Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Maria: địa chỉ trên cao
+GM. Vũ Duy Thống
08:03 10/08/2010
Đức Maria: địa chỉ trên cao
Cách đây ít lâu, khi đọc báo hằng ngày, tình cờ tôi ghi nhận được một mẩu tin là lạ. Đó là mẩu bố cáo đăng ký địa chỉ trên cung trăng. Ai muốn đứng tên chủ quyền một thửa đất trên gương mặt chị hằng bảo đảm có bằng khoán giấy tờ công chứng đường hoàng, hãy mau mau đăng ký, chọn vị trí trên bản đồ và nộp tiền đầy đủ. Bảo đảm, chỉ vài ngày sau là được trao tận tay sổ hồng sổ đỏ, để cứ mỗi đêm trăng sáng là có quyền vác kính viễn vọng ra ngắm nghía chỉ trỏ giới thiệu với bạn bè về dự án tương lai địa chỉ trên cao của mình.
Thấy mẩu tin ngồ ngộ, tôi ghi nhận, và hôm nay lễ Đức Maria Mông Triệu, nghe vẳng bên tai bài hát “Như một vầng trăng tuyệt vời, muôn ngàn tia sáng lung linh chốn thiên cung” ca ngợi Đức Maria, bỗng dưng nhớ lại và liên tưởng: mỗi tín hữu cũng có một địa chỉ trên cao, địa chỉ ấy mang tên Maria.
1. Đức Maria: một địa chỉ thiết định cho lòng tin.
Đây không phải là điều huyền hoặc do trí tưởng tượng con người bịa ra trong một giờ cao hứng, đây cũng không phải là sản phẩm mang nặng cảm tính do lòng đạo đức của giới lớp bình dân, đây càng không phải là do nhất trí đồng ý giơ tay tán thành theo kiểu vào hùa mà không cần biết đến có tự do hay không.
Không phải thế, mà là kết quả suy tư lâu dài tìm kiếm của đời sống Giáo Hội. Trước năm 1950, người ta có quyền bán tín bán nghi, tin hay không tin cũng chẳng hề hấn gì, như thánh Tôma tiến sĩ; nhưng kể từ ngày lễ Các Thánh năm 1950, khi Đức Giáo Hoàng công bố sự kiện Đức Maria Mông Triệu như một tín điều, người ta không còn có thể dửng dưng được nữa, mà nhất thiết phải reo lên vui mừng, vì đã sáng tỏ: trên cao, Đức Maria chính là địa chỉ của lòng tin Công Giáo.
Thật vậy, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nên không thể chịu hậu quả của Tội nguyên tổ là phải chết. Mẹ trọn đời Đồng Trinh nên cứ lý cũng trọn đời trinh nguyên tồn tại. Mẹ cung cấp chất liệu xác thân cho Ngôi Hai Thiên Chúa bước xuống đồng hành với con người trong kiếp phận loài người, thì khi Phục Sinh về trời vinh quang, Thiên Chúa cũng giữ gìn cho Mẹ mình thoát khỏi cảnh hư nát thân xác. Mẹ là Đấng đầy ơn phúc, nếu đã được Thiên Chúa yêu thương gìn giữ từ thuở đời đời bằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì cũng được Thiên Chúa giữ gìn cho đến muôn đời bằng đặc ân Mông Triệu tuyệt diệu hơn mọi người trần.
Cách khác, Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một ngôn ngữ mang tính dấu chỉ dễ đọc của một địa chỉ trên cao, vốn đã có sẵn trong mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô.
2. Đức Maria: một địa chỉ thiết thân của đời tín hữu.
Ngày nay có thể có người nghĩ rằng: Đức Mari Mông Triệu chỉ là một tín điều, nghĩa là một điều được Giáo Hội xác lập như đối tượng phải tin; lại nữa, cũng chỉ được định tín cách nay chưa lâu, mới từ năm 1950, có chi mà quan trọng?
Giữa cộng đoàn, xin được cùng với Giáo Hội nhắc lại rằng: đây không phải là chuyện thuần tuý quy ước, mà đúng là chuyện thiết thân với mọi con người. Khi gọi một chiếc xe là “xe máy” thì nó là “xe máy” dù chẳng có chút máy móc nào mà chỉ là “xe đạp”. Đó là quy ước. Thế nhưng, khi tín điều thiết định thì khác, vì ở đó cả vận mệnh đời sống của những kẻ tin cũng được định hình theo.
Đức Maria về trời, nhưng không về với đôi tay trắng, mà là nặng trĩu vận mệnh của cả Giáo Hội, Đức Kitô là Đầu, mà vinh quang của Đầu tiến đến đâu thì vinh quang của Thân Mình cũng tỏ hiện đến đó, nhưng qua việc Đức Maria về trời, tín hữu nhận thấy rõ hơn vận mệnh đời mình.
Mẹ là người đi đầu cho ta được tiếp bước. Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là khuôn mẫu cho niềm hy vọng: bên kia địa chỉ trần thế này là một địa chỉ trên cao của cuộc sống phong phú đời đời. Mẹ là người đi mau cho ta được níu kéo dắt dìu. Mẹ về trời xác lập một hướng đi cho lòng yêu mến: yêu trung thành hôm nay sẽ được dẫn tới bến bờ yêu thương tinh ròng vĩnh phúc. Thế đó, Đức Maria địa chỉ trên cao thiết thân cho mệnh đời tín hữu.
3. Đức Maria: một địa chỉ thiết thực cho mỗi cảnh đời.
Vấn đề được đặt ra ở đây không chỉ là chuyện hiểu biết và tin tưởng, nghĩa là dừng lại trong nhận thức, cho dẫu đó là bước đầu không thể thiếu được, nhưng quan trọng hơn, là hỏi xem địa chỉ trên cao kia có để lại âm hưởng gì trong đời sống hằng ngày? Có một bài hát “Kinh Tin Kính” kết thúc bằng câu quyết tâm “Tin những gì Hội Thánh dạy con”. Tốt lắm, nhưng nghe sao vẫn cứ ngờ ngợ, tin tất cả mà không lo chuyển hoá niềm tin vào cuộc sống thiết thực, thì tự nó đã hàm chứa một nguy cơ của sự cả tin. Giống như một cha sở cử hành Bí tích Xức Dầu cho một nữ bệnh nhân tân tòng trọng tuổi, với những công thức tuyên tín dài dòng, bệnh nhân ấy trong cơn đau đớn đã thốt lên: “Cha nói thánh tướng nào con cũng tin cả”. Thành thử, hôm nay, khi tuyên xưng Đức Maria hồn xác về trời chính là lúc ta phải nỗ lực tổ chức xây dựng đời sống nơi địa chỉ trần thế sao cho phù hợp tương thích với địa chỉ trên cao mà ta tin yêu hy vọng.
Làm sao có thể về trời thanh nhàn khi cuộc đời này chưa thanh sạch tâm hồn, chưa thanh bạch nếp sống, chưa thanh luyện ý chí, chưa thanh thoát tư duy, chưa thanh cao tình cảm, chưa thanh thản nỗi đau đời và chưa thanh thoả nhiệm vụ người người với nhau? Làm sao có thể về trời thênh thang khi cuộc sống hôm nay vẫn còn bận bịu bỏ neo nơi những khuynh hướng đam mê sùng bái, như là dục vọng buông lơi lòng tham không đáy hay quyền bính vô độ? Và làm sao có thể về trời với Mẹ khi ta hằng ngày vẫn còn gặp mình trên những lo toan tính toán làm ăn không chỉ dừng lại ở mức “lương thực hằng ngày” “cầu vừa đủ xài” của Kinh Lạy Cha, mà còn mong có mọi sự nhiều thêm nữa, trừ một sự là có điểm dừng? Muốn có địa chỉ trên cao, hãy tích cực đăng ký xây dựng ngay từ địa chỉ trần thế này.
Qua một bài báo về kỹ thuật hàng không, được biết rằng người ta đang tính tới chuyện bay cao bay xa và bay nhanh hơn. Điều này đòi hỏi phải giải quyết ba thông số kỹ thuật: giảm nhẹ thân tàu, tăng cường sức đẩy động cơ và trang bị bộ phận định hướng tốt. Bất giác tôi nghĩ đến chuyến bay đời người về địa chỉ trên cao, cũng cần trút nhẹ lo toan, gia tăng ơn thánh, và nỗ lực định hướng theo gương Đức Mẹ. Như vậy, chuyến bay ấy chắc chắn sẽ cao xa nhanh an toàn. Chúc mọi người luôn biết dâng cao tin yêu hy vọng, để làm quen với địa chỉ trên cao ngay từ cuộc sống xem ra còn nhiều lũng thấp hôm nay.
Đức Maria địa chỉ trên cao, dạy cho con biết qua bao tháng ngày, biết đường sống thánh từ nay, ngày mai sẽ được thẳng bay về trời.
Cách đây ít lâu, khi đọc báo hằng ngày, tình cờ tôi ghi nhận được một mẩu tin là lạ. Đó là mẩu bố cáo đăng ký địa chỉ trên cung trăng. Ai muốn đứng tên chủ quyền một thửa đất trên gương mặt chị hằng bảo đảm có bằng khoán giấy tờ công chứng đường hoàng, hãy mau mau đăng ký, chọn vị trí trên bản đồ và nộp tiền đầy đủ. Bảo đảm, chỉ vài ngày sau là được trao tận tay sổ hồng sổ đỏ, để cứ mỗi đêm trăng sáng là có quyền vác kính viễn vọng ra ngắm nghía chỉ trỏ giới thiệu với bạn bè về dự án tương lai địa chỉ trên cao của mình.
Thấy mẩu tin ngồ ngộ, tôi ghi nhận, và hôm nay lễ Đức Maria Mông Triệu, nghe vẳng bên tai bài hát “Như một vầng trăng tuyệt vời, muôn ngàn tia sáng lung linh chốn thiên cung” ca ngợi Đức Maria, bỗng dưng nhớ lại và liên tưởng: mỗi tín hữu cũng có một địa chỉ trên cao, địa chỉ ấy mang tên Maria.
1. Đức Maria: một địa chỉ thiết định cho lòng tin.
Đây không phải là điều huyền hoặc do trí tưởng tượng con người bịa ra trong một giờ cao hứng, đây cũng không phải là sản phẩm mang nặng cảm tính do lòng đạo đức của giới lớp bình dân, đây càng không phải là do nhất trí đồng ý giơ tay tán thành theo kiểu vào hùa mà không cần biết đến có tự do hay không.
Không phải thế, mà là kết quả suy tư lâu dài tìm kiếm của đời sống Giáo Hội. Trước năm 1950, người ta có quyền bán tín bán nghi, tin hay không tin cũng chẳng hề hấn gì, như thánh Tôma tiến sĩ; nhưng kể từ ngày lễ Các Thánh năm 1950, khi Đức Giáo Hoàng công bố sự kiện Đức Maria Mông Triệu như một tín điều, người ta không còn có thể dửng dưng được nữa, mà nhất thiết phải reo lên vui mừng, vì đã sáng tỏ: trên cao, Đức Maria chính là địa chỉ của lòng tin Công Giáo.
Thật vậy, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nên không thể chịu hậu quả của Tội nguyên tổ là phải chết. Mẹ trọn đời Đồng Trinh nên cứ lý cũng trọn đời trinh nguyên tồn tại. Mẹ cung cấp chất liệu xác thân cho Ngôi Hai Thiên Chúa bước xuống đồng hành với con người trong kiếp phận loài người, thì khi Phục Sinh về trời vinh quang, Thiên Chúa cũng giữ gìn cho Mẹ mình thoát khỏi cảnh hư nát thân xác. Mẹ là Đấng đầy ơn phúc, nếu đã được Thiên Chúa yêu thương gìn giữ từ thuở đời đời bằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì cũng được Thiên Chúa giữ gìn cho đến muôn đời bằng đặc ân Mông Triệu tuyệt diệu hơn mọi người trần.
Cách khác, Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một ngôn ngữ mang tính dấu chỉ dễ đọc của một địa chỉ trên cao, vốn đã có sẵn trong mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô.
2. Đức Maria: một địa chỉ thiết thân của đời tín hữu.
Ngày nay có thể có người nghĩ rằng: Đức Mari Mông Triệu chỉ là một tín điều, nghĩa là một điều được Giáo Hội xác lập như đối tượng phải tin; lại nữa, cũng chỉ được định tín cách nay chưa lâu, mới từ năm 1950, có chi mà quan trọng?
Giữa cộng đoàn, xin được cùng với Giáo Hội nhắc lại rằng: đây không phải là chuyện thuần tuý quy ước, mà đúng là chuyện thiết thân với mọi con người. Khi gọi một chiếc xe là “xe máy” thì nó là “xe máy” dù chẳng có chút máy móc nào mà chỉ là “xe đạp”. Đó là quy ước. Thế nhưng, khi tín điều thiết định thì khác, vì ở đó cả vận mệnh đời sống của những kẻ tin cũng được định hình theo.
Đức Maria về trời, nhưng không về với đôi tay trắng, mà là nặng trĩu vận mệnh của cả Giáo Hội, Đức Kitô là Đầu, mà vinh quang của Đầu tiến đến đâu thì vinh quang của Thân Mình cũng tỏ hiện đến đó, nhưng qua việc Đức Maria về trời, tín hữu nhận thấy rõ hơn vận mệnh đời mình.
Mẹ là người đi đầu cho ta được tiếp bước. Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là khuôn mẫu cho niềm hy vọng: bên kia địa chỉ trần thế này là một địa chỉ trên cao của cuộc sống phong phú đời đời. Mẹ là người đi mau cho ta được níu kéo dắt dìu. Mẹ về trời xác lập một hướng đi cho lòng yêu mến: yêu trung thành hôm nay sẽ được dẫn tới bến bờ yêu thương tinh ròng vĩnh phúc. Thế đó, Đức Maria địa chỉ trên cao thiết thân cho mệnh đời tín hữu.
3. Đức Maria: một địa chỉ thiết thực cho mỗi cảnh đời.
Vấn đề được đặt ra ở đây không chỉ là chuyện hiểu biết và tin tưởng, nghĩa là dừng lại trong nhận thức, cho dẫu đó là bước đầu không thể thiếu được, nhưng quan trọng hơn, là hỏi xem địa chỉ trên cao kia có để lại âm hưởng gì trong đời sống hằng ngày? Có một bài hát “Kinh Tin Kính” kết thúc bằng câu quyết tâm “Tin những gì Hội Thánh dạy con”. Tốt lắm, nhưng nghe sao vẫn cứ ngờ ngợ, tin tất cả mà không lo chuyển hoá niềm tin vào cuộc sống thiết thực, thì tự nó đã hàm chứa một nguy cơ của sự cả tin. Giống như một cha sở cử hành Bí tích Xức Dầu cho một nữ bệnh nhân tân tòng trọng tuổi, với những công thức tuyên tín dài dòng, bệnh nhân ấy trong cơn đau đớn đã thốt lên: “Cha nói thánh tướng nào con cũng tin cả”. Thành thử, hôm nay, khi tuyên xưng Đức Maria hồn xác về trời chính là lúc ta phải nỗ lực tổ chức xây dựng đời sống nơi địa chỉ trần thế sao cho phù hợp tương thích với địa chỉ trên cao mà ta tin yêu hy vọng.
Làm sao có thể về trời thanh nhàn khi cuộc đời này chưa thanh sạch tâm hồn, chưa thanh bạch nếp sống, chưa thanh luyện ý chí, chưa thanh thoát tư duy, chưa thanh cao tình cảm, chưa thanh thản nỗi đau đời và chưa thanh thoả nhiệm vụ người người với nhau? Làm sao có thể về trời thênh thang khi cuộc sống hôm nay vẫn còn bận bịu bỏ neo nơi những khuynh hướng đam mê sùng bái, như là dục vọng buông lơi lòng tham không đáy hay quyền bính vô độ? Và làm sao có thể về trời với Mẹ khi ta hằng ngày vẫn còn gặp mình trên những lo toan tính toán làm ăn không chỉ dừng lại ở mức “lương thực hằng ngày” “cầu vừa đủ xài” của Kinh Lạy Cha, mà còn mong có mọi sự nhiều thêm nữa, trừ một sự là có điểm dừng? Muốn có địa chỉ trên cao, hãy tích cực đăng ký xây dựng ngay từ địa chỉ trần thế này.
Qua một bài báo về kỹ thuật hàng không, được biết rằng người ta đang tính tới chuyện bay cao bay xa và bay nhanh hơn. Điều này đòi hỏi phải giải quyết ba thông số kỹ thuật: giảm nhẹ thân tàu, tăng cường sức đẩy động cơ và trang bị bộ phận định hướng tốt. Bất giác tôi nghĩ đến chuyến bay đời người về địa chỉ trên cao, cũng cần trút nhẹ lo toan, gia tăng ơn thánh, và nỗ lực định hướng theo gương Đức Mẹ. Như vậy, chuyến bay ấy chắc chắn sẽ cao xa nhanh an toàn. Chúc mọi người luôn biết dâng cao tin yêu hy vọng, để làm quen với địa chỉ trên cao ngay từ cuộc sống xem ra còn nhiều lũng thấp hôm nay.
Đức Maria địa chỉ trên cao, dạy cho con biết qua bao tháng ngày, biết đường sống thánh từ nay, ngày mai sẽ được thẳng bay về trời.
Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Lm Giuse. Nguyễn Hữu An
08:14 10/08/2010
LINH HỒN TÔI NGỢI KHEN CHÚA
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Trong dịp hành hương Đất Thánh, chúng tôi có đến Nhà thờ Thăm Viếng, nơi có tượng Đức Mẹ ngũ. Từ Nhà thờ kính Thánh Gioan Tẩy Giả tại En Kerem, đi bộ một đoạn đường khá xa, lên một dốc cao rồi bước thêm đúng 66 bậc thang mới đến Nhà thờ. Từ trên ngọn đồi nhìn xuống thung lũng xa xa, quê hương Thánh Gioan Tiền Hô đẹp như một bức tranh mờ trong sương sớm.
Nhà thờ dâng kính cuộc thăm viếng của Đức Mẹ. Khi nghe tin bà Isave mang thai, Đức Mẹ đã vượt đường sá xa xôi đến thăm và giúp đỡ. Từ Nazarét về tới En Kerem đường xa lắm, chừng 90 km và rất nhiều trắc trở hiểm nguy. Mẹ đã thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt đến người chị họ Isave. Nơi đây bài Magnificat đã được viết trên tường bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt Nam.
Sau kinh cầu nguyện trong Nhà thờ thăm viếng, chúng tôi đi xuống tầng hầm, mỗi người thành kính quỳ gối lần hạt trước tượng Đức Mẹ ngũ. Nhìn Đức Mẹ thánh thiện ngũ giấc bình an, ai cũng cảm động nguyện cầu khấn xin. Nhiều người thổn thức bên Mẹ.
Theo truyền thống xa xưa, Đức Mẹ không chết mà chỉ ngũ một giấc rồi Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Phụng vụ đã cử hành ngày qua đời của Mẹ dưới nhiều tên gọi: Dormitio (an giấc), Deposotio (an táng), Transitus (qua đời), Natalis (ngày sinh vào Nước Chúa). Tất cả những danh từ đó được dùng để nói tới cái chết của Đức Mẹ. Tiếng “assumptio” ( bởi động từ assumere; sumere: cất lấy; ad: kết hợp, đoàn tụ), lúc đầu ám chỉ việc linh hồn Mẹ được đưa vào vinh quang của Chúa (giống như các thánh); về sau từ ngữ này được dùng để chỉ việc Mẹ được cất về trời. Giáo hội phân biệt hai từ ngữ ”ascensio” áp dụng cho Chúa Giêsu vì Ngài lên trời do quyền năng riêng, còn “assumptio” áp dụng cho Mẹ để nói rằng Mẹ đựơc Chúa đưa về trời.
Tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố vào ngày 1.11.1950: “Sau khi đã mãn cuộc đời dưới đất, Đức Maria được đem về trời cả xác hồn”. Vào thế kỷ 19, có một luồng thần học chủ trương rắng Đức Maria không phải chết và xin Đức Thánh Cha hãy định tín như vậy. Họ cho rằng Đức Maria không mắc tội nguyên tổ nên không phải chết bởi vì sự chết là hình phạt của tội nguyên tổ. Tuy nhiên đa số các nhà thần học cho rằng Đức Maria đã chết và sau đó được sống lại. Đức Piô XII không bàn tới vấn đề này, không nói rằng Mẹ không phải chết cũng chẳng nói Mẹ đã chết và đã sống lại; nhưng chỉ nói rằng: sau khi chấm dứt cuộc đời dương thế, Mẹ được cất về trời cả xác và hồn.
Nhìn Đức Mẹ ngủ, tôi thấy sáng lên vẻ đẹp thánh thiện cao quý. Mẹ tuyệt đẹp vì Mẹ đầy ơn Chúa. Mẹ đẹp thánh thiện vì ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mẹ đẹp cao quý vì làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.
Hôm nay, Giáo hội mừng kính Đức Maria được khải hoàn bước vào quê hương Nước Trời.
Bầu khí phụng vụ đượm sắc thái vui tươi với những lời ngợi khen và chúc tụng Đức Trinh Nữ lên trời hiển vinh. Từ đây Đức Mẹ nắm giữ vai trò quan trọng nhất là Nữ Vương trời đất. Từ nay, Đức Mẹ đảm nhận một địa vị cao cả nhất và cũng thật gần bên Thiên Chúa. Kể từ nay, Đức Mẹ trổi vượt trên mọi tạo vật với địa vị làm Mẹ Thiên Chúa và làm Mẹ nhân loại.
Quyền năng và tình yêu Chúa tràn đầy trên Mẹ làm cho Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Quyền năng và tình yêu Chúa đong đầy trọn vẹn nhất trong khoảnh khắc lịch sử, Mẹ lên trời cả hồn cả xác. Đặc ân cao trọng này chính là triều thiên sáng chói bao phủ lên Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.
Đó là những lời tán tụng ngợi ca Thiên Chúa phát xuất từ sâu thẳm lòng Mẹ trong ngày thăm viếng người chị họ Isave.
Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
Những lời ca ngợi Magnificat nói lên hết ý nghĩa và tâm tình của Mẹ đối với Thiên Chúa toàn năng và yêu thương.
Mẹ cảm thấy thân phận tôi tớ hèn mọn nầy lại được cất nhắc cao trọng trong giây phút lên trời: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.
Mẹ cảm nghiệm được quyền năng và tình yêu vô biên của Chúa trong giây phút Chúa hiển dương Mẹ về trời: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả...Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”.
Đức Mẹ được lên trời hồn xác là do đặc ân Chúa ban cho Mẹ và đồng thời cũng là do cuộc sống thánh thiện của Mẹ hằng luôn hợp tác với ơn Chúa. Hồn xác lên trời là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho Mẹ. Mẹ là người diễm phúc nhất trong mọi người nữ. Mẹ có tên gọi đẹp nhất là ”Đấng đầy ơn phúc” vì “Thiên Chúa ở cùng bà”. Mẹ được hết mọi đời khen là diễm phúc chính vì “Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả”. Điều cao cả nhất là làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Mẹ là cây sinh quả phúc và nhờ quả phúc ấy mà Mẹ được biết đến và được ca tụng. Mẹ là cây trường sinh mang quả đầu mùa mà Thiên Chúa đã trồng trong vườn địa đàng mới hầu đem lại sự sống đời đời cho mọi thế hệ loài người. Chính vì thế mà Thiên Chúa muốn cho cây mang quả trường sinh ấy được nhân lên trong vườn địa đàng mà Người muốn mở rộng diện tích tới tận cùng trái đất.
Trong bài giảng tại Thánh địa La Vang ngày 15/8/2007, Đức TGM Huế đã suy niệm: Đức Mẹ lên trời sau khi đã đi qua hết mọi nẻo đường đời của một người bình thường nghèo khó: nẻo đường không nơi trú ngụ; phải sinh con trong hang đá Bêlem; nẻo đường lánh cư sang Ai Cập đầy tiếng khóc than của các bà mẹ mà những đứa con thơ vô tội bị vua Hêrôđê sát hại; đường vào tiệc cưới Cana có tiếng vui cười của thực khách và đôi tân hôn; đường lên núi Calvariô, có tiếng nguyền rủa, tiếng búa đóng đinh của các lý hình; đường loan Tin mừng Chúa Phục Sinh và đường thẳng lên trời hồn xác trong tiếng reo vui của đất trời, của thần thánh, của loài người. Đức Mẹ đã sống thánh giữa đời, đã nên thánh qua những chặng đường vui, đường sáng, đường thương, đường mừng.
Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta cũng đang đi lại những chặng đường của Đức Mẹ: có cả vui, sáng, thương, mừng. Chúng ta lần hạt, tràng chuỗi nơi tay, miệng thầm thỉ, lòng kết hiệp với các mầu nhiệm vui mừng và đau thương của Đức Mẹ. Chúng ta cũng lần hạt một cách thiết thực nữa trong cuộc sống hằng ngày, mà tràng chuỗi và những hạt chuỗi giờ đây chính là những hạt mồ hôi, những giọt nước mắt, những khổ đau, những oan ức..., và cũng chính là những tiếng vui cười, những tia hy vọng, những niềm hân hoan... Đó là tràng chuỗi sống, đi đôi với việc đọc kinh lần hạt suy niệm của chúng ta.
Đức Mẹ được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và là khởi đầu bảo đảm cho tương lai của chúng ta sau nầy cũng sẽ được như vậy, miễn là bây giờ chúng ta biết noi gương Mẹ mà sống thánh giữa đời, qua những chặng đường vui, sáng, thương, mừng của cuộc sống (x. LG 68).
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Trong dịp hành hương Đất Thánh, chúng tôi có đến Nhà thờ Thăm Viếng, nơi có tượng Đức Mẹ ngũ. Từ Nhà thờ kính Thánh Gioan Tẩy Giả tại En Kerem, đi bộ một đoạn đường khá xa, lên một dốc cao rồi bước thêm đúng 66 bậc thang mới đến Nhà thờ. Từ trên ngọn đồi nhìn xuống thung lũng xa xa, quê hương Thánh Gioan Tiền Hô đẹp như một bức tranh mờ trong sương sớm.
Nhà thờ dâng kính cuộc thăm viếng của Đức Mẹ. Khi nghe tin bà Isave mang thai, Đức Mẹ đã vượt đường sá xa xôi đến thăm và giúp đỡ. Từ Nazarét về tới En Kerem đường xa lắm, chừng 90 km và rất nhiều trắc trở hiểm nguy. Mẹ đã thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt đến người chị họ Isave. Nơi đây bài Magnificat đã được viết trên tường bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt Nam.
Theo truyền thống xa xưa, Đức Mẹ không chết mà chỉ ngũ một giấc rồi Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Phụng vụ đã cử hành ngày qua đời của Mẹ dưới nhiều tên gọi: Dormitio (an giấc), Deposotio (an táng), Transitus (qua đời), Natalis (ngày sinh vào Nước Chúa). Tất cả những danh từ đó được dùng để nói tới cái chết của Đức Mẹ. Tiếng “assumptio” ( bởi động từ assumere; sumere: cất lấy; ad: kết hợp, đoàn tụ), lúc đầu ám chỉ việc linh hồn Mẹ được đưa vào vinh quang của Chúa (giống như các thánh); về sau từ ngữ này được dùng để chỉ việc Mẹ được cất về trời. Giáo hội phân biệt hai từ ngữ ”ascensio” áp dụng cho Chúa Giêsu vì Ngài lên trời do quyền năng riêng, còn “assumptio” áp dụng cho Mẹ để nói rằng Mẹ đựơc Chúa đưa về trời.
Tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố vào ngày 1.11.1950: “Sau khi đã mãn cuộc đời dưới đất, Đức Maria được đem về trời cả xác hồn”. Vào thế kỷ 19, có một luồng thần học chủ trương rắng Đức Maria không phải chết và xin Đức Thánh Cha hãy định tín như vậy. Họ cho rằng Đức Maria không mắc tội nguyên tổ nên không phải chết bởi vì sự chết là hình phạt của tội nguyên tổ. Tuy nhiên đa số các nhà thần học cho rằng Đức Maria đã chết và sau đó được sống lại. Đức Piô XII không bàn tới vấn đề này, không nói rằng Mẹ không phải chết cũng chẳng nói Mẹ đã chết và đã sống lại; nhưng chỉ nói rằng: sau khi chấm dứt cuộc đời dương thế, Mẹ được cất về trời cả xác và hồn.
Hôm nay, Giáo hội mừng kính Đức Maria được khải hoàn bước vào quê hương Nước Trời.
Bầu khí phụng vụ đượm sắc thái vui tươi với những lời ngợi khen và chúc tụng Đức Trinh Nữ lên trời hiển vinh. Từ đây Đức Mẹ nắm giữ vai trò quan trọng nhất là Nữ Vương trời đất. Từ nay, Đức Mẹ đảm nhận một địa vị cao cả nhất và cũng thật gần bên Thiên Chúa. Kể từ nay, Đức Mẹ trổi vượt trên mọi tạo vật với địa vị làm Mẹ Thiên Chúa và làm Mẹ nhân loại.
Quyền năng và tình yêu Chúa tràn đầy trên Mẹ làm cho Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Quyền năng và tình yêu Chúa đong đầy trọn vẹn nhất trong khoảnh khắc lịch sử, Mẹ lên trời cả hồn cả xác. Đặc ân cao trọng này chính là triều thiên sáng chói bao phủ lên Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.
Đó là những lời tán tụng ngợi ca Thiên Chúa phát xuất từ sâu thẳm lòng Mẹ trong ngày thăm viếng người chị họ Isave.
Những lời ca ngợi Magnificat nói lên hết ý nghĩa và tâm tình của Mẹ đối với Thiên Chúa toàn năng và yêu thương.
Mẹ cảm thấy thân phận tôi tớ hèn mọn nầy lại được cất nhắc cao trọng trong giây phút lên trời: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.
Mẹ cảm nghiệm được quyền năng và tình yêu vô biên của Chúa trong giây phút Chúa hiển dương Mẹ về trời: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả...Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”.
Đức Mẹ được lên trời hồn xác là do đặc ân Chúa ban cho Mẹ và đồng thời cũng là do cuộc sống thánh thiện của Mẹ hằng luôn hợp tác với ơn Chúa. Hồn xác lên trời là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho Mẹ. Mẹ là người diễm phúc nhất trong mọi người nữ. Mẹ có tên gọi đẹp nhất là ”Đấng đầy ơn phúc” vì “Thiên Chúa ở cùng bà”. Mẹ được hết mọi đời khen là diễm phúc chính vì “Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả”. Điều cao cả nhất là làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Mẹ là cây sinh quả phúc và nhờ quả phúc ấy mà Mẹ được biết đến và được ca tụng. Mẹ là cây trường sinh mang quả đầu mùa mà Thiên Chúa đã trồng trong vườn địa đàng mới hầu đem lại sự sống đời đời cho mọi thế hệ loài người. Chính vì thế mà Thiên Chúa muốn cho cây mang quả trường sinh ấy được nhân lên trong vườn địa đàng mà Người muốn mở rộng diện tích tới tận cùng trái đất.
Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta cũng đang đi lại những chặng đường của Đức Mẹ: có cả vui, sáng, thương, mừng. Chúng ta lần hạt, tràng chuỗi nơi tay, miệng thầm thỉ, lòng kết hiệp với các mầu nhiệm vui mừng và đau thương của Đức Mẹ. Chúng ta cũng lần hạt một cách thiết thực nữa trong cuộc sống hằng ngày, mà tràng chuỗi và những hạt chuỗi giờ đây chính là những hạt mồ hôi, những giọt nước mắt, những khổ đau, những oan ức..., và cũng chính là những tiếng vui cười, những tia hy vọng, những niềm hân hoan... Đó là tràng chuỗi sống, đi đôi với việc đọc kinh lần hạt suy niệm của chúng ta.
Đức Mẹ được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và là khởi đầu bảo đảm cho tương lai của chúng ta sau nầy cũng sẽ được như vậy, miễn là bây giờ chúng ta biết noi gương Mẹ mà sống thánh giữa đời, qua những chặng đường vui, sáng, thương, mừng của cuộc sống (x. LG 68).
Bí quyết đón nhận dồi dào ân sủng Thiên Chúa
Lm. Inhaxiô Trần Ngà
17:21 10/08/2010
Bí quyết đón nhận dồi dào ân sủng Thiên Chúa
(Suy niệm Tin Mừng Luca (Lc:1, 39-56) trích đọc trong Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.)
Có hai người Mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: Một là Mẹ E-và, hai là Đức Mẹ Maria.
Mẹ E-và vĩ đại vì Bà là Tổ Mẫu của nhân loại. Mọi người trên khắp thế gian đều là con, cháu, miêu duệ của Bà.
Đức Maria là Người Mẹ vĩ đại thứ hai, vì Mẹ đã hợp tác với Thiên Chúa để sinh ra một nhân loại mới, gồm những người thuộc về gia đình Thiên Chúa, thuộc về Đức Ki-tô.
Nhưng giữa hai người phụ nữ vĩ đại nầy có một sự khác biệt lớn lao: Mẹ E-và là người bị chúc dữ, phải xa lìa Thiên Chúa và đã lôi kéo con cháu vào kiếp sống tội lỗi lầm than; còn Mẹ Maria là Đấng-đầy-ơn-phúc, luôn được Thiên Chúa ở cùng và đã hướng dẫn muôn người bước đi theo đường lối Chúa tiến vào chốn hồng phúc.
Vì đâu có sự khác biệt nầy?
Thiên Chúa là Cha nhân lành, đối xử công bằng với mọi người và không chê bỏ bất kỳ ai. Thế nhưng có những người nhận được dồi dào ân sủng của Thiên Chúa như Mẹ Maria, còn những người khác thì chẳng được ơn nào.
Tại sao như thế?
Vì không hiểu nguyên do nên có người oán trách Thiên Chúa: Tại sao Chúa thương người khác mà không thương tôi? Tại sao Chúa ban ơn cho nhiều người khác mà không đoái đến tôi? Tại sao Chúa không công bình với tôi?
Ơn sủng Thiên Chúa như mưa tuôn xuống cho mọi người không phân biệt, thế nhưng nơi những ngọn núi cao thì nước mưa chảy tuôn đi hết chẳng còn đọng lại; còn nơi biển sâu thì vì trũng thấp nên tất cả mọi nguồn nước đều tích tụ về.
Xưa kia, Mẹ E-và không vâng phục Thiên Chúa, muốn tự định đoạt đời mình bất chấp mệnh lệnh và đường lối Thiên Chúa, muốn nâng mình lên như một ngọn núi cao, nên ân sủng Thiên Chúa, dù được ban xuống như mưa, nhưng không thể tồn đọng lại. Nước mưa không thể tích tụ trên đỉnh non cao.
Còn Mẹ Maria thì luôn sống hạ mình, luôn vâng phục Thiên Chúa, vui lòng chấp nhận làm tớ nữ thấp hèn của Chúa với lòng khiêm nhượng thẳm sâu; Mẹ hạ mình như thung lũng thấp, nên ơn Chúa tuôn ban tích tụ nơi Mẹ thật dồi dào.
Bài tán tụng ca của Mẹ Maria trong Tin Mừng hôm nay minh chứng cho chân lý nầy.
Đối với những ai muốn làm “núi cao” như kiểu E-và, thì họ sẽ bị triệt hạ: “Chúa giơ cánh tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế.”
Còn đối với người khiêm tốn như “lũng sâu”, tiêu biểu là Mẹ Maria, thì được Chúa thông ban phúc lộc dư đầy:
“Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay hết mọi thời sẽ khen tôi diễm phúc… Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi, biết bao điều cao cả… Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường… Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư.”
Qua Tin Mừng hôm nay, Mẹ Maria truyền đạt cho chúng ta một bí quyết thần diệu để có thể tiếp nhận thật nhiều phúc lộc của Thiên Chúa, là hãy trở thành “lũng sâu” như Mẹ Maria, nghĩa là biết phận mình vốn thấp hèn yếu đuối, tự sức riêng chẳng làm được gì nếu không có ơn Chúa, là sống khiêm nhường như Mẹ, là đặt mình làm tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa như Mẹ… và khi đó, muôn vàn ân phúc của Thiên Chúa sẽ tuôn đổ dồi dào cho chúng ta.
Trái lại, phương cách hiệu quả nhất để đánh mất ơn Chúa là cậy dựa sức mình và bất cần đến Chúa, là tự phụ mình giỏi mình hay. Làm như thế là trở nên “núi cao” như kiểu bà E-và xưa. Do đó, ân sủng của Thiên Chúa không thể tồn đọng trong tâm hồn và trong cuộc đời những con người như thế.
Nguyện xin Mẹ Maria giúp chúng con sống khiêm nhường như Mẹ, để ân sủng Thiên Chúa lưu lại mãi trong cuộc đời chúng con và biến đổi chúng con ngày càng nên giống Mẹ hơn.
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
(Suy niệm Tin Mừng Luca (Lc:1, 39-56) trích đọc trong Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.)
Có hai người Mẹ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: Một là Mẹ E-và, hai là Đức Mẹ Maria.
Mẹ E-và vĩ đại vì Bà là Tổ Mẫu của nhân loại. Mọi người trên khắp thế gian đều là con, cháu, miêu duệ của Bà.
Đức Maria là Người Mẹ vĩ đại thứ hai, vì Mẹ đã hợp tác với Thiên Chúa để sinh ra một nhân loại mới, gồm những người thuộc về gia đình Thiên Chúa, thuộc về Đức Ki-tô.
Nhưng giữa hai người phụ nữ vĩ đại nầy có một sự khác biệt lớn lao: Mẹ E-và là người bị chúc dữ, phải xa lìa Thiên Chúa và đã lôi kéo con cháu vào kiếp sống tội lỗi lầm than; còn Mẹ Maria là Đấng-đầy-ơn-phúc, luôn được Thiên Chúa ở cùng và đã hướng dẫn muôn người bước đi theo đường lối Chúa tiến vào chốn hồng phúc.
Vì đâu có sự khác biệt nầy?
Thiên Chúa là Cha nhân lành, đối xử công bằng với mọi người và không chê bỏ bất kỳ ai. Thế nhưng có những người nhận được dồi dào ân sủng của Thiên Chúa như Mẹ Maria, còn những người khác thì chẳng được ơn nào.
Tại sao như thế?
Vì không hiểu nguyên do nên có người oán trách Thiên Chúa: Tại sao Chúa thương người khác mà không thương tôi? Tại sao Chúa ban ơn cho nhiều người khác mà không đoái đến tôi? Tại sao Chúa không công bình với tôi?
Ơn sủng Thiên Chúa như mưa tuôn xuống cho mọi người không phân biệt, thế nhưng nơi những ngọn núi cao thì nước mưa chảy tuôn đi hết chẳng còn đọng lại; còn nơi biển sâu thì vì trũng thấp nên tất cả mọi nguồn nước đều tích tụ về.
Xưa kia, Mẹ E-và không vâng phục Thiên Chúa, muốn tự định đoạt đời mình bất chấp mệnh lệnh và đường lối Thiên Chúa, muốn nâng mình lên như một ngọn núi cao, nên ân sủng Thiên Chúa, dù được ban xuống như mưa, nhưng không thể tồn đọng lại. Nước mưa không thể tích tụ trên đỉnh non cao.
Còn Mẹ Maria thì luôn sống hạ mình, luôn vâng phục Thiên Chúa, vui lòng chấp nhận làm tớ nữ thấp hèn của Chúa với lòng khiêm nhượng thẳm sâu; Mẹ hạ mình như thung lũng thấp, nên ơn Chúa tuôn ban tích tụ nơi Mẹ thật dồi dào.
Bài tán tụng ca của Mẹ Maria trong Tin Mừng hôm nay minh chứng cho chân lý nầy.
Đối với những ai muốn làm “núi cao” như kiểu E-và, thì họ sẽ bị triệt hạ: “Chúa giơ cánh tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế.”
Còn đối với người khiêm tốn như “lũng sâu”, tiêu biểu là Mẹ Maria, thì được Chúa thông ban phúc lộc dư đầy:
“Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay hết mọi thời sẽ khen tôi diễm phúc… Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi, biết bao điều cao cả… Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường… Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư.”
Qua Tin Mừng hôm nay, Mẹ Maria truyền đạt cho chúng ta một bí quyết thần diệu để có thể tiếp nhận thật nhiều phúc lộc của Thiên Chúa, là hãy trở thành “lũng sâu” như Mẹ Maria, nghĩa là biết phận mình vốn thấp hèn yếu đuối, tự sức riêng chẳng làm được gì nếu không có ơn Chúa, là sống khiêm nhường như Mẹ, là đặt mình làm tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa như Mẹ… và khi đó, muôn vàn ân phúc của Thiên Chúa sẽ tuôn đổ dồi dào cho chúng ta.
Trái lại, phương cách hiệu quả nhất để đánh mất ơn Chúa là cậy dựa sức mình và bất cần đến Chúa, là tự phụ mình giỏi mình hay. Làm như thế là trở nên “núi cao” như kiểu bà E-và xưa. Do đó, ân sủng của Thiên Chúa không thể tồn đọng trong tâm hồn và trong cuộc đời những con người như thế.
Nguyện xin Mẹ Maria giúp chúng con sống khiêm nhường như Mẹ, để ân sủng Thiên Chúa lưu lại mãi trong cuộc đời chúng con và biến đổi chúng con ngày càng nên giống Mẹ hơn.
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 10/08/2010
BẢNG HIỆU
Vương Sĩ Thận và Lý Thiện là hai nhà họa sĩ lớn thời Thanh triều.
Một hôm, họ cùng nhau du ngoạn ở ngoại ô và đi đến một quán rượu, trước cửa quán có móc hai đạo chiêu bài, phía trên viết một chữ rượu rất lớn, phía dưới còn có mấy hàng chữ nhỏ: “Đình Thái Bạch tiên ông, giá rượu rẻ, vui vẻ một cổ ba cân, sau khi mở bình, hương cay lan tỏa, mau đến uống, uống mau say, thì mới mau tỉnh”. Hai người bị mấy hàng chữ nhỏ hấp dẫn, cho rằng rượu vừa ngon vừa rẻ, thế là đi vào quán, kêu một hủ rượu, ai ngờ vừa uống một hớp thì mới phát hiện rượu trong bình hết một nửa là nước, bị lừa rồi.
Từ đó về sau, từ ngữ “chiêu bài” từ bảng hiệu biến thành hàm nghĩa có sự lừa dối ở trong.
(Truyện truyền thuyết)
Suy tư:
Có những cửa hiệu “treo đầu dê bán thịt chó” để hấp dẫn thực khách, nhưng người ta chỉ đến ăn có một lần rồi không bao giờ đến nữa; có những tiệm treo bảng hiệu hớt tóc, nhưng lại có những cô gái mát xa nóng mát xa lạnh, tức là mua bán dâm trá hình; có những quán treo bảng hiệu cà phê, nhưng bên trong quán thì là những “con gà móng đỏ mỏ xanh” mặc áo quần thì hở rốn lòi mông...
Bảng hiệu là khuôn mặt, là danh dự và là tài năng của người ông (bà) chủ quán, là thương hiệu sống và chết của họ, cho nên không thể treo bảng hiệu “phở bò” mà lại bán “thịt chó”...
Bác ái là thương hiệu của người Ki-tô hữu, dù sống dù chết thì họ vẫn luôn trung thành với giáo huấn của Chúa Giê-su Ki-tô và Hội Thánh, đó là: kính mến Thiên Chúa và yêu thương người như chính mình vậy.
Không sống bác ái thì không phải là người Ki-tô hữu, không sống bác ái thì dù cho có đi dâng lễ mỗi ngày thì cũng chỉ là treo đầu dê bán thịt chó mà thôi. Ha ha ha, họ có thể lừa được người khác chứ không thể qua mặt Thiên Chúa.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Vương Sĩ Thận và Lý Thiện là hai nhà họa sĩ lớn thời Thanh triều.
Một hôm, họ cùng nhau du ngoạn ở ngoại ô và đi đến một quán rượu, trước cửa quán có móc hai đạo chiêu bài, phía trên viết một chữ rượu rất lớn, phía dưới còn có mấy hàng chữ nhỏ: “Đình Thái Bạch tiên ông, giá rượu rẻ, vui vẻ một cổ ba cân, sau khi mở bình, hương cay lan tỏa, mau đến uống, uống mau say, thì mới mau tỉnh”. Hai người bị mấy hàng chữ nhỏ hấp dẫn, cho rằng rượu vừa ngon vừa rẻ, thế là đi vào quán, kêu một hủ rượu, ai ngờ vừa uống một hớp thì mới phát hiện rượu trong bình hết một nửa là nước, bị lừa rồi.
Từ đó về sau, từ ngữ “chiêu bài” từ bảng hiệu biến thành hàm nghĩa có sự lừa dối ở trong.
(Truyện truyền thuyết)
Suy tư:
Có những cửa hiệu “treo đầu dê bán thịt chó” để hấp dẫn thực khách, nhưng người ta chỉ đến ăn có một lần rồi không bao giờ đến nữa; có những tiệm treo bảng hiệu hớt tóc, nhưng lại có những cô gái mát xa nóng mát xa lạnh, tức là mua bán dâm trá hình; có những quán treo bảng hiệu cà phê, nhưng bên trong quán thì là những “con gà móng đỏ mỏ xanh” mặc áo quần thì hở rốn lòi mông...
Bảng hiệu là khuôn mặt, là danh dự và là tài năng của người ông (bà) chủ quán, là thương hiệu sống và chết của họ, cho nên không thể treo bảng hiệu “phở bò” mà lại bán “thịt chó”...
Bác ái là thương hiệu của người Ki-tô hữu, dù sống dù chết thì họ vẫn luôn trung thành với giáo huấn của Chúa Giê-su Ki-tô và Hội Thánh, đó là: kính mến Thiên Chúa và yêu thương người như chính mình vậy.
Không sống bác ái thì không phải là người Ki-tô hữu, không sống bác ái thì dù cho có đi dâng lễ mỗi ngày thì cũng chỉ là treo đầu dê bán thịt chó mà thôi. Ha ha ha, họ có thể lừa được người khác chứ không thể qua mặt Thiên Chúa.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 10/08/2010
N2T |
5. Con người sống tại thế nên nếm đủ hoạn nạn khốn khổ, chấp nhận lao khổ, sau đó mới hưởng an lạc. Bởi vì lao khổ và hoạn nạn khiến cho người ta nên giống Chúa Giê-su của chúng ta, và được Chúa ưu tiên tuyển chọn trước.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:42 10/08/2010
N2T |
497. Đằng sau của khó khăn là ẩn giấu những bậc thềm đi đến thành công.
Tầm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 20 Mùa Quanh Năm C
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
19:03 10/08/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 19,16-22
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh dưỡng nuôi hồn xác chúng con. Xin cho chúng con được nên một với Chúa trong suy nghĩ và hành động. Xin giúp chúng con cũng biết bẻ tấm bánh đời mình nên nguồn vui và hạnh phúc cho anh em chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con đã tiếp nhận cuộc sống từ chính Chúa và qua bao người khác đã làm nên cuộc đời chúng con. Sự sống chúng con là của Chúa ban tặng. Cuộc sống này tiếp tục được nuôi dưỡng bởi cha mẹ, ông bà. Cuộc sống này tiếp tục được sống sung mãn ngập tràn hạnh phúc nhờ biết bao người yêu thương chúng con đã tạo dựng cho chúng con. Xin giúp chúng con một khi biết hân hoan đón nhận cuộc sống với bao niềm vui và đến lượt chúng con cũng biết hiến trao cho anh em trong bài học cho đi. Cho đi bản thân của mình để mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Cho đi thời giờ của mình để nâng đỡ ủi an những ai cơ hàn. Cho đi khả năng của mình để phục vụ một cách quảng đại và vô vị lợi. Cho đi cả tài sản của mình để chúng con có được những bạn hữu của Nước Trời là những người nghèo khó lầm than.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ trên hết mọi sự, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa với trọn tâm hồn và thân xác chúng con. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 19,23-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã tận hiến chính mình trở nên của ăn nuôi dưỡng hồn xác chúng con. Chúa đã đi qua kiếp người trong hy sinh từ bỏ để trở nên mọi sự cho mọi người. Chúa không có của cải nhưng có cả một con người quảng đại phục tha nhân. Chúa không giữ lại gì cho riêng mình để có thể trao ban cả cuộc sống cho nhân loại chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin Chúa dạy chúng con biết sống một cuộc đời biết cho đi hơn nhận lãnh, biết phục vụ hơn được phục vụ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã sống nghèo để dạy chúng con biết thanh thoát với của cải trần gian. Của cải trần gian mang lại cho con người niềm vui chốc lát, nhưng có thể giam hãm con người trong tham lam ích kỷ, trong lo âu sợ hãi, khiến mất bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Có nhiều người giầu có nhưng lòng bất an. Có nhiều người tiền dư bạc để nhưng lại mất bạn bè người thân. Có nhiều người chỉ biết giữ tiền nhưng không giữ được người thân. Họ mất bạn bè. Họ mất người thân. Họ đánh mất chính mình khi họ đề cao của cải hơn mọi mối quan hệ giữa người với người.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết chọn lựa sự sống đời đời hơn là của cải mau qua đời nay. Xin dạy chúng con biết gìn giữ trân trọng tình người hơn là có tiền mà đánh mất bạn bè. Xin dạy chúng con biết tìm kiếm Nước Thiên Chúa hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 20,1-16a
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng giầu lòng quảng đại. Chúa thi ân giáng phúc cho mọi người. Chúa cho mưa thuận gió hòa trên kẻ lành người dữ. Chúa chăm sóc mọi loài trong tình yêu quan phòng của Chúa. Xin dạy chúng con biết sống tâm tình tri ân và tín thác vào Chúa. Xin dạy chúng con biết cùng nhau ca ngợi, tôn vinh tình thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tình yêu Chúa luôn vượt qua mọi tính toán của con người. Chúa không suy tính thiệt hơn khi ban phát tình yêu. Chúa thi ân mà chẳng cần đền đáp lại. Tình yêu Chúa luôn vô vị lợi và cho đi không ngừng. Nhưng Chúa ơi, ở đời chúng con thường hay ganh tị nhau. Ở đời chúng con thường ích kỷ và tham lam. Sự ganh tị, ích kỷ và tham lam đã làm cho chúng con xa lìa nhau, đôi khi chống đối lẫn nhau. Xin Chúa giúp chúng con biết học nơi Chúa tình yêu ban tặng nhưng không. Xin giúp chúng con biết sống chia sẻ cảm thông với nhau thay cho những ganh tị tầm thường. Xin dạy chúng con có một tình yêu như Chúa để chúng con luôn biết vui với người vui, biết cùng nhau cám tạ ơn Chúa, biết thể hiện tình yêu hiệp thông và chia sẻ với nhau trong tinh thần hiệp nhất anh em con một Cha trên trời.
Lạy Chúa, là Đấng giầu lòng thương xót, xin dạy chúng con biết rộng lòng thương xót nhau trong tình nghĩa anh em một nhà. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 22,1-14
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho chúng con. Bàn tiệc này, Chúa bảo luôn đủ chỗ cho mọi người. Bàn tiệc thánh của Chúa không dành cho một đối tượng ưu đãi nào hay thành phần cốt lõi nào. Bàn tiệc của Chúa luôn rộng mở đón chào mọi người. Chúng con xin tạ ơn Chúa đã thương quy tụ chúng con quanh bàn tiệc của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống tình huynh đệ với nhau trong sự chia sẻ, cảm thông, yêu thương và phục vụ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng lo lắng cho từng người chúng con. Chúa hối hả sai các gia nhân ra tận cùng các ngõ hẻm để tìm kiếm chúng con. Chúa không muốn bàn ăn thiếu một người nào trong chúng con. Chúa gọi tên, điểm mặt từng người trước khi bàn tiệc bắt đầu. Tấm lòng Chúa thật bao la hải hà. Chúng con xin ca ngợi tình thương Chúa. Nhưng Chúa ơi, nhiều lần chúng con lại quá thiếu sót khi lơ là tham dự bàn tiệc thánh. Nhiều lần chúng con còn khoác trên mình tấm áo đã dơ bẩn bụi trần. Chúng con đã không có thái độ kính trọng đối với bàn tiệc thánh của Chúa. Chúng con đến dự miễn cưỡng. Chúng con thiếu tấm lòng hân hoan khi cùng nhau chia sẻ quanh bàn tiệc của Chúa. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con canh tân đổi mới cuộc đời hầu luôn xứng đáng tham dự bàn tiệc của Chúa.
Lạy Chúa, Ước gì chúng con luôn được vui mừng hoan hỉ trong bàn tiệc Thánh Thể của Chúa hôm nay để mai sau chúng con được thông dự bàn tiệc cưới muôn đời trong Nước Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 22,34-40
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì yêu thương chúng con, Chúa đã không chỉ trao ban cuộc sống của Chúa cho nhân loại mà còn thí mạng sống vì chúng con. Chúa không chỉ trao lời hằng sống mà còn tặng ban chính Mình Máu Chúa nên của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng con, để rồi Chúa cũng mời gọi chúng con “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, là ky-tô hữu Chúa mời gọi chúng con họa lại chân dung tình yêu của Chúa cho thế gian. Xin cho chúng con trong đời sống hằng ngày luôn biết từ bỏ cái tôi ích kỷ để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân. Xin ban cho chúng con trái tim của Chúa, để chúng con luôn nhạy cảm trước nhu cầu của tha nhân. Xin ban cho chúng con tấm lòng của Chúa để chúng con yêu thương phục vụ mọi người. Sống bao dung. Sống độ lượng. Sống vâng phục để ý Chúa được nên trọn. Lấy nhân nghiã làm nền tảng để cư xử tốt với mọi người. Chọn sống thanh bần mà hòa mình với tha nhân. Xem chữ tín như mối dây liên kết với đồng loại.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Xin cho chúng con biết dùng tình yêu làm biểu tượng cho cuộc sống của mình. Xin cho chúng con biết sống và yêu như Chúa đã sống để yêu thương chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 23,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được kết hợp nên một trong Chúa. Chúa là tình yêu. Chúng con được sống trong tình yêu của Chúa. Chúa là sự sống đời đời. Chúng con được tháp nhập nên một thân thể duy nhất của Chúa, để chúng con cũng được nuôi dưỡng bởi sự sống đời đời. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho nhân loại chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa không thích chúng con nói mà không làm. Chúa càng không thích lối sống giả tạo của chúng con. Xin Chúa hãy giúp chúng con biết kiện toàn đời sống của mình theo tin mừng của Chúa. Xin Chúa hãy giúp chúng con can đảm làm chứng cho tình yêu của Chúa. Một tình yêu dấn thân đến nỗi quên cả tính mạng mình. Một tình yêu cho đi mà không mong đền đáp. Một tình yêu chân thành để có thể cúi mình phục vụ mà không so đo tính toán. Xin dạy chúng con biết khiêm tốn để sống gần gũi, hòa đồng với nhau. Xin loại trừ nơi chúng con thái độ kẻ cả, tự cao tự đại để chúng con luôn là người dễ mến của tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng hiền lành và rất mực khiêm nhường, xin dạy chúng con biết đối xử với nhau trong khiêm tốn hiền hòa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mt 19,16-22
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh dưỡng nuôi hồn xác chúng con. Xin cho chúng con được nên một với Chúa trong suy nghĩ và hành động. Xin giúp chúng con cũng biết bẻ tấm bánh đời mình nên nguồn vui và hạnh phúc cho anh em chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con đã tiếp nhận cuộc sống từ chính Chúa và qua bao người khác đã làm nên cuộc đời chúng con. Sự sống chúng con là của Chúa ban tặng. Cuộc sống này tiếp tục được nuôi dưỡng bởi cha mẹ, ông bà. Cuộc sống này tiếp tục được sống sung mãn ngập tràn hạnh phúc nhờ biết bao người yêu thương chúng con đã tạo dựng cho chúng con. Xin giúp chúng con một khi biết hân hoan đón nhận cuộc sống với bao niềm vui và đến lượt chúng con cũng biết hiến trao cho anh em trong bài học cho đi. Cho đi bản thân của mình để mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Cho đi thời giờ của mình để nâng đỡ ủi an những ai cơ hàn. Cho đi khả năng của mình để phục vụ một cách quảng đại và vô vị lợi. Cho đi cả tài sản của mình để chúng con có được những bạn hữu của Nước Trời là những người nghèo khó lầm than.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ trên hết mọi sự, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa với trọn tâm hồn và thân xác chúng con. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 19,23-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã tận hiến chính mình trở nên của ăn nuôi dưỡng hồn xác chúng con. Chúa đã đi qua kiếp người trong hy sinh từ bỏ để trở nên mọi sự cho mọi người. Chúa không có của cải nhưng có cả một con người quảng đại phục tha nhân. Chúa không giữ lại gì cho riêng mình để có thể trao ban cả cuộc sống cho nhân loại chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin Chúa dạy chúng con biết sống một cuộc đời biết cho đi hơn nhận lãnh, biết phục vụ hơn được phục vụ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã sống nghèo để dạy chúng con biết thanh thoát với của cải trần gian. Của cải trần gian mang lại cho con người niềm vui chốc lát, nhưng có thể giam hãm con người trong tham lam ích kỷ, trong lo âu sợ hãi, khiến mất bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Có nhiều người giầu có nhưng lòng bất an. Có nhiều người tiền dư bạc để nhưng lại mất bạn bè người thân. Có nhiều người chỉ biết giữ tiền nhưng không giữ được người thân. Họ mất bạn bè. Họ mất người thân. Họ đánh mất chính mình khi họ đề cao của cải hơn mọi mối quan hệ giữa người với người.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết chọn lựa sự sống đời đời hơn là của cải mau qua đời nay. Xin dạy chúng con biết gìn giữ trân trọng tình người hơn là có tiền mà đánh mất bạn bè. Xin dạy chúng con biết tìm kiếm Nước Thiên Chúa hơn là những vinh hoa phú quý trần gian. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 20,1-16a
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng giầu lòng quảng đại. Chúa thi ân giáng phúc cho mọi người. Chúa cho mưa thuận gió hòa trên kẻ lành người dữ. Chúa chăm sóc mọi loài trong tình yêu quan phòng của Chúa. Xin dạy chúng con biết sống tâm tình tri ân và tín thác vào Chúa. Xin dạy chúng con biết cùng nhau ca ngợi, tôn vinh tình thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tình yêu Chúa luôn vượt qua mọi tính toán của con người. Chúa không suy tính thiệt hơn khi ban phát tình yêu. Chúa thi ân mà chẳng cần đền đáp lại. Tình yêu Chúa luôn vô vị lợi và cho đi không ngừng. Nhưng Chúa ơi, ở đời chúng con thường hay ganh tị nhau. Ở đời chúng con thường ích kỷ và tham lam. Sự ganh tị, ích kỷ và tham lam đã làm cho chúng con xa lìa nhau, đôi khi chống đối lẫn nhau. Xin Chúa giúp chúng con biết học nơi Chúa tình yêu ban tặng nhưng không. Xin giúp chúng con biết sống chia sẻ cảm thông với nhau thay cho những ganh tị tầm thường. Xin dạy chúng con có một tình yêu như Chúa để chúng con luôn biết vui với người vui, biết cùng nhau cám tạ ơn Chúa, biết thể hiện tình yêu hiệp thông và chia sẻ với nhau trong tinh thần hiệp nhất anh em con một Cha trên trời.
Lạy Chúa, là Đấng giầu lòng thương xót, xin dạy chúng con biết rộng lòng thương xót nhau trong tình nghĩa anh em một nhà. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 22,1-14
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho chúng con. Bàn tiệc này, Chúa bảo luôn đủ chỗ cho mọi người. Bàn tiệc thánh của Chúa không dành cho một đối tượng ưu đãi nào hay thành phần cốt lõi nào. Bàn tiệc của Chúa luôn rộng mở đón chào mọi người. Chúng con xin tạ ơn Chúa đã thương quy tụ chúng con quanh bàn tiệc của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống tình huynh đệ với nhau trong sự chia sẻ, cảm thông, yêu thương và phục vụ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng lo lắng cho từng người chúng con. Chúa hối hả sai các gia nhân ra tận cùng các ngõ hẻm để tìm kiếm chúng con. Chúa không muốn bàn ăn thiếu một người nào trong chúng con. Chúa gọi tên, điểm mặt từng người trước khi bàn tiệc bắt đầu. Tấm lòng Chúa thật bao la hải hà. Chúng con xin ca ngợi tình thương Chúa. Nhưng Chúa ơi, nhiều lần chúng con lại quá thiếu sót khi lơ là tham dự bàn tiệc thánh. Nhiều lần chúng con còn khoác trên mình tấm áo đã dơ bẩn bụi trần. Chúng con đã không có thái độ kính trọng đối với bàn tiệc thánh của Chúa. Chúng con đến dự miễn cưỡng. Chúng con thiếu tấm lòng hân hoan khi cùng nhau chia sẻ quanh bàn tiệc của Chúa. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con canh tân đổi mới cuộc đời hầu luôn xứng đáng tham dự bàn tiệc của Chúa.
Lạy Chúa, Ước gì chúng con luôn được vui mừng hoan hỉ trong bàn tiệc Thánh Thể của Chúa hôm nay để mai sau chúng con được thông dự bàn tiệc cưới muôn đời trong Nước Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 22,34-40
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì yêu thương chúng con, Chúa đã không chỉ trao ban cuộc sống của Chúa cho nhân loại mà còn thí mạng sống vì chúng con. Chúa không chỉ trao lời hằng sống mà còn tặng ban chính Mình Máu Chúa nên của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng con, để rồi Chúa cũng mời gọi chúng con “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, là ky-tô hữu Chúa mời gọi chúng con họa lại chân dung tình yêu của Chúa cho thế gian. Xin cho chúng con trong đời sống hằng ngày luôn biết từ bỏ cái tôi ích kỷ để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân. Xin ban cho chúng con trái tim của Chúa, để chúng con luôn nhạy cảm trước nhu cầu của tha nhân. Xin ban cho chúng con tấm lòng của Chúa để chúng con yêu thương phục vụ mọi người. Sống bao dung. Sống độ lượng. Sống vâng phục để ý Chúa được nên trọn. Lấy nhân nghiã làm nền tảng để cư xử tốt với mọi người. Chọn sống thanh bần mà hòa mình với tha nhân. Xem chữ tín như mối dây liên kết với đồng loại.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu. Xin cho chúng con biết dùng tình yêu làm biểu tượng cho cuộc sống của mình. Xin cho chúng con biết sống và yêu như Chúa đã sống để yêu thương chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 20 thường niên
Mt 23,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được kết hợp nên một trong Chúa. Chúa là tình yêu. Chúng con được sống trong tình yêu của Chúa. Chúa là sự sống đời đời. Chúng con được tháp nhập nên một thân thể duy nhất của Chúa, để chúng con cũng được nuôi dưỡng bởi sự sống đời đời. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho nhân loại chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa không thích chúng con nói mà không làm. Chúa càng không thích lối sống giả tạo của chúng con. Xin Chúa hãy giúp chúng con biết kiện toàn đời sống của mình theo tin mừng của Chúa. Xin Chúa hãy giúp chúng con can đảm làm chứng cho tình yêu của Chúa. Một tình yêu dấn thân đến nỗi quên cả tính mạng mình. Một tình yêu cho đi mà không mong đền đáp. Một tình yêu chân thành để có thể cúi mình phục vụ mà không so đo tính toán. Xin dạy chúng con biết khiêm tốn để sống gần gũi, hòa đồng với nhau. Xin loại trừ nơi chúng con thái độ kẻ cả, tự cao tự đại để chúng con luôn là người dễ mến của tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng hiền lành và rất mực khiêm nhường, xin dạy chúng con biết đối xử với nhau trong khiêm tốn hiền hòa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc cách mạng sinh y học
Vũ Văn An
01:38 10/08/2010
Năm 2006, Shinya Yamanaka của ĐH Kyoto thực hiện một khám phá đáng chú ý. Ông thấy rằng khi chích các gien (genes) thuộc bộ bốn prôtêin vào các tế bào da của chuột, thì các tế bào này được tái thảo chương thành các tế bào rất giống với các tế bào gốc của phôi thai. Một năm sau, Bác Sĩ Yamanaka chứng minh được rằng cũng chính bốn yếu tố trên đã thực hiện được việc tái thảo chương các tế bào da của con người. Được biết dưới danh xưng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng (induced pluripotent stem cells), các tế bào gốc mới này đã cách mạng hóa lãnh vực tế bào gốc trong sinh học.
Thực thế, đầu năm 2010, Tạp chí Nature Methods đã tuyên dương diễn trình tạo ra các tế bào gốc đa năng được cảm ứng là “Phương pháp của năm”, nhờ các hứa hẹn do các tế bào này đem lại cho ngành y khoa tái tạo (regenerative medicine) cũng như cho việc khám phá và phát triển các thứ thuốc. Vì nhìn nhận tiềm năng sinh y học của chúng, nên nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu đã tham gia chương trình tế bào gốc đa năng được cảm ứng này. Nhưng thực ra, các tế bào gốc đa năng này còn hứa hẹn nhiều điều hơn là cuộc đột phá sinh y học này. Vì có thể thay thế được tế bào gốc phôi thai, nên chúng có thể ‘gọn gàng’ gác qua một bên thế lưỡng nan đạo đức học từng đe dọa không cho lãnh vực nghiên cứu quan trọng này tiến bước. Nhờ ưu thế về đạo đức học này, không những các nhà khoa học mà cả các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo cũng hoan hô các khả thể nó cung hiến. Như thế, cả hai phía trong cuộc tranh luận gay gắt có tính lịch sử về tế bào gốc sẽ cùng ủng hộ kỹ thuật mới về nghiên cứu tế bào gốc đa năng.
Ấy thế nhưng chẳng may, vẫn còn một vấn đề đạo đức phụ thuộc: các tế bào gốc đa năng được cảm ứng này vẫn còn cần được thí nghiệm và chứng thực bằng cách sử dụng các tế bào gốc của phôi thai, ít nhất cũng trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu. Trong buổi giao thời có tính quá độ này, cuộc đối thoại có tính xây dựng giữa hai phía của cuộc tranh luận trên là điều sinh tử nếu ta muốn bước qua thời đại mới một cách nhanh chóng và hợp đạo đức, trong đó, các tế bào gốc của phôi thai không còn cần thiết cho việc nghiên cứu nữa.
Ưu thế đạo đức học
Ít nhất, cũng có ba ưu thế mạnh mẽ về đạo đức học trong việc theo đuổi kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Thứ nhất và trên hết, việc sản xuất ra các tế bào gốc này không bao hàm việc hủy diệt các phôi thai nhân bản. Đúng hơn, diễn trình tái thảo chương dùng để tạo ra các tế bào gốc đa năng được cảm ứng chỉ bao hàm việc tái chuyển hóa các thể bào (conversion of somatic cell), nghĩa là tái chuyển hóa các tế bào đã phát triển thành một phần đặc thù trong cơ thể rồi, như tế bào da chẳng hạn, trở lại trạng thái tế bào gốc có thể uốn nắn được để chúng phát triển thành các phần khác trong cơ thể. Việc này tương phản với việc cô lập hóa các tế bào gốc của phôi thai, là các tế bào vốn rút ra từ khối nội bào của phôi thai, tức khối nội bào được việc thụ tinh trong ống nghiệm tạo ra, để rồi sau đó giết chết chính phôi thai ấy.
Điều trên dẫn tới ưu thế đạo đức học thứ hai của các tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Vì không có việc thụ thai trong ống nghiệm, nên trứng của người đàn bà không cần đến, và mọi vấn đề đạo đức học liên quan tới việc sản xuất và sử dụng trứng để nghiên cứu về tế bào gốc cũng như liên quan tới việc thụ tinh trong ống nghiệm, đều tránh được. Ưu thế thứ ba có quan hệ tới việc vốn được gọi là sinh vô tính để trị bệnh (therapeutic cloning), là việc chuyển dịch nhân của thể bào vào trong một trứng đã lấy nhân đi. Lý lẽ nguyên thủy bào chữa cho việc sinh vô tính để trị bệnh là nó giúp người ta có thể thực hiện được việc sản xuất ra các tế bào gốc có thể xứng hợp về di truyền học (và cả miễn dịch học nữa) với người hiến nhân của thể bào. Việc xứng hợp này không thể có được với lối dùng tế bào gốc của phôi thai vì các tế bào này lấy từ một cá nhân khác hẳn, tức từ phôi thai chứa chúng. Còn các tế bào gốc đa năng được cảm ứng thì vốn đã xứng hợp rồi vì nó được lấy từ chính bệnh nhân, như lấy từ các tế bào da bằng thủ tục sinh thiết (biopsy) chẳng hạn. Điều này khiến cho việc sinh vô tính không còn cần thiết nữa. Như thế, vệc sử dụng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng tránh được các lưỡng nan đạo đức học có liên quan tới tế bào gốc phôi thai. Các phôi thai sẽ không còn bị tiêu diệt; việc thụ tinh trong ống nghiệm cũng không còn cần nữa; và việc sinh vô tính để chữa bệnh cũng thế, không ai cần đến ưu thế của nó nữa.
Hứa hẹn cho y khoa
Điều làm cho tế bào gốc phôi thai và tế bào gốc đa năng được cảm ứng trở thành các phương thế ưu hạng cho việc nghiên cứu sinh y học là điều gì? Không giống như các tế bào của cơ thể người trưởng thành, các tế bào gốc của phôi thai và các tế bào gốc đa năng được cảm ứng có khả năng vừa có thể tiếp tục phát triển mãi mãi khi được cấy vừa có thể biến đổi (morph) thành bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể (tính đa năng), khi gặp một tín hiệu thích hợp nào đó. Điều này có nghĩa là các tế bào gốc của phôi thai hay tế bào gốc đa năng được cảm ứng có thể được kích thích để trở thành các loại tế bào chuyên biệt, được khuếch đại khi cấy rồi sau đó được cấy trở lại để chữa bệnh, như chữa thương tích ở cột sống, bệnh Alzheimer hay chứng tiểu đường của trẻ em.
Bất cứ tế bào gốc đa năng nào, không kể loại, cũng có tiềm năng được dùng trong phương pháp trị liệu bằng cách ghép tế bào. Giống như tế bào gốc của phôi thai, người ta đã chứng minh được rằng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng có khả năng dị biệt hóa để trở thành đủ loại các loại tế bào khác. Vì khả năng vô hạn trong việc cung cấp đủ loại tế bào (gan, thận, tim) lấy từ nhiều hậu cảnh di truyền khác nhau, nên không những các tế bào này giúp cho việc trị liệu bằng cách ghép tế bào có thể thực hiện được, mà chúng còn làm dễ diễn trình thanh lọc và phát triển các loại thuốc mới. Đàng khác, không giống như các tế bào gốc của phôi thai, các tế bào gốc đa năng được cảm ứng còn có thể được dùng cho các cuộc nghiên cứu “bệnh tình trên đĩa”, nghĩa là chúng có thể dùng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu việc tiến triển của bệnh. Trong các cuộc thí nghiệm này, các tế bào gốc đa năng được cảm ứng được lấy từ các thể bào của một bệnh nhân đang mắc chứng bệnh đặc thù. Một số bệnh, như Lou Gehrig, Parkinson, chứng teo cơ bắp cột sống, chứng thiếu máu vùng biển (thalassemia) và chứng loạn chức năng tự trị gia đình (familial dysautonomia), đã được nghiên cứu cách này.
Phần lớn những điều chúng ta biết về tế bào gốc đa năng được cảm ứng là do các cuộc nghiên cứu song song trên chuột. Một trong các thử nghiệm nghiêm nhặt nhất để chứng minh tính đa năng liên quan tới việc sinh sản chuột bằng diễn trình gọi là tứ bội bổ túc hóa (bổ túc hóa theo lối nhân bốn, tetraploid complementation [1]). Ở đây, bào thai được trực tiếp sản xuất ra từ các tế bào gốc đa năng đã được cảm ứng. Nếu con chuột được tạo ra sống thoát và tốt giống (fertile), thì đây là bằng chứng cho thấy các tế bào phát sinh ra con chuột này quả có tính đa năng trọn vẹn. Gần đây, các tế bào gốc đa năng được cảm ứng lấy từ chuột đã chứng tỏ được là có khả năng vượt qua được cuộc thử nghiệm nghiêm nhặt nhất, đủ thấy các tế bào loại này cũng tương đương như các tế bào gốc của phôi thai, ít nhất là nơi chuột.
Nhưng diễn trình bổ túc hóa theo lối nhân bốn không thể thực hiện được nơi con người vì cá nhân được sản xuất ra chỉ là một cá thể vô tính (clone), một hữu thể chưa có tính đạo đức học (an ethical nonstarter). Thành thử thay vào đó, trong các tìm tòi nghiên cứu về người, thì tính đa năng chỉ có thể được thử nghiệm bằng cách thực hiện các so sánh chi tiết có tính phân tử vốn dùng để thăm dò tính tương đương về chức năng giữa các tế bào gốc đa năng được cảm ứng và các tế bào gốc cùng loại của phôi thai. Việc sử dụng các tế bào gốc của phôi thai trong các cuộc so sánh này dĩ nhiên đã gây ra các nan đề đạo đức học còn sót lại đã được nhắc tới trên đây.
Tuy nhiên, những cuộc so sánh vừa nói hết sức chủ yếu đối với sự tiến bộ của khoa sinh y học. Cho đến nay, các cuộc so sánh này đã cho thấy: các tế bào gốc đa năng được cảm ứng đang có sẵn hiện nay không hoàn toàn giống như các tế bào gốc của phôi thai. Khám phá này tuy có làm ta thất vọng nhưng không bất ngờ. Thực vậy, làm sao Bác Sĩ Yamanaka có thể thành công trong việc pha chế một cách đúng đắn các yếu tố tái thảo chương này ngay từ lúc đầu được? Ai cũng nghĩ rằng một cải tiến nào đó cần phải thực hiện đối với thủ tục đầu tiên. Nhờ tận tình chú mục vào công việc, các nhà nghiên cứu hiện đang có được nhiều chỉ dẫn cho thấy những cải tiến này nên như thế nào. May mắn một điều, hiện nay rất có thể có cách thoát được vấn nạn đạo đức học mà các cuộc so sánh của phòng thí nghiệm đang gặp phải.
Cuộc chủng ngừa hợp đạo đức
Trong huấn thị “Dignitas Personae” (Phẩm Giá Con Người), công bố hồi tháng 12 năm 2008, Vatican có cân nhắc một số vấn đề đạo đức sinh học, trong đó có việc thụ tinh trong ống nghiệm, chẩn đoán di truyền trước khi ghép (preimplantation genetic diagnosis), trị liệu gien, sinh vô tính và tế bào gốc. Một vấn đề không được huấn thị nói tới chính là kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Bất chấp sự im lặng này, “Dignitas Personae” vẫn chứa một khuôn khổ cho một giải pháp đạo đức trong việc sử dụng tế bào gốc phôi thai để chứng thực cho các tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Trong phần tựa là “Việc sử dụng các ‘chất liệu nhân bản’ có nguồn gốc bất chính”, liên quan tới việc sử dụng các thuốc chủng ngừa lấy từ các tuyến tế bào của các thai nhi bị phá trước đây, tài liệu của Vatican này viết: “nguy cơ đối với sức khỏe con cái có thể cho phép cha mẹ được sử dụng một thứ thuốc chủng ngừa từng được khai triển bằng cách sử dụng các tuyến tế bào có nguồn gốc bất chính, nhưng phải nhớ rằng mọi người đều có bổn phận phải nói rõ sự bất đồng của mình và yêu cầu hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình phải làm ra các loại thuốc chửng ngừa khác thay thế”.
Áp dụng cùng một lối lý luận như thế, rất có thể chấp nhận được về phương diện đạo đức nếu một ai đó dùng các phương pháp trị liệu hoặc chữa chạy lấy từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng đã được chứng nghiệm bằng cách so sánh với các tế bào gốc phôi thai, miễn là họ cần phải nói lên việc bất đồng của mình đối với việc dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu. Người trong trường hợp này không bị coi là đồng lõa (complicit) về luân lý với hành vi nguyên thủy nhằm hủy diệt phôi thai nhân bản để lấy ra các tế bào gốc phôi thai. Yếu tố chủ chốt của nguyên tắc này do đó vẫn là giả thuyết đòi rằng sẽ không tiếp diễn chương trình hủy diệt phôi thai.
Sự kiện không may hiện nay vẫn là: muốn cho kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng thành công thì phần nào đó nó vẫn còn tùy thuộc vào cái giá hy sinh của phôi thai người. Trên khắp thế giới ngày nay, hiện có khoảng 700 tuyến tế bào gốc phôi thai. Mỗi tuyến này đều có liên hệ tới cái chết của phôi thai người, tức một cá thể nhân bản. James Thomson một nhà sinh học thuộc Đại Học Wisconsin, Hoa Kỳ, người không những góp phần tạo ra các tế bào gốc đa năng được cảm ứng mà năm 1998 còn là nhà nghiên cứu đầu tiên cô lập được các tế bào gốc phôi thai từ các phôi thai người, từng nói rằng: “nếu cuộc nghiên cứu dùng tế bào gốc của phôi thai người ít nhất không làm bạn thỏai mái, thì bạn đâu có nghĩ ngợi đủ về nó”. Ta không nên thoải mái, trái lại phải làm mọi sự trong khả năng của ta để tối thiểu hóa việc hủy diệt các phôi thai người.
Xây đắp cuộc đối thoại tích cực
Về phương diện lịch sử, cuộc tranh luận về tế bào gốc phôi thai đã được mô tả như là cuộc tranh chấp giữa phe phò sự sống một bên và bên kia là các khoa học gia và các nhà nghiên cứu y khoa khác. Tuy nhiên, khi kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng ra đời, cuộc tranh luận trên đã bước vào một giai đọan mới. Cả hai phía đều muốn kỹ thuật này thành công. Phần lớn các nhà phò sự sống đều coi kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng là kỹ thuật có thể chấp nhận được về phương diện đạo đức học, và họ muốn khích lệ kỹ thuật này. Các nhà nghiên cứu y khoa cũng muốn thấy kỹ thuật này thành công vì tế bào gốc đa năng được cảm ứng không những không gặp khó khăn về đạo đức như các tế bào gốc phôi thai, mà chúng còn dễ dàng được sinh sản hơn trong phòng thí nghiệm. Ước muốn chung cho kỹ thuật này thành công đem lại một cơ hội chưa từng có để người ta đối thoại một cách xây dựng.
Để cuộc đối thoại này thành công, hai bên đều cần phải tương nhượng. Các nhà khoa học cần lượng giá xem có cần thêm các tuyến tế bào gốc phôi thai hay không để chứng thực tính đa năng của các tế bào gốc được cảm ứng cũng như để cải thiện diễn trình của các tế bào này hay chỉ cần tới mấy trăm tuyến hiện hữu cũng đủ. Khi chuẩn bị đưa ra câu trả lời, họ nên nhớ rằng đối với nhiều người, mỗi phôi thai người đều là một cá nhân độc đáo. Chịu thích ứng với quan điểm ấy, các khoa học gia nhất định sẽ nhận được lòng tôn kính của những người bênh vực cho giá trị của sự sống con người ngay lúc còn là phôi thai. Chứng tỏ một thiện chí như thế đối với phía bên kia là một điều quan trọng để đạt tiến bộ trong cuộc tranh luận này.
Về phần mình, các người phò sự sống phải đối diện với việc người ta có thể thí nghiệm thêm việc sử dụng tế bào gốc phôi thai để hoàn hảo hóa thủ tục tái thảo chương tế bào trong cuộc nghiên cứu dùng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Sự thất vọng mà phương thức này đem lại đã bớt đi nhiều nhờ sự kiện này là người ta chưa cần phải tạo thêm tuyến tế bào gốc phôi thai mới. Sau cùng, các nhà lãnh đạo Công Giáo, trong ước muốn cổ vũ đạo đức học nhưng cũng đang càng ngày càng có thiện cảm với kỹ thuật tế bào gốc, thỉnh thoảng lại đưa ra những tuyên bố không chính xác, chẳng hạn ngụ ý rằng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng là một loại tế bào gốc của người lớn. Quả các tế bào gốc ấy lấy từ các tế bào đã trưởng thành rồi, nhưng chúng không phải là loại tế bào của người trưởng thành. Không may, các lời tuyên bố thiếu chính xác loại này chỉ làm mù mờ thêm những người vốn không được huấn luyện trong các khoa học có liên quan và do đó chỉ làm hại cuộc đối thoại có ý nghĩa với các khoa học gia. Các nhà lãnh đạo của chúng ta nên thận trọng hơn về phương diện này.
Các cuộc nghiên cứu dùng tới kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng đang thay đổi cảnh giới y khoa và đạo đức sinh học. Nó đem lại nhiều hứa hẹn trong lãnh vực y khoa tái tạo, theo dõi sự tiến triển của bệnh tật và việc phát triển cũng như thử nghiệm các thứ thuốc. Chìa khóa giúp ta mau tiến tới và tiến tới một cách thành công bước vào được thời đại mới trong đó các tế bào gốc phôi thai không còn cần đến nữa phải là một cuộc đối thoại sáng suốt và trung thực giữa mọi tham dự viên của cuộc đối thoại mà trước đây từng bị bế tắc này.
Viết theo W. Malcolm Byrnes, giáo sư tại trường y khoa của ĐH Howard tại Washington D.C., đăng trong tạp chí America số ngày 16 tháng 10 năm 2010.
[1] Diễn trình tứ bội bổ túc hóa (tetraploid complementation) là một kỹ thuật trong sinh học qua đó hai phôi thai của loài có vú được phối hợp để tạo ra một phôi thai mới. Các thể bào bình thường của loài có vú có tính lưỡng bội: mỗi nhiễm sắc thể (và do đó, mỗi gien) đều hiện hữu dưới dạng kép. Còn kỹ thuật này khởi đầu bằng cách tạo ra một tế bào tứ bội (tetraploid, tăng gấp bốn) trong đó mỗi nhiễm sắc thể hiện hữu thành bốn. Điều này có được bằng cách lấy một phôi thai ở thời kỳ mới có hai tế bào và đốt nóng hai tế bào này bằng một dòng điện. Tế bào tứ bội phát sinh từ đó tiếp tục phân chia, và các tế bào con cũng sẽ tứ bội lên. Phôi thai tứ bội này phát triển bình thường qua giai đoạn phôi bào rồi được cấy vào tử cung. Các tế bào tứ bội có thể tạo nên các mô bên ngoài phôi thai (như nhau chẳng hạn), nhưng ít khi phát triển thành bào thai. Đến lúc này, người ta phối hợp phôi thai tứ bội với các tế bào gốc phôi thai nhị bội bình thường lấy từ một sinh vật khác. Phôi thai lúc ấy phát triển bình thường; bào thai sẽ chỉ phát triển từ các tế bào gốc nhị bội bình thường, trong khi các mô ngoại phôi thai thì chỉ phát triển từ các tế bào tứ bội (tài liệu của Wikipedia).
Thực thế, đầu năm 2010, Tạp chí Nature Methods đã tuyên dương diễn trình tạo ra các tế bào gốc đa năng được cảm ứng là “Phương pháp của năm”, nhờ các hứa hẹn do các tế bào này đem lại cho ngành y khoa tái tạo (regenerative medicine) cũng như cho việc khám phá và phát triển các thứ thuốc. Vì nhìn nhận tiềm năng sinh y học của chúng, nên nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu đã tham gia chương trình tế bào gốc đa năng được cảm ứng này. Nhưng thực ra, các tế bào gốc đa năng này còn hứa hẹn nhiều điều hơn là cuộc đột phá sinh y học này. Vì có thể thay thế được tế bào gốc phôi thai, nên chúng có thể ‘gọn gàng’ gác qua một bên thế lưỡng nan đạo đức học từng đe dọa không cho lãnh vực nghiên cứu quan trọng này tiến bước. Nhờ ưu thế về đạo đức học này, không những các nhà khoa học mà cả các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo cũng hoan hô các khả thể nó cung hiến. Như thế, cả hai phía trong cuộc tranh luận gay gắt có tính lịch sử về tế bào gốc sẽ cùng ủng hộ kỹ thuật mới về nghiên cứu tế bào gốc đa năng.
Ấy thế nhưng chẳng may, vẫn còn một vấn đề đạo đức phụ thuộc: các tế bào gốc đa năng được cảm ứng này vẫn còn cần được thí nghiệm và chứng thực bằng cách sử dụng các tế bào gốc của phôi thai, ít nhất cũng trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu. Trong buổi giao thời có tính quá độ này, cuộc đối thoại có tính xây dựng giữa hai phía của cuộc tranh luận trên là điều sinh tử nếu ta muốn bước qua thời đại mới một cách nhanh chóng và hợp đạo đức, trong đó, các tế bào gốc của phôi thai không còn cần thiết cho việc nghiên cứu nữa.
Ưu thế đạo đức học
Ít nhất, cũng có ba ưu thế mạnh mẽ về đạo đức học trong việc theo đuổi kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Thứ nhất và trên hết, việc sản xuất ra các tế bào gốc này không bao hàm việc hủy diệt các phôi thai nhân bản. Đúng hơn, diễn trình tái thảo chương dùng để tạo ra các tế bào gốc đa năng được cảm ứng chỉ bao hàm việc tái chuyển hóa các thể bào (conversion of somatic cell), nghĩa là tái chuyển hóa các tế bào đã phát triển thành một phần đặc thù trong cơ thể rồi, như tế bào da chẳng hạn, trở lại trạng thái tế bào gốc có thể uốn nắn được để chúng phát triển thành các phần khác trong cơ thể. Việc này tương phản với việc cô lập hóa các tế bào gốc của phôi thai, là các tế bào vốn rút ra từ khối nội bào của phôi thai, tức khối nội bào được việc thụ tinh trong ống nghiệm tạo ra, để rồi sau đó giết chết chính phôi thai ấy.
Điều trên dẫn tới ưu thế đạo đức học thứ hai của các tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Vì không có việc thụ thai trong ống nghiệm, nên trứng của người đàn bà không cần đến, và mọi vấn đề đạo đức học liên quan tới việc sản xuất và sử dụng trứng để nghiên cứu về tế bào gốc cũng như liên quan tới việc thụ tinh trong ống nghiệm, đều tránh được. Ưu thế thứ ba có quan hệ tới việc vốn được gọi là sinh vô tính để trị bệnh (therapeutic cloning), là việc chuyển dịch nhân của thể bào vào trong một trứng đã lấy nhân đi. Lý lẽ nguyên thủy bào chữa cho việc sinh vô tính để trị bệnh là nó giúp người ta có thể thực hiện được việc sản xuất ra các tế bào gốc có thể xứng hợp về di truyền học (và cả miễn dịch học nữa) với người hiến nhân của thể bào. Việc xứng hợp này không thể có được với lối dùng tế bào gốc của phôi thai vì các tế bào này lấy từ một cá nhân khác hẳn, tức từ phôi thai chứa chúng. Còn các tế bào gốc đa năng được cảm ứng thì vốn đã xứng hợp rồi vì nó được lấy từ chính bệnh nhân, như lấy từ các tế bào da bằng thủ tục sinh thiết (biopsy) chẳng hạn. Điều này khiến cho việc sinh vô tính không còn cần thiết nữa. Như thế, vệc sử dụng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng tránh được các lưỡng nan đạo đức học có liên quan tới tế bào gốc phôi thai. Các phôi thai sẽ không còn bị tiêu diệt; việc thụ tinh trong ống nghiệm cũng không còn cần nữa; và việc sinh vô tính để chữa bệnh cũng thế, không ai cần đến ưu thế của nó nữa.
Hứa hẹn cho y khoa
Điều làm cho tế bào gốc phôi thai và tế bào gốc đa năng được cảm ứng trở thành các phương thế ưu hạng cho việc nghiên cứu sinh y học là điều gì? Không giống như các tế bào của cơ thể người trưởng thành, các tế bào gốc của phôi thai và các tế bào gốc đa năng được cảm ứng có khả năng vừa có thể tiếp tục phát triển mãi mãi khi được cấy vừa có thể biến đổi (morph) thành bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể (tính đa năng), khi gặp một tín hiệu thích hợp nào đó. Điều này có nghĩa là các tế bào gốc của phôi thai hay tế bào gốc đa năng được cảm ứng có thể được kích thích để trở thành các loại tế bào chuyên biệt, được khuếch đại khi cấy rồi sau đó được cấy trở lại để chữa bệnh, như chữa thương tích ở cột sống, bệnh Alzheimer hay chứng tiểu đường của trẻ em.
Bất cứ tế bào gốc đa năng nào, không kể loại, cũng có tiềm năng được dùng trong phương pháp trị liệu bằng cách ghép tế bào. Giống như tế bào gốc của phôi thai, người ta đã chứng minh được rằng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng có khả năng dị biệt hóa để trở thành đủ loại các loại tế bào khác. Vì khả năng vô hạn trong việc cung cấp đủ loại tế bào (gan, thận, tim) lấy từ nhiều hậu cảnh di truyền khác nhau, nên không những các tế bào này giúp cho việc trị liệu bằng cách ghép tế bào có thể thực hiện được, mà chúng còn làm dễ diễn trình thanh lọc và phát triển các loại thuốc mới. Đàng khác, không giống như các tế bào gốc của phôi thai, các tế bào gốc đa năng được cảm ứng còn có thể được dùng cho các cuộc nghiên cứu “bệnh tình trên đĩa”, nghĩa là chúng có thể dùng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu việc tiến triển của bệnh. Trong các cuộc thí nghiệm này, các tế bào gốc đa năng được cảm ứng được lấy từ các thể bào của một bệnh nhân đang mắc chứng bệnh đặc thù. Một số bệnh, như Lou Gehrig, Parkinson, chứng teo cơ bắp cột sống, chứng thiếu máu vùng biển (thalassemia) và chứng loạn chức năng tự trị gia đình (familial dysautonomia), đã được nghiên cứu cách này.
Phần lớn những điều chúng ta biết về tế bào gốc đa năng được cảm ứng là do các cuộc nghiên cứu song song trên chuột. Một trong các thử nghiệm nghiêm nhặt nhất để chứng minh tính đa năng liên quan tới việc sinh sản chuột bằng diễn trình gọi là tứ bội bổ túc hóa (bổ túc hóa theo lối nhân bốn, tetraploid complementation [1]). Ở đây, bào thai được trực tiếp sản xuất ra từ các tế bào gốc đa năng đã được cảm ứng. Nếu con chuột được tạo ra sống thoát và tốt giống (fertile), thì đây là bằng chứng cho thấy các tế bào phát sinh ra con chuột này quả có tính đa năng trọn vẹn. Gần đây, các tế bào gốc đa năng được cảm ứng lấy từ chuột đã chứng tỏ được là có khả năng vượt qua được cuộc thử nghiệm nghiêm nhặt nhất, đủ thấy các tế bào loại này cũng tương đương như các tế bào gốc của phôi thai, ít nhất là nơi chuột.
Nhưng diễn trình bổ túc hóa theo lối nhân bốn không thể thực hiện được nơi con người vì cá nhân được sản xuất ra chỉ là một cá thể vô tính (clone), một hữu thể chưa có tính đạo đức học (an ethical nonstarter). Thành thử thay vào đó, trong các tìm tòi nghiên cứu về người, thì tính đa năng chỉ có thể được thử nghiệm bằng cách thực hiện các so sánh chi tiết có tính phân tử vốn dùng để thăm dò tính tương đương về chức năng giữa các tế bào gốc đa năng được cảm ứng và các tế bào gốc cùng loại của phôi thai. Việc sử dụng các tế bào gốc của phôi thai trong các cuộc so sánh này dĩ nhiên đã gây ra các nan đề đạo đức học còn sót lại đã được nhắc tới trên đây.
Tuy nhiên, những cuộc so sánh vừa nói hết sức chủ yếu đối với sự tiến bộ của khoa sinh y học. Cho đến nay, các cuộc so sánh này đã cho thấy: các tế bào gốc đa năng được cảm ứng đang có sẵn hiện nay không hoàn toàn giống như các tế bào gốc của phôi thai. Khám phá này tuy có làm ta thất vọng nhưng không bất ngờ. Thực vậy, làm sao Bác Sĩ Yamanaka có thể thành công trong việc pha chế một cách đúng đắn các yếu tố tái thảo chương này ngay từ lúc đầu được? Ai cũng nghĩ rằng một cải tiến nào đó cần phải thực hiện đối với thủ tục đầu tiên. Nhờ tận tình chú mục vào công việc, các nhà nghiên cứu hiện đang có được nhiều chỉ dẫn cho thấy những cải tiến này nên như thế nào. May mắn một điều, hiện nay rất có thể có cách thoát được vấn nạn đạo đức học mà các cuộc so sánh của phòng thí nghiệm đang gặp phải.
Cuộc chủng ngừa hợp đạo đức
Trong huấn thị “Dignitas Personae” (Phẩm Giá Con Người), công bố hồi tháng 12 năm 2008, Vatican có cân nhắc một số vấn đề đạo đức sinh học, trong đó có việc thụ tinh trong ống nghiệm, chẩn đoán di truyền trước khi ghép (preimplantation genetic diagnosis), trị liệu gien, sinh vô tính và tế bào gốc. Một vấn đề không được huấn thị nói tới chính là kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Bất chấp sự im lặng này, “Dignitas Personae” vẫn chứa một khuôn khổ cho một giải pháp đạo đức trong việc sử dụng tế bào gốc phôi thai để chứng thực cho các tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Trong phần tựa là “Việc sử dụng các ‘chất liệu nhân bản’ có nguồn gốc bất chính”, liên quan tới việc sử dụng các thuốc chủng ngừa lấy từ các tuyến tế bào của các thai nhi bị phá trước đây, tài liệu của Vatican này viết: “nguy cơ đối với sức khỏe con cái có thể cho phép cha mẹ được sử dụng một thứ thuốc chủng ngừa từng được khai triển bằng cách sử dụng các tuyến tế bào có nguồn gốc bất chính, nhưng phải nhớ rằng mọi người đều có bổn phận phải nói rõ sự bất đồng của mình và yêu cầu hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình phải làm ra các loại thuốc chửng ngừa khác thay thế”.
Áp dụng cùng một lối lý luận như thế, rất có thể chấp nhận được về phương diện đạo đức nếu một ai đó dùng các phương pháp trị liệu hoặc chữa chạy lấy từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng đã được chứng nghiệm bằng cách so sánh với các tế bào gốc phôi thai, miễn là họ cần phải nói lên việc bất đồng của mình đối với việc dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu. Người trong trường hợp này không bị coi là đồng lõa (complicit) về luân lý với hành vi nguyên thủy nhằm hủy diệt phôi thai nhân bản để lấy ra các tế bào gốc phôi thai. Yếu tố chủ chốt của nguyên tắc này do đó vẫn là giả thuyết đòi rằng sẽ không tiếp diễn chương trình hủy diệt phôi thai.
Sự kiện không may hiện nay vẫn là: muốn cho kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng thành công thì phần nào đó nó vẫn còn tùy thuộc vào cái giá hy sinh của phôi thai người. Trên khắp thế giới ngày nay, hiện có khoảng 700 tuyến tế bào gốc phôi thai. Mỗi tuyến này đều có liên hệ tới cái chết của phôi thai người, tức một cá thể nhân bản. James Thomson một nhà sinh học thuộc Đại Học Wisconsin, Hoa Kỳ, người không những góp phần tạo ra các tế bào gốc đa năng được cảm ứng mà năm 1998 còn là nhà nghiên cứu đầu tiên cô lập được các tế bào gốc phôi thai từ các phôi thai người, từng nói rằng: “nếu cuộc nghiên cứu dùng tế bào gốc của phôi thai người ít nhất không làm bạn thỏai mái, thì bạn đâu có nghĩ ngợi đủ về nó”. Ta không nên thoải mái, trái lại phải làm mọi sự trong khả năng của ta để tối thiểu hóa việc hủy diệt các phôi thai người.
Xây đắp cuộc đối thoại tích cực
Về phương diện lịch sử, cuộc tranh luận về tế bào gốc phôi thai đã được mô tả như là cuộc tranh chấp giữa phe phò sự sống một bên và bên kia là các khoa học gia và các nhà nghiên cứu y khoa khác. Tuy nhiên, khi kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng ra đời, cuộc tranh luận trên đã bước vào một giai đọan mới. Cả hai phía đều muốn kỹ thuật này thành công. Phần lớn các nhà phò sự sống đều coi kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng là kỹ thuật có thể chấp nhận được về phương diện đạo đức học, và họ muốn khích lệ kỹ thuật này. Các nhà nghiên cứu y khoa cũng muốn thấy kỹ thuật này thành công vì tế bào gốc đa năng được cảm ứng không những không gặp khó khăn về đạo đức như các tế bào gốc phôi thai, mà chúng còn dễ dàng được sinh sản hơn trong phòng thí nghiệm. Ước muốn chung cho kỹ thuật này thành công đem lại một cơ hội chưa từng có để người ta đối thoại một cách xây dựng.
Để cuộc đối thoại này thành công, hai bên đều cần phải tương nhượng. Các nhà khoa học cần lượng giá xem có cần thêm các tuyến tế bào gốc phôi thai hay không để chứng thực tính đa năng của các tế bào gốc được cảm ứng cũng như để cải thiện diễn trình của các tế bào này hay chỉ cần tới mấy trăm tuyến hiện hữu cũng đủ. Khi chuẩn bị đưa ra câu trả lời, họ nên nhớ rằng đối với nhiều người, mỗi phôi thai người đều là một cá nhân độc đáo. Chịu thích ứng với quan điểm ấy, các khoa học gia nhất định sẽ nhận được lòng tôn kính của những người bênh vực cho giá trị của sự sống con người ngay lúc còn là phôi thai. Chứng tỏ một thiện chí như thế đối với phía bên kia là một điều quan trọng để đạt tiến bộ trong cuộc tranh luận này.
Về phần mình, các người phò sự sống phải đối diện với việc người ta có thể thí nghiệm thêm việc sử dụng tế bào gốc phôi thai để hoàn hảo hóa thủ tục tái thảo chương tế bào trong cuộc nghiên cứu dùng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng. Sự thất vọng mà phương thức này đem lại đã bớt đi nhiều nhờ sự kiện này là người ta chưa cần phải tạo thêm tuyến tế bào gốc phôi thai mới. Sau cùng, các nhà lãnh đạo Công Giáo, trong ước muốn cổ vũ đạo đức học nhưng cũng đang càng ngày càng có thiện cảm với kỹ thuật tế bào gốc, thỉnh thoảng lại đưa ra những tuyên bố không chính xác, chẳng hạn ngụ ý rằng các tế bào gốc đa năng được cảm ứng là một loại tế bào gốc của người lớn. Quả các tế bào gốc ấy lấy từ các tế bào đã trưởng thành rồi, nhưng chúng không phải là loại tế bào của người trưởng thành. Không may, các lời tuyên bố thiếu chính xác loại này chỉ làm mù mờ thêm những người vốn không được huấn luyện trong các khoa học có liên quan và do đó chỉ làm hại cuộc đối thoại có ý nghĩa với các khoa học gia. Các nhà lãnh đạo của chúng ta nên thận trọng hơn về phương diện này.
Các cuộc nghiên cứu dùng tới kỹ thuật tế bào gốc đa năng được cảm ứng đang thay đổi cảnh giới y khoa và đạo đức sinh học. Nó đem lại nhiều hứa hẹn trong lãnh vực y khoa tái tạo, theo dõi sự tiến triển của bệnh tật và việc phát triển cũng như thử nghiệm các thứ thuốc. Chìa khóa giúp ta mau tiến tới và tiến tới một cách thành công bước vào được thời đại mới trong đó các tế bào gốc phôi thai không còn cần đến nữa phải là một cuộc đối thoại sáng suốt và trung thực giữa mọi tham dự viên của cuộc đối thoại mà trước đây từng bị bế tắc này.
Viết theo W. Malcolm Byrnes, giáo sư tại trường y khoa của ĐH Howard tại Washington D.C., đăng trong tạp chí America số ngày 16 tháng 10 năm 2010.
[1] Diễn trình tứ bội bổ túc hóa (tetraploid complementation) là một kỹ thuật trong sinh học qua đó hai phôi thai của loài có vú được phối hợp để tạo ra một phôi thai mới. Các thể bào bình thường của loài có vú có tính lưỡng bội: mỗi nhiễm sắc thể (và do đó, mỗi gien) đều hiện hữu dưới dạng kép. Còn kỹ thuật này khởi đầu bằng cách tạo ra một tế bào tứ bội (tetraploid, tăng gấp bốn) trong đó mỗi nhiễm sắc thể hiện hữu thành bốn. Điều này có được bằng cách lấy một phôi thai ở thời kỳ mới có hai tế bào và đốt nóng hai tế bào này bằng một dòng điện. Tế bào tứ bội phát sinh từ đó tiếp tục phân chia, và các tế bào con cũng sẽ tứ bội lên. Phôi thai tứ bội này phát triển bình thường qua giai đoạn phôi bào rồi được cấy vào tử cung. Các tế bào tứ bội có thể tạo nên các mô bên ngoài phôi thai (như nhau chẳng hạn), nhưng ít khi phát triển thành bào thai. Đến lúc này, người ta phối hợp phôi thai tứ bội với các tế bào gốc phôi thai nhị bội bình thường lấy từ một sinh vật khác. Phôi thai lúc ấy phát triển bình thường; bào thai sẽ chỉ phát triển từ các tế bào gốc nhị bội bình thường, trong khi các mô ngoại phôi thai thì chỉ phát triển từ các tế bào tứ bội (tài liệu của Wikipedia).
Cho phép các em gái giúp lễ sẽ chấm dứt sự kỳ thị, và bất bình đẳng.
Bùi Hữu Thư
07:43 10/08/2010
VATICAN CITY (CNS) – Một bài báo Vatican viết: Cho phép các em gái giúp lễ sẽ chấm dứt một hình thức bất bình đẳng trong Giáo Hội và cho phép các em gái có cảm nhận về quyền năng tác tạo khi được trực tiếp phụ giúp vào mầu nhiệm Thánh Thể -- là cốt lõi của đức tin Kitô.
Một bài báo đăng ngày 7 tháng 8 trong báo L'Osservatore Romano viết: Trợ giúp linh mục trong Thánh Lễ vừa là một việc phục vụ, vừa là một đặc ân, và biểu hiệu cho “một đường lối sâu xa và có trách nhiệm để sống theo căn tính Kitô.”
Bái báo tiếp: "Loại trừ các trẻ gái ra khỏi việc này, chỉ vì lý do độc nhất là họ là phái nữ, đã luôn luôn biểu hiệu cho một sự bất bình đẳng trầm trọng trong giáo huấn Công Giáo.”
Mặc dầu có thể có nhiều giáo dân đã chỉ miễn cưỡng chấp nhận việc dùng trẻ gái giúp lễ khi không có các em trai đảm nhận việc này, “việc vượt thắng trở ngại này hết sức quan trọng đối với các em gái.”
Cho phép các em gái giúp lễ “có nghĩa là ý tưởng cho rằng chúng không trong sạch vì phái tính của chúng đã chấm dứt”, và các em gái cũng có thể “sống với cảm nghiệm tác tạo tuyệt vời và quan trọng này.”
Bài báo được đăng vào cùng tuần lễ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI gặp gỡ trên 53,000 lễ sinh từ Âu Châu trong buổi triều kiến chung ngày 4 tháng 8 tại quảng trường Thánh Phêrô. Theo ban tổ chức đa số các khách hành hương trẻ tuổi này là các thiếu nữ tuổi từ 14 đến 25.
Đức Thánh Cha cám ơn các người trẻ về việc phục vụ quan trọng của họ trong Giáo Hội và nói rằng khi họ phụ giúp các linh mục trên bàn thánh, họ giúp đem Chúa GIêsu đến gần mọi người và giúp cho Chúa hiện diện nhiều hơn trên thế giới.
Năm 1994, Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích đã ban hành các quy luật nói rõ là các giám mục điạ phương có thể cho phụ nữ và thiếu nữ làm lễ sinh tại bàn thờ.
Vatican minh định là vào cuối năm 2001 các giám mục có thể đòi hỏi các linh mục dùng thiếu nữ làm lễ sinh, và việc dùng các nam sinh cần được khuyến khích đặc biệt, vì các nam lễ sinh là nguồn liệu quan trọng cho ơn gọi linh mục.
Các nam nữ lễ sinh tham gia vào một buổi canh thức cầu nguyện tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 4 tháng 8 |
Một bài báo đăng ngày 7 tháng 8 trong báo L'Osservatore Romano viết: Trợ giúp linh mục trong Thánh Lễ vừa là một việc phục vụ, vừa là một đặc ân, và biểu hiệu cho “một đường lối sâu xa và có trách nhiệm để sống theo căn tính Kitô.”
Bái báo tiếp: "Loại trừ các trẻ gái ra khỏi việc này, chỉ vì lý do độc nhất là họ là phái nữ, đã luôn luôn biểu hiệu cho một sự bất bình đẳng trầm trọng trong giáo huấn Công Giáo.”
Mặc dầu có thể có nhiều giáo dân đã chỉ miễn cưỡng chấp nhận việc dùng trẻ gái giúp lễ khi không có các em trai đảm nhận việc này, “việc vượt thắng trở ngại này hết sức quan trọng đối với các em gái.”
Cho phép các em gái giúp lễ “có nghĩa là ý tưởng cho rằng chúng không trong sạch vì phái tính của chúng đã chấm dứt”, và các em gái cũng có thể “sống với cảm nghiệm tác tạo tuyệt vời và quan trọng này.”
Bài báo được đăng vào cùng tuần lễ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI gặp gỡ trên 53,000 lễ sinh từ Âu Châu trong buổi triều kiến chung ngày 4 tháng 8 tại quảng trường Thánh Phêrô. Theo ban tổ chức đa số các khách hành hương trẻ tuổi này là các thiếu nữ tuổi từ 14 đến 25.
Đức Thánh Cha cám ơn các người trẻ về việc phục vụ quan trọng của họ trong Giáo Hội và nói rằng khi họ phụ giúp các linh mục trên bàn thánh, họ giúp đem Chúa GIêsu đến gần mọi người và giúp cho Chúa hiện diện nhiều hơn trên thế giới.
Năm 1994, Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích đã ban hành các quy luật nói rõ là các giám mục điạ phương có thể cho phụ nữ và thiếu nữ làm lễ sinh tại bàn thờ.
Vatican minh định là vào cuối năm 2001 các giám mục có thể đòi hỏi các linh mục dùng thiếu nữ làm lễ sinh, và việc dùng các nam sinh cần được khuyến khích đặc biệt, vì các nam lễ sinh là nguồn liệu quan trọng cho ơn gọi linh mục.
Một biểu tượng hòa bình: Tượng Đức Mẹ bị bom nguyên tử làm hư hại
Phụng Nghi
08:00 10/08/2010
NAGASAKI, Nhật bản - Khi quả bom nguyên tử “Fat Boy” tàn phá thành phố Nagasaki vào ngày thứ Hai trong tuần lễ này 65 năm trước, một trong những kiến trúc bị hoàn toàn sụp đổ là nhà thờ chính tòa Urakami, lúc đó được coi nằm trong số những thánh đường lớn nhất Á châu.
Vụ nổ hạt nhân nhanh như tia chớp và làm mù lòa đã cướp đi sinh mạng của hơn 70 ngàn cư dân trong thành phố, và cũng chớp nhoáng thổi bay những cửa sổ ghép kiếng mầu của ngôi thánh đường này, làm sụp đổ các bức tường, thiêu rụi bàn thờ, làm tan chảy quả chuông đúc bằng kim loại.
Nhưng, điều mà tín hữu địa phương coi như một phép lạ, đó là đầu bức tượng Đức Mẹ Maria bằng gỗ đã tìm lại được giữa những hàng cột sụp đổ và đống gạch vụn nát cháy xém của ngôi nhà thờ xây dựng theo kiến trúc Roma bị san thành bình địa vào hôm 9 tháng 8 năm 1945.
Phần còn lại của bức tượng bị chiến tranh tàn phá này luôn còn tạo ra một nỗi ám ảnh: Đôi mắt Đức Mẹ bị cháy nám chỉ còn là hai hỏm đen, má trái thành than quầng thâm, và một vết nứt chạy dài trông chẳng khác vệt nước mắt chảy trên khuôn mặt.
“Thoạt mới nhìn [bức tượng bị hư hại] lần đầu tiên, tôi tưởng là Đức Mẹ đang khóc.” Đó là lời một giáo dân trong xứ đạo, ông Shigemi Fukahori, nay 79 tuổi. Ông còn nhớ hình ảnh bức tượng trước khi có vụ nổ đã làm tan tành ngôi nhà thờ chính tòa mang tên Đức Mẹ Maria.
Chăm chú nhìn vào bức tượng, ông nói: “Tôi tưởng dường như bằng sự hy sinh chính mình, Đức Mẹ đang kể lại cho chúng ta về nỗi thống khổ gây ra bởi chiến tranh. Đây quả thật là một biểu tượng của hoà bình phải nên bảo tồn mãi mãi.”
Di tượng của Đức Mẹ sau đó đã tìm được chỗ ở mới, bên trong ngôi thánh đường được tái tạo, cũng mang tên Đức Mẹ Maria, được xây lại trên cùng một địa điểm, chỉ cách chỗ trái bom san bình địa khoảng 500 thước.
Nhưng di tượng sau đó đã chu du nhiều nơi như một biểu tượng của hoà bình – gần đây nhất là tới thành phố New York khi có hội nghị của Liên hiệp quốc về giải trừ võ khi hạt nhân hồi tháng 5 vừa qua, đồng thời cũng được đưa tới một thánh lễ cử hành tại nhà thờ chính tòa St. Patrick của thành phố này.
Trên đường chu du, các nhà lãnh đạo tôn giáo Nagasaki đã mang tượng tới Tòa thánh để được Đức giáo hoàng Benedict XVI làm phép, rồi được chuyển đến Guernica (Tây ban nha) nhằm tưởng niệm các nạn nhân bị chết vì không kích do chính thể Quốc xã trong thời kỳ Nội Chiến Tây ban nha.
Phát biểu của tổng giám mục Nagasaki là Joseph Mitsuaki Takami trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã AFP: “Chúng tôi du hành ra nước ngoài, mang theo bức tượng, với ý tưởng xin Đức Trinh nữ Maria hoạt động cho hòa bình.”
“Có nhiều cách thế để kêu gọi hòa bình – như dùng hình ảnh, phim hoặc những chuyện kể về nỗi kinh hoàng của chiến tranh – nhưng tượng Đức Mẹ bị bom nguyên tử tàn phá, dường như có một mãnh lực khác biệt khi thuật lại cho chúng ta về nỗi kinh hoàng đó.”
Nagasaki là một thành phố cảng nằm ở phía tây nam và là cửa ngõ duy nhất của Nhật bản mở ra cho thế giới bên ngoài trong thời đại Edo (1603-1867); lúc đó cả nước quay về trạng thái tự cô lập để bế quan tỏa cảng.
Chính thể Tokugawa Shogunate trong thời đại Edo ngay từ hồi đầu thế kỷ 17 đã áp đặt những chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa, đàn áp các Kitô hữu và cấm cửa các linh mục người châu Âu.
Một số tín hữu đã bị chết vì đạo, một số khác bí mật gìn giữ đức tin của họ, sống như những “Kitô hữu chui” suốt một thời gian dài tới hơn 200 năm cho tới khi Nhật bản mở cửa lại cho thế giới bên ngoài dưới triều đại của vua Minh Trị, khởi đầu từ cuối thế kỷ 19.
Trong trận bom phá hủy Nagasaki, có tới 8500 người theo Kitô giáo bị chết.
Tu sĩ Thomas Ozaki Tagawa, phát biểu thay cho các tín hữu địa phương, nói rằng nhiều người vẫn còn thắc mắc không thể hiểu được tại sao Hoa kỳ lại tấn công Nagasaki, một thành phố có cộng đồng Kitô giáo lớn nhất nước Nhật.
Tuy nhiều người còn sống sót sau trận đánh bom này coi đó như là sự đau khổ Thiên Chúa gửi đến cho họ, nhưng tận đáy ký ức, họ vẫn còn thấy những nỗi kinh hoàng.
Ông Fukahori, thoát chết bên trong một cơ xưởng tại Nagasaki khi trái bom nổ tung tỏa ra một đám mây hình trái nấm, cho biết: “Tôi quá buồn khổ không khóc lên được bởi chỉ thấy thật quá tàn nhẫn.”
“Nhiều người thoát chết nay vẫn còn chịu hậu quả của phóng xạ. Tất cả những gì tôi có thể làm được là cầu nguyện cho họ. Tôi hy vọng rằng Nagasaki sẽ là nơi chỗ cuối cùng rơi vào thảm cảnh là nạn nhân của bom nguyên tử.”
Nhiều người Mỹ cho rằng những trái bom này cần phải bỏ xuống để mau chấm dứt chiến tranh và tránh những cuộc đổ bộ đẫm máu, nhưng tổng giám mục Joseph Mitsuaki Takami không đồng ý như thế.
Ngài nói: “Nhật bản đã giết hàng triệu người châu Á, nhưng không vì thế mà có thể biện minh cho việc bỏ bom nguyên tử. Chính việc sở hữu các võ khí hạt nhân đã là có tội.”
Lời ông Thị trưởng thành phố Nagasaki là Tomihisa Taue:”Người ta chỉ cần dùng khả năng của trí tưởng tượng để coi xem sẽ xảy ra như thế nào nếu như điều đó xảy đến cho gia đình mình hay bạn bè mình. Quý vị có thể tưởng tượng ra điều đó khi đến thăm Nagasaki hoặc Hiroshima.”
Nguồn: Shingo Ito/AFP
Vụ nổ hạt nhân nhanh như tia chớp và làm mù lòa đã cướp đi sinh mạng của hơn 70 ngàn cư dân trong thành phố, và cũng chớp nhoáng thổi bay những cửa sổ ghép kiếng mầu của ngôi thánh đường này, làm sụp đổ các bức tường, thiêu rụi bàn thờ, làm tan chảy quả chuông đúc bằng kim loại.
Nhưng, điều mà tín hữu địa phương coi như một phép lạ, đó là đầu bức tượng Đức Mẹ Maria bằng gỗ đã tìm lại được giữa những hàng cột sụp đổ và đống gạch vụn nát cháy xém của ngôi nhà thờ xây dựng theo kiến trúc Roma bị san thành bình địa vào hôm 9 tháng 8 năm 1945.
Phần còn lại của bức tượng bị chiến tranh tàn phá này luôn còn tạo ra một nỗi ám ảnh: Đôi mắt Đức Mẹ bị cháy nám chỉ còn là hai hỏm đen, má trái thành than quầng thâm, và một vết nứt chạy dài trông chẳng khác vệt nước mắt chảy trên khuôn mặt.
“Thoạt mới nhìn [bức tượng bị hư hại] lần đầu tiên, tôi tưởng là Đức Mẹ đang khóc.” Đó là lời một giáo dân trong xứ đạo, ông Shigemi Fukahori, nay 79 tuổi. Ông còn nhớ hình ảnh bức tượng trước khi có vụ nổ đã làm tan tành ngôi nhà thờ chính tòa mang tên Đức Mẹ Maria.
Chăm chú nhìn vào bức tượng, ông nói: “Tôi tưởng dường như bằng sự hy sinh chính mình, Đức Mẹ đang kể lại cho chúng ta về nỗi thống khổ gây ra bởi chiến tranh. Đây quả thật là một biểu tượng của hoà bình phải nên bảo tồn mãi mãi.”
Di tượng của Đức Mẹ sau đó đã tìm được chỗ ở mới, bên trong ngôi thánh đường được tái tạo, cũng mang tên Đức Mẹ Maria, được xây lại trên cùng một địa điểm, chỉ cách chỗ trái bom san bình địa khoảng 500 thước.
Nhưng di tượng sau đó đã chu du nhiều nơi như một biểu tượng của hoà bình – gần đây nhất là tới thành phố New York khi có hội nghị của Liên hiệp quốc về giải trừ võ khi hạt nhân hồi tháng 5 vừa qua, đồng thời cũng được đưa tới một thánh lễ cử hành tại nhà thờ chính tòa St. Patrick của thành phố này.
Trên đường chu du, các nhà lãnh đạo tôn giáo Nagasaki đã mang tượng tới Tòa thánh để được Đức giáo hoàng Benedict XVI làm phép, rồi được chuyển đến Guernica (Tây ban nha) nhằm tưởng niệm các nạn nhân bị chết vì không kích do chính thể Quốc xã trong thời kỳ Nội Chiến Tây ban nha.
Phát biểu của tổng giám mục Nagasaki là Joseph Mitsuaki Takami trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã AFP: “Chúng tôi du hành ra nước ngoài, mang theo bức tượng, với ý tưởng xin Đức Trinh nữ Maria hoạt động cho hòa bình.”
“Có nhiều cách thế để kêu gọi hòa bình – như dùng hình ảnh, phim hoặc những chuyện kể về nỗi kinh hoàng của chiến tranh – nhưng tượng Đức Mẹ bị bom nguyên tử tàn phá, dường như có một mãnh lực khác biệt khi thuật lại cho chúng ta về nỗi kinh hoàng đó.”
Nagasaki là một thành phố cảng nằm ở phía tây nam và là cửa ngõ duy nhất của Nhật bản mở ra cho thế giới bên ngoài trong thời đại Edo (1603-1867); lúc đó cả nước quay về trạng thái tự cô lập để bế quan tỏa cảng.
Chính thể Tokugawa Shogunate trong thời đại Edo ngay từ hồi đầu thế kỷ 17 đã áp đặt những chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa, đàn áp các Kitô hữu và cấm cửa các linh mục người châu Âu.
Một số tín hữu đã bị chết vì đạo, một số khác bí mật gìn giữ đức tin của họ, sống như những “Kitô hữu chui” suốt một thời gian dài tới hơn 200 năm cho tới khi Nhật bản mở cửa lại cho thế giới bên ngoài dưới triều đại của vua Minh Trị, khởi đầu từ cuối thế kỷ 19.
Trong trận bom phá hủy Nagasaki, có tới 8500 người theo Kitô giáo bị chết.
Tu sĩ Thomas Ozaki Tagawa, phát biểu thay cho các tín hữu địa phương, nói rằng nhiều người vẫn còn thắc mắc không thể hiểu được tại sao Hoa kỳ lại tấn công Nagasaki, một thành phố có cộng đồng Kitô giáo lớn nhất nước Nhật.
Tuy nhiều người còn sống sót sau trận đánh bom này coi đó như là sự đau khổ Thiên Chúa gửi đến cho họ, nhưng tận đáy ký ức, họ vẫn còn thấy những nỗi kinh hoàng.
Ông Fukahori, thoát chết bên trong một cơ xưởng tại Nagasaki khi trái bom nổ tung tỏa ra một đám mây hình trái nấm, cho biết: “Tôi quá buồn khổ không khóc lên được bởi chỉ thấy thật quá tàn nhẫn.”
“Nhiều người thoát chết nay vẫn còn chịu hậu quả của phóng xạ. Tất cả những gì tôi có thể làm được là cầu nguyện cho họ. Tôi hy vọng rằng Nagasaki sẽ là nơi chỗ cuối cùng rơi vào thảm cảnh là nạn nhân của bom nguyên tử.”
Nhiều người Mỹ cho rằng những trái bom này cần phải bỏ xuống để mau chấm dứt chiến tranh và tránh những cuộc đổ bộ đẫm máu, nhưng tổng giám mục Joseph Mitsuaki Takami không đồng ý như thế.
Ngài nói: “Nhật bản đã giết hàng triệu người châu Á, nhưng không vì thế mà có thể biện minh cho việc bỏ bom nguyên tử. Chính việc sở hữu các võ khí hạt nhân đã là có tội.”
Lời ông Thị trưởng thành phố Nagasaki là Tomihisa Taue:”Người ta chỉ cần dùng khả năng của trí tưởng tượng để coi xem sẽ xảy ra như thế nào nếu như điều đó xảy đến cho gia đình mình hay bạn bè mình. Quý vị có thể tưởng tượng ra điều đó khi đến thăm Nagasaki hoặc Hiroshima.”
Nguồn: Shingo Ito/AFP
Hệ Thống Y Tế Do Giáo Hội Hoa Kỳ Sở Hữu Hoạt Động Tốt Hơn
Giuse Nguyễn Thế Bài
08:27 10/08/2010
Hệ Thống Y Tế Do Giáo Hội Hoa Kỳ Sở Hữu Hoạt Động Tốt Hơn
(CathNews 10.08) Các hệ thống y tế do Giáo hội Công giáo và các giáo hội khác ở Hoa Kỳ sở hữu cho thấy sự chăm sóc tốt hơn và hiệu quả hơn là những hệ thống y tế nhắm vào lợi nhuận. Theo một báo cáo trong New-Mediacl.net: Một nghiên cứu do Thomson Reuters đã tìm thấy các hệ thống y tế Công giáo cũng cung cấp chất lượng cao một cách đáng kể hơn là các hệ thống y tế ngoài tôn giáo không vì lợi nhuận. Các hệ thống vì lợi nhuận hoạt động kém nhất trong số bốn loại quyền sở hữu: Công giáo – các tôn giáo khác – tư nhân đầu tư – không vì lợi nhuận. Con số tổng cộng 225 hệ thống y tế với các bệnh viện đa khoa, không thuộc liên bang được định giá qua tám phạm trù đề cập đến chất lượng và tính hiệu quả, gồm cả tỷ lệ tử vong, biến chứng y khoa, sự an toàn của bệnh nhân, thời gian trung bình nằm viện, tỷ suất tử vong trong 30 ngày, tỷ lệ nhập viện lại trong 30 ngày, sự giữ vững các tiêu chuẩn bệnh viện về chăm sóc và các tiêu chuẩn chất lượng khác. Jean Chenoweth, phó chủ tịch thâm niên về cải thiện hoạt động và các chương trình 100 bệnh viện hàng đầu ở thomson Reuters, nói: ” Các điều khám phá gợi ý một vai trò hay thay đổi đối với việc quản lý và lãnh đạo hệ thống y tế”. Những dữ liệu chúng tôi có được cho thấy sự lãnh đạo các hệ thống y tế do các giáo hội sở hữu có thể là những cái tích cực nhất trong việc nhắm thẵng những mục tiêu chất lượng và giám sát sự hoàn thành nhiệm vụ khăp hệ thống nầy”.
(CathNews 10.08) Các hệ thống y tế do Giáo hội Công giáo và các giáo hội khác ở Hoa Kỳ sở hữu cho thấy sự chăm sóc tốt hơn và hiệu quả hơn là những hệ thống y tế nhắm vào lợi nhuận. Theo một báo cáo trong New-Mediacl.net: Một nghiên cứu do Thomson Reuters đã tìm thấy các hệ thống y tế Công giáo cũng cung cấp chất lượng cao một cách đáng kể hơn là các hệ thống y tế ngoài tôn giáo không vì lợi nhuận. Các hệ thống vì lợi nhuận hoạt động kém nhất trong số bốn loại quyền sở hữu: Công giáo – các tôn giáo khác – tư nhân đầu tư – không vì lợi nhuận. Con số tổng cộng 225 hệ thống y tế với các bệnh viện đa khoa, không thuộc liên bang được định giá qua tám phạm trù đề cập đến chất lượng và tính hiệu quả, gồm cả tỷ lệ tử vong, biến chứng y khoa, sự an toàn của bệnh nhân, thời gian trung bình nằm viện, tỷ suất tử vong trong 30 ngày, tỷ lệ nhập viện lại trong 30 ngày, sự giữ vững các tiêu chuẩn bệnh viện về chăm sóc và các tiêu chuẩn chất lượng khác. Jean Chenoweth, phó chủ tịch thâm niên về cải thiện hoạt động và các chương trình 100 bệnh viện hàng đầu ở thomson Reuters, nói: ” Các điều khám phá gợi ý một vai trò hay thay đổi đối với việc quản lý và lãnh đạo hệ thống y tế”. Những dữ liệu chúng tôi có được cho thấy sự lãnh đạo các hệ thống y tế do các giáo hội sở hữu có thể là những cái tích cực nhất trong việc nhắm thẵng những mục tiêu chất lượng và giám sát sự hoàn thành nhiệm vụ khăp hệ thống nầy”.
Newman Và Romero, Huynh Đệ Trong Tinh Thần
Giuse Nguyễn Thế Bài
08:30 10/08/2010
Newman Và Romero, Huynh Đệ Trong Tinh Thần
(CathNews 10.08) Người ta đã viết rất nhiều về cuộc tông du tới Anh của Đức Thánh Cha Biển-Đức trong đó Người sẽ tôn vinh Đức hồng y Newman lên hàng ‘Chân Phước”, bước đầu trên đường phong thánh.Nhưng còn có một trường hợp rõ rệt khác cũng đáng được phong thánh. Cha Michael Campbell-Johnston, Dòng Tên viết: Đó là Đức tổng giám mục giáo phận San Salvador, Oscar Romero. Dù sống ở những thời kỳ khác nhau và những quốc gia khác nhau, cả hai Vị đều có chung nhiều điểm và cả hai rất có liên quan với nhiều vấn nạn mà Giáo Hội và thế giới ngày nay phải đương đầu.
Trong cuốn sách rất hay của ông: John Henry Newman: một trí tuệ sinh động, Roderick Strange đồng hoá nhiều lãnh vực trong đó tư duy và những lời của Newman rọi ánh sáng lên những vấn đề hiện đại,trong đó có: cách ngài suy nghĩ, cách ngài tìm kiếm chân lý khách quan, đức tin của ngài vào thẩm quyền bất khả ngộ, sự quan tâm của ngài đối với vai trò của giáo dân và sự hiệp nhất của Giáo Hội và cuối cùng là sự từ bỏ đầy tín thác của Ngài vào Chúa quan phòng.Mỗi một trong các vấn đề nầy cũng xuất hiện nỗi bật trong cuộc đời của Đức TGM Romero và tạo ra chiều sâu cho đức tin tôn giáo mà ngài chia sẻ với tha nhân.Cả hai người đều học từ các biến cố và thực tế hơn là từ những ý kiến hay lý lẽ trừu tượng.
Dù Newman là một thế lực trí thức đầy quyền lực, nhưng qua cuộc sống Ngài đặt công việc mục vụ và việc tiếp xúc với dân chúng lên hàng ưu tiên. Những gì ngài coi là một kinh nghiệm trở lại, dẫn ngài tới việc bác bỏ một chủ nghĩa tự do vốn dẫn tới thuyết tương đối của những năm đầu tiên ở Oxford, được gây ra phần lớn bởi sự tìm kiếm “chân lý khách quan” ngài đang tiến hành,vốn dĩ sẽ chi phối những năm sau nầy. Điều nầy ngài khám phá ra trong Giáo hội Công giáo La Mã và sự chấp nhận mạc khải được diễn tả trong các tín điều.
Trong ba năm làm Tổng giám mục giáo phận San salvador, ĐGM Oscar Romero giảng cả thảy 193 bài giảng lễ Chúa Nhật trong nhà thờ chính toà của Ngài, để ra rất nhiều giờ soạn bài giảng hết sức cẩn thận và ý thức rõ tầm quan trọng của các bài giảng lễ, vì chúng được hàng ngàn người khắp đất nước và ở hải ngoại nghe.Ngài dựa vào phản hồi từ cử toạ và sự giúp đỡ của một toán chuyên gia để soạn thảo chúng. Và ngài ý thức rất rõ rằng bổn phận chính của Ngài là diễn tả và bênh vực giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, các chân lý mà nhiều người bác bỏ.
(CathNews 10.08) Người ta đã viết rất nhiều về cuộc tông du tới Anh của Đức Thánh Cha Biển-Đức trong đó Người sẽ tôn vinh Đức hồng y Newman lên hàng ‘Chân Phước”, bước đầu trên đường phong thánh.Nhưng còn có một trường hợp rõ rệt khác cũng đáng được phong thánh. Cha Michael Campbell-Johnston, Dòng Tên viết: Đó là Đức tổng giám mục giáo phận San Salvador, Oscar Romero. Dù sống ở những thời kỳ khác nhau và những quốc gia khác nhau, cả hai Vị đều có chung nhiều điểm và cả hai rất có liên quan với nhiều vấn nạn mà Giáo Hội và thế giới ngày nay phải đương đầu.
Trong cuốn sách rất hay của ông: John Henry Newman: một trí tuệ sinh động, Roderick Strange đồng hoá nhiều lãnh vực trong đó tư duy và những lời của Newman rọi ánh sáng lên những vấn đề hiện đại,trong đó có: cách ngài suy nghĩ, cách ngài tìm kiếm chân lý khách quan, đức tin của ngài vào thẩm quyền bất khả ngộ, sự quan tâm của ngài đối với vai trò của giáo dân và sự hiệp nhất của Giáo Hội và cuối cùng là sự từ bỏ đầy tín thác của Ngài vào Chúa quan phòng.Mỗi một trong các vấn đề nầy cũng xuất hiện nỗi bật trong cuộc đời của Đức TGM Romero và tạo ra chiều sâu cho đức tin tôn giáo mà ngài chia sẻ với tha nhân.Cả hai người đều học từ các biến cố và thực tế hơn là từ những ý kiến hay lý lẽ trừu tượng.
Dù Newman là một thế lực trí thức đầy quyền lực, nhưng qua cuộc sống Ngài đặt công việc mục vụ và việc tiếp xúc với dân chúng lên hàng ưu tiên. Những gì ngài coi là một kinh nghiệm trở lại, dẫn ngài tới việc bác bỏ một chủ nghĩa tự do vốn dẫn tới thuyết tương đối của những năm đầu tiên ở Oxford, được gây ra phần lớn bởi sự tìm kiếm “chân lý khách quan” ngài đang tiến hành,vốn dĩ sẽ chi phối những năm sau nầy. Điều nầy ngài khám phá ra trong Giáo hội Công giáo La Mã và sự chấp nhận mạc khải được diễn tả trong các tín điều.
Trong ba năm làm Tổng giám mục giáo phận San salvador, ĐGM Oscar Romero giảng cả thảy 193 bài giảng lễ Chúa Nhật trong nhà thờ chính toà của Ngài, để ra rất nhiều giờ soạn bài giảng hết sức cẩn thận và ý thức rõ tầm quan trọng của các bài giảng lễ, vì chúng được hàng ngàn người khắp đất nước và ở hải ngoại nghe.Ngài dựa vào phản hồi từ cử toạ và sự giúp đỡ của một toán chuyên gia để soạn thảo chúng. Và ngài ý thức rất rõ rằng bổn phận chính của Ngài là diễn tả và bênh vực giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, các chân lý mà nhiều người bác bỏ.
Các Linh Mục sống sót sau vụ Thả Bom Nguyên Tử ở Nhật Bản
Giuse Nguyễn Thế Bài
08:32 10/08/2010
(Catholic Herald 07.08) Thứ sáu ngày 06.08 nầy Giáo Hội cử hành lễ Hiển Dung.Ngày 06.08 cũng là một mốc ngày tháng quan trọng trong lịch sử thế giới: ngày định mệnh khi trái bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Horoshima, Nhật. Hôm đó,một ngày thứ Hai,vào 8:15 sáng, một máy bay bỏ bom B-29 của Mỹ,Enola Gay, thả trái bom “Chú Bé” (Little Boy). 80.000 người bị giết tức khắc do vụ nổ và vào cuối năm,con số nầy đã tăng cao đáng kể, do những vết thương và tác động của phóng xạ. Hai phần ba nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn.
Nhưng giữa cảnh tàn sát khủng khiếp nầy, một điều gì đó khá đặc biệt đã xảy ra: có một cộng đoàn nhỏ bé Các cha Dòng Tên sống trong một nhà xứ gần nhà thờ giáo xứ,chỉ cách nơi bom nổ không đến một dặm,trong bán kính hủy diệt của phóng xạ. Cả tám thành viên cộng đoàn nầy thoát gần như vô sự. Nhà xứ của các ngài vẫn đứng vững, trong khi các toà nhà chung quanh trong tầm mặ có thể nhìn thấy,đều bị san bình địa. Cha Hubert Schiffer, một tu sĩ Dòng Tên người Đức, là một trong những người sống sót nầy,lúc ấy đã 30 tuổi và sống khoẻ mạnh đến tuổi 63. Trong nững năm cuối, Ngài đi khắp nơi nói về kinh nghiệm nầy của Ngài và lời chứng của Ngài được ghi âm năm 1976, lúc cả tám tu sĩ Dòng Tên vẫn còn sống.
Ngày 06.08.1945, sau khi dẫng lễ xong, Ngài vừa ngồi xuống ăn điểm tâm thì thấy một ánh sáng choé lên. Ngài vẫn nghĩ đó là một vụ nổ nào đó ở hải cảng,nhưng gần như lập tức Ngài thuật lại: “một tiếng nổ khủng khiếp tràn ngập không khí với tiếng sét nổ tung.Một lực vô hình nâng tôi lên khỏi ghế ngồi,ném mạnh tôi vào không khí, rung lắc tôi, đánh đập tôi liên hồi và xoay tít tôi vòng vòng..”. Ngài bò dậy và nhìn chung quanh,nhưng không nhìn thấy được cái gì trong bất cứ hướng nào. Mọi thứ đã bị tàn phá. Ngài bị vài thương tích nhỏ,không có gì nghiêm trọng và sau đó các bác sĩ khám kỹ cho ngài và các bạn, cũng chẳng thấy họ bị ảnh hưởng từ phóng xạ. CVùng với cà bạn tu sĩ Dòng Tên, Cha Schiffer tin rằng “chúng tôi sống sót vì đã sống thông điệp Fatima. Chúng tôi đã sống và lần chuỗi mân côi hằng ngày trong ngôi nhà nầy”….
Sau vụ thả bom đầu tiên nầy,chính phủ Nhật vẫn từ chối đầu hàng vô điều kiện và vì thế một trái bom thứ hai đã thả xuống Nagasaki ab ngày sau, vào 09.08…Nhưng có một điều lạ tương tự với những gì đã xảy ra ở Hiroshima: tu viện Phan-Sinh do Thánh Maximilien Kolbe lập ở Nagasaki trước chiến tranh, cũng không phi sơ gì khi bom rơi ở đó, nhờ một ngọn núi chắn cho. Do vậy ở cả Hiroshima lẫn Nagasaki, chúng ta nhìn thấy được bàn tay che chở của Mẹ Maria
Nhưng giữa cảnh tàn sát khủng khiếp nầy, một điều gì đó khá đặc biệt đã xảy ra: có một cộng đoàn nhỏ bé Các cha Dòng Tên sống trong một nhà xứ gần nhà thờ giáo xứ,chỉ cách nơi bom nổ không đến một dặm,trong bán kính hủy diệt của phóng xạ. Cả tám thành viên cộng đoàn nầy thoát gần như vô sự. Nhà xứ của các ngài vẫn đứng vững, trong khi các toà nhà chung quanh trong tầm mặ có thể nhìn thấy,đều bị san bình địa. Cha Hubert Schiffer, một tu sĩ Dòng Tên người Đức, là một trong những người sống sót nầy,lúc ấy đã 30 tuổi và sống khoẻ mạnh đến tuổi 63. Trong nững năm cuối, Ngài đi khắp nơi nói về kinh nghiệm nầy của Ngài và lời chứng của Ngài được ghi âm năm 1976, lúc cả tám tu sĩ Dòng Tên vẫn còn sống.
Ngày 06.08.1945, sau khi dẫng lễ xong, Ngài vừa ngồi xuống ăn điểm tâm thì thấy một ánh sáng choé lên. Ngài vẫn nghĩ đó là một vụ nổ nào đó ở hải cảng,nhưng gần như lập tức Ngài thuật lại: “một tiếng nổ khủng khiếp tràn ngập không khí với tiếng sét nổ tung.Một lực vô hình nâng tôi lên khỏi ghế ngồi,ném mạnh tôi vào không khí, rung lắc tôi, đánh đập tôi liên hồi và xoay tít tôi vòng vòng..”. Ngài bò dậy và nhìn chung quanh,nhưng không nhìn thấy được cái gì trong bất cứ hướng nào. Mọi thứ đã bị tàn phá. Ngài bị vài thương tích nhỏ,không có gì nghiêm trọng và sau đó các bác sĩ khám kỹ cho ngài và các bạn, cũng chẳng thấy họ bị ảnh hưởng từ phóng xạ. CVùng với cà bạn tu sĩ Dòng Tên, Cha Schiffer tin rằng “chúng tôi sống sót vì đã sống thông điệp Fatima. Chúng tôi đã sống và lần chuỗi mân côi hằng ngày trong ngôi nhà nầy”….
Sau vụ thả bom đầu tiên nầy,chính phủ Nhật vẫn từ chối đầu hàng vô điều kiện và vì thế một trái bom thứ hai đã thả xuống Nagasaki ab ngày sau, vào 09.08…Nhưng có một điều lạ tương tự với những gì đã xảy ra ở Hiroshima: tu viện Phan-Sinh do Thánh Maximilien Kolbe lập ở Nagasaki trước chiến tranh, cũng không phi sơ gì khi bom rơi ở đó, nhờ một ngọn núi chắn cho. Do vậy ở cả Hiroshima lẫn Nagasaki, chúng ta nhìn thấy được bàn tay che chở của Mẹ Maria
ĐHY lưu ý kỉ niệm 100 năm ngày hạ tuổi Rước Lễ lần đầu
Giuse Nguyễn Thế Bài
08:53 10/08/2010
(CWNews 09.08) Viết trong tờ Osservatore Romano số ra ngày 08.08, Đức hồng y Antonio Canizares Llovera, tổng trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Kỹ Luật Bí Tích đã nhắc lại kỷ niệm 100 năm sắc lệnh Quam Singulari, được ban hành trong triều đại giáo hoàng Thánh Piô X, phục hồi kỹ luật cho trẻ em được Rước Lễ Lần Đầu khi lên bảy.
Dưới ảnh hưởng của pah1i Jansen, Rước Lễ Lần Đầu bị hoãn lại cho tới khi đủ 12 tuổi và có nơi phải đủ 14 tuổi. Đức hồng y viết: ”Rước Lễ là một quà tặng tình yêu vốn xứng đáng hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống của mỗi người”. Ngài chỉ trích một số nơi vừa rồi nâng số tuổi Rước Lễ Lần Đầu và kêu gọi ‘một chương trình mục vụ khai tâm Kitô giáo mới mẻ và mạnh mẽ” dựa trên cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo và Danh Bạ Tổng Quát Dạy Giáo Lý.
Dưới ảnh hưởng của pah1i Jansen, Rước Lễ Lần Đầu bị hoãn lại cho tới khi đủ 12 tuổi và có nơi phải đủ 14 tuổi. Đức hồng y viết: ”Rước Lễ là một quà tặng tình yêu vốn xứng đáng hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống của mỗi người”. Ngài chỉ trích một số nơi vừa rồi nâng số tuổi Rước Lễ Lần Đầu và kêu gọi ‘một chương trình mục vụ khai tâm Kitô giáo mới mẻ và mạnh mẽ” dựa trên cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo và Danh Bạ Tổng Quát Dạy Giáo Lý.
Roma và Hanoi đã xích lại gần nhau? Những bước chân kiên nhẫn
Pt Huỳnh Mai Trác
13:48 10/08/2010
Cuộc hành trình rất dài của Giáo Hội Việt Nam đã có một tiến bộ mới cho đến cuối tháng sáu, Roma và Hànội đã có quyết định chung, là Vatican có thể bổ nhiệm một đặc sứ không thường trú bên cạnh chính phủ của nước này.
Trong thời gian đó về phía Hanôi tiếp tục bàn thảo và đề nghị Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, hiện nay là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục. Viêc thay thế Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt, 58 tuổi, một hiệp sĩ chiến đấu cho tự do tôn giáo đã xin từ nhiệm. Trong những năm vừa qua, Đức Tổng Kiệt đã dấn thân vào những cuôc đòi hỏi các bất động sản của Giáo Hội mà chính quyền đã tịch thu mà họ không chịu hoàn trả lại cho Cọng đồng Công giáo. Ngài là một nhà trí thức, ngài đã du học tại Paris. Cách đây hai năm tôi đã gặp ngài và ngài đã thổ lộ, không chỉ thuần túy là tài sản của Giáo Hội mà thực ra là đòi hỏi nhân quyền cho người dân mà nhà nước đã vi phạm trầm trọng tại Việt Nam..
Thật là quá sớm để kết luận là một sự thỏa thuận đã kêt thúc, nhưng đó là giai đoạn tiên khởi hay đó chỉ là những cử chỉ đẹp về ngoại giao. Hảy nhìn vào các dữ kiện. Ngày 26 tháng 6 vừa qua, sau cuộc họp hai ngày tại Roma, phòng báo chí của Vatican đã ra một bản thông cáo chung báo cáo về công việc của nhóm đai diện của Tòa Thánh Vatican và chính phủ Việt Nam. Ủy ban này đã được thành lập từ năm 2008 là kết quả của một bàn thảo lâu dài để tiấp cân với nhau của hai phe nhóm đã khởi đầu từ những năm 90 do Đức Hồng Y Roger Etchegaray qua những chuyến đi đến Việt Nam trong thời kỳ « đổi mới », cuôc đổi mới về chính trị và kinh tế dược cổ vỏ tù năm 1987 sau Đại Hội VI của Đảng Cọng Sản Việt Nam.. Cuộc xích lại gần được thắt chặf khi chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Đức Bênêđictô XVI ở Roma vào tháng 12 năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử.
Do thông cáo chung của nhóm làm việc « đã có sự thỏa thuận, như bước đầu, là Đức Giáo Hoàng sẽ bổ nhiệm một đại diện không thường trú bên cạnh chính phủ Việt Nam; như là để thắt chặt mối giao hảo giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam và Giáo Hội địa phương. Có một điểm đen trong cử chỉ lịch sử này mà báo « Asia News » nêu lên là Giáo hôi dịa phương bị đi ra ngoài lề trong cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và nhà nước. « Các Giám mục của 26 địa phận và Hội đồng Giám mục không có tiếng nói trong cuộc họp của nhóm làm việc giữa Vatcan và Nhà nước, cơ quan báo chí của viện Truyền Giáo Giáo Hoàng loan báo trong một tin ngắn khi bình luận về thỏa hiêp trên.
Nhưng cử chỉ này tiếp tục như một phần mở đầu về ngoại giao chính thức ? Đức Hồng Y Pham Minh Mẫn rất de dặt trong vấn đề này. Khi ký giả của « Mondo e Missione phỏng vấn, ngài dã trả lời: « tôi tin tưởng là những giao thiệp ngoai giao sẽ không tiến hành mau chóng. Điều này chỉ xẩy ra khi có đoàn kết và hòa bình trong nước, giữa các nhà lãnh đạo và giữa những đồng minh. »
Điều này cần đặt vào trong bối cảnh. Khi Đức Hồng Y nói « đoàn kết và hòa bình chúng ta có thể nghĩ đến trường hợp Đức Tổng Kiệt, nghĩa là Đức Tổng Kiệt nên từ nhiệm chức, quyết định dược bàn cải quả là rất sôi nổi. »
Khi nói về sự đoàn kết giữa người lãnh đạo và những đồng minh lớn. Trước hết là những tranh chấp nội bộ của các phe nhóm, nhóm theo Tây Phương và nhóm theo Trung quốc, một đồng minh vĩ đại của Hanôi. Như nhiều nhà quan sát, nhóm cầm quyền ngày nay vẫn còn nhìn về Bắc Kinh khi bàn về những vấn đề quốc tế. Cũng như việc bang giao với Vatican.
Thận trọng là điều cần thiết trong việc bang giao giữa Roma và Hanôi, Đức Cha Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải phòng đã giải thích với « Mondo e Missione: « Tôi quả quyết là có sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Tòa Thánh Vatican rât dè dặt trong quyết định bổ nhiệm một đặc sứ không thường trú bên cạnh nhà nước Việt Nam. Đó là bước đầu, nhưng cũng là một thí nghiệm để tiến hành trong vấn đề này. Đòi hỏi chính phủ Việt Nam chấp nhận một tổ chức có nhiều cơ cấu phức tạp của Giáo Hội Công giáo trong mọi từng lớp xã hội, như giáo dục, vì Giáo hôi Việt Nam không có trường học trừ ra trường mẫu giáo, hơặc công việc từ thiện bác ái, thì không có bệnh viện Công giáo. Thêm vào đó Giáo Hội cũng không thể mua đất đai để mở ra các cọng đồng Công giáo mới. »
Tuy nhiên, trong bản thông cáo chung ngày 26 nói rỏ là Tòa Thánh đòi hỏi chính phủ bảo đảm những điều kiện mớí để Giáo Hội có thể đóng góp tích cực vào việc phát triển của xứ sở, đặc biệt trong địa hạt tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Nhưng vẫn là chưa đủ như sụ giải thích của Đức Cha Thiên: Một vấn đề khác thật là nan giaỉi là việc hoàn trả lại mọi tài sản của Giáo Hội mà nhà nước đã tịch thu. »
Vấn đề căn bản là sự tự do đầy đủ của Giáo Hội chưa bao giờ được giải quyết. Sự việc về Đức Tổng Kiệt trở thành một đề tài. Vào tháng 4 vừa qua khi Tòa Thánh Vatican loan báo đề cử Giám mục phó Hànôi với quyền kế vị, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Dà lạt, một Giám mục mềm dẻo thân chính hơn Giám mục Kiệt, rồi đến ngày 22 tháng 5, Đức Tổng Kiệt từ nhiệm. Người ta tìm hiểu sự thay đổi này và rất xôn xao. Người ta biết rằng là Đức Tổng Kiệt rất cứng rắn trong việc đòi hỏi tu do toàn vẹn của Giáo Hội. Từ mùa thu năm 2008, Đức Tổng Kiệt đã sống ẩn náu trong Tòa Giám mục vì những biến động, vì có nhiều nhóm côn đồ lộng hành hành hung các giáo dân tụ họp đọc kinh hoặc diển hành tại khu đất Tòa Khâm sứ cũ mà chính quyền muốn biến thành một khu giaỉ trí.
Hai cơ quan rất rành về Việt Nam là « Asia News » và « Églises d’Asie » đã phổ biến những tin tức cho rằng việc Tòa Thánh phải hy sinh Đức Tổng để có được sự bang giao với Việt Nam. Nhưng chính Đức Hồng Y Mẫn và Đức Tổng KIệt phải lên tiếng để làm tan đi những tin đồn đó. Trong thư từ giả ngài nói là ngài từ nhiệm vì lợi ích cho Giáo Hội và đặc biệt là cũng cho sự an bình cho địa phận Hanội. Cũng trong thư đó ngài cũng nói đến nhắc đến là ngài đã sống qua những cơn bảo táp ở đó có lúc mạng sông gần như bị đe dọa. Ngài cho việc ra đi cũa ngài là ý Chúa, chắc chán là có ích lợi cho ngài cũng như cho tòan thể giáo dân. Nhưng cũng cần nhấn mạnh thêm là trong thư ngài không đề cập tới việc từ nhiệm vì lý do sức khỏe không đủ dể điều khiển một địa phân có tầm quan trọng như địa phận Hànội.
Về phía của Đức Hồng Y Mẫn trong cuợc phỏng vấn của Giáo Hội Á Châu (Eglise d’Asie) ngài giải thích là ngài đã đến Roma gặp các vị lãnh đạo các Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, Bộ Truyền Bá Đức Tin và bảo đảm với giáo dân là sự ra di cửa Đức Tổng Kiệt có được sư chấp thuận của Đức Giáo Hoàng để tôn trọng lời thỉnh cầu của đương sự có nghĩa là Đức Tổng đã xin từ nhiệm. Đức hồng Y Mẫn cũng muốn chấm dứt mọi tin đồn là Bộ Truyền giáo không có trách nhiệm gì trong vấn đề này cả. Cho nên có nhiều Giám mục muốn biết rỏ sự thật như thế nào ? Cuối cùng sự thât « chính thức »: Đức Tổng Kiệt đã từ chức vì lý do sức khỏe.
Đây là một thực tại, diễn biến để có một sư tự do hoàn toàn về tôn giáo ở Việt Nam đang còn rất xa xăm. Trong bảng báo cáo của Ủy Ban của Quốc hội Hoa Kỳ vê tự do tôn giáo phát hành vào tháng 4 vừa qua Viet Nam nằm trong danh sách 13 quốc gia « được đặc biệt chú ý » vì không tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân. Vấn đề bang giao giữa Ha nôi và Vatican cũng không nói lên tất cả như Đức Giám mục Hải phòng bày tỏ: « Tôi nghĩ rằng con đường còn dài. Là người Việt Nam, tôi ước ao sự bang giao là một niềm hảnh diện cho xứ sở, nhưng như một người Công giáo thì tôi ước ao làm sao có những điều kiện đủ để phát huy Giáo Hôi cũng như nhân quyền được bảo đảm và tôn trọng. Trong thực tiển chúng ta hy vọng là tự do tôn giáo thực sự đang có tại Việt Nam.
Còn vấn đề một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Việt Nam mà giới truyền thông nhiều lần đưa tin và phỏng đoán, lần cuối bởi tờ báo « 30 Giorni ». Nhưng vấn đề chính trị và tôn giáo ở ViệtNam, biến cố này dường như rất xa xăm, măc dù năm này là năm kỷ niệm có những dấu mốc biến cố lịch sử của Giáo Hội Việt Nam rất quan trọng.
Đối với Giáo Hội Việt Nam, năm 2110 là năm kỷ niệm hai biến cố quan trọng: kỷ niệm 350 năm tổ chức hai giáo phận và này 24 tháng 11 năm 1960 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Năm thánh đại xá bắt đầu từ ngày 24 tháng 11 năm 2009, lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam và chấm dứt vào ngày 6 tháng giêng năm 2011. Buổi khai mạc chính thức được tổ chức tại Hànội và buổi lễ bế mạcvới cuộc hành hương toàn quôc tại Đền Thánh Lavang ở miền Trung. Vào tháng 11 năm 2010 sẽ có môt Đại Hội toàn quốc được tổ chức tại Hànội gồm tất cả mọi đại biểu của tất cả giáo phận.
Trong ngày lễ Ba Vua năm 2011 như nhiều người hy vọng dự đoán là Đức Giáo Hoàng sẽ đến viếng thăm Việt Nam, Nhưng đối với Đức Hồng Y của thành phố Hồ chí Minh hy vọng một cách mơ hồ: « Trong hai năm nữa, chúng tôi còn hy vọng là Đức Thánh Cha se đến thăm VietNam trong dịp đó. Nhưng trong tình trạng hiện nay thì hy vọng đó dần dần tan thành mây khói. »
Bài này được trích dịch tứ bài báo của Viện Institut Pontifical des Missions Étrangères.
__________
La revue de l’Institut Pontifical des Missions Étrangères qui a publié l’article:
> Mondo e Missione
Trong thời gian đó về phía Hanôi tiếp tục bàn thảo và đề nghị Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, hiện nay là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục. Viêc thay thế Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt, 58 tuổi, một hiệp sĩ chiến đấu cho tự do tôn giáo đã xin từ nhiệm. Trong những năm vừa qua, Đức Tổng Kiệt đã dấn thân vào những cuôc đòi hỏi các bất động sản của Giáo Hội mà chính quyền đã tịch thu mà họ không chịu hoàn trả lại cho Cọng đồng Công giáo. Ngài là một nhà trí thức, ngài đã du học tại Paris. Cách đây hai năm tôi đã gặp ngài và ngài đã thổ lộ, không chỉ thuần túy là tài sản của Giáo Hội mà thực ra là đòi hỏi nhân quyền cho người dân mà nhà nước đã vi phạm trầm trọng tại Việt Nam..
Thật là quá sớm để kết luận là một sự thỏa thuận đã kêt thúc, nhưng đó là giai đoạn tiên khởi hay đó chỉ là những cử chỉ đẹp về ngoại giao. Hảy nhìn vào các dữ kiện. Ngày 26 tháng 6 vừa qua, sau cuộc họp hai ngày tại Roma, phòng báo chí của Vatican đã ra một bản thông cáo chung báo cáo về công việc của nhóm đai diện của Tòa Thánh Vatican và chính phủ Việt Nam. Ủy ban này đã được thành lập từ năm 2008 là kết quả của một bàn thảo lâu dài để tiấp cân với nhau của hai phe nhóm đã khởi đầu từ những năm 90 do Đức Hồng Y Roger Etchegaray qua những chuyến đi đến Việt Nam trong thời kỳ « đổi mới », cuôc đổi mới về chính trị và kinh tế dược cổ vỏ tù năm 1987 sau Đại Hội VI của Đảng Cọng Sản Việt Nam.. Cuộc xích lại gần được thắt chặf khi chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Đức Bênêđictô XVI ở Roma vào tháng 12 năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử.
Do thông cáo chung của nhóm làm việc « đã có sự thỏa thuận, như bước đầu, là Đức Giáo Hoàng sẽ bổ nhiệm một đại diện không thường trú bên cạnh chính phủ Việt Nam; như là để thắt chặt mối giao hảo giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam và Giáo Hội địa phương. Có một điểm đen trong cử chỉ lịch sử này mà báo « Asia News » nêu lên là Giáo hôi dịa phương bị đi ra ngoài lề trong cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và nhà nước. « Các Giám mục của 26 địa phận và Hội đồng Giám mục không có tiếng nói trong cuộc họp của nhóm làm việc giữa Vatcan và Nhà nước, cơ quan báo chí của viện Truyền Giáo Giáo Hoàng loan báo trong một tin ngắn khi bình luận về thỏa hiêp trên.
Nhưng cử chỉ này tiếp tục như một phần mở đầu về ngoại giao chính thức ? Đức Hồng Y Pham Minh Mẫn rất de dặt trong vấn đề này. Khi ký giả của « Mondo e Missione phỏng vấn, ngài dã trả lời: « tôi tin tưởng là những giao thiệp ngoai giao sẽ không tiến hành mau chóng. Điều này chỉ xẩy ra khi có đoàn kết và hòa bình trong nước, giữa các nhà lãnh đạo và giữa những đồng minh. »
Điều này cần đặt vào trong bối cảnh. Khi Đức Hồng Y nói « đoàn kết và hòa bình chúng ta có thể nghĩ đến trường hợp Đức Tổng Kiệt, nghĩa là Đức Tổng Kiệt nên từ nhiệm chức, quyết định dược bàn cải quả là rất sôi nổi. »
Khi nói về sự đoàn kết giữa người lãnh đạo và những đồng minh lớn. Trước hết là những tranh chấp nội bộ của các phe nhóm, nhóm theo Tây Phương và nhóm theo Trung quốc, một đồng minh vĩ đại của Hanôi. Như nhiều nhà quan sát, nhóm cầm quyền ngày nay vẫn còn nhìn về Bắc Kinh khi bàn về những vấn đề quốc tế. Cũng như việc bang giao với Vatican.
Thận trọng là điều cần thiết trong việc bang giao giữa Roma và Hanôi, Đức Cha Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải phòng đã giải thích với « Mondo e Missione: « Tôi quả quyết là có sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Tòa Thánh Vatican rât dè dặt trong quyết định bổ nhiệm một đặc sứ không thường trú bên cạnh nhà nước Việt Nam. Đó là bước đầu, nhưng cũng là một thí nghiệm để tiến hành trong vấn đề này. Đòi hỏi chính phủ Việt Nam chấp nhận một tổ chức có nhiều cơ cấu phức tạp của Giáo Hội Công giáo trong mọi từng lớp xã hội, như giáo dục, vì Giáo hôi Việt Nam không có trường học trừ ra trường mẫu giáo, hơặc công việc từ thiện bác ái, thì không có bệnh viện Công giáo. Thêm vào đó Giáo Hội cũng không thể mua đất đai để mở ra các cọng đồng Công giáo mới. »
Tuy nhiên, trong bản thông cáo chung ngày 26 nói rỏ là Tòa Thánh đòi hỏi chính phủ bảo đảm những điều kiện mớí để Giáo Hội có thể đóng góp tích cực vào việc phát triển của xứ sở, đặc biệt trong địa hạt tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Nhưng vẫn là chưa đủ như sụ giải thích của Đức Cha Thiên: Một vấn đề khác thật là nan giaỉi là việc hoàn trả lại mọi tài sản của Giáo Hội mà nhà nước đã tịch thu. »
Vấn đề căn bản là sự tự do đầy đủ của Giáo Hội chưa bao giờ được giải quyết. Sự việc về Đức Tổng Kiệt trở thành một đề tài. Vào tháng 4 vừa qua khi Tòa Thánh Vatican loan báo đề cử Giám mục phó Hànôi với quyền kế vị, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Dà lạt, một Giám mục mềm dẻo thân chính hơn Giám mục Kiệt, rồi đến ngày 22 tháng 5, Đức Tổng Kiệt từ nhiệm. Người ta tìm hiểu sự thay đổi này và rất xôn xao. Người ta biết rằng là Đức Tổng Kiệt rất cứng rắn trong việc đòi hỏi tu do toàn vẹn của Giáo Hội. Từ mùa thu năm 2008, Đức Tổng Kiệt đã sống ẩn náu trong Tòa Giám mục vì những biến động, vì có nhiều nhóm côn đồ lộng hành hành hung các giáo dân tụ họp đọc kinh hoặc diển hành tại khu đất Tòa Khâm sứ cũ mà chính quyền muốn biến thành một khu giaỉ trí.
Hai cơ quan rất rành về Việt Nam là « Asia News » và « Églises d’Asie » đã phổ biến những tin tức cho rằng việc Tòa Thánh phải hy sinh Đức Tổng để có được sự bang giao với Việt Nam. Nhưng chính Đức Hồng Y Mẫn và Đức Tổng KIệt phải lên tiếng để làm tan đi những tin đồn đó. Trong thư từ giả ngài nói là ngài từ nhiệm vì lợi ích cho Giáo Hội và đặc biệt là cũng cho sự an bình cho địa phận Hanội. Cũng trong thư đó ngài cũng nói đến nhắc đến là ngài đã sống qua những cơn bảo táp ở đó có lúc mạng sông gần như bị đe dọa. Ngài cho việc ra đi cũa ngài là ý Chúa, chắc chán là có ích lợi cho ngài cũng như cho tòan thể giáo dân. Nhưng cũng cần nhấn mạnh thêm là trong thư ngài không đề cập tới việc từ nhiệm vì lý do sức khỏe không đủ dể điều khiển một địa phân có tầm quan trọng như địa phận Hànội.
Về phía của Đức Hồng Y Mẫn trong cuợc phỏng vấn của Giáo Hội Á Châu (Eglise d’Asie) ngài giải thích là ngài đã đến Roma gặp các vị lãnh đạo các Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, Bộ Truyền Bá Đức Tin và bảo đảm với giáo dân là sự ra di cửa Đức Tổng Kiệt có được sư chấp thuận của Đức Giáo Hoàng để tôn trọng lời thỉnh cầu của đương sự có nghĩa là Đức Tổng đã xin từ nhiệm. Đức hồng Y Mẫn cũng muốn chấm dứt mọi tin đồn là Bộ Truyền giáo không có trách nhiệm gì trong vấn đề này cả. Cho nên có nhiều Giám mục muốn biết rỏ sự thật như thế nào ? Cuối cùng sự thât « chính thức »: Đức Tổng Kiệt đã từ chức vì lý do sức khỏe.
Đây là một thực tại, diễn biến để có một sư tự do hoàn toàn về tôn giáo ở Việt Nam đang còn rất xa xăm. Trong bảng báo cáo của Ủy Ban của Quốc hội Hoa Kỳ vê tự do tôn giáo phát hành vào tháng 4 vừa qua Viet Nam nằm trong danh sách 13 quốc gia « được đặc biệt chú ý » vì không tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân. Vấn đề bang giao giữa Ha nôi và Vatican cũng không nói lên tất cả như Đức Giám mục Hải phòng bày tỏ: « Tôi nghĩ rằng con đường còn dài. Là người Việt Nam, tôi ước ao sự bang giao là một niềm hảnh diện cho xứ sở, nhưng như một người Công giáo thì tôi ước ao làm sao có những điều kiện đủ để phát huy Giáo Hôi cũng như nhân quyền được bảo đảm và tôn trọng. Trong thực tiển chúng ta hy vọng là tự do tôn giáo thực sự đang có tại Việt Nam.
Còn vấn đề một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Việt Nam mà giới truyền thông nhiều lần đưa tin và phỏng đoán, lần cuối bởi tờ báo « 30 Giorni ». Nhưng vấn đề chính trị và tôn giáo ở ViệtNam, biến cố này dường như rất xa xăm, măc dù năm này là năm kỷ niệm có những dấu mốc biến cố lịch sử của Giáo Hội Việt Nam rất quan trọng.
Đối với Giáo Hội Việt Nam, năm 2110 là năm kỷ niệm hai biến cố quan trọng: kỷ niệm 350 năm tổ chức hai giáo phận và này 24 tháng 11 năm 1960 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Năm thánh đại xá bắt đầu từ ngày 24 tháng 11 năm 2009, lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam và chấm dứt vào ngày 6 tháng giêng năm 2011. Buổi khai mạc chính thức được tổ chức tại Hànội và buổi lễ bế mạcvới cuộc hành hương toàn quôc tại Đền Thánh Lavang ở miền Trung. Vào tháng 11 năm 2010 sẽ có môt Đại Hội toàn quốc được tổ chức tại Hànội gồm tất cả mọi đại biểu của tất cả giáo phận.
Trong ngày lễ Ba Vua năm 2011 như nhiều người hy vọng dự đoán là Đức Giáo Hoàng sẽ đến viếng thăm Việt Nam, Nhưng đối với Đức Hồng Y của thành phố Hồ chí Minh hy vọng một cách mơ hồ: « Trong hai năm nữa, chúng tôi còn hy vọng là Đức Thánh Cha se đến thăm VietNam trong dịp đó. Nhưng trong tình trạng hiện nay thì hy vọng đó dần dần tan thành mây khói. »
Bài này được trích dịch tứ bài báo của Viện Institut Pontifical des Missions Étrangères.
__________
La revue de l’Institut Pontifical des Missions Étrangères qui a publié l’article:
> Mondo e Missione
Tòa Thánh hài lòng về vụ rút lại đơn kiện tại Kentucky chống Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh OP
17:17 10/08/2010
VATICAN. Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, LM Federico Lombardi, cho biết Tòa Thánh hài lòng về vụ 3 nạn nhân ở bang Kentucky Hoa kỳ rút lại đơn kiện chống Tòa Thánh về việc giáo sĩ lạm tính dục.
3 người này cho rằng Tòa Thánh có liên hệ trách nhiệm về hành động của các giáo sĩ này. Việc rút lại đơn kiện đã được luật sư của 3 nạn nhân, Ông William McMurry, thông báo hôm 9-8-2010.
Hôm 10-8-2010, Cha Lombardi tuyên bố rằng ”Tòa Thánh hài lòng hay tin về vụ kiện ở Kentucky. Dĩ nhiên điều này không hề có nghĩa là Tòa Thánh coi nhẹ tính chất đáng kinh tởm và việc lên án những vụ lạm dụng tính dục cũng như sự cảm thương đối với những đau khổ của các nạn nhân, vì như luật sư Lena đã nêu rõ rất đúng, công lý đối với các nạn nhân và việc bảo vệ trẻ vị thành niên tiếp tục phải là mục đích ưu tiên. Tuy nhiên, một điều tích cực là một vụ kiện kéo dài 6 năm về điều gọi là ”sự can dự của Tòa Thánh trong trách nhiệm che giấu các tội lạm dụng”, gây ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đối với dư luận quần chúng, nay được chứng minh là do một lời cáo buộc vô căn cứ”.
Luật sư của Tòa Thánh ở Mỹ, Ông Jeffrey Lena, cũng ra thông cáo nói rằng ”Không hề có chính sách của Tòa Thánh yêu cầu giấu nhẹm các vụ lạm dụng trẻ em.. Sự kiện 3 nạn nhân rút lại đơn kiện chứng tỏ rằng ”lý thuyết do các luật sư của nguyên đơn đề ra cách đây 6 năm, đã đánh lạc dư luận quần chúng”.. ”Sự kiện vụ kiện chống lại Tòa Thánh luôn sai lầm về vấn đề này, không có nghĩa là bên nguyên đơn không chịu đau khổ vì những vụ lạm dụng”. Tuy nhiên, vụ kiện chống Tòa Thánh này ”chỉ làm cho sự chú ý xa rời mục tiêu quan trọng là bảo vệ các trẻ em”.
Luật sư của bên nguyên đơn nói với hãng AP rằng nhiều nạn nhân đã đạt được những thỏa thuận với các giáo phận nơi xảy ra những vụ lạm dụng và vì thế giờ đây họ không thể kiện chống Vatican.
Luật sư McMurry đã đại diện cho nhiều nhóm nạn nhân, và năm 2003 ông đã ký một thỏa thuận với tổng giáo phận Louisville để nhận số tiền bồi thường là 25 triệu mỹ kim. Trong số những người đạt tới thỏa thuận ấy, cũng có một nạn nhân sau đó đã kiện Tòa Thánh. Hai vụ khác liên hệ tới vụ gọi là lạm dụng tính dục cách đây vài thập niên. Hiện thời thẩm phán đặc trách vụ này ở Kentucky chưa kết thúc vụ này, nhưng cả hai phía cho rằng vụ này từ nay chấm dứt” (RG 10-8-2010)
3 người này cho rằng Tòa Thánh có liên hệ trách nhiệm về hành động của các giáo sĩ này. Việc rút lại đơn kiện đã được luật sư của 3 nạn nhân, Ông William McMurry, thông báo hôm 9-8-2010.
Hôm 10-8-2010, Cha Lombardi tuyên bố rằng ”Tòa Thánh hài lòng hay tin về vụ kiện ở Kentucky. Dĩ nhiên điều này không hề có nghĩa là Tòa Thánh coi nhẹ tính chất đáng kinh tởm và việc lên án những vụ lạm dụng tính dục cũng như sự cảm thương đối với những đau khổ của các nạn nhân, vì như luật sư Lena đã nêu rõ rất đúng, công lý đối với các nạn nhân và việc bảo vệ trẻ vị thành niên tiếp tục phải là mục đích ưu tiên. Tuy nhiên, một điều tích cực là một vụ kiện kéo dài 6 năm về điều gọi là ”sự can dự của Tòa Thánh trong trách nhiệm che giấu các tội lạm dụng”, gây ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đối với dư luận quần chúng, nay được chứng minh là do một lời cáo buộc vô căn cứ”.
Luật sư của Tòa Thánh ở Mỹ, Ông Jeffrey Lena, cũng ra thông cáo nói rằng ”Không hề có chính sách của Tòa Thánh yêu cầu giấu nhẹm các vụ lạm dụng trẻ em.. Sự kiện 3 nạn nhân rút lại đơn kiện chứng tỏ rằng ”lý thuyết do các luật sư của nguyên đơn đề ra cách đây 6 năm, đã đánh lạc dư luận quần chúng”.. ”Sự kiện vụ kiện chống lại Tòa Thánh luôn sai lầm về vấn đề này, không có nghĩa là bên nguyên đơn không chịu đau khổ vì những vụ lạm dụng”. Tuy nhiên, vụ kiện chống Tòa Thánh này ”chỉ làm cho sự chú ý xa rời mục tiêu quan trọng là bảo vệ các trẻ em”.
Luật sư của bên nguyên đơn nói với hãng AP rằng nhiều nạn nhân đã đạt được những thỏa thuận với các giáo phận nơi xảy ra những vụ lạm dụng và vì thế giờ đây họ không thể kiện chống Vatican.
Luật sư McMurry đã đại diện cho nhiều nhóm nạn nhân, và năm 2003 ông đã ký một thỏa thuận với tổng giáo phận Louisville để nhận số tiền bồi thường là 25 triệu mỹ kim. Trong số những người đạt tới thỏa thuận ấy, cũng có một nạn nhân sau đó đã kiện Tòa Thánh. Hai vụ khác liên hệ tới vụ gọi là lạm dụng tính dục cách đây vài thập niên. Hiện thời thẩm phán đặc trách vụ này ở Kentucky chưa kết thúc vụ này, nhưng cả hai phía cho rằng vụ này từ nay chấm dứt” (RG 10-8-2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bà sơ thiên thần
Liên Hương
08:01 10/08/2010
Bà sơ thiên thần
Bà Sơ thiên thần ấy quê ở đâu vậy chị? Sơ ấy có tiếp tục đến thăm chúng em lần nữa không vậy chị? Chúng em mong được gặp Sơ nhiều lần nữa chị a!
Đây là câu hỏi và lời đề nghị của một thân chủ mà hôm trước chúng tôi đã đưa các Sơ ở Huế đến thăm anh và gia đình.
Quả thật câu hỏi của anh làm cho tôi nhớ lại hình ảnh của Sơ, thực sự thì tôi rất ấn tượng Sơ, nhưng tôi không nghĩ rằng thân chủ của tôi cũng ấn tượng Sơ và nghiền Sơ đến vậy.
Vâng không ấn tượng sao được khi mọi cử chỉ hành động của Sơ dành cho thân chủ c?a tôi đều toát lên một tình yêu thương lớn lao, tình yêu ấy không phải là tình yêu thương ngượng ép vì công việc mà đây là tình yêu thương thực sự một tình yêu vô vị lợi, mà tôi nghĩ chỉ có thể kín múc từ tình yêu Chúa Ki tô.
Thực vậy, khi tôi chứng kiến cái cách mà Sơ thể hiện với thân chủ của mình tôi mới cảm thấy mình cần phải học hỏi nhiều điều hơn từ Sơ, mình còn thiếu nhiều lắm trong vai trò của một tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, bởi từ trước tới nay tôi thường đi chăm sóc thân chủ của mình dưới hình thức thăm hỏi bình thường dành một chút xíu thời gian đến với họ, hỏi được răm ba câu rồi ra về một cách vội vàng, nhưng Sơ thì không, Sơ cứ từ từ thăm hỏi tình hình của thân chủ, hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu tình hình sức khoẻ, nhu cầu cuộc sống, ở đây Sơ không chỉ hỏi về vật chất mà Sơ còn hỏi về tâm linh - tinh thần, Sơ nói chuyện rất thân tình giống như một người đ• thân quen với thân chủ từ rất lâu, từng cử chỉ nét mặt của Sơ đều thể hiện một tình yêu, sự cảm thông lớn lao đối với thân chủ.
Thực sự tôi cũng không hiểu làm sao mà thân chủ của tôi lại có thể dễ dàng kể cho Sơ rất nhiều chuyện thầm kín của thân chủ, mà từ trước tới nay tôi chưa được em thổ lộ, em tâm tình với Sơ như một người mẹ hiền vậy, chính vì vậy mà khi Sơ quan tâm đến vấn đề tâm linh- tinh thần của thân chủ em không cảm thấy ngại ngùng mà tôi nhận thấy em rất thoaỉ mái thân thương vì cảm nhận mình được yêu thương thực sự, từ phía "Sơ và từ Chúa GiêSu”.
Thân chủ của tôi tâm sự “ chị biết không, gặp được Sơ là một điều may mắn đối với em, khi Sơ về em như được tăng thêm sức lực để sống, em cảm thấy vui vẻ và đời em có ý nghĩa hơn, sơ kể về tình yêu của Chúa Giêsu và em cảm nghiệm được tình yêu của Ngài dành cho em qua Sơ” từ hôm gặp Sơ em biết chân trọng sức khoẻ của mình hơn, em luôn nghĩ phải vui vẻ, phải theo dõi để ý đến sức khoẻ của mình để có một sức khoẻ tốt để có thể đi làm có tiền phụ mẹ, mẹ em cũng già rồi trên 60 tuổi rồi mà vẫn phải tần tảo nuôi em, trước kia em không nghĩ được như thế đâu chị a….
Vâng cảm ơn em đã chia sẻ để tôi có dịp nhìn lại bản thân mình, nhìn lại công việc của mình, cách mình chăm sóc những thân chủ của mình như thế nào. Em yên tâm tôi sẽ cố gắng học từ Sơ những điều tốt đẹp ấy để khi tôi làm việc với bất cứ ai, họ cũng sẽ cảm nghịêm được tình thương của Chúa Giê su dành cho họ để lời của Chúa GiêSu được thực hiện nơi tôi “Anh em hãy làm chứng nhân của thầy” (Cv 1,8).
Tôi biết để làm đươc điều tôi mong muốn tôi phải cầu nguyện nhiều với Chúa Giê Su để cho tôi có một tấm lòng yêu thương như Ngài đã có, đặc biệt hơn cho tôi ơn can đản không sợ hãi điều chi khi tiếp xúc với những thân chủ ở giai đoạn AIDS, bởi chính giai đoạn này những người bạn mới cần đến tôi.
Lạy Chúa Giê Su! Xin cho con biết cảm thông, yêu thương và chia sẻ biết dẫn thân phục vụ như Mẹ Têrêsa calcutta để qua đó có thể đem Chúa đến cho mọi người vì đó mới là cách truyền giáo tốt nhất trong thời đại ngày nay.
Liên Hương ( Hải Phòng)
Đây là câu hỏi và lời đề nghị của một thân chủ mà hôm trước chúng tôi đã đưa các Sơ ở Huế đến thăm anh và gia đình.
Quả thật câu hỏi của anh làm cho tôi nhớ lại hình ảnh của Sơ, thực sự thì tôi rất ấn tượng Sơ, nhưng tôi không nghĩ rằng thân chủ của tôi cũng ấn tượng Sơ và nghiền Sơ đến vậy.
Vâng không ấn tượng sao được khi mọi cử chỉ hành động của Sơ dành cho thân chủ c?a tôi đều toát lên một tình yêu thương lớn lao, tình yêu ấy không phải là tình yêu thương ngượng ép vì công việc mà đây là tình yêu thương thực sự một tình yêu vô vị lợi, mà tôi nghĩ chỉ có thể kín múc từ tình yêu Chúa Ki tô.
Thực vậy, khi tôi chứng kiến cái cách mà Sơ thể hiện với thân chủ của mình tôi mới cảm thấy mình cần phải học hỏi nhiều điều hơn từ Sơ, mình còn thiếu nhiều lắm trong vai trò của một tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, bởi từ trước tới nay tôi thường đi chăm sóc thân chủ của mình dưới hình thức thăm hỏi bình thường dành một chút xíu thời gian đến với họ, hỏi được răm ba câu rồi ra về một cách vội vàng, nhưng Sơ thì không, Sơ cứ từ từ thăm hỏi tình hình của thân chủ, hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu tình hình sức khoẻ, nhu cầu cuộc sống, ở đây Sơ không chỉ hỏi về vật chất mà Sơ còn hỏi về tâm linh - tinh thần, Sơ nói chuyện rất thân tình giống như một người đ• thân quen với thân chủ từ rất lâu, từng cử chỉ nét mặt của Sơ đều thể hiện một tình yêu, sự cảm thông lớn lao đối với thân chủ.
Thực sự tôi cũng không hiểu làm sao mà thân chủ của tôi lại có thể dễ dàng kể cho Sơ rất nhiều chuyện thầm kín của thân chủ, mà từ trước tới nay tôi chưa được em thổ lộ, em tâm tình với Sơ như một người mẹ hiền vậy, chính vì vậy mà khi Sơ quan tâm đến vấn đề tâm linh- tinh thần của thân chủ em không cảm thấy ngại ngùng mà tôi nhận thấy em rất thoaỉ mái thân thương vì cảm nhận mình được yêu thương thực sự, từ phía "Sơ và từ Chúa GiêSu”.
Thân chủ của tôi tâm sự “ chị biết không, gặp được Sơ là một điều may mắn đối với em, khi Sơ về em như được tăng thêm sức lực để sống, em cảm thấy vui vẻ và đời em có ý nghĩa hơn, sơ kể về tình yêu của Chúa Giêsu và em cảm nghiệm được tình yêu của Ngài dành cho em qua Sơ” từ hôm gặp Sơ em biết chân trọng sức khoẻ của mình hơn, em luôn nghĩ phải vui vẻ, phải theo dõi để ý đến sức khoẻ của mình để có một sức khoẻ tốt để có thể đi làm có tiền phụ mẹ, mẹ em cũng già rồi trên 60 tuổi rồi mà vẫn phải tần tảo nuôi em, trước kia em không nghĩ được như thế đâu chị a….
Vâng cảm ơn em đã chia sẻ để tôi có dịp nhìn lại bản thân mình, nhìn lại công việc của mình, cách mình chăm sóc những thân chủ của mình như thế nào. Em yên tâm tôi sẽ cố gắng học từ Sơ những điều tốt đẹp ấy để khi tôi làm việc với bất cứ ai, họ cũng sẽ cảm nghịêm được tình thương của Chúa Giê su dành cho họ để lời của Chúa GiêSu được thực hiện nơi tôi “Anh em hãy làm chứng nhân của thầy” (Cv 1,8).
Tôi biết để làm đươc điều tôi mong muốn tôi phải cầu nguyện nhiều với Chúa Giê Su để cho tôi có một tấm lòng yêu thương như Ngài đã có, đặc biệt hơn cho tôi ơn can đản không sợ hãi điều chi khi tiếp xúc với những thân chủ ở giai đoạn AIDS, bởi chính giai đoạn này những người bạn mới cần đến tôi.
Lạy Chúa Giê Su! Xin cho con biết cảm thông, yêu thương và chia sẻ biết dẫn thân phục vụ như Mẹ Têrêsa calcutta để qua đó có thể đem Chúa đến cho mọi người vì đó mới là cách truyền giáo tốt nhất trong thời đại ngày nay.
Liên Hương ( Hải Phòng)
Mong lắm cái nhìn cảm thông
Nguyễn Thị Hương
08:46 10/08/2010
“Nếu em gặp người có HIV không những em sẽ bắt tay mà em còn ôm hôn người ấy nữa”
Đây là câu nói khẳng định của học viên lớp giáo lý hôn nhân giáo xứ Cựu Viên mà chúng tôi có dịp đến thăm viếng.
Vâng cảm ơn em đã tuyên xưng niềm tin của mình một cách mạnh mẽ và thể hiện tình yêu đối với chúng tôi. Chúng tôi mong muốn, chúng tôi khao khát được em ôm hôn lắm em ạ! Và tôi tin em sẽ thể hiện tình yêu đó ngay nếu tôi cho em biết tôi là người có HIV.
Em biết không! Buổi tối hôm đó tôi đã không sao ngủ được bởi tôi nghĩ nhóm truyền thông đã làm việc rất thành công là xoá đi được sự thành kiến kỳ thị của nhiều người trong lớp học, và còn bởi tình yêu thương em dành cho chúng tôi những người có Aids.
Hình ảnh của em cư hiện trên trong tâm trí tôi, tôi nhớ từng lời em nói, cái cách mà em thể hiện, và đôi mắt của em toát lên được tình yêu em dành cho chúng tôi, chính tình yêu lời khẳng định của em lan toả ra khắp mọi người trong lớp học, càng làm cho buổi truyền thông thêm sôi động và tôi có cảm giác thân thiện ấm cúng hơn so với các buổi truyền thông khác, cảm ơn em!
Em có biết người có Aids chúng tôi không mong gì hơn là đươc mọi người tôn trọng coi chúng tôi là người bình thường như bao người khác, để chúng tôi có thể lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, phấn đấu cho tương lai và xây dựng xã hội trở lên tốt đẹp hơn, chúng tôi mong muốn và luôn làm mọi cách để có ít người bị nhiễm HIV.
Em ơi! Cảm ơn em đã biết cảm thông chia sẻ với những người không may mắn như chúng tôi, chúng tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến việc sẽ được em ôm hôn dù chúng tôi rất khao khát, nhưng hàng ngày chúng tôi vẫn cầu mong có được cái nhìn yêu thương thân thiện và đầy cảm thông chia sẻ của tất cả mọi người.
Em ơi! Chỉ một cái nhìn một nụ cười cảm thông ấy của mỗi người dành cho chúng tôi có thể giúp chúng tôi vượt lên tất cả những đau đớn của bệnh tật, những yếu đuối của bản thân.
Tôi ấn tượng lắm lời khẳng định của em, em a! Tôi mong lắm cái nhìn cảm thông chia sẻ của mọi người dành cho chúng tôi.
Một lần nữa cảm ơn em đã cho tôi thêm nghị lực để sống!
Đây là câu nói khẳng định của học viên lớp giáo lý hôn nhân giáo xứ Cựu Viên mà chúng tôi có dịp đến thăm viếng.
Vâng cảm ơn em đã tuyên xưng niềm tin của mình một cách mạnh mẽ và thể hiện tình yêu đối với chúng tôi. Chúng tôi mong muốn, chúng tôi khao khát được em ôm hôn lắm em ạ! Và tôi tin em sẽ thể hiện tình yêu đó ngay nếu tôi cho em biết tôi là người có HIV.
Em biết không! Buổi tối hôm đó tôi đã không sao ngủ được bởi tôi nghĩ nhóm truyền thông đã làm việc rất thành công là xoá đi được sự thành kiến kỳ thị của nhiều người trong lớp học, và còn bởi tình yêu thương em dành cho chúng tôi những người có Aids.
Hình ảnh của em cư hiện trên trong tâm trí tôi, tôi nhớ từng lời em nói, cái cách mà em thể hiện, và đôi mắt của em toát lên được tình yêu em dành cho chúng tôi, chính tình yêu lời khẳng định của em lan toả ra khắp mọi người trong lớp học, càng làm cho buổi truyền thông thêm sôi động và tôi có cảm giác thân thiện ấm cúng hơn so với các buổi truyền thông khác, cảm ơn em!
Em có biết người có Aids chúng tôi không mong gì hơn là đươc mọi người tôn trọng coi chúng tôi là người bình thường như bao người khác, để chúng tôi có thể lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, phấn đấu cho tương lai và xây dựng xã hội trở lên tốt đẹp hơn, chúng tôi mong muốn và luôn làm mọi cách để có ít người bị nhiễm HIV.
Em ơi! Cảm ơn em đã biết cảm thông chia sẻ với những người không may mắn như chúng tôi, chúng tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến việc sẽ được em ôm hôn dù chúng tôi rất khao khát, nhưng hàng ngày chúng tôi vẫn cầu mong có được cái nhìn yêu thương thân thiện và đầy cảm thông chia sẻ của tất cả mọi người.
Em ơi! Chỉ một cái nhìn một nụ cười cảm thông ấy của mỗi người dành cho chúng tôi có thể giúp chúng tôi vượt lên tất cả những đau đớn của bệnh tật, những yếu đuối của bản thân.
Tôi ấn tượng lắm lời khẳng định của em, em a! Tôi mong lắm cái nhìn cảm thông chia sẻ của mọi người dành cho chúng tôi.
Một lần nữa cảm ơn em đã cho tôi thêm nghị lực để sống!
Khóa học hỏi Truyền thông Công giáo, Đạo đức Internet lần thứ I tại Giáo phận Ban Mê Thuột
Anh Thư
08:48 10/08/2010
Khóa học hỏi Truyền thông Công giáo, Đạo đức Internet lần thứ I tại Giáo phận Ban Mê Thuột
Lúc 8g30 sáng ngày 05. 8. 2010, tại nhà lưu trú Nữ Vương Hòa Bình, số 03 Trần Hưng Đạo, Tp. Buôn Ma Thuột, Ban Văn Hóa Truyền thông Giáo phận Ban Mê Thuột, đã khai mạc Khóa học hỏi truyền thông Công giáo, đạo đức Internet lần thứ I. Hiện diện trong buổi lễ khai mạc có cha Tổng đại diện Đaminh Hà Duy Khâm, quý cha trong Tòa Giám mục, quý cha Hạt trưởng Daklak I, Daklak II và Ban giảng huấn. (Đức Giám mục Vinh Sơn bị ốm không tham dự buổi khai mạc được).
Mở đầu buổi khai mạc, cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Trưởng Ban Văn hóa Truyền thông Giáo phận Ban Mê Thuột, đã nói lên ý nghĩa quan trọng và cấp bách của việc truyền thông - phương tiện tốt nhất để loan báo Tin Mừng mà mỗi người phải có trách nhiệm thẩm định sự thật và tìm những lợi thế của các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu trong thế giới hôm nay.
Khóa tĩnh huấn và học hỏi Mục vụ Truyền thông lần thứ I bắt đầu từ ngày 05 đến 08. 2010, đã quy tụ được 145 người gồm các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Dòng Thánh Phalô, giáo dân đến từ bốn Giáo hạt Phước Long, Quảng Đức, Daklak I và Daklak II, cựu chủng sinh Lê Bảo Tịnh, sinh viên lưu trú Đăng Khoa thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột. Ngoài ra còn có một số học viên thuộc các Giáo phận Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang.
Trong Thánh lễ khai mạc, cha Tổng đại diện đã nêu những ưu tư, trăn trở của Giáo hội đối với việc loan báo Tin Mừng trong thời đại bùng nổ thông tin… “ Truyền thông là phương tiện mới để phục vụ Tin Mừng” (ĐGH Bênêđictô XVI), “Truyền thông đưa mọi mọi người vào mối hiệp thông để làm men cho xã hội” (Fraz Joseph Eilers)…
Phụ trách giảng dạy khóa học có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Giáo phận Thái Bình, Chủ tịch Uỷ Ban Giám mục về Truyền thông của HĐGMVN; linh mục Giuse Vũ Hữu Hiền, Thạc sỹ Truyền thông, Trưởng Ban Mục vụ Truyền thông Tổng Giáo phận Sàigòn; linh mục dòng Salêsien FX. Nguyễn Minh Thiệu, cử nhân Giáo dục Truyền thông, nữ tu Clara Vũ Minh Trang, dòng Đức Bà phù hộ, cử nhân truyền thông; thạc sỹ Hoàng Văn Hòa, Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Quản trị; thầy Nguyễn Văn Quýnh phụ trách giảng dạy môn tiếng Việt tại Chủng viện Giáo phận Phú Cường và Hội dòng Thừa sai Đức tin. Ngoài ra còn có một số vị từ thành phố Hồ Chí Minh đến để hổ trợ, cổ vũ cho khóa học.
Các học viên được hướng dẫn các đề tài như: Linh Đạo truyền thông, kỹ thuật viết tin, kỹ thuật chụp và biên tập ảnh, môn tiếng Việt, phương cách cai nghiện Internet và games online… Về mặt lý thuyết, các môn học có vẻ khó hiểu và có tính cách chuyên môn, nặng suy tư Thần học, nhưng đã được các giảng viên đầy kinh nghiệm trình bày một cách rất “ truyền thông”, rất cụ thể qua số liệu, qua hình ảnh minh họa. Với tinh thần học hỏi cao, ý thức kỷ luật nghiêm minh, nội dung chương trình được thực hiện rất sít sao, được thực hành trên máy vi tính, các học viên đã thu thập được kết quả rất khả quan và nhất là hiểu được tầm quan trọng của việc truyền thông theo ý nghĩa Công giáo: Truyền thông dựa trên Mầu nhiệm nhập thể, có thể ví như là “hơi thở” - truyền đạt sự sống, niềm vui, chân lý…với toàn thể đời sống con người. Bản chất Thiên Chúa Ba Ngôi là hiệp thông nội tại, khi hướng ra bên ngoài, Thiên Chúa thông chia sự sống cho muôn loài, muôn vật. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể đã mạc khải (truyền thông) cho con người biết về bản tính của Thiên Chúa, Ngài dùng cuộc sống và Lời của Ngài để mạc khải về Thiên Chúa và nói lên phẩm giá cao quý của con người mà Thiên Chúa ban tặng…
Lễ bế mạc khóa học truyền thông Công giáo vào lúc 15g ngày 08.8.2010, được diễn ra rất trang trọng. Tuy còn mệt, nhưng Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản cũng cố gắng hiện diện trong buổi lễ bế mạc, ngài vui mừng nhắn nhủ các học viên cố gắng đem những điều đã học hỏi, trau dồi thêm để trở thành những người truyền thông công giáo tốt… Để trở thành những chuyên viên về truyền thông Công giáo, phải có Linh đạo truyền thông, đạo đức truyền thông, đạo đức Internet…Đó chính là mục đích của khóa học truyền thông Công giáo.
Đức cha Nguyễn Văn Đệ và Ban giảng huấn đã đánh giá cao khóa học này. Cha Trưởng Ban Văn Hóa Truyền Thông hy vọng qua khóa học này, các học viên với tư cách và sự tự tin của những người có trách nhiệm loan báo Tin Mừng, xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian bằng tất cả khả năng của mình, luôn tôn vinh Chân, Thiện, Mỹ là chính Thiên Chúa, bằng ngòi bút, bằng kỹ thuật và nghệ thuật… Quy chiếu mọi cái Thật, cái Tốt, Cái Đẹp về với Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối của Đấng tự xưng mình là Sự Thật và là Sự Sống.
Các học viên được cấp chứng chỉ khóa học do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ và linh mục Antôn Vũ Thanh Lịch ấn ký.
Giờ phút chia tay thật cảm động và tràn đầy niềm vui…Họ vẫy tay hẹn gặp lại nhau vào năm sau.
ANH THƯ
Mở đầu buổi khai mạc, cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Trưởng Ban Văn hóa Truyền thông Giáo phận Ban Mê Thuột, đã nói lên ý nghĩa quan trọng và cấp bách của việc truyền thông - phương tiện tốt nhất để loan báo Tin Mừng mà mỗi người phải có trách nhiệm thẩm định sự thật và tìm những lợi thế của các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu trong thế giới hôm nay.
Khóa tĩnh huấn và học hỏi Mục vụ Truyền thông lần thứ I bắt đầu từ ngày 05 đến 08. 2010, đã quy tụ được 145 người gồm các nữ tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Dòng Thánh Phalô, giáo dân đến từ bốn Giáo hạt Phước Long, Quảng Đức, Daklak I và Daklak II, cựu chủng sinh Lê Bảo Tịnh, sinh viên lưu trú Đăng Khoa thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột. Ngoài ra còn có một số học viên thuộc các Giáo phận Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang.
Trong Thánh lễ khai mạc, cha Tổng đại diện đã nêu những ưu tư, trăn trở của Giáo hội đối với việc loan báo Tin Mừng trong thời đại bùng nổ thông tin… “ Truyền thông là phương tiện mới để phục vụ Tin Mừng” (ĐGH Bênêđictô XVI), “Truyền thông đưa mọi mọi người vào mối hiệp thông để làm men cho xã hội” (Fraz Joseph Eilers)…
Các học viên được hướng dẫn các đề tài như: Linh Đạo truyền thông, kỹ thuật viết tin, kỹ thuật chụp và biên tập ảnh, môn tiếng Việt, phương cách cai nghiện Internet và games online… Về mặt lý thuyết, các môn học có vẻ khó hiểu và có tính cách chuyên môn, nặng suy tư Thần học, nhưng đã được các giảng viên đầy kinh nghiệm trình bày một cách rất “ truyền thông”, rất cụ thể qua số liệu, qua hình ảnh minh họa. Với tinh thần học hỏi cao, ý thức kỷ luật nghiêm minh, nội dung chương trình được thực hiện rất sít sao, được thực hành trên máy vi tính, các học viên đã thu thập được kết quả rất khả quan và nhất là hiểu được tầm quan trọng của việc truyền thông theo ý nghĩa Công giáo: Truyền thông dựa trên Mầu nhiệm nhập thể, có thể ví như là “hơi thở” - truyền đạt sự sống, niềm vui, chân lý…với toàn thể đời sống con người. Bản chất Thiên Chúa Ba Ngôi là hiệp thông nội tại, khi hướng ra bên ngoài, Thiên Chúa thông chia sự sống cho muôn loài, muôn vật. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể đã mạc khải (truyền thông) cho con người biết về bản tính của Thiên Chúa, Ngài dùng cuộc sống và Lời của Ngài để mạc khải về Thiên Chúa và nói lên phẩm giá cao quý của con người mà Thiên Chúa ban tặng…
Đức cha Nguyễn Văn Đệ và Ban giảng huấn đã đánh giá cao khóa học này. Cha Trưởng Ban Văn Hóa Truyền Thông hy vọng qua khóa học này, các học viên với tư cách và sự tự tin của những người có trách nhiệm loan báo Tin Mừng, xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian bằng tất cả khả năng của mình, luôn tôn vinh Chân, Thiện, Mỹ là chính Thiên Chúa, bằng ngòi bút, bằng kỹ thuật và nghệ thuật… Quy chiếu mọi cái Thật, cái Tốt, Cái Đẹp về với Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối của Đấng tự xưng mình là Sự Thật và là Sự Sống.
Các học viên được cấp chứng chỉ khóa học do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ và linh mục Antôn Vũ Thanh Lịch ấn ký.
Giờ phút chia tay thật cảm động và tràn đầy niềm vui…Họ vẫy tay hẹn gặp lại nhau vào năm sau.
ANH THƯ
Chủng Sinh Giáo Phận Thái Bình Tĩnh Tâm Trong Kỳ Hè
Quê Hương
09:32 10/08/2010
Hôm nay ngày 10/8/2010 các thầy trở về Toà giám mục tĩnh tâm, sau những ngày hăng say trong công tác mục mục. các thầy trở về ngôi nhà chung của giáo phận để kín múc nguồn mạch tình yêu của Chúa, qua thánh lễ và giờ chầu Thánh Thể; đồng thời đón nhận ơn giao hoà, và những lời chia sẻ của các bề trên.
Đức Cha Phêrô chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho các thầy. Trong bài giảng, ngài nhắn nhủ các chủng sinh hãy yêu quí về động lực theo Chúa và khích lệ tinh thần nhiệt thành tông đồ.
Kết thúc buổi tĩnh tâm các thày cùng dùng cơm trưa với Đức cha và các cha trong Tòa giám mục, sau đó tiếp tục trở về với giáo họ mình đang phục vụ trong niềm tin yêu và bình an.
Người Công giáo Việt Nam hân hoan tham dự Đại Hội Thánh Mẫu 2010 ở Missouri.
Tiền Hô
09:37 10/08/2010
EWTN - Hơn 60.000 người Công giáo gốc Việt đã tề tụ về Carthage, tiểu bang Missouri để tham dự Đại Hội Thánh Mẫu, một trong những dịp tụ họp lớn nhất của người Công giáo tại Hoa Kỳ. Sự kiện này được tổ chức hàng năm để những ai tham gia có dịp tôn kính Đức Mẹ, bên cạnh đó là đoàn tụ với gia đình và thân hữu.
Đại Hội lần thứ 33 diễn ra từ ngày 5 đến ngày 8 Tháng Tám, bao gồm: Thánh lễ và các phụng vụ, hội thảo, văn nghệ, ẩm thực và đặc biệt là rước kiệu Đức Mẹ theo thông lệ hằng năm, được tổ chức tại khuôn viên của Dòng Đồng Công (CMC)
Đức Giám mục John Leibrecht của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau cử hành Thánh Lễ khai mạc.
Ly Nguyen, 16 tuổi, người Mỹ (gốc Việt) thế hệ đầu tiên, nói với hãng tin Joplin Globe rằng, tại Đại Hội này, cô không phải là thiểu số. "Người Việt và là người Công giáo, đây là một phần quan trọng trong con người tôi, và đó không phải là thứ mà nhiều bạn trong trường học của tôi có được", cô tự hào.
Nguyen nói rằng, cô trông mong được đi theo trong đoàn kiệu hàng năm, và gia đình cô sẽ gửi hình ảnh về cho bà ngoại và họ hàng ở Việt Nam.
Trong đoàn kiệu, khách hành hương hát, hô vang và mang biểu ngữ cùng cờ có hiển thị tên nhóm của họ hoặc nơi họ đến. Một số thành phố điển hình như: Detroit, tiểu bang Michigan; Sarasota, tiểu bang Florida; và Tulsa, tiểu bang Oklahoma - hãng Joplin Globe cho biết.
Randy và Robin Dickerson nằm trong số những người dân địa phương theo dõi cuộc rước kiệu này. Họ mô tả việc ca hát như là một cách tuyệt vời để "biểu lộ đức tin."
Tham gia Đại Hội Thánh Mẫu lần này, bà Mo Bui, người đã luôn đến với Đại Hội trong suốt 30 năm qua cho rằng, sự kiện này như là một cơ hội để đoàn tụ gia đình. "Có một số người chúng tôi chưa hề được gặp lại kể từ khi rời Việt Nam năm 1975", bà cho hay.
Đại Hội Thánh Mẫu bắt đầu được người Việt tị nạn tổ chức từ cuối thập niên 1970.
http://www.ewtnnews.com/new.php?id=1380
Đại Hội lần thứ 33 diễn ra từ ngày 5 đến ngày 8 Tháng Tám, bao gồm: Thánh lễ và các phụng vụ, hội thảo, văn nghệ, ẩm thực và đặc biệt là rước kiệu Đức Mẹ theo thông lệ hằng năm, được tổ chức tại khuôn viên của Dòng Đồng Công (CMC)
Đức Giám mục John Leibrecht của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau cử hành Thánh Lễ khai mạc.
Ly Nguyen, 16 tuổi, người Mỹ (gốc Việt) thế hệ đầu tiên, nói với hãng tin Joplin Globe rằng, tại Đại Hội này, cô không phải là thiểu số. "Người Việt và là người Công giáo, đây là một phần quan trọng trong con người tôi, và đó không phải là thứ mà nhiều bạn trong trường học của tôi có được", cô tự hào.
Nguyen nói rằng, cô trông mong được đi theo trong đoàn kiệu hàng năm, và gia đình cô sẽ gửi hình ảnh về cho bà ngoại và họ hàng ở Việt Nam.
Trong đoàn kiệu, khách hành hương hát, hô vang và mang biểu ngữ cùng cờ có hiển thị tên nhóm của họ hoặc nơi họ đến. Một số thành phố điển hình như: Detroit, tiểu bang Michigan; Sarasota, tiểu bang Florida; và Tulsa, tiểu bang Oklahoma - hãng Joplin Globe cho biết.
Randy và Robin Dickerson nằm trong số những người dân địa phương theo dõi cuộc rước kiệu này. Họ mô tả việc ca hát như là một cách tuyệt vời để "biểu lộ đức tin."
Tham gia Đại Hội Thánh Mẫu lần này, bà Mo Bui, người đã luôn đến với Đại Hội trong suốt 30 năm qua cho rằng, sự kiện này như là một cơ hội để đoàn tụ gia đình. "Có một số người chúng tôi chưa hề được gặp lại kể từ khi rời Việt Nam năm 1975", bà cho hay.
Đại Hội Thánh Mẫu bắt đầu được người Việt tị nạn tổ chức từ cuối thập niên 1970.
http://www.ewtnnews.com/new.php?id=1380
Linh mục Léopold-Michel Cadière (1869-1955)
Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm
10:38 10/08/2010
1. Tại sao lại nói đến L. Cadière
Lại viết về Léopold Cadière. Trong học giới Việt Nam và thế giới, nhiều người đã từng viết về nhân vật kiệt xuất này, với không biêt bao lời tán tụng. Nhưng trong bối cảnh hòa nhập văn hóa Việt Nam hiện nay, con người này vẫn là một tấm gương soi chung cho mọi người thiện chí có tinh thần dân tộc, Cộng Sản và không Cộng Sản, để tìm ra con đường xây dựng và canh tân đất nước bằng văn hóa. Cái đáng chú ý ở đây là người xướng xuất con đường ấy là một thừa sai nước ngoài - lại là một người Pháp vốn có nhiều hệ lụy với Việt Nam -, vạch ra một lối đi cho những người thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đang lấn cấn trong việc thay đổi để xây dựng và phát triển đất nước. Hãy sáng suốt và can đảm, đoàn kết, tìm lấy mẫu số chung nhất ở nền tảng văn hóa dân tộc mà khối óc và con tim Cadière đã dầy công tìm tòi và yêu mến.
2. Vài Nét Nhân Thân
Léopold Michel Cadière chào đời ngày 14/2/1896 tại Aix-en-Provence, địa phận Aix, Hạt Bouches-du-Rhône, giáo xứ Sainte-Anne-de-Pinchinats, miền Nam nước Pháp. Là con trai một chủ trang trại miền Provence, cậu theo học tại địa phương từ tiểu học, lên trung học, rồi gia nhập Tiểu Chủng viện, trước khi vào Đại Chủng Viện Địa Phận Aix, chịu các chức nhỏ ngày 21/12/1888.
Thầy Cadière gia nhập chủng viện Hội Thừa Sai Nước Ngoài ngày 6/6/1890 và ở đó Thầy chịu các chức cao trọng hơn, rồi chịu chức linh mục ngày 24/09/1892. Bắt đầu từ giã quê hương đi truyển giáo ngày 26/10/1892, tân linh mục đến Huế địa phận Nam Nam Kỳ, Việt Nam. chỉ một tháng sau đó. Ngài hoạt động hăng say như một nhà truyền giáo nhiệt thành, đồng thời, miệt mài nghiên cứu tìm tòi như một bác ngữ gia, một nhà nhân loại học, dân tộc học uyên thâm. Qua đời ngày 07/06/1955, an táng tại Phú Xuân, Huế.
3. Môi Trường Sự Nghiệp Truyền Giáo Và Văn Hóa Việt Nam
Cuộc đời Cadière diễn ra qua nhiều chặng khác nhau theo hai khía cạnh truyền giáo và văn hóa đặc biệt này. Ngay khi tới Huế, Giám Mục Caspar đã nhận thức và quí trọng những khả năng trí thức và nhiệt tình kiên trì làm việc không ngơi nghỉ của vị thừa sai mới trẻ trung, đầy nghị lực. Cha lăn xả vào công cuộc nghiên cứu tiếng Việt một cách có phương pháp khoa học, sâu sắc và tinh tế đến tận nguồn ngọn các thổ ngữ khác nhau (như trong các tiểu luận của ngài, chẳng hạn “Phonétique annamite”, “Syntaxe”, “Dialectes du Haut et Bas Annam”.
Trước hết cha được bổ nhiệm làm giáo sư tại tiểu chủng viện An Ninh, cách phía Bắc Huế khoảng 100 cây số, trong hai năm trời, rồi ngài làm việc với cha Renould ở Đại Chủng viện Phú Xuân (Huế) năm 1894. Năm 1895, theo yêu cầu của chính ngài, cha Cadière được giao trông coi xứ đạo Tam Tòa và hạt Quảng Bình trong suốt 14 năm trời. Thế là cha bắt đầu cuộc tìm tòi hình thành một công trình lịch sử đồ sộ về cuộc thành lập các Chúa Nguyễn. Công trình này mang nhan đề biểu tượng “Le Mur de Đồng Hới”.
Năm 1896, Cha Cadière chú trọng đến địa điểm ở cực Bắc khu giáo, đó là khu Cù Lạc, một địa danh nổi tiếng vì có nhiều khó khăn đủ loại (như khí hậu, vấn đề bội giáo vì nhiều áp lực chính trị khác nhau,… Chính ở nơi đây Cha bắt tay vào nghiên cứu thật sít sao các tín ngưỡng tổ tiên của dân quê trong vùng, hình thành nên công trình lớn lao mang tên “Croyances et Pratiques religieuses des Annamites de la région de Huế”.
Năm 1902, cha di chuyển đến phía Đông của khu giáo Cù Lạc ở Bồ Khế, thi hành thừa tác vụ truyền giáo và mục vụ trong hai năm. Năm 1904, cha được bổ nhiệm làm cha xứ Cổ Vưu và là hạt trưởng khu giáo Dinh Cát. Tại đó cha khánh thành một nhà thờ mới và dựng nên nhiều trường học được trao cho các nữ tu phụ trách.
Năm 1911, quá miệt mài làm việc nên sức khỏe suy kiệt, nên ngài phải về nghỉ tại Pháp.. Dù vậy, không hề bỏ lỡ cơ hội đó, Ngài tham dự vào Hội Nghi nhóm tại Louvain trong “Semaine d’ethnologie” do cha Schmidt thuộc Dòng Verbe Divin (1912) tổ chức. Từ năm 1913 đến 1918, cha Cadière làm nhiệm vụ tuyên úy của trường Pellerin, do các Sư Huynh Trường Thiện Giáo trông coi ở Huế. Với cương vị đó, ngài thành lập Association des Amis du Vieux Huế (Hội ‘Ái Hữu’ Đô Thành Hiếu Cổ). Hội này cho ra đời định kỳ Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tập San ‘Ái Hữu’ Đô Thành Hiếu Cổ), liên tục từ năm 1913 đến năm 1944. Toàn bộ tập san bằng tiếng Pháp đã nay được chuyển dịch sang Việt ngữ, sau khi công trình nghiên cứu của ngài được đánh giá lại là gổm chứa nội dung Việt học uyên bác về nhiều lãnh vực khác nhau.
Từ năm 1918 đến 1945, cha Cadière sinh sống tại Di Loan, với tư cách cha xứ và làm Hạt trưởng khu giáo Đất Đỏ. Trong thời gian giữa hai cuộc chiền, cha tất bật hăng say hoạt động. Ngài tiến hành hoàn tất ngôi thánh đường đẹp đẽ do cha Barthélémy khởi công dựng nên. Ngài tổ chức lại tu viện các Nữ Tu Mến Thánh Giá ở Cửa Tùng, giúp các chị đan lát dệt vải, thay thế hết tất cả những thứ bông vải kém chất lượng. Trong lãnh vực nghiên cứu dân tộc học, ngài hoàn chỉnh công trình đã kể trên về “Croyances et Pratiques religieuses des Annamites de la région de Huế”. Các bài viết được lần lượt đăng trên Tập San Đô Thành Hiếu Cổ, trước khi được tổng hợp đầu năm 1942 do l’École Française d’Extrême-Orient ở Hà Nội thành ba cuốn. Công trình đồ sộ này không làm trở ngại các hoạt động mục vụ của cha với tính cách chính xứ, hạt trưởng, vi ngài không nề hà chăm sóc giảng dậy giáo lý cho các trẻ em và các tân tòng và lo ngồi tòa giải tội.
Năm 1942, nhân kỷ niệm năm mươi năm chịu chức linh mục của ngài, bạn hữu và các giới chức đạo đời tổ chức một buổi lễ hội thật trân trọng. Trước những lời khen ngợi công lao của ngài, ngài đã đáp lại một cách đơn sơ đầy xúc động. Ngài nói rằng tất cả những điều ngài làm là để thể hiện chân thành lòng yêu mến dân tộc Việt Nam. ‘Tôi đã hiểu người Việt, vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây, và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu… Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt. Tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi… Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ’. [Ngọc Quỳnh, “Hoài Niệm Cố Cả”. Nguyệt san Nguồn Sống (số 1, 15/7/1958), giáo phận Huế, tr. 45].
Năm 1945, chính biến do người Nhật dàn dựng (ngày 9 tháng 3) đã nhanh chóng tác động đến vùng Cửa Tùng. Cha bị trục xuất khỏi nơi đó và bị đưa vào trại tập trung ở Huế, ngay tại nhà của các thừa sai gần Tòa Giám Mục.
Sau khi người Nhật thất bại, cha Cadière trở lại Di Loan một thời gian ngắn, vì vào tháng 9 năm 1945, cha lại bị lực lượng Việt Minh dẫn độ cùng với sáu vị thừa sai khác, đến nơi bị quản chế tại Vinh. Ngài bị giám quản suốt 6 năm rưỡi, khoảng tháng 1/1947 đến tháng 6/1953. Nhưng trong thời gian đó ngài vẫn không ngưng hoàn toàn các hoạt động trí thức của Ngài, vì ngài lợi dụng thời gian ấy để biên soạn “Souvenirs d’un vieil Annamisant”. Về sau các bài kỷ yếu ấy được tạp chí Indochine xuất bản ở Hà Nội. Các bài ngài viết thòi đó gộp lại có tới 1500 trang sách xuất bản.
Ngay tháng 9 năm 1948, trong khi còn đang bị quản chế, cha được bổ nhiệm làm hội viên danh dự của Trường Viễn Đông Bác Cổ
Cha Cadière không phải không biết rằng Hồ Chí Minh là người xuất thân từ Vinh; vì thế ngài cũng đã tranh thủ viết một lá thư cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trình bày việc giam giữ lâu ngày nhóm các nhà truyền giáo có tuổi này là một chuyện bất thường. Nhưng chỉ mãi đến ngày 11/6/1953, như để đáp lại lá thư nói trên, tập thể các thừa sai kia mới được trao trả tự do.
Kể từ cuộc thử thách lâu dài đó, cha Cadière trở nên suy nhược hơn, phải đền Huế cư ngụ tại nhà các thừa sai kế bên tòa giám mục. Ngài từ chối không chịu “hồi hương” như nhà cầm quyền đề nghị, nhưng quyết tâm hoàn tất nhưng ngày sinh sống giữa người Việt mà ngài tân lực yêu mền với hết linh hồn và xác. Ngài mất ngày 6/7/1955 và được an táng tại nghĩa trang đại chủng viện Phú Xuân ở Kim Long như ngài hằng ao ước khi sinh thời. Đại chủng viện đó hiện do các linh mục Tu hội Xuân Bích phụ trách đào tạo.
Tại Paris, mấy tháng sau, ngày 16/1/1956, tại Institut Catholique, một lễ nghi được tổ chức do chính GM Blanchet, viện trưởng học viện này chủ tọa, để tôn vinh một vị thừa sai bác học, dưới quyền bảo trợ của Giám Mục Marella, Sứ Thấn Tòa Thánh, và Giám Mục Lemaire, Tổng Quyền Hội Thừa Sai Nước Ngoài. Nhiều viên chức đến tham dụ trong đó có Hoàng Hậu Nam Phương, các đại diện chính quyền Pháp và Trường Dại Học Cộng đồng Pháp (Collège de France).
4. Hoạt Động Với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp
Hội viên (1918-1920)
Được Bổ nhiệm Hội Viên Danh dự năm 1948.
Ai bảo đây là Linh Mục Léopold-Michel Cadière.
Cha Cả đã “trở nên Việt Nam với người Việt Nam”
Chính tại Cù Lạc, cha gặp Louis Finot và Thiếu tá Lunet de Lajonquière, lúc đó đang tham sát cho Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp mới thành hình. Họ kết nghĩa thân hữu vườn đào kiểu Á Đông. “Louis Finot thích phát biểu rằng cuộc phát hiện đẹp đẽ nhất mà ông đã thực hiện trong chuyến thám sát Đông Dương đầu tiên chính là cha Cadière” (L. Malleret). Ngài cộng tác với công trình của Trường này ngay lúc mới hình thành, và ngài viết một đề mục cho số báo đầu tiên của Tập San (1901) và tham gia vào Hội nghị nghiên cứu Viễn Đông được Trường này tổ chức lần đầu tại Hà Nội năm 1902. Ngài trở nên hội viên thông tín của Trường năm 1906.
Sau sáu tháng nghỉ tại Hồng Kông năm 1901, ngài trở về Trung Kỳ, làm việc miệt mài ở đó đến năm 1910. Chính trong thời gian về nghỉ tại Pháp, ngài đã có cơ hội thực hiện một số công việc sưu tầm cho Trường Viễn Đông Bác Cổ, như tìm kiếm trong các thư viện ở Paris và Rome, nhiều tài liệu về cổ sử Đông Dương. Nhất là cha khám phá được một thủ bản mẫu cuốn tự điển của LM Alexandre de Rhodes, ngoài việc tham gia Tuần Lễ Dân Tộc Học, một khoa học hoàn toàn mới mẻ vào thời đó. Trong khi tài liệu của MEP ghi là năm 1912, thì tài liệu khác ghi là tuần lễ đó được tổ chức vào tháng 9 năm 1911. Năm 1914, từ khi lập ra Hội Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, cha đã đóng góp một khối lượng lớn lao các đề mục và chú thích cho Tập San nhiều đề tài khác nhau mà trí tò mò không bao giờ thỏa mãn của ngài tìm kiềm và công lao nghiên cứu không biết mệt mỏi tìm đến.
Rồi cha đến Đất Đỏ ở Cửa Tùng và lưu tại đó suốt 28 năm. Được bổ nhiệm làm hội viên ăn lương của Trường Viễn Đông Bác Cổ chỉ trong hai năm ngắn ngủi, vì cha từ chối cư ngụ tại Hà Nội, và sau đó nhận lại thừa tác vụ tại Cửa Tùng. Chính tại đây, ngoài việc hoàn tất xây dựng ngôi nhà thờ đồ sộ như nhà thờ chính tòa và trường học, cha tạo lập một vườn bách thảo nổi tiếng vì có nhiều cây dương xỉ quí hiếm.
Hằng ngày, trong vùng quê, người ta trông thấy cha Cả miệt mài rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiếp xúc với mọi hạng người, mở to đôi mắt chú ý ghi nhân tất cả những gì ngài quan sát thấy, nhất là ở miền Trung, dưới bộ quần trắng áo thâm bạc màu truyền thống của miền quê Việt Nam. Trong ông lão thôn quê hiền từ, mũi lõ lông bò, dáng dấp Việt Nam đó, chất chứa cả một con người trí tuệ bác học và một trái tim nồng thắm nhập thể vào từng chi tiết của cội nguồn văn hóa Việt Nam để xây dựng các xứ đạo không chỉ bằng ngôi nhà thờ vật chất nhưng bằng những đồ ăn tinh thần vững bên.
Ai bảo vị thừa sai ấy là thực dân! Trong những linh mục rặt nòi Việt Nam, đã ai dám sánh với ngài, bằng tinh thần tinh tế khác thường và sức làm việc quên mình.Cố Cả hầu như chỉ có một tâm nguyện chân thành là làm sao hòa nhập trọn vẹn vào lòng dân tộc đáng yêu này! Ai bảo mình đa đoan vịn cớ lúc nào cũng chỉ chuyên lo mục vụ nơi giáo dân, mà thực sự thâm tâm có thể lo bám víu vào công việc là để củng cố địa vị và quyền bính trong xứ đạo theo vinh hoa thề gian. Họ cần xét mình, theo gương sống của ngài, dù chỉ một phần rất nhỏ thôi trong thừa tác vụ ở một xứ đạo rất nhà quê nơi khỉ ho cò gáy!
Nhiều vấn đề về sức khỏe buộc ngài phải nghỉ lần cuối tại châu Âu năm 1928-29. Nhờ đó ngài tiếp tục trong các thư viện và phát hiện nhiều tài liệu mới về cha de Rhodes, cũng như câu truyện kể quan trọng của một linh mục dòng Tên người Bồ là Gaspar Luis về buổi đầu truyền giáo của các cộng đoàn Kitô ở Trung Kỳ. Đồng thời cha lại tham dự Tuần lễ dân tộc học tại Luxembourg.
Tổng kết lại, các tác phẩm của cha chính yếu chuyên về ngữ học (ngữ âm trung kỳ, thổ ngữ mường, ngữ pháp tiếng Việt), lịch sử và dân tộc học. Cha được coi như nhà sáng lập tiên phong về các nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam; nhất là, công trình của ngài về các tín ngưỡng và tập tục tôn giáo địa phương, hoàn toàn có tính đổi mới trong cái nhìn sáng tạo về một mảng vấn đề tưởng chừng như đã cũ. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu tài tử vê thực vật. Cha biên soạn một số nghiên cứu về lãnh vực này và cung ứng cho Viện Bảo Tàng lịch sử tự nhiên và cho nhiều thông tín viên khác trên khắp thế giới nhiều nghìn mẫu thực vật từ đồng quê Việt Nam.
Lm. Léopold Cadière đã tham gia hoạt động tích cực trong nhiều tổ chức văn hóa và khoa học như các hội: Địa Lí Học Hà Nội, Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lí Việt Nam, Nghiên Cứu Đông Dương [Sài Gòn], Trường Nhân Chủng Học Đông Dương, Trường Viễn Đông Bác Cổ [EFEO], Ngôn Ngữ Á châu, Bách Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Thuần Dưỡng Paris, v.v..
Ngoài công trình khoa học, ngài đã điều khiển trong nhiều năm tập san của hàng giáo sĩ Việt Nam Sacerdos Indonensis, Ngài đã để lại “Souvenirs d’un vieil annamisant” (xuất bản trong tập san Hà Nội Indochine và Sud Est, năm 1942-45 và 1950 tương ứng, là những kỷ niệm bút ký tại Vinh, nay mới có địp được xuất bản ra mắt công chúng độc giả yêu mến một ông cố Tây Việt Nam hóa miệt mài cung cấp thức ăn tinh thần mỹ vị của văn hóa dân tộc ngàn đời Việt Nam.
5. Người Việt Nam Chính Thức Và Công Khai
Tôn Vinh Léopold Cadière
Trong các bài nghiên cứu về ngài, ít người, nếu không nói là chưa có tác giả Việt Nam nào, đã kê khai đầy đủ những công trình nghiên cứu rất đa dạng đa diện của ngài. Để tôn vinh vị thừa sai học giả, chúng tôi tiếp tục bổ sung phần liệt kê trình bày nguyên tác tiếng Pháp kèm theo phần dịch thuật tiếng Việt để thỏa lòng những độc giả và nhiều nhà nghiên cứu yêu mến ngài như bậc tiền bối Việt Nam Học.
Khoảng 1990 trở đi, trái với cách hành xử quá khứ của chính những người Cộng Sản Việt Nam, (Từ năm 1945 và sau đó năm 1946, như trên đã nói, Việt Minh bắt giam Lm.Léopold Cadière về tội ‘Tây thực dân’. Thế nhưng ngày nay, toàn bộ các bài nghiên cứu của ông trong Tập san Ái Hữu Cố Đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế) đã được dịch ra tiếng Việt và tập hợp thành sách nhan đề Những Người Bạn Của Cố Đô Huế, Thuận Hóa xuất bản.Trong dịp về thăm quê nhà Tết Bính Tuất (2006), chúng tôi được biết toàn bộ bản dịch tiếng Việt Bulletin des Amis du Vieux Hué đã được chuyển vào CD. Vì trục trặc trong liên lạc, chúng tôi đã không nhận được CD này từ Việt Nam (Vương Đình Chữ) trước khi trở lại Hoa Kỳ) tiếp theo sự kiện UNESCO công nhận Kinh thành Huế là di tích lịch sử của thế giới thì chính quyền Cộng Sản hiện nay ở Việt Nam đã phải chính thức và công khai tôn vinh Léopold Cadière là Nhà Huế Học và là Nhà Việt Nam Học. Chính nhờ các công trình nghiên cứu uyên thâm của ông, khởi đầu bằng tiếng Pháp, thế giới mới biết đến văn hóa, lịch sử Việt Nam, nhất là văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử của Huế và miền Trung Việt Nam.
Nguyễn Đắc Xuân, một nhà nghiên cứu Cộng Sản đất thần kinh (Huế đô xưa), tác giả bài viết “Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière” (báo Lao Động ngày 23/6/1994) đã phải hết lời ca ngợi: ‘Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỉ qua nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Léopold Cadière…’
Tư tưởng và phương pháp làm việc Cadière đã tiên phong soi sáng cho nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ XX và sau này. Cuộc đời và sự nghiệp Cadière là một gương sáng chói lọi cho tất cả những ai quan tâm đến sứ mệnh mục tử trong nhận thức thế nào là nhập thể hay hội nhập văn hóa dân tộc Việt Nam, dù là người Việt hay nước ngoài. Những sưu tầm thực địa sâu sát say mê như không biết mệt mỏi của cha đã cung ứng những kiến thức vô giá về dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã ít nhiều bị hán hóa làm lu mờ phần nào bản sắc cá tính nguyên thủy.
6. Thư Mục Các Tác Phẩm Đã Được Xuất Bản
của Lm Léopold Cadière
1. Les irrigations en Annam Những việc thủy lợi ở An Nam / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenir du Tonkin, [?]. 4 articles.
2. Le Projet de réforme de l'Instruction en Indochine Dự Án Cái Cách Học chính tại Đông Dương / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenir du Tonkin, [?]. 5 articles.
3. Les Routes en Annam Các đường lộ tại An Nam / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenr du Tonkin, [?]. 5 articles.
4. Famines et maladies à Thanh-Ba (Hué) Đói Kém và Bệnh Tật ở Thanh Ba (Huế) / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1899, p. 229-230.
5. Croyances et dictons populaires de la vallée du Nguôn Son, province de Quang-Binh (Annam) Các tín ngưỡng và ngạn ngữ ở thung lũng Nguồn Sơn, tỉnh Quảng Bình (Trung Kỳ) / par le R. P. Cadière, missionnaire apostolique. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [34] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1/2 (1901) 119-139, 1/3, 183-207.
6. Description de la statue de la grotte de Chua-hang Mô tả bức tượng ở động Chùa Hang / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEEO 1 (1901) 413.
7. [Compte-rendu du Dictionnaire annamite-français: langue officielle et langue vulgaire de Jean Bonet] Tường trình Tự Điển An Nam-Pháp: tiếng chính thức và tiếng dân dã của Jean Bonet / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1 (1901) 140-143.
8. Géographie historique du Quang-Bin d'après les Annales impériales Địa lý lịch sử của Quảng Bình theo Biên Niên ký của đế quốc (Đại Nam thực luc) / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [?] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1 (1902).
9. Les pierres de foudre Các hòn đá sấm sét / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [37] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 248-285.
10. Coutumes populaires de la vallée du Nguôn-Son Các tập tục dân gian ở Thung lũng Nguồn Sơn / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [34] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 352-386.
11. [Compte-rendu du Cours de langue annamite et du Recueil de cent textes de A. Chéon] Tường Trình Giáo trình tiếng Nam và Sưu Tập 100 văn bản của A. Chéon / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 196-198.
12. Phonétique annamite: dialecte du Haut -Annam Ngữ Âm tiếng Nam: thổ ngữ Miền Thượng Trung Kỳ / par L. Cadière. - Paris: Impr. Nationale: E. Leroux, 1902. - XIII-113 p.; 28 cm. - (Publ. de l'EFEO, 3).
13. Les lieux historiques du Quang-Binh, Résumé dans le "Compte-rendu du premier congrès des Orientalistes" de Hanoi Những địa danh lịch sử của Quảng Bình, Tóm tắt “Tường Trình Hội Nghị lần thứ nhất các nhà Đông Phương học / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1903. - [40] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 3 (1903) 164-205.
14. Paul Khiêm, séminaire de Phu-cam Paul Khiêm, chủng viện Phủ Cam / L. Cadière. - Hanoi: Annales des Missions Étrangères, 1904 p. 35-54; 81-87.
15. Première étude sur les sources annamites de l'histoire d'Annam (coll. Pelliot) Nghiên Cứu đầu tiên về các nguồn an nam của lịch sử An Nam (cộng tác với Paul Pelliot) / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [54] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4/3 (1904) 617-671.
16. Vestiges de l'occupation chame au Quang-Binh Những vết tích của cuộc chiếm cứ Chàm ở Quảng Bình / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [5] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 432-436.
17. [Compte-rendu de Chrestomathie annamite d'Edmond Nordemann] Bản tường trình về hợp tuyển An Nam của Edmond Hordemann / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [6] p; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1082-1087.
18. [Compte-rendu du Vocabulaire grammatical franco-tonkinois de Han Thai Duong et Do Than] Tường trình Tự vựng ngữ pháp Pháp -Bắc Kỳ của Hàn Thái Dương và Đổ Thản / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [1] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1087.
19. La Question du quôc-ngu Vấn đề quốc ngữ / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1904. Extr. de: "Revue indochinoise" n° 1, 1904, p. 585-600,700-705, 784-788, 872-876; n° 2, 1904, p. 58-64.
20. Monographie de A, voyelle finale non-accentuée en annamite et en sino-annamite Chuyên khảo âm A, nguyên âm cuối không nhấn mạnh trong tiếng Nam và Hán Nam / L.Cadière. - Hanoi: F. H. Schneider, 1904. - [16] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1065-1081.
21. Les algues marines du Quang-Binh Rong tảo biển của Quảng Bình / L. Cadière. - Hanoi: Bulletin des Etudes Indochinoises, 1904. - p. 343.
22. Le Mur de Dong-Hoi au point de vue religieux Lũy Đồng Hới về phương diện tôn giáo / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Etrangères, 1905. - p. 43-49, 107-118, 158-168.
23. Tableaux chronologiques des dynasties annamites Biểu niên đại các triều đại An Nam / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1905. - [68] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5/1-2 (1905) 77-145.
24. Monuments et souvenirs chams du Quang-Tri et du Thua-Thiên Các công trình và kỷ niệm Chàm của Quảng Bình và Thừa Thiên / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1905. - [10] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (190(5) 185-195.
25. Les Hautes vallées du Song-Gianh Các thung lũng miền thượng của Sông Gianh / par L. Cadière, de la Société des Missions étrangères de Paris, corespondant de l'Ecole française d'Extrême-Orient. - Hanoi: F. - H. Schneider, 1905. - [19] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (1905) 349-367.
26. Notes sur quelques monuments élevés par les Seigneurs de Cochinchine Ghi chú về một số công trỉnh được các Chúa miền Nam dựng lên / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 905. - [18] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (1905) 387-405.
27. Chansons populaires recueillies dans la province de Quang-Binh Các bài hát dân gian được thu thập trong tỉnh Quảng Bình / par L. Cadière. - Hanoi: IDEO, RI, 1905. - p. 1030-1034.
28. Plantes alimentaires et médicinales du Quang-Binh et du Quang-Tri Các cây dùng làm thực phẩm và thuốc của Quảng Bình và Quảng Trị / L. Cdière. - Hanoi: Bulletin des Etudes Indochinoises, 1905. - p. 894-896.
29. Les tombeaux royaux de Hué Các lăng mộ vua chúa ở Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 83-92.
30. Sources annamites de l'histoire d'Annam Các nguồn An Nam của lịch sử An Nam / Léopold Cadière. - Paris: Annales ds Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
31. Dynasties annamites Các triều đại An Nam / L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
32. Monographie de la voyelle A en annam. biblio. Chuyên khảo về nguyên âm A ở Trung Kỳ. Thư tịch / Léopold Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
33. Le Mur de Dông-Hoi: étude sur l'établissement des Nguyên en Indochine Lũy Đồng Hới: nghiên cứu về sự thành lập của nhà Nguyễn tại Đông Dương / par L. Cadière. - Hanoi: BEFEO 6/1-2, 1906. - p. 87-254.
34. Les Fougères du Quang-Binh Dương Xỉ ở Quảng Bình / par L. Cadière. - Hanoi: IDEO, RI, 1906. - p. 647-660.
35. [Compte-rendu du Cours de langue annamite du capitaine Julien] Tường trình về tiếng Nam của đại úy Julien / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1906. - [2] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 6 (1906) 346-347.
36. La Réforme du quôc-ngu Việc cải cách quốc ngữ / par L. Cadière. - Hanoi: Avenir du Tonkin, 1906. Extr. de: "Avenir du Tonkin", 5 articles parus du 24 sept 1906 au 17 oct. 1906.
37. Textes et documents relatifs à la réforme du quôc-ngu Văn bản và công trình liên quan đến việc cải cách quốc ngữ / par L. Cadière; publ. par la Direction générale de l'Instruction publique de l'Indo-Chine. - Hanoi: F. H. Schneider, 1907. - 37 p.; 28 cm. Tiré à part de l'Avenir du Tonkin 1906.
38. A la recherche des ruines chames Đi tìm các tàn tích Chàm / L. Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1906 p.1937-1941.
39. Questions de statistique Các vấn đề về thống kê / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1907, p. 151-159.
40. Mây day con nit hoc vân / L. Cadière. - BEFEO Juil.-Sept. 1904; Quinhon: Impr. de Lang-Song, 1907. - 24 p. Méthode pour enseigner le quôc-ngu aux enfants [Phương pháp dậy quốc ngữ cho trẻ em].
41. Philosophie populaire annamite: Cosmologie Triết lý dân gian An Nam: Vũ Trụ Học / L. Cadière. - St. Gabriel Mödling, Autriche: "Anthropos" (Vienne); vol. II (1907) p. 116-127, 955-969, vol. III (1908) p. 248-271. – Hanoi 12: [réimpr. dans Revue Indochinoise] RI, 1909, p. 835-847, 974-989, 1189-1216.
42. Les Missionnaires et le commerce français d'après de vieux documents Các nhà truyền giáo và việc thương mại Pháp theo nhiều tài liệu xưa / L. Cadière - Hanoi: L'Avenir du Tonkin. articles à partir du 10 janvier 1908.
43. La poste rurale en Annam Bưu điện thôn quê tại An Nam / L. Cadière - Hanoi: L'Avenir du Tonkin. articles à partir du 10 janvier 1908.
44. Monographie de la semi-voyelle labiale en sino-annamite et en annamite Chuyên khảo về Bán nguyên âm trong tiếng Hán Nam và tiếng Nam / par M. L. Cadière, de la Société des Missions Etrangères de Paris. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient,108-1910. - 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 93-148, 381-485; 9 (1909) 51-89, 315-345, 533-547, 681-706; 10 (1910) 61-93, 287-337. « Monographie de la semi-voyelle labiale en sino-annamite et en annmite », Chuyên khảo về bán nguyên âm môi trong tiếng Hán Nam và tiếng Nam, BEFEO 8 (1-2, 3-4), 9 (1, 2, 3, 4), 10 (1, 2). 1908-10
45. [Compte-rendu du cuôc-ngu et mécanisme des sons de la langue annamite, dialecte tonkinois du Commandant M. Dubois] Tường trình về quốc ngữ và các cơ chế của các âm tiếng Nam. thổ ngữ Bắc Kỳ của Thiếu Tá M. Dubois / par L Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [9] p.; 27 cm.Extr. de: BEFEO 8 (1908) 559-567.
46. [Compte-rendu du Petit lexique annamite-français d'Al. Pilon] Tường trình về Tiểu Tự Vựng Nam-Pháp của Al Pilon / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [4] p.; 27 cm. Extr. de: BEFE 8 (1908) 568-571.
47. [Compte-rendu de la Méthode d'annamite de Raymond Deloustal] Tường trình về Phương Pháp tiếng Nam của Raymond Deloustal / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. -[1] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 567.
48. [Compte-rendu du Cours élémentaire d'annamite d'A. Bouchet] Tường trình về Giáo trình sơ đẳng tiếng Nam của A Bouchet / L.Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [2] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 567-568.
49. Documents relatifs à l'accroissement et à la composition de la population annamite Tài liệu về sự gia tăng và cấu tạo của dân số An Nam / par L. Cadière. - Hanoi: RI, 1908. - I, p. 303-321; II, p. 517-530; II, p. 650-663.
50. Le Dialecte du Bas-Annam: esquisse de phonétique Thổ ngữ của miền Hạ Trung Kỳ: phác thảo về ngữ âm / par L. Cadière de la Société des Missions Etrangères de Paris,. .. - "Anthropos" 1910 p. 519-529, 1125-1159; Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1911. - [43] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 11(1911) 67-110.
51. La mission de Hué Địa phận truyền giáo Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1911. - p. 254-272, 282-312.
52. Résumé de l'histoire d'Annam, Mission Tóm tắt lịch sử An Nam / L. Cadière. - Quinhon: Impr. de la Mission, 1911. - p. 1-163.
53. Notes sur quelques emplacements chams de la province de Quang-Tri Ghi chú về một số vi trí Chàm ở tỉnh Quảng Trị / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1911. - p. 407-416.
54. Le Culte des Pierres en Annam Việc thờ tự đá ở An Nam / L. Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1911 p. 2209-2218.
55. Sur quelques faits religieux ou magiques observés pendant une épidémie de choléra en Annam Về một số sự kiện tôn giáo hay pháp thuật nhận thấy trong khi có dịch tả ở An Nam / par L. Cadière de la Société des Missions Etrangères de Paris,. .. - Hanoi: RI, 1912. - p. 113-123, 246-248, 340-355.
56. Documents relatifs à l'époque de Gia-Long Các tài liệu liên quan đến thời kỳ Gia Long / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1912. - 1-82.
57. Une lettre du roi du Tonkin au pape Một lá thư của vua Bắc Kỳ gửi cho Giáo hoàng / L. Cadière. - Paris: Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1912. - p. 199-211.
58. La Semaine d'Ethnologie religieuse tenue à Louvain Tuần Lễ Dân tộc học tôn giáo nhóm ở Louvain / Léopold Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1912 p. 493-495.
59. Mémoire de Bénigne Vachet sur la Cochinchine Kỷ Yếu của Bénigne Vachet về Nam Kỳ / Léopold Cadière. - Paris: E. Leroux, Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1912. - p. 1-77.
60. Les Religions de l'Annam Các tôn giáo của An Nam / Léopold Cadière. - Paris: Revue de Sciences Religieuses, p. 37-56, 223-243, 532-564.
61. Instructions pratiques pour les missionnaires qui font des observations religieuses Nhưng chỉ dẫn thực hành cho các nhà truyền giáo thực thi các tuân giữ tôn giáo / par L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1913 p. 60-70, 130-146,184-193; "Anthropos" T. VIII, 1913. - p. 593-606, 913-928.
62. Les résidences des rois de Cochinchine (Annam) avant Gialong Những nơi ở của các vua Nam Kỳ (An Nam) trước Gia Long / par Léopold Cadière. - Paris: Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1914. - p.103-185.
BAVH 1914:
63. Plan de recherches pour les Amis du Vieux Hué Kế hoạch sưu tầm cho các Ái hữu đô thành hiếu cổ, p. 1-12;
64. Les Urnes dynastiques du Palais de Hué Các Đỉnh Triều đại của Đền Đài Huế, IDO, p. 39-46;
65. Documents historiques sur le Nam-Giao Các tài liệu lịch sử về Nam Giao, p. 63-69;
66. Les pins du Nam-Giao: note historique Các cây thông của Nam Giao: ghi chú lịch sử, p. 75-76;
67. La pagode de Quôc-An: le fondateur Chùa Quốc Ấn: vị sáng lập, p. 147-161;
68. La Porte dorée du Palais de Hué et les palais adjacents: notice historique Cổng Thiếp Vàng của Đến Đài Huế và các đền đài phụ thuộc: ghi chú lịch sử, p. 315-335;
69. Enore le Qui-Nam, Lại Qui-Nam p. 347-351.
70. De quelques règles de la pensée chez les Annamites d'après leur langue Về một số qui luật tư tưởng nơi người An Nam theo tiếng nói của họ / L. Cadière. - Saigon: EA, 1915. - p. 251-258.
71. Anthropologie populaire annamite Nhân học dân gian An Nam / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1915 15/1 p. 1-103. [1917-26]
BAVH 1915:
72. La statue et les autres sculptures chames de Giam-biêu Tượng và các điêu khắc Chàm khác ở Giám Biểu, p. 471-474;
72. Sculptures chames de Thanh-trung Các điêu khắc Chàm ở Thành Trung, p. 474;
73. Le Canal imperial Sông Ngự của đế quốc, p. 19-28;
74. Le Sacrifice de Nam-Giao. Préface, Lễ Tế Nam Giao. Lời Nói đầu p. 79-81;
75. Le Cortège, Đám người theo sau p. 95-99;
76. La disposition des lieux, Việc thiết trí các nơi p. 101-112;
77. Le Rituel du Sacrifice, Nghi thức tế lễ p. 113-143;
78. Les Européens qui ont vu le Vieux Hué: le P. de Rhodes, Những người châu Âu đã trông thấy Cố đô Huế: Cha de Rhodes p. 231-249;
79. Brossard de Corbigny, p. 341-363;
80. La Pagode de Quôc-An: les divers supérieurs, Chùa Quốc Ân: các vị trụ trì khác nhau p. 305-318;
81. Un ancêtre des Canons-Génies au palais du roi du Tonkin, Một tiên tổ của các Đại Pháo ở đền đài vua Bắc Kỳ p. 342-343;
82. Le changement de costume sous Vo-Vuong, ou une crise religieuse à Hué au XVIII° siècle, Việc thay đổi y phục dưới thời Võ Vương, hay một cuộc khủng hoảng tôn giáo ở Huế vào thế kỷ XVIII, p. 418-424;
83. Projet pour l'organisation et le développement de la Commission artistique des Amis du Vieux Hué, Dự Án để tố chức và phát triển Ủy Ban nghệ thuật của các Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 461-466.
BAVH 1916:
84. Les funérailles de Thiêu-Tri, d'après Mgr Pellerin, Đám tang Thiệu Trị, theo Đức Cha Pellerin, p. 91-103;
85. Préface à Hué pittoresque, Lời Nói Đầu vào xứ Huế mỹ miều, p. 117-119;
86. La Merveilleuse Capitale, Kinh đô kỳ diệu, p. 247-272;
87. Comment l'Empereur de Chine conféra l'investiture à Tu-Duc, d'après Mgr Pellerin, Hoàng Đế Trung Hoa phong vương cho Tự Đức thế nào, theo Đức Cha Pellerin p. 297-307;
88. Notes à "L'ambassade chinoise qui conféra l'investiure à Tu-duc" de Ngo-dinh-Khôi, Ghi chú cho “Phái bộ Trung Hoa sẽ phong vương cho Tự Đức” của Ngô Đình Khôi, p. 309-314;
89. Les sachets à bétel et à tabac dans le Vieux Hué (en collaboration avec Tôn thât Quang), Các túi trầu thuốc trong xứ Huế xưa (cộng tác với Tôn Thất Quang) p. 337-339;
90. Rollet de l'Isle, p. 401-417;
91. Sauvons nos pins, Hãy cứu lấy những cây thông của chúng ta p. 437-443;
92. La citadelle chame des Arènes, Thành Trường Đấu Chàm p. 448;
93. Hommage à L. Dumoutier, mort pour la France, Tôn vinh L. Dumoutier, chết cho nước Pháp p. 455-456;
94. Rapport du Rédacteur sur l'année 1915, Tường thuật của người biên tập về năm 1915 p. 465-467;
95. Rapport du Rédacteur sur l'année 1916, Tường thuật của người biên tập về năm 1916 p. 471-473.
BAVH 1917:
96. Allocution du Rédacteur du Bulletin à Monsieur le Gouverneur Général Sarraut, Phát biểu của người biên tập với Ông Toàn Quyền Sarraut p. 5-9;
97. Les Français au service de Gia-Long I. La maison de Chaigneau, Những người Pháp giúp việc cho Gia Long I. Nhà Chaigneau p. 117-164; « Les Français au service de Gia-Long » Những người Pháp giúp việc cho Gia Long (I, II, III, VI, VII, IX, XI, XII), BAVH 4 (1917), 5 (1918), 7 (1920), 9 (1922), 12 (1925), 13 (1926).]
98. Les Sculptures chames de Xuân-Hà, Các điêu khắc Chàm ở Xuân Hà p. 285-289;
99. Sur deux tombes de Hollandais, Về hai ngôi mộ của người Hà Lan p. 299-300;
100. G. Mgr Caspar, p. 313-317;
101. Rapport du Rédacteur sur l'année 1917, Tường trình của người biên tập về năm 1917 p. 322-323.
BAVH 1918:
102. L'Art à Hué, Nghệ Thuật ở Huế BAVH 6,.p. 1-29.
103. Motifs ornementaux géométriques, Các đề muc trang trí hình học p. 51-54.
104. Caractères, Các đặc tính p. 57-58.
105. Objets inanimés, các vật vô hồn p. 61-64.
106. Fleurs et Feuilles, Rameaux et Fruits, Hoa Lá, Tàu lá và quả cây p. 67-73.
107. Les Animaux:
1° le Dragon, Các con vật: 1.Long (Rồng) p. 77-81.
2° la Licorne, Lân p. 85-88.
3° le Phénix, Phượng p. 91-94.
4° la Tortue, Qui (rùa) p. 97-98;
5° la Chauve-souris, Dơi p. 101-102;
6° le Lion, Sư Tử p. 105-106;
7° le Tigre, Hổ;
8° le Poisson, Cá p. 111-112.
108. La Sculpture proprement dite. Le Paysage Điêu khắc thuần túy Quang Cảnh (I), p. 117-118;
109. Le Paysage Quang Cảnh (II), p. 119-156.
110. Un souvenir de Palais de Champeaux, Một kỷ niệm về Điện Champeaux? p. 205-206;
111. Quelques figures de la cour de Vo-Vuong, Một số nhân vật triều Võ Vương p. 253-306.
112. Croyances et Pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué. II. Le Culte de pierres. III. le culte des bornes. IV. Pierres, buttes et autres obstacles magique. V. Pierres-talismans et pierres des conjurations Các Tín ngưỡng và tập tục tôn giáo của người An Nam ở các vùng chung quanh Huế II Thờ đá III Thờ các giới mốc IV Đá, những cuộc đấu tranh và những trở ngài pháp thuật khác V Đá, bùa chú và đá thề / L. Cadière. -Hanoi: IDEO, BEFEO, 1919. - p. 1-115.
BAVH 1919:
113. L'Annam: notice touristique, An Nam. An Nam: tiểu dẫn du lich: An Nam p. 1-10. – 114. Croyances et Pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué I. Le Culte des Arbres, Tín ngưỡng và tập tục của ngườo An Nam trong các vùng chung quanh Huế I Thờ Cây Cối p. 1-60;
[Croyances et pratiques religieuses des Viêtnamiens Các Tín Ngưỡng và tập tục tôn giáo của người Việt Nam, Hanoi, Imprimerie d'Extrême-Orient (t. I) et Paris, EFEO (t. II, III), 1944, 1955, 1956, [réimpr. EFEO, 1992]. 1944-56]
115. Les Français au service de Gia-Long: II. Le tombeau de Forçant, Những người Pháp giúp việc cho Gia Long II. Lăng mộ của Forçant p. 59-77
116. Le brûle-parfum de Thọ-xuân, Lư Hương Thọ Xuân p. 217-222.
117. Rapport du Rédacteur sur l'année 1918, Tường trình của người biên tập về năm 1918 p. 317-318.
118. Rapport du Rédacteur sur l'année 1919, Tường trình của người biên tập về năm 1919 p. 453-454.
119. Deux canons cochinhinois au Ministère de la Guerre de Bangkok (en collaboration avec G. Coedès) Hai khẩu đại bác Nam Kỳ ở Bộ Chiến Tranh Bangkok (cộng tác với G Coedès), p. 528-532.
120. Allocution à M. le Gouverneur Général p.i. Monguillot, Bài phát biểu với Ông Quyền Toàn Quyền Monguillot p. 545-547.
121. Départs (M. Orbard, M. Charles), Ra đi (Ông Orband, Ông Charles) p. 549-552.
BAVH 1920:
122. Les Français au service de Gia-Long. III. Leurs noms, titres, appellations annamites Những người Pháp giúp việc cho Gia Long III, Tên, tước và tên gọi An Nam của họ, p. 137-176;
123. Thomas Bowyear (1695-1696), (Traduction de Mme Mir, annotations de L. Cadière) Thomas Bowyear (1695-1696), (Bản dịch của Bà Mir, chú thích của L. Cadière), p. 183-240.
124. Compte-rendu de l'Histoire moderne du Pays d'Annam, 1592-1820, étude sur les premiers rapports des Européens et des Annamites et sur l'établissement de la dynastie annamite des Nguyên, de Ch. B. Maybon Tường Trình về Lịch sử hiện đại của Xứ An Nam, 1592-1820, nghiên cứu về những quan hệ của người châu Âu và An Nam về việc thành lập triều đại An Nam của nhà Nguyễn, của Ch. B. Maybon p. 177-181.
125. Sur le pont de Faifo au XVII° siècle: historiette tragi-comique Trên cầu Hội An ở thế kỷ XVII: câu truyện nhỏ bi hài, p. 349-358.
126. Un brûle-parfum en cuivre Một lư hương bằng đồng, p. 453-454.
127. Dinh-trai, un nom populaire de Hué au XVIIe et au XVIIIe siècle Dinh Trại, một tên gọi dân gian của Huế ở thế kỷ XVII và XVIII, p. 460-462.
128. Rapport du Rédacteur sur l'année 1920 Tường trình của nhà biên tập về năm 1920, p. 485-486.
129. L'Annam, guide du Touriste, 7 cartes An Nam, sách hướng dẫn du khách / L. Cadière. -Hanoi: IDEO, CVH, 1921 p. 1-124.
BAVH 1921:
130. Un voyage en "Sinja" sur les côtes de Cochinchine au XVIIe siècle Một chuyến đi “Sinja” trên bờ biển Nam Kỳ ở thế kỷ XVII, p.15-29.
131. La Plage de Cua-Tung: notice historique, Bãi biển Cửa Tùng: tiểu chú lịch sử p. 283-288.
132. Rapport du Rédacteur sur l'année 1921 Tường trình của nhà biên tập về năm 1921, p. 291-292.
133. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài Phát Biểu với Ông Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 300-303.
134. Allocution à M. le Ministre de l'Instruction Publique, M. Thân trong Huê Bài phát biểu với Ông Thân Trọng Huề, Thương Thư Bộ Học Chính Công lập, p. 310.
BAVH 1922:
135. Les Français au service de Gia-Long: VII. La Maison de J.B. Chaigneau, Consul de France à Hué, (en collaboration avec H. Cosserat) Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: VII. Nhà J.B. Chaigneau, Lãnh sự Pháp ở Huế, (công tác với H. Cosserat), p. 1-31.
136. Les Eléphants royaux, Table des Illustrations, notes Các voi của nhà vua, Biểu minh họa, ghi chú, p. 41-102.
137. Les Français au service de Gia-Long: VIII. Les diplômes et ordre de service de Vannier et de Chaigneau Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: VIII. Các văn bằng và lệnh phục vụ của Vannier và Chaigneau, p. 139-180.
138. Quelques coins de la Citadelle de Hué (en collaboration avec M. Nguyên dinh Hoè) Một vài góc của Thành Huế (cộng tác với Ô. Nguyễn Đình Hòe), p.189-203.
139. Au sujet de l'épouse de Sai-Vuong Về người vợ của Sãi Vương, p. 221-232.
140. Rapport du Rédacteur du Bulletin de l'année 1922 Tường trình của nhà biên tập Tập San năm 1922, p. 337-339.
141. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài phát biểu với Viên Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 347.
142. Allocution à M. le Résident Supérieur p.i. Friès, Bài phát biểu với viên Quyền Tổng Trú Sư Friès, p. 349.
143. Allocution à M. Sylvain Lévi Bài phát biểu với Ông Sylvain Lévi, p. 362-364.
144. Notice sur la Burma Reearch Society Tiểu chú vế Hội Nghiên cứu Miến Điện, p. 375-378.
145. A propos des Considérations sur l'enseignement de la théologie en pays de Mission Về các nhận xét về việc giảng dậy thần học trong xứ sở Truyền giáo / L. Cadière. -Hong-kong: Nazareth, BME 1922. - p. 483-491.
146. Un délégué apostolique en Cochinchine au XVIIIe siècle: Mgr des Achards de la Baume Một đại diện tông tòa tại Nam Kỳ ở thế kỷ XVIII: Đức Cha Achards de la Baume / L. Cadière. -Hong-kong: BME, 1923. - p. 219-227, 275-283, 345-353, 412-419.
147. Mme Marie, princesse chrétienne à la cour des rois de Hué Bà Marie, công chúa Công giáo ở triều các vua Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1923. - p. 41-50.
148. Le Bulletin des Amis du Vieux Hué (1914-1923): l'oeuvre des Amis du Vieux Hué. Index ana-lytique. Table des Matières par noms d'auteurs. Liste des membres Tập san Bô Thành Hiếu Cổ (1914-1923): công trình
Đô Thành Hiếu Cổ. Bảng tra phân tích. Mục lục theo tên tác giả. Danh sách các hội viên / L. Cadière. - Hanoi: IDEO, BAHV, 1923. - p. 1-323.
BAVH 1923:
149. Le P. Alexandre de Rhodes: chronologie et itineraries Cha Alexandre de Rhodes: niên đại và các hành trình, p. 116-126.
150. Les tombeaux de Hué: Gialong (collab. avec Ch. Patris) Các lăng mộ Huế: Gialong (cộng tác với Ch. Patris), p. 291-379.
151. Rapport du Rédacteur du Bulletin de l'année 1923 Tường trình của nhà biên tập Tập san năm 1923, p. 475-476.
152. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài phát biểu với Ông Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 479.
153. Allocution à M. le Député Maître et à M. J. Brunhes Bài phát biểu với Ông Dân biểu Mâitre và Ông J. Bruhes, p. 482-486.
154. Huế / Bai dien thuyet cua co Cadière tại hội Nam-Thanh bài diễn-thuyết của cố Cadière tại hội Nam-Thanh. - Hanoi: THNB, publication dans les numéros du 12/1, du 16/1, du 19/1 et du 23/1, 1924.
BAVH 1924:
155. La funeste odyssée du "navigateur" Cuộc phiêu lưu bi thảm của “nhà hải hành”, p. 247-272. –
156. Le quartier des Arènes: 1. Jean de la Croix et les premiers Jésuites Khu Trường Đấu: 1. Jean de la Croix và các tu si Dòng Tên đầu tiên, p. 307-332. –
157. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1924 Tường Trình của Nhà Biên tập về năm 1924, p. 387-388.
IDEO Saigon:
158. 1924: Notes de Hué Ghi chú về Huế:
1° La capitale à vol d'oiseau kinh thành theo đường chim bay, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
2° la fondation de la pagode de Thiên-mô Cuộc thành lập Chùa Thiên mô, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
3° sur une île du fleuve trên một giang đảo, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
4° toujours sur une île du fleuve luôn trên một giang đảo, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
5° à l'annonce du Nam-Giao khi biết tin về Nam Giao, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq. 6° le Père Alexandre de Rhodes Cha Alexandre de Rhodes, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
7° Le recours au Ciel cầu đến Trời, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
8° les sources indigènes de l'histoire d'Annam nguồn bản xứ về lịch sử An Nam, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
9° la princesse Chiêu-Nghi công chúa Chiêu nghi, 29 janvier, IN, 23 août sq.
10° le tombeau de la princesse Chiêu-Nghi ngôi mộ của công chúa Chiêu nghi, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
11° l'ensevelissement incomplet việc chôn liệm không trọn vẹn, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
12° la pagode Thiên-mô chùa Thiên mô, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
13° un Anglais à la cour de Hué en 1695 một người Anh ở triều đình Huế năm 1695, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
14° Des religieuses espagnoles visitent le palais de Hué en 1645 Các nữ tu Tây Ban Nha viếng thăm điện Huế năm 1645, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
15° Les Con-tinh Các Con-tinh, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
16° les pins de Nam-Giao các cây thông Nam Giao, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq. 17° les tambours du palais royal các trống của điện vua, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
18° le culte des But ou pierres levées việc thờ cúng Bụt hay các viên đá cao, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
19° Madame Marie Bà Marie, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
20° Le Ciel Trời, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
159. De quelques règles de la pensée chez les Annamites, d'après leur langue Về một số qui luật của tư tưởng nơi người An Nam, thep tiếng nói của họ / L. Cadière. - Hanoi: Extrême-Asie, 1925. Extr. de: "Extrême-Asie", juin 1925, p. 251-258.
BAVH 1925:
160. Le quartier des Arênes: 2. Souvenirs des Nguyên Khu Trường Đấu: 2. Những kỷ niệm về nhà Nguyễn, p. 117-152.
161. Les Français au service de Gia-Long: IX. Despiau commerçant Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: nhà buôn Despiau, p. 183-185.
162. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1925 Tường Trình của nhà biên tập Tập san về năm 1925, p. 217-218.
163. A propos du nom annamite de l'évêque d'Adran Về tên Annam của giám mục Adran / L. Cadière - Hanoi: Extrême-Asie, 1926. Extr. de: "Extrême-Asie", n° 5, mai 1926, p. 255-260.
164. Cha Alexandre de Rhodes / L. Cadière; en collaboration avec le P. J. Kiêu. - Hanoi: IDEO, THNB, 1926.
BAVH 1926:
165. Les Français au service de Gia-Long XI: Nguyên Anh et les missions Những người Pháp giúp việc cho Gia Long XI: Nguyễn Ánh và các phái bộ truyền giáo, p. 1-47. –
166. Au sujet du tombeau de Mgr Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran (en collaboration avec H. Cosserat) Về lăng mộ của Đức Cha Pigneau de Béhaine, Giám Mục Adran (cộng tác với H. Cosserat), p. 89-95.
167. Les grandes figures de l'empire d'Annam: Nguyên Anh Suyên (en collaboration avec P. Bréda) Những khuôn mặt lớn của đế quốc An Nam: Nguyễn Ánh Suyển (cộng tác với P. Bréda), p. 255-280.
168. Les Français au service de Gia-Long: XII. Leur correspondance Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: XII. Thư tín giao dịch của họ, p. 359-347.
169. Rapport du Rédacteur du Bulletin pour l'année 1926 Tường Trình của nhà biên tập Tập san cho năm 1926, p. 449-450.
170. Cha Alexandre de Rhodes tim duoc tiêng Annam mà goi tên Dâng Tạo Hoa Cha Alexandre de Rhodes tìm được tiếng Annam mà gọi tên Đấng Tạo Hóa / L. Cadière; en collaboration avec le P. J. Kiêu. - Quinhon: SI, 1927. - p. 47-55.
171. Vi làm sao tôi gio lai dao Thiên Chua ? Vì làm sao tôi giở lại đạo Thiên Chúa / L. Cadière; en collaboration aec le P. J. Kiêu. - Quinhon: SI, 1927. - p. 169-200.
172. Dans les rues de Hué vers 1645: un brave homme, un saint Trong các đường phố Huế khoảng năm 1645: một người hiền từ, một thánh nhân / L. Cadière. - Quinhon: BCI, 1927, mai-juin. (articles sur Alexandre de Rhodes),
173. Bàn viêc nhà Bàn việc nhà / L. Cadière; collab. avec le P. J. Kiêu. -Quinhon: SI, 1927. - p. 361-364.
BAVH 1927:
174. Rapport du Rédacteur du Bulletin pour l'année 1927 Tường trình của nhà biên tập Tập san cho năm 1927, p. 229-230.
BAVH 1928:
175. Tombeaux annamites des environs de Hué Các lăng mộ Annam thuộc các vùng chung quanh Huế, p. 1-99.
176. Le clergé indigène de l'Indochine française Hàng giáo sĩ bản xứ của Đông Pháp / L. Cadière. - Lyon: Les Missions atholiques, 1929, p. 557-560.
177. La vie sociale: Religions annamites et non annamites Đời sống xã hội: Các tôn giáo Annam và không phải Annam / L. Cadière. - Paris, Van Oest, 1929, p. 275-296. - in "Un empire colonial français: l'Indochine" (ouvrage publié sous la direction de G. Maspéro).
BAVH 1929:
178. Les postes militaires du Quang-tri et du Quang-binh en 1885-1890 (en collaboration avec H. Cosserat) Các đồn binh Quảng Trị và Quảng Bình năm 1885-1890 (công tác với H. Cosserat), p. 1-26.
179. L'abbé de Choisy Cha xứ Choisy, p. 102-130.
180. Quelques renseignements sur le Chevalier Milard Một số chỉ dẫn về Hiệp sĩ Milard, p. 131-134.
BAVH 1930:
181. Avant-propos et quelques annotations à la chefferie du Génie de Hué à ses origines: lettres du Gal Julien, (Annam, Tonkin 1884-1886) Lời tựa và một vài dẫn chú vào hạt Công binh Huế lúc nguyên thủy: các thư của Gal Julien, (Trung Kỳ, Bắc Kỳ 1884-1886), p. 123-125.
182. Gemelli Careri, p. 287-319.
183. Famille et religion en pays annamite Gia đình và tôn giáo ở xứ Annam, p. 353-413. 184. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1930 Tường trình của nhà biên tập Tập San về năm 1930, p. 415-416.
185. Allocution à M. Jabouille, Résident Supérieur P.I. en Annam, Président des Amis du Vieux Hué Bài phát biểu với ông Jabouille, Quyền Tổng Trú Sứ tại Trung Kỳ, Chủ tịch Aí Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 419-421.
186. Quelques souvenirs communs au Vieux Hué et au Vieux Siam (allocution à S. M. le Roi de Siam) Một số kỷ niệm chung ở Huế xưa và ở Xiêm xưa (Bài phát biểu với Đức Vua Xiêm)), p. 425-430.
187. Allocution à M. Thibeaudeau, Président des Amis du Vieux Hué Bài phát biểu với Ông Thibeaudeau, Chủ Tịch Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 437-438.
188. Élites annamites Những người ưu tuyển Annam/ L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1931 p. 244-254.
BAVH 1931:
189. Les habitants in "l'Annam" (en collaboration avec A. Bonhomme) Các cư dân ở “Annam” (cộng tác với A. Bonhomme), p. 69-122.
190. Cristoforo Bori (préface) Cristoforo Bori (lời nói đầu), p. 261-266.
191. Annotations à la "Lettre" de Gaspar Luis Chú dẫn “Lá Thư” của Gaspar Luis, p. 407-432.
192. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1931 Tường trình của nhà biện tập Tập san về năm 1931, p. 437-438.
193. Allocution à M. le Gouverneur Général Pasquier et à M. le Résident Supérieur Châtel, I, Bài phát biểu với Ông Toàn Quyền Pasquier và Ông Tổng Trú Sứ Châtel, I, p. 443-444.
194. Allocution à M. Le Ministre P. Reynaud Bài phát biểu với ông Bộ trưởng P. Reynaud, p. 49-452.
195. Allocution à M. le Docteur Van Stein Callenfels Bài phát biểu với Bác Sĩ Van Stein Callenfels, p. 453.
BAVH 1932:
196. A la suite de l'Amiral Charner: campagne de Chine et de Cochinchine (1860-1862), Lettres de Ph. Aude Theo sau Đô đốc Charner: chiến dịch Trung Hoa và Nam kỳ (1860-1862), Các thư của Ph. Aude, p. 3-128.
197. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1932 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1932, p. 443-444
198. Allocution à M. Pelliot, Membre de l'Institut, Professeur au Collège de France Bài phát biểu với Ông Pelliot, Hội viên Học viện, Giáo Sư Đại Học Tổng Hợp Pháp quốc, p. 447-449.
BAVH 1933:
199. La citadelle de Hué: Onomastique Thành Huế: tên riêng, p. 67-130.
200. Document A. Salles: II. Quelques documents photographiques concernant l'évêque d'Adran Tài liệu A Salles: II. Một số tài liệu ảnh chụp liên quan đến Giám mục Adran, p. 303-312
201. Allocution à S.M. L'Empereur Bao-Dai Bài phát biểu với Đức Hoàng Để Bảo Đại, p. 314-316.
BAVH 1934:
202. Annotations à l'article "Un voyage à Hué en 1880" par Vuillez Dẫn chú bài báo “Một chuyến đi Huế năm 1880” của Vuillez, p. 199-219.
203. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1934 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1934, p. 414-415.
204. Allocution à M. le Résident Supérieur Graffeuil Bài phát biểu với viên Tổng Trú Sứ Graffeuil, p. 430-431.
BAVH 1935:
205. Le sacrifice de Nam-Giao (en collaboration avec R. Orband) Lễ tế Nam Giao (cộng tác với R. Orband), p. 5-96.
206. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1935 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1935, p. 414-415.
207. Compte-rendu sur la Société des Etudes Indochinoises Tường trình về Hội Nghiên Cứu Đông Dương, p. 428-429.
208. Compte-rendu sur les recherches de Melle Colani Tường trình về những tìm tòi của Cô Colani, p. 430.
BAVH 1936:
209. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1936 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1936, p. 395-397.
BAVH 1937:
210. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1937 Tường Trình của Nhà Biên tập Tập san về năm 1937, p. 417-419.
211. Allocution à M. le Gouverneur Général Brévié Bài phát biểu với viên Toàn Quyền Brévié, p. 424-428.
212. Notice nécrologique sur M. H. Cosserat, Tiểu truyện người quá cố về Ông H. Cosserat, p. 435-443.
BAVH 1938:
213. Iconographie du P. de Rhodes Tập tranh ảnh của Cha de Rhodes, p. 27-61.
214. Préface à l'article: "Le visage inconnu de l'opium" par le Dr. L. Gaide et le Dr. L. Neuberger Lời nói đầu cho bài báo: “Bộ mặt không được biết của thuốc phiện” do Bác Sĩ L. Garde và Bác sĩ L. Neuberger, p. 87-92.
215. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1938 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1938, p. 412-413.
216. Allocution à S.E. Pham Quynh Bài phát biểu với Ngài Phạm Quỳnh, p. 428-429.
BAVH 1939:
217. Une princesse chrétienne à la cour des premiers Nguyên: Madame Marie Một công chúa Công giáo ở triều đình các chúa Nguyễn ban đầu, p. 63-130.
218. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1939 Tường trình của nhà biên tập Tập san về năm 1939, p. 273.
219. Allocution à M. Labbey Bài phát biểu với Ông Labbey, p. 280-281.
220. Allocution à M. le Général d'Armée Catroux, Gouverneur Général p.i de l'I. C. Bài phát biểu với Đại tướng Catroux, Quyền Toàn Quyền I. C., p. 286-291.
BAVH 1940:
221. Document A. Salles: V. Le sceau de l'évêque d'Adran. VI. Le Fanion de l'évêque d'Adran. VII. Un passeport du temps de Gia-long Tài liệu A. Salles: V. Con dấu của Giám mục Adran. VI. Cờ hiệu của Giám mục Adran. VII. Một hộ chiếu của thời Gia Long, p. 41-67.
222. Annotations sur l'article "L'un des premiers Annamites, sinon le premier, convertis au catholicisme" Dẫn chú bài báo “Một trong những người Annam đầu, nếu không phải là người đầu tiên, trở lại Công giáo”, p. 92-99.
223. Note sur les Moï du Quang-tri Chú thích về những người Mọi Quảng Trị, p. 101-107.
224. Les Terres Rouges du Gio-linh au point de vue économique Đất Đỏ Gio Linh về phương diện kinh tế, p. 134-136.
225. La colonisation annamite des Terres Rouges du Gio-linh Việc người Annam khai thác Đất Đỏ Gio linh, p. 207-210.
226. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1940 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1940, p. 253-254.
BAVH 1941:
227. La vie dans les petits postes du Quang-Binh vers 1888 (en collaboration avec C. Gosselin) Đời sống trong các đồn nhỏ Quảng Bình khoảng năm 1888 (cộng tác với C. Gosselin), p. 155-221.
228. De la nécessité d'établir en Indochine des réserves botaniques, avec protection intégrale Về sự cần thiết phải lập các khu rừng bảo vệ thực vật ở Đông Dương / L. Cadière. -Hanoi: Taupin, INDO, 1942. - p. 8-9.
Tạp chí Mission Étrangère de Paris ghi nhận từ năm 1898 tới 1955, trong 57 năm, cha Cadière đã thực hiện được 228 đề tài nghiên cứu về khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, v.v., của người Việt Nam. Nhưng tài liệu chúng tôi tổng kết trên đầy gồm có 235 đề tài khác nhau. Có thể tác giả đã theo phương pháp thống kê khác.
THAM KHảO
1. Các Dẫn Chiếu Về Tiểu Sử Lm Léopold Cadière
Annales des Missions Etrangères: 1893, p. 627; 1899, p. 229; 1903, p. 182, 36; 1911, p. 254, 304-312; 1912, p. 110. 218; 1914, p. 50; 1917-18, p. 357, 358; 1919-1920, p. 92; 1923, p. 196; 1926, p. 122; 1929, p. 167, 267; 1931, p. 91, 209; 1932, p. 64, 94; 1933, p. 21; 1935, p. 243; 1936, p. 185; 1937, p. 234.
Compe Rendu: 1892, p. 274; 1896, p. 228; 1898, p. 180; 1905, p. 179-181; 1906, p. 177; 1909, p. 185; 1910, p. 188, 190, 191; 1912, p. 217; 1929, p. 255; 1931, p. 180; 1933, p. 173; 1936, p. 157, 268, 269; 1937, p. 158, 159; 1953, p. 47; 1955, p.42, 79.
Bulletin des Missions Etrangères: 1922, p. 104; 1923, p. 449; 1925, p. 437, 570; 1928, p. 246, 314, 377, 448; 1926, p. 253; 1929, p. 470, 697, 766; 1930, p. 314; 1931, p. 301; 1932, p. 219, 867; 1933, p. 219, 464, 581, 625, 627; 1934, p 649; 1935, p. 199, 444, 889; 1936, p. 376. 672, 694, 828, 835; 1937, p.444, 880; 1938, p. 403; 1939, p. 514; 1940, p. 139; 1941, p. 417; 1951, p. 183, 50; 1952, p. 647; 1953, p. 625, 655, 658, 693; 1954, p. 71, 269, 786; 1955, p. 305, 343, 53-586, 779, 922, 1062; 1956, p. 56, 179-190-192, 273, 288, 438, 491-517; 1957, p. 481, 980; 1958, p. 129-133, 834, 1021; 1959, p. 8.
Missionnaires d'Asie: 1956, p. 44. 63.
"Sud-Est": 1949, juil. p. 28. sept. p. 15; 1950, avril p. 44, mai p. 33,juin p. 31.
Études: mars 1956, p. 471.
Ami du Clergé: du 2.08.1956, p. 503-504.- La Croix: 15 et 16 et 18 janv.1956. –
Echos de la rue du Bac: n° 154. 175, 178, 183, 190, 462, 541, 542, 583, 592, 593.
2. Nguồn Tư Liệu Tham Khảo Khác
Bulletin des Amis du Vieux Hué
Đây là một tạp chí khoa học có giá trị nghiên cứu nhất Đông Dương thời đó, sau Bulletin de l’École Française d’Extrême Orient (BEFEO) chuyên sưu tầm các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, v.v… Trước 1914, chưa có tập san nào nghiên cứu về văn hóa Huế có giá trị như B.A.V.H. và về sau, những nhà nghiên cứu về văn hóa Huế vẫn phải tham khảo… Những nhà trí thức, nhân sĩ Huế từng cộng tác với B.A.V.H. như Đào Duy Anh, Đào Thái Hanh, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Tiến Lãng, Lê Văn Miến (họa sĩ), Tôn Thất Sa (họa sĩ), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư), Tôn Thất Hân (thượng thư), Phạm Quỳnh (thương thư), …Về phía người Pháp có các học giả như: Henri Cosserat, Dumoutier, Pelliot, Peyssoneaux, … và một số linh mục thừa sai như Chapuis, Delvaux, Morineau, Pirey, ….
Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient BEFEO 49/2 (1958-59), p. 648-657;
L'École française d'Extrême-Orient à Hanoi, 1900-2000, op. cit., p. 27;
Bio-bibliographie dans L. Cadière, Croyances et pratiques religieuses des viêtnamiens, 3 vol., Paris, EFEO (Réimpressions, 5), 1992, p. 5-39.
Bulletin de la Société des Études Indochinoises BSEI, 4 (1956), p. 271-302;
Annuaire des archives MEP, Vietnam, Bibliographies des missionnaires couvrant la période 1900 - 1999: 1443 référence(s). 274-581. website mepasie
Archives des MEP, Notice biographique Cadière Léopold (1869-1955) website mepasie
Tổng Giáo Phận Huế, Tiểu Sử Các Linh Mục Thuộc Giáo Phận Huế (Huế, in ronéo, 1992, lưu hành nội bộ)
Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế. Tập II. Biên soạn với sự cộng tác của Ban Truyền thông giáo phận, kỷ niệm 150 năm GP Huế, 1850-2000. Lưu hành nội bộ. Huế, 2000, 298t., 20X29cm.
Đào Hùng: Linh Mục Cadière, Một trong Những Người Mở Đầu Môn Việt Nam Học. Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam. Nguyệt san Xưa và Nay, số 6-1995.
Ngọc Quỳnh. Hoài Niệm Cố Cả. Nguyệt san Nguồn Sống, giáo phận Huế, số 1, 15-7-1958.
Nguyễn Lý Tưởng: Léopold-Michel Cadière Và Những Công Trình Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, Định Hướng số 31
Nguyễn Lý Tưởng: LÉOPOLD MICHEL CADIÈRE (1869-1955) Bienfaiteur émérite de la langue, de la culture et de l’histoire du VIETNAM. Website Liên lạc nhân văn
Trần Vinh Nhà Việt Học: Linh Mục Léopold Cadière, dunglac.net
Nguyễn Đắc Xuân: Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière. Lao Động ngày 23/6/1994
Cadière, L. M. (Léopold Michel), 1869-1955. Kinh thành Huế & tế Nam Giao = La Merveilleuse capitale & le sacrifice du Nam Giao / Léopold Cadière; Đỗ Trinh Huệ, bi... Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2004. Website Southeast Asia Studies at Berkeley
Condominas, Georges: Deux grands ethnologues pratiquement inconnus de la profession: Les pères François Callet et Léopold Cadière, in Britta Rupp-Eisenreich, Histoire de l’Anthropologie XVI-XIX Siècles, 1984
Kleinen, John: Cadière Léopold-Michel, p. 108-109 trong Scott W. Sunquist, editor & David Wu Chu Sing, John Chew Hiang Chea, associate editors (with 495 contributors for 1164 different entries): A DICTIONARY OF ASIAN CHRISTIANITY. William B. Eerdmans Publishing Co. Grand Rapids/Michigan, Cambridge/U.K., 2001, xliii-937p,+ 9p-maps-A4.
Sàigòn, VN - Dayton, OH, ngày 27/12/2005.3-16/2/2006.4. Đỗ Hữu Nghiêm
Oakland, 16/9/2006.7, hiệu chính lại mệt số sai sót ngày 27/10/2006.7
Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp của linh mục Leopold Cadiere tại Huế
VietCatholic News (09 Aug 2010 11:22)
Nhân dịp Năm thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam và 55 năm ngày mất của linh mục – học giả Leopold Cadiere (1955-2010) -- Uỷ ban văn hoá HĐGMVN và Toà TGM Huế cùng đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của cha. Cuộc hội thảo sẽ diễn ra trong 3 ngày 7, 8, 9-9-2010 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Huế số 6 Nguyễn Trường Tộ.
Trong 3 ngày hội thảo, các tham dự viên sẽ được nghe 14 bài thuyết trình của cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Công giáo và ngoài Công giáo như GM Nguyễn Thái Hợp, GS Trần Văn Toàn (Pháp), LM JB Etcharren (MEP), LM Gerard Moussay (Pháp), nhà văn Nguyên Ngọc, GS Hoàng Dũng (Saigòn)…Các tham dự viên cũng có dịp đến viếng mộ cha Leopold Cadiere, thăm đại chủng viện Kim Long (Huế).
Linh mục Cadiere sinh ngày 14-2-1869 ở gần Aix-en Provence, học chủng viện của Hội thừa sai Paris và được truyền chức linh mục ngaỳ 24-9-1892. Tháng 10 năm 1892, cha được cử sang Việt Nam và đến Huế ngày 23-12-1892. Cha đã được giao coi sóc nhiều giáo xứ như Tam Toà ( nay thuộc giáo phận Vinh), Cự Lạc, Cổ Vưu, Di Loan… và tham gia giảng dạy tại tiểu chủng viện An Ninh, trường Pellerin, đại chủng viện Huế.
Sự nghiệp khoa học của cha rất đáng nể. Cha đã để lại tới gần 250 công trình khảo cứu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Trong đó đáng kể là Ngữ âm học Việt Nam (1902), Di tích lịch sử Quảng Bình (1903), Lũy Thày Đồng Hới (1906), Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt (3 tập)…Cha sáng lập ra tờ Hội đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Huê) được coi là tạp chí khoa học có giá trị nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ. Cha giữ rất nhiều chức danh trong các hội khoa học như Hội địa lý Hà Nội, Hội nghiên cứu Đông Dương Sài Gòn, Hội thuần dưỡng ở Paris, Viện sĩ Viện thông tấn Viện hàn lâm Aix, Viện hàn lâm khoa học thuộc địa và Bảo tàng khoa học Đông Dương. Cha cũng tham gia hội đồng khoa học Đông Dương và Viện nghiên cứu nhân văn Đông Dương, đặc biệt gắn bó với Viện Viễn đông bác cổ Pháp và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Louis Finot.
Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp năm 1945, cha bị giam giữ 15 tháng ở Huế. Năm 1953, chính quyền đưa cha về Quảng Bình sang vùng quân đội Pháp quản lý. Giáo hội muốn đưa cha về Pháp để nghỉ dưỡng tuổi già nhưng cha xin được ở lại Việt Nam và qua đời tại Huế ngày 6-7-1955. Cha được an táng tại nghĩa trang Phú Xuân và nay nằm trong khuôn viên đại chủng viện Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp của cha Cadiere để lại nhiều bài học quý giá. Cha cũng phải coi sóc giáo xứ, cũng phải giảng dạy, làm mục vụ. Vậy mà cha còn để lại rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
Có một câu hỏi đặt ra: vì sao cha Cadiere lại say sưa nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam? Cha đã trả lời: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên quả thật tôi yêu mến họ. Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ… Tôi yêu mến họ vì các đức hạnh tinh thần…Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ…Tôi yêu mến họ vì họ khổ”.
Toà TGM Huế đã tổ chức nhiều cuộc Toạ đàm khoa học thành công với sự tham dự của cả ngàn người nên chắc chắn cuộc hội thảo sẽ đem lại nhiều hữu ích không chỉ cho các tham dự viên mà cả các nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời. Phạm Huy Thông
See Also Tin thuyên chuyển các linh mục tại Huế Ban Truyền Thông TGP Huế (07-Aug-2010 09:16)Thánh lễ khấn Dòng tại Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế Trương Trí (05-Aug-2010 20:05)ĐGM Jacques Perrier thăm Huế và La Vang Trương Trí (05-Aug-2010 09:08)Dòng Thánh Tâm Huế mừng lễ khấn dòng Trương Trí (30-Jul-2010 08:59)Lễ Khấn Dòng tại Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng Huế Trương Trí (20-Jul-2010 07:00)Hình Thánh Lễ cầu nguyện cho Thí Sinh thi Đại học đợt II tại Dòng Thánh Tâm Huế Giuse Phan Tấn Hồ (08-Jul-2010 13:12)Dòng Thánh Tâm Huế đón thí sinh thi đại học đợt I Phan Tấn Hồ (05-Jul-2010 09:46)Hình Thánh Lễ cầu cho Thí Sinh thi Đại học 2010 tại Dòng Thánh Tâm Huế Phan Tấn Hồ, SC (03-Jul-2010 20:21)Những sinh hoạt tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế Trương Trí (27-Jun-2010 09:50)Tân LM Philippê Nguyễn Bá Thông dâng Thánh lễ Tạ ơn tại giáo xứ An Bằng, Huế Trương Trí (23-Jun-2010 09:13)Hình Lễ Tạ Ơn của ba Tân Linh Mục: Lê Văn Dũng, Đậu Quốc Khánh và Phạm Quang Vinh'' tại Dòng Thánh Tâm Huế Giuse Phan Tấn Hồ (21-Jun-2010 05:24)Hình ảnh Thánh lễ truyền chức Linh mục tại TGP Huế Ban Truyền Thông TGP Huế (19-Jun-2010 06:11)Thánh lễ truyền chức Linh mục tại TGP Huế Trương Trí (19-Jun-2010 06:05)Lễ khấn dòng tại Hội Dòng Mến Thánh Gía Huế Trương Trí (18-Jun-2010 08:57)Nét đặc biệt giáp An Mỹ thuộc giáo xứ An Bằng, Huế Trương Trí (16-Jun-2010 10:07)Bế mạc Năm Thánh kỉ niệm 75 năm Đan Viện Biển Đức hiện diện tại Việt Nam Trương Trí (11-Jun-2010 06:29)Thánh lễ Tạ ơn của 3 anh em Linh mục thuộc giáo xứ An Vân, Huế Trương Trí (10-Jun-2010 06:23)Bài giảng Lễ Kim Cương và Lễ Ngọc Khánh Linh mục tại Huế LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang (03-Jun-2010 11:15)Thánh lễ Tạ ơn mừng lễ Ngọc khánh và Kim Cương tại Tòa TGM Huế Trương Trí (03-Jun-2010 08:18)Thông tin về lễ phong chức Linh Mục tại Huế ngày 19-06-2010 Ban Truyền Thông TGP Huế (25-May-2010 13:38)
Oakland, CA Aug 10, 2010
Lại viết về Léopold Cadière. Trong học giới Việt Nam và thế giới, nhiều người đã từng viết về nhân vật kiệt xuất này, với không biêt bao lời tán tụng. Nhưng trong bối cảnh hòa nhập văn hóa Việt Nam hiện nay, con người này vẫn là một tấm gương soi chung cho mọi người thiện chí có tinh thần dân tộc, Cộng Sản và không Cộng Sản, để tìm ra con đường xây dựng và canh tân đất nước bằng văn hóa. Cái đáng chú ý ở đây là người xướng xuất con đường ấy là một thừa sai nước ngoài - lại là một người Pháp vốn có nhiều hệ lụy với Việt Nam -, vạch ra một lối đi cho những người thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đang lấn cấn trong việc thay đổi để xây dựng và phát triển đất nước. Hãy sáng suốt và can đảm, đoàn kết, tìm lấy mẫu số chung nhất ở nền tảng văn hóa dân tộc mà khối óc và con tim Cadière đã dầy công tìm tòi và yêu mến.
2. Vài Nét Nhân Thân
Léopold Michel Cadière chào đời ngày 14/2/1896 tại Aix-en-Provence, địa phận Aix, Hạt Bouches-du-Rhône, giáo xứ Sainte-Anne-de-Pinchinats, miền Nam nước Pháp. Là con trai một chủ trang trại miền Provence, cậu theo học tại địa phương từ tiểu học, lên trung học, rồi gia nhập Tiểu Chủng viện, trước khi vào Đại Chủng Viện Địa Phận Aix, chịu các chức nhỏ ngày 21/12/1888.
Thầy Cadière gia nhập chủng viện Hội Thừa Sai Nước Ngoài ngày 6/6/1890 và ở đó Thầy chịu các chức cao trọng hơn, rồi chịu chức linh mục ngày 24/09/1892. Bắt đầu từ giã quê hương đi truyển giáo ngày 26/10/1892, tân linh mục đến Huế địa phận Nam Nam Kỳ, Việt Nam. chỉ một tháng sau đó. Ngài hoạt động hăng say như một nhà truyền giáo nhiệt thành, đồng thời, miệt mài nghiên cứu tìm tòi như một bác ngữ gia, một nhà nhân loại học, dân tộc học uyên thâm. Qua đời ngày 07/06/1955, an táng tại Phú Xuân, Huế.
3. Môi Trường Sự Nghiệp Truyền Giáo Và Văn Hóa Việt Nam
Cuộc đời Cadière diễn ra qua nhiều chặng khác nhau theo hai khía cạnh truyền giáo và văn hóa đặc biệt này. Ngay khi tới Huế, Giám Mục Caspar đã nhận thức và quí trọng những khả năng trí thức và nhiệt tình kiên trì làm việc không ngơi nghỉ của vị thừa sai mới trẻ trung, đầy nghị lực. Cha lăn xả vào công cuộc nghiên cứu tiếng Việt một cách có phương pháp khoa học, sâu sắc và tinh tế đến tận nguồn ngọn các thổ ngữ khác nhau (như trong các tiểu luận của ngài, chẳng hạn “Phonétique annamite”, “Syntaxe”, “Dialectes du Haut et Bas Annam”.
Trước hết cha được bổ nhiệm làm giáo sư tại tiểu chủng viện An Ninh, cách phía Bắc Huế khoảng 100 cây số, trong hai năm trời, rồi ngài làm việc với cha Renould ở Đại Chủng viện Phú Xuân (Huế) năm 1894. Năm 1895, theo yêu cầu của chính ngài, cha Cadière được giao trông coi xứ đạo Tam Tòa và hạt Quảng Bình trong suốt 14 năm trời. Thế là cha bắt đầu cuộc tìm tòi hình thành một công trình lịch sử đồ sộ về cuộc thành lập các Chúa Nguyễn. Công trình này mang nhan đề biểu tượng “Le Mur de Đồng Hới”.
Năm 1896, Cha Cadière chú trọng đến địa điểm ở cực Bắc khu giáo, đó là khu Cù Lạc, một địa danh nổi tiếng vì có nhiều khó khăn đủ loại (như khí hậu, vấn đề bội giáo vì nhiều áp lực chính trị khác nhau,… Chính ở nơi đây Cha bắt tay vào nghiên cứu thật sít sao các tín ngưỡng tổ tiên của dân quê trong vùng, hình thành nên công trình lớn lao mang tên “Croyances et Pratiques religieuses des Annamites de la région de Huế”.
Năm 1902, cha di chuyển đến phía Đông của khu giáo Cù Lạc ở Bồ Khế, thi hành thừa tác vụ truyền giáo và mục vụ trong hai năm. Năm 1904, cha được bổ nhiệm làm cha xứ Cổ Vưu và là hạt trưởng khu giáo Dinh Cát. Tại đó cha khánh thành một nhà thờ mới và dựng nên nhiều trường học được trao cho các nữ tu phụ trách.
Năm 1911, quá miệt mài làm việc nên sức khỏe suy kiệt, nên ngài phải về nghỉ tại Pháp.. Dù vậy, không hề bỏ lỡ cơ hội đó, Ngài tham dự vào Hội Nghi nhóm tại Louvain trong “Semaine d’ethnologie” do cha Schmidt thuộc Dòng Verbe Divin (1912) tổ chức. Từ năm 1913 đến 1918, cha Cadière làm nhiệm vụ tuyên úy của trường Pellerin, do các Sư Huynh Trường Thiện Giáo trông coi ở Huế. Với cương vị đó, ngài thành lập Association des Amis du Vieux Huế (Hội ‘Ái Hữu’ Đô Thành Hiếu Cổ). Hội này cho ra đời định kỳ Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tập San ‘Ái Hữu’ Đô Thành Hiếu Cổ), liên tục từ năm 1913 đến năm 1944. Toàn bộ tập san bằng tiếng Pháp đã nay được chuyển dịch sang Việt ngữ, sau khi công trình nghiên cứu của ngài được đánh giá lại là gổm chứa nội dung Việt học uyên bác về nhiều lãnh vực khác nhau.
Từ năm 1918 đến 1945, cha Cadière sinh sống tại Di Loan, với tư cách cha xứ và làm Hạt trưởng khu giáo Đất Đỏ. Trong thời gian giữa hai cuộc chiền, cha tất bật hăng say hoạt động. Ngài tiến hành hoàn tất ngôi thánh đường đẹp đẽ do cha Barthélémy khởi công dựng nên. Ngài tổ chức lại tu viện các Nữ Tu Mến Thánh Giá ở Cửa Tùng, giúp các chị đan lát dệt vải, thay thế hết tất cả những thứ bông vải kém chất lượng. Trong lãnh vực nghiên cứu dân tộc học, ngài hoàn chỉnh công trình đã kể trên về “Croyances et Pratiques religieuses des Annamites de la région de Huế”. Các bài viết được lần lượt đăng trên Tập San Đô Thành Hiếu Cổ, trước khi được tổng hợp đầu năm 1942 do l’École Française d’Extrême-Orient ở Hà Nội thành ba cuốn. Công trình đồ sộ này không làm trở ngại các hoạt động mục vụ của cha với tính cách chính xứ, hạt trưởng, vi ngài không nề hà chăm sóc giảng dậy giáo lý cho các trẻ em và các tân tòng và lo ngồi tòa giải tội.
Năm 1942, nhân kỷ niệm năm mươi năm chịu chức linh mục của ngài, bạn hữu và các giới chức đạo đời tổ chức một buổi lễ hội thật trân trọng. Trước những lời khen ngợi công lao của ngài, ngài đã đáp lại một cách đơn sơ đầy xúc động. Ngài nói rằng tất cả những điều ngài làm là để thể hiện chân thành lòng yêu mến dân tộc Việt Nam. ‘Tôi đã hiểu người Việt, vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây, và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu… Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt. Tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi… Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ’. [Ngọc Quỳnh, “Hoài Niệm Cố Cả”. Nguyệt san Nguồn Sống (số 1, 15/7/1958), giáo phận Huế, tr. 45].
Năm 1945, chính biến do người Nhật dàn dựng (ngày 9 tháng 3) đã nhanh chóng tác động đến vùng Cửa Tùng. Cha bị trục xuất khỏi nơi đó và bị đưa vào trại tập trung ở Huế, ngay tại nhà của các thừa sai gần Tòa Giám Mục.
Sau khi người Nhật thất bại, cha Cadière trở lại Di Loan một thời gian ngắn, vì vào tháng 9 năm 1945, cha lại bị lực lượng Việt Minh dẫn độ cùng với sáu vị thừa sai khác, đến nơi bị quản chế tại Vinh. Ngài bị giám quản suốt 6 năm rưỡi, khoảng tháng 1/1947 đến tháng 6/1953. Nhưng trong thời gian đó ngài vẫn không ngưng hoàn toàn các hoạt động trí thức của Ngài, vì ngài lợi dụng thời gian ấy để biên soạn “Souvenirs d’un vieil Annamisant”. Về sau các bài kỷ yếu ấy được tạp chí Indochine xuất bản ở Hà Nội. Các bài ngài viết thòi đó gộp lại có tới 1500 trang sách xuất bản.
Ngay tháng 9 năm 1948, trong khi còn đang bị quản chế, cha được bổ nhiệm làm hội viên danh dự của Trường Viễn Đông Bác Cổ
Cha Cadière không phải không biết rằng Hồ Chí Minh là người xuất thân từ Vinh; vì thế ngài cũng đã tranh thủ viết một lá thư cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trình bày việc giam giữ lâu ngày nhóm các nhà truyền giáo có tuổi này là một chuyện bất thường. Nhưng chỉ mãi đến ngày 11/6/1953, như để đáp lại lá thư nói trên, tập thể các thừa sai kia mới được trao trả tự do.
Kể từ cuộc thử thách lâu dài đó, cha Cadière trở nên suy nhược hơn, phải đền Huế cư ngụ tại nhà các thừa sai kế bên tòa giám mục. Ngài từ chối không chịu “hồi hương” như nhà cầm quyền đề nghị, nhưng quyết tâm hoàn tất nhưng ngày sinh sống giữa người Việt mà ngài tân lực yêu mền với hết linh hồn và xác. Ngài mất ngày 6/7/1955 và được an táng tại nghĩa trang đại chủng viện Phú Xuân ở Kim Long như ngài hằng ao ước khi sinh thời. Đại chủng viện đó hiện do các linh mục Tu hội Xuân Bích phụ trách đào tạo.
Tại Paris, mấy tháng sau, ngày 16/1/1956, tại Institut Catholique, một lễ nghi được tổ chức do chính GM Blanchet, viện trưởng học viện này chủ tọa, để tôn vinh một vị thừa sai bác học, dưới quyền bảo trợ của Giám Mục Marella, Sứ Thấn Tòa Thánh, và Giám Mục Lemaire, Tổng Quyền Hội Thừa Sai Nước Ngoài. Nhiều viên chức đến tham dụ trong đó có Hoàng Hậu Nam Phương, các đại diện chính quyền Pháp và Trường Dại Học Cộng đồng Pháp (Collège de France).
4. Hoạt Động Với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp
Hội viên (1918-1920)
Được Bổ nhiệm Hội Viên Danh dự năm 1948.
Ai bảo đây là Linh Mục Léopold-Michel Cadière.
Cha Cả đã “trở nên Việt Nam với người Việt Nam”
Chính tại Cù Lạc, cha gặp Louis Finot và Thiếu tá Lunet de Lajonquière, lúc đó đang tham sát cho Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp mới thành hình. Họ kết nghĩa thân hữu vườn đào kiểu Á Đông. “Louis Finot thích phát biểu rằng cuộc phát hiện đẹp đẽ nhất mà ông đã thực hiện trong chuyến thám sát Đông Dương đầu tiên chính là cha Cadière” (L. Malleret). Ngài cộng tác với công trình của Trường này ngay lúc mới hình thành, và ngài viết một đề mục cho số báo đầu tiên của Tập San (1901) và tham gia vào Hội nghị nghiên cứu Viễn Đông được Trường này tổ chức lần đầu tại Hà Nội năm 1902. Ngài trở nên hội viên thông tín của Trường năm 1906.
Sau sáu tháng nghỉ tại Hồng Kông năm 1901, ngài trở về Trung Kỳ, làm việc miệt mài ở đó đến năm 1910. Chính trong thời gian về nghỉ tại Pháp, ngài đã có cơ hội thực hiện một số công việc sưu tầm cho Trường Viễn Đông Bác Cổ, như tìm kiếm trong các thư viện ở Paris và Rome, nhiều tài liệu về cổ sử Đông Dương. Nhất là cha khám phá được một thủ bản mẫu cuốn tự điển của LM Alexandre de Rhodes, ngoài việc tham gia Tuần Lễ Dân Tộc Học, một khoa học hoàn toàn mới mẻ vào thời đó. Trong khi tài liệu của MEP ghi là năm 1912, thì tài liệu khác ghi là tuần lễ đó được tổ chức vào tháng 9 năm 1911. Năm 1914, từ khi lập ra Hội Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, cha đã đóng góp một khối lượng lớn lao các đề mục và chú thích cho Tập San nhiều đề tài khác nhau mà trí tò mò không bao giờ thỏa mãn của ngài tìm kiềm và công lao nghiên cứu không biết mệt mỏi tìm đến.
Rồi cha đến Đất Đỏ ở Cửa Tùng và lưu tại đó suốt 28 năm. Được bổ nhiệm làm hội viên ăn lương của Trường Viễn Đông Bác Cổ chỉ trong hai năm ngắn ngủi, vì cha từ chối cư ngụ tại Hà Nội, và sau đó nhận lại thừa tác vụ tại Cửa Tùng. Chính tại đây, ngoài việc hoàn tất xây dựng ngôi nhà thờ đồ sộ như nhà thờ chính tòa và trường học, cha tạo lập một vườn bách thảo nổi tiếng vì có nhiều cây dương xỉ quí hiếm.
Hằng ngày, trong vùng quê, người ta trông thấy cha Cả miệt mài rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiếp xúc với mọi hạng người, mở to đôi mắt chú ý ghi nhân tất cả những gì ngài quan sát thấy, nhất là ở miền Trung, dưới bộ quần trắng áo thâm bạc màu truyền thống của miền quê Việt Nam. Trong ông lão thôn quê hiền từ, mũi lõ lông bò, dáng dấp Việt Nam đó, chất chứa cả một con người trí tuệ bác học và một trái tim nồng thắm nhập thể vào từng chi tiết của cội nguồn văn hóa Việt Nam để xây dựng các xứ đạo không chỉ bằng ngôi nhà thờ vật chất nhưng bằng những đồ ăn tinh thần vững bên.
Ai bảo vị thừa sai ấy là thực dân! Trong những linh mục rặt nòi Việt Nam, đã ai dám sánh với ngài, bằng tinh thần tinh tế khác thường và sức làm việc quên mình.Cố Cả hầu như chỉ có một tâm nguyện chân thành là làm sao hòa nhập trọn vẹn vào lòng dân tộc đáng yêu này! Ai bảo mình đa đoan vịn cớ lúc nào cũng chỉ chuyên lo mục vụ nơi giáo dân, mà thực sự thâm tâm có thể lo bám víu vào công việc là để củng cố địa vị và quyền bính trong xứ đạo theo vinh hoa thề gian. Họ cần xét mình, theo gương sống của ngài, dù chỉ một phần rất nhỏ thôi trong thừa tác vụ ở một xứ đạo rất nhà quê nơi khỉ ho cò gáy!
Nhiều vấn đề về sức khỏe buộc ngài phải nghỉ lần cuối tại châu Âu năm 1928-29. Nhờ đó ngài tiếp tục trong các thư viện và phát hiện nhiều tài liệu mới về cha de Rhodes, cũng như câu truyện kể quan trọng của một linh mục dòng Tên người Bồ là Gaspar Luis về buổi đầu truyền giáo của các cộng đoàn Kitô ở Trung Kỳ. Đồng thời cha lại tham dự Tuần lễ dân tộc học tại Luxembourg.
Tổng kết lại, các tác phẩm của cha chính yếu chuyên về ngữ học (ngữ âm trung kỳ, thổ ngữ mường, ngữ pháp tiếng Việt), lịch sử và dân tộc học. Cha được coi như nhà sáng lập tiên phong về các nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam; nhất là, công trình của ngài về các tín ngưỡng và tập tục tôn giáo địa phương, hoàn toàn có tính đổi mới trong cái nhìn sáng tạo về một mảng vấn đề tưởng chừng như đã cũ. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu tài tử vê thực vật. Cha biên soạn một số nghiên cứu về lãnh vực này và cung ứng cho Viện Bảo Tàng lịch sử tự nhiên và cho nhiều thông tín viên khác trên khắp thế giới nhiều nghìn mẫu thực vật từ đồng quê Việt Nam.
Lm. Léopold Cadière đã tham gia hoạt động tích cực trong nhiều tổ chức văn hóa và khoa học như các hội: Địa Lí Học Hà Nội, Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lí Việt Nam, Nghiên Cứu Đông Dương [Sài Gòn], Trường Nhân Chủng Học Đông Dương, Trường Viễn Đông Bác Cổ [EFEO], Ngôn Ngữ Á châu, Bách Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Thuần Dưỡng Paris, v.v..
Ngoài công trình khoa học, ngài đã điều khiển trong nhiều năm tập san của hàng giáo sĩ Việt Nam Sacerdos Indonensis, Ngài đã để lại “Souvenirs d’un vieil annamisant” (xuất bản trong tập san Hà Nội Indochine và Sud Est, năm 1942-45 và 1950 tương ứng, là những kỷ niệm bút ký tại Vinh, nay mới có địp được xuất bản ra mắt công chúng độc giả yêu mến một ông cố Tây Việt Nam hóa miệt mài cung cấp thức ăn tinh thần mỹ vị của văn hóa dân tộc ngàn đời Việt Nam.
5. Người Việt Nam Chính Thức Và Công Khai
Tôn Vinh Léopold Cadière
Trong các bài nghiên cứu về ngài, ít người, nếu không nói là chưa có tác giả Việt Nam nào, đã kê khai đầy đủ những công trình nghiên cứu rất đa dạng đa diện của ngài. Để tôn vinh vị thừa sai học giả, chúng tôi tiếp tục bổ sung phần liệt kê trình bày nguyên tác tiếng Pháp kèm theo phần dịch thuật tiếng Việt để thỏa lòng những độc giả và nhiều nhà nghiên cứu yêu mến ngài như bậc tiền bối Việt Nam Học.
Khoảng 1990 trở đi, trái với cách hành xử quá khứ của chính những người Cộng Sản Việt Nam, (Từ năm 1945 và sau đó năm 1946, như trên đã nói, Việt Minh bắt giam Lm.Léopold Cadière về tội ‘Tây thực dân’. Thế nhưng ngày nay, toàn bộ các bài nghiên cứu của ông trong Tập san Ái Hữu Cố Đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế) đã được dịch ra tiếng Việt và tập hợp thành sách nhan đề Những Người Bạn Của Cố Đô Huế, Thuận Hóa xuất bản.Trong dịp về thăm quê nhà Tết Bính Tuất (2006), chúng tôi được biết toàn bộ bản dịch tiếng Việt Bulletin des Amis du Vieux Hué đã được chuyển vào CD. Vì trục trặc trong liên lạc, chúng tôi đã không nhận được CD này từ Việt Nam (Vương Đình Chữ) trước khi trở lại Hoa Kỳ) tiếp theo sự kiện UNESCO công nhận Kinh thành Huế là di tích lịch sử của thế giới thì chính quyền Cộng Sản hiện nay ở Việt Nam đã phải chính thức và công khai tôn vinh Léopold Cadière là Nhà Huế Học và là Nhà Việt Nam Học. Chính nhờ các công trình nghiên cứu uyên thâm của ông, khởi đầu bằng tiếng Pháp, thế giới mới biết đến văn hóa, lịch sử Việt Nam, nhất là văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử của Huế và miền Trung Việt Nam.
Nguyễn Đắc Xuân, một nhà nghiên cứu Cộng Sản đất thần kinh (Huế đô xưa), tác giả bài viết “Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière” (báo Lao Động ngày 23/6/1994) đã phải hết lời ca ngợi: ‘Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỉ qua nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Léopold Cadière…’
Tư tưởng và phương pháp làm việc Cadière đã tiên phong soi sáng cho nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ XX và sau này. Cuộc đời và sự nghiệp Cadière là một gương sáng chói lọi cho tất cả những ai quan tâm đến sứ mệnh mục tử trong nhận thức thế nào là nhập thể hay hội nhập văn hóa dân tộc Việt Nam, dù là người Việt hay nước ngoài. Những sưu tầm thực địa sâu sát say mê như không biết mệt mỏi của cha đã cung ứng những kiến thức vô giá về dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã ít nhiều bị hán hóa làm lu mờ phần nào bản sắc cá tính nguyên thủy.
6. Thư Mục Các Tác Phẩm Đã Được Xuất Bản
của Lm Léopold Cadière
1. Les irrigations en Annam Những việc thủy lợi ở An Nam / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenir du Tonkin, [?]. 4 articles.
2. Le Projet de réforme de l'Instruction en Indochine Dự Án Cái Cách Học chính tại Đông Dương / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenir du Tonkin, [?]. 5 articles.
3. Les Routes en Annam Các đường lộ tại An Nam / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenr du Tonkin, [?]. 5 articles.
4. Famines et maladies à Thanh-Ba (Hué) Đói Kém và Bệnh Tật ở Thanh Ba (Huế) / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1899, p. 229-230.
5. Croyances et dictons populaires de la vallée du Nguôn Son, province de Quang-Binh (Annam) Các tín ngưỡng và ngạn ngữ ở thung lũng Nguồn Sơn, tỉnh Quảng Bình (Trung Kỳ) / par le R. P. Cadière, missionnaire apostolique. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [34] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1/2 (1901) 119-139, 1/3, 183-207.
6. Description de la statue de la grotte de Chua-hang Mô tả bức tượng ở động Chùa Hang / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEEO 1 (1901) 413.
7. [Compte-rendu du Dictionnaire annamite-français: langue officielle et langue vulgaire de Jean Bonet] Tường trình Tự Điển An Nam-Pháp: tiếng chính thức và tiếng dân dã của Jean Bonet / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1 (1901) 140-143.
8. Géographie historique du Quang-Bin d'après les Annales impériales Địa lý lịch sử của Quảng Bình theo Biên Niên ký của đế quốc (Đại Nam thực luc) / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [?] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1 (1902).
9. Les pierres de foudre Các hòn đá sấm sét / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [37] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 248-285.
10. Coutumes populaires de la vallée du Nguôn-Son Các tập tục dân gian ở Thung lũng Nguồn Sơn / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [34] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 352-386.
11. [Compte-rendu du Cours de langue annamite et du Recueil de cent textes de A. Chéon] Tường Trình Giáo trình tiếng Nam và Sưu Tập 100 văn bản của A. Chéon / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 196-198.
12. Phonétique annamite: dialecte du Haut -Annam Ngữ Âm tiếng Nam: thổ ngữ Miền Thượng Trung Kỳ / par L. Cadière. - Paris: Impr. Nationale: E. Leroux, 1902. - XIII-113 p.; 28 cm. - (Publ. de l'EFEO, 3).
13. Les lieux historiques du Quang-Binh, Résumé dans le "Compte-rendu du premier congrès des Orientalistes" de Hanoi Những địa danh lịch sử của Quảng Bình, Tóm tắt “Tường Trình Hội Nghị lần thứ nhất các nhà Đông Phương học / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1903. - [40] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 3 (1903) 164-205.
14. Paul Khiêm, séminaire de Phu-cam Paul Khiêm, chủng viện Phủ Cam / L. Cadière. - Hanoi: Annales des Missions Étrangères, 1904 p. 35-54; 81-87.
15. Première étude sur les sources annamites de l'histoire d'Annam (coll. Pelliot) Nghiên Cứu đầu tiên về các nguồn an nam của lịch sử An Nam (cộng tác với Paul Pelliot) / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [54] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4/3 (1904) 617-671.
16. Vestiges de l'occupation chame au Quang-Binh Những vết tích của cuộc chiếm cứ Chàm ở Quảng Bình / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [5] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 432-436.
17. [Compte-rendu de Chrestomathie annamite d'Edmond Nordemann] Bản tường trình về hợp tuyển An Nam của Edmond Hordemann / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [6] p; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1082-1087.
18. [Compte-rendu du Vocabulaire grammatical franco-tonkinois de Han Thai Duong et Do Than] Tường trình Tự vựng ngữ pháp Pháp -Bắc Kỳ của Hàn Thái Dương và Đổ Thản / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [1] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1087.
19. La Question du quôc-ngu Vấn đề quốc ngữ / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1904. Extr. de: "Revue indochinoise" n° 1, 1904, p. 585-600,700-705, 784-788, 872-876; n° 2, 1904, p. 58-64.
20. Monographie de A, voyelle finale non-accentuée en annamite et en sino-annamite Chuyên khảo âm A, nguyên âm cuối không nhấn mạnh trong tiếng Nam và Hán Nam / L.Cadière. - Hanoi: F. H. Schneider, 1904. - [16] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1065-1081.
21. Les algues marines du Quang-Binh Rong tảo biển của Quảng Bình / L. Cadière. - Hanoi: Bulletin des Etudes Indochinoises, 1904. - p. 343.
22. Le Mur de Dong-Hoi au point de vue religieux Lũy Đồng Hới về phương diện tôn giáo / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Etrangères, 1905. - p. 43-49, 107-118, 158-168.
23. Tableaux chronologiques des dynasties annamites Biểu niên đại các triều đại An Nam / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1905. - [68] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5/1-2 (1905) 77-145.
24. Monuments et souvenirs chams du Quang-Tri et du Thua-Thiên Các công trình và kỷ niệm Chàm của Quảng Bình và Thừa Thiên / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1905. - [10] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (190(5) 185-195.
25. Les Hautes vallées du Song-Gianh Các thung lũng miền thượng của Sông Gianh / par L. Cadière, de la Société des Missions étrangères de Paris, corespondant de l'Ecole française d'Extrême-Orient. - Hanoi: F. - H. Schneider, 1905. - [19] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (1905) 349-367.
26. Notes sur quelques monuments élevés par les Seigneurs de Cochinchine Ghi chú về một số công trỉnh được các Chúa miền Nam dựng lên / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 905. - [18] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (1905) 387-405.
27. Chansons populaires recueillies dans la province de Quang-Binh Các bài hát dân gian được thu thập trong tỉnh Quảng Bình / par L. Cadière. - Hanoi: IDEO, RI, 1905. - p. 1030-1034.
28. Plantes alimentaires et médicinales du Quang-Binh et du Quang-Tri Các cây dùng làm thực phẩm và thuốc của Quảng Bình và Quảng Trị / L. Cdière. - Hanoi: Bulletin des Etudes Indochinoises, 1905. - p. 894-896.
29. Les tombeaux royaux de Hué Các lăng mộ vua chúa ở Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 83-92.
30. Sources annamites de l'histoire d'Annam Các nguồn An Nam của lịch sử An Nam / Léopold Cadière. - Paris: Annales ds Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
31. Dynasties annamites Các triều đại An Nam / L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
32. Monographie de la voyelle A en annam. biblio. Chuyên khảo về nguyên âm A ở Trung Kỳ. Thư tịch / Léopold Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
33. Le Mur de Dông-Hoi: étude sur l'établissement des Nguyên en Indochine Lũy Đồng Hới: nghiên cứu về sự thành lập của nhà Nguyễn tại Đông Dương / par L. Cadière. - Hanoi: BEFEO 6/1-2, 1906. - p. 87-254.
34. Les Fougères du Quang-Binh Dương Xỉ ở Quảng Bình / par L. Cadière. - Hanoi: IDEO, RI, 1906. - p. 647-660.
35. [Compte-rendu du Cours de langue annamite du capitaine Julien] Tường trình về tiếng Nam của đại úy Julien / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1906. - [2] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 6 (1906) 346-347.
36. La Réforme du quôc-ngu Việc cải cách quốc ngữ / par L. Cadière. - Hanoi: Avenir du Tonkin, 1906. Extr. de: "Avenir du Tonkin", 5 articles parus du 24 sept 1906 au 17 oct. 1906.
37. Textes et documents relatifs à la réforme du quôc-ngu Văn bản và công trình liên quan đến việc cải cách quốc ngữ / par L. Cadière; publ. par la Direction générale de l'Instruction publique de l'Indo-Chine. - Hanoi: F. H. Schneider, 1907. - 37 p.; 28 cm. Tiré à part de l'Avenir du Tonkin 1906.
38. A la recherche des ruines chames Đi tìm các tàn tích Chàm / L. Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1906 p.1937-1941.
39. Questions de statistique Các vấn đề về thống kê / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1907, p. 151-159.
40. Mây day con nit hoc vân / L. Cadière. - BEFEO Juil.-Sept. 1904; Quinhon: Impr. de Lang-Song, 1907. - 24 p. Méthode pour enseigner le quôc-ngu aux enfants [Phương pháp dậy quốc ngữ cho trẻ em].
41. Philosophie populaire annamite: Cosmologie Triết lý dân gian An Nam: Vũ Trụ Học / L. Cadière. - St. Gabriel Mödling, Autriche: "Anthropos" (Vienne); vol. II (1907) p. 116-127, 955-969, vol. III (1908) p. 248-271. – Hanoi 12: [réimpr. dans Revue Indochinoise] RI, 1909, p. 835-847, 974-989, 1189-1216.
42. Les Missionnaires et le commerce français d'après de vieux documents Các nhà truyền giáo và việc thương mại Pháp theo nhiều tài liệu xưa / L. Cadière - Hanoi: L'Avenir du Tonkin. articles à partir du 10 janvier 1908.
43. La poste rurale en Annam Bưu điện thôn quê tại An Nam / L. Cadière - Hanoi: L'Avenir du Tonkin. articles à partir du 10 janvier 1908.
44. Monographie de la semi-voyelle labiale en sino-annamite et en annamite Chuyên khảo về Bán nguyên âm trong tiếng Hán Nam và tiếng Nam / par M. L. Cadière, de la Société des Missions Etrangères de Paris. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient,108-1910. - 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 93-148, 381-485; 9 (1909) 51-89, 315-345, 533-547, 681-706; 10 (1910) 61-93, 287-337. « Monographie de la semi-voyelle labiale en sino-annamite et en annmite », Chuyên khảo về bán nguyên âm môi trong tiếng Hán Nam và tiếng Nam, BEFEO 8 (1-2, 3-4), 9 (1, 2, 3, 4), 10 (1, 2). 1908-10
45. [Compte-rendu du cuôc-ngu et mécanisme des sons de la langue annamite, dialecte tonkinois du Commandant M. Dubois] Tường trình về quốc ngữ và các cơ chế của các âm tiếng Nam. thổ ngữ Bắc Kỳ của Thiếu Tá M. Dubois / par L Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [9] p.; 27 cm.Extr. de: BEFEO 8 (1908) 559-567.
46. [Compte-rendu du Petit lexique annamite-français d'Al. Pilon] Tường trình về Tiểu Tự Vựng Nam-Pháp của Al Pilon / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [4] p.; 27 cm. Extr. de: BEFE 8 (1908) 568-571.
47. [Compte-rendu de la Méthode d'annamite de Raymond Deloustal] Tường trình về Phương Pháp tiếng Nam của Raymond Deloustal / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. -[1] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 567.
48. [Compte-rendu du Cours élémentaire d'annamite d'A. Bouchet] Tường trình về Giáo trình sơ đẳng tiếng Nam của A Bouchet / L.Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [2] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 567-568.
49. Documents relatifs à l'accroissement et à la composition de la population annamite Tài liệu về sự gia tăng và cấu tạo của dân số An Nam / par L. Cadière. - Hanoi: RI, 1908. - I, p. 303-321; II, p. 517-530; II, p. 650-663.
50. Le Dialecte du Bas-Annam: esquisse de phonétique Thổ ngữ của miền Hạ Trung Kỳ: phác thảo về ngữ âm / par L. Cadière de la Société des Missions Etrangères de Paris,. .. - "Anthropos" 1910 p. 519-529, 1125-1159; Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1911. - [43] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 11(1911) 67-110.
51. La mission de Hué Địa phận truyền giáo Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1911. - p. 254-272, 282-312.
52. Résumé de l'histoire d'Annam, Mission Tóm tắt lịch sử An Nam / L. Cadière. - Quinhon: Impr. de la Mission, 1911. - p. 1-163.
53. Notes sur quelques emplacements chams de la province de Quang-Tri Ghi chú về một số vi trí Chàm ở tỉnh Quảng Trị / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1911. - p. 407-416.
54. Le Culte des Pierres en Annam Việc thờ tự đá ở An Nam / L. Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1911 p. 2209-2218.
55. Sur quelques faits religieux ou magiques observés pendant une épidémie de choléra en Annam Về một số sự kiện tôn giáo hay pháp thuật nhận thấy trong khi có dịch tả ở An Nam / par L. Cadière de la Société des Missions Etrangères de Paris,. .. - Hanoi: RI, 1912. - p. 113-123, 246-248, 340-355.
56. Documents relatifs à l'époque de Gia-Long Các tài liệu liên quan đến thời kỳ Gia Long / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1912. - 1-82.
57. Une lettre du roi du Tonkin au pape Một lá thư của vua Bắc Kỳ gửi cho Giáo hoàng / L. Cadière. - Paris: Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1912. - p. 199-211.
58. La Semaine d'Ethnologie religieuse tenue à Louvain Tuần Lễ Dân tộc học tôn giáo nhóm ở Louvain / Léopold Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1912 p. 493-495.
59. Mémoire de Bénigne Vachet sur la Cochinchine Kỷ Yếu của Bénigne Vachet về Nam Kỳ / Léopold Cadière. - Paris: E. Leroux, Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1912. - p. 1-77.
60. Les Religions de l'Annam Các tôn giáo của An Nam / Léopold Cadière. - Paris: Revue de Sciences Religieuses, p. 37-56, 223-243, 532-564.
61. Instructions pratiques pour les missionnaires qui font des observations religieuses Nhưng chỉ dẫn thực hành cho các nhà truyền giáo thực thi các tuân giữ tôn giáo / par L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1913 p. 60-70, 130-146,184-193; "Anthropos" T. VIII, 1913. - p. 593-606, 913-928.
62. Les résidences des rois de Cochinchine (Annam) avant Gialong Những nơi ở của các vua Nam Kỳ (An Nam) trước Gia Long / par Léopold Cadière. - Paris: Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1914. - p.103-185.
BAVH 1914:
63. Plan de recherches pour les Amis du Vieux Hué Kế hoạch sưu tầm cho các Ái hữu đô thành hiếu cổ, p. 1-12;
64. Les Urnes dynastiques du Palais de Hué Các Đỉnh Triều đại của Đền Đài Huế, IDO, p. 39-46;
65. Documents historiques sur le Nam-Giao Các tài liệu lịch sử về Nam Giao, p. 63-69;
66. Les pins du Nam-Giao: note historique Các cây thông của Nam Giao: ghi chú lịch sử, p. 75-76;
67. La pagode de Quôc-An: le fondateur Chùa Quốc Ấn: vị sáng lập, p. 147-161;
68. La Porte dorée du Palais de Hué et les palais adjacents: notice historique Cổng Thiếp Vàng của Đến Đài Huế và các đền đài phụ thuộc: ghi chú lịch sử, p. 315-335;
69. Enore le Qui-Nam, Lại Qui-Nam p. 347-351.
70. De quelques règles de la pensée chez les Annamites d'après leur langue Về một số qui luật tư tưởng nơi người An Nam theo tiếng nói của họ / L. Cadière. - Saigon: EA, 1915. - p. 251-258.
71. Anthropologie populaire annamite Nhân học dân gian An Nam / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1915 15/1 p. 1-103. [1917-26]
BAVH 1915:
72. La statue et les autres sculptures chames de Giam-biêu Tượng và các điêu khắc Chàm khác ở Giám Biểu, p. 471-474;
72. Sculptures chames de Thanh-trung Các điêu khắc Chàm ở Thành Trung, p. 474;
73. Le Canal imperial Sông Ngự của đế quốc, p. 19-28;
74. Le Sacrifice de Nam-Giao. Préface, Lễ Tế Nam Giao. Lời Nói đầu p. 79-81;
75. Le Cortège, Đám người theo sau p. 95-99;
76. La disposition des lieux, Việc thiết trí các nơi p. 101-112;
77. Le Rituel du Sacrifice, Nghi thức tế lễ p. 113-143;
78. Les Européens qui ont vu le Vieux Hué: le P. de Rhodes, Những người châu Âu đã trông thấy Cố đô Huế: Cha de Rhodes p. 231-249;
79. Brossard de Corbigny, p. 341-363;
80. La Pagode de Quôc-An: les divers supérieurs, Chùa Quốc Ân: các vị trụ trì khác nhau p. 305-318;
81. Un ancêtre des Canons-Génies au palais du roi du Tonkin, Một tiên tổ của các Đại Pháo ở đền đài vua Bắc Kỳ p. 342-343;
82. Le changement de costume sous Vo-Vuong, ou une crise religieuse à Hué au XVIII° siècle, Việc thay đổi y phục dưới thời Võ Vương, hay một cuộc khủng hoảng tôn giáo ở Huế vào thế kỷ XVIII, p. 418-424;
83. Projet pour l'organisation et le développement de la Commission artistique des Amis du Vieux Hué, Dự Án để tố chức và phát triển Ủy Ban nghệ thuật của các Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 461-466.
BAVH 1916:
84. Les funérailles de Thiêu-Tri, d'après Mgr Pellerin, Đám tang Thiệu Trị, theo Đức Cha Pellerin, p. 91-103;
85. Préface à Hué pittoresque, Lời Nói Đầu vào xứ Huế mỹ miều, p. 117-119;
86. La Merveilleuse Capitale, Kinh đô kỳ diệu, p. 247-272;
87. Comment l'Empereur de Chine conféra l'investiture à Tu-Duc, d'après Mgr Pellerin, Hoàng Đế Trung Hoa phong vương cho Tự Đức thế nào, theo Đức Cha Pellerin p. 297-307;
88. Notes à "L'ambassade chinoise qui conféra l'investiure à Tu-duc" de Ngo-dinh-Khôi, Ghi chú cho “Phái bộ Trung Hoa sẽ phong vương cho Tự Đức” của Ngô Đình Khôi, p. 309-314;
89. Les sachets à bétel et à tabac dans le Vieux Hué (en collaboration avec Tôn thât Quang), Các túi trầu thuốc trong xứ Huế xưa (cộng tác với Tôn Thất Quang) p. 337-339;
90. Rollet de l'Isle, p. 401-417;
91. Sauvons nos pins, Hãy cứu lấy những cây thông của chúng ta p. 437-443;
92. La citadelle chame des Arènes, Thành Trường Đấu Chàm p. 448;
93. Hommage à L. Dumoutier, mort pour la France, Tôn vinh L. Dumoutier, chết cho nước Pháp p. 455-456;
94. Rapport du Rédacteur sur l'année 1915, Tường thuật của người biên tập về năm 1915 p. 465-467;
95. Rapport du Rédacteur sur l'année 1916, Tường thuật của người biên tập về năm 1916 p. 471-473.
BAVH 1917:
96. Allocution du Rédacteur du Bulletin à Monsieur le Gouverneur Général Sarraut, Phát biểu của người biên tập với Ông Toàn Quyền Sarraut p. 5-9;
97. Les Français au service de Gia-Long I. La maison de Chaigneau, Những người Pháp giúp việc cho Gia Long I. Nhà Chaigneau p. 117-164; « Les Français au service de Gia-Long » Những người Pháp giúp việc cho Gia Long (I, II, III, VI, VII, IX, XI, XII), BAVH 4 (1917), 5 (1918), 7 (1920), 9 (1922), 12 (1925), 13 (1926).]
98. Les Sculptures chames de Xuân-Hà, Các điêu khắc Chàm ở Xuân Hà p. 285-289;
99. Sur deux tombes de Hollandais, Về hai ngôi mộ của người Hà Lan p. 299-300;
100. G. Mgr Caspar, p. 313-317;
101. Rapport du Rédacteur sur l'année 1917, Tường trình của người biên tập về năm 1917 p. 322-323.
BAVH 1918:
102. L'Art à Hué, Nghệ Thuật ở Huế BAVH 6,.p. 1-29.
103. Motifs ornementaux géométriques, Các đề muc trang trí hình học p. 51-54.
104. Caractères, Các đặc tính p. 57-58.
105. Objets inanimés, các vật vô hồn p. 61-64.
106. Fleurs et Feuilles, Rameaux et Fruits, Hoa Lá, Tàu lá và quả cây p. 67-73.
107. Les Animaux:
1° le Dragon, Các con vật: 1.Long (Rồng) p. 77-81.
2° la Licorne, Lân p. 85-88.
3° le Phénix, Phượng p. 91-94.
4° la Tortue, Qui (rùa) p. 97-98;
5° la Chauve-souris, Dơi p. 101-102;
6° le Lion, Sư Tử p. 105-106;
7° le Tigre, Hổ;
8° le Poisson, Cá p. 111-112.
108. La Sculpture proprement dite. Le Paysage Điêu khắc thuần túy Quang Cảnh (I), p. 117-118;
109. Le Paysage Quang Cảnh (II), p. 119-156.
110. Un souvenir de Palais de Champeaux, Một kỷ niệm về Điện Champeaux? p. 205-206;
111. Quelques figures de la cour de Vo-Vuong, Một số nhân vật triều Võ Vương p. 253-306.
112. Croyances et Pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué. II. Le Culte de pierres. III. le culte des bornes. IV. Pierres, buttes et autres obstacles magique. V. Pierres-talismans et pierres des conjurations Các Tín ngưỡng và tập tục tôn giáo của người An Nam ở các vùng chung quanh Huế II Thờ đá III Thờ các giới mốc IV Đá, những cuộc đấu tranh và những trở ngài pháp thuật khác V Đá, bùa chú và đá thề / L. Cadière. -Hanoi: IDEO, BEFEO, 1919. - p. 1-115.
BAVH 1919:
113. L'Annam: notice touristique, An Nam. An Nam: tiểu dẫn du lich: An Nam p. 1-10. – 114. Croyances et Pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué I. Le Culte des Arbres, Tín ngưỡng và tập tục của ngườo An Nam trong các vùng chung quanh Huế I Thờ Cây Cối p. 1-60;
[Croyances et pratiques religieuses des Viêtnamiens Các Tín Ngưỡng và tập tục tôn giáo của người Việt Nam, Hanoi, Imprimerie d'Extrême-Orient (t. I) et Paris, EFEO (t. II, III), 1944, 1955, 1956, [réimpr. EFEO, 1992]. 1944-56]
115. Les Français au service de Gia-Long: II. Le tombeau de Forçant, Những người Pháp giúp việc cho Gia Long II. Lăng mộ của Forçant p. 59-77
116. Le brûle-parfum de Thọ-xuân, Lư Hương Thọ Xuân p. 217-222.
117. Rapport du Rédacteur sur l'année 1918, Tường trình của người biên tập về năm 1918 p. 317-318.
118. Rapport du Rédacteur sur l'année 1919, Tường trình của người biên tập về năm 1919 p. 453-454.
119. Deux canons cochinhinois au Ministère de la Guerre de Bangkok (en collaboration avec G. Coedès) Hai khẩu đại bác Nam Kỳ ở Bộ Chiến Tranh Bangkok (cộng tác với G Coedès), p. 528-532.
120. Allocution à M. le Gouverneur Général p.i. Monguillot, Bài phát biểu với Ông Quyền Toàn Quyền Monguillot p. 545-547.
121. Départs (M. Orbard, M. Charles), Ra đi (Ông Orband, Ông Charles) p. 549-552.
BAVH 1920:
122. Les Français au service de Gia-Long. III. Leurs noms, titres, appellations annamites Những người Pháp giúp việc cho Gia Long III, Tên, tước và tên gọi An Nam của họ, p. 137-176;
123. Thomas Bowyear (1695-1696), (Traduction de Mme Mir, annotations de L. Cadière) Thomas Bowyear (1695-1696), (Bản dịch của Bà Mir, chú thích của L. Cadière), p. 183-240.
124. Compte-rendu de l'Histoire moderne du Pays d'Annam, 1592-1820, étude sur les premiers rapports des Européens et des Annamites et sur l'établissement de la dynastie annamite des Nguyên, de Ch. B. Maybon Tường Trình về Lịch sử hiện đại của Xứ An Nam, 1592-1820, nghiên cứu về những quan hệ của người châu Âu và An Nam về việc thành lập triều đại An Nam của nhà Nguyễn, của Ch. B. Maybon p. 177-181.
125. Sur le pont de Faifo au XVII° siècle: historiette tragi-comique Trên cầu Hội An ở thế kỷ XVII: câu truyện nhỏ bi hài, p. 349-358.
126. Un brûle-parfum en cuivre Một lư hương bằng đồng, p. 453-454.
127. Dinh-trai, un nom populaire de Hué au XVIIe et au XVIIIe siècle Dinh Trại, một tên gọi dân gian của Huế ở thế kỷ XVII và XVIII, p. 460-462.
128. Rapport du Rédacteur sur l'année 1920 Tường trình của nhà biên tập về năm 1920, p. 485-486.
129. L'Annam, guide du Touriste, 7 cartes An Nam, sách hướng dẫn du khách / L. Cadière. -Hanoi: IDEO, CVH, 1921 p. 1-124.
BAVH 1921:
130. Un voyage en "Sinja" sur les côtes de Cochinchine au XVIIe siècle Một chuyến đi “Sinja” trên bờ biển Nam Kỳ ở thế kỷ XVII, p.15-29.
131. La Plage de Cua-Tung: notice historique, Bãi biển Cửa Tùng: tiểu chú lịch sử p. 283-288.
132. Rapport du Rédacteur sur l'année 1921 Tường trình của nhà biên tập về năm 1921, p. 291-292.
133. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài Phát Biểu với Ông Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 300-303.
134. Allocution à M. le Ministre de l'Instruction Publique, M. Thân trong Huê Bài phát biểu với Ông Thân Trọng Huề, Thương Thư Bộ Học Chính Công lập, p. 310.
BAVH 1922:
135. Les Français au service de Gia-Long: VII. La Maison de J.B. Chaigneau, Consul de France à Hué, (en collaboration avec H. Cosserat) Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: VII. Nhà J.B. Chaigneau, Lãnh sự Pháp ở Huế, (công tác với H. Cosserat), p. 1-31.
136. Les Eléphants royaux, Table des Illustrations, notes Các voi của nhà vua, Biểu minh họa, ghi chú, p. 41-102.
137. Les Français au service de Gia-Long: VIII. Les diplômes et ordre de service de Vannier et de Chaigneau Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: VIII. Các văn bằng và lệnh phục vụ của Vannier và Chaigneau, p. 139-180.
138. Quelques coins de la Citadelle de Hué (en collaboration avec M. Nguyên dinh Hoè) Một vài góc của Thành Huế (cộng tác với Ô. Nguyễn Đình Hòe), p.189-203.
139. Au sujet de l'épouse de Sai-Vuong Về người vợ của Sãi Vương, p. 221-232.
140. Rapport du Rédacteur du Bulletin de l'année 1922 Tường trình của nhà biên tập Tập San năm 1922, p. 337-339.
141. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài phát biểu với Viên Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 347.
142. Allocution à M. le Résident Supérieur p.i. Friès, Bài phát biểu với viên Quyền Tổng Trú Sư Friès, p. 349.
143. Allocution à M. Sylvain Lévi Bài phát biểu với Ông Sylvain Lévi, p. 362-364.
144. Notice sur la Burma Reearch Society Tiểu chú vế Hội Nghiên cứu Miến Điện, p. 375-378.
145. A propos des Considérations sur l'enseignement de la théologie en pays de Mission Về các nhận xét về việc giảng dậy thần học trong xứ sở Truyền giáo / L. Cadière. -Hong-kong: Nazareth, BME 1922. - p. 483-491.
146. Un délégué apostolique en Cochinchine au XVIIIe siècle: Mgr des Achards de la Baume Một đại diện tông tòa tại Nam Kỳ ở thế kỷ XVIII: Đức Cha Achards de la Baume / L. Cadière. -Hong-kong: BME, 1923. - p. 219-227, 275-283, 345-353, 412-419.
147. Mme Marie, princesse chrétienne à la cour des rois de Hué Bà Marie, công chúa Công giáo ở triều các vua Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1923. - p. 41-50.
148. Le Bulletin des Amis du Vieux Hué (1914-1923): l'oeuvre des Amis du Vieux Hué. Index ana-lytique. Table des Matières par noms d'auteurs. Liste des membres Tập san Bô Thành Hiếu Cổ (1914-1923): công trình
Đô Thành Hiếu Cổ. Bảng tra phân tích. Mục lục theo tên tác giả. Danh sách các hội viên / L. Cadière. - Hanoi: IDEO, BAHV, 1923. - p. 1-323.
BAVH 1923:
149. Le P. Alexandre de Rhodes: chronologie et itineraries Cha Alexandre de Rhodes: niên đại và các hành trình, p. 116-126.
150. Les tombeaux de Hué: Gialong (collab. avec Ch. Patris) Các lăng mộ Huế: Gialong (cộng tác với Ch. Patris), p. 291-379.
151. Rapport du Rédacteur du Bulletin de l'année 1923 Tường trình của nhà biên tập Tập san năm 1923, p. 475-476.
152. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài phát biểu với Ông Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 479.
153. Allocution à M. le Député Maître et à M. J. Brunhes Bài phát biểu với Ông Dân biểu Mâitre và Ông J. Bruhes, p. 482-486.
154. Huế / Bai dien thuyet cua co Cadière tại hội Nam-Thanh bài diễn-thuyết của cố Cadière tại hội Nam-Thanh. - Hanoi: THNB, publication dans les numéros du 12/1, du 16/1, du 19/1 et du 23/1, 1924.
BAVH 1924:
155. La funeste odyssée du "navigateur" Cuộc phiêu lưu bi thảm của “nhà hải hành”, p. 247-272. –
156. Le quartier des Arènes: 1. Jean de la Croix et les premiers Jésuites Khu Trường Đấu: 1. Jean de la Croix và các tu si Dòng Tên đầu tiên, p. 307-332. –
157. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1924 Tường Trình của Nhà Biên tập về năm 1924, p. 387-388.
IDEO Saigon:
158. 1924: Notes de Hué Ghi chú về Huế:
1° La capitale à vol d'oiseau kinh thành theo đường chim bay, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
2° la fondation de la pagode de Thiên-mô Cuộc thành lập Chùa Thiên mô, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
3° sur une île du fleuve trên một giang đảo, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
4° toujours sur une île du fleuve luôn trên một giang đảo, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
5° à l'annonce du Nam-Giao khi biết tin về Nam Giao, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq. 6° le Père Alexandre de Rhodes Cha Alexandre de Rhodes, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
7° Le recours au Ciel cầu đến Trời, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
8° les sources indigènes de l'histoire d'Annam nguồn bản xứ về lịch sử An Nam, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
9° la princesse Chiêu-Nghi công chúa Chiêu nghi, 29 janvier, IN, 23 août sq.
10° le tombeau de la princesse Chiêu-Nghi ngôi mộ của công chúa Chiêu nghi, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
11° l'ensevelissement incomplet việc chôn liệm không trọn vẹn, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
12° la pagode Thiên-mô chùa Thiên mô, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
13° un Anglais à la cour de Hué en 1695 một người Anh ở triều đình Huế năm 1695, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
14° Des religieuses espagnoles visitent le palais de Hué en 1645 Các nữ tu Tây Ban Nha viếng thăm điện Huế năm 1645, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
15° Les Con-tinh Các Con-tinh, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
16° les pins de Nam-Giao các cây thông Nam Giao, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq. 17° les tambours du palais royal các trống của điện vua, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
18° le culte des But ou pierres levées việc thờ cúng Bụt hay các viên đá cao, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
19° Madame Marie Bà Marie, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
20° Le Ciel Trời, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
159. De quelques règles de la pensée chez les Annamites, d'après leur langue Về một số qui luật của tư tưởng nơi người An Nam, thep tiếng nói của họ / L. Cadière. - Hanoi: Extrême-Asie, 1925. Extr. de: "Extrême-Asie", juin 1925, p. 251-258.
BAVH 1925:
160. Le quartier des Arênes: 2. Souvenirs des Nguyên Khu Trường Đấu: 2. Những kỷ niệm về nhà Nguyễn, p. 117-152.
161. Les Français au service de Gia-Long: IX. Despiau commerçant Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: nhà buôn Despiau, p. 183-185.
162. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1925 Tường Trình của nhà biên tập Tập san về năm 1925, p. 217-218.
163. A propos du nom annamite de l'évêque d'Adran Về tên Annam của giám mục Adran / L. Cadière - Hanoi: Extrême-Asie, 1926. Extr. de: "Extrême-Asie", n° 5, mai 1926, p. 255-260.
164. Cha Alexandre de Rhodes / L. Cadière; en collaboration avec le P. J. Kiêu. - Hanoi: IDEO, THNB, 1926.
BAVH 1926:
165. Les Français au service de Gia-Long XI: Nguyên Anh et les missions Những người Pháp giúp việc cho Gia Long XI: Nguyễn Ánh và các phái bộ truyền giáo, p. 1-47. –
166. Au sujet du tombeau de Mgr Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran (en collaboration avec H. Cosserat) Về lăng mộ của Đức Cha Pigneau de Béhaine, Giám Mục Adran (cộng tác với H. Cosserat), p. 89-95.
167. Les grandes figures de l'empire d'Annam: Nguyên Anh Suyên (en collaboration avec P. Bréda) Những khuôn mặt lớn của đế quốc An Nam: Nguyễn Ánh Suyển (cộng tác với P. Bréda), p. 255-280.
168. Les Français au service de Gia-Long: XII. Leur correspondance Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: XII. Thư tín giao dịch của họ, p. 359-347.
169. Rapport du Rédacteur du Bulletin pour l'année 1926 Tường Trình của nhà biên tập Tập san cho năm 1926, p. 449-450.
170. Cha Alexandre de Rhodes tim duoc tiêng Annam mà goi tên Dâng Tạo Hoa Cha Alexandre de Rhodes tìm được tiếng Annam mà gọi tên Đấng Tạo Hóa / L. Cadière; en collaboration avec le P. J. Kiêu. - Quinhon: SI, 1927. - p. 47-55.
171. Vi làm sao tôi gio lai dao Thiên Chua ? Vì làm sao tôi giở lại đạo Thiên Chúa / L. Cadière; en collaboration aec le P. J. Kiêu. - Quinhon: SI, 1927. - p. 169-200.
172. Dans les rues de Hué vers 1645: un brave homme, un saint Trong các đường phố Huế khoảng năm 1645: một người hiền từ, một thánh nhân / L. Cadière. - Quinhon: BCI, 1927, mai-juin. (articles sur Alexandre de Rhodes),
173. Bàn viêc nhà Bàn việc nhà / L. Cadière; collab. avec le P. J. Kiêu. -Quinhon: SI, 1927. - p. 361-364.
BAVH 1927:
174. Rapport du Rédacteur du Bulletin pour l'année 1927 Tường trình của nhà biên tập Tập san cho năm 1927, p. 229-230.
BAVH 1928:
175. Tombeaux annamites des environs de Hué Các lăng mộ Annam thuộc các vùng chung quanh Huế, p. 1-99.
176. Le clergé indigène de l'Indochine française Hàng giáo sĩ bản xứ của Đông Pháp / L. Cadière. - Lyon: Les Missions atholiques, 1929, p. 557-560.
177. La vie sociale: Religions annamites et non annamites Đời sống xã hội: Các tôn giáo Annam và không phải Annam / L. Cadière. - Paris, Van Oest, 1929, p. 275-296. - in "Un empire colonial français: l'Indochine" (ouvrage publié sous la direction de G. Maspéro).
BAVH 1929:
178. Les postes militaires du Quang-tri et du Quang-binh en 1885-1890 (en collaboration avec H. Cosserat) Các đồn binh Quảng Trị và Quảng Bình năm 1885-1890 (công tác với H. Cosserat), p. 1-26.
179. L'abbé de Choisy Cha xứ Choisy, p. 102-130.
180. Quelques renseignements sur le Chevalier Milard Một số chỉ dẫn về Hiệp sĩ Milard, p. 131-134.
BAVH 1930:
181. Avant-propos et quelques annotations à la chefferie du Génie de Hué à ses origines: lettres du Gal Julien, (Annam, Tonkin 1884-1886) Lời tựa và một vài dẫn chú vào hạt Công binh Huế lúc nguyên thủy: các thư của Gal Julien, (Trung Kỳ, Bắc Kỳ 1884-1886), p. 123-125.
182. Gemelli Careri, p. 287-319.
183. Famille et religion en pays annamite Gia đình và tôn giáo ở xứ Annam, p. 353-413. 184. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1930 Tường trình của nhà biên tập Tập San về năm 1930, p. 415-416.
185. Allocution à M. Jabouille, Résident Supérieur P.I. en Annam, Président des Amis du Vieux Hué Bài phát biểu với ông Jabouille, Quyền Tổng Trú Sứ tại Trung Kỳ, Chủ tịch Aí Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 419-421.
186. Quelques souvenirs communs au Vieux Hué et au Vieux Siam (allocution à S. M. le Roi de Siam) Một số kỷ niệm chung ở Huế xưa và ở Xiêm xưa (Bài phát biểu với Đức Vua Xiêm)), p. 425-430.
187. Allocution à M. Thibeaudeau, Président des Amis du Vieux Hué Bài phát biểu với Ông Thibeaudeau, Chủ Tịch Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 437-438.
188. Élites annamites Những người ưu tuyển Annam/ L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1931 p. 244-254.
BAVH 1931:
189. Les habitants in "l'Annam" (en collaboration avec A. Bonhomme) Các cư dân ở “Annam” (cộng tác với A. Bonhomme), p. 69-122.
190. Cristoforo Bori (préface) Cristoforo Bori (lời nói đầu), p. 261-266.
191. Annotations à la "Lettre" de Gaspar Luis Chú dẫn “Lá Thư” của Gaspar Luis, p. 407-432.
192. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1931 Tường trình của nhà biện tập Tập san về năm 1931, p. 437-438.
193. Allocution à M. le Gouverneur Général Pasquier et à M. le Résident Supérieur Châtel, I, Bài phát biểu với Ông Toàn Quyền Pasquier và Ông Tổng Trú Sứ Châtel, I, p. 443-444.
194. Allocution à M. Le Ministre P. Reynaud Bài phát biểu với ông Bộ trưởng P. Reynaud, p. 49-452.
195. Allocution à M. le Docteur Van Stein Callenfels Bài phát biểu với Bác Sĩ Van Stein Callenfels, p. 453.
BAVH 1932:
196. A la suite de l'Amiral Charner: campagne de Chine et de Cochinchine (1860-1862), Lettres de Ph. Aude Theo sau Đô đốc Charner: chiến dịch Trung Hoa và Nam kỳ (1860-1862), Các thư của Ph. Aude, p. 3-128.
197. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1932 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1932, p. 443-444
198. Allocution à M. Pelliot, Membre de l'Institut, Professeur au Collège de France Bài phát biểu với Ông Pelliot, Hội viên Học viện, Giáo Sư Đại Học Tổng Hợp Pháp quốc, p. 447-449.
BAVH 1933:
199. La citadelle de Hué: Onomastique Thành Huế: tên riêng, p. 67-130.
200. Document A. Salles: II. Quelques documents photographiques concernant l'évêque d'Adran Tài liệu A Salles: II. Một số tài liệu ảnh chụp liên quan đến Giám mục Adran, p. 303-312
201. Allocution à S.M. L'Empereur Bao-Dai Bài phát biểu với Đức Hoàng Để Bảo Đại, p. 314-316.
BAVH 1934:
202. Annotations à l'article "Un voyage à Hué en 1880" par Vuillez Dẫn chú bài báo “Một chuyến đi Huế năm 1880” của Vuillez, p. 199-219.
203. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1934 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1934, p. 414-415.
204. Allocution à M. le Résident Supérieur Graffeuil Bài phát biểu với viên Tổng Trú Sứ Graffeuil, p. 430-431.
BAVH 1935:
205. Le sacrifice de Nam-Giao (en collaboration avec R. Orband) Lễ tế Nam Giao (cộng tác với R. Orband), p. 5-96.
206. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1935 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1935, p. 414-415.
207. Compte-rendu sur la Société des Etudes Indochinoises Tường trình về Hội Nghiên Cứu Đông Dương, p. 428-429.
208. Compte-rendu sur les recherches de Melle Colani Tường trình về những tìm tòi của Cô Colani, p. 430.
BAVH 1936:
209. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1936 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1936, p. 395-397.
BAVH 1937:
210. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1937 Tường Trình của Nhà Biên tập Tập san về năm 1937, p. 417-419.
211. Allocution à M. le Gouverneur Général Brévié Bài phát biểu với viên Toàn Quyền Brévié, p. 424-428.
212. Notice nécrologique sur M. H. Cosserat, Tiểu truyện người quá cố về Ông H. Cosserat, p. 435-443.
BAVH 1938:
213. Iconographie du P. de Rhodes Tập tranh ảnh của Cha de Rhodes, p. 27-61.
214. Préface à l'article: "Le visage inconnu de l'opium" par le Dr. L. Gaide et le Dr. L. Neuberger Lời nói đầu cho bài báo: “Bộ mặt không được biết của thuốc phiện” do Bác Sĩ L. Garde và Bác sĩ L. Neuberger, p. 87-92.
215. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1938 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1938, p. 412-413.
216. Allocution à S.E. Pham Quynh Bài phát biểu với Ngài Phạm Quỳnh, p. 428-429.
BAVH 1939:
217. Une princesse chrétienne à la cour des premiers Nguyên: Madame Marie Một công chúa Công giáo ở triều đình các chúa Nguyễn ban đầu, p. 63-130.
218. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1939 Tường trình của nhà biên tập Tập san về năm 1939, p. 273.
219. Allocution à M. Labbey Bài phát biểu với Ông Labbey, p. 280-281.
220. Allocution à M. le Général d'Armée Catroux, Gouverneur Général p.i de l'I. C. Bài phát biểu với Đại tướng Catroux, Quyền Toàn Quyền I. C., p. 286-291.
BAVH 1940:
221. Document A. Salles: V. Le sceau de l'évêque d'Adran. VI. Le Fanion de l'évêque d'Adran. VII. Un passeport du temps de Gia-long Tài liệu A. Salles: V. Con dấu của Giám mục Adran. VI. Cờ hiệu của Giám mục Adran. VII. Một hộ chiếu của thời Gia Long, p. 41-67.
222. Annotations sur l'article "L'un des premiers Annamites, sinon le premier, convertis au catholicisme" Dẫn chú bài báo “Một trong những người Annam đầu, nếu không phải là người đầu tiên, trở lại Công giáo”, p. 92-99.
223. Note sur les Moï du Quang-tri Chú thích về những người Mọi Quảng Trị, p. 101-107.
224. Les Terres Rouges du Gio-linh au point de vue économique Đất Đỏ Gio Linh về phương diện kinh tế, p. 134-136.
225. La colonisation annamite des Terres Rouges du Gio-linh Việc người Annam khai thác Đất Đỏ Gio linh, p. 207-210.
226. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1940 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1940, p. 253-254.
BAVH 1941:
227. La vie dans les petits postes du Quang-Binh vers 1888 (en collaboration avec C. Gosselin) Đời sống trong các đồn nhỏ Quảng Bình khoảng năm 1888 (cộng tác với C. Gosselin), p. 155-221.
228. De la nécessité d'établir en Indochine des réserves botaniques, avec protection intégrale Về sự cần thiết phải lập các khu rừng bảo vệ thực vật ở Đông Dương / L. Cadière. -Hanoi: Taupin, INDO, 1942. - p. 8-9.
Tạp chí Mission Étrangère de Paris ghi nhận từ năm 1898 tới 1955, trong 57 năm, cha Cadière đã thực hiện được 228 đề tài nghiên cứu về khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, v.v., của người Việt Nam. Nhưng tài liệu chúng tôi tổng kết trên đầy gồm có 235 đề tài khác nhau. Có thể tác giả đã theo phương pháp thống kê khác.
THAM KHảO
1. Các Dẫn Chiếu Về Tiểu Sử Lm Léopold Cadière
Annales des Missions Etrangères: 1893, p. 627; 1899, p. 229; 1903, p. 182, 36; 1911, p. 254, 304-312; 1912, p. 110. 218; 1914, p. 50; 1917-18, p. 357, 358; 1919-1920, p. 92; 1923, p. 196; 1926, p. 122; 1929, p. 167, 267; 1931, p. 91, 209; 1932, p. 64, 94; 1933, p. 21; 1935, p. 243; 1936, p. 185; 1937, p. 234.
Compe Rendu: 1892, p. 274; 1896, p. 228; 1898, p. 180; 1905, p. 179-181; 1906, p. 177; 1909, p. 185; 1910, p. 188, 190, 191; 1912, p. 217; 1929, p. 255; 1931, p. 180; 1933, p. 173; 1936, p. 157, 268, 269; 1937, p. 158, 159; 1953, p. 47; 1955, p.42, 79.
Bulletin des Missions Etrangères: 1922, p. 104; 1923, p. 449; 1925, p. 437, 570; 1928, p. 246, 314, 377, 448; 1926, p. 253; 1929, p. 470, 697, 766; 1930, p. 314; 1931, p. 301; 1932, p. 219, 867; 1933, p. 219, 464, 581, 625, 627; 1934, p 649; 1935, p. 199, 444, 889; 1936, p. 376. 672, 694, 828, 835; 1937, p.444, 880; 1938, p. 403; 1939, p. 514; 1940, p. 139; 1941, p. 417; 1951, p. 183, 50; 1952, p. 647; 1953, p. 625, 655, 658, 693; 1954, p. 71, 269, 786; 1955, p. 305, 343, 53-586, 779, 922, 1062; 1956, p. 56, 179-190-192, 273, 288, 438, 491-517; 1957, p. 481, 980; 1958, p. 129-133, 834, 1021; 1959, p. 8.
Missionnaires d'Asie: 1956, p. 44. 63.
"Sud-Est": 1949, juil. p. 28. sept. p. 15; 1950, avril p. 44, mai p. 33,juin p. 31.
Études: mars 1956, p. 471.
Ami du Clergé: du 2.08.1956, p. 503-504.- La Croix: 15 et 16 et 18 janv.1956. –
Echos de la rue du Bac: n° 154. 175, 178, 183, 190, 462, 541, 542, 583, 592, 593.
2. Nguồn Tư Liệu Tham Khảo Khác
Bulletin des Amis du Vieux Hué
Đây là một tạp chí khoa học có giá trị nghiên cứu nhất Đông Dương thời đó, sau Bulletin de l’École Française d’Extrême Orient (BEFEO) chuyên sưu tầm các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, v.v… Trước 1914, chưa có tập san nào nghiên cứu về văn hóa Huế có giá trị như B.A.V.H. và về sau, những nhà nghiên cứu về văn hóa Huế vẫn phải tham khảo… Những nhà trí thức, nhân sĩ Huế từng cộng tác với B.A.V.H. như Đào Duy Anh, Đào Thái Hanh, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Tiến Lãng, Lê Văn Miến (họa sĩ), Tôn Thất Sa (họa sĩ), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư), Tôn Thất Hân (thượng thư), Phạm Quỳnh (thương thư), …Về phía người Pháp có các học giả như: Henri Cosserat, Dumoutier, Pelliot, Peyssoneaux, … và một số linh mục thừa sai như Chapuis, Delvaux, Morineau, Pirey, ….
Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient BEFEO 49/2 (1958-59), p. 648-657;
L'École française d'Extrême-Orient à Hanoi, 1900-2000, op. cit., p. 27;
Bio-bibliographie dans L. Cadière, Croyances et pratiques religieuses des viêtnamiens, 3 vol., Paris, EFEO (Réimpressions, 5), 1992, p. 5-39.
Bulletin de la Société des Études Indochinoises BSEI, 4 (1956), p. 271-302;
Annuaire des archives MEP, Vietnam, Bibliographies des missionnaires couvrant la période 1900 - 1999: 1443 référence(s). 274-581. website mepasie
Archives des MEP, Notice biographique Cadière Léopold (1869-1955) website mepasie
Tổng Giáo Phận Huế, Tiểu Sử Các Linh Mục Thuộc Giáo Phận Huế (Huế, in ronéo, 1992, lưu hành nội bộ)
Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế. Tập II. Biên soạn với sự cộng tác của Ban Truyền thông giáo phận, kỷ niệm 150 năm GP Huế, 1850-2000. Lưu hành nội bộ. Huế, 2000, 298t., 20X29cm.
Đào Hùng: Linh Mục Cadière, Một trong Những Người Mở Đầu Môn Việt Nam Học. Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam. Nguyệt san Xưa và Nay, số 6-1995.
Ngọc Quỳnh. Hoài Niệm Cố Cả. Nguyệt san Nguồn Sống, giáo phận Huế, số 1, 15-7-1958.
Nguyễn Lý Tưởng: Léopold-Michel Cadière Và Những Công Trình Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, Định Hướng số 31
Nguyễn Lý Tưởng: LÉOPOLD MICHEL CADIÈRE (1869-1955) Bienfaiteur émérite de la langue, de la culture et de l’histoire du VIETNAM. Website Liên lạc nhân văn
Trần Vinh Nhà Việt Học: Linh Mục Léopold Cadière, dunglac.net
Nguyễn Đắc Xuân: Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière. Lao Động ngày 23/6/1994
Cadière, L. M. (Léopold Michel), 1869-1955. Kinh thành Huế & tế Nam Giao = La Merveilleuse capitale & le sacrifice du Nam Giao / Léopold Cadière; Đỗ Trinh Huệ, bi... Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2004. Website Southeast Asia Studies at Berkeley
Condominas, Georges: Deux grands ethnologues pratiquement inconnus de la profession: Les pères François Callet et Léopold Cadière, in Britta Rupp-Eisenreich, Histoire de l’Anthropologie XVI-XIX Siècles, 1984
Kleinen, John: Cadière Léopold-Michel, p. 108-109 trong Scott W. Sunquist, editor & David Wu Chu Sing, John Chew Hiang Chea, associate editors (with 495 contributors for 1164 different entries): A DICTIONARY OF ASIAN CHRISTIANITY. William B. Eerdmans Publishing Co. Grand Rapids/Michigan, Cambridge/U.K., 2001, xliii-937p,+ 9p-maps-A4.
Sàigòn, VN - Dayton, OH, ngày 27/12/2005.3-16/2/2006.4. Đỗ Hữu Nghiêm
Oakland, 16/9/2006.7, hiệu chính lại mệt số sai sót ngày 27/10/2006.7
Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp của linh mục Leopold Cadiere tại Huế
VietCatholic News (09 Aug 2010 11:22)
Nhân dịp Năm thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam và 55 năm ngày mất của linh mục – học giả Leopold Cadiere (1955-2010) -- Uỷ ban văn hoá HĐGMVN và Toà TGM Huế cùng đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của cha. Cuộc hội thảo sẽ diễn ra trong 3 ngày 7, 8, 9-9-2010 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Huế số 6 Nguyễn Trường Tộ.
Trong 3 ngày hội thảo, các tham dự viên sẽ được nghe 14 bài thuyết trình của cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Công giáo và ngoài Công giáo như GM Nguyễn Thái Hợp, GS Trần Văn Toàn (Pháp), LM JB Etcharren (MEP), LM Gerard Moussay (Pháp), nhà văn Nguyên Ngọc, GS Hoàng Dũng (Saigòn)…Các tham dự viên cũng có dịp đến viếng mộ cha Leopold Cadiere, thăm đại chủng viện Kim Long (Huế).
Linh mục Cadiere sinh ngày 14-2-1869 ở gần Aix-en Provence, học chủng viện của Hội thừa sai Paris và được truyền chức linh mục ngaỳ 24-9-1892. Tháng 10 năm 1892, cha được cử sang Việt Nam và đến Huế ngày 23-12-1892. Cha đã được giao coi sóc nhiều giáo xứ như Tam Toà ( nay thuộc giáo phận Vinh), Cự Lạc, Cổ Vưu, Di Loan… và tham gia giảng dạy tại tiểu chủng viện An Ninh, trường Pellerin, đại chủng viện Huế.
Sự nghiệp khoa học của cha rất đáng nể. Cha đã để lại tới gần 250 công trình khảo cứu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Trong đó đáng kể là Ngữ âm học Việt Nam (1902), Di tích lịch sử Quảng Bình (1903), Lũy Thày Đồng Hới (1906), Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt (3 tập)…Cha sáng lập ra tờ Hội đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Huê) được coi là tạp chí khoa học có giá trị nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ. Cha giữ rất nhiều chức danh trong các hội khoa học như Hội địa lý Hà Nội, Hội nghiên cứu Đông Dương Sài Gòn, Hội thuần dưỡng ở Paris, Viện sĩ Viện thông tấn Viện hàn lâm Aix, Viện hàn lâm khoa học thuộc địa và Bảo tàng khoa học Đông Dương. Cha cũng tham gia hội đồng khoa học Đông Dương và Viện nghiên cứu nhân văn Đông Dương, đặc biệt gắn bó với Viện Viễn đông bác cổ Pháp và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Louis Finot.
Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp năm 1945, cha bị giam giữ 15 tháng ở Huế. Năm 1953, chính quyền đưa cha về Quảng Bình sang vùng quân đội Pháp quản lý. Giáo hội muốn đưa cha về Pháp để nghỉ dưỡng tuổi già nhưng cha xin được ở lại Việt Nam và qua đời tại Huế ngày 6-7-1955. Cha được an táng tại nghĩa trang Phú Xuân và nay nằm trong khuôn viên đại chủng viện Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp của cha Cadiere để lại nhiều bài học quý giá. Cha cũng phải coi sóc giáo xứ, cũng phải giảng dạy, làm mục vụ. Vậy mà cha còn để lại rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
Có một câu hỏi đặt ra: vì sao cha Cadiere lại say sưa nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam? Cha đã trả lời: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên quả thật tôi yêu mến họ. Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ… Tôi yêu mến họ vì các đức hạnh tinh thần…Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ…Tôi yêu mến họ vì họ khổ”.
Toà TGM Huế đã tổ chức nhiều cuộc Toạ đàm khoa học thành công với sự tham dự của cả ngàn người nên chắc chắn cuộc hội thảo sẽ đem lại nhiều hữu ích không chỉ cho các tham dự viên mà cả các nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời. Phạm Huy Thông
See Also Tin thuyên chuyển các linh mục tại Huế Ban Truyền Thông TGP Huế (07-Aug-2010 09:16)Thánh lễ khấn Dòng tại Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế Trương Trí (05-Aug-2010 20:05)ĐGM Jacques Perrier thăm Huế và La Vang Trương Trí (05-Aug-2010 09:08)Dòng Thánh Tâm Huế mừng lễ khấn dòng Trương Trí (30-Jul-2010 08:59)Lễ Khấn Dòng tại Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng Huế Trương Trí (20-Jul-2010 07:00)Hình Thánh Lễ cầu nguyện cho Thí Sinh thi Đại học đợt II tại Dòng Thánh Tâm Huế Giuse Phan Tấn Hồ (08-Jul-2010 13:12)Dòng Thánh Tâm Huế đón thí sinh thi đại học đợt I Phan Tấn Hồ (05-Jul-2010 09:46)Hình Thánh Lễ cầu cho Thí Sinh thi Đại học 2010 tại Dòng Thánh Tâm Huế Phan Tấn Hồ, SC (03-Jul-2010 20:21)Những sinh hoạt tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế Trương Trí (27-Jun-2010 09:50)Tân LM Philippê Nguyễn Bá Thông dâng Thánh lễ Tạ ơn tại giáo xứ An Bằng, Huế Trương Trí (23-Jun-2010 09:13)Hình Lễ Tạ Ơn của ba Tân Linh Mục: Lê Văn Dũng, Đậu Quốc Khánh và Phạm Quang Vinh'' tại Dòng Thánh Tâm Huế Giuse Phan Tấn Hồ (21-Jun-2010 05:24)Hình ảnh Thánh lễ truyền chức Linh mục tại TGP Huế Ban Truyền Thông TGP Huế (19-Jun-2010 06:11)Thánh lễ truyền chức Linh mục tại TGP Huế Trương Trí (19-Jun-2010 06:05)Lễ khấn dòng tại Hội Dòng Mến Thánh Gía Huế Trương Trí (18-Jun-2010 08:57)Nét đặc biệt giáp An Mỹ thuộc giáo xứ An Bằng, Huế Trương Trí (16-Jun-2010 10:07)Bế mạc Năm Thánh kỉ niệm 75 năm Đan Viện Biển Đức hiện diện tại Việt Nam Trương Trí (11-Jun-2010 06:29)Thánh lễ Tạ ơn của 3 anh em Linh mục thuộc giáo xứ An Vân, Huế Trương Trí (10-Jun-2010 06:23)Bài giảng Lễ Kim Cương và Lễ Ngọc Khánh Linh mục tại Huế LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang (03-Jun-2010 11:15)Thánh lễ Tạ ơn mừng lễ Ngọc khánh và Kim Cương tại Tòa TGM Huế Trương Trí (03-Jun-2010 08:18)Thông tin về lễ phong chức Linh Mục tại Huế ngày 19-06-2010 Ban Truyền Thông TGP Huế (25-May-2010 13:38)
Oakland, CA Aug 10, 2010
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Về trong tiếng reo.
Bảo Giang
08:42 10/08/2010
Về trong tiếng reo.
- Reng… reng….
- Đức Cha về rổi..
- Reng….. reng..
- Đức Cha Kiệt về rồi….
Vâng cứ thế, bắt đầu là những nhịp phách rời rạc. Rồi từng chập, từng chập cứ thế reo vang, reo vang mãi. Tiếng reo tuởng chừng bất tận, chuyên chở tiếng gọi nhau từ hải ngoại về trong nước, rồi chạy ngược ra hải ngoại. Tiếng reo vang từ bắc vào nam, rồi lại vọng từ Nam ra bắc. Và sau những tiếng chuông reo, điện báo là những tiếng nói, hơi thở gấp rút trong hân hoan, phấn khởi. Hà Nội như bừng lên một sức sống khác. Rạng rỡ, tin tưởng. Cả nước như chia nhau chuyền tai nhau một bản tin mà làm như sợ có người khác đã đưa tin trước mình.
Lạ! Câu chuyện chỉ ngắn là thế, GM Kiệt đã trở về, nhưng lại mang theo một sức sống mãnh liệt ngoài sức tưởng tưởng của mọi ngườ?. Ngay như Hà Nội, đang gồng mình trong cái nóng của ngày cuối hạ, bỗng nở ra một chiều êm dịu, hiền hòa, người người vui cười. Hà Nội đang uất nghẹn trong đau thương, giận hởn từ đêm Ngài bị đưa đi trong cô đơn, bỗng nhiên những bàn tay đưa ra nắm lấy nhau như hòa giải, tha thứ. Và Hà Nội ngay sau phút ngỡ ngàng chạm được niềm vui, bàn chân nào cũng muốn bước, muốn chạy ngay đến nơi mà ngưòi ta bảo là có Ngài để mong chính mắt mình được nhìn thấy biểu tượng của Niềm Tin của Công Lý còn đứng sừng sững giữa trời.
Rồi từng chiéc xe, từng đoàn xe, từ những chiếc xe đạp, xe gắn máy, đến những chiếc ô tô sang trọng hay xe khách cũng cùng chung một hưóng đến. Xe nối đuôi xe, người nối bước chân người, tất cả đều rộn ràng, gọi bảo nhau khua chiêng lên, đánh cồng lên. Tiếng cồng xuyên nước non, thông báo cho mọi ngưòi một tin đáng vui mừng: Này Công Lý đã trở về. Ngày Công Lý đã tới.
Lạ thật, mới hôm nào thì nghẹn ngào trong nước mắt, mẹ và con tựa cửa tức tuởi với khuôn mặt chảy dài, con ruồi đậu vào mép không buồn đuổi. Nay mới nghe loáng thoáng được vài câu ngắn truyền tai nhau là đưa tay quyệt ngang dấu lê mừng. Rồi khi đoàn người, đoàn xe lủ lượt theo nhau kéo đến Châu Sơn thăm Ngài. Nhưng chẳng ai gặp được GM Kiệt, tệ hơn, chưa ai nhìn thấy Ngài, vậy mà nỗi thất vọng không dâng lên. Trái lại, mẹ nắm tay con, em nắm lấy tay anh, tay chị, con níu lấy tay cha để nước mắt mừng vui lăn xuống trên gò má vì biết chắc Niềm Tin của họ đang hiện diện trước mặt, trong căn nhà đóng kín cổng kia! Nghĩa là Ngài đã hiện diện giữa anh em, dù anh em chưa nom thấy. Thế là Niềm Tin sống lại, đủ mừng, đủ hân hoan, đủ cho những dòng lệ rơi xuống, xóa tan đi nhừng âu lo khắc khoải, xóa tan đi những đau thương uất nghẹn hôm nào!
Lạ, lạ qúa. Người Việt Nam ta nhân bản quá, gì cũng khóc. Buồn cũng khóc, mà mừng qúa cũng khóc òa. Hơn thế, còn ôm lấy nhau mà khóc! Mà nào chỉ có một Hà Nội mau nước mắt khi chạm vào hơi thở tin yêu, vui mừng. Nhưng là mọi nơi mọi chốn. Từ Cao Bắc Lạng về đến cao nguyên, xuống đồng bằng Cửu Long, Sài Gòn, không một nơi nào không có câu chuyện hân hoan từ lúc nghe tin Ngài về. Nghe tin ngày Công Lý đã tới!
Tại sao câu chuyện lại reo vui như thế nhỉ?
Nhà nước đón nhận bản tin này ra sao?
Giào Hội VN, cách riêng là qúy GM trong HĐ đón tin này thế nào?
1. Tại sao câu chuyện lại reo vui thế nhỉ?
Đơn giản là vì chữ về mà không phải là chữ đi! Nghĩa là Chân Lý, Sự Thật về với ta. Ta được Công Lý, được Sự Thật che chở. Mà không phải vì Chân Lý và Sự Thật ra đi, và ta sẽ mất Chân Lý, mất Sự Thật, mất luôn an bình!
2. Nhà nước đón bản tin này ra sao?
Bụng dạ của người lương thiện dễ đoán, bụng của thằng gian thì thật khó lường. Tuy nhiên trong trường hợp này có lẽ họ cũng đánh ngậm qủa bồ hòn mà làm vui. Bỡi lẽ, GM Kiệt ngày nay đã bước ra khỏi vòng cương tỏa của thời cuộc. Danh không màng, lợi không ham, địa vị chức quyền cũng đã từ bỏ. Mộng ước của một đời người sau khi đã xả thân vì tha nhân chỉ còn gòi trọn lại trong mấy chữ: “ước muốn của ngài là được sống ở một nơi im lặng trong một tu viện là tu viện Châu Sơn, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam”.
Có lẽ nào mấy chứ ấy nhà nước cũng ghét ghen hay đố kỵ để tạo thêm phẩn uất căm hơn cho người dân. Tạo thêm thế đối đầu cho đến đoạn một mất một còn? Bởi lẽ, GM Kiệt đã không tiếc mạng sống của mình vì Công Lý, vì Sự Thật vì Hạnh Phúc của nhân dân, lẽ nào toàn dân ích kỷ với Ngài? Đó là thế tất yếu, thương yêu thì được, ghét ghen là mất. Nếu nhà nước quyết tạo nên hận thù cho dân, cái thế của cộng sản cũng không tồn tại.
Bài học của những tháng qua đã chứng minh. Không phải đến hôm nay mới có những chủ tịch UBND như Nguyễn Tường Tô, hiệu trưởng Sầm đức Sưong thể hiện cuộc sống của loài dã nhân, hãm hiếp và mua dâm học trò vị thành Niên. Nhưng từ trước, Hồ chí Minh, Lê Duẫn và các cấp trung ương cũng đã từng trác táng tên thân thể các nhi đồng Việt Nam, nhưng không một ai dám nói động đến quan cán. Nay tinh thần Ngô Quang Kiệt, không sợ hãi, đã thấm, đọng sâu trong lòng người nên chúng bị quật ngã như Tô, như Sương và dĩ nhiên là không dừng lại ở đó.
Rồi chuyện công an cán bộ giết người là độc quiyền của nhà nước cộng sản, người dân chỉ biết nhận lấy phần thua thiệt, không dám nói ra nửa lời, Nay tinh thần vì Công Lý vì Sự Thật với hàng vạn bước chân rầm rập trên đường phố đã làm cho bọn cán bộ từ Trung Ương đến Bắc Giang vỡ mật. Đành vuốt mặt đưa một vài con tép ra làm cờ thí. Tóm lại cái thói bịt mắt, bịt miệng dân nay đã không còn hiệu lực. Cường bạo xem ra khó thẳng lòng người khi tất cả nhân dân đã đọc và điểm danh được từng tên gian ác buôn dân bán nước.
Theo đó, dẫu không vui vẻ gì về chuyện “Ông Kiệt “ lại xuát hiện trong địa bàn Hà Nội, nhưng tôi tin rằng vào lúc này Việt cộng không dám nghĩ đến cái kế “ nhổ cỏ, nhổ tận gốc”. Bởi lẽ, mưu đồ nhổ gốc này không dễ và sẽ nhận tai họa tái quy. Vì gốc của GM Kiệt là Công Lý là Sự Thật. Gốc của GM Kiệt là niềm tin, hy vọng, là sức sống nằm ở trong lòng nhân dân. Đó là sức mạnh mà nhà cầm quyền này chắc chắn không muốn trực diện. Nên câu chuyện làm hòa có thể được mở ra, và lại có một phái đoàn nho nhỏ nào đó của nhà nước đến thăm…. dò và vấn an sức khỏe của Ngài để gọi là sống chung hòa bình! Bởi lẽ, không ai nằm vắt tay lên trán từ tối đến sáng, và cũng chẳng có một thế lực nào là tồn tại vĩnh viễn, trừ ra là Công Lý và Sự Thật.
3. Giáo hội VN đón nhận tin này thế nào?
Hẳn nhiên là một niềm vui lớn. Niềm vui không những chỉ cho giáo dân là những người con ngoan hiền, hiếu thảo biết đi theo đường công lý và bảo vệ sự thật, mà còn là niềm khích lệ cho những mục tử còn rụt rè. Bởi lẽ, nếu có một chút lầm lẫn nào đã là nguyên cớ để tạo ra một chuyến đi như loại trừ nhau, để tạo ra một vết thương cho giáo hội, tạo ra một sự nghi ngở, hoang mang trong đoàn chiên để dìm uy tín của giáo hội xuống vực thẳm thì chuyến vê này, được xem là một cơ hội tốt nhất để hàn gắn và tạo lại niềm tin cho nhau và cho giáo dân.
Nhưng ngay trước mắt, chuyến về này đã tự nhiên tháo gỡ đi gánh nặng ngàn cân đã đè xuống trên vai HD nóí chung và GM Nhơn, nóí riêng, mà trong mấy tháng qua, dù muốn nói, nhưng cũng không biết phải nói gì. Nói theo kiểu DC Linh, càng cố tháo gở càng thêm rối rắm hiểu lầm và thật ra, cũng chẳng biết nói những gì! Nhưng lúc này, xem ra cơ hội đã có, để các Ngài có thể giải thích thế nào là “đồng cảm không đồng thuận,” thế nào là lên tiếng hay không lên tiếng: hoặc gỉa, “ ai không thích cộng sản thì cũng không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ”. Khi giải tỏa được những ẩn ý nay, Giáo hội sẽ có cơ hội mở ra một hướng đi mới. Hướng đi đích thực của thầy chí thánh đã dạy là “ Ta là Đường là Chân Lý cà là Sự Sống” (Ga.14:6)
Về phía Rôma, bề ngoài thì xem ra việc một giám mục nghỉ hưu thì Ngài đi chữa bệnh ở ngoại quốc hay về trong nước uống thuốc nam chỉ là chuyện cá nhân. Nhưng thực tế, trường hợp GM Kiệt là một ngoại lệ. Bời lẽ, theo bản tin đăng trên tờ Catholic của Tổng Giáo Phận Sydney phát hành tuần 14-5-2010 trên ấy có bản tin khá đặc biệt với tựa đề: Archbishop of Hanoi resigns. Vietnamese Government Rejoices. Catholic Communications, Sydney Archdiocese, 14 May 2010.
The Vatican accepted the resignation Archbishop of Hanoi, Joseph Kiêt. He was known as a key opponent against the Vietnamese government.Even though the archbishop says he's resigning for health reasons, the move is widely viewed as the price the Vatican must pay to establish diplomatic relations with Vietnam. tạm dịch:” TGM Hà Nội từ chức, nhà cầm quyền nhảy mừng! Vatican đã chấp thuận sự từ nhiệm của TGM Hà Nội, Joseph Kiệt, là người được biết đến như một biểu tượng chống lại nhà cầm quyền Việt Nam.
Nay Ngài trở về nước thì đến lượt nhà cầm quyền Việt cộng phải trả cái giá ấy. Gía của tinh thần Ngô Quang Kiệt đi tìm Chân Lý và Sự Thật sẽ như mưa lâu thấm đất. Giá của tinh thần đi tìm Chân Lý không dễ trói buộc ngướì dân Việt Nam vào chữ sợ hãi, tiếp tục yên lặng trước những bất công do xã hội tạo ra. Nhưng biết đâu, đó lại là cái gía hồng phúc cho Việt Nam.
Như thế, đây là bản tin đáng vui mừng. Vui mừng cho chính cá nhân của Ngài đã đạt ước nguyện là được sống và chết với hơi thở của quê hương yêu dấu của mình.
Vui mừng ví đoàn chiên được thoả lòng với Người đã tạo cho họ niềm tin, dù Ngài có thể không còn công tác trực tiếp với họ. Nhưng sức sống và hướng đi tìm Công Lý và Sự Thật sẽ không bao giờ còn ngừng lại nữa. Trái lại sẽ tiếp nối đi lên để hoàn thành ngày Công Lý cho Việt Nam.
Đơn giản hơn, đây là một cơ hội lớn để hòa giải và làm lành giữa anh em. Một cơ hội tốt để hiểu biết và cảm thông rồi giải tỏa mọi áp lực giữa chủ chăn và đoàn chiên. Một cơ hội, nếu cần, tất cả phải đấm ngực để nhìn ra những lầm lẫn của chính mình để rồi cùng nhau đưa con thuyền Giáo Hội Việt Nam vượt qua nghi nan, đến nơi có trọn vẹn niềm tin, trung tín, hiệp nhất Hơn thế, phải nhìn ra được đây là một cơ hội lớn, một hồng ân đặc biệc Chúa ban cho GHVN. Để nhờ vào đó, mọi người, mọi nhà, mọi giáo xứ, mọi địa phận đều có cơ hội canh tân đổi mới.
Đổi mới! Hoàn toàn đổi mới! Đổi mới toàn diện bộ mặt sống của mình, của gia đình, của địa phương để cùng hoà mình và dấn thân vào cuộc sống chung của Giao Hội nơi trần thế. Là nơi mà đức tin đã chỉ đường là “Đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” để sẽ không còn ai ủ ê sống trong nghi vấn, hoang mang.
Để từ đó, niềm reo vui của ngày về biến thành niềm tin tưởng dấn thân. Để ngày về của Công Lý biến thành Ngày Công Lý cho mọi nơi, cho mọi nhà và cho mọi người.
Bảo Giang
- Reng… reng….
- Đức Cha về rổi..
- Reng….. reng..
- Đức Cha Kiệt về rồi….
Vâng cứ thế, bắt đầu là những nhịp phách rời rạc. Rồi từng chập, từng chập cứ thế reo vang, reo vang mãi. Tiếng reo tuởng chừng bất tận, chuyên chở tiếng gọi nhau từ hải ngoại về trong nước, rồi chạy ngược ra hải ngoại. Tiếng reo vang từ bắc vào nam, rồi lại vọng từ Nam ra bắc. Và sau những tiếng chuông reo, điện báo là những tiếng nói, hơi thở gấp rút trong hân hoan, phấn khởi. Hà Nội như bừng lên một sức sống khác. Rạng rỡ, tin tưởng. Cả nước như chia nhau chuyền tai nhau một bản tin mà làm như sợ có người khác đã đưa tin trước mình.
Lạ! Câu chuyện chỉ ngắn là thế, GM Kiệt đã trở về, nhưng lại mang theo một sức sống mãnh liệt ngoài sức tưởng tưởng của mọi ngườ?. Ngay như Hà Nội, đang gồng mình trong cái nóng của ngày cuối hạ, bỗng nở ra một chiều êm dịu, hiền hòa, người người vui cười. Hà Nội đang uất nghẹn trong đau thương, giận hởn từ đêm Ngài bị đưa đi trong cô đơn, bỗng nhiên những bàn tay đưa ra nắm lấy nhau như hòa giải, tha thứ. Và Hà Nội ngay sau phút ngỡ ngàng chạm được niềm vui, bàn chân nào cũng muốn bước, muốn chạy ngay đến nơi mà ngưòi ta bảo là có Ngài để mong chính mắt mình được nhìn thấy biểu tượng của Niềm Tin của Công Lý còn đứng sừng sững giữa trời.
Rồi từng chiéc xe, từng đoàn xe, từ những chiếc xe đạp, xe gắn máy, đến những chiếc ô tô sang trọng hay xe khách cũng cùng chung một hưóng đến. Xe nối đuôi xe, người nối bước chân người, tất cả đều rộn ràng, gọi bảo nhau khua chiêng lên, đánh cồng lên. Tiếng cồng xuyên nước non, thông báo cho mọi ngưòi một tin đáng vui mừng: Này Công Lý đã trở về. Ngày Công Lý đã tới.
Lạ thật, mới hôm nào thì nghẹn ngào trong nước mắt, mẹ và con tựa cửa tức tuởi với khuôn mặt chảy dài, con ruồi đậu vào mép không buồn đuổi. Nay mới nghe loáng thoáng được vài câu ngắn truyền tai nhau là đưa tay quyệt ngang dấu lê mừng. Rồi khi đoàn người, đoàn xe lủ lượt theo nhau kéo đến Châu Sơn thăm Ngài. Nhưng chẳng ai gặp được GM Kiệt, tệ hơn, chưa ai nhìn thấy Ngài, vậy mà nỗi thất vọng không dâng lên. Trái lại, mẹ nắm tay con, em nắm lấy tay anh, tay chị, con níu lấy tay cha để nước mắt mừng vui lăn xuống trên gò má vì biết chắc Niềm Tin của họ đang hiện diện trước mặt, trong căn nhà đóng kín cổng kia! Nghĩa là Ngài đã hiện diện giữa anh em, dù anh em chưa nom thấy. Thế là Niềm Tin sống lại, đủ mừng, đủ hân hoan, đủ cho những dòng lệ rơi xuống, xóa tan đi nhừng âu lo khắc khoải, xóa tan đi những đau thương uất nghẹn hôm nào!
Lạ, lạ qúa. Người Việt Nam ta nhân bản quá, gì cũng khóc. Buồn cũng khóc, mà mừng qúa cũng khóc òa. Hơn thế, còn ôm lấy nhau mà khóc! Mà nào chỉ có một Hà Nội mau nước mắt khi chạm vào hơi thở tin yêu, vui mừng. Nhưng là mọi nơi mọi chốn. Từ Cao Bắc Lạng về đến cao nguyên, xuống đồng bằng Cửu Long, Sài Gòn, không một nơi nào không có câu chuyện hân hoan từ lúc nghe tin Ngài về. Nghe tin ngày Công Lý đã tới!
Tại sao câu chuyện lại reo vui như thế nhỉ?
Nhà nước đón nhận bản tin này ra sao?
Giào Hội VN, cách riêng là qúy GM trong HĐ đón tin này thế nào?
1. Tại sao câu chuyện lại reo vui thế nhỉ?
Đơn giản là vì chữ về mà không phải là chữ đi! Nghĩa là Chân Lý, Sự Thật về với ta. Ta được Công Lý, được Sự Thật che chở. Mà không phải vì Chân Lý và Sự Thật ra đi, và ta sẽ mất Chân Lý, mất Sự Thật, mất luôn an bình!
2. Nhà nước đón bản tin này ra sao?
Bụng dạ của người lương thiện dễ đoán, bụng của thằng gian thì thật khó lường. Tuy nhiên trong trường hợp này có lẽ họ cũng đánh ngậm qủa bồ hòn mà làm vui. Bỡi lẽ, GM Kiệt ngày nay đã bước ra khỏi vòng cương tỏa của thời cuộc. Danh không màng, lợi không ham, địa vị chức quyền cũng đã từ bỏ. Mộng ước của một đời người sau khi đã xả thân vì tha nhân chỉ còn gòi trọn lại trong mấy chữ: “ước muốn của ngài là được sống ở một nơi im lặng trong một tu viện là tu viện Châu Sơn, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam”.
Có lẽ nào mấy chứ ấy nhà nước cũng ghét ghen hay đố kỵ để tạo thêm phẩn uất căm hơn cho người dân. Tạo thêm thế đối đầu cho đến đoạn một mất một còn? Bởi lẽ, GM Kiệt đã không tiếc mạng sống của mình vì Công Lý, vì Sự Thật vì Hạnh Phúc của nhân dân, lẽ nào toàn dân ích kỷ với Ngài? Đó là thế tất yếu, thương yêu thì được, ghét ghen là mất. Nếu nhà nước quyết tạo nên hận thù cho dân, cái thế của cộng sản cũng không tồn tại.
Bài học của những tháng qua đã chứng minh. Không phải đến hôm nay mới có những chủ tịch UBND như Nguyễn Tường Tô, hiệu trưởng Sầm đức Sưong thể hiện cuộc sống của loài dã nhân, hãm hiếp và mua dâm học trò vị thành Niên. Nhưng từ trước, Hồ chí Minh, Lê Duẫn và các cấp trung ương cũng đã từng trác táng tên thân thể các nhi đồng Việt Nam, nhưng không một ai dám nói động đến quan cán. Nay tinh thần Ngô Quang Kiệt, không sợ hãi, đã thấm, đọng sâu trong lòng người nên chúng bị quật ngã như Tô, như Sương và dĩ nhiên là không dừng lại ở đó.
Rồi chuyện công an cán bộ giết người là độc quiyền của nhà nước cộng sản, người dân chỉ biết nhận lấy phần thua thiệt, không dám nói ra nửa lời, Nay tinh thần vì Công Lý vì Sự Thật với hàng vạn bước chân rầm rập trên đường phố đã làm cho bọn cán bộ từ Trung Ương đến Bắc Giang vỡ mật. Đành vuốt mặt đưa một vài con tép ra làm cờ thí. Tóm lại cái thói bịt mắt, bịt miệng dân nay đã không còn hiệu lực. Cường bạo xem ra khó thẳng lòng người khi tất cả nhân dân đã đọc và điểm danh được từng tên gian ác buôn dân bán nước.
Theo đó, dẫu không vui vẻ gì về chuyện “Ông Kiệt “ lại xuát hiện trong địa bàn Hà Nội, nhưng tôi tin rằng vào lúc này Việt cộng không dám nghĩ đến cái kế “ nhổ cỏ, nhổ tận gốc”. Bởi lẽ, mưu đồ nhổ gốc này không dễ và sẽ nhận tai họa tái quy. Vì gốc của GM Kiệt là Công Lý là Sự Thật. Gốc của GM Kiệt là niềm tin, hy vọng, là sức sống nằm ở trong lòng nhân dân. Đó là sức mạnh mà nhà cầm quyền này chắc chắn không muốn trực diện. Nên câu chuyện làm hòa có thể được mở ra, và lại có một phái đoàn nho nhỏ nào đó của nhà nước đến thăm…. dò và vấn an sức khỏe của Ngài để gọi là sống chung hòa bình! Bởi lẽ, không ai nằm vắt tay lên trán từ tối đến sáng, và cũng chẳng có một thế lực nào là tồn tại vĩnh viễn, trừ ra là Công Lý và Sự Thật.
3. Giáo hội VN đón nhận tin này thế nào?
Hẳn nhiên là một niềm vui lớn. Niềm vui không những chỉ cho giáo dân là những người con ngoan hiền, hiếu thảo biết đi theo đường công lý và bảo vệ sự thật, mà còn là niềm khích lệ cho những mục tử còn rụt rè. Bởi lẽ, nếu có một chút lầm lẫn nào đã là nguyên cớ để tạo ra một chuyến đi như loại trừ nhau, để tạo ra một vết thương cho giáo hội, tạo ra một sự nghi ngở, hoang mang trong đoàn chiên để dìm uy tín của giáo hội xuống vực thẳm thì chuyến vê này, được xem là một cơ hội tốt nhất để hàn gắn và tạo lại niềm tin cho nhau và cho giáo dân.
Nhưng ngay trước mắt, chuyến về này đã tự nhiên tháo gỡ đi gánh nặng ngàn cân đã đè xuống trên vai HD nóí chung và GM Nhơn, nóí riêng, mà trong mấy tháng qua, dù muốn nói, nhưng cũng không biết phải nói gì. Nói theo kiểu DC Linh, càng cố tháo gở càng thêm rối rắm hiểu lầm và thật ra, cũng chẳng biết nói những gì! Nhưng lúc này, xem ra cơ hội đã có, để các Ngài có thể giải thích thế nào là “đồng cảm không đồng thuận,” thế nào là lên tiếng hay không lên tiếng: hoặc gỉa, “ ai không thích cộng sản thì cũng không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ”. Khi giải tỏa được những ẩn ý nay, Giáo hội sẽ có cơ hội mở ra một hướng đi mới. Hướng đi đích thực của thầy chí thánh đã dạy là “ Ta là Đường là Chân Lý cà là Sự Sống” (Ga.14:6)
Về phía Rôma, bề ngoài thì xem ra việc một giám mục nghỉ hưu thì Ngài đi chữa bệnh ở ngoại quốc hay về trong nước uống thuốc nam chỉ là chuyện cá nhân. Nhưng thực tế, trường hợp GM Kiệt là một ngoại lệ. Bời lẽ, theo bản tin đăng trên tờ Catholic của Tổng Giáo Phận Sydney phát hành tuần 14-5-2010 trên ấy có bản tin khá đặc biệt với tựa đề: Archbishop of Hanoi resigns. Vietnamese Government Rejoices. Catholic Communications, Sydney Archdiocese, 14 May 2010.
The Vatican accepted the resignation Archbishop of Hanoi, Joseph Kiêt. He was known as a key opponent against the Vietnamese government.Even though the archbishop says he's resigning for health reasons, the move is widely viewed as the price the Vatican must pay to establish diplomatic relations with Vietnam. tạm dịch:” TGM Hà Nội từ chức, nhà cầm quyền nhảy mừng! Vatican đã chấp thuận sự từ nhiệm của TGM Hà Nội, Joseph Kiệt, là người được biết đến như một biểu tượng chống lại nhà cầm quyền Việt Nam.
Nay Ngài trở về nước thì đến lượt nhà cầm quyền Việt cộng phải trả cái giá ấy. Gía của tinh thần Ngô Quang Kiệt đi tìm Chân Lý và Sự Thật sẽ như mưa lâu thấm đất. Giá của tinh thần đi tìm Chân Lý không dễ trói buộc ngướì dân Việt Nam vào chữ sợ hãi, tiếp tục yên lặng trước những bất công do xã hội tạo ra. Nhưng biết đâu, đó lại là cái gía hồng phúc cho Việt Nam.
Như thế, đây là bản tin đáng vui mừng. Vui mừng cho chính cá nhân của Ngài đã đạt ước nguyện là được sống và chết với hơi thở của quê hương yêu dấu của mình.
Vui mừng ví đoàn chiên được thoả lòng với Người đã tạo cho họ niềm tin, dù Ngài có thể không còn công tác trực tiếp với họ. Nhưng sức sống và hướng đi tìm Công Lý và Sự Thật sẽ không bao giờ còn ngừng lại nữa. Trái lại sẽ tiếp nối đi lên để hoàn thành ngày Công Lý cho Việt Nam.
Đơn giản hơn, đây là một cơ hội lớn để hòa giải và làm lành giữa anh em. Một cơ hội tốt để hiểu biết và cảm thông rồi giải tỏa mọi áp lực giữa chủ chăn và đoàn chiên. Một cơ hội, nếu cần, tất cả phải đấm ngực để nhìn ra những lầm lẫn của chính mình để rồi cùng nhau đưa con thuyền Giáo Hội Việt Nam vượt qua nghi nan, đến nơi có trọn vẹn niềm tin, trung tín, hiệp nhất Hơn thế, phải nhìn ra được đây là một cơ hội lớn, một hồng ân đặc biệc Chúa ban cho GHVN. Để nhờ vào đó, mọi người, mọi nhà, mọi giáo xứ, mọi địa phận đều có cơ hội canh tân đổi mới.
Đổi mới! Hoàn toàn đổi mới! Đổi mới toàn diện bộ mặt sống của mình, của gia đình, của địa phương để cùng hoà mình và dấn thân vào cuộc sống chung của Giao Hội nơi trần thế. Là nơi mà đức tin đã chỉ đường là “Đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” để sẽ không còn ai ủ ê sống trong nghi vấn, hoang mang.
Để từ đó, niềm reo vui của ngày về biến thành niềm tin tưởng dấn thân. Để ngày về của Công Lý biến thành Ngày Công Lý cho mọi nơi, cho mọi nhà và cho mọi người.
Bảo Giang
Khi nào đại diện Vatican đến Việt Nam?
Gia Minh / RFA
23:35 10/08/2010
Khi nào đại diện Vatican đến Việt Nam?
Hồi tháng sáu vừa qua, Tổ công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican đã tiến hành vòng làm việc thứ hai tại Rome. Kết quả của phiên họp đó là hai phía thống nhất sẽ có một vị đại diện không trường trú của Vatican tại Việt Nam.
Khi nghe được tin đó, giới Công giáo tại Việt Nam đang chờ đợi vị đại diện đó của Tòa Thánh.
Gia Minh hỏi chuyện Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Truyền giáo Vatican, người từng tham gia Tổ công tác Hỗn hợp trong vòng đàm phán đầu tiên ở Hà Nội về một số thông tin liên quan.
Thiện chí chung
Trước hết Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về quyết định liên quan vị đại diện không thường trú của Vatican ở Việt Nam:
Đức Ông Barnabê: Dĩ nhiên muốn có tiến trình tốt đẹp trước hết giữa Tòa Thánh và Giáo hội Việt Nam; thứ hai đối với chính phủ Việt Nam. Ý muốn, thỏa thuận, thiện chí chung muốn xây dựng Giáo hội Việt Nam cho được tốt đẹp, cũng như mối quan hệ giữa Vatican và nhà nước Việt Nam cho được mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Đó là thiện chí.
Gia Minh: Theo kinh nghiệm của Đức Ông thì tại những nơi nào phải có cấp đại diện không thường trú như thế?
Đức Ông Barnabê: Đơn cử trước đây có đại diện không thường trú của Tòa Thánh đối với Nga; thỉnh thoảng qua đó. Tại vùng Á Châu, ví dụ như Sứ thần Tòa thánh tại Thái Lan, đồng thời làm chức vụ đại diện không thường trú tại Miến Điện. Nhiệm vụ thỉnh thoảng sang Miến Điện chủ yếu gặp các giám mục; nhưng đồng thời cũng có gặp gỡ, liên hệ với chính phủ Miến Điện. Vị Sứ thần Tòa Thánh tại Thái cũng sang Lào làm việc với các giám mục Lào, bởi chưa có quan hệ ngoại giao giữa Lào và Vatican. Khi sang Lào vị Sứ Thần cũng gặp gỡ chính quyền để tạo hiểu biết hơn, cũng như giúp đỡ trong các công tác xã hội.
Đối với Việt Nam thì Tòa Thánh Vatican cũng không có quan hệ ngoại giao, ngay cả trong thời của những chế độ trước; tại đó chỉ có đức Khâm sứ mà thôi; thế nhưng từ năm 1975 không còn nữa. Nay có bước tiến thông qua thỏa thuận (về vị đại diện không thường trú của Vatican ở Việt Nam); nhưng chưa được thực hiện.
Khi nào thực hiện?
Gia Minh: Từ khi có thỏa thuận đến lúc thực hiện phải mất bao lâu?
Đức Ông Barnabê:Chưa thể biết được, vì tùy thuộc vào việc thu xếp tìm người từ phía Vatican, rồi cũng có sự thỏa thuận với chính phủ Việt Nam; nên cần thời gian.
Gia Minh: Trên mạng Internet, có tin nói cha Jean- Baptiste Etcharren, từ Hội Thừa Sai Ba Lê, đã được chọn. Đức Ông biết gì về thông tin đó?
Đức Ông Barnabê:Tôi cũng đọc trên mạng thôi, hoàn toàn không biết về vấn đề đó. Dĩ nhiên, tôi biết cha Etcharren hiểu biết Việt Nam rất nhiều, Ngài là (nguyên) tổng quyền Hội Thừa Sai Ba Lê, nói tiếng Việt rất giỏi. Có khi những người thông tin như thế ước muốn. Nhưng đó là thông tin tôi chỉ đọc được trên mạng Internet thôi.
Gia Minh: Thông thường lâu nay, trong giáo hội phải qua phẩm trật từ dưới lên; nhưng trong thời đại hiện nay, giáo dân có thể đưa thông tin đến trực tiếp với Tòa Thánh được không?
Đức Ông Barnabê:Thời đại này có những phương tiện hết sức mới mẻ như Internet, e-mail... do đó người ta có thể liên lạc một cách dễ hơn với Tòa Thánh so với trước đây.
Trong lịch sử, một người giáo dân muốn trình bày vấn đề gì với Tòa Thánh đều hoàn toàn tự do liên hệ tùy theo phương tiện mà họ có. Tòa Thánh sẵn sàng mở rộng tiếp nhận những ý kiến, suy tư, những yêu sách chính đáng của giáo dân. Điều đó không phải bây giờ mà thôi, trước đây vẫn có; nhưng bây giờ dễ hơn.
Gia Minh: Nhưng tại Tòa Thánh có một văn phòng, dạng để ‘tiếp dân’ như ở Việt Nam, không?
Đức Ông Barnabê:Giáo dân nếu đến Roma, vào văn phòng các bộ, người ta sẵn sàng tiếp. Còn việc muốn gặp những nhân vật cấp lớn, ở trên cần phải xin trước, hẹn trước, rồi người ta xem có tiếp được hay không.
Gia Minh: Vừa rồi trong giáo hội Việt Nam có những xáo động, nhưng điểm tích cực mà Đức Ông nhận thấy là gì?
Đức Ông Barnabê:Giáo hội Việt Nam đang thăng tiến. Việc bổ nhiệm các Đức giám mục, truyền chức cho linh mục, việc vào chủng viện dễ dàng hơn, việc di chuyển các linh mục - cha sở cũng dễ hơn; nhưng cũng còn gặp khó khăn. Tất cả những điều đó cho thấy có sự cởi mở, tiến triển của giáo hội Việt Nam; tuy nhiên khó khăn của giáo hội Việt Nam mà ai cũng biết đó là không có cơ quan ngôn luận riêng, không có báo riêng. Rồi việc thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện - bác ái, giáo hội vẫn còn vướng mắc, chưa được tự do. Đó là những điều chính mà giáo hội mong muốn.
Gia Minh: Về mặt báo chí thì ở Việt Nam có tờ Công giáo và Dân tộc rồi thưa Đức Ông?
Đức Ông Barnabê:Báo lấy tên ‘Công giáo & Dân tộc’ nhưng tất cả mọi người đều biết đó không phải là báo của hàng giáo phẩm, cũng như của Công giáo. Mà đó là cơ quan liên hệ mật thiết với chính phủ, với Nhà nước nên không phải cơ quan của giáo hội Công giáo.
Gia Minh: Còn về chất thế nào?
Đức Ông Barnabê:Giáo hội cần sự đóng góp nhiều hơn nữa từ phía giáo dân, những lĩnh vực mà họ phải tham gia. Tuy nhiên điều đó chưa được thực hiện.
Gia Minh: Xin chân thành cám ơn Đức Ông.
Hồi tháng sáu vừa qua, Tổ công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican đã tiến hành vòng làm việc thứ hai tại Rome. Kết quả của phiên họp đó là hai phía thống nhất sẽ có một vị đại diện không trường trú của Vatican tại Việt Nam.
Khi nghe được tin đó, giới Công giáo tại Việt Nam đang chờ đợi vị đại diện đó của Tòa Thánh.
Gia Minh hỏi chuyện Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Truyền giáo Vatican, người từng tham gia Tổ công tác Hỗn hợp trong vòng đàm phán đầu tiên ở Hà Nội về một số thông tin liên quan.
Thiện chí chung
Trước hết Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về quyết định liên quan vị đại diện không thường trú của Vatican ở Việt Nam:
Đức Ông Barnabê: Dĩ nhiên muốn có tiến trình tốt đẹp trước hết giữa Tòa Thánh và Giáo hội Việt Nam; thứ hai đối với chính phủ Việt Nam. Ý muốn, thỏa thuận, thiện chí chung muốn xây dựng Giáo hội Việt Nam cho được tốt đẹp, cũng như mối quan hệ giữa Vatican và nhà nước Việt Nam cho được mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Đó là thiện chí.
Gia Minh: Theo kinh nghiệm của Đức Ông thì tại những nơi nào phải có cấp đại diện không thường trú như thế?
Đức Ông Barnabê: Đơn cử trước đây có đại diện không thường trú của Tòa Thánh đối với Nga; thỉnh thoảng qua đó. Tại vùng Á Châu, ví dụ như Sứ thần Tòa thánh tại Thái Lan, đồng thời làm chức vụ đại diện không thường trú tại Miến Điện. Nhiệm vụ thỉnh thoảng sang Miến Điện chủ yếu gặp các giám mục; nhưng đồng thời cũng có gặp gỡ, liên hệ với chính phủ Miến Điện. Vị Sứ thần Tòa Thánh tại Thái cũng sang Lào làm việc với các giám mục Lào, bởi chưa có quan hệ ngoại giao giữa Lào và Vatican. Khi sang Lào vị Sứ Thần cũng gặp gỡ chính quyền để tạo hiểu biết hơn, cũng như giúp đỡ trong các công tác xã hội.
Đối với Việt Nam thì Tòa Thánh Vatican cũng không có quan hệ ngoại giao, ngay cả trong thời của những chế độ trước; tại đó chỉ có đức Khâm sứ mà thôi; thế nhưng từ năm 1975 không còn nữa. Nay có bước tiến thông qua thỏa thuận (về vị đại diện không thường trú của Vatican ở Việt Nam); nhưng chưa được thực hiện.
Khi nào thực hiện?
Gia Minh: Từ khi có thỏa thuận đến lúc thực hiện phải mất bao lâu?
Đức Ông Barnabê:Chưa thể biết được, vì tùy thuộc vào việc thu xếp tìm người từ phía Vatican, rồi cũng có sự thỏa thuận với chính phủ Việt Nam; nên cần thời gian.
Gia Minh: Trên mạng Internet, có tin nói cha Jean- Baptiste Etcharren, từ Hội Thừa Sai Ba Lê, đã được chọn. Đức Ông biết gì về thông tin đó?
Đức Ông Barnabê:Tôi cũng đọc trên mạng thôi, hoàn toàn không biết về vấn đề đó. Dĩ nhiên, tôi biết cha Etcharren hiểu biết Việt Nam rất nhiều, Ngài là (nguyên) tổng quyền Hội Thừa Sai Ba Lê, nói tiếng Việt rất giỏi. Có khi những người thông tin như thế ước muốn. Nhưng đó là thông tin tôi chỉ đọc được trên mạng Internet thôi.
Gia Minh: Thông thường lâu nay, trong giáo hội phải qua phẩm trật từ dưới lên; nhưng trong thời đại hiện nay, giáo dân có thể đưa thông tin đến trực tiếp với Tòa Thánh được không?
Đức Ông Barnabê:Thời đại này có những phương tiện hết sức mới mẻ như Internet, e-mail... do đó người ta có thể liên lạc một cách dễ hơn với Tòa Thánh so với trước đây.
Trong lịch sử, một người giáo dân muốn trình bày vấn đề gì với Tòa Thánh đều hoàn toàn tự do liên hệ tùy theo phương tiện mà họ có. Tòa Thánh sẵn sàng mở rộng tiếp nhận những ý kiến, suy tư, những yêu sách chính đáng của giáo dân. Điều đó không phải bây giờ mà thôi, trước đây vẫn có; nhưng bây giờ dễ hơn.
Gia Minh: Nhưng tại Tòa Thánh có một văn phòng, dạng để ‘tiếp dân’ như ở Việt Nam, không?
Đức Ông Barnabê:Giáo dân nếu đến Roma, vào văn phòng các bộ, người ta sẵn sàng tiếp. Còn việc muốn gặp những nhân vật cấp lớn, ở trên cần phải xin trước, hẹn trước, rồi người ta xem có tiếp được hay không.
Gia Minh: Vừa rồi trong giáo hội Việt Nam có những xáo động, nhưng điểm tích cực mà Đức Ông nhận thấy là gì?
Đức Ông Barnabê:Giáo hội Việt Nam đang thăng tiến. Việc bổ nhiệm các Đức giám mục, truyền chức cho linh mục, việc vào chủng viện dễ dàng hơn, việc di chuyển các linh mục - cha sở cũng dễ hơn; nhưng cũng còn gặp khó khăn. Tất cả những điều đó cho thấy có sự cởi mở, tiến triển của giáo hội Việt Nam; tuy nhiên khó khăn của giáo hội Việt Nam mà ai cũng biết đó là không có cơ quan ngôn luận riêng, không có báo riêng. Rồi việc thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện - bác ái, giáo hội vẫn còn vướng mắc, chưa được tự do. Đó là những điều chính mà giáo hội mong muốn.
Gia Minh: Về mặt báo chí thì ở Việt Nam có tờ Công giáo và Dân tộc rồi thưa Đức Ông?
Đức Ông Barnabê:Báo lấy tên ‘Công giáo & Dân tộc’ nhưng tất cả mọi người đều biết đó không phải là báo của hàng giáo phẩm, cũng như của Công giáo. Mà đó là cơ quan liên hệ mật thiết với chính phủ, với Nhà nước nên không phải cơ quan của giáo hội Công giáo.
Gia Minh: Còn về chất thế nào?
Đức Ông Barnabê:Giáo hội cần sự đóng góp nhiều hơn nữa từ phía giáo dân, những lĩnh vực mà họ phải tham gia. Tuy nhiên điều đó chưa được thực hiện.
Gia Minh: Xin chân thành cám ơn Đức Ông.
Tài Liệu - Sưu Khảo
20 Bí quyết Hạnh phúc
Trầm Thiên Thu
08:17 10/08/2010
20 Bí quyết Hạnh phúc
Hạnh phúc mau qua, nó tùy sự biến đổi của mọi thứ – từ thời tiết đến tiền bạc. Chúng ta không nói đến việc chúng ta khả dĩ đạt đến trạng thái vĩnh cửu gọi là “hạnh phúc” và vẫn duy trì được nó hay không. Có nhiều cách loại bỏ lo lắng, tức giận, thất vọng và u sầu ra khỏi hạnh phúc một vài lần trong ngày. Đây là 20 ý tưởng giúp bạn “khởi động”. Hãy chọn những cách tác dụng đối với bạn, cách này không được thì dùng cách khác.
1. Chú ý hiện tại. Hãy sống với hiện tại. Thay vì lo lắng về chuyện ngày mai khi ăn tối với gia đình, hãy tập trung vào thực tế lúc đó – đồ ăn, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em, chuyện trò,…
2. Cười to. Tham gia một sự kiện vui có thể làm tăng mức endorphin và các hormone tạo hưng phấn, đồng thời làm giảm các hormone gây stress. Các nhà nghiên cứu tại ĐH California, ở Irvine, đã thí nghiệm 16 người coi video hài, có 8 người được coi trước 3 ngày. Họ thấy mức thay đổi ngay về sinh học. Khi họ xem phim, mức hormone gây stress giảm đáng kể, còn mức endorphin tăng 27% và mức hormone phát triển (lợi ích đối với hệ miễn dịch) tăng 87%.
3. Ngủ nghỉ. Hãy ngủ trưa hàng ngày và đi ngủ từ 8 giờ tối với một cuốn sách hay, sau 60 phút thì tắt đèn. Điều này có thể giúp bạn hưng phấn hơn so với liệu pháp tắm hoặc mát-xa.
4. Âm nhạc. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc kích hoạt các phần não sản sinh hạnh phúc, các phần não đó cũng được kích hoạt bởi thực phẩm và tình dục. Một nghiên cứu khác ở người lớn tuổi được nghe loại nhạc họ thích sau khi phẫu thuật mắt, họ có mức giảm đáng kể về nhịp tim và huyết áp. Âm nhạc rất kỳ diệu!
5. Tĩnh lặng và ngăn nắp. Hầu như bạn không thể suy tư hoặc thư giãn khi nhà cửa bừa bộn và ồn ào. Cố gắng tránh ồn ào và giữ vệ sinh nhà cửa để tinh thần khả dĩ thư thái. “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” là vậy.
6. Khước từ. Khước từ là một nghệ thuật. Hãy loại bỏ các hoạt động không cần thiết và không thích hợp. Nếu có thể thì từ chối các hoạt động gây phiền phức để bạn không cảm thấy áy náy.
7. Danh sách. Hãy viết ra giấy những gì cần làm. Điều này giúp đầu óc thanh thản, không bị rối trí và không mất thời giờ sắp xếp.
8. Đừng ôm đồm. Giờ nào việc nấy. TS Edward Suarez, GS tâm lý y khoa tại ĐH Duke, thấy rằng những người ôm đồm công việc dễ bị cao huyết áp. Thay vì vừa làm việc vừa nghe điện thoại thì hãy ngưng làm việc để tập trung nghe điện thoại cho thoải mái.
9. Làm vườn. Không chỉ không khí trong lành và tập thể dục giúp giảm stress và cảm thấy khỏe mà làm vườn, ngắm hoa, chăm sóc cây kiểng, trồng cây, làm cỏ,… cũng làm bạn sảng khoái khi nhìn kết quả của mình.
10. Tách rời. Hãy tách rời với ngoại cảnh. Một tuần không đọc báo, nghe đài, xem thời sự, kiểm tra email hoặc lướt web để đầu óc thư thái, không bị ám ảnh. Biệt lập với thế giới bên ngoài để tĩnh tâm, bạn sẽ thấy nhẹ lòng và hạnh phúc hơn.
11. Vật cưng. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy lợi ích của vật cưng đối với việc làm giảm stress. Các nhà nghiên cứu phân tích đánh giá tim mạch của 240 cặp vợ chồng, 1/2 số họ có nuôi vật cưng. Các vợ chồng nuôi vật cưng giảm nhịp tim và huyết áp đáng kể so với các vợ chồng không nuôi vật cưng.
12. Hương liệu. Các nhà nghiên cứu cho thấy lợi ích của liệu pháp hương liệu khả dĩ làm giảm stress. Những người tiếp xúc hương thảo (rosemary) thì giảm mức lo lắng, tăng mức tỉnh táo và tính toán nhanh hơn. Những người tiếp xúc oải hương (lavender) thì có dạng sóng não biểu hiện tăng mức thư giãn. Có nhiều phương pháp dùng hương liệu như xịt thơm phòng, tắm hoặc mát-xa với dầu thơm, và thắp nến thơm.
13. Bỏ qua thị trường chứng khoán. Các nhà nghiên cứu Trung quốc thấy có mối liên hệ giữa chứng khóan với sức khỏe tâm thần của những người chơi chứng khóan. Hãy dành thời gian “xả hơi”, đừng “ráng” đầu tư chứng khoán.
14. Đến nơi tĩnh lặng. Thư viện, bảo tàng viện, vườn cây, và những nơi tôn nghiêm (nhà thờ, chùa chiền, đền đài,…) là những nơi tĩnh lặng giúp tâm hồn lắng đọng để cân bằng cuộc sống hiệu quả.
15. Tự nguyện. Chia sẻ tâm sự để người khác giúp bạn tăng mức hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy những người tự nguyện có thể tăng hạnh phúc, thỏa mãn cuộc sống, tự tin, kiềm chế, sống khỏe và giảm trầm cảm.
16. Trầm mặc. Các mối quan hệ giúp bạn giảm stress, nhưng đôi khi bạn vẫn cần thời gian một mình trầm mặc để nạp thêm năng lượng. Có thể đi ăn một mình, xem phim một mình, đọc sách, nghiên cứu, sáng tác, vào nhà sách, xem triển lãm,…
17. Đi bộ. Tập thể dục tốt hơn dùng thuốc trấn thống và an thần. Đi bộ có lợi cho sức khỏe và tinh thần. Nghiên cứu cho thấy đi bộ và suy nghĩ tích cực thì có lợi hơn là đi bộ bình thường. Những bước nhanh tốt hơn những bước chậm.
18. Thân thiện. Nghiên cứu hơn 1.300 người (nam và nữ ở nhiều độ tuổi) cho thấy những người có nhiều bạn thân thì tốt hơn về huyết áp, cholesterol, chuyển hóa đường máu, và ít hormone gây stress so với những người chỉ có 1 hoặc 2 bạn thân. Những người cảm thấy đơn độc và trầm cảm dễ mắc bệnh và chết yểu gấp 3-5 lần so với những người cảm thấy yêu thương, liên kết và hòa nhập.
19. Niềm tin. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những người sống tích cực với niềm tin tôn giáo sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và xử lý các đợt khủng hỏang tốt hơn. Chính cộng đồng giúp bạn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa, có thể chấp nhận và tha thứ. Nếu bạn không có niềm tin tôn giáo, tinh thần mạnh mẽ vẫn có thể tạo lợi ích tương tự.
20. Tích cực. Những người dành thời gian mỗi ngày để suy tư về các lĩnh vực tích cực của cuộc sống (sức khỏe, gia đình, bạn bè, tôn giáo, giáo dục, nhân bản,…) sẽ cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
Hạnh phúc mau qua, nó tùy sự biến đổi của mọi thứ – từ thời tiết đến tiền bạc. Chúng ta không nói đến việc chúng ta khả dĩ đạt đến trạng thái vĩnh cửu gọi là “hạnh phúc” và vẫn duy trì được nó hay không. Có nhiều cách loại bỏ lo lắng, tức giận, thất vọng và u sầu ra khỏi hạnh phúc một vài lần trong ngày. Đây là 20 ý tưởng giúp bạn “khởi động”. Hãy chọn những cách tác dụng đối với bạn, cách này không được thì dùng cách khác.
1. Chú ý hiện tại. Hãy sống với hiện tại. Thay vì lo lắng về chuyện ngày mai khi ăn tối với gia đình, hãy tập trung vào thực tế lúc đó – đồ ăn, cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em, chuyện trò,…
2. Cười to. Tham gia một sự kiện vui có thể làm tăng mức endorphin và các hormone tạo hưng phấn, đồng thời làm giảm các hormone gây stress. Các nhà nghiên cứu tại ĐH California, ở Irvine, đã thí nghiệm 16 người coi video hài, có 8 người được coi trước 3 ngày. Họ thấy mức thay đổi ngay về sinh học. Khi họ xem phim, mức hormone gây stress giảm đáng kể, còn mức endorphin tăng 27% và mức hormone phát triển (lợi ích đối với hệ miễn dịch) tăng 87%.
3. Ngủ nghỉ. Hãy ngủ trưa hàng ngày và đi ngủ từ 8 giờ tối với một cuốn sách hay, sau 60 phút thì tắt đèn. Điều này có thể giúp bạn hưng phấn hơn so với liệu pháp tắm hoặc mát-xa.
4. Âm nhạc. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc kích hoạt các phần não sản sinh hạnh phúc, các phần não đó cũng được kích hoạt bởi thực phẩm và tình dục. Một nghiên cứu khác ở người lớn tuổi được nghe loại nhạc họ thích sau khi phẫu thuật mắt, họ có mức giảm đáng kể về nhịp tim và huyết áp. Âm nhạc rất kỳ diệu!
5. Tĩnh lặng và ngăn nắp. Hầu như bạn không thể suy tư hoặc thư giãn khi nhà cửa bừa bộn và ồn ào. Cố gắng tránh ồn ào và giữ vệ sinh nhà cửa để tinh thần khả dĩ thư thái. “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” là vậy.
6. Khước từ. Khước từ là một nghệ thuật. Hãy loại bỏ các hoạt động không cần thiết và không thích hợp. Nếu có thể thì từ chối các hoạt động gây phiền phức để bạn không cảm thấy áy náy.
7. Danh sách. Hãy viết ra giấy những gì cần làm. Điều này giúp đầu óc thanh thản, không bị rối trí và không mất thời giờ sắp xếp.
8. Đừng ôm đồm. Giờ nào việc nấy. TS Edward Suarez, GS tâm lý y khoa tại ĐH Duke, thấy rằng những người ôm đồm công việc dễ bị cao huyết áp. Thay vì vừa làm việc vừa nghe điện thoại thì hãy ngưng làm việc để tập trung nghe điện thoại cho thoải mái.
9. Làm vườn. Không chỉ không khí trong lành và tập thể dục giúp giảm stress và cảm thấy khỏe mà làm vườn, ngắm hoa, chăm sóc cây kiểng, trồng cây, làm cỏ,… cũng làm bạn sảng khoái khi nhìn kết quả của mình.
10. Tách rời. Hãy tách rời với ngoại cảnh. Một tuần không đọc báo, nghe đài, xem thời sự, kiểm tra email hoặc lướt web để đầu óc thư thái, không bị ám ảnh. Biệt lập với thế giới bên ngoài để tĩnh tâm, bạn sẽ thấy nhẹ lòng và hạnh phúc hơn.
11. Vật cưng. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy lợi ích của vật cưng đối với việc làm giảm stress. Các nhà nghiên cứu phân tích đánh giá tim mạch của 240 cặp vợ chồng, 1/2 số họ có nuôi vật cưng. Các vợ chồng nuôi vật cưng giảm nhịp tim và huyết áp đáng kể so với các vợ chồng không nuôi vật cưng.
12. Hương liệu. Các nhà nghiên cứu cho thấy lợi ích của liệu pháp hương liệu khả dĩ làm giảm stress. Những người tiếp xúc hương thảo (rosemary) thì giảm mức lo lắng, tăng mức tỉnh táo và tính toán nhanh hơn. Những người tiếp xúc oải hương (lavender) thì có dạng sóng não biểu hiện tăng mức thư giãn. Có nhiều phương pháp dùng hương liệu như xịt thơm phòng, tắm hoặc mát-xa với dầu thơm, và thắp nến thơm.
13. Bỏ qua thị trường chứng khoán. Các nhà nghiên cứu Trung quốc thấy có mối liên hệ giữa chứng khóan với sức khỏe tâm thần của những người chơi chứng khóan. Hãy dành thời gian “xả hơi”, đừng “ráng” đầu tư chứng khoán.
14. Đến nơi tĩnh lặng. Thư viện, bảo tàng viện, vườn cây, và những nơi tôn nghiêm (nhà thờ, chùa chiền, đền đài,…) là những nơi tĩnh lặng giúp tâm hồn lắng đọng để cân bằng cuộc sống hiệu quả.
15. Tự nguyện. Chia sẻ tâm sự để người khác giúp bạn tăng mức hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy những người tự nguyện có thể tăng hạnh phúc, thỏa mãn cuộc sống, tự tin, kiềm chế, sống khỏe và giảm trầm cảm.
16. Trầm mặc. Các mối quan hệ giúp bạn giảm stress, nhưng đôi khi bạn vẫn cần thời gian một mình trầm mặc để nạp thêm năng lượng. Có thể đi ăn một mình, xem phim một mình, đọc sách, nghiên cứu, sáng tác, vào nhà sách, xem triển lãm,…
17. Đi bộ. Tập thể dục tốt hơn dùng thuốc trấn thống và an thần. Đi bộ có lợi cho sức khỏe và tinh thần. Nghiên cứu cho thấy đi bộ và suy nghĩ tích cực thì có lợi hơn là đi bộ bình thường. Những bước nhanh tốt hơn những bước chậm.
18. Thân thiện. Nghiên cứu hơn 1.300 người (nam và nữ ở nhiều độ tuổi) cho thấy những người có nhiều bạn thân thì tốt hơn về huyết áp, cholesterol, chuyển hóa đường máu, và ít hormone gây stress so với những người chỉ có 1 hoặc 2 bạn thân. Những người cảm thấy đơn độc và trầm cảm dễ mắc bệnh và chết yểu gấp 3-5 lần so với những người cảm thấy yêu thương, liên kết và hòa nhập.
19. Niềm tin. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những người sống tích cực với niềm tin tôn giáo sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và xử lý các đợt khủng hỏang tốt hơn. Chính cộng đồng giúp bạn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa, có thể chấp nhận và tha thứ. Nếu bạn không có niềm tin tôn giáo, tinh thần mạnh mẽ vẫn có thể tạo lợi ích tương tự.
20. Tích cực. Những người dành thời gian mỗi ngày để suy tư về các lĩnh vực tích cực của cuộc sống (sức khỏe, gia đình, bạn bè, tôn giáo, giáo dục, nhân bản,…) sẽ cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
Văn Hóa
Chúa Muốn Con Làm Gì?
Trầm Thiên Thu
08:19 10/08/2010
Chúa Muốn Con Làm Gì?
Chúa muốn con làm gì?
Lạy Chúa Trời chí thánh
Xin giúp con mau mắn
Thực thi Lời Ngài truyền
Nhiều khi lòng đau nhói
Vì tội lỗi ngập tràn
Xin rủ thương tha thứ
Tuôn đổ muôn Thánh Ân
Nhiếu khi con vui sướng
Vì sống trong Tình Ngài
Xin Chúa luôn định hướng
Chỉ yêu Ngài mà thôi
Chúa muốn con làm gì?
Lạy Chúa Trời chí thánh
Xin giúp con mau mắn
Thực thi Lời Ngài truyền
Nhiều khi lòng đau nhói
Vì tội lỗi ngập tràn
Xin rủ thương tha thứ
Tuôn đổ muôn Thánh Ân
Nhiếu khi con vui sướng
Vì sống trong Tình Ngài
Xin Chúa luôn định hướng
Chỉ yêu Ngài mà thôi
Truyền Giáo
Xuân Ly Băng
08:21 10/08/2010
Truyền Giáo
“ Ta nhắn nhủ với tất cả mọi người: Lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta phải được xuất phát từ sự thánh thiện thực sự của một cuộc sống được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, và nhất là bằng lòng yêu mến đối vói phép Thánh Thể.”
( Diễn ý Tông huấn số 76 Loan Tin mừng của Đức Thánh Cha Phaolô VI – 08/12/1975 )
Nhà truyền giáo nên là người suy niệm
Sống nội tâm và luôn luôn cầu nguyện
Yêu thinh lặng để được biết lắng nghe
Lời Thiên Chúa dạy ta phải làm gì
Dẹp ý mình để tuân hành ý Chúa
Không nóng nảy, không bao giờ vội vã
Sống bình tĩnh giữa thử thách gian nan
Nhìn lên Chúa để có sự bình an
Lòng có Chúa mới nói được về Chúa
Không có lửa làm sao mình chuyền lửa
Cho những ai đang giá lạnh cuộc đời
Nhà truyền giáo cũng chính là người
Đem Tin mừng biếu không cho nhân loại
Làm nhân chứng cho Đức Tin, Đức Ái
Biết quên mình để phục vụ tha nhân
Thương anh em như Chúa đã thương mình
Sống nghèo khó để gần người nghèo khó
Biết chia sẻ và luôn luôn niềm nở
Tiếp mọi người bất luận họ là ai
Nhà truyền giáo lấy vinh quang Nước Trời
Làm cùng đích để danh Cha cả sáng
Dám hy sinh dù phải bỏ tính mạng
Miễn là cây Thập Giá được dựng lên
Ơn Cứu Độ lan tỏa khắp mọi miền
Từ thành thị đến vùng quê hẻo lánh
Lời Tin Mừng mang tình thương, sức mạnh
Đem hy vọng và ánh sáng từ trời
Việc truyền giáo, ôi sứ mạng tuyệt vời!
“ Ta nhắn nhủ với tất cả mọi người: Lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta phải được xuất phát từ sự thánh thiện thực sự của một cuộc sống được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, và nhất là bằng lòng yêu mến đối vói phép Thánh Thể.”
( Diễn ý Tông huấn số 76 Loan Tin mừng của Đức Thánh Cha Phaolô VI – 08/12/1975 )
Nhà truyền giáo nên là người suy niệm
Sống nội tâm và luôn luôn cầu nguyện
Yêu thinh lặng để được biết lắng nghe
Lời Thiên Chúa dạy ta phải làm gì
Dẹp ý mình để tuân hành ý Chúa
Không nóng nảy, không bao giờ vội vã
Sống bình tĩnh giữa thử thách gian nan
Nhìn lên Chúa để có sự bình an
Lòng có Chúa mới nói được về Chúa
Không có lửa làm sao mình chuyền lửa
Cho những ai đang giá lạnh cuộc đời
Nhà truyền giáo cũng chính là người
Đem Tin mừng biếu không cho nhân loại
Làm nhân chứng cho Đức Tin, Đức Ái
Biết quên mình để phục vụ tha nhân
Thương anh em như Chúa đã thương mình
Sống nghèo khó để gần người nghèo khó
Biết chia sẻ và luôn luôn niềm nở
Tiếp mọi người bất luận họ là ai
Nhà truyền giáo lấy vinh quang Nước Trời
Làm cùng đích để danh Cha cả sáng
Dám hy sinh dù phải bỏ tính mạng
Miễn là cây Thập Giá được dựng lên
Ơn Cứu Độ lan tỏa khắp mọi miền
Từ thành thị đến vùng quê hẻo lánh
Lời Tin Mừng mang tình thương, sức mạnh
Đem hy vọng và ánh sáng từ trời
Việc truyền giáo, ôi sứ mạng tuyệt vời!
Thơ: Giữa cuộc bể dâu
Trầm Thiên Thu
17:23 10/08/2010
GIỮA CUỘC BỂ DÂU
Ngày đêm con cậy tin Ngài
Dù con vẫn gặp đắng cay đời thường
Nếu không có Chúa đỡ nâng
Đời con sẽ hóa hư không tức thì
Nhiều khi con thấy sợ lo
Vì sao chẳng trọn ước mơ êm đềm?
Trở trăn suốt cả ngày đêm
Thấy đời mình chỉ vô duyên thôi mà
Trần gian cạm bẫy chực chờ
Bước đời con đã ngã sa bao lần
Nhưng Tình Chúa vẫn chí nhân
Chờ con quay bước về bên cạnh Ngài
Cuộc đời dâu bể, Chúa ơi!
Vì cách xa Ngài, con phải khổ đau
Con tin cậy Chúa thương yêu
Nghẹn ngào con cất tiếng cầu thành tâm
Dẫu đời dâu bể trầm luân
Có Ngài con thấy bình an sớm chiều
TRẦM THIÊN THU
LẤP BỂ DỜI NON
Sức nào dời non, lấp bể?
Sức con người quá mọn hèn
Tháng ngày chồng chất lo toan
Đời người như viên đá cuội
Lăn mòn trên những dốc đời
Nước mắt khóc phận nhỏ nhoi
Đêm ngày triền miên nghĩ ngợi
Lòng đầy ắp những nỗi niềm
Thấy trăm năm mình vô duyên
Dòng đời xuống gềnh lên thác
Con quỵ ngã đã bao lần
Chúa vẫn giúp thêm niềm tin
Khi mẹ nặng mang đau đẻ
Sức hao mòn dáng tiêu điều
Khó khăn vất vả không nao
Dù cho thân con khuyết tật
Nhưng mẹ ấp yêu trọn niềm
Một lòng mẫu tử tình thâm
Thiên Chúa tình yêu tuyệt đối
Ơn Ngài giúp con vững tâm
Vượt qua nghịch cảnh gian truân
TRẦM THIÊN THU
HÀN MẶC TỬ
Hoảng hốt năm xưa nhuốm bệnh cùi
Anh kinh sợ cả ánh trăng tươi
Những vần xanh thắm niềm ân ái
Một trái tim si bỗng ngậm ngùi
Anh khổ vì trăng muốn bán trăng
Có ai mà dám mua trăng vàng?
Toàn thân run rẩy bên Đức Mẹ
Mộng ước trong tim vẫn chứa chan!
TRẦM THIÊN THU
LỄ PHÉP
Em ra khỏi nhà
Thưa Ông, thưa Bà
Em ra khỏi nhà
Chào Mẹ, chào Ba
Em đi học về
Thưa Ông, thưa Bà
Em đi học về
Chào Mẹ, chào Ba
Em đến trường học
Điều tốt điều hay
Em đến trường học
Lễ phép từng ngày
Em luôn chăm học
Và cũng thật ngoan
Trước tiên học LỄ
Sau là học VĂN
TRẦM THIÊN THU
Ngày đêm con cậy tin Ngài
Dù con vẫn gặp đắng cay đời thường
Nếu không có Chúa đỡ nâng
Đời con sẽ hóa hư không tức thì
Nhiều khi con thấy sợ lo
Vì sao chẳng trọn ước mơ êm đềm?
Trở trăn suốt cả ngày đêm
Thấy đời mình chỉ vô duyên thôi mà
Trần gian cạm bẫy chực chờ
Bước đời con đã ngã sa bao lần
Nhưng Tình Chúa vẫn chí nhân
Chờ con quay bước về bên cạnh Ngài
Cuộc đời dâu bể, Chúa ơi!
Vì cách xa Ngài, con phải khổ đau
Con tin cậy Chúa thương yêu
Nghẹn ngào con cất tiếng cầu thành tâm
Dẫu đời dâu bể trầm luân
Có Ngài con thấy bình an sớm chiều
TRẦM THIÊN THU
LẤP BỂ DỜI NON
Sức nào dời non, lấp bể?
Sức con người quá mọn hèn
Tháng ngày chồng chất lo toan
Đời người như viên đá cuội
Lăn mòn trên những dốc đời
Nước mắt khóc phận nhỏ nhoi
Đêm ngày triền miên nghĩ ngợi
Lòng đầy ắp những nỗi niềm
Thấy trăm năm mình vô duyên
Dòng đời xuống gềnh lên thác
Con quỵ ngã đã bao lần
Chúa vẫn giúp thêm niềm tin
Khi mẹ nặng mang đau đẻ
Sức hao mòn dáng tiêu điều
Khó khăn vất vả không nao
Dù cho thân con khuyết tật
Nhưng mẹ ấp yêu trọn niềm
Một lòng mẫu tử tình thâm
Thiên Chúa tình yêu tuyệt đối
Ơn Ngài giúp con vững tâm
Vượt qua nghịch cảnh gian truân
TRẦM THIÊN THU
HÀN MẶC TỬ
Hoảng hốt năm xưa nhuốm bệnh cùi
Anh kinh sợ cả ánh trăng tươi
Những vần xanh thắm niềm ân ái
Một trái tim si bỗng ngậm ngùi
Anh khổ vì trăng muốn bán trăng
Có ai mà dám mua trăng vàng?
Toàn thân run rẩy bên Đức Mẹ
Mộng ước trong tim vẫn chứa chan!
TRẦM THIÊN THU
LỄ PHÉP
Em ra khỏi nhà
Thưa Ông, thưa Bà
Em ra khỏi nhà
Chào Mẹ, chào Ba
Em đi học về
Thưa Ông, thưa Bà
Em đi học về
Chào Mẹ, chào Ba
Em đến trường học
Điều tốt điều hay
Em đến trường học
Lễ phép từng ngày
Em luôn chăm học
Và cũng thật ngoan
Trước tiên học LỄ
Sau là học VĂN
TRẦM THIÊN THU