Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời mời gọi nuôi dưỡng bằng chính thần lương Thiên Chúa ban
Lm. Ignatiô Hồ Thông
19:42 11/08/2009
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN
Hai chủ đề đan xen vào nhau trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay:
- Lời mời gọi nuôi dưỡng mình bằng thần lương Thiên Chúa thiết đãi (bài đọc I và Tin Mừng).
- Đề tài khôn ngoan ngự trị trong bài đọc I và bài đọc II nhưng xuất hiện trong Tin Mừng như lời thách đố của Thiên Chúa.
Cn 9: 1-16: Bài đọc I trích từ sách Châm Ngôn trình bày Đức Khôn Ngoan mời gọi nhân loại và đặc biệt những người túng thiếu, hãy đến mà dùng thần lương mà mình thiết đãi. Bàn tiệc Đức Khôn Ngoan tiên trưng bàn tiệc Thiên Sai.
Ep 5: 15-20: Trong thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô, thánh Phao-lô khuyên bảo các tín hữu của mình sống theo sự khôn ngoan độc đáo của Ki tô giáo.
Ga 6: 51-58: in Mừng dâng hiến cho chúng ta phần cuối của diễn từ “bánh ban sự sống”, trong đó, bằng những từ ngữ rất hiện thực, Đức Giê-su loan báo ân ban Thánh Thể: thịt và máu của Ngài, bàn tiệc Thiên Chúa thiết đãi theo sự khôn ngoan khôn dò của Ngài, nhưng xem ra điên rồ đối với con người.
BÀI ĐỌC I (Cn 9: 1-6)
Sách Châm Ngôn thuộc trường phái minh triết Cựu Ước. Trường phái văn chương nầy có hai nguồn gốc: nguồn gốc bình dân và nguồn gốc bác học.
Về nguồn gốc bình dân, sự khôn ngoan là thành quả kinh nghiệm được tích lủy qua nhiều thế kỷ; nó được diễn tả bằng những châm ngôn, thường rất phổ biến. Chúng ta gặp thấy trào lưu nầy khắp bốn phương trời, hình thành nên “túi khôn của loài người”.
Về nguồn gốc bác học, thậm chí hoàng gia nữa, như ở Ít-ra-en vua Sa-lô-mon là một bằng chứng điển hình: nhiều châm ngôn được gán cho vua (sách Châm Ngôn được đặt dưới quyền bảo trợ của vua). Trong miền Cận Đông cũng vậy, có nhiều tác phẩm giáo huấn ở đó vua (hay một quan đại thần) cho con mình hay người kế nghiệp của mình những lời khuyên bảo khôn ngoan. Su-me, A-khát, Ai-cập đã để lại cho chúng ta nhiều sử liệu thuộc thể loại văn chương nầy.
Sách Châm Ngôn kết hợp hai nguồn gốc nầy; đặc tính của sách đó là, ở giữa những châm ngôn rất dị biệt, sách dâng hiến một phân đoạn, có thể được soạn thảo muộn thời, đề tặng cho chính Đức Khôn Ngoan.
Ở đây Đức Khôn Ngoan được nhân cách hóa thành một một nữ chủ nhân hiếu khách mở tiệc khoản đãi. Việc nhân cách hóa nầy vẫn mang tính chất thi ca; Đức Khôn Ngoan được ca ngợi ở đây cốt yếu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, tự nó không thể cấu thành một thực thể biệt phân. Độc thần giáo tuyệt đối của dân Ít-ra-en: “Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài ra, không có vị Chúa nào khác”, không thể quan niệm khác đi được. Trong Cựu Ước, sự khôn ngoan của Đức Chúa cũng như thần khí của Ngài là những quyền năng của Thiên Chúa chứ không là những ngôi vị biệt phân.
1. Bữa tiệc Đức Khôn Ngoan thiết đãi.
Trong đoạn văn được đề nghị cho chúng ta, giáo huấn Đức Khôn Ngoan ban cho được sánh ví với một bàn tiệc mở ra cho tất cả những ai muốn làm môn đệ của mình.
“Đức Khôn Ngoan đã dựng xong nhà, đẻo bảy cột”, điều nầy giả sử một nội thất nguy nga lộng lẫy, ở đó các khách mời có thể trò chuyện thân mật. “Bảy” là con số chỉ sự hoàn hảo. Đức Khôn Ngoan đích thân“ hạ thú vật”, tự tay mình “chế rượu” và “dọn bàn”; nghĩa là chủ nhân muốn thiết đãi khách những món ăn thức uống tuyệt hảo.
Đức Khôn Ngoan “sai nữ tỳ lên các nơi cao trong thành phố rao mời”. Câu nầy xem ra không quan trọng lại là câu then chốt của bản văn. Trong Kinh Thánh việc sai phái các tôi tớ của mình ra đi thi hành sứ mạng quan trọng là cử chỉ của Thiên Chúa; truyền thống sẽ xem cử chỉ nầy thậm chí như cử chỉ thiên sai. Đó là lý do tại sao các tác giả Tin Mừng thường nhấn mạnh cử chỉ nầy được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su khi “Ngài sai hai môn đệ ra đi” để chuẩn bị bữa ăn Vượt Qua (Mc 14: 13; Lc 22: 8); trong dụ ngôn Tiệc Cưới, vua sai các gia nhân của mình ra đi mời khách dự tiệc, như Đức Khôn Ngoan đã làm.
2. Lời mời được gởi đến hết mọi người.
Đức Khôn Ngoan đòi hỏi lời mời của mình phải được vang lên từ những nơi cao ngõ hầu mọi người đều có thể nghe được; lời mời nầy mang tính phổ quát. Đức Khôn Ngoan mời mọi người tham dự bàn tiệc mà mình thiết đãi: Ở bữa tiệc Thánh Thể, Đức Giê-su mời gọi: “Tất cả anh em hãy cầm lấy mà ăn và uống”.
Tuy nhiên lời kêu mời trở nên trực tiếp hơn và khẩn thiết hơn được gởi đến cho những ai “ngây ngô”. Đó là những người khao khát sự hiểu biết và muốn vươn lên cuộc sống trí tuệ, nhưng không những bậc thông thái tự mãn với sự hiểu biết của mình. Ngôn sứ I-sai-a tiên báo rằng rồi sẽ đến một ngày Đức Chúa sẽ thực hiện những điềm thiêng dấu lạ cho dân Ngài: “Bấy giờ sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan sẽ chuốc lấy sự thất bại, và trí thông minh của những kẻ thông minh sẽ tan thành mây khói” (Is 29: 14).
Chúng ta đang ở ngưỡng cửa Tin Mừng hôm nay. Dự định của Thiên Chúa, được chuẩn bị trong sự khôn ngoan khôn dò của Ngài, xem ra điên rồ dưới con mắt của con người dù họ đã được báo trước đi nữa.
BÀI ĐỌC II (Ep 5: 15-20)
Thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô được trích hôm nay thuộc chương 5, ở đó thánh Phao-lô phô bày cách sống mới mẽ mà người Ki tô hữu đem lại; những lời khuyên nhũ ở đây hòa điệu tuyệt vời với những lời khuyên của sách Châm Ngôn.
1. Cẩn thận xem xét cách ăn nếp ở của mình.
Đây không cốt là một lời khuyên mới nhưng lời kêu mời tổng quát và có tính nhắc nhở. Cách ăn nếp ở của người Ki tô hữu phải là cách sống của một người khôn ngoan, đây là sự khôn ngoan đặc thù Ki tô giáo mà thánh Phao-lô chủ ý kêu mời. Ở môi trường chịu ảnh hưởng văn hóa Hy lạp, sự khôn ngoan Hy lạp mà người ta tìm kiếm là một cuộc sống quân bình, điều độ và mực thước, thánh nhân đề cao sự khôn ngoan Ki tô giáo, sự khôn ngoan cao vời khôn ví, vì nó mở đường đến sự hiểu biết Thiên Chúa và ơn cứu độ đời đời.
2. Hãy biết tận dụng thời buổi hiện tại.
Chúng ta đừng quên rằng thánh nhân viết thư nầy đang khi ngài đang bị giam cầm ở Rô-ma để gởi đến các cộng đoàn Ki tô hữu hiện đang gặp phải những khó khăn và quấy nhiễu. Lời khuyên của thánh Phao-lô ở đây có thể được quảng diễn như sau: “Anh em có dịp sống vào thời buổi khó khăn, đó là dịp thuận tiện tuyệt vời để anh em hoàn thiện chính mình và sống theo Đức Ki tô. Hãy tận dụng tận mức cơ hội nầy”.
3. Chớ say sưa rượu chè.
Một mẫu gương khác cho thấy cách sống của người khôn ngoan: sống điều độ. Thánh nhân dường như nhắm đến sự lạm dụng xảy ra vào những bữa ăn cộng động Ki tô hữu; vì thánh nhân gợi lên những buổi nhóm họp nầy liền ngay sau khi mong ước rằng những buổi họp phải tập trung vào lời cầu nguyện.
Thánh nhân đối lập việc thấm nhuần Thần khí với việc say sưa rượu chè: “Hãy thấm nhuần Thần Khí”.
4. Hãy cùng nhau xướng đáp những bài thánh vịnh.
Chúng ta biết rằng những người Ki tô hữu tiên khởi đã được gợi hứng từ những tập tục hội đường để cấu trúc những buổi hội họp của họ: xướng đáp những bài thánh vịnh, thánh thi, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, vân vân. Sơ đồ của Thánh Lễ làm chứng như vậy.
Nhưng các cộng đoàn Ki tô hữu đã rất sớm sáng tác các bài thánh thi của riêng mình, đọc kinh Lạy Cha và “những lời ca ngợi chúc tụng Chúa” tự phát. Thánh Phao-lô luôn luôn nhấn mạnh tâm tình tạ ơn như yếu tố cốt yếu của lời cầu nguyện.
TIN MỪNG (Ga 6: 51-58).
Với đoạn trích nầy, chúng ta hoàn tất bài diễn từ “bánh ban sự sống”.
1. Bí tích Thánh Thể:
Đức Giê-su vừa công bố một lời gây sửng sốt: “Bánh tôi ban tặng, chính thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Lời công bố không thể nào hiểu được nầy gây phản ứng ngay tức khắc từ phía những người Do thái, vốn nghi ngờ trước đây, tranh luận sôi nổi với nhau: “Làm sao ông nầy có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”.
Lời công bố của Đức Giê-su ở đây rất gần với lời công bố của Ngài vào lúc thiết lập bí tích Thánh Thể trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm. Tuy nhiên, ở đây, thánh Gioan không dùng từ “mình Thầy” (“sôma”) như các sách Tin Mừng Nhất Lãm, mà lại từ “thịt tôi” (“sarsh”), từ nầy theo tiếng A-ram cũng như tiếng Hy-bá, chỉ toàn bộ con người; chúng ta có thể khẳng định rằng đây chính là từ gốc mà Đức Giê-su đã sử dụng khi thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, từ “thịt tôi” đã được thay thế bởi từ “mình Thầy” cho phù hợp với công chúng nói ngôn ngữ Hy lạp. Dù thế nào, với từ “thịt tôi”, thánh ký thiết lập mối liên hệ chặc chẽ giữa “Nhập Thể” và “Thánh Thể”. “Ngôi Lời làm người (“sarsh”) trở thành bánh Thánh Thể”.
Đức Giê-su nhận ra thái độ ngập ngừng của những người đối thoại, Ngài lại càng nhấn mạnh hơn nữa; lời nầy còn gây sửng sốt hơn nữa: chẳng những gợi lên “thịt của Ngài”, lại còn thêm “máu của Ngài”: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình”.
Đây không còn là lời khẳng định không thể tin được nhưng còn gây kỳ chướng nữa. Người Do thái không bao giờ dùng máu; máu là trung tâm sự sống, được dành riêng cho Thiên Chúa: trong mỗi hy lễ, máu hoàn toàn được dâng tiến cho Thiên Chúa.
Chắc chắn trong ngôn ngữ sê-mít, cách nói thông thường “thịt và máu” chỉ “toàn thể con người” như Đức Giê-su nói với Phê-rô sau khi ông tuyên xưng đức tin: “Nầy anh Si-mon con Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải thịt và máu (phàm nhân) mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16: 17). Nhưng khi khảo sát hai từ thịt và máu nối tiếp nhau nầy, Đức Giê-su gợi lên rằng máu sẽ được đổ ra để mà uống, cũng như thịt sẽ được trao ban để mà ăn. Ngài loan báo rằng bí tích Thánh Thể không thể tách khỏi cuộc Tử Nạn của Ngài trên đồi Can-vê. Ngoài ra để tránh việc hiểu bí tích Thánh Thể quá vật chất, quá phàm trần, Đức Giê-su sử dụng cách nói “ăn thịt và uống máu Con Người”, một nhân vật thần linh đến trên mây trời ở trong sách Đa-ni-en; như vậy, thịt và máu Ngài ban cho để ăn và uống ngõ hầu có sự sống muôn đời, không là thịt và máu của Đức Giê-su thành Na-da-rét, con của ông Giu-se và bà Ma-ri-a, mà là thịt và máu của Đấng Phục Sinh.
2. Lời hứa ban sự sống:
Toàn thể phần cuối của diễn từ nhấn mạnh lời hứa ban sự sống; lời hứa nầy được lập đi lập lại hầu như ở mỗi hàng. Chúa Con xuất thân từ Chúa Cha hằng sống; vì thế, Ngài nắm trong tay mọi nguồn phong phú của sự sống thần linh mà Ngài thông truyền cho nhân loại khi hiến thân mình thành của ăn thức uống, nghĩa là trong một sự hiệp thông mật thiết đến nỗi không thể nào sánh ví được: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì sống mãi trong tôi, và tôi sống mãi trong người ấy”.
Như thường hằng trong Tin Mừng thứ tư, Đức Giê-su nhắc lại mối liên hệ của Ngài với Chúa Cha. Cũng vậy, động từ “ở trong” là một động từ tâm đắc đối với thánh Gioan, qua đó, thánh ký diễn tả tính nội tại của vương quốc Thiên Chúa.
Cuối cùng, Đức Giê-su nhấn mạnh thêm một lần nữa sự sống bất khả hư nát mà Ngài ban cho, làm mới lại lời hứa ban sự phục sinh của Ngài. Như vậy Ngài mạnh mẽ khẳng định ý nghĩa cánh chung của “Bánh Ban Sự sống”.
Trong Tin Mừng của mình, thánh Gioan đã không tường thuật việc Đức Giê-su thiết lập bí tích Thánh Thể, nhưng trong chương 6 nầy, thánh nhân muốn chúng ta thấm nhập mầu nhiệm vĩ đại nầy, còn hơn cả các sách Tin Mừng Nhất Lãm có thể làm trong những bài trình thuật thanh đạm của mình.
Hai chủ đề đan xen vào nhau trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay:
- Lời mời gọi nuôi dưỡng mình bằng thần lương Thiên Chúa thiết đãi (bài đọc I và Tin Mừng).
- Đề tài khôn ngoan ngự trị trong bài đọc I và bài đọc II nhưng xuất hiện trong Tin Mừng như lời thách đố của Thiên Chúa.
Cn 9: 1-16: Bài đọc I trích từ sách Châm Ngôn trình bày Đức Khôn Ngoan mời gọi nhân loại và đặc biệt những người túng thiếu, hãy đến mà dùng thần lương mà mình thiết đãi. Bàn tiệc Đức Khôn Ngoan tiên trưng bàn tiệc Thiên Sai.
Ep 5: 15-20: Trong thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô, thánh Phao-lô khuyên bảo các tín hữu của mình sống theo sự khôn ngoan độc đáo của Ki tô giáo.
Ga 6: 51-58: in Mừng dâng hiến cho chúng ta phần cuối của diễn từ “bánh ban sự sống”, trong đó, bằng những từ ngữ rất hiện thực, Đức Giê-su loan báo ân ban Thánh Thể: thịt và máu của Ngài, bàn tiệc Thiên Chúa thiết đãi theo sự khôn ngoan khôn dò của Ngài, nhưng xem ra điên rồ đối với con người.
BÀI ĐỌC I (Cn 9: 1-6)
Sách Châm Ngôn thuộc trường phái minh triết Cựu Ước. Trường phái văn chương nầy có hai nguồn gốc: nguồn gốc bình dân và nguồn gốc bác học.
Về nguồn gốc bình dân, sự khôn ngoan là thành quả kinh nghiệm được tích lủy qua nhiều thế kỷ; nó được diễn tả bằng những châm ngôn, thường rất phổ biến. Chúng ta gặp thấy trào lưu nầy khắp bốn phương trời, hình thành nên “túi khôn của loài người”.
Về nguồn gốc bác học, thậm chí hoàng gia nữa, như ở Ít-ra-en vua Sa-lô-mon là một bằng chứng điển hình: nhiều châm ngôn được gán cho vua (sách Châm Ngôn được đặt dưới quyền bảo trợ của vua). Trong miền Cận Đông cũng vậy, có nhiều tác phẩm giáo huấn ở đó vua (hay một quan đại thần) cho con mình hay người kế nghiệp của mình những lời khuyên bảo khôn ngoan. Su-me, A-khát, Ai-cập đã để lại cho chúng ta nhiều sử liệu thuộc thể loại văn chương nầy.
Sách Châm Ngôn kết hợp hai nguồn gốc nầy; đặc tính của sách đó là, ở giữa những châm ngôn rất dị biệt, sách dâng hiến một phân đoạn, có thể được soạn thảo muộn thời, đề tặng cho chính Đức Khôn Ngoan.
Ở đây Đức Khôn Ngoan được nhân cách hóa thành một một nữ chủ nhân hiếu khách mở tiệc khoản đãi. Việc nhân cách hóa nầy vẫn mang tính chất thi ca; Đức Khôn Ngoan được ca ngợi ở đây cốt yếu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, tự nó không thể cấu thành một thực thể biệt phân. Độc thần giáo tuyệt đối của dân Ít-ra-en: “Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài ra, không có vị Chúa nào khác”, không thể quan niệm khác đi được. Trong Cựu Ước, sự khôn ngoan của Đức Chúa cũng như thần khí của Ngài là những quyền năng của Thiên Chúa chứ không là những ngôi vị biệt phân.
1. Bữa tiệc Đức Khôn Ngoan thiết đãi.
Trong đoạn văn được đề nghị cho chúng ta, giáo huấn Đức Khôn Ngoan ban cho được sánh ví với một bàn tiệc mở ra cho tất cả những ai muốn làm môn đệ của mình.
“Đức Khôn Ngoan đã dựng xong nhà, đẻo bảy cột”, điều nầy giả sử một nội thất nguy nga lộng lẫy, ở đó các khách mời có thể trò chuyện thân mật. “Bảy” là con số chỉ sự hoàn hảo. Đức Khôn Ngoan đích thân“ hạ thú vật”, tự tay mình “chế rượu” và “dọn bàn”; nghĩa là chủ nhân muốn thiết đãi khách những món ăn thức uống tuyệt hảo.
Đức Khôn Ngoan “sai nữ tỳ lên các nơi cao trong thành phố rao mời”. Câu nầy xem ra không quan trọng lại là câu then chốt của bản văn. Trong Kinh Thánh việc sai phái các tôi tớ của mình ra đi thi hành sứ mạng quan trọng là cử chỉ của Thiên Chúa; truyền thống sẽ xem cử chỉ nầy thậm chí như cử chỉ thiên sai. Đó là lý do tại sao các tác giả Tin Mừng thường nhấn mạnh cử chỉ nầy được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su khi “Ngài sai hai môn đệ ra đi” để chuẩn bị bữa ăn Vượt Qua (Mc 14: 13; Lc 22: 8); trong dụ ngôn Tiệc Cưới, vua sai các gia nhân của mình ra đi mời khách dự tiệc, như Đức Khôn Ngoan đã làm.
2. Lời mời được gởi đến hết mọi người.
Đức Khôn Ngoan đòi hỏi lời mời của mình phải được vang lên từ những nơi cao ngõ hầu mọi người đều có thể nghe được; lời mời nầy mang tính phổ quát. Đức Khôn Ngoan mời mọi người tham dự bàn tiệc mà mình thiết đãi: Ở bữa tiệc Thánh Thể, Đức Giê-su mời gọi: “Tất cả anh em hãy cầm lấy mà ăn và uống”.
Tuy nhiên lời kêu mời trở nên trực tiếp hơn và khẩn thiết hơn được gởi đến cho những ai “ngây ngô”. Đó là những người khao khát sự hiểu biết và muốn vươn lên cuộc sống trí tuệ, nhưng không những bậc thông thái tự mãn với sự hiểu biết của mình. Ngôn sứ I-sai-a tiên báo rằng rồi sẽ đến một ngày Đức Chúa sẽ thực hiện những điềm thiêng dấu lạ cho dân Ngài: “Bấy giờ sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan sẽ chuốc lấy sự thất bại, và trí thông minh của những kẻ thông minh sẽ tan thành mây khói” (Is 29: 14).
Chúng ta đang ở ngưỡng cửa Tin Mừng hôm nay. Dự định của Thiên Chúa, được chuẩn bị trong sự khôn ngoan khôn dò của Ngài, xem ra điên rồ dưới con mắt của con người dù họ đã được báo trước đi nữa.
BÀI ĐỌC II (Ep 5: 15-20)
Thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô được trích hôm nay thuộc chương 5, ở đó thánh Phao-lô phô bày cách sống mới mẽ mà người Ki tô hữu đem lại; những lời khuyên nhũ ở đây hòa điệu tuyệt vời với những lời khuyên của sách Châm Ngôn.
1. Cẩn thận xem xét cách ăn nếp ở của mình.
Đây không cốt là một lời khuyên mới nhưng lời kêu mời tổng quát và có tính nhắc nhở. Cách ăn nếp ở của người Ki tô hữu phải là cách sống của một người khôn ngoan, đây là sự khôn ngoan đặc thù Ki tô giáo mà thánh Phao-lô chủ ý kêu mời. Ở môi trường chịu ảnh hưởng văn hóa Hy lạp, sự khôn ngoan Hy lạp mà người ta tìm kiếm là một cuộc sống quân bình, điều độ và mực thước, thánh nhân đề cao sự khôn ngoan Ki tô giáo, sự khôn ngoan cao vời khôn ví, vì nó mở đường đến sự hiểu biết Thiên Chúa và ơn cứu độ đời đời.
2. Hãy biết tận dụng thời buổi hiện tại.
Chúng ta đừng quên rằng thánh nhân viết thư nầy đang khi ngài đang bị giam cầm ở Rô-ma để gởi đến các cộng đoàn Ki tô hữu hiện đang gặp phải những khó khăn và quấy nhiễu. Lời khuyên của thánh Phao-lô ở đây có thể được quảng diễn như sau: “Anh em có dịp sống vào thời buổi khó khăn, đó là dịp thuận tiện tuyệt vời để anh em hoàn thiện chính mình và sống theo Đức Ki tô. Hãy tận dụng tận mức cơ hội nầy”.
3. Chớ say sưa rượu chè.
Một mẫu gương khác cho thấy cách sống của người khôn ngoan: sống điều độ. Thánh nhân dường như nhắm đến sự lạm dụng xảy ra vào những bữa ăn cộng động Ki tô hữu; vì thánh nhân gợi lên những buổi nhóm họp nầy liền ngay sau khi mong ước rằng những buổi họp phải tập trung vào lời cầu nguyện.
Thánh nhân đối lập việc thấm nhuần Thần khí với việc say sưa rượu chè: “Hãy thấm nhuần Thần Khí”.
4. Hãy cùng nhau xướng đáp những bài thánh vịnh.
Chúng ta biết rằng những người Ki tô hữu tiên khởi đã được gợi hứng từ những tập tục hội đường để cấu trúc những buổi hội họp của họ: xướng đáp những bài thánh vịnh, thánh thi, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, vân vân. Sơ đồ của Thánh Lễ làm chứng như vậy.
Nhưng các cộng đoàn Ki tô hữu đã rất sớm sáng tác các bài thánh thi của riêng mình, đọc kinh Lạy Cha và “những lời ca ngợi chúc tụng Chúa” tự phát. Thánh Phao-lô luôn luôn nhấn mạnh tâm tình tạ ơn như yếu tố cốt yếu của lời cầu nguyện.
TIN MỪNG (Ga 6: 51-58).
Với đoạn trích nầy, chúng ta hoàn tất bài diễn từ “bánh ban sự sống”.
1. Bí tích Thánh Thể:
Đức Giê-su vừa công bố một lời gây sửng sốt: “Bánh tôi ban tặng, chính thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Lời công bố không thể nào hiểu được nầy gây phản ứng ngay tức khắc từ phía những người Do thái, vốn nghi ngờ trước đây, tranh luận sôi nổi với nhau: “Làm sao ông nầy có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”.
Lời công bố của Đức Giê-su ở đây rất gần với lời công bố của Ngài vào lúc thiết lập bí tích Thánh Thể trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm. Tuy nhiên, ở đây, thánh Gioan không dùng từ “mình Thầy” (“sôma”) như các sách Tin Mừng Nhất Lãm, mà lại từ “thịt tôi” (“sarsh”), từ nầy theo tiếng A-ram cũng như tiếng Hy-bá, chỉ toàn bộ con người; chúng ta có thể khẳng định rằng đây chính là từ gốc mà Đức Giê-su đã sử dụng khi thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, từ “thịt tôi” đã được thay thế bởi từ “mình Thầy” cho phù hợp với công chúng nói ngôn ngữ Hy lạp. Dù thế nào, với từ “thịt tôi”, thánh ký thiết lập mối liên hệ chặc chẽ giữa “Nhập Thể” và “Thánh Thể”. “Ngôi Lời làm người (“sarsh”) trở thành bánh Thánh Thể”.
Đức Giê-su nhận ra thái độ ngập ngừng của những người đối thoại, Ngài lại càng nhấn mạnh hơn nữa; lời nầy còn gây sửng sốt hơn nữa: chẳng những gợi lên “thịt của Ngài”, lại còn thêm “máu của Ngài”: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình”.
Đây không còn là lời khẳng định không thể tin được nhưng còn gây kỳ chướng nữa. Người Do thái không bao giờ dùng máu; máu là trung tâm sự sống, được dành riêng cho Thiên Chúa: trong mỗi hy lễ, máu hoàn toàn được dâng tiến cho Thiên Chúa.
Chắc chắn trong ngôn ngữ sê-mít, cách nói thông thường “thịt và máu” chỉ “toàn thể con người” như Đức Giê-su nói với Phê-rô sau khi ông tuyên xưng đức tin: “Nầy anh Si-mon con Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải thịt và máu (phàm nhân) mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16: 17). Nhưng khi khảo sát hai từ thịt và máu nối tiếp nhau nầy, Đức Giê-su gợi lên rằng máu sẽ được đổ ra để mà uống, cũng như thịt sẽ được trao ban để mà ăn. Ngài loan báo rằng bí tích Thánh Thể không thể tách khỏi cuộc Tử Nạn của Ngài trên đồi Can-vê. Ngoài ra để tránh việc hiểu bí tích Thánh Thể quá vật chất, quá phàm trần, Đức Giê-su sử dụng cách nói “ăn thịt và uống máu Con Người”, một nhân vật thần linh đến trên mây trời ở trong sách Đa-ni-en; như vậy, thịt và máu Ngài ban cho để ăn và uống ngõ hầu có sự sống muôn đời, không là thịt và máu của Đức Giê-su thành Na-da-rét, con của ông Giu-se và bà Ma-ri-a, mà là thịt và máu của Đấng Phục Sinh.
2. Lời hứa ban sự sống:
Toàn thể phần cuối của diễn từ nhấn mạnh lời hứa ban sự sống; lời hứa nầy được lập đi lập lại hầu như ở mỗi hàng. Chúa Con xuất thân từ Chúa Cha hằng sống; vì thế, Ngài nắm trong tay mọi nguồn phong phú của sự sống thần linh mà Ngài thông truyền cho nhân loại khi hiến thân mình thành của ăn thức uống, nghĩa là trong một sự hiệp thông mật thiết đến nỗi không thể nào sánh ví được: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì sống mãi trong tôi, và tôi sống mãi trong người ấy”.
Như thường hằng trong Tin Mừng thứ tư, Đức Giê-su nhắc lại mối liên hệ của Ngài với Chúa Cha. Cũng vậy, động từ “ở trong” là một động từ tâm đắc đối với thánh Gioan, qua đó, thánh ký diễn tả tính nội tại của vương quốc Thiên Chúa.
Cuối cùng, Đức Giê-su nhấn mạnh thêm một lần nữa sự sống bất khả hư nát mà Ngài ban cho, làm mới lại lời hứa ban sự phục sinh của Ngài. Như vậy Ngài mạnh mẽ khẳng định ý nghĩa cánh chung của “Bánh Ban Sự sống”.
Trong Tin Mừng của mình, thánh Gioan đã không tường thuật việc Đức Giê-su thiết lập bí tích Thánh Thể, nhưng trong chương 6 nầy, thánh nhân muốn chúng ta thấm nhập mầu nhiệm vĩ đại nầy, còn hơn cả các sách Tin Mừng Nhất Lãm có thể làm trong những bài trình thuật thanh đạm của mình.
Sự sống phát xuất từ việc tra ban sự sống
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
19:45 11/08/2009
Chúa Nhật XX Thường niên B (Gioan 6,51-58)
1.- Ngữ cảnh
Đoạn văn này nằm trong Phần I của Tin Mừng Gioan (“Sách các Dấu lạ”, ch. 2–12) nói về “Bánh trường sinh” (6,1-71).
Nói chính xác, bài diễn từ “Bánh trường sinh” bắt đầu từ c. 25 và được kết cấu thành năm vòng tròn, mỗi vòng bắt đầu bằng một câu nói của Đức Giêsu và một vấn nạn của người Do-thái: a) 6,25; b) 6,28; c) 6,34; d) 6,41; e) 6,52. Cứ một câu hỏi của người Do-thái lại đưa Đức Giêsu đến một mạc khải mới về mầu nhiệm bản thân Người; mạc khải này càng gây thắc mắc cho người Do-thái hơn. Năm vòng tròn này chuyển theo hình trôn ốc, đưa đến chọn lựa cuối cùng: bỏ Đức Giêsu (6,66) hoặc tiếp tục gắn bó với Người (6,69).
2.- Bố cục
Bản văn có thể được chia thành bốn đơn vị:
1) Đề tài được xác định lần ba (x. cc. 35 và 48): “Tôi là bánh hằng sống” (6;51);
2) Thắc mắc của người Do-thái (6,52);
3) Triển khai đề tài (6,53-56);
4) Nền tảng của đề tài (6,57-58. Câu 58a nhắc lại c. 51a).
3.- Vài điểm chú giải
- từ trời xuống (51): hàm ý mầu nhiệm Nhập Thể.
- bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây (51): Chúng ta có thể tự hỏi vì sao tác giả Gioan không dùng từ ngữ “thân thể” (sôma) mà lại dùng từ “thịt” (sarx), nhất là khi mà từ sôma đã trở thành từ quen thuộc trong văn chương Tân Ước để gọi Bí Tích Thánh Thể (x. Mc 14,22; Mt 26,26; Lc 22,19; 1 Cr 11,24). Đồng ý là trong bữa tiệc cuối cùng, hẳn là Đức Giêsu đã sử dụng từ A-ram besar (Híp-ri bâsâr), và từ này, cho dù chỉ “thân thể”, vẫn được ưu tiên dịch ra bằng sarx, “thịt”, trong bản dịch LXX. Nhưng thông thường, Ga cũng không mấy để ý đến từ Hy-lạp chính xác. Ở đây hẳn phải có lý do khác.
Sarx đúng là từ để dịch besar. Nhưng sarx không chỉ có nghĩa là “thịt” là còn có nghĩa là “toàn thân thể”; “toàn thể con người [theo nghĩa là có quan hệ với người chung quanh; x. 1,14]”. Để diễn tả các sắc thái này, ngôn ngữ Hy-lạp có khả năng tinh tế hơn tiếng A-ram. Nhưng trong Do-thái giáo sau này, người ta đã chọn dịch bâsâr là sôma, cho dù trong Tân Ước, đôi khi người ta dùng cả hai từ. Nhưng để nói về Bí Tích Thánh Thể, từ sôma đã được chọn, ngoại trừ một vài bản văn sau thời các tông đồ, được viết dưới ảnh hưởng của Ga 6, đã dùng từ sarx (vd: thánh Inhaxiô Antiôkhia, thánh Giúttinô…). Như thế, dù trong Họi Thánh tiên khởi, đã có một từ nhất định để gọi Bí Tích Thánh Thể, nếu Ga vẫn giữ lại từ sarx, là vì sarx-thịt có trong ngôn ngữ A-ram một ý nghĩa rộng hơn sôma-thân thể. Đàng khác, trong Ga, sôma được dùng để gọi một xác chết: làm thế nào một xác chết có thể ban sự sống? Ngược lại, “thịt” vừa có nghĩa là toàn thể con người vừa có nghĩa là thân thể, và “hai nghĩa trong một” này rất lý tưởng để gợi ra một trật cái chết trên thập giá và Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì ý nghĩa căn bản và tại nguồn của “thịt mà Con Người sẽ ban” không phải là Bí Tích Thánh Thể, mà là “chính bản thân” Người trong cái chết trên thập giá. Vậy, khi Đức Giêsu nói về “thịt của Người để cho thế gian được sống”, Người muốn nói đến “bản thân Người” (chịu sát tế) để cho thế gian được sống”.
- làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt (52): Đại danh từ Hy-lạp “ông này” hàm ý khinh bỉ (x. c. 42). Trong Kinh Thánh, “ăn thịt ai” là một công thức bóng bảy để diễn tả sự thù nghịch (x. Tv 27,2; Dcr 11,9). Còn việc uống máu bị coi như một việc ghê tởm bị luật Thiên Chúa cấm (St 9,4; Lv 3,17; Đnl 12,23; Cv 15,20).
- ăn. .. uống (53): Hai động từ Hy-lạp này (esthiein và pinein) là những hành vi rất cụ thể để nuôi dưỡng thân xác.
- thịt. .. máu (53): Thành ngữ Híp-ri “thịt và máu” có nghĩa là toàn thể con người. Vào thời phong trào Cải Cách (tk. XVI), người ta đã tranh luận là có cần nhận Thánh Thể dưới hai hình không. Tất cả những gì có thể rút ra từ bản văn này là: cần phải nhận trọn vẹn Đức Kitô.
- Ai ăn (54 và 57): Động từ “ăn” ở đây là trôgein (bản văn tiếng Anh dịch là feed) chứ không phải là esthiein như ở trên, để diễn tả một hành động rất cụ thể: “nhai bằng răng”. Động từ này nêu bật tính hiện thực của Bí Tích Thánh Thể.
- ở lại (56): Đọng từ menein (remain; rester) là một động từ quan trọng của Tin Mừng Ga (x. chương 15: “Cây nho thật”; động từ này được dùng trong TMNL: 12 lần; Ga: 40 lần; 1-3 Ga: 27 lần; Kh: 1 lần). Tác giả Ga thích dùng động từ này để diễn tả quan hệ trường tồn giữa Chúa Cha và Chúa Con và giữa Chúa Con và các Kitô hữu. Ở trong Cựu Ước, “trường tồn” là một đặc điểm của Thiên Chúa và của những thứ thuộc về Thiên Chúa (x. Đn 6,26; Kn 7,27; 1 Pr 1,25), đối lại với đặc tính tạm bợ, chóng qua của con người. Tuy nhiên, TM Ga còn dùng một công thức là “ở trong” (menein en) để nói về tính nội tại liên kết Chúa Cha, Chúa Con và các Kitô hữu lại với nhau: như Con ở trong Cha, và Cha ở trong Con (14,10-11), thì Con cũng ở trong loài người, và loài người phải ở trong Cha và trong Con (17,21.23).
- kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống (57): Bí Tích Thánh Thể thông ban cho các tín hữu sự sống mà Chúa Con nhận từ nơi Chúa Cha.
- chết (58): Đây là cái chết thể lý đối lại với sự sống thiêng liêng.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Trong tư cách là Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến, Đức Giêsu kêu gọi chúng ta hiệp thông vào sự sống với Người. Nếu chúng ta tin vào Người, chúng ta được đi vào trong sự sống với Người, trong sự sống vĩnh cửu. Ở đây Người giải thích cặn kẽ Người là bánh ban sự sống cho chúng ta như thế nào: Trong cái chết trên thập giá, Người hiến mình cho thế gian được sống và Người ban cho chúng ta thịt và máu Người làm của ăn của uống.
* Xác định đề tài (51)
Đề tài đã được xác định ở cc. 35 và 48, nay lại được nhắc lại, nhưng mang ý nghĩa phong phú hơn, bởi vì đã được triển khai hai đợt (cc. 35-47 và cc. 48-50). Khi nói “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (c. 51a), Đức Giêsu tóm ý nghĩa của dấu chỉ hóa bánh ra nhiều. Chính bản thân Người là sức sống thiên quốc và thần linh, tuyệt đối không thể cạn kiệt. Ai đi vào tương quan đúng đắn với Người thì được thông phần vào sự sống muôn đời. Trong câu “Và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (51b) chứa đựng những yếu tố sẽ được triển khai sau này. Cho đến nay, các lời Đức Giêsu nói chỉ giới thiệu tổng quát rằng Người là bánh ban sự sống; nhưng bây giờ Người nói rằng trong tương lai, Người sẽ ban bánh. Bánh ấy chính là thịt Người, hoặc là chính bản thân Người với trọn vẹn cuộc sống con người. Người đã đưa nhân tính của Người ra mà phục vụ sự sống của thế giới, của tất cả mọi người không loại trừ ai.
* Thắc mắc của người Do-thái (52)
Người Do-thái bị vấp phạm nặng nề vì lời khẳng định của Đức Giêsu: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”. Với mức độ Đức Giêsu mạc khải rõ ràng hơn, sự đối kháng cũng tăng theo. Lúc đầu, còn là những xầm xì, nay đã trở thành tranh luận. Nếu ráng ép, thì cũng có thể hiểu lời khẳng định của Đức Giêsu theo nghĩa ẩn dụ: ăn và uống đây chính là học hỏi Lề Luật. Nhưng dựa theo giọng điệu của Đức Giêsu, những lời Người nói, người Do-thái đã hiểu rằng phải hiểu mọi sự theo nghĩa chữ. Và theo họ, như thế là phi lý.
* Triển khai đề tài (53-56)
Đức Giêsu đã dùng ngôn ngữ hiện thực, thậm chí sống sượng (“ăn”, trôgein) để diễn tả tính hiện thực của Bí tích Thánh Thể. Để được thông phần vào sự sống muôn đời, cần phải ăn thịt Con Người và uống máu Người. Cùng với thịt, bây giờ còn có máu nữa: Đức Giêsu nhắc đến chính cái chết thảm khốc của Người trên thập giá, được tượng trưng bàng từ ngữ “máu”. Trong bánh, là thịt Người, và trong rượu, là máu Người, Người sẽ ban tặng chính bản thân Người như Đấng đã trao ban mạng sống trên thập giá. Các tặng phẩm Thánh Thể có nền tảng là chính cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, trong hành vi Người hiến tặng mạng sống để cho thế gian được sống, như bằng chứng tối cao về tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Đức Giêsu, Đấng hiến mạng sống trên thập giá, cũng ban thịt Người như là của ăn và máu Người như là của uống. Thịt và máu này là một bằng chứng tối hậu về tình yêu của Người và là bảo chứng về tình yêu mà Người chứng tỏ khi hy sinh mạng sống.
Ai lấy đức tin mà đón nhận quà tặng này, thì cũng tuyên xưng Đấng Chịu đóng đinh với tình yêu của Người là nguồn mạch ban sự sống, và sẽ được thông phần vào sự sống của Người, cũng là hiêp thông với Người: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (6,54). Một lần nữa, Đức Giêsu lại khẳng định rõ ràng rằng sự sống đời đời và hiệp thông cá nhân với Người chỉ là một. Với người ăn thịt và uống máu Người, Đức Giêsu hứa: “[Người ấy] được sống muôn đời (c. 54)” và “người ấy … ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (c. 56). Ở lại trong nhau có nghĩa là trao đổi hỗ tương trọn vẹn và kết hợp với nhau chặt chẽ nhất. Dụ ngôn cây nho và các cành sẽ làm sáng tỏ thêm nữa ý nghĩa này (x. 15,1-17).
* Nền tảng của đề tài (57-58)
Chúa Cha chính là nguồn phát xuất ra mọi sự: Ngài gửi Chúa Con đến với loài người như là “bánh ban sự sống” (6,32.44), nhưng cũng dẫn đưa loài người đến với Đức Giêsu trong tư cách là “bánh ban sự sống” (6,37.44.65). Thiên Chúa là Cha “hằng sống”, là chính sự sống, là sức sống viên mãn không bao giờ cạn kiệt, là Thiên Chúa hằng sống. Đức Giêsu được sai phái đi bởi Chúa Cha và có sự sống bởi Chúa Cha; Người cũng có thể thông ban sự sống thần linh. Bánh ban sự sống đến từ Chúa Cha hằng sống và nhận từ Chúa Cha tất cả sức mạnh ban sự sống. Bởi vì Người phát xuất từ Chúa Cha hằng sống, Đức Giêsu là bánh ban sự sống, là bánh từ trời xuống.
+ Kết luận
Đức Giêsu đã đến để cứu độ thế gian (3,17), Người là Đấng “Cứu độ trần gian” (4,42). Người đã hy sinh chính mạng sống, để đưa lại sự sống cho thế gian. Do đó, không ai bị loại trừ cả.
Bí Tích Thánh Thể là bữa tiệc Thiên Chúa đặt để thết đãi loài người. Bàn thờ dâng lễ cũng chính là bàn tiệc, nơi thịt và máu Đức Kitô được chuyển đến cho các thực khách làm thức ăn thức uống. Mọi người đều được mời gọi đến bàn tiệc này. Lương thực là chính Đức Giêsu, mà Người ban cho chúng ta, không được dùng để duy trì sự sống trần gian hoặc ngăn cản cái chết thể lý. Chính Đức Giêsu cũng đã chết, khi trao hiến thịt và máu trên thập giá. Nhưng cũng chính Người, là bánh ban sự sống, sẽ ban sự sống muôn đời, sự sống này không mai mọt đi trong cái chết và sẽ được viên mãn trong ngày sống lại.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nhận lấy Mình Máu thánh Đức Kitô, trước tiên là nhận biết Chúa Cha là nguồn ban cho chúng ta ơn cao trọng ấy. Đức Giêsu đã nhiều lần nói với chúng ta về Chúa Cha như về Đấng ban cho chúng ta tất cả mọi sự. Chúa Cha sai Con đến với loài người như là “bánh ban sự sống” (6,32.44), nhưng Chúa Cha cũng dẫn đưa loài người đến với Đức Giêsu, “bánh ban sự sống” (6,37.44.65). Đức Giêsu cũng nói về Chúa Cha: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,40). Người cũng nói rằng tất cả những gì Người ban như là ân huệ riêng, thì có nền tảng là chính Chúa Cha (6,57). Thiên Chúa là Cha hằng sống, là chính sự sống, là sinh lực viên mãn. Như thế, khi đến với Tiệc Thánh Thể, chúng ta cần nhớ rằng chính Chúa Cha đang dẫn chúng ta đến để ban cho chúng ta lương thực là chính Con Một của Ngài.
2. Nếu chúng ta ăn thịt và uống máu Đức Giêsu, chúng ta đón nhận các quà tặng của chính Người và tuyên xưng niềm tin rằng Người hiện diện trong bánh và rượu đã được truyền phép và chỉ nhờ Người, Đấng được giương cao và chịu đóng đinh, chúng ta mới có sự sống đời đời. Khi đó, chúng ta cũng được mời gọi nhận ra rằng Thịt và Máu Người chính là bằng chứng cao cả nhất về tình yêu của Chúa Cha và của chính Người đối với nhân loại, đồng thời cũng là bảo chứng về sự sống đời mà Người muốn ban cho chúng ta.
3. Ăn Thịt Đức Giêsu, hoặc ăn chính Đức Giêsu, trong Bí Tích Thánh Thể, là cách thức duy nhất giúp tránh được tình trạng suy nhược thiêng liêng và cái chết. Ăn Đức Kitô, chính là sống nhờ Đức Kitô. Nếu chúng ta hiệp thông đều đặn vào sự sống của Người, chúng ta đã được đặt để trong tình trạng ơn nghĩa, và tình trạng này sẽ triển nở thành vinh quang trong cuộc sống vĩnh cửu.
4. Đã hiệp thông vào Thịt và Máu Đức Kitô, chúng ta trở thành “Đức Kitô toàn thể”. Do đó, chúng ta cũng phải trở thành “lương thực” nuôi dưỡng anh chị em chúng ta. Mãi mãi chúng ta sẽ thấy mình bất xứng, muốn co lại, khép kín trên chính mình, nên cứ phải để cho Đức Giêsu giúp biết hy sinh hầu phục vụ sự sống của anh chị em mình. “Hồng ân Chúa Kitô và Thánh Thần của Người mà chúng ta lãnh nhận trong việc hiệp lễ hoàn tất cách sung mãn tuyệt vời những ước muốn hiệp nhất huynh đệ đang ngự trị trong tâm hồn con người, đồng thời nâng cao kinh nghiệm về tình huynh đệ trong việc tham dự chung vào cùng một bàn tiệc Thánh Thể đến một mức độ vượt hẳn kinh nghiệm đồng bàn đơn thường của con người” (Thông điệp Giáo Hội từ Bí Tích Thánh Thể, 24).
1.- Ngữ cảnh
Đoạn văn này nằm trong Phần I của Tin Mừng Gioan (“Sách các Dấu lạ”, ch. 2–12) nói về “Bánh trường sinh” (6,1-71).
Nói chính xác, bài diễn từ “Bánh trường sinh” bắt đầu từ c. 25 và được kết cấu thành năm vòng tròn, mỗi vòng bắt đầu bằng một câu nói của Đức Giêsu và một vấn nạn của người Do-thái: a) 6,25; b) 6,28; c) 6,34; d) 6,41; e) 6,52. Cứ một câu hỏi của người Do-thái lại đưa Đức Giêsu đến một mạc khải mới về mầu nhiệm bản thân Người; mạc khải này càng gây thắc mắc cho người Do-thái hơn. Năm vòng tròn này chuyển theo hình trôn ốc, đưa đến chọn lựa cuối cùng: bỏ Đức Giêsu (6,66) hoặc tiếp tục gắn bó với Người (6,69).
2.- Bố cục
Bản văn có thể được chia thành bốn đơn vị:
1) Đề tài được xác định lần ba (x. cc. 35 và 48): “Tôi là bánh hằng sống” (6;51);
2) Thắc mắc của người Do-thái (6,52);
3) Triển khai đề tài (6,53-56);
4) Nền tảng của đề tài (6,57-58. Câu 58a nhắc lại c. 51a).
3.- Vài điểm chú giải
- từ trời xuống (51): hàm ý mầu nhiệm Nhập Thể.
- bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây (51): Chúng ta có thể tự hỏi vì sao tác giả Gioan không dùng từ ngữ “thân thể” (sôma) mà lại dùng từ “thịt” (sarx), nhất là khi mà từ sôma đã trở thành từ quen thuộc trong văn chương Tân Ước để gọi Bí Tích Thánh Thể (x. Mc 14,22; Mt 26,26; Lc 22,19; 1 Cr 11,24). Đồng ý là trong bữa tiệc cuối cùng, hẳn là Đức Giêsu đã sử dụng từ A-ram besar (Híp-ri bâsâr), và từ này, cho dù chỉ “thân thể”, vẫn được ưu tiên dịch ra bằng sarx, “thịt”, trong bản dịch LXX. Nhưng thông thường, Ga cũng không mấy để ý đến từ Hy-lạp chính xác. Ở đây hẳn phải có lý do khác.
Sarx đúng là từ để dịch besar. Nhưng sarx không chỉ có nghĩa là “thịt” là còn có nghĩa là “toàn thân thể”; “toàn thể con người [theo nghĩa là có quan hệ với người chung quanh; x. 1,14]”. Để diễn tả các sắc thái này, ngôn ngữ Hy-lạp có khả năng tinh tế hơn tiếng A-ram. Nhưng trong Do-thái giáo sau này, người ta đã chọn dịch bâsâr là sôma, cho dù trong Tân Ước, đôi khi người ta dùng cả hai từ. Nhưng để nói về Bí Tích Thánh Thể, từ sôma đã được chọn, ngoại trừ một vài bản văn sau thời các tông đồ, được viết dưới ảnh hưởng của Ga 6, đã dùng từ sarx (vd: thánh Inhaxiô Antiôkhia, thánh Giúttinô…). Như thế, dù trong Họi Thánh tiên khởi, đã có một từ nhất định để gọi Bí Tích Thánh Thể, nếu Ga vẫn giữ lại từ sarx, là vì sarx-thịt có trong ngôn ngữ A-ram một ý nghĩa rộng hơn sôma-thân thể. Đàng khác, trong Ga, sôma được dùng để gọi một xác chết: làm thế nào một xác chết có thể ban sự sống? Ngược lại, “thịt” vừa có nghĩa là toàn thể con người vừa có nghĩa là thân thể, và “hai nghĩa trong một” này rất lý tưởng để gợi ra một trật cái chết trên thập giá và Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì ý nghĩa căn bản và tại nguồn của “thịt mà Con Người sẽ ban” không phải là Bí Tích Thánh Thể, mà là “chính bản thân” Người trong cái chết trên thập giá. Vậy, khi Đức Giêsu nói về “thịt của Người để cho thế gian được sống”, Người muốn nói đến “bản thân Người” (chịu sát tế) để cho thế gian được sống”.
- làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt (52): Đại danh từ Hy-lạp “ông này” hàm ý khinh bỉ (x. c. 42). Trong Kinh Thánh, “ăn thịt ai” là một công thức bóng bảy để diễn tả sự thù nghịch (x. Tv 27,2; Dcr 11,9). Còn việc uống máu bị coi như một việc ghê tởm bị luật Thiên Chúa cấm (St 9,4; Lv 3,17; Đnl 12,23; Cv 15,20).
- ăn. .. uống (53): Hai động từ Hy-lạp này (esthiein và pinein) là những hành vi rất cụ thể để nuôi dưỡng thân xác.
- thịt. .. máu (53): Thành ngữ Híp-ri “thịt và máu” có nghĩa là toàn thể con người. Vào thời phong trào Cải Cách (tk. XVI), người ta đã tranh luận là có cần nhận Thánh Thể dưới hai hình không. Tất cả những gì có thể rút ra từ bản văn này là: cần phải nhận trọn vẹn Đức Kitô.
- Ai ăn (54 và 57): Động từ “ăn” ở đây là trôgein (bản văn tiếng Anh dịch là feed) chứ không phải là esthiein như ở trên, để diễn tả một hành động rất cụ thể: “nhai bằng răng”. Động từ này nêu bật tính hiện thực của Bí Tích Thánh Thể.
- ở lại (56): Đọng từ menein (remain; rester) là một động từ quan trọng của Tin Mừng Ga (x. chương 15: “Cây nho thật”; động từ này được dùng trong TMNL: 12 lần; Ga: 40 lần; 1-3 Ga: 27 lần; Kh: 1 lần). Tác giả Ga thích dùng động từ này để diễn tả quan hệ trường tồn giữa Chúa Cha và Chúa Con và giữa Chúa Con và các Kitô hữu. Ở trong Cựu Ước, “trường tồn” là một đặc điểm của Thiên Chúa và của những thứ thuộc về Thiên Chúa (x. Đn 6,26; Kn 7,27; 1 Pr 1,25), đối lại với đặc tính tạm bợ, chóng qua của con người. Tuy nhiên, TM Ga còn dùng một công thức là “ở trong” (menein en) để nói về tính nội tại liên kết Chúa Cha, Chúa Con và các Kitô hữu lại với nhau: như Con ở trong Cha, và Cha ở trong Con (14,10-11), thì Con cũng ở trong loài người, và loài người phải ở trong Cha và trong Con (17,21.23).
- kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống (57): Bí Tích Thánh Thể thông ban cho các tín hữu sự sống mà Chúa Con nhận từ nơi Chúa Cha.
- chết (58): Đây là cái chết thể lý đối lại với sự sống thiêng liêng.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Trong tư cách là Con Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến, Đức Giêsu kêu gọi chúng ta hiệp thông vào sự sống với Người. Nếu chúng ta tin vào Người, chúng ta được đi vào trong sự sống với Người, trong sự sống vĩnh cửu. Ở đây Người giải thích cặn kẽ Người là bánh ban sự sống cho chúng ta như thế nào: Trong cái chết trên thập giá, Người hiến mình cho thế gian được sống và Người ban cho chúng ta thịt và máu Người làm của ăn của uống.
* Xác định đề tài (51)
Đề tài đã được xác định ở cc. 35 và 48, nay lại được nhắc lại, nhưng mang ý nghĩa phong phú hơn, bởi vì đã được triển khai hai đợt (cc. 35-47 và cc. 48-50). Khi nói “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (c. 51a), Đức Giêsu tóm ý nghĩa của dấu chỉ hóa bánh ra nhiều. Chính bản thân Người là sức sống thiên quốc và thần linh, tuyệt đối không thể cạn kiệt. Ai đi vào tương quan đúng đắn với Người thì được thông phần vào sự sống muôn đời. Trong câu “Và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (51b) chứa đựng những yếu tố sẽ được triển khai sau này. Cho đến nay, các lời Đức Giêsu nói chỉ giới thiệu tổng quát rằng Người là bánh ban sự sống; nhưng bây giờ Người nói rằng trong tương lai, Người sẽ ban bánh. Bánh ấy chính là thịt Người, hoặc là chính bản thân Người với trọn vẹn cuộc sống con người. Người đã đưa nhân tính của Người ra mà phục vụ sự sống của thế giới, của tất cả mọi người không loại trừ ai.
* Thắc mắc của người Do-thái (52)
Người Do-thái bị vấp phạm nặng nề vì lời khẳng định của Đức Giêsu: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”. Với mức độ Đức Giêsu mạc khải rõ ràng hơn, sự đối kháng cũng tăng theo. Lúc đầu, còn là những xầm xì, nay đã trở thành tranh luận. Nếu ráng ép, thì cũng có thể hiểu lời khẳng định của Đức Giêsu theo nghĩa ẩn dụ: ăn và uống đây chính là học hỏi Lề Luật. Nhưng dựa theo giọng điệu của Đức Giêsu, những lời Người nói, người Do-thái đã hiểu rằng phải hiểu mọi sự theo nghĩa chữ. Và theo họ, như thế là phi lý.
* Triển khai đề tài (53-56)
Đức Giêsu đã dùng ngôn ngữ hiện thực, thậm chí sống sượng (“ăn”, trôgein) để diễn tả tính hiện thực của Bí tích Thánh Thể. Để được thông phần vào sự sống muôn đời, cần phải ăn thịt Con Người và uống máu Người. Cùng với thịt, bây giờ còn có máu nữa: Đức Giêsu nhắc đến chính cái chết thảm khốc của Người trên thập giá, được tượng trưng bàng từ ngữ “máu”. Trong bánh, là thịt Người, và trong rượu, là máu Người, Người sẽ ban tặng chính bản thân Người như Đấng đã trao ban mạng sống trên thập giá. Các tặng phẩm Thánh Thể có nền tảng là chính cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, trong hành vi Người hiến tặng mạng sống để cho thế gian được sống, như bằng chứng tối cao về tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Đức Giêsu, Đấng hiến mạng sống trên thập giá, cũng ban thịt Người như là của ăn và máu Người như là của uống. Thịt và máu này là một bằng chứng tối hậu về tình yêu của Người và là bảo chứng về tình yêu mà Người chứng tỏ khi hy sinh mạng sống.
Ai lấy đức tin mà đón nhận quà tặng này, thì cũng tuyên xưng Đấng Chịu đóng đinh với tình yêu của Người là nguồn mạch ban sự sống, và sẽ được thông phần vào sự sống của Người, cũng là hiêp thông với Người: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (6,54). Một lần nữa, Đức Giêsu lại khẳng định rõ ràng rằng sự sống đời đời và hiệp thông cá nhân với Người chỉ là một. Với người ăn thịt và uống máu Người, Đức Giêsu hứa: “[Người ấy] được sống muôn đời (c. 54)” và “người ấy … ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (c. 56). Ở lại trong nhau có nghĩa là trao đổi hỗ tương trọn vẹn và kết hợp với nhau chặt chẽ nhất. Dụ ngôn cây nho và các cành sẽ làm sáng tỏ thêm nữa ý nghĩa này (x. 15,1-17).
* Nền tảng của đề tài (57-58)
Chúa Cha chính là nguồn phát xuất ra mọi sự: Ngài gửi Chúa Con đến với loài người như là “bánh ban sự sống” (6,32.44), nhưng cũng dẫn đưa loài người đến với Đức Giêsu trong tư cách là “bánh ban sự sống” (6,37.44.65). Thiên Chúa là Cha “hằng sống”, là chính sự sống, là sức sống viên mãn không bao giờ cạn kiệt, là Thiên Chúa hằng sống. Đức Giêsu được sai phái đi bởi Chúa Cha và có sự sống bởi Chúa Cha; Người cũng có thể thông ban sự sống thần linh. Bánh ban sự sống đến từ Chúa Cha hằng sống và nhận từ Chúa Cha tất cả sức mạnh ban sự sống. Bởi vì Người phát xuất từ Chúa Cha hằng sống, Đức Giêsu là bánh ban sự sống, là bánh từ trời xuống.
+ Kết luận
Đức Giêsu đã đến để cứu độ thế gian (3,17), Người là Đấng “Cứu độ trần gian” (4,42). Người đã hy sinh chính mạng sống, để đưa lại sự sống cho thế gian. Do đó, không ai bị loại trừ cả.
Bí Tích Thánh Thể là bữa tiệc Thiên Chúa đặt để thết đãi loài người. Bàn thờ dâng lễ cũng chính là bàn tiệc, nơi thịt và máu Đức Kitô được chuyển đến cho các thực khách làm thức ăn thức uống. Mọi người đều được mời gọi đến bàn tiệc này. Lương thực là chính Đức Giêsu, mà Người ban cho chúng ta, không được dùng để duy trì sự sống trần gian hoặc ngăn cản cái chết thể lý. Chính Đức Giêsu cũng đã chết, khi trao hiến thịt và máu trên thập giá. Nhưng cũng chính Người, là bánh ban sự sống, sẽ ban sự sống muôn đời, sự sống này không mai mọt đi trong cái chết và sẽ được viên mãn trong ngày sống lại.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nhận lấy Mình Máu thánh Đức Kitô, trước tiên là nhận biết Chúa Cha là nguồn ban cho chúng ta ơn cao trọng ấy. Đức Giêsu đã nhiều lần nói với chúng ta về Chúa Cha như về Đấng ban cho chúng ta tất cả mọi sự. Chúa Cha sai Con đến với loài người như là “bánh ban sự sống” (6,32.44), nhưng Chúa Cha cũng dẫn đưa loài người đến với Đức Giêsu, “bánh ban sự sống” (6,37.44.65). Đức Giêsu cũng nói về Chúa Cha: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,40). Người cũng nói rằng tất cả những gì Người ban như là ân huệ riêng, thì có nền tảng là chính Chúa Cha (6,57). Thiên Chúa là Cha hằng sống, là chính sự sống, là sinh lực viên mãn. Như thế, khi đến với Tiệc Thánh Thể, chúng ta cần nhớ rằng chính Chúa Cha đang dẫn chúng ta đến để ban cho chúng ta lương thực là chính Con Một của Ngài.
2. Nếu chúng ta ăn thịt và uống máu Đức Giêsu, chúng ta đón nhận các quà tặng của chính Người và tuyên xưng niềm tin rằng Người hiện diện trong bánh và rượu đã được truyền phép và chỉ nhờ Người, Đấng được giương cao và chịu đóng đinh, chúng ta mới có sự sống đời đời. Khi đó, chúng ta cũng được mời gọi nhận ra rằng Thịt và Máu Người chính là bằng chứng cao cả nhất về tình yêu của Chúa Cha và của chính Người đối với nhân loại, đồng thời cũng là bảo chứng về sự sống đời mà Người muốn ban cho chúng ta.
3. Ăn Thịt Đức Giêsu, hoặc ăn chính Đức Giêsu, trong Bí Tích Thánh Thể, là cách thức duy nhất giúp tránh được tình trạng suy nhược thiêng liêng và cái chết. Ăn Đức Kitô, chính là sống nhờ Đức Kitô. Nếu chúng ta hiệp thông đều đặn vào sự sống của Người, chúng ta đã được đặt để trong tình trạng ơn nghĩa, và tình trạng này sẽ triển nở thành vinh quang trong cuộc sống vĩnh cửu.
4. Đã hiệp thông vào Thịt và Máu Đức Kitô, chúng ta trở thành “Đức Kitô toàn thể”. Do đó, chúng ta cũng phải trở thành “lương thực” nuôi dưỡng anh chị em chúng ta. Mãi mãi chúng ta sẽ thấy mình bất xứng, muốn co lại, khép kín trên chính mình, nên cứ phải để cho Đức Giêsu giúp biết hy sinh hầu phục vụ sự sống của anh chị em mình. “Hồng ân Chúa Kitô và Thánh Thần của Người mà chúng ta lãnh nhận trong việc hiệp lễ hoàn tất cách sung mãn tuyệt vời những ước muốn hiệp nhất huynh đệ đang ngự trị trong tâm hồn con người, đồng thời nâng cao kinh nghiệm về tình huynh đệ trong việc tham dự chung vào cùng một bàn tiệc Thánh Thể đến một mức độ vượt hẳn kinh nghiệm đồng bàn đơn thường của con người” (Thông điệp Giáo Hội từ Bí Tích Thánh Thể, 24).
Phút suy tư: Cho con nói lời cám ơn
Thanh Thanh
21:12 11/08/2009
Phút suy tư
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con được tác tạo, hình thành.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, chứ không phải người khác, con được sinh ra.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con được bú mớm bằng dòng sữa ngon ngọt.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con bập bẹ nói tiếng Mẹ, tiếng Ba.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con bập bẹ đọc nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con có được những năm tháng tuổi thơ không lo âu, sợ hãi.
Cám ơn cha mẹ, nghe cha mẹ nói: “Cám ơn Chúa đi con”, con biết cám ơn Chúa.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con được đến trường như bao bạn khác trong xóm làng.
Cám ơn cha mẹ, con đã được dưỡng nuôi bằng mồ hôi và nước mắt, và đó là bài học cho con. Bài học là: hãy chịu thương chịu khó, kiên trì học hành, siêng năng làm việc, xây dựng đời mình bằng bàn tay, khối óc, bằng lương tâm chân chính, đừng mong ước những điều bất chính.
Cám ơn cha mẹ, vì cha mẹ vẫn tiếp tục hy sinh cho con. Hy sinh này không có dấu chấm hết, nhưng chỉ là sự nối dài thêm bằng tất cả tình thương của mình.
Cám ơn cha mẹ, cha mẹ nói ít về tình yêu, nhưng hành động nhiều để diễn tả tình yêu.
Từ ngữ ít nhưng ý nghĩa nhiều. Ý nghĩa nơi chính việc phục vụ không mỏi mệt để tất cả vì con, cho con…
Thưa cha mẹ, con biết rằng, cha mẹ không cần đến hai tiếng cám ơn. Nhưng cần con sống cho ra người, sống đúng và hợp với ơn gọi Chúa đang dẫn đưa.
Cám ơn cha mẹ, hình ảnh gia đình ấm cúng, chứa chan yêu thương này giúp con ý thức hơn về sứ vụ của mình trong việc xây dựng một gia đình lớn hơn, mà chính con cũng phải trở thành người cha nhân hiền, đầy lòng yêu thương chăm sóc cho con cái mình.
Tình yêu không kết thúc. Tình yêu luôn phát sinh tình yêu. Tình yêu nở hoa. Tình yêu không biên giới.
Cám ơn Chúa, con có gia đình, có mẹ cha. Gia đình tại thế này là hình ảnh cụ thể Chúa giới thiệu để con hướng về một đại gia đình đích thực, tất cả được quây quần bên Cha, ở trong Cha, hưởng được trọn vẹn tình yêu ngọt ngào nơi Cha.
Xin cùng với linh mục Nguyễn Tầm Thường để nói lên tâm tư của những ai khao khát sống trong tình Cha.
Tình Cha là dòng sông. Chảy suôi nguồn hạnh phúc.
Con là chiếc lá nhỏ. Trôi bao giờ cho cùng.
Con xin được rã mục. Chết trên dòng sông sâu.
Tình Cha là đồi dâu. Mướt xanh mầu hạnh phúc.
Con chỉ là sâu tằm. Cắn từng miếng chầm chậm.
Ăn bao giờ cho cùng. Con xin được gục chết. Trên đồi dâu xanh ấy.
Phút suy tư: THINH LẶNG, AN TOÀN
Đi trên các chuyến bay quốc nội hay quốc tế, hành khách phải tuân thủ một số quy định của ngành hàng không như: không đem theo vũ khí, các chất gây cháy, nổ, không hút thuốc, không dùng điện thoại di động hay các thiết bị điện tử khác… vì lý do an toàn. Suy nghĩ, tôi chợt nhận ra một vấn đề khác, đó là: thinh lặng, cũng vì lý do an toàn.
Thinh lặng, an toàn thân xác
Thỉnh thoảng ta được nghe: “cẩn thận giữ mồm giữ miệng, kẻo ở tù đó”.
Nói, ta có thể nói đủ mọi vấn đề trong cuộc sống: từ khoa học đến kinh tế, giáo dục… và chắc chắn sẽ mang lại cho ta kết quả hoặc tốt hoặc xấu. Thế nhưng, có phải nói lúc nào cũng an toàn, dù đó là sự thật. Nói thế không có nghĩa là chỉ biết im lặng, nhưng là lên tiếng lúc nào, ra sao và với ai, nội dung có phù hợp không.
Thử hởi, cứ nói những gì liên quan đến lãnh vực chính trị, đấu tranh cách mạng, đến quan điểm không thuộc lãnh vực của mình, cho dù đó là sự thật, thì nhiều khi lời ấy cũng chỉ làm cho danh sách những người “trong trại” nối dài mà thôi. Hoặc, nói về chuyện người khác một cách mạnh mẽ, xác tín, trong khi chỉ dựa vào một vài dữ kiện thôi, thì biết đâu ta lại ở trong bệnh viện thì sao…
Mẩu truyện châm biếm để bảo vệ răng miệng như sau:
Bác sĩ khuyên những cách sau đây để bảo vệ răng miệng chắc khoẻ.
- Hãy đánh răng mỗi ngày 3 lần: sáng trưa, tối.
- Hãy đi khám nha khoa một năm 2 lần.
- Hãy cẩn thận, đừng chuyện gì cũng xía miệng vào.
Hãy nhớ, miệng lưỡi là cửa của hoạ phúc
Thinh lặng, an toàn uy tín, danh dự
Để ý những người tự ti mặc cảm, những người say rượu thì sẽ rõ: họ phát biểu, đôi khi dùng đủ phương cách để thuyết phục người nghe tin lời họ nói là đúng, đáng tin nhất. Họ nói đủ vấn đề, liên quan đến nhiều người. Nhưng có mấy người đã tin vào lời họ. Hoặc có những người, cho dù lớn, nhưng hình như họ mới chỉ có học nói chứ chưa học nghe, nên họ thích nói, nói như cái máy, chuyện gì họ cũng xen vào được, họ đáng được cấp cho danh hiệu “mỏ vàng”; nói như những người say và khi càng nói, lại càng khiến cho người khác nghi ngờ, người khác đôi khi còn tránh xa, vì những lời ấy không đáng tin, bởi không do một người có uy tín, có tư cách nói…
Thinh lặng, an toàn phần rỗi linh hồn
Thinh lặng là đồng ý, người ta thường nói thế. Vậy thinh lặng trước điều xấu có phải là là đồng ý! Không hẳn thế, thinh lặng không có nghĩa là làm ngơ, đồng loã, ít là theo suy nghĩ của tôi.
Ví dụ như Đức Mẹ và thánh Giuse, có ai nói là các ngài không hề có những cám dỗ. Thế kết quả ra sao? Các ngài cũng đã thinh lặng đấy chứ - thinh lặng và suy gẫm trong lòng. Chắc chắn các ngài cũng phải đấu tranh tư tưởng, đấu tranh với chính mình để từ chối cách dứt khoát và kiên quyết với những gì làm cản trở việc thực thi Thánh Ý.
Vấn đề chính không phải là nói, hay không nói, nhưng là có sự chọn lựa khôn ngoan. Biết thinh lặng lúc nào, nơi nào, vấn đề gì, với ai.
Ta cũng có thể noi gương các ngài trong việc thinh lặng và gẫm suy trong lòng với thái độ phó thác để có một sự chọn lựa thích hợp với Thánh Ý trong các quyết định của cuộc sống.
Hãy nhớ, người cần nói mà không nói thì mất người, vấn đề không đáng nói mà nói thì mất lời.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con được tác tạo, hình thành.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, chứ không phải người khác, con được sinh ra.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con được bú mớm bằng dòng sữa ngon ngọt.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con bập bẹ nói tiếng Mẹ, tiếng Ba.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con bập bẹ đọc nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con có được những năm tháng tuổi thơ không lo âu, sợ hãi.
Cám ơn cha mẹ, nghe cha mẹ nói: “Cám ơn Chúa đi con”, con biết cám ơn Chúa.
Cám ơn cha mẹ, qua cha mẹ, con được đến trường như bao bạn khác trong xóm làng.
Cám ơn cha mẹ, con đã được dưỡng nuôi bằng mồ hôi và nước mắt, và đó là bài học cho con. Bài học là: hãy chịu thương chịu khó, kiên trì học hành, siêng năng làm việc, xây dựng đời mình bằng bàn tay, khối óc, bằng lương tâm chân chính, đừng mong ước những điều bất chính.
Cám ơn cha mẹ, vì cha mẹ vẫn tiếp tục hy sinh cho con. Hy sinh này không có dấu chấm hết, nhưng chỉ là sự nối dài thêm bằng tất cả tình thương của mình.
Cám ơn cha mẹ, cha mẹ nói ít về tình yêu, nhưng hành động nhiều để diễn tả tình yêu.
Từ ngữ ít nhưng ý nghĩa nhiều. Ý nghĩa nơi chính việc phục vụ không mỏi mệt để tất cả vì con, cho con…
Thưa cha mẹ, con biết rằng, cha mẹ không cần đến hai tiếng cám ơn. Nhưng cần con sống cho ra người, sống đúng và hợp với ơn gọi Chúa đang dẫn đưa.
Cám ơn cha mẹ, hình ảnh gia đình ấm cúng, chứa chan yêu thương này giúp con ý thức hơn về sứ vụ của mình trong việc xây dựng một gia đình lớn hơn, mà chính con cũng phải trở thành người cha nhân hiền, đầy lòng yêu thương chăm sóc cho con cái mình.
Tình yêu không kết thúc. Tình yêu luôn phát sinh tình yêu. Tình yêu nở hoa. Tình yêu không biên giới.
Cám ơn Chúa, con có gia đình, có mẹ cha. Gia đình tại thế này là hình ảnh cụ thể Chúa giới thiệu để con hướng về một đại gia đình đích thực, tất cả được quây quần bên Cha, ở trong Cha, hưởng được trọn vẹn tình yêu ngọt ngào nơi Cha.
Xin cùng với linh mục Nguyễn Tầm Thường để nói lên tâm tư của những ai khao khát sống trong tình Cha.
Tình Cha là dòng sông. Chảy suôi nguồn hạnh phúc.
Con là chiếc lá nhỏ. Trôi bao giờ cho cùng.
Con xin được rã mục. Chết trên dòng sông sâu.
Tình Cha là đồi dâu. Mướt xanh mầu hạnh phúc.
Con chỉ là sâu tằm. Cắn từng miếng chầm chậm.
Ăn bao giờ cho cùng. Con xin được gục chết. Trên đồi dâu xanh ấy.
Phút suy tư: THINH LẶNG, AN TOÀN
Đi trên các chuyến bay quốc nội hay quốc tế, hành khách phải tuân thủ một số quy định của ngành hàng không như: không đem theo vũ khí, các chất gây cháy, nổ, không hút thuốc, không dùng điện thoại di động hay các thiết bị điện tử khác… vì lý do an toàn. Suy nghĩ, tôi chợt nhận ra một vấn đề khác, đó là: thinh lặng, cũng vì lý do an toàn.
Thinh lặng, an toàn thân xác
Thỉnh thoảng ta được nghe: “cẩn thận giữ mồm giữ miệng, kẻo ở tù đó”.
Nói, ta có thể nói đủ mọi vấn đề trong cuộc sống: từ khoa học đến kinh tế, giáo dục… và chắc chắn sẽ mang lại cho ta kết quả hoặc tốt hoặc xấu. Thế nhưng, có phải nói lúc nào cũng an toàn, dù đó là sự thật. Nói thế không có nghĩa là chỉ biết im lặng, nhưng là lên tiếng lúc nào, ra sao và với ai, nội dung có phù hợp không.
Thử hởi, cứ nói những gì liên quan đến lãnh vực chính trị, đấu tranh cách mạng, đến quan điểm không thuộc lãnh vực của mình, cho dù đó là sự thật, thì nhiều khi lời ấy cũng chỉ làm cho danh sách những người “trong trại” nối dài mà thôi. Hoặc, nói về chuyện người khác một cách mạnh mẽ, xác tín, trong khi chỉ dựa vào một vài dữ kiện thôi, thì biết đâu ta lại ở trong bệnh viện thì sao…
Mẩu truyện châm biếm để bảo vệ răng miệng như sau:
Bác sĩ khuyên những cách sau đây để bảo vệ răng miệng chắc khoẻ.
- Hãy đánh răng mỗi ngày 3 lần: sáng trưa, tối.
- Hãy đi khám nha khoa một năm 2 lần.
- Hãy cẩn thận, đừng chuyện gì cũng xía miệng vào.
Hãy nhớ, miệng lưỡi là cửa của hoạ phúc
Thinh lặng, an toàn uy tín, danh dự
Để ý những người tự ti mặc cảm, những người say rượu thì sẽ rõ: họ phát biểu, đôi khi dùng đủ phương cách để thuyết phục người nghe tin lời họ nói là đúng, đáng tin nhất. Họ nói đủ vấn đề, liên quan đến nhiều người. Nhưng có mấy người đã tin vào lời họ. Hoặc có những người, cho dù lớn, nhưng hình như họ mới chỉ có học nói chứ chưa học nghe, nên họ thích nói, nói như cái máy, chuyện gì họ cũng xen vào được, họ đáng được cấp cho danh hiệu “mỏ vàng”; nói như những người say và khi càng nói, lại càng khiến cho người khác nghi ngờ, người khác đôi khi còn tránh xa, vì những lời ấy không đáng tin, bởi không do một người có uy tín, có tư cách nói…
Thinh lặng, an toàn phần rỗi linh hồn
Thinh lặng là đồng ý, người ta thường nói thế. Vậy thinh lặng trước điều xấu có phải là là đồng ý! Không hẳn thế, thinh lặng không có nghĩa là làm ngơ, đồng loã, ít là theo suy nghĩ của tôi.
Ví dụ như Đức Mẹ và thánh Giuse, có ai nói là các ngài không hề có những cám dỗ. Thế kết quả ra sao? Các ngài cũng đã thinh lặng đấy chứ - thinh lặng và suy gẫm trong lòng. Chắc chắn các ngài cũng phải đấu tranh tư tưởng, đấu tranh với chính mình để từ chối cách dứt khoát và kiên quyết với những gì làm cản trở việc thực thi Thánh Ý.
Vấn đề chính không phải là nói, hay không nói, nhưng là có sự chọn lựa khôn ngoan. Biết thinh lặng lúc nào, nơi nào, vấn đề gì, với ai.
Ta cũng có thể noi gương các ngài trong việc thinh lặng và gẫm suy trong lòng với thái độ phó thác để có một sự chọn lựa thích hợp với Thánh Ý trong các quyết định của cuộc sống.
Hãy nhớ, người cần nói mà không nói thì mất người, vấn đề không đáng nói mà nói thì mất lời.
Thịt Ta là của ăn
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
21:15 11/08/2009
Nói đến máu thịt là nói đến những gì thâm sâu nhất trong con người. Thâm sâu vì máu thịt chính là sự sống. Thâm sâu vì máu huyết thuộc hệ di truyền. Ta thường nói: máu huyết của cha, thịt xương của mẹ. Yếu tố “gen” là thứ sâu xa trong bản tính con người. Là lực lượng âm thầm điều hướng định mệnh con người. Như thế máu thịt không những làm thành con người thể lý bên ngoài mà còn làm thành con người ở chiều sâu tâm sinh lý nữa.
Máu thịt là thứ thiết thân nhất trong con người. Thiết thân vì nó gắn bó chặt chẽ với bản thân ta, gắn bó với sự sống của ta. Lấy nó ra khỏi con người thì đau đớn lắm. Thiết thân vì ta yêu mến nó. Yêu máu thịt của mình cũng như yêu mạng sống mình là một điều hết sức tự nhiên.
Hôm nay khi nói ban Máu Thịt cho chúng ta, Chúa Giêsu ban cho ta những gì thâm sâu nhất trong bản thân Người. Người không chỉ ban Máu Thịt mà còn ban cho ta cốt lõi của bản tính Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu:. Khi ban cho ta Máu Thịt, Chúa Giêsu ban cho ta chính tình yêu của Người.
Khi ban Máu Thịt cho ta, Chúa Giêsu phải chịu đau đớn. Mạng sống là quý nhất. Nhưng Người yêu ta còn hơn yêu mạng sống của mình. Vì thế, Người hiến mạng sống cho ta như lời Người nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Mạng sống là thiết thân. Nhưng đối với Người, ta còn thiết thân với Người hơn cả mạng sống của Người nữa. Người chịu tiêu hủy mình đi để trở nên thiết thân với ta. Khi hiến mình làm lương thực, Người chấp nhận chịu nghiền tán, chịu đớn đau để trở thành thịt máu của ta, để trở thành thiết thân với ta, đến nỗi ta không thể tách Người ra khỏi ta được nữa. Thật là một tình yêu lạ lùng. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.
Khi ban Mình Máu Thánh cho ta, Chúa Giêsu mong ước ta sống kết hiệp mật thiết với Người. Khi chịu lấy Mình máu Thánh Chúa thì Chúa ở trong ta và ta được ở trong Chúa. Đây là một biến đổi sâu xa. Chúa Giêsu đã làm người để ở với ta, làm tấm bánh để ở lại trong ta. Chúa mong ước ta ở lại trong Chúa. Vì thế khi rước lễ, ta phải biến đổi đời sống cho xứng đáng và phù hợp với Chúa. Ở trong Chúa không phải là ở trong không gian vật lý nhưng ở trong không gian thiêng liêng, trong ảnh hưởng của Chúa, trong tình yêu của Chúa, trong lề luật của Chúa, trong tinh thần của Chúa. Như thế ở trong Chúa có nghĩa là sống như Chúa, suy nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, yêu thương như Chúa.
Khi mời gọi ta đến kết hiệp với Người, Chúa mong muốn cho ta được sống. Chúa chính là nguồn mạch sự sống. Ở trong Người là ở trong sự sống. Kết hiệp với Người là kết hiệp với sự sống. Sống nhờ Người là hít thở sự sống của Người, hấp thu sự sống của Người. Người là sự sống vĩnh cửu, sự sống sung mãn, sự sống hạnh phúc. Được sống bằng sự sống của Người ta sẽ được sự sống dồi dào, hạnh phúc không bao giờ tàn phai.
Lạy Chúa, xin cho con hiểu biết, yêu mến và sống bí tích Thánh Thể trong cuộc đời con. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Bạn hiểu thịt máu có ý nghĩa gì?
2) Chúa ban Thịt Máu Chúa cho ta. Điều này có ý nghĩa gì?
3) Thế nào là ở trong Chúa? Muốn ở trong Chúa bạn phải làm gì?
4) Thế nào là sống nhờ Chúa? Muốn sống nhờ Chúa bạn phải làm gì?
Máu thịt là thứ thiết thân nhất trong con người. Thiết thân vì nó gắn bó chặt chẽ với bản thân ta, gắn bó với sự sống của ta. Lấy nó ra khỏi con người thì đau đớn lắm. Thiết thân vì ta yêu mến nó. Yêu máu thịt của mình cũng như yêu mạng sống mình là một điều hết sức tự nhiên.
Hôm nay khi nói ban Máu Thịt cho chúng ta, Chúa Giêsu ban cho ta những gì thâm sâu nhất trong bản thân Người. Người không chỉ ban Máu Thịt mà còn ban cho ta cốt lõi của bản tính Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu:. Khi ban cho ta Máu Thịt, Chúa Giêsu ban cho ta chính tình yêu của Người.
Khi ban Máu Thịt cho ta, Chúa Giêsu phải chịu đau đớn. Mạng sống là quý nhất. Nhưng Người yêu ta còn hơn yêu mạng sống của mình. Vì thế, Người hiến mạng sống cho ta như lời Người nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Mạng sống là thiết thân. Nhưng đối với Người, ta còn thiết thân với Người hơn cả mạng sống của Người nữa. Người chịu tiêu hủy mình đi để trở nên thiết thân với ta. Khi hiến mình làm lương thực, Người chấp nhận chịu nghiền tán, chịu đớn đau để trở thành thịt máu của ta, để trở thành thiết thân với ta, đến nỗi ta không thể tách Người ra khỏi ta được nữa. Thật là một tình yêu lạ lùng. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.
Khi ban Mình Máu Thánh cho ta, Chúa Giêsu mong ước ta sống kết hiệp mật thiết với Người. Khi chịu lấy Mình máu Thánh Chúa thì Chúa ở trong ta và ta được ở trong Chúa. Đây là một biến đổi sâu xa. Chúa Giêsu đã làm người để ở với ta, làm tấm bánh để ở lại trong ta. Chúa mong ước ta ở lại trong Chúa. Vì thế khi rước lễ, ta phải biến đổi đời sống cho xứng đáng và phù hợp với Chúa. Ở trong Chúa không phải là ở trong không gian vật lý nhưng ở trong không gian thiêng liêng, trong ảnh hưởng của Chúa, trong tình yêu của Chúa, trong lề luật của Chúa, trong tinh thần của Chúa. Như thế ở trong Chúa có nghĩa là sống như Chúa, suy nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, yêu thương như Chúa.
Khi mời gọi ta đến kết hiệp với Người, Chúa mong muốn cho ta được sống. Chúa chính là nguồn mạch sự sống. Ở trong Người là ở trong sự sống. Kết hiệp với Người là kết hiệp với sự sống. Sống nhờ Người là hít thở sự sống của Người, hấp thu sự sống của Người. Người là sự sống vĩnh cửu, sự sống sung mãn, sự sống hạnh phúc. Được sống bằng sự sống của Người ta sẽ được sự sống dồi dào, hạnh phúc không bao giờ tàn phai.
Lạy Chúa, xin cho con hiểu biết, yêu mến và sống bí tích Thánh Thể trong cuộc đời con. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Bạn hiểu thịt máu có ý nghĩa gì?
2) Chúa ban Thịt Máu Chúa cho ta. Điều này có ý nghĩa gì?
3) Thế nào là ở trong Chúa? Muốn ở trong Chúa bạn phải làm gì?
4) Thế nào là sống nhờ Chúa? Muốn sống nhờ Chúa bạn phải làm gì?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:49 11/08/2009
CUỘC ĐỜI CỦA SEN
Thời gian như bay, sen bắt đầu già. Sen thấy hồng nhan thay sắc, da dẻ dần dần mất đi vẻ bóng mịn; sen cho là tài hoa không trở lại, cuộc đời như bóng ngã về tây, cảm thấy bi ai sợ hãi. Lẽ nào cuộc sống kết thúc không tiếng tăm, không hơi thở như thế này sao? Đâu là những vẽ vang ? Đâu là những tiếng vỗ tay ?
Nó cầu cứu với Đấng tạo hóa, Ngài nhìn nó dịu dàng nói:
- “Này con, đây là con đường mà mỗi sinh mệnh phải đi qua”.
Sen vẫn phản kháng đến cùng:
- “Nhưng không phải Ngài nói sinh mệnh là vĩnh hằng sao?”
Đấng tạo hóa khẽ cười:
- “Huyền diệu của sinh mệnh là ở đây: không có sống thì không có chết, không có chết thì không có sống”.
Trong mình thế lực đang tàn tạ, ngã lòng, dung nhan đẹp đẽ của sen đã bị tróc ra tàn rụng. Trong tuyệt vọng vô cùng, sen đột nhiên phát hiện nhụy hoa nho nhỏ tự thành hình trong nó, hoa sen bắt đầu hiểu rõ lời của Đấng tạo hóa: chỉ có đi qua sự chết, mới có thể trở lại sự sống.
Sau khi cánh hoa cuối cùng theo gió mà đi, sen đã hài lòng, nở một nụ cười mà tạ thế.
Đầu xuân năm nay, trong đầm nước mọc lên vô số là hoa sen mới, mát mẽ không bẩn, tiếp tục đón nhận một mùa phong tao.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Ai cũng có một thời để yêu, và một thời để ghét; ai cũng có một thời đẹp đẽ và một thời để xấu.
Đẹp và xấu, yêu và ghét là những cụm từ “quái ác” có sức mạnh làm cho các cô gái mười bảy bẽ gãy sừng trâu phải điêu đứng.
Đẹp, yêu là những tỉnh từ hạnh phúc đối với họ. Xấu, ghét là những từ kinh khủng với họ.
Đẹp rồi xấu, trẻ rồi già, đó là quy luật của tạo hoá, nhưng những người Ki-tô hữu thì luôn xác tín rằng: sống chết, đẹp xấu, yêu ghét, giàu nghèo của thế gian chỉ là tạm bợ rồi sẽ có ngày qua đi. Chỉ có những ai tin vào Chúa Giê-su và thực hành lời của Ngài, mới được sự sống đời đời mà thôi.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời gian như bay, sen bắt đầu già. Sen thấy hồng nhan thay sắc, da dẻ dần dần mất đi vẻ bóng mịn; sen cho là tài hoa không trở lại, cuộc đời như bóng ngã về tây, cảm thấy bi ai sợ hãi. Lẽ nào cuộc sống kết thúc không tiếng tăm, không hơi thở như thế này sao? Đâu là những vẽ vang ? Đâu là những tiếng vỗ tay ?
Nó cầu cứu với Đấng tạo hóa, Ngài nhìn nó dịu dàng nói:
- “Này con, đây là con đường mà mỗi sinh mệnh phải đi qua”.
Sen vẫn phản kháng đến cùng:
- “Nhưng không phải Ngài nói sinh mệnh là vĩnh hằng sao?”
Đấng tạo hóa khẽ cười:
- “Huyền diệu của sinh mệnh là ở đây: không có sống thì không có chết, không có chết thì không có sống”.
Trong mình thế lực đang tàn tạ, ngã lòng, dung nhan đẹp đẽ của sen đã bị tróc ra tàn rụng. Trong tuyệt vọng vô cùng, sen đột nhiên phát hiện nhụy hoa nho nhỏ tự thành hình trong nó, hoa sen bắt đầu hiểu rõ lời của Đấng tạo hóa: chỉ có đi qua sự chết, mới có thể trở lại sự sống.
Sau khi cánh hoa cuối cùng theo gió mà đi, sen đã hài lòng, nở một nụ cười mà tạ thế.
Đầu xuân năm nay, trong đầm nước mọc lên vô số là hoa sen mới, mát mẽ không bẩn, tiếp tục đón nhận một mùa phong tao.
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Ai cũng có một thời để yêu, và một thời để ghét; ai cũng có một thời đẹp đẽ và một thời để xấu.
Đẹp và xấu, yêu và ghét là những cụm từ “quái ác” có sức mạnh làm cho các cô gái mười bảy bẽ gãy sừng trâu phải điêu đứng.
Đẹp, yêu là những tỉnh từ hạnh phúc đối với họ. Xấu, ghét là những từ kinh khủng với họ.
Đẹp rồi xấu, trẻ rồi già, đó là quy luật của tạo hoá, nhưng những người Ki-tô hữu thì luôn xác tín rằng: sống chết, đẹp xấu, yêu ghét, giàu nghèo của thế gian chỉ là tạm bợ rồi sẽ có ngày qua đi. Chỉ có những ai tin vào Chúa Giê-su và thực hành lời của Ngài, mới được sự sống đời đời mà thôi.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:50 11/08/2009
N2T |
23. Con phải tự khiêm tự hạ hơn nữa, và mong muốn người khác cũng khinh thường con; nếu người ta khinh khi con thì con phải vui vẻ, nếu người ta không khinh thường con, thì con phải ưu sầu.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:52 11/08/2009
N2T |
195. Một lời nói có thể thay đổi cuộc sống của con người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chỉ có gia đình mới có thể đảm bảo một nền giáo dục đích thực về các giá trị nhân bản
Nguyễn Hoàng Thương
15:27 11/08/2009
Amsterdam, Hà Lan (CNA) – Hôm 10/8, Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ Năm khai mạc với chủ đề "Gia đình hiện đại: các giá trị truyền thống". Trong bài tham luận của mình, Đức Giám Mục Carlos Vasquez Simon, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Gia Đình cho hay chỉ có gia đình "mới có thể đảm bảo một nền giáo dục đích thực về các giá trị nhân bản".
Phát biểu thay mặt Đức Hồng y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Đức Giám Mục Vasquez cho rằng các hiệp hội gia đình là nhu cầu cấp thiết hiện nay, nhằm thăng tiến bản sắc của gia đình. Giáo Hội không thể đặt gia đình ở cùng mức độ với cá nhân hay Nhà nước: "Gia đình tự nhiên, vốn là nguồn lực và là kho báu của xã hội, phải được duy trì ở mọi cấp độ".
Đức Giám Mục Vasquez cũng nhắc lại một vài đoạn thông điệp "Bác Ái Trong Sự Thật" mới đây của Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI, nhấn mạnh rằng chỉ có gia đình "mới có thể đảm bảo một nền giáo dục đích thực về các giá trị nhân bản, vì nó bảo đảm tính liên tục về lòng vị tha và thời gian, vốn là điều cốt yếu của giáo dục"; "Chỉ có ơn gọi tình phụ tử và tình mẫu tử mới có thể truyền thụ nền giáo dục có trách nhiệm trong sự sinh sản có trách nhiệm, vốn mang lại sự hiệp nhất cần thiết giữa đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội thông qua việc sống chung hoà hợp mà chỉ có gia đình mới có thể mang lại"; Hơn nữa, chỉ gia đình "mới có thể phục vụ như là một đối âm với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, bởi vì tại trung tâm điểm của gia đình, nó là nguồn lực của sự liên đới xã hội và sự tiến bộ dân sự".
Đại hội Thế giới các Gia đình là một mạng lưới quốc tế các tổ chức, các chuyên gia và người thiện chí phò gia đình từ hơn 60 quốc gia nhằm mục đích bảo vệ tầm quan trọng của gia đình như là một thể chế xã hội. Nó được thành lập vào năm 1997 bởi Trung tâm Howard về Gia đình, Tôn giáo và Xã hội ở Rockford, bang Illinois, Hoa Kỳ. Các kỳ đại hội trước đây được tổ chức tại Praha (1997), Geneva (1999), Mexico City (2004) và Warsaw (2007).
Phát biểu thay mặt Đức Hồng y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Đức Giám Mục Vasquez cho rằng các hiệp hội gia đình là nhu cầu cấp thiết hiện nay, nhằm thăng tiến bản sắc của gia đình. Giáo Hội không thể đặt gia đình ở cùng mức độ với cá nhân hay Nhà nước: "Gia đình tự nhiên, vốn là nguồn lực và là kho báu của xã hội, phải được duy trì ở mọi cấp độ".
Đức Giám Mục Vasquez cũng nhắc lại một vài đoạn thông điệp "Bác Ái Trong Sự Thật" mới đây của Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI, nhấn mạnh rằng chỉ có gia đình "mới có thể đảm bảo một nền giáo dục đích thực về các giá trị nhân bản, vì nó bảo đảm tính liên tục về lòng vị tha và thời gian, vốn là điều cốt yếu của giáo dục"; "Chỉ có ơn gọi tình phụ tử và tình mẫu tử mới có thể truyền thụ nền giáo dục có trách nhiệm trong sự sinh sản có trách nhiệm, vốn mang lại sự hiệp nhất cần thiết giữa đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội thông qua việc sống chung hoà hợp mà chỉ có gia đình mới có thể mang lại"; Hơn nữa, chỉ gia đình "mới có thể phục vụ như là một đối âm với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, bởi vì tại trung tâm điểm của gia đình, nó là nguồn lực của sự liên đới xã hội và sự tiến bộ dân sự".
Đại hội Thế giới các Gia đình là một mạng lưới quốc tế các tổ chức, các chuyên gia và người thiện chí phò gia đình từ hơn 60 quốc gia nhằm mục đích bảo vệ tầm quan trọng của gia đình như là một thể chế xã hội. Nó được thành lập vào năm 1997 bởi Trung tâm Howard về Gia đình, Tôn giáo và Xã hội ở Rockford, bang Illinois, Hoa Kỳ. Các kỳ đại hội trước đây được tổ chức tại Praha (1997), Geneva (1999), Mexico City (2004) và Warsaw (2007).
Top Stories
Police summon hunted priest
J.B. An Dang
07:39 11/08/2009
A priest who has been continually attacked in the press and hunted by gangs acting on behalf of police has been summoned by police. Church leaders fear the move may cause more tension.
On Monday Aug. 10, police raided the house of a parishioner of Tam Toa who was supposed to know his parish priest’s whereabouts. He was forced to send in person to Fr. Peter Le Thanh Hong - his parish priest – a police summoning order. Police threatened him with heavy consequences should he fail to send the order or Fr. Peter Le would not show up before the deadline ended on Tuesday evening.
Police have charged Fr. Peter Le of “trampling on the laws of the country” and “inciting the faithful into the illegal constructing a house” on a historic site. The diocese of Vinh has greatly concerned for his safety because thugs have been roaming the streets calling for his death. But he is nowhere to be found.
State own media have repeatedly made false accusations against Fr Le. “For years, Le Thanh Hong (the parish priest) has trampled on the laws of the country by celebrating Mass exceeding his quota. He has lured hundreds of people from other places into the area to attend his Sunday Mass,” the Saigon Liberated said on July, 31.
“Apart from saying Mass illegally, and violating the laws blatantly, he has also distorted the truth and put on the Internet distorted statements,” Saigon Liberated added. For this reason the paper wants the authorities to arrest him and hand him a lengthy sentence.
According to information obtained by VietCatholic News, Fr Le Thanh Hong does not know how to use a computer or the internet.
On Monday Aug. 10, police raided the house of a parishioner of Tam Toa who was supposed to know his parish priest’s whereabouts. He was forced to send in person to Fr. Peter Le Thanh Hong - his parish priest – a police summoning order. Police threatened him with heavy consequences should he fail to send the order or Fr. Peter Le would not show up before the deadline ended on Tuesday evening.
Police have charged Fr. Peter Le of “trampling on the laws of the country” and “inciting the faithful into the illegal constructing a house” on a historic site. The diocese of Vinh has greatly concerned for his safety because thugs have been roaming the streets calling for his death. But he is nowhere to be found.
State own media have repeatedly made false accusations against Fr Le. “For years, Le Thanh Hong (the parish priest) has trampled on the laws of the country by celebrating Mass exceeding his quota. He has lured hundreds of people from other places into the area to attend his Sunday Mass,” the Saigon Liberated said on July, 31.
“Apart from saying Mass illegally, and violating the laws blatantly, he has also distorted the truth and put on the Internet distorted statements,” Saigon Liberated added. For this reason the paper wants the authorities to arrest him and hand him a lengthy sentence.
According to information obtained by VietCatholic News, Fr Le Thanh Hong does not know how to use a computer or the internet.
Hundreds of thousands of Vietnamese Catholics presist in protests over arrests
Catholic News Agency
13:22 11/08/2009
A protestor participates at a candle light vigil for the arrested Catholics |
On July 20, Vietnamese police brutally beat hundreds of Catholics who were erecting a cross and building an altar on the ground of Tam Toa church, which collapsed during the Vietnam War after a U.S. air raid. Vietnamese authorities had claimed the ruined building for the centuries-old parish as a war memorial.
In the aftermath of the incident, all 178 parishes of the Diocese of Vinh, which have about 500,000 Catholics, held simultaneous protests and candlelight processions on Saturday. The protests this past weekend mark the third time that the vigils and marches have been held across the country in recent weeks.
“The protestors marched on the streets in seas of lights, receiving applause from bystanders standing on sidewalks who looked up to them with eyes widened in admiration for their courage to stand up against the tyrannous regime,” Sr. Emily Nguyen told CNA.
Protesters gathered at local churches holding placards. Some placards accused the government of ongoing persecution against Catholics, while others demanded the return of Church and individual properties seized by police and still others demanded an end to the state media’s distortion of truth, defamation of religion, and stirring up of hatred between Catholics and non-Catholics.
Other diocese held candlelight vigils as a show of solidarity with victims of police and government-backed gangs. On Saturday night 3,000 Catholics joined in a candlelight vigil at Thai Ha Church in Hanoi. About 2,500 Catholics in Saigon joined another vigil at Saigon Redemptorist Monastery.
Government authorities in the Diocese of Vinh are rumored to be seeking tougher measures to deal with the Catholics’ ongoing protests. Disaffected youth, army veterans, and members of the Communist Youth League have supposedly been asked to join paramilitary groups to attack Catholics.
State media campaigns have spread negative reports about Catholics, with some concrete effects, Sr. Emily Nguyen reports. Food stalls along road sides in Quang Binh reportedly have refused to sell food to anyone wearing a Catholic symbol, possibly a result of the provincial government’s policy to isolate Catholics.
The Vietnamese government has not yet agreed to dialogue on issues of controversy. An August 6 statement from Fr. Anthony Pham Dinh Phung, chief secretary of the Diocese of Vinh, said that the provincial government of Quang Binh had asked representatives of the bishop of Vinh to come to Dong Hoi to discuss the Tam Toa church incident. Fr. Anthony Pham has insisted that negotiations be held at the Bishop of Vinh’s office for the safety of the diocese’s representatives.
According to Sr. Emily Nguyen, Quang Binh officials have not replied to the diocese’s statement.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư của Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gưỉ Đại Hội Emmaus
+GM. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
04:41 11/08/2009
Toà Giám Mục Ðàlạt
9 Nguyễn Thái Học
Ðàlạt - Lâm Ðồng
E-mail: tgmdalat@gmail.com
Ðàlạt ngày 6 tháng 8 năm 2009
Kính gửi:
Linh mục Joseph Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Kính Cha Chủ tịch và quý Cha thân mến,
Nhân dịp Đại Hội Emmaus của anh em Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ trong Năm Linh mục, thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi gửi lời kính chào đến Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange, quý Đức Cha, đến Cha Chủ tịch Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng như tất cả quý Cha tham dự những ngày hồng phúc nầy.
Tôi cầu chúc quý Đức Cha và quý Cha theo gương hai môn đệ trên đường Emmaus năm xưa, được diễm phúc có Chúa Giêsu Kitô phục sinh đồng hành, được Người yêu thương sưởi ấm tâm hồn môn đệ của mình bằng Lời Chúa và Bí tích Thánh thể; đồng thời cầu chúc Đại Hội đón nhận nhiều hồng ân của Chúa Kitô, Mục tử nhân lành, qua lời chuyển cầu và gương sáng của Thánh Linh mục Gioan Maria Vianney.
Tôi cũng xin gửi đến Đại Hội Emmaus tâm tình hiệp thông của các Giám mục Việt Nam qua "Thư Hội Đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa nhân chuyến viếng thăm Ad Limina 2009".
Tôi cũng muốn gửi đến Đại Hội cũng như tất cả quý ân nhân xa gần lòng quý mến và cám ơn về tình hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam trong việc quan tâm và quảng đại chia sẻ, để trợ giúp các Linh mục hưu dưỡng.
Nguyện xin Đức Maria là Mẹ của hàng Linh mục chuyển cầu cùng Thiên Chúa Ba Ngôi tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác trên tất cả quý Đức Cha và quý Cha tham dự Đại Hội Emmaus này.
Kính thư,
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo phận Ðàlạt
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
9 Nguyễn Thái Học
Ðàlạt - Lâm Ðồng
E-mail: tgmdalat@gmail.com
Ðàlạt ngày 6 tháng 8 năm 2009
Kính gửi:
Linh mục Joseph Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Kính Cha Chủ tịch và quý Cha thân mến,
Nhân dịp Đại Hội Emmaus của anh em Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ trong Năm Linh mục, thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi gửi lời kính chào đến Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange, quý Đức Cha, đến Cha Chủ tịch Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng như tất cả quý Cha tham dự những ngày hồng phúc nầy.
Tôi cầu chúc quý Đức Cha và quý Cha theo gương hai môn đệ trên đường Emmaus năm xưa, được diễm phúc có Chúa Giêsu Kitô phục sinh đồng hành, được Người yêu thương sưởi ấm tâm hồn môn đệ của mình bằng Lời Chúa và Bí tích Thánh thể; đồng thời cầu chúc Đại Hội đón nhận nhiều hồng ân của Chúa Kitô, Mục tử nhân lành, qua lời chuyển cầu và gương sáng của Thánh Linh mục Gioan Maria Vianney.
Tôi cũng xin gửi đến Đại Hội Emmaus tâm tình hiệp thông của các Giám mục Việt Nam qua "Thư Hội Đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa nhân chuyến viếng thăm Ad Limina 2009".
Tôi cũng muốn gửi đến Đại Hội cũng như tất cả quý ân nhân xa gần lòng quý mến và cám ơn về tình hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam trong việc quan tâm và quảng đại chia sẻ, để trợ giúp các Linh mục hưu dưỡng.
Nguyện xin Đức Maria là Mẹ của hàng Linh mục chuyển cầu cùng Thiên Chúa Ba Ngôi tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác trên tất cả quý Đức Cha và quý Cha tham dự Đại Hội Emmaus này.
Kính thư,
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo phận Ðàlạt
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
Trại Hè liên xứ Nghĩa Chính và Thuận Nghiệp tại Bồng Điền
Thanh Quang CSsR
17:59 11/08/2009
Mùa hè là dịp tốt để các em thiếu nhi bồi bổ về thể xác và tinh thần. Thấy được tầm quan trọng như vậy và “tận dụng” tối đa thời gian quý báu các em có được, cha Quản nhiệm Bổng Điền đã phối hợp với hai thầy Học Viện DCCT ra thực tế hè để tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi liên xứ Nghĩa Chính – Thuận Nghiệp 2009.
Xem hình ảnh
Cứ sự thường thì trại hè kéo dài cả mấy ngày mấy đêm, nhưng ở đây chúng tôi chỉ cho kéo dài từ 3 giờ 30 chiều hôm trước đến 10 giờ sáng hôm sau! Ay vậy mà trại hè này đã đem lại cho các em nhiều niềm vui, phấn khởi, đầy bổ ích và ấn tượng khó quên!
Các em đã cùng nhau thi đua cắm trại, thi nấu ăn, vệ sinh môi trường, đốt lửa trại, diễn các tiết mục văn nghệ, thi hóa trang, các trò chơi thi đua đồng đội như phá mìn (các đội lên thổi bong bóng và làm vỡ),
xếp hình, gaáu ăn trăng (hai người cõng nhau lên ăn bánh đa), xác ướp Ai Cập, thi nối dây bằng giấy, lấy kẹo trong đĩa bằng miệng), buộc gạo bằng tóc, hái dưa ngoài đảo. Mặc dù lần đầu tiên các em được tham gia chơi các trò chơi như thế này song các em đã tham gia cách tích cực, tuân thủ luật chơi và đầy sinh động.
Trước khi đốt lửa trại, các em cùng nhau tham dự thánh lễ để đón nhận hồng ân, sức sống, bổ dưỡng về đời sống tâm linh, thiêng liêng nơi bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể.
Một điều không thể không nói đến đó là đêm đốt lửa trại mà lại có nguyên một hội kèn nữ Thuận Nghiệp “mới ra lò” phục vụ! Có vẻ tiếng kèn trong đêm lửa trại không hợp lắm nhưng cũng đem lại một bầu khí hay hay! Điều này nói lên sự hòa quyện, trộn lẫn giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tiếng tí tách bập bùng của ngọn lửa và tiếng kèn vang vọng vang xa!
Trại hè liên xứ 2009 đã đem lại cho các em thiếu nhi nhiều điều bổ ích và những bài học quý giá. Các em có cơ hội sống chung trong sự hiệp thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, rèn luyện cho các em tinh thần sống đồng đội, xả thân, hy sinh, nề nếp, kỷ cương, bồi bổ cho các em về đời sống tâm linh, đời sống thiêng liêng. Trại hè như món quà vô giá đem lại cho các em đầy niềm vui phấn khởi, như thể khích lệ các em hăng hái bước vào năm học mới. Trại hè Bổng Điền 2009 đã để lại trong các em ấn tượng lớn khó phai mờ. Mong rằng trong những năm tới sẽ có những cuộc trại lớn hơn, bổ ích hơn, đem lại thật nhiều niềm vui phấn khởi cho các em thiếu nhi.
Xem hình ảnh
Cứ sự thường thì trại hè kéo dài cả mấy ngày mấy đêm, nhưng ở đây chúng tôi chỉ cho kéo dài từ 3 giờ 30 chiều hôm trước đến 10 giờ sáng hôm sau! Ay vậy mà trại hè này đã đem lại cho các em nhiều niềm vui, phấn khởi, đầy bổ ích và ấn tượng khó quên!
Các em đã cùng nhau thi đua cắm trại, thi nấu ăn, vệ sinh môi trường, đốt lửa trại, diễn các tiết mục văn nghệ, thi hóa trang, các trò chơi thi đua đồng đội như phá mìn (các đội lên thổi bong bóng và làm vỡ),
xếp hình, gaáu ăn trăng (hai người cõng nhau lên ăn bánh đa), xác ướp Ai Cập, thi nối dây bằng giấy, lấy kẹo trong đĩa bằng miệng), buộc gạo bằng tóc, hái dưa ngoài đảo. Mặc dù lần đầu tiên các em được tham gia chơi các trò chơi như thế này song các em đã tham gia cách tích cực, tuân thủ luật chơi và đầy sinh động.
Trước khi đốt lửa trại, các em cùng nhau tham dự thánh lễ để đón nhận hồng ân, sức sống, bổ dưỡng về đời sống tâm linh, thiêng liêng nơi bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể.
Một điều không thể không nói đến đó là đêm đốt lửa trại mà lại có nguyên một hội kèn nữ Thuận Nghiệp “mới ra lò” phục vụ! Có vẻ tiếng kèn trong đêm lửa trại không hợp lắm nhưng cũng đem lại một bầu khí hay hay! Điều này nói lên sự hòa quyện, trộn lẫn giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tiếng tí tách bập bùng của ngọn lửa và tiếng kèn vang vọng vang xa!
Trại hè liên xứ 2009 đã đem lại cho các em thiếu nhi nhiều điều bổ ích và những bài học quý giá. Các em có cơ hội sống chung trong sự hiệp thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, rèn luyện cho các em tinh thần sống đồng đội, xả thân, hy sinh, nề nếp, kỷ cương, bồi bổ cho các em về đời sống tâm linh, đời sống thiêng liêng. Trại hè như món quà vô giá đem lại cho các em đầy niềm vui phấn khởi, như thể khích lệ các em hăng hái bước vào năm học mới. Trại hè Bổng Điền 2009 đã để lại trong các em ấn tượng lớn khó phai mờ. Mong rằng trong những năm tới sẽ có những cuộc trại lớn hơn, bổ ích hơn, đem lại thật nhiều niềm vui phấn khởi cho các em thiếu nhi.
Họp mặt truyền thống của Hội Đồng Hương Linh mục và Tu sĩ hạt Đông Tháp
Anthony Hoàng
19:25 11/08/2009
NGHỆ AN - Ngày 10.08.2009, tại giáo xứ Xuân Phong, thuộc thị trấn Diễn Châu, Nghệ An, đã diễn ra cuộc họp mặt truyền thống lần I của Hội Đồng Hương linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh hạt Đông Tháp.
Sau cuộc họp sơ bộ vào ngày 15.07.2008, tại giáo xứ Nghi Lộc, dưới sự quy tụ và điều hành của cha cố Giuse Phan Duy Thông, vị linh mục niên trưởng của quê hương giáo hạt Đông Tháp, các tham dự viên đã đồng ý thành lập Hội Đồng Hương linh mục, tu sĩ và chủng sinh hạt Đông Tháp, và quyết định cuộc gặp gỡ mùa hè năm 2009 sẽ là cuộc họp mặt truyền thống lần I.
Về tham dự cuộc họp mặt truyền thống lần đầu tiên này có 6 linh mục quê hương hạt Đông Tháp cùng hai linh mục đang làm nhiệm vụ tại địa bàn vùng Diễn Châu là cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, quản xứ Xuân Phong và cha Giuse Nguyễn Đình Linh, quản xứ Phi Lộc, và gần 70 tu sĩ, chủng sinh (bao gồm cả anh chị em tu sinh) cùng hơn 30 thành viên của Hội Bảo Trợ Ơn Gọi hạt Đông Tháp.
Sau những giây phút cầu nguyện khai mạc, cha Antôn Nguyễn Thanh Đương, vị linh mục niên trưởng, kế nhiệm cha cố Giuse Phan Duy Thông, đã có lời chào mừng các tham dự viên. Ngài cũng mời gọi, trong tình cảm quê hương, trong tinh thần con cái Chúa và xây dựng Giáo Hội, giữa linh mục, tu sĩ và Hội Bảo Trợ cần nâng đỡ nhau, để mỗi người sống đức tin tích cực hơn trong ơn gọi riêng của mình. Đặc biệt, cha kêu gọi mọi người giúp đỡ cho các ơn gọi tu trì trẻ có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể đạt được ước nguyện dâng hiến của mình.
Liền sau lời chào mừng của cha Antôn, ông Trần Văn Minh, Trưởng Ban Bảo Trợ Ơn Gọi, đã báo cáo hoạt động của Hội trong năm qua. Do chỉ mới tạm hình thành, và do trong cuộc họp sơ bộ năm ngoái chưa có quy định đối tượng để được bảo trợ, nên Hội chỉ mới dừng lại ở việc chia sẻ hiếu hỷ với các linh mục, tu sĩ và các thành viên trong Hội. Chính vì thế, chương trình tiếp theo của phần hội thảo là bầu thêm nhân sự để kiện toàn tổ chức của Hội.
Phần hội thảo cũng bàn thêm về nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên.
Về nghĩa vụ: Quy định mỗi thành viên mỗi ngày đóng góp 1.000 đồng. Còn phần xung phong thì không tính. Hội quy định ở một mức thấp như thế nhằm mục đích để mở rộng số thành viên, và hy vọng qua việc gia nhập thành viên của Hội, các ân nhân có dịp hiểu hơn về giá trị đời sống tu trì, cũng như thấy rõ hơn ý nghĩa của công việc của mình làm, hầu từ đó họ có thể sẽ khích lệ thêm những người trẻ dấn thân trong đời tu, trong đó có cả con cái của họ nữa.
Qua những ý kiến trong phần hội thảo, nhiều vị ân nhân đã bày tỏ sự mong muốn được góp phần xây dựng Giáo Hội qua việc giúp đỡ các ơn gọi tu trì. Và vì thế, phần xung phong đóng góp đã tăng gấp nhiều lần so với số tiền quy định cho mỗi thành viên. Có người còn đóng góp tới hai chục triệu đồng. Nhờ số tiền đó và sự đóng góp của các cha quê hương, Hội đã thống nhất, trong năm nay, sẽ giúp đỡ cho mỗi giáo xứ trong hạt ba suất học bổng: hai suất cho sinh viên và một suất cho nữ tu.
Về quyền lợi: Ngoài việc Ban Điều Hành sẽ thăm viếng các thành viên lúc đau yếu, khi các thành viên của Hội có cha mẹ qua đời, hay chính thành viên qua đời, nếu không mắc ngăn cản gì thì chính linh mục niên trưởng hoặc một linh mục nào đó thuộc quê hương hạt Đông Tháp sẽ về dâng lễ cầu nguyện, và khi các linh mục của Hội không thể về được, thì chính Ban Điều Hành sẽ mời một linh mục khác về dâng lễ.
Cũng trong cuộc họp mặt này, Hội đã thống nhất chọn thánh Laurensô làm Quan Thầy, và ngày 10.8 là ngày họp mặt truyền thống. Nếu ngày 10.08 trùng vào ngày thứ Bảy hay Chúa nhật, thì sẽ có thông báo thay đổi.
Vào lúc 10h30’, Thánh lễ mừng Quan Thầy lần đầu đã được cử hành dưới sự chủ tế của Linh mục niên trưởng.
Trong bài giảng lễ, cha Phanxicô Lê Viết Hùng đã lấy mẫu gương của thánh Laurensô để mời gọi mọi người dấn thân phục vụ Chúa và nhân loại, nhất là những người nghèo khổ. Ngài nói: Chúa Giêsu đã làm nổi bật khuôn mặt yêu thương của Thiên Chúa qua việc yêu thương, phục vụ và bênh đỡ những người nghèo khổ. Thánh Laurensô noi theo Chúa cũng đã tận tình phục vụ những người nghèo khổ. Người nghèo khổ, đối với Thánh nhân, đó là “tài sản của Giáo Hội”, cần phải được bảo vệ và chăm lo. Đến lượt chúng ta, mỗi người tùy theo cấp bậc của mình, phải nỗ lực cao nhất để chăm lo cho những chi thể kém may mắn của Chúa Kitô. Có như thế, chúng ta mới thực sự làm cho Tin Mừng thấm nhập vào trong đời sống của mình và làm sáng tỏ đạo Chúa ra cho những người xung quanh.
Trong Thánh lễ, cộng đoàn cũng cầu nguyện cho cha cố Giuse Phan Duy Thông và các ân nhân của Hội đã qua đời.
Bữa tiệc huynh đệ là phần kết thúc cho ngày họp mặt truyền thống lần I. Chia tay ra về dưới những giọt mưa, nhưng lòng mỗi người cảm thấy ấm áp, bởi đã nhận được tình cảm thân thương của những người cùng quê hương. Hy vọng, tình cảm đó làm cho mỗi người vui tươi dấn thân sống đức tin trong ơn gọi riêng của mỗi người, và chờ đợi năm sau lại chia sẻ cho nhau những điều tốt đẹp khởi phát từ cuộc họp mặt hôm nay.
Sau cuộc họp sơ bộ vào ngày 15.07.2008, tại giáo xứ Nghi Lộc, dưới sự quy tụ và điều hành của cha cố Giuse Phan Duy Thông, vị linh mục niên trưởng của quê hương giáo hạt Đông Tháp, các tham dự viên đã đồng ý thành lập Hội Đồng Hương linh mục, tu sĩ và chủng sinh hạt Đông Tháp, và quyết định cuộc gặp gỡ mùa hè năm 2009 sẽ là cuộc họp mặt truyền thống lần I.
Về tham dự cuộc họp mặt truyền thống lần đầu tiên này có 6 linh mục quê hương hạt Đông Tháp cùng hai linh mục đang làm nhiệm vụ tại địa bàn vùng Diễn Châu là cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, quản xứ Xuân Phong và cha Giuse Nguyễn Đình Linh, quản xứ Phi Lộc, và gần 70 tu sĩ, chủng sinh (bao gồm cả anh chị em tu sinh) cùng hơn 30 thành viên của Hội Bảo Trợ Ơn Gọi hạt Đông Tháp.
Sau những giây phút cầu nguyện khai mạc, cha Antôn Nguyễn Thanh Đương, vị linh mục niên trưởng, kế nhiệm cha cố Giuse Phan Duy Thông, đã có lời chào mừng các tham dự viên. Ngài cũng mời gọi, trong tình cảm quê hương, trong tinh thần con cái Chúa và xây dựng Giáo Hội, giữa linh mục, tu sĩ và Hội Bảo Trợ cần nâng đỡ nhau, để mỗi người sống đức tin tích cực hơn trong ơn gọi riêng của mình. Đặc biệt, cha kêu gọi mọi người giúp đỡ cho các ơn gọi tu trì trẻ có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể đạt được ước nguyện dâng hiến của mình.
Liền sau lời chào mừng của cha Antôn, ông Trần Văn Minh, Trưởng Ban Bảo Trợ Ơn Gọi, đã báo cáo hoạt động của Hội trong năm qua. Do chỉ mới tạm hình thành, và do trong cuộc họp sơ bộ năm ngoái chưa có quy định đối tượng để được bảo trợ, nên Hội chỉ mới dừng lại ở việc chia sẻ hiếu hỷ với các linh mục, tu sĩ và các thành viên trong Hội. Chính vì thế, chương trình tiếp theo của phần hội thảo là bầu thêm nhân sự để kiện toàn tổ chức của Hội.
Phần hội thảo cũng bàn thêm về nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên.
Về nghĩa vụ: Quy định mỗi thành viên mỗi ngày đóng góp 1.000 đồng. Còn phần xung phong thì không tính. Hội quy định ở một mức thấp như thế nhằm mục đích để mở rộng số thành viên, và hy vọng qua việc gia nhập thành viên của Hội, các ân nhân có dịp hiểu hơn về giá trị đời sống tu trì, cũng như thấy rõ hơn ý nghĩa của công việc của mình làm, hầu từ đó họ có thể sẽ khích lệ thêm những người trẻ dấn thân trong đời tu, trong đó có cả con cái của họ nữa.
Qua những ý kiến trong phần hội thảo, nhiều vị ân nhân đã bày tỏ sự mong muốn được góp phần xây dựng Giáo Hội qua việc giúp đỡ các ơn gọi tu trì. Và vì thế, phần xung phong đóng góp đã tăng gấp nhiều lần so với số tiền quy định cho mỗi thành viên. Có người còn đóng góp tới hai chục triệu đồng. Nhờ số tiền đó và sự đóng góp của các cha quê hương, Hội đã thống nhất, trong năm nay, sẽ giúp đỡ cho mỗi giáo xứ trong hạt ba suất học bổng: hai suất cho sinh viên và một suất cho nữ tu.
Về quyền lợi: Ngoài việc Ban Điều Hành sẽ thăm viếng các thành viên lúc đau yếu, khi các thành viên của Hội có cha mẹ qua đời, hay chính thành viên qua đời, nếu không mắc ngăn cản gì thì chính linh mục niên trưởng hoặc một linh mục nào đó thuộc quê hương hạt Đông Tháp sẽ về dâng lễ cầu nguyện, và khi các linh mục của Hội không thể về được, thì chính Ban Điều Hành sẽ mời một linh mục khác về dâng lễ.
Cũng trong cuộc họp mặt này, Hội đã thống nhất chọn thánh Laurensô làm Quan Thầy, và ngày 10.8 là ngày họp mặt truyền thống. Nếu ngày 10.08 trùng vào ngày thứ Bảy hay Chúa nhật, thì sẽ có thông báo thay đổi.
Vào lúc 10h30’, Thánh lễ mừng Quan Thầy lần đầu đã được cử hành dưới sự chủ tế của Linh mục niên trưởng.
Trong bài giảng lễ, cha Phanxicô Lê Viết Hùng đã lấy mẫu gương của thánh Laurensô để mời gọi mọi người dấn thân phục vụ Chúa và nhân loại, nhất là những người nghèo khổ. Ngài nói: Chúa Giêsu đã làm nổi bật khuôn mặt yêu thương của Thiên Chúa qua việc yêu thương, phục vụ và bênh đỡ những người nghèo khổ. Thánh Laurensô noi theo Chúa cũng đã tận tình phục vụ những người nghèo khổ. Người nghèo khổ, đối với Thánh nhân, đó là “tài sản của Giáo Hội”, cần phải được bảo vệ và chăm lo. Đến lượt chúng ta, mỗi người tùy theo cấp bậc của mình, phải nỗ lực cao nhất để chăm lo cho những chi thể kém may mắn của Chúa Kitô. Có như thế, chúng ta mới thực sự làm cho Tin Mừng thấm nhập vào trong đời sống của mình và làm sáng tỏ đạo Chúa ra cho những người xung quanh.
Trong Thánh lễ, cộng đoàn cũng cầu nguyện cho cha cố Giuse Phan Duy Thông và các ân nhân của Hội đã qua đời.
Bữa tiệc huynh đệ là phần kết thúc cho ngày họp mặt truyền thống lần I. Chia tay ra về dưới những giọt mưa, nhưng lòng mỗi người cảm thấy ấm áp, bởi đã nhận được tình cảm thân thương của những người cùng quê hương. Hy vọng, tình cảm đó làm cho mỗi người vui tươi dấn thân sống đức tin trong ơn gọi riêng của mỗi người, và chờ đợi năm sau lại chia sẻ cho nhau những điều tốt đẹp khởi phát từ cuộc họp mặt hôm nay.
Giáo phận Phan Thiết tổ chức lễ Tạ Ơn và tri ân 2 Giám Mục và Đức ông Tổng Đại diện
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:37 11/08/2009
PHAN THIẾT - Ngày 25.7.2009, Tòa Thánh đã công bố thư chấp thuận đơn xin nghĩ hưu của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan thiết.
Hôm nay, nhân ngày 11.8, lễ kỷ niệm thụ phong Giám mục của Đức cha Phaolô và Đức Cha Nicolas, Giáo phận Phan thiết tổ chức lễ Tạ Ơn Chúa và tri ân hai Đức Cha cùng Đức Ông Tổng Đại Diện. Linh mục đoàn, đại diện các dòng tu, các chủng sinh, ban thường vụ các HĐGX, Giáo họ, đại diện các đoàn thể trong Giáo phận đã chung lời tạ ơn và tri ân.
Mở đầu thánh lễ, cha Phêrô Phạm Tiến Hành, Hạt trưởng hạt Hàm tân đọc lời tri ân.
Nhân ngày kỷ niệm tấn phong Giám mục của hai Đức Cha, chúng con đại diện cho cộng đoàn dân Chúa Giáo phận cùng chia sẻ niềm vui và chúc mừng hai Đức Cha. Nhưng đặc biệt hôm nay chúng con biết rằng: Tòa thánh đã chấp nhận đơn xin nghỉ hưu của Đức cha Phaolô vào ngày 25.7 vừa qua, nên cộng đoàn dân Chúa giáo phận tập họp nơi đây để bày tỏ lòng tri ân cảm tạ Đức cha sau 4 năm làm giám mục phó (Đức Cha đã sát cánh với Đức Cha Nicolas) và 4 năm Giám Mục Chính Tòa. Đức cha đã thực hiện bao công trình lớn cho giáo phận. Phải kể đến công trình Đức Mẹ Tàpao, (tuy chưa được hoàn chỉnh), rồi đến nhà Tĩnh tâm ba tầng đầy đủ tiện nghi cho các cha nghĩ hưu, kế đến nhiều giáo họ đã được nâng lên hàng giáo xứ và nhiều nhà thờ được xây mới… Ấy là chưa nói đến các công tác từ thiện bác ái xã hội mà Đức cha đã hoàn tất trong 8 năm làm giám mục.
Trọng kính Đức cha, thời gian tuy không lâu, nhưng các công trình Đức Cha để lại cho giáo phận thật ấn tượng. Chúng con xin hiệp ý với Đức cha tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, đồng thời chúng con xin dâng lên Đức cha món quà nhỏ gói ghém lòng chân thành tri ân cảm mến của chúng con. Xin Đức cha thương nhận.
Tiếp đó Cha Hạt trưởng hạt Hàm Tân cũng cám ơn Đức Ông Tổng Đại Diện như sau:
Theo giáo luật, khi Đức Cha chính tòa đã nghỉ hưu, thì Đức Ông cũng không còn quyền Tổng Đại Diện nữa. Bởi thế, nhân dịp này, cộng đoàn dân Chúa giáo phận cũng xin gửi đến Đức Ông lòng tri ân chân thành, vì những hy sinh đóng góp của Đức Ông đã cộng tác với Đức Cha Nicolas, và là cánh tay mặt của Đức Cha Phaolô. Nhờ sự khôn ngoan và đạo hạnh, Đức Ông đã cùng với hai Đức Cha lèo lái con thuyền giáo phận trong những năm qua, khắc phục những khó khăn, đạt được những thành quả đáng kể. Hơn nữa Đức Ông đã giúp giải quyết vấn đề hôn phối, thường hay đi thăm các giáo xứ và cộng đoàn nữ tu, chứng tỏ mối quan tâm của người mục tử nhân lành. Chúng con xin hiệp ý cùng hai Đức Cha và Đức Ông dâng lời cảm tả Thiên Chúa và xin Đức Ông nhận nơi đây lòng chân thành tri ân của chúng con. Chúng con đồng bái tạ.
Tiếp theo, Đức Cha Phaolô đáp từ với giọng nói nhẹ nhàng đầy xúc động:
Thưa Đức Ông, quý cha và Anh Chị Em, Tôi đã được Chúa gọi để phục vụ giáo phận từ ngày 11.8.2001, với bốn năm làm Giám mục phó giúp Đức cha già Nicolas và bốn năm thay thế ngài để điều hành giáo phận. Tôi biết tuổi mình đã lớn, khả năng có giới hạn. Sở dĩ tôi chấp nhận lãnh trách nhiệm này dù chẳng đem lại được gì nhiều cho giáo phận, nhưng ít ra tạm thời cáng đáng mọi công việc mục vụ để giáo phận khỏi thiếu người. Vì vào lúc đó tìm được người được cả Tòa Thánh và nhà nước thuận thỏa rất là khó khăn.
Bây giờ được Tòa Thánh cho nghĩ hưu là hạnh phúc cho tôi và cũng là hạnh phúc cho giáo phận vì có được vị Giám Mục mới trẻ trung và nhiều khả năng lãnh đạo.
Nhìn lại tám năm phục vụ, tôi thấy phải biết ơn quý cha, quý tu sĩ nam nữ đã giúp tôi chu toàn trách nhiệm của mình. Nhưng con người bao giờ cũng còn nhiều thiếu sót, nên trong việc điều hành có lúc va chạm hoặc chưa chu toàn hết trách nhiệm của mình. Tôi chân thành xin mọi người rộng lòng tha thứ.
Tôi cũng biết ơn chính quyền các cấp đã giúp tôi tạo nên cuộc đối thọai hài hòa để thỏa mãn những nhu cầu của giáo phận, và như vậy tôi cũng được dễ dàng thi hành trách nhiệm của mình. Chúc quý vị nhiều thành công.
Ngày bàn giao công việc hay là ngày lễ nhậm chức của Đức giám mục mới sẽ là ngày 3.9.2009. Phần tôi sau khi bàn giao công việc, tôi sẽ trở lại Tu đoàn Bác ái xã hội để tiếp tục công trình phục vụ người nghèo và anh em lương dân. Đó là lý tưởng của cả đời tôi: “Tin mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18). Cầu chúc anh chị em ngày càng thêm mạnh mẽ trong Đức Tin, vững vàng trong Đức Cậy và nhiệt thành trong Đức Mến.
Giảng trong thánh lễ, Đức cha Phaolô chia sẽ Tin mừng (Mt 18,1-5; 10-14) như sau:
Ai là người lớn nhất trong Nước Trời? Nếu có ai hỏi tôi như vậy, tôi sẽ trả lời rằng: đó là Thiên Chúa Ba Ngôi, vì trong Nước Thiên Chúa thì có Thiên Chúa Ba Ngôi, có Đức Mẹ, có các thánh, có các thiên thần. Vậy mà Chúa Giêsu, Ngài là hiện thân của Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài không tự xưng là người lớn nhất, mà Ngài lại đem một em bé đang chơi ngoài sân, đưa nó vào giữa họ để làm biểu tượng cho người lớn nhất trong Nước trời.
Trong tinh thần đầy tính thế tục, các tông đồ đang coi cái chức danh, cái địa vị, cái quyền lực là quan trọng. Nhưng đối với Đức Giêsu, Đấng là Ánh Sáng, là Chân Lý, đem Sự Thật đến rao giảng cho mọi người, Ngài lại có câu trả lời làm cho mọi người phải bỡ ngỡ. Hãy khoan nói chuyện ai là người lớn nhất trong Nước trời, mà trước hết phải hỏi mình có được ở trong Nước Trời không đã. Đừng có tưởng mình là Tông đồ, là Giám mục, là Linh mục, là người có đạo đi lễ hàng tuần là được ở trong Nước trời rồi. “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước trời”.
Chúa nói cho họ biết trong Nước Thiên Chúa, chức danh là cái gì nếu không phải là tình cha, là nghĩa con, là yêu thương phục vụ, anh em là làm sáng danh Cha, là sống theo ý Cha, như Kinh Lạy Cha đã dạy.
Hãy biết làm con Cha như em bé trong tay cha mẹ nó. Chính Chúa Giêsu đã đi con đường đó. Ngài xác định sự chọn lựa cho cả cuộc đời là yêu thương phục vụ, phục vụ cho đến hiến cả mạng sống mình theo thánh ý Cha. Ý Cha trở thành lương thực hằng ngày của Ngài. Ngài từng nói với các tông đồ: lương thực của Thầy là thi hành ý muốn Đấng đã sai Thầy. Lúc đó Ngài đang bận tâm loan báo Tin Mừng cho dân làng ở Samari.
Ngài muốn làm một em bé ngoan trong nhà cha. Em bé ngoan đó hiền như con chiên, là bạn hiền của đám mục đồng nghèo khổ, là người thợ mộc dễ thương với xóm làng Nazarét, là tấm bánh bẻ ra cho muôn người nơi Bí tích Thánh Thể, là một tử tội vì muốn gánh lấy tội lỗi cả nhân loại mà chiết đi trong khoan dung tha thứ. Giêsu em bé là như vậy.
Cho nên khi các tông đồ đánh giá hạnh phúc con người là quyền hành thật lớn, giàu sang tột bực, thì Ngài lại chỉ cho họ: hãy làm đứa con thơ bé trong nhà Cha. Hãy biết ngoan ngoãn, hãy biết yêu mến, hãy để cho Chúa Cha dìu dắt đời mình. Trên thập giá Ngài công bố: “mọi sự đã hoàn tất”. Hoàn tất cuộc đời theo ý Cha. An bình dâng hiến mạng sống mình.
Ngài lấy em bé làm biểu tượng cho mọi quyền hành. Biểu tượng đó đánh đổ mọi thứ kiêu căng bá chủ quyền ăn trên ngồi trước, mọi thứ trục lợi ích kỷ, mọi thứ hưởng thụ phè phỡn mà người đời đang khao khát.
Biểu tượng đó mời gọi chúng ta hãy đặt mọi thứ hạnh phúc, danh dự của cuộc đời trong bàn tay Cha. Đơn sơ, tin tưởng, dễ thương, mong được Chúa yêu, Chúa ẵm vào lòng, Chúa hôn vào má. Đó mới là hạnh phúc thật của chúng ta.
Giêsu em bé đã được Cha ban tặng mọi quyền hành trên trời dưới đất vì đã sống một cuộc đời hạ mình tột độ, hy sinh tột độ, yêu mến tột độ.
Nhân câu chuyện quyền hành và em bé, Chúa lại nói đến giá trị vô song của con người. Dù đó là em bé, là bào thai, là người khuyết tật, là người ăn xin bên vệ đường, là người nghèo khổ bị bỏ rơi: ai là người cũng mang hình ảnh Thiên Chúa, là nơi cư trú của Chúa Phục Sinh, là giá máu của Chúa đổ ra để cứu chuộc.
Xã hội càng văn minh, càng giàu có lại càng dễ kinh người, càng dễ loại trừ người thấp cổ bé miệng, càng có khuynh hướng đánh đổ quyền lợi người khác, càng dễ giết người, càng dễ phá thai…
Chúa đã cổ vũ cho một xã hội huynh đệ, đề cao giá trị vô song của mọi người. Lời giảng dạy của Chúa đặt trên tảng cơ bản. Những người bé nhỏ nghèo hèn là nơi Chúa chọn để làm ngai tòa ngự trị của Ngài. Những người bé nhỏ lại là nhân vật lớn trứơc mặt Thiên Chúa, có thiên thần của Thiên Chúa là các vị uy linh ở trên trời đến làm người bảo vệ họ. Những người bé nhỏ, dù là những người yếu đuối lầm lỡ tội lỗi, dù đời có kinh bỉ thì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ công trình tác phẩm của Ngài. Chính Chúa Con đã phải bỏ cả Thiên đàng để đi vào trần gian khổ ải để đi tìm những con chiên lạc đó. Cho dù cuộc đi tìm đó là đêm khuya tăm tối, là nước mắt đau khổ vất vả, mọi người đều có một giá trị vô song, mà chỉ có Thiên Chúa, mới biết tỏ.
Nói đến giá trị một vị thánh có lẽ ta dễ hiểu, dễ công nhận. Thế nhưng khi nhìn nhận giá trị của một người ma túy, một bào thai bị giết, một người hay ăn gian nói dối chúng ta khó mà công nhận. Giá trị người tội lỗi ở đâu? Chỉ có Chúa biết. Và Ngài mời gọi chúng ta hãy tin Ngài. Ngài đang chết đi cho người tội lỗi để phục hồi giá trị vô song của họ.
Ai là người lớn nhất trong Nước trời? Theo Chúa Giêsu, trở nên trẻ nhỏ không những là một điều kiện để trở nên cao cả trong Nước Chúa mà còn là một đòi hỏi cần thiết để được nhận vào nước đó. Trẻ em luôn nhỏ bé yếu ớt cần sự giúp đỡ về mọi mặt, không có gì và cũng không nói gì trong cộng đoàn người lớn. Tẻ 2m như những người nghèo khó chỉ nhận lãnh cáhc vui vẻ cái mà người khác mang đến cho. Trẻ nhỏ luôn nhận biết mình phải tùy thu6ọc hoàn toàn vào người hkác, nhất là cha mẹ. Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ thái độ sơn sơ, khiêm tốn, nhạy cảm trước việc lãnh nhận những hồng ân Chúa ban. Cầu chúc anh chị em luôn sống Lời Chúa dạy hôm nay.
Tiệc mừng ban trưa tại TGM gói trọn tình hiệp thông mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận.
Sau tám năm phục vụ Giáo phận, Đức cha Phaolô đã hoàn thành sứ vụ trong tuổi thọ đáng kính. Ngài thanh thản an hưởng tuổi già bên đàn con cái trong Tu Đoàn Bác ái xã hội do Ngài sáng lập. Các tu sĩ gọi Ngài bằng lời thân thương “Bố”. Giờ đây “Bố” về bên đàn con, vui trong tuổi già hạnh phúc.
Đức cha Phaolô là vị Mục tử nhân lành. Ngài là con người độ lượng bao dung, hiền lành và đơn sơ. Ngài là con người của công việc. Nghĩ hưu là chuyển tiếp công việc tâm đắc cả một đời Linh mục và Giám Mục “Tin mừng cho người nghèo”.
Kính chúc Đức Cha trường thọ và khang an trong cánh tay Chúa và Mẹ Maria, hạnh phúc bên những người nghèo và đàn con cháu thân thương.
Hôm nay, nhân ngày 11.8, lễ kỷ niệm thụ phong Giám mục của Đức cha Phaolô và Đức Cha Nicolas, Giáo phận Phan thiết tổ chức lễ Tạ Ơn Chúa và tri ân hai Đức Cha cùng Đức Ông Tổng Đại Diện. Linh mục đoàn, đại diện các dòng tu, các chủng sinh, ban thường vụ các HĐGX, Giáo họ, đại diện các đoàn thể trong Giáo phận đã chung lời tạ ơn và tri ân.
Mở đầu thánh lễ, cha Phêrô Phạm Tiến Hành, Hạt trưởng hạt Hàm tân đọc lời tri ân.
Nhân ngày kỷ niệm tấn phong Giám mục của hai Đức Cha, chúng con đại diện cho cộng đoàn dân Chúa Giáo phận cùng chia sẻ niềm vui và chúc mừng hai Đức Cha. Nhưng đặc biệt hôm nay chúng con biết rằng: Tòa thánh đã chấp nhận đơn xin nghỉ hưu của Đức cha Phaolô vào ngày 25.7 vừa qua, nên cộng đoàn dân Chúa giáo phận tập họp nơi đây để bày tỏ lòng tri ân cảm tạ Đức cha sau 4 năm làm giám mục phó (Đức Cha đã sát cánh với Đức Cha Nicolas) và 4 năm Giám Mục Chính Tòa. Đức cha đã thực hiện bao công trình lớn cho giáo phận. Phải kể đến công trình Đức Mẹ Tàpao, (tuy chưa được hoàn chỉnh), rồi đến nhà Tĩnh tâm ba tầng đầy đủ tiện nghi cho các cha nghĩ hưu, kế đến nhiều giáo họ đã được nâng lên hàng giáo xứ và nhiều nhà thờ được xây mới… Ấy là chưa nói đến các công tác từ thiện bác ái xã hội mà Đức cha đã hoàn tất trong 8 năm làm giám mục.
Trọng kính Đức cha, thời gian tuy không lâu, nhưng các công trình Đức Cha để lại cho giáo phận thật ấn tượng. Chúng con xin hiệp ý với Đức cha tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, đồng thời chúng con xin dâng lên Đức cha món quà nhỏ gói ghém lòng chân thành tri ân cảm mến của chúng con. Xin Đức cha thương nhận.
Tiếp đó Cha Hạt trưởng hạt Hàm Tân cũng cám ơn Đức Ông Tổng Đại Diện như sau:
Theo giáo luật, khi Đức Cha chính tòa đã nghỉ hưu, thì Đức Ông cũng không còn quyền Tổng Đại Diện nữa. Bởi thế, nhân dịp này, cộng đoàn dân Chúa giáo phận cũng xin gửi đến Đức Ông lòng tri ân chân thành, vì những hy sinh đóng góp của Đức Ông đã cộng tác với Đức Cha Nicolas, và là cánh tay mặt của Đức Cha Phaolô. Nhờ sự khôn ngoan và đạo hạnh, Đức Ông đã cùng với hai Đức Cha lèo lái con thuyền giáo phận trong những năm qua, khắc phục những khó khăn, đạt được những thành quả đáng kể. Hơn nữa Đức Ông đã giúp giải quyết vấn đề hôn phối, thường hay đi thăm các giáo xứ và cộng đoàn nữ tu, chứng tỏ mối quan tâm của người mục tử nhân lành. Chúng con xin hiệp ý cùng hai Đức Cha và Đức Ông dâng lời cảm tả Thiên Chúa và xin Đức Ông nhận nơi đây lòng chân thành tri ân của chúng con. Chúng con đồng bái tạ.
Tiếp theo, Đức Cha Phaolô đáp từ với giọng nói nhẹ nhàng đầy xúc động:
Thưa Đức Ông, quý cha và Anh Chị Em, Tôi đã được Chúa gọi để phục vụ giáo phận từ ngày 11.8.2001, với bốn năm làm Giám mục phó giúp Đức cha già Nicolas và bốn năm thay thế ngài để điều hành giáo phận. Tôi biết tuổi mình đã lớn, khả năng có giới hạn. Sở dĩ tôi chấp nhận lãnh trách nhiệm này dù chẳng đem lại được gì nhiều cho giáo phận, nhưng ít ra tạm thời cáng đáng mọi công việc mục vụ để giáo phận khỏi thiếu người. Vì vào lúc đó tìm được người được cả Tòa Thánh và nhà nước thuận thỏa rất là khó khăn.
Bây giờ được Tòa Thánh cho nghĩ hưu là hạnh phúc cho tôi và cũng là hạnh phúc cho giáo phận vì có được vị Giám Mục mới trẻ trung và nhiều khả năng lãnh đạo.
Nhìn lại tám năm phục vụ, tôi thấy phải biết ơn quý cha, quý tu sĩ nam nữ đã giúp tôi chu toàn trách nhiệm của mình. Nhưng con người bao giờ cũng còn nhiều thiếu sót, nên trong việc điều hành có lúc va chạm hoặc chưa chu toàn hết trách nhiệm của mình. Tôi chân thành xin mọi người rộng lòng tha thứ.
Tôi cũng biết ơn chính quyền các cấp đã giúp tôi tạo nên cuộc đối thọai hài hòa để thỏa mãn những nhu cầu của giáo phận, và như vậy tôi cũng được dễ dàng thi hành trách nhiệm của mình. Chúc quý vị nhiều thành công.
Ngày bàn giao công việc hay là ngày lễ nhậm chức của Đức giám mục mới sẽ là ngày 3.9.2009. Phần tôi sau khi bàn giao công việc, tôi sẽ trở lại Tu đoàn Bác ái xã hội để tiếp tục công trình phục vụ người nghèo và anh em lương dân. Đó là lý tưởng của cả đời tôi: “Tin mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18). Cầu chúc anh chị em ngày càng thêm mạnh mẽ trong Đức Tin, vững vàng trong Đức Cậy và nhiệt thành trong Đức Mến.
Giảng trong thánh lễ, Đức cha Phaolô chia sẽ Tin mừng (Mt 18,1-5; 10-14) như sau:
Ai là người lớn nhất trong Nước Trời? Nếu có ai hỏi tôi như vậy, tôi sẽ trả lời rằng: đó là Thiên Chúa Ba Ngôi, vì trong Nước Thiên Chúa thì có Thiên Chúa Ba Ngôi, có Đức Mẹ, có các thánh, có các thiên thần. Vậy mà Chúa Giêsu, Ngài là hiện thân của Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài không tự xưng là người lớn nhất, mà Ngài lại đem một em bé đang chơi ngoài sân, đưa nó vào giữa họ để làm biểu tượng cho người lớn nhất trong Nước trời.
Trong tinh thần đầy tính thế tục, các tông đồ đang coi cái chức danh, cái địa vị, cái quyền lực là quan trọng. Nhưng đối với Đức Giêsu, Đấng là Ánh Sáng, là Chân Lý, đem Sự Thật đến rao giảng cho mọi người, Ngài lại có câu trả lời làm cho mọi người phải bỡ ngỡ. Hãy khoan nói chuyện ai là người lớn nhất trong Nước trời, mà trước hết phải hỏi mình có được ở trong Nước Trời không đã. Đừng có tưởng mình là Tông đồ, là Giám mục, là Linh mục, là người có đạo đi lễ hàng tuần là được ở trong Nước trời rồi. “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước trời”.
Chúa nói cho họ biết trong Nước Thiên Chúa, chức danh là cái gì nếu không phải là tình cha, là nghĩa con, là yêu thương phục vụ, anh em là làm sáng danh Cha, là sống theo ý Cha, như Kinh Lạy Cha đã dạy.
Hãy biết làm con Cha như em bé trong tay cha mẹ nó. Chính Chúa Giêsu đã đi con đường đó. Ngài xác định sự chọn lựa cho cả cuộc đời là yêu thương phục vụ, phục vụ cho đến hiến cả mạng sống mình theo thánh ý Cha. Ý Cha trở thành lương thực hằng ngày của Ngài. Ngài từng nói với các tông đồ: lương thực của Thầy là thi hành ý muốn Đấng đã sai Thầy. Lúc đó Ngài đang bận tâm loan báo Tin Mừng cho dân làng ở Samari.
Ngài muốn làm một em bé ngoan trong nhà cha. Em bé ngoan đó hiền như con chiên, là bạn hiền của đám mục đồng nghèo khổ, là người thợ mộc dễ thương với xóm làng Nazarét, là tấm bánh bẻ ra cho muôn người nơi Bí tích Thánh Thể, là một tử tội vì muốn gánh lấy tội lỗi cả nhân loại mà chiết đi trong khoan dung tha thứ. Giêsu em bé là như vậy.
Cho nên khi các tông đồ đánh giá hạnh phúc con người là quyền hành thật lớn, giàu sang tột bực, thì Ngài lại chỉ cho họ: hãy làm đứa con thơ bé trong nhà Cha. Hãy biết ngoan ngoãn, hãy biết yêu mến, hãy để cho Chúa Cha dìu dắt đời mình. Trên thập giá Ngài công bố: “mọi sự đã hoàn tất”. Hoàn tất cuộc đời theo ý Cha. An bình dâng hiến mạng sống mình.
Ngài lấy em bé làm biểu tượng cho mọi quyền hành. Biểu tượng đó đánh đổ mọi thứ kiêu căng bá chủ quyền ăn trên ngồi trước, mọi thứ trục lợi ích kỷ, mọi thứ hưởng thụ phè phỡn mà người đời đang khao khát.
Biểu tượng đó mời gọi chúng ta hãy đặt mọi thứ hạnh phúc, danh dự của cuộc đời trong bàn tay Cha. Đơn sơ, tin tưởng, dễ thương, mong được Chúa yêu, Chúa ẵm vào lòng, Chúa hôn vào má. Đó mới là hạnh phúc thật của chúng ta.
Giêsu em bé đã được Cha ban tặng mọi quyền hành trên trời dưới đất vì đã sống một cuộc đời hạ mình tột độ, hy sinh tột độ, yêu mến tột độ.
Nhân câu chuyện quyền hành và em bé, Chúa lại nói đến giá trị vô song của con người. Dù đó là em bé, là bào thai, là người khuyết tật, là người ăn xin bên vệ đường, là người nghèo khổ bị bỏ rơi: ai là người cũng mang hình ảnh Thiên Chúa, là nơi cư trú của Chúa Phục Sinh, là giá máu của Chúa đổ ra để cứu chuộc.
Xã hội càng văn minh, càng giàu có lại càng dễ kinh người, càng dễ loại trừ người thấp cổ bé miệng, càng có khuynh hướng đánh đổ quyền lợi người khác, càng dễ giết người, càng dễ phá thai…
Chúa đã cổ vũ cho một xã hội huynh đệ, đề cao giá trị vô song của mọi người. Lời giảng dạy của Chúa đặt trên tảng cơ bản. Những người bé nhỏ nghèo hèn là nơi Chúa chọn để làm ngai tòa ngự trị của Ngài. Những người bé nhỏ lại là nhân vật lớn trứơc mặt Thiên Chúa, có thiên thần của Thiên Chúa là các vị uy linh ở trên trời đến làm người bảo vệ họ. Những người bé nhỏ, dù là những người yếu đuối lầm lỡ tội lỗi, dù đời có kinh bỉ thì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ công trình tác phẩm của Ngài. Chính Chúa Con đã phải bỏ cả Thiên đàng để đi vào trần gian khổ ải để đi tìm những con chiên lạc đó. Cho dù cuộc đi tìm đó là đêm khuya tăm tối, là nước mắt đau khổ vất vả, mọi người đều có một giá trị vô song, mà chỉ có Thiên Chúa, mới biết tỏ.
Nói đến giá trị một vị thánh có lẽ ta dễ hiểu, dễ công nhận. Thế nhưng khi nhìn nhận giá trị của một người ma túy, một bào thai bị giết, một người hay ăn gian nói dối chúng ta khó mà công nhận. Giá trị người tội lỗi ở đâu? Chỉ có Chúa biết. Và Ngài mời gọi chúng ta hãy tin Ngài. Ngài đang chết đi cho người tội lỗi để phục hồi giá trị vô song của họ.
Ai là người lớn nhất trong Nước trời? Theo Chúa Giêsu, trở nên trẻ nhỏ không những là một điều kiện để trở nên cao cả trong Nước Chúa mà còn là một đòi hỏi cần thiết để được nhận vào nước đó. Trẻ em luôn nhỏ bé yếu ớt cần sự giúp đỡ về mọi mặt, không có gì và cũng không nói gì trong cộng đoàn người lớn. Tẻ 2m như những người nghèo khó chỉ nhận lãnh cáhc vui vẻ cái mà người khác mang đến cho. Trẻ nhỏ luôn nhận biết mình phải tùy thu6ọc hoàn toàn vào người hkác, nhất là cha mẹ. Chúa Giêsu muốn dạy các môn đệ thái độ sơn sơ, khiêm tốn, nhạy cảm trước việc lãnh nhận những hồng ân Chúa ban. Cầu chúc anh chị em luôn sống Lời Chúa dạy hôm nay.
Tiệc mừng ban trưa tại TGM gói trọn tình hiệp thông mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận.
Sau tám năm phục vụ Giáo phận, Đức cha Phaolô đã hoàn thành sứ vụ trong tuổi thọ đáng kính. Ngài thanh thản an hưởng tuổi già bên đàn con cái trong Tu Đoàn Bác ái xã hội do Ngài sáng lập. Các tu sĩ gọi Ngài bằng lời thân thương “Bố”. Giờ đây “Bố” về bên đàn con, vui trong tuổi già hạnh phúc.
Đức cha Phaolô là vị Mục tử nhân lành. Ngài là con người độ lượng bao dung, hiền lành và đơn sơ. Ngài là con người của công việc. Nghĩ hưu là chuyển tiếp công việc tâm đắc cả một đời Linh mục và Giám Mục “Tin mừng cho người nghèo”.
Kính chúc Đức Cha trường thọ và khang an trong cánh tay Chúa và Mẹ Maria, hạnh phúc bên những người nghèo và đàn con cháu thân thương.
Ơn Gọi đặc biệt của một người bại liệt: dậy giáo lý và sáng tác thánh ca
Lãng Tử
21:24 11/08/2009
Một buổi chiều thứ năm, trước lúc cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa ở nhà thờ Chí Hoà, một em trong Đội Quân Ao Xanh đưa cho tôi tập nhạc và 4 CD mang tựa đề “Tất Cả Là Hồng An” gồm 50 bài hát lấy chủ đề theo Lịch Phụng Vụ. Tác giả của những bài hát đó là nhạc sĩ Giuse Nguyễn Đức Nghị, một người bại liệt toàn đang nằm trên giường bệnh. Tôi vẫn tự hỏi: “Làm sao một người liệt toàn thân mà lại có thể sáng tác nhạc được? Có dịp phải ghé thăm người nhạc sĩ này để viết một bài về chứng nhân giữa đời thường”
Chưa thực hiện được ý định này, thì cũng buổi chiều thứ năm ở nhà thờ Chí Hoà, sau giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa, một người bạn lại giới thiệu với tôi tác phẩm độc đáo khác của người nhạc sĩ bại liệt toàn thân này. Đó là tập nhạc “Kinh Mân Côi (The Holy Rosary) Song Ngữ Anh Việt- Trọn Bộ 20 Mầu Nhiệm Vui-Sáng-Thương-Mừng”. Nhạc và lời của Đức Nghị. Lời tiếng Anh của Trung Chính. Đi kèm với tập nhạc là một DVD và một CD. Lần này thì không thể chần chừ được nữa, tôi lập tức tìm đến địa chỉ của tác gỉa để xem hư thực thế nào.
Người cháu dẫn tôi lên lầu của một căn nhà thuộc giáo xứ Bùi Phát. Người mà tôi muốn gặp có dáng dấp thật nghệ sĩ, cặp kính trắng, bộ râu trắng đẹp với mái tóc dài bồng bềnh phủ vầng trán rộng, và nụ cười thật tươi. Ông không thể đứng lên để bắt tay chào hỏi tôi được, chỉ ngồi trên ghế dựa cố gắng giơ bàn tay với những ngón co quắp để chào khách. Người nhạc sĩ đã bước tới ngưỡng tuổi 73 với 24 năm bất động trên giường bệnh, thong thả kể lại chuyện đời mình như những thước phim quay chậm.
Cú Té Định Mệnh
Ông còn nhớ rất rõ cú té định mệnh đó xảy ra vào buổi chiều ngày 30-10-1985 khi ông đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa thăm mộ người thân, dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị cho ngày lễ Cầu Hồn 02-11. Khi đi ngang một ngôi mộ đẹp, ông dừng xe lại để nhìn cho kỹ, vô tình đạp trúng một hòn đá và trợt chân té ngã. Tưởng chỉ bị đau chút xíu, không ngờ cú té định mệnh đó làm ông bị chấn thương tuỷ sống số 9, toàn thân mềm như cọng bún. Kết quả là ông bị liệt toàn thân vào cái tuổi 49.
Trong tập nhạc “Tất Cả Là Hồng An”, ông tình tự: “Thời gian hơn 20 năm bất động trên giường bệnh, một con số thật khủng khiếp. Mỗi khi nghĩ đến lại cảm thấy bàng hoàng. Suốt những năm tháng ấy, tôi sống trong lo lắng, đau khổ, buồn phiền, tinh thần bị giao động, khủng hoảng, cả niềm tin cũng đã bao lần bị lung lay chao đảo. Nhiều lúc tôi hầu như ngã lòng trước căn bệnh nan y cực kỳ hiểm nghèo này. Căn bệnh đã khống chế tất cả những thao tác hoạt động tự nhiên và bình thường của con người. Mọi sinh hoạt cá nhân tôi không thể tự mình làm được. Tất cả mọi việc đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình. Chính vì thế tôi rất mặc cảm vì mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Những người thân đêm ngày vất vả mệt mỏi chăm sóc cho tôi như một đứa bé.”
Ông thở dài và tiếp: “Tôi chỉ biết âm thầm cầu nguyện, xin Chúa ban cho mọi người sức khoẻ, bình an, và thêm kiên nhẫn chịu đựng bao khó nhọc để giúp đỡ tôi trong những năm tháng nằm bệnh.”
Ơn Gọi Nằm Bệnh
Tôi hỏi ông cách nào để vượt qua những thử thách nghiệt ngã trong hơn 20 năm liệt giường. Ông mỉm cười cho biết: “Trước đây mỗi khi nói đến Ơn Thiên Triệu, hay Ơn Gọi, thường ai cũng nghĩ ngay đến ơn được Chúa gọi và chọn làm linh mục, tu sĩ. Ít ai nghĩ đến ơn gọi làm giáo dân. Những người có Ơn Gọi được Sai Đi đến những cánh đồng truyền giáo mênh mông bát ngát. Đó là Ơn Gọi Sai Đi. Phần tôi, sau khi lâm nạn, nằm bất động được một năm, tôi cũng nhận ra Ơn Gọi Đặc Biệt của mình. Tôi không có Ơn Gọi Sai Đi, nhưng có Ơn Gọi Sai Nằm. Vâng đúng thế! Với Ơn Gọi Sai Nằm, tôi đã thi hành sứ mạng đó hơn 20 năm. Hiện giờ vẫn chưa tự ngồi, và cũng chưa trỗi dậy được.
“Ơn gọi tức là Ý Chúa, mà đã là Ý Chúa thì như Đức Maria, tôi cũng Xin Vâng. Nhờ ánh sáng đức tin, tôi đã nhận ra sự quan phòng kỳ diệu Chúa dành cho mỗi người. Mỗi người có một Ơn Gọi khác nhau, và Chúa luôn đồng hành với từng người trong mọi cảnh huống và biến cố bất thường của đời mình. Từ lúc nhận ra điều đó, tôi thấy lòng mình bớt cô đơn, bớt lo lắng, và được bình an hơn. Tôi biết cậy trông, cầu nguyện và tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa hơn…”
Giáo Lý Tại Gia
Sau 5 năm liệt giường, ông không muốn mình tiếp tục sống một cách vô dụng như thế. Ông không muốn mình mãi là thân tầm gởi, sống nhờ người khác. Phải có cách nào thực hiện “Ơn Gọi Sai Nằm” của mình chứ ? Với vốn liếng Giáo Lý Kinh Thánh khá phong phú mà ông đã chịu khó học hỏi khi chưa ngã bệnh, ông bắt đầu nhẩm ôn lại và hệ thống hoá cho vào kho dữ liệu trong đầu. Đến năm 1990 ông bắt đầu công việc Giáo Lý Tại Gia.
Tôi thắc mắc không biết nếu chỉ nằm liệt giường như vậy thì ông dạy giáo lý như thế nào, ở đâu, cho ai? Một số cha xứ thân quen, biết được trình độ và hoàn cảnh của ông đã tạo điều kiện để ông làm công việc này. Số là có những anh chị sắp lập gia đình mà vì mắc bận công tác tại cơ quan không thể sắp xếp thời gian đến dự các lớp giáo lý hôn nhân chính thức tại giáo xứ được, cho nên cha xứ giới thiệu đến tận nhà ông Nghị để học. Có khi những người Việt kiều về Việt Nam lập gia đình, hay những người tôn giáo bạn muốn theo học đạo mà không có thì giờ theo học chính thức thì đến đây ông kèm tại gia. Lớp giáo lý hôn nhân và tân tòng của ông mỗi ngày chia làm 3 ca: sáng, chiều, tối. Người nhà đặt ông nằm trên giường, các học viên ngồi chung quanh nghe ông hướng dẫn. Khoá học 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi, tuỳ học viên đến bất cứ giờ nào cũng được. Dù nằm dạy học, nhưng ông rất nghiêm túc, học viên phải học đủ giờ mới nhận được chứng chỉ đưa về cho cha xứ. Khi đến lớp, học viên phải đem theo cuốn Kinh Thánh, Giáo lý và chuỗi Mân Côi. Sau khoá học những bạn đó phải biết những điểm căn bản giáo lý, Thánh Kinh và lần chuỗi Mân Côi. Những buổi tĩnh tâm tại gia để kết thúc khoá học, hay chuẩn bị cho những đôi sắp làm đám cưới cũng được ông tổ chức rất chu đáo.
Từ năm 1990 đến năm 2006, đã có khoảng gần 200 cặp đến ngồi quanh giường bệnh để nghe một người bất toại toàn thân giúp họ về Giáo Lý Hôn Nhân và Dự Tòng. Chúa ban cho ông có một trí nhớ khá tốt, vì không thể tự mở sách, cũng không thể viết lách gì được, cho nên giáo án ông soạn trong đầu và đều dạy thuộc lòng. Ông có thể nhớ Kinh Thánh từng đoạn từng câu vanh vách.
Nhạc Trên Giường Bệnh
Đầu năm 2004 khi nghĩ đến những người đang hăng say không biết mỏi mệt trên những nẻo đường được Sai Đi, ông lại nghĩ đến bản thân mình, mặc dầu được Sai Nằm thì cũng có cách của người nằm. Ông luôn tự hỏi: “Có cách nào để một người bất toại như ông có thể truyền giáo được không ?” Để góp phần nhỏ bé vào hành trang cho những người được Sai Đi, ngoài những giờ dạy giáo lý, ông bắt đầu sáng tác những bài hát đơn sơ dễ hát để cầu nguyện. Đầu tiên là bài hát “Xin Ơn Thánh Thần” cho các học viên lớp giáo lý tại gia của ông. Rồi trong vòng một năm trời vừa nằm dạy gíao lý vừa sáng tác, ông đã làm được 50 bài hát Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Phục Sinh, các ngày Lễ Trọng, Đức Mẹ và Thánh Giuse (đã được ĐGM Giuse Vũ Duy Thống Imprimatur)
Ông tự nhận mình chỉ là nhạc sĩ nghiệp dư, không xuất thân từ trường lớp nào hết. Tự học nhạc từ năm 15 tuổi, nhưng mãi đến năm 68 tuổi mới bắt đầu tập tành làm nhạc khi nằm liệt trên giường bệnh. Ông giơ cho tôi thấy 10 ngón tay cong queo, chỉ có ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải còn cử động được đôi chút đủ để ký tên mà thôi, mỉm cười nói: “Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa. Tôi đây năm ngón cong queo đủ chiều!”
Nhạc sĩ thường sáng tác với cây đàn, còn ông chỉ sáng tác trong đầu, có khi suốt cả một đêm. Khi đứa con tinh thần đã “chín” ở trong đầu, ông đọc cho một người thư ký không có đạo cũng chẳng biết nhạc ghi lại ca từ, nốt nhạc. Sau đó ông tiếp tục sửa đi chữa lại nhiều lần cho đến khi bản nhạc được hoàn chỉnh. Từ năm 2007 đến 2008, những bài hát của ông đã được phát nhiều lần trên đài Chân Lý Á Châu.
Lòng Yêu Mến Mẹ
Tháng 03-2007 hưởng ứng lời mời gọi của Đức Hồng Y Gioan, nhạc sĩ Đức Nghị đã dệt nhạc 20 mầu nhiệm của Kinh Mân Côi gồm 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng để cộng đoàn có thể cùng nhau suy gẫm tràng chuỗi theo giòng nhạc, bằng lời ca tiếng hát. Nét độc đáo của tập nhạc Kinh Mân Côi (The Holy Rosary) là ca từ này được viết bằng 2 thứ tiếng Việt ngữ và Anh ngữ (lời tiếng Anh của Trung Chính). Chỉ nằm trên giường bệnh thế mà ông có thể cậy nhờ nhiều người phụ giúp để các bài hát được thu âm trong 1 CD và in thành tập sách Kinh Mân Côi (Đức Hồng Y Imprimatur, Nhà xuất bản Tôn Giáo phát hành). Sau đó ông cố gắng làm thêm một DVD nữa cho trọn bộ.
Ký tên tặng tôi nguyên một bộ gồm tập sách, CD và DVD, ông nói: “Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, 20 mầu nhiệm Kinh Mân Côi được dệt nhạc có lời song ngữ Anh-Việt đi kèm DVD. Chính Đức Mẹ đã dùng tôi để làm việc này. Nếu khoẻ mạnh như những người khác chưa chắc tôi đã làm được. Hơn 20 năm trên giường bệnh, không bước ra khỏi cửa, không tiếp xúc được với thế giới bên ngoài, không quan hệ quen biết với nhiều người. Nếu Chúa không giúp sức thì làm sao tôi hoàn thành được công việc này? Thú thật nếu không có ơn Chúa, không có niềm tin vào Chúa thì tôi đã tìm đường đi đến cái chết từ lâu rồi!”
Sau đó bên ly cà phê buổi sáng, ông say sưa hát cho tôi nghe những bài ca suy niệm Kinh Mân Côi. Ông hát bằng chính trái tim mình vì đó là những biến cố Vui-Sáng-Thương-Mừng mà ông đã trải nghiệm trong chính cuộc đời của ông, mà dường như nhìn bằng con mắt tự nhiên, thì mầu nhiệm Thương đã chiếm gần trọn cuộc đời ông rồi.
Vâng đúng thật như thế. Vì không chỉ tứ chi bất động mà ông còn bị chứng cườm mắt nữa. Hiện nay con mắt bên phải hoàn toàn không thấy đường, con mắt bên trái thị lực rất kém, mỗi lần đọc sách ông phải dùng kính lúp! Ngoài ra ông còn bị bệnh tiểu đường và phải đặt ống thông đường tiểu tiện đến suốt đời. Chúa đã dùng chính con người yếu đuối bệnh hoạn như thế để làm những việc mà ngay người khoẻ mạnh cũng chưa chắc làm được để cho thấy sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con người (2Cor 12, 9).
Tất Cả Là Hồng Ân
Không chỉ sáng tác nhạc đạo, ông còn làm thơ làm nhạc. Năm 2008, nhà xuất bản Văn Nghệ đã phát hành “12 Ca Khúc Tình Tự Quê Hương” của Đức Nghị. Ông ngâm nga cho tôi nghe câu thơ: “Tổ quốc tôi Việt Nam yêu dấu. Mệnh nước nổi trôi bốn ngàn năm. Thăng trầm binh biến bao nguy khó. Kiên định trường tồn vạn vạn năm…”
Chia tay ông, tôi nhớ lại lời nhận xét của nhạc sĩ Ngọc Kôn sau lần ghé thăm ông: “Bên trong số phận nghiệt ngã là cả một nguồn hồng phúc. Bên trong thân xác tàn dại là cả một sức sống ngùn ngụt trẻ trung…Bạn trẻ nghe nhạc của Đức Nghị sẽ nghĩ ông già ngoài 70 là người cùng trang lứa, vì dòng nhạc không khác mấy với những nhạc sĩ trẻ đương thời. Tôi nghĩ thì ra, tâm hồn bên trong của nhạc sĩ hẳn phải là thấm nhuần Đức-ân, tinh thần bên trong phải mạnh mẽ Nghị-lực, mới có thể cho ra chất nhạc lạc quan và trong sáng như thế, dù thỉnh thoảng vẫn còn vương sót những dấu thăng giáng như tiếng thở dài nho nhỏ đầy chất thân phận…”
Bên tay tôi còn văng vẳng lời nhắn gởi của người nhạc sĩ bại liệt, tàn mà không phế: “Tôi chỉ muốn qua những tác phẩm của mình gởi đến mọi người lời Tạ Ơn của một bệnh nhân sống nhờ và sống trong Niềm Tin và Hy Vọng. Dù sao đi nữa tôi vẫn tin Chúa là Cha nhân từ. Tôi “chọn Chúa” chứ không chọn “việc của Chúa”. “Việc của Chúa” nếu tôi không làm sẽ có người khác làm. Nếu tôi chỉ chọn “việc của Chúa” thì khi thành công tôi sẽ kiêu ngạo, lúc thất bại tôi sẽ chán nản ngã lòng, khi không được làm công việc đó nữa tôi sẽ bị hụt hẫng. Alleluia, chính vì tôi đã “chọn Chúa” nên tôi chỉ làm theo Ý Chúa, chỉ phó thác cho Lòng Thương Xót của Chúa nên tôi luôn được bình an giữa bao giông tố cuộc đời… vì tôi luôn nhận ra trong mọi biến cố TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN!”
Chưa thực hiện được ý định này, thì cũng buổi chiều thứ năm ở nhà thờ Chí Hoà, sau giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa, một người bạn lại giới thiệu với tôi tác phẩm độc đáo khác của người nhạc sĩ bại liệt toàn thân này. Đó là tập nhạc “Kinh Mân Côi (The Holy Rosary) Song Ngữ Anh Việt- Trọn Bộ 20 Mầu Nhiệm Vui-Sáng-Thương-Mừng”. Nhạc và lời của Đức Nghị. Lời tiếng Anh của Trung Chính. Đi kèm với tập nhạc là một DVD và một CD. Lần này thì không thể chần chừ được nữa, tôi lập tức tìm đến địa chỉ của tác gỉa để xem hư thực thế nào.
Người cháu dẫn tôi lên lầu của một căn nhà thuộc giáo xứ Bùi Phát. Người mà tôi muốn gặp có dáng dấp thật nghệ sĩ, cặp kính trắng, bộ râu trắng đẹp với mái tóc dài bồng bềnh phủ vầng trán rộng, và nụ cười thật tươi. Ông không thể đứng lên để bắt tay chào hỏi tôi được, chỉ ngồi trên ghế dựa cố gắng giơ bàn tay với những ngón co quắp để chào khách. Người nhạc sĩ đã bước tới ngưỡng tuổi 73 với 24 năm bất động trên giường bệnh, thong thả kể lại chuyện đời mình như những thước phim quay chậm.
Cú Té Định Mệnh
Ông còn nhớ rất rõ cú té định mệnh đó xảy ra vào buổi chiều ngày 30-10-1985 khi ông đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa thăm mộ người thân, dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị cho ngày lễ Cầu Hồn 02-11. Khi đi ngang một ngôi mộ đẹp, ông dừng xe lại để nhìn cho kỹ, vô tình đạp trúng một hòn đá và trợt chân té ngã. Tưởng chỉ bị đau chút xíu, không ngờ cú té định mệnh đó làm ông bị chấn thương tuỷ sống số 9, toàn thân mềm như cọng bún. Kết quả là ông bị liệt toàn thân vào cái tuổi 49.
Trong tập nhạc “Tất Cả Là Hồng An”, ông tình tự: “Thời gian hơn 20 năm bất động trên giường bệnh, một con số thật khủng khiếp. Mỗi khi nghĩ đến lại cảm thấy bàng hoàng. Suốt những năm tháng ấy, tôi sống trong lo lắng, đau khổ, buồn phiền, tinh thần bị giao động, khủng hoảng, cả niềm tin cũng đã bao lần bị lung lay chao đảo. Nhiều lúc tôi hầu như ngã lòng trước căn bệnh nan y cực kỳ hiểm nghèo này. Căn bệnh đã khống chế tất cả những thao tác hoạt động tự nhiên và bình thường của con người. Mọi sinh hoạt cá nhân tôi không thể tự mình làm được. Tất cả mọi việc đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình. Chính vì thế tôi rất mặc cảm vì mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Những người thân đêm ngày vất vả mệt mỏi chăm sóc cho tôi như một đứa bé.”
Ông thở dài và tiếp: “Tôi chỉ biết âm thầm cầu nguyện, xin Chúa ban cho mọi người sức khoẻ, bình an, và thêm kiên nhẫn chịu đựng bao khó nhọc để giúp đỡ tôi trong những năm tháng nằm bệnh.”
Ơn Gọi Nằm Bệnh
Tôi hỏi ông cách nào để vượt qua những thử thách nghiệt ngã trong hơn 20 năm liệt giường. Ông mỉm cười cho biết: “Trước đây mỗi khi nói đến Ơn Thiên Triệu, hay Ơn Gọi, thường ai cũng nghĩ ngay đến ơn được Chúa gọi và chọn làm linh mục, tu sĩ. Ít ai nghĩ đến ơn gọi làm giáo dân. Những người có Ơn Gọi được Sai Đi đến những cánh đồng truyền giáo mênh mông bát ngát. Đó là Ơn Gọi Sai Đi. Phần tôi, sau khi lâm nạn, nằm bất động được một năm, tôi cũng nhận ra Ơn Gọi Đặc Biệt của mình. Tôi không có Ơn Gọi Sai Đi, nhưng có Ơn Gọi Sai Nằm. Vâng đúng thế! Với Ơn Gọi Sai Nằm, tôi đã thi hành sứ mạng đó hơn 20 năm. Hiện giờ vẫn chưa tự ngồi, và cũng chưa trỗi dậy được.
“Ơn gọi tức là Ý Chúa, mà đã là Ý Chúa thì như Đức Maria, tôi cũng Xin Vâng. Nhờ ánh sáng đức tin, tôi đã nhận ra sự quan phòng kỳ diệu Chúa dành cho mỗi người. Mỗi người có một Ơn Gọi khác nhau, và Chúa luôn đồng hành với từng người trong mọi cảnh huống và biến cố bất thường của đời mình. Từ lúc nhận ra điều đó, tôi thấy lòng mình bớt cô đơn, bớt lo lắng, và được bình an hơn. Tôi biết cậy trông, cầu nguyện và tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa hơn…”
Giáo Lý Tại Gia
Sau 5 năm liệt giường, ông không muốn mình tiếp tục sống một cách vô dụng như thế. Ông không muốn mình mãi là thân tầm gởi, sống nhờ người khác. Phải có cách nào thực hiện “Ơn Gọi Sai Nằm” của mình chứ ? Với vốn liếng Giáo Lý Kinh Thánh khá phong phú mà ông đã chịu khó học hỏi khi chưa ngã bệnh, ông bắt đầu nhẩm ôn lại và hệ thống hoá cho vào kho dữ liệu trong đầu. Đến năm 1990 ông bắt đầu công việc Giáo Lý Tại Gia.
Tôi thắc mắc không biết nếu chỉ nằm liệt giường như vậy thì ông dạy giáo lý như thế nào, ở đâu, cho ai? Một số cha xứ thân quen, biết được trình độ và hoàn cảnh của ông đã tạo điều kiện để ông làm công việc này. Số là có những anh chị sắp lập gia đình mà vì mắc bận công tác tại cơ quan không thể sắp xếp thời gian đến dự các lớp giáo lý hôn nhân chính thức tại giáo xứ được, cho nên cha xứ giới thiệu đến tận nhà ông Nghị để học. Có khi những người Việt kiều về Việt Nam lập gia đình, hay những người tôn giáo bạn muốn theo học đạo mà không có thì giờ theo học chính thức thì đến đây ông kèm tại gia. Lớp giáo lý hôn nhân và tân tòng của ông mỗi ngày chia làm 3 ca: sáng, chiều, tối. Người nhà đặt ông nằm trên giường, các học viên ngồi chung quanh nghe ông hướng dẫn. Khoá học 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi, tuỳ học viên đến bất cứ giờ nào cũng được. Dù nằm dạy học, nhưng ông rất nghiêm túc, học viên phải học đủ giờ mới nhận được chứng chỉ đưa về cho cha xứ. Khi đến lớp, học viên phải đem theo cuốn Kinh Thánh, Giáo lý và chuỗi Mân Côi. Sau khoá học những bạn đó phải biết những điểm căn bản giáo lý, Thánh Kinh và lần chuỗi Mân Côi. Những buổi tĩnh tâm tại gia để kết thúc khoá học, hay chuẩn bị cho những đôi sắp làm đám cưới cũng được ông tổ chức rất chu đáo.
Từ năm 1990 đến năm 2006, đã có khoảng gần 200 cặp đến ngồi quanh giường bệnh để nghe một người bất toại toàn thân giúp họ về Giáo Lý Hôn Nhân và Dự Tòng. Chúa ban cho ông có một trí nhớ khá tốt, vì không thể tự mở sách, cũng không thể viết lách gì được, cho nên giáo án ông soạn trong đầu và đều dạy thuộc lòng. Ông có thể nhớ Kinh Thánh từng đoạn từng câu vanh vách.
Nhạc Trên Giường Bệnh
Đầu năm 2004 khi nghĩ đến những người đang hăng say không biết mỏi mệt trên những nẻo đường được Sai Đi, ông lại nghĩ đến bản thân mình, mặc dầu được Sai Nằm thì cũng có cách của người nằm. Ông luôn tự hỏi: “Có cách nào để một người bất toại như ông có thể truyền giáo được không ?” Để góp phần nhỏ bé vào hành trang cho những người được Sai Đi, ngoài những giờ dạy giáo lý, ông bắt đầu sáng tác những bài hát đơn sơ dễ hát để cầu nguyện. Đầu tiên là bài hát “Xin Ơn Thánh Thần” cho các học viên lớp giáo lý tại gia của ông. Rồi trong vòng một năm trời vừa nằm dạy gíao lý vừa sáng tác, ông đã làm được 50 bài hát Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Phục Sinh, các ngày Lễ Trọng, Đức Mẹ và Thánh Giuse (đã được ĐGM Giuse Vũ Duy Thống Imprimatur)
Ông tự nhận mình chỉ là nhạc sĩ nghiệp dư, không xuất thân từ trường lớp nào hết. Tự học nhạc từ năm 15 tuổi, nhưng mãi đến năm 68 tuổi mới bắt đầu tập tành làm nhạc khi nằm liệt trên giường bệnh. Ông giơ cho tôi thấy 10 ngón tay cong queo, chỉ có ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải còn cử động được đôi chút đủ để ký tên mà thôi, mỉm cười nói: “Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa. Tôi đây năm ngón cong queo đủ chiều!”
Nhạc sĩ thường sáng tác với cây đàn, còn ông chỉ sáng tác trong đầu, có khi suốt cả một đêm. Khi đứa con tinh thần đã “chín” ở trong đầu, ông đọc cho một người thư ký không có đạo cũng chẳng biết nhạc ghi lại ca từ, nốt nhạc. Sau đó ông tiếp tục sửa đi chữa lại nhiều lần cho đến khi bản nhạc được hoàn chỉnh. Từ năm 2007 đến 2008, những bài hát của ông đã được phát nhiều lần trên đài Chân Lý Á Châu.
Lòng Yêu Mến Mẹ
Tháng 03-2007 hưởng ứng lời mời gọi của Đức Hồng Y Gioan, nhạc sĩ Đức Nghị đã dệt nhạc 20 mầu nhiệm của Kinh Mân Côi gồm 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng để cộng đoàn có thể cùng nhau suy gẫm tràng chuỗi theo giòng nhạc, bằng lời ca tiếng hát. Nét độc đáo của tập nhạc Kinh Mân Côi (The Holy Rosary) là ca từ này được viết bằng 2 thứ tiếng Việt ngữ và Anh ngữ (lời tiếng Anh của Trung Chính). Chỉ nằm trên giường bệnh thế mà ông có thể cậy nhờ nhiều người phụ giúp để các bài hát được thu âm trong 1 CD và in thành tập sách Kinh Mân Côi (Đức Hồng Y Imprimatur, Nhà xuất bản Tôn Giáo phát hành). Sau đó ông cố gắng làm thêm một DVD nữa cho trọn bộ.
Ký tên tặng tôi nguyên một bộ gồm tập sách, CD và DVD, ông nói: “Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, 20 mầu nhiệm Kinh Mân Côi được dệt nhạc có lời song ngữ Anh-Việt đi kèm DVD. Chính Đức Mẹ đã dùng tôi để làm việc này. Nếu khoẻ mạnh như những người khác chưa chắc tôi đã làm được. Hơn 20 năm trên giường bệnh, không bước ra khỏi cửa, không tiếp xúc được với thế giới bên ngoài, không quan hệ quen biết với nhiều người. Nếu Chúa không giúp sức thì làm sao tôi hoàn thành được công việc này? Thú thật nếu không có ơn Chúa, không có niềm tin vào Chúa thì tôi đã tìm đường đi đến cái chết từ lâu rồi!”
Sau đó bên ly cà phê buổi sáng, ông say sưa hát cho tôi nghe những bài ca suy niệm Kinh Mân Côi. Ông hát bằng chính trái tim mình vì đó là những biến cố Vui-Sáng-Thương-Mừng mà ông đã trải nghiệm trong chính cuộc đời của ông, mà dường như nhìn bằng con mắt tự nhiên, thì mầu nhiệm Thương đã chiếm gần trọn cuộc đời ông rồi.
Vâng đúng thật như thế. Vì không chỉ tứ chi bất động mà ông còn bị chứng cườm mắt nữa. Hiện nay con mắt bên phải hoàn toàn không thấy đường, con mắt bên trái thị lực rất kém, mỗi lần đọc sách ông phải dùng kính lúp! Ngoài ra ông còn bị bệnh tiểu đường và phải đặt ống thông đường tiểu tiện đến suốt đời. Chúa đã dùng chính con người yếu đuối bệnh hoạn như thế để làm những việc mà ngay người khoẻ mạnh cũng chưa chắc làm được để cho thấy sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con người (2Cor 12, 9).
Tất Cả Là Hồng Ân
Không chỉ sáng tác nhạc đạo, ông còn làm thơ làm nhạc. Năm 2008, nhà xuất bản Văn Nghệ đã phát hành “12 Ca Khúc Tình Tự Quê Hương” của Đức Nghị. Ông ngâm nga cho tôi nghe câu thơ: “Tổ quốc tôi Việt Nam yêu dấu. Mệnh nước nổi trôi bốn ngàn năm. Thăng trầm binh biến bao nguy khó. Kiên định trường tồn vạn vạn năm…”
Chia tay ông, tôi nhớ lại lời nhận xét của nhạc sĩ Ngọc Kôn sau lần ghé thăm ông: “Bên trong số phận nghiệt ngã là cả một nguồn hồng phúc. Bên trong thân xác tàn dại là cả một sức sống ngùn ngụt trẻ trung…Bạn trẻ nghe nhạc của Đức Nghị sẽ nghĩ ông già ngoài 70 là người cùng trang lứa, vì dòng nhạc không khác mấy với những nhạc sĩ trẻ đương thời. Tôi nghĩ thì ra, tâm hồn bên trong của nhạc sĩ hẳn phải là thấm nhuần Đức-ân, tinh thần bên trong phải mạnh mẽ Nghị-lực, mới có thể cho ra chất nhạc lạc quan và trong sáng như thế, dù thỉnh thoảng vẫn còn vương sót những dấu thăng giáng như tiếng thở dài nho nhỏ đầy chất thân phận…”
Bên tay tôi còn văng vẳng lời nhắn gởi của người nhạc sĩ bại liệt, tàn mà không phế: “Tôi chỉ muốn qua những tác phẩm của mình gởi đến mọi người lời Tạ Ơn của một bệnh nhân sống nhờ và sống trong Niềm Tin và Hy Vọng. Dù sao đi nữa tôi vẫn tin Chúa là Cha nhân từ. Tôi “chọn Chúa” chứ không chọn “việc của Chúa”. “Việc của Chúa” nếu tôi không làm sẽ có người khác làm. Nếu tôi chỉ chọn “việc của Chúa” thì khi thành công tôi sẽ kiêu ngạo, lúc thất bại tôi sẽ chán nản ngã lòng, khi không được làm công việc đó nữa tôi sẽ bị hụt hẫng. Alleluia, chính vì tôi đã “chọn Chúa” nên tôi chỉ làm theo Ý Chúa, chỉ phó thác cho Lòng Thương Xót của Chúa nên tôi luôn được bình an giữa bao giông tố cuộc đời… vì tôi luôn nhận ra trong mọi biến cố TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN!”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nỗi lòng thấu trời xanh
Gioan Lê Quang Vinh
18:13 11/08/2009
Cách đây mấy năm, tôi xem một bộ phim Đài loan “Nỗi Lòng Thấu Trời Xanh”, vừa xót xa cay đắng vừa cảm thấy tức giận thay cho những người bị cướp bóc và bị hàm oan. Chuyện phim xảy ra đầu thế kỷ trước, nhấn mạnh rằng vào thời ấy và ở nơi ấy, công lý chưa được thực thi. Bây giờ đã sang thế kỷ 21, những tưởng cảnh ấy không còn xảy ra và con người thời đại không còn im tiếng trước bất công. Nhưng lạ quá, cảnh linh mục và giáo dân Tam Toà chịu cảnh nhiễu nhương vẫn lại là “nỗi lòng thấu trời xanh”.
Công lý là bước đầu của văn minh
Người dân tộc anh em miền núi có nếp sống chưa khá giả như người Kinh, nhưng ý thức về công lý và sự linh thánh có vẻ trội hơn những con người mà mỗi bước đi đều được vây bọc bởi khẩu hiệu “xây dựng nếp sống văn minh”. Khi đi giúp giáo lý ở một buôn làng Tây Nguyên, tôi nghe cha xứ kể một câu chuyện thú vị. Số là trước đây trong buôn làng có một anh ăn cắp gà. Đó là chuyện lỗi công lý, cho nên cả làng phạt anh. Rồi họ lại khám phá ra rằng con gà ấy là của cha xứ. Họ hiểu ngay rằng ăn cắp ăn trộm của nhà thờ, nhà chung là vi phạm nặng nề hơn. Thế là cả làng kéo nhau vào nhà xứ, ôm theo con gà và xin tạ lỗi với cha xứ. Biết bao giờ những con người tự cho là có quyền và có học, tự hào là “thực hiện văn hoá mới” hiểu được công lý và sự thánh thiêng như những người anh em dân tộc trên buôn làng miền ngược xa xôi ấy?
Khi nói về Công lý, Học thuyết Xã Hội Công Giáo minh định rõ ràng các hình thức của công lý: công lý giao hoán, công lý phân phối và công lý pháp lý, công lý xã hội. Lề luật Thiên Chúa từ ngàn xưa đã răn dạy: “Con không được lấy tài sản của người khác”, và Thánh Kinh luôn nhắc lại lời các ngôn sứ răn dạy về sự công minh của lề luật. Càng văn minh, nhân loại càng hiểu rằng công lý phải là tiêu chí cho xã hội.
Đọc lại những thông tin về Thái Hà, Thủ Thiêm và về Tam Toà v.v…, người có lương tri sẽ kinh ngạc bởi vì những chuyện lỗi công lý và nhân đạo cứ bức bối hàng ngày, và dù ở xa ngàn dặm, người ta vẫn có cảm giác đau xót như “nỗi lòng thấu trời xanh”. Đau, đau quá. Buồn, buồn quá. Không lẽ nỗi đau này không có cách nào chữa được hay sao?
Luật không thể phản công lý
Có người lại cho công lý là làm theo qui định, chẳng hạn qui định biến nhà thờ là nơi thánh thiêng thành nơi ghi dấu thù hận. Hãy lắng nghe Học Thuyết Xã Hội Công Giáo: “Công lý không phải chỉ là một sự thoả thuận suông giữa con người với nhau, vì muốn biết điều gì là “công lý” (nghĩa là phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội), trước tiên chúng ta không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”. Hẳn bản chất sâu xa của con người không thể là “di tích tội ác” của ai, mà là khát vọng được tôn thờ yêu mến Đấng Tạo Thành.
Những lập luận hay luật lệ kiểu “giữ làm di tích” là phản luật và phản văn minh. Mới đây nhiều tiệm vàng ở thành phố Sàigòn này bị cướp. Chẳng lẽ lại có luật bắt để nguyên tủ kính hay cửa gỗ bị đập, bị phá để làm chứng tích tội ác kẻ cướp? Không, người dân cần làm lại từ đầu để còn sinh sống. Cứ ngẫm nghĩ nhiều việc như thế, người ta sẽ nhận ra rằng chuyện chứng tích rõ ràng chẳng hợp lý. Đó là chưa nói đến những chuyện khác phức tạp hơn.
Vài năm trước người ta truyền tụng râm ran về chuyện thánh vật ở miền Bắc. Thiên Chúa của người Công giáo không “vật” ai, vì Ngài nhân từ. Nhưng những hành vi cướp đoạt và xúc phạm đến nơi linh thiêng đều phải trả giá. Đó là qui luật của tự nhiên, cũng giống như anh lấp kênh thì ngày mưa anh phải chịu lụt. Có người bảo mấy anh viết báo về Thái hà, về Tam toà… nói dối như rươi có sao đâu. Sao lại không sao? Cha mẹ mà nói dối hay lừa lọc suốt thì xem con cái sau này có trung thực hay nên người nổi không.
Im lặng trước bất công là bất công
Và ngay cả những người im lặng trước “nỗi lòng thấu trời xanh” của anh em mình cũng có tội. Nói như Cha Pascal Tỉnh, im lặng là “xa lạ với người nghèo, lạnh lùng với các tôn giáo khác, thờ ơ với vận mạng dân tộc”.
Trong Kinh Thánh, người công chính là người chu toàn lề luật Thiên Chúa và sống cho công lý. Thánh Giuse được gọi là Đấng Công Chính vì Ngài chu toàn luật Chúa, sống cho công lý và hơn nữa, còn vâng giữ Lời Chúa. Bây giờ người ta lập lờ, ở đâu cũng nhắc đến công lý nhưng chẳng ai nhìn thấy công lý ở đâu và ít ai dám bênh vực công lý.
Lời kết. Xin mượn lời Vua Thánh David mà kết thúc bài viết này này:
“Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên,
cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
để Đức Vua vinh hiển ngự vào.
Đức Vua vinh hiển đó là ai?
Là Chúa Tể càn khôn: chính Người là Đức Vua vinh hiển.” (TV 24:9-10)
Vâng, Đền Thánh Chúa phải cất cao cánh cửa cho Thiên Chúa ngự vào. Nếu không, công bình chính trực sẽ không bao giờ xuất hiện, và nỗi đau của dân Chúa sẽ không bao giờ biến tan.
Công lý là bước đầu của văn minh
Người dân tộc anh em miền núi có nếp sống chưa khá giả như người Kinh, nhưng ý thức về công lý và sự linh thánh có vẻ trội hơn những con người mà mỗi bước đi đều được vây bọc bởi khẩu hiệu “xây dựng nếp sống văn minh”. Khi đi giúp giáo lý ở một buôn làng Tây Nguyên, tôi nghe cha xứ kể một câu chuyện thú vị. Số là trước đây trong buôn làng có một anh ăn cắp gà. Đó là chuyện lỗi công lý, cho nên cả làng phạt anh. Rồi họ lại khám phá ra rằng con gà ấy là của cha xứ. Họ hiểu ngay rằng ăn cắp ăn trộm của nhà thờ, nhà chung là vi phạm nặng nề hơn. Thế là cả làng kéo nhau vào nhà xứ, ôm theo con gà và xin tạ lỗi với cha xứ. Biết bao giờ những con người tự cho là có quyền và có học, tự hào là “thực hiện văn hoá mới” hiểu được công lý và sự thánh thiêng như những người anh em dân tộc trên buôn làng miền ngược xa xôi ấy?
Khi nói về Công lý, Học thuyết Xã Hội Công Giáo minh định rõ ràng các hình thức của công lý: công lý giao hoán, công lý phân phối và công lý pháp lý, công lý xã hội. Lề luật Thiên Chúa từ ngàn xưa đã răn dạy: “Con không được lấy tài sản của người khác”, và Thánh Kinh luôn nhắc lại lời các ngôn sứ răn dạy về sự công minh của lề luật. Càng văn minh, nhân loại càng hiểu rằng công lý phải là tiêu chí cho xã hội.
Đọc lại những thông tin về Thái Hà, Thủ Thiêm và về Tam Toà v.v…, người có lương tri sẽ kinh ngạc bởi vì những chuyện lỗi công lý và nhân đạo cứ bức bối hàng ngày, và dù ở xa ngàn dặm, người ta vẫn có cảm giác đau xót như “nỗi lòng thấu trời xanh”. Đau, đau quá. Buồn, buồn quá. Không lẽ nỗi đau này không có cách nào chữa được hay sao?
Luật không thể phản công lý
Có người lại cho công lý là làm theo qui định, chẳng hạn qui định biến nhà thờ là nơi thánh thiêng thành nơi ghi dấu thù hận. Hãy lắng nghe Học Thuyết Xã Hội Công Giáo: “Công lý không phải chỉ là một sự thoả thuận suông giữa con người với nhau, vì muốn biết điều gì là “công lý” (nghĩa là phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội), trước tiên chúng ta không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”. Hẳn bản chất sâu xa của con người không thể là “di tích tội ác” của ai, mà là khát vọng được tôn thờ yêu mến Đấng Tạo Thành.
Những lập luận hay luật lệ kiểu “giữ làm di tích” là phản luật và phản văn minh. Mới đây nhiều tiệm vàng ở thành phố Sàigòn này bị cướp. Chẳng lẽ lại có luật bắt để nguyên tủ kính hay cửa gỗ bị đập, bị phá để làm chứng tích tội ác kẻ cướp? Không, người dân cần làm lại từ đầu để còn sinh sống. Cứ ngẫm nghĩ nhiều việc như thế, người ta sẽ nhận ra rằng chuyện chứng tích rõ ràng chẳng hợp lý. Đó là chưa nói đến những chuyện khác phức tạp hơn.
Vài năm trước người ta truyền tụng râm ran về chuyện thánh vật ở miền Bắc. Thiên Chúa của người Công giáo không “vật” ai, vì Ngài nhân từ. Nhưng những hành vi cướp đoạt và xúc phạm đến nơi linh thiêng đều phải trả giá. Đó là qui luật của tự nhiên, cũng giống như anh lấp kênh thì ngày mưa anh phải chịu lụt. Có người bảo mấy anh viết báo về Thái hà, về Tam toà… nói dối như rươi có sao đâu. Sao lại không sao? Cha mẹ mà nói dối hay lừa lọc suốt thì xem con cái sau này có trung thực hay nên người nổi không.
Im lặng trước bất công là bất công
Và ngay cả những người im lặng trước “nỗi lòng thấu trời xanh” của anh em mình cũng có tội. Nói như Cha Pascal Tỉnh, im lặng là “xa lạ với người nghèo, lạnh lùng với các tôn giáo khác, thờ ơ với vận mạng dân tộc”.
Trong Kinh Thánh, người công chính là người chu toàn lề luật Thiên Chúa và sống cho công lý. Thánh Giuse được gọi là Đấng Công Chính vì Ngài chu toàn luật Chúa, sống cho công lý và hơn nữa, còn vâng giữ Lời Chúa. Bây giờ người ta lập lờ, ở đâu cũng nhắc đến công lý nhưng chẳng ai nhìn thấy công lý ở đâu và ít ai dám bênh vực công lý.
Lời kết. Xin mượn lời Vua Thánh David mà kết thúc bài viết này này:
“Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên,
cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,
để Đức Vua vinh hiển ngự vào.
Đức Vua vinh hiển đó là ai?
Là Chúa Tể càn khôn: chính Người là Đức Vua vinh hiển.” (TV 24:9-10)
Vâng, Đền Thánh Chúa phải cất cao cánh cửa cho Thiên Chúa ngự vào. Nếu không, công bình chính trực sẽ không bao giờ xuất hiện, và nỗi đau của dân Chúa sẽ không bao giờ biến tan.
Báo động: nhiều gương mặt giáo dân công giáo ở Tam Tòa được dán lên góc phố cột điện hầu cho bọn bất nhân nhận diện để tấn công
PV Đồng Hới
22:14 11/08/2009
ĐỒNG HỚI - Theo những thông tin nhận được mấy ngày qua, hiện nay các giáo dân ở Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình, đang lâm vào một tình trạng hết sức ngặt nghèo bởi nhà cầm quyền Quảng Bình đang thực hiện những biện pháp có thể nói là "đê hèn" đối với họ.
Bất cứ giáo dân Công giáo nào ra đường, đều có thể bị công an hoặc nhóm côn đồ "chăm sóc tận tình". Công an Quảng Bình đã chụp hình các giáo dân, và thậm chí nhiều gương mặt giáo dân được in ra, dán lên góc phố, cột điện để những người không công giáo nhận mặt và tấn công và sẽ không có bất cứ ai can thiệp.
Một giáo dân bị người lạ vào nhà đập vỡ cửa, đập nát tivi, đồ đạc, trong khi công an đứng bảo kê bên ngoài.
Một số giáo dân khi làm ăn, buôn bán ở chợ, đã bị bọn côn đồ xúi giục để ném vào hàng quán của họ những thứ dơ bẩn như rau cỏ, rác rưởi… nhằm chặn đường sống của giáo dân.
Rất khó cho những người tín hữu, anh em công giáo khác đến với họ mà không bị khủng bố. Thậm chí, người ta có thể chặn bất cứ xe nào giữa đường, nếu là có đạo lập tức bị đánh.
Bất cứ ai ra đường, kể cả khách du lịch cầm máy ảnh đều có thể bị bất cứ người dân nào đập nát hoặc cướp đi mà không thể chống cự.
Một số giáo dân bị bắt đều bị trấn áp và buộc phải viết cam kết “không bị đánh đập, bức cung”. Thậm chí họ bị đặt trong sự sợ hãi, cô độc không cho tiếp xúc với ai để các cán bộ buộc họ nhận tội. Điều này không ai lạ với cách làm việc của công an hiện nay. Nhiều nơi đã có kinh nghiệm với cách làm việc của công an dẫn đến nhiều người bị mời đến công an đã “tự tử” vì những lý do hết sức vô lý.
Hiện nay, người dân Quảng Bình đã được nhà cầm quyền nhồi sọ tư tưởng thù địch với tôn giáo, vì vậy những người ngoài đang trong cơn hăng máu của bọn vô đạo và vô lại được dung dưỡng nhằm trấn áp người công giáo. Các đài, báo không ngớt kết tội giáo dân “âm mưu xóa bỏ tội ác Đế quốc Mỹ” và nhiều vấn đề khác nữa nhằm đổ thêm dầu vào cơn cuồng say bạo lực này…
Các giáo dân thường xuyên bị sách nhiễu, mời, triệu tập đi “làm việc” triền miên bất cứ khi nào, gây tâm lý bất an và nhiều trò đê tiện khác.
Gần đây, nhà cầm quyền còn trực tiếp uy hiếp các xứ họ, đe dọa linh mục như linh mục Hồng ở Sen Bàng, mời, triệu tập đi làm việc… nhằm tạo tâm lý bị khủng bố và sợ hãi trong giáo dân.
Tình cảnh anh chị em giáo dân Tam Tòa hiện đang trong cơn bi đát, xin mọi người hiệp sức cầu nguyện cho các anh chị em đó.
Tam Tòa 11/8/2009
Bất cứ giáo dân Công giáo nào ra đường, đều có thể bị công an hoặc nhóm côn đồ "chăm sóc tận tình". Công an Quảng Bình đã chụp hình các giáo dân, và thậm chí nhiều gương mặt giáo dân được in ra, dán lên góc phố, cột điện để những người không công giáo nhận mặt và tấn công và sẽ không có bất cứ ai can thiệp.
Một giáo dân bị người lạ vào nhà đập vỡ cửa, đập nát tivi, đồ đạc, trong khi công an đứng bảo kê bên ngoài.
Một số giáo dân khi làm ăn, buôn bán ở chợ, đã bị bọn côn đồ xúi giục để ném vào hàng quán của họ những thứ dơ bẩn như rau cỏ, rác rưởi… nhằm chặn đường sống của giáo dân.
Rất khó cho những người tín hữu, anh em công giáo khác đến với họ mà không bị khủng bố. Thậm chí, người ta có thể chặn bất cứ xe nào giữa đường, nếu là có đạo lập tức bị đánh.
Bất cứ ai ra đường, kể cả khách du lịch cầm máy ảnh đều có thể bị bất cứ người dân nào đập nát hoặc cướp đi mà không thể chống cự.
Một số giáo dân bị bắt đều bị trấn áp và buộc phải viết cam kết “không bị đánh đập, bức cung”. Thậm chí họ bị đặt trong sự sợ hãi, cô độc không cho tiếp xúc với ai để các cán bộ buộc họ nhận tội. Điều này không ai lạ với cách làm việc của công an hiện nay. Nhiều nơi đã có kinh nghiệm với cách làm việc của công an dẫn đến nhiều người bị mời đến công an đã “tự tử” vì những lý do hết sức vô lý.
Hiện nay, người dân Quảng Bình đã được nhà cầm quyền nhồi sọ tư tưởng thù địch với tôn giáo, vì vậy những người ngoài đang trong cơn hăng máu của bọn vô đạo và vô lại được dung dưỡng nhằm trấn áp người công giáo. Các đài, báo không ngớt kết tội giáo dân “âm mưu xóa bỏ tội ác Đế quốc Mỹ” và nhiều vấn đề khác nữa nhằm đổ thêm dầu vào cơn cuồng say bạo lực này…
Các giáo dân thường xuyên bị sách nhiễu, mời, triệu tập đi “làm việc” triền miên bất cứ khi nào, gây tâm lý bất an và nhiều trò đê tiện khác.
Gần đây, nhà cầm quyền còn trực tiếp uy hiếp các xứ họ, đe dọa linh mục như linh mục Hồng ở Sen Bàng, mời, triệu tập đi làm việc… nhằm tạo tâm lý bị khủng bố và sợ hãi trong giáo dân.
Tình cảnh anh chị em giáo dân Tam Tòa hiện đang trong cơn bi đát, xin mọi người hiệp sức cầu nguyện cho các anh chị em đó.
Tam Tòa 11/8/2009
Giáo phận Vinh vui mừng chào đón Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên
PV Xã Đoài
23:23 11/08/2009
VINH - Hôm nay 11-8- 2009 không khí Toà giám mục Xã Đoài trở nên đổi khác vì biết tin Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên kính yêu của mình sẽ đáp phi trường Vinh lúc 15h chiều nay, nên không khí của Toà giám mục Vinh đã sẳn sàng từ sáng sớm chuẩn bị tinh thần để đón Cha mình trở về, sau một thời gian khoảng hai tháng xa cách kể từ ngày Ngài sang Roma đi chuyến Ad limina cùng với hội đồng giám mục Việt Nam và đi công du một số nước trong công việc của giáo phận.
Chiều nay tại toà giám mục, lúc 13h30p phái đoàn đi đón Đức Cha gồm Cha FX Võ Thanh Tâm_ Tổng đại diện, Cha AnTôn Phạm Đình Phùng_ Chánh văn phòng, Cha Phao lô Nguyễn Xuân Hoá_ Quản lý toà giám mục và các cha trong hội đồng linh mục giáo phận cùng đông đảo linh mục, tu sỹ, chủng sinh, và giáo dân lân cận toà giám mục trên tay cầm cờ hội Thánh đã khởi hành ra phi truờng Vinh để đón Đức Cha trở về.
Đúng 15h Đức Cha đã đáp sân bay, khi con cái thấy Ngài vừa bước ra thì tất cả đã hết sức vui mừng vỗ tay hoan hô và reo hò: “Đức Giám mục giáo phận vinh! Vạn Tuế! Vạn Tuế! Vạn vạn Tuế” Họ hạnh phúc vì được gặp lại người Cha kính yêu của mình sau thời gian xa giáo phận, khi Ngài phải đi công việc chung của giáo hội Việt Nam và giáo phận Vinh, Nhiều bó hoa tươi và băng rôn, cờ đã cung nghinh đón Đức Cha trở về, thể hiện sự kính trọng và niềm vui sướng đến tột độ của con cái giáo phận Vinh.
Sau khi được gặp Đức Cha, tại phi trường Cha tổng đại diện đã thay lời cho tất cả mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Vinh vui mừng chào đón Đức Cha trở về. Sau đó, Đức Cha đã đáp lời: “Tôi hết sức vui mừng vì sau một thời gian khá dài xa giáo phận nay trỏ về bằng yên, Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria, xin cảm ơn tất cả mọi nguời vì đã dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi”
Trong thời gian qua khi Ngài đi công việc tại nước ngoài, mặc dù rất bận rộn với bao công việc nhưng Ngài luôn sát sao theo dõi tình hình tại giáo phận và luôn có những định hướng dẵn dắt mọi việc ở nhà.
Những ngày qua, trước sự kiện xảy ra cho con cái giáo phận tại giáo xứ Tam Toà, Ngài đã luôn lo lắng và có đường hướng chỉ đạo cụ thể ở giáo phận.
Chuyến công du của Đức Cha trở về giáo phận hôm nay, theo dự định thì Ngài đã trở về sớm hơn, cũng chỉ vì những công việc tại giáo phận, đặc biệt trước sự kiện con cái giáo phận đang gặp gian nan, thử thách tại Tam Toà khi nhà cầm quyền Quảng Bình đánh đập và bắt bở linh mục và giáo dân cách bất công.
Việc Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên trở về trong thời điểm này sẽ là niềm an ủi động viên cho con cái giáo phận Vinh đang chịu nhiều đau khổ trong thời gian qua và động lực mạnh mẽ cho mọi thành phần trong giáo phận thêm kiên vững trong Đức tin và trên con đường làm chứng cho Công lý.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Cha luôn tràn đầy bảy ơn cả Chúa Thánh Thần nhờ đó trong công cuộc đi tìm công lý và sự thật của giáo phận Vinh luôn đựơc Chúa đỡ nâng.
Xã Đoài 11/8/2009
Chiều nay tại toà giám mục, lúc 13h30p phái đoàn đi đón Đức Cha gồm Cha FX Võ Thanh Tâm_ Tổng đại diện, Cha AnTôn Phạm Đình Phùng_ Chánh văn phòng, Cha Phao lô Nguyễn Xuân Hoá_ Quản lý toà giám mục và các cha trong hội đồng linh mục giáo phận cùng đông đảo linh mục, tu sỹ, chủng sinh, và giáo dân lân cận toà giám mục trên tay cầm cờ hội Thánh đã khởi hành ra phi truờng Vinh để đón Đức Cha trở về.
Đúng 15h Đức Cha đã đáp sân bay, khi con cái thấy Ngài vừa bước ra thì tất cả đã hết sức vui mừng vỗ tay hoan hô và reo hò: “Đức Giám mục giáo phận vinh! Vạn Tuế! Vạn Tuế! Vạn vạn Tuế” Họ hạnh phúc vì được gặp lại người Cha kính yêu của mình sau thời gian xa giáo phận, khi Ngài phải đi công việc chung của giáo hội Việt Nam và giáo phận Vinh, Nhiều bó hoa tươi và băng rôn, cờ đã cung nghinh đón Đức Cha trở về, thể hiện sự kính trọng và niềm vui sướng đến tột độ của con cái giáo phận Vinh.
Sau khi được gặp Đức Cha, tại phi trường Cha tổng đại diện đã thay lời cho tất cả mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận Vinh vui mừng chào đón Đức Cha trở về. Sau đó, Đức Cha đã đáp lời: “Tôi hết sức vui mừng vì sau một thời gian khá dài xa giáo phận nay trỏ về bằng yên, Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria, xin cảm ơn tất cả mọi nguời vì đã dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi”
Trong thời gian qua khi Ngài đi công việc tại nước ngoài, mặc dù rất bận rộn với bao công việc nhưng Ngài luôn sát sao theo dõi tình hình tại giáo phận và luôn có những định hướng dẵn dắt mọi việc ở nhà.
Những ngày qua, trước sự kiện xảy ra cho con cái giáo phận tại giáo xứ Tam Toà, Ngài đã luôn lo lắng và có đường hướng chỉ đạo cụ thể ở giáo phận.
Chuyến công du của Đức Cha trở về giáo phận hôm nay, theo dự định thì Ngài đã trở về sớm hơn, cũng chỉ vì những công việc tại giáo phận, đặc biệt trước sự kiện con cái giáo phận đang gặp gian nan, thử thách tại Tam Toà khi nhà cầm quyền Quảng Bình đánh đập và bắt bở linh mục và giáo dân cách bất công.
Việc Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên trở về trong thời điểm này sẽ là niềm an ủi động viên cho con cái giáo phận Vinh đang chịu nhiều đau khổ trong thời gian qua và động lực mạnh mẽ cho mọi thành phần trong giáo phận thêm kiên vững trong Đức tin và trên con đường làm chứng cho Công lý.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Cha luôn tràn đầy bảy ơn cả Chúa Thánh Thần nhờ đó trong công cuộc đi tìm công lý và sự thật của giáo phận Vinh luôn đựơc Chúa đỡ nâng.
Xã Đoài 11/8/2009
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Nữ tu Mariann Nguyễn Thị Lành, OP, vửa tạ thế tại Houston, Texas
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
18:03 11/08/2009
PHÂN ƯU
Được tin
Nữ tu Mariann Nguyễn Thị Lành, OP
đã được Chúa gọi về vào ngày 08 tháng 08 năm 2009 tại Houston, Texas.
Hưởng thọ 60 tuổi với 37 năm Khấn Dòng.
Chương trình Cầu nguyện và Nghi lễ An táng
• Thứ Tư, Ngày 12 tháng 08, 2009 tại nhà quàn Geo. Lewis & Sons 1010 Bering Drive, Houston, Texas 77057. 7:30 tối - Giờ Cầu Nguyện
• Thứ Năm, Ngày 13 tháng 10, 2009 tại nhà quàn Geo. Lewis & Sons 1010 Bering Drive, Houston, Texas 77057. 7:30 tối - Giờ Cầu Nguyện
• Thứ Sáu, Ngày 14 tháng 08, 2009
3:00 chiều Đón Linh cửu Chị Mariann về tu Viện Trụ Sở St. Catherine Convent 5250 Gasmer Dr. Houston, TX 77035.
7:00 tối Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Mariann Giờ Canh thức Cầu nguyện
• Thứ bảy, Ngày 15 tháng 08, 2009. 9:00 sáng Thánh lễ An Táng cho linh hồn Mariann
Nghi thức Tiễn Đưa tại Earthman Resthaven Cemetery 13102 North Freeway Houston, Texas 77060
Liên Đoàn chân thành phân ưu cùng DÒNG NỮ ĐA MINH VIỆT NAM, Houston, Texas và gia quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa cho linh hồn Sơ Mariann sớm được về hưởng Tôn Nhan Chúa.
TM. Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đoàn CGVN/HK
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giới thiệu tổng quát các tước hiệu Mẹ Maria
Lm Vũđình Tường
15:05 11/08/2009
Tước hiệu Đồng Công Cứu Chuộc
Chúa Kitô vừa là Chúa vừa là người như ta ngoại trừ tội lỗi. Là chúa sáng tạo vũ trụ, ban ân sủng cho nhân loại và các loài thụ tạo. Là người để mặc khải cho nhân loại biết về Thiên Chúa, được sinh ra trong cung lòng trinh nữ Maria.
Là Mẹ Thiên Chúa qua ơn đặc biệt Chúa ban. Mẹ đã tự do ưng thuận Lk1:43; để trở thành Mẹ Thiên Chúa, trở thành gương mẫu đức tin Lk 1:43, 2: 27tt. Công đồng Ephêsô công bố điều này năm 431. Thánh Gioan gọi Mẹ là Eva thứ hai qua ân sủng Chúa ban và Mẹ hoàn toàn tự do đáp trả điều Chúa mời gọi. Xin vâng để cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại. Chương trình này bắt đầu từ Chúa vì chính Chúa đã chuẩn bị cho Mẹ trở thành Mẹ Chúa Cứu Thế. Vì lí do này những thần học gia cổ võ cho long sùng kính Đức Mẹ đưa ra tước hiệu Đức Mẹ là đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Tước hiệu này cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ, còn đang trong vòng tranh luận. Hầu như nhiều thần học gia khắp nơi đặt câu hỏi về tước hiệu đó. Đối với họ thì một mình Chúa là Đấng duy nhất cứu chuộc nhân lọai, không có ai đồng công trong công việc cứu chuộc nhân loại. Mẹ Maria nhận lời sứ thần làm Mẹ Chúa Cứu Thế còn Mẹ có cùng với Chúa Giêsu để chứu chuộc nhân lọai không thì lại là vấn đề khác. Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại nhưng không đồng công cứu chuộc. Các tông đồ cũng cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa nhưng các tông đồ không ai có tước hiệu đồng công cứu chuộc. Simon là người vác thập giá giúp Chúa Giêsu, dù bị bắt buộc phải vác, nhưng Simon đã vác cũng không có tước hiệu đó. Nói Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ của Con Mẹ có lẽ gây ra ít tranh biện hơn. Nhưng nói đồng công cứu chuộc thì vấn đề hòan toàn khác. Lí do dễ hiểu Thiên Chúa là Chúa tể mọi lòai. Một mình Chúa ban ơn cứu độ nhân loại. Ngoài Chúa ra không có ai khác đồng công trong việc cứu chuộc, kể cả Mẹ Ngài. Vì yêu thương, vì quý trọng Thiên Chúa mời Mẹ cộng tác trong chương trình cứu độ của Chúa nhưng Chúa là Đấng duy nhất cứu chuộc nhân loại. Tương tự như trường hợp Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở thành những nhà truyền giáo. Không ai nghĩ là chúng ta đồng công truyền giáo. Chúng ta cộng tác vào cánh đồng truyền giáo của Chúa mà không nhận đồng công trong việc truyền giáo. Thực ra việc truyền giáo là việc làm của chúng ta. Thay đổi tâm hồn người đó để họ nhận biết Chúa, tôn thờ Chúa là việc làm của Chúa Thánh Thần tác động trên họ để họ quy phục Chúa. Công việc đó ngoài khả năng của con người. Vì lí do đó chúng ta không thể đồng công truyền giáo mà chỉ rao giảng Tin Mừng nước Chúa.
Lập luận này các linh mục dòng Đồng Công không chấp nhận. Theo tinh thần Dòng thì Mẹ là đấng Đồng Công cứu chuộc. Ở đây tôi chỉ nêu lên hai luồng tư tưởng khác nhau trong việc hiểu chữ ‘đồng công’ và ‘cộng tác’ mà không bàn thảo đi sâu vào chi tiết vì ngoài khả năng. Hiện nay Giáo Hội chưa công nhận, chưa có lễ kính riêng trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Rất có thể trong tương lai có ngày kính riêng tước hiệu này khi Giáo Hội nhận thấy điều cần phải làm hay chính Mẹ mặc khải công khai như chính Mẹ hiện ra xác nhận tước hiệu Ta Là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Theo tôi biết không đâu mừng kính tước hiệu này ngoài các cha Dòng Đồng Công tổ chức kiệu trong ngày đại hội Thánh Mẫu.
Tước hiệu Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyên Tội
Vị thế Mẹ trong lịch sử cứu độ của Chúa Kitô và đức tin trung tín thờ phượng Chúa liên quan chặt chẽ và hỗ trợ nhau. Nói cách khác đức tin mạnh mẽ và lòng trung tín thờ Chúa nơi Mẹ quả là có một không hai trên hoàn vũ. Do đó Mẹ được thánh hóa trở nên vẹn tuyền, trinh trong, không tì ố, kể cả tội nguyên tổ. Đức Piô9 công bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854. Dù thuộc dòng dõi A dong như toàn thể nhân loại, Mẹ được ơn thánh hóa từ lúc thụ thai, qua đặc ân Chúa ban để trở nên trinh nữ vẹn toàn không mắc tội tổ tông. Cùng lí do trên Mẹ được Chúa ban ơn riêng và giữ gìn đặc biệt không vướng mắc các tội riêng. Không tì ố, không vết nhơ và thụ thai con một Chúa như ghi trong Thánh Kinh Mt 1:18tt, Lk 1:34-35.
Mẹ thụ thai bởi phép Chúa Thánh thần, không bởi người nam. Vì không vướng tội nguyên tổ nên không đau đớn khi sanh con như lời chúc dữ trong Sáng Thế Kí 3:17. Mẹ tự nguyện hiến trọn cuộc đời để trở nên nữ tì Chúa 1Cor 7:25tt trong chương trình cứu chuộc nhân loại. Giáo Hội tuyên xưng Mẹ là đức Nữ Trinh sau khi sanh Chúa cứu Thế và sau này còn tuyên xưng Mẹ trọn đời đồng trinh. Tước hiệu này có từ thế kỉ thứ ba và công đồng Constantinople tuyên bố năm 553.
Tước hiệu Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời
Danh từ anh em ghi trong Kinh thánh Lk 8:19; Mk 3:12 là anh em bà con Chúa Kitô, không phải anh em ruột sinh bởi mẹ Maria. Lịch sử ơn cứu độ viên mãn ngày Chúa về trời, thăng thiên. Giáo Hội tuyên xưng Mẹ là đấng trọn lành và lễ Đức Mẹ Linh Hồn và xác lên trời được long trọng công bố bởi đức giáo hoàng Pio 12 vào ngày 1.11.1950. Mẹ với vị thế đặc biệt, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và là vị thánh cả trong số các thánh trên thiên quốc. Điều đặc biệt nơi Mẹ là các tước hiệu Mẹ đều bắt nguồn từ lòng sùng kính nơi các tin hữu, từ đó Giáo Hội từ từ khám phá thêm về những tước hiệu đó và hàng trăm năm sau mới chính thức công bố. Về điểm này giáo dân đi trước Giáo Hội.
Kinh thánh viết rất ít về Mẹ Lk 1-2; Mat 1-2; Jn2:1-2, 19:25-27; Mk 3:31-35 và Acts 1:14. Cha mẹ người là người thế nào ít ai biết, chỉ biết Mẹ thuộc dòng dõi Đa vít, có họ hàng với Zacharia và Elizabeth. Mẹ hứa hôn và cưới Giuse làm chồng, sống tại Nazareth. Sứ thần báo tin Mẹ cưu mang Chúa cứu thế tại Nazareth. Mẹ là người coi trọng lề luật: dâng con vào đền thờ, cho con trẻ chịu phép cắt bì theo luật dậy, đi hành hương, viếng đền thờ, sống cuộc đời đạm bạc, lao động kiếm sống như bao người khác và sẵn sàng thi hành ý Chúa không ngại gian lao, khốn khó. Suốt cuộc đời Chúa Kitô rao giảng Tin Mừng Mẹ luôn thầm lặng như một phụ nữ bình thường trong xã hội. Phúc âm ghi lại mỗi lần Mẹ xuất hiện có đi liền với cuộc đời Con Mẹ: đứng dưới chân thập tự, âm thầm thăm mộ trống và cùng các tông đồ cầu nguyện. Không có gì đặc biệt ghi về Mẹ sau ngày Chúa về trời, kể cả cái chết của Mẹ cũng âm thầm đi vào quên lãng, không ai nhớ tới để ghi vào sử sách. Mặc dù không vướng tội nguyên tổ nhưng Mẹ cùng chung số phận với nhân loại. Cùng chết phỏng theo cái chết của Đức Kitô để tỏ rõ vinh quang của Chúa khi Ngài Phục Sinh từ cõi chết. Thân xác yếu hèn của Mẹ được kết hợp với thành quả cứu độ của Đức Kitô trên thập giá mà Mẹ ngay từ giây phút đầu có mặt, chứng kiến công trình cứu độ nhân loại của Chúa.
Mẹ chiếm địa vị quan trong trong chương trình cứu độ của Chúa và các thánh nên Mẹ được chúc phúc hơn mọi người nữ và được mọi thế hệ khen là có phúc.
Mẹ Maria mẹ chúng sinh
Cuộc sống chúng ta lệ thuộc vào anh chị em khác không phải bởi hoàn cảnh xã hội mà ngay cả cho cuộc sống tâm linh. Ngày nào đó tôi ra trước tòa Chúa phán xét, lúc đó một mình tôi trước mặt Chúa, diện đối diện, để trả lời về cuộc sống trần thế tôi sống ra sao, tôi đối xử với Chúa như thế nào và liên hệ với anh chị em tôi ra sao. Những việc lành phúc đức và những điên rồ trong cuộc sống tất cả đều phơi bày trước mắt. Tôi chỉ còn trông cậy vào lòng nhân từ và lượng hải hà Chúa ban và những lời khấn nguyện từ anh chị em tôi, những người còn tại thế cầu cho. Khi còn sống tôi cầu cho tôi nhưng khi đối diện trước mặt Chúa cơ hội tôi tự cầu cho tôi không còn nữa. Câu hỏi chắc chắn Chúa sẽ hỏi là tôi sống với anh chị em tôi ra sao trong ngày phán xét đó. Điều này cho thấy trong cộng đồng nhân loại mỗi người đều gánh trách nhiệm cho mình và cho các anh chị em khác về cả hai phương diện vật chất, lẫn tinh thần. Quan trọng hơn hết là phần tâm linh, lịch sử ân sủng và lịch sử ơn cứu độ. Mỗi người đều chia xẻ ân sủng và tội lỗi của chính mình và tội chung của toàn nhân loại. Chúa Kitô chết chung cho mọi người, không riêng cho một ai, và mời gọi mọi người cộng tác vào chương trình cứu độ chung của Chúa để mang ơn cứu độ đến cho nhân loại.
Khi chúng ta ca tụng Mẹ, chúng ta ca tụng loài thụ tạo do Chúa dựng nên trong đó bao gồm cả chúng ta cũng là loại thụ tạo, cũng do Chúa dựng nên. Đây chính là ý nghĩa câu Mẹ là Mẹ chúng sinh vì Mẹ được chọn giữa chúng sinh. Khi chúng ta kêu cầu nhờ Mẹ chuyển lời xin Chúa ban ơn để tái tạo hình ảnh nguyên thủy bị mất đi vì tội lỗi là hình ảnh Chúa được nhìn thấy nơi các anh chị em khác. Như thế chúng ta cầu nguyện không phải chỉ cho chính mình mà còn phải nhớ đến tất cả vì làm như thế là đẹp lòng Chúa, hợp ý Chúa và cùng cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại.
Mối Liên kết trong Giáo Hội
Giáo Hội dậy có sự liên kết mật thiết giữa con cái Chúa. Những người đang sống nơi trần thế được coi là Giáo Hội lữ hành trên đường về Nước Chúa. Giáo Hội đau khổ là những người đã ra đi trước chúng ta nhưng chưa hoàn toàn hưởng nhan thánh Chúa, còn đang trong thời kì tôi luyện để trở nên tốt hơn, sẵn sàng cho việc hưởng nhan thánh Chúa. Giáo Hội khải hoàn là các thánh đang hưởng phúc trong nước Chúa.
Giáo Hội tin vào sự liên kết giữa Giáo Hội trần thế với các thánh trên thiên đàng và Giáo hội đau khổ đang thanh tẩy để được hưởng thánh nhan Chúa. Sự liên kết này rất cần thiết cho chúng ta và cho các linh hồn. Cần cho chúng ta vì các thánh cầu cùng Chúa cho chúng ta. Chúng ta cầu cho các linh hồn. Đây là sự liên kết nhiệm mầu trong Giáo Hội. Cũng nên nhớ khi nói Mẹ hay các thánh ban ơn qua việc ta cầu xin không phải là các ngài có ơn riêng để phân phát cho ta mà các ngài xin ơn Chúa cho ta qua lời cầu xin của ta. Nếu các ngài có ơn riêng để phân phát như thế trên thiên quốc vẫn còn giữ của riêng sao? Không phải thế. Tất cả mọi ơn thiêng, ân sủng đều thuộc về Chúa, trong Chúa và chỉ một mình Chúa có quyền ban phát nhiều ít cho ai tùy ý Chúa. Xin hiểu các thánh và Mẹ ban ơn là các ngài cầu thay cho ta trước tòa Chúa và chuyển lời cầu của ta đến trước tòa Chúa điều ta cầu xin.
Đức tin
Là quà tặng Chúa ban. Đức tin không phải là những gì tự tài trí hay sức riêng ta kiếm được. Giữ đức tin không phải là giữ 10 điều răn và các luật Hội thánh. Đức tin chính là liên kết cuộc sống trần thế với Thiên Chúa hằng sống qua ân sủng Chúa ban, qua ơn cứu độ, ơn tha thứ để được nên công chính hóa vì Danh Thánh Chúa. Nói rộng hơn đức tin chính là Thiên Chúa mặc khải cho con người biết về chính Thiên Chúa qua tình yêu Chúa. Trên phương diện con người đức tin chính là tình yêu ta đáp trả lời mời gọi của Chúa như hai tiếng xin vâng nơi Mẹ Maria. Tình yêu này được Chúa ban cho nhân loại. Tình yêu Chúa bao trùm cả tình yêu anh chị em khác vì thế chúng ta không thể yêu Chúa mà lơ là trong việc yêu thương anh chị em khác và cầu cho các linh hồn.
Gương mẫu đức tin
Khi nói về đức tin ta không giới hạn đức tin trong vòng nào đó mà là nói về toàn thể con người ta. Bao gồm toàn thể con người ta, như thân xác, tâm hồn, tâm trí, những liên hệ thân quyến, bạn bè và tất cả những gì ta có, thuộc về ta, kể cả ân sủng lẫn tội lỗi. Dâng toàn con người để Chúa thánh hóa. Nói như vậy không có nghĩa Chúa yêu tội của ta, không phải thế, Chúa yêu con người có tội nhưng không yêu tội của họ. Vì yêu người có tội nên khi ta dâng Chúa toàn vẹn con người, tình yêu Chúa thánh hóa con người đó qua ân sủng vừa rửa sạch tội lỗi vừa tăng sức mạnh chống trả các dịp tội. Tất cả đều dâng cho Chúa. Làm được như thế là ta yêu Chúa hết sức hết linh hồn, hết trí khôn. Mẹ Maria là gương mẫu đức tin trọn hảo nhất vì Mẹ dâng cho Chúa toàn thể con người Mẹ khi Mẹ tuyên xưng linh hồn tôi ngợi khen Chúa và thần trí tôi nhảy mừng trong Chúa Đấng cứu chuộc tôi. Gương mẫu đức tin nơi Mẹ là xin vâng đón nhận ơn cứu độ nơi Chúa, là xin vâng dâng trọn cuộc đời cho Chúa để Chúa sử dụng theo tôn ý hầu mang ơn cứu độ cho nhân loại. Xin vâng đón nhận Chúa để ân sủng Chúa thánh hóa, trong sạch hóa con người toàn diện xứng đáng nơi con Chúa Giáng trần. Nơi mẹ có đầy đủ điều kiện cần thiết của gương mẫu đức tin. Mẹ là đấng quý phái nhất trong số những người quý phái và muôn đời sau sẽ khen Mẹ là đấng có phúc vì Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ những điều trọng đại và đặt Mẹ lên hàng cao trọng nhất trong số các thánh trên thiên quốc bởi vì trong Mẹ người ta nhận thấy rõ ràng nhất ân sủng Chúa ban, ơn cứu độ khi cưu mang đấng Cứu thế và là mẹ Giáo Hội, hiền thê Đức Kitô. Mẹ chính là Evà thứ hai. Mẹ là loài thụ tạo nên Mẹ hiểu và thông cảm cuộc sống của nhân loại nên Mẹ là đấng bầu cử cho ta trước tòa Chúa Giêsu con mẹ. Chúng ta có đấng trung gian duy nhất đó chính là Chúa Giêsu. Người không phải là loài thụ tạo nhưng ngài được sinh ra, sống trong thế gian, thấu hiểu những khó khăn trong cuộc sống. Chúa Giêsu là đấng trung gian cho ta trước tòa Đức Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu cầu nguyện điều đó: lạy Cha, xin cho chúng được nên một như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con. Con không cầu cho thế gian nhưng cầu cho chúng và Con muốn rằng Con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con, Gioan 17:9. Như thế chúng ta nên cẩn trọng khi nói Mẹ là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người là chính Con một Chúa là Đức Giêsu. Mẹ là đấng trung gian giữa Chúa Giêsu và loài người.
Mẹ Maria cũng nhận ân sủng nơi Chúa như chúng ta nhận ân sủng Chúa, Mẹ cũng nhận tình thương Chúa như chúng ta. Chúng ta nhận ơn Chúa ban để trở nên tốt lành hơn, thánh thiện hơn, tiến hơn trên đàng nhân đức để trở nên trọn lành. Tuy nhiên chúng ta không đạt được điều trọn lành như Mẹ đã đạt được bởi vì Chúa ban cho Mẹ ơn đặc biệt. Tại sao Chúa làm thế ta không biết và cũng không hiểu. Ơn Chúa ban cho ai Chúa có toàn quyền xử dụng. Dụ ngôn thuê thợ gặt là điển hình.
Vô Nhiễm nguyên tội
Giáo Hội tuyên xưng Mẹ là đấng Vô Nhiễm Nguyên tội do ơn đặc biệt Chúa ban ngay khi Mẹ còn trong lòng mẹ từ lúc thụ thai. Điều này không chứng minh được nhưng được suy luận vì ơn cao trọng này ban cho Mẹ như là việc Chúa chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế giáng trần. Điều này hoàn toàn do Thánh ý Chúa định đoạt, chọn lựa ai là người Ngài chọn, con người hoàn toàn không có tiếng nói trong công trình cứu chuộc, con người cũng không có tài sức thực hiện hay hiểu rõ việc chọn lựa của Chúa. Con người cũng không có quyền phàn nàn tại sao chọn người này bỏ người kia. Đây hoàn toàn do tôn ý và chúng ta biết xin vâng như chính Mẹ đã xin vâng.
Một đời kiếm tìm
Đức Pio 9 năm 1854 long trọng tuyên bố tín điều Vô Nhiễm. Khi một người được thụ thai Chúa ban cho họ ơn gọi và ơn này được thể hiện trong cuộc sống tín hữu sau này. Ơn này Chúa ban mà ta không có quyền chọn lựa. Sau này lớn lên ta có thể từ chối đáp trả lời Chúa mời gọi hoặc cộng tác để tìm kiếm hiểu rõ Chúa mời gọi ta làm gì. Làm sao để biết ý Chúa muốn ta làm gì ? Vấn nạn này là một sự tìm kiếm suốt đời ta. Vì không biết rõ Chúa muốn ta làm gì nên lúc nào ta cũng trung thành sẵn sàng xin vâng để làm điều Chúa muốn. Mẹ cũng đâu có chắc trước ngày truyền tin và ngay cả sau ngày truyền tin Mẹ cũng đâu có thấu hiểu. Phúc Âm ghi lại Mẹ ghi nhớ những lời đó và suy gẫm trong lòng. Điều chắc là Chúa không gọi ta vào đời để không làm gì cả. Chúa gọi ta với mục đích riêng và mục đích này do chính ta tìm kiếm qua cầu nguyện, đọc Kinh thánh vừa để liên kết với Chúa chặt chẽ hơn vừa tìm ân sủng Chúa hầu giúp ta hoàn thành sứ mạng Chúa tin trao ban.
Cầu nguyện nói lên niềm tin, không thể nào tuyên xưng vào Chúa mà thiếu cầu nguyện. Càng cầu nguyện nhiều, càng liên kết chặt với Chúa ơn gọi càng rõ, càng theo ý riêng ơn gọi càng lu mờ vì tội làm mờ con mắt đức tin nên con người sống trong triền miên nghi vấn ý nghĩa cuộc đời, đôi khi mất hẳn ý nghĩa cuộc đời, cho đời là vô nghĩa.
Vô nhiễm nguyên tội còn có nghĩa là Thiên Chúa che chở nhân loại bằng tình yêu cứu độ do lòng luân tuất vô biên Chúa. Ân sủng Chúa vượt xa tội lỗi con người phạm. Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa và qua hình ảnh đó Chúa nhập thế đến với con người. Theo nghĩa trên thì vô nhiễm nguyên tội là do đặc ân Chúa ban cho nhân loại Mẹ Maria đại diện nhân loại lãnh nhận đặc ân đó.
Ý nghĩa khác của vô nhiễm nguyên tội là Thiên Chúa che chở con người qua sự trung tín của chính Chúa. Ngay từ khi tạo dựng con người Chúa ban ân sủng dồi dào và ân sủng này được ban vào ngày cùng tận. Mẹ đại diện nhân loại, Mẹ hiểu được những gì Chúa ban cho Mẹ và chúng ta là con Mẹ cũng được thông phần hiểu biết những điều Chúa kí thác nơi Mẹ. Tội lỗi, tính ích kỉ do cá nhân chủ nghĩa và tư lợi như làn sương che phủ mắt đức tin khiến ta không nhận ra ơn trên. Ơn Chúa chỉ có thể nhận diện qua con mắt đức tin và do đức tin mà ta nhận biết Chúa.
Mẹ đầy ơn phước
Danh từ ân sủng Chúa bao hàm một ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Ân sủng chính là sự sáng, là tình yêu, là sức mạnh soi thấu tâm hồn. Ân sủng cũng có nghĩa là tự do, là thông hiểu ơn cứu độ, ơn nhận biết Chúa Thánh linh, ơn làm nghĩa tử và được gia nhập thiên quốc. Mẹ Maria cũng nhận những ơn trên như chúng ta. Điều khác biệt là Mẹ nhận ơn này ngay khi được thụ thai để trở thành vô nhiễm. Chúng ta nhận các ơn này trong ngày lãnh bí tích rửa tội, trong bí tích thêm Sức, trong bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Trong ngày đó chúng ta được thánh hiến, giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, được ghi ấn tín đức tin, trở thành đền thờ Chúa Thánh Thần và gia nhập vào thân thể mầu nhiệm Đức Kitô. Chúng ta cũng được xức dầu thánh, nhận hào quang vinh hiển Con Chúa mang lại và tràn đầy ánh sáng và sự sống của Thiên Chúa. Trong ngày lãnh nhận bí tích thêm sức chúng ta cũng được sai đi, mang ánh sáng Chúa chiếu soi muôn dân, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, mang tình yêu đến chốn hận thù.
Mẹ Thiên Chúa
Giáo Hội không biết Mẹ được chọn làm Mẹ Thiên Chúa cho đến ngày sứ thần truyền tin. Tín điều sanh bởi đức nữ đồng trinh được công đồng Ephêsô công bố năm 431. Thánh Luca nhấn mạnh việc Mẹ xin vâng qua đức tin. Xin vâng theo ý Chúa để trở thành đấng được chúc phúc hơn mọi người nữ. Lời xin vâng hoàn toàn tự do, riêng Mẹ quyết định khi nghe lời sứ thần truyền. Xin vâng theo ý Chúa chỉ có thể được thực hiện qua đức tin mạnh mẽ nơi Chúa.
Thiên Chúa sáng tạo
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và mọi tạo vật trong đó. Hai điều có thể xảy ra. Một là vũ trụ này hoàn toàn độc lập với Chúa, hòan toàn chối bỏ sự hiện hữu của Chúa. Hai là vũ trụ hoàn toàn lệ thuộc vào Đấng tạo nên nó. Trong trường hợp thứ hai vũ trụ chứa đựng mục đích đấng sáng lập nên nó. Mục đích đó là ý nghĩa sâu thẳm của công trình sáng tạo nơi Thiên Chúa. Ý nghĩa trên chúng ta không hiểu. Tại sao Chúa tạo vũ trụ và tạo con người để rồi con người làm phản, rồi phải xuống cứu chúng. Ta chỉ biết Chúa tạo dựng và Chúa thấy mọi sự tốt đẹp như ghi trong sáng Thế kí. Rất có thể Thiên Chúa là Đấng sáng tạo vì là Đấng sáng tạo nên Ngài không ngừng sáng tạo. Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa. Con người toàn quyền xử dụng tự do Chúa ban để: hoặc chối bỏ sự hiện hữu của Chúa hoặc chấp nhận thuộc về Đấng tác tạo nên ta. Sự lựa chọn của ta nơi trần thế đưa đến kết quả trong ngày cùng tận vì chọn lựa lối sống qua điều mình tin chính là để điều mình chọn hướng dẫn cuộc sống.
Đức tin con cứu con
Tin làm sao thì sống làm vậy và sống làm sao thì hậu quả xảy ra như vậy. Thành quả cuối cùng là điều ta phải chấp nhận, không còn chối cãi hay có thì giờ để thay đổi thành quả ta đã chọn, đã đi qua. Điều chắc chắn là Chúa yêu loài người và ngài nhìn thấy những gì Ngài tạo nên là tốt đẹp nên Ngài sai con một xuống thế chuộc lại điều tốt đẹp bị tàn phá bởi tội. Hãy nhớ lại trong sách Thứ luật 3:19 ghi Thiên Chúa đặt con người trong việc chọn lựa giữa sự sống và sự chết, giữa ân sủng và chúc dữ để con người tự do chọn lựa giữa thiện và ác, sự lành và sự dữ. Chọn sống hay chọn chết hoàn toàn do con người tự chọn.
Xuống thế trong lòng trinh nữ khi Mẹ quỳ xuống nhận sứ điệp nơi sứ thần Gabriel. Hai tiếng xin vâng phát xuất từ con tim chân thành, vâng trong tự do, không điều kiện và ngay cả không hiểu rõ nói lên tâm tình tín thác của Mẹ nơi Chúa. Mẹ đại diện tạo vật của Chúa xin vâng phục thiên ý.
Mẹ Từ Bi
Đức Kitô gánh tội trần gian, chịu đau khổ, chịu chết thay cho nhân loại. Mẹ mặc dù không vướng tội tông truyền không phải đau khổ nhưng Mẹ muốn thông phần đau khổ với nhân loại Mẹ cũng đau khổ như chúng ta, chịu đau đớn, thương nhớ như chúng ta. Kinh thánh ghi lại những điều đó khi Mẹ nói cùng ấu Chúa. Con có biết cha con và mẹ đau khổ tìm con 3 ngày qua. Tước hiệu Mẹ Sầu Bi nói lên tâm tình tự nguyện đau khổ nơi Mẹ.
Mẹ Đồng Trinh
Vì là vô nhiễm nên không chung hoàn cảnh như nhân loại. Hơn nữa là Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu đồng trinh do chính Mẹ tình nguyện cuộc sống trinh tiết. Khi sứ thần báo tin để trở thành Mẹ Thiên Chúa. Chính Mẹ đã thắc mắc việc đó làm sao thực hiện được vì tôi không biết đến người nam. Thứ đến Kinh Thánh mỗi khi cần nhắc Mẹ đồng trinh luôn kèm thêm câu Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Không cần xác định Mẹ đồng trinh khi nào. Từ khi được gọi vào đời hay từ khi thưa xin vâng làm Mẹ Thiên Chúa. Điều chắc chắn Mẹ đồng trinh vì ơn gọi của Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Con Thiên Chúa không đến trong thế gian do ý muốn xác thịt của người trần thế. Con Thiên Chúa đến trong thế gian hoàn toàn tùy thuộc ý muốn Chúa Cha. Khi nào, bằng cách nào hoàn toàn do sự khôn ngoan, thông thái trong chương trình cứu chuộc Chúa Cha định liệu. Do đó con Thiên Chúa không có người cha trần thế. Thánh Giuse là cha nuôi, không phải cha ruột và bản tính loài người nơi đức Kitô hoàn toàn do thánh ý Chúa Cha. Mẹ cưu mang con Chúa hoàn toàn không phải do động tác của con người mà là do thánh ý Chúa Cha. Mẹ trọn đời đồng trinh và con Thiên Chúa cả hai đều do thánh ý Chúa Cha. Câu trọn đời đồng trinh nhắm xác quyết Mẹ là Đấng đồng trinh ngay cả sau khi sanh Chúa Cứu Thế. Điều này bao gồm hai giai đoạn trong đời Mẹ đó là trước và sau khi sinh Chúa cứu thế.
Trước sau như một
Ý của Thiên Chúa vượt qua trí hiểu con người và ý của Chúa không lệ thuộc vào lí luận hợp lí của con người. Cuộc đời Mẹ tóm gọn trong một câu đơn giản là tự nguyện xin vâng thực hiện ý Chúa. Vâng phục để làm tròn ơn gọi. Chính ơn gọi cực trọng này đủ để Mẹ trở thành Mẹ đồng trinh. Mẹ đồng trinh trước khi chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần vì ơn Mẹ nhận trước khi thụ thai và ơn nhận sau khi sanh con cùng một ơn. Ơn Chúa không thay đổi và chính ơn cao trọng đó mà Mẹ trở thành đồng trinh ngay cả sau khi sanh. Mẹ trở thành gương mẫu đồng trinh trong Giáo Hội. Ơn đồng trinh nơi Mẹ dậy ta tâm tình chấp nhận ý Chúa, sẵn sàng để ơn Chúa thay đổi, hướng dẫn đời ta.
Đầu thế kỉ thứ hai người ta có bàn thảo cặn kẽ việc Mẹ còn đồng trinh sau khi sanh ấu Chúa. Tuy nhiên việc bàn thảo đặt trọng tâm vào điều căn bản của tín điều sau này là Đức Kitô có thực sự sanh bởi Đức Nữ đồng trinh hay không mà không đặt nặng vấn đề còn đồng trinh hay không sau khi sinh con. Các nhà thần học đặt trong tâm vào câu hỏi thần học về những ích lợi phần rỗi cho loài người hơn là chú trọng vào cơ thể học. Điểm chung tất cả đều đồng ý trong các cuộc tranh luận là đức Kitô sinh ra là một mầu nhiệm và Chúa xuống thế làm người qua cung lòng trinh nữ Maria.
Một vài học thuyết
Đến đầu thế kỉ thứ 7 Giáo Hội hoàn vũ tuyên xưng Mẹ là đức nữ trinh trọn đời. Nestorius không từ chối Mẹ đồng trinh nhưng xoay chiều cuộc tranh luận. Theo ông thì Mẹ là Mẹ Đức Kitô, không phải Mẹ Thiên Chúa. Ông lập luận loài người không thể và không đủ khả năng chấp nhận làm Mẹ Thiên Chúa nên chỉ có thể làm Mẹ Đức Kitô mà thôi. Đức Kitô trong trường hợp này không là Chúa, là loài thụ tạo được Chúa Cha nâng lên ngang hàng. Nestori us ảnh hưởng bởi Anastasius ông này cho là mẹ Maria là loài thụ tạo nên không thể nào có thể mang thai Con Chúa được. Công đồng Ephêsô 431 bác bỏ điều hai ông dậy và tuyên xưng như những gì chúng ta tin ngày nay. Cũng trong thời gian này tín điều đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời thành hình. Lễ kính này không có căn bản trong Kinh thánh nhưng qua suy luận. Đức Kitô Cứu Thế đã lo lắng cho Mẹ trên thập giá Ngài giao công việc coi sóc Mẹ trong tay Gioan. Tình mẫu tử thâm sâu chắc Chúa không nỡ để thân xác Mẹ phải hư mất thưởng về trời trước ngày đã định. Khoảng giữa thế kỉ thứ 7 bốn lễ kính Mẹ được mừng hàng năm đó là: lễ Truyền Tin, Dâng Con vào đền thờ, Linh Hồn và Xác Lên Trời và lễ Vô Nhiễm. Đầu thế kỉ thứ 8 giới đi thuyền cầu xin mẹ cho thoát khỏi phong ba nên có thêm tước hiệu Mẹ là Ngôi Sao Sáng soi lối cho con lúc vượt biển thế gian.
Thánh Bernard Clairvaux năm 1153 tin là Mẹ có quyền thế trước ngai con Mẹ nên lời bầu cử của Mẹ có thần thế. Mẹ được coi như là Đấng cầu bầu trước tòa Chúa Giêsu Con Mẹ. Bernard dùng hình ảnh máng thông ơn diễn tả ơn Mẹ xin cùng Chúa. Nhóm khác dùng hình ảnh cổ nối liền đầu với các chi thể. Chúa Kitô là đầu Giáo Hội và chúng ta là chi thể. Mẹ đứng giữa như cần cổ làm trung gian giữa đầu và chi thể. Bernard có lòng sùng kính Mẹ cách riêng nhưng ông không tin Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Theo ông thì đã là loài thụ tạo thì không thể nào thoát khỏi tội tông truyền, không có luật trừ cho bất cứ ai, kể cả mẹ Chúa. Tục truyền khi chết ông mặc áo trắng hiện về, áo đó có một chấm đen chỉ điều sai lầm của Bernard.
Chuỗi môi khôi đã được dùng trước đó nhiều năm nhưng mãi đến lúc này mới được cổ võ rộng rãi trong Giáo Hội và ngày thứ bảy là ngày dành riêng để kính Mẹ có trong thời này. Các bài thánh ca và kinh cầu đức bà cũng được viết trong thế kỉ này. Chuỗi môi khôi thay thế 150 thánh vịnh và có tên là chuỗi rosa là do tiếng Latinh Rosa Mystica được dịch là mầu nhiệm rosa. Kinh truyền tin cũng xuất hiện trong thời gian này. Có thể nói hầu hết các sáng tác trong phụng vụ từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 8 đặt trọng tâm vào việc sùng kính và cổ võ lòng tôn sùng đức trinh nữ. Briget of Sweden năm 1373 Mẹ hiện ra xác nhận Mẹ là đấng Vô Nhiễm. Năm 1862 Mẹ hiện ra với Bernadette xác nhận Mẹ là đấng Vô Nhiễm và năm 1917 hiện ra tại Fatima xác nhận tước hiệu mẹ Mân Côi. Như thế chính Mẹ xác nhận những gì Giáo Hội đã công bố dù không tìm được căn bản trên Kinh Thánh nhưng qua cầu nguyện, linh ứng, hướng dẫn mặc khải của Chúa Thánh Thần để xác định những tín điều Giáo Hội dậy là đúng sự thật.
Luther trong thời gian li khai khỏi Giáo Hội cũng có lòng sùng kính Mẹ. Ông tuyên xưng Mẹ là gương mẫu đức tin nhưng không tin là Mẹ và triều thần thiên quốc có thể cầu cho ta trước tòa Chúa vì tất cả mọi ơn ta nhận được đến từ Chúa và chỉ mình Ngài ban ơn. Đến thời Calvin và Zuingli các ông này lơ là việc cổ võ lòng sùng kính Mẹ và dần dần đi đến chỗ từ chối vai trò của Mẹ trong chương trình cứu chuộc của Chúa.
Năm 1716 Monfort gây lại phong trào sùng kính Mẹ trong phụng vụ ông viết nếu ta trực tiếp đến với Chúa thì Chúa nhìn thấy lòng ích kỉ của ta trong khi qua Mẹ chuyển cầu Chúa sẽ ban ơn vì Mẹ có lòng bao dung che chở cho các con. Nhiều người hiểu lầm điều Monfort viết và đi xa hơn trong việc tuyên bố Mẹ có thể ra lệnh trên thiên quốc mà Chúa và các thánh phải lắng nghe vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa nên Chúa không thể từ chối lời Mẹ xin. Điều sai lầm này được đức thánh cha Benedict 14 năm 1758 ra thông tu sửa sai giáo điều trên. Công đồng Vaticanô hai không dậy thêm về những gì các công đồng trước đã dậy nhưng tái xác nhận những tín điều các công đồng trước đã dậy. Mẹ là mẹ Thiên Chúa, đấng ban ơn cứu độ. Mặc dù Mẹ là con cháu A dong như chúng ta, là loại thụ tạo nhưng vượt lên trên mọi loài thụ tạo do Chúa dựng nên. Mẹ thông hiểu những nhu cầu của ta, những khó khăn và cám dỗ trong cuộc sống. Mẹ là mẹ Giáo Hội, là gương mẫu đức tin, đức cậy, đức ái và liên kết chặt chẽ với Chúa qua đức tin. Mẹ được Chúa thưởng về trời và đây cũng là niềm hy vọng của chúng ta cũng được về trời.
Đức thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị khuyến khích việc đối thoại với các tôn giáo bạn về vai trò Đức Mẹ trong việc sùng kính Mẹ. Thiên Chúa giáo và Anh giáo đã đi được nhiều bước tiến đáng kể trong việc tôn kính thánh mẫu. Như công bố về việc Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đầy ơn Phúc, Mẹ niềm cậy trông và ngay cả tín điều Mẹ Đồng Trinh. Càng ngày càng có nhiều đồng ý giữa Anh Giáo và Thiên Chúa giáo về những tín điều Giáo Hội dậy về Mẹ. Ngăn cách ngày càng thu ngắn lại.
Về điểm Mẹ có quyền thế trước mặt Chúa. Chúng ta nhớ kinh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có những đoạn như sau:
Lậy Mẹ hằng cứu giúp con được đến khẩn cầu dưới bức chân dung Mẹ hay làm phép lạ thì con được thỏa là dường nào. Nhìn đến bức chân dung tốt lành của Mẹ thì linh hồn con thêm lòng trông cậy vững vàng, khác nào con thảo đối với Mẹ lành vậy. Con thấy Đức Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc loài người và cũng là Chúa con đang ngự trên tay Mẹ. Người là Đấng phép tác vô cùng là Chúa tể cầm quyền sinh tử, là Đấng ban phát mọi ơn lành và Mẹ là Mẹ Người vậy Mẹ có đủ quyền thế mà kêu xin Người cùng đủ quyền buộc Người phải ưng thuận lời Mẹ, Người đã xưng thật Người chẳng có thể từ chối Mẹ ơn gì mà lại ước ao muốn nghe lời Mẹ xin vậy lậy Mẹ Chúa Giêsu lời Mẹ cầu bầu rất đỗi thần thế nên con giám nài xin Mẹ ơn này ban cho con như ý con xin. Con hết lòng cầu xin và trông cậy vững vàng. Mẹ sẽ chuyển cầu cho con.
Có hai điều nên cẩn thận khi cầu xin. Câu thứ nhất là ‘Mẹ có đủ quyền thế mà kêu xin Người cùng đủ quyền buộc Người phải ưng thuận lời Mẹ’. Câu thứ hai là câu: ‘Ban cho con như ý con xin’.
Mẹ có uy tín trước mặt Chúa, được Chúa đem hết lòng yêu mến. Chúa là Đấng phép tác vô cùng, là Chúa tể cầm quyền sinh tử là Đấng ban phát mọi ơn lành. Ngoài Chúa Cha không ai có quyền buộc Chúa phải vâng Lời. Thực ra Chúa Giêsu chưa làm gì trái ý Chúa Cha. Ngay cả khi trên vườn Giệt Chúa Giêsu không muốn chén đắng Cha trao. Chúa Giêsu cầu nguyện: Lậy Cha, nếu được xin cất chén này khỏi Con, nhưng xin đừng theo ý Con một theo ý Cha mà thôi. Phúc âm thánh Gioan nhiều lần Chúa Giêsu nói rõ: Ta đến không phải để làm theo ý Ta mà làm theo ý Chúa Cha. Chúa Con không tự làm một mình nhưng luôn làm theo ý Chúa Cha. Gioan 5,19; 8,28. Không ai đến được với Ta trừ khi Chúa Cha sai đi 6,44.
Xét thế Chúa Giêsu luôn trung thành và đặt ý Chúa Cha trên ý Chúa Con và Chúa Con luôn vâng lời Chúa Cha. Phúc Âm xác định rõ ràng Đấng duy nhất Chúa Giesu vâng lời là Chúa Cha. Chúa Giêsu không theo ý riêng mình nhưng luôn nghe theo ý Chúa Cha.
Điểm thứ hai xin: ‘ban cho con theo ý con xin’. Câu này cũng cần bàn thảo cho rõ nghĩa hơn. Không phải tất cả những điều ta xin đều đẹp lòng Chúa cả đâu. Có nhiều điều ta xin chỉ có lợi riêng cho cá nhân hoặc cho gia đình riêng. Điều xin đó tốt lành, không có gì sai trái. Theo tinh thần Chúa Giêsu dậy các tông đồ cầu nguyện thì tất cả những điều xin đều không dính bén gì đến việc xin cho ý riêng. Kinh lậy Cha dậy xin cho ý Cha thể hiện ở dưới đất cũng như trên trời. Xin cho bánh ăn hàng ngày, xin tha nợ, xin chớ để sa chước cám dỗ. Cuộc đời của Chúa Giêsu là trọn đời sống và làm theo ý Chúa Cha. Cuộc đời của Mẹ Maria là sống và xin vâng theo ý Chúa. Như thế câu ‘ban cho con theo ý con xin’ cần để ý mội khi chúng ta xin xem ý đó có hợp với ý Chúa không. Xin theo ý Chúa Giêsu sẽ là ‘xin cho con sống theo ý Chúa’.
Tôi không có bản kinh bằng tiếng gốc nguyên thủy nên không biết có lầm lẫn trong việc dịch thuật chăng. Tôi cũng không dám đề nghị sửa kinh. Kinh này do các cha dòng Chúa cứu thế viết và cha bề trên cả của dòng có thẩm quyền trong việc đó. Tôi chỉ nêu lên một ý thô thiển để khi chúng ta đọc kinh đó chúng ta nhớ làm thế nào để cho ý Chúa trên ý riêng.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Chúa Kitô vừa là Chúa vừa là người như ta ngoại trừ tội lỗi. Là chúa sáng tạo vũ trụ, ban ân sủng cho nhân loại và các loài thụ tạo. Là người để mặc khải cho nhân loại biết về Thiên Chúa, được sinh ra trong cung lòng trinh nữ Maria.
Là Mẹ Thiên Chúa qua ơn đặc biệt Chúa ban. Mẹ đã tự do ưng thuận Lk1:43; để trở thành Mẹ Thiên Chúa, trở thành gương mẫu đức tin Lk 1:43, 2: 27tt. Công đồng Ephêsô công bố điều này năm 431. Thánh Gioan gọi Mẹ là Eva thứ hai qua ân sủng Chúa ban và Mẹ hoàn toàn tự do đáp trả điều Chúa mời gọi. Xin vâng để cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại. Chương trình này bắt đầu từ Chúa vì chính Chúa đã chuẩn bị cho Mẹ trở thành Mẹ Chúa Cứu Thế. Vì lí do này những thần học gia cổ võ cho long sùng kính Đức Mẹ đưa ra tước hiệu Đức Mẹ là đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Tước hiệu này cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ, còn đang trong vòng tranh luận. Hầu như nhiều thần học gia khắp nơi đặt câu hỏi về tước hiệu đó. Đối với họ thì một mình Chúa là Đấng duy nhất cứu chuộc nhân lọai, không có ai đồng công trong công việc cứu chuộc nhân loại. Mẹ Maria nhận lời sứ thần làm Mẹ Chúa Cứu Thế còn Mẹ có cùng với Chúa Giêsu để chứu chuộc nhân lọai không thì lại là vấn đề khác. Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại nhưng không đồng công cứu chuộc. Các tông đồ cũng cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa nhưng các tông đồ không ai có tước hiệu đồng công cứu chuộc. Simon là người vác thập giá giúp Chúa Giêsu, dù bị bắt buộc phải vác, nhưng Simon đã vác cũng không có tước hiệu đó. Nói Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ của Con Mẹ có lẽ gây ra ít tranh biện hơn. Nhưng nói đồng công cứu chuộc thì vấn đề hòan toàn khác. Lí do dễ hiểu Thiên Chúa là Chúa tể mọi lòai. Một mình Chúa ban ơn cứu độ nhân loại. Ngoài Chúa ra không có ai khác đồng công trong việc cứu chuộc, kể cả Mẹ Ngài. Vì yêu thương, vì quý trọng Thiên Chúa mời Mẹ cộng tác trong chương trình cứu độ của Chúa nhưng Chúa là Đấng duy nhất cứu chuộc nhân loại. Tương tự như trường hợp Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở thành những nhà truyền giáo. Không ai nghĩ là chúng ta đồng công truyền giáo. Chúng ta cộng tác vào cánh đồng truyền giáo của Chúa mà không nhận đồng công trong việc truyền giáo. Thực ra việc truyền giáo là việc làm của chúng ta. Thay đổi tâm hồn người đó để họ nhận biết Chúa, tôn thờ Chúa là việc làm của Chúa Thánh Thần tác động trên họ để họ quy phục Chúa. Công việc đó ngoài khả năng của con người. Vì lí do đó chúng ta không thể đồng công truyền giáo mà chỉ rao giảng Tin Mừng nước Chúa.
Lập luận này các linh mục dòng Đồng Công không chấp nhận. Theo tinh thần Dòng thì Mẹ là đấng Đồng Công cứu chuộc. Ở đây tôi chỉ nêu lên hai luồng tư tưởng khác nhau trong việc hiểu chữ ‘đồng công’ và ‘cộng tác’ mà không bàn thảo đi sâu vào chi tiết vì ngoài khả năng. Hiện nay Giáo Hội chưa công nhận, chưa có lễ kính riêng trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Rất có thể trong tương lai có ngày kính riêng tước hiệu này khi Giáo Hội nhận thấy điều cần phải làm hay chính Mẹ mặc khải công khai như chính Mẹ hiện ra xác nhận tước hiệu Ta Là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Theo tôi biết không đâu mừng kính tước hiệu này ngoài các cha Dòng Đồng Công tổ chức kiệu trong ngày đại hội Thánh Mẫu.
Tước hiệu Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyên Tội
Vị thế Mẹ trong lịch sử cứu độ của Chúa Kitô và đức tin trung tín thờ phượng Chúa liên quan chặt chẽ và hỗ trợ nhau. Nói cách khác đức tin mạnh mẽ và lòng trung tín thờ Chúa nơi Mẹ quả là có một không hai trên hoàn vũ. Do đó Mẹ được thánh hóa trở nên vẹn tuyền, trinh trong, không tì ố, kể cả tội nguyên tổ. Đức Piô9 công bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854. Dù thuộc dòng dõi A dong như toàn thể nhân loại, Mẹ được ơn thánh hóa từ lúc thụ thai, qua đặc ân Chúa ban để trở nên trinh nữ vẹn toàn không mắc tội tổ tông. Cùng lí do trên Mẹ được Chúa ban ơn riêng và giữ gìn đặc biệt không vướng mắc các tội riêng. Không tì ố, không vết nhơ và thụ thai con một Chúa như ghi trong Thánh Kinh Mt 1:18tt, Lk 1:34-35.
Mẹ thụ thai bởi phép Chúa Thánh thần, không bởi người nam. Vì không vướng tội nguyên tổ nên không đau đớn khi sanh con như lời chúc dữ trong Sáng Thế Kí 3:17. Mẹ tự nguyện hiến trọn cuộc đời để trở nên nữ tì Chúa 1Cor 7:25tt trong chương trình cứu chuộc nhân loại. Giáo Hội tuyên xưng Mẹ là đức Nữ Trinh sau khi sanh Chúa cứu Thế và sau này còn tuyên xưng Mẹ trọn đời đồng trinh. Tước hiệu này có từ thế kỉ thứ ba và công đồng Constantinople tuyên bố năm 553.
Tước hiệu Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời
Danh từ anh em ghi trong Kinh thánh Lk 8:19; Mk 3:12 là anh em bà con Chúa Kitô, không phải anh em ruột sinh bởi mẹ Maria. Lịch sử ơn cứu độ viên mãn ngày Chúa về trời, thăng thiên. Giáo Hội tuyên xưng Mẹ là đấng trọn lành và lễ Đức Mẹ Linh Hồn và xác lên trời được long trọng công bố bởi đức giáo hoàng Pio 12 vào ngày 1.11.1950. Mẹ với vị thế đặc biệt, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và là vị thánh cả trong số các thánh trên thiên quốc. Điều đặc biệt nơi Mẹ là các tước hiệu Mẹ đều bắt nguồn từ lòng sùng kính nơi các tin hữu, từ đó Giáo Hội từ từ khám phá thêm về những tước hiệu đó và hàng trăm năm sau mới chính thức công bố. Về điểm này giáo dân đi trước Giáo Hội.
Kinh thánh viết rất ít về Mẹ Lk 1-2; Mat 1-2; Jn2:1-2, 19:25-27; Mk 3:31-35 và Acts 1:14. Cha mẹ người là người thế nào ít ai biết, chỉ biết Mẹ thuộc dòng dõi Đa vít, có họ hàng với Zacharia và Elizabeth. Mẹ hứa hôn và cưới Giuse làm chồng, sống tại Nazareth. Sứ thần báo tin Mẹ cưu mang Chúa cứu thế tại Nazareth. Mẹ là người coi trọng lề luật: dâng con vào đền thờ, cho con trẻ chịu phép cắt bì theo luật dậy, đi hành hương, viếng đền thờ, sống cuộc đời đạm bạc, lao động kiếm sống như bao người khác và sẵn sàng thi hành ý Chúa không ngại gian lao, khốn khó. Suốt cuộc đời Chúa Kitô rao giảng Tin Mừng Mẹ luôn thầm lặng như một phụ nữ bình thường trong xã hội. Phúc âm ghi lại mỗi lần Mẹ xuất hiện có đi liền với cuộc đời Con Mẹ: đứng dưới chân thập tự, âm thầm thăm mộ trống và cùng các tông đồ cầu nguyện. Không có gì đặc biệt ghi về Mẹ sau ngày Chúa về trời, kể cả cái chết của Mẹ cũng âm thầm đi vào quên lãng, không ai nhớ tới để ghi vào sử sách. Mặc dù không vướng tội nguyên tổ nhưng Mẹ cùng chung số phận với nhân loại. Cùng chết phỏng theo cái chết của Đức Kitô để tỏ rõ vinh quang của Chúa khi Ngài Phục Sinh từ cõi chết. Thân xác yếu hèn của Mẹ được kết hợp với thành quả cứu độ của Đức Kitô trên thập giá mà Mẹ ngay từ giây phút đầu có mặt, chứng kiến công trình cứu độ nhân loại của Chúa.
Mẹ chiếm địa vị quan trong trong chương trình cứu độ của Chúa và các thánh nên Mẹ được chúc phúc hơn mọi người nữ và được mọi thế hệ khen là có phúc.
Mẹ Maria mẹ chúng sinh
Cuộc sống chúng ta lệ thuộc vào anh chị em khác không phải bởi hoàn cảnh xã hội mà ngay cả cho cuộc sống tâm linh. Ngày nào đó tôi ra trước tòa Chúa phán xét, lúc đó một mình tôi trước mặt Chúa, diện đối diện, để trả lời về cuộc sống trần thế tôi sống ra sao, tôi đối xử với Chúa như thế nào và liên hệ với anh chị em tôi ra sao. Những việc lành phúc đức và những điên rồ trong cuộc sống tất cả đều phơi bày trước mắt. Tôi chỉ còn trông cậy vào lòng nhân từ và lượng hải hà Chúa ban và những lời khấn nguyện từ anh chị em tôi, những người còn tại thế cầu cho. Khi còn sống tôi cầu cho tôi nhưng khi đối diện trước mặt Chúa cơ hội tôi tự cầu cho tôi không còn nữa. Câu hỏi chắc chắn Chúa sẽ hỏi là tôi sống với anh chị em tôi ra sao trong ngày phán xét đó. Điều này cho thấy trong cộng đồng nhân loại mỗi người đều gánh trách nhiệm cho mình và cho các anh chị em khác về cả hai phương diện vật chất, lẫn tinh thần. Quan trọng hơn hết là phần tâm linh, lịch sử ân sủng và lịch sử ơn cứu độ. Mỗi người đều chia xẻ ân sủng và tội lỗi của chính mình và tội chung của toàn nhân loại. Chúa Kitô chết chung cho mọi người, không riêng cho một ai, và mời gọi mọi người cộng tác vào chương trình cứu độ chung của Chúa để mang ơn cứu độ đến cho nhân loại.
Khi chúng ta ca tụng Mẹ, chúng ta ca tụng loài thụ tạo do Chúa dựng nên trong đó bao gồm cả chúng ta cũng là loại thụ tạo, cũng do Chúa dựng nên. Đây chính là ý nghĩa câu Mẹ là Mẹ chúng sinh vì Mẹ được chọn giữa chúng sinh. Khi chúng ta kêu cầu nhờ Mẹ chuyển lời xin Chúa ban ơn để tái tạo hình ảnh nguyên thủy bị mất đi vì tội lỗi là hình ảnh Chúa được nhìn thấy nơi các anh chị em khác. Như thế chúng ta cầu nguyện không phải chỉ cho chính mình mà còn phải nhớ đến tất cả vì làm như thế là đẹp lòng Chúa, hợp ý Chúa và cùng cộng tác vào chương trình cứu độ nhân loại.
Mối Liên kết trong Giáo Hội
Giáo Hội dậy có sự liên kết mật thiết giữa con cái Chúa. Những người đang sống nơi trần thế được coi là Giáo Hội lữ hành trên đường về Nước Chúa. Giáo Hội đau khổ là những người đã ra đi trước chúng ta nhưng chưa hoàn toàn hưởng nhan thánh Chúa, còn đang trong thời kì tôi luyện để trở nên tốt hơn, sẵn sàng cho việc hưởng nhan thánh Chúa. Giáo Hội khải hoàn là các thánh đang hưởng phúc trong nước Chúa.
Giáo Hội tin vào sự liên kết giữa Giáo Hội trần thế với các thánh trên thiên đàng và Giáo hội đau khổ đang thanh tẩy để được hưởng thánh nhan Chúa. Sự liên kết này rất cần thiết cho chúng ta và cho các linh hồn. Cần cho chúng ta vì các thánh cầu cùng Chúa cho chúng ta. Chúng ta cầu cho các linh hồn. Đây là sự liên kết nhiệm mầu trong Giáo Hội. Cũng nên nhớ khi nói Mẹ hay các thánh ban ơn qua việc ta cầu xin không phải là các ngài có ơn riêng để phân phát cho ta mà các ngài xin ơn Chúa cho ta qua lời cầu xin của ta. Nếu các ngài có ơn riêng để phân phát như thế trên thiên quốc vẫn còn giữ của riêng sao? Không phải thế. Tất cả mọi ơn thiêng, ân sủng đều thuộc về Chúa, trong Chúa và chỉ một mình Chúa có quyền ban phát nhiều ít cho ai tùy ý Chúa. Xin hiểu các thánh và Mẹ ban ơn là các ngài cầu thay cho ta trước tòa Chúa và chuyển lời cầu của ta đến trước tòa Chúa điều ta cầu xin.
Đức tin
Là quà tặng Chúa ban. Đức tin không phải là những gì tự tài trí hay sức riêng ta kiếm được. Giữ đức tin không phải là giữ 10 điều răn và các luật Hội thánh. Đức tin chính là liên kết cuộc sống trần thế với Thiên Chúa hằng sống qua ân sủng Chúa ban, qua ơn cứu độ, ơn tha thứ để được nên công chính hóa vì Danh Thánh Chúa. Nói rộng hơn đức tin chính là Thiên Chúa mặc khải cho con người biết về chính Thiên Chúa qua tình yêu Chúa. Trên phương diện con người đức tin chính là tình yêu ta đáp trả lời mời gọi của Chúa như hai tiếng xin vâng nơi Mẹ Maria. Tình yêu này được Chúa ban cho nhân loại. Tình yêu Chúa bao trùm cả tình yêu anh chị em khác vì thế chúng ta không thể yêu Chúa mà lơ là trong việc yêu thương anh chị em khác và cầu cho các linh hồn.
Gương mẫu đức tin
Khi nói về đức tin ta không giới hạn đức tin trong vòng nào đó mà là nói về toàn thể con người ta. Bao gồm toàn thể con người ta, như thân xác, tâm hồn, tâm trí, những liên hệ thân quyến, bạn bè và tất cả những gì ta có, thuộc về ta, kể cả ân sủng lẫn tội lỗi. Dâng toàn con người để Chúa thánh hóa. Nói như vậy không có nghĩa Chúa yêu tội của ta, không phải thế, Chúa yêu con người có tội nhưng không yêu tội của họ. Vì yêu người có tội nên khi ta dâng Chúa toàn vẹn con người, tình yêu Chúa thánh hóa con người đó qua ân sủng vừa rửa sạch tội lỗi vừa tăng sức mạnh chống trả các dịp tội. Tất cả đều dâng cho Chúa. Làm được như thế là ta yêu Chúa hết sức hết linh hồn, hết trí khôn. Mẹ Maria là gương mẫu đức tin trọn hảo nhất vì Mẹ dâng cho Chúa toàn thể con người Mẹ khi Mẹ tuyên xưng linh hồn tôi ngợi khen Chúa và thần trí tôi nhảy mừng trong Chúa Đấng cứu chuộc tôi. Gương mẫu đức tin nơi Mẹ là xin vâng đón nhận ơn cứu độ nơi Chúa, là xin vâng dâng trọn cuộc đời cho Chúa để Chúa sử dụng theo tôn ý hầu mang ơn cứu độ cho nhân loại. Xin vâng đón nhận Chúa để ân sủng Chúa thánh hóa, trong sạch hóa con người toàn diện xứng đáng nơi con Chúa Giáng trần. Nơi mẹ có đầy đủ điều kiện cần thiết của gương mẫu đức tin. Mẹ là đấng quý phái nhất trong số những người quý phái và muôn đời sau sẽ khen Mẹ là đấng có phúc vì Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ những điều trọng đại và đặt Mẹ lên hàng cao trọng nhất trong số các thánh trên thiên quốc bởi vì trong Mẹ người ta nhận thấy rõ ràng nhất ân sủng Chúa ban, ơn cứu độ khi cưu mang đấng Cứu thế và là mẹ Giáo Hội, hiền thê Đức Kitô. Mẹ chính là Evà thứ hai. Mẹ là loài thụ tạo nên Mẹ hiểu và thông cảm cuộc sống của nhân loại nên Mẹ là đấng bầu cử cho ta trước tòa Chúa Giêsu con mẹ. Chúng ta có đấng trung gian duy nhất đó chính là Chúa Giêsu. Người không phải là loài thụ tạo nhưng ngài được sinh ra, sống trong thế gian, thấu hiểu những khó khăn trong cuộc sống. Chúa Giêsu là đấng trung gian cho ta trước tòa Đức Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu cầu nguyện điều đó: lạy Cha, xin cho chúng được nên một như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con. Con không cầu cho thế gian nhưng cầu cho chúng và Con muốn rằng Con ở đâu thì chúng cũng ở đó với Con, Gioan 17:9. Như thế chúng ta nên cẩn trọng khi nói Mẹ là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người là chính Con một Chúa là Đức Giêsu. Mẹ là đấng trung gian giữa Chúa Giêsu và loài người.
Mẹ Maria cũng nhận ân sủng nơi Chúa như chúng ta nhận ân sủng Chúa, Mẹ cũng nhận tình thương Chúa như chúng ta. Chúng ta nhận ơn Chúa ban để trở nên tốt lành hơn, thánh thiện hơn, tiến hơn trên đàng nhân đức để trở nên trọn lành. Tuy nhiên chúng ta không đạt được điều trọn lành như Mẹ đã đạt được bởi vì Chúa ban cho Mẹ ơn đặc biệt. Tại sao Chúa làm thế ta không biết và cũng không hiểu. Ơn Chúa ban cho ai Chúa có toàn quyền xử dụng. Dụ ngôn thuê thợ gặt là điển hình.
Vô Nhiễm nguyên tội
Giáo Hội tuyên xưng Mẹ là đấng Vô Nhiễm Nguyên tội do ơn đặc biệt Chúa ban ngay khi Mẹ còn trong lòng mẹ từ lúc thụ thai. Điều này không chứng minh được nhưng được suy luận vì ơn cao trọng này ban cho Mẹ như là việc Chúa chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế giáng trần. Điều này hoàn toàn do Thánh ý Chúa định đoạt, chọn lựa ai là người Ngài chọn, con người hoàn toàn không có tiếng nói trong công trình cứu chuộc, con người cũng không có tài sức thực hiện hay hiểu rõ việc chọn lựa của Chúa. Con người cũng không có quyền phàn nàn tại sao chọn người này bỏ người kia. Đây hoàn toàn do tôn ý và chúng ta biết xin vâng như chính Mẹ đã xin vâng.
Một đời kiếm tìm
Đức Pio 9 năm 1854 long trọng tuyên bố tín điều Vô Nhiễm. Khi một người được thụ thai Chúa ban cho họ ơn gọi và ơn này được thể hiện trong cuộc sống tín hữu sau này. Ơn này Chúa ban mà ta không có quyền chọn lựa. Sau này lớn lên ta có thể từ chối đáp trả lời Chúa mời gọi hoặc cộng tác để tìm kiếm hiểu rõ Chúa mời gọi ta làm gì. Làm sao để biết ý Chúa muốn ta làm gì ? Vấn nạn này là một sự tìm kiếm suốt đời ta. Vì không biết rõ Chúa muốn ta làm gì nên lúc nào ta cũng trung thành sẵn sàng xin vâng để làm điều Chúa muốn. Mẹ cũng đâu có chắc trước ngày truyền tin và ngay cả sau ngày truyền tin Mẹ cũng đâu có thấu hiểu. Phúc Âm ghi lại Mẹ ghi nhớ những lời đó và suy gẫm trong lòng. Điều chắc là Chúa không gọi ta vào đời để không làm gì cả. Chúa gọi ta với mục đích riêng và mục đích này do chính ta tìm kiếm qua cầu nguyện, đọc Kinh thánh vừa để liên kết với Chúa chặt chẽ hơn vừa tìm ân sủng Chúa hầu giúp ta hoàn thành sứ mạng Chúa tin trao ban.
Cầu nguyện nói lên niềm tin, không thể nào tuyên xưng vào Chúa mà thiếu cầu nguyện. Càng cầu nguyện nhiều, càng liên kết chặt với Chúa ơn gọi càng rõ, càng theo ý riêng ơn gọi càng lu mờ vì tội làm mờ con mắt đức tin nên con người sống trong triền miên nghi vấn ý nghĩa cuộc đời, đôi khi mất hẳn ý nghĩa cuộc đời, cho đời là vô nghĩa.
Vô nhiễm nguyên tội còn có nghĩa là Thiên Chúa che chở nhân loại bằng tình yêu cứu độ do lòng luân tuất vô biên Chúa. Ân sủng Chúa vượt xa tội lỗi con người phạm. Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa và qua hình ảnh đó Chúa nhập thế đến với con người. Theo nghĩa trên thì vô nhiễm nguyên tội là do đặc ân Chúa ban cho nhân loại Mẹ Maria đại diện nhân loại lãnh nhận đặc ân đó.
Ý nghĩa khác của vô nhiễm nguyên tội là Thiên Chúa che chở con người qua sự trung tín của chính Chúa. Ngay từ khi tạo dựng con người Chúa ban ân sủng dồi dào và ân sủng này được ban vào ngày cùng tận. Mẹ đại diện nhân loại, Mẹ hiểu được những gì Chúa ban cho Mẹ và chúng ta là con Mẹ cũng được thông phần hiểu biết những điều Chúa kí thác nơi Mẹ. Tội lỗi, tính ích kỉ do cá nhân chủ nghĩa và tư lợi như làn sương che phủ mắt đức tin khiến ta không nhận ra ơn trên. Ơn Chúa chỉ có thể nhận diện qua con mắt đức tin và do đức tin mà ta nhận biết Chúa.
Mẹ đầy ơn phước
Danh từ ân sủng Chúa bao hàm một ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Ân sủng chính là sự sáng, là tình yêu, là sức mạnh soi thấu tâm hồn. Ân sủng cũng có nghĩa là tự do, là thông hiểu ơn cứu độ, ơn nhận biết Chúa Thánh linh, ơn làm nghĩa tử và được gia nhập thiên quốc. Mẹ Maria cũng nhận những ơn trên như chúng ta. Điều khác biệt là Mẹ nhận ơn này ngay khi được thụ thai để trở thành vô nhiễm. Chúng ta nhận các ơn này trong ngày lãnh bí tích rửa tội, trong bí tích thêm Sức, trong bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Trong ngày đó chúng ta được thánh hiến, giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, được ghi ấn tín đức tin, trở thành đền thờ Chúa Thánh Thần và gia nhập vào thân thể mầu nhiệm Đức Kitô. Chúng ta cũng được xức dầu thánh, nhận hào quang vinh hiển Con Chúa mang lại và tràn đầy ánh sáng và sự sống của Thiên Chúa. Trong ngày lãnh nhận bí tích thêm sức chúng ta cũng được sai đi, mang ánh sáng Chúa chiếu soi muôn dân, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, mang tình yêu đến chốn hận thù.
Mẹ Thiên Chúa
Giáo Hội không biết Mẹ được chọn làm Mẹ Thiên Chúa cho đến ngày sứ thần truyền tin. Tín điều sanh bởi đức nữ đồng trinh được công đồng Ephêsô công bố năm 431. Thánh Luca nhấn mạnh việc Mẹ xin vâng qua đức tin. Xin vâng theo ý Chúa để trở thành đấng được chúc phúc hơn mọi người nữ. Lời xin vâng hoàn toàn tự do, riêng Mẹ quyết định khi nghe lời sứ thần truyền. Xin vâng theo ý Chúa chỉ có thể được thực hiện qua đức tin mạnh mẽ nơi Chúa.
Thiên Chúa sáng tạo
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và mọi tạo vật trong đó. Hai điều có thể xảy ra. Một là vũ trụ này hoàn toàn độc lập với Chúa, hòan toàn chối bỏ sự hiện hữu của Chúa. Hai là vũ trụ hoàn toàn lệ thuộc vào Đấng tạo nên nó. Trong trường hợp thứ hai vũ trụ chứa đựng mục đích đấng sáng lập nên nó. Mục đích đó là ý nghĩa sâu thẳm của công trình sáng tạo nơi Thiên Chúa. Ý nghĩa trên chúng ta không hiểu. Tại sao Chúa tạo vũ trụ và tạo con người để rồi con người làm phản, rồi phải xuống cứu chúng. Ta chỉ biết Chúa tạo dựng và Chúa thấy mọi sự tốt đẹp như ghi trong sáng Thế kí. Rất có thể Thiên Chúa là Đấng sáng tạo vì là Đấng sáng tạo nên Ngài không ngừng sáng tạo. Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa. Con người toàn quyền xử dụng tự do Chúa ban để: hoặc chối bỏ sự hiện hữu của Chúa hoặc chấp nhận thuộc về Đấng tác tạo nên ta. Sự lựa chọn của ta nơi trần thế đưa đến kết quả trong ngày cùng tận vì chọn lựa lối sống qua điều mình tin chính là để điều mình chọn hướng dẫn cuộc sống.
Đức tin con cứu con
Tin làm sao thì sống làm vậy và sống làm sao thì hậu quả xảy ra như vậy. Thành quả cuối cùng là điều ta phải chấp nhận, không còn chối cãi hay có thì giờ để thay đổi thành quả ta đã chọn, đã đi qua. Điều chắc chắn là Chúa yêu loài người và ngài nhìn thấy những gì Ngài tạo nên là tốt đẹp nên Ngài sai con một xuống thế chuộc lại điều tốt đẹp bị tàn phá bởi tội. Hãy nhớ lại trong sách Thứ luật 3:19 ghi Thiên Chúa đặt con người trong việc chọn lựa giữa sự sống và sự chết, giữa ân sủng và chúc dữ để con người tự do chọn lựa giữa thiện và ác, sự lành và sự dữ. Chọn sống hay chọn chết hoàn toàn do con người tự chọn.
Xuống thế trong lòng trinh nữ khi Mẹ quỳ xuống nhận sứ điệp nơi sứ thần Gabriel. Hai tiếng xin vâng phát xuất từ con tim chân thành, vâng trong tự do, không điều kiện và ngay cả không hiểu rõ nói lên tâm tình tín thác của Mẹ nơi Chúa. Mẹ đại diện tạo vật của Chúa xin vâng phục thiên ý.
Mẹ Từ Bi
Đức Kitô gánh tội trần gian, chịu đau khổ, chịu chết thay cho nhân loại. Mẹ mặc dù không vướng tội tông truyền không phải đau khổ nhưng Mẹ muốn thông phần đau khổ với nhân loại Mẹ cũng đau khổ như chúng ta, chịu đau đớn, thương nhớ như chúng ta. Kinh thánh ghi lại những điều đó khi Mẹ nói cùng ấu Chúa. Con có biết cha con và mẹ đau khổ tìm con 3 ngày qua. Tước hiệu Mẹ Sầu Bi nói lên tâm tình tự nguyện đau khổ nơi Mẹ.
Mẹ Đồng Trinh
Vì là vô nhiễm nên không chung hoàn cảnh như nhân loại. Hơn nữa là Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu đồng trinh do chính Mẹ tình nguyện cuộc sống trinh tiết. Khi sứ thần báo tin để trở thành Mẹ Thiên Chúa. Chính Mẹ đã thắc mắc việc đó làm sao thực hiện được vì tôi không biết đến người nam. Thứ đến Kinh Thánh mỗi khi cần nhắc Mẹ đồng trinh luôn kèm thêm câu Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Không cần xác định Mẹ đồng trinh khi nào. Từ khi được gọi vào đời hay từ khi thưa xin vâng làm Mẹ Thiên Chúa. Điều chắc chắn Mẹ đồng trinh vì ơn gọi của Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Con Thiên Chúa không đến trong thế gian do ý muốn xác thịt của người trần thế. Con Thiên Chúa đến trong thế gian hoàn toàn tùy thuộc ý muốn Chúa Cha. Khi nào, bằng cách nào hoàn toàn do sự khôn ngoan, thông thái trong chương trình cứu chuộc Chúa Cha định liệu. Do đó con Thiên Chúa không có người cha trần thế. Thánh Giuse là cha nuôi, không phải cha ruột và bản tính loài người nơi đức Kitô hoàn toàn do thánh ý Chúa Cha. Mẹ cưu mang con Chúa hoàn toàn không phải do động tác của con người mà là do thánh ý Chúa Cha. Mẹ trọn đời đồng trinh và con Thiên Chúa cả hai đều do thánh ý Chúa Cha. Câu trọn đời đồng trinh nhắm xác quyết Mẹ là Đấng đồng trinh ngay cả sau khi sanh Chúa Cứu Thế. Điều này bao gồm hai giai đoạn trong đời Mẹ đó là trước và sau khi sinh Chúa cứu thế.
Trước sau như một
Ý của Thiên Chúa vượt qua trí hiểu con người và ý của Chúa không lệ thuộc vào lí luận hợp lí của con người. Cuộc đời Mẹ tóm gọn trong một câu đơn giản là tự nguyện xin vâng thực hiện ý Chúa. Vâng phục để làm tròn ơn gọi. Chính ơn gọi cực trọng này đủ để Mẹ trở thành Mẹ đồng trinh. Mẹ đồng trinh trước khi chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần vì ơn Mẹ nhận trước khi thụ thai và ơn nhận sau khi sanh con cùng một ơn. Ơn Chúa không thay đổi và chính ơn cao trọng đó mà Mẹ trở thành đồng trinh ngay cả sau khi sanh. Mẹ trở thành gương mẫu đồng trinh trong Giáo Hội. Ơn đồng trinh nơi Mẹ dậy ta tâm tình chấp nhận ý Chúa, sẵn sàng để ơn Chúa thay đổi, hướng dẫn đời ta.
Đầu thế kỉ thứ hai người ta có bàn thảo cặn kẽ việc Mẹ còn đồng trinh sau khi sanh ấu Chúa. Tuy nhiên việc bàn thảo đặt trọng tâm vào điều căn bản của tín điều sau này là Đức Kitô có thực sự sanh bởi Đức Nữ đồng trinh hay không mà không đặt nặng vấn đề còn đồng trinh hay không sau khi sinh con. Các nhà thần học đặt trong tâm vào câu hỏi thần học về những ích lợi phần rỗi cho loài người hơn là chú trọng vào cơ thể học. Điểm chung tất cả đều đồng ý trong các cuộc tranh luận là đức Kitô sinh ra là một mầu nhiệm và Chúa xuống thế làm người qua cung lòng trinh nữ Maria.
Một vài học thuyết
Đến đầu thế kỉ thứ 7 Giáo Hội hoàn vũ tuyên xưng Mẹ là đức nữ trinh trọn đời. Nestorius không từ chối Mẹ đồng trinh nhưng xoay chiều cuộc tranh luận. Theo ông thì Mẹ là Mẹ Đức Kitô, không phải Mẹ Thiên Chúa. Ông lập luận loài người không thể và không đủ khả năng chấp nhận làm Mẹ Thiên Chúa nên chỉ có thể làm Mẹ Đức Kitô mà thôi. Đức Kitô trong trường hợp này không là Chúa, là loài thụ tạo được Chúa Cha nâng lên ngang hàng. Nestori us ảnh hưởng bởi Anastasius ông này cho là mẹ Maria là loài thụ tạo nên không thể nào có thể mang thai Con Chúa được. Công đồng Ephêsô 431 bác bỏ điều hai ông dậy và tuyên xưng như những gì chúng ta tin ngày nay. Cũng trong thời gian này tín điều đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời thành hình. Lễ kính này không có căn bản trong Kinh thánh nhưng qua suy luận. Đức Kitô Cứu Thế đã lo lắng cho Mẹ trên thập giá Ngài giao công việc coi sóc Mẹ trong tay Gioan. Tình mẫu tử thâm sâu chắc Chúa không nỡ để thân xác Mẹ phải hư mất thưởng về trời trước ngày đã định. Khoảng giữa thế kỉ thứ 7 bốn lễ kính Mẹ được mừng hàng năm đó là: lễ Truyền Tin, Dâng Con vào đền thờ, Linh Hồn và Xác Lên Trời và lễ Vô Nhiễm. Đầu thế kỉ thứ 8 giới đi thuyền cầu xin mẹ cho thoát khỏi phong ba nên có thêm tước hiệu Mẹ là Ngôi Sao Sáng soi lối cho con lúc vượt biển thế gian.
Thánh Bernard Clairvaux năm 1153 tin là Mẹ có quyền thế trước ngai con Mẹ nên lời bầu cử của Mẹ có thần thế. Mẹ được coi như là Đấng cầu bầu trước tòa Chúa Giêsu Con Mẹ. Bernard dùng hình ảnh máng thông ơn diễn tả ơn Mẹ xin cùng Chúa. Nhóm khác dùng hình ảnh cổ nối liền đầu với các chi thể. Chúa Kitô là đầu Giáo Hội và chúng ta là chi thể. Mẹ đứng giữa như cần cổ làm trung gian giữa đầu và chi thể. Bernard có lòng sùng kính Mẹ cách riêng nhưng ông không tin Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Theo ông thì đã là loài thụ tạo thì không thể nào thoát khỏi tội tông truyền, không có luật trừ cho bất cứ ai, kể cả mẹ Chúa. Tục truyền khi chết ông mặc áo trắng hiện về, áo đó có một chấm đen chỉ điều sai lầm của Bernard.
Chuỗi môi khôi đã được dùng trước đó nhiều năm nhưng mãi đến lúc này mới được cổ võ rộng rãi trong Giáo Hội và ngày thứ bảy là ngày dành riêng để kính Mẹ có trong thời này. Các bài thánh ca và kinh cầu đức bà cũng được viết trong thế kỉ này. Chuỗi môi khôi thay thế 150 thánh vịnh và có tên là chuỗi rosa là do tiếng Latinh Rosa Mystica được dịch là mầu nhiệm rosa. Kinh truyền tin cũng xuất hiện trong thời gian này. Có thể nói hầu hết các sáng tác trong phụng vụ từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 8 đặt trọng tâm vào việc sùng kính và cổ võ lòng tôn sùng đức trinh nữ. Briget of Sweden năm 1373 Mẹ hiện ra xác nhận Mẹ là đấng Vô Nhiễm. Năm 1862 Mẹ hiện ra với Bernadette xác nhận Mẹ là đấng Vô Nhiễm và năm 1917 hiện ra tại Fatima xác nhận tước hiệu mẹ Mân Côi. Như thế chính Mẹ xác nhận những gì Giáo Hội đã công bố dù không tìm được căn bản trên Kinh Thánh nhưng qua cầu nguyện, linh ứng, hướng dẫn mặc khải của Chúa Thánh Thần để xác định những tín điều Giáo Hội dậy là đúng sự thật.
Luther trong thời gian li khai khỏi Giáo Hội cũng có lòng sùng kính Mẹ. Ông tuyên xưng Mẹ là gương mẫu đức tin nhưng không tin là Mẹ và triều thần thiên quốc có thể cầu cho ta trước tòa Chúa vì tất cả mọi ơn ta nhận được đến từ Chúa và chỉ mình Ngài ban ơn. Đến thời Calvin và Zuingli các ông này lơ là việc cổ võ lòng sùng kính Mẹ và dần dần đi đến chỗ từ chối vai trò của Mẹ trong chương trình cứu chuộc của Chúa.
Năm 1716 Monfort gây lại phong trào sùng kính Mẹ trong phụng vụ ông viết nếu ta trực tiếp đến với Chúa thì Chúa nhìn thấy lòng ích kỉ của ta trong khi qua Mẹ chuyển cầu Chúa sẽ ban ơn vì Mẹ có lòng bao dung che chở cho các con. Nhiều người hiểu lầm điều Monfort viết và đi xa hơn trong việc tuyên bố Mẹ có thể ra lệnh trên thiên quốc mà Chúa và các thánh phải lắng nghe vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa nên Chúa không thể từ chối lời Mẹ xin. Điều sai lầm này được đức thánh cha Benedict 14 năm 1758 ra thông tu sửa sai giáo điều trên. Công đồng Vaticanô hai không dậy thêm về những gì các công đồng trước đã dậy nhưng tái xác nhận những tín điều các công đồng trước đã dậy. Mẹ là mẹ Thiên Chúa, đấng ban ơn cứu độ. Mặc dù Mẹ là con cháu A dong như chúng ta, là loại thụ tạo nhưng vượt lên trên mọi loài thụ tạo do Chúa dựng nên. Mẹ thông hiểu những nhu cầu của ta, những khó khăn và cám dỗ trong cuộc sống. Mẹ là mẹ Giáo Hội, là gương mẫu đức tin, đức cậy, đức ái và liên kết chặt chẽ với Chúa qua đức tin. Mẹ được Chúa thưởng về trời và đây cũng là niềm hy vọng của chúng ta cũng được về trời.
Đức thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị khuyến khích việc đối thoại với các tôn giáo bạn về vai trò Đức Mẹ trong việc sùng kính Mẹ. Thiên Chúa giáo và Anh giáo đã đi được nhiều bước tiến đáng kể trong việc tôn kính thánh mẫu. Như công bố về việc Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đầy ơn Phúc, Mẹ niềm cậy trông và ngay cả tín điều Mẹ Đồng Trinh. Càng ngày càng có nhiều đồng ý giữa Anh Giáo và Thiên Chúa giáo về những tín điều Giáo Hội dậy về Mẹ. Ngăn cách ngày càng thu ngắn lại.
Về điểm Mẹ có quyền thế trước mặt Chúa. Chúng ta nhớ kinh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có những đoạn như sau:
Lậy Mẹ hằng cứu giúp con được đến khẩn cầu dưới bức chân dung Mẹ hay làm phép lạ thì con được thỏa là dường nào. Nhìn đến bức chân dung tốt lành của Mẹ thì linh hồn con thêm lòng trông cậy vững vàng, khác nào con thảo đối với Mẹ lành vậy. Con thấy Đức Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc loài người và cũng là Chúa con đang ngự trên tay Mẹ. Người là Đấng phép tác vô cùng là Chúa tể cầm quyền sinh tử, là Đấng ban phát mọi ơn lành và Mẹ là Mẹ Người vậy Mẹ có đủ quyền thế mà kêu xin Người cùng đủ quyền buộc Người phải ưng thuận lời Mẹ, Người đã xưng thật Người chẳng có thể từ chối Mẹ ơn gì mà lại ước ao muốn nghe lời Mẹ xin vậy lậy Mẹ Chúa Giêsu lời Mẹ cầu bầu rất đỗi thần thế nên con giám nài xin Mẹ ơn này ban cho con như ý con xin. Con hết lòng cầu xin và trông cậy vững vàng. Mẹ sẽ chuyển cầu cho con.
Có hai điều nên cẩn thận khi cầu xin. Câu thứ nhất là ‘Mẹ có đủ quyền thế mà kêu xin Người cùng đủ quyền buộc Người phải ưng thuận lời Mẹ’. Câu thứ hai là câu: ‘Ban cho con như ý con xin’.
Mẹ có uy tín trước mặt Chúa, được Chúa đem hết lòng yêu mến. Chúa là Đấng phép tác vô cùng, là Chúa tể cầm quyền sinh tử là Đấng ban phát mọi ơn lành. Ngoài Chúa Cha không ai có quyền buộc Chúa phải vâng Lời. Thực ra Chúa Giêsu chưa làm gì trái ý Chúa Cha. Ngay cả khi trên vườn Giệt Chúa Giêsu không muốn chén đắng Cha trao. Chúa Giêsu cầu nguyện: Lậy Cha, nếu được xin cất chén này khỏi Con, nhưng xin đừng theo ý Con một theo ý Cha mà thôi. Phúc âm thánh Gioan nhiều lần Chúa Giêsu nói rõ: Ta đến không phải để làm theo ý Ta mà làm theo ý Chúa Cha. Chúa Con không tự làm một mình nhưng luôn làm theo ý Chúa Cha. Gioan 5,19; 8,28. Không ai đến được với Ta trừ khi Chúa Cha sai đi 6,44.
Xét thế Chúa Giêsu luôn trung thành và đặt ý Chúa Cha trên ý Chúa Con và Chúa Con luôn vâng lời Chúa Cha. Phúc Âm xác định rõ ràng Đấng duy nhất Chúa Giesu vâng lời là Chúa Cha. Chúa Giêsu không theo ý riêng mình nhưng luôn nghe theo ý Chúa Cha.
Điểm thứ hai xin: ‘ban cho con theo ý con xin’. Câu này cũng cần bàn thảo cho rõ nghĩa hơn. Không phải tất cả những điều ta xin đều đẹp lòng Chúa cả đâu. Có nhiều điều ta xin chỉ có lợi riêng cho cá nhân hoặc cho gia đình riêng. Điều xin đó tốt lành, không có gì sai trái. Theo tinh thần Chúa Giêsu dậy các tông đồ cầu nguyện thì tất cả những điều xin đều không dính bén gì đến việc xin cho ý riêng. Kinh lậy Cha dậy xin cho ý Cha thể hiện ở dưới đất cũng như trên trời. Xin cho bánh ăn hàng ngày, xin tha nợ, xin chớ để sa chước cám dỗ. Cuộc đời của Chúa Giêsu là trọn đời sống và làm theo ý Chúa Cha. Cuộc đời của Mẹ Maria là sống và xin vâng theo ý Chúa. Như thế câu ‘ban cho con theo ý con xin’ cần để ý mội khi chúng ta xin xem ý đó có hợp với ý Chúa không. Xin theo ý Chúa Giêsu sẽ là ‘xin cho con sống theo ý Chúa’.
Tôi không có bản kinh bằng tiếng gốc nguyên thủy nên không biết có lầm lẫn trong việc dịch thuật chăng. Tôi cũng không dám đề nghị sửa kinh. Kinh này do các cha dòng Chúa cứu thế viết và cha bề trên cả của dòng có thẩm quyền trong việc đó. Tôi chỉ nêu lên một ý thô thiển để khi chúng ta đọc kinh đó chúng ta nhớ làm thế nào để cho ý Chúa trên ý riêng.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Văn Hóa
Làm sao để cho con em tự tin và tự trọng?
Bùi Hữu Thư
05:46 11/08/2009
Ảnh hưởng của học đường và gia đình có tầm quan trọng tối cao đến thành quả học vấn cũng như việc nuôi dưỡng và tạo dựng một đứa trẻ sau này sẽ thành công trên đường đời.
I. Học Đường: Phản ứng của học sinh trước thái độ của người nhớn, cảm tưởng của các em và ảnh hưởng tổng hợp của các thái độ và cảm tưởng này đối với hành vi của học sinh đã được rất nhiều nhà khảo cứu trình bày trong các thập niên gần đây. Một cuốn sách rất hay đã được viết về đề tài này là Ý Thức về Mình và Thành Quả Học Vấn của Wiilliam Watson Purkey (1).
Những điều ông Purkey trình bày rất quan trọng đối với những ai muốn hiểu rõ hơn tại sao một số học sinh lại đạt được thành quả tốt, trong khi một số khác lại thất bại. Cách thức học sinh tự nhìn mình bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của người ngoài, và là ảnh hưởng căn bản nhất về thành quả của chúng. Purkey góp nhặt một số định nghĩa về cái "tôi" và giải thích cái "tôi" như sau: "Một hệ thống phức tạp và sống động về những điều mà một cá nhân xác tín là sự thật về mình, mỗi điều xác tín kèm theo một giá trị tương đương... được sắp xếp và sống động." Ông cũng nói thêm rằng "cá tính có tính chất tương đối vững bền và có trật tự."
Muốn trình bày tư tưởng này bằng hình vẽ, Purkey đã phác họa một hình xoáy chôn ốc:
Hình xoáy ốc lớn biểu tượng cho hình thể cấu tạo của "cá tính", và các xoáy ốc nhỏ biểu tượng cho các điều mà cá nhân tin về mình. Các xoáy ốc nhỏ càng gần trung tâm của xoáy ốc lớn, thì điều xác tin lại càng vững chắc hơn. Một xoáy ốc nhờ có thể biểu tượng cho một số đặc tính chẳng hạn như lùn, mập hay cao và yểu điệu; hoặc có thể tượng trưng cho một đức tính như dễ thương, chân thật, nhút nhát. Những xoáy ốc ở gần tâm điểm là trọng tâm của một cá nhân và thường rất vững bền khó thay đổi. Những xoáy ốc ở xa, mặt khác, lại không quan trọng lắm đối với cảm nghĩ của cá nhân về mình, và có thể được thay đổi dễ dàng mà không ảnh hưởng đến con người.
Purkey cho rằng mỗi điều xác tin về cái "tôi" của một người có một giá trị có thể được xếp hạng từ âm đến dương. Chẳng hạn, một người có thể có ở gần trung tâm của xoáy ốc lớn, một xoáy ốc nhỏ biểu hiệu cho nguồn gốc của dân tộc. Người này có thể biết rõ về nguồn gốc của mình là thuộc dòng dõi da đỏ, nhưng cũng có thể không cảm thấy thoải mái về nhận thức này.
Một đặc điểm khác của hệ thống của Purkey là, "Sự thành công hay thất bại có ảnh hưởng đến toàn thể hệ thống... khi một khả năng khá quan trọng và được cá nhân đánh giá cao, một sự thất bại về khả năng này sẽ hạ thấp sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác, dù không có liên hệ. Ngược lại, sự thành công của một khả năng quan trọng và được đánh giá cao, cũng nâng cao sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác." Cuối cùng thì hệ thống của Purkey là duy nhất cho mỗi người. Mọi người trong chúng ta ngồi ở một chỗ khác nhau trong rạp hát. Mỗi cái "tôi" đều khác, do đó cái nhìn của mỗi người về thế giới đều khác nhau.
"Có lẽ giả thiết quan trọng nhất của các lý thuyết tân thời về cái "tôi" là sự duy trì và cải tiến cái "tôi" được cảm nhận, là động cơ thúc đẩy tất cả mọi hành vi của một cá nhân..." Nói cách khác, mỗi người trong chúng ta thường xuyên cố gắng duy trì, bảo vệ, và làm tăng trưởng cái "tôi" được cảm nhận. Tất cả những gì một cá nhân cảm nhận, được cảm nhận từ điểm tập trung của cái "tôi". Dù chúng ta có cố gắng cách mấy chúng ta cũng không thể nào tự đặt mình vào một điểm khác để có kinh nghiệm về thế giới bên ngoài.
Nếu một cá nhân phải đối diện với sự kiện cần có thêm một ý kiến về mình, ý kiến này sẽ dễ dàng được sát nhập vào hình ảnh tổng quát của cái "tôi", nếu nó phù hợp với những gì đã được cá nhân cảm nghĩ về mình. Nhưng nếu ý kiến đó lại khác biệt đối với những gì đã kết hợp nên cá tính thì sẽ dễ bị chối bỏ. Người nào tự cho rằng mình rộng lượng sẽ chối bỏ ý kiến cho rằng một hành động của người ấy phải được coi là ích kỷ. Điều quan trọng hơn đối với các nhà giáo là các học sinh nào đã tự cho rằng chúng học dốt, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có những chứng cớ hỗ trợ cho cách nhìn của chúng, thay vì những chứng cớ cho thấy chúng có thể thành công.
Sự chống cưỡng lại những thay đổi, là đặc tính của lòng tự trọng hay tự ti, do đó có thể tốt hay xấu. Nếu không có một sự bền vững, sẽ không có một "cá tính" có thể nhận biết được. Chúng ta đã gặp những người hầu như không có ý kiến nhất định về một vấn đề gì. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có những đặc điểm, nếu thay đổi, sẽ làm cho đời sống của mình và đời sống của những ai chúng ta tiếp xúc với tốt đẹp hơn.
Khi xem xét các ý tưởng về cái "tôi" và vai trò của nó trong sự thúc đẩy cá nhân, Purkey viết: "Bất cứ ai cũng luôn luôn bị thúc đẩy; sự thật thì không có ai không bị thúc đẩy. Họ có thể không bị thúc đẩy để làm những điều mà chúng ta muốn họ làm, những chúng ta không thể nói là họ không bị thúc đẩy bởi một cái gì." Điều này có nghĩa đối với các nhà giáo rằng ước muốn của học sinh là đạt được những gì chúng muốn.
Socrates (2) đã nói, "Đời sống không được duyệt xét, không đáng sống," và sự tăng trưởng về hiểu biết mình, là một bước tiến gần hơn đến việc tự chủ, và tự cường. Biết mình giúp cho cá nhân có cái nhìn về chính mình thực tế và đúng đắn qua sự phản ảnh nhận được của thế giới bên ngoài. Ý niệm về mình là những gì một cá nhân cảm thấy về cái mà họ thấy; đây là thái độ một người có muôn vàn khía cạnh đã tổng hợp lại để tạo thành cái "tôi". Thái độ của thầy giáo về học trò rất quan trọng đối với quan niệm của học trò về nó, và ý niệm của một người thầy về mình cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cách thức người thầy phản ứng đối với học sinh và bạn đồng nghiệp.
Purkey khuyên chúng ta phải tránh không để cho con em phát triển những cảm nghĩ xấu về chúng, "..một khi một học sinh đã có hình ảnh xấu về mình, trách vụ của thầy giáo sẽ trở nên hết sức khó khăn. Vì vậy việc ngăn cản các ý niệm xấu về chính mình nơi các học sinh là một bước căn bản trong việc giáo dục. Các thầy cô ai cũng mong muốn có ảnh hưởng đến học sinh, để tạo nên những sự thay đổi tốt đẹp trong cuộc đời của chúng.
Một người thầy sẽ có ảnh hưởng nhiều hay ít tùy thuộc vào hai động lực: điều mà người thầy tin, và điều mà người thầy làm. Cảm nghĩ của thầy giáo về mình có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng lòng tự tin rằng em học sinh này xứng đáng. Các cuộc nghiên cứu cho thấy người ta thường nhìn mọi người dưới cùng một cách họ tự nhìn họ, do đó một thầy giáo có hình ảnh tốt đẹp về mình chắc chắn sẽ có những thái độ tốt đẹp đối với học sinh. Mỗi thầy giáo phải từ nhìn mình một cách tự trọng, phải yêu mình và chấp nhận mình. Khi thầy giáo có những ý tưởng tốt về mình, họ sẽ có thể đóng góp vào việc xây dựng lòng tự tin và tự trọng nơi học sinh của họ.
Nhiều cuộc khảo cứu đã cho thấy có sự liên hệ giữa thành quả học vấn của học sinh và sự mong đợi của thầy cô. Sự trông đợi quá thấp lại càng làm cho học sinh cho rằng chúng thật sự không xứng đáng.
Không khí của lớp học tùy thuộc vào sáu yếu tố sau đây theo Purkey:
II. Gia Đình: Tất cả các yếu tố nêu trên được áp dụng nơi học đường đối với các thầy giáo cũng được áp dụng tương tự đối với phụ huynh. Các yếu tố: thách thức, tự do, kính trọng, niềm nở, kiểm soát và thành công cũng cần được áp dụng trong việc cha mẹ đối xử với con cái trong gia đình. Đối xử với con cái một cách ôn hòa, và tôn trọng sẽ có hiệu quả hơn là la hét, mắng chửi, hay đánh đập. Con cái chỉ vâng phục khi chúng hiểu và kính nể những điều răn dậy của chúng ta. Khi chúng đã coi cha mẹ như những "Ông Ác", và những kẻ thù nghịch thì việc uốn nắn dạy dỗ sẽ không có hiệu quả. Kết cuộc là hoặc cha mẹ đuổi chúng ra khỏi nhà, hoặc chúng sẽ tự thoát ly.
Trong gia đình có nhiều con, cha mẹ thường có thói quen hay so sánh giữa hai đứa. Mỗi đứa trẻ sinh ra có một cá tính. Có đứa học nhanh, có đứa học chậm. Có đứa thông minh và nhớ dai, có đứa chậm hiểu và mau quên. Cô đứa có thể ngồi học suốt ngày, có đứa lại chỉ thích chạy nhảy ngoài đường. So sánh với ý đề cao một đứa và làm cho đứa kia bị xấu hổ sẽ không giúp gì cho sư tự tin và tự trọng của nó. Khi nó đã cho rằng nó không ra gì, dốt nát, thì nó sẽ không còn cố gắng nữa. Cha mẹ nên tìm cách để khen thưởng cả những đứa ít khi mang về được một học bạ hoàn toàn tốt đẹp. Nếu nó có một môn được lên điểm trong một tam cá nguyệt thì hãy khen thưởng nó, thay vì chỉ chú ý đến những điểm nó bị xuống. Cha mẹ nên đến với các thầy giáo và cố vấn học vụ để tìm hiểu về các yếu điểm của con em, để tìm cách sửa chữa. Hoặc là tự mình kèm thêm, hoặc là kiếm thầy dạy thêm sau giờ học. Theo dõi thói quen ăn uống của nó. Một đứa trẻ năng động không thể ngồi yên trong lớp, có thể vì ăn quá nhiều kẹo chocolat, ăn nhiều đường, hay uống nhiều coca cola.
Có rất nhiều lý do khiến cho con cái không thành công trong vấn đề học vấn: Anh Ngữ, ảnh hưởng bạn bè, sự thiếu theo dõi và kiểm soát của bố mẹ... Duy trì lòng tự tin và tự trọng là bổn phận của cả các bậc cha mẹ lẫn thầy giáo. Các học sinh Việt Nam có thể bị bạn bè trêu chọc trong trường vì màu da, vì giống nòi, vì cách ăn mặc, vì mùi dầu cù là, vì nhiều lý do mà chúng ta cần tìm hiểu để giúp cho con em có thể hội nhập và có bạn tốt. Có nhiều đứa chỉ vì bị đàn áp, trêu chọc mà sinh ra đánh lộn, dùng vũ khí và rồi bị phạt và bị đuổi. Chúng ta cần biết con em đang trải qua những gì trong trường để giúp chúng vượt qua những trở ngại và thành công trong đường học vấn.
Cước Chú:
I. Học Đường: Phản ứng của học sinh trước thái độ của người nhớn, cảm tưởng của các em và ảnh hưởng tổng hợp của các thái độ và cảm tưởng này đối với hành vi của học sinh đã được rất nhiều nhà khảo cứu trình bày trong các thập niên gần đây. Một cuốn sách rất hay đã được viết về đề tài này là Ý Thức về Mình và Thành Quả Học Vấn của Wiilliam Watson Purkey (1).
Những điều ông Purkey trình bày rất quan trọng đối với những ai muốn hiểu rõ hơn tại sao một số học sinh lại đạt được thành quả tốt, trong khi một số khác lại thất bại. Cách thức học sinh tự nhìn mình bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của người ngoài, và là ảnh hưởng căn bản nhất về thành quả của chúng. Purkey góp nhặt một số định nghĩa về cái "tôi" và giải thích cái "tôi" như sau: "Một hệ thống phức tạp và sống động về những điều mà một cá nhân xác tín là sự thật về mình, mỗi điều xác tín kèm theo một giá trị tương đương... được sắp xếp và sống động." Ông cũng nói thêm rằng "cá tính có tính chất tương đối vững bền và có trật tự."
Muốn trình bày tư tưởng này bằng hình vẽ, Purkey đã phác họa một hình xoáy chôn ốc:
Purkey's Spiral |
Purkey cho rằng mỗi điều xác tin về cái "tôi" của một người có một giá trị có thể được xếp hạng từ âm đến dương. Chẳng hạn, một người có thể có ở gần trung tâm của xoáy ốc lớn, một xoáy ốc nhỏ biểu hiệu cho nguồn gốc của dân tộc. Người này có thể biết rõ về nguồn gốc của mình là thuộc dòng dõi da đỏ, nhưng cũng có thể không cảm thấy thoải mái về nhận thức này.
Một đặc điểm khác của hệ thống của Purkey là, "Sự thành công hay thất bại có ảnh hưởng đến toàn thể hệ thống... khi một khả năng khá quan trọng và được cá nhân đánh giá cao, một sự thất bại về khả năng này sẽ hạ thấp sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác, dù không có liên hệ. Ngược lại, sự thành công của một khả năng quan trọng và được đánh giá cao, cũng nâng cao sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác." Cuối cùng thì hệ thống của Purkey là duy nhất cho mỗi người. Mọi người trong chúng ta ngồi ở một chỗ khác nhau trong rạp hát. Mỗi cái "tôi" đều khác, do đó cái nhìn của mỗi người về thế giới đều khác nhau.
"Có lẽ giả thiết quan trọng nhất của các lý thuyết tân thời về cái "tôi" là sự duy trì và cải tiến cái "tôi" được cảm nhận, là động cơ thúc đẩy tất cả mọi hành vi của một cá nhân..." Nói cách khác, mỗi người trong chúng ta thường xuyên cố gắng duy trì, bảo vệ, và làm tăng trưởng cái "tôi" được cảm nhận. Tất cả những gì một cá nhân cảm nhận, được cảm nhận từ điểm tập trung của cái "tôi". Dù chúng ta có cố gắng cách mấy chúng ta cũng không thể nào tự đặt mình vào một điểm khác để có kinh nghiệm về thế giới bên ngoài.
Nếu một cá nhân phải đối diện với sự kiện cần có thêm một ý kiến về mình, ý kiến này sẽ dễ dàng được sát nhập vào hình ảnh tổng quát của cái "tôi", nếu nó phù hợp với những gì đã được cá nhân cảm nghĩ về mình. Nhưng nếu ý kiến đó lại khác biệt đối với những gì đã kết hợp nên cá tính thì sẽ dễ bị chối bỏ. Người nào tự cho rằng mình rộng lượng sẽ chối bỏ ý kiến cho rằng một hành động của người ấy phải được coi là ích kỷ. Điều quan trọng hơn đối với các nhà giáo là các học sinh nào đã tự cho rằng chúng học dốt, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có những chứng cớ hỗ trợ cho cách nhìn của chúng, thay vì những chứng cớ cho thấy chúng có thể thành công.
Sự chống cưỡng lại những thay đổi, là đặc tính của lòng tự trọng hay tự ti, do đó có thể tốt hay xấu. Nếu không có một sự bền vững, sẽ không có một "cá tính" có thể nhận biết được. Chúng ta đã gặp những người hầu như không có ý kiến nhất định về một vấn đề gì. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có những đặc điểm, nếu thay đổi, sẽ làm cho đời sống của mình và đời sống của những ai chúng ta tiếp xúc với tốt đẹp hơn.
Khi xem xét các ý tưởng về cái "tôi" và vai trò của nó trong sự thúc đẩy cá nhân, Purkey viết: "Bất cứ ai cũng luôn luôn bị thúc đẩy; sự thật thì không có ai không bị thúc đẩy. Họ có thể không bị thúc đẩy để làm những điều mà chúng ta muốn họ làm, những chúng ta không thể nói là họ không bị thúc đẩy bởi một cái gì." Điều này có nghĩa đối với các nhà giáo rằng ước muốn của học sinh là đạt được những gì chúng muốn.
Socrates (2) đã nói, "Đời sống không được duyệt xét, không đáng sống," và sự tăng trưởng về hiểu biết mình, là một bước tiến gần hơn đến việc tự chủ, và tự cường. Biết mình giúp cho cá nhân có cái nhìn về chính mình thực tế và đúng đắn qua sự phản ảnh nhận được của thế giới bên ngoài. Ý niệm về mình là những gì một cá nhân cảm thấy về cái mà họ thấy; đây là thái độ một người có muôn vàn khía cạnh đã tổng hợp lại để tạo thành cái "tôi". Thái độ của thầy giáo về học trò rất quan trọng đối với quan niệm của học trò về nó, và ý niệm của một người thầy về mình cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cách thức người thầy phản ứng đối với học sinh và bạn đồng nghiệp.
Purkey khuyên chúng ta phải tránh không để cho con em phát triển những cảm nghĩ xấu về chúng, "..một khi một học sinh đã có hình ảnh xấu về mình, trách vụ của thầy giáo sẽ trở nên hết sức khó khăn. Vì vậy việc ngăn cản các ý niệm xấu về chính mình nơi các học sinh là một bước căn bản trong việc giáo dục. Các thầy cô ai cũng mong muốn có ảnh hưởng đến học sinh, để tạo nên những sự thay đổi tốt đẹp trong cuộc đời của chúng.
Một người thầy sẽ có ảnh hưởng nhiều hay ít tùy thuộc vào hai động lực: điều mà người thầy tin, và điều mà người thầy làm. Cảm nghĩ của thầy giáo về mình có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng lòng tự tin rằng em học sinh này xứng đáng. Các cuộc nghiên cứu cho thấy người ta thường nhìn mọi người dưới cùng một cách họ tự nhìn họ, do đó một thầy giáo có hình ảnh tốt đẹp về mình chắc chắn sẽ có những thái độ tốt đẹp đối với học sinh. Mỗi thầy giáo phải từ nhìn mình một cách tự trọng, phải yêu mình và chấp nhận mình. Khi thầy giáo có những ý tưởng tốt về mình, họ sẽ có thể đóng góp vào việc xây dựng lòng tự tin và tự trọng nơi học sinh của họ.
Nhiều cuộc khảo cứu đã cho thấy có sự liên hệ giữa thành quả học vấn của học sinh và sự mong đợi của thầy cô. Sự trông đợi quá thấp lại càng làm cho học sinh cho rằng chúng thật sự không xứng đáng.
Không khí của lớp học tùy thuộc vào sáu yếu tố sau đây theo Purkey:
- 1. Sự thách thức: Học sinh phải cảm thấy là họ đang cố gắng tối đa trong khả năng của họ. Người thầy khôn ngoan phải định giá khá năng của học sinh thường xuyên và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có dơ hội để thành công. Có sự sai lầm khi cho rằng người thầy nhân bản nhất là người thầy không đòi hỏi nhiều ở học sinh. Học sinh muốn và cần phải cố gắng tối đa, miễn là công tác nằm trong khả năng của chúng. Cảm tưởng của chúng về chúng sẽ được tăng trưởng thay vì bị đe dọa bởi những bài làm khó.
- 2. Sự Tự Do: Đây có nghĩa là tự do lựa chọn - tự do làm sự lựa chọn sai lầm mà không bị mang nhãn hiệu của một kẻ thất bại. Tự do lựa chọn chỉ có thể có trong một không khí không độc tài. Và tự do lựa chọn là cách độc nhất cho phép học sinh phát triển khả năng chọn lựa một cách khôn ngoan giữa nhiều giải pháp. Tất cả mọi người đang học một cái gì mới cũng đều có thể thất bại. Những ai đã phát triển tốt đẹp nhiều khả năng là những người biết chấp nhận những sự thất bại không thể tránh, và muốn thử hoài, nếu cần, để vượt qua được sự khó khăn mà không gây tai hại cho lòng tự tin và từ trọng của mình. Trong lớp học mà sự thành công được nhấn mạnh, những sự thất bại cũng được chấp nhận như là điều phải xẩy đến trong sự học, học sinh sẽ luôn luôn cố gắng để hoàn tất một trách vụ khó khăn, miễn là sự thất bại không làm tai hại cho cảm nghĩ của chúng về chính chúng. Chỉ đem những câu trả lời trúng thay vì đem những câu trật sẽ giúp cho học sinh chỉ chú trọng đến những bước thành công trong một công tác không hoàn tất.
- 3. Sự Kính Trọng: Kính trọng đề cập đến cách thầy giáo có phản ứng đối với học sinh, ngay cả một học sinh nhỏ tuổi. Nếu thầy giáo đối xử lịch sử và tử tế như đối với một người đồng nghiệp hay xếp lớn, đứa trẻ sẽ đáp ứng một cách tốt đẹp. Mỗi khi ta đối xử tốt đẹp với một đứa trẻ, ta tăng cường lòng tự trọng của nó, mỗi khi chúng ta làm cho nó xấu hổ và mất mặt, chúng ta chắc chắn đã làm giảm sự tự tin và tự trọng nơi nó. Thầy giáo phải cố gắng hết sức để cho học sinh thấy chúng được tin cậy, và được kính trọng. (3)
- 4. Sự Niềm Nở: Nếu thầy cô bình thản, chấp nhận, hỗ trợ và khuyến khích, thì học sinh sẽ có ý nghĩ tốt về chúng. Khi thầy cô độc tài, đe dọa, đay nghiến, lòng tự trọng và tự tin của học sinh bị suy giảm.
- 5. Sự Kiểm Soát: Trong lớp học khi thầy cô giữ được kỷ luật vững chắc, và áp dụng kỷ luật một cách công bình và đều hòa, học sinh trong lớp này sẽ dễ phát triển lòng tự trọng hơn là trong một lớp mà học sinh được thả lỏng. Lý do: cảm tưởng chúng của học sinh là, khi một người lớn thương chúng thì mới đòi hỏi chúng phải giữ gìn các bổn phận và hành vi cao đẹp và ấn định những giới hạn cho những gì là hành vi có thể chấp nhận. Một người mẹ tốt là một người mẹ cứng rắn, theo dõi đường đi lối về của con gái, và đòi hỏi được biết rõ các bạn trai của con mình.
- 6. Sự Thành Công: Không có gì làm cho dễ thành công hơn là đã thành công trước đó. Thầy cô ra bài làm và bài thi thế nào để cho học sinh dù chỉ đạt được từng bước nhỏ trong sự thành công cũng cảm thấy được thúc đẩy và được khuyến khích. Học sinh không thể nào có kinh nghiệm về sự thành công trước khi thật sự đã có kinh nghiệm về sự thành công về một khía cạnh quan trọng trong đời nó.
II. Gia Đình: Tất cả các yếu tố nêu trên được áp dụng nơi học đường đối với các thầy giáo cũng được áp dụng tương tự đối với phụ huynh. Các yếu tố: thách thức, tự do, kính trọng, niềm nở, kiểm soát và thành công cũng cần được áp dụng trong việc cha mẹ đối xử với con cái trong gia đình. Đối xử với con cái một cách ôn hòa, và tôn trọng sẽ có hiệu quả hơn là la hét, mắng chửi, hay đánh đập. Con cái chỉ vâng phục khi chúng hiểu và kính nể những điều răn dậy của chúng ta. Khi chúng đã coi cha mẹ như những "Ông Ác", và những kẻ thù nghịch thì việc uốn nắn dạy dỗ sẽ không có hiệu quả. Kết cuộc là hoặc cha mẹ đuổi chúng ra khỏi nhà, hoặc chúng sẽ tự thoát ly.
Trong gia đình có nhiều con, cha mẹ thường có thói quen hay so sánh giữa hai đứa. Mỗi đứa trẻ sinh ra có một cá tính. Có đứa học nhanh, có đứa học chậm. Có đứa thông minh và nhớ dai, có đứa chậm hiểu và mau quên. Cô đứa có thể ngồi học suốt ngày, có đứa lại chỉ thích chạy nhảy ngoài đường. So sánh với ý đề cao một đứa và làm cho đứa kia bị xấu hổ sẽ không giúp gì cho sư tự tin và tự trọng của nó. Khi nó đã cho rằng nó không ra gì, dốt nát, thì nó sẽ không còn cố gắng nữa. Cha mẹ nên tìm cách để khen thưởng cả những đứa ít khi mang về được một học bạ hoàn toàn tốt đẹp. Nếu nó có một môn được lên điểm trong một tam cá nguyệt thì hãy khen thưởng nó, thay vì chỉ chú ý đến những điểm nó bị xuống. Cha mẹ nên đến với các thầy giáo và cố vấn học vụ để tìm hiểu về các yếu điểm của con em, để tìm cách sửa chữa. Hoặc là tự mình kèm thêm, hoặc là kiếm thầy dạy thêm sau giờ học. Theo dõi thói quen ăn uống của nó. Một đứa trẻ năng động không thể ngồi yên trong lớp, có thể vì ăn quá nhiều kẹo chocolat, ăn nhiều đường, hay uống nhiều coca cola.
Có rất nhiều lý do khiến cho con cái không thành công trong vấn đề học vấn: Anh Ngữ, ảnh hưởng bạn bè, sự thiếu theo dõi và kiểm soát của bố mẹ... Duy trì lòng tự tin và tự trọng là bổn phận của cả các bậc cha mẹ lẫn thầy giáo. Các học sinh Việt Nam có thể bị bạn bè trêu chọc trong trường vì màu da, vì giống nòi, vì cách ăn mặc, vì mùi dầu cù là, vì nhiều lý do mà chúng ta cần tìm hiểu để giúp cho con em có thể hội nhập và có bạn tốt. Có nhiều đứa chỉ vì bị đàn áp, trêu chọc mà sinh ra đánh lộn, dùng vũ khí và rồi bị phạt và bị đuổi. Chúng ta cần biết con em đang trải qua những gì trong trường để giúp chúng vượt qua những trở ngại và thành công trong đường học vấn.
Cước Chú:
- 1. William Watson Purkey, Self-Concept and School Success (Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ, 1070.)
- 2. Socrates, Greek Philosopher (469-399)
- 3. William Watson Purkey, What Students Say to Themselves: Internal Dialogue & School Success, (2000, Corwin Press, 19.95)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Đồng Vàng
Đặng Đức Cương
06:09 11/08/2009
CÁNH ĐỒNG VÀNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Em đưa anh về thăm quê em
Thăm mái nhà tranh vẫn dịu hiền
Thăm cánh đồng vàng thơm lúa chín
Mái chèo khua nước tiếng reo êm.
(Trích thơ của Sương Mai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Intellect – Iviron
Nguyễn Trọng Đa
00:32 11/08/2009
Intellect
Trí tuệ, trí năng, lý trí. Là sức mạnh tinh thần của sự nhận thức, biết được thực tại bằng một cách phi vật chất. Là khả năng suy nghĩ theo một cách thức cao hơn các giác quan và trí tưởng tượng. Nó được sở hữu bởi con người, các linh hồn đã lìa khỏi xác, và các thiên thần cùng thần dữ.
Intellectualism
Thuyết duy trí, thuyết chủ trí. Là thái độ trao ưu tiên tuyệt đối cho tâm trí, hơn là cho sự ứng xử luân lý hay nhân đức. Nó trau dồi trí tuệ như là phương cách chính, nếu không nói là phương cách duy nhất, để bảo đảm hạnh phúc. Nó tôn trọng khả năng trí tuệ và sự hoạt động của trí tuệ, hơn mọi vật sở hữu và thành tích khác của con người.
Intellectual Miracle
Phép lạ trí tuệ. Là một sự can thiệp của Chúa vượt qua mọi khả năng của trí óc con người, chẳng hạn lời tiên tri hay sự quang minh thần nghiệm liên quan đến một chân lý ẩn giấu.
Intelligence
Trí thông minh, thông tuệ, trí hiểu, trí thần. Là họat động của một trí tuệ thụ tạo, hoặc kiến thức được trí tuệ tích lũy như một tập quán thủ đắc. Cũng qui chiếu đến một hữu thể thông minh, nhất là trí thần.
Intention
Ý định, ý hướng, ý nguyện, ý chí, mục đích. Là một hành vi của ý chí hướng tới điều tốt, được trí tuệ đề nghị như là được mong muốn và có thể đạt tới. Nó khác với sư mong muốn giản đơn, vốn là sự ước muốn cho một mục đích mà không quan tâm đến phương tiện. Ý định có nghĩa là ước muốn không chỉ một điều tốt, mà còn muốn các phương tiện để đạt mục đích ấy nữa. Một ý định có thể là cụ thể, ảo, thường xuyên hay giải thích.
Intercession
Chuyển cầu, cầu bầu, cầu thay nguyện giúp. Là sự khẩn nài nhờ một người khác; tức là người trung gian. Trong ngôn ngữ kinh thánh, “chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người" (I Tm 2:5-6). Đức Trinh Nữ Maria, Đức Nữ trung gian các ơn, các thiên thần, các thánh trên thiên đàng, các linh hồn trong luyện ngục, và các tín hữu trên trần gian cầu bầu cho loài người nhờ công phúc và lời cầu nguyện của các vị.
Intercommunion
Thông hiệp bí tích liên giáo phái. Là một thỏa thuận chính thức giữa hai Giáo hội Kitô giáo, vốn mở rộng số thành viên và các đặc ân nghi lễ giữa họ với nhau, mà không giải quyết các khác biệt tín lý.
Intercommunion, Eucharistic
Thông hiệp bí tích Thánh Thể. Là việc một thừa tác viên Công giáo cố ý trao Mình Thánh Chúa cho một người đã rửa tội nhưng không Công giáo. Cùng là việc một người Công giáo rước lễ từ tay một thừa tác viên không Công giáo. Theo hướng dẫn của Toà thánh, “Sự thông hiệp Bí tích Thánh Thể Công giáo được giới hạn cho một số trường hợp đặc biệt của các tín hữu Kitô, khi họ có lòng tin vào bí tích phù hợp với đức tin Công giáo, và họ cảm nghiệm một nhu cầu thiêng liêng quan trọng cho sự nâng đỡ của Bí tích Thánh Thể, và trong một thời gian dài họ không thể chạy đến với thừa tác viên ở cộng đoàn của họ, và họ xin rước lễ theo ý nguyện của họ; những điều này chứng tỏ rằng họ có các chuẩn bị đầy đủ và có đời sống xứng đáng một Kitô hữu" (In Quibus Rerum Circumstantiis, ngày 1-6-1972). Hơn nữa, “Đấng bản quyền địa phương có trách nhiệm xem xét các trường hợp ngoại lệ này và ban các quyết định cụ thể” (Dopo la Publicazione, ngày 17-10-1973). Vấn đề ngược lại (người Công giáo rước lễ từ tay thừa tác viên không Công giáo) chỉ được nêu ra với các giáo hội duy trì sự kế nhiệm tông đồ và bí tích Truyền chức thánh. “Do đó, một người Công giáo không thể xin rước lễ, trừ trường hợp từ tay một thừa tác viên được truyền chức hợp lệ" (Directorium Oecumenicum, 55).
Interdate
Sự hò hẹn khác đạo. Là việc hẹn hò với người thuộc tôn giáo khác, với kết quả dự liệu là sẽ tiến tới hôn phối hỗn hợp.
Interdict
Cấm chỉ, treo chén, vạ cấm chế. Là một hình phạt cấm tín hữu, trong khi vẫn còn hiệp thông với Giáo hội, sử dụng một số đặc ân thánh, chẳng hạn được an táng với nghi thức Công giáo, một số bí tích, và tham dự nghi lễ phụng vụ. Việc cấm chỉ này không loại trừ tư cách thành viên trong Giáo hội, hoặc nó không nhất thiết ngụ ý một lỗi riêng của cá nhân đang bị cấm chỉ. Khi được đưa ra cho một thời hạn nhất định, vạ cấm chế là một hình phạt thục tội, do hành vi nặng đã làm của một hay nhiều giáo xứ chống lại công ích của Giáo hội. Các nghi lễ phụng vụ bình thường bị ngưng hẳn, nhưng các bí tích có thể được ban cho người hấp hối, phép hôn phối được cử hành, và việc rước lễ được trao ban, nếu vạ cấm chế là tổng quát hoặc địa phương (chứ không phải người). Một vạ cấm chỉ tổng quát chỉ có thể quyết định từ Tòa thánh. Các giáo xứ và con người có thể bị cấm chỉ bởi đấng bản quyền địa phương.
Inter Ea
Thư luân lưu Inter Ea. Một thư luân lưu do Thánh Bộ Giáo sĩ công bố, gửi đến chủ tịch các Hội đồng giám mục quốc gia, nói về vấn đế đào tạo linh mục. Ba khía cạnh của việc đào tạo linh mục được bàn thảo tới: khía cạnh thiêng liêng, trí tuệ và mục vụ. Một trong những mối bận tâm chính là hiện tượng “các linh mục trẻ thường cảm thấy khó khăn khi gìn giữ đầy đủ kho tàng đức tin mà Chúa Giêsu đã ủy thác cho Giaó hội.” Hai mươi sáu qui định cho việc huấn luyện và duy trì hàng giáo sĩ trung thành với Giáo hội đã được nêu rõ trong chi tiết (ngày 4-11-1969).
Interiorization
Nội tâm hóa. Là việc sáp nhập thái độ và tiêu chuẩn luân lý của người khác để làm cho chúng trở thành của riêng mình. Cũng áp dụng cho sự đồng hóa sâu xa một giáo lý đức tin, chẳng hạn cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô, để nó trở thành nguyên động lực chủ yếu cho đời sống thiêng liêng của mình.
Interior Struggle
Chiến đấu nội tâm. Là sự xung đột bên trong con người giữa ước muốn riêng của mình và ý Chúa. Điều làm vui thích cách tự nhiên không phải luôn luôn là tốt. Đây là cuộc chiến đấu giữa tinh thần và xác thịt – ý chí con người chống lại đam mê của con người, dù là tinh thần hay thể xác. Cuộc chiến đấu nội tâm thay đổi về cường độ tùy theo từng người và tùy theo thời điểm khác nhau. Mặc dầu thường là khó khăn, nhưng với ơn Chúa, cuộc chiến đấu này luôn có thể vượt thắng chính bản thân trong xung đột với ý Chúa đã được biết.
Inter Mirifica
Sắc lệnh Inter Mirifica (Trong những phát minh kỳ diệu). Là sắc lệnh về các phương tiện Truyền thông xã hội của Công đồng chung Vatican II. Sau khi định nghĩa các phương tiện truyền thông như là “những phương tiện tự bản tính không những có liên hệ và ảnh hưởng đến từng người, mà còn đến chính đại chúng và toàn thể xã hội nhân loạ,” Công đồng nêu ra cách thức chúng cần được sử dụng. Quan trọng hơn hết, Công đồng tuyên bố rằng “nội dung việc truyền thông phải luôn luôn xác thực - và vẫn giữ đức công bình và bác ái - và phải đầy đủ” (ngày 4-12-1963).
Internal Grace
Ơn nội tâm, ơn bề trong. Là sự sống siêu nhiên, các nhân đức thiên phú và linh hứng từ Chúa làm ảnh hưởng trực tiếp đến linh hồn, và nâng hữu thể cùng các hoạt động của mình vào sự chia sẻ đời sống với Chúa. Nó được gọi là “nội tâm, bề trong” để phân biệt với “ơn ngoại tại, ơn bề ngoài” vốn không phải là siêu nhiên.
Internal Peace
An bình nội tâm. Là sự bình an hoặc thanh thản của linh hồn trong sự vắng bóng xung đột. Đây là cảm nghiệm sự thỏa thuận giữa đức tin và lý trí, hy vọng và sự đạt được, lương tâm và ứng xử, ước muốn của mình và của người khác, và nhất là cảm thức về thỏa thuận giữa ý chí của mình và ý Chúa đã biết.
Internal Sins
Tội bề trong. Là các tội mà người ta chỉ cảm nhận với các khả năng tinh thần về hiểu biết và ý chí tự do, và không thể hiện ra bên ngoài nơi các giác quan.
Internuncio
Đặc sứ, công sứ Tòa Thánh. Là một đại diện của Đức Giáo hoàng với nhiệm vụ là cổ vũ các quan hệ tốt giữa Tòa Thánh và quốc gia mà ngài được bổ nhiệm đến. Ngài thường xuyên cho Đức Giáo hoàng biết tin tức về các điều kiện địa phương của Giáo hội. Ngài có cấp bậc thấp hơn vị Sứ thần, mặc dầu ngài có quyền và ưu đãi tương đương.
Inter Oecumenici
Huấn thị Inter Oecumenici. Là huấn thị của Thánh bộ Nghi lễ để thi hành hiến chế về Phụng vụ thánh của Công đồng chung Vatican II. 99 lĩnh vực đời sống phụng vụ và áp dụng phụng vụ được nêu rõ các chỉ dẫn và qui định đặc biệt (ngày 26-9-1964).
Inter Pares
Inter Pares, giữa những người ngang hàng, giữa những người đồng đẳng. Từ ngữ được sử dụng bởi những người từ chối ưu vị thẩm quyền của Đức Giáo hòang. Họ cho rằng Đức Giáo hoàng chỉ có ưu vị danh dự, trong đó ngài thuần túy là (chứ không thực là) người đứng đầu giữa các Giám mục trong Giáo hội Công giáo.
Interpretation
Giải thích. Đưa ra ý nghĩa hoặc giải thích một sự gì, chẳng hạn một lý thuyết, luật lệ hoặc trình bày một mục đích. Lời giải thích này là trung thực khi được huấn quyền Giáo hội đưa ra, và kêu gọi giáo hữu vâng lời chấp nhận; lời giải thích là tín lý khi Giáo hội dùng quyền giáo huấn của mình để dạy phương cách cứu độ; lời giải thích rộng là khi sự giải thích luật ủng hộ sự tự do; lời giải thích hẹp là khi sự giải thích giới hạn sự tự do của con người.
Interpretative Intention
Ý định giải thích. Là một ý định chưa được thực hiện, nhưng dự liệu là sẽ thực hiện nếu người ấy biết được hoàn cảnh. Do đó, nếu lời giải thích sát nghĩa của một luật có thể gây hại hơn là lợi, người ta có thể giải thích chủ ý của người làm luật và nới lỏng luật trong trường hợp đặc biệt này.
Interstices
Gián kỳ. Là các thời gian được luật Giáo hội đòi hỏi giữa các chức khác nhau của Bí tích Truyền chức thánh. Từ khi chức Phụ phó tế (thầy Năm) bị hủy bỏ trong nghi lễ Latinh, gián kỳ chính giữa chức Phó tế và chức Linh mục là ba tháng. Thời gian này có thể và thường là lâu hơn, và khi có lý do đặc biệt có thể được Giám mục rút ngắn. (Từ nguyên Latinh inter-, giữa + stare, đứng: interstitium, khoảng cách, gián kỳ; nghĩa đen là thời gian ở giữa.)
Intinction
Chấm, nhúng. Là tập tục phụng vụ về nhúng Mình Thánh trong Máu thánh để cho rước lễ. Việc này đã được qui định vào thời Dionysius thành Alexandria (qua đời năm 264). Theo dòng thời gian, nó trở thành một phương pháp chính quy ở cả Đông phương và Tây phương. Ở Đông phương, việc chấm bánh đã và đang được thực hiện bằng cái muỗng chịu lễ (labis). Một hình thức chấm bánh khác đã được nói đến trong Ordines Romani (thế kỷ thứ sáu), và sau đó không được thực hiện nữa. Bánh thánh có thể nhúng trong Rượu chưa được truyền phép. Sự chấm Bánh thánh đã không được thực hiện từ lâu ở Tây phương, và đã được phục hồi từ Công đồng chung Vatican II (1969).
Intolerance
Bất khoan dung, bất nhân, cố chấp. Là sự thiếu kiên nhẫn hợp lý và thiếu chịu đựng đối với người đáng hưởng sự nhìn nhận các quyền tự do của họ. Bác ái Kitô giáo đòi hỏi sự khoan dung cả với người có tội nữa. Tuy nhiên, đức công bình và bác ái yêu cầu sự bất khoan dung đối với sự sai lầm, bởi vì sự thật không nhìn nhận sự thỏa hiệp nào.
Intrinsic
Tự bản chất, thực chất. Là điều thiết yếu hoặc thuộc về bản tính của sự vật. Là điều gắn liền với sự vật, chẳng hạn sự tự do là thực chất cho công trạng, và tri thức là thực chất cho tình yêu.
Intrinsically Evil
Ác tự bản chất, dữ tự bản chất. Là hành vi của ý định, mà tự bản chất một cách cốt yếu hoặc cần thiết, là không phù hợp với luật Chúa, chẳng hạn sự phạm thượng.
Intrinsic Goodness
Sự thiện tự bản chất. Là phẩm chầt tốt lành của hành vi con người, mà tự bản chất là phù hợp với qui định thật sự của luân lý, ví dụ lòng yêu mến Chúa.
Introit
Introit, Kinh nhập lễ. Là nghi thức dẫn nhập hoặc mở đầu của thánh lễ. Nó bao gồm một bài ca nhập lễ, hát hoặc đọc, trong khi chủ tế tiến lên bàn thờ, hôn bàn thờ, và đi đến nơi ngài sẽ chào tín hữu và bắt đầu nghi thức sám hối. (Từ nguyên Pháp introit, đi vào; từ chữ Latinh introitus: intro-, vào + ire, đi.)
Introspection
Nội quan, nội kiểm, tự quan sát nội tâm. Là sự nhận xét và phân tích tâm trạng của mình, nhất là tình trạng luân lý của mình; là sự tự xét mình, nhất là lương tâm phán xét sự đúng sai của một hành động đã làm trước đó.
Introversion
Hướng ngã, nội hướng. Là một nét nhân cách, với hàm ý luân lý, có đặc tính là lo toan với các tư tưởng riêng của mình, tránh giao tiếp xã hội, và có xu hướng tránh xa thực tại ngoài tâm trí.
Intuition
Trực giác, trực quan. Là sự hiểu biết ngay lập tức một sự gì, nhất là hành vi nhìn biết nhờ trí thông minh của Chúa hoặc của thiên thần. Nơi con người, đây là sức mạnh nhận thức vào ý nghĩa của các sự thật căn bản, mà không cần chú ý hoặc lý luận. Là sự nhận biết chân lý mà không cần nỗ lực của trí tuệ. (Từ nguyên Latinh intuitus, nhìn, xem; từ chữ intuere, nhìn vào.)
Intuitionism
Trực giác thuyết. Là một thuyết cho rằng trực giác là phương pháp chính cho sự hiểu biết của con người. Thuyết này nhằm miễn trừ cho nhu cầu suy tư trừu tượng và phản tỉnh. Được triết gia Plato ủng hộ, trực giác thuyết đã ảnh hưởng nhiều đến triết học Kitô giáo, nhất là trong truyền thống Âu Tinh. (Từ nguyên Latinh intueri, nhìn vào, chiêm ngắm: in-, vào + tueri, nhìn, xem.)
Invalid
Vô hiệu lực, vô giá trị, bất thành. Vô hiệu và vô giá trị, không hiệu lực. Áp dụng cho các bí tích, vô hiệu lực có nghĩa là thiếu một điều cốt yếu khi bí tích được ban hoặc được làm. Trong luật Giáo hội, nó có nghĩa là một tuyên bố hoặc một quyền tài phán là không hiệu lực, do thiếu một yếu tố cần thiết.
Investiture
Tấn phong, thụ phong, tựu chức. Tập tục ở thời đầu Trung Cổ là một hoàng đế hoặc một hoàng thân tấn phong một đan viện phụ hoặc một Giám mục tân cử với nhẫn và gậy, và nhận sự thần phục trước lễ tấn phong. Tập tục này đã bị Đức Giáo hoàng Nicholas II lên án năm 1059, và năm 1075 mọi sự tấn phong từ thế quyền đã bị Đức Giáo hoàng Gregory VII (1021-85) và các Giáo hoàng kế tiếp cấm đoán. Công đồng chung Lateran II (năm 1139) tái khẳng định sự cấm đoán, nhưng cho phép nhà cầm quyền dân sự trao tặng tài sản. Nhiều hình thức tấn phong bởi thế quyền vẫn còn tồn tại ngày nay, nhất là ở các quốc gia thế tục trong đó quyền lợi của Giáo hội bị hạn chế gắt gao, chẳng hạn trong các nước Cộng sản.
Investiture, Lay
Việc giáo dân chỉ định giáo sĩ giữ các giáo chức. Là hành vi qua đó một vua chúa, trong thời Trung Cổ, ban chức tước, tài sản và quyền thế tục cho các Giám mục, tu viện trưởng, và các nhà lãnh đạo tinh thần khác. Nghi thức này bao gồm việc trao các huy hiệu tinh thần, nhẫn và gậy, và đôi khi chìa khóa nhà thờ nữa. Đặc quyền này của các vua chúa thế tục đã xuất hiện từ thời vua Charlemagne. Bao lâu các ông hoàng này quan tâm đến lợi ích của Giáo hội, việc tấn phong này còn được dung thứ. Nhưng khi các chức vụ trong Giáo hội bị đem mua và bán, và cuộc bầu chọn tự do các Giám mục bị ngăn trở, Giáo hội đã cực lực chống đối với luật chống việc giáo dân chỉ định giáo sĩ, vốn được thi hành cách rời rạc. Đức Giáo hòang Gregory VII, ngay khi trở thành Giáo hoàng, đã áp dụng các biện pháp gắt gao chống việc giáo dân chỉ định giáo sĩ, thậm chí ra vạ tuyệt thông cho những ai tiếp tục cách thức này. Thỏa ước Worms năm 1122 đã kết thúc cuộc xung đột giữa các hoàng đế và Tòa thánh. Sau khi các hoàng đế đưa ra nhiều nhượng bộ lớn, Đức Giáo hoàng đồng ý rằng mọi cuộc bầu chọn Giám mục được diễn ra trước sự chứng kiến của hoàng đế, và việc hoàng đế trao tặng tài sản cho các tân chức vẫn được tiếp tục thực hiện. Cuộc xung đột về vấn đề này đã đạt đỉnh cao tại Đức.
Invincible Ignorance
Vô tri bất khả triệt. Là thiếu sự hiểu biết về luật hay về sự việc, do đó người ấy không chịu trách nhiệm về luân lý. Nó có thể là do sự khó khăn về đối tượng tri thức, hoặc ít bằng chứng, hoặc thiếu thời gian hay tài năng nơi người ấy, hoặc một yếu tố khác làm cho người yếu không bị tội. (Từ nguyên Latinh in, không + vincibilis, dễ vượt qua: invincibilis.)
Invocation
Khẩn cầu, kêu cầu, phù hộ. Là lời khẩn nài với đấng cao hơn. Có thể là Chúa, các thiên thần hay các thánh, hoặc linh hồn ở luyện ngục được khẩn cầu. Sự khẩn cầu bao hàm một thái độ khiêm nhượng trong việc kêu xin sự phù hộ siêu nhiên. Khi Chúa được khẩn cầu, là kêu xin Chúa thương xót và yêu mến.
Invocation Of Saints
Khẩn cầu các thánh, van nài các thánh. Là kêu xin các thánh trợ giúp trong nhu cầu vật chất hay thiêng liêng. Nến tảng của khẩn cầu là sự hiệp thông thân mật giữa các thánh ở trên trời và các tín hữu ở trần gian. Các thánh được khẩn cầu để các ngài cầu bầu cho chúng ta trước ngai Chúa, và điều này phù hợp với thói tục ở thế gian là xin ai cầu nguyện cho chúng ta. Bởi vì một người càng thánh thiện, lời cầu của người ấy càng hiệu quả, các thánh trên trời là những vị cầu bầu rất mạnh mẽ cho chúng ta với Chúa. Đây là vấn đề của đức tin, mặc nhiên trong Kinh thánh và minh nhiên trong Thánh truyền, là các tín hữu có thể khẩn cầu các thánh trên thiên đàng cầu thay nguyện giúp cho mình. Theo Công đồng chung Vatican II, “Chúng ta kính nhớ các Thánh trên trời không chỉ vì gương lành các ngài mà thôi... Do đó, điều hết sức thích đáng là chúng ta yêu mến các bạn hữu và những người đồng thừa tự của Chúa Kitô, cũng là anh em và ân nhân đặc biệt của chúng ta, cũng như chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì các ngài và "thành khẩn van nài, chạy đến xin các ngài cầu nguyện và trợ lực, giúp đỡ, hầu Chúa Cha ban cho nhiều ơn lành, nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng ta, Ðấng Cứu Chuộc và Giải Thoát duy nhất của chúng ta" (Hiến chế tín lý về Giáo hội, VII, 50).
Involuntary
Vô tình, vô ý, không chủ tâm. Không chịu sự kiểm sóat của ý chí tự do, dù là tự phát hay tự động. Cũng là sự gì trái với ý chí hoặc sự chọn lựa của một người. Điều gì không chủ tâm là không bị quy lỗi về luân lý.
I.P.I.
I.P.I., In partibus infidelium – Nơi lương dân, theo hiệu tòa.
Ipso Facto
Ipso Facto, tự chính sự việc, tức khắc. Trong bản tính của sự việc. Luật Giáo hội áp dụng từ ngữ này cho việc vạ tuyệt thông, vốn có hiệu lực ngay lúc một người phạm một tội lớn, nghĩa là chối bỏ công khai một tín điều đã mặc khải; cho một số quyền và đặc quyền khi một người được truyền chức, hay được giao một chức vụ hay được bầu vào chức vụ; cho nhiều hệ quả khác nhau đi theo việc một người, một nơi chốn hay một vật được thánh hiến hoặc được dành cho sự sử dụng thánh thiêng.
Ipsum Esse
Ipsum Esse, tự hiện hữu. Được áp dụng cho Chúa là Hữu thể tự hiện hữu, hoặc Hữu thể có yếu tính là hiện hữu, nghĩa là Đấng hiện hữu tất yếu, hoặc không thể không hiện hữu, không như các thụ tạo không tự hiện hữu được.
Irascible Appetite
Thèm muốn nộ tính. Từ ngữ triết học kinh viện cho khả năng cảm giác trỗi dậy để chống lại một nguy hiểm đang đe dọa. Là cảm xúc mạnh mẽ của sự tức giận.
Irregularity
Bất hợp luật, trái quy pháp, ngăn trở. Là một ngăn trở theo giáo luật, ngăn cản một người không đi vào bậc giáo sĩ, hoặc tiếp tục thực thi thánh chức đã nhận. Các ngăn trở có thể là ex defectu trong chủ thể, chẳng hạn dị dạng cơ thể, chứng động kinh, bị điên, hoặc không hợp pháp (con hoang); hoặc là ngăn trở ex delicto, chẳng hạn bội giáo, lạc giáo, giết người, cố tự tử, hoặc kết hôn khi đang còn chức thánh hay còn lời khấn. Việc không biết các ngăn trở không miễn cho người ta khỏi chịu trách nhiệm. Đa số các ngăn trở cần được Đức Giáo hòang miễn chuẩn; chỉ trong một số ít trường hợp, Đức giám mục có quyền miễn chuẩn cho.
Irremovability
Không thể di chuyển, không thể thuyên chuyển. Là đặc quyền của một số chức sắc Giáo hội về không thể thuyên chuyển đi nơi khác. Nó phù hợp với nhiệm kỳ trong chức vụ Giáo hội bổ nhiệm. Theo truyền thống, giáo luật nhìn nhận rằng Giám mục ở một giáo phận và cha xứ ở một giáo xứ không thể bị thuyên chuyển mà không có nguyên nhân chính đáng, vốn được xác định trong một vụ kiện ở một tòa án Giáo hội. Một số mục tử có đặc quyền về nhiệm kỳ trong các trường hợp đặc biệt và hoàn cảnh khác thường.
Is
Is, Idus – ngày giữa tháng.
Isaac
Isaac, I-xa-ác. Là con trai của ông Abraham (Áp-ra-ham) và bà Sarah (Xa-ra, St 21:2-3). Vài năm sau khi Isaac ra đời, Đức Chúa đã thử đức vâng lời của Abraham bằng cách ra lệnh cho ông hiến dâng con làm của lễ tòan thiêu. Không chút do dự Abraham dẫn Isaac đến một địa điểm được chỉ định, làm một bàn thờ và chuẩn bị giết con làm của lễ dâng cho Đức Chúa. Nhưng một thiên thần đã can thiệp, Isaac được cứu và Đức Chúa khen ngợi ông Abraham vì đức vâng phục mù quáng (St 22:1-19). Khi Isaac lên 40 tuổi, thân phụ ông sắp xếp cho ông kết hôn vối cô Rebekah (Rê-bê-ca), người sống ở vùng đất họ hàng của Abraham (St 24). Hai vợ chồng sinh hai con là Esau (Ê-xau) và Jacob (Gia-cóp). Khi Isaac về gìa, sự thù hận xảy ra giữa hai người con do sự ăn ở hai lòng của Jacob (St 25:19-28). Isaac, bị mù và ốm yếu, muốn chúc lành cho Esau, nhưng Jacob, được sự giúp đỡ của mẹ là bà Rebekah, lại nhận được sự chúc lành. Nhiều năm trôi qua trước khi hai anh em làm hòa với nhau (St 27:1-40). Isaac qua đời ở tuổi 180 và được an táng ở Hebron (Khép-rôn, St 35:28-29).
Isaiah
Isaiah, ngôn sứ I-sai-a, sách I-sai-a (Is). Tác giả của cuốn sách sứ ngôn dài nhất trong Cựu Ước, ngôn sứ Isaiah là con trai của ông Amoz (A-mốc), sinh vào khỏang năm 760 trước Công nguyên ở Jerusalem. Sách viết song song triều đại ba vua của Judah (Giu-đa), là Jotham (Giô-tham), Ahaz (A-khát), và Hezekiah (Khít-ki-gia). Sứ vụ của ngôn sứ này là tuyên bố sự sụp đổ của Israel (Ít-ra-en) và Judah, và sự trừng phạt xảy đến cho đất nước do tội lỗi của dân. Nét đẹp của văn phong và tính cao thượng của sứ điệp làm cho Isaiah trở thành một trong các nhà viết Kinh thánh được kính trọng nhất. Ngôn sứ liên lỉ khuyên dân hãy đặt tín thác vào Chúa, chứ không vào các thành quả quân sự. Không ngôn sứ khác nào hơn ông đã tiên báo cách thuyết phục việc Đấng Messiah (Mê-si-a) sẽ đến, Ngài thuộc dòng dõi nhà David (Đa-vít). Các học giả Kinh thánh đã nêu ra nhiều biến cố trong đời Chúa Giêsu đã được báo trước trong các dòng chữ sứ ngôn của Isaiah (Is 2:1-5, 7:10-17, 9:1-6, 11:1-5).
Ishbosheth
Ishbosheth, ông Ít-bô-sét. Tên này là biến thái cố ý của chữ "Ishbaal," công kích người Do Thái vì có nghĩa là “người của Baal (thần Ba-an)." Ishbaal là con trai của Saul (Sa-un), vua Israel (Ít-ra-en), người đã bị thương và rồi tự tử trong trận chiến Gilboa (Ghin-bô-a, I Sm 31:6). Abner (Áp-ne), tướng chỉ huy quân đội của Saul, đặt Ishbaal làm người kế vị, nhưng David (Đa-vít), làm vua Judah (Giu-đa), khát mong chiếm luôn Israel (II Sm 2:8-9). Trong trận chiến sau đó, Ishbaal chống lại Abner, người duy nhất có thể duy trì Ishbaal nắm quyền lực (II Sm 3:6-11). Cả Ishbaal lẫnm đều bị tử trận, và người Do Thái mời David thống nhất Judah và Israel thành một vương quốc thuộc quyền mình (II Sm 5:1-3).
Ismael
Ismael, ông Ít-ma-ên. Là con trai của ông Abraham (Áp-ra-ham) và cô Hagar (Ha-ga), một thiếu nữ nô lệ. Khi Ismael chào đời, bà Sarah (Xa-ra), vợ ông Abraham, chưa có con vì bà tuổi đã lớn (St 16:1-16). Nhưng ĐỨC CHÚA viếng thăm bà Sarah như Người đã phán, và Isaac (I-xa-ác) chào đời (St 21:1-3). Sự ghét nhau có thể hiểu được đã nảy sinh giữa Sarah và Hagar, và ông Abraham buồn bã bị buộc phải đuổi Hagar và Ismael đi. Nhưng Thiên Chúa “ở với đứa trẻ” và bảo vệ em. Rồi khi lớn lên, Ismael kết hôn và có 12 con trai (St 21:9-21). Thời gian trôi qua, và Ismael cùng các con mở rộng đất sở hữu của mình vào vùng bắc của Ai Cập, họ lập thành 12 chi tộc, và mỗi người con đứng đầu một chi tộc. Các qui chiếu thường có với các chi tộc này xuất hiện trong sách Isaiah (I-sai-a, Is), sách Ezekiel (Ê-dê-ki-en, Ed), và sách Jeremiah (Giê-rê-mi-a, Gr). Ít là trên danh nghĩa, Ismael là ông tổ của mạng lưới phát triển mạnh mẽ này (St 25:12-18). Tên ông còn được đọc là Ishmael.
Israel
Israel, ông Ít-ra-en. Là tên được một thiên thần đặt cho ông Jacob (Gia-cóp) bên sông Jabbok (Giáp-bốc). Ông đang trên đường đi làm hòa với người anh của mình là ông Esau (Ê-xau). Trong đêm một người lạ vật lộn với ông cho đến rạng đông, rồi nói với ông: “Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Gia-cóp nữa, nhưng là Israel (Ít-ra-en), vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng." Người lạ này là thiên thần ư? Gia-cóp tự nghĩ đó là Chúa. Ông đặt tên nơi ấy là Peniel (Pơ-nu-ên) “vì tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng" (St 32:25-32). Trong phần kế tiếp của sách Sáng thế, Chúa hiện ra với ông Gia-cóp lần nữa và nhắc lại tuyên bố “Tên ngươi là Gia-cóp nhưng người ta sẽ không gọi ngươi là Gia-cóp nữa, mà tên ngươi sẽ là Ít-ra-en" (St 35:9-10). Như thế tên này là đủ để chứng tỏ vị trí độc nhất của ông trong lịch sử Do Thái: ông là hiện thân của quốc gia Israel.
Issachar
Issachar, Ít-xa-kha. Ông Ít-xa-kha là con trai thứ chín của ông Jacob (Gia-cóp) và là tổ tiên của một chi tộc Israel mang tên ông. Biên giới của chi tộc này nằm ở miền bắc của Manasseh (Ma-na-sê) và miền tây sông Jordan. Người chi tộc Issachar nổi danh với các thành tích trong lĩnh vực thương mại. Jacob nói tiên tri về con trai này như sau: “Nó khòm lưng chở nặng, nó phải làm việc khổ sai như tôi đòi" (St 49:15). Thật là có ý nghĩa khi tên Issachar có nghĩa là “nhân công thuê mướn."
Itala
Itala, là bản dịch Latinh của cuốn Kinh thánh thời trước cuốn Kinh thánh Vulgate (phổ thông). Được thánh Âu Tinh ca ngợi trong cuốn De Doctrina Christiana (II, 22), bản dịch Kinh thánh này là từ tiếng Hi Lạp sang tiếng Latinh. Nó tạo ra nền tảng cho cuốn Kinh thánh Vulgate của thánh Jerome về phẩn Tân Ước, và các cuốn sách Khôn ngoan, sách Baruch (Ba-rúc, Br), Ecclesiasticus (Huấn ca, Hc), và hai sách Maccabees (Ma-ca-bê, Mcb) trong Cựu Ước. Bản văn của Itala được sử dụng trong thư quy của thánh Phêrô, trong nghi lễ Ambrosian, và trong một số phần của sách lễ Roma.
Ite, Missa Est
Ite Missa Est, “Lễ xong, chúc anh chị em ra về bình an.” Lời kết thúc của linh mục với tín hữu vào cuối thánh lễ trong nghi lễ Latinh.
Itinerarium
Itinerarium, Kinh cầu đi đường. Là bất cứ kinh nào đọc trước khi bắt đầu cuộc hành trình, dù là ngắn chăng nữa, để cầu xin Chúa, Đức Mẹ, các thiên thần hay các thánh che chở mình. Trước khi Kinh nhật tụng được duyệt lại năm 1970, kinh cầu đi đường có một hình thức dài cầu phúc trước khi lên đường. Nó gồm có kinh Benedictus với các điệp ca tương ứng, câu xướng và lời nguyện. Các cộng đòan dòng tu thường có kinh riêng trước khi đi đường, một kinh ngắn cho chuyến đi bình thường và kinh dài trọng thể hơn cho chuyến đi dài ngày.
Ittai Or Ithai
Ittai, Ithai, Ít-tai. Là một chiến binh và một thủ lĩnh gan dạ ở xứ Gath (Gát). Khi Absalom (Áp-sa-lôm) âm mưu trở thành vua của Israel, David (Đa-vít) phải bỏ trốn ra khỏi thành. Trong số những người ủng hộ vua và trung thành đi theo ngài có Ittai và 600 người xứ Gath của ông. Mặc dầu ông là người nước ngòai, ông không hề bỏ rơi David (II Sm 15:13-23).
Iviron, Our Lady Of (Shrine)
Đền thánh Đức Mẹ Iviron, Nga. Là một đền thánh có một trong các ảnh tượng thánh hay làm phép lạ của Đức Trinh Nữ. Ðược đặt trong một ngôi nhà nguyện nhỏ ngay tại cổng Công Trường Ðỏ ở Moscow, là một bức ảnh Ðức Trinh Nữ không triều thiên và đang trầm ngâm với Chúa Hài nhi trên cánh tay trái Mẹ. Không Sa hòang nào không rời khỏi thành phố mà không đến kính viếng để xin Mẹ hướng dẫn và bảo vệ. Ảnh tượng gốc của bức tranh nổi tiếng này là ở trong một tu viện Hi Lạp trên núi Athos. Khi Sa hòang Alexis bị bệnh nặng, vua đã xin đưa tranh tượng “Ðức Trinh Nữ Cửa Thiên Ðàng,” như tên gọi của bức tranh tượng trên núi Athos, tới cho ông. Một bản sao của bức tranh tượng được thực hiện và gửi tới cho Sa hòang. Vua được lành bệnh tức thời. Bức tranh tượng được đặt trong một nhà nguyện nhỏ trước điện Kremlin, nhà thờ này cũng là nơi trú ẩn cho người dân trong cuộc Cách mạng Bolshevik. Tuy nhiên trong thời kỳ cách mạng, nhà thờ đã bị phá hủy, nhưng bức ảnh được giữ gìn và có một thời gian được tôn kính tại tu viện Donskoi. Từ khi Cộng sản nắm chính quyền, người ta không biết tranh tượng ảnh này được đặt ở đâu.