Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:35 17/08/2011
TIỀN BÁNH
Có người vào trong tiệm bánh ăn bánh, hỏi bao nhiêu tiền một cái bánh ? Người bán bánh nói:
- “Một cái bánh giá một xu”.
Người mua bánh liền ăn mấy cái, sau đó tính theo số lượng mà trả tiền. Người bán bánh nói:
- “Bánh không dùng bột sao, nên trả một số tiền bột chứ !”
Người ăn bánh bèn nghe theo mà trả tiền.
Người bán bánh lại nói:
- “Không có công nhân làm bánh thì làm sao thành bánh được, nên trả tiền cho công nhân chứ !”
Người ăn bánh bèn nghe theo mà trả thêm tiền công.
Người ăn bánh sau khi trả các loại tiền xong thì đi ra khỏi tiệm bánh, đi được nửa đường đột nhiên nhớ lại: mặc dù mình trả tiền bột, tiền củi và tiền công, tại sao lại còn trả tiền bánh nhỉ ?
Suy tư:
Mỗi cái bánh là một đồng, đương nhiên bao gồm cả tiền bột và tiền công, không ai đi mua bánh mà còn trả luôn khoản tiền công và tiền bột riêng, chỉ có những người bán bánh lưu manh và người mua bánh là người mất trí mới như thế mà thôi.
Lưu manh với người mất trí là bất lương.
Lưu manh với người già cả là bất nhân.
Lưu manh với trẻ em là bất nhẫn.
Lưu manh với người tu hành là bất trí.
Người Ki-tô hữu thì khác với người lưu manh, họ đối xử với người mất trí cách tôn trọng, đối xử với người già cả như những bậc ông bà của mình, với trẻ em là như những con cái cháu chắt của họ, với người tu hành thì họ càng kính trọng hơn, bởi vì họ đã dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa để phục vụ các linh hồn...
Lưu manh là con đẻ của ma quỷ !
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người vào trong tiệm bánh ăn bánh, hỏi bao nhiêu tiền một cái bánh ? Người bán bánh nói:
- “Một cái bánh giá một xu”.
Người mua bánh liền ăn mấy cái, sau đó tính theo số lượng mà trả tiền. Người bán bánh nói:
- “Bánh không dùng bột sao, nên trả một số tiền bột chứ !”
Người ăn bánh bèn nghe theo mà trả tiền.
Người bán bánh lại nói:
- “Không có công nhân làm bánh thì làm sao thành bánh được, nên trả tiền cho công nhân chứ !”
Người ăn bánh bèn nghe theo mà trả thêm tiền công.
Người ăn bánh sau khi trả các loại tiền xong thì đi ra khỏi tiệm bánh, đi được nửa đường đột nhiên nhớ lại: mặc dù mình trả tiền bột, tiền củi và tiền công, tại sao lại còn trả tiền bánh nhỉ ?
Suy tư:
Mỗi cái bánh là một đồng, đương nhiên bao gồm cả tiền bột và tiền công, không ai đi mua bánh mà còn trả luôn khoản tiền công và tiền bột riêng, chỉ có những người bán bánh lưu manh và người mua bánh là người mất trí mới như thế mà thôi.
Lưu manh với người mất trí là bất lương.
Lưu manh với người già cả là bất nhân.
Lưu manh với trẻ em là bất nhẫn.
Lưu manh với người tu hành là bất trí.
Người Ki-tô hữu thì khác với người lưu manh, họ đối xử với người mất trí cách tôn trọng, đối xử với người già cả như những bậc ông bà của mình, với trẻ em là như những con cái cháu chắt của họ, với người tu hành thì họ càng kính trọng hơn, bởi vì họ đã dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa để phục vụ các linh hồn...
Lưu manh là con đẻ của ma quỷ !
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:36 17/08/2011
N2T |
12. Bất luận là con sa đọa như thế nào, nhưng đối với việc được cứu độ, thì con không được thất vọng.
(Thánh nữ Catharina)Con người là ai
Lm Vũđình Tường
04:49 17/08/2011
Chúa nhật 21 thường niên, năm A
Mat 16,13-20.A
Khi nói về người nào đó chúng ta thường biết về người đó hoặc là qua truyền thông, báo chí, hoặc nghe người khác nói về người đó hoặc chính mình gặp nói chuyện với người đó. Tất cả những hiểu biết trên ít nhiều giúp chúng ta biết về người nào.
Nhận định của các nhà truyền thông thường là quan điểm riêng. Nhà báo thường nghe người khác thuật lại sự kiện để viết tin mà ít khi có cơ may nhìn thấy sự kiện xảy ra. Họ không trực tiếp chứng kiến điều xảy ra mà thường nhìn vào hậu quả của sự việc. Người làm công tác truyền thông đôi khi đi phỏng vấn người khác để lấy tin viết bài. Chúng ta không nghi ngờ về nhận xét của người khác đúng sai, nhưng ghi nhận những thông báo trên truyền thông không phải luôn chính xác. Ngoài ra cũng nên ghi nhận nhà báo khó tránh khỏi ảnh hưởng xu hướng xã hội, chính trị, quan điểm riêng, chi phối bài viết khi nhận định.
Dẫu thế nhận định của họ được nhiều người vin vào để lí luận, dùng như bằng chứng, chứng cớ hỗ trợ cho lí luận của mìn. Dựa vào truyền thông để lí luận, nhận xét là vay mượn tư tưởng, nhận xét của người khác. Dẫu thế nhận định của họ được nhiều người vin vào để lí luận, dùng như bằng chứng, chứng cớ hỗ trợ cho lí luận của mìn. Dựa vào truyền thông để lí luận, nhận xét là vay mượn tư tưởng, nhận xét của người khác.
Nhận xét đáng tin cậy hơn cả là do mắt thấy, tai nghe. Điều đó trở thành nhận xét của riêng cá nhân mình mà không phải là vay mượn, phán đoán do người khác làm dùm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có cơ hội để mắt thấy tai nghe. Hầu hết là chúng ta đọc tường thuật hay đọc bài người đó viết ra. Đọc điều viết ra có lợi điểm là có thời gian suy nghĩ, nhận định và có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Tuy nhiên vẫn khó có thể xác định đây là nhận xét chính xác nhất vì mọi nhận xét về người khác đều phiếm diện, bất toàn.
Đây chính là lí do tại sao có nhiều cái nhìn khác nhau về con người Giêsu khi Ngài hỏi các môn đệ người ta nhận xét Con Người là ai. Các môn đệ thuật lại cho Thầy biết người ta nói gì về Thầy.
Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó.
Khi hỏi câu này phải chăng Đức Kitô ngụ ý nhắc các môn đệ hãy cẩn trọng khi nghe đồn thổi về người này, người nọ vì đồn thổi hay nhận định của người khác về cá nhân nào. Không ít thì nhiều đều có sai lầm. Sai lầm ở điểm họ chỉ nhìn biết bề ngoài, nhận xét phiếm diện mà không đủ khả năng nhìn thấu suốt bên trong. Dù nhận xét đó có được thử đi thử lại nhiều lần cũng vẫn sai. Người nhận xét thì lo quan sát, dòm trộm, nhìn lén. Người bị nhận xét lại đóng kịch, trình diễn nên cả hai đều cố tình đánh lạc hướng nhau. Mục đích chính của sự việc đều qui vào lợi nhuận. Nói đến lợi nhuận là nói đến tư lợi. Nói đến tư lợi là nói đến việc làm lợi cho tư nhân, cá nhân. Tư lợi cá nhân đặt lên hàng đầu.
Đức Kitô hỏi các môn đệ xem các ông nhận xét Thầy mình ra sao?
Simon Phêrô đại diện anh em thưa,
Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.
Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Đức Kitô lên tiếng khen Phêrô. Ngài cho biết để nhận xét đúng về cá nhân người nào đó cần có sự soi sáng của Thiên Chúa. Mọi nhận xét khác đều có thể sai lầm ngoại trừ sự soi sáng của Thiên Chúa. Điều này giúp chúng ta cẩn trọng trong nhận định, phê bình người khác. Bề ngoài chúng ta nhìn thấy họ sai lầm, phạm lỗi nhưng lí do bên trong thúc đẩy, dẫn đến sai lầm chúng ta không thể dò thấu. Cần cẩn trọng và nhẹ nhàng trong phán đoán, phê bình, nhận định người khác. Cá nhân nào cũng có thời sống tốt lành, lúc dở chứng để thói xấu ảnh hưởng đến cách hành xử, thói xấu làm chủ lời nói, hành động. Lí do nào dẫn đến tình trạng đó? Ta không rõ. Hãy nhìn sự việc như trên đáng thương hơn đáng trách, đáng tội nghiệp hơn kết án. Hãy cảm thông đón nhận, cầu nguyện để Chúa soi sáng họ trở về cùng Chúa.
Đây chính là trường hợp của Phêrô khi ông lên tiếng căn ngăn Đức Kitô đừng làm theo ý Chúa Cha. Đức Kitô khiển trách ông.
Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người c.20
Rõ ràng, mọi nhận xét chính đáng đến từ Thiên Chúa, mọi nhận xét, hiểu biết thuộc về loài người đều chứa đựng ít nhiều sai lầm. Ngay cả những lời nói xem ra có vẻ tốt lành.
Thánh Phaolô tóm gọn sự khôn ngoan của Thiên Chúa như sau,
Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa Rm 11,33-34
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mat 16,13-20.A
Khi nói về người nào đó chúng ta thường biết về người đó hoặc là qua truyền thông, báo chí, hoặc nghe người khác nói về người đó hoặc chính mình gặp nói chuyện với người đó. Tất cả những hiểu biết trên ít nhiều giúp chúng ta biết về người nào.
Nhận định của các nhà truyền thông thường là quan điểm riêng. Nhà báo thường nghe người khác thuật lại sự kiện để viết tin mà ít khi có cơ may nhìn thấy sự kiện xảy ra. Họ không trực tiếp chứng kiến điều xảy ra mà thường nhìn vào hậu quả của sự việc. Người làm công tác truyền thông đôi khi đi phỏng vấn người khác để lấy tin viết bài. Chúng ta không nghi ngờ về nhận xét của người khác đúng sai, nhưng ghi nhận những thông báo trên truyền thông không phải luôn chính xác. Ngoài ra cũng nên ghi nhận nhà báo khó tránh khỏi ảnh hưởng xu hướng xã hội, chính trị, quan điểm riêng, chi phối bài viết khi nhận định.
Dẫu thế nhận định của họ được nhiều người vin vào để lí luận, dùng như bằng chứng, chứng cớ hỗ trợ cho lí luận của mìn. Dựa vào truyền thông để lí luận, nhận xét là vay mượn tư tưởng, nhận xét của người khác. Dẫu thế nhận định của họ được nhiều người vin vào để lí luận, dùng như bằng chứng, chứng cớ hỗ trợ cho lí luận của mìn. Dựa vào truyền thông để lí luận, nhận xét là vay mượn tư tưởng, nhận xét của người khác.
Nhận xét đáng tin cậy hơn cả là do mắt thấy, tai nghe. Điều đó trở thành nhận xét của riêng cá nhân mình mà không phải là vay mượn, phán đoán do người khác làm dùm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có cơ hội để mắt thấy tai nghe. Hầu hết là chúng ta đọc tường thuật hay đọc bài người đó viết ra. Đọc điều viết ra có lợi điểm là có thời gian suy nghĩ, nhận định và có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Tuy nhiên vẫn khó có thể xác định đây là nhận xét chính xác nhất vì mọi nhận xét về người khác đều phiếm diện, bất toàn.
Đây chính là lí do tại sao có nhiều cái nhìn khác nhau về con người Giêsu khi Ngài hỏi các môn đệ người ta nhận xét Con Người là ai. Các môn đệ thuật lại cho Thầy biết người ta nói gì về Thầy.
Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó.
Khi hỏi câu này phải chăng Đức Kitô ngụ ý nhắc các môn đệ hãy cẩn trọng khi nghe đồn thổi về người này, người nọ vì đồn thổi hay nhận định của người khác về cá nhân nào. Không ít thì nhiều đều có sai lầm. Sai lầm ở điểm họ chỉ nhìn biết bề ngoài, nhận xét phiếm diện mà không đủ khả năng nhìn thấu suốt bên trong. Dù nhận xét đó có được thử đi thử lại nhiều lần cũng vẫn sai. Người nhận xét thì lo quan sát, dòm trộm, nhìn lén. Người bị nhận xét lại đóng kịch, trình diễn nên cả hai đều cố tình đánh lạc hướng nhau. Mục đích chính của sự việc đều qui vào lợi nhuận. Nói đến lợi nhuận là nói đến tư lợi. Nói đến tư lợi là nói đến việc làm lợi cho tư nhân, cá nhân. Tư lợi cá nhân đặt lên hàng đầu.
Đức Kitô hỏi các môn đệ xem các ông nhận xét Thầy mình ra sao?
Simon Phêrô đại diện anh em thưa,
Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.
Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Đức Kitô lên tiếng khen Phêrô. Ngài cho biết để nhận xét đúng về cá nhân người nào đó cần có sự soi sáng của Thiên Chúa. Mọi nhận xét khác đều có thể sai lầm ngoại trừ sự soi sáng của Thiên Chúa. Điều này giúp chúng ta cẩn trọng trong nhận định, phê bình người khác. Bề ngoài chúng ta nhìn thấy họ sai lầm, phạm lỗi nhưng lí do bên trong thúc đẩy, dẫn đến sai lầm chúng ta không thể dò thấu. Cần cẩn trọng và nhẹ nhàng trong phán đoán, phê bình, nhận định người khác. Cá nhân nào cũng có thời sống tốt lành, lúc dở chứng để thói xấu ảnh hưởng đến cách hành xử, thói xấu làm chủ lời nói, hành động. Lí do nào dẫn đến tình trạng đó? Ta không rõ. Hãy nhìn sự việc như trên đáng thương hơn đáng trách, đáng tội nghiệp hơn kết án. Hãy cảm thông đón nhận, cầu nguyện để Chúa soi sáng họ trở về cùng Chúa.
Đây chính là trường hợp của Phêrô khi ông lên tiếng căn ngăn Đức Kitô đừng làm theo ý Chúa Cha. Đức Kitô khiển trách ông.
Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người c.20
Rõ ràng, mọi nhận xét chính đáng đến từ Thiên Chúa, mọi nhận xét, hiểu biết thuộc về loài người đều chứa đựng ít nhiều sai lầm. Ngay cả những lời nói xem ra có vẻ tốt lành.
Thánh Phaolô tóm gọn sự khôn ngoan của Thiên Chúa như sau,
Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa Rm 11,33-34
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chúa Giêsu Kitô
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:38 17/08/2011
Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,15).
Sau khi tổ tông của loài người đã phạm tội trái lệnh Chúa, Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ qua miêu duệ của một phụ nữ, khi Chúa phán: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."( Stk 3,15). Lời hứa được mặc khải cách tiệm tiến qua lịch sử cứu độ. Miêu duệ của người phụ nữ chính là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Thánh Gioan đã trình bày về Ngôi Hai: Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1,1). Ngôi Lời là Con Một của Thiên Chúa sẽ nhập thể trở nên con người giống như chúng ta: Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật (Ga 1,14).
Tới thời đã định, Sứ Thần của Chúa đã loan tin cứu độ: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (Lc 1,35). Đây là một xác tín của một niềm tin. Danh Chúa Kitô là Con Thiên Chúa được khai mở từ từ qua lịch sử cứu độ. Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi đức trinh nữ Maria, gọi là Giêsu Nazaret (7-2 BC-30-36 AD). Thánh Matthêô đã ghi chép lại gia phả của Chúa Giêsu để minh chứng Ngài thuộc dòng dõi dân Do thái. Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham (Mt 1,1) và ông Giuse đã được chọn làm cha nuôi: Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô (Mt 1,16). Trong khi báo mộng cho ông Giuse, thiên thần trao quyền đặt tên cho con trẻ: Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ (Mt 1,21).
Tròn 30 tuổi, tam thập như lập, Chúa Giêsu bắt đầu ra rao giảng tin mừng cứu độ. Khởi đầu bằng lãnh nhận phép rửa sám hối: Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilêa đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình (Mt 3,13). Từ làng quê Nazaret nhỏ bé và nghèo nàn, người thanh niên Giêsu vào đời với hai bàn tay trắng, không mang bao bị, giầy dép, không có nhà cửa hay trụ sở náu thân. Thầy Giêsu với một trái tim rung cảm và xót thương đã dong duổi khắp các hang cùng ngõ hẻm mang tin vui cho mọi người. Tiên tri Isaia đã diễn tả bước chân đi gieo mầm cứu rỗi: Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị. (Is 52,7). Chúa Giêsu giảng về tình yêu của trái tim, về lòng chân thành, về sự hối cải trở về, sự công bằng, tha thứ và về ơn cứu độ. Đức Giêsu thực hiện nhiều việc lạ lùng như chữa bệnh, xua trừ ma qủy và các phép lạ vượt ngoài luật tự nhiên. Lời của Chúa có uy quyền biến đổi cả tâm hồn và thể chất.
Trong các thánh lễ Chúa Nhật hay lễ Trọng, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô: Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Lời tuyên xưng được mặc khải qua Kinh Thánh và lịch sử. Trang đầu Phúc âm của thánh Marcô đã ghi: Khởi đầu Tin Mừng Đức Gi-su Kitô, Con Thiên Chúa (Mc 1,1). Thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng: Hôm sau, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Khi Chúa biến hình trên núi, Lời của Chúa Cha từ trời phán: Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." (Mc 9,7). Đấng Kitô đã được nhiều người tuyên xưng là Con Thiên Chúa: Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!(Mt 14,33). Ngay cả những thần ô uế và người bị quỷ ám cũng la lên: Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì sấp mình dưới chân Người và kêu lên: "Ông là Con Thiên Chúa! (Mc 3,11). Ông Phêrô, người môn đệ nhiệt thành và trung tín đã tuyên xưng: "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.(Mt 16,16).
Không phải hết mọi người chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa. Đạo Do thái chối từ Chúa Giêsu là Đấng Messiah, chỉ nhìn nhận Ngài là vị tiên tri cao cả, vì cho rằng Ngài đã không hoàn tất mọi lời tiên tri trong sách Tanakh. Đạo Hồi Giáo nhìn nhận Chúa Giêsu như là một vị tiên tri vĩ đại. Nhưng họ không chấp nhận Ngài là Con Chúa nhập thể và không có trải qua sự khổ hình thập giá. Có nhiều người Do-thái hoài nghi và chất vấn về con người thật của Chúa: "Vậy ông là Con Thiên Chúa sao? " Người đáp: "Đúng như các ông nói, chính tôi đây." (Lc 22,70). Họ không đồng thuận với Chúa nên đã tẩy chay và kết án Chúa: "Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa."(Ga 19,7). Vị quan tổng trấn không có lập trường, với thái độ mị dân, ông để thả trôi cho dân chúng quyền quyết định: Tổng trấn Philatô nói tiếp: "Thế còn ông Giêsu, cũng gọi là Kitô, ta sẽ làm gì đây? " Mọi người đồng thanh: "Đóng đinh nó vào thập giá!(Mt 27,22).
Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm của tình yêu: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16). Chúa mời gọi con người đặt niềm tin nơi Chúa, họ sẽ tìm thấy ơn cứu độ: Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa (Ga 3,18). Các chức sắc tôn giáo, vua quan, quân lính và nhiều người đã nhúng tay vào việc kết án và hành xử Chúa. Họ reo hò mừng rỡ vì đã diệt trừ được kẻ nói phạm thượng và khuấy động an ninh trật tự. Họ nghĩ rằng họ đã chiến thắng khai trừ tội phạm. Trong lúc họ thỏa thuê với những hành động gớm ghê, họ đã được sáng mắt nhận ra uy quyền của Đấng mà họ đã ra tay loại trừ: Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa. (Mt 27,54).
Các tín hữu tôn kính Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể đã chịu chết và đã sống lại. Chúa Giêsu là Chúa, là Thầy và là Đấng Chữa Lành. Chúa giáng trần không phải để cai trị hay chiếm hữu danh vọng trần thế. Chúa mang thân phận của một tôi tớ đau khổ, bị ruồng rẫy xỉ vả và đánh đập tan nát tấm thân: Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa (Is 52,14). Chúa đến ban ơn cứu độ qua con đường thập giá. Vì tình yêu, Chúa đã hiến thân chịu chết đền thay tội lỗi nhân loại. Chính Chúa Giêsu đã loan báo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại (Lc 24,46). Khi các tông đồ ra đi làm nhân chứng, các ngài lấy danh Chúa Kitô chịu chết và sống lại như là bảo bối của tất cả niềm tin: Đấng Kitô sẽ chịu đau khổ và là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, để loan báo ánh sáng cho dân Do-thái cũng như cho các dân ngoại." (Tđcv 26,23).
Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu đã mở một trang sử mới. Đã có ngàn ngàn lớp lớp người bước theo, tin tưởng và xả thân cho tin mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Trước hết là các tông đồ, các môn đệ và các tín hữu tiên khởi đã dám hiến mạng sống mình để làm nhân chứng cho niềm tin. Ông Saolô, là kẻ bách hại đạo Chúa, đã trở nên tông đồ nhiệt thành mang tin vui Chúa sống lại cho các dân ngoại: Theo thói quen, ông Phaolô đến với họ, dựa vào Kinh Thánh, ông giải thích và xác định rằng Đấng Kitô phải chịu khổ hình và sống lại từ cõi chết; ông nói: "Đấng Kitô ấy, chính là Đức Giêsu mà tôi rao giảng cho anh em."(Tđcv 17,3).
Thời đại hôm nay còn rất nhiều người chưa được nghe biết tin mừng cứu độ. Có nhiều người vẫn chưa được nhận biết Đấng Cứu Thế là ai. Có nhiều người không biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần cứu độ nhân lọai. Có nhiều kẻ nhìn hình tượng Chúa Giêsu trần trụi trên thập giá thì nhạo cười, chế diễu và thù ghét. Có nhiều người muốn loại trừ thập giá khỏi cuộc sống, khỏi tâm hồn và khỏi những nơi công cộng. Nhiều người vẫn còn dửng dưng khi nghe lời hằng sống. Họ chối từ niềm tin ơn cứu độ. Thế giới hôm nay đang rất cần các nhân chứng như là đèn soi, là muối ướp và gương sáng dẫn lối chỉ đường. Mỗi Kitô hữu được mời gọi trở thành ngọn hải đăng dẫn đường nhiều người về bên Chúa.
Muốn là đèn sáng soi cho mọi người, chúng ta phải hiểu biết và yêu mến Chúa trước. Hãy đọc, nghiền gẫm, suy niệm và sống Lời Chúa hằng ngày. Vô tri bất mộ, không biết thì không mến. Chúa Giêsu mời gọi: Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,29). Chúng ta không cần phải tìm kiếm đâu xa, Lời Chúa trong Kinh Thánh dư đủ để giúp chúng ta nên trọn lành.
Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại thủ đô Madrid từ ngày 16-21 tháng 8, năm 2011: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời sống mình trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô, vững vàng vào đức tin" (Col. 2,7). Chúng ta là Kitô hữu và mang danh Chúa Kitô. Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Thầy, là Đấng Cứu Thế, là trung tâm điểm của đời sống và là cứu cánh của cuộc đời. Chúng ta phải là ánh sáng, là muối, là men ướp mặn đời. Chúng ta hãy nên giống Chúa và giúp mọi người hưởng nhờ ơn cứu độ. Chúa kêu gọi chúng ta: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo (Mt 16,24). Lạy Chúa, chỉ có Chúa dẫn đường chúng con đến sự sống và sự sống thật. Chúng con đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Chúa vì Chúa có lời ban sự sống đời đời.
Sau khi tổ tông của loài người đã phạm tội trái lệnh Chúa, Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ qua miêu duệ của một phụ nữ, khi Chúa phán: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."( Stk 3,15). Lời hứa được mặc khải cách tiệm tiến qua lịch sử cứu độ. Miêu duệ của người phụ nữ chính là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Thánh Gioan đã trình bày về Ngôi Hai: Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1,1). Ngôi Lời là Con Một của Thiên Chúa sẽ nhập thể trở nên con người giống như chúng ta: Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật (Ga 1,14).
Tới thời đã định, Sứ Thần của Chúa đã loan tin cứu độ: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (Lc 1,35). Đây là một xác tín của một niềm tin. Danh Chúa Kitô là Con Thiên Chúa được khai mở từ từ qua lịch sử cứu độ. Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi đức trinh nữ Maria, gọi là Giêsu Nazaret (7-2 BC-30-36 AD). Thánh Matthêô đã ghi chép lại gia phả của Chúa Giêsu để minh chứng Ngài thuộc dòng dõi dân Do thái. Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham (Mt 1,1) và ông Giuse đã được chọn làm cha nuôi: Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô (Mt 1,16). Trong khi báo mộng cho ông Giuse, thiên thần trao quyền đặt tên cho con trẻ: Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ (Mt 1,21).
Tròn 30 tuổi, tam thập như lập, Chúa Giêsu bắt đầu ra rao giảng tin mừng cứu độ. Khởi đầu bằng lãnh nhận phép rửa sám hối: Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilêa đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình (Mt 3,13). Từ làng quê Nazaret nhỏ bé và nghèo nàn, người thanh niên Giêsu vào đời với hai bàn tay trắng, không mang bao bị, giầy dép, không có nhà cửa hay trụ sở náu thân. Thầy Giêsu với một trái tim rung cảm và xót thương đã dong duổi khắp các hang cùng ngõ hẻm mang tin vui cho mọi người. Tiên tri Isaia đã diễn tả bước chân đi gieo mầm cứu rỗi: Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị. (Is 52,7). Chúa Giêsu giảng về tình yêu của trái tim, về lòng chân thành, về sự hối cải trở về, sự công bằng, tha thứ và về ơn cứu độ. Đức Giêsu thực hiện nhiều việc lạ lùng như chữa bệnh, xua trừ ma qủy và các phép lạ vượt ngoài luật tự nhiên. Lời của Chúa có uy quyền biến đổi cả tâm hồn và thể chất.
Trong các thánh lễ Chúa Nhật hay lễ Trọng, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô: Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Lời tuyên xưng được mặc khải qua Kinh Thánh và lịch sử. Trang đầu Phúc âm của thánh Marcô đã ghi: Khởi đầu Tin Mừng Đức Gi-su Kitô, Con Thiên Chúa (Mc 1,1). Thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng: Hôm sau, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Khi Chúa biến hình trên núi, Lời của Chúa Cha từ trời phán: Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." (Mc 9,7). Đấng Kitô đã được nhiều người tuyên xưng là Con Thiên Chúa: Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!(Mt 14,33). Ngay cả những thần ô uế và người bị quỷ ám cũng la lên: Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì sấp mình dưới chân Người và kêu lên: "Ông là Con Thiên Chúa! (Mc 3,11). Ông Phêrô, người môn đệ nhiệt thành và trung tín đã tuyên xưng: "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.(Mt 16,16).
Không phải hết mọi người chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa. Đạo Do thái chối từ Chúa Giêsu là Đấng Messiah, chỉ nhìn nhận Ngài là vị tiên tri cao cả, vì cho rằng Ngài đã không hoàn tất mọi lời tiên tri trong sách Tanakh. Đạo Hồi Giáo nhìn nhận Chúa Giêsu như là một vị tiên tri vĩ đại. Nhưng họ không chấp nhận Ngài là Con Chúa nhập thể và không có trải qua sự khổ hình thập giá. Có nhiều người Do-thái hoài nghi và chất vấn về con người thật của Chúa: "Vậy ông là Con Thiên Chúa sao? " Người đáp: "Đúng như các ông nói, chính tôi đây." (Lc 22,70). Họ không đồng thuận với Chúa nên đã tẩy chay và kết án Chúa: "Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa."(Ga 19,7). Vị quan tổng trấn không có lập trường, với thái độ mị dân, ông để thả trôi cho dân chúng quyền quyết định: Tổng trấn Philatô nói tiếp: "Thế còn ông Giêsu, cũng gọi là Kitô, ta sẽ làm gì đây? " Mọi người đồng thanh: "Đóng đinh nó vào thập giá!(Mt 27,22).
Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm của tình yêu: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3,16). Chúa mời gọi con người đặt niềm tin nơi Chúa, họ sẽ tìm thấy ơn cứu độ: Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa (Ga 3,18). Các chức sắc tôn giáo, vua quan, quân lính và nhiều người đã nhúng tay vào việc kết án và hành xử Chúa. Họ reo hò mừng rỡ vì đã diệt trừ được kẻ nói phạm thượng và khuấy động an ninh trật tự. Họ nghĩ rằng họ đã chiến thắng khai trừ tội phạm. Trong lúc họ thỏa thuê với những hành động gớm ghê, họ đã được sáng mắt nhận ra uy quyền của Đấng mà họ đã ra tay loại trừ: Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa. (Mt 27,54).
Các tín hữu tôn kính Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể đã chịu chết và đã sống lại. Chúa Giêsu là Chúa, là Thầy và là Đấng Chữa Lành. Chúa giáng trần không phải để cai trị hay chiếm hữu danh vọng trần thế. Chúa mang thân phận của một tôi tớ đau khổ, bị ruồng rẫy xỉ vả và đánh đập tan nát tấm thân: Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa (Is 52,14). Chúa đến ban ơn cứu độ qua con đường thập giá. Vì tình yêu, Chúa đã hiến thân chịu chết đền thay tội lỗi nhân loại. Chính Chúa Giêsu đã loan báo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại (Lc 24,46). Khi các tông đồ ra đi làm nhân chứng, các ngài lấy danh Chúa Kitô chịu chết và sống lại như là bảo bối của tất cả niềm tin: Đấng Kitô sẽ chịu đau khổ và là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, để loan báo ánh sáng cho dân Do-thái cũng như cho các dân ngoại." (Tđcv 26,23).
Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu đã mở một trang sử mới. Đã có ngàn ngàn lớp lớp người bước theo, tin tưởng và xả thân cho tin mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Trước hết là các tông đồ, các môn đệ và các tín hữu tiên khởi đã dám hiến mạng sống mình để làm nhân chứng cho niềm tin. Ông Saolô, là kẻ bách hại đạo Chúa, đã trở nên tông đồ nhiệt thành mang tin vui Chúa sống lại cho các dân ngoại: Theo thói quen, ông Phaolô đến với họ, dựa vào Kinh Thánh, ông giải thích và xác định rằng Đấng Kitô phải chịu khổ hình và sống lại từ cõi chết; ông nói: "Đấng Kitô ấy, chính là Đức Giêsu mà tôi rao giảng cho anh em."(Tđcv 17,3).
Thời đại hôm nay còn rất nhiều người chưa được nghe biết tin mừng cứu độ. Có nhiều người vẫn chưa được nhận biết Đấng Cứu Thế là ai. Có nhiều người không biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần cứu độ nhân lọai. Có nhiều kẻ nhìn hình tượng Chúa Giêsu trần trụi trên thập giá thì nhạo cười, chế diễu và thù ghét. Có nhiều người muốn loại trừ thập giá khỏi cuộc sống, khỏi tâm hồn và khỏi những nơi công cộng. Nhiều người vẫn còn dửng dưng khi nghe lời hằng sống. Họ chối từ niềm tin ơn cứu độ. Thế giới hôm nay đang rất cần các nhân chứng như là đèn soi, là muối ướp và gương sáng dẫn lối chỉ đường. Mỗi Kitô hữu được mời gọi trở thành ngọn hải đăng dẫn đường nhiều người về bên Chúa.
Muốn là đèn sáng soi cho mọi người, chúng ta phải hiểu biết và yêu mến Chúa trước. Hãy đọc, nghiền gẫm, suy niệm và sống Lời Chúa hằng ngày. Vô tri bất mộ, không biết thì không mến. Chúa Giêsu mời gọi: Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,29). Chúng ta không cần phải tìm kiếm đâu xa, Lời Chúa trong Kinh Thánh dư đủ để giúp chúng ta nên trọn lành.
Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại thủ đô Madrid từ ngày 16-21 tháng 8, năm 2011: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời sống mình trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô, vững vàng vào đức tin" (Col. 2,7). Chúng ta là Kitô hữu và mang danh Chúa Kitô. Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Thầy, là Đấng Cứu Thế, là trung tâm điểm của đời sống và là cứu cánh của cuộc đời. Chúng ta phải là ánh sáng, là muối, là men ướp mặn đời. Chúng ta hãy nên giống Chúa và giúp mọi người hưởng nhờ ơn cứu độ. Chúa kêu gọi chúng ta: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo (Mt 16,24). Lạy Chúa, chỉ có Chúa dẫn đường chúng con đến sự sống và sự sống thật. Chúng con đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Chúa vì Chúa có lời ban sự sống đời đời.
Cơ chế hữu hình
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:39 17/08/2011
Chúa Nhật XXI Thường Niên A
Đã có lần người ta giật mình vì câu nói của một vị Bộ Trưởng Việt Nam tại diễn đàn Quốc Hội: “Với cơ chế này thì ai cũng có tội cả” (ông Đào Đình Bình). Chuyện đời là thế. Còn chuyện nhà đạo, thì ta thỉnh thoảng có nghe câu nói: “Tôi tin Chúa, nhưng tôi không thích Hội Thánh”. Hay nói như Alfred Firmin Loisy: “Chúa Kitô loan báo Nước Trời, thì Hội Thánh lại đến”. Những kiểu nói như trên hầu hết đều nhắm đến Hội Thánh cơ chế hữu hình. Thật vậy, cảm giác như bị tù túng, mất tự do hay thiếu thoải mái là cám dỗ triền miên của kiếp người, một tạo vật có lý trí và tự do. Cảm giác ấy càng tăng thêm khi người ta đối diện với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, với một hệ thống luật lệ nghiêm minh và nhất là với một đôi vị nắm quyền có cung cách hành xữ như “ông kẹ”.
Dù thích hay không thích, dù tích cực tham gia hay hoạt động cách cực chẳng đã, thì Kitô chúng ta vẫn phải nhìn nhận hiện thực: Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Ngoài thực thể siêu nhiên thì Hội Thánh vẫn có đó và phải có đó cơ chế hữu hình. Đã nói đến cơ chế thì không thể phủ nhận phẩm trật hay luật lệ. Đã nói đến cơ chế thì cần chấp nhận những con người cụ thể trong phận “bất thập toàn”. Thế mà Chúa Kitô như đồng hóa chính Người với Hội Thánh Người thiết lập, với cả những con người của cơ chế ấy đến nỗi Người đã từng nói: “Ai nghe anh em là nghe Thầy…Ai đón tiếp anh em là đón tiếp chính Thầy…Anh em cầm buộc điều gì thì trên trời cũng cầm buộc. Anh em tháo cởi điều gì thì trên trời cũng tháo cởi (x.Mt 16,19). Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Điều này nói lên sự hiện hữu của Hội Thánh là cần thiết như tất yếu. Là Kitô hữu ít có ai nghi ngờ sự thật này. Nhưng vấn đề đặt ra là tính hữu hình với cơ chế của Hội Thánh.
Đã là người trong thân phận có xác và hồn, có tinh thần và thể chất, có bên trong và bên ngoài…và có tính xã hội, thì cơ chế hữu hình là điều tất yếu cần thiết. Tính xác thể đòi hỏi có cái hữu hình và tính xã hội đòi hỏi có các quy chế, luật lệ. Phẩm trật, quyền bính, luật lệ…của Hội Thánh cơ chế hiện hữu là do bởi yêu cầu của đoàn dân Thiên Chúa đang còn lữ thứ. Sự tồn tại khách quan của cơ chế hữu hình có nền tảng trên các chức năng mà nó đảm nhận. Ngoài chức năng tổng quát là phục vụ, xin được đề cập một số chức năng cụ thể của các cơ chế hữu hình.
1. Chức năng chuyển giao thông tin: Hội Thánh phẩm trật, cơ chế, đặc biệt qua các Đấng bậc được trao quyền bính chính là phương thế Chúa dùng để bày tỏ thánh ý của Người. Một trong các nhiệm vụ hàng đầu mà Chúa Kitô trao cho các tông đồ là rao giảng tin mừng cho mọi người (x.Mt 28,19-20; Lc 24,47). Giáo luật buộc các linh mục trong ngày Chúa Nhật và Lễ buộc, nếu không có lý do nghiêm trọng thì phải giảng Lễ (GL 767.2). Cơ chế phẩm trật Hội Thánh còn là phương thế Chúa dùng để chuyển giao thông tin giữa con người với nhau và từ con người lên đến Thiên Chúa. Trong Thánh lễ, cách riêng Thánh lễ Chúa Nhật, đoàn tín hữu tụ họp không chỉ để lắng nghe Lời Chúa mà còn để lắng nghe nhau và cùng nhau dâng lên Thiên Chúa tâm tư ước nguyện của mình. Điều này được thực hiện rõ nét trong phần “kinh nguyện đại đồng”(lời nguyện giáo dân).
2. Chức năng trung gian của sự hiệp thông: Hội Thánh hữu hình là nơi ta gặp gỡ nhau, là nơi tập thể này mở lòng với tập thể khác trong tình một Cha trên trời. Cơ chế hữu hình của Hội Thánh giúp đoàn tín hữu có điều kiện thuận lợi để thông phần sự sống Chúa ban tặng, đặc biệt qua các cử hành phụng vụ và sự sẻ chia trong đức ái. Điều này được thể hiện cách cụ thể khi ta cùng tham dự Nghi Lễ Tạ Ơn (cử hành Thánh Thể). Chính khi cùng chia một tấm bánh và nâng cùng một chén, chúng ta được nên một với nhau trong Đức Kitô (x.Cor 10,15-17).
3. Chức năng gìn giữ sự công bằng, đặc biệt bảo vệ những người yếu thế, cô thân: Các tổ chức, luật lệ có ra là nhằm nâng đỡ, gìn giữ chúng ta những lúc ta yếu đuối, buông thả. Cái cơ chế hữu hình một cách nào đó chính là dây cương giữ ta khỏi ngã bên này, nghiêng bên kia theo cám dỗ của sự xấu, của ác thần. Ngoài ra, sự hiện hữu của các luật lệ, các tổ chức là một sức mạnh bảo vệ kẻ cô thế, kém phận khỏi những bất công do cảnh mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Như thế, quy tắc luật lệ hay quyền bính hữu hình vừa đảm nhận vai trò gìn giữ sự công bằng xã hội cũng vừa đòi hỏi chúng ta mãi vươn lên và lướt thắng chính mình.
Tương tự như các cơ chế hữu hình khác trong xã hội, Hội Thánh phẩm trật với quyền bính, luật lệ…hiện hữu là tất yếu theo thánh ý của Thiên Chúa, đặc biệt theo ý định minh nhiên của Đức Kitô. Hội Thánh hiện hữu là để tiếp tục công trình cứu độ của Đức Kitô cho đến tận cùng thời gian và không gian. Tuy nhiên một điều chúng ta cần chân nhận với nhau rằng không phải một sớm một chiều mà cơ cấu tổ chức hữu hình của Hội Thánh có ngay và hình thành xem ra khá hoàn bị và có vẻ cồng kềnh như hiện nay.
Nếu nhìn Hội Thánh dưới chiều kích bí tích thì chúng ta cần xác nhận Hội Thánh là một phương thế, một công cụ Chúa Kitô thiết lập, Chúa Kitô dùng để tiếp tục chương trình cứu độ của Người. Đã là phương thế, là công cụ thì không phải cho chính nó nhưng là cho mục đích cần đạt tới, đồng thời cần được chỉnh sửa và hoàn bị luôn mãi. Điều này được lịch sử minh chứng rõ nét. Cả đến cơ cấu tổ chức, quyền bính, cả đến luật lệ và cách thế vận hành của Hội Thánh hữu hình không bao giờ ở mãi một trạng thái nhất định, nghĩa là chỉ có một cách, một kiểu duy nhất không thay đổi. Tuy nhiên dù có thay đổi hay chỉnh sửa Giáo Luật, cơ cấu tổ chức, cách hành xử quyền bính, thì đều nhắm để phụng sự Chúa và phục vụ con người cách hữu hiệu hơn, để thực thi các chức năng chuyển giao thông tin, làm trung gian sự hiệp thông, bảo vệ sự công bằng…cách tốt đẹp hơn.
Chúa Kitô khẳng định chính Người xây dựng Hội Thánh. Vì thế, chúng ta vững tin vào sự cần thiết và sự trường tồn của Hội Thánh trong thời gian lữ thứ này. Thế nhưng niềm tin ấy không loại trừ bổn phận của mỗi người chúng ta trong việc góp phần hoàn thiện Hội Thánh xét về phương diện hữu hình qua cơ cấu tổ chức, quyền bính, luật lệ, thể chế. Con người và các hình thái xã hội ngày mỗi đổi thay không ngừng. Chính vì thế các mối tương quan giữa người với người, giữa tập thể này với tập thể kia cũng ngày càng đa dạng và phức tạp. Các Đức Thánh Cha gần đây đã khẳng định rằng: “con người, chính là con đường của Hội Thánh”. Lời khẳng định này đòi hỏi chúng ta không chỉ chuyên chăm cầu nguyện cho Hội thánh, cho các Đấng bậc mà còn phải tích cực góp phần cách cụ thể, cho dù là bé nhỏ. Công đồng Vatican II đã lật ngược “tòa nhà Kim tự tháp” của quan niệm xưa khi đề cao khái niệm Hội Thánh là đoàn Dân Thiên Chúa. Không phải vì thế mà tín hữu chúng ta thừa cơ tung hoành kiểu “phép vua thua lệ làng” nhưng phải làm sao để cho chuyện “ý dân là ý trời” được thể hiện một cách nào đó dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đang đồng hành với Hội Thánh, Đấng đang cùng với Hội Thánh khẩn khoản nài xin Đức Kitô lại đến (x.Kh 22,17).
Đã có lần người ta giật mình vì câu nói của một vị Bộ Trưởng Việt Nam tại diễn đàn Quốc Hội: “Với cơ chế này thì ai cũng có tội cả” (ông Đào Đình Bình). Chuyện đời là thế. Còn chuyện nhà đạo, thì ta thỉnh thoảng có nghe câu nói: “Tôi tin Chúa, nhưng tôi không thích Hội Thánh”. Hay nói như Alfred Firmin Loisy: “Chúa Kitô loan báo Nước Trời, thì Hội Thánh lại đến”. Những kiểu nói như trên hầu hết đều nhắm đến Hội Thánh cơ chế hữu hình. Thật vậy, cảm giác như bị tù túng, mất tự do hay thiếu thoải mái là cám dỗ triền miên của kiếp người, một tạo vật có lý trí và tự do. Cảm giác ấy càng tăng thêm khi người ta đối diện với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, với một hệ thống luật lệ nghiêm minh và nhất là với một đôi vị nắm quyền có cung cách hành xữ như “ông kẹ”.
Dù thích hay không thích, dù tích cực tham gia hay hoạt động cách cực chẳng đã, thì Kitô chúng ta vẫn phải nhìn nhận hiện thực: Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Ngoài thực thể siêu nhiên thì Hội Thánh vẫn có đó và phải có đó cơ chế hữu hình. Đã nói đến cơ chế thì không thể phủ nhận phẩm trật hay luật lệ. Đã nói đến cơ chế thì cần chấp nhận những con người cụ thể trong phận “bất thập toàn”. Thế mà Chúa Kitô như đồng hóa chính Người với Hội Thánh Người thiết lập, với cả những con người của cơ chế ấy đến nỗi Người đã từng nói: “Ai nghe anh em là nghe Thầy…Ai đón tiếp anh em là đón tiếp chính Thầy…Anh em cầm buộc điều gì thì trên trời cũng cầm buộc. Anh em tháo cởi điều gì thì trên trời cũng tháo cởi (x.Mt 16,19). Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Điều này nói lên sự hiện hữu của Hội Thánh là cần thiết như tất yếu. Là Kitô hữu ít có ai nghi ngờ sự thật này. Nhưng vấn đề đặt ra là tính hữu hình với cơ chế của Hội Thánh.
Đã là người trong thân phận có xác và hồn, có tinh thần và thể chất, có bên trong và bên ngoài…và có tính xã hội, thì cơ chế hữu hình là điều tất yếu cần thiết. Tính xác thể đòi hỏi có cái hữu hình và tính xã hội đòi hỏi có các quy chế, luật lệ. Phẩm trật, quyền bính, luật lệ…của Hội Thánh cơ chế hiện hữu là do bởi yêu cầu của đoàn dân Thiên Chúa đang còn lữ thứ. Sự tồn tại khách quan của cơ chế hữu hình có nền tảng trên các chức năng mà nó đảm nhận. Ngoài chức năng tổng quát là phục vụ, xin được đề cập một số chức năng cụ thể của các cơ chế hữu hình.
1. Chức năng chuyển giao thông tin: Hội Thánh phẩm trật, cơ chế, đặc biệt qua các Đấng bậc được trao quyền bính chính là phương thế Chúa dùng để bày tỏ thánh ý của Người. Một trong các nhiệm vụ hàng đầu mà Chúa Kitô trao cho các tông đồ là rao giảng tin mừng cho mọi người (x.Mt 28,19-20; Lc 24,47). Giáo luật buộc các linh mục trong ngày Chúa Nhật và Lễ buộc, nếu không có lý do nghiêm trọng thì phải giảng Lễ (GL 767.2). Cơ chế phẩm trật Hội Thánh còn là phương thế Chúa dùng để chuyển giao thông tin giữa con người với nhau và từ con người lên đến Thiên Chúa. Trong Thánh lễ, cách riêng Thánh lễ Chúa Nhật, đoàn tín hữu tụ họp không chỉ để lắng nghe Lời Chúa mà còn để lắng nghe nhau và cùng nhau dâng lên Thiên Chúa tâm tư ước nguyện của mình. Điều này được thực hiện rõ nét trong phần “kinh nguyện đại đồng”(lời nguyện giáo dân).
2. Chức năng trung gian của sự hiệp thông: Hội Thánh hữu hình là nơi ta gặp gỡ nhau, là nơi tập thể này mở lòng với tập thể khác trong tình một Cha trên trời. Cơ chế hữu hình của Hội Thánh giúp đoàn tín hữu có điều kiện thuận lợi để thông phần sự sống Chúa ban tặng, đặc biệt qua các cử hành phụng vụ và sự sẻ chia trong đức ái. Điều này được thể hiện cách cụ thể khi ta cùng tham dự Nghi Lễ Tạ Ơn (cử hành Thánh Thể). Chính khi cùng chia một tấm bánh và nâng cùng một chén, chúng ta được nên một với nhau trong Đức Kitô (x.Cor 10,15-17).
3. Chức năng gìn giữ sự công bằng, đặc biệt bảo vệ những người yếu thế, cô thân: Các tổ chức, luật lệ có ra là nhằm nâng đỡ, gìn giữ chúng ta những lúc ta yếu đuối, buông thả. Cái cơ chế hữu hình một cách nào đó chính là dây cương giữ ta khỏi ngã bên này, nghiêng bên kia theo cám dỗ của sự xấu, của ác thần. Ngoài ra, sự hiện hữu của các luật lệ, các tổ chức là một sức mạnh bảo vệ kẻ cô thế, kém phận khỏi những bất công do cảnh mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Như thế, quy tắc luật lệ hay quyền bính hữu hình vừa đảm nhận vai trò gìn giữ sự công bằng xã hội cũng vừa đòi hỏi chúng ta mãi vươn lên và lướt thắng chính mình.
Tương tự như các cơ chế hữu hình khác trong xã hội, Hội Thánh phẩm trật với quyền bính, luật lệ…hiện hữu là tất yếu theo thánh ý của Thiên Chúa, đặc biệt theo ý định minh nhiên của Đức Kitô. Hội Thánh hiện hữu là để tiếp tục công trình cứu độ của Đức Kitô cho đến tận cùng thời gian và không gian. Tuy nhiên một điều chúng ta cần chân nhận với nhau rằng không phải một sớm một chiều mà cơ cấu tổ chức hữu hình của Hội Thánh có ngay và hình thành xem ra khá hoàn bị và có vẻ cồng kềnh như hiện nay.
Nếu nhìn Hội Thánh dưới chiều kích bí tích thì chúng ta cần xác nhận Hội Thánh là một phương thế, một công cụ Chúa Kitô thiết lập, Chúa Kitô dùng để tiếp tục chương trình cứu độ của Người. Đã là phương thế, là công cụ thì không phải cho chính nó nhưng là cho mục đích cần đạt tới, đồng thời cần được chỉnh sửa và hoàn bị luôn mãi. Điều này được lịch sử minh chứng rõ nét. Cả đến cơ cấu tổ chức, quyền bính, cả đến luật lệ và cách thế vận hành của Hội Thánh hữu hình không bao giờ ở mãi một trạng thái nhất định, nghĩa là chỉ có một cách, một kiểu duy nhất không thay đổi. Tuy nhiên dù có thay đổi hay chỉnh sửa Giáo Luật, cơ cấu tổ chức, cách hành xử quyền bính, thì đều nhắm để phụng sự Chúa và phục vụ con người cách hữu hiệu hơn, để thực thi các chức năng chuyển giao thông tin, làm trung gian sự hiệp thông, bảo vệ sự công bằng…cách tốt đẹp hơn.
Chúa Kitô khẳng định chính Người xây dựng Hội Thánh. Vì thế, chúng ta vững tin vào sự cần thiết và sự trường tồn của Hội Thánh trong thời gian lữ thứ này. Thế nhưng niềm tin ấy không loại trừ bổn phận của mỗi người chúng ta trong việc góp phần hoàn thiện Hội Thánh xét về phương diện hữu hình qua cơ cấu tổ chức, quyền bính, luật lệ, thể chế. Con người và các hình thái xã hội ngày mỗi đổi thay không ngừng. Chính vì thế các mối tương quan giữa người với người, giữa tập thể này với tập thể kia cũng ngày càng đa dạng và phức tạp. Các Đức Thánh Cha gần đây đã khẳng định rằng: “con người, chính là con đường của Hội Thánh”. Lời khẳng định này đòi hỏi chúng ta không chỉ chuyên chăm cầu nguyện cho Hội thánh, cho các Đấng bậc mà còn phải tích cực góp phần cách cụ thể, cho dù là bé nhỏ. Công đồng Vatican II đã lật ngược “tòa nhà Kim tự tháp” của quan niệm xưa khi đề cao khái niệm Hội Thánh là đoàn Dân Thiên Chúa. Không phải vì thế mà tín hữu chúng ta thừa cơ tung hoành kiểu “phép vua thua lệ làng” nhưng phải làm sao để cho chuyện “ý dân là ý trời” được thể hiện một cách nào đó dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đang đồng hành với Hội Thánh, Đấng đang cùng với Hội Thánh khẩn khoản nài xin Đức Kitô lại đến (x.Kh 22,17).
Chìa khóa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:56 17/08/2011
Chúa Nhật 21 thường niên A
Tin mừng hôm nay thuật lại biến cố Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống; và với lời tuyên xưng này, Thánh Phêrô đã được Chúa Giêsu trao “chìa khóa Nước Trời", tức là quyền lãnh đạo Dân Chúa. Trong Kinh Thánh, chìa khóa tượng trưng cho quyền cai quản và điều hành, như Thiên Chúa ban cho Êliakim quyền điều hành nhà Ðavid (Is 22,20-22), hoặc quyền hành của Chúa Giêsu trên sự chết (Kh 1,17-18).
Chìa khóa, theo Thánh Kinh, là biểu tượng của sự tin tưởng, uy quyền, và trách nhiệm. Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Chúa đã tin tưởng thánh Phêrô, trao cho Ngài quyền hành và trách nhiệm để hướng dẫn Giáo Hội trên trần gian: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước Trời; sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở.”. Đây là một quyền hành thật cả thể. Vì bản chất của quyền hành ở đây theo từ ngữ chuyên biệt trong tiếng Do thái có thể chỉ đến việc cầm buộc ma quỉ trong khi trừ quỉ, trong việc hành luật liên quan đến vạ tuyệt thông và trong những vấn đề phán quyết nghiêm trọng. (NJBC,659).
Ngoài ra, theo một số nhà chú giải Thánh kinh như Kevin O’Sullivan, OFM và Paul J Achtemeier, “chìa khóa Nước Trời” ám chỉ đến hình ảnh một người đầy tớ với chìa khóa trong tay để mở cửa các phòng trong nhà. Người có chìa khóa trong tay không chỉ có quyền xác định ai được vào và ai không được vào, mà còn có trách nhiệm toàn quyền trông coi để ý mọi sự trong nhà của chủ mình. (Harper’s Dict 524-525).
Nếu trách nhiệm được trao không chu toàn, nếu quyền hành được ban bị lạm dụng, và bị mất tin tưởng, thì chắc chắn chìa khóa sẽ bị lấy lại. Tiên tri Isaia trong bài đọc 1 đã minh chứng điều đó. Sobna, quan cai đền thờ đã bị cách chức và trục xuất khỏi địa vị cũng chỉ vì đã lạm dụng quyền hành. Ông đã lạm dụng quyền hành bắt ép vua Hezekiah (716-687) nổi dậy chống lại Assyria và chạy đến Ai cập cầu cứu. Tiên tri Isaia đã hoàn toàn phản đối việc này. Ngài kêu gọi Giuđa phải nên tin tưởng vào Thiên Chúa của mình, chứ không phải nơi sự trợ giúp của dân ngoại. Nhưng Giuđa đã không tin tưởng nơi Thiên Chúa, và cuối cùng vào những thế kỷ sau đó, Giuđa và Giêrusalem đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Và như chúng ta được biết, chìa khóa của Sobna đã bị lấy lại và trao cho Êliaqim, con trai Helcia. (Kevin O’Sullivan, OFM, The Sunday Readings (A) 309-314).
Trước lễ cung hiến Nhà thờ mới, có nghi thức trao chìa khoá mở cửa Nhà thờ. Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh Mục Quản Xứ để ngài mở cửa Nhà thờ.Nghi thức này muốn nói lên rằng: việc quản trị nhà thờ trên toàn giáo phận là thuộc Đức Giám Mục Giáo phận, còn Linh Mục Quản Xứ chỉ là người nhận quyền từ Đức Giám Mục, thay mặt Đức Giám Mục trông coi, cũng như cử hành và ban phát các bí tích cho cộng đoàn Dân Chúa tại nhà thờ này.
Nếu hiểu chìa khóa là biểu tượng nói lên sự tin tưởng, quyền hành, và trách nhiệm thì không chỉ riêng thánh Phêrô đã lãnh nhận chìa khóa Chúa trao; mà qua Ngài, qua Giáo hội, hết thảy mọi người chúng ta cũng đều được lãnh nhận chìa khóa ấy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chìa khóa ấy không gì khác hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và đồng thời tin tưởng chúng ta cũng là con Thiên Chúa. Đức tin dạy rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa theo bản tính. Còn chúng ta cũng là con Thiên Chúa theo ân sủng. Quyền làm con Thiên Chúa và trách nhiệm đi kèm là một ơn rất trọng đại và cũng chính là “chìa khóa Nước Trời” cho mỗi người và cho những người có trách nhiệm liên hệ. Chìa khóa chính là hạt giống đức tin từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội giúp họ mở cửa bước vào kho tàng ân đức của Chúa nơi các Bí tích.“Với Chúa, mọi sự đều có thể” ; “ơn được làm con Thiên Chúa” đó là chìa khóa Nước Trời Thiên Chúa trao cho mỗi người tín hữu.
Thánh Phêrô đã trải qua nhiều đau khổ, chịu bách hại và đã đổ máu vì danh Đức Kitô. Chúa đã đặt Ngài là “Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng được”. Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” và đã tuyên xưng tình yêu “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vì niềm tin yêu vào Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phêrô đã chia sẽ sứ mạng của Thầy Chí Thánh và hiến dâng mạng sống cho đoàn chiên. Thánh Phêrô đã sống theo chân lý: ‘Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta?’. Chúa là sức mạnh của thánh nhân, không gì có thể tách Ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô. Thánh Phêrô xứng đáng để nắm giữ “chìa khóa Nước Trời”.
Có câu chuyện chìa khoá và ổ khoá Thiên Đàng thật ý nghĩa.
Một hôm nọ, khoá cửa Thiên Đàng bị hư, Thánh Phêrô đích thân mang cả chìa lẫn khoá xuống trần gian để tìm người sửa chữa. Ngài tới nhà anh thợ khoá đầu tiên. - Chào anh, tôi có cái ổ khoá bị hư, anh làm ơn sửa giùm. - Cụ làm nghề gì mà cửa nhà cụ lại có cái ổ khoá to và quý thế này ? - Tôi làm nghề đánh cá, sau đổi sang nghề chăn chiên anh ạ . - Ừ ! Nhìn quần áo và chân tay của cụ, tôi tin. Nhưng cụ nói thật đi, cụ "chôm" cái của quý bằng vàng ròng này ở đâu vậy?
Thánh Phêrô tần ngần trả lời : - Của tôi đó, vì đây là khoá cửa của Thiên Đàng, còn tôi là Phêrô. Anh thợ vồn vã : - À! Thế thì lại khác, chỉ 1 giờ là tôi sửa xong cho cụ thôi, cụ cho xin 100.000 đồng . Thánh Phêrô giật mình : - Đắt thế à ? Tôi chỉ có 1.000 thôi. - Không được đâu cụ ơi. Tôi nghe ngày xưa cụ đứng đầu Hội Thánh, hẳn là cụ giàu có lắm ? - Anh hiểu lầm rồi ! Trong Hội Thánh chúng tôi, ai càng đứng đầu thì lại càng là người tôi tớ phục vụ, sống khiêm hạ khó nghèo như Đức Giêsu làng Nazareth. Thôi anh cố sửa nó đi, có thể vì công khó của anh mà tôi sẽ xin Chúa cho anh vào Thiên Đàng . Anh thợ mỉm cười lắc đầu - Tôi cần cái thực tế. Tiền thôi cụ ạ, còn Thiên Đàng thì xa lạ quá. Vả lại ở Thiên Đàng mà nghèo như cụ thì tôi chẳng ham. Thôi cụ đi xoay xở đâu đó thêm đi, rồi quay lại đây. Thánh Phêrô bước đi, buồn bã nghĩ thầm : Anh thợ này sửa được nhiều thứ khoá, chỉ trừ khoá của Thiên Đàng. Đồng tiền quý đến thế kia ư?
Ngài lại tìm đến nhà một anh thợ khác, nổi tiếng khéo tay và giàu có nhất vùng, hy vọng gặp được người yêu mến Thiên Đàng hơn chuyện tiền bạc.
Anh thợ đon đả chạy ra đón mừng . - Tôi nhận ra ngài rồi. Tay cầm chìa khoá vàng, khuôn mặt và thân hình lại giống hệt bức tượng trong nhà thờ xứ tôi. Vào đây, gia đình tôi hân hạnh tiếp đón Thánh Cả. Thánh Phêrô vui mừng, nhưng cũng ngần ngại dò hỏi : - Tôi có cái khoá cửa thiên đàng bị hỏng, tôi chỉ có 1.000 đồng, nhờ anh sửa giúp
- Xin cất đi, tôi còn phải biếu ngài thêm lộ phí nữa kìa. Còn cái khoá thì không thành vấn đề, chỉ độ nửa tiếng là xong thôi. Có điều là, xin ngài hứa cho tôi một việc. - Tốt lắm, anh cứ nói . - Xin ngài đưa tôi vào Thiên Đàng và cho tôi làm trùm phường khóa ở trên đấy. Ngồi trên các Thánh hay các thiên thần thì tôi không dám, nhưng làm sếp đám thợ khoá thì tôi dư sức. Ngài sẽ thấy tay nghề của tôi khi sửa khoá cho ngài, xem tôi có đáng ngồi chỗ tốt hay không. Bỗng có tiếng ầm ầm từ đầu ngõ, hàng trăm dân làng ùa chạy tới nhà anh thợ khoá khi nghe nói Thánh Phêrô đang ở nhà anh. Tiếng hò hét vang lừng từ ở cổng ra vào. - Lạy Thánh Phêrô, Ngài cho vợ chồng con vào Thiên Đàng với. - Đứa nào xô tao vậy, đây là cổng nhà anh thợ khoá chứ đã phải là cửa Thiên Đàng đâu mà chen dữ thế ? Phải có hàng lối chứ . -Gặp Thánh Phêrô chứ có phải đi mua vé xinê,hay đi mua thịt mua cá đâu mà phải xếp hàng cha nội. - Chúng mày biết gì ? Ông Trùm nói có lý đấy. Thế chúng mày không nghe cha giảng là ở trên Trời có " Đám rước mặc quần áo trắng tinh tay cầm cành thiên tuế " à ? Phải trật tự chứ ! - Chúa ơi ! Chết con rồi.
………
Thánh Phêrô lắc đầu ngán ngẩm. Cần phải "gửi" đi đâu nữa, họ đang ở hoả ngục rồi còn gì. Họ cãi nhau chí chóe, chửi thề, dẫm đạp lên nhau để "tranh" Thiên Đàng. Có kẻ đã dúi được vào túi Thánh Phêrô phong bì, hoa, nến. Rồi hí hửng vì đã "hối lộ" được người giữ cửa đầy quyền uy.
Bỗng có một cơn gió mù mịt cuốn lấy Thánh Phêrô. Thiên Thần đã đưa ngài đi trong gió. Để lại đám dân làng khóc la tiếc nuối, và anh thợ khoá tiu nghỉu vì tan giấc mộng vàng. Thiên Thần đưa Phêrô tới bên một bờ suối rồi chào tạm biệt ra đi. Thánh nhân nhẹ gật đầu từ tạ. Ngài vẫn còn bực bội vì chuyện xảy ra vừa rồi. Tại sao con người lại coi nhẹ Thiên Đàng để kiếm tìm tiền tài danh vọng nhỉ ? Ngay cả đám dân muốn "xấn xổ" vào Thiên Đàng, họ có nghĩ gì tới Chúa và anh em mình đâu, lợi lộc riêng tư đã che mắt họ. Người ta có thể nhân danh một Thiên Đàng tốt đẹp để giành giật, gấu ó nhau đến vậy hay sao? Ôi ! Nếu có Gioan và Giacôbê ở đây," những người con của sấm sét" chắc cũng sẽ như xưa, muốn xin lửa Trời xuống đốt tiệt cái đám dân nông cạn này. - Hãy uống bát nước này cho mát đi, cụ đang có lửa trong lòng đó. Thánh Phêrô giật mình quay lại. Một cậu bé thật xinh trai, tay cầm ly nước,đã đứng sau lưng mình từ lúc nào. Ngài cầm lấy ly nước, uống một hơi thật sảng khoái. - Cám ơn cậu bé, cậu thật tốt bụng. Cậu bé lém lỉnh nhìn cái ổ khoá trên tay Thánh Phêrô. - Ổ khoá này đẹp quá, cụ cho tôi xem tí nào. - Khoá cửa Thiên Đàng đó mà. Cậu có muốn lên đấy không, tôi dẫn cậu đi ? - Chả cần cụ dẫn đâu, tôi thừa biết nó ở đâu rồi . - Thật không ? - Thật chứ !Thiên Đàng thuộc về những người bé nhỏ như tôi mà, cụ quên rồi à ? Ngạc nhiên trước câu trả lời ngộ nghĩnh, Thánh Phêrô cảm thấy mến cậu bé thông minh này. Ngài đưa cả ổ khoá lẫn chìa cho cậu bé. - Cẩn thận kẻo rơi nhé. Cậu bé cầm cả hai ngắm nghía, rồi cậu tinh nghịch trả lại chìa khoá cho Phêrô. - Cụ giữ lấy chìa khoá này như một kỷ niệm hay một biểu tượng cho bổn phận và quyền uy. Còn cái này thì…Chưa dứt lời, cậu đã ném ổ khoá đánh "tõm" xuống giữa lòng suối sâu.
Thánh Phêrô giật mình lớn tiếng : - Ôi Chúa ơi ! Cậu làm gì vậy ? Cậu bé mỉm cười trả lời : - Thật ra cửa Thiên Đàng đâu cần ổ khoá. Điều quan trọng không phải là nó đóng hay mở, mà là sự "đóng hay mở" của lòng người. Phải giải quyết chuyện này ở dưới đất chứ không phải trên trời cụ ạ ." Điều gì con cầm buộc dưới đất, trên Trời cũng cầm buộc. Điều gì con tháo mở dưới đất, trên Trời cũng tháo mở ". Có người đã nói với cụ câu đó, cụ không nhớ sao ? Thánh Phêrô ngẩn ngơ hỏi lại : - Nhưng làm sao để họ mở hay đóng để tôi cầm buộc hay tháo gỡ ? Vì họ cứ khép kín trước vẻ đẹp của Thiên Đàng, nhưng lại sẵn sàng mở lòng ra với tiền tài, danh vọng. Làm sao để họ làm ngược lại đây, cậu bé ? - Cụ đừng chỉ trỏ lên trời và nói những chuyện cao xa của Thiên Đàng với họ nữa.Ngược lại, phải dẫn họ tới một nơi để họ học biết khó nghèo, khiêm hạ, hy sinh. Cụ có muốn tôi đưa cụ tới đó, để rồi sau cụ có thể dẫn họ đi không ? Thánh Phêrô sốt sắng : - Được rồi, tôi theo cậu. Nhưng đi đâu mới được chứ ? Cậu bé mỉm cười, nheo mắt nhìn Phêrô : - Đi Bêlem, rồi lên Núi Sọ . Nói xong, cậu quay lưng, lững thững bước đi về phía có ánh nắng chói chang, phía của Mặt Trời.
Tin mừng hôm nay thuật lại biến cố Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống; và với lời tuyên xưng này, Thánh Phêrô đã được Chúa Giêsu trao “chìa khóa Nước Trời", tức là quyền lãnh đạo Dân Chúa. Trong Kinh Thánh, chìa khóa tượng trưng cho quyền cai quản và điều hành, như Thiên Chúa ban cho Êliakim quyền điều hành nhà Ðavid (Is 22,20-22), hoặc quyền hành của Chúa Giêsu trên sự chết (Kh 1,17-18).
Chìa khóa, theo Thánh Kinh, là biểu tượng của sự tin tưởng, uy quyền, và trách nhiệm. Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Chúa đã tin tưởng thánh Phêrô, trao cho Ngài quyền hành và trách nhiệm để hướng dẫn Giáo Hội trên trần gian: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước Trời; sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở.”. Đây là một quyền hành thật cả thể. Vì bản chất của quyền hành ở đây theo từ ngữ chuyên biệt trong tiếng Do thái có thể chỉ đến việc cầm buộc ma quỉ trong khi trừ quỉ, trong việc hành luật liên quan đến vạ tuyệt thông và trong những vấn đề phán quyết nghiêm trọng. (NJBC,659).
Ngoài ra, theo một số nhà chú giải Thánh kinh như Kevin O’Sullivan, OFM và Paul J Achtemeier, “chìa khóa Nước Trời” ám chỉ đến hình ảnh một người đầy tớ với chìa khóa trong tay để mở cửa các phòng trong nhà. Người có chìa khóa trong tay không chỉ có quyền xác định ai được vào và ai không được vào, mà còn có trách nhiệm toàn quyền trông coi để ý mọi sự trong nhà của chủ mình. (Harper’s Dict 524-525).
Nếu trách nhiệm được trao không chu toàn, nếu quyền hành được ban bị lạm dụng, và bị mất tin tưởng, thì chắc chắn chìa khóa sẽ bị lấy lại. Tiên tri Isaia trong bài đọc 1 đã minh chứng điều đó. Sobna, quan cai đền thờ đã bị cách chức và trục xuất khỏi địa vị cũng chỉ vì đã lạm dụng quyền hành. Ông đã lạm dụng quyền hành bắt ép vua Hezekiah (716-687) nổi dậy chống lại Assyria và chạy đến Ai cập cầu cứu. Tiên tri Isaia đã hoàn toàn phản đối việc này. Ngài kêu gọi Giuđa phải nên tin tưởng vào Thiên Chúa của mình, chứ không phải nơi sự trợ giúp của dân ngoại. Nhưng Giuđa đã không tin tưởng nơi Thiên Chúa, và cuối cùng vào những thế kỷ sau đó, Giuđa và Giêrusalem đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Và như chúng ta được biết, chìa khóa của Sobna đã bị lấy lại và trao cho Êliaqim, con trai Helcia. (Kevin O’Sullivan, OFM, The Sunday Readings (A) 309-314).
Trước lễ cung hiến Nhà thờ mới, có nghi thức trao chìa khoá mở cửa Nhà thờ. Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh Mục Quản Xứ để ngài mở cửa Nhà thờ.Nghi thức này muốn nói lên rằng: việc quản trị nhà thờ trên toàn giáo phận là thuộc Đức Giám Mục Giáo phận, còn Linh Mục Quản Xứ chỉ là người nhận quyền từ Đức Giám Mục, thay mặt Đức Giám Mục trông coi, cũng như cử hành và ban phát các bí tích cho cộng đoàn Dân Chúa tại nhà thờ này.
Nếu hiểu chìa khóa là biểu tượng nói lên sự tin tưởng, quyền hành, và trách nhiệm thì không chỉ riêng thánh Phêrô đã lãnh nhận chìa khóa Chúa trao; mà qua Ngài, qua Giáo hội, hết thảy mọi người chúng ta cũng đều được lãnh nhận chìa khóa ấy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chìa khóa ấy không gì khác hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và đồng thời tin tưởng chúng ta cũng là con Thiên Chúa. Đức tin dạy rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa theo bản tính. Còn chúng ta cũng là con Thiên Chúa theo ân sủng. Quyền làm con Thiên Chúa và trách nhiệm đi kèm là một ơn rất trọng đại và cũng chính là “chìa khóa Nước Trời” cho mỗi người và cho những người có trách nhiệm liên hệ. Chìa khóa chính là hạt giống đức tin từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội giúp họ mở cửa bước vào kho tàng ân đức của Chúa nơi các Bí tích.“Với Chúa, mọi sự đều có thể” ; “ơn được làm con Thiên Chúa” đó là chìa khóa Nước Trời Thiên Chúa trao cho mỗi người tín hữu.
Thánh Phêrô đã trải qua nhiều đau khổ, chịu bách hại và đã đổ máu vì danh Đức Kitô. Chúa đã đặt Ngài là “Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng được”. Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” và đã tuyên xưng tình yêu “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vì niềm tin yêu vào Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phêrô đã chia sẽ sứ mạng của Thầy Chí Thánh và hiến dâng mạng sống cho đoàn chiên. Thánh Phêrô đã sống theo chân lý: ‘Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta?’. Chúa là sức mạnh của thánh nhân, không gì có thể tách Ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô. Thánh Phêrô xứng đáng để nắm giữ “chìa khóa Nước Trời”.
Có câu chuyện chìa khoá và ổ khoá Thiên Đàng thật ý nghĩa.
Một hôm nọ, khoá cửa Thiên Đàng bị hư, Thánh Phêrô đích thân mang cả chìa lẫn khoá xuống trần gian để tìm người sửa chữa. Ngài tới nhà anh thợ khoá đầu tiên. - Chào anh, tôi có cái ổ khoá bị hư, anh làm ơn sửa giùm. - Cụ làm nghề gì mà cửa nhà cụ lại có cái ổ khoá to và quý thế này ? - Tôi làm nghề đánh cá, sau đổi sang nghề chăn chiên anh ạ . - Ừ ! Nhìn quần áo và chân tay của cụ, tôi tin. Nhưng cụ nói thật đi, cụ "chôm" cái của quý bằng vàng ròng này ở đâu vậy?
Thánh Phêrô tần ngần trả lời : - Của tôi đó, vì đây là khoá cửa của Thiên Đàng, còn tôi là Phêrô. Anh thợ vồn vã : - À! Thế thì lại khác, chỉ 1 giờ là tôi sửa xong cho cụ thôi, cụ cho xin 100.000 đồng . Thánh Phêrô giật mình : - Đắt thế à ? Tôi chỉ có 1.000 thôi. - Không được đâu cụ ơi. Tôi nghe ngày xưa cụ đứng đầu Hội Thánh, hẳn là cụ giàu có lắm ? - Anh hiểu lầm rồi ! Trong Hội Thánh chúng tôi, ai càng đứng đầu thì lại càng là người tôi tớ phục vụ, sống khiêm hạ khó nghèo như Đức Giêsu làng Nazareth. Thôi anh cố sửa nó đi, có thể vì công khó của anh mà tôi sẽ xin Chúa cho anh vào Thiên Đàng . Anh thợ mỉm cười lắc đầu - Tôi cần cái thực tế. Tiền thôi cụ ạ, còn Thiên Đàng thì xa lạ quá. Vả lại ở Thiên Đàng mà nghèo như cụ thì tôi chẳng ham. Thôi cụ đi xoay xở đâu đó thêm đi, rồi quay lại đây. Thánh Phêrô bước đi, buồn bã nghĩ thầm : Anh thợ này sửa được nhiều thứ khoá, chỉ trừ khoá của Thiên Đàng. Đồng tiền quý đến thế kia ư?
Ngài lại tìm đến nhà một anh thợ khác, nổi tiếng khéo tay và giàu có nhất vùng, hy vọng gặp được người yêu mến Thiên Đàng hơn chuyện tiền bạc.
Anh thợ đon đả chạy ra đón mừng . - Tôi nhận ra ngài rồi. Tay cầm chìa khoá vàng, khuôn mặt và thân hình lại giống hệt bức tượng trong nhà thờ xứ tôi. Vào đây, gia đình tôi hân hạnh tiếp đón Thánh Cả. Thánh Phêrô vui mừng, nhưng cũng ngần ngại dò hỏi : - Tôi có cái khoá cửa thiên đàng bị hỏng, tôi chỉ có 1.000 đồng, nhờ anh sửa giúp
- Xin cất đi, tôi còn phải biếu ngài thêm lộ phí nữa kìa. Còn cái khoá thì không thành vấn đề, chỉ độ nửa tiếng là xong thôi. Có điều là, xin ngài hứa cho tôi một việc. - Tốt lắm, anh cứ nói . - Xin ngài đưa tôi vào Thiên Đàng và cho tôi làm trùm phường khóa ở trên đấy. Ngồi trên các Thánh hay các thiên thần thì tôi không dám, nhưng làm sếp đám thợ khoá thì tôi dư sức. Ngài sẽ thấy tay nghề của tôi khi sửa khoá cho ngài, xem tôi có đáng ngồi chỗ tốt hay không. Bỗng có tiếng ầm ầm từ đầu ngõ, hàng trăm dân làng ùa chạy tới nhà anh thợ khoá khi nghe nói Thánh Phêrô đang ở nhà anh. Tiếng hò hét vang lừng từ ở cổng ra vào. - Lạy Thánh Phêrô, Ngài cho vợ chồng con vào Thiên Đàng với. - Đứa nào xô tao vậy, đây là cổng nhà anh thợ khoá chứ đã phải là cửa Thiên Đàng đâu mà chen dữ thế ? Phải có hàng lối chứ . -Gặp Thánh Phêrô chứ có phải đi mua vé xinê,hay đi mua thịt mua cá đâu mà phải xếp hàng cha nội. - Chúng mày biết gì ? Ông Trùm nói có lý đấy. Thế chúng mày không nghe cha giảng là ở trên Trời có " Đám rước mặc quần áo trắng tinh tay cầm cành thiên tuế " à ? Phải trật tự chứ ! - Chúa ơi ! Chết con rồi.
………
Thánh Phêrô lắc đầu ngán ngẩm. Cần phải "gửi" đi đâu nữa, họ đang ở hoả ngục rồi còn gì. Họ cãi nhau chí chóe, chửi thề, dẫm đạp lên nhau để "tranh" Thiên Đàng. Có kẻ đã dúi được vào túi Thánh Phêrô phong bì, hoa, nến. Rồi hí hửng vì đã "hối lộ" được người giữ cửa đầy quyền uy.
Bỗng có một cơn gió mù mịt cuốn lấy Thánh Phêrô. Thiên Thần đã đưa ngài đi trong gió. Để lại đám dân làng khóc la tiếc nuối, và anh thợ khoá tiu nghỉu vì tan giấc mộng vàng. Thiên Thần đưa Phêrô tới bên một bờ suối rồi chào tạm biệt ra đi. Thánh nhân nhẹ gật đầu từ tạ. Ngài vẫn còn bực bội vì chuyện xảy ra vừa rồi. Tại sao con người lại coi nhẹ Thiên Đàng để kiếm tìm tiền tài danh vọng nhỉ ? Ngay cả đám dân muốn "xấn xổ" vào Thiên Đàng, họ có nghĩ gì tới Chúa và anh em mình đâu, lợi lộc riêng tư đã che mắt họ. Người ta có thể nhân danh một Thiên Đàng tốt đẹp để giành giật, gấu ó nhau đến vậy hay sao? Ôi ! Nếu có Gioan và Giacôbê ở đây," những người con của sấm sét" chắc cũng sẽ như xưa, muốn xin lửa Trời xuống đốt tiệt cái đám dân nông cạn này. - Hãy uống bát nước này cho mát đi, cụ đang có lửa trong lòng đó. Thánh Phêrô giật mình quay lại. Một cậu bé thật xinh trai, tay cầm ly nước,đã đứng sau lưng mình từ lúc nào. Ngài cầm lấy ly nước, uống một hơi thật sảng khoái. - Cám ơn cậu bé, cậu thật tốt bụng. Cậu bé lém lỉnh nhìn cái ổ khoá trên tay Thánh Phêrô. - Ổ khoá này đẹp quá, cụ cho tôi xem tí nào. - Khoá cửa Thiên Đàng đó mà. Cậu có muốn lên đấy không, tôi dẫn cậu đi ? - Chả cần cụ dẫn đâu, tôi thừa biết nó ở đâu rồi . - Thật không ? - Thật chứ !Thiên Đàng thuộc về những người bé nhỏ như tôi mà, cụ quên rồi à ? Ngạc nhiên trước câu trả lời ngộ nghĩnh, Thánh Phêrô cảm thấy mến cậu bé thông minh này. Ngài đưa cả ổ khoá lẫn chìa cho cậu bé. - Cẩn thận kẻo rơi nhé. Cậu bé cầm cả hai ngắm nghía, rồi cậu tinh nghịch trả lại chìa khoá cho Phêrô. - Cụ giữ lấy chìa khoá này như một kỷ niệm hay một biểu tượng cho bổn phận và quyền uy. Còn cái này thì…Chưa dứt lời, cậu đã ném ổ khoá đánh "tõm" xuống giữa lòng suối sâu.
Thánh Phêrô giật mình lớn tiếng : - Ôi Chúa ơi ! Cậu làm gì vậy ? Cậu bé mỉm cười trả lời : - Thật ra cửa Thiên Đàng đâu cần ổ khoá. Điều quan trọng không phải là nó đóng hay mở, mà là sự "đóng hay mở" của lòng người. Phải giải quyết chuyện này ở dưới đất chứ không phải trên trời cụ ạ ." Điều gì con cầm buộc dưới đất, trên Trời cũng cầm buộc. Điều gì con tháo mở dưới đất, trên Trời cũng tháo mở ". Có người đã nói với cụ câu đó, cụ không nhớ sao ? Thánh Phêrô ngẩn ngơ hỏi lại : - Nhưng làm sao để họ mở hay đóng để tôi cầm buộc hay tháo gỡ ? Vì họ cứ khép kín trước vẻ đẹp của Thiên Đàng, nhưng lại sẵn sàng mở lòng ra với tiền tài, danh vọng. Làm sao để họ làm ngược lại đây, cậu bé ? - Cụ đừng chỉ trỏ lên trời và nói những chuyện cao xa của Thiên Đàng với họ nữa.Ngược lại, phải dẫn họ tới một nơi để họ học biết khó nghèo, khiêm hạ, hy sinh. Cụ có muốn tôi đưa cụ tới đó, để rồi sau cụ có thể dẫn họ đi không ? Thánh Phêrô sốt sắng : - Được rồi, tôi theo cậu. Nhưng đi đâu mới được chứ ? Cậu bé mỉm cười, nheo mắt nhìn Phêrô : - Đi Bêlem, rồi lên Núi Sọ . Nói xong, cậu quay lưng, lững thững bước đi về phía có ánh nắng chói chang, phía của Mặt Trời.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011 dưới con mắt La Croix
Vũ Văn An
00:20 17/08/2011
Nhật báo La Croix ở Paris gửi 5 phóng viên đặc biệt tới theo dõi các biến cố tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra tại Madrid từ ngày 16 tới ngày 21 tháng này. Sau đây là tường trình của họ về ngày 16, ngày khai mạc.
19 giờ 44: ngày thứ ba 16 tháng 8: Công trường Cibeles, tại trung tâm Madrid, chào đón thánh lễ khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26. Việc cử hành đánh dấu buổi khai mạc chính thức các nghi lễ này sẽ đặt dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, tổng giám mục Madrid và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha. Cùng đồng tế với ngài là 800 giám mục và hơn 8,000 linh mục.
19 giờ 59: Đám đông dầy đặc các khách hành hương tụ tập chung quanh công trường, buộc người ta phải đi vòng vèo qua các nhóm, ngồi trên các vỉa hè. Buổi hòa nhạc diễn ra trước Thánh Lễ đã được các loa phóng thanh phát sóng lại. Một trong các sinh hoạt lớn là chạy xuống nước vì cái nóng đang lên đến cực điểm tại thủ đô Tây Ban Nha. Các khách hành hương nối đuôi nhau để được dội quanh các bể nước.
20 giờ 05. Thánh Lễ bắt đầu. Theo ban tổ chức, 500,000 người hiện diện tại công trường và các con phố kế cận.
20 giờ11. Ca đoàn trang phục mầu xanh dương gồm hàng trăm ca viên làm Thánh Lễ thêm sinh động. Đức Hồng Y Rouco Varela, bao quanh bởi các vị giám mục đồng tế, được các dù che khỏi cái nắng đang xuống vào cuối ngày.
20 giờ 17. Một khách hành hương đọc bài đọc thứ nhất bằng tiếng Pháp.
20 giờ 22. Can thiệp đầu tiên của thiện nguyện. Trong đám đông, một phụ nữ bị ngất xỉu được cáng về phía sau đám đông.
20 giờ 27. Ngực đeo bông huệ khô, các người trẻ của giáo phận Toulouse phát biểu : "Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã phá tan các thiên kiến, Giáo Hội không hề chết, cũng không khép kín". Đó là lời của Ombeline, 17 tuổi. Còn Inès, cổ đeo tràng hạt lớn, thì chêm vào: "đâu phải chuyện điên, khi có biết bao quốc gia cố gắng tới đây".
20 giờ 36. Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Madrid nồng nhiệt chào mừng các khách hành hương: "Chào mừng các con tới Madrid ! Các con hãy cảm nhận như ở nhà các con. Giáo Hội và nhân dân Madrid muốn trở thành men chào đón đối với các con... Từ 2000 năm nay, Madrid vốn là trung tâm cuộc sống Kitô Giáo của Tây Ban Nha".
20 giờ 36. Trong đám đông, Helena, 21 tuổi, người gốc Madrid, tham dự thánh lễ khai mạc này một cách đầy xúc động : "được thấy tất cả khung cảnh này trong thành phố của tôi là điều mang lại cho tôi niềm vui, niềm can đảm. Đức tin là cả cuộc sống tôi, là điều làm tôi hạnh phúc và đẩy tôi về phía trước. Tôi tham gia phong trào hướng đạo Công Giáo của Tây Ban Nha. Dù tình thế của Giáo Hội có bi thảm ở đây đi chăng nữa, tôi vẫn hy vọng rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ đem lại cho chúng tôi một đà thúc đầy mới".
20 giờ 37. Đức TGM Madrid trở lại với khuôn mặt của Đức Gioan Phaolô II, người mà Thánh Lễ này đặc biệt dành cho. "Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng của giới trẻ". Ngài quả quyết như thế giữa tiếng hô vang dậy của khách hành hương. "Sự thánh thiện bản thân của Đức Gioan Phaolô II đã tỏa sáng thành sức lôi cuốn đặc biệt cho công cuộc tin mừng hóa giới trẻ hiện nay". Vị giáo hoàng người Ba Lan này "không hề sợ hãi điều đang xẩy ra ở bên ngoài Giáo Hội. Ngài chính là một chiến binh của Chúa Kitô". "Ngài hiểu rõ ngài phải sống cái tình yêu bác ái đó, hoàn toàn bất vụ lợi và sâu sắc".
20 giờ 45. "Chỗ đứng của các con ở trong đời khá đặc biệt vào lúc này. Hoàn cầu hóa, các kỹ thuật mới của truyền thông, khủng hỏang kinh tế. Tất cả những điều này đã thay đổi nhiều. Và đôi khi tệ hơn". Đức TGM Madrid nói thêm. Ngài kêu gọi giới trẻ dấn thân vào "cuộc hành hương đầy khiêm hạ và đơn thành để gặp gỡ khuôn mặt Chúa Kitô". Ngài khuyến khích họ trở thành "môn đệ chứng tá". "Các con đừng sợ trở nên những vị thánh. Hãy để Chúa Kitô ngụ cư trong trái tim các con".
20 giờ 46. Nhiều tiếng hoan hô vang dậy từ đám đông khi nghe nhắc đến lời cầu "Thánh Maria mẹ giới trẻ".
20giờ 47. "Các con là thế hệ Bênêđíctô XVI" Đức Hồng Y nói với giới trẻ như thế.
20 giờ 48. Đức Hồng Y kết thúc bài giảng lễ bằng việc phó thác Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho Thánh Nữ Maria. Và ngài thêm : "Lạy Chân Phúc Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con !" Cả cử tọa hoan hô vang dội.
20 giờ 50. Trong đám đông, các chiếc quạt mầu vàng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới rất được ưa chuộng. Không phải lúc nào người ta cũng chú tâm. Họ thảo luận, làm quen. Ai cũng cố gắng nghĩ ra cách độc đáo để người khác thấy mình từ đâu đến. Một thiếu nữ Mỹ dùng bút lông viết tên nước mình trên cánh tay.
20 giờ 58. Lời nguyện chung được đọc bằng 5 thứ tiếng. Lời đầu bằng tiếng Pháp.
21 giờ 00. Dâng của lễ. Mặt trời xuống bóng tại đường Alcala. Các máy ảnh thi nhau bấm.
21 giờ 04. Nhiều người dân Madrid tham dự thánh lễ. Họ đến từng gia đình. Trẻ em, người già, người lớn, cùng khắp công trường Cibeles. Trong số ấy có Alfonso, 39 tuổi : "Thực sự tôi không còn trẻ nữa, nhưng tôi nghĩ tuổi trẻ hết sức chủ yếu đối với xã hội. Tuổi trẻ là tương lai của chúng ta ! Ảnh hưởng của các giá trị và nhân đức là nền tảng cho tương lai xã hội. Chính vì thế, giáo dục là điều rất quan trọng. Là một người Công Giáo, tôi nghĩ rằng các giá trị của Giáo Hội có thể gây ảnh hưởng qua các trường học và các đại học của mình. Nhưng để ảnh hưởng này có thể có đối với mọi người, các tuyên tín khác cũng cần được bộc lộ ra".
21 giờ 12. Trong đám đông, lúc hôn bình an là lúc thật cảm động. Tất cả các khách hành hương đều xiết chặt tay nhau. Các nhóm Nam Dương và Úc trao cho nhau những cái bắt tay thật huynh đệ và chào đón.
21 giờ 16. Một hàng thật dài, gần như bất tận, các linh mục tiến vào đám đông để phân phối Mình Thánh cho tín hữu trên công trường.
21giờ 19. Hàng dài linh mục kéo tận tới các con phố lân cận.
21giờ 22. Dọc theo các rào chắn, từng nhóm khách hành hương bắt đầu rút khỏi địa điểm hành lễ. Màn đêm dần dần buông xuống công trường Cibeles. Một biển ánh sáng thật đẹp phủ lấy khung cảnh.
21giờ 31. Lời nguyện sau cùng. Một hàng vũ khúc dài theo điệu "farandole" (miền Provence) các khách hành hương rời địa điểm, tay nắm tay, cách hay nhất để khỏi bị lạc.
21giờ 33. Bên cạnh bục đọc sách, nơi Tin Mừng được đọc lên, vốn trưng bày một thánh tích của Đức Gioan Phaolô II. Đó là lọ nhỏ đựng máu của vị Giáo Hoàng người Ba Lan, được mang từ Cracovie tới. Đức Hồng Y Verala đã tới tôn kính thánh tích này.
21 giờ 37. Sau câu đáp "Amen" của lời cầu nguyện sau cùng, các khách hành hương đã tự động và say sưa hô to "Benedetto" rồi "Giovani-Paolo" vừa hô vừa vỗ tay.
21 giờ 43. "Cha xin ngỏ lời đón mừng thân ái và lời chào âu yếm của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, cơ quan của Tòa Thánh được Đức Giáo Hoàng ủy nhiệm việc tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới này". Đó là lời phát biểu của Đức Hồng Y Stanislas Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. "Những ngày này thật khó quên đối với các con và sẽ là cơ hội tạo ra các quyết định dứt khoát đối với cuộc đời của các con". "Đức tin là gốc rễ nuôi sống chúng ta bằng nhựa sống đầy tràn sinh lực của Lời Thiên Chúa và các bí tích... Ngay tại một Âu Châu xem ra đã mất hướng một cách sâu xa này, đức tin vẫn là điều có thể có! Đây là một mạo hiểm kỳ thú cho phép ta khám phá ra trọn vẹn sự vĩ đại và nét đẹp của đời ta". Đức Hồng Y quả quyết thêm rằng : "Với đức tin, chuyện gì cũng làm được".
21giờ 47. Một phái đoàn gồm 5 bạn trẻ, tượng trưng cho 5 châu lục tụ tập tại Madrid, tiến lên khán đài nhận bức ảnh Đức Mẹ Almudena, quan thầy của Madrid từ tay Đức HY Rouca Varela.
21giờ 51. Phố xá đã lên đèn hết từ lúc nào. Âm nhạc đong đầy màn đêm mát dịu của Madrid.
21giờ 52. Cha P. Thomas, một linh mục thuộc giáo phận Brooklyn, tham dự thánh lễ với 350 bạn trẻ mà ngài đã hướng dẫn tới Madrid, phần lớn gốc Châu Mỹ La Tinh, "những người có một đức tin rất sâu sắc". "Với hiện tượng tục hóa đang lan tràn ở Hoa Kỳ cũng như tại Âu Châu, những người trẻ này ý thức được rằng đức tin không còn lệ thuộc di sản gia đình nữa mà phải là một lựa chọn có ý thức và có tính bản thân". Được hỏi về tương lai Giáo Hội, ngài cho hay : "Vai trò linh mục của tôi là tin tưởng, nhưng tin tưởng sáng suốt. Nếu Chúa Thánh Thần đã thổi, thì các linh mục và giáo dân dấn thân có một công việc lớn lao để làm". "Ở Pháp, các anh có một gia tài nhiều thế kỷ, nhiều vị thánh, nhiều gốc rễ, một gia tài tôn giáo. Ở Mỹ chúng tôi, không được như thế".
22 giờ 04. Các linh mục đều đã rời bàn thờ. Các khách hành hương đã từ từ tản mác vào các đường phố Madrid.
19 giờ 44: ngày thứ ba 16 tháng 8: Công trường Cibeles, tại trung tâm Madrid, chào đón thánh lễ khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26. Việc cử hành đánh dấu buổi khai mạc chính thức các nghi lễ này sẽ đặt dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, tổng giám mục Madrid và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha. Cùng đồng tế với ngài là 800 giám mục và hơn 8,000 linh mục.
19 giờ 59: Đám đông dầy đặc các khách hành hương tụ tập chung quanh công trường, buộc người ta phải đi vòng vèo qua các nhóm, ngồi trên các vỉa hè. Buổi hòa nhạc diễn ra trước Thánh Lễ đã được các loa phóng thanh phát sóng lại. Một trong các sinh hoạt lớn là chạy xuống nước vì cái nóng đang lên đến cực điểm tại thủ đô Tây Ban Nha. Các khách hành hương nối đuôi nhau để được dội quanh các bể nước.
20 giờ 05. Thánh Lễ bắt đầu. Theo ban tổ chức, 500,000 người hiện diện tại công trường và các con phố kế cận.
20 giờ11. Ca đoàn trang phục mầu xanh dương gồm hàng trăm ca viên làm Thánh Lễ thêm sinh động. Đức Hồng Y Rouco Varela, bao quanh bởi các vị giám mục đồng tế, được các dù che khỏi cái nắng đang xuống vào cuối ngày.
20 giờ 17. Một khách hành hương đọc bài đọc thứ nhất bằng tiếng Pháp.
20 giờ 22. Can thiệp đầu tiên của thiện nguyện. Trong đám đông, một phụ nữ bị ngất xỉu được cáng về phía sau đám đông.
20 giờ 27. Ngực đeo bông huệ khô, các người trẻ của giáo phận Toulouse phát biểu : "Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã phá tan các thiên kiến, Giáo Hội không hề chết, cũng không khép kín". Đó là lời của Ombeline, 17 tuổi. Còn Inès, cổ đeo tràng hạt lớn, thì chêm vào: "đâu phải chuyện điên, khi có biết bao quốc gia cố gắng tới đây".
20 giờ 36. Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Madrid nồng nhiệt chào mừng các khách hành hương: "Chào mừng các con tới Madrid ! Các con hãy cảm nhận như ở nhà các con. Giáo Hội và nhân dân Madrid muốn trở thành men chào đón đối với các con... Từ 2000 năm nay, Madrid vốn là trung tâm cuộc sống Kitô Giáo của Tây Ban Nha".
20 giờ 36. Trong đám đông, Helena, 21 tuổi, người gốc Madrid, tham dự thánh lễ khai mạc này một cách đầy xúc động : "được thấy tất cả khung cảnh này trong thành phố của tôi là điều mang lại cho tôi niềm vui, niềm can đảm. Đức tin là cả cuộc sống tôi, là điều làm tôi hạnh phúc và đẩy tôi về phía trước. Tôi tham gia phong trào hướng đạo Công Giáo của Tây Ban Nha. Dù tình thế của Giáo Hội có bi thảm ở đây đi chăng nữa, tôi vẫn hy vọng rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ đem lại cho chúng tôi một đà thúc đầy mới".
20 giờ 37. Đức TGM Madrid trở lại với khuôn mặt của Đức Gioan Phaolô II, người mà Thánh Lễ này đặc biệt dành cho. "Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng của giới trẻ". Ngài quả quyết như thế giữa tiếng hô vang dậy của khách hành hương. "Sự thánh thiện bản thân của Đức Gioan Phaolô II đã tỏa sáng thành sức lôi cuốn đặc biệt cho công cuộc tin mừng hóa giới trẻ hiện nay". Vị giáo hoàng người Ba Lan này "không hề sợ hãi điều đang xẩy ra ở bên ngoài Giáo Hội. Ngài chính là một chiến binh của Chúa Kitô". "Ngài hiểu rõ ngài phải sống cái tình yêu bác ái đó, hoàn toàn bất vụ lợi và sâu sắc".
20 giờ 45. "Chỗ đứng của các con ở trong đời khá đặc biệt vào lúc này. Hoàn cầu hóa, các kỹ thuật mới của truyền thông, khủng hỏang kinh tế. Tất cả những điều này đã thay đổi nhiều. Và đôi khi tệ hơn". Đức TGM Madrid nói thêm. Ngài kêu gọi giới trẻ dấn thân vào "cuộc hành hương đầy khiêm hạ và đơn thành để gặp gỡ khuôn mặt Chúa Kitô". Ngài khuyến khích họ trở thành "môn đệ chứng tá". "Các con đừng sợ trở nên những vị thánh. Hãy để Chúa Kitô ngụ cư trong trái tim các con".
20 giờ 46. Nhiều tiếng hoan hô vang dậy từ đám đông khi nghe nhắc đến lời cầu "Thánh Maria mẹ giới trẻ".
20giờ 47. "Các con là thế hệ Bênêđíctô XVI" Đức Hồng Y nói với giới trẻ như thế.
20 giờ 48. Đức Hồng Y kết thúc bài giảng lễ bằng việc phó thác Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho Thánh Nữ Maria. Và ngài thêm : "Lạy Chân Phúc Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con !" Cả cử tọa hoan hô vang dội.
20 giờ 50. Trong đám đông, các chiếc quạt mầu vàng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới rất được ưa chuộng. Không phải lúc nào người ta cũng chú tâm. Họ thảo luận, làm quen. Ai cũng cố gắng nghĩ ra cách độc đáo để người khác thấy mình từ đâu đến. Một thiếu nữ Mỹ dùng bút lông viết tên nước mình trên cánh tay.
20 giờ 58. Lời nguyện chung được đọc bằng 5 thứ tiếng. Lời đầu bằng tiếng Pháp.
21 giờ 00. Dâng của lễ. Mặt trời xuống bóng tại đường Alcala. Các máy ảnh thi nhau bấm.
21 giờ 04. Nhiều người dân Madrid tham dự thánh lễ. Họ đến từng gia đình. Trẻ em, người già, người lớn, cùng khắp công trường Cibeles. Trong số ấy có Alfonso, 39 tuổi : "Thực sự tôi không còn trẻ nữa, nhưng tôi nghĩ tuổi trẻ hết sức chủ yếu đối với xã hội. Tuổi trẻ là tương lai của chúng ta ! Ảnh hưởng của các giá trị và nhân đức là nền tảng cho tương lai xã hội. Chính vì thế, giáo dục là điều rất quan trọng. Là một người Công Giáo, tôi nghĩ rằng các giá trị của Giáo Hội có thể gây ảnh hưởng qua các trường học và các đại học của mình. Nhưng để ảnh hưởng này có thể có đối với mọi người, các tuyên tín khác cũng cần được bộc lộ ra".
21 giờ 12. Trong đám đông, lúc hôn bình an là lúc thật cảm động. Tất cả các khách hành hương đều xiết chặt tay nhau. Các nhóm Nam Dương và Úc trao cho nhau những cái bắt tay thật huynh đệ và chào đón.
21 giờ 16. Một hàng thật dài, gần như bất tận, các linh mục tiến vào đám đông để phân phối Mình Thánh cho tín hữu trên công trường.
21giờ 19. Hàng dài linh mục kéo tận tới các con phố lân cận.
21giờ 22. Dọc theo các rào chắn, từng nhóm khách hành hương bắt đầu rút khỏi địa điểm hành lễ. Màn đêm dần dần buông xuống công trường Cibeles. Một biển ánh sáng thật đẹp phủ lấy khung cảnh.
21giờ 31. Lời nguyện sau cùng. Một hàng vũ khúc dài theo điệu "farandole" (miền Provence) các khách hành hương rời địa điểm, tay nắm tay, cách hay nhất để khỏi bị lạc.
21giờ 33. Bên cạnh bục đọc sách, nơi Tin Mừng được đọc lên, vốn trưng bày một thánh tích của Đức Gioan Phaolô II. Đó là lọ nhỏ đựng máu của vị Giáo Hoàng người Ba Lan, được mang từ Cracovie tới. Đức Hồng Y Verala đã tới tôn kính thánh tích này.
21 giờ 37. Sau câu đáp "Amen" của lời cầu nguyện sau cùng, các khách hành hương đã tự động và say sưa hô to "Benedetto" rồi "Giovani-Paolo" vừa hô vừa vỗ tay.
21 giờ 43. "Cha xin ngỏ lời đón mừng thân ái và lời chào âu yếm của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, cơ quan của Tòa Thánh được Đức Giáo Hoàng ủy nhiệm việc tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới này". Đó là lời phát biểu của Đức Hồng Y Stanislas Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. "Những ngày này thật khó quên đối với các con và sẽ là cơ hội tạo ra các quyết định dứt khoát đối với cuộc đời của các con". "Đức tin là gốc rễ nuôi sống chúng ta bằng nhựa sống đầy tràn sinh lực của Lời Thiên Chúa và các bí tích... Ngay tại một Âu Châu xem ra đã mất hướng một cách sâu xa này, đức tin vẫn là điều có thể có! Đây là một mạo hiểm kỳ thú cho phép ta khám phá ra trọn vẹn sự vĩ đại và nét đẹp của đời ta". Đức Hồng Y quả quyết thêm rằng : "Với đức tin, chuyện gì cũng làm được".
21giờ 47. Một phái đoàn gồm 5 bạn trẻ, tượng trưng cho 5 châu lục tụ tập tại Madrid, tiến lên khán đài nhận bức ảnh Đức Mẹ Almudena, quan thầy của Madrid từ tay Đức HY Rouca Varela.
21giờ 51. Phố xá đã lên đèn hết từ lúc nào. Âm nhạc đong đầy màn đêm mát dịu của Madrid.
21giờ 52. Cha P. Thomas, một linh mục thuộc giáo phận Brooklyn, tham dự thánh lễ với 350 bạn trẻ mà ngài đã hướng dẫn tới Madrid, phần lớn gốc Châu Mỹ La Tinh, "những người có một đức tin rất sâu sắc". "Với hiện tượng tục hóa đang lan tràn ở Hoa Kỳ cũng như tại Âu Châu, những người trẻ này ý thức được rằng đức tin không còn lệ thuộc di sản gia đình nữa mà phải là một lựa chọn có ý thức và có tính bản thân". Được hỏi về tương lai Giáo Hội, ngài cho hay : "Vai trò linh mục của tôi là tin tưởng, nhưng tin tưởng sáng suốt. Nếu Chúa Thánh Thần đã thổi, thì các linh mục và giáo dân dấn thân có một công việc lớn lao để làm". "Ở Pháp, các anh có một gia tài nhiều thế kỷ, nhiều vị thánh, nhiều gốc rễ, một gia tài tôn giáo. Ở Mỹ chúng tôi, không được như thế".
22 giờ 04. Các linh mục đều đã rời bàn thờ. Các khách hành hương đã từ từ tản mác vào các đường phố Madrid.
Phúc trình cho hay càng ngày càng nhiều người trên thế giới bị hạn chế về tôn giáo
Bùi Hữu Thư
05:37 17/08/2011
Pew Research Center |
Đây là kết quả của một cuộc nghiên cứu của Diễn Đàn Trung Tâm Nghiên Cứu 'Pew' về Đời Sống Công Cộng (the Pew Research Center's Forum on Public Life) được phổ biến ngày 9 tháng 8 vừa qua.
Phúc trình mang tên “Gia Tăng Hạn Chế về Tôn Giáo” (Rising Restrictions on Religion), ghi nhận là những hạn chế này đang ngày càng gia tăng tại 23 nước trong số 198 quốc gia trên toàn thế giới, và một số đông các nước này lại là những quốc gia có dân số đông đảo nhất và số lượng gia tăng cũng nhanh nhất, với kết quả là có một phân xuất cao nhất các dân cư.
Ngược lại, 12 quốc gia được đánh giá là đã giảm bớt các hạn chế về tôn giáo. Nhưng phúc trình của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew Reseacrch Center lại cho rằng chính các quốc gia này vốn đã “bị xếp hạng thấp” trong các cuộc nghiên cứu trước đây. Trong khi các quốc gia gia tăng các hạn chế lại “đã bị xếp hạng rất cao về mức độ hạn chế hay thù nghịch” đối với tôn giáo.”
Không có sự thay đổi nào được báo cáo tại 163 quốc gia. Trong thời gian ba năm từ giữa năm 2006 đến giữa năm 2009, cuộc nghiên cứu duyệt xét tổng cộng 33 biện pháp được soạn thảo thành các câu hỏi về những hạn chế của chính phủ như luật lệ, chính sách và hành động, và những tranh chấp chẳng hạn như những hành động thù nghịch tôn giáo của các cá nhân, tổ chức và các nhóm xã hội.
Cuộc nghiên cứu sử dụng 18 nguồn tư liệu được dẫn chứng nhiều nhất và sẵn có, kể cả các phúc trình của Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền và Ân Xá Quốc Tế (Human Rights Watch and Amnesty International).
Cuộc nghiên cứu cho hay các nguồn tư liệu “chỉ được lược qua để tìm các tin tức có dữ kiện về các chính sách và hành động đặc biệt,” thay vì các bình luận hay ý kiến.
Phúc trình cho hay: "Chỉ có một phần trăm dân số trên toàn thế giới là được sống trong các quốc gia nơi có các hạn chế về tôn giáo và các hành động thù nghịch đã thuyên giảm.
Trong số 25 quốc gia có dân số đông nhất, Hoa Kỳ là một trong 17 quốc gia không có mức độ gia tăng đáng kể về những hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo hay có những hành động xã hội thù nghịch. Trong số 17 quốc gia này không có sự thyên giảm đo lường được về mức độ hạn chế hay thù nghịch.
Nepal: Kỷ lục số người được Rửa tội nhân lễ Đức Mẹ Lên Trời
Nguyễn Trọng Đa
07:36 17/08/2011
Kathmandu - Người Công giáo ở Nepal đã mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời với việc 30 người được Rửa tội và Rước lễ lần đầu. Theo các nhà lãnh đạo Công giáo địa phương, đây là lễ rửa tội đông nhất, kể từ khi chế độ quân chủ Ấn giáo sụp đổ vào năm 2006.
Buổi lễ đã được tổ chức ngày 15-8 tại nhà thờ chính tòa Mông Triệu ở Kathmandu. Trong số những đã được rửa tội, có năm người châu Phi, họ đến Nepal với cha mẹ di dân để lao động. Mừng dịp hiếm có này, giáo phận đã tổ chức các bài hát truyền thống, và dọn một bữa tiệc đặc biệt tạ ơn tại nhà thờ địa phương.
Đức Giám mục Anthony Sharma, giáo phận Kathmandu, nhấn mạnh với số ít người tân tòng về tầm quan trọng của bí tích rửa tội và rước lễ lần đầu, vào ngày lễ Đức Trinh nữ Maria về trời cả hồn lẫn xác. Ngài yêu cầu họ hãy noi gương Mẹ Maria. Ngài nói: "Tôi cầu nguyện cho anh chị em có thể bắt chước Đức Mẹ, và trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, và là người quảng bá đạo Công giáo qua lời cầu bầu của Đức Mẹ".
Kể từ năm 2006, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ Ấn giáo và sự tuyên bố một Nhà nước thế tục ờ Nepal, các Kitô hữu có nhiều tự do thờ phượng hơn và tự do phát biểu hơn trong xã hội. Trong nhiều năm, số lượng các Kitô hữu đã được tăng đều và hiện nay ước đạt 2 triệu người. Ngay cả cộng đồng Công Giáo nhỏ bé đã có một sự gia tăng ổn định các tín hữu, và ngày nay có khoảng 9.000 người. Giáo hội Công giáo đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và điều hành 31 trường học, trong đó có tám trường ở Kathmandu, và có 65 linh mục, 17 nam tu sĩ và 160 nữ tu. (AsiaNews 16-8-2011)
Đức Giám mục Anthony Sharma, giáo phận Kathmandu, nhấn mạnh với số ít người tân tòng về tầm quan trọng của bí tích rửa tội và rước lễ lần đầu, vào ngày lễ Đức Trinh nữ Maria về trời cả hồn lẫn xác. Ngài yêu cầu họ hãy noi gương Mẹ Maria. Ngài nói: "Tôi cầu nguyện cho anh chị em có thể bắt chước Đức Mẹ, và trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, và là người quảng bá đạo Công giáo qua lời cầu bầu của Đức Mẹ".
Kể từ năm 2006, với sự sụp đổ của chế độ quân chủ Ấn giáo và sự tuyên bố một Nhà nước thế tục ờ Nepal, các Kitô hữu có nhiều tự do thờ phượng hơn và tự do phát biểu hơn trong xã hội. Trong nhiều năm, số lượng các Kitô hữu đã được tăng đều và hiện nay ước đạt 2 triệu người. Ngay cả cộng đồng Công Giáo nhỏ bé đã có một sự gia tăng ổn định các tín hữu, và ngày nay có khoảng 9.000 người. Giáo hội Công giáo đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và điều hành 31 trường học, trong đó có tám trường ở Kathmandu, và có 65 linh mục, 17 nam tu sĩ và 160 nữ tu. (AsiaNews 16-8-2011)
ĐTC Benedictô XVI nói chuyện ba giờ với bốn Giám mục Đức quốc
Phạm Kim An
07:31 17/08/2011
Chuẩn bị cho chuyến đi thăm Đức vào tháng 9 tới
ROMA - "Bốn Đức giám mục Đức đã được ĐTC Biển Đức XVI tiếp trong gần ba giờ", Đài phát thanh Vatican đưa nhan đề bản tin như thế về chuyến thăm ngày 3-8 đến Vatican của một phái đoàn chính thức của Hội đồng Giám mục Đức, gồm có Đức Hồng y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Munich và Freising, Đức Giám Mục Robert Zollitsch, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức Giám Mục Franz-Josef Hermann Bode, Giám Mục giáo phận Osnabrück, và Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck, Giám mục giáo phận Essen.
ĐTC Biển Đức XVI sẽ đến thăm các thành phố Berlin, Erfurt và Fribourg của Đức, từ ngày 22 đến ngày 25-9.
Đài phát thanh Vatican nhấn mạnh: "Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, các Giám mục Đức nói rằng đã thông báo với ĐTC Biển Đức XVI về tiến trình đối thoại quốc gia, được khởi xướng bởi Giáo Hội Đức. Các giám mục đã mời khoảng 300 người Công giáo, giáo dân và tu sĩ, để suy tư với nhau trong bốn năm tới về đức tin và tương lai của Giáo Hội Công Giáo. Quá trình đối thoại này đã được đề xuất vào khóa họp toàn thể vào mùa thu năm 2010, và cuộc đối thoại đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 8 và 9-7 ở Mannheim, Đức".
Bản tin nói tiếp: “ ĐTC Biển Đức XVI rất quan tâm đến quá trình này, mà theo Ngài, có thể đưa ra một động lực quan trọng cho tương lai của Giáo Hội. ĐTC Biển Đức XVI nói rằng cuộc đối thoại này là một hành trình tinh thần của đổi mới, và Ngài khuyến khích các giám mục Đức tiếp tục đi trên con đường này".
Ngoài ra, theo thông cáo của các Giám mục Đức do Đài phát thanh Vatican tóm lược, “ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh về sự liên kết được thiết lập với lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II".
Cuộc nói chuyện giữa ĐTC và bốn Giám mục Đức diễn ra "trong một tinh thần sâu sắc của tình huynh đệ"; và cuộc nói chuyện được kéo dài bằng một bữa ăn chung: cuộc trao đổi kéo dài tổng cộng "gần ba giờ". (Zenit.org 16-8-2011)
ROMA - "Bốn Đức giám mục Đức đã được ĐTC Biển Đức XVI tiếp trong gần ba giờ", Đài phát thanh Vatican đưa nhan đề bản tin như thế về chuyến thăm ngày 3-8 đến Vatican của một phái đoàn chính thức của Hội đồng Giám mục Đức, gồm có Đức Hồng y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Munich và Freising, Đức Giám Mục Robert Zollitsch, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức Giám Mục Franz-Josef Hermann Bode, Giám Mục giáo phận Osnabrück, và Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck, Giám mục giáo phận Essen.
ĐTC Biển Đức XVI sẽ đến thăm các thành phố Berlin, Erfurt và Fribourg của Đức, từ ngày 22 đến ngày 25-9.
Đài phát thanh Vatican nhấn mạnh: "Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, các Giám mục Đức nói rằng đã thông báo với ĐTC Biển Đức XVI về tiến trình đối thoại quốc gia, được khởi xướng bởi Giáo Hội Đức. Các giám mục đã mời khoảng 300 người Công giáo, giáo dân và tu sĩ, để suy tư với nhau trong bốn năm tới về đức tin và tương lai của Giáo Hội Công Giáo. Quá trình đối thoại này đã được đề xuất vào khóa họp toàn thể vào mùa thu năm 2010, và cuộc đối thoại đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 8 và 9-7 ở Mannheim, Đức".
Bản tin nói tiếp: “ ĐTC Biển Đức XVI rất quan tâm đến quá trình này, mà theo Ngài, có thể đưa ra một động lực quan trọng cho tương lai của Giáo Hội. ĐTC Biển Đức XVI nói rằng cuộc đối thoại này là một hành trình tinh thần của đổi mới, và Ngài khuyến khích các giám mục Đức tiếp tục đi trên con đường này".
Ngoài ra, theo thông cáo của các Giám mục Đức do Đài phát thanh Vatican tóm lược, “ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh về sự liên kết được thiết lập với lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng chung Vatican II".
Cuộc nói chuyện giữa ĐTC và bốn Giám mục Đức diễn ra "trong một tinh thần sâu sắc của tình huynh đệ"; và cuộc nói chuyện được kéo dài bằng một bữa ăn chung: cuộc trao đổi kéo dài tổng cộng "gần ba giờ". (Zenit.org 16-8-2011)
Indonesia: Giới trẻ đến Madrid để tăng cường sự hiệp nhất và đức tin của Giáo Hội
Phạm Kim An
07:36 17/08/2011
Jakarta - Đoàn đại biểu chính thức của Indonesia tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới (từ ngày 16 đến ngày 21-8) được gọi là 'Indonesia Hiệp nhất’. Đoàn bao gồm 284 người, trong đó có linh mục, nữ tu và giáo dân của 37 giáo phận thuộc quần đảo, đã rời Jakarta đi Madrid, Tây Ban Nha.
Ủy ban Giới trẻ thuộc Hội đồng Giám mục Công giáo Indonesia (KWI) đã làm việc để chọn các thành viên của đoàn và xếp đặt tất cả các chi tiết cho chuyến đi. Hàng chục người Công giáo Indonesia đã đi riêng đến thủ đô Tây Ban Nha, và sẽ có mặt tại các cuộc gặp gỡ với ĐTC Biển Đức XVI. Họ cũng sẽ mang màu áo của phái đoàn KWI để nhấn mạnh sự hiệp nhất của giới trẻ Indonesia: "một quốc gia, một Giáo Hội, một đức tin".
Linh mụcJohannes Dwi "Santo" Harsanto Pr, thư ký điều hành của Ủy ban Giới trẻ, nói với hãng tin AsiaNews về công việc chuẩn bị cho chuyến đi, bao gồm cả giấy tờ của các người tham gia. Vị linh mục thuộc tổng giáo phận Semarang nói: “Đại sứ quán chúng tôi ở Madrid hỗ trợ thật nhiều cho nhiệm vụ của chúng tôi". Mười chín linh mục thuộc nhiều Dòng tu và năm nữ tu cũng thuộc phái đoàn 'Indonesia Hiệp nhất’.
Hàng chục thanh niên Công Giáo Indonesia đã tự đến thủ đô Tây Ban Nha dự Đại hội Giới trẻ Thế giới. Họ sẽ tham gia "đoàn đại biểu chính thức" mang "màu áo giống nhau để chứng tỏ một dấu hiệu hiệp nhất".
Theo cha Santo, các bạn trẻ có "một sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ ". Họ muốn "công bố lớn tiếng căn tính Indonesia của họ".
Trước khi đi Tây Ban Nha, các bạn trẻ đã tổ chức nhiều cuộc họp để suy tư và "khích lệ tinh thần và đạo đức của nhau", theo cha Santo. Cha nói: “Sự đáp ứng của họ tuyệt vời". Các người tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, Úc, cũng tham gia để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các người đi Madrid.
Hai ghế dãy đầu tại Đại hội đã được dành riêng cho các bạn trẻ Indonesia tại Thánh Lễ mà ĐTC Biển Đức XVI sẽ cử hành.
Để chọn hai người này, cha Santo nói: “Chúng tôi đã tổ chức cuộc thi về suy tư tốt nhất cho một số vấn đề đức tin, ai trả lời tốt nhất đã được chọn”.
"Kinh nghiệm đặc biệt này sẽ cung cấp cho họ một cơ hội, để củng cố đức tin và một động lực làm việc, trong các giáo xứ và giáo phận của họ". (AsiaNews 16-8-2011)
Linh mụcJohannes Dwi "Santo" Harsanto Pr, thư ký điều hành của Ủy ban Giới trẻ, nói với hãng tin AsiaNews về công việc chuẩn bị cho chuyến đi, bao gồm cả giấy tờ của các người tham gia. Vị linh mục thuộc tổng giáo phận Semarang nói: “Đại sứ quán chúng tôi ở Madrid hỗ trợ thật nhiều cho nhiệm vụ của chúng tôi". Mười chín linh mục thuộc nhiều Dòng tu và năm nữ tu cũng thuộc phái đoàn 'Indonesia Hiệp nhất’.
Hàng chục thanh niên Công Giáo Indonesia đã tự đến thủ đô Tây Ban Nha dự Đại hội Giới trẻ Thế giới. Họ sẽ tham gia "đoàn đại biểu chính thức" mang "màu áo giống nhau để chứng tỏ một dấu hiệu hiệp nhất".
Theo cha Santo, các bạn trẻ có "một sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ ". Họ muốn "công bố lớn tiếng căn tính Indonesia của họ".
Trước khi đi Tây Ban Nha, các bạn trẻ đã tổ chức nhiều cuộc họp để suy tư và "khích lệ tinh thần và đạo đức của nhau", theo cha Santo. Cha nói: “Sự đáp ứng của họ tuyệt vời". Các người tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, Úc, cũng tham gia để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các người đi Madrid.
Hai ghế dãy đầu tại Đại hội đã được dành riêng cho các bạn trẻ Indonesia tại Thánh Lễ mà ĐTC Biển Đức XVI sẽ cử hành.
Để chọn hai người này, cha Santo nói: “Chúng tôi đã tổ chức cuộc thi về suy tư tốt nhất cho một số vấn đề đức tin, ai trả lời tốt nhất đã được chọn”.
"Kinh nghiệm đặc biệt này sẽ cung cấp cho họ một cơ hội, để củng cố đức tin và một động lực làm việc, trong các giáo xứ và giáo phận của họ". (AsiaNews 16-8-2011)
WYD 2011 Madrid -- Phỏng vấn ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân
Linh Tiến Khải
10:09 17/08/2011
Trong các ngày vừa qua hàng trăm ngàn bạn trẻ khắp nơi trên giới đã được tiếp đón trong 68 giáo phận toàn nước Tây Ban Nha, trước khi tụ tập tại thủ đô Madrid để tham dự chương trình chính thức của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 26 bắt đầu tối 16-8 với thánh lể khai mạc do Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela Tổng Giám Muc Madrid chủ sự. Những ngày viếng thăm các giáo phận cống hiến cho các bạn trẻ dịp tìm hiểu cuộc sống Giáo Hội địa phương cũng như các sắc thái truyền thống văn hóa lịch sử hay đẹp của Tây Ban Nha. Từ sáng 17-8 có 270 Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục trình bầy các bài giáo lý cho các bạn trẻ trong 30 ngôn ngữ khác nhau.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân, về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 26 khai diễn tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha ngày 16-8. Công tác chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Giới trẻ tại Madrid đã tiến hành ra sao?
Đáp: Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid là một biến cố quan trọng của Giáo Hội, là lễ hội của người trẻ trong Giáo Hội, là một chứng tá hấp dẫn của niềm tin trẻ trung, đầy hăng say, sinh động và truyền giáo. Thế giới ngày nay, đặc biệt là Âu châu cần chứng tá đó một cách khẩn thiết. Nhưng hoa trái của mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tùy thuộc nơi kiểu chuẩn bị biến cố trong công tác mục vụ giới trẻ bình thường của giáo phận. Nếu thiếu các yếu tố này, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ có nguy cơ chỉ là ”ngọn lửa rơn”, đánh động và khơi dậy nơi người trẻ các xúc động mạnh đấy, nhưng sau đó mọi sự lại như trước với các thói quen muôn thuở... Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh nhiều lần rằng mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ phải trở thành một phần của mục vụ giáo hội hướng tới các thế hệ trẻ. Lần này Giáo Hội tại Tây Ban Nha được đặc biệt mời gọi tái khám phá ra chính mình, với các tài lực tinh thần của mình, nhất là các tài nguyên tiềm ẩn nơi giới trẻ.
Hỏi: Giữa biết bao nhiêu sáng kiến được thực hiện tại Madrid, theo Đức Hồng Y đâu là các thời điểm có ý nghĩa nhất?
Đáp: Chương trình tại Madrid rất phong phú. Tôi chỉ xin dừng lại trên các buổi cử hành quan trọng nhất. Trước khi về thu đô Madrid để thạm dự chương trình chính thức, các bạn trẻ được tiếp đón trong 68 giáo phận khác nhau. Như thế, toàn thể Giáo Hội Tây Ban Nha đều được huy động tham dự vào biến cố quan trọng này. Tại Madrid trong các ngày 16-21 tháng 8 các bạn trẻ tham dự các buổi dậy giáo lý do 270 Giám Mục đảm trách trong 30 thứ tiếng khác nhau. Đây sẽ là một lễ Hiện Xuống của Madrid. Sau lễ nghi tiếp đónĐức Thánh Cha tại quảng trường Cibeles thứ năm 18-8, thứ sáu 19-8 sẽ có buổi Đi đàng Thánh Gía trong các đường phố thủ đô với sự tham dự của Đức Thánh Cha. Có ai đó đã nói ”nhân vật đèn pha” của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là Người Kế Vị Thánh Phêrô, với sự hiện diện và lời nói của người rất được chờ đợi bởi người trẻ. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự hai lễ nghi chính là buổi canh thức với người trẻ chiều thứ bẩy 20-8 và thánh lễ bế mạc sáng Chúa Nhật 21-8 với nghi thức sai đi. Chúng tôi chắc chắn rằng kinh nghiệm tại Madrid sẽ là kinh nghiệm ngoại thường của một Giáo Hội, bạn của giới trẻ, chia sẻ các vấn đề của họ, một Giáo Hội muốn phục vụ các thế hệ trẻ.
Hỏi: ”Được đâm rễ và xây dựng trên Chúa Kitô, vững mạnh trong đức tin”: đó là đề tài Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid. Đây có phải là lời mời gọi ý nghĩa đối với thời đại ngày nay hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Thế giới hậu tân tiến đang trải qua một cuộc khủng hoảng khó khăn và sâu rộng. Khuynh hướng tương đối hóa phổ biến làm nảy sinh ra một sự trống rỗng các giá trị và trống rỗng ý nghĩa nguy hiểm. Nền văn hóa hậu tân tiến là một nền văn hóa ”lỏng lẻo”, không có các điểm tham chiếu vững chắc, và vì thế nó sản xuất ra các con người bị mất gốc, không có các nền tảng chắc chắn và vững bền trong cuộc sống. Trong trình trạng đó, nhất là giữa người trẻ, gia tăng nhu cầu tìm ra các gốc rễ đích thật của căn tính nhân bản và kitô của mình, cũng như sự cần thiết có một nền tảng chắc chắn để xây dựng cuộc đời. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid muốn là một câu trả lời rõ ràng và có sức thuyết phục cho các nhu cầu đó của người trẻ ngày nay. Nền tảng đó là một Người sống động có tên gọi là Giêsu Kitô. Chính Người là câu trả lời đầy đủ cho các câu hỏi, cho các nhớ nhung và các lo lắng sâu thẳm của trái tim con người, bởi vì do Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong sứ điệp gửi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ người trẻ cảm nhận được Chúa Kitô như là một người bạn. Làm thế nào để giúp các bạn trẻ thực thi được điều này?
Đáp: Trong cuộc sống của mỗi người việc lựa chọn Chúa Kitô như Bạn là điều nền tảng, bởi vì chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới có thể trao ban ý nghĩa tràn đầy cho cuộc sống con người. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại điều này nhiều lần. Người viết trong Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu: ”Khởi đầu của sự kiện là kitô hữu không phải là một quyết định luân lý hay một ý tưởng lớn, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, với một Người, trao ban cho sự sống một chân trời mới và cùng với điều này là hướng đi định đoạt” (Deus caritas, s. 1). Tin Mừng không phải là một giáo thuyết, một triết lý, mà là một Người đó là Chúa Giêsu Kitô; và không có gì đẹp đẽ hơn trong cuộc sống bằng gặp Người và xe dây tình bạn đích thật với Người. Tin Mừng là một chương trình sống tích cực và hấp dẫn, vì thế sống nó mỗi ngày và trở thành môn đệ của Chúa Kitô là điều đáng công lắm. Chính Chúa là chìa khóa định đoạt giúp tìm ra các câu trả lời đúng đắn cho biết bao nhiêu vấn đề, thách đố và khó khăn, mà giới trẻ ngày nay phải đương đầu. Chẳng hạn tôi nghĩ tới các nguy cơ của sự hời hợt và tầm thường nảy sinh từ xã hội tiêu thụ, hưởng thụ, thiếu các viễn tượng cho tương lai, trong một thế giới có hiện tượng người trẻ thất nghiệp gia tăng... Các bạn trẻ lớn lên nhờ các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là các người trẻ tìm kiếm Chúa Kitô như Người Bạn, như Chúa và Thầy trong các dịp quy tụ chung quanh Người Kế Vị Thánh Phêrô. Đối với họ việc lựa chọn Chúa Kitô không phải là sự chạy trốn thực tại, mà có nghĩa là sống và đương đầu với thực tại, với tất cả các vấn đề của nó trong cách thế khác nhau một cách hữu lý và cho đến tận cùng.
Hỏi: Sau các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Koeln và Sydney, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid là lần thứ ba do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ sự. Theo Đức Hồng Y, đâu sẽ là đặc điểm của lần này?
Đáp: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thích nhằc tới Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như là người bắt đầu Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, một trực giác một linh hứng thiên tài. Trong cuốn sách phỏng vấn ”Ánh sáng thế gian” Đức Thánh Cha tuyên bố rắng ”Các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ” đã trở thành một món qùa đích thật. Nếu tôi nghĩ tới biết bao nhiêu người trẻ đã tìm thấy trong đó một điểm khởi hành mới, để từ đó dưỡng nuôi mình trong tinh thần, cũng như biết bao nhiêu sáng kiến đức tin bắt nguồn từ đò, biết bao niềm vui tồn tại, và biết bao nhiêu mặc niệm trong các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, thì tôi phải nói rằng ở đây xảy ra một cái gì đó không phải là công trình của chúng ta... ” (tr. 163). Như thế mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đều có một chiều kích ngôn sứ mạnh mẽ đối với Giáo Hội và đối với thế giới ngày nay. Liên quan tới sắc thái đặc biệt của lần này, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ diễn ra tại Tây Ban Nha có thế nói là quốc gia nằm ở trung tâm Âu châu, là đại lục cần tìm lại các gốc rễ kitô của mình. Toàn thế giới, cách riêng là Âu châu đang bị ghi đậm dấu vì khuynh hướng tục hóa lan tràn, đức tin giảm sút, kitô giáo mệt mỏi, vì thế cần có được sự tươi mát của một đức tin trẻ trung tràn đầy niềm vui và tinh thần hăng say truyền giáo. Tuy nhiên, còn có một sắc thái khác của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid đó là dưới ánh sáng lễ phong Chân Phước mới đậy cho Đức Gioan Phaolô II, là vị khởi xướng và giờ đây là Bổn Mạng của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Thánh lễ khai mạc tiếp đón người trẻ do Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid chủ sự là lễ kính Chân Phước Gioan Phaolô II.
Hỏi: Đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Tây Ban Nha, sau các chuyến viếng thăm Valencia, Barcelona và Santiago de Compostella. Đức Thánh Cha sẽ tìm thấy một nước Tây Ban Nha như thế nào, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Hiện nay Tây Ban Nha như là một phòng thí nghiệm lớn, trong đó có các vấn đề nghiêm trọng và các thách đố của thời hậu tân tiến, biểu lộ một cách mạnh mẽ. Chỉ cần nghĩ tới hiện tượng tục hóa, các khuynh hướng duy đời cực đoan, các luật lệ do nhà nước ban hành chống lại các luật tự nhiên như quyền sống, bản chất của hôn nhân và gia đình vv... Thế rồi còn có cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn người trẻ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Chắc chắn xã hội Tây Ban Nha khát khao hy vọng và cấp thiết cần tới các viễn tượng cho tương lai. Chính trong bối cảnh không dễ đàng này, qua Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, Giáo Hội tại Tây Ban Nha được mời gọi tái khám phá ra ơn gọi ngôn sứ của mình và loan báo Tin Mừng với lòng can đảm được canh tân. Đức Thánh Cha không ngừng nhắc lại rằng “có biết bao nhiêu vấn đề phải được giải quyết, nhưng tất cả sẽ không đươc giải quyết, nếu Thiên Chúa không được đặt vào trung tâm, nếu Thiên Chúa lại không được hữu hình trở lại trên thế giới, nếu Người không trở thành định đoạt trong cuộc sống chúng ta, và nếu Người không bước vào trong thế giới một cách định đoạt qua cả chúng ta nữa” (Bài giảng thánh lễ cử hành với Hội Đồng Giám Mục Thụy sĩ 7-11-2006).
Hỏi: Làm thế nào để cũng có thể đưa người trẻ không tin tới gần Ngày Quốc Tế Giới Trẻ thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hướng tới tất cả mọi người trẻ trên thế giới. Ngài viết trong sứ điệp gửi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid như sau: ”Tôi mong muốn rằng tất cả mọi người trẻ, các người trẻ chia sẻ niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô, cũng như những người trẻ do dự, nghi ngờ và không tin nơi Ngài, có thể sống kinh nghiệm này, có thể định đoạt đối với cuộc đời họ: kinh nghiệm về Chúa phục sinh và tình yêu của Ngài đối với từng người trong chúng ta”. Trong lịch sử 25 năm của mình. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã vén mở cho thấy các dụng cụ loan báo Tin Mừng của thế giới người trẻ hữu hiệu một cách lạ thường, mà người trẻ là các tác nhân chính. Chúng ta hãy nghĩ tới bao nhiêu người trẻ nhờ gặp gỡ với Chúa Kitô trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, nên đã làm một bước quặt định đoạn trong cuộc sống của họ: quyết định lựa chon ơn gọi linh mục tu sĩ, hay sống đời hôn nhân kitô trung thực. Tôi chắc chắn rằng Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tai Madrid cũng sẽ đem lại các hoa trái phong phú như vậy.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, có nhiều bạn trẻ các nước nghèo không thể đến tham dự Ngày Quốc Tế Giới TRẻ vì không có khả năng tài chánh, vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài. Giáo Hội có thể làm gì cho họ?
Đáp: Ngay từ đầu chúng tôi đã đề nghị các bạn trẻ thành lập một Qũy liên đới để giúp tài chánh cho người trẻ thuộc các nước nghèo có phương tiện tham dự. Các bạn trẻ các nước giầu đóng góp mỗi người 10 Euros. Qũy do Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân điều hành. Nhưng điều này cũng không đủ để đáp ửng nhu cầu. Vì thế chúng tôi đã kêu gọi các Giáo Hội và các phong trào hiệp hội địa phương sử dụng hệ thống liên mạng, phát thanh truyền hình để cho các bạn trẻ có thể trực tiếp tham dự biến cố đức tin này một cách rộng rãi chừng nào có thể.
Hỏi: Đức Hồng Y cầu mong gì cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid?
Đáp: Mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một cuộc gieo hạt giống tin mừng khổng lồ, vì thế nó là một thời điểm đặc biệt, một thời gian ơn thánh, trong đó Thiên Chúa hiện diện và hoạt động một cách cụ thể. Vì thế tôi mong ước tất cả các bạn trẻ hiện diện tại Madrid cũng như tham dự biến cố này qua các phương tiện truyền thông, rộng mở con tim để tiếp nhận cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, là Đấng duy nhất có thể biến đổi cuộc sống và trao ban hy vọng cho con người. (RG 8-8-2011)
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân, về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 26 khai diễn tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha ngày 16-8. Công tác chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Giới trẻ tại Madrid đã tiến hành ra sao?
Đáp: Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid là một biến cố quan trọng của Giáo Hội, là lễ hội của người trẻ trong Giáo Hội, là một chứng tá hấp dẫn của niềm tin trẻ trung, đầy hăng say, sinh động và truyền giáo. Thế giới ngày nay, đặc biệt là Âu châu cần chứng tá đó một cách khẩn thiết. Nhưng hoa trái của mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tùy thuộc nơi kiểu chuẩn bị biến cố trong công tác mục vụ giới trẻ bình thường của giáo phận. Nếu thiếu các yếu tố này, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ có nguy cơ chỉ là ”ngọn lửa rơn”, đánh động và khơi dậy nơi người trẻ các xúc động mạnh đấy, nhưng sau đó mọi sự lại như trước với các thói quen muôn thuở... Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh nhiều lần rằng mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ phải trở thành một phần của mục vụ giáo hội hướng tới các thế hệ trẻ. Lần này Giáo Hội tại Tây Ban Nha được đặc biệt mời gọi tái khám phá ra chính mình, với các tài lực tinh thần của mình, nhất là các tài nguyên tiềm ẩn nơi giới trẻ.
Hỏi: Giữa biết bao nhiêu sáng kiến được thực hiện tại Madrid, theo Đức Hồng Y đâu là các thời điểm có ý nghĩa nhất?
Đáp: Chương trình tại Madrid rất phong phú. Tôi chỉ xin dừng lại trên các buổi cử hành quan trọng nhất. Trước khi về thu đô Madrid để thạm dự chương trình chính thức, các bạn trẻ được tiếp đón trong 68 giáo phận khác nhau. Như thế, toàn thể Giáo Hội Tây Ban Nha đều được huy động tham dự vào biến cố quan trọng này. Tại Madrid trong các ngày 16-21 tháng 8 các bạn trẻ tham dự các buổi dậy giáo lý do 270 Giám Mục đảm trách trong 30 thứ tiếng khác nhau. Đây sẽ là một lễ Hiện Xuống của Madrid. Sau lễ nghi tiếp đónĐức Thánh Cha tại quảng trường Cibeles thứ năm 18-8, thứ sáu 19-8 sẽ có buổi Đi đàng Thánh Gía trong các đường phố thủ đô với sự tham dự của Đức Thánh Cha. Có ai đó đã nói ”nhân vật đèn pha” của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là Người Kế Vị Thánh Phêrô, với sự hiện diện và lời nói của người rất được chờ đợi bởi người trẻ. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự hai lễ nghi chính là buổi canh thức với người trẻ chiều thứ bẩy 20-8 và thánh lễ bế mạc sáng Chúa Nhật 21-8 với nghi thức sai đi. Chúng tôi chắc chắn rằng kinh nghiệm tại Madrid sẽ là kinh nghiệm ngoại thường của một Giáo Hội, bạn của giới trẻ, chia sẻ các vấn đề của họ, một Giáo Hội muốn phục vụ các thế hệ trẻ.
Hỏi: ”Được đâm rễ và xây dựng trên Chúa Kitô, vững mạnh trong đức tin”: đó là đề tài Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid. Đây có phải là lời mời gọi ý nghĩa đối với thời đại ngày nay hay không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Thế giới hậu tân tiến đang trải qua một cuộc khủng hoảng khó khăn và sâu rộng. Khuynh hướng tương đối hóa phổ biến làm nảy sinh ra một sự trống rỗng các giá trị và trống rỗng ý nghĩa nguy hiểm. Nền văn hóa hậu tân tiến là một nền văn hóa ”lỏng lẻo”, không có các điểm tham chiếu vững chắc, và vì thế nó sản xuất ra các con người bị mất gốc, không có các nền tảng chắc chắn và vững bền trong cuộc sống. Trong trình trạng đó, nhất là giữa người trẻ, gia tăng nhu cầu tìm ra các gốc rễ đích thật của căn tính nhân bản và kitô của mình, cũng như sự cần thiết có một nền tảng chắc chắn để xây dựng cuộc đời. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid muốn là một câu trả lời rõ ràng và có sức thuyết phục cho các nhu cầu đó của người trẻ ngày nay. Nền tảng đó là một Người sống động có tên gọi là Giêsu Kitô. Chính Người là câu trả lời đầy đủ cho các câu hỏi, cho các nhớ nhung và các lo lắng sâu thẳm của trái tim con người, bởi vì do Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, trong sứ điệp gửi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ người trẻ cảm nhận được Chúa Kitô như là một người bạn. Làm thế nào để giúp các bạn trẻ thực thi được điều này?
Đáp: Trong cuộc sống của mỗi người việc lựa chọn Chúa Kitô như Bạn là điều nền tảng, bởi vì chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới có thể trao ban ý nghĩa tràn đầy cho cuộc sống con người. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại điều này nhiều lần. Người viết trong Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu: ”Khởi đầu của sự kiện là kitô hữu không phải là một quyết định luân lý hay một ý tưởng lớn, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, với một Người, trao ban cho sự sống một chân trời mới và cùng với điều này là hướng đi định đoạt” (Deus caritas, s. 1). Tin Mừng không phải là một giáo thuyết, một triết lý, mà là một Người đó là Chúa Giêsu Kitô; và không có gì đẹp đẽ hơn trong cuộc sống bằng gặp Người và xe dây tình bạn đích thật với Người. Tin Mừng là một chương trình sống tích cực và hấp dẫn, vì thế sống nó mỗi ngày và trở thành môn đệ của Chúa Kitô là điều đáng công lắm. Chính Chúa là chìa khóa định đoạt giúp tìm ra các câu trả lời đúng đắn cho biết bao nhiêu vấn đề, thách đố và khó khăn, mà giới trẻ ngày nay phải đương đầu. Chẳng hạn tôi nghĩ tới các nguy cơ của sự hời hợt và tầm thường nảy sinh từ xã hội tiêu thụ, hưởng thụ, thiếu các viễn tượng cho tương lai, trong một thế giới có hiện tượng người trẻ thất nghiệp gia tăng... Các bạn trẻ lớn lên nhờ các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là các người trẻ tìm kiếm Chúa Kitô như Người Bạn, như Chúa và Thầy trong các dịp quy tụ chung quanh Người Kế Vị Thánh Phêrô. Đối với họ việc lựa chọn Chúa Kitô không phải là sự chạy trốn thực tại, mà có nghĩa là sống và đương đầu với thực tại, với tất cả các vấn đề của nó trong cách thế khác nhau một cách hữu lý và cho đến tận cùng.
Hỏi: Sau các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Koeln và Sydney, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid là lần thứ ba do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chủ sự. Theo Đức Hồng Y, đâu sẽ là đặc điểm của lần này?
Đáp: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thích nhằc tới Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như là người bắt đầu Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, một trực giác một linh hứng thiên tài. Trong cuốn sách phỏng vấn ”Ánh sáng thế gian” Đức Thánh Cha tuyên bố rắng ”Các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ” đã trở thành một món qùa đích thật. Nếu tôi nghĩ tới biết bao nhiêu người trẻ đã tìm thấy trong đó một điểm khởi hành mới, để từ đó dưỡng nuôi mình trong tinh thần, cũng như biết bao nhiêu sáng kiến đức tin bắt nguồn từ đò, biết bao niềm vui tồn tại, và biết bao nhiêu mặc niệm trong các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, thì tôi phải nói rằng ở đây xảy ra một cái gì đó không phải là công trình của chúng ta... ” (tr. 163). Như thế mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đều có một chiều kích ngôn sứ mạnh mẽ đối với Giáo Hội và đối với thế giới ngày nay. Liên quan tới sắc thái đặc biệt của lần này, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ diễn ra tại Tây Ban Nha có thế nói là quốc gia nằm ở trung tâm Âu châu, là đại lục cần tìm lại các gốc rễ kitô của mình. Toàn thế giới, cách riêng là Âu châu đang bị ghi đậm dấu vì khuynh hướng tục hóa lan tràn, đức tin giảm sút, kitô giáo mệt mỏi, vì thế cần có được sự tươi mát của một đức tin trẻ trung tràn đầy niềm vui và tinh thần hăng say truyền giáo. Tuy nhiên, còn có một sắc thái khác của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid đó là dưới ánh sáng lễ phong Chân Phước mới đậy cho Đức Gioan Phaolô II, là vị khởi xướng và giờ đây là Bổn Mạng của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Thánh lễ khai mạc tiếp đón người trẻ do Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid chủ sự là lễ kính Chân Phước Gioan Phaolô II.
Hỏi: Đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Tây Ban Nha, sau các chuyến viếng thăm Valencia, Barcelona và Santiago de Compostella. Đức Thánh Cha sẽ tìm thấy một nước Tây Ban Nha như thế nào, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Hiện nay Tây Ban Nha như là một phòng thí nghiệm lớn, trong đó có các vấn đề nghiêm trọng và các thách đố của thời hậu tân tiến, biểu lộ một cách mạnh mẽ. Chỉ cần nghĩ tới hiện tượng tục hóa, các khuynh hướng duy đời cực đoan, các luật lệ do nhà nước ban hành chống lại các luật tự nhiên như quyền sống, bản chất của hôn nhân và gia đình vv... Thế rồi còn có cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn người trẻ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Chắc chắn xã hội Tây Ban Nha khát khao hy vọng và cấp thiết cần tới các viễn tượng cho tương lai. Chính trong bối cảnh không dễ đàng này, qua Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, Giáo Hội tại Tây Ban Nha được mời gọi tái khám phá ra ơn gọi ngôn sứ của mình và loan báo Tin Mừng với lòng can đảm được canh tân. Đức Thánh Cha không ngừng nhắc lại rằng “có biết bao nhiêu vấn đề phải được giải quyết, nhưng tất cả sẽ không đươc giải quyết, nếu Thiên Chúa không được đặt vào trung tâm, nếu Thiên Chúa lại không được hữu hình trở lại trên thế giới, nếu Người không trở thành định đoạt trong cuộc sống chúng ta, và nếu Người không bước vào trong thế giới một cách định đoạt qua cả chúng ta nữa” (Bài giảng thánh lễ cử hành với Hội Đồng Giám Mục Thụy sĩ 7-11-2006).
Hỏi: Làm thế nào để cũng có thể đưa người trẻ không tin tới gần Ngày Quốc Tế Giới Trẻ thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hướng tới tất cả mọi người trẻ trên thế giới. Ngài viết trong sứ điệp gửi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid như sau: ”Tôi mong muốn rằng tất cả mọi người trẻ, các người trẻ chia sẻ niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô, cũng như những người trẻ do dự, nghi ngờ và không tin nơi Ngài, có thể sống kinh nghiệm này, có thể định đoạt đối với cuộc đời họ: kinh nghiệm về Chúa phục sinh và tình yêu của Ngài đối với từng người trong chúng ta”. Trong lịch sử 25 năm của mình. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã vén mở cho thấy các dụng cụ loan báo Tin Mừng của thế giới người trẻ hữu hiệu một cách lạ thường, mà người trẻ là các tác nhân chính. Chúng ta hãy nghĩ tới bao nhiêu người trẻ nhờ gặp gỡ với Chúa Kitô trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, nên đã làm một bước quặt định đoạn trong cuộc sống của họ: quyết định lựa chon ơn gọi linh mục tu sĩ, hay sống đời hôn nhân kitô trung thực. Tôi chắc chắn rằng Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tai Madrid cũng sẽ đem lại các hoa trái phong phú như vậy.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, có nhiều bạn trẻ các nước nghèo không thể đến tham dự Ngày Quốc Tế Giới TRẻ vì không có khả năng tài chánh, vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài. Giáo Hội có thể làm gì cho họ?
Đáp: Ngay từ đầu chúng tôi đã đề nghị các bạn trẻ thành lập một Qũy liên đới để giúp tài chánh cho người trẻ thuộc các nước nghèo có phương tiện tham dự. Các bạn trẻ các nước giầu đóng góp mỗi người 10 Euros. Qũy do Hội Đồng Tòa Thánh Giáo Dân điều hành. Nhưng điều này cũng không đủ để đáp ửng nhu cầu. Vì thế chúng tôi đã kêu gọi các Giáo Hội và các phong trào hiệp hội địa phương sử dụng hệ thống liên mạng, phát thanh truyền hình để cho các bạn trẻ có thể trực tiếp tham dự biến cố đức tin này một cách rộng rãi chừng nào có thể.
Hỏi: Đức Hồng Y cầu mong gì cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid?
Đáp: Mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một cuộc gieo hạt giống tin mừng khổng lồ, vì thế nó là một thời điểm đặc biệt, một thời gian ơn thánh, trong đó Thiên Chúa hiện diện và hoạt động một cách cụ thể. Vì thế tôi mong ước tất cả các bạn trẻ hiện diện tại Madrid cũng như tham dự biến cố này qua các phương tiện truyền thông, rộng mở con tim để tiếp nhận cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, là Đấng duy nhất có thể biến đổi cuộc sống và trao ban hy vọng cho con người. (RG 8-8-2011)
WYD 2011 Madrid - Phỏng vấn ĐTGM Renzo Fratini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha
Linh Tiến Khải
10:11 17/08/2011
Sau mấy ngày viếng thăm các giáo phận Tây Ban Nha, 16-8 hơn nửa triệu bạn trẻ đã tề tựu về thủ đô Madrid để tham dự thánh lễ khai mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 26, do Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, chủ sự kính chân phước Gioan Phaolô II, Bổn mạng Ngày Quốc tế Giới Trẻ. 17-8 các bạn trẻ bắt đầu tham dự các buổi dậy giáo lý do 270 Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục đặc trách bàng 30 ngôn ngữ khác nhau.
Trong các phái đoàn tham dự, hùng hậu nhất là phái đoàn Italia gồm hơn 110.000 bạn trẻ được tháp tùng bởi 110 Giám Mục và hàng ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ. Họ đại diện cho 227 giáo phận Italia. Gần phân nửa các bạn trẻ là những người dấn thân trong nhiều sinh hoạt khác nhau của Giáo Hội Italia. Họ đã được tiếp đón trong 32 trên tổng số 68 giáo phận tại Tây Ban Nha. Các bạn trẻ Italia trú ngụ trong 276 cộng đoàn của thủ độ Madrid và vùng phụ cận, và tham dự các buổi dậy giáo lý tại 48 đại điểm khác nhau.
Tại trung tâm đại bản doanh của Ban tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong thủ đô Madrid, có hơn 400 người trẻ trong đó 80% tình nguyện làm việc mỗi ngày 10-12 giờ để liên lạc, phối hợp và điều hành các sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Ban Tổ chức gồm 16 tiểu ban phối hợp từ việc tiếp đón các bạn trẻ trong các giáo phận toàn nước Tây Ban Nha cho tới các biến cố văn hóa và các sinh hoạt chính với sự hiện diện của Đức Thánh Cha, từ chuyện sắp xếp chỗ ăn ngủ cho các bạn trẻ cho với các buổi cử hành bí tích hòa giải, trong đó một số bạn trẻ sẽ được xưng tội với Đức Thánh Cha. Lãnh vực đông nhân viên nhất là Ban đặc trách truyền thông gồm 250 người chia thành các tiểu ban: tiếp xúc với các nhà báo, ra thông cáo báo chí, và cung cấp thẻ cho 5.000 nhà báo và phóng viên các đài phát thanh truyền hình thuộc 100 nước trên thế giới, trong đó có 2.500 nhà báo địa phương.
Trong buổi tiếp các phóng viên của nhật báo Avvenire của Hội Đồng Giam Mục Italia, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela tóm tắt vài điểm chính của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid. Trước hết là giúp các bạn trẻ ý thức về căn cội kitô của mình. Do đó khía cạnh giáo lý và thiêng liêng rất là quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh lẫn lộn và khuynh hướng thờ ơ đối với các gia trị tôn giáo siêu việt trong xã hội ngày nay. Thiên Chúa phải là điểm quy chiếu thứ nhất. Tìm loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi tâm trí và cuộc sống và cho rằng như thế là sống tốt hơn, là một phản nghĩa. Nó giống như chặt một cái cây khỏi các gốc rễ của nó.
Các sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ như thế tập trung vào việc củng cố cuộc sống tinh thần của các bạn trẻ: các buổi học giáo lý, buổi đi đàng Thánh Giá, buổi canh thức với Đức Thánh Cha và thánh lễ bế mạc. Ngoài ra còn có các buổi chầu Thánh Thể và lãnh bí tích Hòa Giải. Tất cả đều giúp các bạn trẻ gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một cuộc cử hành lớn của Giáo Hội, một kiểu diễn tả tính cách công giáo, hiệp nhất và sự thánh thiện của Giáo Hội, một Giáo Hội tươi trẻ, bí tich của ơn cứu độ.
Điểm thứ ba là tính cách Tây Ban Nha, với lịch sử và nền văn hóa rộng mở cho thế giới và cho tinh thần truyền giáo. Buổi đi đàng Thánh Giá ngàythứ sáu 19-8 sẽ mang sắc thái lòng đạo đức bình dân và các nét văn hóa hoàn toàn Tây Ban Nha.
Điểm thứ tư là vẻ đẹp. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ cũng là lễ hội của nghệ thuật bắt đầu từ năm 1997. Vẻ đẹp có sức thu hút mãnh liệt và khiến cho lộ trình đức tin của các bạn trẻ được dễ dàng hơn và đặt để họ trong tương quan với Chúa Kitô.
Điểm sau cùng là sự vững mạnh của đức tin. Trong các hy vọng và chờ mong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ phải dẫn các bạn trẻ tới chỗ sồng vững mạnh đức tin của mình trong bối cảnh của nền văn hóa duy tương đối hiện nay.
Sau đây chúng tôi xin gửi gới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giam Mục Renzo Fratini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha, về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid và niềm hy vọng cho một quốc gia đang tìm kiếm sự tin tưởng. Đức Tổng Giam Mục Fratini đã từng làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Pakistan, Indonesia, và Nigeria, và từ hai năm nay ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha.
Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh, mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đều mang sắc thái của quốc gia tiếp đón nó. Lần này ”kiểu tiếp đón Tây Ban Nha” sẽ như thế nào, đặc biệt trong khi Tây Ban Nha đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo trầm trọng như hiện nay?
Đáp: Đây là Ngày Quốc Tế Giới Trẻ của niềm hy vọng. Lý do vì các bạn trẻ Tây Ban Nha đang thiếu sự tin tương nơi tương lai, vì cuộc khủng hoảng kinh tế rất khó khăn đã gieo vãi sự bất ổn trong cuộc sống với mức độ thất nghiệp của người trẻ vọt lên tới 40%. Đề tài do Đức Thánh Cha đề nghị cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ gợi lên ơn cứu độ dựa trÊn nền tảng kitô, và đánh thẳng vào con tim của một vấn nạn, mà trong lúc khổ đau này người trẻ đặt ra cho chính mình. Tôi nhận thấy nơi rất nhiều người trẻ ước muốn tìm ra các điểm quy chiếu vững vàng cho cuộc sống của họ, cũng như rìm ra một sứ điệp cho các gia đình và giới chức giáo dục.
Hỏi: Dân nước Tây Ban Nha đang theo dõi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ như thế nào thưa Đức Sứ Thần?
Đáp: Người dân ước muốn tham gia và hiểu biết, mặc dù có các nhóm nhỏ phản đối, nhưng tôi không có các lo lắng đặc biệt đối với các nhóm người này. Từ Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ nảy sinh một sứ điệp có sức thuyết phục sự hòa hợp và tình liến đới, với một đức tin không chỉ chú ý đến chính mình, mà biết biến thành hành động bác ái. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ không phải là lễ hội bình dân, cũng không phải là việc đám đông hóa người trẻ, nhưng là lời mời gọi suy tư, dấn thân và thay đổi cuộc sống cá nhân với con tim chân thành. Đó là nòng cốt của Kitô giáo.
Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh, trong các năm qua, Tây Ban Nha hay được giới truyền thông nhắc đến vì các luật lệ và biện phàp nhằm ”tục hóa đất nước nhân danh ”các guyền dân sự mới”. Các sáng kiến này có ảnh hưởng định đoạt nào trên người dân hay không?
Đáp: Các luật liên quan tới hôn nhân đồng phái hay nới rộng việc cho phép phá thai, đã gây được ít ảnh hưởng thực sự trên dân chúng, ngoại trừ những người tự nhận diện trong các luật lệ đó. Tuy nhiên, chúng gây ra âm hưởng rất tiêu cực trên bình diện sư phạm. Chúng đang thay đổi tâm thức xã hội và tâm thức của người trẻ, và điều này thách đố Giáo Hội phải biết đề nghị các giá trị của sự sống và của gia đình, nhất là đối với các thế hệ mới. Tuy nhiên, đại đa số dân Tây Ban Nha vẫn còn gắn bó với các giá trị truyền thống. Một đại hội như Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một thời điểm mạnh mẽ, trong đó Giáo Hội tái đề nghị trở lại các giá trị, mà vài ý thức hệ tìm cách xóa bỏ, nhờ sự hậu thuẫn của các phương tiền truyền thông liên quan tới các lựa chọn của các nhóm thiểu số.
Hỏi: Tại Tây Ban Nha giới trẻ bất mãn bị lôi kéo bởi hiện tượng giận dữ. Đức Sứ Thần nghĩ sao?
Đáp: Cả trong trường hợp này nữa, cũng chỉ có một nhóm nhỏ phna đối được các phương tiện truyền thông thổi phồng lên. Dĩ nhiên các chủ ý khởi đầu của chúng là điều tốt vì chúng nhằm chống lại nạn gian tham hối lộ và phung phí của các giới chức chính trị, trở lại vời nền dân chủ đích thực, và thăng tiến công bằng xã hội. Nhưng sau đó người ta chứng kiến các lèo lái từ phía các nhóm cực đoan, kể cả các nhóm chống lại Giáo Hội, và chúng đã củng cố các hình thức phản đối, không còn kiểm soát được nữa. Nhưng tôi thấy người dân ý thức được sự thay đổi tồi tệ này so với các khởi đầu hữu lý; và vì vậy không nên đề cao chúng một cách qúa đáng, bởi vì đó là một việc lạm dụng và lèo lái chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, và lợi ích của các phương tiện truyền thông xã hội toàn thế giới.
Hỏi: Vậy thì người trẻ tới Tây Ban Nha sẽ khám phá ra những gì thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh?
Đáp: Tây Ban nha là một quốc gia rộng mở cho thế giới, Madrid là một thành phố đẹp và đầy các giá trị văn hóa, tất cả trong đất nước này đều nói về các nguồn gốc kitô của nó . Chắc chắn các bạn trẻ sẽ sống một kinh nghiệm giúp cuộc sống của họ trở nên rất phong phú.
Hỏi: Thế rồi sẽ còn có Đức Giáo Hoàng nữa, có đúng thế không thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh?
Đáp: Vâng. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một thời điểm giúp canh tân tinh thần, là lý do hy vọng đối với giới trẻ, và đất nước Tây Ban Nha. Nó sẽ trao ban sự tin tưởng và sự thanh thản cho một quốc gia đang rất cần đến chúng, để có thể đương đầu với khác khó khăn không phải chỉ là các khó khăn của Tây Ban Nha mà thôi, mà cũng là các khó khăn của toàn Âu châu. (Avvenire 14-8-2011; 13-8-2011)
Trong các phái đoàn tham dự, hùng hậu nhất là phái đoàn Italia gồm hơn 110.000 bạn trẻ được tháp tùng bởi 110 Giám Mục và hàng ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ. Họ đại diện cho 227 giáo phận Italia. Gần phân nửa các bạn trẻ là những người dấn thân trong nhiều sinh hoạt khác nhau của Giáo Hội Italia. Họ đã được tiếp đón trong 32 trên tổng số 68 giáo phận tại Tây Ban Nha. Các bạn trẻ Italia trú ngụ trong 276 cộng đoàn của thủ độ Madrid và vùng phụ cận, và tham dự các buổi dậy giáo lý tại 48 đại điểm khác nhau.
Tại trung tâm đại bản doanh của Ban tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong thủ đô Madrid, có hơn 400 người trẻ trong đó 80% tình nguyện làm việc mỗi ngày 10-12 giờ để liên lạc, phối hợp và điều hành các sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Ban Tổ chức gồm 16 tiểu ban phối hợp từ việc tiếp đón các bạn trẻ trong các giáo phận toàn nước Tây Ban Nha cho tới các biến cố văn hóa và các sinh hoạt chính với sự hiện diện của Đức Thánh Cha, từ chuyện sắp xếp chỗ ăn ngủ cho các bạn trẻ cho với các buổi cử hành bí tích hòa giải, trong đó một số bạn trẻ sẽ được xưng tội với Đức Thánh Cha. Lãnh vực đông nhân viên nhất là Ban đặc trách truyền thông gồm 250 người chia thành các tiểu ban: tiếp xúc với các nhà báo, ra thông cáo báo chí, và cung cấp thẻ cho 5.000 nhà báo và phóng viên các đài phát thanh truyền hình thuộc 100 nước trên thế giới, trong đó có 2.500 nhà báo địa phương.
Trong buổi tiếp các phóng viên của nhật báo Avvenire của Hội Đồng Giam Mục Italia, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela tóm tắt vài điểm chính của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Madrid. Trước hết là giúp các bạn trẻ ý thức về căn cội kitô của mình. Do đó khía cạnh giáo lý và thiêng liêng rất là quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh lẫn lộn và khuynh hướng thờ ơ đối với các gia trị tôn giáo siêu việt trong xã hội ngày nay. Thiên Chúa phải là điểm quy chiếu thứ nhất. Tìm loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi tâm trí và cuộc sống và cho rằng như thế là sống tốt hơn, là một phản nghĩa. Nó giống như chặt một cái cây khỏi các gốc rễ của nó.
Các sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ như thế tập trung vào việc củng cố cuộc sống tinh thần của các bạn trẻ: các buổi học giáo lý, buổi đi đàng Thánh Giá, buổi canh thức với Đức Thánh Cha và thánh lễ bế mạc. Ngoài ra còn có các buổi chầu Thánh Thể và lãnh bí tích Hòa Giải. Tất cả đều giúp các bạn trẻ gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một cuộc cử hành lớn của Giáo Hội, một kiểu diễn tả tính cách công giáo, hiệp nhất và sự thánh thiện của Giáo Hội, một Giáo Hội tươi trẻ, bí tich của ơn cứu độ.
Điểm thứ ba là tính cách Tây Ban Nha, với lịch sử và nền văn hóa rộng mở cho thế giới và cho tinh thần truyền giáo. Buổi đi đàng Thánh Giá ngàythứ sáu 19-8 sẽ mang sắc thái lòng đạo đức bình dân và các nét văn hóa hoàn toàn Tây Ban Nha.
Điểm thứ tư là vẻ đẹp. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ cũng là lễ hội của nghệ thuật bắt đầu từ năm 1997. Vẻ đẹp có sức thu hút mãnh liệt và khiến cho lộ trình đức tin của các bạn trẻ được dễ dàng hơn và đặt để họ trong tương quan với Chúa Kitô.
Điểm sau cùng là sự vững mạnh của đức tin. Trong các hy vọng và chờ mong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ phải dẫn các bạn trẻ tới chỗ sồng vững mạnh đức tin của mình trong bối cảnh của nền văn hóa duy tương đối hiện nay.
Sau đây chúng tôi xin gửi gới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giam Mục Renzo Fratini, Sứ Thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha, về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid và niềm hy vọng cho một quốc gia đang tìm kiếm sự tin tưởng. Đức Tổng Giam Mục Fratini đã từng làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Pakistan, Indonesia, và Nigeria, và từ hai năm nay ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha.
Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh, mỗi một Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đều mang sắc thái của quốc gia tiếp đón nó. Lần này ”kiểu tiếp đón Tây Ban Nha” sẽ như thế nào, đặc biệt trong khi Tây Ban Nha đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo trầm trọng như hiện nay?
Đáp: Đây là Ngày Quốc Tế Giới Trẻ của niềm hy vọng. Lý do vì các bạn trẻ Tây Ban Nha đang thiếu sự tin tương nơi tương lai, vì cuộc khủng hoảng kinh tế rất khó khăn đã gieo vãi sự bất ổn trong cuộc sống với mức độ thất nghiệp của người trẻ vọt lên tới 40%. Đề tài do Đức Thánh Cha đề nghị cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ gợi lên ơn cứu độ dựa trÊn nền tảng kitô, và đánh thẳng vào con tim của một vấn nạn, mà trong lúc khổ đau này người trẻ đặt ra cho chính mình. Tôi nhận thấy nơi rất nhiều người trẻ ước muốn tìm ra các điểm quy chiếu vững vàng cho cuộc sống của họ, cũng như rìm ra một sứ điệp cho các gia đình và giới chức giáo dục.
Hỏi: Dân nước Tây Ban Nha đang theo dõi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ như thế nào thưa Đức Sứ Thần?
Đáp: Người dân ước muốn tham gia và hiểu biết, mặc dù có các nhóm nhỏ phản đối, nhưng tôi không có các lo lắng đặc biệt đối với các nhóm người này. Từ Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ nảy sinh một sứ điệp có sức thuyết phục sự hòa hợp và tình liến đới, với một đức tin không chỉ chú ý đến chính mình, mà biết biến thành hành động bác ái. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ không phải là lễ hội bình dân, cũng không phải là việc đám đông hóa người trẻ, nhưng là lời mời gọi suy tư, dấn thân và thay đổi cuộc sống cá nhân với con tim chân thành. Đó là nòng cốt của Kitô giáo.
Hỏi: Thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh, trong các năm qua, Tây Ban Nha hay được giới truyền thông nhắc đến vì các luật lệ và biện phàp nhằm ”tục hóa đất nước nhân danh ”các guyền dân sự mới”. Các sáng kiến này có ảnh hưởng định đoạt nào trên người dân hay không?
Đáp: Các luật liên quan tới hôn nhân đồng phái hay nới rộng việc cho phép phá thai, đã gây được ít ảnh hưởng thực sự trên dân chúng, ngoại trừ những người tự nhận diện trong các luật lệ đó. Tuy nhiên, chúng gây ra âm hưởng rất tiêu cực trên bình diện sư phạm. Chúng đang thay đổi tâm thức xã hội và tâm thức của người trẻ, và điều này thách đố Giáo Hội phải biết đề nghị các giá trị của sự sống và của gia đình, nhất là đối với các thế hệ mới. Tuy nhiên, đại đa số dân Tây Ban Nha vẫn còn gắn bó với các giá trị truyền thống. Một đại hội như Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một thời điểm mạnh mẽ, trong đó Giáo Hội tái đề nghị trở lại các giá trị, mà vài ý thức hệ tìm cách xóa bỏ, nhờ sự hậu thuẫn của các phương tiền truyền thông liên quan tới các lựa chọn của các nhóm thiểu số.
Hỏi: Tại Tây Ban Nha giới trẻ bất mãn bị lôi kéo bởi hiện tượng giận dữ. Đức Sứ Thần nghĩ sao?
Đáp: Cả trong trường hợp này nữa, cũng chỉ có một nhóm nhỏ phna đối được các phương tiện truyền thông thổi phồng lên. Dĩ nhiên các chủ ý khởi đầu của chúng là điều tốt vì chúng nhằm chống lại nạn gian tham hối lộ và phung phí của các giới chức chính trị, trở lại vời nền dân chủ đích thực, và thăng tiến công bằng xã hội. Nhưng sau đó người ta chứng kiến các lèo lái từ phía các nhóm cực đoan, kể cả các nhóm chống lại Giáo Hội, và chúng đã củng cố các hình thức phản đối, không còn kiểm soát được nữa. Nhưng tôi thấy người dân ý thức được sự thay đổi tồi tệ này so với các khởi đầu hữu lý; và vì vậy không nên đề cao chúng một cách qúa đáng, bởi vì đó là một việc lạm dụng và lèo lái chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, và lợi ích của các phương tiện truyền thông xã hội toàn thế giới.
Hỏi: Vậy thì người trẻ tới Tây Ban Nha sẽ khám phá ra những gì thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh?
Đáp: Tây Ban nha là một quốc gia rộng mở cho thế giới, Madrid là một thành phố đẹp và đầy các giá trị văn hóa, tất cả trong đất nước này đều nói về các nguồn gốc kitô của nó . Chắc chắn các bạn trẻ sẽ sống một kinh nghiệm giúp cuộc sống của họ trở nên rất phong phú.
Hỏi: Thế rồi sẽ còn có Đức Giáo Hoàng nữa, có đúng thế không thưa Đức Sứ Thần Tòa Thánh?
Đáp: Vâng. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là một thời điểm giúp canh tân tinh thần, là lý do hy vọng đối với giới trẻ, và đất nước Tây Ban Nha. Nó sẽ trao ban sự tin tưởng và sự thanh thản cho một quốc gia đang rất cần đến chúng, để có thể đương đầu với khác khó khăn không phải chỉ là các khó khăn của Tây Ban Nha mà thôi, mà cũng là các khó khăn của toàn Âu châu. (Avvenire 14-8-2011; 13-8-2011)
WYD 2011: Tường trình từ Madrid
Sr. Minh Du
15:32 17/08/2011
Đoàn chúng tôi đi từ Việt Nam quá cảnh ở Bangkok và khởi hành lúc 12g5 phút sáng ngày 16 tháng 8 bay thẳng sang Tây Ban Nha. Tại sân bay, tôi gặp được hai người thuộc tổng giáo phận Saigon là cha Phùng dòng Donbosco và anh Vinh cùng với anh Thi người hướng dẫn của Canival, cũng tại đây phái đoàn thuộc tổng giáo phận Hà Nội gồm 19 người - trong đó có đức cha Nguyễn Chí Linh-nhập chung với tổng giáo phận Saigon. Như vậy đoàn gồm có 23 người, vì mãi đến chiều ngày thứ sáu, ngày 12 mới có Visa để được vào Tây Ban Nha, nhưng theo như anh hướng dẫn cho biết tổng số người đi WYD 2011 của Việt Nam khoảng 65.
Đến sân bay Barajas lúc 8g sáng giờ địa phương- tại Việt Nam là 1g chiều- mỗi người một ngả theo người hướng dẫn địa phương để về các trường học, các nhà thi đấu hoặc những nơi công cộng để các phái đoàn ở lại trong cả tuần lễ. Chúng tôi được ở trong một trường học của các em từ độ tuổi 6-10, ngủ chung với hai nhóm bạn trẻ khác đến từ Úc… tổng số người trong hội trường là 55… và khoảng hơn 100 bạn trẻ đến từ Chilê cũng ở trong trường học này.
Chẳng có gì ngoài nền đất, nên cần phải mang túi ngủ theo…nhà tắm dựng tạm ở ngoài trời và quây bằng tấm bạt ba phía, trông rất dã chiến… trai gái gì tắm chung một chỗ như thế.
Đường phố của Tây Ban Nha tương đối sạch sẽ. Bảng số xe khác hẳn ở Việt Nam hay Úc, họ sử dụng số trước và chữ sau.
Thủ đô Madrid được chia làm 5 vùng gồm phía đông- tây- nam- bắc và trung tâm.
Phương tiện di chuyển chủ yếu là Mêtro, hệ thống xe điện ngầm này được xây dựng bắt đầu khoảng những năm 1920. Mêtro chạy từ 6g sáng cho đến 1g30 sáng nên rất thuận lợi. Tại các trạm đều có hướng dẫn rất rõ ràng nên đi lại không là trở ngại lớn, tuy nhiên, nếu “lãng trí” thì sẽ bị quá trạm và phải coi lại bản đồ để trở lại trạm mình muốn xuống…
Thức ăn cho các bạn trẻ của WYD năm này là các nhà hàng…khoảng 2 ngàn nhà hàng, thức ăn nhanh… được chia đều cho các vùng để đón các bạn. Các nhà hàng đều được in trên một quyển sách hướng dẫn riêng, gồm địa chỉ và loại thức ăn, rất tiện lợi và thoải mái, các bạn trẻ rất vui và hứng thú thưởng thức các bữa ăn. Các nhà hàng cho WYD rất dễ tìm, ở ngoài cửa đều gắn logo triều thiên của Đại Hội, nên rất thuận tiện. Không như ở WYD 2008, thức ăn đóng hộp, một số người không ăn được bỏ đi rất lãng phí.
Đến Madrid dịp này bạn có thể nhìn thấy các tình nguyện viên khắp nơi, theo ban tổ chức cho biết, số thiện nguyện viên lên đến 23 ngàn, trong đó 18 ngàn người Tây Ban Nha và 5 ngàn đến từ các quốc gia khác. Họ mặc aops màu xanh lá cây với logo Madrid JMJ2011, sau lưng với dòng chữ Tây Ban Nha Voluntario. Họ hướng dẫn rất tận tình và ở lại đêm với chúng tôi, khi mọi người đi tham dự các hoạt động của WYD, có người ở lại trông coi hành lý nên rất yên tâm. Tôi đang ngồi chung với các bạn trẻ hướng dẫn cho trường học nơi đoàn chúng tôi ở, các bạn cho biết tình nguyện viên là các bạn ở độ tuổi trung học và đại học, tuy nhiên mỗi nhóm này đều có những người lớn làm trưởng đoàn để hướng dẫn các em. Nói chung tình nguyện viên rất rất thân thiện và tận tình.
Tây Ban Nha là đất nước của các thánh lớn như Thánh Inhaxio Loyola, thánh Gioan Thánh Giá, thánh Têrêsa Avila…. Với dân số 46.5 triệu người trong đó công giáo chiếm 73%, 5%thuộc các tôn giáo khác và 22% không tôn giáo.
Trong số người công giáo thì chỉ có 15% đi lễ thường xuyên và 9% thì đi mỗi tháng, 17% thì thỉnh thoảng và 58% thì rất hiếm khi đi nhà thờ.
Tạ ơn Chúa cho mọi người đến được thủ phủ Tây Ban Nha bình an và cùng với các bạn trẻ trên thế giới chia sẻ niềm tin được xây dựng và bám rễ trên nền tảng là Thầy Giêsu Chí Thánh.
Thủ đô Madrid đón chúng tôi ngày đầu tiên tại bằng những làn gió mát rượi thật dễ chịu, khi nhiệt độ ngoài trời là 36.
Sau khi ổn định chỗ ở, chúng tôi được các tình nguyện viên hướng dẫn đến nơi nhận balô hành trang cách đó chỉ khoảng 10 phút đi bộ. Tuy nhiên đoàn của chúng tôi gặp trục trặc nhỏ vì người đứng tên nhận đồ là một người không đi ĐHGT, vì thế mà chúng tôi phả đợi 2 giờ đồng hồ tại đây, nhưng mọi thứ cũng đâu vào đấy, tạ ơn Chúa.
Có rất nhiều hoạt động trong ngày hôm nay từ sáng đến chiều cho các nhóm tại nhiều điểm khác nhau diễn ra tại Madrid.
Vì đi cùng các bạn trẻ Úc, nên tôi đi Mêtro để đến nơi tụ họp của các bạn trẻ của Úc. Theo hãng du lịch lữ hành Harvest cho biết tại Úc có đến 24 giám mục tham dự ĐHGT dịp này, còn số linh mục, tu sĩ thì không được liệt kê. Chỉ biết rằng có khoảng 4 ngàn bạn trẻ đến từ Úc Châu.
Trên đường phố, chúng tôi gặp rất nhiều bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau. Tiếng Anh vẫn là thông dụng nhất, nhưng đến với JMJ 2011, câu chào Hello ít được dùng mà lời chào Hola là tiếng chào của Tây Ban Nha được sử dụng trên đường phố với những nụ cười rất tươi của các bạn trẻ đến từ các nơi khác nhau.
Chỉ cất tiếng Hola, thì đây đó chung quanh bạn rất nhiều tiếng chào đáp lại, những cái bắt tay, hi-five và chào theo kiểu các bạn trẻ nhiều vô kể… tiếng cười rộn rã dưới màu cờ của nhiều nước tung bay dưới cái nắng khá gay gắt của Madrid.
Hết chào các bạn trẻ, đoàn chúng tôi quay ra đoán tên dòng tu của các tu sĩ mặc áo dòng trông là lạ.. tu sĩ phất phới cùng các bạn trẻ khắp nơi về đây. Ngày đầu tiên của niềm tin bắt đầu. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho bạn ở Madrid.
Đúng như thế, mỗi người nhận được một balo hành trang trong đó có một áo thun với logo WYD, một mũ chống nắng, một cây thánh giá có dây đeo trên cổ, một cỗ tràng hạt, một cái quạt tay và một chai bia (có lẽ trời Madrid nắng quá chăng ?!!!) với logo JMJ2011 được in trên trên vỏ chai và 5 quyển sách gồm: tên và địa chỉ nhà hàng, sách hành hương, sách hướng dẫn, Youcat- quà tặng của Đức Giáo Hoàng và quyển kinh thánh của Thánh sử Matthêu với 6 ngôn ngữ: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý, Đức và Ba Lan. Cái quan trọng trong những ngày WYD là phiếu ăn và vé Mêtro…nếu không bạn phải trả các chi phínày bằng Euro thì hơi “ xót xa” !!!
8g chiều thánh lễ khai mạc bắt đầu do Đức Hồng Y- tổng giám mục Madrid Antonio Maria Rouco Varela cử hành cùng các giám mục và linh mục đoàn trên toàn thế giới tại quảng trường Plaza de Cibeles. Các bạn trẻ đã đi về nơi cử hành từ rất sớm. 8g tối mà vẫn còn ánh nắng mặt trời, ngồi xuống đườn thì nóng mà đứng thì mỏi chân vì đã đi bộ quá nhiều, di chuyển thì không được vì người chật cứng. Thánh lễ bắt đầu mà màn hình ở tận đẩu tận đâu, tôi chỉ kịp nhìn lướt qua màn hình thấy ca đoàn đang hát, thấy các giám mục đang rước mà chẳng nghe gì cả ngoài ba lần xe cứu thương hú còi xin đường… người người chật cứng.
Do đó, cha G. Đồng Văn Vinh trưởng đoàn đề nghị các bạn trở về trường học và ngài sẽ dâng lễ thay vì phải khổ sở ngồi ở đó nóng hừng hực, tiếng ồn ào từ bốn phía và dự lễ thì không thấy gì cả....cả đoàn hưởng ứng ngay. Len lỏi ra khỏi đám đông trở về đến “ khách sạn” nhiều sao đã hơn 9g tối. Sau thánh lễ, chúng tôi ra ngoài kiếm cái gì lót lòng vì đã đói quá rồi. Cô nhỏ chủ quán chẳng biết tiếng Anh, gọi sà lách thì đưa ra khoai tây, đến khi gọi thịt, cha Vinh phải làm hiệu: quack quack, là tiếng vịt kêu cô nhỏ lắc đầu, mu mu mu mu…là tiếng bò, cô nhỏ gật đầu lia lịa..cả hai bên đều cười, rồi gọi fish là cá thì cô nhỏ mang ra mực nhưng cũng tạ ơn Chúa là ai cũng ăn ngon lành, cười vui vẻ.
12g đêm về đến trường học, chẳng ai buồn đi tắm, quá mệt mỏi sau một chuyến bay dài không ngủ trên máy bay và một ngày dài nóng nực trên đất nước Tây Ban Nha… tôi viết những dòng chữ này khi mọi người vẫn say nồng giấc ngủ 6g sáng.
Tạ ơn Chúa một ngày đầy niềm vui trên đất nước đấu bò. Mọi người đã tụ họp về thủ phủ Madrid như một nhà, một thế giới thu gọn… với nụ cười thoải mái và ánh mắt rộn ràng niềm vui, sẵn sàng để gặp gỡ và sẻ chia.
Madrid 2011
Chẳng có gì ngoài nền đất, nên cần phải mang túi ngủ theo…nhà tắm dựng tạm ở ngoài trời và quây bằng tấm bạt ba phía, trông rất dã chiến… trai gái gì tắm chung một chỗ như thế.
Đường phố của Tây Ban Nha tương đối sạch sẽ. Bảng số xe khác hẳn ở Việt Nam hay Úc, họ sử dụng số trước và chữ sau.
Thủ đô Madrid được chia làm 5 vùng gồm phía đông- tây- nam- bắc và trung tâm.
Phương tiện di chuyển chủ yếu là Mêtro, hệ thống xe điện ngầm này được xây dựng bắt đầu khoảng những năm 1920. Mêtro chạy từ 6g sáng cho đến 1g30 sáng nên rất thuận lợi. Tại các trạm đều có hướng dẫn rất rõ ràng nên đi lại không là trở ngại lớn, tuy nhiên, nếu “lãng trí” thì sẽ bị quá trạm và phải coi lại bản đồ để trở lại trạm mình muốn xuống…
Thức ăn cho các bạn trẻ của WYD năm này là các nhà hàng…khoảng 2 ngàn nhà hàng, thức ăn nhanh… được chia đều cho các vùng để đón các bạn. Các nhà hàng đều được in trên một quyển sách hướng dẫn riêng, gồm địa chỉ và loại thức ăn, rất tiện lợi và thoải mái, các bạn trẻ rất vui và hứng thú thưởng thức các bữa ăn. Các nhà hàng cho WYD rất dễ tìm, ở ngoài cửa đều gắn logo triều thiên của Đại Hội, nên rất thuận tiện. Không như ở WYD 2008, thức ăn đóng hộp, một số người không ăn được bỏ đi rất lãng phí.
Đến Madrid dịp này bạn có thể nhìn thấy các tình nguyện viên khắp nơi, theo ban tổ chức cho biết, số thiện nguyện viên lên đến 23 ngàn, trong đó 18 ngàn người Tây Ban Nha và 5 ngàn đến từ các quốc gia khác. Họ mặc aops màu xanh lá cây với logo Madrid JMJ2011, sau lưng với dòng chữ Tây Ban Nha Voluntario. Họ hướng dẫn rất tận tình và ở lại đêm với chúng tôi, khi mọi người đi tham dự các hoạt động của WYD, có người ở lại trông coi hành lý nên rất yên tâm. Tôi đang ngồi chung với các bạn trẻ hướng dẫn cho trường học nơi đoàn chúng tôi ở, các bạn cho biết tình nguyện viên là các bạn ở độ tuổi trung học và đại học, tuy nhiên mỗi nhóm này đều có những người lớn làm trưởng đoàn để hướng dẫn các em. Nói chung tình nguyện viên rất rất thân thiện và tận tình.
Tây Ban Nha là đất nước của các thánh lớn như Thánh Inhaxio Loyola, thánh Gioan Thánh Giá, thánh Têrêsa Avila…. Với dân số 46.5 triệu người trong đó công giáo chiếm 73%, 5%thuộc các tôn giáo khác và 22% không tôn giáo.
Trong số người công giáo thì chỉ có 15% đi lễ thường xuyên và 9% thì đi mỗi tháng, 17% thì thỉnh thoảng và 58% thì rất hiếm khi đi nhà thờ.
Tạ ơn Chúa cho mọi người đến được thủ phủ Tây Ban Nha bình an và cùng với các bạn trẻ trên thế giới chia sẻ niềm tin được xây dựng và bám rễ trên nền tảng là Thầy Giêsu Chí Thánh.
Thủ đô Madrid đón chúng tôi ngày đầu tiên tại bằng những làn gió mát rượi thật dễ chịu, khi nhiệt độ ngoài trời là 36.
Sau khi ổn định chỗ ở, chúng tôi được các tình nguyện viên hướng dẫn đến nơi nhận balô hành trang cách đó chỉ khoảng 10 phút đi bộ. Tuy nhiên đoàn của chúng tôi gặp trục trặc nhỏ vì người đứng tên nhận đồ là một người không đi ĐHGT, vì thế mà chúng tôi phả đợi 2 giờ đồng hồ tại đây, nhưng mọi thứ cũng đâu vào đấy, tạ ơn Chúa.
Có rất nhiều hoạt động trong ngày hôm nay từ sáng đến chiều cho các nhóm tại nhiều điểm khác nhau diễn ra tại Madrid.
Vì đi cùng các bạn trẻ Úc, nên tôi đi Mêtro để đến nơi tụ họp của các bạn trẻ của Úc. Theo hãng du lịch lữ hành Harvest cho biết tại Úc có đến 24 giám mục tham dự ĐHGT dịp này, còn số linh mục, tu sĩ thì không được liệt kê. Chỉ biết rằng có khoảng 4 ngàn bạn trẻ đến từ Úc Châu.
Trên đường phố, chúng tôi gặp rất nhiều bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau. Tiếng Anh vẫn là thông dụng nhất, nhưng đến với JMJ 2011, câu chào Hello ít được dùng mà lời chào Hola là tiếng chào của Tây Ban Nha được sử dụng trên đường phố với những nụ cười rất tươi của các bạn trẻ đến từ các nơi khác nhau.
Chỉ cất tiếng Hola, thì đây đó chung quanh bạn rất nhiều tiếng chào đáp lại, những cái bắt tay, hi-five và chào theo kiểu các bạn trẻ nhiều vô kể… tiếng cười rộn rã dưới màu cờ của nhiều nước tung bay dưới cái nắng khá gay gắt của Madrid.
Hết chào các bạn trẻ, đoàn chúng tôi quay ra đoán tên dòng tu của các tu sĩ mặc áo dòng trông là lạ.. tu sĩ phất phới cùng các bạn trẻ khắp nơi về đây. Ngày đầu tiên của niềm tin bắt đầu. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho bạn ở Madrid.
Đúng như thế, mỗi người nhận được một balo hành trang trong đó có một áo thun với logo WYD, một mũ chống nắng, một cây thánh giá có dây đeo trên cổ, một cỗ tràng hạt, một cái quạt tay và một chai bia (có lẽ trời Madrid nắng quá chăng ?!!!) với logo JMJ2011 được in trên trên vỏ chai và 5 quyển sách gồm: tên và địa chỉ nhà hàng, sách hành hương, sách hướng dẫn, Youcat- quà tặng của Đức Giáo Hoàng và quyển kinh thánh của Thánh sử Matthêu với 6 ngôn ngữ: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý, Đức và Ba Lan. Cái quan trọng trong những ngày WYD là phiếu ăn và vé Mêtro…nếu không bạn phải trả các chi phínày bằng Euro thì hơi “ xót xa” !!!
8g chiều thánh lễ khai mạc bắt đầu do Đức Hồng Y- tổng giám mục Madrid Antonio Maria Rouco Varela cử hành cùng các giám mục và linh mục đoàn trên toàn thế giới tại quảng trường Plaza de Cibeles. Các bạn trẻ đã đi về nơi cử hành từ rất sớm. 8g tối mà vẫn còn ánh nắng mặt trời, ngồi xuống đườn thì nóng mà đứng thì mỏi chân vì đã đi bộ quá nhiều, di chuyển thì không được vì người chật cứng. Thánh lễ bắt đầu mà màn hình ở tận đẩu tận đâu, tôi chỉ kịp nhìn lướt qua màn hình thấy ca đoàn đang hát, thấy các giám mục đang rước mà chẳng nghe gì cả ngoài ba lần xe cứu thương hú còi xin đường… người người chật cứng.
Do đó, cha G. Đồng Văn Vinh trưởng đoàn đề nghị các bạn trở về trường học và ngài sẽ dâng lễ thay vì phải khổ sở ngồi ở đó nóng hừng hực, tiếng ồn ào từ bốn phía và dự lễ thì không thấy gì cả....cả đoàn hưởng ứng ngay. Len lỏi ra khỏi đám đông trở về đến “ khách sạn” nhiều sao đã hơn 9g tối. Sau thánh lễ, chúng tôi ra ngoài kiếm cái gì lót lòng vì đã đói quá rồi. Cô nhỏ chủ quán chẳng biết tiếng Anh, gọi sà lách thì đưa ra khoai tây, đến khi gọi thịt, cha Vinh phải làm hiệu: quack quack, là tiếng vịt kêu cô nhỏ lắc đầu, mu mu mu mu…là tiếng bò, cô nhỏ gật đầu lia lịa..cả hai bên đều cười, rồi gọi fish là cá thì cô nhỏ mang ra mực nhưng cũng tạ ơn Chúa là ai cũng ăn ngon lành, cười vui vẻ.
12g đêm về đến trường học, chẳng ai buồn đi tắm, quá mệt mỏi sau một chuyến bay dài không ngủ trên máy bay và một ngày dài nóng nực trên đất nước Tây Ban Nha… tôi viết những dòng chữ này khi mọi người vẫn say nồng giấc ngủ 6g sáng.
Tạ ơn Chúa một ngày đầy niềm vui trên đất nước đấu bò. Mọi người đã tụ họp về thủ phủ Madrid như một nhà, một thế giới thu gọn… với nụ cười thoải mái và ánh mắt rộn ràng niềm vui, sẵn sàng để gặp gỡ và sẻ chia.
Madrid 2011
Đức Thánh Cha nói: Magnificat là một kinh nguyện tốt cho một ngày buồn
Bùi Hữu Thư
19:13 17/08/2011
Đức Mẹ Lên Trời |
CASTEL GANDOLFO, Ý, 16, tháng 8, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Lễ Đức Mẹ Lên Trời ngày thứ hai là một ngày lễ về tương lai chúng ta.
Đức Thánh Cha nói thế khi ngài đọc kinh Truyền Tin buổi trưa với đám đông tụ tập tại tư dinh nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo.
Đức Thánh Cha ghi nhận là tín điều Đức Mẹ Lên Trời chỉ được minh định vào năm 1950, nhưng việc tưởng niệm "đã bắt rễ sâu trong đức tin của những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội. "
Ngài nhắc đến một bức họa xưa cổ bằng đá mầu vụn ghép (mosaic) tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả tại Rôma, được gợi hứng bởi bức hình "Đức Mẹ Ngủ" (Dormition,) theo truyền thống Đông Phương của ngày lễ.
Đức Thánh Cha giải thích: Bức hình trình bầy các môn đệ "được các thiên thần báo động về ngày cuối cùng trên thần thế của Mẹ Chúa Giêsu," và họ đã quây quần xung quanh giường của Đức Nữ Đồng Trinh. "Tại trung tâm là Giêsu ôm một bé gái trong tay: Đó là Mẹ Maria, đã trở nên 'em bé' của Nước Trời, và được Chúa Kitô dẫn đưa vào Thiên Đàng.
Ngài tiếp: "Tổ phụ chúng ta đã bị Satan đánh bại; đến thời viên mãn, Chúa Giêsu, Ađam mới, và Maria, Eva mới, đã đánh bại kẻ thù hoàn toàn, và đây là niềm vui của ngày lễ này! Với Chúa Giêsu chiến thắng thần dữ, cái chết nội tâm và thể lý cũng bị đánh bại. Mẹ Maria là người đầu tiên được ôm Con Thiên Chúa vào lòng, Chúa Giêsu đã trở nên một con trẻ; bây giờ Mẹ Maria là người đầu tiên được đứng bên Người trong vinh Quang của Thiên Quốc."
Do đó, Đức Thánh Cha nói, mầu nhiệm của ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời "trước hết là một mầu nhiệm của niềm hy vọng và niềm hân hoan cho tất cả chúng ta."
Đức Giám Mục thành Rôma nói: Ngày lễ này "nói về tương lai của chúng ta, cho chúng ta biết rằng chúng ta cũng sẽ được ở kế bên Chúa Giêsu trong niềm vui của Thiên Chúa và mời gọi chúng ta phải can đảm, phải tin là quyền năng Phục Sinh của Chúa Kitô có thể được thể hiện trong chúng ta và khiến cho chúng ta, những người nam và nữ hàng ngày đang tìm kiếm cách thức để sống như Đấng đã sống lại, và đem ánh sáng của sự thiện hảo đến với bóng tối của sự dữ trong thế gian."
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Benedict XVI chào mừng dân chúng bằng nhiều thứ tiếng. Trong lời nói với người Pháp, ngài khuyến khích họ cầu nguyện với lời Đức Mẹ thốt ra khi gặp người chị họ là bà Elizabeth, có ghi chép trong Thánh Kinh Luca.
Đức Thánh Cha mời gọi: "Khi chiêm ngắm khuôn mặt Mẹ Maria, chúng ta hãy không ngần ngại để thưa lời "Xin Vâng" vô điều kiện với Thiên Chúa. Theo gương của Mẹ, chúng ta hãy đọc kinh Magnificat (Linh HồnTôi Ngợi Khen Đức Chúa) vào những ngày vui sướng cũng như những ngày đau buồn."
WYD: Nên một gia đình -- 4.750 gia đình đón tiếp khách hành hương trong suốt Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid
Hà Thanh Bình
20:27 17/08/2011
Madrid, 16/8/2011 – Hôm nay khách hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới đến Madrid từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả nhà ở và nơi tham dự đang mở rộng cánh cửa của họ: nhà thể thao, trường học, nhà thờ và nhiều nơi khác cùng với các gia đình. 4.750 gia đình ở Madrid sẽ đón tiếp 14.725 bạn trẻ trong những ngày tới.
Từ tháng 10/2010, để giúp các bạn trẻ có kinh nghiệm về đón tiếp mang tính Ki-tô giáo và về lòng hiếu khách của người dân địa phương, những gia đình trong thành phố đã tình nguyện tạo chỗ ở cho khách hành hương. Hôm nay, điều này đã trở thành hiện thực. Các bạn trẻ từ khắp năm châu sẽ được ngủ trong nhà của những gia đình tốt lành này.
“Những gì bạn cho đi, Chúa sẽ ban lại gấp trăm”
Carmen Guerrero, người mẹ của ba người con, đã tiếp đón ba bạn trẻ người Brasil. Họ mang theo những vali khổng lồ, một tình thần khiêm tốn và một mong ước sống Đại Hội các tròn đầy nhất.
Bà mẹ này nói: “Khi nào con tôi đi đâu, chúng sẽ được tiếp đón bởi những người khác. Còn bây giờ là phần của tôi. Tôi sống ở Madrid, trung tâm của sự kiện quốc tế này, và chúng tôi muốn giúp đỡ bằng bất cứ cách thức nào để mọi sự chạy cách êm đẹp, và cũng muốn mang các bạn trẻ đến với Đức Giê-su.”
Gia đình sẽ giúp chi phí cho những ngày Lễ này: “Những gì bạn cho đi, Chúa sẽ ban lại gấp trăm.” Họ sẽ tham dự Thánh Lễ tại Cibeles Plaza với giáo xứ Torrelodones. Họ hy vọng rằng kinh nghiệm Đại Hội sẽ củng cố niềm tin của tất cả mọi người và khích lệ họ bước theo Đức Ki-tô: “Chúng ta không cô đơn, chúng ta là một đại gia đình. Mong Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ nối kết tất cả nên một!”
“Cách mà họ đón tiếp chúng tôi là một món quà tồn tại mãi”
Gia đình của Pablo Gomez, cậu bé mười hai tuổi, đang đón tiếp hai bạn trẻ người Pháp. Một trong hai bạn trẻ tên Anne kể rằng chuyến bay của họ bị trễ một giờ nhưng gia đình vẫn đợi và đón tiếp họ cách nồng nhiệt tại sân bay với nụ cười niềm nở. Cô còn nói thêm về những bữa điểm tâm luôn sẵn sàng vào buổi sáng và đợi nghe kể về một ngày của cô vào buổi tối. Anne nói: “Khi chúng tôi đến họ nói với chúng tôi rằng hãy coi đây là nhà của các bạn. Và đúng là tôi cảm nhận được điều đó trong những ngày qua.”
“Fatima, mẹ của Paul, là một tình nguyện viên. Bà đang làm mọi cách để chúng tôi có một khoảng thời gian tuyệt vời ở đây. Bà chăm sóc cho chúng tôi để chắc rằng chúng tôi có giấc ngủ ngon và bà muốn chúng tôi hiểu về cách mà một gia đình Tây Ban Nha làm.”
Lúc đầu, Paul đã ngạc nhiên vì việc đón tiếp người lạ vào nhà chẳng phải là điều phổ biến. Còn bây giờ thì cậu nói rằng điều đó thật đáng làm, rằng những khách hành hương thật tuyệt, và rằng cậu sẽ làm lại điều đó. “Họ giống như một gia đình. Tôi nghĩ đây là cách thể hiện sự quảng đại của ba mẹ tôi. Mặc dù ba mẹ tôi vẫn còn những khó khăn và lo lắng riêng, nhưng họ vẫn quyết định tham dự vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong cách thức riêng như thế.”
(Nguồn: Đài Vatican)
Từ tháng 10/2010, để giúp các bạn trẻ có kinh nghiệm về đón tiếp mang tính Ki-tô giáo và về lòng hiếu khách của người dân địa phương, những gia đình trong thành phố đã tình nguyện tạo chỗ ở cho khách hành hương. Hôm nay, điều này đã trở thành hiện thực. Các bạn trẻ từ khắp năm châu sẽ được ngủ trong nhà của những gia đình tốt lành này.
“Những gì bạn cho đi, Chúa sẽ ban lại gấp trăm”
Carmen Guerrero, người mẹ của ba người con, đã tiếp đón ba bạn trẻ người Brasil. Họ mang theo những vali khổng lồ, một tình thần khiêm tốn và một mong ước sống Đại Hội các tròn đầy nhất.
Bà mẹ này nói: “Khi nào con tôi đi đâu, chúng sẽ được tiếp đón bởi những người khác. Còn bây giờ là phần của tôi. Tôi sống ở Madrid, trung tâm của sự kiện quốc tế này, và chúng tôi muốn giúp đỡ bằng bất cứ cách thức nào để mọi sự chạy cách êm đẹp, và cũng muốn mang các bạn trẻ đến với Đức Giê-su.”
Gia đình sẽ giúp chi phí cho những ngày Lễ này: “Những gì bạn cho đi, Chúa sẽ ban lại gấp trăm.” Họ sẽ tham dự Thánh Lễ tại Cibeles Plaza với giáo xứ Torrelodones. Họ hy vọng rằng kinh nghiệm Đại Hội sẽ củng cố niềm tin của tất cả mọi người và khích lệ họ bước theo Đức Ki-tô: “Chúng ta không cô đơn, chúng ta là một đại gia đình. Mong Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ nối kết tất cả nên một!”
“Cách mà họ đón tiếp chúng tôi là một món quà tồn tại mãi”
Gia đình của Pablo Gomez, cậu bé mười hai tuổi, đang đón tiếp hai bạn trẻ người Pháp. Một trong hai bạn trẻ tên Anne kể rằng chuyến bay của họ bị trễ một giờ nhưng gia đình vẫn đợi và đón tiếp họ cách nồng nhiệt tại sân bay với nụ cười niềm nở. Cô còn nói thêm về những bữa điểm tâm luôn sẵn sàng vào buổi sáng và đợi nghe kể về một ngày của cô vào buổi tối. Anne nói: “Khi chúng tôi đến họ nói với chúng tôi rằng hãy coi đây là nhà của các bạn. Và đúng là tôi cảm nhận được điều đó trong những ngày qua.”
“Fatima, mẹ của Paul, là một tình nguyện viên. Bà đang làm mọi cách để chúng tôi có một khoảng thời gian tuyệt vời ở đây. Bà chăm sóc cho chúng tôi để chắc rằng chúng tôi có giấc ngủ ngon và bà muốn chúng tôi hiểu về cách mà một gia đình Tây Ban Nha làm.”
Lúc đầu, Paul đã ngạc nhiên vì việc đón tiếp người lạ vào nhà chẳng phải là điều phổ biến. Còn bây giờ thì cậu nói rằng điều đó thật đáng làm, rằng những khách hành hương thật tuyệt, và rằng cậu sẽ làm lại điều đó. “Họ giống như một gia đình. Tôi nghĩ đây là cách thể hiện sự quảng đại của ba mẹ tôi. Mặc dù ba mẹ tôi vẫn còn những khó khăn và lo lắng riêng, nhưng họ vẫn quyết định tham dự vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong cách thức riêng như thế.”
(Nguồn: Đài Vatican)
Top Stories
WYD ''Alumni'' Giving Back -- Participants in Days in the Diocese Learning to Cook, Pray
Nieves San Martin
07:42 17/08/2011
MADRID, Spain, AUG. 16, 2011 (Zenit.org).- Patricia and Jorge welcomed World Youth Day participants from California to their home in Guadalajara, Spain, this week. The two of them were themselves World Youth Day-ers a decade ago in Rome, and now they want to give back.
"We took part in Rome's 2000 WYD and we spent the Days in the Dioceses with a family of Imola. WYD is an opportunity to give back what we received 10 years ago," they explained.
The stories of the 130,000 youth who participated in the pre-WYD events vary from place to place. They came from 137 countries and were welcomed in 65 dioceses.
Many visited shrines, such as French pilgrims received in the Diocese of Oviedo, who went to see Our Lady of Covadonga. An Italian delegation also visited this Marian shrine and one to Santiago of Compostela.
In addition to tasting tapas, pilgrims from Tanzania, the Philippines, India and Canada took part in a Via Crucis organized by young people of Fresno del Viejo.
Those from countries in difficult financial situations are guaranteed cost-free status. Some 230 Haitians arrived in Ciudad Real, a fraction of the 2,000 pilgrims welcomed in the Diocese of La Mancha.
The youth enjoyed typical dishes of the area, dancing and choir performances.
Avila welcomed pilgrims to its great spiritual richness centered on St. Teresa. There they had a spiritual retreat and enjoyed a light and music event from atop the city wall.
The Diocese of Burgos welcomed more than 2,000 pilgrims from 18 countries with a solemn Eucharistic celebration in honor of St. Mary Major, the city's patroness.
Presided over by the archbishop, the Eucharist was concelebrated by six bishops and more than 200 priests.
"To know Burgos' spiritual richness through its most representative saints," was the object of the prayer vigil in this land of saints, in which close to 3,000 people participated.
In the Benedictine abbey of St. Dominic of Silos, young people went out on the streets as far as the city's gate.
Participants learned of the life of St. Rafael Arnáiz, Burgos' youngest saint and patron of WYD.
Iraqi seminarians in Cordoba
In Cordoba, on the feast of the Assumption, Bishop Demetrio Fernández González presided over an international celebration with thousands of young people.
"In the forthcoming days, during WYD in Madrid, may you meet Mary, may you meet Jesus. May God give you the grace to believe that, with his help, victory is possible. That victory that today we see effected in Mary, assumed body and soul to the heavens," said the bishop in his homily.
Bishop Fernández welcomed bishops and seminarians of the Diocese of Mosul, Iraq.
"We are in the presence of a Church that is persecuted. They are witnesses of the Christian faith," the bishop said of the Iraqi pilgrims.
The 18 seminarians of the St. Ephrem Seminary of Mosul, together with Archbishop Youhanna Boutros Moshe, and retired Archbishop Basile Georges Casmoussa, met with Bishop Fernández in the episcopal palace.
Some 40 Australians arrived in Pedro Abad, welcomed in the church of the Handmaids of the Sacred Heart, and hosted by families and in the nuns' residence.
The parish of St. Sebastian in Anora received a South Korean group. After breakfast and rest in the homes of host families, they went touring and then had a course in traditional Spanish cooking.
"I have seen young people arrive early and homes and hearts opening generously," said a priest from Seville. "I have seen young people weep in the confessional speaking of their vocation, in adoration from 5 in the afternoon ... broken and tired before the Most Holy Sacrament of the Altar, and all with the joy of having Christ before them.
"I have seen God walking through Camas, openly, with clarity, reaching the Square that these days has honored his name: the triumph.
"I have seen you thinking, praying, silent and listening ... and in the midst of it all, the ever forthright question: And we, what must we do?"
"We took part in Rome's 2000 WYD and we spent the Days in the Dioceses with a family of Imola. WYD is an opportunity to give back what we received 10 years ago," they explained.
The stories of the 130,000 youth who participated in the pre-WYD events vary from place to place. They came from 137 countries and were welcomed in 65 dioceses.
Many visited shrines, such as French pilgrims received in the Diocese of Oviedo, who went to see Our Lady of Covadonga. An Italian delegation also visited this Marian shrine and one to Santiago of Compostela.
In addition to tasting tapas, pilgrims from Tanzania, the Philippines, India and Canada took part in a Via Crucis organized by young people of Fresno del Viejo.
Those from countries in difficult financial situations are guaranteed cost-free status. Some 230 Haitians arrived in Ciudad Real, a fraction of the 2,000 pilgrims welcomed in the Diocese of La Mancha.
The youth enjoyed typical dishes of the area, dancing and choir performances.
Avila welcomed pilgrims to its great spiritual richness centered on St. Teresa. There they had a spiritual retreat and enjoyed a light and music event from atop the city wall.
The Diocese of Burgos welcomed more than 2,000 pilgrims from 18 countries with a solemn Eucharistic celebration in honor of St. Mary Major, the city's patroness.
Presided over by the archbishop, the Eucharist was concelebrated by six bishops and more than 200 priests.
"To know Burgos' spiritual richness through its most representative saints," was the object of the prayer vigil in this land of saints, in which close to 3,000 people participated.
In the Benedictine abbey of St. Dominic of Silos, young people went out on the streets as far as the city's gate.
Participants learned of the life of St. Rafael Arnáiz, Burgos' youngest saint and patron of WYD.
Iraqi seminarians in Cordoba
In Cordoba, on the feast of the Assumption, Bishop Demetrio Fernández González presided over an international celebration with thousands of young people.
"In the forthcoming days, during WYD in Madrid, may you meet Mary, may you meet Jesus. May God give you the grace to believe that, with his help, victory is possible. That victory that today we see effected in Mary, assumed body and soul to the heavens," said the bishop in his homily.
Bishop Fernández welcomed bishops and seminarians of the Diocese of Mosul, Iraq.
"We are in the presence of a Church that is persecuted. They are witnesses of the Christian faith," the bishop said of the Iraqi pilgrims.
The 18 seminarians of the St. Ephrem Seminary of Mosul, together with Archbishop Youhanna Boutros Moshe, and retired Archbishop Basile Georges Casmoussa, met with Bishop Fernández in the episcopal palace.
Some 40 Australians arrived in Pedro Abad, welcomed in the church of the Handmaids of the Sacred Heart, and hosted by families and in the nuns' residence.
The parish of St. Sebastian in Anora received a South Korean group. After breakfast and rest in the homes of host families, they went touring and then had a course in traditional Spanish cooking.
"I have seen young people arrive early and homes and hearts opening generously," said a priest from Seville. "I have seen young people weep in the confessional speaking of their vocation, in adoration from 5 in the afternoon ... broken and tired before the Most Holy Sacrament of the Altar, and all with the joy of having Christ before them.
"I have seen God walking through Camas, openly, with clarity, reaching the Square that these days has honored his name: the triumph.
"I have seen you thinking, praying, silent and listening ... and in the midst of it all, the ever forthright question: And we, what must we do?"
Let Us Not Forget That Peter Holds the Keys
Rev. Thomas Rosica, CSB
07:44 17/08/2011
Biblical Reflection for 21st Sunday in Ordinary Time A
TORONTO, AUG. 16, 2011 (Zenit.org).- During my graduate studies in Israel in the 1990s, I spent time with the Israeli archaeological team working on the excavations in Caesarea Philippi in northern Israel.
Caesarea Philippi is situated about 20 miles north of the Sea of Galilee in the territory that had been ruled by Philip the tetrarch, a son of Herod the Great, from 4 B.C. until his death in 34 A.D. He rebuilt the town of Paneas, naming it Caesarea in honor of the emperor, and Philippi ("of Philip") to distinguish it from the seaport in Samaria that was also called Caesarea.
The place is now known as "Banias," a deformation of the word "Paneas" referring to the Greek god Pan. At the time of Jesus, a fertility cult was thriving in the pagan temple to Pan at this location on the northern border of Israel and Syria at the foot of majestic Mount Hermon. It was here, in this center of sexual excess and pagan worship to the Greek god Pan, that Jesus asks about the disciples' understanding of his Messiahship. It was here that Peter acclaims Jesus as the Messiah of the one true God. What a stunning backdrop for today's dramatic Gospel story from Matthew 16:13-20!
Today's Gospel story has parallels in Mark 8:27-29 and Luke 9:18-20). Matthew's account attributes the confession to a divine revelation granted to Peter alone (17) and makes Peter the rock on which Jesus will build his church (18) and the disciple whose authority in the church on earth will be confirmed in heaven, i.e., by God (19). In light of the rich Greek mythological background associated with this impressive site in Northern, let us consider several words and expressions used in today's Gospel.
"You are the Messiah"
In response to Jesus' question (13) "Who do people say that the Son of Man is?" the disciples list a whole series of labels that people have applied to Jesus. These names reveal the different expectations held about him. Some thought of him as an Elijah, working toward a real confrontation with the powers that be. Some saw him more like Jeremiah, no less vehement but concentrating more on the inner journey, the private side of life.
When Jesus asked Peter the critical question, "Who do you say that I am?" Peter answered him: "You are the Christ, the Son of the Living God." Given the majestic backdrop of today's Gospel story, was Peter in fact pronouncing a death sentence upon all other gods, especially Pan, that were standing about him by acclaiming Jesus as the Son of the Living God? Did Pan's death bring about an authority crisis for Tiberias and his potential to inherit the power from Augustus?
Son of the living God
"Son of God" must be understood against the Greek mythological background of the site where Peter's confession occurred. The Greek god Pan was associated with a mountain in Arkadia and a grotto in Attika. Since Arkadia was not rich in large cattle, the goat was its characteristic beast and Pan was thus half goat in shape. Pan became a universal god in Greek mythology, popular with shepherds, farmers and peasants. In general Pan is amorous as is the nature of a god whose chief business it was to make his flocks fertile! He supposedly loved caves, mountains and lonely places, and was a very musical creature; his instrument was the pan-pipe! Pan was a son of Zeus, therefore a son of god!
Peter declares Jesus to be "the Son of the living God." The addition of this exalted title to the original Marcan confession (Mark 8:27-29) eliminates whatever ambiguity was attached to the title "Messiah." Peter's declaration cannot help but take into consideration the Greek mythological background that was associated with the with of Caesarea Philippi!
Flesh and blood
In verse 17, Jesus acknowledging Peter's declaration says to him: "For flesh and blood has not revealed this to you, but my heavenly Father." "Flesh and blood" is a Semitic expression for human beings, especially in their weakness. That Peter revels Jesus' true identity indicates that his knowledge is not through human means but through a revelation from God. This is similar to Paul's description of his recognition of who Jesus was in Galatians 1:15-16: "When he [God] ... was pleased to reveal his Son to me."
You are the rock
In Verse 18, Jesus revels Peter's new identity: "You are Peter, and upon this rock I will build my church" (18). The Aramaic word "kepa" -- meaning rock and transliterated into Greek as "Kephas" is the name by which Peter is called in the Pauline letters (1 Cornthians 1:12; 3:22; 9:5; 15:4; Galatians 1:18; 2:9, 11, 14) except in Galatians 2:7-8 ("Peter"). It is translated as Petros ("Peter") in John 1:42. The presumed original Aramaic of Jesus' statement would have been, in English, "You are the Rock (Kepa) and upon this rock (kepa) I will build my church."
When Jesus declared Peter to be the rock upon which the Church would be built, was he referring to the massive stones which surrounded him in this area, and which housed temples to pagan gods and a secular leader? Were the deaths of the Great Pan and of Christ, both occurring under Pontius Pilate's procuratorship, linked together? Did early Christians wish to see a link between these two events as Eusebius points out in his writings?
Matthew's use of "church"
Matthew is the only evangelist to also use the word "church" (Greek ekklesia) here in Verse 17. The word is used twice in today's Gospel text. What might be the possibilities for the Aramaic original that would have been spoken by Jesus himself? Jesus' church means the community that he will gather and that, like a building, will have Peter as its solid foundation. That function of Peter consists in his being witness to Jesus as the Messiah, the Son of the living God.
The gates of Hades
Is the reference to the Gates of Hades not prevailing over the Church is in some way referring to the massive cave believed to be the entrance into the underworld, and from which gush up the mighty waters of the river Jordan? In the time of Jesus and of the New Testament writers, the predominant conception of Hades (Sheol) among Jews and Christians was the abode of the dead, not a place of punishment. The ancients believed that the Jordan sprang up in a large cave, which is the centerpiece of the national park now situated at the mouth of the Jordan at Banias. The mouth of this cave was also believed to be the one of the entrances into the underworld (Hades/Sheol). Once one entered this cave, there was no return to the land of the living.
This realm or abode was sometimes believed to house not only the human dead but also the demonic agents of death and destruction. In Jewish apocalyptic language, the end times also implied that the powers of cosmic chaos, retained since creation, would break forth from their restraint and bring about unparalleled tribulation and destruction on the earth. This power was kept welled up in a cave within the bowels of the earth. Scripture scholars have written that the image of the Gates of Hades is one of rulers of the underworld bursting forward from the gates of their heavily guarded, walled city to attack God's people on earth. This image is certainly vivid when one understands it in its geographical context of Paneas.
Location, location, location
Paneas (Banias) and its rich and ancient history have set the stage for a new drama: one that will not be adoration of a pagan god nor of the state, but adoration of the Son of the Living God, the one upon whom the church is built. It is certainly no coincidence that at Caesarea Philippi (Banias), Jesus was acclaimed by Peter to be the Son of the Living God. One cannot imagine that the massive rocks at the foot of Mount Hermon did not have influence the gospel writer, no less the speaker of the words, Jesus himself. A cave which ancients believed to house the destructive powers of the universe is suddenly said, not that it shall withhold its destructive powers, but that these destructive powers shall not prevail against the power of the church. An ancient god who was said to possess the keys of the underworld is suddenly replaced by a mortal, Peter, who is now said to possess the keys of the Kingdom of heaven.
The keys of the kingdom
In today's Gospel we also hear of the keys (19) to the kingdom of heaven. The image of the keys is probably drawn from today's first reading from Isaiah 22:15-25 where Eliakim, who succeeds Shebnah as master of the palace, is given "the key of the house of David," which he authoritatively "opens" and "shuts" (Isaiah 22:22).
In Matthew 18:18 all the disciples are given the power of binding and loosing, but the context of that verse suggests that a special power or authority is given to Peter. That the keys are those to the kingdom of heaven and that Peter's exercise of authority in the church on earth will be confirmed in heaven show an intimate connection between, but not an identification of the church and the kingdom of heaven. The Church is the battleground between the powers of Hades and the powers of heaven. How many times over the past years have we felt that the gates of Hades have swung open on the Church, releasing upon it the fire and fury of hell?
In the midst of the storms, however, let us take heart and realize that Peter is given the keys that unlock the gates of heaven. Those gates, too will swing open, and the kingly power of God breaks forth from heaven to enter the arena against the demons. Our faith assures us that Hades will not prevail against the church because God will be powerfully at work in it, revealing his purposes for it and imparting the heavenly power to fulfill these purposes.
Our own Caesarea Philippi moments
The struggle to identify Jesus and his role as Messiah continues today. Some say individual Christians and the whole church should be Elijah figures, publicly confronting systems, institutions and national policies. That was the way Elijah saw his task. Some say, like Jeremiah, that the reign of Christ, through his church, is the personal and private side of life. And there are indeed many who would like to reduce religion and faith to a private affair in our world today.
Jesus probes beyond both approaches and asks, "You, who do you say I am." In Peter's answer, "You are Messiah," blurted out with his typical impetuosity, we are given a concept that involves both of the above ideas and goes beyond them. The Messiah came into society, and into individual lives, in a total way, reconciling the distinction between public and private. The quality of our response to this question is the best gauge of the quality of our discipleship.
Everyone at some stage must come to Caesarea Philippi and answer the question, "You, who do you say I am?" Where are the Caesarea Philippi places in my life where I have been challenged to identify Christ for whom he really is for me, for the Church and for the world?
Like Peter, do I struggle to accept how God acts in the world -- through, as Benedict XVI said, "the defenseless power of love?" How does love transform scenes of tragedy and suffering today? How have I seen the power of God's love at work in the trials and tragedies of my own life? In the storms of life, what consolation have I received because I belong to the Church of Jesus Christ?
(Basilian Father Thomas Rosica, chief executive officer of the Salt and Light Catholic Media Foundation and Television Network in Canada, is a consultor to the Pontifical Council for Social Communications. He can be reached at: rosica@saltandlighttv.org.)
TORONTO, AUG. 16, 2011 (Zenit.org).- During my graduate studies in Israel in the 1990s, I spent time with the Israeli archaeological team working on the excavations in Caesarea Philippi in northern Israel.
Caesarea Philippi is situated about 20 miles north of the Sea of Galilee in the territory that had been ruled by Philip the tetrarch, a son of Herod the Great, from 4 B.C. until his death in 34 A.D. He rebuilt the town of Paneas, naming it Caesarea in honor of the emperor, and Philippi ("of Philip") to distinguish it from the seaport in Samaria that was also called Caesarea.
The place is now known as "Banias," a deformation of the word "Paneas" referring to the Greek god Pan. At the time of Jesus, a fertility cult was thriving in the pagan temple to Pan at this location on the northern border of Israel and Syria at the foot of majestic Mount Hermon. It was here, in this center of sexual excess and pagan worship to the Greek god Pan, that Jesus asks about the disciples' understanding of his Messiahship. It was here that Peter acclaims Jesus as the Messiah of the one true God. What a stunning backdrop for today's dramatic Gospel story from Matthew 16:13-20!
Today's Gospel story has parallels in Mark 8:27-29 and Luke 9:18-20). Matthew's account attributes the confession to a divine revelation granted to Peter alone (17) and makes Peter the rock on which Jesus will build his church (18) and the disciple whose authority in the church on earth will be confirmed in heaven, i.e., by God (19). In light of the rich Greek mythological background associated with this impressive site in Northern, let us consider several words and expressions used in today's Gospel.
"You are the Messiah"
In response to Jesus' question (13) "Who do people say that the Son of Man is?" the disciples list a whole series of labels that people have applied to Jesus. These names reveal the different expectations held about him. Some thought of him as an Elijah, working toward a real confrontation with the powers that be. Some saw him more like Jeremiah, no less vehement but concentrating more on the inner journey, the private side of life.
When Jesus asked Peter the critical question, "Who do you say that I am?" Peter answered him: "You are the Christ, the Son of the Living God." Given the majestic backdrop of today's Gospel story, was Peter in fact pronouncing a death sentence upon all other gods, especially Pan, that were standing about him by acclaiming Jesus as the Son of the Living God? Did Pan's death bring about an authority crisis for Tiberias and his potential to inherit the power from Augustus?
Son of the living God
"Son of God" must be understood against the Greek mythological background of the site where Peter's confession occurred. The Greek god Pan was associated with a mountain in Arkadia and a grotto in Attika. Since Arkadia was not rich in large cattle, the goat was its characteristic beast and Pan was thus half goat in shape. Pan became a universal god in Greek mythology, popular with shepherds, farmers and peasants. In general Pan is amorous as is the nature of a god whose chief business it was to make his flocks fertile! He supposedly loved caves, mountains and lonely places, and was a very musical creature; his instrument was the pan-pipe! Pan was a son of Zeus, therefore a son of god!
Peter declares Jesus to be "the Son of the living God." The addition of this exalted title to the original Marcan confession (Mark 8:27-29) eliminates whatever ambiguity was attached to the title "Messiah." Peter's declaration cannot help but take into consideration the Greek mythological background that was associated with the with of Caesarea Philippi!
Flesh and blood
In verse 17, Jesus acknowledging Peter's declaration says to him: "For flesh and blood has not revealed this to you, but my heavenly Father." "Flesh and blood" is a Semitic expression for human beings, especially in their weakness. That Peter revels Jesus' true identity indicates that his knowledge is not through human means but through a revelation from God. This is similar to Paul's description of his recognition of who Jesus was in Galatians 1:15-16: "When he [God] ... was pleased to reveal his Son to me."
You are the rock
In Verse 18, Jesus revels Peter's new identity: "You are Peter, and upon this rock I will build my church" (18). The Aramaic word "kepa" -- meaning rock and transliterated into Greek as "Kephas" is the name by which Peter is called in the Pauline letters (1 Cornthians 1:12; 3:22; 9:5; 15:4; Galatians 1:18; 2:9, 11, 14) except in Galatians 2:7-8 ("Peter"). It is translated as Petros ("Peter") in John 1:42. The presumed original Aramaic of Jesus' statement would have been, in English, "You are the Rock (Kepa) and upon this rock (kepa) I will build my church."
When Jesus declared Peter to be the rock upon which the Church would be built, was he referring to the massive stones which surrounded him in this area, and which housed temples to pagan gods and a secular leader? Were the deaths of the Great Pan and of Christ, both occurring under Pontius Pilate's procuratorship, linked together? Did early Christians wish to see a link between these two events as Eusebius points out in his writings?
Matthew's use of "church"
Matthew is the only evangelist to also use the word "church" (Greek ekklesia) here in Verse 17. The word is used twice in today's Gospel text. What might be the possibilities for the Aramaic original that would have been spoken by Jesus himself? Jesus' church means the community that he will gather and that, like a building, will have Peter as its solid foundation. That function of Peter consists in his being witness to Jesus as the Messiah, the Son of the living God.
The gates of Hades
Is the reference to the Gates of Hades not prevailing over the Church is in some way referring to the massive cave believed to be the entrance into the underworld, and from which gush up the mighty waters of the river Jordan? In the time of Jesus and of the New Testament writers, the predominant conception of Hades (Sheol) among Jews and Christians was the abode of the dead, not a place of punishment. The ancients believed that the Jordan sprang up in a large cave, which is the centerpiece of the national park now situated at the mouth of the Jordan at Banias. The mouth of this cave was also believed to be the one of the entrances into the underworld (Hades/Sheol). Once one entered this cave, there was no return to the land of the living.
This realm or abode was sometimes believed to house not only the human dead but also the demonic agents of death and destruction. In Jewish apocalyptic language, the end times also implied that the powers of cosmic chaos, retained since creation, would break forth from their restraint and bring about unparalleled tribulation and destruction on the earth. This power was kept welled up in a cave within the bowels of the earth. Scripture scholars have written that the image of the Gates of Hades is one of rulers of the underworld bursting forward from the gates of their heavily guarded, walled city to attack God's people on earth. This image is certainly vivid when one understands it in its geographical context of Paneas.
Location, location, location
Paneas (Banias) and its rich and ancient history have set the stage for a new drama: one that will not be adoration of a pagan god nor of the state, but adoration of the Son of the Living God, the one upon whom the church is built. It is certainly no coincidence that at Caesarea Philippi (Banias), Jesus was acclaimed by Peter to be the Son of the Living God. One cannot imagine that the massive rocks at the foot of Mount Hermon did not have influence the gospel writer, no less the speaker of the words, Jesus himself. A cave which ancients believed to house the destructive powers of the universe is suddenly said, not that it shall withhold its destructive powers, but that these destructive powers shall not prevail against the power of the church. An ancient god who was said to possess the keys of the underworld is suddenly replaced by a mortal, Peter, who is now said to possess the keys of the Kingdom of heaven.
The keys of the kingdom
In today's Gospel we also hear of the keys (19) to the kingdom of heaven. The image of the keys is probably drawn from today's first reading from Isaiah 22:15-25 where Eliakim, who succeeds Shebnah as master of the palace, is given "the key of the house of David," which he authoritatively "opens" and "shuts" (Isaiah 22:22).
In Matthew 18:18 all the disciples are given the power of binding and loosing, but the context of that verse suggests that a special power or authority is given to Peter. That the keys are those to the kingdom of heaven and that Peter's exercise of authority in the church on earth will be confirmed in heaven show an intimate connection between, but not an identification of the church and the kingdom of heaven. The Church is the battleground between the powers of Hades and the powers of heaven. How many times over the past years have we felt that the gates of Hades have swung open on the Church, releasing upon it the fire and fury of hell?
In the midst of the storms, however, let us take heart and realize that Peter is given the keys that unlock the gates of heaven. Those gates, too will swing open, and the kingly power of God breaks forth from heaven to enter the arena against the demons. Our faith assures us that Hades will not prevail against the church because God will be powerfully at work in it, revealing his purposes for it and imparting the heavenly power to fulfill these purposes.
Our own Caesarea Philippi moments
The struggle to identify Jesus and his role as Messiah continues today. Some say individual Christians and the whole church should be Elijah figures, publicly confronting systems, institutions and national policies. That was the way Elijah saw his task. Some say, like Jeremiah, that the reign of Christ, through his church, is the personal and private side of life. And there are indeed many who would like to reduce religion and faith to a private affair in our world today.
Jesus probes beyond both approaches and asks, "You, who do you say I am." In Peter's answer, "You are Messiah," blurted out with his typical impetuosity, we are given a concept that involves both of the above ideas and goes beyond them. The Messiah came into society, and into individual lives, in a total way, reconciling the distinction between public and private. The quality of our response to this question is the best gauge of the quality of our discipleship.
Everyone at some stage must come to Caesarea Philippi and answer the question, "You, who do you say I am?" Where are the Caesarea Philippi places in my life where I have been challenged to identify Christ for whom he really is for me, for the Church and for the world?
Like Peter, do I struggle to accept how God acts in the world -- through, as Benedict XVI said, "the defenseless power of love?" How does love transform scenes of tragedy and suffering today? How have I seen the power of God's love at work in the trials and tragedies of my own life? In the storms of life, what consolation have I received because I belong to the Church of Jesus Christ?
(Basilian Father Thomas Rosica, chief executive officer of the Salt and Light Catholic Media Foundation and Television Network in Canada, is a consultor to the Pontifical Council for Social Communications. He can be reached at: rosica@saltandlighttv.org.)
Benedict XVI: “I am very joyful because I am leaving for Madrid''
+ Pope Benedict XVI
10:25 17/08/2011
The Pope advises the youth at WYD, “Entrust yourselves to prayer, in order to obtain the abundance of a fruitful Christian life”.
Madrid August 16, 2011 – This Sunday, at the Angelus from Castel Gandolfo, Benedict XVI greeted pilgrims that will attend WYD and said “I ask you to accompany us with your prayers for the spiritual fruitfulness of this important event”.
“On Thursday, I will travel to Madrid. “I gives me much joy to encounter all the youths, from diverse countries, that will be present there”, he stated. The Holy Father has insisted on the necessity of “entrusting yourself to prayer” on the apostolic journey to Spain, so that “you may reap abundant fruit for the Christian Life”.
In the same way, he has invited the pilgrims “to meditate on the treasure that is faith, that has been given to us, and should be welcomed with gratitude”. “ Make a responsible commitment to respond to God’s call, and choose to be rooted in Christ. We are not alone, on this journey”, the Pope emphasized.
Madrid August 16, 2011 – This Sunday, at the Angelus from Castel Gandolfo, Benedict XVI greeted pilgrims that will attend WYD and said “I ask you to accompany us with your prayers for the spiritual fruitfulness of this important event”.
“On Thursday, I will travel to Madrid. “I gives me much joy to encounter all the youths, from diverse countries, that will be present there”, he stated. The Holy Father has insisted on the necessity of “entrusting yourself to prayer” on the apostolic journey to Spain, so that “you may reap abundant fruit for the Christian Life”.
In the same way, he has invited the pilgrims “to meditate on the treasure that is faith, that has been given to us, and should be welcomed with gratitude”. “ Make a responsible commitment to respond to God’s call, and choose to be rooted in Christ. We are not alone, on this journey”, the Pope emphasized.
WYD 2011 Madrid -- Schedule for August 17, 2011
WYD 2011 Madrid
10:34 17/08/2011
Aside from the WYD main events, many different activities will take place throughout the day as part of the Cultural Program. The program will include concerts, exhibits, guided museum visits, plays, and much, much more. The complete list of activities will be announced later, when all proposals have been received and processed.
Catechesis sessions: 10:00 am
WYD participants, organized by language groups, will have catechesis session with bishops from all over the world. The sessions will take place in churches, schools, auditoriums and sports centers of Madrid
Pope´s Arrival: 17:43pm
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Niềm Tin Úc Châu 2011 (tiếp theo II)
Jos Vĩnh Nguyễn
06:47 17/08/2011
Sau những ngày du ngoạn và thăm viếng Ý Đại Lợi. Phái Đòan đã đáp chuyến bay đặc biệt từ Rôma đi Thủ Đô Lisbon của Bồ Đào Nha và dùng xe bus di chuyển đến Linh Địa Fatima, vùng quê xa xôi của đất nước Bồ Đào Nha nơi Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ chăn chiên vào Năm 1917. Tại Fatima phái đoàn chúng tôi được hân hạnh mỗi tối tham dự khiêng kiệu Đức Mẹ trong các cuộc rước và đọc kinh lần chuỗi Mân Côi một chục bằng tiếng Việt thân yêu và 9 giờ sáng ngày 16 tháng Tám, hai Linh Mục trưởng phái đoàn đã dâng Thánh Lễ bằng tiếng Việt phụng vụ thánh ca và thánh lễ cũng bằng tiếng Việt cho các cộng đoàn thế giới cùng đến tham dự ngay tại bàn thờ gốc Cây Sồi chính nơi Đức Mẹ đã hiện ra lần sau cùng với Lucia, Jacinta và Franco đã làm cho nhiều người trong phái đoàn rất cảm động.
Chúng tôi được hướng dẫn đến thăm bảo tảng viện Fatima, Dòng tu của chị Lucia, thăm khu nhà của thánh Franco và viếng chặng đàng Thánh Giá nơi cánh đồng Thiên Thần hiện ra với 3 chị em chị Lucia tại Fatima
Sau 3 ngày tại Fatima, Phái Đòan đã lên đường sang Tây Ban Nha. Trước hết chúng tôi đã ghé thăm Thành Avila và Tu Viện Dòng Kín của Thánh Têrêsa Cả cũng như chiêm ngưỡng các di tích còn lưu lại của Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Đường của Tu Viện. Rời nơi đây, Phái Đòan chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình tiến về Madrid, Thủ Đô của Tây Ban Nha, nơi diễn ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Năm 2011.
Đoàn Việt Nam ở Tây Úc gặp Phái đoàn Giới Trẻ từ Việt Nam sang gồm 65 người
Sr. Minh Du
11:41 17/08/2011
Madrid 17.8.2011 -- Đoàn chúng tôi đi từ Việt Nam quá cảnh ở Bangkok và khởi hành lúc 12g5 phút sáng ngày 16 tháng 8 bay thẳng sang Tây Ban Nha. Tại sân bay, tôi gặp được hai người thuộc tổng giáo phận Saigon là cha Phùng dòng Don Bosco và anh Vinh cùng với anh Thi người hướng dẫn của Canival, cũng tại đây phái đoàn thuộc tổng giáo phận Hà Nội gồm 19 người - trong đó có đức cha Nguyễn Chí Linh - nhập chung với tổng giáo phận Saigon. Như vậy đoàn gồm có 23 người, vì mãi đến chiều ngày thứ sáu, ngày 12 mới có Visa để được vào Tây Ban Nha, nhưng theo như anh hướng dẫn cho biết tổng số người đi WYD 2011 của Việt Nam khoảng 65.
Xem hình ảnh
Đến sân bay Barajas lúc 8g sáng giờ địa phương- tại Việt Nam là 1g chiều- mỗi người một ngả theo người hướng dẫn địa phương để về các trường học, các nhà thi đấu hoặc những nơi công cộng để các phái đoàn ở lại trong cả tuần lễ. Chúng tôi được ở trong một trường học của các em từ độ tuổi 6-10, ngủ chung với hai nhóm bạn trẻ khác đến từ Úc… tổng số người trong hội trường là 55… và khoảng hơn 100 bạn trẻ đến từ Chilê cũng ở trong trường học này.
Chẳng có gì ngoài nền đất, nên cần phải mang túi ngủ theo… nhà tắm dựng tạm ở ngoài trời và quây bằng tấm bạt ba phía, trông rất dã chiến… trai gái gì tắm chung một chỗ như thế.
Thủ đô Madrid đón chúng tôi ngày đầu tiên tại bằng những làn gió mát rượi thật dễ chịu, khi nhiệt độ ngoài trời là 36.
Sau khi ổn định chỗ ở, chúng tôi được các tình nguyện viên hướng dẫn đến nơi nhận balô hành trang cách đó chỉ khoảng 10 phút đi bộ. Tuy nhiên đoàn của chúng tôi gặp trục trặc nhỏ vì người đứng tên nhận đồ là một người không đi ĐHGT, vì thế mà chúng tôi phả đợi 2 giờ đồng hồ tại đây, nhưng mọi thứ cũng đâu vào đấy, tạ ơn Chúa.
Ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ
Có rất nhiều hoạt động trong ngày hôm nay từ sáng đến chiều cho các nhóm tại nhiều điểm khác nhau diễn ra tại Madrid.
Vì đi cùng các bạn trẻ Úc, nên tôi đi Mêtro để đến nơi tụ họp của các bạn trẻ của Úc. Theo hãng du lịch lữ hành Harvest cho biết tại Úc có đến 24 giám mục tham dự ĐHGT dịp này, còn số linh mục, tu sĩ thì không được liệt kê. Chỉ biết rằng có khoảng 4 ngàn bạn trẻ đến từ Úc Châu.
Trên đường phố, chúng tôi gặp rất nhiều bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau. Tiếng Anh vẫn là thông dụng nhất, nhưng đến với JMJ 2011, câu chào Hello ít được dùng mà lời chào Hola là tiếng chào của Tây Ban Nha được sử dụng trên đường phố với những nụ cười rất tươi của các bạn trẻ đến từ các nơi khác nhau.
Chỉ cất tiếng Hola, thì đây đó chung quanh bạn rất nhiều tiếng chào đáp lại, những cái bắt tay, hi-five và chào theo kiểu các bạn trẻ nhiều vô kể… tiếng cười rộn rã dưới màu cờ của nhiều nước tung bay dưới cái nắng khá gay gắt của Madrid.
Hết chào các bạn trẻ, đoàn chúng tôi quay ra đoán tên dòng tu của các tu sĩ mặc áo dòng trông là lạ.. tu sĩ phất phới cùng các bạn trẻ khắp nơi về đây. Ngày đầu tiên của niềm tin bắt đầu. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho bạn ở Madrid.
Đúng như thế, mỗi người nhận được một balo hành trang trong đó có một áo thun với logo WYD, một mũ chống nắng, một cây thánh giá có dây đeo trên cổ, một cỗ tràng hạt, một cái quạt tay và một chai bia (có lẽ trời Madrid nắng quá chăng ?!!!) với logo JMJ2011 được in trên trên vỏ chai và 5 quyển sách gồm: tên và địa chỉ nhà hàng, sách hành hương, sách hướng dẫn, Youcat- quà tặng của Đức Giáo Hoàng và quyển kinh thánh của Thánh sử Matthêu với 6 ngôn ngữ: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý, Đức và Ba Lan. Cái quan trọng trong những ngày WYD là phiếu ăn và vé Mêtro…nếu không bạn phải trả các chi phínày bằng Euro thì hơi “ xót xa” !!!
8g chiều thánh lễ khai mạc bắt đầu do Đức Hồng Y- tổng giám mục Madrid Antonio Maria Rouco Varela cử hành cùng các giám mục và linh mục đoàn trên toàn thế giới tại quảng trường Plaza de Cibeles. Các bạn trẻ đã đi về nơi cử hành từ rất sớm. 8g tối mà vẫn còn ánh nắng mặt trời, ngồi xuống đườn thì nóng mà đứng thì mỏi chân vì đã đi bộ quá nhiều, di chuyển thì không được vì người chật cứng. Thánh lễ bắt đầu mà màn hình ở tận đẩu tận đâu, tôi chỉ kịp nhìn lướt qua màn hình thấy ca đoàn đang hát, thấy các giám mục đang rước mà chẳng nghe gì cả ngoài ba lần xe cứu thương hú còi xin đường… người người chật cứng.
Do đó, cha G. Đồng Văn Vinh trưởng đoàn đề nghị các bạn trở về trường học và ngài sẽ dâng lễ thay vì phải khổ sở ngồi ở đó nóng hừng hực, tiếng ồn ào từ bốn phía và dự lễ thì không thấy gì cả....cả đoàn hưởng ứng ngay. Len lỏi ra khỏi đám đông trở về đến “ khách sạn” nhiều sao đã hơn 9g tối. Sau thánh lễ, chúng tôi ra ngoài kiếm cái gì lót lòng vì đã đói quá rồi. Cô nhỏ chủ quán chẳng biết tiếng Anh, gọi sà lách thì đưa ra khoai tây, đến khi gọi thịt, cha Vinh phải làm hiệu: quack quack, là tiếng vịt kêu cô nhỏ lắc đầu, mu mu mu mu… là tiếng bò, cô nhỏ gật đầu lia lịa..cả hai bên đều cười, rồi gọi fish là cá thì cô nhỏ mang ra mực nhưng cũng tạ ơn Chúa là ai cũng ăn ngon lành, cười vui vẻ.
12g đêm về đến trường học, chẳng ai buồn đi tắm, quá mệt mỏi sau một chuyến bay dài không ngủ trên máy bay và một ngày dài nóng nực trên đất nước Tây Ban Nha… tôi viết những dòng chữ này khi mọi người vẫn say nồng giấc ngủ 6g sáng.
Tạ ơn Chúa một ngày đầy niềm vui trên đất nước đấu bò. Mọi người đã tụ họp về thủ phủ Madrid như một nhà, một thế giới thu gọn… với nụ cười thoải mái và ánh mắt rộn ràng niềm vui, sẵn sàng để gặp gỡ và sẻ chia.
Sơ lược vài nét về Tây Ban Nha
Đường phố của Tây Ban Nha tương đối sạch sẽ. Bảng số xe khác hẳn ở Việt Nam hay Úc, họ sử dụng số trước và chữ sau.
Thủ đô Madrid được chia làm 5 vùng gồm phía đông- tây- nam- bắc và trung tâm.
Phương tiện di chuyển chủ yếu là Mêtro, hệ thống xe điện ngầm này được xây dựng bắt đầu khoảng những năm 1920. Mêtro chạy từ 6g sáng cho đến 1g30 sáng nên rất thuận lợi. Tại các trạm đều có hướng dẫn rất rõ ràng nên đi lại không là trở ngại lớn, tuy nhiên, nếu “lãng trí” thì sẽ bị quá trạm và phải coi lại bản đồ để trở lại trạm mình muốn xuống…
Thức ăn cho các bạn trẻ của WYD năm này là các nhà hàng…khoảng 2 ngàn nhà hàng, thức ăn nhanh… được chia đều cho các vùng để đón các bạn. Các nhà hàng đều được in trên một quyển sách hướng dẫn riêng, gồm địa chỉ và loại thức ăn, rất tiện lợi và thoải mái, các bạn trẻ rất vui và hứng thú thưởng thức các bữa ăn. Các nhà hàng cho WYD rất dễ tìm, ở ngoài cửa đều gắn logo triều thiên của Đại Hội, nên rất thuận tiện. Không như ở WYD 2008, thức ăn đóng hộp, một số người không ăn được bỏ đi rất lãng phí.
Đến Madrid dịp này bạn có thể nhìn thấy các tình nguyện viên khắp nơi, theo ban tổ chức cho biết, số thiện nguyện viên lên đến 23 ngàn, trong đó 18 ngàn người Tây Ban Nha và 5 ngàn đến từ các quốc gia khác. Họ mặc aops màu xanh lá cây với logo Madrid JMJ2011, sau lưng với dòng chữ Tây Ban Nha Voluntario. Họ hướng dẫn rất tận tình và ở lại đêm với chúng tôi, khi mọi người đi tham dự các hoạt động của WYD, có người ở lại trông coi hành lý nên rất yên tâm. Tôi đang ngồi chung với các bạn trẻ hướng dẫn cho trường học nơi đoàn chúng tôi ở, các bạn cho biết tình nguyện viên là các bạn ở độ tuổi trung học và đại học, tuy nhiên mỗi nhóm này đều có những người lớn làm trưởng đoàn để hướng dẫn các em. Nói chung tình nguyện viên rất rất thân thiện và tận tình.
Tây Ban Nha là đất nước của các thánh lớn như Thánh Inhaxio Loyola, thánh Gioan Thánh Giá, thánh Têrêsa Avila…. Với dân số 46.5 triệu người trong đó công giáo chiếm 73%, 5%thuộc các tôn giáo khác và 22% không tôn giáo.
Trong số người công giáo thì chỉ có 15% đi lễ thường xuyên và 9% thì đi mỗi tháng, 17% thì thỉnh thoảng và 58% thì rất hiếm khi đi nhà thờ.
Xem hình ảnh
Đến sân bay Barajas lúc 8g sáng giờ địa phương- tại Việt Nam là 1g chiều- mỗi người một ngả theo người hướng dẫn địa phương để về các trường học, các nhà thi đấu hoặc những nơi công cộng để các phái đoàn ở lại trong cả tuần lễ. Chúng tôi được ở trong một trường học của các em từ độ tuổi 6-10, ngủ chung với hai nhóm bạn trẻ khác đến từ Úc… tổng số người trong hội trường là 55… và khoảng hơn 100 bạn trẻ đến từ Chilê cũng ở trong trường học này.
Chẳng có gì ngoài nền đất, nên cần phải mang túi ngủ theo… nhà tắm dựng tạm ở ngoài trời và quây bằng tấm bạt ba phía, trông rất dã chiến… trai gái gì tắm chung một chỗ như thế.
Thủ đô Madrid đón chúng tôi ngày đầu tiên tại bằng những làn gió mát rượi thật dễ chịu, khi nhiệt độ ngoài trời là 36.
Sau khi ổn định chỗ ở, chúng tôi được các tình nguyện viên hướng dẫn đến nơi nhận balô hành trang cách đó chỉ khoảng 10 phút đi bộ. Tuy nhiên đoàn của chúng tôi gặp trục trặc nhỏ vì người đứng tên nhận đồ là một người không đi ĐHGT, vì thế mà chúng tôi phả đợi 2 giờ đồng hồ tại đây, nhưng mọi thứ cũng đâu vào đấy, tạ ơn Chúa.
Ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ
Có rất nhiều hoạt động trong ngày hôm nay từ sáng đến chiều cho các nhóm tại nhiều điểm khác nhau diễn ra tại Madrid.
Vì đi cùng các bạn trẻ Úc, nên tôi đi Mêtro để đến nơi tụ họp của các bạn trẻ của Úc. Theo hãng du lịch lữ hành Harvest cho biết tại Úc có đến 24 giám mục tham dự ĐHGT dịp này, còn số linh mục, tu sĩ thì không được liệt kê. Chỉ biết rằng có khoảng 4 ngàn bạn trẻ đến từ Úc Châu.
Trên đường phố, chúng tôi gặp rất nhiều bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau. Tiếng Anh vẫn là thông dụng nhất, nhưng đến với JMJ 2011, câu chào Hello ít được dùng mà lời chào Hola là tiếng chào của Tây Ban Nha được sử dụng trên đường phố với những nụ cười rất tươi của các bạn trẻ đến từ các nơi khác nhau.
Chỉ cất tiếng Hola, thì đây đó chung quanh bạn rất nhiều tiếng chào đáp lại, những cái bắt tay, hi-five và chào theo kiểu các bạn trẻ nhiều vô kể… tiếng cười rộn rã dưới màu cờ của nhiều nước tung bay dưới cái nắng khá gay gắt của Madrid.
Hết chào các bạn trẻ, đoàn chúng tôi quay ra đoán tên dòng tu của các tu sĩ mặc áo dòng trông là lạ.. tu sĩ phất phới cùng các bạn trẻ khắp nơi về đây. Ngày đầu tiên của niềm tin bắt đầu. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho bạn ở Madrid.
Đúng như thế, mỗi người nhận được một balo hành trang trong đó có một áo thun với logo WYD, một mũ chống nắng, một cây thánh giá có dây đeo trên cổ, một cỗ tràng hạt, một cái quạt tay và một chai bia (có lẽ trời Madrid nắng quá chăng ?!!!) với logo JMJ2011 được in trên trên vỏ chai và 5 quyển sách gồm: tên và địa chỉ nhà hàng, sách hành hương, sách hướng dẫn, Youcat- quà tặng của Đức Giáo Hoàng và quyển kinh thánh của Thánh sử Matthêu với 6 ngôn ngữ: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý, Đức và Ba Lan. Cái quan trọng trong những ngày WYD là phiếu ăn và vé Mêtro…nếu không bạn phải trả các chi phínày bằng Euro thì hơi “ xót xa” !!!
8g chiều thánh lễ khai mạc bắt đầu do Đức Hồng Y- tổng giám mục Madrid Antonio Maria Rouco Varela cử hành cùng các giám mục và linh mục đoàn trên toàn thế giới tại quảng trường Plaza de Cibeles. Các bạn trẻ đã đi về nơi cử hành từ rất sớm. 8g tối mà vẫn còn ánh nắng mặt trời, ngồi xuống đườn thì nóng mà đứng thì mỏi chân vì đã đi bộ quá nhiều, di chuyển thì không được vì người chật cứng. Thánh lễ bắt đầu mà màn hình ở tận đẩu tận đâu, tôi chỉ kịp nhìn lướt qua màn hình thấy ca đoàn đang hát, thấy các giám mục đang rước mà chẳng nghe gì cả ngoài ba lần xe cứu thương hú còi xin đường… người người chật cứng.
Do đó, cha G. Đồng Văn Vinh trưởng đoàn đề nghị các bạn trở về trường học và ngài sẽ dâng lễ thay vì phải khổ sở ngồi ở đó nóng hừng hực, tiếng ồn ào từ bốn phía và dự lễ thì không thấy gì cả....cả đoàn hưởng ứng ngay. Len lỏi ra khỏi đám đông trở về đến “ khách sạn” nhiều sao đã hơn 9g tối. Sau thánh lễ, chúng tôi ra ngoài kiếm cái gì lót lòng vì đã đói quá rồi. Cô nhỏ chủ quán chẳng biết tiếng Anh, gọi sà lách thì đưa ra khoai tây, đến khi gọi thịt, cha Vinh phải làm hiệu: quack quack, là tiếng vịt kêu cô nhỏ lắc đầu, mu mu mu mu… là tiếng bò, cô nhỏ gật đầu lia lịa..cả hai bên đều cười, rồi gọi fish là cá thì cô nhỏ mang ra mực nhưng cũng tạ ơn Chúa là ai cũng ăn ngon lành, cười vui vẻ.
12g đêm về đến trường học, chẳng ai buồn đi tắm, quá mệt mỏi sau một chuyến bay dài không ngủ trên máy bay và một ngày dài nóng nực trên đất nước Tây Ban Nha… tôi viết những dòng chữ này khi mọi người vẫn say nồng giấc ngủ 6g sáng.
Tạ ơn Chúa một ngày đầy niềm vui trên đất nước đấu bò. Mọi người đã tụ họp về thủ phủ Madrid như một nhà, một thế giới thu gọn… với nụ cười thoải mái và ánh mắt rộn ràng niềm vui, sẵn sàng để gặp gỡ và sẻ chia.
Sơ lược vài nét về Tây Ban Nha
Đường phố của Tây Ban Nha tương đối sạch sẽ. Bảng số xe khác hẳn ở Việt Nam hay Úc, họ sử dụng số trước và chữ sau.
Thủ đô Madrid được chia làm 5 vùng gồm phía đông- tây- nam- bắc và trung tâm.
Phương tiện di chuyển chủ yếu là Mêtro, hệ thống xe điện ngầm này được xây dựng bắt đầu khoảng những năm 1920. Mêtro chạy từ 6g sáng cho đến 1g30 sáng nên rất thuận lợi. Tại các trạm đều có hướng dẫn rất rõ ràng nên đi lại không là trở ngại lớn, tuy nhiên, nếu “lãng trí” thì sẽ bị quá trạm và phải coi lại bản đồ để trở lại trạm mình muốn xuống…
Thức ăn cho các bạn trẻ của WYD năm này là các nhà hàng…khoảng 2 ngàn nhà hàng, thức ăn nhanh… được chia đều cho các vùng để đón các bạn. Các nhà hàng đều được in trên một quyển sách hướng dẫn riêng, gồm địa chỉ và loại thức ăn, rất tiện lợi và thoải mái, các bạn trẻ rất vui và hứng thú thưởng thức các bữa ăn. Các nhà hàng cho WYD rất dễ tìm, ở ngoài cửa đều gắn logo triều thiên của Đại Hội, nên rất thuận tiện. Không như ở WYD 2008, thức ăn đóng hộp, một số người không ăn được bỏ đi rất lãng phí.
Đến Madrid dịp này bạn có thể nhìn thấy các tình nguyện viên khắp nơi, theo ban tổ chức cho biết, số thiện nguyện viên lên đến 23 ngàn, trong đó 18 ngàn người Tây Ban Nha và 5 ngàn đến từ các quốc gia khác. Họ mặc aops màu xanh lá cây với logo Madrid JMJ2011, sau lưng với dòng chữ Tây Ban Nha Voluntario. Họ hướng dẫn rất tận tình và ở lại đêm với chúng tôi, khi mọi người đi tham dự các hoạt động của WYD, có người ở lại trông coi hành lý nên rất yên tâm. Tôi đang ngồi chung với các bạn trẻ hướng dẫn cho trường học nơi đoàn chúng tôi ở, các bạn cho biết tình nguyện viên là các bạn ở độ tuổi trung học và đại học, tuy nhiên mỗi nhóm này đều có những người lớn làm trưởng đoàn để hướng dẫn các em. Nói chung tình nguyện viên rất rất thân thiện và tận tình.
Tây Ban Nha là đất nước của các thánh lớn như Thánh Inhaxio Loyola, thánh Gioan Thánh Giá, thánh Têrêsa Avila…. Với dân số 46.5 triệu người trong đó công giáo chiếm 73%, 5%thuộc các tôn giáo khác và 22% không tôn giáo.
Trong số người công giáo thì chỉ có 15% đi lễ thường xuyên và 9% thì đi mỗi tháng, 17% thì thỉnh thoảng và 58% thì rất hiếm khi đi nhà thờ.
Thánh lễ trọng thể khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 Madrid
Lm. Stephano Bùi Thượng Lưu
13:22 17/08/2011
MADRID - Thánh lễ kính Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II, Thánh Bổn Mạng của ĐHGTTG: "Các bạn trẻ, các bạn đừng sợ"
Madrid - Quảng trường Cibeles - Vì không thể chen chân với các bạn trẻ, nên mặc dù có thẻ báo chí và mang theo áo dòng trắng và dây Stola (dây áo lễ) để cùng đồng tế trong Thánh lễ khai mạc, tôi đành phải dự lễ từ xa trên đường phố với các bạn trẻ được truyền hình qua màn ảnh lớn treo cao trên nhiều địa điểm, trên các quảng trường của thủ đô Madrid, để nhiều người có thể tham dự biến cố quan trọng này.
Tất cả các đại lộ chính dẫn đến công trường Cibeles đều đã bị cô lập từ ban sáng và không còn có thể nhích chân thêm, vì tất cả các đường phố đều tràn ngập các bạn trẻ. Họ đã đến giữ chỗ nhiều giờ trước đó. Ban tổ chức ước luợng có khoảng hơn 500.000 bạn trẻ đã tham dự thánh lễ này trong các trục lộ chính chung quanh quảng trường Cibeles…Không kể hàng trănm ngàn dân chúng thủ đô Madrid già trẻ lớn bé tụ họp tại các công trường, các ngã tư thành phố, nơi có các màn truyền hình trực tiếp Thánh Lễ khai mạc.
Trong hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, tôi chỉ nhích được khoảng hơn 300 mét và không thể tiến xa hơn. Nhưng được dịp may là có dịp để cùng càng cảm nghiệm sâu xa hơn đời sống đức tin của các bạn trẻ, cùng hát thánh ca, cùng cầu nguyện với các bạn, ngay trên đại lộ, hiệp thong Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG này.
Qua bản tin này, tôi xin gửi đến quý độc giả bốn phương tóm tắt những gì tôi đã sống và đã cảm nghiệm, và xin tóm lược các bản tin báo chí và các trang thông tin chính thức của giáo hội Tây Ban Nha hay của giáo hội hoàn vũ đã đăng về Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG 2011 chiều tối hôm 16.8:
Thánh lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 20 giờ chiều, nhưng ánh nắng vẫn chan hòa, mỗi giám mục đều có dù để che nắng. Ca đoàn tổng hợp hơn trăm ca viên vận áo mầu xanh dương đã hợp ca những bài ca tiếng Tây Ban Nha. Các bài ca Kinh Vinh Danh và Thánh Thánh Thánh đều hát bằng tiếng La-tinh. Nhiều bài ca đã được các bạn trẻ cùng hát theo, vang vọng khắp cả không gian…
Bản tin tiếng Tây Ban Nha của hãng thông tấn Zenit đã đăng hàng chữ đầu bản tin như sau:
Las Jornadas entran en una nueva etapa, afirma el cardenal Rouco
ĐHY Rouco quả quyết: Ngày hôm nay bước vào một giai đoạn mới
Bản tin tiếng Tây Ban Nha viết: trước sự hiện diện của hàng trăm ngàn các bạn trẻ tuôn về quảng trường Cibeles, ĐHY Rouco, TGM Madrid, đã chủ tọa Thánh Lễ khai mạc ĐHGTTG với sự tham dự của hơn 800 Hồng Y, Giám Mục Tây Ban Nha và khắp thế giới (bản tin tiếng Pháp cho biết chỉ có hơn 300) và hơn 8000 linh mục cùng đồng tế. Thánh lễ khai mạc đã đặc biệt tôn vinh Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II, người đã sáng lập ra ĐHGTTG và là Thánh Bổn Mạng của ĐHGTTG.
Trong phần mở đầu bài giảng, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid đã nồng nhiệt chào mừng các bạn trẻ toàn thế giới: “Chào đón các bạn đến với Tây Ban Nha! Nhiều bạn trẻ đã cảm nghiệm đất nước và Giáo Hội Tây Ban Nha từ những ngày thăm viếng các giáo phận và đánh giá cao tình cảm nồng nhiệt và tình huynh đệ của người dân Tây Ban Nha, các gia đình, các cộng đoàn và các vị mục tử Tây Ban Nha. Chắc các bạn đã nhận thấy được những vòng tay mở rộng và những tình cảm nồng nhiệt này xuất phát từ niềm tin sâu xa của một cộng đoàn đức tin đã hình thành nên đất nước Tây Ban Nha nơi ghi đậm những dấu ấn đức tin sâu xa trong lịch sử, văn hóa và đời sống”.
Đức Hồng Y Rouco đã nhắc nhớ lại ba chuyến viếng thăm mục vụ của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II đến thăm đất nước và Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha vào những năm 1982, 1993 và năm 2003. Những chuyến viếng thăm mục vụ này đã ghi dấu ấn sâu rộng và ảnh hưởng vô cùng lớn lao cho công cuộc tái phúc âm hóa Giáo hội Công Giáo Tây Ban Nha.
ĐHY Rouco đã quả quyết như sau: “Ngày Quốc Tế Giới Trẻ với bề dày lịch sử hơn một phần tư thế kỷ là điều không thể tách rời với một vị chân phước, là người chúng ta đặc biệt kính nhớ đến trong Phụng Vụ Thánh Thể chiều hôm nay tại quảng trường Cebeles này nơi đầy ắp những kỷ niệm về người, vì chính nơi đây người đã cử hành 3 biến cố lớn trong các năm 1982, 1993 và 2003. Tôi muốn nói đến Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng của giới trẻ. Với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới, chưa từng có là quan hệ với giới trẻ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và do đó là mối quan hệ giữa Giáo Hội và người trẻ: trực tiếp, thẳng thắn, từ con tim đến con tim, thấm nhuần đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, nhiệt thành, đầy hy vọng, vui tươi và lan rộng.”
Bí quyết của nhân cách sáng ngời của Đức Gioan Phaolô II là tình bác ái như trong ánh sáng Lời Chúa vừa được công bố. Chìa khoá giải thích toàn bộ đời ngài, sự tận hiến cho Chúa, cho Giáo Hội và con người không gì khác hơn là tình yêu cháy bỏng cho Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu mà Thánh Phaolô không bao giờ muốn tách rời.
Tình yêu nhiệt thành cho Chúa Giêsu Kitô cũng chính là điều làm say mê và lôi cuốn giới trẻ. Vì thế, có thể hiểu được là họ đã được mong muốn và yêu thương bởi vị Giáo Hoàng của sự thật, không lừa mị, tâng bốc, lừa dối phĩnh phờ hay hời hợt nhưng đến với họ với tất cả sự chân thật vì cuộc sống và ơn cứu độ dành cho họ. Ngài nhận ra nhịp đập của con tim hơn là những cái đầu lý trí.
Trong những ngày này, hãy nhớ kỹ lời của Chúa, qua Đức Giáo Hoàng, đã hỏi các bạn: “Bạn có chấp nhận thách đố của công cuộc tân phúc âm hoá vĩ đại và đẹp đẽ cho các bạn hữu trẻ trung của bạn không? Hãy trả lời vâng, khi nhớ tới lời kêu gọi mạnh mẽ và can đảm của Đức Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày 20 tháng 8 năm 1989: "Đừng sợ trở nên thánh"! "Hãy để Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn bạn!"
Kết thúc bài giảng, ĐHY kêu cầu Mẹ Maria là Bổn Mạng của thủ đô Madrid như sau:
“Chúng ta hi vọng khai trương ngày Quốc tế giới trẻ 2011 dưới sự chăm sóc hiền mẫu của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội. Thành phố Madrid kêu cầu Mẹ như vị bổn mạng dưới tước hiệu "Santa Maria la Real de la Almudena." Đức Maria đã luôn mưu cầu sức mạnh của đức tin, niềm hy vọng vững chắc và đức ái nồng nhiệt cho mọi con cái nam nữ của Madrid. Ngài bảo vệ các ngày này đặc biệt cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ, hành hương đến thành phố Madrid của Đức Mẹ để gặp gỡ Đức Giáo hoàng!”
ĐHY cũng nguyện xin Chân Phước Gioan-Phaolo II bầu cử cho các bạn trẻ:
“Lạy Chân phước Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con, xin cầu cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011 để họ mở rộng con tim cho ân sủng cứu độ của Đức Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân loại, trong những ngày ngoại thường của Chúa Thánh Thần, trong những ngày này "kể ra những kỳ công của Chúa mọi quốc gia! "
Cuối thánh lễ, ĐHY Antonio María Rouco Varela đã làm phép bức ảnh Bổn Mạng của thủ đô Madrid: Santa María de la Almudena, khi ca bài ca Đức Trinh Nữ Maria là “Đấng Thiên Chúa sủng ái và là Đền Thờ Thiên Chúa vậy”… Một phái đoàn gồm 5 bạn trẻ, tượng trưng cho 5 châu lục tụ tập tại Madrid, tiến lên khán đài nhận bức ảnh Đức Mẹ Almudena, quan thầy của Madrid từ tay Đức HY Rouca Varela.
Tiếp đó, ĐHY Rylko Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, cơ quan đặc trách về Ngày Quốc Tế giới trẻ, nồng nhiệt ngỏ lời chào các bạn trẻ như sau: “Chân Phước Gioan-Phaolo II đang trở lại giữa các bạn trẻ mà Ngài hằng thương mến, và các bạn trẻ cũng kính yêu Ngài biết bao: Ngài trở lại như Vị Thánh Bổn Mạng và như Đấng Bầu Chữa của các bạn, và chắc chắn các bạn có thể phó thác tin cậy được.
Một di tích của Đức Gioan-Phaolo II đã ghi dấu cho sự hiện diện hữu hình của Đức cố Giáo Hoàng: một ống máu đã lấy để khám nghiệm trong những ngày ngài nằm bệnh viện. Đức Hồng Y Rouco Varela đã xác nhận là chính ĐHY Stanislas Dziwisz Ba Lan đã mang từ Cracovie tới để dâng tặng cho ĐHGTTG món quà quý giá này… Thánh tích này được đặt bên cạnh bục đọc sách, nơi công bố Tin Mừng trong Thánh lễ.
Đám đông đã hân hoan vỗ tay vang trời trong màn đêm đang buông xuống, với làn khí trong mát vào đêm, sau một ngày nóng nực. Bài ca dâng kính Đức Bà Đen Jasna Gora được vang lên trên các đường phố: Madonno, djarna Madonno.
ĐHY Rylko đã diễn tả bằng tiếng Tây Ban Nha với các bạn trẻ, Ngài quả quyết: “Đức cố GH trở lại như một người bạn – một người bạn đòi hỏi, như Ngài thường hay diễn tả về mình…Hôm nay Ngài lại đến để một lần nữa nhắc lại cho các bạn với tất cả nhiệt tình: Đừng sợ! Hãy chọn Chúa Kitô trong cuộc đời các bạn, có nghĩa là chiếm đoạt được viên ngọc quý của Tin Mừng mà các bạn dầu có chết cũng cam…
Bài ca “Các bạn đừng sợ” đã được các bạn trẻ hát ngâm nga, lập đi lập lại trong cầu nguyện theo điệu hát lập đi lập lại của Taizé với phiên khúc lời của thánh nữ Terexa d’Avila: Nada te turbe, nada te espante, quien a Dios tiene, nada le falta, sólo Dios basta: Chẳng có gì có thể làm bạn rung động, chẳng có gì mà bạn phải khiếp sợ; Ai có Chúa chẳng thiếu thốn gì và chỉ mình Chúa là đủ”
Ngài kết thúc khi chào các bạn trẻ bằng nhiều thứ tiếng và sau cùng bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài chúc: “Chúc các bạn ngủ ngon và chúc những ngày hạnh phúc và may lành ở Madrid”
Sau câu đáp "Amen" của lời cầu nguyện sau cùng, các khách hành hương đã tự động và say sưa hô to "Benedetto" rồi "Giovani-Paolo" vừa hô vừa vỗ tay. Jesus Christ you are my life, Alleluia !các bạn trẻ tiếp tục ca cang bài hát này: Chúa Giêsu Kitô Chúa là sự sống của con
Nhiệt độ nóng tới 37 độ, không phải chỉ nóng về thời tiết nóng lực của những ngày hè đỏ lửa, nhưng hâm nóng do bầu nhiệt huyết của hơn 500.000 bạn trẻ đến từ 193 nước. Madrid trong những ngày này trở thành thủ đô của bạn trẻ thế giới.
(Tường trình từ Madrid buổi chiều ngày 17.8.2011)
Madrid - Quảng trường Cibeles - Vì không thể chen chân với các bạn trẻ, nên mặc dù có thẻ báo chí và mang theo áo dòng trắng và dây Stola (dây áo lễ) để cùng đồng tế trong Thánh lễ khai mạc, tôi đành phải dự lễ từ xa trên đường phố với các bạn trẻ được truyền hình qua màn ảnh lớn treo cao trên nhiều địa điểm, trên các quảng trường của thủ đô Madrid, để nhiều người có thể tham dự biến cố quan trọng này.
Tất cả các đại lộ chính dẫn đến công trường Cibeles đều đã bị cô lập từ ban sáng và không còn có thể nhích chân thêm, vì tất cả các đường phố đều tràn ngập các bạn trẻ. Họ đã đến giữ chỗ nhiều giờ trước đó. Ban tổ chức ước luợng có khoảng hơn 500.000 bạn trẻ đã tham dự thánh lễ này trong các trục lộ chính chung quanh quảng trường Cibeles…Không kể hàng trănm ngàn dân chúng thủ đô Madrid già trẻ lớn bé tụ họp tại các công trường, các ngã tư thành phố, nơi có các màn truyền hình trực tiếp Thánh Lễ khai mạc.
Trong hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, tôi chỉ nhích được khoảng hơn 300 mét và không thể tiến xa hơn. Nhưng được dịp may là có dịp để cùng càng cảm nghiệm sâu xa hơn đời sống đức tin của các bạn trẻ, cùng hát thánh ca, cùng cầu nguyện với các bạn, ngay trên đại lộ, hiệp thong Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG này.
Qua bản tin này, tôi xin gửi đến quý độc giả bốn phương tóm tắt những gì tôi đã sống và đã cảm nghiệm, và xin tóm lược các bản tin báo chí và các trang thông tin chính thức của giáo hội Tây Ban Nha hay của giáo hội hoàn vũ đã đăng về Thánh lễ khai mạc ĐHGTTG 2011 chiều tối hôm 16.8:
Thánh lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 20 giờ chiều, nhưng ánh nắng vẫn chan hòa, mỗi giám mục đều có dù để che nắng. Ca đoàn tổng hợp hơn trăm ca viên vận áo mầu xanh dương đã hợp ca những bài ca tiếng Tây Ban Nha. Các bài ca Kinh Vinh Danh và Thánh Thánh Thánh đều hát bằng tiếng La-tinh. Nhiều bài ca đã được các bạn trẻ cùng hát theo, vang vọng khắp cả không gian…
Bản tin tiếng Tây Ban Nha của hãng thông tấn Zenit đã đăng hàng chữ đầu bản tin như sau:
Las Jornadas entran en una nueva etapa, afirma el cardenal Rouco
ĐHY Rouco quả quyết: Ngày hôm nay bước vào một giai đoạn mới
Bản tin tiếng Tây Ban Nha viết: trước sự hiện diện của hàng trăm ngàn các bạn trẻ tuôn về quảng trường Cibeles, ĐHY Rouco, TGM Madrid, đã chủ tọa Thánh Lễ khai mạc ĐHGTTG với sự tham dự của hơn 800 Hồng Y, Giám Mục Tây Ban Nha và khắp thế giới (bản tin tiếng Pháp cho biết chỉ có hơn 300) và hơn 8000 linh mục cùng đồng tế. Thánh lễ khai mạc đã đặc biệt tôn vinh Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II, người đã sáng lập ra ĐHGTTG và là Thánh Bổn Mạng của ĐHGTTG.
Trong phần mở đầu bài giảng, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid đã nồng nhiệt chào mừng các bạn trẻ toàn thế giới: “Chào đón các bạn đến với Tây Ban Nha! Nhiều bạn trẻ đã cảm nghiệm đất nước và Giáo Hội Tây Ban Nha từ những ngày thăm viếng các giáo phận và đánh giá cao tình cảm nồng nhiệt và tình huynh đệ của người dân Tây Ban Nha, các gia đình, các cộng đoàn và các vị mục tử Tây Ban Nha. Chắc các bạn đã nhận thấy được những vòng tay mở rộng và những tình cảm nồng nhiệt này xuất phát từ niềm tin sâu xa của một cộng đoàn đức tin đã hình thành nên đất nước Tây Ban Nha nơi ghi đậm những dấu ấn đức tin sâu xa trong lịch sử, văn hóa và đời sống”.
Đức Hồng Y Rouco đã nhắc nhớ lại ba chuyến viếng thăm mục vụ của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II đến thăm đất nước và Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha vào những năm 1982, 1993 và năm 2003. Những chuyến viếng thăm mục vụ này đã ghi dấu ấn sâu rộng và ảnh hưởng vô cùng lớn lao cho công cuộc tái phúc âm hóa Giáo hội Công Giáo Tây Ban Nha.
ĐHY Rouco đã quả quyết như sau: “Ngày Quốc Tế Giới Trẻ với bề dày lịch sử hơn một phần tư thế kỷ là điều không thể tách rời với một vị chân phước, là người chúng ta đặc biệt kính nhớ đến trong Phụng Vụ Thánh Thể chiều hôm nay tại quảng trường Cebeles này nơi đầy ắp những kỷ niệm về người, vì chính nơi đây người đã cử hành 3 biến cố lớn trong các năm 1982, 1993 và 2003. Tôi muốn nói đến Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng của giới trẻ. Với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới, chưa từng có là quan hệ với giới trẻ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và do đó là mối quan hệ giữa Giáo Hội và người trẻ: trực tiếp, thẳng thắn, từ con tim đến con tim, thấm nhuần đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô, nhiệt thành, đầy hy vọng, vui tươi và lan rộng.”
Bí quyết của nhân cách sáng ngời của Đức Gioan Phaolô II là tình bác ái như trong ánh sáng Lời Chúa vừa được công bố. Chìa khoá giải thích toàn bộ đời ngài, sự tận hiến cho Chúa, cho Giáo Hội và con người không gì khác hơn là tình yêu cháy bỏng cho Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu mà Thánh Phaolô không bao giờ muốn tách rời.
Tình yêu nhiệt thành cho Chúa Giêsu Kitô cũng chính là điều làm say mê và lôi cuốn giới trẻ. Vì thế, có thể hiểu được là họ đã được mong muốn và yêu thương bởi vị Giáo Hoàng của sự thật, không lừa mị, tâng bốc, lừa dối phĩnh phờ hay hời hợt nhưng đến với họ với tất cả sự chân thật vì cuộc sống và ơn cứu độ dành cho họ. Ngài nhận ra nhịp đập của con tim hơn là những cái đầu lý trí.
Trong những ngày này, hãy nhớ kỹ lời của Chúa, qua Đức Giáo Hoàng, đã hỏi các bạn: “Bạn có chấp nhận thách đố của công cuộc tân phúc âm hoá vĩ đại và đẹp đẽ cho các bạn hữu trẻ trung của bạn không? Hãy trả lời vâng, khi nhớ tới lời kêu gọi mạnh mẽ và can đảm của Đức Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày 20 tháng 8 năm 1989: "Đừng sợ trở nên thánh"! "Hãy để Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn bạn!"
Kết thúc bài giảng, ĐHY kêu cầu Mẹ Maria là Bổn Mạng của thủ đô Madrid như sau:
“Chúng ta hi vọng khai trương ngày Quốc tế giới trẻ 2011 dưới sự chăm sóc hiền mẫu của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo hội. Thành phố Madrid kêu cầu Mẹ như vị bổn mạng dưới tước hiệu "Santa Maria la Real de la Almudena." Đức Maria đã luôn mưu cầu sức mạnh của đức tin, niềm hy vọng vững chắc và đức ái nồng nhiệt cho mọi con cái nam nữ của Madrid. Ngài bảo vệ các ngày này đặc biệt cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ, hành hương đến thành phố Madrid của Đức Mẹ để gặp gỡ Đức Giáo hoàng!”
ĐHY cũng nguyện xin Chân Phước Gioan-Phaolo II bầu cử cho các bạn trẻ:
“Lạy Chân phước Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con, xin cầu cho các bạn trẻ của Ngày Quốc tế Giới trẻ 2011 để họ mở rộng con tim cho ân sủng cứu độ của Đức Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân loại, trong những ngày ngoại thường của Chúa Thánh Thần, trong những ngày này "kể ra những kỳ công của Chúa mọi quốc gia! "
Cuối thánh lễ, ĐHY Antonio María Rouco Varela đã làm phép bức ảnh Bổn Mạng của thủ đô Madrid: Santa María de la Almudena, khi ca bài ca Đức Trinh Nữ Maria là “Đấng Thiên Chúa sủng ái và là Đền Thờ Thiên Chúa vậy”… Một phái đoàn gồm 5 bạn trẻ, tượng trưng cho 5 châu lục tụ tập tại Madrid, tiến lên khán đài nhận bức ảnh Đức Mẹ Almudena, quan thầy của Madrid từ tay Đức HY Rouca Varela.
Tiếp đó, ĐHY Rylko Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, cơ quan đặc trách về Ngày Quốc Tế giới trẻ, nồng nhiệt ngỏ lời chào các bạn trẻ như sau: “Chân Phước Gioan-Phaolo II đang trở lại giữa các bạn trẻ mà Ngài hằng thương mến, và các bạn trẻ cũng kính yêu Ngài biết bao: Ngài trở lại như Vị Thánh Bổn Mạng và như Đấng Bầu Chữa của các bạn, và chắc chắn các bạn có thể phó thác tin cậy được.
Một di tích của Đức Gioan-Phaolo II đã ghi dấu cho sự hiện diện hữu hình của Đức cố Giáo Hoàng: một ống máu đã lấy để khám nghiệm trong những ngày ngài nằm bệnh viện. Đức Hồng Y Rouco Varela đã xác nhận là chính ĐHY Stanislas Dziwisz Ba Lan đã mang từ Cracovie tới để dâng tặng cho ĐHGTTG món quà quý giá này… Thánh tích này được đặt bên cạnh bục đọc sách, nơi công bố Tin Mừng trong Thánh lễ.
Đám đông đã hân hoan vỗ tay vang trời trong màn đêm đang buông xuống, với làn khí trong mát vào đêm, sau một ngày nóng nực. Bài ca dâng kính Đức Bà Đen Jasna Gora được vang lên trên các đường phố: Madonno, djarna Madonno.
ĐHY Rylko đã diễn tả bằng tiếng Tây Ban Nha với các bạn trẻ, Ngài quả quyết: “Đức cố GH trở lại như một người bạn – một người bạn đòi hỏi, như Ngài thường hay diễn tả về mình…Hôm nay Ngài lại đến để một lần nữa nhắc lại cho các bạn với tất cả nhiệt tình: Đừng sợ! Hãy chọn Chúa Kitô trong cuộc đời các bạn, có nghĩa là chiếm đoạt được viên ngọc quý của Tin Mừng mà các bạn dầu có chết cũng cam…
Bài ca “Các bạn đừng sợ” đã được các bạn trẻ hát ngâm nga, lập đi lập lại trong cầu nguyện theo điệu hát lập đi lập lại của Taizé với phiên khúc lời của thánh nữ Terexa d’Avila: Nada te turbe, nada te espante, quien a Dios tiene, nada le falta, sólo Dios basta: Chẳng có gì có thể làm bạn rung động, chẳng có gì mà bạn phải khiếp sợ; Ai có Chúa chẳng thiếu thốn gì và chỉ mình Chúa là đủ”
Ngài kết thúc khi chào các bạn trẻ bằng nhiều thứ tiếng và sau cùng bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài chúc: “Chúc các bạn ngủ ngon và chúc những ngày hạnh phúc và may lành ở Madrid”
Sau câu đáp "Amen" của lời cầu nguyện sau cùng, các khách hành hương đã tự động và say sưa hô to "Benedetto" rồi "Giovani-Paolo" vừa hô vừa vỗ tay. Jesus Christ you are my life, Alleluia !các bạn trẻ tiếp tục ca cang bài hát này: Chúa Giêsu Kitô Chúa là sự sống của con
Nhiệt độ nóng tới 37 độ, không phải chỉ nóng về thời tiết nóng lực của những ngày hè đỏ lửa, nhưng hâm nóng do bầu nhiệt huyết của hơn 500.000 bạn trẻ đến từ 193 nước. Madrid trong những ngày này trở thành thủ đô của bạn trẻ thế giới.
(Tường trình từ Madrid buổi chiều ngày 17.8.2011)
Thánh lễ khai mạc giờ Giáo Lý và cuộc hội thảo đầu tiên của đoàn trẻ Việt Nam tham dự WYD 2011
Lm. Stephano Bùi Thượng Lưu
14:01 17/08/2011
Madrid – Vào lúc 10g sáng hôm nay 17.8.2011, giáo xứ Cristo de la Paz ở vùng ngoại ô phía nam Madrid đã mở rộng vòng tay đón tiếp khoảng hơn 200 bạn trẻ Việt Nam từ Quê Hương hay từ các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Úc…
Xem hình ảnh
Vì đến trễ, nên tôi không được đón nghe bài giáo lý do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục giáo phận Thanh Hóa và cũng là phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam hướng dẫn. Sau thánh lễ tôi đã xin Ngài gửi bài Giáo Lý qua điện thư, để đăng trên trang Vietcatholic cho mọi bạn trẻ và mọi người cùng học hỏi.
Thánh lễ hôm nay do ĐC Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục giáo phận Hải Phòng, kiêm chủ tịch ủy ban sinh hoạt giới trẻ toàn quốc chủ tế. Có 17 linh mục Việt Nam hiện diện cùng đồng tế trong Thánh lễ khai mạc kính Chúa Thánh Thần.
Trong bài giảng, ĐC Giuse Thiên đã chia sẻ với các bạn trẻ những tác động mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần trong lịch sử giáo hội và trong tâm hồn các bạn trẻ trong đời sống thường ngày và đặc biệt trong những ngày ĐHGTTG từ năm 1986 do Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II thiết lập. Ngài cũng nhấn mạnh đến các hoa trái của Chúa Thánh Thần, nhất là hồng ân hiệp nhất. Ngài chân thành cầu chúc cho các bạn trẻ mở lòng để Chúa Thánh Thần tác động và mở lòng để cùng đón nhận nhau trong tình thân ái Việt Nam.
Quả thật, dù mới sinh hoạt lần đầu, chưa quen biết nhau, nhưng bầu khí chan hòa tình huynh đệ đã thật đậm nét. Các bạn trẻ hát với tất cả con tim các bài hát quen thuộc như “Lắng nghe Lời Chúa”, “Xin vâng”.
Sau Thánh Lễ, là phần giới thiệu các phái hiện diện:
Từ Quê Nhà có một nhóm các bạn trẻ thuộc tổng giáo phận Sài Gòn và tổng giáo phận Hà Nội: tổng giáo phận Hà Nội gồm 19 người, trong đó có Đức Cha Nguyễn Chí Linh và Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Thiên. Phái đoàn tổng giáo phận Sà gòn không rõ bao nhiêu người. Theo tin tổng kết cho biết biết tổng số người đi tham dự ĐHGT 2011 của Việt Nam khoảng 65.
Đoàn các bạn trẻ đông nhất và náo nhiệt nhất là Nhóm 117 (Các Thánh Tử Đạo Việt Nam) từ Hoa Kỳ và Canada. Trong bản tin của nhóm đăng trên Vietcatholic có ghi chú về sinh hoạt của Nhóm 117 như sau: “Nhóm 117 nhiều năm qua đã đứng tiên phong liên kết những người trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ và Gia Nã Đại lại với nhau qua dòng máu và gương sống đạo của các anh hùng tử đạo Việt Nam. Họ đã vác thánh giá và lá cờ mang đầy gương hy sinh và can đảm của cha ông từ Đại Hội Giới Trẻ tại Toronto, Canada, đến Koln, Germany và Sydney, Australia. Nhóm 117 và thành viên của Bút Nhóm Lửa Việt cùng với nhóm sinh viên Dấn Thân Nguyễn Văn Thuận đã không ngừng lại tại những chuyến đi đó, mà họ đã về và đi trên các nẻo đường của 3 miền đất nước Việt Nam để được đồng hành với người phong ở Pleiku, khám bệnh cho người nghèo ở Đơn Dương, ở Cần Thơ, ghé vào cầu nguyện tại một giáo đường nhỏ ở Sapa, và đã xây nhà cho người nghèo tại Phú Yên, Đơn Dương. Để rồi hôm nay, những gì đã thực hiện và hứa hẹn ngay trên đất Đại Hội Giới Trẻ tại Sydney khi Đức Thánh Cha Benêdictô XVI tuyên bố "World Youth Day 2011 will take place in Madrid, Spain...Until then, let us continue to pray for one another and let us joyfully bear witness to Christ before the world." Nhóm 117 đã và đang tiếp tục làm điều đó từ ngày chúng con rời Úc Châu và mong đợi sẽ gặp lại Đức Thánh Cha tại Madrid. Chúng con đã cầu nguyện và cố gắng là dấu ấn của Chúa Kitô trong cộng đồng và trong cuộc sống ngày hôm nay. Với một con số hơn 250 bạn trẻ và quí tu sĩ và linh mục Việt Nam từ Hoa Kỳ tham dự, quả là một con số quá khiêm nhường…”
Nhóm đã làm một băng reo hô to hai chữ Việt Nam và đặc biệt đã tặng quà kỷ niệm cho hai Đức Cha và tất cả các linh mục hiện diện.
Nhóm đông thứ nhì là nhóm các bạn trẻ đến từ Đan Mạch. Ngoài ra còn có sự hiện diện của nhóm các bạn trẻ ở Thụy Sĩ, Pháp và Đức. Đặc biệt có một gia đình Việt Nam con cháu của ông bà Kiểm ở Madrid cũng đã đến tham dự.
Phái Đoàn Hành Hương Niềm Úc Châu gồm 112 người, đến từ các thành phố Adelaide, Brisbane, Melbourne, Perth, Sydney, trong đoàn có: 2 linh mục (hướng dẫn và đặc trách nam giới); 3 Nữ Tu (hướng dẫn và đặc trách nữ giới), 02 giáo dân phụ tá, 1 nam và 1 nữ. Tổng cộng phái đòan có: 34 nam, 72 nữ và 1 em bé gái hơn 10 tuổi sẽ đến Madrid vào ngày thứ năm 18.9.
Đoàn các bạn trẻ vùng Bắc Đức của cha Tuấn vẫn chưa đến Madrid. Ngoài ra còn có phái đoàn của giáo xứ Việt Nam ở Paris cũng chưa có mặt tham dự.
Trong phái đoàn Việt Nam, ngoài 17 linh mục đến từ Việt Nam và các nước còn có một thầy và một số nữ tu đến từ Việt Nam hoặc đang tu học tại các nước châu Âu.
Theo chương trình vào 10 giờ sáng thứ năm 18.8 và thứ sáu 19.8.2011, hai Đức Cha sẽ tiếp tục hướng dẫn các giờ Giáo Lý, hội thảo và sinh hoạt chung. Sau đó cùng dâng Thánh Lễ.
Xin ghi lại đây địa chỉ
Địa điểm sinh hoạt giáo lý cho đoàn Việt Nam:
Giáo xứ Cristo de la Paz,
Calle de Porto Alegre, 8 - 28019 Madrid.
Nằm trong vùng ngoại ô Parque de los Castillos Madrid
Trạm xe Metro URRGEL, đường số 5 (hướng Casa del Campo và hoặc Alemada de Osuna)
Giáo xứ cách trạm xe Metro Urgel chừng 1 cây số đi bộ.
Xem hình ảnh
Vì đến trễ, nên tôi không được đón nghe bài giáo lý do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục giáo phận Thanh Hóa và cũng là phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam hướng dẫn. Sau thánh lễ tôi đã xin Ngài gửi bài Giáo Lý qua điện thư, để đăng trên trang Vietcatholic cho mọi bạn trẻ và mọi người cùng học hỏi.
Thánh lễ hôm nay do ĐC Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục giáo phận Hải Phòng, kiêm chủ tịch ủy ban sinh hoạt giới trẻ toàn quốc chủ tế. Có 17 linh mục Việt Nam hiện diện cùng đồng tế trong Thánh lễ khai mạc kính Chúa Thánh Thần.
Trong bài giảng, ĐC Giuse Thiên đã chia sẻ với các bạn trẻ những tác động mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần trong lịch sử giáo hội và trong tâm hồn các bạn trẻ trong đời sống thường ngày và đặc biệt trong những ngày ĐHGTTG từ năm 1986 do Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II thiết lập. Ngài cũng nhấn mạnh đến các hoa trái của Chúa Thánh Thần, nhất là hồng ân hiệp nhất. Ngài chân thành cầu chúc cho các bạn trẻ mở lòng để Chúa Thánh Thần tác động và mở lòng để cùng đón nhận nhau trong tình thân ái Việt Nam.
Quả thật, dù mới sinh hoạt lần đầu, chưa quen biết nhau, nhưng bầu khí chan hòa tình huynh đệ đã thật đậm nét. Các bạn trẻ hát với tất cả con tim các bài hát quen thuộc như “Lắng nghe Lời Chúa”, “Xin vâng”.
Sau Thánh Lễ, là phần giới thiệu các phái hiện diện:
Từ Quê Nhà có một nhóm các bạn trẻ thuộc tổng giáo phận Sài Gòn và tổng giáo phận Hà Nội: tổng giáo phận Hà Nội gồm 19 người, trong đó có Đức Cha Nguyễn Chí Linh và Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Thiên. Phái đoàn tổng giáo phận Sà gòn không rõ bao nhiêu người. Theo tin tổng kết cho biết biết tổng số người đi tham dự ĐHGT 2011 của Việt Nam khoảng 65.
Đoàn các bạn trẻ đông nhất và náo nhiệt nhất là Nhóm 117 (Các Thánh Tử Đạo Việt Nam) từ Hoa Kỳ và Canada. Trong bản tin của nhóm đăng trên Vietcatholic có ghi chú về sinh hoạt của Nhóm 117 như sau: “Nhóm 117 nhiều năm qua đã đứng tiên phong liên kết những người trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ và Gia Nã Đại lại với nhau qua dòng máu và gương sống đạo của các anh hùng tử đạo Việt Nam. Họ đã vác thánh giá và lá cờ mang đầy gương hy sinh và can đảm của cha ông từ Đại Hội Giới Trẻ tại Toronto, Canada, đến Koln, Germany và Sydney, Australia. Nhóm 117 và thành viên của Bút Nhóm Lửa Việt cùng với nhóm sinh viên Dấn Thân Nguyễn Văn Thuận đã không ngừng lại tại những chuyến đi đó, mà họ đã về và đi trên các nẻo đường của 3 miền đất nước Việt Nam để được đồng hành với người phong ở Pleiku, khám bệnh cho người nghèo ở Đơn Dương, ở Cần Thơ, ghé vào cầu nguyện tại một giáo đường nhỏ ở Sapa, và đã xây nhà cho người nghèo tại Phú Yên, Đơn Dương. Để rồi hôm nay, những gì đã thực hiện và hứa hẹn ngay trên đất Đại Hội Giới Trẻ tại Sydney khi Đức Thánh Cha Benêdictô XVI tuyên bố "World Youth Day 2011 will take place in Madrid, Spain...Until then, let us continue to pray for one another and let us joyfully bear witness to Christ before the world." Nhóm 117 đã và đang tiếp tục làm điều đó từ ngày chúng con rời Úc Châu và mong đợi sẽ gặp lại Đức Thánh Cha tại Madrid. Chúng con đã cầu nguyện và cố gắng là dấu ấn của Chúa Kitô trong cộng đồng và trong cuộc sống ngày hôm nay. Với một con số hơn 250 bạn trẻ và quí tu sĩ và linh mục Việt Nam từ Hoa Kỳ tham dự, quả là một con số quá khiêm nhường…”
Nhóm đã làm một băng reo hô to hai chữ Việt Nam và đặc biệt đã tặng quà kỷ niệm cho hai Đức Cha và tất cả các linh mục hiện diện.
Nhóm đông thứ nhì là nhóm các bạn trẻ đến từ Đan Mạch. Ngoài ra còn có sự hiện diện của nhóm các bạn trẻ ở Thụy Sĩ, Pháp và Đức. Đặc biệt có một gia đình Việt Nam con cháu của ông bà Kiểm ở Madrid cũng đã đến tham dự.
Phái Đoàn Hành Hương Niềm Úc Châu gồm 112 người, đến từ các thành phố Adelaide, Brisbane, Melbourne, Perth, Sydney, trong đoàn có: 2 linh mục (hướng dẫn và đặc trách nam giới); 3 Nữ Tu (hướng dẫn và đặc trách nữ giới), 02 giáo dân phụ tá, 1 nam và 1 nữ. Tổng cộng phái đòan có: 34 nam, 72 nữ và 1 em bé gái hơn 10 tuổi sẽ đến Madrid vào ngày thứ năm 18.9.
Đoàn các bạn trẻ vùng Bắc Đức của cha Tuấn vẫn chưa đến Madrid. Ngoài ra còn có phái đoàn của giáo xứ Việt Nam ở Paris cũng chưa có mặt tham dự.
Trong phái đoàn Việt Nam, ngoài 17 linh mục đến từ Việt Nam và các nước còn có một thầy và một số nữ tu đến từ Việt Nam hoặc đang tu học tại các nước châu Âu.
Theo chương trình vào 10 giờ sáng thứ năm 18.8 và thứ sáu 19.8.2011, hai Đức Cha sẽ tiếp tục hướng dẫn các giờ Giáo Lý, hội thảo và sinh hoạt chung. Sau đó cùng dâng Thánh Lễ.
Xin ghi lại đây địa chỉ
Địa điểm sinh hoạt giáo lý cho đoàn Việt Nam:
Giáo xứ Cristo de la Paz,
Calle de Porto Alegre, 8 - 28019 Madrid.
Nằm trong vùng ngoại ô Parque de los Castillos Madrid
Trạm xe Metro URRGEL, đường số 5 (hướng Casa del Campo và hoặc Alemada de Osuna)
Giáo xứ cách trạm xe Metro Urgel chừng 1 cây số đi bộ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tiến sĩ hàm thụ!
lykhách
09:41 17/08/2011
Tấp nập sĩ, ông cũng mua bằng tiến sĩ
Chẳng cần sang Mỹ, học hàm thụ, ông cũng chả cần thi
Dăm nghìn đô ông thí ra tậu đỉnh cao học vị
Dù Anh-Văn ông chưa chia nổi động từ “to be”
Bảo ông dốt ư, vậy hỏi đứa nào giỏi?
Trung ương đồng chí chữ nghĩa còn cóc ra gì
Ông đang sống trong thời vàng son của giả dối thống trị
Gạn đục khơi trong ư? chế độ chẳng còn đứa trụ trì!
Xa lắc rồi thời bom đạn trong bưng
Dẫu thế về thị, ông vẫn thích luật rừng
Giỏi giang chi cũng chả hơn lý lịch, chính trị vững
Thời đạn bay, thời bình giống nhau: muốn sống phải biết khom lưng!
Vận nước sau sao mặc vận nước
Mấy nghìn năm vẫn sống được có sao
Đẻ công trình, vay nợ thêm cán bộ ta mới liếm sau mút trước
Hơn tám mươi triệu dân chia bình quân nợ có là bao!
Bởi thời thế nên ông đành sống thế
Lương có là bao nhưng bỗng lộc mới nhiều
Máu lệ dân nghìn năm thời nào chẳng máu lệ
Đất rộng, nhà cao, xế xịn…tham nhũng lắm tiền ông mặc sức vung tiêu
Xưa nay phú quý sinh lễ nghi
Muốn thăng tước vị phải cần bằng
Cần thiết sĩ, ông tậu bằng tiến sĩ
Từ quan võ biền ông hàm thụ thành quan văn!
Chẳng cần sang Mỹ, học hàm thụ, ông cũng chả cần thi
Dăm nghìn đô ông thí ra tậu đỉnh cao học vị
Dù Anh-Văn ông chưa chia nổi động từ “to be”
Bảo ông dốt ư, vậy hỏi đứa nào giỏi?
Trung ương đồng chí chữ nghĩa còn cóc ra gì
Ông đang sống trong thời vàng son của giả dối thống trị
Gạn đục khơi trong ư? chế độ chẳng còn đứa trụ trì!
Xa lắc rồi thời bom đạn trong bưng
Dẫu thế về thị, ông vẫn thích luật rừng
Giỏi giang chi cũng chả hơn lý lịch, chính trị vững
Thời đạn bay, thời bình giống nhau: muốn sống phải biết khom lưng!
Vận nước sau sao mặc vận nước
Mấy nghìn năm vẫn sống được có sao
Đẻ công trình, vay nợ thêm cán bộ ta mới liếm sau mút trước
Hơn tám mươi triệu dân chia bình quân nợ có là bao!
Bởi thời thế nên ông đành sống thế
Lương có là bao nhưng bỗng lộc mới nhiều
Máu lệ dân nghìn năm thời nào chẳng máu lệ
Đất rộng, nhà cao, xế xịn…tham nhũng lắm tiền ông mặc sức vung tiêu
Xưa nay phú quý sinh lễ nghi
Muốn thăng tước vị phải cần bằng
Cần thiết sĩ, ông tậu bằng tiến sĩ
Từ quan võ biền ông hàm thụ thành quan văn!
Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương Tổ Quốc Việt Nam tại Berlin
Lê Minh Thu Hồng
16:45 17/08/2011
Những ngày tháng qua tin tức từ Việt Nam loan truyền đi khắp nơi trên thế giới: Nước Việt Nam đang bị đe dọa xâm lăng vùng biên cương lãnh thổ, ngoài biển đông do tham vọng bá chủ của Trung Hoa.
Làn sóng phẫn nộ nơi người Việt Nam từ khắp nơi trong nước cũng như nơi người Việt Nam ở hải ngoại ngày càng dâng cao. Nhiều buổi tham luận cũng như biểu tình phản đối sự xâm lăng chia cắt vùng biển, xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam do hải quân cộng sản Trung quốc đang ngày càng hung hãn hành quân xâm lăng, bất chấp luật lệ quốc tế và những thỏa ước về vùng lãnh hải bờ biển đã có từ lâu.
Người cộng sản Trung quốc dựa vào sức mạnh quân sự lẫn kinh tế làm áp lực ép chính phủ Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận sự đã rồi do họ làm ra. Cũng theo tin tức loan tải, chính phủ cộng sản Trung quốc không chịu đem vấn đề biên giới vùng Biển Đông nằm sát với những nước Việt Nam, Phi luật Tân, Nhật Bản, Brunei ra hội thảo trong khối Asean với những nước liên hệ, có chung cùng vùng ranh giới Biển Đông. Nhưng họ chỉ muốn thảo luận song phương với Việt Nam thôi, đây là ý đồ thâm hiểm cổ hủ của người Trung hoa nhằm gây sức ép áp lực với Việt Nam, bắt buộc chính phủ Việt Nam phải nhượng bộ, chấp nhận cho họ vẽ lại đường biên giới vùng biển. Và như thế họ có quyền kiểm soát đường giao thông hàng hải suốt vùng Biển Đông. Đây là một âm mưu muốn làm bá chủ biểu dương sức mạnh về quân sự cũng như kinh tế trên thế giới của người Đại Hán từ xưa nay.
Nhớ lại thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, năm 1959 Ông đã ra luật lệ không cho người Trung Hoa lúc bấy giờ ở miền Nam Việt Nam không được làm 09 ngành nghề có ảnh hưởng liên quan rất lợi hại tới kinh tế nước Việt Nam. Ra luật lệ như thế, Ông muốn chủ quyền một nước Việt độc lập được bảo tồn không bị người ngoại thao túng lũng đoạn.
Dù sống ở hải ngoại xa quê hương đất nước, nhưng những người Việt Nam vẫn nặng lòng biết ơn với tổ quốc của mình. Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức đã kêu gọi mọi người hướng lòng về quê hương tổ quốc thân yêu Việt Nam đang trong giai đoạn thử thách bị xâm chiếm chia cắt vùng lãnh thổ, biên giới từ ngoài biển vào trong đất liền.
Vũ khí của chúng ta lúc này là lòng ái quốc, là lời cầu nguyện cho Quê Hương tổ quốc của chúng ta. Người Công giáo tin rằng, quê hương tổ quốc trên trần gian là ngôi nhà Thiên Chúa tạo dựng ban cho con người sinh sống phát triển đời sống, giống nòi của mình.
Quê Hương Tổ Quốc gắn liền với tâm hồn đời sống con người, nên dù sống ở xa quê hương tổ quốc nơi sinh ra, con người vẫn luôn một lòng nhớ về nơi đó. Quê hương tổ quốc còn là những con người cùng nòi giống, cùng chung một nền văn hóa tiếng nói, tâm tình, chữ viết...
Người Công giáo dâng lời cầu nguyện cho quê hương tổ quốc Việt nam là thể hiện lòng yêu mến quê cha đất tổ của mình.
Vì thế, ngày Chúa nhật 14.08.2011 Thánh lễ cầu nguyện cho quê hương tổ quốc Việt Nam đã được tổ chức ở thủ đô Berlin, tại thánh đường Aloysius với sự tham dự của hơn 200 người Công Giáo Việt Nam, do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam cùng với Cộng đoàn Công giáo Thánh Gia ở Berlin tổ chức.
Thánh Lễ bắt đầu lúc 14 giờ do Cha Đỗ Ngọc Hà chủ tế, sau lời chia sẻ của Cha Hà, mọi người đã cùng tiến lên bàn thờ thắp sáng những ngọn nến lòng yêu mến quê hương được xếp theo hình bản đồ nước Việt Nam rất đẹp. Cùng lúc Ca Đoàn cất bài hát Kinh Hòa Bình... xin Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Lavang phù hộ che chở đất nước Việt Nam được thoát khỏi cảnh bị xâm lăng chia cắt, nhất là thoát khỏi cảnh bị Cộng sản vô thần. Sự cai trị độc tài của người cộng sản đã làm cho quê hương đất nước Việt Nam bị phân hoán, tàn phá về mặt đất nước cũng như văn hóa luân lý xã hội.
Sau Thánh Lễ mọi người xuống Hội Trường, Liên Đoàn đã chiếu lại những hình ảnh bắt bớ, tù tội bên Việt Nam... Các Giáo Xứ cũng đã có những buổi cầu nguyện, thắp nến... Cầu nguyện cho những nhà Ái Quốc đang bị bắt bớ, giam giữ vô cớ.
Lời kinh cùng với ánh nến lung linh cho quê hương tổ quốc Việt Nam và cho những người đã hy sinh bảo vệ gìn giữ tổ quốc là lòng yêu mến và đồng thời cũng là lời nhắc nhớ chúng ta, nhớ tới bổn phận trách nhiệm tinh thần lòng biết ơn cội nguồn của đời mình.
Việt Nam minh châu trời đông!
Berlin ngày 14.08.2011
Người cộng sản Trung quốc dựa vào sức mạnh quân sự lẫn kinh tế làm áp lực ép chính phủ Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận sự đã rồi do họ làm ra. Cũng theo tin tức loan tải, chính phủ cộng sản Trung quốc không chịu đem vấn đề biên giới vùng Biển Đông nằm sát với những nước Việt Nam, Phi luật Tân, Nhật Bản, Brunei ra hội thảo trong khối Asean với những nước liên hệ, có chung cùng vùng ranh giới Biển Đông. Nhưng họ chỉ muốn thảo luận song phương với Việt Nam thôi, đây là ý đồ thâm hiểm cổ hủ của người Trung hoa nhằm gây sức ép áp lực với Việt Nam, bắt buộc chính phủ Việt Nam phải nhượng bộ, chấp nhận cho họ vẽ lại đường biên giới vùng biển. Và như thế họ có quyền kiểm soát đường giao thông hàng hải suốt vùng Biển Đông. Đây là một âm mưu muốn làm bá chủ biểu dương sức mạnh về quân sự cũng như kinh tế trên thế giới của người Đại Hán từ xưa nay.
Nhớ lại thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, năm 1959 Ông đã ra luật lệ không cho người Trung Hoa lúc bấy giờ ở miền Nam Việt Nam không được làm 09 ngành nghề có ảnh hưởng liên quan rất lợi hại tới kinh tế nước Việt Nam. Ra luật lệ như thế, Ông muốn chủ quyền một nước Việt độc lập được bảo tồn không bị người ngoại thao túng lũng đoạn.
Dù sống ở hải ngoại xa quê hương đất nước, nhưng những người Việt Nam vẫn nặng lòng biết ơn với tổ quốc của mình. Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức đã kêu gọi mọi người hướng lòng về quê hương tổ quốc thân yêu Việt Nam đang trong giai đoạn thử thách bị xâm chiếm chia cắt vùng lãnh thổ, biên giới từ ngoài biển vào trong đất liền.
Vũ khí của chúng ta lúc này là lòng ái quốc, là lời cầu nguyện cho Quê Hương tổ quốc của chúng ta. Người Công giáo tin rằng, quê hương tổ quốc trên trần gian là ngôi nhà Thiên Chúa tạo dựng ban cho con người sinh sống phát triển đời sống, giống nòi của mình.
Quê Hương Tổ Quốc gắn liền với tâm hồn đời sống con người, nên dù sống ở xa quê hương tổ quốc nơi sinh ra, con người vẫn luôn một lòng nhớ về nơi đó. Quê hương tổ quốc còn là những con người cùng nòi giống, cùng chung một nền văn hóa tiếng nói, tâm tình, chữ viết...
Người Công giáo dâng lời cầu nguyện cho quê hương tổ quốc Việt nam là thể hiện lòng yêu mến quê cha đất tổ của mình.
Vì thế, ngày Chúa nhật 14.08.2011 Thánh lễ cầu nguyện cho quê hương tổ quốc Việt Nam đã được tổ chức ở thủ đô Berlin, tại thánh đường Aloysius với sự tham dự của hơn 200 người Công Giáo Việt Nam, do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam cùng với Cộng đoàn Công giáo Thánh Gia ở Berlin tổ chức.
Thánh Lễ bắt đầu lúc 14 giờ do Cha Đỗ Ngọc Hà chủ tế, sau lời chia sẻ của Cha Hà, mọi người đã cùng tiến lên bàn thờ thắp sáng những ngọn nến lòng yêu mến quê hương được xếp theo hình bản đồ nước Việt Nam rất đẹp. Cùng lúc Ca Đoàn cất bài hát Kinh Hòa Bình... xin Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Lavang phù hộ che chở đất nước Việt Nam được thoát khỏi cảnh bị xâm lăng chia cắt, nhất là thoát khỏi cảnh bị Cộng sản vô thần. Sự cai trị độc tài của người cộng sản đã làm cho quê hương đất nước Việt Nam bị phân hoán, tàn phá về mặt đất nước cũng như văn hóa luân lý xã hội.
Sau Thánh Lễ mọi người xuống Hội Trường, Liên Đoàn đã chiếu lại những hình ảnh bắt bớ, tù tội bên Việt Nam... Các Giáo Xứ cũng đã có những buổi cầu nguyện, thắp nến... Cầu nguyện cho những nhà Ái Quốc đang bị bắt bớ, giam giữ vô cớ.
Lời kinh cùng với ánh nến lung linh cho quê hương tổ quốc Việt Nam và cho những người đã hy sinh bảo vệ gìn giữ tổ quốc là lòng yêu mến và đồng thời cũng là lời nhắc nhớ chúng ta, nhớ tới bổn phận trách nhiệm tinh thần lòng biết ơn cội nguồn của đời mình.
Việt Nam minh châu trời đông!
Berlin ngày 14.08.2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Già
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:51 17/08/2011
MẸ GIÀ
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Mẹ già sáng cháo chiều rau,
Cắc ca cắc củm từng hào nuôi con.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Mẹ già sáng cháo chiều rau,
Cắc ca cắc củm từng hào nuôi con.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
WYD 2011: Video Thứ Tư 17/08/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:01 17/08/2011
Sáng hôm nay thứ Tư 16/8, 428,000 bạn trẻ đến từ 117 quốc gia trên thế giới sẽ bắt đầu chương trình ba buổi học giáo lý tại 76 nhà thờ tại thủ đô Madrid. Trong ba buổi sáng thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu từ 10 giờ sáng đến xế trưa mỗi ngày sẽ có một Giám Mục giảng dạy giáo lý và trả lời các vấn nạn của các bạn trẻ.
Các bạn trẻ Việt Nam sẽ học giáo lý với Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng, chủ tịch ủy ban giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Các buổi học giáo lý là mối quan tâm hàng đầu của ban tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Thật vậy, thưa quý vị, bước đầu tiên sau khi Đức Thánh Cha công bố: Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần tới sẽ được tổ chức tại Madrid, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela đã viết thư cho mọi đan viện và tu viện chiêm niệm của Tây Ban Nha, xin họ cầu nguyện đặc biệt cho chương trình giáo lý đặc biệt dành cho các bạn trẻ sắp tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Tây Ban Nha có tất cả 800 đan viện rải rác khắp nước. Đó là các đan viện Bênêđíctô, Cathusian, Cát Minh, Augustinô, Phanxicô và nhiều dòng tu khác, mỗi đan viện đều có nền linh đạo riêng, nhưng tất cả đều có chung một sứ mệnh: phục vụ một mình Thiên Chúa trong cầu nguyện và đền tội liên tục. Ngoài ra, các đan viện này còn có liên hệ với các đan viện chiêm niệm trên khắp thế giới. Tất cả đều hiệp thông cầu nguyện cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid.
Sau đây, xin quý cha và anh chị em nghe bài tường thuật của cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu và phóng viên Hồng Nhung tường trình từ Madrid.
Lúc 20h ngày 16/08/2011, nghi thức Khai Mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã diễn ra tại quảng trường Cebeles do Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có khoảng 300 vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục và 8,000 linh mục Tây Ban Nha và các nước trên thế giới.
Quảng trường Cebeles được xem là một trong những địa điểm tiêu biểu nhất của thủ đô Tây Ban Nha. Ngay giữa trung tâm của quảng trường này là suối phun nước Cibeles được xây từ năm 1782, tượng nữ thần Phrygian của Trái Đất đang ngồi trên một cỗ xe do sư tử kéo. Quảng trường này là nơi hội tụ của hai con đường Paseo de Recoletos và Prado Calle Alcalá.
Quảng trường Cebeles được vây quanh bởi các dinh thự lịch sử được xây từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 20 như: Palacio de Linares (1900), Ayuntamiento de Madrid (1919), Ngânh Hàng Tây Ban Nha (1891) và Palacio de Buenavista (1777).
Ở khu vực trung tâm, một khán đài lớn được xây bao quanh tượng Cibeles. Khán đài này được xây bởi kiến trúc sư Ignacio Vicens.
Kính thưa quý vị khán thính giả,
Sau phần cung nghinh Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ ngày Quốc Tế Giới Trẻ, danh sách các thánh bổn mạng kỳ Đại Hội Giới Trẻ đã được công bố.
Mỗi một kỳ Đại Hội Giới Trẻ đều có các vị thánh bổn mạng. Đại Hội Giới Trẻ kỳ này đã nhận chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và các vị sau làm thánh bổn mạng:
Thánh Juan de la Cruz (Fontiveros, Ávila, Spain, 1542-1591) Tiến Sĩ Hội Thánh.
Thánh Ignacio de Loyola (Loyola, Guipúzcoa, Spain, 1491-1556) Đấng Sáng Lập Dòng Tên.
Thánh Francisco Javier (Javier, Navarra, Spain, 1506-1552) người đã rửa tội đến 50,000 người thuộc nhiều chgủng tộc và lứa tuổi.
Thánh Isidro Labrador và Thánh Nữ María de la Cabeza (Madrid, Spain, thế kỷ thứ XII) và Thánh Mozarabic là các thánh bổn mạng của Kinh Thành Madrid.
Thánh Rafael Arnaiz (Burgos, Spain, 1911-1938). Sau khi học xong ngành kiến trúc, thánh nhân sống đời ẩn tu và qua đời ở tuổi 27.
Thánh Juan de Avila (Almodovar del Campo, Ciudad Real, Spain, 1500-1569) Bổn mạng giới tu trì Madrid.
Thánh Teresa de Ávila (Ávila, Spain, 1515-1582) người nữ đầu tiên được phong Tiến Sĩ Hội Thánh. Ngài đã sáng lập 15 dòng Camêlô tại Tây Ban Nha.
Thánh Rosa de Lima (Lima, Peru, 1586-1617) vị thánh đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh.
Kính thưa quý vị khán thính giả,
Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các bạn trẻ đã lắng nghe bài trích sách Isaia đoạn 52 từ câu 7 đến câu 10, Bài trích Sách Samuel và Tin Mừng theo Thánh Gioan đoạn 21 từ câu 15 đến câu 19.
Trong phần diễn từ chào mừng các bạn trẻ, Đức Hồng Y đã nói như sau:
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô
Chào anh chị em đã đến với Madrid nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Đức Thánh Cha khởi xướng 3 năm trước đây tại Sydney và được khai mạc hôm nay đây trong Phụng Vụ Thánh Thể trọng thể tại quảng trường trung tâm Plaza de Cibeles Madrid!
Trọng kính các vị Hồng Y, các vị Tổng Giám Mục, Giám Mục với tình huynh đệ trong Chúa Kitô, các linh mục, các vị sống đời thánh hiến và đông đảo các bạn trẻ, niềm hy vọng và tương lai của các Giáo Hội, các dân tộc và đất nước trong toàn thể Giáo Hội!
Với tất cả lòng chân thành, tôi xin gởi lời chào đến tất cả anh chị em trong tư cách Mục Tử Giáo Hội tại kinh thành Madrid này và trong tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha.
Các bạn trẻ toàn thế giới: Chào đón các bạn đến với Tây Ban Nha! Nhiều bạn trẻ đã cảm nghiệm đất nước và Giáo Hội Tây Ban Nha từ những ngày thăm viếng các giáo phận và đánh giá cao tình cảm nồng nhiệt và tình huynh đệ của người dân Tây Ban Nha, các gia đình, các cộng đoàn và các vị mục tử Tây Ban Nha. Chắc các bạn đã nhận thấy được những vòng tay mở rộng và những tình cảm nồng nhiệt này xuất phát từ niềm tin sâu xa của một cộng đoàn đức tin đã hình thành nên đất nước Tây Ban Nha nơi ghi đậm những dấu ấn đức tin sâu xa trong lịch sử, văn hóa và đời sống.
Tính cách lịch sử của Tây Ban Nha là mô phỏng những nét đặc trưng trong nhân sinh quan Kitô từ khởi đông lịch sử, bắt nguồn chủ yếu từ những hành trình đầu tiên của các thánh Tông Đồ những người đã rao giảng Chúa Kitô trên mảnh đất này gần 2000 năm trước. Một trong những văn hào và biên kịch nổi danh đương đại của Tây Ban Nha cho rằng: “Tây Ban Nha được linh hoạt bởi một giòng lịch sử đồng hóa với Kitô Giáo”.
Chào mừng các bạn đến với Tây Ban Nha, đến với thủ đô Madrid!
Các bạn trẻ Việt Nam sẽ học giáo lý với Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng, chủ tịch ủy ban giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Cha Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Các buổi học giáo lý là mối quan tâm hàng đầu của ban tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Thật vậy, thưa quý vị, bước đầu tiên sau khi Đức Thánh Cha công bố: Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần tới sẽ được tổ chức tại Madrid, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela đã viết thư cho mọi đan viện và tu viện chiêm niệm của Tây Ban Nha, xin họ cầu nguyện đặc biệt cho chương trình giáo lý đặc biệt dành cho các bạn trẻ sắp tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Tây Ban Nha có tất cả 800 đan viện rải rác khắp nước. Đó là các đan viện Bênêđíctô, Cathusian, Cát Minh, Augustinô, Phanxicô và nhiều dòng tu khác, mỗi đan viện đều có nền linh đạo riêng, nhưng tất cả đều có chung một sứ mệnh: phục vụ một mình Thiên Chúa trong cầu nguyện và đền tội liên tục. Ngoài ra, các đan viện này còn có liên hệ với các đan viện chiêm niệm trên khắp thế giới. Tất cả đều hiệp thông cầu nguyện cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid.
Sau đây, xin quý cha và anh chị em nghe bài tường thuật của cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu và phóng viên Hồng Nhung tường trình từ Madrid.
Lúc 20h ngày 16/08/2011, nghi thức Khai Mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ đã diễn ra tại quảng trường Cebeles do Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có khoảng 300 vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục và 8,000 linh mục Tây Ban Nha và các nước trên thế giới.
Quảng trường Cebeles được xem là một trong những địa điểm tiêu biểu nhất của thủ đô Tây Ban Nha. Ngay giữa trung tâm của quảng trường này là suối phun nước Cibeles được xây từ năm 1782, tượng nữ thần Phrygian của Trái Đất đang ngồi trên một cỗ xe do sư tử kéo. Quảng trường này là nơi hội tụ của hai con đường Paseo de Recoletos và Prado Calle Alcalá.
Quảng trường Cebeles được vây quanh bởi các dinh thự lịch sử được xây từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 20 như: Palacio de Linares (1900), Ayuntamiento de Madrid (1919), Ngânh Hàng Tây Ban Nha (1891) và Palacio de Buenavista (1777).
Ở khu vực trung tâm, một khán đài lớn được xây bao quanh tượng Cibeles. Khán đài này được xây bởi kiến trúc sư Ignacio Vicens.
Kính thưa quý vị khán thính giả,
Sau phần cung nghinh Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ ngày Quốc Tế Giới Trẻ, danh sách các thánh bổn mạng kỳ Đại Hội Giới Trẻ đã được công bố.
Mỗi một kỳ Đại Hội Giới Trẻ đều có các vị thánh bổn mạng. Đại Hội Giới Trẻ kỳ này đã nhận chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và các vị sau làm thánh bổn mạng:
Thánh Juan de la Cruz (Fontiveros, Ávila, Spain, 1542-1591) Tiến Sĩ Hội Thánh.
Thánh Ignacio de Loyola (Loyola, Guipúzcoa, Spain, 1491-1556) Đấng Sáng Lập Dòng Tên.
Thánh Francisco Javier (Javier, Navarra, Spain, 1506-1552) người đã rửa tội đến 50,000 người thuộc nhiều chgủng tộc và lứa tuổi.
Thánh Isidro Labrador và Thánh Nữ María de la Cabeza (Madrid, Spain, thế kỷ thứ XII) và Thánh Mozarabic là các thánh bổn mạng của Kinh Thành Madrid.
Thánh Rafael Arnaiz (Burgos, Spain, 1911-1938). Sau khi học xong ngành kiến trúc, thánh nhân sống đời ẩn tu và qua đời ở tuổi 27.
Thánh Juan de Avila (Almodovar del Campo, Ciudad Real, Spain, 1500-1569) Bổn mạng giới tu trì Madrid.
Thánh Teresa de Ávila (Ávila, Spain, 1515-1582) người nữ đầu tiên được phong Tiến Sĩ Hội Thánh. Ngài đã sáng lập 15 dòng Camêlô tại Tây Ban Nha.
Thánh Rosa de Lima (Lima, Peru, 1586-1617) vị thánh đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh.
Kính thưa quý vị khán thính giả,
Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, các bạn trẻ đã lắng nghe bài trích sách Isaia đoạn 52 từ câu 7 đến câu 10, Bài trích Sách Samuel và Tin Mừng theo Thánh Gioan đoạn 21 từ câu 15 đến câu 19.
Trong phần diễn từ chào mừng các bạn trẻ, Đức Hồng Y đã nói như sau:
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô
Chào anh chị em đã đến với Madrid nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Đức Thánh Cha khởi xướng 3 năm trước đây tại Sydney và được khai mạc hôm nay đây trong Phụng Vụ Thánh Thể trọng thể tại quảng trường trung tâm Plaza de Cibeles Madrid!
Trọng kính các vị Hồng Y, các vị Tổng Giám Mục, Giám Mục với tình huynh đệ trong Chúa Kitô, các linh mục, các vị sống đời thánh hiến và đông đảo các bạn trẻ, niềm hy vọng và tương lai của các Giáo Hội, các dân tộc và đất nước trong toàn thể Giáo Hội!
Với tất cả lòng chân thành, tôi xin gởi lời chào đến tất cả anh chị em trong tư cách Mục Tử Giáo Hội tại kinh thành Madrid này và trong tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha.
Các bạn trẻ toàn thế giới: Chào đón các bạn đến với Tây Ban Nha! Nhiều bạn trẻ đã cảm nghiệm đất nước và Giáo Hội Tây Ban Nha từ những ngày thăm viếng các giáo phận và đánh giá cao tình cảm nồng nhiệt và tình huynh đệ của người dân Tây Ban Nha, các gia đình, các cộng đoàn và các vị mục tử Tây Ban Nha. Chắc các bạn đã nhận thấy được những vòng tay mở rộng và những tình cảm nồng nhiệt này xuất phát từ niềm tin sâu xa của một cộng đoàn đức tin đã hình thành nên đất nước Tây Ban Nha nơi ghi đậm những dấu ấn đức tin sâu xa trong lịch sử, văn hóa và đời sống.
Tính cách lịch sử của Tây Ban Nha là mô phỏng những nét đặc trưng trong nhân sinh quan Kitô từ khởi đông lịch sử, bắt nguồn chủ yếu từ những hành trình đầu tiên của các thánh Tông Đồ những người đã rao giảng Chúa Kitô trên mảnh đất này gần 2000 năm trước. Một trong những văn hào và biên kịch nổi danh đương đại của Tây Ban Nha cho rằng: “Tây Ban Nha được linh hoạt bởi một giòng lịch sử đồng hóa với Kitô Giáo”.
Chào mừng các bạn đến với Tây Ban Nha, đến với thủ đô Madrid!