Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhịp cầu
Lm Vũđình Tường
03:19 16/08/2019
Sông rộng, núi cao, rừng rậm, sa mạc và đại dương đều là những trở ngại trong việc di chuyển, bởi chúng chia cắt đất đai, khoanh vùng thành những nơi thời tiết, mưa nắng khác nhau. Nhờ thế mà có những nơi bên này núi khí hậu ôn hoà mát mẻ, bên kia núi khí hậu khắc nghiệt. Để vượt qua những trở ngại trên, người ta dùng thuyền hay phà di chuyển qua sông, tầu thủy vượt đại dương và ngày nay máy bay chuyên chở hành khách từ lục địa này sang lục địa khác. Đó là công trình sáng tạo của thiên nhiên.
Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế, nhưng là đem sự chia rẽ Lc 12,51
Theo cách của thiên nhiên, ngăn cách không xấu bởi việc ngăn cách mang lại kết quả tốt, điều hoà khí hậu và đôi khi còn ngăn chặn nước lũ tràn lan. Ngoài ngăn cách thiên nhiên ra, còn có những cách trở do con người tạo ra. Thí dụ như đường xá, công viên, đường rầy xe lửa và đại lộ ngăn cách vùng này với vùng khác, tạo nên sự phân biệt giá trị đất đai, và ngay cả nếp sống, tình trạng an toàn cũng khác biệt. Để vượt qua những ngăn cách trên con người xây dựng những con cầu, thuận tiện cho việc di chuyển ngày đêm.
Về phương diện văn hoá và tâm linh con người cũng có những khác biệt. Ở những quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau, văn hoá khác biệt. Khi gặp phải văn hoá khác biệt người ta thường dè dặt, cẩn trọng sợ đụng chạm văn hoá, không giám bác nhịp cầu thông cảm mà e dè xử dụng phương pháp 'dùng phà di chuyển' cổ điển. Phương pháp này rất chậm và bị hạn chế. Bác nhịp cầu thông cảm, việc hiểu nhau sẽ nhanh hơn và tiện hơn. Điều này có thể áp dụng cho tâm linh. Khi gặp phải các niềm tin khác nhau thì nhịp cầu thông cảm giúp tìm hiểu các niềm tin khác nhau nhanh hơn và tiện lợi hơn. Đây chính là điều Đức Kitô nói với các môn đệ khi Ngài sai họ đi rao giảng cho muôn dân, làm phép rửa cho họ trong Chúa Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần Mat 28,19. Rao giảng cho muôn dân và làm phép rửa cho họ chắc chắn sẽ gặp chống đối từ mọi phía, từ gia đình đến xóm làng, và ngay cả trên bình diện quốc gia.
Họ sẽ chia rẽ nhau, cha chống lại con trai ... mẹ chồng chống lại nàng dâu c.53
Đối với Đức Kitô, sự sống trường sinh là điều tối quan trọng nên không thể nhập nhằng mà cần phải rõ ràng, ngăn cách, phân biệt rõ đâu là điều cần phải tin theo, và đâu là điều phải dứt khoát từ bỏ. Khi làm công việc đó chắc chắn có chia rẽ, chống đối. Cần bác nhịp cầu thông cảm, giải quyết vấn đề cách ổn thoả, dịu dàng trong lời nói, nhịp nhàng trong hành động và nhẹ nhàng tránh bạo động, chống đối. Tất cả đều phải làm trong tinh thần cầu nguyện, bởi thiếu cầu nguyện ta có thể không biết mình đang đi sai đường. Sức mạnh cầu nguyện tạo nhịp cầu thông cảm. Sức mạnh cầu nguyện uốn thẳng tư tưởng cong queo. Sức mạnh cầu nguyện sưởi ấm tâm hồn nguội lạnh. Sức mạnh cầu nguyện soi sáng bóng tối tâm linh. Sức mạnh cầu nguyện trong sáng hoá tư tưởng vẩn đục bởi dục vọng, chủ thuyết. Sức mạnh cầu nguyện hàn gắn rạn nứt, làm hẹp lại cách biệt. Sức mạnh cầu nguyện hoà giải bất đồng. Sức mạnh cầu nguyện tẩy rửa phong tục tồi bại thành phong tục tốt lành đặt nền tảng trên chân lí Chúa, yêu thương và tha thứ. Đây chính là ý nghĩa của việc rửa tội bằng lửa mà Đức Kitô nói đến tác dụng thanh tẩy của lửa. Sau đám cháy là sự sống mới, sức sống mới mang lại khung cảnh mới, tươi đẹp, an bình đầy nhựa sống.
TiengChuong.org
Building bridges
The natural world has rivers and mountains, forests and deserts, and oceans, that divide the earth surface into different regions with different rain fall, and climate zones. At the national level there are roads, alleys and freeways, that separate suburbs from suburbs. At personal level we have different opinions, and that makes each of us an unique person with freedom of speech, and belief. Separation and division in this sense is a good thing, because there is a good cause hidden behind separation.
Regions or suburbs, that are divided by rivers or freeways are not obstacles, but they have a purpose, and that is to serve the public interests. They serve them equally from both sides of a river, or of a freeway. To overcome the separation, the traditional method was using a ferry to cross a river, and steam boats to cross an ocean. Later on modern technology has aeroplanes to reach other continents. The ferry method had some limitation, because each ferry can carry a certain number of cars or passengers, and it is time consuming for each trip. Modern technology helps to build bridges, that connect both side of a river or freeway. Bridges are faster and the transportation flows twenty four hours daily without any hassle.
It is very often when we need to deal with different cultures, we employ the traditional 'ferry method'. We do that because we are cautious, and want to make sure, that what we do or say will not hurt a person of different culture. The 'ferry method' is safe, but it is slow and time consuming. To make connections culture to culture, we need to follow the modern technology, that is to build bridges. Building bridges is the way the Gospel promoted, 'Go, therefore, makes disciples of all the nations, baptise them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit' Mt 28,19. For some to become Jesus' disciples would cause family disputes or a division in a household. When a member of a household has different beliefs from his/her parents, then division is unavoidable. Separation between day time and night time is a good thing, but for some, darkness is a fearful sign. When dealing with separation in faith in an open manner, prayer is the key factor. Negotiation in a prayerful spirit would help to close the gap of division. It is the 'building bridges' method.
When building bridges between cultures, there is nothing better than using the power of prayers. Sun rays are very thin. We don't see them, but they are much more powerful than we can imagine. Sunrays are able to melt icy water in Antarctica. Sunrays are able to warm the thick concrete walls of a skyscraper. Sunrays are able to make tough outdoor paints fade. The power of prayers could have even stronger effects. The power of prayers builds spiritual bridges. It is able to bend a strong will. It is able to warm a cold heart. It is able to penetrate light on a tough mind. It is able to narrow the gap of division. It is able to reconcile us to each other. It is able purify old cultures and make a new culture based on God's love, mercy and forgiveness. It is the meaning of the baptism of fire, that burns one's mind and heart in times of dispute about Christianity.
After the fire, real peace will come, and flourish when we follow cultures of life based on Christ's teaching.
Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế, nhưng là đem sự chia rẽ Lc 12,51
Theo cách của thiên nhiên, ngăn cách không xấu bởi việc ngăn cách mang lại kết quả tốt, điều hoà khí hậu và đôi khi còn ngăn chặn nước lũ tràn lan. Ngoài ngăn cách thiên nhiên ra, còn có những cách trở do con người tạo ra. Thí dụ như đường xá, công viên, đường rầy xe lửa và đại lộ ngăn cách vùng này với vùng khác, tạo nên sự phân biệt giá trị đất đai, và ngay cả nếp sống, tình trạng an toàn cũng khác biệt. Để vượt qua những ngăn cách trên con người xây dựng những con cầu, thuận tiện cho việc di chuyển ngày đêm.
Về phương diện văn hoá và tâm linh con người cũng có những khác biệt. Ở những quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau, văn hoá khác biệt. Khi gặp phải văn hoá khác biệt người ta thường dè dặt, cẩn trọng sợ đụng chạm văn hoá, không giám bác nhịp cầu thông cảm mà e dè xử dụng phương pháp 'dùng phà di chuyển' cổ điển. Phương pháp này rất chậm và bị hạn chế. Bác nhịp cầu thông cảm, việc hiểu nhau sẽ nhanh hơn và tiện hơn. Điều này có thể áp dụng cho tâm linh. Khi gặp phải các niềm tin khác nhau thì nhịp cầu thông cảm giúp tìm hiểu các niềm tin khác nhau nhanh hơn và tiện lợi hơn. Đây chính là điều Đức Kitô nói với các môn đệ khi Ngài sai họ đi rao giảng cho muôn dân, làm phép rửa cho họ trong Chúa Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần Mat 28,19. Rao giảng cho muôn dân và làm phép rửa cho họ chắc chắn sẽ gặp chống đối từ mọi phía, từ gia đình đến xóm làng, và ngay cả trên bình diện quốc gia.
Họ sẽ chia rẽ nhau, cha chống lại con trai ... mẹ chồng chống lại nàng dâu c.53
Đối với Đức Kitô, sự sống trường sinh là điều tối quan trọng nên không thể nhập nhằng mà cần phải rõ ràng, ngăn cách, phân biệt rõ đâu là điều cần phải tin theo, và đâu là điều phải dứt khoát từ bỏ. Khi làm công việc đó chắc chắn có chia rẽ, chống đối. Cần bác nhịp cầu thông cảm, giải quyết vấn đề cách ổn thoả, dịu dàng trong lời nói, nhịp nhàng trong hành động và nhẹ nhàng tránh bạo động, chống đối. Tất cả đều phải làm trong tinh thần cầu nguyện, bởi thiếu cầu nguyện ta có thể không biết mình đang đi sai đường. Sức mạnh cầu nguyện tạo nhịp cầu thông cảm. Sức mạnh cầu nguyện uốn thẳng tư tưởng cong queo. Sức mạnh cầu nguyện sưởi ấm tâm hồn nguội lạnh. Sức mạnh cầu nguyện soi sáng bóng tối tâm linh. Sức mạnh cầu nguyện trong sáng hoá tư tưởng vẩn đục bởi dục vọng, chủ thuyết. Sức mạnh cầu nguyện hàn gắn rạn nứt, làm hẹp lại cách biệt. Sức mạnh cầu nguyện hoà giải bất đồng. Sức mạnh cầu nguyện tẩy rửa phong tục tồi bại thành phong tục tốt lành đặt nền tảng trên chân lí Chúa, yêu thương và tha thứ. Đây chính là ý nghĩa của việc rửa tội bằng lửa mà Đức Kitô nói đến tác dụng thanh tẩy của lửa. Sau đám cháy là sự sống mới, sức sống mới mang lại khung cảnh mới, tươi đẹp, an bình đầy nhựa sống.
TiengChuong.org
Building bridges
The natural world has rivers and mountains, forests and deserts, and oceans, that divide the earth surface into different regions with different rain fall, and climate zones. At the national level there are roads, alleys and freeways, that separate suburbs from suburbs. At personal level we have different opinions, and that makes each of us an unique person with freedom of speech, and belief. Separation and division in this sense is a good thing, because there is a good cause hidden behind separation.
Regions or suburbs, that are divided by rivers or freeways are not obstacles, but they have a purpose, and that is to serve the public interests. They serve them equally from both sides of a river, or of a freeway. To overcome the separation, the traditional method was using a ferry to cross a river, and steam boats to cross an ocean. Later on modern technology has aeroplanes to reach other continents. The ferry method had some limitation, because each ferry can carry a certain number of cars or passengers, and it is time consuming for each trip. Modern technology helps to build bridges, that connect both side of a river or freeway. Bridges are faster and the transportation flows twenty four hours daily without any hassle.
It is very often when we need to deal with different cultures, we employ the traditional 'ferry method'. We do that because we are cautious, and want to make sure, that what we do or say will not hurt a person of different culture. The 'ferry method' is safe, but it is slow and time consuming. To make connections culture to culture, we need to follow the modern technology, that is to build bridges. Building bridges is the way the Gospel promoted, 'Go, therefore, makes disciples of all the nations, baptise them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit' Mt 28,19. For some to become Jesus' disciples would cause family disputes or a division in a household. When a member of a household has different beliefs from his/her parents, then division is unavoidable. Separation between day time and night time is a good thing, but for some, darkness is a fearful sign. When dealing with separation in faith in an open manner, prayer is the key factor. Negotiation in a prayerful spirit would help to close the gap of division. It is the 'building bridges' method.
When building bridges between cultures, there is nothing better than using the power of prayers. Sun rays are very thin. We don't see them, but they are much more powerful than we can imagine. Sunrays are able to melt icy water in Antarctica. Sunrays are able to warm the thick concrete walls of a skyscraper. Sunrays are able to make tough outdoor paints fade. The power of prayers could have even stronger effects. The power of prayers builds spiritual bridges. It is able to bend a strong will. It is able to warm a cold heart. It is able to penetrate light on a tough mind. It is able to narrow the gap of division. It is able to reconcile us to each other. It is able purify old cultures and make a new culture based on God's love, mercy and forgiveness. It is the meaning of the baptism of fire, that burns one's mind and heart in times of dispute about Christianity.
After the fire, real peace will come, and flourish when we follow cultures of life based on Christ's teaching.
Bùng cháy lửa tình
Lm Nguyễn Xuân Trường
05:10 16/08/2019
Người ta đang lo sợ hiện tượng ấm lên toàn cầu làm biến đổi khí hậu gây nhiều thảm họa thiên tai cho thế giới. Ngược lại, người ta thấy còn đáng sợ hơn nữa là hiện tượng lạnh lẽo của tình người làm mất đi tình liên đới, và tạo nên sự vô cảm trong xã hội hôm nay. Một thế giới lạnh nhạt tình thân.
Trước thực trạng ấy, lời Tin Mừng hôm nay như tia nắng ấm chiếu vào mùa đông lạnh giá tình người, làm nên một mùa xuân ấm áp yêu thương: Chúa Giêsu đã đến ném lửa vào thế gian và ước mong lửa ấy bùng cháy lên.
Đó là lửa tình yêu đốt cháy những hận thù ghen ghét. Lửa lung linh tình Chúa để sưởi ấm lòng người và đem mùa xuân yêu thương cho đời.
Đó là lửa lòng Chúa thương xót bao trùm mọi yếu đuối lỗi lầm, lan tỏa lòng bao dung tha thứ và chữa lành, để mọi tội nhân có thể làm lại cuộc đời tươi sáng.
Đó là lửa ánh sáng chân lý xóa tan những bóng tối gian dối lọc lừa, những đêm đen của nghi ngờ, mở ra một lối sống chân thật tin tưởng.
Đó là lửa ánh sáng hy vọng chiếu rọi những mảnh đời tuyệt vọng. Lửa ánh sáng Chúa Phục sinh đã soi sáng một lối nhìn mới: Cái chết không phải là nỗi tuyệt vọng đóng lại đời người, mà là cánh cửa mở ra cho ta bước vào đời sống mới.
Trên hết, chính Chúa là ngọn lửa tình yêu cứu độ. Chúa đã cháy hết mình vì yêu thương nhân loại khi hy sinh trên thánh giá.
Xin ngọn lửa tình yêu Chúa soi sáng cuộc đời, sưởi ấm tâm hồn và bừng cháy lên trong lòng mỗi chúng ta. Nhờ ngọn lửa ấy chúng ta được tăng nhiệt: nhiệt huyết, nhiệt thành, nhiệt tâm, nhiệt tình trong việc sống đạo và truyền lửa Tin Mừng yêu thương thắp sáng thế giới này. Amen.
Bắc Ninh
Trước thực trạng ấy, lời Tin Mừng hôm nay như tia nắng ấm chiếu vào mùa đông lạnh giá tình người, làm nên một mùa xuân ấm áp yêu thương: Chúa Giêsu đã đến ném lửa vào thế gian và ước mong lửa ấy bùng cháy lên.
Đó là lửa tình yêu đốt cháy những hận thù ghen ghét. Lửa lung linh tình Chúa để sưởi ấm lòng người và đem mùa xuân yêu thương cho đời.
Đó là lửa lòng Chúa thương xót bao trùm mọi yếu đuối lỗi lầm, lan tỏa lòng bao dung tha thứ và chữa lành, để mọi tội nhân có thể làm lại cuộc đời tươi sáng.
Đó là lửa ánh sáng chân lý xóa tan những bóng tối gian dối lọc lừa, những đêm đen của nghi ngờ, mở ra một lối sống chân thật tin tưởng.
Đó là lửa ánh sáng hy vọng chiếu rọi những mảnh đời tuyệt vọng. Lửa ánh sáng Chúa Phục sinh đã soi sáng một lối nhìn mới: Cái chết không phải là nỗi tuyệt vọng đóng lại đời người, mà là cánh cửa mở ra cho ta bước vào đời sống mới.
Trên hết, chính Chúa là ngọn lửa tình yêu cứu độ. Chúa đã cháy hết mình vì yêu thương nhân loại khi hy sinh trên thánh giá.
Xin ngọn lửa tình yêu Chúa soi sáng cuộc đời, sưởi ấm tâm hồn và bừng cháy lên trong lòng mỗi chúng ta. Nhờ ngọn lửa ấy chúng ta được tăng nhiệt: nhiệt huyết, nhiệt thành, nhiệt tâm, nhiệt tình trong việc sống đạo và truyền lửa Tin Mừng yêu thương thắp sáng thế giới này. Amen.
Bắc Ninh
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 16/08/2019
9. Người khiêm tốn thường hưởng bình an, trong lòng người kiêu ngạo thường có tình cảm oán hận ghen ghét.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:45 16/08/2019
88. THƠ TIỄN BIỆT
Có một ông quan nghèo nhưng rất độc ác, lại còn vơ vét hết tất cả tiền tài của địa phương, lúc hết nhiệm kỳ thì thấy không có gì để vơ vét nữa, bèn lấy một cái quạt xòe ra gấp lại và đem nông điền sơn thuỷ vẽ lên trên ấy.
Bá tánh bèn làm một bài vè tặng cho ông ta:
“Lúc đến thì hiu (hắt) lúc đi thì dồi (dào),
tiền quan tài dân, vớ vét sạch;
Chỉ vì giang sơn không thể di (dịch),
nên tạm vẽ trên (quạt) mấy đồ hình...”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 88:
Làm quan mà liêm chính thì thật là khó, làm tu sĩ nam nữ thánh thiện thì càng khó hơn trong thời đại này, làm linh mục khiêm tốn trong xã hội hôm nay thì lại càng khó hơn, đúng là ngược đời, nhưng xét cho cùng thì chẳng ngược đời chút nào cả...
Làm quan thì dù mình không tham ô vơ vét nhưng thần dân vì muốn cho mình được việc nên cứ hối lộ đút lót cho quan, ai thấy tiền tài lại không...tối mắt chứ, thế gian hỏi có mấy người ngoảnh mặt trước tiền bạc !!
Các tu sĩ nam nữ muốn sống thánh thiện cũng khó khi mà mình khấn từ bỏ tiền bạc (khấn thanh bần), khấn từ chối tình yêu vợ chồng (khiết tịnh), khấn không cứng đầu cứng cổ (vâng phục), bởi vì theo thói thường của ma quỷ là khi mình khấn từ bỏ gì thì nó đem cái mình từ bỏ ấy đến cám dỗ cách mạnh bạo hơn, cho nên các tu sĩ nam nữ thời này phải cố gắng lắm mới nên người thánh thiện được.
Linh mục có tâm hồn khiêm tốn thật trong thời đại này không nhiều, bởi vì có không ít linh mục không xưng hô cách lễ phép thật lòng với các giáo dân lớn tuổi hơn mình, và càng có không ít linh mục có thái độ khiêm tốn với con chiên bổn đạo của mình, đúng là làm linh mục khiêm tốn thật khó lắm thay...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có một ông quan nghèo nhưng rất độc ác, lại còn vơ vét hết tất cả tiền tài của địa phương, lúc hết nhiệm kỳ thì thấy không có gì để vơ vét nữa, bèn lấy một cái quạt xòe ra gấp lại và đem nông điền sơn thuỷ vẽ lên trên ấy.
Bá tánh bèn làm một bài vè tặng cho ông ta:
“Lúc đến thì hiu (hắt) lúc đi thì dồi (dào),
tiền quan tài dân, vớ vét sạch;
Chỉ vì giang sơn không thể di (dịch),
nên tạm vẽ trên (quạt) mấy đồ hình...”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 88:
Làm quan mà liêm chính thì thật là khó, làm tu sĩ nam nữ thánh thiện thì càng khó hơn trong thời đại này, làm linh mục khiêm tốn trong xã hội hôm nay thì lại càng khó hơn, đúng là ngược đời, nhưng xét cho cùng thì chẳng ngược đời chút nào cả...
Làm quan thì dù mình không tham ô vơ vét nhưng thần dân vì muốn cho mình được việc nên cứ hối lộ đút lót cho quan, ai thấy tiền tài lại không...tối mắt chứ, thế gian hỏi có mấy người ngoảnh mặt trước tiền bạc !!
Các tu sĩ nam nữ muốn sống thánh thiện cũng khó khi mà mình khấn từ bỏ tiền bạc (khấn thanh bần), khấn từ chối tình yêu vợ chồng (khiết tịnh), khấn không cứng đầu cứng cổ (vâng phục), bởi vì theo thói thường của ma quỷ là khi mình khấn từ bỏ gì thì nó đem cái mình từ bỏ ấy đến cám dỗ cách mạnh bạo hơn, cho nên các tu sĩ nam nữ thời này phải cố gắng lắm mới nên người thánh thiện được.
Linh mục có tâm hồn khiêm tốn thật trong thời đại này không nhiều, bởi vì có không ít linh mục không xưng hô cách lễ phép thật lòng với các giáo dân lớn tuổi hơn mình, và càng có không ít linh mục có thái độ khiêm tốn với con chiên bổn đạo của mình, đúng là làm linh mục khiêm tốn thật khó lắm thay...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lửa Cháy – Sự Thật Tỏ Bày
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:35 16/08/2019
Chúa Nhật XX TN C
“Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ” (Lc 12,51). Thoặt nghe những lời trên của Chúa Giêsu hẳn nhiều người giật mình. Một tôn sư lỗi lạc, một vị đại ngôn sứ, một Đấng Thiên sai mà tuyên phán những lời ấy thì thật chướng tai, khó nghe. Là người, ai cũng đều khát mong được sống trong an bình. “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” là một sự thật hầu như hiển nhiên. Thế thì chúng ta phải hiểu nội hàm lời tuyên bố của Chúa Giêsu trên đây như thế nào?
Để hiểu đúng và tương đối chính xác lời một ai đó thì cần thiết phải xem xét ngữ cảnh khi người ấy nói. Tin Mừng thánh Luca tường thuật ngữ cảnh trước đó là việc Chúa Giêsu khử trừ một tên quỷ câm ra khỏi người bị nó ám và người câm nói được (x.Lc 11,14-23). Tiếp đến Người tuyên bố rằng ai nghe và giữ lời Thiên Chúa mới là người có hạnh phúc thật. Rồi Người tự cho mình hơn cả Ngôn sứ Giona khi thẳng thắn công bố sự thật. Tiếp đến Chúa Giêsu nói về sự nhận thức như là ánh đèn dẫn lối chúng ta đi (x.Lc 11,37-36). Sau đó Người khiển trách nhiều người Pharisiêu và nhiều nhà thông luật đã sống và hướng dẫn kẻ khác trong sự lầm lạc cho dù biết họ sẽ tức tối tìm cách hãm hại Người (x.Lc 11,37-54). Rồi Người khuyến dụ các môn đệ đừng sợ và hãy can đảm công bố sự thật (x.Lc 12,1-12), đừng lo thu tích của cải đời này nhưng hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và luôn sống trong tinh thần tỉnh thức và sẵn sàng là chu toàn bổn phận với nhưng người được giao phó cho mình chăm nom (x.Lc 12,13-48).
Trong ngữ cảnh này, Chúa Giêsu đã long trọng tuyên bố: “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa ấy cháy lên!” (Lc 12,49). Có thể khẳng định ngọn lửa mà Chúa Giêsu đem xuống thế gian chính là ánh sáng chân lý như lời Người khẳng định với Philatô: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37).
Ánh sáng chân lý đã bừng lên thì sự thật, sự giả, điều tốt, điều xấu sẽ được phân biệt rõ ràng. Ánh sáng chân lý đã chiếu soi thì sự thiện hảo nhất thời, chóng qua và hạnh phúc đích thực, vĩnh tồn sẽ được biện phân. Cảnh mập mờ của buổi thời hỗn mang sẽ bị xoá dần và con người chúng ta cần phải chọn lựa dứt khoát. Chọn lựa là hy sinh. Đau đớn là chuyện thường tình khi phải bỏ cái này để chọn cái kia, nhất là khi cái này đã từng gắn bó với mình và nó chưa hẳn là xấu.
Sự xâu xé trong tâm hồn luôn có đó khi chúng ta phải chọn lựa giữa điều lành và điều dữ, giữa một điều tốt và một điều tốt hơn, giữa hạnh phúc nhất thời và hạnh phúc vĩnh cửu. Bị giằng co, bị xâu xé là một lẽ rất tự nhiên vì điều tốt hơn chưa thực sự ở trong tầm tay và hạnh phúc vĩnh cửu vẫn đang còn ở phía chân trời xa. Đây chính là sự chia rẽ mà Chúa Giêsu muốn đề cập.
Ai đến với tôi mà không từ bỏ cửa nhà, ruộng nương, cha mẹ, vợ con…và không vác thập giá mình thì không thể làm môn đệ của tôi (x.Lc 14,26-27). Dù là một lối nói kiểu so sánh nhưng Chúa Giêsu đã thẳng thừng đưa ra một đòi hỏi có tính triệt đễ rằng phải chọn Người trên hết và trước hết. Tất cả chỉ vì lý do này: Người chính là Thiên Chúa thật, nhờ Người mà mọi được tạo thành. Dĩ nhiên khi đã can đảm chịu xâu xé, chịu bắt bớ để chọn Người làm Thầy và làm Chúa của mình, chúng ta sẽ lại nhận được mọi sự như trên cách gấp bội và nhất là sự sống trường sinh (x.Mc 10,28-30).
Lửa đã cháy lên. Ánh sáng đã đến thế gian, Sự thật đã được tỏ bày. Vấn đề còn lại là sự chọn lựa của chúng ta. Chọn lựa là phải hy sinh. Thiện hảo nào cũng có giá của nó. Để có thể sống trong bầu khí tự do và dân chủ thì rất nhiều người đã can đảm đương đầu với bạo quyền và dĩ nhiên chấp nhận sự bách hại. Để có thể thoát khỏi vòng nô lệ của thần dữ thì có đó nhiều cam go, sóng gió cần phải vượt qua. Dù là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa ban cho, nhưng hạnh phúc vĩnh cửu dứt khoát không phải là thứ hàng hoá rẻ tiền.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ” (Lc 12,51). Thoặt nghe những lời trên của Chúa Giêsu hẳn nhiều người giật mình. Một tôn sư lỗi lạc, một vị đại ngôn sứ, một Đấng Thiên sai mà tuyên phán những lời ấy thì thật chướng tai, khó nghe. Là người, ai cũng đều khát mong được sống trong an bình. “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” là một sự thật hầu như hiển nhiên. Thế thì chúng ta phải hiểu nội hàm lời tuyên bố của Chúa Giêsu trên đây như thế nào?
Để hiểu đúng và tương đối chính xác lời một ai đó thì cần thiết phải xem xét ngữ cảnh khi người ấy nói. Tin Mừng thánh Luca tường thuật ngữ cảnh trước đó là việc Chúa Giêsu khử trừ một tên quỷ câm ra khỏi người bị nó ám và người câm nói được (x.Lc 11,14-23). Tiếp đến Người tuyên bố rằng ai nghe và giữ lời Thiên Chúa mới là người có hạnh phúc thật. Rồi Người tự cho mình hơn cả Ngôn sứ Giona khi thẳng thắn công bố sự thật. Tiếp đến Chúa Giêsu nói về sự nhận thức như là ánh đèn dẫn lối chúng ta đi (x.Lc 11,37-36). Sau đó Người khiển trách nhiều người Pharisiêu và nhiều nhà thông luật đã sống và hướng dẫn kẻ khác trong sự lầm lạc cho dù biết họ sẽ tức tối tìm cách hãm hại Người (x.Lc 11,37-54). Rồi Người khuyến dụ các môn đệ đừng sợ và hãy can đảm công bố sự thật (x.Lc 12,1-12), đừng lo thu tích của cải đời này nhưng hãy tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và luôn sống trong tinh thần tỉnh thức và sẵn sàng là chu toàn bổn phận với nhưng người được giao phó cho mình chăm nom (x.Lc 12,13-48).
Trong ngữ cảnh này, Chúa Giêsu đã long trọng tuyên bố: “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa ấy cháy lên!” (Lc 12,49). Có thể khẳng định ngọn lửa mà Chúa Giêsu đem xuống thế gian chính là ánh sáng chân lý như lời Người khẳng định với Philatô: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37).
Ánh sáng chân lý đã bừng lên thì sự thật, sự giả, điều tốt, điều xấu sẽ được phân biệt rõ ràng. Ánh sáng chân lý đã chiếu soi thì sự thiện hảo nhất thời, chóng qua và hạnh phúc đích thực, vĩnh tồn sẽ được biện phân. Cảnh mập mờ của buổi thời hỗn mang sẽ bị xoá dần và con người chúng ta cần phải chọn lựa dứt khoát. Chọn lựa là hy sinh. Đau đớn là chuyện thường tình khi phải bỏ cái này để chọn cái kia, nhất là khi cái này đã từng gắn bó với mình và nó chưa hẳn là xấu.
Sự xâu xé trong tâm hồn luôn có đó khi chúng ta phải chọn lựa giữa điều lành và điều dữ, giữa một điều tốt và một điều tốt hơn, giữa hạnh phúc nhất thời và hạnh phúc vĩnh cửu. Bị giằng co, bị xâu xé là một lẽ rất tự nhiên vì điều tốt hơn chưa thực sự ở trong tầm tay và hạnh phúc vĩnh cửu vẫn đang còn ở phía chân trời xa. Đây chính là sự chia rẽ mà Chúa Giêsu muốn đề cập.
Ai đến với tôi mà không từ bỏ cửa nhà, ruộng nương, cha mẹ, vợ con…và không vác thập giá mình thì không thể làm môn đệ của tôi (x.Lc 14,26-27). Dù là một lối nói kiểu so sánh nhưng Chúa Giêsu đã thẳng thừng đưa ra một đòi hỏi có tính triệt đễ rằng phải chọn Người trên hết và trước hết. Tất cả chỉ vì lý do này: Người chính là Thiên Chúa thật, nhờ Người mà mọi được tạo thành. Dĩ nhiên khi đã can đảm chịu xâu xé, chịu bắt bớ để chọn Người làm Thầy và làm Chúa của mình, chúng ta sẽ lại nhận được mọi sự như trên cách gấp bội và nhất là sự sống trường sinh (x.Mc 10,28-30).
Lửa đã cháy lên. Ánh sáng đã đến thế gian, Sự thật đã được tỏ bày. Vấn đề còn lại là sự chọn lựa của chúng ta. Chọn lựa là phải hy sinh. Thiện hảo nào cũng có giá của nó. Để có thể sống trong bầu khí tự do và dân chủ thì rất nhiều người đã can đảm đương đầu với bạo quyền và dĩ nhiên chấp nhận sự bách hại. Để có thể thoát khỏi vòng nô lệ của thần dữ thì có đó nhiều cam go, sóng gió cần phải vượt qua. Dù là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa ban cho, nhưng hạnh phúc vĩnh cửu dứt khoát không phải là thứ hàng hoá rẻ tiền.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hai Cách Hiểu Câu Khó Hiểu
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
21:38 16/08/2019
Quen tai với những lời dịu dàng của Chúa, nào là “Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng ;” nào là “Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp…” mà hôm nay nghe từ miệng Chúa những câu ghê người : "Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết : không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau : cha chống lại con trai, con trai chống lại cha ; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."
Ta phải hiểu thế nào đây ? Có 2 cách hiểu :
1. Chính Giêsu là Đấng Thiên Sai
-Gioan Tẩy Giả khi bị tù đã nghi ngờ không biết ông Giêsu em họ mình có phải là Đức Kitô, là Đấng Chúa sai đên không. Và ông Giêsu đó đã ngầm bảo cho Gioan là chính mình là Đấng Thiên Sai, vì khi Đấng ấy đến thì “kẻ què được đi, điếc được nghe, mù được thấy, người chết sống lại…”
-Kinh Thánh và Do thái giáo chắc chắn biết rõ chủ đề chia rẽ trong gia đình vào thời buổi cuối cùng trước khi Đấng Thiên sai đến.
Sách Talmud, sách giảng giải bậc nhất của Do Thái giáo đã viết : “Thế hệ lúc con vua Đavít (tức Đấng Thiên Sai) đến là thế hệ mà con gái chống đối mẹ mình, nàng dâu chống đối mẹ chồng…”
Còn sách Tiên tri Mikê (7,6) nói về thời buổi cuối cùng khi Đức Kitô đến như sau : “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà lại hoá ra thù địch.”
Vậy, thay vì nói chính tôi là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến, thì Đức Giêsu nói “tôi đến gây chia rẽ mẹ chồng nàng dâu, con trai với cha, con gái với mẹ…” vì đó là những lời sấm, những hình ảnh Thánh Kinh dùng để chỉ ngày Chúa đến.
Ví như cô kia thách cậu nọ :
Bao giờ rau diếp làm cột đình,
gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.
Rồi bất ngờ có ngày anh lấy cô thật, anh Bất lấy chị Ngờ thật, thì thay vì nói hôm nay hai người lấy nhau, thiên hạ nói : hôm nay rau diếp làm cột đình, hôm nay gỗ lim thái ghém.
Thành ra chưa chắc Chúa có chia rẽ hay không, nhưng vì Kinh Thánh và sách Talmud nói, khi Đức Kitô đến, ngài sẽ chia rẽ nàng dâu mẹ chồng… thì Giêsu, thay vì nói chính mình là Đấng Kitô Thiên Sai, sẽ nói bóng gió : ta đến gây chia rẽ.
Mà có khi Ngài chia rẽ thật, vì Ngài đến đâu chia rẽ đó. Và đó là cách hiểu thứ hai.
2. Ngài đến gây chia rẽ
Không phải Ngài đến có mục đích gây chia rẽ, mà là Ngài đến, kẻ yêu Ngài và kẻ ghét Ngài trở nên xa nhau, chia rẽ. Vợ chồng trẻ đang thương nhau, có kẻ thứ ba xuất hiện là một cô gái, chồng mến cô gái này, còn vợ thì ghét cay ghét đắng, thế là vợ chồng chia rẽ nhau vì người thứ ba đến. Ngài đến gây chia rẽ.
-Khi bế trẻ Giêsu trên tay, cụ Simeon nói : đứa trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người vấp phạm, chia rẽ
-Trong dân chúng, có những người nghe các lời Đức Giêsu giảng thì nói : "Ông này thật là vị ngôn sứ." Kẻ khác rằng : "Ông này là Đấng Ki-tô." Nhưng có kẻ lại nói : "Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao ? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói : Đấng Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít và từ Bê-lem, làng của vua Đa-vít sao ?" Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.
-Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nói : "Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát" ; kẻ thì bảo : "Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy ?" Thế là họ đâm ra chia rẽ. (Giống y hệt vụ việc cha Long lòng Chúa Thương Xót hôm nay !)
-Các tông đồ, môn đệ cũng chia rẽ nhau vì một lời quá chói tai của Đức Kitô Giêsu : Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống.
-Chia rẽ để phân biệt trắng đen, trúng sai, trung kiên hay bất tín. Thực tế chia rẽ đã xảy ra. Đó là lý do khiến người La-mã ghét Ki-tô giáo, bởi vì nó khiến gia đình phân tách.
Perpetua thuộc gia đình quý tộc, bị bắt vì Đạo. Cha của nàng vẫn là dân ngoại, thuyết phục nàng bỏ đạo. Chỉ vào chiếc bình nàng lễ phép nói với cha : "Thưa cha, người ta có thể gọi vật này bằng một cái tên nào khác hơn là cái bình không ? Đối với con cũng thế, con không thể cho mình một cái tên nào khác ngoài danh hiệu là Ki-tô hữu." Tức quá, ông đánh đập nàng tàn nhẫn, rồi bỏ đi nhiều ngày không tới.
Perpetua có một đứa con còn đang bú và nàng rất khổ vì phải xa con. Đứa bé kiệt sức nên người ta đưa lại cho mẹ nó, và nàng quên hết đau khổ vì có con bên cạnh.
Vì biết Perpetua con gái mình sắp bị án tử, người cha lại đến với những lời thảm thiết : “Con ơi, hãy thương đến mái tóc bạc của cha, hãy nhớ đến đôi tay cha đã dưỡng nuôi con. Hãy nhớ tới mẹ con, anh em con và đến con nhỏ của con nữa, nó sống làm sao nếu không có con. Con hãy bỏ Đạo, bỏ đi điều đã làm cho chúng ta mất tất cả.
Tuy rất cảm động và đau khổ, Perpetua chỉ ngẹn ngào trả lời : “Thưa cha, tại tòa án sẽ biết được đâu là điều Chúa muốn, bởi vì chúng ta không thuộc về mình.”
Người cha còn cho đem đứa trẻ đến năn nỉ : “Con hãy thương đến đứa con nhỏ của con.”
Tuy nhiên trước tòa án, cùng với các bạn khác, Perpetua đã công khai tuyên bố trung thành với Chúa và bằng lòng hi sinh tất cả.
Ngay cả trong gia đình tin Chúa cũng xảy ra chia rẽ. Cha của Phan-xi-cô muốn chàng theo nghề buôn bán để được giàu sang, còn chàng lại quyết tâm theo tiếng Chúa gọi sống nghèo khó tận cùng, thế là bố con chia rẽ nhau.
Sẽ không có chia rẽ giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, khi… ai nấy sống đúng với danh hiệu Kitô hữu, tức là bằng hữu, là fan, là cùng phe với Chúa Giêsu Kitô. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Ta phải hiểu thế nào đây ? Có 2 cách hiểu :
1. Chính Giêsu là Đấng Thiên Sai
-Gioan Tẩy Giả khi bị tù đã nghi ngờ không biết ông Giêsu em họ mình có phải là Đức Kitô, là Đấng Chúa sai đên không. Và ông Giêsu đó đã ngầm bảo cho Gioan là chính mình là Đấng Thiên Sai, vì khi Đấng ấy đến thì “kẻ què được đi, điếc được nghe, mù được thấy, người chết sống lại…”
-Kinh Thánh và Do thái giáo chắc chắn biết rõ chủ đề chia rẽ trong gia đình vào thời buổi cuối cùng trước khi Đấng Thiên sai đến.
Sách Talmud, sách giảng giải bậc nhất của Do Thái giáo đã viết : “Thế hệ lúc con vua Đavít (tức Đấng Thiên Sai) đến là thế hệ mà con gái chống đối mẹ mình, nàng dâu chống đối mẹ chồng…”
Còn sách Tiên tri Mikê (7,6) nói về thời buổi cuối cùng khi Đức Kitô đến như sau : “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà lại hoá ra thù địch.”
Vậy, thay vì nói chính tôi là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến, thì Đức Giêsu nói “tôi đến gây chia rẽ mẹ chồng nàng dâu, con trai với cha, con gái với mẹ…” vì đó là những lời sấm, những hình ảnh Thánh Kinh dùng để chỉ ngày Chúa đến.
Ví như cô kia thách cậu nọ :
Bao giờ rau diếp làm cột đình,
gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.
Rồi bất ngờ có ngày anh lấy cô thật, anh Bất lấy chị Ngờ thật, thì thay vì nói hôm nay hai người lấy nhau, thiên hạ nói : hôm nay rau diếp làm cột đình, hôm nay gỗ lim thái ghém.
Thành ra chưa chắc Chúa có chia rẽ hay không, nhưng vì Kinh Thánh và sách Talmud nói, khi Đức Kitô đến, ngài sẽ chia rẽ nàng dâu mẹ chồng… thì Giêsu, thay vì nói chính mình là Đấng Kitô Thiên Sai, sẽ nói bóng gió : ta đến gây chia rẽ.
Mà có khi Ngài chia rẽ thật, vì Ngài đến đâu chia rẽ đó. Và đó là cách hiểu thứ hai.
2. Ngài đến gây chia rẽ
Không phải Ngài đến có mục đích gây chia rẽ, mà là Ngài đến, kẻ yêu Ngài và kẻ ghét Ngài trở nên xa nhau, chia rẽ. Vợ chồng trẻ đang thương nhau, có kẻ thứ ba xuất hiện là một cô gái, chồng mến cô gái này, còn vợ thì ghét cay ghét đắng, thế là vợ chồng chia rẽ nhau vì người thứ ba đến. Ngài đến gây chia rẽ.
-Khi bế trẻ Giêsu trên tay, cụ Simeon nói : đứa trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người vấp phạm, chia rẽ
-Trong dân chúng, có những người nghe các lời Đức Giêsu giảng thì nói : "Ông này thật là vị ngôn sứ." Kẻ khác rằng : "Ông này là Đấng Ki-tô." Nhưng có kẻ lại nói : "Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao ? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói : Đấng Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít và từ Bê-lem, làng của vua Đa-vít sao ?" Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.
-Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nói : "Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát" ; kẻ thì bảo : "Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy ?" Thế là họ đâm ra chia rẽ. (Giống y hệt vụ việc cha Long lòng Chúa Thương Xót hôm nay !)
-Các tông đồ, môn đệ cũng chia rẽ nhau vì một lời quá chói tai của Đức Kitô Giêsu : Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống.
-Chia rẽ để phân biệt trắng đen, trúng sai, trung kiên hay bất tín. Thực tế chia rẽ đã xảy ra. Đó là lý do khiến người La-mã ghét Ki-tô giáo, bởi vì nó khiến gia đình phân tách.
Perpetua thuộc gia đình quý tộc, bị bắt vì Đạo. Cha của nàng vẫn là dân ngoại, thuyết phục nàng bỏ đạo. Chỉ vào chiếc bình nàng lễ phép nói với cha : "Thưa cha, người ta có thể gọi vật này bằng một cái tên nào khác hơn là cái bình không ? Đối với con cũng thế, con không thể cho mình một cái tên nào khác ngoài danh hiệu là Ki-tô hữu." Tức quá, ông đánh đập nàng tàn nhẫn, rồi bỏ đi nhiều ngày không tới.
Perpetua có một đứa con còn đang bú và nàng rất khổ vì phải xa con. Đứa bé kiệt sức nên người ta đưa lại cho mẹ nó, và nàng quên hết đau khổ vì có con bên cạnh.
Vì biết Perpetua con gái mình sắp bị án tử, người cha lại đến với những lời thảm thiết : “Con ơi, hãy thương đến mái tóc bạc của cha, hãy nhớ đến đôi tay cha đã dưỡng nuôi con. Hãy nhớ tới mẹ con, anh em con và đến con nhỏ của con nữa, nó sống làm sao nếu không có con. Con hãy bỏ Đạo, bỏ đi điều đã làm cho chúng ta mất tất cả.
Tuy rất cảm động và đau khổ, Perpetua chỉ ngẹn ngào trả lời : “Thưa cha, tại tòa án sẽ biết được đâu là điều Chúa muốn, bởi vì chúng ta không thuộc về mình.”
Người cha còn cho đem đứa trẻ đến năn nỉ : “Con hãy thương đến đứa con nhỏ của con.”
Tuy nhiên trước tòa án, cùng với các bạn khác, Perpetua đã công khai tuyên bố trung thành với Chúa và bằng lòng hi sinh tất cả.
Ngay cả trong gia đình tin Chúa cũng xảy ra chia rẽ. Cha của Phan-xi-cô muốn chàng theo nghề buôn bán để được giàu sang, còn chàng lại quyết tâm theo tiếng Chúa gọi sống nghèo khó tận cùng, thế là bố con chia rẽ nhau.
Sẽ không có chia rẽ giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, khi… ai nấy sống đúng với danh hiệu Kitô hữu, tức là bằng hữu, là fan, là cùng phe với Chúa Giêsu Kitô. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau vụ thảm sát, các mạng xã hội Hoa Kỳ báo cáo Đức Mẹ hiện ra. Tuyên bố của Đức Cha Michael Olson.
Đặng Tự Do
20:25 16/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thị nhân này cho biết đã nhận được bảy thông điệp của Đức Trinh Nữ Maria vào năm 2017, và trong hai năm 2018 và 2019 đã nhận được 30 thông điệp khác đưa ra các cảnh báo cho Giáo hội từ các vị thánh, các thiên thần, Đức Mẹ và thậm chí từ chính Chúa Kitô.
Những lần xuất hiện như vậy được báo cáo xảy ra tại Arkansas với người thị nhân này, và sau đó được cho là đã diễn ra tại Nhà thờ Công Giáo St. Mark, Texas.
Thông điệp gần đây nhất được báo cáo đã nhận được vào ngày 1 tháng Tám từ ba vị thiên thần. Thông điệp này cảnh báo về một trận chiến tâm linh trong Giáo hội, lưu ý rằng “nhiều người trông đợi Rôma trả lời các câu hỏi quan trọng của họ, nhưng các câu hỏi này đã bị sửa đổi sai lạc đến nỗi đã dẫn đến các câu trả lời sai lạc.”
Một số phương tiện truyền thông xã hội khẳng định thị nhân trên đã báo cáo cho các viên chức của Tòa Giám Mục Fort Worth về các thông điệp này nhưng được trả lời là người ấy phải chờ các tiến trình xác nhận của Giáo Hội. Nhiều phương tiện truyền thông khác còn đi xa đến mức cho rằng Đức Cha Michael Olson, Giám Mục Fort Worth, Texas đã xác nhận tính chân thật của các cuộc hiện ra, cũng như giá trị của các thông điệp này.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 8 tháng Tám, Đức Cha Michael Olson cho biết những khẳng định này là không đúng sự thật.
“Những tuyên bố về các cuộc hiện ra và các thông điệp này chưa bao giờ được Giáo hội xác minh hoặc chứng thực, và không thể nào cho rằng việc công bố các sứ điệp Hoa Hồng Mầu Nhiệm hiện là một công việc mục vụ của Giáo phận Fort Worth hoặc của Giáo xứ St. Mark.”
“Thỉnh thoảng các cuộc hiện ra vẫn xảy ra như tại Lộ Đức, Fatima, Tepayac. Tuy nhiên, thời mặc khải đã kết thúc với cái chết của vị tông đồ cuối cùng và tất cả những sự hiện ra chân thực sự chỉ đơn giản đưa ra một lời kêu gọi tuân theo lệnh truyền của Chúa Kitô: đó là hãy ăn năn và tin vào Tin Mừng.”
“Tất cả các mạc khải đã được Chúa Giêsu Kitô đưa ra trọn vẹn, không có gì thêm nữa. Chính trong ánh sáng của chân lý đức tin Công Giáo này, chúng ta có thể đánh giá các tuyên bố về các cuộc hiện ra hay các thông điệp và các phép lạ với sự thận trọng. Chúng ta phải luôn luôn cho rằng bất cứ ai đưa ra các công bố trái lại, đều gây hại cho sự toàn vẹn của đức tin Công Giáo.”
Liên quan đến các báo cáo cho rằng Đức Mẹ hiện ra tại Texas, Đức Cha Olson cho biết ngài không khuyến khích bất cứ ai cung cấp thêm sự tín nhiệm hỗ trợ cho các báo cáo hiện ra này.
Source:Catholic News Agency
Trước khi là Giáo Hoàng, Đức Phanxicô đã chứng thực thi thể một cha dòng Tên còn nguyên sau 25 năm chôn cất
Đặng Tự Do
00:20 16/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hương thơm thánh thiện của Cha Mauricio Jiménez đã được nhiều người biết đến khi ngài còn sinh tiền. Hai mươi lăm năm sau cái chết của ngài, di sản của ngài như một nhà đào tạo của Dòng Tên, một linh mục thánh thiện, một nhà truyền giáo và một cha giải tội được nhiều người yêu mến tại các địa điểm khác nhau nơi ngài đã thực thi sứ vụ của mình không chìm vào quên lãng nhưng còn vang vọng xa hơn với những ơn lạ nhiều người nhận được. Chính vì thế, ngày 15 tháng Giêng năm 1979, tỉnh dòng Tên tại Á Căn Đình quyết định khai quật ngôi mộ của ngài tại nghĩa trang Colegio Maximo, ở San Miguel để đưa về một nơi khác cho các tín hữu dễ dàng kính viếng.
Chiếc quan tài của ngài bị mục nát hoàn toàn. Ngôi mộ hoàn toàn bị ngập nước. Tuy nhiên, nằm sâu trong lớp nước này, thi thể của Cha Mauricio Jiménez vẫn còn nguyên vẹn. Việc cải táng Cha Mauricio Jiménez không được thực hiện ngay như dự trù, nhưng được dời lại để các giới chức có thẩm quyền nghiên cứu về hiện tượng này. Ba bác sĩ đã chứng thực thân xác của Cha Mauricio Jiménez không hề bị phân hủy theo định luật tự nhiên.
Đức Phanxicô, lúc bấy giờ là Cha Jorge Bergoglio, Bề Trên Giám Tỉnh dòng Tên tại Á Căn Đình, long trọng xác nhân như sau trong thánh lễ cải táng Cha Mauricio Jiménez:
“Tôi làm chứng và thề trước mặt Thiên Chúa, Chúa chúng ta rằng trong những ngày này, từ lúc khai quật cho đến ngày hôm nay, thi hài không hề bị phân hủy của Cha Mauricio Jiménez đã không trải qua bất kỳ phương thức nào nhằm bảo tồn tình trạng không bị phân hủy này. Cũng thế, không có bất kỳ yếu tố nào thuộc loại này được đặt trong quan tài kẽm mà cơ thể ngài vừa được đặt vào.”
Đức Cha Horacio Alberto Bózzoli, Giám Mục San Miguel đã đến tận nơi xem xét hiện tượng này và truyền lập báo cáo gởi về cho Tòa Thánh. Ngày 29 tháng Sáu, 1984, vị kế nhiệm ngài là Đức Cha José Manuel Lorenzo đã chính thức mở cuộc điều tra để dọn dường cho việc tuyên thánh cho Cha Mauricio Jiménez. Đức Phanxicô, lúc ấy là giám đốc học viện Colegio Maximo, đã được bổ nhiệm làm phó cáo thỉnh viên của cuộc điều tra này.
Ba mươi ba năm sau, vào tháng 3 năm 2018, hài cốt của Cha Mauricio Jiménez được chuyển đến Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trong khu phố Villa Trujui, nơi các nhà truyền giáo Dòng Tên đã làm việc kể từ khi khu phố được thành lập, chỉ cách Colegio Maximo 30 dãy phố. Tại đây, mọi người cầu nguyện với lòng sùng kính Đức Mẹ Tháo Gỡ Các Nút Thắt một cách đặc biệt cho tiến trình phong Chân Phước cho ngài, đặc biệt là vào ngày mùng 8 hàng tháng.
Cha Mauricio Jiménez sinh tại ở Tây Ban Nha vào ngày 22 tháng 9 năm 1881. Khi còn nhỏ, ngài là một trẻ chăn chiên nghèo, đã học cách yêu mến Đức Trinh Nữ Maria bằng cách cầu nguyện với chuỗi Mân côi tại nhà nguyện nhỏ kính Đức Mẹ Ulagares, Đấng bảo trợ của thị trấn này. Cha Mauricio Jiménez có một lòng sùng kính Đức Mẹ đặc biệt trong suốt cuộc đời mình. Ngài đã đề cập đến Đức Mẹ trong lá thư cuối cùng của mình.
Ngài vào tu viện Dòng Tên, và được thụ phong linh mục vào ngày 27 tháng 7 năm 1913, tại Colegio Máimumo de Dertos, ở Tarragona. Ngài nổi bật ở Tây Ban Nha như một nhà đào tạo, và đó cũng là nhiệm vụ chính của ngài khi được phái đi Nam Mỹ. Ngài đến Á Căn Đình vào năm 1930.
Trong 18 năm, ngài là Giám Đốc Chủng Viện Cordoba, Á Căn Đình. Tuy nhiên, lòng nhiệt thành tông đồ của ngài đã vượt xa việc đào tạo các linh mục, tu sĩ Dòng Tên tương lai. Ngài thực hiện những công việc to lớn trong ngành giáo dục, mở các bệnh viện, và các chương trình tĩnh tâm dành cho anh chị em giáo dân.
Ngày 8 tháng 12 năm 1954, kỷ niệm 100 năm tuyên bố giáo điều về Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội, ngài được Chúa gọi về.
Hôm 31 tháng 7 vừa qua, nhân lễ thánh Ignatius Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên, nhà dòng cho biết giai đoạn điều tra ở cấp giáo phận trong tiến trình phong chân phước cho Cha Mauricio Jiménez đã được hoàn tất. Các tài liệu của ủy ban điều tra đã được trao cho Bộ Tuyên Thánh.
Source:Aleteia
Đức Thánh Cha tặng 6,000 tràng chuỗi cho Syria – Mỗi kinh Mân Côi là một bước gần Thiên Đàng hơn
Đặng Tự Do
16:46 16/08/2019
Hôm thứ Năm 15 tháng Tám, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Đức Thánh Cha cho biết ngài trao tặng 6,000 tràng hạt Mân Côi đã được ngài làm phép cho các cộng đồng Công Giáo ở Syria như một dấu chỉ sự gần gũi của ngài đối với anh chị em tín hữu tại đây. Syria đã bước vào năm thứ Chín của cuộc nội chiến với một con số ước lượng là 570,000 người chết vì chiến tranh, 6 triệu người di tản ra nước ngoài và ít nhất là 5.5 triệu phải di dời trong nước.
“Lời cầu nguyện được thực hiện với đức tin rất mạnh mẽ! Chúng ta hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông và trên toàn thế giới,” ngài nói như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Đức Thánh Cha đã làm phép các chuỗi Mân Côi do tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ thực hiện, và nói rằng các gia đình Syria đã mất một ai đó vì chiến tranh rất gần gũi với trái tim của ngài.
“Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một lời kêu gọi cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị ảnh hưởng bởi những nghi ngờ và buồn bã,” Đức Thánh Cha nói. “Hôm nay chúng ta nhìn lên Đức Maria và chúng ta thấy mục tiêu. Chúng ta thấy rằng một sinh vật được mặc lấy vinh quang của Chúa Giêsu, Chúa Kitô Phục sinh.”
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, kỷ niệm việc kết thúc cuộc đời trần thế của Đức Mẹ và được hồn xác lên trời, là một ngày lễ lớn và là một ngày quốc lễ ở nhiều quốc gia. Ở hầu hết các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, đó là ngày lễ buộc người Công Giáo phải tham dự Thánh lễ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng:
“Đức Maria được hưởng phúc trên thiên đàng; Nhỏ bé và khiêm tốn, Mẹ nhận được vinh quang cao nhất trước tiên. Mẹ, là một sinh vật phàm nhân, một người trong chúng ta, đạt đến sự vĩnh hằng cả linh hồn và thể xác. Và Mẹ đang đợi chúng ta ở đó, giống như một người mẹ đang chờ con về nhà”.
Mỗi khi chúng ta cầm chuỗi tràng hạt trên tay và cầu nguyện, chúng ta sẽ tiến đến Thiên Đàng gần hơn một bước nữa.
Ngài nói thêm rằng Đức Maria tôn vinh sự vĩ đại của Thiên Chúa và mời mọi người hãy ngước mắt lên trước những điều vĩ đại mà Chúa đã hoàn thành nơi Mẹ.
“Đức Maria chỉ cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, chúng ta phải đặt Chúa lên hàng đầu, bởi vì chỉ một mình ngài là Đấng Cao Cả.”
Như mọi người mẹ, Đức Maria muốn điều tốt nhất cho con cái của mình, Đức Thánh Cha giải thích. Đức Maria nói với mỗi người: “Các con thật quý giá trong mắt của Thiên Chúa. Các con không được tạo thành cho những thành đạt nhỏ bé của thế gian, nhưng là cho những niềm vui lớn lao của Thiên Đàng.”
“Hãy để chúng ta bị thu hút bởi vẻ đẹp thực sự, chúng ta đừng bị cuốn hút vào sự nhỏ bé của cuộc sống, nhưng hãy chọn sự vĩ đại của thiên đàng,” Đức Thánh Cha nói.
Source:Catholic News AgencyPope Francis gives thousands of rosaries to Christians in Syria
“Lời cầu nguyện được thực hiện với đức tin rất mạnh mẽ! Chúng ta hãy tiếp tục lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông và trên toàn thế giới,” ngài nói như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Đức Thánh Cha đã làm phép các chuỗi Mân Côi do tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ thực hiện, và nói rằng các gia đình Syria đã mất một ai đó vì chiến tranh rất gần gũi với trái tim của ngài.
“Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một lời kêu gọi cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị ảnh hưởng bởi những nghi ngờ và buồn bã,” Đức Thánh Cha nói. “Hôm nay chúng ta nhìn lên Đức Maria và chúng ta thấy mục tiêu. Chúng ta thấy rằng một sinh vật được mặc lấy vinh quang của Chúa Giêsu, Chúa Kitô Phục sinh.”
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, kỷ niệm việc kết thúc cuộc đời trần thế của Đức Mẹ và được hồn xác lên trời, là một ngày lễ lớn và là một ngày quốc lễ ở nhiều quốc gia. Ở hầu hết các quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, đó là ngày lễ buộc người Công Giáo phải tham dự Thánh lễ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng:
“Đức Maria được hưởng phúc trên thiên đàng; Nhỏ bé và khiêm tốn, Mẹ nhận được vinh quang cao nhất trước tiên. Mẹ, là một sinh vật phàm nhân, một người trong chúng ta, đạt đến sự vĩnh hằng cả linh hồn và thể xác. Và Mẹ đang đợi chúng ta ở đó, giống như một người mẹ đang chờ con về nhà”.
Mỗi khi chúng ta cầm chuỗi tràng hạt trên tay và cầu nguyện, chúng ta sẽ tiến đến Thiên Đàng gần hơn một bước nữa.
Ngài nói thêm rằng Đức Maria tôn vinh sự vĩ đại của Thiên Chúa và mời mọi người hãy ngước mắt lên trước những điều vĩ đại mà Chúa đã hoàn thành nơi Mẹ.
“Đức Maria chỉ cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, chúng ta phải đặt Chúa lên hàng đầu, bởi vì chỉ một mình ngài là Đấng Cao Cả.”
Như mọi người mẹ, Đức Maria muốn điều tốt nhất cho con cái của mình, Đức Thánh Cha giải thích. Đức Maria nói với mỗi người: “Các con thật quý giá trong mắt của Thiên Chúa. Các con không được tạo thành cho những thành đạt nhỏ bé của thế gian, nhưng là cho những niềm vui lớn lao của Thiên Đàng.”
“Hãy để chúng ta bị thu hút bởi vẻ đẹp thực sự, chúng ta đừng bị cuốn hút vào sự nhỏ bé của cuộc sống, nhưng hãy chọn sự vĩ đại của thiên đàng,” Đức Thánh Cha nói.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
29 Ứng Sinh Gia Nhập Tập Viện Và Tiền Tập Dòng Đaminh Rosa Lima
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
13:00 16/08/2019
Năm giờ chiều ngày lễ Đức Maria Nữ Vương Hồn Xác Lên Trời năm 2019, tại nguyện đường nhà Mẹ Dòng Đa Minh Rosa Lima, mười bốn em xinnhập Tập viện và 15 em nhập Tiền Tập.
Nghi thức gia nhập gắn liền trong giờ Kinh chiều hai của ngày lễ trọng này. Hai mươi chín ứng sinh vừa trải qua một tuần tĩnh tâm để chuẩn bị cho ngày bước thêm một bước mới trong đời sống thánh hiến.
Xem Hình
Tu phục của Dòng mà các Tập Sinh lãnh nhận, như dấu chỉ của đời thánh hiến đã được cha Thánh Đa Minh nâng niu và trao gởi. Tấm áo được các chị em trong dòng gìn giữ và trân trọng trao cho các em, để các em trở thành những người tự nguyện hiến thân vì Nước Trời, phục vụ Thiên Chúa và tha nhân theo đoàn sủng và linh đạo của Dòng.Lúp trắng tinh khôi được Tiền Tập Sinh đội lên đầu như là dấu chỉ của sự thánh thiện.
Tưởng cũng nhắc lại chương trình đạo tào của Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima: các ứng sinh sau khi trải qua hai năm Thỉnh Sinh sẽ bước lên Tiền Tập trong một năm và gia nhập Tập Viện trong hai năm, sau đó sẽ tuyên khấn lần đầu.
Mặc dù nghi thức chỉ tổ chức trong âm thầm, nhưng sự hiện diện của quý chị em trong các tu viện ở gần nhà Mẹ đã làm bầu khí ấm cúng và sốt mến.
Xin mượn lời nguyện trong nghi thức như lời kết để chúc mừng và cầu nguyện cho hai mươi chín ứng sinh cháy sáng lửa nhiệt thành đi theo Đức Giêsu trong theo bước chân thánh Tổ Phụ Đa Minh.
Lạy Cha là Đấng ban ơn thiên triệu, xin đoái thương nhận lời khẩn nguyện của con cái Cha đây, là những người ước ao gia nhập gia đình Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima, để phụng sự Cha cách hoàn hảo hơn theo tinh thần Cha Thánh Đa Minh, và xin đoái thương cho đời sống cộng đoàn này trở thành cuộc sống tương thân tương ái.
Sau nghi thức, các Chị Em chia sẻ với nhau trong bữa cơm tỉ muội rỗn rã niềm vui trong ánh mắt. Và nụ cười giòn tan của những chị đi trước đón chào các em trong Ơn Gọi Đa Minh Rosa Lima.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Nghi thức gia nhập gắn liền trong giờ Kinh chiều hai của ngày lễ trọng này. Hai mươi chín ứng sinh vừa trải qua một tuần tĩnh tâm để chuẩn bị cho ngày bước thêm một bước mới trong đời sống thánh hiến.
Xem Hình
Tu phục của Dòng mà các Tập Sinh lãnh nhận, như dấu chỉ của đời thánh hiến đã được cha Thánh Đa Minh nâng niu và trao gởi. Tấm áo được các chị em trong dòng gìn giữ và trân trọng trao cho các em, để các em trở thành những người tự nguyện hiến thân vì Nước Trời, phục vụ Thiên Chúa và tha nhân theo đoàn sủng và linh đạo của Dòng.Lúp trắng tinh khôi được Tiền Tập Sinh đội lên đầu như là dấu chỉ của sự thánh thiện.
Mặc dù nghi thức chỉ tổ chức trong âm thầm, nhưng sự hiện diện của quý chị em trong các tu viện ở gần nhà Mẹ đã làm bầu khí ấm cúng và sốt mến.
Xin mượn lời nguyện trong nghi thức như lời kết để chúc mừng và cầu nguyện cho hai mươi chín ứng sinh cháy sáng lửa nhiệt thành đi theo Đức Giêsu trong theo bước chân thánh Tổ Phụ Đa Minh.
Lạy Cha là Đấng ban ơn thiên triệu, xin đoái thương nhận lời khẩn nguyện của con cái Cha đây, là những người ước ao gia nhập gia đình Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima, để phụng sự Cha cách hoàn hảo hơn theo tinh thần Cha Thánh Đa Minh, và xin đoái thương cho đời sống cộng đoàn này trở thành cuộc sống tương thân tương ái.
Sau nghi thức, các Chị Em chia sẻ với nhau trong bữa cơm tỉ muội rỗn rã niềm vui trong ánh mắt. Và nụ cười giòn tan của những chị đi trước đón chào các em trong Ơn Gọi Đa Minh Rosa Lima.
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Lễ ban các Bí Tích Thanh Tẩy và Thêm Sức cho Tân Tòng tại Vinh Sơn Liêm, Melbourne
Trần Văn Minh
21:31 16/08/2019
Melbourne, Thánh lễ lúc 6 giờ 30, chiều Thứ Sáu, Ngày 16/8/2019. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Trước cộng đoàn dân Chúa và gia đình, bạn hữu. Linh mục quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân với năng quyền, đã đại diện Hội Thánh Công Giáo ban các phép Bí Tích Rửa Tội cho bảy anh chị em được đón nhận vào Hội Thánh Công Giáo.
Xem hình
Mở đầu, Linh mục chủ tế đã cử hành nghi thức tuyên xưng đức tin Công Giáo cho ba anh chị em từ Giáo Hội Tin Lành xin gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Tiếp theo là các Nghi thức Xức Dầu, nghi thức Ban Bí Tích Rửa tội. Trao ban áo trắng và nến với ánh sáng từ nến Phục Sinh.
Trong nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức cho mười anh chị em (bao gồm bảy anh chị em vừa nhận Bí Tích Rửa Tội và ba anh chị em vừa tuyên xưng Đức Tin gia nhập Hội Thánh Công Giáo.)
Sau đó, các anh, chị, em đã được Rước Mình Máu Thánh Chúa lần đầu, cùng với Cộng đoàn dân Chúa trong tình con cái của Chúa.
Trong lời cám ơn của một em đại diện, đã hết lòng cám ơn đến Cha Quản Nhiệm Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, Ban Mục vụ, các ban ngành đoàn thể và cộng đoàn. Ban Giáo Lý của cộng đoàn đã ưu ái giúp đỡ các anh chị em đón nhận được ánh sáng đức tin, và hiểu về tình thương của Chúa. Em cũng kể lại những chia sẻ của buổi học cuối cùng, từ các bác lớn tuổi, cho đến các anh chị nhỏ tuổi, hiểu được ý nghĩa của ơn gọi làm con Thiên Chúa, và đã mạnh dạn đến với Chúa để được chung hưởng tình thương bao la của ơn cứu độ.
Đón nhận Bí tích rửa tội |
Xem hình
Mở đầu, Linh mục chủ tế đã cử hành nghi thức tuyên xưng đức tin Công Giáo cho ba anh chị em từ Giáo Hội Tin Lành xin gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Tiếp theo là các Nghi thức Xức Dầu, nghi thức Ban Bí Tích Rửa tội. Trao ban áo trắng và nến với ánh sáng từ nến Phục Sinh.
Trong nghi thức ban Bí Tích Thêm Sức cho mười anh chị em (bao gồm bảy anh chị em vừa nhận Bí Tích Rửa Tội và ba anh chị em vừa tuyên xưng Đức Tin gia nhập Hội Thánh Công Giáo.)
Sau đó, các anh, chị, em đã được Rước Mình Máu Thánh Chúa lần đầu, cùng với Cộng đoàn dân Chúa trong tình con cái của Chúa.
Trong lời cám ơn của một em đại diện, đã hết lòng cám ơn đến Cha Quản Nhiệm Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, Ban Mục vụ, các ban ngành đoàn thể và cộng đoàn. Ban Giáo Lý của cộng đoàn đã ưu ái giúp đỡ các anh chị em đón nhận được ánh sáng đức tin, và hiểu về tình thương của Chúa. Em cũng kể lại những chia sẻ của buổi học cuối cùng, từ các bác lớn tuổi, cho đến các anh chị nhỏ tuổi, hiểu được ý nghĩa của ơn gọi làm con Thiên Chúa, và đã mạnh dạn đến với Chúa để được chung hưởng tình thương bao la của ơn cứu độ.
Văn Hóa
Tâm lý con người thời nay: Bài toán của những người tự yêu mình thái quá
Vũ Văn An
23:31 16/08/2019
Tiến sĩ Burgo cho rằng người ta có khuynh hướng tự định nghĩa mình như “lớn hơn” hay “nhỏ hơn” so với một ai đó.
Không hề có phương trình bằng nhau trong các bài toán mới của người thời nay, chỉ có những phát biểu “bất đẳng thức đúng nghĩa” như người ta thường gọi chúng, được tượng trưng bởi các dấu > (lớn hơn) và < (nhỏ hơn). Bạn định nghĩa mỗi liên hệ và tương tác bản thân theo hai biểu tượng này, trong đó, bạn luôn ở phía lớn hơn. Mỗi lần nói về mình, bạn đều phát biểu các mệnh đề đánh giá bạn > mọi người khác và mọi người khác < bạn. Mỗi câu phát biểu bạn ngỏ cùng những người muốn nghe bạn đều nhấn mạnh tới giá rị của hai mệnh đề này.
Nếu những biến số như x và y được đưa vào phương trình đi chăng nữa, bạn cũng không thèm lưu ý đến việc giải phương trình này. Bạn chỉ có thể tìm cách củng cố các câu phát biểu cho thấy sự bất bình đẳng đúng nghĩa mà thôi, dựa vào phép trừ và phép chia để giảm thiểu hơn nữa phía “nhỏ hơn”; hoặc thay vào đó, dựa vào phép cộng và phép nhân để gia tăng phía bên bạn. Nói tóm lại, bạn sử dụng các phép tính này để gia tăng tầm cỡ tương đối của bạn so với bất cứ ai khác. Giá trị cuối cùng của x và y không tạo nên bất cứ khác biệt nào, bao lâu câu phát biểu chứng minh rằng tầm vóc bạn luôn cao hơn.
Nếu, tỷ dụ như + x bỗng nhiên xuất hiện ở phía “nhỏ hơn”, bạn sẽ lập tức trừ nó hay phủ định nó. Nghĩa là, bạn sẽ nhấn mạnh rằng Người số 1 không hề có một vốn liếng giá trị nào mà bên bạn lại không có trong phát biểu bất đẳng thức đúng nghĩa. Hoặc bạn sẽ tối thiểu hóa x, dùng phép chia làm cho nó nhỏ dần mãi. Một lần nữa, bạn chẳng lưu tâm gì tới giá trị thực sự của biến số đó, chỉ lưu tâm làm sao cho Người 1 xuất hiện như < bạn.
Chiến lược đánh phủ đầu không ngừng không nghỉ của bạn dựa trên các phép tính cộng và nhân, làm vô hiệu sự gia tăng giá trị có thể có của phía bên kia biểu tượng bất đẳng thức đúng nghĩa bằng cách gia tăng giá trị của phiá bên bạn. Bằng cách tự phát lồng các số mới hay khuếch đại các số cũ bằng các hệ số lớn, bạn gia tăng độ lớn của bạn so với mọi người khác. Mặc dù mọi phát biểu của bất đẳng thức đúng nghĩa luôn đặt bạn ở phía lớn hơn, nhưng độ cách biệt càng lớn thì càng hay.
Nếu có nhà toán học nào khác dám thách thức giá trị các phương trình của bạn hay nếu họ dám mưu toan đảo ngược chúng, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là lặp lại phiên bản của riêng bạn, không cần đếm xỉa gì tới các chứng cớ mới được đưa ra. Kinh nghiệm dạy bạn rằng cứ lặp lại hoài một phát biểu toán học sai sẽ thuyết phục được người nghe thừa nhận sự thật của chúng. Nếu chuyện này thất bại, bạn sẽ tìm cách hạ giá nhà toán học đã đề xuất phát biểu mới. Tấn công nhằm vào con người ông ta quả không có chỗ đứng trong toán học, nhưng nào bạn có tôn trọng qui luật này.
Và bạn có lý do làm thế. Vì những cuộc tấn công như thế có kết quả, nghĩa là, người nghe ủng hộ các phát biểu nguyên thủy của bạn về bất đẳng thức đúng nghĩa như thể bạn thực sự đánh bại được thách thức của người sử dụng các phương thế hợp lệ.
Ở điểm này, chúng ta phải nói một điều hiển nhiên: bạn không phải là nhà toán học đích thực vì bạn không hề quan tâm tới điều gì khi sử dụng các con số và phép tính để mô tả thực tại, vốn là mục đích tối hậu của toán học. Sự thất bại của bạn trong việc tiến quá bên kia các phát biểu bất đẳng thức và số học đơn giản là một bằng chứng nữa. Phép cộng, phép trừ, phép nhân, v.v... chỉ có thể dẫn ta đến đó, dù được sử dụng đúng cách. Muốn nắm được trọn vẹn sự phức tạp của thực tại, chúng ta cần những phép tính tinh vi hơn. Về đại số học, chưa nói tới phép vi phân và tích phân, bạn chưa biết gì cả.
Có lẽ kết quả đáng báo động nhất trong thành công của bạn, (rõ ràng bạn thành công vì số lượng người nghe bạn đông đảo), là việc sa sút của ngành toán học truyền thống. Hàng triệu người nay ủng hộ các phát biểu bất đẳng thức của bạn mà không thèm sử dụng đến dấu = (dấu bằng). Bạn đã thuyết phục họ rằng các phép tính của nền toán học cao hơn không những vô dụng mà còn vô giá trị nữa. Khi điều này xẩy đến cho toán học, mọi điều người ta cần biết chỉ còn có thể do bạn dạy cho họ.
Liệu Đại Số Học I và nhiều khóa giảng cao cấp khác có biến mất khỏi học trình của các trường của chúng ta hay không là điều còn phải chờ xem sao. Có lẽ các phân khoa đại học chuyên về toán và cả vật lý nữa cuối cùng rồi sẽ biến mất, để bị thay thế bởi những khóa học tuyên truyền cho các ý thức hệ giống Thời Kỳ Đen Tối thuở nào.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Burgo, vẫn có cơ sở để hy vọng: với sự kiện nó tập chú vào việc chứng minh thế thượng phong ngay lúc này, nền tân toán học của bạn không thể kéo dài quá một tuần hay một tháng, và đó là cái yếu nhất của nó. Vì người ta không thể hủy diệt mọi văn khố hay mọi phần cứng của máy vi tính bằng nghị định hay sắc chỉ. Một ngày kia, khi bạn không còn, các nhà toán học tương lai sẽ duyệt lại các phát biểu bất đẳng thức kia và lấy làm lạ tại sao có người lại tin cái thứ tân toán học của bạn. Với lợi thế của việc nhìn lại, họ sẽ coi thời đại chúng ta là Thời Đại Đen Tối thứ hai. Có lẽ lúc ấy, nền toán học cao hơn sẽ có một cuộc Phục Hưng.
Không hề có phương trình bằng nhau trong các bài toán mới của người thời nay, chỉ có những phát biểu “bất đẳng thức đúng nghĩa” như người ta thường gọi chúng, được tượng trưng bởi các dấu > (lớn hơn) và < (nhỏ hơn). Bạn định nghĩa mỗi liên hệ và tương tác bản thân theo hai biểu tượng này, trong đó, bạn luôn ở phía lớn hơn. Mỗi lần nói về mình, bạn đều phát biểu các mệnh đề đánh giá bạn > mọi người khác và mọi người khác < bạn. Mỗi câu phát biểu bạn ngỏ cùng những người muốn nghe bạn đều nhấn mạnh tới giá rị của hai mệnh đề này.
Nếu những biến số như x và y được đưa vào phương trình đi chăng nữa, bạn cũng không thèm lưu ý đến việc giải phương trình này. Bạn chỉ có thể tìm cách củng cố các câu phát biểu cho thấy sự bất bình đẳng đúng nghĩa mà thôi, dựa vào phép trừ và phép chia để giảm thiểu hơn nữa phía “nhỏ hơn”; hoặc thay vào đó, dựa vào phép cộng và phép nhân để gia tăng phía bên bạn. Nói tóm lại, bạn sử dụng các phép tính này để gia tăng tầm cỡ tương đối của bạn so với bất cứ ai khác. Giá trị cuối cùng của x và y không tạo nên bất cứ khác biệt nào, bao lâu câu phát biểu chứng minh rằng tầm vóc bạn luôn cao hơn.
Nếu, tỷ dụ như + x bỗng nhiên xuất hiện ở phía “nhỏ hơn”, bạn sẽ lập tức trừ nó hay phủ định nó. Nghĩa là, bạn sẽ nhấn mạnh rằng Người số 1 không hề có một vốn liếng giá trị nào mà bên bạn lại không có trong phát biểu bất đẳng thức đúng nghĩa. Hoặc bạn sẽ tối thiểu hóa x, dùng phép chia làm cho nó nhỏ dần mãi. Một lần nữa, bạn chẳng lưu tâm gì tới giá trị thực sự của biến số đó, chỉ lưu tâm làm sao cho Người 1 xuất hiện như < bạn.
Chiến lược đánh phủ đầu không ngừng không nghỉ của bạn dựa trên các phép tính cộng và nhân, làm vô hiệu sự gia tăng giá trị có thể có của phía bên kia biểu tượng bất đẳng thức đúng nghĩa bằng cách gia tăng giá trị của phiá bên bạn. Bằng cách tự phát lồng các số mới hay khuếch đại các số cũ bằng các hệ số lớn, bạn gia tăng độ lớn của bạn so với mọi người khác. Mặc dù mọi phát biểu của bất đẳng thức đúng nghĩa luôn đặt bạn ở phía lớn hơn, nhưng độ cách biệt càng lớn thì càng hay.
Nếu có nhà toán học nào khác dám thách thức giá trị các phương trình của bạn hay nếu họ dám mưu toan đảo ngược chúng, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là lặp lại phiên bản của riêng bạn, không cần đếm xỉa gì tới các chứng cớ mới được đưa ra. Kinh nghiệm dạy bạn rằng cứ lặp lại hoài một phát biểu toán học sai sẽ thuyết phục được người nghe thừa nhận sự thật của chúng. Nếu chuyện này thất bại, bạn sẽ tìm cách hạ giá nhà toán học đã đề xuất phát biểu mới. Tấn công nhằm vào con người ông ta quả không có chỗ đứng trong toán học, nhưng nào bạn có tôn trọng qui luật này.
Và bạn có lý do làm thế. Vì những cuộc tấn công như thế có kết quả, nghĩa là, người nghe ủng hộ các phát biểu nguyên thủy của bạn về bất đẳng thức đúng nghĩa như thể bạn thực sự đánh bại được thách thức của người sử dụng các phương thế hợp lệ.
Ở điểm này, chúng ta phải nói một điều hiển nhiên: bạn không phải là nhà toán học đích thực vì bạn không hề quan tâm tới điều gì khi sử dụng các con số và phép tính để mô tả thực tại, vốn là mục đích tối hậu của toán học. Sự thất bại của bạn trong việc tiến quá bên kia các phát biểu bất đẳng thức và số học đơn giản là một bằng chứng nữa. Phép cộng, phép trừ, phép nhân, v.v... chỉ có thể dẫn ta đến đó, dù được sử dụng đúng cách. Muốn nắm được trọn vẹn sự phức tạp của thực tại, chúng ta cần những phép tính tinh vi hơn. Về đại số học, chưa nói tới phép vi phân và tích phân, bạn chưa biết gì cả.
Có lẽ kết quả đáng báo động nhất trong thành công của bạn, (rõ ràng bạn thành công vì số lượng người nghe bạn đông đảo), là việc sa sút của ngành toán học truyền thống. Hàng triệu người nay ủng hộ các phát biểu bất đẳng thức của bạn mà không thèm sử dụng đến dấu = (dấu bằng). Bạn đã thuyết phục họ rằng các phép tính của nền toán học cao hơn không những vô dụng mà còn vô giá trị nữa. Khi điều này xẩy đến cho toán học, mọi điều người ta cần biết chỉ còn có thể do bạn dạy cho họ.
Liệu Đại Số Học I và nhiều khóa giảng cao cấp khác có biến mất khỏi học trình của các trường của chúng ta hay không là điều còn phải chờ xem sao. Có lẽ các phân khoa đại học chuyên về toán và cả vật lý nữa cuối cùng rồi sẽ biến mất, để bị thay thế bởi những khóa học tuyên truyền cho các ý thức hệ giống Thời Kỳ Đen Tối thuở nào.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Burgo, vẫn có cơ sở để hy vọng: với sự kiện nó tập chú vào việc chứng minh thế thượng phong ngay lúc này, nền tân toán học của bạn không thể kéo dài quá một tuần hay một tháng, và đó là cái yếu nhất của nó. Vì người ta không thể hủy diệt mọi văn khố hay mọi phần cứng của máy vi tính bằng nghị định hay sắc chỉ. Một ngày kia, khi bạn không còn, các nhà toán học tương lai sẽ duyệt lại các phát biểu bất đẳng thức kia và lấy làm lạ tại sao có người lại tin cái thứ tân toán học của bạn. Với lợi thế của việc nhìn lại, họ sẽ coi thời đại chúng ta là Thời Đại Đen Tối thứ hai. Có lẽ lúc ấy, nền toán học cao hơn sẽ có một cuộc Phục Hưng.