Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:55 14/08/2020
58. Người minh triết không vì đau khổ của xác thịt mà buồn sầu rồi đau đầu hại khí mà không phấn chấn, nhưng trái lại sắc mặt họ vẫn vui tươi không chút sợ hãi.
(Thánh Ambrosius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:59 14/08/2020
5. KINH SỢ THỦY TRIỀU
Mỗi khi đến tháng tám, nước biển dâng cao làm chấn động các thị trấn ven biển.
Thời Nguyên mạt đến giữa Chính Niên, có người Mông Cổ tên là Đạt Lỗ Bất Hoa vừa mới lên chức quan, nghe thấy âm thanh sóng biển thì sợ đến nỗi không dám ngủ bèn đi kêu người coi cửa, người coi cửa từ trong mộng tỉnh lại, lỡ miệng nói:
- “Đó là thủy triều đang dâng cao lên bờ đó.”
Đạt Lỗ Bất Hoa kinh khiếp vội kêu vợ dậy nói:
- “Tưởng là làm quan để được vinh hoa phú quý, ai ngờ đêm nay chúng ta đều làm quỷ biển.”
Thế là cả nhà lớn nhỏ ôm nhau mà khóc mãi không thôi.
Quan tuần tra đi bên ngoài sân nghe tiếng khóc thì cho là có chuyện gì đây, lập tức truyền báo khắp nơi cho các quan biết.
Các quan vội vàng lại cứu viện, Đạt Lỗ Bất Hoa sợ nước dâng lên vào nhà nên đóng kín cổng không cho vào, các quan chỉ có cách là leo rào mà vào, thì thấy vợ chồng và các đầy tớ đều đu trên xà nhà kêu cứu mạng.
Sau khi hỏi rõ sự việc thì tất cả nín cười từ từ đi khỏi...
(Nhã Ngược)
Suy tư 5:
Đừng sợ, đó là câu nói mà thánh giáo hoàng Gioan Phao-lô đệ nhị đã biến thành hành động trong hai mươi sáu năm triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài không sợ bởi vì ngài cậy trông vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa, ngài không sợ vì ngài biết phó thác mọi việc trong triều đại giáo hoàng của ngài cho Đức Mẹ Ma-ri-a, ngài không sợ bởi vì ngài là một nhà lãnh đạo tinh thần của đoàn dân mà Đức Chúa Giê-su đã trao cho ngài –Giáo Hội Công Giáo.
Càng làm quan lớn thì càng phải không sợ, bởi vì một khi người đứng đầu chạy trốn, thì cả đoàn lũ dân chúng sẽ tán loạn, như lời của Đức Chúa Giê-su đã nói: đánh chủ chăn thì đoàn chiên sẽ tan nát.
Nghe tiếng sóng biển mà sợ thì không nên làm quan, nghe lời phê bình góp ý mà sợ thì không nên làm linh mục, bởi vì làm quan thì phải thường xuyên đứng đầu sóng gió, làm linh mục là người của mọi người thì thường nghe lời phê bình góp ý của giáo dân cũng như của mọi người là chuyện bình thường, nghe để phân tích và làm cho tốt hơn, cái “đừng sợ” là ở đó vậy.
Đừng sợ gì cả, duy có một cái nên sợ đó là sợ tội, vì tội lỗi là làm cho chúng ta mất ơn nghĩa của Thiên Chúa đã ban cho trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi khi đến tháng tám, nước biển dâng cao làm chấn động các thị trấn ven biển.
Thời Nguyên mạt đến giữa Chính Niên, có người Mông Cổ tên là Đạt Lỗ Bất Hoa vừa mới lên chức quan, nghe thấy âm thanh sóng biển thì sợ đến nỗi không dám ngủ bèn đi kêu người coi cửa, người coi cửa từ trong mộng tỉnh lại, lỡ miệng nói:
- “Đó là thủy triều đang dâng cao lên bờ đó.”
Đạt Lỗ Bất Hoa kinh khiếp vội kêu vợ dậy nói:
- “Tưởng là làm quan để được vinh hoa phú quý, ai ngờ đêm nay chúng ta đều làm quỷ biển.”
Thế là cả nhà lớn nhỏ ôm nhau mà khóc mãi không thôi.
Quan tuần tra đi bên ngoài sân nghe tiếng khóc thì cho là có chuyện gì đây, lập tức truyền báo khắp nơi cho các quan biết.
Các quan vội vàng lại cứu viện, Đạt Lỗ Bất Hoa sợ nước dâng lên vào nhà nên đóng kín cổng không cho vào, các quan chỉ có cách là leo rào mà vào, thì thấy vợ chồng và các đầy tớ đều đu trên xà nhà kêu cứu mạng.
Sau khi hỏi rõ sự việc thì tất cả nín cười từ từ đi khỏi...
(Nhã Ngược)
Suy tư 5:
Đừng sợ, đó là câu nói mà thánh giáo hoàng Gioan Phao-lô đệ nhị đã biến thành hành động trong hai mươi sáu năm triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài không sợ bởi vì ngài cậy trông vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa, ngài không sợ vì ngài biết phó thác mọi việc trong triều đại giáo hoàng của ngài cho Đức Mẹ Ma-ri-a, ngài không sợ bởi vì ngài là một nhà lãnh đạo tinh thần của đoàn dân mà Đức Chúa Giê-su đã trao cho ngài –Giáo Hội Công Giáo.
Càng làm quan lớn thì càng phải không sợ, bởi vì một khi người đứng đầu chạy trốn, thì cả đoàn lũ dân chúng sẽ tán loạn, như lời của Đức Chúa Giê-su đã nói: đánh chủ chăn thì đoàn chiên sẽ tan nát.
Nghe tiếng sóng biển mà sợ thì không nên làm quan, nghe lời phê bình góp ý mà sợ thì không nên làm linh mục, bởi vì làm quan thì phải thường xuyên đứng đầu sóng gió, làm linh mục là người của mọi người thì thường nghe lời phê bình góp ý của giáo dân cũng như của mọi người là chuyện bình thường, nghe để phân tích và làm cho tốt hơn, cái “đừng sợ” là ở đó vậy.
Đừng sợ gì cả, duy có một cái nên sợ đó là sợ tội, vì tội lỗi là làm cho chúng ta mất ơn nghĩa của Thiên Chúa đã ban cho trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hoan ca Magnificat thay vì lải nhải De Profundis
Giáo Xứ Việt Nam Paris tổng hợp
11:35 14/08/2020
Mẹ Về Trời – 15.8.2020
Ngày 15/8 hôm nay, làm tôi chợt nhớ tới một cái chết của một nữ minh tinh màn bạc danh tiếng: cô tài tử điện ảnh lừng danh của Mỹ - Marilyn Monroe. Cô chọn lấy cái chết bằng cách quyên sinh vào đúng ngày 15.8.1962 sau những bế tắc về chính cuộc hiện sinh của mình. Và trên mộ chí của cô người ta ghi dòng chữ: “Chúng tôi thông cảm với cô”.
Và sau 58 năm, hôm nay (15.8.2020), thân xác của cô đào điện ảnh đã từng là “thần tượng sắc đẹp” của cả thế giới, chắc đã tan thành tro bụi; và nếu người ta có nhớ về cô, có hát về cô, thì cũng chỉ nhớ, chỉ hát bằng những giai điệu của bài Ai ca “De Profundis” ! (Từ chốn luyện hình u tối …).
Trong khi đó, hôm nay, 15.8, dân Công Giáo chúng ta, như phát biểu của nhà thần học Sertillanges, cùng “hoan ca bài Magnificat thay vì Ai khúc De Profundis” để mừng kính và tôn vinh một phụ nữ đã “đi qua kiếp sống trần gian”, đã “từ giã cuộc đời dương thế”, nhưng lại không có ngôi mộ để giữ lại thân xác, cho dù chút tro tàn sau gần 2000 năm, nhưng lại là một “thân xác sáng láng của một con người đầy đủ xác hồn” đang hiện hữu trong Vương quốc Nước Trời.
Dĩ nhiên, đây là “câu chuyện của niềm tin”, một niềm tin đã đi theo năm tháng trong suốt cuộc hành trình gần 2000 năm của Dân Chúa. Thật vậy, ngay từ những thế kỷ đầu, niềm tin “Mẹ Về trời” đã được ghi dấu nơi giáo huấn của các Giáo Phụ, như phát biểu của Thánh Giáo Phụ Đamascênô: “Cần thiết rằng Con Thiên Chúa, khi sinh ra đã gìn giữ vẹn tuyền đức Trinh của Mẹ, thì phải gìn giữ Mẹ khi chết khỏi hư hoại. Đấng đã cưu mang Đấng Tạo Hoá cần được ở trong cung điện của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa cần phải có tất cả mọi điều thuộc về Con của Mẹ và cần được mọi thụ tạo tôn vinh”.
Và rồi, trải qua dọc dài năm tháng suy tư, sùng mộ, đào sâu và củng cố, cuối cùng, chân lý “Mẹ Về Trời cả hồn và xác” đã được Giáo Hội định tín” cách đây đúng 70 năm bởi Đức Giáo Hoàng Pio XII vào ngày 1.11.1950 qua Tông hiến “Munificentissimus Deus” với những lời lẽ như sau: “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn cuộc đời trần thế, đã được triệu hồi cả hồn và xác vào trong vinh quang thiên quốc”.
Chúng ta đừng quên, tín điều “Mẹ Về Trời cả hồn và xác” được Giáo Hội tuyên tín sau 5 năm kết thúc đại chiến thứ 2 (1939-1945), một cuộc thế chiến kinh hoàng đã khiến khoảng 80 triệu người bị giết chết, và để lại một thế giới tan hoang đổ vỡ về tinh thần cũng như vật chất. Mầu nhiệm Mẹ Về Trời đã thổi vào thế giới một làn gió của sự sống và niềm hy vọng, của sự chiến thắng phục sinh và niềm vui ơn cứu độ trên cái chết và nỗi buồn thất vọng của những giá trị phi nhân và vô thần. Mẹ Về Trời cũng chính là một “luận điểm sống động” của một nền giáo lý, thần học Công Giáo luôn quý trọng thân xác và sự sống con người, một hữu thể mang ảnh hình Thiên Chúa và được Con Thiên Chúa cứu độ bằng cái chết và sự phục sinh của Ngài, nên không ai và không quyền lực nào được phép xúc phạm, coi thường…
Qua mầu nhiệm nầy, một lần nữa Hội Thánh tuyên xưng chính niềm tin mà Thánh Phaolô đã dạy cho dân thành Corintô từ những ngày khai sinh Giáo Hội: “Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế.” (Bđ 2).
Quả thật, Đức Maria phải là người tiên phong trong nhân loại đã thuộc về Đức Kitô trọn vẹn nhất và đã đi trước trong cuộc hành trình vượt qua cái chết để bước vào cuộc sống vĩnh hằng. Đức thánh GH Gioan-Phaolô II đã xác quyết chân lý nầy trong thông điệp Redemptoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Chuộc): “Trong mầu nhiệm lên trời hồn xác là biểu hiện đức tin của Giáo Hội, theo đó, Đức Maria được hợp nhất với Chúa Kitô bằng một mối liên kết mật thiết và không thể chia lìa”.
Và như thế, lễ Mẹ về Trời chính là một tín hiệu vui mừng, là dấu chỉ của niềm hy vọng bao la cho đoàn Dân Chúa, đoàn dân mà Mẹ chính là một “thành viên ưu tuyển” đi trước để dẫn đường như kinh Tiền Tụng Giáo Hội đọc lên hôm nay: “Hôm nay, Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên Chúa, được đưa về trời. Người là khởi đầu, là hình ảnh của Hội Thánh viên mãn, là niềm an ủi và hy vọng tràn trề cho dân thánh trong cuộc lữ hành trần thế.”
Quả thật, cuộc sống nầy nếu chỉ hạn hẹp trong khoảnh khắc “100 năm trong cõi người ta” để rồi tất cả khép lại trước cửa mồ sự chết thì bi đát cho thân phận kiếp người biết bao.
Không, nếu “con người là ảnh hình Thiên Chúa”, và ngay từ buổi khai sinh lập địa “Thiên Chúa đã hà hơi thổi thần khí tác sinh” vào trong cái hình hài hữu hạn bùn đất kia, thì chẳng phải thân phận ấy đã tiềm tàng hạt giống vĩnh hằng đó sao?
Nếu cái chết đã theo vào trần gian do ảnh hưởng của tội lỗi và sự liên đới với A-đam đầu tiên, thì sự phục sinh vĩnh hằng sẽ chiếu rọi ánh quang hy vọng xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại nhờ hậu quả của công trình cứu độ và sự liên kết với Con Thiên Chúa làm người. “Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống” (1 Cr 15, 22). Cho nên chúng ta có thể nói được rằng: mầu nhiệm “Đức Maria hồn Xác Về Trời” là một cách cắt nghĩa cụ thể chân lý cuối cùng mà Hội Thánh tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý: Xác tín vể chân lý phục sinh, về niềm hy vọng vĩnh cửu không có nghĩa yên tâm trốn chạy khỏi mọi thực tại đảo điên, mọi đau thương khổ luỵ và những đe doạ kinh hoàng của sự chết đang vây bủa từng ngày. Bài sách Khải huyền hôm nay đã vẽ lên cái hiện thực đó bằng những hình ảnh cụ thể: “Một điềm lạ….một người nữ mặc áo….đang mang thai, kêu la chuyển bụng….một con rồng đỏ….”. Cuộc lữ hành trần thế của Hội Thánh cũng như của mỗi người chúng ta dưới thế gian nầy đều phải đi qua con đường của đau thương, tăm tối, sự chết, bách hại… Nhưng sách Khải huyền, đặc biệt qua ngày lễ Mẹ Về Trời, đã gọi mời chúng ta hãy vững tin: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta và uy quyền của Đức Kitô của Người đã được thực hiện”.
Chính vì thế, mừng lễ Mẹ về trời hôm nay, phụng vụ còn muốn nói với chúng ta rằng: ngày nay trên quê trời, chắc chắn Mẹ cũng đang dõi mắt theo từng bước chân của mỗi cuộc đời con cái dưới chốn trần ai. Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cuộc thăm viếng của Đức Maria nơi nhà Bà Isave để từ nơi mái nhà nầy đã vang lên lời tạ ơn và chúc tụng hồng ân cứu rỗi Thiên Chúa đã dành cho nhân loại mà người đầu tiên được hưởng nhờ là chính Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hởn hở vui mừng, vì Thiên chúa Đấng Cứu độ tôi….Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, thật Danh Người chí thánh chí tôn…”.
Hồng ân đó hôm nay và mãi mãi sẽ được ban tặng cho tất cả những ai biết đón nhận Đức Kitô vào cuộc đời với thái độ tin tưởng phó thác và xin vâng như Đức Trinh Nữ Maria, hay nhất là, như cách cắt nghĩa của Chúa Giêsu, hồng ân đó sẽ dành cho những ai “biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa” (Lc 11, 28).
Chính vì thế, lễ Mẹ Về Trời lại mở ra cho chúng ta chiều kích của một “Cuộc Thăm viếng Mới”. Mẹ lại đến chia sẻ niềm vui ơn cứu độ và hy vọng phục sinh cho “con cháu E-và” đang dập vùi trong “chốn khách đày, nơi khóc lóc” (Kinh Lạy nữ Vương), và cũng lại một lần nữa gọi mời con cái Mẹ tiếp tục lên đường với Mẹ để mở ra những cuộc “thăm viếng khác” đến muôn vạn mái nhà, đến trăm nghìn địa chỉ, nhất là những địa chỉ tối tăm, đói khổ, tật bệnh, lầm lạc…đang cần bừng sáng lên những lời tin yêu Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Thần trí tôi hớn hở reo mừng trong Chúa Đấng cứu chuộc tôi…”.
Đứng trước một thế giới đang bị bao phủ bởi một bầu khí của hoang mang, lo sợ và sự đe doạ kinh hoàng của virus Corona, cùng bao nhiêu thảm hoạ khác đang vùi dập thế giới, ngày lễ Mẹ Về Trời hôm nay gọi mời chúng ta luôn “ngẩng đầu tin tưởng” trong niềm vui và hy vọng; và thay vì lải nhải những lời khúc Ai ca De Profundis hãy mạnh mẽ đứng lên cất cao bài Magnificat ngay cả trên những nấm mồ của sự chết. Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Ngày 15/8 hôm nay, làm tôi chợt nhớ tới một cái chết của một nữ minh tinh màn bạc danh tiếng: cô tài tử điện ảnh lừng danh của Mỹ - Marilyn Monroe. Cô chọn lấy cái chết bằng cách quyên sinh vào đúng ngày 15.8.1962 sau những bế tắc về chính cuộc hiện sinh của mình. Và trên mộ chí của cô người ta ghi dòng chữ: “Chúng tôi thông cảm với cô”.
Và sau 58 năm, hôm nay (15.8.2020), thân xác của cô đào điện ảnh đã từng là “thần tượng sắc đẹp” của cả thế giới, chắc đã tan thành tro bụi; và nếu người ta có nhớ về cô, có hát về cô, thì cũng chỉ nhớ, chỉ hát bằng những giai điệu của bài Ai ca “De Profundis” ! (Từ chốn luyện hình u tối …).
Trong khi đó, hôm nay, 15.8, dân Công Giáo chúng ta, như phát biểu của nhà thần học Sertillanges, cùng “hoan ca bài Magnificat thay vì Ai khúc De Profundis” để mừng kính và tôn vinh một phụ nữ đã “đi qua kiếp sống trần gian”, đã “từ giã cuộc đời dương thế”, nhưng lại không có ngôi mộ để giữ lại thân xác, cho dù chút tro tàn sau gần 2000 năm, nhưng lại là một “thân xác sáng láng của một con người đầy đủ xác hồn” đang hiện hữu trong Vương quốc Nước Trời.
Dĩ nhiên, đây là “câu chuyện của niềm tin”, một niềm tin đã đi theo năm tháng trong suốt cuộc hành trình gần 2000 năm của Dân Chúa. Thật vậy, ngay từ những thế kỷ đầu, niềm tin “Mẹ Về trời” đã được ghi dấu nơi giáo huấn của các Giáo Phụ, như phát biểu của Thánh Giáo Phụ Đamascênô: “Cần thiết rằng Con Thiên Chúa, khi sinh ra đã gìn giữ vẹn tuyền đức Trinh của Mẹ, thì phải gìn giữ Mẹ khi chết khỏi hư hoại. Đấng đã cưu mang Đấng Tạo Hoá cần được ở trong cung điện của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa cần phải có tất cả mọi điều thuộc về Con của Mẹ và cần được mọi thụ tạo tôn vinh”.
Và rồi, trải qua dọc dài năm tháng suy tư, sùng mộ, đào sâu và củng cố, cuối cùng, chân lý “Mẹ Về Trời cả hồn và xác” đã được Giáo Hội định tín” cách đây đúng 70 năm bởi Đức Giáo Hoàng Pio XII vào ngày 1.11.1950 qua Tông hiến “Munificentissimus Deus” với những lời lẽ như sau: “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn cuộc đời trần thế, đã được triệu hồi cả hồn và xác vào trong vinh quang thiên quốc”.
Chúng ta đừng quên, tín điều “Mẹ Về Trời cả hồn và xác” được Giáo Hội tuyên tín sau 5 năm kết thúc đại chiến thứ 2 (1939-1945), một cuộc thế chiến kinh hoàng đã khiến khoảng 80 triệu người bị giết chết, và để lại một thế giới tan hoang đổ vỡ về tinh thần cũng như vật chất. Mầu nhiệm Mẹ Về Trời đã thổi vào thế giới một làn gió của sự sống và niềm hy vọng, của sự chiến thắng phục sinh và niềm vui ơn cứu độ trên cái chết và nỗi buồn thất vọng của những giá trị phi nhân và vô thần. Mẹ Về Trời cũng chính là một “luận điểm sống động” của một nền giáo lý, thần học Công Giáo luôn quý trọng thân xác và sự sống con người, một hữu thể mang ảnh hình Thiên Chúa và được Con Thiên Chúa cứu độ bằng cái chết và sự phục sinh của Ngài, nên không ai và không quyền lực nào được phép xúc phạm, coi thường…
Qua mầu nhiệm nầy, một lần nữa Hội Thánh tuyên xưng chính niềm tin mà Thánh Phaolô đã dạy cho dân thành Corintô từ những ngày khai sinh Giáo Hội: “Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế.” (Bđ 2).
Quả thật, Đức Maria phải là người tiên phong trong nhân loại đã thuộc về Đức Kitô trọn vẹn nhất và đã đi trước trong cuộc hành trình vượt qua cái chết để bước vào cuộc sống vĩnh hằng. Đức thánh GH Gioan-Phaolô II đã xác quyết chân lý nầy trong thông điệp Redemptoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Chuộc): “Trong mầu nhiệm lên trời hồn xác là biểu hiện đức tin của Giáo Hội, theo đó, Đức Maria được hợp nhất với Chúa Kitô bằng một mối liên kết mật thiết và không thể chia lìa”.
Và như thế, lễ Mẹ về Trời chính là một tín hiệu vui mừng, là dấu chỉ của niềm hy vọng bao la cho đoàn Dân Chúa, đoàn dân mà Mẹ chính là một “thành viên ưu tuyển” đi trước để dẫn đường như kinh Tiền Tụng Giáo Hội đọc lên hôm nay: “Hôm nay, Đức Trinh Nữ, Mẹ Thiên Chúa, được đưa về trời. Người là khởi đầu, là hình ảnh của Hội Thánh viên mãn, là niềm an ủi và hy vọng tràn trề cho dân thánh trong cuộc lữ hành trần thế.”
Quả thật, cuộc sống nầy nếu chỉ hạn hẹp trong khoảnh khắc “100 năm trong cõi người ta” để rồi tất cả khép lại trước cửa mồ sự chết thì bi đát cho thân phận kiếp người biết bao.
Không, nếu “con người là ảnh hình Thiên Chúa”, và ngay từ buổi khai sinh lập địa “Thiên Chúa đã hà hơi thổi thần khí tác sinh” vào trong cái hình hài hữu hạn bùn đất kia, thì chẳng phải thân phận ấy đã tiềm tàng hạt giống vĩnh hằng đó sao?
Nếu cái chết đã theo vào trần gian do ảnh hưởng của tội lỗi và sự liên đới với A-đam đầu tiên, thì sự phục sinh vĩnh hằng sẽ chiếu rọi ánh quang hy vọng xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại nhờ hậu quả của công trình cứu độ và sự liên kết với Con Thiên Chúa làm người. “Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống” (1 Cr 15, 22). Cho nên chúng ta có thể nói được rằng: mầu nhiệm “Đức Maria hồn Xác Về Trời” là một cách cắt nghĩa cụ thể chân lý cuối cùng mà Hội Thánh tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý: Xác tín vể chân lý phục sinh, về niềm hy vọng vĩnh cửu không có nghĩa yên tâm trốn chạy khỏi mọi thực tại đảo điên, mọi đau thương khổ luỵ và những đe doạ kinh hoàng của sự chết đang vây bủa từng ngày. Bài sách Khải huyền hôm nay đã vẽ lên cái hiện thực đó bằng những hình ảnh cụ thể: “Một điềm lạ….một người nữ mặc áo….đang mang thai, kêu la chuyển bụng….một con rồng đỏ….”. Cuộc lữ hành trần thế của Hội Thánh cũng như của mỗi người chúng ta dưới thế gian nầy đều phải đi qua con đường của đau thương, tăm tối, sự chết, bách hại… Nhưng sách Khải huyền, đặc biệt qua ngày lễ Mẹ Về Trời, đã gọi mời chúng ta hãy vững tin: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta và uy quyền của Đức Kitô của Người đã được thực hiện”.
Chính vì thế, mừng lễ Mẹ về trời hôm nay, phụng vụ còn muốn nói với chúng ta rằng: ngày nay trên quê trời, chắc chắn Mẹ cũng đang dõi mắt theo từng bước chân của mỗi cuộc đời con cái dưới chốn trần ai. Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cuộc thăm viếng của Đức Maria nơi nhà Bà Isave để từ nơi mái nhà nầy đã vang lên lời tạ ơn và chúc tụng hồng ân cứu rỗi Thiên Chúa đã dành cho nhân loại mà người đầu tiên được hưởng nhờ là chính Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hởn hở vui mừng, vì Thiên chúa Đấng Cứu độ tôi….Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, thật Danh Người chí thánh chí tôn…”.
Hồng ân đó hôm nay và mãi mãi sẽ được ban tặng cho tất cả những ai biết đón nhận Đức Kitô vào cuộc đời với thái độ tin tưởng phó thác và xin vâng như Đức Trinh Nữ Maria, hay nhất là, như cách cắt nghĩa của Chúa Giêsu, hồng ân đó sẽ dành cho những ai “biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa” (Lc 11, 28).
Chính vì thế, lễ Mẹ Về Trời lại mở ra cho chúng ta chiều kích của một “Cuộc Thăm viếng Mới”. Mẹ lại đến chia sẻ niềm vui ơn cứu độ và hy vọng phục sinh cho “con cháu E-và” đang dập vùi trong “chốn khách đày, nơi khóc lóc” (Kinh Lạy nữ Vương), và cũng lại một lần nữa gọi mời con cái Mẹ tiếp tục lên đường với Mẹ để mở ra những cuộc “thăm viếng khác” đến muôn vạn mái nhà, đến trăm nghìn địa chỉ, nhất là những địa chỉ tối tăm, đói khổ, tật bệnh, lầm lạc…đang cần bừng sáng lên những lời tin yêu Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa. Thần trí tôi hớn hở reo mừng trong Chúa Đấng cứu chuộc tôi…”.
Đứng trước một thế giới đang bị bao phủ bởi một bầu khí của hoang mang, lo sợ và sự đe doạ kinh hoàng của virus Corona, cùng bao nhiêu thảm hoạ khác đang vùi dập thế giới, ngày lễ Mẹ Về Trời hôm nay gọi mời chúng ta luôn “ngẩng đầu tin tưởng” trong niềm vui và hy vọng; và thay vì lải nhải những lời khúc Ai ca De Profundis hãy mạnh mẽ đứng lên cất cao bài Magnificat ngay cả trên những nấm mồ của sự chết. Amen.
LM. Trương Đình Hiền
Các phẩm chất của một đức tin mạnh
Lm. Đan Vinh
20:21 14/08/2020
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN A
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.19-32; Mt 15, 21-28
CÁC PHẨM CHẤT CỦA MỘT ĐỨC TIN MẠNH
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 15, 21-28
(21) Ra khỏi đó, Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đon. (22) thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi ! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm !”. (23) Nhưng Người không đáp lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !”. (24) Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi”. (25) Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi !” (26) người đáp: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. (27) Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. (28) Bấy giờ Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy”. Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.
2. Ý CHÍNH: ĐỨC GIÊ-SU CHỮA CON GÁI NGỪƠI ĐÀN BÀ XỨ CA-NA-AN:
Khi nghe người đàn bà ngoại giáo xứ Ca-na-an kêu xin giúp con gái của bà đang bị quỷ ám, Đức Giê-su im lặng và khi môn đệ cầu bầu cho bà thì Người giải thích lý do là “chỉ được sai đến với chiên lạc nhà It-ra-en mà thôi”. Tuy nhiên các lời bà đối đáp đã chứng tỏ bà có một đức tin mạnh mẽ, nên cuối cùng bà đã được Đức Giê-su khen là có đức tin mạnh và đã ban cho bà được như ý.
3. CHÚ THÍCH:
- C 21-22: + Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đon: Tia va Xi-đon là hai thành phố của dân ngoại. Khi âm thầm lui về miền đất ngoại giáo này (x. Mc 7, 24), có lẽ Đức Giê-su muốn tránh sự dòm ngó của nhóm Pha-ri-sêu, cũng như tránh sự nồng nhiệt của quần chúng muốn tôn Người lên làm vua sau phép lạ nhân bánh ra nhiều (x. Ga 6, 15). Ngoài ra, điều này còn tiên báo: Vì dân Do thái đã từ chối ơn cứu độ ưu tiên cho họ, nên dân ngoại sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ ấy. + “Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !”: Sở dĩ người đàn bà ngoại giáo biết và tuyên xưng Đức Giê-su bằng danh hiệu Con Vua Đa-vít là do bà đã ra khỏi miền đất dân ngoại và được nghe nhiều người Do Thái truyền đạt đức tin về Đức Giê-su (x. Mc 3, 8).
- C 23-24: + Nhưng Người không đáp lại một lời: Khi không đáp lại lời cầu xin của người đàn bà này, Đức Giê-su muốn thử để biết về tình trạng đức tin của bà, và thêm lòng tin cho bà. + Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !: Các môn đệ muốn Đức Giê-su thỏa mãn lời cầu xin để khỏi tiếp tục bị quấy rầy. Còn Đức Giê-su lại muốn chứng tỏ Người ban ơn cho ai là còn tùy vào lòng tin yêu của họ. Ở đây không những Người ban cho con gái bà khỏi bị quỷ ám, mà còn ban cho chính bà đức tin vào Người là điều kiện để bà được hưởng ơn cứu độ. + Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi: Sinh thời, Đức Giê-su chỉ rao giảng cho người Do Thái, là những người được thừa kế các lời hứa cho họ là con cái Thiên Chúa (x Rm 9, 5; 15, 8). Do đó, khi sai các môn đệ đi giảng đạo, Đức Giê-su cũng chỉ giới hạn trong lãnh thổ dân Ít-ra-en (x. Mt 10, 5-6). Nhưng rồi thực tế cho thấy: dân Do Thái đã từ chối ơn ấy, nên cuối cùng họ đã bị mất quyền ưu tiên vào Nước Trời (x. Cv 18, 17).
- C 25-26: + “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi”: Người đàn bà tỏ ra kiên trì trong lời cầu xin: xin một lần chưa được, bà xin hai, rồi ba lần. Khi cầu xin mà chưa được nhận lời, bà vẫn bền đỗ chứ không nản lòng bỏ cuộc (x Lc 18, 1). + “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”: Không nên lấy Nước Trời được hứa ban cho con cái trong nhà là dân It-ra-en, để đem cho người ngoài là dân ngoại, là dân bị người Do thái khinh khi như loài vật. Từ chó con ở đây là để làm dịu bớt sự khinh miệt theo quan điểm của dân Do thái.
- C 27-28: + Chó con: là con vật nuôi trong nhà và được mọi người cưng chiều. + Cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống: Câu nói của người đàn bà cho thấy bà có lòng khiêm tốn. Bà công nhận dân Do thái có quyền ưu tiên hơn dân ngoại trong chương trình cứu độ. Điều này cho thấy đức tin của bà thật vững mạnh. + Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy: Khi thấy người đàn bà có lòng khiêm hạ và phó thác cậy trông là biểu hiệu của một đức tin chân chính, Đức Giê-su đã khen đức tin của bà mạnh mẽ và đã ban cho bà được như ý là cho con gái bà được khỏi bệnh quỷ ám.
4. CÂU HỎI:
1) Người đàn bà ngoại giáo kêu xin Đức Giê-su bằng danh hiệu nào? Tại sao bà ta biết được danh hiệu ấy?
2) Tại sao Đức Giê-su làm ngơ như không biết không nghe lời kêu xin khẩn thiết của người đàn bà này?
3) Các môn đệ yêu cầu Đức Giê-su thuận theo ý người đàn bà nhằm mục đích gì?
4) Đức Giê-su cho môn đệ biết sứ mệnh của Người là gì?
5) Tại sao Đức Giê-su khen đức tin của người đàn bà ngoại giáo và cuối cùng đã ban theo ý bà xin?
HỎI: TẠI SAO CHÚA IM LẶNG TRƯỚC NHỮNG LỜI CẦU XIN CỦA CHÚNG TA?
ĐÁP: Khi ta cầu xin mà Chúa vẫn im lặng không nhậm lời thường do mấy nguyên nhân chính như sau:
+ Có thể Chúa đang thử thách để xem đức tin của ta mạnh hay yếu? Trưởng thành hay ấu trĩ? Ta cần noi gương người đàn bà xứ Ca-na-an ngoại giáo trong Tin Mừng hôm nay: Một là : phải kiên trì và không ngã lòng cậy trông: Xin một lần chưa được, hãy xin thêm nhiều lần nữa. Hai là cầu xin với lòng xác tín chắc chắn Chúa sẽ ban sự tốt lành cho ta, như Đức Giê-su phán: “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho” (Mt 7, 7).
+ Có thể lời cầu xin của ta chỉ mang tính cá nhân. Ta hãy xin cộng đoàn hợp ý cầu nguyện thêm cho ta như lời Đức Giê-su: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho” (Mt 18, 19). Ta cũng cần xin các thánh trên trời và các linh hồn trong chốn luyện hình cầu bầu cùng Chúa cho ta, theo tín điều "Các Thánh Cùng Thông Công".
+ Có thể lời cầu xin của ta chưa khiêm tốn đủ: Do ta phô trương lòng đạo đức để tìm tiếng khen nơi người đời (x. Mt 6, 5-6). Có thể do ta đòi Chúa phải ban ơn theo ý riêng của ta, thay vì ta phải “xin vâng” theo ý Thiên chúa như lời cầu của Đức Giê-su trong vườn Cây Dầu: “Ba ơi ! Nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39).
+ Có thể lời cầu xin của ta còn thiếu hy sinh: Muốn cho lời cầu xin được chấp nhận, ta phải có lễ vật kèm theo là các việc lành như xưng tội rước lễ, hy sinh hãm mình, lòng tha thứ sẵn sàng làm hòa với tha nhân như lời Đức Giê-su: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ đó lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em đã, rồi mới trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5, 23-24).
+ Có thể ta xin những điều có hại cho phần rỗi mà ta không biết: Đừng đòi Chúa phải ban theo ý mình, nhưng hãy tin cậy vào lượng từ bi của Chúa, Đấng hằng muốn ban ơn cứu độ cho ta như Đức Giê-su: “Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những thứ tốt lành. Phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Người sẽ ban những của tốt lành cho những kẻ xin người” (Mt 7, 7-11; Lc 11, 13).
+ Có thể do ta cầu nguyện với lòng ích kỷ: Do ta chỉ xin những điều có lợi cho mình mà hại cho người, như hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đã cùng mẹ đến xin Đức Giê-su cho được ngồi hai bên tả hữu của Thầy trong Nước Thầy sắp thiết lập (x. Mt 20-21); hoặc có thể ta đã xin Chúa thực hiện những điều sai trái như hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an xin Thầy sai lửa trời xuống thiêu hủy làng Sa-ma-ri vì họ dám từ chối đón tiếp Thầy trò vào ở trọ (x. Lc 9, 53-54)… nên những lời cầu xin ấy đã không đựơc Chúa chấp nhận (x. Mt 20, 23; Lc 9, 55).
+ Có thể ta đã chú trọng xin ơn vật chất thể xác liên quan đến tha nhân: Có lợi cho ta nhưng lại bất lợi cho người khác. Chẳng hạn xin Chúa cho ta buôn bán thuốc đắt hàng, đang khi những bệnh nhân lại xin Chúa ban sớm khỏi bệnh để khỏi tốn tiền mua thuốc. Tốt nhất ta nên xin những ơn tinh thần như kinh Lạy Cha: xin cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện, xin tha tội nợ, xin chớ để phải sa chước cám dỗ. Về phần xác chỉ xin cho hôm nay lương thực hằng ngày (x. Mt 6, 9-14).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Một người đàn bà Ca-na-an kêu lên rằng: “Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !”… “Lạy Ngài xin cứu giúp tôi !” (Mt 15, 22a.25b). Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy” (Mt 15, 28a).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TÌNH YÊU VÀ ĐỨC TIN LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI NHAU:
Trong tác phẩm: “Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp” (the Brothers Karamazov) của Đớt-tốp-ki (Dostoevski) có kể câu chuyện về một bà lão kia. Bà cảm thấy đức tin của bà bị suy thoái theo với sự suy yếu sức khoẻ về thể xác. Ngày nọ bà đến gặp một vị linh mục già tên là DỐT-SI-MA (Zossima). bà đã tâm sự về tình trạng đức tin của bà như sau: “Thưa cha, kỳ này con thường hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không biết Người có quan tâm đến hết mọi loài do Người dựng nên, trong đó có con hay không? Sau khi chết rồi con sẽ đi đâu? Ngoài thế giới đời này còn có đời sau không? …” Vị linh mục già chăm chú nghe bà nói và cuối cùng ông đã trả lời rằng: “thực ra chẳng có cách nào chứng minh cụ thể về những điều mà bà đang hoài nghi kia. Tuy vậy tôi đề nghị bà hãy áp dụng một phương pháp giúp bà luôn vững tin vào những chân lý ấy”. Bà lão ngạc nhiên hỏi: “Thưa cha, bằng cách nào vậy? ” Vị linh mục liền đáp: “Bằng tình yêu. Phải, Bà hãy yêu thương người khác cách thành thật. Càng yêu thương người khác bao nhiêu thì bà lại càng vững tin vào Thiên Chúa bấy nhiêu và sẽ tin vào đời sau hơn. Càng yêu nhiều, thì đức tin của bà càng lớn lên, và các sự ngờ vực kia cũng tự nhiên tan biến hết. Đấy là một phương pháp đã được nhiều người áp dụng và tất cả đều chứng thực là rất hữu hiệu để củng cố đức tin”.
2) TƯƠNG QUAN GIỮA HIỂU BIẾT VÀ ĐỨC TIN:
Một luật sư luôn tự hào về kiến thức uyên bác của mình. Một hôm ông huênh hoang tuyên bố trước mặt đám đông như sau : Chúng ta có trí khôn có thể hiểu biết suy luận, nên chúng ta chỉ nên tin vào những điều mắt thấy và trí khôn hiểu được mà thôi”.
Trong đám đông có một em nhỏ thông thạo về giáo lý giơ tay xin phát biểu:
- Thưa luật sư. Vậy là ông sẽ không tin những điều chưa thấy và chưa hiểu phải không ạ?
- Đúng thật như vậy.
- Vậy xin ông nói cho cháu biết : ông có thể cử động được các ngón tay của ông không và tại sao ông lại cử động được chúng?
- Ta có thể cử động được các ngón tay của ta vì ta trông thấy nó, hiểu biết sự vận hành của nó và ta ra lệnh cho các ngón tay ấy cử động theo ý ta. Thế thôi.
- Vậy ông có thể cử động được đôi tai không, dù ông nhìn thấy, hiểu biết sự vận hành của nó và ông cũng ra lệnh cho nó cử động?
Ông luật sư bí không thể trả lời được câu hỏi ấy liền nói :
- Thằng nhỏ ngu ngốc này lại đòi tranh cãi với ta hay sao?
Nghe vậy mọi người đều cười lên thích thú.
(Viết theo “Tìm hiểu ít thắc mắc” của Trần công Hoán).
3) VÌ BỐ EM CHÍNH LÀ THUYỀN TRƯỞNG ĐANG CẦM LÁI CON TÀU NÀY :
Ông Byron, một thi sĩ Anh, có viết một câu truyện như sau :
Hôm ấy, một con tầu đang rẽ sóng lướt đi trên mặt biển bao la. Phía chân trời xa, một luồng mây đen nổi lên. Bầu trời quang đãng chẳng mấy chốc đã bị mây đen phủ kín, rồi một cơn giống tố ầm ầm kéo tới, sấm chớp nổ vang ầm ầm. Mưa mỗi lúc một lớn, gió rít ngày càng mạnh hơn. Các hành khách trên tàu đều bị hoảng loạn kêu la thất thanh. Duy chỉ có một đứa trẻ 8 tuổi cứ tiếp tục ngồi chơi trên ban công, bình tĩnh nhìn con tầu đang chòng chành nghiêng ngửa giữa muôn sóng to gió lớn như không có việc gì xẩy ra chung quanh.
Thấy lạ ! Một anh thủy thủ đến bên em và hỏi : “Này em bé kia. Em không sợ chết sao? ”
Em bé liền trả lời rằng: “Mà tại sao em lại phải sợ, khi chính ba em là thuyền trưởng cừ khôi nhất đang cầm lái của con tầu này mà !”
Ước chi mỗi tín hữu chúng ta đều có thể trả lời được như em bé nói trên, khi chúng ta gặp phải các cơn thử thách gian nan trong cuộc sống. Chúng ta sẽ luôn an tâm vui sống dù đang gặp nhiều tai ương tật bệnh : “Phúc bất trùng lai. Họa vô đơn chí !”… Vì tin rằng chính Thiên Chúa là Cha chúng ta luôn quan phòng gìn giữ chúng ta khỏi mọi nguy hại, che chở chúng ta trong vòng tay yêu thương của Ngài, như Đức Giê-su sđã dạy về tình thương của Chúa Cha: “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao? ” (Mt 7, 11).
4) ĐỨC TIN ĐƯỢC TÔI LUYỆN NHỜ THỬ THÁCH GIAN NAN:
Thánh nữ Mo-ni-ca luôn khóc lóc, ăn chay và hãm mình để cầu xin cho đứa con hoang đàng của bà là Au-gút-ti-nô được ơn sám hối. Bà là một người phụ nữ bất hạnh vì có ông chồng khô khan, và đứa con trai ăn chơi trác táng. Đã có lần đức tin của bà bị lung lay và bà muốn thôi không cầu xin nữa. Nhưng bà dã được giám mục Am-brô-si-ô khuyên như sau: "Bà hãy yên tâm, đứa con của bao giọt nước mắt sẽ không thể bị hư mất".
Thực vậy, nhờ niềm tin của người mẹ mà Thiên Chúa đã thay đổi số phận của người con bà: Au-gút-ti-nô về sau đã từ bỏ con đường tội lỗi để sống tốt lành thánh thiện, đã từ bỏ công danh sự nghiệp trần thế để tận hiến cuộc đời phụng sự Thiên Chúa. Đã không còn đi tìm thú vui thể xác bèo bọt để đi tìm kiếm hạnh phúc tồn tại muôn đời là Nước Trời đời sau.
5) THIÊN CHÚA KHÔNG THIÊN VỊ NHƯNG BAN ƠN CỨU ĐỘ CHO HẾT MỌI NGƯỜI:
Ngày nọ, Chúa Giê-su cải trang đến thăm một hội chợ Tôn giáo. Ngài thấy những người đứng đầu các gian hàng đều tỏ thái độ hung hãn và huênh hoang tuyên truyền về Tôn giáo của mình.
Tại quầy hàng của Do thái giáo, người chủ quầy nói : "Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất quyền năng, công minh và chỉ có dân tộc Do thái mới được Ngài tuyển chọn làm dân riêng. Ngoài dân Do thái ra, không có dân tộc nào khác được Đức Chúa ban ơn cứu độ".
Tại quầy hàng của người Hồi giáo, người bán hàng rêu rao : "Vạn tuế Thánh A-la vĩ đại và đầy quyền năng và vạn tuế Mô-ha-mét. Người ta chỉ được cứu độ nếu vâng lời Tiên tri Mô-ha-mét là vị Tiên tri tối cao và duy nhất của Thánh A-la".
Tại quầy hàng của người Ki-tô giáo, thì trưng một biểu ngữ : "Thiên Chúa là Tình Yêu và không có ơn cứu độ nào bên ngoài Giáo hội. Người ta phải nhập vào Giáo hội mới được cứu độ".
Trên đường ra về, một bạn đồng hành hỏi Đức Giê-su : "Ngài đánh giá thế nào về những điều người ta nói trong Hội chợ Tôn Giáo vừa qua? " Người trả lời : "Ta không chủ trương tổ chức Hội Chợ Tôn giáo này, và ta cảm thấy vô cùng xấu hổ vì đã lỡ đến thăm viếng nó !!!”
6) THẾ NÀO LÀ MỘT ĐỨC TIN PHÓ THÁC:
Cách đây ít lâu, báo chí tường thuật lại một sự kiện: Vào một đêm nọ, một đám cháy đã bùng lên từ nhà bếp của một căn nhà. Bấy giờ ông bố bà mẹ đã bế mấy đứa con trong nhà ra sân và buồn bã đứng nhìn ngôi nhà đang cháy rất to, chứng kiến căn nhà là kết quả của bao năm ăn tằn hà tiện giờ đang bốc cháy. Bất chợt bà mẹ phát hiện ra còn thiếu thằng con trai út năm tuổi nằm ngủ ở tầng trên. Đứa bé này nghe tiếng báo cháy và khói bốc vào phòng đã thức giấc và chạy ra khỏi phòng về phía cầu thang xuống nhà. Nhưng khói lửa lại đang từ cầu thang bốc lên khiến em không thể xuống dưới nhà với gia đình, em đành đứng khóc ngoài ban công lầu một. Cha mẹ em hiểu rằng không thể liều mình vào trong nhà đang bốc cháy như một lò lửa rất lớn. Bấy giờ cha mẹ em thấy con đang đứng khóc bên ngoài ban-công. Nhìn thấy con, ông bố đứng dưới sân hét to: “Con mau nhảy xuống đi”. Đứa bé nhìn đâu cũng chỉ thấy khóí lửa mịt mù và đang bị ho vì hít phải khói độc. Em nghe thấy tiếng nói của bố liền đáp: “Bố ơi, con không nhìn thấy bố”. Ông bố lại quát lớn: “Bố đứng dưới này nhìn thấy con rất rõ. Con hãy nhảy xuống đi có bố đỡ”. Khi thấy lửa sắp cháy tới nơi, em bé liền vâng lời nhảy xuống đất và đã nằm an toàn trong vòng tay của bố, vì ông đang đứng chờ đón nó ngay ở phía dưới.
Đứa bé trong câu chuyện trên chính là hình ảnh của các tín hữu chúng ta hôm nay. Trong cơn cùng khốn, chúng ta được nghe tiếng Chúa phán : “Anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14, 1). Chắc đã có lần chúng ta thưa : “Chúa ơi, con chẳng nhìn thấy Chúa đâu cả”, và chúng ta tưởng Chúa đã bỏ rơi mình rồi, mà không biết rằng Chúa luôn ở bên chúng ta và sẵn sàng dang tay cứu giúp chúng ta, như Người đã từng nói với các môn đệ : “Cứ yên tâm. Chính Thầy đây. Đừng sợ !” (Mc 6, 50).
7) TÔI MUỐN CHO CON TÔI ĐƯỢC SỐNG:
Câu truyện này xẩy ra vào tháng 12 năm 1987. Một cơn động đất đã xẩy ra ở Armenia thuộc Liên xô cũ đã giết chết hàng ngàn người. Trong số những người bị chôn dưới đống gạch vụn có hai mẹ con bà Su-zan-na. Hai mẹ con đã may mắn nằm lọt trong một khoảng trống nhỏ khi cơn động đất làm sụp đổ ngôi nhà đang ở. Tất cả lương thực hai mẹ con có lúc này chỉ là một hũ mứt nhỏ. Nhưng chẳng bao lâu hũ mứt cũng đã hết sạch. Lúc đó đứa con 4 tuổi liền nói : ”Mẹ ơi, con khát quá”. Bà Su-zan-na không biết phải tìm đâu ra nước cho con uống. Rồi tình mẫu tử đã gợi cho bà một sáng kiến táo bạo : bà dùng một miếng kính vỡ cắt đầu ngón tay của mình cho máu chảy ra và đưa vào miệng con cho nó mút. Một lúc sau nữa nó lại kêu khát, bà lại cắt một đầu ngón tay nữa. Cứ như thế cho đến khi người ta đào bới tới nơi và cứu thoát được hai mẹ con. Khi được hỏi lý do tại sao bà làm điều nguy hiểm như thế, bà mẹ đã trả lời như sau : ”Lúc đó tôi nghĩ chắc mình sắp chết, nhưng tôi lại muốn cho con tôi được sống”.
3. SUY NIỆM:
Một người đàn bà ngoại giáo Ca-na-an có đứa con gái bị quỷ ám đã đi tìm Đức Giê-su để xin Người chữa cho con gái bà được lành bệnh. Nhờ đức tin mạnh mà bà đã được Người ban như ý. Vậy để lời cầu xin của chúng ta xứng đáng được Chúa chấp nhận, chúng ta cần phải tin cậy cầu nguyện như thế nào?
1) CẦN CẦU NGUYỆN VỚI MỘT ĐỨC TIN TRƯỞNG THÀNH:
Người đàn bà này đã kêu to lên để xin Đức Giê-su thương cứu con gái bà đang bị quỷ ám. Bà nói: “Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi ! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm !” Nhưng Đức Giê-su im lặng không đáp lại một lời ! (22-23). Thực ra không phải Người thờ ơ lãnh đạm trước nỗi khổ đau của người khác. Nhưng Người muốn thử thách để xem đức tin của bà ra sao? Nếu bà không xin nữa thì đức tin nơi bà chỉ là thứ đức tin vụ lợi: “Tin Chúa để được ơn theo ý riêng mình” như người ta thường nói: “Theo đạo lấy gạo mà ăn”; “Cúi đầu lạy Chúa Ba Ngôi. Cho tôi được vợ tôi thôi nhà thờ !”… Ngày nay nhiều lần người tín hữu chúng ta cũng cầu xin và cũng gặp phải sự im lặng của Chúa như thế. Khi ấy, có người sẽ biểu lộ sự hồ nghi qua lời than trách: “Thiên Chúa có hiện hữu hay không? Ngài có nghe thấy lời cầu xin của con không? Có nhìn thấy những khó khăn của con và ra tay cứu giúp không? ”.
2) CẦN MỘT ĐỨC CẬY VỮNG VÀNG:
Người đàn bà Ca-na-an trong Tin Mừng hôm nay đã không ngã lòng trông cậy, dù bị Đức Giê-su im lặng như đang giả điếc làm ngơ. Bà luôn vững tâm và kiên trì nhiều lần kêu xin Người thương cứu giúp: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi !” (23b-25) Cuối cùng bà đã được như ý. Nhiều tín hữu chúng ta khi cầu xin mà không được nhậm lời ngay, đã vội chán nản ngã lòng trông cậy, thôi không cầu nguyện nữa và “hữu sự vái tứ phương”: chạy đến với thầy bói, thầy bùa ngải hay làm những điều mê tín dị đoan khác…
3) CẦN MỘT ĐỨC MẾN KHIÊM TỐN:
Nghe Đức Giê-su trả lời: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”, bà ta thưa: “Thưa ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. Bà vì thương con sẵn sàng chịu đựng những lời nói miệt thị của dân Do Thái, vì họ luôn coi dân ngoại như loài chó hạ cấp. Chính sự khiêm tốn của bà đã khiến bà được Chúa Giê-su yêu mến khen ngợi và ban cho bà được như ý.
Như vậy, tin không phải là đòi Chúa luôn phải ban ơn theo ý riêng mình, nhưng do lòng yêu mến thôi thúc, chúng ta hãy nêu ra ý cầu nguyện cho mình và tha nhân, phó thác để Chúa toàn quyền quyết định ban hay không ban, và ban như thế nào, rồi sẵn sàng xin vâng ý Chúa, vì biết rằng mọi sự xảy ra đều tốt và hữu ích cho phần rỗi đời đời của ta.
4) TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỨC MẾN VÀ ĐỨC TIN:
- Một điều hiển nhiên mà ta có thể khẳng định, đó là tình yêu thương của người đàn bà ngoại giáo dành cho con thật dạt dào. Vì thương con, chị ta đã kiên trì đi theo kêu xin Đức Giê-su. Cũng vì thương con, chị đã vượt qua sự tự ái, đồng thời bày tỏ lòng tin khiêm nhu: "Vâng, thưa Ngài, dẫu sao, chó con cũng được hưởng những mảnh vụn từ bàn rơi xuống" (Mt 15, 27).
- Như vậy: tin phát sinh từ con tim hơn là từ khối óc. Quả thật. lịch sủ Hội Thánh minh chứng rằng nhiều người đã có đức tin do cảm nhận một tình thương, do nhận được một nghĩa cử cao đẹp của một ai đó hơn là vì biết giáo lý. Xét theo chiều ngược lại, khi niềm tin của một tín hữu bị ngả nghiêng, chao đảo hay khô khan nguội lạnh, thường là do đời sống luân lý bị sa sút hơn là do sự thiếu hiểu biết đức tin. Nói như vậy không có nghĩa loại trừ hay giảm nhẹ vai trò quan trọng của lý trí trong việc tìm hiểu giáo lý, gìn giữ và củng cố đức tin của mình.
- Trong thời gian rao giảng tin mừng Nước Trời, Đức Giê-su cũng luôn biểu lộ tình thương của Người qua việc thi ân giáng phúc trước, rồi mới mời gọi người ta tin theo Người. Phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn no, cũng như chữa lành người mù từ thuở mới sinh... là một minh chứng ( Ga 6, 35; 9, 35 ). Là những người đã có đức tin, ước gì chúng ta biết củng cố niềm tin bằng những hành động bác ái yêu thương, như lời thánh Gia-cô-bê dạy: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2, 17 ). Việc làm nói đây chính là các việc bác ái yêu thương, khiêm nhường phục vụ những kẻ nghèo hèn bệnh tật và đau khổ.
Có nhiều cách thế để thực thi sứ mạng loan báo Tin Mừng, tuy nhiên phương cách thiết thực và hữu hiệu nhất, là quảng đại chia sẻ tinh thần vật chất cho người nghèo, bệnh tật và bất hạnh… Việc bác ái phát xuất từ một tấm lòng yêu thương chân thật của chúng ta sẽ có sức thuyết phục rất lớn như lời Chúa dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5 16).
4. THẢO LUẬN:
1) Khi gặp tai ương họan nạn, bạn thường cầu xin với Thiên Chúa, với Chúa Giê-su hay với Đức Mẹ và các thánh làm phép lạ?
2) Qua kinh Lạy Cha, bạn thấy lời cầu nguyện do chính Đức Giê-su dạy có những đặc điểm nào?
3) Từ nay bạn quyết tâm sẽ cầu nguyện ra sao từ khi thức dậy ban sáng đến lúc đi ngủ ban đêm?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA CHA NHÂN ÁI. Con xin cảm tạ Cha vì biết bao hồng ân Cha đã đổ xuống trên con. Rất nhiều ơn Cha ban mà con cứ tưởng là chuyện tự nhiên như: khí trời con thở, cơm bánh con ăn, áo quần con mặc, đồ dùng con sử dụng… Thế mà con lại đau khổ khi không được Cha ban theo điều con xin, hay những khi Cha để con gặp phải những sự rủi ro trái ý. Con đã quên rằng đời con luôn được Cha bao bọc bằng muôn ngàn hồng ân lớn lao cả hồn lẫn xác. Con xin cảm tạ Cha vì những gì Cha đã không ban, vì con tin chắc rằng Cha biết điều ấy có hại cho phần rỗi đời đời của con, hoặc vì Cha muốn ban nhiều ơn khác có ích cho phần rỗi của con hơn. Xin cho con luôn vững tin vào tình thương quan phòng chở che của Cha giống như “gà mẹ ấp ủ gà con dưới cánh”. Nhờ đó khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi đuợc may lành như ý cũng như khi bị những điều trái ý cực lòng... Xin cho con luôn biết cậy trông và phó thác trọn vẹn nơi tình thương quan phòng của Cha.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sỉ nhục tột cùng: Trung quốc phá đền thờ Hồi giáo để xây cầu tiêu công cộng.
Trần Mạnh Trác
10:38 14/08/2020
Chiến dịch được đặt một cái tên hết sức sống sương là “Chỉnh đốn đền thờ Hồi giáo” (“Mosque Rectification”), đã bắt đầu vào năm 2016 và đã hàng loạt và hàng loạt nhắm vào những nơi thờ phượng của người Hồi giáo.
RFA cho biết, việc xây dựng một nhà vệ sinh trong khuôn viên nhà thờ Hồi giáo Tokul cuả làng Suntagh, thị trấn Atush, diễn ra sau khi nhà chức trách đã phá bỏ xong nhiều nhà thờ Hồi giáo ở trong khu vực.
Một trưởng ủy ban khu phố người Duy Ngô Nhĩ cuả làng Suntagh nói với RFA rằng nhà thờ Hồi giáo Tokul đã bị phá bỏ vào năm 2018 và ngay tại đó, một nhà vệ sinh được xây dựng bởi các đồng chí người “Hán.”
“Đó là một nhà vệ sinh công cộng… họ vẫn chưa mở, nhưng nó đã được xây, ” ông ta nói.
Khi được hỏi liệu ở đó có cần một nhà vệ sinh công cộng như vậy không, ông nói: "Mọi người đều có nhà vệ sinh ở nhà rồi, vì vậy không có bất kỳ nhu cầu nào như vậy cả." Khu vực này có ít khách du lịch, ông nói thêm.
Một cư dân khác của Suntagh nói với RFA rằng hai đền thờ Hồi giáo trong làng cũng đã bị phá bỏ vào năm 2019. Đền thờ Hồi giáo Azna được thay thế bằng một cửa tiệm bán rượu và thuốc lá, là những thứ hàng hoá vốn bị coi là đồ cấm nghiêm trọng trong đạo Hồi.
Một quan chức khác ở thị trấn Ilchi của thành phố Hotan còn cho biết, một nhà thờ Hồi giáo sẽ được chuyển đổi thành một nhà máy sản xuất đồ lót.
Một cuộc điều tra của RFA về chiến dịch “Chỉnh đốn đền thờ Hồi giáo” cho thấy chính quyền đã phá bỏ gần 70% các nơi thờ phượng Hồi giáo trong khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương XUAR (Xinjiang Uyghur Autonomous Region.)
Một cuộc điều tra khác của Agence France-Presse tiết lộ rằng ít nhất 45 nghĩa trang ở XUAR đã bị phá hủy kể từ năm 2014 cho đến tháng 10 năm 2019. Những địa điểm này sau đó được chuyển đổi thành công viên và bãi đậu xe.
Năm ngoái, Dự án Nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Human Rights Project UHRP) có trụ sở tại Washington DC đã công bố một bản báo cáo tên là “Phá bỏ đức tin: Sự hủy diệt và khinh miệt các thánh đường và đền thờ của người Duy Ngô Nhĩ” (“Demolishing Faith: The Destruction and Desecration of Uyghurs Mosques and Shrines, ”) trong đó họ cho biết có tới 15.000 nhà thờ Hồi giáo và đền thờ trong khu vực đã bị phá bỏ từ năm 2016 đến Năm 2019.
Theo Qahar Barat, một nhà sử học người Duy Ngô Nhĩ, thì việc xúc phạm đến những địa điểm linh thiêng là nhằm mục đích “phá vỡ tinh thần”.
Trung Quốc là nơi sinh sống của hơn 22 triệu tín đồ Hồi giáo, trong đó có gần 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Vào tháng 8 năm 2018, một ủy ban của Liên Hợp Quốc thông báo rằng có tới một triệu người Hồi giáo gốc Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ ở Tân Cương để được "cải tạo".
Các nhóm nhân quyền và chính phủ phương Tây đã liệt kê ra một danh sách các cuộc đàn áp, trong đó có việc cưỡng bức triệt sản, nhằm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc vẫn bác bỏ mọi cáo buộc.
Vì những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc ở đó vào tháng Bảy vừa qua.
Chiến tranh tài chính: Trung quốc lo sợ Mỹ tịch thu tài sản của các ngân hàng
Trần Mạnh Trác
18:30 14/08/2020
Trong quá khứ, Washington đã từng áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính cuả Trung Quốc, nhưng chưa đi xa đến mức phải tịch thu tài sản của họ.
Ví dụ, vào năm 2012, chính phủ Hoa Kỳ đã trừng phạt Kunlun Bank vì họ giao dịch tài trợ dầu mỏ với Iran. Ngân hàng đã bị cắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu, là hệ thống sử dụng đồng đô la Mỹ.
Người ta vẫn thường không tin là hai nền kinh tế Mỹ Hoa có thể tách rời khỏi nhau, nhưng nay thì các nhà kinh tế, tài chính, cũng như thương mại và công nghệ đã lo ngại rằng một kịch bản như thế là rất có thể.
Chính quyền Trump tiếp tục cáo buộc Bắc Kinh có âm mưu bành trướng quân sự ở Đông Á và Đông Nam Á, có hành vi thương mại không công bằng, ăn cắp bí mật công nghệ, cũng như vi phạm nhân quyền ở trong nước và ở Hồng Kông.
Theo ông Ư Vĩnh Định (Yu Yongding), một thành viên cao cấp cuả Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và là cựu cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc, thì Washington có thể đóng băng tài sản các ngân hàng Trung Quốc có liên hệ với các nhà lãnh đạo hoặc quan chức Trung Quốc mà chính phủ Mỹ ra lệnh cấm.
Điều này có thể xảy ra với các tổ chức tài chính có quan hệ với các quan chức Hồng Kông, như bà Carrie Lam. Tuần trước, chính quyền Trump đã trừng phạt bà ta vì vai trò của bà trong việc đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.
Ông Ư Vĩnh Định lưu ý rằng Washington cũng có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng nề khác với các ngân hàng Trung Quốc như không cho họ quyền truy cập vào hệ thống đồng đô la.
Bắc Kinh hiện nay không có nhiều lựa chọn để chống lại những mối đe dọa như vậy. Một số chuyên gia ở Trung Quốc đã đề nghị quốc tế hóa đồng nhân dân tệ nhiều hơn nữa để giảm sự phụ thuộc vào hệ thống thanh toán cuả đồng đô la. Tuy nhiên, tỷ trọng thanh toán quốc tế của đồng tiền Trung Quốc thì còn yếu ớt lắm, chỉ mới có 1, 76%.
Một biện pháp khác là hướng nền kinh tế vào quốc nội, tập trung sản xuất vào thị trường trong nước, là điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa ra lệnh, nhưng trên thực tế thì nền kinh tế cuả Trung quốc hiện nay đang phụ thuộc quá nhiều vào thế giới bên ngoài, một kế hoạch như thế là rất khó thực hiện.
Chia sẻ để cùng phát triển’ - Hợp tác để nâng đỡ những người di cư
Thanh Quảng sdb
18:55 14/08/2020
‘Chia sẻ để cùng phát triển’ - Hợp tác để nâng đỡ những người di cư
Nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 106, ông Eric Estrada Buenaño đã chia sẻ câu chuyện đời ông - ông được một gia đình ở Venezuela chào đón ra sao…
(Tin Vatican)
Ngày 27 tháng 9, Giáo hội sẽ mừng Ngày Thế giới Di dân và Di cư lần thứ 106.
Lần đầu tiên Ngày này được mừng vào năm 1914, chỉ vài tháng trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Đức Thánh Cha Piô X kêu gọi tất cả các Kitô hữu hãy cầu nguyện cho những người di cư. Năm 2005, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố Ngày Thế giới này sẽ được cử hành trong toàn Giáo hội vào Chúa nhật thứ hai sau Lễ Hiển linh; và vào năm 2018, theo yêu cầu của nhiều Hội đồng Giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuyển lễ này sang Chủ nhật cuối cùng của tháng Chín.
Trong Thông điệp gửi cho ngày kỷ niệm năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, “Thiên Chúa không muốn tài nguyên trên hành tinh của chúng ta chỉ mang lại lợi ích cho một số nhỏ. Đây không phải là ý của Chúa! Chúng ta hãy học cách chia sẻ để cùng nhau phát triển, không loại trừ một ai!”.
Câu chuyện của ông Eric
Tuần này, Bộ Di dân và Tỵ nạn nằm trong Thánh bộ Tự do Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện đã phát hành một video thứ tư trong chiến dịch quảng bá thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong video, ông Eric Estrada Buenaño kể lại cảm nghiệm của ông ấy với tư cách là một người di cư nội địa ở Venezuela.
Ông giải thích: “Tôi trở thành người di cư vì nhiều lý do: “thiếu nước uống, thiếu khí đốt, và nhất là tình trạng mất an ninh”. Ông nhấn mạnh rằng chốn quê của ông thật “xa xôi và hẻo lánh, nên phải đối diện với du kích quân và tình trạng vô kỷ luật, các tội phạm có tổ chức và nguy cơ bắt cóc”.
Gia đình thứ hai
Ông Eric đã tìm được một ngôi nhà mới với một gia đình mới, những người đã mở rộng vòng tay cho ông một chỗ để sống, chia sẻ đồ ăn thức uống của họ và giúp ông có việc làm. “Họ giống như một gia đình thứ hai của tôi, ” ông nói, “và họ đã hỗ trợ tôi rất nhiều”.
“Họ giúp tôi lớn lên trong đức tin”
Từ kinh nghiệm của bản thân, ông Eric nói, “Có những người cần chúng ta giúp đỡ. Chia sẻ làm cho chúng ta trở nên con người nhân bản hơn, củng cố đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa, và biến chúng ta thành con cái của Ngài”.
Nhưng chia sẻ, ông nói, không chỉ đơn thuần là chia sẻ tài nguyên vật chất: “Nó còn là chia sẻ kinh nghiệm sống, niềm vui, tình yêu và những lời động viên của chúng ta”.
Ông nhấn mạnh: “Tất cả những gì chúng ta cho đi sẽ trổ sinh hoa trái tốt đẹp và một cách nào đó, nó sẽ giúp ích cho tha nhân…”
Nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 106, ông Eric Estrada Buenaño đã chia sẻ câu chuyện đời ông - ông được một gia đình ở Venezuela chào đón ra sao…
(Tin Vatican)
Ngày 27 tháng 9, Giáo hội sẽ mừng Ngày Thế giới Di dân và Di cư lần thứ 106.
Lần đầu tiên Ngày này được mừng vào năm 1914, chỉ vài tháng trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Đức Thánh Cha Piô X kêu gọi tất cả các Kitô hữu hãy cầu nguyện cho những người di cư. Năm 2005, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố Ngày Thế giới này sẽ được cử hành trong toàn Giáo hội vào Chúa nhật thứ hai sau Lễ Hiển linh; và vào năm 2018, theo yêu cầu của nhiều Hội đồng Giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuyển lễ này sang Chủ nhật cuối cùng của tháng Chín.
Trong Thông điệp gửi cho ngày kỷ niệm năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, “Thiên Chúa không muốn tài nguyên trên hành tinh của chúng ta chỉ mang lại lợi ích cho một số nhỏ. Đây không phải là ý của Chúa! Chúng ta hãy học cách chia sẻ để cùng nhau phát triển, không loại trừ một ai!”.
Câu chuyện của ông Eric
Tuần này, Bộ Di dân và Tỵ nạn nằm trong Thánh bộ Tự do Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện đã phát hành một video thứ tư trong chiến dịch quảng bá thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong video, ông Eric Estrada Buenaño kể lại cảm nghiệm của ông ấy với tư cách là một người di cư nội địa ở Venezuela.
Ông giải thích: “Tôi trở thành người di cư vì nhiều lý do: “thiếu nước uống, thiếu khí đốt, và nhất là tình trạng mất an ninh”. Ông nhấn mạnh rằng chốn quê của ông thật “xa xôi và hẻo lánh, nên phải đối diện với du kích quân và tình trạng vô kỷ luật, các tội phạm có tổ chức và nguy cơ bắt cóc”.
Gia đình thứ hai
Ông Eric đã tìm được một ngôi nhà mới với một gia đình mới, những người đã mở rộng vòng tay cho ông một chỗ để sống, chia sẻ đồ ăn thức uống của họ và giúp ông có việc làm. “Họ giống như một gia đình thứ hai của tôi, ” ông nói, “và họ đã hỗ trợ tôi rất nhiều”.
“Họ giúp tôi lớn lên trong đức tin”
Từ kinh nghiệm của bản thân, ông Eric nói, “Có những người cần chúng ta giúp đỡ. Chia sẻ làm cho chúng ta trở nên con người nhân bản hơn, củng cố đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa, và biến chúng ta thành con cái của Ngài”.
Nhưng chia sẻ, ông nói, không chỉ đơn thuần là chia sẻ tài nguyên vật chất: “Nó còn là chia sẻ kinh nghiệm sống, niềm vui, tình yêu và những lời động viên của chúng ta”.
Ông nhấn mạnh: “Tất cả những gì chúng ta cho đi sẽ trổ sinh hoa trái tốt đẹp và một cách nào đó, nó sẽ giúp ích cho tha nhân…”
Từ Mùa Hè Nhục Nhã năm 2018 đến nay, Giáo Hội đã làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng trẻ vị thành niên
Vũ Văn An
19:46 14/08/2020
Theo Ký giả Colleen Dulle của tạp chí America, hai năm đã trôi qua kể từ khi Báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố vào ngày 14 tháng 8 năm 2018, ghi lại chi tiết đôi khi đáng lo ngại về ít nhất 1, 000 trường hợp lạm dụng bởi 300 linh mục trong suốt bảy thập niên. Trong vòng hai tháng, thêm 13 tiểu bang và Quận Columbia đã phát động các cuộc điều tra tương tự, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Donald Wuerl, tổng giám mục lúc bấy giờ của Washington, người được nêu tên trong báo cáo là không xử lý thỏa đáng việc lạm dụng khi ngài là giám mục của Pittsburgh.
Báo cáo Pennsylvania được đưa ra giữa thời điểm được gọi là “mùa hè nhục nhã” của Giáo Hội Công Giáo, bắt đầu với việc nổi lên các cáo buộc về lạm dụng trẻ vị thành niên của cựu Hồng Y nay đã hoàn tục Theodore McCarrick, và kết thúc bằng việc công bố Bức thư gây chấn động của Tổng giám mục Carlo Maria Vigano cáo buộc các nhà lãnh đạo Giáo Hội, kể cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, biết rõ hành động của ông McCarrick nhưng không hành động gì.
Hai năm sau, Giáo Hội đã thực hiện các hành động ở cấp địa phương và hoàn cầu nhằm sự minh bạch hơn liên quan đến các cáo buộc và điều tra lạm dụng, lấp các lỗ hổng đã cho phép các giám mục che đậy việc lạm dụng không phải đối mặt với các hậu quả và tạo ra các hướng dẫn chung cho các hệ thống báo cáo lạm dụng sẽ được thiết lập trong mọi giáo phận trên thế giới.
Theo cơ sở dữ liệu của ProPublica, 178 giáo phận và dòng tu ở Hoa Kỳ hiện đã công bố danh sách các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Các danh sách này nêu tên tổng cộng 6, 754 người bị cáo buộc lạm dụng.
Vào tháng 9 năm 2018, ngay sau cái gọi là “mùa hè nhục nhã”, Vatican tuyên bố sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử gồm các nhà lãnh đạo giáo hội về bảo vệ trẻ vị thành niên. Tháng sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh thực hiện một cuộc điều tra tại Vatican đối với cựu Hồng Y McCarrick, người đã trở thành giám mục đầu tiên từ chức khỏi Hồng Y đoàn hồi tháng 7 năm đó vì lạm dụng tình dục.
Báo cáo về McCarrick dự kiến sẽ đề cập đến những ai trong ban lãnh đạo Giáo Hội biết rõ các hành động vi phạm của ông McCarrick và liệu ông có được thăng chức hay đề nghị thăng chức bởi những người biết rõ điều đó hay không. Đức Hồng Y Pietro Parolin nói với Reuters vào tháng Hai năm ngoái rằng báo cáo đã được hoàn tất, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa được công bố, khiến một bài xã luận từ National Catholic Reporter tuần này cho rằng nay “thời gian đã qua” để Vatican công bố những phát hiện của mình.
Vào hôm trước hội nghị thượng đỉnh Vatican về lạm dụng tình dục năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã loại ông McCarrick khỏi chức linh mục.
Tại hội nghị thượng đỉnh Vatican, được tổ chức trong 4 ngày, các vị đứng đầu hội đồng giám mục thế giới và các dòng tu đã lắng nghe các bài phát biểu của những người sống sót và các chuyên gia về lạm dụng tình dục và thảo luận về những gì họ nghe được trong các nhóm nhỏ. Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả cuộc hội họp là một “buổi giáo lý”, có nghĩa không để giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống mà là để làm cho các nhà lãnh đạo giáo hội có ý thức như nhau về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lạm dụng trên toàn thế giới và nêu bật vai trò của các ngài trong việc đối phó với nó.
Mặc dù có một vài chính sách mới được chấp nhận trong hội nghị thượng đỉnh, nhưng Vatican đã tiếp nối với một số hành động lần đầu tiên được đề cập tới. Thí dụ, một tháng sau hội nghị thượng đỉnh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành một số luật lệ và quy tắc khiến tất cả các viên chức và đại sứ của Thị quốc Vatican trở thành các người buộc phải báo cáo việc lạm dụng và thiết lập một chiến dịch hỗ trợ nạn nhân trong cơ quan chăm sóc sức khỏe và phúc lợi của Vatican.
Vào tháng 5 năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành sắc lệnh “Vos estis lux mundi, ” hay “Các con là ánh sáng thế gian”, yêu cầu mọi giáo phận phải thiết lập các hệ thống báo cáo về lạm dụng tình dục, buộc phải cập nhật Vatican hàng tháng về cuộc điều tra và các cuộc điều tra được hoàn thành trong vòng ba tháng kể từ khi có báo cáo, đồng thời thiết lập một hệ thống để các giám mục lãnh đạo khu vực điều tra bất cứ giám mục nào trong khu vực bị cáo buộc lạm dụng hoặc che đậy. Cho đến nay, chỉ có hai giám mục Hoa Kỳ bị điều tra theo hệ thống mới: Giám mục Nicholas DiMarzio của Brooklyn và Michael Hoeppner của Crookston, Minn.
Vào tháng 12 năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã loại bỏ chính sách "bí mật giáo hoàng" khỏi các phiên tòa xét xử lạm. Điều này có nghĩa là tin tức về một phiên tòa hoặc một cuộc điều tra giờ đây sẽ được cung cấp cho các cơ quan nhà nước và những người sống sót, những người vốn thường bị bỏ mặc không biết gì tới những điều đang diễn ra với phiên tòa của họ.
Vào tháng 7 năm 2020, Vatican đã phát hành cuốn “vademecum” hay cẩm nang được chờ đợi từ lâu về việc các giám mục và bề trên của các dòng tu nên xử lý ra sao các giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Cuốn cẩm nang này là cuốn đầu tiên nơi tất cả các hướng dẫn của Vatican về việc xử lý lạm dụng, từ báo cáo đến điều tra và thi hành các hành động pháp lý, được tổng hợp theo một dạng thức từng bước một. Mặc dù phần lớn là một thu thập các hướng dẫn hiện có, nhưng lần đầu tiên nó khẳng định rằng các giám mục và các bề trên dòng tu nên báo cáo việc lạm dụng cho chính quyền dân sự ngay cả ở những nơi mà luật pháp không yêu cầu. Trước đây, các nhà lãnh đạo Giáo Hội chỉ được yêu cầu báo cáo lạm dụng khi nhà nước có luật báo cáo bắt buộc.
Tại Hoa Kỳ, ngoài nhiều giáo phận công bố danh sách những người bị cáo buộc lạm dụng trẻ vị thành niên một cách đáng tin cậy, một số giáo phận cũng đã thành lập quỹ bồi thường cho các nạn nhân. Các cơ quan lập pháp của tiểu bang, trong đó có New York, New Jersey và California cũng đã mở “các cửa sổ hồi tố”, cho phép các đơn kiện được đệ trình về hành vi lạm dụng xảy ra ngoài thời hiệu. Thành thử, số lượng các báo cáo lạm dụng đã tăng gấp đôi giữa báo cáo năm 2017 và 2018 của các giám mục Hoa Kỳ và tăng gấp ba từ năm 2018 đến năm ngoái. Theo hãng tin AP, phần lớn các vụ kiện được đưa ra bởi những người đàn ông ở độ tuổi 40, 50 và 60 với cáo buộc lạm dụng đã có hàng chục năm trước. Trong số 4, 434 trường hợp trong báo cáo năm 2019, chỉ có 37 trường hợp do trẻ vị thành niên nêu lên.
Đợt các vụ kiện mới và việc chi trả của quỹ bồi thường đã khiến một số giáo phận phải nộp đơn xin hoặc tìm kiếm sự bảo vệ khỏi phá sản. Kể từ khi công bố báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania, sáu giáo phận ở Hoa Kỳ và Guam — bao gồm các tổng giáo phận Santa Fe, N.M., Agana, Guam, và New Orleans, La. — đã nộp đơn xin phá sản.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Mẹ Maria được đưa về trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:31 14/08/2020
Đức Mẹ Maria được đưa về trời
Hằng năm vào ngày 15. Tháng Tám toàn thể Giáo Hội mừng kính lễ Đức Mẹ Maria được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác, sau khi quãng đường hành trình trên trần gian của Đức Mẹ chấm dứt. Đây là một mầu nhiệm mới mà Giáo hội tuyên tín từ năm 1950.
Mầu nhiệm xác tín này mang ý nghĩa gì cho đời sống tinh thần đức tin người tin hữu Chúa Kitô?
Hoàn toàn bên Đức Kitô
Đây là một tín điều mới trong Giáo Hội Công Giáo mà lại chẳng có bằng chứng vết tích gì về Đức Mẹ Maria còn để lại, như bút tích ghi lại tỉểu sử đời Đức Mẹ, và cả vết tích nơi chốn nấm mồ chôn Đức Mẹ khi qua đời cũng không có nữa.
Đây là cung cách đời sống đức tin đạo đức không chỉ nói lên tình cảm người con với Đức Mẹ Maria, nhưng trên nền tảng đức tin vào Thiên Chúa.
„ Tín điều này thật khó hiểu đối với tất cả con người chúng ta, bởi vì ta không mường tượng được trời là gì. Lại càng khó hiểu khi mường tượng cả một thân xác được đưa lên. Xem thế, tín điều này đặt ra cho trí óc ta một bài toán lớn, đó là phải hiểu trời và xác như thế nào, phải hiểu về chính con người và tương lai của nó ra sao…
Tôi đã nhờ thần học về phép rửa của Thánh Phaolo để hiểu, khi thánh nhân nói: „ Thiên Chúa đã cho ta sống lại với Đực Giêsu và cho cùng ngồi trên nước trời trong đức Kitô Giesu. “ ( Epheso 2, 6) Có nghĩa là khi lãnh nhận phép rửa, tương lai chúng ta đã được báo trước rồi.
Như vậy tín điều chỉ nói lên điều này, là hệ qủa của phép rửa: - được ở ( ngồi) bên Chúa ( Chúa là nước trời!) - đã ứng nghiệm đầy đủ nơi Maria. Phép rửa ( cùng ngồi với đức Kitô) đã đạt được đầy đủ hiệu năng của nó. Nơi chúng ta, việc cùng ngồi với đức Kitô, việc được sống lại với Ngài còn bất cập, còn rất mong manh. Nhưng nơi Maria thì khác. Ngài không thiếu gì nữa. Ngài đã bước vào cộng đoàn toàn đầy với đức Kitô. Và một khi ở trong cộng đoàn này thì ngài cũng có một cuộc sống thân xác mới, mà chúng ta không thể mường tượng được nó như thế nào.
Tóm lại, căn bản của tín điều là Maria đã hoàn toàn ở bên Chúa, hoàn toàn bên Đức Kitô, hoàn toàn là một tín hữu Kitô.“ (Joseph Ratzinger, Biển Đức XVI., Gott und die Welt - Thiên Chúa và trần thế. Bản dịch của Phong trào Giáo dân hải ngoại 2008, trang 314-315).
Lễ phục sinh của Đức Mẹ Maria
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác có liên quan đến sự chiến thắng con rắn mãng xà sự dữ, như nơi sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến.( Kh 11: 19a, 12: 1-6a, 10ab ).
Lễ phục sinh mừng mầu nhiệm Thiên Chúa cho Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết. Qua sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô sự chết không còn là tiếng nói cuối cùng, nhưng bị đẩy sang ra bên ngoài. Cũng thế, khi mừng lễ Đức Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác là mừng mầu nhiệm phục sinh sống lại của Đức Mẹ Maria.
Hình ảnh người phụ nữ mang thai sinh con như trong sách Khải huyền diễn tả, theo nguyên thủy thánh Gioan không nghĩ tới Đức Mẹ Maria. Nhưng đoạn kinh thánh này trong dòng thời gian trải qua hàng bao thế kỷ đã gợi hứng suy niệm rất phong phú về nhiều hình ảnh Đức Mẹ Maria.
Đức Mẹ Maria đã phải chấp nhận trong đời sống nhiều hoàn cảnh đau thương khủng hoảng, tựa như bị con rắn mãng xà đe dọa hoành hành: ngay từ đầu đời thiếu nữ đã bị nghi cho là mang thai ngoài hôn nhân trước khi cưới Giuse, dọc đường sinh hạ hài nhi Giêsu trong chuồng xúc vật ở Bethlehem, bị truy đuổi lùng bắt phải đem con đi tỵ nạn sang Aicập, phải chấp nhận nhìn con mình, Chúa Giêsu bị bắt bị xử tử hành quyết trên thập gía. Và sau cùng Đức Mẹ Maria cũng phải chết như bao loài thụ tạo khác trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Như thế Maria đã gặp con rắn mãng xà sự dữ qua cái chết. Nhưng Thiên Chúa đã nói lời cuối cùng, chính vì thế chúng ta có thề mừng lễ phục sinh sống lại của Đức Mẹ: con rắn mãng xà sự dữ đã không thế tiêu diệt được Đức Mẹ Maria. Chúa Giêsu đã đưa Đức Mẹ Maria về trời sống bên ngài: Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra cho Đức Mẹ.
Đời sống con người trên trần gian cũng không tránh khỏi gặp vướng vào hòan cảnh bị con rắn mãng xà sự dữ đe dọa hoành hành. Đó là điều bí ẩn. Phải, đó là mầu nhiệm sự sống con người chúng ta.
Chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa cũng đã trải qua bị con rắn mãng xà sự dữ đe dọa hoành hành. Nhưng trong sự chết và trong sự phục sinh sống lại của Ngài, Thiên Chúa đã nói lời quyết định sau cùng tiêu diệt con rắn sự dữ, không cho nó ấn chìm đè bẹp trên sự sống mãi mãi dưới lòng âm phủ.
Hình ảnh người phụ nữ trong Kinh Thánh
Thánh Gioan Tông đồ trong sách Khải Huyền đã dùng hình ảnh diễn tả sự đe dọa do con rắn mãng xà gây ra sự kinh hoàng đau khổ cho người phụ nữ mang thai, để nói về Đức Mẹ Maria sinh hạ Chúa Giêsu mang niềm hy vọng ơn cứu độ, giải thoát con người khỏi sự đe dọa của con rắn mãng xà. ( Kh 11, 19å, 12, 1-6.10).
Hình ảnh này cũng nói lên tình trạng đời sống xã hội và Giáo hội ngày hôm nay. Ngày nay tuy không còn tình trạng như ngày xưa cấm bắt đạo công khai. Nhưng dẫu vậy có những nơi đạo Công Giáo vẫn còn bị hạn chế, bị thử thách cấm cách theo nhiêu phương cách tinh vi. Đời sống đức tin trong Giáo hội còn gặp nhiều khủng hoảng đe dọa, và có khi xảy ra hoài nghi khủng hoảng chia rẽ do chính trong lòng Giáo hội gây ra. Và cả đời sống xã hội cũng đang gặp nhiều khó khăn khủng hoảng.
Từ đầu năm 2020 toàn thể thế giới sống trong cơn khủng hoảng nặng nề chưa từng xảy ra trước đó. Vì bệnh đại dịch Corona hoành hành lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người lớn tuổi cũng như trẻ tuổi. Do đó để cứu nguy sức khoẻ con người, chính phủ các nước đã đưa ra những luật lệ biện pháp lockdown, shutdown nhằm ngăn ngừa bệnh dịch lây lan. Vì thế nền kinh tế công ăn việc làm cũng như nếp sống văn hóa tinh thần tôn giáo, bị ảnh hưởng sâu rộng, hầu như tất cả bị đình trệ hạn chế, suy giảm xuống dốc.
Bệnh đại dịch Cora đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nó làm đảo lộn mọi thứ tự, mọi chương trình dự định, làm suy yếu thể xác lẫn tinh thần con người. Và sau cùng gây ra sự chết.
Cho tới bây giờ đã có hơn 20 triệu người trên thế giới bị lây nhiễm vi trùng Corona, và hơn 07 trăm ngàn người qua đời vì bị con vi trùng này cướp đi mạng sống của họ. Và nguy cơ lây lan truyền nhiễm đe dọa vẫn còn đang lan rộng chưa biết bao giờ mới chấm dứt!
Các nhà khoa học, chính phủ các quốc gia đang nỗ lực tìm tòi nghiên cứu chế biến phát triển thuốc trị bệnh, thuốc vắc xin chủng ngừa đề phòng tiêu diệt vi trùng Corona cho khỏi lây lan truyền nhiễm ra tiếp.
Mọi người tromg lo sợ hồi hộp ngày đêm dâng lời cầu khấn xin ơn bằng an khoẻ mạnh cho thể xác lẫn tinh thần. Cầu xin Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, ban ơn ra tay cứu giúp trần gian cho qua khỏi cơn bệnh dịch nguy hiểm.
Trong đời sống con người chúng ta không tránh khỏi hoàn cảnh gặp phải con rắn mãng xà sự dữ gây ra khủng hoảng hoang mang sợ hãi, như bệnnh đại dịch Corona lúc nầy. Nhưng tin rằng Thiên Chúa ban ân đức đón nhận cứu giúp.
Và Thiên Chúa, Đấng là cửa sự sống ơn cứu rỗi mở cánh cửa đền thờ trên trời cho vào trú ngụ, như xưa Đức Mẹ Maria đã được Chúa đón nhận cho vào trên đó.
Mừng lễ Đức Mẹ Maria được đưa lên trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 15. Tháng Tám toàn thể Giáo Hội mừng kính lễ Đức Mẹ Maria được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác, sau khi quãng đường hành trình trên trần gian của Đức Mẹ chấm dứt. Đây là một mầu nhiệm mới mà Giáo hội tuyên tín từ năm 1950.
Mầu nhiệm xác tín này mang ý nghĩa gì cho đời sống tinh thần đức tin người tin hữu Chúa Kitô?
Hoàn toàn bên Đức Kitô
Đây là một tín điều mới trong Giáo Hội Công Giáo mà lại chẳng có bằng chứng vết tích gì về Đức Mẹ Maria còn để lại, như bút tích ghi lại tỉểu sử đời Đức Mẹ, và cả vết tích nơi chốn nấm mồ chôn Đức Mẹ khi qua đời cũng không có nữa.
Đây là cung cách đời sống đức tin đạo đức không chỉ nói lên tình cảm người con với Đức Mẹ Maria, nhưng trên nền tảng đức tin vào Thiên Chúa.
„ Tín điều này thật khó hiểu đối với tất cả con người chúng ta, bởi vì ta không mường tượng được trời là gì. Lại càng khó hiểu khi mường tượng cả một thân xác được đưa lên. Xem thế, tín điều này đặt ra cho trí óc ta một bài toán lớn, đó là phải hiểu trời và xác như thế nào, phải hiểu về chính con người và tương lai của nó ra sao…
Tôi đã nhờ thần học về phép rửa của Thánh Phaolo để hiểu, khi thánh nhân nói: „ Thiên Chúa đã cho ta sống lại với Đực Giêsu và cho cùng ngồi trên nước trời trong đức Kitô Giesu. “ ( Epheso 2, 6) Có nghĩa là khi lãnh nhận phép rửa, tương lai chúng ta đã được báo trước rồi.
Như vậy tín điều chỉ nói lên điều này, là hệ qủa của phép rửa: - được ở ( ngồi) bên Chúa ( Chúa là nước trời!) - đã ứng nghiệm đầy đủ nơi Maria. Phép rửa ( cùng ngồi với đức Kitô) đã đạt được đầy đủ hiệu năng của nó. Nơi chúng ta, việc cùng ngồi với đức Kitô, việc được sống lại với Ngài còn bất cập, còn rất mong manh. Nhưng nơi Maria thì khác. Ngài không thiếu gì nữa. Ngài đã bước vào cộng đoàn toàn đầy với đức Kitô. Và một khi ở trong cộng đoàn này thì ngài cũng có một cuộc sống thân xác mới, mà chúng ta không thể mường tượng được nó như thế nào.
Tóm lại, căn bản của tín điều là Maria đã hoàn toàn ở bên Chúa, hoàn toàn bên Đức Kitô, hoàn toàn là một tín hữu Kitô.“ (Joseph Ratzinger, Biển Đức XVI., Gott und die Welt - Thiên Chúa và trần thế. Bản dịch của Phong trào Giáo dân hải ngoại 2008, trang 314-315).
Lễ phục sinh của Đức Mẹ Maria
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác có liên quan đến sự chiến thắng con rắn mãng xà sự dữ, như nơi sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến.( Kh 11: 19a, 12: 1-6a, 10ab ).
Lễ phục sinh mừng mầu nhiệm Thiên Chúa cho Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết. Qua sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô sự chết không còn là tiếng nói cuối cùng, nhưng bị đẩy sang ra bên ngoài. Cũng thế, khi mừng lễ Đức Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác là mừng mầu nhiệm phục sinh sống lại của Đức Mẹ Maria.
Hình ảnh người phụ nữ mang thai sinh con như trong sách Khải huyền diễn tả, theo nguyên thủy thánh Gioan không nghĩ tới Đức Mẹ Maria. Nhưng đoạn kinh thánh này trong dòng thời gian trải qua hàng bao thế kỷ đã gợi hứng suy niệm rất phong phú về nhiều hình ảnh Đức Mẹ Maria.
Đức Mẹ Maria đã phải chấp nhận trong đời sống nhiều hoàn cảnh đau thương khủng hoảng, tựa như bị con rắn mãng xà đe dọa hoành hành: ngay từ đầu đời thiếu nữ đã bị nghi cho là mang thai ngoài hôn nhân trước khi cưới Giuse, dọc đường sinh hạ hài nhi Giêsu trong chuồng xúc vật ở Bethlehem, bị truy đuổi lùng bắt phải đem con đi tỵ nạn sang Aicập, phải chấp nhận nhìn con mình, Chúa Giêsu bị bắt bị xử tử hành quyết trên thập gía. Và sau cùng Đức Mẹ Maria cũng phải chết như bao loài thụ tạo khác trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Như thế Maria đã gặp con rắn mãng xà sự dữ qua cái chết. Nhưng Thiên Chúa đã nói lời cuối cùng, chính vì thế chúng ta có thề mừng lễ phục sinh sống lại của Đức Mẹ: con rắn mãng xà sự dữ đã không thế tiêu diệt được Đức Mẹ Maria. Chúa Giêsu đã đưa Đức Mẹ Maria về trời sống bên ngài: Đền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra cho Đức Mẹ.
Đời sống con người trên trần gian cũng không tránh khỏi gặp vướng vào hòan cảnh bị con rắn mãng xà sự dữ đe dọa hoành hành. Đó là điều bí ẩn. Phải, đó là mầu nhiệm sự sống con người chúng ta.
Chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa cũng đã trải qua bị con rắn mãng xà sự dữ đe dọa hoành hành. Nhưng trong sự chết và trong sự phục sinh sống lại của Ngài, Thiên Chúa đã nói lời quyết định sau cùng tiêu diệt con rắn sự dữ, không cho nó ấn chìm đè bẹp trên sự sống mãi mãi dưới lòng âm phủ.
Hình ảnh người phụ nữ trong Kinh Thánh
Thánh Gioan Tông đồ trong sách Khải Huyền đã dùng hình ảnh diễn tả sự đe dọa do con rắn mãng xà gây ra sự kinh hoàng đau khổ cho người phụ nữ mang thai, để nói về Đức Mẹ Maria sinh hạ Chúa Giêsu mang niềm hy vọng ơn cứu độ, giải thoát con người khỏi sự đe dọa của con rắn mãng xà. ( Kh 11, 19å, 12, 1-6.10).
Hình ảnh này cũng nói lên tình trạng đời sống xã hội và Giáo hội ngày hôm nay. Ngày nay tuy không còn tình trạng như ngày xưa cấm bắt đạo công khai. Nhưng dẫu vậy có những nơi đạo Công Giáo vẫn còn bị hạn chế, bị thử thách cấm cách theo nhiêu phương cách tinh vi. Đời sống đức tin trong Giáo hội còn gặp nhiều khủng hoảng đe dọa, và có khi xảy ra hoài nghi khủng hoảng chia rẽ do chính trong lòng Giáo hội gây ra. Và cả đời sống xã hội cũng đang gặp nhiều khó khăn khủng hoảng.
Từ đầu năm 2020 toàn thể thế giới sống trong cơn khủng hoảng nặng nề chưa từng xảy ra trước đó. Vì bệnh đại dịch Corona hoành hành lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người lớn tuổi cũng như trẻ tuổi. Do đó để cứu nguy sức khoẻ con người, chính phủ các nước đã đưa ra những luật lệ biện pháp lockdown, shutdown nhằm ngăn ngừa bệnh dịch lây lan. Vì thế nền kinh tế công ăn việc làm cũng như nếp sống văn hóa tinh thần tôn giáo, bị ảnh hưởng sâu rộng, hầu như tất cả bị đình trệ hạn chế, suy giảm xuống dốc.
Bệnh đại dịch Cora đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nó làm đảo lộn mọi thứ tự, mọi chương trình dự định, làm suy yếu thể xác lẫn tinh thần con người. Và sau cùng gây ra sự chết.
Cho tới bây giờ đã có hơn 20 triệu người trên thế giới bị lây nhiễm vi trùng Corona, và hơn 07 trăm ngàn người qua đời vì bị con vi trùng này cướp đi mạng sống của họ. Và nguy cơ lây lan truyền nhiễm đe dọa vẫn còn đang lan rộng chưa biết bao giờ mới chấm dứt!
Các nhà khoa học, chính phủ các quốc gia đang nỗ lực tìm tòi nghiên cứu chế biến phát triển thuốc trị bệnh, thuốc vắc xin chủng ngừa đề phòng tiêu diệt vi trùng Corona cho khỏi lây lan truyền nhiễm ra tiếp.
Mọi người tromg lo sợ hồi hộp ngày đêm dâng lời cầu khấn xin ơn bằng an khoẻ mạnh cho thể xác lẫn tinh thần. Cầu xin Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, ban ơn ra tay cứu giúp trần gian cho qua khỏi cơn bệnh dịch nguy hiểm.
Trong đời sống con người chúng ta không tránh khỏi hoàn cảnh gặp phải con rắn mãng xà sự dữ gây ra khủng hoảng hoang mang sợ hãi, như bệnnh đại dịch Corona lúc nầy. Nhưng tin rằng Thiên Chúa ban ân đức đón nhận cứu giúp.
Và Thiên Chúa, Đấng là cửa sự sống ơn cứu rỗi mở cánh cửa đền thờ trên trời cho vào trú ngụ, như xưa Đức Mẹ Maria đã được Chúa đón nhận cho vào trên đó.
Mừng lễ Đức Mẹ Maria được đưa lên trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Mẹ Chúng Con Về Trời
Gioan Lê Quang Vinh
07:47 14/08/2020
Năm đó chúng tôi không còn được tiếp tục học, nên phải chọn nghề đi làm về góp tiền để sống chung với nhau. Tôi chọn nghề thợ làm chìa sửa khoá ở lề đường. Buổi trưa, mấy anh bạn làm nghề đạp xích lô, đẩy xe ba gác và tôi vào sân nhà thờ ngồi ăn trưa và nghỉ ngơi mấy phút.
Hôm đó có mấy người khác cũng vào sân nhà thờ, và họ tò mò đứng đọc bảng thông báo, giờ lễ ở cửa nhà thờ. Bỗng một ông trung niên, không có đạo, chỉ cho bạn mình lịch Lễ trong tuần: 15 tháng 8 Lễ trọng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ông nói: linh hồn lên Trời thì hiểu được, sao xác lại có thể lên Trời? Rồi cả hai im lặng ra chiều suy nghĩ. Sau này tôi không gặp lại những người đó bao giờ nữa, nhưng câu hỏi ấy tôi vẫn nhớ, và tôi tin rằng Mẹ sẽ có cách dạy bảo cho những người con thiện chí về những mầu nhiệm thiên linh.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đừng nói đến người ngoại giáo, ngay cả anh em Tin Lành cũng không chấp nhận chân lý này được. Thỉnh thoảng tôi đọc các trang web của anh em Tin Lành, thấy họ có vẻ rất bực bội trước những hồng ân Chúa ban cho Mẹ của Người.
Vài năm trước, cha Nguyễn Thanh Sơn ở Đà nẵng gọi điện thoại vào nhờ tôi dạy giáo lý cho Oliver Chapman, một giáo viên người Anh đang sinh sống tại Sài gòn. Oliver theo Anh giáo, và lúc đó muốn trở lại Công Giáo. Giáo lý Anh giáo và Công Giáo không khác nhau nhiều, nên anh chấp nhận mọi vấn đề một cách dễ dàng. Nhưng khi chúng tôi thảo luận về Đức Maria thì anh có vẻ rất thắc mắc. Anh hỏi, như tất cả tín đồ các tôn giáo khác tin Chúa Giêsu: “Sao chúng ta phải tôn kính Bà Mary? Bà chỉ là mẹ sinh ra Chúa Giêsu ở trần gian”. Tôi giải thích cho anh, và đúng lúc đó anh nhận được thư và hình ảnh của mẹ anh từ quê nhà gửi sang. Anh khoe với tôi hình mẹ anh, và anh có vẻ nhớ nhà nhiều lắm. Tôi nói nhỏ: “Oliver này, tôi mến anh, như vậy tôi cũng mến mẹ anh nữa”. Oliver nhìn tôi, gật gù: “Đúng rồi, mình mến ai thì cũng mến người đã sinh ra người ấy”. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để yêu mến Đấng Cứu Thế hơn.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu của tôi là những buổi tối cùng với mọi người trong xứ đạo họp nhau lần lượt ở từng nhà để đọc kinh kính Mẹ vào tháng Hoa hay tháng Mân côi. Tiếng hát “Mẹ ơi, bao người lạc bước lưu đày…” trong những giờ kinh ấy đến tận bây giờ vẫn còn vang lên dịu dàng trong tâm hồn tôi. Phận người lưu đày còn gì diễm phúc hơn khi biết mình có một người Mẹ vẫn chờ đợi ở quê nhà.
Thánh Phaolô nói: “Quê hương chúng ta ở trên Trời” (Phil. 3, 20). Quê hương chúng ta có một người Cha nhân hậu vẫn chờ đợi chúng ta từng giây phút, và ngày Ngài đến phán xét, chúng ta sẽ run sợ biết bao trước sự công minh vô cùng của Ngài. Nhưng may mắn, chúng ta còn có một người Mẹ vẫn ở quê nhà chờ đón. Giáo Hội không dạy, nhưng tôi vẫn tin rằng trong ngày phán xét chí thánh ấy, Mẹ hiền của chúng ta sẽ đến ngự bên Con của Mẹ, vị Thẩm Phán rất mực công minh và đầy yêu thương. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để vững tâm chờ ngày hồng phúc.
Biến cố 1975 dạy chúng ta nhiều bài học. Những bài học về việc tin tưởng để rồi bị lừa lọc. Những bài học về việc chạy theo một ảo ảnh và thấy mình cũng biến tan. Nhưng một bài học khác, cũng tuyệt vời, ấy là sự đợi chờ một viễn cảnh tuy xa mà rất gần gũi. Những người có thân nhân ở hải ngoại chờ được bảo lãnh. Những người ở phương Bắc có người thân vào Nam làm ăn, chuẩn bị nhà cửa để đón họ vào. Trong những người bảo lãnh ta ấy, nếu có mẹ ta thì mọi chuyện sẽ vô cùng nhanh chóng, vì mẹ muôn đời là mẹ.
Chúa Giêsu về Trời, chắc chắn với uy quyền và lòng hiếu thảo, Người bảo lãnh Mẹ Người nhanh chóng. Và bây giờ đến lượt Mẹ, Mẹ đang bảo lãnh cho đoàn con. Và nếu hiểu một cách đơn sơ như thế, chúng ta sẽ cảm nhận được mầu nhiệm Mẹ Hồn Xác Lên Trời mà không cần phải tìm bằng chứng sâu xa như các nhà thần học, và cũng không thắc mắc như những người chưa tin vào mầu nhiệm này.
Nhưng Mẹ không ở một nơi trên Trời để chỉ nghe con cái mà thôi. Mẹ hiện diện giữa đoàn con và Mẹ trực tiếp đưa tay nâng đỡ trong mọi tình huống. Giáo Hội dạy chúng ta về lòng sùng kính Mẹ "Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta" (GH. Số 67).
Khi đọc lời răn dạy này, người ta thường né tránh những việc làm mang tính tình cảm, việc cầu nguyện với Mẹ lâu giờ, và nhất là người ta thường né tránh những hiện tượng lạ được một số người cho là Mẹ thực hiện ở trần gian. Nhưng Giáo Hội không cấm chúng ta sống tình cảm với Mẹ, Giáo Hội chỉ nhấn mạnh việc noi gương Mẹ để sống xứng phận làm con Chúa. Nếu tình cảm chúng ta chân thật và dẫn đến việc sống lời Mẹ dạy, thì quả là điều tốt đẹp. Tình cảm mẹ con vẫn là tình cảm thiêng liêng nhất, và người ngoài cuộc không thể hiểu được bí mật giữa mẹ - con. Và nếu Mẹ làm phép lạ giữa đời sống thường nhật của con cái Mẹ, và nhờ những phép lạ này mà con cái Mẹ hoán cải cuộc sống, thì cũng là việc của tình mẹ con.
Khi nghe sự lạ “Đức Mẹ khóc” xảy ra nơi tượng Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, người ta phản ứng theo những cách thức trái ngược nhau. Nhiều người tin chắc chắn đó là phép lạ, không cần kiểm chứng. Một số người thì bán tin bán nghi, nhưng cũng nhất định chạy đến coi “sự thể ra làm sao”. Nhiều người khác thì không quan tâm chút nào đến những sự kiện lạ thường. Và đặc biệt là có một số người la toáng lên, mỉa mai niềm tin của những người Công Giáo mà họ cho là ngây thơ, và lợi dụng dịp này để công kích Giáo Hội, công kích cả đến Giáo Hội bên trời Tây, nơi mà có lẽ người ta chưa kịp nghe về hiện tượng này. Cả người trí thức cũng nhận định hiện tượng này một cách võ đoán.
Lạ nữa là có hai ông linh mục “yêu nước quốc doanh” leo lên TV tuyên bố y như hai ông là giáo hoàng của Giáo hội Việt nam kiêm luôn chức công an khu vực, bảo thiên hạ đừng tin. Có người trách hai ông linh mục ấy nặng lời, nhưng tôi chẳng trách mất công. Dễ gì được leo lên TV, đúng không nào? Bây giờ may ra người ta chỉ nhớ hai khuôn mặt già nua được quay cận cảnh, vậy là oai rồi, chứ đố ai nhớ hai ông nói gì. Mà cũng chả chắc hai ông có muốn nhớ không.
Sau đó mấy ngày, có một giảng viên đứng tuổi ở Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm Sài Gòn nói với các giảng viên khác “Làm sao một bức tượng bằng xi-măng có thể chảy nước mắt được? ”. Nghe câu đó, tôi chỉ nói “Có nhiều cách nhận xét một sự kiện, nhưng nếu nhận xét thì thầy nên chọn cách nói sao cho người nghe có cảm tưởng là mình hiểu biết nhiều hơn”.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Chúng ta nghĩ Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc, chúng ta quỳ ở xa xa chiêm ngắm và ca ngợi Mẹ. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ là Nữ Vương Hoà bình. Chúng ta đến với Mẹ và cảm được sự bình an. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ Hồn Xác Lên Trời, và Mẹ vẫn đi đi về về giữa Thiên Quốc, trần gian để che chở đoàn con, như Mẹ đã thực hiện qua muôn thế hệ, vì Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp. Và chúng ta thỏ thẻ với Mẹ mình. Không tuyệt vời sao?
Mẹ ơi, năm tháng qua đi, kế hoạch cứu rỗi nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất ở trần gian nhiều trắc trở này. Nhưng có một điểm trong kế hoạch ấy đã hoàn tất mỹ mãn, ấy là việc Chúa ban cho nhân loại chúng con một người Mẹ. Dưới chân Thập giá, Chúa Giêsu trối Mẹ cho Thánh Gioan, và cũng là trối Mẹ làm Mẹ loài người chúng con. Nhưng chúng con nghĩ thêm một chút. Trong Thánh Ý mầu nhiệm của Thiên Chúa, Mẹ đã là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại từ muôn đời. Có lẽ Chúa Giêsu không chỉ trối lại, mà Người còn công bố mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã tiền định ấy. Chúng con hạnh phúc quá, Mẹ ơi. Xin cho chúng con yêu mến Mẹ và nhất là bắt chước nhân đức của Mẹ, đẻ yêu mến Chúa hết lòng như Mẹ mong ước.
Gioan Lê Quang Vinh
Hôm đó có mấy người khác cũng vào sân nhà thờ, và họ tò mò đứng đọc bảng thông báo, giờ lễ ở cửa nhà thờ. Bỗng một ông trung niên, không có đạo, chỉ cho bạn mình lịch Lễ trong tuần: 15 tháng 8 Lễ trọng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ông nói: linh hồn lên Trời thì hiểu được, sao xác lại có thể lên Trời? Rồi cả hai im lặng ra chiều suy nghĩ. Sau này tôi không gặp lại những người đó bao giờ nữa, nhưng câu hỏi ấy tôi vẫn nhớ, và tôi tin rằng Mẹ sẽ có cách dạy bảo cho những người con thiện chí về những mầu nhiệm thiên linh.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Đừng nói đến người ngoại giáo, ngay cả anh em Tin Lành cũng không chấp nhận chân lý này được. Thỉnh thoảng tôi đọc các trang web của anh em Tin Lành, thấy họ có vẻ rất bực bội trước những hồng ân Chúa ban cho Mẹ của Người.
Vài năm trước, cha Nguyễn Thanh Sơn ở Đà nẵng gọi điện thoại vào nhờ tôi dạy giáo lý cho Oliver Chapman, một giáo viên người Anh đang sinh sống tại Sài gòn. Oliver theo Anh giáo, và lúc đó muốn trở lại Công Giáo. Giáo lý Anh giáo và Công Giáo không khác nhau nhiều, nên anh chấp nhận mọi vấn đề một cách dễ dàng. Nhưng khi chúng tôi thảo luận về Đức Maria thì anh có vẻ rất thắc mắc. Anh hỏi, như tất cả tín đồ các tôn giáo khác tin Chúa Giêsu: “Sao chúng ta phải tôn kính Bà Mary? Bà chỉ là mẹ sinh ra Chúa Giêsu ở trần gian”. Tôi giải thích cho anh, và đúng lúc đó anh nhận được thư và hình ảnh của mẹ anh từ quê nhà gửi sang. Anh khoe với tôi hình mẹ anh, và anh có vẻ nhớ nhà nhiều lắm. Tôi nói nhỏ: “Oliver này, tôi mến anh, như vậy tôi cũng mến mẹ anh nữa”. Oliver nhìn tôi, gật gù: “Đúng rồi, mình mến ai thì cũng mến người đã sinh ra người ấy”. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để yêu mến Đấng Cứu Thế hơn.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu của tôi là những buổi tối cùng với mọi người trong xứ đạo họp nhau lần lượt ở từng nhà để đọc kinh kính Mẹ vào tháng Hoa hay tháng Mân côi. Tiếng hát “Mẹ ơi, bao người lạc bước lưu đày…” trong những giờ kinh ấy đến tận bây giờ vẫn còn vang lên dịu dàng trong tâm hồn tôi. Phận người lưu đày còn gì diễm phúc hơn khi biết mình có một người Mẹ vẫn chờ đợi ở quê nhà.
Thánh Phaolô nói: “Quê hương chúng ta ở trên Trời” (Phil. 3, 20). Quê hương chúng ta có một người Cha nhân hậu vẫn chờ đợi chúng ta từng giây phút, và ngày Ngài đến phán xét, chúng ta sẽ run sợ biết bao trước sự công minh vô cùng của Ngài. Nhưng may mắn, chúng ta còn có một người Mẹ vẫn ở quê nhà chờ đón. Giáo Hội không dạy, nhưng tôi vẫn tin rằng trong ngày phán xét chí thánh ấy, Mẹ hiền của chúng ta sẽ đến ngự bên Con của Mẹ, vị Thẩm Phán rất mực công minh và đầy yêu thương. Tin Mẹ Hồn Xác Lên Trời để vững tâm chờ ngày hồng phúc.
Biến cố 1975 dạy chúng ta nhiều bài học. Những bài học về việc tin tưởng để rồi bị lừa lọc. Những bài học về việc chạy theo một ảo ảnh và thấy mình cũng biến tan. Nhưng một bài học khác, cũng tuyệt vời, ấy là sự đợi chờ một viễn cảnh tuy xa mà rất gần gũi. Những người có thân nhân ở hải ngoại chờ được bảo lãnh. Những người ở phương Bắc có người thân vào Nam làm ăn, chuẩn bị nhà cửa để đón họ vào. Trong những người bảo lãnh ta ấy, nếu có mẹ ta thì mọi chuyện sẽ vô cùng nhanh chóng, vì mẹ muôn đời là mẹ.
Chúa Giêsu về Trời, chắc chắn với uy quyền và lòng hiếu thảo, Người bảo lãnh Mẹ Người nhanh chóng. Và bây giờ đến lượt Mẹ, Mẹ đang bảo lãnh cho đoàn con. Và nếu hiểu một cách đơn sơ như thế, chúng ta sẽ cảm nhận được mầu nhiệm Mẹ Hồn Xác Lên Trời mà không cần phải tìm bằng chứng sâu xa như các nhà thần học, và cũng không thắc mắc như những người chưa tin vào mầu nhiệm này.
Nhưng Mẹ không ở một nơi trên Trời để chỉ nghe con cái mà thôi. Mẹ hiện diện giữa đoàn con và Mẹ trực tiếp đưa tay nâng đỡ trong mọi tình huống. Giáo Hội dạy chúng ta về lòng sùng kính Mẹ "Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta" (GH. Số 67).
Khi đọc lời răn dạy này, người ta thường né tránh những việc làm mang tính tình cảm, việc cầu nguyện với Mẹ lâu giờ, và nhất là người ta thường né tránh những hiện tượng lạ được một số người cho là Mẹ thực hiện ở trần gian. Nhưng Giáo Hội không cấm chúng ta sống tình cảm với Mẹ, Giáo Hội chỉ nhấn mạnh việc noi gương Mẹ để sống xứng phận làm con Chúa. Nếu tình cảm chúng ta chân thật và dẫn đến việc sống lời Mẹ dạy, thì quả là điều tốt đẹp. Tình cảm mẹ con vẫn là tình cảm thiêng liêng nhất, và người ngoài cuộc không thể hiểu được bí mật giữa mẹ - con. Và nếu Mẹ làm phép lạ giữa đời sống thường nhật của con cái Mẹ, và nhờ những phép lạ này mà con cái Mẹ hoán cải cuộc sống, thì cũng là việc của tình mẹ con.
Khi nghe sự lạ “Đức Mẹ khóc” xảy ra nơi tượng Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, người ta phản ứng theo những cách thức trái ngược nhau. Nhiều người tin chắc chắn đó là phép lạ, không cần kiểm chứng. Một số người thì bán tin bán nghi, nhưng cũng nhất định chạy đến coi “sự thể ra làm sao”. Nhiều người khác thì không quan tâm chút nào đến những sự kiện lạ thường. Và đặc biệt là có một số người la toáng lên, mỉa mai niềm tin của những người Công Giáo mà họ cho là ngây thơ, và lợi dụng dịp này để công kích Giáo Hội, công kích cả đến Giáo Hội bên trời Tây, nơi mà có lẽ người ta chưa kịp nghe về hiện tượng này. Cả người trí thức cũng nhận định hiện tượng này một cách võ đoán.
Lạ nữa là có hai ông linh mục “yêu nước quốc doanh” leo lên TV tuyên bố y như hai ông là giáo hoàng của Giáo hội Việt nam kiêm luôn chức công an khu vực, bảo thiên hạ đừng tin. Có người trách hai ông linh mục ấy nặng lời, nhưng tôi chẳng trách mất công. Dễ gì được leo lên TV, đúng không nào? Bây giờ may ra người ta chỉ nhớ hai khuôn mặt già nua được quay cận cảnh, vậy là oai rồi, chứ đố ai nhớ hai ông nói gì. Mà cũng chả chắc hai ông có muốn nhớ không.
Sau đó mấy ngày, có một giảng viên đứng tuổi ở Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Sư phạm Sài Gòn nói với các giảng viên khác “Làm sao một bức tượng bằng xi-măng có thể chảy nước mắt được? ”. Nghe câu đó, tôi chỉ nói “Có nhiều cách nhận xét một sự kiện, nhưng nếu nhận xét thì thầy nên chọn cách nói sao cho người nghe có cảm tưởng là mình hiểu biết nhiều hơn”.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Chúng ta nghĩ Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc, chúng ta quỳ ở xa xa chiêm ngắm và ca ngợi Mẹ. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ là Nữ Vương Hoà bình. Chúng ta đến với Mẹ và cảm được sự bình an. Tuyệt vời. Chúng ta biết Mẹ Hồn Xác Lên Trời, và Mẹ vẫn đi đi về về giữa Thiên Quốc, trần gian để che chở đoàn con, như Mẹ đã thực hiện qua muôn thế hệ, vì Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp. Và chúng ta thỏ thẻ với Mẹ mình. Không tuyệt vời sao?
Mẹ ơi, năm tháng qua đi, kế hoạch cứu rỗi nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất ở trần gian nhiều trắc trở này. Nhưng có một điểm trong kế hoạch ấy đã hoàn tất mỹ mãn, ấy là việc Chúa ban cho nhân loại chúng con một người Mẹ. Dưới chân Thập giá, Chúa Giêsu trối Mẹ cho Thánh Gioan, và cũng là trối Mẹ làm Mẹ loài người chúng con. Nhưng chúng con nghĩ thêm một chút. Trong Thánh Ý mầu nhiệm của Thiên Chúa, Mẹ đã là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ nhân loại từ muôn đời. Có lẽ Chúa Giêsu không chỉ trối lại, mà Người còn công bố mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã tiền định ấy. Chúng con hạnh phúc quá, Mẹ ơi. Xin cho chúng con yêu mến Mẹ và nhất là bắt chước nhân đức của Mẹ, đẻ yêu mến Chúa hết lòng như Mẹ mong ước.
Gioan Lê Quang Vinh
Lễ Mẹ về trời : Có một loài hoa bất tử
Sơn Ca Linh
21:16 14/08/2020
Không phải loài Hương Nam,
Sừng sững đỉnh Li-Băng bạt ngàn sương gió.
Chẳng phải những cây dừa, cây cọ,
Oằn mình giữa sa mạc nắng gió mù sương…
Chỉ một loài hoa,
E ấp vườn quê thoang thoảng chút hương,
mùi dung dị của nghèo, của mồ hôi, nước mắt.
Màu của hoa,
trắng khiêm nhường, hồng tình yêu khoe sắc…
tấm áo thật thà, tấm áo chân quê !
Mùi yêu thương của mẹ đón bước con về,
Màu tần tảo hy sinh đan cho con áo mới.
Hướng lên cao đón “sương Trời” vời vợi,
Cho “vườn đời” men dậy đẫm hương yêu.
“Lũng trần gian” cát bụi, trải muôn chiều,
Dẫu đẹp dẫu thiêng,
Đành phải chịu gió táp mưa sa, mưa dầu nắng dãi.
Hoa vẫn thắm hồng thập giá nào nếm trải,
Dẫu lòng đau nhức nhối lưỡi gươm thâu…
Biết mấy ngàn năm khắp cõi địa cầu,
Đố ai tìm có thêm một loài hoa bất tử?
Đoá hoa Maria trên trời,
xin nhìn xuống đoàn dân đang lữ thứ,
Và chung lời ngợi khen tán tạ tri ân !
Vâng, Mẹ là “Hoa Bất Tử” diễm lệ vô ngần,
Muôn tạo vật dưới đất trên trời,
Cùng hợp xướng bài vinh tụng MAGNIFICAT !
Sơn Ca Linh - Mẹ Về Trời 2020
VietCatholic TV
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện đưa ra tuyên bố chống tội ác diệt chủng của Trung Quốc
Giáo Hội Năm Châu
05:38 14/08/2020
Trong một tuyên bố đưa ra vào đầu tháng này, Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện nói rằng, “Ở Trung Quốc, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang phải đối mặt những điều có thể coi là những tội ác tập thể tồi tệ nhất trong thế giới đương đại và tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy điều tra.”
Cuộc đàn áp và hành động tàn bạo hàng loạt đang diễn ra ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (XUAR) của Trung Quốc, nơi mà người Duy Ngô Nhĩ gọi là Đông Turkestan.
Hưởng ứng lời kêu gọi của ngài, Đức Giám Mục Declan Lang, Chủ tịch Ủy Ban Các vấn đề Quốc tế của Hội đồng Giám mục Công Giáo, Anh quốc và xứ Wales, cùng với Đức Hồng Y Tổng Giám mục và Jakarta, Nam Dương, đã cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng tín ngưỡng ra tuyên ngôn kêu gọi hành động nhằm ngăn chặn “một trong những thảm kịch nhân loại nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa Holocaust: cuộc diệt chủng của người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung Quốc.”
Sau đây là toàn văn Bản tuyên ngôn:
“Với tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng dựa trên tín ngưỡng, chúng tôi cùng nhau khẳng định phẩm giá con người cho tất cả mọi người bằng cách nêu bật một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất của con người kể từ Holocaust: cuộc diệt chủng tiềm tàng của người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung Quốc.
Chúng tôi đã chứng kiến nhiều cuộc đàn áp và tàn bạo hàng loạt. Những điều này khiến chúng tôi cần phải quan tâm. Nhưng có một điều phải quan tâm là, nếu điều ấy cứ tiếp tục xẩy ra mà không bị trừng phạt, thì cần phải đặt ra câu hỏi nghiêm túc nhất về sự sẵn lòng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền phổ quát cho tất cả mọi người – đó chính là hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ.
Ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung Quốc bị giam giữ trong các trại tù đang phải đối mặt với nạn đói, tra tấn, giết người, bạo lực tình dục, lao động nô lệ và cưỡng bức mổ lấy nội tạng.
Bên ngoài các trại tù này, tự do tôn giáo cơ bản bị từ chối. Các nhà thờ Hồi giáo bị phá hủy, trẻ em bị tách khỏi gia đình, và các hành động đơn giản như sở hữu Kinh Coran (Qur'an), cầu nguyện hoặc ăn chay có thể dẫn đến bị bắt giam.
Trạng thái giám sát len lỏi soi mói nhất thế giới xâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống ở Tân Cương.
Nghiên cứu gần đây cho thấy một chiến dịch cưỡng bức triệt sản và ngăn ngừa sinh đẻ nhắm vào ít nhất 80% phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong độ tuổi sinh đẻ ở bốn quận có dân cư của người Duy Ngô Nhĩ - một hành động mà xét theo Công ước Diệt chủng năm 1948, có thể được sánh ngang với mức độ diệt chủng.
Mục đích rõ ràng của chính quyền Trung Quốc là xóa bỏ bản sắc người Duy Ngô Nhĩ. Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã tuyên bố rằng mục tiêu là “phá bỏ dòng họ, phá bỏ cội nguồn, phá bỏ mối liên hệ và phá bỏ nguồn gốc của họ”. Như Washington Post đã ghi nhận: “Thật khó có thể đọc tuyên bố này như bất cứ điều gì khác hơn là một tuyên bố về ý định diệt chủng”. Các tài liệu cấp cao của chính phủ Trung Quốc nói về “hoàn toàn không khoan nhượng”.
Các nghị sĩ, chính phủ và luật gia phải có trách nhiệm điều tra.
Là những nhà lãnh đạo đức tin, chúng tôi không phải là nhà hoạt động hay nhà hoạch định chính sách. Nhưng chúng tôi có trách nhiệm lên tiếng kêu gọi cộng đồng của chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc đồng loại và hành động khi họ gặp nguy hiểm.
Trong cuộc diệt chủng Do Thái Holocaust xưa một số Kitô hữu đã ra tay giải cứu người Do Thái. Một số đã lên tiếng. Đúng như Dietrich Bonhoeffer đã viết: “Im lặng khi đối mặt với tội ác tự nó là đồng lõa với tội ác… Không lên tiếng tức là đồng lõa. Không hành động cũng là đồng lõa “. Sau Holocaust, thế giới đã nói: “Không bao giờ tái diễn nữa!”
Hôm nay, chúng tôi lặp lại những từ này “Không bao giờ tái diễn nữa!”, tất cả chúng tôi muốn lập lại một lần nữa. Chúng tôi muốn chung vai sát cánh với người Duy Ngô Nhĩ. Chúng tôi cũng chung vai sát cánh với các Phật tử Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công và các Kitô hữu trên khắp Trung Quốc, những người đang phải đối mặt với cuộc đàn áp tồi tệ nhất đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa.
Chúng tôi kêu gọi những người có niềm tin và lương tâm ở khắp mọi nơi cùng tham gia với chúng tôi: cầu nguyện, đoàn kết và hành động để chấm dứt những hành động tàn bạo hàng loạt này. Chúng tôi muốn thực hiện một lời kêu gọi đơn giản cho công lý, để điều tra những tội ác này, yêu cầu những người có trách nhiệm phải giải trình và thiết lập một con đường hướng tới việc khôi phục nhân phẩm.
Tình cảnh thương tâm trong tai nạn máy bay tại Ấn Độ. Thần chết lảng vảng trên đường phố Brazil
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 14/08/2020
1. Đức Hồng Y Oswald Gracias kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong tai nạn máy bay tại Ấn Độ
Trong thánh lễ hôm 10 tháng 8, lễ thánh Lôrensô phó tế tử đạo, Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, hay còn gọi là Mumbay, và cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong một tai nạn máy bay tại Ấn Độ.
Đức Hồng Y đã đưa ra lời mời gọi trên sau khi số người chết vì một vụ tai nạn máy bay hành khách của Ấn Độ đã tăng lên 18 người, trong khi 16 người bị thương nặng.
Theo Đức Hồng Y, những người bị nạn đều là những người nghèo trong những hoàn cảnh rất thê thảm. Họ bị kẹt tại Dubai, thủ đô Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, vì đại dịch coronavirus. Họ đều là những người lao động hay làm công việc nhà cho người Ả rập. Trong tình trạng bị cô lập họ không có công ăn việc làm và đối diện với nguy cơ chết đói.
Chính phủ Ấn đã phải hoạch định một chương trình hồi hương cho họ. Chiếc máy bay bị nạn là của hãng hàng không Air India Express. Đó là một trong những chuyến bay đưa người Ấn Độ hồi hương. Chiếc máy bay được tường trình là đã đáp xuống đường băng của Sân bay Quốc tế Calicut. Tuy nhiên, trận mưa lớn đã làm cho chiếc máy bay trượt khỏi đường băng và gây ra tai nạn thảm khốc. Đây là vụ tai nạn máy bay hành khách tồi tệ nhất của Ấn Độ kể từ năm 2010.
Chuyến bay chở 190 hành khách và phi hành đoàn. Phi công chính và phi công phụ của chiếc máy bay đã thiệt mạng trong tai nạn này.
Tất cả những người sống sót đều được đưa vào các bệnh viện khác nhau và cũng đã được kiểm tra COVID-19. Khoảng 149 hành khách vẫn còn trong bệnh viện sau khi một số được xuất viện vào sáng thứ Bảy.
Vào năm 2010, một chuyến bay khác của Air India Express từ Dubai đã bị đường băng ở Mangalore, một thành phố ở phía nam, và trượt xuống một ngọn đồi, giết chết 158 người.
2. Cái chết rình rập trên đường phố khi Ba Tây khi con số tử vong đã vượt qua 100, 000
Một nam diễn viên đã cải trang thành ‘Thần Chết’, với hình dạng giống như trong loạt phim ‘Scream’, đi lang thang trên đường phố Formiga của Ba Tây để cảnh giác mọi người đối với mối đe dọa của coronavirus.
Hôm 26 tháng 07 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục nước này đã công bố một bức thư có chữ ký của 146 Giám Mục với những lời phê bình cứng rắn cách đối phó với đại dịch coronavirus của Tổng thống Jair Bolsonaro.
Lá thư có tựa đề “Thư của Dân Chúa” nói rằng Ba Tây đang phải đối mặt với một trong những thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử, những căng thẳng chính trị hiện tại ở nước này là do cách điều hành của Tổng thống, và phê bình chính phủ quá bất tài trong việc quản lý khủng hoảng.
Dù số ca nhiễm tại Ba Tây đã lên quá cao như thế, ông Bolsonaro đã không tuyên bố phong tỏa toàn quốc. Ông thường cố gắng giảm nhẹ tính nghiêm trọng của dịch bệnh, gọi đó là “cúm nhẹ”. Các Giám Mục lo rằng cách hành xử của ông Bolsonaro có thể dẫn đến họa diệt vong cho dân tộc.
Ba Tây đã vượt qua tổng số 100, 000 trường hợp tử vong do coronavirus ngay sau khi Tổng thống Jair Bolsonaro nói rằng ông có “lương tâm trong sáng” về phản ứng của mình đối với dịch bệnh COVID-19.
Số người chết vì một vụ tai nạn máy bay chở khách của Ấn Độ đã tăng lên 18 người, trong khi 16 người bị thương nặng, một quan chức chính phủ cấp cao cho biết hôm thứ Bảy.