Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:30 15/08/2015
CÁO MƯỢN OAI HÙM
Con hổ xưng hùng xưng bá ở trong rừng sâu, bắt muôn thú mà ăn.
Một hôm, nó bắt được một con cáo, con cáo làm bộ điệu rất oai nghiêm, nói:
- “Mày làm sao mà dám ăn thịt tao, thượng đế đã ra lệnh cho tao làm thủ lĩnh bách thú, thống soái muôn chim, nếu ngươi ăn tao, tức là vi phạm lệnh của trời. Mày không tin sao, vậy thì mày ở sau lưng và cùng đi với tao, để coi có con thú nào mà không dám chạy chứ ?” con hổ liền đi sau nó.
Quả nhiên, muôn thú nhìn thấy nó liền ùn ùn chạy trốn, từ đó con hổ rất cung kính con cáo như các quan đối với nhà vua vậy.
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Thời xưa cũng như thời nay, có những người thường ỷ vào mình quen ông này bà nọ làm lớn, mà tác oai tác quái với người khác, và những ông bà làm lớn vì được họ nịnh nên thường làm lơ trước sai trái của họ:
- Trong một tập thể, có người ỷ mình là con nuôi ông thủ trưởng mà lên mặt sai bảo anh em đồng nghiệp, lại còn tự do cho mình có quyền ngang hàng như thủ trưởng làm trước báo cáo sau, gây xáo trộn trong tập thể.
- Trong cơ quan ỷ mình là bồ nhí của thủ trưởng, thế là vênh mặt kiêu hảnh chanh chua với đồng nghiệp...
Muôn thú chạy dài không phải vì sợ con cáo, mà là sợ con hổ đang đi sau lưng con cáo, vì nó mượn oai của con hổ.
Cũng vậy, dựa vào người quyền thế hoặc người có địa vị để kiêu căng phách lối với người khác là bản chất của bọn tiểu nhân và cơ hội, mà làm kẻ tiểu nhân và cơ hội thì ai cũng có thể, ngoại trừ người quân tử. Mà mục đích của kẻ tiểu nhân và cơ hội là gây chia rẻ nội bộ để đạt được mục đích riêng của mình, bởi vì chính bản thân của họ không làm gì được mà chỉ cậy dựa vào người khác mà thôi...
Ai hiểu thì không muốn làm kẻ tiểu nhân và cơ hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Con hổ xưng hùng xưng bá ở trong rừng sâu, bắt muôn thú mà ăn.
Một hôm, nó bắt được một con cáo, con cáo làm bộ điệu rất oai nghiêm, nói:
- “Mày làm sao mà dám ăn thịt tao, thượng đế đã ra lệnh cho tao làm thủ lĩnh bách thú, thống soái muôn chim, nếu ngươi ăn tao, tức là vi phạm lệnh của trời. Mày không tin sao, vậy thì mày ở sau lưng và cùng đi với tao, để coi có con thú nào mà không dám chạy chứ ?” con hổ liền đi sau nó.
Quả nhiên, muôn thú nhìn thấy nó liền ùn ùn chạy trốn, từ đó con hổ rất cung kính con cáo như các quan đối với nhà vua vậy.
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Thời xưa cũng như thời nay, có những người thường ỷ vào mình quen ông này bà nọ làm lớn, mà tác oai tác quái với người khác, và những ông bà làm lớn vì được họ nịnh nên thường làm lơ trước sai trái của họ:
- Trong một tập thể, có người ỷ mình là con nuôi ông thủ trưởng mà lên mặt sai bảo anh em đồng nghiệp, lại còn tự do cho mình có quyền ngang hàng như thủ trưởng làm trước báo cáo sau, gây xáo trộn trong tập thể.
- Trong cơ quan ỷ mình là bồ nhí của thủ trưởng, thế là vênh mặt kiêu hảnh chanh chua với đồng nghiệp...
Muôn thú chạy dài không phải vì sợ con cáo, mà là sợ con hổ đang đi sau lưng con cáo, vì nó mượn oai của con hổ.
Cũng vậy, dựa vào người quyền thế hoặc người có địa vị để kiêu căng phách lối với người khác là bản chất của bọn tiểu nhân và cơ hội, mà làm kẻ tiểu nhân và cơ hội thì ai cũng có thể, ngoại trừ người quân tử. Mà mục đích của kẻ tiểu nhân và cơ hội là gây chia rẻ nội bộ để đạt được mục đích riêng của mình, bởi vì chính bản thân của họ không làm gì được mà chỉ cậy dựa vào người khác mà thôi...
Ai hiểu thì không muốn làm kẻ tiểu nhân và cơ hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:32 15/08/2015
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
(15/8 lễ trọng)
Tin mừng : Lc 1, 39-56
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là lễ Đức Mẹ Ma-ri-a Hồn Xác lên trời, là một dịp lớn lao để mỗi người trong chúng ta suy niệm đến những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, Mẹ là người giáo hữu ưu việt của Giáo Hội và là người được chọn để trở thành Đấng cầu bàu cho nhân loại.
1. Người giáo hữu ưu việt.
Đức Mẹ Ma-ri-a là một giáo hữu ưu việt, ưu việt bởi vì chính Mẹ đã khiêm tốn trước một sự việc trọng đại xảy đến cho mình và cho nhân loại, đó là chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa qua việc mang thai Đấng cứu thế -Đức Chúa Giê-su- để trở thành Đấng đồng công cứu chuộc loài người với Đức Chúa Giê-su; ưu việt là bởi vì Mẹ đã biết nghe và suy niệm trong lòng lời của Thiên Chúa giữa bao biến cố xảy ra cho Đức Chúa Giê-su và cho chính bản thân mình.
Chính hai việc ấy: khiêm tốn và thực hành lời của Chúa đã làm cho Mẹ được vinh quang trên nước thiên đàng cũng như ở trên trần gian này, bởi vì Mẹ không coi việc cưu mang Đấng cứu thế là một vinh quang cho mình, nhưng sự khiêm tốn mới làm rạng danh Thiên Chúa nơi con người của Mẹ; Mẹ đã không coi việc báo tin vui Đấng muôn dân trông đợi đã giáng trần trong cung lòng Mẹ là một việc phải làm, nhưng nghe và suy niệm lời của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ mới là điều đáng làm hơn. Đó chính là hai nét nhân đức căn bản mà mỗi một người Ki-tô hữu phải có để được trở thành người giáo hữu biết noi gương và tiếp nối cuộc sống của Mẹ ở trần gian này.
2. Đấng cầu bàu
Được Thiên Chúa chúc lành ngay khi còn ở trần gian trong bụng mẹ, Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đã được Thiên Chúa cất nhắc lên tận trời cao để làm nữ vương trên trời dưới đất, với địa vị ấy và với uy quyền ấy, Mẹ đã trở thành Đấng cầu bàu cho Giáo Hội và cho những ai chạy đến cùng Mẹ.
Không ai có thần thế trước mặt Thiên Chúa như Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi vì ngay khi còn ở trần gian này Mẹ đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa, vì thế khi Mẹ được cất nhắc lên trời cả hồn lẫn xác, thì chính đó là một cách tôn vinh của Thiên Chúa dành cho những ai khi còn sống ở trần gian này đã yêu mến và thực hành lời của Chúa…
Là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ của Hội Thánh và là Mẹ của nhân loại, nên việc Thiên Chúa đem Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác là chính đáng và rất xứng đáng, và càng chính đáng và xứng đáng hơn nữa khi Thiên Chúa đặt Mẹ làm đấng cầu bàu cho nhân loại. Chúng ta phải biết lợi dụng hồng ân cao quý này nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, để xin Mẹ luôn gìn giữ và che chở chúng ta khỏi mọi mưu mô của ác thần (Kh 12, 3-4).
Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, mỗi người trong chúng ta không những chỉ cao rao tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại nơi con người của Mẹ, nhưng chúng ta cũng cần phải học hỏi các nhân đức của Mẹ ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, như Mẹ đã yêu mến và thực hành lời của Thiên Chúa vậy.
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là chúng ta xác tín lại niềm tin của chúng ta vào Đức Chúa Giê-su: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Chúng ta giữ đạo, chúng ta sống lành thánh, chúng ta sống bác ái yêu thương là để đạt được mục đích tối hậu của mình là lên trời hưởng nhan thánh Chúa và Mẹ. Do đó sẽ trở thành huyền thoại khi chúng ta chỉ đứng chiêm ngưỡng những đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ mà thôi, chứ không suy niệm cuộc đời tận hiến của Mẹ, và những đức hạnh trỗi vượt mà Mẹ đã thực hành với tất cả lòng khiêm nhường và mến yêu.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn cầu bàu cho chúng ta khi còn ở đời này biết yêu mến những sự trên trời, để sống như đang sống với Mẹ trên thiên đàng vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
(15/8 lễ trọng)
N2T |
Tin mừng : Lc 1, 39-56
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là lễ Đức Mẹ Ma-ri-a Hồn Xác lên trời, là một dịp lớn lao để mỗi người trong chúng ta suy niệm đến những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, Mẹ là người giáo hữu ưu việt của Giáo Hội và là người được chọn để trở thành Đấng cầu bàu cho nhân loại.
1. Người giáo hữu ưu việt.
Đức Mẹ Ma-ri-a là một giáo hữu ưu việt, ưu việt bởi vì chính Mẹ đã khiêm tốn trước một sự việc trọng đại xảy đến cho mình và cho nhân loại, đó là chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa qua việc mang thai Đấng cứu thế -Đức Chúa Giê-su- để trở thành Đấng đồng công cứu chuộc loài người với Đức Chúa Giê-su; ưu việt là bởi vì Mẹ đã biết nghe và suy niệm trong lòng lời của Thiên Chúa giữa bao biến cố xảy ra cho Đức Chúa Giê-su và cho chính bản thân mình.
Chính hai việc ấy: khiêm tốn và thực hành lời của Chúa đã làm cho Mẹ được vinh quang trên nước thiên đàng cũng như ở trên trần gian này, bởi vì Mẹ không coi việc cưu mang Đấng cứu thế là một vinh quang cho mình, nhưng sự khiêm tốn mới làm rạng danh Thiên Chúa nơi con người của Mẹ; Mẹ đã không coi việc báo tin vui Đấng muôn dân trông đợi đã giáng trần trong cung lòng Mẹ là một việc phải làm, nhưng nghe và suy niệm lời của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ mới là điều đáng làm hơn. Đó chính là hai nét nhân đức căn bản mà mỗi một người Ki-tô hữu phải có để được trở thành người giáo hữu biết noi gương và tiếp nối cuộc sống của Mẹ ở trần gian này.
2. Đấng cầu bàu
Được Thiên Chúa chúc lành ngay khi còn ở trần gian trong bụng mẹ, Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đã được Thiên Chúa cất nhắc lên tận trời cao để làm nữ vương trên trời dưới đất, với địa vị ấy và với uy quyền ấy, Mẹ đã trở thành Đấng cầu bàu cho Giáo Hội và cho những ai chạy đến cùng Mẹ.
Không ai có thần thế trước mặt Thiên Chúa như Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi vì ngay khi còn ở trần gian này Mẹ đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa, vì thế khi Mẹ được cất nhắc lên trời cả hồn lẫn xác, thì chính đó là một cách tôn vinh của Thiên Chúa dành cho những ai khi còn sống ở trần gian này đã yêu mến và thực hành lời của Chúa…
Là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ của Hội Thánh và là Mẹ của nhân loại, nên việc Thiên Chúa đem Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác là chính đáng và rất xứng đáng, và càng chính đáng và xứng đáng hơn nữa khi Thiên Chúa đặt Mẹ làm đấng cầu bàu cho nhân loại. Chúng ta phải biết lợi dụng hồng ân cao quý này nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, để xin Mẹ luôn gìn giữ và che chở chúng ta khỏi mọi mưu mô của ác thần (Kh 12, 3-4).
Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, mỗi người trong chúng ta không những chỉ cao rao tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại nơi con người của Mẹ, nhưng chúng ta cũng cần phải học hỏi các nhân đức của Mẹ ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, như Mẹ đã yêu mến và thực hành lời của Thiên Chúa vậy.
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là chúng ta xác tín lại niềm tin của chúng ta vào Đức Chúa Giê-su: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Chúng ta giữ đạo, chúng ta sống lành thánh, chúng ta sống bác ái yêu thương là để đạt được mục đích tối hậu của mình là lên trời hưởng nhan thánh Chúa và Mẹ. Do đó sẽ trở thành huyền thoại khi chúng ta chỉ đứng chiêm ngưỡng những đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ mà thôi, chứ không suy niệm cuộc đời tận hiến của Mẹ, và những đức hạnh trỗi vượt mà Mẹ đã thực hành với tất cả lòng khiêm nhường và mến yêu.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn cầu bàu cho chúng ta khi còn ở đời này biết yêu mến những sự trên trời, để sống như đang sống với Mẹ trên thiên đàng vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 20 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 15/08/2015
Chúa Nhật 20 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng : Ga 6, 51-58
“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”.
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục Tin Mừng tuần trước, hôm nay Đức Chúa Giê-su nhấn mạnh đến tính cách bất tử của bánh trường sinh: Mình và Máu Thánh của Ngài chính là lương thực thần thiêng cho những kẻ tin vào Ngài để họ được sống đời đời.
1. Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su là lương thực hằng sống.
Bánh hằng sống bởi trời xuống chính là Đức Chúa Ki-tô, đây là điều mà không một người Công Giáo nào lại không biết, nhưng người ta viện lý do này hay lý do khác mà chối bỏ tính thực tại thần thiêng nơi bánh sự sống này, bởi vì con người tự đem cái thông minh của mình đặt trên sự thông hiểu của Thiên Chúa, và vì con người đem cái kiêu ngạo cố hữu của mình để so sánh với mầu nhiệm tình yêu khiêm nhường sâu thẳm của Thiên Chúa, nên con người không thể nào hiểu thấu được bánh hằng sống ấy chính là Mình và Máu thật của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Con người thời nay cũng giống như những người Do Thái vào thời của Đức Chúa Giê-su, họ cũng đã ngạc nhiên đến sững sờ rồi từ bỏ Đức Chúa Giê-su khi Ngài tuyên bố một thông điệp của tình yêu, một phương thuốc nhiệm mầu để chữa lành mọi tật bệnh tâm hồn : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình...”, con người thời nay không nhận ra được Đức Chúa Ki-tô là Đấng cứu chuộc, thì lại càng không thể chấp nhận việc ăn thịt một con người mà được sống đời đời. Nhưng chúng ta là những người có đức tin, những người đã được diễm phúc ăn và uống Thịt Máu của Đức Chúa Giê-su trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta càng cảm nghiệm ra được rằng: đây là một hồng ân cao quý mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta hơn những người khác, hồng ân bởi vì đây chính là Bánh Thiên Thần mà lại đem tặng cho những con người tội lỗi và bất xứng là chúng ta ăn.
2. Làm theo ý Chúa cũng là lương thực hằng sống.
Lương thực hằng sống cũng chính là làm theo ý của Cha trên trời, con cái biết nghe lời cha mẹ là con cái ngoan, biết nghe lời cha mẹ thì tránh được nhiều điều không tốt sẽ xảy đến cho đứa trẻ. Làm theo ý của Cha trên trời cũng chính là nghe và làm theo lời dạy của Đức Chúa Giê-su, đó là thực hành đức ái ngay trong cuộc sống của chúng ta. Bánh hằng sống được trao ban cũng bởi vì yêu thương, lời được trao tặng cũng là vì yêu thương mà có, đây cũng chính là tâm điểm của người Ki-tô hữu chúng ta.
Ai ăn và uống máu thịt Đức Chúa Giê-su nhưng không thực hành lời của Ngài, thì cũng giống như người vô ơn bội nghĩa, chỉ biết ăn mà không biết làm và cám ơn; ai thực hành Lời Chúa mà không thiết tha gì đến hoặc coi thường việc rước lễ thì chẳng khác chi xây nhà cao tầng đẹp đẽ trên bờ đê Thanh Đa – Bình Quới, không biết lúc nào bị lún ngập chìm sâu trong lòng nước xoáy đời đời...
Anh chị em thân mến,
Chúng ta sống ở đời này, dù là đời tạm, nhưng không phải vì thế mà chúng ta phớt lờ những sự việc xảy ra chung quanh chúng ta, những sự việc ấy chính là người anh em bên cạnh chúng ta đang đói ăn phần xác và bệnh hoạn phần hồn, chúng ta không thể an vui tự tại ngồi rung đùi hưởng thụ sự no ấm phần xác cũng như phần hồn, nhưng như Đức Chúa Giê-su đã làm là đem thân xác của mình để nuôi sống chúng ta, thì chúng ta cũng đem hết sức lực, tri óc của mình ra để kiến tạo một xã hội vui tươi lành mạnh, đem lại niềm an ủi cho mọi người bằng chính cuộc sống dấn thân phục vụ của mình.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin Mừng : Ga 6, 51-58
“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”.
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục Tin Mừng tuần trước, hôm nay Đức Chúa Giê-su nhấn mạnh đến tính cách bất tử của bánh trường sinh: Mình và Máu Thánh của Ngài chính là lương thực thần thiêng cho những kẻ tin vào Ngài để họ được sống đời đời.
1. Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su là lương thực hằng sống.
Bánh hằng sống bởi trời xuống chính là Đức Chúa Ki-tô, đây là điều mà không một người Công Giáo nào lại không biết, nhưng người ta viện lý do này hay lý do khác mà chối bỏ tính thực tại thần thiêng nơi bánh sự sống này, bởi vì con người tự đem cái thông minh của mình đặt trên sự thông hiểu của Thiên Chúa, và vì con người đem cái kiêu ngạo cố hữu của mình để so sánh với mầu nhiệm tình yêu khiêm nhường sâu thẳm của Thiên Chúa, nên con người không thể nào hiểu thấu được bánh hằng sống ấy chính là Mình và Máu thật của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Con người thời nay cũng giống như những người Do Thái vào thời của Đức Chúa Giê-su, họ cũng đã ngạc nhiên đến sững sờ rồi từ bỏ Đức Chúa Giê-su khi Ngài tuyên bố một thông điệp của tình yêu, một phương thuốc nhiệm mầu để chữa lành mọi tật bệnh tâm hồn : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình...”, con người thời nay không nhận ra được Đức Chúa Ki-tô là Đấng cứu chuộc, thì lại càng không thể chấp nhận việc ăn thịt một con người mà được sống đời đời. Nhưng chúng ta là những người có đức tin, những người đã được diễm phúc ăn và uống Thịt Máu của Đức Chúa Giê-su trong thánh lễ tạ ơn, chúng ta càng cảm nghiệm ra được rằng: đây là một hồng ân cao quý mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta hơn những người khác, hồng ân bởi vì đây chính là Bánh Thiên Thần mà lại đem tặng cho những con người tội lỗi và bất xứng là chúng ta ăn.
2. Làm theo ý Chúa cũng là lương thực hằng sống.
Lương thực hằng sống cũng chính là làm theo ý của Cha trên trời, con cái biết nghe lời cha mẹ là con cái ngoan, biết nghe lời cha mẹ thì tránh được nhiều điều không tốt sẽ xảy đến cho đứa trẻ. Làm theo ý của Cha trên trời cũng chính là nghe và làm theo lời dạy của Đức Chúa Giê-su, đó là thực hành đức ái ngay trong cuộc sống của chúng ta. Bánh hằng sống được trao ban cũng bởi vì yêu thương, lời được trao tặng cũng là vì yêu thương mà có, đây cũng chính là tâm điểm của người Ki-tô hữu chúng ta.
Ai ăn và uống máu thịt Đức Chúa Giê-su nhưng không thực hành lời của Ngài, thì cũng giống như người vô ơn bội nghĩa, chỉ biết ăn mà không biết làm và cám ơn; ai thực hành Lời Chúa mà không thiết tha gì đến hoặc coi thường việc rước lễ thì chẳng khác chi xây nhà cao tầng đẹp đẽ trên bờ đê Thanh Đa – Bình Quới, không biết lúc nào bị lún ngập chìm sâu trong lòng nước xoáy đời đời...
Anh chị em thân mến,
Chúng ta sống ở đời này, dù là đời tạm, nhưng không phải vì thế mà chúng ta phớt lờ những sự việc xảy ra chung quanh chúng ta, những sự việc ấy chính là người anh em bên cạnh chúng ta đang đói ăn phần xác và bệnh hoạn phần hồn, chúng ta không thể an vui tự tại ngồi rung đùi hưởng thụ sự no ấm phần xác cũng như phần hồn, nhưng như Đức Chúa Giê-su đã làm là đem thân xác của mình để nuôi sống chúng ta, thì chúng ta cũng đem hết sức lực, tri óc của mình ra để kiến tạo một xã hội vui tươi lành mạnh, đem lại niềm an ủi cho mọi người bằng chính cuộc sống dấn thân phục vụ của mình.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 15/08/2015
N2T |
52. Người dùng kinh Kính Mừng để cung kính Đức Mẹ Ma-ri-a là chứng minh lớn nhất họ là người được tuyển chọn.
(Chân phúc Anne of St. Bartholomew)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:38 15/08/2015
KIÊN NHẪN GIẢI THÍCH
Thấy cha phó giận dữ với giáo dân, trong bữa cơm trưa cha sở chia sẻ với cha phó:
- “Giáo xứ nào cũng có một vài giáo dân không hiểu công việc của cha sở nên chỉ trích mà không muốn hỏi hoặc đối thoại với các ngài, đối với những giáo dân này cha phải kiên nhẫn trong yêu thương để giải thích cho họ hiểu, đừng gắt gỏng, đừng dạy đời và nhất là đừng tỏ thái độ ta đây là “ông cha”, bởi vì giáo dân thời nay thích cha sở thực hành chứ không thích ngài lý thuyết, thích cha sở suy tư nhiều chứ không thích ngài nói nhiều, thích cha sở cười vui chứ không thích ngài cau có hình sự, thích cha sở gần gủi nhưng nghiêm trang chứ không thích ngài xuề xoà dễ tính…”
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thấy cha phó giận dữ với giáo dân, trong bữa cơm trưa cha sở chia sẻ với cha phó:
- “Giáo xứ nào cũng có một vài giáo dân không hiểu công việc của cha sở nên chỉ trích mà không muốn hỏi hoặc đối thoại với các ngài, đối với những giáo dân này cha phải kiên nhẫn trong yêu thương để giải thích cho họ hiểu, đừng gắt gỏng, đừng dạy đời và nhất là đừng tỏ thái độ ta đây là “ông cha”, bởi vì giáo dân thời nay thích cha sở thực hành chứ không thích ngài lý thuyết, thích cha sở suy tư nhiều chứ không thích ngài nói nhiều, thích cha sở cười vui chứ không thích ngài cau có hình sự, thích cha sở gần gủi nhưng nghiêm trang chứ không thích ngài xuề xoà dễ tính…”
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: Em thật là có phúc
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
12:14 15/08/2015
“Em thật là có phúc. Vì đã tin Lời Chúa nói với em”. Lời bà Ê-li-da-bét vọng lại lời sứ thần Ga-bri-en chào chúc Đức Mẹ: “Kính chào bà đầy ơn phúc”. Lời chúc phúc này được Chúa Giê-su xác nhận: “Phúc cho ai nghe và tuân giữ Lời Chúa”. Còn hơn cả phúc được sinh ra và nuôi dưỡng Chúa Cứu Thế. Đức Mẹ thực sự là người đầy ơn phúc, được chúc phúc. Vì đã tin vào lời Thiên Chúa phán. Đã lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa.
Lời Chúa dạy cô đọng trong Bài Giảng Trên Núi. Trong đó Chúa chúc phúc và hữa ban thưởng Nước Trời cho những ai sống và thực hành Tám Mối Phúc Thật.
Đức Mẹ là người có phúc vì đã sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật. Khi bà Ê-li-da-bét tôn vinh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ đáp lại bằng xưng,mình là nữ tỳ được Thiên Chúa yêu thương: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”.
Nhận mình là nữ tỳ là nhận mình là người nghèo nhất. Theo luật lệ thời đó nô lệ không có quyền gì hết. Nhận tất cả từ chủ. Chủ cho sống thì được sống. Chủ bắt chết thì phải chết. Nô lệ không có quyền tối thiểu là quyền làm người. Quyền được sống. Khi nhận mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, Đức Mẹ nhận Thiên Chúa là tất cả. Mình chỉ là hư vô. Thiên Chúa có tất cả. Mình chỉ là tay trắng. Thiên Chúa ban cho ta tất cả. Sự hiện hữu. Sự sống. Thân xác. Linh hồn. Tài năng. Trí tuệ. Tiền của. Thì giờ.
Vì nhận mình như thế nên Đức Mẹ sống khó nghèo, hiền lành, khiêm nhường. Nhận biết Thiên Chúa là Toàn Năng, Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ. Nên lòng Đức Mẹ luôn qui hướng về Thiên Chúa. Luôn yêu mến Thiên Chúa. Luôn khao khát Thiên Chúa. Là thân phận phàm hèn các bụi con người có được gì là do lòng thương xót của Thiên Chúa. Nên Đức Mẹ khởi đầu bài Magnificat bằng xưng mình là “phận nữ tỳ”. Và kết thúc bài ca tụng bằng xưng tụng lòng thương xót của Thiên Chúa: “Vì Chúa nhớ lại lòng thương xót. Dành cho Tổ phụ Áp-ra-ham, Và cho con cháu đên muôn đời”.
Chính vì thế Đức Mẹ luôn tuân giữ Lời Chúa. Chính nhờ thế Đức Mẹ đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỉ, xác thịt, thế gian.
Ba thù được thánh Gio-an tượng hình trong con rồng đỏ có bảy đầu, mười sừng. trên đầu có triều thiên.
Con rồng là hiện thân của con rắn xưa đã cám dỗ bà E-và. Nay sức mạnh của nó càng dữ dội hơn. Con rồng đỏ nói lên sức mạnh bạo lực hiếu chiến. Có thể nghiền nát đối phương. Bảy đầu là mưu mô gian trá xảo quyệt đã đến mức thượng thừa. Trên đầu có triều thiên vừa nói lên sự giầu sang phú quý vừa nói lên uy quyền thống trị. Biết bao người thờ lạy con rồng. Biết bao người tôn thờ danh, lợi, thú do con rồng ban cho. Mười sừng là sức mạnh quyền lực. Quyền lực thâu tóm tài nguyên, phú túc, thịnh vượng của thế giới.
Đối đầu với thế lực trần gian đầy bạo lực, đầy quyền năng, đầy mưu mô xảo quyệt, và đầy của cải giầu sang phú quý, dầy danh vọng, chức quyền, người phụ nữ thật bé nhỏ.
Người phụ nữ chỉ có nhân đức sáng như mặt trời. Đó là đời sống công chính. Là mặc lấy Chúa Ki-tô. Chân đạp mặt trăng. Cậy dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa. Triều thiên 12 ngôi sao. Là vinh quang của con người. Của dân thánh. Của 12 chi tộc Dân Chúa. Người phụ nữ mang thai quằn quại sinh con. Vì chỉ lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Đó là điểm yếu của người phụ nữ. Vì lắng nghe và thực hành Lời Chúa nên phải chịu thua thiệt so với trần gian. Phải đau đớn kêu la. Nhưng đó cũng là điểm mạnh. Khi Lời Chúa sinh hoa kết quả, người phụ nữ có sức mạnh vô song. Chính Chúa Ki-tô chiến thắng. Con rồng thảm bại nhục nhã. Thiên Chúa lật ngược thế cờ. Cuộc cách mạng dịu dàng của Đức Mẹ thành công: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư. Người giầu có lại đuổi về tay trắng”.
Thực ra cuộc chiến mà Đức Mẹ tiến hành chỉ là tiếp nối cuộc chiến mà Chúa Giê-su đã khởi đầu. Chính Chúa Giê-su đã sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật. Chính Người đã chiến thắng ma quỉ xác thịt thế gian. Thư Cô-rin-tô cho ta biết: “Đức Ki-tô tiêu diệt hế tmoij quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần… Đức Ki-tô trỗi dậy từ cói chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu…Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết”.
Chúa Giê-su toàn thắng sự chết. Và những ai liên đới với Người sẽ được sống: “Nhưng mỗi người phải theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người”.
Như vậy Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là việc tự nhiên, tất yếu. Vì Chúa Giê-su đã tiêu diệt thần chết và cho mọi người được sống: Đức Mẹ là người liên đới chặt chẽ nhất với Chúa Giê-su, nên Mẹ là người đầu tiên được hưởng hiệu quả ơn cứu chuộc.
Chúa Giê-su tiến hành cuộc cheiens với ma quỉ, xác thịt, thế gian. Đức Mẹ liên đới với Chúa trong cuộc chiến chống lại con rồng. Đó cũng là chiến đấu với chính mình. Từ bỏ chính mình. Đức Mẹ xứng đạng được chia sẻ vinh quang Nước Trời với Chúa.
Chúa Giê-su là Đền Thờ. Đức Mẹ là Hòm Bia. Sách Khải huyền cho biết. Khi Đền Thờ mới xuất hiện trên trời. Thì Hòm Bia mới lập tức được đưa vào cung thánh.
Mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ta vô cùng phấn khởi hân hoan. Vì một người trong nhân loại đã đạt đến vinh quang tột đỉnh như thế. Còn hân hoan hơn nữa khi người ấy là Mẹ ta. Và vì thế ta hi vọng sẽ được cùng lên với Mẹ.
Nhưng đang khi còn ở trần gian, ta phải noi gương Mẹ: Nghe và tuân giữ Lời Chúa. Hoàn toàn sống cho Chúa. Hoàn toàn dâng hiến cho Chúa. Hoàn toàn để Chúa sử dụng đời ta. Vì nghe và giữ Lời Chúa, ta kiên cường chống lại con rồng. Là ma quỉ, xác thịt, thế gian. Cuộc chiến sẽ khiến ta quằn quại kêu la đau đớn. Nhưng khi Lời Chúa sinh hoa kết quả sẽ đem lại chiến thắng vinh quang. Và ta cũng sẽ trở thành con cái Mẹ. Được vào dòng dõi những người được chúc phúc. “Phúc cho ai nghe và tuân giữ Lời Chúa”.
Lạy Mẹ Lên Trời, xin đưa con lên với Mẹ
+TGM. GIUSE NGÔ QUANG KIỆT (15-08-2015)
Lời Chúa dạy cô đọng trong Bài Giảng Trên Núi. Trong đó Chúa chúc phúc và hữa ban thưởng Nước Trời cho những ai sống và thực hành Tám Mối Phúc Thật.
Đức Mẹ là người có phúc vì đã sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật. Khi bà Ê-li-da-bét tôn vinh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ đáp lại bằng xưng,mình là nữ tỳ được Thiên Chúa yêu thương: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”.
Nhận mình là nữ tỳ là nhận mình là người nghèo nhất. Theo luật lệ thời đó nô lệ không có quyền gì hết. Nhận tất cả từ chủ. Chủ cho sống thì được sống. Chủ bắt chết thì phải chết. Nô lệ không có quyền tối thiểu là quyền làm người. Quyền được sống. Khi nhận mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, Đức Mẹ nhận Thiên Chúa là tất cả. Mình chỉ là hư vô. Thiên Chúa có tất cả. Mình chỉ là tay trắng. Thiên Chúa ban cho ta tất cả. Sự hiện hữu. Sự sống. Thân xác. Linh hồn. Tài năng. Trí tuệ. Tiền của. Thì giờ.
Vì nhận mình như thế nên Đức Mẹ sống khó nghèo, hiền lành, khiêm nhường. Nhận biết Thiên Chúa là Toàn Năng, Toàn Chân, Toàn Thiện, Toàn Mỹ. Nên lòng Đức Mẹ luôn qui hướng về Thiên Chúa. Luôn yêu mến Thiên Chúa. Luôn khao khát Thiên Chúa. Là thân phận phàm hèn các bụi con người có được gì là do lòng thương xót của Thiên Chúa. Nên Đức Mẹ khởi đầu bài Magnificat bằng xưng mình là “phận nữ tỳ”. Và kết thúc bài ca tụng bằng xưng tụng lòng thương xót của Thiên Chúa: “Vì Chúa nhớ lại lòng thương xót. Dành cho Tổ phụ Áp-ra-ham, Và cho con cháu đên muôn đời”.
Chính vì thế Đức Mẹ luôn tuân giữ Lời Chúa. Chính nhờ thế Đức Mẹ đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỉ, xác thịt, thế gian.
Ba thù được thánh Gio-an tượng hình trong con rồng đỏ có bảy đầu, mười sừng. trên đầu có triều thiên.
Con rồng là hiện thân của con rắn xưa đã cám dỗ bà E-và. Nay sức mạnh của nó càng dữ dội hơn. Con rồng đỏ nói lên sức mạnh bạo lực hiếu chiến. Có thể nghiền nát đối phương. Bảy đầu là mưu mô gian trá xảo quyệt đã đến mức thượng thừa. Trên đầu có triều thiên vừa nói lên sự giầu sang phú quý vừa nói lên uy quyền thống trị. Biết bao người thờ lạy con rồng. Biết bao người tôn thờ danh, lợi, thú do con rồng ban cho. Mười sừng là sức mạnh quyền lực. Quyền lực thâu tóm tài nguyên, phú túc, thịnh vượng của thế giới.
Đối đầu với thế lực trần gian đầy bạo lực, đầy quyền năng, đầy mưu mô xảo quyệt, và đầy của cải giầu sang phú quý, dầy danh vọng, chức quyền, người phụ nữ thật bé nhỏ.
Người phụ nữ chỉ có nhân đức sáng như mặt trời. Đó là đời sống công chính. Là mặc lấy Chúa Ki-tô. Chân đạp mặt trăng. Cậy dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa. Triều thiên 12 ngôi sao. Là vinh quang của con người. Của dân thánh. Của 12 chi tộc Dân Chúa. Người phụ nữ mang thai quằn quại sinh con. Vì chỉ lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Đó là điểm yếu của người phụ nữ. Vì lắng nghe và thực hành Lời Chúa nên phải chịu thua thiệt so với trần gian. Phải đau đớn kêu la. Nhưng đó cũng là điểm mạnh. Khi Lời Chúa sinh hoa kết quả, người phụ nữ có sức mạnh vô song. Chính Chúa Ki-tô chiến thắng. Con rồng thảm bại nhục nhã. Thiên Chúa lật ngược thế cờ. Cuộc cách mạng dịu dàng của Đức Mẹ thành công: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư. Người giầu có lại đuổi về tay trắng”.
Thực ra cuộc chiến mà Đức Mẹ tiến hành chỉ là tiếp nối cuộc chiến mà Chúa Giê-su đã khởi đầu. Chính Chúa Giê-su đã sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật. Chính Người đã chiến thắng ma quỉ xác thịt thế gian. Thư Cô-rin-tô cho ta biết: “Đức Ki-tô tiêu diệt hế tmoij quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần… Đức Ki-tô trỗi dậy từ cói chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu…Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết”.
Chúa Giê-su toàn thắng sự chết. Và những ai liên đới với Người sẽ được sống: “Nhưng mỗi người phải theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người”.
Như vậy Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là việc tự nhiên, tất yếu. Vì Chúa Giê-su đã tiêu diệt thần chết và cho mọi người được sống: Đức Mẹ là người liên đới chặt chẽ nhất với Chúa Giê-su, nên Mẹ là người đầu tiên được hưởng hiệu quả ơn cứu chuộc.
Chúa Giê-su tiến hành cuộc cheiens với ma quỉ, xác thịt, thế gian. Đức Mẹ liên đới với Chúa trong cuộc chiến chống lại con rồng. Đó cũng là chiến đấu với chính mình. Từ bỏ chính mình. Đức Mẹ xứng đạng được chia sẻ vinh quang Nước Trời với Chúa.
Chúa Giê-su là Đền Thờ. Đức Mẹ là Hòm Bia. Sách Khải huyền cho biết. Khi Đền Thờ mới xuất hiện trên trời. Thì Hòm Bia mới lập tức được đưa vào cung thánh.
Mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ta vô cùng phấn khởi hân hoan. Vì một người trong nhân loại đã đạt đến vinh quang tột đỉnh như thế. Còn hân hoan hơn nữa khi người ấy là Mẹ ta. Và vì thế ta hi vọng sẽ được cùng lên với Mẹ.
Nhưng đang khi còn ở trần gian, ta phải noi gương Mẹ: Nghe và tuân giữ Lời Chúa. Hoàn toàn sống cho Chúa. Hoàn toàn dâng hiến cho Chúa. Hoàn toàn để Chúa sử dụng đời ta. Vì nghe và giữ Lời Chúa, ta kiên cường chống lại con rồng. Là ma quỉ, xác thịt, thế gian. Cuộc chiến sẽ khiến ta quằn quại kêu la đau đớn. Nhưng khi Lời Chúa sinh hoa kết quả sẽ đem lại chiến thắng vinh quang. Và ta cũng sẽ trở thành con cái Mẹ. Được vào dòng dõi những người được chúc phúc. “Phúc cho ai nghe và tuân giữ Lời Chúa”.
Lạy Mẹ Lên Trời, xin đưa con lên với Mẹ
+TGM. GIUSE NGÔ QUANG KIỆT (15-08-2015)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Xã luận về cuộc tông du Hoa Kỳ: làm sao có vé để tham dự những lễ nghi cuả Đức Giáo Hoàng?
Trần Mạnh Trác
14:44 15/08/2015
Có ai còn nhớ câu chuyện vua Salomon xử kiện không?
Dĩ nhiên hễ là người Công Giáo thì ai cũng biết câu chuyện đó rồi, nhưng cũng xin được tóm lược như sau:
Thời vua Salomon, có nhiều người Do Thái vẫn còn sống du mục và thường ở chung chạ một lều với nhau. Một ngày kia, có 2 phụ nữ cùng sinh ra con trai nhưng rủi ro thay, một chị ngủ quên đè chết đứa con cuả mình. Thời đó mà một người đàn bà già yếu và không có con thì khốn khổ lắm, cho nên chị ta bèn đánh tráo đứa con đã chết cuả mình mà lấy đứa con còn sống của chị kia.
Không ai phân xử cho họ được và sự việc đã đưa lên tận toà vua Salomon.
Thời nay mà xử một vụ như thế thì dễ dàng, cứ test 'DNA' là ra ngay, nhưng hồi đó đã làm gì có những phương pháp khoa học tân tiến như thế? Tuy nhiên vua Salomon đã được Chuá ban cho một ơn khôn ngoan chưa từng có, và Chuá soi sáng cho nhà vua là tuy thế gian có thể xoá bỏ tất cả mọi bằng chứng cụ thể, nhưng cái dấu ấn thiêng liêng cuả tình mẫu tử thì không bao giờ hủy diệt được. Cho nên nhà vua đã tuyên án như sau:
"Vì không có bằng chứng rõ ràng, thì đây ta truyền là hãy phân đôi đứa con còn sống này ra mà chia cho mỗi chị một nửa !"
Một đứa bé mà bị cắt làm hai thì sống làm sao được? Về phần người phụ nữ bị mất con thì chị ta vui lòng chấp nhận vì như thế là chị ta được huề với 'địch thủ', nhưng người mẹ thật thì đau lòng xót dạ không nỡ nhìn thấy đứa con cuả mình bị giết, chị ta xụp lạy kêu xin cùng nhà vua rằng:
"Xin bệ hạ hãy trao đứa bé cho chị kia, tôi thà bị xử tội là gian dối chứ không thể nhìn thấy nó chết được".
Nhà vua đã trao đứa bé lại cho chị.
...
Ngày nay, nhiều dân biểu nghị sĩ cuả Hoa Kỳ cũng đang mong ước có được cái khôn ngoan cuả vua Salomon!
Ngày 24 tháng 9 tới là một ngày lịch sử khi mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc thông điệp trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ. Ngoài các quan chức cuả 3 ngành trong chính quyền là Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, thì các dân biểu và nghị sĩ cũng có thể mời những khách bên ngoài tham dự, nhưng khốn thay, mỗi người chỉ có một giấy mời duy nhất cho một người mà thôi.
Vậy thì nếu cả bà vợ và bà mẹ đều đòi cái giấy đó thì vị dân biểu hay nghị sĩ sẽ chọn ai đây?
Nữ nghị sĩ Susan Collins cuả tiểu bang Maine đã quyết định trao vé cho bà mẹ của mình, là bà Patricia chủ tịch hội Bác ái Công Giáo cuả Maine.
Nhưng dân biểu Leonard Lance cuả tiểu bang New Jersey thì không biết nên trao vé cho ai, một là cho bà vợ là bà Heidi hay là cho đưá em sinh đôi là James? (Kể ra thì 'cái ông Lance' này cũng 'to gan lớn mật thật', dám do dự giữa 'bà xã' với 'đứa em trai,' không biết sau này thì ông ấy sẽ 'ăn làm sao nói làm sao đây'?)
Do đó mà nhiều 'vị' chưa dám quyết định, như nghị sĩ Dan Coats cuả Indiana, ông chỉ cho biết một cách 'chung chung' là cái vé sẽ được trao cho một 'người trong gia đình,' nhưng chưa tiết lộ là ai.
Ngay cả những vị không Công Giáo và không có nhu cầu phải dùng vé cho người nhà, cũng không thoát khỏi những tình huống khó xử tương tự:
"Tôi đã mất ăn mất ngủ nhiều ngày về việc này rồi," nghị sĩ Dick Durbin cuả Illinois cho biết như thế. " Tôi có nhiều người bạn là Công Giáo cho nên không biết sẽ phải chọn ai, khó quá khó quá."
Dĩ nhiên thì các bà vợ Công Giáo thường chiếm ưu thế.
"Bà xã cuả tôi đã giành lấy cái vé rồi," là lời cuả dân biểu Dan Lipinski cuả Illinois, khi kể lại thành tích mau mắn cuả bà vợ cuả ông là bà Judy. "Tôi chỉ vừa mới nghe được tin chính thức là Đức Giáo Hoàng sẽ tới quốc hội, thì bà ấy đã email cho tôi rằng 'chớ có cho cái vé ấy đi nhá'"
Cũng thế, nghị sĩ Ben Cardin của Marryland thì tâm sự:" đó có phải là cái vé cuả tôi đâu ! đó là cái vé cuả quí bà mà", ông có ý noí về bà vợ Myrna cuả ông.
Để tránh việc vì chọn một người thân mà mất nhiều người thân khác, nữ nghị sĩ Barbara Boxer cuả California đã không đưa vé cho gia đình mà dành cái vé ấy cho Sơ Simone là bà Sơ đang vận động 'tân thời hoá' Giáo Hội. "Tôi dành cái vé ấy cho một người mà tôi yêu mến, đó là Sơ Simone. Là bà Sơ trên xe bus," bà Boxer nói. " Bà Sơ ấy tranh đấu cho công bằng xã hội và bà ấy luôn có một gương mặt tươi vui."
Dân biểu Peter Welch cuả Vermont thì cũng để dành cái vé cho một bà Sơ, nhưng không phải vì lý do chính trị như nữ nghị sĩ Boxer, mà vì lý do gia đình và tôn giáo, ông ta trao vé cho một người chị gái tên là Sơ Maureen, tu dòng Ursuline đã 50 năm.
Vị dân biểu 5 nhiệm kỳ cuả Vermont cho biết ông đi đến quyết định một cách dễ dàng bởi vì "ngay cả trước khi tin tức được loan truyền ra, thì chị ấy đã gọi cho tôi mà nói rằng 'Đức Giáo Hoàng sẽ tới đấy, cậu à; cậu nhớ cho chị cái vé nhá?'"
...
Người ta mô tả cuộc thăm viếng quốc hội cuả Đức Thánh Cha là một biến cố quan trọng ngang hàng với các biến cố 'tuyên thệ tổng thống' hay là 'thông điệp về tình trạng cuả liên bang' cuả tổng thống mỗi năm. Riêng ông thượng nghị sĩ Mitch McConnell cuả Kenturky, lãnh tụ khối đa số thượng nghị viện thì cho rằng biến cố này hầu như to lớn bằng cả hai 'lễ tuyên thệ' và 'thông điệp hằng năm' gộp chung lại với nhau. Ông nói:
"Chúng tôi được hỏi về cuộc thăm viếng này nhiều hơn bất kỳ mọi sự việc nào đã xảy ra ở đây".
Do đó, tuy mỗi dân biểu hay nghị sĩ chỉ có một vé duy nhất cho khách cuả mình, ông ta hay bà ấy cũng có thể xin thêm 50 vé 'đứng' ở bên ngoài trước ban công cuả điện Capitol, ở khu vực gọi là 'Vườn phiá Tây' (West Lawn) và một vé 'ngồi' ở trong phòng họp đảng (Caucus Room) có TV trực tiếp truyền hình.
Đức Giáo Hoàng sẽ xuất hiện trên ban công cuả điện Capitol ngay sau khi đọc diễn văn.
Còn các nghi lễ khác cuả ĐTC ? như lễ phong thánh ở vương cung thánh đường ĐM Vô Nhiễm ở Washington DC (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) và lễ bế mạc đại hội Gia đình ở Philadelphia?
Những nghi lễ đó không cần vé và mở rộng cho mọi người.
Sau đây là danh sách các cuộc xuất hiện cuả ĐTC và thể thức lấy vé tham dự, tất cả các vé đều miễn phí:
Thứ Ba, 22 - 9 -2015
4 p.m.: ĐTC tới phi trướng quân sự Joint Base Andrews
Thứ Tư, 23 - 9- 2015
9:15 a.m.: Nghi lễ tiếp đón tại vườn phía Nam toà Bạch Cung (South Lawn of the White House)
11:30 a.m.: Kinh truyền tin cùng với các giám mục Ha Kỳ tại St. Matthew’s Cathedral, Washington DC
4:15 p.m.: Thánh lể phong thánh cho th. Junipero Serra, mặt phiá đông cuả Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception và University Mall at the Catholic University of America.
Vé do Toà Tổng Giáo Phận Washington phát cho từng giáo xứ thuộc tổng giáo phận, sẽ có tin tức về sự việc này sau. Xin liên lạc với các giáo xứ thuộc tổng giáo phận.
Thứ Năm, 24 - 9- 2015
9:20 a.m.: Thông điệp trước lưỡng viện quốc hội, có truyền hình ở West Lawn trước điện Capitol.
10:15 a.m.: Xuất hiện trước điện Capitol
11:15 a.m.: Viếng thăm nhà thờ St. Patrick và hội Bác ái Catholic Charities tại Washington DC
12 p.m.: Ban phép lành cho thực khách nghèo đang tham dự bữa ăn trưa 'St. Maria Meals Program' cuả hội bác ái Catholic Charities
4 p.m.: Rời Whasington DC từ phi trường quân sự Joint Base Andrews
5 p.m.: Tới phi trường quốc tế John F. Kennedy ở New York City.
6:45 p.m.: Kinh chiều tại nhà thờ chính toà St. Patrick’s Cathedral
Thứ Sáu, 25 - 9 - 2015
8:30 a.m.: Thông điệp tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
11:30 a.m.: Lễ Nghi liên tôn tại 9/11 Memorial and Museum, World Trade Center.
Vé tham dự sẽ do hội 9/11 cho các hội viên bắt thăm. Hội viên là những thân nhân cuả các nạn nhân tử nạn trong các cuộc tấn công năm 2001 và 1993 cũng như các nhân viên cấp cứu trong các biến cố ấy.
Các đaị diện liên tôn bao gồm những tôn giáo Tin Lành, Thệ Phản, Do thái, Hồi giáo, ấn giáo, Phật giáo do tổng giáo phận New York mời.
4 p.m.: Thăm viếng trường học Our Lady Queen of Angels, ở East Harlem
6 p.m.: Thánh lễ tại Madison Square Garden.
Vé tham dự dành cho các giáo xứ cuả tổng giáo phận New York và các tổng giáo phận lân cận như Newark và Bridgeport. Xin liên lạc với các giáo xứ thuộc các tổng giáo phận nêu trên.
Thứ Bảy, 26 - 9- 2015
8:40 a.m.: Rời New York từ phi trường John F. Kennedy
9:30 a.m.: Tời Philadelphia tại phi trường tư nhân Atlantic Aviation
10:30 a.m.: Thánh lễ tại vươgn cung thánh đường Phêrô và Phaolô (Cathedral Basilica of Saints Peter and Paul.)
Vé hạn chế dành riêng cho những người thuộc tổng giáo phận Philadelphia. Xin liên lạc với các giáo xứ thuộc tổng giáo phận Philadelphia.
4:45 p.m.: Thăm viếng Independence Mall và thôgn điệp gửi đến những người di dân.
Một số khu vực chung quanh Independence Mall sẽ dành riêng cho những người có vé, cách riêng cho những người di dân, một số khu vực khác thì mở rộng cho công chúng. Xin liên lạc với tổng giáo phận Philadelphia.
7:30 p.m.: Thăm đại hội Gia đình ở Benjamin Franklin Parkway.
Chuá Nhật, 27 - 9 - 2015
9:15 a.m.: Họp với các giám mục và Hồng Y tại thánh đường St. Martin’s cuả đại chủng viện St. Charles Borromeo
11 a.m.: Thăm viếng tù nhân và gia đình tại khám Curran-Fromhold Correctional Facility
4 p.m.: Thánh lễ bế mạc đại hội Gia đình ở Benjamin Franklin Parkway.
Mở rộng cho công chúng, Không cần vé.
7 p.m.: Gặp gỡ ban tổ chức và nhân viên cuả đại hội Gia đình tại phi trường Atlantic Aviation
8 p.m.: Về Roma từ phi trường Atlantic Aviation.
Trực tiếp truyền hình:
Nhiều diễn biến tại Philadelphia, đặc biệt là các lễ đại trào, sẽ được trực tiếp truyền hình trên hệ thống Jumbotron có màn ảnh ở nhiều nơi trên đường phố Philadelphia.
Đức Hồng Y Parolin kêu gọi Đông Timor tiếp tục truyền giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
16:25 15/08/2015
DILI. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đặc sứ của ĐTC, mời gọi toàn thể Giáo Hội tại Đông Timor tiếp tục công trình loan báo Tin Mừng noi gương các thừa sai cách đây 5 thế kỷ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng Chúa Nhật 15-8-2015 tại thủ đô Dili của Đông Timor, trong tư cách là Đặc Sứ của ĐTC Phanxicô đến viếng thăm và chủ sự thánh lễ tạ ơn 500 năm truyền giáo tại lãnh thổ này. Hiện diện trong thánh lễ còn có tổng thống, thủ tướng, các giới chức chính quyền và hàng chục ngàn tín hữu. Đồng tế với ĐHY Parolin có các GM và hàng trăm linh mục địa phương.
Sau khi nhắc đến quá trình truyền giáo của các thừa sai Bồ đào nha, mang Tin Mừng đến Đông Timor và sự tiếp đón hân hoan của dân địa phương, ĐHY Đặc Sứ nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa tiếp tục mang Chúa Kitô, Tin Mừng vĩnh cửu (Kh 14,6) cho dân chúng, cho xã hội và cho Đông Timor yêu quí. ”Để được vậy, trước tiên người loan báo Tin Mừng phải xác tín về niềm tin của mình và gắn bó, sống thân mật với Chúa Kitô, canh tân quan hệ đó mỗi ngày và đặt Chúa Kitô ở trung tâm đời sống của mình.”
Tiếp đến, cần vượt thắng cám dỗ muốn đi theo một lối sống khác, theo các nhóm khác, sống đạo dễ dãi hơn; cám dỗ này các môn đệ của Chúa Giêsu xưa kia cũng đã từng gặp phải, nhưng cũng có những người quyết tâm theo Chúa: ”Lạy Chúa, bỏ Ngài cũng con biết theo ai? Chúa có lời ban sự sống đời đời..” (Ga 6,68).
ĐHY Parolin nhìn nhận rằng đối khi khó theo Chúa, vâng phục và thực hành lời Chúa, ”vì Chúa Giêsu đòi chúng ta phải có đời sống luân lý loại bỏ ích kỷ và lạm dụng người khác. Chúa Giêsu đòi chúng ta phải quyết tâm hành động làm sao để người khác có thể nhận ra chúng ta là môn đệ của Chúa. ”Người ta cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ của Thầy, đó là các con hãy thương yêu nhau” (Ga 13,35).
ĐHY Quốc vụ khanh cũng mời gọi các tông đồ của Đông Timor, từ các GM trở xuống, noi gương Chúa Giêsu: Chúa không bao giờ có vẻ hài lòng ở nhà, trong môi trường thoải mái cạnh các môn đệ thân tín nhất. Không, Chúa luôn luôn trên đường, đi từ làng này đến làng khác, thành này đến thành khác, để chu toàn sứ mạng, trung thành với chính lý do tại sao Ngài đến trên thế, mang lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho mọi người”.
Cuối thánh lễ, ĐHY Parolin đã cám ơn chính quyền và mọi thành phần dân Chúa vì sự tiếp đón nồng nhiệt. Ngài nhắc lại khi còn là một linh mục trẻ ở Bộ ngoại giao Tòa Thánh, đã được giao trách nhiệm đặc biệt theo dõi cần đề các biến cố bi thảm dẫn đến nền độc lập của Đông Timor. Ngài nói: ”Tôi ý thức những hy sinh rất lớn của dân Đông Timor bấy giờ; một sự hy sinh chỉ có thể giải thích được nhờ đức tin của anh chị em, đức tin qua thời kỳ lâu dài ấy đã mang lại cho anh chị em một căn tính đặc thù như một dân tộc, dân Đông Timor”.
ĐHY hứa sẽ tường trình cho ĐTC về những ngày viếng thăm khẩn trương ở Đông Timor này, kinh nghiệm về niềm vui của Đông Timor, ”niềm vui đã ở trong tâm hồn anh chị em từ khi Thánh Giá của Chúa Giêsu được cắm trên lãnh thổ của anh chị em” (SD 15-8-2015)
Ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Đông Timor
DILI. Hôm 14-8-2015, Tòa Thánh và Cộng hòa Dân Chủ Đông Timor đã ký hiệp định với nhau.
ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh kiêm Đặc sứ của ĐTC, và Thủ tướng Rui Maria de Araújo của Đông Timor đã ký vào văn bản hiệp định.
Hiện diện tại buổi lễ ở Dinh Chính Phủ Đông Timor, về phía Tòa Thánh có Đức Sứ Thần tại địa phương Đức TGM Joseph Marino, Đức Cha Baslilio do Nasciemento, GM Baucau, Chủ tịch HĐGM Đông Timor, Đức GM Norberto de Amaral, GM Mariana, Đức TGM Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore và ASEAN, Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung, Tham thán Sứ Thần tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh, Đức ông Ionut Paul Strejac, Tham tán Sứ Thần tại Đông Timor.
Về phía Đông Timor có nhiều quan chức chính phủ như các vị Bộ trưởng tại phủ thủ tướng, Bộ trưởng giáo dục, kinh tế, canh nông và ngư nghiệp, Bộ trưởng ngoại giao và tài chánh, v.v..
Hiệp định nhìn nhận vai trò lịch sử của Giáo Hội Công Giáo trong đời sống quốc gia Đông Timor và sự phát triển con người, đồng thời xác định và bảo đảm qui chế pháp lý của Giáo Hội Công Giáo, đề ra những qui luật điều hành các lãnh vực khác nhau, từ hôn nhân theo phép đạo, đến các nơi thờ phượng, các cơ sở giáo dục của Công Giáo, việc dạy môn tôn giáo tại học đường, hoạt động từ thiện bác ái của Giáo Hội, tuyên úy quân đội, nhà tù, nhà thương và chế độ thuế khóa và tài sản.
Hiệp định gồm một Lời Tựa và 26 điều khoản, sẽ bắt đầu có giá trị với việc trao đổi văn kiện phê chuẩn.
Trong diễn văn tại buổi ký hiệp định, trước sự hiện diện của Tổng thống Taur Matan Ruak của Đông Timor và các quan chức chính phủ nước này, cùng với chủ tịch quốc hội và ngoại giao đoàn, ĐHY Parolin khẳng định rằng toàn thể hiệp định nhắm đến một mục tiêu cơ bản là làm sao trợ giúp nhân dân Đông Timor, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện về mặt vật chất và tinh thần.
Cả Giáo Hội lẫn Nhà Nước hiện diện là để phục vụ dân chúng, và qua Hiệp định này hai bên quyết tâm ”cộng tác với nhau cho sự phát triển toàn diện của nhân dân trong công lý, hòa bình và công ích”, như điều 1 khẳng định.
”Kinh nghiệm luôn cho thấy con người được phục vụ tốt đẹp nhất khi có sự cộng tác và đối thoại giữa mọi thành phần xã hội và khi một nền văn hóa gặp gỡ được thiết lập vững chãi nơi những người lãnh đạo”.
ĐHY Quốc vụ khanh Parolin cũng khẳng định rằng ”việc ký kết hiệp định này hôm nay mở ra một chương mới trong lịch sử dài quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước. Thực vậy, trong khuôn khổ quốc tế này nhiều khả thể mới được mở ra trong đó quan hệ này sẽ được đào sâu và củng cố để mưu ích cho nhân dân Timor”. (SD 14-8-2015)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng Chúa Nhật 15-8-2015 tại thủ đô Dili của Đông Timor, trong tư cách là Đặc Sứ của ĐTC Phanxicô đến viếng thăm và chủ sự thánh lễ tạ ơn 500 năm truyền giáo tại lãnh thổ này. Hiện diện trong thánh lễ còn có tổng thống, thủ tướng, các giới chức chính quyền và hàng chục ngàn tín hữu. Đồng tế với ĐHY Parolin có các GM và hàng trăm linh mục địa phương.
Sau khi nhắc đến quá trình truyền giáo của các thừa sai Bồ đào nha, mang Tin Mừng đến Đông Timor và sự tiếp đón hân hoan của dân địa phương, ĐHY Đặc Sứ nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa tiếp tục mang Chúa Kitô, Tin Mừng vĩnh cửu (Kh 14,6) cho dân chúng, cho xã hội và cho Đông Timor yêu quí. ”Để được vậy, trước tiên người loan báo Tin Mừng phải xác tín về niềm tin của mình và gắn bó, sống thân mật với Chúa Kitô, canh tân quan hệ đó mỗi ngày và đặt Chúa Kitô ở trung tâm đời sống của mình.”
Tiếp đến, cần vượt thắng cám dỗ muốn đi theo một lối sống khác, theo các nhóm khác, sống đạo dễ dãi hơn; cám dỗ này các môn đệ của Chúa Giêsu xưa kia cũng đã từng gặp phải, nhưng cũng có những người quyết tâm theo Chúa: ”Lạy Chúa, bỏ Ngài cũng con biết theo ai? Chúa có lời ban sự sống đời đời..” (Ga 6,68).
ĐHY Parolin nhìn nhận rằng đối khi khó theo Chúa, vâng phục và thực hành lời Chúa, ”vì Chúa Giêsu đòi chúng ta phải có đời sống luân lý loại bỏ ích kỷ và lạm dụng người khác. Chúa Giêsu đòi chúng ta phải quyết tâm hành động làm sao để người khác có thể nhận ra chúng ta là môn đệ của Chúa. ”Người ta cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ của Thầy, đó là các con hãy thương yêu nhau” (Ga 13,35).
ĐHY Quốc vụ khanh cũng mời gọi các tông đồ của Đông Timor, từ các GM trở xuống, noi gương Chúa Giêsu: Chúa không bao giờ có vẻ hài lòng ở nhà, trong môi trường thoải mái cạnh các môn đệ thân tín nhất. Không, Chúa luôn luôn trên đường, đi từ làng này đến làng khác, thành này đến thành khác, để chu toàn sứ mạng, trung thành với chính lý do tại sao Ngài đến trên thế, mang lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho mọi người”.
Cuối thánh lễ, ĐHY Parolin đã cám ơn chính quyền và mọi thành phần dân Chúa vì sự tiếp đón nồng nhiệt. Ngài nhắc lại khi còn là một linh mục trẻ ở Bộ ngoại giao Tòa Thánh, đã được giao trách nhiệm đặc biệt theo dõi cần đề các biến cố bi thảm dẫn đến nền độc lập của Đông Timor. Ngài nói: ”Tôi ý thức những hy sinh rất lớn của dân Đông Timor bấy giờ; một sự hy sinh chỉ có thể giải thích được nhờ đức tin của anh chị em, đức tin qua thời kỳ lâu dài ấy đã mang lại cho anh chị em một căn tính đặc thù như một dân tộc, dân Đông Timor”.
ĐHY hứa sẽ tường trình cho ĐTC về những ngày viếng thăm khẩn trương ở Đông Timor này, kinh nghiệm về niềm vui của Đông Timor, ”niềm vui đã ở trong tâm hồn anh chị em từ khi Thánh Giá của Chúa Giêsu được cắm trên lãnh thổ của anh chị em” (SD 15-8-2015)
Ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Đông Timor
DILI. Hôm 14-8-2015, Tòa Thánh và Cộng hòa Dân Chủ Đông Timor đã ký hiệp định với nhau.
ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh kiêm Đặc sứ của ĐTC, và Thủ tướng Rui Maria de Araújo của Đông Timor đã ký vào văn bản hiệp định.
Hiện diện tại buổi lễ ở Dinh Chính Phủ Đông Timor, về phía Tòa Thánh có Đức Sứ Thần tại địa phương Đức TGM Joseph Marino, Đức Cha Baslilio do Nasciemento, GM Baucau, Chủ tịch HĐGM Đông Timor, Đức GM Norberto de Amaral, GM Mariana, Đức TGM Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore và ASEAN, Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung, Tham thán Sứ Thần tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh, Đức ông Ionut Paul Strejac, Tham tán Sứ Thần tại Đông Timor.
Về phía Đông Timor có nhiều quan chức chính phủ như các vị Bộ trưởng tại phủ thủ tướng, Bộ trưởng giáo dục, kinh tế, canh nông và ngư nghiệp, Bộ trưởng ngoại giao và tài chánh, v.v..
Hiệp định nhìn nhận vai trò lịch sử của Giáo Hội Công Giáo trong đời sống quốc gia Đông Timor và sự phát triển con người, đồng thời xác định và bảo đảm qui chế pháp lý của Giáo Hội Công Giáo, đề ra những qui luật điều hành các lãnh vực khác nhau, từ hôn nhân theo phép đạo, đến các nơi thờ phượng, các cơ sở giáo dục của Công Giáo, việc dạy môn tôn giáo tại học đường, hoạt động từ thiện bác ái của Giáo Hội, tuyên úy quân đội, nhà tù, nhà thương và chế độ thuế khóa và tài sản.
Hiệp định gồm một Lời Tựa và 26 điều khoản, sẽ bắt đầu có giá trị với việc trao đổi văn kiện phê chuẩn.
Trong diễn văn tại buổi ký hiệp định, trước sự hiện diện của Tổng thống Taur Matan Ruak của Đông Timor và các quan chức chính phủ nước này, cùng với chủ tịch quốc hội và ngoại giao đoàn, ĐHY Parolin khẳng định rằng toàn thể hiệp định nhắm đến một mục tiêu cơ bản là làm sao trợ giúp nhân dân Đông Timor, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện về mặt vật chất và tinh thần.
Cả Giáo Hội lẫn Nhà Nước hiện diện là để phục vụ dân chúng, và qua Hiệp định này hai bên quyết tâm ”cộng tác với nhau cho sự phát triển toàn diện của nhân dân trong công lý, hòa bình và công ích”, như điều 1 khẳng định.
”Kinh nghiệm luôn cho thấy con người được phục vụ tốt đẹp nhất khi có sự cộng tác và đối thoại giữa mọi thành phần xã hội và khi một nền văn hóa gặp gỡ được thiết lập vững chãi nơi những người lãnh đạo”.
ĐHY Quốc vụ khanh Parolin cũng khẳng định rằng ”việc ký kết hiệp định này hôm nay mở ra một chương mới trong lịch sử dài quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước. Thực vậy, trong khuôn khổ quốc tế này nhiều khả thể mới được mở ra trong đó quan hệ này sẽ được đào sâu và củng cố để mưu ích cho nhân dân Timor”. (SD 14-8-2015)
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời
Lm. Trần Đức Anh OP
16:25 15/08/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô diễn giải ý nghĩa lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời và ngài liên đới với các nạn nhân những vụ nổ tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.
Ngài nói lên lập trường trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 15-8-2015, với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây là lần đầu tiên từ 61 năm nay, một vị Giáo Hoàng chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời. Các vị tiền nhiệm của ĐGH Phanxicô vẫn chủ sự buổi đọc kinh này tại dinh thự mùa hè ở Castel Gandolfo, trong khi Đức đương kim Giáo Hoàng không tới dinh thự ấy trong mùa hè. Ngày 15-8 năm ngoái, 2014, ngài viếng thăm Hàn Quốc.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC Phanxicô nói: ”Tin Mừng tỏ cho chúng ta thấy đâu là động lực chân thực nhất mang lại sự cao cả và hạnh phúc của Mẹ Maria: đó chính là đức tin. Đức tin là trọng tâm toàn thể cuộc đời Mẹ Maria. Mẹ biết rằng trong lịch sử, đầy bạo lực của kẻ cường quyền, sự kiêu hãnh của người giàu có, sự ngạo mạn của những kẻ kiêu hãnh. Nhưng Mẹ Maria tin và tuyên xưng rằng Thiên Chúa không để lẻ loi cô độc các con cái của Chúa, những người khiêm hạ và nghèo nàn; trái lại Chúa cứu giúp họ trong lượng từ bi, ân cần, Chúa lật đổ những kẻ cường quyền khỏi ngai của chúng, dẹp tan phường kiêu ngạo trong mưu đồ của chúng. Đó chính là đức tin của Mẹ chúng ta, đức tin của Mẹ Maria”.
ĐTC cũng khẳng định rằng ”Nếu lượng từ bi của Chúa là động cơ của lịch sử, thì ”Đấng đã sinh ra vị Chúa Tể sự sống không thể bị hư nát trong phần mộ” (Kinh Tiền Tụng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời)... Tất cả những điều vĩ đại ấy, Đấng Toàn Năng không chỉ làm cho Mẹ Maria mà thôi, nhưng cũng có liên hệ sâu xa tới chúng ta, nói với chúng ta về hành trình của chúng ta trong cuộc sống, nhắc nhở chúng ta về mục tiêu đang chờ đợi chúng ta, đó là nhà Cha. Đời sống chúng ta, nhìn dưới ánh sáng của Mẹ Maria được đưa lên trời, không phải là một cuộc đi lang thang vô nghĩa, nhưng là một cuộc lữ hành, tuy có những bất định và đau khổ, nhưng có một mục tiêu chắc chắn, đó là nhà Cha chúng ta, Người đang chờ đợi chúng ta trong tình yêu thương. Thật là đẹp dường nào khi nghĩ đến điều này là: trên trời chúng ta có một người Cha đương yêu thương chờ đợi chúng ta”.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC cho biết ngài đặc biệt nghĩ đến dân chúng tại thành phố Thiên Tân ở mạn bắc Trung Quốc, nơi xảy ra một số vụ nổ tại khu công nghệ, hai vụ nổ khủng khiếp tại một kho chứa chất hóa học làm cho hơn 50 người chết và 700 người bị thương, tàn phá cả một khu phố. Chính quyền sợ rằng có nhiều người hít phải khí độc tại những kho bị nổ, trong đó có tích trữ 700 tấn muối thạch tín là chất rất độc.
Sau cùng, khi chào dân Roma và các tín hữu hành hương, ĐTC mời gọi họ đến viếng bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Ngài vốn có lòng sùng mộ đặc biệt đối với ảnh Đức Mẹ tại đây: thường trước và sau mỗi cuộc viếng thăm mục vụ ở nước ngoài, ĐTC đều đến kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ tại đây (SD 15-8-2015)
Ngài nói lên lập trường trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 15-8-2015, với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây là lần đầu tiên từ 61 năm nay, một vị Giáo Hoàng chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời. Các vị tiền nhiệm của ĐGH Phanxicô vẫn chủ sự buổi đọc kinh này tại dinh thự mùa hè ở Castel Gandolfo, trong khi Đức đương kim Giáo Hoàng không tới dinh thự ấy trong mùa hè. Ngày 15-8 năm ngoái, 2014, ngài viếng thăm Hàn Quốc.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC Phanxicô nói: ”Tin Mừng tỏ cho chúng ta thấy đâu là động lực chân thực nhất mang lại sự cao cả và hạnh phúc của Mẹ Maria: đó chính là đức tin. Đức tin là trọng tâm toàn thể cuộc đời Mẹ Maria. Mẹ biết rằng trong lịch sử, đầy bạo lực của kẻ cường quyền, sự kiêu hãnh của người giàu có, sự ngạo mạn của những kẻ kiêu hãnh. Nhưng Mẹ Maria tin và tuyên xưng rằng Thiên Chúa không để lẻ loi cô độc các con cái của Chúa, những người khiêm hạ và nghèo nàn; trái lại Chúa cứu giúp họ trong lượng từ bi, ân cần, Chúa lật đổ những kẻ cường quyền khỏi ngai của chúng, dẹp tan phường kiêu ngạo trong mưu đồ của chúng. Đó chính là đức tin của Mẹ chúng ta, đức tin của Mẹ Maria”.
ĐTC cũng khẳng định rằng ”Nếu lượng từ bi của Chúa là động cơ của lịch sử, thì ”Đấng đã sinh ra vị Chúa Tể sự sống không thể bị hư nát trong phần mộ” (Kinh Tiền Tụng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời)... Tất cả những điều vĩ đại ấy, Đấng Toàn Năng không chỉ làm cho Mẹ Maria mà thôi, nhưng cũng có liên hệ sâu xa tới chúng ta, nói với chúng ta về hành trình của chúng ta trong cuộc sống, nhắc nhở chúng ta về mục tiêu đang chờ đợi chúng ta, đó là nhà Cha. Đời sống chúng ta, nhìn dưới ánh sáng của Mẹ Maria được đưa lên trời, không phải là một cuộc đi lang thang vô nghĩa, nhưng là một cuộc lữ hành, tuy có những bất định và đau khổ, nhưng có một mục tiêu chắc chắn, đó là nhà Cha chúng ta, Người đang chờ đợi chúng ta trong tình yêu thương. Thật là đẹp dường nào khi nghĩ đến điều này là: trên trời chúng ta có một người Cha đương yêu thương chờ đợi chúng ta”.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC cho biết ngài đặc biệt nghĩ đến dân chúng tại thành phố Thiên Tân ở mạn bắc Trung Quốc, nơi xảy ra một số vụ nổ tại khu công nghệ, hai vụ nổ khủng khiếp tại một kho chứa chất hóa học làm cho hơn 50 người chết và 700 người bị thương, tàn phá cả một khu phố. Chính quyền sợ rằng có nhiều người hít phải khí độc tại những kho bị nổ, trong đó có tích trữ 700 tấn muối thạch tín là chất rất độc.
Sau cùng, khi chào dân Roma và các tín hữu hành hương, ĐTC mời gọi họ đến viếng bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Ngài vốn có lòng sùng mộ đặc biệt đối với ảnh Đức Mẹ tại đây: thường trước và sau mỗi cuộc viếng thăm mục vụ ở nước ngoài, ĐTC đều đến kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ tại đây (SD 15-8-2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên huynh đoàn Đa Minh Victoria, Tỉnh Dòng Đức Mẹ Lên Trời mừng kính bổn mạng
Trần Văn Minh
04:36 15/08/2015
Melbourne, Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy, ngày 15 tháng 8 năm 2015. Tại Nhà thờ Thánh Đa Minh vùng Camberwell. Liên huynh đoàn Đa Minh Victoria thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Lên Trời cùng hiện diện đông đủ để dâng Thánh lễ mừng kính Thánh Đa Minh Tổ phụ của Dòng và mừng kính Lễ Đức Mẹ Lên Trời bổn mạng Tỉnh Dòng.
Mời coi hình
Thánh Lễ đồng tế, do Linh mục Peter Hoàng Mạnh Hùng OP. Tổng Linh hướng của liên huynh đoàn chủ tế, Linh mục Nguyễn Trọng Chính OP, và quý cha Kevin Saunders Giám tỉnh dòng, Linh mục Mark Brian cha giáo Học viện Đa Minh, Linh mục David Murphy bề trên nhà Dòng Đa Minh cùng đồng tế. Cha chủ tế đã chào mừng mọi đoàn viên và xin cùng một lòng hiệp dâng Thánh lễ cầu cho những đoàn viên còn sống ơn an bình, cùng những đoàn viên đã được Chúa gọi về sớm được hưởng vinh phúc nơi nước Trời.
Trước khi cử hành Thánh Lễ, Các đoàn viên Liên huynh đoàn Victoria bao gồm các Huynh đoàn Thánh Cẩm, Springvale. Huynh đoàn Thánh Cẩm, Noble Park. Huynh đoàn Thánh Martino, Maidstone. Huynh đoàn Thánh Khảm, Collingwood. Huynh đoàn Thánh Gioan, Flemington. Huynh đoàn Thánh Mậu, East Melbourne đã trang trọng trong những bộ áo dòng mầu trắng đã sốt sắng đọc kinh Thần vụ và nguyện dòng.
Sau kinh thần vụ, ông Nguyễn Viết Phu lên đọc tiểu sử của Cha Thánh Đa Minh tổ phụ Dòng. Ngài là vị Thánh đã sáng lập Dòng thuyết giáo 800 năm trước, để giảng thuyết cho những người lạc giáo để họ trở lại cùng đạo Chúa.
Lời Chúa được Linh mục Chính OP công bố trong Thánh lễ nói về dụ ngôn muối và ánh sáng, sau đó, Linh mục Tổng linh hướng chủ tế đã chia sẻ lời Chúa nói về muối và ánh sáng và tình yêu thương mà Cha Thánh tổ phụ dòng đã sống và chỉ dạy. Khuyên mọi người chiêm niệm về tình yêu Thiên Chúa, hướng mắt nhìn về Thiên Chúa để cảm nhận và nhìn về anh em đồng loại bằng con mắt của Ngài. Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức vĩnh khấn dòng của một đoàn viên Đa Minh, ông Phêrô Nguyễn Viết Phu là đoàn viên trong Liên huynh đoàn, trước sự chứng giám của Cha tổng linh hướng và toàn thể đoàn viên của Liên Huynh đoàn Đa Minh Victoria Úc châu.
Thánh lễ được Ca đoàn Đa Minh do quý Seour trợ uý OP điều khiển, đã dùng lời ca tiếng hát thánh thót dâng lên Thiên Chúa lời tán dương, chúc tụng và cảm tạ hồng ân Chúa qua sự cầu bầu của Thánh tổ phụ ban cho mọi người ơn bình an.
Được biết, để mừng kính lễ Thánh tổ phụ Dòng ba Đa Minh năm nay. Liên huynh Victoria thuộc Dòng Ba Đa Minh Úc châu đã tổ chức một buổi tĩnh tâm vào trước lễ chính một tuần, tại Nhà thờ Thánh Giuse Collingwood để mọi đoàn viên có nhiều thời gian, cùng nhau nguyện ngắm kinh Thần vụ, chia sẻ tâm tình về đời sống, giữa những đoàn viên, cùng các tu sĩ linh hướng, học hỏi lời Chúa và tham dự Thánh lễ.
Sau lời cám ơn của vị đại diện. Mọi người được mời cùng sang hội trường nhà dòng để dùng bữa ăn thân mật. Trong một ngày đẹp trời với chan hòa ánh nắng, nồng ấm hiếm hoi của những ngày cuối Đông.
Mời coi hình
Thánh Lễ đồng tế, do Linh mục Peter Hoàng Mạnh Hùng OP. Tổng Linh hướng của liên huynh đoàn chủ tế, Linh mục Nguyễn Trọng Chính OP, và quý cha Kevin Saunders Giám tỉnh dòng, Linh mục Mark Brian cha giáo Học viện Đa Minh, Linh mục David Murphy bề trên nhà Dòng Đa Minh cùng đồng tế. Cha chủ tế đã chào mừng mọi đoàn viên và xin cùng một lòng hiệp dâng Thánh lễ cầu cho những đoàn viên còn sống ơn an bình, cùng những đoàn viên đã được Chúa gọi về sớm được hưởng vinh phúc nơi nước Trời.
Trước khi cử hành Thánh Lễ, Các đoàn viên Liên huynh đoàn Victoria bao gồm các Huynh đoàn Thánh Cẩm, Springvale. Huynh đoàn Thánh Cẩm, Noble Park. Huynh đoàn Thánh Martino, Maidstone. Huynh đoàn Thánh Khảm, Collingwood. Huynh đoàn Thánh Gioan, Flemington. Huynh đoàn Thánh Mậu, East Melbourne đã trang trọng trong những bộ áo dòng mầu trắng đã sốt sắng đọc kinh Thần vụ và nguyện dòng.
Sau kinh thần vụ, ông Nguyễn Viết Phu lên đọc tiểu sử của Cha Thánh Đa Minh tổ phụ Dòng. Ngài là vị Thánh đã sáng lập Dòng thuyết giáo 800 năm trước, để giảng thuyết cho những người lạc giáo để họ trở lại cùng đạo Chúa.
Lời Chúa được Linh mục Chính OP công bố trong Thánh lễ nói về dụ ngôn muối và ánh sáng, sau đó, Linh mục Tổng linh hướng chủ tế đã chia sẻ lời Chúa nói về muối và ánh sáng và tình yêu thương mà Cha Thánh tổ phụ dòng đã sống và chỉ dạy. Khuyên mọi người chiêm niệm về tình yêu Thiên Chúa, hướng mắt nhìn về Thiên Chúa để cảm nhận và nhìn về anh em đồng loại bằng con mắt của Ngài. Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức vĩnh khấn dòng của một đoàn viên Đa Minh, ông Phêrô Nguyễn Viết Phu là đoàn viên trong Liên huynh đoàn, trước sự chứng giám của Cha tổng linh hướng và toàn thể đoàn viên của Liên Huynh đoàn Đa Minh Victoria Úc châu.
Thánh lễ được Ca đoàn Đa Minh do quý Seour trợ uý OP điều khiển, đã dùng lời ca tiếng hát thánh thót dâng lên Thiên Chúa lời tán dương, chúc tụng và cảm tạ hồng ân Chúa qua sự cầu bầu của Thánh tổ phụ ban cho mọi người ơn bình an.
Được biết, để mừng kính lễ Thánh tổ phụ Dòng ba Đa Minh năm nay. Liên huynh Victoria thuộc Dòng Ba Đa Minh Úc châu đã tổ chức một buổi tĩnh tâm vào trước lễ chính một tuần, tại Nhà thờ Thánh Giuse Collingwood để mọi đoàn viên có nhiều thời gian, cùng nhau nguyện ngắm kinh Thần vụ, chia sẻ tâm tình về đời sống, giữa những đoàn viên, cùng các tu sĩ linh hướng, học hỏi lời Chúa và tham dự Thánh lễ.
Sau lời cám ơn của vị đại diện. Mọi người được mời cùng sang hội trường nhà dòng để dùng bữa ăn thân mật. Trong một ngày đẹp trời với chan hòa ánh nắng, nồng ấm hiếm hoi của những ngày cuối Đông.
Đại lễ kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh
Đức Tình
18:55 15/08/2015
Đại lễ Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh
170 năm thành lập giáo phận (1846-2016) và 387 năm đón nhận hạt giống đức tin (1629-2016) là những dấu mốc lịch sử quan trọng đối với giáo phận Vinh. Vì thế, trong hai ngày 14 và 15/8/2015, đại lễ kỷ niệm với các chương trình đặc biệt đã diễn ra tại quảng trường Tòa Giám Mục Xã Đoài, thu hút gần 70 nghìn người tham dự. Đây là thời điểm để giáo phận nói lên lời tri ân Thiên Chúa và Mẹ Maria, nhớ ơn các bậc tiền nhân, đồng thời củng cố hiện tại và can đảm dấn bước trên hành trình sống và làm chứng cho đức tin trong tương lai.
Xem Hình
Rước đuốc và thắp lửa truyền thống
Khởi đầu cho đại lễ mừng 170 năm thành lập giáo phận, vào lúc 19h30 ngày 14/8, chương trình rước đuốc Đức tin và thắp lửa truyền thống đã diễn ra trong khí thế hào hùng, linh thiêng. Điểm khởi đầu đoàn rước được đặt tại 3 vị trí, đại diện cho 3 tỉnh Nghệ - Tĩnh - Bình trong giáo phận. Mỗi địa điểm lại mang những ý nghĩa khác nhau: Đại Chủng viện Vinh Thanh là cái nôi đào tạo Linh mục, cung cấp cho cánh đồng truyền giáo rộng lớn của giáo phận nhiều thợ gặt lành nghề. Trung tâm khuyết tật 19/3 là địa điểm đại diện cho Giáo Hội của những người nghèo, người đau khổ. Giáo họ Trung Hậu (Xã Đoài) đại diện cho tinh thần đức tin của giáo phận, với hàng vạn người đã đổ máu vì đức tin, tiêu biểu như Thánh Phêrô Hoàng Khanh. Việc cả 3 đoàn rước hội tụ ở điểm cuối tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài đã nói lên sự quy hướng về nguồn cội và tinh thần hiệp nhất của đoàn con giáo phận.
Hình ảnh rước đuốc là một hình ảnh đẹp và ý nghĩa, tái hiện sống động công cuộc loan báo Tin Mừng trên mảnh đất Vinh. Công cuộc ấy được phát xuất bởi Ánh Sáng Đích Thực và loan đi bằng sự cộng tác của con người. Công cuộc ấy có những khó khăn chập chùng giữa bóng đêm nghịch cảnh, và cũng có những thăng tiến huy hoàng giữa bầu trời ân sủng.
Chương trình rước đuốc kết thúc bằng nghi thức thắp lửa Đức tin của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Cha Phaolô Chủ chăn giáo phận. Nhận ngọn lửa đức tin từ đoàn con giáo phận, các Ngài thắp lên không phải là một ngọn lửa le lói, mà là cả một tinh thần và đời sống đức tin sáng rực, mãnh mẽ và kiên trung của đoàn con Giáo phận.
Diễn nguyện: “170 năm rạng ngời đức tin”
Chương trình đại lễ tối 14/8 tiếp tục với đại nhạc hội mang chủ đề: “170 năm rạng ngời đức tin”. Sân khấu được thiết kế ấn tượng, với con số 170 nổi bật, đã thu hút khoảng 15 ngàn khán giả từ khắp các nẻo đường đến tham dự. Trên nền nhạc ca khúc mở màn “Giáo phận Vinh quê hương tôi”, ai cũng háo hức đón chờ một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn trong biến cố trọng đại này.
Trong đêm diễn, toàn bộ các tiết mục được dàn dựng và thể hiện bởi con cái khắp nơi trong giáo phận: Hội Dòng MTG Vinh, Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh, Giới trẻ giáo họ Kim Đôi, Giáo xứ Xã Đoài, Trang Nứa, cùng các ca sĩ con cái giáo phận.
Với 4 trường đoạn: Cánh đồng hoang, Gieo hạt, Giông gió và Ngày mùa, đêm nhạc đã tái hiện diện mạo quê hương qua một câu chuyện lịch sử vừa mang tính sử thi, vừa mang âm hưởng của một khúc tráng ca đặc biệt. Mỗi trường ca là một mảng màu, có tối có sáng, có đậm có nhạt, tổng hòa trong bức tranh quê hương Vinh thật sinh động.
Với diễn xuất chân thật của các diễn viên, sự sinh động và công phu trong dàn cảnh, sự gần gũi của các chứng nhân lịch sử, các trường đoạn đã lần lượt dẫn người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khán giả có thể hân hoan, nghẹn ngào trước niềm vui của những ngày đầu Đất mẹ Vinh được đón nhận hồng ân đức tin (trường đoạn Gieo hạt); hay phải trầm mình lặng lẽ khi thế sự nhiều rối ren, giáo phận oằn mình gánh chịu nhiều đau thương, mất mát (trường đoạn Giông gió). Đó là cũng có thể là niềm kiêu hãnh trước sự trung trinh và sắt son trong bảo vệ đức tin (trường đoạn Giông gió); hay hạnh phúc chìm đắm với bầu khí tươi vui, nghĩa tình và đầy hy vọng trong sinh hoạt và lao động (trường đoạn Cánh đồng hoang, Ngày mùa).
Mọi biến cố thấm đượm tinh thần đức tin của con cái giáo phận suốt 170 năm lịch sử đã đi vào các ca khúc, điệu múa thật dung dị nhưng cũng đầy cuốn hút. Như thế, đêm nhạc là cơ hội để giáo phận tái hiện dấu ấn quá khứ trong niềm tri ân, sống giây phút hiện tại cách say mê và cùng hy vọng vào tương lai phía trước.
Đêm diễn nguyện kết thúc bằng Nghi thức sai đi. Đức Cha Phaolô trao đuốc Đức tin cho giới trẻ giáo phận, sau đó là cộng đoàn. Ngọn lửa đức tin đã được thắp lên trong quá khứ, đã cháy suốt một chặng đường dài và sẽ tiếp tục bừng sáng trong tương lai. Khát vọng lan truyền ngọn lửa ấy, cách đặc biệt cho thế hệ trẻ, đang thôi thúc tất cả những ai mang tinh thần Vinh.
Thánh lễ cao điểm
Ngay từ 5h sáng ngày 15/8, từng đoàn người đã nô nức tiến về quảng trường nhà thờ Chính tòa, nơi sẽ diễn ra thánh lễ cao điểm mừng Năm thánh. 6h sáng, rất khó để có thể tìm một chỗ trống trong quảng trường, nhà thờ chính tòa, tòa giám mục và các khu vực lân cận.
Đúng 8h30, đoàn đồng tế tiến ra lễ đài. Giữa rừng cờ hoa, trời đất cùng hòa nhịp, lòng người khấp khởi hào hứng chào đón sự kiện lịch sử trọng đại của giáo phận. Ở đất Vinh, cái nắng gay gắt, chói chang không thể cản trở sự hăng say, sốt mến của cộng đồng dân Chúa.
Thánh lễ được cử hành trọng thể do Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội chủ sự, đồng tế với ngài có Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên - Giám mục Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – Nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận Thái Bình, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, quý Đức Cha giáo phận nhà Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Phêrô Nguyễn Văn Viên và Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú – Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc. Bên cạnh đó, còn có Quý Bề Trên, Giám Tỉnh các hội dòng, hơn 300 linh mục trong và ngoài giáo phận, đông đảo chủng sinh, tu sĩ và khoảng gần 70 ngàn giáo dân cùng tham dự thánh lễ này.
Thánh lễ cao điểm cũng là lễ Quan thầy giáo phận - Đức Maria linh hồn và xác lên trời. Suốt chặng đường 170 năm qua, bàn tay yêu thương của Mẹ đã che chở và gìn giữ đoàn con giáo phận trong mọi thăng trầm của lịch sử. Chính vì thế, nội dung bài giảng lễ của Đức Hồng Y Phêrô tập trung vào Định tín quan trọng này: “Đức Kitô đã chiến thắng ma quỷ, tội lỗi và cái chết. Giáo Hội là phần Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, nên chiến thắng đó cũng phải dành cho Đức Mẹ”. Với con cái giáo phận nhận Mẹ làm Đấng bảo trợ, Đức Hồng Y nhắn nhủ:“Chúng ta phải chiêm ngắm Đức Maria trong vinh quang, với hy vọng được đi theo Mẹ, vì đó là Mẹ của chúng ta, là người mà Chúa đã đặt để tiếp tục nâng đỡ chúng ta”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về Phép lành Tòa thánh ban ơn toàn xá nhân dịp Năm Thánh giáo phận Vinh đã được long trọng công bố. Theo đó, cộng đoàn sẽ nhận được ơn toàn xá khi tham dự đại lễ này cách tích cực, cộng với việc xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Đây quả thực là một hồng ân lớn lao mà Mẹ Giáo Hội đã ban tặng cho đoàn con giáo phận.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình tri ân đầy xúc động của Đức Cha Phaolô, đại diện cho hơn 500 ngàn con cái trong giáo phận, gửi tới Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Cha tổng đại diện, Quý bề trên, quý cha, quý khách và toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Một lần nữa, Vị Cha chung giáo phận nhấn mạnh, đây là biến cố ân phúc, để giáo phận dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ, tri ân các bậc tiền nhân; đồng thời cùng nhau nhìn lại cách thế hiện diện của người Công Giáo trên đất nước Việt Nam nói chung và trên dải đất Nghệ - Tĩnh - Bình nói riêng, để sáng suốt bước đi trong giai đoạn mới, giai đoạn Tân Phúc Âm hóa, với những cách thế đậm nét Tin Mừng và chan hòa tình người.
Ngay sau lời cám ơn của Đức Cha Phaolô kết thúc, 170 quả bóng bay tượng trưng cho 170 năm thành lập giáo phận được thả lên bầu trời, trên nền nhạc rộn ràng của ca khúc truyền thống “Tung hô Mẹ giáo phận”. Trong tiếng vỗ tay khí thế, những lời chúc mừng nhộn nhịp, những nụ cười hân hoan, tất cả đang hòa mình hạnh phúc vào 170 năm hồng ân, 170 năm hành trình đức tin cùng Mẹ hướng về trời cao.
Thông điệp đại lễ
Đang trực tiếp được trải nghiệm những ngày đặc biệt của dốc mốc lịch sử 170 năm, mọi thành phần trong giáo phận đều nghẹn ngào một niềm vui. Niềm vui ấy không dành cho riêng ai, không bởi riêng một cá nhân nào. Vì thế, con cái giáo phận đón nhận cách thấm thía tâm tình của Đức Cha Phaolô: “Đại lễ là niềm vui chung”. Nói về tâm tình ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa này, ngài chia sẻ thêm: “Người ta thường hỏi tôi: ‘Dịp này chắc Đức Cha bận rộn lắm?’. Nhưng thực sự tôi không bận gì nhiều. Mọi thành phần đã hy sinh làm việc của mình, đã vất vả suốt ngày để cho công trình chung của giáo phận được thực hiện. Nên thành công của đại lễ là thành công chung, là niềm vui chung”.
Niềm vui chung ấy được tạo nên bởi sự dẫn dắt tài tình của Vị Cha chung; tinh thần phục vụ hăng say của các tổ chức (Đại Chủng viện, Tiền Chủng viên, Hội dòng Mến Thánh giá, Hội dòng Bác ái…), các giáo xứ (Xã Đoài, Mỹ Yên, Trang Nứa…); sự chủ động của các Tiểu ban Năm thánh và sự hy sinh thầm lặng của biết bao nhiêu người.
Trong niềm vui đại lễ, khi nhìn lại chặng đường đã qua, con cái giáo phận đều cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Bởi, dù có quá nhiều thăng trầm, có những thách đố quá lớn, có những cơn sóng ập xuống con thuyền giáo phận, tưởng chừng như không thể đứng vững được, nhưng những người con đầy tin tưởng của giáo phận đã mạnh mẽ vượt qua, đã tồn tại và phát triển như hôm nay.
Cảm nhận rõ ràng điều đó, Đức Cha Phaolô đã mượn lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn hậu thượng hội đồng Vita consecrata, để nhắn gửi tới con cái giáo phận, như là định hướng mục vụ cho giai đoạn mới: “Các con không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà còn có một lịch sử oai hùng cần viết lên! Hãy nhìn về tương lai, nơi mà Thánh Linh đã dự định thực hiện cùng với các con những điều trọng đại hơn nữa” (số 110).
Bánh xe lịch sử vận động không ngừng. Quá khứ đã qua đi. Tương lai đang chờ đón. Mỗi người con Vinh đang được trao phó để nắm lấy vận mệnh giáo phận trong thời điểm hiện tại. Hãy khắc ghi lời dạy của Vị Cha chung trong sứ mệnh đó: “Hãy mạnh dạn lên đường, can đảm cùng với Thánh linh, chung tay xây dựng Việt Nam, xây dựng giáo phận Vinh ngày càng phát triển”.
Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh:
- Ngày 23/02/2015, thừa lệnh Đức Thánh Cha Phanxicô, Tòa Ân Giải Tối Cao, qua các văn thư Prot. N. 51/15/I và Prot. N. 52/15/I, đã cho phép Giáo phận Vinh mở Năm Thánh từ ngày 27/3/2015 đến ngày 27/3/2016.
- Khai mạc chính thức: ngày 31/3/2015 (Lễ Dầu) tại Nhà thờ chính tòa Xã Đoài (cấp giáo phận); ngày 12/4/2015 Chúa Nhật II PS (cấp giáo hạt).
- Thánh lễ cao điểm: Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời, Bổn Mạng giáo phận 15/8.
- Địa điểm chính hành hương hằng ngày lãnh ơn Toàn xá: Nhà thờ chính tòa Xã Đoài, Văn Hạnh, Hướng Phương.
- Địa điểm hành hương tại Nghệ an: Linh địa Trại Gáo (13/6/2015 và các ngày thứ Ba hằng tuần), đền thánh Phêrô Lê Tùy, Đền thánh Phêrô Hoàng Khanh, tại nhà thờ và Hang đá Bảo Nham, Đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, Nhà thờ Giáo xứ Trang Đen.
- Địa điểm hành hương tại Hà Tĩnh: Nhà thờ Giáo xứ Thọ Ninh, Khe Sắn.
- Địa điểm hành hương tại Quảng Bình: Giáo xứ Tam Tòa, Trung Quán, Nhà nguyện Cộng đoàn MTG Hướng Phương.
- Tại các nhà thờ giáo xứ trong toàn giáo phận: 3 ngày Tết Nguyên Đán và 3 ngày Chầu Lượt.
- Bế mạc: cấp giáo phận vào ngày 22/3/2016, Lễ Dầu, tại Nhà thờ chính tòa Xã Đoài. Cấp giáo xứ vào Chúa Nhật Lễ Phục Sinh 27/3/2016.
- Hoạt động kỷ niệm: Ra mắt cuốn Lịch sử Giáo phận Vinh (Vương Đình Chử chủ biên) và Kỷ yếu giáo phận Vinh.
- Bài hát chủ đề Năm thánh: Hồng ân tạ ơn (Lm. Ân Đức).
170 năm thành lập giáo phận (1846-2016) và 387 năm đón nhận hạt giống đức tin (1629-2016) là những dấu mốc lịch sử quan trọng đối với giáo phận Vinh. Vì thế, trong hai ngày 14 và 15/8/2015, đại lễ kỷ niệm với các chương trình đặc biệt đã diễn ra tại quảng trường Tòa Giám Mục Xã Đoài, thu hút gần 70 nghìn người tham dự. Đây là thời điểm để giáo phận nói lên lời tri ân Thiên Chúa và Mẹ Maria, nhớ ơn các bậc tiền nhân, đồng thời củng cố hiện tại và can đảm dấn bước trên hành trình sống và làm chứng cho đức tin trong tương lai.
Xem Hình
Rước đuốc và thắp lửa truyền thống
Khởi đầu cho đại lễ mừng 170 năm thành lập giáo phận, vào lúc 19h30 ngày 14/8, chương trình rước đuốc Đức tin và thắp lửa truyền thống đã diễn ra trong khí thế hào hùng, linh thiêng. Điểm khởi đầu đoàn rước được đặt tại 3 vị trí, đại diện cho 3 tỉnh Nghệ - Tĩnh - Bình trong giáo phận. Mỗi địa điểm lại mang những ý nghĩa khác nhau: Đại Chủng viện Vinh Thanh là cái nôi đào tạo Linh mục, cung cấp cho cánh đồng truyền giáo rộng lớn của giáo phận nhiều thợ gặt lành nghề. Trung tâm khuyết tật 19/3 là địa điểm đại diện cho Giáo Hội của những người nghèo, người đau khổ. Giáo họ Trung Hậu (Xã Đoài) đại diện cho tinh thần đức tin của giáo phận, với hàng vạn người đã đổ máu vì đức tin, tiêu biểu như Thánh Phêrô Hoàng Khanh. Việc cả 3 đoàn rước hội tụ ở điểm cuối tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài đã nói lên sự quy hướng về nguồn cội và tinh thần hiệp nhất của đoàn con giáo phận.
Hình ảnh rước đuốc là một hình ảnh đẹp và ý nghĩa, tái hiện sống động công cuộc loan báo Tin Mừng trên mảnh đất Vinh. Công cuộc ấy được phát xuất bởi Ánh Sáng Đích Thực và loan đi bằng sự cộng tác của con người. Công cuộc ấy có những khó khăn chập chùng giữa bóng đêm nghịch cảnh, và cũng có những thăng tiến huy hoàng giữa bầu trời ân sủng.
Chương trình rước đuốc kết thúc bằng nghi thức thắp lửa Đức tin của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức Cha Phaolô Chủ chăn giáo phận. Nhận ngọn lửa đức tin từ đoàn con giáo phận, các Ngài thắp lên không phải là một ngọn lửa le lói, mà là cả một tinh thần và đời sống đức tin sáng rực, mãnh mẽ và kiên trung của đoàn con Giáo phận.
Diễn nguyện: “170 năm rạng ngời đức tin”
Chương trình đại lễ tối 14/8 tiếp tục với đại nhạc hội mang chủ đề: “170 năm rạng ngời đức tin”. Sân khấu được thiết kế ấn tượng, với con số 170 nổi bật, đã thu hút khoảng 15 ngàn khán giả từ khắp các nẻo đường đến tham dự. Trên nền nhạc ca khúc mở màn “Giáo phận Vinh quê hương tôi”, ai cũng háo hức đón chờ một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn trong biến cố trọng đại này.
Trong đêm diễn, toàn bộ các tiết mục được dàn dựng và thể hiện bởi con cái khắp nơi trong giáo phận: Hội Dòng MTG Vinh, Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh, Giới trẻ giáo họ Kim Đôi, Giáo xứ Xã Đoài, Trang Nứa, cùng các ca sĩ con cái giáo phận.
Với 4 trường đoạn: Cánh đồng hoang, Gieo hạt, Giông gió và Ngày mùa, đêm nhạc đã tái hiện diện mạo quê hương qua một câu chuyện lịch sử vừa mang tính sử thi, vừa mang âm hưởng của một khúc tráng ca đặc biệt. Mỗi trường ca là một mảng màu, có tối có sáng, có đậm có nhạt, tổng hòa trong bức tranh quê hương Vinh thật sinh động.
Với diễn xuất chân thật của các diễn viên, sự sinh động và công phu trong dàn cảnh, sự gần gũi của các chứng nhân lịch sử, các trường đoạn đã lần lượt dẫn người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khán giả có thể hân hoan, nghẹn ngào trước niềm vui của những ngày đầu Đất mẹ Vinh được đón nhận hồng ân đức tin (trường đoạn Gieo hạt); hay phải trầm mình lặng lẽ khi thế sự nhiều rối ren, giáo phận oằn mình gánh chịu nhiều đau thương, mất mát (trường đoạn Giông gió). Đó là cũng có thể là niềm kiêu hãnh trước sự trung trinh và sắt son trong bảo vệ đức tin (trường đoạn Giông gió); hay hạnh phúc chìm đắm với bầu khí tươi vui, nghĩa tình và đầy hy vọng trong sinh hoạt và lao động (trường đoạn Cánh đồng hoang, Ngày mùa).
Mọi biến cố thấm đượm tinh thần đức tin của con cái giáo phận suốt 170 năm lịch sử đã đi vào các ca khúc, điệu múa thật dung dị nhưng cũng đầy cuốn hút. Như thế, đêm nhạc là cơ hội để giáo phận tái hiện dấu ấn quá khứ trong niềm tri ân, sống giây phút hiện tại cách say mê và cùng hy vọng vào tương lai phía trước.
Đêm diễn nguyện kết thúc bằng Nghi thức sai đi. Đức Cha Phaolô trao đuốc Đức tin cho giới trẻ giáo phận, sau đó là cộng đoàn. Ngọn lửa đức tin đã được thắp lên trong quá khứ, đã cháy suốt một chặng đường dài và sẽ tiếp tục bừng sáng trong tương lai. Khát vọng lan truyền ngọn lửa ấy, cách đặc biệt cho thế hệ trẻ, đang thôi thúc tất cả những ai mang tinh thần Vinh.
Thánh lễ cao điểm
Ngay từ 5h sáng ngày 15/8, từng đoàn người đã nô nức tiến về quảng trường nhà thờ Chính tòa, nơi sẽ diễn ra thánh lễ cao điểm mừng Năm thánh. 6h sáng, rất khó để có thể tìm một chỗ trống trong quảng trường, nhà thờ chính tòa, tòa giám mục và các khu vực lân cận.
Đúng 8h30, đoàn đồng tế tiến ra lễ đài. Giữa rừng cờ hoa, trời đất cùng hòa nhịp, lòng người khấp khởi hào hứng chào đón sự kiện lịch sử trọng đại của giáo phận. Ở đất Vinh, cái nắng gay gắt, chói chang không thể cản trở sự hăng say, sốt mến của cộng đồng dân Chúa.
Thánh lễ được cử hành trọng thể do Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội chủ sự, đồng tế với ngài có Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên - Giám mục Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến – Nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận Thái Bình, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, quý Đức Cha giáo phận nhà Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Phêrô Nguyễn Văn Viên và Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú – Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc. Bên cạnh đó, còn có Quý Bề Trên, Giám Tỉnh các hội dòng, hơn 300 linh mục trong và ngoài giáo phận, đông đảo chủng sinh, tu sĩ và khoảng gần 70 ngàn giáo dân cùng tham dự thánh lễ này.
Thánh lễ cao điểm cũng là lễ Quan thầy giáo phận - Đức Maria linh hồn và xác lên trời. Suốt chặng đường 170 năm qua, bàn tay yêu thương của Mẹ đã che chở và gìn giữ đoàn con giáo phận trong mọi thăng trầm của lịch sử. Chính vì thế, nội dung bài giảng lễ của Đức Hồng Y Phêrô tập trung vào Định tín quan trọng này: “Đức Kitô đã chiến thắng ma quỷ, tội lỗi và cái chết. Giáo Hội là phần Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, nên chiến thắng đó cũng phải dành cho Đức Mẹ”. Với con cái giáo phận nhận Mẹ làm Đấng bảo trợ, Đức Hồng Y nhắn nhủ:“Chúng ta phải chiêm ngắm Đức Maria trong vinh quang, với hy vọng được đi theo Mẹ, vì đó là Mẹ của chúng ta, là người mà Chúa đã đặt để tiếp tục nâng đỡ chúng ta”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao về Phép lành Tòa thánh ban ơn toàn xá nhân dịp Năm Thánh giáo phận Vinh đã được long trọng công bố. Theo đó, cộng đoàn sẽ nhận được ơn toàn xá khi tham dự đại lễ này cách tích cực, cộng với việc xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Đây quả thực là một hồng ân lớn lao mà Mẹ Giáo Hội đã ban tặng cho đoàn con giáo phận.
Thánh lễ kết thúc trong tâm tình tri ân đầy xúc động của Đức Cha Phaolô, đại diện cho hơn 500 ngàn con cái trong giáo phận, gửi tới Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Cha tổng đại diện, Quý bề trên, quý cha, quý khách và toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Một lần nữa, Vị Cha chung giáo phận nhấn mạnh, đây là biến cố ân phúc, để giáo phận dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ, tri ân các bậc tiền nhân; đồng thời cùng nhau nhìn lại cách thế hiện diện của người Công Giáo trên đất nước Việt Nam nói chung và trên dải đất Nghệ - Tĩnh - Bình nói riêng, để sáng suốt bước đi trong giai đoạn mới, giai đoạn Tân Phúc Âm hóa, với những cách thế đậm nét Tin Mừng và chan hòa tình người.
Ngay sau lời cám ơn của Đức Cha Phaolô kết thúc, 170 quả bóng bay tượng trưng cho 170 năm thành lập giáo phận được thả lên bầu trời, trên nền nhạc rộn ràng của ca khúc truyền thống “Tung hô Mẹ giáo phận”. Trong tiếng vỗ tay khí thế, những lời chúc mừng nhộn nhịp, những nụ cười hân hoan, tất cả đang hòa mình hạnh phúc vào 170 năm hồng ân, 170 năm hành trình đức tin cùng Mẹ hướng về trời cao.
Thông điệp đại lễ
Đang trực tiếp được trải nghiệm những ngày đặc biệt của dốc mốc lịch sử 170 năm, mọi thành phần trong giáo phận đều nghẹn ngào một niềm vui. Niềm vui ấy không dành cho riêng ai, không bởi riêng một cá nhân nào. Vì thế, con cái giáo phận đón nhận cách thấm thía tâm tình của Đức Cha Phaolô: “Đại lễ là niềm vui chung”. Nói về tâm tình ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa này, ngài chia sẻ thêm: “Người ta thường hỏi tôi: ‘Dịp này chắc Đức Cha bận rộn lắm?’. Nhưng thực sự tôi không bận gì nhiều. Mọi thành phần đã hy sinh làm việc của mình, đã vất vả suốt ngày để cho công trình chung của giáo phận được thực hiện. Nên thành công của đại lễ là thành công chung, là niềm vui chung”.
Niềm vui chung ấy được tạo nên bởi sự dẫn dắt tài tình của Vị Cha chung; tinh thần phục vụ hăng say của các tổ chức (Đại Chủng viện, Tiền Chủng viên, Hội dòng Mến Thánh giá, Hội dòng Bác ái…), các giáo xứ (Xã Đoài, Mỹ Yên, Trang Nứa…); sự chủ động của các Tiểu ban Năm thánh và sự hy sinh thầm lặng của biết bao nhiêu người.
Trong niềm vui đại lễ, khi nhìn lại chặng đường đã qua, con cái giáo phận đều cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Bởi, dù có quá nhiều thăng trầm, có những thách đố quá lớn, có những cơn sóng ập xuống con thuyền giáo phận, tưởng chừng như không thể đứng vững được, nhưng những người con đầy tin tưởng của giáo phận đã mạnh mẽ vượt qua, đã tồn tại và phát triển như hôm nay.
Cảm nhận rõ ràng điều đó, Đức Cha Phaolô đã mượn lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn hậu thượng hội đồng Vita consecrata, để nhắn gửi tới con cái giáo phận, như là định hướng mục vụ cho giai đoạn mới: “Các con không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà còn có một lịch sử oai hùng cần viết lên! Hãy nhìn về tương lai, nơi mà Thánh Linh đã dự định thực hiện cùng với các con những điều trọng đại hơn nữa” (số 110).
Bánh xe lịch sử vận động không ngừng. Quá khứ đã qua đi. Tương lai đang chờ đón. Mỗi người con Vinh đang được trao phó để nắm lấy vận mệnh giáo phận trong thời điểm hiện tại. Hãy khắc ghi lời dạy của Vị Cha chung trong sứ mệnh đó: “Hãy mạnh dạn lên đường, can đảm cùng với Thánh linh, chung tay xây dựng Việt Nam, xây dựng giáo phận Vinh ngày càng phát triển”.
Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh:
- Ngày 23/02/2015, thừa lệnh Đức Thánh Cha Phanxicô, Tòa Ân Giải Tối Cao, qua các văn thư Prot. N. 51/15/I và Prot. N. 52/15/I, đã cho phép Giáo phận Vinh mở Năm Thánh từ ngày 27/3/2015 đến ngày 27/3/2016.
- Khai mạc chính thức: ngày 31/3/2015 (Lễ Dầu) tại Nhà thờ chính tòa Xã Đoài (cấp giáo phận); ngày 12/4/2015 Chúa Nhật II PS (cấp giáo hạt).
- Thánh lễ cao điểm: Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời, Bổn Mạng giáo phận 15/8.
- Địa điểm chính hành hương hằng ngày lãnh ơn Toàn xá: Nhà thờ chính tòa Xã Đoài, Văn Hạnh, Hướng Phương.
- Địa điểm hành hương tại Nghệ an: Linh địa Trại Gáo (13/6/2015 và các ngày thứ Ba hằng tuần), đền thánh Phêrô Lê Tùy, Đền thánh Phêrô Hoàng Khanh, tại nhà thờ và Hang đá Bảo Nham, Đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, Nhà thờ Giáo xứ Trang Đen.
- Địa điểm hành hương tại Hà Tĩnh: Nhà thờ Giáo xứ Thọ Ninh, Khe Sắn.
- Địa điểm hành hương tại Quảng Bình: Giáo xứ Tam Tòa, Trung Quán, Nhà nguyện Cộng đoàn MTG Hướng Phương.
- Tại các nhà thờ giáo xứ trong toàn giáo phận: 3 ngày Tết Nguyên Đán và 3 ngày Chầu Lượt.
- Bế mạc: cấp giáo phận vào ngày 22/3/2016, Lễ Dầu, tại Nhà thờ chính tòa Xã Đoài. Cấp giáo xứ vào Chúa Nhật Lễ Phục Sinh 27/3/2016.
- Hoạt động kỷ niệm: Ra mắt cuốn Lịch sử Giáo phận Vinh (Vương Đình Chử chủ biên) và Kỷ yếu giáo phận Vinh.
- Bài hát chủ đề Năm thánh: Hồng ân tạ ơn (Lm. Ân Đức).
Lễ Thêm Sức tại giáo xứ Xuân Bình , giáo phận Xuân Lộc
Lộc Xuân
08:39 15/08/2015
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC:
Đức Cha PHÓ GIUSE BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC CHO 256 EM THUỘC GIÁO XỨ XUÂN BÌNH
16 giờ ngày 14.8.2015- chiều vọng lễ Trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trong niềm hân hoan Mừng lễ quan thầy Giáo xứ, toàn thể dân xứ Xuân Bình (hạt Xuân Lộc) chào đón Đức Cha Giuse, Giám mục Phó Giáo Phận Xuân Lộc về viếng thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm cho 256 con em trong giáo xứ.
Xem Hình
Trước khi cử hành Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức, trong tâm tình hiền phụ, Đức Cha đã gặp riêng lắng nghe và thăm hỏi mục vụ Ban hành giáo, các ban nghành đoàn thể.
Đầu lễ, Đức Cha kêu mời toàn thể cộng đoàn dân xứ cùng Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời quan thầy Giáo xứ hướng tâm lên Thiên Chúa, xin Ngài ban Thánh Thần Chúa cho con em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay và cho toàn thể giáo xứ. Trong ý hướng đó, Đức Cha lưu ý những người-già neo đơn, bệnh tật, những người nghèo khổ, các bạn trẻ đang đang mất định hướng trong cuộc sống, những anh chị em lương dân…
Khởi đầu bài giảng dựa trên bài Tin Mừng nói về một phụ nữ khâm phục Chúa Giêsu nên đã bộc thốt giữa đám đông: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho thầy bú mớm” (Lc 11,27-28), Đức Cha Giuse đặt câu hỏi: quý Ông- Bà- Anh- Chị Em- các con Thiếu nhi có muốn hạnh phúc không?...
Chắc chắn ai cũng muốn hạnh phúc, khao khát tìm đạt hạnh phúc, nhưng điều gì cho ta hạnh phúc. Mỗi người có những câu trả lời khác nhau, người thì bảo tiền bạc, danh vọng, người thì cho có vợ đẹp con ngoan hay có chồng biết quan tâm, yêu thương vợ con… Thực tế cho thấy có không ít người đã đạt được những ‘tiêu chuẩn’ đó song vẫn chưa thật hạnh phúc, nếu không muốn nói thêm bi kịch.
Vậy điều gì trong mọi hoàn cảnh ta vẫn thấy bình an hạnh phúc?
Trở về bài Tin Mừng, Đức Cha cho thấy Chúa Giêsu trả lời cho ta biết Phúc thật: “Phúc thay người lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa”. Ở đây Chúa Giêsu cho thấy rõ, Mẹ Maria được phúc không hẳn vì đã cưu mang- sinh dưỡng Người mà hệ tại ở việc Mẹ Người luôn vâng nghe- thực thi ý Chúa Cha.
Để thấy ‘phúc thật’ sống động hơn, Đức Cha minh họa giai thoại Thánh Phanxico Assisi gọi một thầy trợ lý cầm sách lên ghi chép lời ngài về phúc thật. Thánh nhân đặt 3 trường hợp:
1. Vua chúa và tất cả những người tài trí nhất của nước Pháp bỗng ngày nào đó xin vào dòng mình…Đấy có phải Hạnh phúc không?
2. Được anh em hèn mòn của Dòng báo tin về công cuộc Loan báo Tin Mừng của nhà Dòng gặt hái nhiều hoa trái vượt ước mong, hầu hết lương dân đã tin theo Chúa. Đấy có phải Hạnh phúc không?
3. Cha Phanxico được Chúa ban đặc ân làm được các phép lạ, Nhà dòng trở nên nổi tiếng khắp năm châu. Đấy có phải Hạnh phúc không?...
Thầy trợ lý bất ngờ khi nghe cha thánh lệnh viết: Đấy không phải là Phúc thật.
Cha thánh Phanxico đặt giả thuyết tiếp về chính ngài. Đấy là lúc giữa đêm đông lạnh, đói, buồn ngủ sau một cuộc trình bộ hành hàng trăm cây số, ngài về tới nhà Dòng mình, xin một chố trú thân ngủ đêm, dù đã xưng danh song nhất định thầy giữ cửa không cho vào, còn bị xua đuổi… Chính trong bi cảnh đói, rét, mệt mỏi lại còn bị xua đuổi, coi khinh mà ta vẫn ra đi bình an, đấy mới là Phúc thật. Ta bình an bởi ta có Chúa, sống theo Lời Chúa.
Cuối bài giảng, Đức Cha nhắn nhủ riêng con em được lãnh Hồng ân Thêm sức, trong sức mạnh Chúa Thánh Thần hãy trởi nên sứ giả Tin Mừng của Chúa Giêsu, để qua hiện diện của mình trong cuộc sống người khác nhận ra niềm vui, tia hy vọng, hạnh phúc vì mình có Chúa Giêsu, nhất là trong Năm Thánh Giáo phận mừng Kim khánh thành lập.
Sau bài giảng là nghi thức Ban Bí tích Thêm sức. Do số lượng con em lãnh nhận Bí tích Thêm sức đông, Đức Cha ủy quyền cho cha quản hạt Xuân Lộc phụ với ngài ban Bí tích Thêm sức.
Trước khi kết Lễ, Ông Trưởng Ban hành giáo thay mặt gia đình Giáo xứ Xuân Bình, nhất là cha mẹ có con em nhận Bí tích Thêm Sức đã có lời chúc mừng, cảm ơn Đức Cha, cha Quản hạt, quý Cha, quý tu sĩ nam nữa… và cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả tâm lòng trân quý, biết ơn được biểu lộ qua hai lãng hoa dâng kính Đức Cha và cha quản hạt.
Đáp từ, Đức Cha Phụ Tá thay mặt Đức Cha chính Đaminh- dù hôm nay không hiện diện trực tiếp nhưng luôn hiện diện trong tình yêu thương của vị Chủ Chăn- đã có lời cám ơn, thăm hỏi đến Cha quản hạt- Cha xứ, quý Cha trong hạt, mọi thành phần Dân Chúa dân xứ. Đức Cha cảm ơn quý chức và thành viên gia đình của quý chức vì đã ửng hộ, nâng đỡ, tạo điều kiện cho chồng- vợ- con cái phục vụ tốt việc chung của giáo xứ.
Đức Cha cho biết, ngài đã nhớ và cầu nguyện cho giáo xứ Xuân Bình ngay từ khi nhận được thông tin về đây Thêm sức, cách đặc biệt trong giờ kinh sáng nay.
Ngài gởi trao đến dân xứ, nhất là các con em mới được lãnh nhận viên bãn Chúa Thánh Thần hai điều:
1. Quan tâm đến người nghèo khổ, già cả, neo đơn, bất hạnh…trong giáo xứ.
2. Lưu tâm đến anh chị em Lương dân trong địa bàn. Họ cũng là con cái Chúa song chưa nhận ra Chúa là Cha như chúng ta.
Thật ấn tượng khi Đức Cha ‘xin’ 256 con em Thêm sức hôm nay, để biểu hiện ơn Chúa Thánh Thần mới lãnh nhận hãy thành Sứ giả đem yêu thương cho ba môi trường mình sống: Gia đình- Trường học- Giáo xứ. Đức Cha hỏi và các em Thêm sức trả lời to tiếng và đầy quyết tâm rằng ‘con muốn’ làm sứ giả của Chúa Giêsu biết đem yêu thương cho người khác.
Đức Cha gởi tặng cỗ tràng hạt được đưng trong hộp chuyên biệt, trang trọng cho từng em lãnh nhậ Bí tích Thêm sức, quý anh chị Giáo lý viên, quý Dì….
Tin, ảnh: Lộc Xuân
Đức Cha PHÓ GIUSE BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC CHO 256 EM THUỘC GIÁO XỨ XUÂN BÌNH
16 giờ ngày 14.8.2015- chiều vọng lễ Trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trong niềm hân hoan Mừng lễ quan thầy Giáo xứ, toàn thể dân xứ Xuân Bình (hạt Xuân Lộc) chào đón Đức Cha Giuse, Giám mục Phó Giáo Phận Xuân Lộc về viếng thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm cho 256 con em trong giáo xứ.
Xem Hình
Trước khi cử hành Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức, trong tâm tình hiền phụ, Đức Cha đã gặp riêng lắng nghe và thăm hỏi mục vụ Ban hành giáo, các ban nghành đoàn thể.
Đầu lễ, Đức Cha kêu mời toàn thể cộng đoàn dân xứ cùng Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời quan thầy Giáo xứ hướng tâm lên Thiên Chúa, xin Ngài ban Thánh Thần Chúa cho con em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay và cho toàn thể giáo xứ. Trong ý hướng đó, Đức Cha lưu ý những người-già neo đơn, bệnh tật, những người nghèo khổ, các bạn trẻ đang đang mất định hướng trong cuộc sống, những anh chị em lương dân…
Khởi đầu bài giảng dựa trên bài Tin Mừng nói về một phụ nữ khâm phục Chúa Giêsu nên đã bộc thốt giữa đám đông: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho thầy bú mớm” (Lc 11,27-28), Đức Cha Giuse đặt câu hỏi: quý Ông- Bà- Anh- Chị Em- các con Thiếu nhi có muốn hạnh phúc không?...
Chắc chắn ai cũng muốn hạnh phúc, khao khát tìm đạt hạnh phúc, nhưng điều gì cho ta hạnh phúc. Mỗi người có những câu trả lời khác nhau, người thì bảo tiền bạc, danh vọng, người thì cho có vợ đẹp con ngoan hay có chồng biết quan tâm, yêu thương vợ con… Thực tế cho thấy có không ít người đã đạt được những ‘tiêu chuẩn’ đó song vẫn chưa thật hạnh phúc, nếu không muốn nói thêm bi kịch.
Vậy điều gì trong mọi hoàn cảnh ta vẫn thấy bình an hạnh phúc?
Trở về bài Tin Mừng, Đức Cha cho thấy Chúa Giêsu trả lời cho ta biết Phúc thật: “Phúc thay người lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa”. Ở đây Chúa Giêsu cho thấy rõ, Mẹ Maria được phúc không hẳn vì đã cưu mang- sinh dưỡng Người mà hệ tại ở việc Mẹ Người luôn vâng nghe- thực thi ý Chúa Cha.
Để thấy ‘phúc thật’ sống động hơn, Đức Cha minh họa giai thoại Thánh Phanxico Assisi gọi một thầy trợ lý cầm sách lên ghi chép lời ngài về phúc thật. Thánh nhân đặt 3 trường hợp:
1. Vua chúa và tất cả những người tài trí nhất của nước Pháp bỗng ngày nào đó xin vào dòng mình…Đấy có phải Hạnh phúc không?
2. Được anh em hèn mòn của Dòng báo tin về công cuộc Loan báo Tin Mừng của nhà Dòng gặt hái nhiều hoa trái vượt ước mong, hầu hết lương dân đã tin theo Chúa. Đấy có phải Hạnh phúc không?
3. Cha Phanxico được Chúa ban đặc ân làm được các phép lạ, Nhà dòng trở nên nổi tiếng khắp năm châu. Đấy có phải Hạnh phúc không?...
Thầy trợ lý bất ngờ khi nghe cha thánh lệnh viết: Đấy không phải là Phúc thật.
Cha thánh Phanxico đặt giả thuyết tiếp về chính ngài. Đấy là lúc giữa đêm đông lạnh, đói, buồn ngủ sau một cuộc trình bộ hành hàng trăm cây số, ngài về tới nhà Dòng mình, xin một chố trú thân ngủ đêm, dù đã xưng danh song nhất định thầy giữ cửa không cho vào, còn bị xua đuổi… Chính trong bi cảnh đói, rét, mệt mỏi lại còn bị xua đuổi, coi khinh mà ta vẫn ra đi bình an, đấy mới là Phúc thật. Ta bình an bởi ta có Chúa, sống theo Lời Chúa.
Cuối bài giảng, Đức Cha nhắn nhủ riêng con em được lãnh Hồng ân Thêm sức, trong sức mạnh Chúa Thánh Thần hãy trởi nên sứ giả Tin Mừng của Chúa Giêsu, để qua hiện diện của mình trong cuộc sống người khác nhận ra niềm vui, tia hy vọng, hạnh phúc vì mình có Chúa Giêsu, nhất là trong Năm Thánh Giáo phận mừng Kim khánh thành lập.
Sau bài giảng là nghi thức Ban Bí tích Thêm sức. Do số lượng con em lãnh nhận Bí tích Thêm sức đông, Đức Cha ủy quyền cho cha quản hạt Xuân Lộc phụ với ngài ban Bí tích Thêm sức.
Trước khi kết Lễ, Ông Trưởng Ban hành giáo thay mặt gia đình Giáo xứ Xuân Bình, nhất là cha mẹ có con em nhận Bí tích Thêm Sức đã có lời chúc mừng, cảm ơn Đức Cha, cha Quản hạt, quý Cha, quý tu sĩ nam nữa… và cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả tâm lòng trân quý, biết ơn được biểu lộ qua hai lãng hoa dâng kính Đức Cha và cha quản hạt.
Đáp từ, Đức Cha Phụ Tá thay mặt Đức Cha chính Đaminh- dù hôm nay không hiện diện trực tiếp nhưng luôn hiện diện trong tình yêu thương của vị Chủ Chăn- đã có lời cám ơn, thăm hỏi đến Cha quản hạt- Cha xứ, quý Cha trong hạt, mọi thành phần Dân Chúa dân xứ. Đức Cha cảm ơn quý chức và thành viên gia đình của quý chức vì đã ửng hộ, nâng đỡ, tạo điều kiện cho chồng- vợ- con cái phục vụ tốt việc chung của giáo xứ.
Đức Cha cho biết, ngài đã nhớ và cầu nguyện cho giáo xứ Xuân Bình ngay từ khi nhận được thông tin về đây Thêm sức, cách đặc biệt trong giờ kinh sáng nay.
Ngài gởi trao đến dân xứ, nhất là các con em mới được lãnh nhận viên bãn Chúa Thánh Thần hai điều:
1. Quan tâm đến người nghèo khổ, già cả, neo đơn, bất hạnh…trong giáo xứ.
2. Lưu tâm đến anh chị em Lương dân trong địa bàn. Họ cũng là con cái Chúa song chưa nhận ra Chúa là Cha như chúng ta.
Thật ấn tượng khi Đức Cha ‘xin’ 256 con em Thêm sức hôm nay, để biểu hiện ơn Chúa Thánh Thần mới lãnh nhận hãy thành Sứ giả đem yêu thương cho ba môi trường mình sống: Gia đình- Trường học- Giáo xứ. Đức Cha hỏi và các em Thêm sức trả lời to tiếng và đầy quyết tâm rằng ‘con muốn’ làm sứ giả của Chúa Giêsu biết đem yêu thương cho người khác.
Đức Cha gởi tặng cỗ tràng hạt được đưng trong hộp chuyên biệt, trang trọng cho từng em lãnh nhậ Bí tích Thêm sức, quý anh chị Giáo lý viên, quý Dì….
Tin, ảnh: Lộc Xuân
Giáo điểm Nà-Rị: dấu chỉ Đức Tin và Hy Vọng
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:56 15/08/2015
Cách nhà thờ Giáo xứ Cao Bình khoảng 15km là xóm Nà Rị, thuộc huyện Hoà An của tỉnh Cao Bằng. Đây là địa danh quen thuộc và điểm đến thân thương đối với nhiều anh chị em trong giáo xứ Cao Bình. Nơi đây cũng là một giáo điểm đang được gầy dựng và hứa hẹn một tương lai đầy hy vọng.
Hình ảnh
Đến với Nà Rị, chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng bởi màu xanh trù phú của núi rừng, và nhất là màu xanh mướt của những cánh đồng ruộng bậc thang uốn lượn bên triền đồi. Vùng đất này là nơi cung cấp nguyên liệu thuốc lá lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Lúc đầu thấy mỗi gia đình ở đây, bên căn nhà đều có một chòi nhỏ, được xây kiên cố, hỏi ra mới biết đó là lò sấy thuốc lá thủ công của bà con vùng này. Những chòi nhỏ xinh xắn vươn lên như những ngọn tháp nhà thờ san sát ở các giáo phận miền xuôi.
Con đường quốc lộ đã được nâng cấp và làm mới khiến cho giao thông của Nà Rị với thành phố Cao Bằng và các vùng khác trở nên thuận tiện hơn. Tuy vậy, con đường quanh co với nhiều đèo dốc cũng rất nguy hiểm. Những ngày nắng ráo thì đi lại dễ dàng, còn những ngày mưa thì trơn trượt. Thế mới biết tinh thần của bà con giáo hữu nơi đây. Đường xa, dốc thẳm, đèo quanh co, thế nhưng không tuần nào họ vắng mặt, ít là trong các Thánh lễ Chúa Nhật ở nhà thờ Cao Bình.
Tại Nà Rị hiện nay có ba gia đình Công Giáo, với hơn chục tín hữu. Đây có thể là con số rất khiêm tốn so với các xứ đạo sầm uất miền xuôi, nhưng lại mang nhiều ý nghĩa và có tầm quan trọng nơi miền đất truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Ba gia đình Công Giáo nơi đây thì một gia đình từ giáo phận Bắc Ninh lên, một từ Phát Diệm và (gần) một gia đình là người bản xứ. Họ lên đây lập nghiệp từ hàng chục năm nay. Tôi thường nghe mọi người nói rằng ở Nà Rị hiện nay có hai gia đình rưỡi theo đạo. Nghĩ cũng thú vị thật, mà cũng đúng, vì một gia đình trong số đó chỉ có người chồng theo đạo mà thôi.
Anh chị em giáo dân tại Nà Rị được nhắc tới như những nắm men trong bột, một dấu chỉ của niềm hy vọng đức tin. Sống giữa một cộng đồng lương dân, mà phần lớn là anh chị em dân tộc thiểu số, người giáo dân nơi đây tuy ít ỏi nhưng lại thật quan trọng. Họ được mời gọi trở nên những chứng nhân âm thầm cho niềm tin và Tin Mừng của Thiên Chúa giữa cuộc sống thường nhật.
Đã thành thông lệ từ lâu, chiều thứ Sáu hàng tuần, cha con từ nhà xứ Cao Bình đến với Nà Rị để thăm viếng và cùng cầu nguyện và nhất là gần đây đã có thể cử hành Thánh lễ. Giờ đọc kinh khoảng 19h00. Địa điểm thì thay đổi luân phiên giữa các gia đình. Hồi cuối năm 2011, khi cha xứ làm mới bộ ghế nhà thờ, ghế cũ được chuỷển lên Nà Rị, mỗi gia đình nhận một số. Bàn Thờ của nhà thờ Cao Bình cũng được chuyển lên đây. Vì vậy, giờ đây khi đến Nà Rị, lên gian phòng cộng đoàn thường tụ họp cầu nguyện, ta thấy thật ấm cúng và trang trọng với những hàng ghế ngay ngắn và mang bầu khí phụng vụ. Nhiều lần lên đó tham dự giờ kinh chung, nhưng lần nào cũng đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Giữa nơi thanh vắng của vùng sơn cước xa xôi heo hút, vang vọng lời kinh nguyện, lời Thánh ca hoà với tâm tình chan chứa niềm tin của người Công Giáo. Sau khi lần hạt, Cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ. Tuy chỉ có ít người tham dự, nhưng tạo nên bầu khí ấm áp tình nghĩa và chan chứa niềm vui đức tin. Nét đẹp nơi vùng đất truyền giáo được ánh lên thật ý nghĩa.
Thêm một nét đặc biệt, trong các giờ kinh hay sinh hoạt của anh chị em giáo hữu Nà Rị, thường có sự góp mặt của một số anh chị em lương dân xung quanh. Có những người lương dân tham dự cách nhiệt thành. Nhìn nét mặt và lời kinh của họ, tôi cảm nhận một sự thật gần gũi. Đó là sự gần gũi trong niềm tin, trong tình liên đới và hiệp thông. Tuy chưa được lãnh nhận bí tích Rửa Tội để thực sự gia nhập Công Giáo, nhưng tôi nghĩ, ánh lửa đức tin đã nhen nhúm nơi tâm hồn họ, hạt giống Tin mừng đã được gieo vãi và hứa hẹn nảy mầm kết hạt nơi con người của họ. Một sự hy vọng thật đáng khích lệ cho vùng đất truyền giáo.
Hàng tuần, vào các ngày Chúa Nhật, nơi nhà thờ Cao Bình không mấy khi vắng mặt các anh chị em Nà Rị. Và điều ấn tượng là trước đây thường có cả mấy anh chị em lương dân đi cùng họ. Các hoạt động của giáo xứ đã trở nên thật quen thuộc và gần gũi với họ. Từ Nà Rị, một nhóm khoảng mười mấy em thiếu nhi thường được đến nhà thờ Cao Bình. Các em hào hứng và tự nguyện. Khi lên đây, hoạt động đầu tiên tôi chứng kiến là hoạt cảnh Giáng sinh có sự tham gia của hàng chục bạn thiếu nhi lương dân đến từ Nà Rị, rồi giờ là các bản dâng hoa kính Đức Mẹ cũng có sự góp mặt ý nghĩa đó. Các Thánh lễ, nhiều khi tôi cảm thấy lòng mình xốn xang với bao cảm xúc khi nghe các em hát lễ và thưa kinh thuần thục. Nếu không ai chỉ dẫn, chẳng mấy ai biết rằng đó là các em lương dân. Tôi tự hỏi, ánh lửa Tin Mừng và hạt giống Đức Tin sẽ trổ sinh thế nào trong tâm hồn các em, và những anh chị em lương dân đầy nhiệt tâm ấy!
Đến Nà Rị và gặp gỡ những anh chị em tại đó, tôi cảm nhận được tình nghĩa thật thân thương. Không còn khoảng cách về vùng miền, cũng chẳng còn cách biệt về địa lý, nhưng tất cả trở nên một gia đình với tất cả sự gần gũi và thân mật. Một điểm đáng hy vọng nữa cho Nà Rị, hiện nay có một cậu bé được bố mẹ gửi lên nhà xứ Cao Bình từ hơn 5 năm nay. Nhiều khi ngồi lại, chúng tôi thường nói vui: Biết đâu mai này, xóm đạo Nà Rị lại có một thầy, rồi một linh mục! Đó là điều ý nghĩa, đáng hy vọng và khích lệ.
Chiều Thứ Sáu, ngày 14 tháng 8 năm 2015, cộng đoàn giáo dân Nà Rị sốt sắng tham dự Thánh lễ Vọng Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời do cha quản xứ Đaminh Nguyễn Văn Huyến chủ sự. Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn Phụng vụ sốt sắng ca mừng ân sủng Thiên Chúa đã tuôn đổ trên cuộc đời Đức Mẹ, chiêm ngưỡng dung nhan và những ân huệ vô song của Đức Mẹ đã được hưởng, cảm phục và noi gương các nhân đức của Đức Mẹ để được Chúa chúc lành và ban thưởng hạnh phúc đời này và đời sau. Ngài cũng mời gọi mọi người trong giáo điểm Nà Rị noi gương Đức Mẹ mang Chúa trong mình và đem Chúa đến cho mọi người xung quanh, bằng chính đời sống đức tin và chứng ta niềm vui Tin Mừng của mình.
Giữa nơi đồi núi của vùng biên giới, hạt giống Tin mừng vẫn âm thầm được gieo trồng và vun xới. Với hồng ân và sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng và hy vọng về sự phát triển của đức tin nơi miền đất vốn còn nhiều thách đố này. Giáo điểm Nà Rị hôm nay tuy chỉ khiêm tốn bé nhỏ, nhưng là nơi chúng ta đặt hy vọng, là nơi chúng ta cố gắng vun trồng những chứng nhân tin mừng bởi đời sống nơi miền đất truyền giáo luôn là lời mời gọi của Thiên Chúa: Hãy trở nên muối men cho đời; Hãy trở nên khí cụ để loan truyền ơn Cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người./.
Hình ảnh
Đến với Nà Rị, chúng ta sẽ cảm thấy ấn tượng bởi màu xanh trù phú của núi rừng, và nhất là màu xanh mướt của những cánh đồng ruộng bậc thang uốn lượn bên triền đồi. Vùng đất này là nơi cung cấp nguyên liệu thuốc lá lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Lúc đầu thấy mỗi gia đình ở đây, bên căn nhà đều có một chòi nhỏ, được xây kiên cố, hỏi ra mới biết đó là lò sấy thuốc lá thủ công của bà con vùng này. Những chòi nhỏ xinh xắn vươn lên như những ngọn tháp nhà thờ san sát ở các giáo phận miền xuôi.
Con đường quốc lộ đã được nâng cấp và làm mới khiến cho giao thông của Nà Rị với thành phố Cao Bằng và các vùng khác trở nên thuận tiện hơn. Tuy vậy, con đường quanh co với nhiều đèo dốc cũng rất nguy hiểm. Những ngày nắng ráo thì đi lại dễ dàng, còn những ngày mưa thì trơn trượt. Thế mới biết tinh thần của bà con giáo hữu nơi đây. Đường xa, dốc thẳm, đèo quanh co, thế nhưng không tuần nào họ vắng mặt, ít là trong các Thánh lễ Chúa Nhật ở nhà thờ Cao Bình.
Tại Nà Rị hiện nay có ba gia đình Công Giáo, với hơn chục tín hữu. Đây có thể là con số rất khiêm tốn so với các xứ đạo sầm uất miền xuôi, nhưng lại mang nhiều ý nghĩa và có tầm quan trọng nơi miền đất truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Ba gia đình Công Giáo nơi đây thì một gia đình từ giáo phận Bắc Ninh lên, một từ Phát Diệm và (gần) một gia đình là người bản xứ. Họ lên đây lập nghiệp từ hàng chục năm nay. Tôi thường nghe mọi người nói rằng ở Nà Rị hiện nay có hai gia đình rưỡi theo đạo. Nghĩ cũng thú vị thật, mà cũng đúng, vì một gia đình trong số đó chỉ có người chồng theo đạo mà thôi.
Anh chị em giáo dân tại Nà Rị được nhắc tới như những nắm men trong bột, một dấu chỉ của niềm hy vọng đức tin. Sống giữa một cộng đồng lương dân, mà phần lớn là anh chị em dân tộc thiểu số, người giáo dân nơi đây tuy ít ỏi nhưng lại thật quan trọng. Họ được mời gọi trở nên những chứng nhân âm thầm cho niềm tin và Tin Mừng của Thiên Chúa giữa cuộc sống thường nhật.
Đã thành thông lệ từ lâu, chiều thứ Sáu hàng tuần, cha con từ nhà xứ Cao Bình đến với Nà Rị để thăm viếng và cùng cầu nguyện và nhất là gần đây đã có thể cử hành Thánh lễ. Giờ đọc kinh khoảng 19h00. Địa điểm thì thay đổi luân phiên giữa các gia đình. Hồi cuối năm 2011, khi cha xứ làm mới bộ ghế nhà thờ, ghế cũ được chuỷển lên Nà Rị, mỗi gia đình nhận một số. Bàn Thờ của nhà thờ Cao Bình cũng được chuyển lên đây. Vì vậy, giờ đây khi đến Nà Rị, lên gian phòng cộng đoàn thường tụ họp cầu nguyện, ta thấy thật ấm cúng và trang trọng với những hàng ghế ngay ngắn và mang bầu khí phụng vụ. Nhiều lần lên đó tham dự giờ kinh chung, nhưng lần nào cũng đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Giữa nơi thanh vắng của vùng sơn cước xa xôi heo hút, vang vọng lời kinh nguyện, lời Thánh ca hoà với tâm tình chan chứa niềm tin của người Công Giáo. Sau khi lần hạt, Cộng đoàn sốt sắng tham dự Thánh lễ. Tuy chỉ có ít người tham dự, nhưng tạo nên bầu khí ấm áp tình nghĩa và chan chứa niềm vui đức tin. Nét đẹp nơi vùng đất truyền giáo được ánh lên thật ý nghĩa.
Thêm một nét đặc biệt, trong các giờ kinh hay sinh hoạt của anh chị em giáo hữu Nà Rị, thường có sự góp mặt của một số anh chị em lương dân xung quanh. Có những người lương dân tham dự cách nhiệt thành. Nhìn nét mặt và lời kinh của họ, tôi cảm nhận một sự thật gần gũi. Đó là sự gần gũi trong niềm tin, trong tình liên đới và hiệp thông. Tuy chưa được lãnh nhận bí tích Rửa Tội để thực sự gia nhập Công Giáo, nhưng tôi nghĩ, ánh lửa đức tin đã nhen nhúm nơi tâm hồn họ, hạt giống Tin mừng đã được gieo vãi và hứa hẹn nảy mầm kết hạt nơi con người của họ. Một sự hy vọng thật đáng khích lệ cho vùng đất truyền giáo.
Hàng tuần, vào các ngày Chúa Nhật, nơi nhà thờ Cao Bình không mấy khi vắng mặt các anh chị em Nà Rị. Và điều ấn tượng là trước đây thường có cả mấy anh chị em lương dân đi cùng họ. Các hoạt động của giáo xứ đã trở nên thật quen thuộc và gần gũi với họ. Từ Nà Rị, một nhóm khoảng mười mấy em thiếu nhi thường được đến nhà thờ Cao Bình. Các em hào hứng và tự nguyện. Khi lên đây, hoạt động đầu tiên tôi chứng kiến là hoạt cảnh Giáng sinh có sự tham gia của hàng chục bạn thiếu nhi lương dân đến từ Nà Rị, rồi giờ là các bản dâng hoa kính Đức Mẹ cũng có sự góp mặt ý nghĩa đó. Các Thánh lễ, nhiều khi tôi cảm thấy lòng mình xốn xang với bao cảm xúc khi nghe các em hát lễ và thưa kinh thuần thục. Nếu không ai chỉ dẫn, chẳng mấy ai biết rằng đó là các em lương dân. Tôi tự hỏi, ánh lửa Tin Mừng và hạt giống Đức Tin sẽ trổ sinh thế nào trong tâm hồn các em, và những anh chị em lương dân đầy nhiệt tâm ấy!
Đến Nà Rị và gặp gỡ những anh chị em tại đó, tôi cảm nhận được tình nghĩa thật thân thương. Không còn khoảng cách về vùng miền, cũng chẳng còn cách biệt về địa lý, nhưng tất cả trở nên một gia đình với tất cả sự gần gũi và thân mật. Một điểm đáng hy vọng nữa cho Nà Rị, hiện nay có một cậu bé được bố mẹ gửi lên nhà xứ Cao Bình từ hơn 5 năm nay. Nhiều khi ngồi lại, chúng tôi thường nói vui: Biết đâu mai này, xóm đạo Nà Rị lại có một thầy, rồi một linh mục! Đó là điều ý nghĩa, đáng hy vọng và khích lệ.
Chiều Thứ Sáu, ngày 14 tháng 8 năm 2015, cộng đoàn giáo dân Nà Rị sốt sắng tham dự Thánh lễ Vọng Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời do cha quản xứ Đaminh Nguyễn Văn Huyến chủ sự. Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn Phụng vụ sốt sắng ca mừng ân sủng Thiên Chúa đã tuôn đổ trên cuộc đời Đức Mẹ, chiêm ngưỡng dung nhan và những ân huệ vô song của Đức Mẹ đã được hưởng, cảm phục và noi gương các nhân đức của Đức Mẹ để được Chúa chúc lành và ban thưởng hạnh phúc đời này và đời sau. Ngài cũng mời gọi mọi người trong giáo điểm Nà Rị noi gương Đức Mẹ mang Chúa trong mình và đem Chúa đến cho mọi người xung quanh, bằng chính đời sống đức tin và chứng ta niềm vui Tin Mừng của mình.
Giữa nơi đồi núi của vùng biên giới, hạt giống Tin mừng vẫn âm thầm được gieo trồng và vun xới. Với hồng ân và sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng và hy vọng về sự phát triển của đức tin nơi miền đất vốn còn nhiều thách đố này. Giáo điểm Nà Rị hôm nay tuy chỉ khiêm tốn bé nhỏ, nhưng là nơi chúng ta đặt hy vọng, là nơi chúng ta cố gắng vun trồng những chứng nhân tin mừng bởi đời sống nơi miền đất truyền giáo luôn là lời mời gọi của Thiên Chúa: Hãy trở nên muối men cho đời; Hãy trở nên khí cụ để loan truyền ơn Cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người./.
Văn Hóa
Lệ sầu Monica
Trầm Thiên Thu
18:03 15/08/2015
LỆ SẦU MONICA
Dù khó nguy nhưng không hề nao núng
Giữa bão giông vẫn một lòng tin yêu
Dù con tim đã đong đầy khổ sầu
Vì nghịch tử khiến lòng mẹ điên đảo
Nhưng ngời sáng gương người mẹ Công Giáo
Cho mọi người soi vào và khắc ghi
Bao năm trường mắt đẫm lệ sầu bi
Nay trở thành hai viên ngọc ngời sáng
Monica suốt ngày đêm cầu nguyện
Quyết vì con mà thầm lặng hy sinh
Xin ơn Chúa thương thánh hóa gia đình
Những giọt lệ đã được Ngài nhận lấy
Chồng trở lại và con cũng trở lại
Phúc cho ai than khóc đã rõ ràng
Monica được Thiên Chúa ủi an (Mt 5:5)
Hoa ân phúc nở tươi ánh vĩnh cửu
Lời cầu nguyện có sức mạnh kỳ diệu
Ai càng yếu lại càng được Chúa nâng lên
Vị càng mặn càng càng thắm tình yêu thêm
Lệ càng sầu càng tăng vẻ trong suốt.
Dù khó nguy nhưng không hề nao núng
Giữa bão giông vẫn một lòng tin yêu
Dù con tim đã đong đầy khổ sầu
Vì nghịch tử khiến lòng mẹ điên đảo
Nhưng ngời sáng gương người mẹ Công Giáo
Cho mọi người soi vào và khắc ghi
Bao năm trường mắt đẫm lệ sầu bi
Nay trở thành hai viên ngọc ngời sáng
Monica suốt ngày đêm cầu nguyện
Quyết vì con mà thầm lặng hy sinh
Xin ơn Chúa thương thánh hóa gia đình
Những giọt lệ đã được Ngài nhận lấy
Chồng trở lại và con cũng trở lại
Phúc cho ai than khóc đã rõ ràng
Monica được Thiên Chúa ủi an (Mt 5:5)
Hoa ân phúc nở tươi ánh vĩnh cửu
Lời cầu nguyện có sức mạnh kỳ diệu
Ai càng yếu lại càng được Chúa nâng lên
Vị càng mặn càng càng thắm tình yêu thêm
Lệ càng sầu càng tăng vẻ trong suốt.