Phụng Vụ - Mục Vụ
Văn hóa đức tin
Lm Vũđình Tường
02:50 17/08/2017
Văn hoá đức tin là văn hoá tiên tri Isaiah kêu gọi con người coi trọng lẽ công chính và đối xử bình đẳng đối với mọi người, già trẻ, lớn bé đều được coi trọng và được đối xử như con người. Isaiah 56,1 kêu gọi như trên bởi có sự hiểu lầm từ dân Chúa chọn. Họ cho rằng chỉ những người thuộc dân Chúa chọn mới được hưởng đặc quyền, đặc lợi. Isaiah cho biết quan niệm sai lầm trên cầm mau mắn xoá bỏ, mau mắn chỉnh đốn cách đối xử với mọi người. Tất cả đều bình đẳng trước mắt Chúa. Dân Chúa chọn có nhiệm vụ loan truyền thánh í Chúa và những ai gia nhập trở thành dân riêng có chung một sứ mạng rao giảng tin mừng, sống công chính và đối xử bình đẳng với mọi người và điều này trở thành bản nhạc tình, thánh vịnh 67,6-7 ca mừng
Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đấng đỡ bênh quả phụ, chính là Thiên Chúa ngự trong thánh điện Người. Kẻ cô thân, Thiên Chúa cho nhà cửa, hạng tù đày Người trả lại tự do, hạnh phúc.
Dân riêng của Chúa trở thành cái loa của chính Chúa loan truyền tình yêu Chúa cho muôn dân, không phân biệt màu da, sắc tộc. Văn hoá đức tin không phải là văn hoá thống trị hay văn hoá du nhập từ ngoài mà chính là phát xuất từ tâm hồn con người. Con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa. Tình yêu Chúa dựng nên ta, nên sâu thẳm trong lòng con người luôn có tình yêu và điều này tạo nên văn hoá đức tin. Điều kiện xã hội tạo ra văn hoá ích kỉ, tham lam. Chúng cần được tẩy rửa, tắm gội trở thành văn hoá tôn trọng sự thật, đề cao công chính và đối xử bình đẳng với mọi người. Chối bỏ văn hoá đức tin là chối bỏ tình người, lòng mến và bác ái với tha nhân. Điều này trái nghịch với mục đích tạo dựng con người của Thiên Chúa. Nhóm đề cao văn hoá xã hội viện lí do đại đa số hỗ trợ nên í kiến đại đa số luôn đúng. Sự thật cho biết đại đa số thường bị giới lãnh đạo hướng dẫn theo í riêng của phe nhóm, nên í kiến của đại đa số rất ào ạt. Lịch sử Giáo Hội có danh sách dài những tiên tri kêu gọi đa số từ bỏ con đường bất chính, sống thù nghịch tình yêu Chúa, từ bỏ hưởng lạc để trở về con đường công chính. Cuộc chiến giữa sống trong tình yêu Chúa và chiều theo tính xác thịt là cuộc chiến dài. Hiện nay xã hội đang đương đầu với cuộc sống chiều theo xác thịt và được đại đa số hỗ trợ. Hậu quả sẽ gây nên đau khổ. Hố giầu nghèo sâu hơn, nghèo chịu cảnh sống bất công, bị đối xử bất chính và bị phán đoán thiếu công minh; kẻ quyền thế bị đè nén, tâm thần bất an vì người ta âm thầm hãm hại để tìm đường tiến thân. Văn hoá xã hội dường như đang thắng thế nhưng cuối cùng văn hoá đức tin sẽ toàn thắng bởi sự thật không bao giờ chết.
Văn hoá đức tin giúp nâng cao cuộc sống lên trên những ràng buộc xã hội để tiến đến văn hoá sự sống. Văn hoá đức tin giúp ta mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu Chúa và dùng giáo huấn của Đức Kitô làm khuôn mẫu chung trên toàn thế giới. Sống văn hoá đức tin cuộc sống thay đổi, cách suy nghĩ thay đổi, cách đối xử thay đổi để tiến đến gần Đức Kitô hơn, nên giống Đức Kitô hơn.
Người phụ nữ thành Samarita kiên trì xin Đức Kitô cứu con bà khỏi bệnh. Đức Kitô không đáp lại nhưng các môn đệ cảm thấy bẽ bàng nên nói với Đức Kitô ban cho bà ơn bà xin. Khi làm bánh hoá nhiều nuôi năm ngàn người Phúc Âm ghi lại ‘Ngài biết rõ Ngài sẽ làm gì’ Gn 6,7. Có lẽ Đức Kitô cũng biết rõ Ngài sẽ làm gì với người phụ nữ nhưng trước khi ban cho bà ơn bà xin Đức Kitô muốn chính bà thổ lộ tâm tư thầm kính trong tâm hồn bà. Khi bà nói ra câu ơn Chúa không riêng cho dân tộc nào nhưng cho toàn thể nhân loại. Đức Kitô đã khen bà và ban cho điều bà xin.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đấng đỡ bênh quả phụ, chính là Thiên Chúa ngự trong thánh điện Người. Kẻ cô thân, Thiên Chúa cho nhà cửa, hạng tù đày Người trả lại tự do, hạnh phúc.
Dân riêng của Chúa trở thành cái loa của chính Chúa loan truyền tình yêu Chúa cho muôn dân, không phân biệt màu da, sắc tộc. Văn hoá đức tin không phải là văn hoá thống trị hay văn hoá du nhập từ ngoài mà chính là phát xuất từ tâm hồn con người. Con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa. Tình yêu Chúa dựng nên ta, nên sâu thẳm trong lòng con người luôn có tình yêu và điều này tạo nên văn hoá đức tin. Điều kiện xã hội tạo ra văn hoá ích kỉ, tham lam. Chúng cần được tẩy rửa, tắm gội trở thành văn hoá tôn trọng sự thật, đề cao công chính và đối xử bình đẳng với mọi người. Chối bỏ văn hoá đức tin là chối bỏ tình người, lòng mến và bác ái với tha nhân. Điều này trái nghịch với mục đích tạo dựng con người của Thiên Chúa. Nhóm đề cao văn hoá xã hội viện lí do đại đa số hỗ trợ nên í kiến đại đa số luôn đúng. Sự thật cho biết đại đa số thường bị giới lãnh đạo hướng dẫn theo í riêng của phe nhóm, nên í kiến của đại đa số rất ào ạt. Lịch sử Giáo Hội có danh sách dài những tiên tri kêu gọi đa số từ bỏ con đường bất chính, sống thù nghịch tình yêu Chúa, từ bỏ hưởng lạc để trở về con đường công chính. Cuộc chiến giữa sống trong tình yêu Chúa và chiều theo tính xác thịt là cuộc chiến dài. Hiện nay xã hội đang đương đầu với cuộc sống chiều theo xác thịt và được đại đa số hỗ trợ. Hậu quả sẽ gây nên đau khổ. Hố giầu nghèo sâu hơn, nghèo chịu cảnh sống bất công, bị đối xử bất chính và bị phán đoán thiếu công minh; kẻ quyền thế bị đè nén, tâm thần bất an vì người ta âm thầm hãm hại để tìm đường tiến thân. Văn hoá xã hội dường như đang thắng thế nhưng cuối cùng văn hoá đức tin sẽ toàn thắng bởi sự thật không bao giờ chết.
Văn hoá đức tin giúp nâng cao cuộc sống lên trên những ràng buộc xã hội để tiến đến văn hoá sự sống. Văn hoá đức tin giúp ta mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu Chúa và dùng giáo huấn của Đức Kitô làm khuôn mẫu chung trên toàn thế giới. Sống văn hoá đức tin cuộc sống thay đổi, cách suy nghĩ thay đổi, cách đối xử thay đổi để tiến đến gần Đức Kitô hơn, nên giống Đức Kitô hơn.
Người phụ nữ thành Samarita kiên trì xin Đức Kitô cứu con bà khỏi bệnh. Đức Kitô không đáp lại nhưng các môn đệ cảm thấy bẽ bàng nên nói với Đức Kitô ban cho bà ơn bà xin. Khi làm bánh hoá nhiều nuôi năm ngàn người Phúc Âm ghi lại ‘Ngài biết rõ Ngài sẽ làm gì’ Gn 6,7. Có lẽ Đức Kitô cũng biết rõ Ngài sẽ làm gì với người phụ nữ nhưng trước khi ban cho bà ơn bà xin Đức Kitô muốn chính bà thổ lộ tâm tư thầm kính trong tâm hồn bà. Khi bà nói ra câu ơn Chúa không riêng cho dân tộc nào nhưng cho toàn thể nhân loại. Đức Kitô đã khen bà và ban cho điều bà xin.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Suy Niệm Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
07:09 17/08/2017
Trong trận động đất xảy ra hồi tháng 3/2014 ở Nhật Bản, khi lực lượng cứu hộ bắt đầu tìm kiếm người bị nạn, họ nhìn thấy thi thể của 1 người phụ nữ qua vết nứt của 1 ngôi nhà đã bị đổ nát. Tư thế của cô khá kỳ lạ: Có vẻ như cô đang quỳ gối cầu nguyện, hai tay đỡ lấy 1 thứ gì đó. Và cả ngôi nhà đang đè hết lên người cô. Mọi người nghĩ rằng cô đã chết rồi, không thể cứu được nữa, toan quay đi. Nhưng đội trưởng đội cứu hộ bỗng có 1 linh cảm kỳ diệu, nên anh lệnh cho cả đội ở lại.
Và điều kỳ diệu đã xảy ra khi anh đưa tay vô khe hẹp để tìm kiếm bên dưới xác chết người phụ nữ. Có một đứa bé! Và đứa bé ấy còn sống! Đứa bé khoảng 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa, nằm an toàn trong vòng tay ôm của người mẹ. Rõ ràng, khi ngôi nhà đổ xuống, cô đã lấy thân mình ra để bảo vệ đứa con. Trong tấm chăn đó có 1 chiếc điện thoại di động với 1 tin nhắn trên màn hình. Đoạn tin nhắn đó đã làm cho tất cả mọi người trong đội cứu hộ phải bật khóc. Tin nhắn viết rằng: “Nếu con có thể sống sót, hãy nhớ rằng, mẹ rất yêu con” (Nguồn: kenh14.vn).
Sự hy sinh cao cả của người mẹ trong câu chuyện trên đây phần nào giúp chúng hiểu hơn câu chuyện mà bài Tin mừng hôm nay thuật lại. Theo Thánh Mathêu, người phụ nữ dân ngoại Canaan có đứa con gái bị quỷ ám khốn cực lắm. Thời gian qua bà đã tìm thầy chạy thuốc và làm hết cách để cứu chữa đứa con, nhưng tất cả các thầy thuốc đều bó tay. Chắc chắn bà đã nghe nói nhiều về Đức Giêsu, nhất là về những phép lạ Ngài làm, trong đó có phép lạ Người trừ quỷ (x. Mt 8, 28-34; 9,32-34). Nhưng bà là người dân ngoại Canaan. Đức Giêsu lại là người Do Thái. Hai dân tộc này không hề đội trời chung. Họ không hề liên hệ với nhau. Thế mà hôm nay, vì đứa con gái bị quỷ ám mà người đàn bà dân ngoại này đã mạnh dạn vượt qua các rào cản đó để đến với Đức Giêsu. Bà thưa rằng: “Lạy Ngài là con Vua Ðavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm.”(Mt 15,22). Đây không chỉ là một lời cầu xin giữa con người với nhau mà là lời cầu xin giữa thụ tạo đối với Thiên Chúa. Bởi vì, trong lời cầu xin này, bà đã tuyên xưng danh hiệu của Đức Giêsu là “con Vua Đavít”. Điều đó cho chúng ta thấy, người đàn bà dân ngoại này coi Đức Giêsu không phải là một người bình thường nhưng là một vị Thiên Chúa.
Bình thường, trước lời van xin của những người đau khổ, Đức Giêsu đều ra tay giúp đỡ ngay, như trường hợp Người chữa hai người mù (x. Mt 9, 27-31). Thậm chí, có những lúc người ta chưa hề kêu xin, nhưng Ngài vẫn ra tay cứu chữa họ, như trường hợp người đàn bà bị bệnh băng huyết 12 năm chỉ động đến gấu áo của Ngài thì đã được khỏi bệnh (x. Mt 9, 20-22). Vậy mà hôm nay trước lời kêu xin của người phụ nữ ngoại giáo, Ngài lại từ chối một cách thẳng thừng: Lần thứ nhất, Ngài im lặng không nói lời nào. Lần thứ hai, với lời đề nghị của các môn đệ, Ngài từ chối một cách thẳng thừng rằng: “Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Ít-ra-en mà thôi.” (Mt 15,24). Lần thứ ba, khi người đàn bà ngoại giáo tiếp tục van xin: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!”(Mt 15,25). Ngài vẫn không động lòng thương, không chấp nhận, trái lại còn từ chối bằng một câu nói hết sức tàn nhẫn rằng: “Không được lấy bánh của con cái mà ném cho lũ chó con.” (Mt 15,26). Trước thái độ và lời nói của Đức Giêsu, người ta không khỏi thắc mắc: Ngài có thử thách người đàn bà này quá mức chăng?
Nhưng Đức Giêsu càng thử thách thì lại càng cho chúng ta thấy được sự kiên nhẫn, lòng khiêm nhường và lòng tin mạnh mẽ của người đàn bà dân ngoại. Trước câu nói được cho là quá tàn nhẫn của Đức Giêsu, bà vẫn không có một chút tự ái nào, bà thưa lại rằng: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” (Mt 15,27). Thấy thái độ kiên nhẫn, khiêm tốn và mạnh tin của người đàn bà, Đức Giêsu không còn cách nào để từ chối lời van xin của bà. Ngài nói: “Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy.” Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành. (x. Mt 15,28).
Lời Chúa hôm nay gởi nhắc cho chúng ta suy niệm và thực hành những điều sau đây:
Thứ nhất, ơn cứu độ không dành riêng cho dân tộc Do Thái, mà còn cho các dân ngoại, không dành riêng cho một ai mà cho hết thảy mọi người. Bài đọc I, tiên tri Isaia cho chúng ta biết: “nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc”. Nhưng để được lãnh nhận ơn cứu độ cần phải “giữ luật và thực thi công bình”, cần phải “giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Thiên Chúa”, cần phải có niềm tin mạnh mẽ như người đàn bà Canaan. Mỗi người chúng ta hôm nay muốn được lãnh nhận ơn cứu độ, không chỉ tin mà còn phải thực hành những điều mình tin, đó là tuân giữ giáo huấn của Đức Giêsu và của Hội thánh được tóm lược trong mười điều răn của Chúa và sáu điều răn Hội thánh.
Thứ hai, biết kiên nhẫn trước những thử thách gian nan. Thiên Chúa có thể thử thách đức tin của chúng ta như Ngài đã thử thách lòng tin của người đàn bà dân ngoại, hay như trong thời Cựu Ước, Ngài đã thử thách ông Gióp, tổ phụ Abraham. Thiên Chúa thử thách con người không phải vì ghét bỏ con người cho bằng vì Ngài yêu thương con người. Vì “lửa thử vàng gian nan thử sức.” Vì thế, trước những thử thách của Chúa, chúng ta hãy noi gương người đàn bà ngoại giáo Canaan luôn biết kiên nhẫn đợi chờ trong niềm tin tưởng.
Thứ ba, sống khiêm nhường trước mặt Chúa. Người đàn bà dân ngoại Canaan đã chấp nhận làm “chó con” để được “ăn những mụn bánh từ bàn rơi xuống”. Đó là một thái độ khiêm nhường thẳm sâu. Trước một vị Thiên Chúa là Đấng cao cả vô cùng, chúng ta cũng luôn phải có thái độ khiêm nhường: Khiêm nhường như người đàn bà Canana; Khiêm nhường như người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện; Khiêm nhường như Đức Maria. Nếu chúng ta có được thái độ khiêm nhường như thế, chắc chắn sẽ được Thiên Chúa yêu thương và sẵn sàng chấp nhận những lời cầu xin của chúng ta.
Thứ tư, biết quan tâm đến những người ốm đau bệnh tật. Như người đàn bà dân ngoại Canaan đã hy sinh tất cả vì đứa con gái bị quỷ ám. Bà hy sinh vì yêu con, Bà hy sinh vì muốn con mình được cứu chữa. Thái độ đó mời gọi chúng ta luôn biết quan tâm đến những người ốm đau bệnh tật. Đặc biệt, là những người thân trong gia đình của mình như: vợ chồng, ông bà, cha mẹ, con cái.
Lạy Chúa Giêsu, xin thêm đức tin cho chúng con. Xin cho mỗi người chúng con có lòng khiêm nhường, kiên nhẫn đức tin mạnh trước những thử thách của Chúa. Và xin cho chúng con luôn biết quan tâm đến những người đau khổ bệnh tật. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Và điều kỳ diệu đã xảy ra khi anh đưa tay vô khe hẹp để tìm kiếm bên dưới xác chết người phụ nữ. Có một đứa bé! Và đứa bé ấy còn sống! Đứa bé khoảng 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa, nằm an toàn trong vòng tay ôm của người mẹ. Rõ ràng, khi ngôi nhà đổ xuống, cô đã lấy thân mình ra để bảo vệ đứa con. Trong tấm chăn đó có 1 chiếc điện thoại di động với 1 tin nhắn trên màn hình. Đoạn tin nhắn đó đã làm cho tất cả mọi người trong đội cứu hộ phải bật khóc. Tin nhắn viết rằng: “Nếu con có thể sống sót, hãy nhớ rằng, mẹ rất yêu con” (Nguồn: kenh14.vn).
Sự hy sinh cao cả của người mẹ trong câu chuyện trên đây phần nào giúp chúng hiểu hơn câu chuyện mà bài Tin mừng hôm nay thuật lại. Theo Thánh Mathêu, người phụ nữ dân ngoại Canaan có đứa con gái bị quỷ ám khốn cực lắm. Thời gian qua bà đã tìm thầy chạy thuốc và làm hết cách để cứu chữa đứa con, nhưng tất cả các thầy thuốc đều bó tay. Chắc chắn bà đã nghe nói nhiều về Đức Giêsu, nhất là về những phép lạ Ngài làm, trong đó có phép lạ Người trừ quỷ (x. Mt 8, 28-34; 9,32-34). Nhưng bà là người dân ngoại Canaan. Đức Giêsu lại là người Do Thái. Hai dân tộc này không hề đội trời chung. Họ không hề liên hệ với nhau. Thế mà hôm nay, vì đứa con gái bị quỷ ám mà người đàn bà dân ngoại này đã mạnh dạn vượt qua các rào cản đó để đến với Đức Giêsu. Bà thưa rằng: “Lạy Ngài là con Vua Ðavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm.”(Mt 15,22). Đây không chỉ là một lời cầu xin giữa con người với nhau mà là lời cầu xin giữa thụ tạo đối với Thiên Chúa. Bởi vì, trong lời cầu xin này, bà đã tuyên xưng danh hiệu của Đức Giêsu là “con Vua Đavít”. Điều đó cho chúng ta thấy, người đàn bà dân ngoại này coi Đức Giêsu không phải là một người bình thường nhưng là một vị Thiên Chúa.
Bình thường, trước lời van xin của những người đau khổ, Đức Giêsu đều ra tay giúp đỡ ngay, như trường hợp Người chữa hai người mù (x. Mt 9, 27-31). Thậm chí, có những lúc người ta chưa hề kêu xin, nhưng Ngài vẫn ra tay cứu chữa họ, như trường hợp người đàn bà bị bệnh băng huyết 12 năm chỉ động đến gấu áo của Ngài thì đã được khỏi bệnh (x. Mt 9, 20-22). Vậy mà hôm nay trước lời kêu xin của người phụ nữ ngoại giáo, Ngài lại từ chối một cách thẳng thừng: Lần thứ nhất, Ngài im lặng không nói lời nào. Lần thứ hai, với lời đề nghị của các môn đệ, Ngài từ chối một cách thẳng thừng rằng: “Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Ít-ra-en mà thôi.” (Mt 15,24). Lần thứ ba, khi người đàn bà ngoại giáo tiếp tục van xin: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!”(Mt 15,25). Ngài vẫn không động lòng thương, không chấp nhận, trái lại còn từ chối bằng một câu nói hết sức tàn nhẫn rằng: “Không được lấy bánh của con cái mà ném cho lũ chó con.” (Mt 15,26). Trước thái độ và lời nói của Đức Giêsu, người ta không khỏi thắc mắc: Ngài có thử thách người đàn bà này quá mức chăng?
Nhưng Đức Giêsu càng thử thách thì lại càng cho chúng ta thấy được sự kiên nhẫn, lòng khiêm nhường và lòng tin mạnh mẽ của người đàn bà dân ngoại. Trước câu nói được cho là quá tàn nhẫn của Đức Giêsu, bà vẫn không có một chút tự ái nào, bà thưa lại rằng: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” (Mt 15,27). Thấy thái độ kiên nhẫn, khiêm tốn và mạnh tin của người đàn bà, Đức Giêsu không còn cách nào để từ chối lời van xin của bà. Ngài nói: “Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy.” Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành. (x. Mt 15,28).
Lời Chúa hôm nay gởi nhắc cho chúng ta suy niệm và thực hành những điều sau đây:
Thứ nhất, ơn cứu độ không dành riêng cho dân tộc Do Thái, mà còn cho các dân ngoại, không dành riêng cho một ai mà cho hết thảy mọi người. Bài đọc I, tiên tri Isaia cho chúng ta biết: “nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc”. Nhưng để được lãnh nhận ơn cứu độ cần phải “giữ luật và thực thi công bình”, cần phải “giữ ngày Sabbat, không hề sai lỗi, và trung thành với giao ước của Thiên Chúa”, cần phải có niềm tin mạnh mẽ như người đàn bà Canaan. Mỗi người chúng ta hôm nay muốn được lãnh nhận ơn cứu độ, không chỉ tin mà còn phải thực hành những điều mình tin, đó là tuân giữ giáo huấn của Đức Giêsu và của Hội thánh được tóm lược trong mười điều răn của Chúa và sáu điều răn Hội thánh.
Thứ hai, biết kiên nhẫn trước những thử thách gian nan. Thiên Chúa có thể thử thách đức tin của chúng ta như Ngài đã thử thách lòng tin của người đàn bà dân ngoại, hay như trong thời Cựu Ước, Ngài đã thử thách ông Gióp, tổ phụ Abraham. Thiên Chúa thử thách con người không phải vì ghét bỏ con người cho bằng vì Ngài yêu thương con người. Vì “lửa thử vàng gian nan thử sức.” Vì thế, trước những thử thách của Chúa, chúng ta hãy noi gương người đàn bà ngoại giáo Canaan luôn biết kiên nhẫn đợi chờ trong niềm tin tưởng.
Thứ ba, sống khiêm nhường trước mặt Chúa. Người đàn bà dân ngoại Canaan đã chấp nhận làm “chó con” để được “ăn những mụn bánh từ bàn rơi xuống”. Đó là một thái độ khiêm nhường thẳm sâu. Trước một vị Thiên Chúa là Đấng cao cả vô cùng, chúng ta cũng luôn phải có thái độ khiêm nhường: Khiêm nhường như người đàn bà Canana; Khiêm nhường như người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện; Khiêm nhường như Đức Maria. Nếu chúng ta có được thái độ khiêm nhường như thế, chắc chắn sẽ được Thiên Chúa yêu thương và sẵn sàng chấp nhận những lời cầu xin của chúng ta.
Thứ tư, biết quan tâm đến những người ốm đau bệnh tật. Như người đàn bà dân ngoại Canaan đã hy sinh tất cả vì đứa con gái bị quỷ ám. Bà hy sinh vì yêu con, Bà hy sinh vì muốn con mình được cứu chữa. Thái độ đó mời gọi chúng ta luôn biết quan tâm đến những người ốm đau bệnh tật. Đặc biệt, là những người thân trong gia đình của mình như: vợ chồng, ông bà, cha mẹ, con cái.
Lạy Chúa Giêsu, xin thêm đức tin cho chúng con. Xin cho mỗi người chúng con có lòng khiêm nhường, kiên nhẫn đức tin mạnh trước những thử thách của Chúa. Và xin cho chúng con luôn biết quan tâm đến những người đau khổ bệnh tật. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 20 Mùa Quanh Năm A. 20.8.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:10 17/08/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trung tâm điểm của các bài đọc hôm nay, nhắc nhở chúng ta về ơn cứu rỗi của Chúa cho tất cả nhân loại. Đặc biệt là bài Tin Mừng, Chúa Kitô khâm phục đức tin của người phụ nữ xứ Cana, là một ngưòi ngoại giáo. Ơn cứu rỗi của Chúa nhằm cho hết mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Tuy nhiên để được cứu rỗi thì còn tùy thuộc vào cá nhân của mỗi người đáp lại tiếng mời gọi của Chúa.
Chúng ta đang ở trong Nhà Chúa, nhà của ơn cứu độ, chúng ta thông hiệp ơn thánh qua việc rước Mình và Máu Chúa. Qua sự thông hiệp nầy, chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta không những được phúc thông hiệp từ bàn tiệc Thánh Thể ở trần gian mà còn thông hiệp phần vinh phúc muôn đời trong Nhà Chúa.
Với niềm tin tưởng vững vàng đó, chúng ta bắt đầu thánh lễ, bằng việc cùng với ca đoàn hân hoan xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong thời kỳ lưu đày, tiên tri Isaia luôn nhắc nhở dân Dothái về sự cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại, không ch
o một thiểu số nào.
TRƯỚC BÀI II:
Mặc dù được chọn làm tông đồ cho dân ngoại, thánh Phaolô đã hối tiếc về việc dân Dothái từ khước ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho họ.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô trong giây phút đầu tiên đã từ chối lời nài van của ngưòi thiếu phụ Cana. Nhưng qua sự từ chối nầy, niềm tin của bà được bộc lộ cách mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy nghe trình thuật nầy qua Tin Mừng của Thánh Matthêô sau đây.
Lời nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu ca ngợi người đàn bà xứ Cana, và Ngài đã ban cho bà toại điều nguyện ước. Với lòng tin, chúng ta nài xin Thiên Chúa những ơn sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, đương kim Giáo Hoàng. Xin cho Ngài luôn được đầy khôn ngoan để dẫn đưa nhiều người về với Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục… Đức Giám Mục…hàng Giám Mục Việt Nam. Xin cho tất cả Các Ngài luôn kiên trì, trung thành dẫn đưa đoàn chiên mà Chúa giao Các Ngài coi sóc, trên những đồng cỏ đầy xanh tươi. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em tân tòng đang được hướng dẫn giáo lý khai tâm Kitô giáo, mỗi ngày sẽ khám phá một số chân lý đức tin mà họ đã tuân giữ trong cuộc đời và với sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý họ sẽ nhận ra chiều sâu của niềm tin Kitô giáo mỗi ngày một hơn. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho tinh thần quảng đại, vị tha luôn mở rộng và sự cầu nguyện, chúng ta sẽ đem về cho Chúa nhiều anh chị em Kitô hữu ly khai trở về sống dưới mái nhà của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn đã qua đời đuợc hưởng niềm vui bất diệt muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha xuống trần để thiết lập Giáo Hội. Xin nhậm lời con cái Cha là những kẻ đang sống dưới mái nhà và sự săn sóc của Giáo Hội. Xin Cha luôn gìn giữ và che chở những ai đang cư ngụ trong tòa nhà nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trung tâm điểm của các bài đọc hôm nay, nhắc nhở chúng ta về ơn cứu rỗi của Chúa cho tất cả nhân loại. Đặc biệt là bài Tin Mừng, Chúa Kitô khâm phục đức tin của người phụ nữ xứ Cana, là một ngưòi ngoại giáo. Ơn cứu rỗi của Chúa nhằm cho hết mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Tuy nhiên để được cứu rỗi thì còn tùy thuộc vào cá nhân của mỗi người đáp lại tiếng mời gọi của Chúa.
Chúng ta đang ở trong Nhà Chúa, nhà của ơn cứu độ, chúng ta thông hiệp ơn thánh qua việc rước Mình và Máu Chúa. Qua sự thông hiệp nầy, chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta không những được phúc thông hiệp từ bàn tiệc Thánh Thể ở trần gian mà còn thông hiệp phần vinh phúc muôn đời trong Nhà Chúa.
Với niềm tin tưởng vững vàng đó, chúng ta bắt đầu thánh lễ, bằng việc cùng với ca đoàn hân hoan xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong thời kỳ lưu đày, tiên tri Isaia luôn nhắc nhở dân Dothái về sự cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại, không ch
o một thiểu số nào.
TRƯỚC BÀI II:
Mặc dù được chọn làm tông đồ cho dân ngoại, thánh Phaolô đã hối tiếc về việc dân Dothái từ khước ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho họ.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô trong giây phút đầu tiên đã từ chối lời nài van của ngưòi thiếu phụ Cana. Nhưng qua sự từ chối nầy, niềm tin của bà được bộc lộ cách mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy nghe trình thuật nầy qua Tin Mừng của Thánh Matthêô sau đây.
Lời nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu ca ngợi người đàn bà xứ Cana, và Ngài đã ban cho bà toại điều nguyện ước. Với lòng tin, chúng ta nài xin Thiên Chúa những ơn sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, đương kim Giáo Hoàng. Xin cho Ngài luôn được đầy khôn ngoan để dẫn đưa nhiều người về với Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục… Đức Giám Mục…hàng Giám Mục Việt Nam. Xin cho tất cả Các Ngài luôn kiên trì, trung thành dẫn đưa đoàn chiên mà Chúa giao Các Ngài coi sóc, trên những đồng cỏ đầy xanh tươi. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em tân tòng đang được hướng dẫn giáo lý khai tâm Kitô giáo, mỗi ngày sẽ khám phá một số chân lý đức tin mà họ đã tuân giữ trong cuộc đời và với sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý họ sẽ nhận ra chiều sâu của niềm tin Kitô giáo mỗi ngày một hơn. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho tinh thần quảng đại, vị tha luôn mở rộng và sự cầu nguyện, chúng ta sẽ đem về cho Chúa nhiều anh chị em Kitô hữu ly khai trở về sống dưới mái nhà của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn đã qua đời đuợc hưởng niềm vui bất diệt muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha xuống trần để thiết lập Giáo Hội. Xin nhậm lời con cái Cha là những kẻ đang sống dưới mái nhà và sự săn sóc của Giáo Hội. Xin Cha luôn gìn giữ và che chở những ai đang cư ngụ trong tòa nhà nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chiến tranh ma túy tăng nhanh đột ngột ở Nam Dương.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:29 17/08/2017
(Đài Phát Thanh Vatican) Vào hôm thứ Tư, Tổ chức Ân Xá Thế Giới nói rằng số người nghi ngờ buôn ma túy bị giết bởi cảnh sát đã tăng lên kinh khủng ở Nam Dương trong năm nay, một sự tăng vọt đáng báo động cho thấy nhà cầm quyền nước này có thể đang rập khuôn theo “cuộc chiến ma túy” chủ yếu là giết người của nước láng giềng Phi Luật Tân. Có ít nhất 60 người tình nghi buôn ma túy đã bị giết bởi cảnh sát, một số trong những người này đã được chuyển về Cơ Quan Ma Túy Quốc Gia BNN (National Narcotics Agency, BNN) để xét nghiệm ma túy hay xét xử từ 1 tháng Giêng năm 2017, so với chỉ có 18 người trong suốt năm 2016 theo thống kê của nhóm nhân quyền có trụ sở tại London.
Ân Xá Thế Giới cho rằng giết người thẳng tay không phải là cách giải quyết.
Giám Đốc Tổ Chứa Ân Xá Nam Dương là Usman Hamid nói rằng “Việc gia tăng giết người một cách vô luật pháp bởi cảnh sát dấy lên tiếng chuông báo động nghiêm trọng. Trong khi nhà cầm quyền Nam Dương có trách nhiệm về việc gia tăng tỉ lệ người xử dụng ma túy ở trong nước, bắn giết bừa bãi không bao giờ là một giải pháp. Nó không những phạm luật, mà cũng chẳng làm gì để giải quyết những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc dùng ma túy. Chính quyền phải nhớ rằng mọi người, kể cả những người nghi ngờ mua bán và xử dụng ma túy đều có quyền được sống và được tôn trọng trong mọi lúc.”
Con số người bị giết tăng lên đáng kể ở thủ đô Jakarta và Sumatra, một khu nổi tiếng về buôn bán ma túy. Đã có 6 người bị giết trong tháng Tám, 2017. Mới đây, cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông khoảng 50 tuổi với lý do rằng người này đã cố tình rút súng trong lúc bị bắt ở Đông Java vào ngày 12 tháng Tám.
Giết người bất hợp pháp.
Cảnh sát nói rằng tất cả những vụ bắn giết là nhằm tự vệ hay vì nghi phạm cố tình chạy trốn. Nhưng Tổ Chứa Ân Xá Thế Giới biết rất rõ là chính quyền đã không có bất cứ cuộc điều tra nào về các sự việc này.
“Chiến tranh ma túy” theo kiểu Duterte.
Việc gia tăng các vụ chết người xảy ra khi một số quan chức cao cấp của Nam Dương ủng hộ những biện pháp gắt gao hơn để giải quyết tội phạm về ma túy bao gồm cả việc cho phép bắn chết người nghi ngờ buôn bán ma túy.
Trong một buối nói chuyện ở Jakarta vào cuối tháng Bẩy, Tổng Thống Joko Widodo đã khuyến khích Cơ Quan Ma Túy Quốc Gia BNN cần “mạnh tay” đặc biệt là với “bọn buôn bán ma túy ngoại quốc xâm nhập và chống cự khi bị bắt. “Đủ rối, hãy bắn chúng. Không thương tiếc,” Widodo đã theo gót “trận chiến ma túy” vô cùng tàn bạo của Tổng Thống Phi Luật Tân là Rodrigo Duterte. Trong số những người bị giết, có ít nhất là tám người ngoại quốc, trong đó có ba người Trung Quốc.
Đã có hàng ngàn người bị giết hay bị kết án quá nặng do chỉ thị của các lực lượng an ninh kể từ khi Tổng Thống Duterte tuyên bố “cuộc chiến ma túy” vào tháng Sáu, 2016. Tổ Chức Ân Xá Thế Giới có bằng chứng cho thấy lực lượng cảnh sát đã biến thành một băng đảng hình sự, chủ yếu là giết người nghèo bị nghi ngờ là dùng hay buôn bán ma túy hoặc dùng tiền để mượn tay những băng nhóm khác giết họ.
Hamid, người đứng đầu Tổ Chức Ân Xá Nam Dương nói rằng “dù bất cứ hoàn cảnh nào, không thể coi cách hành xử của Tổng Thống Duterte là khuôn mẫu áp dụng ở Nam Dương được. Chẳng những không làm cho đất nước Phi Luật Tân an toàn hơn, nhưng “cuộc chiến ma túy” đẫm máu của ông ta đã dẫn đến cái chết của hàng ngàn người mà không có bất cứ sự giải thích hợp lý nào.
Giuse Thẩm Nguyễn
Ân Xá Thế Giới cho rằng giết người thẳng tay không phải là cách giải quyết.
Giám Đốc Tổ Chứa Ân Xá Nam Dương là Usman Hamid nói rằng “Việc gia tăng giết người một cách vô luật pháp bởi cảnh sát dấy lên tiếng chuông báo động nghiêm trọng. Trong khi nhà cầm quyền Nam Dương có trách nhiệm về việc gia tăng tỉ lệ người xử dụng ma túy ở trong nước, bắn giết bừa bãi không bao giờ là một giải pháp. Nó không những phạm luật, mà cũng chẳng làm gì để giải quyết những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc dùng ma túy. Chính quyền phải nhớ rằng mọi người, kể cả những người nghi ngờ mua bán và xử dụng ma túy đều có quyền được sống và được tôn trọng trong mọi lúc.”
Con số người bị giết tăng lên đáng kể ở thủ đô Jakarta và Sumatra, một khu nổi tiếng về buôn bán ma túy. Đã có 6 người bị giết trong tháng Tám, 2017. Mới đây, cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông khoảng 50 tuổi với lý do rằng người này đã cố tình rút súng trong lúc bị bắt ở Đông Java vào ngày 12 tháng Tám.
Giết người bất hợp pháp.
Cảnh sát nói rằng tất cả những vụ bắn giết là nhằm tự vệ hay vì nghi phạm cố tình chạy trốn. Nhưng Tổ Chứa Ân Xá Thế Giới biết rất rõ là chính quyền đã không có bất cứ cuộc điều tra nào về các sự việc này.
“Chiến tranh ma túy” theo kiểu Duterte.
Việc gia tăng các vụ chết người xảy ra khi một số quan chức cao cấp của Nam Dương ủng hộ những biện pháp gắt gao hơn để giải quyết tội phạm về ma túy bao gồm cả việc cho phép bắn chết người nghi ngờ buôn bán ma túy.
Trong một buối nói chuyện ở Jakarta vào cuối tháng Bẩy, Tổng Thống Joko Widodo đã khuyến khích Cơ Quan Ma Túy Quốc Gia BNN cần “mạnh tay” đặc biệt là với “bọn buôn bán ma túy ngoại quốc xâm nhập và chống cự khi bị bắt. “Đủ rối, hãy bắn chúng. Không thương tiếc,” Widodo đã theo gót “trận chiến ma túy” vô cùng tàn bạo của Tổng Thống Phi Luật Tân là Rodrigo Duterte. Trong số những người bị giết, có ít nhất là tám người ngoại quốc, trong đó có ba người Trung Quốc.
Đã có hàng ngàn người bị giết hay bị kết án quá nặng do chỉ thị của các lực lượng an ninh kể từ khi Tổng Thống Duterte tuyên bố “cuộc chiến ma túy” vào tháng Sáu, 2016. Tổ Chức Ân Xá Thế Giới có bằng chứng cho thấy lực lượng cảnh sát đã biến thành một băng đảng hình sự, chủ yếu là giết người nghèo bị nghi ngờ là dùng hay buôn bán ma túy hoặc dùng tiền để mượn tay những băng nhóm khác giết họ.
Hamid, người đứng đầu Tổ Chức Ân Xá Nam Dương nói rằng “dù bất cứ hoàn cảnh nào, không thể coi cách hành xử của Tổng Thống Duterte là khuôn mẫu áp dụng ở Nam Dương được. Chẳng những không làm cho đất nước Phi Luật Tân an toàn hơn, nhưng “cuộc chiến ma túy” đẫm máu của ông ta đã dẫn đến cái chết của hàng ngàn người mà không có bất cứ sự giải thích hợp lý nào.
Giuse Thẩm Nguyễn
Nhà thờ tên Mẹ Têrêsa sẽ được thánh hiến tại Kosovo.
Biển Đức Phan Anh
17:07 17/08/2017
Nhà thờ được xây tại thị trấn Pristina trên đại lộ Bill Clinton. Đức Hồng Y Ernest Simoni người Albania sẽ đại diện cho đức giáo hoàng Phanxicô tại buổi lễ. Nhưng trước đó, những cuộc ăn mừng chào đón ngôi nhà thờ sẽ bắt đầu từ ngày 26 tháng 8, là ngày sinh nhật cuả thánh nữ.
"Đây sẽ là một sự kiện lớn cho Giáo Hội của chúng tôi và cho tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo sắc tộc," theo lời cuà đức ông Shan Zefi, chưởng ấn cuả giáo phận tông toà Kosovo.
"Mẹ Teresa là một con người hiệp nhất, ngài làm việc giữa người Thiên Chúa giáo và người Hồi giáo và được tất cả mọi người ngưỡng mộ. Một nhà thờ vinh danh Mẹ là một món quà tuyệt vời cho đất nước này."
Ngài cho biết người Công Giáo ở đây rất biết ơn chính phủ Kosovo đã ủng hộ việc xây dựng ngôi nhà thờ và chính vị chủ tịch Nhà Nước là Ibrahim Rugova, một người Hồi giáo, đã đặt viên đá đầu tiên vào năm 2005.
"Nhiều vị giám mục sẽ từ khắp nơi đến, cũng như nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo và chính thống giáo sẽ hiện diện trong lễ thánh hiến, đó là một dấu hiệu chấp thuận của đa số," đức ông Zefi cho biết.
"Các nữ tu dòng cuả thánh Teresa đã làm việc nhiều năm ở đây và nhận được nhiều sự hỗ trợ mạnh mẽ, đặc biệt là qua những thời gian thất nghiệp và khó khăn."
Phần đông người dân Albania theo Hồi giáo, chiếm 90 phần trăm trong tổng số 2,1 triệu dân của Kosovo. Họ tuyên bố độc lập rút khỏi Serbia hồi năm 2008 và được 111 cuả 193 thành viên Liên Hiệp Quốc công nhận, nhưng chưa có Vatican.
Giáo phận tông toà Kosovo được thành lập vào năm 2000 với 24 giáo xứ, thống kê cuả chính quyền ghi rằng nhân số Công Giáo là 3,5 phần trăm dân số, tuy nhiên các nhà lãnh đạo Giáo Hội thì đưa ra một con số cao hơn.
Ngôi nhà thờ chính tòa đã bị ném sơn và vẽ những khẩu hiệu Hồi Giáo trong dịp khai trương hồi tháng 9 năm 2010. Tuy nhiên, đức ông Zefi nhấn mạnh rằng những người chống đối "chỉ là một vài cá nhân."
"Mối quan hệ của Giáo Hội với các cộng đồng Hồi giáo của Kosovo đang rất tốt đẹp hơn bao giờ hết về chiều hướng đối thoại và khoan dung," đức ông nói.
Trong tương lai sau khi hoàn tất, thì ngôi nhà thờ sẽ có hai tháp chuông cao 230-ft , trở thành một trong những toà nhà lớn nhất thành phố, và cũng có một cửa sổ kính màu mô tả thánh Teresa và thánh Gioan Phaolo II, và sẽ trở thành 'toà giám mục' của một giáo phận Công Giáo đầy đủ, di chuyển từ thị trấn Prizren sang.
Xứ Malaysia vẫn còn phân biệt đối xử ngấm ngầm? ngay cả ly uống nước cũng phải dùng riêng.
Xavier Nguyễn Đông
19:10 17/08/2017
Trường Sekolah Kebangsaan Taman Puteri trong bang Hulu Langat có 1 loại ly dán nhãn hiệu "murid Islam" (ly Hồi Giáo) và loại khác "murid bukan Islam" (ly không Hồi Giáo), theo báo cáo cuả truyền thông Malaysia.
Theo nhân viên bán hàng cuả trường học thì các ly dán nhãn đã được sử dụng từ năm ngoái, theo lệnh cuả ông hiệu trưởng nay đã đổi đi nơi khác.
Nhân viên hành chánh cuả nhà trường từ chối không có bình luận, nhưng các nhà chức trách, phụ huynh và cư dân mạng đã lên tiếng chỉ trích ồn ào.
Đối với ông đạo trưởng Perak Mufti Tan Sri Harussani Zakaria, thì việc phân biệt lộ liễu như thế có thể dẫn đến sự hận thù đạo Hồi.
"Không nên để việc ấy xảy ra," ông giải thích. "Chúng ta nên biết cầm quyền. Đừng quá cứng nhắc để rồi những người khác sẽ khinh rể chúng ta. Đạo Hồi đặt quan hệ con người vào một vị trí khá cao."
Ông đạo trưởng cho biết là không có cơ sở giaó lý nào cho việc sử dụng các dụng cụ riêng biệt, dù cho đạo Hồi có cấm một số thực phẩm nhất định, "nhưng nếu một ai đó ăn thịt lợn, thì không có nghĩa là đôi môi của họ trở thành ô uế."
"Chúng ta có thể dùng chén sử dụng bởi những người không Hồi giáo. Chúng ta có thể sử dụng dụng cụ nấu ăn cuả những người không Hồi giáo,"ông nói thêm. "Làm thế là một xúc phạm. Đừng làm thế."
Thứ trưởng giáo dục Datuk Chong Sin Woon cũng nhấn mạnh rằng "các trường quốc gia là cho tất cả mọi người Malaysia và không nên tách rời trẻ em của chúng ta dựa trên tôn giáo". Ông cũng lưu ý rằng ông sẽ trực tiếp ra lệnh cho nha giáo dục cuả Selangor kiểm tra về vấn đề này.
Ông Datin Noor Azimah Abdul Rahim, người sáng lập ra hội phụ huynh hành động cho giáo dục Malaysia (PAGE) cho biết nhà trường nên đảo ngược lệnh đó.
"Nếu một nhóm nào có một vấn đề với nó (dùng chén sử dụng bởi những người khác), thì họ có thể yêu cầu con cái của họ mang theo chén và thức uống riêng."
Đội với ông Noor Azimah thì việc áp đặt các giá trị tôn giáo lên một người khác không phải là con đường để tiến tới trước, đặc biệt là cho trẻ em.
Hội hòa hợp tôn giáo Malaysia cuả người Hoa cũng lên tiếng kêu gọi bộ giáo dục ngay lập tức ngăn chặn sự thực hành này.
Chủ tịch của hội, ông Datuk Seri Ti Lian Ker, đòi hỏi người đứng đầu nhà trường phải lên tiếng xin lỗi tất cả các học sinh và phụ huynh vì đã "phân biệt đối xử".
"Học sinh không biết phân biệt chủng tộc", ông lưu ý. "những định kiến ấy là gây ra bởi người lớn, dạy cho đứa trẻ trong những năm hình thành của nó. Nếu cần thiết, hãy đình chỉ viên hiệu trưởng cũ khỏi tất cả các nhiệm vụ liên hệ với công chúng."
Giáo Hội Công Giáo Nga tưởng nhớ nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản
Chân Phương
21:07 17/08/2017
Tổng cộng có 422 linh mục Công Giáo đã bị hành quyết, sát hại hoặc bị tra tấn đến chết trong thời kỳ đại thanh trừng. Đây là thời điểm để tưởng nhớ các Kitô hữu tử đạo dưới chế độ cộng sản.
Giáo Hội Công Giáo tại Nga đã mời gọi người Kitô hữu phương Tây tưởng niệm các vị tử đạo thời chế độ cộng sản nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng Nga (1917) chứ không hẳn chỉ là tưởng niệm các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của đất nước này.
Cha Igor Kovalevsky, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo Nga nói rằng: "Những khổ đau trong các trại lao tù và trại cải tạo Liên Xô vẫn là một vấn nạn không chỉ đối với các cộng đồng tôn giáo mà còn cho toàn thể xã hội. Tuy nhiên, các câu chuyện về nhân chứng tử đạo cũng cần được biết đến rộng rãi và được tôn trọng. Giáo Hội đã được xây dựng từ những người chết vì đức tin của mình, họ xứng đáng được so sánh như những vị tử đạo tiên khởi của Kitô giáo".
Cha nói điều này trong bối cảnh đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Cách Mạng Tháng Mười 1917, mở ra hơn tám thập kỷ chủ nghĩa cộng sản cai trị.
Cha nhận định, công cuộc tranh đấu của các nhà bất đồng chính kiến như Alexander Solzhenitsyn (1918-2008) và Nadezhda Mandelstam (1899-1980) đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới, nhưng không vì thế mà làm lu mờ hàng chục ngàn Kitô hữu đã phải chết vì đức tin của mình.
Theo số liệu của chính phủ Nga, sau năm 1917, có ít nhất 21 triệu người được xem là thiệt mạng bởi cuộc đàn áp, bách hại và "khủng bố khát máu", trong đó có 106.000 giáo sĩ Chính Thống Giáo bị bắn chết hồi thời kỳ đại thanh trừng 1937-1928. Tổng cộng có 422 linh mục Công Giáo bị tử hình, bị sát hại hoặc bị tra tấn đến chết cùng với 962 nam nữ tu sĩ và giáo dân, 1240 nơi thờ phượng của Giáo Hội Công Giáo bị cưỡng ép chuyển thành cửa hàng, nhà kho, nhà vệ sinh công cộng.
Cha Kovalevsky còn cho biết Giáo Hội Công Giáo tại Nga đã sẵn sàng tưởng niệm tất cả những người đã chết, nhưng đặc biệt lưu tâm đến việc giữ gìn ký ức về các nạn nhân là Kitô hữu Liên Xô.
Hồi đầu năm nay, Thượng phụ Kirill của Chính Thống Giáo cũng đã tố cáo sự bạo lực của cuộc cách mạng "mang tội ác ghê tởm của những kẻ được xem là trí thức chống lại Thiên Chúa, đức tin, con người và quốc gia mình", và ngài kêu gọi người dân hãy tưởng niệm dấu ấn 100 năm này bằng "sự suy tư sâu sắc và lời cầu nguyện chân thành". (The Tablet)
Chân Phương
Giáo Hội Công Giáo tại Nga đã mời gọi người Kitô hữu phương Tây tưởng niệm các vị tử đạo thời chế độ cộng sản nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng Nga (1917) chứ không hẳn chỉ là tưởng niệm các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của đất nước này.
Cha Igor Kovalevsky, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo Nga nói rằng: "Những khổ đau trong các trại lao tù và trại cải tạo Liên Xô vẫn là một vấn nạn không chỉ đối với các cộng đồng tôn giáo mà còn cho toàn thể xã hội. Tuy nhiên, các câu chuyện về nhân chứng tử đạo cũng cần được biết đến rộng rãi và được tôn trọng. Giáo Hội đã được xây dựng từ những người chết vì đức tin của mình, họ xứng đáng được so sánh như những vị tử đạo tiên khởi của Kitô giáo".
Cha nói điều này trong bối cảnh đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Cách Mạng Tháng Mười 1917, mở ra hơn tám thập kỷ chủ nghĩa cộng sản cai trị.
Cha nhận định, công cuộc tranh đấu của các nhà bất đồng chính kiến như Alexander Solzhenitsyn (1918-2008) và Nadezhda Mandelstam (1899-1980) đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới, nhưng không vì thế mà làm lu mờ hàng chục ngàn Kitô hữu đã phải chết vì đức tin của mình.
Theo số liệu của chính phủ Nga, sau năm 1917, có ít nhất 21 triệu người được xem là thiệt mạng bởi cuộc đàn áp, bách hại và "khủng bố khát máu", trong đó có 106.000 giáo sĩ Chính Thống Giáo bị bắn chết hồi thời kỳ đại thanh trừng 1937-1928. Tổng cộng có 422 linh mục Công Giáo bị tử hình, bị sát hại hoặc bị tra tấn đến chết cùng với 962 nam nữ tu sĩ và giáo dân, 1240 nơi thờ phượng của Giáo Hội Công Giáo bị cưỡng ép chuyển thành cửa hàng, nhà kho, nhà vệ sinh công cộng.
Cha Kovalevsky còn cho biết Giáo Hội Công Giáo tại Nga đã sẵn sàng tưởng niệm tất cả những người đã chết, nhưng đặc biệt lưu tâm đến việc giữ gìn ký ức về các nạn nhân là Kitô hữu Liên Xô.
Hồi đầu năm nay, Thượng phụ Kirill của Chính Thống Giáo cũng đã tố cáo sự bạo lực của cuộc cách mạng "mang tội ác ghê tởm của những kẻ được xem là trí thức chống lại Thiên Chúa, đức tin, con người và quốc gia mình", và ngài kêu gọi người dân hãy tưởng niệm dấu ấn 100 năm này bằng "sự suy tư sâu sắc và lời cầu nguyện chân thành". (The Tablet)
Chân Phương
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ta tìm nơi vắng vẻ : Một chút suy tư và cảm nhận về môi trường từ chuyến dã ngoại thăm hồ Thuận Ninh
Lm Giuse Trương Đình Hiền
07:22 17/08/2017
Cho tới mãi hôm nay, sau hơn 4 thế kỷ, những tư tưởng “thoát tục, an nhàn” mang phong cách Việt Nam, của một đại hiền nhân, trí giả mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), vẫn còn rất thời thượng, hấp dẫn ; và điều nầy, phần nào được gói ghém trong bài thơ thất ngôn bát cú có tựa đề “NHÀN” của vị tiên sinh “thông kim bát cổ” nầy. Xin trích :
Xem Hình
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Ngày nay, cùng với cái tâm thức “đô thị hóa” đang thống lĩnh, hình như người ta chuộng cái “chốn lao xao” hơn là thích “nơi vắng vẻ”, ưa chốn phồn hoa đô hội hơn chất phác chân quê. Bằng chứng là trong “guồng quay” du lịch hiện thời, các địa chỉ, điểm đến mà nhiều người đổ xô tìm tới là các thành phố nổi tiếng, các “rì-xọt” nhiều tiện nghi, các khu giải trí đông vui nhiều dịch vụ… Ít có ai muốn lẽo đẽo “một cuốc, một cần câu” để “tìm nơi vắng vẻ”, đến “cội cây” mà nhấp rượu, đến ao làng mà tắm mát !
Nhưng cái “chốn lao xao” của thị thành, của đông vui, của náo nhiệt…luôn kéo theo bao hệ lụy tiêu cực : hưởng thụ, tranh ăn, vô cảm và bao tính hư tật xấu của tham vọng, của dục tình…
Chính vì thế, Chúa Giêsu đã từng khuyên các môn sinh : “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng …” (Mc 6, 31).
Đó là chưa tính đến, những khu du lịch nổi tiếng, những trung tâm giải trí hạng sang…lại chính những nơi “nhân tạo” cao cấp được đầu tư hiện đại, gần như chỉ để dành riêng cho một giai cấp giàu có nào đó hưởng thụ và hoàn toàn loại trừ những thành phần nghèo nàn thấp cổ bé miệng, như sự nhận xét của ĐGH Phanxicô trong thông điệp về môi trường “Laudato Si”. Xin trích :
“Nhiều vùng trong thành thị cũng như thôn quê bị tư nhân hóa đất đai, gây khó khăn cho dân cư khó tiếp xúc với các vùng này và không thể chiêm ngắm vẻ đẹp các nơi đây. Nhiều nơi khác, người ta tạo những vùng “sinh thái” để chỉ phục vụ một ít người, nhưng cấm kẻ khác bước vào để đừng phá sự yên tĩnh nhân tạo. Người ta cũng tìm thấy một thành phố có những không gian xanh được chăm sóc tốt đẹp thường ở những nơi “được bảo đảm”, nhưng lại không có trong những vùng của những người bị xã hội loại trừ.” (Laudato Si 45)
Và sau 20 thế kỷ, Giáo Hội của Ngài không chỉ dừng lại ở chỗ “tìm nơi thanh vắng” để nghỉ ngơi, mà còn lãnh trách nhiệm giáo dục con người trở nên những “công dân sinh thái” có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, như thông điệp Laudato Si đã nhấn mạnh :
“Dù vậy, giáo dục này cố tạo ra một thứ “công dân sinh thái” … Việc giáo dục giúp nhận trách nhiệm với môi trường đòi buộc nhiều thái độ liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp và mang ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường, cũng như việc tránh sử dụng các vật có chất liệu nhựa hoá chất và giấy, tiết kiệm nước, phân loại các rác thải, cũng như nấu nướng vừa đủ cho bữa ăn, chú tâm lo lắng cho cách sống của những người khác, sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng hoặc xe ôtô với nhiều người, trồng cây, tắt đèn khi không sử dụng. Tất cả những điều này đều là những hành động quảng đại và xứng đáng, sẽ đem đến điều tốt đẹp cho hữu thể con người. Hành động sử dụng lại một cái gì đó thay gì quăng đi, có thể là một hành động tình yêu làm nổi bật phẩm giá của chúng ta.
Đừng nghĩ rằng những cố gắng này sẽ làm thay đổi thế giới. Những hành động này gieo rắc trong xã hội một điều thiện hảo, sẽ luôn luôn mang lại nhiều hoa trái vượt lên trên điều người ta nhận ra được, chỉ vì chúng gây nên trên trái đất này một điều thiện hảo đôi khi không nhận ra. Ngoài ra, việc triển khai các thái độ này mang lại cho chúng ta cảm nghiệm về chính phẩm giá của chúng ta, sẽ hướng chúng ta vào điểm sâu thẳm nhất của cuộc sống và cho chúng ta kinh nghiệm để thấy cuộc sống thật có giá trị trên trái đất này.” (Laudato Si 211-212).
Và đó là một vài cảm nhận, sau chuyển dã ngoại thăm hồ Thuận Ninh , một hồ chứa nước thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định, trong địa bàn mục vụ của giáo xứ Phú Hữu. Đây chính là “rì-xọt”, là địa điểm “tham quan du lịch” của mọi người dân quê xung quanh. Bởi điều kiện tối giản để đến được nơi đây đó là “đôi chân phải dẽo để lội bộ” và xe hai bánh phải có thắng để lao dốc.
Những ai muốn một lần “tìm đến nơi vắng vẻ”, để gọi là “sống và thực hành giáo huấn về môi trường của Laudato Si”, xin hãy đến nơi đây !
Xem Hình
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Ngày nay, cùng với cái tâm thức “đô thị hóa” đang thống lĩnh, hình như người ta chuộng cái “chốn lao xao” hơn là thích “nơi vắng vẻ”, ưa chốn phồn hoa đô hội hơn chất phác chân quê. Bằng chứng là trong “guồng quay” du lịch hiện thời, các địa chỉ, điểm đến mà nhiều người đổ xô tìm tới là các thành phố nổi tiếng, các “rì-xọt” nhiều tiện nghi, các khu giải trí đông vui nhiều dịch vụ… Ít có ai muốn lẽo đẽo “một cuốc, một cần câu” để “tìm nơi vắng vẻ”, đến “cội cây” mà nhấp rượu, đến ao làng mà tắm mát !
Nhưng cái “chốn lao xao” của thị thành, của đông vui, của náo nhiệt…luôn kéo theo bao hệ lụy tiêu cực : hưởng thụ, tranh ăn, vô cảm và bao tính hư tật xấu của tham vọng, của dục tình…
Chính vì thế, Chúa Giêsu đã từng khuyên các môn sinh : “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng …” (Mc 6, 31).
Đó là chưa tính đến, những khu du lịch nổi tiếng, những trung tâm giải trí hạng sang…lại chính những nơi “nhân tạo” cao cấp được đầu tư hiện đại, gần như chỉ để dành riêng cho một giai cấp giàu có nào đó hưởng thụ và hoàn toàn loại trừ những thành phần nghèo nàn thấp cổ bé miệng, như sự nhận xét của ĐGH Phanxicô trong thông điệp về môi trường “Laudato Si”. Xin trích :
“Nhiều vùng trong thành thị cũng như thôn quê bị tư nhân hóa đất đai, gây khó khăn cho dân cư khó tiếp xúc với các vùng này và không thể chiêm ngắm vẻ đẹp các nơi đây. Nhiều nơi khác, người ta tạo những vùng “sinh thái” để chỉ phục vụ một ít người, nhưng cấm kẻ khác bước vào để đừng phá sự yên tĩnh nhân tạo. Người ta cũng tìm thấy một thành phố có những không gian xanh được chăm sóc tốt đẹp thường ở những nơi “được bảo đảm”, nhưng lại không có trong những vùng của những người bị xã hội loại trừ.” (Laudato Si 45)
Và sau 20 thế kỷ, Giáo Hội của Ngài không chỉ dừng lại ở chỗ “tìm nơi thanh vắng” để nghỉ ngơi, mà còn lãnh trách nhiệm giáo dục con người trở nên những “công dân sinh thái” có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, như thông điệp Laudato Si đã nhấn mạnh :
“Dù vậy, giáo dục này cố tạo ra một thứ “công dân sinh thái” … Việc giáo dục giúp nhận trách nhiệm với môi trường đòi buộc nhiều thái độ liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp và mang ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường, cũng như việc tránh sử dụng các vật có chất liệu nhựa hoá chất và giấy, tiết kiệm nước, phân loại các rác thải, cũng như nấu nướng vừa đủ cho bữa ăn, chú tâm lo lắng cho cách sống của những người khác, sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng hoặc xe ôtô với nhiều người, trồng cây, tắt đèn khi không sử dụng. Tất cả những điều này đều là những hành động quảng đại và xứng đáng, sẽ đem đến điều tốt đẹp cho hữu thể con người. Hành động sử dụng lại một cái gì đó thay gì quăng đi, có thể là một hành động tình yêu làm nổi bật phẩm giá của chúng ta.
Đừng nghĩ rằng những cố gắng này sẽ làm thay đổi thế giới. Những hành động này gieo rắc trong xã hội một điều thiện hảo, sẽ luôn luôn mang lại nhiều hoa trái vượt lên trên điều người ta nhận ra được, chỉ vì chúng gây nên trên trái đất này một điều thiện hảo đôi khi không nhận ra. Ngoài ra, việc triển khai các thái độ này mang lại cho chúng ta cảm nghiệm về chính phẩm giá của chúng ta, sẽ hướng chúng ta vào điểm sâu thẳm nhất của cuộc sống và cho chúng ta kinh nghiệm để thấy cuộc sống thật có giá trị trên trái đất này.” (Laudato Si 211-212).
Và đó là một vài cảm nhận, sau chuyển dã ngoại thăm hồ Thuận Ninh , một hồ chứa nước thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định, trong địa bàn mục vụ của giáo xứ Phú Hữu. Đây chính là “rì-xọt”, là địa điểm “tham quan du lịch” của mọi người dân quê xung quanh. Bởi điều kiện tối giản để đến được nơi đây đó là “đôi chân phải dẽo để lội bộ” và xe hai bánh phải có thắng để lao dốc.
Những ai muốn một lần “tìm đến nơi vắng vẻ”, để gọi là “sống và thực hành giáo huấn về môi trường của Laudato Si”, xin hãy đến nơi đây !
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang mừng lễ bổn mạng Đức Mẹ Lên Trời
Lm Nguyễn Kim Long
15:42 17/08/2017
Ngày 15-08 là ngày Giáo Hội hân hoan cử hành Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, mừng 1 trong 4 đặc ân ThiênChúa đã thưởng ban cho Đức Mẹ (Mẹ Thiên Chúa (1-1_, Đồng Trinh Trọn Đời và Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12). Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời “Munificentissimus Deus” đã được Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII công bố vào 1-11-1950: “Sau khi đã mãn cuộc đời dưới thế, Đức Maria được đem về trời cả xác hồn”.
Xem Hình
Lễ Đức mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng được chọn là ngày Lễ Bổn Mạng của Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami. Để mừng ngày Lễ cách long trọng, Giáo xứ có cuộc rước kiệu tôn kính Đức Mẹ lúc 8:00 tối ngày 15-08. Sau nghị thức khai mạc với phần dâng hương và lời cầu nguyện của Cha chủ tế trước kiệu Đức Mẹ, đoàn rước bắt đầu đi theo lộ trình chung quanh nhà thờ hòa trong tiếng hát của ca đoàn. Đoàn rước gồm các hội đoàn: TNTT, Hội Hiệp sĩ, Các BMCG, Hội LCT, Ban Tiếp Đón, Hội TTV?TT + LC, HĐMV, quý Sơ, quý Cha đồng tế và toàn thể anh chị em.
Thánh lễ trọng thể được cử hành ngay sau khi mọi người đã ổn định trong nhà thờ. Cha chủ tế và cha khách Phan Cường O.P từ Việt Nam tiến lên bàn thờ khi ca đoàn hát ca Nhập Lễ. Hôm nay nhà thờ không còn chỗ ngồi với khoảng 700 người tham dự . Trong bài giảng, Cha chủ tế nói về lòng yêu kính Đức Mẹ của mọi người được thể hiện không chỉ qua lời kinh, các bài hát, mà còn qua nhiều địa điểm tôn kính Đức Mẹ ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ngài cũng trình bày vể hình ảnh Đức Maria - như một người Mẹ can đảm qua lời thưa xin Vâng - như một người Mẹ có lòng quảng đại khi sẵn sàng lên đường đi thăm và chia sẻ tin vui với người chị họ - và như một người Mẹ của niềm tin, dồng công với con mình trong hành trình ơn cứu độ. Và ngài mời gọi anh chị em biết dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một người Mẹ thánh thiện và hoàn hảo; đồng thời, theo gương Mẹ sống đức tin cách can đảm và quảng đại với mọi người.
Trước khi ban phép lành kết Lễ, Cộng đoàn được kêu gọi giúp đỡ cha Cường trong công việc bác ái của cha với anh chị em dân tộc ở Komtum. Cha Cường đã hát tặng Cộng đoàn bài hát kính Đức Mẹ bằng tiếng dân tộc Bà-na. Sau Lễ, mọi người được mời ra ăn bánh ngọt mừng Lễ Bổn Mạng Giáo xứ.
Xem Hình
Lễ Đức mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng được chọn là ngày Lễ Bổn Mạng của Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami. Để mừng ngày Lễ cách long trọng, Giáo xứ có cuộc rước kiệu tôn kính Đức Mẹ lúc 8:00 tối ngày 15-08. Sau nghị thức khai mạc với phần dâng hương và lời cầu nguyện của Cha chủ tế trước kiệu Đức Mẹ, đoàn rước bắt đầu đi theo lộ trình chung quanh nhà thờ hòa trong tiếng hát của ca đoàn. Đoàn rước gồm các hội đoàn: TNTT, Hội Hiệp sĩ, Các BMCG, Hội LCT, Ban Tiếp Đón, Hội TTV?TT + LC, HĐMV, quý Sơ, quý Cha đồng tế và toàn thể anh chị em.
Thánh lễ trọng thể được cử hành ngay sau khi mọi người đã ổn định trong nhà thờ. Cha chủ tế và cha khách Phan Cường O.P từ Việt Nam tiến lên bàn thờ khi ca đoàn hát ca Nhập Lễ. Hôm nay nhà thờ không còn chỗ ngồi với khoảng 700 người tham dự . Trong bài giảng, Cha chủ tế nói về lòng yêu kính Đức Mẹ của mọi người được thể hiện không chỉ qua lời kinh, các bài hát, mà còn qua nhiều địa điểm tôn kính Đức Mẹ ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ngài cũng trình bày vể hình ảnh Đức Maria - như một người Mẹ can đảm qua lời thưa xin Vâng - như một người Mẹ có lòng quảng đại khi sẵn sàng lên đường đi thăm và chia sẻ tin vui với người chị họ - và như một người Mẹ của niềm tin, dồng công với con mình trong hành trình ơn cứu độ. Và ngài mời gọi anh chị em biết dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một người Mẹ thánh thiện và hoàn hảo; đồng thời, theo gương Mẹ sống đức tin cách can đảm và quảng đại với mọi người.
Trước khi ban phép lành kết Lễ, Cộng đoàn được kêu gọi giúp đỡ cha Cường trong công việc bác ái của cha với anh chị em dân tộc ở Komtum. Cha Cường đã hát tặng Cộng đoàn bài hát kính Đức Mẹ bằng tiếng dân tộc Bà-na. Sau Lễ, mọi người được mời ra ăn bánh ngọt mừng Lễ Bổn Mạng Giáo xứ.
Văn Hóa
Tản mản đời tha hương : Câu chuyện về nguồn
Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
07:34 17/08/2017
A-Vào đề :
Trước hết, trong tiết mục ra mắt bà con với tên ‘đời Tha Hương’ hiện tại, ai cũng hiểu ngầm đây cũng là thời buổi A còng (@) : khắp nơi rộn ràng, nào là với Internet, Cell phôn, Facebook, Email, Texting...Văn minh đã lên mức cao điểm. Nhưng rồi kéo theo bao thứ phức tạp đến chóng mặt. Mọi sự đều phải đi vào cái trật tự ‘toàn cầu’, từ xã hội tới kinh tế, tài chính cũng như văn hóa. Chẳng cá nhân hay quốc gia nào dám đứng lẻ loi một mình. Bằng không sẽ bị đè bẹp và đánh bật ra ngoài lề cuộc sống.
Bên quê nhà đang xui xẻo dính phải chế độ ‘Xã hội chủ nghĩa’ độc tài độc đảng, thời ‘A còng’ cũng đi liền với cái còng số 8 của công an, lúc nào cũng rình rập khóa tay người dân và cho vào nhà tù ngồi nghỉ mát.
Còn giữa cái thế giới tự do văn minh Âu Mỹ tân tiến này, đôi tay người dân cũng liên tục bị đeo những thứ còng, thoạt đầu tưởng rằng nhẹ nhõm, nhưng rồi ra mới thấy ngày đêm chúng tạo đủ thứ áp lực nặng nề, cả tinh thần lẫn vật chất, trong đời thường : liên tục những áp lực qua bổn phận và trách nhiệm lớn nhỏ, tinh thần cũng như vật chất, từ trong nhà ra tời ngoài ngõ. Nhiều bậc cha mẹ tưởng chừng như ngộp thở từng phút giây.
Bà con Việt mình tỵ nạn Cộng Sản, sau khi ba chân bốn cẳng chạy ra hải ngoại với biến cố 1975 cay nghiệt, hôm nay đã tạm ổn định cuộc sống, nhất là về mặt vật chất. Lắm gia đình đã quả thật đã sắm được nhà cao cửa rộng, có bát ăn bát để. Người ta kháo láo rằng có nhiều bác chỉ nhờ lanh tay lanh chân sớm mở tiệm ‘hair and nail’, mà nay đã bước tới ngưỡng cửa triệu phú…
Thế nhưng, cái từ ngữ ‘nhưng’ quái ác, cũng có quá nhiều nếp gia đã và đang quay quắt với nỗi buồn gia đình vợ chồng con cái gặp cảnh phân hóa rã rời. Bao vị luật sư thông thái đang bận rộn với hàng đống hồ sơ xin ly dị hoặc ly thân, sau khi rao quảng cáo văn phòng mình hiện có chương trình ‘giảm giá’ cho đồng hương yêu quý ! Lũ thanh thiếu niên thì cứ tiếp tục học thói văn minh thời đại, coi những lời khuyên nhủ của các đấng sinh thành như ‘pha’, mải lăn xả vào con đường thênh thang tự do hút sách cho…đời thêm vui, thậm chí còn hùng dũng dấn thân làm thành viên của các băng đảng.
Ấy thế là cuộc sống luân lý suy đồi, gia cang bị hủy hoại trầm trọng. Riêng về mặt tinh thần và sinh hoạt tôn giáo thì xem chừng xuống dốc thê thảm. Bao trai gái vừa bước lên đại học (thoát sự chi phối của bố mẹ) đã thấy ái ngại khi phải bước chân vào thánh đường. Chúng chả mấy khi tìm ra được thời giờ cho việc cầu nguyện, kinh hạt. Vì vậy mà vừa bước vào tuổi dậy thì, chúng cứ bắt chước nhau ‘yêu’ một cách tự nhiên…như người Hà Nội : chả cần xét chi tới luật lệ đạo đời, tới đâu thì tới, tính chuyện hôn nhân làm chi cho phiền phức, nhất là khi bố mẹ đòi xin làm lễ cưới trong nhà thờ, thì một số đông cứ lắc đầu nguây nguẩy !
Bởi đó, có vị đã mượn lời cụ Nguyễn Du để ta thán :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Thành ra giới phụ huynh ‘đạo gốc’ cảm thấy buồn bực, nhất là ái ngại với lời phê phán gần xa của họ hàng bà con gần xa, rằng thì là bố mẹ không biết dạy bảo con cái, để chúng làm ‘ố danh’ gia tộc…Ấy là chưa kể luôn thấy bối rối mỗi khi nghĩ tới trách nhiệm thiêng liêng của mình trước mặt Chúa : không biết rồi sau này trước tòa phán xét, Chúa sẽ ra hình phạt ra sao ! Có vị còn dọa sẽ ‘từ’ con, nhất là khi chúng công khai bỏ đạo và ăn ở với người lạ mà không chịu ‘làm phép cưới’. Có vị chỉ biết buông xuôi, quyết định lấy rược làm...tảo sầu tri kỷ, mong sớm làm đệ tử ngài Lưu Linh thuở nào cho đỡ phần nghĩ ngợi phiền toái.
Nhiều đấng ‘làm thày’ cũng thấy lòng bức xúc, nhìn cảnh đời đạo đang đi vào chỗ tang thương ngẫu lục, thời thế xoay vần đổi thay chóng mặt, nên không đủ kiên nhẫn để khuyên răn dạy dỗ, cứ lên tòa giảng là trách móc rầy la con chiên bổn đạo. Có vị còn dõng dạc ngôn rằng, sau nhiều đêm nằm ‘vắt chân lên trán’, mình buộc lòng phải áp dụng biện pháp mạnh : “Ai không nghe thì coi chừng xuống hỏa ngục cả nút!”
Ôi chu choa, chả lẽ kéo nhau qua đất tự do này sinh sống, luôn hô hoán rằng mình mang theo đầy đủ tinh thần dân tộc, tinh hoa đất nước, kèm với truyền thống oai hùng của 4 ngàn năm văn hiến, con rồng cháu tiên, nhuộm thêm máu của bao đấng anh hùng tử đạo, để rồi một sớm một chiều để cho cuốn theo chiều gió hết trọi sao ? Đâu còn chút hy vọng nay mai lũ con cháu tìm ra...lối về đất mẹ ? Xa gần chỉ vang vẳng lời hát ‘hải ngoại thương ca’ !
Thế thì nhé, bà con mình thử rủ nhau ngồi xuống, cùng vắt tay lên trán suy nghĩ cho lung, để chung sức tìm ra một lối thoát khả dĩ cứu vãn tình thế hiện nay. Đúng rồi, đã mấy chục mùa lá rụng trôi qua trên cõi ‘lưu vong’ xa lạ này, chúng ta tất cả vẫn là con dân nước Việt, nhất định không để cho đức tin cha ông truyền lại phải mai một, không để cho truyền thống cao đẹp đã được tổ tiên trân quý phải lụi tàn.
Nhớ bài học dân Do Thái, đa số thuộc chi tộc Giu-đa của Chúa Giê su xưa, trong hơn nửa thế kỷ lưu đầy bên xứ Ba by lon xa vời vợi, họ vẫn nhủ tai nhau đừng quên hình ảnh Si On yêu dấu, đừng quên những tháng ngày ròn rã câu kinh lời hát trong đền thánh, những kỷ niệm tuyệt vời khi cùng nhau tế lễ Chúa tại quê nhà. Tác giả thánh vịnh còn nhắc tới chuyện các nghệ sĩ nhất quyết treo đàn trên cây dương liễu, chờ mong mòn mỏi ngày hồi hương, để lại cùng nhau cất tiếng hát ca ngợi Chúa Gia Vê của dân mình.
Sao chúng ta không bảo nhau cư xử như vậy chứ ? Sao anh, sao chị nỡ đành quên những tháng ngày ngọc ngà trên quê nhà yêu dấu ? Lúc đó gia đình đoàn kết và quấn quýt bên nhau, cùng chia sẻ một niềm tin yêu bên bàn thờ Chúa tại nhà cũng như nơi giáo đường. Các bạn trẻ tuy chỉ còn những hình ảnh mờ nhạt nơi quê cũ, nhưng mùi vị quê hương nhất định vẫn đậm đà. Các bạn tuy có phải quay quắt với công ăn việc làm, vất vả chuyện nhà chuyện cửa, nhưng chả lẽ đến độ đành lòng xuay lưng lại với Chúa, với mẹ Việt Nam sao ?
Nào mình cùng nhau thử kiếm ra một giải pháp gỡ lại tình trạng bi quan nói trên nhé. Kẻ cầm bút bỗng lóe lên trong trí 2 chữ VỀ NGUỒN. Thật ra đây chỉ là một ý nghĩ nhỏ bé, mong vạch ra một lối đi để tạo một cố gắng ‘U turn’ trong tinh thần, để kéo những bạn trẻ đang quá đà trong việc Tây hóa hay Mỹ hóa đời sống hiện nay. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vị nhắc tới giáo sư triết học Kim Định, với cái thuyết VIỆT LINH cao quý để kéo lôi chúng ta trở về với linh hồn Việt Nam thương mến. May ra nó sẽ tạo chút ảnh hưởng nào đó, giúp cầm cương lại cái đà ngựa phi quá trớn, để tránh cho hồn Việt của mình khỏi bị bụi văn minh Âu Mỹ làm mờ nhạt phai phôi.
Chúng ta cùng trao đổi nhé .
B-Kế hoạch VỀ NGUỒN :
Tiên vàn, ta cần vạch cho bá tánh nhìn ra thật rõ : Về Nguồn chẳng những hữu ích lúc này, mà còn khá cần thiết nữa. Nghĩa là phải phân tích đầu đuôi, cho ra môn ra khoai, hầu tứ phương khỏi thắc mắc ngập ngừng, nhất cho thế hệ trẻ vui vẻ chấp nhận mà cố gắng tham gia.
Thực ra, già trẻ cùng đồng ý rằng nên duy trì cái gia sản văn hóa tổ tiên cha ông mình để lại ( ai chả tự hào ?!). Ấy vậy mà cái vỏ ‘nhân nghĩa lễ trí tín’ ngày xưa có lẽ khó hơi khó để thực hiện trong cái thời đại nguyên tử hôm nay, dẫu rằng cái ruột cao quý thì ai cũng khen ngợi : bao mẫu gương tiền nhân để lại luôn được tất cả đề cao và học hỏi nối gót. Ai cũng muốn đề cao, không chỉ như những nhân vật giả tưởng của phim ảnh hoặc nghệ thuật sân khấu, nhưng qua trọn niềm ngưỡng mộ, xuyên qua một lịch sử sống thật của cah ông chúng ta.
Về nguồn thế nào nữa ? Bằng cách nêu lên những giá trị và lợi ích nhãn tiền của truyền thống gia đình tốt đẹp của xã hội Việt Nam bấy lâu nay : tương quan cha mẹ anh em họ hàng đã vậy, còn những mối thân tình của bè bạn láng giềng nữa. Để rồi, nhìn vào đó bọn trẻ mới bớt cái thói chỉ biết cá nhân mình, mà rồi giúp chúng học kính trên nhường dưới, quý trọng cái tôn ti trật tự căn bản, từ trong nhà ra tới cộng đồng bên ngoài.
Rồi nữa, ta cần đưa ra những danh nhân anh hùng trong lịch sử nước nhà, với những gương sáng ngời về lòng dũng cảm bất khuất trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Mong cho lũ trẻ nhìn vào đó mà học cách sống hùng dũng, không chịu khuất phục trước khó khăn trở ngại. Nhất là luôn biết tự tin ở bản thân, không ỷ lại ( qua lời thánh nhân dạy : quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân ). Nó cũng giúp chúng luôn hãnh diện là con cháu Lạc Hồng, qua bao thời đại oanh liệt Đinh, Lê, Lý Trần…
Cũng vậy, ta có thể kể cho lớp trẻ nghe về những tiền nhân sống với khí phách lạ thường : những Nguyễn bỉnh Khiêm, những Chu văn An, những Nguyễn Tiếp (La sơn phu tử)…Con cháu chúng ta sẽ cảm kích để quý mến nền đức dục, tôn trọng nhân phẩm và vun đắp tinh thần thay vì chỉ lo lắng phần vật chất. Đúng với lời khuyên cao đẹp của cụ Khổng : Quân tử ưu đạo, bất ưu bần.
C- Tiêu chuẩn thực hiện :
Đã đành các bậc sinh thành lúc này lo ra mặt, khi thấy đàn con lũ cháu đang ‘mất gốc’ rõ ràng : lề thói cũ đã bị đổi lộn tùng phèo. Đã đành thật là khó để lật ngược lại thế cờ, mong lấy lại chút bóng dáng ‘tam cương ngũ thường’ ngày cũ. ( còn đâu lý tưởng của một nền ‘văn hóa đông phương’ cao đẹp !) Tuy nhiên, còn nước còn tát. Chả cần theo mấy chú Ba Tàu ở New York hay San Francisco mà xin mở trường học Việt Nam trên đất Mỹ, nhưng bố mẹ tiên vàn phải trở thành những ‘giáo sư tại gia’. Nghĩa là qua mọi lời nói, hành vi, cử chỉ, cha mẹ phải làm gương sống ‘đàng hoàng’ hẳn hoi. Như mẫu mực mô phạm kiên vững. Như tiếng kêu mời ngày đêm nhắc nhở. Dù có những lúc bực mình, cố ngậm bồ hòn làm ngọt, nhất là ráng đừng có nặng lời với nhau, tiếng bấc tiếng chì, rồi lớn tiếng ‘kể gia phả của nhau ra’ cho cả xóm giềng cùng nghe. 1 sự nhịn là 99 sự lành ! Chớ để bọn trẻ chẳng những coi thường, mà lại tạo cơ hội cho chúng viện cớ bố mẹ sao tụi mình cũng vậy.
Dĩ nhiên khi ‘dạy bảo’ con cháu, chúng ta cũng phải thành khẩn ‘khai báo’ về những khiếm khuyết của dân tộc mình để mà dứt bỏ, rồi phân bua rõ ràng : mình vẫn phải mở mắt vểnh tai ra mà nhìn và nghe những cái hay của Âu Mỹ, học cho thuộc những cái tinh hoa xứ người. Chớ nên cứ đòi ‘lái xe đường một chiều’, khư khư thủ cựu. Thế là ai nấy cùng phải cố gắng ‘kép’, phải chú ý về cả 2 mặt, vừa tiêu cực lại vừa tích cực. Cái lý tưởng vẫn mãi mãi là chỗ ‘trung dung chi đạo’ ( không nên hiểu đây chỉ là ‘đại khái chủ nghĩa’ nhé bà con ) .
Nói cho cùng, cái ẩn số sâu kín vẫn là niềm tin siêu nhiên vào quyền năng và ân huệ của Thiên Chúa. Gia đình có kiên tâm giữ và sống đạo thì mới mong thoát khỏi thảm cảnh dài lâu của mọi thành viên trong nhà. Niềm tin này phải đâm rễ trong tâm tình biết ơn Chúa ngày đêm. Ý nghĩa lễ Tạ ơn vào tháng 11 hàng năm phải được ấp ủ mỗi ngày quanh năm. Bao gia đình đã lãng quên lời thề hứa ban đầu, vào dịp sấp ngửa xuống tàu vượt biên tìm tự do : Chúa thương cho con đi bằng an, cả nhà con sẽ quyết trung thành với Chúa tới cùng !
+ Thay lời kết :
Thời gian trôi vèo như gió cuốn mây trôi. Mấy thập niên đi qua ngỡ như mới hôm nào. Ai nấy liên tục chứng kiến bao cảnh ‘vật đổi sao dời’, tâm tư bỗng thấy như chùng xuống. Qua tới xứ mang tiếng là ‘thiên đàng hạ giới’ này, thóat đã thấy bóng thiên đàng biến đâu mất tăm, để rồi, vô hình chung, nhà nhà phải đối mặt với đủ thứ lo âu buồn chán.
Hãy cùng nhau dừng lại, rồi ngước mắt lên cao để kéo tâm trí lên theo mà định thần lại. Mà nhận ra mình xem chừng đang có nguy cơ bị lạc lối.
Bắt chước nhà Phật để rủ nhau chấm dứt cái ‘mê’ để bước vào cõi ‘ngộ’. Ngày đêm ráng giữ kỹ một lập trường sáng suốt. Mách cho nhau cách bám đôi chân thật chặt vào mảnh đất hiện tại. Chớ để tâm tư tụt dốc khi thấy chuyện đời ‘man mác lắm nỗi đắng cay’. Trái lại, hãy tập tự kỷ ám thị nhắc mình giữ phong thái thanh cao. Que sera sera. Phó cho Thiên Chúa tương lai mịt mù xa tắp. Phó trọn vẹn cho Chúa vận mệnh của gia đình và đàn con lũ cháu. Đếm từng phút từng giây mình đang may mắn hơn ngàn vạn kẻ khác. Niềm vui bản thân rồi sẽ lan tỏa tới tha nhân bạn bè. Hạnh phúc là ở chỗ đó, bà con mình nhớ cho.
Nói đơn giản theo kiểu ‘bình dân học vụ’, thì Chúa muốn chúng ta nếm mùi thiên đàng hạ giới, trước khi được thưởng trên cõi thiên đàng thật mai sau.
Ý nghĩ ‘về nhà Cha’ như thế sẽ là tác nhân hữu hiệu, cũng như là động lực linh ứng, giúp ta tìm ra cách thật sự trở VỀ NGUỒN.
Đường hành hương về quê trời nhờ vậy sẽ trở thành ‘lối mộng’ đẹp tuyệt vời.
Ước gì được như thế.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Trước hết, trong tiết mục ra mắt bà con với tên ‘đời Tha Hương’ hiện tại, ai cũng hiểu ngầm đây cũng là thời buổi A còng (@) : khắp nơi rộn ràng, nào là với Internet, Cell phôn, Facebook, Email, Texting...Văn minh đã lên mức cao điểm. Nhưng rồi kéo theo bao thứ phức tạp đến chóng mặt. Mọi sự đều phải đi vào cái trật tự ‘toàn cầu’, từ xã hội tới kinh tế, tài chính cũng như văn hóa. Chẳng cá nhân hay quốc gia nào dám đứng lẻ loi một mình. Bằng không sẽ bị đè bẹp và đánh bật ra ngoài lề cuộc sống.
Bên quê nhà đang xui xẻo dính phải chế độ ‘Xã hội chủ nghĩa’ độc tài độc đảng, thời ‘A còng’ cũng đi liền với cái còng số 8 của công an, lúc nào cũng rình rập khóa tay người dân và cho vào nhà tù ngồi nghỉ mát.
Còn giữa cái thế giới tự do văn minh Âu Mỹ tân tiến này, đôi tay người dân cũng liên tục bị đeo những thứ còng, thoạt đầu tưởng rằng nhẹ nhõm, nhưng rồi ra mới thấy ngày đêm chúng tạo đủ thứ áp lực nặng nề, cả tinh thần lẫn vật chất, trong đời thường : liên tục những áp lực qua bổn phận và trách nhiệm lớn nhỏ, tinh thần cũng như vật chất, từ trong nhà ra tời ngoài ngõ. Nhiều bậc cha mẹ tưởng chừng như ngộp thở từng phút giây.
Bà con Việt mình tỵ nạn Cộng Sản, sau khi ba chân bốn cẳng chạy ra hải ngoại với biến cố 1975 cay nghiệt, hôm nay đã tạm ổn định cuộc sống, nhất là về mặt vật chất. Lắm gia đình đã quả thật đã sắm được nhà cao cửa rộng, có bát ăn bát để. Người ta kháo láo rằng có nhiều bác chỉ nhờ lanh tay lanh chân sớm mở tiệm ‘hair and nail’, mà nay đã bước tới ngưỡng cửa triệu phú…
Thế nhưng, cái từ ngữ ‘nhưng’ quái ác, cũng có quá nhiều nếp gia đã và đang quay quắt với nỗi buồn gia đình vợ chồng con cái gặp cảnh phân hóa rã rời. Bao vị luật sư thông thái đang bận rộn với hàng đống hồ sơ xin ly dị hoặc ly thân, sau khi rao quảng cáo văn phòng mình hiện có chương trình ‘giảm giá’ cho đồng hương yêu quý ! Lũ thanh thiếu niên thì cứ tiếp tục học thói văn minh thời đại, coi những lời khuyên nhủ của các đấng sinh thành như ‘pha’, mải lăn xả vào con đường thênh thang tự do hút sách cho…đời thêm vui, thậm chí còn hùng dũng dấn thân làm thành viên của các băng đảng.
Ấy thế là cuộc sống luân lý suy đồi, gia cang bị hủy hoại trầm trọng. Riêng về mặt tinh thần và sinh hoạt tôn giáo thì xem chừng xuống dốc thê thảm. Bao trai gái vừa bước lên đại học (thoát sự chi phối của bố mẹ) đã thấy ái ngại khi phải bước chân vào thánh đường. Chúng chả mấy khi tìm ra được thời giờ cho việc cầu nguyện, kinh hạt. Vì vậy mà vừa bước vào tuổi dậy thì, chúng cứ bắt chước nhau ‘yêu’ một cách tự nhiên…như người Hà Nội : chả cần xét chi tới luật lệ đạo đời, tới đâu thì tới, tính chuyện hôn nhân làm chi cho phiền phức, nhất là khi bố mẹ đòi xin làm lễ cưới trong nhà thờ, thì một số đông cứ lắc đầu nguây nguẩy !
Bởi đó, có vị đã mượn lời cụ Nguyễn Du để ta thán :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Thành ra giới phụ huynh ‘đạo gốc’ cảm thấy buồn bực, nhất là ái ngại với lời phê phán gần xa của họ hàng bà con gần xa, rằng thì là bố mẹ không biết dạy bảo con cái, để chúng làm ‘ố danh’ gia tộc…Ấy là chưa kể luôn thấy bối rối mỗi khi nghĩ tới trách nhiệm thiêng liêng của mình trước mặt Chúa : không biết rồi sau này trước tòa phán xét, Chúa sẽ ra hình phạt ra sao ! Có vị còn dọa sẽ ‘từ’ con, nhất là khi chúng công khai bỏ đạo và ăn ở với người lạ mà không chịu ‘làm phép cưới’. Có vị chỉ biết buông xuôi, quyết định lấy rược làm...tảo sầu tri kỷ, mong sớm làm đệ tử ngài Lưu Linh thuở nào cho đỡ phần nghĩ ngợi phiền toái.
Nhiều đấng ‘làm thày’ cũng thấy lòng bức xúc, nhìn cảnh đời đạo đang đi vào chỗ tang thương ngẫu lục, thời thế xoay vần đổi thay chóng mặt, nên không đủ kiên nhẫn để khuyên răn dạy dỗ, cứ lên tòa giảng là trách móc rầy la con chiên bổn đạo. Có vị còn dõng dạc ngôn rằng, sau nhiều đêm nằm ‘vắt chân lên trán’, mình buộc lòng phải áp dụng biện pháp mạnh : “Ai không nghe thì coi chừng xuống hỏa ngục cả nút!”
Ôi chu choa, chả lẽ kéo nhau qua đất tự do này sinh sống, luôn hô hoán rằng mình mang theo đầy đủ tinh thần dân tộc, tinh hoa đất nước, kèm với truyền thống oai hùng của 4 ngàn năm văn hiến, con rồng cháu tiên, nhuộm thêm máu của bao đấng anh hùng tử đạo, để rồi một sớm một chiều để cho cuốn theo chiều gió hết trọi sao ? Đâu còn chút hy vọng nay mai lũ con cháu tìm ra...lối về đất mẹ ? Xa gần chỉ vang vẳng lời hát ‘hải ngoại thương ca’ !
Thế thì nhé, bà con mình thử rủ nhau ngồi xuống, cùng vắt tay lên trán suy nghĩ cho lung, để chung sức tìm ra một lối thoát khả dĩ cứu vãn tình thế hiện nay. Đúng rồi, đã mấy chục mùa lá rụng trôi qua trên cõi ‘lưu vong’ xa lạ này, chúng ta tất cả vẫn là con dân nước Việt, nhất định không để cho đức tin cha ông truyền lại phải mai một, không để cho truyền thống cao đẹp đã được tổ tiên trân quý phải lụi tàn.
Nhớ bài học dân Do Thái, đa số thuộc chi tộc Giu-đa của Chúa Giê su xưa, trong hơn nửa thế kỷ lưu đầy bên xứ Ba by lon xa vời vợi, họ vẫn nhủ tai nhau đừng quên hình ảnh Si On yêu dấu, đừng quên những tháng ngày ròn rã câu kinh lời hát trong đền thánh, những kỷ niệm tuyệt vời khi cùng nhau tế lễ Chúa tại quê nhà. Tác giả thánh vịnh còn nhắc tới chuyện các nghệ sĩ nhất quyết treo đàn trên cây dương liễu, chờ mong mòn mỏi ngày hồi hương, để lại cùng nhau cất tiếng hát ca ngợi Chúa Gia Vê của dân mình.
Sao chúng ta không bảo nhau cư xử như vậy chứ ? Sao anh, sao chị nỡ đành quên những tháng ngày ngọc ngà trên quê nhà yêu dấu ? Lúc đó gia đình đoàn kết và quấn quýt bên nhau, cùng chia sẻ một niềm tin yêu bên bàn thờ Chúa tại nhà cũng như nơi giáo đường. Các bạn trẻ tuy chỉ còn những hình ảnh mờ nhạt nơi quê cũ, nhưng mùi vị quê hương nhất định vẫn đậm đà. Các bạn tuy có phải quay quắt với công ăn việc làm, vất vả chuyện nhà chuyện cửa, nhưng chả lẽ đến độ đành lòng xuay lưng lại với Chúa, với mẹ Việt Nam sao ?
Nào mình cùng nhau thử kiếm ra một giải pháp gỡ lại tình trạng bi quan nói trên nhé. Kẻ cầm bút bỗng lóe lên trong trí 2 chữ VỀ NGUỒN. Thật ra đây chỉ là một ý nghĩ nhỏ bé, mong vạch ra một lối đi để tạo một cố gắng ‘U turn’ trong tinh thần, để kéo những bạn trẻ đang quá đà trong việc Tây hóa hay Mỹ hóa đời sống hiện nay. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vị nhắc tới giáo sư triết học Kim Định, với cái thuyết VIỆT LINH cao quý để kéo lôi chúng ta trở về với linh hồn Việt Nam thương mến. May ra nó sẽ tạo chút ảnh hưởng nào đó, giúp cầm cương lại cái đà ngựa phi quá trớn, để tránh cho hồn Việt của mình khỏi bị bụi văn minh Âu Mỹ làm mờ nhạt phai phôi.
Chúng ta cùng trao đổi nhé .
B-Kế hoạch VỀ NGUỒN :
Tiên vàn, ta cần vạch cho bá tánh nhìn ra thật rõ : Về Nguồn chẳng những hữu ích lúc này, mà còn khá cần thiết nữa. Nghĩa là phải phân tích đầu đuôi, cho ra môn ra khoai, hầu tứ phương khỏi thắc mắc ngập ngừng, nhất cho thế hệ trẻ vui vẻ chấp nhận mà cố gắng tham gia.
Thực ra, già trẻ cùng đồng ý rằng nên duy trì cái gia sản văn hóa tổ tiên cha ông mình để lại ( ai chả tự hào ?!). Ấy vậy mà cái vỏ ‘nhân nghĩa lễ trí tín’ ngày xưa có lẽ khó hơi khó để thực hiện trong cái thời đại nguyên tử hôm nay, dẫu rằng cái ruột cao quý thì ai cũng khen ngợi : bao mẫu gương tiền nhân để lại luôn được tất cả đề cao và học hỏi nối gót. Ai cũng muốn đề cao, không chỉ như những nhân vật giả tưởng của phim ảnh hoặc nghệ thuật sân khấu, nhưng qua trọn niềm ngưỡng mộ, xuyên qua một lịch sử sống thật của cah ông chúng ta.
Về nguồn thế nào nữa ? Bằng cách nêu lên những giá trị và lợi ích nhãn tiền của truyền thống gia đình tốt đẹp của xã hội Việt Nam bấy lâu nay : tương quan cha mẹ anh em họ hàng đã vậy, còn những mối thân tình của bè bạn láng giềng nữa. Để rồi, nhìn vào đó bọn trẻ mới bớt cái thói chỉ biết cá nhân mình, mà rồi giúp chúng học kính trên nhường dưới, quý trọng cái tôn ti trật tự căn bản, từ trong nhà ra tới cộng đồng bên ngoài.
Rồi nữa, ta cần đưa ra những danh nhân anh hùng trong lịch sử nước nhà, với những gương sáng ngời về lòng dũng cảm bất khuất trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Mong cho lũ trẻ nhìn vào đó mà học cách sống hùng dũng, không chịu khuất phục trước khó khăn trở ngại. Nhất là luôn biết tự tin ở bản thân, không ỷ lại ( qua lời thánh nhân dạy : quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân ). Nó cũng giúp chúng luôn hãnh diện là con cháu Lạc Hồng, qua bao thời đại oanh liệt Đinh, Lê, Lý Trần…
Cũng vậy, ta có thể kể cho lớp trẻ nghe về những tiền nhân sống với khí phách lạ thường : những Nguyễn bỉnh Khiêm, những Chu văn An, những Nguyễn Tiếp (La sơn phu tử)…Con cháu chúng ta sẽ cảm kích để quý mến nền đức dục, tôn trọng nhân phẩm và vun đắp tinh thần thay vì chỉ lo lắng phần vật chất. Đúng với lời khuyên cao đẹp của cụ Khổng : Quân tử ưu đạo, bất ưu bần.
C- Tiêu chuẩn thực hiện :
Đã đành các bậc sinh thành lúc này lo ra mặt, khi thấy đàn con lũ cháu đang ‘mất gốc’ rõ ràng : lề thói cũ đã bị đổi lộn tùng phèo. Đã đành thật là khó để lật ngược lại thế cờ, mong lấy lại chút bóng dáng ‘tam cương ngũ thường’ ngày cũ. ( còn đâu lý tưởng của một nền ‘văn hóa đông phương’ cao đẹp !) Tuy nhiên, còn nước còn tát. Chả cần theo mấy chú Ba Tàu ở New York hay San Francisco mà xin mở trường học Việt Nam trên đất Mỹ, nhưng bố mẹ tiên vàn phải trở thành những ‘giáo sư tại gia’. Nghĩa là qua mọi lời nói, hành vi, cử chỉ, cha mẹ phải làm gương sống ‘đàng hoàng’ hẳn hoi. Như mẫu mực mô phạm kiên vững. Như tiếng kêu mời ngày đêm nhắc nhở. Dù có những lúc bực mình, cố ngậm bồ hòn làm ngọt, nhất là ráng đừng có nặng lời với nhau, tiếng bấc tiếng chì, rồi lớn tiếng ‘kể gia phả của nhau ra’ cho cả xóm giềng cùng nghe. 1 sự nhịn là 99 sự lành ! Chớ để bọn trẻ chẳng những coi thường, mà lại tạo cơ hội cho chúng viện cớ bố mẹ sao tụi mình cũng vậy.
Dĩ nhiên khi ‘dạy bảo’ con cháu, chúng ta cũng phải thành khẩn ‘khai báo’ về những khiếm khuyết của dân tộc mình để mà dứt bỏ, rồi phân bua rõ ràng : mình vẫn phải mở mắt vểnh tai ra mà nhìn và nghe những cái hay của Âu Mỹ, học cho thuộc những cái tinh hoa xứ người. Chớ nên cứ đòi ‘lái xe đường một chiều’, khư khư thủ cựu. Thế là ai nấy cùng phải cố gắng ‘kép’, phải chú ý về cả 2 mặt, vừa tiêu cực lại vừa tích cực. Cái lý tưởng vẫn mãi mãi là chỗ ‘trung dung chi đạo’ ( không nên hiểu đây chỉ là ‘đại khái chủ nghĩa’ nhé bà con ) .
Nói cho cùng, cái ẩn số sâu kín vẫn là niềm tin siêu nhiên vào quyền năng và ân huệ của Thiên Chúa. Gia đình có kiên tâm giữ và sống đạo thì mới mong thoát khỏi thảm cảnh dài lâu của mọi thành viên trong nhà. Niềm tin này phải đâm rễ trong tâm tình biết ơn Chúa ngày đêm. Ý nghĩa lễ Tạ ơn vào tháng 11 hàng năm phải được ấp ủ mỗi ngày quanh năm. Bao gia đình đã lãng quên lời thề hứa ban đầu, vào dịp sấp ngửa xuống tàu vượt biên tìm tự do : Chúa thương cho con đi bằng an, cả nhà con sẽ quyết trung thành với Chúa tới cùng !
+ Thay lời kết :
Thời gian trôi vèo như gió cuốn mây trôi. Mấy thập niên đi qua ngỡ như mới hôm nào. Ai nấy liên tục chứng kiến bao cảnh ‘vật đổi sao dời’, tâm tư bỗng thấy như chùng xuống. Qua tới xứ mang tiếng là ‘thiên đàng hạ giới’ này, thóat đã thấy bóng thiên đàng biến đâu mất tăm, để rồi, vô hình chung, nhà nhà phải đối mặt với đủ thứ lo âu buồn chán.
Hãy cùng nhau dừng lại, rồi ngước mắt lên cao để kéo tâm trí lên theo mà định thần lại. Mà nhận ra mình xem chừng đang có nguy cơ bị lạc lối.
Bắt chước nhà Phật để rủ nhau chấm dứt cái ‘mê’ để bước vào cõi ‘ngộ’. Ngày đêm ráng giữ kỹ một lập trường sáng suốt. Mách cho nhau cách bám đôi chân thật chặt vào mảnh đất hiện tại. Chớ để tâm tư tụt dốc khi thấy chuyện đời ‘man mác lắm nỗi đắng cay’. Trái lại, hãy tập tự kỷ ám thị nhắc mình giữ phong thái thanh cao. Que sera sera. Phó cho Thiên Chúa tương lai mịt mù xa tắp. Phó trọn vẹn cho Chúa vận mệnh của gia đình và đàn con lũ cháu. Đếm từng phút từng giây mình đang may mắn hơn ngàn vạn kẻ khác. Niềm vui bản thân rồi sẽ lan tỏa tới tha nhân bạn bè. Hạnh phúc là ở chỗ đó, bà con mình nhớ cho.
Nói đơn giản theo kiểu ‘bình dân học vụ’, thì Chúa muốn chúng ta nếm mùi thiên đàng hạ giới, trước khi được thưởng trên cõi thiên đàng thật mai sau.
Ý nghĩ ‘về nhà Cha’ như thế sẽ là tác nhân hữu hiệu, cũng như là động lực linh ứng, giúp ta tìm ra cách thật sự trở VỀ NGUỒN.
Đường hành hương về quê trời nhờ vậy sẽ trở thành ‘lối mộng’ đẹp tuyệt vời.
Ước gì được như thế.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nếp Sống Gia Đình
Nguyễn Đức Cung
19:15 17/08/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dậy con đường thẳng đường ngay
Đến khi khôn lớn điều hay con làm.
(nđc phóng ngữ)
Direct your children
onto the right path,
and when they are older,
they will not leave it.
(Proverbs 22:6 NLT)