Ngày 13-08-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hướng về ngày mai
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:09 13/08/2011
Hướng về ngày mai

Diễn tiến đổi mới hướng về ngày mai luôn thời sự cùng là đòi hỏi trong đời sống ở mọi lãnh vực. Vì có thế đời sống mới phát triển tiến bộ, cùng hợp với tâm lý đời sống con người càng ngày càng có thêm nhu cầu mới cùng thách đố đòi hỏi cạnh tranh trong đời sống.

Nhìn vào lãnh vực kỹ thuật, thương mại, y tế, chế biến hàng hóa, thể thao, xây cất, năng lượng…ta thấy rõ nhu cầu tăng tiến đổi mới nhanh lẹ cùng triệt để.

Còn trong lãnh vực đời sống đức tin đạo giáo thì sao? Có nhu cầu đổi mới không, và như thế nào?

Nhìn lại thời gian từ Công Đồng Vatican thứ hai năm 1965 đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã có nhiều đổi mới trong đời sống đức tin về phụng vụ, về mục vụ rất nhiều. Thí dụ lễ nghi phụng vụ, mục vụ không còn bằng tiếng Latinh như thời trước nữa, mà bằng tiếng địa phương mỗi đất nước; như việc Đức Giáo Hòang không còn duy chỉ ở trong dinh thự điện Vatican nữa, nhưng ngài đã đi đến với muôn dân qua việc thăm viếng mục vụ các nước…

Theo sáng kiến thiên tài của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị từ năm 1984 Đại Hội Giới trẻ thế giới được tổ chức nhằm giúp đổi mới mang đến bầu khí tươi vui cho đời sống đức tin đạo giáo nơi người trẻ trong đời sống xã hội ngày hôm nay. Và đó cũng là điều nói lên „ Giáo Hội luôn tươi trẻ.“ (Giáo Hoàng Benedicto 16.).

Lần này Đại hội Giới trẻ thế giới lần thứ 26. diễn ra ở thủ đô Madrid, nước Tây ban Nha, từ ngày 15.- 21. tháng Tám 2011 với chủ đề:

"Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời sống mình trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô, vững vàng vào đức tin" (Thư Colosseo 2,7)

Dòng chữ này của Thánh Phaolô gợi nói lên hình ảnh một cây bén rễ sâu trong lòng đất. Và đồng thời cũng là hình ảnh về cây đời sống tinh thần. Đời sống thân xác cùng trí tuệ tinh thần con người càng lớn phát triển trong dòng thời gian, như cây càng lớn vươn lên cao sức sống đổi mới hướng về ngày mai, càng cần phải mọc đứng trên nền tảng vững chắc.

1.Chùm tia rễ

Thân cây phát triển to lớn đứng vững được trong không gian là nhờ có những tia rễ giữ cho cây vững chắc. Cây càng cao lớn, chùm tia rễ cây càng nhiều cùng chui ăn lan tỏa sâu rộng dưới lòng đất. Có thế cây mới đứng vững trước phong ba bão tố thổi tạt ngang qua.

Chùm tia rễ là mạch dẫn thúuc ăn nuôi dưỡng cho cây lớn phát triển tươi tốt, cùng đứng thẳng vững vàng.

Cũng vậy, con người chúng ta càng lớn khôn, càng cần phải triển nở bén rễ sâu trong lòng đất gia đình, lòng đất tinh thần đạo giáo, lòng đất văn hóa xã hội. Có thế mới không bị bật gốc khỏi lòng đất mẹ cha, lòng đất tinh thần, lòng đất xã hội.

2. Thân cây

Từ chùm tia rễ cây ăn sâu rộng trong lòng đất cho thân cây mọc phát triển chồi lên cao giữa nền trời không gian. Như thế chùm tia rễ cây đóng vai trò quan trọng sống còn cho toàn cây. Khi thân cây còn non yếu, người ta thường lấy một cây gậy khô cứng to cắm bên cạnh cây non và cột buộc nó vào bênn cạnh cây chống đỡ, giúp cây non không bị gió mưa làm gẫy dập nghiêng đổ, và cây non lần theo đó lớn thẳng đứng vững mạnh vươn lên cao.

Cha mẹ chúng ta, anh chị em, thầy dậy, Giáo Hội là những người chăm sóc đời sống con cháu, bạn trẻ, người tín hữu Chúa, tựa như cậy gậy cùng đồng hành giúp đỡ cho cây đời sống của chúng ta lúc con trẻ chưa trưởng thành được đứng vững ngay thẳng.

Nền Trời ở bên trên , và nền đất ở bên dưới, là hai điểm quan trọng cho cây đời sống.

Đời sống con người được gìn giữ che chở trong bàn tay của Thiên Chúa, như Thánh Phaolô đã suy niệm ( Col 3,3). Chùm tia rễ cây đời sống bén rễ trong lòng đất đức tin vào Thiên Chúa, Đấng sinh thành nuôi dưỡng đời sống con người. Theo con đường đó, cây đời sống con người lớn phát triển hướng về ngày mai, về nước Thiên Chúa.

Chùm tia rễ cây có tốt thế nào đi chăng nữa cũng trở nên không ích lợi gì, nếu cây không phát triển theo chiều hướng lên nền trời cao ở trên nó.

Một cây có thể sống ở dưới hầm trong nền nhà, nhưng nó không thể phát triển tươi tốt cao lớn được. Vì thiếu ánh sáng nắng ấm của mặt trời.

Thiên Chúa là nguồn dinh dưỡng cho chùm rễ cây đời sống con người hút chất sức nhựa sống cho thân cây đời sống con người. Thiên Chúa, Đấng ở trên trời cao bên trên con người, cây đời sống phát triển vươn cao thẳng hướng lên trời cao vào tương lai. Đức Chúa Thánh Thần là ánh sáng là hơi nóng nồng ấm cho cây đời sống phát triển xanh tốt đổi mới vươn lên hướng về ngày mai.

3. Nhánh cành lá cây

Nơi mỗi cây mọc đứng giữa trời, những nhánh cành cây giữ nhiệm vụ rất quan trọng. Không có cây nào mà không có những cành nhánh mọc tủa ra chung quanh bao phủ một vùng không gian dù là nhỏ. Nơi một cây đứng mọc lên cao với những cành nhánh lá tựa như một thế giới riêng biệt của nó giữa nền trời.

Từ những cành nhánh mọc lan tỏa những lá cây. Cành nhánh lá cây vươn lan ra tới đâu, bóng mát rợp lan che ra tới đó. Mùa hè nóng bức, bóng rợp lá cây mang đến không khí tươi mát, dưới bóng cành lá cây là nơi chốn ngủ nghĩ của nhiều loài súc vật hoang dã trong rừng. Ngoài ra cành lá cây là thức ăn cho súc vật hoang dã trong rừng nữa. Cành lá cây còn là nơi ẩn trú khi trời nắng nóng, mưa gió tuyết rơi.

Từ cành nhánh cây mọc sinh những bông hoa trái cây tươi tốt qúy gía cho xúc vật và con người.

Quan sát những cây cối trong một khu vườn, ta thấy chim chóc làm tổ sinh con trên trong đó. Nhiều loại súc vật như những chú Sóc, chú Thằn Lằn, những chú Nhện và loài sâu bọ khác cũng xây mái nhà trên những cành lá cây.

Như thế một cây với những cành nhánh lá cây xanh tươi tốt xum xuê sống động khác nào như một thế giới với đầy sức sống ẩn chứa trong cùng trên đó.

Hình ảnh một cây như thế cũng là hình ảnh cây đời sống con người. Đôi chân đôi tay của chúng ta đi tới vươn ra thế giới xã hội bên ngoài xung quanh qua những họat động làm việc xây dựng, che chở bảo vệ cùng giúp đỡ, trong tương quan liên đới với mọi người trong xã hội.

Đời sống con người như thế là một đời sống tươi tốt mang đến điều tốt đẹp hữu ích.

Cây càng phát triển cao lớn, bóng rợp che khuất đổ ngả xuống phía trước, phía bên cạnh hay phía sau cây càng dài. Với cây đời sống con người cũng tương tự như vậy, càng lớn khôn thêm tuổi tác sống ở đời, lẽ dĩ nhiên kinh nghiệm từng trải cũng nhiều, đồng thời bóng tối do sự u mê, do sự giới hạn yếu đuối, do lỗi lầm khiếm khuyết, cũng nhiều dài ra. Vì thế, cần sự đổi mới hướng về ngày mai.

Chùm rễ cây càng ăn sâu lan tỏa đến vùng đất , vùng nước mầu mỡ tốt trong lành, cây càng phát triển xanh tốt mang đến mùa hoa trái thơm ngon.

Chùm rễ cây đời sống một con người là đức tin càng bén rễ sâu bám chặt vào gia đình, vào Thiên Chúa, cây đời sống trở nên vững chắc hướng lên trời cao. Và Thiên Chúa là sức sống bình an tuổi xuân xanh giúp cho đời sống được đổi mới, hầu bớt ít đi bóng tối che lấp khuất đời sống.

Hội đồng Giám Mục Tây ban Nha, nước chủ nhà Đại Hội Giới Trẻ thế giới lần này từ 15.- 21. tháng tám 2011, đã nhắn nhủ kêu mời các Bạn Trẻ đến tham dự đổi mới đời sống hướng về tương lai: "Giáo hội cần các bạn, các bạn là hiện tại, và trên hết, là tương lai của xã hội và Giáo Hội".

Đại Hội Giới Trẻ thế giới 15. – 21. Tháng Tám 2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Mẹ Đi Trước Dẫn Bước Đoàn Con
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
08:47 13/08/2011
Mẹ Đi Trước Dẫn Bước Đoàn Con

Hôm nay toàn thể Giáo hội hân hoan mừng biến cố trọng đại: Mẹ Maria, thụ tạo đầu tiên được diễm phúc bước vào quê hương thiên quốc cả hồn lẫn xác. Cả trước khi Đức Piô XII tuyên bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (01.11.1950) thì hầu như toàn thể thế giới Công giáo đều đã tin và đã mừng kính lễ này vào bậc lễ trọng nhất, lễ buộc. Bầu khí phụng vụ hôm nay mang một sắc thái vui tươi đặc biệt với những lời ngợi khen và chúc tụng Đức Trinh Nữ Hồn Xác Lên Trời hiển vinh. Vậy khi nói mừng Mẹ Lên Trời, cụ thể là chúng ta mừng những gì ?

- Mừng Mẹ lên trời, trước hết là mừng Mẹ trở thành thụ tạo đầu tiên được về trời cả hồn lẫn xác :

Trong một bài suy niệm của mình, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã viết : “Không có thể xác, không thể hiện hữu trên mặt đất này. Không có thể xác, không thể nói đến mầu nhiệm nhập thể. Nói khác đi, nhờ thể xác của Đức Maria mới có sự hiện hữu của Đức Maria trên trần gian và mới có mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa trong cung lòng Đức Maria. Chính vì thể xác của Đức Maria đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc Ngôi Hai làm người, và là nơi thực hiện tình mẫu tử cao cả và thiêng liêng giữa Đức Maria và con của Ngài là Đức Kitô. Cho nên, Thiên Chúa đã dành cho Đức Maria đặc ân là được miễn trừ khỏi hư nát trong mồ và được Thiên Chúa đưa hồn xác Đức Mẹ về trời là điều hợp lý”.

Có người nói vui rằng trên thiên đàng hiện nay chỉ có hai thân xác : một của Chúa Giêsu và một của Đức Mẹ. Thực sự là đúng như thế. Trong lịch sử Kitô Giáo, có hai trường hợp được tin nhận là đã được về trời cả hồn lẫn xác, đó là trường hợp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại. Ngài đã về trời cả hồn lẫn xác sau khi hoàn tất công cuộc cứu chuộc của Ngài. Và trường hợp thứ hai là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Mẹ cũng được về trời cả hồn lẫn xác sau khi hoàn tất cuộc đời này, như lời tuyên tín của Đức Piô XII. Chúa Giêsu vì là Thiên Chúa, nên đã về trời bằng quyền năng riêng của Ngài. Phần Đức Maria, Mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác không phải do quyền năng riêng của Mẹ, nhưng nhờ năng quyền của Thiên Chúa.

Như vậy, có thể quả quyết rằng trong tất cả các con cái loài người, thì Đức Mẹ là thụ tạo đầu tiên được về trời cả hồn lẫn xác. Điều này có thể giải thích cho câu hỏi tại sao khi hiện ra nơi này nơi kia Đức Mẹ thường hiện ra với cả hình hài thân xác. Dĩ nhiên là thân xác phục sinh xinh đẹp, tinh tuyền và diễm lệ, thân xác mà những ai đã từng được diễm phúc diện kiến đều ngây ngất mê say.

- Mừng Mẹ lên trời, thứ đến còn là mừng Mẹ trở thành người đầu tiên được kết hợp trọn vẹn với Chúa Kitô :

Dẫu rằng kế hoạch cứu rỗi nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất nơi trần gian này, nhưng có một điểm trong kế hoạch ấy đã hoàn tất mỹ mãn, ấy là việc Thiên Chúa ban cho nhân loại chúng ta một người Mẹ. Và nếu trong tất cả các Kitô hữu, Đức Mẹ là Kitô hữu đầu tiên được thông phần trọn vẹn vào đau khổ và cái chết của Đức Kitô, Con Mẹ, để chuộc tội cho nhân loại, thì chắc chắn sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, Mẹ được Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên hưởng vinh quang trên trời, nơi Mẹ dự phần trọn vẹn vào vinh quang Phục Sinh của Con mình, thể hiện trước sự Phục Sinh của tất cả các chi thể của Nhiệm Thể Người.

Khi công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Đức Giáo Hoàng đã không chọn ngày nào khác, nhưng lại chọn ngày lễ các thánh nam nữ (01.11) để công bố. Điều này muốn nói lên rằng giữa hàng ngũ các thánh của Chúa, Đức Mẹ trổi vượt trên tất cả về sự thánh thiện và lòng yêu mến Chúa. Sự thánh thiện vô song này mở đường cho Đức Mẹ đi tiên phong trước mọi thụ tạo tiến về cùng Chúa, hưởng vinh quang trọn vẹn với Chúa bằng toàn bộ con người, gồm cả xác lẫn hồn. Nói khác đi, ngoài Đức Mẹ, thì chưa có thụ tạo nào được kết hợp tron vẹn với Đức Kitô, vì thân xác vẫn còn nằm trong lòng đất đợi ngày phục sinh, ngày tận thế.

Trong ý nghĩa đó, ngày Mẹ Lên Trời là ngày mà Mẹ Maria đã trông chờ từ lâu để được đoàn tụ cùng Chúa Con Giêsu. Ngày mà Mẹ Maria mong đợi để được diện kiến Thánh Nhan Chúa Cha mắt tận mắt mà không còn phải qua thị kiến nữa !

- Mừng Mẹ lên trời, sau nữa còn là mừng Mẹ trở thành người tiên phong dẫn đoàn con về trời với Mẹ :

Tiếng hát “Mẹ ơi, bao người lạc bước lưu đày…” trong những giờ kinh nguyện vẫn còn êm đềm ngân vang trong tâm hồn mỗi người Kitô hữu. Phận người lưu lạc, còn gì diễm phúc hơn khi biết mình có một người Mẹ vẫn đợi chờ nơi quên trời. Thánh Phaolô nói : “Quê hương chúng ta ở trên Trời” (Phil 3,20). Nơi đó chúng ta có một người Cha vẫn đợi chờ chúng ta từng giây phút, và ngày Ngài đến phán xét, hẳn là chúng ta sẽ run sợ biết bao trước sự công minh vô cùng của Ngài. Nhưng phúc thay, nơi quê hương thiên giới, chúng ta còn có một người Mẹ vẫn ngày đêm mong chờ đón đợi. Và chúng ta tin chắc rằng trong ngày phán xét chí công ấy, Hiền Mẫu của chúng ta sẽ đến ngự bên Con của mình, để làm trạng sư bênh đỡ cho chúng ta.

Mẹ lên trời và trở thành Nữ Hoàng Thiên Quốc, không phải chỉ để cho chúng ta quỳ ở xa xa chiêm ngắm và ca ngợi Mẹ. Mẹ Hồn Xác Lên Trời và trở thành Nữ Vương Hoà bình, không phải chỉ để cho chúng ta đến với Mẹ và cảm được sự bình an. Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nhưng Mẹ vẫn đi đi về về giữa Thiên Quốc và trần gian để che chở đoàn con, như Mẹ đã thực hiện qua muôn thế hệ, và để chúng ta được nhỏ to tâm sự với Mẹ. (x. Bài suy niệm 2009: “Mẹ Về Trời” của tác giả Tú Nạc).

Khi Chúa Giêsu về Trời, chắc chắn với uy quyền và lòng hiếu thảo, Người bảo lãnh Mẹ Người về trời nhanh chóng, cả hồn lẫn xác. Và bây giờ đến lượt Mẹ, Mẹ cũng sẽ bảo lãnh cho đoàn con của Mẹ, trong đó có con dân giáo xứ chúng ta. Nói cách khác, Mẹ về trời, Mẹ cũng sẽ dành cho chúng ta mỗi người một vé. Dĩ nhiên, vé về trời không mua bằng tiền như vé vào dự World Cup, hay Chung Kết Hoa Hậu, nhưng mua bằng các nhân đức, mua bằng đời sống gắn kết với Mẹ và gắn kết với Chúa Giêsu Con của Mẹ.

Xin cho chúng ta hết lòng yêu mến Mẹ và nhất là bắt chước các nhân đức của Mẹ, để mai sau cũng được lãnh tấm vé từ chính tay của Mẹ, mà ung dung bước vào cửa thiên đàng vui hưởng vinh phúc muôn đời với trọn cả xác hồn. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
 
Phá Bỏ Bức Tường Ngăn Cách Mở Đường Cho Sự Sống
Lm. Joseph Đinh Công Phúc
21:00 13/08/2011
Phá Bỏ Bức Tường Ngăn Cách Mở Đường Cho Sự Sống

Chúng ta có biết trên thế giới này có bao nhiêu bức tường thành vĩ đại? Nếu con người nhìn từ mặt trăng, thì có thể thấy được duy nhất “Đại Lý Trường Thành” – được gọi là kỳ quan của nhân loại. Nếu con người đọc từ tin tức, thì sẽ biết được trên thế giới này còn có những bức tường nổi tiếng khác nữa. Bức tường than khóc tại Israel. Rồi bức tường phân đôi thủ đô Berlin của Đức. Và còn rất nhiều bức tường vĩ đại đã và còn đang được xây dựng để bảo vệ những khu vực riêng tư của các cơ sở, tư gia cũng không kém tính kiên cố như những bức tường đã vang tiếng trên thế giới này.

Câu hỏi được đặt ra là – đâu là lý do sự hiện hữu của những “đại vạn lý tường thành đó?” Thưa, sự hiện hữu của những Đại Vạn Lý Tường Thành trên là hệ quả của chủ nghĩa cá nhân. Nó đã là nguyên nhân của hận thù, chiến tranh, chết chóc, tội lỗi, đau khổ, tai họa,v.v. Thật nực cười, kết quả của sự khốn nạn đó của nhân loại đã từng được tung hô là “Kỳ Quan” của nhân loại và của thế giới, ví dụ như Vạn Lý Trường Thành. Có Lẽ con người đã quá chú tâm đến sự vĩ đại về khối lượng của nó và họ quên đi lý do mà nó đã có để tồn tại. Thực sự, để có được tường thành vĩ đại chia cắt mối giao hảo giữa nhân loại đó, rất nhiều con người đã phải chịu khốn khố, chết đau đớn và nhục nhã. Nhìn lại lịch sử của việc xây dựng bức tường đó, chúng ta sẽ rõ hơn. Bức tường đó cũng là nơi tạo điều kiện cho rất nhiều tranh chấp, thù hằn, và cũng đã giết hại một số lượng người không hề nhỏ trong nhân loại. Cùng với lịch sử của Đại Vạn Lý Tường Thành này, có lẽ chúng ta không thể kể hết nổi, cho dù sự vĩ đại về khối lượng của chúng có thể bé hơn rất nhiều, nhưng hệ quả tang thương mà chúng đã gây ra cho nhân loại cũng không hề nhỏ.

Có lẽ chúng ta nên nói ngay rằng nền móng và lý do hiện hữu của những vạn lý tường thành mà chúng ta có thể thấy được là những vạn lý tường thành “vô hình, vô sắc, vô thanh,” đáng sợ, nham hiểm, chết chóc, tàn ác…hơn rất nhiều đã và đang ẩn sâu trong tâm trí của nhân loại. Đây mới thực sự là điều đáng sợ hơn cả, vì lẽ không chỉ những bức tường này không ước lượng được, nhưng nó là nguyên nhân cho những bức tường hữu hình. Chắc chắn, chúng dã man, nham hiểm và độc ác hơn rất nhiều.

Đến đây tôi có thể nói rằng tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm về rất nhiều bức tường ngăn cách trong cuộc sống đã ngăn cản chúng ta không thể đến với nhau hoặc xích lại gần nhau. Đây là một trong những kinh nghiệm đau đớn nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Chúng ta cũng có thể nói rằng, có bao nhiêu khía cạnh trong cuộc đời, thì cũng có bấy nhiêu kiểu cách của những bức tường ngăn cách. Vì thế, không ai có thể kể hết được dạng, kiểu, và chất lượng của những thành trì này. Chúng ta thử nhìn vào một số đại tường thành mà những bài đọc hôm nay đang nhắc nhở chúng ta.

Bài đọc một cho chúng ta thấy phán quyết của Thiên Chúa với vận mệnh của nhân loại, đó là, mọi dân tộc, đều được vào trong thánh điện của Ngài. Nghĩa là họ cũng được lãnh nhận ơn nghĩa tử và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nghe có vẻ bình thường, nhưng nếu chúng ta nhìn lại quan niệm xưa của người Do Thái về tôn giáo, Thiên Chúa, dân tộc, dân riêng – chúng ta sẽ thấy cuộc cách mạng và sự quan trọng của lời phán quyết này của Thiên Chúa. Với người do thái, Thiên Chúa là của riêng dân tộc họ. Dĩ nhiên, tôn giáo cũng thế - chỉ phục vụ cho dòng giống và dân tộc của họ mà thôi. Với quan niệm này, tất cả những ai không thuộc “dòng giống được tuyển chọn” sẽ không được phép bước vào đền thờ của họ. Những người ngoại bang thậm chí còn không được thờ phượng Thiên Chúa của dân được tuyển chọn. Đây là “bức tường ngăn cách vĩ đại” giữa “dân riêng” và “dân ngoại” không chỉ trong niềm tin mà còn được diễn tả trang trọng trong luật pháp. Cho dù, Lời Chúa có khẳng định một cách rõ ràng: “ Nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc,” thì trong thực hành, họ cũng không lấy tuyên bố này của Thiên Chúa để làm tiêu chuẩn cho lối sống đạo của họ. Đây là những gì đã xảy ra mấy ngàn năm trước. Có chăng, quan niệm này vẫn còn hiện diện nơi tâm trí và cách thực hành đạo của con người hôm nay? Còn chăng sự hiện hữu của những quan niệm về cá nhân, đẳng cấp, giới, giáo thuyết, tôn giáo, phe cánh, chủng tộc, trường phái….chủ nghĩa đang là nguyên nhân và mầm mống của sự chết trong nhân loại?

Trong bài đọc hai, chúng ta cũng thấy rất rõ kinh nghiệm đau thương về sự kỳ thị mà vị “Tông Đồ Dân Ngoại” đã trải nghiệm cũng như chứng kiến đang diễn ra giữa “dân thánh” và “dân ngoại,” kể cả đối với những người mới được tuyển chọn. Đứng trước trải nghiệm đau thương này, thánh Phao-lô muốn khẳng định rõ ràng rằng, không phải những nhà lãnh đạo tôn giáo có quyền tuyển chọn và quyết định cho những người mới theo đạo được gia nhập, nhưng là chính Thiên Chúa đầy yêu thương mới là người có quyền và đã làm việc đó. Ngài đã quyết định, và Ngài đã không hề hối tiếc về việc làm của mình. Lý do, Ngài là Đấng đầy long thương xót. Ngài không muốn để một ai trong con cái của Ngài là nhân loại mất đi Ơn cứu độ mà Ngài đã thực hiện cho họ. Vẫn là những bức tường vô hình của chủ nghĩa cá nhân đó. Chúng đã tồn tại và vẫn đang còn tồn tại. Chắc chắn Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài lớn hơn rất nhiều những gì con người có thể nghĩ hoặc tưởng tượng về Ngài.

Bài Tin Mừng hôm nay càng làm sáng tỏ lý do phải phá tan đi những đại tường thành ngăn cách trong nhân loại. Mặc dù phần lớn của Bài Tin Mừng dường như muốn diễn tả cái quan niệm tôn giáo hạn hẹp của người Do Thái qua cách đối thoại của Đức Giêsu với người phụ nữ. Thế nhưng tất cả đã bị đảo ngược qua sự phán quyết của Đức Giêsu: “Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao được vậy.” Làm sao một người ngoại đạo lại có thể có lòng tin? Đây là một câu hỏi đáng cho chúng ta phải suy nghĩ. Có lẽ ngay cả trong thế kỷ 21 này chúng ta cũng không thể nghĩ ra một người có thể biết về đạo của mình. Như thế làm sao chúng ta có thể nghĩ được rằng – họ có niềm tin? Hơn thế nữa, họ lại có niềm tin mạnh mẽ!

Thành quách, thành trì, ngay cả Vạn Lý Tường Thành cho muôn thế hệ là sản phẩm của nhân loại. Dù tường thành nào, hữu hình hay vô hình, thành đó vẫn là sản phẩm của nhân loại. Thiên Chúa không xây thành. Ngài cũng chẳng xây tường lũy. Thiên Chúa cũng chẳng đặt rào cản cho bất kỳ ai muốn đến với Ngài và muốn thờ phượng Ngài. Không những thế, Ngài còn tạo mọi điều kiện để tất cả mọi người đều có thể đến với Ngài. Tôi nghĩ rằng, dù bất cứ ai, dù họ ở trong trạng thái nào của cuộc sống, đều được mời gọi để lãnh nhận Ơn Cứu Độ. Và nếu như họ không được đón nhận bởi đồng loại của họ, thì có một điều chúng ta có thể tin rằng, họ luôn nhận được dồi dào ân sủng của Thiên Chúa đầy yêu thương – nếu như họ có lòng tin. Chúng ta nghĩ gì với câu khẳng định của Chúa Giêsu với người phụ nữ dân ngoại này: “ này bà, bà có lòng tin mạnh mẽ. Bà muốn sao thì được như vậy.” “?”

Lm. Joseph Đinh Công Phúc

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
WYD2011: Tường trình từ Tây Ban Nha
Sr. Minh Du
01:40 13/08/2011
Ngày 16 tháng 8 năm 2011 sẽ là ngày khởi đầu, ngày khai mạc cho Đại Hội Giới Trẻ thế giới năm nay, chẳng thế mà các bạn trẻ có lòng ước ao và có điều kiện đã hầu như lên đường tiến về Madrid, thủ phủ của nơi diễn ra ĐHGT lần này.

Riêng ở Úc, các bạn trẻ đã lên đường sang Tây Ban Nha để sinh hoạt với các bạn ở địa phương, nhóm khác lên đường hành hương sang Roma, đi Đất Thánh và Châu Âu vv…. Riêng với các bạn trẻ tại giáo xứ Các Thánh- Greenwood- Tây Úc đã lên đường sang Việt Nam, quê hương yêu dấu hình chữ S của cha chánh xứ của họ là cha Giuse Đồng Văn Vinh để thăm các em mồ côi, trẻ đường phố, trẻ khuyết tật, và người già … do hai nhà dòng Đaminh Rosa lima và Đaminh Lạng Sơn phụ trách. Cũng trong dịp này, phái đoàn gặp được cha Trần Trọng Mỹ, người thuộc tiểu bang Nam Úc đang coi sóc những người nhiễm HIV, đoàn cũng đã đến tận hai nhà cha đang coi sóc để chia sẻ, thăm viếng. Phái đoàn cũng được chia sẻ với các bạn trẻ công nhân ở Xuân Hiệp do các cha Dòng Don Bosco phụ trách.

Trong cuộc hành trình với các bạn 4 ngày vừa qua, tôi thấy được niềm vui của các bạn trẻ Úc này. Niềm vui được ẵm bồng các cháu nhỏ trên tay, niềm vui khi thấy các cháu mân mê những món quà nho nhỏ để mà cầm máy ảnh chụp hình lia lịa, niềm vui được nhìn thấy các cháu bé hởn hở có thêm sách vở chuẩn bị cho năm học mới, niềm vui được chung chia bữa ăn tối đạm bạc với hơn 100 các bạn trẻ công nhân, mặc dầu cả hai bên đều không hiểu ngôn ngữ của nhau, nhưng vẫn có thể ngồi thành vòng tròn và bày nhau trò chơi, đển 10g tối mà không bên nào muốn chia tay nhau mặc dầu sáng mai phải dạy sớm và đi làm nữa. Rồi các bạn trẻ sinh hoạt trò chuyện và chia sẻ với các chị em học viện, tập viện và đệ tử của dòng Đaminh Rossa lima, rồi hai bên cũng không hiểu nhau nhiều ấy thế mà các bạn trẻ cũng hát được bài hát “ Trán cằm tai” theo điệu nhạc của bài We wish you a Merry Christmas, rồi cũng đếm được từ 1 dến 10, học được một số câu thông dụng hàng ngày….

Có lẽ tất cả niềm vui mà các bạn trẻ của giáo xứ Các Thánh đón nhận được là qua lửa nhiệt thành của cha trưởng đoàn, người mà thời còn là một cậu học sinh, đến ngày nhà trường tổ chức học nhảy đầm đã tuyên bố là không đi vì sau này làm linh mục… thế mà lần đầu tiên trong đời cha cũng đã múa vòng tròn, nhảy chicken dance, múa cộng đồng trước bao nhiêu con mắt của các bạn trẻ và rất hăng hái và “ máu lửa”, điều đó đã là một động lực, một sự “chuyển lửa” cho các bạn trẻ thật nhiều.

Sau những ngày thăm viếng, khi được hỏi qua cảm nghiệm của mình, bạn trẻ nào cũng hồ hởi nói rằng: chuyến đi thật ý nghĩa, ý nghĩa hơn những chuyến du lịch đây đó. Chẳng những thế mà các bạn có ý định sẽ trở lại Việt Nam một ngày thật gần, chẳng những thế mà khi đến viện mồ côi mỗi bạn trẻ đều nhận một hay hai bé làm con nuôi để nâng đỡ cho các em phần nào sự thiếu vắng tình cảm của ba mẹ…

Một khởi đầu cho ngày họp mặt tại Madrid thật ý nghĩa. Xin cho mỗi chuyến đi của các bạn trẻ trên toàn thế giới trở về Tây Ban Nha lần này là những chuyến hành trình trở về trong đức tin, trong yêu thương và trong sự gắn kết của Thầy Giêsu Chí Thánh.
 
WYD2011: Tường trình từ Italia
Lm. Athony và Giuse Nguyễn Jo. Vĩnh SA
19:43 13/08/2011
Sau những ngày tháng mong đợi để đến ngày đi hành hương. Chúng tôi bắt đầu lên đường du lịch hành hương và rồi có dịp tham dự, hiệp thông với Đức Thánh Cha Benedicto XVI trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (Youth World Days) tại Thủ Đô Madrid - Tây Ban Nha năm 2011.

Phái Đoàn Hành Hương Niềm Úc Châu của chúng tôi gồm 112 người, đến từ các thành phúc Adelaide, Brisbane, Melbourne, Perth, Sydney, trong đoàn có: 2 linh mục (hướng dẫn và đặc trách nam giới); 3 Nữ Tu (hướng dẫn và đặc trách nữ giới), 02 giáo dân phụ tá, 1 nam và 1 nữ. Tổng cộng phái đòan có: 34 nam, 72 nữ và 1 em bé gái hơn 10 tuổi. (Khi đặt chân đến New York, đất Mỹ, phái đoàn chúng tôi lại có thêm một thành viên từ Úc bay thẳng qua New York và một số bạn bè thân nhân định cư ở Hoa Kỳ, từ Nam Cali bay lên nhập cuộc).

Phái Đòan xuất hành và đáp các chuyến bay từ các Phi Trường Quốc Tế của các Tiểu Bang Úc Châu qua nhiều ngả đường bay khác nhau, tất cả đều gặp nhau tại Zurich - Thụy Sĩ để cùng bao chung một chuyến bay Swiss Air Line đến Đất Thánh.

Phái Đoàn đã hành hương qua các quốc gia theo lộ trình: Từ Úc qua Singapore, Thái Lan, (hoặc theo hướng Hồng Kông), Thụy Sĩ, Israel, Jordan, Ai Cập, Rôma, Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ba Lan, Áo Quốc, Mỹ, và Canada. Có những nhóm đã lên đường trước cả tuần đi du ngoạn sang Singapore và Thái Lan, rồi sau đó với nhập chung phái đoàn

Chúng tôi, ai nấy đều ao ước được đặt chân đến Đất Thánh, miền đất mà chính Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên, đi rao giảng Tin Mừng rồi Tử Nạn và Phục Sinh. Một Đức Giêsu lịch sử, đã làm người, sống tại Đất Nước Do Thái.

Niềm vui của chúng tôi là khi được đến tận nơi mà Đức Mẹ qùi gối đáp lời "Xin Vâng". Qùi cầu nguyện trước tảng đá mà Chúa Giêsu đã qùi cầu nguyện nơi Vườn Cây Dầu trước cuộc khổ nạn. Hôn kính tảng đá nơi đặt Xác Chúa Giêsu khi hạ xuống từ trên Thập Giá, rồi kính viếng Mồ Chúa... và bao nhiêu địa danh khác gắn liền với cuộc đời Đáng Cứu Thế thật đáng tôn kính, thờ lạy, rất linh thiêng, và hấp dẫn biết bao đã làm rung động bao con tim mời gọi chúng tôi lên đường.

Thỉnh thỏang có những ngày trên TV nói tới thời sự về cuộc chiến tranh Israel và Palestines. Lịch sử cuộc chiến đã có từ hơn 5 ngàn năm qua. Nhất là mới đây lại thêm Cuộc Chiến Cách Mạng Hoa Lài tại Ai-Cập, vùng phía Bắc Phi Châu. Nhưng những địa điểm mà chúng tôi đã đi qua đều được coi là an toàn và không có gì xảy ra cả.

Và cũng có lẽ rất nhiều người đã mơ ước, một lần trong đời mình được đi hành hương hay thăm viếng Thành Phố được mệnh danh là Thành Phố Vĩnh Cửu (Eternal City Rôma)

Đa số chúng ta ai cũng biết, Rôma là cái nôi của Giáo Hội Công Giáo và nền văn hóa, văn minh Kitô. Rôma là Thủ Đô của Quốc Gia Ý Đại Lợi, nhưng đồng thời cũng là Thủ Đô của nghệ thuật, kiến trúc Rôma, một thành phố thật phong phú với những di tích lịch sử oai hùng, một thời vang bóng của Đế Quốc La Mã.

Đặc biệt Rôma còn có Vatican, một Quốc Gia nhỏ bé nhất thế giới với diện tích 1087 acres, thuộc quyền Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Thánh Phêrô làm chủ chăn của hơn 1 tỷ người Công Giáo khắp nơi trên thế giới. Quốc Gia Vatican được thiết lập Năm 1929 theo Hiệp Ước Laterano ký giữa Đức Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939) và Vua Nước Ý, Victor Emmanuel III. Dân số chưa tới 1.000 người, gồm luôn cả Vệ Binh Giáo Hoàng, nhưng có đầy đủ tư cách và tổ chức của một quốc gia, được công nhận và có ảnh hưởng sâu rộng trên mọi lãnh vực sinh họat quốc tế.

Hàng năm, không những nhiều dân tộc của nhiều quốc gia trên thế giới mà ngay cả Người Việt Nam chúng ta ở khắp nơi thường hay tổ chức đi "Hành Hương" Đất Thánh và đến Giáo Đô La Mã (Rôma).

Năm nay, Chuyến Hành Hương Niềm Tin 2011 Úc Châu chúng tôi đã đi qua 14 quốc gia - Vòng quanh thế giới với gần 50 đêm ngày, bắt đầu từ 31 Tháng 7 đến hết trung tuần Tháng 9 Năm 2011 mới trở về đoàn tụ với gia đình nơi quê hương Úc Châu.

Đòan hành hương của chúng tôi cũng đã có khỏang chục người đã từng tham dự các chuyến hành hương trước đây. Còn lại đa số là những người đi lần đầu. Tất cả chúng tôi đã trở thành bạn hữu thân quen, và hiểu biết tính tình của nhau, không còn xa lạ sau chuyến hành hương nữa. Chúng tôi lại có thêm bạn bè cũ và mới từ nhiều tiểu bang trong Úc Châu để nới rộng vòng tay thân ái, sau mỗi lần có dịp du ngoạn hành hương chung với nhau. Giờ đây có lẽ khắp các tiểu bang trong Úc Châu, tôi đã có nhiều bạn bè thương mến, mà không sợ bị đói hay lạc lõng mỗi lần có dịp đi đó đây.

Khác với các chuyến đi du lịch thường xuyên mà cá nhân tôi đã một vài lần tham dự. Chúng tôi đi hành hương lần này có nhiều điểm như mở rộng một chân trời hiểu biết về những cảnh trí mới lạ, không khác một chuyến đi nghỉ hè, nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày tháng bận rộn với công việc làm.

Nhưng ngoài những điểm nêu trên, đối với người Công Giáo, theo thiển nghĩ của tôi, chúng ta đi hành hương chính là thời gian tách rời khỏi những bận tâm của cuộc sống hằng ngày để tâm tư lắng đọng, bình an, phản tỉnh qua cảm nghiệm về đức tin và ý nghĩa của đời sống.

Các cuộc hành hương luôm luôn có thời gian dành ra để tìm lại, quay về, và tiếp cận với cội nguồn của đức tin, với Đấng Quyền Năng tạo dựng con người và vạn vật vũ trụ. Do đó, trong chuyến hành hương này, chúng tôi cảm nhận và mỗi ngày đều được tham dự các Thánh Lễ cử hành ở các Đền Thờ, Đền Thánh, Nhà Thờ, hoặc Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng. Đặc biệt trong lần hành hương này, phái đoàn chúng tôi đã được nhân viên của tòa thánh hướng dẫn đến cử hành thánh lễ trên bàn thờ ngay trên phần mộ của thánh Phêrô vị tông đồ cả kế vị Chúa Giêsu và thăm viếng các phần mộ của trên 250 vị Giáo Hoàng tiền nhiệm và kính viếng bàn thờ và phần mộ nơi đang quàn giữ thi hài của Á Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Ngoài việc kính viếng những nơi đã ghi các dấu tích lịch sử của Chúa Kitô và các Thánh Tông Đồ, hoặc lịch sử truyền giáo của Giáo Hội ở Rôma và nhiều nơi xa; chúng tôi còn có dịp thưởng ngọan những cảnh vật nơi xứ lạ quê người và đặc biệt còn được du ngọan trên chuyến hải hành của các con tàu trên các sông Nile xứ Ai Cập, Kim Tự Tháp trung tâm lưu giữ các phát minh khoa học và toán học thế giới.

Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên và cũng là dịp hiếm có, một không hai của phái đoàn chuyến tôi dùng đường bộ bằng xe Bus băng qua các Sa Mạc nóng như thiêu đốt trên vùng Bắc Phi thăm viếng núi Sinai, nơi Thiên Chúa trao 10 điều răn cho ông Môi Sen, rôi tiếp tục hành trình xuyên qua đường hầm, chui xuống dưới nước, đáy sông của con kênh đào Suez lớn, nổi tiếng thế giới chia cắt giữa 2 vùng Á Châu và Phi Châu, con kênh quan trọng về phương tiện vận chuyển đường thủy nối liền giữa 2 đại đương. Chúng tôi được đi thăm quan nhiều eo biển tuyệt đẹp trong lần hành hương này,

Trên Đất Ý, chúng tôi đã lần lượt viếng thăm Thành Phố Assissi, Tu Viện và Phần Mộ của Thánh Phanxicô Khó Khăn, Nhà Thờ và Mộ Phần của Thánh Nữ Clara. Rồi đến Thành Phố Laciano, nơi đã xẩy ra biến cố Phép Lạ Thánh Thể hồi Thế Kỷ Thứ 8.

Hành hương ở Rôma, ngòai việc thăm viếng những Thánh Đường nổi tiếng, như: Đền Thờ và Quảng Trường Thánh Phêrô, Đền Thánh Phaolô ở ngọai thành, Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Gioan Laterano, Cầu Thang Thánh, Đền Thờ Đức Bà Cả, chúng tôi còn được chui xuống quan sát, đi bộ xuyên các đường hầm của Hang Tọai Đạo, thời bị bách hại và đến xem Đấu Trường cổ Colôsêo...
 
Giáo phận Orange trả giá đấu thầu cao hơn để mua Nhà Thờ Chánh Tòa Pha Lê
Bùi Hữu Thư
05:39 13/08/2011
ORANGE, California. (CNS) – Giáo phận Orange đã gia tăng giá đấu thầu để mua Nhà Thờ Chánh Tòa Pha Lê tại Garden Grove từ 50 triệu Mỹ Kim lên 53,6 triệu Mỹ Kim.

Nhà thờ này nguyên là nhà thờ trụ trì của Mục sư Robert Schuller, một nhà giảng thuyết trên đài truyền hình nổi tiếng. Tài sản của nhà thờ lớn này được đem bán đấu giá đầu năm nay để trang trải một phần các món nợ phá sản của Chương Trình Mục Vụ Nhà Thờ Pha Lê (Crystal Cathedral Ministries.)

Giới truyền thông tại California cho hay một trận chiến mua đấu giá đã bắt đầu, thúc đẩy Giáo Phận Orange Diocese phải gia tăng giá trả của họ.

Có hai nơi trả giá trong khoảng 50 triệu Mỹ Kim: một là ông David Green, một nhà truyền giáo nổi danh khác đang làm giám đốc điều hành hãng Hobby Lobby, hãng này bán sỉ các sản phẩm nghệ thuật và mỹ nghệ trên toàn quốc. Và hai là Đại Học Chapman, một đại học tư tại Orange.

Trong khi đó, ban quản trị của Chương Trình Mục Vụ Nhà Thờ Pha Lê (Crystal Cathedral Ministries, viết tắt là CCM,) tuyên bố là họ không có ý định bán tài sản này, và đã khởi xướng một kế hoạch gây quỹ để cứu vớt nhà thờ này.

Nhưng uỷ ban các nhà cho vay (creditors), là một phần của bất cứ thủ tục phá sản nào, phải duyệt lại việc đấu giá và trình lên tòa án phá sản.

Theo tuyên cáo ngày 9 tháng 8 của giáo phận Orange về việc gia tăng giá trả, giáo phận cho hay mục tiêu của họ không thay đổi: “đó là muốn làm cho các nhà cho vay nợ hài lòng, là cung cấp đầy đủ cho tất cả mọi thành viên và người có cổ phần (stakeholders), và đáp ứng nhu cầu của Giáo Phận Orange là cần có một nhà thờ chánh tòa mới, trong khi tôn trọng mục vụ và di sản của CCM.”
 
Campuchia: Đại hội Giới trẻ Thế giới là sự thánh hiến chúng tôi trong đức tin
Phạm Kim An
08:13 13/08/2011
Campuchia: Đại hội Giới trẻ Thế giới là sự thánh hiến chúng tôi trong đức tin

Rome - "Đối với chúng tôi, chuyến đi này tượng trưng cho một sự thánh hiến, thánh hiến cuộc đời chúng tôi nhân danh đức tin Kitô giáo”, Sophal, người phụ trách mục vụ giới trẻ của giáo phận Phnom Penh, nói. Anh sẽ tham gia phái đoàn đại biểu Campuchia tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid từ ngày 16 đến ngày 21-8.

Phnom Penh và Madrid xa cách nhau mười ngàn km, và chuyến đi dài này sẽ cho phép phái đoàn giới trẻ Campuchia –gồm 31 người, trong đó có 28 thanh niên và ba vị hướng dẫn – ghé Roma vài ngày. Đức Cha Olivier Michel Marie Schmitthaeusler, vị đại diện tông tòa Phnom Penh, là một trong các thành viên của phái đoàn.

Đối với hầu hết các người trẻ này, đây là Đại hội Giới trẻ Thế giới đầu tiên mà họ tham dự và là lần đầu tiên họ đi ra nước ngoài, là một cơ hội đuy nhất, và là một đặc ân và trách nhiệm, bởi vì ở Campuchia, Giáo Hội vẫn còn rất trẻ, chưa sẵn sàng để phát triển.

Sophal, 28 tuổi, là người phụ trách mục vụ giới trẻ của giáo phận Phnom Penh. Trong vài tháng qua, anh đã chuẩn bị phái đoàn, chăm lo tất cả các khía cạnh kỹ thuật của chuyến đi, từ việc lựa chọn người tham gia phái đoàn đến việc gây quỹ. Như là một phần của chuyến đi, anh đã mở ba cuộc gặp gỡ để giúp thanh niên làm quen với nhau.

Đại hội Giới trẻ Thế giới Madrid là đại hội anh tham dự lần thứ hai, sau Đại hội Giới trẻ Thế giới Cologne năm 2005. Anh nói: “ "Thật khó để đánh giá một kinh nghiệm như thế. Ở Đức, nơi có chủ đề "Chúng tôi đến để thờ lạy Ngài" (Mt 2,2), tôi đã học được rằng tôi đã phải dựa cuộc sống của tôi vào Chúa Giêsu Kitô. Ở đó, tôi đặt ra các quy tắc cho cuộc sống của tôi, và tôi hy vọng rằng ở Madrid, tôi có thể khẳng định sự lựa chọn suốt đời này".

Đối với anh, ba khía cạnh "thực tiễn” làm cho kinh nghiệm của anh trở nên độc đáo là: gây quỹ, qui tụ (nhân danh Giáo Hội Campuchia) cac thanh niên từ nhiều giáo phận xa xôi, và xin Giáo Hội chăm sóc họ.

Saroeun cũng 28 tuổi. Anh thuộc giáo phận Phnom Penh, và đây là lần đầu anh tham dự một Đại hội Giới trẻ Thế giới. Anh nói: “Khi tôi biết mình được chọn, tôi rất vui sướng nhưng lo sợ. Tôi sẽ gặp gỡ các người trẻ ở Madrid, họ có truyền thống Kitô giáo lâu đời, trong khi tại Campuchia, thế hệ trẻ chỉ mới xây dựng lại cuộc hành trình đức tin, vốn vẫn còn rất yếu".

Người thanh niên này cho biết trong các tháng qua anhđọc và học hỏi rất nhiều. Anh phát biểu: “Tôi muốn gặp gỡ những người trong độ tuổi của tôi, xem cách họ sống, cách họ trình bày đức tin và cách họ đối mặt với cuộc sống hàng ngày. Ở nước tôi, chúng tôi phải đối phó với rất nhiều khó khăn hàng ngày, và tương tác với xã hội xung quanh, và xử lý nói chung với cuộc sống. Tôi thường bị chỉ trích về đức tin mà tôi sống, bởi vì trong một cách nào đó, tôi không tôn trọng văn hóa Phật giáo của đất nước tôi. . . . Thật ra có những thời điểm tôi nản lòng, bởi vì tôi muốn sống kinh nghiệm này để tìm ra sức mạnh mới".

Năm1975, khi Pol Pot thiết lập chế độ của ông và áp đặt chủ nghĩa vô thần tại Campuchia, các Kitô hữu (và tất cả các tín hữu tôn giáo khác) đã trở thành nạn nhân của một làn sóng bức hại chưa từng có. Trong một vài năm, Giáo hội Campuchia đã bị giải tán, nơi thờ phượng bị phá hủy và các linh mục bị sát hại, bị chết vì thiếu thốn mọi thứ, hoặc làm việc cho đến chết trong các trại lao động cưỡng bức. Mọi nhà truyền giáo đều bị trục xuất. Chỉ đến năm 1990 chính quyền Campuchia cho phép Giáo Hội hoạt động trở lại.

Tại Roma, giới trẻ Campuchia sẽ có một bài học quan trọng từ chuyến thăm đến các Vương cung thánh đường thánh Phêrô và thánh Phaolô, và hang toại đạo của thánh Callisto. Saroeun cho biết: “Được xem thấy các nơi này và nghe câu chuyện về cuộc bách hại đạo và các vị tử đạo đầu tiên, tôi nhận ra rằng Kitô giáo đã chịu nhiều đau khổ biết bao. Khi tôi trở lại Campuchia, tôi hy vọng tôi có thể làm chứng cho những gì tôi đã học được, và giúp Giáo Hội phát triển".

Đối với thanh nữ Sokhoeun, 22 tuổi, chuyến đi này sẽ là "một món quà quý giá của Chúa, một cái gì đó thật tuyệt vời". Trong tất cả những người tham gia, có lẽ cô là người vui mừng nhất.

Cô là một trong bốn người được chọn từ giáo phận Kompong Chan, và là người duy nhất từ tỉnh của cô.

Khi chuẩn bị cho chuyến đi, cô đã xem rất nhiều hình ảnh và hình chiếu của các Đại hội Giới trẻ Thế giới trước đây. Cô nói: ”Lúc đầu, việc nhìn thấy quá đông nhiều người làm tôi sợ. Nhưng tôi cũng ấn tượng bởi cách thức mọi người qui tụ lại với nhau”.

Cô nói thêm: “Tôi muốn sống kinh nghiệm này với sự đơn sơ, nụ cười trên khuôn mặt, và cố gắng tận hưởng mọi thứ mà tôi sẽ được đem đến cho. Việc gặp gỡ các người trẻ khác trong một vài ngày đã gây ra một cái gì đó mới trong tôi, một sự hiểu biết sâu hơn về đức tin của tôi, với một mong muốn trở về trên con đường này ở đất nước tôi". (AsiaNews 12-8-2011)

Phạm Kim An
 
Canada: 6.000 thanh niên tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới
Phạm Kim An
08:16 13/08/2011
Canada: 6.000 thanh niên tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới

Một nhóm thanh niên Canada tại Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tại Sydney, Úc

Ottawa - Một đội ngũ 6.000 thanh niên Công Giáo Canada sẽ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid, nơi đó họ sẽ tổ chức lễ hội quốc gia tại sự kiện Công giáo toàn cầu.

Các Giáo phận Tây Ban Nha sẽ giúp chỗ ở cho 2.500 thanh niên Canada, và giúp họ trong các hoạt động văn hóa khác nhau, tham quan các điểm du lịch, lễ hội, các buổi cầu nguyện và lễ mừng.

Khách hành hương Canada sẽ tập trung tại Madrid ngày 16-8 cho lễ hội quốc gia của họ tại Đại hội Giới trẻ Thế giới. Cuộc tụ tập của họ tại Palacio de Deportes ở Madrid sẽ bao gồm một nghi thức Cầu nguyện Buổi sáng đặc biệt, âm nhạc và các chứng từ của người trẻ Canada.

Đức Tổng Giám Mục Terrence Prendergast, Dòng Tên (SJ), tổng giáo phận Ottawa, sẽ chủ tọa lễ kỷ niệm. Đức Tổng Giám Mục Richard Smith, tổng giáo phận Edmonton, sẽ chào mừng mọi người, nhân danh Hội đồng Giám Mục Công Giáo Canada, mà Ngài là Phó chủ tịch.

Ông Graham Shantz, Đại sứ Canada tại Tây Ban Nha, và ông Francisco Pascual de la Parte, Tổng Lãnh sự Tây Ban Nha tại Canada, sẽ tham dự cuộc gặp mặt này, theo Hội Đồng Giám Mục Canada.

Các Hiệp sĩ Columbus và Nữ tu Sự Sống đã hợp tác với Kênh truyền hình “Muối và Ánh sáng” của Canada, và Sứ vụ Gia đình Thánh giá để cung cấp một khu vực nghỉ ngơi có tên là “Địa điềm Tình yêu và Sự sống” tại Palacio de Deportes.

Hai mươi bốn giám mục Canada và gần 100 linh mục và 30 chủng sinh sẽ là một phần của đoàn đại biểu của Canada tại Đại hội Giới trẻ Thế giới.

Năm giám mục Canada sẽ giúp dạy giáo lý cho các người hành hương trẻ tuổi, ba vị nói tiếng Pháp và hai vị nói tiếng Anh. Các vị sẽ dạy về chủ đề Đại hội Giới trẻ Thế giới là “Hãybám rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô”

Khoảng một triệu người hành hương được dự kiến sẽ tham dự sự kiện từ ngày 16 đến ngày 21-8. Phái đoàn Ý là khoảng 90.000 người, Tây Ban Nha là 83.000 người, Pháp là 50.000 người, Mỹ là 30.000 người, Đức là 16.000 người và Úc là 4.300 người. (CNA 12-8-2011)

Phạm Kim An
 
Trung Quốc: Nhật báo nhà nước thách thức thẩm quyền của Tòa thánh về bổ nhiệm Giám mục
Nguyễn Trọng Đa
08:17 13/08/2011
Trung Quốc: Nhật báo nhà nước thách thức thẩm quyền của Tòa thánh về bổ nhiệm Giám mục

Trung Quốc đã nhấn mạnh việc mình bổ nhiệm các Giám mục địa phương, với một bài báo đăng ngày 12-8 trên tờ Nhân dân Nhật báo do Nhà nước quản lý, lập luận rằng tuyên bố của Tòa thánh Vatican về thẩm quyền bổ nhiệm Giám mục là "hành lý lịch sử của phương Tây và nói thẳng ra là vấn đề của phương Tây”.

Nhân dân Nhật báo cho rằng sự khẳng định của Vatican về thẩm quyền bổ nhiệm Giám mục giáo phận là một khía cạnh của quyền đời, vốn đã nổi lên chung quanh quyền Giáo hoàng ở châu Âu. Bài báo nói: "Lịch sử của Trung Quốc đã diễn ra bên ngoài các vùng đất lịch sử của Kitô giáo, và kinh nghiệm của Trung Quốc là hoàn toàn khác hẳn”.

Tờ báo Trung Quốc nhận xét, Đức Giáo Hoàng không chỉ là một lãnh đạo tinh thần, nhưng cũng là người đứng đầu một nhà nước độc lập. "Người Châu Âu có thể chọn để xem đó là kỳ lạ, nhưng Trung Quốc đang vấn nạn về nguyên tắc cho phép một nhà nước ngoại quốc ra lệnh điều sẽ xảy ra trên lãnh thổ của mình".

Nhân dân Nhật báo bác bỏ vạ tuyệt thông của Tòa thánh Vatican đối với các Giám mục đã được tấn phong, mà không có sắc lệnh của Tòa Thánh. Bài báo khẳng định: “Vạ tuyệt thông là một công cụ thời trung cổ, nó không có chỗ đứng trong năm 2011 ở Trung Quốc hay bất cứ nơi nào khác".

Các quan chức Trung Quốc đã qui lỗi cho Vatican về việc bỏ rơi các Giáo phận mà không có người lãnh đạo. Bài báo của Nhân dân Nhật báo đi theo lối lập luận này, nói rằng Vatican nên cho phép các quan chức Trung Quốc bổ nhiệm Giám mục của họ. Bài viết nói: “Nếu không, Giáo Hội có nguy cơ bị xem như là quan tâm quyền đời nhiều hơn so với nhu cầu tinh thần của đàn chiên Trung Quốc của mình”. (Catholic Culture 12-8-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Người Campuchia ở Madrid: WYD là sự tận hiến đời sống chúng tôi trong đức tin
Lã Thụ Nhân
08:23 13/08/2011
Người Campuchia ở Madrid: WYD là sự tận hiến đời sống chúng tôi trong đức tin

Rôma (AsiaNews) - "Đối với chúng tôi, chuyến đi này biểu trưng cho sự tận hiến, tận hiến đời sống của chúng tôi nhân danh đức tin Kitô giáo", đây là lời của Sophal, một người đồng hành với phái đoàn Campuchia đến dự Ngày Giới
Trẻ Thế Giới (WYD) tại Madrid (16-21 tháng Tám).

Trên quảng đường hàng chục ngàn km từ Nam Vang (Phnom Penh) đến Madrid, chuyến đi dài đầu tiên mang nhóm người trẻ Campuchia - 31 người, 28 người trẻ và 3 vị hướng dẫn - đến Rôma trong một vài ngày. Đức Cha Olivier Michel Marie Schmitthaeusler, vị đại diện tông tòa tại Nam Vang cũng là thành viên của phái đoàn.

Đối với hầu hết những người trẻ này, đó sẽ là WYD đầu tiên cũng như là chuyến đi đầu tiên của họ ra nước ngoài, là một cơ hội độc đáo cũng như là một đặc ân và trách nhiệm vì ở Campuchia, Giáo Hội hãy còn non trẻ, chưa sẵn sàng để phát triển.

Sophal, 28 tuổi, là người phụ trách chăm sóc mục vụ giới trẻ trong giáo phận Nam Vang. Trong vài tháng qua, anh đã chuẩn bị nhóm, chăm lo mọi khía cạnh kỹ thuật cho chuyến đi, từ việc lựa chọn tham dự viên cho đến việc gây quỹ. Một phần của công việc này là tổ chức 3 cuộc gặp gỡ để giúp giới trẻ nhận biết nhau.

Madrid là WYD thứ hai của anh sau Cologne vào năm 2005. "Thật khó lượng giá kinh nghiệm như thế. Ở Đức, chủ đề "Chúng ta đến thờ lạy Ngài" (Mt 2,2), tôi đã học được rằng đời sống của tôi phải dựa vào Chúa Giêsu Kitô. Nơi đó, tôi đã đặt ra các quy tắc cho đời sống của mình và tôi hy vọng rằng ở Madrid, tôi có thể xác nhận sự lựa chọn suốt đời này".

Đối với anh, ba khía cạnh "thực tế" tạo nên một kinh nghiệm duy nhất: gây quỹ, quy tụ giới trẻ lại với nhau (thay mặt cho Giáo Hội Campuchia) từ các giáo phận xa xôi và Giáo Hội chăm sóc cho họ.

Saroeun, cũng 28 tuổi, anh đến từ các giáo phận Nam Vang, và đây là lần đầu tiên đến với WYD: "Khi tôi hay mình được chọn, tôi đã rất hạnh phúc nhưng cũng rất lo. Tôi sẽ gặp gỡ những người trẻ ở Madrid, những người đến từ một truyền thống Kitô giáo lâu đời, trong khi tại Campuchia, thế hệ trẻ chỉ mới tái xây dựng hành trình đức tin, vốn vẫn còn rất yếu".

Người thanh niên trẻ này nói rằng trong những tháng qua, anh đọc và nghiên cứu rất nhiều. Anh cho hay: "Tôi muốn gặp gỡ những người trong độ tuổi của tôi, xem cách họ sống, cách họ thể hiện đức tin và đối diện với cuộc sống thường nhật. Ở đất nước tôi, chúng tôi phải đối diện với rất nhiều khó khăn thường nhật và tương tác với xã hội xung quanh và tiếp xúc với cuộc sống. Thường tôi bị chỉ trích vì đức tin mà tôi sống, bởi vì theo cách hiểu nào đó, tôi không tôn trọng văn hóa (Phật giáo) của đất nước tôi… Thực tế, có những lúc đã làm tôi nản lòng, bởi vậy tôi muốn sống kinh nghiệm này để tìm ra sức mạnh mới".

Vào năm 1975, khi Pol Pot thành lập chế độ và áp đặt nhà nước vô thần, các Kitô hữu (và tất cả các tín hữu các tôn giáo) đã trở thành nạn nhân của một làn sóng bách hại chưa từng có. Trong một vài năm, Giáo hội Campuchia đã bị giải tán, nơi thờ phượng bị phá hủy và các linh mục bị giết hại triệt để, chết vì thiếu thốn hoặc phải làm việc cho đến chết trong các trại lao động cưỡng bức. Mọi nhà truyền giáo đều bị trục xuất. Chỉ đến năm 1990 chính quyền Campuchia mới cho phép Giáo Hội quay lại.

Tại Rôma, giới trẻ Campuchia có một bài học quan trọng từ chuyến thăm của họ đến các Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, và hầm mộ Thánh Callisto. Saroeun cho biết: "Nhìn thấy những nơi này và nghe câu chuyện về sự bách hại và các vị tử đạo đầu tiên, tôi nhận ra biết bao nhiêu đau đớn mà Kitô giáo đã trải qua. Khi tôi trở lại Campuchia, tôi hy vọng có thể làm chứng cho những gì tôi đã học được và giúp Giáo Hội phát triển".

Đối với Sokhoeun, 22 tuổi, đây là "một món quà quý giá của Chúa, một cái gì đó tuyệt vời". Trong tất cả các tham dự viên, có thể cô là người xúc động nhất. Cô là một trong bốn người được chọn từ Giáo phận Kompong Chan, và là người duy nhất trong tỉnh của mình.

Khi chuẩn bị cho chuyến đi, cô đã xem rất nhiều hình ảnh và trình chiếu từ các WYD đã qua. Ban đầu, "nhìn thấy nhiều người thật là sợ. Nhưng tôi cũng ấn tượng bởi cách họ đến với nhau". Cô cho hay thêm: "Tôi muốn sống kinh nghiệm này với sự giản dị, một nụ cười trên khuôn mặt tôi, và cố gắng tận hưởng tất cả mọi thứ mà tôi sẽ nhận được. Gặp gỡ những người trẻ khác trong một vài ngày đã gây ra một cái gì mới lạ trong tôi, một kiến thức sâu sắc hơn về đức tin của tôi với khao khát trở về trên con đường này nơi đất nước tôi".

Lã Thụ Nhân
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Đinh Công Đoàn ghé thăm kiều bào công giáo Nghệ Tĩnh đang làm việc tại Liên Bang Nga.
Nghi Lộc
09:01 13/08/2011
Nhân dịp hành trình trên đất Nga, LM Gioan Baotixita Đinh Công Đoàn đã ghé thăm các kiều bào Nghệ Tĩnh đang sinh sống và làm việc tại Liên Bang Nga.

Xem hình

LM Gioan Baotixita Đinh Công Đoàn, đã thăm anh chị em Giáo Xứ Nghi Lộc và những anh em khác thuộc huyện Yên Thành. Cuộc gặp gỡ Cha con trong tình thân ái, cùng ngồi chia sẻ chén cơm, uống ly rượu nhạt sẻ chia những lao công vất vả nơi đất khách quê người. Cuộc viếng thăm của LM nhằm động viên khích lệ tinh thần của anh em công giáo đang sinh sống làm việc mà không được biết đến Nhà Thờ, một vùng đất xa xôi hẻo lánh và tràn ngập những bất trắc và nguy nan. LM Gioan Baotixita Đinh Công Đoàn đã ban Bí Tích giải hoà và ban phúc lành cho những người con công giáo xa quê hương đang sinh sống và làm việc tại Liên Bang Nga.

Cuộc viếng thăm của LM đã khích lệ tinh thần của những con yêu Chúa “ Nhưng phải xa Chúa” .Họ đã hăng say làm việc và đọc kinh cầu nguyện hàng ngày đồng thời họ cũng động viên tinh thần những anh em lương dân khác…..
 
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng.
Diệp Hải Dung
08:57 13/08/2011
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng.

Sáng thứ Bảy 13/08/2011 rất đông đủ các Hội Đoàn Đoàn Thể đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly – Sydney hành hương ngày 13 và mừng kính Lễ Thánh Nữ Monica Quan Thầy của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney.

Xem hình lễ bổn mạng các bà mẹ Công Giáo

Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha Phêrô Đặng Đình Nên Linh hướng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney xông hương tượng đài Đức Mẹ và bàn thờ Thánh Nữ Monica đồng thời Cha hướng dẫn giờ đền tạ Đức Mẹ, nguyện xin Đức Mẹ phù trì ban ơn cho bản thân, cho Gia Đình và Cộng Đồng.

Sau khi chấm dứt giờ đền tạ là phần đọc sơ lược tiểu sử của Thánh Nữ Monica. Ngài sinh ở Phi Châu là một người mẹ rất mẫu mực hiền đức luôn sùng kính tôn thờ Thiên Chúa. Đặc biệt Thánh nữ hết lòng cầu nguyện cho con trai là Thánh Augustino được ơn trở lại. Với sự kiên kỳ trong cầu nguyện của Thánh nữ Monica đã nhìn thấy con mình được rửa tội trước khi Thánh nữ qua đời.

Kế tiếp Cha Phêrô Đặng Đình Nên, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Cha Phêrô Mai Đào Hiền và Cha Nguyễn Văn Thắng cùng hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha Đặng Đình Nên đã nói về gương hiền mẫu của Thánh nữ Monica đã liên lỷ cầu xin để chồng và con được được ơn thánh hóa trở lại Những lời kinh, những giọt nước mắt của Thánh nữ Monica là niềm cậy trông phó thác vào Thiên Chúa và cuối cùng người con trai trụy lạc là Thánh Augustino đã quay trở về với Chúa. Thánh Monica chính là gương mẫu của Các Bà Mẹ trong mọi thế hệ…

Sau đó là nghi thức Xức Dầu bệnh nhân cho các vị cao niên, các vị đau yếu trong Cộng Đồng. Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn chữa lành phần hồn cũng như phần xác.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney, ông ngỏ cám ơn và khen ngợi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng, đặc biệt là những sinh hoạt hành hương ngày 13 hàng tháng tại Trung Tâm. Kế tiếp Bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn Hội Trưởng lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ, quý quan khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự lễ Quan Thầy của Hội Monica. Đồng thời bà cũng đặc biệt ngỏ lời cám ơn qúy ân nhân và qúy Ban Mục Vụ Trung Tâm đã trợ giúp dựng Lễ đài ngay tượng đài Đức Mẹ để dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Hội Monica.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng bổn mạng trong khuôn viên nhà nguyện Trung Tâm, tham dự cuộc xổ số may mắn lấy hên và kết thúc bế mạc vào lúc 2.30pm.

Diệp Hải Dung
 
Một thông điệp từ cộng đoàn giáo dân vùng San Jose, California.
Phạm Mạnh Tuấn
21:13 13/08/2011
Một thông điệp từ cộng đoàn giáo dân vùng San Jose.

Cuối tuần vừa qua, ngày 6 và 7 tháng 8, 2011, tại vùng San Jose, nơi thường được gọi dưới tên thơ mộng: “Thung Lũng Hoa Vàng” cũng có khi còn được xưng tụng bằng một biệt danh cao qúy: “Thủ Phủ Tình Thương”, giáo dân Việt Nam đã tổ chức những cuộc tiếp đón trọng thể Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám Đốc Đại Chủng Viện (ĐCV) Thánh Giuse, kiêm Giám Mục phụ tá tổng giáo phận Hà Nội tại bốn giáo xứ và một cộng đoàn. Chuyến thăm viếng của ĐC Lôrensô kết thúc bằng buổi tiệc gây qũy nhằm giúp ĐCV dưới tiêu đề: “Chủng Sinh Ngày Nay, Linh Mục Ngày Mai”. Thành qủa của cuộc gây quỹ đã vượt lên trên niềm mong ước của ban tổ chức (1).

Giữa giai đoạn kinh tế cực kỳ khó khăn của nước Mỹ (Lần đầu tiên trong lịch sử, Standard & Poor’s hạ khả năng trả nợ của Hoa Kỳ từ AAA xuống AA+; Thị trường chứng khóan xuống trên 1,700 điểm trong 2 tuần, tương đương với hai ngàn tỉ đô (2). Để thấy con số lớn đến mức nào, ta có thể so sánh với ngân sách tiểu bang California, nhiều nhất trong các tiểu bang Hoa Kỳ, cũng chỉ lên tới 89 tỉ; Sĩ số thất nghiệp vẫn nằm trên mức 9%). Sự ủng hộ của các tín hữu và thân hữu vùng San Jose đối với ĐCV Thánh Giuse đã làm ngay cả những người lạc quan nhất trong ban tổ chức phải sửng sốt.

Người ta có thể giải thích thành quả này bằng ba nguyên do:

1) Lòng nhiệt thành của giáo dân VN, vốn vừa là một một đặc tính, vừa là một truyền thống, muốn giúp đỡ GH mẹ tại VN nói chung, GH miền Bắc nói riêng. Một GH mà bất cừ ai cũng phải nghiêng mình kính phục vì đã luôn kiên cường đứng lên bào vệ đức tin, đòi cho được quyền tự do tôn giáo, tuy đã bị nhà cầm quyền Cộng sản vô thần vùi dập, trấn áp trên nửa thế kỷ. Ngay đến ngày nay, tuy nhà nước VN đang rêu rao là đã tôn trọng quyền tự do tôn giáo thiêng liêng, nhưng đó cũng chỉ là thứ “tự do xin – cho”.

Ý muốn hỗ trợ cho ĐCV lại càng tăng khi mọi người biết rằng: Những chủng sinh của ĐCV Hà Nội đang sống trong những điều kiện hết sức khó khăn (3). Điển hình là những cơ sở, phòng ốc của ĐCV được xây cách đây 80 năm (1933) vẫn chưa có điều kiện tu bổ. Khởi thủy cơ sở này dành cho 60 đệ tử với 10 phòng tắm, nay cũng những cơ sở đó, đang được sủ dụng cho 168 chủng sinh ban triết, như vậy cứ 17 thầy chia nhau 1 toilet!. Người ta tự hỏi: Các chủng sinh nguyên chờ đợi nhau cũng tốn giờ rồi, còn lại bao nhiêu thời gian để tu học? Trong khi thời khóa biểu của chủng viện phải được tôn trọng, vấn đề ăn ở cần phải đồng nhất!

2) Nhận thức tầm quan trọng trong việc đào tạo các linh mục tại VN. Ai cũng thấy được rằng: tương lai GH Công Giáo VN tùy thuộc rất nhiều vào những công cuộc huấn luyện này. Đặc biệt quan trọng đối với ĐCV Thánh Giuse Hà Nội vì là nơi đào tạo linh mục cho 8 GP miền Bắc (4). Đã có hơn 400 linh mục xuất thân từ ĐCV Thánh Giuse, trong số đó 5 vị đã hoặc đang là chủ chăn hàng Giáo Phận (5).

Khi hỗ trợ cho các chủng sinh của các ĐCV, chúng ta đã không chỉ làm thay đổi cuộc sống của một người hay một gia đình (như khi giúp đỡ một bé cô nhi khuyết tật, một cô gái bị nhiễm HIV,. . ), nhưng việc làm của chúng ta có thể sẽ tác động lên cả một lớp người, nếu không nói là đến cả một thế hệ.

Ngoài ra, ĐCV Thánh Giuse Hà Nội trong quá khứ đã chinh phục được lòng tin và sự cảm mến của mọi người. Vào giai đoạn khó khăn, với áp lực nặng nề của nhà nước CS, ban giám đốc ĐCV đã luôn trung thành với đức tin và GH. Điển hình vào năm 1960, ĐCV dưới sự hướng dẫn của (sau này trở thành) ĐHY Phạm Đình Tụng, thà chịu đóng cửa chứ cương quyết không để cán bộ CS vào tuyên truyền chủ thuyết Mác Lê (6).

3) Một thông điệp cộng đồng giáo dân San Jose muốn gởi đến các chủng sinh VN nói chung, và đặc biệt đối với các chủng sinh của ĐCV Thánh Giuse Hà Nội: Chẳng mấy chốc những chủng sinh sẽ trở thành linh mục, những chủ chăn của GH VN, ngoài những đức tính và điều khấn các chủng sinh tuyên thệ khi dâng mình cho Chúa cũng như khi chịu chức, giáo dân SJ còn mong đợi nơi các thầy sự sáng suất để nhận ra những âm mưu, mánh lới trần thế. Trong hòan cảnh đặc biệt của một Giáo hội sống dưới chính thể Cộng sản vô thần như tại VN, các linh mục còn cần có lòng can đảm để đương đầu với những áp lực, ngõ hầu các cha có được sự trung thành tuyệt đối với hội thánh, con tim cùng hòa nhịp với Giáo Hội Công giáo hoàn vũ.

Tín hữu vùng SJ, khi đến dự tiệc gây quỹ giúp ĐCV Thánh Giuse cũng như muốn nói với các chủng sinh rằng: “Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với các thầy, qua lời cầu nguyện cũng như bằng những ủng hộ vật chất. Chúng tôi tin tưởng rằng: Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của các Thánh Tử Đạo VN, chắc chắn sẽ ban cho các thầy, những mục tử tương lai, hồng ân và sức mạnh để cùng lèo lái con thuyền Giáo Hội VN đến bến bờ bình an”.

Chúng tôi tin rằng qua những cuộc đón tiếp trọng thể cộng đoàn giáo dân vùng này dành cho vị đại diện ĐCV, Đức Cha khả kính Chu Văn Minh, cùng với kết quả khả quan của cuộc gây quỹ, những điều nhắn nhủ trên đã được truyền đạt và đón nhận.
________________________________________________________________________

(1) Ban tổ chức là một nhóm giáo dân thuộc các cộng đoàn trong địa phận San Jose. - Số tiền quyên được tại chỗ: $56,751 (bao gồm $13,075 hứa gởi tới)
(2) Tính từ 27 tháng 7, 2011 đến 9 tháng 8, 2011.
(3) ĐCV Thánh Giuse hiện có 352 chủng sinh.
(4) Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình
(5) Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm
(6) http://www.tonggiaophanhanoi.org/on-thien-trieu/dai-chung-vien/203-luoc-su-dai-chung-vien-thanh-giuse-ha-noi

Phạm Mạnh Tuấn

 
Thánh Lễ Tuyên Khấn Lần Đầu Tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
Jos Kế Nguyễn
20:10 13/08/2011
Thánh Lễ Tuyên Khấn Lần Đầu Tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa

13. 08. 2011

Đến với giáo phận Thanh Hóa hôm nay, không ai lại ngờ rằng Thanh Hóa đã phải trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn trong quá khứ, đời sống thiêng liêng của con dân xứ Thanh không được nuôi dưỡng đầy đủ bởi thiếu linh mục coi sóc. Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa (MTG) cũng nằm trong vòng quay chung của lịch sử giáo phận tưởng chừng như sẽ sụp đổ. Thế nhưng, « Sau cơn mưa trời lại sáng » những thời khắc cấm cách và bắt đạo tàn khốc đã qua đi, các nữ tu MTG Thanh Hóa tiếp tục củng cố, cải tổ và xây dựng Hội Dòng theo linh đạo của Đức Cha Lamber de la Motte, với nhân sự ban đầu là hơn chục nữ tu ở tuổi đã ngả bóng. Từ những hạt giống tưởng chừng như sẽ bị bóp nghẹt ấy, hôm nay Hội Dòng MTG Thanh Hóa đang vươn dậy với một sức sống mãnh liệt để rồi hôm nay con dân Xứ Thanh được vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân khấn dòng của các tân khấn sinh.

Trong bầu khí trang trọng, rộn ràng và đầy tràn hân hoan cùng chung một niềm vui Tạ ơn. Sáng hôm nay ngày 13.08.2011, đông đảo bà con thân nhân, ân nhân và cộng đoàn dân Chúa từ khắp nơi trong giáo phẫn đã quy tụ về Nguyện Đường của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa (MTG), để cùng với Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận cử hành Thánh lễ khấn dòng cho 16 khấn sinh của Hội Dòng MTG Thanh Hóa (MTG). Cùng đồng tế với Đức, còn có cha Phêrô Vũ Tiến Phúc - Tổng Đại Diện và gần 40 cha trong và ngoài Giáo phận.

Đúng 5 giờ, một hồi chuông vang lên, sau Thánh giá nến cao và sách Phúc Âm là các Tân khấn sinh – tay cầm nến sáng cùng với đoàn đồng tế hân hoan tiến vào ngôi Nguyện đường.

Xem hình lễ khấn dòng

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse kêu gọi cộng đoàn hiện diện hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã và vẫn đang đổ xuống cho Giáo hội Việt Nam, cho giáo phận Thanh Hóa : “Đang khi cả thế giới lâm vào cơn khủng hoảng thiếu ơn gọi, thì tại Việt Nam lại có hàng hàng lớp lớp bạn trẻ vẫn tiến lên hiến thân để phụng sự Chúa và tha nhân. Hôm nay, 16 em tập sinh của Hội Dòng MTG Thanh Hóa sẽ tiến lên nói lời tuyên thệ sắt son đối với Chúa Giêsu và chọn thập giá Đức Kitô là đối tượng của tròng chí họ. Đó là bằng chứng của sự quan phòng và ân sủng của Thiên Chúa xuống cho giáo phận Thanh Hóa.”

Cuộc sống luôn là một lời tuyên xưng, luôn là một của lễ hiến dâng cho Thiên Chúa. Trước khi bắt đầu nghi thức khấn dòng. Đức Cha Giuse đã ban huấn từ cho cộng đoàn phụng vụ. Một cách đặc biệt ngài chia sẻ tâm tình với các tân khấn sinh : “Chúng con thân mến! Chúng con hãy để cho Lời Chúa hôm nay Mặc khải và khắc ghi vào tâm hồn chúng con. Ngày hôm nay 13. 08. 2011 là ngày sẽ chia đôi cuộc đời chúng con. Tất cả những gì thuộc về quá khứ, chúng con hãy để lại sau lưng, hãy để lại bên ngoài cổng nhà dòng. Từ đây chúng con thuộc trọn về Chúa Kitô. Và cha cũng tin rằng sau những năm tháng chúng con theo đuổi ơn gọi Dòng MTG Thanh Hóa, từ giai đoạn đệ tử đến tập viện và ngày hôm nay là ngày tuyên khấn lần đầu. Những chặng đượng chúng con đã đi từ nay sẽ bước vào một hế giới mới, thế giới ủa tình yêu Agpe. Chúa Giêsu mời gọi chúng con “hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. Hãy ở lại trong tinh thần, trong con tim của ngày hôm nay 13. 08. 2011. Sẽ có ngày chúng con sẽ giã từ ngôi nhà mẹ đơn sơ này, như chim đủ lông, đủ cánh bay xuống cuối trời đi xây dựng tổ mơi, đi gieo vãi Tin Mừng cho người khác theo lời mời gọi của Chúa Giêsu và bề trên sẽ sai chúng con đi. Đời sẽ không còn tình yêu như hôm nay nữa, lòng chúng con sẽ có lúc xôn xao, chân chúng con sẽ có lúc chao đảo “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. Tình yêu mà hôm nay vươn cao tới trời, chúng con đã cảm nghiệm như sờ mó được. Cầu chúc chúng con giữ mãi được tâm hồn của ngày hôm nay. Chúng con hãy quyết tâm sống tinh thần của ngày hôm nay trong suất cuộc đời”.

Mở đầu phần tuyên khấn là nghi thức Tuyên khấn lần đầu: 16 tân thấn sinh với nụ hoa trắng cài trên ngực áo, vòng hoa đội trên đầu được xướng danh và lần lượt tiến lên trước bàn thờ, trước sự chứng kiến của Đức giám mục giáo phận, trong tay chị Tổng Phụ trách Maria Nguyễn Thị Tuyết, lần lượt các Tân khấn sinh quỳ gối tuyên khấn bước theo Chúa Kitô theo linh đạo của Hội dòng MTG. Đức giám mục làm phép khăn lúp để trao cho các tân khấn sinh, sau đó ngài cũng đã trao Hiến Chương của Hội dòng để các tân khấn sinh theo đó để giữ lề luật của hội dòng. Khăn lúp và Hiến chương Hội dòng được trao cho các khấn sinh như là biểu tượng của sự tùng phục tuyệt đối vào Đức Kitô, của khát vọng sống đức ái hoàn hảo, của sự tự nguyện hiến thân phục vụ tha nhân. Đó cũng là dấu chứng của một cuộc kết giao kỳ diệu, để từ đây các chị sẽ sống cho Đức Kitô cách trọn vẹn hơn.

Từ đây họ trở thành nữ tu của Hội Dòng MTG Thanh Hóa bằng việc tuyên đọc ba Lời khấn. Với lời khấn Khiết Tịnh, họ sống trong mối tình độc hữu với Chúa Cha; trong mối tình thánh thiêng này họ dấn thân phục vụ anh em đồng loại. Khấn Khó Nghèo, họ tham dự vào sự giàu sang của Thiên Chúa. Khấn Vâng Phục, họ sống trong sự lệ thuộc thảo hiếu đối với Chúa Cha để luôn làm những sự đẹp lòng Ngài. Với ba lời khấn, các tân khấn sinh công khai nói lên lời đáp trả của mình đối với tình yêu Thiên Chúa.

Sau nghi thức khấn dòng, thánh lễ tiếp tục đi vào phần phụng vụ với biết bao tâm tình cảm mến tri ân của cộng đoàn phụng vụ.

Sau thánh lễ chị Maria Nguyễn Thị Tuyết - Tổng phụ trách đã thay mặt Hội Dòng MTG Thanh Hóa nói lời tri ân Đức Cha Giuse; Cha Tổng Đại Diện; quý Cha đồng tế và cộng đoàn đã tham dự ngày vui thánh hiến của hội dòng. Chị Tổng phụ trách cũng thay mặt Hội dòng tri ân các bậc cha mẹ đã hy sinh hiến dâng con cái mình cho hội dòng để phục vụ giáo hội, phục vụ tha nhân.

Cầu chúc các tân khấn sinh của Hội Dòng MTG Thanh Hóa luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc đời dâng hiến.

Jos Kế Nguyễn
 
Giờ Chầu Thánh Thể tại Tàpao
Tâm Phúc
21:06 13/08/2011
Giờ Chầu Thánh Thể tại Tàpao tối 12.8.2011

Tối ngày 12.8.2011, tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết đã chủ sự giờ Lẫn Chuỗi Mân Côi và cung nghinh Thánh Thể cách long trọng. Khoảng 4 ngàn khách hành hương sốt sắng tham dự.

Xem hình chầu Thánh Thể tại Tàpao

Khác với không khí rộn ràng của chương trình diễn nguyện những tháng hành hương trước, giờ cầu nguyện tối ngày 12.8 mang một bầu khí trầm lắng mà sốt mến lạ thường. Cùng Mẹ Tàpao đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, toàn thể cộng đoàn hiệp với Vị Cha Chung Giáo phận để bày tỏ hết tấm lòng con thảo.

Bắt đầu chương trình, đoàn rước khởi kiệu Đức Mẹ từ văn phòng trung tâm Tàpao tiến về quảng trường. Với nến sáng trên tay, đoàn hành hương chào đón Mẹ, mắt hướng về Mẹ mà tim rưng rưng niềm xúc cảm bởi hạnh phúc vì được Mẹ thương yêu và ủi an mỗi lần hành hương về bên Mẹ.

Tiếp đến, Đức Cha Giuse đặt hào quang Thánh Thể Chúa trên bàn thờ để cộng đoàn chiêm ngắm và tôn thờ. Chuỗi kinh Mân Côi năm mươi được xướng lên, cả cộng đoàn cùng cất cao lời kinh để cùng với Mẹ Maria ca ngợi Thiên Chúa vì những việc lạ lùng cao trọng đã thực hiện trong đời Mẹ, và cũng là những lời khấn nguyện chân thành của đoàn con dâng lên Hiền Mẫu Maria.

Chuỗi kinh Mân Côi kết thúc, Đức Cha cung nghinh Thánh Thể xung quanh quảng trường để tất cả một người đều có thể chiêm ngắm và thờ lạy. Giữa ánh nến lung linh, mặt nhật mang Thánh Thể rực sáng như điểm hội tụ của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.

Kết thúc giờ cầu nguyện, cộng đoàn hành hương lãnh nhận phép lành từ Thánh Thể Chúa. Sau đó, âm thầm từng đoàn lên linh đài viếng Đức Mẹ. Cũng có những nhóm ngồi lại tại quảng trường tiếp tục lần chuỗi Mân Côi chung với nhau.

Trăng rằm tháng 7 vằng vặc soi sáng, Tàpao mang một bầu khí linh thiêng về sự hiện diện của Mẹ. Tiếng kinh thoang thoảng vọng lại từ góc này chỗ kia. Về bên Mẹ, để Mẹ dẫn đến với Chúa Giêsu theo một cách khác nhau tùy hoàn cảnh mỗi người. Nguyện xin Mẹ gìn giữ và đón nhận từng ý nguyện của mỗi người chúng con dù xa hay gần đều cố gắng về với Mẹ.

Tâm Phúc
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một số ý niệm chủ chốt trong Tin Mừng Gioan (2)
Vũ Văn An
02:03 13/08/2011
3. Thế gian

Thánh Gioan sử dụng ý niệm thế gian (kosmos) khá nhiều. Trong tổng số 185 lần từ ngữ này xuất hiện trong Tân Ước, người ta thấy nó 78 lần trong Tin Mừng Gioan, 24 lần trong các thư của ngài và 3 lần trong Khải Huyền…

Thường thường chữ này chỉ việc trang trí, trang sức. Ta thấy nghĩa này trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô (3:3): Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa; từ chữ này ta có chữ cosmetic. Thế giới hay vũ trụ với những tương quan nhịp nhàng của nó, quả là một sự trang trí vượt bực, và vì thế từ ngữ này được sử dụng để chỉ vũ trụ nói chung. Có lẽ Thánh Gioan đã sử dụng ý nghĩa này khi ngài viết trong Ga 1:10: “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có”. Khi Chúa Giêsu được mô tả là “ánh sáng thế gian” (8:12; 9:5) và đến hay được sai đến “thế gian” (3:17; 11:27), thì tuy chữ này thường được hiểu là vũ trụ nói chung, nhưng ta cũng không thể loại bỏ việc nó có thể ám chỉ thế giới này, thế giới của ta nói riêng. Vì đối với con người, trái đất này quả là phần có ý nghĩa nhất của vũ trụ, nên không ngạc nhiên gì khi từ ngữ này được dùng để chỉ thế giới ta đang sống. Ta thấy ý nghĩa này trong các câu như 16:33: Trong thế gian, anh em sẽ gian nan khốn khó.

Từ nghĩa trên, ta dễ nhận ra một chuyển ý với thế gian theo nghĩa đa số con người, như khi những người Biệt Phái thất vọng phát biểu: “Kìa thiên hạ theo ông ấy hết rồi!" (12:19). Nhưng phần lớn con người không say mê phục vụ Thiên Chúa. Với nghĩa này, Chúa Giêsu bảo: thế gian nói chung chống đối Người, rẫy bỏ Người, và cuối cùng đóng đinh Người. Từ đó, ta không nên lấy làm lạ khi “thế gian” được sử dụng để chỉ một nhân loại chống lại Chúa Kitô. Chính vì thế có tác giả đã nói tới thế gian như là “tổng số tạo vật của Thiên Chúa bị sự sa ngã làm cho tan tác và hiện đang đứng trước sự phán xét của Người nhưng được Chúa Kitô xuất hiện cứu chuộc”. Thế gian, vì thế, “theo một nghĩa nào đó, quả là hiện thân cho kẻ chống đối vĩ đại đối với Đấng Cứu Chuộc trong lịch sử cứu rỗi” (Theological Dictionary of the New Testament, Grand Rapids, 1964-1969, tr. 893, 894)

Cái nghĩa thế gian như thù nghịch với Chúa Kitô và tất cả những gì Người giảng dạy này là nghĩa mới mẻ được dùng trong Tân Ước. Trong văn chương Hy Lạp nói chung, không hề có nghĩa này. Trong văn chương này, nó chỉ một điều gì hấp dẫn, tức thứ tự và vẻ đẹp của vũ trụ. Nhưng đối với Thánh Gioan và Thánh Phaolô, điều đáng buồn là con người sống trong cái vũ trụ tươi đẹp và có trật tự này đã hành động một cách xấu xa và vô lý khi giáp mặt với Chúa Kitô. Và thế là thế gian ghét bỏ những kẻ bước theo chân Người. Người nói với họ: “các con biết rằng thế gian ghét Thầy trước khi nó ghét các con” (15:18). Trước đó, Người nói với họ: “Thế gian không thể ghét các con, nhưng Thầy thì nó ghét” (7:7).

Cũng theo nghĩa trên ta thấy có những câu nói tới ma quỉ như là “thủ lãnh thế gian” hay tương tự (12:31; 14:30;16:11). Thế gian vui mừng trong khi môn đệ khóc lóc (16:20). Thế gian đui mù. Khi Ngôi Lời đến thế gian, “thế gian không nhận biết Người” (1:10). Thế gian cũng không nhận biết Chúa Cha (17:25), cũng như không tiếp nhận Chúa Thánh Thần (14:17).

Nhưng Thánh Gioan không để chúng ta ở lại với hình ảnh thù nghịch khôn nguôi giữa Thiên Chúa và thế gian. Đã đành thế gian không lưu tâm gì tới sự việc của Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa có bao giờ có thái độ như thế đối với thế gian? Ngược lại, Người vẫn yêu thế gian (3:16). Chúa Kitô cho thế gian hay những điều Người đã được nghe từ Thiên Chúa (8:26). Trọn bộ công trình cứu rỗi mà Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Kitô là nhằm cho thế gian. Chính vì thế, Chúa Kitô đã xóa bỏ tội thế gian (1:29). Người là “Đấng cứu độ thế gian” (4:42). Người hiến mạng sống cho thế gian (6:36). Người ban thịt mình cho “thế gian được sống” (6:51). Chúa Kitô đến để cứu thế gian chứ không phán xét nó (3:17; 12:47). Thành công của Người được mô tả như là việc lật nhào Xatan, thủ lãnh thế gian (12:31; 14:30). Chiến thắng này vĩnh viễn là của Chúa Kitô (16:33) nhưng chiến thắng này vẫn không thay đổi sự kiện: thế gian, trong căn bản, vẫn tiếp tục chống đối Chúa Kitô.

Nói tóm lại, theo Leon Morris, hạn từ thế gian mang theo mình khá nhiều ý nghĩa khác nhau mà người đọc cần lưu ý khi học hỏi Tin Mừng Gioan, vì các biên giới giữa các ý nghĩa này rất linh động. Thánh Gioan di chuyển tự do từ ý nghĩa này qua ý nghĩa nọ, có khi còn một lúc dùng nó với nhiều ý nghĩa khác nhau nữa.

4. Sự thật

Trong văn chương Hy Lạp, ý niệm căn bản về sự thật cũng tương tự như ý niệm của chúng ta. Nó chỉ sự thật ngược với sự giả, chỉ thực chất ngược với vẻ bề ngoài. Nhưng trong Tân Ước, việc sử dụng hạn từ này trở nên phức tạp vì nó du nhập nhiều nét từ Cựu Ước. Những nét này mang thêm ý nghĩa trung thành, đáng trông cậy, đáng tin tưởng, chắc chắn… Nhất là khi những hạn từ này được sử dụng để nói về Thiên Chúa. Có thể không ngoa khi quả quyết rằng phần lớn ý nghĩa của các hạn từ này được rút ra từ ý niệm Thiên Chúa. Thực vậy, Người thường được gọi là “Thiên Chúa sự thật” (Tv 31:6 [1]; Is 65:16 [2]). Như thế, sự thật là đặc tính của Thiên Chúa và chỉ nhờ biết Thiên Chúa ta mới biết sự thật. Nhưng con người cũng có thể biết sự thật vì chính Thiên Chúa đã mạc khải nó cho họ. Chính vì vậy, Giacóp đã có thể nói rằng: “con bé nhỏ, đâu xứng với tất cả mọi ân huệ và tất cả sự thật [3] mà Ngài đã tỏ cho tôi tớ Ngài đây” (St 32:10). Những lời cầu nguyện như câu “trong sự thật [4] của Ngài, xin tiêu diệt chúng” (Tv 54:7) làm chúng ta ngỡ ngàng cho đến khi chịu nhớ ra rằng sự thật bao hàm tính đáng tin cậy và tính chính trực hoàn toàn của Thiên Chúa. Người chắc chắn luôn hành động phù hợp với nền luân lý cao cả nhất.

Trong Tân Ước, sự thật cũng được liên kết với Thiên Chúa (Rm 3:7; 15:8 [5]). Trong một câu đáng lưu ý, Thánh Phaolô nói tới việc thờ ngẫu thần như là việc đổi chác sự thật của Chúa lấy sự dối trá (Rm 1:25), điều này làm cho sự thật rất gần gũi với bản tính cốt lõi của Thiên Chúa. Sự thật cũng được liên kết với Chúa Kitô (2Cor 11:10), nhất là trong kiểu nói “vì sự thật ở nơi Chúa Giêsu” mà người ta thường dịch là “đúng như sự thật ở nơi Chúa Giêsu” [6] (Eph 4:21). Thực ra ở đây, Thánh Phaolô không có ý nói tới một khía cạnh sự thật nào đó mà ngài tìm thấy nơi Chúa Giêsu; nhưng ngài muốn nói rằng sự thật của Thiên Chúa, nghĩa là chính sự thật, cư ngụ trong Chúa Giêsu. Đó chỉ là một bước ngắn dẫn tới chính điều Chúa Giêsu thực hiện và do đó, ta nghe nói tới “sự thật của tin mừng” (Gl 2:5), trong khi “lời sự thật” có thể giải thích là “tin mừng cứu độ anh em” (Eph 1:13). Còn nhiều câu tương tự như thế. Điều này ảnh hưởng đến tác phong người tín hữu. Họ thắt lưng bằng đai sự thật (Eph 6:14), giữ ngày lễ “với bánh không men của lòng thành tín và sự thật” (1Cor 5:8). Tóm lại, sự thật phải là đặc tính của người được cứu độ cũng như nó vốn là đặc tính của Đấng Cứu Độ.

Việc khai triển trên đạt tới đỉnh cao trong Tin Mừng thứ bốn. Đối với Thánh Gioan, sự thật là một quan niệm rất quan trọng. Ngài sử dụng nó tới 25 lần trong Tin Mừng và 20 lần trong các thư, trong khi Tin Mừng Mátthêu chỉ sử dụng 1 lần, hai Tin Mừng Máccô và Luca, mỗi Tin Mừng sử dụng 3 lần, các thư Thánh Phaolô sử dụng tới 47 lần.

Bultmann cho rằng nơi Thánh Gioan, ý nghĩa căn bản của sự thật là thực tại Thiên Chúa (xem Theological Dictionary of the New Testament, I, tr.238). Vì Người là Đấng Tạo Dựng, nên Người là thực tại chân thực duy nhất. Điều đặc biệt quan trọng là sự kiện này: ta có thể liên kết sự thật với Chúa Giêsu. Người “đầy ơn phúc và sự thật” (1:14), và là nguồn ơn phúc và sự thật cho con người (1:17). Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ làm chứng cho sự thật (5:33) và vì ngài tự nhận mình là chứng nhân của Chúa Giêsu (xem 1:7), nên điều này càng liên kết sự thật chặt chẽ hơn với Chúa Giêsu. Chính Người từng phán rằng: “Thầy là… sự thật” (14:6). Bultmann cũng cho rằng sự thật như thế không phải là giáo huấn về Thiên Chúa do Chúa Giêsu truyền dạy mà là chính thực tại của Thiên Chúa đang tự mạc khải, đang đến!, trong Chúa Giêsu. Hiểu như thế, sự thật có một mối liên kết rất đặc biệt với thánh giá. Lúc gần kết thúc Tin Mừng, Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Sự thật là cái gì?” (18:38). Không một câu đáp bằng lời nào đã được đưa ra, nhưng trình thuật Khổ Nạn chính là câu trả lời bằng việc làm vậy. Như A. Corell từng viết: “Trong Tin Mừng thứ bốn, chỉ có thể có một ý nghĩa cho sự thật: đó là sự thật về cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu… Điều này phù hợp với trọn bộ nền thần học của Tin Mừng thứ bốn, mà trọng điểm là việc Chúa Giêsu “được cất lên” (Consummatum Est, London 1958, tr.161). Sự thật, trong cái hiểu của Chúa Giêsu, rất đắt giá.

Tất cả những điều trên đem đến nhiều hậu quả cho con người. “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông" (8:31-32). Biết sự thật không phải là bước vào tự do tri thức, nhưng là bước vào kinh nghiệm giải thoát được làm môn đệ Chúa Kitô, với tất cả ý nghĩa của việc được giải thoát khỏi tội lỗi và tội lụy, và tình hiệp thông cũng như nhận biết Thiên Chúa. Chúa Giêsu không mô tả sự thật như một nhân đức luân lý hay một quan niệm triết học. Ý tưởng này rất gần với ý tưởng tại 17:3 là câu mô tả sự sống đời đời theo hướng nhận biết Thiên Chúa “chân thật” và Chúa Giêsu Kitô. Ở đây, có lẽ ta cũng nên xét tới sự kiện này là “mọi ơn phúc và sự thật đều nhờ Chúa Giêsu Kitô mà có” (1:17), vì điều này nói lên một liên kết gần gũi giữa sự thật và tin mừng ơn phúc của Thiên Chúa. Trọn bộ thừa tác vụ của Chúa Giêsu đã được thực hiện để Người có thể làm chứng cho sự thật (18:37; xem thêm 8:40, 45, 46; 16:7). Ngược lại, tên xấu xa không đứng về phía sự thật, và quả thực, trong hắn, không hề có sự thật (8:44).

Sự thật cũng có liên hệ tới Chúa Thánh Thần, là Đấng tiếp nối công trình của Chúa Kitô. Thực vậy, điều này tạo thành một nét đặc thù trong giáo huấn của Tin Mừng thứ bốn. Chúa Thánh Thần là “Thánh Thần sự thật” (14:17; 15:26; 16:13). Thánh Gioan còn quả quyết: “Thánh Thần là sự thật” (1Ga 5:6). Một phần trong việc làm của Chúa Thánh Thần là dẫn con người “tới sự thật” (16:13).

Đối với Kitô hữu, sự thật quan yếu đến nỗi họ có thể coi mình “đứng về phía sự thật” (18:37). Chỉ những ai “đứng về phía sự thật” mới nghe được tiếng nói của Chúa Kitô (18:37). Họ được thánh hóa “trong sự thật” (17:17). Thực vậy, việc Chúa Kitô tự thánh hóa mình (phần lớn các học giả cho rằng điều này ám chỉ Người được chọn riêng ra cho cái chết hiến tế) chính là “để chúng cũng được thánh hóa trong sự thật” (17:19). Để cả họ nữa cũng “sống” sự thật (3:21; xem điều ngược lại tại 1Ga 1:6). Sự thật là một đặc điểm của hành động, chứ không phải chỉ là một ý niệm trừu tượng. Tín hữu thờ phượng “trong tinh thần và trong sự thật” (4:23f). Điều này quan trọng đến nỗi Chúa Cha chỉ tìm những người thờ phượng như thế mà thôi (4:23). Thờ phượng phải phù hợp với thực tại Thiên Chúa như đã được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô.

Nói tóm lại, mối liên kết với Chúa Giêsu là điều thuộc yếu tính đối với ý niệm sự thật như đã được trình bày trong sách Tin Mừng này. Sự thật bắt đầu với bản tính chủ yếu của Thiên Chúa, nó tìm được cách phát biểu trong Tin Mừng Thiên Chúa cứu độ con người và nó phát sinh ra những cuộc đời đặt căn bản trên sự thật và sẵn sàng biểu dương sự thật.

5. Tin

Một trong các điều lạ về Tin Mừng thứ bốn là trong khi động từ pisteuo (tin) được dùng trong đó tới 98 lần, thì danh từ pistis (niềm tin, đức tin) lại hoàn toàn vắng bóng. Không ai hiểu rõ nguyên do. Người ta phần lớn cho rằng có thể đối với hệ thống tiền ngộ đạo thời ấy, dùng dạng danh từ có thể khiến người ta nghi ngờ Tin Mừng này chăng. Điều này dám đúng lắm, nhưng dù có thế đi chăng nữa, thì người ta vẫn lấy làm lạ tại sao Tin Mừng này lại sử dụng động từ pisteuo nhiều đến thế, trong khi Tin Mừng Mátthêu chỉ sử dụng có 11 lần, Tin Mừng Máccô 10 lần (thêm 4 lần nữa trong phần cuối chương 16 mà có người cho là không phải của Thánh Máccô), và Tin Mừng Luca 9 lần.

Xét chung, Thánh Gioan sử dụng động từ này 4 cách. Sử dụng để chỉ sự việc tin 12 lần, người tin 19 lần, tin “vào” Chúa Kitô 36 lần, và 30 lần sử dụng nó một cách tuyệt đối. Không có gì bất thường khi tin rằng việc này việc nọ đã xẩy ra hay tin vào người tin. Điều đáng lưu ý là việc dùng động từ này với giới từ “vào” (eis = into). Dù việc sử dụng giới từ này phần lớn là để nhấn mạnh nghĩa chiểu tự nhưng rõ ràng cách nhấn mạnh của Thánh Gioan rất giống với cách của Thánh Phaolô khi vị thánh này nói đến việc chúng ta cư ngụ “trong” Chúa Kitô (en Christou). Đối với Thánh Gioan, tin là một hoạt động đưa con người ra khỏi chính họ để kết hợp làm một với Chúa Kitô.

Có nhà chú giải cho rằng Thánh Gioan sử dụng động từ pisteuo với giới từ eis này theo nghĩa Hípri để chỉ lòng tin đơn sơ, tín thác bản thân (xem C.H. Dodd, The Interpretation of the Fourth Gospel, Cambridge 1953). Đây là yếu tố nổi bật trong niềm tin vào Chúa Kitô của các Kitô hữu thuở ban đầu. Cái yếu tố luân lý của lòng tín thác bản thân này rất quan trọng để hiểu được Kitô Giáo buổi sơ khai.

Không hẳn là một tình cờ khi Tin Mừng này, song song với việc nói nhiều về việc tin, cũng đã nói nhiều về việc “ở lại” trong Thiên Chúa và Chúa Kitô. Dù tin và ở lại không có liên hệ với nhau trong nhiều câu nói, ngoại trừ câu 12:46, nhưng rõ ràng chúng chỉ về cùng một sự việc. Thực thế, người ta có thể cho rằng việc ở lại trong Chúa Kitô, từng được nhấn mạnh ở các câu mở đầu chương 15, thực tế đồng nghĩa với tin, và đó là lý do tại sao động từ tin không được dùng trong các câu này.

Quan niệm tin “vào” Chúa Kitô này quan trọng đến nỗi có thể dùng động từ này một cách tuyệt đối, không cần túc từ. Trong Tin Mừng này, khi nói đến tin, không cần phải nói tới tin ai. Tin và Chúa Kitô hoà lẫn vào nhau đến độ đã nói về thực tại này là hàm nghĩa nói tới thực tại kia. Ta thấy rõ điều này trong câu đàm thoại của Chúa Giêsu với người mù từ lúc mới sinh “Anh có tin vào Con Thiên Chúa không?” Anh ta hỏi lại: “Nhưng thưa Thầy, Đấng ấy là ai để tôi tin vào Người?”. Tuy nhiên, khi được trả lời, anh ta không nói “Tôi tin vào Đấng ấy” mà chỉ nói “Tôi tin”. Một lần nữa, ta cũng thấy thực sự không có khác biệt chi giữa việc tin các sự kiện về Chúa Kitô và tin “rằng anh em có thể tin Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa; và nhờ tin như thế anh em có sự sống nhân danh Người” (20:31). Cũng thế, niềm tín thác đơn sơ vào Chúa Cha là điều có liên hệ tới hồng phúc sự sống đời đời (5:24).

Tóm lại, ý niệm căn bản của tin là làm tín hữu ra khỏi con người mình để kết hợp nên một với Chúa Kitô. Thực sự tin Chúa Cha hay thực sự tin các sự kiện về Chúa Kitô đều hàm chứa trong điều trên. Dù sử dụng cách nào, từ ngữ này cũng nhấn mạnh tới niềm tín thác bản thân vào Thiên Chúa.

Theo Leon Morris, The Gospel According to John, 1979,
__________________________________________________________________________________________________________

[1] Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là “Thiên Chúa thủy chung”; CGKPV dịch là “Chúa Trời thành tín”. Bible de Jerusalem dịch là “God of truth”.

[2] Cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là “Thiên Chúa danh hiệu Amen” với lời chú thích: tiếng “Amen” nghĩa là thật. CGKPV dịch là “Thiên Chúa chân thật”. Bible de Jerusalem: God of truth.

[3] CGKPV dịch là “lòng thành kính”

[4] CGKPV dịch là: “vì Ngài thành tín, xin tiêu diệt chúng”.

[5] CGKPV: “lòng trung thành của Thiên Chúa”

[6] CGKPV, còn Cha NT Thuấn thì dịch là: “quả như (Đức Kitô ấy) là sự thật (đã tỏ bày ra) nơi Đức Yêsu”.

 
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực (1)
Trần Văn Cảnh
08:34 13/08/2011
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
(Bài 1)

Về trách nhiệm của cha sở và sự cộng tác cần thiết của giáo dân, Giáo Luật 1983 và Công Đồng Vatican II đã xác định rõ ràng rằng :
"Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo qui tắc luật định". (Can.519).
Phần các chủ chăn, nhờ sự trợ lực kinh nghiệm của giáo dân, các ngài có thể phán đoán minh bạch và đúng đắn hơn về những vấn đề thiêng liêng cũng như trần thế; như vậy, toàn thể Giáo Hội được vững mạnh nhờ tất cả mọi chi thể, sẽ chu toàn hữu hiệu hơn sứ mệnh mình đối với sự sống của thế gian (Lumen Gentium, 37).
Ba nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị của cha sở đã được Giáo luật xác định. Hai tính cách cộng tác tích cực và đắc lực của giáo dân đã được Hiến chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II nêu rõ. Nhưng trong thực tế, hai câu hỏi được đặt ra. Cha sở phải làm sao để được giáo dân cộng tác tích cực và đắc lực ? Giáo dân phải làm sao để có thể cộng tác tích cực và đắc lực với giáo sĩ, đặc biệt là cha sở của mình ?

Hè 2011 năm nay, tôi được tiếp xúc với nhiều giáo dân đã có dịp cộng tác với các cha sở của họ, ở Pháp, ở Mỹ, ở Việt Nam. Sau đây, tôi xin tóm tắt những điều đã ghi nhận được qua các cuộc trao đổi, trả lời câu hỏi thứ hai : Giáo dân phải làm sao để có thể cộng tác tích cực và đắc lực với giáo sĩ, cha sở của mình ?
Những giáo dân mà tôi đã được gặp tất cả đều đã hay đang là những cộng tác viên thân cận của các cha sở trong các giáo xứ họ sống ; hầu hết đã tham gia Hội Đồng Mục Vụ, hay Ban Phần Việc Xứ. Họ đã trao đổi những kinh nghiệm sống, mà chung quy thâu về 5 nguyên tắc nền tảng sau đây.

A1. Không bao giờ lấn quyền hoặc lấy quyết định thay cha sở

Một trong những sai lầm mà một số giáo dân mắc phải là đặt điều kiện với các cha sở, khi các ngài nhờ họ một việc gì. Thâm chí có khi họ còn quyết định thay cho cha sở và hầu như ra lệnh cho các ngài phải làm những điều họ đã quyết định
« Con sẵn sàng giúp cha tổ chức tiệc tân niên, với điều kiện là cha phải sắm bàn ghế mới ». « Nhà thờ mình cũ quá, phải chỉnh trang lại, con đã nhờ chị Tý làm họa đồ ». « Con đã thông báo với anh em rồi, chúa nhật tới xin cha đến họp với chúng con ». Đó là ba lời tiêu biểu, đôi khi rất dịu dàng, như « xin », nhưng có nghĩa đặt điều kiện, lấn quyền hay thay quyền cha sở, mà một giáo dân chính danh không bao giờ nên nói với linh mục chính xứ của mình. Đó cũng là những lời mà chẳng bao giờ một nhân viên dám nói với chủ mình ở công sở hay xí nghiệp ; vì chắc chắn sẽ bị coi là lấn quyền và hầu chắc sẽ bị khiển trách hay sa thải.
Khốn thay, từ vài năm nay, cụ thể là từ đầu năm 2010, không chỉ ở cấp giáo xứ, mà ngay cả ở cấp giáo phận, thậm chí ngay cả ở cấp Giáo Hội Việt Nam, nhiều phản ứng của giáo dân và ngay cả của một vài giáo sĩ đã rõ rệt lấn quyền hoặc thay quyền của giám mục hay của Hội Đồng Giám Mục.

Vậy, điều thứ nhất mà mọi giáo dân cần ghi nhớ là, ở bất cứ cương vị nào, ngay cả chủ tịch hay thành viên trong Ban Thường Vụ của HĐMV, họ chỉ là những cộng tác viên của cha sở, hoặc trực tiếp với ngài, hoặc gián tiếp qua các cha phó khác ; và chỉ có quyền tư vấn và thừa hành mà thôi : Tự sắc ''Hội thánh'' (Ecclesiae sanctae) (1966) của đức Phaolô VI đã xác định: « HĐMV chỉ hưởng quyền tư vấn thôi » (ES 16). Giáo Luật mới (1983) khi nói về HĐMV cấp giáo phận (c511-514) và cấp giáo xứ (c 536) cũng quy định: « HĐMV chỉ hưởng quyền đầu phiếu tư vấn thôi ».

A2. Không bao giờ xen vào chuyện của các cha mà âm mưu, đồng lõa chống cha sở

Trong những giáo xứ có cha phó, đôi khi xẩy ra sự kiện cha chánh cha phó bất đồng ý kiến, hay trầm trọng hơn là chống đối nhau. Hay xẩy ra nhất là khi các cha xấp xỉ tuổi nhau, mà tính tình lại khác nhau, thành dễ thiếu tôn kính nhau. Các cha có tinh xảo đến mấy, thì nếu có khinh thường nhau, bất đồng hay chống đối nhau, giáo dân cũng rất tinh nhanh. Nhiều cha ngỡ rằng có thể che dấu sự khinh thường, bất đồng hay chống đối của mình. Các cha lầm. Giáo dân họ thấy, nhưng không nói ra thôi. Đôi khi có giáo xứ, cha chính, hay cha phó còn kéo giáo dân theo bè mình, chống đối người kia, thậm chí còn xui họ tố cáo người kia với giám mục. Đôi khi, có những giáo dân sa bẫy, đồng lõa chống đối linh mục kia.

Thực ra, quan niệm truyền thống việt nam luôn coi linh mục, người được Chúa gọi và chọn, được phong chức thánh, là phụ mẫu của giáo dân. Cũng như trong một gia đình, con cái đâu có quyền được chọn cha mẹ. Cũng vậy, trong một giáo xứ, có bao giờ giáo dân được chọn cha sở, hay cha phó đâu. Chúa cho cha mẹ nào, linh mục nào thì mình nhận cha mẹ hoặc linh mục nấy. Mà cha mẹ, hay cha sở hoặc cha phó, thì mỗi người mỗi tính. Người thì dịu hiền, kẻ thì nóng nảy. Người thì nhịn nhục, chấp nhận, kẻ lại gắt gỏng, chửi bới. Người thì rộng lượng, bao dung, kẻ lại hẹp hòi, chấp vặt. Người thì thông minh, nhìn xa, kẻ lại đoản trí, nhìn gần,…
Chuyện của cha mẹ, để cha mẹ khắc xử lấy. Con cái chẳng nên xen vào, nhất là tránh vào hùa, bênh người này, chê người kia. Chuyện của cha chánh, cha phó cũng vậy. Nếu các ngài có chuyện với nhau, thì cứ để các ngài tự lãnh trách nhiệm, tự xử với nhau. Giáo dân tuyệt đối không xen vào, càng không nên vào hùa, đồng lõa với cha này để chê trách, tố cáo, loại trừ, làm hại cha kia.
Khốn thay, cũng từ NĂM THÁNH 2010, có giáo dân, thậm chí có cả giáo sỹ đã vào hùa với nhau để chống đối, phê bình, tố cáo các giáo sĩ khác, thậm chí tố cáo, vu oan cho cả các giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Làm như vậy, họ đã phá hoại và chia rẽ giáo hội. Việc làm này thật không phải đạo.

Vậy, điều thứ hai mà mọi giáo dân cần ghi nhớ là phải tôn trọng chức thánh của linh mục, mà chẳng bao giờ chống đối, chỉ trích, vu oan cho các giáo sĩ linh mục hay giám mục, nhưng nên để các ngài lãnh trách nhiệm tự xử lấy. Cha mẹ hoặc linh mục tài giỏi, tốt lành thì mình được nhờ ; Thản hoặc Chúa gửi cho mình cha mẹ hoặc tu sĩ, linh mục hay giám mục, không được như vậy, thì cũng an phận theo thánh ý Ngài.

A3. Cộng tác với cha sở để đặt dự án, thành thật trao đổi mọi tin tức « theo sự thật và trong tình bác ái » (Ep, 4, 15).

Trong công việc quản trị, giỏi hay dở là tùy khả năng biết nhìn. Biết nhìn, trước nhất là biết nhìn về quá khứ để thấy ra cái sai lầm, khuyết điểm, hay tầm thường hầu sửa đổi, cải tiến ; cái thiếu chưa làm hầu làm cho đủ đã vậy ; Mà còn là biết nhìn hiện tại để chọn được công việc có thiên thời, địa lợi, nhân hòa mà thực hiện, hầu thâu được nhiều kết quả hữu hiệu hơn ; Và nhất là biết nhìn xa về tương lai, hầu tiên liệu những thay đổi của môi trường, thời thế, hầu chuẩn bị thích nghi, tránh được lỗi thời, thoát được lạc lõng.
Các nhạc trưởng, không phải ai cũng giỏi vĩ cầm. Các chủ xí nghiệp, không phải ai cũng giỏi quản trị nhân viên. Cũng vậy, các cha sở, không phải ai cũng giỏi tiên liệu, nhìn xa, biết rộng. Khi các ngài cần và hỏi mình, thì giáo dân, nếu có khả năng, nên cộng tác với các ngài : giúp các ngài nhận xét và phân tích quá khứ cũng như hiện tại, hầu suy xét tiên đoán tương lai, để đưa ra được những dự án thích hợp cho giáo xứ.
Giá trị của một dự án tùy thuộc vào giá trị chính xác, khách quan và hiện hành của tin tức. Bởi vậy, điều quan trọng là người giáo dân cộng sự viên phải có can đảm trao đổi mọi tin tức mình biết cho giáo sĩ, cha sở của mình, ngay cả và nhất là những tin tức bất lợi. Phải dám chân thành nói sự thật. « Sống theo sự thật và trong tình bác ái » (Ep, 4,15). Đó là nguyên tắc căn bản của công giáo, mà các tín hữu phải áp dụng trong mọi trường hợp, nhất là với chủ chăn của mình.
Chỉ xin nhớ rằng mình là giáo dân, chẳng bao giờ nên đặt điều kiện, lấn quyền hay quyết định thay linh mục giáo sĩ của mình, cha chính hay cha phó. Mình chỉ có thể gợi ý để các ngài suy nghĩ ; hoặc trả lời, phân tích, khi các ngài hỏi.

A4. Tôn trọng những quyết định của cha sở và cá tính của ngài

Trong mọi công viêc quản trị, và hẳn nhiên là quản trị mục vụ, việc lấy quyết định là quan trọng hơn cả. Lấy quyết định là hành động đặc trưng của người quản trị. Ai có trách nhiệm thì người đó phải lấy quyết định. Những cộng tác viên có thể hỗ trợ tìm tin tức, giúp phương tiện, nhưng không bao giờ lấy quyết định thay cho người có trách nhiệm quản trị. Ngược lại, tôn trọng mọi quyết định của người trách nhiệm. Và nhất là tôn trọng cá tính của họ. Người trách nhiệm, họ có cái nhìn tổng thể của họ, có cái nhìn vấn đề của họ. Cha sở là người trách nhiệm giáo xứ và đoàn chiên. Giáo dân chỉ là cộng tác viên.
Nhà lý thuyết quản trị tâm lý Rensis LIKERT đã quan sát các nhà quản trị và đặc biệt cách họ lấy quyết định. Ông nhận thấy có 4 loại lấy quyết định, mà ông gọi là hệ thống quản trị : độc đoán, phụ quyền, tham khảo và tham dự. Các cách quản trị thường thay đổi tùy theo cá tính của mỗi người.
Những vị độc đoán thường chỉ tin vào mình mà chẳng tin vào ai. Họ tự ý lấy quyết định, chẳng cần hỏi ai. Họ ra lệnh và dùng kỷ luật bắt nhân viên theo. Trước những quyết định kiểu độc tài này, thường hay có một sự chống đối ngầm. Muốn hay không muốn, giáo dân chỉ có một đường hoặc theo, hoăc bỏ. Nhưng người giáo dân tích cực thì bền chí, biết cách gợi ý một cách khôn khéo, như kể những chuyện, hoặc cho những thông tin liên hệ đến những quyết định cùng loại. Người trách nhiệm có thể thay đổi quyết định, khi họ có thông tin chắc chắn hoặc mẫu chuyện đáng tin.
Những vị quyết định kiểu phụ quyền hoặc tham khảo, thì có theo ý các cộng sự viên nhiều hơn. Nhưng trách nhiệm của các cộng sự viên cũng tăng hơn và do đó họ phải trau dồi khả năng nhiều hơn.
Những vị quyết định kiểu đòi các cộng tác viên tham dự một cách tích cực để lấy quyết định là những vị có lòng tôn trọng và tin tưởng vào các cộng sự viên. Đây là trường hợp tốt để các giáo dân cộng tác viên biểu lộ khả năng của mình, hầu giúp các cha sở lấy được những quyết định khả thi và khả hiệu. Thường thường trong trường hợp này, các giáo dân cộng tác viên rất tích cực và đắc lực. Những cha sở biết quyết định theo kiểu tham dự này đôi khi bị những giáo dân xấu miệng chê là « nhu nhược, bất quyết ». Thực ra đôi khi cũng có những vị như vậy. Nhưng cũng có những vị ý thức và rõ rệt muốn dùng kiểu quyết định này. Ý thức hay không ý thức thì những cha sở biết quyết định kiểu tham dự thường sẽ là những vị đạt được nhiều thành công trong việc quản trị giáo xứ. Lý do đơn giản, vì các ngài biết kính trọng các giáo dân cộng sự viên, tin tưởng vào họ, biết để họ thi thố tài năng. Đo đó họ làm việc hết mình, rộng lượng đóng góp mọi cái họ có cho công việc chung. Và danh thơm của cha sở đồn ra, nhiều giáo dân khác cũng có thể cộng tác dễ dàng hơn. Một cha sở có giáo dân là có tất cả. Một cha sở thiếu giáo dân là thiếu hết.

A5. Luôn luôn liên đới bảo vệ cha sở

Các giáo sĩ ở Việt Nam, từ năm khởi đầu 1533 cho đến hôm nay, 2011, luôn luôn được tôn kính, nhưng hầu như liên tục, bất cứ lúc nào cũng bị nhiều khó khăn ; từ ghen tỵ, chỉ trích, chê bai, diễu cợt, vu oan ; qua đấu tố, chèn ép, bách hại ; đến tù đầy, đánh đập, giết hại. Cái đó đến từ bên ngoài, do những kẻ ghen ghét, chống đối đã vậy ; Mà đôi khi cả từ bên trong nữa, từ trong giáo xứ, từ trong giáo hội.
Cha Gioan Huệ và cha Bênêdicttô Hiền là hai giáo sĩ linh mục đầu tiên của Việt Nam được Đức Cha Lambert de La Motte phong chức ngày 08/06/1668 tại Ayuthia, Thái Lan. Cha Gioan Huệ đã nhiều lần bị một số người, vì không được chọn làm linh mục, ganh tỵ. Họ quậy phá : có lần họ tràn vào nhà thờ thóa mạ, chê bai cha, lần khác cướp dựt đồ lễ của cha, đánh gẫy tay cha ; thậm chí cái chết của cha có nhiều dấu vết rất đáng nghi rằng cha đã bị đầu độc.
Năm 1671, trong chuyến kinh lý Đàng Trong lần I, Đức cha Lambert de la Motte, một trong hai giám mục đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, đã bị quan trấn Nhà Rù đầu độc, theo lời xúi dục của một người (mà theo mạch văn chắc hẳn là cha Acosta).

May thay, hầu như luôn luôn các ngài, tu sĩ linh mục cũng như giám mục, đã được các giáo dân che chở, bao bọc và bảo vệ. Trong một giáo xứ người ta ước lượng rằng đại đa số các giáo dân quí mến và bảo vệ các giáo sĩ linh mục. Thói quen này lộ rõ và ăn sâu vào tâm khảm giáo dân việt nam từ thời cấm đạo.

Sự bảo vệ có thể là tiếp đón trong cuộc sống thường ngày, đáp lời mời để tham dự mọi công việc cần thiết.
Sự bảo vệ còn có thể là canh phòng, giúp đỡ, để giáo sĩ tránh khỏi bị ức hiếp, khỏi bị hành hung,…
Sụ bảo vệ cũng có thể là che dấu, tìm chỗ cho ẩn thân, để khỏi bị truy nã, bắt bớ.
Sự bảo vệ còn có thể là ngăn cản kẻ thù, giúp đỡ giải quyết và chữa trị thương tích, bù đắp thiệt hại, giải oan hay minh oan khi bị vu khống.

Vậy, điều thứ 5 mà mọi giáo dân cần ghi nhớ và phải luôn luôn làm trong bất cứ hoàn cảnh nào là « luôn luôn liên đới bảo vệ linh mục giáo sĩ, cha sở của mình ».

LỜI KẾT

Năm nguyên tắc trên có thể đã được diễn tả một cách tổng quát hơn, rằng :
• Giáo dân tôn kính chức thánh và quyền lãnh đạo của giáo sĩ ;
• Tôn trọng các quyết định của ngài mà tích cực thực hiện ;
• Chấp nhận cá tính của ngài mà cộng tác chân tình ;
• Thành thực và kín đáo cộng tác trong mọi công việc và lãnh vực ;
• Và trung tín bảo vệ và liên đới che chở trong mọi khó khăn.

Một vài người khác đã nêu lên những công việc thường ngày khác, mà giáo dân cần thực hiện để cộng tác với giáo sĩ, cha sở :
• Cùng nhau thiết kế tiến trình làm việc ;
• Hỗ trợ tìm phương tiện tài chánh, nhân sự và vật liệu, dụng cụ ;
• Cùng nhau tiên liệu những khó khăn và nguy hiểm, hầu đồng tâm vượt thoát và tích cực đối phó ;
• Sẵn sàng thực hiện công việc ;
• Khôn khéo kiểm soát kết quả để duy trì và tu bổ công việc hay chuyển sang việc mới ;
• Và giúp làm một số công việc chuyên môn hành chánh và tài chánh.

Đọc được những kinh nghiệm của một số giáo dân, tuy trong những hoàn cảnh rất khác biệt, nhưng cùng chung một tâm tư là cộng tác tích cực và đắc lực với giáo sĩ và đặc biệt là cha sở, như vừa trình bày trên đây, chắc hẳn sẽ có những giáo dân hay giáo sĩ có những kinh nghiệm khác. Xin quí vị trao đổi và chỉ dậy thêm, để chúng ta cùng tu sửa, cùng khai triển thêm và cùng cải tiến hơn.
Giáo dân phải làm sao để có thể cộng tác tích cực và đắc lực với giáo sĩ, đặc biệt là cha sở của mình ?
Cha sở phải làm sao để được giáo dân cộng tác tích cực và đắc lực ?

Bảo Lộc, ngày Lễ Thánh Antôn Nguyễn Đích, Trùm họ
12 tháng 08 năm 2011
Trần Văn Cảnh
canhparis@gmail.com
 
Thông Báo
Phân ưu cùng cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy
Lê Minh
00:45 13/08/2011
PHÂN ƯU

Chúng tôi nhận được tin
ANH MATTHEW NGUYỄN VĂN THUẬN

là anh ruột cuả LM Phêrô Nguyễn Minh Thuý,
Cựu Quản Nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Perth, Tây Úc
qua đời vào chiều ngày 12/08/2011
Hưởng thọ 58 tuổi.

Xin chân thành chia buồn cùng
Linh mục Phêrô Nguyễn Minh Thuý,
Bà Cố, chị Thuận – các cháu và quí bà con họ hàng tang quyến.
Nguyện xin Chúa nhân từ đón nhận
linh hồn Matthew sớm về hưởng nhan Thánh Chúa.
Thành kính phân ưu,
Lê- Minh
Đại Diện Ban Thường Vụ, Hội Đồng Mục Vụ
và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Perth, Tây Úc
 
VietCatholic phân ưu cùng cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy
Lm. Gioan Trần Công Nghị
00:56 13/08/2011
PHÂN ƯU

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

VietCatholic hiệp thông với cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy

Chánh xứ Saint Columban, Perth, Western Australia
Cựu quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
trước sự qua đi của bào huynh là

ANH MATTHEW NGUYỄN VĂN THUẬN

được Chúa gọi về vào chiều ngày 12/08/2011
Hưởng Thọ 58 tuổi
Xin Chúa Kitô Phục Sinh đón nhận người quá cố vào Nước Ngài
và ban ơn an ủi cho cha và quý quyến.
Thay mặt Ban Biên Tập Thông Tấn Xã VietCatholic
Linh Mục Gioan Trần Công Nghị
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News