp về nhân sự của Giáo Hội.
Có ba vấn đề vế nhân sự trong giáo dục Việt nam: thiếu giáo viên, giáo viên không có đủ trình độ, bao gồm giáo viên có bằng giả, và giáo viên dạy thiếu lương tâm nghề nghiệp. Ở đây chúng tôi không phân tích ba vấn đề này vì nó đã quá phổ biến ở Việt nam. Vì thực tế ấy quá tràn lan, nên không ai có thể tìm ra giải pháp thích hợp. Giáo Hội Công giáo, với nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân có trình độ, có bằng cấp, có lòng yêu nghề và sự thao thức cho một nền giáo dục phát triển, chắc chắn sẽ là sự đóng góp lớn lao đáng kể cho đại cuộc. Xin kể một câu chuyện vui minh hoạ: Trong một lớp học nọ có một sinh viên học cũng bình thường mà cứ bị thầy la mắng hoài. Một lần ông thầy nóng giận và bảo: “Em học dở quá. Ngày trước khi bằng tuổi em, tôi học giỏi và đàng hoàng lắm, được thầy tôi khen hoài chứ đâu như em bây giờ.” Cậu sinh viên bình tĩnh thưa: “Dạ em biết thầy ạ. Nhưng em cũng biết lý do. Ấy là vì thầy của thầy giỏi hơn thầy của em”!!! Vâng, thầy giáo chính là tác nhân của giáo dục. Giáo Hội chắc chắn sẽ có đủ nguồn nhân lực cho việc giáo dục của mình.
LỜI KẾT
Như đã trình bày, nhà nước có những lý do để trì hoãn việc chấp thuận cho Giáo Hội Công Giáo mở trường dạy học. Nhưng vì tương lai con người Việt nam, vì sự phát triển xã hội, việc Giáo hội tham gia vào công cuộc giáo dục cần phải được khích lệ và thực hiện nhanh chóng. Trong tham luận về xã hội hoá giáo dục, y tế, từ thiện trình bày trong Hội nghị về xã hội hoá giáo dục y tế tổ chức tại Sài gòn ngày 24 tháng 7 năm 2008, Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT Việt nam đã viết: “Không thể tiếp tục gạt các tôn giáo ra bên lề xã hội và biến các tôn giáo thành “người ngoại quốc”, và thậm chí còn bị đối xử không bằng một người ngoại quốc, trên quê hương Việt Nam như thế ! Nếu chính quyền thực sự thương dân thương nước này, nếu chính quyền thực sự tôn trọng tự do tôn giáo, nếu chính quyền thực sự tôn trọng pháp luật, chính quyền phải để cho các tổ chức tôn giáo tham gia vào tiến trình xã hội hoá giáo dục-y tế, cụ thể là được mở trường và lập bệnh viện như những cá nhân và tổ chức khác”.
Giáo Hội được Chúa Giêsu Kitô giao trọng trách giáo dục con người ở mọi nơi và mọi thời: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”. Việc giáo dục trước hết mang tính nhân bản, khơi dậy sự thiện hảo, hướng dẫn việc khám phá và thưởng thức vẻ đẹp, trợ giúp việc tìm kiếm chân lý phổ quát nơi mỗi con người. Và giáo dục như thế sẽ dẫn đến ý nghĩa quan trọng hơn và là ý nghĩa sâu xa nhất, là hướng con người về với Đấng Tạo Hoá, là nguồn Chân, Thiện, Mỹ. Giáo Hội, với tư cách là người được giao sứ mạng gìn giữ và loan truyền kho tàng chân lý, đương nhiên phải nỗ lực tìm mọi cách thế để thực thi sứ mạng giáo dục. Thánh Công Đồng chung Vaticanô II trong Sắc Lệnh Về Giáo Dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis) đã xác quyết: “Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục, không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải được thừa nhận có khả năng giáo dục, nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy” . Do đó mà Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, đặc biệt là các dòng tu, luôn phát triển trường học kiến thức đời bên cạnh trường dạy các mầu nhiệm Đức Kitô là các thánh đường.
Tuy nhiên, trong các nước cộng sản Đông Âu trước kia, khi xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, và ở vài nước cộng sản còn lại ngày nay, trong đó có Việt nam, việc giao cho Giáo Hội đứng ra mở trường lớp là điều còn cấm kỵ, cho dù nhà cầm quyền các nước này thấy mình không đủ khả năng điều hành trường lớp và hô hào “xã hội hoá giáo dục”. Vì sao?
I. TẠI SAO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO KHÔNG ĐƯỢC MỞ TRƯỜNG HỌC?
Ở các nước cộng sản, Giáo Hội không những không được mở trường học, mà các trường học do Giáo Hội xây dựng và điều hành trước đây cũng bị trưng thu để làm trường nhà nước. Hãy khoan xét đến các khía cạnh sở hữu vô số tài sản và những món lợi khổng lồ từ trường học, ở đây chúng ta chỉ xét thuần khía cạnh giáo dục. Chắc chắn khi chủ trương cho tư nhân mở trường học, nhà cầm quyền Việt nam có nghĩ đến Giáo Hội Công Giáo, và họ có thể có các ý tưởng gần giống những điểm chính yếu sau đây:
1. Giáo Hội sẽ dạy gì?
Nội dung giáo dục trong các nước cộng sản, cho dù là môn học gì đi nữa, vẫn là dạy cho con người biết sống theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, sống và làm việc theo các lãnh tụ, là cố gắng chứng minh cho lối sống vô thần. Như vậy rõ ràng là việc giáo dục này ngược với giáo dục Công giáo như đã minh định ở trên. Do đó, khi nghĩ đến việc giao trường lớp cho Giáo Hội Công Giáo, nhà cầm quyền sẽ phải e dè nhiều mặt. Đàng khác, các lớp học của các trường do Giáo Hội điều khiển thường có treo Thánh Giá hay ảnh tượng Công giáo thay vì ảnh ông này bà nọ ở trần gian, và thường có phút cầu nguyện đầu giờ học. Điều này hiển nhiên hoàn toàn mâu thuẫn với việc học môn chính trị hay lịch sử đảng cộng sản, kể cả môn sinh vật, những môn mà nhà cầm quyền muốn đưa nội dung vô thần vào. Còn giả sử trường học dù do Giáo Hội điều khiển, phải theo thói thường ở Việt nam, treo cờ đỏ, hình Hồ chí Minh và những câu khẩu hiệu này khác, thì điều ấy có mâu thuẫn với hình ảnh giáo sư mặc áo dòng, hoặc không mặc áo dòng nhưng ai cũng biết là linh mục, tu sĩ, và có mâu thuẫn với những lời các vị ấy, và các giáo sư Công giáo khác, truyền giảng trong lớp học. Trường học của Giáo Hội không thể giảng dạy những điều mà mình biết chắc chắn là không có căn cứ. Ở trường Đại Học Sư Phạm có một tiến sĩ sử học khá quen thân với chúng tôi. Ban ngày anh dạy khoa sử, chúng tôi dạy khoa Anh văn. Buổi tối chúng tôi dạy ở trung tâm ngoại ngữ, còn anh làm giám thị. Một lần nọ, đang giờ học buổi tối, anh đi ngang qua phòng học của chúng tôi, gọi ra và nói nhỏ: “Vinh này, tôi buồn quá. Chiều nay có một đồng nghiệp dạy khoa khác, gặp tôi nói thẳng rằng tôi nói dối suốt ngày, vậy sao tôi chịu được? Nhưng tôi hỏi Vinh, nếu tôi không nói dối thì làm sao tôi kiếm được chén cơm?” Mới đây trong kỷ yếu của cựu chủng sinh Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng, có anh đang dạy một môn nọ ở Sài gòn, cũng tỏ ra mặc cảm và bảo: "Gặp tôi ai cũng hỏi tôi còn dạy môn ấy không”. Có những môn học mà người dạy luôn tỏ ra mặc cảm như thế, liệu trường của Giáo Hội sẽ dạy như thế nào cho phù hợp với định hướng chung?
2. Việc cạnh tranh trường lớp.
Giáo dục thì làm gì có cạnh tranh? Vâng, nếu hiểu giáo dục như định nghĩa ở đầu bài viết này thì không có gì phải cạnh tranh. Nhưng nếu xét việc mở trường dưới khía cạnh kinh doanh thì sẽ khác. Vì trường lớp có thể mang tính kinh doanh, nên việc quảng cáo, tiếp thị bây giờ nhiều khi mang tính cách thiếu chân thực. Ai cũng biết nhiều trường học ở Việt nam bây giờ, từ nhà trẻ cho đến đại học, nhất là các trường luyện thi, luôn quảng cáo bằng các ngoa ngữ hoàn toàn giả dối, và người học và phụ huynh thì hoàn toàn không biết sự thật. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và thiếu lành mạnh như thế, trường của Giáo Hội sẽ là mối đe doạ cho các cơ sở làm giáo dục thiếu lương thiện. Xét ở nhiều khía cạnh, các trường do Giáo Hội điều hành và giảng dạy sẽ có uy tín hơn. Và liệu các trường khác có lo lắng cho việc chiêu sinh của họ không. Chúng tôi xin đan cử một ví dụ. Khi các dòng nữ mở nhà trẻ, thì nhiều phụ huynh chen chúc gửi con cho họ, kể cả các cán bộ nhà nước, ít ra vì họ tin tưởng rằng các chị nữ tu chăm sóc trẻ con với lương tâm và tình yêu thật sự. Và dĩ nhiên, các nhà trẻ khác sẽ mất một số lượng học trò!
3. Phải trả lại trường cho Giáo Hội.
Nếu nhà cầm quyền đồng ý cho Giáo Hội mở trường, thì chắc sẽ dẫn đến một động thái khác: trả lại trường của Giáo Hội cho chủ nhân thật của chúng. Thật khó thống kê có bao nhiêu trường của Giáo Hội đã bị trưng thu, nhưng thật dễ nhận ra điều này: đa số các trường nhà nước hiện nay là của Giáo Hội. Bên cạnh mỗi nhà thờ ở miền Nam trước biến cố 1975 thường có ít là một ngôi trường, do các cha xứ phụ trách. Rồi còn bao nhiêu trường khác do các dòng tu đảm nhận. Sau 1975, những trường ấy bị quốc hữu hoá và bây giờ vẫn do nhà nước sử dụng. Giả sử nhà cầm quyền yêu cầu Giáo Hội phải mua đất, xây trường khác, thì câu hỏi “vậy những ngôi trường cũ của Giáo Hội bao giờ sẽ châu về Hợp Phố?” chắc chắn không thể biến mất nơi cả Giáo Hội và nhà cầm quyền.
II. GIÁO HỘI MỞ TRƯỜNG LÀ ĐIỀU CẤP BÁCH.
1. Giáo dục đang có quá nhiều vấn đề.
Những người ở ngoài ngành giáo dục luôn nghĩ rằng giáo dục Việt nam đang có vấn đề. Những người ở trong ngành thì thực tế hơn, thấy rõ ràng vấn đề đã quá nghiêm trọng. Ở đây chúng ta không xét vấn đề nảy sinh là do đâu, do sự yếu kém trong quản lý, do luân lý và đạo đức trong xã hội sa sút nghiêm trọng hay do sự cố tình gây ra vấn đề để lèo lái dư luận, hay do cả ba… Nhưng rõ ràng nền giáo dục đã quá sa sút với bao nhiêu điều làm nhức đầu cả xã hội: bằng cấp giả, học vẹt, học quá nhiều mà kiến thức thì hầu như không có, tệ nạn học đường nhan nhản khắp nơi, thi cử gian lận, đề thi lúc nào cũng có sai lầm, chạy điểm mua thành tích bằng tiền và bằng tình, thầy cô không đủ trình độ, “dạy phất phơ ở trường để bắt học sinh học thêm” (“dạy phất phơ” là kiểu nói của TS Vũ Quang Việt trong dự án nghiên cứu phát triển giáo dục VN) v.v… Đã có nhiều lời tuyên bố, đã giương lên bao khẩu hiệu và đã tung ra bao nhiêu lời hô hào, và rồi thi vẫn thua cử, bằng vẫn không được cấp mà là bán mua, nạn vẫn ngày càng tệ. Vấn đề nhiều quá, cấp bách quá, vậy Giáo Hội với sứ vụ và chuyên môn của mình cần phải ra tay. Sự ra tay này không chỉ là cứu vớt mà sẽ còn là sự thúc đẩy mạnh mẽ nền giáo dục và đem lại niềm tin cho xã hội. Dù người ta yêu hay ghét Giáo Hội, người ta cũng phải thừa nhận Giáo Hội thành công rất nhiều trong công cuộc giáo dục qua nhiều thời đại. Cách đây hơn mười năm, nhà cầm quyền địa phương ở một quận trong thành phố Sài gòn này đã đặt vấn đề với Cha Phêrô Nguyễn văn Hiền, lúc bấy giờ là cha phó xứ Tân Định: “Chúng tôi làm giáo dục đã có nhiều vấn đề quá, trong khi trước năm 1975 ở miền Nam, Giáo Hội Công Giáo rất thành công trong việc giáo dục. Linh mục có thể lý giải vì sao?” . Vấn đề được đặt ra tự nó cũng đã là câu trả lời, và câu trả lời ấy cần phải được thực hiện ngay ở đây và lúc này.
2. Cần giáo dục con người toàn diện.
Một nền giáo dục chân chính và trọn vẹn chắc chắn không chỉ là truyền thụ các tri thức khoa học và xã hội, cho dù là kiến thức ấy được trình bày khách quan đến mức nào đi nữa. Bất cứ một nhà giáo dục nào cũng hiểu được rằng nền giáo dục thành công là phải đào tạo được con người cả về đức dục, trí dục và thể dục. Giáo dục sẽ tan hoang khi đạo đức suy đồi. Mà nói theo Nhà Cách Mạng vĩ đại Phan Châu Trinh (chúng tôi viết hoa từ Nhà Cách Mạng bởi vì Cụ Phan Tây Hồ và Cụ Sào Nam Phan Bội Châu là hai Nhà Cách Mạng đúng nghĩa với tài đức vẹn toàn cùng với cái tâm trong sáng, cái nhìn xa rộng về tương lai đất nước), cụ Phan Chu Trinh trong bài diễn thuyết về Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây (năm 1925) có nói: “Ta đã biết nước ta mất cũng vì luân lý, dân ta hèn cũng vì mất đạo đức luân lý, bị người khinh bỉ dày xéo cũng vì mất đạo đức luân lý, thì ta phải cố sức sửa đổi luân lý, bồi đắp đạo đức của ta.” Mà đạo đức là gì? Đạo đức, cụ Phan Tây Hồ nói theo định nghĩa phổ quát, là thực thi một nền luân lý. Không thừa nhận tôn giáo thì làm gì có luân lý. Đã không có luân lý thì làm gì có đạo đức? Cách đây ít lâu, trong Thánh Lễ dành cho các thầy cô giáo ở Nhà Hiệp Nhất DCCT Sài gòn, Cha Vũ Khởi Phụng có đặt vấn đề: “Tôn sư trọng đạo, làm sao được, bởi vì ta có đề cao đạo nào, vậy làm sao trọng đạo mà đòi tôn sư!”. Mới đây, trong bài viết về giáo dục và y tế, cha Lê Quang Uy cũng lên tiếng: “tôn mãi chẳng thấy sư nào đáng mặt sư, trọng mãi chẳng thấy đạo nào cho ra đạo”. Ở trường PTTH Bùi Thị Xuân Sài gòn có giương lên câu “Lương sư hưng quốc”, một giáo viên nói vui: “Sư lương chừng ấy nên quốc hưng cũng bằng đó thôi”. Quả thật, một nền giáo dục hợp lý và canh tân đã đến lúc phải được thực hiện, dù xã hội phải trả giá đắt cho nó. Trong website yahoo.com.vn, để trả lời cho câu hỏi “Tại sao giáo dục ngày càng xuống cấp trầm trọng”, câu trả lời được chọn là hay nhất là câu này: “Đó là vì các bạn chỉ được học theo tư tưởng và đường lối của đảng thôi mà quên rằng chính kiến thức về khoa học thực tiễn, về đạo đức làm người, về môi trường xã hội mới tạo nên được một con người tài giỏi và chân chính.” (http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071129081017AA38uw2)
3. Sự cạnh tranh giúp trường học hoàn thiện.
Chúng tôi đề cập đến việc cạnh tranh trong giáo dục với hai nghĩa: cạnh tranh về chính giá trị và nội dung của giáo dục, và cạnh tranh về phí tổn mà học sinh phải gánh chịu. Khi trường lớp của Giáo Hội Công Giáo được điều hành và giảng dạy với lương tâm chức nghiệp, thì đó là động lực thúc đẩy nền giáo dục cả nước vươn lên. Người ta chỉ rề rà khi chung quanh ai cũng lê la. Có một cua rơ vượt lên, chắc chắn cả đoàn đua phải tăng tốc. Một nền giáo dục không có động lực chân chính thúc đẩy thì chẳng bao giờ nên trọn hảo. Chúng tôi xin lấy một ví dụ nhỏ về tấm gương phản chiếu. Năm ấy chúng tôi được mời đến dạy cho một lớp 12 chuyên Anh ở trường PTTH NTB (Sài gòn). Chúng tôi tình cờ thấy các em học sinh làm bài môn Văn mà cứ viết theo kiểu vô học khi đề cập đến các nhân vật lịch sử, chẳng hạn “tên vua Khải Định”, chúng tôi thấy bất bình với cách ăn nói này, nên góp ý với các em. Các em bảo: ai cũng viết vậy thôi, vì cô giáo dạy Văn, cô H., giảng bài như vậy. Sau khi góp ý với ban giám hiệu không được, chúng tôi viết bài phê bình trên báo Thanh Niên với nội dung “Tiên học lễ” mà vậy sao? Sau đó người ta triệu tập cuộc họp, bắt tôi làm “kiểm điểm”, hỏi tôi có “ý đồ” gì mà viết về chuyện này v.v…. Người ta bất bình, giận dữ. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh và tôi đã đạt được: cô giáo ấy thận trọng hơn khi giảng bài hay trích dẫn từ sách nọ sách kia! Trong giáo dục, không có gương phản chiếu thì không ai nhận ra mình đi đúng hướng hay không.
Về học phí cũng vậy. Các trường đang thi nhau tăng học phí, kể cả, và nhất là, các trường công. Trường thì sửa đâu hư đó, thiết bị dạy học thì nghèo nàn… vậy mà học phí thì luôn gấp mấy lần thu nhập của người bình dân. Người ta hỏi nhau “vì sao ngày càng có nhiều học sinh bỏ học”. Hỏi thì hỏi vậy, nhưng chẳng ai dám đưa ra câu trả lời. Chỉ có Giáo Hội, với sứ mạng và tâm nguyện của mình, mới có thể giúp các em nghèo đến với trường lớp. Và cũng chỉ có Giáo Hội với cái tâm trong sáng của mình mới có thể vô vị lợi đến với thế hệ tương lai. Nhưng ở đây chúng tôi cũng đau lòng xin mở cái ngoặc: những người tự xưng là thành phần của Giáo Hội, kể cả hàng giáo sĩ, khi đã vì tư lợi hay vì hèn kém mà đầu quân vào những chỗ không xứng đáng, vì làm mọi quỉ dữ, thì đừng a dua chạy vào làm giáo dục, kẻo Giáo Hội lại mang tiếng là luôn muốn quyền danh!
4. Sự đóng góp về nhân sự của Giáo Hội.
Có ba vấn đề vế nhân sự trong giáo dục Việt nam: thiếu giáo viên, giáo viên không có đủ trình độ, bao gồm giáo viên có bằng giả, và giáo viên dạy thiếu lương tâm nghề nghiệp. Ở đây chúng tôi không phân tích ba vấn đề này vì nó đã quá phổ biến ở Việt nam. Vì thực tế ấy quá tràn lan, nên không ai có thể tìm ra giải pháp thích hợp. Giáo Hội Công giáo, với nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân có trình độ, có bằng cấp, có lòng yêu nghề và sự thao thức cho một nền giáo dục phát triển, chắc chắn sẽ là sự đóng góp lớn lao đáng kể cho đại cuộc. Xin kể một câu chuyện vui minh hoạ: Trong một lớp học nọ có một sinh viên học cũng bình thường mà cứ bị thầy la mắng hoài. Một lần ông thầy nóng giận và bảo: “Em học dở quá. Ngày trước khi bằng tuổi em, tôi học giỏi và đàng hoàng lắm, được thầy tôi khen hoài chứ đâu như em bây giờ.” Cậu sinh viên bình tĩnh thưa: “Dạ em biết thầy ạ. Nhưng em cũng biết lý do. Ấy là vì thầy của thầy giỏi hơn thầy của em”!!! Vâng, thầy giáo chính là tác nhân của giáo dục. Giáo Hội chắc chắn sẽ có đủ nguồn nhân lực cho việc giáo dục của mình.
LỜI KẾT
Như đã trình bày, nhà nước có những lý do để trì hoãn việc chấp thuận cho Giáo Hội Công Giáo mở trường dạy học. Nhưng vì tương lai con người Việt nam, vì sự phát triển xã hội, việc Giáo hội tham gia vào công cuộc giáo dục cần phải được khích lệ và thực hiện nhanh chóng. Trong tham luận về xã hội hoá giáo dục, y tế, từ thiện trình bày trong Hội nghị về xã hội hoá giáo dục y tế tổ chức tại Sài gòn ngày 24 tháng 7 năm 2008, Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT Việt nam đã viết: “Không thể tiếp tục gạt các tôn giáo ra bên lề xã hội và biến các tôn giáo thành “người ngoại quốc”, và thậm chí còn bị đối xử không bằng một người ngoại quốc, trên quê hương Việt Nam như thế ! Nếu chính quyền thực sự thương dân thương nước này, nếu chính quyền thực sự tôn trọng tự do tôn giáo, nếu chính quyền thực sự tôn trọng pháp luật, chính quyền phải để cho các tổ chức tôn giáo tham gia vào tiến trình xã hội hoá giáo dục-y tế, cụ thể là được mở trường và lập bệnh viện như những cá nhân và tổ chức khác”.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Điều gì làm cho Linh Mục cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ?
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
19:51 10/08/2008
Chia sẻ với linh mục tu sĩ: Điều gì làm cho linh mục cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ?
(LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVNHK, đã chủ tế và chia sẻ trong Thánh Lễ với các Linh Mục & Tu Sĩ, vào lúc 7:30am ngày thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008, tại Đền Thánh Chi Dòng Đồng Công, Missouri)
Sau đây là toàn văn bài chia sẻ:
"Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, con cái, đồng ruộng vì thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu" (Marco10:28-30)
Quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ rất thân mến,
Trong thời gian qua, có dịp đi thăm viếng gặp gỡ nhiều Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ nhất là các vị đang nghỉ hưu, dưỡng bệnh, con hỏi các ngài đã chuẩn bị sẵn sàng gặp Chúa chưa, để nhận lãnh những phần thưởng Chúa hứa thưởng ban, nhất là 'ở đời sau được sự sống vĩnh cửu', cho những hy sinh, những cống hiến suốt cuộc đời qua?
Có Soeur đáng kính kia, tuổi đời tám chục bó có dư, tuổi đạo thì mừng kim khánh là... chuyện nhỏ, mỗi ngày ăn thuốc, uống thuốc còn nhiều hơn ăn cơm, nuốt cháo, lại đi 'hầu' bác sĩ hằng tuần, hằng tháng rất đứng giờ, đúng phút, đúng giây, trả lời con với giọng nói thều thào, run rẩy nhưng cũng rất ư thành thật, và rất ư là đáng kính:
- Vâng, nếu Chúa gọi ra trình diện thì đành... 'Xin Vâng' thôi! Nhưng bảo chuẩn bị thì chưa chuẩn bị, và cũng không hề có ý muốn sẵn sàng!
Có Đức Ông rất đáng kính kia, năm nay cũng xấp xỉ gần bảy chục bó, thì phán 1 câu rất ư là thánh thiện, và nghe ra cũng rất ư là thậm chí lý:
- Gặp mặt Chúa thì cũng thích thật đấy, nhưng nghĩ đến thì cũng khiếp...lắm lắm! Thôi thì... chúng mình hẵn cứ từ từ...!
Mỗi người chúng ta nơi đây, được Chúa mời gọi để 'bỏ mọi sự mà theo Thầy', và tùy theo khả năng mà được phân công những sứ vụ khác nhau. Tình hình Ơn Gọi Chung ra sao? Tâm tình sống Ơn Gọi của mỗi người chúng ta lúc này so với ngày đầu tiên được thánh hiến ra sao? Vui? Buồn? Hạnh Phúc? hay Thất Vọng? Làm cách nào để những đóng góp, hy sinh, phục vụ của cá nhân mình là những làn gió hòa với cơn gió chung làm thuận buồm xuôi sóng, để con thuyền Giáo Hội ra khơi mỗi ngày mỗi thu bắt về nhiều mẻ lưới lớn - nhiều cá Người - về cho Chúa? Dưới đây, con xin lần lượt chia sẻ các ý tưởng đó.
Đức Ông Rossetti, Chủ Tịch và cũng là Giám Đốc của viện St. Luke Institute ở Silver Spring, Maryland, một Trung Tâm Hồi Phục chuyên giúp đỡ cho những Giáo Sĩ và nam nữ Tu Sĩ có vấn đề, hay khủng hoảng trong ơn gọi, trong công việc mục vụ, hay bị vướng vào những chứng bệnh nghiện nặng: bài bạc, rượu chè vv... cách đây vài tháng, đã chia sẻ ở St. Patrick College, Dublin, về đề tài 'Cốt lõi của Thiên Chức Linh Mục', và cho biết, sau nhiều cuộc nghiên cứu, và làm thống kê:
- Tình trạng Ơn Gọi Linh Mục: Nói chung trong Giáo Hội càng ngày càng sa sút, hiếm đi.
- Khi nói tới 'Linh Mục' ngày nay: người ta liên tưởng tới những điều không tốt như sự cô độc, cô đơn, và có một thời gian danh dự bị xúc phạm, bị tai tiếng do chỉ vì một ít Linh Mục có vấn đề xâm phạm tình dục với trẻ vị thành niên.
- Có vị lấy làm thất vọng sau khi chịu chức và sau một thời gian làm việc vì không lý tưởng như mình nghĩ. Khi đi tu, ước mơ và mong muốn đem tài sức ra phục vụ, họ mong làm điều đó để thay đổi cơ cấu, sửa chữa những điều sai trái, những điều dạy dỗ có vẻ 'cổ hủ', không hợp thời trong Giáo Hội. Họ mong muốn Giáo Hội, hay giáo xứ, cộng đoàn mình phụ trách mỗi ngày mỗi bành trướng, phát triển, và nhiều quyền lực hơn, và họ thất vọng khi không thấy điều đó xảy ra.
Cần nói ngay, đó chỉ là thước đo của con người, của trung tâm quyền lực thương mại Wall street, chứ không phải là chuẩn mực của Kitô hữu, và là thước đo thành bại trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa.
Trong tình hình chung có vẻ bi quan, nhưng cũng có 'ánh sáng cuối đường hầm', đó là sau khi làm một cuộc thăm hỏi ý kiến liên tục trong ba năm, 2003-2005, với 1,286 Linh Mục, Đức Ông thống kê:
90.2% Linh Mục cho biết rất hài lòng, hạnh phúc với ơn gọi.
81.6% Linh Mục cho biết, nếu được chọn lựa lại, thì cũng sẽ chọn làm Linh Mục.
Không thấy một thống kê về các Tu Sĩ nam nữ trong vấn đề này, hy vọng nếu có, kết quả cũng cao như vậy!
Trong năm vừa qua, có dịp đi thăm viếng và gặp gỡ một số Linh Mục, Phó Tế, nam nữ tu sĩ Việt Nam ở các Miền, con cũng nhận thấy:
- Sự tận tâm, hy sinh, đầy tinh thần trách nhiệm của các Linh mục, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ trong việc phục vụ.
- Tuyệt đại đa số tỏ ra rất hạnh phúc, vui vẻ và hài lòng trong sứ vụ của mình.
- Sự liên hệ giữa Linh Mục và giáo dân rất gắn bó, gần gũi, thân thiện. Giáo dân rất quý mến, tôn trọng và cộng tác tích cực với các vị chủ chăn của mình, nhờ đó Giáo Xứ, Cộng Đoàn và chính gia đình của họ cũng được hạnh phúc, thánh thiện.
Điều gì làm cho Linh Mục cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ? Thưa trong 5 lãnh vực sau:
1- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với bề trên của mình.
Đa số Linh Mục hài lòng với Giám Mục của mình cũng như các chức sắc khác trong Giáo Hội. Một số vị được khuyên, cũng nên cảm thông cho và với Giám Mục của mình, các vị ấy cũng là con người, có những bất toàn và khuyết điểm. Họ cũng cần được tha thứ và yêu thương, khi có những quyết định đôi khi làm thương tổn đến danh dự, quyền lợi của cá nhân mình. Nhất là trong vụ lạm dụng tính dục trẻ em, đồng tính luyến ái... không ít Linh Mục bị hàm oan, và cũng là nạn nhân của những vụ vu khống, cáo gian, và cay đắng nhất, là bị kỷ luật, bị khai trừ... từ đấng bản quyền của mình.
2- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt với Thiên Chúa và đời sống tâm linh.
Biết xem và đặt Chúa Giêsu là tâm điểm của cuộc sống. Chúa như một trục, để con người và mọi việc chúng ta làm hằng ngày chỉ xoay quanh trục đó. Cầu nguyện, dâng Lễ, viếng Thánh Thể, là những nguồn mạch quý báu giúp các Linh Mục thêm sức mạnh và an bình để mỗi ngày tiếp tục và trung thành với sứ vụ của mình.
3- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với anh em Linh Mục khác.
Có một số bạn bè Linh Mục thân thiết cùng chia sẻ những buồn vui đời tu hành và khuyến khích, nâng đỡ tinh thần lẫn nhau trong các buổi gặp gỡ, chia sẻ, đi tĩnh tâm, đi chơi chung, hay cùng ăn trưa, ăn tối với nhau.
Cần mở ngoặc nơi đây, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đã và đang nỗ lực tổ chức các khóa Tĩnh Tâm, Tu Nghiệp, tổ chức các sinh hoạt tâm linh, Đại Hội và Hành Hương cũng nhằm mục đích đó.
Các Miền cũng thường tổ chức các buổi gặp gỡ nhau, và càng ngày càng có nhiều Linh Mục tham dự, tình nghĩa anh em càng thắm thiết hơn. Những vị nào chưa từng tham gia, xin hãy xem lại, và thu xếp mọi việc để đến với anh em.
Đức Thánh Cha Benedict XVI chia sẻ với các Giám Mục Hoa Kỳ về Linh Mục, trong dịp tông du thăm Hoa Kỳ vừa qua, ngài nói:
'Cần có sự đoàn kết hiệp nhất và cộng tác giữa các Linh Mục với nhau. Tất cả chúng ta phải vượt qua những chia rẽ, bất đồng và thiên kiến, cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội về một tương lai hy vọng.
Mỗi người chúng ta, ai cũng biết tình nghĩa huynh đệ giữa các Linh Mục với nhau nó quan trọng thế nào trong đời sống của chúng ta. Tình huynh đệ đó không đơn thuần chỉ là một báu vật, mà còn là một nguồn mạch vô tận để canh tân đời sống Linh Mục và nuôi dưỡng thêm những ơn gọi mới'.
Ngài cũng khuyên các Giám Mục nên tạo cơ hội cho các Linh Mục gặp gỡ thường xuyên với nhau.
4- Linh Mục hạnh phúc khi biết cách giải quyết êm đẹp tình trạng công việc mục vụ quá tải và nhiều khó khăn do tình trạng thiếu Linh Mục.
Trong tình hình chung của Giáo Hội: ơn gọi sa sút như hiện nay, nhu cầu được phục vụ thì càng nhiều, và cũng đa dạng hơn, phức tạp hơn.
Trong xã hội Hoa Kỳ, vấn đề lại càng rắc rối hơn, do con người sống nhưng luôn luôn bị ràng buộc vào trong hệ thống luật pháp tế vi, sự sinh hoạt ở trong tinh thần tự do sa đà, đôi khi quá trớn.
Nếu không biết khôn ngoan giải quyết vấn đề, nếu không biết khôn ngoan xem vấn đề nào là quan trọng cần ưu tiên giải quyết, tâm trí sẽ bị rối bòng bong vì bao nhiêu việc ập tới!
Tin hay không tin, người không có hạnh phúc, an bình trong ơn gọi, chính là những người chỉ biết rên xiết công việc nhiều quá, chỉ biết lo lắng, trách móc, than van thay vì tìm cách giải quyết và gở rối vấn đề từng chút, từng chút một!
5- Hài Lòng về Tài Chánh chu cấp
Đa số Linh Mục tại Hoa Kỳ khi được thăm dò ý kiến, đều hài lòng với 'tiền công' và những gì được chu biện, dù rằng so với mức sống trong xã hội, với những người chung quanh, và với khả năng, kiến thức, bằng cấp, địa vị cao mà một số vị đó đã đạt được, ngay cả trước khi từ bỏ tất cả đi theo Chúa, thì không được cao. Dù sao cũng khá hơn rất nhiều người khác rồi. Trong tinh thần hiệp thông, chúng ta cũng cầu nguyện cho những Linh Mục và Tu Sĩ ở các nước Bắc Âu, Phi Châu, hay ở Việt Nam tại các làng nghèo, vùng sâu, vùng xa, và cao nguyên. Họ sống và làm việc trong những điều kiện, tiêu chuẩn hết sức thấp kém, thậm tệ. Chúng ta làm được, giúp được việc gì cho họ cũng đều tốt cả.
Thưa, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ,
Những điều vừa chia sẻ ở trên, cũng chỉ mong giúp cho mỗi người chúng ta nhìn lại cuộc hành trình Ơn Gọi của chúng ta vừa đi qua, có người 50 năm, 40 năm, 30 năm, 20 năm, 10 năm hay vài năm, vài tháng... để kiểm điểm, đánh giá những gì chúng ta đã và đang làm cho đến giờ phút này, và đặc biệt, xem thử tinh thần dấn thân, sống chết với Ơn Gọi của chúng ta đang ở mức nào, so với ngày được Chúa gọi lên Bàn Thờ qua nghi thức Xức Dầu Thánh Hiến? Mong sẽ giúp mỗi người chúng ta làm chút hành trang, để bước vào chặng hành trình phục vụ sắp tới, cũng rất gay go, cam khổ, lắm thử thách và nhiều gian nan.
Hồng Y Claudio Humes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, nói rõ trong Tâm Thư vừa gởi cho tất cả Linh Mục nhân dịp lễ Thánh Cha Sở Gioan Maria Vianey, vào ngày 4 tháng 8 vừa qua:
"Giáo Hội hôm nay có 1 sứ mạng khẩn cấp, không chỉ đến với muôn dân, nhưng còn đến với những kitô hữu sống trong những miền mà đức tin kitô giáo đã được rao giảng và thiết lập từ nhiều thế kỷ, nơi nhiều cộng đoàn giáo hội đã hiện hữu.'
Tự bản chất giáo hội là thừa sai. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta dụ ngôn 'người gieo hạt ra đi gieo hạt' (Mt 13,3). Người gieo hạt không chỉ ngồi trong nhà gieo hạt qua cửa sổ, nhưng phải bỏ nhà ra đi.
Giáo hội hiểu rằng không thể ngồi im nhận lãnh hoặc chỉ rao giảng cho những người tìm Đức Tin trong các nhà thờ hay các cộng đoàn. Giáo Hội cần đứng dậy ra đi đến những nơi con người, các gia đình sinh sống và làm việc.
Chúng ta phải đi đến với mọi người. các công ty, các tổ chức, các trường học, và các lãnh vực khác nhau trong xã hội nữa. Mọi thành phần trong Giáo Hội như Linh mục, tu sĩ và giáo dân đều được mời gọi thi hành sứ vụ này".
Phải, nếu anh chị em chúng ta, những người có cùng mẫu số chung là Tu Sĩ, có được an vui, hài lòng và hạnh phúc với Ơn Gọi của mình - ơn gọi yêu thương và phục vụ anh chị em của mình- thì những sứ mạng đó, tin chắc sẽ hoàn thành rất tốt đẹp!
Phải, nếu anh chị em chúng ta cùng ngồi lại với nhau, cùng gắn bó với nhau, cùng đoàn kết, cùng tâm đầu ý hiệp, cùng giúp đỡ cho nhau thì sứ mạng ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, cũng sẽ nhẹ nhàng cho mỗi người biết bao!
Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư gởi tín hữu Rôma ở bài đọc 1, cũng nhắc nhở rằng: 'Mọi sự đều hợp tác để dẫn tới điều thiện hảo cho những ai yêu mến Thiên Chúa, cho những ai đã được kêu gọi chiếu theo ý định của người'.
Xin chân thành cám ơn tất cả quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, đã quảng đại đáp trả lời mời gọi dấn thân phục vụ Thiên Chúa, phục vụ tha nhân, anh chị em của chúng ta.
Xin Thiên Chúa qua Mẹ La Vang, chúc lành cho mỗi người chúng ta, chúc lành cho Ơn Gọi của chúng ta, để chúng ta hằng ngày luôn được an bình và hạnh phúc, và tiếp tục thân thưa với Chúa, như Đức Mẹ: Xin Vâng!
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
(LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVNHK, đã chủ tế và chia sẻ trong Thánh Lễ với các Linh Mục & Tu Sĩ, vào lúc 7:30am ngày thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008, tại Đền Thánh Chi Dòng Đồng Công, Missouri)
Sau đây là toàn văn bài chia sẻ:
"Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, con cái, đồng ruộng vì thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu" (Marco10:28-30)
Quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ rất thân mến,
Trong thời gian qua, có dịp đi thăm viếng gặp gỡ nhiều Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ nhất là các vị đang nghỉ hưu, dưỡng bệnh, con hỏi các ngài đã chuẩn bị sẵn sàng gặp Chúa chưa, để nhận lãnh những phần thưởng Chúa hứa thưởng ban, nhất là 'ở đời sau được sự sống vĩnh cửu', cho những hy sinh, những cống hiến suốt cuộc đời qua?
Có Soeur đáng kính kia, tuổi đời tám chục bó có dư, tuổi đạo thì mừng kim khánh là... chuyện nhỏ, mỗi ngày ăn thuốc, uống thuốc còn nhiều hơn ăn cơm, nuốt cháo, lại đi 'hầu' bác sĩ hằng tuần, hằng tháng rất đứng giờ, đúng phút, đúng giây, trả lời con với giọng nói thều thào, run rẩy nhưng cũng rất ư thành thật, và rất ư là đáng kính:
- Vâng, nếu Chúa gọi ra trình diện thì đành... 'Xin Vâng' thôi! Nhưng bảo chuẩn bị thì chưa chuẩn bị, và cũng không hề có ý muốn sẵn sàng!
Có Đức Ông rất đáng kính kia, năm nay cũng xấp xỉ gần bảy chục bó, thì phán 1 câu rất ư là thánh thiện, và nghe ra cũng rất ư là thậm chí lý:
- Gặp mặt Chúa thì cũng thích thật đấy, nhưng nghĩ đến thì cũng khiếp...lắm lắm! Thôi thì... chúng mình hẵn cứ từ từ...!
Mỗi người chúng ta nơi đây, được Chúa mời gọi để 'bỏ mọi sự mà theo Thầy', và tùy theo khả năng mà được phân công những sứ vụ khác nhau. Tình hình Ơn Gọi Chung ra sao? Tâm tình sống Ơn Gọi của mỗi người chúng ta lúc này so với ngày đầu tiên được thánh hiến ra sao? Vui? Buồn? Hạnh Phúc? hay Thất Vọng? Làm cách nào để những đóng góp, hy sinh, phục vụ của cá nhân mình là những làn gió hòa với cơn gió chung làm thuận buồm xuôi sóng, để con thuyền Giáo Hội ra khơi mỗi ngày mỗi thu bắt về nhiều mẻ lưới lớn - nhiều cá Người - về cho Chúa? Dưới đây, con xin lần lượt chia sẻ các ý tưởng đó.
Đức Ông Rossetti, Chủ Tịch và cũng là Giám Đốc của viện St. Luke Institute ở Silver Spring, Maryland, một Trung Tâm Hồi Phục chuyên giúp đỡ cho những Giáo Sĩ và nam nữ Tu Sĩ có vấn đề, hay khủng hoảng trong ơn gọi, trong công việc mục vụ, hay bị vướng vào những chứng bệnh nghiện nặng: bài bạc, rượu chè vv... cách đây vài tháng, đã chia sẻ ở St. Patrick College, Dublin, về đề tài 'Cốt lõi của Thiên Chức Linh Mục', và cho biết, sau nhiều cuộc nghiên cứu, và làm thống kê:
- Tình trạng Ơn Gọi Linh Mục: Nói chung trong Giáo Hội càng ngày càng sa sút, hiếm đi.
- Khi nói tới 'Linh Mục' ngày nay: người ta liên tưởng tới những điều không tốt như sự cô độc, cô đơn, và có một thời gian danh dự bị xúc phạm, bị tai tiếng do chỉ vì một ít Linh Mục có vấn đề xâm phạm tình dục với trẻ vị thành niên.
- Có vị lấy làm thất vọng sau khi chịu chức và sau một thời gian làm việc vì không lý tưởng như mình nghĩ. Khi đi tu, ước mơ và mong muốn đem tài sức ra phục vụ, họ mong làm điều đó để thay đổi cơ cấu, sửa chữa những điều sai trái, những điều dạy dỗ có vẻ 'cổ hủ', không hợp thời trong Giáo Hội. Họ mong muốn Giáo Hội, hay giáo xứ, cộng đoàn mình phụ trách mỗi ngày mỗi bành trướng, phát triển, và nhiều quyền lực hơn, và họ thất vọng khi không thấy điều đó xảy ra.
Cần nói ngay, đó chỉ là thước đo của con người, của trung tâm quyền lực thương mại Wall street, chứ không phải là chuẩn mực của Kitô hữu, và là thước đo thành bại trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa.
Trong tình hình chung có vẻ bi quan, nhưng cũng có 'ánh sáng cuối đường hầm', đó là sau khi làm một cuộc thăm hỏi ý kiến liên tục trong ba năm, 2003-2005, với 1,286 Linh Mục, Đức Ông thống kê:
90.2% Linh Mục cho biết rất hài lòng, hạnh phúc với ơn gọi.
81.6% Linh Mục cho biết, nếu được chọn lựa lại, thì cũng sẽ chọn làm Linh Mục.
Không thấy một thống kê về các Tu Sĩ nam nữ trong vấn đề này, hy vọng nếu có, kết quả cũng cao như vậy!
Trong năm vừa qua, có dịp đi thăm viếng và gặp gỡ một số Linh Mục, Phó Tế, nam nữ tu sĩ Việt Nam ở các Miền, con cũng nhận thấy:
- Sự tận tâm, hy sinh, đầy tinh thần trách nhiệm của các Linh mục, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ trong việc phục vụ.
- Tuyệt đại đa số tỏ ra rất hạnh phúc, vui vẻ và hài lòng trong sứ vụ của mình.
- Sự liên hệ giữa Linh Mục và giáo dân rất gắn bó, gần gũi, thân thiện. Giáo dân rất quý mến, tôn trọng và cộng tác tích cực với các vị chủ chăn của mình, nhờ đó Giáo Xứ, Cộng Đoàn và chính gia đình của họ cũng được hạnh phúc, thánh thiện.
Điều gì làm cho Linh Mục cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ? Thưa trong 5 lãnh vực sau:
1- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với bề trên của mình.
Đa số Linh Mục hài lòng với Giám Mục của mình cũng như các chức sắc khác trong Giáo Hội. Một số vị được khuyên, cũng nên cảm thông cho và với Giám Mục của mình, các vị ấy cũng là con người, có những bất toàn và khuyết điểm. Họ cũng cần được tha thứ và yêu thương, khi có những quyết định đôi khi làm thương tổn đến danh dự, quyền lợi của cá nhân mình. Nhất là trong vụ lạm dụng tính dục trẻ em, đồng tính luyến ái... không ít Linh Mục bị hàm oan, và cũng là nạn nhân của những vụ vu khống, cáo gian, và cay đắng nhất, là bị kỷ luật, bị khai trừ... từ đấng bản quyền của mình.
2- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt với Thiên Chúa và đời sống tâm linh.
Biết xem và đặt Chúa Giêsu là tâm điểm của cuộc sống. Chúa như một trục, để con người và mọi việc chúng ta làm hằng ngày chỉ xoay quanh trục đó. Cầu nguyện, dâng Lễ, viếng Thánh Thể, là những nguồn mạch quý báu giúp các Linh Mục thêm sức mạnh và an bình để mỗi ngày tiếp tục và trung thành với sứ vụ của mình.
3- Linh Mục hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt đẹp với anh em Linh Mục khác.
Có một số bạn bè Linh Mục thân thiết cùng chia sẻ những buồn vui đời tu hành và khuyến khích, nâng đỡ tinh thần lẫn nhau trong các buổi gặp gỡ, chia sẻ, đi tĩnh tâm, đi chơi chung, hay cùng ăn trưa, ăn tối với nhau.
Cần mở ngoặc nơi đây, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đã và đang nỗ lực tổ chức các khóa Tĩnh Tâm, Tu Nghiệp, tổ chức các sinh hoạt tâm linh, Đại Hội và Hành Hương cũng nhằm mục đích đó.
Các Miền cũng thường tổ chức các buổi gặp gỡ nhau, và càng ngày càng có nhiều Linh Mục tham dự, tình nghĩa anh em càng thắm thiết hơn. Những vị nào chưa từng tham gia, xin hãy xem lại, và thu xếp mọi việc để đến với anh em.
Đức Thánh Cha Benedict XVI chia sẻ với các Giám Mục Hoa Kỳ về Linh Mục, trong dịp tông du thăm Hoa Kỳ vừa qua, ngài nói:
'Cần có sự đoàn kết hiệp nhất và cộng tác giữa các Linh Mục với nhau. Tất cả chúng ta phải vượt qua những chia rẽ, bất đồng và thiên kiến, cùng nhau lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội về một tương lai hy vọng.
Mỗi người chúng ta, ai cũng biết tình nghĩa huynh đệ giữa các Linh Mục với nhau nó quan trọng thế nào trong đời sống của chúng ta. Tình huynh đệ đó không đơn thuần chỉ là một báu vật, mà còn là một nguồn mạch vô tận để canh tân đời sống Linh Mục và nuôi dưỡng thêm những ơn gọi mới'.
Ngài cũng khuyên các Giám Mục nên tạo cơ hội cho các Linh Mục gặp gỡ thường xuyên với nhau.
4- Linh Mục hạnh phúc khi biết cách giải quyết êm đẹp tình trạng công việc mục vụ quá tải và nhiều khó khăn do tình trạng thiếu Linh Mục.
Trong tình hình chung của Giáo Hội: ơn gọi sa sút như hiện nay, nhu cầu được phục vụ thì càng nhiều, và cũng đa dạng hơn, phức tạp hơn.
Trong xã hội Hoa Kỳ, vấn đề lại càng rắc rối hơn, do con người sống nhưng luôn luôn bị ràng buộc vào trong hệ thống luật pháp tế vi, sự sinh hoạt ở trong tinh thần tự do sa đà, đôi khi quá trớn.
Nếu không biết khôn ngoan giải quyết vấn đề, nếu không biết khôn ngoan xem vấn đề nào là quan trọng cần ưu tiên giải quyết, tâm trí sẽ bị rối bòng bong vì bao nhiêu việc ập tới!
Tin hay không tin, người không có hạnh phúc, an bình trong ơn gọi, chính là những người chỉ biết rên xiết công việc nhiều quá, chỉ biết lo lắng, trách móc, than van thay vì tìm cách giải quyết và gở rối vấn đề từng chút, từng chút một!
5- Hài Lòng về Tài Chánh chu cấp
Đa số Linh Mục tại Hoa Kỳ khi được thăm dò ý kiến, đều hài lòng với 'tiền công' và những gì được chu biện, dù rằng so với mức sống trong xã hội, với những người chung quanh, và với khả năng, kiến thức, bằng cấp, địa vị cao mà một số vị đó đã đạt được, ngay cả trước khi từ bỏ tất cả đi theo Chúa, thì không được cao. Dù sao cũng khá hơn rất nhiều người khác rồi. Trong tinh thần hiệp thông, chúng ta cũng cầu nguyện cho những Linh Mục và Tu Sĩ ở các nước Bắc Âu, Phi Châu, hay ở Việt Nam tại các làng nghèo, vùng sâu, vùng xa, và cao nguyên. Họ sống và làm việc trong những điều kiện, tiêu chuẩn hết sức thấp kém, thậm tệ. Chúng ta làm được, giúp được việc gì cho họ cũng đều tốt cả.
Thưa, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ,
Những điều vừa chia sẻ ở trên, cũng chỉ mong giúp cho mỗi người chúng ta nhìn lại cuộc hành trình Ơn Gọi của chúng ta vừa đi qua, có người 50 năm, 40 năm, 30 năm, 20 năm, 10 năm hay vài năm, vài tháng... để kiểm điểm, đánh giá những gì chúng ta đã và đang làm cho đến giờ phút này, và đặc biệt, xem thử tinh thần dấn thân, sống chết với Ơn Gọi của chúng ta đang ở mức nào, so với ngày được Chúa gọi lên Bàn Thờ qua nghi thức Xức Dầu Thánh Hiến? Mong sẽ giúp mỗi người chúng ta làm chút hành trang, để bước vào chặng hành trình phục vụ sắp tới, cũng rất gay go, cam khổ, lắm thử thách và nhiều gian nan.
Hồng Y Claudio Humes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, nói rõ trong Tâm Thư vừa gởi cho tất cả Linh Mục nhân dịp lễ Thánh Cha Sở Gioan Maria Vianey, vào ngày 4 tháng 8 vừa qua:
"Giáo Hội hôm nay có 1 sứ mạng khẩn cấp, không chỉ đến với muôn dân, nhưng còn đến với những kitô hữu sống trong những miền mà đức tin kitô giáo đã được rao giảng và thiết lập từ nhiều thế kỷ, nơi nhiều cộng đoàn giáo hội đã hiện hữu.'
Tự bản chất giáo hội là thừa sai. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta dụ ngôn 'người gieo hạt ra đi gieo hạt' (Mt 13,3). Người gieo hạt không chỉ ngồi trong nhà gieo hạt qua cửa sổ, nhưng phải bỏ nhà ra đi.
Giáo hội hiểu rằng không thể ngồi im nhận lãnh hoặc chỉ rao giảng cho những người tìm Đức Tin trong các nhà thờ hay các cộng đoàn. Giáo Hội cần đứng dậy ra đi đến những nơi con người, các gia đình sinh sống và làm việc.
Chúng ta phải đi đến với mọi người. các công ty, các tổ chức, các trường học, và các lãnh vực khác nhau trong xã hội nữa. Mọi thành phần trong Giáo Hội như Linh mục, tu sĩ và giáo dân đều được mời gọi thi hành sứ vụ này".
Phải, nếu anh chị em chúng ta, những người có cùng mẫu số chung là Tu Sĩ, có được an vui, hài lòng và hạnh phúc với Ơn Gọi của mình - ơn gọi yêu thương và phục vụ anh chị em của mình- thì những sứ mạng đó, tin chắc sẽ hoàn thành rất tốt đẹp!
Phải, nếu anh chị em chúng ta cùng ngồi lại với nhau, cùng gắn bó với nhau, cùng đoàn kết, cùng tâm đầu ý hiệp, cùng giúp đỡ cho nhau thì sứ mạng ra đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, cũng sẽ nhẹ nhàng cho mỗi người biết bao!
Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư gởi tín hữu Rôma ở bài đọc 1, cũng nhắc nhở rằng: 'Mọi sự đều hợp tác để dẫn tới điều thiện hảo cho những ai yêu mến Thiên Chúa, cho những ai đã được kêu gọi chiếu theo ý định của người'.
Xin chân thành cám ơn tất cả quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, đã quảng đại đáp trả lời mời gọi dấn thân phục vụ Thiên Chúa, phục vụ tha nhân, anh chị em của chúng ta.
Xin Thiên Chúa qua Mẹ La Vang, chúc lành cho mỗi người chúng ta, chúc lành cho Ơn Gọi của chúng ta, để chúng ta hằng ngày luôn được an bình và hạnh phúc, và tiếp tục thân thưa với Chúa, như Đức Mẹ: Xin Vâng!
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Liên Đoàn CGVNHK thông báo: Lạc Quyên Giúp Đỡ Nạn Nhân Hành Hương Missouri
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
19:55 10/08/2008
Ngày 10 tháng 8, 2008
I. Thông Báo Lạc Quyên Giúp Đỡ Nạn Nhân Hành Hương Missouri
Kính thưa quý Đức Cha,
quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ,
cùng quý ông bà anh chị em,
Một tai nạn xe cộ thảm khốc đã không may xảy ra cho những người Công Giáo Việt Nam đang trên đường đi hành hương Đại Hội Thánh Mẫu 2008 từ Houston đến Missouri vào sáng sớm ngày thứ sáu, 8 tháng 8, 2008 vừa qua, tính đến hôm nay làm thiệt mạng 17 người, và gần 40 người khác bị thương, trong đó có 5 người còn trong tình trạng nguy kịch. Tất cả hiện đang nằm điều trị tại các bệnh viện của Houston và vùng phụ cận. Những giáo dân này thuộc:
- Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể, Đức Ông Lê Xuân Thượng
- Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Linh Mục Trịnh Thế Huy
- Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Linh Mục Vũ Thành
- Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Linh Mục Hoàng Văn Thiên.
Trước sự việc đau buồn và hết sức bất ngờ xảy ra cho Cộng Đồng Công Giáo tại Miền Nam Hoa Kỳ, Linh Mục Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Giuse Nguyễn Thanh Liêm sau khi nhận được hung tin, đã liền cùng với các Linh Mục, Phó Tế, nam nữ Tu Sĩ và đông đảo đồng bào đang tham dự Đại Hội Thánh Mẫu tại Missouri, cầu nguyện đặc biệt trong tất cả các Thánh Lễ cho những người qua đời, những bệnh nhân đang điều trị, và các gia đình gặp nạn.
Nhận thấy nhu cầu khẩn cấp của các gia đình gặp nạn cần được giúp đỡ và trong tinh thần tương thân tương trợ, Cha Chủ Tịch Liên Đoàn đã yêu cầu, và được Ban Tài Chánh Liên Đoàn chấp thuận chuẩn chi $10,000. Số tiền này sẽ được đại diện Liên Đoàn tại Houston, Texas trao tận tay tới các gia đình. Tuy nhiên, trước nhu cầu lớn lao cần được trợ giúp cho nhiều nạn nhân và gia đình gặp nạn một lúc, số tiền trên chẳng là bao. Liên Đoàn khẩn thiết mời gọi sự quảng đại của toàn thể quý ông bà anh chị em ở khắp nơi, cùng rộng lòng, rộng tay đóng góp.
Mọi giúp đỡ, xin ký check đề: Missouri Victims' Funds, xin gởi về:
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
10610 Kingspoint Rd.
Houston, TX 77075
Phone: 713-941-0521
Chúng tôi chân thành cám ơn Tấm Lòng Vàng của quý vị trong việc nghĩa này. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả quý vị và gia quyến.
II. Thành Lập Ủy Ban Tương Trợ Nạn Nhân Hành Hương Missouri
Để các công việc trong những ngày sắp tới: tổ chức tang lễ, cầu nguyện, tổ chức đi thăm viếng, chăm sóc, ủi an cho các thân nhân và bệnh nhân đang điều trị, được nhịp nhàng và dễ dàng tại Houston, Texas, Linh Mục Chủ Tịch Liên Đoàn Giuse Nguyễn Thanh Liêm quyết định thành lập Ủy Ban Tương Trợ Nạn Nhân Hành Hương Missouri, đại diện chính thức cho Liên Đoàn, cùng phối hợp với các vị Chánh Xứ có gia đình gặp nạn, điều hợp lo các việc nêu trên cũng như chịu trách nhiệm báo cáo việc sử dụng chi, thu mọi tài chánh nhận được. Quyết định có hiệu lực ngay tức khắc. Danh sách Ủy Ban:
LM. Đoàn Đình Bảng, Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ Miền Nam.
LM. Vũ Thành, Chánh Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ông Bùi Công, Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Dân Miền Nam.
III. Xin Phổ Biến Rộng Rãi
Kính xin tất cả quý Linh Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ, hiệp cùng quý chức Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Dân của 8 Miền: Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Trung Đông, Nam, Tây Bắc, Tây Nam, Trung, cho phổ biến rộng rãi thông cáo này đến tất cả các Giáo Xứ, Cộng Đoàn Việt Nam trong Miền, cũng như xin kêu gọi giáo dân trong giáo xứ, cộng đoàn mình phụ trách rộng tay đóng góp.
Kính xin tất cả quý Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng hiệp ý với chúng tôi, dâng Thánh Lễ với ý chỉ cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân và gia đình trong những ngày này.
Xin cùng hiệp ý với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và giáo dân, thông công trong các Thánh Lễ tại Thánh Địa La Vang, Việt Nam, dịp Đại Hội từ ngày 13-15 tháng 8, 2008.
Trân trọng,
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch Liên Đoàn
Tin Đáng Chú Ý
140 người bị chết và chừng 50 người mất tích do mưa lũ ở Lào Cai
Đồng Nhân
12:07 10/08/2008
140 người bị chết và chừng 50 người mất tích do mưa lũ ở Lào Cai
HÀ NỘI - Theo tin của AP thì ít nhất đã có 140 người chết vì lũ ở Miến Bắc Việt Nam. Còn các nguồn tin do các báo điện tử từ Việt nam cung cấp, cho đến ngày hôm nay 10/8/2008, trận mưa lũ lớn nhất trong 22 năm qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã làm trên 100 người chết, 50 người mất tích. Lũ sông Hồng đã giảm, nhưng sông Thao, sông Cầu tiếp tục lên, uy hiếp nhiều vùng dân cư.
Lũ sông Hồng dâng cao đã nhấn chìm một loạt các xã ven sông của huyện Bát Xát, Bảo Yên, tại Lào Cai.
Tờ VNExpress cho biết: "Trong 36 người chết, 38 người mất tích, 9 người bị thương của toàn tỉnh thì riêng Bát Xát đã có 21 người chết, 29 mất tích. Một cụm dân cư với 19 nóc nhà của xã ven sông Trịnh Tường đã bị xóa sổ hoàn toàn. Nước lũ dâng đột ngột trong đêm 8/8 đã cuốn trôi 22 cư dân, trong đó chỉ 3 người tìm thấy xác".
Trong báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Lào Cai, phần nói về giao thông chỉ điểm đúng hai từ "tê liệt". Bởi dù lũ đã rút, nhưng nhiều nơi vẫn ngập sâu và đặc biệt với hàng loạt quốc lộ 4D, 4E, 279, 41, 70, tỉnh lộ 156, 157 và đường sắt bị sạt lở nghiêm trọng thì Lào Cai đã trở thành ốc đảo, không thể giao thương với bên ngoài.
Tại Yên Bái, lũ sông Thao đang ở mức đỉnh. Khả năng tối nay, nước lũ sẽ đạt 34,3 m, vượt báo động 3 là 2,3 m và chỉ thấp hơn lũ lịch sử năm 1968 có 0,12 m. Nước uy hiếp 6 huyện thị gồm Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên, Mù Căng Chải và thành phố Yên Bái, làm 35 người thiệt mạng, 3 người mất tích. Tại công trình thủy điện Hồ Bốn 1 (huyện Mùa Căng Chải) cả xe ôtô và lái xe bị cuốn trôi.
Cũng giống như Lào Cai, Yên Bái đang bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Các quốc lộ 32, 37 bị sạt lở nặng. Đường sắt ngưng trệ từ đêm 8/8 do nước lũ cao hơn nền đường tới 2 m. Nhiều xã phường ngày nay chơ vơ giữa biển nước mênh mông, đục ngàu. UBND tỉnh đã phải huy động dân quân, bộ đội sơ tán gần 7.000 hộ dân, tập trung chủ yếu ở huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
Tại Phú Thọ, nước sông Thao lên cao đã uy hiếp 180 km đê tả, hữu sông Thao. Toàn bộ dân cư thuộc các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì 3 ngày qua luôn ở trong tình trạng báo động. Đến chiều 9/8, tuyến đê bao, đê bối dọc sông Thao đã không thể cầm cự, đã bị tràn, vỡ. Đê tả, hữu sông Thao bị tràn với tổng chiều dài 35 km. Nước lũ ào ạt đổ vào các xóm làng, nhấn chìm gần 3.000 ngôi nhà.
Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn được chi viện mỗi tỉnh 50 triệu đồng để mua lương thực, thực phẩm giúp người dân vùng lũ lụt. Đối với những người bị chết do mưa lũ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng một người. Tổng trị giá cứu trợ khẩn cấp đợt đầu của Trung ương Hội là gần một tỷ đồng.
HÀ NỘI - Theo tin của AP thì ít nhất đã có 140 người chết vì lũ ở Miến Bắc Việt Nam. Còn các nguồn tin do các báo điện tử từ Việt nam cung cấp, cho đến ngày hôm nay 10/8/2008, trận mưa lũ lớn nhất trong 22 năm qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã làm trên 100 người chết, 50 người mất tích. Lũ sông Hồng đã giảm, nhưng sông Thao, sông Cầu tiếp tục lên, uy hiếp nhiều vùng dân cư.
Lũ Sông Hồng ở Lào Cai (photo: Tuấn Anh, AP) |
Tờ VNExpress cho biết: "Trong 36 người chết, 38 người mất tích, 9 người bị thương của toàn tỉnh thì riêng Bát Xát đã có 21 người chết, 29 mất tích. Một cụm dân cư với 19 nóc nhà của xã ven sông Trịnh Tường đã bị xóa sổ hoàn toàn. Nước lũ dâng đột ngột trong đêm 8/8 đã cuốn trôi 22 cư dân, trong đó chỉ 3 người tìm thấy xác".
Trong báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Lào Cai, phần nói về giao thông chỉ điểm đúng hai từ "tê liệt". Bởi dù lũ đã rút, nhưng nhiều nơi vẫn ngập sâu và đặc biệt với hàng loạt quốc lộ 4D, 4E, 279, 41, 70, tỉnh lộ 156, 157 và đường sắt bị sạt lở nghiêm trọng thì Lào Cai đã trở thành ốc đảo, không thể giao thương với bên ngoài.
Lụt ở Phú Thọ (Photo: AFP) |
Cũng giống như Lào Cai, Yên Bái đang bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Các quốc lộ 32, 37 bị sạt lở nặng. Đường sắt ngưng trệ từ đêm 8/8 do nước lũ cao hơn nền đường tới 2 m. Nhiều xã phường ngày nay chơ vơ giữa biển nước mênh mông, đục ngàu. UBND tỉnh đã phải huy động dân quân, bộ đội sơ tán gần 7.000 hộ dân, tập trung chủ yếu ở huyện Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
Tại Phú Thọ, nước sông Thao lên cao đã uy hiếp 180 km đê tả, hữu sông Thao. Toàn bộ dân cư thuộc các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì 3 ngày qua luôn ở trong tình trạng báo động. Đến chiều 9/8, tuyến đê bao, đê bối dọc sông Thao đã không thể cầm cự, đã bị tràn, vỡ. Đê tả, hữu sông Thao bị tràn với tổng chiều dài 35 km. Nước lũ ào ạt đổ vào các xóm làng, nhấn chìm gần 3.000 ngôi nhà.
Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn được chi viện mỗi tỉnh 50 triệu đồng để mua lương thực, thực phẩm giúp người dân vùng lũ lụt. Đối với những người bị chết do mưa lũ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng một người. Tổng trị giá cứu trợ khẩn cấp đợt đầu của Trung ương Hội là gần một tỷ đồng.
Văn Hóa
Một chuyến đi Huế và thăm giáo phận Mẹ
Dương Bỉnh
15:08 10/08/2008
Một chuyến đi Huế và thăm giáo phận Mẹ
Tôi về Huế để dự lễ Tiểu tường của một vị Ðại Lão trong tộc đã khuầt bóng tròn một năm. Thời điểm nầy đang tiết Lập Hạ, đêm trời oi bức, ngày nắng nóng như thiêu đốt. Dòng Hương giang không đủ sức làm dịu bớt cái nóng hừng hực của trưa hè, tuy nó chảy xuyên tâm thành phố đem lại cho Huế vẻ đẹp như ‘”tranh họa đồ” được diễn tả qua đoạn văn “.....Huế đẹp là nhờ ở con sông Hương giang. Con sông xinh thay!. Hà nội cũng có sông Nhị hà, nhưng sông Nhị với sông Hương khác nhau biết chừng nào!. Một đàng ví như cô con gái tươi cười, một đàng ví như bà lão già cay nghiệt. Nhị hà là cái thiên tai của xứ Bắc, Hương giang là cái châu báu của xứ Kinh,.....” (Trích bài học Quốc văn, không biết tên tác giả).
Huế còn thêm duyên với những địa danh Núi Ngự Sông Hương, Bến Văn lâu, Cầu Trường tiền, Chợ Ðông ba, Thôn Vỹ dạ, Ðàn Nam giao, Ðồi Thiên an, Chùa Thiên mụ, Ðồi Vọng cảnh. ..
Huế từng là cố đô trang nghiêm với những công trình kiến trúc cổ kính, nghệ thuật cổ điển khiêu gợi mỹ cảm mông lung, man mác, thơ mộng.
Hoàng thành một thời đã bị tàn hại, đền đài lăng miếu trống vắng, các công viên Thượng tứ, Phu văn lâu, Ngọ môn bị đào xới lên vồng trồng sắn khoai.
Nay Huế đang níu kéo lại vẻ trang nghiêm cồ kính, tái lập lại cổ lễ, triều nghi, cách triều kiến thời quân chủ.
Huế đang từ từ trùng tu lăng miếu, đền đài, phục hồi lại nếp văn hóa đã thấm sâu vào mạch đất thần kinh qua Festival Huế cứ mỗi hai năm với những lễ hội: Lễ tế Nam giao với trang phục cung đình triều Nguyễn, Lễ hội Áo dài, Ðêm Hoàng cung, Lễ tế Xã tắc, Huyền thoại sông Hương, Festival năm nay có thêm Lễ hội thi Tiến sĩ Võ, Lễ tái hiện lễ Ðăng quang của vua Quang Trung.
Cứ mỗi kỳ Festival, Huế được tô điểm thêm các hình thức nghệ thuật như nhã nhạc, múa cung đình, ca Huế, nghệ thuật ẩm thực trong dạ tiệc cung đình, thuyền cung đình và thuyền rồng với ánh đèn lung linh huyền ảo lướt nhẹ trên mặt Hương giang đêm về phẳng lặng như tờ.
Thành phố Huế có khoảng 293.000 người trong tổng số 1.050.000 dân toàn tỉnh Thừa thiên.
Giáo hạt Thành phố Huế có khoảng 16.000 giáo hữu trong tổng sõ 64.000 gíáo dân toàn Giáo phận Huế, dưới quyền cai quản của hai Ðức Giám mục (một Tổng Giám mục và một Giám mục phụ tá) với sự cộng tác của khoảng trên 100 Linh mục coi sóc trên 70 giáo xứ chính và gần 70 giáo xứ nhỏ, được chia làm 5 giáo hạt (Gh): Gh Thành phố Huế, Gh Hương Phú, Gh Hương Quảng Phong (Hương trà, Quảng điền, Phong điền), Gh Hải vân và Gh Quảng trị.
Giáo phận Huế có nhiều dòng tu nam nữ như Dòng Chúa Cứu thế, Dòng Thiên an, Dòng Thánh tâm, Dóng Kín, Dòng Thánh Phao lô, Dòng Tiểu muội Chúa Giêsu, Dòng Mến Thánh giá, Dòng Con Ðức Mẹ Vô nhiễm, Dòng Con Ðức Mẹ Ði viếng.....
Tại Tòa Giám mục có 15 Ủy ban Ðặc trách (UBÐT): UBÐT Phụng vụ và Trung tâm Mục vụ, UBÐT Tu sĩ Nam Nữ, UBÐT Giáo lý, UBÐT Thánh nhạc, UBÐT Thường huấn Linh mục, UBÐT Ðại Chủng sinh, UBÐT Chủng sinh Ngoại trú, UBÐT Giáo dân, UBÐT Truyền giáo, UBÐT Ðối thoại Liên tôn, UBÐT Văn hòa, UBÐT Hội nhập Văn hóa, UBÐT Bác ái, Xã hội, UBÐT Giới Sinh viên, UBÐT Giới Trẻ.
Bên trái Tòa Giám mục là Trung tâm Mục vụ, một tòa nhà bề thế 5 từng lầu, gồm một hội trường 800 chỗ cho hội thảo viên, một phòng ăn 800 chỗ cho thực khách, gần 60 phòng ngủ đủ tiện nghi, một garage, một phòng khách, một phóng báo chí và một Nhà Nguyện chạm trổ công phu với nét cổ kính.
Trung tâm Mục vụ nầy biểu thị tính sinh động, linh hoạt, đầy sức sống của Giáo phận. Hàng tuần có các lớp học về tu đức, giáo lý hay hội thảo về các vấn đề liên quan đến phụng vụ hay mục vụ giáo xứ. Ngày 5 tháng 6 năm 2008, Trung tâm đã tổ chức một cuộc họp mặt trên 700 em lễ sinh thuộc các Giáo xứ trong Giáo phận. Ðây là dịp để các em tìm hiễu và tập làm quen với Ơn gọi tu trì hoặc dấn thân giúp Giáo hội.
Bên phải Toà Gíám mục là nhà Hưu dưỡng của các Cha già nghỉ ngơi. Người viết có ghé thăm cha Nguyễn cao Lộc và cha Lê văn Cao. Hai ngài đang viết sách đạo.
Ðối diện nhà Hưu dưỡng là trụ sở của Ủy ban Ðặc trách Bác ái Xã hội.
Phía sau Tòa Giám mục là dòng Thánh tâm với ngôi nhà thờ xinh xinh soi bóng bên bờ sông Bến ngự. Ðây là thánh đường của Giáo xứ Bến ngự với gần 400 giáo dân do các Cha và Sư huynh dòng Thánh tâm coi sóc.
Bên kia bờ sông vài trăm mét là nhà thờ chính tòa Phủ cam, với nghệ thuật kiến trúc vừa tân kỳ vừa đồ sộ mang tính uy nghiêm xứng đáng với danh vị “Nhà thờ Chính tòa” của Giáo phận.
Gần phía sau nhà thờ chánh tòa là tu viện Mến Thánh giá Phủ cam. Trong Tu viện nầy có một ngôi trường mẫu giáo bị chính quyền trưng dụng từ năm 1976. Tu viện đã nhiều lần làm đơn đòi lại nhưng chưa được đáp ứng.
Dòng Thiên an cũng bị chiếm đoạt cách bất công hàng mấy chục mẫu đất. Nhiều tài sản của Giáo hội địa phương bị trưng dụng, trưng thu hay chiếm đoạt từ năm 1976 vẫn chưa được hoàn trả.
Hai mươi ba mẫu đất của Trung tâm Thánh mẫu La vang bị chiếm đoạt, nay đã trả lại 21 mẫu. Hôm 3–6-2008, người viết đến kính viếng Ðức Mẹ La vang, có nghe nói hai bên chính quyền và giáo quyền địa phương đang đóng cọc phân định ranh giới và đang thương lượng với số gia đình đã làm nhà trên đất của Trung tâm dời cư đến địa điểm khác.
Thiên thai, một địa danh thơ mộng, Thiên thai là nơi tiên ở. Muốn đi Thiên thai phải qua cầu Bến ngự, trực chỉ Nam giao, qua đường Tam thai rồi vào Thiên thai.. Nơi cõi tiên thơ mộng nầy rày là bãi tha ma, mồ mã chi chít từ cái thời “quỉ ma mã qui” về đây. Ðây cũng là nơi an nghỉ của các nhà tu hành Giáo phận Huế. Nghĩa địa được chia làm hai phần, một bên là mộ các Giáo sĩ và nam Tu sĩ, bên khác là mộ các nữ Tu sĩ. Một vài Linh mục gốc Giáo phận Huế qua đời ở hải ngoại cũng được đưa về an táng tại đây. “Lá rụng về cội”, con người không quên nguồn gốc.
Sau khi rời Huế vào Sài gòn đăng ký chuyến bay trở về Canada, tôi được tin cho biết:
“Phái đoàn Toà thánh Vatican, trong chuyến viếng thăm Việt nam từ 9 đến 15-6-2008 do Ðức Ông Pietro Paroline, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Toà Thánh dẫn đầu, đã đến thăm Tòa Tổng Giám mục Huế và dâng thánh lễ tại linh đài Ðức Mẹ La vang vào ngày 13 tháng 6 năm 2008.”
“Tuy đã nhiều lần đến viếng Ðức Mẹ La vang, nhưng đây là lần đầu tiên Phái đoàn Tòa Thánh chính thức đại diện cho Ðức Giáo hoàng Bênêdictô 16 đến viếng linh địa nầy và trao cho Ðức Giám mục Phụ tá, đại diện Trung tâm Thánh mẫu La vang, một Hào quang Mình Thánh Chúa của Ðức Thánh Cha tặng”.
“Ðang lúc trao tặng Hào quang vào 9 giờ 40 phút sáng thứ sáu, ngày 13-6-2008 nhằm ngày 15 tháng 5 năm mậu tý, trước một Giám mục, nhiều Ðức Ông, hàng chục Linh mục đồng tế và khoảng hai ngàn giáo dân tham dự thánh lễ tại linh đài đã chứng kiến và chiêm ngắm một hiện tượng kỳ lạ:
“ Mặt trời được bao quanh bằng một vòng tròn đa sắc, tỏa sáng trên linh đài”.
“Tất cả giáo dân nhìn lên trời cao, lao xao, rộn rã, cảm động thốt lên “Sự lạ! Sự lạ! Ðẹp quá! Ðẹp quá!. Có kẻ nghẹn ngào thổn thức trong tiếng “Lạy Mẹ! Lạy Mẹ!”
“Thánh lễ đã phải ngưng năm phút, sau đó tiếp tục.”
“Sau thánh lễ, nhiều người bàn tán xôn xao, một ít người cho là hiện tượng thiên văn, nhưng nhiều người cho là hiện tượng kỳ lạ hay “Sự lạ”. Bởi lúc đó: *Bầu trời quang đảng không một gợn mây. *Vòng tròn đa sắc tỏa sáng trên linh đài với hình vòng tròn đầy đủ, không như cầu vồng (arc-en-ciel) hình cánh cung (nửa vòng tròn) do phản chiếu của những tia sáng mặt trời bị khúc xạ và phản xạ qua đám mây hay mưa. *Vòng tròn đa sắc chỉ tỏa sáng trên linh đài mà thôi, không xảy ra đồng thời ở nơi khác. *Nhiều máy chụp hình và quay phim đã ghi lại hiện tượng kỳ lạ nầy thực rõ ràng”.
Montréal, ngày 25-6-2008
Tôi về Huế để dự lễ Tiểu tường của một vị Ðại Lão trong tộc đã khuầt bóng tròn một năm. Thời điểm nầy đang tiết Lập Hạ, đêm trời oi bức, ngày nắng nóng như thiêu đốt. Dòng Hương giang không đủ sức làm dịu bớt cái nóng hừng hực của trưa hè, tuy nó chảy xuyên tâm thành phố đem lại cho Huế vẻ đẹp như ‘”tranh họa đồ” được diễn tả qua đoạn văn “.....Huế đẹp là nhờ ở con sông Hương giang. Con sông xinh thay!. Hà nội cũng có sông Nhị hà, nhưng sông Nhị với sông Hương khác nhau biết chừng nào!. Một đàng ví như cô con gái tươi cười, một đàng ví như bà lão già cay nghiệt. Nhị hà là cái thiên tai của xứ Bắc, Hương giang là cái châu báu của xứ Kinh,.....” (Trích bài học Quốc văn, không biết tên tác giả).
Huế còn thêm duyên với những địa danh Núi Ngự Sông Hương, Bến Văn lâu, Cầu Trường tiền, Chợ Ðông ba, Thôn Vỹ dạ, Ðàn Nam giao, Ðồi Thiên an, Chùa Thiên mụ, Ðồi Vọng cảnh. ..
Huế từng là cố đô trang nghiêm với những công trình kiến trúc cổ kính, nghệ thuật cổ điển khiêu gợi mỹ cảm mông lung, man mác, thơ mộng.
Hoàng thành một thời đã bị tàn hại, đền đài lăng miếu trống vắng, các công viên Thượng tứ, Phu văn lâu, Ngọ môn bị đào xới lên vồng trồng sắn khoai.
Nay Huế đang níu kéo lại vẻ trang nghiêm cồ kính, tái lập lại cổ lễ, triều nghi, cách triều kiến thời quân chủ.
Huế đang từ từ trùng tu lăng miếu, đền đài, phục hồi lại nếp văn hóa đã thấm sâu vào mạch đất thần kinh qua Festival Huế cứ mỗi hai năm với những lễ hội: Lễ tế Nam giao với trang phục cung đình triều Nguyễn, Lễ hội Áo dài, Ðêm Hoàng cung, Lễ tế Xã tắc, Huyền thoại sông Hương, Festival năm nay có thêm Lễ hội thi Tiến sĩ Võ, Lễ tái hiện lễ Ðăng quang của vua Quang Trung.
Cứ mỗi kỳ Festival, Huế được tô điểm thêm các hình thức nghệ thuật như nhã nhạc, múa cung đình, ca Huế, nghệ thuật ẩm thực trong dạ tiệc cung đình, thuyền cung đình và thuyền rồng với ánh đèn lung linh huyền ảo lướt nhẹ trên mặt Hương giang đêm về phẳng lặng như tờ.
Thành phố Huế có khoảng 293.000 người trong tổng số 1.050.000 dân toàn tỉnh Thừa thiên.
Giáo hạt Thành phố Huế có khoảng 16.000 giáo hữu trong tổng sõ 64.000 gíáo dân toàn Giáo phận Huế, dưới quyền cai quản của hai Ðức Giám mục (một Tổng Giám mục và một Giám mục phụ tá) với sự cộng tác của khoảng trên 100 Linh mục coi sóc trên 70 giáo xứ chính và gần 70 giáo xứ nhỏ, được chia làm 5 giáo hạt (Gh): Gh Thành phố Huế, Gh Hương Phú, Gh Hương Quảng Phong (Hương trà, Quảng điền, Phong điền), Gh Hải vân và Gh Quảng trị.
Giáo phận Huế có nhiều dòng tu nam nữ như Dòng Chúa Cứu thế, Dòng Thiên an, Dòng Thánh tâm, Dóng Kín, Dòng Thánh Phao lô, Dòng Tiểu muội Chúa Giêsu, Dòng Mến Thánh giá, Dòng Con Ðức Mẹ Vô nhiễm, Dòng Con Ðức Mẹ Ði viếng.....
Tại Tòa Giám mục có 15 Ủy ban Ðặc trách (UBÐT): UBÐT Phụng vụ và Trung tâm Mục vụ, UBÐT Tu sĩ Nam Nữ, UBÐT Giáo lý, UBÐT Thánh nhạc, UBÐT Thường huấn Linh mục, UBÐT Ðại Chủng sinh, UBÐT Chủng sinh Ngoại trú, UBÐT Giáo dân, UBÐT Truyền giáo, UBÐT Ðối thoại Liên tôn, UBÐT Văn hòa, UBÐT Hội nhập Văn hóa, UBÐT Bác ái, Xã hội, UBÐT Giới Sinh viên, UBÐT Giới Trẻ.
Bên trái Tòa Giám mục là Trung tâm Mục vụ, một tòa nhà bề thế 5 từng lầu, gồm một hội trường 800 chỗ cho hội thảo viên, một phòng ăn 800 chỗ cho thực khách, gần 60 phòng ngủ đủ tiện nghi, một garage, một phòng khách, một phóng báo chí và một Nhà Nguyện chạm trổ công phu với nét cổ kính.
Trung tâm Mục vụ nầy biểu thị tính sinh động, linh hoạt, đầy sức sống của Giáo phận. Hàng tuần có các lớp học về tu đức, giáo lý hay hội thảo về các vấn đề liên quan đến phụng vụ hay mục vụ giáo xứ. Ngày 5 tháng 6 năm 2008, Trung tâm đã tổ chức một cuộc họp mặt trên 700 em lễ sinh thuộc các Giáo xứ trong Giáo phận. Ðây là dịp để các em tìm hiễu và tập làm quen với Ơn gọi tu trì hoặc dấn thân giúp Giáo hội.
Bên phải Toà Gíám mục là nhà Hưu dưỡng của các Cha già nghỉ ngơi. Người viết có ghé thăm cha Nguyễn cao Lộc và cha Lê văn Cao. Hai ngài đang viết sách đạo.
Ðối diện nhà Hưu dưỡng là trụ sở của Ủy ban Ðặc trách Bác ái Xã hội.
Phía sau Tòa Giám mục là dòng Thánh tâm với ngôi nhà thờ xinh xinh soi bóng bên bờ sông Bến ngự. Ðây là thánh đường của Giáo xứ Bến ngự với gần 400 giáo dân do các Cha và Sư huynh dòng Thánh tâm coi sóc.
Bên kia bờ sông vài trăm mét là nhà thờ chính tòa Phủ cam, với nghệ thuật kiến trúc vừa tân kỳ vừa đồ sộ mang tính uy nghiêm xứng đáng với danh vị “Nhà thờ Chính tòa” của Giáo phận.
Gần phía sau nhà thờ chánh tòa là tu viện Mến Thánh giá Phủ cam. Trong Tu viện nầy có một ngôi trường mẫu giáo bị chính quyền trưng dụng từ năm 1976. Tu viện đã nhiều lần làm đơn đòi lại nhưng chưa được đáp ứng.
Dòng Thiên an cũng bị chiếm đoạt cách bất công hàng mấy chục mẫu đất. Nhiều tài sản của Giáo hội địa phương bị trưng dụng, trưng thu hay chiếm đoạt từ năm 1976 vẫn chưa được hoàn trả.
Hai mươi ba mẫu đất của Trung tâm Thánh mẫu La vang bị chiếm đoạt, nay đã trả lại 21 mẫu. Hôm 3–6-2008, người viết đến kính viếng Ðức Mẹ La vang, có nghe nói hai bên chính quyền và giáo quyền địa phương đang đóng cọc phân định ranh giới và đang thương lượng với số gia đình đã làm nhà trên đất của Trung tâm dời cư đến địa điểm khác.
Thiên thai, một địa danh thơ mộng, Thiên thai là nơi tiên ở. Muốn đi Thiên thai phải qua cầu Bến ngự, trực chỉ Nam giao, qua đường Tam thai rồi vào Thiên thai.. Nơi cõi tiên thơ mộng nầy rày là bãi tha ma, mồ mã chi chít từ cái thời “quỉ ma mã qui” về đây. Ðây cũng là nơi an nghỉ của các nhà tu hành Giáo phận Huế. Nghĩa địa được chia làm hai phần, một bên là mộ các Giáo sĩ và nam Tu sĩ, bên khác là mộ các nữ Tu sĩ. Một vài Linh mục gốc Giáo phận Huế qua đời ở hải ngoại cũng được đưa về an táng tại đây. “Lá rụng về cội”, con người không quên nguồn gốc.
Sau khi rời Huế vào Sài gòn đăng ký chuyến bay trở về Canada, tôi được tin cho biết:
“Phái đoàn Toà thánh Vatican, trong chuyến viếng thăm Việt nam từ 9 đến 15-6-2008 do Ðức Ông Pietro Paroline, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Toà Thánh dẫn đầu, đã đến thăm Tòa Tổng Giám mục Huế và dâng thánh lễ tại linh đài Ðức Mẹ La vang vào ngày 13 tháng 6 năm 2008.”
“Tuy đã nhiều lần đến viếng Ðức Mẹ La vang, nhưng đây là lần đầu tiên Phái đoàn Tòa Thánh chính thức đại diện cho Ðức Giáo hoàng Bênêdictô 16 đến viếng linh địa nầy và trao cho Ðức Giám mục Phụ tá, đại diện Trung tâm Thánh mẫu La vang, một Hào quang Mình Thánh Chúa của Ðức Thánh Cha tặng”.
“Ðang lúc trao tặng Hào quang vào 9 giờ 40 phút sáng thứ sáu, ngày 13-6-2008 nhằm ngày 15 tháng 5 năm mậu tý, trước một Giám mục, nhiều Ðức Ông, hàng chục Linh mục đồng tế và khoảng hai ngàn giáo dân tham dự thánh lễ tại linh đài đã chứng kiến và chiêm ngắm một hiện tượng kỳ lạ:
“ Mặt trời được bao quanh bằng một vòng tròn đa sắc, tỏa sáng trên linh đài”.
“Tất cả giáo dân nhìn lên trời cao, lao xao, rộn rã, cảm động thốt lên “Sự lạ! Sự lạ! Ðẹp quá! Ðẹp quá!. Có kẻ nghẹn ngào thổn thức trong tiếng “Lạy Mẹ! Lạy Mẹ!”
“Thánh lễ đã phải ngưng năm phút, sau đó tiếp tục.”
“Sau thánh lễ, nhiều người bàn tán xôn xao, một ít người cho là hiện tượng thiên văn, nhưng nhiều người cho là hiện tượng kỳ lạ hay “Sự lạ”. Bởi lúc đó: *Bầu trời quang đảng không một gợn mây. *Vòng tròn đa sắc tỏa sáng trên linh đài với hình vòng tròn đầy đủ, không như cầu vồng (arc-en-ciel) hình cánh cung (nửa vòng tròn) do phản chiếu của những tia sáng mặt trời bị khúc xạ và phản xạ qua đám mây hay mưa. *Vòng tròn đa sắc chỉ tỏa sáng trên linh đài mà thôi, không xảy ra đồng thời ở nơi khác. *Nhiều máy chụp hình và quay phim đã ghi lại hiện tượng kỳ lạ nầy thực rõ ràng”.
Montréal, ngày 25-6-2008