Phụng Vụ - Mục Vụ
Lữa tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:18 10/08/2016
Chúa Nhật XX THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 12, 49 – 53
LỬA TÌNH YÊU
Lửa là biểu tượng sức mạnh của Thiên Chúa. Vì thế, ngay trong Sách Xuất Hành đoạn nói về bụi gai khi Môsê lên núi Khorép, Chúa hiện ra trong bụi gai với lửa bốc cháy, Ngài phán với Môsê :” Cúi mặt xuống. Cởi dép ra.Đừng lại gần vì đây là đất thánh “. Sự uy nghi và sức mạnh của Thiên Chúa khiến Môsê không dám lại gần bụi gai và phải cúi mặt xuống đất.
Chúa Giêsu đã nói :” Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên ! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất ! “. Lửa ở đây là lửa tình yêu bởi vì Chúa Giêsu đem tình yêu cho nhân loại, cho thế giới, thế gian và cho hết thảy mọi người, Ngài mong muốn tình yêu của Ngài biến đổi tâm hồn mọi người, cho mọi người biết thương yêu nhau và biết tôn kính Thiên Chúa. Lửa tình yêu này, Chúa đem đến cho thế gian và mong nó bùng cháy lên. Thiên Chúa là tình yêu. Lửa tình yêu là sức mạnh : soi sáng và đốt cháy. Lửa ấy là Thánh Thần mà ngày lễ Ngũ Tuần đã biến đổi tất cả, đã đem lại sự sống mới cho các môn đệ, các tông đồ và mọi người. Chúa Giêsu chỉ hoàn tất sứ vụ tình yêu này bằng cuộc thương khó và tử nạn trên thập giá để cứu chuộc loài người, cứu độ mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu trước sự đau khổ, trước cái chết đã bồn chồn sợ hãi, nhưng đó là ý của Chúa Cha, nên Ngài sẵn sàng chấp nhận. Sự hy sinh vì tình yêu của Chúa Giêsu đem lại sự bình an cho con người.
Do đó, muốn trở nên môn đệ chân chính của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đón nhận lửa tình yêu mà Ngài mang đến. Tâm hồn của chúng ta phải đầy lửa chúng ta mới có thể chia sẻ tình yêu của Chúa cho người khác được. Đó là điều kiện căn bản của những ai muốn làm môn đệ của Chúa, những ai có trách nhiệm, bổn phận làm cho lửa cháy lên trong các tâm hồn. Điều kiện khác là các môn đệ của Chúa phải sẵn sàng hy sinh, quảng đại, xả kỷ, Chúa phán :” Thầy đến để đem sự chia rẽ “. Điều Chúa nói ở đây thật là trái ngược! Chúa đem sự bình an nhưng tại sao lại là sự chia rẽ. Việc Chúa nói ở đây không có nghĩa chia rẽ, xáo trộn nhưng Ngài có ý nói trong ngay con người đã có tối và sáng, điều tốt và điều xấu. Do đó, chúng ta phải biết cân nhắc chọn lựa : :” Cái tốt hoặc Cái tốt. Bóng tối hay Ánh sáng “. Xưa nay, những người sống tốt lành thường bị những người xấu chống đối.Chính vì thế mới có những cuộc bắt bớ đạo, mới có các thánh tử đạo vv…Tình yêu chân chính đòi chọn lựa và hy sinh. Bởi vì, sự thù ghét, đối chọi có thể do vua chúa, quan quyền, nhưng có thể do cha mẹ, con cái, anh em vv…Chúa đã nói :” Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không đáng làm môn đệ Ta “. Thực tế, theo Chúa Giêsu, những môn đệ của Ngài luôn phải chấp nhận hy sinh, chấp nhận sự chống đối. Lịch sử Giáo Hội đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chúa Giêsu đã đem lửa và máu đến thế gian. Ngài đã làm cho lửa tình yêu của Ngài tỏa sáng khắp nơi, đã làm cho nhiều tâm hồn cháy rực lửa tình yêu, làm cho nhiều người hăng say, vững tin và họ hiên ngang làm chứng cho Chúa bất chấp gian nan, nguy hiểm. Máu của Ngài đã đổ ra trên thập giá để gột sạch tội lỗi con người và mang ơn cứu rỗi cho loài người cho con người…Người môn đệ của Chúa tin tưởng rằng trong cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ, sự dữ, tội lỗi, họ luôn có Chúa và với sức mạnh của Chúa Thánh Thần họ sẽ thắng trận vẻ vang.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đem tình yêu từ trời xuống cho nhân loại, cho chúng con và Chúa muốn cho lửa tình yêu bùng cháy lên trong tâm hồn chúng con. Chúa muốn chúng con yêu thương nhau như Chúa yêu chúng con và kính mến tôn thờ Chúa hết linh hồn hết trí khôn. Để hoàn tất sứ vụ tình yêu này, Chúa sẵn lòng hy sinh, chịu chết trên thập giá để cứu rỗi nhân loại, cứu độ con người. Xin cho chúng con hiểu được tình yêu cao cả của Chúa để chúng con sẵn sàng yêu thương nhau và làm cho nhiều người nhận biết Chúa, tôn thờ Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Lửa theo ý Chúa là gì ?
2.Chia rẽ ở đây là gì ?
3.Điều kiện để làm môn đệ của Chúa ?
4.Tại sao Chúa nói với ông Môsê cúi mặt xuống đất ?
Lc 12, 49 – 53
LỬA TÌNH YÊU
Lửa là biểu tượng sức mạnh của Thiên Chúa. Vì thế, ngay trong Sách Xuất Hành đoạn nói về bụi gai khi Môsê lên núi Khorép, Chúa hiện ra trong bụi gai với lửa bốc cháy, Ngài phán với Môsê :” Cúi mặt xuống. Cởi dép ra.Đừng lại gần vì đây là đất thánh “. Sự uy nghi và sức mạnh của Thiên Chúa khiến Môsê không dám lại gần bụi gai và phải cúi mặt xuống đất.
Chúa Giêsu đã nói :” Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên ! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất ! “. Lửa ở đây là lửa tình yêu bởi vì Chúa Giêsu đem tình yêu cho nhân loại, cho thế giới, thế gian và cho hết thảy mọi người, Ngài mong muốn tình yêu của Ngài biến đổi tâm hồn mọi người, cho mọi người biết thương yêu nhau và biết tôn kính Thiên Chúa. Lửa tình yêu này, Chúa đem đến cho thế gian và mong nó bùng cháy lên. Thiên Chúa là tình yêu. Lửa tình yêu là sức mạnh : soi sáng và đốt cháy. Lửa ấy là Thánh Thần mà ngày lễ Ngũ Tuần đã biến đổi tất cả, đã đem lại sự sống mới cho các môn đệ, các tông đồ và mọi người. Chúa Giêsu chỉ hoàn tất sứ vụ tình yêu này bằng cuộc thương khó và tử nạn trên thập giá để cứu chuộc loài người, cứu độ mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu trước sự đau khổ, trước cái chết đã bồn chồn sợ hãi, nhưng đó là ý của Chúa Cha, nên Ngài sẵn sàng chấp nhận. Sự hy sinh vì tình yêu của Chúa Giêsu đem lại sự bình an cho con người.
Do đó, muốn trở nên môn đệ chân chính của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đón nhận lửa tình yêu mà Ngài mang đến. Tâm hồn của chúng ta phải đầy lửa chúng ta mới có thể chia sẻ tình yêu của Chúa cho người khác được. Đó là điều kiện căn bản của những ai muốn làm môn đệ của Chúa, những ai có trách nhiệm, bổn phận làm cho lửa cháy lên trong các tâm hồn. Điều kiện khác là các môn đệ của Chúa phải sẵn sàng hy sinh, quảng đại, xả kỷ, Chúa phán :” Thầy đến để đem sự chia rẽ “. Điều Chúa nói ở đây thật là trái ngược! Chúa đem sự bình an nhưng tại sao lại là sự chia rẽ. Việc Chúa nói ở đây không có nghĩa chia rẽ, xáo trộn nhưng Ngài có ý nói trong ngay con người đã có tối và sáng, điều tốt và điều xấu. Do đó, chúng ta phải biết cân nhắc chọn lựa : :” Cái tốt hoặc Cái tốt. Bóng tối hay Ánh sáng “. Xưa nay, những người sống tốt lành thường bị những người xấu chống đối.Chính vì thế mới có những cuộc bắt bớ đạo, mới có các thánh tử đạo vv…Tình yêu chân chính đòi chọn lựa và hy sinh. Bởi vì, sự thù ghét, đối chọi có thể do vua chúa, quan quyền, nhưng có thể do cha mẹ, con cái, anh em vv…Chúa đã nói :” Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không đáng làm môn đệ Ta “. Thực tế, theo Chúa Giêsu, những môn đệ của Ngài luôn phải chấp nhận hy sinh, chấp nhận sự chống đối. Lịch sử Giáo Hội đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chúa Giêsu đã đem lửa và máu đến thế gian. Ngài đã làm cho lửa tình yêu của Ngài tỏa sáng khắp nơi, đã làm cho nhiều tâm hồn cháy rực lửa tình yêu, làm cho nhiều người hăng say, vững tin và họ hiên ngang làm chứng cho Chúa bất chấp gian nan, nguy hiểm. Máu của Ngài đã đổ ra trên thập giá để gột sạch tội lỗi con người và mang ơn cứu rỗi cho loài người cho con người…Người môn đệ của Chúa tin tưởng rằng trong cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ, sự dữ, tội lỗi, họ luôn có Chúa và với sức mạnh của Chúa Thánh Thần họ sẽ thắng trận vẻ vang.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đem tình yêu từ trời xuống cho nhân loại, cho chúng con và Chúa muốn cho lửa tình yêu bùng cháy lên trong tâm hồn chúng con. Chúa muốn chúng con yêu thương nhau như Chúa yêu chúng con và kính mến tôn thờ Chúa hết linh hồn hết trí khôn. Để hoàn tất sứ vụ tình yêu này, Chúa sẵn lòng hy sinh, chịu chết trên thập giá để cứu rỗi nhân loại, cứu độ con người. Xin cho chúng con hiểu được tình yêu cao cả của Chúa để chúng con sẵn sàng yêu thương nhau và làm cho nhiều người nhận biết Chúa, tôn thờ Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Lửa theo ý Chúa là gì ?
2.Chia rẽ ở đây là gì ?
3.Điều kiện để làm môn đệ của Chúa ?
4.Tại sao Chúa nói với ông Môsê cúi mặt xuống đất ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 10/08/2016
94. ĐÁP SAI CÂU HỎI.
Sau khi quân Tần tấn công phá Trường Bình, lại đem quân vây quân Triệu ở Hàm Đan. Tình thế rất nguy cập, Triệu Tương Bình Nguyên quân nhất thời không có kế sách nào tốt để giải cứu, chỉ có thể ngồi trong nhà buồn rầu. Nhìn thấy viên sử quan làm trong phủ liền hỏi:
- “Ở trong phủ còn có công việc gì chưa làm xong không ?”
Sử quan không trả lời, Tân Viên Diễn ngồi một bên lên tiếng nói:
- “Chỉ có một việc chưa làm, đó là ngoài thành còn một số tên trộm chưa bắt được để đưa ra tòa !”
(Ngải tử tạp thuyết)
Suy tư 94:
Trong cuộc sống có thể chúng ta đã làm rất nhiều việc, tốt có xấu có, nhưng chỉ có một việc rất quan trọng mà chúng ta chưa làm, đó là chuẩn bị tâm hồn để chờ đón Chúa đến.
Chuẩn bị tâm hồn để chờ đón Chúa thì trước hết phải dọn tâm hồn cho sạch sẽ, quét đi những rác rưỡi bụi bặm, lau sạch những nơi tì ố, chính là những tội nặng nhẹ của chúng ta, nơi bí tích giải tội chúng ta làm được điều ấy.
Chuẩn bị tâm hồn cũng có nghĩa là luôn luôn kết hợp với Chúa, đặc biệt là nơi bí tích Thánh Thể chúng ta sẽ tìm được những phương pháp hay nhất để chuẩn bị Chúa đến, không có ai đợi người yêu với một tâm hồn lạnh như băng (chỉ có những kẻ hận tình), nhưng những kẻ yêu nhau họ luôn mang một tâm trạng tràn ngập yêu thương và mong người yêu từng giây từng phút. Đợi chờ Chúa đến cũng như vậy mà thôi.
Thật rất là thiếu sót nếu chúng ta chưa chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa ngay từ bây giờ.
“Maranatha” Lạy Chúa xin hãy đến, vì chúng con đã chuẩn bị tâm hồn để đợi Chúa đây.
Ôi ! Hạnh phúc biết chừng nào khi chủ về mà thấy đầy tớ vẫn còn tỉnh thức, ông chủ sẽ vui vẻ mà chúc phúc cho tên đầy tớ ấy, và đặt anh ta làm quản gia cai quản gia sản của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Sau khi quân Tần tấn công phá Trường Bình, lại đem quân vây quân Triệu ở Hàm Đan. Tình thế rất nguy cập, Triệu Tương Bình Nguyên quân nhất thời không có kế sách nào tốt để giải cứu, chỉ có thể ngồi trong nhà buồn rầu. Nhìn thấy viên sử quan làm trong phủ liền hỏi:
- “Ở trong phủ còn có công việc gì chưa làm xong không ?”
Sử quan không trả lời, Tân Viên Diễn ngồi một bên lên tiếng nói:
- “Chỉ có một việc chưa làm, đó là ngoài thành còn một số tên trộm chưa bắt được để đưa ra tòa !”
(Ngải tử tạp thuyết)
Suy tư 94:
Trong cuộc sống có thể chúng ta đã làm rất nhiều việc, tốt có xấu có, nhưng chỉ có một việc rất quan trọng mà chúng ta chưa làm, đó là chuẩn bị tâm hồn để chờ đón Chúa đến.
Chuẩn bị tâm hồn để chờ đón Chúa thì trước hết phải dọn tâm hồn cho sạch sẽ, quét đi những rác rưỡi bụi bặm, lau sạch những nơi tì ố, chính là những tội nặng nhẹ của chúng ta, nơi bí tích giải tội chúng ta làm được điều ấy.
Chuẩn bị tâm hồn cũng có nghĩa là luôn luôn kết hợp với Chúa, đặc biệt là nơi bí tích Thánh Thể chúng ta sẽ tìm được những phương pháp hay nhất để chuẩn bị Chúa đến, không có ai đợi người yêu với một tâm hồn lạnh như băng (chỉ có những kẻ hận tình), nhưng những kẻ yêu nhau họ luôn mang một tâm trạng tràn ngập yêu thương và mong người yêu từng giây từng phút. Đợi chờ Chúa đến cũng như vậy mà thôi.
Thật rất là thiếu sót nếu chúng ta chưa chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa ngay từ bây giờ.
“Maranatha” Lạy Chúa xin hãy đến, vì chúng con đã chuẩn bị tâm hồn để đợi Chúa đây.
Ôi ! Hạnh phúc biết chừng nào khi chủ về mà thấy đầy tớ vẫn còn tỉnh thức, ông chủ sẽ vui vẻ mà chúc phúc cho tên đầy tớ ấy, và đặt anh ta làm quản gia cai quản gia sản của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 10/08/2016
15. Ai không vâng lời chủ nhân thì không phải đầy tớ của chủ nhân.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Singapore: Lòng thương xót làm cho một quốc gia trở nên cao thượng
Chân Phương
08:56 10/08/2016
Singapore: Lòng thương xót làm cho một quốc gia trở nên cao thượng
Singapore - Trong thông điệp gửi đến đồng bào nhân dịp kỉ niệm 51 năm độc lập khỏi Malaysia (9 tháng 8 năm 1965), Đức Cha William Goh - Tổng Giám Mục của Singapore viết rằng: "Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, công nghệ và đời sống xã hội ở Singapore trong suốt 51 năm qua, người dân của đảo quốc này sẽ không thể gọi mình là "một quốc gia thành công, khôn ngoan và cao thượng nếu chúng ta không thể hiện mình là những người có lòng từ bi và biết thương xót".
Trong hơn 50 năm qua, "chúng ta đã cùng với các nhà lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng một xã hội tiến bộ với cơ sở hạ tầng hoàn thiện và quản trị minh bạch. Kết quả là Singapore đã phát triển về kinh tế, công nghệ và chính trị xứng tầm một quốc gia. Có sự bình đẳng, công bằng và hòa hợp ở đất nước chúng ta. Thật vậy, chúng ta có thể tự hào về những thành tựu của mình".
Sau lời tạ ơn Chúa vì đã làm cho các quốc gia này trở nên "tốt đẹp, có vị thế, có những nhà lãnh đạo tài năng với giá trị đạo đức thanh liêm và kiên cường", Đức Cha Goh nhấn mạnh rằng: "Trong thành công đó, chúng ta đừng bao giờ lãng quên những người nghèo khổ và thiệt thòi ở nước ta và trên thế giới, đặc biệt là những nước Á Châu. Trong Năm Thánh Lòng thương xót này, chúng ta với tư cách đã là một quốc gia, được thôi thúc thoát ly khỏi chính mình mà chú ý đến tha nhân, những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta".
"Đầu tiên là những người nghèo đói và thiếu thốn ở đằng sau lưng chúng ta. Đừng bao giờ nghĩ rằng sự nghèo đói và đau khổ đã bị loại trừ ra khỏi xã hội của chúng ta. Nhiều người vẫn còn thiếu thốn những nhu yếu phẩm, thiếu khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc y tế".
"Nhiều người cao niên bị con cái bỏ rơi hoặc phải sống một mình mà không có ai giúp đỡ họ. Thường thì họ phải chịu đựng trong sự im lặng, cô đơn và đau khổ. Họ thường bị xã hội lãng quên. Một số người già thậm chí còn không có một nơi gọi là nhà. Hiện vẫn còn nhiều người mỗi ngày vẫn không có bữa ăn đầy đủ".
Ngoài những người thiếu thốn về vật chất, Đức tổng giám mục còn nói rằng "chúng ta phải nhớ đến những người bị thiệt thòi trong xã hội: tàn tật vì đột quỵ, tai nạn hoặc bẩm sinh; người bị thiểu năng trí tuệ, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mất trí nhớ..."
"Nhưng chúng ta cũng cần phải mở rộng lòng thương xót và bác ái nhiều hơn đến các dân tộc và quốc gia nghèo đói hơn xung quanh chúng ta", ở những nơi mà "nhiều người không được đi học đến nơi đến chốn và thậm chí không được chăm sóc sức khỏe cơ bản".
"Thật vậy, khi chúng ta nhìn vào giới trẻ ở các quốc gia đó, họ dường như không có tương lai, trừ khi các quốc gia giàu có sẵn sàng giúp đỡ họ thoát ly khỏi cái vòng đói nghèo thông qua việc giáo dục".
Đức Tổng Giám Mục cũng kêu gọi giúp đỡ các gia đình, đặc biệt là các gia đình khó khăn, "những người đã ly dị hoặc đang trải qua thời điểm sóng gió trong đời sống hôn nhân. Họ cần lời cầu nguyện, lòng thương xót và cảm thông của chúng ta".
Đối với Đức Cha Goh, thương xót thôi thì chưa đủ, "bác ái mà không có chân lý thì không thể cứu vớt một người cách trọn vẹn. Chân lý trong Tin Vui về tình yêu của Thiên Chúa phải được loan truyền chứ đừng thỏa hiệp".
"Nếu không loan báo Chúa Kitô chính là lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc chia sẻ Lời Chúa, Thánh Thể và các bí tích, đặc biệt là bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhân nghĩa là chúng ta đang lừa dối đồng bào mình".
"Nếu người Singapore mang Chúa Kitô đến cho người khác thì đất nước chúng ta có thể thực sự được gọi là cao thượng và khôn ngoan". (AsiaNews)
Chân Phương
Singapore - Trong thông điệp gửi đến đồng bào nhân dịp kỉ niệm 51 năm độc lập khỏi Malaysia (9 tháng 8 năm 1965), Đức Cha William Goh - Tổng Giám Mục của Singapore viết rằng: "Mặc dù có sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, công nghệ và đời sống xã hội ở Singapore trong suốt 51 năm qua, người dân của đảo quốc này sẽ không thể gọi mình là "một quốc gia thành công, khôn ngoan và cao thượng nếu chúng ta không thể hiện mình là những người có lòng từ bi và biết thương xót".
Sau lời tạ ơn Chúa vì đã làm cho các quốc gia này trở nên "tốt đẹp, có vị thế, có những nhà lãnh đạo tài năng với giá trị đạo đức thanh liêm và kiên cường", Đức Cha Goh nhấn mạnh rằng: "Trong thành công đó, chúng ta đừng bao giờ lãng quên những người nghèo khổ và thiệt thòi ở nước ta và trên thế giới, đặc biệt là những nước Á Châu. Trong Năm Thánh Lòng thương xót này, chúng ta với tư cách đã là một quốc gia, được thôi thúc thoát ly khỏi chính mình mà chú ý đến tha nhân, những người cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng ta".
"Đầu tiên là những người nghèo đói và thiếu thốn ở đằng sau lưng chúng ta. Đừng bao giờ nghĩ rằng sự nghèo đói và đau khổ đã bị loại trừ ra khỏi xã hội của chúng ta. Nhiều người vẫn còn thiếu thốn những nhu yếu phẩm, thiếu khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc y tế".
"Nhiều người cao niên bị con cái bỏ rơi hoặc phải sống một mình mà không có ai giúp đỡ họ. Thường thì họ phải chịu đựng trong sự im lặng, cô đơn và đau khổ. Họ thường bị xã hội lãng quên. Một số người già thậm chí còn không có một nơi gọi là nhà. Hiện vẫn còn nhiều người mỗi ngày vẫn không có bữa ăn đầy đủ".
Ngoài những người thiếu thốn về vật chất, Đức tổng giám mục còn nói rằng "chúng ta phải nhớ đến những người bị thiệt thòi trong xã hội: tàn tật vì đột quỵ, tai nạn hoặc bẩm sinh; người bị thiểu năng trí tuệ, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mất trí nhớ..."
"Nhưng chúng ta cũng cần phải mở rộng lòng thương xót và bác ái nhiều hơn đến các dân tộc và quốc gia nghèo đói hơn xung quanh chúng ta", ở những nơi mà "nhiều người không được đi học đến nơi đến chốn và thậm chí không được chăm sóc sức khỏe cơ bản".
"Thật vậy, khi chúng ta nhìn vào giới trẻ ở các quốc gia đó, họ dường như không có tương lai, trừ khi các quốc gia giàu có sẵn sàng giúp đỡ họ thoát ly khỏi cái vòng đói nghèo thông qua việc giáo dục".
Đức Tổng Giám Mục cũng kêu gọi giúp đỡ các gia đình, đặc biệt là các gia đình khó khăn, "những người đã ly dị hoặc đang trải qua thời điểm sóng gió trong đời sống hôn nhân. Họ cần lời cầu nguyện, lòng thương xót và cảm thông của chúng ta".
Đối với Đức Cha Goh, thương xót thôi thì chưa đủ, "bác ái mà không có chân lý thì không thể cứu vớt một người cách trọn vẹn. Chân lý trong Tin Vui về tình yêu của Thiên Chúa phải được loan truyền chứ đừng thỏa hiệp".
"Nếu không loan báo Chúa Kitô chính là lòng thương xót của Thiên Chúa qua việc chia sẻ Lời Chúa, Thánh Thể và các bí tích, đặc biệt là bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhân nghĩa là chúng ta đang lừa dối đồng bào mình".
"Nếu người Singapore mang Chúa Kitô đến cho người khác thì đất nước chúng ta có thể thực sự được gọi là cao thượng và khôn ngoan". (AsiaNews)
Chân Phương
Một dự luật của California có thể gây tổn hại cho các sinh viên nghèo tại các trường tôn giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:26 10/08/2016
Một dự luật của California có thể gây tổn hại cho các sinh viên nghèo tại các trường tôn giáo.
Sacramento, Calif (EWTN News/CNA):Sinh viên nghèo được trợ giúp tài chính của tiểu bang đang theo học tại các trường tôn giáo mà các trường này bất đồng tư tưởng về hôn nhân đồng tính và giới tính sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi một dự luật của tiểu bang Califorina.
“Những sinh viên sẽ trở thành nạn nhân tệ hại nhất trong tất cả những điều luật này. Dự luật này không cho phép những sinh viên theo học tại một trường để vừa có thể học đạo trong khi vẫn học được kiến thức chuyên môn để tốt nghiệp.” Kevin Mannoia, giáo sư tuyên úy tại đại học Azusa Pacific đã nói như vậy.
Dự luật S.B.1146 có thể gây nên hiệu quả rất lớn về tài chánh cho các sinh viên này và các trường các em muốn theo học và tệ hại hơn nữa có thể dẫn đến việc các trường này phải đóng cửa.
Giáo sư Mannioia nói với đài EWTN News hôm 5 tháng Tám rằng “Các em không thể chọn những trường loại này vì nó không còn tồn tại được nữa.”
Đại học Azusa Pacific là một trường đại học đa Kitô giáo ở California.
Quốc hội tiểu bang đang xem xét một dự luật đòi buộc các trường phải dung hòa niềm tin tôn giáo hay phải đối diện với các vụ kiện và chấm dứt việc nhận tài trợ của chương trình Calgrant ( trợ giúp tiền học của tiểu bang California).
Ngôn từ của dự luật vòng vo.Dự luật không cấm các sinh hoạt khác nhau của các trường nhưng liền sau đó lại cho rằng việc miễn trừ này chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt.
Nếu các trường nào cấp nhà ở và phòng vệ sinh cho sinh viên “theo giới tính nhận diện của họ” thì cũng phải dành nhà ở hay nhà vệ sinh đó cho hoặc nam hay nữ sinh viên. Các trường cấp phòng cho các sinh viên đã lập gia đình và những sinh viên có con nhỏ thì cũng phải cấp những phòng này dành cho cả những cặp vợ chồng khác phái và những cặp vợ chồng đồng tính.
Những nguyên tắc đạo đức và thực hành tôn giáo chỉ có thể được thi hành nếu các trường “áp dụng thống nhất cho tất cả các sinh viên bất kể là phương hướng tình dục hay giới tính của họ.”
Giáo sư Mannoia cho rằng dự luật có những động cơ khá tốt để bảo vệ sinh viên. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng các trường Kitô giáo đã sẵn có“ quyết tâm” đối với sự an toàn và chống lại thái độ thù nghịch cũng như phân biệt đối xử theo truyền thống từ lâu rồi.
Ông nói thêm “ Chúng tôi dồn nhiều công sức cho vấn đề này.”
Các trường cũng quyết tâm đối với niềm tin tôn giáo của mình và những quy tắc đạo đức, nhưng tiếc thay những nỗ lực đó cũng là mục tiêu tấn công của dự luật này.
Ông Mannoia nói “Nếu một trường có nỗ lực như thế được xây dựng trên cam kết tôn giáo đối với một lối sống hay một quan điểm về hôn nhân hay sự thân mật tính dục, thì chính quyền lại có thể nói là không cung cấp học bổng cho bất cứ trường nào bày tỏ quan điểm này hay nói là các trường này cá biệt phù hợp với hệ thống đức tin ấy.”
Việc đòi buộc tham dự cầu nguyện, các môn học về tôn giáo và về Kinh Thánh, việc thu nhận học sinh cũng như mướn ban giảng huấn có niềm tin tôn giáo có thể là mục tiêu tấn công của dự luật này.
Quốc hội “sẽ gọt mòn khả năng điều hành các trường này theo cách phù hợp với giá trị niềm tin của họ.”
Nếu các trường không thay đổi niềm tin của họ, họ sẽ phải từ chối nhận tiền trợ cấp của tiểu bang. Tiền này giúp cho các sinh viên nghèo có thể học lên cao hơn tại các trường mà họ chọn, bao gồm cả các trường phù hợp với niềm tin tôn giáo của họ.
Có khoảng 25 phần trăm sinh viên tại các trường tôn giáo nhận học bổng này. Trong số những sinh viên này, có vào khoảng 80 phần trăm là dân nghèo. Tại một số trường, có tới 40-45 phần trăm sinh viên nhận học bổng Calgrant.
Có một số trường có thể sẽ không đứng vững về tài chánh nếu không có sinh viên nhận học bổng Calgrant.
Tôi có linh cảm là một số trường sẽ phải đóng cửa ở bang California. Chắc chắn là tất cả các trường tôn giáo sẽ phải tổ chức lại các ưu tiên của họ để thay thế sự thiếu hụt tài chánh đó.
Ông nói rằng ngay cả khi ngân quỹ được thay thế bằng các nguồn khác đi chăng nữa, thì vấn đề quan trọng, về lâu dài là quyền tự do tôn giáo của các trường trong việc điều hành và thuê mướn theo một cách nào đó phù hợp niềm tin của họ.
Việc có thể xảy ra này “đang trong giai đoạn nguy hiểm và trở thành trách nhiệm cho mọi người.”
Ông Mannoia nói rằng mong quý vị ủng hộ các trường tôn giáo hãy liên lạc với các dân biểu tiểu bang California để phản đối dự luật này.
“Đây không phải là lúc để Giáo Hội trở nên cay độc hay đối kháng. Cũng không phải lúc để tấn công bất cứ nhóm nào trong nền văn hóa của chúng ta nhằm đánh bại nó.
“Đây chính là lúc cho một nền giáo dục Kitô giáo cao hơn, cho các trường tôn giáo, kể về những câu chuyện của họ. Đây là lúc chúng ta hình thành những vấn đề lớn về tự do tôn giáo, sự chọn lựa của sinh viên và giúp cho sinh viên tiến đến một nền giáo dục cao hơn.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Sacramento, Calif (EWTN News/CNA):Sinh viên nghèo được trợ giúp tài chính của tiểu bang đang theo học tại các trường tôn giáo mà các trường này bất đồng tư tưởng về hôn nhân đồng tính và giới tính sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi một dự luật của tiểu bang Califorina.
“Những sinh viên sẽ trở thành nạn nhân tệ hại nhất trong tất cả những điều luật này. Dự luật này không cho phép những sinh viên theo học tại một trường để vừa có thể học đạo trong khi vẫn học được kiến thức chuyên môn để tốt nghiệp.” Kevin Mannoia, giáo sư tuyên úy tại đại học Azusa Pacific đã nói như vậy.
Dự luật S.B.1146 có thể gây nên hiệu quả rất lớn về tài chánh cho các sinh viên này và các trường các em muốn theo học và tệ hại hơn nữa có thể dẫn đến việc các trường này phải đóng cửa.
Giáo sư Mannioia nói với đài EWTN News hôm 5 tháng Tám rằng “Các em không thể chọn những trường loại này vì nó không còn tồn tại được nữa.”
Đại học Azusa Pacific là một trường đại học đa Kitô giáo ở California.
Quốc hội tiểu bang đang xem xét một dự luật đòi buộc các trường phải dung hòa niềm tin tôn giáo hay phải đối diện với các vụ kiện và chấm dứt việc nhận tài trợ của chương trình Calgrant ( trợ giúp tiền học của tiểu bang California).
Ngôn từ của dự luật vòng vo.Dự luật không cấm các sinh hoạt khác nhau của các trường nhưng liền sau đó lại cho rằng việc miễn trừ này chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt.
Nếu các trường nào cấp nhà ở và phòng vệ sinh cho sinh viên “theo giới tính nhận diện của họ” thì cũng phải dành nhà ở hay nhà vệ sinh đó cho hoặc nam hay nữ sinh viên. Các trường cấp phòng cho các sinh viên đã lập gia đình và những sinh viên có con nhỏ thì cũng phải cấp những phòng này dành cho cả những cặp vợ chồng khác phái và những cặp vợ chồng đồng tính.
Những nguyên tắc đạo đức và thực hành tôn giáo chỉ có thể được thi hành nếu các trường “áp dụng thống nhất cho tất cả các sinh viên bất kể là phương hướng tình dục hay giới tính của họ.”
Giáo sư Mannoia cho rằng dự luật có những động cơ khá tốt để bảo vệ sinh viên. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng các trường Kitô giáo đã sẵn có“ quyết tâm” đối với sự an toàn và chống lại thái độ thù nghịch cũng như phân biệt đối xử theo truyền thống từ lâu rồi.
Ông nói thêm “ Chúng tôi dồn nhiều công sức cho vấn đề này.”
Các trường cũng quyết tâm đối với niềm tin tôn giáo của mình và những quy tắc đạo đức, nhưng tiếc thay những nỗ lực đó cũng là mục tiêu tấn công của dự luật này.
Ông Mannoia nói “Nếu một trường có nỗ lực như thế được xây dựng trên cam kết tôn giáo đối với một lối sống hay một quan điểm về hôn nhân hay sự thân mật tính dục, thì chính quyền lại có thể nói là không cung cấp học bổng cho bất cứ trường nào bày tỏ quan điểm này hay nói là các trường này cá biệt phù hợp với hệ thống đức tin ấy.”
Việc đòi buộc tham dự cầu nguyện, các môn học về tôn giáo và về Kinh Thánh, việc thu nhận học sinh cũng như mướn ban giảng huấn có niềm tin tôn giáo có thể là mục tiêu tấn công của dự luật này.
Quốc hội “sẽ gọt mòn khả năng điều hành các trường này theo cách phù hợp với giá trị niềm tin của họ.”
Nếu các trường không thay đổi niềm tin của họ, họ sẽ phải từ chối nhận tiền trợ cấp của tiểu bang. Tiền này giúp cho các sinh viên nghèo có thể học lên cao hơn tại các trường mà họ chọn, bao gồm cả các trường phù hợp với niềm tin tôn giáo của họ.
Có khoảng 25 phần trăm sinh viên tại các trường tôn giáo nhận học bổng này. Trong số những sinh viên này, có vào khoảng 80 phần trăm là dân nghèo. Tại một số trường, có tới 40-45 phần trăm sinh viên nhận học bổng Calgrant.
Có một số trường có thể sẽ không đứng vững về tài chánh nếu không có sinh viên nhận học bổng Calgrant.
Tôi có linh cảm là một số trường sẽ phải đóng cửa ở bang California. Chắc chắn là tất cả các trường tôn giáo sẽ phải tổ chức lại các ưu tiên của họ để thay thế sự thiếu hụt tài chánh đó.
Ông nói rằng ngay cả khi ngân quỹ được thay thế bằng các nguồn khác đi chăng nữa, thì vấn đề quan trọng, về lâu dài là quyền tự do tôn giáo của các trường trong việc điều hành và thuê mướn theo một cách nào đó phù hợp niềm tin của họ.
Việc có thể xảy ra này “đang trong giai đoạn nguy hiểm và trở thành trách nhiệm cho mọi người.”
Ông Mannoia nói rằng mong quý vị ủng hộ các trường tôn giáo hãy liên lạc với các dân biểu tiểu bang California để phản đối dự luật này.
“Đây không phải là lúc để Giáo Hội trở nên cay độc hay đối kháng. Cũng không phải lúc để tấn công bất cứ nhóm nào trong nền văn hóa của chúng ta nhằm đánh bại nó.
“Đây chính là lúc cho một nền giáo dục Kitô giáo cao hơn, cho các trường tôn giáo, kể về những câu chuyện của họ. Đây là lúc chúng ta hình thành những vấn đề lớn về tự do tôn giáo, sự chọn lựa của sinh viên và giúp cho sinh viên tiến đến một nền giáo dục cao hơn.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa phán cùng chúng ta “Hãy trỗi dậy!”
Thanh Quảng sdb
23:05 10/08/2016
Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa phán cùng chúng ta “Hãy trỗi dậy!”
Thanh Quảng sdb
Theo đài Vatican ngày 10/8/2016 thì trong buổi triều yết ngày thứ tư Đức Thánh Cha mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy hãy “trỗi dậy!” và cửa Năm Thánh là cửa nơi những khổ đau của nhân loại gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nhắc lại câu chuyện Chúa Giêsu gặp bà goá tại cổng thành Naim, Đức Thánh Cha so sánh sự kiện này với cửa năm thánh. Người Quả Phụ đang trên đường đi chôn người con của mình và Chúa Giêsu động lòng thương đã phục sinh người thanh niên đó bằng những lời “hãy chỗi dậy!”
Đoạn phúc âm của thánh Luca mà chúng ta vừa nghe nhắc lại cho chúng ta một phép lạ thiệt lớn mà Chúa Giêsu đã thực hiện là phục sinh chàng trai. Đức Thánh Cha nhấn mạnh trung tâm của câu chuyện không phải là phép lạ mà là lòng thương cảm của chúa dành cho người mẹ của chàng trai. Chính nơi đây lòng thương xót Chúa đã dành cho bà quả phụ, người đã đau khổ vì chồng chết và bây giờ lại đưa táng người con duy nhất của bà . Niềm đau khôn tả của người đàn bà góa phụ này đã đánh động lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu khiến Ngài thể hiện phép lạ phục sinh cho chàng trai.
Đức Thánh Cha nói tiếp lòng thương cảm bao la đã thúc đẩy Chúa hành động phục sinh chàng trai ngay cả lúc Chúa cũng đang đối cái chết khổ đau thập giá của chính Ngài. Đức Thánh Cha nói rằng đây là lý do ngài muốn năm thánh Từ Bi được thể hiện ngay tại từng giáo phận của Giáo Hội địa phương chứ không chỉ tại Roma mà thôi! Mỗi giáo phận phải thiết lập hay chỉ định những cửa thánh để các tín hữu có thể thăm viếng, bước qua trong năm thánh Từ Bi này. Thật là tuyệt hảo khi các tín hữu bước qua cửa thánh, cửa của lòng từ bi và cuộc hành hương này nhắc nhở tới đoạn tin mừng chúng ta vừa nghe khi trước bước vào cửa thành Naim. Đức Thánh Cha nói tiếp, khi Chúa Giêsu nhìn thấy người mẹ dàn dụa nước mắt bà, hình ảnh của bà đã đi vào trái tim của Chúa.
Tại cửa năm thánh, mỗi người chúng ta được bước vào, mang theo cả cuộc sống của chúng ta với niềm vui, với những thương đau và dự tính, những thất bại lo âu và sợ hãi! Chúng ta dâng hết lên cho Chúa, chúng ta trình bày cho Chúa, cho lòng thương xót của Chúa. Chúng ta tin tưởng rằng tại cửa năm thánh, chính Chúa đang đứng đó để đón chào chúng ta, để ôm ẵm và an ủi chúng ta bằng lời nói của Ngài “con đừng khóc nữa!”
Đức Thánh Cha tiếp tục nói thêm rằng cửa thánh là nơi mà sự khổ đau của nhân loại gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa. Bước qua cửa thánh, chúng ta thực hiện cuộc hành hương trong lòng từ bi của Thiên Chúa, Đấng đã phán cùng chàng thanh niên đã chết…Chính Ngài cũng đang nói với mỗi người trong chúng ta “hãy chỗi dậy!” Thiên Chúa muốn chúng ta đứng vững trên đôi chân của mình vì Ngài đã dựng chúng ta với đôi chân đứng thẳng!
Đức Thánh Cha nói sức mạnh của lời Chúa Giêsu có thể làm trỗi dậy chúng ta và chúng ta cũng có thể trỗi dậy từ cõi chết đến sự sống, Chúa Giêsu làm tái sinh chúng ta đem lại cho chúng ta niềm hy vọng, tăng sức cho trái tim mỏi mệt của chúng ta để đưa chúng ta vào một viên ảnh của thế giới mới, thế giới của sự sống, một thế giới siêu vượt lên trên những khổ đau và chết chóc! Đức Thánh Cha tiếp tục bài huấn dụ của ngài bằng so sánh lòng từ bi nơi chúa Giêsu cũng như nơi mỗi người trong chúng ta như một cuộc hành trình được xuất phát từ trái tim tới đôi bàn tay.
Điều đó có ý nghĩa gì vậy?
Chúa Giêsu nhìn các bạn, chữa lành các bạn với lòng từ bi của ngài… Chúa cũng nói với mỗi người trong chúng ta “hãy trỗi dậy” và hãy mặc lấy sự đổi mới cho trái tim của các con. Đức Thánh Cha đã cắt nghĩa cuộc hành trình từ trái tim tới đôi bàn tay có ý nghĩa gì? Đức Thánh Cha giảng giải: với một trái tim mới, một trái tim đã được Chúa Giêsu chữa lành chúng ta có thể thể hiện được những công việc của lòng từ bi qua đôi bàn tay của chúng ta, chúng ta có thể giúp đỡ, chữa lành nhiều người đang cần tới chúng ta. Lòng từ bi là một cuộc hành trình phát xuất từ trái tim tới đôi tay, và đó chính là công việc của của lòng từ bi.
Kết thúc cuộc triều yết, Đức Thánh Cha Phanxicô Đắc kể lại một câu chuyện của một vị giám mục kia đã cho thiết lập 2 cửa thánh: một cửa đi vào và một cửa đi ra. Tại sao vậy? Bởi vì cửa đi vào cần phải đi ngang qua toà hòa giải để lãnh nhận sự tha thứ và lòng từ bi của Chúa Giêsu và khi bạn đi ra cửa khác, bạn phải có một chương trình hành động cho việc từ thiện… Đức Thánh Cha kết luận vị giám mục đó khôn ngoan thật phải không?
Thanh Quảng sdb
Đức Thánh Cha nhắc lại câu chuyện Chúa Giêsu gặp bà goá tại cổng thành Naim, Đức Thánh Cha so sánh sự kiện này với cửa năm thánh. Người Quả Phụ đang trên đường đi chôn người con của mình và Chúa Giêsu động lòng thương đã phục sinh người thanh niên đó bằng những lời “hãy chỗi dậy!”
Đoạn phúc âm của thánh Luca mà chúng ta vừa nghe nhắc lại cho chúng ta một phép lạ thiệt lớn mà Chúa Giêsu đã thực hiện là phục sinh chàng trai. Đức Thánh Cha nhấn mạnh trung tâm của câu chuyện không phải là phép lạ mà là lòng thương cảm của chúa dành cho người mẹ của chàng trai. Chính nơi đây lòng thương xót Chúa đã dành cho bà quả phụ, người đã đau khổ vì chồng chết và bây giờ lại đưa táng người con duy nhất của bà . Niềm đau khôn tả của người đàn bà góa phụ này đã đánh động lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu khiến Ngài thể hiện phép lạ phục sinh cho chàng trai.
Đức Thánh Cha nói tiếp lòng thương cảm bao la đã thúc đẩy Chúa hành động phục sinh chàng trai ngay cả lúc Chúa cũng đang đối cái chết khổ đau thập giá của chính Ngài. Đức Thánh Cha nói rằng đây là lý do ngài muốn năm thánh Từ Bi được thể hiện ngay tại từng giáo phận của Giáo Hội địa phương chứ không chỉ tại Roma mà thôi! Mỗi giáo phận phải thiết lập hay chỉ định những cửa thánh để các tín hữu có thể thăm viếng, bước qua trong năm thánh Từ Bi này. Thật là tuyệt hảo khi các tín hữu bước qua cửa thánh, cửa của lòng từ bi và cuộc hành hương này nhắc nhở tới đoạn tin mừng chúng ta vừa nghe khi trước bước vào cửa thành Naim. Đức Thánh Cha nói tiếp, khi Chúa Giêsu nhìn thấy người mẹ dàn dụa nước mắt bà, hình ảnh của bà đã đi vào trái tim của Chúa.
Tại cửa năm thánh, mỗi người chúng ta được bước vào, mang theo cả cuộc sống của chúng ta với niềm vui, với những thương đau và dự tính, những thất bại lo âu và sợ hãi! Chúng ta dâng hết lên cho Chúa, chúng ta trình bày cho Chúa, cho lòng thương xót của Chúa. Chúng ta tin tưởng rằng tại cửa năm thánh, chính Chúa đang đứng đó để đón chào chúng ta, để ôm ẵm và an ủi chúng ta bằng lời nói của Ngài “con đừng khóc nữa!”
Đức Thánh Cha tiếp tục nói thêm rằng cửa thánh là nơi mà sự khổ đau của nhân loại gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa. Bước qua cửa thánh, chúng ta thực hiện cuộc hành hương trong lòng từ bi của Thiên Chúa, Đấng đã phán cùng chàng thanh niên đã chết…Chính Ngài cũng đang nói với mỗi người trong chúng ta “hãy chỗi dậy!” Thiên Chúa muốn chúng ta đứng vững trên đôi chân của mình vì Ngài đã dựng chúng ta với đôi chân đứng thẳng!
Đức Thánh Cha nói sức mạnh của lời Chúa Giêsu có thể làm trỗi dậy chúng ta và chúng ta cũng có thể trỗi dậy từ cõi chết đến sự sống, Chúa Giêsu làm tái sinh chúng ta đem lại cho chúng ta niềm hy vọng, tăng sức cho trái tim mỏi mệt của chúng ta để đưa chúng ta vào một viên ảnh của thế giới mới, thế giới của sự sống, một thế giới siêu vượt lên trên những khổ đau và chết chóc! Đức Thánh Cha tiếp tục bài huấn dụ của ngài bằng so sánh lòng từ bi nơi chúa Giêsu cũng như nơi mỗi người trong chúng ta như một cuộc hành trình được xuất phát từ trái tim tới đôi bàn tay.
Điều đó có ý nghĩa gì vậy?
Chúa Giêsu nhìn các bạn, chữa lành các bạn với lòng từ bi của ngài… Chúa cũng nói với mỗi người trong chúng ta “hãy trỗi dậy” và hãy mặc lấy sự đổi mới cho trái tim của các con. Đức Thánh Cha đã cắt nghĩa cuộc hành trình từ trái tim tới đôi bàn tay có ý nghĩa gì? Đức Thánh Cha giảng giải: với một trái tim mới, một trái tim đã được Chúa Giêsu chữa lành chúng ta có thể thể hiện được những công việc của lòng từ bi qua đôi bàn tay của chúng ta, chúng ta có thể giúp đỡ, chữa lành nhiều người đang cần tới chúng ta. Lòng từ bi là một cuộc hành trình phát xuất từ trái tim tới đôi tay, và đó chính là công việc của của lòng từ bi.
Kết thúc cuộc triều yết, Đức Thánh Cha Phanxicô Đắc kể lại một câu chuyện của một vị giám mục kia đã cho thiết lập 2 cửa thánh: một cửa đi vào và một cửa đi ra. Tại sao vậy? Bởi vì cửa đi vào cần phải đi ngang qua toà hòa giải để lãnh nhận sự tha thứ và lòng từ bi của Chúa Giêsu và khi bạn đi ra cửa khác, bạn phải có một chương trình hành động cho việc từ thiện… Đức Thánh Cha kết luận vị giám mục đó khôn ngoan thật phải không?
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm tưởng Ngày Thánh Mẫu lần thứ 39 năm 2016-Carthage Missouri.
Bách Việt
08:49 10/08/2016
Cảm tưởng Ngày Thánh Mẫu lần thứ 39 năm 2016-Carthage Missouri.
Chủ Đề: Lòng thương xót Chúa trải qua từ đời nọ đến đời kia
dành cho những ai kính sợ ngài( Lc 1:50)
Tôi đã có dịp được tham dự NTM, tại Carthage,MO cũng khá nhiều lần, năm nay là năm Thánh chúa tình thương (Year of Divine Mercy), tôi đã khăn gói trở về đất Mẹ Carthage, MO để cùng đoàn người hành hương từ muôn phương đên đây để tạ ơn, tôn vinh Mẹ , nghe hội thảo và học hỏi thêm về đời sống đức tin, Kitô giáo , cùng có dịp gặp gỡ bạn bè , người Việt tha hương. Tôi đã có mặt tại nhà dòng từ chiều thứ năm để kịp tham dự thánh lễ Khai mạc NTM 2016 lúc 7:30PM.
Thánh lễ khai mạc cũng đã đầy kín cả phía trước khán đài chính và công trường Nữ vương hòa bình. khí hậu chiều thứ năm cũng hơi nóng nực , nhưng ban đêm thì thật mát và phải đắp chăn nhẹ, ngày thứ Sáu khí hậu cũng hơi nóng, Đức Cha chủ tế thánh lễ kính các thánh tử đạo VN 7:00PM đã dí dỏm phát biểu trong bài giảng" that đúng như lời cha GT Vũ Minh Nhiên CMC mở đầu chào mừng trước thánh lễ là "warm welcome " !! nhưng sang thứ Bảy khoảng 6:00AM một trận mưa to đổ xuống tới khoảng gần 10:00AM làm cho khí hậu mát mẻ tuyệt vời. Cuộc cung nghinh Đức Mẹ Fatima lúc 5:00chiều và thánh lễ đại trào sau đó khí hậu khoảng 75-80 độ F. có người nói thật là phép lạ Đức Mẹ ban .
Năm nay có lẽ vì là năm Thánh Chúa Tình Thương của Giáo Hội nên số ngưới tham dự thật là đông đảo, có rất nhiều người từ VN, âu châu, úc châu. CANADA có cả một phái đoàn hùng hậu tham gia cuộc rước kiệu , mang cờ hiệu thật là đẹp mắt. Số người tham dự năm nay cũng phải trên 100,000 người , thật sự con số chính xác thì chẳng ai có thể biết, nhưng với kinh nghiệm đã đi NTM nhiều lần và quan sát các thánh lễ đại trào , tăng lều , xe cộ chung quanh nhà dòng con số đó có lẽ còn thấp.
Về vấn đề an ninh, nhà dòng cũng rất là quan tâm và để ý, vì thế số cảnh sát cũng đông đảo khác thường, ban tổ chức nói là đả nhờ đến số cảnh sát từ những tiểu bang lân cận tới tiếp tay. những con đường bị block vô khu vực NTM họ đã dùng những xe truck hạng nặng cản và có những cảnh sát túc trực ngay tại góc đường đó.
Năm nay có 5 Đức Cha tham dự NTM, 4 Đức Cha người bản xứ ( 2 Đức Cha Giáo phận nhà và 2 Đức Cha khách, 1 Đức Cha gốc Viet là Đức Cha Mai thanh Lương nguyên phó giáo phận Orange,CA.
Những buổi hội thảo của các cha thật là hứng thú, bổ ích tôi đã tham dự những buỗi hội thảo của cha bề trên Nguyễn phi Long DCCT và cha Phạm Tĩnh SDD với đề tài Trái tim của người tu sĩ; những vấn đề liên quan đền Lòng thương xót... thật là cụ thể và hửu dung , những buồi hội thảo của cha Toàn và cha Hy thì lúc nào cũng đầy nghẹt., nên tôi không vô nổi...
Các thánh lể đại trào thì thật là đông người, có những lúc tôi đứng trong đoàn người di chuyển, chật ních và nghĩ thầm: cũng giống như những vụ chết người vì qúa đông xô đẩy như ở Cambodia, Saudibia thỉ nguy cho mấy cụ gìa trong lúc này. Các quán ăn, quán sinh tố, nước mía giải khát thì cũng rất là ngon, đủ mọi thức ăn quê hương , rất là đông khách, lúc nào cũng đầy nghẹt, tôi thích nhất món bắp nếp nóng và món bánh ướt nóng của quán đồng hành, hương quê...
Có 2 buổi văn nghệ của nhóm truyền hình SBTN, CA, với rất nhiều những ca sĩ yêu chuộng hát vào tối thứ Sáu và tối sổ xố thứ Bảy,
Thánh nhạc của các ca đoàn hát trong các thánh lể thì thật là du dương , thánh thót. có thánh lễ hơn chục ca đoàn tổng hợp, với đầy những nhạc cụ.
Mổi năm số người tham dự NTM càng tăng thêm và các cha các thày tổ chức càng chu đáo, và thứ tự thật là ơn Đức Mẹ ban , mặc dù các cha các thày đã xây thêm rất nhiều nhà tắm và vệ sinh mới nhưng vấn đề này năm nào cũng vẫn là vấn đề nan giải, khó thoát, chỉ tội cho các bà , các cô, phải sắp hàng vô nhà vệ sinh rất là dài và lâu giờ...
Xin cảm tạ Chúa Mẹ đã cho chúng con những nguời con tha hương VN dịp tụ họp tại NTM Carthage,Missouri vừa qua thật là tốt đẹp .
Bách Việt
Chủ Đề: Lòng thương xót Chúa trải qua từ đời nọ đến đời kia
dành cho những ai kính sợ ngài( Lc 1:50)
Tôi đã có dịp được tham dự NTM, tại Carthage,MO cũng khá nhiều lần, năm nay là năm Thánh chúa tình thương (Year of Divine Mercy), tôi đã khăn gói trở về đất Mẹ Carthage, MO để cùng đoàn người hành hương từ muôn phương đên đây để tạ ơn, tôn vinh Mẹ , nghe hội thảo và học hỏi thêm về đời sống đức tin, Kitô giáo , cùng có dịp gặp gỡ bạn bè , người Việt tha hương. Tôi đã có mặt tại nhà dòng từ chiều thứ năm để kịp tham dự thánh lễ Khai mạc NTM 2016 lúc 7:30PM.
Thánh lễ khai mạc cũng đã đầy kín cả phía trước khán đài chính và công trường Nữ vương hòa bình. khí hậu chiều thứ năm cũng hơi nóng nực , nhưng ban đêm thì thật mát và phải đắp chăn nhẹ, ngày thứ Sáu khí hậu cũng hơi nóng, Đức Cha chủ tế thánh lễ kính các thánh tử đạo VN 7:00PM đã dí dỏm phát biểu trong bài giảng" that đúng như lời cha GT Vũ Minh Nhiên CMC mở đầu chào mừng trước thánh lễ là "warm welcome " !! nhưng sang thứ Bảy khoảng 6:00AM một trận mưa to đổ xuống tới khoảng gần 10:00AM làm cho khí hậu mát mẻ tuyệt vời. Cuộc cung nghinh Đức Mẹ Fatima lúc 5:00chiều và thánh lễ đại trào sau đó khí hậu khoảng 75-80 độ F. có người nói thật là phép lạ Đức Mẹ ban .
Năm nay có lẽ vì là năm Thánh Chúa Tình Thương của Giáo Hội nên số ngưới tham dự thật là đông đảo, có rất nhiều người từ VN, âu châu, úc châu. CANADA có cả một phái đoàn hùng hậu tham gia cuộc rước kiệu , mang cờ hiệu thật là đẹp mắt. Số người tham dự năm nay cũng phải trên 100,000 người , thật sự con số chính xác thì chẳng ai có thể biết, nhưng với kinh nghiệm đã đi NTM nhiều lần và quan sát các thánh lễ đại trào , tăng lều , xe cộ chung quanh nhà dòng con số đó có lẽ còn thấp.
Về vấn đề an ninh, nhà dòng cũng rất là quan tâm và để ý, vì thế số cảnh sát cũng đông đảo khác thường, ban tổ chức nói là đả nhờ đến số cảnh sát từ những tiểu bang lân cận tới tiếp tay. những con đường bị block vô khu vực NTM họ đã dùng những xe truck hạng nặng cản và có những cảnh sát túc trực ngay tại góc đường đó.
Năm nay có 5 Đức Cha tham dự NTM, 4 Đức Cha người bản xứ ( 2 Đức Cha Giáo phận nhà và 2 Đức Cha khách, 1 Đức Cha gốc Viet là Đức Cha Mai thanh Lương nguyên phó giáo phận Orange,CA.
Những buổi hội thảo của các cha thật là hứng thú, bổ ích tôi đã tham dự những buỗi hội thảo của cha bề trên Nguyễn phi Long DCCT và cha Phạm Tĩnh SDD với đề tài Trái tim của người tu sĩ; những vấn đề liên quan đền Lòng thương xót... thật là cụ thể và hửu dung , những buồi hội thảo của cha Toàn và cha Hy thì lúc nào cũng đầy nghẹt., nên tôi không vô nổi...
Các thánh lể đại trào thì thật là đông người, có những lúc tôi đứng trong đoàn người di chuyển, chật ních và nghĩ thầm: cũng giống như những vụ chết người vì qúa đông xô đẩy như ở Cambodia, Saudibia thỉ nguy cho mấy cụ gìa trong lúc này. Các quán ăn, quán sinh tố, nước mía giải khát thì cũng rất là ngon, đủ mọi thức ăn quê hương , rất là đông khách, lúc nào cũng đầy nghẹt, tôi thích nhất món bắp nếp nóng và món bánh ướt nóng của quán đồng hành, hương quê...
Có 2 buổi văn nghệ của nhóm truyền hình SBTN, CA, với rất nhiều những ca sĩ yêu chuộng hát vào tối thứ Sáu và tối sổ xố thứ Bảy,
Thánh nhạc của các ca đoàn hát trong các thánh lể thì thật là du dương , thánh thót. có thánh lễ hơn chục ca đoàn tổng hợp, với đầy những nhạc cụ.
Mổi năm số người tham dự NTM càng tăng thêm và các cha các thày tổ chức càng chu đáo, và thứ tự thật là ơn Đức Mẹ ban , mặc dù các cha các thày đã xây thêm rất nhiều nhà tắm và vệ sinh mới nhưng vấn đề này năm nào cũng vẫn là vấn đề nan giải, khó thoát, chỉ tội cho các bà , các cô, phải sắp hàng vô nhà vệ sinh rất là dài và lâu giờ...
Xin cảm tạ Chúa Mẹ đã cho chúng con những nguời con tha hương VN dịp tụ họp tại NTM Carthage,Missouri vừa qua thật là tốt đẹp .
Bách Việt
Gia đình Xuân Bích : Uống nước nhớ nguồn
Người Giồng Trôm
09:02 10/08/2016
GIA ĐÌNH XUÂN BÍCH: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
“Uống nước nhớ nguồn”: đạo lý căn bản của người Việt Nam. Trong tâm tình thương nhớ và đặc biệt sống trọn vẹn đạo lý làm người và hơn nữa làm con Chúa, gia đình Xuân Bích (Vĩnh Long – Cần Thơ – Mỹ Tho) đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Adrien Villard.
Xem Hình
Được biết Cha Adrien Villard là bậc thầy của một số Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ, cựu tu sĩ. .. của Việt Nam. Cách riêng là gia đình Xuân Bích Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ. .. và trong đó có Đức Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai.
Trong tâm tình nhớ ơn, sáng hôm nay, 10 tháng 8, tại ngôi Thánh Đường Mẹ của Giáo Phận Vĩnh Long, nhiều linh mục, cựu chủng sinh của 3 Giáo Phận (Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ) đã quây quần bên vị Cha Chung của Giáo Phận Vĩnh Long để cùng dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Adrien Villard. Niềm vui của nhiều ngày không gặp nở trên khuôn mặt của anh em những ngày xưa ấy ở Tiểu Chủng Viện, ở Chủng Viện. .. Những câu chuyện, những lời chào thăm thật thân thiết được trao cho nhau.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ đôi lời với cộng đoàn về ý của Thánh Lễ hôm nay: . .. chúng ta dâng Thánh Lễ này cầu nguyện cho Cha Adrien Villard. .. để Thánh Lễ được dâng tiến Chúa, chúng ta cùng xin Chúa tha thứ tội lỗi của chúng ta. ..
Trong bài chia sẻ, Cha Giuse Đinh Quang Lục – một trong những học trò của Cha Adrien Villard chia sẻ cho cộng đoàn một chút về cuộc đời của Cha Adrien Villard:
Cha Adrien Villard sinh 19 tháng 6 năm 1920
1950 Cha sang Hà Nội
1954 di cư vào Nam
Cha ở Vĩnh Long, về Thị Nghè - Sài Gòn
Cha dạy ở Xuân Bích Huế
Cha dạy ở Xuân Bích Vĩnh Long đến 1975
Sau tiếp thu 1975, Cha Adrien Villard trở về Pháp và đi truyền giáo ở Phi Châu.
Cha Adrien Villard được Chúa gọi về ngày 24 tháng 7 năm 2016 tại Dòng Tiểu Muội Người Nghèo – Roma.
Cha Giuse Lục nhắc lại những ký ức về Cha Adrien Villard. Cha Adrien Villard là một linh mục chuyên lo sức khỏe cho các thầy, lo về thuốc men. Cạnh đó, Cha Adrien Villard thích cho học trò nghe nhạc, dạy học bằng cách minh họa phim ảnh. .. Cha dạy Tín Lý bằng phương pháp tóm tắt rất dễ tiếp thu và dễ nhớ. Đặc biệt là Cha luôn cập nhật những điều mới mẻ trong Hội Thánh để đổi mới cho kịp thời. ..
Bài giảng khép lại bằng lời mời gọi cùng cầu nguyện cho Cha Adrien Villard – một bậc thầy vĩ đại của Xuân Bích (Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho).
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ từ Đức Cha Phêrô, Cha Giuse Đinh Quang Lục ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Phêrô, quý cha, ca đoàn. .. anh em cựu Xuân Bích. ..
Những khung hình kỷ niệm được ghi lại ngày đáng nhớ này.
Sau Lễ, cộng đoàn cùng dùng bữa cơm thân mật của gia đình Xuân Bích được dọn sẵn ở dưới hội trường nhà xứ nhà thờ Chính Tòa Vĩnh Long. Cùng hiệp dâng Thánh Lễ, cùng dùng bữa cơm thân tình và cùng cầu nguyện cho Cha Adrien Villard. Xin Chúa thương cho Cha Adrien Villard mau được hưởng nhan Thánh Chúa.
“Uống nước nhớ nguồn”: đạo lý căn bản của người Việt Nam. Trong tâm tình thương nhớ và đặc biệt sống trọn vẹn đạo lý làm người và hơn nữa làm con Chúa, gia đình Xuân Bích (Vĩnh Long – Cần Thơ – Mỹ Tho) đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Adrien Villard.
Xem Hình
Được biết Cha Adrien Villard là bậc thầy của một số Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ, cựu tu sĩ. .. của Việt Nam. Cách riêng là gia đình Xuân Bích Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ. .. và trong đó có Đức Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai.
Trong tâm tình nhớ ơn, sáng hôm nay, 10 tháng 8, tại ngôi Thánh Đường Mẹ của Giáo Phận Vĩnh Long, nhiều linh mục, cựu chủng sinh của 3 Giáo Phận (Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ) đã quây quần bên vị Cha Chung của Giáo Phận Vĩnh Long để cùng dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Adrien Villard. Niềm vui của nhiều ngày không gặp nở trên khuôn mặt của anh em những ngày xưa ấy ở Tiểu Chủng Viện, ở Chủng Viện. .. Những câu chuyện, những lời chào thăm thật thân thiết được trao cho nhau.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ đôi lời với cộng đoàn về ý của Thánh Lễ hôm nay: . .. chúng ta dâng Thánh Lễ này cầu nguyện cho Cha Adrien Villard. .. để Thánh Lễ được dâng tiến Chúa, chúng ta cùng xin Chúa tha thứ tội lỗi của chúng ta. ..
Trong bài chia sẻ, Cha Giuse Đinh Quang Lục – một trong những học trò của Cha Adrien Villard chia sẻ cho cộng đoàn một chút về cuộc đời của Cha Adrien Villard:
Cha Adrien Villard sinh 19 tháng 6 năm 1920
1950 Cha sang Hà Nội
1954 di cư vào Nam
Cha ở Vĩnh Long, về Thị Nghè - Sài Gòn
Cha dạy ở Xuân Bích Huế
Cha dạy ở Xuân Bích Vĩnh Long đến 1975
Sau tiếp thu 1975, Cha Adrien Villard trở về Pháp và đi truyền giáo ở Phi Châu.
Cha Adrien Villard được Chúa gọi về ngày 24 tháng 7 năm 2016 tại Dòng Tiểu Muội Người Nghèo – Roma.
Cha Giuse Lục nhắc lại những ký ức về Cha Adrien Villard. Cha Adrien Villard là một linh mục chuyên lo sức khỏe cho các thầy, lo về thuốc men. Cạnh đó, Cha Adrien Villard thích cho học trò nghe nhạc, dạy học bằng cách minh họa phim ảnh. .. Cha dạy Tín Lý bằng phương pháp tóm tắt rất dễ tiếp thu và dễ nhớ. Đặc biệt là Cha luôn cập nhật những điều mới mẻ trong Hội Thánh để đổi mới cho kịp thời. ..
Bài giảng khép lại bằng lời mời gọi cùng cầu nguyện cho Cha Adrien Villard – một bậc thầy vĩ đại của Xuân Bích (Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho).
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ từ Đức Cha Phêrô, Cha Giuse Đinh Quang Lục ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Phêrô, quý cha, ca đoàn. .. anh em cựu Xuân Bích. ..
Những khung hình kỷ niệm được ghi lại ngày đáng nhớ này.
Sau Lễ, cộng đoàn cùng dùng bữa cơm thân mật của gia đình Xuân Bích được dọn sẵn ở dưới hội trường nhà xứ nhà thờ Chính Tòa Vĩnh Long. Cùng hiệp dâng Thánh Lễ, cùng dùng bữa cơm thân tình và cùng cầu nguyện cho Cha Adrien Villard. Xin Chúa thương cho Cha Adrien Villard mau được hưởng nhan Thánh Chúa.
Đức tân Giám Mục phụ tá Sàigòn dâng lễ tạ ơn tại giáo xứ Sao Mai
Người Giồng Trôm
19:11 10/08/2016
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ SÀI GÒN DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAO MAI
Hồng Ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man nâng đở tình con trong Tay trong Tay vòng Tay thương mến. .. tâm tình bài hát “Bao La Tình Chúa” có vẻ am hợp với ngày hôm nay và nhất là cả đời của Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng. Giản đơn là hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống tràn đầy trên cuộc đời chàng thanh niên “mây – tre lá” từ ngày chàng cất tiếng khóc chào đời và cho đến ngày hôm nay trong sứ vụ giám mục. Và am hợp nhất là cơn mưa chiều như hồng ân Chúa mát dịu trước Thánh Lễ tạ ơn của Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng tại giáo xứ Sao Mai.
Xem Hình
Sao Mai – một họ đạo trong vùng di cư của Sài Gòn – là nơi mà gia đình của cậu Giuse Đỗ Mạnh Hùng trú ngụ trong thời gian dài khi đặt chân vào Nam. Sao Mai là nơi Đức Cha Giuse được sinh ra, Sao Mai cưu mang, ấp ủ niềm tin của cậu Giuse Đỗ Mạnh Hùng để rồi cậu Giuse Đỗ Mạnh Hùng dâng hiến cuộc đời cho Chúa trong ơn gọi linh mục.
Cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn với Đức Tân Giám Mục Giuse chiều hôm nay có quý cha Đại Diện Giám Mục, cha Quản Hạt, quý cha trong và ngoài xứ Sao Mai, quý cha có liên quan cách nào đó, quý tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa. .. và đặc biệt có gia đình thân hữu của Đức Cha.
17 giờ 00, cộng đoàn cùng đón tiếp Đức Đức Tân Giám Mục Giuse và cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Đaminh Đinh Văn Vãng – chánh xứ Sao Mai – có đôi lời chào mừng Đức Cha, quý Cha, cộng đoàn đã đến Sao Mai dâng Lễ tạ ơn. Những tràng pháo tay giòn giã nổ vang như hòa cùng niềm vui đón Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn.
Đáp từ và bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn. Đức Cha ngỏ tâm tình như là người thân trở về Sao Mai vì Đức Cha sinh ra và lớn lên ở nơi này. Tâm tình Đức Cha muốn nói lên là cám ơn nơi mình sinh ra và lớn lên. .. Hôm nay cũng là ngày lễ kính Thánh Phó tế Laurenxo tử đạo. .. xin cầu nguyện cho tôi, dám hy sinh mạng sống như Ngài, xin cầu nguyện cho Cha cố. ..
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse gợi lại cho cộng đoàn một chút về cuộc đời cũng như hành trình tử đạo của Thánh Laurenxo. .. Bài Tin Mừng cộng đoàn vừa nghe rất am hợp trong ngày Lễ tạ ơn hôm nay. .. như hạt lúa gieo vào lòng đất phải thối rửa đi. ..
Đức Cha Giuse gợi lại hành trình lớn lên và phát triển của Sao Mai. Đức Cha cầu chúc cho Sao Mai ngày mỗi ngày được phát triển. ..
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, đại diện cho cộng đoàn ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Tân Giám Mục Giuse. Những đóa hoa và món quà dễ thương được trao cho Đức Cha thay cho tấm lòng cũng như những gì muốn nói của cộng đoàn.
Đáp từ, Đức Cha Giuse cảm ơn Thiên Chúa, cảm ơn ông bà cố, cha xứ Đaminh, ông bà anh chị em trong giáo xứ đã cầu nguyện cho tôi. .. xin Chúa chúc lành cho cha Xứ. .. Đức Cha cũng nhắc lại hình ảnh của các ông đã ra đi trước. .. Đức Cha nói sẽ có dịp Đức Cha quay lại Giáo xứ Sao Mai. .. xin giáo xứ và mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Đức Cha.
Những tấm hình đẹp ghi lại dấu ấn kỷ niệm của ngày hôm nay giữa Đức Cha Giuse và cộng đoàn. .. Và rồi bữa cơm thân mật được giáo xứ khoản đãi Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn. ..
Và rồi, chúng ta là những giáo dân, những tín hữu cùng niềm tin Kitô giáo và đặc biệt với tính hiệp thông của Giáo Hội, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Đức Cha Giuse trong sứ vụ mới. Xin Chúa ở lại, chúc lành và cùng đồng hành với Đức Cha trên mọi nẻo đường.
Hồng Ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man nâng đở tình con trong Tay trong Tay vòng Tay thương mến. .. tâm tình bài hát “Bao La Tình Chúa” có vẻ am hợp với ngày hôm nay và nhất là cả đời của Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng. Giản đơn là hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống tràn đầy trên cuộc đời chàng thanh niên “mây – tre lá” từ ngày chàng cất tiếng khóc chào đời và cho đến ngày hôm nay trong sứ vụ giám mục. Và am hợp nhất là cơn mưa chiều như hồng ân Chúa mát dịu trước Thánh Lễ tạ ơn của Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng tại giáo xứ Sao Mai.
Xem Hình
Sao Mai – một họ đạo trong vùng di cư của Sài Gòn – là nơi mà gia đình của cậu Giuse Đỗ Mạnh Hùng trú ngụ trong thời gian dài khi đặt chân vào Nam. Sao Mai là nơi Đức Cha Giuse được sinh ra, Sao Mai cưu mang, ấp ủ niềm tin của cậu Giuse Đỗ Mạnh Hùng để rồi cậu Giuse Đỗ Mạnh Hùng dâng hiến cuộc đời cho Chúa trong ơn gọi linh mục.
Cùng dâng Thánh Lễ tạ ơn với Đức Tân Giám Mục Giuse chiều hôm nay có quý cha Đại Diện Giám Mục, cha Quản Hạt, quý cha trong và ngoài xứ Sao Mai, quý cha có liên quan cách nào đó, quý tu sĩ nam nữ, cộng đoàn dân Chúa. .. và đặc biệt có gia đình thân hữu của Đức Cha.
17 giờ 00, cộng đoàn cùng đón tiếp Đức Đức Tân Giám Mục Giuse và cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Đaminh Đinh Văn Vãng – chánh xứ Sao Mai – có đôi lời chào mừng Đức Cha, quý Cha, cộng đoàn đã đến Sao Mai dâng Lễ tạ ơn. Những tràng pháo tay giòn giã nổ vang như hòa cùng niềm vui đón Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn.
Đáp từ và bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn. Đức Cha ngỏ tâm tình như là người thân trở về Sao Mai vì Đức Cha sinh ra và lớn lên ở nơi này. Tâm tình Đức Cha muốn nói lên là cám ơn nơi mình sinh ra và lớn lên. .. Hôm nay cũng là ngày lễ kính Thánh Phó tế Laurenxo tử đạo. .. xin cầu nguyện cho tôi, dám hy sinh mạng sống như Ngài, xin cầu nguyện cho Cha cố. ..
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse gợi lại cho cộng đoàn một chút về cuộc đời cũng như hành trình tử đạo của Thánh Laurenxo. .. Bài Tin Mừng cộng đoàn vừa nghe rất am hợp trong ngày Lễ tạ ơn hôm nay. .. như hạt lúa gieo vào lòng đất phải thối rửa đi. ..
Đức Cha Giuse gợi lại hành trình lớn lên và phát triển của Sao Mai. Đức Cha cầu chúc cho Sao Mai ngày mỗi ngày được phát triển. ..
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, đại diện cho cộng đoàn ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Tân Giám Mục Giuse. Những đóa hoa và món quà dễ thương được trao cho Đức Cha thay cho tấm lòng cũng như những gì muốn nói của cộng đoàn.
Đáp từ, Đức Cha Giuse cảm ơn Thiên Chúa, cảm ơn ông bà cố, cha xứ Đaminh, ông bà anh chị em trong giáo xứ đã cầu nguyện cho tôi. .. xin Chúa chúc lành cho cha Xứ. .. Đức Cha cũng nhắc lại hình ảnh của các ông đã ra đi trước. .. Đức Cha nói sẽ có dịp Đức Cha quay lại Giáo xứ Sao Mai. .. xin giáo xứ và mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Đức Cha.
Những tấm hình đẹp ghi lại dấu ấn kỷ niệm của ngày hôm nay giữa Đức Cha Giuse và cộng đoàn. .. Và rồi bữa cơm thân mật được giáo xứ khoản đãi Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn. ..
Và rồi, chúng ta là những giáo dân, những tín hữu cùng niềm tin Kitô giáo và đặc biệt với tính hiệp thông của Giáo Hội, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Đức Cha Giuse trong sứ vụ mới. Xin Chúa ở lại, chúc lành và cùng đồng hành với Đức Cha trên mọi nẻo đường.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Tân hoá chống Formosa để làm gì ?
Phạm Trần
18:47 10/08/2016
VIỆT TÂN HÓA CHỐNG FORMOSA ĐỂ LÀM GÌ ?
Ban Tuyên giáo Đảng và Công an Cộng sản Việt Nam đã tận dụng “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) làm quân bài chống các cuộc biều tình của dân đòi đóng cửa Formosa.
Chiến thuật chính trị hóa có mục đích xấu trước phản ứng gay gắt của dân đòi nhà nước phải sớm trả lại biển sạch, đất không nhiễm độc cho dân còn có mục đích xuyên tạc và vu khống đồng bào Công Giáo của Giáo phận Vinh, nạn nhân trực tiếp của Formosa.
Đầu tiên, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) đã cáo buộc Việt Tân nhúng tay vào hai cuộc biểu tình ngày 1 và 8/05/2016 tại Sài Gòn với điều gọi là “ âm mưu tạo bạo loạn chính trị”.
Báo VnExpress đưa tin:” Ngày 14/5, Công an TP.HCM cho biết, ngày 1 và 8/5 tại trung tâm thành phố đã diễn ra nhiều cuộc tụ tập đông người, có lúc lên đến hàng nghìn với các băng rôn kêu gọi bảo vệ môi trường.
Điều tra của công an TP.HCM cho thấy, lợi dụng tình hình cá chết hàng loạt ở miền Trung, Tổ chức Việt Tân đã kích động dư luận, lôi kéo đám đông tụ tập, gây rối và "âm mưu tạo bạo loạn chính trị". Tổ chức này lập những nhóm hỗ trợ, chuẩn bị nước, phát bánh mì, phát tiền cho người tham gia. Những người cầm đầu sẽ hô hào, căng băng rôn, khẩu hiệu.
Cảnh sát xác định, trong số những thanh niên bị tổ chức này lôi kéo có nhiều người có tiền án tiền sự. Họ mang theo cả hơi cay, có nhiều hành vi quá khích gây thương tích cho lực lượng chức năng.
Thậm chí, sau đó các đối tượng giật dây, kích động gây rối còn dùng các trang mạng xã hội để đe dọa lực lượng các cơ quan chức năng với tuyên bố “treo thưởng” nếu ai truy lùng được cán bộ chiến sĩ công an hay thành viên TNXP nào tham gia giữ trật tự (mà chúng gọi là ngăn cản biểu tình), sẽ được thưởng 5 triệu đồng; truy được người nào “hành hung” được chúng thưởng 20 triệu đồng.”
Đó là ngôn ngữ của Công an. Thật hư ra sao thì sau 3 tháng vẫn không thấy có bằng chứng nào được trưng ra. Công an Saì Gòn cũng vẽ ra thêm rằng:”Đằng sau động thái gây rối là âm mưu phá hoại cuộc bầu cử diễn ra vào 22/5 tới (bầu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp) . Việt Tân đã kêu gọi gây rối ở khắp các tỉnh thành từ ngày 15 đến 22/5 với mục đích gây bạo loạn.”
Đến ngày bầu cử không có chuyện gì xẩy ra và sau đó không thấy Công an nhắc đến Việt Tân nữa. Nhưng hình ảnh Công an, mật vụ Saì Gòn đàn áp dã man và bắt đi nhiều người dân biểu tình chống Formosa ở Sài Gòn đã được gửi đi khắp thế giới.
Báo VNExpress còn lồng vào bài viết tin nói về hai cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn (Antôn Chu Mạnh Sơn) bị tạm giữ khi họ đi thăm dân, làm phóng sự và chụp ảnh vùng cá chết ở Hà Tĩnh và Qủang Bình. Câu chuyện chẳng có gì nếu báo đài nhà nước không quy chụp hai anh là “thành viên Việt Tân” có hành động “xuyên tạc, gây kích động trong quần chúng nhân dân” mà vẫn được thả ra.
Dựa theo tài liệu của Công an, Báo Giao Thông viết về anh Tam:” Thực hiện chỉ đạo của số cầm đầu phong trào "Con đường Việt Nam", chiều ngày 26/4/2016, Trương Minh Tam vào khu công nghiệp Formosa, Hà Tĩnh. Tại đây, đối tượng đã quay phim, chụp hình, phỏng vấn ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ý đồ của chúng nhằm biên tập phóng sự, tán phát lên các trang mạng xấu để kích động, biểu tình gây phức tạp về ANTT (an ninh trật tự)trên địa bàn.”
Tuy bị cáo buộc như thế nhưng anh Tam đã được thả ngày 04/05/2016. Trước đó, ngày 02/05/2016, Công an tỉnh Qủang Bình cũng đã trả tự do cho tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn.
Công an đã tung tin về anh Sơn, một thanh niên đấu tranh Công Giáo rằng:”Đối tượng Chu Mạnh Sơn khai nhận, Sơn được nhiều cá nhân, tổ chức phản động trong ngoài nước liên hệ, trong đó tổ chức phản động "Việt Tân" tại Mỹ lôi kéo, đề nghị tham gia; hiện Chu Mạnh Sơn là thành viên nhóm "Việt Tân tương trợ" - nhóm kín do "Việt Tân" lập ra trên mạng xã hội Facebook.”
Bài viết ủa báo Giao Thông cho biết tiếp:”Ngày 30/4/2016, Chu Mạnh Sơn cùng một số đối tượng đón xe khách vào (huyện Qủang Trạch) Quảng Bình thu thập thông tin, hình ảnh quần chúng nhân dân tụ tập gửi cho các đối tượng để tán phát trên các trang mạng phản động nhằm xuyên tạc, gây kích động trong quần chúng nhân dân.”
Rõ ràng là có gì lấn cấn không minh bạch trong trường hợp bắt hai anh Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn. Họ đã bị quy kết có hành động xấu, có liên hệ với Việt Tân, tổ chức chính trị đã bị Công an Việt Nam ghi vào sổ đen là “khủng bố”, nhưng họ vẫn được trả tự do thì cũng hơi lạ.
VIỆT TÂN-FORMOSA-NGHỆ AN
Thế rồi, chỉ trước 3 ngày Giáo phận Vinh mở chiến dịch làm sạch môi trường (7/8/2016) thì Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An khẳng định:” Trong sự cố môi trường biển vừa qua, nhóm phản động Việt Tân đã lợi dụng để kích động, lôi kéo nhân dân.”
Tuy nói vung xích chó như thế tại phiên họp của các đại biểu Hội đồng Nhân dân Tỉnh sáng 4/8/2016, nhưng ông Công an to đầu này lại không có bằng chứng nào đưa ra.
Theo tin của báo Công an Nghệ an điện tử thì ông Cầu đã:”Khẳng định, nhóm phản động Việt Tân lợi dụng sự cố môi trường để kích động, lôi kéo người dân vi phạm pháp luật.”
Người đứng đầu ngành Công an Nghệ An, nơi có Tòa Giám mục Giáo phận Vinh do Đức Cha Nguyễn Thái Hợp cai qủan, được trích dẫn nói rằng:” Các đối tượng Việt Tân ở Nghệ An hiện nay tương đối nhiều, là 1 trong 4 trọng điểm mà Việt Tân tập trung chống phá quyết liệt nên không thể mất cảnh giác được. Hiện nay, tổ chức phản động Việt Tân kích động rất nhiều về vấn đề ô nhiễm môi trường ở miền Trung.”
Nếu chỉ nói khơi khơi để lấy điểm mà không đưa ra được bằng cớ nào thì Giám đốc Công an Nghệ An, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu chỉ đổ thêm dầu vào lửa để vu oan cáo vạ cho việc làm ngay chính và nghiêm chỉnh của giáo dân địa phận Vinh, nói chung và vị chủ chiên Đức Cha Nguyễn Thài Hợp nói riêng.
Câu hỏi đật ra là tại sao nhà nước và Công an CSVN phải dựa vào Việt Tân để chụp mũ trên 500 nghìn người Công Giáo địa phận Vinh gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Qủang Bình là những nạn nhận trực tiếp đang phải gánh chịu những khó khăn kinh tế và môi trường nghiệm trọng của Formosa ?
Có điều rõ nhất là đảng, nhà nước Trung ương và chính quyền Cộng sản địa phương ở 4 tỉnh lâm nạn gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng và Huế-Thừa Thiên đã hoang mang và mất định hướng trong công tác phục hồi môi trường và cứu dân bị nạn.
Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chính trị hóa các cuộc biều tình chống ô nhiễm môi trường, đòi đền bù thiệt hại công bằng và đòi đóng cửa Formosa để vảo vệ sự sống còn của các thế hệ tương lai.
Do đó, không lạ gì khi ta nghe Đại tá Cầu phân bua:” Muốn làm rõ phải có thời gian chứ không phải ngày một, ngày hai được. Đảng và Nhà nước đã vào cuộc rất quyết liệt, đầy đủ tài liệu chứng cứ để đối tượng không chối cãi được. Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá, đề nghị cử tri tỉnh nhà và đại biểu HĐND hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hiện nay lực lượng công an cả Bộ và tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cương quyết.”
Nói thế nhưng Công an Nghệ An không có khả năng làm bất cứ việc gi giúp dân thỏa mãn yêu cầu mau biết ngày nào có biển sạch để yên tâm ra khơi đánh bắt như trước ngày xẩy ra cá chềt 6/04/2016 ?
Lời nói của ông Cầu chỉ như “tất nước theo mưa” giống lập luận của Trung ương Hà Nội nhằm vỗ về dân cho nguôi ngoai là chính, không đem lại kết qủa gì. Nhưng khi ông Cầu đem Việt Tân vào để bôi đen, xuyến tạc và mạ lỵ đòi hỏi chính đáng của các nạn nhân trên địa bàn Nghệ An là ông đã tự sỉ nhục mình vì để lộ ra mình thiếu kiến thức của một viên chức ngành an ninh.
PHẢN ỨNG CỦA DÂN
Trước những lời “châu ngọc” của ông Cầu, độc gỉa ở Việt Nam lên tiếng trên VNExpress.
Hãy đọc:” Đai tá Cầu bảo Việt Tân nhiều lắm sao không túm lấy vài thằng cho bà con xem coi.”
-“Em chả nghe ai xúi cả, bố Việt Tân cũng chả xúi được em. Nhưng nhiều bất công, tham nhũng quá!”
-“ Dân đâu có ngu mà bị lôi kéo. Đảng cứ thật trong sạch, minh bạch xem nào, đảm bảo dân theo vô điều kiện.”
-- Đề nghị chính quyền bắt lấy một "con Việt tân", chụp ảnh đưa lên cho toàn dân thiên hạ biết hình hài nó thế nào.
Một ngườu bức xúc:”Nếu Việt Tân "kích động" bạo loạn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình là cần phải loại bỏ thì Nhà nước hãy "động viên" toàn thể nhân dân nhất tề đứng lên tiêu diệt giặc.”
-- Người khác bảo Nhà nước:”Việt Tân là thằng nào dám dám xúi dục dân. Dân bây giờ họ khôn lắm có thằng Việt Tân nào xúi họ được đâu!”
Hay : “ Dân bức xúc vì tham nhũng và bạo quyền chẳng nghe ai xúi dục cả…”
“…Ở đâu cũng nhan nhản tham nhũng . Xử thì toàn đại án mà rút kinh nghiệm hoài . Mấy ông làm được dân tin tưởng thì dù ai lôi kéo cũng vậy thôi.”
“Dân bây giờ đã hiểu quá rõ rồi. Bọn nào là bọn bán nước hại dân đã rõ….Việt Tân là ai mà chúng ta sợ họ vậy, nếu họ là bóng đêm mà chúng ta là ánh sáng thì sợ gì người dân không nhận ra ánh sáng.”
-- Em chẳng phải nghe ai xúi dục cả. Tại nhiều việc cán bộ làm cho người dân bức xúc thôi….Ông Nguyễn hữu Cầu có thể chỉ ra những ai , địa chỉ ... là người , tổ chức Việt tân để người dân biết mà phòng tránh !”
Như thế thấy rõ lá bùa Việt Tân mà các quan chức Công an sử dụng để đánh lận con đen, cốt làm lu mờ chống Formosa của dân không còn được ai để ý nữa. Mọi phản ứng muốn đảng hãy nhìn lại mặt mình trong gương xem tại sao dân càng ngày càng xa lánh cán bộ đảng viên và không còn bị mê hoặc bởi những chiếc bánh vẽ nữa !
NGUYỄN PHÚ TRỌNG-FORMOSA
Nhưng có vẻ như Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn mơ ngủ hay đi trong sương mù trong cuộc chiến môi trường với Formosa.
Tại cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 6/8 (2016), ông Trọng được báo chí đảng tường thuật: “Đề cập đến những sai phạm tại Formosa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, đây là sự cố rất đáng tiếc. Riêng vụ này, chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và đây là đấu tranh chứ không phải chỉ là thương lượng. Chúng ta đấu tranh có lý, có tình dựa trên các bằng chứng, chứng cứ cụ thể, buộc lãnh đạo Formosa phải cúi đầu nhận lỗi, hứa khắc phục hậu quả, thay đổi công nghệ, hứa không tái phạm và cũng đã nhận đền bù. Nếu họ tiếp tục tái phạm, chúng ta sẽ kiến quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Từ đây cũng rút ra bài học đắt giá về công tác bảo vệ môi trường.” (Infonet)
Ông Trọng còn nói cho an lòng dân:”Các bác lo bồi thường xong chúng ta cho qua, không phải đâu, TƯ đã họp chỉ đạo nhiều lần. Đây mới là xử lý bên ngoài, còn đi sâu vào bên trong xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể, kết luận ngay thì chưa được, nhưng phải làm.”
Formosa đã hứa không tái phạm, nhưng ông Trọng có nắm giao bằng chuôi hay bằng lưỡi ? Ông đã nhận 500 triệu dollars bồi thường để đền bù cho dân và dọn sạch mội trường, nhưng ông lại chưa biết mức độ thiệt hại chính xác của dân và của biển bao nhiêu. Ông cũng không thể bảo đảm Formosa sẽ không tái phạm nên ông đã để dân sống trong lo âu phập phồng không có bảo đảm trong tương lai.
Vì vậy tại cuộc họp, theo Infornet, cử tri Phạm Huy Hòa (phường Liễu Giai, quận Ba Đình) cho biết, cử tri lo ngại sự cố môi trường biển do Formosa gây ra cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung vừa qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân các tỉnh này. Mới đây, lại phát hiện Formosa vận chuyển chất thải rắn ra chôn ở một điểm khác ở Hà Tĩnh cũng như chuyển chất thải rắn ra cả Phú Thọ.
Cử tri Pham Huy Hòa thằng thắn:”Quốc hội đã đã giao Uỷ ban KHCN giám sát, cử tri theo dõi. Tuy nhiên, theo cử tri Hòa, trường hợp ông Võ Kim Cự, người đã ký cấp phép cho Formosa 70 năm, lại chưa được xem xét.
“Một người như vậy không xứng đáng đại diện cử tri, ông Cự nên ứng xử văn hóa là từ chức.”
Ông Vỏ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội là nguyên Chủ tịch, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, đã vượt quyền Thủ tướng ký cho Formosa Đài Loan thuê đất 70 năm và được hưởng nhiều ưu đãi trong dự án Formosa Hà Tĩnh.
Bộ Tư pháp đã được lệnh điều tra xem có cá nhân hay tổ chức nào của đảng và nhà nước đã phạm lỗi trong vụ Formosa, nhưng chưa biết đến bao giờ mới có câu trả lời.
Chỉ biết ông Trọng đã nói với cử tri Hà Nội hôm 06/08/2016 rằng:”Qua vụ việc này và một số vụ vi phạm, hủy hoại môi trường thời gian qua đã cho chúng ta những bài học sâu sắc, đắt giá và càng thấy rõ: không phải thu hút đầu tư với bất cứ giá nào mà cần chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Những xử lý vừa qua liên quan tới sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra mới chỉ là bước đầu. Tới đây sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc và quy trình.”
“Nguyên tắc” và “quy trình” là hai cụm từ mênh mông. Bên Nhà nước thì nói ông Cự làm sai nhưng ông Cự lại qủa quyết ông làm đúng luật và đúng “quy trình” nên cuộc điều tra cho ra nhẽ còn mất nhiều thời gian lắm
Bên phía Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói sẽ không loại trừ một ai trong cuộc điều tra đã để xẩy ra vụ Formosa, kế cả những viên chức đã nghỉ hưu. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ai đả động đến chân lông của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người chịu trách nhiệm tòan diện và cao nhất trong các hoạt động của Chính phủ trong suốt 10 năm giữ chức Thủ tướng.
Nếu Công an CSVN cứ tiếp tục mê man với con bài Việt Tân để hù họa dân khi họ biểu tình đòi làm sạch môi trường và đòi phải đóng cửa Formosa để bảo vệ Tổ quốc khỏi sự lũng đoạn của Trung Quốc đứng sau Đài Loan thì sự tăm tối này chỉ để họa cho dân. -/-
Phạm Trần
Ban Tuyên giáo Đảng và Công an Cộng sản Việt Nam đã tận dụng “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) làm quân bài chống các cuộc biều tình của dân đòi đóng cửa Formosa.
Chiến thuật chính trị hóa có mục đích xấu trước phản ứng gay gắt của dân đòi nhà nước phải sớm trả lại biển sạch, đất không nhiễm độc cho dân còn có mục đích xuyên tạc và vu khống đồng bào Công Giáo của Giáo phận Vinh, nạn nhân trực tiếp của Formosa.
Đầu tiên, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) đã cáo buộc Việt Tân nhúng tay vào hai cuộc biểu tình ngày 1 và 8/05/2016 tại Sài Gòn với điều gọi là “ âm mưu tạo bạo loạn chính trị”.
Báo VnExpress đưa tin:” Ngày 14/5, Công an TP.HCM cho biết, ngày 1 và 8/5 tại trung tâm thành phố đã diễn ra nhiều cuộc tụ tập đông người, có lúc lên đến hàng nghìn với các băng rôn kêu gọi bảo vệ môi trường.
Điều tra của công an TP.HCM cho thấy, lợi dụng tình hình cá chết hàng loạt ở miền Trung, Tổ chức Việt Tân đã kích động dư luận, lôi kéo đám đông tụ tập, gây rối và "âm mưu tạo bạo loạn chính trị". Tổ chức này lập những nhóm hỗ trợ, chuẩn bị nước, phát bánh mì, phát tiền cho người tham gia. Những người cầm đầu sẽ hô hào, căng băng rôn, khẩu hiệu.
Cảnh sát xác định, trong số những thanh niên bị tổ chức này lôi kéo có nhiều người có tiền án tiền sự. Họ mang theo cả hơi cay, có nhiều hành vi quá khích gây thương tích cho lực lượng chức năng.
Thậm chí, sau đó các đối tượng giật dây, kích động gây rối còn dùng các trang mạng xã hội để đe dọa lực lượng các cơ quan chức năng với tuyên bố “treo thưởng” nếu ai truy lùng được cán bộ chiến sĩ công an hay thành viên TNXP nào tham gia giữ trật tự (mà chúng gọi là ngăn cản biểu tình), sẽ được thưởng 5 triệu đồng; truy được người nào “hành hung” được chúng thưởng 20 triệu đồng.”
Đó là ngôn ngữ của Công an. Thật hư ra sao thì sau 3 tháng vẫn không thấy có bằng chứng nào được trưng ra. Công an Saì Gòn cũng vẽ ra thêm rằng:”Đằng sau động thái gây rối là âm mưu phá hoại cuộc bầu cử diễn ra vào 22/5 tới (bầu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp) . Việt Tân đã kêu gọi gây rối ở khắp các tỉnh thành từ ngày 15 đến 22/5 với mục đích gây bạo loạn.”
Đến ngày bầu cử không có chuyện gì xẩy ra và sau đó không thấy Công an nhắc đến Việt Tân nữa. Nhưng hình ảnh Công an, mật vụ Saì Gòn đàn áp dã man và bắt đi nhiều người dân biểu tình chống Formosa ở Sài Gòn đã được gửi đi khắp thế giới.
Báo VNExpress còn lồng vào bài viết tin nói về hai cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn (Antôn Chu Mạnh Sơn) bị tạm giữ khi họ đi thăm dân, làm phóng sự và chụp ảnh vùng cá chết ở Hà Tĩnh và Qủang Bình. Câu chuyện chẳng có gì nếu báo đài nhà nước không quy chụp hai anh là “thành viên Việt Tân” có hành động “xuyên tạc, gây kích động trong quần chúng nhân dân” mà vẫn được thả ra.
Dựa theo tài liệu của Công an, Báo Giao Thông viết về anh Tam:” Thực hiện chỉ đạo của số cầm đầu phong trào "Con đường Việt Nam", chiều ngày 26/4/2016, Trương Minh Tam vào khu công nghiệp Formosa, Hà Tĩnh. Tại đây, đối tượng đã quay phim, chụp hình, phỏng vấn ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ý đồ của chúng nhằm biên tập phóng sự, tán phát lên các trang mạng xấu để kích động, biểu tình gây phức tạp về ANTT (an ninh trật tự)trên địa bàn.”
Tuy bị cáo buộc như thế nhưng anh Tam đã được thả ngày 04/05/2016. Trước đó, ngày 02/05/2016, Công an tỉnh Qủang Bình cũng đã trả tự do cho tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn.
Công an đã tung tin về anh Sơn, một thanh niên đấu tranh Công Giáo rằng:”Đối tượng Chu Mạnh Sơn khai nhận, Sơn được nhiều cá nhân, tổ chức phản động trong ngoài nước liên hệ, trong đó tổ chức phản động "Việt Tân" tại Mỹ lôi kéo, đề nghị tham gia; hiện Chu Mạnh Sơn là thành viên nhóm "Việt Tân tương trợ" - nhóm kín do "Việt Tân" lập ra trên mạng xã hội Facebook.”
Bài viết ủa báo Giao Thông cho biết tiếp:”Ngày 30/4/2016, Chu Mạnh Sơn cùng một số đối tượng đón xe khách vào (huyện Qủang Trạch) Quảng Bình thu thập thông tin, hình ảnh quần chúng nhân dân tụ tập gửi cho các đối tượng để tán phát trên các trang mạng phản động nhằm xuyên tạc, gây kích động trong quần chúng nhân dân.”
Rõ ràng là có gì lấn cấn không minh bạch trong trường hợp bắt hai anh Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn. Họ đã bị quy kết có hành động xấu, có liên hệ với Việt Tân, tổ chức chính trị đã bị Công an Việt Nam ghi vào sổ đen là “khủng bố”, nhưng họ vẫn được trả tự do thì cũng hơi lạ.
VIỆT TÂN-FORMOSA-NGHỆ AN
Thế rồi, chỉ trước 3 ngày Giáo phận Vinh mở chiến dịch làm sạch môi trường (7/8/2016) thì Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An khẳng định:” Trong sự cố môi trường biển vừa qua, nhóm phản động Việt Tân đã lợi dụng để kích động, lôi kéo nhân dân.”
Tuy nói vung xích chó như thế tại phiên họp của các đại biểu Hội đồng Nhân dân Tỉnh sáng 4/8/2016, nhưng ông Công an to đầu này lại không có bằng chứng nào đưa ra.
Theo tin của báo Công an Nghệ an điện tử thì ông Cầu đã:”Khẳng định, nhóm phản động Việt Tân lợi dụng sự cố môi trường để kích động, lôi kéo người dân vi phạm pháp luật.”
Người đứng đầu ngành Công an Nghệ An, nơi có Tòa Giám mục Giáo phận Vinh do Đức Cha Nguyễn Thái Hợp cai qủan, được trích dẫn nói rằng:” Các đối tượng Việt Tân ở Nghệ An hiện nay tương đối nhiều, là 1 trong 4 trọng điểm mà Việt Tân tập trung chống phá quyết liệt nên không thể mất cảnh giác được. Hiện nay, tổ chức phản động Việt Tân kích động rất nhiều về vấn đề ô nhiễm môi trường ở miền Trung.”
Nếu chỉ nói khơi khơi để lấy điểm mà không đưa ra được bằng cớ nào thì Giám đốc Công an Nghệ An, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu chỉ đổ thêm dầu vào lửa để vu oan cáo vạ cho việc làm ngay chính và nghiêm chỉnh của giáo dân địa phận Vinh, nói chung và vị chủ chiên Đức Cha Nguyễn Thài Hợp nói riêng.
Câu hỏi đật ra là tại sao nhà nước và Công an CSVN phải dựa vào Việt Tân để chụp mũ trên 500 nghìn người Công Giáo địa phận Vinh gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Qủang Bình là những nạn nhận trực tiếp đang phải gánh chịu những khó khăn kinh tế và môi trường nghiệm trọng của Formosa ?
Có điều rõ nhất là đảng, nhà nước Trung ương và chính quyền Cộng sản địa phương ở 4 tỉnh lâm nạn gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng và Huế-Thừa Thiên đã hoang mang và mất định hướng trong công tác phục hồi môi trường và cứu dân bị nạn.
Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chính trị hóa các cuộc biều tình chống ô nhiễm môi trường, đòi đền bù thiệt hại công bằng và đòi đóng cửa Formosa để vảo vệ sự sống còn của các thế hệ tương lai.
Do đó, không lạ gì khi ta nghe Đại tá Cầu phân bua:” Muốn làm rõ phải có thời gian chứ không phải ngày một, ngày hai được. Đảng và Nhà nước đã vào cuộc rất quyết liệt, đầy đủ tài liệu chứng cứ để đối tượng không chối cãi được. Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá, đề nghị cử tri tỉnh nhà và đại biểu HĐND hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hiện nay lực lượng công an cả Bộ và tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cương quyết.”
Nói thế nhưng Công an Nghệ An không có khả năng làm bất cứ việc gi giúp dân thỏa mãn yêu cầu mau biết ngày nào có biển sạch để yên tâm ra khơi đánh bắt như trước ngày xẩy ra cá chềt 6/04/2016 ?
Lời nói của ông Cầu chỉ như “tất nước theo mưa” giống lập luận của Trung ương Hà Nội nhằm vỗ về dân cho nguôi ngoai là chính, không đem lại kết qủa gì. Nhưng khi ông Cầu đem Việt Tân vào để bôi đen, xuyến tạc và mạ lỵ đòi hỏi chính đáng của các nạn nhân trên địa bàn Nghệ An là ông đã tự sỉ nhục mình vì để lộ ra mình thiếu kiến thức của một viên chức ngành an ninh.
PHẢN ỨNG CỦA DÂN
Trước những lời “châu ngọc” của ông Cầu, độc gỉa ở Việt Nam lên tiếng trên VNExpress.
Hãy đọc:” Đai tá Cầu bảo Việt Tân nhiều lắm sao không túm lấy vài thằng cho bà con xem coi.”
-“Em chả nghe ai xúi cả, bố Việt Tân cũng chả xúi được em. Nhưng nhiều bất công, tham nhũng quá!”
-“ Dân đâu có ngu mà bị lôi kéo. Đảng cứ thật trong sạch, minh bạch xem nào, đảm bảo dân theo vô điều kiện.”
-- Đề nghị chính quyền bắt lấy một "con Việt tân", chụp ảnh đưa lên cho toàn dân thiên hạ biết hình hài nó thế nào.
Một ngườu bức xúc:”Nếu Việt Tân "kích động" bạo loạn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình là cần phải loại bỏ thì Nhà nước hãy "động viên" toàn thể nhân dân nhất tề đứng lên tiêu diệt giặc.”
-- Người khác bảo Nhà nước:”Việt Tân là thằng nào dám dám xúi dục dân. Dân bây giờ họ khôn lắm có thằng Việt Tân nào xúi họ được đâu!”
Hay : “ Dân bức xúc vì tham nhũng và bạo quyền chẳng nghe ai xúi dục cả…”
“…Ở đâu cũng nhan nhản tham nhũng . Xử thì toàn đại án mà rút kinh nghiệm hoài . Mấy ông làm được dân tin tưởng thì dù ai lôi kéo cũng vậy thôi.”
“Dân bây giờ đã hiểu quá rõ rồi. Bọn nào là bọn bán nước hại dân đã rõ….Việt Tân là ai mà chúng ta sợ họ vậy, nếu họ là bóng đêm mà chúng ta là ánh sáng thì sợ gì người dân không nhận ra ánh sáng.”
-- Em chẳng phải nghe ai xúi dục cả. Tại nhiều việc cán bộ làm cho người dân bức xúc thôi….Ông Nguyễn hữu Cầu có thể chỉ ra những ai , địa chỉ ... là người , tổ chức Việt tân để người dân biết mà phòng tránh !”
Như thế thấy rõ lá bùa Việt Tân mà các quan chức Công an sử dụng để đánh lận con đen, cốt làm lu mờ chống Formosa của dân không còn được ai để ý nữa. Mọi phản ứng muốn đảng hãy nhìn lại mặt mình trong gương xem tại sao dân càng ngày càng xa lánh cán bộ đảng viên và không còn bị mê hoặc bởi những chiếc bánh vẽ nữa !
NGUYỄN PHÚ TRỌNG-FORMOSA
Nhưng có vẻ như Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn mơ ngủ hay đi trong sương mù trong cuộc chiến môi trường với Formosa.
Tại cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 6/8 (2016), ông Trọng được báo chí đảng tường thuật: “Đề cập đến những sai phạm tại Formosa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, đây là sự cố rất đáng tiếc. Riêng vụ này, chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và đây là đấu tranh chứ không phải chỉ là thương lượng. Chúng ta đấu tranh có lý, có tình dựa trên các bằng chứng, chứng cứ cụ thể, buộc lãnh đạo Formosa phải cúi đầu nhận lỗi, hứa khắc phục hậu quả, thay đổi công nghệ, hứa không tái phạm và cũng đã nhận đền bù. Nếu họ tiếp tục tái phạm, chúng ta sẽ kiến quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Từ đây cũng rút ra bài học đắt giá về công tác bảo vệ môi trường.” (Infonet)
Ông Trọng còn nói cho an lòng dân:”Các bác lo bồi thường xong chúng ta cho qua, không phải đâu, TƯ đã họp chỉ đạo nhiều lần. Đây mới là xử lý bên ngoài, còn đi sâu vào bên trong xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể, kết luận ngay thì chưa được, nhưng phải làm.”
Formosa đã hứa không tái phạm, nhưng ông Trọng có nắm giao bằng chuôi hay bằng lưỡi ? Ông đã nhận 500 triệu dollars bồi thường để đền bù cho dân và dọn sạch mội trường, nhưng ông lại chưa biết mức độ thiệt hại chính xác của dân và của biển bao nhiêu. Ông cũng không thể bảo đảm Formosa sẽ không tái phạm nên ông đã để dân sống trong lo âu phập phồng không có bảo đảm trong tương lai.
Vì vậy tại cuộc họp, theo Infornet, cử tri Phạm Huy Hòa (phường Liễu Giai, quận Ba Đình) cho biết, cử tri lo ngại sự cố môi trường biển do Formosa gây ra cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung vừa qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân các tỉnh này. Mới đây, lại phát hiện Formosa vận chuyển chất thải rắn ra chôn ở một điểm khác ở Hà Tĩnh cũng như chuyển chất thải rắn ra cả Phú Thọ.
Cử tri Pham Huy Hòa thằng thắn:”Quốc hội đã đã giao Uỷ ban KHCN giám sát, cử tri theo dõi. Tuy nhiên, theo cử tri Hòa, trường hợp ông Võ Kim Cự, người đã ký cấp phép cho Formosa 70 năm, lại chưa được xem xét.
“Một người như vậy không xứng đáng đại diện cử tri, ông Cự nên ứng xử văn hóa là từ chức.”
Ông Vỏ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội là nguyên Chủ tịch, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, đã vượt quyền Thủ tướng ký cho Formosa Đài Loan thuê đất 70 năm và được hưởng nhiều ưu đãi trong dự án Formosa Hà Tĩnh.
Bộ Tư pháp đã được lệnh điều tra xem có cá nhân hay tổ chức nào của đảng và nhà nước đã phạm lỗi trong vụ Formosa, nhưng chưa biết đến bao giờ mới có câu trả lời.
Chỉ biết ông Trọng đã nói với cử tri Hà Nội hôm 06/08/2016 rằng:”Qua vụ việc này và một số vụ vi phạm, hủy hoại môi trường thời gian qua đã cho chúng ta những bài học sâu sắc, đắt giá và càng thấy rõ: không phải thu hút đầu tư với bất cứ giá nào mà cần chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Những xử lý vừa qua liên quan tới sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra mới chỉ là bước đầu. Tới đây sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc và quy trình.”
“Nguyên tắc” và “quy trình” là hai cụm từ mênh mông. Bên Nhà nước thì nói ông Cự làm sai nhưng ông Cự lại qủa quyết ông làm đúng luật và đúng “quy trình” nên cuộc điều tra cho ra nhẽ còn mất nhiều thời gian lắm
Bên phía Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói sẽ không loại trừ một ai trong cuộc điều tra đã để xẩy ra vụ Formosa, kế cả những viên chức đã nghỉ hưu. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ai đả động đến chân lông của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người chịu trách nhiệm tòan diện và cao nhất trong các hoạt động của Chính phủ trong suốt 10 năm giữ chức Thủ tướng.
Nếu Công an CSVN cứ tiếp tục mê man với con bài Việt Tân để hù họa dân khi họ biểu tình đòi làm sạch môi trường và đòi phải đóng cửa Formosa để bảo vệ Tổ quốc khỏi sự lũng đoạn của Trung Quốc đứng sau Đài Loan thì sự tăm tối này chỉ để họa cho dân. -/-
Phạm Trần
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Được phép đưa thêm tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể không? Tên Giám mục được đọc thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
08:52 10/08/2016
Giải đáp phụng vụ: Được phép đưa thêm tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể không? Tên Giám mục được đọc thế nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ba kinh nguyện Thánh Thể đầu đều có cơ hội để đề cập đến tên riêng của người tín hữu còn sống hay đã qua đời, cụ thể là tại Memento (“Lạy Chúa, xin nhớ đến ..."). Khi nào linh mục thực hiện các cơ hội này? Liệu linh mục được phép bỏ qua các tên trong Lễ Qui Rôma không? Ngoài ra, các Kinh Nguyện Thánh Thể nhắc lại cách tuyệt vời sự sống của các thánh trên trời. Thỉnh thoảng, một linh mục sẽ thêm tên của vị thánh vào ngày lễ, mà chúng ta có thể cử hành cho Ngài, và/hoặc tên của vị thánh sáng lập Dòng tu, mà linh mục ấy thuộc về (nếu linh mục là tu sĩ Dòng). Trong khi điều này có vẻ phù hợp, liệu nó là đúng chăng (đặc biệt là khi Kinh Nguyện Thánh Thể III nêu rõ ràng sự tùy chọn thêm tên của "vị thánh trong ngày hay vị thánh bổn mạng", trong khi các Kinh nguyện Thánh Thể khác không cho phép sự tùy chọn này)? - J. G., Lewisville, Texas, Mỹ.
Đáp: Như một nguyên tắc chung, tên của người đã khuất, cùng với các công thức cụ thể có liên quan, được tưởng nhớ đến trong Kinh Nguyện Thánh Thể, chỉ khi có một lý do đặc biệt để làm như vậy. Trên hết, đó là Thánh Lễ an táng hay kỷ niệm ý nghĩa của ngày qua đời.
Trong các dịp khác, nếu Thánh Lễ đang được dâng cầu cho linh hồn người đã qua đời, tên người ấy được nhắc đến tốt nhất ở đầu Thánh Lễ, hoặc trong lời cầu nguyện của các tín hữu. Còn tên cụ thể của người quá cố không nên được nhắc thường xuyên trong Kinh Nguyện Thánh Thể.
Một tiêu chuẩn tương tự áp dụng cho người còn sống. Với ngoại lệ là Giáo hoàng và
Giám mục, những người sống chỉ được nhắc đến trong các dịp hiếm hoi. Thí dụ, nhân dịp một lễ rửa tội, cha mẹ đỡ đầu được nhắc đến trong Memento (“Lạy Chúa, xin nhớ đến ..."), trong khi các tân tín hữu trưởng thành được nhắc đến trong Hanc Igitur ("Lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con…"). Các tân tín hữu thường được nhắc chung vào thời điểm này trong tuần bát nhật Phục Sinh. Đôi tân hôn cũng được nhắc đến trong một Hanc Igitur đặc biệt, và có các công thức tương tự cho dịp khác, như lễ ban phép thêm sức và lễ truyền chức thánh, mặc dù không phải tất cả đều có khả năng nhắc đến tên cụ thể. Các công thức này thường được tìm thấy trong Sách nghi lễ cho mỗi bí tích, chứ không trong Lễ Qui Thánh Lễ.
Một số Hội đồng Giám mục cũng đã soạn thảo các sự can thiệp tương tự cho các Kinh Nguyện Thánh Thể khác.
Về việc nhắc đến tên các thánh, mỗi Kinh Nguyện Thánh Thể có đặc điểm riêng của mình, và chúng phải được tôn trọng. Trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thêm tên Thánh Giuse, Lễ Qui Rôma truyền thống liệt kê 24 vị thánh (12 tông đồ và 12 tử đạo) ở hai nhóm riêng biệt. Danh sách này hiện nay có thể được rút ngắn còn 7 vị, bằng cách bỏ qua các thánh sau thánh Anrê trong nhóm đầu tiên, và sau Thánh Banaba trong nhóm thứ hai.
Danh sách đầy đủ là:
Nhóm đầu tiên: thánh Phêrô và Phaolô, Anrê, (Giacôbê, Gioan, Tôma, Giacôbê, Philiphê, Bartôlômêô, Matthêô, Simon và Tađêô [tông đồ], Linô, Clêtô, Clêmentê, Xistô, Cornêliô [5 giáo hoàng], Xyprianô [giám mục Carthage] , Laurensô [phó tế], Crisôgônô, Gioan và Phaolô, Cosma và Đamianô [5 giáo dân])
Nhóm thứ hai: thánh Gioan Tẩy Giả, Têphanô [phó tế tử đạo đầu tiên], Matthia, Banaba [tông đồ], (Inhaxiô [Giám Mục Antioch], Alexandrô [Giáo hoàng], Marcellinô [linh mục], Phêrô [trừ quỷ], Phêlixita, Perpetua [2 nữ giáo dân có gia đình ở Carthage], Agata, Luxia, Anê, Xêxilia [4 trinh nữ], Anastasia [nữ giáo dân ở Sirmium]). (bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Do đó, hai danh sách này đại diện cho toàn thể Giáo Hội hiệp nhất trong việc dâng lễ hy sinh bàn thờ thánh thiện nhất, khi Kitô hữu thuộc mọi tầng lớp được xem là xứng đáng với sự tử đạo, làm hy lễ cuối cùng cho Chúa Kitô. Bằng cách này, việc sử dụng các danh sách đầy đủ, ít nhất là thỉnh thoảng, là rất hữu ích, trong số các sứ điệp khác, trong việc minh họa lời mời gọi phổ quát cho việc nên thánh.
Trong các Kinh nguyện khác, chỉ có Kinh Nguyện Thánh Thể III và các lời nguyện Thánh Thể cho các nhu cầu khác nhau, có khả năng thêm tên của các vị thánh bổn mạng của nhà thờ hoặc vị thánh trong ngày. Trong trường hợp này, nó có thể là một tập tục hợp pháp cho một linh mục tu sĩ nhắc đến tên của đấng sáng lập Dòng tu của mình, đặc biệt là nếu cử hành trong một nhà thờ, do một cộng đoàn Dòng tu của mình quản lý.
Tuy nhiên, sẽ là không hợp pháp, cho bất cứ linh mục nào đưa thêm tên của các thánh, nếu khả năng này là không dự kiến trong chính lời nguyện riêng. Điều này có nghĩa rằng một linh mục, khi sử dụng Lễ Qui Rôma có thể dọc danh sách bảy vị thánh, hoặc tất cả 24 vị thánh, nhưng không thể thêm bất kỳ tên khác không nằm trong danh sách này. Tương tự như vậy, linh mục không thể đưa thêm tên tên của vị thánh vào Kinh Nguyện Thánh Thể II, IV, hoặc các kinh nguyện Thánh Thể cho sự hòa giải.
Tóm lại, nếu linh mục muốn nêu tên một vị thánh bổn mạng, thì ngài phải chọn kinh tiến hiến (Anaphora) thứ ba, hoặc, nếu dịp này bảo đảm nó, một trong các lời nguyện cho các nhu cầu khác nhau.
Sau khi tôi trả lời vấn đề trên, có hai câu hỏi được gửi đến tôi, liên quan đến việc nêu tên của Giám mục địa phương.
Một độc giả Canada hỏi: "Giáo phận của con hiện nay không có một Giám mục chính tòa. Vị Giám quản Tông tòa của chúng con là một Giám mục. Câu hỏi của con là, con phải đọc như thế nào trong Kinh Nguyện Thánh Thể?. Liệu con cứ tiếp tục như bình thường – “Ðức Giáo Hoàng T., Ðức Giám Mục T., chúng con”, hoặc con đọc 'N. Giám quản Tông tòa của chúng con" hay chỉ đơn giản là 'Giám quản'? Tương tự như vậy, đối với Kinh Nguyện Thánh Thể III, “cùng với tôi tớ Chúa là Ðức Giáo Hoàng T. và Ðức Giám Mục T. [‘Giám quản Tông tòa’ hoặc đơn giản là ‘Giám quản’] chúng con”?.
Một độc giả khác, cũng từ Canada, hỏi: "Câu hỏi của con liên quan đến lời nguyện, mà trong đó linh mục cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và Giám mục địa phương, sau khi truyền phép. Cha xứ của chúng con đã thực hiện thứ tự đảo ngược. Nói cách khác, thay vì nhắc đến Đức Giáo Hoàng trước và Đức Tồng Giám mục địa phương của chúng con sau, thi cha lại đảo ngược nó, bằng cách nhắc đến Đức Tổng Giám mục địa phương của chúng con trước, và tên của Giáo hoàng sau. Điều này đã làm phiền một số người lớn tuổi trong giáo xứ của chúng con, và con muốn biết thứ tự nào là đúng. Con đã hỏi cha xứ, và ngài trả lời rằng lòng trung thành đầu tiên của ngài là với Giám mục của mình, và tất cả các Giám mục, trong đó có Đức Giáo Hoàng, đều là bình đẳng, vì vậy việc ngài đề cập đến ai trước là không thành vấn đề. Con đã đi lễ ở nhiều nhà thờ trong tổng giáo phân, và không nơi nào làm theo thứ tự như cha xứ của con. Thưa cha, liệu việc đảo ngược thứ tự như thế là đúng chăng?"
Đáp: Mặc dù không có quy tắc tuyệt đối ở đây, các sách hướng dẫn phụng vụ cũ khuyên bạn chỉ đơn giản bỏ qua cụm từ "N. giám mục của chúng con", khi tòa giám mục trống ngôi. Nguyên tắc tương tự cũng được tuân giữ khi Tòa Thánh trống ngôi, cho nên cụm từ "N. Đức Giáo Hoàng của chúng con" cũng được bỏ trong thời gian ấy.
Vị giám quản tông tòa, ngay cả khi ngài là một Giám mục, thường không được nhắc tên, mặc dù các giám chức khác, tức những vị là tương đương trong luật với Giám mục giáo phận (như vị đại diện Giám mục, giám quản (prefect), và vài viện phụ tòng thổ) được nhắc đến lúc này.
Một ngoại lệ là có thể được, là khi Giám mục địa phương đã được đổi qua tòa Giám mục khác, nhưng vẫn là Giám quản tông tòa của giáo phận cũ của mình, trong khi chờ bổ nhiệm vị kế nhiệm. Trong các trường hợp như vậy, rất khó để thực hiện một sự đoạn tuyệt rõ ràng, khi Giám mục cũ vẫn còn phụ trách công việc.
Cuối năm 2008, Tòa Thánh công bố một số thay đổi kỹ thuật cho Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 149, liên quan điểm này. Các thay đổi qui định rằng nếu một Giám mục cử hành Thánh lễ ngoài của giáo phận của mình, ngài nhắc trước tiên tên của đẩng bản quyền, và sau đó dùng công thức “và con là tôi tớ bất xứng của Cha".
Sự việc, rằng Giáo Hội gần đây đã đi đến việc sửa đổi văn bản để đảo ngược thứ tự, mà trong đó Giám mục nhắc đến tên mình và tên của đấng bản quyền, cho thấy rằng thứ tự này là không dửng dưng đâu.
Điều này là do "cùng với" (una cum) của Giáo luật Rôma không chỉ đơn thuần là một lời cầu nguyện "cho" Giáo hoàng và Giám mục, và ít nhiều nó thể hiện một hình thức nào đó của lòng trung thành chính trị.
Linh mục đọc Kinh nguyện Thánh Thể không phải nhân danh bản thân mình, nhưng như là đại diện của Chúa Kitô và Giáo Hội. Do đó công thức này diễn tả một thực tại thần học sâu hơn, mà trong đó linh mục và cộng đoàn diễn tả việc họ thuộc về Giáo Hội phổ quát, thông qua sự hiệp thông phẩm trật với Đức Giáo Hoàng và Giám mục. Đức Giáo Hoàng là đại diện của sự hiệp nhất này ở cấp phổ quát; Giám mục là nguyên tắc của sự hiệp nhất ở cấp địa phương. Sự hiệp thông với cả Giáo hoàng và Giám mục là cần thiết, nếu Thánh lễ của chúng ta là Công Giáo thật sự.
Tôi không có ý kiến về các động cơ cho sự đảo ngược thứ tự thông thường, mà linh mục ấy thực hiện, nhưng các lập luận cho việc bênh vực sự đảo ngược phải dựa vào "lòng trung thành", và sự hàm ý rằng thứ tự là không quan trọng, cho thấy một sự thiếu chắc chắn của sự quen thuộc với một số phạm trù của thần học phụng vụ và Giáo Hội học. (Zenit.org 17-2-2009, 3-3-2009)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ba kinh nguyện Thánh Thể đầu đều có cơ hội để đề cập đến tên riêng của người tín hữu còn sống hay đã qua đời, cụ thể là tại Memento (“Lạy Chúa, xin nhớ đến ..."). Khi nào linh mục thực hiện các cơ hội này? Liệu linh mục được phép bỏ qua các tên trong Lễ Qui Rôma không? Ngoài ra, các Kinh Nguyện Thánh Thể nhắc lại cách tuyệt vời sự sống của các thánh trên trời. Thỉnh thoảng, một linh mục sẽ thêm tên của vị thánh vào ngày lễ, mà chúng ta có thể cử hành cho Ngài, và/hoặc tên của vị thánh sáng lập Dòng tu, mà linh mục ấy thuộc về (nếu linh mục là tu sĩ Dòng). Trong khi điều này có vẻ phù hợp, liệu nó là đúng chăng (đặc biệt là khi Kinh Nguyện Thánh Thể III nêu rõ ràng sự tùy chọn thêm tên của "vị thánh trong ngày hay vị thánh bổn mạng", trong khi các Kinh nguyện Thánh Thể khác không cho phép sự tùy chọn này)? - J. G., Lewisville, Texas, Mỹ.
Đáp: Như một nguyên tắc chung, tên của người đã khuất, cùng với các công thức cụ thể có liên quan, được tưởng nhớ đến trong Kinh Nguyện Thánh Thể, chỉ khi có một lý do đặc biệt để làm như vậy. Trên hết, đó là Thánh Lễ an táng hay kỷ niệm ý nghĩa của ngày qua đời.
Trong các dịp khác, nếu Thánh Lễ đang được dâng cầu cho linh hồn người đã qua đời, tên người ấy được nhắc đến tốt nhất ở đầu Thánh Lễ, hoặc trong lời cầu nguyện của các tín hữu. Còn tên cụ thể của người quá cố không nên được nhắc thường xuyên trong Kinh Nguyện Thánh Thể.
Một tiêu chuẩn tương tự áp dụng cho người còn sống. Với ngoại lệ là Giáo hoàng và
Giám mục, những người sống chỉ được nhắc đến trong các dịp hiếm hoi. Thí dụ, nhân dịp một lễ rửa tội, cha mẹ đỡ đầu được nhắc đến trong Memento (“Lạy Chúa, xin nhớ đến ..."), trong khi các tân tín hữu trưởng thành được nhắc đến trong Hanc Igitur ("Lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con…"). Các tân tín hữu thường được nhắc chung vào thời điểm này trong tuần bát nhật Phục Sinh. Đôi tân hôn cũng được nhắc đến trong một Hanc Igitur đặc biệt, và có các công thức tương tự cho dịp khác, như lễ ban phép thêm sức và lễ truyền chức thánh, mặc dù không phải tất cả đều có khả năng nhắc đến tên cụ thể. Các công thức này thường được tìm thấy trong Sách nghi lễ cho mỗi bí tích, chứ không trong Lễ Qui Thánh Lễ.
Một số Hội đồng Giám mục cũng đã soạn thảo các sự can thiệp tương tự cho các Kinh Nguyện Thánh Thể khác.
Về việc nhắc đến tên các thánh, mỗi Kinh Nguyện Thánh Thể có đặc điểm riêng của mình, và chúng phải được tôn trọng. Trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thêm tên Thánh Giuse, Lễ Qui Rôma truyền thống liệt kê 24 vị thánh (12 tông đồ và 12 tử đạo) ở hai nhóm riêng biệt. Danh sách này hiện nay có thể được rút ngắn còn 7 vị, bằng cách bỏ qua các thánh sau thánh Anrê trong nhóm đầu tiên, và sau Thánh Banaba trong nhóm thứ hai.
Danh sách đầy đủ là:
Nhóm đầu tiên: thánh Phêrô và Phaolô, Anrê, (Giacôbê, Gioan, Tôma, Giacôbê, Philiphê, Bartôlômêô, Matthêô, Simon và Tađêô [tông đồ], Linô, Clêtô, Clêmentê, Xistô, Cornêliô [5 giáo hoàng], Xyprianô [giám mục Carthage] , Laurensô [phó tế], Crisôgônô, Gioan và Phaolô, Cosma và Đamianô [5 giáo dân])
Nhóm thứ hai: thánh Gioan Tẩy Giả, Têphanô [phó tế tử đạo đầu tiên], Matthia, Banaba [tông đồ], (Inhaxiô [Giám Mục Antioch], Alexandrô [Giáo hoàng], Marcellinô [linh mục], Phêrô [trừ quỷ], Phêlixita, Perpetua [2 nữ giáo dân có gia đình ở Carthage], Agata, Luxia, Anê, Xêxilia [4 trinh nữ], Anastasia [nữ giáo dân ở Sirmium]). (bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Do đó, hai danh sách này đại diện cho toàn thể Giáo Hội hiệp nhất trong việc dâng lễ hy sinh bàn thờ thánh thiện nhất, khi Kitô hữu thuộc mọi tầng lớp được xem là xứng đáng với sự tử đạo, làm hy lễ cuối cùng cho Chúa Kitô. Bằng cách này, việc sử dụng các danh sách đầy đủ, ít nhất là thỉnh thoảng, là rất hữu ích, trong số các sứ điệp khác, trong việc minh họa lời mời gọi phổ quát cho việc nên thánh.
Trong các Kinh nguyện khác, chỉ có Kinh Nguyện Thánh Thể III và các lời nguyện Thánh Thể cho các nhu cầu khác nhau, có khả năng thêm tên của các vị thánh bổn mạng của nhà thờ hoặc vị thánh trong ngày. Trong trường hợp này, nó có thể là một tập tục hợp pháp cho một linh mục tu sĩ nhắc đến tên của đấng sáng lập Dòng tu của mình, đặc biệt là nếu cử hành trong một nhà thờ, do một cộng đoàn Dòng tu của mình quản lý.
Tuy nhiên, sẽ là không hợp pháp, cho bất cứ linh mục nào đưa thêm tên của các thánh, nếu khả năng này là không dự kiến trong chính lời nguyện riêng. Điều này có nghĩa rằng một linh mục, khi sử dụng Lễ Qui Rôma có thể dọc danh sách bảy vị thánh, hoặc tất cả 24 vị thánh, nhưng không thể thêm bất kỳ tên khác không nằm trong danh sách này. Tương tự như vậy, linh mục không thể đưa thêm tên tên của vị thánh vào Kinh Nguyện Thánh Thể II, IV, hoặc các kinh nguyện Thánh Thể cho sự hòa giải.
Tóm lại, nếu linh mục muốn nêu tên một vị thánh bổn mạng, thì ngài phải chọn kinh tiến hiến (Anaphora) thứ ba, hoặc, nếu dịp này bảo đảm nó, một trong các lời nguyện cho các nhu cầu khác nhau.
Sau khi tôi trả lời vấn đề trên, có hai câu hỏi được gửi đến tôi, liên quan đến việc nêu tên của Giám mục địa phương.
Một độc giả Canada hỏi: "Giáo phận của con hiện nay không có một Giám mục chính tòa. Vị Giám quản Tông tòa của chúng con là một Giám mục. Câu hỏi của con là, con phải đọc như thế nào trong Kinh Nguyện Thánh Thể?. Liệu con cứ tiếp tục như bình thường – “Ðức Giáo Hoàng T., Ðức Giám Mục T., chúng con”, hoặc con đọc 'N. Giám quản Tông tòa của chúng con" hay chỉ đơn giản là 'Giám quản'? Tương tự như vậy, đối với Kinh Nguyện Thánh Thể III, “cùng với tôi tớ Chúa là Ðức Giáo Hoàng T. và Ðức Giám Mục T. [‘Giám quản Tông tòa’ hoặc đơn giản là ‘Giám quản’] chúng con”?.
Một độc giả khác, cũng từ Canada, hỏi: "Câu hỏi của con liên quan đến lời nguyện, mà trong đó linh mục cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và Giám mục địa phương, sau khi truyền phép. Cha xứ của chúng con đã thực hiện thứ tự đảo ngược. Nói cách khác, thay vì nhắc đến Đức Giáo Hoàng trước và Đức Tồng Giám mục địa phương của chúng con sau, thi cha lại đảo ngược nó, bằng cách nhắc đến Đức Tổng Giám mục địa phương của chúng con trước, và tên của Giáo hoàng sau. Điều này đã làm phiền một số người lớn tuổi trong giáo xứ của chúng con, và con muốn biết thứ tự nào là đúng. Con đã hỏi cha xứ, và ngài trả lời rằng lòng trung thành đầu tiên của ngài là với Giám mục của mình, và tất cả các Giám mục, trong đó có Đức Giáo Hoàng, đều là bình đẳng, vì vậy việc ngài đề cập đến ai trước là không thành vấn đề. Con đã đi lễ ở nhiều nhà thờ trong tổng giáo phân, và không nơi nào làm theo thứ tự như cha xứ của con. Thưa cha, liệu việc đảo ngược thứ tự như thế là đúng chăng?"
Đáp: Mặc dù không có quy tắc tuyệt đối ở đây, các sách hướng dẫn phụng vụ cũ khuyên bạn chỉ đơn giản bỏ qua cụm từ "N. giám mục của chúng con", khi tòa giám mục trống ngôi. Nguyên tắc tương tự cũng được tuân giữ khi Tòa Thánh trống ngôi, cho nên cụm từ "N. Đức Giáo Hoàng của chúng con" cũng được bỏ trong thời gian ấy.
Vị giám quản tông tòa, ngay cả khi ngài là một Giám mục, thường không được nhắc tên, mặc dù các giám chức khác, tức những vị là tương đương trong luật với Giám mục giáo phận (như vị đại diện Giám mục, giám quản (prefect), và vài viện phụ tòng thổ) được nhắc đến lúc này.
Một ngoại lệ là có thể được, là khi Giám mục địa phương đã được đổi qua tòa Giám mục khác, nhưng vẫn là Giám quản tông tòa của giáo phận cũ của mình, trong khi chờ bổ nhiệm vị kế nhiệm. Trong các trường hợp như vậy, rất khó để thực hiện một sự đoạn tuyệt rõ ràng, khi Giám mục cũ vẫn còn phụ trách công việc.
Cuối năm 2008, Tòa Thánh công bố một số thay đổi kỹ thuật cho Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 149, liên quan điểm này. Các thay đổi qui định rằng nếu một Giám mục cử hành Thánh lễ ngoài của giáo phận của mình, ngài nhắc trước tiên tên của đẩng bản quyền, và sau đó dùng công thức “và con là tôi tớ bất xứng của Cha".
Sự việc, rằng Giáo Hội gần đây đã đi đến việc sửa đổi văn bản để đảo ngược thứ tự, mà trong đó Giám mục nhắc đến tên mình và tên của đấng bản quyền, cho thấy rằng thứ tự này là không dửng dưng đâu.
Điều này là do "cùng với" (una cum) của Giáo luật Rôma không chỉ đơn thuần là một lời cầu nguyện "cho" Giáo hoàng và Giám mục, và ít nhiều nó thể hiện một hình thức nào đó của lòng trung thành chính trị.
Linh mục đọc Kinh nguyện Thánh Thể không phải nhân danh bản thân mình, nhưng như là đại diện của Chúa Kitô và Giáo Hội. Do đó công thức này diễn tả một thực tại thần học sâu hơn, mà trong đó linh mục và cộng đoàn diễn tả việc họ thuộc về Giáo Hội phổ quát, thông qua sự hiệp thông phẩm trật với Đức Giáo Hoàng và Giám mục. Đức Giáo Hoàng là đại diện của sự hiệp nhất này ở cấp phổ quát; Giám mục là nguyên tắc của sự hiệp nhất ở cấp địa phương. Sự hiệp thông với cả Giáo hoàng và Giám mục là cần thiết, nếu Thánh lễ của chúng ta là Công Giáo thật sự.
Tôi không có ý kiến về các động cơ cho sự đảo ngược thứ tự thông thường, mà linh mục ấy thực hiện, nhưng các lập luận cho việc bênh vực sự đảo ngược phải dựa vào "lòng trung thành", và sự hàm ý rằng thứ tự là không quan trọng, cho thấy một sự thiếu chắc chắn của sự quen thuộc với một số phạm trù của thần học phụng vụ và Giáo Hội học. (Zenit.org 17-2-2009, 3-3-2009)
Nguyễn Trọng Đa
Nguồn gốc chức Phó Tế vĩnh viễn
Phó Tế Phạm Bá Nha
10:30 10/08/2016
NGUỒN GỐC CHỨC PHÓ TẾ VĨNH VIễN
Chức Phó Tế bắt đầu và rất thịnh hành từ thời các Thánh Tông Đồ. Các Ngài là cánh tay mặt rất đắc lực của các Tông Đồ trong việc gầy dựng Giáo Hội sơ khai. Dần dần vào cuối thế kỷ thứ IV, số "tư tế" và linh mục gia tăng, nên vai trò Phó Tế ít ai nhắc tới.
Tới năm 1563, công đồng Trente (1545-1563) muốn tái lập chức vụ thánh này trong Giáo Hội, nhưng không được hưởng ứng. Năm 1952, Đức Giáo Hoàng Piô XII, gợi ý muOn khôi phoc chUc Phó T%, làm khơi luOng khí mới trong Giáo Hội.
Đợi mãi tới năm 1964, Công Đồng Vatican II (1963-1965) mới thực sự tái lập chức Phó Tế và thêm vào chữ Vĩnh Viễn để phân biệt với Phó Tế chuyển tiếp sẽ chịu chức linh mục sau khóa đào tạo nhiều năm, tại chủng viện. Phó tế Vĩnh Viễn ngày một phát triển và được nhiều người biết đến.
Ngày nay các vị Phó Tế Vĩnh Viễn giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộng đoàn của nhiều giáo phận. Tạm chia lịch sử chức Phó tế ra làm năm giai đoạn:
- Trong Thánh kinh Tân Ước
- Thế kỷ thứ II và III
- Từ thế kỷ thứ IV
- Thời kỳ suy thoái
- Giai đoạn trước khi khôi phục.
TRONG THÁNH KINH TÂN ƯỚC
Đọc Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta thường gặp các danh từ phục vụ để chỉ Phó tế, những người trực tiếp phụ giúp các Tông Đồ trong việc rao giảng Tin Mừng. Danh từ Hy Lạp diaconos cũng không nói hết được ý nghĩa của chUc Phó tếvà nhiệm vụ cao qúi của các vị này. Trong tiếng Pháp, thấy dùng danh từ service và serviteur để chỉ người lãnh chức vụ đặc biệt này. Tiếng Latinh là servus. Tiếng Việt có danh từ Phó Tế. Còn danh tO Thày Sáu để gọi các vị chịu chức thứ Sáu, trong nghi lễ cũ của phép Truyền Chức.
Ý niệm mầu nhiệm về Phó tếđược chính Chúa Kitô hé mở và xác nhận với các Tông Đồ qua lời giáo huấn và việc làm. Khi Giacôbê và Gioan xin bên phải, một người bên trái Ngài.
Chúa trả lời:
Con Người đến không phải để được (là Phó Tế) phục vụ mà để (làm Phó Tế) phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc mọi người" (Mc 10, 45; Mt 20, 28).
Thấy các Tông Đồ tranh cãi xem trong nhóm Mười Hai ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Giữa người ngOi ăn và (Phó Tế) kẻ phục vụ ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ?
Thế mà, Thầy đây,
Thầy sống giữa anh em như người (Phó Tế) phục vụ"
(Lc 22, 27).
Cùng một giải thích, ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm nguời phục vụ mọi người" (Mc 9, 35).
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể là cử chỉ yêu thương của người phục vụ là Phó tế (Lc 22, 19-20). Quan tr+ng nhAt là khi Chúa Giêsu rửa chân cho các Môn Đệ mới nói đưrc h%t ý nghĩa tinh thAn của người Phó Tếlà phoc vo:
"Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. (Ga 13, 14-15).
Thánh Phaolô Tông Đồ là người từng sống trọn vẹn tinh thần của Phó Tế, trong các thư của Ngài đều xác quyết người
Phó Tế: Là hồng ân của Thiên Chúa (2Cr 5,18). Luôn làm theo thánh ý Chúa (2Tm 1,2). Có Chúa Kitô bên cạnh (2Cr 11, 23). Với ơn Chúa Thánh ThAn trr giúp không ngOng (2Cr 3, 8), sẽ can đảm lướt thắng tù đày và những nguy hi
Các Tông Đồ không chỉ xây dựng Giáo Hội vững chắc bằng rao giảng Tin Mừng (Cv 6,14) hay về Chúa Kitô (Cv 2, 22) mà còn tuy
Bảy Phó tế đầu tiên được các Tông Đồ tuyển chọn là Têphanô, Philipphê, Prochore, Nicanor, Timon, Parménas và Nicolas. Các Tông Đồ phân chia quyền bính cho các vị qua lễ truyền chức bằng cách đặt tay (Cv 6, 1-6). Ngày nay trong nghi thức truyền chức Phó Tế Vĩnh viễn, việc đặt tay của vị chủ phong trên đầu ứng viên là quan trọng nhất. Tiến chức trở thành Phó Tế sau khi nghi thức đặt tay chấm dứt. Phó Tế Têphanô là người khôn ngoan, được đầy ơn sủng có nhiều quyền năng, làm được nhiều phép lạ và có tài ăn nói hoạt bát và tranh luận giỏi (Cv 6, 8-15), mạnh dạn rao giảng về Chúa Kitô và ơn Cứu Độ (Cv 7, 1-53, 11, 19), là người tử đạo đAu tiên (Cv 7, 59-60), nhiều người thương khóc (Cv 8,2; 22, 20). Phó Tế Philipphê rao giảng thành công rực rỡ ở Samarie, làm nhiều phép lạ và rửa tội cho quan thái giám (Cv 8, 4-40); Philipphê có bốn người con gái đồng trinh đươc ơn nói tiên tri (Cv 21, 9).Thời ấy có cả phụ nữ cũng được chọn là Nữ Phó Tế Phoebé làm việc trong cộng đoàn Cencheés (Rm 16, 1). Và thấy xuất hiện vợ chồng Prisca và Aquilas làm việc tại nhiều nơi, bên cạnh các Phó Tế (Rm 16, 3; 1cr 16, 19; 2Tm 4, 19; Cv 18, 2).
Nhiệm vụ Phó Tế được ủy thác:
Loan báo Tin Mừng (Cv 6,4; 2Tm 4, 5 và 11).
Làm chứng cho Tin Mừng (Cv 20, 24 và 21, 19; Col 1, 23-25; Ep 3, 7).
Phục vụ cộng đoàn (2Tm 1, 18),
Dạy giáo lý (Tt 2, 2),
Hòa giải (2Cr 5, 18)
Quản lý tài sản (Cv 19, 22; Plm 13; 1Cr 12, 28; 1P 4, 10) Giáo dục, coi sóc, dạy dỗ và giáo dục (Ep 4,11).
Phục vụ người nghèo (Cv 11, 19 tt và 12, 25; 2Cr 8, 19-20; 2Cr 9, 1. 12,13; Rm 15, 25).
Săn sóc người cô quả cô đơn (Cv6, 1),
Và thăm tù nhân (2Tm 1, 18 và 4, 11).
Tư cách người Phó Tế phải là người đàng hoàng, trung thành với lời hứa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn, bảo toàn đức tin với lương tâm trong sạch, được thử thách trước khi thi hành chức vụ... Phó Tế chỉ có một đời vợ, biết giáo dục con cái và điều hành tốt gia đình (1Tm 3, 8-12).
Phó Tế phải là người nêu cao tinh thần trách nhiệm người không chê trách được, con cái cũng tin theo Đạo và không tai tiếng, không sống phóng đãng hay bất phục tùng (Tt 1, 6). Đời sống cá nhân tiết độ chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, hiền hòa, không hiếu chiến, không tham tiền, biết điều khiển gia đình, vì nếu không biết điều khiển gia đình thì làm sao có thể lo cho Giáo Hội của Chúa được, được người ngoài chứng nhận có hạnh kiểm tốt và nhiều khả năng (Tm 3, 2-7).
Quan trọng hơn là Phó Tế được giáo dục về cách cư xử "đừng nặng lời với các cụ lớn tuổi, khi khuyên nhủ hay coi họ như cha mẹ. Coi thanh niên nam nữ như anh chI em. Hay kính trọng các góa phụ. Dạy các em cô nhi biết hiếu thảo... và sống bằng tấm lòng đơn sơ trong sạch" (1Tm 5, 1-5).
Phó Tế sống và làm việc trong cộng đoàn ở Philipphê (Pl 1, 1), Jérusalem (Cv 15, 6), Antioche (Cv 11, 19-26), Êphêsô (2Tm 1, 28) và Corinthe (1Cr và 2Cr).
Các cộng đoàn đầu tiên không sống ô hợp. Họ sống có tổ chức, hiệp nhất trong bác ái (Cv 20, 35). Hiệp thông đem tài sản gom lại và giúp nhau cải thiện đời sống, chuyên lo cầu nguyện và chăm nghe các Tông Đồ giảng dạy (Cv 2, 42-47). Họ sống tập thể, đông đảo, đoàn kết, tuy không có của riêng mà cũng không ai thiếu thốn gì (Cv 4, 32-35). Họ luôn giữ luật pháp (Cv 2, 46), cùng nhau sốt sắng đọc kinh sáng (Cv 5, 21) và kinh trưa (Cv 3, 1). Thông cảm giữa tín hữu cắt bì và không cắt bì (Cv 15, 1-25). Nhất là họ luôn được Thiên Chúa nhân từ chúc lành và che chở (Cv 5, 13).
THẾ KỶ THỨ II và III
Bước qua thế kỷ thứ II và kéo dài qua thế kỷ thứ III, người ta còn thấy xuất hiện Phó Tế và những cặp vợ chồng trợ tá làm việc trong các cộng đoàn, nhiều nhất trong các cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô. Sau đó vai trò Phó Tế phai mờ dần. Hai tài liệu trong thời kỳ này còn ghi lại sinh hoạt của Phó Tế.
Thư của Thánh Giáo Hoàng Clément thứ nhất (năm 88), vI Giáo Hoàng ThU tư sau Tông ĐO Cả Phêrô, vi%t tO Roma gửi cho giáo đoàn Corinthe, mang tựa là Didachè.
Trong tài liệu này, Đức Giáo Hoàng viết về truyền thống, nghi lễ, công tác mục vụ ở những cộng đoàn đầu tiên. Ngài xác nhận có Giám mục và Phó Tế được các Tông Đồ "truyền chức qua việc đặt tay". Các vị này được đặc cử với sự đề nghI và ưng thuận của cộng đoàn. Phó Tếtham gia các nghi lI phong tự, làm việc từ thiện bác ái và lãnh đạo cộng đoàn. Đôi khi bị dân chúng dòm ngó, nhưng vẫn được kính nể nhiều hơn. Phó Tế phụ giúp và làm việc thường trực bên cạnh Giám mục. Thánh Clément khuyên tín hữu trong cộng đoàn
"thận trọng trong việc chọn lựa Giám mục và Phó Tế xứng đáng, để các vị này thay quyền và đại diện dân Chúa trong việc rao giảng Lời Chúa".
Tài liệu của Thánh Ignace (khoảng năm 107), giám mục thành Antioche, đa vi%t 7 bUc thư nói về tổ chUc và cơ cAu Giáo Hội đương thci. Trong một thư, Thánh Ignace xác nhận trong nhiều cộng đoàn bên Giáo Hội vùng Tiểu Á có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ làm việc gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế. Phó Tế tham gia vào guồng máy quản trị cộng đoàn dưới quyền Giám mục và Linh mục. Họ là người có thể làm bất cứ việc gì mà Giám mục và cộng đoàn cần. Như thư ký, quản lý tiền bạc, làm việc bác ái phục vụ người nghèo, thăm viếng góa phụ và trẻ em mồ côi. Bên cạnh bàn thờ Phó Tế làm phận sự phụ tế lễ.
Ngoài xã hội, Phó Tế đem tình thương Thiên Chúa đến cho mọi người ở khắp nơi. Nếu xưa Chúa Kitô vâng lệnh Chúa Cha xuống trần gian, thì ngày nay Phó Tế cũng phục vụ cộng đồng dân Chúa theo tinh thần như vậy.
Năm 178, có Phó Tế Sanctus ở Lyon gần Vienne là người nhiệt tâm và trung thành với lý tưởng mục vo tông đO. Phó TếPhilon là cộng tác viên nhiệt thành và đắc lực của Thánh Giám mục Ignace. Ông là người lợi khẩu, ăn nói hoạt bát, có biệt tài giảng, thu hút người nghe về cắt nghĩa Lci Chúa. Theo Thánh Ignace:
"Phó tế là môn đệ Chúa Kitô,
không những chuyên lo phục vụ,
mà còn là tông đồ trong Giáo Hội của dân Chúa".
TỪ THẾ KỶ THỨ IV
Đây là giai đoạn chính thành hình lịch sử Giáo Hội. Kitô giáo ăn sâu và phát triển nơi các đế quốc. Bắt đầu có những cuộc bắt bớ, giam cầm tù đày và tra tấn dã man. Xuất hiện những nhà tư tưởng thuộc người ngoại. Các cơ chế và tổ chức nghi lễ phụng vụ được áp dụng có hệ thống. Các Phó Tếphải sống và đương đAu với những khó khăn của Giáo Hội. Vì các ngài hiểu biết nhiều về giáo lý, về phong vo và có đci sống gương mẫu, việc làm đi đôi với lời giảng dạy.
Đầu thế kỷ thứ IV đã có qui chế và luật áp dụng cho việc tuyển chọn và truyền chức cho Phó Tế được ghi trong La Tradition Apostolique của Thánh Tử đạo Hippolyte (khoảng 170-236):
"Chỉ có một mình Giám mục có quyền chọn và đặt tay truyền chức cho Phó Tế. Phó Tế sẽ làm việc bên cạnh theo kế hoạch của Giám mục".
Thánh Hippolyte xác đInh thêm:
"Cần chú trọng nhiều tới việc cầu nguyện trong việc truyền chức Phó Tế. Vì họ là người thuộc về Thiên Chúa và chỉ phục vo cho mình Ngài. Phó Tế được đặt cử lên làm việc chung với Giám mục".
Đôi khi, Phó Tế ban phép Rửa tội cho tân tòng. Thánh Tử đạo Cyprien (Khoảng 200-258). Giám mục Carthage (248-258) bên Phi châu vào thế kỷ thứ III, xác định Phó Tế giữ vai trò quan trọng về phụng vụ và tổ chức cộng đoàn trong Giáo Hội. Họ tham dự nghi lI trên bàn thc bên cạnh Giám mục hay Linh mục, phân phát Mình Thánh Chúa. Khi cAn rao giảng Lci Chúa. CUng có khi đại diện Giám mục tham dự các cuộc tranh luận về tín lý đức tin.
Trong Didascalie des Douze Apôtres của Thánh Polycarte ở Smyrne (81-167) có ghi về sinh hoạt Phó tế:
"Nhiều Phó Tế đảm nhận quá nhiều việc, nhiều hơn cả Giám mục, tới kiệt sức phải mang bệnh. Họ sống và làm việc giữa anh em tín hữu. Tinh thần phục vụ của các Phó Tế làm người ta thán phục hết sức. Nếu xưa Chúa nói ai muốn làm người trọng nhất, thì là đầy tớ mọi người."
Câu này cũng áp dụng cho Phó Tế. Các nữ Phó Tế phục vụ đắc lực không thua gì nam. Như Thánh nữ Phó tế Athanase (295-373) rất nổi tiếng về đạo đUc khôn ngoan, hoạt động tông đO cùng thci với Thánh Grégoire de Nazianze (330-390) Giám mục Constantinophe (381) và Thánh Léon Cả (khoảng 400-461). Thánh Phó tếthci danh nhAt là Thánh Laurent (210-258), người Tây Ban Nha (khoảng 210-258), sống và làm việc tại Roma, chịu tử đạo trên giàn sắt nung đỏ. Trả lời về câu hOi trước tòa án "Đâu là gia tài của Giáo Hội?" Ngài chI vào đám dân nghèo khổ đUng gAn mà nói: "Đó là kho tàng của Giáo Hội chúng tôi". thánh được tuyên đặt là thánh của người nghèo.
Trong thời kỳ này, các Phó Tế đã tận hiến cuộc đời cho Chúa và được cất nhắc với ba nhiệm vụ: Phục vụ bác ái, tham gia công tác mục vụ và quản trị giáo đoàn. Thời thánh Giáo Hoàng tử đạo Fabien (236-250) phân chia Roma làm bảy địa phận. Mỗi địa phận có một Phó Tế đứng đầu và coi sóc thêm 1500 người nghèo. Phó Tế giữ vai trò trung gian giữa Giám mục và giáo dân. Rao giảng Lời Chúa. Cử hành bí tích Rửa tội khi được Giám mục ủy quyền. Nhưng không được cử hành thánh lễ. Phó Tế lo việc quản trị tài sản và giữ gìn an ninh kỷ luật trong địa phận mình. Nhận và phân phối lương thực của cải cho tín hữu. ở phương Đông Phó Tế thay Giám mục nhận thêm công tác là giúp đỡ nữ giới: dạy giáo lý, thăm nom và an ủi bệnh nhân. Trong tài liệu của công đồng địa phương có thấy ghi về chUc và nhiệm vụ Phó Tế. Như công đồng Gaule, Nimes (394), Orange (441) Epaône (517) và Orléans (533).
THờI KỲ SUY THOAI
Giáo Hội ngày một phát triển, lớn mạnh và lan rộng khắp nơi. Giáo lý Chúa Kitô đưrc loan truyền và được nhiều người tin theo. Số tín hữu ngày thêm đông. Sự giàu có và quyền thế xâm nhập vào các sinh hoạt tổ chức từ cấp địa phương đến trung ương. Trụ sở các Giám mục, Linh mục và Phó Tế mở rộng nhiều ở miền quê. Ngay trong nội bộ giáo sỹ bắt đầu có sự rạn nứt vì ganh tỵ, tranh chấp quyền hành. Từ đó, có những hiểu lầm giữa giáo sỹ với Phó Tế. Đây là những yếu tố làm cho sự hợp tác giữa giáo sỹ với nhau bị cản trở, khó khăn có ảnh hưởng đến việc truyền bá Đức Tin kéo dài nhiều thế kỷ.
Chính vì thế, trong tài liệu Constitutions Apostoliques, cuối thế kỷ thứ III, nhấn mạnh đến việc Phó Tế không được dùng quyền hành hay vì lợi lộc trước mắt mà quên người nghèo bần cùng khổ sở trong xã hội. Dần dần người giầu dùng tiền bạc quyền hành lấn át giáo sỹ và xen vào nội bộ Giáo Hội. Trụ sở của Phó Tế trở nên ồn ào xáo trộn, mất yên tĩnh, khiến người ta ca thán, dị nghị và bất bình. Do đó, đời sống đạo đức và tinh thần phục vụ của Phó Tế xa với ý nghĩa tuy
Không có thêm Phó Tế mới. Nhưng thời bấy giờ các Phó Tế còn lại là những vị rất nhiệt thành, gương mẫu và giỏi giang lỗi lạc. Ngoài hai Thánh Têphanô và Philipphê trong Bảy vị đầu tiên, còn các Phó tế thời danh khác cùng thời: Thánh Laurent, Thánh Vincent (304), Nữ Thánh Athanase (295-373), Thánh Jean Chrysostome (344-407), Nữ Thánh Olympias (361-408), Thánh Léon (404), Phó tế Hildebrand lên ngôi giáo hoàng mang tên Grégoire VII (1073), sau là Thánh. Đức Giáo Hoàng Andrien V (1276), Thánh François d' Assie (1182 -1226). ..
GIAi ĐOẠN TRƯỚC KHI PHỤC HỒI
Như vậy, tới hàng mấy thế kỷ, chức Phó Tế không còn trong Giáo Hội và chẳng thấy ai nhắc đến nữa. Không tài liệu lưu giữ. Ngay từ Công đồng Trente các nghị phụ đã đề cập đ%n việc tái lập chức Phó Tế trong Giáo Hội. Rồi đầu thế kỷ XX, thấy có luồng tư tưởng từ nhiều nơi muốn phục hồi chức Phó tế trong Giáo Hội.
Năm 1934, tại Đức, những người phụ trách Caritas nghĩ là công việc giúp đỡ người nghèo phải là người vừa có trách nhiệm nghề nghiệp dân sự, vừa có tinh thần rao giảng Phúc Âm mới đảm nhận nổi. Người giáo dân không đủ khả năng. Còn Linh mục thì lu bu đủ việc, không còn giờ. Họ nghĩ "người đó" chỉ là người có chức thánh hay ràng buộc bởi lời hứa tức Phó Tế mới đủ tư cách và chịu đựng nổi những va chạm và khó khăn thực tế. Trong đệ nhI th% chi%n, hai Linh mục Dòng Tên chạy loạn ở miền Dachau là cha Pies và Shamont, hiểu rõ vấn đề này và vi%t thành sách, xuAt bản 1953, phổ bi%n về việc "cAn truyền chức Phó Tế cho những người đã lập gia đình". Sau đó, người ta thấy xuất hiện hai "Thày" làm một số việc phụng vụ khi vắng mặt Linh mục.
Năm 1952, tại Fribourg, Thụy sỹ, H. Kramer cùng với 6 người bạn thành lập "Hội Phó Tế" mục đích gặp gỡ, trao đổi tìm cách nào đào tạo Phó Tế. Năm 1954, dưới sự bảo trợ của Đức Cha J. Dopfner và nhà thần học K. Rahner lập thêm một hội Phó Tế khác. Năm 1965, hai tổ chức này kết hợp biến thành "Trung tâm QuOc tếPhó T%", cơ quan xuAt bản Diaconia Christi, phổ biến nhiều tài liệu có giá trị thần học, giáo lý.
Tại Pháp, năm 1959, Đức Cha Rodhain, giám đốc sáng lập Secours Catholique và Linh mục Épagneul sáng lập "Hội các Thày Truyền Giáo" ở miền quê. Hai vị cùng tư tưởng và đã viết thư cho các Linh mục giám đốc chủng viện trình bầy nhu cầu khẩn cấp về Phó T%. BUc thư này đưrc Hội đOng Giám mục Pháp chú ý và đem ra thảo luận.
Tại Nam Dương, tháng 9.1956, tại đại hội lần thứ nhất về Mục vo A châu, ĐUc cha Van Bekkum thăm dò dư luận về việc "tìm người làm việc cho Giáo Hội", trước sự thi%u hot linh mục trầm trọng.
Tại Phi Luật Tân, Linh mục P. Hofingguer trong một tài liệu gửi cho Tòa Thánh đã phân tích tỷ mỷ nhu cầu Phó Tế. Người ta đi đến kết luận: cần chọn những người xứng đáng để làm việc từ thiện và phụng vụ".
Tại Roma, tháng 10.1957, trong đại hội Tông Đồ Giáo Dân, Đức Giáo Hoàng Piô XII (1876. 1939. 1958) tuyên bố và mong muốn " Vì nhu cAu mục vo, đa đ%n lúc cAn có qui ch% riêng và độc lập cho Phó T%". Lời tuyên bố của Ngài gây tiếng vang rộng lớn. Nhưng tiếc là qua năm sau Ngài qua đời. Không ai khởi xướng và mạnh mẽ khôi phục. Nhưng biết rằng, kể từ đây ở các nơi như Pháp, Bỉ, Canada, Ý và Đức nhiều nhà thần học nổi tiếng bắt đầu đem ra thảo luận, viết báo thăm dò dư luận. Họ cho rằng tái lập chức Phó Tế càng sớm càng tốt. Phó tế là một trong ba thành phần tuyển chọn kỹ lưỡng và truyền chức trong phép Truyền chức, gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế.
Năm 1962, tại Đức trong tài liệu viết về Phó tế Diacona in Christo do Karl Rahner và H. Vorgrimler phổ biến, như một tiếng nói gióng lên và được nhiều người chú ý theo dõi. Tài liệu quí giá này đã được đem ra thảo luận và bàn bạc sôi nổi trong các phiên họp về Phó tếcủa Công ĐOng Vatican II.
Phần trình bày trên cho thấy chức Phó Tế bắt nguồn từ khởi nguyên Giáo Hội. Các Phó tế có công rất nhiều trong việc xây dựng và phát triển các Giáo Hội Địa phương. Nhiệm vụ Phó tế là rao giảng Lời Chúa, cử hành một số Bí tích phụng vụ và thi hành bác ái.
Một thời gian chức vụ này bị quên lãng. Cũng là ý Thiên Chúa nhiệm mầu muốn cải tổ và phục hưng, đem lại cho chức vụ này một địa vị xứng đáng trong Giáo Hội như xưa. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã phục hồi chức vụ này từ Công Đồng Vatican II.
___________
TàI LIệU THAM KHẢO
- Philippe Warnier. Le Diaconat. L'Atenier, Paris. 1994
- Hubert Renard. Diaconat et Solidarité. Salvator, Paris, 1990
Chức Phó Tế bắt đầu và rất thịnh hành từ thời các Thánh Tông Đồ. Các Ngài là cánh tay mặt rất đắc lực của các Tông Đồ trong việc gầy dựng Giáo Hội sơ khai. Dần dần vào cuối thế kỷ thứ IV, số "tư tế" và linh mục gia tăng, nên vai trò Phó Tế ít ai nhắc tới.
Tới năm 1563, công đồng Trente (1545-1563) muốn tái lập chức vụ thánh này trong Giáo Hội, nhưng không được hưởng ứng. Năm 1952, Đức Giáo Hoàng Piô XII, gợi ý muOn khôi phoc chUc Phó T%, làm khơi luOng khí mới trong Giáo Hội.
Đợi mãi tới năm 1964, Công Đồng Vatican II (1963-1965) mới thực sự tái lập chức Phó Tế và thêm vào chữ Vĩnh Viễn để phân biệt với Phó Tế chuyển tiếp sẽ chịu chức linh mục sau khóa đào tạo nhiều năm, tại chủng viện. Phó tế Vĩnh Viễn ngày một phát triển và được nhiều người biết đến.
Ngày nay các vị Phó Tế Vĩnh Viễn giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộng đoàn của nhiều giáo phận. Tạm chia lịch sử chức Phó tế ra làm năm giai đoạn:
- Trong Thánh kinh Tân Ước
- Thế kỷ thứ II và III
- Từ thế kỷ thứ IV
- Thời kỳ suy thoái
- Giai đoạn trước khi khôi phục.
TRONG THÁNH KINH TÂN ƯỚC
Đọc Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta thường gặp các danh từ phục vụ để chỉ Phó tế, những người trực tiếp phụ giúp các Tông Đồ trong việc rao giảng Tin Mừng. Danh từ Hy Lạp diaconos cũng không nói hết được ý nghĩa của chUc Phó tếvà nhiệm vụ cao qúi của các vị này. Trong tiếng Pháp, thấy dùng danh từ service và serviteur để chỉ người lãnh chức vụ đặc biệt này. Tiếng Latinh là servus. Tiếng Việt có danh từ Phó Tế. Còn danh tO Thày Sáu để gọi các vị chịu chức thứ Sáu, trong nghi lễ cũ của phép Truyền Chức.
Ý niệm mầu nhiệm về Phó tếđược chính Chúa Kitô hé mở và xác nhận với các Tông Đồ qua lời giáo huấn và việc làm. Khi Giacôbê và Gioan xin bên phải, một người bên trái Ngài.
Chúa trả lời:
Con Người đến không phải để được (là Phó Tế) phục vụ mà để (làm Phó Tế) phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc mọi người" (Mc 10, 45; Mt 20, 28).
Thấy các Tông Đồ tranh cãi xem trong nhóm Mười Hai ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Giữa người ngOi ăn và (Phó Tế) kẻ phục vụ ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ?
Thế mà, Thầy đây,
Thầy sống giữa anh em như người (Phó Tế) phục vụ"
(Lc 22, 27).
Cùng một giải thích, ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm nguời phục vụ mọi người" (Mc 9, 35).
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể là cử chỉ yêu thương của người phục vụ là Phó tế (Lc 22, 19-20). Quan tr+ng nhAt là khi Chúa Giêsu rửa chân cho các Môn Đệ mới nói đưrc h%t ý nghĩa tinh thAn của người Phó Tếlà phoc vo:
"Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. (Ga 13, 14-15).
Thánh Phaolô Tông Đồ là người từng sống trọn vẹn tinh thần của Phó Tế, trong các thư của Ngài đều xác quyết người
Phó Tế: Là hồng ân của Thiên Chúa (2Cr 5,18). Luôn làm theo thánh ý Chúa (2Tm 1,2). Có Chúa Kitô bên cạnh (2Cr 11, 23). Với ơn Chúa Thánh ThAn trr giúp không ngOng (2Cr 3, 8), sẽ can đảm lướt thắng tù đày và những nguy hi
Các Tông Đồ không chỉ xây dựng Giáo Hội vững chắc bằng rao giảng Tin Mừng (Cv 6,14) hay về Chúa Kitô (Cv 2, 22) mà còn tuy
Bảy Phó tế đầu tiên được các Tông Đồ tuyển chọn là Têphanô, Philipphê, Prochore, Nicanor, Timon, Parménas và Nicolas. Các Tông Đồ phân chia quyền bính cho các vị qua lễ truyền chức bằng cách đặt tay (Cv 6, 1-6). Ngày nay trong nghi thức truyền chức Phó Tế Vĩnh viễn, việc đặt tay của vị chủ phong trên đầu ứng viên là quan trọng nhất. Tiến chức trở thành Phó Tế sau khi nghi thức đặt tay chấm dứt. Phó Tế Têphanô là người khôn ngoan, được đầy ơn sủng có nhiều quyền năng, làm được nhiều phép lạ và có tài ăn nói hoạt bát và tranh luận giỏi (Cv 6, 8-15), mạnh dạn rao giảng về Chúa Kitô và ơn Cứu Độ (Cv 7, 1-53, 11, 19), là người tử đạo đAu tiên (Cv 7, 59-60), nhiều người thương khóc (Cv 8,2; 22, 20). Phó Tế Philipphê rao giảng thành công rực rỡ ở Samarie, làm nhiều phép lạ và rửa tội cho quan thái giám (Cv 8, 4-40); Philipphê có bốn người con gái đồng trinh đươc ơn nói tiên tri (Cv 21, 9).Thời ấy có cả phụ nữ cũng được chọn là Nữ Phó Tế Phoebé làm việc trong cộng đoàn Cencheés (Rm 16, 1). Và thấy xuất hiện vợ chồng Prisca và Aquilas làm việc tại nhiều nơi, bên cạnh các Phó Tế (Rm 16, 3; 1cr 16, 19; 2Tm 4, 19; Cv 18, 2).
Nhiệm vụ Phó Tế được ủy thác:
Loan báo Tin Mừng (Cv 6,4; 2Tm 4, 5 và 11).
Làm chứng cho Tin Mừng (Cv 20, 24 và 21, 19; Col 1, 23-25; Ep 3, 7).
Phục vụ cộng đoàn (2Tm 1, 18),
Dạy giáo lý (Tt 2, 2),
Hòa giải (2Cr 5, 18)
Quản lý tài sản (Cv 19, 22; Plm 13; 1Cr 12, 28; 1P 4, 10) Giáo dục, coi sóc, dạy dỗ và giáo dục (Ep 4,11).
Phục vụ người nghèo (Cv 11, 19 tt và 12, 25; 2Cr 8, 19-20; 2Cr 9, 1. 12,13; Rm 15, 25).
Săn sóc người cô quả cô đơn (Cv6, 1),
Và thăm tù nhân (2Tm 1, 18 và 4, 11).
Tư cách người Phó Tế phải là người đàng hoàng, trung thành với lời hứa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn, bảo toàn đức tin với lương tâm trong sạch, được thử thách trước khi thi hành chức vụ... Phó Tế chỉ có một đời vợ, biết giáo dục con cái và điều hành tốt gia đình (1Tm 3, 8-12).
Phó Tế phải là người nêu cao tinh thần trách nhiệm người không chê trách được, con cái cũng tin theo Đạo và không tai tiếng, không sống phóng đãng hay bất phục tùng (Tt 1, 6). Đời sống cá nhân tiết độ chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, hiền hòa, không hiếu chiến, không tham tiền, biết điều khiển gia đình, vì nếu không biết điều khiển gia đình thì làm sao có thể lo cho Giáo Hội của Chúa được, được người ngoài chứng nhận có hạnh kiểm tốt và nhiều khả năng (Tm 3, 2-7).
Quan trọng hơn là Phó Tế được giáo dục về cách cư xử "đừng nặng lời với các cụ lớn tuổi, khi khuyên nhủ hay coi họ như cha mẹ. Coi thanh niên nam nữ như anh chI em. Hay kính trọng các góa phụ. Dạy các em cô nhi biết hiếu thảo... và sống bằng tấm lòng đơn sơ trong sạch" (1Tm 5, 1-5).
Phó Tế sống và làm việc trong cộng đoàn ở Philipphê (Pl 1, 1), Jérusalem (Cv 15, 6), Antioche (Cv 11, 19-26), Êphêsô (2Tm 1, 28) và Corinthe (1Cr và 2Cr).
Các cộng đoàn đầu tiên không sống ô hợp. Họ sống có tổ chức, hiệp nhất trong bác ái (Cv 20, 35). Hiệp thông đem tài sản gom lại và giúp nhau cải thiện đời sống, chuyên lo cầu nguyện và chăm nghe các Tông Đồ giảng dạy (Cv 2, 42-47). Họ sống tập thể, đông đảo, đoàn kết, tuy không có của riêng mà cũng không ai thiếu thốn gì (Cv 4, 32-35). Họ luôn giữ luật pháp (Cv 2, 46), cùng nhau sốt sắng đọc kinh sáng (Cv 5, 21) và kinh trưa (Cv 3, 1). Thông cảm giữa tín hữu cắt bì và không cắt bì (Cv 15, 1-25). Nhất là họ luôn được Thiên Chúa nhân từ chúc lành và che chở (Cv 5, 13).
THẾ KỶ THỨ II và III
Bước qua thế kỷ thứ II và kéo dài qua thế kỷ thứ III, người ta còn thấy xuất hiện Phó Tế và những cặp vợ chồng trợ tá làm việc trong các cộng đoàn, nhiều nhất trong các cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô. Sau đó vai trò Phó Tế phai mờ dần. Hai tài liệu trong thời kỳ này còn ghi lại sinh hoạt của Phó Tế.
Thư của Thánh Giáo Hoàng Clément thứ nhất (năm 88), vI Giáo Hoàng ThU tư sau Tông ĐO Cả Phêrô, vi%t tO Roma gửi cho giáo đoàn Corinthe, mang tựa là Didachè.
Trong tài liệu này, Đức Giáo Hoàng viết về truyền thống, nghi lễ, công tác mục vụ ở những cộng đoàn đầu tiên. Ngài xác nhận có Giám mục và Phó Tế được các Tông Đồ "truyền chức qua việc đặt tay". Các vị này được đặc cử với sự đề nghI và ưng thuận của cộng đoàn. Phó Tếtham gia các nghi lI phong tự, làm việc từ thiện bác ái và lãnh đạo cộng đoàn. Đôi khi bị dân chúng dòm ngó, nhưng vẫn được kính nể nhiều hơn. Phó Tế phụ giúp và làm việc thường trực bên cạnh Giám mục. Thánh Clément khuyên tín hữu trong cộng đoàn
"thận trọng trong việc chọn lựa Giám mục và Phó Tế xứng đáng, để các vị này thay quyền và đại diện dân Chúa trong việc rao giảng Lời Chúa".
Tài liệu của Thánh Ignace (khoảng năm 107), giám mục thành Antioche, đa vi%t 7 bUc thư nói về tổ chUc và cơ cAu Giáo Hội đương thci. Trong một thư, Thánh Ignace xác nhận trong nhiều cộng đoàn bên Giáo Hội vùng Tiểu Á có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ làm việc gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế. Phó Tế tham gia vào guồng máy quản trị cộng đoàn dưới quyền Giám mục và Linh mục. Họ là người có thể làm bất cứ việc gì mà Giám mục và cộng đoàn cần. Như thư ký, quản lý tiền bạc, làm việc bác ái phục vụ người nghèo, thăm viếng góa phụ và trẻ em mồ côi. Bên cạnh bàn thờ Phó Tế làm phận sự phụ tế lễ.
Ngoài xã hội, Phó Tế đem tình thương Thiên Chúa đến cho mọi người ở khắp nơi. Nếu xưa Chúa Kitô vâng lệnh Chúa Cha xuống trần gian, thì ngày nay Phó Tế cũng phục vụ cộng đồng dân Chúa theo tinh thần như vậy.
Năm 178, có Phó Tế Sanctus ở Lyon gần Vienne là người nhiệt tâm và trung thành với lý tưởng mục vo tông đO. Phó TếPhilon là cộng tác viên nhiệt thành và đắc lực của Thánh Giám mục Ignace. Ông là người lợi khẩu, ăn nói hoạt bát, có biệt tài giảng, thu hút người nghe về cắt nghĩa Lci Chúa. Theo Thánh Ignace:
"Phó tế là môn đệ Chúa Kitô,
không những chuyên lo phục vụ,
mà còn là tông đồ trong Giáo Hội của dân Chúa".
TỪ THẾ KỶ THỨ IV
Đây là giai đoạn chính thành hình lịch sử Giáo Hội. Kitô giáo ăn sâu và phát triển nơi các đế quốc. Bắt đầu có những cuộc bắt bớ, giam cầm tù đày và tra tấn dã man. Xuất hiện những nhà tư tưởng thuộc người ngoại. Các cơ chế và tổ chức nghi lễ phụng vụ được áp dụng có hệ thống. Các Phó Tếphải sống và đương đAu với những khó khăn của Giáo Hội. Vì các ngài hiểu biết nhiều về giáo lý, về phong vo và có đci sống gương mẫu, việc làm đi đôi với lời giảng dạy.
Đầu thế kỷ thứ IV đã có qui chế và luật áp dụng cho việc tuyển chọn và truyền chức cho Phó Tế được ghi trong La Tradition Apostolique của Thánh Tử đạo Hippolyte (khoảng 170-236):
"Chỉ có một mình Giám mục có quyền chọn và đặt tay truyền chức cho Phó Tế. Phó Tế sẽ làm việc bên cạnh theo kế hoạch của Giám mục".
Thánh Hippolyte xác đInh thêm:
"Cần chú trọng nhiều tới việc cầu nguyện trong việc truyền chức Phó Tế. Vì họ là người thuộc về Thiên Chúa và chỉ phục vo cho mình Ngài. Phó Tế được đặt cử lên làm việc chung với Giám mục".
Đôi khi, Phó Tế ban phép Rửa tội cho tân tòng. Thánh Tử đạo Cyprien (Khoảng 200-258). Giám mục Carthage (248-258) bên Phi châu vào thế kỷ thứ III, xác định Phó Tế giữ vai trò quan trọng về phụng vụ và tổ chức cộng đoàn trong Giáo Hội. Họ tham dự nghi lI trên bàn thc bên cạnh Giám mục hay Linh mục, phân phát Mình Thánh Chúa. Khi cAn rao giảng Lci Chúa. CUng có khi đại diện Giám mục tham dự các cuộc tranh luận về tín lý đức tin.
Trong Didascalie des Douze Apôtres của Thánh Polycarte ở Smyrne (81-167) có ghi về sinh hoạt Phó tế:
"Nhiều Phó Tế đảm nhận quá nhiều việc, nhiều hơn cả Giám mục, tới kiệt sức phải mang bệnh. Họ sống và làm việc giữa anh em tín hữu. Tinh thần phục vụ của các Phó Tế làm người ta thán phục hết sức. Nếu xưa Chúa nói ai muốn làm người trọng nhất, thì là đầy tớ mọi người."
Câu này cũng áp dụng cho Phó Tế. Các nữ Phó Tế phục vụ đắc lực không thua gì nam. Như Thánh nữ Phó tế Athanase (295-373) rất nổi tiếng về đạo đUc khôn ngoan, hoạt động tông đO cùng thci với Thánh Grégoire de Nazianze (330-390) Giám mục Constantinophe (381) và Thánh Léon Cả (khoảng 400-461). Thánh Phó tếthci danh nhAt là Thánh Laurent (210-258), người Tây Ban Nha (khoảng 210-258), sống và làm việc tại Roma, chịu tử đạo trên giàn sắt nung đỏ. Trả lời về câu hOi trước tòa án "Đâu là gia tài của Giáo Hội?" Ngài chI vào đám dân nghèo khổ đUng gAn mà nói: "Đó là kho tàng của Giáo Hội chúng tôi". thánh được tuyên đặt là thánh của người nghèo.
Trong thời kỳ này, các Phó Tế đã tận hiến cuộc đời cho Chúa và được cất nhắc với ba nhiệm vụ: Phục vụ bác ái, tham gia công tác mục vụ và quản trị giáo đoàn. Thời thánh Giáo Hoàng tử đạo Fabien (236-250) phân chia Roma làm bảy địa phận. Mỗi địa phận có một Phó Tế đứng đầu và coi sóc thêm 1500 người nghèo. Phó Tế giữ vai trò trung gian giữa Giám mục và giáo dân. Rao giảng Lời Chúa. Cử hành bí tích Rửa tội khi được Giám mục ủy quyền. Nhưng không được cử hành thánh lễ. Phó Tế lo việc quản trị tài sản và giữ gìn an ninh kỷ luật trong địa phận mình. Nhận và phân phối lương thực của cải cho tín hữu. ở phương Đông Phó Tế thay Giám mục nhận thêm công tác là giúp đỡ nữ giới: dạy giáo lý, thăm nom và an ủi bệnh nhân. Trong tài liệu của công đồng địa phương có thấy ghi về chUc và nhiệm vụ Phó Tế. Như công đồng Gaule, Nimes (394), Orange (441) Epaône (517) và Orléans (533).
THờI KỲ SUY THOAI
Giáo Hội ngày một phát triển, lớn mạnh và lan rộng khắp nơi. Giáo lý Chúa Kitô đưrc loan truyền và được nhiều người tin theo. Số tín hữu ngày thêm đông. Sự giàu có và quyền thế xâm nhập vào các sinh hoạt tổ chức từ cấp địa phương đến trung ương. Trụ sở các Giám mục, Linh mục và Phó Tế mở rộng nhiều ở miền quê. Ngay trong nội bộ giáo sỹ bắt đầu có sự rạn nứt vì ganh tỵ, tranh chấp quyền hành. Từ đó, có những hiểu lầm giữa giáo sỹ với Phó Tế. Đây là những yếu tố làm cho sự hợp tác giữa giáo sỹ với nhau bị cản trở, khó khăn có ảnh hưởng đến việc truyền bá Đức Tin kéo dài nhiều thế kỷ.
Chính vì thế, trong tài liệu Constitutions Apostoliques, cuối thế kỷ thứ III, nhấn mạnh đến việc Phó Tế không được dùng quyền hành hay vì lợi lộc trước mắt mà quên người nghèo bần cùng khổ sở trong xã hội. Dần dần người giầu dùng tiền bạc quyền hành lấn át giáo sỹ và xen vào nội bộ Giáo Hội. Trụ sở của Phó Tế trở nên ồn ào xáo trộn, mất yên tĩnh, khiến người ta ca thán, dị nghị và bất bình. Do đó, đời sống đạo đức và tinh thần phục vụ của Phó Tế xa với ý nghĩa tuy
Không có thêm Phó Tế mới. Nhưng thời bấy giờ các Phó Tế còn lại là những vị rất nhiệt thành, gương mẫu và giỏi giang lỗi lạc. Ngoài hai Thánh Têphanô và Philipphê trong Bảy vị đầu tiên, còn các Phó tế thời danh khác cùng thời: Thánh Laurent, Thánh Vincent (304), Nữ Thánh Athanase (295-373), Thánh Jean Chrysostome (344-407), Nữ Thánh Olympias (361-408), Thánh Léon (404), Phó tế Hildebrand lên ngôi giáo hoàng mang tên Grégoire VII (1073), sau là Thánh. Đức Giáo Hoàng Andrien V (1276), Thánh François d' Assie (1182 -1226). ..
GIAi ĐOẠN TRƯỚC KHI PHỤC HỒI
Như vậy, tới hàng mấy thế kỷ, chức Phó Tế không còn trong Giáo Hội và chẳng thấy ai nhắc đến nữa. Không tài liệu lưu giữ. Ngay từ Công đồng Trente các nghị phụ đã đề cập đ%n việc tái lập chức Phó Tế trong Giáo Hội. Rồi đầu thế kỷ XX, thấy có luồng tư tưởng từ nhiều nơi muốn phục hồi chức Phó tế trong Giáo Hội.
Năm 1934, tại Đức, những người phụ trách Caritas nghĩ là công việc giúp đỡ người nghèo phải là người vừa có trách nhiệm nghề nghiệp dân sự, vừa có tinh thần rao giảng Phúc Âm mới đảm nhận nổi. Người giáo dân không đủ khả năng. Còn Linh mục thì lu bu đủ việc, không còn giờ. Họ nghĩ "người đó" chỉ là người có chức thánh hay ràng buộc bởi lời hứa tức Phó Tế mới đủ tư cách và chịu đựng nổi những va chạm và khó khăn thực tế. Trong đệ nhI th% chi%n, hai Linh mục Dòng Tên chạy loạn ở miền Dachau là cha Pies và Shamont, hiểu rõ vấn đề này và vi%t thành sách, xuAt bản 1953, phổ bi%n về việc "cAn truyền chức Phó Tế cho những người đã lập gia đình". Sau đó, người ta thấy xuất hiện hai "Thày" làm một số việc phụng vụ khi vắng mặt Linh mục.
Năm 1952, tại Fribourg, Thụy sỹ, H. Kramer cùng với 6 người bạn thành lập "Hội Phó Tế" mục đích gặp gỡ, trao đổi tìm cách nào đào tạo Phó Tế. Năm 1954, dưới sự bảo trợ của Đức Cha J. Dopfner và nhà thần học K. Rahner lập thêm một hội Phó Tế khác. Năm 1965, hai tổ chức này kết hợp biến thành "Trung tâm QuOc tếPhó T%", cơ quan xuAt bản Diaconia Christi, phổ biến nhiều tài liệu có giá trị thần học, giáo lý.
Tại Pháp, năm 1959, Đức Cha Rodhain, giám đốc sáng lập Secours Catholique và Linh mục Épagneul sáng lập "Hội các Thày Truyền Giáo" ở miền quê. Hai vị cùng tư tưởng và đã viết thư cho các Linh mục giám đốc chủng viện trình bầy nhu cầu khẩn cấp về Phó T%. BUc thư này đưrc Hội đOng Giám mục Pháp chú ý và đem ra thảo luận.
Tại Nam Dương, tháng 9.1956, tại đại hội lần thứ nhất về Mục vo A châu, ĐUc cha Van Bekkum thăm dò dư luận về việc "tìm người làm việc cho Giáo Hội", trước sự thi%u hot linh mục trầm trọng.
Tại Phi Luật Tân, Linh mục P. Hofingguer trong một tài liệu gửi cho Tòa Thánh đã phân tích tỷ mỷ nhu cầu Phó Tế. Người ta đi đến kết luận: cần chọn những người xứng đáng để làm việc từ thiện và phụng vụ".
Tại Roma, tháng 10.1957, trong đại hội Tông Đồ Giáo Dân, Đức Giáo Hoàng Piô XII (1876. 1939. 1958) tuyên bố và mong muốn " Vì nhu cAu mục vo, đa đ%n lúc cAn có qui ch% riêng và độc lập cho Phó T%". Lời tuyên bố của Ngài gây tiếng vang rộng lớn. Nhưng tiếc là qua năm sau Ngài qua đời. Không ai khởi xướng và mạnh mẽ khôi phục. Nhưng biết rằng, kể từ đây ở các nơi như Pháp, Bỉ, Canada, Ý và Đức nhiều nhà thần học nổi tiếng bắt đầu đem ra thảo luận, viết báo thăm dò dư luận. Họ cho rằng tái lập chức Phó Tế càng sớm càng tốt. Phó tế là một trong ba thành phần tuyển chọn kỹ lưỡng và truyền chức trong phép Truyền chức, gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế.
Năm 1962, tại Đức trong tài liệu viết về Phó tế Diacona in Christo do Karl Rahner và H. Vorgrimler phổ biến, như một tiếng nói gióng lên và được nhiều người chú ý theo dõi. Tài liệu quí giá này đã được đem ra thảo luận và bàn bạc sôi nổi trong các phiên họp về Phó tếcủa Công ĐOng Vatican II.
Phần trình bày trên cho thấy chức Phó Tế bắt nguồn từ khởi nguyên Giáo Hội. Các Phó tế có công rất nhiều trong việc xây dựng và phát triển các Giáo Hội Địa phương. Nhiệm vụ Phó tế là rao giảng Lời Chúa, cử hành một số Bí tích phụng vụ và thi hành bác ái.
Một thời gian chức vụ này bị quên lãng. Cũng là ý Thiên Chúa nhiệm mầu muốn cải tổ và phục hưng, đem lại cho chức vụ này một địa vị xứng đáng trong Giáo Hội như xưa. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã phục hồi chức vụ này từ Công Đồng Vatican II.
___________
TàI LIệU THAM KHẢO
- Philippe Warnier. Le Diaconat. L'Atenier, Paris. 1994
- Hubert Renard. Diaconat et Solidarité. Salvator, Paris, 1990
Văn Hóa
Phim mới ''Ben-Hur'' về tình huynh đệ, phản bội, nô lệ, tình yêu, tha thứ và ơn Cứu độ
New Trailer - Paramount Pictures
13:21 10/08/2016
Vào ngày 19 Tháng Tám năm 2016, phim trên màn hình lớn "Ben-Hur" sẽ chiếu tại các rạp trên toàn quốc Hoa Kỳ. "Ben Hur" là một câu chuyện cổ điển nói về tình huynh đệ, sự phản bội, chế độ nô lệ và tình yêu, sự tha thứ và ơn Cứu độ.
Ben-Hur phiên bản mới kể về câu chuyện của Giu-đa Ben-Hur (do Jack Huston đóng vai), Ben-Hur là một hoàng tử bị vu cáo là phản bội bởi chính người anh nuôi của mình là Messala (do Toby Kebbell đóng vai), một sĩ quan trong quân đội La Mã. Ben-Hur bị tước danh hiệu hoàng tử và phải tách khỏi gia đình và người yêu của mình (do Nazanin Boniadi đóng), Ben-Hur bị bắt buộc làm nô lệ và trở nên tuyệt vọng.
Sau nhiều năm trên biển, khúc rẽ ngoạn mục đã đưa Ben-Hur tới một cuộc hành trình lịch sử trở lại quê hương của mình để tìm cách trả thù, nơi mà cơ hội gặp gỡ với Chúa Giêsu thành Nazareth (do Rodrigo Santoro đóng vai) đã biến đổi cuộc sống của mình và dẫn Ben-Hur khám phá ra ân sủng, lòng thương xót và cuối cùng là ơn cứu rỗi. Bộ phim còn được siêu minh tinh Morgan Freeman trong một màn trình diễn khó quên.
Ben-Hur không chỉ là một câu chuyện ly kỳ và thú vị, nó cũng là một câu chuyện đã ảnh hưởng hàng triệu con tim và đời sống dân chúng khắp nơi với thông điệp mạnh mẽ về sự tha thứ và sự cứu chuộc. Trong thực tế, phiên bản năm 1959 là bộ phim Hollywood đầu tiên có đặc trưng trình bầy Chúa Giêsu như là một nhân vật trung tâm trong câu chuyện.
Phiên bản phim mới Ben-Hur diễn tả những tình tiết thú vị và điềm đạm, chắc chắn một lần nữa sẽ có tác động mạnh mẽ và lôi cuốn, không chỉ tại các rạp chiếu phim, mà còn trong cuộc sống của tất cả những ai xem phim này.
Ben-Hur phiên bản mới kể về câu chuyện của Giu-đa Ben-Hur (do Jack Huston đóng vai), Ben-Hur là một hoàng tử bị vu cáo là phản bội bởi chính người anh nuôi của mình là Messala (do Toby Kebbell đóng vai), một sĩ quan trong quân đội La Mã. Ben-Hur bị tước danh hiệu hoàng tử và phải tách khỏi gia đình và người yêu của mình (do Nazanin Boniadi đóng), Ben-Hur bị bắt buộc làm nô lệ và trở nên tuyệt vọng.
Sau nhiều năm trên biển, khúc rẽ ngoạn mục đã đưa Ben-Hur tới một cuộc hành trình lịch sử trở lại quê hương của mình để tìm cách trả thù, nơi mà cơ hội gặp gỡ với Chúa Giêsu thành Nazareth (do Rodrigo Santoro đóng vai) đã biến đổi cuộc sống của mình và dẫn Ben-Hur khám phá ra ân sủng, lòng thương xót và cuối cùng là ơn cứu rỗi. Bộ phim còn được siêu minh tinh Morgan Freeman trong một màn trình diễn khó quên.
Ben-Hur không chỉ là một câu chuyện ly kỳ và thú vị, nó cũng là một câu chuyện đã ảnh hưởng hàng triệu con tim và đời sống dân chúng khắp nơi với thông điệp mạnh mẽ về sự tha thứ và sự cứu chuộc. Trong thực tế, phiên bản năm 1959 là bộ phim Hollywood đầu tiên có đặc trưng trình bầy Chúa Giêsu như là một nhân vật trung tâm trong câu chuyện.
Phiên bản phim mới Ben-Hur diễn tả những tình tiết thú vị và điềm đạm, chắc chắn một lần nữa sẽ có tác động mạnh mẽ và lôi cuốn, không chỉ tại các rạp chiếu phim, mà còn trong cuộc sống của tất cả những ai xem phim này.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Diều Thuyền
Dominic Đức Nguyễn
21:00 10/08/2016
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Nhìn chiếc diều thuyền bay trong gió
Nhớ về hải tặc biển Đông năm nào !!!.
(bt)
VietCatholic TV
Tội gì phải gõ trên keyboard. Bạn có thể soạn thảo văn bản bằng cách nói tiếng Việt với computer.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:03 10/08/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
May mắn là ngày nay, chúng ta không cần đánh máy nhiều nữa. Chúng ta có thể nói thay vì gõ trên keyboard.
Có nhiều cách làm, trong chương trình này Như Ý xin giới thiệu một cách làm không đòi hỏi chúng ta phải cài đặt bất cứ nhu liệu điện toán nào ngoại trừ ra cái Chrome brower.
Đầu tiên, trong Chrome browser, Như Ý xin nhấn mạnh là Chrome browser, những browsers khác như Internet Explorer, Firefox đều không hoạt động.
Quý vị và anh chị em tìm Google Doc.
Khi đã vào được Google Doc, thì nhấn vào dấu cộng để tạo ra một tài liệu mới. Chọn Tools /Voice Typing. Rồi chọn Vietnamese nếu như muốn nói tiếng Việt.
Nhấn vào cái icon có hình microphone rồi nói.
Cứ nói với tốc độ bình thường là được.
Chúc quý vị và anh chị em thành công.
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 04 – 10/08/2016: Sự thinh lặng hùng hồn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:32 10/08/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thế giới ngày nay được mời gọi trả lời cho thách đố của một cuộc chiến “từng mảnh” đang đe dọa nó. Thế giới cần có tình huynh đệ, cần có sự gần gũi, cần có đối thoại, cần có tình bằng hữu. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là dấu chỉ của niềm hy vọng vì nó là kinh nghiệm sống của tình huynh đệ vô biên giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 8,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư mùng 3 tháng 8. Buổi tiếp kiến đã được tổ chức bên trong đại thính đường vì trời hè Roma quá nóng. Tuy nhiên, cũng đã có hàng ngàn tín hữu khác theo dõi buổi gặp gỡ trên màn truyền hình ở quảng trường thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy bắt đầu với giới trẻ, là lý do đầu tiên của chuyến viếng thăm này. Một lần nữa họ đã đáp trả lại lời kêu mời: họ đã đến từ khắp nơi trên thế giới, vài người còn đang ở đây. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một lễ hội của mầu sắc, của các gương mặt, tiếng nói và lịch sử khác nhau. Tôi không biết họ làm thế nào: họ nói các thứ tiếng khác nhau, nhưng lại hiểu nhau! Bởi vì họ có ý chí cùng đi với nhau, làm các chiếc cầu, của tình huynh đệ. Họ cũng đã đến với các vết thương, các thắc mắc của họ, và nhất là với niềm vui gặp gỡ; và một lần nữa họ đã làm thành một bức khảm đá mầu của tình huynh đệ. Có thể nói tới một bức khảm đá mầu của tình huynh đệ.
Một hình ảnh biểu tượng của các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là rừng cờ muôn mầu mà người trẻ phất lên: thật thế, trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ các quốc kỳ trở thành xinh đẹp hơn, chúng như “được thanh tẩy”, và các các lá cờ của các quốc gia đang xung khắc cũng phất phới bên nhau. Và điều này thật là đẹp. Ở đây cũng có nhiều cờ. Xin anh chị em hãy cho mọi người trông thấy chúng.
Như thế, trong cuộc gặp gỡ năm thánh vĩ đại này của họ người trẻ thế giới đã tiếp nhận sứ điệp của Lòng Thương Xót, để mang nó tới khắp nơi với các việc làm tinh thần và thể xác. Tôi xin cám ơn tất cả mọi bạn trẻ đã tới Cracovia! Và tôi xin cám ơn các bạn trẻ từ khắp mọi miền trên trái đất đã hiệp nhất với chúng tôi. Bởi vì tại biết bao nhiêu quốc gia đã có các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ nối liền với Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia. Ước chi món quà mà các bạn đã nhận lãnh trở thành câu trả lời thường ngày cho tiếng gọi của Thiên Chúa. Tôi xin gửi một kỷ niệm tràn đầy thương mến tới chị Susanna, một thiếu nữ thuộc giáo phận Roma đã qua đời tại Vienne sau khi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Xin Thiên Chúa, là Đấng chắc chắn đã đón nhận chị vào quê Trời, an ủi các thân nhân và bạn bè chị.
Tôi cũng xin cám ơn các bạn trẻ thiện nguyện, trong vòng hơn một năm trời đã làm việc cho biến cố này; cũng như giới truyền thông, những người làm việc trong ngành truyền thông: Xin hết lòng cám ơn anh chị em đã khiến cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được trông thấy trên toàn thế giới. Và ở đây tôi không thể quên chị Anna Maria Jacobini, một nhà bào Ý đã bất thình lình qua đời bên đó. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho chị: chị đã qua đời trong khi phục vụ.
2. Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 3h chiều ngày 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng để đến đến hành hương tại Porziuncola, là ngôi thánh đường nhỏ ở bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ các Thiên Thần của các cha dòng Phanxicô gần Assisi.
Cuộc hành hương diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 800 năm ơn Tha Thứ tại Assisi. Năm 1216, trong một thị kiến, thánh Phanxicô được chính Chúa Giêsu ban ơn toàn xá. Ngài đã xin và được Đức Thánh Cha Ônôriô III phê chuẩn ơn toàn xá đặc biệt cho người dân vùng Assisi trong năm đó.
Lúc 3:40, Đức Thánh Cha đến Assisi và lúc quá 4h ngài đã trình bày diễn từ sau trước các Giám Mục miền Umbria và đông đảo các tín hữu.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, trước hết, tôi muốn nhắc nhớ lại những lời, mà theo một truyền thống cổ kính, Thánh Phanxicô đã nói ở chính nơi này trước sự hiện diện của tất cả các dân làng và các giám mục: “Tôi muốn gửi tất cả các bạn lên thiên đàng!”. Còn điều gì tốt hơn mà những người dân nghèo vùng Assisi có thể kêu xin, nếu không phải là ân sủng của sự cứu rỗi, sự sống đời đời và niềm vui bất tận, mà Chúa Giêsu đã giành được cho chúng ta qua cái chết và sự phục sinh của Ngài?
Bên cạnh đó, thiên đường là gì nếu không phải là mầu nhiệm tình yêu mãi mãi liên kết chúng ta với Thiên Chúa, để chiêm ngưỡng Ngài đến muôn đời? Giáo Hội luôn tuyên xưng điều này bằng cách thể hiện niềm tin của mình nơi sự hiệp thông với các thánh. Chúng ta không bao giờ cô đơn trong đời sống đức tin; chúng ta sống đức tin trong sự hiệp thông với tất cả các thánh và những người thân yêu của chúng ta đã thực hành niềm tin với niềm hân hoan đơn sơ và làm chứng cho niềm tin ấy qua cuộc sống của họ. Có một mối liên kết, tuy vô hình nhưng không vì thế mà kém phần hiện thực, làm cho chúng ta, qua phép rửa, trở nên “một thân thể” duy nhất được di chuyển bởi “một Thần Khí” (Eph 4: 4). Khi Thánh Phanxicô xin Đức Thánh Cha Honorius III ban ơn toàn xá cho tất cả những ai đến thăm Porziuncula, có lẽ ngài đang suy nghĩ đến những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14:2-3)
Sự tha thứ - ơn được thứ tha - chắc chắn là con đường trực tiếp của chúng ta để có một nơi ở trên trời. Ở đây, tại Porziuncola này, mọi thứ đều nói với chúng ta về sự tha thứ! Thật là một ân sủng tuyệt vời Chúa đã ban cho chúng ta khi Ngài dạy chúng ta tha thứ và qua đó chạm vào lòng thương xót của Cha! Chúng ta vừa nghe dụ ngôn Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ (x Mt 18: 21-35). Tại sao chúng ta phải tha thứ cho một người đã xúc phạm chúng ta? Bởi vì chúng ta đã được tha thứ trước tiên, và quá nhiều. Dụ ngôn nói chính xác điều này: như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng nên tha thứ cho những người làm hại chúng ta. Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giêsu dạy chúng ta, cũng nói như thế: “Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6:12). Các khoản nợ là tội lỗi của chúng ta trước mặt Chúa, và những kẻ có nợ chúng ta là những người mà, về phần chúng ta, phải tha thứ cho họ.
Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành người tôi tớ trong dụ ngôn là người mắc nợ chủ quá nhiều đến mức vô phương có thể trả được nợ. Khi chúng ta quỳ trước linh mục giải tội, chúng ta làm chính xác những gì người tôi tớ ấy đã làm. Chúng ta nói, “Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với con.” Chúng ta nhận thức ra nhiều lỗi lầm của chúng ta và cũng nhận thức được một thực tế là chúng ta thường rơi trở lại vào cùng những tội như trước. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi ban ơn tha thứ của Ngài mỗi lần chúng ta cầu xin. Sự thứ tha của Ngài là một sự tha thứ đầy đủ và hoàn chỉnh, bảo đảm với chúng ta rằng, thậm chí nếu chúng ta rơi trở lại vào cùng những tội lỗi như trước, Ngài luôn có lòng thương xót và không bao giờ ngừng yêu thương chúng ta. Giống như những người chủ trong dụ ngôn, Chúa cảm thấy trắc ẩn, một tổng hợp của lòng thương xót và tình yêu; đó là cách Tin Mừng mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta. Cha của chúng ta trắc ẩn bất cứ khi nào chúng ta sám hối, và Ngài đưa chúng ta về nhà với con tim thanh thản và bình an. Ngài nói với chúng ta rằng tất cả đều đã được đền bù và tha thứ. Sự tha thứ của Thiên Chúa không có giới hạn; lớn hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng ra và được ban cho tất cả những ai nhận thức được trong trái tim họ là họ đã làm sai và mong muốn quay trở lại với Ngài. Thiên Chúa tìm kiếm những tâm hồn mong chờ ơn tha thứ.
Chẳng may là vấn đề xảy ra bất cứ khi nào chúng ta phải đối phó với một người anh em hay chị em đã xúc phạm đến chúng ta một chút. Phản ứng này được mô tả trong dụ ngôn một cách hoàn hảo: “Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’” (Mt 18:28). Ở đây chúng ta chứng kiến tất cả bi hài kịch trong các mối quan hệ của con người. Khi chúng ta đang mắc nợ người khác, chúng ta trông chờ lòng thương xót; nhưng khi những người khác mích lòng chúng ta, chúng ta kêu đòi công lý! Đây là một phản ứng không xứng đáng với các môn đệ của Chúa Kitô, cũng không phải là dấu chỉ của một phong cách Kitô trong cuộc sống. Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và phải làm như thế vô tận: “Thầy không nói phải tha thứ đến bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy” (câu 22).. Những gì Chúa Giêsu ban cho chúng ta là tình yêu của Chúa Cha, chứ không phải là công lý mà chúng ta kêu đòi. Chỉ tin tưởng vào công lý mà thôi thì không phải là dấu chỉ cho thấy chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô, là những người đã nhận được lòng thương xót dưới chân thập giá hoàn toàn nhờ vào tình yêu của Chúa Con với Chúa Cha. Chúng ta đừng quên câu nói nghiêm khắc vào cuối dụ ngôn: “Vì vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (câu 35)..
Anh chị em thân mến,
Sự tha thứ mà Thánh Phanxicô biến mình thành một “máng chuyển” ở đây, tại Porziuncola này, tiếp tục “mang lại thiên đường” cho chúng ta cả sau tám thế kỷ. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, điều trở thành rõ ràng hơn bao giờ hết là con đường của sự tha thứ đích thực có thể canh tân Giáo Hội và thế giới. Mang đến cho thế giới ngày nay những chứng tá của lòng thương xót là một nhiệm vụ không ai trong chúng ta có thể cảm thấy được miễn trừ. Thế giới cần sự tha thứ khi quá nhiều người đang bị lôi cuốn vào những bến bờ oán giận và hận thù, bởi vì họ không có khả năng thứ tha. Họ hủy hoại cuộc sống riêng của mình và cuộc sống của những xung quanh họ hơn là tìm kiếm niềm vui của sự thanh thản và bình an. Chúng ta hãy xin Thánh Phanxicô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, để chúng ta có thể luôn luôn là dấu chỉ khiêm tốn của sự tha thứ và là máng chuyển của lòng thương xót.
3. Câu chuyện Món Quà Vô Giá
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Người Italia có một câu chuyện dân gian như sau:
Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.
Cô gái nhận lấy món quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.
Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh...
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà... Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa không bao giờ muốn điều dữ cho chúng ta. Tất cả mọi sự xảy đến cho chúng ta đều nhằm dẫn đưa chúng ta đến nguồn hạnh phúc cao cả hơn.
4. Cái nhìn của Đức Mẹ tại Częstochowa
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trình bày những cảm nhận của ngài về chuyến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Częstochowa, Đức Thánh Cha nói: Trước ảnh Đức Mẹ, tôi đã nhận được món quà là cái nhìn của Mẹ, một cách đặc biệt là Mẹ của dân tộc Ba Lan, của quốc gia cao quý này là quốc gia đã đau khổ biết bao, nhưng đã luôn luôn đứng dậy với sức mạnh của đức tin và bàn tay hiền mẫu của Mẹ. Tôi đã chào vài tín hữu Ba Lan ở đây. Anh chị em giỏi lắm. Anh chị em thật giỏi!
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ : Ở đó dưới cái nhìn của Mẹ người ta hiểu được ý nghĩa tinh thần trong lịch sử của dân tộc này, một lịch sử gắn liền với với Thập Giá một cách bất khả phân ly. Ở đó người ta sờ mó được với đôi bàn tay đức tin của dân tộc thánh thiện trung thành với Thiên Chúa, và duy trì niềm hy vọng qua các thử thách và cũng giữ gìn được sự khôn ngoan là thế quân bình giữa truyền thống và việc canh tân, giữa ký ức và tương lai. Và Ba Lan ngày nay nhắc nhớ cho toàn Âu châu biết rằng không thể có tương lai cho lục địa này, nếu không có các giá trị xây nền của nó, là các giá trị có trọng tâm là quan niệm kitô về con người. Trong số các giá trị đó có lòng thương xót, mà có hai người con của đất nước Ba Lan là các tông đồ đặc biệt: đó là thánh nữ Faustina Kowalska và thánh Gioan Phaolô II.
5. Sự thinh lặng lớn lao có thể còn hùng hồn hơn mọi lời nói
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, sự thinh lặng lớn lao trong cuộc viếng thăm của ngài tại Auschwitz-Birkenau hùng hồn hơn mọi lời nói.
Đức Thánh Cha cho biết như sau:
Chuyến tông du Ba Lan của tôi trong tuần qua đã có một chân trời quốc tế, trong bối cảnh một thế giới được mời gọi trả lời cho thách đố của một cuộc chiến “từng mảnh” đe dọa nó. Và ở đây sự thinh lặng lớn lao của cuộc viếng thăm tại Auschwitz-Birkenau đã hùng hồn hơn mọi lời nói. Trong sự thinh lặng đó tôi đã lắng nghe, tôi đã cảm nhận được sự hiện diện của tất cả các linh hồn đã đi qua đây; tôi đã cảm nhận được sự cảm thương và lòng từ bi của Thiên Chúa, mà vài linh hồn thánh thiện đã biết đem vào cả trong vực thẳm chết chóc ấy.
Trong sự thinh lặng lớn lao ấy tôi đã cầu nguyện cho tất cả mọi nạn nhân của bạo lực và chiến tranh. Và tại đó, tôi đã hiểu hơn bao giờ hết giá trị của ký ức, không phải chỉ như là kỷ niệm các biến cố quá khứ, nhưng còn như là lời cảnh cáo và trách nhiệm cho ngày nay và ngày mai nữa, để cho hạt giống của thù hận và bạo lực không đâm rễ trong các luống cầy của lịch sử. Trong ký ức này của các cuộc chiến và biết bao nhiêu vết thương, biết bao nhiêu khổ đau đã sống, cũng có biết bao nhiêu người nam nữ ngày nay, đau khổ vì chiến tranh, biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta.
Khi nhìn vào sự tàn ác ấy, trong trại tập trung này tôi đã lập tức nghĩ tới sự tàn ác của ngày nay, chúng giống nhau: không tập trung vào một chỗ như thế, nhưng tại khắp nơi trên thế giới: thế giới này bị bệnh tàn ác, khổ đau, chiến tranh, thù hận, buồn sầu. Và chính vì vậy mà tôi luôn luôn xin anh chị em cầu nguyện: Xin Chúa ban hoà bình cho chúng ta!
6. Nguồn gốc Lễ Mẹ hồn xác lên trời
Thứ Hai 15 tháng 8 Giáo Hội mừng kính Lễ Mẹ hồn xác lên trời. Đây là lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức Mẹ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội. Toàn thể ở đây được hiểu như là bao trùm cả Giáo Hội Đông phương, Công Giáo lẫn Chính Thống giáo. Truyền thống của Giáo Hội Đông phương dành 15 ngày đầu tháng 8 để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn.
Trong những thế kỷ đầu, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được gọi là lễ Đức Mẹ an giấc. Ngày lễ đã được mặc cho tất cả sự trang trọng kể từ năm 1950 khi Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII định tín việc Đức Mẹ được cất nhắc về trời cả hồn lẫn xác. Với tín điều này, Giáo Hội chỉ công bố long trọng một chân lý vốn đã được các tín hữu Kitô tin từ ngàn xưa tôn kính. Chân lý đó là : “Thân xác của Người phụ nữ đã trao ban thể xác cho Con Thiên Chúa đã không phải chịu định luật của sự thối rữa”.
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không những là lễ cổ xưa nhất về Đức Mẹ. Nhưng ngày 15-8 hằng năm còn có một ý nghĩa rất đặc biệt. Đa số ngày tháng của các ngày lễ trong Kitô giáo đều bắt nguồn từ những ngày lễ ngoại giáo. Lễ Giáng sinh chẳng hạn, không gì khác hơn là lễ của thần mặt trời của đế quốc La-mã được rửa tội lại theo Kitô giáo mà thôi.
Đây không phải là trường hợp của Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đế quốc La-mã vốn dành ngày đầu tháng tám để tôn vinh hoàng đế. Trong khi đó lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được cử hành vào ngày 15-8. Như vậy lý do chọn ngày 15-8 để cử hành lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không bắt nguồn từ đế quốc La-mã, mà từ chính Giêrusalem cổ.
Trước thời hoàng đế Constantinope, trong ngày này đã diễn ra một cuộc lễ trong nhà thờ trên núi cây dầu tại Jerusalem. Truyền thống đã gọi lễ này là lễ Đức Mẹ an giấc.
Trong đế quốc La-mã ngoại đạo, không có bất cứ nguồn gốc nào về ngày lễ này đã đành, mà kể từ đó về sau cũng chẳng có đế quốc nào xóa bỏ hay thay thế được lễ này. Những cố gắng vô ích của một hoàng đế Napoléon của Pháp là một bằng chứng.
Ngày 15-6-1769 tại Ajaccio đảo Corse chào đời một đứa bé mà cha mẹ đã đặt tên cho một tên thánh hiếm có là Napoléon. Nếu ngày 15-8-1637 vua Louis XIII đã ban hành một sắc lệnh để đặt toàn nước Pháp dưới sự che chở của Mẹ Maria thì nawm1806 sau khi đã đăng quang làm hoàng đế của nước Pháp và khắp Âu Châu. Napoléon tước đoạt mọi danh dự dành cho Mẹ Thiên Chúa, để biến thành một ngày lễ dành riêng cho ông.
Sinh trùng vào ngày 15-8, Napoléon bắt toàn dân nhớ đến ngày sinh của ông là điều dễ hiểu, là ngày được cha mẹ đặt tên cho là Napoléon. Ông đã cố lục lọi trong danh sách các thánh trong Giáo Hội tìm cho bằng được một vị thánh có tên là Napoléon.
Với sự đồng ý của một vị giám mục cung đình, ông đã tìm được mục danh sách các vị tử đạo Rôma, trong đó có một vị tên là Néopoli. Không rõ do những lèo lái như thế nào mà cuối cùng cả triều đình của ông đều đồng thanh nhận á thánh Néopoli với tên gọi Napoléon của ông. Vậy là ngày 15-8 không những là ngày sinh nhật của ông mà còn là ngày lễ bổn mạng của ông nữa.
Danh dự đã dành cho Mẹ Thiên Chúa được ông hoàng đế này đương nhiên chiếm đoạt. Tại Rooma, Đức Giáo Hoàng Piô VII tuyên bố rằng : “Việc quyền bính thế tục thay thế việc tôn kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bằng việc tôn kính một vị thánh không có tên trong lịch Phụng vụ là điều không thể chấp nhận được”.
Đây là một hành động xen lấn không thể dung thứ và chấp nhận được, không thể lấy thế quyền thay cho thần quyền. Nhưng vì những hành động của bạo chúa Napoléon quá tàn nhẫn, cho nên bức kháng thư đã không được công bố. Tột cùng hành động ngang ngược của Napoléon là ra lệnh đưa Đức Giáo Hoàng về giam giữ tại Fontainebleau bên Pháp.
Dĩ nhiên, rồi cuối cùng Trái Tim Mẹ vẫn thắng, sự cáo chung của đế quốc do Napoléon dựng nên cũng chấm dứt việc chiếm đoạt danh dự dành cho Mẹ Maria. Vị thánh Napoléon được Napoléon tự phong cũng tự ý rút lui để trả ngày 15-8 lại cho Mẹ Thiên Chúa. Điều kỳ diệu mà Mẹ Maria đã thực hiện là việc tôn kính vị thánh Napoleon do những kẻ dua nịnh bịa đặt ra hơn là đòi hỏi của lịch sử đã để lại một hậu quả không lường được. Đó là kể từ ngày đó 15-8 hằng năm đã biến thành một ngày lễ buộc trên toàn nước Pháp.
Trên đây là một trong những vị dụ cho thấy những sự vụng về kỳ lạ của lịch sử, qua đó người ta thấy được sự hiện diện kín đáo nhưng vô cùng hữu hiệu của Mẹ Thiên Chúa. Kẻ quyền thế muốn tước đoạt danh dự của Mẹ Maria đã bị hạ xuống khỏi tòa cao, như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat.
Ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nước Pháp vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ ngày 15-8 để tôn vinh Mẹ Maria. Danh vọng hão huyền mà một hoàng đế Napoléon đeo đuổi bằng cách hạ bệ Mẹ Thiên Chúa đã không kéo dài quá tám năm. Kể từ tháng 3-1814 sau khi hoàng đế Napoléon thoái vị và bị đày ra đảo Sante Hélène để sống những ngày còn lại của ông. Trong ăn năn sám hối, tên tuổi của ông vẫn được tiếp tục nhắc đến như một thiên tài cũng có, mà như một kẻ ngông cuồng thì nhiều hơn.
Trong khi đó Mẹ Maria vẫn tiếp tục ngự trị trong lòng người dân Âu châu, mặc dù họ có muốn tục hóa đến đâu đi nữa, thì trong lịch sử hàng năm của họ vẫn còn những dấu ấn không bao giờ tàn phai của Mẹ Thiên Chúa. Mãi mãi như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat : “Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc”.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04 – 10/08/2016: Tai ương khủng bố Hồi Giáo – Cả một thế hệ luật sư bị giết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:45 10/08/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án vụ tấn công khủng bố dã man tại nhà thương Quetta, bên Pakistan làm cho ít nhất 70 người chết và hơn 120 người bị thương. Một vụ tấn công giết chết cả một thế hệ các luật sư của thành phố này.
Sáng thứ Hai 8 tháng 8, ông Bilal Anwar Kasi, Chủ tịch luật sư đoàn tỉnh Balochistan bị 2 người lạ mặt võ trang bắn trên đường tới tòa án.
Khi thi hài ông được đưa đến bệnh viện Baluchistan, bọn khủng bố đã cho nổ bom tự sát ngay tại cổng vào khu cấp cứu của nhà thương nơi tập trung các luật gia trong thành phố và các ký giả.
Tờ Washington Post cho biết cả một thế hệ các luật sư của thành phố này đã bị giết chết trong vụ tấn công. Đức Thánh Cha Phanxicô, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon và nhiều nhân vật trên thế giới đã đồng thanh lên án hành động dã man này.
Trong điện văn gửi Đức Cha Victor Gnanapragasam, là Giám Quản Tông Tòa Quetta, được công bố hôm thứ Ba 9-8, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha rất đau buồn khi hay tin quá nhiều người bị thiệt mạng sau vụ tấn công tại nhà thương Baluchistan ở Quetta. Ngài chân thành gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân những người quá cố, với chính quyền và toàn thể quốc gia, đồng thời ngài cầu nguyện cho nhiều bị thương là những nạn nhân của một hành vi bạo lực vô nghĩa và tàn ác. Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban ơn an ủi và can đảm cho những người đang khóc thương và những người bị tổn thương vì thảm trạng này”.
Đức Cha Joseph Arshad, Giám Mục giáo phận Faisalabad, Chủ tịch Ủy ban Công lý và hòa bình Pakistan, cũng ra một thông báo lên án vụ khủng bố đẫm máu tại Quetta. Thông cáo có đoạn viết: “Giết người vô tội là một hành vi vô nhân đạo và hoàn toàn không thể chấp nhận được. Ủy ban và Giáo Hội Công Giáo cương quyết đứng cạnh nhân dân tỉnh Balochistan trong giờ phút này, đồng thời kêu gọi chính phủ đưa những kẻ phạm tội ác đáng kinh tởm này ra trước công lý”.
Thủ tướng Nawaz Sharif bày tỏ đau buồn và lo âu về vụ khủng bố này. Trong khi đó, các luật sư và ký giả đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối tại nhiều thành phố ở Pakistan.
2. Pháp đóng cửa 20 đền thờ Hồi giáo trong nỗ lực ngăn ngừa Hồi giáo cực đoan
Các quan chức Pháp đã đóng cửa 20 đền thờ Hồi giáo trong một chiến dịch nhằm loại bỏ sự lây lan của Hồi giáo cực đoan.
“Không có nơi nào ở Pháp cho những kẻ kêu gọi và kích động hận thù trong các nơi cầu nguyện và trong các đền thờ Hồi giáo,” Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve tuyên bố như trên. Ông cũng tiết lộ rằng khoảng 80 người đã bị trục xuất khỏi Pháp, và một con số đông hơn nhiều sẽ bị trục xuất trong nay mai.
Có khoảng 2,500 đền thờ Hồi giáo và hội trường cầu nguyện tại Pháp, trong đó ước lượng có đến 120 cái bị nghi ngờ khuyến khích khủng bố.
3. Những lời sau cùng của cha Jacques Hamel: “Satan hãy xéo đi”
Đúng một tuần lễ sau ngày cha Jacques Hamel bị quân khủng bố hồi giáo cắt cổ ngay khi ngài đang dâng thánh lễ tại Saint-Étienne-de-Rouvray, chiều thứ Sáu 02/08, Đức Cha Dominique Lebrun, Tổng Giám Mục Rouen, đã cử hành trọng thể thánh lễ tiễn biệt vị linh mục tử vì đạo. Khoảng 3,500 đến 4,000 tín hữu dầm mưa dự thánh lễ ngoài trời.
Hai tên khủng bố Hồi giáo 19 tuổi đã giết chết vị linh mục 85 tuổi khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ Saint-Étienne-du-Rouvray vào ngày 26 tháng 7.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám mục Dominque Lebrun đã đề cập đến những lời cuối cùng của vị linh mục được các nhân chứng thuật lại.
Đức Cha cho biết: “Sau khi bị tấn công bằng dao, cha đã cố gắng chống trả những kẻ tấn công mình với đôi chân và nói: ‘Satan, hãy xéo đi’ và không ngừng lặp lại ‘Satan, hãy xéo đi’”
4. Pháp ngưng cuộc điều tra Đức Hồng Y Philippe Barbarin về cáo buộc bao che lạm dụng tính dục trong tổng giáo phận Lyon
Một công tố viên Pháp đã đóng lại hồ sơ một cuộc điều tra nhắm vào Đức Hồng Y Philippe Barbarin của tổng giáo phận Lyon. Đức Hồng Y đã bị cáo buộc không báo cáo các vụ lạm dụng trẻ em do một vài linh mục trong giáo phận của ngài gây ra.
Công tố viên kết luận rằng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Đức Hồng Y đã che giấu những bằng chứng về sự lạm dụng. Đức Hồng Y Barbarin luôn nói rằng ngài đã có hành động ngay lập tức đối với một linh mục lạm dụng ngay khi ngài nhận được khiếu nại.
Từ năm 1986 đến năm 1991, linh mục Bernard Preynat lạm dụng một số trẻ hướng đạo sinh tại một giáo xứ gần Lyon. Năm 1990, khi giáo phận nhận được các tố cáo, linh mục Preynat đã bị trục xuất khỏi giáo xứ nhưng linh mục này không bị huyền chức.
Năm 2014 một cựu hướng đạo sinh, 40 tuổi, nhận thấy Preynat vẫn được phép tiếp xúc với trẻ em, nên đã viết thư cho Đức Hồng Y Barbarin. Ngài đã trở thành tổng giám mục Lyon vào năm 2002 sau khi vụ việc xảy ra hơn 10 năm. Đức Hồng Y Barbarin đã mở một cuộc điều tra, và đình chỉ linh mục Preynat khỏi các thừa tác vụ, và cấm ông không được làm việc mục vụ như một linh mục, vào tháng Tám năm 2015.
Năm 1989, một linh mục khác của giáo phận có một mối quan hệ tình dục với một cậu bé 14 tuổi. Khi câu chuyện bị vỡ lở, vị linh mục này bị huyền chức ngay lập tức và một vụ án dân sự được khởi tố.
Trong cùng một giáo xứ đó, một linh mục thứ ba, Jérôme Billioud, đã bị buộc tội lạm dụng một cậu bé 16 tuổi tên là Pierre, bây giờ là một công chức cao cấp ở Paris.
Hai trường hợp đầu tiên xảy ra 20 năm trước khi Đức Hồng Y trở thành tổng giám mục Lyon. Vụ thứ ba, liên quan đến linh mục Billioud làm cho tất cả mọi người bao gồm các thành viên trong giáo xứ địa phương sững sờ.
Báo chí quyết liệt muốn loại trừ Đức Hồng Y Philippe Barbarin nhưng các cuộc điều tra cho thấy Đức Hồng Y Barbarin luôn có hành động thẳng thắn ngay lập tức ngay khi ngài nhận được các khiếu nại.
5. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syriac lên án thái độ thờ ơ của phương Tây trước làn sóng bách hại các Kitô hữu ở Trung Đông
Kitô hữu là một “loài có nguy cơ tuyệt chủng” ở Trung Đông ngày nay, Đức Thượng Phụ Ignatius III Younan của Công Giáo nghi lễ Syriac cho biết như trên trong một diễn từ hôm 02 tháng Tám trong hội nghị của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố nhóm tại Toronto, Canada.
Đức Thượng Phụ cảnh báo rằng:
“Sự tồn tại của các Giáo Hội Đông Phương, là những Giáo Hội có từ thời các thánh tông đồ, đang bị đe dọa, nguy hiểm”. Ngài nói rằng xâm lược Hồi giáo đe dọa sự tồn tại của đức tin trong khu vực, và lên án sự thờ ơ của các nhà lãnh đạo phương Tây.
Đức Thượng Phụ chỉ trích các quốc gia đã thành lập liên minh với các quốc gia Hồi giáo bất chấp hiện trạng là các quốc gia này không tôn trọng các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. “Thật là không trung thực hay chân thành khi liên minh với các chế độ như thế, rồi tuyên bố rằng chúng tôi có một báo cáo thường niên về tự do tôn giáo.”
Đây là ám chỉ rõ ràng của ngài đến chính sách ngoại giao hai mặt của Mỹ.
6. Người Công Giáo phải ngừng bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai
Người Công Giáo phải thôi bỏ phiếu cho những chính trị gia ủng hộ phá thai; đó là lời tuyên bố của hiệp sĩ Carl Anderson, Thủ lãnh Hội hiệp sĩ Columbus, một hội dành cho nam giới Công Giáo, trong kỳ đại hội vào ngày 2 tháng 8.
Ông Anderson nói: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quan tâm tham dự vào tiến trình chính trị của người Công Giáo.
Chúng ta cần chấm dứt việc thao túng chính trị của những người ủng hộ phá thai qua chính lá phiếu của người Công Giáo. Đây là lúc cần kết thúc sự can dự của người Công Giáo vào việc giết người qua phá thai, là lúc ngăn chặn việc bỏ phiếu cho các chính trị gia ủng hộ phá thai.” Ông nói thêm: “Phá thai là giết người vô tội trên quy mô lớn”.
Theo ông, các chính trị gia không phải là những đại biểu của đảng phái, nhưng phải là những người đại diện cho lợi ích chung, cho luân lý và các giá trị tôn giáo và là những nhân tố khiến cho các định chế dân chủ tự do có thể hoạt động được. Quan trọng nhất trong số các giá trị và định chế này là “phẩm giá bình đẳng của mỗi cuộc sống con người và quyền tự do thực hành tôn giáo của mỗi công dân. Chúng ta không thể thành công trong việc xây dựng một nền văn hóa sự sống nếu chúng ta tiếp tục bầu cho các chính trị gia ủng hộ nền văn hóa chết chóc”.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ chỉ trích ý thức hệ chuyển giới
Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Ba Lan diễn ra trong khuôn khổ chuyến tông du của Đức Thánh Cha nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Tư 27 tháng 7, sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha đã hội kiến với tổng thống Ba lan là ông Andrzej Duda. Hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề trong đó nổi bật lên là những căng thẳng trong khu vực, những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Ba Lan trong thời ký hồi sinh từ sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản, và vai trò của Ba Lan trong Liên Hiệp Âu Châu.
Sau cuộc hội đàm với tổng thống, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Wawel, nơi đã từng diễn ra các buổi lễ đăng quang và an táng của các hoàng đế Ba Lan.
Trong cuộc nói chuyện này, giữa những thảo luận khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ chỉ trích việc giảng dạy ý thức hệ chuyển đổi giới tính cho trẻ em.
“Ở châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Phi và một số nước châu Á, chúng ta đang chứng kiến một số hình thái thực dân thực sự về ý thức hệ. Và một trong những điều, mà tôi thẳng thừng điểm mặt là vấn đề giới tính.”
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Ngày nay, trẻ em đang được dạy ở trường là chúng có thể chọn giới tính của mình. Tại sao họ đã dạy điều này? Bởi vì những cuốn sách được cung cấp bởi những người và các tổ chức tài trợ cho họ. Đây là những hình thái thực dân về ý thức hệ được hỗ trợ bởi các nước giàu đang muốn tạo một ảnh hưởng lớn trên các nước nghèo. Và điều này thật là khủng khiếp.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:
“Khi tôi nói chuyện với Đức Bênêđíctô thứ 16, ngài rất mạnh khoẻ là sáng suốt, ngài bảo tôi tôi: ‘Đây là một thời đại tội lỗi chống lại Đấng Tạo Hóa’. Ngài thật là thông minh! Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; Thiên Chúa tạo ra thế giới như thế, và con người đang làm ngược lại.”
8. Quan ngại của các vị Hồng Y Hương Cảng trong các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Trung quốc
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán và người tiền nhiệm của mình, là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đồng ý rằng quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với Trung quốc vẫn còn tuân thủ các nguyên tắc được đặt ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong thư gửi cho Giáo Hội tại Hoa Lục ngày 27 tháng Năm năm 2007.
Hai vị Hồng Y cũng đồng ý về sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại với Bắc Kinh, mặc dù hai vị thể hiện những mức độ quan tâm khác nhau về tình trạng hiện tại của cuộc đối thoại này.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc và tái lập sự hiệp nhất trong Giáo Hội tại Hoa Lục. Tòa Thánh, theo Đức Hồng Y, đã “đáp trả bằng sự khiêm nhường dai dẳng và kiên nhẫn hơn là những lời thù địch, nhằm tránh né đương đầu, trong một nỗ lực nhằm trấn an các quan chức Trung Quốc rằng Vatican không quan tâm đến việc dính líu vào các vấn đề chính trị của Trung quốc.” Tuy nhiên, Đức Hồng Y nói, rằng Tòa Thánh vẫn kiên trì đòi hỏi sự độc lập của Giáo Hội, và không thể công nhận thẩm quyền của Hiệp hội Yêu nước do chính phủ kiểm soát.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục về hưu của Hương Cảng, là người đã thẳng thắn chỉ trích các chính sách của chế độ Bắc Kinh, đã phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc cho rằng ngài có những xung khắc trong quan điểm về Trung quốc với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài khẳng định ngài vẫn hoàn toàn trung thành với Tòa Thánh, và nhận xét rằng chính sách chính thức Vatican vẫn tuân thủ những nguyên tắc đề ra trong thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân lên tiếng quan ngại sâu xa về các cuộc đàm phán lặng lẽ giữa các quan chức Vatican và các đối tác Trung Quốc. Ngài nói rằng người Công Giáo Trung Quốc đã không được thông tin về nội dung của những cuộc đàm phán. Ngay cả một ủy ban được thành lập bởi Vatican, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy, để giám sát các cuộc đàm phán với Trung Quốc cũng không được biết.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói rằng mặc dù tuổi cao và sức khỏe suy giảm, ngài không thể im lặng nhưng sẽ là một “tiếng nói cho những người không có tiếng nói” trong việc bảo vệ tự do của người Công Giáo Trung Quốc.
9. Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn trước cái chết của một thiếu nữ Ý sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 3 tháng 8, Đức Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn của ngài trước cái chết của Susanna Rufi, một thiếu nữ 19 tuổi của giáo phận Rôma đã chết khi trên đường trở về từ Krakow sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi xin gửi một kỷ niệm tràn đầy thương mến tới chị Susanna, một thiếu nữ thuộc giáo phận Roma đã qua đời tại Vienna sau khi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Xin Thiên Chúa, là Đấng chắc chắn đã đón nhận chị vào quê Trời, an ủi các thân nhân và bạn bè chị.”
Susanna đã dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong phái đoàn của một giáo xứ ở Rôma. Cô đã chết ở Vienna hôm thứ Hai 1 tháng 8. Theo thông tấn xã Ansa, có thể cô đã nhiễm bệnh sưng màng óc khi ghé Toscane, ở miền Trung Ý, chỉ một ngày trước ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trên Web site Hội Đồng Giám Mục Ý, lời phân ưu đến thân nhân của cô được đi kèm với một thông báo khuyên các bạn trẻ Ý uống thuốc ngừa để tránh bị lây. Trong khi đó, các nhà chức trách y tế ở Áo đã khuyên các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới phải đến bệnh viện ngay nếu thấy mình bị sốt.
Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Rôma đã cử hành thánh lễ an táng cho cô Sussana hôm thứ Năm 04 tháng 8 tại nhà thờ San Policarpo của Rôma.
10. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị dòng Đa Minh
Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ dòng Đa Minh trở thành những chứng nhân về sự âu yếm dịu dàng của Thiên Chúa và sống kết hợp với Chúa để lời giảng có hiệu năng.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây sáng ngày 4-8 trong buổi tiếp kiến dành cho cha Bề trên Tổng quyền Bruno Cadoré, và 70 thành viên Tổng tu nghị của dòng, kết thúc ban chiều cùng ngày, sau 3 tuần nhóm tại Bologna, cạnh mộ của Thánh Đa Minh (cách Roma 400 cây số). Trong số các tham dự viên có 3 vị người Việt Nam: Cha Vinh Sơn Hà Viễn Lự, Tổng phụ tá Bề trên Cả đặc trách vùng Á châu Thái Bình Dương, Cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Đức Hòa và Cha Phêrô Phạm Văn Hương, Bề trên Phụ Tỉnh Đa Minh Việt Nam ở Bắc Mỹ.
Trong bài huấn dụ bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha cám ơn sự đóng góp của dòng Đa Minh cho Giáo Hội trong 800 năm qua và ngài nhắn nhủ các tu sĩ của dòng sống kết hiệp với Chúa, nghiên cứu học hỏi nghiêm túc, rao giảng Lời Chúa và làm chứng nhân về tình yêu thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói:
“Anh chị em thân mến,
Tôi chào anh chị em và cám ơn lời chào mừng mà Cha Bruno Cadoré, Bề trên Tổng Quyền của dòng, gửi đến tôi nhân danh bản thân và tất cả những người hiện diện nơi đây, nhân dịp Tổng tu nghị của Dòng tại Bologna sắp kết thúc, qua đó anh chị em muốn làm cho căn cội của dòng tái sinh động bên cạnh mộ Thánh Sáng Lập.
Năm nay có một ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình dòng anh chị em: kỷ niệm 800 năm từ khi Đức Giáo Hoàng Honorio III châu phê Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Nhân dịp Năm Vui Mừng này, tôi hiệp với anh chị em cảm tạ Chúa vì những hồng ân dồi dào đã nhận lãnh trong thời gian ấy. Ngoài ra tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Dòng vì sự đóng góp quan trọng dành cho Giáo Hội và vì sự cộng tác với Tòa Thánh, trong tinh thần trung thành phục vụ, mà Dòng đã duy trì từ khởi đầu cho đến ngày nay.
Dịp kỷ niệm 800 năm làm chúng ta nhớ đến những người nam nữ đức tin và học giả, chiêm niệm và thừa sai, tử đạo và tông đồ bác ái, đã mang sự âu yếm và dịu dàng của Thiên Chúa đến mọi nơi, làm cho Giáo Hội được phong phú và chứng tỏ có những cơ may mới để thể hiện Tin Mừng qua sự giảng thuyết, làm chứng tá và bác ái: đó là ba cột trụ nâng đỡ tương lai của Dòng, giữ cho đoàn sủng của Đấng Sáng Lập được tươi mát.
Thiên Chúa đã thúc đẩy thánh Đa Minh lập một “Dòng Anh Em Giảng Thuyết”, vì giảng thuyết là sứ mạng mà Chúa Giêsu ủy thác cho các Tông Đồ. Chính Lời Chúa nung nấu từ bên trong và thúc đẩy đi ra ngoài để rao giảng Chúa Giêsu Kitô cho mọi dân tộc (Xc Mt 28, 19-20). Cha Sáng Lập đã nói: “Trước tiên là chiêm niệm, rồi sau đó giảng dạy”. Được Thiên Chúa giảng dạy Tin Mừng, để loan báo Tin Mừng. Nếu không có sự kết hiệp nồng nhiệt với Chúa, thì việc giảng thuyết có thể là rất hoàn hảo và hợp lý, và đáng ngưỡng mộ, nhưng sẽ không đánh động tâm hồn là điều phải thay đổi. Một điều thiết yếu nữa, đó là việc nghiên cứu nghiêm túc và chăm chỉ về các vấn đề thần học, cũng như tất cả những gì giúp chúng ta đến gần thực tại và lắng nghe Dân Chúa. Nhà giảng thuyết là một người chiêm niệm Lời Chúa và cũng có thái độ như vậy đối với Dân Chúa, đang mong đợi được hiểu (Xc Evangelii Gaudium, 154).
Việc thông truyền hữu hiệu Lời Chúa đòi phải có cuộc sống chứng tá: phải là những thầy dạy trung thành với chân lý và là những chứng nhân can đảm của Tin Mừng. Chứng nhân thể hiện giáo huấn, làm cho nó trở nên cụ thể, thu hút, và không dửng dưng đối với một ai; mang lại cho chân lý niềm vui của Tin Mừng, niềm vui được biết Chúa yêu thương chúng ta và có lòng thương xót vô biên đối với chúng ta.
Thánh Đa Minh nói với các môn đệ Ngài: “Với đôi chân không, chúng ta ra đi rao giảng”. Điều này gợi lại cho chúng ta đoạn nói về bụi gai cháy đỏ, khi Chúa bảo Ông Môisê: “Hãy cởi dép khỏi chân ngươi, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh” (Xh 3,5). Nhà giảng thuyết tốt ý thức rằng mình đang đi trên đất thánh, vì Lời Chúa mà nhà giảng thuyết mang theo là thánh, và những người nghe giảng cũng là thánh. Các tín hữu không những cần đón nhận Lời Chúa trọn vẹn, nhưng còn cần cảm nghiệm chứng tá cuộc sống của người rao giảng (Xc Evangelii gaudium, 171). Các thánh đã đạt được thành quả dồi dào, vì qua cuộc sống và sứ mạng, các vị nói bằng ngôn ngữ con tim, thứ ngôn ngữ không bị các hàng rào cản trở, và mọi người có thể hiểu được.
Sau cùng, nhà giảng thuyết và chứng nhân cũng phải hành động trong đức bác ái. Nếu không có bác ái, thì họ sẽ là những người đáng bị tranh luận và khả nghi. Thánh Đa Minh đã đứng trước một tình trạng khó xử vào lúc ban đầu, và ảnh hưởng tới trọn cuộc sống của Ngài: “Làm sao tôi có thể học với những mảnh da chết, khi mà thân mình của Chúa Kitô đang chịu đau khổ”. Chính thân mình của Chúa Kitô sống động và chịu đau khổ, đang kêu vị giảng thuyết và không để vị ấy yên hàn. Tiếng kêu của những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề, và làm cho nhà giảng thuyết hiểu sự cảm thông của Chúa Giêsu đối với dân chúng (Mt 15,32).
Khi nhìn chung quanh chúng ta, chúng ta cảm thấy rằng con người nam nữ ngày nay đang khao khát Thiên Chúa. Họ là thân mình sống động của Chúa Kitô, đang kêu lên “Tôi khát” bằng một tiếng kêu chân thực và có sức giải thoát, họ đang khao khát một cử chỉ huynh đệ và dịu dàng. Tiếng kêu này đang gọi hỏi chúng ta và phải là cột sống của sứ mạng và mang lại sức sống cho các cơ cấu và chương trình mục vụ.
Anh chị em hãy nghĩ đến điều này khi suy tư về sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Dòng để phân định về câu trả lời cần mang lại cho tiếng kêu ấy của Thiên Chúa. Hễ ta càng ra đi để thỏa mãn cái khát của tha nhân, thì chúng ta càng trở thành những nhà rao giảng chân lý, chân lý được loan báo bằng tình yêu và lòng thương xót, mà thánh nữ Catarina Siena đã nói (Xc Libro della Divina Dottrina, 35). Trong cuộc gặp gỡ với thân mình sinh động của Chúa Kitô chúng ta được loan báo Tin Mừng và tìm được lòng hăng say để trở thành nhà giảng thuyết và chứng nhân về tình yêu của Chúa.
Anh chị em thân mến! Với tâm tình biết ơn vì những thiện ích Chúa đã ban cho dòng của anh chị em và cho Giáo Hội, tôi khích lệ anh chị em hãy vui mừng theo đuổi đoàn sủng của Thánh Đa Minh và đã được bao nhiêu vị thánh nam nữ của gia đình dòng Đa Minh sống với nhiều sắc thái khác nhau. Tấm gương của Thánh Nhân là động lực để đương đầu với tương lai trong niềm hy vọng, vì biết rằng Thiên Chúa luôn đổi mới mọi sự .. và không làm chúng ta thất vọng. Xin Đức Trinh Nữ Mân Côi, Mẹ của chung ta, chuyển cầu và bảo vệ anh chị em, để anh chị em là những nhà rao giảng và chứng nhân can đảm về tình yêu Thiên Chúa.”
11. Đại diện của Vatican tại Liên Hiệp Quốc lên án bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh
Trong một cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh và là Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã chỉ trích bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh.
Ngài nói:
“Trong thời gian gần đây, hơn bao giờ hết, đã có rất nhiều trẻ em phải chịu những hình thức bạo lực tàn bạo: trẻ em được sử dụng như những người lính, như những kẻ đánh bom tự sát, nô lệ tình dục, và thu lượm tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự nguy hiểm nhất. Việc phá hủy có chủ ý các trường học và bệnh viện trong một loạt các vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế đã trở thành một chiến lược trong chiến tranh. Những tội ác này phải bị lên án với các điều khoản mạnh nhất có thể.”
Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng:
“Nghĩa vụ chấm dứt những hành vi dã man đối với các trẻ em bị bắt trong cuộc xung đột vũ trang là phận sự của mỗi người chúng ta. Cách riêng, đó là phận sự của Hội đồng này, vì nó phải kêu gọi tất cả các nước đưa ra và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, và Hội Đồng này phải bảo đảm rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ tất cả các luật lệ và các biện pháp trong vấn đề này.”
12. Thái độ thù địch của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương
Trong một cố gắng nhằm đẩy mạnh thái độ thù địch chống lại Giáo Hội Công Giáo Ukraine, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã lên tiếng đòi hỏi rằng các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo toàn thế giới tiếp theo phải đưa ra thảo luận tình trạng của các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thánh. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi đó là điều kiện tiên quyết, miễn bàn cãi, nếu muốn tòa này tham dự các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo.
Tuy nhiên, trong một phản ứng ngược lại, Tòa Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinople đã đưa ra một tuyên bố rất thân thiện đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine, và cám ơn vì sự hỗ trợ cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo gần đây ở Crete.
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã phàn nàn rằng trong nhiều năm qua từ sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu, Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine, đã tăng gấp đôi dân số. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk đã dùng tình cảm dân tộc và thái độ bài Nga để kích động tâm tình thù địch đối với Chính Thống Giáo Hội Ukraine liên minh với Mạc Tư Khoa.
Tuyên bố từ Mạc Tư Khoa ám chỉ một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói rằng “Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thường được sử dụng như một công cụ trong tay của kẻ xâm lược”. Đức Tổng Giám Mục thường lên án sự hỗ trợ mà Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa dành cho cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng thái độ thù địch của Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã tạo ra một tình trạng “khẩn cấp” mà cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo trên thế giới nhất thiết phải đưa ra thảo luận.
Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của Constantinople đã gửi một thông điệp cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Shevchuk vì sự hỗ trợ của ngài cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo hồi tháng Sáu vừa qua ở Crete
Đáng chú ý, là tuyên bố từ Constantinople được gởi cho “Đức Thượng Phụ” Shevchuk, một danh xưng mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thẳng thừng bác bỏ và chính Tòa Thánh cũng không dám gọi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bằng danh xưng ấy. Danh xưng chính thức Tòa Thánh dùng là Major Archbishop, nghĩa là, “Đức Tổng Giám Mục Trưởng”.
Trong thông điệp của ngài, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô hứa cầu nguyện cho “hòa bình và ổn định tại Ukraine.” Ngài cũng mạnh mẽ nêu rõ rằng sự thù địch mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa dành cho Giáo Hội Công Giáo Ukraine không được chia sẻ bởi các Giáo Hội chính thống khác.
Đức Thượng Phụ Đại kết viết:
“Chúng tôi có thể bảo đảm với Đức Thượng Phụ rằng lập trường đối thoại với các Giáo Hội chị em của chúng tôi đã được hỗ trợ áp đảo trong các phiên họp công đồng và được ghi nhận trong các tài liệu chính thức. Điều này, theo ý kiến của chúng tôi, chắc chắn là rất quan trọng cho những chứng tá đáng tin cậy và nhất quán cho Tin Mừng trong một thế giới và một thời đại gặp quá nhiều khó khăn của chúng ta.”
13. Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân dịp Thế vận Olimpic ở Rio De Janeiro
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc cho thế vận Olimpic khai diễn ngày 5 tháng 8 tại Rio, góp phần kiến tạo một nền văn minh trong đó trổi vượt tinh thần liên đới giữa mọi người với nhau.
Lên tiếng vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, 4 tháng 8, Đức Thánh Cha nói:
“Giờ đây tôi muốn gửi lời chào thân ái đến nhân dân Brazil, đặc biệt là dân thành Rio de Janeiro, đang đón tiếp các vận động viên và những người hâm mộ đến từ các nơi trên thế giới, nhân dịp thế vận hội Olimpic. Trong một thế giới khao khát hòa bình, bao dung và hòa giải, tôi cầu mong tinh thần các cuộc tranh tài thế vận Olimpic có thể gợi hứng cho tất cả mọi người, các tham dự viên cũng như các khán giả, chiến đấu “một cuộc chiến tốt đẹp” và cùng nhau hết thúc cuộc chạy đua (Xc 2 Tm 4,7-8), mong ước đạt được một phần thưởng, không phải là một huy chương, nhưng là một cái gì quí giá hơn nhiều: đó là thực hiện một nền văn minh trong đó có tình liên đới hiển trị, dựa trên sự nhìn nhận rằng tất cả chúng ta là thành phần của một gia đình nhân loại duy nhất, bất luận những khác biệt về văn hóa, màu da hoặc tôn giáo. Và đối với nhân dân Brazil, đang tổ chức lễ hội thể thao này trong tinh thần vui tươi và lòng hiếu khách đặc thù, tôi cầu chúc cho lễ hội này là một cơ hội để vượt tháng những thời điểm khó khăn và dấn thân trong “hoạt động đồng đội” để xây dựng một đất nước công bằng và an ninh hơn, nhắm đến một tương lai đầy hy vọng và vui tươi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em!”.
Thế vận hội Olimpic mùa hè lần thứ 31 được tiến hành từ ngày 5 đến 21-8 này ở Rio de Janeiro, thành phố 12 triệu dân cư, với sự tham dự của các vận động viên đến từ các nước hoàn cầu và gồm 28 bộ môn thể thao và 48 bộ môn thể dục.
14. Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho biết Vatican và Trung Quốc đã gần đạt được “thỏa thuận chung” về việc bổ nhiệm giám mục
Trong một lá thư mục vụ đưa ra hôm 4 tháng 8, Đức Hồng Y Gioan Thanh Hán đã làm sáng tỏ cuộc tranh cãi kéo dài trong nhiều thập kỷ giữa Vatican và Trung Quốc. Theo nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hương Cảng, các quan chức Trung Quốc hiện nay sẵn sàng mưu tìm “sự hiểu biết” với Vatican về vấn đề bổ nhiệm các giám mục địa phương.
Trong một lá thư mục vụ, đề ngày 4 tháng 8, được công bố trên trang web của giáo phận Hương Cảng, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nói mặc dù vẫn còn những khác biệt và khó khăn như đã từng thấy trong những năm qua, “Giáo Hội Công Giáo đã dần dần giành được sự xem xét lại của các quan chức Trung Quốc, khiến họ sẵn sàng để đạt được một sự hiểu biết với Tòa Thánh về các câu hỏi liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và tìm kiếm một kế hoạch hai bên có thể đồng thuận.”
Những lời bình luận của Đức Hồng Y đến trong bối cảnh có những suy đoán theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm việc đằng sau hậu trường để làm tan băng quan hệ giữa hai quốc gia. Đức Thánh Cha gửi lời chúc tốt đẹp đến chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc nhân dịp năm mới vào tháng Hai vừa qua, một động thái, vào thời điểm đó, được nhiều người xem là một nhánh ô liu cố ý tặng cho một chính quyền đang lúng túng về nhiều mặt.
Người Công Giáo ở Trung Quốc – theo một ước tính có thể lên đến 12 triệu - được chia thành Giáo Hội thầm lặng trung thành với Tòa Thánh và Giáo Hội được nhà nước phê chuẩn 'chính thức'. Bắc Kinh luôn khẳng định quyền bổ nhiệm giám mục của mình và thường phủ quyết các quyết định bổ nhiệm Giám Mục Trung quốc của các vị Giáo Hoàng.
Người tiền nhiệm của Đức Hồng Y Thang Hán, là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, từ lâu đã là một đối thủ quyết liệt chống lại bất kỳ một thứ thỏa hiệp nào trong cuộc đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề quyền tối thượng của Tòa Thánh trên các vấn đề của Giáo Hội Hoa Lục. Phát biểu nặc danh với hãng tin Reuters, các thành viên của Giáo Hội thầm lặng cũng bày tỏ thái độ hoài nghi sâu sắc về bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc, xét vì những thành tích nhân quyền bất hảo của nhà cầm quyền cộng sản.
China Aid, một nhóm có trụ sở tại Texas, trong báo cáo thường niên năm 2015 dựa trên các theo dõi về cách đối xử của nhà nước Trung quốc với các giáo phái Kitô ở Trung Quốc, cho biết là việc đàn áp của nhà nước Trung Quốc không hề suy giảm nhưng trái lại đã leo thang, với việc đóng cửa các nhà thờ, tạm giữ số lượng lớn các nhà lãnh đạo Giáo Hội và tịch thu tài sản Giáo Hội.”
Ít nhất ba giám mục và một số linh mục thuộc Giáo Hội thầm lặng đang bị cầm tù hoặc bị quản thúc ở Trung Quốc.
Trong thư Đức Hồng Y Gioan Thang Hán thừa nhận rằng có một mức độ nhất định cảm giác khó chịu và hoài nghi của một số người Công Giáo đối với các “đồng thuận”, nhưng ngài nói ngài tin là Đức Thánh Cha Phanxicô “sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào làm tổn hại đến tính toàn vẹn đức tin của Giáo Hội phổ quát hay sự hiệp thông giữa các Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc và Giáo Hội phổ quát”. Ngài nói thêm: “Nhiều người nói rằng có vẻ như Tòa Thánh đã từ bỏ một số giá trị mà Tòa Thánh đã hằng ủng hộ. Kiểu chỉ trích này là không công bằng.”
Bàn về vấn đề các giám mục “thầm lặng” không được nhà nước công nhận, Đức Hồng Y nói rằng “Hội Đồng các giám mục trong tương lai ở Trung Quốc sẽ phải bao gồm tất cả các giám mục hợp pháp của Giáo Hội công khai cũng như các giám mục bí mật, là một phần không thể thiếu của Giáo Hội Trung Quốc ... Tòa Thánh cũng nên tiến hành một cuộc đối thoại để các giám mục này được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc”
Đức Hồng Y thừa nhận là “những điều kiện cụ thể” của các thỏa thuận “chưa được công bố” và không đưa ra dấu chỉ nào cho thấy khi nào điều ấy có thể xảy ra.
Tòa Thánh đã không có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1951 vì vậy bất kỳ thỏa thuận chính thức nào cũng sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ Trung quốc -Vatican.
15. Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng và khích lệ đoàn vận động viên tị nạn tham dự thế vận Olimpic ở Rio de Janeiro.
Đoàn này gồm 2 tay bơi lội người Syria, 2 võ sĩ Judo từ Cộng hòa dân chủ Congo, và 6 người chạy đua từ Etiopiaa và Nam Sudan. Tất cả đều là những người tị nạn trốn chạy bạo lực và bách hại tại quê hương của họ và đã tìm nơi nương náu ở các nơi như Bỉ, Đức, Luxembourg, Kenua và Brazil.
Sáng kiến gửi một đoàn tị nạn tham dự thế vận hội Olimpic là điều chưa từng có trước đây và gửi một sứ điệp nâng đỡ và hy vọng cho những người tị nạn trên thế giới.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha chào đích danh 10 vận động viên tị nạn và ngài cầu mong rằng: “Ước gì lòng can đảm và sức mạnh mà anh chị em mang trong người có thể biểu lộ qua các bộ môn thế vận tiếng kêu huynh đệ và hòa bình. Ước gì qua anh chị em, nhân loại hiểu rằng hòa bình là điều có thể, và với hòa bình, người ta có thể đạt được tất cả, trái lại với chiến tranh tất cả đều có thể bị mất”.
“Tôi mong ước rằng chứng tá của anh chị em mang lại thiện ích cho tất cả mọi người. Tôi cầu nguyện cho anh chị em và cũng xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em”.
Ông Alto Grandi, Cao ủy tị nạn LHQ, tuyên bố rằng: “Chúng tôi rất được khích lệ vì đoàn vận động viên tị nạn tham dự thế vận Olimpic. Họ là những vận động viên có trình độ cao, nhưng đã phải ngưng sự nghiệp thể thao để ra đi tị nạn. Nay họ có cơ hội theo đuổi giấc mơ của họ. Sự tham gia của họ vào các cuộc tranh tài thế vẫn là một sự ca ngợi lòng can đảm và kiên trì của tất cả những người tị nạn trong sự vượt thắng nghịch cảnh và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ. Cao Ủy tị nạn LHQ đứng về phía họ và mọi người tị nạn”.