Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy đi qua cửa hẹp như Chúa....
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:12 16/08/2010
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 13, 22-30
Đọc Tin Mừng và Giáo huấn của Đức Giêsu, chắc chắn ai cũng phải suy nghĩ, chắc hẳn ai cũng phải ngạc nhiên bởi Chúa luôn nói những điều trái ngược với những người Pharisêu và những người chống đối Chúa. Tuy nhiên, khi ngẫm nghĩ và đọc lời Chúa dưới ánh sáng của đức tin, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ cảm nghiệm sâu xa Giáo huấn và những lời vàng ngọc của Chúa Giêsu. Đoạn Tin Mừng của thánh Luca 13, 22-30, Giáo Hội trích đọc trong phụng vụ Chúa nhật XXI thường niên, năm C là một ví dụ điển hình: " Có những kẻ chót hết sẽ lên trước hết, và có những kẻ hàng đầu sẽ xuống đứng chót " ( Lc 13, 30 ) và “ Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào “ ( Lc 13, 24 ).
Những kẻ trước hết tức là những người được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, được Chúa ban cho có lắm vật chất, của cải, giầu sang, phú quí, nhưng họ lại sống keo kiệt, ích kỷ, đã giầu lại chỉ muốn giầu thêm như người phú hộ giầu có, như bác nhà giầu có lắm ruộng nhiều đất, chỉ biết nhìn vào kho lẫm của mình, không biết nhìn xa, thấy rộng, không biết chia sẻ, trao ban như luật yêu thương Chúa dạy. Của cải, vật chất, bả vinh hoa, phú quí đã níu kéo những người này không cho họ qua cửa hẹp để vào được nước trời, không vượt qua cửa hẹp để gặp được Đức Giêsu. Những kẻ trước hết có thể là những người cầm đầu, được Chúa ban cho danh vọng, nhưng lại đè đầu bóp cổ anh chị em, đàn áp, sống ác độc với anh chị em để hưởng thụ một mình, nuôi dưỡng ý đồ phục vụ cá nhân riêng. Những người này cũng sẽ không thể đi qua được cửa hẹp để vào được nước trời.
Chúa nói: " Hãy cố gắng vào cửa hẹp". Cửa hẹp không phải vì Chúa hẹp hòi khó khăn, khắt khe nhưng vì con người cồng kềnh ích kỷ, tham lam. Con người vơ vét, vun khoén nhiều của cải, tiền bạc, giầu sang khiến họ mập quá, to quá không thể đi qua cửa hẹp mà vào nước trời. Thánh Phaolô cũng đã có những tư tưởng thật rõ ràng để con người phấn đấu: " Tôi chiến đấu với sức mạnh của Chúa Kitô vốn tác động mạnh mẽ nơi tôi “ ( Col 1, 29 ) hoặc “ Hãy chiến đấu lành mạnh cho đức tin, giật lấy sự sống vĩnh cửu “ ( 1 Tm 6, 12 ). Do đó, con người hay người môn đệ Chúa không chỉ học xuông, đọc xuông lời Chúa mà được cứu rỗi đâu, nhưng phải thực hành bởi vì có lần Chúa đã phán: " Ta chẳng hiểu các ngươi nói gì và từ đâu đến “. Cho nên, việc được cứu hay được vô nước trời hay không là do con người chứ không do tự Chúa. Thánh Augustinô đã nói một câu thật chí lý: “ Thiên Chúa tạo dựng con người, Ngài không cần phải hỏi ý kiến con người. Nhưng để cứu chuộc con người, Ngài cần có sự cộng tác của con người “. Sách Khải Huyền cũng đã viết: ” Tôi một đám đông không thể đếm được…”( Kh 7, 9 ). Như thế, chúng ta hiểu rõ lời cảnh báo của Chúa Giêsu: " Có những người rốt hết sẽ trở nên trước hết và những người trước hết sẽ trở nên rốt hết ". Con người phải biết từ bỏ chính mình, dẹp bỏ con người cũ mà mặc lấy Đức Kitô. Làm được điều đó, chắc chắn con người sẽ vào được nước trời vì theo Chúa là vác Thập Giá mà đi theo Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết dẹp bỏ con người cũ tức con người xấu xa, tội lỗi mà mặc lấy Đức Kitô. Amen.
Lc 13, 22-30
Đọc Tin Mừng và Giáo huấn của Đức Giêsu, chắc chắn ai cũng phải suy nghĩ, chắc hẳn ai cũng phải ngạc nhiên bởi Chúa luôn nói những điều trái ngược với những người Pharisêu và những người chống đối Chúa. Tuy nhiên, khi ngẫm nghĩ và đọc lời Chúa dưới ánh sáng của đức tin, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ cảm nghiệm sâu xa Giáo huấn và những lời vàng ngọc của Chúa Giêsu. Đoạn Tin Mừng của thánh Luca 13, 22-30, Giáo Hội trích đọc trong phụng vụ Chúa nhật XXI thường niên, năm C là một ví dụ điển hình: " Có những kẻ chót hết sẽ lên trước hết, và có những kẻ hàng đầu sẽ xuống đứng chót " ( Lc 13, 30 ) và “ Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào “ ( Lc 13, 24 ).
Những kẻ trước hết tức là những người được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, được Chúa ban cho có lắm vật chất, của cải, giầu sang, phú quí, nhưng họ lại sống keo kiệt, ích kỷ, đã giầu lại chỉ muốn giầu thêm như người phú hộ giầu có, như bác nhà giầu có lắm ruộng nhiều đất, chỉ biết nhìn vào kho lẫm của mình, không biết nhìn xa, thấy rộng, không biết chia sẻ, trao ban như luật yêu thương Chúa dạy. Của cải, vật chất, bả vinh hoa, phú quí đã níu kéo những người này không cho họ qua cửa hẹp để vào được nước trời, không vượt qua cửa hẹp để gặp được Đức Giêsu. Những kẻ trước hết có thể là những người cầm đầu, được Chúa ban cho danh vọng, nhưng lại đè đầu bóp cổ anh chị em, đàn áp, sống ác độc với anh chị em để hưởng thụ một mình, nuôi dưỡng ý đồ phục vụ cá nhân riêng. Những người này cũng sẽ không thể đi qua được cửa hẹp để vào được nước trời.
Chúa nói: " Hãy cố gắng vào cửa hẹp". Cửa hẹp không phải vì Chúa hẹp hòi khó khăn, khắt khe nhưng vì con người cồng kềnh ích kỷ, tham lam. Con người vơ vét, vun khoén nhiều của cải, tiền bạc, giầu sang khiến họ mập quá, to quá không thể đi qua cửa hẹp mà vào nước trời. Thánh Phaolô cũng đã có những tư tưởng thật rõ ràng để con người phấn đấu: " Tôi chiến đấu với sức mạnh của Chúa Kitô vốn tác động mạnh mẽ nơi tôi “ ( Col 1, 29 ) hoặc “ Hãy chiến đấu lành mạnh cho đức tin, giật lấy sự sống vĩnh cửu “ ( 1 Tm 6, 12 ). Do đó, con người hay người môn đệ Chúa không chỉ học xuông, đọc xuông lời Chúa mà được cứu rỗi đâu, nhưng phải thực hành bởi vì có lần Chúa đã phán: " Ta chẳng hiểu các ngươi nói gì và từ đâu đến “. Cho nên, việc được cứu hay được vô nước trời hay không là do con người chứ không do tự Chúa. Thánh Augustinô đã nói một câu thật chí lý: “ Thiên Chúa tạo dựng con người, Ngài không cần phải hỏi ý kiến con người. Nhưng để cứu chuộc con người, Ngài cần có sự cộng tác của con người “. Sách Khải Huyền cũng đã viết: ” Tôi một đám đông không thể đếm được…”( Kh 7, 9 ). Như thế, chúng ta hiểu rõ lời cảnh báo của Chúa Giêsu: " Có những người rốt hết sẽ trở nên trước hết và những người trước hết sẽ trở nên rốt hết ". Con người phải biết từ bỏ chính mình, dẹp bỏ con người cũ mà mặc lấy Đức Kitô. Làm được điều đó, chắc chắn con người sẽ vào được nước trời vì theo Chúa là vác Thập Giá mà đi theo Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết dẹp bỏ con người cũ tức con người xấu xa, tội lỗi mà mặc lấy Đức Kitô. Amen.
Cửa hẹp
Lm. Anphong Trần Đức Phương
08:32 16/08/2010
CỬA HẸP
CHÚA NHẬT XXI, THƯỜNG NIÊN, NĂM C
Chúa Nhật hôm nay chỉ dẫn cho chúng ta con đường sống đạo là con đường khó khăn, phải leo dốc, phải qua “Cửa Hẹp.” Nhưng chúng ta cứ cố gắng và cầu nguyện rồi Chúa sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả để tới đích điểm là quê hương thật Nước Trời.
Bài đọc I (Tiên tri Isaia 66:18-21): Qua tiên tri Isaia, Thiên Chúa hứa sẽ hướng dẫn Dân Chúa đi theo đường lối Chúa và quy tụ thành một Dân của Chúa được sống trong một “Trời Mới và Đất Mới.” (Hình ảnh cuộc sống mới, cuộc sống hạnh phúc trên Nước Chúa). Bài Đọc II (Thơ Do Thái 12: 5-7,11-13): Chúa sửa dậy chúng ta qua những đau khổ chúng ta gặp trong suốt cuộc đời; chúng ta hãy vui vẽ chấp nhận mọi khổ đau hằng ngày để được đi theo Chúa; đồng thời cũng nâng đỡ lẫn nhau, cùng vác đỡ gánh nặng cho nhau để cùng bước đi trong cuộc Hành Trình Đức Tin hướng về quê hương thật Nước Trời. Bài Phúc Âm (Luca 13:22-30): Mọi người chúng ta “từ Đông sang Tây” đều được mời dự tiệc “Nước Chúa” nhưng chúng ta phải đi qua “Cửa Hẹp,” đó là sự cố gắng sống đức tin hằng ngày và chấp nhận những Thánh Giá trong cuộc sống.
Ai trong chúng ta cũng thích đi qua cửa rộng thênh thang; ai trong chúng ta cũng thích đi con đường bằng phẳng, chứ không ai thích đi con đường lên dốc. Nhưng Chúa bảo chúng ta muốn vào Nước Chúa “ Hãy qua Cửa Hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn Cửa Hẹp và đường chật thì đưa đến Sự Sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Matthêu 7:13-14).
“Cửa hẹp” để chỉ những khó khăn mà chúng ta phải trải qua, nếu chúng ta muốn theo Chúa đi về cuộc Sống Mới, cuộc sống vĩnh cữu. Có rất nhiều khó khăn mà chúng ta phải chấp nhận để theo Chúa là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống; vì thế Chúa bảo chúng ta “Nước Trời dành cho những ai biết nổ lực!” (Matthêu 11:12) và “Ai muốn theo tôi, hãy bỏ mình đi, vác thánh giá hằng ngày mà theo tôi.” (Matthêu 16:24).
Thánh giá đầu tiên chúng ta phải vác là chính thân xác yếu hèn của chúng ta. Thân xác chúng ta luôn đòi hỏi những thỏa mãn nghịch với giới răn Chúa do tính ham danh, ham lợi, ham thú gây ra. Lòng ham hư danh đưa đến những tranh chấp địa vị và gây ra tị hiềm, thù hận. Tính ham mê tiền của sinh ra tham lam, gian lận. Ham mê thỏa mãn các dục vọng thể xác sinh ra những sa ngã đắm đuối. Muốn theo Chúa, chúng ta luôn phải vượt thắng những đòi hỏi đó của xác thịt để chu toàn các giới răn Chúa và sống xứng đáng các tín hữu, những người con tốt lành, thánh thiện của Chúa, như Chúa bảo “Hãy nên Thánh vì Ta là Đấng Thánh.”
Ngày nay trong “thời buổi văn hóa sự chết,” người ta coi thường lề luật sống của Chúa; nhưng chúng ta, các tín hữu của Chúa, chúng ta phải can đảm đi ngược lại: nhất định không phá thai, không chủ trương tự do luyến ái, không chủ trương ly dị, không chấp nhận đồng tình luyến ái, không chấp nhận “nam lấy nam, nữ lấy nữ mà thành vợ chồng.”
Hơn nữa, nhiều khi vì quyết tâm sống theo lề luật Chúa qua sự giảng dạy của Giáo Hội mà chúng ta phải chấp nhận hy sinh: phải mất việc, mất địa vị trong xã hội. Mới đây (Trong tháng 7/2010), Giáo Sư Kenneth Howell tại Đại Học Illinois đã bị đe dọa sa thải vì giảng dạy theo đúng đường lối của Giáo Hội. Đã có những bác sĩ, y tá mất việc vì nhất định không chịu cộng tác vào việc phá thai tại bệnh viện. Nhiều chính trị gia thất cử vì chủ trương bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội. Đó là những hy sinh thật lớn lao, những “Cửa Hẹp” mà chúng ta phải đi qua, nếu chúng ta muốn là những tín hữu thật của Chúa.
Chấp nhận những hy sinh đó là chúng ta chấp nhận đi theo “Cửa Hẹp,” là chúng ta muốn sống như những tín hữu của Chúa, những con người luôn tôn trọng sự sống, tôn trọng hạnh phúc gia đình, tôn trọng bản thân và giá trị thật của con người biết sống theo lý trí, chứ không chạy theo những trào lưu hỗn loạn của thời đại (2 Phêrô 3:3-10).
Cả cuộc đời, Mẹ Maria và các Thánh đều đã đi qua “Cửa Hẹp,” đã luôn sống theo thánh ý Chúa, chứ không sống theo thế gian, xác thịt, và ngày nay Mẹ và các Thánh đã được vinh hiễn trên Nước Trời.
Xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, giúp chúng ta luôn can đảm sống Đức Tin trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, dù vì thế mà phải hy sinh, nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống của mình, như các Thánh tử đạo xưa nay. Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau.
CHÚA NHẬT XXI, THƯỜNG NIÊN, NĂM C
Chúa Nhật hôm nay chỉ dẫn cho chúng ta con đường sống đạo là con đường khó khăn, phải leo dốc, phải qua “Cửa Hẹp.” Nhưng chúng ta cứ cố gắng và cầu nguyện rồi Chúa sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả để tới đích điểm là quê hương thật Nước Trời.
Bài đọc I (Tiên tri Isaia 66:18-21): Qua tiên tri Isaia, Thiên Chúa hứa sẽ hướng dẫn Dân Chúa đi theo đường lối Chúa và quy tụ thành một Dân của Chúa được sống trong một “Trời Mới và Đất Mới.” (Hình ảnh cuộc sống mới, cuộc sống hạnh phúc trên Nước Chúa). Bài Đọc II (Thơ Do Thái 12: 5-7,11-13): Chúa sửa dậy chúng ta qua những đau khổ chúng ta gặp trong suốt cuộc đời; chúng ta hãy vui vẽ chấp nhận mọi khổ đau hằng ngày để được đi theo Chúa; đồng thời cũng nâng đỡ lẫn nhau, cùng vác đỡ gánh nặng cho nhau để cùng bước đi trong cuộc Hành Trình Đức Tin hướng về quê hương thật Nước Trời. Bài Phúc Âm (Luca 13:22-30): Mọi người chúng ta “từ Đông sang Tây” đều được mời dự tiệc “Nước Chúa” nhưng chúng ta phải đi qua “Cửa Hẹp,” đó là sự cố gắng sống đức tin hằng ngày và chấp nhận những Thánh Giá trong cuộc sống.
Ai trong chúng ta cũng thích đi qua cửa rộng thênh thang; ai trong chúng ta cũng thích đi con đường bằng phẳng, chứ không ai thích đi con đường lên dốc. Nhưng Chúa bảo chúng ta muốn vào Nước Chúa “ Hãy qua Cửa Hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn Cửa Hẹp và đường chật thì đưa đến Sự Sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Matthêu 7:13-14).
“Cửa hẹp” để chỉ những khó khăn mà chúng ta phải trải qua, nếu chúng ta muốn theo Chúa đi về cuộc Sống Mới, cuộc sống vĩnh cữu. Có rất nhiều khó khăn mà chúng ta phải chấp nhận để theo Chúa là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống; vì thế Chúa bảo chúng ta “Nước Trời dành cho những ai biết nổ lực!” (Matthêu 11:12) và “Ai muốn theo tôi, hãy bỏ mình đi, vác thánh giá hằng ngày mà theo tôi.” (Matthêu 16:24).
Thánh giá đầu tiên chúng ta phải vác là chính thân xác yếu hèn của chúng ta. Thân xác chúng ta luôn đòi hỏi những thỏa mãn nghịch với giới răn Chúa do tính ham danh, ham lợi, ham thú gây ra. Lòng ham hư danh đưa đến những tranh chấp địa vị và gây ra tị hiềm, thù hận. Tính ham mê tiền của sinh ra tham lam, gian lận. Ham mê thỏa mãn các dục vọng thể xác sinh ra những sa ngã đắm đuối. Muốn theo Chúa, chúng ta luôn phải vượt thắng những đòi hỏi đó của xác thịt để chu toàn các giới răn Chúa và sống xứng đáng các tín hữu, những người con tốt lành, thánh thiện của Chúa, như Chúa bảo “Hãy nên Thánh vì Ta là Đấng Thánh.”
Ngày nay trong “thời buổi văn hóa sự chết,” người ta coi thường lề luật sống của Chúa; nhưng chúng ta, các tín hữu của Chúa, chúng ta phải can đảm đi ngược lại: nhất định không phá thai, không chủ trương tự do luyến ái, không chủ trương ly dị, không chấp nhận đồng tình luyến ái, không chấp nhận “nam lấy nam, nữ lấy nữ mà thành vợ chồng.”
Hơn nữa, nhiều khi vì quyết tâm sống theo lề luật Chúa qua sự giảng dạy của Giáo Hội mà chúng ta phải chấp nhận hy sinh: phải mất việc, mất địa vị trong xã hội. Mới đây (Trong tháng 7/2010), Giáo Sư Kenneth Howell tại Đại Học Illinois đã bị đe dọa sa thải vì giảng dạy theo đúng đường lối của Giáo Hội. Đã có những bác sĩ, y tá mất việc vì nhất định không chịu cộng tác vào việc phá thai tại bệnh viện. Nhiều chính trị gia thất cử vì chủ trương bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội. Đó là những hy sinh thật lớn lao, những “Cửa Hẹp” mà chúng ta phải đi qua, nếu chúng ta muốn là những tín hữu thật của Chúa.
Chấp nhận những hy sinh đó là chúng ta chấp nhận đi theo “Cửa Hẹp,” là chúng ta muốn sống như những tín hữu của Chúa, những con người luôn tôn trọng sự sống, tôn trọng hạnh phúc gia đình, tôn trọng bản thân và giá trị thật của con người biết sống theo lý trí, chứ không chạy theo những trào lưu hỗn loạn của thời đại (2 Phêrô 3:3-10).
Cả cuộc đời, Mẹ Maria và các Thánh đều đã đi qua “Cửa Hẹp,” đã luôn sống theo thánh ý Chúa, chứ không sống theo thế gian, xác thịt, và ngày nay Mẹ và các Thánh đã được vinh hiễn trên Nước Trời.
Xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, giúp chúng ta luôn can đảm sống Đức Tin trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, dù vì thế mà phải hy sinh, nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống của mình, như các Thánh tử đạo xưa nay. Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau.
Qua cửa hẹp
Phanxicô Xaviê
08:41 16/08/2010
Hoang tưởng đã trở thành một căn bệnh trầm kha trong xã hội ngày nay. Căn bệnh này tất nhiên không đưa đến cái chết cho thân xác. Nhưng quả thật nó làm tinh thần người ta nghèo nàn đi và còn tiêu tan mất. Người mắc bệnh không nghĩ rằng mình là kẻ khốn khổ và đáng thương. Lúc nào cũng tưởng mình khôn ngoan… Cái mình dở nhiều thì tưởng là dở ít. Điều thường thường hoặc trung bình thì lại tưởng hay, hơn hẳn người khác… Thế nên thái độ khôn ngoan nhất mà Chúa Giêsu thường lập lại trong Tin mừng của Ngài đó là: “Hãy tỉnh thức, vì các con không biết giờ nào, ngày nào”. Con người sinh ra thì phải chết. Nói như thế không phải là một suy nghĩ bi quan về cuộc đời, mà đúng hơn là một cái nhìn trong suốt về hướng đi của cuộc đời. Trên một số tuyến đường liên tỉnh ở Philippin, thỉnh thoảng hành khách đọc được một bảng hiệu có thể làm cho họ phải giật mình suy nghĩ: ”Có thể đây là chuyến đi cuối cùng của bạn!”. Ít ai khi lên đường, lại có ý nghĩ ấy. Người ta chỉ nghĩ đến công việc, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến những thú vui đang chờ đợi họ ở phía trước, hơn là phải dừng lại với ý nghĩ của một cái chết bất ngờ. Thật vậy, giá như ai trong chúng ta cũng biết rằng: công việc ta đang làm trong giây phút này là công việc cuối cùng trong cuộc đời, thì có lẽ mọi việc đều có một ý nghĩa và một mục đích khác hẳn.
Đoạn sách Isaia 66, 18-21 kết thúc tác phẩm dầy 66 chương của vị đại tiên tri, có giá trị mạc khải dẫn dắt đời sống chúng ta. Chúa mở ra trước mắt chúng ta chân trời của thời kỳ cánh chung. Với những lời văn rõ ràng, tiên tri Isaia đã trình bày ý định của Thiên Chúa muốn qui tụ mọi dân tộc, mọi quốc gia thành một dân duy nhất.
Vừa thoát khỏi cảnh lưu đày, dân Israel chưa vui mừng được bao lâu đã phải đối diện với nhiều khó khăn, khiến họ thất vọng. Chính trong hoàn cảnh ấy, tiên tri đã đưa ra những lời mạc khải để nâng dậy tinh thần của dân chúng. Một tương lai tươi sáng đầy vinh quang sẽ đến với dân được tuyển chọn. Chính Thiên Chúa đã chọn để họ trở nên dấu chỉ hợp nhất các quốc gia. Tất cả mọi dân tộc sẽ cùng với Israel tiến dâng lễ vật lên Thiên Chúa tại Giêrusalem. Lời tiên báo này của tiên tri Isaia đang được Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập thực hiện một cách tuyệt vời: tất cả mọi dân trên trái đất này đều được mời gọi liên kết và đi vào Giáo Hội để thiết lập Nước Thiên Chúa.
Tất cả mọi người đều được mời vào nhà Chúa và được tham dự vào bàn tiệc Thiên Quốc. Nhưng không có nghĩa muốn vào là được. Vì cánh cửa thì hẹp, muốn vào cần phải nỗ lực nhiều. Ai nỗ lực đi theo Chúa, trung thành với Lời Ngài và sống tình bác ái thì chắc chắn được cứu độ, được vào Nước Trời dự tiệc mà bất luận họ là ai.
Tuy nhiên, hình như con người luôn bị cám dỗ bởi những toan tính thiệt hơn, nhiều ít trong mọi vấn đề cuộc sống. Ngay cả trong đời sống đức tin cũng vậy, người ta tính xem ai được cứu độ và Thiên Chúa cứu bao nhiêu người… Có người đã hỏi Chúa như trong bài Tin mừng Luca 13, 22-30: ”Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít người sẽ được cứu?” Và trong tâm trí của nhiều người Do thái ngày xưa cũng yên chí rằng, họ sẽ là người được cứu hoặc như nhiều nhóm đạo đức thời Chúa Giêsu nghĩ ai thuộc nhóm mình thì được cứu. Câu trả lời của Chúa Giêsu đã cho thấy, không ai có quyền ưu tiên khi vào qua cửa hẹp. Bất luận là ai cũng có thể được vào miễn là phải cố gắng. Không có một quốc gia, một dân tộc, hay một tôn giáo nào có quyền miễn trừ khi vào Nước Trời. Chỉ có tiêu chuẩn cho đời sống cá nhân là lòng trung thành thực hiện Lời Chúa, mới là điều kiện để được xét vào hay không. Tất cả là do nỗ lực và thành tâm thiện chí của mỗi cá nhân. Không có thuyết định mệnh ở đây, không có đặc quyền đặc lợi chỉ có sự tự do và quyết tâm đi vào của mỗi người trong đức tin mà thôi.
Đức Kitô là Đấng Cứu độ muôn dân. Bất cứ ai tin tưởng đón nhận và hy sinh sống theo đường lối của Ngài thì sẽ được vào hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. Chứ không phải do gốc Do thái hay một liên hệ nào khác. Quả thật đây là một tệ trạng đáng buồn mà khá phổ biến, nó có gốc gác từ xa xưa nhưng cũng rất hiện đại: cái bệnh con ông cháu cha, gốc bự (ô dù), lý lịch rõ ràng… khiến người ta lên mặt vênh váo, có khi còn hà hiếp người khác. Bài Tin mừng Luca trên chính là một lời cảnh cáo khá gay gắt. Tương quan với Thiên Chúa là tương quan thẳm sâu trong tâm hồn con người, nên Ngài không bao giờ đánh giá một con người qua địa vị, chức quyền hay dáng vẻ bên ngoài, nhưng là những gì trong tâm hồn họ. Do đó dù là đạo gốc, con ông cháu cha… thì cũng phải lo sửa đổi bản thân, trị cho dứt cái bệnh tưởng này. Nếu không muốn sẽ phải “khóc lóc và nghiến răng”.
Qua cửa hẹp cũng là một cách nói về con đường thập giá của Chúa Giêsu. Theo Chúa mà không muốn gặp thử thách gian nan, không cần nỗ lực chỉ biết sống theo đam mê dục vọng xác thịt của mình như thánh Phaolô đã khẳng định thì không xứng đáng là con cái của Thần Khí, không xứng đáng là con người mới trong Đức Kitô, nghĩa là không thể vào Nước Trời. Trong đoạn trích thư gửi tín hữu Do thái 12, 5-13, tác giả cũng cho thấy ngoài lời động viên những ai bị thử thách trong đức tin hãy can đảm chịu đựng, thì con đường khó khăn, thử thách luôn là đường lối sư phạm mà Thiên Chúa muốn dùng để tôi luyện đức tin chúng ta là con cái của Ngài. Do đó nhận thức được cửa hẹp là cửa dẫn ta vào Nước Trời, mỗi Kitô hữu phải cố gắng nỗ lực và tin tưởng dấn bước. Vì qua thập giá sẽ đến vinh quang, qua cửa hẹp sẽ vào Thiên đàng vinh phúc.
Đoạn sách Isaia 66, 18-21 kết thúc tác phẩm dầy 66 chương của vị đại tiên tri, có giá trị mạc khải dẫn dắt đời sống chúng ta. Chúa mở ra trước mắt chúng ta chân trời của thời kỳ cánh chung. Với những lời văn rõ ràng, tiên tri Isaia đã trình bày ý định của Thiên Chúa muốn qui tụ mọi dân tộc, mọi quốc gia thành một dân duy nhất.
Vừa thoát khỏi cảnh lưu đày, dân Israel chưa vui mừng được bao lâu đã phải đối diện với nhiều khó khăn, khiến họ thất vọng. Chính trong hoàn cảnh ấy, tiên tri đã đưa ra những lời mạc khải để nâng dậy tinh thần của dân chúng. Một tương lai tươi sáng đầy vinh quang sẽ đến với dân được tuyển chọn. Chính Thiên Chúa đã chọn để họ trở nên dấu chỉ hợp nhất các quốc gia. Tất cả mọi dân tộc sẽ cùng với Israel tiến dâng lễ vật lên Thiên Chúa tại Giêrusalem. Lời tiên báo này của tiên tri Isaia đang được Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập thực hiện một cách tuyệt vời: tất cả mọi dân trên trái đất này đều được mời gọi liên kết và đi vào Giáo Hội để thiết lập Nước Thiên Chúa.
Tất cả mọi người đều được mời vào nhà Chúa và được tham dự vào bàn tiệc Thiên Quốc. Nhưng không có nghĩa muốn vào là được. Vì cánh cửa thì hẹp, muốn vào cần phải nỗ lực nhiều. Ai nỗ lực đi theo Chúa, trung thành với Lời Ngài và sống tình bác ái thì chắc chắn được cứu độ, được vào Nước Trời dự tiệc mà bất luận họ là ai.
Tuy nhiên, hình như con người luôn bị cám dỗ bởi những toan tính thiệt hơn, nhiều ít trong mọi vấn đề cuộc sống. Ngay cả trong đời sống đức tin cũng vậy, người ta tính xem ai được cứu độ và Thiên Chúa cứu bao nhiêu người… Có người đã hỏi Chúa như trong bài Tin mừng Luca 13, 22-30: ”Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít người sẽ được cứu?” Và trong tâm trí của nhiều người Do thái ngày xưa cũng yên chí rằng, họ sẽ là người được cứu hoặc như nhiều nhóm đạo đức thời Chúa Giêsu nghĩ ai thuộc nhóm mình thì được cứu. Câu trả lời của Chúa Giêsu đã cho thấy, không ai có quyền ưu tiên khi vào qua cửa hẹp. Bất luận là ai cũng có thể được vào miễn là phải cố gắng. Không có một quốc gia, một dân tộc, hay một tôn giáo nào có quyền miễn trừ khi vào Nước Trời. Chỉ có tiêu chuẩn cho đời sống cá nhân là lòng trung thành thực hiện Lời Chúa, mới là điều kiện để được xét vào hay không. Tất cả là do nỗ lực và thành tâm thiện chí của mỗi cá nhân. Không có thuyết định mệnh ở đây, không có đặc quyền đặc lợi chỉ có sự tự do và quyết tâm đi vào của mỗi người trong đức tin mà thôi.
Đức Kitô là Đấng Cứu độ muôn dân. Bất cứ ai tin tưởng đón nhận và hy sinh sống theo đường lối của Ngài thì sẽ được vào hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. Chứ không phải do gốc Do thái hay một liên hệ nào khác. Quả thật đây là một tệ trạng đáng buồn mà khá phổ biến, nó có gốc gác từ xa xưa nhưng cũng rất hiện đại: cái bệnh con ông cháu cha, gốc bự (ô dù), lý lịch rõ ràng… khiến người ta lên mặt vênh váo, có khi còn hà hiếp người khác. Bài Tin mừng Luca trên chính là một lời cảnh cáo khá gay gắt. Tương quan với Thiên Chúa là tương quan thẳm sâu trong tâm hồn con người, nên Ngài không bao giờ đánh giá một con người qua địa vị, chức quyền hay dáng vẻ bên ngoài, nhưng là những gì trong tâm hồn họ. Do đó dù là đạo gốc, con ông cháu cha… thì cũng phải lo sửa đổi bản thân, trị cho dứt cái bệnh tưởng này. Nếu không muốn sẽ phải “khóc lóc và nghiến răng”.
Qua cửa hẹp cũng là một cách nói về con đường thập giá của Chúa Giêsu. Theo Chúa mà không muốn gặp thử thách gian nan, không cần nỗ lực chỉ biết sống theo đam mê dục vọng xác thịt của mình như thánh Phaolô đã khẳng định thì không xứng đáng là con cái của Thần Khí, không xứng đáng là con người mới trong Đức Kitô, nghĩa là không thể vào Nước Trời. Trong đoạn trích thư gửi tín hữu Do thái 12, 5-13, tác giả cũng cho thấy ngoài lời động viên những ai bị thử thách trong đức tin hãy can đảm chịu đựng, thì con đường khó khăn, thử thách luôn là đường lối sư phạm mà Thiên Chúa muốn dùng để tôi luyện đức tin chúng ta là con cái của Ngài. Do đó nhận thức được cửa hẹp là cửa dẫn ta vào Nước Trời, mỗi Kitô hữu phải cố gắng nỗ lực và tin tưởng dấn bước. Vì qua thập giá sẽ đến vinh quang, qua cửa hẹp sẽ vào Thiên đàng vinh phúc.
Cửa hẹp
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
08:49 16/08/2010
Bài đọc I (Tiên tri Isaia 66:18-21): Qua tiên tri Isaia, Thiên Chúa hứa sẽ hướng dẫn Dân Chúa đi theo đường lối Chúa và quy tụ thành một Dân của Chúa được sống trong một “Trời Mới và Đất Mới.” (Hình ảnh cuộc sống mới, cuộc sống hạnh phúc trên Nước Chúa). Bài Đọc II (Thơ Do Thái 12: 5-7,11-13): Chúa sửa dậy chúng ta qua những đau khổ chúng ta gặp trong suốt cuộc đời; chúng ta hãy vui vẽ chấp nhận mọi khổ đau hằng ngày để được đi theo Chúa; đồng thời cũng nâng đỡ lẫn nhau, cùng vác đỡ gánh nặng cho nhau để cùng bước đi trong cuộc Hành Trình Đức Tin hướng về quê hương thật Nước Trời. Bài Phúc Âm (Luca 13:22-30): Mọi người chúng ta “từ Đông sang Tây” đều được mời dự tiệc “Nước Chúa” nhưng chúng ta phải đi qua “Cửa Hẹp,” đó là sự cố gắng sống đức tin hằng ngày và chấp nhận những Thánh Giá trong cuộc sống.
Ai trong chúng ta cũng thích đi qua cửa rộng thênh thang; ai trong chúng ta cũng thích đi con đường bằng phẳng, chứ không ai thích đi con đường lên dốc. Nhưng Chúa bảo chúng ta muốn vào Nước Chúa “ Hãy qua Cửa Hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn Cửa Hẹp và đường chật thì đưa đến Sự Sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Matthêu 7:13-14).
“Cửa hẹp” để chỉ những khó khăn mà chúng ta phải trải qua, nếu chúng ta muốn theo Chúa đi về cuộc Sống Mới, cuộc sống vĩnh cữu. Có rất nhiều khó khăn mà chúng ta phải chấp nhận để theo Chúa là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống; vì thế Chúa bảo chúng ta “Nước Trời dành cho những ai biết nổ lực!” (Matthêu 11:12) và “Ai muốn theo tôi, hãy bỏ mình đi, vác thánh giá hằng ngày mà theo tôi.” (Matthêu 16:24).
Thánh giá đầu tiên chúng ta phải vác là chính thân xác yếu hèn của chúng ta. Thân xác chúng ta luôn đòi hỏi những thỏa mãn nghịch với giới răn Chúa do tính ham danh, ham lợi, ham thú gây ra. Lòng ham hư danh đưa đến những tranh chấp địa vị và gây ra tị hiềm, thù hận. Tính ham mê tiền của sinh ra tham lam, gian lận. Ham mê thỏa mãn các dục vọng thể xác sinh ra những sa ngã đắm đuối. Muốn theo Chúa, chúng ta luôn phải vượt thắng những đòi hỏi đó của xác thịt để chu toàn các giới răn Chúa và sống xứng đáng các tín hữu, những người con tốt lành, thánh thiện của Chúa, như Chúa bảo “Hãy nên Thánh vì Ta là Đấng Thánh.”
Ngày nay trong “thời buổi văn hóa sự chết,” người ta coi thường lề luật sống của Chúa; nhưng chúng ta, các tín hữu của Chúa, chúng ta phải can đảm đi ngược lại: nhất định không phá thai, không chủ trương tự do luyến ái, không chủ trương ly dị, không chấp nhận đồng tình luyến ái, không chấp nhận “nam lấy nam, nữ lấy nữ mà thành vợ chồng.”
Hơn nữa, nhiều khi vì quyết tâm sống theo lề luật Chúa qua sự giảng dạy của Giáo Hội mà chúng ta phải chấp nhận hy sinh: phải mất việc, mất địa vị trong xã hội. Mới đây (Trong tháng 7/2010), Giáo Sư Kenneth Howell tại Đại Học Illinois đã bị đe dọa sa thải vì giảng dạy theo đúng đường lối của Giáo Hội. Đã có những bác sĩ, y tá mất việc vì nhất định không chịu cộng tác vào việc phá thai tại bệnh viện. Nhiều chính trị gia thất cử vì chủ trương bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội. Đó là những hy sinh thật lớn lao, những “Cửa Hẹp” mà chúng ta phải đi qua, nếu chúng ta muốn là những tín hữu thật của Chúa.
Chấp nhận những hy sinh đó là chúng ta chấp nhận đi theo “Cửa Hẹp,” là chúng ta muốn sống như những tín hữu của Chúa, những con người luôn tôn trọng sự sống, tôn trọng hạnh phúc gia đình, tôn trọng bản thân và giá trị thật của con người biết sống theo lý trí, chứ không chạy theo những trào lưu hỗn loạn của thời đại (2 Phêrô 3:3-10).
Cả cuộc đời, Mẹ Maria và các Thánh đều đã đi qua “Cửa Hẹp,” đã luôn sống theo thánh ý Chúa, chứ không sống theo thế gian, xác thịt, và ngày nay Mẹ và các Thánh đã được vinh hiễn trên Nước Trời.
Xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, giúp chúng ta luôn can đảm sống Đức Tin trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, dù vì thế mà phải hy sinh, nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống của mình, như các Thánh tử đạo xưa nay. Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau.
Không cần xưng tội vì Chúa đã tha hết?
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
08:51 16/08/2010
Hỏi : Một linh mục kia từ nước ngoài về thăm Việt Nam..Khi đến dâng Thánh lễ ở tư gia đã mời mọi người tham dự Lễ rước Minh Thánh Chúa. Thấy có những người không muốn rước Chúa, linh mục hỏi tại sao, có người trả lời “con chưa sẵn sàng” vì chưa xưng tội. Linh mục nói: Chúa Giêsu đã chuộc tội và tha tội cho chúng ta rồi nên không cần phải xưng tội gì cả, Tôi đã nghiên cứu kỹ việc này rồi, cứ an tâm rước Chúa !!. Xin cha cho biết ý kiến về vấn đề trên đây.
Trả lời: Tôi thực ngạc nhiên về câu hỏi được đặt ra. Nêu đúng như vậy, thì không biết linh mục đó học thần học và bí tích ở đâu mà dạy sai trái như vậy.
Chúa Giêsu chết để đền tội thay cho loài người: đúng. Nhưng nếu nói Chúa đã tha hết tội cho ta, nên ta không còn tội lỗi nào nữa để phải đi xưng tội thì sai hoàn toàn.
I-Công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô có giúp con người khỏi phạm tội nữa hay không ?
Phải trả lời ngay là không có giáo lý, tín lý nào của Giáo Hội từ xưa đến nay dạy rằng Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho cả nhân loại rồi, nên con người không còn có tội nữa, và do đó, không cần phải xưng tội. Cũng không có giáo lý nào dạy ai tham dự Thánh Lễ thì cứ an tâm rước Mình Thánh Chúa bất kể tình trạng tâm hồn mình ra sao..
Ngược lại, tội là một thực trạng, một thực tế không ai có thể phủ nhân được nơi mỗi người chúng ta cũng như trong trần thế này dựa trên chính lời Chúa trong thư Gioan sau đây:
“Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội. Chúng ta tự lừa dối mình. Và sự thật không ở trong chúng ta". ( 1 Ga 1: 8),
Qua phép Rửa, chúng ta được tha thứ mọi tội lỗi, tội Nguyên Tổ cũng như cá nhân. Nhưng rửa tội rồi, con người vẫn còn đầy yếu đuối vì bản chất đã bị băng hoại do hậu quả của tội Nguyên Tổ (Original sin) nên dễ sa ngã do gương xấu đầy rẫy trong trần gian cộng thêm sự cám dỗ mãnh liệt của ma quỉ, ví như “ sư tử gầm thết rảo quanh tìm mồi cắn xé.” ( 1 Pr 5:8)
Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô đã thú nhận sự yếu đuối của mình trước nguy cơ của tội lỗi như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 719-20)
Như thế, cho thấy rõ là dù Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho con người, và dù phép Rửa đã một lần tẩy sạch mọi tội nơi bản thân mỗi người chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không được biến đổi đến mức không bao giờ còn phạm tội nữa.Trái lại, là con người, chúng ta vẫn yếu đuối và dễ sa phạm tội ( Sách Giáo lý số 1264) không phải vì ơn tha thứ của Chúa không có hiệu quả lâu dài, mà vì con người còn có ý muốn tự do (Free will) để hoặc quyết tâm chọn Chúa, sống theo đường lối của Người, hay từ khước Chúa để sống theo ý riêng của mình.Sống theo ước muốn riêng có nghĩa không cần tuân giữ lề luật nào của Chúa nữa để tự do làm những sự dữ như phá thai, giết người, gian dâm, trộm cướp, gian manh, bất công, lừa đảo, thay vợ đổi chồng., tự do ly dị. v.v...
Nếu đã chọn sống theo ý muốn của mình, không cần Chúa nữa, thì sẽ không phân biệt được lằn ranh giữa sự thiện và sự dữ nên sẽ lún xâu vào con đường hư mất đời đời, nghĩa là không được ơn cứu độ để vào Nước Trời như Chúa Giêsu đã nói rõ sau đây:
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy, Lậy Chúa, Lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu, mà chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21)
Thưa với Thầy: Lậy Chúa, Lậy Chúa, có nghĩa miệng nói tôi là người Công Giáo, tôi tin có Chúa nhưng đời sống của tôi lại trái ngược với niềm tin cũng như danh xưng là người Kitô hữu.
Thi hành ý muốn của Cha trên Trời có nghĩa là phải xa lánh mọi tội lỗi để yêu mến Chúa trên hết mọi sự, vì tội là cản trở duy nhất ngăn cách con người với Thiên Chúa là Đấng cực tốt cực lành. Chúa đã tha thứ cho chúng ta trong Chúa Kitô, Nhưng ơn tha thứ đó không loại trừ mọi nguy cơ tội lỗi cho chúng ta bao lâu ta còn còn sống trên trần thế và trong bản chất yếu đuối này.Nghĩa là, dù Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho nhân loại, nhưng Chúa không tiêu diệt hết mọi giống tội và sự dữ (evils) trên trần gian này để cho con người được luôn sống trong ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ngược lại, chính vì tội vẫn còn là một thực tế trong trần gian cũng như là nguy cơ trong bản thân mỗi người chúng ta, nên ta mới phải hết sức cố gắng với ơn Chúa nâng đỡ để xa tránh hay từ bỏ mọi tội lỗi để cộng tác vào ơn cứu độ của Chúa Kitô hầu được vui hưởng hạnh phúc Chúa hứa ban. Nói khác đi, thật là điều sai lầm lớn lao nếu nghĩ rằng Chúa Kitô đã cứu chuộc ta qua khổ hình thập giá, nên ta không còn tội lỗi gì nữa và đương nhiên được cứu độ để sống hạnh phúc muôn đời với Chúa.
Sự thật trái lai, như đã nói ở trên, là nguy cơ của tội lỗi vẫn còn là một thực tế luôn đe dọa chúng ta cho đến hơi thở cuối cùng. Và nếu ta không cố gắng chiến đấu để xa lánh tội lỗi, thì công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sẽ trở nên vô ích vì Chúa cần sự cộng tác hay thiện chí của con người vào ơn cứu độ.
Chính vì biết con người sẽ sa đi ngã lại trong nguy cơ của tội lỗi sau khi được rửa sạch mọi tội một lần qua phép Rửa, nên Chúa Giêsu đã ban bí tích hòa giải để giúp con người lấy lại tình thân với Thiên Chúa sau khi đã sa ngã vì yếu đuối của bản tính. Chúa đã ban quyền tha tội cho các Tông Đồ khi Người nói:
“Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ". ( Ga 20:23)
Đây là nền tảng của bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) mà Giáo Hội đã cử hành từ xưa đến nay để giúp chúng ta lấy lại ơn Chúa và tình thân với Người mỗi khi lỡ sa phạm tội vì đuối con người. Nếu con người không còn tội lỗi gì nữa vì “ Chúa đã chuộc tội và tha thứ hết” như linh mục nào đó đã nói với giáo dân thì Chúa Giêsu lập bí tích hòa giải để làm gì và cho ai ?? ?. Và tại sao Giáo Hội vẫn cử hành bí tích hòa giải và dạy tín hữu phải năng đi xưng tội để tẩy xóa mọi tội lỗi đã phạm hầu luôn sống trong thân tình với Chúa.?
Thử hỏi bản thân ông linh mục kia có dám nói là mình không có tội gì phải xưng nữa không ? Và như vậy, mỗi khi dâng Thánh lễ, ông có còn mời gọi người tham dự cùng làm nghi thức sám hối (penitential rite) xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi trước khi cử hành Thánh Lễ ?
Nếu không có tội thì cần gì phải sám hối nữa phải không ?
Nhưng làm gì có chuyện quái đản, sai giáo lý cách trầm trọng này.
Tôi hoàn toàn không hiểu ông linh mục kia “ học và nghiên cứu” ở đâu, Thần học và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo hay “thần học giải phóng” nào mà dám “phăng” ra giáo lý riêng của mình để dạy sai lầm cho giáo dân về ơn tha thứ của Chúa và thực trạng tội lỗi của con người, cũng như điều kiện phải có để rước Minh Thánh Chúa trong Thánh lễ.
Xin nhắc lại là ơn tha thứ của Thiên Chúa qua công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô và qua phép rửa không thể được ví như một mũi thuốc khỏe trích vào cơ thể con người và làm tan biến ngay mọi mệt mỏi khó chịu trong cơ thể. Thuốc có công hiệu nhưng chỉ công hiệu một thời gian chứ không vĩnh viễn chữa lành cho cơ thể. Cũng vậy, Chúa tha thứ một lần, chúng ta được sạch tội. Nhưng vì yếu đuối, vì gương xấu và vì ma quỉ cám dỗ, nên chúng ta có thể phạm tội trở lại và làm mất ơn tha thứ của Chúa nhiều lần trong đời.
Đây là kinh nghiệm bản thân của mỗi người chúng ta trong đời sống thiêng liêng.
Muốn tránh phạm tội, chúng ta phải cố gắng hết sức về phần mình và nhất là nương nhờ ơn Chúa giúp sức thì mới có thể đứng vững trong ơn phúc và thăng tiến trong tình yêu của Chúa, cũng như hy vọng được cứu rỗi. Nếu không cố gắng về phần mình để cộng tác với ơn Chúa, thì Chúa không thể cứu ai được, vì con người còn có tự do để lựa chọn sống theo Chúa hay theo “văn hóa sự chết” để chối bỏ Thiên Chúa và sự sống đời đời.
II- Điều kiện để rước Minh Thánh Chúa theo giáo lý, giáo luật của Giáo Hội:
Để xứng đáng rước Mình Máu Thánh Chúa trong Thánh Lể, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói rõ như sau:
“Ai muốn rước lấy Chúa Kitô trong hiệp lễ Thánh Thể ( holy communion), phải ở trong tình trạng có ân sủng.Nếu ai biết mình đã phạm tội trọng, thì không được bước lên bàn tiệc Thánh Thể, nếu không nhận được ơn tha tội trước đó nơi bí tích Sám hối ( xưng tội)” ( x SGLGHCG số 1415)
Giáo luật số 916 cũng qui định: “Ai ý thức mình phạm tội nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được rước lễ”
Như vậy mời mọi người lên rước Minh Thánh Chúa không cần quan tâm đên tình trạng ân sủng của mình, tức tình trạng hiện thời của tâm hồn, là hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý và giáo luật của Giáo Hội về điều kiện phải có cho được xứng đáng rước Chúa vào lòng mỗi khi tham dự Thánh Lễ.
Không linh mục nào được phép “sáng chế” ra giáo lý và phụng vụ bí tích của riêng mình khi thi hành sứ vụ được nhận lãnh qua bí tích Truyền Chức Thánh và năng quyền ( faculty) cho phép làm mục vụ từ Giám mục của mình.
Giáo dân cũng có bổn phận phải trình cho Giám Mục khi biết linh mục nào thuộc quyền coi sóc của ngài đã dạy dỗ sai lầm về thần học, giáo lý và bí tích của Giáo Hội.
Ước mong giải đáp trên đây thỏa mãn câu hỏi được nêu ra.
Trả lời: Tôi thực ngạc nhiên về câu hỏi được đặt ra. Nêu đúng như vậy, thì không biết linh mục đó học thần học và bí tích ở đâu mà dạy sai trái như vậy.
Chúa Giêsu chết để đền tội thay cho loài người: đúng. Nhưng nếu nói Chúa đã tha hết tội cho ta, nên ta không còn tội lỗi nào nữa để phải đi xưng tội thì sai hoàn toàn.
I-Công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô có giúp con người khỏi phạm tội nữa hay không ?
Phải trả lời ngay là không có giáo lý, tín lý nào của Giáo Hội từ xưa đến nay dạy rằng Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho cả nhân loại rồi, nên con người không còn có tội nữa, và do đó, không cần phải xưng tội. Cũng không có giáo lý nào dạy ai tham dự Thánh Lễ thì cứ an tâm rước Mình Thánh Chúa bất kể tình trạng tâm hồn mình ra sao..
Ngược lại, tội là một thực trạng, một thực tế không ai có thể phủ nhân được nơi mỗi người chúng ta cũng như trong trần thế này dựa trên chính lời Chúa trong thư Gioan sau đây:
“Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội. Chúng ta tự lừa dối mình. Và sự thật không ở trong chúng ta". ( 1 Ga 1: 8),
Qua phép Rửa, chúng ta được tha thứ mọi tội lỗi, tội Nguyên Tổ cũng như cá nhân. Nhưng rửa tội rồi, con người vẫn còn đầy yếu đuối vì bản chất đã bị băng hoại do hậu quả của tội Nguyên Tổ (Original sin) nên dễ sa ngã do gương xấu đầy rẫy trong trần gian cộng thêm sự cám dỗ mãnh liệt của ma quỉ, ví như “ sư tử gầm thết rảo quanh tìm mồi cắn xé.” ( 1 Pr 5:8)
Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô đã thú nhận sự yếu đuối của mình trước nguy cơ của tội lỗi như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 719-20)
Như thế, cho thấy rõ là dù Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho con người, và dù phép Rửa đã một lần tẩy sạch mọi tội nơi bản thân mỗi người chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không được biến đổi đến mức không bao giờ còn phạm tội nữa.Trái lại, là con người, chúng ta vẫn yếu đuối và dễ sa phạm tội ( Sách Giáo lý số 1264) không phải vì ơn tha thứ của Chúa không có hiệu quả lâu dài, mà vì con người còn có ý muốn tự do (Free will) để hoặc quyết tâm chọn Chúa, sống theo đường lối của Người, hay từ khước Chúa để sống theo ý riêng của mình.Sống theo ước muốn riêng có nghĩa không cần tuân giữ lề luật nào của Chúa nữa để tự do làm những sự dữ như phá thai, giết người, gian dâm, trộm cướp, gian manh, bất công, lừa đảo, thay vợ đổi chồng., tự do ly dị. v.v...
Nếu đã chọn sống theo ý muốn của mình, không cần Chúa nữa, thì sẽ không phân biệt được lằn ranh giữa sự thiện và sự dữ nên sẽ lún xâu vào con đường hư mất đời đời, nghĩa là không được ơn cứu độ để vào Nước Trời như Chúa Giêsu đã nói rõ sau đây:
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy, Lậy Chúa, Lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu, mà chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21)
Thưa với Thầy: Lậy Chúa, Lậy Chúa, có nghĩa miệng nói tôi là người Công Giáo, tôi tin có Chúa nhưng đời sống của tôi lại trái ngược với niềm tin cũng như danh xưng là người Kitô hữu.
Thi hành ý muốn của Cha trên Trời có nghĩa là phải xa lánh mọi tội lỗi để yêu mến Chúa trên hết mọi sự, vì tội là cản trở duy nhất ngăn cách con người với Thiên Chúa là Đấng cực tốt cực lành. Chúa đã tha thứ cho chúng ta trong Chúa Kitô, Nhưng ơn tha thứ đó không loại trừ mọi nguy cơ tội lỗi cho chúng ta bao lâu ta còn còn sống trên trần thế và trong bản chất yếu đuối này.Nghĩa là, dù Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho nhân loại, nhưng Chúa không tiêu diệt hết mọi giống tội và sự dữ (evils) trên trần gian này để cho con người được luôn sống trong ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ngược lại, chính vì tội vẫn còn là một thực tế trong trần gian cũng như là nguy cơ trong bản thân mỗi người chúng ta, nên ta mới phải hết sức cố gắng với ơn Chúa nâng đỡ để xa tránh hay từ bỏ mọi tội lỗi để cộng tác vào ơn cứu độ của Chúa Kitô hầu được vui hưởng hạnh phúc Chúa hứa ban. Nói khác đi, thật là điều sai lầm lớn lao nếu nghĩ rằng Chúa Kitô đã cứu chuộc ta qua khổ hình thập giá, nên ta không còn tội lỗi gì nữa và đương nhiên được cứu độ để sống hạnh phúc muôn đời với Chúa.
Sự thật trái lai, như đã nói ở trên, là nguy cơ của tội lỗi vẫn còn là một thực tế luôn đe dọa chúng ta cho đến hơi thở cuối cùng. Và nếu ta không cố gắng chiến đấu để xa lánh tội lỗi, thì công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sẽ trở nên vô ích vì Chúa cần sự cộng tác hay thiện chí của con người vào ơn cứu độ.
Chính vì biết con người sẽ sa đi ngã lại trong nguy cơ của tội lỗi sau khi được rửa sạch mọi tội một lần qua phép Rửa, nên Chúa Giêsu đã ban bí tích hòa giải để giúp con người lấy lại tình thân với Thiên Chúa sau khi đã sa ngã vì yếu đuối của bản tính. Chúa đã ban quyền tha tội cho các Tông Đồ khi Người nói:
“Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ". ( Ga 20:23)
Đây là nền tảng của bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) mà Giáo Hội đã cử hành từ xưa đến nay để giúp chúng ta lấy lại ơn Chúa và tình thân với Người mỗi khi lỡ sa phạm tội vì đuối con người. Nếu con người không còn tội lỗi gì nữa vì “ Chúa đã chuộc tội và tha thứ hết” như linh mục nào đó đã nói với giáo dân thì Chúa Giêsu lập bí tích hòa giải để làm gì và cho ai ?? ?. Và tại sao Giáo Hội vẫn cử hành bí tích hòa giải và dạy tín hữu phải năng đi xưng tội để tẩy xóa mọi tội lỗi đã phạm hầu luôn sống trong thân tình với Chúa.?
Thử hỏi bản thân ông linh mục kia có dám nói là mình không có tội gì phải xưng nữa không ? Và như vậy, mỗi khi dâng Thánh lễ, ông có còn mời gọi người tham dự cùng làm nghi thức sám hối (penitential rite) xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi trước khi cử hành Thánh Lễ ?
Nếu không có tội thì cần gì phải sám hối nữa phải không ?
Nhưng làm gì có chuyện quái đản, sai giáo lý cách trầm trọng này.
Tôi hoàn toàn không hiểu ông linh mục kia “ học và nghiên cứu” ở đâu, Thần học và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo hay “thần học giải phóng” nào mà dám “phăng” ra giáo lý riêng của mình để dạy sai lầm cho giáo dân về ơn tha thứ của Chúa và thực trạng tội lỗi của con người, cũng như điều kiện phải có để rước Minh Thánh Chúa trong Thánh lễ.
Xin nhắc lại là ơn tha thứ của Thiên Chúa qua công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô và qua phép rửa không thể được ví như một mũi thuốc khỏe trích vào cơ thể con người và làm tan biến ngay mọi mệt mỏi khó chịu trong cơ thể. Thuốc có công hiệu nhưng chỉ công hiệu một thời gian chứ không vĩnh viễn chữa lành cho cơ thể. Cũng vậy, Chúa tha thứ một lần, chúng ta được sạch tội. Nhưng vì yếu đuối, vì gương xấu và vì ma quỉ cám dỗ, nên chúng ta có thể phạm tội trở lại và làm mất ơn tha thứ của Chúa nhiều lần trong đời.
Đây là kinh nghiệm bản thân của mỗi người chúng ta trong đời sống thiêng liêng.
Muốn tránh phạm tội, chúng ta phải cố gắng hết sức về phần mình và nhất là nương nhờ ơn Chúa giúp sức thì mới có thể đứng vững trong ơn phúc và thăng tiến trong tình yêu của Chúa, cũng như hy vọng được cứu rỗi. Nếu không cố gắng về phần mình để cộng tác với ơn Chúa, thì Chúa không thể cứu ai được, vì con người còn có tự do để lựa chọn sống theo Chúa hay theo “văn hóa sự chết” để chối bỏ Thiên Chúa và sự sống đời đời.
II- Điều kiện để rước Minh Thánh Chúa theo giáo lý, giáo luật của Giáo Hội:
Để xứng đáng rước Mình Máu Thánh Chúa trong Thánh Lể, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói rõ như sau:
“Ai muốn rước lấy Chúa Kitô trong hiệp lễ Thánh Thể ( holy communion), phải ở trong tình trạng có ân sủng.Nếu ai biết mình đã phạm tội trọng, thì không được bước lên bàn tiệc Thánh Thể, nếu không nhận được ơn tha tội trước đó nơi bí tích Sám hối ( xưng tội)” ( x SGLGHCG số 1415)
Giáo luật số 916 cũng qui định: “Ai ý thức mình phạm tội nặng và chưa xưng tội trước, thì không được làm lễ và không được rước lễ”
Như vậy mời mọi người lên rước Minh Thánh Chúa không cần quan tâm đên tình trạng ân sủng của mình, tức tình trạng hiện thời của tâm hồn, là hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý và giáo luật của Giáo Hội về điều kiện phải có cho được xứng đáng rước Chúa vào lòng mỗi khi tham dự Thánh Lễ.
Không linh mục nào được phép “sáng chế” ra giáo lý và phụng vụ bí tích của riêng mình khi thi hành sứ vụ được nhận lãnh qua bí tích Truyền Chức Thánh và năng quyền ( faculty) cho phép làm mục vụ từ Giám mục của mình.
Giáo dân cũng có bổn phận phải trình cho Giám Mục khi biết linh mục nào thuộc quyền coi sóc của ngài đã dạy dỗ sai lầm về thần học, giáo lý và bí tích của Giáo Hội.
Ước mong giải đáp trên đây thỏa mãn câu hỏi được nêu ra.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:35 16/08/2010
MƯỢN ÁNH SÁNG
Thời Tam quốc, Cam Mậu muốn mượn Quang của Tô Đại qua nước Tề làm quan, thế là kể một câu chuyện:
“Ngày xưa, có mấy cô gái mỗi buổi tối đều dùng chung một cái đèn dầu để thêu thùa may vá nữ công, trong đó có một cô gái nhà rất nghèo không có tiền để mua dầu, thế là các cô gái khác đều muốn đuổi cô gái ấy đi. Cô gái nhà nghèo bất đắc dĩ nói: “Bởi vì tôi không có tiền để mua dầu đèn, nên mỗi đêm mới vội vàng đến trước để lau chùi bàn ghế, quét rác, sắp xếp chỗ ngồi, để các chị có thể chuyên tâm làm việc, cũng không phải vì có thêm một mình tôi mà ảnh hưởng đến chân tay của các chị, tại sao không cho tôi mượn một chút ánh sáng, hơn nữa mọi người cũng đều thuận lợi cả mà?”
Mọi người nghe xong thì cảm thấy cô gái nghèo nói có lý, bèn giữ cô gái nghèo ở lại.
(Chiến quốc sách, Tần sách)
Suy tư:
Có những người nghèo nhưng trí óc của họ không nghèo, bởi vì họ biết mình nghèo mà không làm cho ai khinh bỉ mình; có những người nghèo nhưng tâm hồn của họ không nghèo, bởi vì họ luôn rộng long mỗi khi có thể được cho tha nhân; có những người nghèo nhưng cuộc sống tinh thần của họ thật giàu có, bởi vì họ biết cậy trông vào Chúa mà luôn vui vẻ…
Cam Mậu muốn mượn người tên Quang để qua nước Tề làm quan, mà “quang” có nghĩa là ánh sáng, ánh sáng của người ta mình mượn đi thì ai mà cho !
Con người ta dù nghèo dù giàu thì ai cũng có cái “quang” của họ, “quang” của người nghèo là ánh sáng, cho nên có những người nghèo làm nên sự nghiệp vì ánh sáng của họ chính là sự quyết tâm và kiên nhẫn.
“Quang” của người Ki-tô hữu chính là Chúa Giê-su Ki-tô, Ngài là ánh sáng soi đường dẫn lối cho họ về quê trời; cho nên mỗi một người Ki-tô hữu sẽ phản chiếu lại ánh sáng của Chúa Giê-su để họ trở thành gương mẫu cho nhân loại biết Chúa nơi con người của họ.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời Tam quốc, Cam Mậu muốn mượn Quang của Tô Đại qua nước Tề làm quan, thế là kể một câu chuyện:
“Ngày xưa, có mấy cô gái mỗi buổi tối đều dùng chung một cái đèn dầu để thêu thùa may vá nữ công, trong đó có một cô gái nhà rất nghèo không có tiền để mua dầu, thế là các cô gái khác đều muốn đuổi cô gái ấy đi. Cô gái nhà nghèo bất đắc dĩ nói: “Bởi vì tôi không có tiền để mua dầu đèn, nên mỗi đêm mới vội vàng đến trước để lau chùi bàn ghế, quét rác, sắp xếp chỗ ngồi, để các chị có thể chuyên tâm làm việc, cũng không phải vì có thêm một mình tôi mà ảnh hưởng đến chân tay của các chị, tại sao không cho tôi mượn một chút ánh sáng, hơn nữa mọi người cũng đều thuận lợi cả mà?”
Mọi người nghe xong thì cảm thấy cô gái nghèo nói có lý, bèn giữ cô gái nghèo ở lại.
(Chiến quốc sách, Tần sách)
Suy tư:
Có những người nghèo nhưng trí óc của họ không nghèo, bởi vì họ biết mình nghèo mà không làm cho ai khinh bỉ mình; có những người nghèo nhưng tâm hồn của họ không nghèo, bởi vì họ luôn rộng long mỗi khi có thể được cho tha nhân; có những người nghèo nhưng cuộc sống tinh thần của họ thật giàu có, bởi vì họ biết cậy trông vào Chúa mà luôn vui vẻ…
Cam Mậu muốn mượn người tên Quang để qua nước Tề làm quan, mà “quang” có nghĩa là ánh sáng, ánh sáng của người ta mình mượn đi thì ai mà cho !
Con người ta dù nghèo dù giàu thì ai cũng có cái “quang” của họ, “quang” của người nghèo là ánh sáng, cho nên có những người nghèo làm nên sự nghiệp vì ánh sáng của họ chính là sự quyết tâm và kiên nhẫn.
“Quang” của người Ki-tô hữu chính là Chúa Giê-su Ki-tô, Ngài là ánh sáng soi đường dẫn lối cho họ về quê trời; cho nên mỗi một người Ki-tô hữu sẽ phản chiếu lại ánh sáng của Chúa Giê-su để họ trở thành gương mẫu cho nhân loại biết Chúa nơi con người của họ.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 16/08/2010
N2T |
11. Chúng ta không nên hiểu lầm, không nên dối mình: mình không thể khắc khổ trong việc nhỏ, thì trong việc lớn cũng sẽ không thể khắc khổ mình được.
(Thánh Francis Xavier)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:39 16/08/2010
N2T |
503. Anh không thể giẫm hai lần vào trong cùng một giòng sông. (Không ai tắm hai lần trong cùng một giòng sông)
Hãy vào qua cửa hẹp
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
21:01 16/08/2010
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu đến trần gian mang theo sứ mạng đặc biệt là cứu rỗi mọi người không trừ ai. Sứ mạng này không phù hợp với quan niệm của người Do thái vì họ cho rằng họ là con cháu Abraham thì đương nhiên là sẽ được cứu rỗi, còn những người khác thì không. Vì thế mới có một người không biết là thành phần nào trong xã hội đã đến xin Đức Giêsu giải đáp cho mình một thắc mắc: ”Thưa Thầy, những người được cứu thóat thì ít, phải không Thầy”?
Đức Giêsu không muốn trực tiếp trả lời cho câu hỏi này vì sẽ gây nên sự hiểu lầm. Nếu Ngài trả lời là “Đúng”, nghĩa là chỉ có ít người được cứu rỗi, thì làm cho người Do thái nghĩ rằng họ đương nhiên được ơn cứu thoát, rồi thì ỷ lại, không cần cố gắng nữa. Còn đối với những người khác thì nản lòng, vì họ có cố gắng thì cũng vô ích vì ơn cứu rỗi không được ban cho họ. Còn ngược lại, nếu Đức Giêsu đáp là “không” nghĩa là “Ơn cứu rỗi sẽ được ban cho số đông” thì cũng làm cho họ ỷ lại, không cố gắng, bởi vì cố gắng làm chi vì mình chắc chắn được rỗi mà !
Vì lý do trên, Đức Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi dựa trên số lượng, tức là đặc quyền của người Do thái mà chỉ vạch ra cho họ phương thế để được vào Nước Trời: ”Hãy chiến đấu qua cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24). Theo Đức Giêsu, “Qua cửa hẹp” là phải sám hối, phải uốn nắn đời sống theo những giáo huấn của Tin mừng: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta”.
Dựa theo tư tưởng của thánh Phaolô, chúng ta có thể hiểu “Qua cửa hẹp” là phải chiến đấu, cuộc chiến đấu cho đến cùng đường, phải đi vào con đường hẹp của Thập giá, phải can đảm chống lại sự lôi cuốn của ba thù, không thỏa hiệp, không nhân nhượng với chúng: ”Không phải cứ kêu lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo ý cha Ta ở trên trời mới được vào”. Ước gì chúng ta đừng đến lầm cửa, đó là cửa rộng thênh thang, cửa tiền tài, sắc dục, hư danh, cửa dẫn vào cái chết muôn đời. Cũng đừng đến mà cửa đã đóng kín để không phải nghe Chúa nói: ”Ta không biết các ngươi từ đâu đến”(Lc 13,27).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 66.18-21
Cộng đồng Giêrusalem sau cuộc lưu đầy còn gặp nhiều khó khăn. Qua vị tiên tri vô danh, mà đôi khi chúng ta gọi là Đệ tam Isaia, Thiên Chúa loan báo một cuộc qui tụ toàn thể nhân lọai về với Ngài. Giêrusalem sẽ trở nên trung tâm thế giới, các dân sẽ tựu về và dâng lễ tại đó, một điều cấm kỵ cho đến bấy giờ.
Nhưng Israel sẽ không chịu phá bỏ rào chắn đối với dân ngọai, và Đức Giêsu đã phải trả bằng giá mạng sống mình cho nỗ lực cho việc phụng thờ Thiên Chúa hằng sống trở thành việc phụng thờ cho mọi dân nước.
Lời sấm này tiên báo về thời Đấng Thiên Sai sẽ đến, qui tụ muôn dân, tiêu chuẩn phân biệt duy nhất là sự thánh thiện.
+ Bài đọc 2: Dt 12,5-7.11-13
Thời đó, các Kitô hữu gốc Do thái gặp muôn vàn khó khăn từ đế quốc Rôma cũng như Do thái giáo. Thánh Phaolô khuyên nhủ họ hãy bình tĩnh và tin tưởng, vì lòng yêu thương con cái mình, Thiên Chúa dùng gian nan thử thách để giáo dục và chữa trị họ.
Thử thách, dù thế nào đi chăng nữa, cũng không cho phép ta nghi ngờ tấm lòng của Thiên Chúa yêu thương chúng ta như một người cha, chẳng khác nào cha dạy con hoặc thầy nghiêm khắc sửa trị trò. Thiên Chúa đối xử với chúng ta như con của Ngài. Ngài không phải là người cha cay nghiệt. Thiên Chúa có thương ai thì mới thử thách và sửa dạy người ấy. Vì thế họ đừng ngã lòng, trái lại hãy vui mừng vì biết mình được Chúa thương, và kiên trì chịu đựng.
+ Bài Tin mừng: Lc 13,22-30
Người Do thái thắc mắc muốn hỏi Đức Giêsu số lượng những người được vào Nước Trời. Thực ra, số lượng và lý lịch của những người được vào Nước Trời thì không quan trọng, mà vấn đề quan trọng là phải cố gắng đi qua cửa hẹp mà vào.
Bài Tin mừng hôm nay có 3 ý tưởng chính:
a) Khung cửa thì hẹp, người muốn vào thì đông, vấn đề là phải nỗ lực.
b) Có lúc cửa sẽ khép lại mãi mãi, vì giờ cứu độ đã hết, vấn đề là đừng trễ nải.
c) Việc ăn Tiệc trên Nước Trời chỉ dành cho những ai thành tâm theo Chúa, không ai có thể dựa vào lý lịch, địa vị… mà nghĩ rằng mình có quyền đương nhiên được nhập tiệc.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đi qua cửa hẹp mà vào.
I. NHỮNG AI ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI ?
1. Trên đường đi Giêrusalem
Bài Tin mừng hôm nay nằm trong giai đọan cuộc hành trình của Đức Giêsu tiến về Giêrusalem nhân ngày lễ Cung hiến Đền thờ. Ngài rảo qua các đô thị, làng mạc giảng dạy cho dân chúng. Ở những nơi này, Đức Giêsu giảng dạy hơn là làm phép lạ. Các đề tài được đưa ra rao giảng là: sám hối, việc cầu nguyện, sự từ bỏ, việc dân Do thái từ bỏ ơn Chúa.
2. Một câu hỏi
Có kẻ đến hỏi Đức Giêsu rằng: ”Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít được cứu rỗi”?(Lc 13, 23). Tại sao người ta lại hỏi như vậy ? Chúng ta cần phải biết người Do thái có quan niệm thế nào về ơn cứu độ và đặc quyền của họ về vấn đề này.
Giáo trưởng Meir của người Do thái có viết: ”Để được cứu rỗi, người ta phải cư ngụ trên đất nước Israel, nói tiếng Do thái là ngôn ngữ thánh, và sáng chiều đọc kinh Shema”. Có lẽ ý tưởng này phát xuất từ quan niệm “tự tôn chủng tộc” của một số trường phái vốn từng hiện diện trong thời Đức Giêsu. Theo họ, ai có gốc Do thái đều được cứu độ hết.
Nhưng dù với quan niệm nào đi nữa, người Do thái vẫn không thể hình dung hay chấp nhận được việc dân ngọai buớc vào Nước Thiên Chúa. Thế nên mới có một người Do thái, không rõ thành phần nào, đã đến xin Ngài giải đáp thắc mắc: ”Phải chăng chỉ có một số ít được cứu độ” ? Thắc mắc này cũng là thắc mắc của mọi người Do thái và cần phải được giải đáp.
3. Một câu trả lời
a) Không trả lời thẳng
Đức Giêsu không muốn giải đáp thắc mắc cho họ vì Ngài đâu có quan niệm hẹp hòi như họ, và vì vậy Ngài không muốn trả lời thẳng câu hỏi của họ.
Nếu Ngài đáp là “Phải” chỉ có một số ít người được cứu rỗi thì sẽ sinh hậu quả là những ngừoi Do thái thành ra kiêu căng tự mãn vì nắm chắc phần rỗi: vì tự mãn như thế họ không cần cố gắng gì thêm nữa. Và những người khác không phải là Do thái thì sẽ nản lòng, tự nhủ: “Ơn cứu rỗi không thuộc về mình, thôi thì cố gắng làm chi cũng vô ích”. Ngược lại, nếu Đức Giêsu đáp “Ơn cứu rỗi được ban cho số đông” thì cũng làm cho mọi người ỷ lại, không cố gắng, bởi vì cố gắng làm chi vì mình chắc chắn sẽ được cứu rỗi rồi mà !
Tuy nhiên, như thánh Phaolô xác quyết: ”Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn cho mọi người được cứu độ”(1Tim 2,4). Và Đức Giêsu thì nói: ”Cha các con Đấng ngự trên trời, không hề có ý để hư đi một người nào trong những kẻ bé mọn này”(Mt 18,14). Như thế, ơn Chúa không hề giới hạn theo khu vực, số lượng, song là tuôn trào đến khắp mọi nơi và cho hết mọi người. Nhưng như thế không có nghĩa là người ta “bị” cứu độ. Trái lại, họ luôn có tự do để đón nhận hay khước từ. Một chiếc ly không thể chứa được những gịot nước tươi mát của trời cao nếu chẳng bao giờ ngửa miệng ly lên để hứng. Cũng thế, để được hưởng thành quả của ơn thiêng, người ta phải mở rộng tấm lòng và hướng về cùng Thiên Chúa.
Chính vì lý do nêu trên mà Đức Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi dựa trên số lượng, Chúa chỉ nhắm tới phẩm chất: ơn cứu rỗi không phải là đặc quyền của một số người nào, của một phe nhóm nào cả mà thuộc về bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa dạy.
b) Phải hành động để được cứu độ
Đức Giêsu không trả lời cho biết số lượng người được ơn cứu độ nhưng nhắc cho họ cách sống để được cứu độ, nghĩa là phải hành động.
Truyện: Đừng ảo tưởng
Có một ông khách bộ hành phải đi qua một cái làng để đến một nơi mà ông ta không biết đích xác còn bao xa nữa thì mới tới được. Dọc đường ông ta gặp một bác tiều phu, liền dừng lại hỏi xem thử khoảng bao lâu nữa thì tới nơi mình muốn tới. Bác tiều phu nhìn ông khách rồi đáp ngay: ”Tôi không biết”. Nghe thế, ông khách vội bước đi và nghĩ rằng người nhà quê đó không biết thật, chứ không phải khó tính khó nết. Nhưng khi vừa mới đi được vài bước thì bác tiều phu gọi với theo: ”Này ông ơi, ông đi độ 15 phút nữa thì tới nơi đó”. Ngạc nhiên, ông khách quay trở lại hỏi bác tiều phu: ”Tại sao khi nãy hỏi bác, bác trả lời không biết” ? Bác tiều phu thông cảm đáp:”Lúc ông hỏi tôi, ông chưa hành động nên chưa thấy bước đi của ông dài hay ngắn, mau hay chậm thì làm sao tôi có thể trả lời cho ông rõ ràng được” ?
Như vậy, ta đi tới đích được hay không, sớm hay muộn là do nơi hành động của ta. Cũng thế, thành công hay thất bại trong cuộc đời là hệ tại nơi việc làm của ta như thế nào. Do đó, có một điều hết sức tai hại mà ta phải luôn cảnh giác đề phòng là đừng quá tin tưởng vào những suy đoán chủ quan, những ảo tưởng siêu thực để rồi thiếu cố gắng tích cực, không chịu khó hành động cụ thể, sẽ rước lấy nhiều hậu quả khôn lường.
Đó chính là tư tưởng chủ đạo mà qua bài Tin mừng hôm nay Chúa muốn cảnh tỉnh chúng ta trên con đường đi theo Ngài, nghĩa là trong cuộc sống đạo để có thể đi tới đích là ơn cứu độ, điều quan trọng không phải cứ ngồi một chỗ mà suy đoán số phận tương lai, cũng không thể cậy dựa vào một vài ưu thế này nọ để rồi lên mặt đòi biệt đãi hơn kẻ khác, nhưng là phải chuyên chăm đưa ra thực hành những gì Chúa chỉ dạy. Muốn thế, phải biết lọai trừ những suy đóan sai lầm mà chúng ta thường mắc phải trong đời sống đạo…
c) Đừng dựa vào gì khác
Để được vào Nước Trời đừng ỷ lại vào gốc gác. Chính thánh Gioan Tẩy giả đã nói thẳng vào mặt những người biệt phái và bè Sađucêu: ”Đừng ỷ mình là con cháu tổ phụ Abraham…”(Mt 3,7t). Đối với Đức Giêsu, những đặc quyền về chủng tộc này không đáng kể. Lời cảnh cáo nghiêm khắc của Đức Kitô trước tiên áp dụng cho những người đã từng ăn uống trước mặt Ngài, và những người đã từng nghe Ngài giảng dạy. Có những người nghĩ rằng họ đã ở trong đạo Chúa thế là đã đủ rồi. Họ có ý phân biệt họ với đám dân ngọai. Nhưng con người sống trong Giáo hội của Chúa chưa chắc chắn đã là Kitô hữu, những người đó đang hưởng thụ các lợi ích, các tiện nghi mà những người đi trước đã xây dựng nên. Nhưng đó không phải là lý do để ngồi chơi, thỏa lòng và yên trí rằng mọi sự đều tốt đẹp cả. Ngược lại, chúng ta phải tự vấn: ”Ta đã góp phần được gì vào di sản của người trước”. Chúng ta không thể sống bằng cái tất vay mượn của tiền nhân.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI
1. Phải qua cửa hẹp mà vào
Đức Giêsu không trả lời thẳng vào câu hỏi: ”Phải chăng số người được cứu độ thì ít” mà Ngài chỉ nói: ”Hãy phấn đấu đi qua cửa hẹp mà vào”(Lc 13,24).
a) Cửa hẹp là gì ?
Hình ảnh về cửa hẹp được Đức Giêsu sử dụng rất quen thuộc với dân chúng vào thời đại của Ngài. Dân chúng thời đó sống ở bên trong thành phố được bao bọc bằng vách tường. Vì không có đèn đường, các cửa và các cổng dẫn vào thành phố phải được đóng chặt chẽ vào ban đêm để tránh trộm cướp, hay kẻ thù cưỡi ngựa xâm nhập, tấn công thành phố. Nếu dân chúng đi ra khỏi thành phố và trở về trễ sau khi các cổng đã đóng chặt rồi thì sao ? Có ai mở cổng cho họ vào ? Không ! Khi cổng đã đóng rồi không ai được mở ra vì sợ bọn cướp hay quân địch ẩn núp trong bóng tối sẽ có thể tấn công bất ngờ.
Những người trở về trễ phải khép mình chui qua một cái cửa hẹp. Những cái cửa hẹp này còn được gọi là “mắt của cái kim” –“the eye of the needle”. Cửa chỉ vừa vặn cho một người đi qua thôi, và không thể mang theo hành lý.
Trong Luca chương 18, câu 25: ”Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Thiên Chúa”. “Lỗ kim” ở đây chính là “cửa hẹp”. Người đi buôn với hàng hóa cồng kềnh chất đầy trên lưng lạc đà không thể đi qua cửa này được. Phải vứt bỏ tất cả hàng hóa và hành lý xuống. Con lạc đà phải cúi đầu, khòm lưng và quì gối xuống may ra mới lọt.
(Nguyễn văn Thái, Sống lời Chúa…, năm C, tr 290-291).
b) Cửa rộng là gì ?
Là con đướng rộng thênh thang dễ đi. Đa số quần chúng chọn đi con đường này vì đó là những giây phút khóai lạc mau qua của trần thế mang lại. Con đường nay tuy thoải mái dễ chịu nhưng lại là con đường của những người dại khờ, nó không phải là con đường của Thiên Chúa. Bề lâu bề dài nó không dẫn tới đâu cả. Và cuối cùng chỉ là sự trống rỗng.
Truyện: Khoái lạc trong một đêm
Một cặp vợ chồng trẻ nọ chia sẻ cho nhau nghe ước muốn có một ngôi nhà khang trang. Một nhà tỉ phú tình cờ theo dõi câu chuyện. Với tất cả nghiêm chỉnh, ông đề nghị với họ: ”Nếu cô vợ chịu ngủ với ông một đêm, ông sẽ tặng họ một triệu mỹ kim. Hai vợ chồng đồng ý. Nhưng khi người vợ lên đường đến với nhà tỉ phú thì người chồng cũng bắt đầu hối hận. Nhưng đã quá muộn. Sau một đêm để có một triệu mỹ kim, hai vợ chồng đã tan vỡ (,,,)Con đường dễ dãi là con đường dẫn tới hư mất. Sự thành đạt thường không đến cách ngẫu nhiên, mà là kết quả của những cố gắng và kiên nhẫn lâu dài.
c) Bước qua cửa hẹp là gì ?
Khi Đức Giêsu nói về cửa hẹp, Ngài muốn ám chỉ việc từ bo, “từ bỏ” hết mọi của cải trần gian. Sự khó khăn chật hẹp khi đi qua cửa là đời sống kỷ luật. Và đi qua cửa hẹp thì phải đi qua một mình, cô đơn. Nhưng Thiên Chúa luôn cùng đi với ta. Đó là “con đường hy sinh và vất vả”. Nhưng lại là con đường của những người khôn ngoan và thận trọng dẫn đến nguồn vui vẻ và hạnh phúc đời đời.
Bước qua cửa hẹp còn có nghĩa là giữ và sống lời Đức Giêsu và giáo huấn của Giáo hội một cách nghiêm chỉnh suốt cuộc hành trình trần gian. Bước vào cửa hẹp còn là nhìn vào chính con người chúng ta như thể Thiên Chúa nhìn chúng ta và bước đi dưới con mắt của Ngài, vì biết rằng Chúa hoàn toàn làm chủ cuộc sống của chúng ta.
d) Phải vào đúng lúc là gì ?
“Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại”(Lc 13,25). Cánh cửa đã hẹp nay lại đóng kín. Thời gian hết sức cấp bách, phải bước vào ngay, ngày mai sẽ quá trễ. Ngay hôm nay phải bước vào Nước Trời.
Đây là giờ của ơn thánh. Ơn Chúa không bao giờ thiếu, nhưng phải biết đáp ứng. Vì thế, mỗi giây phút hiện tại, mỗi biến cố xẩy đến trong cuộc đời ta đều mang một ý nghĩa vì nó sẽ đem ta vào Nước Trời hay chặn ta lại trước cánh cửa Nước Trời đang đóng lại. Tuy nhiên về ơn Chúa ta không thể biết đâu là đầu, là chót, là quyết định hay không. Nhưng chính sự mập mờ bấp bênh này càng làm cho ta phải dứt khóat lựa chọn và theo Chúa trong mỗi giây phút hiện tại.
2. Qua cửa hẹp là phải chiến đấu
Đức Giêsu không trả lời trực tiếp về số lượng người được rỗi và chỉ nói đến cách thức để được cứu rỗi. Ngài nói: ”Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”(Lc 13,24). Ngài không muốn trấn an, Ngài muốn người ta sống có trách nhiệm. Từ đây, Ngài dùng hình ảnh quen thuộc trong toàn bộ Thánh Kinh: Nước Chúa như một phòng tiệc. Nhưng Ngài thêm: người ta xô đẩy nhau trước cửa vì cửa phòng “hẹp”.
Từ Hy lạp mà chúng ta dịch là “chiến đấu” là một động từ mạnh bạo “agonizesté” nghĩa đen là “đánh nhau để được vào”. Từ “agonie” (hấp hối) trong tiếng Pháp có ngữ căn lấy từ động tự Hy lạp: Cuộc chiến đấu cuối cùng của sự sống. Để đem lại ơn cứu độ cho mọi người, Đức Giêsu là người đầu tiên đã chiến đấu, ở vườn Giếtsimani và đồi Golgotha. Trong một đọan văn khác, Ngài đã nói rằng “Chỉ những ai mạnh sức mới chiếm được Nước Trời”(Mt 11,12; Lc 16,16).
(Quesson).
Con đường chiến đấu khác nào một cuộc leo núi mà đỉnh chót không bao giờ đạt được ở trần gian này. Người ta nói về hai người leo núi nổi tiếng đã chết trên ngọn Everest rằng: “Khi người ta thấy họ lần cuối cùng thì họ vẫn hăng hái tiến lên đỉnh núi”. Người ta ghi khắc vào bia mộ một hướng dẫn viên leo núi Alpes chết ở sườn núi rằng: ”Chàng chết lúc đang lên”. Con đường Kitô hữu phải đi là con đường đi lên,tiến lên, tiến mãi.
Tổng thống Washington có khuyên một câu thật chí lý: ”Không nên chỉ đánh giá thành công qua địa vị mà con người đạt được trong cuộc sống, nên đánh giá sự thành công qua những trở ngại mà người đó khắc phục được”.
Cuộc đời có biết bao lôi cuốn cam go, nhưng chỉ khi can đảm, không thỏa hiện hay nhân nhượng với kẻ thù, người ta mới có thể nói được như thánh Phaolô: ”Tôi đã chiến đấu trong cuộc sống chính nghĩa; đã chạy đến cùng đường; kiên vững trong lòng tin. Giờ đây, triều thiên công chính được dành sẵn cho tôi, và Thiên Chúa, Đấng phán xét chí công, sẽ hoàn lại cho tôi trong ngày ấy, không chỉ cho tôi mà thôi, nhưng còn cho hết mọi người đã đầy lòng mến yêu trông đợi Ngài xuất hiện”(2Tm 4,6-8).
Nhiều khi huấn luyện để ta trở nên người chiến binh dũng mạnh hầu chiến đấu đến cùng đường, Thiên Chúa cũng phải “quở trách… sửa dạy… và đánh đòn”(Dt 12,5-6). Au cũng vì thương con mà “cho roi cho vọt” và “có gian nan mới tạo anh hùng”.
Truyện: Muốn vào hàng trai tráng
Trong nhiều bộ lạc Da đỏ Mỹ châu họ hay có nghi thức huấn luyện và thu nhận thiếu niên vào hàng ngũ trai tráng trong làng, người ta tổ chức như sau: Khi mặt trời sắp lặn, người bố sẽ dắt đứa con của mình vào sâu trong một cánh rừng. Đứa bé được trao cho một cây lao với lời nhắn nhủ: ”Con sẽ ở một mình trong rừng đêm nay”. Sau đó người bố rút lui.
Màn đêm buông xuống rất nhanh. Không gian chập chờn với bao tiếng gầm rú rùng rợn. Người ta dễ có cảm tưởng đang bị thú dữ rình chờ tấn công. Thỉnh thoảng, vài tiếng vỗ cánh của chim ăn đêm cũng có thể làm cho người yếu vía giật mình. Thời gian chậm chạp trôi qua. Mỗi giây phút là cả một khoảng dài vô định.
Nhưng cuối cùng, màn đêm cũng rút lui. Bầu trời từ từ hừng sáng. Nỗi sợ hãi trong đứa bé cũng phai mờ theo. Từ trong một lùm cây, một bóng người xuất hiện: cha của đứa bé. Đứa bé nhận ra và vui mừng chạy đến ôm chầm lấy bố, reo lên: ”Bố đã trở lại”. Người cha hãnh diện khi thấy con mình trải qua đêm đen như một người trưởng thành. Đứa bé không hề biết rằng suốt đêm qua cha nó không ngừng trông chừng nó.
Để trở thành chiến binh anh dũng trên mặt trận đức tin, lắm khi chúng ta cũng phải chấp nhận biết bao thách đố trong bóng đêm cuộc đời. Những đe dọa của sự dữ, gầm rú của đau khổ, rình chờ của xác thịt như những phương thế giúp tinh luyện lòng ta thêm can trường dũng mãnh. Và trong suốt chiều dài của bóng đêm đó, dù ta có ý thức hay không, Thiên Chúa vẫn luôn ở bên cạnh dõi mắt trông nhìn chúng ta.
3. Qua cửa hẹp còn là sám hối, hoán cải
Đối với những người Do thái họ tưởng rằng mình đương nhiên có thể vào Nước Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu nói:”Các ông hãy sinh trái cây thống hối, nếu không, địa vị ưu đãi của các ông sẽ chẳng có ích gì”.
Đức Giêsu cho biết hoán cải là một phương thế cần thiết để được vào Vương quốc. Và Ngài tiếp tục đem sự hoán cải đến với phần lớn những người không có gì hứa hẹn. Nhiều người tội lỗi đã chú ý đến lời kêu gọi hoán cải của Ngài và họ đã lên đường tiến tới Vương quốc. Trong khi nhiều người có đạo đã ngoan cố chống lại lời kêu gọi hoán cải của Ngài và do đó, tự loại mình ra khỏi Vương quốc.
Khi nghe Đức Giêsu nói:”Ở đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy ông Abraham, Isaac và Giacóp cùng tất cả các tiên tri ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình thì lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”(Lc 13,28-29), cách nói này có thể cho chúng ta cảm tưởng rằng những người có thiện chí, thật sự tìm cách vào Nước Trời sẽ bị lọai trừ một cách độc đóan bởi sự độc tài của một ông chủ không có lòng thương xót. Hẳn đó là bức biếm họa về Thiên Chúa ! Thiên Chúa không tàn nhẫn và bất công. Thật vậy, ai không vào được bữa tiệc chỉ có thể trách cứ chính mình. Thiên Chúa đã làm tất cả để cánh cửa nổi tiếng là “hẹp” ấy trở thành một cánh cửa rộng mở cho mọi người không phân biệt.
Chúng ta phải khẳng định hai điều:
* Về phía Thiên Chúa, tất cả đã sẵn sàng để cứu chuộc mọi người không trừ ai.
* Về phía con người, chỉ cần có sự nghiêm túc của tự do, tự do này có thể từ chối ơn Thiên Chúa ban cho và tự do này là một cuộc chiến đấu.
4. Những kẻ chót sẽ lên hàng đầu
Đức Giêsu nói:”Và kìa những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót” (Lc 13,30). Đây là thành ngữ của người Do thái nhằm diễn tả sự đảo ngược thứ tự. Thành ngữ này được dùng nhiều trong Tin mừng (Mt 19,30; 20,16; Mc 10,31). Theo mạch văn bài Tin mừng trên thì qua thành ngữ này, Đức Giêsu có ý bác bỏ “quyền ưu tiên truyệt đối” (Theo quan niệm của một số người Do thái) rằng dân Do thái là dân riêng của Chúa thì đương nhiên sẽ được vào Nước Trời dù sống thế nào đi nữa (Mt 3,9-10; Ga 8,33t).
Ở đây không có ý áp dụng cho mọi cá nhân, nhưng Đức Giêsu có ý so sánh toàn thể dân Do thái, từ khi Ngài xuất hiện, với toàn thể lương dân. Khi đề cập đến hai nhóm đó, Ngài công bố có nhiều người lương sẽ được cứu rỗi trước người Do thái, và ngay cả cộng đoàn toàn thể lương dân sẽ vào Nước Trời trước cộng đoàn Do thái. Giáo huấn này được thánh Phaolô nhắc lại trong thư gửi tín hữu Rôma (Rm 11,25-26). Giáo huấn này được ứng nghiệm trong Giáo hội sơ khai (Cv 13,46-48; 28,25-28).
Sẽ có những bất ngờ trong Nước Thiên Chúa. Những người nổi danh ở thế gian này sẽ có thể rất thấp kém trong đời sau. Những người chẳng ai biết đến trong đời này có thể sẽ là những vương tử ở đời sau.
Truyện: Có sự đảo ngược
Một người đàn bà giầu sang được thế gian này rất mực tôn trọng. Bà ta chết và khi tới thiên đàng thì có một thiên sứ đưa bà đến nhà bà sẽ ở. Bà ta thấy nhiều ngôi nhà xinh đẹp và mỗi lần đi qua bà cứ tưởng nhà đó dành cho bà. Khi đi qua các dẫy phố chính ở trên trời, tới khu ngọai ô, tại đó các nhà nhỏ hơn nhiều, và đến cuối phố, gặp một cái nhà chỉ hơn cái lều một chút. Thiên sứ bảo: ”Đây là nhà của bà”. Bà nói: ”Cái gì vậy ? Tôi không thể nào sống trong đó”. Thiên sứ đáp: ”Tôi rất tiếc, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có thể kiến thiết với những vật liệu mà bà đã gửi lên đây”! Các tiêu chuẩn trên trời không giống các tiêu chuẩn dưới đất. Hạng nhất của thế gian thường sẽ là hạng bét và hạng bét của thế gian là hạng nhất ở trên trời…
Qua bài Tin mừng hôm nay, chúng ta phải quyết tâm đi vào con đường hẹp, phải phấn đấu hết mình để vào qua cửa hẹp, đây là điều kiện mà tiếng La tinh gọi là ‘conditio sine qua non”, điều kiện bắt buộc, không có không được. Chúng ta đã có nhiều bài học do tiền nhân để lại như:
- Nước chảy đá mòn.
- Kiến tha lâu đầy tổ,
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thì trên phương diện siêu nhiên thì cũng thế, vì Chúa đã phán: ”Ai muốn theo Ta, hãy vác thập giá mình hằng ngày mà theo” hoặc: ”Ai bên đỗ đến cùng mới được cứu rỗi”.
Cung thế, nếu ở đời: ”Có khó mới có miếng ăn” hoặc “Không có hạnh phúc nào có thể đạt được một cách dễ dàng”, thì hạnh phúc Nước Trời cũng đòi hỏi chúng ta phải chịu khó gấp bội mới chiếm được. Tương lai đang chờ đón ta !
+++
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu đến trần gian mang theo sứ mạng đặc biệt là cứu rỗi mọi người không trừ ai. Sứ mạng này không phù hợp với quan niệm của người Do thái vì họ cho rằng họ là con cháu Abraham thì đương nhiên là sẽ được cứu rỗi, còn những người khác thì không. Vì thế mới có một người không biết là thành phần nào trong xã hội đã đến xin Đức Giêsu giải đáp cho mình một thắc mắc: ”Thưa Thầy, những người được cứu thóat thì ít, phải không Thầy”?
Đức Giêsu không muốn trực tiếp trả lời cho câu hỏi này vì sẽ gây nên sự hiểu lầm. Nếu Ngài trả lời là “Đúng”, nghĩa là chỉ có ít người được cứu rỗi, thì làm cho người Do thái nghĩ rằng họ đương nhiên được ơn cứu thoát, rồi thì ỷ lại, không cần cố gắng nữa. Còn đối với những người khác thì nản lòng, vì họ có cố gắng thì cũng vô ích vì ơn cứu rỗi không được ban cho họ. Còn ngược lại, nếu Đức Giêsu đáp là “không” nghĩa là “Ơn cứu rỗi sẽ được ban cho số đông” thì cũng làm cho họ ỷ lại, không cố gắng, bởi vì cố gắng làm chi vì mình chắc chắn được rỗi mà !
Vì lý do trên, Đức Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi dựa trên số lượng, tức là đặc quyền của người Do thái mà chỉ vạch ra cho họ phương thế để được vào Nước Trời: ”Hãy chiến đấu qua cửa hẹp mà vào” (Lc 13,24). Theo Đức Giêsu, “Qua cửa hẹp” là phải sám hối, phải uốn nắn đời sống theo những giáo huấn của Tin mừng: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta”.
Dựa theo tư tưởng của thánh Phaolô, chúng ta có thể hiểu “Qua cửa hẹp” là phải chiến đấu, cuộc chiến đấu cho đến cùng đường, phải đi vào con đường hẹp của Thập giá, phải can đảm chống lại sự lôi cuốn của ba thù, không thỏa hiệp, không nhân nhượng với chúng: ”Không phải cứ kêu lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ những ai làm theo ý cha Ta ở trên trời mới được vào”. Ước gì chúng ta đừng đến lầm cửa, đó là cửa rộng thênh thang, cửa tiền tài, sắc dục, hư danh, cửa dẫn vào cái chết muôn đời. Cũng đừng đến mà cửa đã đóng kín để không phải nghe Chúa nói: ”Ta không biết các ngươi từ đâu đến”(Lc 13,27).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 66.18-21
Cộng đồng Giêrusalem sau cuộc lưu đầy còn gặp nhiều khó khăn. Qua vị tiên tri vô danh, mà đôi khi chúng ta gọi là Đệ tam Isaia, Thiên Chúa loan báo một cuộc qui tụ toàn thể nhân lọai về với Ngài. Giêrusalem sẽ trở nên trung tâm thế giới, các dân sẽ tựu về và dâng lễ tại đó, một điều cấm kỵ cho đến bấy giờ.
Nhưng Israel sẽ không chịu phá bỏ rào chắn đối với dân ngọai, và Đức Giêsu đã phải trả bằng giá mạng sống mình cho nỗ lực cho việc phụng thờ Thiên Chúa hằng sống trở thành việc phụng thờ cho mọi dân nước.
Lời sấm này tiên báo về thời Đấng Thiên Sai sẽ đến, qui tụ muôn dân, tiêu chuẩn phân biệt duy nhất là sự thánh thiện.
+ Bài đọc 2: Dt 12,5-7.11-13
Thời đó, các Kitô hữu gốc Do thái gặp muôn vàn khó khăn từ đế quốc Rôma cũng như Do thái giáo. Thánh Phaolô khuyên nhủ họ hãy bình tĩnh và tin tưởng, vì lòng yêu thương con cái mình, Thiên Chúa dùng gian nan thử thách để giáo dục và chữa trị họ.
Thử thách, dù thế nào đi chăng nữa, cũng không cho phép ta nghi ngờ tấm lòng của Thiên Chúa yêu thương chúng ta như một người cha, chẳng khác nào cha dạy con hoặc thầy nghiêm khắc sửa trị trò. Thiên Chúa đối xử với chúng ta như con của Ngài. Ngài không phải là người cha cay nghiệt. Thiên Chúa có thương ai thì mới thử thách và sửa dạy người ấy. Vì thế họ đừng ngã lòng, trái lại hãy vui mừng vì biết mình được Chúa thương, và kiên trì chịu đựng.
+ Bài Tin mừng: Lc 13,22-30
Người Do thái thắc mắc muốn hỏi Đức Giêsu số lượng những người được vào Nước Trời. Thực ra, số lượng và lý lịch của những người được vào Nước Trời thì không quan trọng, mà vấn đề quan trọng là phải cố gắng đi qua cửa hẹp mà vào.
Bài Tin mừng hôm nay có 3 ý tưởng chính:
a) Khung cửa thì hẹp, người muốn vào thì đông, vấn đề là phải nỗ lực.
b) Có lúc cửa sẽ khép lại mãi mãi, vì giờ cứu độ đã hết, vấn đề là đừng trễ nải.
c) Việc ăn Tiệc trên Nước Trời chỉ dành cho những ai thành tâm theo Chúa, không ai có thể dựa vào lý lịch, địa vị… mà nghĩ rằng mình có quyền đương nhiên được nhập tiệc.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đi qua cửa hẹp mà vào.
I. NHỮNG AI ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI ?
1. Trên đường đi Giêrusalem
Bài Tin mừng hôm nay nằm trong giai đọan cuộc hành trình của Đức Giêsu tiến về Giêrusalem nhân ngày lễ Cung hiến Đền thờ. Ngài rảo qua các đô thị, làng mạc giảng dạy cho dân chúng. Ở những nơi này, Đức Giêsu giảng dạy hơn là làm phép lạ. Các đề tài được đưa ra rao giảng là: sám hối, việc cầu nguyện, sự từ bỏ, việc dân Do thái từ bỏ ơn Chúa.
2. Một câu hỏi
Có kẻ đến hỏi Đức Giêsu rằng: ”Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít được cứu rỗi”?(Lc 13, 23). Tại sao người ta lại hỏi như vậy ? Chúng ta cần phải biết người Do thái có quan niệm thế nào về ơn cứu độ và đặc quyền của họ về vấn đề này.
Giáo trưởng Meir của người Do thái có viết: ”Để được cứu rỗi, người ta phải cư ngụ trên đất nước Israel, nói tiếng Do thái là ngôn ngữ thánh, và sáng chiều đọc kinh Shema”. Có lẽ ý tưởng này phát xuất từ quan niệm “tự tôn chủng tộc” của một số trường phái vốn từng hiện diện trong thời Đức Giêsu. Theo họ, ai có gốc Do thái đều được cứu độ hết.
Nhưng dù với quan niệm nào đi nữa, người Do thái vẫn không thể hình dung hay chấp nhận được việc dân ngọai buớc vào Nước Thiên Chúa. Thế nên mới có một người Do thái, không rõ thành phần nào, đã đến xin Ngài giải đáp thắc mắc: ”Phải chăng chỉ có một số ít được cứu độ” ? Thắc mắc này cũng là thắc mắc của mọi người Do thái và cần phải được giải đáp.
3. Một câu trả lời
a) Không trả lời thẳng
Đức Giêsu không muốn giải đáp thắc mắc cho họ vì Ngài đâu có quan niệm hẹp hòi như họ, và vì vậy Ngài không muốn trả lời thẳng câu hỏi của họ.
Nếu Ngài đáp là “Phải” chỉ có một số ít người được cứu rỗi thì sẽ sinh hậu quả là những ngừoi Do thái thành ra kiêu căng tự mãn vì nắm chắc phần rỗi: vì tự mãn như thế họ không cần cố gắng gì thêm nữa. Và những người khác không phải là Do thái thì sẽ nản lòng, tự nhủ: “Ơn cứu rỗi không thuộc về mình, thôi thì cố gắng làm chi cũng vô ích”. Ngược lại, nếu Đức Giêsu đáp “Ơn cứu rỗi được ban cho số đông” thì cũng làm cho mọi người ỷ lại, không cố gắng, bởi vì cố gắng làm chi vì mình chắc chắn sẽ được cứu rỗi rồi mà !
Tuy nhiên, như thánh Phaolô xác quyết: ”Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn cho mọi người được cứu độ”(1Tim 2,4). Và Đức Giêsu thì nói: ”Cha các con Đấng ngự trên trời, không hề có ý để hư đi một người nào trong những kẻ bé mọn này”(Mt 18,14). Như thế, ơn Chúa không hề giới hạn theo khu vực, số lượng, song là tuôn trào đến khắp mọi nơi và cho hết mọi người. Nhưng như thế không có nghĩa là người ta “bị” cứu độ. Trái lại, họ luôn có tự do để đón nhận hay khước từ. Một chiếc ly không thể chứa được những gịot nước tươi mát của trời cao nếu chẳng bao giờ ngửa miệng ly lên để hứng. Cũng thế, để được hưởng thành quả của ơn thiêng, người ta phải mở rộng tấm lòng và hướng về cùng Thiên Chúa.
Chính vì lý do nêu trên mà Đức Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi dựa trên số lượng, Chúa chỉ nhắm tới phẩm chất: ơn cứu rỗi không phải là đặc quyền của một số người nào, của một phe nhóm nào cả mà thuộc về bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa dạy.
b) Phải hành động để được cứu độ
Đức Giêsu không trả lời cho biết số lượng người được ơn cứu độ nhưng nhắc cho họ cách sống để được cứu độ, nghĩa là phải hành động.
Truyện: Đừng ảo tưởng
Có một ông khách bộ hành phải đi qua một cái làng để đến một nơi mà ông ta không biết đích xác còn bao xa nữa thì mới tới được. Dọc đường ông ta gặp một bác tiều phu, liền dừng lại hỏi xem thử khoảng bao lâu nữa thì tới nơi mình muốn tới. Bác tiều phu nhìn ông khách rồi đáp ngay: ”Tôi không biết”. Nghe thế, ông khách vội bước đi và nghĩ rằng người nhà quê đó không biết thật, chứ không phải khó tính khó nết. Nhưng khi vừa mới đi được vài bước thì bác tiều phu gọi với theo: ”Này ông ơi, ông đi độ 15 phút nữa thì tới nơi đó”. Ngạc nhiên, ông khách quay trở lại hỏi bác tiều phu: ”Tại sao khi nãy hỏi bác, bác trả lời không biết” ? Bác tiều phu thông cảm đáp:”Lúc ông hỏi tôi, ông chưa hành động nên chưa thấy bước đi của ông dài hay ngắn, mau hay chậm thì làm sao tôi có thể trả lời cho ông rõ ràng được” ?
Như vậy, ta đi tới đích được hay không, sớm hay muộn là do nơi hành động của ta. Cũng thế, thành công hay thất bại trong cuộc đời là hệ tại nơi việc làm của ta như thế nào. Do đó, có một điều hết sức tai hại mà ta phải luôn cảnh giác đề phòng là đừng quá tin tưởng vào những suy đoán chủ quan, những ảo tưởng siêu thực để rồi thiếu cố gắng tích cực, không chịu khó hành động cụ thể, sẽ rước lấy nhiều hậu quả khôn lường.
Đó chính là tư tưởng chủ đạo mà qua bài Tin mừng hôm nay Chúa muốn cảnh tỉnh chúng ta trên con đường đi theo Ngài, nghĩa là trong cuộc sống đạo để có thể đi tới đích là ơn cứu độ, điều quan trọng không phải cứ ngồi một chỗ mà suy đoán số phận tương lai, cũng không thể cậy dựa vào một vài ưu thế này nọ để rồi lên mặt đòi biệt đãi hơn kẻ khác, nhưng là phải chuyên chăm đưa ra thực hành những gì Chúa chỉ dạy. Muốn thế, phải biết lọai trừ những suy đóan sai lầm mà chúng ta thường mắc phải trong đời sống đạo…
c) Đừng dựa vào gì khác
Để được vào Nước Trời đừng ỷ lại vào gốc gác. Chính thánh Gioan Tẩy giả đã nói thẳng vào mặt những người biệt phái và bè Sađucêu: ”Đừng ỷ mình là con cháu tổ phụ Abraham…”(Mt 3,7t). Đối với Đức Giêsu, những đặc quyền về chủng tộc này không đáng kể. Lời cảnh cáo nghiêm khắc của Đức Kitô trước tiên áp dụng cho những người đã từng ăn uống trước mặt Ngài, và những người đã từng nghe Ngài giảng dạy. Có những người nghĩ rằng họ đã ở trong đạo Chúa thế là đã đủ rồi. Họ có ý phân biệt họ với đám dân ngọai. Nhưng con người sống trong Giáo hội của Chúa chưa chắc chắn đã là Kitô hữu, những người đó đang hưởng thụ các lợi ích, các tiện nghi mà những người đi trước đã xây dựng nên. Nhưng đó không phải là lý do để ngồi chơi, thỏa lòng và yên trí rằng mọi sự đều tốt đẹp cả. Ngược lại, chúng ta phải tự vấn: ”Ta đã góp phần được gì vào di sản của người trước”. Chúng ta không thể sống bằng cái tất vay mượn của tiền nhân.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC TRỜI
1. Phải qua cửa hẹp mà vào
Đức Giêsu không trả lời thẳng vào câu hỏi: ”Phải chăng số người được cứu độ thì ít” mà Ngài chỉ nói: ”Hãy phấn đấu đi qua cửa hẹp mà vào”(Lc 13,24).
a) Cửa hẹp là gì ?
Hình ảnh về cửa hẹp được Đức Giêsu sử dụng rất quen thuộc với dân chúng vào thời đại của Ngài. Dân chúng thời đó sống ở bên trong thành phố được bao bọc bằng vách tường. Vì không có đèn đường, các cửa và các cổng dẫn vào thành phố phải được đóng chặt chẽ vào ban đêm để tránh trộm cướp, hay kẻ thù cưỡi ngựa xâm nhập, tấn công thành phố. Nếu dân chúng đi ra khỏi thành phố và trở về trễ sau khi các cổng đã đóng chặt rồi thì sao ? Có ai mở cổng cho họ vào ? Không ! Khi cổng đã đóng rồi không ai được mở ra vì sợ bọn cướp hay quân địch ẩn núp trong bóng tối sẽ có thể tấn công bất ngờ.
Những người trở về trễ phải khép mình chui qua một cái cửa hẹp. Những cái cửa hẹp này còn được gọi là “mắt của cái kim” –“the eye of the needle”. Cửa chỉ vừa vặn cho một người đi qua thôi, và không thể mang theo hành lý.
Trong Luca chương 18, câu 25: ”Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Thiên Chúa”. “Lỗ kim” ở đây chính là “cửa hẹp”. Người đi buôn với hàng hóa cồng kềnh chất đầy trên lưng lạc đà không thể đi qua cửa này được. Phải vứt bỏ tất cả hàng hóa và hành lý xuống. Con lạc đà phải cúi đầu, khòm lưng và quì gối xuống may ra mới lọt.
(Nguyễn văn Thái, Sống lời Chúa…, năm C, tr 290-291).
b) Cửa rộng là gì ?
Là con đướng rộng thênh thang dễ đi. Đa số quần chúng chọn đi con đường này vì đó là những giây phút khóai lạc mau qua của trần thế mang lại. Con đường nay tuy thoải mái dễ chịu nhưng lại là con đường của những người dại khờ, nó không phải là con đường của Thiên Chúa. Bề lâu bề dài nó không dẫn tới đâu cả. Và cuối cùng chỉ là sự trống rỗng.
Truyện: Khoái lạc trong một đêm
Một cặp vợ chồng trẻ nọ chia sẻ cho nhau nghe ước muốn có một ngôi nhà khang trang. Một nhà tỉ phú tình cờ theo dõi câu chuyện. Với tất cả nghiêm chỉnh, ông đề nghị với họ: ”Nếu cô vợ chịu ngủ với ông một đêm, ông sẽ tặng họ một triệu mỹ kim. Hai vợ chồng đồng ý. Nhưng khi người vợ lên đường đến với nhà tỉ phú thì người chồng cũng bắt đầu hối hận. Nhưng đã quá muộn. Sau một đêm để có một triệu mỹ kim, hai vợ chồng đã tan vỡ (,,,)Con đường dễ dãi là con đường dẫn tới hư mất. Sự thành đạt thường không đến cách ngẫu nhiên, mà là kết quả của những cố gắng và kiên nhẫn lâu dài.
c) Bước qua cửa hẹp là gì ?
Khi Đức Giêsu nói về cửa hẹp, Ngài muốn ám chỉ việc từ bo, “từ bỏ” hết mọi của cải trần gian. Sự khó khăn chật hẹp khi đi qua cửa là đời sống kỷ luật. Và đi qua cửa hẹp thì phải đi qua một mình, cô đơn. Nhưng Thiên Chúa luôn cùng đi với ta. Đó là “con đường hy sinh và vất vả”. Nhưng lại là con đường của những người khôn ngoan và thận trọng dẫn đến nguồn vui vẻ và hạnh phúc đời đời.
Bước qua cửa hẹp còn có nghĩa là giữ và sống lời Đức Giêsu và giáo huấn của Giáo hội một cách nghiêm chỉnh suốt cuộc hành trình trần gian. Bước vào cửa hẹp còn là nhìn vào chính con người chúng ta như thể Thiên Chúa nhìn chúng ta và bước đi dưới con mắt của Ngài, vì biết rằng Chúa hoàn toàn làm chủ cuộc sống của chúng ta.
d) Phải vào đúng lúc là gì ?
“Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại”(Lc 13,25). Cánh cửa đã hẹp nay lại đóng kín. Thời gian hết sức cấp bách, phải bước vào ngay, ngày mai sẽ quá trễ. Ngay hôm nay phải bước vào Nước Trời.
Đây là giờ của ơn thánh. Ơn Chúa không bao giờ thiếu, nhưng phải biết đáp ứng. Vì thế, mỗi giây phút hiện tại, mỗi biến cố xẩy đến trong cuộc đời ta đều mang một ý nghĩa vì nó sẽ đem ta vào Nước Trời hay chặn ta lại trước cánh cửa Nước Trời đang đóng lại. Tuy nhiên về ơn Chúa ta không thể biết đâu là đầu, là chót, là quyết định hay không. Nhưng chính sự mập mờ bấp bênh này càng làm cho ta phải dứt khóat lựa chọn và theo Chúa trong mỗi giây phút hiện tại.
2. Qua cửa hẹp là phải chiến đấu
Đức Giêsu không trả lời trực tiếp về số lượng người được rỗi và chỉ nói đến cách thức để được cứu rỗi. Ngài nói: ”Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào”(Lc 13,24). Ngài không muốn trấn an, Ngài muốn người ta sống có trách nhiệm. Từ đây, Ngài dùng hình ảnh quen thuộc trong toàn bộ Thánh Kinh: Nước Chúa như một phòng tiệc. Nhưng Ngài thêm: người ta xô đẩy nhau trước cửa vì cửa phòng “hẹp”.
Từ Hy lạp mà chúng ta dịch là “chiến đấu” là một động từ mạnh bạo “agonizesté” nghĩa đen là “đánh nhau để được vào”. Từ “agonie” (hấp hối) trong tiếng Pháp có ngữ căn lấy từ động tự Hy lạp: Cuộc chiến đấu cuối cùng của sự sống. Để đem lại ơn cứu độ cho mọi người, Đức Giêsu là người đầu tiên đã chiến đấu, ở vườn Giếtsimani và đồi Golgotha. Trong một đọan văn khác, Ngài đã nói rằng “Chỉ những ai mạnh sức mới chiếm được Nước Trời”(Mt 11,12; Lc 16,16).
(Quesson).
Con đường chiến đấu khác nào một cuộc leo núi mà đỉnh chót không bao giờ đạt được ở trần gian này. Người ta nói về hai người leo núi nổi tiếng đã chết trên ngọn Everest rằng: “Khi người ta thấy họ lần cuối cùng thì họ vẫn hăng hái tiến lên đỉnh núi”. Người ta ghi khắc vào bia mộ một hướng dẫn viên leo núi Alpes chết ở sườn núi rằng: ”Chàng chết lúc đang lên”. Con đường Kitô hữu phải đi là con đường đi lên,tiến lên, tiến mãi.
Tổng thống Washington có khuyên một câu thật chí lý: ”Không nên chỉ đánh giá thành công qua địa vị mà con người đạt được trong cuộc sống, nên đánh giá sự thành công qua những trở ngại mà người đó khắc phục được”.
Cuộc đời có biết bao lôi cuốn cam go, nhưng chỉ khi can đảm, không thỏa hiện hay nhân nhượng với kẻ thù, người ta mới có thể nói được như thánh Phaolô: ”Tôi đã chiến đấu trong cuộc sống chính nghĩa; đã chạy đến cùng đường; kiên vững trong lòng tin. Giờ đây, triều thiên công chính được dành sẵn cho tôi, và Thiên Chúa, Đấng phán xét chí công, sẽ hoàn lại cho tôi trong ngày ấy, không chỉ cho tôi mà thôi, nhưng còn cho hết mọi người đã đầy lòng mến yêu trông đợi Ngài xuất hiện”(2Tm 4,6-8).
Nhiều khi huấn luyện để ta trở nên người chiến binh dũng mạnh hầu chiến đấu đến cùng đường, Thiên Chúa cũng phải “quở trách… sửa dạy… và đánh đòn”(Dt 12,5-6). Au cũng vì thương con mà “cho roi cho vọt” và “có gian nan mới tạo anh hùng”.
Truyện: Muốn vào hàng trai tráng
Trong nhiều bộ lạc Da đỏ Mỹ châu họ hay có nghi thức huấn luyện và thu nhận thiếu niên vào hàng ngũ trai tráng trong làng, người ta tổ chức như sau: Khi mặt trời sắp lặn, người bố sẽ dắt đứa con của mình vào sâu trong một cánh rừng. Đứa bé được trao cho một cây lao với lời nhắn nhủ: ”Con sẽ ở một mình trong rừng đêm nay”. Sau đó người bố rút lui.
Màn đêm buông xuống rất nhanh. Không gian chập chờn với bao tiếng gầm rú rùng rợn. Người ta dễ có cảm tưởng đang bị thú dữ rình chờ tấn công. Thỉnh thoảng, vài tiếng vỗ cánh của chim ăn đêm cũng có thể làm cho người yếu vía giật mình. Thời gian chậm chạp trôi qua. Mỗi giây phút là cả một khoảng dài vô định.
Nhưng cuối cùng, màn đêm cũng rút lui. Bầu trời từ từ hừng sáng. Nỗi sợ hãi trong đứa bé cũng phai mờ theo. Từ trong một lùm cây, một bóng người xuất hiện: cha của đứa bé. Đứa bé nhận ra và vui mừng chạy đến ôm chầm lấy bố, reo lên: ”Bố đã trở lại”. Người cha hãnh diện khi thấy con mình trải qua đêm đen như một người trưởng thành. Đứa bé không hề biết rằng suốt đêm qua cha nó không ngừng trông chừng nó.
Để trở thành chiến binh anh dũng trên mặt trận đức tin, lắm khi chúng ta cũng phải chấp nhận biết bao thách đố trong bóng đêm cuộc đời. Những đe dọa của sự dữ, gầm rú của đau khổ, rình chờ của xác thịt như những phương thế giúp tinh luyện lòng ta thêm can trường dũng mãnh. Và trong suốt chiều dài của bóng đêm đó, dù ta có ý thức hay không, Thiên Chúa vẫn luôn ở bên cạnh dõi mắt trông nhìn chúng ta.
3. Qua cửa hẹp còn là sám hối, hoán cải
Đối với những người Do thái họ tưởng rằng mình đương nhiên có thể vào Nước Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu nói:”Các ông hãy sinh trái cây thống hối, nếu không, địa vị ưu đãi của các ông sẽ chẳng có ích gì”.
Đức Giêsu cho biết hoán cải là một phương thế cần thiết để được vào Vương quốc. Và Ngài tiếp tục đem sự hoán cải đến với phần lớn những người không có gì hứa hẹn. Nhiều người tội lỗi đã chú ý đến lời kêu gọi hoán cải của Ngài và họ đã lên đường tiến tới Vương quốc. Trong khi nhiều người có đạo đã ngoan cố chống lại lời kêu gọi hoán cải của Ngài và do đó, tự loại mình ra khỏi Vương quốc.
Khi nghe Đức Giêsu nói:”Ở đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy ông Abraham, Isaac và Giacóp cùng tất cả các tiên tri ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình thì lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”(Lc 13,28-29), cách nói này có thể cho chúng ta cảm tưởng rằng những người có thiện chí, thật sự tìm cách vào Nước Trời sẽ bị lọai trừ một cách độc đóan bởi sự độc tài của một ông chủ không có lòng thương xót. Hẳn đó là bức biếm họa về Thiên Chúa ! Thiên Chúa không tàn nhẫn và bất công. Thật vậy, ai không vào được bữa tiệc chỉ có thể trách cứ chính mình. Thiên Chúa đã làm tất cả để cánh cửa nổi tiếng là “hẹp” ấy trở thành một cánh cửa rộng mở cho mọi người không phân biệt.
Chúng ta phải khẳng định hai điều:
* Về phía Thiên Chúa, tất cả đã sẵn sàng để cứu chuộc mọi người không trừ ai.
* Về phía con người, chỉ cần có sự nghiêm túc của tự do, tự do này có thể từ chối ơn Thiên Chúa ban cho và tự do này là một cuộc chiến đấu.
4. Những kẻ chót sẽ lên hàng đầu
Đức Giêsu nói:”Và kìa những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót” (Lc 13,30). Đây là thành ngữ của người Do thái nhằm diễn tả sự đảo ngược thứ tự. Thành ngữ này được dùng nhiều trong Tin mừng (Mt 19,30; 20,16; Mc 10,31). Theo mạch văn bài Tin mừng trên thì qua thành ngữ này, Đức Giêsu có ý bác bỏ “quyền ưu tiên truyệt đối” (Theo quan niệm của một số người Do thái) rằng dân Do thái là dân riêng của Chúa thì đương nhiên sẽ được vào Nước Trời dù sống thế nào đi nữa (Mt 3,9-10; Ga 8,33t).
Ở đây không có ý áp dụng cho mọi cá nhân, nhưng Đức Giêsu có ý so sánh toàn thể dân Do thái, từ khi Ngài xuất hiện, với toàn thể lương dân. Khi đề cập đến hai nhóm đó, Ngài công bố có nhiều người lương sẽ được cứu rỗi trước người Do thái, và ngay cả cộng đoàn toàn thể lương dân sẽ vào Nước Trời trước cộng đoàn Do thái. Giáo huấn này được thánh Phaolô nhắc lại trong thư gửi tín hữu Rôma (Rm 11,25-26). Giáo huấn này được ứng nghiệm trong Giáo hội sơ khai (Cv 13,46-48; 28,25-28).
Sẽ có những bất ngờ trong Nước Thiên Chúa. Những người nổi danh ở thế gian này sẽ có thể rất thấp kém trong đời sau. Những người chẳng ai biết đến trong đời này có thể sẽ là những vương tử ở đời sau.
Truyện: Có sự đảo ngược
Một người đàn bà giầu sang được thế gian này rất mực tôn trọng. Bà ta chết và khi tới thiên đàng thì có một thiên sứ đưa bà đến nhà bà sẽ ở. Bà ta thấy nhiều ngôi nhà xinh đẹp và mỗi lần đi qua bà cứ tưởng nhà đó dành cho bà. Khi đi qua các dẫy phố chính ở trên trời, tới khu ngọai ô, tại đó các nhà nhỏ hơn nhiều, và đến cuối phố, gặp một cái nhà chỉ hơn cái lều một chút. Thiên sứ bảo: ”Đây là nhà của bà”. Bà nói: ”Cái gì vậy ? Tôi không thể nào sống trong đó”. Thiên sứ đáp: ”Tôi rất tiếc, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có thể kiến thiết với những vật liệu mà bà đã gửi lên đây”! Các tiêu chuẩn trên trời không giống các tiêu chuẩn dưới đất. Hạng nhất của thế gian thường sẽ là hạng bét và hạng bét của thế gian là hạng nhất ở trên trời…
Qua bài Tin mừng hôm nay, chúng ta phải quyết tâm đi vào con đường hẹp, phải phấn đấu hết mình để vào qua cửa hẹp, đây là điều kiện mà tiếng La tinh gọi là ‘conditio sine qua non”, điều kiện bắt buộc, không có không được. Chúng ta đã có nhiều bài học do tiền nhân để lại như:
- Nước chảy đá mòn.
- Kiến tha lâu đầy tổ,
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thì trên phương diện siêu nhiên thì cũng thế, vì Chúa đã phán: ”Ai muốn theo Ta, hãy vác thập giá mình hằng ngày mà theo” hoặc: ”Ai bên đỗ đến cùng mới được cứu rỗi”.
Cung thế, nếu ở đời: ”Có khó mới có miếng ăn” hoặc “Không có hạnh phúc nào có thể đạt được một cách dễ dàng”, thì hạnh phúc Nước Trời cũng đòi hỏi chúng ta phải chịu khó gấp bội mới chiếm được. Tương lai đang chờ đón ta !
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tạo thành thắng sinh thành
Vũ Văn An
01:49 16/08/2010
Lời tuyên xưng long trọng của Kinh Tin Kính rằng Chúa Kitô “được sinh ra, mà không phải tạo thành” mang rất nhiều cái nhìn thông sáng phong phú về triết học và là một linh hứng giúp ta tìm hiểu hai lối tiếp cận hiện sinh: lối được tạo thành hay lối được sinh thành.
Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu và là Đấng dựng nên trời và đất, dù bản kinh tiếng Anh không dùng chữ “creator” (dựng nên) nhưng dùng chữ “maker” (làm nên). Lối dịch của bản tiếng Anh rõ ràng là không thỏa đáng bởi lẽ trong khi con người có thể làm được nhiều sự, nhưng họ không thể và sẽ không bao giờ dựng nên được cái gì cả, nếu dùng chữ này theo nghĩa Thánh Kinh. Chỉ một mình Thiên Chúa có thể tạo dựng được mà thôi. Ý niệm “tạo dựng” vì thế không thể nào quan niệm được nếu không có mạc khải Thánh Kinh; trước đó, nó không có trong tâm trí con người. Cuốn đối thoại vĩ đại của Platông, tựa là Timaeus, đã hùng hồn chứng minh sự kiện ấy. Aristốt cũng đã vật lộn nhiều với vấn nạn này, và giải đáp tốt nhất của ông là nhìn nhận tính vĩnh cửu của thế giới. Hai cột trụ trí thức của tư tưởng Phương Tây trước thời Chúa Kitô này quả đã vật lộn một cách vô vọng với một một nan đề mà nếu chỉ với lý trí trần trụi, không được ai trợ giúp, họ không tài nào có thể giải đáp được.
Bác thợ mộc dùng gỗ làm (factum) ra chiếc bàn. Một công nhân xây dựng cần gạch, vữa, và xi-măng, để xây nên cái nhà... Nhưng bác thợ mộc không phải chỉ ráp mấy miếng gỗ lại với nhau; có một sự khác biệt giữa việc làm ra một chiếc bàn và việc làm ra một chiếc bàn đẹp. Trường hợp thứ nhất chỉ là một việc làm ra đơn thuần (a pure factum); trường hợp thứ hai bao hàm một việc sinh ra (a genitum), một cuộc hạ sinh có tính nghệ thuật, một cuộc chín muồi đầy huyền nhiệm trong tim óc, rồi thể hiện ra bên ngoài. Người đầu bếp có óc sáng tạo sẽ phối hợp một cách tài tình nhiều thành phần khác nhau để “cho ra đời” một món ăn tuyệt khẩu… Trong đó, ta thấy có dáng dấp một óc tìm tòi nhằm tâm linh hóa một hoạt động vật lý. Khâu đường gấu áo là một factum (làm thành); nhưng thực hiện đường ren (lace) là một genitum (sinh thành). Dọn một chiếc bàn lộng lẫy và một bữa ăn tinh tế không phải chỉ là để thoả mãn các nhu cầu sinh học. Cũng vậy, mục đích đệ nhất đẳng của căn nhà là che chở người ở trong căn nhà ấy khỏi nắng nôi, mưa gió, tuyết giá. Nhưng vì là nơi ngụ cư của những con người nhân bản, căn nhà phải trở thành tổ ấm, một nơi dành cho thân mật ấm cúng, nơi diễn ra mọi biến cố lớn của cuộc nhân sinh: yêu thương, ra đời, từ giã cõi đời, hân hoan, đau khổ…
Con người bán khai có nhiệm vụ bảo toàn sự sống còn của con người trong một thế giới đầy thù nghịch. Con người lúc ấy được gọi là homo faber (người thợ). Khi các nhu cầu thiết yếu đã được cung ứng, một trách vụ mới liền xuất hiện. Đó là việc phải nuôi dưỡng cái hồn và điều hướng tầm nhìn của nó lên cao hơn. Các sáng tạo nghệ thuật, các thành tựu khoa học, các trước tác của các tư tưởng gia vĩ đại đâu phải chỉ là những vật được làm thành hay được tạo thành, những facta; chúng chính là những genita, những vật được sinh ra, được sinh thành. Một yếu tố sáng tạo, tâm linh đã trổ sinh và biến hoạt động vật lý thành một đứa con, một genitum.
Đàng khác, điều được coi như một sinh thành ở bình diện này có thể chỉ là một làm thành ở bình diện cao hơn. Việc làm ra chiếc bàn là một làm thành, nhưng việc làm thành này có thể là một sinh thành so với việc rửa cầu tiêu. Việc viết bản tường trình về phiên họp của Quốc Hội nhất định là một làm thành so với việc sáng tác một bài thơ, nhưng rõ ràng là một sinh thành nếu so với việc sao chép một bản văn viết tay.
Một làm thành càng thấp trên bậc thang hiện hữu, thì càng nằm dưới sự kiểm soát của ý chí bạn. Nhưng ý niệm hợp tác với ơn phúc càng trở nên chủ động, thì nó càng có ý nghĩa của một sinh thành. Yếu tố chủ chốt do đó sẽ là việc chấp nhận với lòng biết ơn tặng phẩm vừa tiếp nhận và khiêm nhường ý thức rằng không nên gán bất cứ điều gì “sinh thành” cho một mình công trạng của người thụ hưởng, dù sự hợp tác này là điều kiện ắt phải có.
Phẩm trật làm thành hướng về sinh thành là một phẩm trật khá dài cho tới khi ta với tới đỉnh sinh thành, một đỉnh không còn bóng dáng làm thành đâu nữa. Đỉnh đó chính là mối liên hệ hiện hữu giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Chân lý cao siêu này, cao siêu đến độ thường được tôn kính bằng cách bái gối khi đọc Kinh Tin Kính, hoàn toàn nằm bên ngoài phạm vi khiêm tốn của bài này. So sánh với nó, việc Nhập Thể, một sinh thành so với mọi hoạt động ta đã kể ra từ trước đến nay, chỉ là một làm thành.
Điều đặc biệt có tính soi sáng là ý niệm sinh thành so với làm thành trong lãnh vực thân mật, tư riêng. Trong khi tình yêu là một sinh thành (nó không phải là một hành vi thuần túy của ý chí, nhưng là một ơn phúc cho không), thì việc ôm ấp của vợ chồng lại chỉ là một làm thành; nhưng việc ôm ấp ấy rõ ràng là một sinh thành so với việc chu toàn các bổn phận thực tiễn. Một trong các điều diệu kỳ trong lãnh vực đầy huyền nhiệm này là vợ chồng, khi ôm ấp nhau, đã mở rộng đường chào đón một cuộc thụ thai có thể có. Việc thụ thai này có xẩy ra hay không không thuộc quyền năng của vợ chồng; vì thế, đứa con bao giờ cũng là một hồng phúc. Nhưng quyền năng tiêu cực của con người thì hoàn toàn vượt quá quyền năng sáng tạo của họ: con người rất dễ ngăn cản việc thụ thai, nhưng họ không bao giờ có thể bảo đảm được sự thành công của việc thụ thai.
Ý thức rằng những điều cao nhất và siêu phàm nhất đều là những điều được sinh thành, và con người ít có quyền kiểm soát hay không có quyền kiểm soát trực tiếp nào trên các điều sinh thành này, nên những ông Promehteus (1) tân thời đành biểu lộ thái độ thách thức của mình bằng cách khóac lác về khả năng tiêu cực của mình. Ngày nay, những ông Prometheus tân thời ấy đang tái đầu thai thành niềm kiêu hãnh nơi các nhà khoa học vô thần: chúng tôi không cần tới Thiên Chúa nữa.
Con người không thể sáng tạo theo nghĩa Thánh Kinh. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có khả năng nói “hãy có” và một hữu thể mới sẽ từ hư không bước vào hiện hữu. Con người hiện đại chỉ biết nói “đừng có” và ra tay tiêu diệt bào thai và cả thế giới nữa. Các phương tiện giết người hàng loạt hiện nay nhiều và tinh xảo đến độ không còn gì chúng không làm được: một thực tế hết sức hãi hùng.
Cái khả năng tiêu cực ấy chính là cách tạo vật thách thức trả đũa. Ta không biết liệu có kẻ điên khùng nào sẽ ra tay tiêu diệt vũ trụ này hay không. Nhưng thái độ ngạo mạn ấy đang bén rễ rất sâu vào lãnh vực sinh sản; mọi phương tiện ngừa thai nhân tạo đang chứng minh cao vọng của con người muốn làm chủ sự sống của mình và càng ngày càng không chịu lệ thuộc vào ơn phúc.
Nhiều năm trước, việc thụ thai nhân tạo đã thông dụng; việc kếp hợp có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc giữa người chồng và người vợ hiện đang được thay thế bằng thủ tục y khoa trong phòng thí nghiệm. Sinh phẩm đang được loại bỏ và được thay thế bằng chế phẩm, bằng điều do con người làm thành. Thủ tục tầm thường chán ngắt, không còn gì là huyền nhiệm và thi ca, đã loại bỏ hết những giây phút diễm lệ của kinh nghiệm nhân bản.
Hành vi nhân bản đã bị thay thế bằng thủ tục phòng thí nghiệm, hoàn toàn vô bản vị, hoàn toàn làm ngơ phẩm giá những con người nhân bản. Được thụ thai trong lòng một người đàn bà là nhân bản. Trở thành sản phẩm của một phản ứng hóa học trên một chiếc đĩa là phi nhân bản; nó là sự nhục mạ cả Đấng Tạo Dựng lẫn tạo vật từ công trình khoa học kia phát sinh. Nó gần như một khạc nhổ vào mặt Đấng Hóa Công. Bất chấp sản phẩm ấy có lợi điểm nào, nó vẫn bị tước mất phẩm giá sơ đẳng nhất của con người.
Ngày nay, các khoa học gia khoác lác rằng họ có thể “làm ra” một trẻ thơ. Kế hoạch của Thiên Chúa là một sinh thành; nhưng ngày nay, con người đã thu gọn nó chỉ còn là một tác thành, một tạo thành. Ai trong chúng ta không tự hào và sung sướng được nghe nói mình là hoa trái của một mối tình cao cả giữa cha và mẹ? Ai trong chúng ta không bực mình khi nghe nói mình được sản xuất trên một cái đĩa như một thí nghiệm khoa học với mục đích duy nhất để chứng tỏ quyền lực của con người trên vật chất? Mọi người đều đồng thanh nhất trí nói lên: chúng tôi phản đối việc bị trở thành sản phẩm của phòng thí nghiệm. Chúng tôi là những ngôi vị.
Người ta chứng minh được sự cao cả của con người trong tư cách ngôi vị là nhờ khả năng họ biết cộng tác với ơn thánh, với những con người nhân bản khác, hay với các tài năng họ từng được phú ban. Đặt tác thành trên sinh thành, đặt tự lập trên hiệp thông, kiểm soát trên tiếp nhận là bác bỏ phẩm giá con người trong tư cách nhân vị.
Đã đến lúc ta phải ý thức được sự kiện này là chủ nghĩa duy tục đang gây chiến đối với mầu nhiệm siêu nhiên vĩ đại: Chúa Kitô được sinh ra mà không phải tạo thành. Không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, con người không thể sản sinh. Các tạo vật kiêu căng đang cho là mình chiến thắng nhờ việc công bố chiến thắng của tạo thành đối với sinh thành; họ cho là mình đang nắm quyền điều khiển và không cần sự trợ giúp của ơn trên.
Họ hãy ý tứ: con người hiện đại phải quay trở về với Thiên Chúa, nếu không chân trời của họ chỉ là một mầu u tối.
Phỏng dịch bài “Victory of Factum over Genitum” của Alice von Hildebrand, đăng trong InsideCatholic.com ngày 9 tháng 6 năm 2010.
Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu và là Đấng dựng nên trời và đất, dù bản kinh tiếng Anh không dùng chữ “creator” (dựng nên) nhưng dùng chữ “maker” (làm nên). Lối dịch của bản tiếng Anh rõ ràng là không thỏa đáng bởi lẽ trong khi con người có thể làm được nhiều sự, nhưng họ không thể và sẽ không bao giờ dựng nên được cái gì cả, nếu dùng chữ này theo nghĩa Thánh Kinh. Chỉ một mình Thiên Chúa có thể tạo dựng được mà thôi. Ý niệm “tạo dựng” vì thế không thể nào quan niệm được nếu không có mạc khải Thánh Kinh; trước đó, nó không có trong tâm trí con người. Cuốn đối thoại vĩ đại của Platông, tựa là Timaeus, đã hùng hồn chứng minh sự kiện ấy. Aristốt cũng đã vật lộn nhiều với vấn nạn này, và giải đáp tốt nhất của ông là nhìn nhận tính vĩnh cửu của thế giới. Hai cột trụ trí thức của tư tưởng Phương Tây trước thời Chúa Kitô này quả đã vật lộn một cách vô vọng với một một nan đề mà nếu chỉ với lý trí trần trụi, không được ai trợ giúp, họ không tài nào có thể giải đáp được.
Bác thợ mộc dùng gỗ làm (factum) ra chiếc bàn. Một công nhân xây dựng cần gạch, vữa, và xi-măng, để xây nên cái nhà... Nhưng bác thợ mộc không phải chỉ ráp mấy miếng gỗ lại với nhau; có một sự khác biệt giữa việc làm ra một chiếc bàn và việc làm ra một chiếc bàn đẹp. Trường hợp thứ nhất chỉ là một việc làm ra đơn thuần (a pure factum); trường hợp thứ hai bao hàm một việc sinh ra (a genitum), một cuộc hạ sinh có tính nghệ thuật, một cuộc chín muồi đầy huyền nhiệm trong tim óc, rồi thể hiện ra bên ngoài. Người đầu bếp có óc sáng tạo sẽ phối hợp một cách tài tình nhiều thành phần khác nhau để “cho ra đời” một món ăn tuyệt khẩu… Trong đó, ta thấy có dáng dấp một óc tìm tòi nhằm tâm linh hóa một hoạt động vật lý. Khâu đường gấu áo là một factum (làm thành); nhưng thực hiện đường ren (lace) là một genitum (sinh thành). Dọn một chiếc bàn lộng lẫy và một bữa ăn tinh tế không phải chỉ là để thoả mãn các nhu cầu sinh học. Cũng vậy, mục đích đệ nhất đẳng của căn nhà là che chở người ở trong căn nhà ấy khỏi nắng nôi, mưa gió, tuyết giá. Nhưng vì là nơi ngụ cư của những con người nhân bản, căn nhà phải trở thành tổ ấm, một nơi dành cho thân mật ấm cúng, nơi diễn ra mọi biến cố lớn của cuộc nhân sinh: yêu thương, ra đời, từ giã cõi đời, hân hoan, đau khổ…
Con người bán khai có nhiệm vụ bảo toàn sự sống còn của con người trong một thế giới đầy thù nghịch. Con người lúc ấy được gọi là homo faber (người thợ). Khi các nhu cầu thiết yếu đã được cung ứng, một trách vụ mới liền xuất hiện. Đó là việc phải nuôi dưỡng cái hồn và điều hướng tầm nhìn của nó lên cao hơn. Các sáng tạo nghệ thuật, các thành tựu khoa học, các trước tác của các tư tưởng gia vĩ đại đâu phải chỉ là những vật được làm thành hay được tạo thành, những facta; chúng chính là những genita, những vật được sinh ra, được sinh thành. Một yếu tố sáng tạo, tâm linh đã trổ sinh và biến hoạt động vật lý thành một đứa con, một genitum.
Đàng khác, điều được coi như một sinh thành ở bình diện này có thể chỉ là một làm thành ở bình diện cao hơn. Việc làm ra chiếc bàn là một làm thành, nhưng việc làm thành này có thể là một sinh thành so với việc rửa cầu tiêu. Việc viết bản tường trình về phiên họp của Quốc Hội nhất định là một làm thành so với việc sáng tác một bài thơ, nhưng rõ ràng là một sinh thành nếu so với việc sao chép một bản văn viết tay.
Một làm thành càng thấp trên bậc thang hiện hữu, thì càng nằm dưới sự kiểm soát của ý chí bạn. Nhưng ý niệm hợp tác với ơn phúc càng trở nên chủ động, thì nó càng có ý nghĩa của một sinh thành. Yếu tố chủ chốt do đó sẽ là việc chấp nhận với lòng biết ơn tặng phẩm vừa tiếp nhận và khiêm nhường ý thức rằng không nên gán bất cứ điều gì “sinh thành” cho một mình công trạng của người thụ hưởng, dù sự hợp tác này là điều kiện ắt phải có.
Phẩm trật làm thành hướng về sinh thành là một phẩm trật khá dài cho tới khi ta với tới đỉnh sinh thành, một đỉnh không còn bóng dáng làm thành đâu nữa. Đỉnh đó chính là mối liên hệ hiện hữu giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Chân lý cao siêu này, cao siêu đến độ thường được tôn kính bằng cách bái gối khi đọc Kinh Tin Kính, hoàn toàn nằm bên ngoài phạm vi khiêm tốn của bài này. So sánh với nó, việc Nhập Thể, một sinh thành so với mọi hoạt động ta đã kể ra từ trước đến nay, chỉ là một làm thành.
Điều đặc biệt có tính soi sáng là ý niệm sinh thành so với làm thành trong lãnh vực thân mật, tư riêng. Trong khi tình yêu là một sinh thành (nó không phải là một hành vi thuần túy của ý chí, nhưng là một ơn phúc cho không), thì việc ôm ấp của vợ chồng lại chỉ là một làm thành; nhưng việc ôm ấp ấy rõ ràng là một sinh thành so với việc chu toàn các bổn phận thực tiễn. Một trong các điều diệu kỳ trong lãnh vực đầy huyền nhiệm này là vợ chồng, khi ôm ấp nhau, đã mở rộng đường chào đón một cuộc thụ thai có thể có. Việc thụ thai này có xẩy ra hay không không thuộc quyền năng của vợ chồng; vì thế, đứa con bao giờ cũng là một hồng phúc. Nhưng quyền năng tiêu cực của con người thì hoàn toàn vượt quá quyền năng sáng tạo của họ: con người rất dễ ngăn cản việc thụ thai, nhưng họ không bao giờ có thể bảo đảm được sự thành công của việc thụ thai.
Ý thức rằng những điều cao nhất và siêu phàm nhất đều là những điều được sinh thành, và con người ít có quyền kiểm soát hay không có quyền kiểm soát trực tiếp nào trên các điều sinh thành này, nên những ông Promehteus (1) tân thời đành biểu lộ thái độ thách thức của mình bằng cách khóac lác về khả năng tiêu cực của mình. Ngày nay, những ông Prometheus tân thời ấy đang tái đầu thai thành niềm kiêu hãnh nơi các nhà khoa học vô thần: chúng tôi không cần tới Thiên Chúa nữa.
Con người không thể sáng tạo theo nghĩa Thánh Kinh. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có khả năng nói “hãy có” và một hữu thể mới sẽ từ hư không bước vào hiện hữu. Con người hiện đại chỉ biết nói “đừng có” và ra tay tiêu diệt bào thai và cả thế giới nữa. Các phương tiện giết người hàng loạt hiện nay nhiều và tinh xảo đến độ không còn gì chúng không làm được: một thực tế hết sức hãi hùng.
Cái khả năng tiêu cực ấy chính là cách tạo vật thách thức trả đũa. Ta không biết liệu có kẻ điên khùng nào sẽ ra tay tiêu diệt vũ trụ này hay không. Nhưng thái độ ngạo mạn ấy đang bén rễ rất sâu vào lãnh vực sinh sản; mọi phương tiện ngừa thai nhân tạo đang chứng minh cao vọng của con người muốn làm chủ sự sống của mình và càng ngày càng không chịu lệ thuộc vào ơn phúc.
Nhiều năm trước, việc thụ thai nhân tạo đã thông dụng; việc kếp hợp có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc giữa người chồng và người vợ hiện đang được thay thế bằng thủ tục y khoa trong phòng thí nghiệm. Sinh phẩm đang được loại bỏ và được thay thế bằng chế phẩm, bằng điều do con người làm thành. Thủ tục tầm thường chán ngắt, không còn gì là huyền nhiệm và thi ca, đã loại bỏ hết những giây phút diễm lệ của kinh nghiệm nhân bản.
Hành vi nhân bản đã bị thay thế bằng thủ tục phòng thí nghiệm, hoàn toàn vô bản vị, hoàn toàn làm ngơ phẩm giá những con người nhân bản. Được thụ thai trong lòng một người đàn bà là nhân bản. Trở thành sản phẩm của một phản ứng hóa học trên một chiếc đĩa là phi nhân bản; nó là sự nhục mạ cả Đấng Tạo Dựng lẫn tạo vật từ công trình khoa học kia phát sinh. Nó gần như một khạc nhổ vào mặt Đấng Hóa Công. Bất chấp sản phẩm ấy có lợi điểm nào, nó vẫn bị tước mất phẩm giá sơ đẳng nhất của con người.
Ngày nay, các khoa học gia khoác lác rằng họ có thể “làm ra” một trẻ thơ. Kế hoạch của Thiên Chúa là một sinh thành; nhưng ngày nay, con người đã thu gọn nó chỉ còn là một tác thành, một tạo thành. Ai trong chúng ta không tự hào và sung sướng được nghe nói mình là hoa trái của một mối tình cao cả giữa cha và mẹ? Ai trong chúng ta không bực mình khi nghe nói mình được sản xuất trên một cái đĩa như một thí nghiệm khoa học với mục đích duy nhất để chứng tỏ quyền lực của con người trên vật chất? Mọi người đều đồng thanh nhất trí nói lên: chúng tôi phản đối việc bị trở thành sản phẩm của phòng thí nghiệm. Chúng tôi là những ngôi vị.
Người ta chứng minh được sự cao cả của con người trong tư cách ngôi vị là nhờ khả năng họ biết cộng tác với ơn thánh, với những con người nhân bản khác, hay với các tài năng họ từng được phú ban. Đặt tác thành trên sinh thành, đặt tự lập trên hiệp thông, kiểm soát trên tiếp nhận là bác bỏ phẩm giá con người trong tư cách nhân vị.
Đã đến lúc ta phải ý thức được sự kiện này là chủ nghĩa duy tục đang gây chiến đối với mầu nhiệm siêu nhiên vĩ đại: Chúa Kitô được sinh ra mà không phải tạo thành. Không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, con người không thể sản sinh. Các tạo vật kiêu căng đang cho là mình chiến thắng nhờ việc công bố chiến thắng của tạo thành đối với sinh thành; họ cho là mình đang nắm quyền điều khiển và không cần sự trợ giúp của ơn trên.
Họ hãy ý tứ: con người hiện đại phải quay trở về với Thiên Chúa, nếu không chân trời của họ chỉ là một mầu u tối.
Phỏng dịch bài “Victory of Factum over Genitum” của Alice von Hildebrand, đăng trong InsideCatholic.com ngày 9 tháng 6 năm 2010.
Cuộc đấu tranh cho sự sống còn của Giáo Hội tại Trung Quốc
Phạm Hương Sơn chuyển ngữ
11:42 16/08/2010
Cuộc đấu tranh cho sự sống còn của Giáo Hội tại Trung Quốc
(Tường trình đặc biệt của Anthony E. Clark, Ph.D - Catholic World Report "The Church’s Fight for Survival in China")
Một cuộc phỏng vấn dành riêng với Đức Hồng Y Joseph Zen tại Hồng Kông
Hồng Kông vẫn là thành phố tân tiến bậc nhất của Châu Á, bừng dội với đầy người và sự trổi dậy của chủ nghĩa vật chất. Ẩn mình trong mạng lưới của những con đường quanh co, những thang cuốn thật dốc, và những cao ốc vút trời của hải đảo này, là một ngôi nhà nhỏ nơi cư ngụ của một cộng đoàn Sa-lê-diêng (Salesians) khiêm tốn hằng phục vụ người nghèo và giáo dục thanh thiếu niên theo mẫu gương của Thánh Don Bosco. Thật khó để tưởng tượng trong lần đầu đến với cộng đoàn khiêm hạ này, rằng đây là nhà của vị giáo chủ Công giáo nổi tiếng bậc nhất và chỉ trích thẳng thừng nhất của Trung Quốc, Đức Hồng Y Joseph Zen, S.D.B.
Sau khi được dành cho một cuộc phỏng vấn riêng, Cha Paul Mariani, S.J. và tôi chờ đợi ở tầng dưới tại nơi cư ngụ của Ngài trong Học Viện Sa-lê-diêng. Đức Hồng Y Zen vào gặp chúng tôi, điều chỉnh máy điều hòa không khí, và báo cho chúng tôi biết Ngài đã cảm thấy "không khỏe lắm" ngày hôm đó. Mặc dù không được khỏe, Ngài đã rất rộng rãi với thì giờ của mình, và đã ứng xử đúng như danh tiếng của Ngài về sự trung thực và thẳng thắn khi bàn về tình hình của Giáo Hội tại Trung Quốc.
ĐHY Zen đã phục vụ trong chức vụ giám mục của Hồng Kông vào những năm 2002-2009, và đã được phong làm hồng y bởi Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI trong năm 2006. Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn trước đó, liệu ngài có ý định nghỉ ngơi trong thời hưu trí của mình, Ngài đã trả lời: "Tôi nghỉ hưu, nhưng tôi sẽ không ngừng làm việc cho Giáo Hội tại Trung Quốc." Thật rõ ràng Đức Hồng Y Zen là một người thợ lao công đạo đức sâu sắc trong vườn nho của Chúa, và rằng trái tim của Ngài không hề nao núng với cam kết cho việc cải thiện tình trạng đau khổ lâu dài của cộng đồng Giáo Hội tại Trung Quốc. Ngài có lẽ là người am hiểu nhiều nhất còn sống hôm nay về những gì đang diễn ra giữa các Kitô hữu đang sống bên trong dãy Vạn Lý Trường Thành.
Buổi thảo luận của chúng tôi bắt đầu với một phản ánh trong lời của Tertullian, rằng máu của các vị tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen là tại sao ở Trung Quốc nơi đã sản xuất một số lượng tương đối lớn các vị tử đạo Kitô giáo trong lịch sử, và lý do tại sao cuộc đàn áp chống lại người Công giáo vẫn còn mạnh mẽ như thế cho đến ngày hôm nay. Ngài trả lời: "Khi chúng ta nói về tình hình tại Trung Quốc, chúng ta đang nói về chính sách đàn áp dưới chế độ cộng sản." Ngài lưu ý rằng trong khi chủ nghĩa cộng sản trên nguyên tắc thì tương tự ở khắp mọi nơi, nhưng nó có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào quốc gia mà nó tồn tại. "Trung Quốc về cơ bản là một nơi mà các Kitô hữu là một nhóm thiểu số", và tại Trung Quốc sứ vụ Kitô Giáo "đã được coi là chủ nghĩa đế quốc," theo ĐHY Zen. Vì vậy, chính sách đàn áp Kitô Hữu của Cộng sản ở Trung Quốc đã "độc ác và nhẫn tâm." Ngoài ra, do "chế độ Cộng sản Trung Quốc là một 'phiên bản cải tiến' của chủ nghĩa cộng sản," sự kiểm soát trên tôn giáo tại đó lại đặc biệt chặt chẽ.
Chúng tôi đã hỏi tại sao dù trong khi chính quyền Trung Quốc vẫn muốn các cộng đồng Công giáo phải được trở thành bản địa, họ lại đi kềm hãm sự sùng kính các thánh Trung Quốc đã được phong thánh bởi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2000. Ngài Zen lưu ý rằng "bạn không bao giờ biết được điều gì trong đầu óc của chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc", chính quyền này "rất bí mật" về cách thế hành sự của họ. Tuy nhiên, Ngài nói, sau khi Vatican thông báo rằng việc phong thánh sẽ diễn ra, nhà cầm quyền lại yêu cầu người Công giáo phải "ký vào một văn kiện chống lại Đức Giáo Hoàng." Ngài cũng nhắc lại quyết định tổ chức lễ phong thánh vào ngày 01 tháng 10, Ngày Quốc Khánh của Trung Quốc, "là, dĩ nhiên, một lầm lẫn lớn." Chọn ngày Trung Quốc làm lễ kỷ niệm chào mừng sự khởi đầu của chính quyền Cộng sản để phong hiển thánh cho các thánh Công giáo đã bị Đảng quan niệm như là một sự xúc phạm cố ý. Và do sự kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động của Giáo Hội, "rất ít người Công giáo Trung Quốc nhận thức được 120 vị tử đạo được phong hiển thánh," Ngài bày tỏ.
Một vấn đề khác Giáo Hội tại Trung Quốc phải đối mặt là sự trổi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Đức Hồng Y Zen nhấn mạnh rằng người Công giáo Trung Quốc vẫn là người Trung Quốc, "giống như trước kia." Giáo hội, ông nói, không đe dọa bản căn Trung Quốc.
Về vấn đề leo thang của chủ nghĩa dân tộc tại Lục Địa, Ngài Zen cho rằng điều đầu tiên cần ghi nhớ là các nền văn hóa Trung Hoa và văn hóa Tây Phương trong thực tế khá khác biệt nhau. "Nhà truyền giáo đến đây mang quốc tịch riêng của mình, và mặc dù với tất cả những nỗ lực ngài đã làm, ngài vẫn là một người ngoại quốc. Bạn không nên bị vướng mắc bởi vấn đề này." Tuy nhiên," các nhà truyền giáo đã mang theo thần học của Thánh Thomas Aquinas khi họ đến Trung Quốc. Có điều gì sai trái với việc này? Họ mang theo cái gì tốt nhất của Giáo Hội với họ." Trong khi chủ nghĩa dân tộc tăng triển cách cực đoan hơn, Đức Hồng y cho rằng quả người Phương Tây và người Trung Quốc rốt cuộc có khác biệt, và rằng cả hai bên nên trân trọng những năng khiếu của nhau.
Khi được hỏi lý do tại sao các thánh tử vì đạo người Trung Quốc được phong hiển thánh chỉ vừa đến thời gian gần đây nhất là năm 1930, Đức Hồng Y Zen trả lời rằng có lẽ là Vatican "không muốn gây bực tức khó chịu cho chính quyền cộng sản." Nhưng Ngài Zen tự hỏi, "Tại sao chúng ta lại không công bố tất cả những vị tử đạo đã chết dưới chế độ Cộng sản?"Và ngài nói thêm, "Mọi người ở đây không dám công bố. Họ nói, 'Chúng tôi chờ đợi cho thời điểm tốt hơn. ‘Nhưng tôi sẽ nói, 'Đến khi nào mời có "thời điểm tốt hơn"? Hiện bây giờ là thời điểm tốt hơn."’ Ngài Zen kêu gọi người Công giáo từng bị chịu đau khổ dưới các sách lược bạo tàn chống lại Kitô hữu của Cách mạng Văn hóa (1966-1976), thuật lại chi tiết những mẫu chuyện của họ. Và ngài cũng khuyên các học giả hãy viết lịch sử về những gì đã xảy ra. Ngài Zen cho rằng thật là một điều đáng tiếc khi người Công giáo đã không công bố ngay bây giờ, trong lúc cuộc đàn áp vẫn lan tràn tại Trung Quốc, "hiện bây giờ là lúc người ta cần sự khích lệ."
"Việc tử vì đạo mang ý nghĩa ‘nhân chứng,’" ngài nói, và các vị tử đạo của Trung Quốc – gồm những vị đã được phong thánh và những vị mà tường thuật của họ chưa được biết tới, bắt buộc phải được viết đến và thảo luận, nhằm mục đích tăng cường niềm tin của những người đang chịu đau khổ ngày hôm nay dưới sự ngược đãi.
Chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen về hiện tình của các cộng đoàn Công Giáo “hầm trú” (underground) và “công khai” (above-ground); trong khi có một số người cho rằng, sự phân chia giữa hai hình thái này đang biến mất, lại có nhiều linh mục và giám mục Trung Quốc ngày nay đang khẳng định điều ngược lại- nghĩa là sự chia cách đang tăng triển mãnh liệt hơn. Ngài Zen cho biết:
Giữa năm 1989 và năm 1996 tôi đã sống ở Trung Quốc sáu tháng mỗi năm giảng dạy trong các chủng viện của Giáo hội công khai, và kết luận của tôi khi tôi giảng dạy tại chủng viện Thượng Hải là như vầy, họ là người Công giáo, giống như những người Công giáo ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Và vì vậy tôi nói với mọi người là họ không nên nghĩ rằng hình thái hầm trú là trung thành và Giáo Hội Yêu Nước đã phản bội lại đức tin. Không, hoàn toàn không phải như thế.
Tại một thượng hội đồng giám mục tôi đã nói với các giám mục rằng chỉ có một Giáo Hội tại Trung Quốc, bởi vì trong trái tim của họ [người Công giáo Trung Quốc] có cùng một đức tin. Nhưng nếu bạn nhìn từ quan điểm cấu trúc, cách thế chúng được điều hoạt, thì rõ ràng là bạn thấy có hai Giáo Hội biệt lập. Giáo Hội hầm trú nằm ngoài vòng pháp luật. Nó có một thứ tự do, và nó không chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền. Nhưng Giáo hội công khai thì vẫn bị khống chế chặt chẽ dưới quyền lực của chính phủ. Vì vậy, chắc chắn bạn không thể nói rằng lằn phân cách đang biến mất. Một số người nói rằng Giáo Hội hầm trú nên trở thành công khai. Điều đó là sự sai lầm tuyệt đối. Điều đó không nằm trong bức thư của Đức Thánh Cha [gửi đến những người Công giáo Trung Quốc, xuất bản năm 2007], và quan điểm này đã được soi rõ trong các ghi chú của bản trích yếu [của lá thư, đã được xuất bản vào năm 2009]. Đức Thánh Cha đã nói về một tiến trình hòa giải của tâm tư, chứ không phải là sự sáp nhập vào cùng một hệ thống.
Nếu sự kiểm soát của chính quyền trên Giáo hội công khai bị áp đặt đến mức đó, ngài Zen hỏi, "Tại sao Giáo hội hầm trú phải đầu hàng vào Giáo Hội công khai?" Rốt cuộc, ngài khẳng định, "Họ đã phải chịu đưng quá lâu, và đột nhiên ra đầu hàng không phải là một kỳ vọng hợp lý chút nào cả."
Sự ngay thẳng của Đức Hồng Y Zen thường bị gièm pha chê bai, nhưng ngài nói rằng ngài không quan tâm đến sự hâm mộ, ngài là, như Đức Giáo hoàng Benedictô XVI, một người cam quyết với sự thật. "Khi ở Trung Quốc, nếu bất cứ ai lên tiếng chống lại Giáo hội hầm trú, tôi sẽ bênh vực Giáo hội hầm trú, và nếu bất cứ ai lên tiếng chống lại Giáo hội công khai tôi sẽ bênh vực Giáo hội công khai, bởi vì toàn bộ các Giáo hội đều bị đàn áp." Thật không may, ngài Zen gợi ý, "Sự rộng lượng của Đức Thánh Cha trong việc hợp thức hóa các giám mục của Giáo hội công khai đã không sản sinh được kết quả mà nó phải mang lại."
"Đây là một thỏa hiệp từ cả hai bên," ngài Zen giải thích. "Đức Thánh Cha công nhận và phê chuẩn [các giám mục do Chính quyền lựa chọn] mà không đòi hỏi bất kỳ hành vi chống đối nào nhắm đến chính quyền, và mặt khác, chính quyền chấp nhận điều này mà không trừng phạt các giám mục đã được chấp thuận bởi Đức Giáo Hoàng."
Thế mà, ngài Zen đặt vấn đề, tại sao hai cộng đồng vẫn còn quá phân cách?" Một giải pháp có thể được tìm thấy.. . do đó, nó thực sự vượt quá sự hiểu biết của tôi tại sao tình trạng vẫn như thế. Tôi đổ lỗi cho số những giám mục đó tại Trung Quốc, những người đã không tuân theo ý định của các vị lãnh đạo trong Giáo hội nhưng chỉ thà mong muốn đi theo lợi thế riêng của họ."
Một vấn đề nữa là rất nhiều vị trong số những giám mục được chấp thuận bởi Đức Giáo Hoàng đã không mạnh dạn. Và, ngài Zen xác nhận, "Ngay cả một số giám mục đang hiệp thông với Roma cũng nói trong bài phát biểu của mình, 'Tôi muốn một Giáo Hội độc lập.' Làm thế nào họ có thể nói họ đang hiệp thông với Đức Thánh Cha? Điều này quả không tin nổi." Đức Hồng Y Zen, bản thân cam kết sâu xa với Toà Thánh Vatican, kêu gọi đến các giám mục đồng hàng của mình ở Trung Quốc trở nên một khối duy nhất, đi theo Roma mà không có những phát biểu lập lờ nước đôi. Điều này, ông nhấn mạnh, là những gì nói lên ý nghĩa để là "giám mục chân thực trong Giáo Hội Công Giáo."
Chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen là ngài có cảm thấy rằng bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi đến Trung Quốc đã thực sự loại bỏ lý do tồn tại (raison d'être) của Giáo Hội hầm trú, dưới ánh sáng từ gợi ý của Đức Giáo hoàng cho rằng hình thái "hầm trú" không phải là cách thế bình thường để Giáo hội thi hành chức năng. Có phải chăng văn thư của Đức Giáo hoàng đã bằng cách nào đó tạo ra sự rối ren mới trong Giáo Hội Trung Quốc? Ngài Zen nói không, quả quyết rằng ở Trung Quốc, "người Công giáo bị vướng mắc về vấn đề các giám mục chính thức, những vị đã được công nhận bởi Đức Giáo Hoàng vẫn còn ở bên phía của chính quyền." Ngài xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng trong thực tế đã không yêu cầu Giáo Hội hầm trú xuất đầu lộ diện và liên kết với Giáo hội Yêu nước, mà đúng ra đã nêu bật tính cực đoan của tình trạng bất thường tại Trung Quốc. Đức Hồng y đề xuất rằng các cộng đoàn hầm trú có lý do chính đáng để nghi ngờ Giáo Hội được thừa nhận, cho dù quan điểm này đã nhận được một số chỉ trích. Phản ứng với các nhóm phê bình về mình, ngài nói:
Người ta nói rằng, "Ông là ai, hỡi Hồng Y Zen? Ông sống trong một môi trường yên bình và ông đẩy anh em của ông vào việc tử vì đạo." Tôi không đẩy bất cứ ai vào việc tử đạo; việc tử đạo là một ân sủng đặc biệt từ Thiên Chúa. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu ngài là một giám mục, ngài bắt buộc phải cố kết chặt chẽ với đức tin của ngài. Điều quan trọng nhất đối với những người Cộng sản là sự kiểm soát, và họ đã tìm thấy một cách để kiểm soát Giáo Hội tại Trung Quốc thông qua Hiệp hội Yêu nước.
Khi được hỏi để diễn giải tỉ mỉ về cách thế Giáo hội Yêu nước bị kiểm soát ở Trung Quốc, Đức Hồng Y Zen chỉ vào Lưu Bách Niên (Liu Bainian), đương kim Phó chủ tịch của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa. Ngài Zen khẳng định, Liu có lẽ là một trong những yếu tố hiển nhiên nhất trong nỗ lực của chính quyền để kiểm soát người Công giáo Trung Quốc.
"Trong nhiều năm Lưu đã là người đứng đầu toàn bộ Giáo Hội Trung Quốc, và các giám mục thực sự chỉ là nô lệ của ông," Ngài Zen giải thích. "Tại các bữa ăn tối với ông Lưu và các giám mục, Liu là người duy nhất nói năng. Nhưng khi ông đi ra thì tất cả mọi người đều có thể nói; điều này thật là nhục nhã. Một số, tuy thế, vẫn coi ông như là một vị thánh. Nhưng chúng ta làm được gì? Thật là kinh hoàng."
Khi được hỏi về những người dèm pha cho rằng Liu và Zen là hai thái cực đã khiến Giáo hội Trung Quốc cứ phải chia cách, Đức Hồng y phản ứng:
Họ không sai. Chúng tôi thực sự là hai thái cực. Ông ta [đòi hỏi] toàn thể Giáo Hội Trung Quốc vẫn giữ trong tình trạng cách ly từ Roma, ông ta đã thúc ép cho sự tấn phong bất hợp pháp của các giám mục, và ông ta đã thúc ép để tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập của Hiệp hội Yêu nước. Chúng tôi thậm chí có bằng chứng cho thấy nhiều điều ông ta làm còn đi xa hơn những gì chính quyền ra lệnh. Khi chính quyền cho gọi năm giám mục để tham dự một thượng hội đồng của Trung Quốc, Liu gửi thêm một ông thứ sáu. Chính quyền không thể bằng lòng về về việc này được.
Đức Hồng Y Zen nói rằng điều sẽ giúp cho tình trạng ở Trung Quốc là nếu các giám mục chỉ đơn giản khởi sự trân trọng bức thư gần đây của Đức Thánh Cha gửi cho Giáo Hội Trung Quốc. "Tôi không thể hiểu làm thế nào mà rất nhiều người không tiếp nhận bức thư của Ngài một cách nghiêm túc, một số thậm chí còn cung cấp một lối giải thích xuyên tạc về bức thư."
Mặc dù phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội tại Trung Quốc, con số người Công giáo vẫn tiếp tục gia tăng. Người ta tự hỏi là Giáo Hội tại đây đã làm đúng những điều gì.
"Chẳng có gì là bất ngờ," ngài Zen nói, "khi người ta tìm thấy sự an ủi nơi Kitô giáo đang lúc Trung Quốc là một nước rối loạn như thế." Ngài cũng yêu cầu thế giới ghi nhớ rằng "Kitô hữu Trung Quốc vẫn còn là một thiểu số rất nhỏ," và rằng người ta "không nên đòi hỏi quá nhiều vào Giáo Hội Trung Quốc trong thời gian này." Ngài nói, "Giáo hội Trung Quốc ngày hôm nay phải chiến đấu cho sự sống còn, không giống như Giáo Hội ở các nơi khác trên thế giới. Nhưng mặc dù những nhu cầu phải đấu tranh cho sự sống còn, Giáo hội đó vẫn tranh thủ để truyền giáo và cống hiến các dịch vụ từ thiện."
Cuối cùng, chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen về những gì người Công giáo ở ngoài Trung Quốc có thể làm cho Giáo Hội Trung Quốc. Câu trả lời của ngài khá đơn giản:
Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên là có được những hiểu biết về Giáo Hội tại Trung Quốc. Thật đáng tiếc là ngày nay có rất nhiều người biết về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc nhưng lại không nói, và rất nhiều người nói về người Công giáo Trung Quốc nhưng thực sự không biết bất cứ điều gì hết. Người ta phải biết về cái thực tại – cái thực tại chân thực của tình huống. Ngày nay đã có quá nhiều những rối ren - quá nhiều rối ren.
Đức Hồng Y Zen cũng lưu ý, "Đức Thánh Cha ngày hôm nay đã rất rõ ràng trong ý tưởng của Ngài về Giáo Hội tại Trung Quốc, và chúng ta rất may mắn có được một giáo hoàng như thế."
Đến hồi kết thúc cuộc thảo luận của mình, chúng tôi đã nhớ lại một lần nữa những lời của Tertullian, rằng máu của các vị tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Chúng tôi phản ánh về những thể cách mà lịch sử của Trung Quốc qua những cuộc đàn áp người Công Giáo vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho người Công giáo Trung Quốc cam quyết sâu nặng hơn với đức tin của họ. Đức Hồng Y Zen đã kết thúc bằng một lời cầu nguyện với Đức Mẹ, Đấng Phù Trợ các Kitô hữu, “để ban phước lành cho tất cả những người đang chịu đau khổ vì đức tin của họ, và cũng cho những người đang cố gắng để giúp đỡ họ." Khi chúng tôi đứng lên để ra về, Đức Hồng Y Zen nói, "Vâng, tôi cần phải vội vàng để có thể dâng Thánh Lễ hàng ngày của mình." Ngài đã ban phép lành cho một số tượng ảnh Đức Mẹ Trung Quốc cho chúng tôi, và rời khỏi phòng.
Ngài Zen là một con người của Giáo Hội, quan tâm một cách sâu xa cho đức tin và sự tự do của đồng bào Trung Quốc của ông. Và rõ ràng là ông sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi nào chính quyền Cộng sản Trung Quốc trả cho Giáo Hội sự độc lập toàn bộ khỏi sự kiểm soát của họ. Như ngài Zen nói, "Lời quyết định không phải được độc quyền từ phía của một chính quyền vô thần." Dường như Đức Hồng Y Zen dự định chỉ có rất ít thời gian nghỉ ngơi trong những năm nghỉ hưu của ngài, ông đã tạo cho mình một công việc chẳng kém hơn sự chiến thắng với một chính quyền mà ngài mô tả là "độc ác và nhẫn tâm". Mặc cho những cuộc đấu tranh của Trung Quốc, ngài Zen vẫn là một con người của hy vọng, như ông đã nói, "Mùa đông đã qua và mùa xuân sẽ đến."
(Anthony E. Clark, Ph.D., Assistant Professor, chuyên ngành lịch sử Á Châu tại Whitworth University (Spokane, Washington), đã dành sáu tuần vào mùa hè qua du hành và nghiên cứu tại Trung Quốc. Trong chuyến đi này, ông đã phỏng vấn Đức Hồng Y Zen tại Hồng Kông -- Phạm Hương Sơn chuyển ngữ)
(Tường trình đặc biệt của Anthony E. Clark, Ph.D - Catholic World Report "The Church’s Fight for Survival in China")
Một cuộc phỏng vấn dành riêng với Đức Hồng Y Joseph Zen tại Hồng Kông
Sau khi được dành cho một cuộc phỏng vấn riêng, Cha Paul Mariani, S.J. và tôi chờ đợi ở tầng dưới tại nơi cư ngụ của Ngài trong Học Viện Sa-lê-diêng. Đức Hồng Y Zen vào gặp chúng tôi, điều chỉnh máy điều hòa không khí, và báo cho chúng tôi biết Ngài đã cảm thấy "không khỏe lắm" ngày hôm đó. Mặc dù không được khỏe, Ngài đã rất rộng rãi với thì giờ của mình, và đã ứng xử đúng như danh tiếng của Ngài về sự trung thực và thẳng thắn khi bàn về tình hình của Giáo Hội tại Trung Quốc.
ĐHY Zen đã phục vụ trong chức vụ giám mục của Hồng Kông vào những năm 2002-2009, và đã được phong làm hồng y bởi Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI trong năm 2006. Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn trước đó, liệu ngài có ý định nghỉ ngơi trong thời hưu trí của mình, Ngài đã trả lời: "Tôi nghỉ hưu, nhưng tôi sẽ không ngừng làm việc cho Giáo Hội tại Trung Quốc." Thật rõ ràng Đức Hồng Y Zen là một người thợ lao công đạo đức sâu sắc trong vườn nho của Chúa, và rằng trái tim của Ngài không hề nao núng với cam kết cho việc cải thiện tình trạng đau khổ lâu dài của cộng đồng Giáo Hội tại Trung Quốc. Ngài có lẽ là người am hiểu nhiều nhất còn sống hôm nay về những gì đang diễn ra giữa các Kitô hữu đang sống bên trong dãy Vạn Lý Trường Thành.
Buổi thảo luận của chúng tôi bắt đầu với một phản ánh trong lời của Tertullian, rằng máu của các vị tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen là tại sao ở Trung Quốc nơi đã sản xuất một số lượng tương đối lớn các vị tử đạo Kitô giáo trong lịch sử, và lý do tại sao cuộc đàn áp chống lại người Công giáo vẫn còn mạnh mẽ như thế cho đến ngày hôm nay. Ngài trả lời: "Khi chúng ta nói về tình hình tại Trung Quốc, chúng ta đang nói về chính sách đàn áp dưới chế độ cộng sản." Ngài lưu ý rằng trong khi chủ nghĩa cộng sản trên nguyên tắc thì tương tự ở khắp mọi nơi, nhưng nó có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào quốc gia mà nó tồn tại. "Trung Quốc về cơ bản là một nơi mà các Kitô hữu là một nhóm thiểu số", và tại Trung Quốc sứ vụ Kitô Giáo "đã được coi là chủ nghĩa đế quốc," theo ĐHY Zen. Vì vậy, chính sách đàn áp Kitô Hữu của Cộng sản ở Trung Quốc đã "độc ác và nhẫn tâm." Ngoài ra, do "chế độ Cộng sản Trung Quốc là một 'phiên bản cải tiến' của chủ nghĩa cộng sản," sự kiểm soát trên tôn giáo tại đó lại đặc biệt chặt chẽ.
Chúng tôi đã hỏi tại sao dù trong khi chính quyền Trung Quốc vẫn muốn các cộng đồng Công giáo phải được trở thành bản địa, họ lại đi kềm hãm sự sùng kính các thánh Trung Quốc đã được phong thánh bởi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2000. Ngài Zen lưu ý rằng "bạn không bao giờ biết được điều gì trong đầu óc của chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc", chính quyền này "rất bí mật" về cách thế hành sự của họ. Tuy nhiên, Ngài nói, sau khi Vatican thông báo rằng việc phong thánh sẽ diễn ra, nhà cầm quyền lại yêu cầu người Công giáo phải "ký vào một văn kiện chống lại Đức Giáo Hoàng." Ngài cũng nhắc lại quyết định tổ chức lễ phong thánh vào ngày 01 tháng 10, Ngày Quốc Khánh của Trung Quốc, "là, dĩ nhiên, một lầm lẫn lớn." Chọn ngày Trung Quốc làm lễ kỷ niệm chào mừng sự khởi đầu của chính quyền Cộng sản để phong hiển thánh cho các thánh Công giáo đã bị Đảng quan niệm như là một sự xúc phạm cố ý. Và do sự kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động của Giáo Hội, "rất ít người Công giáo Trung Quốc nhận thức được 120 vị tử đạo được phong hiển thánh," Ngài bày tỏ.
Một vấn đề khác Giáo Hội tại Trung Quốc phải đối mặt là sự trổi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Đức Hồng Y Zen nhấn mạnh rằng người Công giáo Trung Quốc vẫn là người Trung Quốc, "giống như trước kia." Giáo hội, ông nói, không đe dọa bản căn Trung Quốc.
Về vấn đề leo thang của chủ nghĩa dân tộc tại Lục Địa, Ngài Zen cho rằng điều đầu tiên cần ghi nhớ là các nền văn hóa Trung Hoa và văn hóa Tây Phương trong thực tế khá khác biệt nhau. "Nhà truyền giáo đến đây mang quốc tịch riêng của mình, và mặc dù với tất cả những nỗ lực ngài đã làm, ngài vẫn là một người ngoại quốc. Bạn không nên bị vướng mắc bởi vấn đề này." Tuy nhiên," các nhà truyền giáo đã mang theo thần học của Thánh Thomas Aquinas khi họ đến Trung Quốc. Có điều gì sai trái với việc này? Họ mang theo cái gì tốt nhất của Giáo Hội với họ." Trong khi chủ nghĩa dân tộc tăng triển cách cực đoan hơn, Đức Hồng y cho rằng quả người Phương Tây và người Trung Quốc rốt cuộc có khác biệt, và rằng cả hai bên nên trân trọng những năng khiếu của nhau.
Khi được hỏi lý do tại sao các thánh tử vì đạo người Trung Quốc được phong hiển thánh chỉ vừa đến thời gian gần đây nhất là năm 1930, Đức Hồng Y Zen trả lời rằng có lẽ là Vatican "không muốn gây bực tức khó chịu cho chính quyền cộng sản." Nhưng Ngài Zen tự hỏi, "Tại sao chúng ta lại không công bố tất cả những vị tử đạo đã chết dưới chế độ Cộng sản?"Và ngài nói thêm, "Mọi người ở đây không dám công bố. Họ nói, 'Chúng tôi chờ đợi cho thời điểm tốt hơn. ‘Nhưng tôi sẽ nói, 'Đến khi nào mời có "thời điểm tốt hơn"? Hiện bây giờ là thời điểm tốt hơn."’ Ngài Zen kêu gọi người Công giáo từng bị chịu đau khổ dưới các sách lược bạo tàn chống lại Kitô hữu của Cách mạng Văn hóa (1966-1976), thuật lại chi tiết những mẫu chuyện của họ. Và ngài cũng khuyên các học giả hãy viết lịch sử về những gì đã xảy ra. Ngài Zen cho rằng thật là một điều đáng tiếc khi người Công giáo đã không công bố ngay bây giờ, trong lúc cuộc đàn áp vẫn lan tràn tại Trung Quốc, "hiện bây giờ là lúc người ta cần sự khích lệ."
"Việc tử vì đạo mang ý nghĩa ‘nhân chứng,’" ngài nói, và các vị tử đạo của Trung Quốc – gồm những vị đã được phong thánh và những vị mà tường thuật của họ chưa được biết tới, bắt buộc phải được viết đến và thảo luận, nhằm mục đích tăng cường niềm tin của những người đang chịu đau khổ ngày hôm nay dưới sự ngược đãi.
Chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen về hiện tình của các cộng đoàn Công Giáo “hầm trú” (underground) và “công khai” (above-ground); trong khi có một số người cho rằng, sự phân chia giữa hai hình thái này đang biến mất, lại có nhiều linh mục và giám mục Trung Quốc ngày nay đang khẳng định điều ngược lại- nghĩa là sự chia cách đang tăng triển mãnh liệt hơn. Ngài Zen cho biết:
Giữa năm 1989 và năm 1996 tôi đã sống ở Trung Quốc sáu tháng mỗi năm giảng dạy trong các chủng viện của Giáo hội công khai, và kết luận của tôi khi tôi giảng dạy tại chủng viện Thượng Hải là như vầy, họ là người Công giáo, giống như những người Công giáo ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Và vì vậy tôi nói với mọi người là họ không nên nghĩ rằng hình thái hầm trú là trung thành và Giáo Hội Yêu Nước đã phản bội lại đức tin. Không, hoàn toàn không phải như thế.
Tại một thượng hội đồng giám mục tôi đã nói với các giám mục rằng chỉ có một Giáo Hội tại Trung Quốc, bởi vì trong trái tim của họ [người Công giáo Trung Quốc] có cùng một đức tin. Nhưng nếu bạn nhìn từ quan điểm cấu trúc, cách thế chúng được điều hoạt, thì rõ ràng là bạn thấy có hai Giáo Hội biệt lập. Giáo Hội hầm trú nằm ngoài vòng pháp luật. Nó có một thứ tự do, và nó không chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền. Nhưng Giáo hội công khai thì vẫn bị khống chế chặt chẽ dưới quyền lực của chính phủ. Vì vậy, chắc chắn bạn không thể nói rằng lằn phân cách đang biến mất. Một số người nói rằng Giáo Hội hầm trú nên trở thành công khai. Điều đó là sự sai lầm tuyệt đối. Điều đó không nằm trong bức thư của Đức Thánh Cha [gửi đến những người Công giáo Trung Quốc, xuất bản năm 2007], và quan điểm này đã được soi rõ trong các ghi chú của bản trích yếu [của lá thư, đã được xuất bản vào năm 2009]. Đức Thánh Cha đã nói về một tiến trình hòa giải của tâm tư, chứ không phải là sự sáp nhập vào cùng một hệ thống.
Nếu sự kiểm soát của chính quyền trên Giáo hội công khai bị áp đặt đến mức đó, ngài Zen hỏi, "Tại sao Giáo hội hầm trú phải đầu hàng vào Giáo Hội công khai?" Rốt cuộc, ngài khẳng định, "Họ đã phải chịu đưng quá lâu, và đột nhiên ra đầu hàng không phải là một kỳ vọng hợp lý chút nào cả."
Sự ngay thẳng của Đức Hồng Y Zen thường bị gièm pha chê bai, nhưng ngài nói rằng ngài không quan tâm đến sự hâm mộ, ngài là, như Đức Giáo hoàng Benedictô XVI, một người cam quyết với sự thật. "Khi ở Trung Quốc, nếu bất cứ ai lên tiếng chống lại Giáo hội hầm trú, tôi sẽ bênh vực Giáo hội hầm trú, và nếu bất cứ ai lên tiếng chống lại Giáo hội công khai tôi sẽ bênh vực Giáo hội công khai, bởi vì toàn bộ các Giáo hội đều bị đàn áp." Thật không may, ngài Zen gợi ý, "Sự rộng lượng của Đức Thánh Cha trong việc hợp thức hóa các giám mục của Giáo hội công khai đã không sản sinh được kết quả mà nó phải mang lại."
"Đây là một thỏa hiệp từ cả hai bên," ngài Zen giải thích. "Đức Thánh Cha công nhận và phê chuẩn [các giám mục do Chính quyền lựa chọn] mà không đòi hỏi bất kỳ hành vi chống đối nào nhắm đến chính quyền, và mặt khác, chính quyền chấp nhận điều này mà không trừng phạt các giám mục đã được chấp thuận bởi Đức Giáo Hoàng."
Thế mà, ngài Zen đặt vấn đề, tại sao hai cộng đồng vẫn còn quá phân cách?" Một giải pháp có thể được tìm thấy.. . do đó, nó thực sự vượt quá sự hiểu biết của tôi tại sao tình trạng vẫn như thế. Tôi đổ lỗi cho số những giám mục đó tại Trung Quốc, những người đã không tuân theo ý định của các vị lãnh đạo trong Giáo hội nhưng chỉ thà mong muốn đi theo lợi thế riêng của họ."
Một vấn đề nữa là rất nhiều vị trong số những giám mục được chấp thuận bởi Đức Giáo Hoàng đã không mạnh dạn. Và, ngài Zen xác nhận, "Ngay cả một số giám mục đang hiệp thông với Roma cũng nói trong bài phát biểu của mình, 'Tôi muốn một Giáo Hội độc lập.' Làm thế nào họ có thể nói họ đang hiệp thông với Đức Thánh Cha? Điều này quả không tin nổi." Đức Hồng Y Zen, bản thân cam kết sâu xa với Toà Thánh Vatican, kêu gọi đến các giám mục đồng hàng của mình ở Trung Quốc trở nên một khối duy nhất, đi theo Roma mà không có những phát biểu lập lờ nước đôi. Điều này, ông nhấn mạnh, là những gì nói lên ý nghĩa để là "giám mục chân thực trong Giáo Hội Công Giáo."
Chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen là ngài có cảm thấy rằng bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi đến Trung Quốc đã thực sự loại bỏ lý do tồn tại (raison d'être) của Giáo Hội hầm trú, dưới ánh sáng từ gợi ý của Đức Giáo hoàng cho rằng hình thái "hầm trú" không phải là cách thế bình thường để Giáo hội thi hành chức năng. Có phải chăng văn thư của Đức Giáo hoàng đã bằng cách nào đó tạo ra sự rối ren mới trong Giáo Hội Trung Quốc? Ngài Zen nói không, quả quyết rằng ở Trung Quốc, "người Công giáo bị vướng mắc về vấn đề các giám mục chính thức, những vị đã được công nhận bởi Đức Giáo Hoàng vẫn còn ở bên phía của chính quyền." Ngài xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng trong thực tế đã không yêu cầu Giáo Hội hầm trú xuất đầu lộ diện và liên kết với Giáo hội Yêu nước, mà đúng ra đã nêu bật tính cực đoan của tình trạng bất thường tại Trung Quốc. Đức Hồng y đề xuất rằng các cộng đoàn hầm trú có lý do chính đáng để nghi ngờ Giáo Hội được thừa nhận, cho dù quan điểm này đã nhận được một số chỉ trích. Phản ứng với các nhóm phê bình về mình, ngài nói:
Người ta nói rằng, "Ông là ai, hỡi Hồng Y Zen? Ông sống trong một môi trường yên bình và ông đẩy anh em của ông vào việc tử vì đạo." Tôi không đẩy bất cứ ai vào việc tử đạo; việc tử đạo là một ân sủng đặc biệt từ Thiên Chúa. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu ngài là một giám mục, ngài bắt buộc phải cố kết chặt chẽ với đức tin của ngài. Điều quan trọng nhất đối với những người Cộng sản là sự kiểm soát, và họ đã tìm thấy một cách để kiểm soát Giáo Hội tại Trung Quốc thông qua Hiệp hội Yêu nước.
Khi được hỏi để diễn giải tỉ mỉ về cách thế Giáo hội Yêu nước bị kiểm soát ở Trung Quốc, Đức Hồng Y Zen chỉ vào Lưu Bách Niên (Liu Bainian), đương kim Phó chủ tịch của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa. Ngài Zen khẳng định, Liu có lẽ là một trong những yếu tố hiển nhiên nhất trong nỗ lực của chính quyền để kiểm soát người Công giáo Trung Quốc.
Khi được hỏi về những người dèm pha cho rằng Liu và Zen là hai thái cực đã khiến Giáo hội Trung Quốc cứ phải chia cách, Đức Hồng y phản ứng:
Họ không sai. Chúng tôi thực sự là hai thái cực. Ông ta [đòi hỏi] toàn thể Giáo Hội Trung Quốc vẫn giữ trong tình trạng cách ly từ Roma, ông ta đã thúc ép cho sự tấn phong bất hợp pháp của các giám mục, và ông ta đã thúc ép để tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập của Hiệp hội Yêu nước. Chúng tôi thậm chí có bằng chứng cho thấy nhiều điều ông ta làm còn đi xa hơn những gì chính quyền ra lệnh. Khi chính quyền cho gọi năm giám mục để tham dự một thượng hội đồng của Trung Quốc, Liu gửi thêm một ông thứ sáu. Chính quyền không thể bằng lòng về về việc này được.
Đức Hồng Y Zen nói rằng điều sẽ giúp cho tình trạng ở Trung Quốc là nếu các giám mục chỉ đơn giản khởi sự trân trọng bức thư gần đây của Đức Thánh Cha gửi cho Giáo Hội Trung Quốc. "Tôi không thể hiểu làm thế nào mà rất nhiều người không tiếp nhận bức thư của Ngài một cách nghiêm túc, một số thậm chí còn cung cấp một lối giải thích xuyên tạc về bức thư."
Mặc dù phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội tại Trung Quốc, con số người Công giáo vẫn tiếp tục gia tăng. Người ta tự hỏi là Giáo Hội tại đây đã làm đúng những điều gì.
"Chẳng có gì là bất ngờ," ngài Zen nói, "khi người ta tìm thấy sự an ủi nơi Kitô giáo đang lúc Trung Quốc là một nước rối loạn như thế." Ngài cũng yêu cầu thế giới ghi nhớ rằng "Kitô hữu Trung Quốc vẫn còn là một thiểu số rất nhỏ," và rằng người ta "không nên đòi hỏi quá nhiều vào Giáo Hội Trung Quốc trong thời gian này." Ngài nói, "Giáo hội Trung Quốc ngày hôm nay phải chiến đấu cho sự sống còn, không giống như Giáo Hội ở các nơi khác trên thế giới. Nhưng mặc dù những nhu cầu phải đấu tranh cho sự sống còn, Giáo hội đó vẫn tranh thủ để truyền giáo và cống hiến các dịch vụ từ thiện."
Cuối cùng, chúng tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen về những gì người Công giáo ở ngoài Trung Quốc có thể làm cho Giáo Hội Trung Quốc. Câu trả lời của ngài khá đơn giản:
Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên là có được những hiểu biết về Giáo Hội tại Trung Quốc. Thật đáng tiếc là ngày nay có rất nhiều người biết về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc nhưng lại không nói, và rất nhiều người nói về người Công giáo Trung Quốc nhưng thực sự không biết bất cứ điều gì hết. Người ta phải biết về cái thực tại – cái thực tại chân thực của tình huống. Ngày nay đã có quá nhiều những rối ren - quá nhiều rối ren.
Đức Hồng Y Zen cũng lưu ý, "Đức Thánh Cha ngày hôm nay đã rất rõ ràng trong ý tưởng của Ngài về Giáo Hội tại Trung Quốc, và chúng ta rất may mắn có được một giáo hoàng như thế."
Đến hồi kết thúc cuộc thảo luận của mình, chúng tôi đã nhớ lại một lần nữa những lời của Tertullian, rằng máu của các vị tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Chúng tôi phản ánh về những thể cách mà lịch sử của Trung Quốc qua những cuộc đàn áp người Công Giáo vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho người Công giáo Trung Quốc cam quyết sâu nặng hơn với đức tin của họ. Đức Hồng Y Zen đã kết thúc bằng một lời cầu nguyện với Đức Mẹ, Đấng Phù Trợ các Kitô hữu, “để ban phước lành cho tất cả những người đang chịu đau khổ vì đức tin của họ, và cũng cho những người đang cố gắng để giúp đỡ họ." Khi chúng tôi đứng lên để ra về, Đức Hồng Y Zen nói, "Vâng, tôi cần phải vội vàng để có thể dâng Thánh Lễ hàng ngày của mình." Ngài đã ban phép lành cho một số tượng ảnh Đức Mẹ Trung Quốc cho chúng tôi, và rời khỏi phòng.
Ngài Zen là một con người của Giáo Hội, quan tâm một cách sâu xa cho đức tin và sự tự do của đồng bào Trung Quốc của ông. Và rõ ràng là ông sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi nào chính quyền Cộng sản Trung Quốc trả cho Giáo Hội sự độc lập toàn bộ khỏi sự kiểm soát của họ. Như ngài Zen nói, "Lời quyết định không phải được độc quyền từ phía của một chính quyền vô thần." Dường như Đức Hồng Y Zen dự định chỉ có rất ít thời gian nghỉ ngơi trong những năm nghỉ hưu của ngài, ông đã tạo cho mình một công việc chẳng kém hơn sự chiến thắng với một chính quyền mà ngài mô tả là "độc ác và nhẫn tâm". Mặc cho những cuộc đấu tranh của Trung Quốc, ngài Zen vẫn là một con người của hy vọng, như ông đã nói, "Mùa đông đã qua và mùa xuân sẽ đến."
(Anthony E. Clark, Ph.D., Assistant Professor, chuyên ngành lịch sử Á Châu tại Whitworth University (Spokane, Washington), đã dành sáu tuần vào mùa hè qua du hành và nghiên cứu tại Trung Quốc. Trong chuyến đi này, ông đã phỏng vấn Đức Hồng Y Zen tại Hồng Kông -- Phạm Hương Sơn chuyển ngữ)
Di tích Thập Giá Chịu Nạn bị mất trộm tại Boston đã được hồi phục
Dominic David Trần
19:04 16/08/2010
MONTPELIER, VT, ngày thứ Hai 16/08/2010/ 4:53 PM theo trình thuật của Thông Tấn Xã AP và Cảnh Sát Tiểu Bang tại Vermont; một thánh tích của Đạo Công Giáo đã được tin là chứa một mảnh gỗ nhỏ chính thực thuộc về Thập Gía Chịu Khổ Nạn (Vera Crux) và được tôn kính tại Đại Thánh Đường Thánh Giá ở Tổng giáo Phận Boston đã bị mất trộm vào khoảng ngày 30/06 và 01/07/2010 (xin xem lại tin của VietCatholic ngày 13/07/2010).
Vào lúc 4:15PM chiều thứ Hai hôm nay, Sở Cảnh Sát Tiểu Bang tại Montpellier, Vermont xác nhận rằng Thánh tích nói trên đã được hoàn trả
tại Vermont bởi một ngưòi khách lạ. .. ghé thoáng qua rồi sau đó. .. biến mất ngay... trong lúc các đấng bậc và nhân viên của Tổng Giáo Phận
đang cố xác định tính chân thực của thánh tích này.
Trong bức hình chụp kèm theo do Sở Cảnh Sát Vermont cung cấp cho thấy mặt phía trước của thánh tích đã bị mất trộm nay lại tìm thấy được. Thánh tích này bao gồm một mẩu gỗ nhỏ mà tất cả các giáo sĩ và giáo dân tại Tổng Giáo Phận Boston và những người được biết đã tin rằng ấy thật sự là một phần của chính Thập Giá Khổ Nạn bằng gỗ mà Đức Chúa Giêsu KiTô đã phải chịu đóng đinh vào.
Các giới chức điều tra đang tìm kiếm tung tích của. .. vị khách vô danh. .. đã bàn giao thánh tích cho Sở Cảnh Sát Vermont. .. rồi vội vã như biến đi trong ngày 09 tháng Tám vừa qua. Trong lúc đó thì Tòa Tổng Giám Mục và giáo dân tại Boston đang vui mừng vì thánh tích đã hồi phục về vị trí vẫn được tôn kính tự bấy lâu nay.
" Lời cầu xin của chúng tôi đã được đáp lại vì di tích chân thực của Thập Giá Chúa KiTô đã được hồi phục," Phát ngôn viên Terrence Donilon của Tổng Giáo Phận Boston đã tuyên bố như trên trong ngày thứ Hai 16 tháng Tám.
Đại Thánh Đường Thánh Giá tại Boston đã liên tục tổ chức cầu nguyện mỗi tuần để cầu cho thánh tích được trở lại và đang chuẩn bị một đại lễ vào ngày thứ Tư 18/08 sắp đến để đón chào thánh tích trở lại vị trí tôn kính.
Thánh tích (xem hình) bao gồm một miếng gỗ nhỏ được khảm đặt trong một hộp tròn bằng đồng thau chiều ngang khoảng 50 milimét (2 inches). Giáo Hội Công Giáo tin chắc rằng mẫu gỗ này thuộc về chính Thập Giá Đức Chúa Giêsu KiTô đã Chịu Khổ Nạn và Chịu đóng đinh. Mặt phía sau của hộp tròn đựng thánh tích này mang ấn niêm phong của Tòa Thánh bằng chính nhẫn của Đức Giáo Hoàng. (Chú thích của David Trần: như Sách Nghi Thức
Phụng Vụ Rôma đã ghi; chiếc nhẫn bằng vàng đúc hình Thánh Phêrô- người ngư phủ - mang trên ngón tay Đức Giáo Hoàng; bàn tay ban phép lành; chiếc nhẫn Người Ngư Phủ này chính là Ngự Ấn của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng đương nhiệm.)
Một người chuyên lau dọn vệ sinh tại Đại Thánh Đường Thánh Giá Boston trong khi làm việc đã để ý thấy cái hộp bằng kính chứa đựng thánh tích này đã bị mở bung ra và thấy thánh tích bị mất trộm nên báo sự việc cho các đấng bậc và giới chức có liên quan. Các cơ quan an ninh và cảnh sát cho rằng kẻ trộm đã ở trong nguyện đường chứa thánh tích và đem thánh tích ra đi vào khoảng từ 10:AM ban sáng giờ điạ phương ngày 30 tháng Sáu đến 6:AM mờ sáng ngày 01 tháng Bảy năm 2010.
Các đấng bậc và giới chức của Giáo Hội tuyên bố là Thánh Tích này là qúy giá và không có thể định giá được- thế nhưng theo. .. giới làm ăn ngoài chợ trời thì. .. giá cả vào khoảng từ USD 2300 đến USD 3800. (Ghi chú của David Trần: thật kinh khủng thay cho những kẻ có máu tham tiền - thế nhưng nghĩ lại cách đây khoảng 1968 năm về trước - tiền nhân của những người buôn bán này cùng với Giuđa đã thỏa thuận một giá bán Đức Chúa Giêsu KiTô là 30 đồng bạc !)
Theo như sách sử chính thức ghi lại cho biết vào thế kỷ thứ 18 - thánh tích này chính là quà của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng thuở ấy ban tặng cho
Linh Mục Jean-Louis Lefebvre de Cheverus - vị giáo sĩ thừa sai đến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày đó và sau này đã được Tòa Thánh tấn phong là Đức Cha Jean-Louis Lefebvre de Cheverus, vị Giám Mục Chính Tòa tiên khởi của Giáo phận Boston.
Sở Cảnh Sát Vermont cho biết họ đang truy tìm Earl Frost, 34 tuổi người đàn ông đã tự thú đôi điều về thánh tích trên. Các cơ quan thẩm quyền nói rằng Earl Frost trở thành đối tượng quan tâm khi bạn trai đồng tính của ông ta tên là Richard Duncan - đã gọi và báo cáo với cảnh sát về một cuộc đánh lộn trong nhà giữa hai người đồng tính nam giới này.
Duncan nói với các giới chức cảnh sát rằng Duncan có những thông tin mà các giới chức thẩm quyền nên được biết nhưng Duncan lại nói rằng những chi tiết cần thiết nên do Earl Frost cung cấp. Sau đó đến lượt Earl Frost tuyên bố với Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Tiểu Bang là trận đánh nhau trong nhà giữa hai người này đã xảy ra là về. .. một cổ vật tôn giáo bị mất trộm. .. và rằng bản thân Frost đã muốn hoàn trả lại cổ vật tôn giáo đó cho chính Giáo Hội - chứ Frost không muốn hoàn trả cổ vật tôn giáo bị mất trộm này thông qua Sở Cảnh Sát. Các quan chức đã kể lại như vậy.
Vệ Binh Quốc Gia Tiểu Bang đã thuyết phục hai người đàn ông này nên đem cổ vật tôn giáo ấy đến các văn phòng cảnh sát của tiểu bang; thế nhưng các giới chức cảnh sát đã không thể đoan chắc được về tính chân thực của cổ vật tôn giáo này là vì trong thời gian qua cảnh sát đã nhận được một vài báo cáo trình thuật sai lạc về việc thu hồi lại thánh tích này.
Các đấng bậc và giới chức của Giáo Hội đã không thể giám định và xác nhận được tính chân thực của cổ vật tôn giáo này; mãi cho đến ngày thứ Bảy 14 tháng Tám mới tuyên bố được rằng ấy thực sự là thánh tích đã bị mất trộm.
Earl Frost đã nói với cảnh sát là thánh tích này do Frost nhận được từ. .. một người nào đó ở. .. Tiểu Bang Rhode Island; và Frot đang thảo luận về việc hoàn trả thánh tích này với một vị giáo sĩ của Đại Thánh Đường Thánh Giá tại Boston.
Tổng Giáo Phận Boston đã tuyên bố tha thứ cho hành động lấy trộm thánh tích này. " Thiên Chúa đã chúc lành bằng Tình Yêu của Thiên Chúa cho chúng ta và trao ban cho chúng ta năng lực để biết tha thứ. Chúng tôi thành tâm cầu xin Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa ban cho những ai chịu trách nhiệm trong việc mất trộm thánh tích này." Phát ngôn viên Terrence Donilon của Tổng Giáo Phận Boston đã long trọng tuyên bố như vậy.
Courtesy from the AP and Canadian Press.
tại Vermont bởi một ngưòi khách lạ. .. ghé thoáng qua rồi sau đó. .. biến mất ngay... trong lúc các đấng bậc và nhân viên của Tổng Giáo Phận
đang cố xác định tính chân thực của thánh tích này.
Trong bức hình chụp kèm theo do Sở Cảnh Sát Vermont cung cấp cho thấy mặt phía trước của thánh tích đã bị mất trộm nay lại tìm thấy được. Thánh tích này bao gồm một mẩu gỗ nhỏ mà tất cả các giáo sĩ và giáo dân tại Tổng Giáo Phận Boston và những người được biết đã tin rằng ấy thật sự là một phần của chính Thập Giá Khổ Nạn bằng gỗ mà Đức Chúa Giêsu KiTô đã phải chịu đóng đinh vào.
Các giới chức điều tra đang tìm kiếm tung tích của. .. vị khách vô danh. .. đã bàn giao thánh tích cho Sở Cảnh Sát Vermont. .. rồi vội vã như biến đi trong ngày 09 tháng Tám vừa qua. Trong lúc đó thì Tòa Tổng Giám Mục và giáo dân tại Boston đang vui mừng vì thánh tích đã hồi phục về vị trí vẫn được tôn kính tự bấy lâu nay.
" Lời cầu xin của chúng tôi đã được đáp lại vì di tích chân thực của Thập Giá Chúa KiTô đã được hồi phục," Phát ngôn viên Terrence Donilon của Tổng Giáo Phận Boston đã tuyên bố như trên trong ngày thứ Hai 16 tháng Tám.
Đại Thánh Đường Thánh Giá tại Boston đã liên tục tổ chức cầu nguyện mỗi tuần để cầu cho thánh tích được trở lại và đang chuẩn bị một đại lễ vào ngày thứ Tư 18/08 sắp đến để đón chào thánh tích trở lại vị trí tôn kính.
Thánh tích (xem hình) bao gồm một miếng gỗ nhỏ được khảm đặt trong một hộp tròn bằng đồng thau chiều ngang khoảng 50 milimét (2 inches). Giáo Hội Công Giáo tin chắc rằng mẫu gỗ này thuộc về chính Thập Giá Đức Chúa Giêsu KiTô đã Chịu Khổ Nạn và Chịu đóng đinh. Mặt phía sau của hộp tròn đựng thánh tích này mang ấn niêm phong của Tòa Thánh bằng chính nhẫn của Đức Giáo Hoàng. (Chú thích của David Trần: như Sách Nghi Thức
Phụng Vụ Rôma đã ghi; chiếc nhẫn bằng vàng đúc hình Thánh Phêrô- người ngư phủ - mang trên ngón tay Đức Giáo Hoàng; bàn tay ban phép lành; chiếc nhẫn Người Ngư Phủ này chính là Ngự Ấn của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng đương nhiệm.)
Một người chuyên lau dọn vệ sinh tại Đại Thánh Đường Thánh Giá Boston trong khi làm việc đã để ý thấy cái hộp bằng kính chứa đựng thánh tích này đã bị mở bung ra và thấy thánh tích bị mất trộm nên báo sự việc cho các đấng bậc và giới chức có liên quan. Các cơ quan an ninh và cảnh sát cho rằng kẻ trộm đã ở trong nguyện đường chứa thánh tích và đem thánh tích ra đi vào khoảng từ 10:AM ban sáng giờ điạ phương ngày 30 tháng Sáu đến 6:AM mờ sáng ngày 01 tháng Bảy năm 2010.
Các đấng bậc và giới chức của Giáo Hội tuyên bố là Thánh Tích này là qúy giá và không có thể định giá được- thế nhưng theo. .. giới làm ăn ngoài chợ trời thì. .. giá cả vào khoảng từ USD 2300 đến USD 3800. (Ghi chú của David Trần: thật kinh khủng thay cho những kẻ có máu tham tiền - thế nhưng nghĩ lại cách đây khoảng 1968 năm về trước - tiền nhân của những người buôn bán này cùng với Giuđa đã thỏa thuận một giá bán Đức Chúa Giêsu KiTô là 30 đồng bạc !)
Theo như sách sử chính thức ghi lại cho biết vào thế kỷ thứ 18 - thánh tích này chính là quà của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng thuở ấy ban tặng cho
Linh Mục Jean-Louis Lefebvre de Cheverus - vị giáo sĩ thừa sai đến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày đó và sau này đã được Tòa Thánh tấn phong là Đức Cha Jean-Louis Lefebvre de Cheverus, vị Giám Mục Chính Tòa tiên khởi của Giáo phận Boston.
Sở Cảnh Sát Vermont cho biết họ đang truy tìm Earl Frost, 34 tuổi người đàn ông đã tự thú đôi điều về thánh tích trên. Các cơ quan thẩm quyền nói rằng Earl Frost trở thành đối tượng quan tâm khi bạn trai đồng tính của ông ta tên là Richard Duncan - đã gọi và báo cáo với cảnh sát về một cuộc đánh lộn trong nhà giữa hai người đồng tính nam giới này.
Duncan nói với các giới chức cảnh sát rằng Duncan có những thông tin mà các giới chức thẩm quyền nên được biết nhưng Duncan lại nói rằng những chi tiết cần thiết nên do Earl Frost cung cấp. Sau đó đến lượt Earl Frost tuyên bố với Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Tiểu Bang là trận đánh nhau trong nhà giữa hai người này đã xảy ra là về. .. một cổ vật tôn giáo bị mất trộm. .. và rằng bản thân Frost đã muốn hoàn trả lại cổ vật tôn giáo đó cho chính Giáo Hội - chứ Frost không muốn hoàn trả cổ vật tôn giáo bị mất trộm này thông qua Sở Cảnh Sát. Các quan chức đã kể lại như vậy.
Vệ Binh Quốc Gia Tiểu Bang đã thuyết phục hai người đàn ông này nên đem cổ vật tôn giáo ấy đến các văn phòng cảnh sát của tiểu bang; thế nhưng các giới chức cảnh sát đã không thể đoan chắc được về tính chân thực của cổ vật tôn giáo này là vì trong thời gian qua cảnh sát đã nhận được một vài báo cáo trình thuật sai lạc về việc thu hồi lại thánh tích này.
Các đấng bậc và giới chức của Giáo Hội đã không thể giám định và xác nhận được tính chân thực của cổ vật tôn giáo này; mãi cho đến ngày thứ Bảy 14 tháng Tám mới tuyên bố được rằng ấy thực sự là thánh tích đã bị mất trộm.
Earl Frost đã nói với cảnh sát là thánh tích này do Frost nhận được từ. .. một người nào đó ở. .. Tiểu Bang Rhode Island; và Frot đang thảo luận về việc hoàn trả thánh tích này với một vị giáo sĩ của Đại Thánh Đường Thánh Giá tại Boston.
Tổng Giáo Phận Boston đã tuyên bố tha thứ cho hành động lấy trộm thánh tích này. " Thiên Chúa đã chúc lành bằng Tình Yêu của Thiên Chúa cho chúng ta và trao ban cho chúng ta năng lực để biết tha thứ. Chúng tôi thành tâm cầu xin Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa ban cho những ai chịu trách nhiệm trong việc mất trộm thánh tích này." Phát ngôn viên Terrence Donilon của Tổng Giáo Phận Boston đã long trọng tuyên bố như vậy.
Courtesy from the AP and Canadian Press.
Top Stories
Pope sends Greeting to Knights of Columbus Convention in Washington, D.C: Respond to Injustice With Fidelity
Zenit
16:02 16/08/2010
VATICAN CITY, AUG. 16, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI is affirming his personal gratitude to the members of the Knights of Columbus, and assuring them that fidelity to God is the best response to "often unfair and unfounded" attacks on the Church and its leaders.
The Pope made this affirmation through his secretary of state, Cardinal Tarcisio Bertone, in a message sent to Carl Anderson, the leader of the men's charitable organization. The Knights were gathered earlier this month in their 128th convention.
The papal message offered a particular congratulations to Anderson, who marked the 10th anniversary of his election as supreme knight.
Referring to the Knights' commitment to the "Gospel imperative of love of neighbor," the letter affirmed the Holy Father's "gratitude for this great outpouring of solidarity and love, which represents an outstanding witness to the charity of Christ and the saving truth of the Gospel."
"His Holiness is personally grateful for the generous support which the Knights have given him in recent months, especially through their constant prayers and particularly in the Novena conducted on the eve of the fifth anniversary of his election," the message continued. "He remains deeply consoled by this testimony of fidelity to Christ’s vicar amid the turbulence of the times, and he asks that prayers continue to be offered up for the unity of the Church, the spread of the Gospel and the conversion of hearts."
Priest supporters
The Pontiff also thanked the Knights for their "spiritual solidarity with the clergy" during the Year for Priests, which concluded in June.
"Here too, your traditional spirit of faith and fraternity found ready expression in the desire to stand, as your 'brother’s keeper,' alongside your priests and to confirm them in their vocation to holiness and the generous service of God’s People," the message noted. "In the face of often unfair and unfounded attacks on the Church and her leaders, His Holiness is convinced that the most effective response is a great fidelity to God’s word, a more resolute pursuit of holiness, and an increased commitment to charity in truth on the part of all the faithful.
"He asks the Knights to persevere in their witness of faith and charity, in the serene trust that, as the Church embraces this period of purification, her light will come to shine all the more brightly before men and women of fair mind and good will."
The papal message further lauded the Knights for efforts to "uphold the reasonableness of the Church’s moral teaching and its importance for a sound, just and enduring social order."
As well, he praised their "witness to the sanctity of human life and the authentic nature of marriage," and lauded the Knights' efforts to "promote in the Catholic laity a greater consciousness of the need to overcome every separation between the faith we profess and the daily decisions which shape our lives as individuals and the life of society as a whole."
At the convention, the Knights made eight resolutions, including efforts to build a culture of life, to be in solidarity with Benedict XVI, to support the institution of marriage, and to honor Mother Teresa of Calcutta on the 100th anniversary of her birth.
The 2011 convention will be held next August in Denver, Colorado.
(Source: www.zenit.org/article-30059?l=english)
The Pope made this affirmation through his secretary of state, Cardinal Tarcisio Bertone, in a message sent to Carl Anderson, the leader of the men's charitable organization. The Knights were gathered earlier this month in their 128th convention.
The papal message offered a particular congratulations to Anderson, who marked the 10th anniversary of his election as supreme knight.
Referring to the Knights' commitment to the "Gospel imperative of love of neighbor," the letter affirmed the Holy Father's "gratitude for this great outpouring of solidarity and love, which represents an outstanding witness to the charity of Christ and the saving truth of the Gospel."
"His Holiness is personally grateful for the generous support which the Knights have given him in recent months, especially through their constant prayers and particularly in the Novena conducted on the eve of the fifth anniversary of his election," the message continued. "He remains deeply consoled by this testimony of fidelity to Christ’s vicar amid the turbulence of the times, and he asks that prayers continue to be offered up for the unity of the Church, the spread of the Gospel and the conversion of hearts."
Priest supporters
The Pontiff also thanked the Knights for their "spiritual solidarity with the clergy" during the Year for Priests, which concluded in June.
"Here too, your traditional spirit of faith and fraternity found ready expression in the desire to stand, as your 'brother’s keeper,' alongside your priests and to confirm them in their vocation to holiness and the generous service of God’s People," the message noted. "In the face of often unfair and unfounded attacks on the Church and her leaders, His Holiness is convinced that the most effective response is a great fidelity to God’s word, a more resolute pursuit of holiness, and an increased commitment to charity in truth on the part of all the faithful.
"He asks the Knights to persevere in their witness of faith and charity, in the serene trust that, as the Church embraces this period of purification, her light will come to shine all the more brightly before men and women of fair mind and good will."
The papal message further lauded the Knights for efforts to "uphold the reasonableness of the Church’s moral teaching and its importance for a sound, just and enduring social order."
As well, he praised their "witness to the sanctity of human life and the authentic nature of marriage," and lauded the Knights' efforts to "promote in the Catholic laity a greater consciousness of the need to overcome every separation between the faith we profess and the daily decisions which shape our lives as individuals and the life of society as a whole."
At the convention, the Knights made eight resolutions, including efforts to build a culture of life, to be in solidarity with Benedict XVI, to support the institution of marriage, and to honor Mother Teresa of Calcutta on the 100th anniversary of her birth.
The 2011 convention will be held next August in Denver, Colorado.
(Source: www.zenit.org/article-30059?l=english)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Himeji -Miền Tây Nhật Bản đón mừng Năm Thánh
Dom Nguyễn. Photo:VănTuynh
06:50 16/08/2010
Người Việt tị nạn định cư tại Nhật, có lẽ không một ai lại không biết đến thành phố Himeji –Cơ Lộ!
Đây chỉ là một thành phố nhỏ của miền Tây Nhật Bản, nhưng lại là cái nôi của cộng đồng người Việt sống trên đất Nhật.
Năm 1979, qua sự vận động của các cơ quan thiện nguyện, nhất là Caritas Nhật Bản, chính phủ Nhật đồng ý chấp thuận cho người Việt tới Nhật lánh nạn cộng sản được định cư. Trước đó, dòng truyền giáo Thánh Tâm đã xây dựng một trại tị nạn cho người Việt trên một mảnh đất thuộc thị xã Nibuno, ngoại ô Himeji. Và sau khi có quyết định của chính phủ Nhật, Nhà dòng đã cho mượn thêm mảnh đất bên cạnh trại tạm cư để chính phủ mở Trung Tâm xúc tiến định cư cho người tị nạn. Khóa đầu tiên nhập học vào tháng 12 năm 1979, và tốt nghiệp vào 3 tháng sau. Từng lớp người tị nạn tiếp tục nhập khóa, cho đến năm 1995 thì được trên 100 khóa và Trung tâm đóng cửa.
Trong thời gian đó có trên 1000 người đã ra lập nghiệp trên thành phố nhỏ dịu dàng như tên gọi của nó “Lối đi của công nương” với biểu tượng ngôi thành cổ kính Himeji-Jo đẹp thuộc hàng bậc nhất nước Nhật. 1/3 trong số người nói trên là Công giáo, họ hòa mình vào sinh hoạt của giáo xứ Himeji hoặc Nibuno nhưng vẫn không quên giữ gìn những bản sắc của một người giáo dân Việt. Vì thế gần như hằng năm, Liên Cộng Đoàn Miền Tây tổ chức bổn mạng của Liên Cộng Đoàn “Lễ kính Đức Mẹ hồn xác lên trời” ngay tại khuôn viên cũ của hai trại định cư và tạm cư. Nhân dịp này, không những chỉ có người Việt sống tại đây mà những người con tha hương khác từ thành phố Osaka- Kobe cũng đổ về để tỏ lòng dâng kính Đức Mẹ theo truyền thống Việt như rước kiệu, dâng hoa… truyền thống mà ngày nay người Nhật đã dường như lãng quên.
Và họ về để còn có dịp gặp những gương mặt thân quen xưa, trong đó có cha Harie dòng Thánh Tâm một đời dấn thân cho người tị nạn và những “Bà xơ” dòng Phanxico bệnh viện đã chăm lo cho sức khỏe cho từng người không phân biệt lương-giáo.
Năm nay niềm vui mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời còn tăng thêm hơn nữa khi Cộng đoàn Việt Nam được Đức Tổng giám Mục Osaka cho phép hành hương nhà thờ Nibuno để hưởng những ơn ích của Năm Thánh giáo hội Việt Nam.
Chương trình mừng lễ được bắt đầu từ trưa ngày 14 tháng 8, với những sinh hoạt vui chơi dành cho các em thiếu nhi và sinh hoạt hội thảo dành cho người lớn. Trong buổi hội thảo, mọi người được học hỏi và tìm hiểu về ý nghĩa của Năm Thánh, gương can đảm của Các Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam và sơ lược lịch sử Truyền Giáo tại Việt Nam. Sau đó, mọi người cùng nhau chuẩn bị tâm hồn bằng nghi thức sám hối và lãnh nhận Bí tích Hòa Giải.
Hình ảnh Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời và Năm Thánh tại Himeji
Vào lúc 18 giờ, khi khí trời dịu mát và chiều tối bắt đầu, Cộng Đoàn khoảng 300 người đã tôn kính Mẹ Maria bằng cuộc rước kiệu và tiếp theo sau đó là dâng hoa kính Đức Mẹ. Các em thiếu nhi và một số người lớn trong trang phục truyền thống Việt Nam áo dài khăn đóng, kết hợp với những vũ điệu đơn sơ đã giúp mọi người nâng tâm hồn lên với Chúa và khơi gợi lên trong lòng tâm tình kính yêu con thảo đối với Đức Mẹ qua nét đẹp văn hóa Việt Nam. Đỉnh cao của cuộc tôn vinh là Thánh lễ Mừng Kính Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, do các linh mục Việt Nam cùng đồng tế với cha Harie.
Sáng ngày 15 tháng 8, vào lúc 10 giờ, Thánh lễ tôn kính Đức Mẹ và đồng thời, hành hương Mừng Năm Thánh của Liên Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam đã do Đức Tổng Giám Mục – Tổng Giáo Phận Osaka chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có các linh mục Việt Nam, các cha bản xứ và Truyền giáo nước ngoài. Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã ngỏ lời chào cộng đoàn hiện diện bằng tiếng Việt, ngài nói: “Kính chào anh chị em” và thánh lễ mừng được bắt đầu bằng 2 ngôn ngữ Việt – Nhật, qua hai bài đọc, bài Tin Mừng, lời nguyện tín hữu và lời Kinh Lạy Cha. Thánh lễ đã diễn ra trang bầu khí trang trọng và sốt sắng hòa quyện với những bài ca và lời thưa thánh thót, nhịp nhàng. Có lẽ đây là lần đầu tiên giáo đường Nibuno tiếp đón một số lượng giáo dân Việt-Nhật đông trên 500 người, gấp đôi sức chứa cho phép của Thánh đường. Nhiều người Nhật đã cảm động khi thấy được niềm sùng kính lớn lao của giáo dân Việt. Họ cho biết, chỉ cần nhìn gương mặt mỗi người Việt Nam có mặt trong ngày hôm nay là họ được tăng thêm sức mạnh vào niềm tin đối với Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Sau Thánh lễ, mọi người tham dự đã cùng nhau chia sẻ bữa tiệc mừng với những món ăn truyền thống Việt Nam và thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc của các Cộng đoàn. Được mời phát biểu khai mạc tiệc mừng, Đức Tổng Giám Mục đã nói lên cảm nhận hân hoan và vui mừng khi được hiện diện giữa Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam; Và ngài cảm thấy sự có mặt của người Việt Nam luôn mang lại niềm vui và sự năng động được biểu hiện trên khuôn mặt rạng rỡ cho tất cả mọi người chung quanh.
Riêng cộng đoàn Himeji đã tỏ lòng hiếu khách vượt bậc khi chu toàn chỗ ăn, chỗ ngủ cho các cộng đoàn bạn trong hai ngày hành hương vừa qua. Buổi lễ không những đánh dấu những chuyển biến mới trong tâm hồn do những ơn ích Năm Thánh đem lại mà còn là một dịp về nguồn, một dịp kỷ niệm 30 năm hòa nhập với giáo xứ địa phương.
Đây chỉ là một thành phố nhỏ của miền Tây Nhật Bản, nhưng lại là cái nôi của cộng đồng người Việt sống trên đất Nhật.
Năm 1979, qua sự vận động của các cơ quan thiện nguyện, nhất là Caritas Nhật Bản, chính phủ Nhật đồng ý chấp thuận cho người Việt tới Nhật lánh nạn cộng sản được định cư. Trước đó, dòng truyền giáo Thánh Tâm đã xây dựng một trại tị nạn cho người Việt trên một mảnh đất thuộc thị xã Nibuno, ngoại ô Himeji. Và sau khi có quyết định của chính phủ Nhật, Nhà dòng đã cho mượn thêm mảnh đất bên cạnh trại tạm cư để chính phủ mở Trung Tâm xúc tiến định cư cho người tị nạn. Khóa đầu tiên nhập học vào tháng 12 năm 1979, và tốt nghiệp vào 3 tháng sau. Từng lớp người tị nạn tiếp tục nhập khóa, cho đến năm 1995 thì được trên 100 khóa và Trung tâm đóng cửa.
Trong thời gian đó có trên 1000 người đã ra lập nghiệp trên thành phố nhỏ dịu dàng như tên gọi của nó “Lối đi của công nương” với biểu tượng ngôi thành cổ kính Himeji-Jo đẹp thuộc hàng bậc nhất nước Nhật. 1/3 trong số người nói trên là Công giáo, họ hòa mình vào sinh hoạt của giáo xứ Himeji hoặc Nibuno nhưng vẫn không quên giữ gìn những bản sắc của một người giáo dân Việt. Vì thế gần như hằng năm, Liên Cộng Đoàn Miền Tây tổ chức bổn mạng của Liên Cộng Đoàn “Lễ kính Đức Mẹ hồn xác lên trời” ngay tại khuôn viên cũ của hai trại định cư và tạm cư. Nhân dịp này, không những chỉ có người Việt sống tại đây mà những người con tha hương khác từ thành phố Osaka- Kobe cũng đổ về để tỏ lòng dâng kính Đức Mẹ theo truyền thống Việt như rước kiệu, dâng hoa… truyền thống mà ngày nay người Nhật đã dường như lãng quên.
Và họ về để còn có dịp gặp những gương mặt thân quen xưa, trong đó có cha Harie dòng Thánh Tâm một đời dấn thân cho người tị nạn và những “Bà xơ” dòng Phanxico bệnh viện đã chăm lo cho sức khỏe cho từng người không phân biệt lương-giáo.
Năm nay niềm vui mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời còn tăng thêm hơn nữa khi Cộng đoàn Việt Nam được Đức Tổng giám Mục Osaka cho phép hành hương nhà thờ Nibuno để hưởng những ơn ích của Năm Thánh giáo hội Việt Nam.
Chương trình mừng lễ được bắt đầu từ trưa ngày 14 tháng 8, với những sinh hoạt vui chơi dành cho các em thiếu nhi và sinh hoạt hội thảo dành cho người lớn. Trong buổi hội thảo, mọi người được học hỏi và tìm hiểu về ý nghĩa của Năm Thánh, gương can đảm của Các Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam và sơ lược lịch sử Truyền Giáo tại Việt Nam. Sau đó, mọi người cùng nhau chuẩn bị tâm hồn bằng nghi thức sám hối và lãnh nhận Bí tích Hòa Giải.
Hình ảnh Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời và Năm Thánh tại Himeji
Vào lúc 18 giờ, khi khí trời dịu mát và chiều tối bắt đầu, Cộng Đoàn khoảng 300 người đã tôn kính Mẹ Maria bằng cuộc rước kiệu và tiếp theo sau đó là dâng hoa kính Đức Mẹ. Các em thiếu nhi và một số người lớn trong trang phục truyền thống Việt Nam áo dài khăn đóng, kết hợp với những vũ điệu đơn sơ đã giúp mọi người nâng tâm hồn lên với Chúa và khơi gợi lên trong lòng tâm tình kính yêu con thảo đối với Đức Mẹ qua nét đẹp văn hóa Việt Nam. Đỉnh cao của cuộc tôn vinh là Thánh lễ Mừng Kính Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, do các linh mục Việt Nam cùng đồng tế với cha Harie.
Sáng ngày 15 tháng 8, vào lúc 10 giờ, Thánh lễ tôn kính Đức Mẹ và đồng thời, hành hương Mừng Năm Thánh của Liên Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam đã do Đức Tổng Giám Mục – Tổng Giáo Phận Osaka chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có các linh mục Việt Nam, các cha bản xứ và Truyền giáo nước ngoài. Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã ngỏ lời chào cộng đoàn hiện diện bằng tiếng Việt, ngài nói: “Kính chào anh chị em” và thánh lễ mừng được bắt đầu bằng 2 ngôn ngữ Việt – Nhật, qua hai bài đọc, bài Tin Mừng, lời nguyện tín hữu và lời Kinh Lạy Cha. Thánh lễ đã diễn ra trang bầu khí trang trọng và sốt sắng hòa quyện với những bài ca và lời thưa thánh thót, nhịp nhàng. Có lẽ đây là lần đầu tiên giáo đường Nibuno tiếp đón một số lượng giáo dân Việt-Nhật đông trên 500 người, gấp đôi sức chứa cho phép của Thánh đường. Nhiều người Nhật đã cảm động khi thấy được niềm sùng kính lớn lao của giáo dân Việt. Họ cho biết, chỉ cần nhìn gương mặt mỗi người Việt Nam có mặt trong ngày hôm nay là họ được tăng thêm sức mạnh vào niềm tin đối với Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Sau Thánh lễ, mọi người tham dự đã cùng nhau chia sẻ bữa tiệc mừng với những món ăn truyền thống Việt Nam và thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc của các Cộng đoàn. Được mời phát biểu khai mạc tiệc mừng, Đức Tổng Giám Mục đã nói lên cảm nhận hân hoan và vui mừng khi được hiện diện giữa Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam; Và ngài cảm thấy sự có mặt của người Việt Nam luôn mang lại niềm vui và sự năng động được biểu hiện trên khuôn mặt rạng rỡ cho tất cả mọi người chung quanh.
Riêng cộng đoàn Himeji đã tỏ lòng hiếu khách vượt bậc khi chu toàn chỗ ăn, chỗ ngủ cho các cộng đoàn bạn trong hai ngày hành hương vừa qua. Buổi lễ không những đánh dấu những chuyển biến mới trong tâm hồn do những ơn ích Năm Thánh đem lại mà còn là một dịp về nguồn, một dịp kỷ niệm 30 năm hòa nhập với giáo xứ địa phương.
Thánh Lễ Tạ Ơn của tân linh mục tại nhà thờ Hiệp Đức, Phan Thiết
LM Nguyễn Hữu An
10:12 16/08/2010
PHAN THIẾT - Giáo phận Phan thiết đóng góp cho Giáo phận Nice – Pháp hai tân Linh mục trẻ trung, đầy nhiệt huyết tông đồ. Phaolô Lý Bảo Định 32 tuổi, chịu chức ngày 11.10.2009 và Phaolô Maria Phạm Hoàng Trí Dũng 33 tuổi, chịu chức ngày 26.6.2010, tại Vương Cung Thánh Đường Chính Tòa Nice – Pháp.
Tân Lm Phaolô Lý Bảo Định đã về quê hương dâng lễ tạ ơn tại Nhà Thờ Mẹ Thiên Chúa ngày 24.7.2010. Và ngày 15.8.2010, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tân Linh mục Phaolô Maria Phạm Hoàng Trí Dũng dâng lễ tạ ơn tại Nhà thờ Hiệp Đức.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Thánh lễ đồng tế hiệp thông tạ ơn và chúc mừng tân chức với sự hiện diện của 30 linh mục, nhiều chủng sinh, nam nữ tu sĩ, thân nhân ân nhân bằng hữu và đông đảo bà con giáo dân Hiệp Đức hân hoan trong ngày lễ Quan Thầy của Giáo Xứ.
Giáo xứ Hiệp Đức đã dâng cho Giáo hội 4 Linh mục. Lm Phaolô Hoàng Kim Tốt (Cậu ruột của Cha Dũng) là người con đầu của Giáo xứ. Anh đi trước dẫn nhiều em đi theo sau trên hành trình dâng hiến cho Chúa và tha nhân.
Tân Lm Phaolô Maria Phạm Hoàng Trí Dũng, sinh ngày 15.8.1977, tại Giáo họ Thánh Tâm, Giáo xứ Hiệp Đức.
- Thời nhỏ sống với gia đình tại cây số 28, chân núi Tà cú. Sau đó vào Sài gòn học Trường THPT Trưng Vương.
- Năm 1998 được tuyển vào lớp dự tu TCV Phan Thiết và theo học
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Sài Gòn.
- Năm 2002: tốt nghiệp Cử nhân Toán Tin Học.
- Năm 2003: nhập Đại Chủng Viện Notre Dame de Laghet, thuộc
Giáo Phận Nice – Pháp
- Năm 2006: nhập tịch Giáo Phận Nice - Pháp.
- Ngày 23/6/2007: lãnh nhận tác vụ Giúp Lễ và Đọc Sách.
- Ngày 17/5/2009: lãnh nhận thừa tác vụ Phó tế tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà, Thành phố Nice.
- Ngày 26/6/2010: lãnh nhận thừa tác vụ Linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Chính Tòa Nice - Pháp, do sự đặt tay của Đức Cha Louis Sankalé.
Hiện tại, Cha Dũng được bổ nhiệm làm phó xứ, cùng với 2 cha phó khác tại giáo xứ Thánh Luca, một giáo xứ người Pháp thuộc Thành Phố Nice. Giáo xứ có 3 nhà thờ và một nhà nguyện.
Giáo Phận Nice gồm 12 giáo hạt. Hiện nay Giáo phận có trên 200 linh mục. Nice là một giáo phận có rất nhiều thành phố nổi tiếng ở Pháp như:
- Nice: Thành phố biển du lịch,
- Cannes: nơi hàng năm diễn ra các lễ hội Festival de Cannes.
- Antibes: làng Đại Học, khu tập trung nhiều nghiên cứu sinh thế giới.
- Grasse: nơi sản xuất nước hoa.
- Menton: Thành phố du lịch giáp ranh với Monaco và Ý.
Để trở thành Linh mục, Cha Dũng phải vượt qua chính mình thật nhiều qua những năm dài học tập. Từ Sài gòn đến Nice là cả một hành trình gian truân vất vả.
Ngày Lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác về Trời, suy niệm cuộc đời của Mẹ Maria để nhận thấy Mẹ đã phải vượt lên chính mình để Tin vào Thiên Chúa, để nhận ra Thánh ý Thiên Chúa. Mẹ vượt qua chính mình để bước vào chương trình huyền diệu của Thiên Chúa. Mẹ vượt qua chính mình để bày tỏ tâm tình khiêm hạ trong ơn gọi của “người nữ tỳ được chúc phúc”. Từ ngày “Xin Vâng” tới ngày được đưa về Trời, cuộc sống của Mẹ luôn là cuộc hành trình vượt qua chính mình để Tin, để Yêu Mến, để Vâng Phục, để đồng hành với Chúa Giêsu Kitô trong cuộc khổ nạn Hồng Phúc. Khi Chúa Giêsu Phục sinh về trời, Mẹ lại vượt qua chính mình để hiện diện cùng Giáo hội, cùng các Tông đồ đồng tâm, hiệp nhất và cầu nguyện để chờ đợi và lãnh nhận Chúa Thánh Thần, để cộng tác vào chương trình Cứu độ của Thiên Chúa.
Như thế, người Linh mục luôn cảm nhận được hồng ân và trách nhiệm; thánh thiêng và phận người dòn mỏng; ơn sủng và những khiếm khuyết. Dưới ánh sáng đức tin, linh mục trở nên một dấu chỉ mới cho cộng đồng Dân Chúa. Chấp nhận chết đi những cái tôi của mình để sống trọn vẹn với Chúa. Dám hy sinh những hạnh phúc riêng tư để đi vào huyền nhiệm của tình yêu với Đấng đã kêu mời và tuyển chọn. Linh mục là những sứ giả rao giảng Tin Mừng Tình Yêu của Thiên Chúa. Linh mục thi hành nhiệm vụ thánh hóa bản thân trong Đức Giêsu Kitô để có thể mời gọi Dân Chúa thánh hóa. Với các Bí tích của Chúa Giêsu, các linh mục nhận ra mình đã được chọn giữa loài người, được đặt lên để chu toàn những công việc thuộc về Thiên Chúa theo gương Chúa Giêsu Kitô: “Người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình vì đoàn chiên”.
Giả sử có lúc nào đó, chúng ta bị trôi giạt vào một môi trường không có người tín hữu Công Giáo nào, không có nhà thờ, và dĩ nhiên không có linh mục nào ở đó! Là một tín hữu của Chúa Kitô, chắc chắn chúng ta sẽ tìm mọi cách để rời bỏ nơi đó càng sớm càng hay, để tìm đến một nơi khác, có ngôi thánh đường, có công đoàn tín hữu và, nhất là có bóng dáng linh mục, để được tham dự thánh lễ, rước Mình thánh Chúa mỗi ngày, và nhất là đời sống của chúng ta sẽ được bình an, giống như là có Đức Kitô hiện diện vậy.
Nếu không có linh mục lấy ai cử hành thánh lễ? Nếu không có linh mục, ai là người trung gian hòa giải chúng ta vói Thiên Chúa khi chúng ta phạm tội? Và nếu không có linh mục, ai sẽ cử hành các Bí tích cần thiết cho người giáo dân? như bí tích Rửa tội, Hôn phối, Xức dầu bệnh nhân? Bà Madeleine Delbrel, trong môt bài viết về chức Linh mục, về sự cần thiết của vị linh mục trong đời sống tín hữu đã suy niệm như thế và khẳng định: "Thiếu vắng linh mục đích thực trong một đời người là một nỗi khốn cùng không diễn tả nổi!".
Xin Chúa ban cho Giáo hội luôn có nhiều linh mục đích thực giống như Chúa, luôn hành động vì vinh danh Chúa Cha và mưu ích cho phần rỗi mọi người. Cầu chúc cha mới, nơi “xứ lạ quê người” mãi luôn hạnh phúc trong sứ vụ, hăng say việc mục vụ và nhiệt thành trong truyền giáo. Noi gương Mẹ Maria “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa.
Tân Lm Phaolô Lý Bảo Định đã về quê hương dâng lễ tạ ơn tại Nhà Thờ Mẹ Thiên Chúa ngày 24.7.2010. Và ngày 15.8.2010, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tân Linh mục Phaolô Maria Phạm Hoàng Trí Dũng dâng lễ tạ ơn tại Nhà thờ Hiệp Đức.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Thánh lễ đồng tế hiệp thông tạ ơn và chúc mừng tân chức với sự hiện diện của 30 linh mục, nhiều chủng sinh, nam nữ tu sĩ, thân nhân ân nhân bằng hữu và đông đảo bà con giáo dân Hiệp Đức hân hoan trong ngày lễ Quan Thầy của Giáo Xứ.
Giáo xứ Hiệp Đức đã dâng cho Giáo hội 4 Linh mục. Lm Phaolô Hoàng Kim Tốt (Cậu ruột của Cha Dũng) là người con đầu của Giáo xứ. Anh đi trước dẫn nhiều em đi theo sau trên hành trình dâng hiến cho Chúa và tha nhân.
Tân Lm Phaolô Maria Phạm Hoàng Trí Dũng, sinh ngày 15.8.1977, tại Giáo họ Thánh Tâm, Giáo xứ Hiệp Đức.
- Thời nhỏ sống với gia đình tại cây số 28, chân núi Tà cú. Sau đó vào Sài gòn học Trường THPT Trưng Vương.
- Năm 1998 được tuyển vào lớp dự tu TCV Phan Thiết và theo học
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Sài Gòn.
- Năm 2002: tốt nghiệp Cử nhân Toán Tin Học.
- Năm 2003: nhập Đại Chủng Viện Notre Dame de Laghet, thuộc
Giáo Phận Nice – Pháp
- Năm 2006: nhập tịch Giáo Phận Nice - Pháp.
- Ngày 23/6/2007: lãnh nhận tác vụ Giúp Lễ và Đọc Sách.
- Ngày 17/5/2009: lãnh nhận thừa tác vụ Phó tế tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà, Thành phố Nice.
- Ngày 26/6/2010: lãnh nhận thừa tác vụ Linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Chính Tòa Nice - Pháp, do sự đặt tay của Đức Cha Louis Sankalé.
Hiện tại, Cha Dũng được bổ nhiệm làm phó xứ, cùng với 2 cha phó khác tại giáo xứ Thánh Luca, một giáo xứ người Pháp thuộc Thành Phố Nice. Giáo xứ có 3 nhà thờ và một nhà nguyện.
Giáo Phận Nice gồm 12 giáo hạt. Hiện nay Giáo phận có trên 200 linh mục. Nice là một giáo phận có rất nhiều thành phố nổi tiếng ở Pháp như:
- Nice: Thành phố biển du lịch,
- Cannes: nơi hàng năm diễn ra các lễ hội Festival de Cannes.
- Antibes: làng Đại Học, khu tập trung nhiều nghiên cứu sinh thế giới.
- Grasse: nơi sản xuất nước hoa.
- Menton: Thành phố du lịch giáp ranh với Monaco và Ý.
Để trở thành Linh mục, Cha Dũng phải vượt qua chính mình thật nhiều qua những năm dài học tập. Từ Sài gòn đến Nice là cả một hành trình gian truân vất vả.
Ngày Lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác về Trời, suy niệm cuộc đời của Mẹ Maria để nhận thấy Mẹ đã phải vượt lên chính mình để Tin vào Thiên Chúa, để nhận ra Thánh ý Thiên Chúa. Mẹ vượt qua chính mình để bước vào chương trình huyền diệu của Thiên Chúa. Mẹ vượt qua chính mình để bày tỏ tâm tình khiêm hạ trong ơn gọi của “người nữ tỳ được chúc phúc”. Từ ngày “Xin Vâng” tới ngày được đưa về Trời, cuộc sống của Mẹ luôn là cuộc hành trình vượt qua chính mình để Tin, để Yêu Mến, để Vâng Phục, để đồng hành với Chúa Giêsu Kitô trong cuộc khổ nạn Hồng Phúc. Khi Chúa Giêsu Phục sinh về trời, Mẹ lại vượt qua chính mình để hiện diện cùng Giáo hội, cùng các Tông đồ đồng tâm, hiệp nhất và cầu nguyện để chờ đợi và lãnh nhận Chúa Thánh Thần, để cộng tác vào chương trình Cứu độ của Thiên Chúa.
Như thế, người Linh mục luôn cảm nhận được hồng ân và trách nhiệm; thánh thiêng và phận người dòn mỏng; ơn sủng và những khiếm khuyết. Dưới ánh sáng đức tin, linh mục trở nên một dấu chỉ mới cho cộng đồng Dân Chúa. Chấp nhận chết đi những cái tôi của mình để sống trọn vẹn với Chúa. Dám hy sinh những hạnh phúc riêng tư để đi vào huyền nhiệm của tình yêu với Đấng đã kêu mời và tuyển chọn. Linh mục là những sứ giả rao giảng Tin Mừng Tình Yêu của Thiên Chúa. Linh mục thi hành nhiệm vụ thánh hóa bản thân trong Đức Giêsu Kitô để có thể mời gọi Dân Chúa thánh hóa. Với các Bí tích của Chúa Giêsu, các linh mục nhận ra mình đã được chọn giữa loài người, được đặt lên để chu toàn những công việc thuộc về Thiên Chúa theo gương Chúa Giêsu Kitô: “Người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình vì đoàn chiên”.
Giả sử có lúc nào đó, chúng ta bị trôi giạt vào một môi trường không có người tín hữu Công Giáo nào, không có nhà thờ, và dĩ nhiên không có linh mục nào ở đó! Là một tín hữu của Chúa Kitô, chắc chắn chúng ta sẽ tìm mọi cách để rời bỏ nơi đó càng sớm càng hay, để tìm đến một nơi khác, có ngôi thánh đường, có công đoàn tín hữu và, nhất là có bóng dáng linh mục, để được tham dự thánh lễ, rước Mình thánh Chúa mỗi ngày, và nhất là đời sống của chúng ta sẽ được bình an, giống như là có Đức Kitô hiện diện vậy.
Nếu không có linh mục lấy ai cử hành thánh lễ? Nếu không có linh mục, ai là người trung gian hòa giải chúng ta vói Thiên Chúa khi chúng ta phạm tội? Và nếu không có linh mục, ai sẽ cử hành các Bí tích cần thiết cho người giáo dân? như bí tích Rửa tội, Hôn phối, Xức dầu bệnh nhân? Bà Madeleine Delbrel, trong môt bài viết về chức Linh mục, về sự cần thiết của vị linh mục trong đời sống tín hữu đã suy niệm như thế và khẳng định: "Thiếu vắng linh mục đích thực trong một đời người là một nỗi khốn cùng không diễn tả nổi!".
Xin Chúa ban cho Giáo hội luôn có nhiều linh mục đích thực giống như Chúa, luôn hành động vì vinh danh Chúa Cha và mưu ích cho phần rỗi mọi người. Cầu chúc cha mới, nơi “xứ lạ quê người” mãi luôn hạnh phúc trong sứ vụ, hăng say việc mục vụ và nhiệt thành trong truyền giáo. Noi gương Mẹ Maria “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa.
Giáo hạt Ninh Thuận hành hương Năm Thánh mừng Lễ Mẹ Lên Trời tại giáo xứ Quảng Thuận
Lê Minh Cao
10:22 16/08/2010
Chúa Nhật 15.8.2010,trong niềm hân hoan mừng lễ Mẹ Lên Trời, giáo hạt Ninh Thuận đã tổ chức ngày hành hương lãnh nhận ơn toàn xá năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010 tại nhà thờ Quảng Thuận.
Xem hình ảnh
Từ 9 giờ 00 đến 15 giờ 00 là các giờ chầu cho các giáo xứ trong vùng Ninh Sơn và trong Giáo Hạt.
15 giờ 30: Đức Cha Giuse, Giám Mục giáo phận đã chủ sự nghi thức kiệu tôn vinh Mẹ Lavang và sau đó ngài chủ sự Thánh Lễ đồng tế trọng thể mừng Mẹ Lên Trời.
Đông đảo bà con giáo dân,các hội đoàn,các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong vùng Ninh Sơn và trong giáo hạt tham dự các giờ chầu, giờ kiệu và tham dự Thánh Lễ.
Được biết,để chuẩn bị cho ngày hành hương của giáo hạt, giáo xứ Quảng Thuận mà phần lớn giáo dân gốc Lavang, Quảng Trị, nơi Mẹ hiện ra, đã tổ chức hội trại giáo xứ “Cùng Mẹ La Vang,Vươn Lên- Mạnh Tiến” khai mạc vào chiều 14.8.2010 với thánh Lễ Vọng, chương trình diễn nguyện kinh Mân Côi,và những giây phút tâm tình bên Mẹ cho đến 23 giờ 45 cùng ngày.
Xin cùng Mẹ tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa ban cho giáo hạt Ninh Thuận trong ngày hành hương, nhất là thời tiết thật dịu mát từ khi bắt đầu kiệu cho đến lúc kết thúc, mặc dù hôm trước trời mưa tầm tả và sáng ngày hôm đó trời nắng chang chang.
Xem hình ảnh
Từ 9 giờ 00 đến 15 giờ 00 là các giờ chầu cho các giáo xứ trong vùng Ninh Sơn và trong Giáo Hạt.
15 giờ 30: Đức Cha Giuse, Giám Mục giáo phận đã chủ sự nghi thức kiệu tôn vinh Mẹ Lavang và sau đó ngài chủ sự Thánh Lễ đồng tế trọng thể mừng Mẹ Lên Trời.
Đông đảo bà con giáo dân,các hội đoàn,các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong vùng Ninh Sơn và trong giáo hạt tham dự các giờ chầu, giờ kiệu và tham dự Thánh Lễ.
Được biết,để chuẩn bị cho ngày hành hương của giáo hạt, giáo xứ Quảng Thuận mà phần lớn giáo dân gốc Lavang, Quảng Trị, nơi Mẹ hiện ra, đã tổ chức hội trại giáo xứ “Cùng Mẹ La Vang,Vươn Lên- Mạnh Tiến” khai mạc vào chiều 14.8.2010 với thánh Lễ Vọng, chương trình diễn nguyện kinh Mân Côi,và những giây phút tâm tình bên Mẹ cho đến 23 giờ 45 cùng ngày.
Xin cùng Mẹ tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa ban cho giáo hạt Ninh Thuận trong ngày hành hương, nhất là thời tiết thật dịu mát từ khi bắt đầu kiệu cho đến lúc kết thúc, mặc dù hôm trước trời mưa tầm tả và sáng ngày hôm đó trời nắng chang chang.
Giới trẻ giáo xứ Nghi Lộc thuộc giáo phận Vinh hành hương Phát Diệm
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:33 16/08/2010
Chuyến đi do Ban Giới Trẻ G.x Nghi Lộc tổ chức, được ưu tiên cho các “khách mời” gồm các học viên trong Giáo xứ đã đạt giải nhất của các Khối trong Kỳ thi Giáo lý hè 2010 và gần 30 em đã đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 năm nay.
Được tham dự chuyến đi là niềm khích lệ rất lớn đối với các bạn trẻ Nghi Lộc. Hành trình về Phát Diệm thật ý nghĩa, không chỉ giúp các bạn mở mang tầm nhìn về nét đẹp của một kiến trúc tôn giáo, mà còn là động lực để những “hạt mầm Nghi Lộc” ý thức mạnh mẽ hơn trong việc cống hiến tư duy, tâm lực xây dựng quê hương xứ sở.
CĐCG Việt Nam khu vực Miền Tây tham dự chương trình Linh Thao và tĩnh tâm
FX. Trần Văn Minh
10:37 16/08/2010
Melbourne -- Vào lúc 19 giờ chiều Thứ Hai Ngày 16 Tháng 8 Năm 2010. Tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Our Lady of Perpetual Help) Vùng Maidstone, chương trình Linh thao và tĩnh tâm cộng đoàn đã được bắt đầu với sự thuyết giảng cuả Linh mục Nguyễn Trọng Tước với bút danh Nguyễn Tầm Thường từ Hoa Kỳ qua phụ trách giúp đỡ giáo dân tìm hiểu lời Chuá qua Phúc âm, đáp lại lời mời cuả Linh mục Lê Văn Sơn tuyên uý cộng đoàn.
Xem hình ảnh
Mặc dù thời tiết muà Đông giá rét, nhưng với lòng sốt sắng, nên đủ mọi thành phần Dân Chuá trong các vùng cuả Tổng Giáo phận Melbourne đã cùng về dự. Ngoài những cụ già co ro trong những bộ áo ấm dầy sụ, cho đến các vị trung niên, thanh thiếu niên nam, nữ và cả các em nhỏ theo cha mẹ đến dự.
Sau thánh lễ do Linh mục Philip Lê Văn Sơn và LM. Nguyễn Trọng Tước đồng tế là phần diễn giảng về cách đọc Phúc âm theo một cách khác mà Linh Mục Nguyễn Tầm Thường đã đưa toàn thể giáo dân trong giáo đường sốt sắng và say mê theo dõi.
Với một kiến thức sâu rộng, và những nghiên cứu tìm hiểu Phúc âm trong hoàn cảnh cuả hơn 2000 năm về trước. Linh Mục Nguyễn Trọng Tước đưa người nghe đến những bối cảnh về lịch sử, văn hoá, điạ lý, chính trị thời Chuá Giê Su để mọi người cùng hiểu rõ thêm về những lời kinh thánh được viết qua các Thánh sử có những phần ghi chú, mà nếu như chúng ta không hiểu về những bối cảnh lịch sử, văn hoá, điạ lý, chính trị ấy thì hẳn không thể hiểu hết ý nghiã cuả lời kinh thánh nói gì.
Bằng những ví dụ cụ thể dễ hiểu và những hình ảnh chứng minh được trình chiếu qua slide show, dễ dàng đưa cử toạ hiểu thêm và hiểu nhiều hơn về Lời Chuá qua Phúc âm. Điển hình qua đoạn Phúc âm theo Thánh Gioan: 9.6-8 Chuá chưã cho người mù bẩm sinh bằng cách nhổ nước bọt nhào đất ra bùn và bôi vào mắt người mù và bảo: “anh hãy đi mà rưả ở Hồ Si-lô-e (tiếng này có nghiã là người được sai đi). Mọi người đã hiểu cặn kẽ hơn về nguồn nước cuả hồ ấy qua những hình ảnh diễn giải rõ hơn vv.
Tiếp đến là được nghe nói về một nhân vật mà Phúc âm chỉ nhắc đến một lần là ông Giuse, người có điạ vị xã hội, trí thức, giầu sang và quyền thế, là một môn đệ cuả Chuá Giêsu, người đệ tử thân tín đã không đồng ý xét xử Chuá và cuối cùng, đã tẩm niệm và chôn xác Chuá trong chính ngôi mộ dành riêng cho mình. Cuối cùng Linh mục Nguyễn Trọng Tước cũng đã giới thiệu hình ảnh mà ngài đã ví như những ông Giuse thời nay nơi quê hương yêu dấu cuả các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Để dẫn giải rằng mọi người muốn hiểu về lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam sau này, khi những thế hệ kế tiếp, muốn tìm hiểu cặn kẽ về tiền nhân thì cũng như chúng ta hôm nay, lại phải khai quật, khảo cổ mới hiểu rõ được như chúng ta được dẫn dắt trở lại thời hơn 2000 năm trước để hiểu về Phúc âm do các Thánh sử viết lại.
Được biết Linh Mục Nguyễn Trọng Tước sẽ có 4 buổi thuyết giảng đặc biệt cho giáo dân vùng Miền Tây TGP Melbourne và đây là buổi đầu tiên, buổi thứ hai sẽ là 7 giờ tối Thứ Ba 17/8/10. Và hai buổi tiếp sẽ được tổ chức cũng vào lúc 7 giờ tối các Ngày Thứ Ba 24/8 và Thứ Tư 25/8/10 tại Nhà thờ Thánh Martino (Saint Martin de Porres) Vùng Avondale Height.
Chương trình cuả buổi Linh thao và Tĩnh tâm cộng đoàn đã chấm dứt lúc 9 giờ tối, và giáo dân được mời gọi tham dự tiếp buổi thứ hai với chủ đề nói về theo Chuá có thật là gian nan vất vả và khổ cực không, hay là theo Chuá sẽ rất nhẹ nhàng và hạnh phúc? Mọi người ra về với niềm vui vì đã được dự bưã tiệc hướng dẫn lời Chuá thật bổ ích cho đời sống tâm linh.
Xem hình ảnh
Mặc dù thời tiết muà Đông giá rét, nhưng với lòng sốt sắng, nên đủ mọi thành phần Dân Chuá trong các vùng cuả Tổng Giáo phận Melbourne đã cùng về dự. Ngoài những cụ già co ro trong những bộ áo ấm dầy sụ, cho đến các vị trung niên, thanh thiếu niên nam, nữ và cả các em nhỏ theo cha mẹ đến dự.
Sau thánh lễ do Linh mục Philip Lê Văn Sơn và LM. Nguyễn Trọng Tước đồng tế là phần diễn giảng về cách đọc Phúc âm theo một cách khác mà Linh Mục Nguyễn Tầm Thường đã đưa toàn thể giáo dân trong giáo đường sốt sắng và say mê theo dõi.
Với một kiến thức sâu rộng, và những nghiên cứu tìm hiểu Phúc âm trong hoàn cảnh cuả hơn 2000 năm về trước. Linh Mục Nguyễn Trọng Tước đưa người nghe đến những bối cảnh về lịch sử, văn hoá, điạ lý, chính trị thời Chuá Giê Su để mọi người cùng hiểu rõ thêm về những lời kinh thánh được viết qua các Thánh sử có những phần ghi chú, mà nếu như chúng ta không hiểu về những bối cảnh lịch sử, văn hoá, điạ lý, chính trị ấy thì hẳn không thể hiểu hết ý nghiã cuả lời kinh thánh nói gì.
Bằng những ví dụ cụ thể dễ hiểu và những hình ảnh chứng minh được trình chiếu qua slide show, dễ dàng đưa cử toạ hiểu thêm và hiểu nhiều hơn về Lời Chuá qua Phúc âm. Điển hình qua đoạn Phúc âm theo Thánh Gioan: 9.6-8 Chuá chưã cho người mù bẩm sinh bằng cách nhổ nước bọt nhào đất ra bùn và bôi vào mắt người mù và bảo: “anh hãy đi mà rưả ở Hồ Si-lô-e (tiếng này có nghiã là người được sai đi). Mọi người đã hiểu cặn kẽ hơn về nguồn nước cuả hồ ấy qua những hình ảnh diễn giải rõ hơn vv.
Tiếp đến là được nghe nói về một nhân vật mà Phúc âm chỉ nhắc đến một lần là ông Giuse, người có điạ vị xã hội, trí thức, giầu sang và quyền thế, là một môn đệ cuả Chuá Giêsu, người đệ tử thân tín đã không đồng ý xét xử Chuá và cuối cùng, đã tẩm niệm và chôn xác Chuá trong chính ngôi mộ dành riêng cho mình. Cuối cùng Linh mục Nguyễn Trọng Tước cũng đã giới thiệu hình ảnh mà ngài đã ví như những ông Giuse thời nay nơi quê hương yêu dấu cuả các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Để dẫn giải rằng mọi người muốn hiểu về lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam sau này, khi những thế hệ kế tiếp, muốn tìm hiểu cặn kẽ về tiền nhân thì cũng như chúng ta hôm nay, lại phải khai quật, khảo cổ mới hiểu rõ được như chúng ta được dẫn dắt trở lại thời hơn 2000 năm trước để hiểu về Phúc âm do các Thánh sử viết lại.
Được biết Linh Mục Nguyễn Trọng Tước sẽ có 4 buổi thuyết giảng đặc biệt cho giáo dân vùng Miền Tây TGP Melbourne và đây là buổi đầu tiên, buổi thứ hai sẽ là 7 giờ tối Thứ Ba 17/8/10. Và hai buổi tiếp sẽ được tổ chức cũng vào lúc 7 giờ tối các Ngày Thứ Ba 24/8 và Thứ Tư 25/8/10 tại Nhà thờ Thánh Martino (Saint Martin de Porres) Vùng Avondale Height.
Chương trình cuả buổi Linh thao và Tĩnh tâm cộng đoàn đã chấm dứt lúc 9 giờ tối, và giáo dân được mời gọi tham dự tiếp buổi thứ hai với chủ đề nói về theo Chuá có thật là gian nan vất vả và khổ cực không, hay là theo Chuá sẽ rất nhẹ nhàng và hạnh phúc? Mọi người ra về với niềm vui vì đã được dự bưã tiệc hướng dẫn lời Chuá thật bổ ích cho đời sống tâm linh.
Các Bà Mẹ Công giáo Thái Bình mừng Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời
Trường Giang
10:58 16/08/2010
Trong thánh lễ có sự hiện diện của Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình, quý cha trong giáo phận, nhiều nam nữ tu sĩ và đông đảo giáo dân, nhất là sự có mặt của hàng ngàn bà mẹ Công Giáo trong toàn giáo phận tề tựu về đây.
Liên đới với vai trò của Đức Maria nơi gia đình Nazareth và trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa; trước thánh lễ, vào lúc 8 giờ có buổi hội thảo dành riêng cho giới bà mẹ Công Giáo.
Để mở đầu, cha Đaminh Nguyễn Văn Thao - đặc trách giới bà mẹ Công Giáo của giáo phận nêu lên ý nghĩa và mục đích ngày họp mặt hôm nay. Tiếp đến, đại diện giới bà mẹ tặng hoa chúc mừng Đức cha, các cha và vũ khúc “Tình Mẹ bao la” của các bà mẹ giáo xứ Đan Chàng thể hiện.
Bề trên giáo phận hướng dẫn buổi hội thảo với chủ đề: “Vai trò người mẹ trong gia đình Công Giáo”. Đức cha nhấn mạnh đến thiên chức làm mẹ và việc giáo dục con cái trong gia đình, có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và Giáo Hội.
Thiên Chúa đã ban cho các cha mẹ trong gia đình một ân huệ lớn lao, đó là cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo. Đại diện cho mọi thành phần trong giáo phận, Đức cha khẩn thiết kêu mời các bà mẹ hãy cộng tác nhiệt tình hơn nữa với giáo phận, ưu tiên trong việc ươm trồng ơn gọi tận hiến, giúp giáo phận có thêm nhiều người con quảng đại dấn thân truyền giáo, đặc biệt là chương trình “tái truyền giáo” cho vùng Hưng Yên mà cả giáo phận đang chung tay góp sức.
Nói đến giáo dục con người là nói đến một tiến trình đào tạo lâu dài, liên tục và đào tạo ngay từ lúc thai nhi còn trong bụng mẹ, Đức cha nói. Tiếng nói đầu tiên và bước đi chập chững đầu tiên của con cái là do ảnh hưởng của chính người mẹ trong gia đình. Nuôi dạy con cái nên người cũng không ít khó khăn, nhưng nuôi dạy con cái trở thành con Thiên Chúa, thành người ki tô tốt lành thì còn khó khăn gấp bội. Do vậy, các người mẹ trong gia đình phải đồng hành và luôn theo sát con mình trong từng lời nói và hành động, nhất là môi trường toàn cầu hóa hôm nay.
Phần cuối của buổi hội thảo, các đại biểu nêu ra những câu hỏi, những ý kiến liên quan đến gia đình, cha mẹ và được Đức cha giải đáp.
10 giờ thánh lễ đồng tế diễn ra trong không khí hết sức vui mừng và long trọng. Mở đầu thánh lễ Đức cha chúc mừng tất cả những ai nhận Đức Maria hồn xác lên trời làm bổn mạng, và đặc biệt giới bà mẹ toàn giáo phận. Phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha quảng diễn vai trò của Đức Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức Mẹ đã thưa “xin vâng”, để nhân loại được hưởng ơn cứu độ. Giờ đây, các bà mẹ thưa xin vâng như Đức Mẹ, để mỗi gia đình Công Giáo trở nên thánh thiện hơn, sống đạo sốt sáng hơn, góp phần xây dựng Giáo Hội và xã hội mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Trong thánh lễ, các bà mẹ giáo xứ Đan Chàng đại diện giới bà mẹ giáo phận, dâng những hoa trái và của lễ thơm tho lên Thiên Chúa, Đấng đã ban cho các bà mẹ thiên chức được “làm mẹ” trong mỗi gia đình.
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, chị Maria Vũ Thị Thìa, giáo xứ Đan Chàng đại diện cho giới bà mẹ toàn giáo phận cám ơn sự quan tâm ân cần của Đức cha, các cha, các nam nữ tu sỹ, cũng như mỗi thành viên đến tham dự thánh lễ và buổi hội thảo đầy ý nghĩa hôm nay.
Lễ tuyên khấn Thánh Hiến tại nguyện đường Mai Thôn của Dòng La San Việt Nam
Frère Lê Nhựt
11:13 16/08/2010
Hằng năm đúng ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Tỉnh Dòng Việt Nam tổ chức thánh lễ để đón nhận các em dự tu vào Thỉnh Viện, trao ban áo dòng cho các anh em Thỉnh Sinh. Cũng trong thánh lễ này, các anh em đã hoàn tất giai đoạn Tập Viện theo Giáo Luật được công khai tuyên khấn lần đầu.
Năm nay Tỉnh Dòng có 3 em dự tu được chính thức đón nhận vào giai đoạn Thỉnh Viện, 5 anh em lãnh nhận Áo Dòng và 3 anh em tuyên khấn lần đầu.
Giáo lý viên giáo xứ Xóm Chiếu: vui hè, vui chia sẻ
Giáo Lý Viên
11:26 16/08/2010
SAIGÒN - Với mục đích tạo cho các anh chị giáo lý viên được có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau một thời gian dài miệt mài công việc giảng dạy giáo lý và tổ chức các sự kiện cho các em thiếu nhi ngay cả trong hè, đồng thời nhờ chuyến du lịch mà giúp tăng thêm sự hiểu biết thực tế, đặc biệt tạo cơ hội để gắn kết mối tương quan giữa các thành viên với nhau.
Xem hình ảnh
Do đó Ban Giáo Lý Giáo Xứ Xóm Chiếu đã tổ chức một chuyến tham quan, nghỉ dưỡng cho các anh chị giáo lý viên ở Phan Rang và Đà Lạt từ ngày 11 đến 14 tháng 8 năm 2010.
Đồng hành trong suốt chuyến hành trình có cha phụ tá, Dì và 2 thầy đại chủng viện.
Ở Phan Rang đoàn đã đi thăm Tháp Chàm, tắm biển, thưởng thức đặc sản địa phương. Điều để lại nhiều dấu ấn là đêm văn nghệ vì mọi người đều được tham gia và tất cả đều rất vui vì những tiết mục 'cây nhà lá vườn' mà mình tự biên tự diễn. Cũng không kém phần sôi nổi là những trò chơi biển đã thu hút mọi người rất tích cực tham gia.
Ở Đà Lạt mọi người được hít thở một bầu không khí trong lành với tiết trời se lạnh khác hoàn toàn Sài Gòn. Các anh chị GLV đã đi tham quan những địa danh nổi tiếng như nhà thờ Domaine de Marie, thung lũng vàng,… được tổ chức cuộc đua xe đạp đôi, cùng nhau đi dạo phố, vv.
Điều để lại nhiều ấn tượng trong suốt chuyến du lịch là tất cả mọi việc đều được dâng lên cho Chúa. Cụ thể, mỗi khi xe lăn bánh thì lời kinh lại được vang lên; mỗi ngày đều được cha phụ tá cử hành thánh lễ trong tình thần hiệp thông, đầy ắp tình thân ái; đêm thắp nến cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa cũng để lại trong lòng mỗi người nhiều ưu tư; đặc biệt, cha phụ tá đã ngồi tòa giải tội để mọi người có cơ hội giao hòa với Chúa và rước Ngài vào tâm hồn mình. Và để thực hành những điều mình giảng dạy, thực hành giới răn yêu thương của Chúa, biểu lộ tình hiệp thông đoàn đã đến thăm, tặng quà và chia sẻ với giáo xứ Suối Mơ, giáo phận Đà Lạt, một giáo xứ nhiều người dân tộc thiểu số nghèo và đang trong quá trình xây dựng nhà thờ cùng các công trình phụ.
Qua chuyến đi các anh chị GLV đã cảm nhận được sự quan tâm ưu ái của giáo xứ, đặc biệt là cha phụ tá, dì và ban tổ chức, những người đã sắp xếp và chăm sóc mọi người từ bữa ăn cho đến giấc ngủ… và ắt hẳn trong tâm thức mọi người ai nấy đều tự hứa sẽ quyết tâm hơn, nỗ lực hơn trong công việc giảng dạy giáo lý và giúp các em thiếu nhi của mình thăng tiến hơn trong đời sống thiêng liêng.
Xem hình ảnh
Do đó Ban Giáo Lý Giáo Xứ Xóm Chiếu đã tổ chức một chuyến tham quan, nghỉ dưỡng cho các anh chị giáo lý viên ở Phan Rang và Đà Lạt từ ngày 11 đến 14 tháng 8 năm 2010.
Đồng hành trong suốt chuyến hành trình có cha phụ tá, Dì và 2 thầy đại chủng viện.
Ở Phan Rang đoàn đã đi thăm Tháp Chàm, tắm biển, thưởng thức đặc sản địa phương. Điều để lại nhiều dấu ấn là đêm văn nghệ vì mọi người đều được tham gia và tất cả đều rất vui vì những tiết mục 'cây nhà lá vườn' mà mình tự biên tự diễn. Cũng không kém phần sôi nổi là những trò chơi biển đã thu hút mọi người rất tích cực tham gia.
Ở Đà Lạt mọi người được hít thở một bầu không khí trong lành với tiết trời se lạnh khác hoàn toàn Sài Gòn. Các anh chị GLV đã đi tham quan những địa danh nổi tiếng như nhà thờ Domaine de Marie, thung lũng vàng,… được tổ chức cuộc đua xe đạp đôi, cùng nhau đi dạo phố, vv.
Điều để lại nhiều ấn tượng trong suốt chuyến du lịch là tất cả mọi việc đều được dâng lên cho Chúa. Cụ thể, mỗi khi xe lăn bánh thì lời kinh lại được vang lên; mỗi ngày đều được cha phụ tá cử hành thánh lễ trong tình thần hiệp thông, đầy ắp tình thân ái; đêm thắp nến cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa cũng để lại trong lòng mỗi người nhiều ưu tư; đặc biệt, cha phụ tá đã ngồi tòa giải tội để mọi người có cơ hội giao hòa với Chúa và rước Ngài vào tâm hồn mình. Và để thực hành những điều mình giảng dạy, thực hành giới răn yêu thương của Chúa, biểu lộ tình hiệp thông đoàn đã đến thăm, tặng quà và chia sẻ với giáo xứ Suối Mơ, giáo phận Đà Lạt, một giáo xứ nhiều người dân tộc thiểu số nghèo và đang trong quá trình xây dựng nhà thờ cùng các công trình phụ.
Qua chuyến đi các anh chị GLV đã cảm nhận được sự quan tâm ưu ái của giáo xứ, đặc biệt là cha phụ tá, dì và ban tổ chức, những người đã sắp xếp và chăm sóc mọi người từ bữa ăn cho đến giấc ngủ… và ắt hẳn trong tâm thức mọi người ai nấy đều tự hứa sẽ quyết tâm hơn, nỗ lực hơn trong công việc giảng dạy giáo lý và giúp các em thiếu nhi của mình thăng tiến hơn trong đời sống thiêng liêng.
Đức Giám Mục Thái Bình Rửa Tội, Thêm Sức cho 12 em Tân Tòng Giáo Xứ Hưng Yên, Thái Bình
Trường Giang
14:07 16/08/2010
15 giờ chiều hôm qua, 15/08/2010, lễ mừng Đức Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác, tại nhà thờ giáo xứ Hưng Yên, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình ban bí tích thánh tẩy, thêm sức cho 12 anh chị em tân tòng thuộc giáo xứ thành phố Hưng Yên.
Sau khi dâng lễ và hướng dẫn buổi hội thảo cho giới bà mẹ Công Giáo giáo phận Thái Bình, được tổ chức long trọng tại giáo xứ Đan Chàng, vào lúc 8 giờ sáng. Và 15 giờ chiều cùng ngày bề trên giáo phận ban bí tích thánh tẩy và thêm sức cho 12 anh chị em tân tòng. Đồng thời “hợp thức hóa” cho 3 đôi anh chị: Anh Giuse Nguyễn Văn Nam - chị Maria Nguyễn Thị Len; anh Giuse Phạm Văn Thành - chị Maria Vũ Thị Thao; anh Giuse Nguyễn Văn Điều - chị Maria Lê thị Trang, thuộc giáo xứ thành phố Hưng Yên.
Để có được thành quả này, trước nhất là do tác động của Thiên Chúa, sau nữa là sự quan tâm “tái truyền giáo” cho giáo hạt hưng Yên của Đức cha giáo phận; sự năng động của cha Đaminh Bùi Ngọc Hải – chánh xứ Hưng Yên, và sự nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn của thày F.X. Đinh Văn Trí, chủng sinh chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức và sơ Nga, sơ Sen dòng Mân Côi Trung Linh, hiện đang giúp mục vụ tại giáo xứ Hưng Yên. Cách nào để có thể đưa những anh chị em tân tòng đến với Chúa và được lãnh bí tích rửa tội và thêm sức ngày hôm nay? Thày Trí trả lời: “Đây là do Thiên Chúa soi lòng mở lối cho họ, còn tôi và các sơ chỉ thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, trao đổi với từng gia đình, từng thành viên trong gia đình một cách chân tình và vui vẻ. Bên cạnh đó chúng tôi luôn luôn lắng nghe và đón nhận những lời chia sẻ cũng như những tâm tư của họ. Sau khi họ đồng ý muốn học giáo lý thì chúng tôi đến dạy từng gia đình một, thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ các ngày trong tuần. Và hôm nay họ được Đức cha ban bí tích cách trọng thể như vậy”.
Trước khi bước vào thánh lễ, các em giáo lý lớp xưng tội rước lễ lần đầu và anh chị em tân tòng rước Đức cha và đoàn đồng tế từ phía cuối nhà thờ đi lên. Đức cha giáo phận rất phấn khởi, vui mừng khi đón nhận những anh em tân tòng gia nhập đại gia đình Giáo Hội, trở nên con cùng một Cha trên trời. Sau khi chia sẻ Lời Chúa, Đức cha chủ sự thẩm vấn, hỏi ý kiến về những tân tòng này, cha Đaminh Hải cho biết họ hoàn toàn xứng đáng để được đón nhận các bí tích. Khi được thẩm vấn từng anh chị tân tòng, tất cả đều nói lên sự thiện chí, lòng tin hoàn toàn vào Thiên Chúa và tự nguyện đến với Chúa, không bị ai ép buộc phải theo đạo. Tiếp đến là phần “hợp thức hóa hôn nhân cho 3 đôi anh chị.
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, cha Đaminh Bùi Ngọc Hải đại diện cho cộng đoàn giáo xứ thành phố Hưng Yên và nhất là 12 anh chị em tân tòng cám ơn Đức cha và sự chăm sóc ân cần đối với đoàn con xa xôi giáo phận. Kết thúc thánh lễ, các em xưng tội rước lễ lần đầu và 12 anh chị em tâm tòng chụp hình lưu niệm với Đức cha và các cha. Nhân đây Đức cha cũng tặng quà cho những thành viên này, mỗi người được một tượng thánh giá đeo trên ngực áo.
Xin nói thêm, cũng trong thời gian này thày Vinh sơn Hùng, chủng sinh chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức vừa mới kết thúc khóa dạy giáo lý cho tân tòng thuộc giáo xứ Tiên Chu, kết quả có thêm 3 anh chị em tân tòng được gia nhập gia đình Hội Thánh Công Giáo, được rửa tội vào tuần trước.
Sau khi dâng lễ và hướng dẫn buổi hội thảo cho giới bà mẹ Công Giáo giáo phận Thái Bình, được tổ chức long trọng tại giáo xứ Đan Chàng, vào lúc 8 giờ sáng. Và 15 giờ chiều cùng ngày bề trên giáo phận ban bí tích thánh tẩy và thêm sức cho 12 anh chị em tân tòng. Đồng thời “hợp thức hóa” cho 3 đôi anh chị: Anh Giuse Nguyễn Văn Nam - chị Maria Nguyễn Thị Len; anh Giuse Phạm Văn Thành - chị Maria Vũ Thị Thao; anh Giuse Nguyễn Văn Điều - chị Maria Lê thị Trang, thuộc giáo xứ thành phố Hưng Yên.
Để có được thành quả này, trước nhất là do tác động của Thiên Chúa, sau nữa là sự quan tâm “tái truyền giáo” cho giáo hạt hưng Yên của Đức cha giáo phận; sự năng động của cha Đaminh Bùi Ngọc Hải – chánh xứ Hưng Yên, và sự nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn của thày F.X. Đinh Văn Trí, chủng sinh chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức và sơ Nga, sơ Sen dòng Mân Côi Trung Linh, hiện đang giúp mục vụ tại giáo xứ Hưng Yên. Cách nào để có thể đưa những anh chị em tân tòng đến với Chúa và được lãnh bí tích rửa tội và thêm sức ngày hôm nay? Thày Trí trả lời: “Đây là do Thiên Chúa soi lòng mở lối cho họ, còn tôi và các sơ chỉ thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, trao đổi với từng gia đình, từng thành viên trong gia đình một cách chân tình và vui vẻ. Bên cạnh đó chúng tôi luôn luôn lắng nghe và đón nhận những lời chia sẻ cũng như những tâm tư của họ. Sau khi họ đồng ý muốn học giáo lý thì chúng tôi đến dạy từng gia đình một, thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ các ngày trong tuần. Và hôm nay họ được Đức cha ban bí tích cách trọng thể như vậy”.
Trước khi bước vào thánh lễ, các em giáo lý lớp xưng tội rước lễ lần đầu và anh chị em tân tòng rước Đức cha và đoàn đồng tế từ phía cuối nhà thờ đi lên. Đức cha giáo phận rất phấn khởi, vui mừng khi đón nhận những anh em tân tòng gia nhập đại gia đình Giáo Hội, trở nên con cùng một Cha trên trời. Sau khi chia sẻ Lời Chúa, Đức cha chủ sự thẩm vấn, hỏi ý kiến về những tân tòng này, cha Đaminh Hải cho biết họ hoàn toàn xứng đáng để được đón nhận các bí tích. Khi được thẩm vấn từng anh chị tân tòng, tất cả đều nói lên sự thiện chí, lòng tin hoàn toàn vào Thiên Chúa và tự nguyện đến với Chúa, không bị ai ép buộc phải theo đạo. Tiếp đến là phần “hợp thức hóa hôn nhân cho 3 đôi anh chị.
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, cha Đaminh Bùi Ngọc Hải đại diện cho cộng đoàn giáo xứ thành phố Hưng Yên và nhất là 12 anh chị em tân tòng cám ơn Đức cha và sự chăm sóc ân cần đối với đoàn con xa xôi giáo phận. Kết thúc thánh lễ, các em xưng tội rước lễ lần đầu và 12 anh chị em tâm tòng chụp hình lưu niệm với Đức cha và các cha. Nhân đây Đức cha cũng tặng quà cho những thành viên này, mỗi người được một tượng thánh giá đeo trên ngực áo.
Xin nói thêm, cũng trong thời gian này thày Vinh sơn Hùng, chủng sinh chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức vừa mới kết thúc khóa dạy giáo lý cho tân tòng thuộc giáo xứ Tiên Chu, kết quả có thêm 3 anh chị em tân tòng được gia nhập gia đình Hội Thánh Công Giáo, được rửa tội vào tuần trước.
Những sinh hoạt cụ thể mới nhất của Dòng Thánh Tâm
Phan Tấn Hồ
23:28 16/08/2010
Chuyến lữ hành “Xuyên Việt” của 3 Tân Linh mục: Matthêu Lê Dũng, Phaolô Đậu Quốc Khánh và Đaminh Phạm Quang Vinh muốn dâng lễ Tạ Ơn vừa kết thúc, Cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy tiếp tục đưa anh em Thánh Tâm vào một cuộc hành trình khác, với những công việc cũ mới đan xen:
1) Sáng ngày 17.07.2010, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm chính thức giao cho Dòng Thánh Tâm quyền cai quản Giáo xứ An Phú Xứ, cùng với Giáo họ An Phú Nội và Lãng Lăng. Và trong buổi sáng cùng ngày, Cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy đã trao Bài Sai cho 2 Tu sĩ Linh Mục: Phêrô Nguyễn Đức Huyền, làm Chánh xứ, và Đaminh Phạm Quang Vinh làm Phó xứ, Giáo xứ An Phú Xứ, thuộc Giáo phận Bùi Chu.
Hình ảnh sinh hoạt Nhà Dòng Thánh Tâm
2) Tính đến ngày 20.07.2010 là trọn 20 ngày Dòng Thánh Tâm đã mở cửa đón 1.000 Thí Sinh và Phụ Huynh đến lưu trú tại Nhà Dòng để thi vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại Huế. Tổng chi phí để lo phục vụ Thí sinh dịp này là 72.000.000 đồng, theo báo cáo của thầy Trưởng Ban Bác Ái, Giuse Nguyễn Văn Thiện, và thầy Quản Lý Nhà Dòng, Giuse Trần Đình Toàn.
3) Vào lúc 8g00 tối ngày 29.7.2010, Cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy đã chủ sự nghi thức vào Tập Viện cho 17 em:
1. Phêrô Trần Xuân An
2. Giuse Võ Quốc Chính
3. Phêrô Nguyễn Văn Diệu
4. Phêrô Nguyễn Đình Dương
5. Giuse Cao Giáp
6. Antôn Phạm Văn Hưng
7. Antôn Nguyễn Văn Hoàng
8. Bênađô Phạm Nhật Nam
9. Phêrô Dương Quốc Mỹ
10. Phêrô Nguyễn Đình Phúc
11. Vinh Sơn Phạm Văn Quý
12. Giuse Phan Hữu Tài
13. Phêrô Nguyễn Văn Thiết
14. Phaolô Nguyễn Văn Trung
15. Phêrô Nguyễn Quang Ty
16. Giuse Lê Vũ
17. Phaolô Trần Đình Vẹn
4) Sáng ngày 30.07.2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, đã đến chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 6 anh em:
1. Giuse Bùi Ngọc Bảo.
2. Giuse Vũ Ngọc Cương.
3. Giuse Trần Văn Điển.
4. Phêrô Vũ Văn Hiến.
5. Đaminh Trương Minh Quả.
6. Phaolô Đỗ Văn Thêm.
5) Tối ngày 03.08.2010, Cha Phó Tổng Phụ Trách, G.E. Đỗ Minh Liên, đã chủ sự nghi thức vào Thỉnh Viện cho 15 Thỉnh Sinh. Cùng chụp hình lưu niệm với các Tân Thỉnh Sinh là Cha Phó Tổng Phụ Trách, Thầy Giám đốc Thỉnh Viện Giuse Ngô Văn Định và thầy Phó Giám đốc Phêrô Mai Văn Trinh.
1. Gioan Nguyễn Viết Bảy
2. Tôma Bùi Văn Chiều
3. Giuse Nguyễn Thanh Dạ
4. Giuse Mai Văn Đệ
5. Fx.Xaviê Đinh Mạnh Hùng
6. Matthêu Nguyễn Đăng Huệ
7. Matthêu Nguyễn Khẩn
8. Gioan Nguyễn Văn Liên
9. G.B. Nguyễn Công Mẫu
10. Phêrô Trần Đình Ngân
11. Phaolô Nguyễn Văn Sửu
12. Phaolô Trần Vương Viết
13. Phêrô Tự Nguyễn Văn Việt
14. Antôn Phạm Văn Thành
15. Giuse Nguyễn Văn Trung
6) Sáng ngày 02.08.2010, Cha Tổng Phụ Trách Antôn đưa 17 Tân Tập sinh vào Tu tập tại Sở Dòng Thánh Tâm Lộc Hòa. Các Tập Sinh chụp hình lưu niệm với Cha Tổng Phụ Trách Antôn, Cha Tập Sư Micae Nguyễn Thế Phong và Cha Giacôbê Hoàng Gia Công, trước cửa Phòng Nguyện của Sở Dòng Thánh Tâm Lộc Hòa, để nhớ mãi ngày đầu vào Tu Tập tại Tập Viện mới lập được một năm của Hội Dòng.
7) Sáng ngày 03.08.2010, cùng với Cha Tổng Phụ Trách Antôn, Cha Simon Trương Quỳnh đi tham dự Khóa Thường Huấn Hè 2010 trong bốn ngày từ 03 đến 06 tháng 8 năm 2010 do Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Tp. HCM với chủ đề “Lãnh Đạo Dòng Tu Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa”. Khóa học quy tụ 238 tham dự viên thuộc 88 Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Tông đồ toàn quốc, gồm 66 Dòng nữ và 22 Dòng nam. Thành phần tham dự khóa học có 51 vị là các Bề Trên Giám Tỉnh, Tổng Phụ Trách, Bề Trên các Tu hội và Tu Đoàn Tông Đồ, 48 vị thuộc Ban Tổng Cố Vấn các Dòng tu, 85 vị đang phụ trách các giai đoạn huấn luyện căn bản trong Dòng và 154 vị đang phụ trách các cộng đoàn địa phương.
Giáo sư Tiến sĩ Lê Xuân Hy, Chuyên viên Tâm Lý và Thần Học Mục Vụ tại Đại Học Seattle, Hoa Kỳ, Giám Đốc Viện Phát Triển Con Người và Phụ Trách Chương Trình Công Giáo Học (Catholic Studies) tại Hoa Kỳ, đã hướng dẫn các tham dự viên học tập, thảo luận và chia sẻ nhiều đề tài liên quan đến vai trò lãnh đạo các Dòng tu trong bối cảnh đời sống thánh hiến đang chịu nhiều ảnh hưởng toàn cầu hóa trong tiến trình phát triển và hội nhập với thế giới của đất nước Việt Nam hôm nay.
Tranh thủ giờ rảnh của những ngày theo học tại đây, tôi cùng với Cha Phalô Đậu Quốc Khánh, hiện giúp Sở Thánh Tâm Thị Nghè, được Cha Tổng Phụ Trách Antôn đưa đi thăm Quí Ông Bà Cố của Cha Phong và Cha Hải. Trong mấy ngày này, Cha Antôn đặc biệt kêu gọi chúng tôi hãy tạ ơn Chúa về việc trở lại Hội Dòng của Cha Gioan Vianey Phạm Thanh Hải.
8) Sáng ngày 07.08.2010, nhờ sự giúp đỡ của anh Antôn Bùi Văn Khanh và chị Têrêxa Nguyễn Thị Lai, Gia đình Ân Nhân đặc biệt của Nhà Dòng, chúng tôi cùng với Cha Tổng Phụ Trách Antôn được anh Tuấn, tài xế riêng của gia đình anh Khanh, đưa lên thăm Sở Dòng Thánh Tâm Bình Long, cách Sài Gòn 150 km. Sở Dòng Thánh Tâm Bình Long nằm trong khu vực của bà con dân tộc Striêng, nên Anh Duy Đức với anh Ái và anh Toàn cũng đã trở nên “đồng hình đồng dạng”, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một cách đúng nghĩa với bà con dân tộc nơi đây.
9) Sau một năm “không được phép” về thăm nhà, tối ngày 09.08.2010, Cha Tổng Phụ Trách Antôn đã lên đường về Nha Trang để thăm mẹ sau một năm xa cách; vì thế, tôi cũng được dịp chào thăm Bà Cố, và may mắn đặt chân đến thành phố biển Nha Trang, một địa được danh nghe nhiều, nay mới thấy.
10) Sáng ngày 10.08.2010, với sự hỗ trợ của Ông Bà Gioan Baotixita Maria Đào Xuân Luận, cùng với sự hướng dẫn của các anh em Hướng Đạo Huế, Cha Giám Đốc Kinh Viện - Đaminh Phạm Văn Dũng, thầy Phó Giám Đốc Giuse Vinh sơn Tạ Văn Nguyên và các anh em Kinh Sinh, đã lên xe, xuống tàu để đến thăm những người bạn cùi dưới chân Đèo Hải Vân, vùng giáp ranh Huế với Đà Nẵng.
11) Ngày 10.08.2010, tôi cùng Cha Tổng Phụ Trách Antôn đã về lại Huế bình an, sau chuyến tàu lửa Nha Trang - Huế. Chưa kịp hồi phục vì chuyến đi xa, thì sáng ngày 12.08.2010, tôi lại được tháp tùng phái đoàn, gồm Cha Tổng Phụ Trách Antôn, Cha G.E.Đỗ Minh Liên và Ông Bà Gioan Baotixita Maria Đào Xuân Luận, lên thăm công trình Nhà Thờ Sơn Thủy A Lưới đang thi công cầm chừng vì thiếu kinh phí.
12) Tính đến nay, sau gần 2 tháng kể từ ngày Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đến chủ sự Nghi thức Đặt Viên Đá Đầu Tiên, việc ép cột móng cho Nhà Nội Trú cho học sinh đã tạm xong, và hiện đang hoàn tất thủ tục ký hợp đồng với Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí Nội thất Phước Hoàng (địa chỉ: 256/41/12A, Lạc Long Quân, F.8, Q.Tân Bình, Tp.HCM ) để bắt đầu giai đoạn xây dựng phần thô của Nhà Nội Trú Thánh Tâm.
1) Sáng ngày 17.07.2010, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm chính thức giao cho Dòng Thánh Tâm quyền cai quản Giáo xứ An Phú Xứ, cùng với Giáo họ An Phú Nội và Lãng Lăng. Và trong buổi sáng cùng ngày, Cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy đã trao Bài Sai cho 2 Tu sĩ Linh Mục: Phêrô Nguyễn Đức Huyền, làm Chánh xứ, và Đaminh Phạm Quang Vinh làm Phó xứ, Giáo xứ An Phú Xứ, thuộc Giáo phận Bùi Chu.
Hình ảnh sinh hoạt Nhà Dòng Thánh Tâm
2) Tính đến ngày 20.07.2010 là trọn 20 ngày Dòng Thánh Tâm đã mở cửa đón 1.000 Thí Sinh và Phụ Huynh đến lưu trú tại Nhà Dòng để thi vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại Huế. Tổng chi phí để lo phục vụ Thí sinh dịp này là 72.000.000 đồng, theo báo cáo của thầy Trưởng Ban Bác Ái, Giuse Nguyễn Văn Thiện, và thầy Quản Lý Nhà Dòng, Giuse Trần Đình Toàn.
3) Vào lúc 8g00 tối ngày 29.7.2010, Cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy đã chủ sự nghi thức vào Tập Viện cho 17 em:
1. Phêrô Trần Xuân An
2. Giuse Võ Quốc Chính
3. Phêrô Nguyễn Văn Diệu
4. Phêrô Nguyễn Đình Dương
5. Giuse Cao Giáp
6. Antôn Phạm Văn Hưng
7. Antôn Nguyễn Văn Hoàng
8. Bênađô Phạm Nhật Nam
9. Phêrô Dương Quốc Mỹ
10. Phêrô Nguyễn Đình Phúc
11. Vinh Sơn Phạm Văn Quý
12. Giuse Phan Hữu Tài
13. Phêrô Nguyễn Văn Thiết
14. Phaolô Nguyễn Văn Trung
15. Phêrô Nguyễn Quang Ty
16. Giuse Lê Vũ
17. Phaolô Trần Đình Vẹn
4) Sáng ngày 30.07.2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, đã đến chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 6 anh em:
1. Giuse Bùi Ngọc Bảo.
2. Giuse Vũ Ngọc Cương.
3. Giuse Trần Văn Điển.
4. Phêrô Vũ Văn Hiến.
5. Đaminh Trương Minh Quả.
6. Phaolô Đỗ Văn Thêm.
5) Tối ngày 03.08.2010, Cha Phó Tổng Phụ Trách, G.E. Đỗ Minh Liên, đã chủ sự nghi thức vào Thỉnh Viện cho 15 Thỉnh Sinh. Cùng chụp hình lưu niệm với các Tân Thỉnh Sinh là Cha Phó Tổng Phụ Trách, Thầy Giám đốc Thỉnh Viện Giuse Ngô Văn Định và thầy Phó Giám đốc Phêrô Mai Văn Trinh.
1. Gioan Nguyễn Viết Bảy
2. Tôma Bùi Văn Chiều
3. Giuse Nguyễn Thanh Dạ
4. Giuse Mai Văn Đệ
5. Fx.Xaviê Đinh Mạnh Hùng
6. Matthêu Nguyễn Đăng Huệ
7. Matthêu Nguyễn Khẩn
8. Gioan Nguyễn Văn Liên
9. G.B. Nguyễn Công Mẫu
10. Phêrô Trần Đình Ngân
11. Phaolô Nguyễn Văn Sửu
12. Phaolô Trần Vương Viết
13. Phêrô Tự Nguyễn Văn Việt
14. Antôn Phạm Văn Thành
15. Giuse Nguyễn Văn Trung
6) Sáng ngày 02.08.2010, Cha Tổng Phụ Trách Antôn đưa 17 Tân Tập sinh vào Tu tập tại Sở Dòng Thánh Tâm Lộc Hòa. Các Tập Sinh chụp hình lưu niệm với Cha Tổng Phụ Trách Antôn, Cha Tập Sư Micae Nguyễn Thế Phong và Cha Giacôbê Hoàng Gia Công, trước cửa Phòng Nguyện của Sở Dòng Thánh Tâm Lộc Hòa, để nhớ mãi ngày đầu vào Tu Tập tại Tập Viện mới lập được một năm của Hội Dòng.
7) Sáng ngày 03.08.2010, cùng với Cha Tổng Phụ Trách Antôn, Cha Simon Trương Quỳnh đi tham dự Khóa Thường Huấn Hè 2010 trong bốn ngày từ 03 đến 06 tháng 8 năm 2010 do Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Tp. HCM với chủ đề “Lãnh Đạo Dòng Tu Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa”. Khóa học quy tụ 238 tham dự viên thuộc 88 Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn Tông đồ toàn quốc, gồm 66 Dòng nữ và 22 Dòng nam. Thành phần tham dự khóa học có 51 vị là các Bề Trên Giám Tỉnh, Tổng Phụ Trách, Bề Trên các Tu hội và Tu Đoàn Tông Đồ, 48 vị thuộc Ban Tổng Cố Vấn các Dòng tu, 85 vị đang phụ trách các giai đoạn huấn luyện căn bản trong Dòng và 154 vị đang phụ trách các cộng đoàn địa phương.
Giáo sư Tiến sĩ Lê Xuân Hy, Chuyên viên Tâm Lý và Thần Học Mục Vụ tại Đại Học Seattle, Hoa Kỳ, Giám Đốc Viện Phát Triển Con Người và Phụ Trách Chương Trình Công Giáo Học (Catholic Studies) tại Hoa Kỳ, đã hướng dẫn các tham dự viên học tập, thảo luận và chia sẻ nhiều đề tài liên quan đến vai trò lãnh đạo các Dòng tu trong bối cảnh đời sống thánh hiến đang chịu nhiều ảnh hưởng toàn cầu hóa trong tiến trình phát triển và hội nhập với thế giới của đất nước Việt Nam hôm nay.
Tranh thủ giờ rảnh của những ngày theo học tại đây, tôi cùng với Cha Phalô Đậu Quốc Khánh, hiện giúp Sở Thánh Tâm Thị Nghè, được Cha Tổng Phụ Trách Antôn đưa đi thăm Quí Ông Bà Cố của Cha Phong và Cha Hải. Trong mấy ngày này, Cha Antôn đặc biệt kêu gọi chúng tôi hãy tạ ơn Chúa về việc trở lại Hội Dòng của Cha Gioan Vianey Phạm Thanh Hải.
8) Sáng ngày 07.08.2010, nhờ sự giúp đỡ của anh Antôn Bùi Văn Khanh và chị Têrêxa Nguyễn Thị Lai, Gia đình Ân Nhân đặc biệt của Nhà Dòng, chúng tôi cùng với Cha Tổng Phụ Trách Antôn được anh Tuấn, tài xế riêng của gia đình anh Khanh, đưa lên thăm Sở Dòng Thánh Tâm Bình Long, cách Sài Gòn 150 km. Sở Dòng Thánh Tâm Bình Long nằm trong khu vực của bà con dân tộc Striêng, nên Anh Duy Đức với anh Ái và anh Toàn cũng đã trở nên “đồng hình đồng dạng”, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một cách đúng nghĩa với bà con dân tộc nơi đây.
9) Sau một năm “không được phép” về thăm nhà, tối ngày 09.08.2010, Cha Tổng Phụ Trách Antôn đã lên đường về Nha Trang để thăm mẹ sau một năm xa cách; vì thế, tôi cũng được dịp chào thăm Bà Cố, và may mắn đặt chân đến thành phố biển Nha Trang, một địa được danh nghe nhiều, nay mới thấy.
10) Sáng ngày 10.08.2010, với sự hỗ trợ của Ông Bà Gioan Baotixita Maria Đào Xuân Luận, cùng với sự hướng dẫn của các anh em Hướng Đạo Huế, Cha Giám Đốc Kinh Viện - Đaminh Phạm Văn Dũng, thầy Phó Giám Đốc Giuse Vinh sơn Tạ Văn Nguyên và các anh em Kinh Sinh, đã lên xe, xuống tàu để đến thăm những người bạn cùi dưới chân Đèo Hải Vân, vùng giáp ranh Huế với Đà Nẵng.
11) Ngày 10.08.2010, tôi cùng Cha Tổng Phụ Trách Antôn đã về lại Huế bình an, sau chuyến tàu lửa Nha Trang - Huế. Chưa kịp hồi phục vì chuyến đi xa, thì sáng ngày 12.08.2010, tôi lại được tháp tùng phái đoàn, gồm Cha Tổng Phụ Trách Antôn, Cha G.E.Đỗ Minh Liên và Ông Bà Gioan Baotixita Maria Đào Xuân Luận, lên thăm công trình Nhà Thờ Sơn Thủy A Lưới đang thi công cầm chừng vì thiếu kinh phí.
12) Tính đến nay, sau gần 2 tháng kể từ ngày Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đến chủ sự Nghi thức Đặt Viên Đá Đầu Tiên, việc ép cột móng cho Nhà Nội Trú cho học sinh đã tạm xong, và hiện đang hoàn tất thủ tục ký hợp đồng với Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí Nội thất Phước Hoàng (địa chỉ: 256/41/12A, Lạc Long Quân, F.8, Q.Tân Bình, Tp.HCM ) để bắt đầu giai đoạn xây dựng phần thô của Nhà Nội Trú Thánh Tâm.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (8)
Lm Nguyễn Hữu Thy
00:46 16/08/2010
hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (8)
Điều Răn Thứ Bảy: „Thứ bảy: Chớ lấy của người“
Nguồn gốc tội phạm đức công bằng dưới các hình thức khác nhau, tức tội lấy của cải người khác mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ, tức tội trộm cắp tiền bạc của cải của kẻ khác, là lòng tham lam của cải vật chất quá độ của con người. Vì một khi lòng tham lam trở nên quá độ, bất tự chủ, thì tất nhiên nó sẽ điều khiển con người toàn diện, từ tư tưởng, lời nói cho đến hành động, nó sẽ làm cho con người đâm ra ích kỷ một cách thiển cận, mù quáng, thiên lệch và nhất là vô hiệu hóa tiếng nói của lý trí, tiếng nói của lương tri. Từ chỗ đó, con người mất hết lòng nhân ái, sự tự trọng, tư cách của mình và cả chính sự ngăn cản của tiếng lương tâm, và bấy giờ con người chỉ còn là một kẻ nô lệ thuần thục của lòng tham lam vật chất, không từ nan làm bất cứ điều gì, kể cả phạm tội ác chống lại đồng loại, miễn sao chiếm hữu được của cải vật chất càng nhiều càng tốt. Quả thật, người đời đã nói rất chí lý: „Tham thì thâm, thâm thì si“ là thế.
Vì thế, Điều Răn Thứ Bảy dạy ta phải tôn trọng đức công bằng, phải tôn trọng tài sản, của cải và quyền sở hữu chủ của người khác. Cấm không được chiếm giữ hay làm hư hại của cải của người khác một cách trái phép.
Các tội phạm đến Điều Răn Thứ Bảy là:
* Trộm cắp, cướp giật tiền bạc, của cải của kẻ khác bằng cách này hay cách kia.
* Lừa đảo, gian lận khi buôn bán, chẳng hạn: như sửa cân hay các dụng cụ đo lường để đánh lừa và che mắt khách hàng hầu kiếm lợi lộc cho mình một cách bất chính. Bởi vì, khi buôn bán, người ta có quyền đặt giá món hàng cao hợp lý và nếu khách hàng thấy vừa ý thì mua, chứ hành động tráo trở lừa đảo khách hàng như vừa nói là một hình thức cướp giật trái phép; do đó, số tiền thu được từ việc bán món hàng hoàn toàn là tiền bất chính và bó buộc phải bồi trả lại cho chủ nhân của chúng.
* Cho vay nặng lãi quá mức, nhất là nhẫn tâm “siết cổ“ những người đang trong cơn cùng quẫn và bó buộc phải khẩn khoản vay mượn tiền bạc của ta.
* Tội hối lộ; thâm thủng của công để mưu ích riêng tư cá nhân hay gia đình.
* Tội chiếm đoạt của thánh, tức tiền bạc, các của cải hay các báu vật của Giáo Hội, do lừa đảo, lấy trộm, oa trữ hay thông đồng mua bán trái phép.
* Chiếm giữ của cải của kẻ khác một cách bất công, tức:
- khi mắc nợ người ta mà không chịu trả vốn và lãi như đã thỏa thuận;
- khi lượm nhặt được của cải của kẻ khác bị thất lạc mà không chịu hoàn trả lại cho sở hữu chủ;
- không trả tiền công tương xứng cho người làm thuê;
- trốn thuế hay oa trữ các của cải gian phi.
Để đền bù tội lấy trộm hay chiếm giữ của cải của người khác, thì dù dưới hình thức nào hay bằng cách nào, luôn luôn bó buộc phải trả lại cho chủ của chúng một cách sớm nhất có thể, nếu không, phải trả thêm tiền lời để bù đắp sự thiệt hại đã gây ra cho chủ. Còn trường hợp làm thiệt hại hay làm mất mát của cải và đồ dùng của người khác, thì cũng bó buộc phải bồi thường lại một cách tương xứng.
Hơn nữa, các tài sản và của cải của kẻ khác, nhất là tài sản, tiền bạc và của cải thuộc Giáo Hội, mà ta chiếm giữ một cách bất chính và không chịu trả lại cho họ ở đời này, thì ở đời sau càng phải trả nặng gấp bội. Đó là điều hoàn toàn hợp lý, phù hợp với luật công bằng tự nhiên, vì trong „số tiền“ ta phải trả ở đời sau đó dĩ nhiên gồm có tiền vốn, tiền lãi và tiền phạt. Chỉ khác ở chỗ: nếu ta trả lại của cải mà ta có một cách bất chính cho chủ của chúng ở đời này, thì ta chỉ phải trả lại chính những của cải chóng qua ấy, còn khi chờ cho tới đời sau, tức sau khi bước sang thế giới bên kia, mới trả thì ta phải trả lại bằng các của cải trường cửu, vô cùng quý báu, tức sự vinh quang bất diệt và sự hạnh phúc vô giá trong Nước Trời.
Sau cùng, còn hai điểm quan trọng khác ta cũng cần phải lưu tâm, đó là:
1) Thiên Chúa không luôn luôn gia hạn hay cho ta sự tự do muốn trả nợ lúc nào tùy ý, hoặc đời này hoặc đời sau như vừa nói trên, nhưng nhiều khi chính Người „đích thân“ đòi lại các của cái ấy một cách nhãn tiền ngay ở đời này dưới một hình thức nào đó, mà dân gian thường hay nói là: „Của gian phi có chân nó đi“, hay: „của thánh có cánh nó bay“.
2) Nhưng một khi Thiên Chúa „đích thân“ đòi lại các của cải bất chính lại như thế, thì thực tế là ta bị mất đi các của cải đó và đồng thời tội phạm Điều Răn Thứ Bảy ta vẫn phải mang, chứ không được tha, vì chính ta đã không tự ý hoàn trả lại chúng.
Nguyên tắc của Điều Răn Thứ Bảy là mỗi người phải tự kiếm ăn sinh sống bằng đồng tiền lương thiện do trí óc, do sức lao động và do chính đôi tay của mình làm ra, chứ không được sống bám vào hay cướp giựt sức lao động của người khác một cách bất công. Thánh Phaolô đã cảnh cáo những kẻ lười biếng và chỉ biết sống bám vào sức lao động của kẻ khác với những lời rõ ràng thẳng thắn: „Ai không chịu làm việc thì cũng đừng ăn“ (2Tx 3,10b).
(Còn tiếp
Điều Răn Thứ Bảy: „Thứ bảy: Chớ lấy của người“
Nguồn gốc tội phạm đức công bằng dưới các hình thức khác nhau, tức tội lấy của cải người khác mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ, tức tội trộm cắp tiền bạc của cải của kẻ khác, là lòng tham lam của cải vật chất quá độ của con người. Vì một khi lòng tham lam trở nên quá độ, bất tự chủ, thì tất nhiên nó sẽ điều khiển con người toàn diện, từ tư tưởng, lời nói cho đến hành động, nó sẽ làm cho con người đâm ra ích kỷ một cách thiển cận, mù quáng, thiên lệch và nhất là vô hiệu hóa tiếng nói của lý trí, tiếng nói của lương tri. Từ chỗ đó, con người mất hết lòng nhân ái, sự tự trọng, tư cách của mình và cả chính sự ngăn cản của tiếng lương tâm, và bấy giờ con người chỉ còn là một kẻ nô lệ thuần thục của lòng tham lam vật chất, không từ nan làm bất cứ điều gì, kể cả phạm tội ác chống lại đồng loại, miễn sao chiếm hữu được của cải vật chất càng nhiều càng tốt. Quả thật, người đời đã nói rất chí lý: „Tham thì thâm, thâm thì si“ là thế.
Vì thế, Điều Răn Thứ Bảy dạy ta phải tôn trọng đức công bằng, phải tôn trọng tài sản, của cải và quyền sở hữu chủ của người khác. Cấm không được chiếm giữ hay làm hư hại của cải của người khác một cách trái phép.
Các tội phạm đến Điều Răn Thứ Bảy là:
* Trộm cắp, cướp giật tiền bạc, của cải của kẻ khác bằng cách này hay cách kia.
* Lừa đảo, gian lận khi buôn bán, chẳng hạn: như sửa cân hay các dụng cụ đo lường để đánh lừa và che mắt khách hàng hầu kiếm lợi lộc cho mình một cách bất chính. Bởi vì, khi buôn bán, người ta có quyền đặt giá món hàng cao hợp lý và nếu khách hàng thấy vừa ý thì mua, chứ hành động tráo trở lừa đảo khách hàng như vừa nói là một hình thức cướp giật trái phép; do đó, số tiền thu được từ việc bán món hàng hoàn toàn là tiền bất chính và bó buộc phải bồi trả lại cho chủ nhân của chúng.
* Cho vay nặng lãi quá mức, nhất là nhẫn tâm “siết cổ“ những người đang trong cơn cùng quẫn và bó buộc phải khẩn khoản vay mượn tiền bạc của ta.
* Tội hối lộ; thâm thủng của công để mưu ích riêng tư cá nhân hay gia đình.
* Tội chiếm đoạt của thánh, tức tiền bạc, các của cải hay các báu vật của Giáo Hội, do lừa đảo, lấy trộm, oa trữ hay thông đồng mua bán trái phép.
* Chiếm giữ của cải của kẻ khác một cách bất công, tức:
- khi mắc nợ người ta mà không chịu trả vốn và lãi như đã thỏa thuận;
- khi lượm nhặt được của cải của kẻ khác bị thất lạc mà không chịu hoàn trả lại cho sở hữu chủ;
- không trả tiền công tương xứng cho người làm thuê;
- trốn thuế hay oa trữ các của cải gian phi.
Để đền bù tội lấy trộm hay chiếm giữ của cải của người khác, thì dù dưới hình thức nào hay bằng cách nào, luôn luôn bó buộc phải trả lại cho chủ của chúng một cách sớm nhất có thể, nếu không, phải trả thêm tiền lời để bù đắp sự thiệt hại đã gây ra cho chủ. Còn trường hợp làm thiệt hại hay làm mất mát của cải và đồ dùng của người khác, thì cũng bó buộc phải bồi thường lại một cách tương xứng.
Hơn nữa, các tài sản và của cải của kẻ khác, nhất là tài sản, tiền bạc và của cải thuộc Giáo Hội, mà ta chiếm giữ một cách bất chính và không chịu trả lại cho họ ở đời này, thì ở đời sau càng phải trả nặng gấp bội. Đó là điều hoàn toàn hợp lý, phù hợp với luật công bằng tự nhiên, vì trong „số tiền“ ta phải trả ở đời sau đó dĩ nhiên gồm có tiền vốn, tiền lãi và tiền phạt. Chỉ khác ở chỗ: nếu ta trả lại của cải mà ta có một cách bất chính cho chủ của chúng ở đời này, thì ta chỉ phải trả lại chính những của cải chóng qua ấy, còn khi chờ cho tới đời sau, tức sau khi bước sang thế giới bên kia, mới trả thì ta phải trả lại bằng các của cải trường cửu, vô cùng quý báu, tức sự vinh quang bất diệt và sự hạnh phúc vô giá trong Nước Trời.
Sau cùng, còn hai điểm quan trọng khác ta cũng cần phải lưu tâm, đó là:
1) Thiên Chúa không luôn luôn gia hạn hay cho ta sự tự do muốn trả nợ lúc nào tùy ý, hoặc đời này hoặc đời sau như vừa nói trên, nhưng nhiều khi chính Người „đích thân“ đòi lại các của cái ấy một cách nhãn tiền ngay ở đời này dưới một hình thức nào đó, mà dân gian thường hay nói là: „Của gian phi có chân nó đi“, hay: „của thánh có cánh nó bay“.
2) Nhưng một khi Thiên Chúa „đích thân“ đòi lại các của cải bất chính lại như thế, thì thực tế là ta bị mất đi các của cải đó và đồng thời tội phạm Điều Răn Thứ Bảy ta vẫn phải mang, chứ không được tha, vì chính ta đã không tự ý hoàn trả lại chúng.
Nguyên tắc của Điều Răn Thứ Bảy là mỗi người phải tự kiếm ăn sinh sống bằng đồng tiền lương thiện do trí óc, do sức lao động và do chính đôi tay của mình làm ra, chứ không được sống bám vào hay cướp giựt sức lao động của người khác một cách bất công. Thánh Phaolô đã cảnh cáo những kẻ lười biếng và chỉ biết sống bám vào sức lao động của kẻ khác với những lời rõ ràng thẳng thắn: „Ai không chịu làm việc thì cũng đừng ăn“ (2Tx 3,10b).
(Còn tiếp
Văn Hóa
Trưởng thành hơn từ những mất mát
Trầm Thiên Thu
19:06 16/08/2010
Với nhiều người, mất cha hoặc mẹ luôn gây một nỗi buồn khôn tả. Tôi cũng không ngoại lệ, nhưng ngạc nhiên là sau nỗi buồn đó, tôi cảm nhận được sự thay đổi cuộc sống khả dĩ tích cực.
Ngoài 30 tuổi, thậm chí 40 hay 50 tuổi, lứa tuổi đã được coi là chín chắn nhưng đôi khi tôi vẫn cảm thấy mình chưa thực sự trưởng thành (trưởng thành trên 2 phương diện: thể lý và tâm lý). Và rồi hoàn toàn bất ngờ, những biến cố xảy ra đã khiến tôi trưởng thành hơn. Các sự kiện giúp tôi vượt qua rào cản của chính mình, từ khi cha tôi bệnh nặng và qua đời, hơn 10 năm sau là cái chết của mẹ tôi. Anh Hai và chị Ba tôi cũng không còn. Tôi cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng, thiếu thốn tình thương, cô đơn và bị chi phối nhiều.
Dần dần tôi cũng lấy lại được cân bằng, thời gian giúp lành vết thương lòng, tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn. Tôi đã có được những nhận thức ở chiều sâu hơn, nhất là khi nghĩ về “cái chết”. Cái chết có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào: 90 tuổi như bà ngoại, ngoài 60 như cha hoặc ngoài 80 như mẹ, thậm chí có thể ngoài 30 như chị Ba… Khi nhận thức được điều ấy, ngày tháng qua đi với tôi như tặng phẩm, không thể kiếm tìm, tôi nhận lãnh với cả niềm vui và sự bình an. Qua những cái chết của người thân, tôi đã nhận ra sự hữu hạn của con người: mong manh, yếu đuối,… Có lẽ sự trưởng thành cũng bắt đầu từ đó. Tôi bớt dần cô đơn vì những mất mát của mình.
Ai đã mất cha hoặc mẹ có thể cảm nhận được điều này. Đó là sự mất mát không thể bù đắp và cũng chính cái chết đó khả dĩ biến đổi cuộc đời mình. Mọi thứ có thể thay đổi từng chút trong con người mình. Không riêng gì tôi mà một số người tôi quen đã cho tôi biết, sau cái chết của mẹ, họ đã có thể “dám” quyết định mau chóng hơn, đã biết tự dựa vào chính mình…
Khi mẹ tôi qua đời, tôi cứ miên man nghĩ lại suốt 45 năm có mẹ. Cách thể hiện yêu thương của bà rất đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc. Cuộc đời gian khổ của mẹ đã ảnh hưởng tôi rất nhiều, đó là sức đẩy giúp tôi cố gắng vươn lên. Mẹ ít học nên tôi phải cố học. Sức mạnh và sức chiến đấu của mẹ trước những khó khăn đời thường khiến tôi khâm phục. Tôi nhớ lại khi còn sống, mẹ chưa bao giờ giận dữ với tôi, cũng chưa bao giờ tỏ vẻ ngăn cản bước tiến của tôi. Tôi như thấy mình được thừa kế tính nhân hậu và lòng bao dung của mẹ…
CUNG NHẠC LỜI THƠ
Đời con là một cây đàn
Xin rung những nốt mến, tin, cậy Ngài
Hóa thành khúc hát ngân dài
Tạ ơn Thiên Chúa trọn đời thiết tha
Đời con là một bài thơ
Vần bằng, vần trắc xin vì Chúa thôi
Luật thơ là Thánh Luật Ngài
Từng vần mến Chúa, yêu người thành tâm
Đàn con xin Chúa khảy lên
Thơ con phổ nhạc để tôn vinh Ngài.
Ngoài 30 tuổi, thậm chí 40 hay 50 tuổi, lứa tuổi đã được coi là chín chắn nhưng đôi khi tôi vẫn cảm thấy mình chưa thực sự trưởng thành (trưởng thành trên 2 phương diện: thể lý và tâm lý). Và rồi hoàn toàn bất ngờ, những biến cố xảy ra đã khiến tôi trưởng thành hơn. Các sự kiện giúp tôi vượt qua rào cản của chính mình, từ khi cha tôi bệnh nặng và qua đời, hơn 10 năm sau là cái chết của mẹ tôi. Anh Hai và chị Ba tôi cũng không còn. Tôi cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng, thiếu thốn tình thương, cô đơn và bị chi phối nhiều.
Dần dần tôi cũng lấy lại được cân bằng, thời gian giúp lành vết thương lòng, tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn. Tôi đã có được những nhận thức ở chiều sâu hơn, nhất là khi nghĩ về “cái chết”. Cái chết có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào: 90 tuổi như bà ngoại, ngoài 60 như cha hoặc ngoài 80 như mẹ, thậm chí có thể ngoài 30 như chị Ba… Khi nhận thức được điều ấy, ngày tháng qua đi với tôi như tặng phẩm, không thể kiếm tìm, tôi nhận lãnh với cả niềm vui và sự bình an. Qua những cái chết của người thân, tôi đã nhận ra sự hữu hạn của con người: mong manh, yếu đuối,… Có lẽ sự trưởng thành cũng bắt đầu từ đó. Tôi bớt dần cô đơn vì những mất mát của mình.
Ai đã mất cha hoặc mẹ có thể cảm nhận được điều này. Đó là sự mất mát không thể bù đắp và cũng chính cái chết đó khả dĩ biến đổi cuộc đời mình. Mọi thứ có thể thay đổi từng chút trong con người mình. Không riêng gì tôi mà một số người tôi quen đã cho tôi biết, sau cái chết của mẹ, họ đã có thể “dám” quyết định mau chóng hơn, đã biết tự dựa vào chính mình…
Khi mẹ tôi qua đời, tôi cứ miên man nghĩ lại suốt 45 năm có mẹ. Cách thể hiện yêu thương của bà rất đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc. Cuộc đời gian khổ của mẹ đã ảnh hưởng tôi rất nhiều, đó là sức đẩy giúp tôi cố gắng vươn lên. Mẹ ít học nên tôi phải cố học. Sức mạnh và sức chiến đấu của mẹ trước những khó khăn đời thường khiến tôi khâm phục. Tôi nhớ lại khi còn sống, mẹ chưa bao giờ giận dữ với tôi, cũng chưa bao giờ tỏ vẻ ngăn cản bước tiến của tôi. Tôi như thấy mình được thừa kế tính nhân hậu và lòng bao dung của mẹ…
CUNG NHẠC LỜI THƠ
Đời con là một cây đàn
Xin rung những nốt mến, tin, cậy Ngài
Hóa thành khúc hát ngân dài
Tạ ơn Thiên Chúa trọn đời thiết tha
Đời con là một bài thơ
Vần bằng, vần trắc xin vì Chúa thôi
Luật thơ là Thánh Luật Ngài
Từng vần mến Chúa, yêu người thành tâm
Đàn con xin Chúa khảy lên
Thơ con phổ nhạc để tôn vinh Ngài.
Linh địa La Vang
Hai Tê Miệt Vườn
23:14 16/08/2010
La Vang linh địa thiêng liêng,
Nơi đây quy tụ, kết liên mọi người.
Chính nhờ có Mẹ Chúa Trời,
Hiện ra an ủi những người Việt Nam.
Tình yêu của Mẹ đầy tràn,
Xuống trên dân Việt, bình an Nước Trời.
Giúp cho nhân thế làm người,
Đúng theo phẩm chất Chúa Trời dựng nên.
Đó là luôn sống trung kiên,
Bước theo chân lý suốt trên đường trần.
Cùng nhau tích cực góp phần,
Dựng xây đất nước tốt lành, đẹp xinh.
Quê hương hết cảnh chiến chinh,
Chẳng còn chết chóc, đệ huynh tương tàn.
Dắt nhau về cõi thiên đàng,
Muôn đời chiêm ngắm thánh nhan Chúa Trời.
Gợi hứng từ việc xây dựng trung tâm hành hương linh địa La Vang
Ngày 15/08/2010
Nơi đây quy tụ, kết liên mọi người.
Chính nhờ có Mẹ Chúa Trời,
Hiện ra an ủi những người Việt Nam.
Tình yêu của Mẹ đầy tràn,
Xuống trên dân Việt, bình an Nước Trời.
Giúp cho nhân thế làm người,
Đúng theo phẩm chất Chúa Trời dựng nên.
Đó là luôn sống trung kiên,
Bước theo chân lý suốt trên đường trần.
Cùng nhau tích cực góp phần,
Dựng xây đất nước tốt lành, đẹp xinh.
Quê hương hết cảnh chiến chinh,
Chẳng còn chết chóc, đệ huynh tương tàn.
Dắt nhau về cõi thiên đàng,
Muôn đời chiêm ngắm thánh nhan Chúa Trời.
Gợi hứng từ việc xây dựng trung tâm hành hương linh địa La Vang
Ngày 15/08/2010
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Như Trời Biển
Trần Công Qưới
22:11 16/08/2010
MẸ NHƯ TRỜI BIỂN
Ảnh của Trần Công Qưới
Hoa trắng từ nay trên ngực cài
Màu hồng tươi thắm để cho ai
Mẹ đi xa lắc đâu còn thấy
Nhớ Mẹ, nhìn hoa, lệ chảy dài.
(Trích thơ của Sương Anh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền