Ngày 14-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:12 14/08/2013
BẢO LIÊN THẦN ĐĂNG CỨU MẸ
N2T

Tam Thánh công chúa vì tư tình riêng nên kết hôn với người phàm trần là Lưu Nhan Xương, khiến cho anh trai là Nhị Lang thần rất nổi giận, nên ông ta lấy lại pháp thuật vô biên của Tam Thánh công chúa là thần bảo liên thần đăng, rồi lại còn giam bà ta vào trong núi Hoa Sơn.
Tam Thánh công chúa ở trong núi Hoa Sơn sinh hạ một con trai và đặt tên là Trầm Hương, và do đứa tớ gái của bà bí mật đem ra khỏi núi Hoa Sơn nuôi dưỡng đến khôn lớn, khi Trầm Hương được mười sáu tuổi thì lên Linh Đài sơn bái kiến Bích Lịch đại tiên, nó bắt đầu ăn đào tiên, luyện tiên công, một năm sau đại tiên tặng cho Trầm Hương một cái búa thần và kêu nó đi cứu mẹ ruột.
Trầm Hương tìm được Nhị Lang thần, cả hai người đánh nhau một trận long trời lở đất ở núi Hoa Sơn, cuối cùng Trầm Hương tung cái búa thần lên hóa thành con thần long đánh bại Nhị Lang thần, đoạt lại bảo liên thần đăng, rồi lại dùng búa thần chẻ đôi núi Hoa Sơn cứu mẹ ra. Trầm Hương lại tìm được phụ thân, khiến cho cả nhà đoàn tụ.
(Đường, “Quảng dị ký”)

Suy tư:
Con tim có lý lẽ của con tim mà lý trí không hiểu được, do đó mà có những vị tài cao đức trọng tự nguyện bỏ lại tất cả, bỏ tương lai, bỏ cả danh dự để đi theo tiếng gọi của tình yêu, mà Tam Thánh công chúa là một trong số những người ấy; tình yêu có tiếng nói của tình yêu mà người khác không hiểu được, do đó mà có những người đã lập gia đình rồi, hạnh phúc bên vợ đẹp (chồng giỏi) con ngoan, mà đành từ bỏ hạnh phúc ấy để đi theo tiếng gọi tình yêu lần thứ hai, lần thứ ba...
Có thứ tình yêu vươn lên và có thứ tình yêu sa đọa; có thứ tình yêu làm cho sống và có thứ tình yêu làm cho chết; có thứ tình yêu vui tươi lạc quan và có thứ tình yêu buồn bã hận đời...
Tôi chọn tình yêu nào ?
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:16 14/08/2013
N2T

4. Người lên trời sẽ không phỉ báng, người phỉ báng sẽ không lên trời.

(Thánh Gregory)
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Powerpoint - Chúa Nhật thứ 20 Quanh Năm C - 20th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
04:43 14/08/2013
 
Lễ Đức Mẹ về trời: Sự trợ giúp từ trời cao cho đức tin
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
12:51 14/08/2013
Sự trợ giúp từ trời cao cho đức tin

Đời sống xã hội càng ngày càng tiến triển thay đổi nhanh chóng hơn mức tâm trí có thể tưởng tượng nghĩ ra, đang khi đức tin vào Chúa đạo Công Giáo trong tình trạng chậm cùng yếu kém đi. Nói cách khác, không thấy có thay đổi gì trong nếp sống đức tin.

Có thật là không có thay đổi gì trong nếp sống đức tin không ?

1. Sự phát triển tín điều Đức Mẹ hồn xác về trời

Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng lễ đức mẹ Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Lễ mừng này là ngày lễ thuộc về các tín điều trong Giáo Hội Công Giáo.

Nhưng tín điều đức mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác lại không có căn bản nền tảng nói đến trong Kinh Thánh. Dẫu vậy, lối sống đạo đức bình dân này có qúa trình phát triển trong nếp sống phụng vụ thực hành đức tin của Giáo Hội.

Lịch sử còn ghi chép lại, vào thế kỷ thứ 6. hoàng đế Mauritius ra chiếu chỉ chung toàn đế quốc Roma bên phương tây chọn ngày 15. Tháng Tám hằng năm là ngày thánh hiến thánh đường Giệtsimani ở Gierusalem. Trong thánh đường này theo tương truyền có ngôi mộ chôn cất đức mẹ sau khi người qua đời và rất được mộ mến sùng kính.

Từ thế kỷ thứ 8. và ngày nay ngày lễ này không còn được gọi là lễ „đức mẹ Maria ngủ“ nữa, nhưng lễ „đức mẹ được đưa về trời“. Sự chết của đức mẹ Maria không còn được nói đến nữa. Thay vào đó, đức mẹ Maria được đón tiếp đưa về trời cả hồn lẫn thân xác bên ngai tòa Thiên Chúa uy linh cao cả. Tư tưởng nền tảng cho suy tư niềm tin tưởng này là mối tương quan có một không hai với Chúa Giêsu, con của Đức Mẹ và sự trinh khiết lạ lùng của Đức Mẹ.

Giai đoạn cuối cùng của sự phát triển đức tin về Đức Mẹ xảy ra vào giữa thế kỷ 20. Đức Thánh Cha PIO XII. ngày 01.11.1950 đã công bố tín điều trong Giáo Hội Công Giáo:“ Đức Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, Đấng không hề vương mắc tội tổ tông truyền, là người luôn luôn có đời sống đồng trinh, sau khi cuộc đời trên trần thế của Đức mẹ chấm dứt, đức mẹ được đón tiếp đưa về trời cả hồn lẫn thân xác.“ ( AAS 42,1950,770.)

2. Sự phát triển thuộc về thiên nhiên và con người

Thật là phải đạo và chính đáng, tìm hiểu về mầu nhiệm đức tin của chúng ta, khi ta cử hành phụng lễ tế và làm rõ tiến trình sự phát triển. Sự phát triển tín điều trong đức tin so với qúa trình sự tiến triển trong đời sống xã hội qủa là chậm. Như vậy phải chăng sự tiến triển như thế không là điều tự nhiên sao?

Nhìn vào sự tiến triển nơi thiên nhiên làm thí dụ điển hình, như sự phát triển con gà non trong cái trứng cũng đòi hỏi thời gian. Con gà, con chim hay con vịt được thành hình trong trái trứng do mẹ nó sinh ra. Trong cái trứng con gà con phát triển lớn lên. Trái trứng là không gian nhỏ hẹp, là ngôi nhà vững chắc an toàn cho nó.Trong không gian ngôi nhà đó không chỉ có sự ấp ủ cho thai nhi gà con, nhưng còn có những sự cần thiết cho đời sống phát triển của thai nhi gà con đang phát triển thành hình. Trong lòng vỏ trứng bao bọc, con gà con chẳng mấy chốc phát triển có đôi mắt, nhưng nó nào có nhìn thấy gì trong đó. Rồi chiếc mỏ thành hình mọc ra, nó cũng đâu có gì để mổ ăn. Nó một mình sống trong đó, đâu có ai để cùng thông tin liên lạc kêu réo gọi với ai được. Đôi cánh nó cũng dần thành hình dạng, nhưng không gian chật hẹp trong cái trứng đâu có thể giương ra theo bề dài rộng được.

Bỗng ngày nào đó mà thiên nhiên đã ấn định, sự chật hẹp bỗng bung ra. Vỏ trứng vỡ ra, thế là chú gà con đôi mắt mở to, dương mỏ kêu chiếp chiếp vươn mình tung đôi cánh non còn nhỏ xíu lon ton chui chạy ra ngoài không gian rộng lớn. Một đời sống mới tỏ hiện ra. Cái trứng bao bọc lúc trước giờ bị rơi vào quên lãng, chỉ còn là rác bị thu dọn dẹp vứt bỏ đi.

Thí dụ trong thiên nhiên này nhắc nhớ đến đời sống của chúng ta. Sự phát triển cũng thuộc về con người. Nhiều khi đời sống chúng ta cũng vướng vào tình trạng, vào lối chật hẹp ngưỡng cản. Vì trong nhiều hoàn cảnh chúng ta tin rằng mình như bị ngộp thở, hay không còn có thể hít thở được nữa. Đời sống như tới tận cùng không còn tiếp tục. Nhưng trong thực tế, không ít những hoàn cảnh chật hẹp bí lối như thế lại báo trước đời sống mới khác nảy sinh tiếp đến sau đó.

3. Sự phát triển là qùa tặng từ trời cao của Thiên Chúa

Đời sống của Đức mẹ Maria cũng đã trải qua sự phát triển từ điều cũ biến sang điều mới. Đời sống của thiếu nữ Maria ở làng quê miền Nazareth hạn hẹp trong bốn bức tường. Nhưng qua lời Fiat - Xin vâng của đức mẹ, chương trình của Thiên Chúa, tất cả đã phát triển biến đổi thành cái mới. Qua đó Maria trở thành mẹ Thiên Chúa, mẹ Chúa Giêsu, Thiên Chúa xuống thế làm người trong cung lòng đức mẹ Maria. Sự sống mới đã xuất hiện trên trần gian.

Và đường mức sự phát triển không dừng lại nơi đó, trái lại vẫn tiếp tục xảy ra trong đời sống đức mẹ Maria. Sự sinh ra của Chúa Giêsu đã mang lại nhiều thay đổi trong nếp sống gia đình của đức mẹ và Thánh Giuse. Chúa Giêsu là con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, và những truyền thống, xã hội và tôn gíao thời đó không hợp ăn khớp với Người. Con đường sống của Chúa Giêsu trở nên xa lạ với đức mẹ. Đức mẹ Maria chỉ còn biết trong thâm tâm và trong tin tưởng chấp nhận. Công việc của Chúa Giêsu tỏ hiện ra rất phi thường lạ lùng hấp dẫn ngoài sức tưởng tượng.

Đức mẹ Maria đã xử sự thế nào trong mối tương quan liên hệ tình mẫu tử với Chúa Giêsu ?

Tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu, con mình bị xử tử đóng đinh trên thập gía, rồi chết trên đó giữa trời ngoài đường, đức mẹ phải đau khổ trong dòng nước mắt âm thầm chịu đựng.

Như thế cuộc đời đức mẹ là một cuộc đời luôn luôn chìm sâu thẳm trong đức tin qua những lời Fiat - Xin vâng, để sự phát triển được hiện thực. Thiên Chúa đã qua con đường chật hẹp u tối nơi đức Mẹ làm cho con đường đời sống đức mẹ trở nên trong sáng, rộng mở.

************

Tính năng động trong sự phát triển thuộc về căn bản trong đời sống Kitô gíao không thể và không được phép loại bỏ ra. Ý định của Thiên Chúa thúc đẩy làm cho sự phát triển thay đổi thành hiện thực. Sự hạn hẹp bí lối trong đời sống không là tất cả. Lễ mừng kính Đức mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn thân xác cảnh báo ta đừng bao giờ ngừng lại ở điểm tiêu cực, ở nơi tận cùng bí lối, ở sự chết. Như đức mẹ Maria, con người chúng ta cũng phải trải qua sự phát triển trong đời sống và trong cả đức tin nữa.

Ngày lễ này cũng nhắc ta nhớ đến sự phát triển nào cũng cần một đích điểm đi tới. Đời sống đức tin của ta hướng về đích điểm trên trời cao, nơi là quê hương bên cạnh Thiên Chúa. Con đường tới đích điểm trên trời đó không là điều tự nhiên và tự động, nhưng phải trải qua sự phát triển.

Đức Mẹ Maria là người đã chỉ rõ, con đường cứu độ cũng trải qua sự phát triển.

Lễ Đức Mẹ hồn xác về trời 15.08.2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Mẹ Lên Trời- Noi gương Mẹ hăng say truyền giáo
Lm. Đaminh Hương Quất
12:54 14/08/2013
MẸ LÊN TRỜI- Quan Thầy Gia đình LEGIO-MARIA

NOI GƯƠNG MẸ HĂNG SAY TRUYỀN GIÁO

(Lc 1, 39-56)

Hôm nay Giáo Hội mừng kính trọng thể Mẹ về Trời cả Xác- Hồn, một trong 4 đặc ân cao trọng Chúa tặng riêng cho Mẹ: Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội- Mẹ Thiên Chúa- Mẹ Đồng Trinh trọn đời và Mẹ về trời cả xác hồn. Mẹ lên trời chính là quan Thầy Giáo xứ cách riêng của Gia đình Legio.

Việc Chúa trọng thưởng đón Mẹ về trời cả Xác- Hồn, lần nữa càng xác quyết Mẹ đầy tròn Phúc ân của Thiên Chúa, luôn có Chúa ở cùng.

Bài giảng của Cha xứ lễ Chiều Chúa Nhật vừa qua (Mừng Quan Thầy Giáo xứ) đã làm sáng rõ tính hợp lý xét trên bình diện Nhân bản cũng như trên bình diện Giáo lý. Giờ đây, xin được chia sẻ dưới góc nhìn khác: sống Truyền giáo theo gương Mẹ.

Truyền giáo ở đây hiểu theo nghĩa đen- nghĩa của Kinh Thánh là đem Chúa Giêsu cho Lương dân những người chưa biết, chưa tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.

Trước hết ta hãy đến Giáo Hội Hàn Quốc đang là điểm son Truyền giáo của Giáo Hội, nhất là ở Châu á.

Hồi thập niên 1980 trong mười năm chuẩn bị lễ phong thánh cho các vị tử đạo Đại Hàn, Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn đã phát động phong trào mỗi một tín hữu phải làm sao để cho một người khác theo đạo, khiến cho số tín hữu đã gia tăng gấp đôi. Ngày nay Công Giáo Hàn quốc hơn 5 triệu người, chiếm hơn 10%. Hiện này, Giáo Hội Hàn quốc đang vận động phong trào “truyền giáo hai mươi hai mươi”, nghĩa là đến năm 2020 số tín hữu Công Giáo Nam Hàn có triển vọng sẽ đạt 20% tổng số dân, từ 5 triệu tăng lên 10 triệu.

Tại sao Truyền giáo ở Hàn quốc Phát triển mạnh mẽ? Phải công nhận không chỉ hàng Giáo phẩm rất quan tâm đến hoạt động Truyền giáo, bên cạnh ấy, phần chủ lực- những chiến sĩ Truyền giáo xung kích trên mặt trận Truyền giáo thuộc về người Giáo dân, trong đó góp phần không nhỏ là những hội viên Legio Maria.

Còn chúng ta, quê hương VN thì sao?

Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, trong Đại Hội Truyền Giáo Tổng Giáo phận Sài gòn, 22-10-2011 cho biết, vào năm 1960, tỷ lệ người Công Giáo chiếm 7,17% dân số cả nước, và cuối năm 2010, tỷ lệ này cũng chỉ là 7,18%. Và ngài đã đặt câu hỏi, “Chúng ta sống đạo như thế nào mà không làm tăng thêm (số người Công Giáo) được 1% dân số trong 50 năm qua?” (nguồn http://tinvuixuanloc.vn)

Trong bài giàng hôm lễ Mừng Quan Thầy Đaminh của Đức Cha Giáo Phận, Đức Cha Giuse, Giám mục Phụ tá Giáo Phận dùng hình ảnh rất sinh động, phần nào lý giải nguyên nhân tại sao: Một hồ nước tươi mát (tượng trưng nguồn suối Tin Mừng Cứu độ) đã bị các vách núi- là chúng ta ngăn chặn, trong khi ngay bên ngoài là cánh đồng (Lương dân) đang hoi hóp, chết héo vì thiếu nước. Dường như chúng ta sống Đạo chỉ biết co cụm trong Giáo xứ.

Nói như cha Pio Ngô Phúc Hậu- Nhà Truyền giáo nổi tiếng cuối vùng đất nước: “Tin Mừng của Chúa đã vón cục trong Giáo xứ, Giáo xứ là cái Ghetto quản thúc Tin Mừng. Nó là cái pháo đài ngạo nghễ để biến chúng con thành những người tự cao tự đại trước mặt lương dân” (x. Nhật Ký Truyền giáo, bài Gx Caphanaum).

Trở về bài Tin Mừng.

Tin Mừng hôm nay thuận lại cuộc Mẹ thăm viếng bà chị họ Isave; nghĩa là ngay sau khi nhận được Đấng Cứu độ là Chúa Giêsu ngự lòng, Mẹ không bo bo giữ cho riêng mình mà theo ý Chúa và trong sức mạnh Chúa Thánh Thần Mẹ tức tốc đem Chúa Giêsu chia sẻ cho người khác- đem ơn Cứu độ của Chúa Giêsu cho người khác, cụ thể là gia đình ông Giacaria.

Mẹ Maria, nhà Truyền giáo tiên khởi đã đem Đức Giêsu cho nhân loại qua tiếng “xin vâng” (x.Lc 1,38), người đầu tiên đem Tin Mừng Cứu độ cho gia đình Giacaria, biểu lộ qua việc hài nhi Gioan nhảy mừng trong bụng mẹ (x.Lc 1,39-45). Mẹ là mẫu mực cho mọi người về sống Truyền giáo- đem Chúa Giêsu cho người khác.

Nơi Mẹ Maria, Giáo dân Truyền giáo không chỉ tìm thấy mẫu gương sống động mà còn tìm được cái gì đó rất gần gũi, rất thân quen, rất đời thường. Thật vậy, Mẹ Maria chính là và luôn là tín hữu Giáo dân (cả Do Thái giáo và Kitô giáo). Mẹ đã sống cuộc đời như mọi người, đã vất vả lo lắng trong gia đình nhưng luôn kết hợp với Đức Kitô (x.TĐ 4); Mẹ luôn đồng hành và cầu nguyện - dẫu trong âm thầm- với Giáo Hội ngay từ đầu Giáo Hội khai sinh và trong thời đầu sơ khai nhiều nguy nan. Có thể nói, khi còn ở dương thế Mẹ là điểm tựa đáng tin cậy nhất cho Nhóm Mười Hai, mỗi khi cần bàn hỏi những vấn đề quan trọng liên quan đến Chúa Giêsu, liên quan đến Chân lý Cứu độ.

Mẹ Về trời hưởng trọn ơn Cứu độ của Chúa Giêsu và cũng như Chúa Giêsu, Mẹ mong mỏi chúng ta lên trời, và không chỉ chúng ta mà tất cả mọi người cũng được tin nhận Tin Mừng Cứu độ để cùng lên Trời với Mẹ, như Mẹ. Nghĩa là như Chúa Giêsu, Mẹ mong mỏi chúng ta sống Truyền giáo: Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, làm Phép Rửa cho họ nhân danh Ba Ngôi, dạy họ tuân giữa mọi điều Chúa Giêsu truyền dạy (x. Mt 28, 19-20)

Chúng ta là con Mẹ, tự hào có Mẹ Lên Trời, song ta có sống đúng với phấm giá con người và con Chúa chưa? Có sống bản chất của Giáo Hội và cũng là của mỗi chúng ta là Truyền giáo?

Vậy chúng ta sống tinh thần Truyền giáo thế nào?

Hôm nọ về Giáo xứ Bắc Minh Thêm sức, Đức Cha Đaminh kính yêu của Giáo Phận chúng ta có minh họa giai thoại Thánh Phanxicô Khó nghèo rủ thầy Dòng ra phố Truyền giáo. Khi về lại nhà Dòng vị thầy thắc mắc khi chẳng thấy Truyền giáo, thì được Cha Thánh Phanxicô giải thích: Với cung cách sống của chúng ta có Chúa Giêsu hiện diện trong người, khi gặp gỡ tiếp xúc, giúp người khác thắc mắc rồi nhìn lại mình, xem lại đời sống Đạo của mình đã là Truyền giáo.

Đức Phaolô VI từng khuyến cáo: Ngày này người ta không cần những thầy giảng, chỉ cần những chưng nhân; Thầy giảng chỉ có giá trị khi đồng thời là chứng nhân Tin Mừng.

Hẳn nhiên sống Đạo- sống Đức tin với Tinh thần Truyền giáo, xin đặc biệt lưu ý đến Lương dân.

Về điểm nay, Giáo hạt Phước Lý- Giáo xứ ta đang có cơ hội vàng vì sống giữa, sống gần với Lương dân. Trong môi trường thuận lợi ấy, ta Truyền giáo bằng cách sống tốt- làm tỏa sáng Giới luật Yêu thương, tức đi vào cái cốt lõi của Tin Mừng Cứu độ là cách Truyền giáo hiệu nghiệm nhất.

Chúng ta sống tốt, sống yêu thương nếu chỉ giới hạn ở mình, tức chỉ thấy được tấm lòng thương yêu của mình thì chưa phải Truyền giáo; chỉ khi qua ta, Lương dân nhận ra Trái Tim của Chúa Giêsu, nhận ra ánh sáng Tin Mừng Cứu độ là Chúa Giêsu thì mới đúng là Truyền giáo.

Nói thế để trong những hoạt đọng Tông đồ Giáo dân, cách riêng của Gia đình Legio, kể cả ban ngành đoàn thể khác chú trọng đến đối tượng Lương dân, yêu thương tôn trọng và đừng ngại đối thoại với Lương dân.

Nói thế để tất cả chúng ta ý thức làm chứng cho Tin Mừng sự thật- yêu thương trước mặt Lương dân.

Tôi xin được kết hai mẩu truyện mini từ cuộc sống, có lẽ không được vui, song liều thuốc đắng này lại rất tốt để ta nhìn lại cách sống Đạo của mình.

1. Thỉnh thoảng Linh mục trẻ ra khu chợ vùng Đạo mua ít đồ linh tinh, vừa có thêm trải nghiệm đời sống thường ngày của Dân Chúa…

- Cha.. Cha… Cha…, bất ngờ có tiếng gọi giật lại, nghe có phần thảnh thốt, có âm điệu mừng vui.

Ngài dừng lại. Chị chủ vừa nói, vừa tay móc bóp, vừa đi nhanh lại

- Bữa trước tính dư của Cha bảy ngàn (7.000đ) , gọi mà Cha không nghe. Đây cho tui trả lại.

- Thôi, tặng Chị luôn.

- Không, cho tui gởi lại Cha… Ăn tiền không phải của mình trời phạt chết.

Chị là Lương dân, có lẽ hơi đơn điệu trong khu chợ ‘toàn Đạo’ này.

Sứ vụ có tính bản chất của người Môn đệ theo Chúa Giêsu là Rao giảng Tin Mừng Cứu độ bằng đời sống Chứng nhân Tin Mừng. Không biết ‘nhà ta’ nêu gương sáng gì cho Chị chưa, đã đem Tin Mừng gì cho Chị ?

Còn trước mắt, Chị đã nêu gương sáng của một con người có lương tâm ngay thẳng.

2. Bạn đang hậm hực vì món đồ mua biếu người quen gặp phải tên… cứa cổ.

Bạn kể, hôm nọ vì đột xuất, cần quà biếu người quen, liền tạt vào một tiệm tạp hóa chỗ nọ trông khá ‘sầm uất’, ai ngờ chủ tiệm… chém đẹp.

Bạn không quen trả giá, chỉ biết bấm bụng mà trả.

Bạn ấm ức: Cũng món đồ đó, mới mua ở chỗ kia chỉ có giá thế này, thế này.

‘Chỗ nọ’ là khu hầu như ‘toàn tòng’ Công Giáo. ‘Chỗ kia’ là khu chợ người miền Nam, chủ lực Lương dân.

Anh không phải người nhẹ dạ, vốn máu báo chí trong người anh đi kiểm chứng.

Khi đi kiểm chứng, chết chỗ lại đúng như Bạn Lương dân nói.

Điều đọng lại trong anh và trong tôi là niềm áy náy và nỗi buồn tê tái.

Mang danh Kitô hữu mà buôn bán kiểu thắt cổ- cứa cổ như thế, để lại hình ảnh rất xấu về gian tham, không những không làm chứng được cho Tin Mừng Sự thật – Yêu thương mà còn bóp méo- bóp chết đến Tin Mừng.

Thưa Mẹ Maria, hôm nay Giáo Hội mừng trọng thể Mẹ Về Trời, xin giúp chúng con- những người con của Mẹ đang còn lữ khách thế trần can đảm sống Đức tin, trở thành chứng nhân Truyền giáo ngay môi trường mình sống, nhất là trước anh chị em Lương dân. Amen

Lm. Đaminh Hương Quất

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:01 14/08/2013
TIÊN NỮ TRONG VỎ ỐC
N2T

Ngô Kham là một quan chức nhỏ trong thành, mỗi ngày khi đi qua con suối nhỏ thì nhìn nhìn coi nước trong suối có bị dơ bẩn hay không, ông ta rất cẩn thận bảo vệ nước trong suối cho tinh sạch.
Một hôm, Ngô Kham nhặt trong suối một con ốc lớn màu trắng và đem về nhà nuôi trong thùng nước, từ đó về sau mỗi khi xong việc quan trở về nhà thì đều thấy trên bàn một mâm cơm thịnh soạn. Ngô Kham nghĩ rằng bác gái nhà bên cạnh chuẩn bị cho mình, nhưng bác gái nói với anh ta là có một cô gái đẹp mỗi ngày đều đến làm cơm cho anh ăn.
Ngày hôm sau, Ngô Kham đặc biệt về nhà sớm hơn mọi ngày thì gặp được cô gái ấy, cô gái nói với Ngôi Kham:
- “Thiếp là tiên nữ bạch loa (con ốc màu trắng), cám ơn tiên sinh đã ưu ái bảo hộ nước suối lại còn chăm nom cho thiếp.”
Huyện quan biết được bèn muốn cướp lấy con ốc màu trắng, do đó mà lên kế hoạch đốt cháy nhà của Ngô Kham, từ đó về sau người dân trong thôn không ai nhìn thấy Ngô Kham và tiên nữ ốc trắng đâu nữa.
(Đường, “Nguyên hóa ký”)

Suy tư:
Trong cuộc sống bon chen của xã hội hôm nay, người ta ít thấy có những con người thật sự yêu mến và bảo vệ thiên nhiên, bởi vì họ nghĩ rằng bảo vệ thiên nhiên là điều xa xỉ, bởi vì ngay cả những người có trách nhiệm bảo vệ cũng đã đốt rừng lấp suối để buôn gỗ bán đất kiếm tiền bỏ túi, thì bảo vệ làm gì ? Nhưng nếu con người không bảo vệ và trân quý thiên nhiên thì sẽ có ngày thiên nhiên sẽ nổi giận, và con người sẽ bị hủy diệt vì sự tàn phá thiên nhiên môi trường của mình.
Bảo vệ nguồn nước trong sạch là bảo vệ sinh mạng của mình, bởi vì nước rất hữu ích và cần thiết cho vạn vật muôn loài, không có nước thì con người và mọi loài trên mặt đất sẽ không sống nổi.
Nguồn nước hằng sống của người Ki-tô hữu là Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, bảo vệ con suối (tâm hồn) sạch sẽ là bảo vệ nguồn nước (Thánh Thể) được tinh khiết.
Tôi có để Thánh Thể hoen ố khi tâm hồn tôi phạm tội mà đi rước lễ không ?
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:04 14/08/2013
N2T

5. Con đi đường gặp tử thi hôi thối tất phải bịt mũi mà đi qua, bằng không thì là người ngu. Lời khoác lác lọt vào tai thì thấu tim, làm tổn hại nhân đức, nếu không tránh xa nó thì càng ngu hơn.

(Thánh Peter Chtysostom)
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Đức Mẹ Ma-ri-a Hồn Xác lên trời
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:06 14/08/2013
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
(Lễ trọng)

Tin mừng : Lc 1, 39-56
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.


Bạn thân mến,
Hôm nay là lễ Đức Mẹ Ma-ri-a Hồn Xác lên trời, là một dịp lớn lao để mỗi người trong chúng ta suy niệm đến những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, Mẹ là người giáo hữu ưu việt của Giáo Hội và là người được chọn để trở thành Đấng cầu bàu cho nhân loại.

1. Người giáo hữu ưu việt.
Đức Mẹ Ma-ri-a là một giáo hữu ưu việt, ưu việt bởi vì chính Mẹ đã khiêm tốn trước một sự việc trọng đại xảy đến cho mình và cho nhân loại, đó là mang thai Đấng cứu thế; ưu việt là bởi vì Mẹ đã biết nghe và suy niệm trong lòng lời của Thiên Chúa.

Chính hai việc ấy: khiêm tốn và thực hành lời của Chúa đã làm cho Mẹ được vinh quang trên nước thiên đàng cũng như ở trên mặt đất, bởi vì Mẹ không coi việc cưu mang Đấng cứu thế là một vinh quang cho mình, nhưng sự khiêm tốn mới làm rạng danh Thiên Chúa nơi con người của Mẹ; Mẹ đã không coi việc báo tin vui Đấng muôn dân trông đợi đã giáng trần trong cung lòng Mẹ là một việc phải làm, nhưng nghe và suy niệm lời của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ mới là điều đáng làm hơn. Đó chính là hai nét nhân đức căn bản mà người Ki-tô hữu phải có để được trở thành người giáo hữu, biết noi gương và tiếp nối cuộc sống của Mẹ ở trần gian này.

2. Đấng cầu bàu
Được Thiên Chúa chúc lành ngay khi còn ở trần gian trong bụng mẹ, Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đã được Thiên Chúa cất nhắc lên tận trời cao để làm nữ vương trên trời dưới đất, với địa vị ấy và với uy quyền ấy, Mẹ đã trở thành Đấng cầu bàu cho Giáo Hội và cho những ai chạy đến cùng Mẹ.

Không ai có thần thế trước mặt Thiên Chúa như Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi vì ngay khi còn ở trần gian này Mẹ đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa, vì thế khi Mẹ được cất nhắc lên trời cả hồn lẫn xác, thì chính đó là một cách tôn vinh của Thiên Chúa dành cho những ai khi còn sống ở trần gian này đã yêu mến và thực hành lời của Chúa…

Là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ của Hội Thánh và là Mẹ của nhân loại, nên việc Thiên Chúa đem Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác là chính đáng và rất xứng đáng, và càng chính đáng và xứng đáng hơn nữa khi Thiên Chúa đặt Mẹ làm đấng cầu bàu cho nhân loại. Chúng ta phải biết lợi dụng hồng ân cao quý này nơi Mẹ Ma-ri-a, để xin Mẹ luôn gìn giữ và che chở chúng ta khỏi mọi mưu mô của ác thần (Kh 12, 3-4).

Bạn thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, bạn và tôi không những chỉ cao rao tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại qua nơi con người của Mẹ, mà chúng ta cũng cần phải học hỏi các nhân đức của Mẹ ngay trong cuộc sống của chính bạn và tôi, như Mẹ đã yêu mến và thực hành lời của Thiên Chúa vậy.

Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là chúng ta xác tín lại niềm tin của chúng ta vào Chúa Giê-su: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Chúng ta giữ đạo, chúng ta sống lành thánh, chúng ta sống bác ái yêu thương tha nhân là để đạt được mục đích tối hậu của mình: lên trời hưởng nhan thánh Chúa và Mẹ Ma-ri-a. Do đó sẽ trở thành huyền thoại khi chúng ta chỉ đứng chiêm ngưỡng đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ mà thôi, chứ không suy niệm cuộc đời tận hiến của Mẹ, và những đức hạnh trỗi vượt mà Mẹ đã thực hành với tất cả lòng khiêm nhường và mến yêu.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn cầu bàu cho chúng ta, khi còn ở đời này biết yêu mến những sự trên trời, để sống như đang sống với Mẹ trên trời vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
''Xin đừng an vị vì tình yêu Thiên Chúa rất quý giá”
Bùi Hữu Thư
12:14 14/08/2013

Đức Thánh Cha gửi thư chúc mừng ngày lễ kim khánh của giáo phận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Á Căn Đình

VATICAN, ngày 14 tháng 8, 2013 (Zenit.org) – Trong lá thư gửi Đức Giám Mục giáo phận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng giáo phận nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập.

Đức Thánh Cha mở đầu lá thư bằng việc bầy tỏ tình thân thiện mật thiết với hàng giáo sĩ và giáo dân, ngài nhắc lại thời gian ngài đã ở đó trong những ngày tĩnh tâm của các giáo sĩ.

Đức Thánh Cha nói: "Trong 50 năm qua, quý vị đã bước đi, và đã dọn một con đường của các môn đệ Chúa Giêsu và loan báo Phúc Âm: như những môn đệ và những nhà truyền giáo, để cho tất cả mọi người trong giáo phận có thể có đời sống dồi dào.”

Suy niệm về những lời này: bước đi, làm môn đệ, và loan báo Tin Mừng, Đức Thánh Cha khuyên các tín hữu không được trở thành “những Kitô hữu an vị”, vì “cuối cùng họ sẽ giống như hồ nước tù” không thông chẩy.”

Về việc làm môn đệ, Đức Thánh Cha lưu ý họ không nên trở thành những Kitô hữu “biết hết mọi sự”. Ngài nói: “Khi không hiểu biết, họ khép kín trái tim đối với Chúa; cuối cùng họ chỉ tập trung vào chính con người của họ mà thôi. Họ là những Kitô hữu chúng ta có thể gọi là “Những Kitô hữu với chính họ và cho chính họ.”

Đức Thánh Cha tiếp: “Khi có người thấy mình ở cùng Chúa Giêsu, thì họ được sống trong sự kinh ngạc lạ lùng của cuộc gặp gỡ này, và cảm thấy cần phải tìm kiếm Người trong kinh nguyện, trong việc đọc Thánh Kinh. Họ cảm thấy cần phải tôn thờ Người, hiểu biết Người và có nhu cầu phải loan báo về Người."

Còn về lời cuối “loan báo”, Đức Thánh Cha 76 tuổi mời gọi các tín hữu trong giáo phận hãy trở thành những nhà truyền giáo: là những Kitô hữu đem Thánh Danh và giáo huấn của Chúa Kitô đến cho mọi người.

Đức Thánh Cha nói: "Những Kitô hữu bước đi, trở thành môn đệ và loan báo, thì không an vị, họ bước ra khỏi con người của mình: họ ra khỏi con người của họ để loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu cho những anh chị em.”

Để kết thúc lá thư, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng giáo phận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nhân dịp lễ kỷ niệm kim khánh, đồng thời mời gọi họ thay đổi lối sống, để “trở nên không an vị vì tình yêu Thiên Chúa rất quý giá."
 
14 tháng 8: Ngày kinh hoàng của các tín hữu Kitô tại Cairo - 23 nhà thờ bị người Hồi Giáo tấn công
Đặng Tự Do
15:44 14/08/2013
Cuồng tín Hồi giáo tấn công 23 nhà thờ Thiên Chúa giáo ở thủ đô Cairo và khu vực lân cận vào ngày thứ Tư 14/8, một ngày trước Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Trong khi đó, bạo lực tràn lan trên đường phố sau khi cảnh sát Ai Cập ra sức dẹp những người biểu tình ủng hộ chính phủ đã bị lật đổ của cựu tổng thống Morsi.

Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập cho biết trong 23 nhà thờ bị tấn công 7 ngôi nhà thờ là thuộc Giáo Hội Công Giáo, 15 thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic và một thuộc Tin Lành. Cha Greiche nói rằng các Kitô hữu Ai Cập đang sống trong sợ hãi vì bạo lực Hồi giáo. Ngài đã chỉ trích các phương tiện truyền thông phương Tây đã lờ đi không tường trình về các cuộc tấn công nhắm vào các Kitô hữu.

Bạo lực chống lại các Kitô hữu đã xảy ra vì lòng thù hận người Kitô hữu và được kích động thêm từ cáo buộc vô căn cứ của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo cho rằng các tín hữu Kitô ủng hộ quân đội Ai Cập trong việc hạ bệ chính phủ Morsi.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thanh tuyển MTG Phan Thiết giao lưu với thiếu nhi đảo Hòn Tre
Xuân An
13:06 14/08/2013
THANH TUYỂN MTG PHAN THIẾT:

ẤN TƯỢNG ĐẶC BIỆT KHI ĐẾN GIAO LƯU VỚI THIẾU NHI ĐẢO HÒN TRE


Từ mờ sớm ngày 10/8/2013, chúng tôi - Lớp Thanh Tuyển II của HD.MTG Phan Thiết đã khăn gói lên đường hướng về thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Cách thành phố này gần 30 km về phía tây, đảo Hòn Tre như một con rùa khổng lồ nổi lên giữa biển khơi. Đó chính là điểm đến của chúng tôi lần này.

Xem Hình

ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN VỚI HÒN TRE

Khởi hành với tàu cao tốc, tại bến cảng Rạch Giá, sau gần một giờ chúng tôi lênh đênh trên biển và đã đến được hòn đảo nhỏ hình con rùa mang tên Hòn Tre. Đập ngay trước tầm mắt chúng tôi là khuôn viên Nhà thờ Hòn Tre: có một nhà nguyện tạm thô sơ vách nứa bên cạnh một bờ kè đá kiên cố và con đường bê tông dốc cao dẫn lên ngôi nhà thờ đang được xây dựng dở dang, từ từ vươn lên trên sườn đồi đầy đá.

Tàu vừa cập bến, quý Cha, quý Thầy, bà con giáo dân và các em thiếu nhi của giáo họ Hòn Tre đã chờ sẵn để đón chúng tôi. Dù còn chưa hết say sóng nhưng nhìn các em nhỏ nói nói cười cười chào đón là chúng tôi quên ngay chặng đường dài mệt nhọc. Giáo điểm Hòn Tre là một họ đạo thuộc giáo xứ Chính Toà, giáo hạt Rạch Giá, Giáo phận Long Xuyên; được các cha, các thầy Dòng Xitô Phước Vĩnh phục vụ gọi là Cộng đoàn Đức Maria Vô Nhiễm (ĐC: Ấp 1, xã Hòn Tre, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang. ĐT: 077 3830 225). Hiện nay, Cha Bề Trên Gioan Vianey Nguyễn Văn Ngọc và Cha Alberto Cáp Hữu Khanh đang phụ trách. Số giáo dân toàn giáo họ là 152 người, trong đó có khoảng 30 em thiếu nhi.

Trên hải đảo hoang dã, mộc mạc và hiền hoà này, tôn giáo và tín ngưỡng còn mang đậm bản sắc dân gian miền biển. Mỗi năm đều có nhiều ngày lễ hội như: Lễ hội vía Bà Chúa Xứ (rằm tháng 2), Lễ vía Ông Nam Hải (26/4), Lễ cúng rằm tháng 7 ở tịnh xá Phước Hải, Lễ vía bà Thượng Động (9/9)… Nhưng từ ngày có Cộng đoàn Đan tu Dòng Xitô Phước Vĩnh đến ở, thì đời sống của người dân đạo Công Giáo trong vùng hải đảo này càng thêm sinh động hơn nữa. Nhất là nhiều gia đình rất lâu không sống đạo, nay đã trở lại tham gia sinh hoạt với cộng đoàn phụng vụ. Mỗi buổi sáng trưa chiều tối, từ triền núi cao từng lời kinh ngân nga, những câu ca thánh vịnh chúc tụng, ngợi khen tình yêu Chúa vọng vang giữa biển trời mênh mông nước.

Buổi chiều ngày đầu tiên ấy, chúng tôi nghỉ ngơi và tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Laurenxo với cộng đoàn. Sau cơm tối, chúng tôi chuẩn bị mọi thứ cho các tiết mục và chương trình giao lưu ngày mai.

MỪNG 5 EM XƯNG TỘI RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU

Sáng ngày Chúa Nhật 11/8, trong thánh lễ cộng đoàn phụng vụ hân hoan chúc mừng 5 em được Xưng tội Rước lễ lần đầu. Dù không trống, không kèn, không nơ hoa cài đầu, không đầm trắng kiêu sa; trong tay chỉ có ly nến nhỏ đặt lên bàn thờ nhưng ánh mắt các em đều ánh lên màu hạnh phúc. Niềm vui rạng ngời thể hiện trên từng gương mặt các em, các bậc phụ huynh và cộng đoàn tham dự. Điều đặc biệt ở đây là các lớp giáo lý rất ít học viên, nên các em được cha cố và các thầy chăm chút kỹ lưỡng từng li từng tí.

HỘI NGỘ GIAO LƯU VỚI THIẾU NHI

Sau thánh lễ, các em bắt đầu tập trung giao lưu sinh hoạt với các chị em Thanh Tuyển áo xanh. Giờ thì không chỉ có con em của họ đạo nữa, mà còn thêm nhiều em thiếu nhi lương dân trên đảo đến tham dự. Dù các em nhỏ đang ngại ngùng, bẽn lẽn vì đây là lần đầu tiên các em được vui chơi tập thể, nhưng vòng tròn yêu thương, vòng tròn kết đoàn vẫn được nối kết. Hoà mình vào các trò chơi các em dần quên đi khoảng cách lạ lẫm ban đầu. Cả đoàn đang hăng say hò hét cổ vũ cho đồng đội trong các trò chơi thi đua, thì gió biển ùn ùn kéo mây đen về đổ cơn mưa lớn. Chúng tôi và các em phải chạy vội vào nhà nguyện tạm trong sự nuối tiếc cuộc vui còn dở dang.

Ngoài trời vẫn cứ mưa, mưa hoài không dứt, thế là phải chuyển sang chương trình “Đố vui có thưởng”. Em nào có đạo thì có câu đố về giáo lý, em lương dân thì được hỏi về xã hội, ứng xử làm người hoặc có khi hỏi những điều rất dễ về đạo Công Giáo. Có em ngoại đạo nhưng cũng trả lời rất rành rọt đó là Đức Mẹ, đó là Chúa Giêsu; cũng có em hồn nhiên, đơn sơ trả lời: “Dạ con hổng biết”.

Sau cơm trưa, trời vẫn cứ mưa. Chúng tôi đành phải khiêng bàn ghế trong nhà nguyện tạm ra ngoài và che bàn thờ lại để các em có chỗ tiếp tục vui chơi. Dù không gian hơi chật chội, nhưng các em đã rất nhiệt tình trong thi đua. Nhiều trò chơi thể hiện tinh thần nối kết đồng đội được các em hoà mình tham dự. Khoảng cách tình thân giờ càng thêm gần thật gần.

Khoảng 4 giờ 30, các trò chơi và buổi sinh hoạt kết thúc. Các em ai về nhà nấy, hẹn gặp nhau trong đêm văn nghệ gia đình vào buổi tối.

BUỔI TỐI VĂN NGHỆ GIA ĐÌNH

Sau thánh lễ chiều, trời vẫn mưa rả rích, bàn ghế lại được khiêng ra để chuẩn bị cho chương trình văn nghệ. Không sân khấu, không ánh đèn màu, không âm thanh tối tân, diễn viên lại không chuyên, nhưng thông điệp đêm văn nghệ muốn nhắn gửi đến khán giả thật đặc biệt: “Gieo bước hành trình, để gặp gỡ Đức Kitô”. Vì vậy mà các bài hát, các điệu vũ và nội dung vở kịch đều hướng về tình yêu: Yêu Thiên Chúa, yêu quê hương, yêu con người… Đặc biệt, vở kịch “Kết thúc để bắt đầu” đã nói lên bài học nhân sinh cuộc sống và tình yêu thương của các thành viên trong gia đình là rất quan trọng “Hãy kết thúc đam mê để bắt đầu hướng về nẻo yêu thương dựng xây hạnh phúc”.

Chương trình văn nghệ kết thúc lúc 8 giờ 30. Mỗi em ra về nhận được một món quà đơn sơ do các ân nhân ủng hộ gồm: mũ, vở, viết và hộp kem đánh răng nhỏ. Chị em chia tay nhau trong luyến lưu, tiếc nhớ, hẹn mai ngày gặp lại.

NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG TRÊN ĐẢO HÌNH CON RÙA

Buổi sáng ngày cuối cùng, trong thời gian chờ tàu, chúng tôi được một chị người bản địa dẫn đi bằng xe honđa dọc suốt con đường bê tông phẳng lì gần 15 cây số vòng quanh đảo. Đập vào mắt chúng tôi đâu đâu cũng toàn đá và đá. Có nhiều ngôi nhà nằm gọn lỏm trên cả tảng đá. Nhà nhà mọc xen lẫn trong những khối đá. Đá như một phần không thể thiếu trong đời sống của cư dân đảo. Trên những mảng đất ít ỏi kẹt giữa khe, hốc, hang đá, hoặc ven bên đường bà con trồng đủ mọi thứ: nào xoài, mãng cầu, mít; nào đậu, bắp, chuối, rau xanh. Phần trên cao gần đỉnh là rừng nguyên sinh có ít cây cổ thụ cheo leo trên kẹt đá và nhiều bụi lùm, dây leo.

Khoảng 10 giờ kém, con tàu từ từ rời xa hòn đảo thơ mộng để tiến về đất liền. Trời mưa không dứt, ngoài tàu sóng vỗ dập dềnh làm cho hành khách trên tàu thỉnh thoảng lắc lư chao nghiêng. Không khí trong tàu đầy mùi khói thuốc và hơi dầu. Chúng tôi ngồi hồi tưởng về những phút giây tuyệt vời được gặp gỡ, vui chơi với những em nhỏ mến thương trên hải đảo xinh và thầm thỉ hát khúc ca tạ ơn Thiên Chúa.

XUÂN AN
 
Ban Tình Thương giáo xứ Bắc Thần trao tặng nhà cho người nghèo
Phước Lý
12:48 14/08/2013
BAN TÌNH THƯƠNG GIÁO XỨ BẮC THẦN TRAO NHÀ YÊU THƯƠNG CHO NGƯỜI NGHÈO

Sáng 14.8.2013 cha phó và Ban Tình thương thuộc Giáo xứ Bắc Thần (hạt Phước Lý) đến làm phép và trao căn nhà Yêu thương cho gia đình anh chị Nguyễn Quốc Anh, thuộc khu Thánh Tâm.

Mỗi năm, nhờ sự chia sẻ Bác ái tích của người dân Giáo xứ Bắc Thần trong và ngoài nước, Ban Tình thương xem xét và xây dựng khoảng 2 - 3 canh nhà Yêu thương cho anh chị em trong Giáo xứ gặp khó khăn nơi ăn chốn ở.

Ngoài việc xây dựng Nhà Yêu thương, Ban Tình thương còn tích cực hỗ trợ nhiều công tác hoạt động Tông đồ Giáo dân ở giáo xứ: Khuyến học, thăm hỏi phát quà trong dịp lễ tết cho người già neo đơn, những gia đình con gặp khó khăn…

Việc làm thiết thực này đã góp phần tỏa sáng đời sống Đức tin trong hiệp thông và Bác ái (chủ đề Năm sống Đức tin của Giáo Phận Xuân Lộc)

Điều hành Ban Tình thương là các cụ cao niên đạo đức và nhiệt tình trong hoạt động chia sẻ bác ái.

Tin, ảnh Phước Lý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi một linh mục có tội trọng, ngài cử hành Thánh lễ được không?
Nguyễn Trọng Đa
12:08 14/08/2013
Giải đáp phụng vụ: Khi một linh mục có tội trọng, ngài cử hành Thánh lễ được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Cha có thể trả lời cho con các câu hỏi tế nhị này không? Khi một linh mục phạm tội trọng, và được biết đến công khai là có tội trọng (say rượu thường xuyên; giao du với phụ nữ,…) và Giám mục cho phép linh mục ấy cử hành Thánh lễ cách công khai, có điều khoản Giáo luật nào nói về việc này không? Hoặc, nếu một linh mục đã làm cho một phụ nữ có thai, sau đó khuyến khích cô ấy đi phá thai (điều có thực ở đất nước chúng tôi), liệu có sự trừng phạt nào đối với linh mục ấy, thay vì cứ để cho linh mục ấy cử hành Thánh lễ cách công khai? - K. G., Sudan

Đáp: Đây quả thật là các câu hỏi tế nhị và người ta cũng thật buồn để trả lời chúng. Tôi không phải là chuyên viên giáo luật, và do đó không thể trả lời về các sự phức tạp của qui trình giáo luật. Tuy nhiên, tôi có thể cung cấp một số gợi ý liên quan đến các bí tích.

Một linh mục phạm tội trọng, giống như bất kỳ tín hữu nào, phải tìm kiếm sự hòa giải bí tích càng sớm càng tốt. Trong khi đó, linh mục này nên tránh càng xa càng tốt việc cử hành các bí tích.

Qua chữ "càng xa càng tốt", tôi muốn nói rằng nếu linh mục không thể đi xưng tội trước khi chăm lo các nhu cầu của tín hữu, thì ngài cần ăn năn tội cách trọn và cử hành bí tích. Hành vi ăn năn tội này bao hàm cả ý định đi xưng tội càng sớm càng tốt, và quyết tâm không phạm tội nữa. Lẽ tất nhiên nguyên tắc luân lý này được áp dụng cho sự sa ngã tạm thời (và thường là bí mật).

Điều 916 của Bộ Giáo Luật nói: " Ai ý thức mình phạm tội nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được rước lễ, trừ khi có lý do quan trọng và không có dịp tiện đi xưng tội. Trong trường hợp này, họ phải tâm niệm về bổn phận thống hối trọn vẹn, bao gồm lòng dốc quyết đi xưng tội sớm ngần nào có thể (xem thêm Điều 1335)". (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).

Lưu ý rằng điều luật trên đòi hỏi “một lý do quan trọng” để tận dụng ngoại lệ này.

Một lý do quan trọng như vậy là dựa trên nguyên tắc lợi ích của các linh hồn. Nếu một linh mục phải cử hành Thánh Lễ, hoặc có người xin xưng tội, xin Bí tích Xức dầu Bệnh Nhân, hoặc bất kỳ bí tích khác từ linh mục này, vốn phải được thực hiện trước khi linh mục đi xưng tội, thì ngài có thể, và thường phải, cử hành bí tích.

Một lý do quan trọng thứ hai bắt nguồn từ nguy cơ của sự ô nhục bằng cách công khai tiết lộ tình trạng của linh hồn một người. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp của một linh mục trong hoàn cảnh bị cô lập, khi không có ai khác để cử hành thánh lễ. Ngài không cần làm điều gì khiến cho mọi người nghi ngờ ngài đang thiếu tình trạng ân sủng.

Trường hợp, được độc giả của chúng tôi đề cập đến, bao hàm một tình hình nghiêm trọng hơn, trong đó linh mục đang công khai sống trong một tình trạng vô luân khách quan, với các dấu hiệu không rõ ràng của sự sẵn sàng thay đổi. Mặc dù chỉ có Chúa mới biết tâm hồn người ta, một tội lỗi công khai đòi hỏi một hình thức xa rời công khai khỏi đời sống tội lỗi. Các bí tích được cử hành bởi một linh mục không ăn năn là hành vi phạm thánh nghiêm trọng. Chúng có thể là thành sự, nhưng là bất hợp pháp.

Một linh mục xúi một phụ nữ phá thai là tự động bị vạ tuyệt thông, là “bất hợp luật” và bị ngăn trở không được hành sử chức thánh của mình (Các Điều 1398, 1041,4, 1043). Linh mục này không thể cử hành các bí tích và không lãnh bí tích xá giải, cho đến khi vạ tuyệt thông được chính thức dỡ bỏ. Nếu ngài tiếp tục hành sử chức thánh của mình, không những việc cử hành của ngài là phạm thánh, mà Bí Tích Hòa Giải và Bí tích Hôn phối do ngài cử hành cũng là vô hiệu (xem Điều 1331 § 2.1).

Nếu tình trạng vạ tuyệt thông của ngài đã được nhiểu người biết cách công khai, thì tín hữu không nên tham dự bất kỳ việc cử hành nào của ngài, hoặc không xin lợi ích thiêng liêng từ ngài, ngoại trừ trong trường hợp nguy tử. Ngay cả khi ngài là linh mục duy nhất hiện diện trong khu vực, các tín hữu không nên tham dự thánh lễ Chúa Nhật và thánh lễ ngày thường do ngài cử hành.

Trong các tình huống như vậy, một Giám mục không thể "cho phép" một linh mục tiếp tục như bình thường. Giám mục có một trách nhiệm nặng nề đối với việc đảm bảo sự thánh thiện của các bí tích. Một Giám mục không thể trao một sự cho phép tích cực cho một hành động phạm thánh, mà không có Ngài, nó trở thành tội phạm thánh. Nếu Ngài quay mặt làm ngơ, Ngài sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức do sơ suất đáng khiển trách, và sẽ phải trả lời một số câu hỏi nghiêm trọng trong ngày Phán xét.

Đồng thời, các tín hữu không nên cho rằng vị Giám mục biết hết mọi chuyện đang xảy ra. Nếu họ có bằng chứng chắc chắn, chứ không chỉ là tin đồn, về hành vi vô luân công khai của một linh mục, họ cần trình bày cho Giám mục biết. Nếu bằng chứng là vững chắc, vị Giám mục phải tuân theo các thủ tục Giáo luật đã qui định, trước tiên là không cho linh mục ấy hành sử chức thánh, và sau đó quyết định bước tiếp theo cho linh mục ấy. Nếu Giám mục từ chối hành động, các tín hữu nên trình bày vấn đề cho Sứ thần Tòa thánh hoặc trực tiếp cho Tòa Thánh.

Trong trường hợp thứ nhất, miễn là không có sự lạm dụng trẻ vị thành niên liên quan, Giám mục nên xem xét liệu còn có bất kỳ hy vọng nào cho sự hoán cải thật sự của linh mục ấy, vốn sẽ cho phép linh mục ấy bắt đầu lại trong một tình hình khác, ở nơi mà sự yếu đuối của ngài chưa được biết tới. Tôi biết có nhiều sự hoán cải như thế, chẳng hạn như một vụ hoán cải, mà trong đó Thiên Chúa đã sử dụng một chứng bệnh nặng để đem một cha xứ tội lỗi ăn năn hối cải, và khôi phục lại ý nghĩa của sứ vụ và đời sống của mình. Ngày nay, nhiều năm sau đó, linh mục này được xem là một thừa tác viên gương mẫu của Tin Mừng.

Nếu sự thay đổi dường như là không thể được, hoặc nếu ngài lạm dụng trẻ vị thành niên, ngài cần phải bị loại bỏ khỏi sứ vụ. Nếu ngài có con cái, trách nhiệm làm bố của ngài phải là ưu tiên hơn là sống trong chức linh mục.

Trong trường hợp của linh mục bị vạ tuyệt thông tự động bằng cách xúi phá thai, sự trầm trọng của tội này phải loại trừ ngài khỏi sự hành sử chức thánh của ngài. Người ta hy vọng rằng ngài sẽ ăn năn và được dỡ bỏ vạ tuyệt thông, nhưng ngài không thể còn hoạt động như vị đại diện của Chúa Kitô. Việc loại ngài khỏi sứ vụ là một hình phạt xứng đáng và tương đối nhỏ, vì ngài đã là công cụ trong việc giết người vô tội.

Các tình huống buồn và đau lòng như vậy có thể thúc đẩy chúng ta cầu nguyện cho sự thánh thiện của các linh mục và đền bù cho tội lỗi của các vị nữa. (Zenit.org 3-8-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Những cảm xúc mùa Hè
Maria Vũ Loan
02:31 14/08/2013
Cảm xúc 1: THUYỀN ĐỜI

Một vị cao tuổi lên cơn tai biến mạch máu não phải vào bệnh viện, tôi liên tưởng tới một con thuyền, đi từ nơi xuất phát đến bến bờ đã định. Thuyền phải đến bến thôi. Cuộc hành trình là một công trình hoàn tất của đời người. Thuyền trưởng giỏi, thì chưa hết cuộc hành trình đã có những lời khen tặng. Thật ra thì chỉ có Chúa mới biết ai tài, ai vụng. Mỗi cơn bệnh cũng giống như cơn gió làm thuyền chòng chành, qua khỏi thì khỏe; không qua khỏi thì thuyền đời đã đến bến, có đúng không?

Cảm xúc 2: VIÊC LÀNH

Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi vừa đi phát học bổng ở vùng sâu An Giang và Kiên Giang để gặp gỡ những em học sinh hiếu học. Bộ hình rất đẹp, chi tiết chuyến đi rất thú vị. Qua chuyến đi, chúng tôi có nhiều cảm xúc.

Gọi là nhà thờ Tràm Chẹt vì trước kia nơi đây có cây tràm, còn “chẹt” là tiếng Khơ-me có nghĩa là “chi chít” – Tràm Chẹt là tràm mọc chi chít. Bây giờ chỉ còn ruộng lúa. Ngôi nhà thờ đầu tiên có từ năm 1925 mà trước đó là một họ lẻ từ cuối thế kỷ 19, có hai linh mục người Pháp đến truyền giáo. Ngày nay, giáo xứ Tràm Chẹt đông vui, sinh hoạt tôn giáo và xã hội rất tốt.

Đến giáo xứ Ba Bần vùng An Giang, giáo dân không có đất, chỉ làm thuê làm mướn, bữa có bữa không như câu cá. Cha chánh xứ là một linh mục giỏi giang đang coi sóc giáo xứ . Tôi hỏi: “Vì sao gọi là Ba Bần, thưa cha?” . Cha cười : “Vì họ nghèo quá, không phải “một bần” mà là “ba bần”. Đùa một chút cho vui. Ngày xưa khi các cha người Pháp đến đây truyền giáo, trước nhà nguyện này có ba cây bần, thế là quí cha ấy gọi là nhà thờ Ba Bần.

Ngoài việc gặp gỡ tập thể các em, chúng tôi còn vào tận nhà học sinh cấp 3 để khuyến khích tinh thần học tập. 40 Usd cho học sinh lớn và 25 Usd cho học sinh nhỏ là món quà quí ở vùng đồng quê này.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng An Giang, Kiên Giang nói riêng thì đa số người dân làm ruộng. Nuôi con ăn học từ việc trồng lúa và chăn nuôi phụ thì khó khăn, bấp bênh nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng, hỗ trợ những con em nông dân trong việc học hành mà trở thành một việc làm qui định, có tính hệ thống trong Giáo Hội là xây dựng xã hội thiết thực nhất, nhưng chắc chắn là không xuể! Việc “không xuể” có lẽ là để dành cho những ai có “cái tâm” chăm lo mà thôi!

Một chút suy tư trong lòng khi rời xa vùng quê về: Ở đâu có linh mục hiện diện, người ta bỗng yên tâm; còn chúng tôi như những cánh hoa thơm thoang thoảng giữa vùng quê tĩnh lặng này.

Cảm xúc 3: NHẬP VAI

Chị tôi ở nửa bên kia trái đất, nhờ tôi thay thế vai trò làm “mẹ” và “bà nội” đối với các con các cháu của chị. Tôi nhận lời “nhập vai”. Một năm qua, tôi hiểu thế nào là “làm mẹ” những đứa con đã trưởng thành và việc làm “bà nội” đã khiến tôi chảy nước mắt vì nhận ra mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người và tôi thay đổi một phần não trạng của mình về bậc hôn nhân.

- Người sống trong bậc hôn nhân được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng con người. Thật tuyệt vời! Nhưng để nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành “con người” với đúng bản chất, đúng hình ảnh Thiên Chúa thì....khó vô vàn. Cụ thể hơn, tôi cảm nhận được sự cực nhọc, vất vả khi cùng với chị Ôsin (và ba mẹ cháu) chăm sóc một đứa bé từ sơ sinh đến lúc bé biết đi biết nói; và tôi kết luận rằng: đó là một công trình phải được làm bằng trái tim và có Thiên Chúa trợ lực!

- Một chút so sánh trong suy nghĩ của tôi: Người chọn sống đời thánh hiến thì đa phần hiểu hành trình đời mình (quyết định – tìm hiểu – gia nhập ơn gọi – đạt mục tiêu ơn gọi - đến đích) phải trải qua. Nhưng người sống bậc hôn nhân rất chênh vênh khi hướng về tương lai. Không biết gia đình mình sẽ bước đi như thế nào: người bạn đời của mình có thể đổi thay tâm tính; công ăn việc làm để bảo đảm đời sống gia đình là một thách đố; việc nuôi dạy con cái là một thử thách khó khăn (vì cha mẹ sinh con, trời sinh tính); phải chống chọi với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Vì thế, người sống bậc hôn nhân cứ “chơi vơi thấp thỏm” khi nhìn thẳng xuống thế hệ con cháu của mình. Và việc “bám víu” lấy Thiên Chúa khi nhìn về phía trước khiến những người làm ông bà, cha mẹ trở nên khiêm tốn, nhẫn nhục đáng kính phục.

- Khi nhập vai làm “bà nội” đứa cháu nhỏ, tôi phải “trả giá” khá nhiều: bị hiểu lầm khi bỏ qua một số lời mời; ăn uống thất thường, không hoàn thành nghĩa vụ nhỏ trong giáo xứ, viết lách một cách khó khăn vì ít tập trung, phải tính toán thời gian khi đi công tác xã hội, sức khỏe yếu hơn...tôi bỗng thông cảm với những người có gia đình khi họ không thể tham gia việc chung hoặc có những thiếu xót gì đó...vì con thuyền đời người chỉ được đánh giá đúng khi nó đã đến bến.

Đầu tháng 9, cháu bé được đi nhà trẻ. Tôi không còn phải “nhập vai”. Sự tự do và thoái mái của người sống độc thân sẽ trở lại. Song tôi vừa trải qua một sự trải nghiệm quí báu lớn hơn một chuyến đi du lịch mà chị tôi thưởng cho tôi.

Cảm xúc 4: ĐI DU LỊCH

Sau ba năm không đi đâu vào mùa hè, tôi muốn đi du lịch trong nước để thưởng thức hết vẻ đẹp của đất Việt; để ghi lại cảm xúc hành trình khi đi thăm những nẻo đường trên quê hương. Nhưng người thân lại muốn đi du lịch nước ngoài, một đất nước ít người Công Giáo và việc sống đạo có vẻ khó khăn. Tôi uể oải nhận lời vì chiều chuộng người thân là một việc bác ái. Người thân cho rằng tôi nên nắm bắt cơ hội để du lịch xa trước khi đi dần vào tuổi sáu mươi, lúc đó sức khỏe yếu kèm theo nhiều điều bất lợi khác. Riêng tôi, nếu đi đến gần mức tuổi thọ đầu tiên – sáu mươi năm cuộc đời – thì tôi chỉ boăn khoăn về sự đói nghèo của người dân vùng sâu, khắc khoải mong làm nhiều việc lành để đền bù tội lỗi. Hẳn là thiên đàng đẹp hơn trần gian, nơi mà tôi có thể chu du một cách thanh thản.

Cảm xúc 5: CÁC TU SĨ

Chuyến đi cứu đói sắp tới, sẽ có một số tu sĩ cùng với nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đến một nơi đã chọn. Khi liên hệ công tác, chúng tôi cứ phải chú ý tránh giờ đọc kinh của quí cha quí thầy khiến chúng tôi có những suy nghĩ rất cạn. Đọc kinh nhiều như thế làm sao có thể làm được nhiều việc trong ngày. Đối với giáo dân, việc đọc một hai chục kinh Mân Côi và tham dự thánh lễ trong ngày là tốt lắm rồi....Nhưng khi đọc tin tức hằng ngày trên các kênh truyền thông, chúng tôi mới giật mình. Thế giới nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, càng ngày càng có nhiều tội ác, tội ác tày trời phá vỡ liên hệ huyết thống, tội độc ác khiến người biến thành thú, nghĩa “tào khang” nhạt nhòa....Đến lúc này chúng tôi mới thấy rằng, các linh mục, tu sĩ đọc kinh nhiều để cầu nguyện là việc thiết thực cho thế giới khốn khổ này.

Một chút cảm xúc mùa hè, xin chia sẻ cùng quí độc giả.
 
Sửa soạn tâm trí vào Viện Dưỡng Lão ở Hoa Kỳ
Tuyết Mai
02:33 14/08/2013
Trước hết xin Thiên Chúa toàn năng, chúc lành cho tất cả các Viện Dưỡng Lão trên khắp cùng thế giới luôn là nơi chốn chăm sóc cho người già ở chặng cuối cuộc đời của họ. Thời điểm của người già cần nhất là tình yêu thương mà họ được nhận từ hết thảy mọi người. Từ gia đình cho đến y tá, nhân viên, và bạn cùng sống chung trong Viện Dưỡng Lão.

Ở đâu cũng vậy ai ai cũng phải chuẩn bị cho mình nơi sống, nơi mình hưu dưỡng, và nơi sẽ được đến. Để khi được Chúa gọi ta ra khỏi cuộc đời này thì ta sẽ không là gánh nặng cho ai cả; vâng, ngay cả khi ta nghèo cũng phải chuẩn bị theo kiểu nghèo, kiểu chẳng có gì!. Bởi vì khi ta sống lúc còn khỏe thì tự mình phải lo liệu bản thân và cho gia đình, rồi khi ta về già thì ta cũng phải chuẩn bị trước cho chỗ “hưu” mới để ta đến ở đó chớ! Thưa nơi đó là Viện Dưỡng Lão mà không một người Mỹ nào cảm thấy xa lạ cả.

Cuộc sống nơi trần gian thì lúc nào con người ta cũng phải làm lụng để mới có ăn, để tránh những sợ sệt, lo lắng, và cũng luôn để chuẩn bị xa lìa cái thế giới mà ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc. Như đời con người ta không biết bao nhiêu lần đã giời đổi nơi ta làm việc hay đổi nghề?. Bao nhiêu lần giời đổi nhà hay giời đổi đi ở nơi thật xa, một nơi rất xa lạ?... Khi ta về già thiết nghĩ từng người chúng ta cũng phải biết để dành tiền để lo cho mọi việc khi ta nghỉ làm và về sống một cuộc đời sống hưởng hưu trí!.

Thường thì người giầu vừa phải thì họ rất sợ cái sự thay đổi này vì họ đã quá quen thuộc với cuộc sống có kẻ hầu người hạ; nay phải chuyển nhượng hết cả tiền bạc cho con cái. Y như bắt họ phải quyết định chuyển nhượng hay chia tài sản sớm đồng đều cho con cái trước khi họ được chính phủ lo cho hết từ A đến Z. Còn thành phần giầu có quá thì họ vẫn tiếp tục có người hầu hạ và vẫn nằm trong giường ấm nệm êm cho đến hơi thở cuối cùng.

Chúng tôi là những y tá là những nhân viên có dầy kinh nghiệm làm việc tại Viện Dưỡng Lão khuyên các ông bà gần đến tuổi về hưu nên đi tìm hiểu sớm ở những Viện Dưỡng Lão gần nhà và gần nhà của chúng con cái, để chúng có thể đi thăm cha mẹ thường hơn trong tuần hay trong tháng trước khi các ông bà không còn minh mẫn để biết chúng là ai nữa!.

Đương nhiên ông bà ít nhất nên chọn một người con mà ông bà tin tưởng nhất để trao cho chúng trách nhiệm lo cho ông bà hay những khi hữu sự từ việc thông báo cho chúng biết việc ông bà nhập viện, mổ xẻ, hay bất cứ mọi thay đổi gì, ngay cả cái chết bất đắc kỳ tử, v.v…. Còn nếu ông bà không có con hay người thân thương có thể tin tưởng thì ông bà cũng có thể giao cho người có trách nhiệm cao nhất trong Viện Dưỡng Lão để họ biết mà chuẩn bị cho ông bà trong mọi vấn đề.

Sở dĩ chúng tôi muốn giới thiệu cho các ông bà cao niên về Viện Dưỡng Lão là vì không muốn quý ông quý bà sợ những nơi này như có nhiều người thích dọa cha mẹ già của mình. Các ông bà chỉ nên hiểu rằng nơi đây chỉ là một nơi mới mẻ mà người trẻ không ai có tiêu chuẩn để đến ở mà tuổi phải là 65 tuổi trở lên thì mới được. Ai mà được vào đây (VDL) ở cũng sánh ví như ai đang ở bên VN nghèo khổ mà được chính phủ Mỹ cho qua Mỹ ở vậy!. Cái mới mẻ cách sung sướng mà biết bao nhiêu triệu con người ta muốn mà không có được.

Sung sướng hơn nữa là hiện nay ở rất nhiều Viện Dưỡng Lão mà nhân viên cùng Y Tá là người VN nên nơi đây tiếng cười cười, nói nói, chào hỏi nhau thật thân thiện và thật rộn ràng. Các ông bà cao niên cũng nên thông cảm và hiểu một đôi điều cho chúng con cháu dù chúng là bác sĩ, luật sư, thương gia rất giầu có trong xã hội nhưng có phải ai cũng đã có gia đình riêng của chúng. Chúng cũng phải đi làm đầu tắt mặt tối để kiếm tiền y như khi xưa kia hai ông bà còn trẻ vậy …. nên thông cảm nếu chúng có ít đi thăm. Dù lý do gì thì ông bà cũng cứ tiếp tục cầu nguyện cho chúng con cháu chắt nhé!.

Nhưng dẫu có thế nào đi chăng nữa thì ông bà cũng phải có bổn phận để lo cho chính mình mà không cần phải cậy dựa vào chúng con cái. Để ta chẳng nợ người mà người cũng chẳng nợ ta. Ai được vào Viện Dưỡng Lão mà ở thì không khác nào người ấy được vào Thiên Đàng ở chặng thứ nhất vậy!. Vì luôn có người chăm sóc cho 24/24 giờ.

Gồm có giờ ăn điểm tâm, ăn trưa, và ăn tối ngày ba bữa cơm nóng. Giờ uống thuốc, giờ chơi, giờ vệ sinh và tắm rửa cho, đủ cả …. Thì sao gọi là sợ nhỉ!?. Cuối tuần thì có linh mục đến làm Lễ hay giải tội cho, nếu không thì cũng có người từ giáo xứ đến cho ăn Mình Thánh Chúa cùng lời thăm hỏi và ủi an.

Do có sự chuẩn bị thì khi nào cũng là điều tốt, điều hay, chúng ta nên làm sớm. Nhất là trong thời buổi của loạn lạc, của tiên tri giả, của quỷ vương ra đời, hay của sự dữ đang lan tràn ở khắp mọi nơi thì việc có Chuẩn Bị có Thức Tỉnh để chờ Ngày Chúa Đến thì có phải không bao giờ là lỗi thời cả.

Nguyện xin Thiên Chúa luôn yêu thương, giúp chúng con luôn sống cuộc đời có ý nghĩa, có lợi ích cho chính bản thân mình và cho hết thảy mọi người. Đem tình yêu thương của Chúa đến cùng khắp mọi nơi và từng người mà hằng ngày chúng con gặp gỡ. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đường Rừng Sâu
Nguyễn Hùng
21:15 14/08/2013
CON ĐƯỜNG RỪNG SÂU
Ảnh của Nguyễn Hùng
Chẳng có niềm vui nào sâu thẳm trong tâm hồn bạn sao?
Với mỗi bước chân bạn đi trên đường
chẳng vang lên tiếng nhạc đớn đau êm dịu nào sao?
Is there no joy in the deep of your heart?
At every footfall of yours,
will not the harp of the road break out in sweet music of pain?
(R. Tagore-Pleiksor chuyển dịch)