Phụng Vụ - Mục Vụ
Đàn Ông Không SỢ!?
Nguyễn Trung Tây
01:16 11/08/2017
□ Nguyễn Trung Tây
Đàn Ông Không SỢ!? (Matt 14:22-33)
Rất thành thật, tôi không thích câu: "Đàn ông không (được phép) khóc! Đàn ông, ai lại sợ!". Ai đó đã nói câu này tôi quên mất tên rồi...
Làm ơn quẳng vào thùng rác hộ tôi những câu nói tào lao khú đế kiểu này!
Thành thật đi mà... Con người bản chất đã sinh ra với sợ (thực ra, hằng hà sa số nỗi sợ).
Sợ là một trong những nét di truyền con người được thừa hưởng (nhưng chắc chắn không phải bởi chuyện ăn trái cấm của hai nhân vật đầu tiên trong dòng lịch sử ơn cứu độ).
Sợ, từ những ngày đầu tiên, đã ăn sâu vào trong máu.
Nỗi sợ đã được/bị (?) cấy sâu thẳm vào trong tâm hồn con người khi Thiên Chúa tạo dựng Adam và Eve.
Sợ không biết kỳ thị, sợ không phân biệt giới tính, bởi đàn ông và đàn bà cả hai đều sợ như nhau.
Sợ nguy hiểm, sợ lửa, sợ bão, sợ già (sợ da mặt biến thành vỏ quả táo tầu héo khô khốc bởi bị bỏ quên trong xó bếp một khoảng thời gian dài).
Trên tất cả, sợ chết.
Tại thời điểm phải đối mặt với nét hữu hạn của nhân gian, người ta có thể đo lường khá chính xác về nhân cách của chính mình (LOL! [Laughing out loud! Cười hô hố!] Bạn có thể hỏi tại sao LOL? Vâng, thiên hạ là anh hùng rơm hay anh hùng thật sẽ bị/được lộ mặt vào thời điểm này).
Sợ! Oh, sợ! Ta mơ ước mi chưa bao giờ được sinh ra.
Ta phải đối mặt với mi, SỢ, khi phải đối mặt với sự-thật-một-ngày-mình-sẽ-phải-chết qua một cơn ác mộng. Trong giấc mơ khủng khiếp này, tôi được nhắc nhở [bởi ai? tôi không biết] về nét hữu hạn của cuộc sống của riêng mình. Tôi ngồi bật dậy, cơ thể ướt lạnh mồ hôi. Lần đầu tiên, tôi cảm nhận sâu sắc và rất thật về thần chết. Tôi không bao giờ quên được giấc mơ này! Oh! Cuộc đời! Cuộc sống của riêng cá nhân tôi! Buồn quá, cuộc sống sẽ không bao giờ vĩnh viễn...
Ta phải đối mặt với mi khi vi khuẩn H. pylori (?)âm thầm tấn công dạ dày... Tôi đang vui vẻ đứng cười và ồn ào nói chuyện với bạn trên con đường đông đúc ở phố cổ Jerusalem. Tự nhiên, tôi không thở được nữa! Mặt tôi tái xanh! Giống như một con cá bị ném quăng ra khỏi dòng nước, tôi thở thều thào. Tôi đứng không vững trên đôi chân của mình! Sức mạnh sung mãn biến tan ra khỏi đôi chân đầy những cơ bắp săn chắc. Chuyện phải đến đã đến, tôi đổ sụp...
Ngay cả Đức Giê-su cũng đã phải đối mặt với mi, SỢ, trong Vườn Cây Dầu. Phải đối mặt với mi diện đối diện, Ngài đổ mồ hôi, từng hạt mồ hôi máu!
Và trên thập tự giá, Ngài hét lớn, "Eli! Eli! Tại sao Chúa lại bỏ con? ", bởi thần chết đang mỉm cười vươn cao lưỡi hái tử thần...
Cả hai phái, nam và nữ đều phải đối diện khuôn mặt của mi, SỢ, trong khi phải đối đầu với nguy hiểm.
Ngay cả môn đệ của Đức Giêsu cũng phải đối mặt với mi, SỢ, trong khi tàu đánh cá ngã nghiêng bởi cơn bão bất ngờ kéo tới. Thuyền cá sắp chìm, mạng sống con người sắp bị xóa sạch khỏi quyển sổ đời.
Các người môn đệ sợ hãi hét to thành tiếng, "Cứu! Cứu chúng tôi".
Sóng cao khổng lồ vươn mình đập thẳng vào mặt thuyền đánh cá nhỏ bé.
Gió mạnh xô đẩy rung rinh mạn thuyền.
Người ta có thể nghe thấy những âm thanh tiếng gỗ nứt rạn của con thuyền gỗ nhỏ,
Cơn bão ác nghiệt không chấm dứt, nhưng lại leo thang cường độ!
Ngư phủ mất hết hy vọng.
Có người đọc mở miệng đọc lời kinh nguyện cuối chuẩn bị linh hồn cho cuộc hành trình cuối cùng dẫn họ về gặp lại khuôn mặt Thượng Đế.
Không còn hy vọng!
Thời điểm tuyệt vọng!
Kết thúc buồn!
Nhưng, khoan!
Dừng lại ...
Đừng bỏ cuộc!
Ngay vào giây phút tuyệt vọng, không biết từ đâu, bóng người xuất hiện: Đức Giêsu. Và Ngài nói: "Đừng sợ."
Và thế là cơn bão dữ biến tan.
Sóng cao biến dạng!
Cuồng phong im lìm!
Trần gian yên tĩnh!
Trên tất cả, sợ hãi biến trôi!
Oh! Đức Giêsu!
Và Ngài phán, "Đừng sợ! Shalom/Bình An! Ta ở với con"!
Ơi Chúa! Con yêu Ngài…
Bởi Ngài luôn ở cùng con trong cơn bão biển, biển đời, biển người...!
Men Don't Feel FEAR! □ Matt 14:22-33
I have to be honest,
I don’t like the saying, “Men don’t cry! Men don’t [feel] fear!”. Whoever says that I forget his/her name...
Oh, please, cut the “crap!”
Dude! Be honest... Human beings are by nature born with fear (actually, countless ones).
Fear is one of many characteristics human beings inherited (but surely not due to the bites of the forbidden fruit of the first two human beings).
Fear was ingrained in human blood on the first day of creation.
Fear was implanted in human souls when God created Adam then Eve.
Fear shows no prejudice, fear is not sexist, for both man and woman fear.
Fear of danger, fear of fire, fear of storm, fear of getting old (one's facial skin appears like an wizened apple left over on the shelf in the kitchen for a long time).
Above all, fear of death.
At the moment one is confronted with mortality, one can measure the accurate level of one’s own humanness (LOL! You might have asked why LOL? Well, whether or not one is chicken is revealed at this special moment).
Fear! Oh, fear! I wish you have never been born.
I faced you, FEAR, when confronted with my own mortality through a dream, a nightmare. In this horrible dream, I was reminded [by whom? I didn't know] of my morality. I woke up, my body was covered in perspiration. For the first time, I deeply realized and felt the threat of my own mortality. I never forget this dream! Oh! Life, my life! Too bad, it will not last for all eternity...
I faced you when the H. pylori bacterium (?) insidiously attacked my stomach… I was laughing with and talking to my friends on a crowded street in the old city of Jerusalem. Suddenly I couldn’t breathe anymore! My face became pale! Like a fish thrown out of the water I gasped for air. I couldn’t stand on my feet anymore! The strength ran out of my legs with muscles. Then I collapsed…
Even Jesus faced you, FEAR, in the Garden of Olives, He faced you so fully that he sweat blood.
And on the cross he screamed out loud, “Eli! Eli! Why have you forsaken me?” for death was smiling at Him…
Both male and female encounter your face, FEAR, while facing dangers.
No wonder the disciples of Jesus faced you, FEAR, while their fishing boat was bombarded by the unexpected storm on the lake. The fishing boat was about to sink, human lives were about to be erased from the book of life.
Out of fear the disciples screamed out loud, “Help! Help!”
The small fishing boat was hit by huge tall waves.
The wind shook the boat violently.
One can hear the loud creaking sounds of the tiny boat,
The vicious storm did not cease, but rather escalates in intensity.
The fishermen were about to lose all hope.
Some said the final prayer to prepare their souls for the journey to see their Maker.
No more hope!
Moment of despair!
Sad ending!
But, wait!
Hold on…
Don’t give up!
At that moment of despair, from nowhere, a figure appeared on the scene: Jesus. And He says, “Fear not.”
The storm died out at once.
There were no more high waves!
There was no more strong wind!
All was quiet!
And above all there was no more fear!
Oh! Jesus!
“Fear not! Shalom/Peace! I am with you,” said Jesus!
Oh! How I love Jesus!
Because you are always with me in the stormy seas…!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Đàn Ông Không SỢ!? (Matt 14:22-33)
Rất thành thật, tôi không thích câu: "Đàn ông không (được phép) khóc! Đàn ông, ai lại sợ!". Ai đó đã nói câu này tôi quên mất tên rồi...
Làm ơn quẳng vào thùng rác hộ tôi những câu nói tào lao khú đế kiểu này!
Thành thật đi mà... Con người bản chất đã sinh ra với sợ (thực ra, hằng hà sa số nỗi sợ).
Sợ là một trong những nét di truyền con người được thừa hưởng (nhưng chắc chắn không phải bởi chuyện ăn trái cấm của hai nhân vật đầu tiên trong dòng lịch sử ơn cứu độ).
Sợ, từ những ngày đầu tiên, đã ăn sâu vào trong máu.
Nỗi sợ đã được/bị (?) cấy sâu thẳm vào trong tâm hồn con người khi Thiên Chúa tạo dựng Adam và Eve.
Sợ không biết kỳ thị, sợ không phân biệt giới tính, bởi đàn ông và đàn bà cả hai đều sợ như nhau.
Sợ nguy hiểm, sợ lửa, sợ bão, sợ già (sợ da mặt biến thành vỏ quả táo tầu héo khô khốc bởi bị bỏ quên trong xó bếp một khoảng thời gian dài).
Trên tất cả, sợ chết.
Tại thời điểm phải đối mặt với nét hữu hạn của nhân gian, người ta có thể đo lường khá chính xác về nhân cách của chính mình (LOL! [Laughing out loud! Cười hô hố!] Bạn có thể hỏi tại sao LOL? Vâng, thiên hạ là anh hùng rơm hay anh hùng thật sẽ bị/được lộ mặt vào thời điểm này).
Sợ! Oh, sợ! Ta mơ ước mi chưa bao giờ được sinh ra.
Ta phải đối mặt với mi, SỢ, khi phải đối mặt với sự-thật-một-ngày-mình-sẽ-phải-chết qua một cơn ác mộng. Trong giấc mơ khủng khiếp này, tôi được nhắc nhở [bởi ai? tôi không biết] về nét hữu hạn của cuộc sống của riêng mình. Tôi ngồi bật dậy, cơ thể ướt lạnh mồ hôi. Lần đầu tiên, tôi cảm nhận sâu sắc và rất thật về thần chết. Tôi không bao giờ quên được giấc mơ này! Oh! Cuộc đời! Cuộc sống của riêng cá nhân tôi! Buồn quá, cuộc sống sẽ không bao giờ vĩnh viễn...
Ta phải đối mặt với mi khi vi khuẩn H. pylori (?)âm thầm tấn công dạ dày... Tôi đang vui vẻ đứng cười và ồn ào nói chuyện với bạn trên con đường đông đúc ở phố cổ Jerusalem. Tự nhiên, tôi không thở được nữa! Mặt tôi tái xanh! Giống như một con cá bị ném quăng ra khỏi dòng nước, tôi thở thều thào. Tôi đứng không vững trên đôi chân của mình! Sức mạnh sung mãn biến tan ra khỏi đôi chân đầy những cơ bắp săn chắc. Chuyện phải đến đã đến, tôi đổ sụp...
Ngay cả Đức Giê-su cũng đã phải đối mặt với mi, SỢ, trong Vườn Cây Dầu. Phải đối mặt với mi diện đối diện, Ngài đổ mồ hôi, từng hạt mồ hôi máu!
Và trên thập tự giá, Ngài hét lớn, "Eli! Eli! Tại sao Chúa lại bỏ con? ", bởi thần chết đang mỉm cười vươn cao lưỡi hái tử thần...
Cả hai phái, nam và nữ đều phải đối diện khuôn mặt của mi, SỢ, trong khi phải đối đầu với nguy hiểm.
Ngay cả môn đệ của Đức Giêsu cũng phải đối mặt với mi, SỢ, trong khi tàu đánh cá ngã nghiêng bởi cơn bão bất ngờ kéo tới. Thuyền cá sắp chìm, mạng sống con người sắp bị xóa sạch khỏi quyển sổ đời.
Các người môn đệ sợ hãi hét to thành tiếng, "Cứu! Cứu chúng tôi".
Sóng cao khổng lồ vươn mình đập thẳng vào mặt thuyền đánh cá nhỏ bé.
Gió mạnh xô đẩy rung rinh mạn thuyền.
Người ta có thể nghe thấy những âm thanh tiếng gỗ nứt rạn của con thuyền gỗ nhỏ,
Cơn bão ác nghiệt không chấm dứt, nhưng lại leo thang cường độ!
Ngư phủ mất hết hy vọng.
Có người đọc mở miệng đọc lời kinh nguyện cuối chuẩn bị linh hồn cho cuộc hành trình cuối cùng dẫn họ về gặp lại khuôn mặt Thượng Đế.
Không còn hy vọng!
Thời điểm tuyệt vọng!
Kết thúc buồn!
Nhưng, khoan!
Dừng lại ...
Đừng bỏ cuộc!
Ngay vào giây phút tuyệt vọng, không biết từ đâu, bóng người xuất hiện: Đức Giêsu. Và Ngài nói: "Đừng sợ."
Và thế là cơn bão dữ biến tan.
Sóng cao biến dạng!
Cuồng phong im lìm!
Trần gian yên tĩnh!
Trên tất cả, sợ hãi biến trôi!
Oh! Đức Giêsu!
Và Ngài phán, "Đừng sợ! Shalom/Bình An! Ta ở với con"!
Ơi Chúa! Con yêu Ngài…
Bởi Ngài luôn ở cùng con trong cơn bão biển, biển đời, biển người...!
Men Don't Feel FEAR! □ Matt 14:22-33
I have to be honest,
I don’t like the saying, “Men don’t cry! Men don’t [feel] fear!”. Whoever says that I forget his/her name...
Oh, please, cut the “crap!”
Dude! Be honest... Human beings are by nature born with fear (actually, countless ones).
Fear is one of many characteristics human beings inherited (but surely not due to the bites of the forbidden fruit of the first two human beings).
Fear was ingrained in human blood on the first day of creation.
Fear was implanted in human souls when God created Adam then Eve.
Fear shows no prejudice, fear is not sexist, for both man and woman fear.
Fear of danger, fear of fire, fear of storm, fear of getting old (one's facial skin appears like an wizened apple left over on the shelf in the kitchen for a long time).
Above all, fear of death.
At the moment one is confronted with mortality, one can measure the accurate level of one’s own humanness (LOL! You might have asked why LOL? Well, whether or not one is chicken is revealed at this special moment).
Fear! Oh, fear! I wish you have never been born.
I faced you, FEAR, when confronted with my own mortality through a dream, a nightmare. In this horrible dream, I was reminded [by whom? I didn't know] of my morality. I woke up, my body was covered in perspiration. For the first time, I deeply realized and felt the threat of my own mortality. I never forget this dream! Oh! Life, my life! Too bad, it will not last for all eternity...
I faced you when the H. pylori bacterium (?) insidiously attacked my stomach… I was laughing with and talking to my friends on a crowded street in the old city of Jerusalem. Suddenly I couldn’t breathe anymore! My face became pale! Like a fish thrown out of the water I gasped for air. I couldn’t stand on my feet anymore! The strength ran out of my legs with muscles. Then I collapsed…
Even Jesus faced you, FEAR, in the Garden of Olives, He faced you so fully that he sweat blood.
And on the cross he screamed out loud, “Eli! Eli! Why have you forsaken me?” for death was smiling at Him…
Both male and female encounter your face, FEAR, while facing dangers.
No wonder the disciples of Jesus faced you, FEAR, while their fishing boat was bombarded by the unexpected storm on the lake. The fishing boat was about to sink, human lives were about to be erased from the book of life.
Out of fear the disciples screamed out loud, “Help! Help!”
The small fishing boat was hit by huge tall waves.
The wind shook the boat violently.
One can hear the loud creaking sounds of the tiny boat,
The vicious storm did not cease, but rather escalates in intensity.
The fishermen were about to lose all hope.
Some said the final prayer to prepare their souls for the journey to see their Maker.
No more hope!
Moment of despair!
Sad ending!
But, wait!
Hold on…
Don’t give up!
At that moment of despair, from nowhere, a figure appeared on the scene: Jesus. And He says, “Fear not.”
The storm died out at once.
There were no more high waves!
There was no more strong wind!
All was quiet!
And above all there was no more fear!
Oh! Jesus!
“Fear not! Shalom/Peace! I am with you,” said Jesus!
Oh! How I love Jesus!
Because you are always with me in the stormy seas…!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Đức tin vững mạnh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:52 11/08/2017
Chúa Nhật XX Thường Niên, năm A
Mt 15, 21 – 28
Người Do Thái luôn tự hào, tự cao, tự mãn vì mình là dân của Thiên Chúa, được Ngài tuyển chọn, xứng đáng được Ngài cứu độ và đổ xuống muôn vàn ơn phúc, còn dân ngoại, dân Canaan thì không được bất cứ hồng ân nào của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong khung cảnh của Tin Mừng, của Lòng Thương Xót của Chúa, ơn huệ của Thiên Chúa được biểu lộ ra cách lạ lùng và phi thường.
Chúa Giêsu được sinh ra và lớn lên trong văn hóa Do Thái, Ngài hiểu rất rõ điều này, hiểu tường tận quan niệm của dân Do Thái. Thế nhưng, trong hoàn cảnh bi đát của hai mẹ con người Canaan,Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa không dừng lại nơi quan niệm ích kỷ của Người Do Thái. Thiên Chúa sai Con Một của Người là Đức Giêsu đến trân gian để cứu độ con người, cứu rỗi mọi người, chứ ơn cứu rỗi không dành riêng cho một dân tộc nào, một người nào vv…Bởi vì, “ Ơn cứu chuộc chứa chan nơi Đức Kitô “, ơn cứu độ trải rộng đến mọi người, miễn là con người biết mở rộng lòng để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã để lại một câu nói rất thời danh :” Thiên Chúa dựng nên con người không cần đến con người, nhưng cứu độ con người cần sự cộng tác của con người “. Chúa Giêsu đến trần gian để cứu chuộc con người, cứu độ loài người. Nên, trong cuộc sống, Ngài đã đến với mọi lớp người, Ngài đã đến với những người bệnh hoạn tật nguyền, đã đến với mọi những người nghèo khó, neo đơn, mồ côi, góa bụa.Ngài đã đến với những người tội lỗi, những kẻ thấp cổ bé họng vv…Chúa nhân từ với hết mọi người. Nhìn thấy lũ người đói khát, bơ vơ vất vưởng, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót, đã truyền lệnh cho các tông đồ : “ Hãy cho họ ăn “. Hôm nay, trước cảnh khốn khổ của hai mẹ con người Canaan, Chúa động lòng xót thương họ, Ngài hiểu họ, thương và quan tâm cứu vớt họ. Do đó, Chúa chạnh lòng xót thương hoàn cảnh bất hạnh, khổ sở của hai mẹ con, Ngài cứu vớt cô con gái của bà quê Canaan bằng một phép lạ, chỉ bằng lời nói quyền uy của Ngài :” Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy “. Vâng , lời nói của Chúa Giêsu vừa diễn tả quyền năng tuyệt đối của Chúa, vừa khen ngợi niềm tin mạnh mẽ và sự khiêm nhường thâm sâu của người phụ nữ ngoại giáo.
Thật vậy, vì có niềm tin mạnh mẽ, đức tin thâm sâu, người phụ nữ Canaan mới vượt qua được sự soi mói, quan niệm ích kỷ của người Do Thái và câu nói của Đức Giêsu :” Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con “. Người Do Thái quan niệm người ngoại đều là chó má vv…Nhờ có đức tin tiềm ẩn sâu xa, nhờ có niềm tin son sắt, và lòng khiêm nhượng thẳm sâu, người phụ nữ Canaan mới vượt được tất cả để đến với Chúa Giêsu và kêu van Ngài giúp đỡ. Người phụ nữ ngoại giáo này tự nhận mình chỉ là “ chó con “ bơ vơ, yếu hèn, cần sự giúp đỡ, cứu chữa của Chúa Giêsu. Người phụ nữ Canaan đã rất khiêm nhường vì tin rằng Chúa Giêsu đầy uy quyền sẽ giải thoát và cứu vớt con của mình khỏi sự dữ, ma quỷ và bệnh hoạn.
Trước Thiên Chúa tối cao, đầy quyền phép uy nghi, con người phải hết sức khiêm tốn, hạ mình để xin ngài cứu vớt. Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót luôn chạnh lòng trắc ẩn, yêu thương, cứu vớt mọi người. Con người luôn phải có đức tin và lòng khiêm nhượng.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con và ban cho chúng con lòng khiêm nhường thâm sâu để chúng con luôn tín thác vào Ngài và tin tưởng tuyệt đối, phó thác vào sự quan phòng vô biên của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao người phụ nữ Canaan không tự ái trước lời nói của Chúa Giêsu ?
2.Người Do Thái coi dân ngoại là người thế nào ?
3.Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến với ai ?
4.Ơn cứu độ là ơn nào ? và thuộc về ai ?
5.Đức tin có cần cho con người nhận ơn cứu độ không ?
Mt 15, 21 – 28
Người Do Thái luôn tự hào, tự cao, tự mãn vì mình là dân của Thiên Chúa, được Ngài tuyển chọn, xứng đáng được Ngài cứu độ và đổ xuống muôn vàn ơn phúc, còn dân ngoại, dân Canaan thì không được bất cứ hồng ân nào của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong khung cảnh của Tin Mừng, của Lòng Thương Xót của Chúa, ơn huệ của Thiên Chúa được biểu lộ ra cách lạ lùng và phi thường.
Chúa Giêsu được sinh ra và lớn lên trong văn hóa Do Thái, Ngài hiểu rất rõ điều này, hiểu tường tận quan niệm của dân Do Thái. Thế nhưng, trong hoàn cảnh bi đát của hai mẹ con người Canaan,Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa không dừng lại nơi quan niệm ích kỷ của Người Do Thái. Thiên Chúa sai Con Một của Người là Đức Giêsu đến trân gian để cứu độ con người, cứu rỗi mọi người, chứ ơn cứu rỗi không dành riêng cho một dân tộc nào, một người nào vv…Bởi vì, “ Ơn cứu chuộc chứa chan nơi Đức Kitô “, ơn cứu độ trải rộng đến mọi người, miễn là con người biết mở rộng lòng để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thánh Augustinô đã để lại một câu nói rất thời danh :” Thiên Chúa dựng nên con người không cần đến con người, nhưng cứu độ con người cần sự cộng tác của con người “. Chúa Giêsu đến trần gian để cứu chuộc con người, cứu độ loài người. Nên, trong cuộc sống, Ngài đã đến với mọi lớp người, Ngài đã đến với những người bệnh hoạn tật nguyền, đã đến với mọi những người nghèo khó, neo đơn, mồ côi, góa bụa.Ngài đã đến với những người tội lỗi, những kẻ thấp cổ bé họng vv…Chúa nhân từ với hết mọi người. Nhìn thấy lũ người đói khát, bơ vơ vất vưởng, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót, đã truyền lệnh cho các tông đồ : “ Hãy cho họ ăn “. Hôm nay, trước cảnh khốn khổ của hai mẹ con người Canaan, Chúa động lòng xót thương họ, Ngài hiểu họ, thương và quan tâm cứu vớt họ. Do đó, Chúa chạnh lòng xót thương hoàn cảnh bất hạnh, khổ sở của hai mẹ con, Ngài cứu vớt cô con gái của bà quê Canaan bằng một phép lạ, chỉ bằng lời nói quyền uy của Ngài :” Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy “. Vâng , lời nói của Chúa Giêsu vừa diễn tả quyền năng tuyệt đối của Chúa, vừa khen ngợi niềm tin mạnh mẽ và sự khiêm nhường thâm sâu của người phụ nữ ngoại giáo.
Thật vậy, vì có niềm tin mạnh mẽ, đức tin thâm sâu, người phụ nữ Canaan mới vượt qua được sự soi mói, quan niệm ích kỷ của người Do Thái và câu nói của Đức Giêsu :” Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con “. Người Do Thái quan niệm người ngoại đều là chó má vv…Nhờ có đức tin tiềm ẩn sâu xa, nhờ có niềm tin son sắt, và lòng khiêm nhượng thẳm sâu, người phụ nữ Canaan mới vượt được tất cả để đến với Chúa Giêsu và kêu van Ngài giúp đỡ. Người phụ nữ ngoại giáo này tự nhận mình chỉ là “ chó con “ bơ vơ, yếu hèn, cần sự giúp đỡ, cứu chữa của Chúa Giêsu. Người phụ nữ Canaan đã rất khiêm nhường vì tin rằng Chúa Giêsu đầy uy quyền sẽ giải thoát và cứu vớt con của mình khỏi sự dữ, ma quỷ và bệnh hoạn.
Trước Thiên Chúa tối cao, đầy quyền phép uy nghi, con người phải hết sức khiêm tốn, hạ mình để xin ngài cứu vớt. Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót luôn chạnh lòng trắc ẩn, yêu thương, cứu vớt mọi người. Con người luôn phải có đức tin và lòng khiêm nhượng.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con và ban cho chúng con lòng khiêm nhường thâm sâu để chúng con luôn tín thác vào Ngài và tin tưởng tuyệt đối, phó thác vào sự quan phòng vô biên của Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao người phụ nữ Canaan không tự ái trước lời nói của Chúa Giêsu ?
2.Người Do Thái coi dân ngoại là người thế nào ?
3.Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến với ai ?
4.Ơn cứu độ là ơn nào ? và thuộc về ai ?
5.Đức tin có cần cho con người nhận ơn cứu độ không ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 11/08/2017
94. NĂM MƯƠI VẪN CÒN NGU
Có một người dân quê được làm sai dịch ở quan phủ, đi hỏi các vị tiền bối về điều lệ của luật hình sự.
Lão tiền bối giới thiệu các loại hình phạt như cây roi (để đánh), cây côn (để hèo), rồi nói:
- “Dùng cây gai nhỏ đánh từ mười đến năm mươi roi gọi là “roi 笞”; dùng cây gai lớn mà đánh từ sáu mươi đến một trăm thì gọi là “trượng...”
Người dân quê ấy rất lấy làm kinh ngạc, nói:
- “Tôi không tin, lẽ nào đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu 痴 (1) không biết gì sao ?
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 94:
Không ai đến năm mươi tuổi rồi mà vẫn con ngu ngơ, nếu có chăng nữa thì họ là những người bệnh hoạn. Nhưng thời nay và thời trước cũng vẫn có những người đến năm mươi sáu mươi tuổi rồi mà vẫn còn ngu ngơ, đó là những người kiêu ngạo, luôn đặt mình làm trung tâm của mọi người; là những người luôn lấy chức quyền để áp đặt chuyện này chuyện nọ cho người khác mà không hỏi ý kiến của họ...
Không hiểu thì hỏi đó là chuyện thường tình của người ham học hỏi và cầu tiến, đó cũng là luật bất thành văn của người khiêm tốn vậy.
Có người đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu ngơ vì đã tự cho mình đầy đủ rồi, họ chưa trưởng thành; có người đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu ngơ vì họ quá tin tưởng vào khả năng của mình; có người đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu ngơ vì họ uống rượu như uống nước lã nên đầu óc không còn sáng suốt nữa.
Đến năm mươi tuổi vẫn con ngu ngơ thì vừa tội nghiệp vừa đáng sợ...
(1) Chữ “roi笞” phát âm tiếng Hoa giống như chữ “ngu痴”, gọi là đồng âm khác nghĩa, không hiểu gì sao ?”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người dân quê được làm sai dịch ở quan phủ, đi hỏi các vị tiền bối về điều lệ của luật hình sự.
Lão tiền bối giới thiệu các loại hình phạt như cây roi (để đánh), cây côn (để hèo), rồi nói:
- “Dùng cây gai nhỏ đánh từ mười đến năm mươi roi gọi là “roi 笞”; dùng cây gai lớn mà đánh từ sáu mươi đến một trăm thì gọi là “trượng...”
Người dân quê ấy rất lấy làm kinh ngạc, nói:
- “Tôi không tin, lẽ nào đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu 痴 (1) không biết gì sao ?
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 94:
Không ai đến năm mươi tuổi rồi mà vẫn con ngu ngơ, nếu có chăng nữa thì họ là những người bệnh hoạn. Nhưng thời nay và thời trước cũng vẫn có những người đến năm mươi sáu mươi tuổi rồi mà vẫn còn ngu ngơ, đó là những người kiêu ngạo, luôn đặt mình làm trung tâm của mọi người; là những người luôn lấy chức quyền để áp đặt chuyện này chuyện nọ cho người khác mà không hỏi ý kiến của họ...
Không hiểu thì hỏi đó là chuyện thường tình của người ham học hỏi và cầu tiến, đó cũng là luật bất thành văn của người khiêm tốn vậy.
Có người đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu ngơ vì đã tự cho mình đầy đủ rồi, họ chưa trưởng thành; có người đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu ngơ vì họ quá tin tưởng vào khả năng của mình; có người đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu ngơ vì họ uống rượu như uống nước lã nên đầu óc không còn sáng suốt nữa.
Đến năm mươi tuổi vẫn con ngu ngơ thì vừa tội nghiệp vừa đáng sợ...
(1) Chữ “roi笞” phát âm tiếng Hoa giống như chữ “ngu痴”, gọi là đồng âm khác nghĩa, không hiểu gì sao ?”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 19 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 11/08/2017
Chúa Nhật XIX THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 14, 22-23.
"Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đền với Ngài.”
Bạn thân mến,
Đức tin mạnh mẽ thường đạt được những kết quả tốt và bất ngờ, nó làm cho chúng ta mau mắn nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đức tin cũng cần phải được thử luyện qua những gian nan khốn khó mà chúng ta thường gặp phải hằng ngày, bởi vì chỉ có thử thách, gian nan, bắt bớ thì đức tin mới lớn lên và phát triển...
Bạn và tôi đều là những Phê-rô thứ hai rất hăng say với Lời Chúa khi mới tiếp xúc học hỏi, nhưng rồi vì những đòi hỏi của vật chất, sự gian lận dối trá của người này người nọ mà chúng ta cảm thấy Lời Chúa không còn linh nghiệm nữa, thế là chúng ta bị chìm trong cơn sóng biển trần gian; bạn và tôi đều là những Phê-rô mau mắn nhận ra thánh ý của Chúa trong các biến cố của cuộc sống, nhưng rồi sự mau mắn này đã trở thành nỗi hoài nghi khi có những linh mục và tu sĩ –là những người được tuyển chọn- như những tảng đá cản đường phát triển đức tin của mình bằng những lời đe dọa, chỉ trích với tâm hồn kiêu ngạo không thông cảm và khiêm nhường...
Thánh Phê-rô cầu xin Chúa Giê-su cho ngài được đi trên mặt nước để đến với Chúa, đó chính là một biểu hiện của một người có lòng tin mau mắn vào Chúa Giê-su. Mặt nước với những cơn sóng chính là trần gian với những biến cố đau thương thử thách, cầu xin để đi dến với Chúa trong giai đoạn này chính là một hành động can đảm và yêu thương.
Bạn và tôi đang sống giữa trần gian với nhiều đau khổ, thất vọng và có khi mất phương hướng vì có quá nhiều cám dỗ của thế gian, có quá nhiều bất công và đau khổ. Cũng có lúc bạn và tôi cầu xin cho mình vượt thắng những điều ấy để đến với Chúa, nhưng rồi vì đức tin không đủ mạnh, vì thiếu kiên trì trong cầu nguyện mà chúng ta –như thánh Phê-rô- bị chìm trong tội lỗi và những cạm bẫy của thế gian.
Bạn thân mến,
Hãy cầu xin đến với Chúa trong cơn gian khổ hay khi gặp thử thách, chứ đừng cầu xin Chúa cất khỏi những đau khổ thử thách rồi mới đi đến với Chúa...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 14, 22-23.
"Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đền với Ngài.”
Bạn thân mến,
Đức tin mạnh mẽ thường đạt được những kết quả tốt và bất ngờ, nó làm cho chúng ta mau mắn nhận ra thánh ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đức tin cũng cần phải được thử luyện qua những gian nan khốn khó mà chúng ta thường gặp phải hằng ngày, bởi vì chỉ có thử thách, gian nan, bắt bớ thì đức tin mới lớn lên và phát triển...
Bạn và tôi đều là những Phê-rô thứ hai rất hăng say với Lời Chúa khi mới tiếp xúc học hỏi, nhưng rồi vì những đòi hỏi của vật chất, sự gian lận dối trá của người này người nọ mà chúng ta cảm thấy Lời Chúa không còn linh nghiệm nữa, thế là chúng ta bị chìm trong cơn sóng biển trần gian; bạn và tôi đều là những Phê-rô mau mắn nhận ra thánh ý của Chúa trong các biến cố của cuộc sống, nhưng rồi sự mau mắn này đã trở thành nỗi hoài nghi khi có những linh mục và tu sĩ –là những người được tuyển chọn- như những tảng đá cản đường phát triển đức tin của mình bằng những lời đe dọa, chỉ trích với tâm hồn kiêu ngạo không thông cảm và khiêm nhường...
Thánh Phê-rô cầu xin Chúa Giê-su cho ngài được đi trên mặt nước để đến với Chúa, đó chính là một biểu hiện của một người có lòng tin mau mắn vào Chúa Giê-su. Mặt nước với những cơn sóng chính là trần gian với những biến cố đau thương thử thách, cầu xin để đi dến với Chúa trong giai đoạn này chính là một hành động can đảm và yêu thương.
Bạn và tôi đang sống giữa trần gian với nhiều đau khổ, thất vọng và có khi mất phương hướng vì có quá nhiều cám dỗ của thế gian, có quá nhiều bất công và đau khổ. Cũng có lúc bạn và tôi cầu xin cho mình vượt thắng những điều ấy để đến với Chúa, nhưng rồi vì đức tin không đủ mạnh, vì thiếu kiên trì trong cầu nguyện mà chúng ta –như thánh Phê-rô- bị chìm trong tội lỗi và những cạm bẫy của thế gian.
Bạn thân mến,
Hãy cầu xin đến với Chúa trong cơn gian khổ hay khi gặp thử thách, chứ đừng cầu xin Chúa cất khỏi những đau khổ thử thách rồi mới đi đến với Chúa...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 11/08/2017
27. Cầu nguyện như một mặt kiếng sáng, làm cho chúng ta thấy được những thứ nhơ bẩn trong linh hồn.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Đức Mẹ hồn xác lê trời
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 11/08/2017
LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
(Lễ trọng)
Tin mừng: Lc 1, 39-56.
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”
Bạn thân mến,
Giáo Hội luôn nhắc nhở mời gọi chúng ta sống noi gương Đức Mẹ Ma-ri-a, cậy nhờ Mẹ cầu bàu để chúng ta được đến với Chúa Giê-su. Và lời mời gọi này càng cấp thiết hơn, mạnh mẻ hơn khi Giáo Hội mừng lễ kính Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời, bởi vì đây là một đặc ân cao trọng mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Bà Ê-li-sa-bét đã nói rất đúng về Đức Mẹ Ma-ri-a rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã hứa với em.”
1. Đức Mẹ Ma-ri-a có phúc vì đã TIN.
Đức tin là gốc rễ của mọi đức hạnh, là nguyên nhân của mọi ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, cho nên bạn và tôi đều có thể xác tín điều này: tất cả các đặc ân mà Thiên Chúa ban cho Mẹ là những hoa trái tốt lành bởi đức tin mà ra.
Đức tin này đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a thấy được tầm quan trọng của việc cứu chuộc của Thiên Chúa mà đáp lời xin vâng; đức tin này cũng đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a mạnh dạn đứng thẳng người dưới chân Thánh Giá, vì Mẹ xác tín rằng Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên cây gỗ ấy chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, là Đấng sẽ sống lại vinh quang và sẽ phán xét nhân loại trong ngày sau hết.
2. Lòng khiêm nhường đã đưa Đức Mẹ Ma-ri-a lên trời cao.
Khi vội vàng đi lên miền sơn cước để phục vụ vụ bà Ê-li-sa-bét, là Đức Mẹ Ma-ri-a đã thực hiện lòng khiêm nhường tuyệt hảo nhất của mình, bởi vì với thân phận là mẹ của Đấng Tối Cao mà đi phục vụ một con người bình thường, thì Mẹ đã trở thành thầy dạy sự khiêm nhường của nhân loại. Chính khi hạ mình sát đất để phục vụ trong yêu thương, thì Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở thành một mẫu gương khiêm hạ tuyệt hảo cho nhân loại, và Thiên Chúa, Đấng thường nâng cao mọi kẻ khiêm nhường, đã cất nhắc Mẹ lên trời cao khi Mẹ còn ở thế gian này, trong vô vàn ân sủng và yêu thương.
Mẹ Thiên Chúa hạ mình phục vụ tha nhân, đó không phải là chuyện dễ dàng, bởi vì tất cả mọi người ai cũng có cái tôi cố hữu của mình, cái tôi muốn mình phải vượt trên mọi người, nhất là khi người ấy có chức vụ và quyền lực to lớn. Nhưng ở nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, không một ai tìm thấy cái tôi ấy, bởi vì lòng khiêm hạ thẳm sâu của Mẹ chất chứa đầy ân sủng của Thiên Chúa, không có chỗ cho cái tôi ngự trị...
Bạn thân mến,
Trong ngày mừng lễ trọng Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời hôm nay, bạn và tôi cùng nhau xin Chúa gia tăng đức tin và lòng khiêm nhường cho mình, để trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta biết noi gương Đức Mẹ Maria tin vào những điều kỳ diệu mà Tc đã thực hiện trong cuộc sống đời thường của mình, để nhờ đó mà bạn vàn tôi biết khiêm nhường hơn khi phục vụ tha nhân...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
(Lễ trọng)
Tin mừng: Lc 1, 39-56.
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”
Bạn thân mến,
Giáo Hội luôn nhắc nhở mời gọi chúng ta sống noi gương Đức Mẹ Ma-ri-a, cậy nhờ Mẹ cầu bàu để chúng ta được đến với Chúa Giê-su. Và lời mời gọi này càng cấp thiết hơn, mạnh mẻ hơn khi Giáo Hội mừng lễ kính Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời, bởi vì đây là một đặc ân cao trọng mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Bà Ê-li-sa-bét đã nói rất đúng về Đức Mẹ Ma-ri-a rằng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã hứa với em.”
1. Đức Mẹ Ma-ri-a có phúc vì đã TIN.
Đức tin là gốc rễ của mọi đức hạnh, là nguyên nhân của mọi ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, cho nên bạn và tôi đều có thể xác tín điều này: tất cả các đặc ân mà Thiên Chúa ban cho Mẹ là những hoa trái tốt lành bởi đức tin mà ra.
Đức tin này đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a thấy được tầm quan trọng của việc cứu chuộc của Thiên Chúa mà đáp lời xin vâng; đức tin này cũng đã làm cho Đức Mẹ Ma-ri-a mạnh dạn đứng thẳng người dưới chân Thánh Giá, vì Mẹ xác tín rằng Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên cây gỗ ấy chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, là Đấng sẽ sống lại vinh quang và sẽ phán xét nhân loại trong ngày sau hết.
2. Lòng khiêm nhường đã đưa Đức Mẹ Ma-ri-a lên trời cao.
Khi vội vàng đi lên miền sơn cước để phục vụ vụ bà Ê-li-sa-bét, là Đức Mẹ Ma-ri-a đã thực hiện lòng khiêm nhường tuyệt hảo nhất của mình, bởi vì với thân phận là mẹ của Đấng Tối Cao mà đi phục vụ một con người bình thường, thì Mẹ đã trở thành thầy dạy sự khiêm nhường của nhân loại. Chính khi hạ mình sát đất để phục vụ trong yêu thương, thì Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở thành một mẫu gương khiêm hạ tuyệt hảo cho nhân loại, và Thiên Chúa, Đấng thường nâng cao mọi kẻ khiêm nhường, đã cất nhắc Mẹ lên trời cao khi Mẹ còn ở thế gian này, trong vô vàn ân sủng và yêu thương.
Mẹ Thiên Chúa hạ mình phục vụ tha nhân, đó không phải là chuyện dễ dàng, bởi vì tất cả mọi người ai cũng có cái tôi cố hữu của mình, cái tôi muốn mình phải vượt trên mọi người, nhất là khi người ấy có chức vụ và quyền lực to lớn. Nhưng ở nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, không một ai tìm thấy cái tôi ấy, bởi vì lòng khiêm hạ thẳm sâu của Mẹ chất chứa đầy ân sủng của Thiên Chúa, không có chỗ cho cái tôi ngự trị...
Bạn thân mến,
Trong ngày mừng lễ trọng Đức Mẹ Ma-ri-a hồn xác lên trời hôm nay, bạn và tôi cùng nhau xin Chúa gia tăng đức tin và lòng khiêm nhường cho mình, để trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta biết noi gương Đức Mẹ Maria tin vào những điều kỳ diệu mà Tc đã thực hiện trong cuộc sống đời thường của mình, để nhờ đó mà bạn vàn tôi biết khiêm nhường hơn khi phục vụ tha nhân...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có Dừng Chân Nhưng Không Đứng Lại
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:16 11/08/2017
Là Kitô hữu, chúng ta thường nghe cụm từ “hành trình đức tin”. Tin là một quá trình bước đi không ngừng, tiến mãi về phía trước để gặp Đấng vô hình. Thỉnh thoảng có dừng chân nhưng không bao giờ đứng lại.
Sau khi hỉ hoan về phép lạ cả thể mà Thầy đã thực thi cho gần vạn người no nê, các tông đồ lại phải chưng hửng lần nữa vì lệnh của Thầy: Hãy lên đường! Hãy xuống thuyền mà qua bờ bên kia! Cám dỗ dừng chân đứng lại và nghỉ ngơi trên thành công, trên chiến thắng vẫn luôn có đó với phận người. Sau khi khánh thành một công trình hoành tráng, sau khi hoàn thành một cuộc lễ hay một cuộc tổ chức lớn bé, thì dừng chân, ngồi lại để lượng giá, kiểm thảo để rút kinh nghiệm là điều cần thiết, nhưng để đứng lại chiêm ngắm vinh quang là một cám dỗ triền miên và thật khó lường hậu quả.
Khi xây dựng một công trình nào đó thì chuyện hay đi lui đi tới ngắm nghía công trình là chuyện bình thường như cơm bữa. Ai lại không thích ngắm nghía vinh quang của mình. Ai lại không thích nghe người ta trầm trồ về cái gọi là thành công của mình. Hễ có khách đến thăm thì phải tìm dịp giới thiệu cho được những gì mình đã “ra tay”.
Các tông đồ năm xưa chẳng hơn gì chúng ta hôm nay. Dù chỉ là những người giúp phân phát bánh – cá, nhưng các ngài làm như chính tay mình thực thi kỳ công “phép lạ hóa bánh”. Theo Tin mừng thánh Gioan thì việc người dân muốn tôn Chúa Giêsu làm vua có thể là do dân chúng tự phát nhưng rất có thể là do sự gợi ý có chủ đích của nhóm mười hai, những vị rất tham “ngồi bên hữu, bên tả Thầy trong vinh quang” (x.Mc 10,35-40). Đêm đã về. Dân chúng đã no nê. Chúng mình cũng đáng được hả hê nghe bao lời chúc tụng chứ. Chuyện bất ngờ đã đến, dù không ai thích thú chút nào. Thầy ra lệnh tất cả xuống thuyền ngay. Còn Người thì giải tán dân chúng và lên núi cầu nguyện một mình.
Bỏ vinh quang, bỏ thành công rực rỡ để ra đi là một điều không dễ chút nào. Cảnh đời phía trước mịt mùng khó tiên liệu và sóng gió ba đào là chuyện dường như khó tránh. Các tông đồ hôm ấy đã phải đương đầu với hiện thực ấy. Sóng thì to, gió thì lớn. Thuyền đang chơi vơi nghiêng ngã. Lòng các ngài cũng ngã nghiêng theo gờ cạnh con thuyền. Tâm trạng của tiên tri Êlia năm nào cũng không khác gì. Sau chiến tích oanh liệt hạ gục những 450 sư sãi thần Baal, Êlia đã phải trốn chạy khỏi sự truy đuổi, tìm diệt của hoàng hậu Giêdabel. Sau vinh quang thì tai họa liền kề.
“Ra đi là chết trong lòng một ít”. Chẳng có sự dứt bỏ nào mà chẳng có xót xa hay đau đớn, nhất là phải từ bỏ những thành công huy hoàng hay những hạnh phúc êm ả, cho dù chúng là hữu hạn của đời thường. Hạnh phúc đích thực vẫn ở phía trước. Đó là Thiên Chúa, Đấng không chỉ chờ đợi mà đang tiến tới để đón gặp chúng ta.
Tin là bước đi, là ra đi, tiến về phía trước, về nơi chưa hề biết như Abraham ngày nào. Bỏ quê hương, xứ sở, bỏ cả gia tộc thân yêu để lên đường. Có đó sự xót dạ khi ra đi và nỗi bâng khuâng khi tiến về phía trước. Nào là sóng gió cuộc đời, nào là phong ba tình người, tất thảy như đang chờ đợi để dập vùi, đánh đắm con thuyền đời ta. Một Phaolô hết lòng hết dạ với người đồng hương Do Thái đã khẳng định: “Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và lìa xa Đức Kitô, thì tôi cũng cam lòng” (Rm 9,3). Hiểu cho đúng thì Phaolô không quay lưng với tôn giáo tổ tiên mà tiến lên một tầm cao mới trong hành trình đức tin khi đã được diện kiến Đức Kitô phục sinh, Đấng Thiên Sai mà tổ tiên ông hằng mong đợi, thế mà ngài vẫn mãi bị người đồng hương xem là phản đạo, bội giáo, bỏ đạo để rồi luôn tìm cách bắt giết. Một khi đã ra đi, tiến về phía trước thì cái giá cần trả không chỉ là gian nguy, khốn khó mà cả sự lo âu, phiền muộn. Ngài thú nhận: “Thưa anh em, có Đức Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật. tôi không nói dối, và lương tâm tôi, được Thánh Thần hướng dẫn cũng làm chứng cho tôi rằng: lòng tôi rất đổi ưu phiền, và đau khổ mãi không ngơi” (Rm 9,1-2).
Với Êlia, với Phaolô hay với các tông đồ khi ở trên thuyền chòng chành giữa biển đầy sóng gió, Thiên Chúa không bao giờ để các ngài cô đơn một mình. Người hằng ở với họ. Người luôn đồng hành với họ. “Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14,27). “Ơn Ta đủ cho con” (2Cr 12,9). “Thầy sẽ không để các con mồ côi” (Ga 14,18). Dù giữa biển khơi hay giữa đêm tối của cuộc đời, Đấng làm người mãi ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28,20). Chỉ một điều là hãy nhắm đích và tiến thẳng trong niềm tin.
Thỉnh thoảng cũng nên biết dừng chân để tự kiểm để định hướng hay chỉnh hướng, nhưng không được phép đứng lại. Đứng lại là một trong những thái độ tự hài lòng về thành công của chính mình. Từ chỗ hài lòng đến chỗ tự cao tự đại là một khoảng cách không mấy xa. Và hậu quả của sự tự kiêu, tự mãn như đã nhãn tiền. Chưa tính đến chuyện Chúa hạ kẻ tự kiêu và nâng cao người phận nhỏ (x.Lc 1,52), thì chính kẻ cao ngạo, họ đã tự đặt mình vào vị thế cheo leo và sẽ ngã chìm không biết lúc nào như Phêrô trong lần được Thầy ban cho cái ơn đi trên mặt biển (x.Mt 14,22-33).
Đứng lại cũng là một hành vi tỏ dấu sự nghi ngờ. Khi thiếu niềm tin hay khi lòng tin yếu kém thì ta rất dễ bị cám dỗ dừng lại, không can đảm tiến lên. Những cái sợ như sợ khó, ngại khổ, sợ thất bại…nhiều khi nhấn chìm chúng ta trong các trở ngại khách quan vốn dĩ không thể tránh của kiếp người.
Không ai là không một lần gặp chông gai, sóng gió. Không ai là không đã từng nhiều lần ngã quỵ vì gian truân, khốn khó. Chuyện ngã, chuyện té là chuyện bình thường của phận người. Điều quan trọng là biết chỗi dậy và tiến lên. Trong niềm tin vào tình yêu của Đấng đã tự nguyện làm bạn đời của ta là Đức Giêsu, ước gì chúng ta được như thánh tông đồ dân ngoại là “quên đi những gì phía sau để lao mình về phía trước” (Pl 3,13).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sau khi hỉ hoan về phép lạ cả thể mà Thầy đã thực thi cho gần vạn người no nê, các tông đồ lại phải chưng hửng lần nữa vì lệnh của Thầy: Hãy lên đường! Hãy xuống thuyền mà qua bờ bên kia! Cám dỗ dừng chân đứng lại và nghỉ ngơi trên thành công, trên chiến thắng vẫn luôn có đó với phận người. Sau khi khánh thành một công trình hoành tráng, sau khi hoàn thành một cuộc lễ hay một cuộc tổ chức lớn bé, thì dừng chân, ngồi lại để lượng giá, kiểm thảo để rút kinh nghiệm là điều cần thiết, nhưng để đứng lại chiêm ngắm vinh quang là một cám dỗ triền miên và thật khó lường hậu quả.
Khi xây dựng một công trình nào đó thì chuyện hay đi lui đi tới ngắm nghía công trình là chuyện bình thường như cơm bữa. Ai lại không thích ngắm nghía vinh quang của mình. Ai lại không thích nghe người ta trầm trồ về cái gọi là thành công của mình. Hễ có khách đến thăm thì phải tìm dịp giới thiệu cho được những gì mình đã “ra tay”.
Các tông đồ năm xưa chẳng hơn gì chúng ta hôm nay. Dù chỉ là những người giúp phân phát bánh – cá, nhưng các ngài làm như chính tay mình thực thi kỳ công “phép lạ hóa bánh”. Theo Tin mừng thánh Gioan thì việc người dân muốn tôn Chúa Giêsu làm vua có thể là do dân chúng tự phát nhưng rất có thể là do sự gợi ý có chủ đích của nhóm mười hai, những vị rất tham “ngồi bên hữu, bên tả Thầy trong vinh quang” (x.Mc 10,35-40). Đêm đã về. Dân chúng đã no nê. Chúng mình cũng đáng được hả hê nghe bao lời chúc tụng chứ. Chuyện bất ngờ đã đến, dù không ai thích thú chút nào. Thầy ra lệnh tất cả xuống thuyền ngay. Còn Người thì giải tán dân chúng và lên núi cầu nguyện một mình.
Bỏ vinh quang, bỏ thành công rực rỡ để ra đi là một điều không dễ chút nào. Cảnh đời phía trước mịt mùng khó tiên liệu và sóng gió ba đào là chuyện dường như khó tránh. Các tông đồ hôm ấy đã phải đương đầu với hiện thực ấy. Sóng thì to, gió thì lớn. Thuyền đang chơi vơi nghiêng ngã. Lòng các ngài cũng ngã nghiêng theo gờ cạnh con thuyền. Tâm trạng của tiên tri Êlia năm nào cũng không khác gì. Sau chiến tích oanh liệt hạ gục những 450 sư sãi thần Baal, Êlia đã phải trốn chạy khỏi sự truy đuổi, tìm diệt của hoàng hậu Giêdabel. Sau vinh quang thì tai họa liền kề.
“Ra đi là chết trong lòng một ít”. Chẳng có sự dứt bỏ nào mà chẳng có xót xa hay đau đớn, nhất là phải từ bỏ những thành công huy hoàng hay những hạnh phúc êm ả, cho dù chúng là hữu hạn của đời thường. Hạnh phúc đích thực vẫn ở phía trước. Đó là Thiên Chúa, Đấng không chỉ chờ đợi mà đang tiến tới để đón gặp chúng ta.
Tin là bước đi, là ra đi, tiến về phía trước, về nơi chưa hề biết như Abraham ngày nào. Bỏ quê hương, xứ sở, bỏ cả gia tộc thân yêu để lên đường. Có đó sự xót dạ khi ra đi và nỗi bâng khuâng khi tiến về phía trước. Nào là sóng gió cuộc đời, nào là phong ba tình người, tất thảy như đang chờ đợi để dập vùi, đánh đắm con thuyền đời ta. Một Phaolô hết lòng hết dạ với người đồng hương Do Thái đã khẳng định: “Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và lìa xa Đức Kitô, thì tôi cũng cam lòng” (Rm 9,3). Hiểu cho đúng thì Phaolô không quay lưng với tôn giáo tổ tiên mà tiến lên một tầm cao mới trong hành trình đức tin khi đã được diện kiến Đức Kitô phục sinh, Đấng Thiên Sai mà tổ tiên ông hằng mong đợi, thế mà ngài vẫn mãi bị người đồng hương xem là phản đạo, bội giáo, bỏ đạo để rồi luôn tìm cách bắt giết. Một khi đã ra đi, tiến về phía trước thì cái giá cần trả không chỉ là gian nguy, khốn khó mà cả sự lo âu, phiền muộn. Ngài thú nhận: “Thưa anh em, có Đức Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật. tôi không nói dối, và lương tâm tôi, được Thánh Thần hướng dẫn cũng làm chứng cho tôi rằng: lòng tôi rất đổi ưu phiền, và đau khổ mãi không ngơi” (Rm 9,1-2).
Với Êlia, với Phaolô hay với các tông đồ khi ở trên thuyền chòng chành giữa biển đầy sóng gió, Thiên Chúa không bao giờ để các ngài cô đơn một mình. Người hằng ở với họ. Người luôn đồng hành với họ. “Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14,27). “Ơn Ta đủ cho con” (2Cr 12,9). “Thầy sẽ không để các con mồ côi” (Ga 14,18). Dù giữa biển khơi hay giữa đêm tối của cuộc đời, Đấng làm người mãi ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28,20). Chỉ một điều là hãy nhắm đích và tiến thẳng trong niềm tin.
Thỉnh thoảng cũng nên biết dừng chân để tự kiểm để định hướng hay chỉnh hướng, nhưng không được phép đứng lại. Đứng lại là một trong những thái độ tự hài lòng về thành công của chính mình. Từ chỗ hài lòng đến chỗ tự cao tự đại là một khoảng cách không mấy xa. Và hậu quả của sự tự kiêu, tự mãn như đã nhãn tiền. Chưa tính đến chuyện Chúa hạ kẻ tự kiêu và nâng cao người phận nhỏ (x.Lc 1,52), thì chính kẻ cao ngạo, họ đã tự đặt mình vào vị thế cheo leo và sẽ ngã chìm không biết lúc nào như Phêrô trong lần được Thầy ban cho cái ơn đi trên mặt biển (x.Mt 14,22-33).
Đứng lại cũng là một hành vi tỏ dấu sự nghi ngờ. Khi thiếu niềm tin hay khi lòng tin yếu kém thì ta rất dễ bị cám dỗ dừng lại, không can đảm tiến lên. Những cái sợ như sợ khó, ngại khổ, sợ thất bại…nhiều khi nhấn chìm chúng ta trong các trở ngại khách quan vốn dĩ không thể tránh của kiếp người.
Không ai là không một lần gặp chông gai, sóng gió. Không ai là không đã từng nhiều lần ngã quỵ vì gian truân, khốn khó. Chuyện ngã, chuyện té là chuyện bình thường của phận người. Điều quan trọng là biết chỗi dậy và tiến lên. Trong niềm tin vào tình yêu của Đấng đã tự nguyện làm bạn đời của ta là Đức Giêsu, ước gì chúng ta được như thánh tông đồ dân ngoại là “quên đi những gì phía sau để lao mình về phía trước” (Pl 3,13).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau bẩy mươi hai năm bom nguyên tử thả xuống thành phố Nagasaki, dân chúng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tin lên cao.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:09 11/08/2017
(AsiaNews). Tin từ Nhật Bản. Đêm hôm qua tại Công Viên Hòa Bình Nagasaki, có khoảng trên một ngàn người đã tổ chức một buổi rước kiệu tượng Đức Trinh Nữ Maria, một tượng mỏng dòn là một di tích lịch sử mà phần trên đầu của tượng Mẹ đã bị cháy do bom nguyên tử, để đánh dấu bẩy mươi hai năm ngày trái bom nguyên tử tàn phá thành phố này và đã giết chết trên 70,000 người.
Cuộc rước kiệu đã kết thúc các sự kiện trong ngày, bắt đầu từ buổi sáng với nghi thức một phút mặc niệm vào đúng 11 giờ 02 phút, giờ phút mà trái bom nguyên tử rơi xuống thành phố. Cũng vào giờ phút này tiếng chuông hòa bình được vang lên.
Trái bom ấy đã phá hủy thành phố và nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, còn được gọi là nhà thờ Urakami.
Phát biểu trong buổi lễ, Thị Trưởng thành phố Nagasaki là Tomihisa Taue đã nói rằng “tình hình thế giới về vũ khí hạt nhân càng trở nên căng thẳng. Một cảm giác hồi hộp lo lắng đang bao trùm toàn cầu rằng trong một tương lai gần đây loại vũ khí giết người này có thể lại được xử dụng.” Hãy theo dõi những căng thẳng hiện nay giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn và những đe dọa qua lại chết người chống lại Bình Nhưỡng và đảo Guam.
Ông Taue nói rằng, “Mối đe dọa vũ khí hạt nhân sẽ không dừng lại bao lâu các quốc gia còn tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân cần thiết cho an ninh của quốc gia họ.”
Ông cũng kêu gọi Thủ Tướng Nhật Bản là Shinzo Able hãy ký vào Hiệp Ước Ngăn Cấm Vũ Khí Hạt Nhân được 122 quốc gia chấp thuận tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng Bẩy năm 2017, sau những cuộc đàm phán mà Nhật Bản (đồng minh của Hoa kỳ) từ chối tham gia. Những cường quốc hạt nhân cũng coi thường hiệp ước này.
Sự vắng mặt của Nhật Bản ngay cả trong giai đoạn đàm phán, là “không thể hiểu nổi đối với chúng tôi, những người đang sống tại những thành phố mà bom nguyên tử gây ra bao đau thương.”
Thủ Tướng Abe, trong bài diễn văn ở Hiroshima cách đây ba ngày, hầu như chỉ nhắc lại những gì ông đã nói chứ không hề nhắc đến hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc.
Giuse Thẩm Nguyễn
Trái bom ấy đã phá hủy thành phố và nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, còn được gọi là nhà thờ Urakami.
Phát biểu trong buổi lễ, Thị Trưởng thành phố Nagasaki là Tomihisa Taue đã nói rằng “tình hình thế giới về vũ khí hạt nhân càng trở nên căng thẳng. Một cảm giác hồi hộp lo lắng đang bao trùm toàn cầu rằng trong một tương lai gần đây loại vũ khí giết người này có thể lại được xử dụng.” Hãy theo dõi những căng thẳng hiện nay giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn và những đe dọa qua lại chết người chống lại Bình Nhưỡng và đảo Guam.
Ông Taue nói rằng, “Mối đe dọa vũ khí hạt nhân sẽ không dừng lại bao lâu các quốc gia còn tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân cần thiết cho an ninh của quốc gia họ.”
Ông cũng kêu gọi Thủ Tướng Nhật Bản là Shinzo Able hãy ký vào Hiệp Ước Ngăn Cấm Vũ Khí Hạt Nhân được 122 quốc gia chấp thuận tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng Bẩy năm 2017, sau những cuộc đàm phán mà Nhật Bản (đồng minh của Hoa kỳ) từ chối tham gia. Những cường quốc hạt nhân cũng coi thường hiệp ước này.
Sự vắng mặt của Nhật Bản ngay cả trong giai đoạn đàm phán, là “không thể hiểu nổi đối với chúng tôi, những người đang sống tại những thành phố mà bom nguyên tử gây ra bao đau thương.”
Thủ Tướng Abe, trong bài diễn văn ở Hiroshima cách đây ba ngày, hầu như chỉ nhắc lại những gì ông đã nói chứ không hề nhắc đến hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGM Cantu Hoa Kỳ kêu gọi làm dịu căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Hàn bằng con đường đối thoại.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:18 11/08/2017
ĐGM Cantu Hoa Kỳ kêu gọi làm dịu căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Hàn bằng con đường đối thoại.
(CNS) Tin từ Washington. Hôm 10 tháng Tám vừa qua, Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là ĐGM Oscar Cantu thuộc giáo phận Las Cruces, tiểu bang New Mexico đã viết thư cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ là Rex Tillerson rằng ngoại giao và đối thoại là phương cách cần thiết để giải quyết xung đột giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn và tránh đối đầu về quân sự. Lá thư này theo sau lời kêu gọi mới đây của Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn là ủng hộ việc đối thoại để bảo đảm một tương lai hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
ĐGM Cantu nhận định rằng việc leo thang đe dọa vũ lực của các nhà lãnh đạo Bắc Hàn không nên “lơ là hay coi thường”, nhưng chính phủ Hoa Kỳ phải nhanh chóng hợp tác với các nước khác trong cộng đồng thế giới bằng con đường ngoại giao để có giải pháp giải quyết vì chắc chắn sẽ chỉ là chết chóc và tàn phá nếu bất cứ hành động quân sự nào xảy ra.
Lá thư của ĐGM theo sau những đe đọa qua lại giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un. TT Trump đe dọa sẽ là “biển lửa cuồng bạo như chưa từng thấy trên thế giới “để đáp lại lời cảnh cáo của Kim là sẽ tấn công vào Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Trong lúc này, Kim đe dọa rằng Bắc Hàn đang chuẩn bị sẽ bắn tên lửa vào vùng biển quanh đảo Guam, một vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ nằm ở phía tây Thái Bình Dương với hai căn cứ quân sự.
Tình hình căng thẳng gia tăng từ ngày 5 tháng Tám khi Liên Hiệp Quốc thông qua biện phát trừng phạt kinh tế, đe dọa sẽ cắt giảm một phần ba hàng xuất khẩu của Bắc Hàn. Nga và Trung Cộng là hai đối tác hiếm hoi của Bình Nhưỡng ủng hộ lệnh trừng phạt này. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á cũng thông qua một tuyên bố nói lên “sự quan tâm sâu sắc” về các hành động của Bắc Hàn liên quan đến phát triển vũ khí hạt nhân và hệ thống bắn hỏa tiễn.
Bắc Hàn trong thế cô lập điên cuồng đã nói rằng sẽ tấn công đảo Guam của Hoa Kỳ với hỏa tiễn tầm trung tạo ra cơn “bão lửa”.
Với lời đe dọa này, phát ngôn viên của Tòa Tổng Giám Mục Agana tại Guam là cha Jeffrey C. Nicolas đã ra thông báo ngày 9 tháng Tám kêu gọi “mọi người hãy ở lại trong an bình của Chúa Kitô. Hãy cầu nguyện luôn và tin tưởng vào Thiên Chúa trong giai đoạn hòa bình thế giới bị đe dọa.”
ĐGM Cantu cũng nói trong lá thư của ngài rằng Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình đồng ý với quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn trong việc ủng hộ một đề nghị của Tổng Thống Nam Hà Moon Jae-in là tiến hành những cuộc đối thoại về nhân đạo và quân sự giữa Nam và Bắc Hàn.
Đức Tổng Giám Mục Silvano M Tomasi, cựu đại diện ngoại giao của tòa thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva cũng ủng hộ đối thoại. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh Vatican vào ngày 9 tháng Tám, ngài nói rằng “thay vì xây tường, tạo ra bất đồng hay cổ vũ bạo lực” cả hai quốc gia phải có những bước xây dựng vì lợi ích của người dân.
Một cựu thành viên của Ủy Ban Chuyên Gia Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các lệnh phạt đối với Bắc Hàn cũng kêu gọi bình tĩnh và giải quyết xung khắc bằng đối thoại.
Thư của ĐGM Cantu gởi cho ngoại trưởng Tillerson cũng nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng này nhắc nhở chúng ta rằng sự tàn phá của vũ khí hạt nhân ở cả hai phía không bảo đảm một nền hòa bình, nhưng nó sẽ càng gây thêm căng thẳng và tạo ra những cuộc chạy đua vũ trang với những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt để đe dọa các nước khác.”
Một tuyên bố chung của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Âu Châu kêu gọi Hoa Kỳ và các nước Châu Âu cùng làm việc với các nước khác để “lập ra một giải pháp đáng tin cậy, có khả năng kiểm soát và thực thi nhằm loại bỏ hoàn toàn vụ khí hạt nhân.” Đức Giám Mục Cantu và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục jean-Claude Hollerich của giáo phận Luxembourg cùng ký vào tuyên bố này.
Bà Marie Dennis, đồng Chủ Tịch Phong Trào Hòa Bình Thế Giới (Pax Christi International) đã nói với Hệ thống Thông tin Công Giáo (CNS) rằng mọi người hãy cùng cầu nguyện để cả hai quốc gia sớm thoát ra khỏi cuộc xung khắc và hy vọng Phong Trào Hòa Bình Thế Giới của bà sẽ cho ra một bản tuyên bố về tình hình trong ngày.
Giuse Thẩm Nguyễn
(CNS) Tin từ Washington. Hôm 10 tháng Tám vừa qua, Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là ĐGM Oscar Cantu thuộc giáo phận Las Cruces, tiểu bang New Mexico đã viết thư cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ là Rex Tillerson rằng ngoại giao và đối thoại là phương cách cần thiết để giải quyết xung đột giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn và tránh đối đầu về quân sự. Lá thư này theo sau lời kêu gọi mới đây của Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn là ủng hộ việc đối thoại để bảo đảm một tương lai hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
ĐGM Cantu nhận định rằng việc leo thang đe dọa vũ lực của các nhà lãnh đạo Bắc Hàn không nên “lơ là hay coi thường”, nhưng chính phủ Hoa Kỳ phải nhanh chóng hợp tác với các nước khác trong cộng đồng thế giới bằng con đường ngoại giao để có giải pháp giải quyết vì chắc chắn sẽ chỉ là chết chóc và tàn phá nếu bất cứ hành động quân sự nào xảy ra.
Lá thư của ĐGM theo sau những đe đọa qua lại giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un. TT Trump đe dọa sẽ là “biển lửa cuồng bạo như chưa từng thấy trên thế giới “để đáp lại lời cảnh cáo của Kim là sẽ tấn công vào Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Trong lúc này, Kim đe dọa rằng Bắc Hàn đang chuẩn bị sẽ bắn tên lửa vào vùng biển quanh đảo Guam, một vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ nằm ở phía tây Thái Bình Dương với hai căn cứ quân sự.
Tình hình căng thẳng gia tăng từ ngày 5 tháng Tám khi Liên Hiệp Quốc thông qua biện phát trừng phạt kinh tế, đe dọa sẽ cắt giảm một phần ba hàng xuất khẩu của Bắc Hàn. Nga và Trung Cộng là hai đối tác hiếm hoi của Bình Nhưỡng ủng hộ lệnh trừng phạt này. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á cũng thông qua một tuyên bố nói lên “sự quan tâm sâu sắc” về các hành động của Bắc Hàn liên quan đến phát triển vũ khí hạt nhân và hệ thống bắn hỏa tiễn.
Bắc Hàn trong thế cô lập điên cuồng đã nói rằng sẽ tấn công đảo Guam của Hoa Kỳ với hỏa tiễn tầm trung tạo ra cơn “bão lửa”.
Với lời đe dọa này, phát ngôn viên của Tòa Tổng Giám Mục Agana tại Guam là cha Jeffrey C. Nicolas đã ra thông báo ngày 9 tháng Tám kêu gọi “mọi người hãy ở lại trong an bình của Chúa Kitô. Hãy cầu nguyện luôn và tin tưởng vào Thiên Chúa trong giai đoạn hòa bình thế giới bị đe dọa.”
ĐGM Cantu cũng nói trong lá thư của ngài rằng Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình đồng ý với quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn trong việc ủng hộ một đề nghị của Tổng Thống Nam Hà Moon Jae-in là tiến hành những cuộc đối thoại về nhân đạo và quân sự giữa Nam và Bắc Hàn.
Đức Tổng Giám Mục Silvano M Tomasi, cựu đại diện ngoại giao của tòa thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva cũng ủng hộ đối thoại. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh Vatican vào ngày 9 tháng Tám, ngài nói rằng “thay vì xây tường, tạo ra bất đồng hay cổ vũ bạo lực” cả hai quốc gia phải có những bước xây dựng vì lợi ích của người dân.
Một cựu thành viên của Ủy Ban Chuyên Gia Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các lệnh phạt đối với Bắc Hàn cũng kêu gọi bình tĩnh và giải quyết xung khắc bằng đối thoại.
Thư của ĐGM Cantu gởi cho ngoại trưởng Tillerson cũng nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng này nhắc nhở chúng ta rằng sự tàn phá của vũ khí hạt nhân ở cả hai phía không bảo đảm một nền hòa bình, nhưng nó sẽ càng gây thêm căng thẳng và tạo ra những cuộc chạy đua vũ trang với những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt để đe dọa các nước khác.”
Một tuyên bố chung của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Âu Châu kêu gọi Hoa Kỳ và các nước Châu Âu cùng làm việc với các nước khác để “lập ra một giải pháp đáng tin cậy, có khả năng kiểm soát và thực thi nhằm loại bỏ hoàn toàn vụ khí hạt nhân.” Đức Giám Mục Cantu và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục jean-Claude Hollerich của giáo phận Luxembourg cùng ký vào tuyên bố này.
Bà Marie Dennis, đồng Chủ Tịch Phong Trào Hòa Bình Thế Giới (Pax Christi International) đã nói với Hệ thống Thông tin Công Giáo (CNS) rằng mọi người hãy cùng cầu nguyện để cả hai quốc gia sớm thoát ra khỏi cuộc xung khắc và hy vọng Phong Trào Hòa Bình Thế Giới của bà sẽ cho ra một bản tuyên bố về tình hình trong ngày.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận từ lễ Thành lập giáo xứ Thác Đá Hạ, Gp Quy Nhơn
Lm Giuse Trương Đình Hiền
09:01 11/08/2017
Sau hơn 400 năm tá túc trong thân phận nô lệ trên đất khách quê người Ai Cập, dân Ít-ra-en đã được Thiên Chúa sai lãnh tụ Mô-sê quy tụ lại và dẫn về Đất Hứa ; và một cuộc “Xuất Hành” vĩ đại đã diễn ra : “Vào đúng ngày chấm dứt bốn trăm ba mươi năm đó, toàn thể các đạo binh của Đức Chúa đã ra khỏi đất Ai Cập”. (Xh 12,41).
Xem hình
Câu chuyện Kinh Thánh, cứ tưởng chỉ là một “mô hình thiêng liêng” nhằm để dân Chúa suy tư và cầu nguyện đó, lại cứ hiện thực tiếp diễn muôn nơi và muôn thuở trong lịch sử của con người, của Hội Thánh, của các cộng đoàn và của cả từng cá nhân.
Thật vậy, trong viễn tượng đức tin và cả trong chiều kích xã hội, lịch sử chính là những cuộc “xuất hành” tái diễn hoài trong thời gian và không gian, và chỉ chấm dứt khi tất cả “cập bến Đất Hứa vĩnh hằng” chính là “Trời Mới Đất Mới” mà Lời Chúa trong sách Khải Huyền đã minh xác : “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Sẽ không còn sự chết ; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất”. (Kh 21,1.4).
Và đó chính là cuộc “xuất hành” sáng nay (11.8.2017) của cộng đoàn “tân giáo xứ” Thác Đá Hạ, một đơn vị giáo xứ vừa được Vị Chủ chăn Giáo phận, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, công bố chính thức thành lập sáng hôm nay tại nhà thờ Thác Đá Hạ cùng với vị tân Chánh xứ tiên khởi đó là cha Giuse Nguyễn Bá Thành.
Vâng, sáng hôm nay cộng đoàn giáo xứ Thác Đá Hạ cùng với “Mô-sê mới” là linh mục tân chính xứ Giuse bắt đầu một cuộc “xuất hành mới”, cùng nhau tiến bước về phía trước trong nhịp sống Năm Thánh Hòng Ân của Giáo Phận vừa mới bắt đầu !
Nói “xuất hành mới”, bởi vì, Thác Đá Hạ được thành lập hôm nay- một khởi sự lên đường, mà nếu lui lại cách đây hơn nửa thế kỷ (thập niên 1960) đã từng thuộc về những cộng đoàn giáo xứ trù phú hưng thịnh của giáo hạt Bồng Sơn, vùng đất không những nhiều dân Công Giáo mà cũng là nơi đóng góp cho giáo phận mẹ nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Xuất hành mới cũng đúng thôi ! Vì cách đây hơn 50 năm (Khoảng từ năm 1965 - 1967), cả vùng Bắc Bình Định tức giáo hạt Bồng Sơn, đã chìm trong cơn lửa đạn chiến tranh. Toàn bộ 7 giáo xứ (cùng nhiều giáo họ trực thuộc) đông đảo, trù phú được Đức Cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, nguyên Giám Mục Chính Tòa tiên khởi giáo phận Qui Nhơn công bố là giáo xứ chính thức (paroecia)[1], đã lần lượt bị xóa tên, nhà thờ và các cơ sở mục vụ bị tàn phá, giáo dân xiêu tán khắp nơi.[2] ÔI ! Những cuộc “xuất hành” đầy đau thương và nước mắt !
Mà còn hơn thế nữa ! Nếu lùi lại hơn 130 năm trước, (khoảng năm 1885), cũng chính tại vùng đất nầy, đã xảy ra một cuộc “xuất hành” còn ghê rợn, bạo tàn gấp trăm nghìn lần, trong cuộc tàn sát bách hại của phong trào Văn Thân mà hầu hết các giáo xứ, giáo họ thuộc vùng đất “bắc Bình Định” nầy đều phải hứng chịu với cái giá của hàng nghìn chứng nhân tử đạo. ![3]
Và rồi, sau ngày đất nước im tiếng súng 1975, lại một cuộc “xuất hành” tìm lại cố hương, cho dù tất cả chỉ còn lại những đống hoang tàn đổ nát. Cả giáo hạt Bồng Sơn chỉ còn võn vẹn một giáo xứ Đại Bình mà nhà thờ, nhà vuông cũng tồi tàn hư nát ! Mãi cho đến năm 2009, hai giáo xứ Gia Chiểu và Cây Rỏi mới được tái lập, và sau đó (2016), tới giáo xứ Đại An và hôm nay (11.8.2017) giáo xứ Thác Đá Hạ được thành lập.
Ngày hôm nay, giáo hạt Bồng Sơn, tuy nhiều đơn vị giáo xứ kỳ cựu vẫn đang còn “vang bóng” nhưng trên bình diện mục vụ tổng thể, là đơn vị giáo hạt đầy tiềm năng và sức sống với 7 giáo xứ : Cây Rỏi, Đại An, Đại Bình, Gia Chiểu, Phù Cát, Phù Mỹ, Thác Đá Hạ và giáo họ biệt lập An Mỹ. (Hy vọng nay mai sẽ thêm hai giáo họ biệt lập Hòa Mục, Gò Găng và giáo xứ Nghĩa Điền !).
Dòng thời gian cứ trôi như dòng nước sông Lại Giang bao tháng năm xuôi về biển cả. Cuộc hành trình đức tin của dân Chúa vẫn mãi là những cuộc “xuất hành” miên viễn, vượt qua bao nhiêu “hoang mạc” nóng cháy, nhiêu khê, qua bao thác ghềnh tang thương, mất mát…Nhưng niềm hy vọng “Đất Hứa” mãi mãi vẫn trung kiên, bền vững.
Kính chúc cộng đoàn Thác Đá Hạ và linh mục tân chính xứ Giuse cùng nắm tay làm cuộc “xuất hành mới”, để viết nên trang sử mới của một cộng đoàn dân Chúa vừa được “rửa tội” với cái tên cúng cơm thân thương THÁC ĐÁ HẠ !
Linh mục Giuse Trương Đình Hiền
[1] Xem : GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, nxb An Tôn & Đuốc Sáng, đăng ký Bản quyền tại Hoa Kỳ tháng 6/2017, trang 326.
[2] SĐD trang 336-338.
[3] SĐD trang 234-244.
Xem hình
Câu chuyện Kinh Thánh, cứ tưởng chỉ là một “mô hình thiêng liêng” nhằm để dân Chúa suy tư và cầu nguyện đó, lại cứ hiện thực tiếp diễn muôn nơi và muôn thuở trong lịch sử của con người, của Hội Thánh, của các cộng đoàn và của cả từng cá nhân.
Thật vậy, trong viễn tượng đức tin và cả trong chiều kích xã hội, lịch sử chính là những cuộc “xuất hành” tái diễn hoài trong thời gian và không gian, và chỉ chấm dứt khi tất cả “cập bến Đất Hứa vĩnh hằng” chính là “Trời Mới Đất Mới” mà Lời Chúa trong sách Khải Huyền đã minh xác : “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Sẽ không còn sự chết ; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất”. (Kh 21,1.4).
Và đó chính là cuộc “xuất hành” sáng nay (11.8.2017) của cộng đoàn “tân giáo xứ” Thác Đá Hạ, một đơn vị giáo xứ vừa được Vị Chủ chăn Giáo phận, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, công bố chính thức thành lập sáng hôm nay tại nhà thờ Thác Đá Hạ cùng với vị tân Chánh xứ tiên khởi đó là cha Giuse Nguyễn Bá Thành.
Vâng, sáng hôm nay cộng đoàn giáo xứ Thác Đá Hạ cùng với “Mô-sê mới” là linh mục tân chính xứ Giuse bắt đầu một cuộc “xuất hành mới”, cùng nhau tiến bước về phía trước trong nhịp sống Năm Thánh Hòng Ân của Giáo Phận vừa mới bắt đầu !
Nói “xuất hành mới”, bởi vì, Thác Đá Hạ được thành lập hôm nay- một khởi sự lên đường, mà nếu lui lại cách đây hơn nửa thế kỷ (thập niên 1960) đã từng thuộc về những cộng đoàn giáo xứ trù phú hưng thịnh của giáo hạt Bồng Sơn, vùng đất không những nhiều dân Công Giáo mà cũng là nơi đóng góp cho giáo phận mẹ nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Xuất hành mới cũng đúng thôi ! Vì cách đây hơn 50 năm (Khoảng từ năm 1965 - 1967), cả vùng Bắc Bình Định tức giáo hạt Bồng Sơn, đã chìm trong cơn lửa đạn chiến tranh. Toàn bộ 7 giáo xứ (cùng nhiều giáo họ trực thuộc) đông đảo, trù phú được Đức Cố Giám Mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, nguyên Giám Mục Chính Tòa tiên khởi giáo phận Qui Nhơn công bố là giáo xứ chính thức (paroecia)[1], đã lần lượt bị xóa tên, nhà thờ và các cơ sở mục vụ bị tàn phá, giáo dân xiêu tán khắp nơi.[2] ÔI ! Những cuộc “xuất hành” đầy đau thương và nước mắt !
Mà còn hơn thế nữa ! Nếu lùi lại hơn 130 năm trước, (khoảng năm 1885), cũng chính tại vùng đất nầy, đã xảy ra một cuộc “xuất hành” còn ghê rợn, bạo tàn gấp trăm nghìn lần, trong cuộc tàn sát bách hại của phong trào Văn Thân mà hầu hết các giáo xứ, giáo họ thuộc vùng đất “bắc Bình Định” nầy đều phải hứng chịu với cái giá của hàng nghìn chứng nhân tử đạo. ![3]
Và rồi, sau ngày đất nước im tiếng súng 1975, lại một cuộc “xuất hành” tìm lại cố hương, cho dù tất cả chỉ còn lại những đống hoang tàn đổ nát. Cả giáo hạt Bồng Sơn chỉ còn võn vẹn một giáo xứ Đại Bình mà nhà thờ, nhà vuông cũng tồi tàn hư nát ! Mãi cho đến năm 2009, hai giáo xứ Gia Chiểu và Cây Rỏi mới được tái lập, và sau đó (2016), tới giáo xứ Đại An và hôm nay (11.8.2017) giáo xứ Thác Đá Hạ được thành lập.
Ngày hôm nay, giáo hạt Bồng Sơn, tuy nhiều đơn vị giáo xứ kỳ cựu vẫn đang còn “vang bóng” nhưng trên bình diện mục vụ tổng thể, là đơn vị giáo hạt đầy tiềm năng và sức sống với 7 giáo xứ : Cây Rỏi, Đại An, Đại Bình, Gia Chiểu, Phù Cát, Phù Mỹ, Thác Đá Hạ và giáo họ biệt lập An Mỹ. (Hy vọng nay mai sẽ thêm hai giáo họ biệt lập Hòa Mục, Gò Găng và giáo xứ Nghĩa Điền !).
Dòng thời gian cứ trôi như dòng nước sông Lại Giang bao tháng năm xuôi về biển cả. Cuộc hành trình đức tin của dân Chúa vẫn mãi là những cuộc “xuất hành” miên viễn, vượt qua bao nhiêu “hoang mạc” nóng cháy, nhiêu khê, qua bao thác ghềnh tang thương, mất mát…Nhưng niềm hy vọng “Đất Hứa” mãi mãi vẫn trung kiên, bền vững.
Kính chúc cộng đoàn Thác Đá Hạ và linh mục tân chính xứ Giuse cùng nắm tay làm cuộc “xuất hành mới”, để viết nên trang sử mới của một cộng đoàn dân Chúa vừa được “rửa tội” với cái tên cúng cơm thân thương THÁC ĐÁ HẠ !
Linh mục Giuse Trương Đình Hiền
[1] Xem : GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, nxb An Tôn & Đuốc Sáng, đăng ký Bản quyền tại Hoa Kỳ tháng 6/2017, trang 326.
[2] SĐD trang 336-338.
[3] SĐD trang 234-244.
Tân chánh xứ Hà Nội và quản hạt Hố Nai gp Xuân Lộc
Hoàng Bá Qúy
16:01 11/08/2017
Giáo phận Xuân Lộc: Hôm nay, vào lúc 09h ngày 11/08/2017, tại Giáo xứ Hà Nội, cha Giuse Phạm Sơn Lâm, nguyên Chánh xứ Giáo xứ Tân Mai và Quản hạt giáo hạt Tân Mai đã nhận Bài sai Chánh xứ Giáo xứ Hà Nội và Quản Hạt Hố Nai.
Xem Hình
Nghi Thức Nhậm Chức do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân,Giám mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc chủ sự với sự hiện diện với của Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Cha Đaminh Bùi Văn Án, nguyên Quản hạt Hố Nai, quý cha trong hai giáo hạt, quý tu sĩ, quý chức và cộng đoàn dân Chúa của hai xứ Tân Mai và Hà Nội.
Sau nghi thức nhậm chức, Đức Cha Gioan đã dâng đồng tế với quý cha và sự hiệp dâng của cộng đoàn.
Xin Chúa Ban nhiều ơn lành xuống trên cha Giuse và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho cha trong sứ vụ mới này.
Xem Hình
Nghi Thức Nhậm Chức do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân,Giám mục Phụ Tá Giáo phận Xuân Lộc chủ sự với sự hiện diện với của Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Cha Đaminh Bùi Văn Án, nguyên Quản hạt Hố Nai, quý cha trong hai giáo hạt, quý tu sĩ, quý chức và cộng đoàn dân Chúa của hai xứ Tân Mai và Hà Nội.
Sau nghi thức nhậm chức, Đức Cha Gioan đã dâng đồng tế với quý cha và sự hiệp dâng của cộng đoàn.
Xin Chúa Ban nhiều ơn lành xuống trên cha Giuse và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho cha trong sứ vụ mới này.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 31)
Vũ Văn An
04:30 11/08/2017
Thế còn tất cả các tác phẩm nghệ thuật thì sao?
Ở mức hiểu biết thông thường, nhiều người thấy các con số này khá khó nhá, vì sưu tập tuyệt hảo của gần 18,000 danh phẩm tích tụ tại các Bảo Tàng Viện Vatican và được trưng bày tại nhiều khu vực của Vatican. Chưa có ai từng tính toán giá trị tiền mặt có thể có của chúng, nhưng chắc chắn phải hàng tỷ dollars. Tuy nhiên, các tài sản này không được bao gồm trong bất cứ bản báo cáo tài chánh nào của Vatican. Nếu theo nghĩa đen chúng không vô giá, thì các danh phẩm này, như bức điêu khắc Pietà của Michelangelo, cũng gần như thế, vì trong sổ sách của Vatican, chúng được đánh giá mỗi thứ 1 đồng euro.
Sở dĩ thế là vì theo quan điểm của họ, Vatican chỉ là người trông coi các danh phẩm này mà thôi như là thành phần của gia tài nghệ thuật và văn hóa của nhân loại, và không ai được bán hay cho mướn các danh phẩm này cả. Năm 1986, khi Vatican bị thâm thụt tới 56 triệu dollars, nhiều người lên tiếng kêu gọi Giáo Hội bán một số tác phẩm nghệ thuật để cân bằng sổ sách chi thu. Nhưng Vatican nhấn mạnh rằng các tài sản nghệ thuật là “kho tàng của cả nhân loại”, nên không thể bán được. Dĩ nhiên, đúng là Vatican kiếm được hàng chục triệu euro mỗi năm nhờ bán vé cho người ta vào các bảo tàng viện của mình để chiêm ngắm các danh phẩm này, nhưng họ cũng chi hàng chục triệu euro hàng năm để khôi phục và bảo trì chúng. Quả thực, đâu lại vào đấy cả.
Tại sao Vatican có ngân hàng riêng?
Viện Các Công Trình Tôn Giáo (Institute for the Works of Religion), thường được gọi tắt bằng tiếng Ý là IOR, nhận các khoản ký thác và thực hiện các vụ đầu tư, và chuyển tiền đi khắp thế giới, phần lớn nhân danh các thực thể Công Giáo như các giáo phận và dòng tu. Viện Các Công Trình Tôn Giáo có khoảng 33,000 khách hàng, phần lớn ở Âu Châu, dù có khoảng 3,000 khách hàng ở Châu Phi và Nam Mỹ. Tổng gía trị tài sản của nó, được biết dưới tên “gia sản”, được ước lượng khoảng 6 tỷ rưỡi dollars. Các giới chức cho hay mục đích chính của nó là cung cấp cách để các thực thể Công Giáo như các dòng truyền giáo rải rác khắp nơi trên thế giới giữ an toàn các ngân khoản của họ và chuyển chúng đi các nơi khi cần.
Nói cho đúng, phần lớn số tài sản 6 tỷ rưỡi dollars do Viện Các Công Trình Tôn Giáo kiểm soát này không phải tiền của Vatican, và nó cũng không thuộc về Đức Giáo Hoàng mà thuộc 33,000 người ký thác. Chính vì thế, thực sự không chính xác chút nào khi kể tài sản của Viện Các Công Trình Tôn Giáo dưới tựa đề “của cải của Vatican”.
Bất chấp việc người ta quen gọi Viện Các Công Trình Tôn Giáo là Ngân Hàng Vatican, những người hiểu chuyện nhấn mạnh rằng đó không phải là danh xưng thích đáng, vì các lý do sau đây:
• Viện Các Công Trình Tôn Giáo điều hành như một định chết vô vị lợi, trong khi phần lớn các ngân hàng là các cơ quan thương mại nhằm kiếm lời.
• Ngân hàng thường được định nghĩa như một định chế tài chánh để nhận ký thác và cho vay. Tuy nhiên, Viện Các Công Trình Tôn Giáo bị qui chế của nó cấm dùng tiền ký thác để cấp tín dụng.
• Vì Viện Các Công Trình Tôn Giáo không cho vay, nên nó không giữ bất cứ trữ lượng nào. Nó không duy trì một trữ lượng tiền tệ nào, hay vàng bạc, để bảo vệ các khoản vay và chống lại các vụ chạy tiền lớn bất thình lình do người cho vay đòi lại (runs), điều mà các ngân hàng thực sự bị luật lệ đòi phải làm.
• Không như phần lớn các ngân hàng, Viện Các Công Trình Tôn Giáo không phải là một thực thể tư. Nó là một thực thể công do một vị có toàn quyền tạo ra, tức Đức Giáo Hoàng.
• Viện Các Công Trình Tôn Giáo không mở ra cho công chúng. Tại một ngân hàng thông thường, gần như bất cứ ai cũng có thể bước vào và mở một chương mục. Muốn để tiền tại Viện Các Công Trình Tôn Giáo, bạn phải là một nhân viên hay viên chức của Vatican hay Tòa Thánh, một đại diện của một viện hay dòng tu Công Giáo, một giáo phận, hay một trong các qúy phụ tá riêng của Đức Giáo Hoàng, những người đảm nhiệm các chức năng có tính nghi lễ quanh tông điện.
• Nói theo phương diện kỹ thuật, Viện Các Công Trình Tôn Giáo không có cả các chương mục. Khi một ai đó ký thác tiền ở Viện Các Công Trình Tôn Giáo, thuật ngữ nội bộ nói họ ký thác vào một “qũy” chứ không phải một “chương mục”.
• Không như các ngân hàng Âu Châu và Hoa Kỳ, Viện Các Công Trình Tôn Giáo không có các mạng lưới khách hàng và các công ty con (subsidiaries) trên thế giới. Thực thế, nó cấm các ngân hàng khác mở chương mục với nó ở Ý và ở nơi khác.
Viện Các Công Trình Tôn Giáo được quản trị bởi một ủy ban các Hồng Y và được lãnh đạo bởi 1 chủ tịch và một tổng giám đốc giáo dân, chịu trách nhiệm trước một hội đồng giám sát gồm 5 thành viên. (khi cuốn sách này đang được viết ra, thư ký của hội đồng giám sát này là Carl Anderson, Hiệp Sĩ Tối Cao của Hội Hiệp Sĩ Columbus). Tuy nhiên, một phúc trình năm 2012 của các chuyên viên chống rửa tiền của Âu Châu khuyến cáo rằng Viện Các Công Trình Tôn Giáo nên theo qui định của bên ngoài nhiều hơn. Phúc trình này cảnh cáo rằng việc thiếu sự giám sát như thế “sẽ đặt ra nhiều nguy cơ to lớn cho sự ổn định của lãnh vực tài chánh nhỏ của Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican”.
Há Vatican đã không bị lôi kéo vào đủ thứ tai tiếng tài chánh đó sao?
Đúng như thế! Tình tiết nổi đình đám nhất thời hiện đại có lẽ là các tai tiếng của Ngân Hàng Vatican trong thập niên 1980, lúc người ta thấy nhà tài chánh người Ý, Roberto Calvi, được mệnh danh là “nhà ngân hàng của Thiên Chúa” do các liên hệ gần gũi của ông với Vatican, treo cổ tự tử dưới chân Cầu Blackfriars gần trung tâm tài chánh của London, tiếp theo việc Ngân Hàng Banco Ambrosiano của ông sụp đổ gây chú ý. Ngân hàng này mắc nợ khoảng 1 tỷ rưỡi dollars mà phần lớn đã bị tẩu thoát qua Ngân Hàng Vatican. Các lý thuyết gia theo thuyết âm mưu thì cho rằng đàng sau vụ này có sự thông đồng giữa Vatican, bọn lưu manh Ý và bè Tam Điểm. Còn các giới chức Vatican thì cho rằng mình chỉ bị cố vấn sai lầm mà thôi. Dù sao, cuối cùng, Vatican phải trả 224 triệu dollars cho các chủ nợ của Banco Ambrosiano như nói lên “trách nhiệm tinh thần” đối với việc sụp đổ, dù bác bỏ mọi tội lỗi về pháp lý.
Gần đây hơn, năm 2010, các công tố viên Ý tuyên bố một cựu viên chức cao cấp của Vatican, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, là mục tiêu của một cuộc thăm dò chống tham nhũng liên hệ tới nhiệm kỳ từ năm 2001 tới năm 2006 đứng đầu cơ quan truyền giáo đầy quyền thế của ngài, tức Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc của Tòa Thánh. Các công tố viên nghi ngờ rằng Đức Hồng Y Sepe đã dành cho các chính khách Ý nhiều thương lượng béo bở về các căn hộ, đồng thời, hàng triệu Euro của qũy nhà nước đã được phân bổ để tân trang nhiều dự án tại Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc, trong đó, có trụ sở chính của nó tại Piazza di Spagna ở Rôma. Người ta cho rằng Đức Hồng Y Sepe đã hối lộ để các viên chức công cộng chịu tài trợ cho công trình, một công trình không bao giờ được hoàn tất trong một số khía cạnh. Khi cuốn sách này được viết ra, cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp diễn. Đức Hồng Y Sepe tuyên bố ngài vô tội, cho rằng “Tôi hành động chỉ vì lợi ích của Giáo Hội”. Cùng năm, các nhà cầm quyền Ý cũng đóng băng một thời gian ngắn 30 triệu dollars của Viện Các Công Trình Tôn Giáo vì có hai giao dịch bị coi là “nghi ngờ” vì vi phạm các qui định chống rửa tiền, và họ đã phát động một cuộc điều tra hình sự cả chủ tịch lẫn tổng giám đốc của Viện Các Công Trình Tôn Giáo.
Tai tiếng rì rỏ vĩ đại về Vatican trong các năm 2011 và 2012 cho thấy các tiết lộ về thư từ bí mật nhằm kết tội tham nhũng và óc bè đảng (cronyism) trong nền tài chánh Vatican, như ký nhận khế ước dựa trên tình bạn hay sự bảo hộ hơn là dựa vào việc cạnh tranh hợp lý. Các chương trình truyền hình gây ấn tượng vào các giờ cao điểm gợi ý cho người ta thấy: những ngày xưa xấu xa tại Ngân Hàng Vatican không bao giờ kết thúc thực sự; chúng cho rằng trong số nhiều vụ việc khác, ngân hàng này vẫn còn duy trì các chương mục bí mật dành cho các nhà đầu tư nào muốn tránh bị dòm ngó một cách không cần thiết. Các lời tố cáo này liên tiếp bị các giới chức Vatican bác bỏ. (Bất chấp các điều được các bản phúc trình gợi ý, số tiền thực sự có liên hệ với các tình huống này tương đối khá khiêm tốn. Thí dụ, một trong các lời tố cáo tham nhũng được phổ biến rộng rãi trên báo chí cho rằng Vatican đã trả quá nhiều tiền cho bộ giáng sinh hàng năm đặt tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Số tiền này lên đến 680,000 dollars. Đây không hẳn là một món tiền nhỏ, nhưng cũng đâu có thấm thía gì so với với hàng tỷ dollars tham nhũng trong việc chi tiêu quốc phòng chẳng hạn).
Các tai tiếng trên có dẫn tới việc cải tổ không?
Sự kiện Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẵn sàng đưa ra biện pháp bất thường là cất chức một giám mục không phải vì lý do tín lý trong các năm 2011 và 2012, và làm như thế 3 lần trong hơn một năm, cho thấy Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh mỗi ngày mỗi nhậy cảm hơn đối với việc cần có chuyện tính sổ trong việc quản lý tiền bạc. Năm 2010, Đức Bênêđíctô XVI cũng lập ra một cơ quan mới để giám sát tài chánh, tức Thẩm Quyền Thông Tin Tài Chánh, nhằm làm cho các cơ quan khác nhau được trong sạch và làm cho Vatican phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong cuộc chiến đấu chống việc rửa tiền.
Năm 2012 cũng đem đến một khúc rẽ khác dưới hình thức một cuộc đánh giá lần đầu tiên các nhiệp vụ tài chánh của Vatican do Moneyval, một cơ quan chống rửa tiền của Hội Đồng Âu Châu, thực hiện. Trước đó, chưa bao giờ Vatican mở các hệ thống tài chánh và pháp lý của mình cho một thứ duyệt xét độc lập từ bên ngoài, với các kết quả được công bố công khai. Trong các thế kỷ trước đó, nếu các nhà cầm quyền thế tục dám tiến hành một cuộc điều tra như thế, họ sẽ bị chống đối từ đầu tới chân. Đối với Moneyval, thảm đỏ đã được trải ra chào đón họ. Jeffrey Lena, luật sư người Mỹ, cố vấn cho Vatican trong diễn trình Moneyval, kể cho John Allen rằng các nhân viên đánh giá đã được phép khảo sát các hồ sơ liên quan tới việc hợp tác có tính pháp lý và ngoại giao, các chứng thư chứng nhận chống rửa tiền, các thư từ quản trị kế toán, các hồ sơ đăng ký qũy, và nhiều văn kiện bí mật về luật lệ.
Xét trong toàn bộ, các khai triển trên cho thấy Đức Bênêđíctô XVI quả đang từ từ cố gắng cổ vũ một bầu khí mới mẻ cho việc trong sáng hóa và chịu trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo đối với việc quản lý tiền bạc, được động viên bởi ước muốn không lặp lại các tai tiếng đã qua.
Cha Daniel Mahan, giám đốc Trung Tâm O’Meara Ferguson Quản Lý Công Giáo (Catholic Stewardship) thuộc Đại Học Maria ở Indianapolis, là tiếng nói hàng đầu ở Hoa Kỳ đòi có sự trong sáng và chịu trách nhiệm trong việc Giáo Hội xử lý chuyện tiền bạc. Trong một cuộc hội nghị ở Rôma tháng Mười năm 2012, ngài nói rằng việc trong sáng hệ ở hai trụ cột sau đây:
• Thứ nhất, theo ngài, việc quản trị trong sáng và có trách nhiệm các của cải trần thế của Giáo Hội làm cho các của cải này gia tăng. Ngài bảo: “đây không phải là một phép lạ, nhưng là sự kiện đơn giản của cuộc sống”.
• Thứ hai, ngài cho rằng “khi các chi thể của Giáo Hội, nhất là các giáo dân, có một cái hiểu trong sáng và chính xác về các thực tại trần thế của Giáo Hội mà họ yêu thích, chắc chắn họ sẽ có nhiều triển vọng hơn trong việc hỗ trợ Giáo Hội và các sứ mệnh của Giáo Hội.
Còn tiếp
Ở mức hiểu biết thông thường, nhiều người thấy các con số này khá khó nhá, vì sưu tập tuyệt hảo của gần 18,000 danh phẩm tích tụ tại các Bảo Tàng Viện Vatican và được trưng bày tại nhiều khu vực của Vatican. Chưa có ai từng tính toán giá trị tiền mặt có thể có của chúng, nhưng chắc chắn phải hàng tỷ dollars. Tuy nhiên, các tài sản này không được bao gồm trong bất cứ bản báo cáo tài chánh nào của Vatican. Nếu theo nghĩa đen chúng không vô giá, thì các danh phẩm này, như bức điêu khắc Pietà của Michelangelo, cũng gần như thế, vì trong sổ sách của Vatican, chúng được đánh giá mỗi thứ 1 đồng euro.
Sở dĩ thế là vì theo quan điểm của họ, Vatican chỉ là người trông coi các danh phẩm này mà thôi như là thành phần của gia tài nghệ thuật và văn hóa của nhân loại, và không ai được bán hay cho mướn các danh phẩm này cả. Năm 1986, khi Vatican bị thâm thụt tới 56 triệu dollars, nhiều người lên tiếng kêu gọi Giáo Hội bán một số tác phẩm nghệ thuật để cân bằng sổ sách chi thu. Nhưng Vatican nhấn mạnh rằng các tài sản nghệ thuật là “kho tàng của cả nhân loại”, nên không thể bán được. Dĩ nhiên, đúng là Vatican kiếm được hàng chục triệu euro mỗi năm nhờ bán vé cho người ta vào các bảo tàng viện của mình để chiêm ngắm các danh phẩm này, nhưng họ cũng chi hàng chục triệu euro hàng năm để khôi phục và bảo trì chúng. Quả thực, đâu lại vào đấy cả.
Tại sao Vatican có ngân hàng riêng?
Viện Các Công Trình Tôn Giáo (Institute for the Works of Religion), thường được gọi tắt bằng tiếng Ý là IOR, nhận các khoản ký thác và thực hiện các vụ đầu tư, và chuyển tiền đi khắp thế giới, phần lớn nhân danh các thực thể Công Giáo như các giáo phận và dòng tu. Viện Các Công Trình Tôn Giáo có khoảng 33,000 khách hàng, phần lớn ở Âu Châu, dù có khoảng 3,000 khách hàng ở Châu Phi và Nam Mỹ. Tổng gía trị tài sản của nó, được biết dưới tên “gia sản”, được ước lượng khoảng 6 tỷ rưỡi dollars. Các giới chức cho hay mục đích chính của nó là cung cấp cách để các thực thể Công Giáo như các dòng truyền giáo rải rác khắp nơi trên thế giới giữ an toàn các ngân khoản của họ và chuyển chúng đi các nơi khi cần.
Nói cho đúng, phần lớn số tài sản 6 tỷ rưỡi dollars do Viện Các Công Trình Tôn Giáo kiểm soát này không phải tiền của Vatican, và nó cũng không thuộc về Đức Giáo Hoàng mà thuộc 33,000 người ký thác. Chính vì thế, thực sự không chính xác chút nào khi kể tài sản của Viện Các Công Trình Tôn Giáo dưới tựa đề “của cải của Vatican”.
Bất chấp việc người ta quen gọi Viện Các Công Trình Tôn Giáo là Ngân Hàng Vatican, những người hiểu chuyện nhấn mạnh rằng đó không phải là danh xưng thích đáng, vì các lý do sau đây:
• Viện Các Công Trình Tôn Giáo điều hành như một định chết vô vị lợi, trong khi phần lớn các ngân hàng là các cơ quan thương mại nhằm kiếm lời.
• Ngân hàng thường được định nghĩa như một định chế tài chánh để nhận ký thác và cho vay. Tuy nhiên, Viện Các Công Trình Tôn Giáo bị qui chế của nó cấm dùng tiền ký thác để cấp tín dụng.
• Vì Viện Các Công Trình Tôn Giáo không cho vay, nên nó không giữ bất cứ trữ lượng nào. Nó không duy trì một trữ lượng tiền tệ nào, hay vàng bạc, để bảo vệ các khoản vay và chống lại các vụ chạy tiền lớn bất thình lình do người cho vay đòi lại (runs), điều mà các ngân hàng thực sự bị luật lệ đòi phải làm.
• Không như phần lớn các ngân hàng, Viện Các Công Trình Tôn Giáo không phải là một thực thể tư. Nó là một thực thể công do một vị có toàn quyền tạo ra, tức Đức Giáo Hoàng.
• Viện Các Công Trình Tôn Giáo không mở ra cho công chúng. Tại một ngân hàng thông thường, gần như bất cứ ai cũng có thể bước vào và mở một chương mục. Muốn để tiền tại Viện Các Công Trình Tôn Giáo, bạn phải là một nhân viên hay viên chức của Vatican hay Tòa Thánh, một đại diện của một viện hay dòng tu Công Giáo, một giáo phận, hay một trong các qúy phụ tá riêng của Đức Giáo Hoàng, những người đảm nhiệm các chức năng có tính nghi lễ quanh tông điện.
• Nói theo phương diện kỹ thuật, Viện Các Công Trình Tôn Giáo không có cả các chương mục. Khi một ai đó ký thác tiền ở Viện Các Công Trình Tôn Giáo, thuật ngữ nội bộ nói họ ký thác vào một “qũy” chứ không phải một “chương mục”.
• Không như các ngân hàng Âu Châu và Hoa Kỳ, Viện Các Công Trình Tôn Giáo không có các mạng lưới khách hàng và các công ty con (subsidiaries) trên thế giới. Thực thế, nó cấm các ngân hàng khác mở chương mục với nó ở Ý và ở nơi khác.
Viện Các Công Trình Tôn Giáo được quản trị bởi một ủy ban các Hồng Y và được lãnh đạo bởi 1 chủ tịch và một tổng giám đốc giáo dân, chịu trách nhiệm trước một hội đồng giám sát gồm 5 thành viên. (khi cuốn sách này đang được viết ra, thư ký của hội đồng giám sát này là Carl Anderson, Hiệp Sĩ Tối Cao của Hội Hiệp Sĩ Columbus). Tuy nhiên, một phúc trình năm 2012 của các chuyên viên chống rửa tiền của Âu Châu khuyến cáo rằng Viện Các Công Trình Tôn Giáo nên theo qui định của bên ngoài nhiều hơn. Phúc trình này cảnh cáo rằng việc thiếu sự giám sát như thế “sẽ đặt ra nhiều nguy cơ to lớn cho sự ổn định của lãnh vực tài chánh nhỏ của Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican”.
Há Vatican đã không bị lôi kéo vào đủ thứ tai tiếng tài chánh đó sao?
Đúng như thế! Tình tiết nổi đình đám nhất thời hiện đại có lẽ là các tai tiếng của Ngân Hàng Vatican trong thập niên 1980, lúc người ta thấy nhà tài chánh người Ý, Roberto Calvi, được mệnh danh là “nhà ngân hàng của Thiên Chúa” do các liên hệ gần gũi của ông với Vatican, treo cổ tự tử dưới chân Cầu Blackfriars gần trung tâm tài chánh của London, tiếp theo việc Ngân Hàng Banco Ambrosiano của ông sụp đổ gây chú ý. Ngân hàng này mắc nợ khoảng 1 tỷ rưỡi dollars mà phần lớn đã bị tẩu thoát qua Ngân Hàng Vatican. Các lý thuyết gia theo thuyết âm mưu thì cho rằng đàng sau vụ này có sự thông đồng giữa Vatican, bọn lưu manh Ý và bè Tam Điểm. Còn các giới chức Vatican thì cho rằng mình chỉ bị cố vấn sai lầm mà thôi. Dù sao, cuối cùng, Vatican phải trả 224 triệu dollars cho các chủ nợ của Banco Ambrosiano như nói lên “trách nhiệm tinh thần” đối với việc sụp đổ, dù bác bỏ mọi tội lỗi về pháp lý.
Gần đây hơn, năm 2010, các công tố viên Ý tuyên bố một cựu viên chức cao cấp của Vatican, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, là mục tiêu của một cuộc thăm dò chống tham nhũng liên hệ tới nhiệm kỳ từ năm 2001 tới năm 2006 đứng đầu cơ quan truyền giáo đầy quyền thế của ngài, tức Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc của Tòa Thánh. Các công tố viên nghi ngờ rằng Đức Hồng Y Sepe đã dành cho các chính khách Ý nhiều thương lượng béo bở về các căn hộ, đồng thời, hàng triệu Euro của qũy nhà nước đã được phân bổ để tân trang nhiều dự án tại Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc, trong đó, có trụ sở chính của nó tại Piazza di Spagna ở Rôma. Người ta cho rằng Đức Hồng Y Sepe đã hối lộ để các viên chức công cộng chịu tài trợ cho công trình, một công trình không bao giờ được hoàn tất trong một số khía cạnh. Khi cuốn sách này được viết ra, cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp diễn. Đức Hồng Y Sepe tuyên bố ngài vô tội, cho rằng “Tôi hành động chỉ vì lợi ích của Giáo Hội”. Cùng năm, các nhà cầm quyền Ý cũng đóng băng một thời gian ngắn 30 triệu dollars của Viện Các Công Trình Tôn Giáo vì có hai giao dịch bị coi là “nghi ngờ” vì vi phạm các qui định chống rửa tiền, và họ đã phát động một cuộc điều tra hình sự cả chủ tịch lẫn tổng giám đốc của Viện Các Công Trình Tôn Giáo.
Tai tiếng rì rỏ vĩ đại về Vatican trong các năm 2011 và 2012 cho thấy các tiết lộ về thư từ bí mật nhằm kết tội tham nhũng và óc bè đảng (cronyism) trong nền tài chánh Vatican, như ký nhận khế ước dựa trên tình bạn hay sự bảo hộ hơn là dựa vào việc cạnh tranh hợp lý. Các chương trình truyền hình gây ấn tượng vào các giờ cao điểm gợi ý cho người ta thấy: những ngày xưa xấu xa tại Ngân Hàng Vatican không bao giờ kết thúc thực sự; chúng cho rằng trong số nhiều vụ việc khác, ngân hàng này vẫn còn duy trì các chương mục bí mật dành cho các nhà đầu tư nào muốn tránh bị dòm ngó một cách không cần thiết. Các lời tố cáo này liên tiếp bị các giới chức Vatican bác bỏ. (Bất chấp các điều được các bản phúc trình gợi ý, số tiền thực sự có liên hệ với các tình huống này tương đối khá khiêm tốn. Thí dụ, một trong các lời tố cáo tham nhũng được phổ biến rộng rãi trên báo chí cho rằng Vatican đã trả quá nhiều tiền cho bộ giáng sinh hàng năm đặt tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Số tiền này lên đến 680,000 dollars. Đây không hẳn là một món tiền nhỏ, nhưng cũng đâu có thấm thía gì so với với hàng tỷ dollars tham nhũng trong việc chi tiêu quốc phòng chẳng hạn).
Các tai tiếng trên có dẫn tới việc cải tổ không?
Sự kiện Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẵn sàng đưa ra biện pháp bất thường là cất chức một giám mục không phải vì lý do tín lý trong các năm 2011 và 2012, và làm như thế 3 lần trong hơn một năm, cho thấy Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh mỗi ngày mỗi nhậy cảm hơn đối với việc cần có chuyện tính sổ trong việc quản lý tiền bạc. Năm 2010, Đức Bênêđíctô XVI cũng lập ra một cơ quan mới để giám sát tài chánh, tức Thẩm Quyền Thông Tin Tài Chánh, nhằm làm cho các cơ quan khác nhau được trong sạch và làm cho Vatican phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong cuộc chiến đấu chống việc rửa tiền.
Năm 2012 cũng đem đến một khúc rẽ khác dưới hình thức một cuộc đánh giá lần đầu tiên các nhiệp vụ tài chánh của Vatican do Moneyval, một cơ quan chống rửa tiền của Hội Đồng Âu Châu, thực hiện. Trước đó, chưa bao giờ Vatican mở các hệ thống tài chánh và pháp lý của mình cho một thứ duyệt xét độc lập từ bên ngoài, với các kết quả được công bố công khai. Trong các thế kỷ trước đó, nếu các nhà cầm quyền thế tục dám tiến hành một cuộc điều tra như thế, họ sẽ bị chống đối từ đầu tới chân. Đối với Moneyval, thảm đỏ đã được trải ra chào đón họ. Jeffrey Lena, luật sư người Mỹ, cố vấn cho Vatican trong diễn trình Moneyval, kể cho John Allen rằng các nhân viên đánh giá đã được phép khảo sát các hồ sơ liên quan tới việc hợp tác có tính pháp lý và ngoại giao, các chứng thư chứng nhận chống rửa tiền, các thư từ quản trị kế toán, các hồ sơ đăng ký qũy, và nhiều văn kiện bí mật về luật lệ.
Xét trong toàn bộ, các khai triển trên cho thấy Đức Bênêđíctô XVI quả đang từ từ cố gắng cổ vũ một bầu khí mới mẻ cho việc trong sáng hóa và chịu trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo đối với việc quản lý tiền bạc, được động viên bởi ước muốn không lặp lại các tai tiếng đã qua.
Cha Daniel Mahan, giám đốc Trung Tâm O’Meara Ferguson Quản Lý Công Giáo (Catholic Stewardship) thuộc Đại Học Maria ở Indianapolis, là tiếng nói hàng đầu ở Hoa Kỳ đòi có sự trong sáng và chịu trách nhiệm trong việc Giáo Hội xử lý chuyện tiền bạc. Trong một cuộc hội nghị ở Rôma tháng Mười năm 2012, ngài nói rằng việc trong sáng hệ ở hai trụ cột sau đây:
• Thứ nhất, theo ngài, việc quản trị trong sáng và có trách nhiệm các của cải trần thế của Giáo Hội làm cho các của cải này gia tăng. Ngài bảo: “đây không phải là một phép lạ, nhưng là sự kiện đơn giản của cuộc sống”.
• Thứ hai, ngài cho rằng “khi các chi thể của Giáo Hội, nhất là các giáo dân, có một cái hiểu trong sáng và chính xác về các thực tại trần thế của Giáo Hội mà họ yêu thích, chắc chắn họ sẽ có nhiều triển vọng hơn trong việc hỗ trợ Giáo Hội và các sứ mệnh của Giáo Hội.
Còn tiếp
Bình luận: Công giáo ở Đức thì giàu xụ - nhưng kiểu ngược đời
Trần Mạnh Trác
23:15 11/08/2017
Trên báo tiếng Anh Catholic Herald ngày10 tháng 8, ông Wimmer cho rằng giáo hội Đức hiện nay có một sự kết hợp không lành mạnh là "ảnh hưởng tinh thần thì suy giảm mà ảnh hưởng tài chính thì lại kếch xù."
"Một mặt, thống kê chính thức sơn lên một bức tranh u ám do việc suy giảm giáo dân, tham dự Thánh Lễ thưa thớt và tham gia vào các bí tích thiếu sót," ông nói. "Mặt khác, giáo hội Đức lại rất giàu và tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể ở trong và ngoài nước, không thua gì Vatican."
Theo Hội đồng các giám mục Đức, 160.000 người Công Giáo đã rời Giáo Hội vào năm 2016, trong khi chỉ có 2,574 gia nhập. Số linh mục giảm 200 xuống còn 13,856. Số lượng người nhận bí tích thêm sức và hôn nhân cũng suy giảm. Mặc dù hội đồng giám mục không đếm số người xưng tội, ông Wimmer nói phép bi tích này "hầu như không có ý nghĩa đối với nhiều người, nếu không phải là cả giáo xứ."
Trong khi người ta có thể mong đợi các nhà thờ sẽ sử dụng sự giàu có của mình cho việc truyền giáo, Wimmer nhận xét, "đây cũng là điều dường như đang trốn tránh các nhà thờ ở Đức.
Tuy con số tham dự lễ Chúa Nhật được ổn định ở số 11.5-11.7 triệu mỗi năm trong các thập niên 1950 và 1960, đã giảm xuống còn 2,5 triệu vào năm 2015. Tổng số dân Công Giáo Đức là 23,8 triệu.
Giáo Hội là một chủ nhân tuyển dụng nhiều người nhất nước Đức và các nhà thờ vẫn có thể duy trì được là do số tài sản tài chính. Trong hệ thống thuế của Đức, người đăng ký Công Giáo phải trả thuế tới tám hoặc chín phần trăm cuả số thu nhập cho nhà thờ. Do đó giáo hội thu được gần 7,1 tỷ USD vào năm 2016, một kỷ lục.
Tiền thuế dư giả đó đã giúp cho tiền lương của một giám mục thường vượt quá $11,700 mỗi tháng, cũng như giúp cho các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác, như bệnh viện, trường học và các xe phát cơm hoạt động. Thuế cũng chu cấp cho các mạng lưới từ thiện, cung cấp hàng trăm triệu đô la viện trợ mỗi năm, ở trong và ở ngoài nước.
"Nhờ có nền kinh tế đang bùng nổ của Đức, sự mất đi hàng trăm ngàn người Công Giáo hàng năm đã chưa làm cho kho bạc cuả giáo hội bị thâm thủng," Wimmer nói.
Số lượng tham gia trong giáo xứ là thấp nhất trong lịch sử ớ khu vực dọc theo sông Rhine. Giáo phận Aachen và Speyer báo cáo chỉ có 7.8% người Công Giáo đi lễ Chúa Nhật. Chỉ có ở Đông Đức như bang Sachsen,Thüringen thì khối lượng người đi lễ còn cao trong các cộng đồng hải ngoại, gần được 20 phần trăm. Một số vùng của bang Bayern, quê hương cuả Giáo hoàng Benedict XVI, cũng có nhiều "dấu hiệu sinh động."
"Đức tin đã bị bốc hơi," Hồng Y Friedrich Wetter, Tổng giám mục danh dự của Munich và Freising, nói với Wimmer.
Nhiều nhà cải cách đã đưa ra nhiều ý kiến.
"Một số đề xuất rằng nên bãi bỏ thuế nhà thờ. Họ giả định rằng nếu tiền đã không giải quyết được vấn đề, thì điều ngược lại là sự vắng mặt của tiền sẽ giải quyết được các vấn đề ấy, "ông Wimmer cho rằng những ý tưởng này đáng lưu ý, nhưng chưa có ai đã nghĩ cho thật là thông xuốt.
Một đề xuất khác là "thêm sự đa dạng", như vận động bãi bỏ việc độc thân cuả linh mục, truyền chức cho phụ nữ và nhiều thay đổi khác nữa.
Nhưng thay vào đó, ông Wimmer ủng hộ đề xuất của đức giám mục Rudolf Voderholzer Regensburg, nói về một sự cải cách thật sự trong dịp kỷ niệm 500 năm phong trào thệ phản:
"Bước đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường này là đấu tranh hàng ngày cho việ̣c nên thánh, lắng nghe lời Chúa, và chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu cải cách nội bộ cuả Giáo Hội. Cải cách do đọ có nghĩa là: đổi mới từ trong Đức tin, khôi phục lại hình ảnh cuả Chúa Kitô, đã được in dấu trong chúng ta qua bí tích rửa tội và thêm sức, "vị giám mục nói.
"Nơi nào có ân sủng của Chúa, thì nơi ắy có sự thành công, chúng ta sẽ làm cho những người của thời đại này lưu tâm đến Đức tin một lần nữa. " Và sau đó "chúng ta sẽ có thể đóng vai trò chứng tá cho niềm hy vọng đang chất chứa trong mỗi người chúng ta."
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Duyên Phận
Tấn Đạt
18:22 11/08/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Đôi ta vẫn cứ đôi ta
Đừng thêm ai nữa mà ra ba người.
(Ca dao)